Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/11: Đừng ngồi vào cỗ nhất – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:15 03/11/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.
Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Đó là lời Chúa
Thừa thầy thiếu thợ
Lm. Nguyễn Xuân Trường
02:58 03/11/2023
THỪA THẦY THIẾU THỢ
Ai cũng nhận thấy một điều thực tế: luôn luôn có khoảng cách giữa nói và làm, giữa lý thuyết và hành động, xảy ra ở ngoài xã hội cũng như trong tôn giáo. Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu đã lên án những người kinh sư và Pharisêu cũng chỉ nói mà không làm, nói thì hay mà làm thì dở, nói một đàng làm một nẻo. Tại sao lại như vậy?
1. Lý thuyết. Có khoảng cách giữa nói và làm, lý thuyết và hành động bởi vì khả năng con người có giới hạn, nên có những điều mình nói được mà không làm được như tình trạng xã hội thừa thầy thiếu thợ, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Hoặc có khi mình làm được nhưng lại không muốn làm vì ngại khó ngại khổ, nhất là khi xã hội đề cao hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân thì tội gì mà làm cho khổ! Người ta thích chỉ tay năm ngón, sai bảo, ra lệnh cho người khác làm, chứ bản thân không làm gì. Thế nên mới xuất hiện nhiều anh hùng bàn phím, cứ nói như thánh phán vậy.
2. Lý tưởng. Giữa thế giới đề cao hưởng thụ thì Chúa Giêsu lại bảo các môn đệ Ngài sống lý tưởng hy sinh phục vụ: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.” Phục vụ người khác nó đi ngược với bản năng muốn thống trị nơi mỗi người. Người ta thích ngồi mát ăn bát vàng, thích có kẻ hầu người hạ, chứ không thích phải còng lưng phục vụ người khác. Vậy làm sao có thể sống phục vụ? Chúa Giêsu đưa ra lời giải khi khẳng định: Chúng ta có một Cha trên trời và mọi người là anh em với nhau. Từ đây, chúng ta phục vụ là làm cho người nhà mình, anh em mình, phục vụ nhờ Chúa và trong Chúa là Cha.
Vì một Hội Thánh hiệp hành, mọi người đang được mời gọi tích cực tham gia vào đời sống Giáo hội. Trong tâm thế con cùng một cha, anh em một nhà, chúng ta cùng chung vai góp sức tích cực tham gia xây dựng ngôi nhà Hội Thánh Chúa. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:12 03/11/2023
2. Tham tài thì tự mình tìm hình phạt, yêu khó nghèo thì sản sinh vương miện.
(Thánh Benedictus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:14 03/11/2023
91. GIỎI PHÁ GIA SẢN
Đặng Hựu ở Thiều Châu là nhà cự phú, ruộng vườn vạn mẫu, nhưng ông ta từ trước đến nay chưa bao giờ mời khách đến nhà ăn cơm.
Có một lần, đứa cháu giết con vịt trong nhà mời bạn bè ăn, Đặng Hựu lòng đau muốn chết, lấy lý do là “giỏi phá gia sản” nên đánh thằng cháu hai mươi roi !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 91:
Keo kiết đến như thế thì quả là hết nước nói, không như “người cha nhân hậu” của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng của thánh Luca (Lc 15, 11-32) đã nói với con trai cả: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (Lc 15, 31).
Con người ta vì ích kỷ mà trở thành keo kiệt bủn xỉn, người keo kiết bủn xỉn vì họ không muốn sống Lời Chúa, họ không muốn sống Lời Chúa là vì họ rất ít đi nhà thờ dâng lễ đọc kinh, họ không đến nhà thờ đọc kinh dâng lễ là vì họ ích kỷ với Thiên Chúa là Đấng đã ban cho họ sự giàu có, sức khoẻ và địa vị…
Chỉ vì đứa cháu làm thịt con vịt để đãi bạn bè mà ông nội ghép vào tội phá sản để đánh hai mươi roi, đúng là vì keo kiết mà trở thành ác nghiệt với cả con cháu của mình.
Đức Chúa Giê-su chưa hề nêu tội trạng “phá sản” của chúng ta, khi mà chúng ta hàng ngày vẫn “phá sản hồng ân” của Ngài ban cho trong những kiêu ngạo, ích kỷ bủn xỉn với tha nhân.
Thử hồi tâm suy nghĩ xem: tôi có keo kiệt bủn xỉn với anh em chị em không, khi mà Thiên Chúa đã ban cho tôi quá nhiều may mắn hơn họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đặng Hựu ở Thiều Châu là nhà cự phú, ruộng vườn vạn mẫu, nhưng ông ta từ trước đến nay chưa bao giờ mời khách đến nhà ăn cơm.
Có một lần, đứa cháu giết con vịt trong nhà mời bạn bè ăn, Đặng Hựu lòng đau muốn chết, lấy lý do là “giỏi phá gia sản” nên đánh thằng cháu hai mươi roi !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 91:
Keo kiết đến như thế thì quả là hết nước nói, không như “người cha nhân hậu” của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng của thánh Luca (Lc 15, 11-32) đã nói với con trai cả: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (Lc 15, 31).
Con người ta vì ích kỷ mà trở thành keo kiệt bủn xỉn, người keo kiết bủn xỉn vì họ không muốn sống Lời Chúa, họ không muốn sống Lời Chúa là vì họ rất ít đi nhà thờ dâng lễ đọc kinh, họ không đến nhà thờ đọc kinh dâng lễ là vì họ ích kỷ với Thiên Chúa là Đấng đã ban cho họ sự giàu có, sức khoẻ và địa vị…
Chỉ vì đứa cháu làm thịt con vịt để đãi bạn bè mà ông nội ghép vào tội phá sản để đánh hai mươi roi, đúng là vì keo kiết mà trở thành ác nghiệt với cả con cháu của mình.
Đức Chúa Giê-su chưa hề nêu tội trạng “phá sản” của chúng ta, khi mà chúng ta hàng ngày vẫn “phá sản hồng ân” của Ngài ban cho trong những kiêu ngạo, ích kỷ bủn xỉn với tha nhân.
Thử hồi tâm suy nghĩ xem: tôi có keo kiệt bủn xỉn với anh em chị em không, khi mà Thiên Chúa đã ban cho tôi quá nhiều may mắn hơn họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa đập mạnh hàng lãnh đạo của Hội Thánh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
15:24 03/11/2023
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM A
Nội dung Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắm trực tiếp vào hàng lãnh đạo tôn giáo. Nói chính xác hơn, đây là lời Chúa "đập" vào cung cách lãnh đạo của những kẻ nắm quyền lãnh đạo, quyền điều khiển.
Nói chính xác, Lời Chúa vang lên ngay trong hiện tại, giữa lòng Hội Thánh, thì hàng lãnh đạo ấy không ai ngoài bản thân các linh mục, Giám mục trong Hội Thánh.
Vậy, một khi biết Chúa không ưa thói "nói mà không làm", anh em chúng ta hãy ra sức thi hành tất cả những gì cần thiết cho chính ơn gọi và do ơn gọi đòi buộc. Chúng ta cần có tấm lòng chứ đừng chỉ có hình thức. Hãy cố mà đặt trọn tâm tư, nỗ lực và thao thức của bản thân trong mọi trách vụ, mọi suy tư, mọi thể hiện những tương quan trong từng ngày sống.
Để sống thật chứ không hình thức, chúng ta phải yêu chính ơn gọi, trách nhiệm và tác vụ của mình. Người linh mục được sai đến nơi đâu, thì nơi đó phải là quê hương, là lẽ sống, là tình yêu sống. Để không thấy trách vụ sống với anh chị em là gánh nặng, người linh mục hãy yêu anh chị em, hãy yêu chính nơi mình được sai đến để phục vụ.
Để tránh lời quở trách: "Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy", người linh mục không chỉ yêu trách vụ, yêu anh chị em, mà còn phải ao ước và ao ước từng ngày vươn tới đời sống công chính và sự nên thánh thiện. Để khi hướng nhắm của đời mình là cùng với anh chị em được công chính hóa, được nên thánh, người linh mục khi tỏ ra đạo đức, thì phải là đạo đức thật; khi giảng dạy về Thiên Chúa, thì trong tâm phải có Thiên Chúa thật; khi hô hào mọi người tập tành nhân đức, thì đó không là lời hô hào sáo rỗng; khi hướng dẫn mọi người cầu nguyện, thì đã thực sự chìm đắm trong nguyện cầu...
Là linh mục, kẻ được mời gọi nhân danh Chúa Kitô mà phục vụ Hội Thánh và phục vụ phần rỗi của anh chị, chúng ta phải tránh tất cả những tư tưởng mang vóc dáng của thứ thích tìm kiếm những cái phụ hệ, những thứ hào nhoáng bên ngoài, nhất là tìm kiếm vinh quang cho bản thân, quyền hành trên mọi người. Chúng ta không tìm cách tự tạo cho mình vỏ bọc của kẻ có uy, có danh…
Chúa Giêsu phê phán nặng lời những thứ tìm kiếm ấy: "Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là thầy...".
Hãy nhớ, nhiều người được ca tụng nhất thời, sau đó tên tuổi bị phai nhạt với thời gian! Trái lại, những “Tôi tớ Nước Trời” được lưu truyền chẳng những ở trần gian mà trên thiên quốc. Vì việc họ làm là để sáng Danh Chúa và mưu cầu lợi ích thiêng thiêng cho các linh hồn, chứ không nhắm vinh danh mình.
Chúng ta hãy mang lấy tâm tư của Chúa Giêsu, để sống giống như Chúa, và nếu cần, chết như Chúa. Tâm tư đó thể hiện qua lời dạy: "Trong các ngươi, ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Người ta kể, một Giáo sĩ cai quản cộng đoàn được một thời gian, ông nhận được một bức thư, nội dung như sau: "Thưa Giáo sĩ, tôi muốn thấy một bài giảng, hơn là nghe một bài giảng. Tôi muốn ông cùng đi với tôi, chứ không chỉ đường cho tôi. Con mắt là học trò giỏi và thông minh hơn lỗ tai, lời ông khuyên chúng tôi rất hay, nhưng nếu ông làm gương sẽ hay hơn. Ông hãy là gương mẫu cho chúng tôi, vì bao giờ gương mẫu cũng rõ ràng hơn lời khuyên. Tốt hơn là ông thực hành điều mình nói, vì ai cũng dễ thấy việc làm hơn".
Chính các linh mục của Chúa cần khắc ghi lời thánh Phaolô: "Chúng tôi sẵn sàng hiến cho anh em không những vì Tin Mừng của Chúa, mà còn cả mạng sống của chúng tôi nữa" (1Tx 2, 8).
Anh chị em tín hữu thân mến, anh chị em hãy cầu nguyện cho các linh mục, để các ngài biết sống thánh thiện, biết lấy lòng từ tâm mà đối xử với mọi người, biết xả thân lo cho ích lợi linh hồn của từng người, và của cả Hội Thánh.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục biết sống như Chúa Kitô, hiến thân như Chúa Kitô và phục vụ như Chúa Kitô, để các linh mục trở thành hiện thân của Chúa Kitô sống giữa cộng đoàn mà các ngài được sai đến phục vụ.
Chỗ thấp nhất
Lm. Minh Anh
15:26 03/11/2023
CHỖ THẤP NHẤT
“Xin ông nhường chỗ cho người này!”
“Khiêm nhường không có nghĩa là nghĩ về bản thân kém hơn người khác; là đánh giá thấp về những quà tặng riêng của mình. Khiêm nhường có nghĩa là tự do không nghĩ về bản thân cách này, cách khác. Ai khiêm nhường, người ấy tự do!” - William Temple.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ai khiêm nhường, người ấy tự do!”, một cách tài tình, Chúa Giêsu và Phaolô sẽ khai triển câu nói của William Temple trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích khi biết chọn cho mình.
Được mời dùng bữa, Chúa Giêsu thấy nhiều người chọn những cỗ nhất, Ngài nói cho họ rằng, chúng ‘rất chông chênh’; bởi lẽ, chủ nhà có thể mời họ xuống cỗ dưới! Tuy nhiên, một người khiêm nhượng thực sự sẽ không cảm thấy xấu hổ khi nghe những lời này, thay vào đó, người ấy sẽ vui vẻ hồn nhiên nhường chỗ cho người khác; vinh dự thế gian chẳng nghĩa lý gì đối với họ. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu không nói với người khiêm nhượng, Ngài nói với những con người đang giành giật bằng được vinh dự phù hoa. Điều này, cách nào đó, cho thấy bên trong họ, đang rất bất an và thiếu tự trọng.
Thú vị ở đây là các biệt phái, những người đang cố chiếm những cỗ bàn ‘tròng trành’ đó. Chúa Giêsu tiết lộ cho họ một sự thật rằng, niềm vui và hạnh phúc thực sự chỉ được tìm thấy nơi những ai biết hạ mình và biết đề cao người khác. Xu hướng phổ biến của các biệt phái phát xuất từ việc cá nhân họ bất an và nặng sĩ diện. Trẻ em luôn cảm thấy tự do và an toàn vì không cần giữ sĩ diện! Yêu bản thân theo cách Thiên Chúa yêu chúng ta, bạn và tôi có thể hoàn toàn bình an; chúng ta trân trọng phẩm giá tha nhân, thậm chí vui mừng vì sự thành công của họ.
Cũng một chủ đề, qua thư Rôma hôm nay, Phaolô xác định “Chúa không ruồng rẫy dân Người!” như Thánh Vịnh đáp ca xác tín, dẫu xem ra thoạt đầu, Ngài quay sang ủng hộ dân ngoại. Bằng chứng là chính Phaolô, một người Do Thái thuần huyết đã nghe và khiêm tốn đáp lại ơn cứu độ. Sự không tin của người Do Thái chỉ là bước đầu Thiên Chúa cho xảy ra với mục đích khiến họ “ghen tị” với người ngoại mà ăn năn; vì làm sao Ngài có thể bỏ họ! Từ đó, những người Do Thái biết thống hối trở về, khiêm tốn đón nhận Chúa Kitô, họ sẽ được lại tự do của con cái Chúa!
Anh Chị em,
“Xin ông nhường chỗ cho người này!” Chúa Giêsu không muốn ai trong chúng ta phải nghe những lời bất tiện này; Ngài muốn ngay từ đầu, chúng ta nhường ‘chỗ tốt’ cho người khác. Noi gương Ngài, chúng ta chiếm ‘chỗ thấp nhất’, tự do, an toàn; chỗ phục vụ, hạ mình, yêu thương! Trong thư Philipphê, Phaolô viết, “Phận là phận của một vì Thiên Chúa, Ngài đã trút bỏ hết mọi vinh quang”, chọn ‘chỗ thấp nhất’ trên thập giá; và “Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài!” Cũng thế, với bạn và tôi, khiêm tốn, đơn giản là chúng ta nhìn thấy chính mình dưới ánh sáng theo cách Thiên Chúa nhìn mình; không cần sự khen ngợi và quý trọng của thế gian; chỉ cần tình yêu Ngài dành cho chúng ta là đủ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chạy đôn chạy đáo vì những bã vinh hoa trần thế; để được tự do, bình an và sự tự trọng, cho con biết chọn ‘chỗ thấp nhất!’” Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn nhận phép lạ do sự bầu cử của chân phước Mama Antula
Thanh Quảng sdb
03:29 03/11/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn nhận phép lạ do sự bầu cử của chân phước “Mama Antula”.
(Philip Kosloski – Aleteia)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn phép lạ sẽ dẫn đến việc phong thánh cho Mẹ “Mama Antula”.
Ngày 24 tháng 10 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn nhận một phép lạ mới nhờ sự chuyển cầu của Mẹ “Mama Antula,” gọi là Chân phước Maria Antonia của Thánh Giuse. Thánh nhân là người Á Căn Đình và đã chịu trách nhiệm hướng dẫn các cuộc tĩnh tâm I-Nhã sau khi các tu sĩ Dòng Tên bị trục xuất khỏi đất nước này vào thế kỷ 18.
Đài Vatican cho hay: “Sau khi trục xuất các tu sĩ Dòng Tên khỏi Á Căn Đình, Mẹ Antula đã đi từ thị trấn này sang thị trấn khác trong các vùng nghèo ở phía đông bắc Á Căn Đình để cổ võ các cuộc tĩnh tâm theo truyền thống Ignatiô. Chỉ trong tám năm, mẹ đã tổ chức được các khóa cho 70.000 người.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới người dân Á Căn Đình vào năm 2016 sau khi Mẹ được phong chân phước, ĐTC nói rằng Mẹ Antula là “một người phụ nữ đã giúp củng cố trái tim của người Á Căn Đình”.
Tờ báo Công Giáo kể lại rằng Mẹ “đã dâng mình cho Chúa vào năm 15 tuổi, mặc áo dòng đen và lấy tên là Maria Antonia của Thánh Giuse. Sau đó, Mẹ thành lập một Tu đoàn cho nữ giới gọi là các sơ Nữ tử Chúa Cứu thế, những người cùng nhau cầu nguyện, làm các công việc bác ái và hỗ trợ các tu sĩ Dòng Tên địa phương.”
Để được phong thánh trong Giáo Hội Công Giáo, ứng viên cần hai phép lạ và phải được Vatican và ĐTC xác minh và châu phê.
Chân phước Maria Antonia đã được chuẩn nhận một phép lạ trước đây, đưa đến việc phong chân phước cho Mẹ vào năm 2016. Phép lạ thứ hai này sẽ nâng Mẹ lên bậc Hiển thánh.
(Philip Kosloski – Aleteia)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn phép lạ sẽ dẫn đến việc phong thánh cho Mẹ “Mama Antula”.
Ngày 24 tháng 10 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn nhận một phép lạ mới nhờ sự chuyển cầu của Mẹ “Mama Antula,” gọi là Chân phước Maria Antonia của Thánh Giuse. Thánh nhân là người Á Căn Đình và đã chịu trách nhiệm hướng dẫn các cuộc tĩnh tâm I-Nhã sau khi các tu sĩ Dòng Tên bị trục xuất khỏi đất nước này vào thế kỷ 18.
Đài Vatican cho hay: “Sau khi trục xuất các tu sĩ Dòng Tên khỏi Á Căn Đình, Mẹ Antula đã đi từ thị trấn này sang thị trấn khác trong các vùng nghèo ở phía đông bắc Á Căn Đình để cổ võ các cuộc tĩnh tâm theo truyền thống Ignatiô. Chỉ trong tám năm, mẹ đã tổ chức được các khóa cho 70.000 người.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới người dân Á Căn Đình vào năm 2016 sau khi Mẹ được phong chân phước, ĐTC nói rằng Mẹ Antula là “một người phụ nữ đã giúp củng cố trái tim của người Á Căn Đình”.
Tờ báo Công Giáo kể lại rằng Mẹ “đã dâng mình cho Chúa vào năm 15 tuổi, mặc áo dòng đen và lấy tên là Maria Antonia của Thánh Giuse. Sau đó, Mẹ thành lập một Tu đoàn cho nữ giới gọi là các sơ Nữ tử Chúa Cứu thế, những người cùng nhau cầu nguyện, làm các công việc bác ái và hỗ trợ các tu sĩ Dòng Tên địa phương.”
Để được phong thánh trong Giáo Hội Công Giáo, ứng viên cần hai phép lạ và phải được Vatican và ĐTC xác minh và châu phê.
Chân phước Maria Antonia đã được chuẩn nhận một phép lạ trước đây, đưa đến việc phong chân phước cho Mẹ vào năm 2016. Phép lạ thứ hai này sẽ nâng Mẹ lên bậc Hiển thánh.
Chương trình của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tháng Các Đẳng Linh Hồn
Đặng Tự Do
04:43 03/11/2023
Trong Giáo Hội Công Giáo, những ngày đầu tiên của tháng 11 là thời điểm quan trọng để tưởng nhớ những người đã đến và đi trước chúng ta - cả những vị thánh nam nữ đã được vinh phúc trên thiên đàng và những người thân yêu đã khuất của chúng ta mà chúng ta hy vọng và cầu nguyện cũng tham gia vào tầm nhìn tuyệt đẹp của thiên quốc.
Tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đánh dấu mùa thánh thiện và đầy ý nghĩa này bằng lời cầu nguyện và hai phụng vụ.
Trong lễ trọng kính Các Thánh vào ngày 1 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có bài một diễn từ ngắn khi chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ cửa sổ nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô vào buổi trưa theo giờ Rôma.
Thông lệ của Đức Giáo Hoàng là chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào các ngày lễ buộc.
Vì Lễ Các Thánh năm nay rơi vào thứ Tư nên Đức Phanxicô không tổ chức buổi tiếp kiến chung hàng tuần như thường lệ.
Vào Ngày Các Linh Hồn vào ngày 2 tháng 11, ngài đã tiếp tục tục lệ gần đây là tổ chức Thánh lễ tại một nghĩa trang để cầu nguyện cho người quá cố.
Kể từ năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại năm nghĩa trang khác nhau trong hoặc gần Rôma. Vào Ngày Các Linh Hồn năm 2019, ngài đã cử hành Thánh lễ tại Hầm mộ Priscilla, trong khi vào năm 2022, vì đại dịch coronavirus, ngài không đến thăm nghĩa trang nhưng dâng Thánh lễ cho các giám mục và Hồng Y đã qua đời tại Đền Thờ Thánh Phêrô - một phong tục khác của Đức Giáo Hoàng trong tuần lễ Các Thánh và Ngày của các linh hồn.
Vào năm 2023, Đức Phanxicô đã trở lại nghĩa trang để kỷ niệm Ngày Các Linh Hồn. Ngài đã chủ tế Thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Nghĩa trang Chiến tranh Rôma, nơi có 426 ngôi mộ của các chiến binh Đồng Minh từ Thế chiến thứ hai.
Nghĩa trang nhỏ nằm gần Kim tự tháp Cestius, một kim tự tháp thời Rôma ở khu phố Ostiense phía nam trung tâm lịch sử của Rôma.
Sáng ngày 3 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn Đức Bênêđíctô XVI và các giám mục, Hồng Y đã qua đời trong năm qua. Thông lệ của Đức Thánh Cha là dâng Thánh lễ này vào tuần đầu tiên của tháng 11.
Source:National Catholic Register
Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine đang đối mặt với sự tận diệt nếu Putin chiến thắng
Đặng Tự Do
04:45 03/11/2023
Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine sẽ phải đối mặt với sự tiêu diệt nếu cuộc xâm lược của Nga thành công, các giám mục Công Giáo hàng đầu Ukraine nói với CNA trong tuần này.
Các giám mục đã nói chuyện với CNA sau cuộc thảo luận nhóm của các nhà lãnh đạo đức tin Ukraine có tựa đề “Niềm tin dưới lửa trong cuộc chiến của Nga với Ukraine” do Viện Hòa bình Hoa Kỳ tổ chức tại Washington, DC, từ hôm thứ Hai 30 Tháng Mười.
Theo một nghiên cứu năm 2019 của Bộ Ngoại giao, mặc dù Ukraine có đa số là Chính thống giáo Đông phương, nhưng có gần 5 triệu người Công Giáo ở nước này. Các giám mục cho rằng Giáo hội ở Ukraine có thể phải đối mặt với sự đàn áp nghiêm trọng và một lần nữa có thể bị buộc phải hoạt động thầm lặng như thời Liên Xô.
Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, nhà lãnh đạo Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia, nói với CNA rằng “có rất nhiều người Công Giáo đang chết mỗi ngày” và “mối nguy hiểm đối với người Công Giáo là đặc biệt ở Ukraine”.
Dưới sự xâm lược của Nga, Đức Cha Gudziak nói rằng Giáo hội “bị loại bỏ như một cơ thể hữu hình”.
Ngài nói thêm: “Nếu cuộc đàn áp kéo dài, về cơ bản thì Giáo hội sẽ bị dập tắt”.
Đức Cha Gudziak nhấn mạnh mối nguy hiểm mà người Công Giáo Ukraine đang phải đối mặt bằng cách chỉ ra cuộc đàn áp đã hiện hữu ở Nga. Ngài nói rằng mặc dù có nửa triệu người Công Giáo Ukraine ở Nga, nhưng “không có cái gọi là” một “giáo xứ Công Giáo Ukraine được ghi danh hợp pháp” ở Nga.
Đức Cha Gudziak nói: “Ở Hoa Kỳ, chúng tôi có 50.000 tín hữu và chúng tôi có 200 giáo xứ và 4 giáo phận”. “Ở Nga, con số này gấp 10 lần, nhưng chúng tôi không được phép có một giáo xứ Công Giáo Ukraine hợp pháp”.
Cha Alex Guevara, thông dịch viên của Đức Giám Mục Vitaliy Kryvytskyi của Kyiv–Zhytomyr nói với CNA rằng chính phủ Nga đã áp đặt quyền kiểm soát đối với các tổ chức tôn giáo trong các lãnh thổ của mình và rằng một số phận thậm chí còn tồi tệ hơn có thể xảy ra đối với Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine nếu Nga giành được quyền kiểm soát.
Đức Cha Kryvytskyi giải thích: “Khi chúng tôi hỏi các linh mục và mục sư ở Belarus và Nga tại sao họ không chống lại cuộc chiến này, họ nói: 'Bạn không hiểu chúng tôi vì bạn đã quên mất cảm giác sống ở Liên Xô là như thế nào..”
Dưới thời Liên Xô tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991, tôn giáo có tổ chức bị nghiêm cấm và các nhà lãnh đạo tôn giáo bị đưa đến các trại tù và bị tra tấn. Hàng triệu Kitô hữu đã bị hành quyết chỉ vì đức tin của họ.
Đức Cha Kryvytskyi nói: “Chúng ta không cần phải đoán điều gì đang bị đe dọa, tất cả chúng ta đều đã sống qua thời kỳ Liên Xô. Điều gì sẽ xảy ra, nếu Liên bang Nga xâm lược thành công lãnh thổ của chúng tôi, về cơ bản tình hình sẽ giống như trước đây, dưới thời Liên Xô.”
Theo Viện Tự do Tôn giáo, gọi tắt là IRF, lực lượng Nga đã tấn công vào hàng trăm địa điểm tôn giáo ở Ukraine.
IRF công bố một báo cáo vào tháng 3 cho biết “ít nhất” 494 tòa nhà tôn giáo, cơ sở thần học và thánh địa đã “bị quân đội Nga phá hủy, hư hại hoặc bị cướp phá hoàn toàn”.
Một báo cáo khác của IRF công bố vào năm 2022 cho biết, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, các linh mục và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ở các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm đã bị “tra tấn và giết hại”, trong khi “di sản tinh thần” của Ukraine đang bị Nga tấn công bằng hỏa tiễn, pháo kích và các cuộc tấn công khác, cướp bóc các tòa nhà tôn giáo mà không có bất kỳ lý do biện minh nào, và chẳng có sự cần thiết nào về mặt quân sự.”
Trong khi Giáo hội Chính thống Nga tổ chức viện trợ nhân đạo cho các khu vực bị ảnh hưởng, Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính Thống Giáo ở Nga, lại bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc chiến.
Những tiếng nói bất đồng chính kiến, thậm chí từ các nhà lãnh đạo tôn giáo Chính thống, đã nhanh chóng bị dập tắt. Mới đây, theo thông cáo báo chí của Tòa Thượng phụ Chính thống Nga ở Mạc Tư Khoa, vào ngày 25 tháng 10, chính quyền Nga đã đóng cửa Giáo xứ Holy Trinity ở thị trấn Irpen bị tạm chiếm của Ukraine sau khi nhà thờ đồng thanh bỏ phiếu tiếp tục là một phần của Giáo hội Chính thống Ukraine.
Cùng với phái đoàn gồm một số nhà lãnh đạo tôn giáo từ Hội đồng Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo Ukraine, Đức Cha Kryvytskyi đã đến Hoa Kỳ trong chuyến đi 11 ngày để chia sẻ điều mà ngài gọi là “sự thật” khắc nghiệt mà những người có đức tin đang phải đối mặt trong cuộc chiến Ukraine.
Đức Cha Kryvytskyi nói rằng ngài muốn các tín hữu ở Mỹ biết sự thật về chiến tranh và ảnh hưởng của nó đối với Giáo hội.
Ngài nói thêm: “Đối với tôi và nhiều giáo dân và tín hữu khác, cuộc chiến này giống như một hồi chuông cảnh tỉnh”. “Chúa Kitô nói rằng bạn không biết ngày giờ Con Người sẽ đến; trong trường hợp của chúng tôi, đó là thực tế hàng ngày.”
Đức Cha Kryvytskyi nói: “Những vết thương này, nỗi đau này là những gì chúng tôi gặp phải trong công việc mục vụ hàng ngày của mình”.
“Thông điệp của tôi hôm nay dành cho người Mỹ là Chúa Kitô phán: Anh em sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng anh em. Tôi mời mọi người biết sự thật này về cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và cùng nhau trong Chúa Kitô đạt đến chiến thắng sự dữ.”
Một năm rưỡi sau khi Nga xâm chiếm Ukraine lần đầu tiên, Vatican tiếp tục kêu gọi chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai nước.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, quốc vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy đang được thảo luận tại một hội nghị quốc tế ở Malta vào tháng 10.
Theo báo cáo của Vatican News, Đức Hồng Y Parolin cho biết các cuộc đàm phán hòa bình là “một nỗ lực đáng khen ngợi, đáng được hỗ trợ không chỉ vì nó nhằm mục đích đưa ra một phản ứng cụ thể trước nhiều loại thiệt hại do chiến tranh gây ra, mà còn vì nó khuyến khích chúng ta không coi đối đầu vũ trang là một công cụ không thể tránh khỏi để giải quyết xung đột.”
Đức Hồng Y Parolin cho biết Tòa Thánh đặc biệt cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình tập trung vào “giải quyết các vấn đề nhân đạo, chẳng hạn như an ninh lương thực và bảo tồn môi trường tự nhiên” và rằng Vatican sẽ “tiếp tục nỗ lực nhằm giảm bớt những đau khổ của người dân Ukraine và trao trả tù nhân và trẻ em cho Ukraine.”
Source:Catholic News Agency
Làm thế nào để mang lại hòa bình cho thế giới? Hãy bắt đầu với Bí tích Hòa giải, Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao nói
Đặng Tự Do
04:47 03/11/2023
Một Hồng Y Vatican cho biết trong tuần này rằng việc xây dựng hòa bình bắt đầu từ trái tim của chúng ta bằng việc hòa giải với chính mình và với Thiên Chúa qua Bí tích Hòa giải.
Khi chúng ta nhớ đến những người vô tội đang chết trong chiến tranh trong những ngày này, chúng ta có thể hy vọng vào sự hòa giải, lòng thương xót và sự bình an của Chúa Kitô khi xưng tội, Đức Hồng Y Mauro Piacenza nói trong một lá thư được công bố trước lễ Các Thánh.
Đức Hồng Y Piacenza là Chánh Tòa Ân Giải của Vatican, là văn phòng của Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến Bí tích Hòa giải, ân xá và tòa trong, là một hình thức bí mật hoặc bảo mật ngoài bí tích, được áp dụng cho việc linh hướng.
“Đây là những ngày, đối với toàn thể Giáo hội, để tưởng nhớ những người đã ra đi trước chúng ta, và đặc biệt, trong thời điểm chiến tranh bi thảm này, tưởng nhớ tất cả những người vô tội, những người vẫn tiếp tục chết mà không biết tại sao,” Vị Hồng Y 79 tuổi viết.
“Tuy nhiên, đồng thời, ước gì chúng là những ngày được soi sáng bởi niềm hy vọng thực sự bởi sự chắc chắn rằng vòng tay của Chúa Kitô, mở rộng trên thập giá, mạnh mẽ mời gọi toàn thể nhân loại đến với sự hòa giải, lòng thương xót và hòa bình.”
Đức Hồng Y Piacenza nhắc nhớ những lời của Chúa Kitô trên Núi Bát Phúc: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình”.
Ngài nói: “Đây là một nền hòa bình được Thiên Chúa ban tặng và đòi hỏi con người phải xây dựng, bắt đầu từ sự bình an trong tâm hồn họ, bởi vì chỉ những ai được hòa giải với Thiên Chúa và với chính mình mới có thể thực sự là những người kiến tạo hòa bình”.
Đức Hồng Y cũng mời gọi các linh mục thực hành “sự quảng đại lớn lao” khi ngồi tòa giải tội, “vì dân Chúa được củng cố, và trong trường hợp tội trọng, mối liên kết không thể thiếu được với Chúa Kitô được tái tạo”.
Ngài nói tiếp, bí tích xưng tội – còn được gọi là sám hối hay hòa giải – củng cố thân thể Chúa Kitô qua phép lạ tha thứ, đồng thời lưu ý rằng khi “tất cả” của Giáo hội được củng cố nhờ sự tha thứ, thì sự tha thứ này có thể mở ra cho toàn thế giới.
Suy ngẫm về việc Giáo hội cử hành Ngày Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn vào ngày 1 và 2 tháng 11, Đức Hồng Y Piacenza nhắc lại rằng “Giáo hội không chỉ là Giáo hội hữu hình trước mắt chúng ta, mà còn là Giáo hội 'chiến thắng' trên thiên đàng, đã được hiệp thông trọn vẹn với Chúa; và Giáo Hội của những người 'thanh luyện', đang trên đường tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn ấy, là điều mà chúng ta cầu nguyện khi tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời.”
Ngài nói: Thật tốt khi nhớ rằng Giáo hội vô hình là đa số, trong khi phần hữu hình là thiểu số.
“Toàn bộ thân thể của Chúa Kitô có một đầu là chính Chúa Kitô, trong khi thân thể của Người, hữu hình, và vô hình được tạo thành từ các anh chị em cụ thể, những người ở cạnh chúng ta và sống trong cùng một nhiệm thể”.
Đức Hồng Y Piacenza nói: “Thập giá của Chúa Kitô, được tái hiện một cách bí tích trong Bí tích Thánh Thể và hoa trái của nó mở rộng đến bí tích hòa giải, dành cho tất cả mọi người,” và những hồng ân của nó được đổ vào tâm hồn qua Thánh Thần. Giáo Hội cống hiến cho mọi người cơ hội được đón nhận ân sủng. Giáo hội dành cho tất cả mọi người, tất cả, tất cả, bởi vì Giáo hội là Công giáo, phổ quát và vì Giáo hội là duy nhất.”
Source:Catholic News Agency
Trả lời cuộc phỏng vấn mới, Đức Phanxicô xác nhận tham dự hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc, gọi Thượng hội đồng Giám mục là ‘tích cực’
Vũ Văn An
17:54 03/11/2023
Elise Ann Allen của Crux, ngày 2 tháng 11 năm 2023, tường trình rằng trong một cuộc phỏng vấn mới về nhiều vấn đề, Đức Phan-xicô đã xác nhận sẽ đến Dubai để dự hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào đầu tháng 12, đề cập tới các cuộc xung đột hoàn cầu hiện nay và nhận định một số vấn đề nóng bỏng được đề cập trong Thượng Hội đồng Giám mục tháng trước về Tính đồng nghị, bao gồm cả việc truyền chức cho phụ nữ và luật độc thân linh mục.
Nói chuyện với nhà báo người Ý Gian Marco Chiocci, giám đốc kênh truyền hình TG1 của Ý, khi được hỏi liệu ngài có tới Dubai để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 sắp tới của Liên hiệp quốc hay không, Đức Phanxicô đã nói: “Có, tôi sẽ đi”.
Đức Giáo Hoàng cho biết những ngày dự kiến, vẫn chưa được Vatican xác nhận, là từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 12.
Trước đây, Đức Phanxicô đã lên kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 vào tháng 11 năm 2021 ở Glasgow, và đã thông báo ý định đến thăm trong một cuộc phỏng vấn trước phiên họp, nhưng đã rút lui khỏi chuyến đi, với lý do phức tạp về mặt hậu cần do khung thời gian quá ngắn.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, một số báo cáo cho rằng lý do thực sự khiến Đức Giáo Hoàng rút lui là vì sợ rằng hội nghị thượng đỉnh Glasgow sẽ kết thúc mà không có nhiều tiến triển, có tiềm năng để lại ấn tượng cho rằng Đức Phanxicô đã góp thế giá tinh thần của ngài vào một cuộc thất bại.
Trong cuộc phỏng vấn ngài, Đức Giáo Hoàng nhắc lại việc ngài đã công bố thông điệp sinh thái Laudato Si ngay trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP21 ở Paris vào năm 2015, ngài nói rằng theo quan điểm của ngài, “Cuộc gặp gỡ ở Paris là cuộc gặp gỡ tuyệt vời nhất. Sau Paris mọi người đều thụt lùi và cần phải có can đảm để tiến về phía trước trong cuộc gặp gỡ lần này.”
Lưu ý rằng có một số hòn đảo ở Thái Bình Dương có thể biến mất trong 20 năm nữa do mực nước biển dâng cao, ngài nói: “Tương lai của chúng ta đang bị đe dọa. Tương lai của con cháu chúng ta. Phải lãnh một số trách nhiệm.”
Đức Phanxicô cũng nói về Thượng hội đồng Giám mục về Tính đồng nghị từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, kỳ họp đầu tiên trong số hai kỳ họp tại Rôma sẽ lên đến tuyệt đỉnh cho một diễn trình tham vấn hoàn cầu bắt đầu vào tháng 10 năm 2021 với cuộc thảo luận cuối cùng ở Rôma vào tháng 10 năm sau.
Bất chấp các cuộc bút chiến về một số chủ đề thảo luận như phong chức linh mục cho phụ nữ, chức phó tế cho phụ nữ và các vấn đề LGBTQ+, với những đối thủ của Đức Thánh Cha gọi Thượng Hội đồng là “ly giáo”, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Thượng hội đồng rất “tích cực”.
“Chúng tôi đã nói về mọi điều một cách hoàn toàn tự do. Đây là một điều tuyệt vời và có thể tạo ra một tài liệu cuối cùng, tài liệu này sẽ được nghiên cứu trong phần thứ hai này tại kỳ họp tiếp theo vào tháng 10,” ngài nói thế, bày tỏ niềm tin của ngài rằng “chúng ta đã đi đến chính việc thực thi tính đồng nghị mà Thánh Phaolô VI đã muốn” vào cuối Công đồng Vatican II.
Về chủ đề độc thân linh mục, Đức Giáo Hoàng nói rằng đó là “một luật thực định, chứ không phải luật tự nhiên: Các linh mục trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương có thể kết hôn và thay vào đó ở phương Tây có một kỷ luật, tôi tin là từ thế kỷ 12, bắt đầu bằng luật độc thân”.
“Đó là một luật có thể bãi bỏ được, không thành vấn đề,” ngài nói thế, nhưng thêm rằng “tôi không nghĩ điều đó hữu ích, bởi vì vấn đề ở chỗ khác,”...
Về việc tiếp cận cộng đồng LGBTQ+, mặc dù là một chủ đề thảo luận quan trọng trong Thượng Hội đồng nhưng phần lớn đã bị bỏ qua trong tài liệu tổng hợp lúc bế mạc của Thượng Hội đồng, Đức Phanxicô nhắc lại sự nhấn mạnh của ngài rằng “tất cả mọi người, mọi người, mọi người” đều được chào đón trong Giáo hội bởi vì “họ là con người.”
“Giáo hội tiếp đón mọi người, mọi người và không hỏi bạn là người như thế nào. Rồi, bên trong mỗi người lớn lên và trưởng thành trong sự thống thuộc Kitô giáo của mình”, ngài nói thế, đồng thời lưu ý rằng “nói về các vấn đề LGBTQ+ thì hơi thời thượng”, nhưng Giáo hội luôn “tiếp đón mọi người”.
Theo ngài, các tổ chức thì khác: “Nguyên tắc là thế này: Giáo hội tiếp nhận tất cả những người có thể được rửa tội. Các tổ chức không thể được rửa tội. Người ta thì có.”
Về chủ đề phụ nữ, Đức Phanxicô lưu ý rằng hiện nay có nhiều phụ nữ làm việc bên trong Vatican hơn và đề cập đến một số bổ nhiệm cấp cao mà ngài đã thực hiện, bổ nhiệm phụ nữ làm tổng thư ký của các cơ quan và cho phép phụ nữ tham gia vào một ủy ban có trọng trách về vấn đề bổ nhiệm giám mục.
Ngài nói, “Phụ nữ hiểu những điều mà chúng ta không hiểu, phụ nữ có bản năng đặc biệt trước mọi tình huống và điều đó là cần thiết. Tôi tin rằng họ nên được đưa vào công việc bình thường của Giáo hội”.
Theo ngài, việc truyền chức linh mục cho phụ nữ là một chủ đề khác và nói rằng đó là “vấn đề thần học, không phải vấn đề hành chánh.
Ở Vatican, phụ nữ có thể làm bất cứ điều gì, “thậm chí bạn có thể có một nữ thống đốc, không thành vấn đề. Nhưng theo quan điểm thần học, mục vụ, đây là những điều khác”, ngài nói thế, có ý nói đến nguyên tắc Phêrô của Giáo hội, mà theo ngài bao gồm quyền tài phán, và nguyên tắc Thánh Mẫu, mà theo ngài “là nguyên tắc quan trọng nhất vì Giáo hội là phụ nữ, Giáo hội là cô dâu, Giáo hội không phải là nam giới, Giáo hội là phụ nữ”.
“Thần học cần hiểu điều này và sức mạnh của Giáo hội nữ và phụ nữ trong Giáo hội mạnh mẽ và quan trọng hơn sức mạnh của các mục tử nam. Đức Maria quan trọng hơn Thánh Phêrô, bởi vì Giáo hội là nữ”, ngài nói thế, đồng thời cảnh cáo rằng “nếu chúng ta muốn giản lược điều này thành chủ nghĩa chức năng, chúng ta sẽ thua”.
Đức Phanxicô cũng nói về cuộc khủng hoảng lạm dụng. Chỉ ra những nỗ lực của người tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Đức Phanxicô cho biết “rất nhiều công việc dọn dẹp đã được thực hiện” dưới sự giám sát của Đức Bênêđíctô, và rằng “Tất cả đều là những trường hợp lạm dụng và một số người trong giáo triều cũng đã bị sa thải. Đức Giáo Hoàng Ratzinger đã can đảm trong việc này. Ngài đã tự mình giải quyết vấn đề đó và thực hiện nhiều bước rồi giao lại để hoàn tất”.
Ngài nói, công việc vẫn tiếp tục, đồng thời cho biết bất cứ hành vi lạm dụng nào, dù là lạm dụng tình dục hay lạm dụng quyền lực và lương tâm, “không nên được dung thứ”.
“Điều đó trái ngược với Tin Mừng, Tin Mừng là phục vụ chứ không phải lạm dụng và chúng tôi thấy hàng giám mục đã làm rất tốt việc nghiên cứu vấn đề lạm dụng tình dục cũng như những lạm dụng khác”, ngài nói thế và lưu ý rằng hầu hết các vụ lạm dụng đều xảy ra trong gia đình, và ngay cả ở đó, cũng có xu hướng che đậy.
Đức Phanxicô đã không bàn tới phản ứng dữ dội của công chúng về việc xử lý vụ án cấp cao nhất hiện nay của Giáo hội, vụ án của Cha Marko Ivan Rupnik, người Slovenia, người đã bị buộc tội lạm dụng ít nhất 25 phụ nữ trưởng thành và hiện có thể phải đối mặt với một phiên tòa giáo luật, sau khi Đức Giáo Hoàng dỡ bỏ thời hiệu đối với tội ác của ngài, một năm sau khi các cáo buộc ra công khai.
Ngài cũng nói về các cuộc xung đột toàn cầu hiện nay, bao gồm cuộc chiến ở Gaza và cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhắc lại khẳng định của ngài rằng “Mọi cuộc chiến đều là một thất bại. Không có gì được giải quyết bằng chiến tranh. Không có gì. Mọi thứ đều đạt được nhờ hòa bình và đối thoại.”
Lưu ý rằng cuộc chiến ở Gaza bắt đầu bằng cuộc tấn công của các chiến binh Hamas bắt giữ con tin và giết hại dân thường, và tiếp tục bằng các cuộc tấn công trả đũa từ Israel, Đức Phanxicô lưu ý rằng “Trong chiến tranh, cái tát này sẽ khiêu khích cái tát khác. Người này mạnh và người kia thậm chí còn mạnh hơn, và vì vậy chúng ta nên tiến về phía trước.”
Ông ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel-Palestine, nói rằng họ là “hai dân tộc phải chung sống với nhau. Với giải pháp khôn ngoan đó: hai dân tộc, hai quốc gia. Thỏa thuận Oslo: hai quốc gia rất hạn chế và Giêrusalem có tư thế đặc biệt.”
Về Ukraine và việc họ từ chối chấp nhận các cuộc đàm phán hòa bình không phù hợp với kế hoạch của chính họ, Đức Phanxicô nói, “ngày nay chúng ta không được phán xét họ.
“Người dân Ukraine là những người tử vì đạo, họ đã bị đàn áp rất mạnh mẽ dưới thời Stalin. Họ là dân tộc tử đạo… họ đã từng là một dân tộc đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ và bây giờ bất cứ điều gì cũng khiến họ sống lại điều đó. Tôi hiểu họ,” ngài nói thế, nhưng nhấn mạnh vào nhu cầu hòa bình: “Dừng lại! Hãy dừng lại một chút và tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình, các thỏa thuận là giải pháp thực sự cho vấn đề này. Cho cả hai."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết thời điểm khó khăn nhất của ngài trên cương vị giáo hoàng là khi chiến tranh bùng nổ ở Syr-ia và quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện lớn, bởi vì ngài không biết phải làm gì và không muốn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ngài thừa nhận rằng ngài cũng lo sợ về cuộc chiến hiện tại ở Thánh địa và tình hình sẽ kết thúc như thế nào, nhưng bày tỏ sự tin tưởng rằng vấn đề sẽ “được giải quyết trước mặt Chúa”.
Về triều giáo hoàng của chính ngài và các tri nhận cho rằng ngài có một nghị trình thiên tả, Đức Phanxicô đã bác bỏ các phân loại chính trị cổ điển về “cánh hữu hay cánh tả”, khi nói rằng, “Chúng là những [nhãn hiệu] không có thật.”
Đối với các Kitô hữu, “[các câu hỏi] thực sự là: Nó có nhất quán không, nó có không nhất quán không? Những điều được đề xuất có phù hợp với nguồn gốc hay chúng là những điều lạ lẫm?
Ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là “một nhà đổi mới” nhưng bị buộc tội đủ thứ, “Và không có gì là cánh tả hay cộng sản ở nơi ngài…cánh hữu, cánh tả, thật không dễ để hiểu ý nghĩa của nó.”
Về sức khỏe của ngài và tương lai của Giáo hội, Đức Phanxicô cho biết ngài vẫn còn vấn đề với đầu gối trái, nhưng có thể đi lại, và sau cuộc phẫu thuật thoát vị bụng vào mùa hè này, “Bây giờ tôi ổn, tôi có thể ăn bất cứ thứ gì.”
Về tương lai của Giáo hội, ngài nói: “Chúa biết nhưng luôn có nỗi tiếc nuối quá khứ”.
Ngài nói, “Đó là một điều hiện diện trong các định chế và cả trong Giáo hội nữa. Có những người muốn thụt lùi, họ là những người 'nhìn về phía sau', không chấp nhận rằng Giáo hội đang tiến về phía trước, rằng Giáo hội đang trên đường đi, bởi vì Giáo hội luôn chuyển động, Giáo hội phải phát triển”.
Dùng hình ảnh cái cây, ngài nói rằng Giáo hội phải phát triển từ cội rễ của mình, và “Một Giáo hội tách rời khỏi cội rễ sẽ thụt lùi và đánh mất chất nước cốt của truyền thống lành mạnh, vốn không phải là chủ nghĩa bảo thủ, không. Truyền thống ngày càng phát triển. Và nó phải tiến về phía trước.”
Đức Phanxicô cũng nói về vấn đề di cư và cho biết Cầu thủ bóng đá ưu ái của ngài là Pelé, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ba Tây được nhiều người coi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời, và đã qua đời vào tháng 12 năm ngoái ở tuổi 82.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh đời sống vĩnh cửu
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
05:28 03/11/2023
Hình ảnh đời sống vĩnh cửu
Hằng năm trong nếp sống đức tin của Giáo Hội Công Giáo dành tháng 11. tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Đó là nếp sống đức tin trong Hội Thánh Công Giáo.
Cung cách sống đức tin này nói lên nếp sống văn hóa lòng biết ơn giữa người còn sống với người đã qua đời.
Cung cách sống đạo đức này thể hiện thâm sâu lòng xác tín: sự sống thay đổi chứ không mất đi, cho dù sự chết gây ra sự chia lìa xa cách đau buồn nơi cuộc sống trên trần gian.
Cung cách sống này diễn tả niềm hy vọng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại! Như Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại. Sự sống lại của Chúa Giêsu là tin mừng hy vọng cho linh hồn con người sau khi thân xác chết cũng được sống lại.
Trước nấm mồ hay trước di ảnh người qúa cố, tâm tình buồn thương nhớ tiếc, những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với nhau xuất hiện trở lại trong tâm trí. Con người hầu như ai cũng có thắc mắc về sự chết là gì vậy. Nhưng người tín hữu Chúa Kitô không cần phải tìm cách cắt nghĩa về sự chết, nhưng họ tìm hiểu về sự sống. Vì qua đời sống chúng ta tìm được ý nghĩa đích thật của toàn thể đời sống con người.
"Trong khu rừng gìa yên tĩnh, chim chóc gục đầu rũ cánh, lim dim tìm giấc ngủ trưa trên các cành cây thưởng thức hương vị yên tĩnh buổi trưa hè nóng nực.
Đàng xa thình lình một chú chim Yến ngẩng đầu tư lự cất tiếng hỏi: ‘’ Đời sống là cái gì vậy?’’
Mọi loài chợt tỉnh thức vì câu hỏi vang lên giữa bầu khí yên lặng. Câu hỏi thật khó mà trả lời. Cây Hồng dưới thung lũng vươn mình khoe hương sắc qua nhánh lá non tươi xinh vừa nhú khỏi thân cây và nụ hoa vừa chớm nở, lên tiếng trả lời:’’ Đời sống là một chuỗi phát triển. Không có phát triển không có sự sống mới!’’
Chú Bươm Bướm mầu sắc óng ánh rực rỡ tung tăng bay lượn qua lại trên các nụ hoa tươi mới nở đang hút nhựa, thưởng thức hương hoa ngọt ngào từ các nhánh hoa nhí nhảnh lên tiếng: ‘’ Xem này, đời sống là niềm vui. Xem kìa ánh sáng mặt trời chiếu tỏa mọi nơi mang niềm vui đến cho mọi loài.’’
Dưới gốc cây chú Kiến càng đang mệt nhọc bò từng đoạn đường, miệng tha ống hút mật. Có lẽ ống to hơn chú gấp năm mười lần, uể oải lên tiếng:’’ À, đời sống đâu là cái quái gì. Tất cả chỉ là cố gắng, hy sinh và làm việc...’’
Chú Ong vàng bay lượn hút mật hoa kêu vo ve cũng góp lời: Đời sống ư. Đời sống là một chuỗi biến chuyển, thay đổi, lúc làm việc, lúc nghỉ ngơi thưởng lãm!’’
Chú Sâu đất trồi mình lên khỏi mặt đất thều thào lên tiếng: ‘’ Đời sống là một cuộc chiến đấu liên tục trong u tối!’’
Chú Chim bắt sâu hóm hỉnh lên tiếng: ‘’ Các bạn nói phải quá và hay lắm đấy. Nhưng có biết không, biết bao nhiêu lần người ta phải làm những cái, mà không biết điều đó là cái gì!
Nghe thế mọi loài gục đầu tư lự suy nghĩ tiếp. Và họ hoài nghi ngay cả chính kinh nghiệm về đời sống của mình nữa...Thình lình một cơn mưa rào kéo đến làm tan bầu khí nặng nề sôi nổi. Anh ta lên tiếng:’’ Đời sống ư, nào có là gì khác hơn nước mắt, nước mắt và nước mắt!’’
Những gịot nước mưa tụ lại thành một giòng nước nhỏ chảy theo các đường rãnh quanh co từ trên đồi cao xuống con suối bên dưới gần đó. Và từ đó lại tiếp tục chảy ra ngoài sông lớn. Sau nhiều tuần, nhiều tháng dòng nước chảy trôi xuôi ra tới biển cả mênh mông.
Ngoài đại dương những làn sóng bạc đầu dâng cao, đuổi nhau, chạy xô đập vào bờ biển làm bắn tung toé bọt sóng nước trắng phau lên bờ đá gồng ghềnh. Và rồi lại từ bờ đá sóng nứơc lấy đà tăng tốc độ chạy ngược trở ra ngoài khơi mênh mông. Ngọn sóng nước ầm vang như muốn gào thét thành lời:’’ Đời sống là một cuộc đuổi chạy vòng vo tiêu hao công lao sức lực đi tìm tự do.’’
Trên bầu trời cao, xa tít tận mây xanh chú Phượng Hoàng dương đôi cánh bay lượn, chao đi chao lại, oai nghi hùng dũng cất tiếng quát:’’ Đời sống là vươn lên, vươn lên và vươn lên cao mãi!’’
Một cơn giông kéo tới sườn đồi, tạt mạnh qua cánh đồng cỏ mọc xanh rì. Khiến thảm cỏ xanh nằm rạp xuống tận mặt đất theo chiều gío và phát ra những âm thanh rì rào như lời phát vào không gian: Đời sống là một cuộc uốn mình: có lúc phải ngả nghiêng theo chiều gíó, có lúc phải khép mình theo một trật tự; có lúc phải âm thầm im lìm ẩn khuất, nhất là những khi đường đời có nhiều gánh nặng, lo âu, có nhiều khó khăn phải vượt qua...
Mặt trời đã lặn sang phía chân trời bên kia. Và màn đêm buông xuống bao phủ khắp cánh rừng. Trong lùm cây rậm rạp chú chim Cú mèo nhẹ nhàng chuyền từ cành này sang cành khác tìm mồi, thỏ thẻ lên tiếng: Đời sống chẳng qua là những cơ hội cho ta, khi những con vật khác đi ngủ!
Khu rừng bây giờ chìm hẳn trong đêm tối và trở nên yên lặng tĩnh mịch. Đêm đã khuya, xa xa trong một ngôi làng bên cạnh khu rừng, một cha xứ vừa thổi tắt ngọn đèn dầu hoa kỳ và nhủ thầm: Đời sống ư, quanh năm ngày tháng bận bịu với việc đọc sách báo, suy tư, cầu nguyện và dọn bài. Đời sống có khác gì là một bài giảng!
Cũng trong ngôi làng đó, một thầy giáo ngồi chấm bài, âm thầm suy nghĩ: Đời sống cũng chẳng khác gì hơn là suốt đời gắn liền với việc dậy dỗ con em học sinh nơi trường học!
Đêm đã về khuya, trên con đường vắng bóng người, một chàng trai lầm lũi, dáng điệu mệt mỏi thất thểu bước đi lẩm bẩm một mình: Cuộc đời nói cho cùng có nhiều giai đoạn: lúc hứng khởi rộn ràng, lúc sống dửng dưng lạnh lùng, lúc có niềm vui, lúc sống trong âu lo sầu buồn thất vọng...!
Một cơn gió nhẹ trong đêm khuya thổi tạt qua, như muốn nói cùng chàng trai này: Phải rồi, cuộc đời là một chuỗi vô định, nào có ai biết được sẽ đi về đâu!
Đêm dài qua đi. Ánh bình minh ló dạng. Mặt trời mỉm cười lên tiếng: Các bạn hãy xem đây, tôi mang niềm vui, ánh nắng sức sống cho vạn vật. Tôi là dấu hiệu khởi đầu cho một ngày mới. Cuộc đời là khởi đầu bước vào ngưỡng cửa đời sống vĩnh cửu!’’ (Theo truyện thần thoại xứ Thụy Điển: Das Maerchen vom Leben).
Đời sống như thế có nhiều bộ mặt khác nhau cùng có gía trị cao qúy. Vì đời sống không do con người hay một công thức máy móc nào tính toán ấn định làm ra. Nhưng do Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa tạo dựng ban cho con người, mà chúng ta tự hào cho đó là công trình thiên nhiên. Mỗi người với chương trình đời sống của mình đi vào lòng thế giới tiến bước vào đời sống vĩnh cửu ngày mai.
Tháng 11. hằng năm dành thời giờ để cầu nguyện tưởng nhớ các linh hồn, những người thân yêu của ta đã chấm dứt quãng đường hành trình trên trần gian ra đi về đời sau, là cơ hội tâm linh hướng lòng nhìn lên Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết, với lòng tin tưởng biết ơn: người thân yêu đã qua đời cũng cùng được sống lại với Chúa Kitô phục sinh trên nước Thiên Chúa hằng sống!
Tin tưởng vào sứ điệp phục sinh của Chúa Giêsu, ta hướng nhìn lên Mặt Trời trên cao chiếu tỏa ánh quang báo hiệu một đời sống mới không bao giờ tận cùng, như Chúa đoan hứa cho hết mọi người tin tưởng vào Ngài.
Tháng 11. Tháng Lòng Hiếu Thảo tưởng nhớ các Linh hồn
VietCatholic TV
TT Zelenskiy loan tin chiến thắng. Nga tung 3 Lữ Đoàn, chỉ còn 2. Diều hâu Nga hô hào tấn công Đức
VietCatholic Media
02:25 03/11/2023
1. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy loan tin chiến thắng tại thành phố Vuhledar
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết lực lượng Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công mới của Nga gần thị trấn Vuhledar ở khu vực phía đông Donetsk và tiếp tục nỗ lực tiến về phía nam.
Vuhledar, một pháo đài do Ukraine nắm giữ ở giao điểm chiến lược giữa tiền tuyến phía đông và phía nam, đã chứng kiến một số trận giao tranh đẫm máu nhất trong cuộc chiến toàn diện kéo dài 20 tháng qua.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Năm 2 tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói:
“Quân xâm lược đã cố gắng tiến về hướng Vuhledar, nhưng binh sĩ của chúng ta đã ngăn chặn, gây tổn thất nặng nề cho đối phương: hàng chục thiết bị, nhiều người thiệt mạng và bị thương”.
Quân đội Ukraine cho biết giao tranh đã leo thang dọc theo mặt trận phía đông trong những tuần gần đây.
Quân đội cho biết Nga đang cố gắng tập hợp lại và phục hồi sau những tổn thất gần thành phố Avdiivka phía đông trước khi tiến hành thêm các cuộc tấn công.
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết: “Đối phương tiếp tục cố gắng bao vây Avdiivka, nhưng hiện tại không còn tích cực nữa – đối phương đang cố gắng tập hợp lại và khắc phục tổn thất để tấn công sâu hơn”.
Theo chính quyền địa phương và quân sự ở Ukraine, Nga đã gia tăng nỗ lực bao vây thị trấn Avdiivka vào giữa tháng 10, cố gắng áp đảo các vị trí của Ukraine bằng các loạt pháo binh và các đợt xung phong biển người và các phương tiện chiến đấu liên tục. Tất cả đã thất bại.
2. Khó khăn của Nga khi chỉ trong một tuần bốn tổ hợp phòng không S-400 bị phá hủy
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Facing Tough Choice After Four SAM Launchers Wiped Out in a Week”, nghĩa là “Nga phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn sau khi bốn bệ phóng hỏa tiễn đất đối không bị xóa sổ chỉ trong một tuần.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo thông tin cập nhật của Bộ Quốc phòng Anh, Nga đã mất 4 tổ hợp phóng hỏa tiễn đất đối không, gọi tắt là SAM, trong một tuần.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết theo truyền thông Nga, 3 bệ phóng SAM đã bị phá hủy ở khu vực Luhansk. Họ nói thêm rằng “các nguồn tin Ukraine” xác nhận một chiếc khác đã bị phá hủy ở Crimea.
“Nga từ lâu đã ưu tiên các hệ thống SAM tầm xa, công nghệ cao, phong phú như một thành phần quan trọng trong chiến lược quân sự của mình”, Bộ này cho biết trong bản tin hàng ngày. Bản cập nhật khẳng định những tổn thất gần đây của Mạc Tư Khoa “nhấn mạnh rằng Hệ thống phòng không tích hợp của Nga tiếp tục phải vất vả chống lại các vũ khí tấn công chính xác hiện đại và rất có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng vốn đã đáng kể đối với các hệ thống và những người vận hành còn lại”.
Thông tin tình báo Anh cập nhật được đưa ra trong bối cảnh Ukraine tuyên bố lực lượng Điện Cẩm Linh đã mất 5.223 xe tăng, 9.834 xe chiến đấu bọc thép, 9.624 xe chuyển quân và nhiên liệu, 7.250 hệ thống pháo binh, 5.468 máy bay không người lái, 846 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 563 hệ thống hỏa tiễn phòng không, 324 máy bay trực thăng, 321 máy bay, 20 tàu thuyền, và một chiếc tàu ngầm.
Theo Kyiv, Nga cũng đã mất hơn 300.000 nhân lực trong cuộc chiến chống Ukraine, mặc dù các số liệu được cập nhật thường xuyên bởi các đồng minh phương Tây của Ukraine có xu hướng đưa ra con số này thấp hơn.
Các số liệu này được đưa ra khi Nga tiếp tục ném bom các thị trấn và làng mạc của Ukraine, với 118 thị trấn bị tấn công vào ngày 31 tháng 10. Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Ihor Klymenko cho biết, theo BBC, rằng 10 khu vực của Ukraine đã bị tấn công, nhiều khu vực trong số đó nằm gần tiền tuyến ở Ukraine. phía đông và phía nam của đất nước.
Phần lớn cuộc tấn công dữ dội nhắm vào thị trấn Avdiivka có ý nghĩa chiến lược ở Dontesk. Theo BBC, lãnh đạo địa phương Vitaliy Barabash cho biết: “Avdiivka đang bị xóa bỏ, tan nát. Đã có hơn 40 cuộc tấn công bằng pháo kích lớn nhằm vào cộng đồng lãnh thổ trong ngày qua.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Anh để yêu cầu bình luận qua email.
3. Tuần đầu tiên Nga cử ba lữ đoàn tới Avdiivka, chỉ có hai trở lại.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Russians Sent Three Brigades Toward Avdiivka. Just Two Came Back.”, nghĩa là “Người Nga cử ba lữ đoàn tới Avdiivka. Chỉ Hai Trở Lại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Bốn tháng sau khi lực lượng Ukraine phát động cuộc phản công được mong đợi từ lâu ở miền nam và miền đông Ukraine, các lực lượng Nga đã cố gắng chuyển động lực của cuộc chiến trở lại theo hướng có lợi cho họ.
Vào ngày 10 tháng 10, Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 2 của Nga và các lực lượng phối hợp từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk ly khai – tổng cộng có ít nhất ba lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có vài nghìn quân – đã tấn công xung quanh Avdiivka, một thành trì của Ukraine ngay phía tây bắc Donetsk, ở khu vực Donbas phía đông Ukraine.
Họ tiến thẳng vào các khu được chuẩn bị kỹ lưỡng ở phía bắc và phía nam Avdiivka bằng một loạt các cuộc không kích và pháo kích. Trong ba tuần liên tiếp sau đó, người Nga đã tiến hành hết cuộc tấn công này đến cuộc tấn công khác. Trong ba tuần liên tiếp, mìn, máy bay không người lái và pháo binh của Ukraine đã khiến các lực lượng tấn công rơi vào hư vô.
Tổn thất của Nga hiện đã vượt quá hàng trăm xe thiết giáp cùng với hàng trăm xe tăng, ít nhất 6500 người chết và con số bị thương còn cao hơn gấp bội. Cường độ tổn thất - tức là số xe bị hư hỏng và thương vong về người mỗi ngày, chia theo khu vực - hiện đã vượt xa những gì người Nga đã trải qua trong cuộc vượt sông Siversky Donets thất bại vào tháng 5 năm 2022 và nỗ lực tấn công vào đơn vị đồn trú của Ukraine ở Vuhledar sáu tháng sau.
Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine đưa tin: “Trong vòng một tuần đầu, Nga đã tổn thất một lực lượng cỡ lữ đoàn”. Con số đó bằng một phần ba số người và thiết bị mà Quân Đoàn Tổng Hợp thứ 2 ban đầu đưa vào cuộc tấn công.
Ngược lại, lực lượng đồn trú Ukraine chỉ mất một số ít phương tiện - nhưng tổn thất của bộ binh Ukraine có thể tương đối nặng nề hơn. Nhà làm phim người Ukraine chuyển sang làm lính Oleg Sentsov đã mô tả một trận cận chiến. “Lũ Orc, tức là người Nga, đang xô đẩy hết đợt này đến đợt khác các nhóm bộ binh và thiết giáp, phần lớn đã bị pháo binh, máy bay không người lái và xe tăng của chúng tôi tiêu diệt.”
“Chúng tôi đã gặp may,” Sentsov nói thêm. “Ngày hôm đó chúng tôi đã gặp may mắn rất nhiều lần. Kể cả khi chúng tôi thoát khỏi vòng vây dưới sự yểm trợ của hai chiếc M-2 Bradley đến yểm trợ chúng tôi. Nhưng không phải ai tham gia cuộc hành quân này cũng may mắn như vậy”.
Chiến dịch Avdiivka đã trở thành một thất bại đối với người Nga, nhưng không phải vì nguồn lực khan hiếm. Đúng vậy, Quân Đoàn Tổng Hợp thứ 2 đã điều động nhiều phương tiện chiến đấu bộ binh tự chế tạo, xe thiết giáp chở quân thử nghiệm cũng như các xe thiết giáp chở quân cổ điển trong bảo tàng mà Điện Cẩm Linh đã rút khỏi kho lưu trữ dài hạn.
Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị tấn công đều hiện đại: xe tăng T-80, xe thiết giáp BMP-2 và xe thiết giáp BTR-82. Và người Nga được hưởng sự hỗ trợ từ trên không đáng kể. Nhóm Tình báo Xung đột, một nhóm phân tích độc lập, ghi nhận các cuộc không kích vào các vị trí được của Ukraine ở Avdiivka bởi các chiến đấu cơ của Nga ném bom dẫn đường Mô-đun Gliding và Correction.
Những quả bom lượn mạnh mẽ này, một số nặng hơn 3.000 pound, có thể không tinh tế và chính xác như những quả bom lượn nhỏ hơn của Ukraine. Nhưng với chất nổ nặng hơn, chúng là “một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất” của quân đội Ukraine, theo người lính Ukraine Olexandr Solon'ko.
Nhưng người Ukraine đã đào sâu và được trang bị đầy đủ máy bay không người lái chứa đầy chất nổ. Điều quan trọng không kém là họ đã gài mìn những nẽo đường chính vào Avdiivka. Và lực lượng pháo binh hỗ trợ của họ đã khai thác nguồn cung cấp bom chùm do Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Các cuộc tấn công của Nga hầu như luôn kết thúc theo cùng một cách: máy bay không người lái của Ukraine nhìn thấy họ đang đến, họ đạp mìn và rơi vào tình trạng hỗn loạn – sau đó máy bay không người lái phóng to và đạn chùm của Ukraine rơi xuống.
Quân đồn trú của Ukraine ở Avdiivka đang giữ vững phòng tuyến. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW đưa tin: “Lực lượng vũ trang Nga tiếp tục các hành động tấn công nhưng không đạt được thành công đáng kể nào. Trong khi Lực lượng vũ trang Ukraine vẫn duy trì các vị trí phòng thủ như trước đây và không cố gắng phản công.”
Việc người Ukraine không phản công là điều quan trọng. Có thể là khi tấn công Avdiivka, Quân Đoàn Tổng Hợp số 2 đang cố gắng lôi kéo các lữ đoàn Ukraine ra khỏi mặt trận phía nam, là địa điểm phản công chính của Kyiv.
Tuy nhiên, cho đến nay người Ukraine vẫn chưa cắn câu. Mặc dù có vẻ như quân đội Ukraine đã tăng cường cho Avdiivka các đơn vị của Lữ đoàn cơ giới 47 đóng ở phía nam, nhưng quân đội Ukraine không tạm dừng cuộc phản công để dành nhiều nguồn lực hơn cho cuộc chiến ở Avdiivka. Họ đang trông cậy vào máy bay không người lái, mìn và pháo binh để giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Frontellect Insight giải thích: “Sức đề kháng và kỹ năng mà lực lượng phòng thủ Ukraine thể hiện đã được chứng minh là đáng gờm hơn nhiều so với những gì người Nga dự đoán trong kế hoạch của họ”.
Nhưng trận chiến vẫn chưa kết thúc. Quân Đoàn Tổng Hợp thứ 2 đã nhận được quân tiếp viện và đang tấn công. Ít nhất 8 Lữ Đoàn Nga đã được tung vào chiến trường Avdiivka. Đối với người Ukraine, “tình hình ở hướng Avdiivka vẫn còn khá khó khăn”.
4. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ cả hai phe chính trị bày tỏ sự ủng hộ đối với nguồn tài trợ của Ukraine
Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ cả hai đảng đều bày tỏ sự ủng hộ tài trợ cho Ukraine, trong bối cảnh có các tranh cãi tại Hạ viện đối với yêu cầu của tổng thống Mỹ Joe Tổng thống Biden về gói viện trợ 106 tỷ Mỹ Kim.
Gói này kết hợp tài trợ cho Israel và Ukraine, nhưng cũng bao gồm tiền để tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như an ninh dọc biên giới Mỹ với Mễ Tây Cơ.
Hôm thứ Hai, trong hành động lập pháp quan trọng đầu tiên dưới thời tân Chủ tịch Mike Johnson, một dự luật chi tiêu bổ sung độc lập chỉ được công bố cho Israel. Dự luật đó tìm cách cung cấp 14,3 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Israel bằng cách cắt giảm nguồn tài trợ của Sở Thuế vụ - và không bao gồm viện trợ cho Ukraine.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ hàng đầu Chuck Schumer cho biết dự luật của Đảng Cộng hòa sẽ không còn giá trị khi được đưa đến thượng viện, ngay cả khi nó được Hạ viện thông qua. Schumer nói với các phóng viên: “Điểm mấu chốt là đây không phải là một đề xuất nghiêm chỉnh. Tổng thống Biden đe dọa sẽ phủ quyết dự luật nếu nó được thông qua.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, cho biết “Chúng ta cần giải quyết tất cả bốn lĩnh vực này, cả bốn lĩnh vực đó là Ukraine, Israel, Đài Loan và biên giới,” ông nói với các phóng viên.
Trong khi đó, ngoại trưởng Antony Blinken đã gặp tân Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson vào hôm thứ Ba, sau khi điều trần tại Thượng viện. Ông Blinken nói với các phóng viên: “Đó là một cuộc gặp rất tốt. Tôi đánh giá cao cơ hội. Tôi sẽ kết thúc cuộc trò chuyện của chúng tôi ở đó.”
5. Tướng hàng đầu của Ukraine nhận xét rằng 'sự phát triển công nghệ ngày nay đã khiến cả chúng ta và đối phương của chúng ta rơi vào tình trạng sững sờ'
Quân đội Ukraine lẽ ra phải có khả năng đẩy lùi với tốc độ 28 dặm một ngày vì đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga, Tổng Tư Lệnh quân đội Ukraine, Đại Tướng Valerii Zaluzhnyi, nói.
“Nếu bạn nhìn vào sách giáo khoa của NATO và các phép tính mà chúng tôi đã thực hiện khi lên kế hoạch phản công, thì 4 tháng lẽ ra là đủ thời gian để chúng tôi đến Crimea, chiến đấu ở Crimea,” Zaluzhny nói với tạp chí.
Khi quân của ông không đi đến đâu, ông tự hỏi liệu đó có phải là do những người chỉ huy của mình không, nên ông đã thay đổi họ. Nhưng vẫn không gặp may mắn.
Ông nói rằng ông chỉ hiểu được điều đó khi đọc lại cuốn sách xuất bản năm 1941 của một thiếu tướng Liên Xô, người đã phân tích các trận chiến trong Thế chiến thứ nhất. Cuốn sách có nhan đề là “Xâm phạm các tuyến phòng thủ kiên cố”.
Ông nhấn mạnh rằng: “Và thậm chí trước khi tôi đi được nửa chặng đường, tôi đã nhận ra rằng đó chính xác là tình huống ngày nay của chúng tôi, bởi vì cũng giống như thời đó, trình độ phát triển công nghệ của chúng ta ngày nay đã khiến cả chúng tôi và đối phương của chúng tôi rơi vào tình trạng sững sờ.”
6. Nga tiếp tục pháo kích gây thương vong cho dân thường ở Kherson
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 3 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một phụ nữ 81 tuổi và một người đàn ông 60 tuổi đã thiệt mạng do pháo kích của Nga ở khu vực Kherson, miền nam Ukraine hôm thứ Năm.
“Những cái chết này là thương vong dân sự mới nhất trong vụ bắn phá rầm rộ gần đây của Mạc Tư Khoa vào khu vực tiền tuyến,” cô nói.
Kherson là khu vực quân sự chiến lược nằm trên sông Dnipro gần cửa Hắc Hải. Các báo cáo chưa được xác nhận nói rằng cuộc tấn công của quân đội Ukraine đã giành được chỗ đứng ở phía bên kia sông do Nga nắm giữ trong cuộc phản công kéo dài hàng tháng của Kyiv.
Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết thêm hai thường dân này đã thiệt mạng khi pháo binh Nga nhắm vào các thị trấn ở vùng Kherson; bốn người khác bị thương trong các cuộc tấn công, làm hư hại các tòa nhà dân cư và công cộng.
Hôm thứ Tư, một người chết trong vụ pháo kích của Nga gây thiệt hại lớn ở thành phố Kherson, trong một biến cố cô gọi là “cảnh tận thế”.
Một cụ bà địa phương 91 tuổi đã thiệt mạng trong căn nhà của mình vào cuối tuần trước trong một vụ tấn công “kinh hoàng” vào ban đêm.
Khu vực Kherson là cửa ngõ quan trọng của Bán đảo Crimea, nơi bị Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014 và hiện là nơi đặt nhiều hoạt động hậu cần chiến tranh và các kho hậu cần của Mạc Tư Khoa.
Lực lượng Ukraine đã chiếm lại thành phố Kherson vào tháng 11 năm ngoái sau gần 9 tháng bị Nga xâm lược. Lực lượng của Putin đã rút lui qua sông về phía đông của Dnipro.
Những diễn biến này đã đặt thành phố vào tiền tuyến phía nam và chịu sự tấn công của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo binh của Nga từ bên kia sông, thường xuyên nhắm vào các khu vực dân sự.
Cuộc phản công hiện tại, bắt đầu từ 4 tháng trước, cho đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu của quân đội Ukraine là đánh bật lực lượng Nga khỏi các khu vực rộng lớn. Giờ đây, cuộc chiến dường như đã chuẩn bị cho một mùa đông tiêu hao khác.
7. Tuyên truyền viên trên TV Điện Cẩm Linh hô hào xâm lược nước Đức
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Suggests Russia Will Someday Conquer Germany”, nghĩa là “Đồng minh của Putin gợi ý Nga một ngày nào đó sẽ chinh phục được nước Đức.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Vladimir Solovyov, một nhà tuyên truyền nổi tiếng của Nga và là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã đề xuất trong một chương trình truyền hình gần đây của ông rằng nước Đức cuối cùng sẽ tồn tại “dưới lá cờ Nga”.
Solovyov là người dẫn chương trình chính trị trên kênh Russia-1 do Điện Cẩm Linh kiểm soát và nổi tiếng là người đưa ra những bình luận gây tranh cãi. Một ví dụ như vậy được đưa ra vào đầu tháng này khi ông cảnh báo về một cuộc chiến tranh thế giới mới sẽ chứng kiến phương Tây đọ sức với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Đức là đồng minh mạnh mẽ của Ukraine trong cuộc chiến mà Putin phát động vào tháng 2 năm 2022. Vào ngày 10 tháng 10, Bộ Quốc phòng nước này đã công bố gói hỗ trợ mới cho Kyiv trị giá khoảng 1,1 tỷ Mỹ Kim bao gồm vũ khí, phương tiện và phòng không.
Do Berlin ủng hộ Ukraine và phản đối Mạc Tư Khoa, Solovyov cho biết ông cảm thấy một ngày nào đó Nga sẽ cần phải tiếp quản Đức.
Anton Gerashchenko, cố vấn cho Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, hôm thứ Tư đã đăng một đoạn clip đã dịch lên X (trước đây là Twitter) về Solovyov mới đây thảo luận về viện trợ của Đức cho Ukraine.
Người dẫn chương trình truyền hình chỉ trích chính phủ Đức vì đã tăng số lượng vũ khí cung cấp cho Kyiv, đồng thời lưu ý rằng ban đầu Đức chỉ cam kết cung cấp thuốc và mũ bảo hiểm cho quân đội Ukraine.
“Sau một thời gian, 'Họ cung cấp mọi thứ mà người Ukraine cần'“, Solovyov nói, theo bản dịch của Gerashchenko. “Vì vậy, chúng ta không có lựa chọn nào khác. Chúng ta sẽ hoàn thành, chúng ta sẽ chiếm Berlin một lần nữa và lần này chúng ta sẽ không rời đi “.
Khi một khách mời trong chương trình của anh ta lập luận rằng Nga sẽ không cố gắng xâm lược Đức, Solovyov đã đáp lại bằng cách nói: “Nếu Đức tiếp tục bị Đức Quốc xã cai trị, nước Đức sẽ chịu chung số phận như mỗi lần những kẻ cầm quyền chống Nga lên nắm quyền ở Đức.”
Ông nói thêm: “Mọi chuyện luôn kết thúc bằng việc một người lính Nga tiến vào Berlin.”
Những vị khách khác cố gắng tranh luận về chủ đề này trong giây lát, trong đó có một người nói “Đức và Berlin sẽ tồn tại”.
“Tất nhiên là họ sẽ tồn tại, nhưng dưới lá cờ Nga,” Solovyov nói.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Solovyov đã phát tán thông tin sai lệch từ Điện Cẩm Linh và viết trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào năm ngoái một danh sách xác định những nhân vật nổi tiếng liên quan đến hoạt động tuyên truyền của Nga, và nhấn mạnh rằng Solovyov “có thể là nhà tuyên truyền tích cực nhất của Điện Cẩm Linh hiện nay”.
Trong quá trình Nga xâm lược Ukraine, Solovyov đã đưa ra những tuyên bố hiếu chiến như nói rằng Mạc Tư Khoa nên tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào bất kỳ quốc gia nào cố gắng giam giữ Putin theo lệnh bắt giữ do Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành hồi tháng 3 vì cáo buộc tội ác chiến tranh.
Ông cũng nhiều lần ủng hộ việc Nga sử dụng khả năng hạt nhân của mình để chống lại các quốc gia ủng hộ Ukraine.
8. Quân đội Nga tiếp tục tấn công thị trấn Avdievka thuộc tỉnh Donetsk ở miền đông Ukraine nhưng cường độ giảm bớt
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 3 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã đưa ra thông tin cập nhật về trận chiến giành thị trấn Avdiivka phía đông Ukraine, nơi đã bị pháo binh Nga nhắm tới kể từ giữa tháng 10. Ông cho biết quân đội Nga tiếp tục tấn công ở Avdievka và khu vực xung quanh với cường độ nhẹ hơn trước sau các tổn thất nặng nề.
“Trên hướng Avdiivka, quân xâm lược với sự yểm trợ của không quân chưa từ bỏ nỗ lực bao vây Avdiivka mà quân ta kiên cường phòng thủ, và gây tổn thất đáng kể cho quân xâm lược.”
Lực lượng Nga được cho là đã phải hứng chịu một số tỷ lệ thương vong lớn nhất từ đầu năm đến nay do các cuộc giao tranh tiếp tục “nặng nề nhưng bất phân thắng bại” xung quanh thị trấn của tỉnh Donetsk này.
Hôm thứ Bảy, thông tin tình báo cập nhật của Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã điều động tới 8 lữ đoàn tới khu vực nơi họ đã khởi xướng một “nỗ lực tấn công lớn” gần một tháng trước.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, Nga đang đói khát một chiến thắng và thị trấn Avdiivka xem ra dễ ăn đối với họ vì từ năm 2014, quân Nga đã chiếm được 3 mặt của thị trấn nằm trên đồi cao này. Dù thế, cuộc tấn công của Nga đã thất bại với con số thương vong và các tổn thất rất lớn.
9. Tướng hàng đầu Ukraine: Nga không coi trọng mạng sống của quân đội
Tổng Tư Lệnh quân đội Ukraine, Đại Tướng Valerii Zaluzhnyi, năm nay 49 tuổi nói với The Economist rằng ban đầu ông tin rằng mình có thể ngăn chặn Nga “bằng cách làm chảy máu quân đội của nước này”.
“Khi Nga đã vượt qua con số 150.000 lính tử trận, tôi nhận ra tôi đã sai lầm. Ở bất kỳ quốc gia nào khác, thương vong như vậy sẽ chấm dứt chiến tranh.”
“Nhưng, thành thật mà nói, Nga là một nhà nước phong kiến nơi tài nguyên rẻ nhất là mạng sống con người. Còn đối với chúng tôi…thứ đắt giá nhất mà chúng tôi có là con người.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói: “Thế giới hiện đại được thiết lập theo cách khiến nó trở nên quen với thành công quá nhanh. Khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, nhiều người trên thế giới không nghĩ Ukraine sẽ chịu đựng được.” Ông đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu qua video hàng đêm của ông hôm thứ Tư.
Tổng thống Zelenskiy trước đây đã bác bỏ những lời chỉ trích, chủ yếu từ các nguồn phương Tây, rằng cuộc phản công chống lại Nga diễn ra quá chậm, nói rằng cuộc chiến không giống bối cảnh phim Hollywood.
Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng Nga đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới ở các khu vực khác nhau của mặt trận, nhưng có rất ít chuyển động dọc theo chiến tuyến dài 1.000km trong những tháng gần đây.
10. Tập đoàn Wagner tuyển dụng lại với con trai của Prigozhin đóng vai chính
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Recruiting Again With Prigozhin's Son in Lead Role: Reports”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy Tập đoàn Wagner đang tuyển dụng lại với con trai của Prigozhin đóng vai chính.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo báo cáo, công ty quân sự tư nhân Nga Wagner Group đã tiếp tục tuyển dụng dưới sự chỉ đạo của Pavel Prigozhin, con trai của cố giám đốc Wagner Yevgeny Prigozhin.
Theo các kênh truyền hình 59.RU và NGS của Nga, các nỗ lực tuyển dụng đã được triển khai tại các thành phố Perm và Novosibirsk, và công ty quân sự tư nhân này hiện được cho là hoạt động như một cánh tay của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga. Các kênh Telegram kết nối với Wagner trước đó đưa tin Pavel Prigozhin đã tiếp quản đơn vị tinh nhuệ của công ty quân sự tư nhân, với ý định quay trở lại chiến đấu trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Kênh 59.RU viện dẫn một bài đăng trên Telegram của văn phòng Wagner ở Perm, trong đó nói rằng công ty quân sự tư nhân “cần những người dũng cảm, những người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất”. Đại diện văn phòng Perm cũng xác nhận với kênh này rằng việc tuyển dụng đã bắt đầu.
NGS cũng trích dẫn các nguồn tin trong văn phòng Novosibirsk của Wagner, mặc dù đại diện của công ty quân sự tư nhân không được nêu tên. Theo báo cáo, Wagner đang tìm cách tuyển dụng những thường dân không có tiền án tiền sự - công ty quân sự tư nhân trước đây đã từng tuyển mộ đông đảo lính đánh thuê từ các tù nhân.
“ Chúng tôi đang thực hiện một thỏa thuận không phải với Bộ Quốc phòng mà với Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, miễn là chúng tôi không chấp nhận những người có tiền án hoặc những người bị bệnh”.
Trang tin tức Military Review của Nga hôm Chúa Nhật cũng đưa tin rằng Wagner đã đạt được thỏa thuận tái tham gia cuộc chiến chống Ukraine với tư cách là một sư đoàn của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, trích dẫn các nguồn tin quen thuộc. Việc tuyển dụng được cho là dành cho những người trước đây từng phục vụ trong vai trò chiến đấu hoặc lính đánh thuê, cùng với những tân binh mới, khỏe mạnh về thể chất từ 20 đến 55 tuổi.
Các chiến binh của Wagner trước đây đã đóng vai trò dẫn đầu trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, bao gồm cả các trận chiến dọc tiền tuyến trong cuộc chiến kéo dài nhiều tháng giành Bakhmut. Wagner cũng đã tạo cho Điện Cẩm Linh một chỗ đứng ở Phi Châu.
Nhưng sau cuộc nổi dậy thất bại của nhóm chống lại Bộ Quốc Phòng vào cuối tháng 6, kết hợp với cái chết của Yevgeny Prigozhin vào tháng 8, số phận của nhóm lính đánh thuê đã bị mây mù che phủ. Putin cho biết Bộ Quốc phòng Nga đã nắm toàn quyền kiểm soát công ty quân sự tư nhân và nhiều lần khẳng định Tập đoàn Wagner “không tồn tại” theo luật pháp Nga.
Vào tháng 9, kênh Telegram của Wagner đã đăng tải hình ảnh các chiến binh của họ được cho là đang tiến tới chiến đấu ở Ukraine “để bảo vệ lợi ích và chiến thắng của Nga”. Vào thời điểm đó, vẫn chưa rõ lính đánh thuê sẽ đóng vai trò gì khi Ukraine tiếp tục phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
11. Nga cáo buộc Kyiv mạo hiểm gây ra thảm họa hạt nhân sau khi máy bay không người lái của Ukraine bị bắn hạ gần nhà máy điện Zaporizhzhia
Nga cho biết Ukraine đang có nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân sau khi 9 máy bay không người lái của Ukraine bị lực lượng Nga bắn hạ gần nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, là nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Âu Châu.
Nhà máy Zaporizhzhia, nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ đầu tháng 3 năm 2022, có sáu lò phản ứng làm mát bằng nước và điều tiết bằng nước VVER-1000 V-320 do Liên Xô thiết kế có chứa Uranium 235.
4 trong số các lò phản ứng đã ngừng hoạt động trong khi 2 trong số các lò phản ứng – số 4 và số 5 – đang ở chế độ được gọi là 'tắt nóng'.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nói:
Chế độ Kiev tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích nhằm tạo ra mối đe dọa xảy ra thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và làm gián đoạn quá trình luân chuyển nhân viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA.
Konashenkov cho biết lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 9 máy bay không người lái của Ukraine gần thành phố Enerhodar do Nga nắm giữ.
IAEA đã nhiều lần nói rằng thế giới thật may mắn khi chưa có tai nạn hạt nhân nào xảy ra tại nhà máy Zaporizhzhia, nơi họ cho rằng an toàn hạt nhân vẫn cực kỳ mong manh.
Ngay sau khi đưa quân vào Ukraine vào năm 2022, lực lượng Nga đã nắm quyền kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia. Ukraine và Nga cáo buộc nhau tấn công nhà máy này.
Maria Zakharova, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Kyiv đang tiếp tục 'đùa với lửa' và đang thực hiện các hành vi khiêu khích tội phạm và vô trách nhiệm.”
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 3 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, bác bỏ các cáo buộc của Nga là hoàn toàn dựng đứng.
Các GM cảnh báo: Nga tận diệt Công Giáo ở mọi vùng bị tạm chiếm. Putin thắng, Công Giáo diệt vong
VietCatholic Media
04:40 03/11/2023
1. Chương trình của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tháng Các Đẳng Linh Hồn
Trong Giáo Hội Công Giáo, những ngày đầu tiên của tháng 11 là thời điểm quan trọng để tưởng nhớ những người đã đến và đi trước chúng ta - cả những vị thánh nam nữ đã được vinh phúc trên thiên đàng và những người thân yêu đã khuất của chúng ta mà chúng ta hy vọng và cầu nguyện cũng tham gia vào tầm nhìn tuyệt đẹp của thiên quốc.
Tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đánh dấu mùa thánh thiện và đầy ý nghĩa này bằng lời cầu nguyện và hai phụng vụ.
Trong lễ trọng kính Các Thánh vào ngày 1 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có bài một diễn từ ngắn khi chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ cửa sổ nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô vào buổi trưa theo giờ Rôma.
Thông lệ của Đức Giáo Hoàng là chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào các ngày lễ buộc.
Vì Lễ Các Thánh năm nay rơi vào thứ Tư nên Đức Phanxicô không tổ chức buổi tiếp kiến chung hàng tuần như thường lệ.
Vào Ngày Các Linh Hồn vào ngày 2 tháng 11, ngài đã tiếp tục tục lệ gần đây là tổ chức Thánh lễ tại một nghĩa trang để cầu nguyện cho người quá cố.
Kể từ năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại năm nghĩa trang khác nhau trong hoặc gần Rôma. Vào Ngày Các Linh Hồn năm 2019, ngài đã cử hành Thánh lễ tại Hầm mộ Priscilla, trong khi vào năm 2022, vì đại dịch coronavirus, ngài không đến thăm nghĩa trang nhưng dâng Thánh lễ cho các giám mục và Hồng Y đã qua đời tại Đền Thờ Thánh Phêrô - một phong tục khác của Đức Giáo Hoàng trong tuần lễ Các Thánh và Ngày của các linh hồn.
Vào năm 2023, Đức Phanxicô đã trở lại nghĩa trang để kỷ niệm Ngày Các Linh Hồn. Ngài đã chủ tế Thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Nghĩa trang Chiến tranh Rôma, nơi có 426 ngôi mộ của các chiến binh Đồng Minh từ Thế chiến thứ hai.
Nghĩa trang nhỏ nằm gần Kim tự tháp Cestius, một kim tự tháp thời Rôma ở khu phố Ostiense phía nam trung tâm lịch sử của Rôma.
Sáng ngày 3 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn Đức Bênêđíctô XVI và các giám mục, Hồng Y đã qua đời trong năm qua. Thông lệ của Đức Thánh Cha là dâng Thánh lễ này vào tuần đầu tiên của tháng 11.
Source:National Catholic Register
2. Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine đang đối mặt với sự tận diệt nếu Putin chiến thắng
Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine sẽ phải đối mặt với sự tiêu diệt nếu cuộc xâm lược của Nga thành công, các giám mục Công Giáo hàng đầu Ukraine nói với CNA trong tuần này.
Các giám mục đã nói chuyện với CNA sau cuộc thảo luận nhóm của các nhà lãnh đạo đức tin Ukraine có tựa đề “Niềm tin dưới lửa trong cuộc chiến của Nga với Ukraine” do Viện Hòa bình Hoa Kỳ tổ chức tại Washington, DC, từ hôm thứ Hai 30 Tháng Mười.
Theo một nghiên cứu năm 2019 của Bộ Ngoại giao, mặc dù Ukraine có đa số là Chính thống giáo Đông phương, nhưng có gần 5 triệu người Công Giáo ở nước này. Các giám mục cho rằng Giáo hội ở Ukraine có thể phải đối mặt với sự đàn áp nghiêm trọng và một lần nữa có thể bị buộc phải hoạt động thầm lặng như thời Liên Xô.
Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, nhà lãnh đạo Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia, nói với CNA rằng “có rất nhiều người Công Giáo đang chết mỗi ngày” và “mối nguy hiểm đối với người Công Giáo là đặc biệt ở Ukraine”.
Dưới sự xâm lược của Nga, Đức Cha Gudziak nói rằng Giáo hội “bị loại bỏ như một cơ thể hữu hình”.
Ngài nói thêm: “Nếu cuộc đàn áp kéo dài, về cơ bản thì Giáo hội sẽ bị dập tắt”.
Đức Cha Gudziak nhấn mạnh mối nguy hiểm mà người Công Giáo Ukraine đang phải đối mặt bằng cách chỉ ra cuộc đàn áp đã hiện hữu ở Nga. Ngài nói rằng mặc dù có nửa triệu người Công Giáo Ukraine ở Nga, nhưng “không có cái gọi là” một “giáo xứ Công Giáo Ukraine được ghi danh hợp pháp” ở Nga.
Đức Cha Gudziak nói: “Ở Hoa Kỳ, chúng tôi có 50.000 tín hữu và chúng tôi có 200 giáo xứ và 4 giáo phận”. “Ở Nga, con số này gấp 10 lần, nhưng chúng tôi không được phép có một giáo xứ Công Giáo Ukraine hợp pháp”.
Cha Alex Guevara, thông dịch viên của Đức Giám Mục Vitaliy Kryvytskyi của Kyiv–Zhytomyr nói với CNA rằng chính phủ Nga đã áp đặt quyền kiểm soát đối với các tổ chức tôn giáo trong các lãnh thổ của mình và rằng một số phận thậm chí còn tồi tệ hơn có thể xảy ra đối với Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine nếu Nga giành được quyền kiểm soát.
Đức Cha Kryvytskyi giải thích: “Khi chúng tôi hỏi các linh mục và mục sư ở Belarus và Nga tại sao họ không chống lại cuộc chiến này, họ nói: 'Bạn không hiểu chúng tôi vì bạn đã quên mất cảm giác sống ở Liên Xô là như thế nào..”
Dưới thời Liên Xô tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991, tôn giáo có tổ chức bị nghiêm cấm và các nhà lãnh đạo tôn giáo bị đưa đến các trại tù và bị tra tấn. Hàng triệu Kitô hữu đã bị hành quyết chỉ vì đức tin của họ.
Đức Cha Kryvytskyi nói: “Chúng ta không cần phải đoán điều gì đang bị đe dọa, tất cả chúng ta đều đã sống qua thời kỳ Liên Xô. Điều gì sẽ xảy ra, nếu Liên bang Nga xâm lược thành công lãnh thổ của chúng tôi, về cơ bản tình hình sẽ giống như trước đây, dưới thời Liên Xô.”
Theo Viện Tự do Tôn giáo, gọi tắt là IRF, lực lượng Nga đã tấn công vào hàng trăm địa điểm tôn giáo ở Ukraine.
IRF công bố một báo cáo vào tháng 3 cho biết “ít nhất” 494 tòa nhà tôn giáo, cơ sở thần học và thánh địa đã “bị quân đội Nga phá hủy, hư hại hoặc bị cướp phá hoàn toàn”.
Một báo cáo khác của IRF công bố vào năm 2022 cho biết, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, các linh mục và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ở các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm đã bị “tra tấn và giết hại”, trong khi “di sản tinh thần” của Ukraine đang bị Nga tấn công bằng hỏa tiễn, pháo kích và các cuộc tấn công khác, cướp bóc các tòa nhà tôn giáo mà không có bất kỳ lý do biện minh nào, và chẳng có sự cần thiết nào về mặt quân sự.”
Trong khi Giáo hội Chính thống Nga tổ chức viện trợ nhân đạo cho các khu vực bị ảnh hưởng, Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính Thống Giáo ở Nga, lại bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc chiến.
Những tiếng nói bất đồng chính kiến, thậm chí từ các nhà lãnh đạo tôn giáo Chính thống, đã nhanh chóng bị dập tắt. Mới đây, theo thông cáo báo chí của Tòa Thượng phụ Chính thống Nga ở Mạc Tư Khoa, vào ngày 25 tháng 10, chính quyền Nga đã đóng cửa Giáo xứ Holy Trinity ở thị trấn Irpen bị tạm chiếm của Ukraine sau khi nhà thờ đồng thanh bỏ phiếu tiếp tục là một phần của Giáo hội Chính thống Ukraine.
Cùng với phái đoàn gồm một số nhà lãnh đạo tôn giáo từ Hội đồng Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo Ukraine, Đức Cha Kryvytskyi đã đến Hoa Kỳ trong chuyến đi 11 ngày để chia sẻ điều mà ngài gọi là “sự thật” khắc nghiệt mà những người có đức tin đang phải đối mặt trong cuộc chiến Ukraine.
Đức Cha Kryvytskyi nói rằng ngài muốn các tín hữu ở Mỹ biết sự thật về chiến tranh và ảnh hưởng của nó đối với Giáo hội.
Ngài nói thêm: “Đối với tôi và nhiều giáo dân và tín hữu khác, cuộc chiến này giống như một hồi chuông cảnh tỉnh”. “Chúa Kitô nói rằng bạn không biết ngày giờ Con Người sẽ đến; trong trường hợp của chúng tôi, đó là thực tế hàng ngày.”
Đức Cha Kryvytskyi nói: “Những vết thương này, nỗi đau này là những gì chúng tôi gặp phải trong công việc mục vụ hàng ngày của mình”.
“Thông điệp của tôi hôm nay dành cho người Mỹ là Chúa Kitô phán: Anh em sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng anh em. Tôi mời mọi người biết sự thật này về cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và cùng nhau trong Chúa Kitô đạt đến chiến thắng sự dữ.”
Một năm rưỡi sau khi Nga xâm chiếm Ukraine lần đầu tiên, Vatican tiếp tục kêu gọi chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai nước.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, quốc vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy đang được thảo luận tại một hội nghị quốc tế ở Malta vào tháng 10.
Theo báo cáo của Vatican News, Đức Hồng Y Parolin cho biết các cuộc đàm phán hòa bình là “một nỗ lực đáng khen ngợi, đáng được hỗ trợ không chỉ vì nó nhằm mục đích đưa ra một phản ứng cụ thể trước nhiều loại thiệt hại do chiến tranh gây ra, mà còn vì nó khuyến khích chúng ta không coi đối đầu vũ trang là một công cụ không thể tránh khỏi để giải quyết xung đột.”
Đức Hồng Y Parolin cho biết Tòa Thánh đặc biệt cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình tập trung vào “giải quyết các vấn đề nhân đạo, chẳng hạn như an ninh lương thực và bảo tồn môi trường tự nhiên” và rằng Vatican sẽ “tiếp tục nỗ lực nhằm giảm bớt những đau khổ của người dân Ukraine và trao trả tù nhân và trẻ em cho Ukraine.”
Source:Catholic News Agency
3. Làm thế nào để mang lại hòa bình cho thế giới? Hãy bắt đầu với Bí tích Hòa giải, Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao nói
Một Hồng Y Vatican cho biết trong tuần này rằng việc xây dựng hòa bình bắt đầu từ trái tim của chúng ta bằng việc hòa giải với chính mình và với Thiên Chúa qua Bí tích Hòa giải.
Khi chúng ta nhớ đến những người vô tội đang chết trong chiến tranh trong những ngày này, chúng ta có thể hy vọng vào sự hòa giải, lòng thương xót và sự bình an của Chúa Kitô khi xưng tội, Đức Hồng Y Mauro Piacenza nói trong một lá thư được công bố trước lễ Các Thánh.
Đức Hồng Y Piacenza là Chánh Tòa Ân Giải của Vatican, là văn phòng của Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến Bí tích Hòa giải, ân xá và tòa trong, là một hình thức bí mật hoặc bảo mật ngoài bí tích, được áp dụng cho việc linh hướng.
“Đây là những ngày, đối với toàn thể Giáo hội, để tưởng nhớ những người đã ra đi trước chúng ta, và đặc biệt, trong thời điểm chiến tranh bi thảm này, tưởng nhớ tất cả những người vô tội, những người vẫn tiếp tục chết mà không biết tại sao,” Vị Hồng Y 79 tuổi viết.
“Tuy nhiên, đồng thời, ước gì chúng là những ngày được soi sáng bởi niềm hy vọng thực sự bởi sự chắc chắn rằng vòng tay của Chúa Kitô, mở rộng trên thập giá, mạnh mẽ mời gọi toàn thể nhân loại đến với sự hòa giải, lòng thương xót và hòa bình.”
Đức Hồng Y Piacenza nhắc nhớ những lời của Chúa Kitô trên Núi Bát Phúc: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình”.
Ngài nói: “Đây là một nền hòa bình được Thiên Chúa ban tặng và đòi hỏi con người phải xây dựng, bắt đầu từ sự bình an trong tâm hồn họ, bởi vì chỉ những ai được hòa giải với Thiên Chúa và với chính mình mới có thể thực sự là những người kiến tạo hòa bình”.
Đức Hồng Y cũng mời gọi các linh mục thực hành “sự quảng đại lớn lao” khi ngồi tòa giải tội, “vì dân Chúa được củng cố, và trong trường hợp tội trọng, mối liên kết không thể thiếu được với Chúa Kitô được tái tạo”.
Ngài nói tiếp, bí tích xưng tội – còn được gọi là sám hối hay hòa giải – củng cố thân thể Chúa Kitô qua phép lạ tha thứ, đồng thời lưu ý rằng khi “tất cả” của Giáo hội được củng cố nhờ sự tha thứ, thì sự tha thứ này có thể mở ra cho toàn thế giới.
Suy ngẫm về việc Giáo hội cử hành Ngày Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn vào ngày 1 và 2 tháng 11, Đức Hồng Y Piacenza nhắc lại rằng “Giáo hội không chỉ là Giáo hội hữu hình trước mắt chúng ta, mà còn là Giáo hội 'chiến thắng' trên thiên đàng, đã được hiệp thông trọn vẹn với Chúa; và Giáo Hội của những người 'thanh luyện', đang trên đường tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn ấy, là điều mà chúng ta cầu nguyện khi tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời.”
Ngài nói: Thật tốt khi nhớ rằng Giáo hội vô hình là đa số, trong khi phần hữu hình là thiểu số.
“Toàn bộ thân thể của Chúa Kitô có một đầu là chính Chúa Kitô, trong khi thân thể của Người, hữu hình, và vô hình được tạo thành từ các anh chị em cụ thể, những người ở cạnh chúng ta và sống trong cùng một nhiệm thể”.
Đức Hồng Y Piacenza nói: “Thập giá của Chúa Kitô, được tái hiện một cách bí tích trong Bí tích Thánh Thể và hoa trái của nó mở rộng đến bí tích hòa giải, dành cho tất cả mọi người,” và những hồng ân của nó được đổ vào tâm hồn qua Thánh Thần. Giáo Hội cống hiến cho mọi người cơ hội được đón nhận ân sủng. Giáo hội dành cho tất cả mọi người, tất cả, tất cả, bởi vì Giáo hội là Công Giáo, phổ quát và vì Giáo hội là duy nhất.”
Source:Catholic News Agency
Tư Lệnh Ukraine: Làm sao thắng Nga? Nikolai Patrushev là ai? Dân biểu hô hào bắn bỏ ai chống Putin
VietCatholic Media
16:59 03/11/2023
1. Tư lệnh hàng đầu của Tổng thống Zelenskiy nhận định về cuộc chiến với Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “War With Russia at a Stalemate, Zelensky's Top Commander Admits”, nghĩa là “Chiến tranh với Nga đang bế tắc, Tư lệnh hàng đầu của Zelenskiy thừa nhận.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Tổng tư lệnh Ukraine, Tướng Valerii Zaluzhnyi, cho biết cuộc chiến chống Nga đã đi đến bế tắc và quân đội của ông cần có bước đột phá về công nghệ để giành lại thế chủ động.
Năm tháng sau cuộc phản công của Kyiv, Zaluzhnyi nói với The Economist rằng có sự bình đẳng giữa hai bên, đồng thời nói thêm: “Chúng tôi đã đạt đến trình độ công nghệ khiến chúng tôi rơi vào bế tắc”.
Một năm trước, lực lượng Ukraine đã tấn công Mạc Tư Khoa bằng những bước đột phá ở các tỉnh Kharkiv và Kherson. Tuy nhiên, sau đó là sự chậm trễ của phương Tây trong việc cung cấp hệ thống hỏa tiễn tầm xa và xe tăng để tận dụng lợi thế của Kyiv.
Tuần này, Tổng thống Volodymr Zelenskiy đã mô tả một cuộc chiến khó khăn trong việc cố gắng giành được vũ khí từ phương Tây, trong bối cảnh chiến tranh toàn cầu đang mệt mỏi và khi sự chú ý tập trung vào cuộc xung đột ở Trung Đông.
Tướng Zaluzhnyi nói với tạp chí thời sự rằng phương Tây “không có nghĩa vụ phải cung cấp cho chúng tôi bất cứ thứ gì và chúng tôi biết ơn những gì chúng tôi có” nhưng khi lên kế hoạch phản công, Ukraine đã tính toán một đội quân có quy mô như vậy có thể di chuyển với tốc độ khoảng 28 dặm một ngày.
Ông nói: “4 tháng lẽ ra là đủ thời gian để chúng tôi đến Crimea, chiến đấu ở Crimea,” và “quay đi quay lại”.
Tuy nhiên, tiến độ đã chậm lại. Quân đội và trang thiết bị của Ukraine đã bị mắc kẹt trong các bãi mìn trên đường tiếp cận Bakhmut ở tỉnh Donetsk. Ở phía nam, cuộc tấn công bị chùn bước bất chấp thiết bị của phương Tây. Zaluzhnyi cho biết ông đã thay đổi chỉ huy và điều động binh sĩ ở một số lữ đoàn.
Tổn thất cao của Nga tại thị trấn Avdiivka của Donetsk, nơi Mạc Tư Khoa phát động cuộc tấn công vào tháng 10, đã củng cố cho vị tướng này rằng hai bên có khả năng ngang nhau trong việc phát hiện và tiêu diệt bất kỳ sự tập trung lực lượng nào.
Ông nói: “Thực tế đơn giản là chúng tôi thấy mọi thứ đối phương đang làm và họ thấy mọi thứ chúng tôi đang làm”. “Để phá vỡ thế bế tắc này, chúng ta cần thứ gì đó mới, chẳng hạn như thuốc súng mà người Trung Quốc phát minh ra và chúng ta vẫn đang sử dụng để giết hại lẫn nhau.”
Nếu không có bước nhảy vọt về công nghệ như vậy thì “rất có thể sẽ không có bước đột phá sâu sắc và đẹp đẽ”.
Theo tờ The Economist, Zaluzhnyi đi sâu vào chi tiết hơn về chủ đề này, nhưng tránh dùng từ “bế tắc”. Thay vào đó, ông mô tả tình hình là một cuộc chiến tranh “theo vị trí” chỉ có thể thay đổi nếu Ukraine bảo đảm được năm thành phần hoạt động chính. Đó là:
Giành được ưu thế trên không mà Kyiv thiếu trong cuộc phản công
Đạt được khả năng vượt qua hàng rào mìn của Nga
Tăng hiệu quả phản pháo
Tạo ra và huấn luyện quân đội theo yêu cầu của một cơ quan ghi danh nhà nước thống nhất
Tăng cường năng lực tác chiến điện tử
Vị tướng đã vạch ra cách cải thiện khả năng của máy bay không người lái có thể giúp thúc đẩy việc giành ưu thế trên không, cải thiện các hoạt động phản công và làm suy giảm tầm nhìn của Nga trên mặt trận. Ông nói, Kyiv cũng cần các máy bay không người lái để làm quá tải lực lượng phòng không của Mạc Tư Khoa và vô hiệu hóa các máy bay không người lái tấn công của nước này.
Zaluzhnyi cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của một cuộc chiến tranh tiêu hao có thể “kéo dài trong nhiều năm và làm suy yếu nhà nước Ukraine”, điều này sẽ có lợi cho Vladimir Putin.
Ông nói với The Economist: “Chúng ta cần tìm kiếm giải pháp này, nhanh chóng làm chủ nó và sử dụng nó để giành chiến thắng nhanh chóng. Bởi vì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ thấy rằng chúng ta không có đủ người để chiến đấu.”
2. Dân biểu Nga, nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn, kêu gọi bắn bỏ những ai dám không bỏ phiếu cho Putin. Nịnh đến mức đó lại bị điều tra.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Call to 'Eradicate Rotten' Putin Opponents Triggers Russian Police Probe”, nghĩa là “Lời kêu gọi 'tận diệt bọn thối nát' dám chống đối Putin lại kích động cuộc điều tra của cảnh sát Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đang điều tra một chính trị gia và nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh sau khi ông này nói trên truyền hình nhà nước rằng bất kỳ ai không bỏ phiếu cho Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 đáng bị giết.
Andrey Gurulyov, thành viên quốc hội hay thường được gọi là Duma quốc gia Nga và cựu chỉ huy Tập Đoàn Quân 58, Phó Tư Lệnh Quân Khu phía Nam đã đưa ra nhận xét này trong một chương trình “Tối Chúa Nhật với Vladimir Solovyov” trên kênh truyền hình nhà nước Russia-1 vào ngày 15/10. Ông ta nói rằng những kẻ nào không ủng hộ Putin phải “bị cô lập, phải bị tận diệt”, và gọi những người phản đối tổng thống là “thối nát”.
Nhận xét của ông được đưa ra trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2024 sắp diễn ra, với vòng đầu tiên dự kiến được tổ chức vào ngày 17 tháng 3. Putin dự kiến sẽ sớm tuyên bố tranh cử một nhiệm kỳ khác và sau những thay đổi hiến pháp được thực hiện trước cuộc chiến ở Ukraine, nhà độc tài có thể vẫn ở lại nắm quyền đến năm 2036.
Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết họ sẽ điều tra Gurulyov sau khi cả Boris Vishnevsky, phó lãnh đạo đảng Yabloko cấp tiến và Novaya Gazeta, một tờ báo độc lập của Nga, đưa ra kháng cáo về nhận xét của ông.
Vishnevsky nói rằng nhận xét của Gurulyov vào ngày 15 tháng 10 “không chỉ nhằm mục đích kích động hận thù dựa trên sự thù địch chính trị mà còn nhằm phá hoại một số điều khoản trong Hiến pháp Liên bang Nga”.
Yabloko là một đảng tự do xã hội có đại biểu tại năm nghị viện khu vực: Mạc Tư Khoa, St. Petersburg, vùng Pskov, Karelia và Kostroma. Yabloko St. Petersburg đã công bố phản hồi của Văn phòng Tổng công tố đối với kháng cáo của mình trên mạng xã hội, trong đó cho biết: “Bạn sẽ được thông báo về quyết định được đưa ra”.
Putin cho biết vào tháng 9 rằng ông sẽ thông báo liệu ông có tái tranh cử vào năm 2024 hay không sau khi cuộc bỏ phiếu chính thức được công bố vào cuối năm nay.
“Theo luật, quốc hội phải đưa ra quyết định vào cuối năm nay”, ông Putin nói tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok. “Khi cuộc bầu cử được công bố, khi ngày được ấn định, chúng tôi sẽ đề cập đến điều đó.”
Tháng 8 vừa qua, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Nga “không thực sự dân chủ” và dự đoán ông Putin sẽ giành chiến thắng hơn 90% vào năm tới.
“Cuộc bầu cử tổng thống của chúng tôi không thực sự dân chủ; đó là sự quan liêu tốn kém,” Peskov nói với The New York Times trong một bài báo đăng ngày 6 tháng 8. “Mr. Putin sẽ tái đắc cử vào năm tới với hơn 90% phiếu bầu.”
3. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm thứ Năm cho biết cô tin tưởng rằng Liên minh Âu Châu vào tháng tới sẽ thúc đẩy nỗ lực gia nhập của Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh được coi là cột mốc quan trọng trong nỗ lực hội nhập với phương Tây của Kyiv.
Trình bày việc mở rộng Liên Hiệp Âu Châu như một sự cần thiết về mặt địa chiến lược, Baerbock phát biểu tại một hội nghị ở Berlin rằng khối 27 quốc gia cũng cần phải nỗ lực thực hiện những cải cách nội bộ để có thể hoạt động với hơn 30 thành viên.
Baerbock, người thuộc đảng Xanh, một phần trong liên minh cầm quyền của Đức, cho biết: “Chúng tôi muốn Ukraine trở thành thành viên của Liên minh Âu Châu của chúng tôi”. “Liên minh Âu Châu phải được mở rộng. Đó là hậu quả địa chính trị của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ quyết định tại hội nghị thượng đỉnh ngày 14 và 15 tháng 12 về việc có cho phép Ukraine bắt đầu chính thức các cuộc đàm phán thành viên hay không, điều mà đối với Kyiv là ưu tiên hàng đầu ngang hàng với hỗ trợ tài chính và quân sự của phương Tây.
Baerbock nói: “Tôi tin chắc rằng Hội đồng Âu Châu vào tháng 12 sẽ gửi tín hiệu đó.”
“Tuy nhiên, một Liên Hiệp Âu Châu mở rộng sẽ chỉ mạnh mẽ hơn nếu chúng ta làm điều mà chúng ta đã ngần ngại thực hiện bấy lâu nay – đó là xem xét và suy nghĩ lại về cách thức hoạt động của liên minh chúng ta.” Nhận định của Baerbock rõ ràng ám chỉ đến Hung Gia Lợi sau cái bắt tay với Putin bị lên án của Victor Orbán.
Các cuộc đàm phán để trở thành thành viên – trong đó một quốc gia ứng cử viên phải đáp ứng các điều kiện pháp lý, kinh tế và chính trị rộng rãi – mất nhiều năm.
Trường hợp của Ukraine còn phức tạp hơn do cuộc chiến mà Nga phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Ukraine sẽ trở thành quốc gia thành viên đông dân thứ năm của Liên Hiệp Âu Châu, đồng thời là quốc gia nghèo nhất, có nghĩa là - theo các quy định hiện hành - nước này sẽ hấp thụ phần lớn viện trợ phát triển và nông nghiệp hào phóng của khối với chi phí của các thành viên hiện tại.
Baerbock cho biết việc mở rộng từng bước phải diễn ra song song với các cải cách nhằm ngăn chặn sự phát triển hơn nữa của các thể chế trung tâm Liên Hiệp Âu Châu và giảm việc sử dụng quyền phủ quyết của các quốc gia.
4. Nga tấn công dữ dội 10 khu vực của Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng phòng không đã hoạt động ở 10 khu vực của Ukraine trong đêm thứ Sáu và không có báo cáo về thương vong từ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga đã xảy ra.
Tổng thống Ukraine nói:
Các nhóm máy bay, phòng không và hỏa lực cơ động của chúng ta đã hoạt động tích cực ở 10 khu vực của Ukraine, từ phía đông và phía nam đến phía tây.
Tôi cảm ơn các chiến binh của chúng ta vì mỗi chiến tích! Hơn một nửa số máy bay không người lái của quân xâm lược đã bị bắn hạ. Thật không may, cũng có những cú trúng đích. Theo báo cáo ban đầu, không có thương vong. Hậu quả đang được giải quyết.
Chúng tôi đang tăng cường lực lượng phòng không và các nhóm hỏa lực cơ động. Khi mùa đông đến gần, những kẻ khủng bố Nga sẽ cố gắng gây ra nhiều thiệt hại hơn. Chúng tôi sẽ đáp lại.
Thông điệp được kèm theo một đoạn video ngắn cho thấy lực lượng cứu hỏa đang giải quyết ngọn lửa tại một địa điểm không xác định.
5. Quan chức Ukraine nhận định: Nga chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng Ukraine khi mùa đông đến gần
Nga đang chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine một khi nhiệt độ giảm xuống, theo thư ký hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, Oleksiy Danilov.
Ông nói: “Liên bang Nga đang chuẩn bị làm hại chúng ta khi nhiệt độ mùa đông đến. Họ sẽ cố gắng tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta, là những nơi bảo đảm cho các hoạt động hàng ngày.”
Ông Danilov cho biết Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng, đồng thời nói thêm rằng hầu hết cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước “trong tầm kiểm soát” và các đối tác nước ngoài đang cung cấp thêm hệ thống phòng không.
Năm ngoái, lực lượng Nga đã bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine vào đầu tháng 10.
Bộ Quốc phòng Anh tuần trước cho biết Nga đang dự trữ hỏa tiễn để nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào mùa đông.
6. Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 24 trong số 40 máy bay không người lái do Nga phóng qua đêm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiêu thứ Sáu mùng 3 Tháng Mười Một, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ 24 trong số 40 máy bay không người lái do Nga phóng vào lãnh thổ Ukraine trong đêm.
Ông cho biết thêm ở phía tây Ukraine, một cơ sở quân sự đã bị tấn công ở vùng Ivano-Frankivsk, nơi một đám cháy bùng lên và đã bị dập tắt. Cũng ở phía Tây, “năm cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã được ghi nhận tại một cơ sở hạ tầng quan trọng” ở khu vực Lviv.
Cuối cùng ông cho biết:
Khoảng nửa đêm, máy bay không người lái tấn công Kharkiv và vùng ngoại ô: một cơ sở dân sự, nhà riêng, cơ sở giáo dục và xe hơi bị hư hỏng. Không có người bị thương.
7. Nikolai Patrushev là ai? Ukraine sẽ khốn khó hơn nếu ông ta kế vị
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Who Is Nikolai Patrushev? Putin Loyalist Touted as His Successor”, nghĩa là “Nikolai Patrushev là ai? Người trung thành với Putin được coi là người kế vị ông.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tuyên bố vô căn cứ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin bị ngừng tim và qua đời vào tuần trước đi kèm với tin đồn Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng An ninh Nga, đã trở thành lãnh đạo mới của nước này.
Tin đồn về “cái chết” của Putin, mà Điện Cẩm Linh gọi là “trò lừa bịp”, xuất hiện sau khi một bài đăng trên Telegram của kênh General SVR của Nga ngày 26/10 cho biết Putin qua đời tại dinh thự của ông ở Valdai lúc “20:42 tối theo giờ Mạc Tư Khoa”. “ châm ngòi cho “một cuộc đảo chính ở Nga.”
Tài khoản Telegram, có gần nửa triệu người ghi danh, tuyên bố có thông tin nội bộ từ Điện Cẩm Linh, nhưng tài khoản này đã nhiều lần đăng tải thông tin sai lệch. Tác giả của kênh là một vị Tướng ẩn danh.
Kênh này cho rằng Patrushev, một thành viên trong nhóm thân cận của Putin, đồng thời là cựu giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, đã đưa ra chỉ thị cho các quan chức chính phủ kể từ vụ việc bị cáo buộc.
Nhưng mặc dù tuyên bố của General SVR về cái chết của Putin là sai, nhưng linh cảm rằng Patrushev có thể là người kế nhiệm Putin có thể không quá xa vời.
Patrushev, người từng làm việc cùng với Putin tại KGB ở St. Petersburg, được biết đến là người ủng hộ các chính sách cứng rắn của Điện Cẩm Linh. Ông đã trả lời một số cuộc phỏng vấn với các tờ báo Nga để biện minh cho quyết định của Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Yevgeny Anoshin, phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an, đã mô tả Patrushev là “một người yêu nước” và là “một nhân tố cấp quốc gia trong nhiều năm đã cống hiến cho Liên bang Nga và Putin”.
Putin chưa công khai chỉ định người kế nhiệm, nhưng Richard Dearlove, người từng là nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Bí mật Anh từ năm 1999 đến năm 2004, cho biết vào tháng 7 năm 2022 rằng Patrushev, một đồng minh lâu năm của Putin, là ứng cử viên có nhiều khả năng nhất để kế nhiệm tổng thống Nga.
Stephen Hall, giảng viên chính trị tại Đại học Bath, trước đây đã nói với Newsweek rằng Patrushev sẽ là một ứng cử viên sáng giá để thay thế Putin vì ông ấy “trước đây rất giỏi trong việc thao túng những gì cần thiết và rất giỏi trong việc triệt hạ đối thủ và duy trì quyền lực của mình.”
“Vì vậy, rất có khả năng ông ấy có thể kế nhiệm Putin,” Hall nói.
Ở tuổi 72, Patrushev hơn Putin một tuổi nhưng đó có thể không phải là bất lợi. Điện Cẩm Linh đã quyết định rằng một trong những tiêu chí chính để các ứng cử viên muốn thay thế ông Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới là họ không dưới 50 tuổi, Meduza, một cơ quan truyền thông độc lập của Nga, đưa tin vào tháng 8.
Tài khoản General SVR cung cấp một tài khoản đầy màu sắc, nhưng dường như hoàn toàn hư cấu, về những gì đang xảy ra giữa các nhà lãnh đạo Nga sau cái chết được cho là của Putin, đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của Patrushev.
“Bây giờ các bác sĩ bị chặn trong phòng với thi thể của Putin, họ đang bị giữ bởi các nhân viên của cơ quan an ninh tổng thống theo lệnh cá nhân của Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Liên bang Dmitry Kochnev, người liên lạc và nhận chỉ thị từ thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Nikolai Patrushev”, kênh General SVR nói.
“An ninh cho các thế thân của tổng thống đã được tăng cường. Các cuộc đàm phán tích cực đang được tiến hành. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm mạo danh tổng thống sau cái chết của Putin đều là một cuộc đảo chính.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết tuyên bố rằng ông Putin bị ngừng tim và qua đời “chỉ là một trò lừa bịp khác” và rằng “mọi thứ đều ổn”.
Kênh General SVR cho biết trong một bài đăng khác vào ngày 30/10 rằng “Nikolai Patrushev đang lãnh đạo đất nước. Vladimir Putin đã chết. Vị trí của ông ta đã bị chiếm giữ bởi một kẻ mạo danh! Chúng tôi tiếp tục thông báo cho bạn về mọi thứ đang xảy ra trong giới lãnh đạo đất nước và nhiều xác nhận về thông tin của chúng tôi sẽ sớm xuất hiện”.
8. Mỹ dự kiến sẽ cung cấp 425 triệu Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Ukraine
Mỹ dự kiến sẽ cung cấp 425 triệu Mỹ Kim viện trợ quân sự mới cho Ukraine để chống lại Nga, bao gồm khoảng 300 triệu Mỹ Kim tài trợ dài hạn để mua các loại vũ khí dẫn đường bằng laser được thiết kế để tiêu diệt máy bay không người lái. Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết như trên.
Được biết, khoản tiền dài hạn sẽ được cung cấp thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, nhằm tài trợ cho các hợp đồng cung cấp các hệ thống vũ khí lớn hơn cần được các công ty quốc phòng chế tạo hoặc sửa đổi.
Đây sẽ là gói viện trợ thứ 50 được lấy từ Ngũ Giác Đài và nó giống với gói viện trợ khoảng một tuần trước trị giá 150 triệu Mỹ Kim.
Tổng số tiền rút nhỏ hơn được đưa ra khi nguồn tài trợ của Ngũ Giác Đài cho cuộc chiến Ukraine bị thu hẹp.
9. Hoa Kỳ gia tăng các áp lực trừng phạt
Bộ thương mại cho biết trong một tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Biden hôm nay đã bổ sung 12 công ty Nga vào danh sách đen thương mại vì hỗ trợ quân đội Nga bằng máy bay không người lái có thể được sử dụng để hỗ trợ Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine.
Các công ty được thêm vào danh sách, bao gồm Hartis DV LLC và Alfakompon, sẽ bị cấm nhận các mặt hàng từ các nhà cung cấp ngoại trừ thực phẩm và thuốc.
Chính quyền Tổng thống Biden đã tích cực sử dụng danh sách đen thương mại của mình, chính thức được gọi là danh sách thực thể, để ngăn cản cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine bằng cách gây khó khăn hơn cho quân đội của họ trong việc lấy công nghệ quan trọng từ nước ngoài.
10. Putin rút khỏi phê chuẩn hiệp ước toàn cầu cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân
Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm đã ký luật rút lại việc Nga phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, gọi tắt là CTBT. Mạc Tư Khoa cho rằng động thái này là cần thiết để thiết lập sự ngang bằng với Mỹ.
Putin nói rằng việc hủy bỏ việc phê chuẩn hiệp ước sẽ “phản chiếu” lập trường của Mỹ, quốc gia đã ký nhưng không phê chuẩn lệnh cấm thử hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng động thái của Nga “thể hiện một bước đi sai hướng quan trọng” nhưng nói thêm rằng “các quan chức Nga nói rằng động thái theo kế hoạch của Nga nhằm rút lại phê chuẩn không có nghĩa là nước này sẽ tiếp tục thử nghiệm và chúng tôi kêu gọi Mạc Tư Khoa giữ nguyên quyết định được nêu trong những tuyên bố đó,” Blinken nói.
Putin lưu ý rằng một số chuyên gia tranh luận về sự cần thiết của việc tiến hành các vụ thử hạt nhân, nhưng cho biết ông chưa đưa ra quan điểm về vấn đề này.
Theo Liên Hiệp Quốc, Liên Xô đã thực hiện vụ thử hạt nhân cuối cùng vào năm 1990. Cuộc thử nghiệm cuối cùng của Anh là vào năm 1991 và của Mỹ là vào năm 1992. Liên bang Nga chưa bao giờ thực hiện một cuộc thử nghiệm nào.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hồi tháng trước cho biết Mạc Tư Khoa sẽ tiếp tục tôn trọng lệnh cấm và sẽ chỉ tiếp tục các vụ thử hạt nhân nếu Washington thực hiện trước.
CTBT được thông qua vào năm 1996 và cấm tất cả các vụ nổ hạt nhân ở bất cứ đâu trên thế giới. Nhưng hiệp ước không bao giờ được thực hiện đầy đủ. Ngoài Mỹ, hiệp định này vẫn chưa được Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, Israel, Iran và Ai Cập phê chuẩn.
Người Công Giáo và cuộc chiến Israel – Hamas. Lễ Các Thánh, Lễ Các Đẳng Linh Hồn và Thượng Hội Đồng
VietCatholic Media
17:01 03/11/2023
1. Phản ứng hợp đạo đức với tư cách là người Công Giáo đối với cuộc khủng hoảng ở Thánh địa
Cha Roger J. Landry là một linh mục trong Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York. Ngài nguyên là linh mục của Giáo phận Fall River, Massachusetts, và từng là cha chính xứ của Giáo xứ St. Bernadette ở Fall River, Massachusetts, và trước đó là chính xứ St. Anthony Padua ở New Bedford, Massachusetts.
Cha Landry cũng là một nhà văn. Ngài viết cho nhiều tờ báo Công Giáo, bao gồm National Catholic Register và The Anchor, là tờ báo hàng tuần của Giáo phận Fall River, mà ngài là chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 2005 đến 2012.
Ngài vừa có bài viết nhan đề “Responding Morally as Catholics to the Crisis in the Holy Land”, nghĩa là “Phản ứng hợp đạo đức với tư cách là người Công Giáo đối với cuộc khủng hoảng ở Thánh địa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trong 75 năm, tình hình ở Thánh địa đã tạo ra nhiều vấn đề chính trị và ngoại giao chưa được giải quyết. Có hai dân tộc mà thân phận gắn bó chặt chẽ trên cùng một mảnh đất, cả hai đều đã phải chịu đựng những bất công to lớn và cả hai cũng đã làm gia tăng những đau khổ, buồn phiền cho nhau. Tình trạng thiếu hòa bình giữa họ không chỉ tác động tiêu cực đến cuộc sống của người Israel và người Palestine mà còn gây bất ổn cho toàn bộ Trung Đông và, vì ý nghĩa tôn giáo của nó, gây tổn hại đến sự hòa hợp liên văn hóa và liên tôn giáo toàn cầu.
Có thể hiểu được rằng những người bị ảnh hưởng trực tiếp, cũng như nhiều người khác trên khắp thế giới - bất chấp thực tế lịch sử và chính trị phức tạp liên quan - đã hình thành những quan điểm đạo đức cứng rắn về tình hình và đã chọn phe, xác định người tốt phải được bảo vệ và kẻ xấu phải bị lên án và phản đối. Tuy nhiên, những định kiến như vậy đã làm mù quáng một số người trước những đánh giá đạo đức khá rõ ràng về những gì đã xảy ra trong và xung quanh Gaza vào tháng trước.
Các cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào ngày 7 tháng 10, xâm chiếm các kibbutzim, tức là các cộng đồng Do Thái, vào ngày Sabát của người Do Thái, tàn sát các gia đình tại nhà của họ, sát hại hàng loạt thanh thiếu niên tại các bữa tiệc, xâm hại phụ nữ một cách tàn bạo, hành quyết máu lạnh trẻ em và người già, giết chết hơn 1.400 người, bắt cóc và diễn hành 220 người khác như những chiến lợi phẩm bị hạ nhục, chẳng đáng là gì ngoài sự trừng phạt nặng nề nhất.
Đó là những gì Tòa Thánh đã tuyên bố tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 10, khi Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, thay mặt Đức Thánh Cha, tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất lên án một cách dứt khoát cuộc tấn công khủng bố do Hamas thực hiện cùng với các nhóm vũ trang khác vào ngày 7 tháng 10 chống lại người dân Israel. Hàng ngàn người bị giết và bị thương một cách dã man. … Những tội ác này thể hiện sự coi thường hoàn toàn đối với mạng sống con người và không thể biện minh được.”
Một lời tố cáo mạnh mẽ tương tự đã được Đức Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa đưa ra. Trong một bức thư ngỏ gửi các Kitô hữu ở Thánh địa cùng ngày, bất chấp những mối nguy hiểm rõ ràng đối với các Kitô hữu ở Gaza đang sống dưới sự chỉ đạo của Hamas, ngài viết: “Lương tâm và nghĩa vụ đạo đức của tôi đòi hỏi tôi phải nói rõ rằng những gì xảy ra vào ngày 7 tháng 10 ở miền nam Israel là sai trái” không có cách nào được phép và chúng tôi không thể không lên án nó. Không có lý do gì cho sự tàn bạo như vậy. Việc sử dụng bạo lực không dẫn đến hòa bình. Sự sống của mỗi con người đều có phẩm giá bình đẳng trước Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên tất cả chúng ta theo hình ảnh của Ngài.”
Tuy nhiên, sự rõ ràng về mặt đạo đức đó không được nhiều người ở Hoa Kỳ chia sẻ, kể cả ở các trường đại học ưu tú và ở nhiều thành phố lớn khác nhau, nơi các cuộc mít tinh, biểu tình, tuyên bố và các hình thức thể hiện ủng hộ khác, phần nào đáng kinh ngạc, đã tìm cách biện minh cho các cuộc tấn công của Hamas.. Ví dụ, một ngày sau các cuộc tấn công, 31 tổ chức sinh viên tại Harvard đã ký một tuyên bố chung tuyên bố rằng “chế độ Israel phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi bạo lực đang diễn ra”, minh oan cho hành động tàn bạo của Hamas là “sự trả thù chế độ thực dân” chống lại một “chế độ phân biệt chủng tộc”. Đối với họ, việc phản đối nhà nước Israel là mục đích biện minh cho bất kỳ phương tiện tàn bạo và giết người nào mà Hamas muốn sử dụng.
Trong các cuộc biểu tình khác, đám đông đã hô vang khẩu hiệu “Từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do”, kêu gọi trục xuất người Do Thái và người Israel trên thực tế khỏi Sông Jordan đến Địa Trung Hải - nói cách khác, hoàn toàn khỏi Thánh Địa. Người Công Giáo không thể không lên án những câu thần chú tà ác như vậy, khi người Israel phải gánh chịu nỗi đau chôn cất 1.400 người thân và cầu nguyện cho 220 thành viên gia đình họ bị bắt cóc.
Tuy nhiên, đoàn kết với nhà nước Israel khi nước này tìm cách loại bỏ những kẻ khủng bố Hamas vì sợ Hamas sẽ thực hiện các cuộc tấn công kinh hoàng hơn nữa vào những người vô tội, không có nghĩa là đồng ý rằng Israel có toàn quyền về mặt đạo đức để làm bất cứ điều gì họ cho là phù hợp.
Mục đích tốt đẹp của việc tiêu diệt một mạng lưới khủng bố - điều tương tự đã khiến cuộc sống của những cư dân bình thường ở Gaza, bao gồm cả các Kitô Hữu, trở nên khó khăn hơn nhiều - không biện minh cho bất kỳ mọi biện pháp, như ném bom không ngừng vào cơ sở hạ tầng dân sự bất kể thương vong dân thường, ngay cả khi Hamas phải gánh chịu hậu quả cuối cùng và trách nhiệm về việc sử dụng một cách vô đạo đức những thứ đó trong bệnh viện, trường học, đền thờ Hồi giáo và các khu nhà ở làm lá chắn. Nó cũng không biện minh cho một “cuộc bao vây tổng thể” nhằm cắt nước, thực phẩm, điện, thuốc men, năng lượng và thông tin liên lạc tới tất cả người dân trong khu vực.
Kể từ sự tàn bạo của Hamas, hơn 8.000 người ở Gaza đã thiệt mạng do sự trả thù của Israel.
Trong tuyên bố thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô tại Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Caccia nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng “trách nhiệm hình sự đối với các hành động khủng bố luôn thuộc về cá nhân và không bao giờ có thể quy cho toàn bộ một quốc gia hay một dân tộc. Quyền tự vệ trong mọi cuộc xung đột phải luôn tuân thủ luật nhân đạo quốc tế,” là điều đã bị vi phạm bởi các cuộc bao vây và đánh bom tổng lực khi có thể thấy trước thương vong dân sự sẽ là rất cao.
Đức Hồng Y Pizzaballa viết cùng ngày trong lá thư của mình: “Vòng bạo lực mới này đã khiến hơn 5.000 người thiệt mạng ở Gaza, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, hàng chục ngàn người bị thương, các khu dân cư bị san bằng, thiếu thuốc men, thiếu nước và các nhu yếu phẩm cơ bản cho hơn hai triệu người. Đây là những bi kịch không thể hiểu được và chúng ta có nhiệm vụ phải tố cáo và lên án một cách không thương tiếc. Cuộc oanh tạc dữ dội liên tục giáng xuống Gaza trong nhiều ngày sẽ chỉ gây ra thêm nhiều cái chết và sự tàn phá, đồng thời sẽ chỉ làm tăng thêm sự hận thù và oán giận. Nó sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào mà còn tạo ra những vấn đề mới.”
Sự vô đạo đức này cũng là điều mà người Công Giáo phải mạnh mẽ lên án.
Nhưng người Công Giáo phải làm nhiều hơn là phục vụ việc tố cáo những hành vi chà đạp các nguyên tắc đạo đức cơ bản của cả hai bên.
Điều đầu tiên người Công Giáo phải luôn làm là cầu nguyện và chuyển cầu. Đó là lý do tại sao vào ngày 17 và 27 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu tất cả người Công Giáo cầu nguyện, ăn chay và đền tội cho hòa bình ở Thánh địa. Tuy nhiên, người Công Giáo không cần đợi Đức Giáo Hoàng yêu cầu. Lời cầu nguyện cho hoàn cảnh này cần phải trở thành lời cầu xin liên tục của Nhiệm Thể Chúa Kitô và Hiền Thê của Hoàng Tử Hòa Bình, nơi mà mảnh đất Ngài xuống thế làm người lại một lần nữa chìm trong máu.
Thứ hai, người Công Giáo được kêu gọi yêu thương người lân cận. Người Do Thái đang bị Hamas tấn công không chỉ ở Israel. Thật là một thời điểm khó khăn để trở thành một người Do Thái ở Mỹ, trong các trường đại học và ở một số thành phố, nơi tình hình đã bật đèn xanh cho những lời nói và hành động chống Do Thái lan rộng. Chúng ta cần liên hệ và cho họ biết rằng chúng ta không chỉ cầu nguyện mà còn ở đó để hỗ trợ và bảo vệ họ. Tình đoàn kết tương tự phải được dành cho người Palestine và đặc biệt là người Gaza ở Mỹ, khi họ phải chịu đựng với nỗi lo lắng rõ ràng trước sự tàn phá của Gaza và cái chết đáng sợ của các thành viên trong gia đình và bạn bè. Là người Công Giáo, ở cấp độ cá nhân, chúng ta phải yêu mến cả hai.
Thứ ba, trong hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta phải ủng hộ chính nghĩa hòa bình, thông qua việc khuyến khích sự trong sáng về mặt đạo đức, phản đối tuyên truyền, thúc đẩy sự tha thứ và ủng hộ các giải pháp chính trị khả thi. Trước mắt, phải có hành lang nhân đạo, giải phóng con tin và tuân thủ các nguyên tắc luật pháp quốc tế trong chiến tranh. Về lâu dài, Tòa Thánh tiếp tục mạnh mẽ thúc đẩy “giải pháp hai nhà nước”, thừa nhận rằng đó là giải pháp khả thi nhất để tìm cách chấm dứt chu kỳ bạo lực và đạt được những nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước. Nếu không có giải pháp hai nhà nước như vậy thì rất có thể phe cấp tiến nhất của cả hai bên sẽ thúc đẩy việc thực hiện nguyện vọng của mình thông qua việc loại bỏ bên kia.
Trong sương mù chiến tranh, ánh sáng Tin Mừng là cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc người Công Giáo, ở mọi cấp độ, phải cống hiến và sống đúng với Tin Mừng.
2. Tiến Sĩ George Weigel: Lễ Các Thánh, Lễ Các Đẳng Linh Hồn và Thượng Hội Đồng 2023
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “ALL SAINTS, ALL SOULS, AND SYNOD-2023”, nghĩa là “Lễ Các Thánh, Lễ Các Đẳng Linh Hồn và Thượng Hội Đồng 2023”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Bằng những từ vựng của họ, bạn sẽ biết họ, phải không? Vâng, ở một mức độ đáng kể. Và trong những ngày đầu tháng 11 này, khi Giáo hội tôn vinh tất cả các vị thánh và cầu nguyện cho những người khao khát được cùng các ngài vào Nhà Cha, thật hữu ích để suy ngẫm về những từ ngữ thống trị phiên họp đầu tiên vừa hoàn thành của Thượng hội đồng về tính đồng nghị về một “Giáo hội đồng nghị hiệp thông, tham gia và truyền giáo”.
Một nghị phụ nổi tiếng của Thượng Hội đồng đang ghi lại các ghi chú từ vựng trong nhóm nhỏ “Cuộc trò chuyện trong Thánh Thần” và cảm thấy ấn tượng bởi những từ nào được sử dụng và từ nào không. Ngài đã châm biếm cả hai dưới hình thức một bản ghi nhớ trào phúng gồm hai phần từ ban thư ký Thượng hội đồng gửi đến các thành viên Thượng hội đồng.
Đầu tiên, những từ phải được sử dụng trong mọi can thiệp và tuyên bố:
Tính đồng nghị. Hòa hợp. Bản giao hưởng. Phụ nữ. LGBTQIA+. Làm việc cùng nhau. Những người bị loại trừ. Những người ở bên lề. Chúa Thánh Thần làm nhân vật chính. Phụ nữ. LGBTQIA+. Linh mục giáo xứ vô cảm. Các chủng sinh lạc hậu. Giáo hoàng nhạy cảm, tốt bụng. Phụ nữ. LGBTQIA+. Trái đất chảy máu. Tất cả đều được chào đón. Lắng nghe. Sáng suốt. Phụ nữ. LGBTQIA+. Đã ly hôn và tái hôn. Biển bị nhiễm độc.
Sau đó là những từ vựng không được chấp nhận:
Ơn cứu rỗi. Tội lỗi. Sự hoán cải của trái tim. Sự thánh thiện. Những đứa trẻ chưa chào đời. Ơn gọi. Hôn nhân và gia đình. Canh tân bí tích Thánh Thể. Sám hối và chay tịnh. Các Kitô hữu bị bách hại. Tự do tôn giáo. Thánh lễ Chúa nhật. Bí tích Hòa giải. Các nhân đức. Giáo xứ. Đời sống trí tuệ. Ân sủng thánh hóa. Làm cha. Thiên đường. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Một Giáo Hội thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.
Bạn tôi đã phóng đại, đó là điều mà tất cả chúng ta đều có xu hướng làm khi bực tức. Nhưng ngài không phóng đại quá nhiều. Và từ vựng của Thượng Hội đồng 2023, trong đó từ vựng mang tính thế tục rõ ràng đã thay thế ngôn ngữ đặc biệt của Giáo hội, là có thể dự đoán được, vì nó phản ánh từ vựng trong Tài liệu làm việc của Thượng hội đồng. Ở đó, các từ “đồng nghị” và “tính đồng nghị” đã được sử dụng 342 lần và từ “tiến trình” được sử dụng 87 lần, trong khi “Chúa Giêsu” xuất hiện chỉ có 14 lần. Làm thế nào bạn có thể có một “Cuộc đối thoại trong Thánh Thần” nghiêm túc mà không có Chúa Giêsu, Đấng gặp gỡ các tông đồ sau khi Phục Sinh, “thổi hơi vào các ông và nói với các ông: ‘Hãy nhận lấy Thánh Thần’” (Ga 20:22)?
“Phục sinh” là một từ khác đặc biệt vắng mặt trong các cuộc thảo luận thượng hội đồng được những người tham gia mô tả cho tôi. Nhưng Giáo hội “đi truyền giáo” là gì nếu không phải là Giáo hội tuyên bố rằng Chúa Giêsu thành Nazareth đã sống lại từ cõi chết và do đó trở thành Chúa và Đấng Cứu Độ (Cv 2)? Có những khoảnh khắc (và không phải chỉ một vài khoảnh khắc) tại Thượng hội đồng 2023 mà người ta cảm thấy như thể rằng Sách Công vụ Tông đồ chưa bao giờ được viết ra. Đó là cảm tưởng của những thành viên Thượng hội đồng dấn thân nhất với công cuộc Tân Phúc Âm hóa của một Giáo hội đang thi hành sứ mạng loan báo Chúa Giêsu Kitô Phục sinh.
Trong cả các tác phẩm bình luận Kinh thánh và học thuật nổi tiếng của mình, học giả Anh giáo NT Wright đã nhấn mạnh rằng không có hình thức Kitô giáo sơ khai nào lại không công bố Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Không có. Đức tin phục sinh là điểm mấu chốt của đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, một giám mục có kinh nghiệm sâu rộng và thành công trong việc truyền giáo đã phải giải thích với một trong những người anh em giám mục của mình, đang chìm trong sương mù “hòa nhập” và “chào đón”, rằng việc truyền giáo có ý nghĩa nhiều hơn là nói “Mời vào”. Truyền giáo có nghĩa là mời gọi những linh hồn lạc lối trong vũ trụ đến gặp Đấng Phục sinh, Đấng, như Đức Gioan XXIII đã dạy trong diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II, “vẫn đứng ở trung tâm của lịch sử và cuộc sống”.
Lời mời gọi của Giáo Hội không phải là một lời mời gọi chung chung đến tình bằng hữu của con người. Đó là một lời kêu gọi rất cụ thể, “bao gồm” ở chỗ nó được gửi đến tất cả mọi người: Hãy đến gặp Chúa Phục Sinh. Hãy nắm lấy phúc âm của Ngài. Trở thành bằng hữu thân thiết của Ngài. Hãy thánh hóa.
Lời kêu gọi hoán cải và thánh hóa tốt nhất đã bị tắt tiếng tại Thượng hội đồng 2023. Tuy nhiên, việc thánh hóa thế giới và chúng ta là toàn bộ mục đích của Giáo hội. Đó là những gì chúng ta cử hành trong Ngày Các Thánh: chiến thắng của những người đã đón nhận Chúa Kitô và Tin Mừng, đã được thánh hóa và hiện đang sống trong ánh sáng và sự sống của Thiên Chúa, Đấng Ba Lần Thánh. Trong Ngày Lễ Các Linh Hồn và trong suốt tháng 11, chúng ta cầu nguyện cho những người đã chết nhưng chưa được thanh tẩy hoàn toàn khỏi những cặn bã tích tụ trong đời sống, sớm được thanh tẩy và thánh hóa trọn vẹn, để họ được sống viên mãn với Chúa Ba Ngôi và các thánh.
Mục đích của Công đồng Vatican II là nâng Giáo hội ra khỏi thế phòng thủ và biến các tổ chức của Giáo hội thành bệ phóng cho sứ mệnh truyền giáo. Vốn từ vựng thống trị của Thượng hội đồng 2023 đã không phản ánh mục đích truyền giáo đó — mặc dù các đại diện của các bộ phận sống động của Giáo hội thế giới, những người nói bằng từ vựng Công Giáo đặc biệt, đã làm như vậy. Tiếng nói của họ phải là tiếng nói quyết định khi thượng hội đồng lần thứ hai nhóm họp trong một năm nữa, và trong “tiến trình thượng hội đồng” từ nay đến lúc đó.