Phụng Vụ - Mục Vụ
Nên Thánh là ơn gọi của chúng ta
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:05 30/10/2021
Nên Thánh là ơn gọi của chúng ta
Lễ Các Thánh Nam Nữ
(Mt 5, 1-12a)
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm nay, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt quá những giới hạn của không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc. Lôi cuốn là phải thôi, bởi ơn gọi của mỗi người chúng ta là trở nên thánh, chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa là Đấng Thánh, Chúa mời gọi chúng ta : “Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh” (1Pr 1, 16).
Có người cho rằng sự thánh thiện là điều tốt hỏa nên chỉ ưu tiên một số người có chuyên chăm cầu nguyện. Không phải thế. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân khẳng định : “Trong tư cách là những người đã chịu phép rửa, đều có cùng phẩm giá trước mặt Chúa và có chung cùng một ơn gọi đó là ơn gọi nên thánh” (x. LG 39-42). Như thế, để nên thánh, không nhất thiết phải là giám mục, linh mục hay tu sĩ nam nữ… Hết thảy mọi người chúng ta đều được Thiên Chúa kêu gọi nên thánh tùy theo hoàn cảnh, bậc sống, đúng hơn nhờ sống chứng tá Kitô giáo của mình trong những công việc thường ngày với tình yêu thương mà chúng ta được mời gọi nên thánh nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, vì chính “Chúa Kitô đã yêu thương Hội Thánh và đã hiến mình vì Hội Thánh, để làm cho Hội Thánh nên thánh” (Ep 5,25-26).
Ai sống đời tu trì, người ấy hãy nên thánh bằng cách vui sống đời tận hiến với sứ vụ của mình. Người nào lập gia đình, người ấy nên thánh trong sự yêu thương và chăm sóc vị hôn phu hoặc hôn thê của mình, như Chúa Kitô đã chăm sóc và yêu thương Hội Thánh. Bạn không kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách chu toàn công việc của mình trong sự lương thiện với khả năng chuyên môn và dành thời gian để phục vụ anh chị em mình. Ông bà anh chị em là người làm cha làm mẹ, ông bà nội ông bà ngoại ư? Hãy nên thánh bằng cách dạy cho con cháu biết và theo Chúa Giêsu. Nếu là giáo lý viên, nhà giáo hay người thiện nguyện. Hãy nên thánh bằng cách trở thành dấu chỉ hữu hình về tình thương của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài cạnh chúng ta.
Như vậy, mỗi bậc sống đều dẫn đến sự thánh thiện. Ở nhà, trên đường, trong công việc, tại nhà thờ. Chúng ta đừng nản chí trên con đường nên thánh. Sự thánh thiện không phải là đặc quyền của vài người: sự thánh hiện là một hồng ân được trao tặng cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai, và qua đó tạo nên đặc tính nổi bật của mỗi Kitô hữu làm cho vườn hoa các thánh bát ngát màu hoa, tỏa đầy hương vị.
Bài đọc Tin Mừng ngày Lễ Các Thánh liệt kê các mối phúc. Có mối phúc đặc biệt linh hứng sự nên thánh thiện này là : “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng”. Các thánh là những người đói và khát sự công chính, mà công chính theo nghĩa ngôn ngữ Kinh Thánh là thánh thiện. Các ngài không bằng lòng với sự kém cỏi; hay những biện pháp đạo đức nửa vời. Các ngài khao khát nên trọn lành, nên giống Chúa là Đấng Thánh.
Bài đọc thứ nhất của ngày lễ Các Thánh giúp chúng ta hiểu các thánh là “ những người đã giặt áo mình trong máu Con Chiên”. Sự thánh thiện được lãnh nhận từ Chúa Kitô. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩ là “tách biệt” khỏi những gì là ô uế.
Các Thánh là những người được cứu. Các Ngài không những chỉ là những vị được nhắc tên trong lịch hay trong Kinh Cầu Các Thánh mà thôi. Cũng có những “thánh vô danh”: những vị đã liều mạng cho anh em mình, những chứng nhân của sự công chính và sự tự do, những “thánh giáo dân”. Tất cả đã được giặt áo mình trong máu Con Chiên. Giờ đây, Các Ngài “đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”. Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “ Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1, 46). Chính trong sự ca ngợi này mà Các Thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui, “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1, 47). Vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa ngập tràn các ngài.
Lạy Chúa là Đấng Thánh, Chúa mời gọi chúng con nên thánh, xin trợ giúp chúng con. Lạy Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa. Xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Các Thánh Nam Nữ
(Mt 5, 1-12a)
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm nay, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt quá những giới hạn của không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc. Lôi cuốn là phải thôi, bởi ơn gọi của mỗi người chúng ta là trở nên thánh, chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa là Đấng Thánh, Chúa mời gọi chúng ta : “Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh” (1Pr 1, 16).
Có người cho rằng sự thánh thiện là điều tốt hỏa nên chỉ ưu tiên một số người có chuyên chăm cầu nguyện. Không phải thế. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân khẳng định : “Trong tư cách là những người đã chịu phép rửa, đều có cùng phẩm giá trước mặt Chúa và có chung cùng một ơn gọi đó là ơn gọi nên thánh” (x. LG 39-42). Như thế, để nên thánh, không nhất thiết phải là giám mục, linh mục hay tu sĩ nam nữ… Hết thảy mọi người chúng ta đều được Thiên Chúa kêu gọi nên thánh tùy theo hoàn cảnh, bậc sống, đúng hơn nhờ sống chứng tá Kitô giáo của mình trong những công việc thường ngày với tình yêu thương mà chúng ta được mời gọi nên thánh nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, vì chính “Chúa Kitô đã yêu thương Hội Thánh và đã hiến mình vì Hội Thánh, để làm cho Hội Thánh nên thánh” (Ep 5,25-26).
Ai sống đời tu trì, người ấy hãy nên thánh bằng cách vui sống đời tận hiến với sứ vụ của mình. Người nào lập gia đình, người ấy nên thánh trong sự yêu thương và chăm sóc vị hôn phu hoặc hôn thê của mình, như Chúa Kitô đã chăm sóc và yêu thương Hội Thánh. Bạn không kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách chu toàn công việc của mình trong sự lương thiện với khả năng chuyên môn và dành thời gian để phục vụ anh chị em mình. Ông bà anh chị em là người làm cha làm mẹ, ông bà nội ông bà ngoại ư? Hãy nên thánh bằng cách dạy cho con cháu biết và theo Chúa Giêsu. Nếu là giáo lý viên, nhà giáo hay người thiện nguyện. Hãy nên thánh bằng cách trở thành dấu chỉ hữu hình về tình thương của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài cạnh chúng ta.
Như vậy, mỗi bậc sống đều dẫn đến sự thánh thiện. Ở nhà, trên đường, trong công việc, tại nhà thờ. Chúng ta đừng nản chí trên con đường nên thánh. Sự thánh thiện không phải là đặc quyền của vài người: sự thánh hiện là một hồng ân được trao tặng cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai, và qua đó tạo nên đặc tính nổi bật của mỗi Kitô hữu làm cho vườn hoa các thánh bát ngát màu hoa, tỏa đầy hương vị.
Bài đọc Tin Mừng ngày Lễ Các Thánh liệt kê các mối phúc. Có mối phúc đặc biệt linh hứng sự nên thánh thiện này là : “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng”. Các thánh là những người đói và khát sự công chính, mà công chính theo nghĩa ngôn ngữ Kinh Thánh là thánh thiện. Các ngài không bằng lòng với sự kém cỏi; hay những biện pháp đạo đức nửa vời. Các ngài khao khát nên trọn lành, nên giống Chúa là Đấng Thánh.
Bài đọc thứ nhất của ngày lễ Các Thánh giúp chúng ta hiểu các thánh là “ những người đã giặt áo mình trong máu Con Chiên”. Sự thánh thiện được lãnh nhận từ Chúa Kitô. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩ là “tách biệt” khỏi những gì là ô uế.
Các Thánh là những người được cứu. Các Ngài không những chỉ là những vị được nhắc tên trong lịch hay trong Kinh Cầu Các Thánh mà thôi. Cũng có những “thánh vô danh”: những vị đã liều mạng cho anh em mình, những chứng nhân của sự công chính và sự tự do, những “thánh giáo dân”. Tất cả đã được giặt áo mình trong máu Con Chiên. Giờ đây, Các Ngài “đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”. Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “ Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1, 46). Chính trong sự ca ngợi này mà Các Thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui, “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1, 47). Vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa ngập tràn các ngài.
Lạy Chúa là Đấng Thánh, Chúa mời gọi chúng con nên thánh, xin trợ giúp chúng con. Lạy Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa. Xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:13 30/10/2021
49. Yêu thì dễ dàng mất đi con người thế tục, dễ dàng mất đi chính mình.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:17 30/10/2021
97. LÃO GIA KÉO GÀ
Vợ của quan huyện, vợ của học sĩ cùng với vợ của võ quan rảnh rỗi nói chuyện phiếm, họ nói với nhau hoàng đế sẽ phong cho chồng của họ là tước hiệu gì.
Vợ quan huyện nói:
- “Lão gia của tôi được gọi là Văn Lâm lang”.
Vợ của học sĩ nói:
- “Lão gia của tôi gọi là Tu chức lang”.
Vợ của võ quan suy nghĩ một chút rồi nói:
- “Lão gia của tôi gọi là chó sói vàng”.
Vợ của quan huyện và vợ của học sĩ kinh ngạc hỏi tên gọi đó ở đâu có vậy, vợ võ quan đáp:
- “Tôi thường thấy lão gia của tôi mỗi khi đi tuần tra các doanh trại binh lính trở về, đều kéo theo rất nhiều gà, thì đương nhiên là chó sói vàng chứ còn gì nữa !”
(Hi đàm lục)
Suy tư 97:
Quan lớn khi đi thanh tra tuần tra trở về, thì đương nhiên không nhiều thì ít cũng “kéo theo” về những món quà: quà tặng, quà hối lộ, quà đút lót, quà ân nghĩa, quà làm quen.v.v...
Tướng lãnh thì gọi là quan võ, thượng thư thì gọi là quan văn, quan ăn hối lộ thì gọi là quan hối, quan tham nhũng thì gọi là quan tham, quan nhũng nhiễu dân lành thì gọi là quan hách, vân vân và vân vân.
Có nhiều người Ki-tô hữu làm quan, nhưng đời sống của họ thì đầy tràn tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, bởi vì họ luôn tâm niệm rằng, chức quan mà mình có hôm nay là bởi Thiên Chúa ban cho, để thay mặt Ngài chiếu cố đến những người bất hạnh, đem lại hạnh phúc và bình an cho người dân...
Ở đời có rất nhiều quan chức, nhưng có bao nhiêu ông quan nghĩ rằng, một đồng tiền của dân cũng phải trả cho hết trong ngày phán xét chí công của Thiên Chúa !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vợ của quan huyện, vợ của học sĩ cùng với vợ của võ quan rảnh rỗi nói chuyện phiếm, họ nói với nhau hoàng đế sẽ phong cho chồng của họ là tước hiệu gì.
Vợ quan huyện nói:
- “Lão gia của tôi được gọi là Văn Lâm lang”.
Vợ của học sĩ nói:
- “Lão gia của tôi gọi là Tu chức lang”.
Vợ của võ quan suy nghĩ một chút rồi nói:
- “Lão gia của tôi gọi là chó sói vàng”.
Vợ của quan huyện và vợ của học sĩ kinh ngạc hỏi tên gọi đó ở đâu có vậy, vợ võ quan đáp:
- “Tôi thường thấy lão gia của tôi mỗi khi đi tuần tra các doanh trại binh lính trở về, đều kéo theo rất nhiều gà, thì đương nhiên là chó sói vàng chứ còn gì nữa !”
(Hi đàm lục)
Suy tư 97:
Quan lớn khi đi thanh tra tuần tra trở về, thì đương nhiên không nhiều thì ít cũng “kéo theo” về những món quà: quà tặng, quà hối lộ, quà đút lót, quà ân nghĩa, quà làm quen.v.v...
Tướng lãnh thì gọi là quan võ, thượng thư thì gọi là quan văn, quan ăn hối lộ thì gọi là quan hối, quan tham nhũng thì gọi là quan tham, quan nhũng nhiễu dân lành thì gọi là quan hách, vân vân và vân vân.
Có nhiều người Ki-tô hữu làm quan, nhưng đời sống của họ thì đầy tràn tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, bởi vì họ luôn tâm niệm rằng, chức quan mà mình có hôm nay là bởi Thiên Chúa ban cho, để thay mặt Ngài chiếu cố đến những người bất hạnh, đem lại hạnh phúc và bình an cho người dân...
Ở đời có rất nhiều quan chức, nhưng có bao nhiêu ông quan nghĩ rằng, một đồng tiền của dân cũng phải trả cho hết trong ngày phán xét chí công của Thiên Chúa !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chìa khóa cho cuộc sống
Lm. Minh Anh
23:07 30/10/2021
CHÌA KHOÁ CHO CUỘC SỐNG
“Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi!”.
“Tôi yêu nhân loại; đó là những con người mà tôi không thể chịu đựng được!”. Charlie Brown, một nhân vật truyện tranh, đã phàn nàn như thế. Một lời phàn nàn đáng cho chúng ta suy nghĩ!
Kính thưa Anh Chị em,
Không ít người trong chúng ta đồng cảm với lời phàn nàn của nhân vật truyện tranh kia, “Tôi yêu những người mà tôi không thể chịu đựng được!”. Thế nhưng, cuộc sống không phải là tập truyện tranh; cuộc sống là cuộc sống! Đó là một cuộc sống tương tác; trong đó, mỗi người sống các mối tương quan. Vậy làm sao để có thể sống các mối tương quan? Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay tặng trao chúng ta ‘chìa khoá cho cuộc sống’, đó là, “Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi!”.
Tất cả chúng ta đều ngưỡng mộ một tình yêu trọn vẹn và chung thuỷ. Đối thoại của Chúa Giêsu và người thông luật trong Tin Mừng chỉ ra tình yêu này. Ông hỏi Ngài, đâu là giới răn trọng nhất; Ngài bảo, “Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi!”. Đây là giới răn trọng nhất, là ‘chìa khoá cho cuộc sống’. Dẫu là một nguyên tắc đơn giản, nhưng nó bao trùm mọi nguyên tắc sống; và đây chính xác là những gì mà thế giới “nhấp chuột” hôm nay chờ đợi. Chúng ta muốn đơn giản hoá cuộc sống, và Chúa Giêsu đã làm cho bản đồ cuộc sống chúng ta trở nên đơn giản; đó là, chỉ cần hành động vì tình yêu đối với Thiên Chúa, hợp nhất tất cả sức lực, trái tim, linh hồn và tâm trí trong một nỗ lực duy nhất là yêu mến Ngài; và thế là đủ! Ý nghĩa thay, Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, là dũng lực con, con yêu mến Ngài!”.
Chúa Giêsu còn nhắc một điều mà sách Nhị Luật hôm nay không nói đến, “Hãy yêu tha nhân như chính mình!”. Không yêu Thiên Chúa hết mình, không ai có thể yêu người khác trọn vẹn. Tình yêu đối với tha nhân phụ thuộc vào tình yêu đối với Thiên Chúa; vì chỉ khi yêu Thiên Chúa hết lòng, tình yêu đó mới có thể tràn sang người khác. Không chỉ nói “Yêu tha nhân”, Chúa Giêsu còn nói, yêu họ “như chính mình”. Vậy yêu chính mình bằng cách nào? Bằng cách yêu Thiên Chúa! Yêu Thiên Chúa bằng cả con người là cách tốt nhất để yêu chính mình. Tại sao? Vì chúng ta được tạo dựng cho tình yêu và vì tình yêu của Ngài. Từ khởi điểm này, như là ‘chìa khoá cho cuộc sống’, chúng ta hiểu rõ hơn cách thức yêu tha nhân. Nếu yêu mình được thực hiện bằng cách yêu Chúa, thì khi yêu tha nhân, chúng ta lôi kéo họ vào mối quan hệ yêu thương này. Chúa Giêsu còn mong ước chúng ta đi xa hơn; không chỉ yêu tha nhân như chính mình mà còn yêu tha nhân như Ngài đã yêu. Chúng ta không thể làm gì để yêu người khác hơn là đóng vai trò những chiếc cầu nối giữa họ và Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã làm; càng trực tiếp đóng vai trò cầu nối, tình yêu chúng ta dành cho họ ngày càng lớn lao và càng thực hiện trọn vẹn giới răn này.
Thư Do Thái hôm nay cho biết, Chúa Giêsu, “Thượng tế thánh thiện, vô tội, tinh tuyền” hằng chuyển cầu cho chúng ta; cuộc sống trần thế của Ngài trở nên tấm gương hoàn hảo về cách sống của chúng ta. Ngài thể hiện một tình yêu không vẩn đục, một lòng dạ yêu mến Chúa Cha. Noi gương Ngài trong tình yêu đối với Chúa Cha; chúng ta có ‘chìa khoá cho cuộc sống’.
Anh Chị em,
Nhìn lên Chúa Giêsu trên thánh giá, chúng ta biết mình được yêu đến mức nào và phải đáp trả tình yêu ấy thế nào. Tình yêu không kể thành công hay thất bại, chiến thắng hay thua cuộc; nó chỉ cần đạt tới người mình yêu. Phải chăng đó là tâm tình Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và cho nhân loại khi Ngài phó mình đến phải chết. Tình yêu của Ngài không còn là chịu đựng như Charlie Brown; nhưng Ngài đã ôm lấy, gánh lấy, mang lấy, yêu lấy, cứu lấy và sống lấy cuộc sống của cả nhân loại trong đó, có cả kẻ giết chết Ngài. Như Chúa Giêsu, chúng ta hãy đến với Ngài, kín múc nguồn sống hầu có thể tiếp tục yêu như Ngài yêu, ôm lấy như Ngài ôm lấy. Đó chính là ‘chìa khoá cho cuộc sống’. Nhờ đó, chúng ta có thể yêu thương và trổ sinh hoa trái trong gia đình, làng xóm, công sở của mình. Mẹ Têrêxa nói, “Yêu thương là hoa trái trổ sinh cả bốn mùa, ngang tầm với của mọi người”. Và như thế, chúng ta không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho tình yêu con dành cho Chúa chi phối mọi sự đời con; xin tình yêu đó tràn sang mọi tương quan của con với tha nhân; vì đó là ‘chìa khoá cho cuộc sống’ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Sri Lanka cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ tình đoàn kết với Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka
Đặng Tự Do
05:21 30/10/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka trong nỗ lực tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của các vụ đánh bom vào hôm Chúa Nhật Lễ Phục sinh năm 2019.
Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Colombo cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi cho tôi một lá thư viết tay của ngài bằng tiếng Ý hỏi xem Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka yêu cầu Đức Giáo Hoàng nên có hành động gì liên quan đến cuộc điều tra vụ tấn công vào Chúa Nhật Phục sinh”.
Đức Hồng Y đã mô tả nội dung của bức thư trong cuộc họp trực tuyến ngày 24 tháng 10 về các cuộc điều tra do Diễn đàn Công lý Sri Lanka có trụ sở tại Úc, tổ chức nhằm ủng hộ việc đòi công lý cho các nạn nhân của vụ tấn công.
Đức Giáo Hoàng hứa sẽ chú ý theo dõi các diễn biến, cầu nguyện cho người dân Sri Lanka và mở rộng sự hỗ trợ cho tất cả những người tìm kiếm công lý.
“Như các bạn đã biết, Đức Thánh Cha nhận thức được tình hình và rất ủng hộ chúng tôi,” Đức Hồng Y Ranjith nói thêm.
Đức Hồng Y đọc các đoạn trích từ bức thư trong đó Đức Giáo Hoàng nói rằng “tình hình làm cho tôi rất buồn.”
“Tôi hứa sẽ cầu nguyện nhiều hơn và luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì anh chị em thấy cần thiết. Ngày mai tôi sẽ nói chuyện với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về việc này”, bức thư viết.
“Tôi nhớ rằng trong những ngày đó Đức Hồng Y đã can đảm như thế nào để ngăn chặn bất kỳ sự trả thù nào của các Kitô Hữu và Đức Hồng Y đã cùng với các lãnh tụ của cộng đồng Hồi giáo đến gặp họ để họ có thể chứng kiến tình bạn giữa các tôn giáo. Tôi không quên tấm gương mục tử này. Xin hãy tin tưởng vào tôi và cho biết điều gì tốt nhất nên được thực hiện từ đây”, Đức Giáo Hoàng viết.
Đức Hồng Y Ranjith nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng với tiến độ điều tra của các cơ quan thực thi pháp luật đối với vụ tấn công và nỗ lực của chính phủ nhằm phá hoại các cuộc điều tra này.
Người Sri Lanka ở hải ngoại đã tổ chức các cuộc biểu tình, chẳng hạn trong các chuyến thăm cấp nhà nước gần đây của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa khi ông tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Thành phố New York và trong chuyến công du Ý của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa. Các cuộc biểu tình tập trung vào việc thiếu công lý cho các nạn nhân của vụ khủng bố ngày 21 tháng 4 năm 2019, tại hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn, khiến hơn 300 người chết và hàng trăm người khác bị thương.
Các quan chức Công Giáo ở Sri Lanka đã nhiều lần tìm kiếm sự minh bạch trong các cuộc điều tra và quy trình xét xử liên quan đến các vụ tấn công. Đức Hồng Y Ranjith trước đó đã thông báo cho Vatican về những lo ngại của Giáo Hội địa phương và đã được bảo đảm rằng vấn đề sẽ được nêu ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva.
Source:Crux
Kinh nghiệm của một Tổng Giám Mục với nhà cầm quyền: Họ xoa mình một cái, là để chuẩn bị thọi mình một cú
Đặng Tự Do
05:22 30/10/2021
Trong một diễn biến quan trọng, Thủ tướng Narendra Modi dự kiến sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Vatican vào hôm thứ Sáu, trước khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 kéo dài hai ngày ở Rôma. Tuy nhiên, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một Tổng giám mục Công Giáo Ấn Độ đã lên tiếng cảnh giác anh chị em giáo dân chớ có vội mừng. Kinh nghiệm cho thấy, khi họ xoa mình một cái, là họ đang chuẩn bị thọi mình một cú.
Ngài đặc biệt đề cập đến một cuộc khảo sát do chính quyền Ấn Độ đề xuất liên quan đến các nhà truyền giáo Kitô và nơi thờ tự của họ.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của Bangalore đã đưa ra một tuyên bố trước các báo cáo của giới truyền thông rằng chính quyền bang Karnataka, phía tây nam Ấn Độ, dự định thực hiện một cuộc khảo sát trong khi cân nhắc xem có nên thông qua luật chống cải đạo hay không.
“Chúng tôi coi cuộc khảo sát này là vô ích và không cần thiết”. Đức Tổng Giám Mục nói.
“Trên thực tế, trong bối cảnh các câu chuyện cải đạo hoang đường và tình cảm chống đối các tôn giáo đang được hô hào, việc thực hiện những cuộc điều tra như vậy là rất nguy hiểm.”
“Với cuộc khảo sát này, các nơi thờ phượng của cộng đồng chúng tôi cũng như các mục tử, tu sĩ nam nữ, và anh chị em chúng tôi sẽ được xác định, khoanh vùng và có thể bị nhắm mục tiêu không công bằng. Chúng tôi đã nghe nói về những biến cố lẻ tẻ như vậy ở phía bắc và ở Karnataka.”
Tám trong số 29 bang của Ấn Độ đã thông qua luật chống cải đạo, nhằm ngăn chặn việc chuyển từ Ấn Độ giáo sang các tôn giáo thiểu số bằng “vũ lực” hoặc “xúi giục”.
Theo điều tra dân số năm 2011, Kitô Hữu chiếm 2.3% dân số Ấn Độ, sau Ấn Độ giáo (79.8%) và Hồi giáo (14.2%).
Riêng tại bang Karnataka trong dân số 64 triệu người, 84% là người theo Ấn Giáo, 13% theo đạo Hồi và chỉ có 2% theo Kitô Giáo.
Đức Tổng Giám Mục Machado, người chịu trách nhiệm chăm sóc một đàn chiên 400,000 tín hữu, nhấn mạnh rằng Giáo Hội đã luôn phản đối “những cuộc cải đạo cưỡng bức, gian lận và bị xúi giục”.
Ngài nói thêm rằng cộng đồng Công Giáo tuân thủ Hiến pháp “tối cao và thiêng liêng” của Ấn Độ.
Vị tổng giám mục 67 tuổi kết luận: “Cộng đồng Kitô hữu yêu nước, tuân thủ luật pháp và muốn hết lòng phục vụ những người nghèo khổ và bị áp bức trong đất nước. Chúng tôi cần sự hỗ trợ và khuyến khích từ chính phủ”.
Source:Catholic News Agency
Hỏa hoạn làm thiệt hại văn phòng Giáo xứ Công Giáo St. Charles Borromeo ở Tacoma - chưa rõ nguyên nhân
Đặng Tự Do
17:36 30/10/2021
Theo Sở Cứu hỏa Tacoma, một vụ hỏa hoạn đã gây ra thiệt hại đáng kể cho một tòa nhà được dùng làm văn phòng Giáo xứ Công Giáo St. Charles Borromeo vào sáng Chúa Nhật. Lính cứu hỏa đã được điều động đến khu nhà 7100 South 12 Street ngay trước 5 giờ sáng. Chỉ huy phó cảnh sát cứu hỏa Kris Johnson cho biết nhà thờ và một trường học gần đó không bị thiệt hại. Các nhân viên cứu hỏa ban đầu tấn công ngọn lửa từ bên trong văn phòng, nhưng khi đám cháy lớn dần và trở nên mất an toàn, các nhân viên đã di tản khỏi tòa nhà và chiến đấu với ngọn lửa từ bên ngoài.
Johnson cho biết không có ai bị thương tích. Nguyên nhân của vụ cháy đang được điều tra. Johnson đã mô tả văn phòng như một tòa nhà hình chữ U. “Tôi không chắc liệu họ có thể cứu một phần của nó hay không,” anh nói. “Đã có thiệt hại đáng kể cho một phần rất lớn của tòa nhà.”
Các nguồn tin từ giáo xứ cho rằng đây là một vụ cố ý phá hoại. Làn sóng tấn công vào các tài sản của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ dường như không có chiều hướng thay đổi. Một báo cáo gần đây của Hội đồng Giám mục Công Giáo về 95 vụ tấn công xảy ra trên 29 tiểu bang kể từ tháng 5 năm 2020. Các vụ tấn công này bao gồm đốt phá, phá hoại các bức tượng, làm hư hại các nhà thờ và trong một số trường hợp, có âm mưu giết người.
Các con số tiếp tục tăng với một tốc độ không hề suy giảm. Vào tháng 7, National Catholic Register báo cáo số vụ tấn công là 75. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 9, Tờ Washington Post báo cáo số vụ là 93. Chỉ trong ba ngày kể từ bài báo của tờ báo này, USCCB đã ghi nhận thêm hai trường hợp phá hoại khác. Theo báo cáo mới nhất của USCCB được công bố hôm 14 tháng 10, số vụ phá hoại đã lên đến 105 vụ. Nếu tính luôn vụ này thì là 106 vụ.
Source:The News Tribune
Đức Giáo Hoàng khuyên các nữ tu phải cẩn thận đừng trở thành những bà cô không chồng
Đặng Tự Do
17:37 30/10/2021
Vị Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên trong lịch sử đã có mặt tại Tổng Tu Nghị của Dòng Nữ Salêsiêng đang nhóm họp tại Rôma. Trong diễn từ với các nữ tu, Đức Thánh Cha kêu gọi các nữ tu hãy cảnh giác với một “tinh thần thế gian” do ma quỷ gieo rắc. Điều đó có thể khiến các sơ trở thành “zitelle”, tiếng Ý, nghĩa là “bà cô không chồng”.
“Đừng quên rằng điều xấu xa nhất có thể xảy ra trong Giáo Hội là sự trần tục hóa tâm linh,” Đức Phanxicô nói trước buổi họp của các Nữ Tử Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, hay còn được gọi là Nữ tu Salêdiêng Don Bosco.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi cho rằng điều đó có vẻ còn tệ hơn một tội lỗi, bởi vì sự trần tục hóa tâm linh là một tinh thần rất tế nhị chiếm mất vị trí của việc công bố Lời Chúa, chiếm mất vị trí của đức tin, chiếm mất vị trí của Chúa Thánh Thần”.
Trích dẫn lời của linh mục dòng Tên quá cố Henri de Lubac, Đức Giáo Hoàng lập luận rằng ma quỷ xâm nhập vào các tu viện qua con đường này, “không dùng vũ lực xông vào” nhưng lặng lẽ xâm nhập như một con “ác quỷ lịch sự”, mà những người sống trong tu viện thậm chí không nhận ra nó.
“Những người đã từ bỏ mọi thứ, từ bỏ hôn nhân, từ bỏ con cái, gia đình… và cuối cùng trở thành 'những bà cô không chồng', xin thứ lỗi cho tôi, ý tôi muốn nói, là bận tâm đến những chuyện nhỏ mọn thế gian”. Ngài nói thêm rằng các tu sĩ sa vào những cám dỗ như vậy khi họ nói xấu nhau, chỉ trỏ, tung tin đồn, hoặc quá chú trọng vào “địa vị” tôn giáo của họ, tin rằng điều đó khiến họ vượt trội hơn những người khác.
“Thay vì là những phụ nữ được thánh hiến cho Thiên Chúa, họ trở thành 'những mệnh phụ lịch sự'“. Ngài kêu gọi các nữ tu hãy tập trung vào việc truyền giáo, khắc kỷ và khoan dung lẫn nhau, bởi vì “cần rất nhiều sự sám hối để bao dung lẫn nhau” khi sống trong cộng đồng.
Ngài nhấn mạnh rằng “tinh thần thế gian” không chỉ chuyện muốn có một chiếc điện thoại mới hay một kỳ nghỉ ở bãi biển, nó là những gì khiến lòng chúng ta không còn là “chốn bình yên”.
Phát biểu trong Tổng Tu Nghị thứ 24 của các nữ tu Salêdiêng, Đức Phanxicô cũng khuyến khích các sơ “trung thành một cách sáng tạo với đặc sủng” của đấng sáng lập, đó không phải là “một thánh tích nhồi bông” mà là “một thực tại sống động”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh “sự cần thiết phải phát triển các cộng đồng đan xen với các mối quan hệ giữa các thế hệ, giữa các nền văn hóa, huynh đệ,” và kêu gọi cộng đồng “không bao giờ cách ly người già”, và nói rằng “nhiệm vụ của người trẻ là phải bảo vệ người già, học hỏi từ họ, để đối thoại với họ”.
Source:Crux
Do Thái vinh danh Đức Hồng Y Tisserant, Thủ thư Vatican, là người công chính giữa các dân nước vì đã nỗ lực anh dũng để cứu người Do Thái
Đặng Tự Do
17:38 30/10/2021
Đức Hồng Y Eugene Tisserant là một thủ thư của Tòa Thánh biết hơn 10 ngôn ngữ. Ngài đã là cố vấn của nhiều vị giáo hoàng, và giữ các chức vụ quan trọng trong Giáo triều Rôma.
Sau một thời gian nghiên cứu, hôm 23 tháng 10, Yad Vashem, Trung tâm Tưởng niệm biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã, tuyên bố rằng Đức Hồng Y xứng đáng được ghi nhận là người công chính giữa các dân nước vì đã giúp nhiều người Do Thái thoát khỏi cuộc đàn áp ở Âu Châu. Trung tâm có trụ sở tại Giêrusalem đã tưởng nhớ vị Hồng Y và hai cộng sự viên của ngài là những “người công chính giữa các dân nước” trong một buổi lễ vào một ngày sau đó.
Yad Vashem được Israel thành lập với mục đích giáo dục về biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã, hàng triệu nạn nhân và thủ phạm của nó. Trung tâm đã công nhận khoảng 28,000 người từ hơn 50 quốc gia là những “người công chính giữa các dân nước”, những người không phải là người Do Thái đã cứu người Do Thái trong biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã bất chấp các rủi ro rất lớn đối với chính họ.
Đặc biệt, Yad Vashem kể lại vai trò của Đức Hồng Y Tisserant trong việc trợ giúp Miron Lerner, người được sinh ra từ những người nhập cư Do Thái ở Paris vào năm 1927 nhưng mồ côi vào năm 1937 cùng với em gái Rivka.
Năm 1941, hai anh em của họ đến Ý cùng với những người tị nạn Do Thái khác. Lerner tìm được sự giúp đỡ từ Cha Pierre-Marie Benoît và những người khác thuộc nhóm cứu người Do Thái. Vị linh mục và các cộng tác viên của ngài làm việc từ tu viện Phanxicô Capuchin trên đường Via Sicilia ở Rôma. Cha Benoît được ghi nhận là người đã giúp cứu khoảng 4,000 người Do Thái và được Yad Vashem vinh danh vào năm 1966.
Tuy nhiên, công việc của ngài đã bị lộ trong chiến tranh và ngài buộc phải chạy trốn khỏi Rôma, trong khi Lerner trú ẩn trong một tu viện. Sau khi một linh mục khác viết thư cho Đức Hồng Y Tisserant về hoàn cảnh của Lerner, vị Hồng Y đã gặp cậu bé Do Thái trẻ tuổi tại văn phòng của ngài bên ngoài Vatican.
Khi Lerner nói với Đức Hồng Y rằng cậu bé là người Do Thái, Đức Hồng Y trả lời: “Điều đó không liên quan. Ta có thể làm gì cho con?”
Đức Hồng Y Tisserant đã giúp cậu bé tìm nơi ẩn náu với François De Vial, một nhà ngoại giao Pháp tại Tòa thánh.
Sau đó, ngài đưa Lerner đến một tu viện nhỏ ở Vatican. Sau thời gian một tháng, đầu năm 1944, vị Hồng Y lại chuyển Lerner đến một tu viện gần Nhà thờ Thánh Louis của người Pháp ở Rôma. Cha André Bouquin, là bề trên của tu viện này, đã chứa chấp Lerner cho đến khi Rôma được giải phóng vào mùa hè năm 1944. Lerner đã có thể đoàn tụ với em gái của mình ở Paris.
Yad Vashem tuyên bố cả ông De Vial và Cha Bouquin là những “người công chính giữa các dân nước” cùng với Đức Hồng Y Tisserant. Nhưng sự anh hùng của vị Hồng Y đã cứu được nhiều người hơn thế.
Đức Hồng Y Tisserant được thụ phong linh mục tại Giáo phận Nancy, miền đông bắc nước Pháp, vào năm 1907 ở tuổi 23. Ngài học ở Giêrusalem và nhiều trường Pháp khác, thông thạo 11 thứ tiếng: không chỉ tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Anh mà còn cả tiếng Nga, Tiếng Do Thái, tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư, tiếng Syria, tiếng Assyria và tiếng Ethiopia.
Ngài phục vụ trong Quân đội Pháp hồi Thế chiến thứ nhất. Sau một thời gian phục vụ trong Thư viện Vatican với tư cách là trợ lý thư viện, và người quản lý, Đức Piô 11 đã bổ nhiệm ngài làm Thư ký Thánh bộ các Giáo Hội Đông phương.
Năm 1936, ở tuổi 52, ngài được Đức Hồng Y Eugenio Pacelli, lúc bấy giờ là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tấn phong giám mục. Sau này, Đức Hồng Y Eugenio Pacelli trở thành Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12. Cùng năm đó, Đức Piô 11 tấn phong Hồng Y cho ngài, và bổ nhiệm ngài làm chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, một vị trí mà ngài sẽ giữ trong hơn 30 năm.
Năm 1939, luật chủng tộc được ban hành ở Ý dẫn đến việc sa thải Guido Mendes, người đứng đầu một bệnh viện Do Thái ở Rôma. Để đáp lại, Đức Hồng Y Tisserant đã trao tặng cho Mendes một Huân chương Danh dự từ Bộ các Giáo Hội Đông phương, “rõ ràng là thách thức chính phủ,” Yad Vashem nói. Vị Hồng Y sau đó đã làm việc để bảo đảm giấy chứng nhận nhập cư cho Mendes và gia đình của ông được sang Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y cũng đã tìm cách xin thị thực nhập cảnh của Brazil cho Giáo sĩ Do Thái Nathan Cassuto.
Ngài đã giúp nhà ngôn ngữ Do Thái và thẳng thắn chống phát xít Giorgio Levi Della Vida định cư tại Mỹ, nơi ông này đã trải qua chiến tranh thế chiến thứ hai với tư cách là giáo sư tại Đại học Pennsylvania.
Đức Hồng Y Tisserant tiếp tục phục vụ Giáo Hội một thời gian dài sau chiến tranh. Trong nhiều năm, ngài là một trong số ít người không phải là người Ý trong Giáo triều Rôma.
Từ năm 1957 đến năm 1971, Đức Hồng Y Tisserant là Thủ thư của Thư viện Vatican và Giám đốc Văn khố mật Vatican. Ngài đã được ghi nhận với việc hiện đại hóa các hoạt động thư viện ở đó.
Ngài được chọn là thành viên của Viện Hàn lâm Pháp năm 1961 và nhận bằng danh dự của nhiều trường đại học, bao gồm Đại học Princeton, Đại học Fordham, và Đại học Duquesne.
Đức Hồng Y Tisserant qua đời tại Rôma vào ngày 22 tháng 2 năm 1972, ở tuổi 87.
Source:Catholic News Agency
Một khoảnh khắc của niềm vui lớn: Đức Hồng Y Anh quốc phong chức linh mục cho cựu giám mục Anh giáo
Đặng Tự Do
18:15 30/10/2021
Hôm thứ Bảy 30 tháng 10, Đức Hồng Y Vincent Nichols của Anh quốc đã phong chức linh mục Công Giáo cho một cựu giám mục Anh giáo.
Đức Tổng Giám Mục của Westminster đã mô tả lễ phong chức cho Tiến sĩ Michael Nazir-Ali trong thánh lễ ngày 30 tháng 10 tại Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Thánh Grêgôriô, ở Warwick Street, London, là “một khoảnh khắc của niềm vui lớn”.
“Giáo hội trông cậy và tin tưởng vào hiệu quả của thừa tác vụ được truyền chức. Vì vậy, đó là lý do tại sao việc truyền chức này là một khoảnh khắc của niềm vui lớn,” Đức Hồng Y nói trong bài giảng của ngài tại Thánh lễ được truyền trực tiếp.
“Đó là khoảnh khắc mà chúng tôi cầu xin Chúa tác động đến anh, Michael, để anh hoàn toàn tham gia vào sứ vụ được truyền chức của Giáo Hội Công Giáo. Như lời cầu nguyện mà chúng tôi vừa dâng lên, ở đây chúng ta tìm cách xây dựng dựa trên kết quả của sứ vụ linh mục mà anh đã trung thành thực hiện trong nhiều năm nay”.
Cha Nazir-Ali, nguyên là giám mục Anh giáo của Rochester, đã hiệp thông trọn vẹn với Rôma trong một lễ nghi tại Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham vào ngày 29 tháng 9.
Sắc lệnh thành lập Giáo hạt Tòng nhân do Đức Bênêđíctô XVI công bố vào năm 2011 dành cho các nhóm cựu Anh giáo muốn gia nhập Công Giáo trong khi vẫn muốn giữ các di sản Phụng Vụ truyền thống của họ.
Tiến sĩ Nazir-Ali, năm nay 72 tuổi, là người thường xuyên xuất hiện bên cạnh Nữ Hoàng Anh, từng được coi là ứng viên sáng giá cho chức vụ Tổng Giám Mục Canterbury, nghĩa là Giáo Chủ lãnh đạo tinh thần của 85 triệu tín đồ Anh giáo trên thế giới.
Hai ngày trước khi được thụ phong linh mục, vị cựu Giám Mục Anh Giáo đã được Đức Tổng Giám Mục Kevin McDonald, là Tổng Giám Mục hiệu tòa của Southwark, tấn phong làm phó tế Công Giáo vào ngày 28 tháng 10.
“Đối với anh, Michael, cuộc hành trình này thực sự rất phong phú, về phương diện địa lý, về hành trình học hỏi, cầu nguyện, thừa tác vụ và quyết định của anh,” Đức Hồng Y Nichols nói.
“Chúng tôi chào đón anh nồng nhiệt nhất vào ngày này, đặc biệt là anh đã được tham gia một cách rất độc đáo vào Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham.”
Cha Nazir-Ali sinh năm 1949 tại Karachi, Pakistan và theo học tại các trường Công Giáo. Ngài có cả một nền tảng gia đình Kitô Giáo và cả Hồi giáo, đồng thời có quốc tịch Anh và Pakistan.
Ngài được phong chức linh mục Anh giáo năm 1976, làm việc tại Karachi và Lahore. Ngài trở thành cha sở nhà thờ chính tòa Anh Giáo Lahore và được phong làm giám mục tiên khởi của Raiwind ở Tây Punjab.
Tiến Sĩ Nazir-Ali đã được bổ nhiệm làm giám mục Rochester, đông nam nước Anh, vào năm 1994.
Tiến Sĩ Nazir-Ali đã kết hôn và có hai con, ngài từng là thành viên của Hạ viện, và Thượng viện Anh, từ năm 1999.
Ngài tham gia giai đoạn hai của Ủy ban Quốc tế Anh giáo và Công Giáo và là thành viên của Ủy ban về Hiệp nhất và Truyền giáo của Công Giáo Anh giáo.
Năm 2002, giới truyền thông Vương quốc Anh xác định ngài là một trong những ứng cử viên sáng giá để kế nhiệm vị Tổng giám mục sắp nghỉ hưu của Canterbury, là Tiến sĩ George Carey. Vào thời điểm đó, ngài là mục tiêu của một chiến dịch bôi nhọ phân biệt chủng tộc, nhưng vẫn đứng vững trong chức vụ giám mục của Rochester.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Nichols đã phản ánh về “hai đặc điểm chính của Giáo hội: sự gắn kết với nhau và sứ mệnh của Giáo Hội”. Ngài nhấn mạnh rằng cả hai tính chất này đều không “dễ thực hành và duy trì”.
“Thật vậy, chúng ta đọc trong Công vụ Tông đồ, những vấn đề thực tế đầu tiên xuất hiện ngay lập tức đối với Giáo hội tiên khởi. Đầu tiên: làm thế nào để thay thế Giuđa, người mà trái tim đã bị sự tham lam chế ngự hoàn toàn?” vị Hồng Y 75 tuổi nói.
“Không phải vô cớ mà những lời đầu tiên được nói ra về vấn đề này là lời của Thánh Phêrô, mang tính quyết định dẫn đến đường lối phải thực hiện. Sứ vụ Phêrô là một phần của ân sủng được ban cho Giáo hội để duy trì sự gắn kết trong cuộc sống và hành động của mình”.
“Sứ vụ của Giáo Hội cũng đòi hỏi như thế. Chúng ta đọc trong sách Công vụ Tông đồ rằng sau sự kiện trọng đại của Lễ Ngũ tuần, khi sứ mệnh của Giáo hội bùng nổ, chính Thánh Phêrô đã 'đứng lên cùng với Mười Một Tông đồ và lớn tiếng nói với đám đông (Cv 2:14). Thách thức đối với sứ mệnh của Giáo Hội đã rõ ràng, vì đám đông đó bao gồm những người 'từ mọi quốc gia dưới thế.'
“Vì vậy, sứ mệnh của chúng ta luôn được định hình bởi sự giao thoa giữa niềm vui của chân lý Phúc Âm với lịch sử và văn hóa của những người mà Phúc Âm đang được rao giảng. Và sự năng động đó cũng đến dưới sự hướng dẫn của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và những người xung quanh ngài, và nên một với ngài, trong sứ vụ chăn dắt”.
Nhìn về phía Nazir-Ali, ngài nói thêm: “Michael, anh có rất nhiều kinh nghiệm về phương diện này và tôi tin tưởng rằng sự hiểu biết và học hỏi của anh sẽ làm phong phú thêm sứ mệnh này, từ bên trong sự thống nhất hữu hình của Giáo Hội Công Giáo.”
Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Thánh Grêgôriô là nhà thờ trung tâm của Giáo hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham.
Đức Cha Keith Newton, lãnh đạo của giáo hạt, có trụ sở tại giáo xứ này, đã tham dự Thánh lễ, với sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley của Birmingham, cũng như ba giám mục Anh giáo.
Phát biểu cuối Thánh lễ, Đức Cha Newton nói: “Tôi xin chúc mừng Cha Michael được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi đặc biệt hoan nghênh bạn đến với Giáo hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham".
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tòa Thánh bổ nhiệm Giám Mục phó cho giáo phận Bắc Ninh
Nguyễn long Thao
10:21 30/10/2021
Ngày 30 tháng 10 năm 2021, Phòng Báo chí Toà Thánh tại Roma thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Giuse Đỗ Quang Khang, hiện đảm trách chức vụ Phó Giám đốc kiêm Giám học của Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, làm Giám mục phó giáo phận Bắc Ninh, Việt Nam.
Sau đây là tiêu sử linh mục Giuse Đỗ Quang Khang
– Ông cố: Giuse Đỗ Văn Cao (đã qua đời); Bà cố: Maria Nguyễn Thị Tuyết
Nguyên quán ông bà cố ở giáo họ Hoàng Mai, giáo xứ Đạo Ngạn, giáo phận Bắc Ninh.
– 1981 – 1983: Học phổ thông Trung học Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức
– 1984 – 1987: Học Cao đẳng Sư phạm Tp.HCM
– 1988: Giáo viên Trường Hưng Bình, Thủ Đức
– 1989 – 1991: Thanh niên Xung phong Nông trường Nhị Xuân, Hóc Môn
– 10/1993 – 6/1999: Học Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
– 30/06/1999: Thụ phong linh mục do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
– 8/1999 – 3/2001: Linh mục Phụ tá giáo xứ Chợ Đũi, Hạt Sài Gòn
– 3/2001 – 6/2006: Học tại Học viện Công Giáo Toulouse, Pháp,
Tốt nghiệp Thạc sĩ Thần học Kinh thánh
– 6/2006 – 8/2010: Học tại Học viện Kinh thánh Giáo hoàng, Rôma
Tốt nghiệp Cử nhân Kinh Thánh
– 8/2010 – 10/2021: Linh mục nội trú Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, giảng dạy các môn Tin Mừng Nhất lãm, Công vụ Tông đồ và Hy Lạp Kinh Thánh tại Đại Chủng viện Sài Gòn, Đại Chủng viện Hà Nội, Học viện Công Giáo Việt Nam, và một số học viện dòng tu…
– 10/2011 – 10/2021: Giám học Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
– 8/2020 – 10/2021: Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
– Ngày 30/10/2021: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Bắc Ninh.
Sau đây là tiêu sử linh mục Giuse Đỗ Quang Khang
– Sinh ngày 07 tháng 11 năm 1965 tại Thủ Đức, Sài Gòn, Tổng giáo phận Sài Gòn
– Ông cố: Giuse Đỗ Văn Cao (đã qua đời); Bà cố: Maria Nguyễn Thị Tuyết
Nguyên quán ông bà cố ở giáo họ Hoàng Mai, giáo xứ Đạo Ngạn, giáo phận Bắc Ninh.
– 1981 – 1983: Học phổ thông Trung học Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức
– 1984 – 1987: Học Cao đẳng Sư phạm Tp.HCM
– 1988: Giáo viên Trường Hưng Bình, Thủ Đức
– 1989 – 1991: Thanh niên Xung phong Nông trường Nhị Xuân, Hóc Môn
– 10/1993 – 6/1999: Học Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
– 30/06/1999: Thụ phong linh mục do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
– 8/1999 – 3/2001: Linh mục Phụ tá giáo xứ Chợ Đũi, Hạt Sài Gòn
– 3/2001 – 6/2006: Học tại Học viện Công Giáo Toulouse, Pháp,
Tốt nghiệp Thạc sĩ Thần học Kinh thánh
– 6/2006 – 8/2010: Học tại Học viện Kinh thánh Giáo hoàng, Rôma
Tốt nghiệp Cử nhân Kinh Thánh
– 8/2010 – 10/2021: Linh mục nội trú Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, giảng dạy các môn Tin Mừng Nhất lãm, Công vụ Tông đồ và Hy Lạp Kinh Thánh tại Đại Chủng viện Sài Gòn, Đại Chủng viện Hà Nội, Học viện Công Giáo Việt Nam, và một số học viện dòng tu…
– 10/2011 – 10/2021: Giám học Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
– 8/2020 – 10/2021: Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
– Ngày 30/10/2021: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Bắc Ninh.
Văn Hóa
Hans Urs von Balthasar, thần học gia, tác giả, nhà xuất bản, chủ bút, linh mục
Vũ Văn An
23:16 30/10/2021
Thần học gia Công Giáo thế kỷ 20 nổi tiếng bậc nhất và kiêm nhiều danh hiệu nhất phải kể là linh mục Hans Urs von Balthasar. Thật vậy, ngài vừa là linh mục, vừa là thần học gia, tác giả viết nhiều nhất, nhà xuất bản, chủ bút, dịch giả, sáng lập một hội dòng đời và một tạp chí thần học nổi tiếng, hiện có tới 11 ấn bản khắp thế giới, trong đó có ấn bản Ba Lan mà Karol Wojtyla (Đức Gioan Phaolô II) có thời làm chủ bút.
Tuy không được cử làm chuyên viên Công Đồng Vatican II như 2 người đồng sáng lập tạp chí Communio(Henry de Lubac và Joseph Ratzinger tức Đức Bênêđíctô XVI), một phần do sự kiện ngài ra khỏi Dòng Tên vì sự hợp tác với người tân tòng kiêm thị nhân von Speyr, ngài được Đức Phaolô VI rất ưu ái và năm 1969, đã cử ngài vào cơ quan mới thành lập là Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, đồng thời là thư ký thần học của Kỳ họp Thường lệ Toàn thể Lần Thứ hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Chức Linh Mục năm 1971.
Khỏi nói, Đức Gioan Phaolô II hết lòng ngưỡng mộ ngài. Năm 1984, Đức Gioan Phaolô II trao tặng ngài Giải thưởng Quốc tế Phaolô VI. Một năm sau, tại Rôma, một hội nghị chuyên đề về von Speyr, người vốn là nguyên nhân của nhiều nghi ngờ nhắm vào ngài trước đây, đã được tổ chức, hoàn toàn nhằm vinh danh ngài trong cố gắng truyền bá các viễn kiến và cả các thị kiến của người phụ nữ ưu tú và nhiều đặc sủng này. Chính vị Giáo Hoàng này đã chính thức nâng ngài lên hàng Hồng Y. Nhưng ngài qua đời hai ngày trước khi mũ Hồng Y được chính thức đội lên đầu ngài.
Trong điện văn chia buồn nhân tang lễ ngài ngày 30 tháng 6 năm 1988, Đức Gioan Phaolô gọi ngài là “người con vĩ đại của Giáo Hội, một con người xuất chúng của thần học và nghệ thuật, người xứng đáng một chỗ đứng đặc biệt vinh dự trong đời sống Giáo Hội và văn hóa đương thời”.
Cũng trong lễ an táng trên, dù là bậc thầy và gợi hứng lớn của Balthasar, Đức Hồng Y Henry de Lubac ca ngợi công trình của ngài “thật mênh mông về tầm cỡ và chiều sâu đến độ Giáo Hội đương thời chưa thấy có gì so sánh bằng”.
Đức Hồng Y nhận định thêm: “Trong một thời gian dài sắp tới, toàn thể Giáo Hội sẽ dược hưởng nhờ nó. Dù chắc chắn những điều này không thể thiếu, Hans Urs von Balthasar không phải là người cho các ủy ban, các cuộc thảo luận, các công thức thỏa hiệp, hay các dự thảo tập thể. Nhưng các bản văn Công Đồng từ chúng mà có, của Vatican II và của mọi Công Đồng trước đó, tạo ra một kho báu không phải một sớm một chiều mà có được: các Công Đồng là công việc của Chúa Thánh Thần, và do đó, các bản văn này chứa đựng nhiều hơn là các vị biên soạn khiêm tốn của chúng có ý thức đặt vào trong chúng. Khi thời sau này chịu khai thác kho báu này, họ sẽ thấy để hoàn thành trách vụ này, không công trình nào hữu ích và đầy tài nguyên bằng công trình của Balthasar”.
Để chứng minh, Henry de Lubac cho hay: “Một điều chúng ta thấy ngay: không có đề tài nào được Vatican II bàn luận mà lại không tìm thấy một bàn luận sâu sắc, và trong cùng một tinh thần và chiều hướng như Công Đồng, trong công trình của ngài. Mạc khải, Giáo Hội, đại kết, chức linh mục, phụng vụ Lời Chúa, và phụng vụ Thánh Thể chiếm phần đáng kể. Những tầm nhìn thông sáng đầy giá trị về đối thoại, về dấu chỉ thời đại và về các phương tiện truyền thông xã hội cũng tìm thấy ở đó...Trước khi các nghị phụ Công Đồng nhấn mạnh rằng vai trò nổi bật của Chúa Kitô phải được nhìn nhận trong các sơ đồ về Giáo Hội và mạc khải, von Balthasar đã thấy nó cần thiết rồi. Tiếng nói của ngài là tiếng vang đi trước, có thể nói như thế, của các tiếng vang phát ra tại Nhà Thờ Thánh Phêrô yêu cầu phải có một tuyên bố thỏa đáng về vai trò Chúa Thánh Thần. Trinh nữ Maria trong mầu nhiệm Giáo Hội, nguyên mẫu và sự hoàn thành dự ứng của ngài vốn là một trong các chiêm niệm ưa thích của ngài. Từ tốn nhưng đầy sức mạnh yêu thương, ngài vốn lên án những cơn cám dỗ muôn thuở của các chức sắc Giáo Hội, “quyền lực” và “chiên thắng”, và cùng một lúc nhắc nhở mọi người sự cần thiết làm chứng nhân bằng “phục vụ”.
Henry de Lubac nói thêm: “Người đàn ông này có lẽ là người học thức nhất thời ngài. Nếu có một nền văn hóa Kitô giáo, thì đây là chính nó! Cổ điển cổ đại, các nền văn chương vĩ đại Âu Châu, truyền thống siêu hình, lịch sử các tôn giáo, các khám phá thăm dò đa dạng con người đương thời và trên hết, các khoa học thánh, Thánh Tôma, Thánh Bonaventura, giáo phụ học, chưa nói tới Kinh Thánh, không môn nào không được trí tuệ vĩ đại này nghinh đón và làm cho sinh động. Các nhà văn và thi sĩ, các nhà huyền nhiệm và triết gia, cũ và mới, Kitô hữu mọi hệ phái, tất cả được mời gọi góp phần đặc thù của họ. Tất cả đều cần thiết cho thành tựu sau cùng của ngài, tạo vinh quang lớn lao hơn cho Thiên Chúa, cho hợp xướng Công Giáo”.
Đức Bênêđíctô XVI mô tả Hans Urs von Balthasar và Henry de Lubac như “hai nhà thần học được ngài đánhh giá cao hơn cả”. Trong cuộc phỏng vấn năm 2016, lúc đã hưu trí, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng ngài có chung “ý hướng nội tâm” và “viễn kiến” với Balthasar, nhận định một cách tích cực “quả không tin được những điều người đàn ông này viết và làm”.
Tháng 10 năm 2005, nhân dịp một hội nghị quốc tế mừng 100 năm ngày sinh của Balthasar, “nhà thần học người Thụy Sĩ mà tôi biết và hân hoan được gặp thường xuyên”, Đức Bênêđíctô XVI đã gửi một thông điệp tới hội nghị. Trong đó, ngài cho biết ngài coi “suy tư thần học của ngài duy trì nguyên vẹn tính thời sự sâu sắc của nó cho tới tận ngày nay và vẫn còn khuấy động nhiều người chịu vào sâu hơn các chiều thăm thẳm của mầu nhiệm đức tin, tay trong tay với hướng dẫn viên có thế giá nhất này”.
Điều được Đức Bênêđíctô XVI lưu ý là Balthasar đặt việc nghiên cứu của ngài phục vụ Giáo Hội, vì ngài xác tín rằng thần học chỉ có thể có âm sắc Giáo Hội. Theo quan niệm của ngài, thần học phải kết duyên với linh đạo, chỉ có thế, nó mới sâu sắc và hữu hiệu.
Còn Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô, chúng tôi chưa có tài liệu nào cho thấy ngài tuyên bố gì về Balthasar. Elise Harris của CNA, trong bài “The theological formation of Pope Francis” đăng trên trang mạng của CNA ngày 17 tháng 3 năm 2018, cho hay Đức Hồng Y Bergoglio “quen thuộc với Hans Urs von Balthasar... được coi là một trong số thần học gia gây ảnh hưởng nhiều nhất của thế kỷ 20”. Tu Thanh Ha, trên The Global and Mail (https://www.theglobeandmail.com/news/national/theologians-parse-popes-words-for-the-gospel-of-balthasar/article10548791), trích dẫn Carolyn Chau, một nhà thần học của Cao đẳng King thuộc Đại Học Tây Ontario, cho hay: triều Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn cũng tiếp tục đường hướng Balthasar như hai triều Giáo Hoàng trước. Nhà thần học này cho rằng “chủ trương sống đạm bạc và việc nhấn mạnh đến việc phục vụ người nghèo nối kết Đức Phanxicô với các khía cạnh chủ chốt trong công trình của nhà thần học người Thụy Sĩ”. Balthasar vốn từng viết về việc cần thiết Giáo Hội phải từ bỏ giầu có vốn gây trở ngại nhiều hơn là chứng tá. Trong thần học của Balthasar, cũng có nói nhiều đến việc thánh thiện đơn giản.
Tu Thanh Ha cũng nhắc đến hồi còn là Hồng Y Jorge Bergoglio, Đức Phanxicô, nhân tham dự Đại Hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 49 tại Quebec năm 2008, một đại hội có sự tham dự và thuyết trình của em gái Đấng Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, có trích dẫn Balthasar để nói rằng: “sự thánh thiện của Giáo Hội không phát xuất từ đặc quyền bản thân hay xã hội mà đúng hơn từ việc phục vụ”.
Trên Tạp chí Homiletic and Pastoral Review (https://www.hprweb.com/2015/02/we-will-be-judged-by-love-and-other-insights-of-jorge-bergoglio), tác giả Eduardo Echeverria đặt cuốn Only Love Can Save Us gồm các thư từ, bài giảng và bài nói chuyện trong các năm từ 2005 tới 2013 của Đức Hồng Y Bergoglio, bên cạnh cuốn Love Alone Is Credible của Balthasar, cho thấy hai vị này rất ăn ý với nhau về chủ đề tình yêu.
Theo Echeverria, Đức Hồng Y Bergoglio dạy rằng trong bất cứ cuộc gặp gỡ đồng loại nào, chúng ta đều sẽ bị Thiên Chúa phán xét bởi lượng tình yêu tuyệt đối mà Người đã mạc khải trong Chúa Kitô. Như Bergoglio đã nhìn rất đúng, dưới ánh sáng “hồng ân Cứu Chuộc vô lường, nhờ hiểu ra “rằng mọi sự đã được sáng kiến tự do của Thiên Chúa ban cho chúng ta”, thì hồng ân này “không thể không dẫn chúng ta tới lòng biết ơn, và rồi chuyển tải các hoa trái của nó một cách đầy yêu thương”. Hồng ân này là tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và là thước đo qua đó, tất cả chúng ta đều được phán xét. Balthasar thì viết trong Love Alone Is Credible rằng “nếu chúng ta sống trong một đức tin đầy yêu thương, thì cuối cùng, tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta được lấy khỏi tay ta và đặt trong tình yêu (tuyệt đối) của Thiên Chúa”. Balthasar viết thêm, vì hành động của Kitô hữu đối với người lân cận “trước hết, là phản ứng đệ nhị đẳng đối với phản ứng đệ nhất đẳng của Thiên Chúa (trong Chúa Kitô) đối với con người, nên tiêu chuẩn phán xét của ta là tình yêu tuyệt đối, chứ không hẳn sự kiện chúng ta có chung một nhân tính, sống trong một cộng đồng, và do đó, chịu trách nhiệm lẫn nhau.
Không, thước đo tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa là sự tha thứ vô giới hạn của Người, và do đó, “không có giới hạn cho lòng nhân từ của con người”. Balthasar giải thích: “mọi biên giới được san bằng: Vì Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi, khi tôi còn là kẻ thù của Người (Rm 5:10), tôi phải tha thứ cho các đồng tạo vật của tôi, khi họ còn là kẻ thù của tôi; vì hồng ân Thiên Chúa ban cho tôi, đến độ tự để mất chính Người (Mt 27:46), là các hồng ân ‘không tính toán’, nên giờ đây tôi phải bỏ cái thứ tính toán cán cân giữa cho và phần thưởng hữu hình (Mt 6:1-4; 6:19-34)”.
Đôi dòng tiểu sử
Chúng tôi dựa vào tiểu sử chính thức đăng trên trang mạng balthasarspeyr.org của Cộng đồng Thánh Gioan, một cộng đồng do chính Balthasar và Speyr thiết lập, để trình bầy đôi nét về nhà thần học và văn hóa Công Giáo nổi tiếng này.
Hans Urs von Balthasar sinh ngày 12 tháng 8 năm 1905 tại Lucerne, Thụy Sĩ. Gia đình Balthasar là một gia đình qúi phái nổi tiếng về thành tích lâu dài phục vụ thành phố và tổng Lucerne. Oskar, cha của Hans Urs, điều hành sở công chánh của tổng. Mẹ của ngài, Gabriele nhũ danh Pietzker-Apor, là hậu duệ của các nam tước Hung Gia Lợi.
Nhà thần học tương lai bắt đầu học trung học như là học sinh nội trú tại Trường Đan viện của Engelberg, Thụy Sĩ, nhưng sau đó chuyển đến trường Dòng Tên nằm ngay bên kia biên giới Áo ở Feldkirch. Sau khi học xong trung học năm 1923, ngài học văn chương và triết học ở Vienna, Berlin, và Zurich. Chính tại đó, năm 1928, ngài bảo vệ luận án tiến sĩ về “Lịch sử Vấn đề Cánh chung trong Văn chương Đức hiện đại”, công trình tạo cơ sở cho bộ ba cuốn sách đầu tiên của ngài, Apocalypse of the German Soul (Ngày Chung cuộc của Linh hồn Đức) (1937-1939). Từ đó, việc gắn bó với lịch sử tư tưởng dưới ánh sáng Mạc khải mãi sẽ là một đặc điểm quan trọng trong công trình của ngài.
Ngay từ khi còn nhỏ, Balthasar đã rất say mê âm nhạc. Là một nghệ sĩ dương cầm tài năng được đào tạo bởi một học trò của Clara Schumann, ban đầu ngài mong muốn trở thành một nhạc trưởng nhạc giao hưởng. Tác phẩm đầu tiên được xuất bản của ngài - viết khi ngài vẫn còn học đại học - cũng là về âm nhạc: “Về việc Phát triển của Ý niệm Âm nhạc. Hướng tới một Tổng hợp Âm nhạc”(1925).
Gặp gỡ Thánh Inhaxiô và vào Dòng Tên
Trong một cuộc tĩnh tâm theo khuôn mẫu Thánh Inhaxiô ở Black Forest năm 1927, Balthasar đã nhận được một “ơn gọi đột ngột, bất ngờ” bước theo Chúa Kitô trong đời sống thánh hiến. Việc đáp trả lời kêu gọi này đã dẫn ngài đến chỗ gia nhập Dòng Tên hai năm sau đó.
Là một học viên của Dòng Tên, Balthasar học triết học ở Pullach (gần Munich) và thần học ở Lyon-Fourvière. Trong thời gian này, ngài chịu ảnh hưởng rất nhiều của hai tu sĩ Dòng Tên: Erich Przywara và Henri de Lubac. Người trước đã giúp ngài khám phá ra nguyên tắc loại suy ở trung tâm của đức tin Công Giáo, trong khi người sau giới thiệu với ngài tinh thần phổ quát của thần học giáo phụ.
Một thành quả quan trọng trong thời gian Balthasar ở Lyon là một loạt các chuyên khảo về Origen, Grêgôriô thành Nyssa, và Maximus Hiển Tu; với các chuyên khảo này, ngài sẽ bổ sung nhiều bản dịch và tuyển tập của các Giáo phụ, đặc biệt là của Thánh Augustinô. Trong những năm ở Lyon của ngài, Balthasar cũng trở nên quen thuộc với văn thi sĩ Péguy, Bernanos và Claudel-những nhà văn mà ngài sẽ giúp giới thiệu với thế giới nói tiếng Đức qua các bản dịch, tuyển tập và nghiên cứu của ngài.
Năm 1936, Balthasar được Hồng Y Faulhaber, Tổng giám mục can đảm chống Đức quốc xã của Munich, truyền chức linh mục. Tấm thiệp kỷ niệm thánh lễ đầu tiên của ngài mô tả Thánh Gioan dựa vào ngực Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. Phương châm mà ngài chọn để đi kèm với hình ảnh, “benedixit, fregit, deditque” (Người tạ ơn, bẻ ra và trao cho), nói lên lý tưởng của ngài trong tư cách một tu sĩ Dòng Tên và một linh mục: dứt khoát tự hiến cho Chúa và sẵn sàng được bẻ ra và phân phát một cách thánh thể cùng với Thầy Chí Thánh.
Sau khi hoàn tất chương trình học, Balthasar được bề trên cử đi làm chủ bút tờ Stimmen der Zeit (Tiếng Thời Đại), một tạp chí của Dòng Tên đặt trụ sở tại Munich. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của ngài với Stimmen der Zeit đã bị cắt ngắn do việc ngài bị trục xuất khỏi Đức Quốc xã vào năm 1939. Năm sau, ngài từ chối lời đề nghị làm giáo sư tại Đại học Gregoriana danh tiếng của Rôma, thích phục vụ các sinh viên và các chuyên gia trẻ trong tư cách tuyên úy tại Đại học Basel.
Cuộc gặp gỡ với Adrienne von Speyr và buổi đầu sự hợp tác của họ
Ngay sau khi đảm nhận chức vụ của mình ở Basel, Balthasar đã gặp Bác sĩ Adrienne Kaegi-von Speyr, vợ của một giáo sư lịch sử nổi tiếng tại trường đại học của thành phố. Là một người Thệ phản lưu tâm nhiều tới đạo Công Giáo, Adrienne đã tìm kiếm cơ hội để nói chuyện với ngài về hành trình tôn giáo của bà. Balthasar, người cuối cùng sẽ trở thành cha giải tội của bà, đã tiếp nhận bà vào Giáo Hội qua phép rửa vào ngày 1 tháng 11 năm 1940 và giảng dạy bà các điều căn bản của đức tin Công Giáo.
Cuộc gặp gỡ của Balthasar với von Speyr sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời ngài. Ngay sau khi trở lại, bà đã bắt đầu nhận được một loạt các ân sủng huyền nhiệm mà việc giải thích chính xác, trong và đối với Giáo hội, cần sự giúp đỡ của một cha giải tội. Đặc sủng của bà bao gồm một năng khiếu đặc biệt để chú giải Kinh thánh một cách tiết lộ được sự phong phú của nó đối với việc cầu nguyện chiêm niệm. Điều này cũng cần đến sự giúp đỡ của Balthasar. Trong nhiều năm sau, Adrienne sẽ đọc khoảng 70 tập tài liệu, tất cả đều được Balthasar viết tốc ký và chuẩn bị để xuất bản. Johannes Verlag, hay Nhà Xuất Bản Thánh Gioan, mà ngài thành lập năm 1947, đã phục vụ việc xuất bản các tác phẩm này của Adrienne - cũng như để phổ biến các tiếng nói cổ điển và đương thời khác của truyền thống Công Giáo sống động.
Công việc chung được ủy thác cho Balthasar và von Speyr đạt đến đỉnh cao vào năm 1945 với sự thành lập Cộng đồng Thánh Gioan (Johannesgemeinschaft), một viện thế tục dành để sống các lời khuyên Phúc âm ở giữa lòng thế gian. Thánh quan thầy của Cộng đồng là người môn đệ được Chúa yêu mến, mặc dù Thánh Inhaxiô thành Loyola cũng đóng một vai trò quan trọng, tuy kín đáo, trong Cộng đồng. Hai nhân vật này, đối với Balthasar và Adrienne, được kết hợp với nhau trong việc các vị đánh giá cao mối liên hệ giữa tình yêu và đức vâng lời, vốn được Đức Kitô hiện thân như một nguyên mẫu, được phản ảnh nơi những người được kêu gọi đi theo Người.
Sự hợp tác của Balthasar với Adrienne (dưới dấu hiệu của Thánh Gioan, người được Giáo hội Đông phương tôn là “nhà thần học” xuất sắc) đã có ảnh hưởng quyết định đến công trình thần học của chính ngài. Trên hết, nó củng cố cam kết của ngài đối với một nền “thần học quỳ gối,” gắn liền với đức tin sống động, lấy chứng tá của các thánh và các nhà huyền bí (“Thần học và Thánh thiện”, tựa đề một trong những tiểu luận của ngài từ những năm 1940, cũng tóm tắt chương trình thần học của riêng ngài). Trong tất cả những điều này, như chính Balthasar sau này đã nhận định, trung tâm công trình của ngài mãi là “Cộng đồng Thánh Gioan. Thứ hai mới là Nhà Xuất Bản, dành riêng cho kho tài liệu khổng lồ các trước tác của Adrienne von Speyr cùng với công trình của nhiều tác giả khác. Các ấn phẩm của riêng tôi, tôi sẽ đặt ở thứ ba và cuối cùng ”(Hans Urs von Balthasar, Zu Seinem Werk).
Khoảng thời gian hoạt động mạnh mẽ này cũng là thời gian tự vấn lương tâm của Balthasar. Sau một cuộc biện phân lâu dài mà đỉnh cao là một cuộc tĩnh tâm theo khuôn mẫu của Thánh Inhaxiô, ngài đã đưa ra quyết định đau lòng, với sự đồng ý của bề trên, là rời bỏ “quê hương [Dòng Tên] vô cùng yêu dấu” của ngài trước khi khấn lần cuối cùng. Sau khi hoàn thành bước này, ngài đã lặp lại cam kết của ngài đối với các lời khuyên Phúc âm tại nhà thờ đan viện Maria Laach. Phần còn lại của cuộc đời linh mục của ngài bây giờ sẽ được dành cho sứ mệnh Inhaxiô (và Gioan) mà Chúa đã gọi ngài.
Phục vụ Giáo hội theo chân Thánh Gioan và Thánh Inhaxiô
Sau một thời gian ngắn cư ngụ ở Zurich, Balthasar cuối cùng định cư ở Basel, nơi ngài dành tâm huyết để hướng dẫn Cộng đồng Thánh Gioan, xuất bản các tác phẩm của Adrienne, và chỉ đạo Johannes Verlag (ngài đã biên tập 13 loạt sách và sản xuất nhiều bản dịch, tuyển tập, và lời nói đầu). Hoàn toàn dấn thân trong tư cách một nhà văn và một diễn giả, ngài cũng được nhiều người yêu cầu làm linh hướng và một bậc thầy về giảng phòng, đặc biệt là cho giới trẻ và các sinh viên.
Năm 1961 có việc xuất bản tập mở đầu của bộ sách sẽ trở thành kiệt tác (magnum opus) của ngài, tức Bộ ba, trình bày Mạc khải thần linh dưới góc độ chân, thiện, mỹ. Phần đầu tiên của Bộ ba, The Glory of the Lord [Vinh quanh của Chúa] (1961-1969), xoay quanh sự biểu hiện huy hoàng của vẻ đẹp thần linh, phần thứ hai, Theo-drama [Thần kịch] (1973-1983), tập chú vào cuộc đối đầu bi đát giữa tự do thần linh và tự do nhân bản, trong khi phần thứ ba và phần cuối cùng, Theo-logic [Thần luận lý] (1985-1987), được dành cho việc loại suy giữa chân lý của Thiên Chúa và chân lý của thế gian. Cả ba phần đều thể hiện sự pha trộn rất đặc trưng của Balthasar giữa tính độc đáo của thần học và khả năng sáng tạo bậc thầy của tư tưởng phương Tây.
Cùng với Bộ ba trên, Balthasar đã cho ra đời nhiều trước tác nói về đời sống của Giáo hội. Trong Razing the Bastions [san bằng các pháo đài] (1952), ngài đã tiên liệu chương trình đích thực cho Công đồng Vatican II: bắt tay không sợ hãi với thời hiện đại, một việc bắt tay vốn giả định bản sắc Công Giáo hơn là thay đổi nó. Chính việc thay đổi này bị ngài kiên quyết phản đối sau Công đồng với những tác phẩm như Who is a Christian?(Ai là Kitô hữu?) (1965) và Cordula (Dây Thìa Canh) (1966). Từ đầu đến cuối, Balthasar đã nhìn mối tương quan giữa Giáo hội và thế giới qua lăng kính nền thần học thánh hiến giáo dân (lay consecration) được hướng dẫn bằng sự hiểu biết về các bậc sống trong giáo hội khai triển trong các tác phẩm như The Christian State of Life (Bậc sống Kitô giáo) (1977). Ngài nghĩ, ý nghĩa thần học của thế gian không nằm ở vương quốc tự trị của con người, mà nằm ở Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu.
Mặc dù công trình của Balthasar đã được đọc với sự đánh giá cao ở khắp châu Âu vào đầu thập niên 50, nhưng việc nhìn nhận phần đóng góp của ngài cho Giáo hội chỉ bắt đầu một cách nghiêm túc vào nửa sau của thập niên. Năm 1969, ngài được Đức Phaolô VI bổ nhiệm vào Ủy ban Thần học Quốc tế. Huy chương Thánh giá Vàng trên Núi Athos, mà ngài nhận được vào năm 1965, nhấn mạnh ý nghĩa đại kết trong công việc của ngài - cũng như sự gắn bó hàng thập niên của ngài với nhà thần học Thệ phản Karl Barth, người mà ngài chia sẻ niềm đam mê với âm nhạc, đặc biệt là Mozart.
Vào đầu những năm 70, Balthasar đã nổi bật như một điểm tham chiếu quan trọng trong việc giải thích xác thực Công đồng Vatican II. Chính để thúc đẩy công việc tái về nguồn thần học chân chính của Công đồng, mà cùng với Joseph Ratzinger, Henri de Lubac và nhiều người khác, tạp chí thần học quốc tế Communio đã ra đời, bắt đầu xuất bản vào năm 1973 và sau cùng sẽ xuất bản bằng mười bốn ngôn ngữ khác nhau.
Danh tiếng quốc tế của Balthasar được chứng thực bằng nhiều giải thưởng và danh hiệu gần như cùng thời kỳ: Giải thưởng Trung ương Thụy Sĩ về Văn hóa (1956), các bằng tiến sĩ danh dự từ Edinburgh (1965), Münster (1965), Freiburg (1967), và Đại học Công Giáo của Mỹ (1980), Giải thưởng Romano Guardini do Hàn lâm viện Công Giáo Bavaria (1980), Giải thưởng Gottfried Keller của Zurich (1975), và Giải thưởng Salzburg Wolfgang Amadeus Mozart (1987).
Năm 1984, Balthasar được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao Giải thưởng Phaolô VI, vị Giáo Hoàng vốn biết và đánh giá cao công trình của ngài. Cũng chính vị Đức Gioan Phaolô II, khi phong ngài làm Hồng Y vào ngày 28 tháng 5 năm 1988, đã đặt dấu ấn cuối cùng lên việc phục vụ của ngài cho Giáo Hội sub Petro et cum Petro (dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng).
Balthasar qua đời tại nhà riêng ở Basel vào ngày 26 tháng 6 năm 1988 - chỉ ba ngày trước khi chính thức gia nhập Hồng Y đoàn. Tang lễ của ngài được cử hành bởi Đức Hồng Y Ratzinger tại Nhà thờ Hofkirche ở Lucerne, nơi ngài cũng đã được an nghỉ. Cuốn sách cuối cùng của Balthasar - xuất bản sau khi ngài qua đời, Unless You Become Like This Child (ngoại trừ các ông trở thành như đứa trẻ này) (1988) - làm chứng cho tinh thần trẻ thơ theo Tin Mừng mà ngài vẫn sống cho đến cuối đời.
“Có thể tóm tắt những điều Balthasar mong muốn trong câu nói của Thánh Augustinô: ‘Toàn bộ nhiệm vụ của chúng ta trên đời này, thưa anh em thân mến, hệ ở việc chữa lành đôi mắt của trái tim để chúng nhìn thấy Thiên Chúa'. Đó là điều quan trọng đối với ngài, chữa lành đôi mắt của trái tim để chúng nhìn thấy điều chủ yếu, lý do và mục tiêu của thế giới và của đời sống chúng ta: Thiên Chúa, Thiên Chúa hằng sống” (Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bài giảng trong Lễ tang của Hans Urs von Balthasar, Communio 15 [Mùa đông năm 1988]).
Kỳ tới: Công trình đồ sộ của Hans Urs von Balthasar
VietCatholic TV
Đức Hồng Y Raymond Burke lên tiếng giữa những hoang mang
Giáo Hội Năm Châu
01:51 30/10/2021
1. Đức Hồng Y Burke: Các giám mục có nghĩa vụ thiêng liêng áp dụng giáo luật đối với các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai
Trước thềm cuộc gặp gỡ của Tổng thống Joe Biden với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một vị Hồng Y Hoa Kỳ nói rằng các giám mục Công Giáo có “nghĩa vụ thiêng liêng” là áp dụng giáo luật bằng cách khuyên các chính trị gia ủng hộ phá thai không được rước lễ.
Trong một tuyên bố dài 2,800 từ được đưa ra vào ngày 28 tháng 10, Đức Hồng Y Raymond Burke đã nhắc lại những nỗ lực của mình trong việc thuyết phục các chính trị gia Công Giáo bảo vệ mạng sống của những đứa trẻ chưa chào đời trong thời gian làm giám mục La Crosse, Wisconsin, và sau đó là St. Louis, Missouri.
Ngài nói rằng kinh nghiệm đã thuyết phục ngài rằng “điệp khúc chung chung” rằng cần phải đối thoại nhiều hơn để đạt được một bước đột phá là “ngây thơ, nói nhẹ nhất là như thế”.
Vị Hồng Y 73 tuổi đã đưa ra can thiệp trước cuộc họp toàn thể của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, ở Baltimore, Maryland.
Ngài nói rằng những người tham gia Đại hội đồng Mùa thu của USCCB từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 11 sẽ thảo luận về việc áp dụng Điều 915 của Bộ Giáo luật Giáo Hội Công Giáo.
Giáo luật nói: “Những người bị vạ tuyệt thông và những người bị cấm chế sau khi hình phạt đã được tuyên kết hay tuyên bố, cũng như những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, không được rước lễ”.
Đức Hồng Y Burke giải thích rằng ngài lên tiếng vì vấn đề này là “vấn đề sinh tử đối với những đứa trẻ chưa chào đời và phần rỗi đời đời của các chính trị gia Công Giáo có liên quan.”
Đức Hồng Y cho biết ngài đã hy vọng đưa ra suy tư của mình “sớm hơn nhiều”, nhưng không thể thực hiện được vì “những khó khăn gần đây về sức khỏe” sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Trong bài suy tư của mình, vị Hồng Y nhắc lại cuộc tranh luận của các giám mục Hoa Kỳ về việc Rước lễ đối với các chính trị gia Công Giáo, những người đã bất chấp giáo huấn của Giáo hội, trong hội nghị diễn ra ở Denver, Colorado, hồi tháng 6 năm 2004.
Ngài lưu ý rằng, với tư cách là tổng giám mục lúc bấy giờ của St. Louis, ngài đã “khuyên nhủ” ứng cử viên tổng thống Công Giáo John Kerry không nên tiến lên rước lễ vì sự ủng hộ phá thai của ông ta.
Ngài nói rằng trong giờ giải lao trong cuộc họp toàn thể các giám mục, “một trong những thành viên rất có thế giá của Hội đồng Giám mục” đã chạm trán với ngài trên cầu thang, chỉ trỏ ngón tay vào Tổng Giám Mục Burke, và nói: “Anh không thể làm những gì anh đã làm mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Giám mục”.
Tổng Giám Mục Burke đã trả lời vị này “bằng cách chỉ ra rằng, khi tôi chết, tôi sẽ xuất hiện trước mặt Chúa để trình bày về công việc phục vụ của tôi với tư cách giám mục, chứ không phải trước Hội đồng Giám mục.”
Nhắc lại kết quả của cuộc họp USCCB, Đức Hồng Y Burke nói: “Cuối cùng, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, khi đó là Giám mục Wilton Gregory của Giáo phận Belleville, đã chuyển vấn đề này cho một Lực lượng đặc nhiệm chuyên về quan hệ giữa các Giám mục Công Giáo và các Chính trị gia Công Giáo dưới sự chủ trì của Theodore McCarrick lúc bấy giờ còn là một Hồng Y, là người đã công khai phản đối việc áp dụng khoản giáo luật 915 trong trường hợp các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai và các thực hành khác vi phạm nghiêm trọng luật luân lý”.
“Lực lượng Đặc nhiệm bao gồm một nhóm giám mục có quan điểm trái chiều về chủ đề này. Trong mọi trường hợp, theo thời gian, Lực lượng Đặc nhiệm đã bị lãng quên, và vấn đề quan trọng vẫn chưa được Hội đồng Giám mục giải quyết”.
“Khi Giám mục Gregory công bố Lực lượng Đặc nhiệm, vị giám mục ngồi bên cạnh tôi nhận xét rằng giờ đây chúng tôi có thể chắc chắn rằng vấn đề sẽ không được giải quyết.”
Vị Hồng Y nhấn mạnh rằng cả ở La Crosse và St. Louis, ngài đã can thiệp “về mặt mục vụ” và theo “cách thức bí mật thích hợp” với các chính trị gia Công Giáo. Ngài cho biết các nhà lập pháp thường từ chối ngồi xuống với ngài.
Ngài nhận xét: “Về việc các nhà lập pháp từ chối gặp tôi, tôi phải nhận xét rằng theo ý kiến của tôi, tôi đã nhận ra rằng điệp khúc chung chung là phải đối thoại nhiều hơn với các chính trị gia Công Giáo có vấn đề, nói nhẹ nhàng nhất là ngây thơ”.
“Theo kinh nghiệm của tôi, họ không sẵn sàng thảo luận về vấn đề này bởi vì giáo huấn của luật tự nhiên, mà chắc chắn cũng là giáo huấn của Giáo hội, đã tỏ tường đến mức không còn gì để bàn cãi.”
“Trong một số trường hợp, tôi cũng có ấn tượng mạnh rằng họ không muốn thảo luận về vấn đề này bởi vì họ chỉ đơn giản là không muốn thay đổi tâm trí và trái tim của họ. Sự thật vẫn là phá thai là biết rõ mà vẫn sẵn sàng hủy hoại cuộc sống của một con người”.
Đức Hồng Y Burke nói rằng sau cuộc họp “khó khăn” của các giám mục Hoa Kỳ ở Denver, ngài đã đến Rome, nơi ngài gặp Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, sau này sẽ được bầu làm Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vào năm 2005.
“Đức Hồng Y Ratzinger bảo đảm với tôi rằng Thánh Bộ đã nghiên cứu thực hành của tôi và không thấy có gì để phản đối về điều đó. Ngài chỉ cảnh báo tôi không nên ra mặt ủng hộ các ứng cử viên cho các chức vụ công quyền, là điều mà trên thực tế, tôi chưa bao giờ làm.”
“Ngài bày tỏ sự ngạc nhiên về sự nghi ngờ của tôi trong vấn đề này, đưa ra một bức thư mà ngài đã viết cho các giám mục Hoa Kỳ, trong đó đã giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Ngài hỏi tôi đã đọc lá thư ấy của ngài chưa. Tôi nói với ngài rằng tôi chưa hề nhận được bức thư và hỏi liệu ngài có thể vui lòng cung cấp một bản sao cho tôi không. Ngài mỉm cười và đề nghị tôi đọc nó trên một blog nổi tiếng, và yêu cầu viên chức nói tiếng Anh sao chép lại văn bản khi nó xuất hiện toàn bộ trên blog”.
Đức Hồng Y Burke tiếp tục: “Bức thư được đề cập đặt ra một cách có thẩm quyền về giáo huấn và thực hành liên tục của Giáo hội.”
“Việc không phát lá thư ấy cho các giám mục Hoa Kỳ chắc chắn đã góp phần vào việc các giám mục không có hành động thích hợp vào tháng 6 năm 2004 trong việc thực hiện khoản giáo luật 915”.
“Bây giờ, người ta bảo tôi biết rằng bức thư được bảo mật và do đó không thể được công bố. Sự thật là nó đã được công bố, vào đầu tháng 7 năm 2004, và rõ ràng là vị Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, người đã viết ra bức thư ấy, không hề băn khoăn về sự công bố này”.
Đức Hồng Y Burke, người từng là Chánh Án Tối Cao Pháp Viện ở Rôma từ năm 2008 đến năm 2014, lưu ý rằng 17 năm sau cuộc họp ở Denver, các giám mục Hoa Kỳ vẫn đang vật lộn với “câu hỏi nghiêm trọng nhất” là áp dụng hay không khoản giáo luật 915 đối với các chính trị gia Công Giáo ủng hộ các chính sách chống đối gay gắt các giáo huấn của Giáo hội.
Ngài viết: “Trên thực tế, nghĩa vụ của cá nhân giám mục là một vấn đề liên quan đến kỷ luật Giáo hội phổ quát, liên quan đến đức tin và luân lý, mà Hội đồng Giám mục không có thẩm quyền”.
“Trên thực tế, một số giám mục đã hiểu rõ nghĩa vụ thiêng liêng của họ trong vấn đề này và đang có những hành động thích hợp. Hội đồng Giám mục phải hoàn thành vai trò hỗ trợ quan trọng cho Giám mục giáo phận, nhưng Hội Đồng Giám Mục không thể thay thế thẩm quyền thuộc về vị Giám Mục. Chính Giám mục giáo phận, chứ không phải Hội Đồng Giám Mục, áp dụng luật phổ quát cho một hoàn cảnh cụ thể”.
Ngài nói, nhiệm vụ của các Hội Đồng Giám Mục là giúp các giám mục thực hiện “nghĩa vụ thiêng liêng” của các ngài.
Đức Hồng Y nói thêm: “Còn gì thích hợp cho bằng việc quảng bá 'điều tốt đẹp mà Giáo hội cống hiến cho nhân loại' là bảo vệ và nuôi dưỡng sự sống con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, và được cứu chuộc bởi Bửu Huyết của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, bằng cách sửa chữa tai tiếng của các chính trị gia Công Giáo, những người đã công khai và cố chấp cổ súy cho phẫu thuật phá thai”.
Ngài kết luận: “Tôi mời anh chị em cầu nguyện với tôi cho Giáo hội tại Hoa Kỳ và tại mọi quốc gia, biết trung thành với sứ mệnh của Chúa Kitô, Chàng Rể của Giáo Hội, xin cho Giáo Hội trung thành, minh bạch và không khoan nhượng trong việc áp dụng giáo luật 915, bảo vệ sự thánh khiết của Chúa Giêsu Thánh Thể, bảo vệ linh hồn của các chính trị gia Công Giáo, những người vi phạm luật luân lý một cách đáng buồn mà vẫn tiến lên rước lễ, do đó phạm tội báng bổ, và xin anh chị em cầu nguyện cho Giáo Hội can đảm ngăn ngừa tai tiếng nghiêm trọng nhất do không tuân thủ các quy tắc của giáo luật 915”.
Source:Catholic News Agency
2. Tóm Về Hai Điều Này Mà Nhớ
CN 31 B
Tóm Về Hai Điều Này Mà Nhớ
Kinh Mười Điều Răn có câu kết: "Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà nhớ: Trước kính mến một Thiên Chúa trên hết mọi sự; Sau lại yêu người như mình ta vậy.Amen".
Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc trao đổi giữa nhóm tiến sĩ luật và Chúa Giêsu về hai điều răn trong Cựu Ước như sau:
Khi một người thông luật hỏi Chúa Giêsu: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?”. Chúa Giêsu trả lời: “Giới răn quan trọng nhất chính là: Thiên Chúa chúng ta là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn ấy”. Ông kinh sư hoàn toàn đồng ý với Người và còn thêm lời bình: “Đó là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Chúa Giêsu được một lần sảng khoái vì gặp một ông kinh sư thân thiện với mình, Người khích lệ: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!”. Tại sao lại không còn xa? Bởi vì, Nước Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu đang ở trước mặt ông!
Chúa Giêsu kết hợp hai điều răn trong Cựu Ước (Đnl 6,4-5 và Lv 19,18) thành một điều răn duy nhất là Yêu Thương. Chúa Giêsu đã nối kết giới răn mến Chúa trong kinh Shema ở sách Đệ nhị luật với giới răn yêu thương người thân cận trong sách Lêvi.Cái độc đáo trong câu trả lời của Chúa Giêsu chính là sự liên kết chặt chẽ hai giới luật này với nhau.
“Mến Chúa, yêu người” là nét độc đáo nhất của Kitô giáo. Hai giới luật tạo thành một toàn thể bất khả phân ly và là hai nguyên lý nền tảng của tất cả đạo đức học. Tin Mừng của Chúa Giêsu muốn loan truyền đến mọi người là tình yêu thương. Khi công bố giới luật yêu thương, Chúa Giêsu cũng nêu gương thực hiện giới luật ấy để chúng ta thấy sáng lên tình yêu cứu độ và gặp được những điểm nhấn mà bắt chước thực hành.
1. Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Thiên Chúa là chủ tể trời đất. Ngài dựng nên muôn loài muôn vật. Ngài là nguồn mạch sự sống và là cùng đích của muôn loài muôn vật.
Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái. Cho nên người tín hữu yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Thiên Chúa là quan trọng nhất của con người.
Thực tế ở đời có rất nhiều điều quan trọng, tuỳ ở hoàn cảnh và tuỳ ở từng người. Nhưng nếu điều gì cũng quan trọng nhất thì cuối cùng chẳng có gì là nhất cả, mọi sự đều tương đối. Mọi sự đều tương đối, nhưng mọi sự đều quan trọng, kể cả niềm tin tôn giáo, kể cả Chúa. Đó là não trạng của con người thời nay, là cám dỗ của thời đại.
Người tin Chúa và theo Chúa, cũng có người nghĩ như vậy: tiền quan trọng, mà Chúa cũng quan trọng. Có những người khá hơn, trên lý thuyết vẫn cho Chúa là quan trọng nhất, nhưng trong thực tế có những lúc tiền bạc, tình yêu và thành công ở đời cũng quan trọng như Chúa.
Nhiều người nghĩ rằng ở thế gian này không có gì là duy nhất, kể cả những điều loài người thường cho là cao quý như là chân thiện mỹ chẳng hạn. Có những điều đối với người này là chân lý, đối với người kia lại là sai lầm; đối với người này là tốt, đối người kia là không; đối với một số người là đẹp, đối với những người khác là xấu. Không có gì tuyệt đối ở trần gian. Cám dỗ tương đối hoá mọi sự là cám dỗ lớn nhất của thời đại chúng ta. Cám dỗ này rất nguy hiểm. Dễ sa ngã vì con người không muốn bị ràng buộc và hướng chiều về hưởng thụ.
Thế gian không có gì là duy nhất, không có gì là tuyệt đối.
Thiên Chúa là Siêu Việt, là Vĩnh Hằng. Mọi sự đều qua đi. Chỉ có Chúa mới là quan trọng nhất, chỉ có Chúa mới là Tuyệt Đối. Do đó chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của mình.
Chúa Giêsu đã lập lại lời kêu gọi đó, khi trả lời cho người thông luật muốn hỏi trong các giới răn điều nào quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất.
2. Yêu tha nhân như chính mình.
Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa. Còn hơn thế nữa, yêu tha nhân chính là yêu Chúa. Vì Chúa đã tự đồng hóa với con người, với những người bé nhỏ nhất trong xã hội. Điều này chính Chúa Giêsu đã công khai minh định: “Ta bảo thật, mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Thành ra hai giới răn chỉ là một. Đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một giới răn.Thánh Gioan quả quyết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Ðấng mà họ không thấy" (1Ga 4,20); "Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn ở trong bóng tối”(1Ga 2,9).
Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.
Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật.
Lề luật của Chúa cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc nệ luật.Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. Vì "Yêu mến là chu toàn lề luật" (Rm 13,10).
3. Việc làm của Đức tin là Đức ái.
Thánh Giacôbê nói một câu bất hủ: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). “Việc làm” mà Thánh Tông Đồ nói đến là thực hành bác ái. Thánh Phaolô ca ngợi đức mến: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).
Đức tin và Đức mến liên hệ mật thiết với nhau.
Đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Đức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. "Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy" (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Đó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Được đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi "trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ" (2 Pr 3,13; x. Kh 21,1). (x.Porta Fidei, Số 14).
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN nói về mối liên hệ đức tin và đức mến: Cách riêng, trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đức tin của người Công Giáo cần được thể hiện qua việc thực thi bác ái. Đức Tin và Đức Mến cần đến nhau và hỗ trợ cho nhau: “Chính đức Tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thôi thúc chúng ta chạy đến phục vụ Chúa mỗi khi Người trở thành người thân cận của chúng ta trên nẻo đường cuộc sống”. Được Lời Chúa soi sáng và tình yêu Chúa thấm nhập trong suy nghĩ cũng như hành động, chúng ta sẽ trở nên những chứng tá đáng tin trong xã hội ngày nay. (Số 7).
Dưới ánh sáng Lời Chúa Giêsu, tình yêu là mực thước đức tin, và đức tin là linh hồn của tình yêu. Chúng ta không còn có thể tách biệt đời sống tôn giáo ra khỏi việc phục vụ anh em, những người anh em cụ thể mà chúng ta gặp. Chúng ta không còn có thể tách biệt kinh nguyện, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong các bí tích, khỏi sự lắng nghe tha nhân, gần gũi cuộc sống của họ, nhất là những vết thương của họ.
Luật mới của Chúa Giêsu chính là mức độ hoàn hảo nhất của Mười Điều Răn. Đoạn cuối của kinh Mười Điều Răn: “Mười điều răn ấy tóm về hai nầy mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.”
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con: mến Chúa yêu người là điều răn quan trọng nhất, xin cho con biết sống và liên lỉ thực hành giới răn này trong đời sống thường ngày của con.
Tóm Về Hai Điều Này Mà Nhớ
Kinh Mười Điều Răn có câu kết: "Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà nhớ: Trước kính mến một Thiên Chúa trên hết mọi sự; Sau lại yêu người như mình ta vậy.Amen".
Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc trao đổi giữa nhóm tiến sĩ luật và Chúa Giêsu về hai điều răn trong Cựu Ước như sau:
Khi một người thông luật hỏi Chúa Giêsu: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?”. Chúa Giêsu trả lời: “Giới răn quan trọng nhất chính là: Thiên Chúa chúng ta là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn ấy”. Ông kinh sư hoàn toàn đồng ý với Người và còn thêm lời bình: “Đó là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Chúa Giêsu được một lần sảng khoái vì gặp một ông kinh sư thân thiện với mình, Người khích lệ: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!”. Tại sao lại không còn xa? Bởi vì, Nước Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu đang ở trước mặt ông!
Chúa Giêsu kết hợp hai điều răn trong Cựu Ước (Đnl 6,4-5 và Lv 19,18) thành một điều răn duy nhất là Yêu Thương. Chúa Giêsu đã nối kết giới răn mến Chúa trong kinh Shema ở sách Đệ nhị luật với giới răn yêu thương người thân cận trong sách Lêvi.Cái độc đáo trong câu trả lời của Chúa Giêsu chính là sự liên kết chặt chẽ hai giới luật này với nhau.
“Mến Chúa, yêu người” là nét độc đáo nhất của Kitô giáo. Hai giới luật tạo thành một toàn thể bất khả phân ly và là hai nguyên lý nền tảng của tất cả đạo đức học. Tin Mừng của Chúa Giêsu muốn loan truyền đến mọi người là tình yêu thương. Khi công bố giới luật yêu thương, Chúa Giêsu cũng nêu gương thực hiện giới luật ấy để chúng ta thấy sáng lên tình yêu cứu độ và gặp được những điểm nhấn mà bắt chước thực hành.
1. Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Thiên Chúa là chủ tể trời đất. Ngài dựng nên muôn loài muôn vật. Ngài là nguồn mạch sự sống và là cùng đích của muôn loài muôn vật.
Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái. Cho nên người tín hữu yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Thiên Chúa là quan trọng nhất của con người.
Thực tế ở đời có rất nhiều điều quan trọng, tuỳ ở hoàn cảnh và tuỳ ở từng người. Nhưng nếu điều gì cũng quan trọng nhất thì cuối cùng chẳng có gì là nhất cả, mọi sự đều tương đối. Mọi sự đều tương đối, nhưng mọi sự đều quan trọng, kể cả niềm tin tôn giáo, kể cả Chúa. Đó là não trạng của con người thời nay, là cám dỗ của thời đại.
Người tin Chúa và theo Chúa, cũng có người nghĩ như vậy: tiền quan trọng, mà Chúa cũng quan trọng. Có những người khá hơn, trên lý thuyết vẫn cho Chúa là quan trọng nhất, nhưng trong thực tế có những lúc tiền bạc, tình yêu và thành công ở đời cũng quan trọng như Chúa.
Nhiều người nghĩ rằng ở thế gian này không có gì là duy nhất, kể cả những điều loài người thường cho là cao quý như là chân thiện mỹ chẳng hạn. Có những điều đối với người này là chân lý, đối với người kia lại là sai lầm; đối với người này là tốt, đối người kia là không; đối với một số người là đẹp, đối với những người khác là xấu. Không có gì tuyệt đối ở trần gian. Cám dỗ tương đối hoá mọi sự là cám dỗ lớn nhất của thời đại chúng ta. Cám dỗ này rất nguy hiểm. Dễ sa ngã vì con người không muốn bị ràng buộc và hướng chiều về hưởng thụ.
Thế gian không có gì là duy nhất, không có gì là tuyệt đối.
Thiên Chúa là Siêu Việt, là Vĩnh Hằng. Mọi sự đều qua đi. Chỉ có Chúa mới là quan trọng nhất, chỉ có Chúa mới là Tuyệt Đối. Do đó chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của mình.
Chúa Giêsu đã lập lại lời kêu gọi đó, khi trả lời cho người thông luật muốn hỏi trong các giới răn điều nào quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất.
2. Yêu tha nhân như chính mình.
Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa. Còn hơn thế nữa, yêu tha nhân chính là yêu Chúa. Vì Chúa đã tự đồng hóa với con người, với những người bé nhỏ nhất trong xã hội. Điều này chính Chúa Giêsu đã công khai minh định: “Ta bảo thật, mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Thành ra hai giới răn chỉ là một. Đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một giới răn.Thánh Gioan quả quyết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Ðấng mà họ không thấy" (1Ga 4,20); "Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn ở trong bóng tối”(1Ga 2,9).
Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.
Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật.
Lề luật của Chúa cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc nệ luật.Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. Vì "Yêu mến là chu toàn lề luật" (Rm 13,10).
3. Việc làm của Đức tin là Đức ái.
Thánh Giacôbê nói một câu bất hủ: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). “Việc làm” mà Thánh Tông Đồ nói đến là thực hành bác ái. Thánh Phaolô ca ngợi đức mến: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).
Đức tin và Đức mến liên hệ mật thiết với nhau.
Đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Đức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. "Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy" (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Đó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Được đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi "trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ" (2 Pr 3,13; x. Kh 21,1). (x.Porta Fidei, Số 14).
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN nói về mối liên hệ đức tin và đức mến: Cách riêng, trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đức tin của người Công Giáo cần được thể hiện qua việc thực thi bác ái. Đức Tin và Đức Mến cần đến nhau và hỗ trợ cho nhau: “Chính đức Tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thôi thúc chúng ta chạy đến phục vụ Chúa mỗi khi Người trở thành người thân cận của chúng ta trên nẻo đường cuộc sống”. Được Lời Chúa soi sáng và tình yêu Chúa thấm nhập trong suy nghĩ cũng như hành động, chúng ta sẽ trở nên những chứng tá đáng tin trong xã hội ngày nay. (Số 7).
Dưới ánh sáng Lời Chúa Giêsu, tình yêu là mực thước đức tin, và đức tin là linh hồn của tình yêu. Chúng ta không còn có thể tách biệt đời sống tôn giáo ra khỏi việc phục vụ anh em, những người anh em cụ thể mà chúng ta gặp. Chúng ta không còn có thể tách biệt kinh nguyện, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong các bí tích, khỏi sự lắng nghe tha nhân, gần gũi cuộc sống của họ, nhất là những vết thương của họ.
Luật mới của Chúa Giêsu chính là mức độ hoàn hảo nhất của Mười Điều Răn. Đoạn cuối của kinh Mười Điều Răn: “Mười điều răn ấy tóm về hai nầy mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.”
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con: mến Chúa yêu người là điều răn quan trọng nhất, xin cho con biết sống và liên lỉ thực hành giới răn này trong đời sống thường ngày của con.
Kinh sợ: Ma quỷ gõ phone, nhắn tin, ném đồ. Đức Tổng Giám Mục âu lo: Họ xoa mình một cái, là sắp thọi mình một cú
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:20 30/10/2021
1. Đức Hồng Y Sri Lanka cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ tình đoàn kết với Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka trong nỗ lực tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của các vụ đánh bom vào hôm Chúa Nhật Lễ Phục sinh năm 2019.
Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Colombo cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi cho tôi một lá thư viết tay của ngài bằng tiếng Ý hỏi xem Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka yêu cầu Đức Giáo Hoàng nên có hành động gì liên quan đến cuộc điều tra vụ tấn công vào Chúa Nhật Phục sinh”.
Đức Hồng Y đã mô tả nội dung của bức thư trong cuộc họp trực tuyến ngày 24 tháng 10 về các cuộc điều tra do Diễn đàn Công lý Sri Lanka có trụ sở tại Úc, tổ chức nhằm ủng hộ việc đòi công lý cho các nạn nhân của vụ tấn công.
Đức Giáo Hoàng hứa sẽ chú ý theo dõi các diễn biến, cầu nguyện cho người dân Sri Lanka và mở rộng sự hỗ trợ cho tất cả những người tìm kiếm công lý.
“Như các bạn đã biết, Đức Thánh Cha nhận thức được tình hình và rất ủng hộ chúng tôi,” Đức Hồng Y Ranjith nói thêm.
Đức Hồng Y đọc các đoạn trích từ bức thư trong đó Đức Giáo Hoàng nói rằng “tình hình làm cho tôi rất buồn.”
“Tôi hứa sẽ cầu nguyện nhiều hơn và luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì anh chị em thấy cần thiết. Ngày mai tôi sẽ nói chuyện với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về việc này”, bức thư viết.
“Tôi nhớ rằng trong những ngày đó Đức Hồng Y đã can đảm như thế nào để ngăn chặn bất kỳ sự trả thù nào của các Kitô Hữu và Đức Hồng Y đã cùng với các lãnh tụ của cộng đồng Hồi giáo đến gặp họ để họ có thể chứng kiến tình bạn giữa các tôn giáo. Tôi không quên tấm gương mục tử này. Xin hãy tin tưởng vào tôi và cho biết điều gì tốt nhất nên được thực hiện từ đây”, Đức Giáo Hoàng viết.
Đức Hồng Y Ranjith nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng với tiến độ điều tra của các cơ quan thực thi pháp luật đối với vụ tấn công và nỗ lực của chính phủ nhằm phá hoại các cuộc điều tra này.
Người Sri Lanka ở hải ngoại đã tổ chức các cuộc biểu tình, chẳng hạn trong các chuyến thăm cấp nhà nước gần đây của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa khi ông tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Thành phố New York và trong chuyến công du Ý của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa. Các cuộc biểu tình tập trung vào việc thiếu công lý cho các nạn nhân của vụ khủng bố ngày 21 tháng 4 năm 2019, tại hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn, khiến hơn 300 người chết và hàng trăm người khác bị thương.
Các quan chức Công Giáo ở Sri Lanka đã nhiều lần tìm kiếm sự minh bạch trong các cuộc điều tra và quy trình xét xử liên quan đến các vụ tấn công. Đức Hồng Y Ranjith trước đó đã thông báo cho Vatican về những lo ngại của Giáo Hội địa phương và đã được bảo đảm rằng vấn đề sẽ được nêu ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva.
Source:Crux
2. Ma quỷ gõ trên điện thoại và ném chén dĩa. Tường thuật của nhà trừ tà
Đức Ông Stephen Rossetti là phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua tại giáo phận Syracuse, Hoa Kỳ. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài vừa có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #160: A Wild, Dark Week”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 160. Một tuần lễ đầy những kinh hoàng và tối tăm”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đó là một tuần kinh hoàng, tăm tối...
Đầu tiên, khi bắt đầu một buổi cầu nguyện, một người đau khổ nhận được một tin nhắn từ mụ phù thủy đang hành hạ anh ta. Bà ta nhắn tin một cách mỉa mai: “Tôi đã sẵn sàng cho buổi cầu nguyện. Thần của tôi cũng sẵn sàng”. Bà ta biết thời điểm chính xác mà chúng tôi sẽ bắt đầu, đó là điều mà con người không thể làm được. Những con quỷ đã cho bà ta kiến thức huyền bí này. Bà ta đang cố gắng làm chúng tôi sợ hãi và hành hạ chúng tôi, để cho thấy rằng bà ta và vị thần của bà ấy có quyền lực và trên cơ chúng tôi.
Thứ hai, trong tuần lễ này, một trong những người nhạy cảm thiêng liêng có năng khiếu của chúng tôi đã tham gia vào một nỗ lực thánh thiện nhằm đe dọa ma quỷ. Vì vậy, trước mắt cô, chúng cầm chiếc đĩa sứ của cô và ném nó ngang qua căn phòng. Nó bị vỡ thành nhiều mảnh khi đập vào tường. Những con quỷ đang khẳng định sức mạnh của chúng và cố gắng khiến cô ấy sợ hãi, và phải phục tùng.
Thứ ba, giữa một trong những trường hợp căng thẳng nhất của chúng tôi, nhóm của chúng tôi nhận được một tin nhắn ma quỷ dài thoòng. Thông điệp có những lời chế nhạo tiêu biểu của ma quỷ: “Bạn không thể giúp cô ấy; Bạn đã thất bại; Bạn tưởng tượng rằng bạn là người công bình và kính sợ Chúa... thực sự sẽ không đi đến đâu; Cô ấy sẽ chết vào cuối tháng này.”
Một người bạn của nạn nhân đang ở trong phòng và nhìn thấy chiếc điện thoại trên bàn một mình. Anh ta nói rằng nó đã gõ văn bản mà không có bất kỳ người nào ở gần. Những con quỷ một lần nữa cố gắng đưa ra quan điểm của chúng: chúng trên cơ chúng tôi và chúng tôi nên sợ chúng.
Đập bát đĩa. Quỷ nhắn tin. Phù thủy chửi bới. Đó là một tuần kinh hoàng và tăm tối. Nhưng trong mỗi trường hợp, các thành viên trong nhóm tràn đầy đức tin của chúng tôi tiếp tục thực hiện sứ vụ của họ, không hề nao núng trước những mối đe dọa của ma quỷ. Họ tràn đầy tin tưởng vào Chúa Phục Sinh. Tôi thật may mắn khi được ở bên những người can đảm như vậy.
Source:Catholic Exorcism
3. Kinh nghiệm của một Tổng Giám Mục với bọn cầm quyền: Họ xoa mình một cái, là để chuẩn bị thọi mình một cú
Trong một diễn biến quan trọng, Thủ tướng Narendra Modi dự kiến sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Vatican vào hôm thứ Sáu, trước khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 kéo dài hai ngày ở Rôma. Tuy nhiên, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một Tổng giám mục Công Giáo Ấn Độ đã lên tiếng cảnh giác anh chị em giáo dân chớ có vội mừng. Kinh nghiệm cho thấy, khi họ xoa mình một cái, là họ đang chuẩn bị thọi mình một cú.
Ngài đặc biệt đề cập đến một cuộc khảo sát do chính quyền Ấn Độ đề xuất liên quan đến các nhà truyền giáo Kitô và nơi thờ tự của họ.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của Bangalore đã đưa ra một tuyên bố trước các báo cáo của giới truyền thông rằng chính quyền bang Karnataka, phía tây nam Ấn Độ, dự định thực hiện một cuộc khảo sát trong khi cân nhắc xem có nên thông qua luật chống cải đạo hay không.
“Chúng tôi coi cuộc khảo sát này là vô ích và không cần thiết”. Đức Tổng Giám Mục nói.
“Trên thực tế, trong bối cảnh các câu chuyện cải đạo hoang đường và tình cảm chống đối các tôn giáo đang được hô hào, việc thực hiện những cuộc điều tra như vậy là rất nguy hiểm.”
“Với cuộc khảo sát này, các nơi thờ phượng của cộng đồng chúng tôi cũng như các mục tử, tu sĩ nam nữ, và anh chị em chúng tôi sẽ được xác định, khoanh vùng và có thể bị nhắm mục tiêu không công bằng. Chúng tôi đã nghe nói về những biến cố lẻ tẻ như vậy ở phía bắc và ở Karnataka.”
Tám trong số 29 bang của Ấn Độ đã thông qua luật chống cải đạo, nhằm ngăn chặn việc chuyển từ Ấn Độ giáo sang các tôn giáo thiểu số bằng “vũ lực” hoặc “xúi giục”.
Theo điều tra dân số năm 2011, Kitô Hữu chiếm 2.3% dân số Ấn Độ, sau Ấn Độ giáo (79.8%) và Hồi giáo (14.2%).
Riêng tại bang Karnataka trong dân số 64 triệu người, 84% là người theo Ấn Giáo, 13% theo đạo Hồi và chỉ có 2% theo Kitô Giáo.
Đức Tổng Giám Mục Machado, người chịu trách nhiệm chăm sóc một đàn chiên 400,000 tín hữu, nhấn mạnh rằng Giáo Hội đã luôn phản đối “những cuộc cải đạo cưỡng bức, gian lận và bị xúi giục”.
Ngài nói thêm rằng cộng đồng Công Giáo tuân thủ Hiến pháp “tối cao và thiêng liêng” của Ấn Độ.
Vị tổng giám mục 67 tuổi kết luận: “Cộng đồng Kitô hữu yêu nước, tuân thủ luật pháp và muốn hết lòng phục vụ những người nghèo khổ và bị áp bức trong đất nước. Chúng tôi cần sự hỗ trợ và khuyến khích từ chính phủ”.
Source:Catholic News Agency
Cháy lớn nơi có cộng đoàn Việt Nam đông đảo. Đức Giáo Hoàng khuyên các nữ tu đừng trở thành bà cô không chồng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:35 30/10/2021
1. Hỏa hoạn làm thiệt hại văn phòng Giáo xứ Công Giáo St. Charles Borromeo ở Tacoma - chưa rõ nguyên nhân
Theo Sở Cứu hỏa Tacoma, một vụ hỏa hoạn đã gây ra thiệt hại đáng kể cho một tòa nhà được dùng làm văn phòng Giáo xứ Công Giáo St. Charles Borromeo vào sáng Chúa Nhật. Lính cứu hỏa đã được điều động đến khu nhà 7100 South 12 Street ngay trước 5 giờ sáng. Chỉ huy phó cảnh sát cứu hỏa Kris Johnson cho biết nhà thờ và một trường học gần đó không bị thiệt hại. Các nhân viên cứu hỏa ban đầu tấn công ngọn lửa từ bên trong văn phòng, nhưng khi đám cháy lớn dần và trở nên mất an toàn, các nhân viên đã di tản khỏi tòa nhà và chiến đấu với ngọn lửa từ bên ngoài.
Johnson cho biết không có ai bị thương tích. Nguyên nhân của vụ cháy đang được điều tra. Johnson đã mô tả văn phòng như một tòa nhà hình chữ U. “Tôi không chắc liệu họ có thể cứu một phần của nó hay không,” anh nói. “Đã có thiệt hại đáng kể cho một phần rất lớn của tòa nhà.”
Các nguồn tin từ giáo xứ cho rằng đây là một vụ cố ý phá hoại. Làn sóng tấn công vào các tài sản của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ dường như không có chiều hướng thay đổi. Một báo cáo gần đây của Hội đồng Giám mục Công Giáo về 95 vụ tấn công xảy ra trên 29 tiểu bang kể từ tháng 5 năm 2020. Các vụ tấn công này bao gồm đốt phá, phá hoại các bức tượng, làm hư hại các nhà thờ và trong một số trường hợp, có âm mưu giết người.
Các con số tiếp tục tăng với một tốc độ không hề suy giảm. Vào tháng 7, National Catholic Register báo cáo số vụ tấn công là 75. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 9, Tờ Washington Post báo cáo số vụ là 93. Chỉ trong ba ngày kể từ bài báo của tờ báo này, USCCB đã ghi nhận thêm hai trường hợp phá hoại khác. Theo báo cáo mới nhất của USCCB được công bố hôm 14 tháng 10, số vụ phá hoại đã lên đến 105 vụ. Nếu tính luôn vụ này thì là 106 vụ.
Source:The News Tribune
2. Đức Giáo Hoàng khuyên các nữ tu phải cẩn thận đừng trở thành những bà cô không chồng
Vị Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên trong lịch sử đã có mặt tại Tổng Tu Nghị của Dòng Nữ Salêsiêng đang nhóm họp tại Rôma. Trong diễn từ với các nữ tu, Đức Thánh Cha kêu gọi các nữ tu hãy cảnh giác với một “tinh thần thế gian” do ma quỷ gieo rắc. Điều đó có thể khiến các sơ trở thành “zitelle”, tiếng Ý, nghĩa là “bà cô không chồng”.
“Đừng quên rằng điều xấu xa nhất có thể xảy ra trong Giáo Hội là sự trần tục hóa tâm linh,” Đức Phanxicô nói trước buổi họp của các Nữ Tử Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, hay còn được gọi là Nữ tu Salêdiêng Don Bosco.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi cho rằng điều đó có vẻ còn tệ hơn một tội lỗi, bởi vì sự trần tục hóa tâm linh là một tinh thần rất tế nhị chiếm mất vị trí của việc công bố Lời Chúa, chiếm mất vị trí của đức tin, chiếm mất vị trí của Chúa Thánh Thần”.
Trích dẫn lời của linh mục dòng Tên quá cố Henri de Lubac, Đức Giáo Hoàng lập luận rằng ma quỷ xâm nhập vào các tu viện qua con đường này, “không dùng vũ lực xông vào” nhưng lặng lẽ xâm nhập như một con “ác quỷ lịch sự”, mà những người sống trong tu viện thậm chí không nhận ra nó.
“Những người đã từ bỏ mọi thứ, từ bỏ hôn nhân, từ bỏ con cái, gia đình… và cuối cùng trở thành 'những bà cô không chồng', xin thứ lỗi cho tôi, ý tôi muốn nói, là bận tâm đến những chuyện nhỏ mọn thế gian”. Ngài nói thêm rằng các tu sĩ sa vào những cám dỗ như vậy khi họ nói xấu nhau, chỉ trỏ, tung tin đồn, hoặc quá chú trọng vào “địa vị” tôn giáo của họ, tin rằng điều đó khiến họ vượt trội hơn những người khác.
“Thay vì là những phụ nữ được thánh hiến cho Thiên Chúa, họ trở thành 'những mệnh phụ lịch sự'“. Ngài kêu gọi các nữ tu hãy tập trung vào việc truyền giáo, khắc kỷ và khoan dung lẫn nhau, bởi vì “cần rất nhiều sự sám hối để bao dung lẫn nhau” khi sống trong cộng đồng.
Ngài nhấn mạnh rằng “tinh thần thế gian” không chỉ chuyện muốn có một chiếc điện thoại mới hay một kỳ nghỉ ở bãi biển, nó là những gì khiến lòng chúng ta không còn là “chốn bình yên”.
Phát biểu trong Tổng Tu Nghị thứ 24 của các nữ tu Salêdiêng, Đức Phanxicô cũng khuyến khích các sơ “trung thành một cách sáng tạo với đặc sủng” của đấng sáng lập, đó không phải là “một thánh tích nhồi bông” mà là “một thực tại sống động”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh “sự cần thiết phải phát triển các cộng đồng đan xen với các mối quan hệ giữa các thế hệ, giữa các nền văn hóa, huynh đệ,” và kêu gọi cộng đồng “không bao giờ cách ly người già”, và nói rằng “nhiệm vụ của người trẻ là phải bảo vệ người già, học hỏi từ họ, để đối thoại với họ”.
Source:Crux
3. Do Thái vinh danh Đức Hồng Y Tisserant, Thủ thư Vatican, là người công chính giữa các dân nước vì đã nỗ lực anh dũng để cứu người Do Thái
Đức Hồng Y Eugene Tisserant là một thủ thư của Tòa Thánh biết hơn 10 ngôn ngữ. Ngài đã là cố vấn của nhiều vị giáo hoàng, và giữ các chức vụ quan trọng trong Giáo triều Rôma.
Sau một thời gian nghiên cứu, hôm 23 tháng 10, Yad Vashem, Trung tâm Tưởng niệm biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã, tuyên bố rằng Đức Hồng Y xứng đáng được ghi nhận là người công chính giữa các dân nước vì đã giúp nhiều người Do Thái thoát khỏi cuộc đàn áp ở Âu Châu. Trung tâm có trụ sở tại Giêrusalem đã tưởng nhớ vị Hồng Y và hai cộng sự viên của ngài là những “người công chính giữa các dân nước” trong một buổi lễ vào một ngày sau đó.
Yad Vashem được Israel thành lập với mục đích giáo dục về biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã, hàng triệu nạn nhân và thủ phạm của nó. Trung tâm đã công nhận khoảng 28,000 người từ hơn 50 quốc gia là những “người công chính giữa các dân nước”, những người không phải là người Do Thái đã cứu người Do Thái trong biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã bất chấp các rủi ro rất lớn đối với chính họ.
Đặc biệt, Yad Vashem kể lại vai trò của Đức Hồng Y Tisserant trong việc trợ giúp Miron Lerner, người được sinh ra từ những người nhập cư Do Thái ở Paris vào năm 1927 nhưng mồ côi vào năm 1937 cùng với em gái Rivka.
Năm 1941, hai anh em của họ đến Ý cùng với những người tị nạn Do Thái khác. Lerner tìm được sự giúp đỡ từ Cha Pierre-Marie Benoît và những người khác thuộc nhóm cứu người Do Thái. Vị linh mục và các cộng tác viên của ngài làm việc từ tu viện Phanxicô Capuchin trên đường Via Sicilia ở Rôma. Cha Benoît được ghi nhận là người đã giúp cứu khoảng 4,000 người Do Thái và được Yad Vashem vinh danh vào năm 1966.
Tuy nhiên, công việc của ngài đã bị lộ trong chiến tranh và ngài buộc phải chạy trốn khỏi Rôma, trong khi Lerner trú ẩn trong một tu viện. Sau khi một linh mục khác viết thư cho Đức Hồng Y Tisserant về hoàn cảnh của Lerner, vị Hồng Y đã gặp cậu bé Do Thái trẻ tuổi tại văn phòng của ngài bên ngoài Vatican.
Khi Lerner nói với Đức Hồng Y rằng cậu bé là người Do Thái, Đức Hồng Y trả lời: “Điều đó không liên quan. Ta có thể làm gì cho con?”
Đức Hồng Y Tisserant đã giúp cậu bé tìm nơi ẩn náu với François De Vial, một nhà ngoại giao Pháp tại Tòa thánh.
Sau đó, ngài đưa Lerner đến một tu viện nhỏ ở Vatican. Sau thời gian một tháng, đầu năm 1944, vị Hồng Y lại chuyển Lerner đến một tu viện gần Nhà thờ Thánh Louis của người Pháp ở Rôma. Cha André Bouquin, là bề trên của tu viện này, đã chứa chấp Lerner cho đến khi Rôma được giải phóng vào mùa hè năm 1944. Lerner đã có thể đoàn tụ với em gái của mình ở Paris.
Yad Vashem tuyên bố cả ông De Vial và Cha Bouquin là những “người công chính giữa các dân nước” cùng với Đức Hồng Y Tisserant. Nhưng sự anh hùng của vị Hồng Y đã cứu được nhiều người hơn thế.
Đức Hồng Y Tisserant được thụ phong linh mục tại Giáo phận Nancy, miền đông bắc nước Pháp, vào năm 1907 ở tuổi 23. Ngài học ở Giêrusalem và nhiều trường Pháp khác, thông thạo 11 thứ tiếng: không chỉ tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Anh mà còn cả tiếng Nga, Tiếng Do Thái, tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư, tiếng Syria, tiếng Assyria và tiếng Ethiopia.
Ngài phục vụ trong Quân đội Pháp hồi Thế chiến thứ nhất. Sau một thời gian phục vụ trong Thư viện Vatican với tư cách là trợ lý thư viện, và người quản lý, Đức Piô 11 đã bổ nhiệm ngài làm Thư ký Thánh bộ các Giáo Hội Đông phương.
Năm 1936, ở tuổi 52, ngài được Đức Hồng Y Eugenio Pacelli, lúc bấy giờ là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tấn phong giám mục. Sau này, Đức Hồng Y Eugenio Pacelli trở thành Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12. Cùng năm đó, Đức Piô 11 tấn phong Hồng Y cho ngài, và bổ nhiệm ngài làm chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, một vị trí mà ngài sẽ giữ trong hơn 30 năm.
Năm 1939, luật chủng tộc được ban hành ở Ý dẫn đến việc sa thải Guido Mendes, người đứng đầu một bệnh viện Do Thái ở Rôma. Để đáp lại, Đức Hồng Y Tisserant đã trao tặng cho Mendes một Huân chương Danh dự từ Bộ các Giáo Hội Đông phương, “rõ ràng là thách thức chính phủ,” Yad Vashem nói. Vị Hồng Y sau đó đã làm việc để bảo đảm giấy chứng nhận nhập cư cho Mendes và gia đình của ông được sang Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y cũng đã tìm cách xin thị thực nhập cảnh của Brazil cho Giáo sĩ Do Thái Nathan Cassuto.
Ngài đã giúp nhà ngôn ngữ Do Thái và thẳng thắn chống phát xít Giorgio Levi Della Vida định cư tại Mỹ, nơi ông này đã trải qua chiến tranh thế chiến thứ hai với tư cách là giáo sư tại Đại học Pennsylvania.
Đức Hồng Y Tisserant tiếp tục phục vụ Giáo Hội một thời gian dài sau chiến tranh. Trong nhiều năm, ngài là một trong số ít người không phải là người Ý trong Giáo triều Rôma.
Từ năm 1957 đến năm 1971, Đức Hồng Y Tisserant là Thủ thư của Thư viện Vatican và Giám đốc Văn khố mật Vatican. Ngài đã được ghi nhận với việc hiện đại hóa các hoạt động thư viện ở đó.
Ngài được chọn là thành viên của Viện Hàn lâm Pháp năm 1961 và nhận bằng danh dự của nhiều trường đại học, bao gồm Đại học Princeton, Đại học Fordham, và Đại học Duquesne.
Đức Hồng Y Tisserant qua đời tại Rôma vào ngày 22 tháng 2 năm 1972, ở tuổi 87.
Source:Catholic News Agency
Tin Vui: ĐTC bổ nhiệm tân Giám Mục cho Việt Nam. Thánh lễ phong chức linh mục cho Giám Mục Anh Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:04 30/10/2021
1. Tin Vui: Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám Mục cho Việt Nam
Trong thông báo đưa ra hôm 30 tháng 10, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như sau:
Bổ nhiệm Giám mục Phó giáo phận Bắc Ninh Việt Nam
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Linh mục Giuse Đỗ Quang Khang, hiện là Giáo sư kiêm Khoa trưởng Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, làm Giám mục Phó Giáo phận Bắc Ninh (Việt Nam).
Sơ yếu lý lịch
BẢN THÂN. Đức Cha Giuse Đỗ Quang Khang sinh ngày 7 tháng 11 năm 1965 tại Thủ Đức, thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Từ năm 1993 đến năm 1999, ngài học triết học và thần học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse. Từ năm 2001 đến năm 2006, ngài hoàn thành chương trình Thần học Kinh thánh tại Học Viện Công Giáo Toulouse bên Pháp, lấy bằng Thạc sĩ. Từ năm 2006 đến năm 2010, ngài học tại Học viện Kinh thánh Giáo hoàng ở Rôma, lấy Bằng Kinh thánh.
Ngài được thụ phong linh mục ngày 30 tháng 6 năm 1999 tại Tổng giáo phận Sài Gòn.
Ngài đã từng đảm nhiệm các chức vụ: Linh mục Phụ tá Chợ Đũi (1999-2001) và từ năm 2010 đến nay là Khoa trưởng tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, Giáo sư Kinh thánh và Kinh thánh Hy Lạp tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn và tại Học viện Công Giáo Việt Nam.
Source:Holy See Press Office
2. Một khoảnh khắc của niềm vui lớn: Đức Hồng Y Anh quốc phong chức linh mục cho cựu giám mục Anh giáo
Hôm thứ Bảy 30 tháng 10, Đức Hồng Y Vincent Nichols của Anh quốc đã phong chức linh mục Công Giáo cho một cựu giám mục Anh giáo.
Đức Tổng Giám Mục của Westminster đã mô tả lễ phong chức cho Tiến sĩ Michael Nazir-Ali trong thánh lễ ngày 30 tháng 10 tại Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Thánh Grêgôriô, ở Warwick Street, London, là “một khoảnh khắc của niềm vui lớn”.
“Giáo hội trông cậy và tin tưởng vào hiệu quả của thừa tác vụ được truyền chức. Vì vậy, đó là lý do tại sao việc truyền chức này là một khoảnh khắc của niềm vui lớn,” Đức Hồng Y nói trong bài giảng của ngài tại Thánh lễ được truyền trực tiếp.
“Đó là khoảnh khắc mà chúng tôi cầu xin Chúa tác động đến anh, Michael, để anh hoàn toàn tham gia vào sứ vụ được truyền chức của Giáo Hội Công Giáo. Như lời cầu nguyện mà chúng tôi vừa dâng lên, ở đây chúng ta tìm cách xây dựng dựa trên kết quả của sứ vụ linh mục mà anh đã trung thành thực hiện trong nhiều năm nay”.
Cha Nazir-Ali, nguyên là giám mục Anh giáo của Rochester, đã hiệp thông trọn vẹn với Rôma trong một lễ nghi tại Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham vào ngày 29 tháng 9.
Sắc lệnh thành lập Giáo hạt Tòng nhân do Đức Bênêđíctô XVI công bố vào năm 2011 dành cho các nhóm cựu Anh giáo muốn gia nhập Công Giáo trong khi vẫn muốn giữ các di sản Phụng Vụ truyền thống của họ.
Tiến sĩ Nazir-Ali, năm nay 72 tuổi, là người thường xuyên xuất hiện bên cạnh Nữ Hoàng Anh, từng được coi là ứng viên sáng giá cho chức vụ Tổng Giám Mục Canterbury, nghĩa là Giáo Chủ lãnh đạo tinh thần của 85 triệu tín đồ Anh giáo trên thế giới.
Hai ngày trước khi được thụ phong linh mục, vị cựu Giám Mục Anh Giáo đã được Đức Tổng Giám Mục Kevin McDonald, là Tổng Giám Mục hiệu tòa của Southwark, tấn phong làm phó tế Công Giáo vào ngày 28 tháng 10.
“Đối với anh, Michael, cuộc hành trình này thực sự rất phong phú, về phương diện địa lý, về hành trình học hỏi, cầu nguyện, thừa tác vụ và quyết định của anh,” Đức Hồng Y Nichols nói.
“Chúng tôi chào đón anh nồng nhiệt nhất vào ngày này, đặc biệt là anh đã được tham gia một cách rất độc đáo vào Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham.”
Cha Nazir-Ali sinh năm 1949 tại Karachi, Pakistan và theo học tại các trường Công Giáo. Ngài có cả một nền tảng gia đình Kitô Giáo và cả Hồi giáo, đồng thời có quốc tịch Anh và Pakistan.
Ngài được phong chức linh mục Anh giáo năm 1976, làm việc tại Karachi và Lahore. Ngài trở thành cha sở nhà thờ chính tòa Anh Giáo Lahore và được phong làm giám mục tiên khởi của Raiwind ở Tây Punjab.
Tiến Sĩ Nazir-Ali đã được bổ nhiệm làm giám mục Rochester, đông nam nước Anh, vào năm 1994.
Tiến Sĩ Nazir-Ali đã kết hôn và có hai con, ngài từng là thành viên của Hạ viện, và Thượng viện Anh, từ năm 1999.
Ngài tham gia giai đoạn hai của Ủy ban Quốc tế Anh giáo và Công Giáo và là thành viên của Ủy ban về Hiệp nhất và Truyền giáo của Công Giáo Anh giáo.
Năm 2002, giới truyền thông Vương quốc Anh xác định ngài là một trong những ứng cử viên sáng giá để kế nhiệm vị Tổng giám mục sắp nghỉ hưu của Canterbury, là Tiến sĩ George Carey. Vào thời điểm đó, ngài là mục tiêu của một chiến dịch bôi nhọ phân biệt chủng tộc, nhưng vẫn đứng vững trong chức vụ giám mục của Rochester.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Nichols đã phản ánh về “hai đặc điểm chính của Giáo hội: sự gắn kết với nhau và sứ mệnh của Giáo Hội”. Ngài nhấn mạnh rằng cả hai tính chất này đều không “dễ thực hành và duy trì”.
“Thật vậy, chúng ta đọc trong Công vụ Tông đồ, những vấn đề thực tế đầu tiên xuất hiện ngay lập tức đối với Giáo hội tiên khởi. Đầu tiên: làm thế nào để thay thế Giuđa, người mà trái tim đã bị sự tham lam chế ngự hoàn toàn?” vị Hồng Y 75 tuổi nói.
“Không phải vô cớ mà những lời đầu tiên được nói ra về vấn đề này là lời của Thánh Phêrô, mang tính quyết định dẫn đến đường lối phải thực hiện. Sứ vụ Phêrô là một phần của ân sủng được ban cho Giáo hội để duy trì sự gắn kết trong cuộc sống và hành động của mình”.
“Sứ vụ của Giáo Hội cũng đòi hỏi như thế. Chúng ta đọc trong sách Công vụ Tông đồ rằng sau sự kiện trọng đại của Lễ Ngũ tuần, khi sứ mệnh của Giáo hội bùng nổ, chính Thánh Phêrô đã 'đứng lên cùng với Mười Một Tông đồ và lớn tiếng nói với đám đông (Cv 2:14). Thách thức đối với sứ mệnh của Giáo Hội đã rõ ràng, vì đám đông đó bao gồm những người 'từ mọi quốc gia dưới thiên đàng.'
“Vì vậy, sứ mệnh của chúng ta luôn được định hình bởi sự giao thoa giữa niềm vui của chân lý Phúc Âm với lịch sử và văn hóa của những người mà Phúc Âm đang được rao giảng. Và sự năng động đó cũng đến dưới sự hướng dẫn của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và những người xung quanh ngài, và nên một với ngài, trong sứ vụ chăn dắt”.
Nhìn về phía Nazir-Ali, ngài nói thêm: “Michael, anh có rất nhiều kinh nghiệm về phương diện này và tôi tin tưởng rằng sự hiểu biết và học hỏi của anh sẽ làm phong phú thêm sứ mệnh này, từ bên trong sự thống nhất hữu hình của Giáo Hội Công Giáo.”
Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Thánh Grêgôriô là nhà thờ trung tâm của Giáo hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham.
Đức Cha Keith Newton, lãnh đạo của giáo hạt, có trụ sở tại giáo xứ này, đã tham dự Thánh lễ, với sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley của Birmingham, cũng như ba giám mục Anh giáo.
Phát biểu cuối Thánh lễ, Đức Cha Newton nói: “Tôi xin chúc mừng Cha Michael được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi đặc biệt hoan nghênh bạn đến với Giáo hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham".
Source:Catholic News Agency
3. Tiến Sĩ George Weigel: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những người Công Giáo xa đàn, và Hiệp Thông Thánh Thể
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hôm 20 tháng 9, ông đã có một bài nhận định nhan đề “Pope Francis, ‘Estranged’ Catholics, and Holy Communion”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những người Công Giáo “xa đàn”, và Hiệp Thông Thánh Thể”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chính xác. Và đó là thực tế chính yếu của Giáo Hội khi các nhà lãnh đạo chính trị Công Giáo cố tình thúc đẩy phá thai theo yêu cầu — giống như khi các quan chức Công Giáo từ chối chấm dứt tệ phân biệt đối xử đối với các trường học Công Giáo trong khu vực pháp lý của họ. Trong cả hai trường hợp, những người được đề cập, bằng hành động của họ phủ nhận một chân lý thiết yếu của đức tin Công Giáo: đó là phẩm giá bất khả nhượng của mỗi con người. Hành động của họ công khai tuyên bố rằng họ không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội.
Đó là thực tế khách quan; nó không phải là một phán xét về lỗi lầm chủ quan hoặc tình trạng đạo đức của một công chức nhất định. Không một thừa tác viên Rước Lễ nào có thể biết chắc chắn rằng viên chức đó đang ở trong tình trạng mắc tội trọng khi người đó đến gần bàn thờ để lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Viên chức được đề cập có thể không được dạy giáo lý đến nơi đến chốn, hoặc thiếu hiểu biết một cách bất khả kháng, hoặc bị suy giảm khả năng nhận thức. Nhưng tình trạng đạo đức chủ quan của chính trị gia ủng hộ phá thai – liệu người này có đang trong tình trạng mắc trọng tội hay không - không phải là mấu chốt của vấn đề. Và vấn đề rước lễ của các chính trị gia Công Giáo thúc đẩy phá thai không nên được đóng khung trong những thuật ngữ đó.
Điều mà thừa tác viên bí tích Thánh Thể có thể biết, vì không thể nào mà lại không biết, đó là khi quan chức Công Giáo ấy quảng bá điều mà Đức Giáo Hoàng, trong cùng cuộc họp báo đó, gọi là “thảm sát” những đứa trẻ chưa chào đời, thì quan chức ấy, một cách khách quan, đang trong tình trạng xa lánh Giáo Hội một cách nghiêm trọng, bất kể tình trạng đạo đức cá nhân hay tình trạng giáo luật của người đó. Những người xa lánh Giáo Hội nghiêm trọng vẫn là thành viên của Giáo Hội vì lý do họ đã chịu phép Rửa Tội. Nhưng họ không nên hành động như thể họ đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.
Cuộc thảo luận này hầu như chỉ tập trung vào các giám mục, linh mục, và các thừa tác viên bí tích Thánh Thể từ chối trao Mình Thánh Chúa cho các chính trị gia ương ngạnh. Đó cũng là một tiêu điểm sai, ít nhất là lúc ban đầu. Những người không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội — những người, bằng những hành động công khai của mình, đã chứng tỏ họ khước từ một chân lý thiết yếu của đức tin Công Giáo — nên có sự liêm chính để đừng lên rước Thánh Thể. Gánh nặng giữ luật đầu tiên thuộc về những con người đó.
Tuy nhiên, công nhận điều này không có nghĩa là các mục tử không có nghĩa vụ; hoàn toàn ngược lại. Như Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói, nghĩa vụ đầu tiên của các mục tử là cố gắng giúp những người Công Giáo lạc đàn một cách khách quan này - những người “tạm thời bên ngoài cộng đồng,” như lời Đức Giáo Hoàng nói - hiểu được sự thật về hoàn cảnh của họ: rằng họ không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội và không nên hành động trong Thánh lễ như thể họ đang làm. Nếu sau khi có sự hướng dẫn thích hợp được thực hiện với lòng bác ái và sự minh bạch, mà người Công Giáo xa đàn một cách khách quan này vẫn tiếp tục, bằng những hành động công khai, bác bỏ một số chân lý xác định bản sắc một người Công Giáo, thì một mục tử có tinh thần trách nhiệm phải có nghĩa vụ hướng dẫn người đó không được lên Rước Lễ. Vì như các giám mục của Mỹ Châu Latinh, do vị giáo hoàng tương lai lãnh đạo, đã nói vào năm 2007, các quan chức công quyền khuyến khích “tội ác nghiêm trọng” chống lại sự sống “không thể rước lễ”.
Nói một cách cụ thể: Tôi không có cách nào biết liệu Tổng thống Biden, Chủ tịch Hạ Viện Pelosi, và các quan chức Công Giáo khác đang tích cực thúc đẩy việc phá thai có đang ở trong tình trạng mắc tội trọng hay không. Nhiều yếu tố liên quan đến việc phạm tội trọng. Điều tôi biết — bởi vì Tổng thống Biden, Chủ tịch Hạ viện Pelosi, và những quan chức Công Giáo tích cực cổ vũ cho việc phá thai theo yêu cầu đã nói với tôi như vậy bằng hành động của họ — là những con người này, về mặt khách quan, không ở trong tình trạng hiệp thông với Giáo Hội. Sự xa cách đó, mượn thuật ngữ của Đức Giáo Hoàng, là mức độ nghiêm trọng đến nỗi họ không nên bước lên Rước lễ.
Rước Thánh Thể không chỉ là một biểu hiện của lòng đạo đức cá nhân. Đó là một tuyên bố về sự hiệp thông trọn vẹn của một người với Giáo Hội. Làm rõ điều đó, bằng cách hướng dẫn nếu có thể và hành động kỷ luật nếu cần, là một nghĩa vụ mục vụ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đó không phải là một hình phạt.” Đó cũng không phải là “vũ khí hóa” Bí tích Thánh Thể. Đó là lời kêu gọi người xa cách Giáo Hội hoán cải sâu sắc hơn cho Chúa Kitô. Đó là điều mà những mục tử tốt phải làm.
Source:First Things