Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Thư Một Người Mẹ Ðau Khổ
Ẩn Danh
00:44 05/11/2008
Tâm Thư Một Người Mẹ Ðau Khổ
Hôm qua, mười năm trước đây, mẹ mang con trong lòng. Hôm sau, mẹ ngừng tim con đập. Mẹ, người mẹ của con, là người cho con sự sống, và cũng là người cho con sự chết.
Ðã mười năm trôi qua và mẹ vẫn rùng mình khi nghe đến chữ "phá thai." Có một khoảng trống trong lòng mẹ không bao giờ lấp đầy được, một nỗi hiu quạnh không bao giờ ấm lại, nỗi buồn đau không bao giờ dứt. Ðối với mẹ, con luôn luôn là một bài ca không đoạn kết, một nụ hoa không bao giờ nở, một bình minh u ám bởi cơn mưa.
Ngay cả trong những giây phút mong manh cuối cùng của đời con, mẹ vẫn tự hỏi, "Con là trai hay gái?" Câu hỏi ấy vẫn liên tục vang lên trong đầu mẹ ngay khi tiếng máy hút con ra khỏi lòng mẹ và đời sống của mẹ. Dường như cái khao khát muốn biết con trai hay con gái đang bừng cháy trong lòng mẹ, nhưng không hiểu vì sao mẹ không thể hỏi người chuyên viên phá thai, họ đang nhìn mẹ mỉm cười. Thay vào đó, mẹ chỉ gật đầu khuất phục và buồn thảm khi người này đập nhẹ vào tay mẹ và nói, "Cô không vui khi mọi chuyện đã xong sao?"
Mẹ nằm trong vũng máu, nước mắt và mồ hôi, mẹ có thể nghe những người y tá trò chuyện về chiếc xe mới, về y phục thời trang.
Ðối với họ, chấm dứt đời con là một công việc "kiếm sống bằng cách tiêu diệt sự sống." Với những người có mặt trong căn phòng ngập nắng ở Philadelphia 10 năm trước đây, thì đó cũng chỉ là một ngày như mọi ngày. Với mẹ, đó là ngày đen tối nhất trong đời.
"Phá thai"--là cảm nghiệm khủng khiếp và đau lòng nhất mà mẹ đã phải trải qua khi lên 18 tuổi; và chắc chắn đó là cảm nghiệm đau đớn nhất con phải chịu khi con mới ba tháng. Phải mất bao nhiêu năm mẹ mới nguôi ngoai.
Giờ đây--khi mẹ đong đầy nước mắt, mẹ mới nhận ra rằng đó là những gì mẹ không bao giờ quên được. Cái ngày định mệnh của tháng Tư đó diễn lại trong đầu mẹ như một cuốn phim kinh dị buộc mẹ phải xem, và rồi không bao giờ quên được...
Ngay cả khi mẹ hoang mang nhất, mẹ biết có nhiều sự chọn lựa khác, nhưng mẹ chỉ quá lo sợ khi nghĩ đến những chọn lựa đó. Mẹ vẫn là một đứa con nít, mẹ "chưa sẵn sàng" để làm mẹ.
Mẹ không ý thức rằng mẹ đã là một người mẹ. Con trở thành con của mẹ từ khi thụ thai; tình yêu của mẹ dành cho con ngay khi sự sống của con bắt đầu, và dù rằng đời con đã dứt, tình yêu đó không bao giờ cùng.
Tiếng gào trong câm nín của con đã đánh thức mẹ biết bao lần trong nhiều năm, và mẹ nằm đó trong bóng đêm để than khóc sự mất mát của một đứa trẻ mà mẹ đã giết. Ðã nhiều lần mẹ nghĩ đến việc chấm dứt đời mẹ cũng như mẹ đã kết thúc đời con.
Ðã 10 năm qua và mẹ vẫn không thể tha thứ cho chính mẹ. Con có tha thứ cho mẹ không? Chúa có tha thứ cho việc mẹ tiêu diệt một sự sống mà Ngài đã dựng nên không?
Mẹ đã trải qua bao cơn ác mộng trong nhiều năm. Hình ảnh thai nhi nằm trong bao rác đã ám ảnh mẹ đến tận tiềm thức. Mẹ thức giấc mà toát mồ hôi lạnh, cái cảm giác đau đớn cùng cực của ngày đó lại sống dậy. Mẹ nhớ lại cái đau đớn ghê gớm của việc phá thai--nhưng 10 phút đau đớn đó không thấm gì so với 10 năm đau khổ mà mẹ phải chịu từ ngày ấy.
Ðã bao năm lòng mẹ ao ước viết cho con những dòng chữ này, nhưng mỗi lần mẹ định gởi tâm tình qua dòng chữ thì mẹ chỉ thấy trang giấy ngập tràn nước mắt hơn là mực đen. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, đêm nay thật khác lạ...
Có thể lá thư này giúp được những người khác tránh khỏi những đau khổ mà mẹ đã trải qua, giúp những thiếu nữ bị "rắc rối," như mẹ 10 năm trước đây, để nhận thấy rằng có những thay thế khác cho việc phá thai...
Nếu lá thư này ngăn cản được chỉ một vụ phá thai, nó cũng đã đạt được mục đích. Nhưng Con Yêu, mẹ muốn gởi lá thư này cho con để con biết rằng mẹ yêu con--bất cứ con ở đâu. Và xin con tha lỗi cho mẹ.
Mẹ yêu con.
Hôm qua, mười năm trước đây, mẹ mang con trong lòng. Hôm sau, mẹ ngừng tim con đập. Mẹ, người mẹ của con, là người cho con sự sống, và cũng là người cho con sự chết.
Ðã mười năm trôi qua và mẹ vẫn rùng mình khi nghe đến chữ "phá thai." Có một khoảng trống trong lòng mẹ không bao giờ lấp đầy được, một nỗi hiu quạnh không bao giờ ấm lại, nỗi buồn đau không bao giờ dứt. Ðối với mẹ, con luôn luôn là một bài ca không đoạn kết, một nụ hoa không bao giờ nở, một bình minh u ám bởi cơn mưa.
Ngay cả trong những giây phút mong manh cuối cùng của đời con, mẹ vẫn tự hỏi, "Con là trai hay gái?" Câu hỏi ấy vẫn liên tục vang lên trong đầu mẹ ngay khi tiếng máy hút con ra khỏi lòng mẹ và đời sống của mẹ. Dường như cái khao khát muốn biết con trai hay con gái đang bừng cháy trong lòng mẹ, nhưng không hiểu vì sao mẹ không thể hỏi người chuyên viên phá thai, họ đang nhìn mẹ mỉm cười. Thay vào đó, mẹ chỉ gật đầu khuất phục và buồn thảm khi người này đập nhẹ vào tay mẹ và nói, "Cô không vui khi mọi chuyện đã xong sao?"
Mẹ nằm trong vũng máu, nước mắt và mồ hôi, mẹ có thể nghe những người y tá trò chuyện về chiếc xe mới, về y phục thời trang.
Ðối với họ, chấm dứt đời con là một công việc "kiếm sống bằng cách tiêu diệt sự sống." Với những người có mặt trong căn phòng ngập nắng ở Philadelphia 10 năm trước đây, thì đó cũng chỉ là một ngày như mọi ngày. Với mẹ, đó là ngày đen tối nhất trong đời.
"Phá thai"--là cảm nghiệm khủng khiếp và đau lòng nhất mà mẹ đã phải trải qua khi lên 18 tuổi; và chắc chắn đó là cảm nghiệm đau đớn nhất con phải chịu khi con mới ba tháng. Phải mất bao nhiêu năm mẹ mới nguôi ngoai.
Giờ đây--khi mẹ đong đầy nước mắt, mẹ mới nhận ra rằng đó là những gì mẹ không bao giờ quên được. Cái ngày định mệnh của tháng Tư đó diễn lại trong đầu mẹ như một cuốn phim kinh dị buộc mẹ phải xem, và rồi không bao giờ quên được...
Ngay cả khi mẹ hoang mang nhất, mẹ biết có nhiều sự chọn lựa khác, nhưng mẹ chỉ quá lo sợ khi nghĩ đến những chọn lựa đó. Mẹ vẫn là một đứa con nít, mẹ "chưa sẵn sàng" để làm mẹ.
Mẹ không ý thức rằng mẹ đã là một người mẹ. Con trở thành con của mẹ từ khi thụ thai; tình yêu của mẹ dành cho con ngay khi sự sống của con bắt đầu, và dù rằng đời con đã dứt, tình yêu đó không bao giờ cùng.
Tiếng gào trong câm nín của con đã đánh thức mẹ biết bao lần trong nhiều năm, và mẹ nằm đó trong bóng đêm để than khóc sự mất mát của một đứa trẻ mà mẹ đã giết. Ðã nhiều lần mẹ nghĩ đến việc chấm dứt đời mẹ cũng như mẹ đã kết thúc đời con.
Ðã 10 năm qua và mẹ vẫn không thể tha thứ cho chính mẹ. Con có tha thứ cho mẹ không? Chúa có tha thứ cho việc mẹ tiêu diệt một sự sống mà Ngài đã dựng nên không?
Mẹ đã trải qua bao cơn ác mộng trong nhiều năm. Hình ảnh thai nhi nằm trong bao rác đã ám ảnh mẹ đến tận tiềm thức. Mẹ thức giấc mà toát mồ hôi lạnh, cái cảm giác đau đớn cùng cực của ngày đó lại sống dậy. Mẹ nhớ lại cái đau đớn ghê gớm của việc phá thai--nhưng 10 phút đau đớn đó không thấm gì so với 10 năm đau khổ mà mẹ phải chịu từ ngày ấy.
Ðã bao năm lòng mẹ ao ước viết cho con những dòng chữ này, nhưng mỗi lần mẹ định gởi tâm tình qua dòng chữ thì mẹ chỉ thấy trang giấy ngập tràn nước mắt hơn là mực đen. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, đêm nay thật khác lạ...
Có thể lá thư này giúp được những người khác tránh khỏi những đau khổ mà mẹ đã trải qua, giúp những thiếu nữ bị "rắc rối," như mẹ 10 năm trước đây, để nhận thấy rằng có những thay thế khác cho việc phá thai...
Nếu lá thư này ngăn cản được chỉ một vụ phá thai, nó cũng đã đạt được mục đích. Nhưng Con Yêu, mẹ muốn gởi lá thư này cho con để con biết rằng mẹ yêu con--bất cứ con ở đâu. Và xin con tha lỗi cho mẹ.
Mẹ yêu con.
Hành hương Lộ Đức
Matthêu Vũ
01:41 05/11/2008
HÀNH HƯƠNG LỘ-ĐỨC
Năm một ngàn tám trăm năm mươi tám.(1858)
Mẹ hiển linh nơi hang đá Massabielle.
Hang đá ẩn mình trong rặng núi Pyrénée.
Núi trải dài miền tây nam Nước Pháp.
Linh địa ấy ngày nay ai cũng biết.
Chính nơi đây Mẹ công bố tín điều.
Bernadette một thôn nữ mỹ miều.
Đươc diễm phúc Mẹ loan truyền tin mới.
Tin rất vui muôn dân hằng mong đợi.
Tin tưng bừng khắp thế giới hân hoan.
Tin vinh quang rạng rỡ cả Thiên đàng.
Tin sinh phúc cho muôn ngàn thế hệ.
Mẹ là Đấng uy quyền bao xiết kể.
Chẳng bao giờ vướng mắc tội Tổ tông.
Mẹ rực rỡ sáng tươi tựa rạng đông.
Mẹ xinh đẹp như hoa hường thơm ngát.
Mẹ bao la như đại dương xanh biếc.
Mẹ du dương như tiếng hát Thiên thần.
Mẹ trinh trong như suối nước ngọc tuyền.
Mẹ réo rắt như cung đàn muôn điệu.
Mẹ thơm tho như làn hương huyền diệu.
Mẹ êm đềm như mặt nước hồ thu.
Mẹ nguồn cậy trông của những kẻ sa cơ.
Mẹ triều thiên sáng ngòi muôn thần thánh.
Tháng Mân côi năm hai ngàn lẻ tám.(10/2008)
Đoàn chúng con nô nức cu65c hành hương.
Linh hướng chuyến đi Cha Nguyễn Duy Tường.
Sung sướng được ngắm nhìn dung nhan Mẹ.
Nhìn thấy Mẹ là Thiên Đàng nơi trần thế.
Trái tim con no ứ những niềm vui.
Đoành hành hương yêu Mẹ qúa Mẹ ơi.
Từ nay chẳng khát khao gì thêm nữa.
Vì có Mẹ là chúng con có tất cả.
Mẹ là đường dẫn lối tới Thiên cung.
Mẹ dắt chúng con tới Chúa Cửu trùng.
Đến cùng Chúa Giêsu,con của Mẹ.
Núi đồi Lộ-Đức sao mà hùng vĩ thế.
Lớp sóng người nô nức tự muôn nơi.
Biển hoa đăng sáng rực cả bầu trời.
Vang cau hát AVE MARIA đầy ơn phúc.
Người đến đây đủ thành phần giai cấp.
Đủ mầu da,tiếng nói khắp năm châu.
Tổng thống quan quyền trí thức cao siêu.
Giáo Hoàng,Hồng Y,Giám Mục ca khen Mẹ.
Các bệnh nhân khắp tứ phương thiên hạ.
Đến khẩn cầu cúi xin Mẹ đoái thương.
Và sau khi tắm dưới suối nước thiêng.
Mẹ đã ban muôn ơn lành phép lạ.
Què đi được,mắt mù được sáng tỏ.
Bệnh nan y Mẹ cứu chữa sạch trơn.
Trí thức,khoa học không giải thích gì hơn.
Đồng thanh tuyên xưng Mẹ ban ơn thánh.
Đoàn hành hương chúng con xin bái kính.
Nhiều linh hồn tràn hạnh phúc hân hoan.
Từ nay có Chúa có Mẹ lo toan.
Sống chuỗi ngày bình an trên dương thế.
Rất nhiều người Mẹ ban cho mạnh khỏe.
Hết tật nguyền,hết đau yếu nguy nan.
Hồng ân Mẹ đã mưa xuống chứa chan.
Chúng con tạ ơn ĐÚC MẸ LỘ-ĐỨC...
Năm một ngàn tám trăm năm mươi tám.(1858)
Mẹ hiển linh nơi hang đá Massabielle.
Hang đá ẩn mình trong rặng núi Pyrénée.
Núi trải dài miền tây nam Nước Pháp.
Linh địa ấy ngày nay ai cũng biết.
Chính nơi đây Mẹ công bố tín điều.
Bernadette một thôn nữ mỹ miều.
Đươc diễm phúc Mẹ loan truyền tin mới.
Tin rất vui muôn dân hằng mong đợi.
Tin tưng bừng khắp thế giới hân hoan.
Tin vinh quang rạng rỡ cả Thiên đàng.
Tin sinh phúc cho muôn ngàn thế hệ.
Mẹ là Đấng uy quyền bao xiết kể.
Chẳng bao giờ vướng mắc tội Tổ tông.
Mẹ rực rỡ sáng tươi tựa rạng đông.
Mẹ xinh đẹp như hoa hường thơm ngát.
Mẹ bao la như đại dương xanh biếc.
Mẹ du dương như tiếng hát Thiên thần.
Mẹ trinh trong như suối nước ngọc tuyền.
Mẹ réo rắt như cung đàn muôn điệu.
Mẹ thơm tho như làn hương huyền diệu.
Mẹ êm đềm như mặt nước hồ thu.
Mẹ nguồn cậy trông của những kẻ sa cơ.
Mẹ triều thiên sáng ngòi muôn thần thánh.
Tháng Mân côi năm hai ngàn lẻ tám.(10/2008)
Đoàn chúng con nô nức cu65c hành hương.
Linh hướng chuyến đi Cha Nguyễn Duy Tường.
Sung sướng được ngắm nhìn dung nhan Mẹ.
Nhìn thấy Mẹ là Thiên Đàng nơi trần thế.
Trái tim con no ứ những niềm vui.
Đoành hành hương yêu Mẹ qúa Mẹ ơi.
Từ nay chẳng khát khao gì thêm nữa.
Vì có Mẹ là chúng con có tất cả.
Mẹ là đường dẫn lối tới Thiên cung.
Mẹ dắt chúng con tới Chúa Cửu trùng.
Đến cùng Chúa Giêsu,con của Mẹ.
Núi đồi Lộ-Đức sao mà hùng vĩ thế.
Lớp sóng người nô nức tự muôn nơi.
Biển hoa đăng sáng rực cả bầu trời.
Vang cau hát AVE MARIA đầy ơn phúc.
Người đến đây đủ thành phần giai cấp.
Đủ mầu da,tiếng nói khắp năm châu.
Tổng thống quan quyền trí thức cao siêu.
Giáo Hoàng,Hồng Y,Giám Mục ca khen Mẹ.
Các bệnh nhân khắp tứ phương thiên hạ.
Đến khẩn cầu cúi xin Mẹ đoái thương.
Và sau khi tắm dưới suối nước thiêng.
Mẹ đã ban muôn ơn lành phép lạ.
Què đi được,mắt mù được sáng tỏ.
Bệnh nan y Mẹ cứu chữa sạch trơn.
Trí thức,khoa học không giải thích gì hơn.
Đồng thanh tuyên xưng Mẹ ban ơn thánh.
Đoàn hành hương chúng con xin bái kính.
Nhiều linh hồn tràn hạnh phúc hân hoan.
Từ nay có Chúa có Mẹ lo toan.
Sống chuỗi ngày bình an trên dương thế.
Rất nhiều người Mẹ ban cho mạnh khỏe.
Hết tật nguyền,hết đau yếu nguy nan.
Hồng ân Mẹ đã mưa xuống chứa chan.
Chúng con tạ ơn ĐÚC MẸ LỘ-ĐỨC...
Yêu Chúa trong Anh Em
LM Phêrô Hồng Phúc
11:54 05/11/2008
Yêu Chúa trong Anh Em
Trong khung cảnh tình thầy trò thật thân thiết, Đức Giêsu Kitô đã tâm sự với các môn đệ:
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên ! Thầy còn một phép Rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12, 49-50)
Đó là một cách diễn tả thật mạnh mẽ về tình yêu của Thiên Chúa và diễn tả ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô được thực hiện trong suốt cuộc đời Ngài. Nhờ ơn cứu độ ấy, chúng ta mới có bí tích Rửa tội, được đưa lên khỏi nước; Nghĩa là đưa lên khỏi sự chết để vào cõi sống, đưa ra khỏi bóng tối tăm đi vào ánh sáng của sự sống đời đời.
Người ta nói Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vĩ đại nhưng tái tạo vũ trụ còn vĩ đại hơn. Thánh Augustine đã nói: “Thiên Chúa dựng nên con, không cần có con.. Nhưng để tái tạo con thì cần có con.” Như vậy, trong công trình vĩ đại, Đức Giêsu Kitô khắc khoải mong ước thực hiện phép Rửa này và cần có sự cộng tác của mỗi người chúng ta, vì:
- Ơn cứu độ đòi hỏi giá đắt;
- Đòi hỏi hiến dâng cả mạng sống;
- Đòi hỏi hy sinh cả gia đình, cả bản thân đến nỗi mỗi người đều bị chống đối: ba chống hai, con trai chống đối cha, con gái chống đối mẹ chồng.
Đó không phải là sự chia rẽ xuất phát từ tính riêng tư và ích kỷ của con người, mà sự chia rẽ ấy phải hiểu là giá đắt của việc hiến dâng mạng sống, của sự hy sinh tình cảm gia đình vì danh Đức Kitô.
- Chúng ta đã từng thấy máu của các thánh tử Đạo;
- Chúng ta đã từng thấy cuộc đời hiến thân của các tu sĩ;
- Chúng ta đã từng thấy cuộc chia ly giữa ông Martine với Teresa bé nhỏ đã từng được coi như đám tang sống. Tất cả những điều đó đều vì danh Đức Giêsu Kitô;
- Chúng ta cũng thấy Chân Phước Charles Cornay đã từ bỏ gia đình theo tiếng Chúa gọi. Một hôm trên đường truyền giáo, lúc xe lửa dừng lại ở một ga gần làng của ngài, cha mẹ và tất cả anh chị em ngài đều ra đó để đón thăm. Vì quá thương con, cha mẹ ngài đã ngã lăn trên đường, ngăn cản không cho ngài đi tiếp. Cornay can đảm bước qua mình cha mẹ mà ra đi. Ngày 22.9.1837, ngài đã chịu Tử Đạo với án lăng trì tại Sơn Tây, Bắc Việt (Lữ hành ĐHV t.10)
- Cũng như Đức cha Alexandre Marcou Thành, chưa có một ai ở Phát Diệm này tới thăm quê hương của ngài. Nhưng mãi mãi, ngài ở với chúng ta bằng tất cả tình yêu mến, giã từ gia đình, giã từ quê hương.
Nói tóm lại cả cuộc đời là một gia tài, gia tài ấy Chúa đòi hỏi phải hy sinh bản thân, hy sinh gia đình, hy sinh quê hương đất nước. Chỉ có tình yêu của Chúa mới đòi hỏi chúng ta những hy sinh lớn lao như vậy.
Ông Martine đã nói với người hàng xóm, khi Teresa đã đi vào Dòng Kín:
- Ông à! Teresa công chúa bé nhỏ của tôi đã vào dòng Kín sáng nay rồi. Thật, chỉ có Thiên Chúa mới đòi tôi một của lễ hy sinh lớn lao đến như vậy.
Lý do, vì Chúa đã yêu chúng ta trước; đã hy sinh cả cuộc đời; hy sinh cả thân phận của Thiên Chúa để cứu độ chúng ta.
Vì thế hôm nay, chúng ta theo gương Đức Kitô cũng đòi hỏi hiến thân mình, hy sinh tình cảm gia đình – quê hương - đất nước. Đặt tình yêu của Chúa lên trên tất cả. Đó chính là bước theo Chúa Giêsu Kitô - Đấng yêu chúng ta trước.
Lạy Chúa,
Xin Thánh Thần Chúa xuống đổ lòng mến cho chúng con;
Xin phép Rửa mà Chúa đã khắc khoải mong hoàn tất bằng cả cuộc đời, thanh tẩy và thánh hoá chúng con;
Xin cho mỗi người chúng con được biết quý trọng phép Rửa tội
và sống đức tin, đức cậy, đức mến hoàn hảo
và nhờ đó chúng con đạt tới sự sống đời đời,
đạt tới tình yêu Nước trời
mà Chúa đã đem xuống cho chúng con nơi trần gian này. Amen.
Trong khung cảnh tình thầy trò thật thân thiết, Đức Giêsu Kitô đã tâm sự với các môn đệ:
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên ! Thầy còn một phép Rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12, 49-50)
Đó là một cách diễn tả thật mạnh mẽ về tình yêu của Thiên Chúa và diễn tả ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô được thực hiện trong suốt cuộc đời Ngài. Nhờ ơn cứu độ ấy, chúng ta mới có bí tích Rửa tội, được đưa lên khỏi nước; Nghĩa là đưa lên khỏi sự chết để vào cõi sống, đưa ra khỏi bóng tối tăm đi vào ánh sáng của sự sống đời đời.
Người ta nói Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vĩ đại nhưng tái tạo vũ trụ còn vĩ đại hơn. Thánh Augustine đã nói: “Thiên Chúa dựng nên con, không cần có con.. Nhưng để tái tạo con thì cần có con.” Như vậy, trong công trình vĩ đại, Đức Giêsu Kitô khắc khoải mong ước thực hiện phép Rửa này và cần có sự cộng tác của mỗi người chúng ta, vì:
- Ơn cứu độ đòi hỏi giá đắt;
- Đòi hỏi hiến dâng cả mạng sống;
- Đòi hỏi hy sinh cả gia đình, cả bản thân đến nỗi mỗi người đều bị chống đối: ba chống hai, con trai chống đối cha, con gái chống đối mẹ chồng.
Đó không phải là sự chia rẽ xuất phát từ tính riêng tư và ích kỷ của con người, mà sự chia rẽ ấy phải hiểu là giá đắt của việc hiến dâng mạng sống, của sự hy sinh tình cảm gia đình vì danh Đức Kitô.
- Chúng ta đã từng thấy máu của các thánh tử Đạo;
- Chúng ta đã từng thấy cuộc đời hiến thân của các tu sĩ;
- Chúng ta đã từng thấy cuộc chia ly giữa ông Martine với Teresa bé nhỏ đã từng được coi như đám tang sống. Tất cả những điều đó đều vì danh Đức Giêsu Kitô;
- Chúng ta cũng thấy Chân Phước Charles Cornay đã từ bỏ gia đình theo tiếng Chúa gọi. Một hôm trên đường truyền giáo, lúc xe lửa dừng lại ở một ga gần làng của ngài, cha mẹ và tất cả anh chị em ngài đều ra đó để đón thăm. Vì quá thương con, cha mẹ ngài đã ngã lăn trên đường, ngăn cản không cho ngài đi tiếp. Cornay can đảm bước qua mình cha mẹ mà ra đi. Ngày 22.9.1837, ngài đã chịu Tử Đạo với án lăng trì tại Sơn Tây, Bắc Việt (Lữ hành ĐHV t.10)
- Cũng như Đức cha Alexandre Marcou Thành, chưa có một ai ở Phát Diệm này tới thăm quê hương của ngài. Nhưng mãi mãi, ngài ở với chúng ta bằng tất cả tình yêu mến, giã từ gia đình, giã từ quê hương.
Nói tóm lại cả cuộc đời là một gia tài, gia tài ấy Chúa đòi hỏi phải hy sinh bản thân, hy sinh gia đình, hy sinh quê hương đất nước. Chỉ có tình yêu của Chúa mới đòi hỏi chúng ta những hy sinh lớn lao như vậy.
Ông Martine đã nói với người hàng xóm, khi Teresa đã đi vào Dòng Kín:
- Ông à! Teresa công chúa bé nhỏ của tôi đã vào dòng Kín sáng nay rồi. Thật, chỉ có Thiên Chúa mới đòi tôi một của lễ hy sinh lớn lao đến như vậy.
Lý do, vì Chúa đã yêu chúng ta trước; đã hy sinh cả cuộc đời; hy sinh cả thân phận của Thiên Chúa để cứu độ chúng ta.
Vì thế hôm nay, chúng ta theo gương Đức Kitô cũng đòi hỏi hiến thân mình, hy sinh tình cảm gia đình – quê hương - đất nước. Đặt tình yêu của Chúa lên trên tất cả. Đó chính là bước theo Chúa Giêsu Kitô - Đấng yêu chúng ta trước.
Lạy Chúa,
Xin Thánh Thần Chúa xuống đổ lòng mến cho chúng con;
Xin phép Rửa mà Chúa đã khắc khoải mong hoàn tất bằng cả cuộc đời, thanh tẩy và thánh hoá chúng con;
Xin cho mỗi người chúng con được biết quý trọng phép Rửa tội
và sống đức tin, đức cậy, đức mến hoàn hảo
và nhờ đó chúng con đạt tới sự sống đời đời,
đạt tới tình yêu Nước trời
mà Chúa đã đem xuống cho chúng con nơi trần gian này. Amen.
Ước Gì Sống Thêm Được Một Năm
Phó Tế GB Nguyễn Văn Định
14:59 05/11/2008
Sống Tỉnh Thức # 32:
UỚC GÌ SỐNG THÊM ĐƯỢC MỘT NĂM
Năm 1928, nhà soạn nhạc tài ba Franz Schubert gang nằm hấp hối trên giường bệnh. Các học trò, phóng viên, người thân, bạn bè đều quây quần để cố nghe ông trăn trối những lời cuối cùng.
Schubert gắng gượng sức lực yếu ớt còn lại, khẽ nói: “Cả cuộc đời tôi đã dùng hết tài năng mình cống hiến cho âm nhạc, tôi ước ao soạn được một bản giao hưởng bất hủ để lại cho đời, nhưng tiếc rằng tác phẩm ấy chỉ mới xong được một nửa mà thôi. Uớc gì tôi sống thêm được một năm nữa …!
Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ! Schubert đã qua đời trong niềm tiếc nuối vô hạn của thế giới âm nhạc. Một người học trò gần guĩ nhất của ông đã viết tiếp phần kết của tác phẩm. Nó được đặt tên là “Bản giao hưởng dang dở”. (The unfinished Symphony).
* Một phút hồi tâm: Cuộc sống của tôi thật ngắn ngủi với những biến động bất ngờ, còn tương lai thì luôn là một ẩn số, vì thế thì giờ thật qúi giá biết bao. Nhiều người cảm thấy 24 giờ một ngày là quá thiếu, họ muốn tận dụng túng chút thời gian để làm việc và cống hiến, vì hiểu rằng thời gian sẽ đi qua mà không bao giờ trở lại.
Nhưng cũng có người tìm cách “giết” bằng cách la cà nơi quán xá hay miệt mài giải trí vô định hướng. Sự vô công rỗi nghề này làm nhụt ý chí, hao mòn nghị lực, tinh thần bạc nhược hết sáng suốt.
Hãy tìm cho mình một ý nghĩa đích thực của cuộc sống, và tận hiến cuộc đời cho lý tưởng mà mình đang theo đuổi. Có thể lúc này bạn không cảm thấy quí trọng thời gian mình đang có. Hãy nghĩ đến Schubert, người chỉ muốn được sống thâm một năm nữa, song ước mơ ấy không thể thành sự thật được.
Quãng đường đời trước mắt bạn còn dài bao nhiêu, bạn không biết được; những gì đang có trong tay mới đích thực là của ta. Hãy tận dụng thời gian cho những việc làm mang giá trị vĩnh cửu, đừng phí phạm, e có ngày bạn sẽ hối tiếc thì đã muộn rồi.!!!
Lời Chúa khẩn thiết kêu gọi: Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. (Êp 5, 15-16)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
UỚC GÌ SỐNG THÊM ĐƯỢC MỘT NĂM
Năm 1928, nhà soạn nhạc tài ba Franz Schubert gang nằm hấp hối trên giường bệnh. Các học trò, phóng viên, người thân, bạn bè đều quây quần để cố nghe ông trăn trối những lời cuối cùng.
Schubert gắng gượng sức lực yếu ớt còn lại, khẽ nói: “Cả cuộc đời tôi đã dùng hết tài năng mình cống hiến cho âm nhạc, tôi ước ao soạn được một bản giao hưởng bất hủ để lại cho đời, nhưng tiếc rằng tác phẩm ấy chỉ mới xong được một nửa mà thôi. Uớc gì tôi sống thêm được một năm nữa …!
Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ! Schubert đã qua đời trong niềm tiếc nuối vô hạn của thế giới âm nhạc. Một người học trò gần guĩ nhất của ông đã viết tiếp phần kết của tác phẩm. Nó được đặt tên là “Bản giao hưởng dang dở”. (The unfinished Symphony).
* Một phút hồi tâm: Cuộc sống của tôi thật ngắn ngủi với những biến động bất ngờ, còn tương lai thì luôn là một ẩn số, vì thế thì giờ thật qúi giá biết bao. Nhiều người cảm thấy 24 giờ một ngày là quá thiếu, họ muốn tận dụng túng chút thời gian để làm việc và cống hiến, vì hiểu rằng thời gian sẽ đi qua mà không bao giờ trở lại.
Nhưng cũng có người tìm cách “giết” bằng cách la cà nơi quán xá hay miệt mài giải trí vô định hướng. Sự vô công rỗi nghề này làm nhụt ý chí, hao mòn nghị lực, tinh thần bạc nhược hết sáng suốt.
Hãy tìm cho mình một ý nghĩa đích thực của cuộc sống, và tận hiến cuộc đời cho lý tưởng mà mình đang theo đuổi. Có thể lúc này bạn không cảm thấy quí trọng thời gian mình đang có. Hãy nghĩ đến Schubert, người chỉ muốn được sống thâm một năm nữa, song ước mơ ấy không thể thành sự thật được.
Quãng đường đời trước mắt bạn còn dài bao nhiêu, bạn không biết được; những gì đang có trong tay mới đích thực là của ta. Hãy tận dụng thời gian cho những việc làm mang giá trị vĩnh cửu, đừng phí phạm, e có ngày bạn sẽ hối tiếc thì đã muộn rồi.!!!
Lời Chúa khẩn thiết kêu gọi: Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. (Êp 5, 15-16)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 05/11/2008
PHẢN ẢNH
- “Tại sao ở đây chỉ có một mình con là không vui vẻ ?”
- Bởi vì họ đã học được bất cứ lúc nào cũng nhìn thấy vẽ đẹp của thế gian.” Đại sư trả lời.
- “Vậy thì tại sao con nhìn mà không thấy được vẻ đẹp ở trong đó ?”
- “Đó là vì con không nhận biết nội tại của mình, cũng không nhìn ra chân tướng của ngoại cảnh.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có nhiều người rất giàu có vật chất nhưng cả ngày không thấy nở một nụ cười, bởi vì tâm hồn đầy những lo toan thiếu thốn sự quan tâm đến người khác; có rất nhiều người suốt ngày cau cau có có là bởi vì tâm hồn họ không nhìn thấy được vẽ đẹp của người khác cũng như của cảnh vật quanh mình...
Trong binh pháp: “biết mình biết người thì trăm trận trăm thắng”.
Trong đời sống thiêng liêng: biết mình yếu đuối tội lỗi mà cố gắng vươn lên thì nhất định sẽ tràn đầy ơn nghĩa Chúa.
Trong cuộc sống thường ngày: biết mình thiếu để cố gắng, biết mình đủ để cho đi, thì nhất định sẽ có nhiều nụ cười vui vang lên tận đáy lòng...
Đừng đem tâm hồn phiền muộn của mình để nhìn tâm hồn của người khác, bằng không thì chúng ta sẽ chỉ thấy chung quanh mình toàn là những người phiền muộn; cũng đừng đem hoàn cảnh gia đình bất hòa của mình đặt trong gia cảnh của người khác, bằng không thì mình chỉ thấy toàn là bi quan trong cuộc đời này.
Đem tinh thần yêu thương và vui vẻ của Phúc Âm, để phản ảnh lại khuôn mặt của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria cho mọi người thấy...
N2T |
- “Tại sao ở đây chỉ có một mình con là không vui vẻ ?”
- Bởi vì họ đã học được bất cứ lúc nào cũng nhìn thấy vẽ đẹp của thế gian.” Đại sư trả lời.
- “Vậy thì tại sao con nhìn mà không thấy được vẻ đẹp ở trong đó ?”
- “Đó là vì con không nhận biết nội tại của mình, cũng không nhìn ra chân tướng của ngoại cảnh.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có nhiều người rất giàu có vật chất nhưng cả ngày không thấy nở một nụ cười, bởi vì tâm hồn đầy những lo toan thiếu thốn sự quan tâm đến người khác; có rất nhiều người suốt ngày cau cau có có là bởi vì tâm hồn họ không nhìn thấy được vẽ đẹp của người khác cũng như của cảnh vật quanh mình...
Trong binh pháp: “biết mình biết người thì trăm trận trăm thắng”.
Trong đời sống thiêng liêng: biết mình yếu đuối tội lỗi mà cố gắng vươn lên thì nhất định sẽ tràn đầy ơn nghĩa Chúa.
Trong cuộc sống thường ngày: biết mình thiếu để cố gắng, biết mình đủ để cho đi, thì nhất định sẽ có nhiều nụ cười vui vang lên tận đáy lòng...
Đừng đem tâm hồn phiền muộn của mình để nhìn tâm hồn của người khác, bằng không thì chúng ta sẽ chỉ thấy chung quanh mình toàn là những người phiền muộn; cũng đừng đem hoàn cảnh gia đình bất hòa của mình đặt trong gia cảnh của người khác, bằng không thì mình chỉ thấy toàn là bi quan trong cuộc đời này.
Đem tinh thần yêu thương và vui vẻ của Phúc Âm, để phản ảnh lại khuôn mặt của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria cho mọi người thấy...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 05/11/2008
N2T |
36. Con người ta do việc cầu nguyện mà được lương tâm vô tội; cầu nguyện là nguyên nhân của lương tâm vô tội và không đượm tì vết, cả hai cùng phối hợp bổ sung cho nhau.
(Thánh Marco ẩn sĩ)Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô - Hãy Trả Lại Sự Thánh Thiêng Của Đền Thờ
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:08 05/11/2008
“Hãy trả lại sự thánh thiêng của đền thờ”
Hà nội trong những cơn mưa đầu tháng 11 vừa qua đã đánh mất đi vẻ đẹp, vẻ thơ mộng của thủ đô 4000 năm văn hiến, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người ta không còn thấy vẻ đẹp của hồ Hoàn Kiếm, của cây liễu rũ, của lá thu bay mà chỉ thấy một thủ đô đang bị ô uế bởi ngập lụt. Đa phần dân Hà Nội không lường trước sự ô uế mà mình phải chịu như thế! Mưa lũ đã đưa toàn bộ sự dơ bẩn để phơi bày lên trên. Mưa lũ đã làm ô uế toàn bộ môi trường Hà Nội. Hơn bao giờ hết, lúc này người ta mới thấy cần có một môi trường xanh, sạch, đẹp. Hơn bao giờ hết, lúc này người ta mới thấy cần có một ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc gìn giữ vẻ đẹp và sự trong sạch của môi trường chung. Người dân đang đề nghị phải tẩy uế môi trường hòng tránh dịch bệnh. Người người đang đốc thúc nhau làm sạch lại môi trường của mình. Toàn dân Hà Nội lúc này đang cùng nhau nỗ lực để thanh tẩy, để làm sạch, làm đẹp lại môi trường.
Cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giê-su cũng chứng kiến sự ô uế của một môi trường được xem là thánh thiêng, là nơi cực thánh, thế nhưng đã bị tục hoá từ vật chất đến tinh thần. Đền thờ là nơi linh thánh đã bị lạm dụng vào việc làm ăn, buôn bán, trao đổi tiền. Nhìn vào đền thờ Giê-ru-sa-lem bị tục hoá mà lòng Chúa Giê-su quặn đau. Ngài đã không thể chần chờ. Ngài đã hành động dứt khoát để thanh tẩy đền thờ, để mang lại vẻ đẹp ban đầu của đền thờ là nơi Chúa ngự, là nơi linh thánh cho con người gặp gỡ Thiên Chúa. Phúc âm nói rằng: Chúa Giê-su bện roi xua đuổi tất cả những ai can dự vào việc làm ô uế đền thờ như: những người buôn bán chiên, bò, bồ câu và những người đang ngồi đổi tiền. Người đã đổ tung và lật nhào bàn ghế của họ. Người khuyến cáo họ: “đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”.
Hôm nay ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô, là nhà thờ chánh toà Đức Giáo Hoàng. Thánh đường La-tê-ra-nô được xem là Nhà Thờ Mẹ của tất cả mọi nhà thờ của toàn thể thế giới. Việc mừng kính ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường này nói lên sự hiệp thông của toàn thể Giáo Hội. Giáo hội luôn hiệp nhất và gắn kết với nhau làm thành một thân thể mầu nhiệm Chúa Ky-tô ở giữa thế gian này. Thánh đường là nơi Chúa ngự, là dấu chỉ hữu hình của Giáo hội Chúa hiện diện giữa thế gian. Thánh đường phải sạch sẽ bên ngoài. Thánh đường còn phải sử dụng đúng mục đích để bảo toàn sự thánh thiêng và thanh sạch bên trong.
Thánh đường còn là dấu chỉ sự hiện diện của Giáo hội, thế nên mỗi người ky-tô hữu phải là những viên đá xây dựng nên toà nhà Giáo hội. Mỗi người ky-tô hữu cũng là một đền thờ hữu hình để tôn vinh Thiên Chúa, để thánh hoá nhân loại. Do đó, đền thờ bằng đá sẽ mất ý nghĩa nếu đền thờ tâm hồn nơi các ky-tô hữu bị tục hoá, bị biến chất bởi sự ô uế tâm hồn và đánh mất sự linh thánh nơi thân xác là Đền Thờ Thiên Chúa.
Thế nên, kỷ niệm việc cung hiến đền thờ cũng là dịp nhắc nhở về đền thờ tâm hồn nơi mỗi người chúng ta. Thân xác chúng ta là đền thờ Thiên Chúa hãy biết kính trọng thân xác mình và anh em. Đừng lạm dụng thân xác trong những đam mê bất chính. Đừng lạm dụng thân xác để tìm thú vui xác thịt và kiếm tiền. Đừng phá huỷ đền thở tâm hồn trong những xa hoa truỵ lạc. Hãy biết sống đúng với phẩm giá con người là “nhân linh ư vạn vật”. Hãy sống cao thượng hơn các loài sống theo bản năng hoặc các loài vô tri vô giác. Hãy thanh tẩy từ chính tâm hồn chúng ta khỏi những bợn nhơ tội lỗi, những ước muốn gian dâm và trộm cắp. Hãy loài trừ trong tâm hồn chúng ta những cái nhìn bất chính, những ước muốn tầm thường, những đam mê vô độ. Hãy để Chúa ngự trị và chiếm đoạt tâm hồn chúng ta. Hãy sống thanh sạch. Hãy thanh tẩy tâm hồn mình thường xuyên bằng các bí tích nhất là bí tích Hoà Giải và Thánh Thể. Nhờ bí tích hoà giải mà ta luôn làm mới lại tâm hồn và nhờ bí tích Thánh Thể để ta luôn có Chúa ở trong mình.
Nguyện Xin Chúa luôn nâng đỡ và trợ giúp để chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự, và là viên đá sống động xây dựng nhiệm thể Chúa Ky-tô mỗi ngày một vững mạnh hơn. Amen
Hà nội trong những cơn mưa đầu tháng 11 vừa qua đã đánh mất đi vẻ đẹp, vẻ thơ mộng của thủ đô 4000 năm văn hiến, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người ta không còn thấy vẻ đẹp của hồ Hoàn Kiếm, của cây liễu rũ, của lá thu bay mà chỉ thấy một thủ đô đang bị ô uế bởi ngập lụt. Đa phần dân Hà Nội không lường trước sự ô uế mà mình phải chịu như thế! Mưa lũ đã đưa toàn bộ sự dơ bẩn để phơi bày lên trên. Mưa lũ đã làm ô uế toàn bộ môi trường Hà Nội. Hơn bao giờ hết, lúc này người ta mới thấy cần có một môi trường xanh, sạch, đẹp. Hơn bao giờ hết, lúc này người ta mới thấy cần có một ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc gìn giữ vẻ đẹp và sự trong sạch của môi trường chung. Người dân đang đề nghị phải tẩy uế môi trường hòng tránh dịch bệnh. Người người đang đốc thúc nhau làm sạch lại môi trường của mình. Toàn dân Hà Nội lúc này đang cùng nhau nỗ lực để thanh tẩy, để làm sạch, làm đẹp lại môi trường.
Cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giê-su cũng chứng kiến sự ô uế của một môi trường được xem là thánh thiêng, là nơi cực thánh, thế nhưng đã bị tục hoá từ vật chất đến tinh thần. Đền thờ là nơi linh thánh đã bị lạm dụng vào việc làm ăn, buôn bán, trao đổi tiền. Nhìn vào đền thờ Giê-ru-sa-lem bị tục hoá mà lòng Chúa Giê-su quặn đau. Ngài đã không thể chần chờ. Ngài đã hành động dứt khoát để thanh tẩy đền thờ, để mang lại vẻ đẹp ban đầu của đền thờ là nơi Chúa ngự, là nơi linh thánh cho con người gặp gỡ Thiên Chúa. Phúc âm nói rằng: Chúa Giê-su bện roi xua đuổi tất cả những ai can dự vào việc làm ô uế đền thờ như: những người buôn bán chiên, bò, bồ câu và những người đang ngồi đổi tiền. Người đã đổ tung và lật nhào bàn ghế của họ. Người khuyến cáo họ: “đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”.
Hôm nay ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô, là nhà thờ chánh toà Đức Giáo Hoàng. Thánh đường La-tê-ra-nô được xem là Nhà Thờ Mẹ của tất cả mọi nhà thờ của toàn thể thế giới. Việc mừng kính ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường này nói lên sự hiệp thông của toàn thể Giáo Hội. Giáo hội luôn hiệp nhất và gắn kết với nhau làm thành một thân thể mầu nhiệm Chúa Ky-tô ở giữa thế gian này. Thánh đường là nơi Chúa ngự, là dấu chỉ hữu hình của Giáo hội Chúa hiện diện giữa thế gian. Thánh đường phải sạch sẽ bên ngoài. Thánh đường còn phải sử dụng đúng mục đích để bảo toàn sự thánh thiêng và thanh sạch bên trong.
Thánh đường còn là dấu chỉ sự hiện diện của Giáo hội, thế nên mỗi người ky-tô hữu phải là những viên đá xây dựng nên toà nhà Giáo hội. Mỗi người ky-tô hữu cũng là một đền thờ hữu hình để tôn vinh Thiên Chúa, để thánh hoá nhân loại. Do đó, đền thờ bằng đá sẽ mất ý nghĩa nếu đền thờ tâm hồn nơi các ky-tô hữu bị tục hoá, bị biến chất bởi sự ô uế tâm hồn và đánh mất sự linh thánh nơi thân xác là Đền Thờ Thiên Chúa.
Thế nên, kỷ niệm việc cung hiến đền thờ cũng là dịp nhắc nhở về đền thờ tâm hồn nơi mỗi người chúng ta. Thân xác chúng ta là đền thờ Thiên Chúa hãy biết kính trọng thân xác mình và anh em. Đừng lạm dụng thân xác trong những đam mê bất chính. Đừng lạm dụng thân xác để tìm thú vui xác thịt và kiếm tiền. Đừng phá huỷ đền thở tâm hồn trong những xa hoa truỵ lạc. Hãy biết sống đúng với phẩm giá con người là “nhân linh ư vạn vật”. Hãy sống cao thượng hơn các loài sống theo bản năng hoặc các loài vô tri vô giác. Hãy thanh tẩy từ chính tâm hồn chúng ta khỏi những bợn nhơ tội lỗi, những ước muốn gian dâm và trộm cắp. Hãy loài trừ trong tâm hồn chúng ta những cái nhìn bất chính, những ước muốn tầm thường, những đam mê vô độ. Hãy để Chúa ngự trị và chiếm đoạt tâm hồn chúng ta. Hãy sống thanh sạch. Hãy thanh tẩy tâm hồn mình thường xuyên bằng các bí tích nhất là bí tích Hoà Giải và Thánh Thể. Nhờ bí tích hoà giải mà ta luôn làm mới lại tâm hồn và nhờ bí tích Thánh Thể để ta luôn có Chúa ở trong mình.
Nguyện Xin Chúa luôn nâng đỡ và trợ giúp để chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự, và là viên đá sống động xây dựng nhiệm thể Chúa Ky-tô mỗi ngày một vững mạnh hơn. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: sự chết buộc chúng ta đối diện với thực tế
Bùi Hữu Thư
09:00 05/11/2008
Đức Thánh Cha: sự chết buộc chúng ta đối diện với thực tế
VATICAN CITY, ngày 4, tháng 11, 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói, trước sự chết, con người buộc phải đối diện với thực tế và nhận thức thực tại của cuộc sống.
ĐTC nói như vậy hôm nay khi chủ tế Thánh Lễ truyền thống tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn của các Hồng Y và Giám Mục đã qua đời trong năm, Các thành viên của Hội Đồng Hồng Y đồng tế với ĐTC.
Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến tên của 10 vị Hồng Y đã qua đời trong 12 tháng vừa qua: Stephen Fumio Hamao, Alfons Maria Stickler, Aloísio Lorscheider, Peter Poreku Dery, Adolfo Antonio Suárez Rivera, Ernesto Corripio y Ahumada, Alfonso López Trujillo, Bernardin Gantin, Antonio Innocenti và Antonio José González Zumárraga.
ĐTC nói, "Thiên Chúa là Đấng Khôn Ngoan chính thật không bao giờ già đi. Người là kho tàng phong phú không bị mục nát, Người là niềm vui, trong thâm tâm mỗi con người chúng ta đều khao khát."
Ngài nói, sự chết “buộc chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tại, buộc chúng ta phải công nhận sự phù du của những gì có vẻ to tát và vững mạnh trước con mắt của thế giới. Đối diện với sự chết tất, cả lý do để con người hãnh diện đều tan biến, và lúc đó những gì thực sự đáng giá mới xuất hiện."
Không phải là Thiên Chúa
ĐTC Benedict XVI nhắc nhớ những ai hiện diện là cái chết chờ đợi tất cả mọi người chúng ta:”Nói tóm lại, không có ai trong chúng ta là Thiên Chúa. Muốn nhận biết sự khác biệt giữa chúng ta và Người là điều kiện chính yếu để được ở với Người và trong Người. Đó cũng là điều kiện để trở nên giống Người, nhưng chỉ bằng cách đón mừng ân sủng của quà tặng nhưng không của Người.
"Nếu Thiên Chúa yêu chúng ta nhưng không, thì chúng ta cũng có thể (và vì vậy phải) [...] làm cho chúng ta trở nên một quà tặng nhưng không cho người khác.
"Theo cách này chúng ta biết Chúa y như Chúa biết chúng ta [...] và chúng ta đi từ cái chết sang sự sống như Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng tử thần bằng sự phục sinh nhờ quyền năng cao cả của tình yêu của Chúa Cha.”
Để kết luận, ĐTC nói các Hồng Y và Giám Mục đã qua đời cũng “đi từ cái chết sang sự sống vì họ đã chọn Chúa Kitô [...] và dâng hiến cuộc đời để phục vụ tha nhân. Vì vậy, mặc dù họ phải chấp nhận những gian khổ vì sự mỏng dòn của nhân loại – một điều tất cả chúng ta phải trải qua, và giúp chúng ta khiêm nhường – sự trung thành của họ với Đức Kitô giúp cho họ bước vào nơi chốn tự do của các con cái Thiên Chúa. "
Ngài tiếp, "Chúng ta hãy cầu nguyện để cho chúng ta, những khách hành hương trên trần thế, luôn luôn hướng lòng và mắt về mục đích tối hậu mà tất cả chúng ta đều ao ước, đó là nhà Cha trên trời."
ĐHY Tauran: Hy vọng Diễn đàn sẽ mở một trang sử mới trong mối liên lạc Công giáo-Hồi giáo
Phụng Nghi
09:50 05/11/2008
Vatican (CNS) – Phát biểu hôm trước ngày khai mạc Diễn đàn Công giáo-Hồi giáo, Đức hồng y phụ trách cuộc đối thoại nói ngài hy vọng nó sẽ mở ra “một trang mới” trong lịch sử lâu dài về mối liên lạc Công giáo-Hồi giáo.
Đức hồng y người Pháp Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, hồi đầu tháng này đã được Đài phát thanh Vatican và nhật báo Pháp La Croix phỏng vấn.
Ngài phát biểu với Đài Phát thanh Vatican rằng cuộc họp từ ngày 4 đến 6 tháng 11 với đại diện của 138 học giả Hồi giáo, những người đã khởi xướng sáng kiến Lời Chung năm 2007, sẽ cho các tham dự viên một cơ hội giải thích đức tin của mình qua sự hiểu biết các giới răn yêu kính Thiên Chúa và yêu thương người lân cận,
Trong cuộc phỏng vấn hôm 3 tháng 11 của Đài Vatican, Ngài nói: Trong khi có những điểm thần học tiềm ẩn nơi cuộc thảo luận, nhưng “nói đúng ra, người ta không thể cho rằng chúng tôi tiến hành một cuộc đối thoại về thần học.”
Mà những cuộc đối thoại của Vatican với Hồi giáo đã tập chú vào những vấn đề luân lý, những hành động tâm linh và liên kết nhân danh người đau khổ.
Hôm 2 tháng 11 ngài phát biểu với báo La Croix: “Vào lúc này, cuộc đối thoại về thần học chưa bắt đầu. Trong Diễn đàn, khi nói về lòng yêu kính Thiên Chúa, chúng tôi sẽ coi xem chúng tôi có thể cùng nhau đi xa tới đâu. Điều quan trọng là biết được suy tư thần học của phía bên kia” và chia sẻ những điều phong phú nơi các truyền thống tôn giáo riêng biệt của chúng tôi.
Phiên họp ngày thứ hai sẽ tập trung vào phẩm giá con người cũng như sự tương kính, và Đức hồng y Tauran nói ngài hy vọng đó sẽ là cơ hội để Vatican cất tiếng nói lên những quan ngại về các hạn chế tự do lương tâm và sống đạo người Công giáo đang gặp phải nơi một số quốc gia Hồi giáo.
Đức hồng y Tauran nói rằng điều hiển nhiên là ai cũng muốn có sự nhân nhượng lẫn nhau và tin tưởng rằng nếu tự do là điều tốt đẹp cho các tín đồ Hồi giáo ở châu Âu chẳng hạn, thì tự do cũng tốt đẹp cho người Kitô hữu ở Trung Đông nữa.
“Nhưng xin coi chừng, cái nguyên tắc nhân nhượng lẫn nhau đó không phải là điều kiện tiên quyết trong đối thoại; đây không phải là thứ lý luận “Do ut des” (bánh ít đi bánh qui lại). Điều đó phản lại Kitô giáo.
Trái lại, ngài nói, bảo đảm có được sự tôn trọng tín ngưỡng và quyền lợi của nhau là kết quả của sự thay đổi thái độ từng bước một.
Trong khi những sáng kiến từ cấp cao cho ta niềm hy vọng rằng sẽ có những đổi thay, nhưng “vấn đề là những sáng kiến đối thoại đó dường như rất giống chuyện được-chăng-hay-chớ nếu đem so sánh với những chuyện bạo hành chống Kitô giáo hàng ngày tại nhìều nước. Vấn đề là làm cách nào chúng ta rót được những sự cởi mở thực sự từ những người ưu tú tinh nhuệ đó xuống tới lớp quảng đại quần chúng.”
Đức hồng y người Pháp Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, hồi đầu tháng này đã được Đài phát thanh Vatican và nhật báo Pháp La Croix phỏng vấn.
Ngài phát biểu với Đài Phát thanh Vatican rằng cuộc họp từ ngày 4 đến 6 tháng 11 với đại diện của 138 học giả Hồi giáo, những người đã khởi xướng sáng kiến Lời Chung năm 2007, sẽ cho các tham dự viên một cơ hội giải thích đức tin của mình qua sự hiểu biết các giới răn yêu kính Thiên Chúa và yêu thương người lân cận,
Trong cuộc phỏng vấn hôm 3 tháng 11 của Đài Vatican, Ngài nói: Trong khi có những điểm thần học tiềm ẩn nơi cuộc thảo luận, nhưng “nói đúng ra, người ta không thể cho rằng chúng tôi tiến hành một cuộc đối thoại về thần học.”
Mà những cuộc đối thoại của Vatican với Hồi giáo đã tập chú vào những vấn đề luân lý, những hành động tâm linh và liên kết nhân danh người đau khổ.
Hôm 2 tháng 11 ngài phát biểu với báo La Croix: “Vào lúc này, cuộc đối thoại về thần học chưa bắt đầu. Trong Diễn đàn, khi nói về lòng yêu kính Thiên Chúa, chúng tôi sẽ coi xem chúng tôi có thể cùng nhau đi xa tới đâu. Điều quan trọng là biết được suy tư thần học của phía bên kia” và chia sẻ những điều phong phú nơi các truyền thống tôn giáo riêng biệt của chúng tôi.
Phiên họp ngày thứ hai sẽ tập trung vào phẩm giá con người cũng như sự tương kính, và Đức hồng y Tauran nói ngài hy vọng đó sẽ là cơ hội để Vatican cất tiếng nói lên những quan ngại về các hạn chế tự do lương tâm và sống đạo người Công giáo đang gặp phải nơi một số quốc gia Hồi giáo.
Đức hồng y Tauran nói rằng điều hiển nhiên là ai cũng muốn có sự nhân nhượng lẫn nhau và tin tưởng rằng nếu tự do là điều tốt đẹp cho các tín đồ Hồi giáo ở châu Âu chẳng hạn, thì tự do cũng tốt đẹp cho người Kitô hữu ở Trung Đông nữa.
“Nhưng xin coi chừng, cái nguyên tắc nhân nhượng lẫn nhau đó không phải là điều kiện tiên quyết trong đối thoại; đây không phải là thứ lý luận “Do ut des” (bánh ít đi bánh qui lại). Điều đó phản lại Kitô giáo.
Trái lại, ngài nói, bảo đảm có được sự tôn trọng tín ngưỡng và quyền lợi của nhau là kết quả của sự thay đổi thái độ từng bước một.
Trong khi những sáng kiến từ cấp cao cho ta niềm hy vọng rằng sẽ có những đổi thay, nhưng “vấn đề là những sáng kiến đối thoại đó dường như rất giống chuyện được-chăng-hay-chớ nếu đem so sánh với những chuyện bạo hành chống Kitô giáo hàng ngày tại nhìều nước. Vấn đề là làm cách nào chúng ta rót được những sự cởi mở thực sự từ những người ưu tú tinh nhuệ đó xuống tới lớp quảng đại quần chúng.”
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chúc mừng tân cử Tổng Thống Barack Obama.
Ngọc Loan
10:37 05/11/2008
Washington:Đức Hồng Y Francis E. George tại Chicago, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã chúc mừng tân cử Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama trong cuộc “tuyển cử lịch sử”, là người Mỹ gốc Phi đầu tiên lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ.
Thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y George đã viết lá thư gởi tới Obama: “Cư dân của đất nước chúng ta đã tín cẩn ngài với một trách nhiệm nặng nề. Là những giám mục Công Giáo, chúng tôi cống hiến trong lời nguyện chúng tôi để Thiên Chúa ban cho ngài sức mạnh và khôn ngoan hầu đương đầu với những thử thách sắp tới”.
“Đất nước đang đối diện với nhiều sự không chắc chắn. Chúng tôi cầu nguyện để ngài xử dụng quyền hành của ngài để đáp ứng với một sự quan tâm đặc biệt hầu bảo vệ đến người cô thế nhất trong chúng ta và hàn gắn những chia rẽ trong đất nước và trong thế giới chúng ta”.
“Xin Thiên Chúa chúc lành cho ngài và tân cử Phó Tổng Thống (Joseph) Biden trong lúc ngài sửa soạn thi hành nhiệm vụ của ngài trong việc phục vụ đất nước chúng ta và cư dân”.
Thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y George đã viết lá thư gởi tới Obama: “Cư dân của đất nước chúng ta đã tín cẩn ngài với một trách nhiệm nặng nề. Là những giám mục Công Giáo, chúng tôi cống hiến trong lời nguyện chúng tôi để Thiên Chúa ban cho ngài sức mạnh và khôn ngoan hầu đương đầu với những thử thách sắp tới”.
“Đất nước đang đối diện với nhiều sự không chắc chắn. Chúng tôi cầu nguyện để ngài xử dụng quyền hành của ngài để đáp ứng với một sự quan tâm đặc biệt hầu bảo vệ đến người cô thế nhất trong chúng ta và hàn gắn những chia rẽ trong đất nước và trong thế giới chúng ta”.
“Xin Thiên Chúa chúc lành cho ngài và tân cử Phó Tổng Thống (Joseph) Biden trong lúc ngài sửa soạn thi hành nhiệm vụ của ngài trong việc phục vụ đất nước chúng ta và cư dân”.
Đức Giáo Hoàng chúc mừng tân cử Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama
Ngọc Loan
11:12 05/11/2008
Vatican: Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gởi điện văn riêng tới tân cử Tổng Tống Barack Obama vào ngày 5/11, chúc mừng ông và cống hiến lời cầu nguyện của ngài cho Obama và toàn cư dân Hoa Kỳ.
Đây là điều hết sức ngoại thường vì từ trước đến nay Đức Giáo Hoàng chỉ chúc mừng trong ngày khi Tổng Thống Hoa Kỳ chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống. Cha Dòng Tên Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết vì là điện văn chỉ gởi riêng cho Obama, cho nên Tòa Thánh không dự định phổ biến. Tuy nhiên vì tính cách lịch sử trong cuộc tuyển cử lần này đã đưa một người Mỹ đen đầu tiên lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ, cho nên Đức Giáo Hoàng đã chúc mừng chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Barack Obama được tuyên bố thắng cử.
Cha Lombardi cho biết Đức Giáo Hoàng đã chúc mừng Obama, phu nhân và gia đình.
Cha Lombardi nói “Đức Giáo Hoàng bảo đảm với ông trong lời nguyện của Ngài cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ ông trong trách nhiệm nặng nề đối với tổ quốc và đối với cộng đồng quốc tế”.
Khi được báo chí hỏi đến Đức Giáo Hoàng có nhấn mạnh đến một vấn đề đặc biệt nào không? Cha Lombardi trả lời “cho hòa bình, đại kết và công lý”
Đức Giáo Hoàng cũng cầu xin “Chúc lành của Thiên Chúa đổ xuống trên ông và trên cử dân Hoa Kỳ để tất cả mọi người với lòng thiện chí có thể xây dựng một thế giới hòa bình”.
Điện văn gởi tới Obama được chuyển qua văn phòng của Bà Mary Ann Glendon, là Đại Sứ Hoa Kỳ làm việc bên cạnh Tòa Thánh. Trong dịp này Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng đã gởi điện chúc mừng.
Cha Lombardi cho biết một điện văn chính thức cũng sẽ được gởi đi trong ngày Tân cử Barack Obama chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 20/1/2009. Trong quá khứ, theo truyền thống Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng chỉ gởi điện chúc mừng tân Tổng Thống Hoa Kỳ trong ngày chính thức tuyên thệ nhậm chức.
Cha Lombardi cũng bày tỏ niềm hy vọng khi Barack Obama đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, Cha cũng nói với các ký giả, người Công Giáo “đang cầu nguyện để Thiên Chúa soi sáng và nâng đỡ” tân tổng thống.
“Nhiệm vụ của tổng thống Hoa Kỳ là một trách nhiệm lớn lao và nặng nề, không chỉ đối với chính đất nước của tổng thống, mà cho cho toàn thế giới, xét đến tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại mọi nơi trên toàn thế giới”.
Đây là điều hết sức ngoại thường vì từ trước đến nay Đức Giáo Hoàng chỉ chúc mừng trong ngày khi Tổng Thống Hoa Kỳ chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống. Cha Dòng Tên Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết vì là điện văn chỉ gởi riêng cho Obama, cho nên Tòa Thánh không dự định phổ biến. Tuy nhiên vì tính cách lịch sử trong cuộc tuyển cử lần này đã đưa một người Mỹ đen đầu tiên lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ, cho nên Đức Giáo Hoàng đã chúc mừng chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Barack Obama được tuyên bố thắng cử.
Cha Lombardi cho biết Đức Giáo Hoàng đã chúc mừng Obama, phu nhân và gia đình.
Cha Lombardi nói “Đức Giáo Hoàng bảo đảm với ông trong lời nguyện của Ngài cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ ông trong trách nhiệm nặng nề đối với tổ quốc và đối với cộng đồng quốc tế”.
Khi được báo chí hỏi đến Đức Giáo Hoàng có nhấn mạnh đến một vấn đề đặc biệt nào không? Cha Lombardi trả lời “cho hòa bình, đại kết và công lý”
Đức Giáo Hoàng cũng cầu xin “Chúc lành của Thiên Chúa đổ xuống trên ông và trên cử dân Hoa Kỳ để tất cả mọi người với lòng thiện chí có thể xây dựng một thế giới hòa bình”.
Điện văn gởi tới Obama được chuyển qua văn phòng của Bà Mary Ann Glendon, là Đại Sứ Hoa Kỳ làm việc bên cạnh Tòa Thánh. Trong dịp này Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng đã gởi điện chúc mừng.
Cha Lombardi cho biết một điện văn chính thức cũng sẽ được gởi đi trong ngày Tân cử Barack Obama chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 20/1/2009. Trong quá khứ, theo truyền thống Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng chỉ gởi điện chúc mừng tân Tổng Thống Hoa Kỳ trong ngày chính thức tuyên thệ nhậm chức.
Cha Lombardi cũng bày tỏ niềm hy vọng khi Barack Obama đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, Cha cũng nói với các ký giả, người Công Giáo “đang cầu nguyện để Thiên Chúa soi sáng và nâng đỡ” tân tổng thống.
“Nhiệm vụ của tổng thống Hoa Kỳ là một trách nhiệm lớn lao và nặng nề, không chỉ đối với chính đất nước của tổng thống, mà cho cho toàn thế giới, xét đến tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại mọi nơi trên toàn thế giới”.
Triển lãm Piô XII có lá thư của một rabbi Do Thái cám ơn ngài
Bùi Hữu Thư
18:28 05/11/2008
Triển lãm Piô XII có lá thư của một rabbi Do Thái cám ơn ngài
44 lá thư nhắc đến những người Do Thái được cứu sống tại Rôma
RÔMA, ngày 5 tháng 11, 2008 (Zenit.org).- Cuộc Triển Lãm ĐTC Piô XII tại Vatican trình bầy lá thư của một rabbi người Pháp cám ơn ĐTC Piô XII và các linh mục Công Giáo về sự giúp đỡ người Do Thái trong thời họ bị bách hại.
Một lá thư của Rabbi André Zaoui, một tuyên úy cấp bậc đại úy của lực lượng viễn chinh Pháp, đề ngày 22 tháng 6, năm 1944, là một trong các văn kiện được trưng bầy trong cuộc triển lãm “Piô XII: Con Người và Triều Đại Giáo Hoàng” được tổ chức cho quần chúng xem từ ngày thứ ba 4 tháng 11, 2008 đến ngày 6 tháng 1, 2009.
Vị rabbi này ghi nhận việc ông được tham dự một cuộc triều kiến chung của ĐTC Piô XII vào ngày 6 tháng 6, 1944 lúc 12 giờ 20 cùng với “rất nhiều binh sĩ và giới chức đồng minh.”
Ông cũng ghi nhận cuộc thăm viếng Viện Giáo Hoàng Piô XI, “nơi đã che chở cho khoảng 60 trẻ em Do Thái, trong số đó có một số trẻ em di cư từ nước Pháp.”
Rabbi Zaoui viết là ông hết sức cảm động về “sự chăm sóc với tình phụ huynh của tất cả các giáo sư,” và nhắc lại lời vị giám học đã khẳng định rằng, “Chúng tôi không làm gì quá bổn phận của chúng tôi.”
Ông Zaoui kể lại một biến cố khác, vào ngày 8 tháng 6, 1944: khi Đền Thờ Do Thái giáo được mở cửa trở lại sau khi bị quân Đức Quốc Xã đóng cửa từ tháng 10, 1943.
Ông viết về sự hiện diện của một linh mục, cha Benoit, một “người Pháp đang lẩn trốn” đã tận hiến cho việc phục vụ các gia đình Do Thái tại Rôma.” Ông nhắc lại lời của vị linh mục này đã làm cho ông xúc động: “Tôi yêu người Do Thái hết lòng.”
Ông Zaoui khẳng định lòng biết ơn của ông và nói, “Israel sẽ không bao giờ quên được.”
Lá thư này được sao lại và in trong cuốn thư mục được Cơ Quan Ấn Hành Vatican xuất bản. Trong cuốn thư mục, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh, đề cao tầm quan trọng của cuộc triển lãm, và nói là, “đã làm cho mọi người biết rõ hơn về vị Giáo Hoàng đã được công nhận đúng là một trong những nhân vật cao quý nhất trong thế kỷ 20."
Đức Hồng Y cảm tạ tất cả những người có công thực hiện cuộc triển lãm này, và bầy tỏ niềm hy vọng là việc này “làm cho mọi người, nhất là các thế hệ trẻ, ngưỡng mộ hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Piô XII, một người biết chuẩn bị con đường của Giáo Hội vào thời ngài, với linh tính tiên đoán được các dấu hiệu của thời đại."
Cuộc triển lãm nhằm trình bầy các đức tính của ĐTC Piô XII, từ lòng yêu mến thú vật – với hình ảnh ngài chụp với một con chim yến và vài con cừu con; sự say mê của ngài đối với các phát minh mới lạ -- với dao cạo chạy điện và máy đánh chữ của ngài; sự lo lắng cho người nghèo khó—với hình ảnh của những tấm nệm được trải ngay trên các bậc thang của Tư Dinh Giáo Hoàng cho các người tị nạn Thế Chiến Thứ Hai; lòng yêu mến nghệ thuật của ngài – được ghi nhận là buổi hòa nhạc của Ban Nhạc Đại Hòa Tấu Israel ngày 25 tháng 5, 1955, một dấu chỉ của lòng biết ơn của Israel đối với công việc ngài đã làm để giúp đỡ người Do Thái qua rất nhiều lần ngài đã can thiệp cho họ trong thời chiến.
Hình ĐTC Piô XII trên Bưu Thiếp |
Hình Đức Piô XII tại Rôma |
ĐTC nói Kitô giáo không dành cho những ai ăn không ngồi rồi
Bùi Hữu Thư
23:20 05/11/2008
ĐTC nói Kitô giáo không dành cho những ai ăn không ngồi rồi
VATICAN CITY, ngày 5 tháng 11, 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói, Kitô giáo không phải là một đức tin thoải mái, nhưng có hy vọng nơi sự Phục Sinh.
ĐTC khẳng định như vậy hôm nay trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô, trong một bài suy niệm về Thánh Phaolô. Hôm nay, ĐTC nói về sự Phục Sinh như trung tâm điểm của thần học Phaolô.
Ngài bắt đầu bài giảng bằng việc dẫn chứng một đoạn trong thư thứ nhất của Phaolô gửi tín hữu Côrintô: “Và nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì những gì chúng ta rao giảng sẽ trống rỗng, và đức tin của anh em cũng trống rỗng…. Anh em vẫn còn sống ở trong tội lỗi của anh em.”
ĐTC nói, "Với những lời nói mạnh mẽ này […] Thánh Phaolô bầy tỏ rõ ràng tầm quan trọng ngài gán cho sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Thực vậy, biến cố này là giải đáp cho vấn đề bi thảm của thập giá. Riêng mình thánh giá không thể giải thích đức tin Kitô; ngược lại, đó lại là một thảm kịch, một dấu chỉ của sự điên rồ […]
"Đây là chìa khóa chính cho Kitô học của Phaolô: Mọi sự xoay quanh tâm điểm này.Tất cả giáo huấn của Thánh Tông Đồ Phaolô đi ra xa nhưng luôn luôn tiến trở lại với mầu nhiệm của Đấng mà Chúa Cha đã cho sống lại từ cõi chết. "
Nối kết
ĐTC Benedict XVI nói, giáo huấn của Thánh Phaolô về sự Phục Sinh luôn luôn được nối kết với truyền thống của các cộng đồng tín hữu tiên khởi.
Ngài nói, "Ở đây chúng ta có thể thực sự thấy tầm quan trọng của truyền thống đã có trước thánh tông đồ; truyền thống ngài kính trọng và chú tâm, và cũng muốn diễn tả. Bản văn về sự Phục Sinh, trong Chương 15:1-11 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, nhấn mạnh nhiều về sự nối kết giữa ‘tiếp nhận’ ‘và chuyển tiếp.’
"Thánh Phaolô gán cho việc hình thành truyền thống một tầm quan trọng lớn lao. Phần cuối của đoạn chúng ta xem xét sau đây nhấn mạnh điều này: ‘Dù đó là tôi hay là các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế và anh em đã tin như vậy,’ như thế đã quảng diễn được sự thống nhất của việc loan truyền một chân lý đức tin, của việc tuyên xưng của tất cả mọi tín hữu và tất cả những ai sẽ loan truyền việc Đức Kitô sống lại. "
ĐTC khẳng định rằng, “do đó Kitô học của Thánh Phaolô không bao giờ nghịch lại sự trung tín với truyền thống. Bằng cách này, Phaolô cho chúng ta một mô thức cho mọi thời đại để dậy thần học và rao giảng. Thần học gia và nhà giảng thuyết không cấu tạo các viễn tượng mới về thế giới và đời sống, nhưng phải phục vụ cho chân lý được chuyển tiếp để phục vụ cho sự kiện chính thật về Đức Kitô trên thập giá và về sự Phục Sinh của Người. Bổn phận của họ là giúp mọi người hiểu được thực tại về ‘Thiên Chúa với chúng ta,’ và do đó, thực tại về đời sống chính thật, đằng sau những lời nói khi xưa.”
Các hậu quả mới
ĐTC nói, việc Thánh Phaolô nhấn mạnh về sự Phục Sinh và việc ngài tuyên xưng chân lý Kitô giáo căn bản có “những hậu quả cho đời sống đức tin của chúng ta.”
Ngài giải thích: "Chúng ta được mời gọi để tham dự từ trong đáy thẳm sâu của con người chúng ta tất cả biến cố về cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Thánh tông đồ nói: ‘Chúng ta cùng chết với Đức Kitô’ và chúng ta tin rằng ‘chúng ta cũng sẽ cùng sống với người. Chúng ta biết là Đức Kitô đã chỗi dậy từ kẻ chết, Người sẽ không còn chết nữa; thần chết không còn làm chủ được Người.’
"Điều này có thể được chuyển dịch sang việc chia sẻ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, như là một mở màn cho sự kết hiệp với Người qua sự Phục Sinh, một điều chúng ta mong ước trong hy vọng.”
ĐTC cũng ghi nhận là Thánh Phaolô cũng chia sẻ cuộc khổ nạn với hy vọng được sống lại, “Thần học Thánh Giá không phải là một lý thuyết – đây là một thực tại của đời sống Kitô hữu. Muốn sống trong đức tin nơi Đức Kitô, muốn sống trong chân lý và tình yêu là phải từ bỏ mọi ngày; là phải đau khổ. Kitô giáo không phải là một con đường thoải mái; mà là một cuộc leo dốc khó khăn, nhưng được soi sáng bởi ánh sáng Đức Kitô và bởi niềm hy vọng to tát được phát xuất nơi Người."
Ngài tiếp, trích dẫn Thánh Âugustin, “Thực vậy, Kitô hữu không tránh khỏi đau khổ, ngược lại họ được trao cho nhiều hơn. "
Nhưng, Đức Giám Mục thành Rôma khẳng định, “chỉ bằng cách này, bằng cách có kinh nghiệm với khổ đau, chúng ta mới cảm nghiệm sâu xa được đời sống, trong vẻ huy hoàng, trong niềm hy vọng lớn lao được ban cho bởi Đức Kitô bị đóng đanh và sống lại."
Top Stories
Vatican: May God help Obama bring peace
AP
10:42 05/11/2008
VATICAN CITY – The Vatican said Wednesday it hoped President-elect Barack Obama will work to promote peace and justice in the world.
"All of us are hoping that Obama will be able to meet the expectations and hopes directed at him," said the Rev. Federico Lombardi, who is chief spokesman for the Vatican and for Pope Benedict XVI.
Lombardi told The Associated Press in a telephone interview that the Vatican hoped the man elected to be the United States' first black president would work for the cause of rights and justice, "finding suitable ways to promote peace in the world, fostering people's development and dignity while respecting essential human and spiritual values."
"Faithful are praying so that God may enlighten him and give him a hand in his huge responsibility, so that he will govern well," Lombardi said.
The pope will likely issue a statement wishing Obama well when he is sworn into office in January, Lombardi indicated.
"All of us are hoping that Obama will be able to meet the expectations and hopes directed at him," said the Rev. Federico Lombardi, who is chief spokesman for the Vatican and for Pope Benedict XVI.
Lombardi told The Associated Press in a telephone interview that the Vatican hoped the man elected to be the United States' first black president would work for the cause of rights and justice, "finding suitable ways to promote peace in the world, fostering people's development and dignity while respecting essential human and spiritual values."
"Faithful are praying so that God may enlighten him and give him a hand in his huge responsibility, so that he will govern well," Lombardi said.
The pope will likely issue a statement wishing Obama well when he is sworn into office in January, Lombardi indicated.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục và giáo dân đã qua đời của TGP Saigòn
Maria Vũ Loan
10:23 05/11/2008
SAIGON - Sáng ngày 05/11/2008, tôi lại đến nhà thờ Chí hòa, Sài Gòn để tham dự thánh lễ cầu cho các giám mục, linh mục, và tông đồ giáo dân đã qua đời do Đức hồng y Gioan Baotixita chủ sự, và viếng nghĩa trang linh mục giáo phận Sài Gòn.
Xem hình ảnh buổi lễ
Vẫn như một lời hò hẹn, vẫn như nhịp đập của trái tim; quí cha từ các nơi đổ về khá đông làm nên một đoàn rước thật đẹp, hay nói đúng hơn là làm cho lời cầu nguyện thêm đậm đà cái tình cái nghĩa của người đang thi hành sứ vụ dành cho các vị mục tử đã hoàn tất sứ vụ nơi trần gian.
Nhìn đoàn đồng tế tiến vào bên trong thánh đường, tôi đã hình dung được diễn tiến thánh lễ, tuy không khác gì so với mọi năm nhưng chắc chắn của lễ dâng tiến hôm nay vẫn luôn mới mẻ bởi tâm tình của Đức hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, quí cha đại diện, quí cha và đông đảo giáo dân luôn trôi theo dòng thời gian, song song với hành trình của niềm tin, một niềm tin của người Kitô hữu được vun đắp mỗi ngày.
Thoáng nhìn một màu tím u buồn trong lòng nhà thờ, tôi thấy dâng trào một cảm xúc man mác buồn, nhưng nỗi buồn ấy bỗng nhẹ tênh, làm cho một niềm hy vọng tràn đến, vì “hồn thiêng” của thánh lễ được hòa hợp với sự sốt sắng của nhiều người và ý nghĩa bài giảng của Đức hồng y hôm nay.
Với giọng trầm buồn, Ngài chia sẻ rằng, sự sống có lúc cần phải như hạt lúa bị thối đi, bị chết đi. Tại sao lại phải như vậy trong khi sự sống cần được tôn trọng và bảo vệ? Lời Chúa cho chúng ta thấy cần phải chú tâm hủy hoại sự sống của mình (hủy hoại ở đây mang ý nghĩa là phải hy sinh, chịu hao mòn, phải cạn kiệt con người riêng của mình vì lợi ích chung).
Đức hồng y còn dùng hình ảnh vùng đất mũi Cà Mau để so sánh với hình ảnh Giáo phận. Đó là một mảnh đất, qua nhiều thời kỳ, được phù sa nối tiếp bù đắp, hình thành nên một cánh đồng màu mỡ của vùng Cà Mau. Cuộc đời tận tụy hy sinh phục vụ của các mục tử đã qua đi để tạo nên một cánh đồng giáo phận màu mỡ hôm nay.
Dầu là một cánh đồng màu mỡ thì vẫn có sâu rầy, dịch bệnh phá hoại lúa khoai mùa màng, nghĩa là trên mảnh đất đó, vẫn còn những tệ nạn của cách sống phóng đãng, thác loạn, lừa đảo, gian dâm, ma túy… Chúng ta phải chú ý để mảnh đất của giáo phận bớt đi những tệ nạn đó mà thu lượm được hoa quả tốt lành.
Ghi nhớ công ơn của các vị giám mục, linh mục đi trước, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn Kitô hữu phải trở nên thành trì vững chắc trên cánh đồng phì nhiêu này.
Sau thánh lễ, các linh mục trong trang phục đời thường đã hòa vào dòng người đông đảo đi viếng nghĩa trang linh mục của giáo phận Sài Gòn. Đức hồng y ghé thăm mộ đức cha Trần Thanh Khâm, ngôi mộ ở gần cổng, khói nhang nghi ngút, hoa nến tươi màu. Dưới cái nhìn của tôi, có lẽ đây là vị giám mục phụ tá âm thầm nhất giáo phận.
Mọi người đứng trước bàn thờ ở nghĩa trang, đọc kinh và hát như bao năm qua vẫn làm, đưa mắt nhìn những người chung quanh, tôi tự hào: những người giáo dân bình thường như thế này mà lại trở nên thành trì bảo vệ các thành quả của các vị giám mục và linh mục sao, thật tuyệt vời!
Tôi trộm nghĩ (nếu có sai xót xin thứ lỗi) về đời linh mục như cây trồng. Giáo Hội chọn lựa giống cây, dày công vun xới cách khôn ngoan cho cây tươi tốt. Cây đúng độ thì sinh hoa kết trái. Hoa trái thơm ngon qui tụ được nhiều người, lúc ấy quanh cây đầy rẫy những lời khen tặng, những tiếng cười, những sẻ chia. Khi hoa trái đã qua những mùa thơm ngọt, cây dần khô cằn theo năm tháng, chỉ còn chút bóng mát cho đời là lời cầu nguyện thầm lặng. Có mấy ai còn đến vui cười dưới bóng mát ấy là quí lắm rồi. Khi cây trở về bụi đất, lời cầu nguyện chung bỗng trở thành một khúc vui, thân thiện, giữa giáo hội lữ hành và giáo hội khải hoàn.
Lời cầu nguyện trong thánh lễ và cuộc thăm viếng hôm nay như một giai điệu đẹp đi vào cõi vĩnh hằng hòa chung lời ca với các mục tử mà ca tụng một Thiên Chúa là đấng làm chủ sự sống và cái chết.
Xem hình ảnh buổi lễ
Vẫn như một lời hò hẹn, vẫn như nhịp đập của trái tim; quí cha từ các nơi đổ về khá đông làm nên một đoàn rước thật đẹp, hay nói đúng hơn là làm cho lời cầu nguyện thêm đậm đà cái tình cái nghĩa của người đang thi hành sứ vụ dành cho các vị mục tử đã hoàn tất sứ vụ nơi trần gian.
Nhìn đoàn đồng tế tiến vào bên trong thánh đường, tôi đã hình dung được diễn tiến thánh lễ, tuy không khác gì so với mọi năm nhưng chắc chắn của lễ dâng tiến hôm nay vẫn luôn mới mẻ bởi tâm tình của Đức hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, quí cha đại diện, quí cha và đông đảo giáo dân luôn trôi theo dòng thời gian, song song với hành trình của niềm tin, một niềm tin của người Kitô hữu được vun đắp mỗi ngày.
Thoáng nhìn một màu tím u buồn trong lòng nhà thờ, tôi thấy dâng trào một cảm xúc man mác buồn, nhưng nỗi buồn ấy bỗng nhẹ tênh, làm cho một niềm hy vọng tràn đến, vì “hồn thiêng” của thánh lễ được hòa hợp với sự sốt sắng của nhiều người và ý nghĩa bài giảng của Đức hồng y hôm nay.
Với giọng trầm buồn, Ngài chia sẻ rằng, sự sống có lúc cần phải như hạt lúa bị thối đi, bị chết đi. Tại sao lại phải như vậy trong khi sự sống cần được tôn trọng và bảo vệ? Lời Chúa cho chúng ta thấy cần phải chú tâm hủy hoại sự sống của mình (hủy hoại ở đây mang ý nghĩa là phải hy sinh, chịu hao mòn, phải cạn kiệt con người riêng của mình vì lợi ích chung).
Đức hồng y còn dùng hình ảnh vùng đất mũi Cà Mau để so sánh với hình ảnh Giáo phận. Đó là một mảnh đất, qua nhiều thời kỳ, được phù sa nối tiếp bù đắp, hình thành nên một cánh đồng màu mỡ của vùng Cà Mau. Cuộc đời tận tụy hy sinh phục vụ của các mục tử đã qua đi để tạo nên một cánh đồng giáo phận màu mỡ hôm nay.
Dầu là một cánh đồng màu mỡ thì vẫn có sâu rầy, dịch bệnh phá hoại lúa khoai mùa màng, nghĩa là trên mảnh đất đó, vẫn còn những tệ nạn của cách sống phóng đãng, thác loạn, lừa đảo, gian dâm, ma túy… Chúng ta phải chú ý để mảnh đất của giáo phận bớt đi những tệ nạn đó mà thu lượm được hoa quả tốt lành.
Ghi nhớ công ơn của các vị giám mục, linh mục đi trước, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn Kitô hữu phải trở nên thành trì vững chắc trên cánh đồng phì nhiêu này.
Sau thánh lễ, các linh mục trong trang phục đời thường đã hòa vào dòng người đông đảo đi viếng nghĩa trang linh mục của giáo phận Sài Gòn. Đức hồng y ghé thăm mộ đức cha Trần Thanh Khâm, ngôi mộ ở gần cổng, khói nhang nghi ngút, hoa nến tươi màu. Dưới cái nhìn của tôi, có lẽ đây là vị giám mục phụ tá âm thầm nhất giáo phận.
Mọi người đứng trước bàn thờ ở nghĩa trang, đọc kinh và hát như bao năm qua vẫn làm, đưa mắt nhìn những người chung quanh, tôi tự hào: những người giáo dân bình thường như thế này mà lại trở nên thành trì bảo vệ các thành quả của các vị giám mục và linh mục sao, thật tuyệt vời!
Tôi trộm nghĩ (nếu có sai xót xin thứ lỗi) về đời linh mục như cây trồng. Giáo Hội chọn lựa giống cây, dày công vun xới cách khôn ngoan cho cây tươi tốt. Cây đúng độ thì sinh hoa kết trái. Hoa trái thơm ngon qui tụ được nhiều người, lúc ấy quanh cây đầy rẫy những lời khen tặng, những tiếng cười, những sẻ chia. Khi hoa trái đã qua những mùa thơm ngọt, cây dần khô cằn theo năm tháng, chỉ còn chút bóng mát cho đời là lời cầu nguyện thầm lặng. Có mấy ai còn đến vui cười dưới bóng mát ấy là quí lắm rồi. Khi cây trở về bụi đất, lời cầu nguyện chung bỗng trở thành một khúc vui, thân thiện, giữa giáo hội lữ hành và giáo hội khải hoàn.
Lời cầu nguyện trong thánh lễ và cuộc thăm viếng hôm nay như một giai điệu đẹp đi vào cõi vĩnh hằng hòa chung lời ca với các mục tử mà ca tụng một Thiên Chúa là đấng làm chủ sự sống và cái chết.
Kỉ niệm 120 năm giáo xứ Sóc Trăng
Đất Sóc
11:59 05/11/2008
THÁNH LỄ TẠ ƠN
KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ SÓC TRĂNG
VÀ NGỌC KHÁNH - ĐẠI THỌ CỦA CHA GIUSE NGUYỄN VĂN ĐẦY
SÓC TRĂNG - Hôm nay thật là một ngày đặc biệt trong lịch sử của Giáo Xứ Sóc Trăng!
Điều đặc biệt thứ nhất là vì hôm nay giáo xứ mừng kỷ niệm 120 năm thành lập. Đó là một chặng đường dài, một chặng đường tràn đầy hồng ân. Từ cột mốc 1888 ấy đến nay đã tròn 120 năm. 120 tuổi là quá già, quá thọ cho một đời người, nhưng với giáo xứ Sóc Trăng thì tuổi 120 mới là tuổi… xuân xanh tràn đầy sức sống. Thật vậy, giáo xứ bước vào năm thứ 120 với biết bao chuyển biến tích cực: cơ sở vật chất ngày càng khang trang, thoáng mát; đời sống tinh thần được vun tưới nhờ tấm lòng nhiệt thành của quý cha và sự đóng góp công sức hết sức quảng đại của mọi thành phần dân Chúa; các sinh hoạt của các hội đoàn cũng đang phát triển mạnh mẽ và vững chắc; nhưng quan trọng hơn cả là tình yêu thương và hiệp thông trong giáo xứ ngày càng được phát huy.
Điều đặc biệt thứ hai là cũng trong ngày hôm nay, giáo xứ mừng Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy “đại thọ” (90 tuổi) và “ngọc khánh Linh Mục” (60 năm). Cha Giuse, được mọi người gọi cách trìu mến là Ông Sáu, dù vừa trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh, vẫn cố gắng hiện diện giữa cộng đoàn dân Chúa để hiệp thông trong Thánh Lễ Tạ Ơn. Sự hiện diện thầm lặng như một cuộc đời thầm lặng. Nhưng sự hiện diện của Ông Sáu hôm nay lại mang lại bầu khí thánh thiêng, cảm động và hiệp nhất trong cộng đoàn.
Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay được chính Đức Cha Emmanuel, giám mục chánh toà giáo phận chủ sự. Cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn này còn có Đức Cha Phó Stêphanô, là “người con” của giáo xứ Sóc Trăng; Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện, cũng là “người con” của giáo xứ; trên dưới 70 linh mục; đông đảo tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân của giáo xứ cùng với thân nhân của Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy.
Thánh Lễ diễn ra trong bầu khí nghiêm trang, thánh thiện và toát lên được sự hiệp thông trong tình yêu và tâm tình cảm tạ tri ân. Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, mọi người được nghe lại lịch sử tóm tắt của giáo xứ và của Ông Sáu để một lần nữa xác tín về những hồng ân Chúa ban cho giáo xứ, cho Ông Sáu, hầu chuẩn bị tâm hồn bước vào hiến lễ Tạ Ơn một cách tích cực hơn.
Trong phần giảng lễ, Cha Giuse Phạm Văn Phán đã chia sẻ thật cảm động và đầy ý nghĩa về cuộc đời của Ông Sáu. Ngài nói Cha Giuse Sáu có nhiều cái “quý”: quý hiếm (90 tuổi), quý giá (60 năm làm LM), quý mến (không bao giờ làm mích lòng ai). Điều quan trọng trong cuộc đời của Cha Sáu là hiền lành và khiêm nhường. Hình ảnh yếu ớt trong thinh lặng nhưng lại toát lên vẻ lành thánh và hiền hậu của Ông Sáu trong Thánh Lễ hôm nay như là một bản tổng kết của một cuộc đời tận hiến trọn vẹn cho Chúa và Giáo Hội.
Thánh Lễ Tạ Ơn kết thúc nhưng đồng thời cũng “mở ra” một trang mới trong lịch sử của giáo xứ. Lịch sử mang tính tiếp nối, kế thừa nhưng cũng mang tính đột phá, nhảy vọt. Trang sử mới được mở ra cho giáo xứ Sóc Trăng hôm nay chính là hiện thực hoá lời mời gọi còn nóng hổi tính thời sự của Công đồng Vaticano II: làm cho giáo xứ thành gia đình của Thiên Chúa và thành cộng đoàn hiệp thông nhân loại (x. Lumen Gentium 28).
Riêng với Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy, Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay chính là bài ca bất hủ tán dương tình yêu cao vời của Thiên Chúa trải dài trong suốt cuộc đời của ngài và qua ngài tới biết bao con người. Ngày hôm nay, ngài cũng có thể khiêm tốn tuyên xưng như Thánh Phaolô: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” (Tm 4, 7-8).
KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ SÓC TRĂNG
VÀ NGỌC KHÁNH - ĐẠI THỌ CỦA CHA GIUSE NGUYỄN VĂN ĐẦY
SÓC TRĂNG - Hôm nay thật là một ngày đặc biệt trong lịch sử của Giáo Xứ Sóc Trăng!
Điều đặc biệt thứ nhất là vì hôm nay giáo xứ mừng kỷ niệm 120 năm thành lập. Đó là một chặng đường dài, một chặng đường tràn đầy hồng ân. Từ cột mốc 1888 ấy đến nay đã tròn 120 năm. 120 tuổi là quá già, quá thọ cho một đời người, nhưng với giáo xứ Sóc Trăng thì tuổi 120 mới là tuổi… xuân xanh tràn đầy sức sống. Thật vậy, giáo xứ bước vào năm thứ 120 với biết bao chuyển biến tích cực: cơ sở vật chất ngày càng khang trang, thoáng mát; đời sống tinh thần được vun tưới nhờ tấm lòng nhiệt thành của quý cha và sự đóng góp công sức hết sức quảng đại của mọi thành phần dân Chúa; các sinh hoạt của các hội đoàn cũng đang phát triển mạnh mẽ và vững chắc; nhưng quan trọng hơn cả là tình yêu thương và hiệp thông trong giáo xứ ngày càng được phát huy.
Điều đặc biệt thứ hai là cũng trong ngày hôm nay, giáo xứ mừng Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy “đại thọ” (90 tuổi) và “ngọc khánh Linh Mục” (60 năm). Cha Giuse, được mọi người gọi cách trìu mến là Ông Sáu, dù vừa trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh, vẫn cố gắng hiện diện giữa cộng đoàn dân Chúa để hiệp thông trong Thánh Lễ Tạ Ơn. Sự hiện diện thầm lặng như một cuộc đời thầm lặng. Nhưng sự hiện diện của Ông Sáu hôm nay lại mang lại bầu khí thánh thiêng, cảm động và hiệp nhất trong cộng đoàn.
Cha “Sáu” Giuse Nguyễn Văn Đầy |
Thánh Lễ diễn ra trong bầu khí nghiêm trang, thánh thiện và toát lên được sự hiệp thông trong tình yêu và tâm tình cảm tạ tri ân. Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, mọi người được nghe lại lịch sử tóm tắt của giáo xứ và của Ông Sáu để một lần nữa xác tín về những hồng ân Chúa ban cho giáo xứ, cho Ông Sáu, hầu chuẩn bị tâm hồn bước vào hiến lễ Tạ Ơn một cách tích cực hơn.
Trong phần giảng lễ, Cha Giuse Phạm Văn Phán đã chia sẻ thật cảm động và đầy ý nghĩa về cuộc đời của Ông Sáu. Ngài nói Cha Giuse Sáu có nhiều cái “quý”: quý hiếm (90 tuổi), quý giá (60 năm làm LM), quý mến (không bao giờ làm mích lòng ai). Điều quan trọng trong cuộc đời của Cha Sáu là hiền lành và khiêm nhường. Hình ảnh yếu ớt trong thinh lặng nhưng lại toát lên vẻ lành thánh và hiền hậu của Ông Sáu trong Thánh Lễ hôm nay như là một bản tổng kết của một cuộc đời tận hiến trọn vẹn cho Chúa và Giáo Hội.
Thánh Lễ Tạ Ơn kết thúc nhưng đồng thời cũng “mở ra” một trang mới trong lịch sử của giáo xứ. Lịch sử mang tính tiếp nối, kế thừa nhưng cũng mang tính đột phá, nhảy vọt. Trang sử mới được mở ra cho giáo xứ Sóc Trăng hôm nay chính là hiện thực hoá lời mời gọi còn nóng hổi tính thời sự của Công đồng Vaticano II: làm cho giáo xứ thành gia đình của Thiên Chúa và thành cộng đoàn hiệp thông nhân loại (x. Lumen Gentium 28).
Riêng với Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy, Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay chính là bài ca bất hủ tán dương tình yêu cao vời của Thiên Chúa trải dài trong suốt cuộc đời của ngài và qua ngài tới biết bao con người. Ngày hôm nay, ngài cũng có thể khiêm tốn tuyên xưng như Thánh Phaolô: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” (Tm 4, 7-8).
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hà nội...! Nỗi buồn dân đen
Nắng Sài Gòn
00:48 05/11/2008
HÀ NỘI…!NỖI BUỒN DÂN ĐEN…!
(Khóc cùng người dân Hà Nội)
Xót xa quá cung lòng người tê tái,
Nỗi oán than của tầng lớp dân đen.
Đêm khuya đóng cửa cài then,
Sống trong tăm tối thắp đèn tìm nhau.
Cha mẹ tìm con, ông bà tìm cháu,
Tìm nghĩa, tìm tình giữa biển nước mênh mông.
Mắt buồn lệ đổ thành sông,
Dân đen kêu cứu giữa lòng thủ đô.
Lạc lõng, chơi vơi, buồn tênh góc phố,
Bóng dáng anh hùng, nghĩa hiệp nơi nao?
Đầy tớ ở tít trên cao,
Giả ngơ, giả điếc, hô hào cứu nguy.
Giữa cảnh lâm nguy, cần người dũng khí,
U uẩn ngóng chờ ánh mắt quầng thâm.
Mãnh hổ tác quái sơn lâm,
Anh hùng đất nước lặng câm đứng nhìn!!?
Dân biết tự cứu mình là chính,
Chờ anh hùng phí sức tàn hơi.
Khi anh hùng bước đến chơi,
An bài thế sự, khắp nơi điêu tàn.
Ôi! Điệp khúc “bài ca ai oán”,
Dân đen tôi hát mãi người ơi.
Nhìn dòng nước lũ cuốn trôi,
Cuốn trôi rác rưởi,
Cuốn cả… niềm… tin… của… tôi… lụn tàn.
(Khóc cùng người dân Hà Nội)
Xót xa quá cung lòng người tê tái,
Nỗi oán than của tầng lớp dân đen.
Đêm khuya đóng cửa cài then,
Sống trong tăm tối thắp đèn tìm nhau.
Cha mẹ tìm con, ông bà tìm cháu,
Tìm nghĩa, tìm tình giữa biển nước mênh mông.
Mắt buồn lệ đổ thành sông,
Dân đen kêu cứu giữa lòng thủ đô.
Lạc lõng, chơi vơi, buồn tênh góc phố,
Bóng dáng anh hùng, nghĩa hiệp nơi nao?
Đầy tớ ở tít trên cao,
Giả ngơ, giả điếc, hô hào cứu nguy.
Giữa cảnh lâm nguy, cần người dũng khí,
U uẩn ngóng chờ ánh mắt quầng thâm.
Mãnh hổ tác quái sơn lâm,
Anh hùng đất nước lặng câm đứng nhìn!!?
Dân biết tự cứu mình là chính,
Chờ anh hùng phí sức tàn hơi.
Khi anh hùng bước đến chơi,
An bài thế sự, khắp nơi điêu tàn.
Ôi! Điệp khúc “bài ca ai oán”,
Dân đen tôi hát mãi người ơi.
Nhìn dòng nước lũ cuốn trôi,
Cuốn trôi rác rưởi,
Cuốn cả… niềm… tin… của… tôi… lụn tàn.
Công an tỉnh Nghệ An ra chỉ thị theo sát, điều tra, và quản lí chặt chẽ giáo dân Công giáo
Thượng tá Hoàng Quốc Việt
01:03 05/11/2008
Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Kỳ, ngày 6 tháng 10 năm 2008
Mật
Kính gửi: - TRƯỞNG CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN
- BAN GIÁM HIỆU CÁC TRƯỜNG THPT
- GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GDTX HUYỆN TÂN KỲ
Theo thông báo của công an tỉnh Nghệ An: Hiện nay chủ chương của Hội đồng Giám mục Việt Nam đang tập trung chỉ đạo các tổ chức Thiên Chúa giáo trên cả nước phổ biến nội dung buổi làm việc của tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt với UBND Thành Phố Hà Nội để biện hộ cho những lời nói, việc làm sai trái của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và giáo xứ Thái Hà.
Ở Nghệ an ngày 28/9/2008, sau khi đi dự kỳ họp Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ hai tại Đồng Nai về, Giám mục Cao Đình Thuyên đã mang tài liệu nội dung buổi làm việc giữa UBND Thành phố Hà Nội với tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt để tuyên truyền và kích động giáo dân không tin vào chính quyền. Tại một số địa phương phát hiện các tài liệu có nội dung xấu liên quan đến vụ việc ở giáo xứ Thái Hà và 42 Nhà Chung (Hà Nội). Đặc biệt là một số Trường THPT phát hiện học sinh mang những tài liệu liên quan vụ việc phức tạp ở Giáo xứ Thái Hà, phô tô, tán phát trong học sinh. Một số đối tượng sử dụng mạng Internet, điện thoại di đông để tuyên truyền, kích động giáo dân…
Từ tình hình trên ban chỉ huy công an huyện yêu cầu trưởng ban công an các xã, trị trấn, Ban Giám hiệu các trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX triển khai ngay một số công tác trọng tâm sau:
1. Tập trung công tác nắm tình hình, dư luận quần chúng nhân dân nhất là những nơi có đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Nắm chắc di biến động của các loại đối tượng. Không để số này kích động giáo dân gây mất trật tự tại địa phương tổ chức đông người ra Hà Nội gây phức tạp tình hình.
2. Nắm chắc hoạt động của các tổ chức Giáo hội tại địa phương, có kế hoạch khảo sát, nắm tình hình việc một số giáo dân ở các nơi có ý định quyên góp tiền, cơ sở vật chất cho việc xây dựng cơ sở thờ tự của Giáo hội, thống kê các cá nhân tự ý giao đất cho giáo dân để xây dựng nhà nguyện khi chưa được phép của chính quyền.
3. Tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: Các điểm photocopy, các điểm kinh doanh dịch vụ internet…không để xảy ra hiện tượng photocopy, truy cập, tán phát các tài liệu có nội dung xấu, tài liệu xuyên tạc vụ việc ở giáo xứ Thái hà, 42 Nhà chung Hà Nội.
4. Ban giám hiệu các trường PTTH, bổ túc PTTH, Giám đốc trung tâm GDTX bằng các hình thức làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tán phát các tài liệu xấu vào trường học. Nếu phát hiện được các tài liệu xấu tiến hành lập biên bản thu giữ đồng thời báo cáo kịp thời với công an huyện để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn kịp thời.
Nhận được công văn yêu cầu trưởng công an các xã, trị trấn, Ban giám hiệu các trường THPT, Giám đốc trung tâm GDTX. Triển khai thực hiện ngay, mọi tình hình liên quan, báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy Công an huyện (Qua đội an ninh) để theo dõi, chỉ đạo./.
KT/TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN
P. TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN
THƯỢNG TÁ: HOÀNG QUỐC VIỆT
Nơi nhận:
- Đ/c trưởng CA huyện (để b/c)
- 22 xã, trị trấn
- 3 trường PTTH
- Trung tâm GDTX
- Lưu An ninh
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Kỳ, ngày 6 tháng 10 năm 2008
Mật
Kính gửi: - TRƯỞNG CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN
- BAN GIÁM HIỆU CÁC TRƯỜNG THPT
- GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GDTX HUYỆN TÂN KỲ
Theo thông báo của công an tỉnh Nghệ An: Hiện nay chủ chương của Hội đồng Giám mục Việt Nam đang tập trung chỉ đạo các tổ chức Thiên Chúa giáo trên cả nước phổ biến nội dung buổi làm việc của tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt với UBND Thành Phố Hà Nội để biện hộ cho những lời nói, việc làm sai trái của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và giáo xứ Thái Hà.
Ở Nghệ an ngày 28/9/2008, sau khi đi dự kỳ họp Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ hai tại Đồng Nai về, Giám mục Cao Đình Thuyên đã mang tài liệu nội dung buổi làm việc giữa UBND Thành phố Hà Nội với tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt để tuyên truyền và kích động giáo dân không tin vào chính quyền. Tại một số địa phương phát hiện các tài liệu có nội dung xấu liên quan đến vụ việc ở giáo xứ Thái Hà và 42 Nhà Chung (Hà Nội). Đặc biệt là một số Trường THPT phát hiện học sinh mang những tài liệu liên quan vụ việc phức tạp ở Giáo xứ Thái Hà, phô tô, tán phát trong học sinh. Một số đối tượng sử dụng mạng Internet, điện thoại di đông để tuyên truyền, kích động giáo dân…
Từ tình hình trên ban chỉ huy công an huyện yêu cầu trưởng ban công an các xã, trị trấn, Ban Giám hiệu các trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX triển khai ngay một số công tác trọng tâm sau:
1. Tập trung công tác nắm tình hình, dư luận quần chúng nhân dân nhất là những nơi có đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Nắm chắc di biến động của các loại đối tượng. Không để số này kích động giáo dân gây mất trật tự tại địa phương tổ chức đông người ra Hà Nội gây phức tạp tình hình.
2. Nắm chắc hoạt động của các tổ chức Giáo hội tại địa phương, có kế hoạch khảo sát, nắm tình hình việc một số giáo dân ở các nơi có ý định quyên góp tiền, cơ sở vật chất cho việc xây dựng cơ sở thờ tự của Giáo hội, thống kê các cá nhân tự ý giao đất cho giáo dân để xây dựng nhà nguyện khi chưa được phép của chính quyền.
3. Tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: Các điểm photocopy, các điểm kinh doanh dịch vụ internet…không để xảy ra hiện tượng photocopy, truy cập, tán phát các tài liệu có nội dung xấu, tài liệu xuyên tạc vụ việc ở giáo xứ Thái hà, 42 Nhà chung Hà Nội.
4. Ban giám hiệu các trường PTTH, bổ túc PTTH, Giám đốc trung tâm GDTX bằng các hình thức làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tán phát các tài liệu xấu vào trường học. Nếu phát hiện được các tài liệu xấu tiến hành lập biên bản thu giữ đồng thời báo cáo kịp thời với công an huyện để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn kịp thời.
Nhận được công văn yêu cầu trưởng công an các xã, trị trấn, Ban giám hiệu các trường THPT, Giám đốc trung tâm GDTX. Triển khai thực hiện ngay, mọi tình hình liên quan, báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy Công an huyện (Qua đội an ninh) để theo dõi, chỉ đạo./.
KT/TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN
P. TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN
THƯỢNG TÁ: HOÀNG QUỐC VIỆT
Nơi nhận:
- Đ/c trưởng CA huyện (để b/c)
- 22 xã, trị trấn
- 3 trường PTTH
- Trung tâm GDTX
- Lưu An ninh
TGM Ngô Quang Kiệt thăm đồng bào bị nạn lụt- Ngày thứ Năm
J.B Nguyễn Hữu Vinh
01:13 05/11/2008
HÀ NỘI NGẬP NGÀY THỨ 5 – TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT THĂM HỎI ĐỒNG BÀO BỊ NẠN LỤT
Ngày thứ 5 ngập lụt ở Thủ đô
Ngày thứ 5 của trận lụt lịch sử ở Hà Nội, nước vẫn ngập và người dân vẫn khốn đốn.Mức nước có rút xuống vài chục phân, nhưng nạn ngập vẫn còn là nỗi đe dọa của nhiều vùng Hà Nội. Nhiều gia đình, cuộc sống bị đảo lộn nghiêm trọng. Nấu bữa ăn không xong thì còn nhờ hàng xóm, còn kê cao lên để đun phích nước sôi pha mỳ tôm mà ăn, nhưng khoản đầu ra thì không thể đi nhờ mãi được. Vì vậy, việc môi trường bị ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi.
Giá vẫn là mức trên trời, nhiều gia đình chật vật với những toan tính, lo lắng cho từng bữa ăn của đàn con, cho những sinh hoạt thường ngày đã vô cùng vất vả. Nhiều gia đình hai ông bà cụ già, cụ ông bị ốm, còn cụ bà thì đi sơ tán… Các cháu nhỏ vẫn phải nghỉ học, những khu vực dân cư gần như bị đảo lộn những sinh hoạt thường ngày, đường Giải phóng thành chợ, thành bến xe… Những chuyến xe tải chở đất, chở trâu bò nay dùng chở người, chở ô tô và xe máy qua những con sông mà đáy làm bằng bê tông átphan cũng kiếm bộn tiền với giá 80.000 đồng/lượt với vài trăm mét đường bộ. Cả đoạn đường đầy mùi xú uế của bến xe và chợ ngay đầu đường vào Giáp Bát, nhộn nhạo, hôi hám và rác rưởi.
Nhà cửa nhếch nhác, hôi hám bẩn thỉu. Rác rưởi, phế thải trôi đầy ngõ xóm, đường làng, vào tận phòng khách, phòng ngủ và bếp của nhiều gia đình. Chắc chắn việc khắc phục hậu quả của trận lụt này còn phải mất nhiều thời gian.
Đời sống người dân khốn đốn, nhiều gia đình sống dở chết dở với nạn lụt. Người ta mong ngóng, người ta trông chờ những tấm lòng hào hiệp và hảo tâm của cộng đồng như những khi họ đã góp tiền bạc vật chất cho những nơi bị thiên tai. Nhất là họ đã ngóng chờ những động thái từ chính quyền và hàng loạt các cơ quan đoàn thể đang ngày đêm được nuôi nấng bằng những đồng tiền ngân sách quốc gia mà họ là người có nghĩa vụ đóng góp.
Nhưng, sự chờ đợi của họ thật hoài công và uổng phí. Họ đâu biết rằng, báo chí trước đây là công cụ đắc lực để kêu gọi những tấm lòng nhân ái, những bát cơm phiếu mẫu cho những nạn nhân thiên tai và nhân tai, thì nay đã bị cấm làm công tác cứu trợ nếu như không có “giấy phép”? Đã có chỉ thị, chính sách quy định rõ ràng về việc cứu trợ phải tập trung tiền, hàng về Mặt trận Tổ Quốc. Và cũng từ đó, báo chí hết cả nỗ lực kêu gọi và cứu trợ như trước đây để cho Mặt trận Tổ quốc lo cái nhiệm vụ - hay quyền lợi đó.
Việc cứu trợ từ các ân nhân, từ các tổ chức không được rầm rộ và hiệu quả như trước cũng chẳng trách được ai. Người ta còn nhớ những vụ tham nhũng tiền cứu trợ xảy ra cách đây chưa lâu như những bài học nhãn tiền. Vụ cứu trợ lụt bão ở Nghệ An, ba tỷ đồng đã bị các đồng chí xén mất một tỷ, vụ Hà Tĩnh, 26 tỷ đồng cứu trợ bị xà xẻo mà báo chí đã đưa om sòm, sau thấy im hơi lặng tiếng theo đúng lề đường đã vạch mà chưa thấy ai chịu trách nhiệm.
Còn gì dã man hơn lòng người khi cướp luôn cả miếng cơm khi đói của những nạn nhân được người khác chia sẻ? Những kẻ táng tận lương tâm đó đã để lại trong lòng người dân những nỗi chán chường và việc nhường cơm sẻ áo, có khi chỉ còn là chuyện của dĩ vãng về mối quan tâm mội người, một truyền thống đạo đức tốt đẹp.
Bên mép nước, rỗi rãi vì không có việc gì làm, một cụ già đã hóm hỉnh nói: “Có gì lạ khi bị cắt xén, xà xẻo những đồng tiền cứu trợ nạn nhân đâu, đó là những thứ ăn được mà. Ở ta, cái gì mà chẳng cắt, chẳng xén? Có những thứ không ăn được còn bị cắt xén nữa là, câu nói của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt có ăn được đâu mà vẫn cứ bị chúng nó cắt xén như thường đấy thôi” . Nhiều cụ khác cười xòa, một cụ ra chiều suy nghĩ: “Được chứ bác, câu nói đó không ăn được, nhưng cơ hội kiếm ăn từ sự cắt xén đó là không nhỏ đâu” . Đến chịu các cụ, quả là nhàn cư vi… lắm chuyện.
Nạn lụt lội vẫn đang hoành hành và những hậu quả của nó không nhỏ. Những nạn nhân thì cứ vậy mà quằn quại và chấp nhận số phận mình, chẳng biết kêu ai. Thành phố Hà Nội đã đánh giá ngày hôm kia là thiệt hại 3000 tỷ đồng và 18 người chết. Những thiệt hại về người đó là dân, những thiệt hại kinh tế thì người dân đang chịu trực tiếp, không biết nhà nước đã tính vào con số 3.000 tỷ đồng kia chưa?
Những thùng hàng cứu trợ cho… cán bộ chính quyền?
Từ khi nước ào ào đổ xuống dâng đầy đường phố và các ngõ xóm, nơi đâu thì không chứng kiến được vì không thể ra khỏi làng. Nhưng nơi tôi ở, cả mấy chục nhà xung quanh thậm chí khó có thể nấu một bữa cơm ăn, vì nhà cửa ngập hết, chăn chiếu ướt sũng, phải lánh nạn hoặc ngâm mình chịu trận… đến nay đã 5 ngày. Nhưng chưa thấy bất cứ một cán bộ “của dân, do dân, vì dân” nào từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất thăm hỏi xem ai còn sống và ai đã chết.
Sáng nay, ngày 4/11, sau một trận ngủ vùi vì rỗi rãi đến tận 8 giờ. Vừa bước ra ngõ đã thấy hàng xóm đang bàn luận, tranh cãi về chuyện cứu trợ ra chừng bức xúc, một chị hàng xóm nổi nóng. “Từ nay, đừng có nói chuyện cứu trợ lụt bão cái con mẹ gì nữa nhé, cứu trợ nạn nhân lụt lội hay cứu trợ cho cán bộ”? Một cụ già ấm ức “trách gì những vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa không bao giờ được chút cứu trợ cũng chẳng có gì lạ. Ngay giữa thủ đô này thôi, bây giờ hàng cứu trợ được cấp cho cán bộ chứ chẳng cần biết nạn nhân là ai” . Nhà cụ cả mấy ngày nay cũng đang khốn khổ vì nạn ngập nhà.
Hỏi ra thì được biết: Sáng nay, khi thấy phường bên cạnh có được nhận mỳ tôm cứu trợ, chị hàng xóm nhà tôi mới gọi Tổ trưởng dân phố để hỏi. Sau khi đi ra Phường, tổ trưởng dân phố mang về hai thùng hàng cứu trợ nghe nói là của Thành Phố. Một thùng cho ông, còn một thùng nữa cho ông tổ phó dân phố. Khi những người ngập nhà đến hỏi, thì ông bảo đây là của cán bộ chính quyền cơ sở và gia đình chính sách mà thôi? Thế là cả ngõ xóm rộ lên những lời ấm ức tuyệt vọng.
Hỡi ôi, hàng cứu trợ bão lụt lại không căn cứ hậu quả bão lụt, chẳng cần biết ai là nạn nhân, lại phân chia theo kiểu “đường sữa từ trên phát xuống”, ngay cả một ông có hai ngôi nhà năm tầng liền nhau và một ngôi nhà hai tầng cho thuê cao lừng lững không hề ngập lụt cũng được chia một thùng hàng cứu trợ. Còn người dân sống ngâm da mấy ngày nay chỉ đứng nhìn mà ấm ức thì họ không bất bình mới là chuyện lạ. Những lời qua, tiếng lại mát mẻ cứ thế được dịp bùng phát.
Chừng như thấy ngại cho chính sách cứu trợ của chính quyền, vì tổ phó dân phố đâu có ngập nhà, đâu có túng đói, nên ông sang bàn với tổ trưởng đem chia đều hai thùng mỳ tôm cho mọi nhà. Thấy câu chuyện vừa buồn cười vừa bực mình, tôi hỏi: “Ai bảo bác là chia đều mỗi nhà một gói mỳ tôm vậy?” ông bảo “tôi quyết định”. Tôi nói “Người dân không phải chỉ trông chờ vào gói mỳ tôm hay ít vật chất nào, nhưng cái họ chờ là sự quan tâm của những người là cán bộ của dân cơ ông ạ. Chưa thấy một cán bộ nào đến hỏi thăm dân đã chết hay còn sống, nên họ bức xúc thôi, ông đừng chia, họ không nhận những gói mỳ tôm kiểu đó, họ cần những tấm lòng hơn”. Ông bảo “họ bận, ông cán bộ mặt trận có đến nhà tôi rồi”. Nhiều người bức xúc “Họ bận gì, cán bộ hàng lớp từ thành phố đến quận, phường… ăn lương của dân mà những khi này không đến hỏi thăm một lời, thì họ bận việc gì? Thử bắt đầu làm cái nhà xem, có khi nào thoát được mấy ông cán bộ của dân đến hỏi thăm ngay không? Thử xem các khoản đóng góp tiền xem, có khi nào ông cán bộ bỏ sót nhà dân nào không?” Quả là đến chịu. Mấy gói mỳ cứu trợ cho cán bộ, không khéo lại nảy sinh những ấm ức khác trong lòng người dân. Đúng thật, không chỉ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, mà “lời chào còn cao hơn mâm cỗ” là những câu nói người xưa đã đúc kết đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đến chiều thì câu chuyện cứu trợ lụt bão càng thêm nhiều chuyện hài hước. Một chị ngập nhà đã mấy ngày, khi nhận được 3 gói mỳ tôm đã thắc mắc: “Bên phường cạnh, mỗi nhà được một thùng mỳ tôm, ở đây nhà cháu có 4 người, được 3 gói mỳ tôm ai ăn ai nhịn hả ông?” thì được cán bộ trả lời: “Thêm rau muống vào cho đủ mà chia nhau” .
Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm hỏi nạn nhân lụt lội
Chiều nay, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến Làng Tám, thuộc phường Giáp Bát để thăm các nạn nhân sau khi Ngài đã đi qua thăm trường Bế Văn Đàn, nơi có một học sinh đã chết đuối ngay giữa lòng Thủ đô.
Nghe tin Đức Tổng về Làng Tám, giáo dân nô nức đón Đức Tổng ngay từ đầu làng. Sau những trận đòn hội chợ của truyền thông lăng mạ và kết tội. Sau những đêm kinh hoàng với những nhóm “quần chúng yêu nước” hò hét kêu gọi giết chết Đức Tổng một cách khát máu. Ngài ít khi ra ngoài, xung quanh nhà Ngài ở đã có hệ thống camera theo dõi cẩn thận (Sau này, nghe nói hình như thấy hình ảnh quá nhiều và quá lộ liễu một việc làm vi phạm pháp luật ngang nhiên, người ta đã thu gọn lại một vài chỗ kín đáo hơn). Những tháng ngày qua, Ngài như “tự quản chế” ngay giữa lòng Thủ đô. Những cuộc lễ đã có chương trình trước như Thêm Sức cho trẻ em ở các giáo xứ, đều đã bị bãi bỏ. Chỉ có những việc chẳng đặng đừng như việc tấn phong Giám mục Ngài không thể không đi thì Ngài mới ra ngoài.
Mọi người đều biết, chẳng phải Ngài sợ hãi gì cho bản thân khi Ngài đã quyết hiến cho Chúa trái tim dũng cảm. Nhưng Ngài không muốn cho những kẻ bất chấp lẽ phải có cơ hội tạo thêm nhiều rắc rối, căng thẳng làm mâu thuẫn tôn giáo ngày càng tăng trong xã hội.
Nhưng những việc tang, việc thăm hỏi các nạn nhân, bao giờ Ngài cũng không từ nan, dù biết có nhiều nguy hiểm cho bản thân. Vài tuần trước, Ngài đã đi viếng và làm lễ an táng một cụ cố ở Hà Nam khi người về với Chúa.
Trái ngược với hình ảnh thường thấy của những quan chức nhà nước đến thăm nạn nhân bão lụt với hàng đoàn ô tô, ghe xuồng đưa đón, người cầm ô, kẻ đưa rước. Thậm chí có những cuộc cứu trợ đã được nói đến là tốn phí cho việc quan chức đi thăm còn gấp mấy số tiền được đưa đi cứu trợ.
Chiều nay, Ngài đã xuống đến Làng Tám, với một bộ quần áo giản dị và đôi dép lê, một cây gậy tre cầm tay và cùng xắn quần móng lợn lội nước bẩn thăm những nạn nhân. Có những chỗ nước sâu ngập hết cả hai ống quần với làn nước dày đặc bèo, rác và muôn vàn thứ bẩn thỉu và hôi hám.
Ngài đã không ngại ngần mưa gió, ướt át và bẩn thỉu đến thăm những người dân này đã mấy ngày nay không bước chân ra khỏi nhà vì nước ngập, vì ốm đau. Ngài đến thăm “chú bé” đã hơn 20 tuổi vẫn nằm nguyên một chỗ với ông bà nội, nay mưa lũ phải di chuyển sang ở nhờ nhà khác. Ngài đến thăm những gia đình cô đơn, giả cả, yếu đau bệnh tật… Tất cả thể hiện tấm lòng yêu thương của Ngài, nêu cao tấm lòng tận tụy vì nhân dân, vì tha nhân.
Cuộc viếng thăm của Ngài chiều nay, là thể hiện một sự hi sinh hết mình với tinh thần “Ta đến để phục vụ mà không phải là để được phục vụ” đúng như khẩu hiệu của Ngài đã nói lên tất cả “Chạnh lòng thương”.
Đến gia đình Cụ Hoàng đã trọng tuổi, cụ ông vẫn nằm trên bệnh viện, cụ bà tuổi đã cao, dù nước đã rút được hơn ba chục cm, vẫn còn ngập sâu quá đầu gối mới vào được nhà. Đến thăm một gia đình ở giữa đường Giáp Bát, khi nước ngập quá sâu giáo dân thấy ái ngại cho Ngài, đã dùng mảng bằng xốp mời Ngài lên, nhưng khi các giáo dân đi theo không thể cùng lên, Ngài đã xuống cùng lội bộ cả quãng đường dài khắp xóm.
Thật cảm động khi người đứng đầu một Tổng Giáo phận đã không quản ngại vất vả, khó khăn và cả nguy hiểm để đến với những con chiên bé mọn của mình. Có những người dân khi được Đức Tổng đến thăm, đã không cầm được nước mắt vì xúc động. Có những bà cụ già cứ cầm tay mãi không muốn rời. Tất cả đều được coi là một hồng phúc, một hồng ân xuống cho gia đình mình khi được Đức Tổng đến thăm.
Không chỉ những giáo dân, khi chứng kiến Đức Tổng lội nước đến thăm các nạn nhân, những người ở tôn giáo bạn và bà con lương dân, đã không khỏi xuýt xoa khi chứng kiến cảnh này. Có cụ già nói lớn với những người xung quanh: “Nhìn ông Tổng Giám mục lội nước đến thăm dân, tôi mới hiểu vì sao khi ông cất lên một tiếng nói, đã có hàng vạn người đứng lên đáp lời với cả tấm lòng mình. Ông ấy chính là hiện thân của sự hi sinh cho dân chúng và cộng đồng” .
Chiều nay, khi Đức Tổng đã lên xe ra về, những tiếng nói, những nụ cười cảm động của những nạn nhân vẫn còn phảng phất, họ thấy mình thật sự hạnh phúc khi có một người cha chung đã không quản gian nguy, vất vả đến với những con chiên bé mọn như mình những khi nguy nan.
Thiết nghĩ rằng không cần nói nhiều, chính những hình ảnh đó đã khẳng định Ngài với trái tim yêu thương, nhân hậu và tinh thần xả thân phục vụ. Chính những hình ảnh, nụ cười, sự hân hoan của giáo dân, sự kính phục của cộng đồng nhân dân mà tôi được chứng kiến chiều nay đã khẳng định uy tín của Ngài được nâng cao hơn bao giờ hết.
Sự tín nhiệm người dân, cộng đồng đặt vào nơi Ngài không phải không có cơ sở. Sự hi sinh, hiến thân và tình yêu thương của Ngài, chính là cơ cở bảo đảm, khẳng định niềm tin yêu của cộng đồng dân chúng giành cho Ngài đã đặt không nhầm chỗ.
Ở Ngài không có những lời hoa mỹ, không có những hành động phô diễn hình thức, cũng không có sự giả tạo và nhất là sự vô cảm thường thấy hiện nay trước nỗi đau nhân quần mà chúng ta đang chứng kiến hàng ngày.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 11 năm 2008. Ngày thứ 5
Ngày thứ 5 ngập lụt ở Thủ đô
Ngày thứ 5 của trận lụt lịch sử ở Hà Nội, nước vẫn ngập và người dân vẫn khốn đốn.Mức nước có rút xuống vài chục phân, nhưng nạn ngập vẫn còn là nỗi đe dọa của nhiều vùng Hà Nội. Nhiều gia đình, cuộc sống bị đảo lộn nghiêm trọng. Nấu bữa ăn không xong thì còn nhờ hàng xóm, còn kê cao lên để đun phích nước sôi pha mỳ tôm mà ăn, nhưng khoản đầu ra thì không thể đi nhờ mãi được. Vì vậy, việc môi trường bị ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi.
Giá vẫn là mức trên trời, nhiều gia đình chật vật với những toan tính, lo lắng cho từng bữa ăn của đàn con, cho những sinh hoạt thường ngày đã vô cùng vất vả. Nhiều gia đình hai ông bà cụ già, cụ ông bị ốm, còn cụ bà thì đi sơ tán… Các cháu nhỏ vẫn phải nghỉ học, những khu vực dân cư gần như bị đảo lộn những sinh hoạt thường ngày, đường Giải phóng thành chợ, thành bến xe… Những chuyến xe tải chở đất, chở trâu bò nay dùng chở người, chở ô tô và xe máy qua những con sông mà đáy làm bằng bê tông átphan cũng kiếm bộn tiền với giá 80.000 đồng/lượt với vài trăm mét đường bộ. Cả đoạn đường đầy mùi xú uế của bến xe và chợ ngay đầu đường vào Giáp Bát, nhộn nhạo, hôi hám và rác rưởi.
Nhà cửa nhếch nhác, hôi hám bẩn thỉu. Rác rưởi, phế thải trôi đầy ngõ xóm, đường làng, vào tận phòng khách, phòng ngủ và bếp của nhiều gia đình. Chắc chắn việc khắc phục hậu quả của trận lụt này còn phải mất nhiều thời gian.
Đời sống người dân khốn đốn, nhiều gia đình sống dở chết dở với nạn lụt. Người ta mong ngóng, người ta trông chờ những tấm lòng hào hiệp và hảo tâm của cộng đồng như những khi họ đã góp tiền bạc vật chất cho những nơi bị thiên tai. Nhất là họ đã ngóng chờ những động thái từ chính quyền và hàng loạt các cơ quan đoàn thể đang ngày đêm được nuôi nấng bằng những đồng tiền ngân sách quốc gia mà họ là người có nghĩa vụ đóng góp.
Nhưng, sự chờ đợi của họ thật hoài công và uổng phí. Họ đâu biết rằng, báo chí trước đây là công cụ đắc lực để kêu gọi những tấm lòng nhân ái, những bát cơm phiếu mẫu cho những nạn nhân thiên tai và nhân tai, thì nay đã bị cấm làm công tác cứu trợ nếu như không có “giấy phép”? Đã có chỉ thị, chính sách quy định rõ ràng về việc cứu trợ phải tập trung tiền, hàng về Mặt trận Tổ Quốc. Và cũng từ đó, báo chí hết cả nỗ lực kêu gọi và cứu trợ như trước đây để cho Mặt trận Tổ quốc lo cái nhiệm vụ - hay quyền lợi đó.
Việc cứu trợ từ các ân nhân, từ các tổ chức không được rầm rộ và hiệu quả như trước cũng chẳng trách được ai. Người ta còn nhớ những vụ tham nhũng tiền cứu trợ xảy ra cách đây chưa lâu như những bài học nhãn tiền. Vụ cứu trợ lụt bão ở Nghệ An, ba tỷ đồng đã bị các đồng chí xén mất một tỷ, vụ Hà Tĩnh, 26 tỷ đồng cứu trợ bị xà xẻo mà báo chí đã đưa om sòm, sau thấy im hơi lặng tiếng theo đúng lề đường đã vạch mà chưa thấy ai chịu trách nhiệm.
Còn gì dã man hơn lòng người khi cướp luôn cả miếng cơm khi đói của những nạn nhân được người khác chia sẻ? Những kẻ táng tận lương tâm đó đã để lại trong lòng người dân những nỗi chán chường và việc nhường cơm sẻ áo, có khi chỉ còn là chuyện của dĩ vãng về mối quan tâm mội người, một truyền thống đạo đức tốt đẹp.
Bên mép nước, rỗi rãi vì không có việc gì làm, một cụ già đã hóm hỉnh nói: “Có gì lạ khi bị cắt xén, xà xẻo những đồng tiền cứu trợ nạn nhân đâu, đó là những thứ ăn được mà. Ở ta, cái gì mà chẳng cắt, chẳng xén? Có những thứ không ăn được còn bị cắt xén nữa là, câu nói của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt có ăn được đâu mà vẫn cứ bị chúng nó cắt xén như thường đấy thôi” . Nhiều cụ khác cười xòa, một cụ ra chiều suy nghĩ: “Được chứ bác, câu nói đó không ăn được, nhưng cơ hội kiếm ăn từ sự cắt xén đó là không nhỏ đâu” . Đến chịu các cụ, quả là nhàn cư vi… lắm chuyện.
Nạn lụt lội vẫn đang hoành hành và những hậu quả của nó không nhỏ. Những nạn nhân thì cứ vậy mà quằn quại và chấp nhận số phận mình, chẳng biết kêu ai. Thành phố Hà Nội đã đánh giá ngày hôm kia là thiệt hại 3000 tỷ đồng và 18 người chết. Những thiệt hại về người đó là dân, những thiệt hại kinh tế thì người dân đang chịu trực tiếp, không biết nhà nước đã tính vào con số 3.000 tỷ đồng kia chưa?
Những thùng hàng cứu trợ cho… cán bộ chính quyền?
Từ khi nước ào ào đổ xuống dâng đầy đường phố và các ngõ xóm, nơi đâu thì không chứng kiến được vì không thể ra khỏi làng. Nhưng nơi tôi ở, cả mấy chục nhà xung quanh thậm chí khó có thể nấu một bữa cơm ăn, vì nhà cửa ngập hết, chăn chiếu ướt sũng, phải lánh nạn hoặc ngâm mình chịu trận… đến nay đã 5 ngày. Nhưng chưa thấy bất cứ một cán bộ “của dân, do dân, vì dân” nào từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất thăm hỏi xem ai còn sống và ai đã chết.
Sáng nay, ngày 4/11, sau một trận ngủ vùi vì rỗi rãi đến tận 8 giờ. Vừa bước ra ngõ đã thấy hàng xóm đang bàn luận, tranh cãi về chuyện cứu trợ ra chừng bức xúc, một chị hàng xóm nổi nóng. “Từ nay, đừng có nói chuyện cứu trợ lụt bão cái con mẹ gì nữa nhé, cứu trợ nạn nhân lụt lội hay cứu trợ cho cán bộ”? Một cụ già ấm ức “trách gì những vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa không bao giờ được chút cứu trợ cũng chẳng có gì lạ. Ngay giữa thủ đô này thôi, bây giờ hàng cứu trợ được cấp cho cán bộ chứ chẳng cần biết nạn nhân là ai” . Nhà cụ cả mấy ngày nay cũng đang khốn khổ vì nạn ngập nhà.
Hỏi ra thì được biết: Sáng nay, khi thấy phường bên cạnh có được nhận mỳ tôm cứu trợ, chị hàng xóm nhà tôi mới gọi Tổ trưởng dân phố để hỏi. Sau khi đi ra Phường, tổ trưởng dân phố mang về hai thùng hàng cứu trợ nghe nói là của Thành Phố. Một thùng cho ông, còn một thùng nữa cho ông tổ phó dân phố. Khi những người ngập nhà đến hỏi, thì ông bảo đây là của cán bộ chính quyền cơ sở và gia đình chính sách mà thôi? Thế là cả ngõ xóm rộ lên những lời ấm ức tuyệt vọng.
Hỡi ôi, hàng cứu trợ bão lụt lại không căn cứ hậu quả bão lụt, chẳng cần biết ai là nạn nhân, lại phân chia theo kiểu “đường sữa từ trên phát xuống”, ngay cả một ông có hai ngôi nhà năm tầng liền nhau và một ngôi nhà hai tầng cho thuê cao lừng lững không hề ngập lụt cũng được chia một thùng hàng cứu trợ. Còn người dân sống ngâm da mấy ngày nay chỉ đứng nhìn mà ấm ức thì họ không bất bình mới là chuyện lạ. Những lời qua, tiếng lại mát mẻ cứ thế được dịp bùng phát.
Chừng như thấy ngại cho chính sách cứu trợ của chính quyền, vì tổ phó dân phố đâu có ngập nhà, đâu có túng đói, nên ông sang bàn với tổ trưởng đem chia đều hai thùng mỳ tôm cho mọi nhà. Thấy câu chuyện vừa buồn cười vừa bực mình, tôi hỏi: “Ai bảo bác là chia đều mỗi nhà một gói mỳ tôm vậy?” ông bảo “tôi quyết định”. Tôi nói “Người dân không phải chỉ trông chờ vào gói mỳ tôm hay ít vật chất nào, nhưng cái họ chờ là sự quan tâm của những người là cán bộ của dân cơ ông ạ. Chưa thấy một cán bộ nào đến hỏi thăm dân đã chết hay còn sống, nên họ bức xúc thôi, ông đừng chia, họ không nhận những gói mỳ tôm kiểu đó, họ cần những tấm lòng hơn”. Ông bảo “họ bận, ông cán bộ mặt trận có đến nhà tôi rồi”. Nhiều người bức xúc “Họ bận gì, cán bộ hàng lớp từ thành phố đến quận, phường… ăn lương của dân mà những khi này không đến hỏi thăm một lời, thì họ bận việc gì? Thử bắt đầu làm cái nhà xem, có khi nào thoát được mấy ông cán bộ của dân đến hỏi thăm ngay không? Thử xem các khoản đóng góp tiền xem, có khi nào ông cán bộ bỏ sót nhà dân nào không?” Quả là đến chịu. Mấy gói mỳ cứu trợ cho cán bộ, không khéo lại nảy sinh những ấm ức khác trong lòng người dân. Đúng thật, không chỉ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, mà “lời chào còn cao hơn mâm cỗ” là những câu nói người xưa đã đúc kết đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đến chiều thì câu chuyện cứu trợ lụt bão càng thêm nhiều chuyện hài hước. Một chị ngập nhà đã mấy ngày, khi nhận được 3 gói mỳ tôm đã thắc mắc: “Bên phường cạnh, mỗi nhà được một thùng mỳ tôm, ở đây nhà cháu có 4 người, được 3 gói mỳ tôm ai ăn ai nhịn hả ông?” thì được cán bộ trả lời: “Thêm rau muống vào cho đủ mà chia nhau” .
Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm hỏi nạn nhân lụt lội
Chiều nay, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến Làng Tám, thuộc phường Giáp Bát để thăm các nạn nhân sau khi Ngài đã đi qua thăm trường Bế Văn Đàn, nơi có một học sinh đã chết đuối ngay giữa lòng Thủ đô.
Nghe tin Đức Tổng về Làng Tám, giáo dân nô nức đón Đức Tổng ngay từ đầu làng. Sau những trận đòn hội chợ của truyền thông lăng mạ và kết tội. Sau những đêm kinh hoàng với những nhóm “quần chúng yêu nước” hò hét kêu gọi giết chết Đức Tổng một cách khát máu. Ngài ít khi ra ngoài, xung quanh nhà Ngài ở đã có hệ thống camera theo dõi cẩn thận (Sau này, nghe nói hình như thấy hình ảnh quá nhiều và quá lộ liễu một việc làm vi phạm pháp luật ngang nhiên, người ta đã thu gọn lại một vài chỗ kín đáo hơn). Những tháng ngày qua, Ngài như “tự quản chế” ngay giữa lòng Thủ đô. Những cuộc lễ đã có chương trình trước như Thêm Sức cho trẻ em ở các giáo xứ, đều đã bị bãi bỏ. Chỉ có những việc chẳng đặng đừng như việc tấn phong Giám mục Ngài không thể không đi thì Ngài mới ra ngoài.
Mọi người đều biết, chẳng phải Ngài sợ hãi gì cho bản thân khi Ngài đã quyết hiến cho Chúa trái tim dũng cảm. Nhưng Ngài không muốn cho những kẻ bất chấp lẽ phải có cơ hội tạo thêm nhiều rắc rối, căng thẳng làm mâu thuẫn tôn giáo ngày càng tăng trong xã hội.
Nhưng những việc tang, việc thăm hỏi các nạn nhân, bao giờ Ngài cũng không từ nan, dù biết có nhiều nguy hiểm cho bản thân. Vài tuần trước, Ngài đã đi viếng và làm lễ an táng một cụ cố ở Hà Nam khi người về với Chúa.
Trái ngược với hình ảnh thường thấy của những quan chức nhà nước đến thăm nạn nhân bão lụt với hàng đoàn ô tô, ghe xuồng đưa đón, người cầm ô, kẻ đưa rước. Thậm chí có những cuộc cứu trợ đã được nói đến là tốn phí cho việc quan chức đi thăm còn gấp mấy số tiền được đưa đi cứu trợ.
Chiều nay, Ngài đã xuống đến Làng Tám, với một bộ quần áo giản dị và đôi dép lê, một cây gậy tre cầm tay và cùng xắn quần móng lợn lội nước bẩn thăm những nạn nhân. Có những chỗ nước sâu ngập hết cả hai ống quần với làn nước dày đặc bèo, rác và muôn vàn thứ bẩn thỉu và hôi hám.
Ngài đã không ngại ngần mưa gió, ướt át và bẩn thỉu đến thăm những người dân này đã mấy ngày nay không bước chân ra khỏi nhà vì nước ngập, vì ốm đau. Ngài đến thăm “chú bé” đã hơn 20 tuổi vẫn nằm nguyên một chỗ với ông bà nội, nay mưa lũ phải di chuyển sang ở nhờ nhà khác. Ngài đến thăm những gia đình cô đơn, giả cả, yếu đau bệnh tật… Tất cả thể hiện tấm lòng yêu thương của Ngài, nêu cao tấm lòng tận tụy vì nhân dân, vì tha nhân.
Cuộc viếng thăm của Ngài chiều nay, là thể hiện một sự hi sinh hết mình với tinh thần “Ta đến để phục vụ mà không phải là để được phục vụ” đúng như khẩu hiệu của Ngài đã nói lên tất cả “Chạnh lòng thương”.
Đến gia đình Cụ Hoàng đã trọng tuổi, cụ ông vẫn nằm trên bệnh viện, cụ bà tuổi đã cao, dù nước đã rút được hơn ba chục cm, vẫn còn ngập sâu quá đầu gối mới vào được nhà. Đến thăm một gia đình ở giữa đường Giáp Bát, khi nước ngập quá sâu giáo dân thấy ái ngại cho Ngài, đã dùng mảng bằng xốp mời Ngài lên, nhưng khi các giáo dân đi theo không thể cùng lên, Ngài đã xuống cùng lội bộ cả quãng đường dài khắp xóm.
Thật cảm động khi người đứng đầu một Tổng Giáo phận đã không quản ngại vất vả, khó khăn và cả nguy hiểm để đến với những con chiên bé mọn của mình. Có những người dân khi được Đức Tổng đến thăm, đã không cầm được nước mắt vì xúc động. Có những bà cụ già cứ cầm tay mãi không muốn rời. Tất cả đều được coi là một hồng phúc, một hồng ân xuống cho gia đình mình khi được Đức Tổng đến thăm.
Không chỉ những giáo dân, khi chứng kiến Đức Tổng lội nước đến thăm các nạn nhân, những người ở tôn giáo bạn và bà con lương dân, đã không khỏi xuýt xoa khi chứng kiến cảnh này. Có cụ già nói lớn với những người xung quanh: “Nhìn ông Tổng Giám mục lội nước đến thăm dân, tôi mới hiểu vì sao khi ông cất lên một tiếng nói, đã có hàng vạn người đứng lên đáp lời với cả tấm lòng mình. Ông ấy chính là hiện thân của sự hi sinh cho dân chúng và cộng đồng” .
Chiều nay, khi Đức Tổng đã lên xe ra về, những tiếng nói, những nụ cười cảm động của những nạn nhân vẫn còn phảng phất, họ thấy mình thật sự hạnh phúc khi có một người cha chung đã không quản gian nguy, vất vả đến với những con chiên bé mọn như mình những khi nguy nan.
Thiết nghĩ rằng không cần nói nhiều, chính những hình ảnh đó đã khẳng định Ngài với trái tim yêu thương, nhân hậu và tinh thần xả thân phục vụ. Chính những hình ảnh, nụ cười, sự hân hoan của giáo dân, sự kính phục của cộng đồng nhân dân mà tôi được chứng kiến chiều nay đã khẳng định uy tín của Ngài được nâng cao hơn bao giờ hết.
Sự tín nhiệm người dân, cộng đồng đặt vào nơi Ngài không phải không có cơ sở. Sự hi sinh, hiến thân và tình yêu thương của Ngài, chính là cơ cở bảo đảm, khẳng định niềm tin yêu của cộng đồng dân chúng giành cho Ngài đã đặt không nhầm chỗ.
Ở Ngài không có những lời hoa mỹ, không có những hành động phô diễn hình thức, cũng không có sự giả tạo và nhất là sự vô cảm thường thấy hiện nay trước nỗi đau nhân quần mà chúng ta đang chứng kiến hàng ngày.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 11 năm 2008. Ngày thứ 5
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tần Tảo
Ngân Hà
10:52 05/11/2008
TẦN TẢO
Ảnh của Ngân Hà
Đêm ngày lo-lắng nuôi con kiếm-mồi
Tâm-tư những luống bồi hồi
Sớm-mai trưa-tối đứng-ngồi không yên…
(Trích thơ của Than Biển)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền