Ngày 02-11-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 03/11: Giữ lề luật với lòng bác ái – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
02:16 02/11/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. Và kìa trước mặt Đức Giê-su, có một người mắc bệnh phù thũng. Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: “Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không?” Nhưng họ làm thinh. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về. Rồi Người nói với họ: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát?” Và họ không thể đáp lại những lời đó.

Đó là lời Chúa
 
Người lãnh đạo
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:15 02/11/2023

NGƯỜI LÃNH ĐẠO
(Chúa Nhật XXXI TN A)

Lãnh đạo, chỉ đạo là những hạn từ chúng ta thường xuyên được nghe, nhất là từ những vị đang nắm chức cao quyền lớn. Những con đường của hệ thống giao thông hay những con đường phát triển kinh tế, văn hóa xã hội…thì dĩ nhiên cần có sự lãnh đạo và dẫn đường của nhiều người. Tuy nhiên trong niềm tin Kitô giáo thì con đường về trời, nghĩa là con đường để có hạnh phúc vĩnh cửu thì chỉ có một người lãnh đạo, chỉ đạo duy nhất là Đức Kitô, vì chính Người đã khẳng định: “Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6); “anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Kitô” (Mt 23,11). Không ai có thể lên trời và dẫn dắt người khác lên trời nếu không phải là người đã từ trời mà xuống (x.Ga 3,10-13). Hệ luận tất yếu kéo theo đó là mọi xác phàm, dù là bậc hiền giả, bậc thánh nhân hay người sáng lập tôn giáo thảy đều chỉ thấy con đường về trời cách lờ mờ như thấy qua tấm gương đồng (x.1Cor 13,12).

Chúng ta tin rằng Chúa Kitô là Đấng từ trời mà xuống và chỉ mình Người mới có thể chỉ lối dẫn đưa nhân loại chúng ta về trời đến đích. Tuy nhiên khi chọn gọi nhóm Mười Hai Tông Đồ và các môn đệ thì Chúa Kitô muốn có nhiều người cộng tác trong việc dẫn đưa tha nhân đến hạnh phúc đích thực. Dù được vinh dự cộng tác với Đấng đã từ trời mà xuống thì những người được gọi là “lãnh đạo” trong đời sống tâm linh cũng vẫn còn đó nhiều hạn chế và bất cập, thậm chí có thể sai lầm.

Chúa Kitô đã từng vạch rõ những lầm lạc của nhiều vị lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ. Sai một li đi một dặm. Một trong những nguyên nhân lớn làm phát sinh sự lầm lạc đó là lòng kiêu hãnh, tính cao ngạo, sự tự tôn. Sự tự tôn, kiêu ngạo thường được khoác lớp áo lộng lẫy bên ngoài hầu che đậy những bất cập, thiếu sót. Người kiêu ngạo, tự tôn khi giữ vị trí cao, vai trò lớn thì hay vẽ vời nhiều sự để “long trọng hóa” bản thân mình chẳng hạn như “nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo...” (x.Mt 23,5). Chúa Kitô đã vạch rõ tình trạng này của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời của Người bằng những lời xem ra thật gay gắt, có khi thì với đám đông dân chúng và có khi thì trực tiếp với chính họ.

Một hệ quả khó lường của sự tự tôn, tự kiêu đó là dễ phạm sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cho tha nhân, nếu người tự kiêu, tự tôn đang giữ vị trí cao, đang nắm vai trò lớn trong xã hội hoặc trong tập thể tôn giáo. Sai lầm là thân phận con người, một chuyện thường tình dễ thứ tha. Thế nhưng việc khắc phục hậu quả là một vấn đề nan giải, nhất là khi hậu quả ấy lại di hại lâu dài cho đám đông dân chúng, đặc biệt những người thấp cổ, bé phận.

Chuyện mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố thì dễ nhận biết. Cái tai hại hơn cả đó là cái sự “quáng gà” cộng với sự tự cao của những người đang trong vai vế lãnh đạo. Biết một cách phiếm diện, biết một chiều, biết chưa rõ mà những tưởng rằng mình đã biết đủ đầy, biết rõ toàn diện thì bản thân không dễ nhận ra sai lầm của mình và tha nhân nhiều khi cũng khó phát hiện. Ngôn sứ Malaki đã chuyển tải lời của Thiên Chúa đến với nhiều tư tế thời bấy giờ: “Các ngươi đã đi sai đường lối, và làm cho nhiều vấp phạm lề luật...” (Bài đọc 1).

Một sự hiểu biết bất cập cộng thêm sư tự tôn thì hậu quả thật khó lường. Cần có nhiều Giona mạnh dạn nói lời chân lý không chỉ cho dân chúng mà còn cho cả những người đang nắm quyền cao chức trọng ngoài xã hội cũng như trong các tập thể tôn giáo. Sự thật thì chói tai. Nói lời sự thật thì dễ chuốc lấy hiểm họa khó lường. Chúa Kitô đã tuyên bố với dân chúng xưa rằng Người còn hơn cả Giona và Người khẳng khái trước mặt Philatô rằng Người bỏ trời đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật (x.Ga 18,37).

Sự thật sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32). Sự thật sẽ đưa chúng ta trở về đúng vị thế của mình. Không ai tự tạo nên chính mình và nhân vô thập toàn. Người khiêm nhu thì luôn ở trong sự thật và dù không thể tránh sai lầm ở điều này hay ở mặt kia nhưng chắc chắn sẽ tránh được những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và tha nhân.

Lịch sử cho thấy đã có những dòng nước mắt kiểu ăn năn sám hối của nhiều vị lãnh đạo ngoài xã hội, đã có những động thái sám hối và lời xin lỗi của nhiều đấng bậc trong Giáo hội. Dù thực tâm hay chỉ là kế sách mị dân thì chúng xem ra đáng trân trọng. Tuy nhiên vấn đề hệ trọng là khắc phục hậu quả như thế nào đây. Và lịch sử cũng cho thấy việc khắc phục hậu quả thật là gian nan và không thể một sớm một chiều. Chính vì thế việc chọn lựa người lãnh đạo là việc mà mọi người, nhất là các nhân sĩ, những người có chút tâm và chút tài phải dấn thân đi đầu hướng dẫn đám đông quần chúng. “Mạnh ở tướng chứ mạnh gì quân”. Kinh nghiệm của cha ông chúng ta vẫn còn giá trị cách nào đó.

Ban Mê Thuột
 
Tránh men biệt phái, sống men Tin mừng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:21 02/11/2023

CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
Ml 1,14b-2,2b.8-10; 1 Tx 2,7b-9.13; Mt 23,1-12
TRÁNH MEN BIỆT PHÁI, SỐNG MEN TIN MỪNG

Trang Tin Mừng hôm nay là một phần của những cuộc tranh luận gay gắt mà Chúa Giêsu đã có với các kinh sư và Pharisêu ở Giêrusalem. Những lời cứng rắn này có thể làm cho chúng ta sốc. Bởi vì, Chúa Giêsu luôn tỏ ra là người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng.”

Nhưng ở đây, Chúa Giêsu đã bùng nổ, Người làm điều phải làm khi mạnh mẽ lên án thói giả hình và lối đạo đức giả. Bởi lẽ, đây là trở ngại đáng sợ nhất đối với tôn giáo. Một khi con người mặc cho mình chiếc áo giáp “giả hình và phô trương,” đội cho mình chiếc mũ “thành kiến và bảo thủ,” cầm trong tay cây kiếm “quyền lực,” đi bằng những đôi giày đầy đinh nhọn “của sự thù địch và ghen ghét,” nhìn người khác bằng ánh mắt “dao găm,” họ sẽ rất thủ đoạn, mất khả năng đón nhận chân lý và bằng mọi giá làm điều mình muốn. Bằng chứng rõ ràng là chính thái độ này của nhóm Pharisêu đã là nguyên cớ dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu. Họ là những người nắm quyền lực tôn giáo cao nhất ở Giêrusalem. Họ đã khước từ và kết án Chúa Giêsu.

1. Ba cám dỗ của ‘men Pharisêu’

Các kinh sư là những chuyên viên về Luật; đa số thuộc về nhóm Pharisêu, là nhóm quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo và chính trị lúc bấy giờ; họ cũng rất có thế giá đối với dân. Chúa Giêsu nhìn nhận họ là những người kế thừa ông Môsê; Người khuyên dân nghe theo họ, khi họ giảng dạy đạo lý chân chính của ông Môsê. Nhưng Chúa Giêsu chỉ trích mạnh mẽ lối sống của họ. Đặc biệt, Người căn dặn phải đề phòng “men Pharisêu,” bởi vì nó mâu thuẫn với giáo lý họ dạy. Chúng ta có thể tóm tắt ba sai lầm lớn của họ, cũng là ba cơn cám dỗ đối với chúng ta:

* Nói nhưng không làm
Cám dỗ thứ nhất đó là lối sống ngôn hành bất nhất, nói mà không làm. Chúa Giêsu lên án thói xấu này:
“Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,4).

Họ nói hay, nói nhiều, nhưng không sống, không thực hành điều mình nói. Điều này cũng làm chúng ta giật mình. Không cần phải đi đâu xa để tìm điều này nơi những người khác. Bởi lẽ, khi xét mình một cách chân thành, chúng ta cũng có thể mắc phải khuyết điểm này. Ai trong chúng ta dám khẳng định rằng mình luôn có một sự nhất quán giữa lý tưởng và đời sống thực của mình? Lời nói luôn đi đôi với việc làm không? Phải thành thật thú nhận rằng nhiều lúc khoảng cách giữa điều chúng ta nói và điều chúng ta sống là cả một biển cả mênh mông. Có sự khác biệt thật lớn lao giữa lề luật và việc chúng ta làm! Chúa lên án họ và cảnh báo chúng ta tránh men Pharisêu.

* Thích được người ta ca tụng
Cám dỗ thứ hai đó là:
“Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài” (Mt 23,5).

Thật vậy, cám dỗ muốn được người ta ca tụng, tìm kiếm chỗ nhất, may dài tua áo… không chỉ là những tật xấu của những người Pharisêu và giới thượng lưu ở Giêrusalem. Ai trong chúng ta cũng đều bị cám dỗ chiều theo lòng tự kiêu, chạy theo những tước hiệu danh dự, tìm kiếm sự ưu tiên, ưu đãi. Ngày nay, không chỉ là vấn đề “đeo những hộp kinh kệ thật lớn và may những tua áo thật dài,” nhưng còn là vấn đề muốn tỏ ra mình hơn người khác bằng cách tậu những “siêu xe,” sắm những “điện thoại khủng,” bận những bộ áo quần hàng hiệu đắt tiền, uống những thứ rượu lạ, đi vé máy bay hạng vip v.v… Chung quy muốn được người khác chú ý, vỗ tay và tỏ ra hơn bao người. Hãy coi chừng men Pharisêu đó!

* Thích thống trị hơn là phục vụ
Cám dỗ quyền lực luôn là cám dỗ triền miên ở mọi thời và mọi người, kể cả những kẻ đạo đức nhất. Các kinh sư và Pharisêu bị Chúa Giêsu chỉ trích vì:
“Họ thích cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở nơi công cộng và được thiên hạ gọi là rápbi” (Mt 23,7).

Tóm lại, họ chỉ thích thống trị người khác, dùng quyền để áp đặt và bắt người khác phục vụ mình. Đó là thứ bệnh “giáo sĩ trị.”
Không phải chỉ những Luật Sĩ thời xưa tỏ ra thích quyền lực, thích dạy dỗ “trên tòa Môsê.” Biết bao lần chúng ta cho rằng mình là người “độc quyền” chân lý, nắm giữ lẽ phải và áp đặt quan điểm mình trên người khác… Nhiều lúc chúng ta sa vào trật tự cho mình là thầy dạy những sai lỗi của người khác. Chúng ta đòi hỏi người khác, nhưng không đòi hỏi chính mình, chỉ tay năm ngón, bắt người khác làm theo ý mình, nhưng không có một sự dấn thân, phục vụ.

Mỗi người theo một cách thế riêng, tinh tế hay thô thiển, chúng ta đều có nguy cơ rơi vào ba cám dỗ của Pharisêu.

2. Ba giá trị chính yếu của người môn đệ đích thực

Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dừng lại với việc phê phán những thói hư tật xấu, Người còn chỉ ra những thái độ tích cực mà Người muốn chúng ta đón nhận, thực hành để tránh những tật xấu ở trên để trở thành những môn đệ đích thực của Chúa. Ba thái độ tích cực đó là:

* Sống tình huynh đệ đích thực
Chúa Giêsu nói:
“Tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23,8).
Đây là một lời mời gọi mang tính cách mạng, một nguyên lý để thiết lập sự bình đẳng tận căn, một lời kêu gọi cụ thể để sống theo một phong cách mới của người môn đệ Đức Kitô. Thay vì bám víu vào những khác biệt và những tước hiệu hoành tráng của bản thân, chúng ta hãy nhìn nhận mỗi người đều bình đẳng với nhau và thực sự yêu mến họ như một người anh em. Tứ hải giai huynh đệ. Trước mặt Thiên Chúa, mỗi người đều bình đẳng và là anh chị em của nhau. Nên chúng ta đừng nhìn người khác như là đối thủ cạnh tranh, hay là kẻ thù phải né tránh. Nhưng hãy nhìn họ là người bạn, người anh em, và sống “tình huynh đệ bí tích” của người môn đệ Chúa Kitô.

* Sống đơn giản
“Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một cha là Cha trên trời” (Mt 23,9).
Đây là lời mời gọi hãy sống đơn giản. Đòi hỏi sống đơn giản bắt nguồn từ xác tín rằng chỉ Thiên Chúa có quyền đòi người khác tôn thờ như là Cha, là Thầy và là người lãnh đạo. Bởi lẽ, chỉ Người thực sự vượt trên mọi sự và mọi loài. Sống đơn giản là không bắt người khác phải tôn sùng mình, cũng không bắt người khác phải xưng tụng mình bằng những tước hiệu to lớn.

* Sống phục vụ
“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mt 23,11-12).
Đây là ý nghĩa đích thực của sự phục vụ và khiêm tốn. Phục vụ không phải một điều gì đó gò bó, cũng không là điều nhục nhã. Phục vụ làm cho người ta vĩ đại. Ai làm lớn, phải biết khiêm tốn, phục vụ, và ai biết phục vụ, sẽ trở nên vĩ đại. Phục vụ người khác không phải là phủ nhận nhân cách, phẩm chất mình. Bởi lẽ, không có gì ý nghĩa hơn, không gì hạnh phúc hơn đối với người biết yêu thương và phục vụ tha nhân bằng những việc làm cụ thể.

Như thế, những gì Chúa Giêsu lên án những người lãnh đạo tôn giáo trong bài Tin Mừng hôm nay thực sự có liên quan đến chúng ta. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta xa tránh “men Biệt Phái” như ngôn hành bất nhất, phô trương và giả hình, và Người mời gọi sống “men Tin Mừng”: đơn giản, huynh đệ và khiêm tốn phục vụ tha nhân. Ba thói xấu chúng ta cần tránh và ba nhân đức chúng ta cần thực hành. Chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa và đẹp đẽ hơn. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:29 02/11/2023

THANH BẦN



“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. (Mt 5, 3)

1. Phàm ở đâu có sự nghèo khó và vui vẻ, thì ở đó không có lòng tham và không có khổ nạn.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:34 02/11/2023
90. TÔ DỊCH MUA SẮM

Tô Dịch ở Thường Châu làm quan đến chức giám tư (1), mặc dù gia đình giàu có nhưng rất hà tiện, mỗi lần mua sắm cho gia đình, thì cũng đều vì một xu mà tranh chấp đến đỏ mặt đỏ mày.

Một lần nọ, khi mua một ngôi biệt thự thì tranh chấp giá cả với người bán, mỗi thứ mỗi loại đều không chịu nhường. Đứa con trai đứng bên cạnh khuyên phụ thân, nói:

- “Thưa cha, cha nên trả giá cho ông ta nhiều nhiều một chút, đợi con sau này bán nhà đi thì có thể trả được giá như vậy”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 90:

Mua bán thì phải trả giá, đó là chuyện đương nhiên, nhưng trả giá không phù hợp với món hàng thì chắc chắn là…bị chửi cho rát mặt…

Đời sống của người Ki-tô hữu là một cuộc mua bán trả giá của ma quỷ với bản thân con người, cuộc mua bán trả giá này thường là có lợi cho ma quỷ và thiệt hại cho con người, bởi vì bản thân của mỗi con người đều đã được chính Đức Chúa Giê-su chuộc lại với giá rất đắt, đó là cái chết đau thương của Ngài trên thập giá, do đó sẽ rất không công bằng khi chúng ta bán linh hồn và thân xác cho ma qủy với cái giá rẻ mạt.

Có những người Ki-tô hữu cũng biết giá trị linh hồn mình rất cao quý, nhưng ma quỷ trả giá bằng quyền uy danh vọng và tiền tài nên đã bán linh hồn mình cho ma quỷ; có những người đã dâng mình làm tôi tớ biết rất rõ như hai với hai là bốn rằng linh hồn mình giá trị đến nỗi cả thế gian chức tước tiền bạc địa vị cũng không thể mua được, nhưng ma quỷ trả giá bằng tiền và tình nên đã bán cho nó.

Trả giá là phải kỳ kèo nhưng phải mua bán hợp lý, đó là chuyện của mua bán của con người với nhau; nhưng sẽ rất lỗ lã khi chúng ta đem bán linh hồn cho ma quỷ dù cho với giá là làm…tổng thống của cả thế gian.

(1) Chức trưởng giám sát ở địa phương.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Trống Rỗng
Lm Vũđình Tường
05:50 02/11/2023
Các Kinh Sư và Pharisiêu ngồi trên toà Môisen giảng dậy. Họ có thẩm quyền làm điều đó. Giáo huấn của họ chỉ có giá trị khi giáo huấn đó có nguồn gốc và lời giải thích, thích hợp với Mười Điều Răn Chúa truyền. Đức Kitô cũng nhắc nhở môn đệ hãy tôn trọng chức vụ lãnh đạo của họ, và thực hành điều họ giáo huấn. Ngoài điều đó ra hãy thận trọng, đừng bắt chước lối sống giả hình của họ, bởi lối họ sống không thể hiện tinh thần họ giáo huấn, hướng dẫn. Lối họ sống trái ngược tinh thần Môisen mong muốn. Đời sống và lời rao giảng không đi đôi. Họ yêu Chúa bằng môi miệng; con tim họ không thuộc về Chúa, mà thuộc về thế gian. Họ dậy dân chúng tin yêu Thiên Chúa nhưng chính họ không thực hành điều đó. Họ dậy về luật yêu thương, nhưng chính họ không thực hành lối sống yêu thương, tha thứ. Họ mong muốn được nhận diện, chào hỏi, ca tụng nơi công cộng.

'Đừng bắt chước lối sống họ' có nghĩa cuộc sống họ trống vắng tinh thần Kinh Thánh. Nội tâm họ nghèo ơn Chúa bởi cuộc sống họ không làm cho Vinh Danh Chúa cả sáng hơn; trong khi chính họ lại tìm kiếm hào nhoáng thế gian, lời khen ngợi, ca tụng nơi trần thế. Thay vì giáo huấn họ rao giảng và sống thực hành Lời Chúa, họ tìm vinh danh cho chính mình. Họ nhìn ra thế giới ngoài xã hội, mong nhận được lời ca tụng, nổi tiếng giữa mọi người. Lối sống này làm cho cuộc sống tâm linh trở nên nghèo nàn; làm mất í nghĩa chân thực cuộc sống.

Cuộc sống nội tâm dồi dào và khiêm nhường luôn đi chung với nhau. Nơi đâu nội tâm dồi dào, nơi đó có mặt khiêm nhường; khi khiêm nhường xuất hiện, ta nhận biết nội tâm người đó giầu mạnh. Người có lối sống khiêm nhường không tìm kiếm hào nhoáng, vinh quang trần thế; trái lại họ chọn lối sống ẩn dật, kín đáo và tìm an vui nơi thanh vắng.

Câu 'Ngồi toà Môisen' cho biết giáo huấn hướng dẫn phải hợp với tinh thần rao giảng của Môisen. Đó là giáo huấn đúng, chân thật, cần phải tuân giữ. Ngoài ra, mọi giáo huấn khác đều là sai lầm, trái sự thật, cần tránh. Mong muốn được lãnh đạo người khác, tìm vinh danh nơi công cộng và mong được đề cao, khen ngợi giữa đám đông đều là những cám dỗ. Dấu chỉ cho biết một tâm hồn trống rỗng. Lối sống này không dẫn đến nối kết; trái lại lối sống đó là nguyên nhân gây chia rẽ, bè phái, ganh tị. Đó không phải là lối sống Chúa kêu gọi môn đệ sống. Chúa kêu gọi sống tinh thần đơn sơ, hiền lành, và chân thành. Đồng thời biết chấp nhận giới hạn nhỏ bé của con người.

Kitô hữu không được mời gọi để lãnh đạo, nhưng được mời gọi đi theo Đức Kitô. Vì thế Kitô hữu nhận biết ơn khôn ngoan, thông hiểu dẫn ta đến cùng Chúa. Chấp nhận mình quá nhỏ bé so với tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Đức Kitô kêu gọi lối sống ta dẫn người khác đến cùng Đức Kitô. Hướng dẫn, chỉ bảo và ban đức tin cho họ là công việc của Thánh thần Chúa. Cuộc sống không dẫn tha nhân đến cùng Chúa thì không thể là môn đệ chân chính của Đức Kitô.

Chúng ta cầu nguyện sống tinh thần Chúa mời gọi ta sống. Chúng ta cũng cầu nguyện để nhận biết Chúa không tạo dựng nên ta để ta hiểu về Mầu Nhiệm Thiên Chúa, mà chính là để ta ca tụng, ngợi khen và kinh ngạc về tình yêu vô biên Chúa ban. Nhận biết này giúp ích rất nhiều cho phần hai của bài Phúc Âm hôm nay. Đó là nhận biết Thiên Chúa là Đấng duy nhất ta tôn thờ. Ngài là Thầy, Đấng Bảo Trợ, người Cha nhân lành. Ngoài Thiên Chúa ra, ta không còn bậc thầy nào khác, không còn Đấng Bảo Trợ nào khác. Tất cả chúng ta đều là anh chị em trong Chúa; tất cả đều tôn thờ Chúa, yêu thương và phục vụ nhau.

Thiên Chúa là bậc Thầy duy nhất. Kitô hữu học hỏi từ Ngài, đi theo Ngài và sống cho Ngài. Mọi giáo huấn khác đều sai trái, thiên lệch, thiếu chân thật, thiếu xác đáng. Giáo huấn giả hình nói về Chúa nhưng không làm Vinh Danh Chúa; trái lại dùng Danh Cực Thánh Chúa tìm vinh danh cho cá nhân. Đức Kitô cảnh tỉnh Kitô hữu, đừng tin theo, bắt chước lối sống giả hình, bởi lối sống đó trái nghịch đường lối Chúa. Hãy học từ Đức Kitô bởi chính Ngài là sự thật, là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa.

TiengChuong.org

Inconsistence

The Scribes and Pharisees are right to occupy the chair of Moses. They have the authority to teach what Moses taught. Their leadership role is legitimate, and their teaching is legally valid when they teach what Moses taught. Jesus told his audience, and the disciples, to show respect to those in leadership roles, and faithfully observe their teaching. However, when it comes to their behaviour; Jesus told the people not to learn from them because their way of life didn't reflect the spirit of their teaching. They were unfaithful to their word. They paid God lip-service; because their hearts were not for God. They told the people to observe God's law, but they themselves didn't. They preached about God's love; but failed to live up to the spirit of the Scriptures. They loved to project magnificent images of themselves in public; and enjoyed being recognized by others.

'Do not be guided by what they do' implies their practice was hollow and empty. It revealed that they were poor spiritually because their way of life didn't give glory to God, but they themselves embraced the glory of this world. Instead of their preaching and way of life giving glory to God; they aimed to gain glory for themselves. They turned outwards, to the world, in the hope of gaining more fame and popularity. This way of life would negate their spiritual life, and the true meaning of life. Spiritual richness and humility always go together. A humble person would not seek public popularity, but rather live a humble life, and enjoy solitude, and tranquillity.

The phrase 'Occupy the chair of Moses' means any preaching which reflects the spirit of the Hebrew Scriptures is acceptable and upheld. Apart from this authentic preaching; other preaching would be faulty, unauthorised and unacceptable. Showing superiority over the people, trying to gain public attention, and expecting to be respected at Market Square becomes temptation. It is a clear sign of poor spirituality. Their way of life would not unite, but rather divide people into different classes in which they were the first. It certainly is not the way of the Gospel. Living the spirit of the Scriptures means one should live a life with simplicity, honesty and openness. At the same time, one should humbly accept his limitations. We are called not to lead, but to follow Jesus. Our wisdom and knowledge should help us accept our limitations before the vastness of God's love. We are called to live a life that makes others recognize that we are disciples of Jesus. We are not true disciples of Jesus if we fail to fulfil that call. Leading others to Jesus is our role, but making disciples of Jesus is the work of the Spirit. We pray to fulfil what we are called to do. We also pray to recognize that we are not made to understand God's mystery but to accept it with awe and wonder. This recognition plays a vital role in the second part of today's reading. It helps us to recognize that God is our Master, Lord and Teacher. Apart from God, we have no other master or teacher. We are all brothers and sisters, serving and loving God.

God alone is our true Master; we need to learn from, imitate him, and follow his way. All other claims are fault and untrue. They don't teach the way of God, but rather the way of the world. Though they talk about God, it is not to glorify Him, but for their personal gain. Jesus tells us not to copy the hypocrite's way of life, because its way is contrary to God's way. Our teaching must be drawn from Jesus' teaching; our way of life must be guided by Jesus because he comes from God, the Son of God, and God himself.
 
Chết là Tết chứ không phải là hết!
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:55 02/11/2023

CHẾT LÀ TẾT CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ HẾT !

Người ta thường nói chết là hết ! Nhưng Lễ Cầu Hồn của người Công Giáo lại cho thấy điều ngược lại: chết là TẾT chứ không phải là hết.

Tết để người ta về nhà thì chết cũng đưa người ta về Nhà Cha trên trời.

Tết đem mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc mới thì chết cũng đem người ta vào sự sống mới đời đời với Chúa.

Tết đem niềm vui đoàn viên thì chết cũng đưa người ta về đoàn viên với tổ tiên ông bà cha mẹ.

Tết đem niềm vui hạnh phúc đón xuân thì chết cũng đưa người ta vào hưởng hạnh phúc thiên đàng đời đời.

Chúa Giêsu đã khẳng định: “Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù có chết cũng sẽ được sống”. Đồng thời, người Công Giáo cũng luôn tuyên xưng lời kinh: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy.” Amen.
 
Nỗi đau thánh
Lm. Minh Anh
14:31 02/11/2023

NỖI ĐAU THÁNH
“Lòng tôi rất đỗi ưu phiền, và đau khổ mãi không ngơi!”.

Về hưu, cựu Tổng thống Thomas Jefferson lập Đại học Virginia; ông tin rằng, sinh viên sẽ học hành nghiêm túc. Nào ngờ, một cuộc bạo động dẫn đến đổ máu xảy ra; các giáo sư bị tấn công! Hôm sau, một cuộc họp được tổ chức, Jefferson có mặt; có cả các sinh viên nổi loạn. Jefferson nói, “Đây là một sự kiện đau đớn nhất trong đời tôi!”, và ông bật khóc! Giám thị yêu cầu những kẻ bạo động tiến lên; tất cả nhận lỗi. Sau đó, một trong các sinh viên ấy nói, “Không phải do lời của Jefferson, nhưng là nước mắt của ông ta!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Jefferson đau đớn! Lời Chúa hôm nay cho thấy một nỗi đau còn lớn hơn. Đó là nỗi đau của Phaolô, một ‘nỗi đau thánh!’. Trước sự cứng lòng của những người anh em Do Thái giáo đương thời, những người nhất mực từ chối sứ điệp Phaolô mang đến, Phaolô thở than, “Lòng tôi rất đỗi ưu phiền, và đau khổ mãi không ngơi!”.

Một lý do khiến Phaolô vô cùng đau đớn, là việc những người anh em này từ chối Chúa Giêsu; ở một số nơi, họ mạnh mẽ chống lại các Kitô hữu, những người mà họ gọi là ‘phản bội’ hoặc ‘dị giáo’. Phaolô nhấn mạnh, đây không phải là một lời than phiền bình thường, nhưng là một nỗi đau thực sự đến nỗi ngài sẵn sàng tách khỏi Chúa Kitô theo nghĩa đen, nếu điều này có lợi cho đồng bào mình. Phaolô tự nguyện là tù nhân, bị nguyền rủa, loại trừ để anh em ngài nhận biết Chúa Kitô. Đây quả là một ‘nỗi đau thánh!’.

Tin Mừng hôm nay cho thấy một trải nghiệm tương tự nơi Chúa Giêsu. Một thủ lãnh biệt phái mời Ngài dùng bữa, họ dò xét Ngài. Một người phù thũng xuất hiện; đây có thể là một sắp đặt! Và dẫu đó là sự thật, Chúa Giêsu vẫn quyết đoán làm những gì phải làm để tỏ bày lòng thương xót của Ngài, không chỉ với người bệnh nhưng với cả những ai đang rắp tâm hại Ngài. Ngài hỏi, “Có được phép chữa bệnh ngày Sabbat không?”. “Họ làm thinh!”. Chính sự làm thinh tố cáo ác tâm của họ. Và Ngài “đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về”. Họ tiếp tục làm thinh, để lại cho Ngài một ‘nỗi đau thánh!’.

Trong một thế giới từ chối Thiên Chúa, tâm hồn các môn đệ Chúa Giêsu phải là nơi chịu giày vò bởi những nỗi đau. Thế giới với lý do này, lý do khác, từ chối Ngài và sứ điệp của Ngài; Giáo Hội cũng đang đối mặt với bao thách đố. Vấn đề chuyển giới, trợ tử, phá thai, đồng tính, di dân và nạn buôn người… tất cả đang thực sự nhức nhối. Thế nhưng, lập trường của Giáo Hội thật dứt khoát, phẩm giá và sự sống con người có giá trị vô song; và việc nâng con người lên, chữa lành nó, phải là ưu tiên hàng đầu!

Anh Chị em,
“Lòng tôi rất đỗi ưu phiền, và đau khổ mãi không ngơi!”. Trước những sự kiện đau lòng của thế giới và của Giáo Hội, liệu bạn và tôi có một cảm thức xót xa nào không? Cụ thể, trước sự cứng cỏi của những con người chúng ta yêu thương, khi họ từ chối niềm tin hay đang đắm chìm trong một nghiện ngập, một tội lỗi nào đó; thiết thực hơn, những người bỏ nhà thờ, bỏ đạo, chúng ta có nhức nhối không? Và quan trọng hơn, bạn và tôi đã làm gì? Chúng ta có cầu nguyện, hy sinh, thăm viếng, khuyên nhủ và cụ thể, có ra sức nêu gương sáng để làm những gì có thể hầu đưa những anh chị em đó trở về?

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trước những ‘thương tật’ của anh chị em con, giúp con cảm nhận một sự giày vò bên trong, hầu một ngày kia, con không phát hiện mình bị ‘thiểu năng!’”, Amen.

(Gp. Huế)
 
Con đường vinh dự
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
16:08 02/11/2023
Người đời thích tôn mình lên, muốn nâng cao giá trị của mình. Vì thế, người ta tìm mọi cách để đạt tới mục tiêu nầy.

Những phương thức sai lầm Những luật sĩ và biệt phái thời Chúa Giê-su muốn nâng cao giá trị bản thân bằng cách làm những việc đạo đức bề ngoài, cốt để cho người ta thấy; họ "đeo những hộp kinh lớn hơn người khác trên trán, mang những tua áo dài hơn mọi người chung quanh, ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm những hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và mong được thiên hạ gọi là thầy" (Mt 23, 5-7).

Ngay cả các môn đệ Chúa Giê-su cũng đôi lần tranh luận để xác định giữa các ông, ai là người lớn nhất (Mc 9,33-37. Lc 9,46-47). Thế rồi một hôm nọ, tưởng rằng mai đây Chúa Giê-su sẽ được lên ngôi cao, hai anh em Gioan và Giacôbê nài xin Chúa Giê-su cho mình được ngồi bên hữu và bên tả ngai vinh hiển của Ngài trong tương lai, khiến các môn đệ khác tỏ ra bất bình, khó chịu… (Mc 10, 35-41).

Trong xã hội hôm nay cũng thế, ai cũng muốn được trọng vọng, được tôn vinh… bằng cách nầy hay cách khác. Phương thức thực sự mang lại giá trị cho đời người Qua Công Đồng Vaticano II, Giáo hội nhận định rằng: “Giá trị con người không tuỳ thuộc những gì ta có, mà tuỳ thuộc phẩm chất của mỗi người.”

Biệt thự nguy nga hoành tráng, vàng bạc châu báu đầy dư hay địa vị lớn lao của ta… không thể làm cho ta nên cao cả, đáng trọng hơn những người khác; nhưng chỉ có phẩm chất cao đẹp và lòng đạo đức của mỗi người mới có thể làm cho người đó có giá trị hơn người khác mà thôi.

Về vấn đề nầy, Chúa Giê-su dạy cho các môn đệ và cho chúng ta biết phương thế đích thực để làm cho mình nên cao trọng. Đó là khiêm tốn phục vụ người khác. Ngài nói: "Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em" (Mt 23,11). Lời Chúa dạy nghe ra có vẻ ngược đời, rất khó chấp nhận, nhưng đó là chân lý! Cuộc đời mẹ Tê-rê-xa Calcutta minh chứng lời dạy nầy là xác đáng. Mẹ đã hiến đời mình làm tôi tớ hèn mọn phục vụ những con người cùng khổ nhất trên thế gian, nên mẹ trở thành người phụ nữ được trọng vọng và yêu mến nhất thế giới. Năm 1996, Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ phong tặng mẹ danh hiệu "công dân danh dự" của nước nầy. Mẹ là nhân vật thứ tư trên thế giới được ban tặng danh hiệu vinh dự nầy.

Ngày 10 tháng 2 năm 1979, mẹ được nhận giải Nobel Hòa bình vì sự nghiệp dấn thân phục vụ những người cùng khốn. Ngày 5-9-1997, mẹ Têrêxa qua đời tại Calcutta. Chính phủ Ấn Độ tổ chức an táng trọng thể mẹ Têrêxa theo nghi thức quốc táng, một vinh dự từ trước tới nay chỉ dành cho các lãnh tụ hàng đầu của đất nước, có nhiều công trạng với quốc gia. Vào dịp nầy, nhiều vị nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo tôn giáo cũng như các phương tiện truyền thông trên thế giới đã không tiếc lời ca tụng mẹ, vì tấm lòng yêu thương và nhiệt tình phục vụ của mẹ dành cho những người cùng khổ khắp nơi.

Và ngày 4 tháng 9 năm 2016, mẹ được Đức Thánh Cha Phan-xi-cô tuyên thánh để được các tín hữu kính nhớ muôn đời. Như thế, cuộc đời và sự nghiệp của Mẹ Tê-rê-xa Calcutta minh chứng lời Chúa Giê-su dạy rằng “ai hạ mình xuống phục vụ sẽ được tôn lên” là xác đáng.

Lay Chúa Giê-su,

Xin giúp chúng con sống yêu thương phục vụ mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh chung quanh như lời Chúa dạy; nhờ đó, chúng con trở nên người có phẩm chất cao đẹp và sống đẹp lòng Chúa hơn. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô kêu gọi ‘thay đổi mô hình’ trong thần học cho thế giới ngày nay
Vũ Văn An
14:09 02/11/2023

Jonathan Liedl của hãng tin CNA, ngày 1 tháng 11, tường trình rằng Đức Phanxicô đã kêu gọi một “sự thay đổi mô hình” trong thần học Công Giáo, lấy việc tham gia rộng rãi với khoa học, văn hóa đương thời và kinh nghiệm sống của con người làm điểm khởi đầu thiết yếu.



Trích dẫn sự cần thiết phải giải quyết “những biến đổi văn hóa sâu sắc”, Đức Giáo Hoàng đã trình bày tầm nhìn đầy ấn tượng của mình về tương lai của thần học Công Giáo trong một tự sắc mới được ban hành hôm nay.

Với tiêu đề Ad Theologiam Promovendam, hay “để thúc đẩy thần học”, tài liệu sửa đổi các quy chế của Giáo hoàng Học viện Thần học (PATH) “để làm cho chúng phù hợp hơn với sứ mạng mà thời đại chúng ta đặt ra đối với thần học”.

Đức Giáo Hoàng viết trong tông thư: “Thần học chỉ có thể phát triển trong một nền văn hóa đối thoại và gặp gỡ giữa các truyền thống và kiến thức khác nhau, giữa các niềm tin Kitô giáo khác nhau và các tôn giáo khác nhau, tiếp xúc một cách cởi mở với mọi người, những người có niềm tin cũng như những người không có niềm tin”.

‘Theo ngữ cảnh từ nền tảng'

Đức Phanxicô viết rằng thần học Công Giáo phải trải qua một “cuộc cách mạng văn hóa can đảm” để trở thành một “thần học theo ngữ cảnh từ nền tảng”. Được hướng dẫn bởi sự nhập thể của Chúa Kitô vào thời gian và không gian, cách tiếp cận thần học này phải có khả năng đọc và giải thích “Tin Mừng trong những điều kiện mà con người nam nữ sống hàng ngày, trong những môi trường địa lý, xã hội và văn hóa khác nhau”.

Đức Giáo Hoàng đã tương phản cách tiếp cận này với một nền thần học chỉ giới hạn ở việc “đề xuất lại một cách trừu tượng các công thức và kế hoạch từ quá khứ” và lặp lại lời chỉ trích lâu dài của ngài về “nền thần học quanh quẩn ở bàn giấy”. Thay vào đó, ngài nhấn mạnh rằng các nghiên cứu thần học phải cởi mở với thế giới, không phải như một “thái độ ‘chiến thuật’” mà như một “bước ngoặt” sâu sắc trong phương pháp của chúng, điều mà ngài nói phải là “quy nạp”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng việc xem xét lại thần học từ dưới lên này là cần thiết để hỗ trợ tốt hơn cho sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội.

Đức Giáo Hoàng viết: “Một Giáo hội đồng nghị, truyền giáo và ‘đi ra ngoài’ chỉ có thể tương ứng với một nền thần học ‘đi ra ngoài’”.

Liên quan đến điều này, Đức Giáo Hoàng nói, cách tiếp cận đối thoại này có thể cho phép thần học “mở rộng ranh giới” của lý luận khoa học, cho phép nó vượt qua các xu hướng phi nhân hóa.

‘Xuyên ngành’ và mục vụ

Để đạt được “thần học ‘đi ra ngoài’ này,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết rằng thần học phải trở thành “xuyên ngành”, một phần của “mạng lưới các mối liên hệ, trước hết với các ngành khác và kiến thức khác”. Ngài viết, sự dấn thân này dẫn đến “nhiệm vụ khó khăn” của các nhà thần học là sử dụng “các phạm trù mới được phát triển bởi kiến thức khác” để “thâm nhập và truyền đạt các chân lý đức tin và truyền tải lời dạy của Chúa Giêsu bằng các ngôn ngữ ngày nay, một cách độc đáo và ý thức phê phán.”

Đức Phanxicô cũng viết rằng ưu tiên phải được dành cho “kiến thức về ‘lẽ thường’ của con người”, điều mà ngài mô tả như là một “nguồn thần học trong đó có nhiều hình ảnh về Thiên Chúa sống động, đôi lúc không tương ứng với khuôn mặt Kitô giáo về Thiên Chúa, duy nhất và luôn luôn yêu thương."

Đức Giáo Hoàng nói rằng “dấu ấn mục vụ” này phải được đặt trên toàn bộ nền thần học Công Giáo. Được mô tả là “thần học đại chúng”, bằng cách bắt đầu từ “những bối cảnh và hoàn cảnh cụ thể khác nhau trong đó con người được đưa vào” và để mình “bị thách thức nghiêm trọng bởi thực tại”, suy tư thần học có thể hỗ trợ việc phân định “các dấu chỉ thời đại”.

Đức Giáo Hoàng viết thêm, “Thần học đặt mình vào việc phục vụ việc truyền giảng Tin Mừng của Giáo hội và truyền tải đức tin, để đức tin trở thành văn hóa; nghĩa là, triết lý hành động đầy khôn ngoan của dân Chúa, một đề xuất về vẻ đẹp nhân bản và nhân bản hóa cho tất cả mọi người”.

Các quy chế mới

Sự thay đổi của Đức Giáo Hoàng trong việc nhấn mạnh đến thần học Công Giáo đã được phản ảnh trong các quy chế mới được ban hành cho Giáo hoàng Học viện Thần học. Ad Theologiam Promovendam đã chuyển tập chú của học viện 200 năm tuổi này từ “cổ vũ cuộc đối thoại giữa lý trí và đức tin” sang cổ vũ “đối thoại xuyên ngành với triết học, khoa học, nghệ thuật và tất cả các kiến thức khác”. Các quy chế mới đặt Giáo hoàng Học viện Thần học “phục vụ các định chế học thuật dành riêng cho thần học và các trung tâm phát triển văn hóa và kiến thức khác quan tâm đến việc tiếp cận con người trong bối cảnh đời sống và tư tưởng của họ”.

Sự thay đổi này đã được chủ tịch Giáo hoàng Học viện Thần học, Giám mục Antonio Staglianò hoan nghênh.

Vị giáo chủ người Ý nói trong một thông cáo báo chí, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô giao phó cho Giáo hoàng Học viện của chúng ta một sứ mệnh mới: đó là thúc đẩy mọi lĩnh vực kiến thức, thảo luận và đối thoại nhằm tiếp cận và lôi kéo toàn thể dân Chúa vào nghiên cứu thần học để đời sống của người dân trở thành cuộc sống thần học.”

Quy chế mới kêu gọi Giáo hoàng Học viện Thần học tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các nhà thần học của Công Giáo và “của các tuyên tín Kitô giáo khác hoặc tôn giáo khác”. Học viện cũng sẽ “kết nối” với các trường đại học và trung tâm sản xuất văn hóa và tư tưởng” và khám phá những cách thức “đủ tiêu chuẩn về văn hóa” để đề xuất Tin Mừng như một hướng dẫn cuộc sống cho ngay cả những người vô thần, một quá trình được mô tả trong thông cáo báo chí Giáo hoàng Học viện Thần học là “phổ biến sự khôn ngoan”.

Hòa hợp với “huấn huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, theo quy chế mới, Giáo hoàng Học viện Thần học cũng sẽ thực hiện cam kết “bác ái trí thức” bằng cách tập trung vào các câu hỏi và nhu cầu của những người “ở các vùng ngoại vi hiện sinh”.
 
Nguyên văn Bản Tường trình Tổng hợp của Kỳ họp thứ nhất Thượng Hội Đồng về tính Đồng nghị, Phần II
Vũ Văn An
21:36 02/11/2023



PHẦN II: TẤT CẢ CÁC MÔN ĐỆ, TẤT CẢ CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO

8. Giáo Hội là Sứ Mệnh

Các điểm hội tụ

a).Thay vì nói rằng Giáo hội có một sứ mệnh, chúng tôi khẳng định rằng Giáo hội “là” sứ mệnh. “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20:21): Giáo Hội nhận được từ Chúa Kitô, Đấng được Chúa Cha sai, sứ mệnh của mình. Được Chúa Thánh Thần nâng đỡ và hướng dẫn, Giáo Hội công bố và làm chứng Tin Mừng cho những người chưa biết hoặc chưa đón nhận Tin Mừng. Giáo Hội làm điều này với sự lựa chọn ưu tiên dành cho người nghèo, điều này bắt nguồn từ sứ mệnh của Chúa Giêsu. Bằng cách này, Giáo hội cộng tác vào việc Nước Thiên Chúa đang đến, mà Giáo hội là hạt giống (x. Lumen Gentium 5).

b) Các bí tích khai tâm Kitô giáo trao cho tất cả các môn đệ của Chúa Giêsu trách nhiệm thực hiện sứ mệnh của Giáo hội. Các nam nữ giáo dân, những người sống đời thánh hiến và các thừa tác viên thụ phong đều có phẩm giá ngang nhau. Họ đã nhận được những đặc sủng và ơn gọi khác nhau cũng như thực hiện những vai trò và chức năng khác nhau, nhưng tất cả đều được Chúa Thánh Thần kêu gọi và nuôi dưỡng để hợp thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô (1 Cr. 4:31). Tất cả họ đều là những môn đệ, tất cả những nhà truyền giáo, trong sức sống hỗ tương của các cộng đồng địa phương, những người cảm nghiệm được niềm vui hân hoan và an ủi của việc truyền giảng Tin Mừng. Việc thực thi đồng trách nhiệm là điều cần thiết cho tính đồng nghị và cần thiết ở mọi bình diện của Giáo hội. Mỗi Kitô hữu là một sứ mệnh trên trái đất này.

c) Gia đình là trụ cột của mọi cộng đồng Kitô hữu. Cha mẹ, ông bà và tất cả những người sống và chia sẻ đức tin trong gia đình đều là những nhà truyền giáo đầu tiên. Gia đình, như một cộng đồng sự sống và tình yêu, là nơi đặc biệt để giáo dục đức tin và thực hành Kitô giáo, một nơi cần sự đồng hành đặc biệt trong các cộng đồng. Sự hỗ trợ đặc biệt cần thiết đối với các bậc cha mẹ phải dung hòa công việc, kể cả trong cộng đồng Giáo hội và phục vụ sứ mệnh của Giáo hội, với những đòi hỏi của đời sống gia đình.

d) Nếu sứ mệnh là một ân sủng liên quan đến toàn thể Giáo hội, thì người tín hữu giáo dân đóng góp một cách quan trọng vào việc thăng tiến sứ mệnh đó trong mọi lĩnh vực và trong các hoàn cảnh thông thường hàng ngày. Trên hết, chính họ là những người làm cho Giáo hội hiện diện và công bố Tin Mừng, chẳng hạn trong nền văn hóa kỹ thuật số, vốn có tác động mạnh mẽ trên toàn thế giới; trong văn hóa giới trẻ; trong thế giới công việc và kinh doanh, chính trị, nghệ thuật và văn hóa; trong nghiên cứu, giáo dục và đào tạo khoa học; trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta; và đặc biệt thông qua việc tham gia vào đời sống công cộng. Bất cứ nơi nào họ hiện diện, họ đều được mời gọi làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong đời sống hằng ngày và minh nhiên chia sẻ đức tin với người khác. Một cách đặc biệt, những người trẻ, với những ân phúc và sự yếu đuối của mình, bằng cách ngày càng lớn lên trong tình bạn với Chúa Giêsu, trở thành những tông đồ Tin Mừng cho những người đồng trang đồng lứa với mình.

e) Các tín hữu giáo dân cũng ngày càng hiện diện và tích cực phục vụ trong các cộng đồng Kitô giáo. Nhiều người trong số họ tổ chức và sinh động các cộng đồng mục vụ, phục vụ với tư cách là nhà giáo dục tôn giáo, nhà thần học và nhà đào tạo, người linh hoạt tâm linh và giáo lý viên, và tham gia vào nhiều cơ quan giáo xứ và giáo phận khác nhau. Ở nhiều vùng, đời sống của các cộng đồng Kitô giáo và sứ mệnh của Giáo hội phụ thuộc vào các giáo lý viên. Ngoài ra, giáo dân còn phục vụ trong việc bảo vệ và quản lý. Tất cả những đóng góp này đều không thể thiếu được đối với sứ mệnh của Giáo hội; vì lý do này, cần phải cung cấp việc thu đạt được các năng lực cần thiết.

f) Với tính đa dạng to lớn của chúng, các đặc sủng của giáo dân tiêu biểu các ân phúc rõ rệt của Chúa Thánh Thần dành cho Giáo hội, những ân phúc này phải được phát huy, thừa nhận và đánh giá cao một cách trọn vẹn. Trong một số hoàn cảnh, giáo dân có thể được kêu gọi để giúp bù đắp tình trạng thiếu linh mục, với nguy cơ tính chất giáo dân của việc làm tông đồ của họ có nguy cơ bị suy giảm. Trong những bối cảnh khác, có thể các linh mục tự mình làm mọi việc và do đó các đặc sủng và thừa tác vụ của giáo dân bị bỏ qua hoặc không được sử dụng đúng mức. Trong mọi bối cảnh, có một mối nguy hiểm, được nhiều người tại Phiên họp bày tỏ, đó là “giáo sĩ hóa” giáo dân, tạo ra một tầng lớp giáo dân ưu tú vốn duy trì những bất bình đẳng và chia rẽ giữa dân Chúa.

g) Sứ mệnh ad gentes [đối với dân ngoại] mang lại sự phong phú cho các Giáo hội, bởi vì nó không chỉ liên quan đến chính các nhà truyền giáo mà còn liên quan đến toàn thể cộng đồng, vốn, nhờ cách này, được truyền cảm hứng để cầu nguyện, chia sẻ của cải và làm chứng. Các giáo hội thiếu giáo sĩ không nên từ bỏ cam kết này, trong khi những giáo hội có nhiều ơn gọi vào thừa tác vụ thụ phong sẽ được hưởng lợi từ việc hợp tác mục vụ một cách truyền giáo thực sự. Tất cả các nhà truyền giáo – giáo dân nam nữ, những người sống đời thánh hiến, các phó tế và linh mục, và đặc biệt là thành viên của các tu hội truyền giáo và các nhà truyền giáo fidei donum (*)– đều là một nguồn lực quan trọng để tạo ra những mối dây nối kết kiến thức và trao đổi ân phúc.

h) Sứ mệnh của Giáo hội liên tục được canh tân và nuôi dưỡng bởi Bí tích Thánh Thể, đặc biệt khi bản chất cộng đồng và truyền giáo của Giáo hội được phát biểu đầy đủ.

Các vấn đề để xem xét

i) Cần tiếp tục đào sâu sự hiểu biết thần học về mối quan hệ giữa các đặc sủng và các thừa tác vụ trong nguyên tắc truyền giáo.

j).Vatican II và giáo huấn huấn quyền tiếp theo trình bày sứ mệnh đặc biệt của giáo dân về mặt thánh hóa các thực tại trần thế hoặc thế tục. Tuy nhiên, thực tại là việc thực hành mục vụ ở các bình diện giáo xứ, giáo phận và gần đây, thậm chí ở bình diện hoàn vũ, ngày càng giao phó nhiều hơn cho giáo dân những nhiệm vụ và thừa tác vụ trong chính Giáo hội. Suy tư thần học và các điều khoản giáo luật cần phải được dung hòa với những diễn biến quan trọng này và tránh những thuyết nhị nguyên có thể làm tổn hại đến việc tri nhận sự hiệp nhất trong sứ mệnh của Giáo hội.

k) Trong việc cổ vũ tính đồng trách nhiệm của tất cả những người đã được rửa tội để truyền giáo, chúng tôi nhìn nhận khả năng tông đồ của những người khuyết tật. Chúng tôi muốn đánh giá cao hơn sự đóng góp cho việc truyền giảng Tin Mừng do sự phong phú lớn lao của nhân tính họ mang lại. Chúng tôi thừa nhận những trải nghiệm đau khổ, bị gạt ra ngoài lề xã hội và phân biệt đối xử của họ, đôi khi xảy ra ngay cả trong cộng đồng Kitô giáo.

l) Các cơ cấu mục vụ cần được tổ chức lại để có thể sẵn sàng thừa nhận, phát huy và sinh động các đặc sủng và thừa tác vụ giáo dân, đưa chúng vào tính năng động truyền giáo của Giáo hội đồng nghị. Dưới sự hướng dẫn của các mục tử, các cộng đồng sẽ có thể cử người đi cũng như nâng đỡ những người họ đã cử đi truyền giáo. Bằng cách này, những cơ cấu này chủ yếu sẽ phục vụ sứ mệnh mà các tín hữu thực hiện trong xã hội, trong gia đình và trong cuộc sống việc làm, thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề nội bộ hoặc các mối quan tâm của tổ chức.

m) Kiểu nói “một Giáo hội toàn thừa tác” được sử dụng trong Tài liệu làm việc, có thể dẫn đến sự hiểu lầm. Ý nghĩa của nó sẽ phải được làm rõ để loại bỏ mọi sự mơ hồ.

Các đề nghị

n) Chúng ta cần sáng tạo hơn nữa trong việc thành lập các thừa tác vụ theo nhu cầu của các giáo hội địa phương, với sự tham gia đặc biệt của giới trẻ. Người ta có thể nghĩ tới việc mở rộng hơn nữa những trách nhiệm được giao cho thừa tác vụ đọc sách hiện tại, những trách nhiệm vốn đã rộng hơn những trách nhiệm được thực hiện trong phụng vụ. Điều này có thể trở thành một thừa tác vụ rao giảng Lời Chúa đầy đủ hơn, mà trong những bối cảnh thích hợp, cũng có thể bao gồm cả việc thuyết giảng. Chúng ta cũng có thể thăm dò khả thể thành lập một thừa tác vụ được giao cho các cặp vợ chồng cam kết hỗ trợ đời sống gia đình và đồng hành với những người chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Hôn nhân.

o) Các giáo hội địa phương được mời xem xét các phương tiện và thời điểm thích hợp để cộng đồng thừa nhận các đặc sủng và mục vụ giáo dân. Điều này có thể diễn ra nhân dịp cử hành phụng vụ trong đó ủy nhiệm thư mục vụ được trao ban.

9. Phụ nữ trong Đời sống và Sứ mệnh của Giáo hội

Các điểm hội tụ

a).Chúng ta được tạo dựng, có nam có nữ, theo hình ảnh Thiên Chúa. Ngay từ đầu, công trình sáng tạo đã biểu lộ sự hiệp nhất và khác biệt, ban cho đàn bà và đàn ông một bản chất, ơn gọi và số phận chung, cũng như hai trải nghiệm riêng biệt về việc làm người. Kinh Thánh làm chứng về tính bổ sung và hỗ tương giữa đàn bà và đàn ông, cũng như về giao ước giữa họ vốn nằm ở tâm điểm kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa Giêsu coi phụ nữ là người đối thoại với Người: Người nói với họ về Nước Thiên Chúa; Người chào đón họ như những môn đệ, chẳng hạn như Maria Bêtania. Những người phụ nữ này, từng đã cảm nghiệm được quyền năng chữa lành, giải thoát và công nhận của Người, đã đồng hành với Người trên con đường từ Galilê đến Giêrusalem (Lc 8:1-3). Người giao phó việc loan báo Sự Phục Sinh vào buổi sáng Phục Sinh cho một người phụ nữ, Maria Mađalêna.

b) Trong Chúa Kitô, đàn bà cũng như đàn ông đều được mặc cùng một phẩm giá phép rửa như nhau (Gl 3:28) và nhận được các ân sủng khác nhau của Thánh Thần như nhau. Chúng ta được mời gọi cùng nhau bước vào cuộc hiệp thông trong các mối quan hệ yêu thương, không cạnh tranh trong Chúa Kitô, và vào tính đồng trách nhiệm cần được phát biểu ở mọi bình diện của đời sống Giáo hội. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với chúng ta, chúng ta là “một dân tộc được triệu tập và kêu gọi bằng sức mạnh của các Mối Phúc Thật”.

c) Chúng tôi đã có một trải nghiệm rất tích cực về sự hỗ tương giữa phụ nữ và nam giới trong Phiên Họp này. Chúng tôi cùng nhau lặp lại lời kêu gọi đã được đưa ra trong các giai đoạn trước của tiến trình Thượng Hội đồng, rằng Giáo hội tiếp nhận một cam kết dứt khoát hơn để hiểu và đồng hành với phụ nữ từ quan điểm mục vụ và bí tích. Phụ nữ mong muốn chia sẻ kinh nghiệm tâm linh của họ trên hành trình hướng tới sự thánh thiện trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống: là những người phụ nữ trẻ, những người mẹ, trong tình bạn và các mối quan hệ của họ, trong đời sống gia đình ở mọi lứa tuổi, trong đời sống công việc và trong đời sống thánh hiến. Phụ nữ kêu gọi công lý trong các xã hội vẫn còn bị đánh dấu bởi bạo lực tình dục, bất bình đẳng kinh tế và xu hướng coi họ như đồ vật. Phụ nữ bị tổn thương bởi nạn buôn người, di cư cưỡng bức và chiến tranh. Việc đồng hành mục vụ và vận động mạnh mẽ cho phụ nữ phải đi đôi với nhau.

d) Phụ nữ chiếm phần lớn trong hàng ghế nhà thờ của chúng ta và thường là những nhà truyền giáo đầu tiên về đức tin trong gia đình. Những người nữ thánh hiến, cả trong đời sống chiêm niệm lẫn tông đồ, là một hồng ân, dấu chỉ và chứng tá căn bản và đặc biệt giữa chúng ta. Lịch sử lâu dài của các nhà nữ truyền giáo, các vị thánh, các nhà thần học và các nhà huyền nhiệm cũng là nguồn nuôi dưỡng và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các người đàn bà và đàn ông ngày nay.

e) Đức Maria thành Nadarét, người phụ nữ có đức tin và là Mẹ Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người vẫn là nguồn mạch duy nhất có ý nghĩa thần học, giáo hội và thiêng liêng. Đức Maria nhắc nhở chúng ta về lời mời gọi phổ quát hãy chăm chú lắng nghe Thiên Chúa và luôn cởi mở với Chúa Thánh Thần. Ngài biết niềm vui của việc sinh nở, nuôi dưỡng và chịu đựng nỗi đau khổ. Ngài sinh con trong hoàn cảnh nghèo khó, trở thành người tị nạn và sống trong nỗi đau buồn vì Con ngài bị giết hại dã man, nhưng ngài cũng biết sự vĩ đại của việc Phục Sinh của Người và vinh quang của Lễ Hiện Xuống.

f) Nhiều phụ nữ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công việc của các linh mục và giám mục. Họ cũng nói về một Giáo hội bị tổn thương. Chủ nghĩa giáo sĩ trị, não trạng sô vanh và những cách thể hiện quyền lực không phù hợp tiếp tục làm hoen ố bộ mặt của Giáo hội và làm tổn hại đến sự hiệp thông của Giáo hội. Cần có một sự hoán cải tâm linh sâu sắc để làm nền tảng cho bất cứ sự thay đổi cơ cấu hữu hiệu nào. Lạm dụng tình dục và lạm dụng quyền lực và thẩm quyền tiếp tục kêu gọi công lý, chữa lành và hòa giải. Chúng tôi hỏi làm thế nào Giáo hội có thể trở thành nơi bảo vệ tất cả mọi người.

g) Nơi nào phẩm giá và công lý bị suy yếu trong các mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà trong Giáo hội, chúng ta làm suy yếu tính khả tín của lời rao giảng của chúng ta với thế giới. Con đường đồng nghị của chúng ta cho thấy sự cần thiết phải đổi mới các mối quan hệ và thay đổi cơ cấu. Bằng cách này, chúng ta có thể chào đón tốt hơn sự tham gia và đóng góp của tất cả mọi người – với những người đàn bà và đàn ông giáo dân và thánh hiến, phó tế, linh mục và giám mục – như các môn đệ đồng trách nhiệm trong công việc truyền giáo.

h) Phiên Họp yêu cầu chúng ta tránh lặp lại sai lầm nói về phụ nữ như một vấn đề, một nan đề. Thay vào đó, chúng ta mong muốn cổ vũ một Giáo hội trong đó những người nam nữ đối thoại với nhau, để hiểu sâu sắc hơn chân trời dự án của Thiên Chúa, coi họ cùng nhau là những người chủ động, không có chuyện lệ thuộc, loại trừ và cạnh tranh.

Các vấn đề để xem xét

i).Các Giáo hội trên khắp thế giới đã bày tỏ yêu cầu rõ ràng rằng sự đóng góp tích cực của phụ nữ sẽ được công nhận và đánh giá cao, đồng thời vai trò lãnh đạo mục vụ của họ phải gia tăng trong mọi lĩnh vực của đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Để phát biểu tốt hơn các hồng ân và đặc sủng của mọi người cũng như để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu mục vụ, làm thế nào Giáo hội có thể bao gồm nhiều phụ nữ hơn vào các vai trò và các thừa tác vụ hiện có? Nếu cần có những thừa tác vụ mới, ai sẽ phân định những thừa tác vụ này, ở bình diện nào và bằng cách nào?

j) Các quan điểm khác nhau đã được phát biểu liên quan đến việc phụ nữ tiếp cận thừa tác vụ phó tế. Đối với một số người, bước này sẽ không thể chấp nhận được vì họ coi đó là sự gián đoạn với Truyền thống. Tuy nhiên, đối với những người khác, việc mở rộng quyền tiếp cận chức phó tế cho phụ nữ sẽ khôi phục việc thực hành của Giáo hội sơ khai. Những người khác vẫn nhận thấy đây là một phản ứng thích hợp và cần thiết trước những dấu chỉ của thời đại, trung thành với Truyền thống, và là một phản ứng sẽ tìm thấy tiếng vang trong tâm hồn của nhiều người đang tìm kiếm năng lực và sức sống mới trong Giáo hội. Một số người bày tỏ lo ngại rằng yêu cầu này nói lên một sự nhầm lẫn đáng lo ngại về mặt nhân học, mà nếu được chấp nhận, sẽ khiến Giáo hội phải tuân theo tinh thần của thời đại.

k) Việc thảo luận về vấn đề này cũng liên quan đến việc suy tư rộng rãi hơn về thần học phó tế (xem Chương 11 bên dưới).

Các đề nghị

l) Các giáo hội địa phương được khuyến khích mở rộng công trình lắng nghe, đồng hành và chăm sóc cho những phụ nữ bị thiệt thòi nhất trong bối cảnh xã hội của họ.

m) Điều cấp bách là bảo đảm để phụ nữ có thể tham gia vào diễn trình đưa ra quyết định và đảm nhận các vai trò trách nhiệm trong việc chăm sóc mục vụ và thừa tác vụ. Đức Giáo Hoàng đã gia tăng đáng kể số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí trách nhiệm trong Giáo triều Rôma. Điều này cũng nên xảy ra ở các bình diện khác của đời sống Giáo hội, trong đời sống thánh hiến và các giáo phận. Dự khoản cần được thực hiện trong Giáo luật cho phù hợp.

n) Việc nghiên cứu thần học và mục vụ về việc tiếp cận chức phó tế của phụ nữ cần được tiếp tục, dựa trên việc xem xét các kết quả của các ủy ban do Đức Thánh Cha đặc biệt thành lập, và từ các nghiên cứu thần học, lịch sử và chú giải đã được thực hiện. Nếu có thể, kết quả nghiên cứu này sẽ được trình bày tại Kỳ họp tiếp theo của Phiên họp.

o) Các trường hợp bất công về lao động và trả lương không công bằng trong Giáo hội cần được giải quyết đặc biệt đối với những phụ nữ sống đời thánh hiến, những người thường bị đối xử như lao động rẻ mạt.

p) Việc phụ nữ tiếp cận các chương trình đào tạo và nghiên cứu thần học cần được mở rộng đáng kể. Chúng tôi đề nghị rằng phụ nữ cũng nên được lồng vào các chương trình giảng dạy và đào tạo của chủng viện để thúc đẩy việc đào tạo tốt hơn cho thừa tác vụ thụ phong.

q) Cần phải bảo đảm để các bản văn phụng vụ và tài liệu của Giáo hội chú ý hơn đến việc sử dụng ngôn ngữ có tính đến sự bình đẳng giữa cả đàn ông lẫn đàn bà, và cũng bao gồm một loạt các từ ngữ, hình ảnh và tường thuật trích dẫn rộng rãi hơn từ kinh nghiệm của phụ nữ.

r) Chúng tôi đề nghị phụ nữ nhận được một nền đào tạo thích hợp để họ có thể làm thẩm phán trong mọi tiến trình giáo luật.

10. Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội và Phong trào Giáo dân: một dấu chỉ đặc sủng

Các điểm hội tụ

a) Giáo Hội luôn được hưởng phúc lợi từ hồng phúc đặc sủng, dù là đặc sủng phi thường nhất đến đặc sủng đơn giản nhất. Qua chúng, Chúa Thánh Thần trẻ trung hóa và đổi mới Giáo hội với niềm vui và lòng biết ơn. Dân Thánh của Thiên Chúa nhìn nhận nơi các đặc sủng này sự trợ giúp quan phòng mà với nó, Thiên Chúa duy trì, hướng dẫn và soi sáng sứ mệnh của Người.

b) Chiều kích đặc sủng của Giáo hội được biểu lộ hiển hiện nơi những hình thức phong phú và đa dạng của đời sống thánh hiến. Chứng từ này đã góp phần đổi mới đời sống của cộng đồng giáo hội ở mọi thời đại và cung ứng liều thuốc giải độc cho cơn cám dỗ lâu năm hướng về tính thế gian. Các gia đình đa dạng tạo nên đời sống tu trì chứng tỏ vẻ đẹp của tình môn đệ và sự thánh thiện trong Chúa Kitô, dù trong những hình thức cầu nguyện đặc biệt của họ, trong sự phục vụ của họ giữa người ta, dù thông qua các hình thức sống cộng đồng, hay sự cô tịch của lối sống chiêm niệm hay ở biên giới của những nền văn hóa mới. Những người sống đời thánh hiến thường là những người đầu tiên cảm nhận được những thay đổi lịch sử quan trọng và chú ý đến sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Ngày nay cũng vậy, Giáo hội cần tiếng nói và hành động tiên tri của họ. Cộng đồng Kitô giáo cũng nhìn nhận và mong muốn chú ý đến các thực hành đời sống đồng nghị và phân định từng được thử thách và thử nghiệm trong các cộng đoàn đời sống thánh hiến, trưởng thành qua nhiều thế kỷ. Chúng ta biết rằng chúng ta có thể học hỏi từ họ sự khôn ngoan trong cách bước đi trên con đường đồng nghị. Nhiều Tu hội và Tu viện thực hành việc đàm luận trong Chúa Thánh Thần hoặc các hình thức phân định tương tự khi điều hành các tổng hội và tỉnh dòng, nhằm đổi mới cơ cấu, suy nghĩ lại về lối sống và kích hoạt các hình thức phục vụ sáng tạo và gần gũi với những người nghèo nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, chúng ta nhận thấy sự hiện hữu dai dẳng của một phong cách độc tài, không có chỗ cho đối thoại.

c) Với lòng biết ơn ngang bằng, dân Chúa nhìn nhận những hạt giống canh tân trong các cộng đồng có lịch sử lâu đời đã nảy nở thành các cộng đồng giáo hội mới. Các hiệp hội giáo dân, các phong trào giáo hội và các cộng đoàn mới là dấu chỉ quý giá cho thấy sự trưởng thành về tinh thần đồng trách nhiệm của tất cả những người đã được rửa tội. Họ có giá trị đặc biệt vì kinh nghiệm của họ trong việc thúc đẩy sự hiệp thông giữa các ơn gọi khác nhau, động lực họ loan báo Tin Mừng, sự gần gũi của họ với những người bên lề về mặt kinh tế và xã hội cũng như qua việc họ cổ vũ ích chung. Họ thường là những mẫu mực về sự hiệp thông đồng nghị và sự tham gia vào sứ mệnh.

d) Các trường hợp lạm dụng dưới nhiều hình thức mà những người trong đời sống tu trì và các thành viên hiệp hội giáo dân, đặc biệt là phụ nữ, phải trải qua, báo hiệu một vấn đề trong việc thực thi thẩm quyền và đòi hỏi những can thiệp quyết liệt và thích hợp.

Các vấn đề để xem xét

e) Huấn quyền của Giáo hội có một bộ giáo huấn được phát triển tốt về tầm quan trọng của các ân sủng phẩm trật và đặc sủng trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Điều này kêu gọi việc phát triển trong cách hiểu Giáo Hội và trong suy tư thần học. Do đó, việc đáng làm là xem xét lại ý nghĩa giáo hội học và những hệ luận mục vụ cụ thể của giáo huấn này.

f) Sự đa dạng của các cách phát biểu đặc sủng trong Giáo hội nhấn mạnh sự cam kết của dân Chúa trong việc trở thành một sự hiện diện mang tính tiên tri gần gũi với những anh chị em hèn mọn nhất của chúng ta, và mang lại cho nền văn hóa đương thời một ý thức sâu sắc hơn về các khía cạnh thiêng liêng của cuộc sống. Cần phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về việc làm cách nào đời sống thánh hiến, cũng như các hiệp hội giáo dân, các phong trào giáo hội và các cộng đồng mới, đặt các đặc sủng của họ vào việc phục vụ sự hiệp thông và truyền giáo trong các giáo hội địa phương, tăng cường các con đường hiện có hướng tới sự thánh thiện bằng sự hiện diện có tính tiên tri.

Các đề nghị

g) Chúng tôi tin rằng đã đến lúc phải duyệt lại văn kiện Mutuae Relationes năm 1978, liên quan đến mối quan hệ giữa các giám mục và các tu sĩ trong Giáo hội. Chúng tôi đề nghị việc sửa đổi này được hoàn thành theo cách thức đồng nghị, tham khảo ý kiến của tất cả những người liên quan.

h) Để đạt được mục đích đó, cần phải đưa ra, trên tinh thần đồng nghị, các phương tiện và công cụ để thúc đẩy các cuộc gặp gỡ và các hình thức cộng tác giữa các Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Bề trên và Bề trên Thượng cấp của các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Hội Đời sống Tông đồ.

i) Ở bình diện cả các giáo hội địa phương cá thể lẫn các nhóm Giáo hội, việc cổ vũ tính đồng nghị truyền giáo đòi hỏi phải thành lập và tổ chức các hội đồng và cơ quan tư vấn mà tại đó các đại diện của các hiệp hội giáo dân, các phong trào giáo hội và các cộng đồng mới có thể gặp nhau để thúc đẩy các mối quan hệ lâu dài giữa cuộc sống và công việc của họ và của các giáo hội địa phương.

j) Trong việc đào tạo thần học ở mọi bình diện, nhất là trong việc đào tạo các thừa tác viên thụ phong, sự nổi bật của chiều kích đặc sủng của Giáo hội cần được theo dõi và củng cố khi cần thiết.

11. Các phó tế và linh mục trong Giáo hội đồng nghị

Các điểm hội tụ

a) Các linh mục là cộng tác viên chính của Giám Mục, cùng với ngài thành lập một linh mục đoàn (xem Lumen Gentium 28). Các phó tế được tấn phong để thực hiện thừa tác vụ phục vụ dân Chúa trong việc phục vụ Lời Chúa, trong phụng vụ, nhưng trên hết là trong việc thực thi bác ái (xem Lumen Gentium 29). Phiên Họp Thượng Hội đồng mong muốn, trước hết và trên hết, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các linh mục và phó tế. Ý thức được rằng họ có thể trải qua sự cô đơn và cô lập, Phiên Họp khuyến khích các cộng đồng Kitô hữu hỗ trợ các ngài bằng lời cầu nguyện, tình bạn và sự cộng tác.

b) Các phó tế và linh mục tham gia mục vụ trong nhiều môi trường mục vụ khác nhau: tại các giáo xứ, trong việc truyền giáo, giữa những người sống trong cảnh nghèo khó và bị gạt ra ngoài lề xã hội, trong thế giới văn hóa và giáo dục, cũng như trong sứ mệnh ad gentes, trong nghiên cứu thần học, tại các trung tâm tĩnh tâm và những nơi đổi mới tâm linh, và nhiều nơi khác. Trong một Giáo hội đồng nghị, các thừa tác viên thụ phong được kêu gọi sống phục vụ dân Chúa trong thái độ gần gũi với mọi người, chào đón và lắng nghe mọi người, đồng thời vun trồng một nền linh đạo bản thân sâu sắc và một đời sống cầu nguyện. Trên hết, họ phải xem xét lại việc thi hành thẩm quyền, noi gương Chúa Giêsu, Đấng “vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã tự bỏ mình đi, mặc lấy thân nô lệ” (Pl. 2: 6-7). Phiên Họp nhìn nhận rằng qua sự cống hiến của mình, nhiều linh mục và phó tế đã làm cho Chúa Kitô, Mục Tử Nhân Lành và Tôi Tớ, hiện diện.

c) Một trở ngại đối với thừa tác vụ và sứ mệnh là chủ nghĩa giáo sĩ trị. Chủ nghĩa giáo sĩ trị bắt nguồn từ sự hiểu lầm về ơn gọi của Thiên Chúa, xem nó như một đặc ân hơn là một việc phục vụ, và tự biểu lộ qua việc thực thi quyền lực theo cách trần tục, từ chối việc giải trình. Sự bóp méo ơn gọi linh mục này cần phải được thách thức ngay từ những giai đoạn đào tạo đầu tiên bằng cách bảo đảm việc tiếp xúc chặt chẽ với dân Chúa và thông qua những kinh nghiệm học tập phục vụ cụ thể giữa những người cần giúp đỡ nhất. Việc thi hành thừa tác vụ linh mục ngày nay không thể được thực hiện nếu không hòa hợp với giám mục và linh mục đoàn, cũng như trong sự hiệp thông sâu sắc với các thừa tác vụ và đặc sủng khác. Thật không may, chủ nghĩa giáo sĩ trị là một khuynh hướng có thể tự biểu lộ không những nơi các thừa tác viên mà cả nơi giáo dân nữa.

d) Để thi hành thừa tác vụ thụ phong trong bối cảnh đồng trách nhiệm, cần phải ý thức được khả năng và giới hạn của mình. Vì lý do này, điều quan trọng là phải bảo đảm để một cách tiếp cận thực tiễn đối với việc đào tạo con người được tích hợp với các chiều kích văn hóa và tâm linh của việc đào tạo, cũng như việc đào tạo tư cách môn đệ. Về vấn đề này, không thể đánh giá thấp sự đóng góp của các gia đình gốc và cộng đồng Kitô hữu, trong đó ơn gọi của người trẻ được nuôi dưỡng, cũng như của các gia đình khác đồng hành cùng sự phát triển của họ.

Các vấn đề để xem xét

e) Trong bối cảnh đào tạo tất cả những người đã được rửa tội để phục vụ trong một Giáo hội đồng nghị, việc đào tạo các phó tế và linh mục đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Yêu cầu đã được bày tỏ rộng rãi tại Phiên Họp này là các chủng viện và các chương trình đào tạo linh mục khác mãi được kết nối với đời sống hàng ngày của cộng đồng. Chúng ta cần tránh những rủi ro của chủ nghĩa hình thức và hệ tư tưởng dẫn đến thái độ độc đoán và cản trở sự phát triển ơn gọi thực sự. Việc sửa đổi các chương trình đào tạo đòi hỏi phải thảo luận và xem xét rộng rãi.

f) Các ý kiến khác nhau đã được bày tỏ về luật độc thân linh mục. Giá trị của nó được mọi người đánh giá cao như một chứng từ phong phú và sâu sắc về Chúa Kitô; tuy nhiên, một số người hỏi liệu tính thích hợp của nó, về mặt thần học, đối với thừa tác vụ linh mục có nên nhất thiết phải chuyển thành một nghĩa vụ có tính kỷ luật trong Giáo hội Latinh, đặc biệt trong bối cảnh giáo hội và văn hóa vốn gây khó khăn hơn cho nó hay không. Cuộc thảo luận này không mới nhưng cần được xem xét thêm.

Các đề nghị

g) Trong các Giáo hội Latinh, chức phó tế vĩnh viễn đã được thực hiện theo những cách khác nhau trong những bối cảnh giáo hội khác nhau. Một số Giáo hội địa phương chưa hề du nhập nó; ở những người khác, người ta lo ngại rằng các phó tế được coi là một loại thay thế cho tình trạng thiếu linh mục. Đôi khi, sứ vụ của họ được thể hiện trong phụng vụ hơn là phục vụ những người sống trong cảnh nghèo khó và những người thiếu thốn trong cộng đồng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị một cuộc lượng định về việc thừa tác vụ phó tế đã được thực thi ra sao kể từ Công đồng Vatican II.

h) Từ quan điểm thần học, trước hết và trên hết, cần phải hiểu chức phó tế trong chính nó, chứ không chỉ là một giai đoạn để tiếp cận chức linh mục. Việc coi hình thức chính của chức phó tế như “vĩnh viễn”, để phân biệt với hình thức “chuyển tiếp”, tự nó là một dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi quan điểm vẫn chưa được thực hiện một cách thỏa đáng.

i) Những điều không chắc chắn xung quanh thần học về chức phó tế có liên quan đến sự kiện nó chỉ được khôi phục cho một thừa tác vụ phẩm trật khác biệt và vĩnh viễn trong Giáo hội Latinh kể từ Công đồng Vatican II. Nghiên cứu sâu hơn sẽ làm sáng tỏ câu hỏi về việc phụ nữ tiếp cận chức phó tế.

j) Cần phải xem xét kỹ lưỡng việc đào tạo thừa tác vụ thụ phong theo các chiều kích truyền giáo và đồng nghị của Giáo hội. Điều này có nghĩa là cũng phải duyệt lại văn kiện Ratio fundamentalis [Lý do căn bản] để xác định việc phải lên cấu trúc cho đào tạo ra sao. Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị bảo đảm việc áp dụng phong cách đồng nghị khi nói đến việc liên tiếp tu nghiệp các linh mục và phó tế.

k) Sự minh bạch và văn hóa giải trình trách nhiệm có tầm quan trọng cốt yếu để chúng ta tiến lên trong việc xây dựng một Giáo hội đồng nghị. Chúng tôi yêu cầu các giáo hội địa phương xác định các diễn trình và cơ cấu cho phép cuộc thanh lý thường xuyên cách thức các linh mục và phó tế thực hiện vai trò trách nhiệm trong việc thi hành thừa tác vụ của mình. Các định chế hiện có, chẳng hạn như các cơ quan tham gia hoặc các chuyến viếng thăm mục vụ, có thể là điểm khởi đầu cho công việc này, quan tâm đến sự tham gia của cộng đồng. Những hình thức như vậy phải được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh địa phương và các nền văn hóa đa dạng, để không trở thành trở ngại hay gánh nặng quan liêu. Việc phân định loại tiến trình đòi phải có có thể được xem xét ở bình diện khu vực hoặc lục địa.

l) Tùy từng trường hợp cụ thể và phù hợp với bối cảnh, nên xem xét khả thể tái lồng các linh mục đã rời bỏ thừa tác vụ vào các công việc mục vụ biết nhìn nhận sự đào tạo và kinh nghiệm của họ.

12. Giám Mục trong Hiệp thông Giáo Hội

Các điểm hội tụ

a) Theo Vatican II, các giám mục, với tư cách là người kế vị các Tông đồ, được giao nhiệm vụ phục vụ sự hiệp thông được thực hiện trong Giáo hội địa phương, giữa các Giáo hội và với toàn thể Giáo hội. Do đó, hình ảnh giám mục chỉ có thể được hiểu một cách thỏa đáng trong mạng lưới các mối liên hệ được dệt nên từ thành phần dân Chúa được ủy thác cho ngài, linh mục đoàn và các phó tế, những người thánh hiến, các giám mục khác và Giám mục Rôma, và định hướng liên tục hướng tới sứ mệnh.

b) Giám mục, trong Giáo hội của mình, là người chịu trách nhiệm chính trong việc công bố Tin Mừng và phụng vụ. Ngài hướng dẫn cộng đồng Kitô giáo và thúc đẩy việc chăm sóc mục vụ cho những người đang trải nghiệm cảnh nghèo đói và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Với tư cách là nguyên tắc hữu hình của sự hiệp nhất, ngài có nhiệm vụ phân định và phối hợp các đặc sủng và thừa tác vụ khác nhau được Chúa Thánh Thần ban phát để loan báo Tin Mừng và ích chung của cộng đồng. Thừa tác vụ này được thực hiện theo cách thức đồng nghị khi việc quản trị đi kèm với tinh thần đồng trách nhiệm, rao giảng bằng cách lắng nghe Dân trung thành của Thiên Chúa, thánh hóa và cử hành phụng vụ bằng đức khiêm nhường và hoán cải.

c) Giám mục có vai trò không thể thiếu trong việc làm sống động và sinh động tiến trình đồng nghị ở Giáo hội địa phương, cổ vũ tính tương hỗ giữa “tất cả, một số và một”. “Một” thừa tác vụ Giám mục đánh giá cao sự tham gia của “tất cả” các tín hữu, thông qua sự đóng góp của “một số” những người trực tiếp tham gia hơn vào quá trình phân định và đưa ra quyết định. Niềm xác tín mà với nó, chính giám mục tiếp nhận phương thức đồng nghị và phong cách thi hành thẩm quyền sẽ ảnh hưởng dứt khoát đến cách các linh mục và phó tế, giáo dân nam nữ, và những người sống đời thánh hiến, tham gia vào tiến trình đồng nghị. Giám mục được mời gọi trở thành mẫu mực về tính đồng nghị cho tất cả mọi người.

d) Trong những bối cảnh Giáo hội được tri nhận như gia đình của Thiên Chúa, giám mục được coi là cha của mọi người; tuy nhiên, có một cuộc khủng hoảng liên quan đến việc thẩm quyền của ngài được cảm nghiệm ra sao trong các xã hội thế tục hóa. Điều quan trọng là không làm ngơ bản chất bí tích của Hàng Giám mục, kẻo hình ảnh giám mục bị đồng hóa với hình ảnh của một nhân vật chính quyền dân sự.

e) Kỳ vọng của các giám mục thường rất cao, và nhiều giám mục nói tới cảm giác bị đè quá nặng với những cam kết hành chính và pháp lý, khiến các ngài khó thể hiện đầy đủ sứ mệnh của mình. Vị giám mục cũng phải chấp nhận sự yếu đuối và hạn chế của mình và đôi khi thiếu sự hỗ trợ cần thiết, bất kể về mặt nhân bản hay tinh thần. Một cảm giác cô đơn nào đó không phải là điều hiếm hoi. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là một mặt phải tái tập chú vào các yếu tố thiết yếu cho sứ mệnh của giám mục, mặt khác là vun trồng tình huynh đệ chân chính giữa chính các giám mục và giữa các giám mục và linh mục của của các ngài.

Các vấn đề để xem xét

f) Về bình diện thần học, ý nghĩa của mối liên hệ hỗ tương giữa giám mục và Giáo hội địa phương cần phải được đào sâu hơn một cách đáng kể. Ngài được mời gọi vừa hướng dẫn Giáo hội địa phương của mình, vừa thừa nhận và bảo tồn sự phong phú của lịch sử, truyền thống và đặc sủng của nó.

g) Vấn đề mối liên hệ giữa Bí tích Truyền chức và quyền tài phán cần được nghiên cứu sâu hơn. Trong cuộc đối thoại với Lumen Gentium và những giáo huấn gần đây hơn như Tông hiến Praedicate Evangelium, mục đích của một nghiên cứu như vậy là làm sáng tỏ các tiêu chuẩn thần học và giáo luật làm nền tảng cho nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm của giám mục và xác định phạm vi, hình thức và hệ luận của việc đồng trách nhiệm.

h) Một số giám mục bày tỏ sự khó chịu khi được yêu cầu phát biểu về các vấn đề đức tin và luân lý mà thiếu sự đồng ý hoàn toàn trong hàng Giám mục. Cần phải suy gẫm sâu hơn về mối liên hệ giữa tính hợp đoàn giám mục và sự đa dạng của các quan điểm thần học và mục vụ.

i) Điều không thể thiếu đối với một Giáo hội đồng nghị là bảo đảm một nền văn hóa minh bạch và tôn trọng các thủ tục được thiết lập để bảo vệ các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Cần phải phát triển thêm các cơ cấu dành riêng cho việc ngăn ngừa lạm dụng. Vấn đề nhạy cảm trong việc xử lý lạm dụng đặt nhiều giám mục vào tình thế khó khăn khi phải dung hòa vai trò của người cha với vai trò của thẩm phán. Cần phải tìm hiểu tính thích hợp của việc giao nhiệm vụ tư pháp cho một cơ quan khác, được quy định theo giáo luật.

Các đề nghị

j) Cần phải thực thi, dưới những hình thức cần được xác định về mặt pháp lý, các cơ cấu và tiến trình để thường xuyên xem xét lại hoạt động của giám mục, liên quan đến phong cách thẩm quyền của ngài, việc quản lý kinh tế đối với tài sản của giáo phận và hoạt động của các cơ quan tham gia và bảo vệ khỏi mọi hình thức lạm dụng có thể xảy ra. Nền văn hóa giải trình trách nhiệm là một phần không thể thiếu của một Giáo hội đồng nghị nhằm thúc đẩy tinh thần đồng trách nhiệm, cũng như bảo vệ chống lại các lạm dụng.

k) Có những lời kêu gọi làm cho Hội đồng Giám mục (điều 473 §4), Hội đồng Mục vụ Giáo phận và Hội đồng Mục vụ Giáo phận Đông Phương (Bộ Giáo luật điều 511, Bộ Giáo luât Đông phương điều 272), có tính cách bắt buộc, và làm cho các cơ quan giáo phận thực thi tính đồng trách nhiệm có tính hoạt động nhiều hơn, kể cả về mặt pháp lý.

l) Phiên họp kêu gọi duyệt lại các tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên vào chức vụ giám mục, cân bằng quyền lực của Sứ thần Tòa thánh với sự tham gia của các Hội đồng Giám mục.

Cũng có những yêu cầu mở rộng việc tham vấn với Dân trung thành của Thiên Chúa, và lôi kéo nhiều giáo dân và những người thánh hiến hơn vào diễn trình tham vấn, chú ý tránh bị đặt dưới bất cứ áp lực quá đáng nào trong quá trình lựa chọn.

m) Nhiều giám mục bày tỏ sự cần thiết phải suy nghĩ lại về chức năng và củng cố cơ cấu của các tòa giáo đô (các tỉnh giáo hội) và các khu vực, để chúng có thể trở thành những biểu thức cụ thể của tính hợp đoàn trong một lãnh thổ và, thông qua tình huynh đệ, hỗ trợ lẫn nhau, minh bạch và tham khảo rộng rãi hơn, trở thành các thực hành thông thường giữa các giám mục.

13. Giám mục Rôma trong Giám mục đoàn

Các điểm hội tụ

a) Động lực đồng nghị cũng làm sáng tỏ thừa tác vụ của Giám mục Rôma. Thật vậy, tính đồng nghị nói lên một cách đồng điệu các chiều kích cộng đồng (“tất cả”), hợp đoàn (“một số”) và bản vị (“một”) của Giáo hội ở bình diện địa phương, khu vực và hoàn vũ. Trong một viễn kiến như vậy, thừa tác vụ Phêrô của Giám mục Rôma là nội tại của động lực đồng nghị, cũng như khía cạnh cộng đồng bao gồm toàn thể Dân Thiên Chúa và chiều kích hợp đoàn của việc thực thi thừa tác vụ Giám mục. Do đó, tính đồng nghị, tính hợp đoàn và tính ưu việt tham chiếu lẫn nhau: tính ưu việt giả thiết việc thực thi tính đồng nghị và tính hợp đoàn, giống như cả hai đều hàm nghĩa việc thực thi tính ưu việt.

b) Cổ vũ sự hiệp nhất giữa mọi Kitô hữu là một khía cạnh thiết yếu trong thừa tác vụ của Giám mục Rôma. Hành trình đại kết đã đào sâu sự hiểu biết về thừa tác vụ của Người Kế vị Thánh Phêrô và phải tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Những câu trả lời trước lời mời gọi của Thánh Gioan Phaolô II trong thông điệp Ut unum sint, cũng như những kết luận của các cuộc đối thoại đại kết, có thể giúp người Công Giáo hiểu biết về tính ưu việt, tính tập đoàn, tính đồng nghị và các mối quan hệ hỗ tương của chúng.

c) Việc cải cách Giáo triều Rôma là một khía cạnh quan trọng trong hành trình đồng nghị của Giáo Hội Công Giáo. Tông Hiến Praedicate evangelium nhấn mạnh rằng “Giáo triều Rôma không đứng giữa Giáo hoàng và các Giám mục, nhưng đặt mình vào việc phục vụ cả hai theo những cách thức phù hợp với bản chất của mỗi bên” (Praedicate evangelium I.8). Nó thúc đẩy cải cách dựa trên “đời sống hiệp thông” (Praedicate evangeliumI.4) và “tản quyền lành mạnh” (Praedicate evangelium II.2). Sự kiện nhiều thành viên của các thánh bộ Rôma là Giám mục giáo phận nói lên tính Công Giáo của Giáo hội và nên cổ vũ mối quan hệ giữa Giáo triều và các giáo hội địa phương. Việc thực hiện hiệu quả Predicate evangelium có thể thúc đẩy tính đồng nghị nhiều hơn trong Giáo triều cả giữa các cơ quan khác nhau và trong mỗi cơ quan đó.

Các vấn đề để xem xét

d) Cần có cái nhìn sâu sắc hơn vào việc cái hiểu mới về Hàng Giám mục trong một Giáo hội đồng nghị ảnh hưởng ra sao đến thừa tác vụ của Giám mục Rôma và vai trò của Giáo triều Rôma. Vấn đề này có hệ luận quan trọng đối với cách thức thực hiện đồng trách nhiệm trong việc quản trị Giáo hội. Ở bình diện phổ quát, Bộ Giáo luật và Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương đưa ra những quy định cho việc thực thi thừa tác vụ giáo hoàng mang tính tập thể hơn. Những điều này có thể được phát triển hơn nữa trong thực hành và được củng cố trong bản cập nhật tương lai của cả hai bản văn.

e) Tính đồng nghị có thể làm sáng tỏ những cách thức trong đó các Hồng Y có thể cộng tác trong thừa tác vụ Phêrô và những cách thức trong đó việc biện phân tập đoàn của họ có thể được cổ vũ trong các công nghị thường và ngoại thường.

f) Vì lợi ích của Giáo hội, điều quan trọng là phải nghiên cứu những cách thích hợp nhất để phát huy sự quen biết lẫn nhau và mối dây hiệp thông giữa các thành viên Hồng Y đoàn, lưuu ý đến cả tính đa dạng về nguồn gốc và văn hóa của họ.

Các đề nghị

g) Các chuyến viếng thăm ad limina Apostolorum [viếng mồ các Tông đồ] là thời điểm cao nhất trong mối liên hệ giữa các mục tử của các giáo hội địa phương với Giám mục Rôma và những người cộng tác thân cận nhất của ngài trong Giáo triều Rôma. Cần phải xem xét lại hình thức thực hiện chúng để chúng luôn trở thành cơ hội trao đổi cởi mở và hỗ tương hơn nhằm phát huy sự hiệp thông và thực thi tính tập đoàn và tính đồng nghị một cách thực sự.

h) Dưới ánh sáng cấu hình đồng nghị của Giáo hội, các cơ quan của Giáo triều Rôma cần tăng cường việc tham khảo ý kiến của các giám mục, chú ý nhiều hơn đến tính đa dạng của các tình huống và chú ý lắng nghe hơn tiếng nói của các giáo hội địa phương.

i) Điều xem ra thích hợp là thiết lập các hình thức đánh giá công việc của các Đại diện Giáo hoàng bởi các giáo hội địa phương tại các quốc gia nơi họ thực hiện sứ mệnh để tạo điều kiện thuận lợi và hoàn thiện việc phục vụ của họ.

j) Có đề nghị tăng cường và củng cố kinh nghiệm của Hội đồng Hồng Y (C-9) với tư cách là một hội đồng đồng nghị phục vụ thừa tác vụ Phêrô.

k) Theo giáo huấn của Công đồng Vatican II, cần phải đánh giá cẩn thận xem liệu có thích hợp để phong chức giám mục cho các vị giáo phẩm của Giáo triều Rôma hay không.

Kỳ sau: Phần III
____________________________________________________________________________________________________

(*) Chỉ các linh mục được sai đi truyền giáo ở nước ngoài nhưng vẫn thuộc giáo phận gốc và điều hành bởi nó theo thông điệp « Fidei Donum » [hồng ân Đức tin) của Đức Piô XII năm 1957 [chú thích của người dịch].
 
Tiến Sĩ George Weigel: Lễ Các Thánh, Lễ Các Đẳng Linh Hồn và Thượng Hội Đồng 2023
J.B. Đặng Minh An dịch
22:07 02/11/2023

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “ALL SAINTS, ALL SOULS, AND SYNOD-2023”, nghĩa là “Lễ Các Thánh, Lễ Các Đẳng Linh Hồn và Thượng Hội Đồng 2023”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Bằng những từ vựng của họ, bạn sẽ biết họ, phải không? Vâng, ở một mức độ đáng kể. Và trong những ngày đầu tháng 11 này, khi Giáo hội tôn vinh tất cả các vị thánh và cầu nguyện cho những người khao khát được cùng các ngài vào Nhà Cha, thật hữu ích để suy ngẫm về những từ ngữ thống trị phiên họp đầu tiên vừa hoàn thành của Thượng hội đồng về tính đồng nghị về một “Giáo hội đồng nghị hiệp thông, tham gia và truyền giáo”.

Một nghị phụ nổi tiếng của Thượng Hội đồng đang ghi lại các ghi chú từ vựng trong nhóm nhỏ “Cuộc trò chuyện trong Thánh Thần” và cảm thấy ấn tượng bởi những từ nào được sử dụng và từ nào không. Ngài đã châm biếm cả hai dưới hình thức một bản ghi nhớ trào phúng gồm hai phần từ ban thư ký Thượng hội đồng gửi đến các thành viên Thượng hội đồng.

Đầu tiên, những từ phải được sử dụng trong mọi can thiệp và tuyên bố:

Tính đồng nghị. Hòa hợp. Bản giao hưởng. Phụ nữ. LGBTQIA+. Làm việc cùng nhau. Những người bị loại trừ. Những người ở bên lề. Chúa Thánh Thần làm nhân vật chính. Phụ nữ. LGBTQIA+. Linh mục giáo xứ vô cảm. Các chủng sinh lạc hậu. Giáo hoàng nhạy cảm, tốt bụng. Phụ nữ. LGBTQIA+. Trái đất chảy máu. Tất cả đều được chào đón. Lắng nghe. Sáng suốt. Phụ nữ. LGBTQIA+. Đã ly hôn và tái hôn. Biển bị nhiễm độc.

Sau đó là những từ vựng không được chấp nhận:

Ơn cứu rỗi. Tội lỗi. Sự hoán cải của trái tim. Sự thánh thiện. Những đứa trẻ chưa chào đời. Ơn gọi. Hôn nhân và gia đình. Canh tân bí tích Thánh Thể. Sám hối và chay tịnh. Các Kitô hữu bị bách hại. Tự do tôn giáo. Thánh lễ Chúa nhật. Bí tích Hòa giải. Các nhân đức. Giáo xứ. Đời sống trí tuệ. Ân sủng thánh hóa. Làm cha. Thiên đường. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Một Giáo Hội thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.

Bạn tôi đã phóng đại, đó là điều mà tất cả chúng ta đều có xu hướng làm khi bực tức. Nhưng ngài không phóng đại quá nhiều. Và từ vựng của Thượng Hội đồng 2023, trong đó từ vựng mang tính thế tục rõ ràng đã thay thế ngôn ngữ đặc biệt của Giáo hội, là có thể dự đoán được, vì nó phản ánh từ vựng trong Tài liệu làm việc của Thượng hội đồng. Ở đó, các từ “đồng nghị” và “tính đồng nghị” đã được sử dụng 342 lần và từ “tiến trình” được sử dụng 87 lần, trong khi “Chúa Giêsu” xuất hiện chỉ có 14 lần. Làm thế nào bạn có thể có một “Cuộc đối thoại trong Thánh Thần” nghiêm túc mà không có Chúa Giêsu, Đấng gặp gỡ các tông đồ sau khi Phục Sinh, “thổi hơi vào các ông và nói với các ông: ‘Hãy nhận lấy Thánh Thần’” (Ga 20:22)?

“Phục sinh” là một từ khác đặc biệt vắng mặt trong các cuộc thảo luận thượng hội đồng được những người tham gia mô tả cho tôi. Nhưng Giáo hội “đi truyền giáo” là gì nếu không phải là Giáo hội tuyên bố rằng Chúa Giêsu thành Nazareth đã sống lại từ cõi chết và do đó trở thành Chúa và Đấng Cứu Độ (Cv 2)? Có những khoảnh khắc (và không phải chỉ một vài khoảnh khắc) tại Thượng hội đồng 2023 mà người ta cảm thấy như thể rằng Sách Công vụ Tông đồ chưa bao giờ được viết ra. Đó là cảm tưởng của những thành viên Thượng hội đồng dấn thân nhất với công cuộc Tân Phúc Âm hóa của một Giáo hội đang thi hành sứ mạng loan báo Chúa Giêsu Kitô Phục sinh.

Trong cả các tác phẩm bình luận Kinh thánh và học thuật nổi tiếng của mình, học giả Anh giáo NT Wright đã nhấn mạnh rằng không có hình thức Kitô giáo sơ khai nào lại không công bố Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Không có. Đức tin phục sinh là điểm mấu chốt của đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, một giám mục có kinh nghiệm sâu rộng và thành công trong việc truyền giáo đã phải giải thích với một trong những người anh em giám mục của mình, đang chìm trong sương mù “hòa nhập” và “chào đón”, rằng việc truyền giáo có ý nghĩa nhiều hơn là nói “Mời vào”. Truyền giáo có nghĩa là mời gọi những linh hồn lạc lối trong vũ trụ đến gặp Đấng Phục sinh, Đấng, như Đức Gioan XXIII đã dạy trong diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II, “vẫn đứng ở trung tâm của lịch sử và cuộc sống”.

Lời mời gọi của Giáo Hội không phải là một lời mời gọi chung chung đến tình bằng hữu của con người. Đó là một lời kêu gọi rất cụ thể, “bao gồm” ở chỗ nó được gửi đến tất cả mọi người: Hãy đến gặp Chúa Phục Sinh. Hãy nắm lấy phúc âm của Ngài. Trở thành bằng hữu thân thiết của Ngài. Hãy thánh hóa.

Lời kêu gọi hoán cải và thánh hóa tốt nhất đã bị tắt tiếng tại Thượng hội đồng 2023. Tuy nhiên, việc thánh hóa thế giới và chúng ta là toàn bộ mục đích của Giáo hội. Đó là những gì chúng ta cử hành trong Ngày Các Thánh: chiến thắng của những người đã đón nhận Chúa Kitô và Tin Mừng, đã được thánh hóa và hiện đang sống trong ánh sáng và sự sống của Thiên Chúa, Đấng Ba Lần Thánh. Trong Ngày Lễ Các Linh Hồn và trong suốt tháng 11, chúng ta cầu nguyện cho những người đã chết nhưng chưa được thanh tẩy hoàn toàn khỏi những cặn bã tích tụ trong đời sống, sớm được thanh tẩy và thánh hóa trọn vẹn, để họ được sống viên mãn với Chúa Ba Ngôi và các thánh.

Mục đích của Công đồng Vatican II là nâng Giáo hội ra khỏi thế phòng thủ và biến các tổ chức của Giáo hội thành bệ phóng cho sứ mệnh truyền giáo. Vốn từ vựng thống trị của Thượng hội đồng 2023 đã không phản ánh mục đích truyền giáo đó — mặc dù các đại diện của các bộ phận sống động của Giáo hội thế giới, những người nói bằng từ vựng Công Giáo đặc biệt, đã làm như vậy. Tiếng nói của họ phải là tiếng nói quyết định khi thượng hội đồng lần thứ hai nhóm họp trong một năm nữa, và trong “tiến trình thượng hội đồng” từ nay đến lúc đó.


Source:First Things
 
Church Documents
Cẩm Hạnh - News 03 October, 2023
Đặng Tự Do
19:26 02/11/2023
1. Nga cáo buộc Kyiv mạo hiểm gây ra thảm họa hạt nhân sau khi máy bay không người lái của Ukraine bị bắn hạ gần nhà máy điện Zaporizhzhia

Nga cho biết Ukraine đang có nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân sau khi 9 máy bay không người lái của Ukraine bị lực lượng Nga bắn hạ gần nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, là nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Âu Châu.

Nhà máy Zaporizhzhia, nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ đầu tháng 3 năm 2022, có sáu lò phản ứng làm mát bằng nước và điều tiết bằng nước VVER-1000 V-320 do Liên Xô thiết kế có chứa Uranium 235.

4 trong số các lò phản ứng đã ngừng hoạt động trong khi 2 trong số các lò phản ứng – số 4 và số 5 – đang ở chế độ được gọi là 'tắt nóng'.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nói:

Chế độ Kiev tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích nhằm tạo ra mối đe dọa xảy ra thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và làm gián đoạn quá trình luân chuyển nhân viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA.

Konashenkov cho biết lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 9 máy bay không người lái của Ukraine gần thành phố Enerhodar do Nga nắm giữ.

IAEA đã nhiều lần nói rằng thế giới thật may mắn khi chưa có tai nạn hạt nhân nào xảy ra tại nhà máy Zaporizhzhia, nơi họ cho rằng an toàn hạt nhân vẫn cực kỳ mong manh.

Ngay sau khi đưa quân vào Ukraine vào năm 2022, lực lượng Nga đã nắm quyền kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia. Ukraine và Nga cáo buộc nhau tấn công nhà máy này.

Maria Zakharova, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Kyiv đang tiếp tục 'đùa với lửa' và đang thực hiện các hành vi khiêu khích tội phạm và vô trách nhiệm.”

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 3 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, bác bỏ các cáo buộc của Nga là hoàn toàn dựng đứng.

2. Hoa Kỳ gia tăng các áp lực trừng phạt

Bộ thương mại cho biết trong một tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Biden hôm nay đã bổ sung 12 công ty Nga vào danh sách đen thương mại vì hỗ trợ quân đội Nga bằng máy bay không người lái có thể được sử dụng để hỗ trợ Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine.

Các công ty được thêm vào danh sách, bao gồm Hartis DV LLC và Alfakompon, sẽ bị cấm nhận các mặt hàng từ các nhà cung cấp ngoại trừ thực phẩm và thuốc.

Chính quyền Tổng thống Biden đã tích cực sử dụng danh sách đen thương mại của mình, chính thức được gọi là danh sách thực thể, để ngăn cản cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine bằng cách gây khó khăn hơn cho quân đội của họ trong việc lấy công nghệ quan trọng từ nước ngoài.

3. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm thứ Năm cho biết cô tin tưởng rằng Liên minh Âu Châu vào tháng tới sẽ thúc đẩy nỗ lực gia nhập của Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh được coi là cột mốc quan trọng trong nỗ lực hội nhập với phương Tây của Kyiv.

Trình bày việc mở rộng Liên Hiệp Âu Châu như một sự cần thiết về mặt địa chiến lược, Baerbock phát biểu tại một hội nghị ở Berlin rằng khối 27 quốc gia cũng cần phải nỗ lực thực hiện những cải cách nội bộ để có thể hoạt động với hơn 30 thành viên.

Baerbock, người thuộc đảng Xanh, một phần trong liên minh cầm quyền của Đức, cho biết: “Chúng tôi muốn Ukraine trở thành thành viên của Liên minh Âu Châu của chúng tôi”. “Liên minh Âu Châu phải được mở rộng. Đó là hậu quả địa chính trị của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ quyết định tại hội nghị thượng đỉnh ngày 14 và 15 tháng 12 về việc có cho phép Ukraine bắt đầu chính thức các cuộc đàm phán thành viên hay không, điều mà đối với Kyiv là ưu tiên hàng đầu ngang hàng với hỗ trợ tài chính và quân sự của phương Tây.

Baerbock nói: “Tôi tin chắc rằng Hội đồng Âu Châu vào tháng 12 sẽ gửi tín hiệu đó.”

“Tuy nhiên, một Liên Hiệp Âu Châu mở rộng sẽ chỉ mạnh mẽ hơn nếu chúng ta làm điều mà chúng ta đã ngần ngại thực hiện bấy lâu nay – đó là xem xét và suy nghĩ lại về cách thức hoạt động của liên minh chúng ta.” Nhận định của Baerbock rõ ràng ám chỉ đến Hung Gia Lợi sau cái bắt tay với Putin bị lên án của Victor Orbán.

Các cuộc đàm phán để trở thành thành viên – trong đó một quốc gia ứng cử viên phải đáp ứng các điều kiện pháp lý, kinh tế và chính trị rộng rãi – mất nhiều năm.

Trường hợp của Ukraine còn phức tạp hơn do cuộc chiến mà Nga phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Ukraine sẽ trở thành quốc gia thành viên đông dân thứ năm của Liên Hiệp Âu Châu, đồng thời là quốc gia nghèo nhất, có nghĩa là - theo các quy định hiện hành - nước này sẽ hấp thụ phần lớn viện trợ phát triển và nông nghiệp hào phóng của khối với chi phí của các thành viên hiện tại.

Baerbock cho biết việc mở rộng từng bước phải diễn ra song song với các cải cách nhằm ngăn chặn sự phát triển hơn nữa của các thể chế trung tâm Liên Hiệp Âu Châu và giảm việc sử dụng quyền phủ quyết của các quốc gia.

4. Nga tiếp tục pháo kích gây thương vong cho dân thường ở Kherson

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 3 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một phụ nữ 81 tuổi và một người đàn ông 60 tuổi đã thiệt mạng do pháo kích của Nga ở khu vực Kherson, miền nam Ukraine hôm thứ Năm.

“Những cái chết này là thương vong dân sự mới nhất trong vụ bắn phá rầm rộ gần đây của Mạc Tư Khoa vào khu vực tiền tuyến,” cô nói.

Kherson là khu vực quân sự chiến lược nằm trên sông Dnipro gần cửa Hắc Hải. Các báo cáo chưa được xác nhận nói rằng cuộc tấn công của quân đội Ukraine đã giành được chỗ đứng ở phía bên kia sông do Nga nắm giữ trong cuộc phản công kéo dài hàng tháng của Kyiv.

Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết thêm hai thường dân này đã thiệt mạng khi pháo binh Nga nhắm vào các thị trấn ở vùng Kherson; bốn người khác bị thương trong các cuộc tấn công, làm hư hại các tòa nhà dân cư và công cộng.

Hôm thứ Tư, một người chết trong vụ pháo kích của Nga gây thiệt hại lớn ở thành phố Kherson, trong một biến cố cô gọi là “cảnh tận thế”.

Một cụ bà địa phương 91 tuổi đã thiệt mạng trong căn nhà của mình vào cuối tuần trước trong một vụ tấn công “kinh hoàng” vào ban đêm.

Khu vực Kherson là cửa ngõ quan trọng của Bán đảo Crimea, nơi bị Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014 và hiện là nơi đặt nhiều hoạt động hậu cần chiến tranh và các kho hậu cần của Mạc Tư Khoa.

Lực lượng Ukraine đã chiếm lại thành phố Kherson vào tháng 11 năm ngoái sau gần 9 tháng bị Nga xâm lược. Lực lượng của Putin đã rút lui qua sông về phía đông của Dnipro.

Những diễn biến này đã đặt thành phố vào tiền tuyến phía nam và chịu sự tấn công của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo binh của Nga từ bên kia sông, thường xuyên nhắm vào các khu vực dân sự.

Cuộc phản công hiện tại, bắt đầu từ 4 tháng trước, cho đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu của quân đội Ukraine là đánh bật lực lượng Nga khỏi các khu vực rộng lớn. Giờ đây, cuộc chiến dường như đã chuẩn bị cho một mùa đông tiêu hao khác.

5. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy loan tin chiến thắng tại thành phố Vuhledar

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết lực lượng Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công mới của Nga gần thị trấn Vuhledar ở khu vực phía đông Donetsk và tiếp tục nỗ lực tiến về phía nam.

Vuhledar, một pháo đài do Ukraine nắm giữ ở giao điểm chiến lược giữa tiền tuyến phía đông và phía nam, đã chứng kiến một số trận giao tranh đẫm máu nhất trong cuộc chiến toàn diện kéo dài 20 tháng qua.

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Năm 2 tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói:

“Quân xâm lược đã cố gắng tiến về hướng Vuhledar, nhưng binh sĩ của chúng ta đã ngăn chặn, gây tổn thất nặng nề cho đối phương: hàng chục thiết bị, nhiều người thiệt mạng và bị thương”.

Quân đội Ukraine cho biết giao tranh đã leo thang dọc theo mặt trận phía đông trong những tuần gần đây.

Quân đội cho biết Nga đang cố gắng tập hợp lại và phục hồi sau những tổn thất gần thành phố Avdiivka phía đông trước khi tiến hành thêm các cuộc tấn công.

Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết: “Đối phương tiếp tục cố gắng bao vây Avdiivka, nhưng hiện tại không còn tích cực nữa – đối phương đang cố gắng tập hợp lại và khắc phục tổn thất để tấn công sâu hơn”.

Theo chính quyền địa phương và quân sự ở Ukraine, Nga đã gia tăng nỗ lực bao vây thị trấn Avdiivka vào giữa tháng 10, cố gắng áp đảo các vị trí của Ukraine bằng các loạt pháo binh và các đợt xung phong biển người và các phương tiện chiến đấu liên tục. Tất cả đã thất bại.

6. Quân đội Nga tiếp tục tấn công thị trấn Avdievka thuộc tỉnh Donetsk ở miền đông Ukraine nhưng cường độ giảm bớt

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 3 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã đưa ra thông tin cập nhật về trận chiến giành thị trấn Avdiivka phía đông Ukraine, nơi đã bị pháo binh Nga nhắm tới kể từ giữa tháng 10. Ông cho biết quân đội Nga tiếp tục tấn công ở Avdievka và khu vực xung quanh với cường độ nhẹ hơn trước sau các tổn thất nặng nề.

“Trên hướng Avdiivka, quân xâm lược với sự yểm trợ của không quân chưa từ bỏ nỗ lực bao vây Avdiivka mà quân ta kiên cường phòng thủ, và gây tổn thất đáng kể cho quân xâm lược.”

Lực lượng Nga được cho là đã phải hứng chịu một số tỷ lệ thương vong lớn nhất từ đầu năm đến nay do các cuộc giao tranh tiếp tục “nặng nề nhưng bất phân thắng bại” xung quanh thị trấn của tỉnh Donetsk này.

Hôm thứ Bảy, thông tin tình báo cập nhật của Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã điều động tới 8 lữ đoàn tới khu vực nơi họ đã khởi xướng một “nỗ lực tấn công lớn” gần một tháng trước.

Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, Nga đang đói khát một chiến thắng và thị trấn Avdiivka xem ra dễ ăn đối với họ vì từ năm 2014, quân Nga đã chiếm được 3 mặt của thị trấn nằm trên đồi cao này. Dù thế, cuộc tấn công của Nga đã thất bại với con số thương vong và các tổn thất rất lớn.

7. Quan chức Ukraine nhận định: Nga chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng Ukraine khi mùa đông đến gần

Nga đang chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine một khi nhiệt độ giảm xuống, theo thư ký hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, Oleksiy Danilov.

Ông nói: “Liên bang Nga đang chuẩn bị làm hại chúng ta khi nhiệt độ mùa đông đến. Họ sẽ cố gắng tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta, là những nơi bảo đảm cho các hoạt động hàng ngày.”

Ông Danilov cho biết Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng, đồng thời nói thêm rằng hầu hết cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước “trong tầm kiểm soát” và các đối tác nước ngoài đang cung cấp thêm hệ thống phòng không.

Năm ngoái, lực lượng Nga đã bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine vào đầu tháng 10.

Bộ Quốc phòng Anh tuần trước cho biết Nga đang dự trữ hỏa tiễn để nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào mùa đông.
 
VietCatholic TV
Nổ lớn: Crimea bị tấn công từ nhiều phía. Dân Nga hoang mang về Putin. Trái bom khổng lồ của Nga
VietCatholic Media
02:29 02/11/2023


1. Cầu Kerch chìm trong khói khi Crimea bị tấn công nhiều mặt

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kerch Bridge Engulfed in Smoke as Crimea Comes Under Multipronged Assault”, nghĩa là “Cầu Kerch chìm trong khói khi Crimea bị tấn công nhiều mặt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Video trên mạng xã hội cho thấy khói nhấn chìm cây cầu Kerch nối Nga và Crimea khi chính quyền Mạc Tư Khoa cho biết bán đảo bị sáp nhập phải đối mặt với các cuộc tấn công trên không.

Cảnh báo không kích vang lên trong hai giờ và giao thông dọc theo cây cầu đã bị dừng vào hôm Thứ Tư, 1 Tháng Mười Một, khi đoạn phim trên tài khoản Telegram tiếng Nga Baza cho thấy một màn khói để làm giảm tầm nhìn của máy bay không người lái có thể tấn công vào cấu trúc.

Trong những tháng gần đây, Kyiv đã tăng cường các cuộc tấn công vào Crimea, nơi bị Nga chiếm giữ bất hợp pháp vào năm 2014 và Ukraine tuyên bố sẽ chiếm lại Crimea như một phần trong mục tiêu của mình trong cuộc chiến kéo dài 20 tháng. Kyiv thường xuyên không nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công như vậy và không bình luận về hoạt động mới nhất tại cây cầu được cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đăng trên X, trước đây là Twitter.

Mikhail Razvozhayev, thống đốc thành phố cảng Sevastopol của Crimea, cho biết hôm thứ Tư rằng quân đội Nga đang nỗ lực “tiêu diệt một số lượng lớn các mục tiêu trên không đủ loại ở các khu vực khác nhau trên khắp bán đảo”.

Ông viết: “Điều quan trọng nhất là đừng lang thang ngoài trời, bởi vì trong các hoạt động phòng không, các mảnh vỡ là mối nguy hiểm chính”.

“Tôi yêu cầu các bạn giữ bình tĩnh, tuân thủ các biện pháp an toàn và ở trong những nơi trú ẩn tạm thời hoặc những nơi an toàn.”

Trong một bài đăng tiếp theo, anh ta nói rằng cảnh báo trên không đã kết thúc.

Tài khoản X Tendar, chuyên đăng thông tin cập nhật về cuộc chiến ở Ukraine, đã chia sẻ đoạn phim về làn khói, đồng thời nói thêm rằng không rõ liệu đó là “vì mục đích phòng không hay do một cuộc tập trận”.

Vladimir Saldo, tên phản bội, được Nga bổ nhiệm làm thống đốc tỉnh Kherson bị Nga tạm chiếm ở Ukraine, báo cáo trên kênh Telegram của mình rằng lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 7 hỏa tiễn Ukraine trong khu vực “được đối phương phóng từ máy bay và đang bay tới Crimea”.

Ông ta nói rằng hầu hết các hỏa tiễn đã bị phá hủy trên không và hai hỏa tiễn phát nổ trên mặt đất, đồng thời nói thêm rằng không có ai bị thương cũng như không có cơ sở hạ tầng nào bị hư hại.

Mức độ nguy hiểm liên quan đến khủng bố được xếp loại màu vàng đối với Crimea và Sevastopol, cũng như ở các khu vực biên giới Nga như Bryansk, Kursk và Belgorod, nơi Lực lượng vũ trang Ukraine được cho là đã thực hiện các cuộc tấn công, hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin.

Hôm Thứ Hai, 30 Tháng Mười, Ukraine cho biết họ đã tấn công phá hủy một phần hệ thống phòng không của Nga ở phía tây Crimea, trong khi Nga tuyên bố đã bắn hạ 8 hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp hôm thứ Hai mà lực lượng Ukraine đã bắn vào Crimea.

Hôm thứ Hai đã có báo cáo về một số vụ nổ ở Sevastopol, trong khi chính quyền được Nga hậu thuẫn cho biết các hoạt động phòng không đang được tiến hành, và từ chối cho biết các tổn thất.

2. Nga phản ứng mạnh trước đề nghị một Liên Hiệp Quốc khác

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bao gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. 5 quốc gia này có quyền phủ quyết. Hội đồng Bảo an là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc, và được trao phó cho sứ mạng gìn giữ hòa bình thế giới. Oái oăm là Nga, một trong 5 thành viên thường trực, lại là kẻ đi xâm lược, và dùng quyền phủ quyết của mình để bảo vệ cho hành vi xâm lược của mình.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong bài nói chuyện tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 20 Tháng Chín, 2023 đã cáo buộc Nga biến quyền phủ quyết thành một thứ vũ khí trong tay một kẻ nghiện ngập hận thù và chiến tranh; và yêu cầu Liên Hiệp Quốc phải cải tổ quyền phủ quyết.

Thổ Nhĩ Kỳ vừa đi xa hơn khi kêu gọi dẹp toàn bộ Liên Hiệp Quốc, và xây dựng một Liên Hiệp Quốc khác. Nga đã phản ứng rất quyết liệt. Điều đó cho thấy cơ chế Liên Hiệp Quốc như hiện nay có lợi cho Nga.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Responds to Proposal for UN Alternative”, nghĩa là “Nga phản ứng lại đề nghị một Liên Hiệp Quốc khác.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Điện Cẩm Linh hôm thứ Ba đã phản ứng trước đề nghị thay thế Liên Hiệp Quốc, thẳng thừng bác bỏ ý tưởng do phát ngôn nhân của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Altun đưa ra.

Trong một bài báo trùng với thời điểm chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ kỷ niệm 100 năm thành lập nước cộng hòa hiện đại, Altun cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị tạo ra một cấu trúc quốc tế mới. Phát ngôn nhân cho biết điều này là do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc “và các cơ cấu quốc tế tương tự không thể giải quyết các vấn đề toàn cầu một cách đầy đủ và thậm chí đã bắt đầu làm cho những vấn đề của thế giới trở nên sâu sắc hơn và dẫn đến khủng hoảng”.

Peskov đã từ chối đề nghị này trong cuộc họp báo vào hôm thứ Ba.

Ông Peskov nói với các phóng viên: “Chúng tôi tin rằng hệ thống Liên Hiệp Quốc, mặc dù hoạt động kém hiệu quả trong các vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự, vẫn là cơ chế quốc tế duy nhất và không bị tranh cãi”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh nói thêm rằng đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ “cần có sự đồng thuận tối thiểu của quốc tế”.

“Liệu có thể thực hiện được không trong thời điểm khó khăn này, trong giai đoạn khó khăn với đầy những mâu thuẫn nghiêm trọng và những thay đổi về khái niệm đang diễn ra… chỉ có tương lai mới có thể trả lời,” Peskov nói, đồng thời lưu ý rằng hệ thống Liên Hiệp Quốc “đã đã được tạo ra là sản phẩm của những thỏa thuận rất phức tạp, một sự đồng thuận quốc tế phức tạp.”

Altun cho biết trong một bài bình luận đăng trên trang web của chính phủ: “Rõ ràng là cần phải thành lập các tổ chức quốc tế mới, phù hợp với tinh thần của thế kỷ mới và kỷ nguyên mới, có tính đến sự cân bằng mới”.

Ông nói: “Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị cho cơ chế quốc tế đa chiều và đa chủ thể mới theo phương châm 'Thế giới lớn hơn năm' do Tổng thống của chúng tôi tuyên bố.

“Thế giới lớn hơn năm” là khẩu hiệu đã được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan sử dụng nhiều lần để cải tổ Liên Hiệp Quốc và ám chỉ năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc— là Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga và Anh.

Vào tháng 9, Erdogan cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc “không còn là người bảo đảm an ninh quốc tế và đã trở thành chiến trường nơi các chiến lược chính trị của 5 quốc gia xung đột”.

Ông Erdogan nói thêm: “Chúng ta phải ngay lập tức tái cơ cấu các tổ chức dưới mái nhà Liên Hiệp Quốc, để tổ chức này chịu trách nhiệm bảo đảm hòa bình, an ninh và phúc lợi thế giới”. “Chúng ta phải xây dựng một kiến trúc quản trị toàn cầu có khả năng đại diện cho mọi nguồn gốc, tín ngưỡng và văn hóa trên thế giới.”

3. Cơ quan tình báo Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã vận chuyển hơn một triệu quả đạn pháo cho Nga

Một nhà lập pháp cho biết, cơ quan tình báo hàng đầu của Nam Hàn tin rằng Bắc Hàn đã gửi hơn một triệu quả đạn pháo tới Nga kể từ tháng 8 để giúp thúc đẩy cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine.

Theo Dân biểu Lưu Tương Hoàn (Yoo Sang-bum), Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn tin rằng Bắc Hàn đã vận chuyển hơn một triệu quả đạn pháo cho Nga kể từ đầu tháng 8 để giúp tăng cường khả năng chiến đấu của Nga ở Ukraine.

Dân biểu Lưu cho biết số đạn pháo đó sẽ tương đương lượng cung cấp cho người Nga trong hai tháng.

Cơ quan này tin rằng Bắc Hàn đã vận hành hết công suất các nhà máy sản xuất vũ khí của mình để đáp ứng nhu cầu đạn dược của Nga và cũng đang huy động người dân tăng cường sản xuất

Cả Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa đều bác bỏ cáo buộc của Mỹ và Nam Hàn rằng Bắc Hàn đã chuyển giao vũ khí cho Nga.

Ông Kim đã đến thăm các địa điểm quân sự và công nghệ quan trọng trong chuyến đi tới Nga để gặp Putin vào tháng 9.

4. Hàng loạt công ty quốc tế bị Putin thu giữ

Các công ty quốc tế lớn đã rời khỏi Nga hoặc ngừng hoạt động ở đó kể từ khi Putin xâm lược Ukraine bao gồm Starbucks, McDonald's, Shell, BP và Carlsberg. Nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg cho biết họ đã tìm được người mua cho công ty Baltika, là chi nhánh của họ ở Nga, vào tháng 6 nhưng sau đó Vladimir Putin đã ra lệnh tạm thời thu giữ cổ phần.

Giám đốc điều hành mới của Carlsberg hôm thứ Ba cho biết họ sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Mạc Tư Khoa để khiến việc tịch thu tài sản có vẻ hợp pháp.

Jacob Aarup-Andersen, người đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Carlsberg vào tháng 9, cho biết: “Không có cách nào khác để phủ nhận sự thật rằng họ đã đánh cắp hoạt động kinh doanh của chúng tôi ở Nga và chúng tôi sẽ không giúp họ chứng minh điều đó là hợp pháp”.

5. Người Nga ráo riết tìm kiếm câu trả lời về tình trạng của Putin

Putin còn sống hay đã chết? Chúng tôi không biết. Một mặt tiếp tục có những cơ quan truyền thông đối lập của Nga khẳng định như đinh đóng cột Putin đã chết. Nhưng mặt khác, Điện Cẩm Linh tiếp tục đưa ra các bằng chứng cho thấy Putin vẫn còn sống, chủ tọa các cuộc họp, và thậm chí gặp gỡ công chúng. Chính người Nga đang sống trên đất Nga cũng đang ráo riết tìm kiếm câu trả lời về tình trạng của Putin.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “As 'Putin Dead' Rumor Spreads, Russians Search for Answers”, nghĩa là “Khi tin đồn 'Putin đã chết' lan rộng, người Nga tìm kiếm câu trả lời.”

Hàng trăm nghìn người Nga đã tìm kiếm câu trả lời xung quanh sức khỏe của Tổng thống Vladimir Putin vào tháng 10, thông qua công cụ tìm kiếm phổ biến nhất của Nga là Yandex, khi một tin đồn vô căn cứ theo đó ông bị ngừng tim đã gây xôn xao khắp thế giới.

Agentstvo, một trang web điều tra của Nga ra mắt vào năm 2021, phát hiện ra rằng các cụm từ tìm kiếm “Putin đã chết”, “Putin đang hấp hối” và “Putin đột quỵ” có hơn 417.000 lượt hiển thị, với các truy vấn về cái chết được cho là của ông xuất hiện ta trong 12 thành ngữ truy vấn hàng đầu với từ “Putin”.

Tin đồn mà Điện Cẩm Linh gọi là “trò lừa bịp” xuất hiện sau khi một bài đăng trên Telegram của kênh tiếng Nga General SVR vào ngày 26/10 cho biết Putin qua đời tại dinh thự của ông ở Valdai lúc “20:42 chiều giờ Mạc Tư Khoa”, làm dấy lên “một cuộc đảo chính ở Nga.”

“Bây giờ các bác sĩ bị chặn trong phòng với thi thể của Putin, họ đang bị giữ bởi các nhân viên của cơ quan an ninh tổng thống theo lệnh cá nhân của Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Liên bang Dmitry Kochnev, người liên lạc và nhận chỉ thị từ thư ký của Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Nikolai Patrushev”, bài viết cho biết.

“An ninh cho các thế thân của tổng thống đã được tăng cường. Các cuộc đàm phán tích cực đang được tiến hành. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm mạo danh tổng thống sau cái chết của Putin đều là một cuộc đảo chính.”

Một bài đăng khác vào ngày 23 tháng 10 cho biết các cảnh sát đã phát hiện tổng thống “co giật cong người khi nằm trên sàn, trợn mắt” và “được chuyển đến một căn phòng được trang bị đặc biệt trong nơi ở của ông, nơi đã lắp đặt các thiết bị y tế cần thiết để hồi sức.”

Kêng General SVR cho biết, mặc dù “tình trạng của tổng thống đã ổn định và được giám sát y tế liên tục”, nhưng vụ việc “đã khiến nội bộ của tổng thống báo động nghiêm trọng, mặc dù thực tế là các bác sĩ tham dự đã cảnh báo rằng Putin bị bệnh nặng và khó có thể sống sót cho đến hết mùa thu.”

Tài khoản Telegram, có gần nửa triệu người ghi danh, tuyên bố có thông tin nội bộ từ Điện Cẩm Linh, nhưng tài khoản này đã nhiều lần đăng tải thông tin sai lệch. Tác giả của kênh là ẩn danh.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng tuyên bố rằng Putin bị ngừng tim và qua đời “chỉ là một trò lừa bịp khác” và rằng “mọi thứ đều ổn”.

Tổng thống Nga cũng đã xuất hiện trước công chúng, tham dự các cuộc họp của chính phủ kể từ khi các bài đăng trên Telegram được xuất bản.

Agentstvo đưa tin phần lớn các tìm kiếm về “cái chết” của Putin qua Yandex được thực hiện trong khoảng thời gian từ 23/10 đến 29/10, trùng với các bài đăng do kênh General SVR đăng tải. Cơ quan truyền thông này cho biết đã có 6,3 triệu lượt tìm kiếm với từ “Putin” trong tháng 10.

6. Bộ Quốc phòng Anh cho biết các hệ thống máy bay không người lái tấn công một chiều Lancet của Nga “rất có thể là một trong những khả năng mới hiệu quả nhất mà Nga đã triển khai ở Ukraine” trong năm qua.

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến máy bay không người lái tấn công một chiều Lancet của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Các hệ thống máy bay không người lái nhỏ, tấn công một chiều, Lancet của Nga rất có thể là một trong những vũ khí mới hiệu quả nhất mà Nga đã triển khai ở Ukraine trong 12 tháng qua.

Nó được thiết kế để bay trên lãnh thổ của đối phương, đợi cho đến khi xác định được mục tiêu trước khi lao về phía đó và phát nổ.

Lancet được sản xuất bởi Tập đoàn ZALA Aero. ZALA cũng sản xuất máy bay không người lái Orlan 10 nhỏ, không có vũ khí mà Nga thường triển khai cùng với Lancet để phát hiện mục tiêu. Ukraine cũng đã đạt được thành công với các máy bay không người lái cỡ nhỏ tấn công một chiều.

Nga triển khai Lancet để tấn công các mục tiêu ưu tiên và chúng ngày càng trở nên nổi bật trong các trận phản pháo chủ lực, tấn công pháo binh đối phương.

Theo truyền thống, Nga chủ yếu sử dụng các máy bay không người lái cỡ nhỏ để trinh sát. Với khả năng tấn công của mình, Lancet đã là một bước thay đổi trong cách Nga sử dụng loại vũ khí này.

7. Nguy cơ chiến tranh lan rộng lên rất cao sau khi quân đội Mỹ bị tấn công nhiều lần chỉ trong vài giờ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “American Troops Attacked Multiple Times in Just a Few Hours”, nghĩa là “Quân Mỹ bị tấn công nhiều lần chỉ trong vài giờ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một nhóm được Iran hậu thuẫn cho biết quân đội Mỹ đóng tại Syria đã bị tấn công nhiều lần trong vòng vài giờ khi lo ngại gia tăng rằng các điểm nóng bạo lực ở Trung Đông, bao gồm cả xung đột Israel-Palestine, có thể bùng phát thành đổ máu trên phạm vi lớn hơn. Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, đã xác nhận các cuộc tấn công trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 1 Tháng Mười Một.

Đại diện của phong trào cho biết trong một tuyên bố rằng Nhóm Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq do Iran hậu thuẫn đã tấn công vào căn cứ quân sự Al-Tanf, nơi có quân đội Mỹ đồn trú ở miền nam Syria, bằng hai máy bay không người lái vào hôm thứ Tư.

Nhóm này tuyên bố rằng các máy bay không người lái đã tấn công các mục tiêu dự định của họ. Căn cứ Al-Tanf là nơi đồn trú của quân đội Mỹ từ năm 2016, gần biên giới Syria với Iraq và Jordan.

Ngày hôm trước, Lực lượng kháng chiến Hồi giáo ở Iraq cho biết họ đã tấn công căn cứ không quân Ain al-Asad, cách Baghdad 235 km về phía tây bắc, nơi quân đội Mỹ đóng quân, với hai máy bay không người lái được dùng để tấn công cơ sở này.

Một nguồn an ninh không xác định và một nguồn chính phủ ẩn danh riêng biệt đã xác nhận vụ việc với Reuters hôm thứ Ba. Lực lượng kháng chiến Hồi giáo ở Iraq hôm thứ Hai cho biết họ đã tiến hành các cuộc tấn công vào quân đội Mỹ ở miền bắc Syria và miền tây Iraq.

Quân đội Mỹ ở Syria và Iraq ngày càng hứng chịu các cuộc tấn công kể từ khi bùng phát bạo lực giữa Hamas và Israel, sau các cuộc tấn công phối hợp của nhóm Palestine vào ngày 7 tháng 10. Các căn cứ này và sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đó nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của IS và để chống lại ảnh hưởng của Iran ở các nước này.

Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn chặn sự lan rộng của bạo lực bên ngoài Israel và Dải Gaza, di dời một số lượng tài sản đáng kể đến khu vực với hy vọng ngăn chặn xung đột rộng hơn và ngăn cản bất kỳ chủ thể nào khác tham gia.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 22/10 cho biết Washington “lo ngại” về mọi khả năng leo thang xung đột trong khu vực từ phía Iran. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng có khả năng xảy ra leo thang - sự leo thang của các lực lượng ủy nhiệm của Iran nhằm vào lực lượng của chúng tôi, nhằm vào binh sĩ của chúng tôi”.

Iran đã ủng hộ lực lượng Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq, cũng như Hamas và Hezbollah có trụ sở tại Li Băng.

Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 10, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 27 cuộc tấn công “quy mô nhỏ” vào các căn cứ có quân nhân Mỹ ở Iraq và Syria.

Trong số này, 16 trường hợp được báo cáo ở Iraq và 11 trường hợp ở Syria. Một quan chức quốc phòng cao cấp cho biết các cuộc tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria được thực hiện bằng “sự kết hợp giữa máy bay không người lái tấn công một chiều và hỏa tiễn”.

Hoa Kỳ cũng đang triển khai thêm 300 lính Mỹ khác từ đất Mỹ đến khu vực. Bộ Quốc phòng hôm thứ Ba cho biết thêm rằng họ sẽ không tới Israel mà thay vào đó sẽ hỗ trợ các lực lượng Mỹ và ngăn chặn sự leo thang hơn nữa.

Tướng Ryder không chỉ rõ địa điểm triển khai chính xác nhưng nói với các phóng viên rằng việc triển khai này là “nhằm hỗ trợ các nỗ lực răn đe trong khu vực và tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ của lực lượng Hoa Kỳ”.

Ngày 26/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Mỹ đã tiến hành “các cuộc tấn công tự vệ” vào hai cơ sở ở phía đông Syria được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và các nhóm liên quan sử dụng.

Ông nói trong một tuyên bố: “Những cuộc tấn công tự vệ chính xác này là phản ứng trước một loạt các cuộc tấn công đang diễn ra và hầu hết không thành công nhằm vào các quân nhân Mỹ ở Iraq và Syria bởi các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn bắt đầu vào ngày 17 tháng 10”. Tướng Ryder cho biết thêm rằng các cuộc tấn công là “có trọng tâm, và tương xứng”.

Ông Austin cho biết, các cuộc tấn công do hai chiến đấu cơ F-16 thực hiện là “riêng biệt và khác biệt với cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas”.

8. Các quan chức cho biết hai người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Nga

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 2 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một cuộc tấn công của Nga vào Kherson ở miền đông Ukraine đã giết chết một người và làm bị thương hai người khác, trong khi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga được tường trình đã giết chết một thường dân khác ở Nikopol.

Lực lượng Nga đã chiếm giữ Kherson ngay từ đầu cuộc chiến nhưng sau đó đã bỏ chạy vào tháng 11 năm ngoái.

“Một lần nữa, xung quanh lại là một bức tranh ngày tận thế: kính vỡ, khung cửa sổ rách nát, những ngôi nhà bị tàn phá. Mọi người nói về trải nghiệm của họ với giọng nói run rẩy”, cô nói.

Cô cho biết thêm tại Nikopol, một phụ nữ 59 tuổi đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khiến 4 người bị thương.

9. Bom lượn FAB-1500 chuyên phá hầm trú ẩn của Nga với bán kính nổ gần 500m

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “What's FAB-1500? Russian Bunker-Busting Glide Bomb Has 1,600ft Blast Radius”, nghĩa là “FAB-1500 là gì? Bom lượn của Nga dùng để phá hầm trú ẩn có bán kính nổ 1.600 ft”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Các lực lượng Nga được cho là đã tung ra các loại bom lượn dẫn đường mới ở Ukraine, điều này có thể tăng áp lực lên lực lượng phòng không Ukraine khi cuộc giao tranh bước vào những tháng mùa đông lạnh giá.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Hai rằng các lực lượng của Mạc Tư Khoa đang sử dụng bom lượn “thông minh” được nâng cấp, bao gồm FAB-1500, được trang bị dẫn đường bằng laser và vệ tinh để tăng độ chính xác của các cuộc tấn công.

FAB-1500, là loại bom lượn lớn nhất, vượt xa FAB-250 và FAB-500, nặng 1.550 kg và có thể gây sát thương trong bán kính lên tới 500m.

Theo blogger Nga, nó có thể phá hủy các hầm trú ẩn sâu tới 20 mét dưới lòng đất và xuyên qua ba mét bê tông cốt thép. Blogger Nga cũng cho biết các máy bay Su-34, Su-30 và Su-35 của Mạc Tư Khoa có thể phóng loại bom lượn mới này.

Ukraine đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về bom lượn của Nga hồi đầu năm nay. Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Yury Ignat, đã mô tả loạt bom FAB là “mối đe dọa mới” vào tháng 4, đồng thời nói thêm: “Chúng ta phải khẩn trương ứng phó với nó”.

Nhà lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine, Mykola O Meatchuk, cho biết vào đầu tháng 4 rằng Nga đang tăng cường sử dụng FAB-500 nhỏ hơn trên “toàn bộ tiền tuyến” và có “dấu hiệu chuẩn bị cho việc sử dụng hàng loạt 1.500 kg KAB”.

Nhưng FAB-1500 khác với bom lượn UPAB-1500 có cánh gắn sẵn mà Nga đã sử dụng từ lâu, Forbes đưa tin vào đầu tháng 9. Tờ báo này dẫn lời một blogger quân sự có ảnh hưởng khác của Nga cho biết FAB-1500 có cánh gắn thêm vào và bộ hướng dẫn phù hợp để triển khai hàng loạt.

Ukraine cũng đã nhận được bom dẫn đường trong các gói viện trợ từ Mỹ, bao gồm JDAM (Đạn tấn công trực tiếp chung) và JDAM-ER tầm xa. Bộ dụng cụ JDAM tạo ra các loại đạn “thông minh” được dẫn đường chính xác từ những quả bom không được điều khiển, phóng từ nhiều loại máy bay, giống như loạt bom FAB.

Vào tháng 3, Tướng James Hecker, chỉ huy hàng đầu của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Âu Châu và Phi Châu, xác nhận rằng lực lượng Ukraine đang sử dụng một số lượng hạn chế “ bom thông minh” JDAM-ER. Chúng đã được ra mắt trong gói viện trợ quân sự vào tháng 12 năm 2022.

Điều này xảy ra khi Ukraine đang chuẩn bị cho những tháng mùa đông ảm đạm và sự gia tăng các cuộc tấn công dự kiến của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này. Những quả bom lượn khổng lồ mới sẽ bổ sung vào kho vũ khí của Mạc Tư Khoa và gây áp lực lên các hệ thống phòng không của Ukraine, đồng thời chúng đã thúc đẩy Kyiv kêu gọi mua chiến đấu cơ do phương Tây sản xuất kể từ đầu năm nay.

Theo Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, Nga có thể sẽ tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine “ngay khi mùa đông thực sự bắt đầu đến”.

Ông nói với Newsweek: “Trong những tháng vừa qua, Nga đã sử dụng hỏa tiễn một cách tiết kiệm và có lẽ đang tích lũy một lượng hỏa tiễn kha khá”. Ông nói thêm: “Mục tiêu hợp lý nhất của nó sẽ là cơ sở hạ tầng năng lượng của Kyiv và thời điểm hợp lý nhất khi người Ukraine cần năng lượng nhất”.

10. Hơn 260 thường dân thiệt mạng sau khi giẫm phải mìn hoặc chất nổ khác

Quân đội Ukraine cho biết hơn 260 thường dân đã thiệt mạng ở Ukraine sau khi giẫm phải mìn hoặc các chất nổ khác trong cuộc chiến kéo dài 20 tháng với Nga.

Kyiv ước tính rằng 174.000 km vuông đất nước – tức là khoảng 1/3 lãnh thổ - có khả năng rải đầy mìn hoặc mảnh vụn chiến tranh nguy hiểm, Reuters đưa tin.

Bộ Tổng tham mưu cho biết trên mạng xã hội rằng ít nhất 571 người đã bị thương trong hơn 560 vụ việc liên quan đến mìn hoặc vật nổ bị bỏ lại trong cuộc xung đột. Gần 1/4 số vụ việc xảy ra trên các cánh đồng, cơ quan này cho biết thêm.

Vào tháng 8, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov, cho biết Ukraine là quốc gia bị rải mìn nặng nề nhất trên thế giới, trong khi đó quân đội của nước này đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực và trang thiết bị có thể dọn dẹp tiền tuyến.

11. Ukraine báo cáo Nga pháo kích mạnh nhất trong năm nay

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 2 Tháng Mười Một, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết trong 24 giờ qua Nga đã pháo kích hơn 100 khu định cư, nhiều hơn bất kỳ ngày nào trong năm nay.

Ông cho biết quân xâm lược đã bắn hàng triệu quả đạn pháo vào các thành phố, thị trấn và làng mạc kể từ khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm ngoái, biến một số quả đạn pháo thành đống đổ nát trên khắp khu vực phía đông đất nước.

“Trong 24 giờ qua, đối phương đã pháo kích vào 118 khu định cư ở 10 khu vực”.

Ông nói thêm: “Đây là số thành phố và làng mạc bị tấn công cao nhất kể từ đầu năm”.

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga đã đốt cháy nhà máy lọc dầu Kremenchuk ở miền trung Ukraine và làm mất điện ở ba thị trấn.

Vụ cháy tại nhà máy lọc dầu đã nhanh chóng được dập tắt. Đại Tá Yurii Ihnat cho biết nhà máy này đã bị Mạc Tư Khoa nhắm tới nhiều lần trong chiến tranh bất kể từ sau cuộc xâm lược của Nga nó đã ngừng hoạt động,

Đại Tá Yurii Ihnat cho biết thêm lực lượng phòng không đã bắn hạ 18 trong số 20 máy bay không người lái và một hỏa tiễn do Nga bắn trong đêm trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.

Ông nhấn mạnh rằng: “Trọng tâm của cuộc tấn công là khu vực Poltava, nơi đây đã bị tấn công thành nhiều đợt”.

Bộ Năng lượng cho biết trên Telegram rằng ba thị trấn ở vùng Poltava bị mất điện sau khi đường dây điện và một cơ sở hạ tầng không được nêu tên bị hư hại.

“Mười cơ sở pháp nhân và gần 500 gia đình đã bị ngắt kết nối.”

Thống đốc Andriy Raikovych cho biết các đường dây điện hỏa xa bị hư hại do các mảnh vụn rơi xuống ở khu vực miền trung Kirovohrad, nhưng thiệt hại đã nhanh chóng được sửa chữa.
 
Tháng các linh hồn: Có MA không? Giải thích của Nhà Trừ Tà Adam Blai. Giáo huấn của GH về Luyện ngục
VietCatholic Media
05:30 02/11/2023


1. Tổng giáo phận Mạc Tư Khoa kêu gọi trả lại một tấm bia tưởng niệm vị giám mục bị chế độ Stalin cầm tù

Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa của Công Giáo tại Mạc Tư Khoa đang thúc giục Nghĩa trang Hoàng tử Vladimir ở Vladimir, Nga, khôi phục một tấm bia tưởng niệm vinh danh một tổng giám mục Công Giáo đã bị chế độ Joseph Stalin cầm tù ở Liên Xô cho đến khi ngài qua đời.

Đầu tháng này, các tấm bia tưởng nhớ các tù nhân chính trị và tôn giáo đã chết tại Nhà tù Trung tâm Vladimir dưới chế độ cộng sản đã bị dỡ bỏ. Điều này bao gồm một tấm bảng vinh danh Đức Tổng Giám Mục Mecislovas Reinis, người đang được điều tra án phong thánh. Ngài bị cộng sản giam trong Nhà tù Trung tâm Vladimir từ năm 1947 cho đến khi qua đời năm 1953.

Cha Kirill Gorbunov, tổng đại diện của tổng giáo phận, cho biết: “Ký ức về Đức Cha Reinis được lưu giữ trong lòng những người Công Giáo ở Nga, đặc biệt, một tấm bảng tưởng niệm đã được lắp đặt cho ngài trong Nhà thờ Mân côi Đức Trinh Nữ Maria ở Vladimir”, theo hãng truyền thông nhà nước RIA Novosti.

Cha Gorbunov nói thêm rằng Đức Cha Reinis “xứng đáng được lưu giữ ký ức bất tử tại nơi ngài tử đạo” và rằng “ông là một Kitô hữu chân chính và là người chăn chiên một chứng nhân đã làm chứng lòng trung thành của mình với Chúa Kitô bằng cách tử đạo trong tù, nơi ngài bị buộc tội oan uổng” cùng với những người khác là tù nhân của bọn cầm quyền cộng sản.

Đức Cha Reinis sinh ra ở đế quốc Nga vào năm 1884 và trở thành linh mục năm 1907 và giám mục năm 1926. Ngài lãnh đạo khoa tâm lý học lý thuyết và thực nghiệm tại Đại học Kaunas ở Lithuania và giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chính phủ Lithuania từ năm 1925 đến năm 1926.

Đức Tổng Giám Mục lần đầu tiên phải đối mặt với sự đàn áp tôn giáo từ những người Bolshevik ở Lithuania, những người đã bắt giữ ngài vào năm 1919 cho đến khi ngài được thả về Ba Lan hai năm sau đó thông qua Hiệp ước Riga. Ngài trở lại Lithuania và bị bắt lại vào năm 1947 sau khi chế độ Stalin sáp nhập đất nước này. Ngài bị kết án 8 năm tù nhưng chỉ thụ án được 6 năm trước khi qua đời vào năm 1953.

Cha Gorbunov nói: “Đức Cha đã chia sẻ số phận của nhiều tín hữu khác, bao gồm cả các giám mục Chính thống giáo đã chết ở đó, trong nhà tù Trung tâm Vladimir. “Điều quan trọng đối với chúng tôi là cuộc đời của Đức Tổng Giám Mục Reinis gắn bó chặt chẽ với văn hóa Nga - ngài tốt nghiệp Học viện Thần học ở St. Petersburg, viết luận án tiến sĩ về Vladimir Solovyov, và tham gia vào việc phổ biến triết học và tâm lý học Nga ở thế giới Phương Tây.”

Bộ Ngoại giao Estonia cũng chỉ trích việc dỡ bỏ các tấm bảng, trong đó có tấm bảng vinh danh tướng quân Estonia, Johan Laidoner, người đã lãnh đạo lực lượng vũ trang trong Chiến tranh giành độc lập của Estonia và chống lại âm mưu đảo chính của cộng sản năm 1924. Chính phủ đã yêu cầu cơ quan này trao cho Estonia tấm bia.

Phát ngôn nhân của Bộ cho biết: “Estonia đã đưa ra tuyên bố lấy làm tiếc về việc dỡ bỏ tượng đài Laidoner và yêu cầu trả lại tấm bia cho Estonia vì nó không còn phù hợp với nghĩa trang ở Vladimir”. “Chúng tôi cũng muốn được hỗ trợ trong việc xác định vị trí hài cốt của Tướng Laidoner và đưa về Estonia.”

Đại sứ Ba Lan tại Mạc Tư Khoa, Krzysztof Krajewski, cũng chỉ trích nhà tù vì đã dỡ bỏ một số tấm bảng vinh danh các tù nhân Ba Lan dưới chế độ Stalin.

Theo đài phát thanh dịch vụ công cộng Ba Lan, Polskie Radio 24, “Chúng tôi rất buồn khi quan sát chính sách tiêu cực nhất quán của chính quyền Nga, trong đó loại bỏ các địa điểm tưởng niệm người Ba Lan”.

Đại sứ nói thêm: “Nó xảy ra trong bóng tối, không có nhân chứng, không ai có thể giải thích khi nào và tại sao, và nếu có những lời giải thích thì rất tiếc là chúng không đúng sự thật”. “Điều đáng buồn và đau lòng nhất là những hành động như vậy lại diễn ra ở nghĩa trang”.

Krajewski đã tổ chức một buổi lễ vào Chúa Nhật, ngày 22 tháng 10 cùng vợ và các đồng nghiệp tại địa điểm từng là đài tưởng niệm.


Source:Catholic News Agency

2. Người Công Giáo có tin vào chuyện có ma quỷ không? Giáo huấn của Giáo hội về Luyện ngục

Nhân dịp tháng Các Linh Hồn, chúng ta, những người Công Giáo, hãy cùng nhau tìm hiểu về những gì về cái gọi là “thế giới huyền bí” mà rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay say mê kiếm tìm. Nhan nhản trên mạng, người ta thấy những bài viết, những video Youtube làm về cái gọi là “tâm linh”, trong đó là vô số những điều liên quan đến thế giới vô hình đầy ma mị như nghi thức gọi hồn, cầu cơ, giải bùa, trị vong nhập v.v... với số lượng độc giả càng tăng cao khi mức độ ma quái của video càng lớn. Nhưng khi trí tò mò của con người bị cuốn hút bởi những hiện tượng thần bí của thế giới siêu hình, có mấy ai để ý đến lời thánh Phêrô đã căn dặn chúng ta về ma quỷ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8)?

Để cùng nhau tìm hiểu về thế giới vô hình với ma, quỷ là những vật thể mà chúng ta luôn bị thu hút và muốn tìm hiểu - dưới ánh sáng và theo quan điểm của Giáo Hội Công Giáo- để không bị dẫn dụ sang bên kia lằn ranh giới nơi ma quỷ luôn sẵn sàng chào đón chúng ta bước qua bằng những cạm bẫy khôn khéo quỷ quyệt dưới danh nghĩa “khám phá tâm linh” và “tiếp xúc với cõi âm”, mời quý vị cùng đọc bài viết của Adam Blai, chuyên gia về bộ môn tà ma và trừ quỷ, thuộc tổng giáo phận Pittsburgh ở tiểu bang Pennsylvania. Ông hiện là thành viên Hiệp Hội Trừ Tà Quốc Tế tại Roma trong nhiều năm qua. Ông cũng là tác giả của cuốn “Ma ám, Quỷ ám và Trừ Quỷ”, một cẩm nang hướng dẫn cho mọi người áp dụng trong trận chiến chống lại những thế lực ma quỷ.

Bài viết có nhan đề “Do Catholics Believe in Ghosts?: Church Teaching on Purgatory”, nghĩa là “Người Công Giáo có tin vào chuyện có ma quỷ không? Giáo huấn của Giáo hội về Luyện ngục”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Giáo Hội Công Giáo luôn minh định về sự tồn tại của linh hồn trong cơ thể con người, một giá trị trước Thiên Chúa, và là một tình trạng vĩnh cửu trên thiên đường hay địa ngục. Người Công Giáo cũng tin vào một chốn gọi là luyện ngục: một tình trạng tạm thời để linh hồn của người qua đời dù đã vượt qua phần phán xét riêng nhưng vẫn còn vướng mắc chút tội lỗi tạm thời có cơ hội được chuộc tội trước khi được đến trước nhan thánh. Trong Giáo hội vẫn có truyền thống là dâng lễ và cầu nguyện cho người chết để thúc đẩy tiến trình thanh luyện này cho nhanh chóng hơn.

Nhiều vị thánh, khi còn sống, đã viết về chuyện những linh hồn hiện ra để xin các ngài cầu nguyện, sám hối, hoặc ý lễ để qua đó họ được đền bù tội lỗi mình đã phạm khi còn sống. Sau khi đã thực hiện những điều trên, thánh nhân đó thường được phép thăm viếng những linh hồn này lần cuối trước khi họ về trời. Có rất nhiều sách được Giáo hội chấp thuận mô tả các trường hợp linh hồn hiện ra với người còn sống để báo hiệu nhu cầu cầu nguyện của họ.

Mặc dù các linh hồn trong luyện ngục đôi khi được phép nói chuyện với các vị thánh, nhưng điều đó thường không xảy ra với người bình thường. Kinh Thánh từng nói rõ về việc tìm cách tiếp xúc để trò chuyện với người đã chết bị cấm đoán ra sao (Đnl 18: 10–13). Làm như vậy thể hiện sự mất tin tưởng nơi Thiên Chúa khi tìm cách qua mặt Ngài và thay vào đó là tìm kiếm sự giúp đỡ của một hồn ma hoặc một người trung gian (nhà ngoại cảm) như một nguồn an ủi, hướng dẫn hoặc thông tin. Đây chính là một vi phạm của điều răn đầu tiên trong Mười Điều Răn.

Trong trường hợp những thánh nhân đã từng nói chuyện với các linh hồn, họ không triệu hồi các linh hồn hoặc tìm kiếm sự hướng dẫn, thông tin, hoặc sự an ủi từ những linh hồn này. Một khi linh hồn xin được cầu nguyện, việc giữa hai bên sẽ dừng lại. Điều thú vị đáng ghi nhận là trong hầu hết các trường hợp của những nhà điều tra về hiện tượng siêu nhiên khi giao tiếp với các vong hồn, điều đầu tiên họ thường được nghe các linh hồn nói là: “Hãy giúp tôi”. Đáng buồn thay, hầu hết mọi người lại không biết cách cầu nguyện cho người chết như thế nào, và vì vậy không có sự giúp đỡ nào được đưa ra. Bất cứ sự giao tiếp nào vượt quá hạn mức này gần như chắc chắn chỉ là sự lừa dối từ phía ma quỷ.

Một số dấu hiệu tiêu biểu cho thấy có sự hiển hiện của linh hồn người đang còn trong luyện ngục là âm thanh của một người cứ đia qua đi lại, một mùi vị liên quan đến người đó, tiếng gõ trên vách tường và, trong trường hợp của những người tự tử, là cảm giác nặng nề và buồn bã trong khu vực xảy ra vụ tự tử. Hầu như luôn luôn không có lời nói nào của những linh hồn này ngoài cụm từ “Giúp tôi” hoặc “Có” để trả lời cho câu hỏi “Anh chị em có cần được cầu nguyện cho mình không?” Các linh hồn trong luyện ngục luôn biết rõ về việc Thiên Chúa cấm (người còn sống) tìm kiếm thông tin từ người chết (Đnl 18:9–14; Lv 19:31 và 20:6; Is 8:19) và do đó họ sẽ không bao giờ lôi kéo người sống vào việc phạm tội này khi để cho việc giao tiếp vượt quá nhu cầu xin lễ hoặc cầu nguyện.

Thể loại ma ám phổ biến nhất là trong trường hợp có linh hồn của người đã chết vì tự sát cũng như nạn nhân bị người khác giết chết. Những linh hồn này thường tạo ra một cảm giác rất mạnh và hiệu ứng của sự buồn rầu, trầm cảm và bất an gần nơi họ chết. Họ có thể gây ra một số biểu hiện, chẳng hạn như gõ hoặc đập vào thời điểm họ chết hoặc khi họ được nhắc đến trong câu chuyện. Chúng ta phải cẩn thận vì ma quỷ có thể lợi dụng một vụ tự sát hoặc giết người đã được biết rõ và giả làm nạn nhân tại ngay địa điểm đó. Ngoài ra, con quỷ đã từng giúp hoặc khuyến khích người ta giết người hoặc tự sát vẫn có thể còn ở đó. Các loại ma ám khác cũng thường xảy ra ngay trong nhà thờ và nhưng cơ sở liên quan đến tôn giáo như nhà xứ hay tu viện.

Trong nhiều trường hợp khi có người tiến hành những cuộc điều tra về hiện tượng siêu nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy có cả sự hiện diện của những linh hồn trong luyện ngục và ma quỷ. Điều này xảy ra vì ma quỷ thường bị thu hút đến những nơi mà con người đã cố gắng giao tiếp với các vong hồn. Khi cố kiếm tìm những kiến thức huyền bí từ các vong hồn, con người mặc nhiên cho phép ma quỷ hiện ra và trả lời. Trong những tình huống này, thường có một giao tiếp thiết yếu ban đầu là “giúp tôi” — kế tiếp là tạm ngưng, và sau đó là một số giao tiếp mang tính cách khuynh đảo và sâu rộng hơn nữa. Trong tình huống này, ma quỷ chỉ đơn giản là lợi dụng một cánh cửa đã mở. Người ta thường mô tả về các tín hiệu ban đầu thường không thể bị phá hủy và nỗ lực của họ để đối thoại với vong hồn trong khi bị bám theo bởi những năng lượng tiêu cực và bạo lực khiến họ phải kêu gọi sự giúp đỡ của Hội Thánh.

Nếu một trường hợp có vẻ là do một linh hồn con người thực sự theo ám, biện pháp khắc phục thông thường là một Thánh lễ hoặc những kinh cầu hồn cho người chết tại địa điểm đó. Thường thì việc dâng Thánh lễ taị nơi người đó qua đời là hiệu quả nhất, nhưng điều này không bắt buộc. Một Nghi Thức dành cho Kẻ Chết cũng đã được sử dụng trong nhiều trường hợp và đã thành công. Những kinh cầu này cần phải được nguyện với lòng bác ái và tình yêu thương. Những lời cầu nguyện bổ sung cũng có thể cần được thêm vào.

3. Tiểu luận của Đức Cha James Sean Wall: Vì phần rỗi các linh hồn

Một số chính trị gia Hoa Kỳ luôn tự hào mình là người Công Giáo rất sùng đạo nhưng lại công khai ủng hộ phá thai quyết liệt hơn cả những người không Công Giáo. Trước gương mù tỏ tường này, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dự định trong kỳ họp khoáng đại vào tháng 6 tới, sẽ thảo luận viễn ảnh đưa ra một tuyên bố về việc rước lễ của các chính trị gia phò phá thai cũng như “phò” nhiều vấn đề khác mâu thuẫn gay gắt với giáo huấn của Hội Thánh.

Đức Cha James Sean Wall, giáo phận Gallup có bài nhận định nhan đề “For the Care of Souls” nghĩa là “Vì sự chăm sóc cho các linh hồn”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trong vài tháng qua, một số giám mục Công Giáo đã đưa ra tuyên bố đối với câu hỏi liệu có nên công khai từ chối Bí tích Thánh Thể đối với các chính trị gia ủng hộ phá thai hay không. Tôi biết ơn tất cả các giám mục anh em của tôi, những người đã can đảm lên tiếng về chủ đề hóc búa này. Khi các giám mục chia sẻ theo lương tâm của mình và lắng nghe quan điểm của người khác, họ thúc đẩy đối thoại chân chính — là một bước cần thiết trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất.

Do đó, tôi muốn trả lời bài luận gần đây của Đức Cha Robert McElroy. Ngài nói rằng: “Bí tích Thánh Thể đang được dùng như một vũ khí vì mục đích chính trị. Điều này không được xảy ra”. Tiêu đề của ngài gợi ý rằng các động cơ chính trị đang thúc đẩy cuộc thảo luận hiện tại của các giám mục về các chính trị gia ủng hộ phá thai và sự tiếp nhận xứng đáng bí tích Thánh Thể. Mặc dù tôi không giả định là mình biết điều gì trong tâm trí và trái tim của các giám mục anh em của tôi, bản thôi tôi không bị thúc đẩy bởi các mục đích chính trị, và cả những người mà tôi đã thảo luận về chủ đề này với họ cũng vậy. Mối quan tâm của chúng tôi không phải là chính trị mà là mục vụ; là nhằm cứu rỗi các linh hồn. Vấn đề này có thể có những hệ quả chính trị, nhưng không vì thế mà chúng ta phải trốn tránh vào thời điểm quan trọng này.

Đức Cha McElroy cũng lo ngại rằng việc loại trừ các chính trị gia ủng hộ phá thai ra khỏi tình hiệp thông Thánh Thể sẽ làm suy yếu sự hiệp nhất của Giáo hội. Chúa Giêsu cầu nguyện rằng tất cả các Kitô hữu có thể nên một (Ga 17:21), và đây là nghĩa vụ mà tất cả chúng ta phải nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng nói, “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12:51). Đôi khi việc nói ra sự thật dường như tạo ra sự chia rẽ, nhưng thường thì nó chỉ đơn giản là phơi bày sự chia rẽ đã tồn tại rồi. Nếu người Công Giáo không thể đồng ý về việc bảo vệ những đứa trẻ vô phương tự vệ, thì sự hiệp nhất của chúng ta nói nhẹ nhàng một chút là hời hợt, còn nói tệ hơn thì đó là ảo tưởng.

Đức Cha McElroy sau đó phê bình cái mà ngài gọi là “thần học về sự không xứng đáng”. Ngài lập luận rằng những người từ chối không cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ đang áp dụng một thử nghiệm “cực kỳ tùy tiện” khi “áp dụng các biện pháp trừng phạt rất có chọn lọc và không nhất quán”. Tôi tự hỏi có đúng như thế không?

Giáo luật quy định: “Ai ý thức mình phạm tội nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được rước lễ, nếu chưa đi xưng tội” (Giáo luật 916). Vì phá thai là một trong số những tội lỗi mang vạ tuyệt thông tiền kết (xem Giáo luật 1398), nên chắc chắn rằng một chính trị gia tích cực bảo vệ việc phá thai và cố gắng làm cho nó dễ tiếp cận hơn rất có nguy cơ đối với phần rỗi linh hồn. Chắc chắn không phải là quá “tùy tiện” khi xếp tệ nạn này vào loại các tội nghiêm trọng.

Thật công bằng khi đặt vấn đề liệu chúng ta có chọn lọc không khi chỉ tập trung vào việc phá thai. Tại sao chúng ta không tìm kiếm các biện pháp trừng phạt thánh thể đối với các tệ nạn khác đang tràn lan trong xã hội? Câu trả lời là mặc dù có nhiều tội trọng làm giảm đi sự xứng đáng của chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, nhưng chỉ những tội trọng nhất mới dập tắt hoàn toàn sự xứng đáng đó. Với tư cách là một nhóm các giám mục, chúng tôi đã đọc “những dấu chỉ của thời đại” (Gaudium et Spes), và nhận ra rằng phá thai là một tệ nạn lớn trong nền văn hóa của chúng ta, và đã gọi nó như vậy trong nhiều thập kỷ. Trở lại năm 1998, Hội Đồng Giám Mục của chúng tôi đã nêu đích danh phá thai là “mối đe dọa hàng đầu” và vào năm 2019, chúng tôi tái khẳng định rằng “mối đe dọa phá thai vẫn là âu lo hàng đầu của chúng tôi vì nó tấn công trực tiếp vào chính sự sống”. Các nhà lãnh đạo chính trị ủng hộ phá thai đã không chú ý đến những lời kêu gọi này, và bây giờ chúng tôi tìm cách áp dụng phương án chữa bệnh cuối cùng và nghiêm khắc nhất mà chúng tôi có: đó là các biện pháp trừng phạt thánh thể.

Đức Cha McElroy khi xem xét các lý lẽ từ chối không cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ đã đặt câu hỏi “Có bao nhiêu nhà lãnh đạo chính trị Công Giáo của hai đảng có thể vượt qua được bài kiểm tra đó?” Tôi cho rằng đây là câu hỏi sai. Chúa Giêsu không quan tâm đến những con số, nhưng đến sự cứu rỗi các linh hồn. Một câu hỏi hay hơn có thể là “Liệu tôi đã làm hết tất cả những gì một Giám Mục có thể làm để cố gắng đưa tất cả các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai trong đàn chiên của tôi trở lại tình trạng ân sủng hay chưa?”


Source:First Things
 
ATACMS phá hủy 2.4 tỷ USD của Nga. Bạo chúa băng hà chưa? Kyiv lên tiếng. Pháo Caesar cứu Avdiivka
VietCatholic Media
15:33 02/11/2023


1. Tình báo Ukraine lên tiếng về tình trạng của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Death Rumors Were Spread by Russian Officials: Ukraine Intel”, nghĩa là “Tình báo Ukraine cho rằng tin đồn Putin qua đời được chính các quan chức Nga lan truyền.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một đại diện tình báo Ukraine hôm thứ Năm đã cáo buộc các quan chức Mạc Tư Khoa dàn dựng việc lan truyền rộng rãi những tin đồn sai sự thật rằng Vladimir Putin đã qua đời.

Tuần trước, nhiều kênh Telegram đã đưa tin sai sự thật về cái chết của Putin và những tin tức này cho rằng cái chết của ông đã khiến các quan chức Điện Cẩm Linh phải tranh giành kế hoạch kế vị ông ta. Tin đồn nhanh chóng lan truyền trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, khiến tin đồn sai sự thật trở thành một xu hướng đồn đãi mạnh trên thế giới.

Điện Cẩm Linh nhanh chóng trả lời các câu hỏi về cái chết của Putin, gọi tin đồn này là một “trò lừa bịp”, và Putin đã xuất hiện trước công chúng kể từ đó.

Andriy Yusov, đại diện Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là GUR, nói với Đài New Voice, gọi tắt là NV, của Ukraine rằng chính các quan chức Mạc Tư Khoa đã lan truyền tin đồn nhằm mục đích xem công chúng Nga sẽ phản ứng thế nào trước tin tức này.

Yusov nói rằng mặc dù cái chết của Putin sẽ là “tin tốt” đối với người Ukraine, nhưng tin đồn này thực sự là một phần trong “vở kịch” thông tin sai lệch của Nga.

Yusov nói với NV Radio, theo bản dịch của Ukrainska Pravda: “Đây là một bản nhạc ngọt ngào dành cho người nghe Ukraine và đáng lẽ đó phải là một tin tốt lành”. “Nhưng, đó chỉ là một câu chuyện nội bộ dành cho khán giả nội bộ Nga.”

Ông nói tiếp: “Tất nhiên, điều đó chẳng giúp ích gì nhiều cho cá nhân Putin, bởi vì có rất nhiều người ủng hộ thuyết âm mưu ở Nga”.

Yusov cũng giải thích lý do tại sao ông tin rằng Nga lan truyền thông tin sai sự thật như vậy.

“Mục đích cơ bản của tin tức giả là xem xét cách xã hội phản ứng về mặt số lượng và động lực – liệu họ có tin vào điều đó hay không, họ phản ứng như thế nào, họ sẵn sàng làm gì – và xem xét phản ứng của các cá nhân, giới tinh hoa và giới truyền thông, thậm chí cả các cơ quan tuyên truyền,” ông nói.

“Bằng cách này, đế chế của Putin, được xây dựng dựa trên công việc của các cơ quan mật vụ, học cách tiếp tục cai trị.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận vào tối thứ Tư.

Yusov lưu ý rằng những thông tin sai lệch như vậy có ảnh hưởng đến Putin cũng như phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov.

“Nó cũng là một công cụ gây ảnh hưởng lên chính Putin hoặc ai đó giống như ông ấy. Anh ta buộc phải phản ứng, và Peskov buộc phải phản ứng và chứng minh rằng điều đó không đúng. Tức là họ được dẫn xuống một hành lang nhất định”, Yusov nói.

Quan chức tình báo kết luận bằng cách tuyên bố: “Rõ ràng đây không phải là phần cuối của câu chuyện này, mà là một hồi cụ thể trong vở kịch.”

Mặc dù công chúng Nga phản ứng thế nào trước những tin đồn này vẫn chưa rõ ràng, nhưng chắc chắn họ đang tìm kiếm thông tin liên quan đến cái chết được cho là của nhà lãnh đạo của họ.

Trang web điều tra Agentstvo của Nga đưa tin các cụm từ tìm kiếm “Putin đã chết”, “Putin đang hấp hối” và “Putin đột quỵ” đã có hơn 417.000 lượt hiển thị trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất của Nga, Yandex, vào tháng trước. Agentstvo nói thêm rằng phần lớn các tìm kiếm này được thực hiện từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 29 tháng 10, trùng với những bài đăng đầu tiên về những tin đồn được công bố trên Telegram.

2. Trọng pháo Caesar của Ukraine phóng và chuồn thật nhanh để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “In Avdiivka, Ukrainian Caesar Howitzers Shoot And Scoot To Foil Russian Assaults”, nghĩa là “Ở Avdiivka, các cỗ trọng pháo Caesar của Ukraine bắn và chuồn thiệt lẹ để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Trong 20 ngày qua, các lữ đoàn Nga đã cố gắng và hầu hết đều thất bại trong việc tiến về phía bắc và phía nam Avdiivka, một thành trì của Ukraine ngay phía tây bắc Donetsk ở vùng Donbas phía đông Ukraine.

Mục tiêu rõ ràng của người Nga: cắt đứt và bỏ đói lực lượng đồn trú Ukraine của Avdiivka — bao gồm cả Lữ đoàn cơ giới 110 đã mệt mỏi vì chiến đấu — và buộc các quan chức ở Kyiv phải đưa ra một lựa chọn khó khăn. Hoặc giao nộp thành phố hoặc tái triển khai các lữ đoàn quý giá từ các khu vực khác để cứu nó.

Một điều quan trọng cho đến nay đã làm thất bại kế hoạch của người Nga. Pháo binh của quân đội Ukraine, trong ba tuần liên tiếp đã tấn công các đoàn quân Nga, được cho là đã phá hủy một lượng tương đương với một lữ đoàn. Đó là ít nhất 2.000 quân Nga và hàng trăm phương tiện.

Mỗi lữ đoàn bộ binh Ukraine ở Avdiivka đều có súng lớn và bệ phóng hỏa tiễn, nhưng hỏa lực pháo binh chính trong khu vực thuộc về Lữ đoàn pháo binh số 55 của quân đội Ukraine.

Đó là một đơn vị mạnh mẽ—và là đơn vị đặc biệt phù hợp với cuộc chiến tàn khốc xung quanh Avdiivka.

Lữ đoàn 55 là một trong 14 lữ đoàn pháo binh biệt lập của quân đội Ukraine. Lữ đoàn được trang bị nhiều loại súng, bao gồm cả súng Giatsint-B và Msta-B của Liên Xô cũ, cùng với ít nhất 10 khẩu pháo tự hành Caesar mà các đồng minh NATO của Ukraine tặng.

Caesars rõ ràng là pháo tự hành duy nhất của lữ đoàn. Điều đó làm cho pháo 155 ly gắn trên xe tải trở nên đặc biệt có giá trị trong một trận chiến căng thẳng. “Caesar cho phép bạn vào vị trí bắn và nổ súng trong vòng chưa đầy một phút”, một xạ thủ người Ukraine nói với Đài Âu Châu Tự do. “Bắn vào mục tiêu và chuồn khỏi vị trí chỉ mất từ ba đến năm phút.”

Bắn và di chuyển giúp khẩu đội Caesar tránh được hỏa lực phản pháo của quân Nga. Để bắn trúng một khẩu đội Caesar trước khi nó nổ tung, người Nga phải xác định nguồn gốc của những quả đạn pháo đang bay tới, cử một máy bay không người lái đến vị trí những chiếc Caesar đang bắn, sau đó hướng súng của mình bắn trả — tất cả phải diễn ra trong vòng 180 giây. Đó là điều người Nga thường không làm kịp.

Không phải vô cớ mà mặc dù đã tinh chỉnh lại chiến thuật phản công trước chiến dịch Avdiivka, quân đội Nga dường như vẫn chưa hạ gục được bất kỳ khẩu pháo Caesar nào của Lữ đoàn 55.

Mỗi ngày pháo binh di động của Lữ Đoàn 55 còn hoạt động đồng nghĩa với việc có thêm nhiều phương tiện Nga bị phá hủy và nhiều người Nga thiệt mạng hơn. Tồi tệ hơn cho Điện Cẩm Linh, Caesar dường như đang bắn đạn chùm M864 do Mỹ sản xuất, mỗi quả đạn này rải ra 72 quả bom cỡ lựu đạn.

Một loạt bom chùm có mục đích tốt có thể tàn phá toàn bộ trung đội địch. Một đoạn video về một loạt loạt đạn tấn công người Nga xung quanh Avdiivka vào hôm Thứ Hai 30 Tháng Mười, minh họa rõ ràng tác dụng chết người của đạn pháo.

Bộ Quốc phòng Ukraine châm biếm: “Thông điệp rõ ràng từ các pháo binh về pháo tự hành Caesar”. “Về nhà đi nếu không đạn 155 ly không có lòng thương xót.”

3. Tổng thống Ukraine cảnh báo không nên kỳ vọng quá nhiều vào thành công quá nhanh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói: “Thế giới hiện đại được thiết lập theo cách khiến nó trở nên quen với thành công quá nhanh. Khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, nhiều người trên thế giới không nghĩ Ukraine sẽ chịu đựng được.” Ông đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu qua video hàng đêm của ông hôm thứ Tư.

Tổng thống Zelenskiy trước đây đã bác bỏ những lời chỉ trích, chủ yếu từ các nguồn phương Tây, rằng cuộc phản công chống lại Nga diễn ra quá chậm, nói rằng cuộc chiến không giống bối cảnh phim Hollywood.

Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng Nga đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới ở các khu vực khác nhau của mặt trận, nhưng có rất ít chuyển động dọc theo chiến tuyến dài 1.000km trong những tháng gần đây.

Tổng thống Ukraine hoan nghênh các động thái tấn công của Ukraine đã hạn chế hoạt động của Hạm đội Hắc Hải của Nga, nhưng ông nói rằng không ai nên mong đợi những câu chuyện thành công nhanh chóng trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược kéo dài 20 tháng của Nga.

Tổng thống Zelenskiy cũng cho biết một cuộc họp với các chỉ huy cao cấp đã xem xét các khu vực đang bị nhấn chìm bởi cuộc giao tranh ác liệt nhất, bao gồm các khu vực trọng điểm Avdiivka và Kupiansk nơi Nga đã tấn công trong những tuần gần đây.

Vitaliy Barabash, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự ở Avdiivka, cho biết thành phố phía đông tan hoang này đang chuẩn bị cho một làn sóng tấn công khác mà nó đã phải hứng chịu kể từ giữa tháng 10.

Báo cáo của Nga về cuộc giao tranh cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã tiến hành các cuộc tấn công thành công gần thị trấn Bakhmut - khu vực bị lực lượng Nga phá hủy và chiếm giữ phần lớn vào tháng 5.

4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tổn thất hệ thống hỏa tiễn của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga có thể đã mất ít nhất 4 bệ phóng hỏa tiễn đất đối không tầm xa trước các cuộc tấn công của Ukraine trong tuần qua. Vào ngày 26 tháng 10 năm 2023, truyền thông Nga đưa tin ba bệ phóng SA-21 của Nga đã bị phá hủy ở vùng Luhansk. Các nguồn tin Ukraine báo cáo thêm các tổn thất phòng không của Nga ở Crimea.

Từ lâu, Nga đã ưu tiên các hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm xa, công nghệ cao, phong phú như một thành phần quan trọng trong chiến lược quân sự của mình.

Những tổn thất gần đây cho thấy Hệ thống phòng không tích hợp của Nga tiếp tục gặp khó khăn trước các vũ khí tấn công chính xác hiện đại và rất có thể sẽ làm tăng thêm căng thẳng vốn đã đáng kể đối với các hệ thống và những người vận hành còn lại. Có một khả năng thực tế là khi Nga thay thế các hệ thống bị phá hủy ở Ukraine, hệ thống phòng không của Nga ở các khu vực hoạt động khác sẽ bị suy yếu.

5. Tư lệnh quân đội Ukraine nói nước này cần khả năng quân sự mới khi chiến tranh chuyển sang chiến đấu tiêu hao

Tổng tư lệnh Ukraine cho biết khi mùa Đông đến cuộc chiến với Nga đang chuyển sang một giai đoạn mới của chiến tranh liên quan đến chiến đấu tĩnh và tiêu hao, một giai đoạn mà ông cảnh báo có thể mang lại lợi ích cho Mạc Tư Khoa và cho phép nước này xây dựng lại sức mạnh quân sự của mình.

Trong một bài viết trên tờ Economist, tướng hàng đầu Valerii Zaluzhnyi cho biết quân đội Ukraine cần những năng lực quân sự và công nghệ quan trọng mới, bao gồm cả sức mạnh không quân, để thoát khỏi kiểu chiến tranh đó.

Ông cũng kêu gọi Ukraine xây dựng lực lượng dự bị quân đội và mở rộng phạm vi tuyển mộ các công dân Ukraine được gọi đi huấn luyện hoặc động viên.

6. Nga tuyên bố mở cuộc điều tra đối với một cơ quan truyền thông chống Putin

Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết Ủy ban Điều tra Mạc Tư Khoa đã mở cuộc điều tra hình sự đối với một biên tập viên của một thông tấn xã thường xuyên khiến chính quyền tức giận; và cho rằng biên tập viên này “công khai biện minh cho chủ nghĩa khủng bố”.

Ông nói rằng Ủy ban đã bắt đầu cuộc điều tra Anna Loiko, một nhà báo của Sota, một trang mạng độc lập với nhà nước và chủ yếu xuất bản trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Reuters đưa tin, Loiko, người sáng lập và tổng biên tập đã bị chính quyền Nga gán cho cái mác “đặc vụ nước ngoài”, thường đưa tin về các cuộc biểu tình và các phiên tòa xét xử những người chỉ trích Điện Cẩm Linh mà truyền thông nhà nước thường xuyên bỏ qua.

Krasnov cho biết một bài báo do Loiko viết vào năm 2021 về nhóm Hồi giáo Hizb ut-Tahrir, vốn bị cấm ở Nga, đã thu hút sự chú ý của Ủy ban vì nó biện minh cho ý thức hệ của một tổ chức mà Mạc Tư Khoa coi là “khủng bố”.

Loiko, người đang ở bên ngoài nước Nga, nói rằng cô phủ nhận việc biện minh cho hành vi khủng bố và sẽ nghiên cứu kết luận của chuyên gia điều tra về hành vi sai trái bị cáo buộc của cô “một cách vui vẻ”.

Ban biên tập Sota lưu ý rằng căn nhà của mẹ Loiko đã bị các nhà điều tra khám xét; và nhận định rằng cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần và vô số lời đe dọa mà chúng tôi đã nhận được từ nhiều người ủng hộ chính quyền, chúng tôi đang nói về áp lực chính trị đối với giới truyền thông.

Nga, dự kiến tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới và vẫn đang tiến hành cuộc chiến ở Ukraine. Nước này đã tiến hành đàn áp sâu rộng các phương tiện truyền thông mà họ coi là thù địch với lợi ích của đất nước, và các phe đối lập chính trị mà họ coi là nguy hiểm và được nước ngoài hậu thuẫn.

7. Đại đa số người Nga đang mong mỏi cuộc chiến tại Ukraine chấm dứt

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Overwhelming Majority of Russians Now Want To End Ukraine War”, nghĩa là “Đại đa số người Nga giờ đây muốn chấm dứt chiến tranh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly..

Theo một cuộc thăm dò được công bố bởi Trung tâm Levada của Nga, một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Mạc Tư Khoa, hầu hết người Nga hiện nay ủng hộ việc chấm dứt cuộc chiến của Putin ở Ukraine. Họ gọi đó là chiến tranh của Putin, không phải của Nga.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 25 tháng 10 cho thấy 70% người Nga ủng hộ việc chấm dứt xung đột ngay trong tuần này.

Tuy nhiên, nếu kết thúc chiến tranh sẽ bao gồm việc Nga trả lại các vùng lãnh thổ mà nước này đã xâm lược và sáp nhập trong suốt cuộc xung đột, thì chỉ 34% số người được hỏi cho biết họ sẽ ủng hộ quyết định đó.

Cuộc thăm dò mới nhất của Levada diễn ra vài tháng sau cuộc phản công chậm chạp của Ukraine nhằm đòi lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ trong suốt cuộc chiến, và khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm thứ Hai đưa ra triển vọng về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa.

Trong cuộc thăm dò mới nhất, Trung tâm Levada đã khảo sát 1.608 người trên khắp nước Nga. Kết quả cho thấy rằng sau 20 tháng kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine, sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc xung đột đã giảm đáng kể.

Kết quả rất đáng chú ý vì các luật nghiêm ngặt được thông qua ở Nga vào tháng 3 năm 2022 đã khiến việc chỉ trích quân đội Nga và cuộc chiến ở Ukraine là bất hợp pháp. Nhiều người được cho là đã trả lời các cuộc thăm dò dư luận về chủ đề này một cách không trung thực vì sợ bị trả thù.

Một cuộc thăm dò hồi tháng 8 của Trung tâm Levada cho thấy chỉ 38% số người được hỏi “chắc chắn” ủng hộ hành động của lực lượng vũ trang Nga ở Ukraine.

Điều đó trái ngược với kết quả từ cuộc khảo sát vào tháng 2 năm 2022 của tổ chức nghiên cứu, được thực hiện khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Kết quả từ cuộc thăm dò đó, cũng đặt ra câu hỏi tương tự, cho thấy 48% số người được hỏi cho biết họ “chắc chắn” ủng hộ hành động của quân đội ở Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ không tuân thủ các điều kiện không thể thương lượng của Điện Cẩm Linh đối với các cuộc đàm phán hòa bình, bao gồm cả việc Kyiv phải chấp nhận việc sáp nhập bốn khu vực của mình vào tháng 9 năm 2022—Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia—sau các cuộc trưng cầu dân ý được Putin tổ chức nhưng bị cộng đồng quốc tế coi là bất hợp pháp.

Ukraine đã tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải vô hiệu hóa việc Nga sáp nhập lãnh thổ của mình và bán đảo Crimea ở Hắc Hải, nơi Putin sáp nhập vào năm 2014, tất cả quyết định sáp nhập bất hợp pháp này phải bị đảo ngược.

Zelenskiy đã thúc đẩy “công thức hòa bình” gồm 10 bước, bao gồm an toàn bức xạ và hạt nhân; an toàn thực phẩm; An ninh năng lượng; trả tự do cho tất cả tù nhân và những người bị trục xuất; thực hiện Hiến chương Liên Hiệp Quốc và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và trật tự thế giới; rút quân Nga và chấm dứt chiến sự; khôi phục lại công lý; chống lại nạn diệt chủng sinh thái; ngăn chặn leo thang; và cuối cùng là xác nhận sự kết thúc của chiến tranh.

Nga khẳng định rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải bao gồm “việc đưa 4 khu vực của Ukraine vào Nga”, là điều mà Kyiv khó có thể chấp nhận.

8. Toà án Hà Lan tuyên án 18 tháng tù một công dân Nga vì vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại

Reuters đưa tin rằng một tòa án Hà Lan đã kết án một công dân Nga 18 tháng tù và phạt công ty của ông này 200.000 euro vì vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại đối với Nga mà Liên Hiệp Âu Châu áp đặt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Người đàn ông 56 tuổi, được các công tố viên cho biết tên là Dmitri K, đã bị xét xử vắng mặt và được cho là đã trốn sang Nga sau khi được thả ra khỏi nơi giam giữ vào năm ngoái để chờ xét xử.

Trong phán quyết của mình, tòa án cho biết người đàn ông này đã kinh doanh vi mạch và các mặt hàng điện tử khác trong 6 năm và hoàn toàn nhận thức được các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Người đàn ông này phụ trách một công ty chuyên chuyển hàng hóa “lưỡng dụng” – tức là có thể phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự – qua nước ngoài đến các công ty ở Nga để vượt qua các hạn chế của Liên Hiệp Âu Châu.

Tòa án quận ở Rotterdam cho biết: Để làm như vậy, người đàn ông bị cáo buộc đã giả mạo hóa đơn và báo cáo về người dùng cuối của sản phẩm để làm cho nó trông như thể chúng được chuyển đến Maldives và trong một số trường hợp thậm chí đến một công ty không tồn tại ở Ukraine.

9. Thủ tướng Ý nói với người gọi điện thoại giả mạo: 'Mọi phía đều mệt mỏi' vì chiến tranh ở Ukraine

Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, nói với một người gọi điện giả danh một nhà lãnh đạo Phi Châu rằng có “rất nhiều mệt mỏi” về cuộc chiến ở Ukraine và rằng cô đã có sẵn một số ý tưởng về cách “tìm một lối thoát”.

Văn phòng của Meloni xác nhận rằng cô đã bị “lừa” trong cuộc điện thoại – được cho là do hai diễn viên hài người Nga thực hiện – diễn ra vào ngày 18 tháng 9 “bởi một kẻ mạo danh tự nhận mình là chủ tịch Ủy ban Liên minh Phi Châu”.

Theo báo chí Ý đưa tin, người gọi là hai diễn viên hài người Nga, Vladimir Kuznetsov và Alexei Stolyarov, được biết đến với cái tên Vovan và Lexus, một trong số họ đã tự giới thiệu mình với Meloni là “một chính trị gia Phi Châu”.

Vovan và Lexus, những người Nga thân cận với Điện Cẩm Linh, đã bị cáo buộc có liên hệ với các cơ quan tình báo Nga, mặc dù không có bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc này.

Đoạn ghi âm cuộc gọi đã được công bố trên nền tảng chia sẻ video Rumble của Canada trước khi được hãng thông tấn nhà nước Nga Ria Novosti đưa tin.

“Có rất nhiều sự mệt mỏi ở tất cả các bên,” Meloni nói trong cú điện thoại về cuộc chiến của Nga ở Ukraine. “Thời điểm đang đến gần khi mọi người hiểu rằng chúng ta cần một lối thoát.

10. Bất chấp các đe dọa và các cố gắng phá hoại của Nga, Ukraine đã xuất khẩu 3 triệu tấn thực phẩm trong tháng 10

Theo Spike Brokers, cơ quan thường xuyên theo dõi và công bố số liệu thống kê xuất khẩu ở Ukraine, Ukraine đã xuất khẩu 3 triệu tấn thực phẩm trong tháng 10 từ các cảng Hắc Hải và sông Danube.

Reuters đưa tin dữ liệu của Bộ Nông nghiệp cho thấy 2,3 triệu tấn hàng nông sản đã rời cảng Ukraine trong tháng 9.

Ukraine đang cố gắng xây dựng một tuyến đường vận chuyển mới dọc theo bờ biển phía tây bắc của Hắc Hải đến lãnh hải Rumani để khôi phục hoạt động xuất khẩu đường biển quan trọng của nước này.

Điều này xảy ra sau khi Nga từ bỏ thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm trung gian vào tháng 7, là thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Hắc Hải, bất chấp chiến tranh.

11. Rối loạn, la hét ở Duma quốc gia Nga khi một Dân biểu kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Duma Mic Switched Off As Lawmaker Calls for Ukraine Ceasefire”, nghĩa là “Microphone của Duma Nga bị tắt khi Dân biểu kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Micrô của một chính trị gia đối lập kỳ cựu của Nga đã bị tắt khi ông kêu gọi ngừng bắn trong cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine hôm thứ Ba.

Một đoạn video của Boris Vishnevsky, phó lãnh đạo đảng Yabloko tự do, cho thấy khoảnh khắc bài phát biểu của ông tại cuộc họp về ngân sách St. Petersburg bị cắt ngắn khi ông kêu gọi bắt đầu các cuộc đàm phán để chấm dứt xung đột. Các Dân biểu diều hâu của Nga đã la hét gây náo loạn trong cuộc họp.

Yabloko là một đảng tự do xã hội có đại biểu tại năm nghị viện khu vực: Mạc Tư Khoa, St. Petersburg, vùng Pskov, Karelia và Kostroma.

Vishnevsky, người vẫn ở Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, đã bị buộc tội “làm mất uy tín của quân đội Nga” vào Tháng Giêng vì đã ký một văn bản thúc giục Ủy ban Điều tra Nga điều tra vụ thảm sát thường dân ở Bucha, Ukraine, vào tháng 3 năm ngoái.

Quốc hội Nga đã thông qua luật vào tháng 3 năm 2022, áp dụng án tù lên tới 15 năm dành cho điều mà Putin và đồng bọn gọi là cố tình phát tán tin tức “giả mạo” về quân đội Nga. Điện Cẩm Linh đã sử dụng luật này để trấn áp những người đi chệch hướng khỏi câu chuyện của Putin về cuộc chiến.

Trong cuộc họp về ngân sách thành phố St. Petersburg hôm thứ Ba, Vishnevsky nói rằng đảng Yabloko “ủng hộ việc ngừng bắn sớm và bắt đầu đàm phán,” và phản đối dự thảo ngân sách thành phố được trình bày vì “liên quan đến việc tiếp tục một hoạt động quân sự đặc biệt”.

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” là thuật ngữ Putin dùng để mô tả cuộc chiến của mình ở Ukraine.

Vishnevsky không được phép hoàn thành bài phát biểu của mình và micrô của anh ta đã bị tắt.

Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Alexander Belsky nói với Vishnevsky rằng “đây không phải là diễn đàn cho các tuyên bố chính trị” và rằng “mọi người phải phát biểu liên quan đến ngân sách mà thôi”.

Tuần trước, cơ quan báo chí Yabloko thông báo rằng người sáng lập đảng, Grigory Yavlinsky, đã gặp Putin tại Điện Cẩm Linh vào ngày 25 tháng 10 và rằng “chủ đề thảo luận chính là sự cần thiết của một thỏa thuận ngừng bắn ở Quân khu phía Bắc”.

“Lãnh đạo Yabloko tin rằng cần phải bắt đầu đàm phán về lệnh ngừng bắn càng sớm càng tốt và sẵn sàng đích thân tham gia. Grigory Yavlinsky đã nêu chi tiết quan điểm của mình”, đảng Yabloko cho biết trong một tuyên bố.

Yavlinsky, 71 tuổi, người từng hai lần tranh cử với Putin trong cuộc bầu cử tổng thống, nói với Newsweek trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Mạc Tư Khoa vào tháng 3 rằng ông muốn “một lệnh ngừng bắn xảy ra trước khi hàng nghìn, hàng nghìn người thiệt mạng”.

Yavlinsky nói: “Cần phải làm điều đó càng sớm càng tốt. “Tôi nghĩ rằng không ai chiến thắng. Đây là ngõ cụt. Đây là một ngõ cụt, không ai có thể giành chiến thắng trong tình huống này.”

“Đó là lý do tại sao tôi nói rằng lệnh ngừng bắn là cần thiết. Và cần phải ngừng giết người. Bởi vì không có sự phát triển tích cực. Không có tương lai tích cực.”

Yavlinsky mô tả 12 tháng đầu của cuộc chiến là “năm khó khăn và đau đớn nhất” trong cuộc đời ông. Khi được hỏi liệu ông có lo ngại về việc phát biểu công khai chống lại Putin hay không, chính trị gia này cho biết ông cố gắng không nghĩ về điều đó, “nếu không, sẽ không thể làm bất cứ điều gì”.

“Tôi từng là đối thủ của Putin trong cuộc bầu cử tổng thống hai lần và có hàng triệu người bỏ phiếu cho tôi. Vì vậy, nghĩa vụ của tôi là phải nói sự thật và nói những gì tôi nghĩ, đặc biệt trong tình huống nguy hiểm này”, ông nói. “Hậu quả sẽ là gì? Chúng ta sẽ thấy.”

12. Trong một tuyên bố, Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định không dỡ bỏ tình trạng bảo vệ đối với người Ukraine chạy trốn chiến tranh trước ngày 4 tháng 3 năm 2025.

Tuyên bố của Hội đồng Liên bang cho biết: “Tình hình ở Ukraine dự kiến sẽ không thay đổi trong tương lai gần”.

Reuters đưa tin: Chính phủ Thụy Sĩ cũng đặt mục tiêu hội nhập thị trường lao động, nhằm đạt được 40% số người có tình trạng bảo hộ S có khả năng làm việc vào cuối năm tới.

Trạng thái bảo vệ S, cho phép mọi người đi du lịch nước ngoài cũng như làm việc ở Thụy Sĩ, thường được giới hạn trong một năm nhưng có thể được gia hạn.
 
Tháng Các Linh Hồn - Phù Vân và Vô Thường. Câu chuyện linh hồn hiện về xin một vị thánh cầu nguyện
VietCatholic Media
16:50 02/11/2023


Các Giám mục kêu gọi đoàn kết sau sự tàn phá của bão ở Mễ Tây Cơ

Để đối phó với sự tàn phá do các cơn bão gần đây gây ra ở nước này, Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ đã kêu gọi sự đoàn kết để “cung cấp viện trợ quảng đại cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất”.

“Trong những thời điểm khó khăn này, chúng tôi kêu gọi sự đoàn kết và tình huynh đệ giữa tất cả người dân Mễ Tây Cơ”, các giám mục cho biết trong một tuyên bố ngày 25 tháng 10 đăng trên X, đồng thời kêu gọi “không ai thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác”.

Đặc biệt, các ngài bày tỏ sự gần gũi với người dân các giáo phận Acapulco, Tlapa và Chilpancingo-Chilapa ở bang Guerrero, cũng như với người dân ở bang miền nam Oaxaca, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Bão Otis đổ bộ vào sáng sớm thứ Tư với cấp độ 5 tại khu vực Acapulco ở bang Guerrero của Mexico với sức gió hơn 160 dặm một giờ. Bốn ngày trước, Bão Norma đổ bộ vào bờ biển thị trấn La Paz, ở Baja California Sur, ở cấp độ 2, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.

Thiệt hại từ những hiện tượng tự nhiên này còn cộng thêm bởi Bão Lidia, khiến ít nhất hai người thiệt mạng sau khi đổ bộ vào bang Jalisco của Mễ Tây Cơ vào ngày 10 tháng 10 và Bão nhiệt đới Max, đổ bộ vào bang Guerrero một ngày trước đó.

Các giám mục bày tỏ mối quan tâm của các ngài trước “nỗi đau đớn và thống khổ tràn ngập hàng ngàn gia đình đã mất nhà cửa, tài sản và sinh kế ở những khu vực thảm họa này”. Các vị Giám Mục cũng than thở rằng “nhiều địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, bị ngăn cản tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự mất mát sinh mạng của mỗi con người”.

Hội Đồng Giám Mục kêu gọi chính quyền các cấp tăng cường và phối hợp nỗ lực để hỗ trợ các nạn nhân, bảo đảm an toàn và cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc men và chỗ ở tạm thời cho họ.

“Việc xây dựng lại nhà ở và cơ sở hạ tầng công cộng là cấp bách”, các giám mục lưu ý.

Các ngài bảo đảm rằng “các giáo phận và giáo xứ sẽ cung cấp sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất trong khả năng của chúng tôi. Bạn không đơn độc, bạn có những lời cầu nguyện của chúng tôi và sự quan phòng thiêng liêng không bao giờ bỏ rơi.”

“Trong những giây phút thử thách này”, các giám mục mời gọi các tín hữu đổi mới “niềm tin tưởng vào Thiên Chúa” và để chúng ta “được sức mạnh của Ngài hướng dẫn. Ngài biến mọi phiền não thành niềm hy vọng. Đoàn kết và hiệp nhất, chúng ta sẽ có thể tiến về phía trước.”


Source:Catholic News Agency