Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 32 Mùa Quanh Năm C. 6.11.2016
Lm Francis Lý văn Ca
12:56 03/11/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang ở trong những ngày cuối năm phụng vụ. Trong những ngày nầy, Giáo Hội muốn mượn khung cảnh của năm tháng ngày giờ, của thời tiết, để nhắc nhở cộng đoàn Dân Chúa về những điều sẽ xảy ra trong những ngày sau hết.
Tất cả những bản văn dùng trong thánh lễ hôm nay sẽ là những bằng chứng hùng hồn cho chính chúng ta là những kẻ tin có đời sau, tin xác loài người sẽ sống lại. Đây là dịp để chúng ta ôn lại những điều căn bản của Giáo Hội về thời cánh chung.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Câu chuyện mà chúng ta sắp nghe, trình bày gương can đảm của anh em nhà Macabêô. Họ đã chấp nhận cái chết vì họ tin tưởng Thiên Chúa sẽ thưởng họ phần thưởng đời sau.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô viết lá thư chúng ta sắp nghe, sau thời Chúa Kitô gần 20 năm. Ngài khuyên giáo đoàn Thessalônica luôn kiên vững thi hành điều Giáo Hội truyền dạy.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo luật Dothái giáo, nếu trong gia đình anh cả chết đi mà không có con, thì người em thứ buộc phải kết hôn với người quả phụ đó để nối dòng. Vấn nạn nầy được đặt cho Chúa Kitô. Thế giới sau khi chết là một thế giới của Thiên Thần, con người không còn nặng mang thể xác, nhưng tinh thần quan trọng hơn.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa, qua tư tưởng các bài đọc và lời chia sẻ hôm nay, hiểu rõ giá trị cuộc sống đời sau, ngõ hầu trong tất cả mọi việc chúng ta làm đều mưu ích cho phần rỗi đời sau:
1. Xin cho những vị lãnh đạo trong nguồn máy Giáo Hội, luôn học hỏi nơi Thầy Chí Thánh Giêsu: khôn ngoan dẫn dắt Dân Thánh trên đường an bình tiến về quê trời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho ơn thánh Chúa luôn là nguồn trợ lực cho các tín hữu, xin cho những ai mất niềm cậy trông, lạc xa đàn chiên là Giáo Hội, được chỗi dậy quay trở về Nhà Cha. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta luôn trung thành trong bổn phận hằng ngày; với tha nhân giúp đỡ không cần báo đáp. Gắn liền với mình mầu nhiệm của Chúa là Giáo Hội trong những việc tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho thế hệ trẻ Việt Nam; luôn biết học hỏi những gương sáng trong đời sống Hôn Nhân - Đạo Đức. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến cách riêng trong Mùa Báo Hiếu năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, xin gìn giữ chúng con trong tinh thần nghĩa tử. Luôn sống xứng đáng ơn gọi của trời cao, trong cuộc sống chứng nhân cho Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúng ta đang ở trong những ngày cuối năm phụng vụ. Trong những ngày nầy, Giáo Hội muốn mượn khung cảnh của năm tháng ngày giờ, của thời tiết, để nhắc nhở cộng đoàn Dân Chúa về những điều sẽ xảy ra trong những ngày sau hết.
Tất cả những bản văn dùng trong thánh lễ hôm nay sẽ là những bằng chứng hùng hồn cho chính chúng ta là những kẻ tin có đời sau, tin xác loài người sẽ sống lại. Đây là dịp để chúng ta ôn lại những điều căn bản của Giáo Hội về thời cánh chung.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Câu chuyện mà chúng ta sắp nghe, trình bày gương can đảm của anh em nhà Macabêô. Họ đã chấp nhận cái chết vì họ tin tưởng Thiên Chúa sẽ thưởng họ phần thưởng đời sau.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô viết lá thư chúng ta sắp nghe, sau thời Chúa Kitô gần 20 năm. Ngài khuyên giáo đoàn Thessalônica luôn kiên vững thi hành điều Giáo Hội truyền dạy.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo luật Dothái giáo, nếu trong gia đình anh cả chết đi mà không có con, thì người em thứ buộc phải kết hôn với người quả phụ đó để nối dòng. Vấn nạn nầy được đặt cho Chúa Kitô. Thế giới sau khi chết là một thế giới của Thiên Thần, con người không còn nặng mang thể xác, nhưng tinh thần quan trọng hơn.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa, qua tư tưởng các bài đọc và lời chia sẻ hôm nay, hiểu rõ giá trị cuộc sống đời sau, ngõ hầu trong tất cả mọi việc chúng ta làm đều mưu ích cho phần rỗi đời sau:
1. Xin cho những vị lãnh đạo trong nguồn máy Giáo Hội, luôn học hỏi nơi Thầy Chí Thánh Giêsu: khôn ngoan dẫn dắt Dân Thánh trên đường an bình tiến về quê trời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho ơn thánh Chúa luôn là nguồn trợ lực cho các tín hữu, xin cho những ai mất niềm cậy trông, lạc xa đàn chiên là Giáo Hội, được chỗi dậy quay trở về Nhà Cha. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta luôn trung thành trong bổn phận hằng ngày; với tha nhân giúp đỡ không cần báo đáp. Gắn liền với mình mầu nhiệm của Chúa là Giáo Hội trong những việc tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho thế hệ trẻ Việt Nam; luôn biết học hỏi những gương sáng trong đời sống Hôn Nhân - Đạo Đức. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến cách riêng trong Mùa Báo Hiếu năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, xin gìn giữ chúng con trong tinh thần nghĩa tử. Luôn sống xứng đáng ơn gọi của trời cao, trong cuộc sống chứng nhân cho Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Suy niệm Chúa Nhật 32 thường niên C
Lm. Anthony Trung Thành
14:57 03/11/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII THƯỜNG NIÊN C
Nhóm Sađốc là những người không tin có sự sống lại. Họ đi ngược lại giáo huấn của Đức Giêsu. Vì thế, họ nghĩ ra một câu chuyện như chúng ta vừa nghe qua đoạn Tin mừng hôm nay để chất vất Ngài: Ở đời này, một người phụ nữ lần lượt là vợ của bảy người đàn ông. Ở đời sau, người phụ nữ đó là vợ của ai? (x. Lc 20, 28-33).
Câu chuyện tuy không có thật nhưng làm cho người nghe cảm thấy thú vị. Đặc biệt, câu hỏi của người Sađốc đặt ra, làm cho người nghe cảm thấy tò mò, muốn biết câu trả lời của Đức Giêsu. Thực ra, nhóm Sađốc không có ý hỏi để biết, họ có ý bịa ra câu chuyện như thế nhằm mục đích thử Đức Giêsu. Họ nghĩ rằng với câu hỏi của họ, Đức Giêsu sẽ thất thế. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu đã làm cho họ chưng hửng. Họ hỏi giả, Đức Giêsu trả lời thật. Câu trả lời của Đức Giêsu vén mở cho chúng ta biết thêm nhiều điều. Thứ nhất, Đức Giêsu chứng minh cho mọi người biết chết không phải là hết. Ngài nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành mà nhóm Sađốc công nhận để chứng minh có sự sống lại. Đó là đoạn Kinh thánh kể lại, khi hiện ra với Maisen trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng rằng: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp" (x. Xh 3,6). Thứ hai, Đức Giêsu cho mọi người biết cuộc sống ở thế giới bên kia khác với cuộc sống hiện tại: Những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì họ không cưới vợ lấy chồng; họ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần; họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại (x. Lc 20,35-36).
Không chỉ trong đoạn Tin mừng hôm nay Đức Giêsu mới đề cập tới vấn đề sự sống sau cái chết, nhưng cách này hay cách khác Ngài đã từng mạc khải về vấn đề này. Thật vậy, Đức Giêsu đã nhiều lần nhắc đến cuộc sống sau cái chết qua các dụ ngôn: dụ ngôn người giàu có và Lazarô (x. Lc 16,19-26); dụ ngôn cỏ lùng (x. Mt 13, 24-43); dụ ngôn về ngày phán xét (x. Mt 25, 31-46). Chính Ngài cũng đã tuyên bố với Maria rằng: "Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25). Khi còn sống, nhiều lần Ngài đã tiên báo về sự phục sinh của Ngài: “Con người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Lc 9,22). Đúng như lời Ngài tiên báo, Tin Mừng thuật lại việc Ngài đã từ cõi chết sống lại và đã hiện ra với nhiều người trước khi lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (x. Mt 28; Ga 20-21). Sách công vụ Tông đồ làm chứng rằng: “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”(Cv 2,32; 10,41).
Giáo Hội cũng dựa vào giáo huấn của Đức Giêsu để dạy cho chúng ta biết rằng: con người có hai phần hồn xác. Xác là phần vật chất. Hồn là phần thiêng liêng. Khi còn sống trên trần gian này, hồn và xác luôn song hành với nhau. Nhưng, khi xác đã chết thì hồn và xác tách lìa nhau. Xác sẽ hư nát chờ ngày sống lại, còn hồn thì bất tử. Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng rằng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy.” Niềm tin đó đã được các thánh xác tín một cách mạnh mẽ: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu trước khi hấp hối đã nói với chị em đang đứng xung quanh mình rằng: “Em không chết đâu, em đi vào cõi sống”; Thánh Đaminh Nguyễn Văn Hạnh tử đạo đã tuyên bố: “Kẻ trung thành với Đức Giêsu, khi chết sẽ được lên Thiên đàng.”
Có sự sống sau cái chết cũng là niềm tin của đa số con người qua mọi thời đại. Tại Việt Nam chúng ta, cách nào đó, người ta vẫn tin có sự sống đời sau. Họ cho rằng chết là trở về cội nguồn, vì “Sinh ký tử qui” (Hoài Nam Tử): sống gửi, chết về. Niềm tin đó được thể hiện qua việc họ kính nhớ những người đã khuất bằng cách: lập bàn thờ, lập bài vị, thắp hương, cúng vái, giỗ chạp…
Có sự sống đời sau cũng là niềm tin theo lẽ tự nhiên của con người. Bởi vì, nếu chết là hết thì cuộc đời này có ý nghĩa gì? Cần gì phải ăn ngay ở lành, cần gì phải làm phúc bố thí, cần gì phải sống công bằng, thành thật? Nếu chết là hết thì cần gì phải chấp nhận hy sinh đau khổ? Nếu chết là hết thì cần gì phải theo đạo, giữ đạo, sống đạo? Hay nói như Thánh Phaolô: “Nếu chết là hết, thì quả thật chúng ta là những kẻ đáng thương hơn ai hết” (x. 1Cr 15,19). Vì vậy, cần có đời sau thì cuộc sống đời này mới có ý nghĩa, cần có đời sau để thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ: “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng:” Có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt. Thánh Phaolô cũng cho biết, trong ngày phán xét, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm (x. Rm 2,5- 6). Hơn nữa, con người luôn khát khao được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, nhưng ở đời này không bao giờ có được hạnh phúc ấy. Chính Thánh Augustinô đã thốt lên rằng: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con, hướng về Chúa, nên lòng con luôn khắc khoải cho đến khi được nghỉ an trong Chúa." Vì vậy, cần có hạnh phúc đời sau để thỏa mãn khát khao của con người.
Tóm lại, có sự sống sau cái chết, đó chính là giáo huấn của Đức Giêsu, là niềm tin của hầu hết nhân loại và đặc biệt là niềm tin của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở lời tuyên xưng niềm tin suông mà cần phải thực hành niềm tin đó trong cuộc sống bằng cách: luôn tỉnh thức sẵn sàng như năm cô trinh nữ khôn ngoan luôn cầm đèn cháy sáng trong tay (x. Mt 25, 1-13), hay như người đầy tớ luôn sẵn sàng đợi chủ đi ăn cưới về (x. Mt 24, 42-44). Nghĩa là chúng ta luôn biết chu toàn bổn phận, xa tránh tội lỗi, nhất là tội nặng và làm nhiều việc lành phúc đức. Phải can đảm nói lên niềm tin của mình trước thử thách đau khổ, như bảy anh em mà sách Macabê kể lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay rằng: “Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn” (2 Mcb 7,14).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con luôn nghĩ về cùng đích của đời mình, nhờ đó biết sống tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách sống tốt ở đời này để ngày sau được hưởng hạnh phúc trong nước Chúa. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Nhóm Sađốc là những người không tin có sự sống lại. Họ đi ngược lại giáo huấn của Đức Giêsu. Vì thế, họ nghĩ ra một câu chuyện như chúng ta vừa nghe qua đoạn Tin mừng hôm nay để chất vất Ngài: Ở đời này, một người phụ nữ lần lượt là vợ của bảy người đàn ông. Ở đời sau, người phụ nữ đó là vợ của ai? (x. Lc 20, 28-33).
Câu chuyện tuy không có thật nhưng làm cho người nghe cảm thấy thú vị. Đặc biệt, câu hỏi của người Sađốc đặt ra, làm cho người nghe cảm thấy tò mò, muốn biết câu trả lời của Đức Giêsu. Thực ra, nhóm Sađốc không có ý hỏi để biết, họ có ý bịa ra câu chuyện như thế nhằm mục đích thử Đức Giêsu. Họ nghĩ rằng với câu hỏi của họ, Đức Giêsu sẽ thất thế. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu đã làm cho họ chưng hửng. Họ hỏi giả, Đức Giêsu trả lời thật. Câu trả lời của Đức Giêsu vén mở cho chúng ta biết thêm nhiều điều. Thứ nhất, Đức Giêsu chứng minh cho mọi người biết chết không phải là hết. Ngài nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành mà nhóm Sađốc công nhận để chứng minh có sự sống lại. Đó là đoạn Kinh thánh kể lại, khi hiện ra với Maisen trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng rằng: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp" (x. Xh 3,6). Thứ hai, Đức Giêsu cho mọi người biết cuộc sống ở thế giới bên kia khác với cuộc sống hiện tại: Những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì họ không cưới vợ lấy chồng; họ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần; họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại (x. Lc 20,35-36).
Không chỉ trong đoạn Tin mừng hôm nay Đức Giêsu mới đề cập tới vấn đề sự sống sau cái chết, nhưng cách này hay cách khác Ngài đã từng mạc khải về vấn đề này. Thật vậy, Đức Giêsu đã nhiều lần nhắc đến cuộc sống sau cái chết qua các dụ ngôn: dụ ngôn người giàu có và Lazarô (x. Lc 16,19-26); dụ ngôn cỏ lùng (x. Mt 13, 24-43); dụ ngôn về ngày phán xét (x. Mt 25, 31-46). Chính Ngài cũng đã tuyên bố với Maria rằng: "Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25). Khi còn sống, nhiều lần Ngài đã tiên báo về sự phục sinh của Ngài: “Con người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Lc 9,22). Đúng như lời Ngài tiên báo, Tin Mừng thuật lại việc Ngài đã từ cõi chết sống lại và đã hiện ra với nhiều người trước khi lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (x. Mt 28; Ga 20-21). Sách công vụ Tông đồ làm chứng rằng: “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”(Cv 2,32; 10,41).
Giáo Hội cũng dựa vào giáo huấn của Đức Giêsu để dạy cho chúng ta biết rằng: con người có hai phần hồn xác. Xác là phần vật chất. Hồn là phần thiêng liêng. Khi còn sống trên trần gian này, hồn và xác luôn song hành với nhau. Nhưng, khi xác đã chết thì hồn và xác tách lìa nhau. Xác sẽ hư nát chờ ngày sống lại, còn hồn thì bất tử. Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng rằng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy.” Niềm tin đó đã được các thánh xác tín một cách mạnh mẽ: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu trước khi hấp hối đã nói với chị em đang đứng xung quanh mình rằng: “Em không chết đâu, em đi vào cõi sống”; Thánh Đaminh Nguyễn Văn Hạnh tử đạo đã tuyên bố: “Kẻ trung thành với Đức Giêsu, khi chết sẽ được lên Thiên đàng.”
Có sự sống sau cái chết cũng là niềm tin của đa số con người qua mọi thời đại. Tại Việt Nam chúng ta, cách nào đó, người ta vẫn tin có sự sống đời sau. Họ cho rằng chết là trở về cội nguồn, vì “Sinh ký tử qui” (Hoài Nam Tử): sống gửi, chết về. Niềm tin đó được thể hiện qua việc họ kính nhớ những người đã khuất bằng cách: lập bàn thờ, lập bài vị, thắp hương, cúng vái, giỗ chạp…
Có sự sống đời sau cũng là niềm tin theo lẽ tự nhiên của con người. Bởi vì, nếu chết là hết thì cuộc đời này có ý nghĩa gì? Cần gì phải ăn ngay ở lành, cần gì phải làm phúc bố thí, cần gì phải sống công bằng, thành thật? Nếu chết là hết thì cần gì phải chấp nhận hy sinh đau khổ? Nếu chết là hết thì cần gì phải theo đạo, giữ đạo, sống đạo? Hay nói như Thánh Phaolô: “Nếu chết là hết, thì quả thật chúng ta là những kẻ đáng thương hơn ai hết” (x. 1Cr 15,19). Vì vậy, cần có đời sau thì cuộc sống đời này mới có ý nghĩa, cần có đời sau để thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ: “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng:” Có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt. Thánh Phaolô cũng cho biết, trong ngày phán xét, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm (x. Rm 2,5- 6). Hơn nữa, con người luôn khát khao được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, nhưng ở đời này không bao giờ có được hạnh phúc ấy. Chính Thánh Augustinô đã thốt lên rằng: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con, hướng về Chúa, nên lòng con luôn khắc khoải cho đến khi được nghỉ an trong Chúa." Vì vậy, cần có hạnh phúc đời sau để thỏa mãn khát khao của con người.
Tóm lại, có sự sống sau cái chết, đó chính là giáo huấn của Đức Giêsu, là niềm tin của hầu hết nhân loại và đặc biệt là niềm tin của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở lời tuyên xưng niềm tin suông mà cần phải thực hành niềm tin đó trong cuộc sống bằng cách: luôn tỉnh thức sẵn sàng như năm cô trinh nữ khôn ngoan luôn cầm đèn cháy sáng trong tay (x. Mt 25, 1-13), hay như người đầy tớ luôn sẵn sàng đợi chủ đi ăn cưới về (x. Mt 24, 42-44). Nghĩa là chúng ta luôn biết chu toàn bổn phận, xa tránh tội lỗi, nhất là tội nặng và làm nhiều việc lành phúc đức. Phải can đảm nói lên niềm tin của mình trước thử thách đau khổ, như bảy anh em mà sách Macabê kể lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay rằng: “Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn” (2 Mcb 7,14).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con luôn nghĩ về cùng đích của đời mình, nhờ đó biết sống tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách sống tốt ở đời này để ngày sau được hưởng hạnh phúc trong nước Chúa. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 03/11/2016
61. ĐỨNG SAU TÔN SƠN.
Thời nhà Tống có một thư sinh tên là Tôn San, nói nămg rất là dí dỏm.
Năm nọ, cùng với con của người hàng xóm đi lên kinh thành để thi, ngày niêm yết bảng, Tôn Sơn coi tên mình xếp cuối danh sách của bảng, và đứa con của người hàng xóm thì không có tên trong bảng (thi không đỗ).
Tôn Sơn cấp tốc chạy về nhà trước. Người hàng xóm hỏi thăm tin tức về con của họ, Tôn Sơn cười nói:
- “Tên nằm cuối bảng là Tôn Sơn, còn tên anh ấy thì lại xếp sau Tôn Sơn”.
(Quá Đình lục)
Suy tư 61:
Hồi còn nhỏ học giáo lý với các Xơ dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân) - Huế , các Xơ dạy chúng tôi –những học sinh lớp bốn- rằng: mỗi người đều có một thiên thần hộ thủ bên phải và một tên quỷ bên trái, khi chúng ta phạm tội làm điều ác, thì ma quỷ sẽ ghi vào sổ đen của chúng nó để tố cáo chúng ta trước mặt Thiên Chúa; khi chúng ta làm một điều lành, một việc thiện thì thiên thần hộ thủ sẽ ghi vào bảng vàng để trình trước tòa Thiên Chúa khi chúng ta chết đi...
Bài học giáo lý sơ đẳng mà dể hiểu ấy, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ, và mỗi khi làm được một việc lành thì tôi luôn nghĩ đến bảng vàng mà thiên thần hộ thủ sẽ ghi vào các việc lành của tôi, và nếu trong bảng vàng không có, thì có nghĩa là bên sổ đen của ma quỷ đã ghi đầy điểm xấu của tôi. Thật là đáng sợ.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một bảng vàng sáng chói của ngày lãnh bí tích Rửa tội, bảng vàng này sẽ được đối chiếu với sổ hằng sống trên trời khi chúng ta đến trước tòa phán xét.
Nếu bảng vàng của tôi trở thành tấm bảng đen thui thì sao nhỉ ? Thật khủng khiếp !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thời nhà Tống có một thư sinh tên là Tôn San, nói nămg rất là dí dỏm.
Năm nọ, cùng với con của người hàng xóm đi lên kinh thành để thi, ngày niêm yết bảng, Tôn Sơn coi tên mình xếp cuối danh sách của bảng, và đứa con của người hàng xóm thì không có tên trong bảng (thi không đỗ).
Tôn Sơn cấp tốc chạy về nhà trước. Người hàng xóm hỏi thăm tin tức về con của họ, Tôn Sơn cười nói:
- “Tên nằm cuối bảng là Tôn Sơn, còn tên anh ấy thì lại xếp sau Tôn Sơn”.
(Quá Đình lục)
Suy tư 61:
Hồi còn nhỏ học giáo lý với các Xơ dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân) - Huế , các Xơ dạy chúng tôi –những học sinh lớp bốn- rằng: mỗi người đều có một thiên thần hộ thủ bên phải và một tên quỷ bên trái, khi chúng ta phạm tội làm điều ác, thì ma quỷ sẽ ghi vào sổ đen của chúng nó để tố cáo chúng ta trước mặt Thiên Chúa; khi chúng ta làm một điều lành, một việc thiện thì thiên thần hộ thủ sẽ ghi vào bảng vàng để trình trước tòa Thiên Chúa khi chúng ta chết đi...
Bài học giáo lý sơ đẳng mà dể hiểu ấy, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ, và mỗi khi làm được một việc lành thì tôi luôn nghĩ đến bảng vàng mà thiên thần hộ thủ sẽ ghi vào các việc lành của tôi, và nếu trong bảng vàng không có, thì có nghĩa là bên sổ đen của ma quỷ đã ghi đầy điểm xấu của tôi. Thật là đáng sợ.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một bảng vàng sáng chói của ngày lãnh bí tích Rửa tội, bảng vàng này sẽ được đối chiếu với sổ hằng sống trên trời khi chúng ta đến trước tòa phán xét.
Nếu bảng vàng của tôi trở thành tấm bảng đen thui thì sao nhỉ ? Thật khủng khiếp !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:47 03/11/2016
9. Nhờ bí tích Thánh Thể chúng ta trở thành máu thịt của Ngài, Ngài cũng trở thành máu thịt của chúng ta.
(Thánh Leo I)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phần đầu cuộc phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay từ Malmoe về Roma
Linh Tiến Khải
10:35 03/11/2016
Trưa ngày mùng 1 tháng 11 vừa qua trên chuyến bay từ Malmoe về Roma ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một giờ phỏng vấn về chuyến viếng thăm Thụy Điển và một vài vấn đề khác. Sau đây là nội dung phần đầu bài phỏng vấn.
Mở đầu ông Greg Burke, Giám đốc phòng báo chí Toà Thánh, nói: Chúng con xin cám ơn và kính chào ĐTC. ĐTC đã nói nhiều về việc các tôn giáo khác nhau “cùng bước đi”. Cả chúng ta cũng đã cùng đi với nhau, có người đây là lần đầu tiên. Chúng con có một nhà báo Thụy Điển. Con nghĩ là từ lâu rồi bây giờ mới có một nhà báo Thụy Điển cùng tháp tùng chuyến bay với ĐTC. Vì thế xin nhường lời cho chị Elin Swedenmark của hãng tin Thụy Điển “TT”.
Đáp: Trước hết tôi xin chào và cám ơn anh chị em về công việc anh chị em đã làm, và cái lạnh anh chị em đã phải chịu. Nhưng chúng ta đã khởi hành đúng giờ, vì người ta nói rằng chiều nay nhiệt độ sẽ xuống thêm 5 độ nữa. Chúng ta đã khởi hành đúng giờ. Xin cám ơn rất nhiều. Xin cám ơn anh chị em về sự đồng hành và về công việc của anh chị em.
Chị Elin Swedenmark hỏi:
Thưa ĐTC, hôm qua ĐTC đã nói về cuộc cách mạng của sự dịu hiền. Đồng thời chúng ta cũng ngày càng trông thấy nhiều người đến từ Siria hay Iraq tìm tỵ nạn tại các nước Âu châu. Nhưng một số người phản ứng với sự sợ hãi, hay tệ hơn có người nghĩ rằng các người tỵ nạn này có thể đe dọa nền văn hóa của Kitô giáo. Đâu là sứ điệp của ĐTC đối với những người lo sợ cho sự phát triển của tình trạng này, và đâu là sứ điệp ĐTC nhắn gửi Thụy Điển, là quốc gia có truyền thống dài tiếp đón người tỵ nạn, nhưng bây giờ bắt đầu đóng cửa biên giới của mình?
Đáp: Trước hết như là người Argentina và nam mỹ latinh tôi xin cám ơn nước Thụy Điển rất nhiều vì sự tiếp đón này, bởi vì có rất nhiều người Argentina, Chilê, Uruguay đã được tiếp nhận vào Thuỵ Điển trong thời các chế độ quân đội độc tài. Thụy Điển đã có một truyền thống lâu dài tiếp nhận người tỵ nạn. Nhưng không phải chỉ tiếp nhận thôi, mà còn hội nhập họ, tìm nhà cửa, trường học và công việc làm ngay cho họ, hội nhập họ vào cuộc sống của một dân tộc. Theo các thống kê người ta nói cho tôi – có lẽ tôi lầm, tôi không biết chắc – nhưng tôi có nhớ là – Thụy Điển có bao nhiêu dân? Chín triệu? Trong số 9 triệu đó có 850.000 người “Thuỵ Điển mới”, nghĩa là các người di cư hay tỵ nạn và con cái họ. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai, cần phải phân biệt người di cư và người tỵ nạn. Người di cư phải được đối xử với vài luật lệ nào đó, bởi vì di cư là một quyền, nhưng là một quyền được luật lệ xác định. Trái lại người tỵ nạn đến từ một tình trạng chiến tranh, lo âu, đói khổ, một tình trạng kinh khủng, và quy chế tỵ nạn cần săn sóc họ nhiều hơn và cho họ công việc làm nhiều hơn. Cả trong điều này nữa Thụy Điển đã luôn luôn là một gương mẫu trong việc lo lắng cho người tỵ nạn, được học tiếng, hiểu nền văn hóa, và hội nhập vào nền văn hóa. Liên quan tới khiá cạnh hội nhập các nền văn hóa chúng ta không có gì phải hoảng hốt, bởi vì Âu châu đã được tạo thành với một sự hội nhập liên tục của các nền văn hóa, biết bao nền văn hóa. Tôi tin rằng - điều này tôi không nói một cách xúc phạm, không đâu, nhưng như là một sự tò mò – sự kiện ngày nay tại Islen, một cách cụ thể một người Islen với tiếng Islen ngày nay, có thể đọc các tác giả cổ điển một ngàn năm trước mà không gặp khó khăn nào, có nghĩa nó là một nước có ít cuộc di cư, ít làn sóng di cư như Âu châu đã có. Âu châu đã được thành hình với các cuộc di cư. Thế rồi tôi nghĩ gì về những nước đóng cửa biên giới: tôi tin rằng trên lý thuyết không thể khép kín tâm lòng đối với một ngươi tỵ nạn, nhưng cũng cần sự thận trọng của giới lãnh đạo: họ phải rất rộng mở tiếp đón người tỵ nạn, nhưng cũng phải tính toán xem có thể ổn định người tỵ nạn như thế nào. Bởi vì không phải chỉ tiếp đón một người tỵ nạn mà thôi, nhưng cũng cần phải hội nhập họ nữa. Và nếu một nước có khả năng hội nhập 20 người thôi, chẳng hạn, thì hãy làm tới đó thôi. Một nước khác có khả năng nhiều hơn, thì làm nhiều hơn. Nhưng luôn luôn phải có con tim rộng mở: đóng cửa không phải là nhân đạo, đóng con tim không phải là nhân bản, và về lâu về dài phải tính sổ với điều đó. Ở đây là trả giá chính trị, cũng như phải trả giá chính trị khi không thận trọng trong các tính toán, nhận nhiều người hơn là số có thể hội nhập. Bởi vì đâu là nguy cơ khi một người tỵ nạn hay một người di cư – điều này có giá trị cho cả hai – không được hội nhập, không hội nhập được? Tôi xin được phép nói một từ có lẽ là một kiểu nói mới “họ bị ghetto hoá” – họ vào trong một ghetto, một khu vực đóng kín. Đó là một nền văn hóa không phát triển trong tương quan với nền văn hóa khác, điều này nguy hiểm. Tôi tin rằng cố vấn xấu đối với các quốc gia hướng tới chỗ đóng các biên giới là sự sợ hãi, và cố vấn tốt nhất là sự thận trọng. Tôi đã nói chuyện với một nhân viên chính quyền Thụy Điển trong các ngày này, và ông ta kể cho tôi nghe một vài khó khăn trong lúc này – điều này có giá trị cho câu hỏi cuối cùng của chị – vài khó khăn, bởi vì có biết bao người tỵ nạn đến, nhưng không có thời giờ để định cư họ, tìm nhà ở, trường học và việc làm cho họ, để họ học tiếng. Sự cẩn trọng phải biết tính toán. Nhưng Thụy Điển, tôi không tin rằng nếu Thuỵ Điển giảm khả năng tiếp đón là vì ích kỷ hay vì đã đánh mất đi khả năng đó. Nếu có điều gì như thế, thì là vì điều cuối cùng tôi đã nói: ngày nay biết bao người nhìn vào Thuỵ Điển vì họ biết sự tiếp đón của nó, nhưng để sắp xếp, thì không có thời giờ thu xếp cho tất cả mọi người. Không biết tôi đã trả lời cho câu hỏi của chị chưa.
Ông Greg Burke nói. Xin cám ơn ĐTC bây giờ tới câu hỏi của đài truyền hình Thuỵ Điển: chị Anna Cristina Kappelin thuộc đài truyền hình Sveriges:
Hỏi: Thưa ĐTC, Thụy Điển đã đón tiếp cuộc gặp gỡ đại kết quan trọng, có một phụ nữ lãnh đạo Giáo Hội Tin Lành ở đây, ĐTC nghĩ gì về điều này? Có cụ thể không, khi nghĩ tới các phụ nữ linh mục trong Giáo Hội Công Giáo, trong các thập niên tới đây? Nếu không thì tại sao? Các linh mục Công Giáo sợ sự cạnh tranh của phụ nữ linh mục hay sao?
Đáp: Khi đọc lịch sử của vùng đất mà chúng ta đã viếng thăm, tôi thấy đã có một hoàng hậu bị goá tới 3 lần, và tôi đã nói: “Bà này mạnh thật”. Và người ta đã nói với tôi rằng “Phụ nữ Thụy Điển rất là mạnh khỏe, rất giỏi, vì thế có nam giới Thụy Điển tìm một người phụ nữ thuộc quốc tịch khác”. Tôi không biết có đúng không! Liên quan tới việc truyền chức cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo lời cuối cùng rõ ràng đã là lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và lời đó tồn tại. Điều này tồn tại. Về việc cạnh tranh thì tôi không biết…
Nếu chúng ta đọc kỹ lời tuyên bố của Đức Gioan Phaolô II, thì nó đi theo đường hướng này. Vâng. Nhưng các phụ nữ có thể làm biết bao nhiêu việc, tốt hơn nam giới. Và cả trong lãnh vực tín lý – để minh giải – có lẽ để có một sự rõ ràng hơn – không phải chỉ quy chiếu một tài liệu thôi - trong Giáo Hội học Công Giáo có hai chiều kích: chiều kích Phêrô là chiều kích của các Tông Đồ - Phêrô và Đoàn Tông Đồ là mục vụ của các Giám Mục – và chiều kích thánh mẫu Maria là chiều kích nữ giới của Giáo Hội. Và điều này tôi đã nói hơn một lần rồi. Tôi tự hỏi, ai quan trọng hơn trong nền thần học và trong nền thần bí của Giáo Hội: các tông đồ hay Đức Maria, trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống? Đó là Đức Maria! Còn hơn thế nữa: Giáo Hội là phụ nữ. Đó là “La” Chiesa giống cái, chứ không phải “Il” Chiesa giống đực. Đó là Giáo Hội phụ nữ. Đó là Giáo Hội hiền thê của Chúa Giêsu Kitô. Đó là một mầu nhiệm phu thê. Và dưới ánh sáng của mầu nhiệm này người ta hiểu cái tại sao của hai chiều kích này: chiều kích phêrô, nghĩa là giám mục và chiều kích thánh mẫu Maria, với tất cả những gì là chức làm mẹ của Giáo Hội, nhưng trong nghĩa sâu thẳm nhất. Không có Giáo Hội mà không có chiều kích nữ giới này, bởi vì Giáo Hội là nữ giới.
Ông Greg Burke nói bây giờ tới một câu hỏi của anh Austen Ivereigh, hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha:
Hỏi: Thưa ĐTC, mùa thu này đã rất phong phú với các cuộc gặp gỡ đại kết với các Giáo Hội truyền thống: Chính Thống, Anh giáo, và bây giờ là Luther. Nhưng đa số các tín hữu tin lành trên thế giới thuộc truyền thống tin lành pentecostal… Con đã nghe nói là vào ngày vọng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm tới sẽ có biến cố cử hành 50 năm của Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh tại Circo Massimo ở Roma. ĐTC đã đưa ra rất nhiều sáng kiến – có lẽ đây là lần đầu tiên đối với một Giáo Hoàng – trong năm 2014 với các vị lãnh đạo tin lành. Điều gì đã xảy ra với các sáng kiến này, và ĐTC chờ đợi có được điều gì nơi cuộc gặp gỡ vào năm tới?
Đáp: Với các sáng kiến này… Tôi đã có hai loại sáng kiến. Một sáng kiến tôi đã làm khi đến thăm nhà thờ đặc sủng Valdese tại Caserta, và trong cùng đường hướng này khi tôi thăm nhà thờ tin lành Valdese tại Torino. Đó là một sáng kiến nhằm sửa chữa và xin lỗi, vì một phần tín hữu của Giáo Hội Công Giáo đã không có cung cách hành xử theo tinh thần Kitô đối với các anh chị em tin lành. Và ở đó có việc xin lỗi và chữa lành một vết thương.
Sáng kiến kia đã là sáng kiến đối thoại, và điều này tôi đã làm ngay từ khi còn ở Buenos Aires. Chẳng hạn tại Buenos Aires chúng tôi đã có 3 cuộc gặp gỡ tại Luna Park chứa được 7.000 người. Ba cuộc gặp gỡ giữa các tín hữu Công Giáo và tin lành trong đường hướng Canh Tân đặc sủng Thánh Linh, nhưng cũng rộng mở. Các cuộc gặp gỡ kéo dài suốt ngày: trong đó có các bài thuyết giảng của một mục sư, một giám mục tin lành và một linh mục hay một giám mục Công Giáo; hay cứ từng hai vị một, thay đổi nhau. Trong hai cuộc gặp gỡ này, nếu không phải là trong cả ba, nhưng chắc chắn là trong hai cuộc gặp gỡ cha Cantalamessa là vị giảng thuyết của Toà Thánh đã thuyết giảng.
Tôi tin là điều này đã bắt nguồn từ các triều đại giáo hoàng trước, và từ khi tôi ở Buenos Aires, điều này đã sinh ích cho chúng tôi. Và chúng tôi cũng tổ chức các cuộc tĩnh tâm cho các mục sư và các linh mục chung với nhau, do các mục sư và một linh mục hay một giám mục thuyết giảng. Điều này trợ giúp rất nhiều cuộc đối thoại, sự thông cảm, việc xích lại gần nhau và hoạt động, nhất là trong việc trợ giúp người cần giúp đỡ. Cùng nhau và có sự kính trọng lớn giữa hai bên… Đó là các hoạt động tại Buenos Aires. Còn tại Roma tôi đã có nhiều cuộc họp với các mục sư, hai ba lần rồi. Một số vị tới từ Hoa Kỳ, các vị khác tới từ các nước Âu châu. Thế rồi có cuộc gặp gỡ mà anh đã nhắc tới đó là lễ của Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh quốc tế, đuợc nảy sinh như là phong trào đại kết, vì thế đó sẽ là một cử hành đại kết được tổ chức tại Circo Massimo. Tôi dự kiến – nếu Chúa cho tôi còn sống – đến để phát biểu tại đại hội. Hình như đại hội kéo dài hai ngày, vì thế nó chưa có chương trình chi tiết. Tôi biết là nó sẽ bắt đầu ngày áp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, và tôi sẽ phát biểu trong một lúc nào đó. Liên quan tới Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh, từ “pentecostale”, tên gọi “thánh linh” ngày nay hàm hồ không rõ ràng, bởi vì nó quy chiếu nhiều điều, nhiều hiệp hội, nhiều cộng đoàn Giáo Hội không giống nhau, trái lại đối chọi nhau. Vì thế cần phải chính xác hơn. Nghĩa là nó phổ biến tới độ nó đã trở thành một từ hàm hồ. Đây là điều đặc biệt xảy ra bên Brasil, nơi phong trào được phổ biến rộng rãi.
Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh nảy sinh, và một trong những người đầu tiến chống đối bên Argentina là người đang nói chuyện với anh chị em đây. Bởi vì hồi đó tôi là Giám tỉnh dòng Tên, khi phong trào bắt đầu nảy sinh, tôi đã cấm các tu sĩ của dòng liên lạc với phong trào. Và tôi đã nói công khai rằng khi cử hành thánh lễ thì phải cử hành phụng vụ, chứ không phải là “một trường dậy nhảy samba” Tôi đã nói như vậy. Và ngày nay tôi nghĩ ngược lại, khi mọi sự được làm một cách tốt đẹp.
Còn hơn thế nữa tại Buenos Aires hàng năm Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh đều tổ chức thánh lễ trong nhà thờ chính toà, và mọi người tới tham dự. Vì thế tôi cũng đã kinh nghiệm được một tiến trình hiểu biết điều tốt, mà phong trào cống hiến cho Giáo Hội. Và không được quên gương mặt vĩ đại của ĐHY Suenens, là người đã có thị kiến ngôn sứ và đại kết liên quan tới phong trào.
Mở đầu ông Greg Burke, Giám đốc phòng báo chí Toà Thánh, nói: Chúng con xin cám ơn và kính chào ĐTC. ĐTC đã nói nhiều về việc các tôn giáo khác nhau “cùng bước đi”. Cả chúng ta cũng đã cùng đi với nhau, có người đây là lần đầu tiên. Chúng con có một nhà báo Thụy Điển. Con nghĩ là từ lâu rồi bây giờ mới có một nhà báo Thụy Điển cùng tháp tùng chuyến bay với ĐTC. Vì thế xin nhường lời cho chị Elin Swedenmark của hãng tin Thụy Điển “TT”.
Đáp: Trước hết tôi xin chào và cám ơn anh chị em về công việc anh chị em đã làm, và cái lạnh anh chị em đã phải chịu. Nhưng chúng ta đã khởi hành đúng giờ, vì người ta nói rằng chiều nay nhiệt độ sẽ xuống thêm 5 độ nữa. Chúng ta đã khởi hành đúng giờ. Xin cám ơn rất nhiều. Xin cám ơn anh chị em về sự đồng hành và về công việc của anh chị em.
Chị Elin Swedenmark hỏi:
Thưa ĐTC, hôm qua ĐTC đã nói về cuộc cách mạng của sự dịu hiền. Đồng thời chúng ta cũng ngày càng trông thấy nhiều người đến từ Siria hay Iraq tìm tỵ nạn tại các nước Âu châu. Nhưng một số người phản ứng với sự sợ hãi, hay tệ hơn có người nghĩ rằng các người tỵ nạn này có thể đe dọa nền văn hóa của Kitô giáo. Đâu là sứ điệp của ĐTC đối với những người lo sợ cho sự phát triển của tình trạng này, và đâu là sứ điệp ĐTC nhắn gửi Thụy Điển, là quốc gia có truyền thống dài tiếp đón người tỵ nạn, nhưng bây giờ bắt đầu đóng cửa biên giới của mình?
Đáp: Trước hết như là người Argentina và nam mỹ latinh tôi xin cám ơn nước Thụy Điển rất nhiều vì sự tiếp đón này, bởi vì có rất nhiều người Argentina, Chilê, Uruguay đã được tiếp nhận vào Thuỵ Điển trong thời các chế độ quân đội độc tài. Thụy Điển đã có một truyền thống lâu dài tiếp nhận người tỵ nạn. Nhưng không phải chỉ tiếp nhận thôi, mà còn hội nhập họ, tìm nhà cửa, trường học và công việc làm ngay cho họ, hội nhập họ vào cuộc sống của một dân tộc. Theo các thống kê người ta nói cho tôi – có lẽ tôi lầm, tôi không biết chắc – nhưng tôi có nhớ là – Thụy Điển có bao nhiêu dân? Chín triệu? Trong số 9 triệu đó có 850.000 người “Thuỵ Điển mới”, nghĩa là các người di cư hay tỵ nạn và con cái họ. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai, cần phải phân biệt người di cư và người tỵ nạn. Người di cư phải được đối xử với vài luật lệ nào đó, bởi vì di cư là một quyền, nhưng là một quyền được luật lệ xác định. Trái lại người tỵ nạn đến từ một tình trạng chiến tranh, lo âu, đói khổ, một tình trạng kinh khủng, và quy chế tỵ nạn cần săn sóc họ nhiều hơn và cho họ công việc làm nhiều hơn. Cả trong điều này nữa Thụy Điển đã luôn luôn là một gương mẫu trong việc lo lắng cho người tỵ nạn, được học tiếng, hiểu nền văn hóa, và hội nhập vào nền văn hóa. Liên quan tới khiá cạnh hội nhập các nền văn hóa chúng ta không có gì phải hoảng hốt, bởi vì Âu châu đã được tạo thành với một sự hội nhập liên tục của các nền văn hóa, biết bao nền văn hóa. Tôi tin rằng - điều này tôi không nói một cách xúc phạm, không đâu, nhưng như là một sự tò mò – sự kiện ngày nay tại Islen, một cách cụ thể một người Islen với tiếng Islen ngày nay, có thể đọc các tác giả cổ điển một ngàn năm trước mà không gặp khó khăn nào, có nghĩa nó là một nước có ít cuộc di cư, ít làn sóng di cư như Âu châu đã có. Âu châu đã được thành hình với các cuộc di cư. Thế rồi tôi nghĩ gì về những nước đóng cửa biên giới: tôi tin rằng trên lý thuyết không thể khép kín tâm lòng đối với một ngươi tỵ nạn, nhưng cũng cần sự thận trọng của giới lãnh đạo: họ phải rất rộng mở tiếp đón người tỵ nạn, nhưng cũng phải tính toán xem có thể ổn định người tỵ nạn như thế nào. Bởi vì không phải chỉ tiếp đón một người tỵ nạn mà thôi, nhưng cũng cần phải hội nhập họ nữa. Và nếu một nước có khả năng hội nhập 20 người thôi, chẳng hạn, thì hãy làm tới đó thôi. Một nước khác có khả năng nhiều hơn, thì làm nhiều hơn. Nhưng luôn luôn phải có con tim rộng mở: đóng cửa không phải là nhân đạo, đóng con tim không phải là nhân bản, và về lâu về dài phải tính sổ với điều đó. Ở đây là trả giá chính trị, cũng như phải trả giá chính trị khi không thận trọng trong các tính toán, nhận nhiều người hơn là số có thể hội nhập. Bởi vì đâu là nguy cơ khi một người tỵ nạn hay một người di cư – điều này có giá trị cho cả hai – không được hội nhập, không hội nhập được? Tôi xin được phép nói một từ có lẽ là một kiểu nói mới “họ bị ghetto hoá” – họ vào trong một ghetto, một khu vực đóng kín. Đó là một nền văn hóa không phát triển trong tương quan với nền văn hóa khác, điều này nguy hiểm. Tôi tin rằng cố vấn xấu đối với các quốc gia hướng tới chỗ đóng các biên giới là sự sợ hãi, và cố vấn tốt nhất là sự thận trọng. Tôi đã nói chuyện với một nhân viên chính quyền Thụy Điển trong các ngày này, và ông ta kể cho tôi nghe một vài khó khăn trong lúc này – điều này có giá trị cho câu hỏi cuối cùng của chị – vài khó khăn, bởi vì có biết bao người tỵ nạn đến, nhưng không có thời giờ để định cư họ, tìm nhà ở, trường học và việc làm cho họ, để họ học tiếng. Sự cẩn trọng phải biết tính toán. Nhưng Thụy Điển, tôi không tin rằng nếu Thuỵ Điển giảm khả năng tiếp đón là vì ích kỷ hay vì đã đánh mất đi khả năng đó. Nếu có điều gì như thế, thì là vì điều cuối cùng tôi đã nói: ngày nay biết bao người nhìn vào Thuỵ Điển vì họ biết sự tiếp đón của nó, nhưng để sắp xếp, thì không có thời giờ thu xếp cho tất cả mọi người. Không biết tôi đã trả lời cho câu hỏi của chị chưa.
Ông Greg Burke nói. Xin cám ơn ĐTC bây giờ tới câu hỏi của đài truyền hình Thuỵ Điển: chị Anna Cristina Kappelin thuộc đài truyền hình Sveriges:
Hỏi: Thưa ĐTC, Thụy Điển đã đón tiếp cuộc gặp gỡ đại kết quan trọng, có một phụ nữ lãnh đạo Giáo Hội Tin Lành ở đây, ĐTC nghĩ gì về điều này? Có cụ thể không, khi nghĩ tới các phụ nữ linh mục trong Giáo Hội Công Giáo, trong các thập niên tới đây? Nếu không thì tại sao? Các linh mục Công Giáo sợ sự cạnh tranh của phụ nữ linh mục hay sao?
Đáp: Khi đọc lịch sử của vùng đất mà chúng ta đã viếng thăm, tôi thấy đã có một hoàng hậu bị goá tới 3 lần, và tôi đã nói: “Bà này mạnh thật”. Và người ta đã nói với tôi rằng “Phụ nữ Thụy Điển rất là mạnh khỏe, rất giỏi, vì thế có nam giới Thụy Điển tìm một người phụ nữ thuộc quốc tịch khác”. Tôi không biết có đúng không! Liên quan tới việc truyền chức cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo lời cuối cùng rõ ràng đã là lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và lời đó tồn tại. Điều này tồn tại. Về việc cạnh tranh thì tôi không biết…
Nếu chúng ta đọc kỹ lời tuyên bố của Đức Gioan Phaolô II, thì nó đi theo đường hướng này. Vâng. Nhưng các phụ nữ có thể làm biết bao nhiêu việc, tốt hơn nam giới. Và cả trong lãnh vực tín lý – để minh giải – có lẽ để có một sự rõ ràng hơn – không phải chỉ quy chiếu một tài liệu thôi - trong Giáo Hội học Công Giáo có hai chiều kích: chiều kích Phêrô là chiều kích của các Tông Đồ - Phêrô và Đoàn Tông Đồ là mục vụ của các Giám Mục – và chiều kích thánh mẫu Maria là chiều kích nữ giới của Giáo Hội. Và điều này tôi đã nói hơn một lần rồi. Tôi tự hỏi, ai quan trọng hơn trong nền thần học và trong nền thần bí của Giáo Hội: các tông đồ hay Đức Maria, trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống? Đó là Đức Maria! Còn hơn thế nữa: Giáo Hội là phụ nữ. Đó là “La” Chiesa giống cái, chứ không phải “Il” Chiesa giống đực. Đó là Giáo Hội phụ nữ. Đó là Giáo Hội hiền thê của Chúa Giêsu Kitô. Đó là một mầu nhiệm phu thê. Và dưới ánh sáng của mầu nhiệm này người ta hiểu cái tại sao của hai chiều kích này: chiều kích phêrô, nghĩa là giám mục và chiều kích thánh mẫu Maria, với tất cả những gì là chức làm mẹ của Giáo Hội, nhưng trong nghĩa sâu thẳm nhất. Không có Giáo Hội mà không có chiều kích nữ giới này, bởi vì Giáo Hội là nữ giới.
Ông Greg Burke nói bây giờ tới một câu hỏi của anh Austen Ivereigh, hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha:
Hỏi: Thưa ĐTC, mùa thu này đã rất phong phú với các cuộc gặp gỡ đại kết với các Giáo Hội truyền thống: Chính Thống, Anh giáo, và bây giờ là Luther. Nhưng đa số các tín hữu tin lành trên thế giới thuộc truyền thống tin lành pentecostal… Con đã nghe nói là vào ngày vọng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm tới sẽ có biến cố cử hành 50 năm của Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh tại Circo Massimo ở Roma. ĐTC đã đưa ra rất nhiều sáng kiến – có lẽ đây là lần đầu tiên đối với một Giáo Hoàng – trong năm 2014 với các vị lãnh đạo tin lành. Điều gì đã xảy ra với các sáng kiến này, và ĐTC chờ đợi có được điều gì nơi cuộc gặp gỡ vào năm tới?
Đáp: Với các sáng kiến này… Tôi đã có hai loại sáng kiến. Một sáng kiến tôi đã làm khi đến thăm nhà thờ đặc sủng Valdese tại Caserta, và trong cùng đường hướng này khi tôi thăm nhà thờ tin lành Valdese tại Torino. Đó là một sáng kiến nhằm sửa chữa và xin lỗi, vì một phần tín hữu của Giáo Hội Công Giáo đã không có cung cách hành xử theo tinh thần Kitô đối với các anh chị em tin lành. Và ở đó có việc xin lỗi và chữa lành một vết thương.
Sáng kiến kia đã là sáng kiến đối thoại, và điều này tôi đã làm ngay từ khi còn ở Buenos Aires. Chẳng hạn tại Buenos Aires chúng tôi đã có 3 cuộc gặp gỡ tại Luna Park chứa được 7.000 người. Ba cuộc gặp gỡ giữa các tín hữu Công Giáo và tin lành trong đường hướng Canh Tân đặc sủng Thánh Linh, nhưng cũng rộng mở. Các cuộc gặp gỡ kéo dài suốt ngày: trong đó có các bài thuyết giảng của một mục sư, một giám mục tin lành và một linh mục hay một giám mục Công Giáo; hay cứ từng hai vị một, thay đổi nhau. Trong hai cuộc gặp gỡ này, nếu không phải là trong cả ba, nhưng chắc chắn là trong hai cuộc gặp gỡ cha Cantalamessa là vị giảng thuyết của Toà Thánh đã thuyết giảng.
Tôi tin là điều này đã bắt nguồn từ các triều đại giáo hoàng trước, và từ khi tôi ở Buenos Aires, điều này đã sinh ích cho chúng tôi. Và chúng tôi cũng tổ chức các cuộc tĩnh tâm cho các mục sư và các linh mục chung với nhau, do các mục sư và một linh mục hay một giám mục thuyết giảng. Điều này trợ giúp rất nhiều cuộc đối thoại, sự thông cảm, việc xích lại gần nhau và hoạt động, nhất là trong việc trợ giúp người cần giúp đỡ. Cùng nhau và có sự kính trọng lớn giữa hai bên… Đó là các hoạt động tại Buenos Aires. Còn tại Roma tôi đã có nhiều cuộc họp với các mục sư, hai ba lần rồi. Một số vị tới từ Hoa Kỳ, các vị khác tới từ các nước Âu châu. Thế rồi có cuộc gặp gỡ mà anh đã nhắc tới đó là lễ của Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh quốc tế, đuợc nảy sinh như là phong trào đại kết, vì thế đó sẽ là một cử hành đại kết được tổ chức tại Circo Massimo. Tôi dự kiến – nếu Chúa cho tôi còn sống – đến để phát biểu tại đại hội. Hình như đại hội kéo dài hai ngày, vì thế nó chưa có chương trình chi tiết. Tôi biết là nó sẽ bắt đầu ngày áp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, và tôi sẽ phát biểu trong một lúc nào đó. Liên quan tới Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh, từ “pentecostale”, tên gọi “thánh linh” ngày nay hàm hồ không rõ ràng, bởi vì nó quy chiếu nhiều điều, nhiều hiệp hội, nhiều cộng đoàn Giáo Hội không giống nhau, trái lại đối chọi nhau. Vì thế cần phải chính xác hơn. Nghĩa là nó phổ biến tới độ nó đã trở thành một từ hàm hồ. Đây là điều đặc biệt xảy ra bên Brasil, nơi phong trào được phổ biến rộng rãi.
Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh nảy sinh, và một trong những người đầu tiến chống đối bên Argentina là người đang nói chuyện với anh chị em đây. Bởi vì hồi đó tôi là Giám tỉnh dòng Tên, khi phong trào bắt đầu nảy sinh, tôi đã cấm các tu sĩ của dòng liên lạc với phong trào. Và tôi đã nói công khai rằng khi cử hành thánh lễ thì phải cử hành phụng vụ, chứ không phải là “một trường dậy nhảy samba” Tôi đã nói như vậy. Và ngày nay tôi nghĩ ngược lại, khi mọi sự được làm một cách tốt đẹp.
Còn hơn thế nữa tại Buenos Aires hàng năm Phong trào canh tân đặc sủng thánh linh đều tổ chức thánh lễ trong nhà thờ chính toà, và mọi người tới tham dự. Vì thế tôi cũng đã kinh nghiệm được một tiến trình hiểu biết điều tốt, mà phong trào cống hiến cho Giáo Hội. Và không được quên gương mặt vĩ đại của ĐHY Suenens, là người đã có thị kiến ngôn sứ và đại kết liên quan tới phong trào.
Video ĐTC tiếp 200 Đại diện các Tôn giáo & Thánh lễ cầu cho các Linh hồn
VietCatholic Network
19:47 03/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi tiếp kiến 200 vị đại diện các tôn giáo sáng 3-11-2016, ĐTC cổ võ sự gặp gỡ an bình giữa tín đồ các tôn giáo và một nền tự do tôn giáo đích thực.
Các vị đại diện tôn giáo gặp gỡ và suy tư về đề tài lòng từ bi thương xót. ĐTC nhắc đến chủ đề Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp kết thúc trong Giáo Hội Công Giáo và nhắc đến sự kiện trong các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác cũng đề cao sự cảm thương, từ bi, bất bạo động, như những giá trị thiết yếu và chỉ dẫn con đường sự sống.
Ngài khẳng định rằng ”mầu nhiệm thương xót không được cử hành bằng lời nói mà thôi, nhưng nhất là bằng hành động, với một lối sống thực sự từ bi thương xót, với lòng yêu thương vô vị lợi, phục vụ anh em, và chia sẻ chân thành. Đó cũng là lối sống mà Giáo Hội rất mong ước đảm nhận, cả trong nghĩa vụ ”cổ võ sự hiệp nhất và tình bác ái giữa con người với nhau” (Nostra Aetate, 1). Lối sống mà các tôn giáo cũng được kêu gọi đón nhận, nhất là thời nay, đó là trở thành sứ giả hòa bình và kiến tạo tình hiệp thông; và khác với những người xách động xung đột, chia rẽ và khép kín, thời nay chính là thời kỳ của tình huynh đệ. Vì thế, điều quan trọng là tìm cách gặp gỡ giữa chúng ta, một cuộc gặp gỡ không có tinh thần tôn giáo hỗn hợp, ”làm cho chúng ta cởi mở đối thoại để biết nhau rõ hơn và cảm thông nhau; loại bỏ mọi hình thức khép kín và khinh rẻ, và mọi hình thức bạo lực và kỳ thị” (Misericordiae Vultus, 23).
ĐTC cũng nói đến sự dấn thân chung giữa tín đồ các tôn giáo trong lãnh vực bảo vệ thiên nhiên. Ngài nói:
”Lòng thương xót cũng mở rộng cho thế giới chung quanh chúng ta, cho căn nhà chung mà chúng ta được kêu gọi gìn giữ và bảo tồn, chống lại sự tiêu thụ vô độ và ham hố. Chúng ta cần dấn thân giáo dục về sự điều độ và tôn trọng, về một lối sống đơn giản và có trật tự hơn, trong đó chúng ta sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách khôn ngoan và điều độ, nghĩ đến toàn thể nhân loại và các thế hệ mai sau, chứ không phải chỉ nghĩ đến những lợi lộc của phe nhóm riêng và những lợi lộc của thời nay mà thôi. Đặc biệt ngày nay ”cuộc khủng hoảng trầm trọng về môi trường đòi tất cả chúng ta phải nghĩ đến công ích và tiến bước trên con đường đối thoại, vốn đòi phải kiên nhẫn, khổ hạnh và quảng đại” (Laudato sì, 201).
”Con đường này thật là tuyệt vời đối với chúng ta; cần loại bỏ những con đường không có mục tiêu, dẫn đến sự đối nghịch nhau và khép kín. Cần làm sao để đừng xảy ra tệ nạn: các tôn giáo, vì thái độ của một số tín đồ, thông truyền một sứ điệp hỗn độn và trái ngược với sự điệp thương xót. Rất tiếc là không có ngày nào chúng ta không nghe nói về bạo lực, xung đột, bắt cóc, tấn công khủng bố, gây ra các nạn nhân và tàn phá. Và thật là điều kinh khủng khi người ta tìm cách biện minh cho những hành động man rợ như thế nhân danh tôn giáo hoặc nhân danh chính Thiên Chúa...”
Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời
Ngày mồng 2 tháng 11 toàn thể Giáo Hội tưởng nhớ và cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ vào 4h chiều tại Nghĩa trang Prima Porta của Roma, cách Thành Vatican 15km về phía bắc. Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha đăng trên tweet lời mời gọi cầu nguyện ngay cả cho “những người đã qua đời mà không còn ai nhớ tới”.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Thánh Cha nói: nhớ về những người quá cố với niềm hy vọng vào sự phục sinh.
Nỗi buồn và niềm hy vọng
Ông Gióp đã đi trong bóng tối khi ông cận kề cái chết. Trong giây phút đau khổ đau đớn, ông tuyên xưng niềm hy vọng: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất! … Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ” (Gióp 19:25.27).
Khi tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố, có hai ý nghĩa. Một là cảm giác buồn bã: nghĩa trang gợi nhớ sự buồn bã, buồn vì những người thân yêu của chúng ta đã ra đi, cũng buồn bã khi nghĩa trang gợi nhắc tương lai về cái chết của mỗi người. Thế nhưng, trong nỗi buồn này, chúng ta mang theo những bó hoa gợi nhắc dấu chỉ niềm hy vọng. Như thế, nỗi buồn và niềm hy vọng đan xen nhau. Và đây là tất cả những gì chúng ta cảm thấy trong ngày hôm nay: một ký ức về những người thân yêu, và hướng tới niềm hy vọng.
Hy vọng vào sự phục sinh
Chúng ta cảm thấy rằng, niềm hy vọng này nâng đỡ chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều phải làm cuộc hành trình này. Tất cả chúng ta sẽ trải qua hành trình này. Kẻ trước người sau, đau buồn ít hay nhiều, nhưng là tất cả mọi người. Thế nhưng chúng ta có bông hoa của niềm hy vọng, niềm hy vọng đặt nơi cái neo của sự phục sinh.
Người đầu tiên đã làm điều này, người đầu tiên đã phục sinh là Chúa Giêsu. Chúng ta bước đi trên con đường mà Người đã đi. Người mở cửa cho chúng ta, và cánh cửa là chính Người. Với Thập giá, Chúa Giêsu mở ra cánh cửa hy vọng cho chúng ta để chúng ta sẽ ở nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất! … Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.”
Hôm nay chúng ta trở về nhà với hai điều khắc ghi: một kí ức về quá khứ về những người thân yêu của chúng ta đã qua đời, và một niềm hy vọng về tương lai về con đường mà chắc chắn chúng ta sẽ đi. Cùng với sự đảm bảo chắc chắn từ lời hứa của Chúa Giêsu: “Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6:40).
Tòa Thánh lên tiếng về nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc
Vũ Văn An
21:55 03/11/2016
Hôm thứ Hai vừa qua, tại Phiên Họp 71 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Nghị Trình Ủy Ban Thứ Ba, vấn đề 68 (b,c,): Cổ Vũ và Bảo Vệ Nhân Quyền, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc đã đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có quyền sống của trẻ chưa sinh, của di dân đi tìm an toàn, của các nạn nhân các cuộc tranh chấp vũ trang, của người nghèo, của người cao niên và quyền sống của những người mang án tử hình. Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của ngài:
Thưa bà chủ tịch,
Tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao của phái đoàn tôi đối với cuộc đối thoại liên tục trong mấy tuần qua với các tường trình viên đặc biệt và các vị nắm giữ Ủy Nhiệm Đặc Biệt về việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền. Phái đoàn tôi hy vọng rằng nhờ cuộc đối thoại có ý nghĩa này, chúng ta sẽ đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn và một đáp ứng toàn diện đối với các thách đố nhân quyền hoàn cầu mà chúng ta đang phải đối phó ngày nay.
Ở tâm điểm các vấn đề nhân quyền là việc nhìn nhận rằng mọi người sinh ra đều có phẩm giá và giá trị cố hữu bằng nhau và đều có quyền sống căn bản cần được đề cao và bảo vệ ở mọi giai đoạn, từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên.
Dù các phúc trình soạn cho phiên họp hiện nay của Ủy Ban Thứ Ba có thừa nhận quyền này, nhưng than ôi, quyền này vẫn tiếp tục bị làm ngơ hoặc bị tối thiểu hóa. Quyền sống của trẻ chưa sinh, của di dân đi tìm sự an toàn, của các nạn nhân tranh chấp vũ trang, của người nghèo, của người cao niên và quyền sống của những người đang phải đối diện với án tử hình tiếp tục bị làm ngơ, bị bác bỏ và tranh luận hơn là đặt thành ưu tiên.
Về phương diện này, phái đoàn của tôi hoan nghinh phúc trình của Tường Trình Viên Đặc Biệt về nhà ở thỏa đáng như là thành tố của quyền có tiêu chuẩn sống thỏa đáng, và về quyền không bị kỳ thị trong bối cảnh này, một quyền vốn nhìn nhận rằng quyền sống không chỉ liên quan tới các hành động trực tiếp hay bỏ sót của nhà nước nhằm tước bỏ sự sống của các cá nhân mà còn đòi nhà nước phải giải quyết “việc tước bỏ quyền sống một cách có hệ thống, buộc người ta vào cảnh nghèo, vào những nơi cư trú và cảnh vô gia cư hết sức không thỏa đáng”, do đó, khuyến cáo “một cuộc thảo luận về sự liên quan và tầm quan trọng của quyền sống của những người đang phải sống trong các điều kiện nhà ở hết sức không thỏa đáng và của những ngươi vô gia cư”.
Việc đồng thuận ngày một có tính hoàn cầu về nhu cầu phải loại bỏ việc sử dụng án tử hình cũng là một biện pháp đáng hoan nghinh đối với việc bảo vệ sự sống. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng tuyên bố trong sứ điệp video của ngài gửi cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Sáu về việc bãi bỏ án tử hình họp tại Oslo, Na Uy hồi tháng Sáu vừa qua, “ngày nay án tử hình là điều không thể chấp nhận được, cho dù tội trạng của phạm nhân nặng đến bao nhiêu. Đây là một vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm vào sự sống và nhân phẩm; cũng thế, nó còn mâu thuẫn với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho các cá nhân, xã hội và công lý thương xót của Người. Nó cũng không phù hợp với bất cứ mục đích chính đáng nào của hình phạt. Nó không đem lại công lý cho các nạn nhân, nhưng đúng hơn, nó cổ vũ sự trả thù.
Một cái hiểu toàn diện về nhân quyền và nhân phẩm cũng đòi phải nhìn nhận các quyền xã hội, văn hóa, chính trị và thiêng liêng của mọi người. Một yếu tố cấu thành các quyền này là quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, như đã được ghi trong Điều 18 Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Quyền tự do này vượt quá sự khoan dung đơn giản và không chỉ giới hạn vào lãnh vực tư. Như Điều 18 vừa nhắc đã quả quyết, nó cũng bao gồm tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin của người ta, và tự do bày tỏ tôn giáo hay niềm tin của mình trong việc giảng dậy, thực hành, thờ phượng và tuân giữ, bất luận một mình hay trong một cộng đoàn cùng với nhiều người khác ở nơi công cộng hay tư riêng.
Thưa bà chủ tịch,
Như bản tường trình tạm thời của Tường Trình Viên Đặc Biệt về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã nhấn mạnh,tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng đang bị chà đạp và chế nhạo tại nhiều nơi trên thế giới, ngay khi chúng ta đang nói chuyện ở đây. Người ta tiếp tục bị bách hại, cầm tù và đôi khi bị giết chỉ vì các niềm tin tôn giáo của họ. Tại một số vùng trên thế giới, việc bách hại các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo đã gia tăng tới mức tạo nên các vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế. Ở nhiều vùng khác, các nhóm thiểu số tôn giáo đang bị kỳ thị vì y phục của họ hoặc buộc phải chọn giữa tín ngưỡng của họ và công ăn việc làm của họ.
Các cộng đồng tôn giáo cũng không miễn nhiễm khỏi cơn cám dỗ vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người khác. Các giải thích đầy bất khoan dung một số niềm tin tôn giáo từng dẫn đến phần lớn các cuộc bách hại tôn giáo. Tôn giáo trở thành nguồn gây kỳ thị khi nó bị sử dụng và lạm dụng để ấn định bản sắc và thống nhất quốc gia. Trong một số trường hợp, tôn giáo bị giải thích sai đã trở thành đồng lõa với việc kỳ thị và bêu xấu do nhà nước chủ mưu trong các lãnh vực giáo dục, chăm sóc y tế và luật gia đình, và gợi hứng cho việc sách nhiễu và các qui định kềnh càng về hành chánh nhằm giới hạn quyền tự do của các nhóm tôn giáo khác.
Vì tất cả các hình thức và biểu hiện vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng này, phái đoàn của tôi hoàn toàn nhất trí với kết luận của bản phúc trình tạm thời của Tường Trình Viên Đặc Biệt rằng “Phạm vi trọn vẹn của tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng thường bị đánh giá thấp, kết quả là người ta chú ý không thỏa đáng tới tầm cỡ bao quát của các vi phạm đang diễn ra trong lãnh vực này”.
Bởi thế, việc chú ý và hành động đổi mới và lâu dài nhằm bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng là điều hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ và cổ vũ nhân quyền.
Cám ơn bà chủ tịch
Thưa bà chủ tịch,
Tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao của phái đoàn tôi đối với cuộc đối thoại liên tục trong mấy tuần qua với các tường trình viên đặc biệt và các vị nắm giữ Ủy Nhiệm Đặc Biệt về việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền. Phái đoàn tôi hy vọng rằng nhờ cuộc đối thoại có ý nghĩa này, chúng ta sẽ đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn và một đáp ứng toàn diện đối với các thách đố nhân quyền hoàn cầu mà chúng ta đang phải đối phó ngày nay.
Ở tâm điểm các vấn đề nhân quyền là việc nhìn nhận rằng mọi người sinh ra đều có phẩm giá và giá trị cố hữu bằng nhau và đều có quyền sống căn bản cần được đề cao và bảo vệ ở mọi giai đoạn, từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên.
Dù các phúc trình soạn cho phiên họp hiện nay của Ủy Ban Thứ Ba có thừa nhận quyền này, nhưng than ôi, quyền này vẫn tiếp tục bị làm ngơ hoặc bị tối thiểu hóa. Quyền sống của trẻ chưa sinh, của di dân đi tìm sự an toàn, của các nạn nhân tranh chấp vũ trang, của người nghèo, của người cao niên và quyền sống của những người đang phải đối diện với án tử hình tiếp tục bị làm ngơ, bị bác bỏ và tranh luận hơn là đặt thành ưu tiên.
Về phương diện này, phái đoàn của tôi hoan nghinh phúc trình của Tường Trình Viên Đặc Biệt về nhà ở thỏa đáng như là thành tố của quyền có tiêu chuẩn sống thỏa đáng, và về quyền không bị kỳ thị trong bối cảnh này, một quyền vốn nhìn nhận rằng quyền sống không chỉ liên quan tới các hành động trực tiếp hay bỏ sót của nhà nước nhằm tước bỏ sự sống của các cá nhân mà còn đòi nhà nước phải giải quyết “việc tước bỏ quyền sống một cách có hệ thống, buộc người ta vào cảnh nghèo, vào những nơi cư trú và cảnh vô gia cư hết sức không thỏa đáng”, do đó, khuyến cáo “một cuộc thảo luận về sự liên quan và tầm quan trọng của quyền sống của những người đang phải sống trong các điều kiện nhà ở hết sức không thỏa đáng và của những ngươi vô gia cư”.
Việc đồng thuận ngày một có tính hoàn cầu về nhu cầu phải loại bỏ việc sử dụng án tử hình cũng là một biện pháp đáng hoan nghinh đối với việc bảo vệ sự sống. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng tuyên bố trong sứ điệp video của ngài gửi cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Sáu về việc bãi bỏ án tử hình họp tại Oslo, Na Uy hồi tháng Sáu vừa qua, “ngày nay án tử hình là điều không thể chấp nhận được, cho dù tội trạng của phạm nhân nặng đến bao nhiêu. Đây là một vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm vào sự sống và nhân phẩm; cũng thế, nó còn mâu thuẫn với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho các cá nhân, xã hội và công lý thương xót của Người. Nó cũng không phù hợp với bất cứ mục đích chính đáng nào của hình phạt. Nó không đem lại công lý cho các nạn nhân, nhưng đúng hơn, nó cổ vũ sự trả thù.
Một cái hiểu toàn diện về nhân quyền và nhân phẩm cũng đòi phải nhìn nhận các quyền xã hội, văn hóa, chính trị và thiêng liêng của mọi người. Một yếu tố cấu thành các quyền này là quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, như đã được ghi trong Điều 18 Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Quyền tự do này vượt quá sự khoan dung đơn giản và không chỉ giới hạn vào lãnh vực tư. Như Điều 18 vừa nhắc đã quả quyết, nó cũng bao gồm tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin của người ta, và tự do bày tỏ tôn giáo hay niềm tin của mình trong việc giảng dậy, thực hành, thờ phượng và tuân giữ, bất luận một mình hay trong một cộng đoàn cùng với nhiều người khác ở nơi công cộng hay tư riêng.
Thưa bà chủ tịch,
Như bản tường trình tạm thời của Tường Trình Viên Đặc Biệt về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã nhấn mạnh,tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng đang bị chà đạp và chế nhạo tại nhiều nơi trên thế giới, ngay khi chúng ta đang nói chuyện ở đây. Người ta tiếp tục bị bách hại, cầm tù và đôi khi bị giết chỉ vì các niềm tin tôn giáo của họ. Tại một số vùng trên thế giới, việc bách hại các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo đã gia tăng tới mức tạo nên các vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế. Ở nhiều vùng khác, các nhóm thiểu số tôn giáo đang bị kỳ thị vì y phục của họ hoặc buộc phải chọn giữa tín ngưỡng của họ và công ăn việc làm của họ.
Các cộng đồng tôn giáo cũng không miễn nhiễm khỏi cơn cám dỗ vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người khác. Các giải thích đầy bất khoan dung một số niềm tin tôn giáo từng dẫn đến phần lớn các cuộc bách hại tôn giáo. Tôn giáo trở thành nguồn gây kỳ thị khi nó bị sử dụng và lạm dụng để ấn định bản sắc và thống nhất quốc gia. Trong một số trường hợp, tôn giáo bị giải thích sai đã trở thành đồng lõa với việc kỳ thị và bêu xấu do nhà nước chủ mưu trong các lãnh vực giáo dục, chăm sóc y tế và luật gia đình, và gợi hứng cho việc sách nhiễu và các qui định kềnh càng về hành chánh nhằm giới hạn quyền tự do của các nhóm tôn giáo khác.
Vì tất cả các hình thức và biểu hiện vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng này, phái đoàn của tôi hoàn toàn nhất trí với kết luận của bản phúc trình tạm thời của Tường Trình Viên Đặc Biệt rằng “Phạm vi trọn vẹn của tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng thường bị đánh giá thấp, kết quả là người ta chú ý không thỏa đáng tới tầm cỡ bao quát của các vi phạm đang diễn ra trong lãnh vực này”.
Bởi thế, việc chú ý và hành động đổi mới và lâu dài nhằm bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng là điều hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ và cổ vũ nhân quyền.
Cám ơn bà chủ tịch
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch, Thái Bình viếng nghĩa trang.
Giêrônimô Phạm Thiềm
09:08 03/11/2016
Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch – Giáo xứ Nam Thái, Giáo Phận Thái Bình - Thánh lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn tai nghĩa trang.
Chiều thứ Tư, ngày 02/11/2016. Trong bầu khí nhộn nhịp của dòng người đổ về nghĩa trang, đã trở thành truyền thống tốt đẹp vào ngày 02 tháng 11 hàng năm, trước những nấm mộ nghi ngút khói hương, hòa quyện vào những bông hoa trên những phần mộ của những người thân, dâng lên cho những linh hồn, các bậc tổ tiên các vị đã ra đi trước chúng ta đã yên nghỉ nơi đất thánh giáo xứ Bác Trạch - giáo xứ Nam Thái.
Xem Hình
Trước những ngày lễ, các gia đình dành những khoảng thời gian để sửa dọn và thắp hương cho các phần mồ của Tổ tiên ông bà, cha mẹ và những người thân yêu đã qua đời đang an nghỉ trong nghĩa trang. Đó là thể hiện tâm tình tri ân và báo hiếu, nhưng trên hết là cầu nguyện cho các linh hồn được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa.
Thánh lễ cầu cho cho linh hồn năm nay tuy thời tiết hơi se lạnh nhưng vẫn diễn ra trong bầu khí thật ấm cúng. Cùng với ánh nến hoà quyện với khói hương lan toả, rất nhiều con cháu đã quy tụ quanh phần mộ của những người thân yêu để tham dự thánh lễ và dâng lên Chúa những lời kinh khẩn cầu tha thiết vì cuộc khổ nạn và phục sinh, xin Chúa thương cứu các linh hồn.
Thánh lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn hôm nay được diễn ra vào lúc 16giờ, Thánh lễ do Đức Ông Thomas Trần Trung Hà chủ sự, cùng hiệp dâng thánh lễ có Cha Đaminh Nguyễn Văn Lương chánh xứ Nam Thái, cha quý hương Phêrô Vêrôna Trần Văn Cẩm, các ban ngành đoàn hội và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa trong hai Giáo xứ Bác Trạch và Giáo Xứ Nam Thái, đã đến hiệp dâng thánh lễ cùng với quý cha cầu nguyện cho các linh hồn.
Đặc biệt trong bài giảng Cha Phêrô Vêrôna Trần Văn Cẩm đã chia sẻ ý tưởng ngày lễ cầu nguyện cho các linh hồn. Ngài nói, “Hôm nay chúng ta đang đứng trước những phần mộ, chúng ta cảm nhận một cách rất sâu xa cụ thể, một cách sống động thân phận yếu đuối của con người vì thế hãy cầu nguyện cho các ngài, các ngài đang cần sự trợ giúp và mong muốn sự cầu nguyện của mỗi người chúng ta. Chúng ta tỏ lòng biết ơn những người quá cố bằng những việc làm cụ thể như tham dự Thánh lễ Misa mỗi ngày, làm những việc lành phúc đức. Niềm tin của người Công Giáo, chết không phải là hết nhưng là một cuộc trở về với Chúa. Vì thế chúng ta hãy nhìn lên những người quá cố, để nhắc nhở mỗi người chúng ta phải sống thế nào, hầu mai tôi sẽ chết, tôi sẽ được Thiên Chúa đón nhận vào nước trời, hưởng niềm vui cùng Các Thánh trên nước thiên đàng”.
Sau khi cha chủ tế ban phép lành cuối lễ, quý cha cùng cộng đoàn dân Chúa đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính cầu cho các đẳng linh hồn. Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng lắng đọng trước những phần mộ của những người thân, thầm thì, dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa, trong niềm tin vào lòng từ bi khoan dung của Chúa, chúng con tin tưởng tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh, với những lời cầu nguyện của chúng con, như lời Chúa đã phán: “Hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Giêrônimô Phạm Thiềm BTTGP.
Chiều thứ Tư, ngày 02/11/2016. Trong bầu khí nhộn nhịp của dòng người đổ về nghĩa trang, đã trở thành truyền thống tốt đẹp vào ngày 02 tháng 11 hàng năm, trước những nấm mộ nghi ngút khói hương, hòa quyện vào những bông hoa trên những phần mộ của những người thân, dâng lên cho những linh hồn, các bậc tổ tiên các vị đã ra đi trước chúng ta đã yên nghỉ nơi đất thánh giáo xứ Bác Trạch - giáo xứ Nam Thái.
Xem Hình
Trước những ngày lễ, các gia đình dành những khoảng thời gian để sửa dọn và thắp hương cho các phần mồ của Tổ tiên ông bà, cha mẹ và những người thân yêu đã qua đời đang an nghỉ trong nghĩa trang. Đó là thể hiện tâm tình tri ân và báo hiếu, nhưng trên hết là cầu nguyện cho các linh hồn được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa.
Thánh lễ cầu cho cho linh hồn năm nay tuy thời tiết hơi se lạnh nhưng vẫn diễn ra trong bầu khí thật ấm cúng. Cùng với ánh nến hoà quyện với khói hương lan toả, rất nhiều con cháu đã quy tụ quanh phần mộ của những người thân yêu để tham dự thánh lễ và dâng lên Chúa những lời kinh khẩn cầu tha thiết vì cuộc khổ nạn và phục sinh, xin Chúa thương cứu các linh hồn.
Thánh lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn hôm nay được diễn ra vào lúc 16giờ, Thánh lễ do Đức Ông Thomas Trần Trung Hà chủ sự, cùng hiệp dâng thánh lễ có Cha Đaminh Nguyễn Văn Lương chánh xứ Nam Thái, cha quý hương Phêrô Vêrôna Trần Văn Cẩm, các ban ngành đoàn hội và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa trong hai Giáo xứ Bác Trạch và Giáo Xứ Nam Thái, đã đến hiệp dâng thánh lễ cùng với quý cha cầu nguyện cho các linh hồn.
Đặc biệt trong bài giảng Cha Phêrô Vêrôna Trần Văn Cẩm đã chia sẻ ý tưởng ngày lễ cầu nguyện cho các linh hồn. Ngài nói, “Hôm nay chúng ta đang đứng trước những phần mộ, chúng ta cảm nhận một cách rất sâu xa cụ thể, một cách sống động thân phận yếu đuối của con người vì thế hãy cầu nguyện cho các ngài, các ngài đang cần sự trợ giúp và mong muốn sự cầu nguyện của mỗi người chúng ta. Chúng ta tỏ lòng biết ơn những người quá cố bằng những việc làm cụ thể như tham dự Thánh lễ Misa mỗi ngày, làm những việc lành phúc đức. Niềm tin của người Công Giáo, chết không phải là hết nhưng là một cuộc trở về với Chúa. Vì thế chúng ta hãy nhìn lên những người quá cố, để nhắc nhở mỗi người chúng ta phải sống thế nào, hầu mai tôi sẽ chết, tôi sẽ được Thiên Chúa đón nhận vào nước trời, hưởng niềm vui cùng Các Thánh trên nước thiên đàng”.
Sau khi cha chủ tế ban phép lành cuối lễ, quý cha cùng cộng đoàn dân Chúa đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính cầu cho các đẳng linh hồn. Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng lắng đọng trước những phần mộ của những người thân, thầm thì, dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa, trong niềm tin vào lòng từ bi khoan dung của Chúa, chúng con tin tưởng tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh, với những lời cầu nguyện của chúng con, như lời Chúa đã phán: “Hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Giêrônimô Phạm Thiềm BTTGP.
Lễ các đẳng linh hồn tại đất thánh Kim Ngọc
Xứ Kim Ngọc
09:58 03/11/2016
Lễ Các Đẳng Tại Đất Thánh Kim Ngọc
Tối 2.11, có hơn ngàn người quy tụ về Đất Thánh Kim Ngọc hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời. Suốt tháng 10, Giáo xứ đã chỉnh trang đèn chiếu sáng khuôn viên, làm lại lễ đài khang trang, tảo một các mộ phần sạch đẹp, đặt thêm các ghế đá dưới vườn cau xanh ngát.
Xem Hình
Từ chiều đã có đông người đi viếng mộ. Đến 6giờ, bà con giáo dân và lương dân tề tựu khá đông đủ. Đúng 6g30 bắt đầu kinh nguyện và thánh lễ.
Khởi đầu bài chia sẻ, cha xứ Giuse Nguyễn Hữu An gợi nhớ Thánh Lễ an táng ca sĩ Minh Thuận tại Nhà thờ Tân Dân Sài Gòn, ngày 21.9.2016. Có nhiều người đưa tiễn khóc thương tiếc nhớ. Anh là Giuse Nguyễn Minh Thuận qua đời vì ung thư phổi, hưởng dương 47 tuổi. Sau thánh lễ linh cữu Minh Thuận được đưa đến lò thiêu Bình Hưng Hòa để hỏa táng, cuối cùng người ca sĩ nổi tiếng chỉ còn lại chút tro bụi. Ca sĩ Minh Thuận tham gia ca hát từ nhỏ. Khi 5 tuổi, Minh Thuận đã được mẹ dẫn vào tham gia ca hát trong ca đoàn của Giáo xứ, nhưng sự nghiệp của Minh Thuận thật sự bắt đầu vào năm 1984 tại Nhà Văn hóa Quận 5. Suốt 25 năm làm ca sĩ làm diễn viên, anh rất thành công, nhiều album ca nhạc nhiều giải thưởng nghệ thuật. Anh ra đi giữa tuổi thanh xuân và những dở dang của ấp ủ,dự định cùng với vô vàn thương xót của người thân, gia đình và hàng triệu khán giả những người hâm mộ. Cuối cùng rồi chỉ còn nắm tro tàn. Ca sĩ Hiền Thục hát bài “Kiếp tro bụi” (Nhạc sĩ Phan Hùng), thật bồi hồi xúc động.
Ngài giới thiệu ca viên Quốc Bảo hát ca khúc này. Lời ca sâu lắng, giọng ca trầm ấm hòa trong tiếng đệm đàn ghi ta đưa tâm hồn mọi người vào trầm tư suy ngắm: “Lạy Chúa đời con là kiếp thân tro bụi, cũng tàn rụi theo thời gian năm tháng.Như hoa kia khoe màu tươi sắc thắm.Cũng rụi tàn khi buổi chiều hoàng hôn”.
Với những suy tư từ ca khúc, ngài suy niệm ba ý tưởng: tất cả mọi người đều phải chết; mọi sự sẽ qua đi nhưng mọi việc bạn làm theo bạn về đời sau; xác loài người sẽ sống lại.
Tháng Các Linh hồn trùng vào những ngày cuối Thu, khi đất trời đang chuyển mình vào Đông. Giáo Hội muốn dùng thời gian này nhắc nhở con cái mình nhớ đến những người đã đi trước và giúp mỗi một người vừa ý thức hơn thân phận mỏng dòn cát bụi của thân xác con người vừa nhận ra sự trường tồn, bất tử của linh hồn để từng ngày biết ‘sống’ và biết ‘chết’ với Đức Kitô và cùng được sống vinh hiển muôn đời với Ngài mai sau.
Cuối thánh lễ, ông Chủ tịch HĐGX đã bày tỏ lòng tri ân với các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ đã dày công xây dựng giáo xứ trong dòng lịch sử 267 năm qua, đồng thời cũng nhắn gởi các thế hệ con cháu hãy sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của các bậc tiền nhân.
Trọng kính Cha Chánh xứ,
Kính thưa quý Thầy, quý Dì,
Kính thưa quý cộng đoàn,
Hôm nay, cộng đoàn Kim Ngọc chúng ta không hẹn mà gặp, kẻ gần người xa, cùng hiệp ý với những người ly hương trong tâm trạng hoài cảm về quê cha đất tổ, tưởng nhớ cho các Đấng linh hồn, và để lắng lòng với những tâm tình chia sẻ của Cha quản xứ về một kiếp tro bụi của thân phận người.
Tại một nghĩa trang ở Hà Nội, thời Pháp thuộc, có đài tưởng niệm với dòng chữ “Người sẽ chết tưởng niệm người đã chết”, trong ý nghĩa đó, chúng ta, những người sẽ chết tụ họp nhau đây để tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã chết, trong niềm tin về sự sống lại và sống đời đời. Đồng thời cùng để ý thức thân phận của kiếp người “đời ta tựa đóa hoa mới nở đã tàn, qua mau khác nào bóng câu qua cửa sổ”, phận người như cách nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Tôi nay ở trọ trần gian, mai kia về chốn xa xăm cuối trời”. Ý thức được điều đó để chúng ta biết tìm sống sao cho lành thánh, với phận người mỏng giòn và yếu đuối để rồi ta cứ tiếp tục cầu nguyện cho người đã khuất và cho cả chính bản thân mình để hoàn thiện mình và an lòng trước mặt Thiên Chúa khi đến trước tòa phán xét. Tháng mười một là tháng của báo hiếu, khởi đi từ sự tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Trước phần mộ người thân đã ra đi, những hình ảnh, những ký ức với những kỷ niệm buồn vui, hạnh phúc bên nhau chia sẻ ngọt bùi, những dáng điệu thầm lặng của Mẹ Cha, những năm tháng tròn đầy hạnh phúc bên nhau chia sẻ ngọt bùi trong cuộc sống, tình nghĩa càng thắm thiết sự nhớ thương càng sâu đậm, đồng thời cùng có những ký ức khiến ta phải ray rứt, hối hận khi có những đối xử vô tình dửng dưng, bạc bẽo với những người thân khi họ còn sống. Tục ngữ có câu “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “con người có tổ tông như cây có cội như sông có nguồn”. Hai chữ cội nguồn khi đứng trước khung cảnh thầm lặng linh thiêng này khiến người ta tưởng nhớ các bậc tiền nhân tiên tổ, ông bà cha mẹ, những thành viên của giáo xứ đã trải đời mình cùng với những thử thách gian nan, những hy sinh thầm lặng để bảo vệ đức tin, để cho chúng ta được hiện hữu.
Tưởng nhớ và tri ân không phải là tình cảm suông, nhưng phải là những hành động, cách sống cho xứng đáng đạo làm người, làm con Thiên Chúa. Trọn đạo với Chúa với những bậc tiền nhân. Nếu như chúng ta đã từng hãnh diện với một giáo xứ có truyền thống đức tin hơn 270 năm, đã bền bỉ kiên trung, trong những giai đoạn khó khăn, đã có tinh thần đoàn kết với những công việc chung của giáo xứ trong mọi tình huống công việc, đã sống trong tình làng nghĩa xóm với bầu khí trong lành, đạo đức thì lẽ nào vì lối sống thực dụng hôm nay, vì lòng đố kỵ ích kỷ cá nhân mà quên đi trách nhiệm của một người con dân trong đại gia đình giáo xứ? Sống trong vô cảm để mặc cho những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội cờ bạc ma túy làm vẫn đục bầu khí trong lành xứ đạo, làm xói mòn đức tin và nếp sống đạo đức mà tiền nhân đã bao đời gây dựng sao? Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó, xin đừng để cháu con chúng ta phải bị ảnh hưởng bởi những gương xấu làm hoen ố thanh danh của giáo xứ.
Sum họp trong ngày lễ Các Đẳng hôm nay, mọi người chúng ta hãy ngẫm suy và chỉnh sửa cuộc sống của mình. Cuộc sống thật vắn vỏi, hãy loại trừ những tranh chấp hơn thua nhỏ mọn để sống quảng đại với nhau. Hãy liên kết đặt quyền lợi thiêng liêng của giáo xứ lên trên tất cả, hãy thảo hiếu với các bậc tiền nhân, những người đã khuất. Chúng ta hãy sống sao cho mỗi lần tháng 11 về, mỗi lần ra viếng đất thánh thăm mộ những người thân, chúng ta không phải ấy náy, hối hận thẹn thùng, không còn những hối tiếc muộn màng.
Trong tâm tình tri ân, xin cảm ơn Cha quản xứ, dù đang tất bật với những lo lắng cho việc xây dựng Nhà Thờ Nước Trời, cha vẫn không quên chăm lo cho việc chỉnh tu cho nghĩa trang này thêm khang trang, thông thoáng, chu toàn hết khả năng trong tình thân yêu phục vụ.
Cám ơn quý thầy, quý dì đã tất bật lo toan cho việc phụng vụ thánh lễ được trang trọng, cũng như tất cả mọi người đã nhiệt tình đóng góp công sức tổ chức cho thánh lễ được chu đáo, tốt đẹp.
Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của các thánh nam nữ, của các đấng linh hồn đang được thanh luyện tuôn ban hồng ân đến Cha, quý Thầy, quý Dì và cho tất cả cộng đoàn chúng ta.
Sau thánh lễ, các gia đình tỏa về các một phần người thân để đọc kinh cầu nguyện.
Khắp nghĩa trang lung linh ánh nến, khói nhang thơm bay quyện vào không gian trầm lắng.Thắp nén nhang trên phần mộ, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay, ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống. Đặt bó hoa tươi trên bia mộ, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh. Thắp ngọn nến, ánh sáng toả ra một vùng nhỏ,toả vào ký ức nhớ những người thân đã khuất bóng.Gia đình cùng đọc kinh rồi im lặng để hình ảnh người đã khuất hiện dần lên trong trí nhớ.
Niềm tin vào sự sống mai sau đem lại cho nhân loại niềm vui và hy vọng. Niềm tin ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi sinh hoạt của con người hôm nay. Niềm tin đó thôi thúc mỗi người sống theo Tin Mừng Chúa Giêsu. Niềm hy vọng ấy thôi thúc người đang sống hy sinh cầu nguyện nhiều hơn, siêng năng dâng lễ, làm việc lành phúc đức nhiều hơn trong tháng 11 này để cầu cho những người thân yêu và các tín hữu đã ra đi trước được về quê trời vui hưởng hạnh phúc ngàn thu.
Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen
Kim ngọc
Tối 2.11, có hơn ngàn người quy tụ về Đất Thánh Kim Ngọc hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời. Suốt tháng 10, Giáo xứ đã chỉnh trang đèn chiếu sáng khuôn viên, làm lại lễ đài khang trang, tảo một các mộ phần sạch đẹp, đặt thêm các ghế đá dưới vườn cau xanh ngát.
Xem Hình
Từ chiều đã có đông người đi viếng mộ. Đến 6giờ, bà con giáo dân và lương dân tề tựu khá đông đủ. Đúng 6g30 bắt đầu kinh nguyện và thánh lễ.
Khởi đầu bài chia sẻ, cha xứ Giuse Nguyễn Hữu An gợi nhớ Thánh Lễ an táng ca sĩ Minh Thuận tại Nhà thờ Tân Dân Sài Gòn, ngày 21.9.2016. Có nhiều người đưa tiễn khóc thương tiếc nhớ. Anh là Giuse Nguyễn Minh Thuận qua đời vì ung thư phổi, hưởng dương 47 tuổi. Sau thánh lễ linh cữu Minh Thuận được đưa đến lò thiêu Bình Hưng Hòa để hỏa táng, cuối cùng người ca sĩ nổi tiếng chỉ còn lại chút tro bụi. Ca sĩ Minh Thuận tham gia ca hát từ nhỏ. Khi 5 tuổi, Minh Thuận đã được mẹ dẫn vào tham gia ca hát trong ca đoàn của Giáo xứ, nhưng sự nghiệp của Minh Thuận thật sự bắt đầu vào năm 1984 tại Nhà Văn hóa Quận 5. Suốt 25 năm làm ca sĩ làm diễn viên, anh rất thành công, nhiều album ca nhạc nhiều giải thưởng nghệ thuật. Anh ra đi giữa tuổi thanh xuân và những dở dang của ấp ủ,dự định cùng với vô vàn thương xót của người thân, gia đình và hàng triệu khán giả những người hâm mộ. Cuối cùng rồi chỉ còn nắm tro tàn. Ca sĩ Hiền Thục hát bài “Kiếp tro bụi” (Nhạc sĩ Phan Hùng), thật bồi hồi xúc động.
Ngài giới thiệu ca viên Quốc Bảo hát ca khúc này. Lời ca sâu lắng, giọng ca trầm ấm hòa trong tiếng đệm đàn ghi ta đưa tâm hồn mọi người vào trầm tư suy ngắm: “Lạy Chúa đời con là kiếp thân tro bụi, cũng tàn rụi theo thời gian năm tháng.Như hoa kia khoe màu tươi sắc thắm.Cũng rụi tàn khi buổi chiều hoàng hôn”.
Với những suy tư từ ca khúc, ngài suy niệm ba ý tưởng: tất cả mọi người đều phải chết; mọi sự sẽ qua đi nhưng mọi việc bạn làm theo bạn về đời sau; xác loài người sẽ sống lại.
Tháng Các Linh hồn trùng vào những ngày cuối Thu, khi đất trời đang chuyển mình vào Đông. Giáo Hội muốn dùng thời gian này nhắc nhở con cái mình nhớ đến những người đã đi trước và giúp mỗi một người vừa ý thức hơn thân phận mỏng dòn cát bụi của thân xác con người vừa nhận ra sự trường tồn, bất tử của linh hồn để từng ngày biết ‘sống’ và biết ‘chết’ với Đức Kitô và cùng được sống vinh hiển muôn đời với Ngài mai sau.
Cuối thánh lễ, ông Chủ tịch HĐGX đã bày tỏ lòng tri ân với các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ đã dày công xây dựng giáo xứ trong dòng lịch sử 267 năm qua, đồng thời cũng nhắn gởi các thế hệ con cháu hãy sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của các bậc tiền nhân.
Trọng kính Cha Chánh xứ,
Kính thưa quý Thầy, quý Dì,
Kính thưa quý cộng đoàn,
Hôm nay, cộng đoàn Kim Ngọc chúng ta không hẹn mà gặp, kẻ gần người xa, cùng hiệp ý với những người ly hương trong tâm trạng hoài cảm về quê cha đất tổ, tưởng nhớ cho các Đấng linh hồn, và để lắng lòng với những tâm tình chia sẻ của Cha quản xứ về một kiếp tro bụi của thân phận người.
Tại một nghĩa trang ở Hà Nội, thời Pháp thuộc, có đài tưởng niệm với dòng chữ “Người sẽ chết tưởng niệm người đã chết”, trong ý nghĩa đó, chúng ta, những người sẽ chết tụ họp nhau đây để tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã chết, trong niềm tin về sự sống lại và sống đời đời. Đồng thời cùng để ý thức thân phận của kiếp người “đời ta tựa đóa hoa mới nở đã tàn, qua mau khác nào bóng câu qua cửa sổ”, phận người như cách nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Tôi nay ở trọ trần gian, mai kia về chốn xa xăm cuối trời”. Ý thức được điều đó để chúng ta biết tìm sống sao cho lành thánh, với phận người mỏng giòn và yếu đuối để rồi ta cứ tiếp tục cầu nguyện cho người đã khuất và cho cả chính bản thân mình để hoàn thiện mình và an lòng trước mặt Thiên Chúa khi đến trước tòa phán xét. Tháng mười một là tháng của báo hiếu, khởi đi từ sự tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Trước phần mộ người thân đã ra đi, những hình ảnh, những ký ức với những kỷ niệm buồn vui, hạnh phúc bên nhau chia sẻ ngọt bùi, những dáng điệu thầm lặng của Mẹ Cha, những năm tháng tròn đầy hạnh phúc bên nhau chia sẻ ngọt bùi trong cuộc sống, tình nghĩa càng thắm thiết sự nhớ thương càng sâu đậm, đồng thời cùng có những ký ức khiến ta phải ray rứt, hối hận khi có những đối xử vô tình dửng dưng, bạc bẽo với những người thân khi họ còn sống. Tục ngữ có câu “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “con người có tổ tông như cây có cội như sông có nguồn”. Hai chữ cội nguồn khi đứng trước khung cảnh thầm lặng linh thiêng này khiến người ta tưởng nhớ các bậc tiền nhân tiên tổ, ông bà cha mẹ, những thành viên của giáo xứ đã trải đời mình cùng với những thử thách gian nan, những hy sinh thầm lặng để bảo vệ đức tin, để cho chúng ta được hiện hữu.
Tưởng nhớ và tri ân không phải là tình cảm suông, nhưng phải là những hành động, cách sống cho xứng đáng đạo làm người, làm con Thiên Chúa. Trọn đạo với Chúa với những bậc tiền nhân. Nếu như chúng ta đã từng hãnh diện với một giáo xứ có truyền thống đức tin hơn 270 năm, đã bền bỉ kiên trung, trong những giai đoạn khó khăn, đã có tinh thần đoàn kết với những công việc chung của giáo xứ trong mọi tình huống công việc, đã sống trong tình làng nghĩa xóm với bầu khí trong lành, đạo đức thì lẽ nào vì lối sống thực dụng hôm nay, vì lòng đố kỵ ích kỷ cá nhân mà quên đi trách nhiệm của một người con dân trong đại gia đình giáo xứ? Sống trong vô cảm để mặc cho những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội cờ bạc ma túy làm vẫn đục bầu khí trong lành xứ đạo, làm xói mòn đức tin và nếp sống đạo đức mà tiền nhân đã bao đời gây dựng sao? Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó, xin đừng để cháu con chúng ta phải bị ảnh hưởng bởi những gương xấu làm hoen ố thanh danh của giáo xứ.
Sum họp trong ngày lễ Các Đẳng hôm nay, mọi người chúng ta hãy ngẫm suy và chỉnh sửa cuộc sống của mình. Cuộc sống thật vắn vỏi, hãy loại trừ những tranh chấp hơn thua nhỏ mọn để sống quảng đại với nhau. Hãy liên kết đặt quyền lợi thiêng liêng của giáo xứ lên trên tất cả, hãy thảo hiếu với các bậc tiền nhân, những người đã khuất. Chúng ta hãy sống sao cho mỗi lần tháng 11 về, mỗi lần ra viếng đất thánh thăm mộ những người thân, chúng ta không phải ấy náy, hối hận thẹn thùng, không còn những hối tiếc muộn màng.
Trong tâm tình tri ân, xin cảm ơn Cha quản xứ, dù đang tất bật với những lo lắng cho việc xây dựng Nhà Thờ Nước Trời, cha vẫn không quên chăm lo cho việc chỉnh tu cho nghĩa trang này thêm khang trang, thông thoáng, chu toàn hết khả năng trong tình thân yêu phục vụ.
Cám ơn quý thầy, quý dì đã tất bật lo toan cho việc phụng vụ thánh lễ được trang trọng, cũng như tất cả mọi người đã nhiệt tình đóng góp công sức tổ chức cho thánh lễ được chu đáo, tốt đẹp.
Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của các thánh nam nữ, của các đấng linh hồn đang được thanh luyện tuôn ban hồng ân đến Cha, quý Thầy, quý Dì và cho tất cả cộng đoàn chúng ta.
Sau thánh lễ, các gia đình tỏa về các một phần người thân để đọc kinh cầu nguyện.
Khắp nghĩa trang lung linh ánh nến, khói nhang thơm bay quyện vào không gian trầm lắng.Thắp nén nhang trên phần mộ, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay, ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống. Đặt bó hoa tươi trên bia mộ, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh. Thắp ngọn nến, ánh sáng toả ra một vùng nhỏ,toả vào ký ức nhớ những người thân đã khuất bóng.Gia đình cùng đọc kinh rồi im lặng để hình ảnh người đã khuất hiện dần lên trong trí nhớ.
Niềm tin vào sự sống mai sau đem lại cho nhân loại niềm vui và hy vọng. Niềm tin ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi sinh hoạt của con người hôm nay. Niềm tin đó thôi thúc mỗi người sống theo Tin Mừng Chúa Giêsu. Niềm hy vọng ấy thôi thúc người đang sống hy sinh cầu nguyện nhiều hơn, siêng năng dâng lễ, làm việc lành phúc đức nhiều hơn trong tháng 11 này để cầu cho những người thân yêu và các tín hữu đã ra đi trước được về quê trời vui hưởng hạnh phúc ngàn thu.
Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen
Kim ngọc
Giáo xứ Tây Ninh: Thánh lễ cầu cho các đẳng Linh hồn
Nguyễn Hữu Lộc
10:28 03/11/2016
Giáo xứ Tây Ninh: Thánh Lễ Cầu Cho Các đẳng Linh hồn Tại Đất Thánh ngày 02.11.2016
Hằng năm, cứ vào những ngày đầu tháng 11, khi tiết trời vào thu, hàng cây thay lá, Giáo Hội lại nhắc chúng ta nhớ đến cùng đích đời đời của mỗi người là Nước Trời. Chúa Giêsu quả quyết: “Ai đến với Ta sẽ không bao giờ bị loại trừ, không bao giờ bị hư mất, nhưng Ta sẽ ban cho họ sự sống đời đời.”
Xem Hình
Giáo Hội cũng dành tháng 11 để dạy mỗi người bày tỏ lòng thảo hiếu, biết ơn Ông bà tổ tiên, đồng thời nhắc các tín hữu chuẩn bị cho ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Kính nhớ ông bà tổ tiên là nét đẹp trong văn hoá Việt Nam. Việc bày tỏ lòng thảo hiếu không chỉ là văn hoá mà còn là Đạo hiếu, Đạo làm người. Phận làm con, chúng ta không thể kể hết, không thể đo đếm được công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha: “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Theo truyền thống tốt đẹp, hằng năm vào ngày 2 tháng 11, Giáo xứ Tây Ninh đều tổ chức viếng Đất Thánh long trọng. Năm nay cuộc “hội ngộ” giữa kẻ sống và người đã khuất ở Đất Thánh Giáo xứ tại Ấp Bình Trung, xã Bình Minh, Tp Tây Ninh để dâng Thánh Lễ và viếng mộ chung cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ. Dù rằng 16g30 Thánh lễ mới bắt đầu, nhưng ngay từ 15g00 Bà con đã có mặt tại Đất thánh trong đó có rất nhiều người là con cháu xa xứ lâu ngày mới trở về quê hương để thăm viếng Ông bà đang yên nghĩ tại đây. Thánh lễ hôm nay do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh Chánh xứ chủ sự thánh lễ, đồng tế với Ngài có Cha Phó Giuse Maria Phạm Trường Thành và Cha Luciano Nguyễn Thành Tiến là con cháu của Giáo xứ.
Lòng người như chùng xuống khi bước vào cổng Đất Thánh, bởi vì tất cả lo toan, bon chen cuộc đời đều được để lại sau lưng. Tâm hồn mọi người đều hướng về những người đang yên nghỉ nơi đây. Không gian thật ấm cúng khiến cộng đoàn cảm thấy gần gũi hơn với những người thân yêu đã ra đi, và lắng đọng tâm hồn tìm về với Chúa suối nguồn bình an. Bởi thế, trước đó, từ nhiều ngày qua, bà con giáo dân đều dành thời gian đến phần mộ của tổ tiên để chăm sóc, lau chùi, quét dọn sạch sẽ, trang hoàng lại cho ngôi mộ của người quá cố cho tươm tất, đẹp hơn.
Bà con tham dự Thánh lễ hôm nay rất đông đảo, có thể nói mọi người con dù đi làm ăn ở xa, học hành ở xa,… họ cũng tranh thủ về tham dự Thánh Lễ tại Đất Thánh nhân ngày hôm nay và viếng mộ Ông bà của mình. Điều đó cho thấy, người giáo dân Công Giáo nói chung và giáo dân Tây Ninh nói riêng rất hiếu kính đối với Ông bà tổ tiên, yêu mến sâu sắc người quá cố và trọng kính Thiên Chúa.Thánh Lễ hôm nay nhắc nhớ chúng ta sống thảo hiếu, sống trọn tình với người còn sống cũng như những người đã khuất. Chắc chắn đứng bên phần mộ người thân đã ra đi, những hình ảnh, những ký ức của người thân sẽ lại trở về với mỗi người.
Thường khi nói đến đất thánh, nghĩa trang, nghĩa địa… tùy theo thói quen gọi tên của mỗi địa phương, người ta nghĩ ngay đến một không gian lạnh lẽo, hoang vu, gây cảm giác sợ sệt và người ta luôn muốn tránh né nơi ấy. Thế nhưng nếu tham dự thánh lễ của người người Công Giáo tại các đất thánh dành cho người đã qua đời, nhất là trong những ngày tháng 11 này, chắc chắn những cảm nhận sẽ hoàn toàn ngược lại.
Hôm nay tại đất thánh Tây Ninh, khung cảnh vẫn là những nấm mộ hàng hàng lớp lớp nhưng những người sống cảm thấy gần gũi và thân thương với những người đã chết. Không phải số người đông đảo có mặt tại đất thánh này xua đi cái lạnh lẽo như người ta vốn nghĩ nhưng quan trọng nhất là chính niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chính niềm tin vào mầu nhiệm các thánh thông công trong Giáo Hội, niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại đã làm cho người sống và người chết gần nhau hơn.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, quý Cha và Cộng đoàn sốt sắng đọc một kinh Lạy Cha, một Kinh Tin Kính cầu nguyện cho các linh hồn. Quý Ban phụ trách Âm thanh, Ánh sáng, Phụng vụ, giữ xe…cùng Quý Dì cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán Tây Ninh rất vất vả lo chu toàn phận sự phục vụ cộng đoàn thật tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc trong không khí se lạnh của những ngày mưa bão suốt tuần qua, hòa với bầu khí ấm áp của lòng biết ơn và tình hiệp thông trong gia đình Hội thánh.
Trước khi ra về nhiều người lại tranh thủ đến gặp người thân, để đọc thêm đôi câu kinh, tâm sự một đôi lời thân ái … Ước mong sao, người Kitô hữu, người Công Giáo hãy sống sao cho mỗi lần tháng 11 về, mỗi lần ra thăm mộ, mỗi người không phải áy náy hối hận, không còn những giọt nước mắt muộn màng. Muốn vậy thì ngay bây giờ, xin mọi người hãy sống với nhau cho tròn đầy: Thảo hiếu với Mẹ Cha, hiền hòa với nhau trong gia đình, hài hòa với mọi người và phải lo cho sự ra đi lần cuối của mình nữa.
Xin Chúa cho mỗi người chúng con, đừng quên cùng đích cuộc đời của mình nhưng luôn biết chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trở về, để khi ngày ấy đến, chúng ta thanh thản ra đi mà không phải hối tiếc.
Nguyện xin Thiên Chúa đoái thương và cho các linh hồn mau được hưởng nhan thánh Chúa !
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Hằng năm, cứ vào những ngày đầu tháng 11, khi tiết trời vào thu, hàng cây thay lá, Giáo Hội lại nhắc chúng ta nhớ đến cùng đích đời đời của mỗi người là Nước Trời. Chúa Giêsu quả quyết: “Ai đến với Ta sẽ không bao giờ bị loại trừ, không bao giờ bị hư mất, nhưng Ta sẽ ban cho họ sự sống đời đời.”
Xem Hình
Giáo Hội cũng dành tháng 11 để dạy mỗi người bày tỏ lòng thảo hiếu, biết ơn Ông bà tổ tiên, đồng thời nhắc các tín hữu chuẩn bị cho ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Kính nhớ ông bà tổ tiên là nét đẹp trong văn hoá Việt Nam. Việc bày tỏ lòng thảo hiếu không chỉ là văn hoá mà còn là Đạo hiếu, Đạo làm người. Phận làm con, chúng ta không thể kể hết, không thể đo đếm được công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha: “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Theo truyền thống tốt đẹp, hằng năm vào ngày 2 tháng 11, Giáo xứ Tây Ninh đều tổ chức viếng Đất Thánh long trọng. Năm nay cuộc “hội ngộ” giữa kẻ sống và người đã khuất ở Đất Thánh Giáo xứ tại Ấp Bình Trung, xã Bình Minh, Tp Tây Ninh để dâng Thánh Lễ và viếng mộ chung cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ. Dù rằng 16g30 Thánh lễ mới bắt đầu, nhưng ngay từ 15g00 Bà con đã có mặt tại Đất thánh trong đó có rất nhiều người là con cháu xa xứ lâu ngày mới trở về quê hương để thăm viếng Ông bà đang yên nghĩ tại đây. Thánh lễ hôm nay do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh Chánh xứ chủ sự thánh lễ, đồng tế với Ngài có Cha Phó Giuse Maria Phạm Trường Thành và Cha Luciano Nguyễn Thành Tiến là con cháu của Giáo xứ.
Lòng người như chùng xuống khi bước vào cổng Đất Thánh, bởi vì tất cả lo toan, bon chen cuộc đời đều được để lại sau lưng. Tâm hồn mọi người đều hướng về những người đang yên nghỉ nơi đây. Không gian thật ấm cúng khiến cộng đoàn cảm thấy gần gũi hơn với những người thân yêu đã ra đi, và lắng đọng tâm hồn tìm về với Chúa suối nguồn bình an. Bởi thế, trước đó, từ nhiều ngày qua, bà con giáo dân đều dành thời gian đến phần mộ của tổ tiên để chăm sóc, lau chùi, quét dọn sạch sẽ, trang hoàng lại cho ngôi mộ của người quá cố cho tươm tất, đẹp hơn.
Bà con tham dự Thánh lễ hôm nay rất đông đảo, có thể nói mọi người con dù đi làm ăn ở xa, học hành ở xa,… họ cũng tranh thủ về tham dự Thánh Lễ tại Đất Thánh nhân ngày hôm nay và viếng mộ Ông bà của mình. Điều đó cho thấy, người giáo dân Công Giáo nói chung và giáo dân Tây Ninh nói riêng rất hiếu kính đối với Ông bà tổ tiên, yêu mến sâu sắc người quá cố và trọng kính Thiên Chúa.Thánh Lễ hôm nay nhắc nhớ chúng ta sống thảo hiếu, sống trọn tình với người còn sống cũng như những người đã khuất. Chắc chắn đứng bên phần mộ người thân đã ra đi, những hình ảnh, những ký ức của người thân sẽ lại trở về với mỗi người.
Thường khi nói đến đất thánh, nghĩa trang, nghĩa địa… tùy theo thói quen gọi tên của mỗi địa phương, người ta nghĩ ngay đến một không gian lạnh lẽo, hoang vu, gây cảm giác sợ sệt và người ta luôn muốn tránh né nơi ấy. Thế nhưng nếu tham dự thánh lễ của người người Công Giáo tại các đất thánh dành cho người đã qua đời, nhất là trong những ngày tháng 11 này, chắc chắn những cảm nhận sẽ hoàn toàn ngược lại.
Hôm nay tại đất thánh Tây Ninh, khung cảnh vẫn là những nấm mộ hàng hàng lớp lớp nhưng những người sống cảm thấy gần gũi và thân thương với những người đã chết. Không phải số người đông đảo có mặt tại đất thánh này xua đi cái lạnh lẽo như người ta vốn nghĩ nhưng quan trọng nhất là chính niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chính niềm tin vào mầu nhiệm các thánh thông công trong Giáo Hội, niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại đã làm cho người sống và người chết gần nhau hơn.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, quý Cha và Cộng đoàn sốt sắng đọc một kinh Lạy Cha, một Kinh Tin Kính cầu nguyện cho các linh hồn. Quý Ban phụ trách Âm thanh, Ánh sáng, Phụng vụ, giữ xe…cùng Quý Dì cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán Tây Ninh rất vất vả lo chu toàn phận sự phục vụ cộng đoàn thật tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc trong không khí se lạnh của những ngày mưa bão suốt tuần qua, hòa với bầu khí ấm áp của lòng biết ơn và tình hiệp thông trong gia đình Hội thánh.
Trước khi ra về nhiều người lại tranh thủ đến gặp người thân, để đọc thêm đôi câu kinh, tâm sự một đôi lời thân ái … Ước mong sao, người Kitô hữu, người Công Giáo hãy sống sao cho mỗi lần tháng 11 về, mỗi lần ra thăm mộ, mỗi người không phải áy náy hối hận, không còn những giọt nước mắt muộn màng. Muốn vậy thì ngay bây giờ, xin mọi người hãy sống với nhau cho tròn đầy: Thảo hiếu với Mẹ Cha, hiền hòa với nhau trong gia đình, hài hòa với mọi người và phải lo cho sự ra đi lần cuối của mình nữa.
Xin Chúa cho mỗi người chúng con, đừng quên cùng đích cuộc đời của mình nhưng luôn biết chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trở về, để khi ngày ấy đến, chúng ta thanh thản ra đi mà không phải hối tiếc.
Nguyện xin Thiên Chúa đoái thương và cho các linh hồn mau được hưởng nhan thánh Chúa !
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Phái đoàn Tòa Giám mục xã Đoài viếng thăm và trao quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt tại Quảng Bình
Jos. Trọng Tấn
11:02 03/11/2016
Phái đoàn Tòa Giám mục viếng thăm và trao quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt tại Quảng Bình
Lũ chồng lũ. Hậu quả của đợt lũ lịch sử trung tuần tháng 10 chưa khắc phục xong, những ngày vừa qua, Quảng Bình lại hứng chịu một đợt lũ nữa khiến nhiều nơi bị cô lập, chia cắt. Ưu tư và âu lo cho bà con vùng lũ đang phải chật vật với những khốn đốn sau cơn lũ, ngày 3/11/2016, Tòa Giám mục Xã Đoài đã đến viếng thăm và trao quà cho bà con vùng lũ lụt tại một số giáo xứ thuộc tỉnh Quảng Bình.
Xem Hình
Thừa lệnh Đức Giám Mục Phaolô, cha Bênađô Trần Xuân Thùy, quản lý TGM đã dẫn đầu phái đoàn TGM Xã Đoài đến viếng thăm các giáo xứ bị lũ lụt là Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận và Tân Hội. Phái đoàn còn có cha Phêrô Nguyễn Văn Quang, phó giám đốc và quý thầy Tiền Chủng viện Xã Đoài.
Khi hậu quả của trận lũ lụt lịch sử hồi trung tuần tháng 10 chưa kịp khắc phục, thì các ngày 30/10 – 1/11 vừa qua, Quảng Bình lại tiếp tục hứng chịu một trận lũ lụt mới. Lượng mưa lớn diễn ra trên diện rộng đã khiến các con sông ở Quảng Bình dâng cao, nước tràn vào các khu dân cư, gây nên tình trạng ngập sâu trên diện rộng. Nhà cửa chìm trong dòng nước lũ đục ngầu, tài sản, đồ đạc, vật dụng, gia súc và gia cầm bị cuốn trôi… tất cả vẽ nên bức tranh thê lương trong suốt những ngày qua tại Quảng Bình.
Chỉ trong hơn 2 tuần, những cơn lũ dồn dập kéo về đổ lên đầu những mảnh đời điêu linh, gian khổ.Khúc ruột miền Trung không chỉ phải gồng mình chống chọi lại sự khắc nghiệt của thiên tai: “Quê tôi gạt sỏi tìm cơm/ Hết mưa, thôi hạn, lại cơn bão gần”, nhưng còn phải oằn mình gánh chịu nhân tai. Cuộc sống vốn dĩ chật vật, bế tắc nay tưởng chừng như đi vào ngõ cùng. Dòng nước lũ đi qua để lại những ngôi nhà xiêu vẹo, những gốc cây bật gốc, bùn lầy lội, làng mạc tiêu điều, xơ xác… tất cả nói lên hậu quả tàn khốc của trận lũ vừa qua. Cuộc sống sau lũ của bà con đang gặp muôn vàn khó khăn: Thiếu thốn về lương thực, nước sạch, thuốc men, chăn mền, áo quần… Khi mà miền Trung đang bước vào mùa đông lạnh giá, thì không biết cuộc sống của bà con vùng lũ sẽ còn khó khăn đến mức nào nữa.
Đức Cha Phaolô vì bận lịch công tác đã sắp xếp từ trước, nên ngài không thể trực tiếp đến với bà con vùng lũ, ngài đã cử cha quản lý TGM Bênađô cùng phái đoàn thay mặt ngài đến viếng thăm, trao quà, khích lệ và động viên bà con. Trong lần cứu trợ khẩn cấp này, TGM Xã Đoài đã trao tặng các phần quà và tiền mặt trị giá 400 triệu đồng cho 4 giáo xứ Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận và Tân Hội. Chuyến viếng thăm của phái đoàn TGM Xã Đoài nói lên sự quan tâm của Đức Giám Mục Phaolô và giáo phận dành cho bà con vũng lũ lụt, những phần quà mong sao phần nào chia san và làm vơi bớt niềm đau thương mất mát mà bà con đang phải gánh chịu.
Lũ chồng lũ. Hậu quả của đợt lũ lịch sử trung tuần tháng 10 chưa khắc phục xong, những ngày vừa qua, Quảng Bình lại hứng chịu một đợt lũ nữa khiến nhiều nơi bị cô lập, chia cắt. Ưu tư và âu lo cho bà con vùng lũ đang phải chật vật với những khốn đốn sau cơn lũ, ngày 3/11/2016, Tòa Giám mục Xã Đoài đã đến viếng thăm và trao quà cho bà con vùng lũ lụt tại một số giáo xứ thuộc tỉnh Quảng Bình.
Xem Hình
Thừa lệnh Đức Giám Mục Phaolô, cha Bênađô Trần Xuân Thùy, quản lý TGM đã dẫn đầu phái đoàn TGM Xã Đoài đến viếng thăm các giáo xứ bị lũ lụt là Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận và Tân Hội. Phái đoàn còn có cha Phêrô Nguyễn Văn Quang, phó giám đốc và quý thầy Tiền Chủng viện Xã Đoài.
Khi hậu quả của trận lũ lụt lịch sử hồi trung tuần tháng 10 chưa kịp khắc phục, thì các ngày 30/10 – 1/11 vừa qua, Quảng Bình lại tiếp tục hứng chịu một trận lũ lụt mới. Lượng mưa lớn diễn ra trên diện rộng đã khiến các con sông ở Quảng Bình dâng cao, nước tràn vào các khu dân cư, gây nên tình trạng ngập sâu trên diện rộng. Nhà cửa chìm trong dòng nước lũ đục ngầu, tài sản, đồ đạc, vật dụng, gia súc và gia cầm bị cuốn trôi… tất cả vẽ nên bức tranh thê lương trong suốt những ngày qua tại Quảng Bình.
Chỉ trong hơn 2 tuần, những cơn lũ dồn dập kéo về đổ lên đầu những mảnh đời điêu linh, gian khổ.Khúc ruột miền Trung không chỉ phải gồng mình chống chọi lại sự khắc nghiệt của thiên tai: “Quê tôi gạt sỏi tìm cơm/ Hết mưa, thôi hạn, lại cơn bão gần”, nhưng còn phải oằn mình gánh chịu nhân tai. Cuộc sống vốn dĩ chật vật, bế tắc nay tưởng chừng như đi vào ngõ cùng. Dòng nước lũ đi qua để lại những ngôi nhà xiêu vẹo, những gốc cây bật gốc, bùn lầy lội, làng mạc tiêu điều, xơ xác… tất cả nói lên hậu quả tàn khốc của trận lũ vừa qua. Cuộc sống sau lũ của bà con đang gặp muôn vàn khó khăn: Thiếu thốn về lương thực, nước sạch, thuốc men, chăn mền, áo quần… Khi mà miền Trung đang bước vào mùa đông lạnh giá, thì không biết cuộc sống của bà con vùng lũ sẽ còn khó khăn đến mức nào nữa.
Đức Cha Phaolô vì bận lịch công tác đã sắp xếp từ trước, nên ngài không thể trực tiếp đến với bà con vùng lũ, ngài đã cử cha quản lý TGM Bênađô cùng phái đoàn thay mặt ngài đến viếng thăm, trao quà, khích lệ và động viên bà con. Trong lần cứu trợ khẩn cấp này, TGM Xã Đoài đã trao tặng các phần quà và tiền mặt trị giá 400 triệu đồng cho 4 giáo xứ Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận và Tân Hội. Chuyến viếng thăm của phái đoàn TGM Xã Đoài nói lên sự quan tâm của Đức Giám Mục Phaolô và giáo phận dành cho bà con vũng lũ lụt, những phần quà mong sao phần nào chia san và làm vơi bớt niềm đau thương mất mát mà bà con đang phải gánh chịu.
Giáo xứ Thuận Nghĩa: Thánh lễ thành hôn cho 22 đôi bạn trẻ
Fx. Nguyễn Huyền
22:57 03/11/2016
Giáo xứ Thuận Nghĩa: Thánh lễ thành hôn cho 22 đôi bạn trẻ
Vào lúc 19h30 ngày 03/11/2016, tại Giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức thánh lễ thành hôn cho 22 đôi bạn trẻ.
Xem Hình
Gia đình là tế bào của xã hội và của Giáo Hội. Gia đình lành mạnh tốt đẹp là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, an vui, phát triển bền vững. Tương lai của thế giới hệ tại cuộc sống gia đình. Cũng thế, gia đình là mái trường đầu tiên bất khả thay thế để dạy dỗ và hình thành nhân cách con người, để chuyển giao đức tin và đời sống đạo hầu xây dựng và phát triển Hội thánh Chúa nơi trần thế, nên được gọi là “Hội thánh tại gia.”
Nhận biết vai trò quan trọng của đời sống hôn nhân gia đình trong xã hội và Giáo Hội, Cha Antôn quản xứ cho phép mở khóa học tiền hôn nhân và hôn nhân gia đình. Khóa học năm nay có rất nhiều bạn trẻ đăng ký để được học hỏi: khóa học này các bạn được tìm hiểu rõ về ơn gọi hôn nhân; vai trò của gia đình trong Hội Thánh…Sau hơn một tháng học tập có 22 đôi bạn trẻ đủ điều kiện để tiến đến lãnh nhận Bí tích Hôn nhân.
Lúc 19h30, ngày 03/11/2016, tại Giáo xứ Thuận Nghĩa thánh lễ thành hôn cho 22 đôi tân được diễn ra trong bầu khí vui tươi và thánh thiêng. Đầu thánh lễ Cha chủ tế Antôn Nguyễn Văn Đính tiến về tiền sảnh nhà thờ chào đón các đôi tân hôn và cùng tiến lên trước bàn thờ Chúa. Trong thánh lễ có sự hiện diện của quý Suoer, quý thân nhân và ân nhân trong và ngoài Giáo xứ của các đôi tân hôn. Chia sẻ trong thánh lễ, Cha Antôn diễn giải về vai trò của người chồng người vợ, người cha người mẹ trong gia đình, đặc biệt là đối với những gia đình mới. Ngài cũng nhắc đến ơn gọi nên thánh trong gia đình từ các việc bổn phận hằng ngày, Ngài nhắc đến câu nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan-phaolo II: “Ơn gọi của người kitô hữu là nên thánh,” từ đó giúp các đôi tân hôn ý thức hơn trong đời sống ơn gọi của mình. Ngài cũng đưa ra tấm gương gia đình Nazareth về đời sống hy sinh, khiêm nhường, cầu nguyện…Từ mẫu gương đó, Ngài mời gọi các đôi tân hôn bắt chước noi theo các nhân đức của Thánh Giuse, Đức Maria và Đức Giêsu để gia đình tìm được hạnh phúc trọn vẹn.
Thánh lễ thành hôn hôm nay đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của các đôi tân hôn: Từ nay họ đã thành vợ thành chồng, sẽ trở thành một gia đình mới trong lòng Giáo Hội và xã hội, sẽ có nhiều niềm vui nhưng không thiếu những khó khăn phải gánh vác trong cuộc sống. Hy vọng rằng nhờ ân sủng của Chúa qua đời sống cầu nguyện và các bí tích, các đôi tân hôn sẽ vượt qua được những khó khăn và sống đúng linh đạo của đời sống hôn nhân, trở nên nhân chứng tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới hôm nay.
Fx. Nguyễn Huyền
Vào lúc 19h30 ngày 03/11/2016, tại Giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức thánh lễ thành hôn cho 22 đôi bạn trẻ.
Xem Hình
Gia đình là tế bào của xã hội và của Giáo Hội. Gia đình lành mạnh tốt đẹp là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, an vui, phát triển bền vững. Tương lai của thế giới hệ tại cuộc sống gia đình. Cũng thế, gia đình là mái trường đầu tiên bất khả thay thế để dạy dỗ và hình thành nhân cách con người, để chuyển giao đức tin và đời sống đạo hầu xây dựng và phát triển Hội thánh Chúa nơi trần thế, nên được gọi là “Hội thánh tại gia.”
Nhận biết vai trò quan trọng của đời sống hôn nhân gia đình trong xã hội và Giáo Hội, Cha Antôn quản xứ cho phép mở khóa học tiền hôn nhân và hôn nhân gia đình. Khóa học năm nay có rất nhiều bạn trẻ đăng ký để được học hỏi: khóa học này các bạn được tìm hiểu rõ về ơn gọi hôn nhân; vai trò của gia đình trong Hội Thánh…Sau hơn một tháng học tập có 22 đôi bạn trẻ đủ điều kiện để tiến đến lãnh nhận Bí tích Hôn nhân.
Lúc 19h30, ngày 03/11/2016, tại Giáo xứ Thuận Nghĩa thánh lễ thành hôn cho 22 đôi tân được diễn ra trong bầu khí vui tươi và thánh thiêng. Đầu thánh lễ Cha chủ tế Antôn Nguyễn Văn Đính tiến về tiền sảnh nhà thờ chào đón các đôi tân hôn và cùng tiến lên trước bàn thờ Chúa. Trong thánh lễ có sự hiện diện của quý Suoer, quý thân nhân và ân nhân trong và ngoài Giáo xứ của các đôi tân hôn. Chia sẻ trong thánh lễ, Cha Antôn diễn giải về vai trò của người chồng người vợ, người cha người mẹ trong gia đình, đặc biệt là đối với những gia đình mới. Ngài cũng nhắc đến ơn gọi nên thánh trong gia đình từ các việc bổn phận hằng ngày, Ngài nhắc đến câu nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan-phaolo II: “Ơn gọi của người kitô hữu là nên thánh,” từ đó giúp các đôi tân hôn ý thức hơn trong đời sống ơn gọi của mình. Ngài cũng đưa ra tấm gương gia đình Nazareth về đời sống hy sinh, khiêm nhường, cầu nguyện…Từ mẫu gương đó, Ngài mời gọi các đôi tân hôn bắt chước noi theo các nhân đức của Thánh Giuse, Đức Maria và Đức Giêsu để gia đình tìm được hạnh phúc trọn vẹn.
Thánh lễ thành hôn hôm nay đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của các đôi tân hôn: Từ nay họ đã thành vợ thành chồng, sẽ trở thành một gia đình mới trong lòng Giáo Hội và xã hội, sẽ có nhiều niềm vui nhưng không thiếu những khó khăn phải gánh vác trong cuộc sống. Hy vọng rằng nhờ ân sủng của Chúa qua đời sống cầu nguyện và các bí tích, các đôi tân hôn sẽ vượt qua được những khó khăn và sống đúng linh đạo của đời sống hôn nhân, trở nên nhân chứng tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới hôm nay.
Fx. Nguyễn Huyền
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kennedy và cái chết của ông Diệm
Lữ Giang
13:11 03/11/2016
Nhưng từ năm 1991, khi tài liệu về sự bất đồng của Tổng Thống Kennedy trong việc tổ chức đảo chánh lật đổ ông Diệm đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố gần đầy đủ trong bộ “Foreign Relations of the Unitied States” (FRUS), Tập IV, 1961 – 1963, xuất bản năm 1991, lịch sử bắt đầu thay đổi. Sau đó cuốn hồi ký của ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara mang tên “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam” được xuất bản năm1995 cho biết thêm nhiều chi tiết. Tiếp theo, Thư Viện John F. Kennedy cho công bố năm 1998 bộ băng thu tại tòa Bạch Ốc dài 37 tiếng, ghi lại những phát biểu của Tổng Thống Kennedy về cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963. Những tài liệu này đã nói lên sự thật lịch sử khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong những ngày qua, một số tên lái sử để đánh lạc hướng dư luận vẫn dựa vào các tài liệu ngụy tạo cũ để quả quyết Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh đảo chánh và giết ông Diệm!
Chúng tôi đã vạch trần những sự láo phét này nhiều lần, hôm nay chúng tôi xin tóm lược lại một lần nữa.
KENNEDY BỊ KHỦNG HOẢNG
Trong cuốn hồi ký mang tên “In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, ông McNamara cho biết những gì đã xẩy ra tại Tòa Bạch Ốc sau khi nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị giết. Ông viết:
“Lúc 9 giờ 30 phút sáng 2 tháng 11, chúng tôi gặp nhau với Tổng Thống để tiếp tục cuộc họp chiều hôm qua, thảo luận về các biến cố. Khi buổi họp bắt đầu, chưa ai rõ số phận ông Diệm và ông Nhu ra sao. Đến nữa chừng, Mike Forrestal từ Phòng Tình Hình tông cửa chạy vào. Trạm CIA tại Saigon báo cáo rằng họ được các nhân vật đối tác của Saigon cho biết hai anh em ông đã tự vẫn “trên đường từ thành phố đến Bộ Tổng Tham Mưu...”
“Khi Tổng Thống Kennedy nhận được tin này, mặt ông tái xanh. Tôi chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh đến như thế. Sau này Forrestal thuật lại rằng cái chết của hai người “đã làm cho ông buồn bực về cả phương diện luân lý lẫn tôn giáo... làm lung lay lòng tin tưởng... về những gì ông đã khuyến cáo liên quan đến Nam Việt Nam.” Arthur Schlesiger Jr. ghi nhận rằng Tổng Thống “buồn thảm và bối rối”, tinh thần xem ra suy sụp chưa từng thấy từ sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo.”
“Cái chết của ông Diệm đã làm Tổng Thống Kennedy xúc động, nhưng đó không phải là sự xúc động lớn nhất. Trong hồi ức, sự xúc động lớn nhất là chúng ta phải đối phó với một khoảng trống chính trị hoàn toàn ở Nam Việt Nam và không có căn bản nào để xúc tiến về bất cứ tiến trình nào phù hợp với các mục tiêu của Hoa Kỳ.” (Robert S. McNamara, In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, Vintage Books, New York 1996, tr. 83 – 85).
Chiều thứ bảy 2.11.1963, lúc 6 giờ, Tổng Thống Kennedy cùng vợ và các con dùng trực thăng bay về ngôi nhà mới của ông ở Rattlesnake Mountain. Trong buổi cơm tối, bà Mary Gimbel, một người bạn của Tổng Thống, đã nói với ông về ông Diệm và ông Nhu:
- Họ đúng là những nhà độc tài.
Tổng Thống trả lời:
- Không, họ ở trong một tình trạng khó khăn. Họ đã làm cái tốt đẹp nhất mà họ có thể làm cho quê hương họ. (Richard Reeves, President Kennedy, Profile of Power, Touchstone, New York 1994, tr. 651).
MỘT TÀI LIỆU QUAN TRỌNG
Ngày 24.11.1998, Thư Viện John F. Kennedy đã công bố bộ băng thu tại tòa Bạch Ốc dài 37 tiếng đồng hồ, trong đó có đoạn Tổng Thống Kennedy thừa nhận rằng chính quyền của ông phải chịu một phần trách nhiệm về việc ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Theo ông, một trong những lý do buộc ông phải đưa ra kết luận này, đó là bức điện gởi đến Saigon vào tháng 8 năm 1963. Bức điện này được coi như một sự chấp thuận mặc thị của chính phủ Hoa Kỳ về việc tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm. Sau đây là phần chính trong bộ băng có liên quan đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Hôm 4.11.1963, hai ngày sau khi ông Diệm bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói về công điện ra lệnh đảo chánh do Thứ Trưởng Ngoại Giao Averell W. Harriman gởi đi ngày 24.8.1963 như sau: “Theo sự xét đoán của tôi, bức điện đó đã được soạn thảo tồi tệ. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ biểu đồng tình nếu không được bàn luận bàn tròn.”
Tổng Thống Kennedy nói ông đã gởi một bức điện khác để đình hoản lại nhưng kế hoạt đảo chánh đã được tiến hành rồi.
Phần băng ghi lại lời của Tổng Thống Kennedy ba tuần lễ trước khi ông bị ám sát tại Texas có đoạn như sau: “Tôi bị chấn động vì cái chết của Ngô Đình Diệm. Ông ta là một nhân vật khác thường. Trong khi ông ta bắt đầu gia tăng sự khó khăn trong vài tháng cuối cùng, ông ta đã có thể duy trì được đất nước về một mối trong 10 tháng cuối cùng.”
Lo lắng về những hậu quả có thể xẩy ra sau khi ông Diệm bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói: “Vấn đề là các tướng lãnh có thể ngồi lại với nhau và xây dựng một chính quyền ổn định hay công luận có chuyển đổi tại Saigon hay không”.
ĐỐI NGOẠI TRỞ NÊN XẤU ĐI
Trong cuốn hồi ký mang tên “The memoirs of Richard Nixon”, Tổng Tống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm: “Tôi không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.”
Ông ta lắc đầu và kết luận: “Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.” (Richard Nixon, The memoirs of Richard Nixon, Touchstone, New York 1990, tr. 256 – 257).
Trong cuốn “The Secret History of the CIA”, Joseph J. Trento cho biết Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh cho ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963 điều tra xem việc gì đã xẩy ra và ai có trách nhiệm. Trả lời của ông Corson: “Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.” (On instructions from Averell Harriman... The order that ended in the deaths of Diem and his brother originated with Harriman and were carried out by Henry Cabot Lodge’s own military assistant.)
Phụ tá quân sự của Đại Sứ Henry Cabot Lodge được ông Corson nói ở đây không ai khác hơn là Trung Tá Lucien Conein.
Theo ông Corson, năm 1963, Harriman đã điều hành Việt Nam không cần hỏi ý kiến của Tổng Thống hay Tổng Trưởng Tư Pháp. (Joseph J. Trento, “The Secret History of the CIA”, Carroll & Graf, New York, 2005, tr. 334 – 335).
RA LỆNH RÚT QUÂN VÀ BỊ HẠ SÁT
Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, trong cuộc họp báo ngày 14.11.1963, Tổng Thống Kennedy không còn tin tưởng vào cuộc chiến thắng tại miền Nam Việt Nam nữa, ông đặt câu hỏi: “Bạn có chào thua tại miền Nam Việt Nam không?”.
Rồi ông tự trả lời câu hỏi của chính mình: “Chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là cho nền an ninh của chúng ta, nhưng tôi không muốn Hoa Kỳ đưa quân tác chiến sang đó.”
Sau đó ông nói: “Giờ đây mục tiêu của chúng ta là đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước, cho phép Việt Nam tự duy trì lấy nước mình như là một quốc gia độc lập.”
Ông McNamara cho biết, qua nhiều cuộc thảo luận, Tổng Thống Kennedy đã đi đến kết luận rằng cuối cùng người Nam Việt Nam phải chính họ gánh vác cuộc chiến; Hoa Kỳ không thể gánh vác cuộc chiến đó cho họ (in the end, the South Vietnamese must carry the war themselves; the United States could not do it for them). (Robert S. McNamara, In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, tr. 86 – 87)
Lúc 12g30 ngày 22.11.1963 Tổng Thống Kennedy đã bị bắn chết khi chiếc xe limousine chở ông và đoàn tùy tùng đang đi từ Dealey Plaza đến phố Elm ở Dallas, Texas.
Ngày 26.11.1963 Tổng Thống Johnson đã phê chuẩn chỉ thị về an ninh quốc gia mang số NSAM 273, đảo ngược chỉ thị rút quân ra khỏi Việt Nam của Tổng Thống Kennedy.
Ngày 3.11.2016
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tư thế Rước lễ đứng hay quỳ là do cá nhân tín hữu chọn. “Lời xá giải” trong nghi thức Sám hối tha tội nhẹ không?
Nguyễn Trọng Đa
10:33 03/11/2016
Giải đáp phụng vụ: Tư thế Rước lễ đứng hay quỳ là do cá nhân tín hữu chọn. “Lời xá giải” trong nghi thức Sám hối tha tội nhẹ không?
Đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của tôi ngày 18-10 về các tư thế khi Rước lễ, nhiều độc giả đã nêu ra một thiếu sót nhỏ trong bài ấy.
Hỏi: Đề cập đến Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), một linh mục đã viết: "Tôi muốn chỉ ra rằng cha đã sử dụng văn bản từ một phiên bản cũ của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma Hoa Kỳ trong bài của cha. Bản văn của câu 160 trong GIRM, mà cha đã trích dẫn trong bài viết, là từ bản dịch năm 2002 của GIRM. Khi Sách Lễ Rôma được phát hành vào năm 2011, đã có một vài thay đổi nhỏ đối với GIRM, trong đó có cả câu 160. Bản văn hiện hành của câu 160 là như sau: 'Qui định được thiết lập cho các giáo phận của Hoa Kỳ là rằng việc Rước lễ là Rước lễ đứng, trừ khi một cá nhân tín hữu mong muốn Rước lễ quỳ”.
Đáp: Cha nói chính xác, xin cám ơn cha. Dường như tôi đã lấy một trường hợp xấu của sự lười biếng về không cập nhật văn bản.
Tuy nhiên, cần phải nhận định rằng phiên bản mới này của qui chế đã cải thiện đáng kể phiên bản trước đó, vốn hình như bao hàm rằng việc Rước lễ quỳ là một cái gì đó của một vấn đề, vốn đòi hỏi sự can thiệp mục vụ.
Qui định mới này là phù hợp với tư duy của Tòa Thánh, và để lại tự do cho cá nhân tín hữu muốn Rước lễ quỳ, trong khi không hề có phán đoán nào về ý định của cá nhân khi người ấy chọn Rước lễ quỳ.
Hỏi: Về “Lời xá giải” trong nghi thức Sám hối (bài ngày 11-10), một linh mục đã viết: "Nếu tôi nhớ không nhầm, trong thập niên 1960 khi tôi cử hành Thánh lễ hàng ngày với lời đối thoại, Kinh thú nhận (Confiteor) được linh mục đọc trước, vả sau đó cộng đoàn đọc lại (kể cả người giúp lễ), chứ không chỉ là một đối thoại giữa linh mục và người giúp lễ”.
Đáp: Thưa cha, cha nhớ chính xác. Khả năng của toàn cộng đoàn, chứ không chỉ người giúp lễ, đọc Kinh Thú nhận lần thứ hai, đã được dự kiến và được phép. Việc người giúp lễ đọc Kinh này là một yêu cầu tối thiểu mà thôi. Nếu không có người giúp lễ, thỉ bất cứ ai, kể cả phụ nữ, biết tiếng Latinh, có thể đọc kinh trong khi quỳ ở bậc bàn thờ.
Một linh mục khác, ở bang Louisiana, Hoa Kỳ, đề cập đến điều sau đây:
"Trong phần trả lời của cha cho câu hỏi về nghi thức sám hối và 'Lời xá giải", tôi tin Giáo Hội luôn dạy có nhiều cách thức, mà nhờ đó các tội nhẹ được tha, thí dụ, tham dự Thánh Lễ, Rước lễ, đọc Kinh Thánh, làm việc lòng thương xót, làm việc thiện, vv. Giả thiết rằng tiền đề của tôi là chính xác, thì liệu lời xá giải trong Thánh lễ không là một cách thức, mà nhờ đó các tội nhẹ được tha chăng? Tôi đã luôn đọc chữ đỏ: "Nghi thức kết thúc với lời xá giải của linh mục, tuy nhiên, lời xá giải này thiếu tính hiệu quả của Bí Tích Hòa Giải", và hiểu rằng các tội trọng không được tha thứ, vì để tha các tội này, bí tích hòa giải/giải tội là cần thiết".
Đáp: Tôi sẽ nói rằng vị linh mục này là chủ yếu chính xác, trong chừng mực việc tham dự Thánh Lễ được coi là một trong các phương tiện, mà qua đó các tội nhẹ được tha. Theo nghĩa rộng ấy, lời xá giải của linh mục có thể được xem như là một phương tiện. Mặc dù vậy, lời xá giải của linh mục trong thánh lễ không thể được chuyển thành một lời xá giải bí tích, theo nghĩa kỹ thuật của bí tích hòa giải, vốn tha cả tội trọng và tội nhẹ.
Trong phẩn trả lời vừa qua của tôi, tôi cố ý tránh đi vào chủ đề tha tội, vì câu hỏi ban đầu là tập trung hơn vào khía cạnh bên ngoài, khía cạnh nghi thức hơn là khía cạnh thần học. Câu trả lời hôm nay đã cung cấp cho tôi một cơ hội hữu ích, để làm cho câu trả lời trước (ngày 11-10) thêm đầy đủ. (Zenit.org 1-11-2016, 25-10-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của tôi ngày 18-10 về các tư thế khi Rước lễ, nhiều độc giả đã nêu ra một thiếu sót nhỏ trong bài ấy.
Hỏi: Đề cập đến Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), một linh mục đã viết: "Tôi muốn chỉ ra rằng cha đã sử dụng văn bản từ một phiên bản cũ của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma Hoa Kỳ trong bài của cha. Bản văn của câu 160 trong GIRM, mà cha đã trích dẫn trong bài viết, là từ bản dịch năm 2002 của GIRM. Khi Sách Lễ Rôma được phát hành vào năm 2011, đã có một vài thay đổi nhỏ đối với GIRM, trong đó có cả câu 160. Bản văn hiện hành của câu 160 là như sau: 'Qui định được thiết lập cho các giáo phận của Hoa Kỳ là rằng việc Rước lễ là Rước lễ đứng, trừ khi một cá nhân tín hữu mong muốn Rước lễ quỳ”.
Đáp: Cha nói chính xác, xin cám ơn cha. Dường như tôi đã lấy một trường hợp xấu của sự lười biếng về không cập nhật văn bản.
Tuy nhiên, cần phải nhận định rằng phiên bản mới này của qui chế đã cải thiện đáng kể phiên bản trước đó, vốn hình như bao hàm rằng việc Rước lễ quỳ là một cái gì đó của một vấn đề, vốn đòi hỏi sự can thiệp mục vụ.
Qui định mới này là phù hợp với tư duy của Tòa Thánh, và để lại tự do cho cá nhân tín hữu muốn Rước lễ quỳ, trong khi không hề có phán đoán nào về ý định của cá nhân khi người ấy chọn Rước lễ quỳ.
Hỏi: Về “Lời xá giải” trong nghi thức Sám hối (bài ngày 11-10), một linh mục đã viết: "Nếu tôi nhớ không nhầm, trong thập niên 1960 khi tôi cử hành Thánh lễ hàng ngày với lời đối thoại, Kinh thú nhận (Confiteor) được linh mục đọc trước, vả sau đó cộng đoàn đọc lại (kể cả người giúp lễ), chứ không chỉ là một đối thoại giữa linh mục và người giúp lễ”.
Đáp: Thưa cha, cha nhớ chính xác. Khả năng của toàn cộng đoàn, chứ không chỉ người giúp lễ, đọc Kinh Thú nhận lần thứ hai, đã được dự kiến và được phép. Việc người giúp lễ đọc Kinh này là một yêu cầu tối thiểu mà thôi. Nếu không có người giúp lễ, thỉ bất cứ ai, kể cả phụ nữ, biết tiếng Latinh, có thể đọc kinh trong khi quỳ ở bậc bàn thờ.
Một linh mục khác, ở bang Louisiana, Hoa Kỳ, đề cập đến điều sau đây:
"Trong phần trả lời của cha cho câu hỏi về nghi thức sám hối và 'Lời xá giải", tôi tin Giáo Hội luôn dạy có nhiều cách thức, mà nhờ đó các tội nhẹ được tha, thí dụ, tham dự Thánh Lễ, Rước lễ, đọc Kinh Thánh, làm việc lòng thương xót, làm việc thiện, vv. Giả thiết rằng tiền đề của tôi là chính xác, thì liệu lời xá giải trong Thánh lễ không là một cách thức, mà nhờ đó các tội nhẹ được tha chăng? Tôi đã luôn đọc chữ đỏ: "Nghi thức kết thúc với lời xá giải của linh mục, tuy nhiên, lời xá giải này thiếu tính hiệu quả của Bí Tích Hòa Giải", và hiểu rằng các tội trọng không được tha thứ, vì để tha các tội này, bí tích hòa giải/giải tội là cần thiết".
Đáp: Tôi sẽ nói rằng vị linh mục này là chủ yếu chính xác, trong chừng mực việc tham dự Thánh Lễ được coi là một trong các phương tiện, mà qua đó các tội nhẹ được tha. Theo nghĩa rộng ấy, lời xá giải của linh mục có thể được xem như là một phương tiện. Mặc dù vậy, lời xá giải của linh mục trong thánh lễ không thể được chuyển thành một lời xá giải bí tích, theo nghĩa kỹ thuật của bí tích hòa giải, vốn tha cả tội trọng và tội nhẹ.
Trong phẩn trả lời vừa qua của tôi, tôi cố ý tránh đi vào chủ đề tha tội, vì câu hỏi ban đầu là tập trung hơn vào khía cạnh bên ngoài, khía cạnh nghi thức hơn là khía cạnh thần học. Câu trả lời hôm nay đã cung cấp cho tôi một cơ hội hữu ích, để làm cho câu trả lời trước (ngày 11-10) thêm đầy đủ. (Zenit.org 1-11-2016, 25-10-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Thông Báo
Giáo xứ chính tòa Chúa Kitô mời tham dự tam nhật tĩnh tâm kết thúc năm Lòng Chúa Thương Xót
giáo xứ Chính tòa Chúa Kitô
11:11 03/11/2016
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Mùa Thu
Tấn Đạt
20:19 03/11/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Không gì quyến rũ bằng
sự dịu dàng của trái tim.
There is no charm equal to
tenderness of heart.
(Jane Austen)
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 04/11/2016: Công lý cho Asia Bibi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:42 03/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một tin đáng chú ý nữa về Pakistan là việc các phụ nữ Kitô phát động một phong trào đấu tranh chống lại những sách nhiễu và sự khinh miệt phụ nữ tại quốc gia này. Một bệnh dịch đang có xu hướng lan rộng là thái độ bất lịch sự đến mức nham nhở của đàn ông Pakistan với phụ nữ ngoài đường, nhất là với các phụ nữ Kitô là những người không mặc burqa và không che mặt theo kiểu Hồi Giáo.
Asia Bibi là ai và tình trạng của phụ nữ tại quốc gia đa số là người Hồi Giáo này như thế nào là những nội dung chính trong chương trình hôm nay của chúng tôi.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một thẩm phán Tòa án Tối cao Pakistan đã đột ngột đệ đơn từ chức để tránh khỏi phải xử vụ án Asia Bibi.
Thẩm phán Iqbal Hameed Rehman gây sửng sốt cho các quan sát viên nhân quyền vào hôm 13 Tháng 10, khi bất ngờ đệ đơn từ chức. Ông ta là một trong ba thẩm phán đã được giao để xử vụ án gây tranh cãi trong đó Asia Bibi, một người phụ nữ Công Giáo phải đối mặt với án tử hình vì tội báng bổ tiên tri Muhammad.
Đơn xin từ chức của ông ta được chuẩn y vào ngày 26 tháng 10 và Tòa án Tối cao Pakistan tuyên bố hoãn phiên tòa. Phiên tòa xử Asia Bibi đã bị trì hoãn nhiều lần vì những lý do ấm ớ khiến người phụ nữ Công Giáo này bị giam cầm oan ức trong suốt 7 năm qua.
Asia Bibi là ai? Thưa: Asia Bibi tên thật là Aasiya Noreen sinh năm 1971. Tên Asia Bibi được các nhà báo quốc tế gọi thường hơn. Tháng 6 năm 2009, cô tranh cãi với một nhóm các phụ nữ Hồi Giáo là những người cấm không cho cô được uống nước chung với họ từ một vòi nước công cộng. Các phụ nữ Hồi Giáo này sau đó đã tố cáo cô nói những lời báng bổ tiên tri Muhammad.
Cô bị cáo buộc đã nói những lời sau khi các phụ nữ Hồi Giáo này chế nhạo tôn giáo của mình: “Tôi tin vào tôn giáo của tôi và tin Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên thập tự giá cho tội lỗi của nhân loại. Tiên tri Mohammed của bạn đã từng làm được gì để cứu độ con người?”
Cuộc bách hại bắt đầu.
Asia Bibi lập tức bị bắt. Tháng 11 năm 2010, mặc dù không có bằng chứng nào hỗ trợ cho các cáo buộc chống lại cô, tòa án địa phương tại quận Sheikhupura trong bang Punjab tuyên án tử hình cô và còn bắt đóng phạt một số tiền lên đến 1,100 Mỹ Kim. 40,000 người Hồi Giáo bao quanh khu vực toà án không ngừng la lên “Giết nó đi, giết nó đi, Allahu Akbar!”
Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 can thiệp cùng với một số nhà lãnh đạo trên thế giới nên án tử hình bị trì hoãn và vụ án được tái xét sau khi một thỉnh nguyện thư gồm 400,000 chữ ký được thu thập trên toàn quốc Pakistan.
Các phiên tòa bị trì hoãn nhiều lần vì nhiều lý do nhưng chủ yếu là vì các thẩm phán sợ bị giết. Hai nhân vật nổi tiếng Pakistan đã bị ám sát chết vì lên tiếng bênh vực cô là ông Shahbaz Bhatti, người Công Giáo, Bộ Trưởng Bộ Các Nhóm Thiểu Số; và ông Salmann Taseer, người Hồi Giáo, là Thống đốc bang Punjab.
Công lý ở đâu?
Sau nhiều lần trì hoãn, tháng 10 năm 2014, tòa án Tối cao tại Lahore bác đơn kháng cáo của Asia Bibi và giữ nguyên án tử hình.
Tháng 11 năm đó, các luật sư Pakistan và quốc tế đưa vụ án lên Tòa án Tối cao Pakistan. Ngày 22 tháng 7 năm 2015, trước áp lực quốc tế, Tòa án Tối cao Pakistan truyền ngưng tử hình Bibi. Tháng 11 năm ngoái Tòa án Tối cao Pakistan truyền cho tòa án tại Lahore xử lại. Sau nhiều lần trì hoãn, tòa án tại Lahore tuyên bố sẽ xử vào ngày 26 tháng 3 năm nay 2016; nhưng lại trì hoãn đến tháng 11 và nay có lẽ sẽ trì hoãn vô thời hạn.
Thà mất job hơn bị giết.
Thẩm phán Rehman nói rằng ông không thể tham gia xét xử trường hợp Bibi vì ông đã từng tham gia trong vụ xử ông Salman Taseer, Thống đốc Punjab bị giết sau khi ông bày tỏ sự ủng hộ cho Bibi.
Những người ủng hộ Asia Bibi nêu câu hỏi tại sao thẩm phán Rehman chờ đợi cho đến gần ngày phiên tòa mở ra mới rút lui. Các quan sát viên cho rằng có thể ông đã bị áp lực từ các chiến binh Hồi giáo, những người đã nằng nặc đòi xử tử Bibi.
Đối với nhiều phụ nữ ở Pakistan, khi cần phải ra khỏi nhà, họ luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí là sợ hãi trước những cái nhìn chằm chằm vào thân thể họ của người khác phái, lúc nào cũng quanh quẩn đâu đó chung quanh họ. Bên cạnh đó, còn có những lời chọc ghẹo nham nhở, thô tục kèm theo với những tiếng cười khả ố.
Bực mình với thái độ mất lịch sự này, Anila Ansari, một người Công Giáo sống nhiều năm tại Anh đang điều hành một đài phát thanh tại Pakistan đã quyết định tung ra một “chiến dịch chống những cái nhìn nham nhở” trên chương trình phát thanh quốc gia.
Ý tưởng này được kể là chưa từng có ở đất nước nơi những giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ luôn tỏ ra thù ghét phụ nữ và thường sẵn sàng “hợp thức hóa” các hành vi bạo lực chống lại các phụ nữ Kitô.
Anila Ansari đã trở về đất nước mình sau hai thập niên sống tại Vương quốc Anh.
Ở khắp mọi nơi công cộng, cô cảm thấy không ngừng bị đe dọa bởi những ánh mắt nhìn chằm chằm vào người mình mặc dù ở chốn đông người.
“Tôi đã đến nhiều nơi khác nhau, các văn phòng nhà nước, nhà hàng… mọi nơi tôi đều có thể nhìn thấy những đôi mắt dõi theo mình,” cô nói với thông tấn xã AFP từ văn phòng đài Radio99 nằm ở trung tâm của thủ đô Islamabad.
“Vì vậy, tôi đã bắt đầu hỏi các đồng nghiệp nữ của mình: ‘Chuyện này chỉ xa với tôi hay các bạn cũng bị như thế’, và mọi người đều nói với tôi rằng ‘Oh đó là một căn bệnh truyền nhiễm đang lây lan nhanh ở quốc gia này’”.
“Họ còn đề cập đến một trường hợp bi đát, trong đó một nhóm Hồi Giáo còn táo tợn xông vào nhà một thiếu nữ Công Giáo và ngang nhiên bắt cô ta về làm vợ bé của một tên nhà giàu được sự hỗ trợ của các giáo sĩ Hồi Giáo trong vùng.”
Khi Anila Ansari đề cập điều này với các cộng sự viên nam giới nhiều người không nhận ra vấn đề và cho đó là chuyện tự nhiên.
“Họ cười giả lả, có khi tỏ ra khó chịu hoặc thậm chí nổi khùng lên với tôi,” cô giải thích thêm rằng những người đàn ông này đổ lỗi cho phụ nữ không chịu che mặt, không chịu mặc burqa và trang điểm khi đi ra đường.
Ansari cho biết cô đã phát động chiến dịch này để làm nổi bật “những ảnh hưởng của thái độ nham nhở này đối với sức khỏe tâm thần của người phụ nữ là những người phải được có cơ hội học tập và làm việc bình đẳng với nam giới.”
Ansari tin rằng trong số thính giả lên tới 25 triệu trên toàn quốc, nhiều người sẽ ủng hộ ý tưởng này.
Cô cũng tổ chức các cuộc tranh luận thường xuyên ngoài đường và khuyến khích các thính giả gọi vào đài để bày tỏ quan điểm của họ. Nhiều người ủng hộ chương trình “Bạn sẽ không thích nếu có ai đó cứ nhìn chằm chằm vào mẹ, chị và em gái của bạn hay buông ra những lời nham nhở “
Najib Ahmed, giám đốc của đài phát thanh, cho biết ông hoàn toàn ủng hộ dự án này ngay từ đầu.
“Ở đất nước chúng tôi, người ta che dấu đi nhiều chuyện, không muốn thảo luận chúng,” ông nói.
“Nó là cơ sở của tất cả mọi thứ, cơ sở của nền kinh tế, nếu những người phụ nữ không thoải mái khi đi ra ngoài đường họ sẽ không thể làm công việc của mình như các đồng nghiệp nam giới khác.”
Một buổi chiều tháng Chín, Anila và các đồng nghiệp đã tụ tập trên vỉa hè bên ngoài trụ sở Radio99 để truyền bá thông điệp của họ trên đường phố. Họ đưa ra các truyền đơn nói “Đừng nhìn phụ nữ chằm chằm. Đó là vô đạo đức!” một xướng ngôn viên hét lên.
Sana Jaffry, một phụ nữ trẻ mặc một chiếc khăn trùm đầu màu hồng và đeo kính râm, cho biết dự án đã làm cô lên tinh thần vì cô thường bị xách nhiễu bởi những người đàn ông trên đường đi làm.
Cô nói: “Nền kinh tế của đất nước chúng ta tiếp tục thê thảm vì quá nhiều phụ nữ bị nhốt ở nhà để tránh bị sách nhiễu. Chiến dịch Radio99 là một bước đầu tiên. Tuy nhiên, để thực sự thay đổi mọi thứ vấn đề này phải được sự can thiệp của chính phủ”.
Gần đó, Ayyan Ali, một người đàn ông trẻ mặc trang phục truyền thống cương quyết chống lại.
Anh ta nói: “Phụ nữ là danh dự của cha mẹ. Nếu họ không mặc burqa bao trùm cơ thể, họ không thể khiếu nại nếu có ai đó đang nhìn chằm chằm vào họ”.
“Nếu họ đi ra ngoài trên đường phố trong trang phục không phù hợp, thì họ bị sách nhiễu là đáng”.
Theo Ali, hầu hết những người đàn ông Pakistan đều chia sẻ quan điểm của anh ta.
Phụ nữ ở Pakistan đối mặt với sự phân biệt rất lớn trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Pakistan là đất nước đứng thứ 144 trong số 145 quốc gia về quyền bình đẳng giới tính.
Ansari hy vọng diễn đàn của cô có thể mở ra cánh cửa cho các cuộc thảo luận về các vấn đề khác đối với phụ nữ và trẻ em gái như tệ nạn giết con vì danh dự gia đình, hôn nhân cưỡng ép, và cô dâu còn trẻ con.
Đối với luật sư và nhà bênh vực nữ quyền Rafia Zakaria, vấn đề quấy rối phụ nữ ngoài đường xuất phát từ thái độ khinh miệt phụ nữ và tệ nạn tranh ảnh khiêu dâm lan tràn trên Net.
Chọc ghẹo phụ nữ là một hành động đe dọa nhằm mục đích “đẩy phụ nữ ra khỏi các lĩnh vực của đời sống công cộng,” cô nói thêm rằng mục tiêu này đã được xác nhận bởi các giáo sĩ bảo thủ.
“Họ tin một cách sai lầm rằng đó là một yêu cầu của đạo Hồi”