Phụng Vụ - Mục Vụ
Chiếc Ghế Danh Dự
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn .
08:41 05/11/2017
Chúa Nhật XXXI Thường Niên A. Mt 23, 1-12
Gần tới ngày 20 tháng 11, những học trò cũ của tôi đã đến thăm tôi và trong lúc hàn huyên, các bạn hỏi tôi: Thưa Thầy, trong cuộc đời còn là học sinh thì thầy có ấn tượng gì nhất về những thầy cô ngày xưa đã dạy thầy? Tôi chẳng cần suy tư gì nhiều, bởi vì những gì ấn tượng về những thầy cô ngày trước dạy tôi, hiện tại vẫn luôn nằm ngay trong con tim và trí óc của tôi. Tôi cũng chia sẻ với các bạn ấy rằng: Nếu nói là mang ơn thì tôi mang ơn tất cả những thầy cô đã dạy tôi từ mẫu giáo cho đến hết đại học, bởi vì chính tất cả các thầy đã nỗ lực truyền đạt cho chúng tôi, không những chỉ là kiến thức, mà còn hơn thế nữa, chính các thầy cô ấy đã sống với những điều các ngài đã dậy cho chúng tôi. Nhưng để mà hình thành một nhân cách cho tôi, thì ngoài cha mẹ là người thầy đầu tiên đã uốn nắn giáo dục tôi ngay từ khi tượng thai trong bụng mẹ cho đến khi tới tuổi đến trường, thì ấn tượng nhất là những người thầy đã dậy dỗ tôi trong những năm tháng đầu tiên của đời học trò. Ngày nay, tôi đã thành đạt và có được một phong cách sống, cũng chính là do những ảnh hưởng của quý thầy ngày xưa đó luôn tồn tại trong cuộc sống của tôi. Tôi vẫn nhớ từng người thầy đã dạy tôi từ Mẫu giáo đến lớp Năm. Ngày thành đạt sau những năm tháng miệt mài học tập, tôi trở về nơi tôi đã sống và học tập khi còn bé, ghé thăm lại người thầy còn lại duy nhất của đời học trò cấp một của tôi, đó là thầy dậy tôi học năm lớp Bốn. Tôi đã hãnh diện kể về những gì tôi đạt được trong việc hoc tập cũng như trong cuộc sống.
Thầy giáo già của tôi run run bộc bạch với tôi những lời rất chân thành: Con bây giờ đã nên người, đã giúp ích cho xã hội, cho con người và cho Tổ quốc, đó chính là món quà tặng quý nhất của con dành cho thầy. Cả cuộc đời dạy học thì hạnh phúc nhất chính là khi nhìn thấy chúng con thành đạt và có một nhân cách sống. Thầy rất mãn nguyện và giờ đây thầy thấy thật bình an để đi sang thế giới bên kia gặp lại các thầy ngày xưa…Điều ấy cũng chính là điều mà ngày nay tôi cũng uớc ao nơi các em… (Hiệp hội Học sinh Hà Nội-Amsterdam)
Lời của Thầy Giáo già mong cho các học trò của mình, gợi cho chúng ta niềm mong ước của Thầy Giêsu với các môn sinh của mình: tình thần yêu thương và sự phục vụ anh em. Thầy mong các môn sinh khi đảm đương trách nhiệm với quyền bính hay sống tinh thần phục vụ.
Các Tiến Sĩ Luật, các Biệt phái thời Chúa Giêsu là các bậc lãnh đạo dân : Nhà thông luật Do thái giáo có nhiệm vụ chú giải Luật Môisê để áp dụng vào đời sống hàng ngày. Pharisiêu là một tầng lớp tri thức đạo đức bao gồm những người chủ trương sống đạo nhặt nhiệm, nhất là trong việc thi hành luật đạo. Là những vị vong có trách nhiệm hướng dẫn đời sống đạo đức, thế nhưng họ đã chỉ chú trọng đến hư danh, đến chiếc ghế danh dự trong cộng đoàn như Tin Mừng Đức Giêsu đã chỉ cho thấy (x. Mt 23, 3-6). Ðức Giêsu chỉ trích và vạch trần cách dậy đạo và sống đạo hình thức, chỉ mong danh dự của người Biệt Phái và Kinh sư. Đối chiếu với sự ham hư danh nơi các người trách nhiệm Do Thái, Ngài dạy các môn đệ Tinh thần phục vụ yêu thương: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em” (Mt 23, 11). Vâng, Người làm lớn được ngồi trên ghế danh dự quyền bính nhưng không vì danh vọng mà vì chính tinh thần phục vụ.
Từ xa xưa trong xã hội phong kiến, chiếc ghế tượng trưng cho uy quyền của các bậc vương đế, người ta gọi đó là ngai vua, long sàn…Trong cuộc sống, chúng ta thường nhắc về một « chiếc ghế » như là biểu tượng của sự thành đạt, và niềm hãnh diện như là sự thành công của con người trong đời. Chiếc ghế đó có thể là chiếc ghế lãnh đạo trong xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Chiếc ghế biểu trưng cho sự quyền bính trong cơ cấu Giáo Hội ví dụ ngai tòa Giám Mục, ngai tòa Phêrô của Đức Giáo Hoàng... Nhưng quyền bính đó là để phục vụ, vì thế Đức Thánh Cha luôn nhận mình: “tôi tớ của các tôi tớ” bằng sự phục vụ dấn thân của Ngài.
Vâng, ngồi trên chiếc ghế lãnh đạo, đủ công quyền hay giáo quyền phải mang tư cách của người vì dân vì nước, như « Con Người đến để phục vụ chứ không để được phục vụ » (Mt 20, 28). Chút hư danh quyền thế từ chiếc ghế dùng để phục vụ trong tinh thần trách nhiệm công quyền…
Trong xã hội hôm nay, người ta làm mọi cách để dược ngồi trên ghế công quyền, thay vì được tín nhiệm với trách nhiệm mang tinh thần phục vụ lo cho dân, cho nước cho anh em, thì ngược lại, chiếc ghế ấy làm hãnh diện cho họ, là nơi thu vét cho gia đình cho bản thân. Cho nên người ta chỉ lo giữ và ôm chọn « chiếc ghế ». Khi nắm ghế họ thể hiện quyền bính, đè bẹp mọi tiếng nói đối thoại…Hơn nữa, các thủ đoạn bịt miệng, vu cáo, chụp mũ anh em vì những mưu đồ của quyền bính xảy ra như « chuyện thường ngày ở huyện »…Vâng, một cách nào đó, danh dự, quyền bính phục vụ cho lợi ích cá nhân trong xã hội, Giáo Hội hôm nay giống như các Biệt Phái Kinh Sư chỉ luôn tìm kiếm hư danh được bổng lộc. Còn hơn các Biệt Phái Kinh Sư xa xưa, con người hôm nay thủ đoạn còn dùng tiếng nói của quyền bính để mưu đồ cá nhân trên cuộc sống của anh em đồng loại. Hơn lúc nào hết quê hương chúng ta cần những con người mang tinh thần phục vụ và dấn thân. Trong lòng của Giáo Hội chúng ta mong các Đấng Bậc, nhưng vì mang trách nhiệm là cha mẹ, làm thầy dạy mang tinh thần: “Con người đến để phục vụ”.
Chúng ta cảm thấy « sốc » khi nghe Chúa Giêsu xưng hô "Cha" chỉ dành cho Thiên Chúa và danh "Thầy" nên chỉ được dành cho Đức Kitô. Theo Giáo Lý Công Giáo: « Thiên Chúa với danh hiệu CHA, ngôn từ đức tin chính yếu đề cập đến hai khía cạnh: Thiên Chúa là nguồn gốc đệ nhất của muôn vật và quyền bính siêu việt. Ðồng thời Ngài cũng tốt lành, ân cần yêu thương mọi con cái » (GLCG số 239). Ngay Hội Thánh sơ khai, đã có các đấng bậc làm cha, Thánh Phaolô đã coi mình là cha sinh ra các tín hữu, đã gọi các người mình dẫn dắt là con (x. 1Cr 4, 14-17; Gl 4, 19). Gọi các bậc lãnh đạo trong Giáo Hội là cha, chúng ta ý thức rằng các Ngài được chia sẻ quyền làm Cha của Thiên Chúa. Trong Hội Thánh, mọi người dù có chức vụ hay cac chức vị khác nhau, tất cả anh em đều là anh em với nhau, con một Cha.
Trong Hội Thánh cũng có những thầy dạy (x. Cv 13, 1; 1Cr 12, 28), và những vị lãnh đạo (x. Cv 15, 22; Rm 12, 8). Chỉ có một vị Thầy là Ðức Giêsu, gọi thầy nơi các bậc dạy dỗ trong dân Thiên Chúa là Thầy vì các ngài tham dự vào nhiệm vụ Thầy dạy của Đức Kitô. Thầy Giêsu lại sống như bạn của các môn đệ, như anh em với họ (x. Ga 15,14; Mt 12,49-50), và nhất là như tôi tớ phục vụ họ (x. Mt 20, 28), Ngài là mẫu gương phục vụ tuyệt vời và mời gọi người mang tinh thần công vụ « người làm lớn » phải phục vụ.
Thật thế, dù công quyền hay giáo quyền, mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải quy về Thiên Chúa. Nếu có ai làm thầy, làm người lãnh đạo, vì họ được chia sẻ quyền làm Thầy của Ðức Giêsu.
Chúng ta cũng đối chiếu bản thân mình với tinh thần Đức Kitô: mời gọi tất cả những ai mang trong mình trọng trách công vụ, trách nhiệm thầy dạy. Chúng ta tự cảnh tỉnh, tự vấn: mang trong mình nhiệm vụ vì danh dự đến từ chiếc ghế, hay từ tinh thần phục vụ mà Chúa Giêsu nhấn mạnh : « người làm lớn phải phục vụ” (Mt 23, 11).
Xin tinh thần phục vụ đến từ Chúa Kitô thanh tẩy tâm trí tôi và bạn, tâm trí của các nhà lãnh đạo, các bậc thầy dạy dỗ trong dân… để xã hội và đất nước được xây dựng trên tinh thần phục vụ trong trách nhiệm, liêm chính như vị thầy già đã ngỏ lời dạy với học trò của mình: « Con bây giờ đã nên người, đã giúp ích cho xã hội, cho con người và cho Tổ quốc, đó chính là món quà tặng quý nhất của con dành cho thầy ».
Không đứng trên danh dự, cũng chẳng phải vì mục đích bổng lộc từ chiếc ghế cho bản thân, nhưng ở thực hiện tinh thần trách nhiệm, phục vụ cho giang sơn đất nước. Cho nên tôi và bạn luôn tự nhủ:
“Khả năng nhận trách nhiệm là thước đo của con người” (Roy L. Smith).
Và
“ luôn đặt trách nhiệm của mình cao hơn những gì người khác mong đợi” (Henry Ward Beecher).
Lm. Vinh Sơn SCJ
Gần tới ngày 20 tháng 11, những học trò cũ của tôi đã đến thăm tôi và trong lúc hàn huyên, các bạn hỏi tôi: Thưa Thầy, trong cuộc đời còn là học sinh thì thầy có ấn tượng gì nhất về những thầy cô ngày xưa đã dạy thầy? Tôi chẳng cần suy tư gì nhiều, bởi vì những gì ấn tượng về những thầy cô ngày trước dạy tôi, hiện tại vẫn luôn nằm ngay trong con tim và trí óc của tôi. Tôi cũng chia sẻ với các bạn ấy rằng: Nếu nói là mang ơn thì tôi mang ơn tất cả những thầy cô đã dạy tôi từ mẫu giáo cho đến hết đại học, bởi vì chính tất cả các thầy đã nỗ lực truyền đạt cho chúng tôi, không những chỉ là kiến thức, mà còn hơn thế nữa, chính các thầy cô ấy đã sống với những điều các ngài đã dậy cho chúng tôi. Nhưng để mà hình thành một nhân cách cho tôi, thì ngoài cha mẹ là người thầy đầu tiên đã uốn nắn giáo dục tôi ngay từ khi tượng thai trong bụng mẹ cho đến khi tới tuổi đến trường, thì ấn tượng nhất là những người thầy đã dậy dỗ tôi trong những năm tháng đầu tiên của đời học trò. Ngày nay, tôi đã thành đạt và có được một phong cách sống, cũng chính là do những ảnh hưởng của quý thầy ngày xưa đó luôn tồn tại trong cuộc sống của tôi. Tôi vẫn nhớ từng người thầy đã dạy tôi từ Mẫu giáo đến lớp Năm. Ngày thành đạt sau những năm tháng miệt mài học tập, tôi trở về nơi tôi đã sống và học tập khi còn bé, ghé thăm lại người thầy còn lại duy nhất của đời học trò cấp một của tôi, đó là thầy dậy tôi học năm lớp Bốn. Tôi đã hãnh diện kể về những gì tôi đạt được trong việc hoc tập cũng như trong cuộc sống.
Thầy giáo già của tôi run run bộc bạch với tôi những lời rất chân thành: Con bây giờ đã nên người, đã giúp ích cho xã hội, cho con người và cho Tổ quốc, đó chính là món quà tặng quý nhất của con dành cho thầy. Cả cuộc đời dạy học thì hạnh phúc nhất chính là khi nhìn thấy chúng con thành đạt và có một nhân cách sống. Thầy rất mãn nguyện và giờ đây thầy thấy thật bình an để đi sang thế giới bên kia gặp lại các thầy ngày xưa…Điều ấy cũng chính là điều mà ngày nay tôi cũng uớc ao nơi các em… (Hiệp hội Học sinh Hà Nội-Amsterdam)
Lời của Thầy Giáo già mong cho các học trò của mình, gợi cho chúng ta niềm mong ước của Thầy Giêsu với các môn sinh của mình: tình thần yêu thương và sự phục vụ anh em. Thầy mong các môn sinh khi đảm đương trách nhiệm với quyền bính hay sống tinh thần phục vụ.
Các Tiến Sĩ Luật, các Biệt phái thời Chúa Giêsu là các bậc lãnh đạo dân : Nhà thông luật Do thái giáo có nhiệm vụ chú giải Luật Môisê để áp dụng vào đời sống hàng ngày. Pharisiêu là một tầng lớp tri thức đạo đức bao gồm những người chủ trương sống đạo nhặt nhiệm, nhất là trong việc thi hành luật đạo. Là những vị vong có trách nhiệm hướng dẫn đời sống đạo đức, thế nhưng họ đã chỉ chú trọng đến hư danh, đến chiếc ghế danh dự trong cộng đoàn như Tin Mừng Đức Giêsu đã chỉ cho thấy (x. Mt 23, 3-6). Ðức Giêsu chỉ trích và vạch trần cách dậy đạo và sống đạo hình thức, chỉ mong danh dự của người Biệt Phái và Kinh sư. Đối chiếu với sự ham hư danh nơi các người trách nhiệm Do Thái, Ngài dạy các môn đệ Tinh thần phục vụ yêu thương: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em” (Mt 23, 11). Vâng, Người làm lớn được ngồi trên ghế danh dự quyền bính nhưng không vì danh vọng mà vì chính tinh thần phục vụ.
Từ xa xưa trong xã hội phong kiến, chiếc ghế tượng trưng cho uy quyền của các bậc vương đế, người ta gọi đó là ngai vua, long sàn…Trong cuộc sống, chúng ta thường nhắc về một « chiếc ghế » như là biểu tượng của sự thành đạt, và niềm hãnh diện như là sự thành công của con người trong đời. Chiếc ghế đó có thể là chiếc ghế lãnh đạo trong xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Chiếc ghế biểu trưng cho sự quyền bính trong cơ cấu Giáo Hội ví dụ ngai tòa Giám Mục, ngai tòa Phêrô của Đức Giáo Hoàng... Nhưng quyền bính đó là để phục vụ, vì thế Đức Thánh Cha luôn nhận mình: “tôi tớ của các tôi tớ” bằng sự phục vụ dấn thân của Ngài.
Vâng, ngồi trên chiếc ghế lãnh đạo, đủ công quyền hay giáo quyền phải mang tư cách của người vì dân vì nước, như « Con Người đến để phục vụ chứ không để được phục vụ » (Mt 20, 28). Chút hư danh quyền thế từ chiếc ghế dùng để phục vụ trong tinh thần trách nhiệm công quyền…
Trong xã hội hôm nay, người ta làm mọi cách để dược ngồi trên ghế công quyền, thay vì được tín nhiệm với trách nhiệm mang tinh thần phục vụ lo cho dân, cho nước cho anh em, thì ngược lại, chiếc ghế ấy làm hãnh diện cho họ, là nơi thu vét cho gia đình cho bản thân. Cho nên người ta chỉ lo giữ và ôm chọn « chiếc ghế ». Khi nắm ghế họ thể hiện quyền bính, đè bẹp mọi tiếng nói đối thoại…Hơn nữa, các thủ đoạn bịt miệng, vu cáo, chụp mũ anh em vì những mưu đồ của quyền bính xảy ra như « chuyện thường ngày ở huyện »…Vâng, một cách nào đó, danh dự, quyền bính phục vụ cho lợi ích cá nhân trong xã hội, Giáo Hội hôm nay giống như các Biệt Phái Kinh Sư chỉ luôn tìm kiếm hư danh được bổng lộc. Còn hơn các Biệt Phái Kinh Sư xa xưa, con người hôm nay thủ đoạn còn dùng tiếng nói của quyền bính để mưu đồ cá nhân trên cuộc sống của anh em đồng loại. Hơn lúc nào hết quê hương chúng ta cần những con người mang tinh thần phục vụ và dấn thân. Trong lòng của Giáo Hội chúng ta mong các Đấng Bậc, nhưng vì mang trách nhiệm là cha mẹ, làm thầy dạy mang tinh thần: “Con người đến để phục vụ”.
Chúng ta cảm thấy « sốc » khi nghe Chúa Giêsu xưng hô "Cha" chỉ dành cho Thiên Chúa và danh "Thầy" nên chỉ được dành cho Đức Kitô. Theo Giáo Lý Công Giáo: « Thiên Chúa với danh hiệu CHA, ngôn từ đức tin chính yếu đề cập đến hai khía cạnh: Thiên Chúa là nguồn gốc đệ nhất của muôn vật và quyền bính siêu việt. Ðồng thời Ngài cũng tốt lành, ân cần yêu thương mọi con cái » (GLCG số 239). Ngay Hội Thánh sơ khai, đã có các đấng bậc làm cha, Thánh Phaolô đã coi mình là cha sinh ra các tín hữu, đã gọi các người mình dẫn dắt là con (x. 1Cr 4, 14-17; Gl 4, 19). Gọi các bậc lãnh đạo trong Giáo Hội là cha, chúng ta ý thức rằng các Ngài được chia sẻ quyền làm Cha của Thiên Chúa. Trong Hội Thánh, mọi người dù có chức vụ hay cac chức vị khác nhau, tất cả anh em đều là anh em với nhau, con một Cha.
Trong Hội Thánh cũng có những thầy dạy (x. Cv 13, 1; 1Cr 12, 28), và những vị lãnh đạo (x. Cv 15, 22; Rm 12, 8). Chỉ có một vị Thầy là Ðức Giêsu, gọi thầy nơi các bậc dạy dỗ trong dân Thiên Chúa là Thầy vì các ngài tham dự vào nhiệm vụ Thầy dạy của Đức Kitô. Thầy Giêsu lại sống như bạn của các môn đệ, như anh em với họ (x. Ga 15,14; Mt 12,49-50), và nhất là như tôi tớ phục vụ họ (x. Mt 20, 28), Ngài là mẫu gương phục vụ tuyệt vời và mời gọi người mang tinh thần công vụ « người làm lớn » phải phục vụ.
Thật thế, dù công quyền hay giáo quyền, mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải quy về Thiên Chúa. Nếu có ai làm thầy, làm người lãnh đạo, vì họ được chia sẻ quyền làm Thầy của Ðức Giêsu.
Chúng ta cũng đối chiếu bản thân mình với tinh thần Đức Kitô: mời gọi tất cả những ai mang trong mình trọng trách công vụ, trách nhiệm thầy dạy. Chúng ta tự cảnh tỉnh, tự vấn: mang trong mình nhiệm vụ vì danh dự đến từ chiếc ghế, hay từ tinh thần phục vụ mà Chúa Giêsu nhấn mạnh : « người làm lớn phải phục vụ” (Mt 23, 11).
Xin tinh thần phục vụ đến từ Chúa Kitô thanh tẩy tâm trí tôi và bạn, tâm trí của các nhà lãnh đạo, các bậc thầy dạy dỗ trong dân… để xã hội và đất nước được xây dựng trên tinh thần phục vụ trong trách nhiệm, liêm chính như vị thầy già đã ngỏ lời dạy với học trò của mình: « Con bây giờ đã nên người, đã giúp ích cho xã hội, cho con người và cho Tổ quốc, đó chính là món quà tặng quý nhất của con dành cho thầy ».
Không đứng trên danh dự, cũng chẳng phải vì mục đích bổng lộc từ chiếc ghế cho bản thân, nhưng ở thực hiện tinh thần trách nhiệm, phục vụ cho giang sơn đất nước. Cho nên tôi và bạn luôn tự nhủ:
“Khả năng nhận trách nhiệm là thước đo của con người” (Roy L. Smith).
Và
“ luôn đặt trách nhiệm của mình cao hơn những gì người khác mong đợi” (Henry Ward Beecher).
Lm. Vinh Sơn SCJ
Sẵn sàng tỉnh thức
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:22 05/11/2017
Chúa Nhật XXXII Thường Niên , năm A
Mt 25, 1-13
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, lúc nào chúng ta cũng học được cái mới mẻ, lúc nào chúng ta cũng bắt gặp những sự ngạc nhiên. Chúa dạy chúng ta về mọi vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt, Người mời gọi chúng ta tìm kiếm Nước Trời bởi vì tất cả mọi sự ở đời : vinh dự, danh vọng, tiền tài, của cải, vật chất, đến cả sinh mạng của con người rồi cũng sẽ qua đi. Do đó, chúng ta và mọi người đều không biết trước được ngày mình phải ra đi. Sự chết đến bất ngờ, chóng vánh chúng ta không thể biết trước được.
Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn hơi kỳ lạ, một tiệc cưới khác với mọi tiệc cưới ở trần gian mà chúng ta đã được tham dự. Thực tế, Chúa nói về tiệc cưới Nước Trời. Chàng rể không đến đám tiệc bình thường, nhưng lại đến một cách bất ngờ, một cách đột xuất vào nửa đêm. Thật kỳ dị, thật lạ lùng ! Tuy nhiên, Tin Mừng thuật lại :” Năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn, mang dầu dự phòng đi theo. Nên, chàng rể đến, họ đã thắp đèn đón chàng rể và cùng chàng rể vào phòng dự tiệc cưới “.Còn năm cô trinh nữ khờ dại mang đèn, nhưng không mang dầu, nên họ không được vào phòng cưới dự tiệc.
Dụ ngôn này cho chúng ta thấy rõ việc tỉnh thức sẵn sàng là tối ư quan trọng. Việc mười cô trinh nữ trong đó có năm cô khôn và năm cô khờ dại cho chúng ta thấy hình ảnh của cả loài người.Chúa đến trần gian để cứu độ mọi người, cứu rỗi con người và đem lại cho con người hạnh phúc. Dân Do Thái được Thiên Chúa chọn, họ cứ tưởng ơn cứu độ chỉ dành cho họ mà thôi, do đó, họ không cố gắng, họ không sẵn sàng, họ không tỉnh thức.Lịch sử của dân tộc họ là một chuỗi những bất trung, ngỗ nghịch, trong khi đó, Chúa là Đấng luôn trung tín…Chúa mời gọi mọi người hưởng hạnh phúc Nước Trời, tuy nhiên, muốn được vào Nước Thiên Chúa, con người phải khôn ngoan, sẵn sàng và tỉnh thức như năm cô trinh nữ khôn ngoan. Theo Chúa không có nghĩa là cứ ngồi lì, hay nằm đó mà chờ sung rụng.Nhưng theo Chúa, con người phải vượt thắng, cải thiện đời sống, ăn năn sám hối và đặc biệt bước theo con đường tám mối phúc thật. Con người phải lắng nghe và thực hành lời Chúa.Nước Trời luôn mở rộng nhưng người Kitô hữu không thể sống tà tà, giữ đạo bằng cách đọc một số kinh nào đó, đi lễ một năm vài lần theo luật nhưng lòng mình lại xa Chúa và xa anh em của mình. Theo Chúa nhưng không biết cảm thông, không biết chia sẻ, không biết giúp đỡ những người nghèo, những người neo đơn, già cả, những người cô thân cô thế, cô nhi quả phụ vv…Muốn đi vào Thiên Quốc, người Kitô hữu phải khôn ngoan tỉnh thức, sẵn sàng và chờ đợi chàng rể.
Theo Chúa và tìm kiếm Nước Trời là mục đích chính của người Kitô hữu.Tuy nhiên, để được vào Nước Thiên Chúa, người Kitô hữu phải chóng vánh, sẵn sàng và cầm đèn đức tin cháy sáng để đón chàng rể là Đức Kitô hầu cùng Người vào dự tiệc Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết tỉnh thức, sẵn sàng cầm đèn cháy sáng trong tay để chờ Chúa đến với chúng con một cách hết sức bất ngờ để dự tiệc cưới Thiên Quốc.Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô khờ dại tượng trưng cho ai ?
2.Tiệc cưới ở đây là gì ?
3.Chàng rể là ai ?
4.Muốn được vào Nước Thiên Chúa, người Ktô hữu phải làm gì ?
Mt 25, 1-13
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, lúc nào chúng ta cũng học được cái mới mẻ, lúc nào chúng ta cũng bắt gặp những sự ngạc nhiên. Chúa dạy chúng ta về mọi vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt, Người mời gọi chúng ta tìm kiếm Nước Trời bởi vì tất cả mọi sự ở đời : vinh dự, danh vọng, tiền tài, của cải, vật chất, đến cả sinh mạng của con người rồi cũng sẽ qua đi. Do đó, chúng ta và mọi người đều không biết trước được ngày mình phải ra đi. Sự chết đến bất ngờ, chóng vánh chúng ta không thể biết trước được.
Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn hơi kỳ lạ, một tiệc cưới khác với mọi tiệc cưới ở trần gian mà chúng ta đã được tham dự. Thực tế, Chúa nói về tiệc cưới Nước Trời. Chàng rể không đến đám tiệc bình thường, nhưng lại đến một cách bất ngờ, một cách đột xuất vào nửa đêm. Thật kỳ dị, thật lạ lùng ! Tuy nhiên, Tin Mừng thuật lại :” Năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn, mang dầu dự phòng đi theo. Nên, chàng rể đến, họ đã thắp đèn đón chàng rể và cùng chàng rể vào phòng dự tiệc cưới “.Còn năm cô trinh nữ khờ dại mang đèn, nhưng không mang dầu, nên họ không được vào phòng cưới dự tiệc.
Dụ ngôn này cho chúng ta thấy rõ việc tỉnh thức sẵn sàng là tối ư quan trọng. Việc mười cô trinh nữ trong đó có năm cô khôn và năm cô khờ dại cho chúng ta thấy hình ảnh của cả loài người.Chúa đến trần gian để cứu độ mọi người, cứu rỗi con người và đem lại cho con người hạnh phúc. Dân Do Thái được Thiên Chúa chọn, họ cứ tưởng ơn cứu độ chỉ dành cho họ mà thôi, do đó, họ không cố gắng, họ không sẵn sàng, họ không tỉnh thức.Lịch sử của dân tộc họ là một chuỗi những bất trung, ngỗ nghịch, trong khi đó, Chúa là Đấng luôn trung tín…Chúa mời gọi mọi người hưởng hạnh phúc Nước Trời, tuy nhiên, muốn được vào Nước Thiên Chúa, con người phải khôn ngoan, sẵn sàng và tỉnh thức như năm cô trinh nữ khôn ngoan. Theo Chúa không có nghĩa là cứ ngồi lì, hay nằm đó mà chờ sung rụng.Nhưng theo Chúa, con người phải vượt thắng, cải thiện đời sống, ăn năn sám hối và đặc biệt bước theo con đường tám mối phúc thật. Con người phải lắng nghe và thực hành lời Chúa.Nước Trời luôn mở rộng nhưng người Kitô hữu không thể sống tà tà, giữ đạo bằng cách đọc một số kinh nào đó, đi lễ một năm vài lần theo luật nhưng lòng mình lại xa Chúa và xa anh em của mình. Theo Chúa nhưng không biết cảm thông, không biết chia sẻ, không biết giúp đỡ những người nghèo, những người neo đơn, già cả, những người cô thân cô thế, cô nhi quả phụ vv…Muốn đi vào Thiên Quốc, người Kitô hữu phải khôn ngoan tỉnh thức, sẵn sàng và chờ đợi chàng rể.
Theo Chúa và tìm kiếm Nước Trời là mục đích chính của người Kitô hữu.Tuy nhiên, để được vào Nước Thiên Chúa, người Kitô hữu phải chóng vánh, sẵn sàng và cầm đèn đức tin cháy sáng để đón chàng rể là Đức Kitô hầu cùng Người vào dự tiệc Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết tỉnh thức, sẵn sàng cầm đèn cháy sáng trong tay để chờ Chúa đến với chúng con một cách hết sức bất ngờ để dự tiệc cưới Thiên Quốc.Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô khờ dại tượng trưng cho ai ?
2.Tiệc cưới ở đây là gì ?
3.Chàng rể là ai ?
4.Muốn được vào Nước Thiên Chúa, người Ktô hữu phải làm gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vụ Thảm sát của một tay súng bắn xối xả vào cộng đoàn phụng vụ tại một Thánh đường Tin Lành tại làng Sutherland Springs, Texas, Hoa Kỳ
Thanh Quảng sdb
18:09 05/11/2017
Vụ Thảm sát của một tay súng bắn xối xả vào cộng đoàn phụng vụ tại một Thánh đường Tin Lành tại làng Sutherland Springs, Texas, Hoa Kỳ
Một tay súng nổ súng vào một cộng đoàn đang tụ họp để cử hành phụng vụ ngày Chúa Nhật tại một nhà thờ Tin lành ở một thị trấn nhỏ miền nam Texas, giết hại ít nhất 27 người và làm bị thương nhiều người khác.
Theo đài ABC Hoa kỳ thì đây là một vụ xả súng tồi tệ nhất tại một nhà thờ trong lịch sử Hoa Kỳ.
Được biết tay súng ăn mặc như một quân nhân bước vào nhà thờ Tin Lành ở Sutherland Springs bắn xối xả vào cộng đoàn phụng vụ. Cô con gái 14 tuổi của mục sư Frank Pomeroy là một trong số những nạn nhân. "Cô ấy là một nữ sinh xinh đẹp". Cha cô là Mục sư, không có mặt trong nhà thờ lúc đó, phát biểu rằng "tất cả mọi người" đều là những người bạn thân thương của ông bị giết trong cuộc tấn công khủng khiếp này.
Theo tờ Dallas Morning News, thì một em bé 2 tuổi cũng được báo cáo là một trong số các nạn nhân.
Phát ngôn viên của Cảnh sát trưởng Quận Guadalupe, ông Serge Murphy, xác nhận tay súng đã bị giết.
Theo phát ngôn viên chính thức của vụ việc cho hay có ít nhất 27 người bị chết, và khoảng 30 người khác bị thương trong vụ việc được gọi là "hành động tội ác này!".
Có những báo cáo mâu thuẫn về tay súng. Dân biểu Texas Vicente Gonzalez nói với đài MSNBC rằng "Tay súng này không phải là người bản địa, hắn là người từ chỗ khác tới". Nhưng có báo cáo khác lại khẳng định hắn là dân bản địa.
Tổng thống Donald J. Trump đang thăm viếng Nhật bản đã nhắn trên Twitter của ông rằng: "Nguyện xin Thiên Chúa hiện diện với những người dân ở Sutherland Springs, Texas. FBI và cảnh sát phải ráo riết thực thi pháp luật tại hiện trường để làm sáng tỏ vụ việc... Tôi đang theo dõi tình hình từ Nhật Bản”.
Theo đài CNN cho hay: "chúng tôi không bao giờ nghĩ vụ việc như thế này có thể xảy ra ở đây, thế mà nó đã xảy ra". Thật khó nói những vụ việc chết chóc này có thể xảy ra bất cứ nơi nào! Trong một cộng đồng nhỏ, một địa phương vô cùng yên bình êm ả như tại đây, thế mà vụ thảm sát đã xảy ra. "
Vụ thảm sát này xảy ra chưa đầy hai năm, khi một người da đen, ông Dylann Roof bước vào một nhà thờ của người da đen ở Charleston, Nam Carolina, và bắn chết chín người.
Người dân địa phương ở ngôi làng nhỏ bé này cho hay vụ thảm sát này khiến họ vô cùng ngỡ ngàng và sốc đến nỗi họ "không thể miêu tả nổi!".
"Đây chỉ là một làng rất nhỏ. Mọi người đều biết nhau! Vụ thảm sát này đã phá đổ những ý tưởng về sự yên bình thanh thản của dân làng!"
Hiện có cả 100 người đang tụ tập tại trung tâm cộng đồng, để chờ biết về tin của người thân của họ.
Một nhân viên làm việc tại trạm xăng bên đường, nói với đài ABC rằng "Chúng tôi nghe thấy súng nổ và tất cả chúng tôi chạy vào bên trong cửa hàng. "Tiếng nổ kéo dài khoảng 15 giây. Tôi hét lên: "Hãy nằm xuống! Hãy chạy vào bên trong " và tất cả chúng tôi đều tìm chỗ ẩn núp."
Cảnh tượng bền ngoài hiện nay có nhiều xe cứu hỏa và xe cảnh sát tại hiện trường, có cả một chiếc trực thăng lên xuống để vận chuyển các nạn nhân về bệnh viện.
Ngôi làng Sutherland Springs này có khoảng 400 cư dân và nằm về phía nam của thành phố San Antonio khoảng 48 cây số.
Một tay súng nổ súng vào một cộng đoàn đang tụ họp để cử hành phụng vụ ngày Chúa Nhật tại một nhà thờ Tin lành ở một thị trấn nhỏ miền nam Texas, giết hại ít nhất 27 người và làm bị thương nhiều người khác.
Theo đài ABC Hoa kỳ thì đây là một vụ xả súng tồi tệ nhất tại một nhà thờ trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nhà thờ Tin Lành tại Sutherland nơi xảy ra vụ thảm sát |
Được biết tay súng ăn mặc như một quân nhân bước vào nhà thờ Tin Lành ở Sutherland Springs bắn xối xả vào cộng đoàn phụng vụ. Cô con gái 14 tuổi của mục sư Frank Pomeroy là một trong số những nạn nhân. "Cô ấy là một nữ sinh xinh đẹp". Cha cô là Mục sư, không có mặt trong nhà thờ lúc đó, phát biểu rằng "tất cả mọi người" đều là những người bạn thân thương của ông bị giết trong cuộc tấn công khủng khiếp này.
Theo tờ Dallas Morning News, thì một em bé 2 tuổi cũng được báo cáo là một trong số các nạn nhân.
Dân chúng an ủi lẫn nhau |
Phát ngôn viên của Cảnh sát trưởng Quận Guadalupe, ông Serge Murphy, xác nhận tay súng đã bị giết.
Theo phát ngôn viên chính thức của vụ việc cho hay có ít nhất 27 người bị chết, và khoảng 30 người khác bị thương trong vụ việc được gọi là "hành động tội ác này!".
Có những báo cáo mâu thuẫn về tay súng. Dân biểu Texas Vicente Gonzalez nói với đài MSNBC rằng "Tay súng này không phải là người bản địa, hắn là người từ chỗ khác tới". Nhưng có báo cáo khác lại khẳng định hắn là dân bản địa.
Tổng thống Donald J. Trump đang thăm viếng Nhật bản đã nhắn trên Twitter của ông rằng: "Nguyện xin Thiên Chúa hiện diện với những người dân ở Sutherland Springs, Texas. FBI và cảnh sát phải ráo riết thực thi pháp luật tại hiện trường để làm sáng tỏ vụ việc... Tôi đang theo dõi tình hình từ Nhật Bản”.
Theo đài CNN cho hay: "chúng tôi không bao giờ nghĩ vụ việc như thế này có thể xảy ra ở đây, thế mà nó đã xảy ra". Thật khó nói những vụ việc chết chóc này có thể xảy ra bất cứ nơi nào! Trong một cộng đồng nhỏ, một địa phương vô cùng yên bình êm ả như tại đây, thế mà vụ thảm sát đã xảy ra. "
Vụ thảm sát này xảy ra chưa đầy hai năm, khi một người da đen, ông Dylann Roof bước vào một nhà thờ của người da đen ở Charleston, Nam Carolina, và bắn chết chín người.
Người dân địa phương ở ngôi làng nhỏ bé này cho hay vụ thảm sát này khiến họ vô cùng ngỡ ngàng và sốc đến nỗi họ "không thể miêu tả nổi!".
"Đây chỉ là một làng rất nhỏ. Mọi người đều biết nhau! Vụ thảm sát này đã phá đổ những ý tưởng về sự yên bình thanh thản của dân làng!"
Hiện có cả 100 người đang tụ tập tại trung tâm cộng đồng, để chờ biết về tin của người thân của họ.
Một nhân viên làm việc tại trạm xăng bên đường, nói với đài ABC rằng "Chúng tôi nghe thấy súng nổ và tất cả chúng tôi chạy vào bên trong cửa hàng. "Tiếng nổ kéo dài khoảng 15 giây. Tôi hét lên: "Hãy nằm xuống! Hãy chạy vào bên trong " và tất cả chúng tôi đều tìm chỗ ẩn núp."
Cảnh tượng bền ngoài hiện nay có nhiều xe cứu hỏa và xe cảnh sát tại hiện trường, có cả một chiếc trực thăng lên xuống để vận chuyển các nạn nhân về bệnh viện.
Ngôi làng Sutherland Springs này có khoảng 400 cư dân và nằm về phía nam của thành phố San Antonio khoảng 48 cây số.
ĐGH Phanxicô: Người có thẩm quyền không thể có “lối sống hai mặt”, nhưng phải hướng dẫn bằng gương sáng.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:47 05/11/2017
(EWTN News/CAN) Vatican City. Nói chuyện với khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào hôm Chúa Nhật, ĐGH đã nói với các tín hữu và đặc biệt với các giới chức có thẩm quyền, cả trong đời sống dân sự và tôn giáo rằng việc đòi hỏi người khác làm thế này hay thế khác, dù cho có chính đáng đi nữa, mà mình lại không ra tay trước tiên thực hành, thì sẽ dẫn đến lối sống hai mặt. Quyền hành thực sự được biểu tỏ qua cách phục vụ và phải là gương mẫu khiêm nhường cho mọi người noi theo.
Trong bài Tin Mừng của Thánh Matthew hôm nay, Chúa Giêsu, khi cái chết đang gần kề, đã đưa ra “những lời phê bình nghiêm trọng” đối với các kinh sư và đồng thời cũng để lại “ những dấu chỉ quan trọng” cho chúng ta, những người tín hữu, không chỉ cho thời đại bấy giờ, nhưng cho mọi thời đại kể cả thời nay của chúng ta.
ĐGH nói rằng Chúa Giêsu khuyên các môn đệ của Ngài nên nghe những gì các kinh sư và biệt phái nói, bởi vì họ có quyền dậy dỗ theo luật, nhưng đừng bắt chước những gì họ làm bởi vì “họ giảng nhưng không thực hành điều họ giảng day.”
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, các kinh sự và biệt phái “bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.”
Thái độ này “là một lối hành xử tồi tệ của quyền lực”, thay vì có sức mạnh đưa ra một gương mẫu tốt lành thì lại tìm cách chứng tỏ quyền lực.
Quyền lực thực sự được sinh ra từ những gương mẫu tốt lành để giúp người khác làm những điều phải, điều đúng, nâng đỡ người khác trong cơn thử thách để đi theo con đường lành. ĐGH giải thích thêm rằng mục đích tối hậu của quyền lực là phải giúp cho người khác làm tốt.
Nếu hành xử quyền lực tồi tệ, thì quyền lực sẽ dẫn tới áp bực, không cho phép người khác phát triển và nó tạo một bầu khí nghi ngờ và thù địch, và thậm chí dẫn đến việc mua chuộc, tham nhũng.
Khi chia sẻ với các tín hữu về bài Tin Mừng hôm nay, ĐGH nói rằng Chúa Giêsu đã chỉ dẫn các môn đệ của Ngài và dạy họ rằng “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô.Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.”
ĐGH nói rằng là mộn đệ của Chúa Giêsu, người tín hữu “không nên tìm chức vị để vinh danh, để có quyền lực hay quyền tối cao”. Và ngài cảm thấy buồn lòng “khi nhìn thấy nhiều người sống với tâm lý chạy theo những danh vọng hão huyền.”
“Người môn đệ của Chúa không nên sống như thế, nhưng nên sống với một thái độ chân thành và thân thiện với nhau vì tất cả chúng ta đều là anh chị em. Không ai được tìm cách trên người khác và xem thường người khác từ vị trí cao của mình. Không thể như vậy.”
Nếu chúng ta có nhận được chút quyền hành nào từ Thiên Chúa, thì chúng ta phải dùng quyền ấy để phục vụ người khác, chứ không xoay sở để lợi dụng anh em mình “vì quyền lợi riêng hay sự thỏa mãn cá nhân.”
Người tín hữu cũng không được coi mình hơn người khác. Lòng khiêm tốn lành mạnh luôn là điều cần phải có để tuân theo lời dạy của Chúa Giêsu, đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, đã đến không phải để được phục vụ, nhưng là phục vụ mọi người.”
Kết thúc bài chia sẽ, ĐGH đã nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta. Xin Mẹ ban cho chúng ta “thoát khỏi sự kiêu ngạo và hư danh, cho chúng ta biết khiêm nhường và ôm trọn tình yêu Thiên Chúa để phục vụ anh chị em mình vì hạnh phục của họ, cũng chính là hạnh phúc của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Trong bài Tin Mừng của Thánh Matthew hôm nay, Chúa Giêsu, khi cái chết đang gần kề, đã đưa ra “những lời phê bình nghiêm trọng” đối với các kinh sư và đồng thời cũng để lại “ những dấu chỉ quan trọng” cho chúng ta, những người tín hữu, không chỉ cho thời đại bấy giờ, nhưng cho mọi thời đại kể cả thời nay của chúng ta.
ĐGH nói rằng Chúa Giêsu khuyên các môn đệ của Ngài nên nghe những gì các kinh sư và biệt phái nói, bởi vì họ có quyền dậy dỗ theo luật, nhưng đừng bắt chước những gì họ làm bởi vì “họ giảng nhưng không thực hành điều họ giảng day.”
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, các kinh sự và biệt phái “bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.”
Thái độ này “là một lối hành xử tồi tệ của quyền lực”, thay vì có sức mạnh đưa ra một gương mẫu tốt lành thì lại tìm cách chứng tỏ quyền lực.
Quyền lực thực sự được sinh ra từ những gương mẫu tốt lành để giúp người khác làm những điều phải, điều đúng, nâng đỡ người khác trong cơn thử thách để đi theo con đường lành. ĐGH giải thích thêm rằng mục đích tối hậu của quyền lực là phải giúp cho người khác làm tốt.
Nếu hành xử quyền lực tồi tệ, thì quyền lực sẽ dẫn tới áp bực, không cho phép người khác phát triển và nó tạo một bầu khí nghi ngờ và thù địch, và thậm chí dẫn đến việc mua chuộc, tham nhũng.
Khi chia sẻ với các tín hữu về bài Tin Mừng hôm nay, ĐGH nói rằng Chúa Giêsu đã chỉ dẫn các môn đệ của Ngài và dạy họ rằng “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô.Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.”
ĐGH nói rằng là mộn đệ của Chúa Giêsu, người tín hữu “không nên tìm chức vị để vinh danh, để có quyền lực hay quyền tối cao”. Và ngài cảm thấy buồn lòng “khi nhìn thấy nhiều người sống với tâm lý chạy theo những danh vọng hão huyền.”
“Người môn đệ của Chúa không nên sống như thế, nhưng nên sống với một thái độ chân thành và thân thiện với nhau vì tất cả chúng ta đều là anh chị em. Không ai được tìm cách trên người khác và xem thường người khác từ vị trí cao của mình. Không thể như vậy.”
Nếu chúng ta có nhận được chút quyền hành nào từ Thiên Chúa, thì chúng ta phải dùng quyền ấy để phục vụ người khác, chứ không xoay sở để lợi dụng anh em mình “vì quyền lợi riêng hay sự thỏa mãn cá nhân.”
Người tín hữu cũng không được coi mình hơn người khác. Lòng khiêm tốn lành mạnh luôn là điều cần phải có để tuân theo lời dạy của Chúa Giêsu, đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, đã đến không phải để được phục vụ, nhưng là phục vụ mọi người.”
Kết thúc bài chia sẽ, ĐGH đã nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta. Xin Mẹ ban cho chúng ta “thoát khỏi sự kiêu ngạo và hư danh, cho chúng ta biết khiêm nhường và ôm trọn tình yêu Thiên Chúa để phục vụ anh chị em mình vì hạnh phục của họ, cũng chính là hạnh phúc của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Phép lạ Sri Lanka có thể được lặp lại tại chùa Kaba Aye hay không?
Đặng Tự Do
19:16 05/11/2017
Nhà sư Wirathu của Miến Điện đã thất bại tại Sri Lanka trong cố gắng tẩy chay chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô hồi năm 2015, liệu kỳ này ông ta có để thua ngay trên sân nhà hay không? Trong cuộc gặp gỡ với hàng tăng sĩ Phật Giáo Miến Điện, may mắn liệu có mỉm cười với Đức Thánh Cha Phanxicô như đã từng xảy ra tại Sri Lanka? Đó là những câu hỏi đang được nhiều người đặt ra
Câu chuyện hàng trăm nhà sư Phật Giáo Sri Lanka lắng nghe Đức Giáo Hoàng nói về khoan dung tôn giáo
Sau cuộc gặp gỡ xã giao với tổng thống Sri Lanka, lúc 6h45 chiều thứ Ba 13 tháng Giêng, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Bandaranaike Memorial International Conference Hall cách dinh tổng thống khoảng 4km, gần với quảng trường Độc Lập nơi vẫn thường diễn ra các lễ tuyên thệ tổng thống Sri Lanka.
Trong những năm gần đây, Sri Lanka đã vướng vào những xung đột tôn giáo trầm trọng. Mặc dù trong cuộc xung đột này cũng không thiếu những trường hợp các nhà thờ Kitô Giáo bị đốt hay phá phách nhưng chủ yếu là xung đột giữa Phật Giáo và Hồi Giáo.
Trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, BBS đã mở nhiều chiến dịch nhằm tẩy chay chuyến viếng thăm này. Mười ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Sri Lanka, quốc gia này đón nhà sư Wirathu của Miến Điện đến thuyết pháp nhằm hô hào tẩy chay chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm nhà sư đến dự và họ im phăng phắc lắng nghe Đức Giáo Hoàng nói về khoan dung tôn giáo.
Đức Thánh Cha đã cám ơn sự lắng nghe của các nhà sư như sau:
“Các bạn thân mến, tôi cảm ơn các bạn một lần nữa vì sự chào đón hào phóng của các bạn và sự chú ý của các bạn. Cầu xin cho cuộc gặp gỡ huynh đệ này củng cố tất cả những nỗ lực của chúng ta để sống hòa hợp và để truyền bá những phước lành của hòa bình.”
Khi so sánh với chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 20 tháng Giêng, 1995, nhiều người không ngại nói một cách có phần quá đáng rằng đây là một phép lạ.
Chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Sri Lanka
Thật vậy, chuyến tông du của thánh Giáo Hoàng đã được chào đón một cách lạnh nhạt. Cuốn sách “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của ngài được xuất bản vài tháng trước đó, vào năm 1994, đã được dịch ra 40 thứ tiếng và chỉ riêng tại Italia đã bán được hàng triệu cuốn. Tuy nhiên, cuốn sách này gây xôn xao trong giới Phật Giáo vì một nhận xét rất xác đáng của ngài: “Sự giác ngộ mà đức Phật đã trải qua xuất phát từ niềm tin rằng thế giới này là xấu.” Thánh Giáo Hoàng cũng bình luận về khái niệm nirvana (người Việt gọi là “niết bàn” - một trạng thái thờ ơ hoàn toàn với thế giới) và đặt câu hỏi: “Liệu chúng ta có đến gần với Thiên Chúa hơn khi xa lánh cuộc đời này không?”
Chính phủ Sri Lanka bị nhiều áp lực hủy bỏ chuyến tông du của ngài, nhưng họ vượt qua được.
Khi đến Colombo, Đức Gioan Phaolô II cẩn thận trích dẫn kinh điển Dhammapada và đề cập đến những giá trị của tình yêu, từ bi, hỉ xả, thông cảm và an nhiên tự tại mà các Phật tử tôn vinh. Ngài nói: “Tôi bày tỏ sự kính trọng cao nhất của mình đối với các tín đồ Phật giáo”.
Dù thế, chẳng có mấy nhà sư đến dự cuộc gặp gỡ với ngài, thậm chí một nhà thờ còn bị đốt!
Ashin Wirathu là ai?
Nhà sư Ashin Wirathu là người nổi tiếng tại Miến Điện với những bài phát biểu nẩy lửa đầy hận thù kêu gọi các Phật tử nước này hãy thức tỉnh trước nguy cơ bị Hồi Giáo hóa, mặc dù trong tổng số 57 triệu dân 88% là Phật tử và người Hồi Giáo chỉ có 4.3%. Các Kitô hữu chiếm 6.3%.
Không những nổi tiếng tại Miến Điện, Nhà sư Wirathu còn nổi tiếng trên thế giới vì đã dám chửi đặc phái viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bà Yanghee Lee bằng những từ rất hạ cấp mà chúng tôi không dám nêu ra ở đây.
Wirathu sinh năm 1968, đến năm 14 tuổi thì bỏ học để đi tu.
Năm 2003, ông đã bị kết án 25 năm tù giam vì tham gia vào một tổ chức rất cực đoan nhằm chống lại người Hồi Giáo nhưng được trả tự do vào năm 2010 cùng với các tù nhân chính trị khác.
Sau khi ra tù, Wirathu sử dụng rất thành công các phương tiện truyền thông xã hội. Ông truyền bá thông điệp chống Hồi Giáo của mình bằng cách đăng các bài giảng trên YouTube và Facebook, thu hút hàng trăm ngàn người theo dõi và nhanh chóng được tôn vinh là nhà lãnh đạo tinh thần của 969 nhóm bảo vệ Phật pháp.
Bài giảng của ông chủ yếu dọa các Phật tử về nguy cơ bị Hồi Giáo hóa. Ông lặp đi lặp lại các tuyên bố vô căn cứ về tỷ lệ sinh sản của người Hồi Giáo và tổ chức các cuộc biểu tình kêu gọi tống cổ người Rohingya sang một nước thứ ba.
Ông cũng tuyên bố rằng phụ nữ Phật giáo đang bị người Hồi Giáo buộc cải đạo bằng vũ lực và dẫn đầu các cuộc biểu tình rầm rộ đòi sửa đổi hiến pháp nhằm ngăn chặn phụ nữ Phật giáo Miến Điện không được kết hôn với nam giới thuộc các tôn giáo khác mà không có sự cho phép chính thức của các nhà sư.
Ít ai dám chống lại ông vì ông chủ trì một tu viện Phật giáo có tới 2,500 nhà sư tại Mandalay; và được sự hậu thuẫn tuyệt đối của quân đội, của những tướng tá cùng một quan điểm với ông là Phật giáo tại Miến Điện đang bị lâm nguy, và người dân Miến Điện cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ Phật pháp.
Một chính phủ trên danh nghĩa là dân sự nhưng sau gần nửa thế kỷ bị cai trị bởi quân đội, vẫn chưa hoàn toàn tự chủ, nên nếu quân đội ủng hộ ông thì chính quyền cũng chẳng có ai dám chống lại ông. Hơn thế nữa, nhiều người tin rằng chính quyền Miến Điện để yên cho Wirathu, vì ông nói lên chính quan điểm của họ, về người Rohingya, và về đạo Hồi, mà họ không thể tự mình nói lên vì những lý do ngoại giao.
Ngôi chùa Kaba Aye
Chùa Kaba Aye là một ngôi chùa nằm cách Yangon khoảng 11 km về phía bắc. Nó được xây dựng vào năm 1952 bởi U Nu để chuẩn bị cho Hội đồng Phật giáo Thứ Sáu mà ông ta tổ chức trong hai năm từ năm 1954 đến năm 1956. Chùa có kích thước tất cả đều là 34 thước: Tháp chùa cao 34 m, chiều dài và chiều rộng cũng 34 m. Chùa Kaba Aye mở cửa từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối hàng ngày. Khách tham quan mua vé vào cửa với giá 5 Mỹ Kim.
U Nu là Thủ tướng đầu tiên của Miến Điện sau khi Hiến pháp Liên minh Miến Điện năm 1947 được thông qua. U Nu là một Phật tử mộ đạo và ông đã cố gắng thiết lập Miến Điện như là một quốc gia Phật giáo. Vào ngày 29 tháng 8 năm 1961, Quốc hội tuyên bố rằng Phật giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia này, chủ yếu là do những nỗ lực của U Nu. Giết mổ bò chính thức bị cấm ở Miến Điện. Tuy nhiên, năm 1962 Ne Win, người kế vị U Nu, đã bãi bỏ những cấm đoán này và chấm dứt những nỗ lực để làm cho Miến Điện một quốc gia Phật giáo.
Có rất nhiều dân tộc thiểu số ở Miến Điện, chẳng hạn như người Kachins và Karens, cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội bởi những nỗ lực nâng Phật giáo lên hàng quốc giáo Hơn nữa, nhiều Phật tử cũng không tin rằng Phật giáo nên là một phần của một thể chế chính trị. Họ muốn Miến Điện là một xã hội đạo lý nhưng không muốn tôn giáo của họ bị áp đặt lên các công dân khác. Nhiều nhà sư muốn Phật Giáo độc lập, không lệ thuộc nhà nước, đã không liên kết với những ngôi chùa quốc doanh. Những nhà sư như thế đều không muốn dính líu đến Kaba Aye.
Vụ đánh bom năm 1996
Vào ngày 25 tháng 12 năm 1996, hai quả bom phát nổ tại chùa Kaba Aye và Động Maha Pasana, bên trong ngôi chùa này, giết chết năm người và làm bị thương 17 người khác. Vụ nổ ban đầu diễn ra tại chùa Kaba Aye lúc 8:20 tối nhưng không ai bị thương. Tuy nhiên, vụ nổ thứ hai nổ ra hai giờ sau đó đã gây tử vong và thương tích.
Cho đến nay, nhiều người vẫn cho rằng hai vụ nổ này đều là do chính quân đội Miến Điện gây ra nhằm có cớ đàn áp những người đối lập.
Việc xây dựng chùa Kaba Aye của U Nu, và vụ nổ năm 1996, theo ý kiến nhiều người, đều phản ảnh những nỗ lực muốn lèo lái Phật Giáo của các thế lực chính trị tại Miến Điện.
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục thuộc Dòng Thánh Tâm Úc Châu
Jos. Vĩnh SA
20:01 05/11/2017
Cùng đồng tế thánh lễ có Cha Philip Marshall Tổng Đại Diện giáo phận Adelaide và rất đông các linh mục Triều và Dòng đang phục vụ trong Tổng Giáo Phận Adelaide, cùng các linh mục thuộc Dòng Thánh Tâm Úc Châu và các thầy từ các tiểu bang qui tụ về Adelaide và một số các tu sĩ thuộc Dòng Thánh Tâm ở đảo quốc Papua New Guinea (PNG) và Simgapore, Mã Lai sang.
Sau khi công bố Phúc Âm, Cha giáo tập Dòng Thánh Tâm lên trước gian Cung Thánh gọi tên tiến chức lên trình diện ĐTGM Wilson và trước cộng đoàn.
ĐTGM hỏi Cha Chris McPhee Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Tâm về tác phong đạo đức của thầy Krish trong suốt thời gian tu luyện trong Dòng Thánh Tâm, thầy có đủ điều kiện, tư cách tác phong đạo đức để lãnh nhận thiên chức linh mục không?
Cha Bề Trên Giám Tỉnh xác nhận, thầy Krish rất xứng đáng được lãnh nhận tác vụ linh mục.
ĐTGM Wilson tuyên bố trước cộng đoàn, Ngài sẵn sàng phong chức linh mục cho thầy Krish Jon Mathavan.
Cả nhà thờ vỗ những tràng pháo tay thật dài chúc mừng tiến chức..
Sau bài giảng của ĐTGM. Nghi thức truyền chức linh mục bắt đầu.
. Theo giáo luật, trước khi nhận lãnh thiên chức linh mục, vị chủ tế ĐTGM Wilson đã thẩm vấn thầy Krish, qua 6 câu hỏi, Thầy có sẵn sàng vâng phục và thi hành không?
Thầy Krish đã trả lời các câu vấn đáp của ĐTGM. Thầy cúi đầu “Chấp nhận” và sẵn sàng "Vâng phục".
Sau khi thẩn vấn xong, tiến chức được mời gọi nằm phủ phục xuống trước gian cung thánh.
Chủ Tế, các Linh Mục Đồng Tế và Cộng Đoàn cùng qùi gối, hợp ý cầu nguyện cho thầy Krish qua Kinh Cầu Các Thánh, nài xin Ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ hồng ân xuống trên tiến chức và xin các Thánh phù hộ cho tiến chức được trung thành với ơn gọi tận hiến theo Chúa và rao giảng tin mừng của Chúa đến tha nhân.
Kết thúc kinh cầu Các Thánh, Tân Chức được mời lên, qùy trước vị chủ tế, ĐTGM đặt tay trên đầu Tân Chức và cầu nguyện theo nghi thức tông truyền, sau đó các linh mục xếp hàng thay nhau đặt tay trên đầu tân chức và cầu nguyện cho tân chức.
XEM HÌNH
ĐTGM chủ tế tiếp tục đọc lời cầu nguyện cho tân chức. Kế tiếp Tân Chức được Cha Paul Cashen MSC phụ giúp thay giây Stola và mặc áo lễ, phẩm phục linh mục.
Tân Chức đến qùi trước mặt ĐTGM Chủ Tế, để được xức dầu, thánh hiến trên đôi bàn tay và ĐTGM Trao Bánh và Chén Thánh cho Tân Chức, để Tân Chức cử hành thánh lễ hàng ngày. Chủ tế và các linh mục đồng tế đến ôm Tân Chức và trao hôn bình an.
Nghi thức truyền chức chấm dứt.
Cộng Đoàn tiếp tục phần Phụng vụ Thánh Lễ và cho đến phần cuối. Trước khi chấm dứt Thánh Lễ Tân Linh Mục giơ tay ban phép lành cho cộng đòan. Phép lành đầu tay và đầu đời trong thiên chức Linh Mục.
Theo tiểu sử của Tân Linh Mục Krish Jon Mathavan:
Cha Krish Jon Mathavan sinh tại đảo quốc Singapore với hai dòng máu Ấn-Hoa. Thân phụ của Cha là ông Padma người Singaporian gốc Ấn, theo đạo Phật. Mẹ là bà Lillian người Singaporian gốc Hoa Công Giáo. Krish là anh Cả trong gia đình có 2 anh em. Krish là con trai duy nhất và một người em gái tên Shree Ann.
Trong suốt chặng đời niên thiếu, Krish được giáo dực ở các trường Công Giáo nơi đảo quốc Singapore. Bước lên ngưỡng cửa đại học, Krish từ Singapore sang Úc du học và tốt nghiệp cử nhân ngành Bio-Technology đại học New South Wales, Sydney.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Krish hồi hương về Singapore và xin được việc làm trong phòng thí nghiệm “Molecular Genetics” research laboratory.
Thân mẫu của Krish là người rất sùng đạo, Bà luôn dạy dỗ Krish cầu nguyện và sống gương sáng theo đức tin Công Giáo. Bà luôn giải đáp những câu thắc mắc về đức tin và hướng dẫn giáo lý cho Krish. Trong khi thân phụ của Krish thì hay đi chùa cúng Phật, nhưng Ông luôn hỗ trợ Krish trong niềm tin Công Giáo.
Ở tuổi thanh niên, Krish gia nhập ca đoàn giới trẻ của giáo xứ địa phương bên Singapore, rồi được bầu lên làm trưởng đoàn thanh niên Công Giáo.
Trong khi du học ở Úc, Krish thường xuyên gặp các linh mục và các tu sĩ Dòng Thánh Tâm, vì nhà Dòng kế bên trường đại học Sydney. Do đó đến kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney (World Youth Day 2008) Krish đã tham dự các buổi tĩnh tâm và sinh hoạt giới trẻ tại Sydney do các linh mục Dòng Thánh Tâm hướng dẫn. Từ đó Krish đã có ý hướng thay đổi cuộc sống mới và muốn tìm hiểu ơn gọi tận hiến, nên đã xin gia nhập Dòng Thánh Tâm Úc Châu.
Sau khi được phỏng vấn và linh hướng, Krish Jon Mathavan đã được Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã chấp thuận cho Krish được làm ứng sinh và nhà tập của Dòng Thánh Tâm.
Thầy Krish được Cha Bề Trên và Cha Giáo gửi đi học Triết và Thần Học tại viện Thần Học Sydney, sau 5 năm tu học, thầy Krish được tuyến khấn trọn đời và được truyền chức phó tế.
Sau khi truyền chức Phó Tế thầy Krish được gửi đi thực tập rao giảng kinh thánh và giúp các giáo xứ, cũng như thăm viếng, giúp đỡ các bệnh nhân, già cả ốm yếu và người quá cố.
Nơi giúp xứ cuối cùng của thầy Krish là nhà thờ Sao Biển giáo xứ “Our Lady of the Sacred Heart” (OLSH) at Henley Beach, Adelaide. Và cũng tại giáo xứ này, thầy Krish đã được lãnh nhận thiên chức linh mục do ĐTGM Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide truyền chức.
Trong ngày truyền chức tân linh mục Krih Jon Mathavan, nhận thấy có rất đông thân nhân nội ngoại, người Ấn, người Hoa và đồng hương từ Singapore, Mã Lai qua Úc tham dự.
Tân linh mục Krish Jon Mathavan thông thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Singaporian, Ấn, Hoa và cả tiếng Mã Lai nữa. Cha Krish có nguồn gốc lai, hai dòng máu Ấn- Hoa, nên khuôn mặt của Cha hao hao giống người Trung Đông. Kết thúc thánh lễ là tiệc mừng do giáo xứ OLSH khoản đãi.
Được biết, đa số các tu sĩ Dòng Thánh Tâm Úc Châu thường phục vụ ở trên vùng lãnh thổ Bắc Úc và các đảo thuộc Bắc Úc và trong thành phố Darwin. Từ ngày tòa thánh thiết lập giáo phận Darwin, thì các vị Giám Mục cai quản GP Darwin từ tiên khởi đều thuộc Dòng Thánh Tâm, ngoại trừ ĐGM Daniel Eugene Hurley DD đương nhiệm cai quản GP Darwin là tu sĩ triều. Ngài từ GP Port Pirie Nam Úc được ĐTC bổ nhiệm lên cai quản GP Darwin cho đến nay.
Dòng Thánh Tâm Úc Châu hiện nay có khoảng 150 tu sĩ. Có 4 Linh Mục và một Thầy Dòng gốc Việt Nam:
-Cha Peter Nguyễn Văn Huấn MSC (South Darwin)
-Cha Trần Kim Thời MSC (Missionaries in Việt Nam)
-Cha Toma Nguyển Văn Tân MSC (Islands of Northern Australia )
-Cha Dom. Nguyễn Đức Trụ MSC (Runswick in Sydney)
-Thầy Nguyễn Doãn Khôi MSC (Melbourne, thầy Khôi cho biết, năm 2018 sẽ lãnh chức phó tế)
Vietcatholic Adelaide News
Các chủng sinh Phi cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc chiến ma túy tại Phi Luật Tân
Thanh Quảng sdb
20:45 05/11/2017
Các chủng sinh Phi cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc chiến ma túy tại Phi Luật Tân
Tin từ thành phố Quezon, Phi ngày 5/11/2017 tường thuật việc các thầy chủng sinh đã cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc chiến chống ma túy ở Phi Luật Tân, dù các nạn nhân ấy có nghiện ngập hay buôn bán ma túy, họ vẫn xứng đáng được ghi nhớ, được cầu nguyện cho và chính trong việc cầu nguyện này sẽ đem lại cho cuộc sống của đất nước một sự bình an và đoàn kết thực sự.
Được biệt các thầy chủng sinh này thuộc chủng viện ở Quezon cho hay: "Chúng tôi, những chủng sinh thuộc chủng viện Thánh Giuse, sẽ không quên những cái chết tàn nhẫn và vô nghĩa do cuộc chiến chống ma túy của chính phủ gây ra".
Các thầy nói tiếp: "Chúng ta không nên sự coi thường nhân phẩm sự sống và nhân phẩm của con người. Chúng tôi không chấp nhận bạo lực và quyền hạn vượt quá sinh mệnh con người! Chúng ta sẽ không dung nhận những điều ác xảy đến cho chúng ta!".
Được biết Tổng thống Phi là Rodrigo Duterte từ ngày đắc cử Tổng thống đã thực hiện lời hứa sẽ diệt những người có liên quan đến ma túy. Sau khi ông đắc cử tháng 5/2016, ông đã nhanh chóng phát động một cuộc chiến rất tàn bạo đối với những người buôn bán ma tuý và người sử dụng ma túy. Theo số liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Phi thì cảnh sát đã bắn hạ hơn 7.000 người có dính líu tới buôn bán và xử dụng ma túy từ tháng 7/2016 cho đến tháng 1/2017.
Tổ chức Ân xá Thế giới cho hay các nhân viên cảnh sát được trả lương đặc biệt để hạ thủ những kẻ buôn bán và xử dụng ma túy. Chiến dịch này đã bị các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo chỉ trích mạnh mẽ.
Các chủng sinh trích lời của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Thủ đô Manila khi Ngài phát biểu: "Chúng ta không thể cho phép sự kết liễu mạng sống của tha nhân vì một mệnh lệnh... Chúng ta không thể cai trị quốc gia bằng cách giết chóc. Chúng ta không thể nuôi dưỡng nền văn minh vô nhân và chém giết!"
Các chủng sinh đã nhấn mạnh tới các giáo huấn của Giáo Hội về sự thánh thiện của sự sống, lòng tha thứ, ý niệm công lý và "hòa bình đích thực".
Tin từ thành phố Quezon, Phi ngày 5/11/2017 tường thuật việc các thầy chủng sinh đã cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc chiến chống ma túy ở Phi Luật Tân, dù các nạn nhân ấy có nghiện ngập hay buôn bán ma túy, họ vẫn xứng đáng được ghi nhớ, được cầu nguyện cho và chính trong việc cầu nguyện này sẽ đem lại cho cuộc sống của đất nước một sự bình an và đoàn kết thực sự.
Chủng sinh Phi biểu tình cầu nguyện cho các nạn nhân của chiến dịch Chống Ma túy tại Phi |
Được biệt các thầy chủng sinh này thuộc chủng viện ở Quezon cho hay: "Chúng tôi, những chủng sinh thuộc chủng viện Thánh Giuse, sẽ không quên những cái chết tàn nhẫn và vô nghĩa do cuộc chiến chống ma túy của chính phủ gây ra".
Các thầy nói tiếp: "Chúng ta không nên sự coi thường nhân phẩm sự sống và nhân phẩm của con người. Chúng tôi không chấp nhận bạo lực và quyền hạn vượt quá sinh mệnh con người! Chúng ta sẽ không dung nhận những điều ác xảy đến cho chúng ta!".
Được biết Tổng thống Phi là Rodrigo Duterte từ ngày đắc cử Tổng thống đã thực hiện lời hứa sẽ diệt những người có liên quan đến ma túy. Sau khi ông đắc cử tháng 5/2016, ông đã nhanh chóng phát động một cuộc chiến rất tàn bạo đối với những người buôn bán ma tuý và người sử dụng ma túy. Theo số liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Phi thì cảnh sát đã bắn hạ hơn 7.000 người có dính líu tới buôn bán và xử dụng ma túy từ tháng 7/2016 cho đến tháng 1/2017.
Tổ chức Ân xá Thế giới cho hay các nhân viên cảnh sát được trả lương đặc biệt để hạ thủ những kẻ buôn bán và xử dụng ma túy. Chiến dịch này đã bị các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo chỉ trích mạnh mẽ.
Các chủng sinh trích lời của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Thủ đô Manila khi Ngài phát biểu: "Chúng ta không thể cho phép sự kết liễu mạng sống của tha nhân vì một mệnh lệnh... Chúng ta không thể cai trị quốc gia bằng cách giết chóc. Chúng ta không thể nuôi dưỡng nền văn minh vô nhân và chém giết!"
Các chủng sinh đã nhấn mạnh tới các giáo huấn của Giáo Hội về sự thánh thiện của sự sống, lòng tha thứ, ý niệm công lý và "hòa bình đích thực".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Cầu Cho Các Đẵng Linh Hồn Tại Trại Phong Bến Sắn
Maria Nguyễn Hiếu
08:33 05/11/2017
Trong tâm tình thảo hiếu kính yêu ông bà cha mẹ thân nhân và ân nhân đã qua đời, vào lúc 6 giờ ngày 02/11/2017, cộng đoàn tín hữu trại phong Bến Sắn đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn là ông bà cha mẹ những người đã qua đời tại nghĩa trang.
Chủ tế thánh lễ này là cha Lucianô Nguyễn Thành Tiến - Phó xứ Bến Sắn.Tham dự thánh lễ có rất đông bà con trong khu vực trại phong, cùng các bệnh nhân đang điều trị tại đây đã có mặt từ rất sớm cùng nguyện kinh cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Xem Hình
Trong bài chia sẻ lời Chúa ngày cầu cho các đẳng linh hồn, cha chủ tế kêu gọi cộng đoàn hãy luôn biết ơn và nguyện cho các ngài. Vì những người đã khuất họ rất cần lời cầu nguyện của chúng ta. Họ rất cần được thương được nhớ đến. Chúa Giêsu đã hy sinh tấm thân mình vì yêu thương con người tội lỗi. Người đã chết và đã sống lại khải hoàn. Tình yêu của Chúa Giêsu là một mầu nhiệm cao vời. Và cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng ta nữa. Chỉ có tình yêu mới làm cho con người liên kết với những người đã chết. Chỉ có tình yêu mới mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt.
Cha chủ tế cũng mời gọi cộng đoàn hãy luôn cầu nguyện xin lễ cho các tín hữu đã qua đời bằng những thánh lễ và lời kinh, để các linh hồn sớm hưởng tôn nhan Chúa, và xin mọi người hãy tận dụng những kho tàng ân phúc mà Hội Thánh ban: xưng tội rước lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng để cầu nguyện cho các linh hồn.
Sau bài hát kết lễ, cha chủ tế cử hành nghi thức rảy nước thánh trên các phần mộ. Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ.
Maria Nguyễn Hiếu - Truyền thông Phú Cường
Chủ tế thánh lễ này là cha Lucianô Nguyễn Thành Tiến - Phó xứ Bến Sắn.Tham dự thánh lễ có rất đông bà con trong khu vực trại phong, cùng các bệnh nhân đang điều trị tại đây đã có mặt từ rất sớm cùng nguyện kinh cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Xem Hình
Trong bài chia sẻ lời Chúa ngày cầu cho các đẳng linh hồn, cha chủ tế kêu gọi cộng đoàn hãy luôn biết ơn và nguyện cho các ngài. Vì những người đã khuất họ rất cần lời cầu nguyện của chúng ta. Họ rất cần được thương được nhớ đến. Chúa Giêsu đã hy sinh tấm thân mình vì yêu thương con người tội lỗi. Người đã chết và đã sống lại khải hoàn. Tình yêu của Chúa Giêsu là một mầu nhiệm cao vời. Và cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng ta nữa. Chỉ có tình yêu mới làm cho con người liên kết với những người đã chết. Chỉ có tình yêu mới mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt.
Cha chủ tế cũng mời gọi cộng đoàn hãy luôn cầu nguyện xin lễ cho các tín hữu đã qua đời bằng những thánh lễ và lời kinh, để các linh hồn sớm hưởng tôn nhan Chúa, và xin mọi người hãy tận dụng những kho tàng ân phúc mà Hội Thánh ban: xưng tội rước lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng để cầu nguyện cho các linh hồn.
Sau bài hát kết lễ, cha chủ tế cử hành nghi thức rảy nước thánh trên các phần mộ. Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ.
Maria Nguyễn Hiếu - Truyền thông Phú Cường
Giáo Xứ Phước Bình, Gp Xuân Lộc Mừng Lễ Thánh Quan Thầy Martin De Pores
JB Hữu Quang
08:55 05/11/2017
Sáng 5/10/17, Giáo xứ Phước Bình, Long thành, GP Xuân Lộc mừng lễ thánh quan thầy giáo xư : thánh Martin de Pores trong niềm hân hoan đón chào linh mục Bề trên Tỉnh Dòng Đa Minh Việt nam lần đầu tiên đến thăm giáo xư và chù tế thánh lễ đồng tế cùng với 3 linh mục tu sĩ Dòng.
Xem Hình
Giáo xứ Phước Bình khởi đầu từ một giáo điểm vùng rừng núi thuộc huyện Long thành qui tụ một ít giáo dân đến phát hoang làm rẫy sau năm 1975. Linh mục Antôn Nguyễn Đức Hiếu OP(R.I.P) nhiều năm qui tụ giáo dân trong một căn lều tranh trên ngọn đồi do giáo dân hiến tặng để dâng lễ cầu kinh. Đên những năm đầu thập niên 2000, linh mụcNguynễ văn Hướng OP được giao nhiệm vụ trông coi giáo họ biệt lập Martinô và sau đó khi nhà tiền chế bằng tôn đã được sửa sang thành môt nhà nguyện đơn sơ cho công tác mục vụ , Giáo Phận Xuân lộc nâng giáo họ thành giáo xứ Phước Bình trong phạm vi xã Phước Bình, huyện Long thành.
Bằng nhiệt tình và hăng say phục vụ, linh mục quản xứ tiên khởi đã san lấp và xây dựng thêm các công trình phụ như nhà xứ, nhà giáo lý, các tượng đài và gần đây giáo xứ cũng hoàn thành một nghĩa trang (Đât Thánh) cho giáo dân . Linh mục chánh xứ cũng cho biết đã xin dược quyền xữ dụng thêm 3 sào đất với ước vọng xây dựng thánh đường cho đời sống tâm linh của giáo dân, mà ban đầu chỉ khoảng 400 nhân khẩu, nay đã tròm trèm con số ngàn.
Trong bài giảng thánh lễ linh mục Bề trên Tỉnh dòng mô tả thánh bổn mạng Martin thuộc tầng lớp “tận đáy xã hội” như nghéo khó, không học hành,với màu da đen Phi châu, lại là con vô thừa nhận của một bà mẹ nô lệ da đen.. nhưng bằng khiêm tốn và bác ái Ngài đã trở thành một tu sĩ Dòng Đa Minh trong việc phục vụ người nghèo khó. Và Ngài cũng được Giáo hội tuyên Thành, đáng nêu gương cho mọi người. Trong lời dáp lời chào mùng của đại diện giáo dân , cha Bề trên cho rằng danh xưng của giáo xứ Phước Bình đã gói trọn ỳ nghĩa hạnh phúc và bình an cho mọi ngươi.
Trước thánh lễ, giáo dân đã cùng nhau rước kiệu thánh Martin quanh nhà thờ trong khung cảnh trang nghiêm thánh thiện. Cuối lễ giáo xứ cũng tổng kết cuộc thi về thánh Martin cho các em thiếu nhi với 10 giải thưởng.
Sau thánh lễ giáo xư tổ chức tiệc mừng qúi cha, tu sĩ và quan khách. Chương trình văn nghệ với nhiều tiêt mục ca, múa, nhạc bao gồm già trẻ, nam nữ, lớn bé đã lưu lại trong lòng mọi người nhiều ấn tượng đẹp.
JB Hữu Quang
Xem Hình
Giáo xứ Phước Bình khởi đầu từ một giáo điểm vùng rừng núi thuộc huyện Long thành qui tụ một ít giáo dân đến phát hoang làm rẫy sau năm 1975. Linh mục Antôn Nguyễn Đức Hiếu OP(R.I.P) nhiều năm qui tụ giáo dân trong một căn lều tranh trên ngọn đồi do giáo dân hiến tặng để dâng lễ cầu kinh. Đên những năm đầu thập niên 2000, linh mụcNguynễ văn Hướng OP được giao nhiệm vụ trông coi giáo họ biệt lập Martinô và sau đó khi nhà tiền chế bằng tôn đã được sửa sang thành môt nhà nguyện đơn sơ cho công tác mục vụ , Giáo Phận Xuân lộc nâng giáo họ thành giáo xứ Phước Bình trong phạm vi xã Phước Bình, huyện Long thành.
Bằng nhiệt tình và hăng say phục vụ, linh mục quản xứ tiên khởi đã san lấp và xây dựng thêm các công trình phụ như nhà xứ, nhà giáo lý, các tượng đài và gần đây giáo xứ cũng hoàn thành một nghĩa trang (Đât Thánh) cho giáo dân . Linh mục chánh xứ cũng cho biết đã xin dược quyền xữ dụng thêm 3 sào đất với ước vọng xây dựng thánh đường cho đời sống tâm linh của giáo dân, mà ban đầu chỉ khoảng 400 nhân khẩu, nay đã tròm trèm con số ngàn.
Trong bài giảng thánh lễ linh mục Bề trên Tỉnh dòng mô tả thánh bổn mạng Martin thuộc tầng lớp “tận đáy xã hội” như nghéo khó, không học hành,với màu da đen Phi châu, lại là con vô thừa nhận của một bà mẹ nô lệ da đen.. nhưng bằng khiêm tốn và bác ái Ngài đã trở thành một tu sĩ Dòng Đa Minh trong việc phục vụ người nghèo khó. Và Ngài cũng được Giáo hội tuyên Thành, đáng nêu gương cho mọi người. Trong lời dáp lời chào mùng của đại diện giáo dân , cha Bề trên cho rằng danh xưng của giáo xứ Phước Bình đã gói trọn ỳ nghĩa hạnh phúc và bình an cho mọi ngươi.
Trước thánh lễ, giáo dân đã cùng nhau rước kiệu thánh Martin quanh nhà thờ trong khung cảnh trang nghiêm thánh thiện. Cuối lễ giáo xứ cũng tổng kết cuộc thi về thánh Martin cho các em thiếu nhi với 10 giải thưởng.
Sau thánh lễ giáo xư tổ chức tiệc mừng qúi cha, tu sĩ và quan khách. Chương trình văn nghệ với nhiều tiêt mục ca, múa, nhạc bao gồm già trẻ, nam nữ, lớn bé đã lưu lại trong lòng mọi người nhiều ấn tượng đẹp.
JB Hữu Quang
Hình ảnh Lễ Các Đẳng 2017 Gx ĐMHCG Garland, TX
Phạm Thái Hùng
14:19 05/11/2017
Hằng năm vào ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, Gx ĐMHCG có truyền thống dâng lễ cho các người quá cố tại khu vườn Bình An, là nơi lưu trữ tro cuả các thân nhân đã qua đời cuả Gx.
Năm nay cũng vậy, vào thứ Năm ngày 2 tháng 11 vừa qua, trong khung cảnh vàng vọt cuả muà Thu lá đổ, các cha Chánh Xứ Phaolô Nguyễn Tất Hải và Phó Xứ Giuse Nguyễn Minh Quang đã cùng trên 200 giáo dân tới dâng lễ, cầu nguyện và viếng mộ các thân nhân vào lúc 12g trưa cùng ngày.
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Fresno California viếng nghĩa trang
Margarita Nguyễn Phương Lan
18:21 05/11/2017
Chúa Nhật ngày 5 tháng 11 năm 2017 lúc 10giờ sáng Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Fresno California viếng nghĩa trang Thánh Phêrô, cũng như lễ nghi đễ nhớ đến Ông Bà Tổ Tiên, những người thân và quí giáo hữu đang an nghỉ nơi đất thánh này đặt biệt viếng mộ Đức Cha cố John Steinbock, Cha cố Giuse Nguyễn Công Hoán. Thầy phó tế Giuse Nguyễn Phi Hùng cùng giáo dân thắp lên nén nhang, dâng lời cầu nguyện và xin ơn đại xá nhường cho các đẵng linh hồn. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa
Xem Hình
Xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót đưa các linh hồn còn nơi luyện ngục về hưởng nhan thánh Chúa.
Margarita Nguyễn Phương Lan
Xem Hình
Xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót đưa các linh hồn còn nơi luyện ngục về hưởng nhan thánh Chúa.
Margarita Nguyễn Phương Lan
Văn Hóa
Lá thư Canada : Cát Bụi
Trà Lũ
18:36 05/11/2017
Canada là đất thiên đàng, cái gì cũng đẹp cũng tốt, người đã vậy, cây cối hoa cỏ và sinh vật cầm thú cũng đều tốt hết. Riêng tháng cuối thu này, du khách đang bắt đầu tới Canada để ngắm phong cảnh đổi màu, chao ôi là đẹp, đặc biệt rừng phong. Năm nay tôi thấy giới truyền thông báo động về việc đàn ‘buớm vua’ / monarch butterflies đang chậm trễ trong việc trốn mùa đông. Tôi xin nói rõ việc này. Tại Canada trong các loài bướm có loài mang tên ‘bướm vua’ là đẹp nhất. Bướm này rất sợ lạnh. Chúng sinh sống ở Canada mùa xuân, mùa hè và nửa mùa thu mà thôi. Khi trời vừa chớm lạnh là chúng đi trốn ngay. Chúng từ Canada, bay qua nước Mỹ , xuống tận Mexico. Chúng trú mùa đông ở miền nắng ấm quanh năm này. Đầu mùa xuân là chúng bảo nhau trở về đất mẹ Canada. Thân bướm mong manh mà chúng bay một lộ trình dài mấy ngàn cây số. Đáng nể quá chứ. Ông trời đã đặt sẵn lộ trình này trong đầu của con bướm, bao giờ đi, rồi ăn và ngủ ở những nơi nào. Về tới Canada thì chúng mới yêu nhau và sinh sản. Các nhà côn trùng học sợ rằng vì đi trễ nên có thể trên đường bay sẽ không còn cây cỏ làm thực phẩm cho chúng nữa. Người Canada yêu sinh vật thế đó, các cụ ạ. Cụ nào muốn thấy hình dạng con ‘bướm vua’ này, xin mở mạng và bấm ‘ Canadian monarch butterflies’ nha, sẽ thấy liền.
Ngoài tin thời sự con bướm, hiện nay ở Canada báo chí và chợ búa đang tràn đầy hình ảnh mùa lễ Halloween, mùa nhắc mọi người về cõi âm.
Mấy ông bà hàng xóm da trắng của tôi thì rất chăm chỉ trong việc trang trí lối vào nhà, nào đèn bí đỏ, nào sọ người, nào bộ xương người, nào màng nhện, nào mộ bia. Eo ơi, sợ qúa. Tôi thấy trên TV, mặt tiềnTòa Bạch Ốc cũng có màng nhện trắng, mặt người ma và bí đỏ. Anh John thấy bọn tôi ai cũng sợ nhìn những thứ này thì trấn an : Đây là một nét văn hóa Bắc Mỹ, y như người Việt chúng ta dựng cây nêu ngày tết vậy. Cụ Chánh tiên chỉ làng An Lạc của chúng tôi thì gật đầu khi nghe anh John nói như trên, gật xong thì Cụ nói thêm : Tháng 11 này là tháng chúng ta nghĩ tới sự chết, tới những người đã ra đi.
Trong buổi uống trà sau đó Cụ Chánh khai triển thêm ý của mình. Cụ bảo : Năm nay, ngoài việc đi thăm nghĩa trang và xin lễ cho các người thân đã quá vãng, tự nhiên lão nhớ tới Cụ Ngô Đình Diệm, người đã bị nhóm phản loạn hạ sát vào đầu tháng 11, 1963. Bao nhiêu bài báo đã viết về Cụ, khen có, chê có, đủ hết, nhưng lão thấy có mấy điều rất đặc biệt này sau khi Cụ Diệm nằm xuống :
- Qua các hình ảnh và phim tài liệu thì Hoà Tượng Thích Quảng Đức không phải ngài tự thiêu mà bị người ta thiêu. Rõ ràng có người đã đổ xăng và bật que diêm đốt ngài. Việc này là giọt nước cuối cùng tràn ly đã châm ngòi cho quả bom đảo chính 1.11.1963 và Tổng Thống Diệm đã bị hạ sát.
- Tổng Thống JF Kennedy bị ám sát chết ở Texas chỉ sau Cụ Diệm có 3 tuần lễ, 22.11.1963.
- Sau khi Cụ Diệm chết, Thượng Tọa Thích Trí Quang của nhóm Ấn Quang uy quyền ngút ngàn, nhưng nhóm này không đoàn kết được với nhóm Quốc Tự của Thượng Tọa Thích Tâm Châu. Cho đến nay vết chia rẽ này trong Giáo Hội vẫn còn rõ nét.
- Giữa thời uy quyền vàng son của Phật Giáo lúc đó có dự án xây Việt Nam Quốc Tự rất nổi tiếng. Họa đồ vĩ đại đã vẽ xong, đất đai mênh mông trên đường Trần Quốc Toản ở ngay trung tâm Saigon đã có sẵn, và tiền bạc dư thừa do tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ lấy công quỹ bỏ vào rất nhiều. Nhưng việc xây cất đã không thành. Thật đáng tiếc vô cùng. Nếu hồi đó mà giáo hội không chia rẽ thì chúng ta đã có một ngôi chùa lớn và đẹp nhất Đông Nam Á.
Lão nghĩ các việc trên đây có liên hệ tới cái chết của TT Diệm. Gần đây lão được đọc một bài rất hay của học giả Nguyễn Tiến Hưng khi ông so sánh triều đại của Vua Ngô Xương Văn sụp đổ năm 963 dẫn tới loạn 12 sứ quân, với thời đại cuả TT Ngô Đình Diệm sụp đổ năm 1963, đúng 1 ngàn năm sau, cũng dẫn tới bao nhiêu xáo trộn.
Nhưng thôi, nhân tháng 11 lão nói về những sự chết oan khiên và những hậu qủa nghiêm trọng như vậy đủ rồi, lão xin hết, dân làng có chuyện nào hay về sự chết xin kể coi.
Tức thì có liền. Anh H.O. xin kể về cái chết của Cụ Hugh Hefner. Nếu chỉ nói tên suông như vậy thì nhiều người không biết là ai, nhưng nếu nói Cụ Hefner là Vua Playboy thì ai cũng biết liền. Playboy là một nguyệt san bên Hoa Kỳ có thời phát hành 7 triệu số mỗi tháng. Phái nữ thường gọi tờ này là báo của đàn ông. Nhiều anh có máu sợ vợ đã phải mua lén và đọc lén ở sở. Số đầu tiên phát hành tháng 12 năm 1953, với hình bìa là cô đào sexy Marilyn Monroe. Xưa nay ai cũng nghĩ báo này là báo tục tĩu của đàn ông vì toàn đăng hình lõa thể. Thực ra thì nội dung không chỉ là những ảnh các tài tử khỏa thân mà còn có những bài rất giá trị của các nhà văn cự phách và những bài phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng như Vladimir Nabokov tác giả Lolita năm 1962, như mục sư Martin Luther năm 1965, như vợ chồng John Lennon-Yoko Ono năm 1981, Steve Jobs của Apple năm 1985, Fidel Castro của Cuba cũng năm 1985... Cụ Hefner trọn đời cổ võ cho sự tự do của con người. Cụ ra đi ngày 27 tháng 9 vừa qua, lúc 91 tuổi. Cụ có 3 đời vợ và 4 người con. Bà vợ thứ 3 mới 28 tuổi, kém cụ 60 tuổi. Nhưng cụ không chỉ có 3 bà này mà thôi đâu, chính cụ bảo cụ đã ngủ với cả hàng ngàn phụ nữ, những người đẹp nõn nường mê cụ và hiến thân cho cụ. Số báo Playboy đầu tiên in hình nữ tài tử núi lửa Marilyn Monroe. Cụ mê cô đào này lắm nhưng cô không đáp ứng vì anh Hefner lúc đó làm sao sánh được với anh J.F. Kennedy khi ấy đang làm tổng thống và cũng si mê cô. Tuy không được đáp trả nhưng tình yêu em Monroe vẫn mãnh liệt trong tim cụ, nên khi Monroe tự tử chết rồi thì cụ đã mua được căn hộc ở nghiã trang bên cạnh Marilyn Monroe. Kiếp này không được yêu em thì kiếp sau anh quyết nằm bên, phiá tay trái gần tim của em. Cụ đã mua căn hộc này từ năm 1992. Nào mấy ai chết sung sướng bằng Vua Playboy Hugh Hefner ?
Cụ bà B.95 lên tiếng xin nghe chuyện thời sự dễ hiểu. Liền có anh John đáp ứng ngay. Chuyện thứ nhất anh xin kể là chuyện nghiệp đoàn giáo chức của 24 trường đại học ở Ontario, Canada, đang đình công, ảnh hưởng tới gần 300.000 sinh viên. Việc tranh chấp giữa công đoàn giáo chức OPSEU và các ban giám đốc rất căng thẳng. Các sinh viên thì đang lo lắng vì có thể mất một học khóa, như vậy ngày mãn trường sẽ xa hơn. Ở Canada, người ta không sợ chính quyền mà sợ các công đoàn. Công đoàn xe bus, xe điện ngầm mà đình công như thế này thì trời sẽ sập. Người dân Canada sợ nhất các công đoàn. Chính quyền luôn đứng trung lập, nhưng nếu giờ phút chót mà làm hại tới công ích thì lúc đó chính quyền mới nhảy vào, lúc đó chính quyền sẽ xin lệnh quốc hội bắt chấm dứt đình công, rồi việc thảo luận sẽ tính sau. Bà cụ B.95 thở phào : May mà nghiệp đoàn các giáo chức trung học, tiểu học và mẫu giáo không đình công. Họ mà đình công thì biết lấy ai trông coi các cháu ở nhà đây ?
Tin thời sự nóng tiếp theo là tin Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius ở VN vừa mãn nhiệm và đã xin ở lại VN, để phục vụ VN qua ngành giáo dục. Ông sẽ giữ chức Phó chủ tịch Đại Học Fullbright VN kể từ tháng 11 năm nay. Ông Osius là người mê Việt Nam. Ông rất giỏi tiếng Việt, cả nói, cả đọc, cả viết. Ông còn mê văn hoá VN, mê thức ăn VN, mê hát ca trù. Chỉ tiếc một điều ông là người đồng tính, nếu không thì chắc chắn ông đã lấy vợ VN và ở luôn VN.
Tin tiếp theo là Trung Cộng mất chức ‘đông dân nhất trái đất’. Theo nhà nghiên cứu Yi Fuxian của Trường Đại Học Wisconsin-Madison ở Mỹ thì xưa nay Trung Cộng đã khai sai 90 triệu trên sổ khai sinh. Do đó dân số chính xác của Trung Cộng năm 2016 là 1.29 tỷ người, còn Ấn Độ, dân số là 1.32 tỷ. Các cụ nhớ nha, bây giờ nước đông dân nhất thế giới là Ấn Độ nha.
Tin nóng tiếp theo là Nam Hàn đã chuẩn bị xong Thế Vận Hội Mùa Đông năm 2018. Thế Vận Hội này tổ chức tại thành phố Pyeong Chang, chỉ cách xa Bắc Triều Tiên 80 cây số. Nhiều nước đang lo lắng sợ anh Bắc Hàn phá . Một số nước tuyên bố sẽ không gửi phái đoàn thể thao tham dự là nước Pháp, Đức và Áo. Bắc Hàn đang hung hăng với võ khí hạt nhân, anh đang đe dọa Mỹ, Nhật và Nam Hàn. Nghe đến đây thì ông ODP cười ha ha. Khó gì việc này. Nếu Bắc Hàn nhận lời gửi phái đoàn tham dự thì chắc chắn sẽ không có vụ phá hoại. Nước nào cũng đang hồi hộp chờ. Ai dám tin được miệng lưỡi Kim Chính Ủn. Bắc Hàn đã tẩy chay Thế Vận Hội Seoul năm 1988. Nghe đến năm 1988 thì Ông ODP cười lớn tiếng. Ông bảo năm đó, báo chí thế giới cổ võ cho Thế Vận Hội Mùa Hè Seoul này rất nhiều, nhưng có một chuyện nhỏ ít người để ý, riêng ông thì ông nhớ kỹ lắm.
Rằng trong các bài viết của tây phương về du lịch Nam Hàn hồi đó có nhiều bài chê Nam Hàn man rợ về việc ăn thịt chó. Thấy đề tài này sẽ ảnh hưởng tới việc du lịch và việc du khách ăn uống, hội các nhà hàng bán thịt chó liền lên tiếng. Tôi không còn giữ nguyên văn nhưng nhớ đại ý lời Hiệp Hội Thịt Chó của Nam Hàn thế này “ Nè các anh phóng viên tây phương đang chê bai món thịt chó của Nam Hàn, các anh hãy mở mắt và mở tai ra : Ở các nước da trắng các anh, con chó và con mèo là hai con vật thân yêu, các anh gọi chúng là PETS, các anh cưng chúng nó như con, các anh nuôi chúng như nuôi con trong nhà, việc này thì mặc kệ các anh. Còn chúng tôi da vàng, chúng tôi không coi con chó là con cưng như các anh, không coi chúng là PETS, không bế không bồng chúng như con như cháu. Chúng tôi có cả một kỹ nghệ nuôi chó chỉ để ăn thịt như nuôi heo nuôi bò. Pet của chúng tôi không phải chó mèo mà là con chim và con cá, do đó chúng tôi mới nuôi chim trong lồng, nuôi cá trong hồ kính. Các anh cưng chó cưng mèo của các anh ra sao thì chúng tôi cưng chim cưng cá của chúng tôi y như vậy. Các anh sang đất của chúng tôi thì các anh phải biết kính trọng cái văn hoá của chúng tôi. Yêu cầu các anh ngậm miệng lại, không được chê việc chúng tôi ăn thịt chó là man rợ.
Sau bài lên tiếng này thì báo chí ngoại quốc không dám chê bai việc ăn thịt chó nữa. Các cụ nhớ kỹ nha, Pets của người Da trắng là chó mèo, còn Pets của Á đông chúng ta là chim và cá.
Ông ODP vừa nói tới đây xong thì dân làng được cụ Chánh mời vào bàn cơm. Món chính của bữa ăn này là món cà bung. Cụ bảo bữa nay thết dân làng món cà vì lão đọc trong sách thấy món cà tím này được ca ngợi rất nhiều về y học. Người Cao Ly bảo cà này chữa bệnh đau lưng, đau bụng, phong thấp. Người Nigeria coi món cà này là thuốc ngừa thai, chữa kinh phong và viêm khớp. Người Nhật coi món này là thuốc chữa ung thư bao tử.
Ông ODP nghe xong liền phát biểu : cà này tiếng Anh gọi là eggplant, tiếng Pháp gọi là aubergine, đố các bạn biết tiếng Việt gọi là gì. Cụ bà B.95 trả lới ngay : tên nó là cà ghém chứ còn gì nữa. Chị Ba Biên Hoà nói : Bác ơi, cà có nhiều loại, khi trái cà nhỏ và tròn như hình quả trứng thì gọi là cà ghém do đó tiếng Anh mới gọi là eggplant, còn khi nó dài thoòng và màu tím thì gọi là cà tím.
Nghe đến đây thì ông H.O. giơ tay xin nói : Cả làng quên mất chuyện về tên trái cà này của Anh John rồi sao? Năm ngoái, cũng ăn món cà bung, cũng nói về tên trái cà, anh John đã làm cả làng cười vỡ bụng. Anh bảo tên trong tự điển là cà tím, nhưng tiếng dân gian không gọi cà tím mà gọi bằng một tên rất hay và đúng vô cùng : tên nó là cà ‘giái dê’. Anh John đã khen cái tên này hay và đúng hết sức. Các bạn nhìn kỹ cái ấy của con dê và trái cà này mà coi, giống nhau y chang !
Nghe đến đây thì cả làng lại cười bò ra.
Cụ bà B.95 cười tít mắt, còn các cô thì đấm nhau thùm thụp rồi xin anh H.O. đang có đà thì kể tiếp các chuyện cười. Anh H.O. được phe các bà khen thì thích quá, bèn kể thêm. Anh xin được kể mấy chuyện cười về CSVN, hay thấm thía, xin kể nha.
1. Có ký giả hỏi một cụ già : Năm nay Đảng đang hô hào chống tham nhũng, coi bộ là thiệt đó, phải không cụ ?
- Cụ già hỏi lại : Ông nói vậy thì bao nhiêu năm nay Đảng cũng hô hào chống tham nhũng là Đảng nói láo hết à ?
2. Ký giả trên lại hỏi tiếp cụ già chuyện khác : Nếu cụ có 2 biệt thự thì cụ có dâng cho Đảng một cái không ?
- Dâng liền
- Nếu cụ có 2 ôtô con thì cụ có dâng đảng một cái không?
- Dâng liền
- Nếu cụ có 2 con trâu thì cụ có dâng 1 con không?
- Không !
- Ủa, sao kỳ vậy cụ ?
- Vì tui có 2 con trâu, có thiệt mà !
3. Thưa cụ, đồng chí bí thư Đảng bị tụi khủng bố bắt cóc, chúng nó đòi tiền chuộc là 100 tỷ, nếu không chúng nó sẽ thiêu sống. Chính phủ đang hô hào dân đóng góp. Cụ sẽ góp bao nhiêu?
- Lão xin góp 10 lít xăng.
4. Một máy bay công vụ chở toàn các cấp lãnh đạo của Đảng đi công tác, chẳng may máy bay rớt, chết toàn bộ. Về sau có ký giả tới hiện trường phỏng vấn một nông dân :
- Bộ máy bay rớt thì toàn bộ các cấp chết hết cả sao ?
- Khi chúng tôi tới lôi các xác ra thì có một tên ôm chân tôi nói là nó còn sống, tôi không tin, tôi vẫn ném xác nó vào xe xác chết vì xưa nay có lãnh đạo nào nói thực bao giờ đâu !
Nghe đến đây thì cụ B.95 giơ tay xin ngưng. Cụ bảo các chuyện của anh đều đúng sự thực hết nhưng 4 chuyện như vậy đủ rồi. Bây giờ dân làng xin nghe cụ Chánh mấy lời kết.
Cụ Chánh nói ngay : Tháng 11 này được coi là tháng của Cõi Âm, người Công Giáo thì gọi là Tháng Các Đẳng Linh Hồn. Mới đây lão được đọc một bài thơ rất hay trên mạng, Có người bảo là bài thơ của Bùi Giáng, có người bảo là bài thơ của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ, bút hiệu là Như Nhiên, phần chính như thế này :
... Bạn thân ơi, có bao giờ bạn nghĩ
Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi
Cuộc đời ta phù du như cát bụi
Sống hôm nay và đâu biết ngày mai
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi
Lời thơ này làm lão nhớ tới câu nói bất hủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma : ‘ Người ta ai cũng phải chết, nhưng ai cũng sống như mình không bao giờ chết’.
Những ý trên đây sao giống y chang lời trong Kinh Thánh, Sách Thánh Vịnh 102:3, nhà văn Trần Mỹ Duyệt đã dịch thành thơ, lão suy gẫm hằng ngày :
Đời sống con người chóng qua như ngọn cỏ
Như bông hoa nở trong cánh đồng
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi
Nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.
Các cụ có nghĩ đời chúng ta là những ngọn cỏ mong manh này không ?
TRÀ LŨ
Ngoài tin thời sự con bướm, hiện nay ở Canada báo chí và chợ búa đang tràn đầy hình ảnh mùa lễ Halloween, mùa nhắc mọi người về cõi âm.
Mấy ông bà hàng xóm da trắng của tôi thì rất chăm chỉ trong việc trang trí lối vào nhà, nào đèn bí đỏ, nào sọ người, nào bộ xương người, nào màng nhện, nào mộ bia. Eo ơi, sợ qúa. Tôi thấy trên TV, mặt tiềnTòa Bạch Ốc cũng có màng nhện trắng, mặt người ma và bí đỏ. Anh John thấy bọn tôi ai cũng sợ nhìn những thứ này thì trấn an : Đây là một nét văn hóa Bắc Mỹ, y như người Việt chúng ta dựng cây nêu ngày tết vậy. Cụ Chánh tiên chỉ làng An Lạc của chúng tôi thì gật đầu khi nghe anh John nói như trên, gật xong thì Cụ nói thêm : Tháng 11 này là tháng chúng ta nghĩ tới sự chết, tới những người đã ra đi.
Trong buổi uống trà sau đó Cụ Chánh khai triển thêm ý của mình. Cụ bảo : Năm nay, ngoài việc đi thăm nghĩa trang và xin lễ cho các người thân đã quá vãng, tự nhiên lão nhớ tới Cụ Ngô Đình Diệm, người đã bị nhóm phản loạn hạ sát vào đầu tháng 11, 1963. Bao nhiêu bài báo đã viết về Cụ, khen có, chê có, đủ hết, nhưng lão thấy có mấy điều rất đặc biệt này sau khi Cụ Diệm nằm xuống :
- Qua các hình ảnh và phim tài liệu thì Hoà Tượng Thích Quảng Đức không phải ngài tự thiêu mà bị người ta thiêu. Rõ ràng có người đã đổ xăng và bật que diêm đốt ngài. Việc này là giọt nước cuối cùng tràn ly đã châm ngòi cho quả bom đảo chính 1.11.1963 và Tổng Thống Diệm đã bị hạ sát.
- Tổng Thống JF Kennedy bị ám sát chết ở Texas chỉ sau Cụ Diệm có 3 tuần lễ, 22.11.1963.
- Sau khi Cụ Diệm chết, Thượng Tọa Thích Trí Quang của nhóm Ấn Quang uy quyền ngút ngàn, nhưng nhóm này không đoàn kết được với nhóm Quốc Tự của Thượng Tọa Thích Tâm Châu. Cho đến nay vết chia rẽ này trong Giáo Hội vẫn còn rõ nét.
- Giữa thời uy quyền vàng son của Phật Giáo lúc đó có dự án xây Việt Nam Quốc Tự rất nổi tiếng. Họa đồ vĩ đại đã vẽ xong, đất đai mênh mông trên đường Trần Quốc Toản ở ngay trung tâm Saigon đã có sẵn, và tiền bạc dư thừa do tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ lấy công quỹ bỏ vào rất nhiều. Nhưng việc xây cất đã không thành. Thật đáng tiếc vô cùng. Nếu hồi đó mà giáo hội không chia rẽ thì chúng ta đã có một ngôi chùa lớn và đẹp nhất Đông Nam Á.
Lão nghĩ các việc trên đây có liên hệ tới cái chết của TT Diệm. Gần đây lão được đọc một bài rất hay của học giả Nguyễn Tiến Hưng khi ông so sánh triều đại của Vua Ngô Xương Văn sụp đổ năm 963 dẫn tới loạn 12 sứ quân, với thời đại cuả TT Ngô Đình Diệm sụp đổ năm 1963, đúng 1 ngàn năm sau, cũng dẫn tới bao nhiêu xáo trộn.
Nhưng thôi, nhân tháng 11 lão nói về những sự chết oan khiên và những hậu qủa nghiêm trọng như vậy đủ rồi, lão xin hết, dân làng có chuyện nào hay về sự chết xin kể coi.
Tức thì có liền. Anh H.O. xin kể về cái chết của Cụ Hugh Hefner. Nếu chỉ nói tên suông như vậy thì nhiều người không biết là ai, nhưng nếu nói Cụ Hefner là Vua Playboy thì ai cũng biết liền. Playboy là một nguyệt san bên Hoa Kỳ có thời phát hành 7 triệu số mỗi tháng. Phái nữ thường gọi tờ này là báo của đàn ông. Nhiều anh có máu sợ vợ đã phải mua lén và đọc lén ở sở. Số đầu tiên phát hành tháng 12 năm 1953, với hình bìa là cô đào sexy Marilyn Monroe. Xưa nay ai cũng nghĩ báo này là báo tục tĩu của đàn ông vì toàn đăng hình lõa thể. Thực ra thì nội dung không chỉ là những ảnh các tài tử khỏa thân mà còn có những bài rất giá trị của các nhà văn cự phách và những bài phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng như Vladimir Nabokov tác giả Lolita năm 1962, như mục sư Martin Luther năm 1965, như vợ chồng John Lennon-Yoko Ono năm 1981, Steve Jobs của Apple năm 1985, Fidel Castro của Cuba cũng năm 1985... Cụ Hefner trọn đời cổ võ cho sự tự do của con người. Cụ ra đi ngày 27 tháng 9 vừa qua, lúc 91 tuổi. Cụ có 3 đời vợ và 4 người con. Bà vợ thứ 3 mới 28 tuổi, kém cụ 60 tuổi. Nhưng cụ không chỉ có 3 bà này mà thôi đâu, chính cụ bảo cụ đã ngủ với cả hàng ngàn phụ nữ, những người đẹp nõn nường mê cụ và hiến thân cho cụ. Số báo Playboy đầu tiên in hình nữ tài tử núi lửa Marilyn Monroe. Cụ mê cô đào này lắm nhưng cô không đáp ứng vì anh Hefner lúc đó làm sao sánh được với anh J.F. Kennedy khi ấy đang làm tổng thống và cũng si mê cô. Tuy không được đáp trả nhưng tình yêu em Monroe vẫn mãnh liệt trong tim cụ, nên khi Monroe tự tử chết rồi thì cụ đã mua được căn hộc ở nghiã trang bên cạnh Marilyn Monroe. Kiếp này không được yêu em thì kiếp sau anh quyết nằm bên, phiá tay trái gần tim của em. Cụ đã mua căn hộc này từ năm 1992. Nào mấy ai chết sung sướng bằng Vua Playboy Hugh Hefner ?
Cụ bà B.95 lên tiếng xin nghe chuyện thời sự dễ hiểu. Liền có anh John đáp ứng ngay. Chuyện thứ nhất anh xin kể là chuyện nghiệp đoàn giáo chức của 24 trường đại học ở Ontario, Canada, đang đình công, ảnh hưởng tới gần 300.000 sinh viên. Việc tranh chấp giữa công đoàn giáo chức OPSEU và các ban giám đốc rất căng thẳng. Các sinh viên thì đang lo lắng vì có thể mất một học khóa, như vậy ngày mãn trường sẽ xa hơn. Ở Canada, người ta không sợ chính quyền mà sợ các công đoàn. Công đoàn xe bus, xe điện ngầm mà đình công như thế này thì trời sẽ sập. Người dân Canada sợ nhất các công đoàn. Chính quyền luôn đứng trung lập, nhưng nếu giờ phút chót mà làm hại tới công ích thì lúc đó chính quyền mới nhảy vào, lúc đó chính quyền sẽ xin lệnh quốc hội bắt chấm dứt đình công, rồi việc thảo luận sẽ tính sau. Bà cụ B.95 thở phào : May mà nghiệp đoàn các giáo chức trung học, tiểu học và mẫu giáo không đình công. Họ mà đình công thì biết lấy ai trông coi các cháu ở nhà đây ?
Tin thời sự nóng tiếp theo là tin Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius ở VN vừa mãn nhiệm và đã xin ở lại VN, để phục vụ VN qua ngành giáo dục. Ông sẽ giữ chức Phó chủ tịch Đại Học Fullbright VN kể từ tháng 11 năm nay. Ông Osius là người mê Việt Nam. Ông rất giỏi tiếng Việt, cả nói, cả đọc, cả viết. Ông còn mê văn hoá VN, mê thức ăn VN, mê hát ca trù. Chỉ tiếc một điều ông là người đồng tính, nếu không thì chắc chắn ông đã lấy vợ VN và ở luôn VN.
Tin tiếp theo là Trung Cộng mất chức ‘đông dân nhất trái đất’. Theo nhà nghiên cứu Yi Fuxian của Trường Đại Học Wisconsin-Madison ở Mỹ thì xưa nay Trung Cộng đã khai sai 90 triệu trên sổ khai sinh. Do đó dân số chính xác của Trung Cộng năm 2016 là 1.29 tỷ người, còn Ấn Độ, dân số là 1.32 tỷ. Các cụ nhớ nha, bây giờ nước đông dân nhất thế giới là Ấn Độ nha.
Tin nóng tiếp theo là Nam Hàn đã chuẩn bị xong Thế Vận Hội Mùa Đông năm 2018. Thế Vận Hội này tổ chức tại thành phố Pyeong Chang, chỉ cách xa Bắc Triều Tiên 80 cây số. Nhiều nước đang lo lắng sợ anh Bắc Hàn phá . Một số nước tuyên bố sẽ không gửi phái đoàn thể thao tham dự là nước Pháp, Đức và Áo. Bắc Hàn đang hung hăng với võ khí hạt nhân, anh đang đe dọa Mỹ, Nhật và Nam Hàn. Nghe đến đây thì ông ODP cười ha ha. Khó gì việc này. Nếu Bắc Hàn nhận lời gửi phái đoàn tham dự thì chắc chắn sẽ không có vụ phá hoại. Nước nào cũng đang hồi hộp chờ. Ai dám tin được miệng lưỡi Kim Chính Ủn. Bắc Hàn đã tẩy chay Thế Vận Hội Seoul năm 1988. Nghe đến năm 1988 thì Ông ODP cười lớn tiếng. Ông bảo năm đó, báo chí thế giới cổ võ cho Thế Vận Hội Mùa Hè Seoul này rất nhiều, nhưng có một chuyện nhỏ ít người để ý, riêng ông thì ông nhớ kỹ lắm.
Rằng trong các bài viết của tây phương về du lịch Nam Hàn hồi đó có nhiều bài chê Nam Hàn man rợ về việc ăn thịt chó. Thấy đề tài này sẽ ảnh hưởng tới việc du lịch và việc du khách ăn uống, hội các nhà hàng bán thịt chó liền lên tiếng. Tôi không còn giữ nguyên văn nhưng nhớ đại ý lời Hiệp Hội Thịt Chó của Nam Hàn thế này “ Nè các anh phóng viên tây phương đang chê bai món thịt chó của Nam Hàn, các anh hãy mở mắt và mở tai ra : Ở các nước da trắng các anh, con chó và con mèo là hai con vật thân yêu, các anh gọi chúng là PETS, các anh cưng chúng nó như con, các anh nuôi chúng như nuôi con trong nhà, việc này thì mặc kệ các anh. Còn chúng tôi da vàng, chúng tôi không coi con chó là con cưng như các anh, không coi chúng là PETS, không bế không bồng chúng như con như cháu. Chúng tôi có cả một kỹ nghệ nuôi chó chỉ để ăn thịt như nuôi heo nuôi bò. Pet của chúng tôi không phải chó mèo mà là con chim và con cá, do đó chúng tôi mới nuôi chim trong lồng, nuôi cá trong hồ kính. Các anh cưng chó cưng mèo của các anh ra sao thì chúng tôi cưng chim cưng cá của chúng tôi y như vậy. Các anh sang đất của chúng tôi thì các anh phải biết kính trọng cái văn hoá của chúng tôi. Yêu cầu các anh ngậm miệng lại, không được chê việc chúng tôi ăn thịt chó là man rợ.
Sau bài lên tiếng này thì báo chí ngoại quốc không dám chê bai việc ăn thịt chó nữa. Các cụ nhớ kỹ nha, Pets của người Da trắng là chó mèo, còn Pets của Á đông chúng ta là chim và cá.
Ông ODP vừa nói tới đây xong thì dân làng được cụ Chánh mời vào bàn cơm. Món chính của bữa ăn này là món cà bung. Cụ bảo bữa nay thết dân làng món cà vì lão đọc trong sách thấy món cà tím này được ca ngợi rất nhiều về y học. Người Cao Ly bảo cà này chữa bệnh đau lưng, đau bụng, phong thấp. Người Nigeria coi món cà này là thuốc ngừa thai, chữa kinh phong và viêm khớp. Người Nhật coi món này là thuốc chữa ung thư bao tử.
Ông ODP nghe xong liền phát biểu : cà này tiếng Anh gọi là eggplant, tiếng Pháp gọi là aubergine, đố các bạn biết tiếng Việt gọi là gì. Cụ bà B.95 trả lới ngay : tên nó là cà ghém chứ còn gì nữa. Chị Ba Biên Hoà nói : Bác ơi, cà có nhiều loại, khi trái cà nhỏ và tròn như hình quả trứng thì gọi là cà ghém do đó tiếng Anh mới gọi là eggplant, còn khi nó dài thoòng và màu tím thì gọi là cà tím.
Nghe đến đây thì ông H.O. giơ tay xin nói : Cả làng quên mất chuyện về tên trái cà này của Anh John rồi sao? Năm ngoái, cũng ăn món cà bung, cũng nói về tên trái cà, anh John đã làm cả làng cười vỡ bụng. Anh bảo tên trong tự điển là cà tím, nhưng tiếng dân gian không gọi cà tím mà gọi bằng một tên rất hay và đúng vô cùng : tên nó là cà ‘giái dê’. Anh John đã khen cái tên này hay và đúng hết sức. Các bạn nhìn kỹ cái ấy của con dê và trái cà này mà coi, giống nhau y chang !
Nghe đến đây thì cả làng lại cười bò ra.
Cụ bà B.95 cười tít mắt, còn các cô thì đấm nhau thùm thụp rồi xin anh H.O. đang có đà thì kể tiếp các chuyện cười. Anh H.O. được phe các bà khen thì thích quá, bèn kể thêm. Anh xin được kể mấy chuyện cười về CSVN, hay thấm thía, xin kể nha.
1. Có ký giả hỏi một cụ già : Năm nay Đảng đang hô hào chống tham nhũng, coi bộ là thiệt đó, phải không cụ ?
- Cụ già hỏi lại : Ông nói vậy thì bao nhiêu năm nay Đảng cũng hô hào chống tham nhũng là Đảng nói láo hết à ?
2. Ký giả trên lại hỏi tiếp cụ già chuyện khác : Nếu cụ có 2 biệt thự thì cụ có dâng cho Đảng một cái không ?
- Dâng liền
- Nếu cụ có 2 ôtô con thì cụ có dâng đảng một cái không?
- Dâng liền
- Nếu cụ có 2 con trâu thì cụ có dâng 1 con không?
- Không !
- Ủa, sao kỳ vậy cụ ?
- Vì tui có 2 con trâu, có thiệt mà !
3. Thưa cụ, đồng chí bí thư Đảng bị tụi khủng bố bắt cóc, chúng nó đòi tiền chuộc là 100 tỷ, nếu không chúng nó sẽ thiêu sống. Chính phủ đang hô hào dân đóng góp. Cụ sẽ góp bao nhiêu?
- Lão xin góp 10 lít xăng.
4. Một máy bay công vụ chở toàn các cấp lãnh đạo của Đảng đi công tác, chẳng may máy bay rớt, chết toàn bộ. Về sau có ký giả tới hiện trường phỏng vấn một nông dân :
- Bộ máy bay rớt thì toàn bộ các cấp chết hết cả sao ?
- Khi chúng tôi tới lôi các xác ra thì có một tên ôm chân tôi nói là nó còn sống, tôi không tin, tôi vẫn ném xác nó vào xe xác chết vì xưa nay có lãnh đạo nào nói thực bao giờ đâu !
Nghe đến đây thì cụ B.95 giơ tay xin ngưng. Cụ bảo các chuyện của anh đều đúng sự thực hết nhưng 4 chuyện như vậy đủ rồi. Bây giờ dân làng xin nghe cụ Chánh mấy lời kết.
Cụ Chánh nói ngay : Tháng 11 này được coi là tháng của Cõi Âm, người Công Giáo thì gọi là Tháng Các Đẳng Linh Hồn. Mới đây lão được đọc một bài thơ rất hay trên mạng, Có người bảo là bài thơ của Bùi Giáng, có người bảo là bài thơ của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ, bút hiệu là Như Nhiên, phần chính như thế này :
... Bạn thân ơi, có bao giờ bạn nghĩ
Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi
Cuộc đời ta phù du như cát bụi
Sống hôm nay và đâu biết ngày mai
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi
Lời thơ này làm lão nhớ tới câu nói bất hủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma : ‘ Người ta ai cũng phải chết, nhưng ai cũng sống như mình không bao giờ chết’.
Những ý trên đây sao giống y chang lời trong Kinh Thánh, Sách Thánh Vịnh 102:3, nhà văn Trần Mỹ Duyệt đã dịch thành thơ, lão suy gẫm hằng ngày :
Đời sống con người chóng qua như ngọn cỏ
Như bông hoa nở trong cánh đồng
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi
Nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.
Các cụ có nghĩ đời chúng ta là những ngọn cỏ mong manh này không ?
TRÀ LŨ
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 6/11/2017
VietCatholic Network
16:37 05/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 5 tháng 11.
2- Đức Giáo Hoàng cử hành thánh lễ tại nghĩa trang các binh sĩ Hoa Kỳ tại Ý.
3- Đức Thánh Cha viếng nơi tưởng niệm 355 nạn nhân Đức Quốc Xã.
4- Đức Thánh Cha đau buồn trước những cuộc tấn công khủng bố tuần qua.
5- Đức Thánh Cha kêu gọi các Đại Học Công Giáo giúp di dân.
6- Đức Hồng Y Fernando Filoni ca ngợi chứng tá anh hùng của người Công Giáo
Uganda.
7- Kẻ giết một nữ tu được mời dự thánh lễ tuyên phong Chân Phước của chị.
8- Các chiến dịch phò sinh giúp tỷ lệ phá thai ở Hoa kỳ giảm 25%.
9- Ủy ban Sinh Viên Vụ Georgetown bỏ phiếu, không cúp ngân khoản tài trợ hoạt động nhóm Love Saxa.
10- Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Melbourne, Australia.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Xin Ngài Thương Con.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Giáo Hội Năm Châu 06/11/2017: Tòa Thánh và cuộc khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:46 05/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trưa thứ Bảy, ngày 28 tháng 10, Đức Hồng Y Fernando Filoni đã chủ tọa lễ cung hiến Đền thờ Các Thánh Tử Đạo Uganda tại Munyonyo. Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói:
“Hôm nay chúng ta cũng tụ tập tại nơi này, nơi các nhà truyền giáo đầu tiên đã từng tuyên xưng Lời Chúa và thành lập nên cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Giống như Dân Thiên Chúa cổ xưa, ở đây chúng ta lắng nghe Lời Chúa, mà các Thánh Tử Đạo ở Uganda đã vâng phục đến mức đổ máu mình.” Đức Hồng Y chỉ ra rằng “ngay từ đầu các vị đã hiểu tầm quan trọng của việc dạy bảo cho dân chúng Lời Chúa mà họ đã lãnh nhận; và có lẽ là bằng chứng nổi bật nhất về sự gắn bó của các Thánh Tử Đạo đối với Lời Chúa là cách các vị ra đi truyền giáo. Những người giáo dân này gánh vác trọng trách lãnh đạo các cộng đồng Kitô hữu và tiếp tục hướng dẫn họ trong đức tin để khi những nhà truyền giáo quay trở lại, họ đã thấy một sự gia tăng kỳ diệu số lượng người dạy giáo lý và mức độ trung thành với Lời Chúa”.
“Một động lực mới nhằm thúc đẩy phúc âm hoá, và cũng là một trong những ước muốn của tôi dành cho anh chị em trong Năm Thánh này là một sự gắn bó mới với Lời Chúa, đặc biệt là trong các gia đình. Các gia đình Công Giáo cần có sự tiếp xúc trực tiếp hơn với Kinh Thánh; nếu không, các giáo phái sẽ tiếp tục lợi dụng điểm yếu đó và do đó tiếp tục gây lầm lạc nơi nhiều tín hữu Công Giáo của chúng ta, như nó đang xảy ra”
Buổi chiều Bảy, 28 tháng 10, Đức Hồng Y Filoni đã viếng thăm một ngôi nhà dành cho người cao niên do các Nhà truyền giáo người nghèo, một giáo đoàn do cha Ambrose Kulandairaj và cha Murray Goodman thành lập vào năm 1999, tại Nalukolongo, và sau đó ngài thăm một nhà trẻ ở Busega.
2. Quốc Hội Pakistan có thể sẽ thông qua dự luật nhìn nhận hôn nhân Kitô Giáo
Bộ Nhân quyền Pakistan đã gửi cho Bộ Tư pháp nước này văn bản về việc công nhận dân sự phép hôn phối được cử hành trong các nhà thờ Kitô Giáo. Bộ Tư pháp sẽ xem xét lại toàn bộ văn bản trước khi gửi đến Văn phòng Thủ tướng Chính phủ để duyệt xét và đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội .
Quyết định này đã Bộ trưởng Nhân quyền, Mumtaz Ahmed Tarar loan báo trong cuộc gặp gỡ với một phái đoàn đại diện cho các cộng đồng Kitô hữu hôm 29 tháng 10.
Bộ trưởng nói với các thành viên của phái đoàn rằng dự luật được soạn thảo sau khi tham khảo ý kiến với tất cả các cộng đồng Kitô hữu, bao gồm các nhà lãnh đạo các tôn giáo chính trong nước (Anh Giáo, Công Giáo, và các hệ phái Tin Lành). Ông cho biết thêm văn bản đã được gửi tới Bộ Tư pháp để xem xét “các vấn đề pháp lý” và để xác định rằng không có mâu thuẫn với các luật khác, trước khi Quốc hội bỏ phiếu chung thẩm.
Kitô hữu ở Pakistan chiếm khoảng 2% dân số. Người Ấn Giáo tuy ít hơn (chỉ khoảng 1.5%) nhưng năm 2016, chính phủ đã thông qua “Đạo luật kết hôn Ấn Giáo năm 2015”, chính thức công nhận về mặt dân sự việc kết hôn thực hiện tại các đền thờ Ấn Giáo.
3. Phòng Báo Chí Tòa Thánh bác bỏ tin tức nói Đức Thánh Cha đang giúp đàm phán với Kim Jong-un
Phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 30 tháng 10, phủ nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang tham gia vào các nỗ lực nhằm làm trung gian đàm phán với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, hay còn gọi là Kim Chính Ân.
Các báo cáo về sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng trong cuộc khủng hoảng giữa Hoa Kỳ và quốc gia cộng sản này đã nảy sinh sau khi Tòa Thánh thông báo về một hội nghị giải trừ quân bị sẽ được tổ chức tại Vatican vào tuần tới.
Thông cáo báo chí, trước hết, khẳng định rằng “Đức Thánh Cha đang làm việc với quyết tâm thúc đẩy các điều kiện cần thiết cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân.”
Ông Greg Burke, giám đốc Phòng báo chí Tòa thánh viết:
“Đức Thánh Cha đang làm việc với quyết tâm thúc đẩy các điều kiện cần thiết cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân như ngài đã nhắc lại hồi tháng 3 năm ngoái trong một thông điệp gửi đến một hội nghị Liên Hợp Quốc, được triệu tập cho mục đích này.
Do đó, một hội nghị quan trọng sẽ được Bộ Phục Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện tổ chức vào tuần tới với chủ đề ‘Triển vọng cho một Thế giới không có vũ khí hạt nhân và cho sự phát triển toàn diện’ . Tuy nhiên, hoàn toàn không đúng khi nói đến vai trò hòa giải của Đức Thánh Cha.”
4. Đức Thánh Cha Phanxicô và Ðức Tổng giám mục Welby kêu gọi hoà bình ở Nam Sudan.
Hôm thứ Sáu 27 tháng 10 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tổng giám mục Canterbury, tiến sĩ Justin Welby, cùng với vị tân giám đốc Trung tâm Anh giáo ở Roma, Tổng giám mục Bernard Ntahoturi người Burundi. Sau cuộc hội kiến kéo dài nửa giờ tại Ðiện Tông Toà, hai Tổng giám mục Anh giáo và hai phu nhân đã dùng bữa trưa với Đức Thánh Cha tại Nhà khách Santa Marta để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Ngày hôm trước, nhà lãnh đạo Anh giáo đã chủ sự giờ Kinh Chiều tại nhà thờ Caravita ở Roma để đặt Tổng giám mục Bernard Ntahoturi làm đại diện chính thức của mình tại Toà Thánh. Trong bài giảng, Ðức Tổng giám mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, trước đây từng làm Sứ thần Toà Thánh tại Burundi, nhấn mạnh rằng việc dấn thân cho đại kết là một mệnh lệnh đạo đức đối với mọi Kitô hữu.
Trong cuộc trao đổi với Radio Vatican sau đó, Ðức Tổng giám mục Welby đã cho biết thêm về cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha và về dự định viếng thăm Nam Sudan cùng với Đức Thánh Cha.
Vị Tổng giám mục Anh giáo nói rằng cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha là “rất ý nghĩa, và cũng tràn ngập niềm vui, tiếng cười, rất thoải mái và lại súc tích”. Ðặc biệt, hai người đã nói về những mối quan tâm chung đối với các xung đột, nạn buôn bán người và sự cần thiết phải thống nhất Giáo hội trong một thế giới bị rạn nứt.
Ðức Tổng giám mục Welby nói rằng, giống như những người tiền nhiệm trong các chuyến viếng thăm Roma trước đây, ngài cũng đeo chiếc nhẫn giám mục mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tặng cho Ðức Tổng giám mục Michael Ramsey năm 1966. Ngài nói rằng từ đó đến nay đã có những tiến bộ to lớn hướng đến hiệp nhất, và cả ARCIC lẫn IARCCUM đã “tiếp tục các cuộc đối thoại thần học và truyền giáo rất hiệu quả”. Bên cạnh đó, còn có đại kết trong hành động và trong cầu nguyện, là điều phát triển từ công trình thần học, nhưng cũng thúc đẩy đại kết tiến về phía trước.
Nói về sự thiếu hiệp nhất trong bí tích Thánh Thể, Ðức Tổng giám mục Welby nói rằng ngài vẫn nhớ đến điều đó mỗi ngày tại Ðiện Lambeth, khi cử hành cùng với các thành viên Công Giáo và không Công Giáo của cộng đồng giới trẻ Thánh Anselmô. Ðiều đó quả là đau đớn, nhưng trong một ý nghĩa khác, lại là “một nỗi đau cần thiết buộc chúng ta nỗ lực hơn nữa để hiệp nhất”.
Khi được hỏi về một chuyến viếng thăm Nam Sudan cùng với Đức Thánh Cha, nhà lãnh đạo Anh giáo nói rằng “một chuyến viếng thăm như vậy phải được thực hiện ngay khi nó có thể tạo ra một sự khác biệt lớn” và “nghiêng cán cân về phía hoà bình”. Ngài nói rằng ngài cùng với Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị “hãy từ bỏ bạo lực và nghĩ đến người dân Nam Sudan”. Ngài nhắc lại chuyến viếng thăm gần đây đến các trại tị nạn ở phía Bắc Uganda có 260,000 người, một phần nhỏ trong số này đã chạy trốn bạo lực. Chúng tôi “trông chờ và cầu nguyện” cho các nhà lãnh đạo chính trị hoán cải tâm hồn.
Khi được hỏi về sự chia rẽ trong Giáo hội Anh giáo, đặc biệt là về vấn đề đồng tính luyến ái, Ðức Tổng giám mục Welby nói rằng “Ðừng để cho mình bị tê liệt vì những mối bất đồng”, mà tất cả các Giáo hội đang phải đối mặt. Trong một cộng đồng đa dạng như thế giới Anh giáo, ngài nói thêm, chắc chắn có những bất đồng “nhưng chúng ta phải nhìn thấy lời Chúa Kitô kêu gọi hiệp nhất trong việc phục vụ người nghèo ... và đừng để bất cứ điều gì khiến chúng ta sao nhãng sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
5. Ðức Thánh Cha kêu gọi cải tổ tinh thần Âu Châu.
Ðức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tín hữu Kitô góp phần cải tổ tinh thần của Âu Châu và ngài cũng kêu gọi chính quyền đại lục này nhìn nhận vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội.
Ðức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài diễn văn dài tại buổi kiến kiến 350 tham dự viên Hội nghị về đề tài “Nghĩ lại Âu Châu” nhóm tại Roma trong hai ngày 27 và 28 tháng 10 năm 2017, với sự tham dự của các nhà chính trị, các Hồng Y, Giám Mục, các đại sứ, đại diện các phong trào và nhiều tín hữu Kitô khác. Hội nghị do Ủy ban Giám Mục Liên hiệp Âu Châu, gọi tắt là Comece, tổ chức.
Ðức Thánh Cha tái khẳng định nền tảng của Âu Châu chính là con người và các cộng đoàn mà Kitô hữu mong muốn và có thể góp phần xây dựng. Những “viên gạch” trong công trình này là “sự đối thoại, bao gồm mọi ngừơi, tình liên đới, phát triển và hòa bình”.
Ðức Thánh Cha nói:
“Từ Ðại Tây dương đến rặng núi Ural, từ Bắc Cực đến Ðịa Trung Hải, Âu Châu phải là một nơi đối thoại, theo một nghĩa nào đó, giống như diễn trường Agorà ngày xưa. Âu Châu không phải chỉ là một không gian kinh tế, nhưng còn là một con tim của chính trị”.
Và Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy cứu xét vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội, cũng như việc đối thoại liên tôn là điều có thể giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại Âu Châu. Trong chiều hướng này, ngài cảnh giác chống lại một thứ thành kiến duy thế tục vẫn còn thịnh hành: người ta không nhận thức được giá trị của tôn giáo trong đời sống công cộng, và muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư. Nhưng làm như thế, người ta thiết lập một sự thống trị của một thứ tư tưởng duy nhất, một hiện tượng rất phổ biến trong các môi trường quốc tế, để rồi coi việc khẳng định căn tính tôn giáo là một nguy hiểm đối với chủ nghĩa bá quyền của họ, và rốt cục tạo nên một sự đối nghịch giữa quyền tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác”.
Ðức Thánh Cha cũng đề cập đến vấn đề thời sự là di dân. Ngài nói: “Âu Châu phải trở thành một không gian bao gồm mọi người, nhưng đồng thời cũng đề cao giá trị của những khác biệt. Trong viễn tượng này, những ngừơi di dân là một tài nguyên, hơn là một gánh nặng, và không thể bị gạt bỏ tùy ý. Ðàng khác, các chính quyền cũng phải quản lý một cách thận trọng vấn đề di dân. Tuy không phải là dựng lên những bức tường, nhưng cần làm sao để tiến trình di dân tuân hành các quy luật. Về phía những ngừơi nhập cư, họ phải tôn trọng và hấp thụ nền văn hóa của quốc gia tiếp đón họ”.
Ðề cập đến sự xung đột các thế hệ chưa từng có ở Âu Châu kể từ thập niên 1960, Ðức Thánh Cha cũng nhắc đến mùa đông dân số ở đại lục này và nói rằng: tại Âu Châu người ta ít sinh con, và quá nhiều thai nhi bị tước bỏ quyền được sinh ra, đó cũng là vì người ta khám phá thấy mình không có khả năng chuyển giao cho người trẻ những phương tiện vật chất và văn hóa để đương đầu với tương lai. Ngoài ra, Âu Châu cũng đang ở trong tình trạng thiếu trí nhớ, do đó cần phải tái khám phá giá trị quá khứ của mình để làm cho hiện tại của mình được phong phú và trao lại cho các thế hệ mai sau một tương lai hy vọng. Bao nhiêu người trẻ đang ngỡ ngàng lạc hướng đứng trước sự vắng bóng các căn cội và viễn tượng, trong khi nền giáo dục phải có sự can dự của toàn thể xã hội”.
6. Sứ điệp Ðức Thánh Cha gửi các tu hội đời.
Ðức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các thành viên các tu hội đời hãy mang vào trần thế, vào những hoàn cảnh mình sinh sống, lời đã lắng nghe từ Thiên Chúa.
Ngài đưa ra lời mọi gọi trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự Hội nghị các tu hội đời Italia, nhóm tại Học Viện Augustinianum ở Roma trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2017 nhân dịp kỷ niệm 70 năm Tông hiến “Provida Mater Ecclesiae” (Mẹ quan phòng của Giáo Hội), do Ðức Giáo Hoàng Piô 12 ban hành về các tu hội đời. Chủ đề của Hội nghị là “Ði xa hơn và ở giữa. Các tu hội đời: những chuyện say mê và ngôn sứ cho Thiên Chúa và thế giới”.
Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc đến tính chất “cách mạng” trong hình thức mới của đời thánh hiến: các giáo dân và linh mục giáo phận được kêu gọi sống các lời khuyên Phúc Âm giữa đời trong cuộc sống thường nhật hoặc trong sứ vụ mục vụ. Ngài viết: “Ngày nay, anh chị em được kêu gọi trở thành những người khiêm tốn và hăng say mang ý nghĩa của thế giới và lịch sử, trong Chúa Kitô và trong Thánh Linh của Người. Sự kiện anh chị em ở giữa đời không phải chỉ là một hoàn cảnh xã hội học, nhưng còn là một thực tại thần học, giúp anh em chú ý, nhìn, nghe, đồng cảm, chia sẻ niềm vui và trực giác những nhu cầu”.
Ðức Thánh Cha gợi ý với các thành viên tu hội đợi 5 thái độ tinh thần giúp tiến bước trong hành trình ơn gọi đặc thù của mình, đó là:
- Cầu nguyện để kết hiệp với Thiên Chúa; gần gũi với tâm hồn và lắng nghe tiếng Chúa;
- Biết phân định những điều thiết yếu với những điều phụ thuộc; làm cho sự khôn ngoan trở nên nhạy bén bằng cách vun trồng nó ngày qua ngày, giúp nhìn thấy đâu là những trách nhiệm cần lãnh nhận và đâu là những công tác ưu tiên.
- Chia sẻ số phận của mỗi người nam nữ, dù những biến cố của thế giới bi thảm và đen tối, vẫn không bỏ mặc cho số phận của thế giới, như Chúa Giêsu và cùng với Chúa yêu thương đến cùng.
- Với ơn Chúa, mang lại can đảm, không bao giờ mất niềm tín thác, biết nhìn điều tốt trong mọi sự.
- Sau cùng là có thiện cảm với thế giới và con người.
Hội nghị các tu hội đời Italia đã kết thúc với thánh lễ lúc 1 giờ trưa Chúa Nhật 29 tháng 10 năm 2017 do Ðức Hồng Y João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ các dòng tu và tu hội đời chủ sự tại Ðền thờ Thánh Phêrô.
Trên thế giới hiện nay có 193 tu hội đời với tổng cộng gần 32,400 thành viên. (Rei 28-10-2017)
7. Các Giám mục Colombia phản đối luật trợ tử đối với trẻ vị thành niên.
“Ðó là sự vi phạm trầm trọng phẩm giá của con người”, Hội đồng Giám mục Colombia đã phê bình như thế về quyết định mới đây của Bộ Lập pháp Colombia, cho phép áp dụng “eutanasia” (giúp cho chết êm dịu) ngay cả với những trẻ em vị thành niên.
Trong thông cáo được đức cha chủ tịch Oscar Urbina - tổng giám mục giáo phận Villavicencio, đức cha Ricardo Tobón - Tổng giám mục Giáo phận Medellín và Ðức cha Tổng thư ký Elkin Alvarez - Giám Mục Phụ Tá giáo phận Medellín, đồng ký tên, các đức cha nói rằng: “Chúng tôi nhận thấy rằng quyết định mới đây của Tòa án về việc điều chỉnh vấn đề này đi ngược với nguyên tắc của hiến pháp là bảo vệ sự sống (điều 11) và mở ra một thực tế là xã hội đi đến chỗ hợp pháp hóa việc loại trừ một số người, đặc biệt những người yếu đuối và cần được giúp đỡ.”
Các Giám Mục Colombia mời gọi nhấn mạnh rằng sự sống là món qua vĩ đại tuyệt vời của Chúa và yêu cầu dùng mọi nỗ lực để bảo vệ các phúc lợi tương xứng, hiệu quả và nhân bản trong chăm sóc sức khỏe, gia tăng các hoạt động đồng hành và giảm nhẹ đau đớn cho bệnh nhân.
Cuối cùng, các giám mục kêu gọi các nhà làm luật và những người hoạt động trong lãnh vực y tế nhớ lời mời gọi của Ðức Giáo hoàng Phanxicô để có “những quyết định can đảm và đi ngược dòng” để bảo vệ sự sống, đặc biệt của người nghèo và yếu đuối nhất.
Tại Colombia, luật eutanasia (làm chết êm dịu) đã được hợp pháp hóa từ năm 2015, nhưng chỉ đối với người trưởng thành. Vì vậy, bộ lập pháp đã yêu cầu “điền vào luật còn trống” này. Theo các quan tòa, trên thực tế, việc “cung cấp cái chết” tránh cho những trẻ vị thành niên khỏi những phương pháp điều trị độc ác và vô nhân đạo.
Luật pháp đòi phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể: đó phải là một người bệnh ở giai đoạn cuối, bày tỏ sự ưng ý và tự do, được thông báo rõ ràng và nếu bệnh nhân không thể diễn tả ý mình rõ ràng thì sự chấp thuận của người đại diện phải được đánh giá nghiêm ngặt.
8. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bị ngã.
Ðức Cha Stefan Oster, Giám Mục giáo phận Passau bên Ðức, gặp gỡ thân mật với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 ngày 26 tháng 10 năm 2016, sau khi Ðức nguyên Giáo Hoàng bị ngã.
Mặc dù bị trượt ngã trong tuần trước đây tại Ðan viện Mẹ Giáo Hội (Mater Ecclesiae) ở Vatican, Ðức nguyên Giáo Hoàng vẫn “khỏe mạnh và đầy hài hước”.
Trên đây là lời Ðức Cha Stefan Oster, Giám Mục giáo phận Passau bên Ðức, viết trên Facebook của ngài và kể lại cuộc gặp gỡ thân mật với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 ngày 26 tháng 10 năm 2016, kèm theo một số hình ảnh.
Ðức Cha Oster viết: “Mặc dù Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức bị bầm ở mắt, sau khi bị ngã cách đây một tuần, nhưng ngài vẫn gặp chúng tôi, ngài khỏe mạnh, tươi cười và sáng suốt, nhắc lại nhiều kỷ niệm lớn nhỏ về những người từ giáo phận của ngài và của chúng tôi”.
Ðức Giám Mục giáo phận Passau đã cùng với ký giả Peter Seewald đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 ở Vatican để trao cho ngài cuốn sách mới tựa đề “Benedikt XVI. Der Deutsche Papst. Sein Leben in Texten ung Bildern” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Vị Giáo Hoàng người Ðức. Ðời sống của ngài qua văn bản và hình ảnh). Sách này được ấn hành trong những ngày này do Nhà xuất bản Koesel ở Munich. Ký giả Seewald và giáo phận Passau đứng tên là người xuất bản.