Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm lễ các thánh nam nữ
Lm. Anthony Trung Thành
09:45 29/10/2016
Suy Niệm LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
Ngày lễ kính các thánh nam nữ hôm nay là một ngày lễ vui: Vui vì có vô số những người đi trước chúng ta đang được hưởng hạnh phúc với Chúa trên Thiên đàng. Sách Khải huyền cho chúng ta biết: "Tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng”(Kh 7,9). Vui vì trong số các thánh có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người đã từng sống với chúng ta. Ngày lễ hôm nay cũng là một ngày lễ tràn đầy hy vọng: Hy vọng vì chúng ta biết được rằng, Thiên đàng là đích điểm của mỗi người chúng ta; hy vọng vì các thánh cũng là những người như chúng ta nhưng các ngài đã vượt qua được những bất toàn trong cuộc sống, đặc biệt các ngài đã vượt qua được những đau khổ như sách Khải Huyền cho biết: Các ngài “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên" (Kh 7,14). Nhưng mừng ngày lễ kính các thánh hôm nay chúng ta không chỉ dừng lại ở niềm vui, niềm vinh dự hay niềm hy vọng suông, mà chúng ta cần phải noi gương các thánh để thực hiện lời mời gọi của Thiên Chúa: “Hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh”(Lv 11,45).
Thật vậy, nên thánh là bổn phận của mỗi người kitô hữu. Nhưng làm thế nào để nên thánh? Có nhiều cách để nên thánh:
Có những người nên thánh vì họ đã thực hiện trọn vẹn cả Tám Mối Phúc Thật mà chúng ta vừa nghe qua bài Tin mừng hôm nay. Nhưng cũng có những người nên thánh chỉ thực hiện một trong tám mối phúc thật đó: Có những người nên thánh vì biết sống tinh thần nghèo khó; có những người nên thánh vì biết sống hiền lành; có những người nên thánh vì nhận ra tội lỗi của mình xúc phạm đến Thiên Chúa và anh chị em mình nên họ lo buồn khóc lóc xin Chúa tha thứ; có những người nên thánh vì họ khát khao trở nên công chính, thánh thiện; có những người nên thánh vì biết xót thương người; có những người nên thánh vì biết xây dựng hòa bình; có những người nên thánh vì biết sống trong sạch; có những người nên thánh vì biết chấp nhận những đau khổ vì sự công chính, vì sự thật, vì Chúa và vì anh chị em mình.
Có những người nên thánh vì họ chấp nhận đi qua con đường hẹp. Tin mừng cho chúng ta biết, trên con đường đi lên Giêrusalem, có người hỏi Đức Giêsu: “Phải chăng chỉ có một số ít được rỗi?” (Lc 13,23). Đức Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi đó, nhưng Ngài mời gọi mọi người: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”(Lc 13,24). Đi qua cửa hẹp là đi qua con đường đau khổ, con đường thập giá. Chính Đức Giêsu đã đi qua con đường đau khổ rồi mới tới vinh quang Phục Sinh: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Lc 9,22). Ngài cũng mời gọi mỗi người chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mỗi ngày mà theo” (Lc, 9,23). Như vậy, để nên thánh, để được hưởng sự sống vĩnh cửu phải đi qua cong đường hẹp, con đường đau khổ. Trong bài đọc thứ nhất, Thánh Gioan cũng cho chúng ta biết, những người trên Thiên đàng “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến”(x. Kh 7,14).
Có những người nên thánh trong đời sống gia đình. Có những người nên thánh trong bậc sống tu trì, dâng hiến. Có những người nên thánh ngay tại những nơi mình làm việc. Họ nên thánh khi biết chu toàn bổn phận trong vui tươi: Bổn phận làm người kitô hữu; bổn phận làm Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ; bổn phận của người làm cha, làm chồng, làm mẹ, làm vợ, làm con cái; bổn phận của học sinh, sinh viên, nhà giáo, bác sỹ, công nhân…Bổn phận đó có khi rất nặng nhọc nhưng có khi cũng chỉ là những công việc nhỏ nhặt hằng ngày. Họ là những người đã thực hành lời đề nghị thật đơn giản của Đức Hồng Y Newman sau đây: “Trước hết, hãy đi ngủ theo đúng giờ đã định và hãy ngủ dậy theo đúng giờ đã định; khi đọc kinh, dự lễ, hãy làm cho sốt sắng, đừng cố ý lo ra; lòng trí đừng suy nghĩ những điều xấu xa dơ bẩn; khi ăn, khi uống, hay khi làm bất cứ việc gì, hãy làm vì lòng yêu Chúa và làm cho sáng danh Chúa; cố gắng năng nguyện gẫm vắn tắt; tối đến, xét mình trước khi đi ngủ.”
Có những người nên thánh khi giữ được trọn vẹn chiếc áo trắng ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Họ xa tránh tội lỗi. Họ chống trả được ba thù: ma quỷ, thế gian, xác thịt. Họ không bao giờ phạm một tội nặng hay tội nhẹ cố tình nào. Họ thà chết chứ không phạm tội mất lòng Chúa. Như Thánh Vịnh 24, 4 cho biết: “Đó là kẻ tay sạch lòng thanh, chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối.”
Có những người nên thánh vì biết nhận ra tội lỗi của mình và quyết tâm thống hối ăn năn trở về với Chúa. Đó là Thánh Phêrô đã nên thánh sau khi chối Chúa ba lần; đó là Thánh Phaolô đã nên thánh sau khi bắt bớ, giết chết các kitô hữu; đó là Thánh Mathêu đã nên thánh sau khi làm nghề thu thuế; đó là Thánh Augustinô đã nên thánh sau một cuộc sống ăn chơi trác táng…và biết bao nhiêu người đã có quá khứ tội lỗi nhưng nên thánh nhờ biết thống hối ăn năn trở về với Chúa và làm hòa với anh chị em mình. Đây là con đường nên thánh của đa số nhân loại, vì “không vị thánh nào mà không có quá khứ, không tội nhân nào mà không có tương lai.”
Tóm lại, có nhiều con đường nên thánh. Nên thánh là nên giống Chúa. Để được nên giống Chúa phải đi con đường mà Chúa đã vạch ra và các Thánh đã đi qua: đó là con đường của Tám Mối Phúc Thật, con đường hẹp, biết chu toàn bổn phận, con đường trong trắng vô tội và nếu mắc tội thì phải biết thống hối ăn năn.
Để thêm động lực nên thánh, chúng ta cùng nhau nghe câu chuyện sau đây: Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ Stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi.” Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.
Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (Saint).”
Lạy Chúa, chúng con là kẻ tội lỗi, nhưng được Chúa mời gọi nên Thánh. Xin cho mọi người chúng con biết thực hiện những giáo huấn mà Chúa truyền dạy, đồng thời bắt chước gương các Thánh để chu toàn bổn phận nên thánh mọi ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày lễ kính các thánh nam nữ hôm nay là một ngày lễ vui: Vui vì có vô số những người đi trước chúng ta đang được hưởng hạnh phúc với Chúa trên Thiên đàng. Sách Khải huyền cho chúng ta biết: "Tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng”(Kh 7,9). Vui vì trong số các thánh có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người đã từng sống với chúng ta. Ngày lễ hôm nay cũng là một ngày lễ tràn đầy hy vọng: Hy vọng vì chúng ta biết được rằng, Thiên đàng là đích điểm của mỗi người chúng ta; hy vọng vì các thánh cũng là những người như chúng ta nhưng các ngài đã vượt qua được những bất toàn trong cuộc sống, đặc biệt các ngài đã vượt qua được những đau khổ như sách Khải Huyền cho biết: Các ngài “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên" (Kh 7,14). Nhưng mừng ngày lễ kính các thánh hôm nay chúng ta không chỉ dừng lại ở niềm vui, niềm vinh dự hay niềm hy vọng suông, mà chúng ta cần phải noi gương các thánh để thực hiện lời mời gọi của Thiên Chúa: “Hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh”(Lv 11,45).
Thật vậy, nên thánh là bổn phận của mỗi người kitô hữu. Nhưng làm thế nào để nên thánh? Có nhiều cách để nên thánh:
Có những người nên thánh vì họ đã thực hiện trọn vẹn cả Tám Mối Phúc Thật mà chúng ta vừa nghe qua bài Tin mừng hôm nay. Nhưng cũng có những người nên thánh chỉ thực hiện một trong tám mối phúc thật đó: Có những người nên thánh vì biết sống tinh thần nghèo khó; có những người nên thánh vì biết sống hiền lành; có những người nên thánh vì nhận ra tội lỗi của mình xúc phạm đến Thiên Chúa và anh chị em mình nên họ lo buồn khóc lóc xin Chúa tha thứ; có những người nên thánh vì họ khát khao trở nên công chính, thánh thiện; có những người nên thánh vì biết xót thương người; có những người nên thánh vì biết xây dựng hòa bình; có những người nên thánh vì biết sống trong sạch; có những người nên thánh vì biết chấp nhận những đau khổ vì sự công chính, vì sự thật, vì Chúa và vì anh chị em mình.
Có những người nên thánh vì họ chấp nhận đi qua con đường hẹp. Tin mừng cho chúng ta biết, trên con đường đi lên Giêrusalem, có người hỏi Đức Giêsu: “Phải chăng chỉ có một số ít được rỗi?” (Lc 13,23). Đức Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi đó, nhưng Ngài mời gọi mọi người: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”(Lc 13,24). Đi qua cửa hẹp là đi qua con đường đau khổ, con đường thập giá. Chính Đức Giêsu đã đi qua con đường đau khổ rồi mới tới vinh quang Phục Sinh: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Lc 9,22). Ngài cũng mời gọi mỗi người chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mỗi ngày mà theo” (Lc, 9,23). Như vậy, để nên thánh, để được hưởng sự sống vĩnh cửu phải đi qua cong đường hẹp, con đường đau khổ. Trong bài đọc thứ nhất, Thánh Gioan cũng cho chúng ta biết, những người trên Thiên đàng “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến”(x. Kh 7,14).
Có những người nên thánh trong đời sống gia đình. Có những người nên thánh trong bậc sống tu trì, dâng hiến. Có những người nên thánh ngay tại những nơi mình làm việc. Họ nên thánh khi biết chu toàn bổn phận trong vui tươi: Bổn phận làm người kitô hữu; bổn phận làm Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ; bổn phận của người làm cha, làm chồng, làm mẹ, làm vợ, làm con cái; bổn phận của học sinh, sinh viên, nhà giáo, bác sỹ, công nhân…Bổn phận đó có khi rất nặng nhọc nhưng có khi cũng chỉ là những công việc nhỏ nhặt hằng ngày. Họ là những người đã thực hành lời đề nghị thật đơn giản của Đức Hồng Y Newman sau đây: “Trước hết, hãy đi ngủ theo đúng giờ đã định và hãy ngủ dậy theo đúng giờ đã định; khi đọc kinh, dự lễ, hãy làm cho sốt sắng, đừng cố ý lo ra; lòng trí đừng suy nghĩ những điều xấu xa dơ bẩn; khi ăn, khi uống, hay khi làm bất cứ việc gì, hãy làm vì lòng yêu Chúa và làm cho sáng danh Chúa; cố gắng năng nguyện gẫm vắn tắt; tối đến, xét mình trước khi đi ngủ.”
Có những người nên thánh khi giữ được trọn vẹn chiếc áo trắng ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Họ xa tránh tội lỗi. Họ chống trả được ba thù: ma quỷ, thế gian, xác thịt. Họ không bao giờ phạm một tội nặng hay tội nhẹ cố tình nào. Họ thà chết chứ không phạm tội mất lòng Chúa. Như Thánh Vịnh 24, 4 cho biết: “Đó là kẻ tay sạch lòng thanh, chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối.”
Có những người nên thánh vì biết nhận ra tội lỗi của mình và quyết tâm thống hối ăn năn trở về với Chúa. Đó là Thánh Phêrô đã nên thánh sau khi chối Chúa ba lần; đó là Thánh Phaolô đã nên thánh sau khi bắt bớ, giết chết các kitô hữu; đó là Thánh Mathêu đã nên thánh sau khi làm nghề thu thuế; đó là Thánh Augustinô đã nên thánh sau một cuộc sống ăn chơi trác táng…và biết bao nhiêu người đã có quá khứ tội lỗi nhưng nên thánh nhờ biết thống hối ăn năn trở về với Chúa và làm hòa với anh chị em mình. Đây là con đường nên thánh của đa số nhân loại, vì “không vị thánh nào mà không có quá khứ, không tội nhân nào mà không có tương lai.”
Tóm lại, có nhiều con đường nên thánh. Nên thánh là nên giống Chúa. Để được nên giống Chúa phải đi con đường mà Chúa đã vạch ra và các Thánh đã đi qua: đó là con đường của Tám Mối Phúc Thật, con đường hẹp, biết chu toàn bổn phận, con đường trong trắng vô tội và nếu mắc tội thì phải biết thống hối ăn năn.
Để thêm động lực nên thánh, chúng ta cùng nhau nghe câu chuyện sau đây: Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ Stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi.” Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.
Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (Saint).”
Lạy Chúa, chúng con là kẻ tội lỗi, nhưng được Chúa mời gọi nên Thánh. Xin cho mọi người chúng con biết thực hiện những giáo huấn mà Chúa truyền dạy, đồng thời bắt chước gương các Thánh để chu toàn bổn phận nên thánh mọi ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ơn cứ độ nâng Giakêu lên tầm cao mới
Lm. Đaminh Hương Quất
09:55 29/10/2016
“Ơn cứu độ đến nhà Giakeu’ (Lc 19, 10).
Giakêu- người thu thuế
Kẻ cộng tác với ngoại bang,
góp tay bán nước.
Nghề thu thuế tai tiếng… ô uế!...
Giakêu- người tội lỗi
Bị đồng hương khinh chê,
nhìn bằng nửa con ngươi…
Tuyệt giao.
Tôn giáo cáo vạ tuyệt thông
Ai giao tiếp vạ lây….
Giakêu lùn,
Cả tầm vóc, cả con tim.
Nhưng trong con người tội lỗi ấy,
Gian tham, nhỏ nhen ấ
Nguồn Thiện - Chân vẫn đang trực chảy,
Mơ ước hòa giải cộng đồng vẫn nỗi khắc khoải.
Sự vô tâm,
Việc vô tình,
cái nhìn thành kiến
Có thể làm chúng sinh
biến người tội lỗi thêm tội lỗi
Càng làm ông lún sâu
thêm vũng bùn lầy nhơ,
hôi thối.
Thế mà,
Chẳng một lời mời
(mà Giakeu có muốn mời cũng không dám),
Chẳng quen biết,
Đấng Thánh đã đề nghị vào nhà ông!...
Niềm vui vỡ òa,
Hạnh phúc trào dâng…
Giấc mơ chẳng dám ước mong...
như Nắng Hồng hừng đông,
ập đến !...
Ông vội mở cửa đón Đấng Thánh.
Gia- kêu...
Giờ đây dáng vóc ông vẫn lùn
Nhưng gặp được Đấng Thánh Giêsu,
Trái tim ông đã vút cao,
Nở rộ quảng đại.
“Sám hối’ bước đầu cho trái tim triển nở,
Cửa hy vọng rộng mở,
Tầm vóc,
Vươn cao sánh với trăng sao.
Lạy Chúa Giêsu,
Hằng ngày con vẫn gặp Chúa trong Hy tế Tạ ơn,
Rước Người vào nhà tâm hồn
Mà sao con vẫn chưa cảm nghiệm được Đấng Thánh,
Chưa phát lộ niềm vui vì được ơn tha thứ
Chưa có sức đẩy quảng đại dấn thân ???
Xin cho con một lần ‘biết Chúa’
Để rồi con ‘biết con’
Một lần để bước ngoặc trọn đời
Cảm nếm lòng Chúa xót thương: Tin Mừng cứu độ
Lm. Đaminh Hương Quất
Muốn Sống Đời Đời Hãy Ăn Bánh Giêsu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:57 29/10/2016
Lễ Nhất – Ngày Lễ Các Linh Hồn
Muốn Sống Đời Đời Hãy Ăn Bánh Giêsu
(Ga 6, 51 – 59)
Con người sinh ra là để sống, để vươn lên. Ai trong chúng ta cũng đều có một mơ ước một khát vọng riêng cho mình, cho dù đó là mơ ước nhỏ hay to, cao xa hay thấp hèn. Nếu con người sống mà không có mơ ước thì chỉ như một cỗ máy. Khát vọng vươn lên đó chính là mục đích sống của con người. Niềm tin Kitô giáo dạy cho chúng biết, con người có xác có hồn, có đời này và đời sau. Vì thế, ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc ở đời tạm thế này, người tín hữu phải đạt được sự sống đời đời mai sau nữa. Nhưng đâu là bí quyết để sống trường sinh là một câu hỏi lớn ?
Khởi đi từ việc thấy đám đông dân chúng theo mình, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống họ, sống đời tạm này. Từ của ăn vật chất nuôi sống thể các, Chúa gợi lên nơi lòng họ sự khát vọng tìm kiếm thay vì của ăn hay hư nát, thì tìm kiếm của ăn thiêng liêng, lương thực trường tồn, lương thực ấy là chính Chúa Giêsu (x. Ga 6). Thế là khát vọng sống trường sinh nổi lên trong họ, Chúa mạc khải luôn cho họ: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51).
Ngày xưa Chúa Giêsu gọi mời những người Do thái, ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy đến mà ăn Bánh Giêsu. Nếu chúng ta muốn sống trường sinh, thì đây là cơ hội tốt để có được mầm sống ấy. Hãy đến gặp Chúa Giêsu và đón nhận Người, bởi chính Người : "Là Bánh Hằng Sống … ai ăn … sẽ được sống đời đời" (Ga 6,51).
Sự sống đời đời, tự chúng ta không thể có được, phải cậy nhờ vào Thiên Chúa là Đấng làm cho sống, là nguồn mạch sự sống. Vì thế, chúng ta thật hạnh phúc khi được mời gọi ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu để được sống đời đời (x.Ga 6, 54). Hơn nữa còn được Chúa đến cắm lều ngay nơi lòng chúng ta: "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy" (Ga 6, 56).
Chúa Giêsu khẳng định, Người là bánh bởi trời xuống, Người đến làm no thỏa cái đói, cái khát, nhất là lấp đầy khát vọng lớn nhất của con người mọi nơi mọi thời là trường sinh bất tử.
Nếu như trong sa mạc xưa kia, Manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, lương thực cứu đói tạm thời, thì nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức, đủ nghị lực vượt qua trần thế về tới quê trời hưởng phúc vinh quang. Chẳng có gì chân thật và an ủi hơn cho những linh hồn khát khao nên thánh.
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm qua, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt qua không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc của Thiên Chúa. Khi chiếm ngắm các ngài, chúng ta có thêm động lực để phấn đấu hầu lấp đầy khát vọng làm thánh của chúng ta.
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là sự sống trường sinh, ẩn mình trong Bí tích Thánh Thể, và siêng năng lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa để được sống đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Nhì – Ngày Lễ Các Linh Hồn
Xin Nhớ Đến Con Cùng
(Luca 23, 33. 39-43)
Mọi tạo vật đều muốn mình được nhớ đến
Có một loài hoa tên là Lưu ly có màu tím, màu trắng, xanh hoặc vàng tuyệt đẹp, người ta hay hái để tặng nhau. Các cô thiếu nữ thường gọi tên hoa là " xin đừng quên em ", còn các chàng trai một mực khăng khăng gọi Lưu ly là "xin đừng quên anh". Cho dù gọi hoa theo tên nào thì đây cũng là một loại hoa luôn luôn gợi nhớ một niềm thương cảm mênh mông, một kỷ niệm sâu xa thầm lặng không quên được.
Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối, hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai tần ngần ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái hoa. Cô nhoài người ra bờ suối hái mấy nhành hoa đẹp, chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu và gọi với "Xin đừng quên em".
Còn theo một truyền thuyết Công Giáo, ngày nọ, Thiên Chúa đi ngang qua vườn địa đàng sau khi sáng tạo ra thế giới muôn loài. Người bỗng chú ý đến một bông hoa nhỏ và hỏi nó tên gì. Bông hoa ngượng ngùng thì thầm : "Thưa Chúa, con sợ rằng con đã bị lãng quên mất rồi ạ". Thiên Chúa ôn tồn trả lời : "Uh, Ta sẽ không bao giờ quên con".
Chúng ta thấy, chẳng những con người luôn mong mình được người khác nhớ đến, mà cả loài hoa cũng muốn mình không bị lãng quên.
Giáo Hội lữ hành nhớ đến Giáo Hội khổ đau
Sau khi đã cử hành lễ vinh quang và danh dự của Giáo Hội Khải Hoàn (Các Thánh), Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta hôm nay đặc biệt nhớ đến đến và cầu nguyện cho Giáo Hội Khổ Đau : những tâm hồn tội lỗi đang ở trong thời gian thanh luyện đang rất cần sự nhớ đến và lời cầu nguyện, lễ hy sinh, việc đền tội của chúng ta, để họ nhanh chóng được giảm bớt hình phạt hiện tại, được thứ tha tội lỗi mà giờ đây họ không làm được gì cho chính mình.
Hôm nay không phải là ngày buồn và tang tóc : nhưng là ngày Giáo Hội là Mẹ năn nỉ nài van cùng Thiên Chúa cho con cái mình đã qua đời còn đang bị giam cầm nơi Luyện Tội chờ ngày thanh luyện cho đủ sớm được giải thoát. Vì thế, Giáo Hội kêu lên : "Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn... "
Xin nhớ đến con cùng
Trong khi tất cả những người khác nói với Chúa Giêsu một cách khinh miệt : "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa!" (Lc 23, 39). Thì người trộm lành đã phạm bao lỗi lầm trong cuộc sống, cuối cùng lại sám hối, níu lấy Chúa Giêsu đang chịu đóng đinh và cầu xin : "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi" (Lc 23, 42). Chính vì anh xin Chúa một đặc ân là nhớ đến anh, nên Chúa Giêsu hứa với anh : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43).
Chúa Giêsu là Con Một Chúa Cha, chỉ nói lời tha thứ, chứ không nói lời kết án; và khi con người biết can đảm xin ơn tha thứ, Chúa không bao giờ bỏ rơi lời cầu xin ấy. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao : lời ấy nói với chúng ta rằng, ơn Chúa bao giờ cũng phong phú hơn lời cầu xin. Người rất quảng đại, luôn ban cho nhiều hơn điều con người cầu xin.
Ngày lễ nhớ cầu cho các linh hồn tổ tiên, các đấng, các bậc, ông bà cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã qua đời hôm nay gợi lên cho chúng ta về sự nhớ thương và đừng quên những người đã khuất. Khi dâng lễ giỗ cầu cho người thân, chúng ta như nhắc nhớ Chúa : "Lạy Chúa… người thân yêu này, chúng con không thể quên, lẽ nào Chúa lại không nhớ đến” (Lời nguyện nhập lễ giỗ - Ngoài Mùa Phục Sinh SLRM tr. 1005). Và trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, chúng ta vẫn xin Chúa : "Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người..."
Hôm nay, chúng ta nhớ tới tất cả mọi người, kể cả những người không ai nhớ tới. Chúng ta nhớ tới các nạn nhân của chiến tranh và bạo lực; các "trẻ em" trên thế giới bị đói khát và bần cùng đè bẹp; những người vô danh đã yên nghỉ; các anh chị em bị giết vì là kitô hữu; và biết bao nhiêu người đã hy sinh mạng sống để phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa cách đặc biệt những người đã lìa bỏ chúng ta trong năm nay và xin Chúa nhớ đến họ và thương cho họ được hưởng ánh sáng tôn nhan.
Giờ đây, Thánh lễ là sự trợ giúp tinh thần tốt nhất mà chúng ta có thể ban tặng cho các linh hồn, đặc biệt các linh hồn bị bỏ rơi. Như Công Ðồng Chung Vaticăng II đã nhấn mạnh: "Giáo Hội lữ hành trên trần gian ý thức đựơc sự hiệp thông này của tất cả Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ các thời kỳ đầu của Kitô giáo đã vun trồng với lòng đạo hạnh lớn lao việc tưởng nhớ các người đã qua đời" (LG 50).
Hôm nay chúng ta tưởng nhớ và dâng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ để cầu nguyện cho họ mà thôi, chúng ta còn phải nài xin Chúa thương xót tất cả chúng ta nữa, để chúng ta cũng được đồng hưởng sự sống đời đời, cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, thánh Giuse Bạn Đức Trinh Nữ, các Thánh Tông Ðồ, và toàn thể các Thánh đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại, và cùng với các Ngài, chúng ta được ca ngợi và tôn vinh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa từng phán cùng kẻ trộm lành : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43). Xin Chúa thương nhớ đến những tín hữu đã qua đời còn trong Luyện Tội nơi thiên đàng của Chúa và xin đừng để họ phải trầm luân đời đời trong Hỏa ngục! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Ba – Ngày Lễ Các Linh Hồn
Tin Tưởng và Cậy Trông Vào Thiên Chúa Tình Yêu
(Luca 23, 33. 39-43)
Từ trưa ngày lễ Các Thánh cho đến hôm nay, biết bao nhiêu người đi viếng thăm vườn thánh là “nơi an nghỉ” của những người đã chết chờ ngày sống lại. Chúng ta đi viếng họ với niềm tin yêu, dừng lại bên mộ của những người đã yêu thương và làm điều tốt cho chúng ta trong sự cậy trông, phó thác họ cho lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa Tình Yêu.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho những người chết trong khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, săn sóc phần mộ và nhất là dâng lễ Misa nại vào Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã tạo dựng, hy sinh và cứu chuộc chúng ta, nay lại dùng tình yêu mà thanh luyện những người đã qua đời và sớm cho họ được hưởng tôn nhan Chúa.
Tin vào Thiên Chúa Tình Yêu
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Thiên Chúa đã yêu con người bằng một tình yêu hào phóng khi tạo dựng con người, ban cho con người những hồng ân bên trong và bên ngoài; Ngài cũng đã yêu chúng ta với một tình yêu khổ đau để cứu chuộc ta, khi nghĩ ra cách hủy diệt chính mình, chịu đau đớn nhất, để minh chứng cho ta thấy: “Tình Yêu là bản chất của Thiên Chúa”.
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : Nhã Điển đem đến cho chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều gì? Thánh Phêrô trả lời: Tình yêu!
Vâng, Thiên Chúa yêu con người bằng tình yêu hào phóng, mang theo sự tha thứ và nguyện cầu. Thánh Phaolô thốt lên “Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5, 7-8). Con người có thể là kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa mãi mãi không là kẻ thù của con người. Kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cầu cho con người chứng minh tình yêu vô biến ấy (x. Ga 17, 1-26).
Sau khi tôn vinh Chúa Cha (x. Ga 17, 1); cầu nguyện cho các môn đệ (x. Ga 17, 11), và những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa : “Con còn cầu cho tất cả những kẻ, nhờ chúng mà tin vào con (Ga 17, 20-26 ); Người cầu cho chúng ta nên “một” : “Để cả chúng cũng nên một trong Ta” (Ga 17,22). Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thì luôn luôn hiệp nhất, do đó, trong Thiên Chúa không có sự chia rẽ ở đời này, kể cả đời sau nữa.
Hy vọng và cậy trông vào Chúa
Bản chất là Tình yêu, mang trong mình một tình yêu thương xót, thứ tha và cứu chuộc nên Thiên Chúa luôn canh cánh trong lòng, mong sao cho nhân loại được cứu chuộc. Người khẩn cầu tha thiết cùng Thiên Chúa Cha : “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thi Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24). Chúa Giêsu ở đâu? Ở trong tình yêu Chúa Cha, trong lòng Chúa Chúa; ở trong sự thật; ở trong Thánh Ý Chúa Cha; Ở trên Thập Giá và ở trên thiên đàng và Người muốn chúng ta cũng ở với Chúa.
Chính Chúa Cha đã sai Chúa Con đến trần gian để yêu thương con người như Chúa Cha đã yêu thương Chúa Con. Nên trước khi về trời, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Chúa Cha đã yêu thương chúng ta như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Lạy Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, xin cho những người đã qua đời được ở trong tình yêu của Chúa luôn mãi, và cho chúng con ngay từ khi còn ở dưới thế cũng luôn ở trong vòng tay yêu thương của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Nếu như hôm qua, lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca phụng vụ lễ Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt quá những giới hạn của không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng các thánh, những người được coi là diễm phúc ở “đô thành thiên quốc, thành Giêrusalem trên trời là mẹ của chúng ta” (Tiền tụng lễ Các thánh). Thì hôm nay, mùng 02 tháng 11, màu sắc, âm thanh, phụng ca của ngày lễ hướng tâm hồn chúng ta về các thực tại mai hậu, tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời “ những người đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I), ở nơi luyện ngục, để dâng lễ cầu nguyện cho họ.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Chúng ta lo lắng cho những người thân đã qua đời con đang bị giam cầm nơi luyện ngục, chịu khổ đau là phải. Việc những kẻ con sống cần phải làm là đọc kinh cầu nguyện, hy sinh, làm phúc, nhất là xin Lễ Misa cho những người ấy. Điều trên giúp chúng ta hiểu việc chúng ta phải làm cho họ. Dù đang sống cuộc sống dương gian, hay hưởng phúc thiên đàng hoặc đang thanh luyện nơi luyện ngục, tất cả mọi người đều liên đới với nhau trong Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa của tín điều các Thánh Thông Công mà chúng ta tuyên xưng và thực hành.
Đức tin được thể hiện
Một câu hỏi lớn. Hỏi : Các thánh thông công nghĩa là làm sao ?
Thưa. Các thánh ở trên trời cùng các linh hồn ở luyện ngục và các bổn đạo dưới đất đều thông công với nhau. Các bổn đạo tôn kính cầu xin các thánh, và các thánh cầu bầu cho các bổn đạo trước mặt Đức Chúa Trời. Các bổn đạo dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn ở luyện ngục, mà khi các linh hồn ấy đã được lên thiên đàng thì cùng cầu bầu cho các bổn đạo nữa. Các bổn đạo có lòng kính mến Đức Chúa Trời cùng thương yêu nhau thì chẳng những lập công cho mình mà lại làm ích cho kẻ khác nữa. (Sách Bổn Hà Nội tr. 39-40)
Những câu bổn căn bản trên giúp chúng ta hiểu tại sao Giáo Hội dành hẳn tháng 11 hàng năm để cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời. Vì niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Nên, cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu của người này liên quan tới người kia nữa. Thế nên, lời cầu nguyện của một người còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ. Vì chúng ta có trách nhiệm phải nhớ đến nhau, cầu nguyện, hy sinh, đền tội thay cho nhau.
Còn tin còn cầu nguyện, còn chia sẽ một Thánh Thể là còn nhớ đến nhau, thuộc về nhau. Tình yêu thương bác ái dành cho các linh hồn trong lúc này chính là lời cầu nguyện, Lễ Misa và sự hy sinh.
Khi cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Giáo Hội hướng về Chúa Kitô phục sinh, Ðấng đã chết và sống lại để cho tất cả chúng được sống lại. Tin vào sự sống lại của thân xác là nhìn nhận rằng sẽ có một chung cục, một cùng đích cho mọi người.
Đức tin không giải thoát những kẻ tin khỏi sự khổ não phải chết, nhưng đức tin sẽ làm êm dịu với hy vọng : “Nếu có buồn sầu vì số phận phải chết… cũng sẽ được ủi an”. (Kinh Tiền Tụng lễ các linh hồn).
Cầu nguyện cho người quá cố, chúng ta không chỉ tưởng nhớ đến những người thân và các tín hữu Kitô. Nhưng còn được mời gọi để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả mọi người quá cố, dù tin hay không tin, dù thuộc về Giáo Hội hay ở ngoài Giáo Hội hữu hình. Với niềm xác tín, Chúa Kitô là trung gian duy nhất và là Đấng Cứu Độ duy nhất, tình thương của Thiên Chúa ôm trọn tất cả mọi người. Do đó những ai không do lỗi của họ mà không biết Tin Mừng của Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa, nhưng thành tâm tìm kiếm Chúa và hành động theo lương tâm của mình nhờ ơn Chúa thúc đẩy, mà thực thi ý muốn của Chúa, họ cũng thuộc về Chúa, cho dẫu chúng ta không thấy và do đó cũng có thể được phần rỗi đời đời. Chỉ một mình Chúa mới biết lòng tin của họ.
Đạo hiếu được thi hành
Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Ðông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người có hiếu, không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng cách thể hiện tấm lòng cụ thể tùy theo trình độ văn minh và phong tục tập quán của mỗi dân tộc mà có những khác biệt.
Ở Việt Nam ta, với triết lý Á Đông vốn đề cao chữ hiếu. Có hai cách báo hiếu: khi cha mẹ còn sống, con cái phải chu cấp đầy đủ những nhu yếu vật chất để cha mẹ được an vui, khi cha mẹ qua đời, con cái phải phụng thờ và thực hiện những di chúc để lại.
Ðây là cơ hội quý báu để những người con hiếu thảo báo đáp phần nào công ơn trời bể của tổ tiên, ông bà, cha mẹ: “Cây có cội, nước có nguồn, Con người có tổ có tông : có cha có me, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu, đạo làm người ấy.
Cũng như muôn tạo vật, con người cũng có cội, có nguồn, có tổ có tông. Họ là những “tiền nhân” đã ra đi trước chúng ta, để lại hậu duệ là chính chúng ta, với ước mong giòng giống của các ngài được trường tồn, đó chính là quy luật “bảo tồn sự sống” mà Thiên Chúa đã thiết lập.
Thảo kính cha mẹ phải phát xuất từ trái tim, thôi thúc lòng người hiếu thảo thấm thía ơn đức cao cả của mẹ cha:
Mẹ cha vất vả nuôi mình
Từ khi trứng nước công trình biết bao.
Làm con phải nhớ công lao,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao
Việc thảo kính cha mẹ không chỉ là việc: con cái trả ơn sinh thành mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng gắn liền với huyết thống, máu mủ, tình thân, hay là một qui định của xã hội mà là một điều răn của Chúa dạy : “Thứ bốn thảo kính cha mẹ”.
Thiên Chúa đã nâng điều răn thứ bốn lên ngang hàng với các điều răn khác ; điều đó chứng tỏ con cái phải hiếu kính đối với cha mẹ đến mức nào. Môisen đã nói “Hãy thảo kính cha mẹ và ai rủa cha mẹ, sẽ phải xử tử”(Mc, 7-13).
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Bên Đông phương người ta đề cao chữ HIẾU và nâng lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
Cùng tột điều thiện, không gì hơn hiếu,
Cùng tột điều ác, không gì hơn bất hiếu (Kinh Nhẫn Nhục)
Không ai có thể phủ nhận được công ơn cha mẹ trong việc sinh thành và dưỡng dục con cái. Thiên Chúa đã dựng nên con người, nhưng không trực tiếp mà phải qua trung gian cha mẹ. Trước tiên, Thiên Chúa dựng nên ông Adam và bà Evà, rồi từ đó con cháu nối tiếp. Đúng là : Người ta có cố có ông,
Như cây có cội như sông có nguồn
Lý thuyết là như thế, nhưng trong ngày nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời (theo sách giáo lý Tân định). Đồng thời, Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm (Ca dao)
Hướng về thực tại mai hậu
Khi cầu nguyện cho những anh chị em tin hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ, cho họ, vì họ mà còn cho chúng ta nữa những người còn sống. Sự ra đi trước của họ, nhắc nhớ chúng ta về một cõi đi về mà ai ai trong chúng ta cũng phải về, đó là quê trời vinh phúc. Trong khi cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời, chúng ta cũng xin Chúa làm cho đức tin vào Con Chúa đã sống lại từ cõi chết được lớn mạnh nơi chúng ta. Nhờ niềm tin vào sự sống đời sau, tin vào Đức Kitô là sự sống lại và là sự sống mà mỗi người chúng ta ngày nay luôn bước tới trong niền hy vọng. Cùng đích của người Kitô hữu là được trở về nhà Cha hưởng vinh phúc. Cùng đích này cũng giúp chúng ta sống cuộc sống hiện tại sao cho thật có ý nghĩa, thật có giá trị, không hổ thẹn là con cháu đáng quí của những người đã khuất, không hổ thẹn là người môn đệ của Đức Kitô, Đấng hằng sống. Hy vọng rằng qua đời này tất cả lại cùng đoàn viên trong nhà Cha trên Trời.
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Chúa đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Muốn Sống Đời Đời Hãy Ăn Bánh Giêsu
(Ga 6, 51 – 59)
Con người sinh ra là để sống, để vươn lên. Ai trong chúng ta cũng đều có một mơ ước một khát vọng riêng cho mình, cho dù đó là mơ ước nhỏ hay to, cao xa hay thấp hèn. Nếu con người sống mà không có mơ ước thì chỉ như một cỗ máy. Khát vọng vươn lên đó chính là mục đích sống của con người. Niềm tin Kitô giáo dạy cho chúng biết, con người có xác có hồn, có đời này và đời sau. Vì thế, ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc ở đời tạm thế này, người tín hữu phải đạt được sự sống đời đời mai sau nữa. Nhưng đâu là bí quyết để sống trường sinh là một câu hỏi lớn ?
Khởi đi từ việc thấy đám đông dân chúng theo mình, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống họ, sống đời tạm này. Từ của ăn vật chất nuôi sống thể các, Chúa gợi lên nơi lòng họ sự khát vọng tìm kiếm thay vì của ăn hay hư nát, thì tìm kiếm của ăn thiêng liêng, lương thực trường tồn, lương thực ấy là chính Chúa Giêsu (x. Ga 6). Thế là khát vọng sống trường sinh nổi lên trong họ, Chúa mạc khải luôn cho họ: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51).
Ngày xưa Chúa Giêsu gọi mời những người Do thái, ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy đến mà ăn Bánh Giêsu. Nếu chúng ta muốn sống trường sinh, thì đây là cơ hội tốt để có được mầm sống ấy. Hãy đến gặp Chúa Giêsu và đón nhận Người, bởi chính Người : "Là Bánh Hằng Sống … ai ăn … sẽ được sống đời đời" (Ga 6,51).
Sự sống đời đời, tự chúng ta không thể có được, phải cậy nhờ vào Thiên Chúa là Đấng làm cho sống, là nguồn mạch sự sống. Vì thế, chúng ta thật hạnh phúc khi được mời gọi ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu để được sống đời đời (x.Ga 6, 54). Hơn nữa còn được Chúa đến cắm lều ngay nơi lòng chúng ta: "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy" (Ga 6, 56).
Chúa Giêsu khẳng định, Người là bánh bởi trời xuống, Người đến làm no thỏa cái đói, cái khát, nhất là lấp đầy khát vọng lớn nhất của con người mọi nơi mọi thời là trường sinh bất tử.
Nếu như trong sa mạc xưa kia, Manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, lương thực cứu đói tạm thời, thì nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức, đủ nghị lực vượt qua trần thế về tới quê trời hưởng phúc vinh quang. Chẳng có gì chân thật và an ủi hơn cho những linh hồn khát khao nên thánh.
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm qua, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt qua không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc của Thiên Chúa. Khi chiếm ngắm các ngài, chúng ta có thêm động lực để phấn đấu hầu lấp đầy khát vọng làm thánh của chúng ta.
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là sự sống trường sinh, ẩn mình trong Bí tích Thánh Thể, và siêng năng lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa để được sống đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Nhì – Ngày Lễ Các Linh Hồn
Xin Nhớ Đến Con Cùng
(Luca 23, 33. 39-43)
Mọi tạo vật đều muốn mình được nhớ đến
Có một loài hoa tên là Lưu ly có màu tím, màu trắng, xanh hoặc vàng tuyệt đẹp, người ta hay hái để tặng nhau. Các cô thiếu nữ thường gọi tên hoa là " xin đừng quên em ", còn các chàng trai một mực khăng khăng gọi Lưu ly là "xin đừng quên anh". Cho dù gọi hoa theo tên nào thì đây cũng là một loại hoa luôn luôn gợi nhớ một niềm thương cảm mênh mông, một kỷ niệm sâu xa thầm lặng không quên được.
Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối, hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai tần ngần ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái hoa. Cô nhoài người ra bờ suối hái mấy nhành hoa đẹp, chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu và gọi với "Xin đừng quên em".
Còn theo một truyền thuyết Công Giáo, ngày nọ, Thiên Chúa đi ngang qua vườn địa đàng sau khi sáng tạo ra thế giới muôn loài. Người bỗng chú ý đến một bông hoa nhỏ và hỏi nó tên gì. Bông hoa ngượng ngùng thì thầm : "Thưa Chúa, con sợ rằng con đã bị lãng quên mất rồi ạ". Thiên Chúa ôn tồn trả lời : "Uh, Ta sẽ không bao giờ quên con".
Chúng ta thấy, chẳng những con người luôn mong mình được người khác nhớ đến, mà cả loài hoa cũng muốn mình không bị lãng quên.
Giáo Hội lữ hành nhớ đến Giáo Hội khổ đau
Sau khi đã cử hành lễ vinh quang và danh dự của Giáo Hội Khải Hoàn (Các Thánh), Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta hôm nay đặc biệt nhớ đến đến và cầu nguyện cho Giáo Hội Khổ Đau : những tâm hồn tội lỗi đang ở trong thời gian thanh luyện đang rất cần sự nhớ đến và lời cầu nguyện, lễ hy sinh, việc đền tội của chúng ta, để họ nhanh chóng được giảm bớt hình phạt hiện tại, được thứ tha tội lỗi mà giờ đây họ không làm được gì cho chính mình.
Hôm nay không phải là ngày buồn và tang tóc : nhưng là ngày Giáo Hội là Mẹ năn nỉ nài van cùng Thiên Chúa cho con cái mình đã qua đời còn đang bị giam cầm nơi Luyện Tội chờ ngày thanh luyện cho đủ sớm được giải thoát. Vì thế, Giáo Hội kêu lên : "Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn... "
Xin nhớ đến con cùng
Trong khi tất cả những người khác nói với Chúa Giêsu một cách khinh miệt : "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa!" (Lc 23, 39). Thì người trộm lành đã phạm bao lỗi lầm trong cuộc sống, cuối cùng lại sám hối, níu lấy Chúa Giêsu đang chịu đóng đinh và cầu xin : "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi" (Lc 23, 42). Chính vì anh xin Chúa một đặc ân là nhớ đến anh, nên Chúa Giêsu hứa với anh : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43).
Chúa Giêsu là Con Một Chúa Cha, chỉ nói lời tha thứ, chứ không nói lời kết án; và khi con người biết can đảm xin ơn tha thứ, Chúa không bao giờ bỏ rơi lời cầu xin ấy. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao : lời ấy nói với chúng ta rằng, ơn Chúa bao giờ cũng phong phú hơn lời cầu xin. Người rất quảng đại, luôn ban cho nhiều hơn điều con người cầu xin.
Ngày lễ nhớ cầu cho các linh hồn tổ tiên, các đấng, các bậc, ông bà cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã qua đời hôm nay gợi lên cho chúng ta về sự nhớ thương và đừng quên những người đã khuất. Khi dâng lễ giỗ cầu cho người thân, chúng ta như nhắc nhớ Chúa : "Lạy Chúa… người thân yêu này, chúng con không thể quên, lẽ nào Chúa lại không nhớ đến” (Lời nguyện nhập lễ giỗ - Ngoài Mùa Phục Sinh SLRM tr. 1005). Và trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, chúng ta vẫn xin Chúa : "Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người..."
Hôm nay, chúng ta nhớ tới tất cả mọi người, kể cả những người không ai nhớ tới. Chúng ta nhớ tới các nạn nhân của chiến tranh và bạo lực; các "trẻ em" trên thế giới bị đói khát và bần cùng đè bẹp; những người vô danh đã yên nghỉ; các anh chị em bị giết vì là kitô hữu; và biết bao nhiêu người đã hy sinh mạng sống để phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa cách đặc biệt những người đã lìa bỏ chúng ta trong năm nay và xin Chúa nhớ đến họ và thương cho họ được hưởng ánh sáng tôn nhan.
Giờ đây, Thánh lễ là sự trợ giúp tinh thần tốt nhất mà chúng ta có thể ban tặng cho các linh hồn, đặc biệt các linh hồn bị bỏ rơi. Như Công Ðồng Chung Vaticăng II đã nhấn mạnh: "Giáo Hội lữ hành trên trần gian ý thức đựơc sự hiệp thông này của tất cả Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ các thời kỳ đầu của Kitô giáo đã vun trồng với lòng đạo hạnh lớn lao việc tưởng nhớ các người đã qua đời" (LG 50).
Hôm nay chúng ta tưởng nhớ và dâng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ để cầu nguyện cho họ mà thôi, chúng ta còn phải nài xin Chúa thương xót tất cả chúng ta nữa, để chúng ta cũng được đồng hưởng sự sống đời đời, cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, thánh Giuse Bạn Đức Trinh Nữ, các Thánh Tông Ðồ, và toàn thể các Thánh đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại, và cùng với các Ngài, chúng ta được ca ngợi và tôn vinh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa từng phán cùng kẻ trộm lành : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43). Xin Chúa thương nhớ đến những tín hữu đã qua đời còn trong Luyện Tội nơi thiên đàng của Chúa và xin đừng để họ phải trầm luân đời đời trong Hỏa ngục! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Ba – Ngày Lễ Các Linh Hồn
Tin Tưởng và Cậy Trông Vào Thiên Chúa Tình Yêu
(Luca 23, 33. 39-43)
Từ trưa ngày lễ Các Thánh cho đến hôm nay, biết bao nhiêu người đi viếng thăm vườn thánh là “nơi an nghỉ” của những người đã chết chờ ngày sống lại. Chúng ta đi viếng họ với niềm tin yêu, dừng lại bên mộ của những người đã yêu thương và làm điều tốt cho chúng ta trong sự cậy trông, phó thác họ cho lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa Tình Yêu.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho những người chết trong khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, săn sóc phần mộ và nhất là dâng lễ Misa nại vào Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã tạo dựng, hy sinh và cứu chuộc chúng ta, nay lại dùng tình yêu mà thanh luyện những người đã qua đời và sớm cho họ được hưởng tôn nhan Chúa.
Tin vào Thiên Chúa Tình Yêu
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Thiên Chúa đã yêu con người bằng một tình yêu hào phóng khi tạo dựng con người, ban cho con người những hồng ân bên trong và bên ngoài; Ngài cũng đã yêu chúng ta với một tình yêu khổ đau để cứu chuộc ta, khi nghĩ ra cách hủy diệt chính mình, chịu đau đớn nhất, để minh chứng cho ta thấy: “Tình Yêu là bản chất của Thiên Chúa”.
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : Nhã Điển đem đến cho chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều gì? Thánh Phêrô trả lời: Tình yêu!
Vâng, Thiên Chúa yêu con người bằng tình yêu hào phóng, mang theo sự tha thứ và nguyện cầu. Thánh Phaolô thốt lên “Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5, 7-8). Con người có thể là kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa mãi mãi không là kẻ thù của con người. Kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cầu cho con người chứng minh tình yêu vô biến ấy (x. Ga 17, 1-26).
Sau khi tôn vinh Chúa Cha (x. Ga 17, 1); cầu nguyện cho các môn đệ (x. Ga 17, 11), và những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa : “Con còn cầu cho tất cả những kẻ, nhờ chúng mà tin vào con (Ga 17, 20-26 ); Người cầu cho chúng ta nên “một” : “Để cả chúng cũng nên một trong Ta” (Ga 17,22). Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thì luôn luôn hiệp nhất, do đó, trong Thiên Chúa không có sự chia rẽ ở đời này, kể cả đời sau nữa.
Hy vọng và cậy trông vào Chúa
Bản chất là Tình yêu, mang trong mình một tình yêu thương xót, thứ tha và cứu chuộc nên Thiên Chúa luôn canh cánh trong lòng, mong sao cho nhân loại được cứu chuộc. Người khẩn cầu tha thiết cùng Thiên Chúa Cha : “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thi Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24). Chúa Giêsu ở đâu? Ở trong tình yêu Chúa Cha, trong lòng Chúa Chúa; ở trong sự thật; ở trong Thánh Ý Chúa Cha; Ở trên Thập Giá và ở trên thiên đàng và Người muốn chúng ta cũng ở với Chúa.
Chính Chúa Cha đã sai Chúa Con đến trần gian để yêu thương con người như Chúa Cha đã yêu thương Chúa Con. Nên trước khi về trời, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Chúa Cha đã yêu thương chúng ta như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Lạy Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, xin cho những người đã qua đời được ở trong tình yêu của Chúa luôn mãi, và cho chúng con ngay từ khi còn ở dưới thế cũng luôn ở trong vòng tay yêu thương của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Nếu như hôm qua, lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca phụng vụ lễ Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt quá những giới hạn của không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng các thánh, những người được coi là diễm phúc ở “đô thành thiên quốc, thành Giêrusalem trên trời là mẹ của chúng ta” (Tiền tụng lễ Các thánh). Thì hôm nay, mùng 02 tháng 11, màu sắc, âm thanh, phụng ca của ngày lễ hướng tâm hồn chúng ta về các thực tại mai hậu, tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời “ những người đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I), ở nơi luyện ngục, để dâng lễ cầu nguyện cho họ.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Chúng ta lo lắng cho những người thân đã qua đời con đang bị giam cầm nơi luyện ngục, chịu khổ đau là phải. Việc những kẻ con sống cần phải làm là đọc kinh cầu nguyện, hy sinh, làm phúc, nhất là xin Lễ Misa cho những người ấy. Điều trên giúp chúng ta hiểu việc chúng ta phải làm cho họ. Dù đang sống cuộc sống dương gian, hay hưởng phúc thiên đàng hoặc đang thanh luyện nơi luyện ngục, tất cả mọi người đều liên đới với nhau trong Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa của tín điều các Thánh Thông Công mà chúng ta tuyên xưng và thực hành.
Đức tin được thể hiện
Một câu hỏi lớn. Hỏi : Các thánh thông công nghĩa là làm sao ?
Thưa. Các thánh ở trên trời cùng các linh hồn ở luyện ngục và các bổn đạo dưới đất đều thông công với nhau. Các bổn đạo tôn kính cầu xin các thánh, và các thánh cầu bầu cho các bổn đạo trước mặt Đức Chúa Trời. Các bổn đạo dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn ở luyện ngục, mà khi các linh hồn ấy đã được lên thiên đàng thì cùng cầu bầu cho các bổn đạo nữa. Các bổn đạo có lòng kính mến Đức Chúa Trời cùng thương yêu nhau thì chẳng những lập công cho mình mà lại làm ích cho kẻ khác nữa. (Sách Bổn Hà Nội tr. 39-40)
Những câu bổn căn bản trên giúp chúng ta hiểu tại sao Giáo Hội dành hẳn tháng 11 hàng năm để cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời. Vì niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Nên, cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu của người này liên quan tới người kia nữa. Thế nên, lời cầu nguyện của một người còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ. Vì chúng ta có trách nhiệm phải nhớ đến nhau, cầu nguyện, hy sinh, đền tội thay cho nhau.
Còn tin còn cầu nguyện, còn chia sẽ một Thánh Thể là còn nhớ đến nhau, thuộc về nhau. Tình yêu thương bác ái dành cho các linh hồn trong lúc này chính là lời cầu nguyện, Lễ Misa và sự hy sinh.
Khi cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Giáo Hội hướng về Chúa Kitô phục sinh, Ðấng đã chết và sống lại để cho tất cả chúng được sống lại. Tin vào sự sống lại của thân xác là nhìn nhận rằng sẽ có một chung cục, một cùng đích cho mọi người.
Đức tin không giải thoát những kẻ tin khỏi sự khổ não phải chết, nhưng đức tin sẽ làm êm dịu với hy vọng : “Nếu có buồn sầu vì số phận phải chết… cũng sẽ được ủi an”. (Kinh Tiền Tụng lễ các linh hồn).
Cầu nguyện cho người quá cố, chúng ta không chỉ tưởng nhớ đến những người thân và các tín hữu Kitô. Nhưng còn được mời gọi để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả mọi người quá cố, dù tin hay không tin, dù thuộc về Giáo Hội hay ở ngoài Giáo Hội hữu hình. Với niềm xác tín, Chúa Kitô là trung gian duy nhất và là Đấng Cứu Độ duy nhất, tình thương của Thiên Chúa ôm trọn tất cả mọi người. Do đó những ai không do lỗi của họ mà không biết Tin Mừng của Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa, nhưng thành tâm tìm kiếm Chúa và hành động theo lương tâm của mình nhờ ơn Chúa thúc đẩy, mà thực thi ý muốn của Chúa, họ cũng thuộc về Chúa, cho dẫu chúng ta không thấy và do đó cũng có thể được phần rỗi đời đời. Chỉ một mình Chúa mới biết lòng tin của họ.
Đạo hiếu được thi hành
Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Ðông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người có hiếu, không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng cách thể hiện tấm lòng cụ thể tùy theo trình độ văn minh và phong tục tập quán của mỗi dân tộc mà có những khác biệt.
Ở Việt Nam ta, với triết lý Á Đông vốn đề cao chữ hiếu. Có hai cách báo hiếu: khi cha mẹ còn sống, con cái phải chu cấp đầy đủ những nhu yếu vật chất để cha mẹ được an vui, khi cha mẹ qua đời, con cái phải phụng thờ và thực hiện những di chúc để lại.
Ðây là cơ hội quý báu để những người con hiếu thảo báo đáp phần nào công ơn trời bể của tổ tiên, ông bà, cha mẹ: “Cây có cội, nước có nguồn, Con người có tổ có tông : có cha có me, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu, đạo làm người ấy.
Cũng như muôn tạo vật, con người cũng có cội, có nguồn, có tổ có tông. Họ là những “tiền nhân” đã ra đi trước chúng ta, để lại hậu duệ là chính chúng ta, với ước mong giòng giống của các ngài được trường tồn, đó chính là quy luật “bảo tồn sự sống” mà Thiên Chúa đã thiết lập.
Thảo kính cha mẹ phải phát xuất từ trái tim, thôi thúc lòng người hiếu thảo thấm thía ơn đức cao cả của mẹ cha:
Mẹ cha vất vả nuôi mình
Từ khi trứng nước công trình biết bao.
Làm con phải nhớ công lao,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao
Việc thảo kính cha mẹ không chỉ là việc: con cái trả ơn sinh thành mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng gắn liền với huyết thống, máu mủ, tình thân, hay là một qui định của xã hội mà là một điều răn của Chúa dạy : “Thứ bốn thảo kính cha mẹ”.
Thiên Chúa đã nâng điều răn thứ bốn lên ngang hàng với các điều răn khác ; điều đó chứng tỏ con cái phải hiếu kính đối với cha mẹ đến mức nào. Môisen đã nói “Hãy thảo kính cha mẹ và ai rủa cha mẹ, sẽ phải xử tử”(Mc, 7-13).
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Bên Đông phương người ta đề cao chữ HIẾU và nâng lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
Cùng tột điều thiện, không gì hơn hiếu,
Cùng tột điều ác, không gì hơn bất hiếu (Kinh Nhẫn Nhục)
Không ai có thể phủ nhận được công ơn cha mẹ trong việc sinh thành và dưỡng dục con cái. Thiên Chúa đã dựng nên con người, nhưng không trực tiếp mà phải qua trung gian cha mẹ. Trước tiên, Thiên Chúa dựng nên ông Adam và bà Evà, rồi từ đó con cháu nối tiếp. Đúng là : Người ta có cố có ông,
Như cây có cội như sông có nguồn
Lý thuyết là như thế, nhưng trong ngày nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời (theo sách giáo lý Tân định). Đồng thời, Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm (Ca dao)
Hướng về thực tại mai hậu
Khi cầu nguyện cho những anh chị em tin hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ, cho họ, vì họ mà còn cho chúng ta nữa những người còn sống. Sự ra đi trước của họ, nhắc nhớ chúng ta về một cõi đi về mà ai ai trong chúng ta cũng phải về, đó là quê trời vinh phúc. Trong khi cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời, chúng ta cũng xin Chúa làm cho đức tin vào Con Chúa đã sống lại từ cõi chết được lớn mạnh nơi chúng ta. Nhờ niềm tin vào sự sống đời sau, tin vào Đức Kitô là sự sống lại và là sự sống mà mỗi người chúng ta ngày nay luôn bước tới trong niền hy vọng. Cùng đích của người Kitô hữu là được trở về nhà Cha hưởng vinh phúc. Cùng đích này cũng giúp chúng ta sống cuộc sống hiện tại sao cho thật có ý nghĩa, thật có giá trị, không hổ thẹn là con cháu đáng quí của những người đã khuất, không hổ thẹn là người môn đệ của Đức Kitô, Đấng hằng sống. Hy vọng rằng qua đời này tất cả lại cùng đoàn viên trong nhà Cha trên Trời.
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Chúa đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Năng tưởng nhớ cầu nguyện cho các linh hồn
Lm Đan Vinh
20:55 29/10/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Ga 6,32-40
NĂNG TƯỞNG NHỚ CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN
1. LỜI CHÚA: “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,40).
2. CÂU CHUYỆN:
1) NGUỒN GỐC LỄ CẦU HỒN (02/11):
Thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này nằm trong phần đất của đế quốc Germany. Ngài là một người nhân đức, hằng ngày cầu nguyện hi sinh và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Một hôm, một đan sĩ trong đan viện Cluny đi viếng Đất thánh. Trên đường trở về Đan viện, tàu chở vị đan sĩ bị bão đánh giạt vào một hòn đảo. Tại đó, đan sĩ gặp một ẩn sĩ và được ẩn sĩ chia sẻ: “"Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều người bị hành hạ, đánh đập. Tôi thường nghe các tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ trong đan viện của ngài rằng: ngày nào họ cũng giải thoát một số linh hồn ra khỏi hang lửa đó. Vì thế, xin thầy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng cứ tiếp tục cứu giúp các linh hồn đau khổ. Đó cũng là niềm vui cho các thánh trên thiên đàng và làm cho quỉ dữ thêm đau khổ dưới Hỏa ngục".
Sau khi nghe biết sự việc, cha Odilo đã lập lễ Cầu Hồn vào ngày 2 tháng 11 và cử hành trong đan viện Cluny của ngài vào năm 998. Về sau lễ cầu hồn đã được truyền sang nuớc Pháp, và tới giữa thế kỉ 10, Đức Giáo Hoàng Gioan 14 đã lập lễ Cầu hồn trong Giáo Hội Rôma. Từ thời đó, nhiều nơi đã có thói quen cầu nguyện tuần chín ngày cho các linh hồn. Trong những ngày đó họ đến đất thánh thăm viếng, sửa sang mồ mả của cha ông. Vào buổi chiều lễ Các Thánh, có những người đi từng nhà xin quà cho các linh hồn. Họ hát những bài ca cổ truyền để xin cầu cho các linh hồn mau ra khỏi Luyện ngục. Tại nước Hungary, người ta gọi ngày 2/11 là "Ngày người chết". Ngày đó, người ta tụ họp các trẻ mồ côi tới gia đình mình để cho chúng ăn, cho quần áo, quà bánh và đồ chơi… Tại miền quê nước Balan: nửa đêm lễ các linh hồn, người ta thắp sáng nhà thờ giáo xứ, để các linh hồn trong xứ đã qua đời về quanh bàn thờ cầu xin được sớm thoát khỏi luyện ngục. Sau đó các linh hồn sẽ về thăm nhà mình, thăm nơi làm việc khi họ còn sống, nên các gia đình có người qua đời đều mở cửa sổ suốt đêm ngày 2/11 để đón các linh hồn.
2) CHỨNG TÍCH VỀ LUYỆN NGỤC: Có rất nhiều chứng tích về các linh hồn từ luyện ngục về xin cầu nguyện. Ở đây xin kể ra hai chuyện được lưu trữ tại bảo tàng Rôma:
- Chứng tích 1: Mẹ hiện về với con trai:
Bà Leleux, trong đêm 21-6-1789, đã hiện về với người con trai của bà là Joseph Leleux ở Wodecq (Bỉ). Bà hiện về 11 đêm liên tiếp để nhắc nhở con bà phải xin lễ cho bà, đồng thời bảo con bà phải sửa mình lại vì anh ta đang sống bừa bãi, khô khan nguội lạnh. Bà cầm tay con và in dấu cháy cả bàn tay bà vào ống tay áo của con. Kết qủa là anh đã trở lại sống thánh thiện, đã lập một hội đạo đưc dành cho giáo dân, các hội viên trong hội này đã thi đua nên thánh. Anh đã qua đời cách thánh thiện ngày 19-4-1825.
- Chứng tích 2: Mẹ chồng hiện về với con dâu:
Nhạc mẫu của bà Magarita Demmerlé thuộc giáo xứ Ellinghen, giáo phận Metz, qua đời năm 1785, và 30 năm sau, năm 1815 đã hiện về với con dâu. Bà buồn bã nhìn con dâu như có ý xin điều gì. Bà Magarita Demmerlé lên tiếng hỏi thì được bà mẹ chồng cho biết là mình về để xin con (dâu) cầu nguyện cho mình bằng cách đi hành hương lên Đền Đức Mẹ ở Mariental. Người con dâu đã làm y như lời mẹ chồng xin. Sau cuộc hành hương ấy bà mẹ chồng hiện về với con dâu một lần nữa và báo cho biết là mình đã được ra khỏi Luyện ngục mà lên Thiên đàng. Bà Magarita xin một bằng chứng thì bà mẹ chồng liền in cả bàn tay mình lên trang sách Gương Phước đang để mở trên bàn…và từ đó bà không còn hiện về nữa.
3.SUY NIỆM: TƯỞNG NHỚ TIỀN NHÂN:
1) Đức Kitô thiết lập Nước Trời: Nước Trời trần gian là Hội Thánh ở trần gian hôm nay và Nước trời trên Thiên đàng mai sau. Điều kiện để được gia nhập vào Nước Trời Hội Thánh ở trân gian là phải có lòng sám hối tội lỗi và tin vào Chúa Giêsu, phải được tái sinh bởi nước và Thánh Thần như lời Đức Giêsu đã kêu gọi khi ra giảng đạo: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Người cũng dạy: “Không ai có thể vào nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3,5). Phải thực hành giới răn bác ái bằng cách thực thi Tám mối phúc (x. Mt 5,3-12). Ngoài ra, để có được sự sống vĩnh cửu trên Thiên đàng, đòi người ta phải “chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24), phải “bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa” (x. Mc 8,34), và “cùng chết với Chúa để cùng được sống lại với Người” (Rm 6,8).
2) Mầu nhiệm các thánh thông công: Chúa Giêsu chỉ thiết lập một Hội Thánh duy nhất trên nền đá tảng đức tin của tông đồ Phêrô đã tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Hội thánh do Đức Giêsu thiết lập gồm ba tình trạng: Một là Hội Thánh Lữ Hành trần gian gồm các tín hữu đang sống, đang phải chiến đấu chống lại ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt của mình. Hai là Hội Thánh Vinh Quang trên Thiên đàng gồm các thánh nam nữ đang được hưởng hạnh phúc với Chúa. Ba là Hội Thánh Đau Khổ gồm các linh hồn đang được thanh luyện trong chốn luyện hình, để họ ngày thêm thanh sạch thánh thiện và hy vọng một ngày nào đó sẽ được về Thiên đàng. Còn những ai chối bỏ Thiên Chúa, nghe theo ma quỷ phạm các tội ác mà không chịu hồi tâm sám hối, là đã tự loại mình ra khỏi Hội Thánh và sẽ bị phạt trong hỏa ngục muôn đời, “chung số phận với tên Ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25,41).
3) Bổn phận đối với các linh hồn trong luyện ngục: Đức Giêsu đã mặc khải về sự thanh luyện ở đời sau khi nói: "Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi nơi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng" (Mt 5,26). Luyện ngục chính là phương cách Chúa dùng để thanh luyện các linh hồn khi chết vẫn còn mang vết nhơ tội lỗi hay chưa đền bù những thiệt hại đã gây ra cho tha nhân khi còn sống ở trần gian. Cầu xin Chúa giúp họ ngày một nên thanh sạch thánh thiện để sớm được Chúa rước về Thiên đàng hưởng hạnh phúc đời đời. Do đó, trong tháng các linh hồn này, mỗi tín hữu chúng ta cần dọn mình lãnh các ơn đại xá tiểu xá (với các điều kiện thường lệ), để chuyển các ơn ấy cầu cho các linh hồn trong chốn luyện hình; Ngoài ra, cần siêng năng lần hạt Mân Côi, xin lễ và làm những việc bác ái để đền tội thay cho các linh hồn là thân nhân, hay các linh hồn mồ côi … để họ sớm được về trời. Khi lên trời chắc họ sẽ không quên cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Còn các linh hồn bị sa hỏa ngục do đã trở thành quỷ dữ, thì không còn thuộc về Hội Thánh nữa, nên chúng ta không cần cầu nguyện cho họ.
4) Về việc cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi: Thực ra, Hội thánh từ xưa đến nay không đặt vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và trong thực hành. Hội thánh không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân cầu nguyện, nên trong mọi thánh lễ dù có người xin lễ cầu riêng cho linh hồn thân nhân, thì vẫn có lời cầu chung cho tất cả “các tín hữu đã ly trần trong tình thương của Chúa”, gồm mọi tín hữu và cả các linh hồn chưa nhận biết Chúa. Như vậy: Nói linh hồn mồ côi chỉ là nói theo cách suy nghĩ của loài người chúng ta, nhưng cũng không sai với giáo lý và sự thực hành của Hội Thánh.
Thật vậy, trong phụng vụ thánh lễ hay kinh nhật tụng, Hội thánh vẫn khuyến khích việc cầu nguyện chung cho các linh hồn cũng như riêng từng linh hồn theo ý người xin lễ để cầu cho linh hồn mới qua đời cũng như cầu chung cho các linh hồn. Việc cầu nguyện ấy chắc sẽ mang lại lợi ích thiêng liêng cho các linh hồn. Từ đó, có thể suy ra: những linh hồn không có thân nhân xin lễ cầu nguyện sẽ bị thua thiệt, nên đức ái buộc các tín hữu còn sống cũng phải cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi này. Linh hồn mồ côi chính là những linh hồn bị quên lãng, vẫn đang được thanh luyện trong chốn luyện hình, nên rất cần được các tín hữu chúng ta vì đức bác ái hãy tưởng nhớ, xin lễ và làm các việc lành để cầu cho họ nữa.
4.LỜI CẦU:
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn đã qua đời được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.
LM ĐAN VINH - HHTM
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Ga 6,32-40
NĂNG TƯỞNG NHỚ CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN
1. LỜI CHÚA: “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,40).
2. CÂU CHUYỆN:
1) NGUỒN GỐC LỄ CẦU HỒN (02/11):
Thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này nằm trong phần đất của đế quốc Germany. Ngài là một người nhân đức, hằng ngày cầu nguyện hi sinh và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Một hôm, một đan sĩ trong đan viện Cluny đi viếng Đất thánh. Trên đường trở về Đan viện, tàu chở vị đan sĩ bị bão đánh giạt vào một hòn đảo. Tại đó, đan sĩ gặp một ẩn sĩ và được ẩn sĩ chia sẻ: “"Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều người bị hành hạ, đánh đập. Tôi thường nghe các tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ trong đan viện của ngài rằng: ngày nào họ cũng giải thoát một số linh hồn ra khỏi hang lửa đó. Vì thế, xin thầy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng cứ tiếp tục cứu giúp các linh hồn đau khổ. Đó cũng là niềm vui cho các thánh trên thiên đàng và làm cho quỉ dữ thêm đau khổ dưới Hỏa ngục".
Sau khi nghe biết sự việc, cha Odilo đã lập lễ Cầu Hồn vào ngày 2 tháng 11 và cử hành trong đan viện Cluny của ngài vào năm 998. Về sau lễ cầu hồn đã được truyền sang nuớc Pháp, và tới giữa thế kỉ 10, Đức Giáo Hoàng Gioan 14 đã lập lễ Cầu hồn trong Giáo Hội Rôma. Từ thời đó, nhiều nơi đã có thói quen cầu nguyện tuần chín ngày cho các linh hồn. Trong những ngày đó họ đến đất thánh thăm viếng, sửa sang mồ mả của cha ông. Vào buổi chiều lễ Các Thánh, có những người đi từng nhà xin quà cho các linh hồn. Họ hát những bài ca cổ truyền để xin cầu cho các linh hồn mau ra khỏi Luyện ngục. Tại nước Hungary, người ta gọi ngày 2/11 là "Ngày người chết". Ngày đó, người ta tụ họp các trẻ mồ côi tới gia đình mình để cho chúng ăn, cho quần áo, quà bánh và đồ chơi… Tại miền quê nước Balan: nửa đêm lễ các linh hồn, người ta thắp sáng nhà thờ giáo xứ, để các linh hồn trong xứ đã qua đời về quanh bàn thờ cầu xin được sớm thoát khỏi luyện ngục. Sau đó các linh hồn sẽ về thăm nhà mình, thăm nơi làm việc khi họ còn sống, nên các gia đình có người qua đời đều mở cửa sổ suốt đêm ngày 2/11 để đón các linh hồn.
2) CHỨNG TÍCH VỀ LUYỆN NGỤC: Có rất nhiều chứng tích về các linh hồn từ luyện ngục về xin cầu nguyện. Ở đây xin kể ra hai chuyện được lưu trữ tại bảo tàng Rôma:
- Chứng tích 1: Mẹ hiện về với con trai:
Bà Leleux, trong đêm 21-6-1789, đã hiện về với người con trai của bà là Joseph Leleux ở Wodecq (Bỉ). Bà hiện về 11 đêm liên tiếp để nhắc nhở con bà phải xin lễ cho bà, đồng thời bảo con bà phải sửa mình lại vì anh ta đang sống bừa bãi, khô khan nguội lạnh. Bà cầm tay con và in dấu cháy cả bàn tay bà vào ống tay áo của con. Kết qủa là anh đã trở lại sống thánh thiện, đã lập một hội đạo đưc dành cho giáo dân, các hội viên trong hội này đã thi đua nên thánh. Anh đã qua đời cách thánh thiện ngày 19-4-1825.
- Chứng tích 2: Mẹ chồng hiện về với con dâu:
Nhạc mẫu của bà Magarita Demmerlé thuộc giáo xứ Ellinghen, giáo phận Metz, qua đời năm 1785, và 30 năm sau, năm 1815 đã hiện về với con dâu. Bà buồn bã nhìn con dâu như có ý xin điều gì. Bà Magarita Demmerlé lên tiếng hỏi thì được bà mẹ chồng cho biết là mình về để xin con (dâu) cầu nguyện cho mình bằng cách đi hành hương lên Đền Đức Mẹ ở Mariental. Người con dâu đã làm y như lời mẹ chồng xin. Sau cuộc hành hương ấy bà mẹ chồng hiện về với con dâu một lần nữa và báo cho biết là mình đã được ra khỏi Luyện ngục mà lên Thiên đàng. Bà Magarita xin một bằng chứng thì bà mẹ chồng liền in cả bàn tay mình lên trang sách Gương Phước đang để mở trên bàn…và từ đó bà không còn hiện về nữa.
3.SUY NIỆM: TƯỞNG NHỚ TIỀN NHÂN:
1) Đức Kitô thiết lập Nước Trời: Nước Trời trần gian là Hội Thánh ở trần gian hôm nay và Nước trời trên Thiên đàng mai sau. Điều kiện để được gia nhập vào Nước Trời Hội Thánh ở trân gian là phải có lòng sám hối tội lỗi và tin vào Chúa Giêsu, phải được tái sinh bởi nước và Thánh Thần như lời Đức Giêsu đã kêu gọi khi ra giảng đạo: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Người cũng dạy: “Không ai có thể vào nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3,5). Phải thực hành giới răn bác ái bằng cách thực thi Tám mối phúc (x. Mt 5,3-12). Ngoài ra, để có được sự sống vĩnh cửu trên Thiên đàng, đòi người ta phải “chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24), phải “bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa” (x. Mc 8,34), và “cùng chết với Chúa để cùng được sống lại với Người” (Rm 6,8).
2) Mầu nhiệm các thánh thông công: Chúa Giêsu chỉ thiết lập một Hội Thánh duy nhất trên nền đá tảng đức tin của tông đồ Phêrô đã tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Hội thánh do Đức Giêsu thiết lập gồm ba tình trạng: Một là Hội Thánh Lữ Hành trần gian gồm các tín hữu đang sống, đang phải chiến đấu chống lại ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt của mình. Hai là Hội Thánh Vinh Quang trên Thiên đàng gồm các thánh nam nữ đang được hưởng hạnh phúc với Chúa. Ba là Hội Thánh Đau Khổ gồm các linh hồn đang được thanh luyện trong chốn luyện hình, để họ ngày thêm thanh sạch thánh thiện và hy vọng một ngày nào đó sẽ được về Thiên đàng. Còn những ai chối bỏ Thiên Chúa, nghe theo ma quỷ phạm các tội ác mà không chịu hồi tâm sám hối, là đã tự loại mình ra khỏi Hội Thánh và sẽ bị phạt trong hỏa ngục muôn đời, “chung số phận với tên Ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25,41).
3) Bổn phận đối với các linh hồn trong luyện ngục: Đức Giêsu đã mặc khải về sự thanh luyện ở đời sau khi nói: "Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi nơi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng" (Mt 5,26). Luyện ngục chính là phương cách Chúa dùng để thanh luyện các linh hồn khi chết vẫn còn mang vết nhơ tội lỗi hay chưa đền bù những thiệt hại đã gây ra cho tha nhân khi còn sống ở trần gian. Cầu xin Chúa giúp họ ngày một nên thanh sạch thánh thiện để sớm được Chúa rước về Thiên đàng hưởng hạnh phúc đời đời. Do đó, trong tháng các linh hồn này, mỗi tín hữu chúng ta cần dọn mình lãnh các ơn đại xá tiểu xá (với các điều kiện thường lệ), để chuyển các ơn ấy cầu cho các linh hồn trong chốn luyện hình; Ngoài ra, cần siêng năng lần hạt Mân Côi, xin lễ và làm những việc bác ái để đền tội thay cho các linh hồn là thân nhân, hay các linh hồn mồ côi … để họ sớm được về trời. Khi lên trời chắc họ sẽ không quên cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Còn các linh hồn bị sa hỏa ngục do đã trở thành quỷ dữ, thì không còn thuộc về Hội Thánh nữa, nên chúng ta không cần cầu nguyện cho họ.
4) Về việc cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi: Thực ra, Hội thánh từ xưa đến nay không đặt vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và trong thực hành. Hội thánh không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân cầu nguyện, nên trong mọi thánh lễ dù có người xin lễ cầu riêng cho linh hồn thân nhân, thì vẫn có lời cầu chung cho tất cả “các tín hữu đã ly trần trong tình thương của Chúa”, gồm mọi tín hữu và cả các linh hồn chưa nhận biết Chúa. Như vậy: Nói linh hồn mồ côi chỉ là nói theo cách suy nghĩ của loài người chúng ta, nhưng cũng không sai với giáo lý và sự thực hành của Hội Thánh.
Thật vậy, trong phụng vụ thánh lễ hay kinh nhật tụng, Hội thánh vẫn khuyến khích việc cầu nguyện chung cho các linh hồn cũng như riêng từng linh hồn theo ý người xin lễ để cầu cho linh hồn mới qua đời cũng như cầu chung cho các linh hồn. Việc cầu nguyện ấy chắc sẽ mang lại lợi ích thiêng liêng cho các linh hồn. Từ đó, có thể suy ra: những linh hồn không có thân nhân xin lễ cầu nguyện sẽ bị thua thiệt, nên đức ái buộc các tín hữu còn sống cũng phải cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi này. Linh hồn mồ côi chính là những linh hồn bị quên lãng, vẫn đang được thanh luyện trong chốn luyện hình, nên rất cần được các tín hữu chúng ta vì đức bác ái hãy tưởng nhớ, xin lễ và làm các việc lành để cầu cho họ nữa.
4.LỜI CẦU:
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn đã qua đời được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bản tin nói ĐGH Phanxicô ủng hộ ứng cử viên TT Donald Trump là hoàn toàn biạ đặt
Nguyễn Long Thao
15:05 29/10/2016
Gần đây, trên một số trang mạng xã hội loan truyền tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng Hoà là ông Donal Trump trong cuộc bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ năm 2016. Tin này được đăng trên một số trang mạng xã hội và được người ta dùng E mails gửi đi cho nhiều người trên thế giới.
Đối với người Việt Nam, tin này cũng được dịch ra từ bản Anh ngữ và được đăng trên nhiều mạng lưới xã hội rồi được gửi cho nhiều người qua e mails.
Trước sự kiện này, Việtcatholic thấy có trách nhiệm xem nguồn tin thực hư như thế nào?
Nếu muốn truy tầm nguồn gốc bản tin, qúy vị có thể vào Google và đánh chữ Pope Francis endorses Donald Trump ( nghiã là ĐGH Phanxicô ủng hộ ông Donald Trump). Quý vị sẽ thấy bản tin này nói ĐGH ủng hộ ông Donald Trump xuất hiện trên mạng lưới wtoe5news.com .
Nếu qúy vị tìm hiểu thêm về nguồn gốc mạng lưới này bằng cách vào mục About Us của mạng lưới nói trên, quý vị sẽ thấy chủ nhân mạng lưới này công khai tuyên bố tin tức trên mạng lưới wtoe5news.com chỉ có mục đích diễu cợt và hoàn toàn tưởng tượng.
Đây là nguyên văn của mạng lưới wtoe5news.com nói về mình: WTOE 5 News is a fantasy news website. Most articles on wtoe5news.com are satire or pure fantasy (Mạng lưới WTOE5News.com là mạng lưới tưởng tượng, đa số các bài báo trên mạng lưới này là diễu cợt hay hoàn toàn tưởng tượng).
Ngày nay, qua internet. người ta có thể gửi rất nhiều tin tức, độc giả cần sáng suốt và cần kiểm chứng sự xác thực của bản tin.
Đối với người Việt Nam, tin này cũng được dịch ra từ bản Anh ngữ và được đăng trên nhiều mạng lưới xã hội rồi được gửi cho nhiều người qua e mails.
Trước sự kiện này, Việtcatholic thấy có trách nhiệm xem nguồn tin thực hư như thế nào?
Nếu muốn truy tầm nguồn gốc bản tin, qúy vị có thể vào Google và đánh chữ Pope Francis endorses Donald Trump ( nghiã là ĐGH Phanxicô ủng hộ ông Donald Trump). Quý vị sẽ thấy bản tin này nói ĐGH ủng hộ ông Donald Trump xuất hiện trên mạng lưới wtoe5news.com .
Nếu qúy vị tìm hiểu thêm về nguồn gốc mạng lưới này bằng cách vào mục About Us của mạng lưới nói trên, quý vị sẽ thấy chủ nhân mạng lưới này công khai tuyên bố tin tức trên mạng lưới wtoe5news.com chỉ có mục đích diễu cợt và hoàn toàn tưởng tượng.
Đây là nguyên văn của mạng lưới wtoe5news.com nói về mình: WTOE 5 News is a fantasy news website. Most articles on wtoe5news.com are satire or pure fantasy (Mạng lưới WTOE5News.com là mạng lưới tưởng tượng, đa số các bài báo trên mạng lưới này là diễu cợt hay hoàn toàn tưởng tượng).
Ngày nay, qua internet. người ta có thể gửi rất nhiều tin tức, độc giả cần sáng suốt và cần kiểm chứng sự xác thực của bản tin.
Liên Hợp Quốc: Khủng bố Hồi Giáo IS xử tử 232 người tại Mosul
Đặng Tự Do
12:29 29/10/2016
“Hôm thứ Tư 26 tháng 10, quân khủng bố Hồi Giáo IS xử tử 42 dân thường ở quận Hammam al-Alil, phía nam Mosul. Cũng trong ngày thứ Tư, tại Al Ghazlani gần Mosul, IS xử tử 190 cựu nhân viên cảnh sát Iraq vì từ chối tham gia cùng với chúng” Ravina Shamdasani của Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết như trên hôm thứ Sáu 28 tháng 10.
Khoảng 20% nhân viên cảnh sát Iraq tại Mosul đã không di tản theo các đơn vị của họ nhưng ở lại khi thành phố này rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS ngày 10 tháng 6 năm 2014. Nhiều người trong số họ tiếp tục làm việc cho IS.
Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, trước đó, hôm thứ Ba 25 tháng 10, quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng đã giết 24 nhân viên cảnh sát Iraq tại Mosul.
Từ ngày 17 tháng 10, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đưa hàng chục ngàn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ các vùng ngoại ô của thành phố Mosul vào thành phố. Shamdasani nói Liên Hợp Quốc lo sợ bọn khủng bố dự định “sử dụng thường dân làm bia đỡ đạn trong các cuộc giao tranh với các lực lượng Iraq đang tiến vào Mosul.”
Khoảng 20% nhân viên cảnh sát Iraq tại Mosul đã không di tản theo các đơn vị của họ nhưng ở lại khi thành phố này rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS ngày 10 tháng 6 năm 2014. Nhiều người trong số họ tiếp tục làm việc cho IS.
Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, trước đó, hôm thứ Ba 25 tháng 10, quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng đã giết 24 nhân viên cảnh sát Iraq tại Mosul.
Từ ngày 17 tháng 10, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đưa hàng chục ngàn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ các vùng ngoại ô của thành phố Mosul vào thành phố. Shamdasani nói Liên Hợp Quốc lo sợ bọn khủng bố dự định “sử dụng thường dân làm bia đỡ đạn trong các cuộc giao tranh với các lực lượng Iraq đang tiến vào Mosul.”
Có bao nhiêu Kitô hữu còn kẹt trong thành Mosul?
Đặng Tự Do
17:24 29/10/2016
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang rút lui vào trong thành Mosul, bắt theo hàng chục ngàn thường dân từ các vùng ngoại ô vào trong thành để làm bia đỡ đạn cho chúng. Trong hai năm qua, bọn khủng bố đã đào nhiều địa đạo trong và ngoài thành Mosul. Chiến dịch giải phóng Mosul, do đó, tuy đạt nhiều thành công bên ngoài thành Mosul, có lẽ sẽ cam go trong cuộc chiến giành giật từng căn nhà trong thành phố. Số thương vong của các binh sĩ và thường dân vô tội là mối âu lo của nhiều người.
Mờ sáng thứ Bẩy 29 tháng 10, lực lượng dân quân Shiite đã phát động một cuộc tấn công về phía tây của Mosul, giải phóng thị trấn Tal Afar, nơi được cho là Hồi Giáo Shiite chiếm đa số trước khi rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS vào mùa hè năm 2014.
Ahmed al-Assadi, một phát ngôn viên của lực lượng dân quân, nói với các phóng viên tại Baghdad rằng họ đã chiếm được 10 làng kể từ khi bắt đầu hoạt động trước bình minh thứ Bẩy. Ahmed cho biết lực lượng dân quân Hồi Giáo Shiite sẽ cố gắng bảo vệ biên giới phía Tây Mosul, giáp giới với Syria, nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chuyển quân, vũ khí, và các khí tài chiến tranh giữa Mosul và thành phố Raqqa của Syria.
Diễn biến này gây lo ngại cho nhiều người. Trong hai tuần đầu tiên, người ta thấy quân Kurd tiến từ phía Bắc và phía Đông Mosul; trong khi quân Iraq tiến từ phía Nam và phía Đông. Như thế, con đường phía Tây Mosul cố tình được bỏ ngỏ cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS có đường chạy và như thế có thể phần nào hạn chế tầm mức của cuộc chiến tranh du kích trong thành phố.
Lực lượng dân quân Hồi Giáo Shiite khét tiếng là đã tàn sát nhiều thường dân theo Hồi Giáo Sunni trong các chiến dịch giải phóng tỉnh Anbar và thành phố Tikrit, quê hương của Saddam Hussein.
Cho nên, câu hỏi nhiều người đặt ra là có bao nhiêu Kitô hữu còn kẹt trong thành Mosul? Đây là câu trả lời do Đức Tổng Giám Mục Emil Shimoun Nona của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Chanđê đưa ra với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ: “Zero. Chúng tôi chạy hết không còn một ai, kể cả các Kitô hữu thuộc các nghi lễ khác”.
Ngài mô tả chi tiết cuộc di tản của người Công Giáo Canđê như sau:
“Giao tranh bắt đầu vào Thứ Năm mùng 5 Tháng 6, 2014. Tuy nhiên, chiến cuộc chỉ giới hạn ở một số quận ở phía tây thành phố. Quân đội bắt đầu dội bom vào các khu vực đó, nhưng sau đó các lực lượng vũ trang và cảnh sát đột ngột biến mất khỏi Mosul trong đêm thứ Hai mùng 9 tháng 6 rạng sáng thứ Ba, mùng 10, bỏ rơi thành phố trong tay giặc. Hơn một nửa dân cư và ngay lập tức toàn bộ cộng đồng Kitô hữu chạy trốn đến vùng bình nguyên Nineveh. Vào khoảng 5:00 sáng thứ Ba, chúng tôi đưa các gia đình vào trốn trong các trường học, các phòng dạy giáo lý bỏ lại tất cả nhà cửa, rồi lập tức lên đường.”
Trước khi chiếm được Mosul, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tàn sát nhiều Kitô hữu tại Iraq và Syria nên các Kitô hữu trong thành Mosul biết rõ những gì sẽ xảy ra một khi họ rơi vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Sau khi chạy được đến thành Dohuk, có hai nữ tu dòng Nữ Tử Đức Mẹ là sơ Miskintah, sơ Utoor Joseph, cùng với hai phụ nữ là Hala Salim, Sarah Khoshaba, và một bé trai là Aram Sabah lại chạy ngược về Mosul để xem viện mồ côi do hai sơ chăm sóc ra sao. Cả 5 người bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt vào ngày 28 tháng 6 năm 2014.
Theo một dàn xếp của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Hồng Y Louis Sako Raphael, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê; Đức Tổng Giám mục Yohanna Petros Mouche của Công Giáo nghi lễ Syriac ở Mosul; và Đức Giám Mục Youssif Mirkis của Kirkuk đã có cuộc họp với Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 09 Tháng 7 năm 2014 tại Bỉ để thảo luận về tình trạng của các tín hữu Kitô tại Iraq, trong đó các ngài có nêu lên tình trạng của 5 người bị bắt. 5 ngày sau cả năm người này được bọn khủng bố Hồi Giáo IS trả tự do.
Mờ sáng thứ Bẩy 29 tháng 10, lực lượng dân quân Shiite đã phát động một cuộc tấn công về phía tây của Mosul, giải phóng thị trấn Tal Afar, nơi được cho là Hồi Giáo Shiite chiếm đa số trước khi rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS vào mùa hè năm 2014.
Ahmed al-Assadi, một phát ngôn viên của lực lượng dân quân, nói với các phóng viên tại Baghdad rằng họ đã chiếm được 10 làng kể từ khi bắt đầu hoạt động trước bình minh thứ Bẩy. Ahmed cho biết lực lượng dân quân Hồi Giáo Shiite sẽ cố gắng bảo vệ biên giới phía Tây Mosul, giáp giới với Syria, nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chuyển quân, vũ khí, và các khí tài chiến tranh giữa Mosul và thành phố Raqqa của Syria.
Diễn biến này gây lo ngại cho nhiều người. Trong hai tuần đầu tiên, người ta thấy quân Kurd tiến từ phía Bắc và phía Đông Mosul; trong khi quân Iraq tiến từ phía Nam và phía Đông. Như thế, con đường phía Tây Mosul cố tình được bỏ ngỏ cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS có đường chạy và như thế có thể phần nào hạn chế tầm mức của cuộc chiến tranh du kích trong thành phố.
Lực lượng dân quân Hồi Giáo Shiite khét tiếng là đã tàn sát nhiều thường dân theo Hồi Giáo Sunni trong các chiến dịch giải phóng tỉnh Anbar và thành phố Tikrit, quê hương của Saddam Hussein.
Cho nên, câu hỏi nhiều người đặt ra là có bao nhiêu Kitô hữu còn kẹt trong thành Mosul? Đây là câu trả lời do Đức Tổng Giám Mục Emil Shimoun Nona của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Chanđê đưa ra với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ: “Zero. Chúng tôi chạy hết không còn một ai, kể cả các Kitô hữu thuộc các nghi lễ khác”.
Ngài mô tả chi tiết cuộc di tản của người Công Giáo Canđê như sau:
“Giao tranh bắt đầu vào Thứ Năm mùng 5 Tháng 6, 2014. Tuy nhiên, chiến cuộc chỉ giới hạn ở một số quận ở phía tây thành phố. Quân đội bắt đầu dội bom vào các khu vực đó, nhưng sau đó các lực lượng vũ trang và cảnh sát đột ngột biến mất khỏi Mosul trong đêm thứ Hai mùng 9 tháng 6 rạng sáng thứ Ba, mùng 10, bỏ rơi thành phố trong tay giặc. Hơn một nửa dân cư và ngay lập tức toàn bộ cộng đồng Kitô hữu chạy trốn đến vùng bình nguyên Nineveh. Vào khoảng 5:00 sáng thứ Ba, chúng tôi đưa các gia đình vào trốn trong các trường học, các phòng dạy giáo lý bỏ lại tất cả nhà cửa, rồi lập tức lên đường.”
Trước khi chiếm được Mosul, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tàn sát nhiều Kitô hữu tại Iraq và Syria nên các Kitô hữu trong thành Mosul biết rõ những gì sẽ xảy ra một khi họ rơi vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Sau khi chạy được đến thành Dohuk, có hai nữ tu dòng Nữ Tử Đức Mẹ là sơ Miskintah, sơ Utoor Joseph, cùng với hai phụ nữ là Hala Salim, Sarah Khoshaba, và một bé trai là Aram Sabah lại chạy ngược về Mosul để xem viện mồ côi do hai sơ chăm sóc ra sao. Cả 5 người bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt vào ngày 28 tháng 6 năm 2014.
Theo một dàn xếp của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Hồng Y Louis Sako Raphael, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê; Đức Tổng Giám mục Yohanna Petros Mouche của Công Giáo nghi lễ Syriac ở Mosul; và Đức Giám Mục Youssif Mirkis của Kirkuk đã có cuộc họp với Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 09 Tháng 7 năm 2014 tại Bỉ để thảo luận về tình trạng của các tín hữu Kitô tại Iraq, trong đó các ngài có nêu lên tình trạng của 5 người bị bắt. 5 ngày sau cả năm người này được bọn khủng bố Hồi Giáo IS trả tự do.
ĐTGM Naumann: Trong việc lựa chọn Tổng Thống, chúng ta cũng lựa chọn các Thẩm Phán
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:08 29/10/2016
Dưới đây là bản dịch bài của Đức TGM Joseph Naumann được đăng trên trang web The Leaven của TGP Kansas City Ngày 23 tháng 9 năm 2016.
Trong Đại Hội Giới trẻ Thế giới mùa hè vừa qua, có một số người Âu Châu tỏ ra ngạc nhiên về phẩm chất của các ứng cử viên của chúng ta trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Họ hỏi tôi: "Có phải những người này là các nhà lãnh đạo tốt nhất mà nước Mỹ có thể sản xuất ra không?"
Một số cá nhân mà tôi ngưỡng mộ và tôn trọng đã nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên của hai đảng chính trị lớn của chúng ta. Thẳng thừng mà nói, họ thấy cả hai đều quá thiếu sót. Trong đời tôi, tôi không nhớ là có một cuộc bầu cử tổng thống nào mà rất nhiều người Mỹ thấy rằng sự lựa chọn quá thiếu hấp dẫn như cuộc bầu cử này.
Tôi cảm thông với những người đã kết luận rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên. Họ thấy rằng khuyết điểm của hai cứng cử viên này quá trầm trọng đến nỗi họ không muốn tham gia vào việc bầu cho hai người ấy. Đó là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà nhiều người đang gặp phải.
Riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy có nhiệm vụ phân biệt xem ứng cử viên nào ít nguy hại nhất và ứng cử viên nào, bất chấp những yếu điểm của họ, có tiềm năng đem lại cho đất nước và thế giới chúng ta những gì tốt đẹp nhất. Trong khi chúng ta bối rối bởi các khuyết điểm nghiêm trọng về lãnh đạo và chính sách của cả hai người, việc tránh bầu cho họ sẽ làm mất cơ hội giúp đất nước chúng ta trong việc lựa chọn người tốt nhất giữa hai người sẵn có. Chung quy, cuộc đời đầy những chọn lựa thiếu hoàn hảo.
Các giám mục Kansas đã đưa ra một phim ngắn, trong đó chúng tôi trình bày suy tư của chúng tôi về trách nhiệm của người Công Giáo như những công dân, và đặc biệt hơn nữa, như các cử tri. Trong phim ngắn này, chúng tôi cung cấp những hướng dẫn bằng cách nhấn mạnh đến các nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo cũng như xác định điều chúng tôi coi là những vấn đề quan trọng nhất về luân lý mà quốc gia, các tiểu bang và các cộng đồng địa phương của chúng ta đang phải đối mặt.
Trong phim ngắn này, chúng tôi xét đến tầm quan trọng của những vấn đề, như phá thai, bảo vệ sự sống, hôn nhân, tự do tôn giáo, cải cách luật di cư, việc chăm sóc sức khỏe, quan tâm đến người nghèo và bảo vệ môi trường.
Chúng tôi cũng vạch ra vai trò càng ngày càng gia tăng mà các thẩm phán tự đảm nhận trong việc minh định những chính sách công cộng về các vấn đề cơ bản, như phá thai, định nghĩa hôn nhân cùng việc bảo vệ quyền làm theo lương tâm và tự do tôn giáo. Một số thẩm phán chọn cách quyết định về các vấn đề xã hội quan trọng bằng cách sáng chế ra những quyền không có thấy trong Hiến pháp. Họ đã tước quyền công dân của người Hoa Kỳ bằng cách tước đoạt trách nhiệm của đại biểu dân cử của chúng ta để minh định chính sách công cộng về các lĩnh vực quan trọng này.
Chúng tôi thách đố người Công Giáo đừng để cho tư lợi quyết định sự lựa chọn trong việc bỏ phiếu của họ, mà tìm cách góp phần vào công ích. Tôi yêu cầu anh chị em hãy xem đoạn phim ngắn của chúng tôi trên trang web của tổng giáo phận của chúng ta hoặc trang web của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Kansas.
Theo thiển ý của tôi, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tổng thống là bổ nhiệm, không những chỉ các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, mà còn tất cả các thẩm phán liên bang. Vì càng ngày càng nhiều vấn đề về chính sách công cộng được quyết định bởi các tòa án này – chứ không bởi Quốc hội hoặc các cơ quan lập pháp tiểu bang – việc lựa chọn các thẩm phán trở nên cực kỳ quan trọng.
Chỉ trong hơn một năm qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tái định nghĩa hôn nhân, phủ quyết hầu hết các hiến pháp tiểu bang và điều luật công nhận hôn nhân, như đã được hiểu từ bao nhiêu ngàn năm qua, là giữa một người nam và một người nữ.
Gần đây, vào cuối tháng sáu, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã từ chối nghe một trường hợp trong đó tiểu bang Washington đã bắt buộc các tiệm thuốc của tư nhân phải cung cấp cái gọi là những thuốc ngừa thai khẩn cấp có chức năng phá thai.
Trường hợp này liên quan đến một tiệm thuốc, mà một gia đình Kitô hữu đạo đức làm chủ và điều hành, không chịu chung cấp cho khách hàng của họ phương tiện để phá thai hóa học. Trong khi có hơn 30 tiệm thuốc trong vòng năm dặm chung quanh đó bán các thuốc ngừa thai khẩn cấp. Bất cứ ai muốn mua sản phẩm này đều có thể dễ dàng mua nó. Tuy nhiên, tòa án nhất quyết buộc các dược sĩ Kitô giáo vi phạm những xác tín sâu xa của họ.
Chánh án Roberts, các Thẩm Phán Thomas và Alito, tất cả đều không đồng ý với ý kiến đa số của Tối Cao Pháp Viện. Trong phản kháng của ông, Thẩm Phán Alito nói: “Đây là một dấu chỉ đáng ngại.... Nếu đây là một dấu chỉ cho thấy cách mà quyền tự do tôn giáo sẽ được xử lý trong những năm tới, thì những người coi trọng tự do tôn giáo có lý do để quan tâm rất nhiều. "
Vào ngày 21 tháng 6, Tòa Thượng Thẩm Quận Skagit phán quyết rằng các bệnh viện công ở tiểu bang Washington phải thực thi việc phá thai nếu cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc các sản phụ, ngay cả khi tất cả các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện theo lương tâm chống lại việc phá thai.
Tổng thống cũng bổ nhiệm các thành viên trong nội các của mình, là những người thường giải thích pháp luật bằng cách lập ra các sắc luật không luôn luôn phản ánh ý định của Quốc hội. Một thí dụ điển hình của việc này là những sắc lệnh của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh là một phần của việc thực hiện Đạo Luật Affordable Care. Với những sắc lệnh này, chính quyền đang cố gắng bắt buộc các Tiểu Muội của người nghèo, cũng như nhiều chủ nhân tôn giáo khác, phải bao gồm trong chương trình bảo hiểm sức khỏe cho nhân của họ viên các thuốc gây sẩy thai, ngừa thai và triệt sản.
Ngày 21 tháng 6 vừa qua, Văn Phòng Y Tế và Dịch vụ Nhân Sinh cho các Quyền Dân Sự tuyên bố, trái ngược với ý nghĩa rõ ràng của luật liên bang hiện hành, rằng Sở Quản Lý Chăm Sóc Y Tế của tiểu bang California có thể tiếp tục bắt buộc các bảo hiểm sức khỏe tư nhân phải bao gồm việc phá thai.
Mùa hè này, các trường đại học Công Giáo đã nhận được một văn thư từ Bộ Giáo Dục, đe dọa cắt tài trợ liên bang cho các sinh viên của trường, nếu các trường đại học này không cho phép các sinh viên đổi giới tính sử dụng bất cứ phòng thay đồ hoặc nhà vệ sinh nào mà họ muốn.
Mới tuần qua, ông Martin Castro, người được tổng thống bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy Ban về các Quyền Dân Sự của Hoa Kỳ vào năm 2011, đã tuyên bố rằng tự do tôn giáo chỉ là “mật mã che đậy việc kỳ thị, thiếu khoan dung, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính, ghét đồng tính, ghét Hồi giáo, cổ võ quyền tối cao của Kitô giáo hay bất kỳ hình thức thiếu khoan dung nào đó.” Về cơ bản, ông Castro đã cố gắng bịt miệng những ai phản đối cuộc tấn công của chính quyền hiện hành vào tự do tôn giáo và quyền làm theo lương tâm bằng cách gọi họ là những kẻ cuồng tin.
Tổng thống Hoa Kỳ thực thi một quyền hành rất lớn trong việc chỉ định các tòa án, nội các, các cơ quan liên bang và các ủy ban. Anh chị em hãy nhớ rằng: Trong khi chọn một tổng thống, chúng ta cũng chọn các thẩm phán cũng như các viên chức khác, là những người sẽ giải thích pháp luật theo cách mà họ chọn để thi hành nó.
Trong những tuần lễ này, chúng ta cần phải cầu nguyện cho đất nước chúng ta. Hãy cầu nguyện để chúng ta có thể chọn một cách khôn ngoan những người mà chúng ta sẽ trao quyền cai trị và lãnh đạo đất nước của chúng ta.
+ TGM Joseph Naumann
Ngày 23 tháng 9 năm 2016
Nguồn http://theleaven.org/in-choosing-presidents-we-choose-judges-too/
Trong Đại Hội Giới trẻ Thế giới mùa hè vừa qua, có một số người Âu Châu tỏ ra ngạc nhiên về phẩm chất của các ứng cử viên của chúng ta trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Họ hỏi tôi: "Có phải những người này là các nhà lãnh đạo tốt nhất mà nước Mỹ có thể sản xuất ra không?"
Một số cá nhân mà tôi ngưỡng mộ và tôn trọng đã nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên của hai đảng chính trị lớn của chúng ta. Thẳng thừng mà nói, họ thấy cả hai đều quá thiếu sót. Trong đời tôi, tôi không nhớ là có một cuộc bầu cử tổng thống nào mà rất nhiều người Mỹ thấy rằng sự lựa chọn quá thiếu hấp dẫn như cuộc bầu cử này.
Tôi cảm thông với những người đã kết luận rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên. Họ thấy rằng khuyết điểm của hai cứng cử viên này quá trầm trọng đến nỗi họ không muốn tham gia vào việc bầu cho hai người ấy. Đó là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà nhiều người đang gặp phải.
Riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy có nhiệm vụ phân biệt xem ứng cử viên nào ít nguy hại nhất và ứng cử viên nào, bất chấp những yếu điểm của họ, có tiềm năng đem lại cho đất nước và thế giới chúng ta những gì tốt đẹp nhất. Trong khi chúng ta bối rối bởi các khuyết điểm nghiêm trọng về lãnh đạo và chính sách của cả hai người, việc tránh bầu cho họ sẽ làm mất cơ hội giúp đất nước chúng ta trong việc lựa chọn người tốt nhất giữa hai người sẵn có. Chung quy, cuộc đời đầy những chọn lựa thiếu hoàn hảo.
Các giám mục Kansas đã đưa ra một phim ngắn, trong đó chúng tôi trình bày suy tư của chúng tôi về trách nhiệm của người Công Giáo như những công dân, và đặc biệt hơn nữa, như các cử tri. Trong phim ngắn này, chúng tôi cung cấp những hướng dẫn bằng cách nhấn mạnh đến các nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo cũng như xác định điều chúng tôi coi là những vấn đề quan trọng nhất về luân lý mà quốc gia, các tiểu bang và các cộng đồng địa phương của chúng ta đang phải đối mặt.
Trong phim ngắn này, chúng tôi xét đến tầm quan trọng của những vấn đề, như phá thai, bảo vệ sự sống, hôn nhân, tự do tôn giáo, cải cách luật di cư, việc chăm sóc sức khỏe, quan tâm đến người nghèo và bảo vệ môi trường.
Chúng tôi cũng vạch ra vai trò càng ngày càng gia tăng mà các thẩm phán tự đảm nhận trong việc minh định những chính sách công cộng về các vấn đề cơ bản, như phá thai, định nghĩa hôn nhân cùng việc bảo vệ quyền làm theo lương tâm và tự do tôn giáo. Một số thẩm phán chọn cách quyết định về các vấn đề xã hội quan trọng bằng cách sáng chế ra những quyền không có thấy trong Hiến pháp. Họ đã tước quyền công dân của người Hoa Kỳ bằng cách tước đoạt trách nhiệm của đại biểu dân cử của chúng ta để minh định chính sách công cộng về các lĩnh vực quan trọng này.
Chúng tôi thách đố người Công Giáo đừng để cho tư lợi quyết định sự lựa chọn trong việc bỏ phiếu của họ, mà tìm cách góp phần vào công ích. Tôi yêu cầu anh chị em hãy xem đoạn phim ngắn của chúng tôi trên trang web của tổng giáo phận của chúng ta hoặc trang web của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Kansas.
Theo thiển ý của tôi, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tổng thống là bổ nhiệm, không những chỉ các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, mà còn tất cả các thẩm phán liên bang. Vì càng ngày càng nhiều vấn đề về chính sách công cộng được quyết định bởi các tòa án này – chứ không bởi Quốc hội hoặc các cơ quan lập pháp tiểu bang – việc lựa chọn các thẩm phán trở nên cực kỳ quan trọng.
Chỉ trong hơn một năm qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tái định nghĩa hôn nhân, phủ quyết hầu hết các hiến pháp tiểu bang và điều luật công nhận hôn nhân, như đã được hiểu từ bao nhiêu ngàn năm qua, là giữa một người nam và một người nữ.
Gần đây, vào cuối tháng sáu, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã từ chối nghe một trường hợp trong đó tiểu bang Washington đã bắt buộc các tiệm thuốc của tư nhân phải cung cấp cái gọi là những thuốc ngừa thai khẩn cấp có chức năng phá thai.
Trường hợp này liên quan đến một tiệm thuốc, mà một gia đình Kitô hữu đạo đức làm chủ và điều hành, không chịu chung cấp cho khách hàng của họ phương tiện để phá thai hóa học. Trong khi có hơn 30 tiệm thuốc trong vòng năm dặm chung quanh đó bán các thuốc ngừa thai khẩn cấp. Bất cứ ai muốn mua sản phẩm này đều có thể dễ dàng mua nó. Tuy nhiên, tòa án nhất quyết buộc các dược sĩ Kitô giáo vi phạm những xác tín sâu xa của họ.
Chánh án Roberts, các Thẩm Phán Thomas và Alito, tất cả đều không đồng ý với ý kiến đa số của Tối Cao Pháp Viện. Trong phản kháng của ông, Thẩm Phán Alito nói: “Đây là một dấu chỉ đáng ngại.... Nếu đây là một dấu chỉ cho thấy cách mà quyền tự do tôn giáo sẽ được xử lý trong những năm tới, thì những người coi trọng tự do tôn giáo có lý do để quan tâm rất nhiều. "
Vào ngày 21 tháng 6, Tòa Thượng Thẩm Quận Skagit phán quyết rằng các bệnh viện công ở tiểu bang Washington phải thực thi việc phá thai nếu cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc các sản phụ, ngay cả khi tất cả các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện theo lương tâm chống lại việc phá thai.
Tổng thống cũng bổ nhiệm các thành viên trong nội các của mình, là những người thường giải thích pháp luật bằng cách lập ra các sắc luật không luôn luôn phản ánh ý định của Quốc hội. Một thí dụ điển hình của việc này là những sắc lệnh của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh là một phần của việc thực hiện Đạo Luật Affordable Care. Với những sắc lệnh này, chính quyền đang cố gắng bắt buộc các Tiểu Muội của người nghèo, cũng như nhiều chủ nhân tôn giáo khác, phải bao gồm trong chương trình bảo hiểm sức khỏe cho nhân của họ viên các thuốc gây sẩy thai, ngừa thai và triệt sản.
Ngày 21 tháng 6 vừa qua, Văn Phòng Y Tế và Dịch vụ Nhân Sinh cho các Quyền Dân Sự tuyên bố, trái ngược với ý nghĩa rõ ràng của luật liên bang hiện hành, rằng Sở Quản Lý Chăm Sóc Y Tế của tiểu bang California có thể tiếp tục bắt buộc các bảo hiểm sức khỏe tư nhân phải bao gồm việc phá thai.
Mùa hè này, các trường đại học Công Giáo đã nhận được một văn thư từ Bộ Giáo Dục, đe dọa cắt tài trợ liên bang cho các sinh viên của trường, nếu các trường đại học này không cho phép các sinh viên đổi giới tính sử dụng bất cứ phòng thay đồ hoặc nhà vệ sinh nào mà họ muốn.
Mới tuần qua, ông Martin Castro, người được tổng thống bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy Ban về các Quyền Dân Sự của Hoa Kỳ vào năm 2011, đã tuyên bố rằng tự do tôn giáo chỉ là “mật mã che đậy việc kỳ thị, thiếu khoan dung, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính, ghét đồng tính, ghét Hồi giáo, cổ võ quyền tối cao của Kitô giáo hay bất kỳ hình thức thiếu khoan dung nào đó.” Về cơ bản, ông Castro đã cố gắng bịt miệng những ai phản đối cuộc tấn công của chính quyền hiện hành vào tự do tôn giáo và quyền làm theo lương tâm bằng cách gọi họ là những kẻ cuồng tin.
Tổng thống Hoa Kỳ thực thi một quyền hành rất lớn trong việc chỉ định các tòa án, nội các, các cơ quan liên bang và các ủy ban. Anh chị em hãy nhớ rằng: Trong khi chọn một tổng thống, chúng ta cũng chọn các thẩm phán cũng như các viên chức khác, là những người sẽ giải thích pháp luật theo cách mà họ chọn để thi hành nó.
Trong những tuần lễ này, chúng ta cần phải cầu nguyện cho đất nước chúng ta. Hãy cầu nguyện để chúng ta có thể chọn một cách khôn ngoan những người mà chúng ta sẽ trao quyền cai trị và lãnh đạo đất nước của chúng ta.
+ TGM Joseph Naumann
Ngày 23 tháng 9 năm 2016
Nguồn http://theleaven.org/in-choosing-presidents-we-choose-judges-too/
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họ đạo Mỹ Thuận : Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức
Người Giống Trôm
10:05 29/10/2016
HỌ ĐẠO MỸ THUẬN: THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC
Có thể nói rằng, hôm nay, 29 tháng 10 năm 2016 là ngày hội vui của họ đạo nhỏ bé Mỹ Thuận bởi lẽ họ đạo cùng quý khách được đón Đức Giám Mục Giáo Phận về ban Bí Tích Thêm Sức cho một số con em trong họ đạo. Đơn giản bởi vì họ đạo quá nhỏ bé cùng với hoàn cảnh xã hội nên đã từ lâu lắm rồi mới có Thánh Lễ Thêm Sức như hôm nay.
Xem Hình
Từ nhiều ngày trước, Cha Phêrô Phạm Đức Thanh – Bề Trên cộng đoàn DCCT Vĩnh Long, cùng với Cha Phêrô Phạm Xuân Lộc và Thầy Giuse Vũ Văn Được cùng cộng đoàn nhỏ bé trong họ đạo Mỹ Tho đã chuẩn bị cho ngày hôm nay. Và hôm nay, mọi sự đã hoàn tất để chào đón Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ Nam Nữ cùng cộng đoàn dân Chúa về đây trong ngày Đại Lễ này.
Hôm nay cũng là ngày Thứ Bảy - hành hương cuối tháng – như thông lệ để rồi cộng đoàn dân Chúa ở các họ đạo lân cận cũng đã về với ngôi thánh đường thân thương mang tên Mỹ Thuận. Từng đoàn người đã về với Mỹ Thuận để rồi khuôn viên vốn dĩ nhỏ bé nay lại nhỏ bé chật hẹp hơn.
9 giờ 00, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp trong giờ hành hương kính Mẹ. Cha Phêrô Phạm Xuân Lộc đã giúp cộng đoàn trong giờ hành hương này.
10 giờ 00, cộng đoàn cùng hướng về cuối nhà thờ để đón đoàn đồng tế trong Thánh Lễ ban Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Đồng tế gồm có Cha Hạt Trưởng, Cha Bề Trên cộng đoàn Donbosco Vĩnh Long, quý Cha bề trên, quý Cha trong và ngoài địa phận Vĩnh Long. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long.
Đức Cha ngỏ lời với cộng đoàn trước khi vào Thánh Lễ với tâm tình hết sức đơn sơ: “Anh chị em thân mến ! Chúng ta họp nhau nơi đây trong ngôi Thánh Đường này để dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa. Trong Thánh Lễ này, chúng ta tham dự Thánh Lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho một số con em chúng ta. Chúng ta xin Chúa ban Thánh Thần của Ngài xuống trên tất cả mỗi người chúng ta và đặc biệt cho các em sẽ chịu Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Nhờ ơn Thánh Thần của Chúa mà chúng ta cũng như các em đây sống đức tin của mình một cách trọn vẹn hơn. Giờ đây chúng ta cùng nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn về và sống tâm tình khiêm hạ qua trang Tin Mừng Chúa mời gọi mỗi người hãy chọn chỗ cuối. Chỗ cuối là nơi mà chính chúng ta khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa. Chỗ cuối không phải là nơi chúng ta bị giảm uy tín. Chỗ cuối là nơi Chúa đánh giá chúng ta nhưng là để phục vụ cho tất cả. Chúng ta chọn chỗ cuối là chúng ta chấp nhận làm việc nơi chỗ mà cộng đoàn chúng ta chạy trốn. Mặc dù có tiếng rì rào hiểu nhầm, chúng ta không muốn phô việc chúng ta làm. Chúng ta chọn chỗ cuối và có sự tin tưởng đặc biệt của người khác. Chúng ta chọn chỗ cuối nơi khiêm tốn không đặt ngang hàng với anh em của mình. Ở chỗ cuối, chúng ta dành cho Chúa hoàn toàn làm chủ chúng ta và nếu Chúa muốn chúng ta sẵn sàng phục vụ Chúa và Nước của Chúa. Chỗ cuối là chỗ chúng ta bằng lòng về Chúa mà chúng ta không thất vọng hối tiếc buồn phiền và là nơi mà những công việc của chúng ta bị đặt để sau những công việc của Chúa. Chỗ cuối là quê hương Nagiaret, nơi đó ta gặp Đức Trinh Nữ Maria. ..
Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng noi gương Đức Trinh Nữ Maria sống khiêm nhường nghèo nàn để khi chúng ta phục vụ Chúa và anh em thì khi chúng ta ở chỗ cuối chúng ta không buồn và không hờn giận. Chúng ta nói và làm những gì đẹp lòng Chúa. Nghe lời Chúa đi tìm chỗ cuối. Tìm chỗ ngồi trong bàn tiệc của Chúa trong đó có anh em của mình. .. có các em chịu phép Thêm Sức hôm nay. ..
Đức Cha cùng chia sẻ 7 ơn Chúa Thánh Thần trong chiều kích siêu nhiên và cùng mời gọi cộng đoàn cùng nhau xin ơn Chúa Thánh Thần để mỗi người sống trọn vẹn đức tin của mình.
Sau bài chia sẻ của Đức Cha là nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức.
Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Cha Phêrô Phạm Đức Thanh ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ Nam Nữ và toàn thể cộng đoàn. Thay cho tất cả tâm tình, Cha Phêrô gửi đến Đức Cha chút quà mọn trong đó có bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Cha Phêrô cũng cảm ơn quý khách, quý Cha đã đáp từ và đã hiện diện trong các cuộc hành hương Thứ Bảy cuối tháng.
Đáp từ sau lời của Cha Phêrô, Đức Cha Phêrô nói một chút về tâm tình của Đức Cha về họ đạo Mỹ Thuận. .. Đức Cha chia sẻ về bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp mà Đức Cha đi nhiều nơi đều thấy mẫu khác nhau. .. nhưng tất cả cũng là Mẹ của chúng ta. ..
Sau bài ca Tạ Lễ, Đức Cha, quý Cha và các em lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay đã cùng chụp tấm hình lưu niệm ngày hồng phúc này.
Cơn mưa hồng ân chợt đến như dấu chỉ tình thương yêu của Chúa.
Sau Lễ, tất cả mọi người cùng nhau dùng bữa cơm thân tình với nhau.
Tạ ơn Chúa vì những ân huệ mà Chúa đã ban cho họ đạo nhỏ bé Mỹ Thuận. Xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ muôn ơn lành cho các em lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay cũng như mọi người để mọi người sống trọn vẹn đức tin của mình như tâm tình mời gọi của Đức Cha Phêrô.
Có thể nói rằng, hôm nay, 29 tháng 10 năm 2016 là ngày hội vui của họ đạo nhỏ bé Mỹ Thuận bởi lẽ họ đạo cùng quý khách được đón Đức Giám Mục Giáo Phận về ban Bí Tích Thêm Sức cho một số con em trong họ đạo. Đơn giản bởi vì họ đạo quá nhỏ bé cùng với hoàn cảnh xã hội nên đã từ lâu lắm rồi mới có Thánh Lễ Thêm Sức như hôm nay.
Xem Hình
Từ nhiều ngày trước, Cha Phêrô Phạm Đức Thanh – Bề Trên cộng đoàn DCCT Vĩnh Long, cùng với Cha Phêrô Phạm Xuân Lộc và Thầy Giuse Vũ Văn Được cùng cộng đoàn nhỏ bé trong họ đạo Mỹ Tho đã chuẩn bị cho ngày hôm nay. Và hôm nay, mọi sự đã hoàn tất để chào đón Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ Nam Nữ cùng cộng đoàn dân Chúa về đây trong ngày Đại Lễ này.
Hôm nay cũng là ngày Thứ Bảy - hành hương cuối tháng – như thông lệ để rồi cộng đoàn dân Chúa ở các họ đạo lân cận cũng đã về với ngôi thánh đường thân thương mang tên Mỹ Thuận. Từng đoàn người đã về với Mỹ Thuận để rồi khuôn viên vốn dĩ nhỏ bé nay lại nhỏ bé chật hẹp hơn.
9 giờ 00, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp trong giờ hành hương kính Mẹ. Cha Phêrô Phạm Xuân Lộc đã giúp cộng đoàn trong giờ hành hương này.
10 giờ 00, cộng đoàn cùng hướng về cuối nhà thờ để đón đoàn đồng tế trong Thánh Lễ ban Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Đồng tế gồm có Cha Hạt Trưởng, Cha Bề Trên cộng đoàn Donbosco Vĩnh Long, quý Cha bề trên, quý Cha trong và ngoài địa phận Vĩnh Long. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long.
Đức Cha ngỏ lời với cộng đoàn trước khi vào Thánh Lễ với tâm tình hết sức đơn sơ: “Anh chị em thân mến ! Chúng ta họp nhau nơi đây trong ngôi Thánh Đường này để dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa. Trong Thánh Lễ này, chúng ta tham dự Thánh Lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho một số con em chúng ta. Chúng ta xin Chúa ban Thánh Thần của Ngài xuống trên tất cả mỗi người chúng ta và đặc biệt cho các em sẽ chịu Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Nhờ ơn Thánh Thần của Chúa mà chúng ta cũng như các em đây sống đức tin của mình một cách trọn vẹn hơn. Giờ đây chúng ta cùng nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn về và sống tâm tình khiêm hạ qua trang Tin Mừng Chúa mời gọi mỗi người hãy chọn chỗ cuối. Chỗ cuối là nơi mà chính chúng ta khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa. Chỗ cuối không phải là nơi chúng ta bị giảm uy tín. Chỗ cuối là nơi Chúa đánh giá chúng ta nhưng là để phục vụ cho tất cả. Chúng ta chọn chỗ cuối là chúng ta chấp nhận làm việc nơi chỗ mà cộng đoàn chúng ta chạy trốn. Mặc dù có tiếng rì rào hiểu nhầm, chúng ta không muốn phô việc chúng ta làm. Chúng ta chọn chỗ cuối và có sự tin tưởng đặc biệt của người khác. Chúng ta chọn chỗ cuối nơi khiêm tốn không đặt ngang hàng với anh em của mình. Ở chỗ cuối, chúng ta dành cho Chúa hoàn toàn làm chủ chúng ta và nếu Chúa muốn chúng ta sẵn sàng phục vụ Chúa và Nước của Chúa. Chỗ cuối là chỗ chúng ta bằng lòng về Chúa mà chúng ta không thất vọng hối tiếc buồn phiền và là nơi mà những công việc của chúng ta bị đặt để sau những công việc của Chúa. Chỗ cuối là quê hương Nagiaret, nơi đó ta gặp Đức Trinh Nữ Maria. ..
Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng noi gương Đức Trinh Nữ Maria sống khiêm nhường nghèo nàn để khi chúng ta phục vụ Chúa và anh em thì khi chúng ta ở chỗ cuối chúng ta không buồn và không hờn giận. Chúng ta nói và làm những gì đẹp lòng Chúa. Nghe lời Chúa đi tìm chỗ cuối. Tìm chỗ ngồi trong bàn tiệc của Chúa trong đó có anh em của mình. .. có các em chịu phép Thêm Sức hôm nay. ..
Đức Cha cùng chia sẻ 7 ơn Chúa Thánh Thần trong chiều kích siêu nhiên và cùng mời gọi cộng đoàn cùng nhau xin ơn Chúa Thánh Thần để mỗi người sống trọn vẹn đức tin của mình.
Sau bài chia sẻ của Đức Cha là nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức.
Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Cha Phêrô Phạm Đức Thanh ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ Nam Nữ và toàn thể cộng đoàn. Thay cho tất cả tâm tình, Cha Phêrô gửi đến Đức Cha chút quà mọn trong đó có bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Cha Phêrô cũng cảm ơn quý khách, quý Cha đã đáp từ và đã hiện diện trong các cuộc hành hương Thứ Bảy cuối tháng.
Đáp từ sau lời của Cha Phêrô, Đức Cha Phêrô nói một chút về tâm tình của Đức Cha về họ đạo Mỹ Thuận. .. Đức Cha chia sẻ về bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp mà Đức Cha đi nhiều nơi đều thấy mẫu khác nhau. .. nhưng tất cả cũng là Mẹ của chúng ta. ..
Sau bài ca Tạ Lễ, Đức Cha, quý Cha và các em lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay đã cùng chụp tấm hình lưu niệm ngày hồng phúc này.
Cơn mưa hồng ân chợt đến như dấu chỉ tình thương yêu của Chúa.
Sau Lễ, tất cả mọi người cùng nhau dùng bữa cơm thân tình với nhau.
Tạ ơn Chúa vì những ân huệ mà Chúa đã ban cho họ đạo nhỏ bé Mỹ Thuận. Xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ muôn ơn lành cho các em lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay cũng như mọi người để mọi người sống trọn vẹn đức tin của mình như tâm tình mời gọi của Đức Cha Phêrô.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, tân Tổng Giám Mục Huế
G. Trần Đức Anh OP
20:32 29/10/2016
Đức Cha Lê Văn Hồng năm nay 76 tuổi, sinh ngày 30-6 năm 1940 tại Trí Bưu, Quảng Trị. Năm 2005, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM Phụ tá Tổng Giáo phận Huế, và 7 năm sau đó, ngày 18-8 năm 2012 ngài thăng TGM chính tòa của Giáo phận này.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh năm nay 67 tuổi, sinh ngày 22 tháng 11 năm 1949 tại Ba Làng, Thanh Hóa, thụ phong LM năm 1992 thuộc giáo phận Nha Trang, du học Pháp từ 1995 đến 2003 và đậu tiến sĩ triết học. Trở về nước ngài làm giáo sư Đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang. Năm sau đó, 2004, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM chính tòa Thanh Hóa, kế nhiệm Đức Cha Bartolomeo Nguyễn Sơn Lâm. Hồi đầu tháng 10 này, ngài được bầu làm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nhiệm kỳ 2016-2019, kế nhiệm Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc.
Cùng với việc bổ nhiệm làm TGM chính tòa Huế, Đức Cha Nguyễn Chí Linh được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa giáo phận Thanh Hóa cho đến khi vị Giám Mục mới của giáo phận này nhậm chức (sede vacante ad nutum Sanctae Sedis).
Theo niên giám năm nay (2016) của Tòa Thánh, Giáo phận Thanh Hóa có hơn 145 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 51 giáo xứ, với 85 LM giáo phận và 1 LM dòng, hơn 170 nữ tu.
Tổng giáo phận Huế có hơn 69 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 82 giáo xứ, với 103 linh mục giáo phận và 32 LM dòng, 237 tu huynh và 1.064 nữ tu (SD 29-10-2016)
G. Trần Đức Anh OP
Vài nét về Đức TGM Lê Văn Hồng
Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng – năm nay 76 tuổi – là giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế từ năm 2005 đến năm 2012; và ngày 16-08-2012 được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, kế nhiệm Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể nghỉ hưu theo Giáo luật.
Từ năm 2013 đến 2016, Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Sơ lược tiểu sử của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh:
22-11-1949: Sinh tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá
1955 –1962: học tại trường Tiểu học giáo xứ Thanh Hải, Phan Thiết
1962 – 1967: học tại Tiểu chủng viện Nha Trang
1967 – 1968: học tại Trường Thiên Hựu, Huế
1968 – 1970: học tại Chủng viện Chúa Chiên Lành, Đà Lạt
1970 – 1977: học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt
1977 – 1992: sống với gia đình tại giáo xứ Song Mỹ, Nha Trang
30-12-1992: thụ phong linh mục cho giáo phận Nha Trang do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám mục giáo phận Nha Trang
1992 – 1995: Phó xứ Phước Thiện, giáo phận Nha Trang
1995 – 2003: du học Paris, Pháp; tốt nghiệp với học vị Tiến sĩ Triết học
08-11-2003: trở về Việt Nam, làm giáo sư Đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang
12-06- 2004: được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Thanh Hoá
04-08-2004: được truyền chức giám mục tại Nhà thờ chính toà Thanh Hoá với châm ngôn “Xin cho họ nên một”
2007 – tháng 9/2009: Giám quản Tông toà giáo phận Phát Diệm.
Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã đảm nhiệm các chức vụ:
2004 – 2007: Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
2007 – 2013: Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
2013 – 2016: Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Từ tháng 10/ 2016: Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tài Liệu - Sưu Khảo
Làm dấu thập gía
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:48 29/10/2016
Làm dấu thập gía
Trong nếp sống phụng vụ đạo Công Giáo không chỉ làm dấu thập gía đơn trước khi ngủ, trước khi ăn, trước khi đọc kinh cầu nguyện…Nhưng còn có ba dấu thập gía được cử hành liền một lúc bằng ngón tay trỏ trên trán, trên môi miệng và trên ngực nữa.
Ba dấu thập gía cử hành được cử hành trong mỗi thánh lễ Misa trước khi nghe đọc Phúc âm, đang khi nói lời tuyên xưng : Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa!
Amen.
1. Làm dấu thập gía đơn đưa bàn tay phải theo đường thẳng từ trên trán xuống dưới ngực, và theo đường ngang hình chân trời từ bờ vai trái sang phía bờ vai phải, đang khi đọc lời kinh tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba ngôi: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Ta muốn nói: Thiên Chúa ở trên trời cao xuống trần gian, Thiên Chúa đến với con người, và con người liên kết với nhau trong Chúa Thánh Thần. Ba ngôi Thiên Chúa ở trong con, trên thân thể và trong tâm hồn.
Còn khi cử hành ba dấu thập gía bằng ngón tay trỏ ở ba vị trí khác nhau: trên trán một hình chữ thập, trên môi miệng một chữ thập và trên ngực một chữ thập nữa.
Khi làm dấu thập gía ở trên ba vị trí đó muốn nói lên điều gì?
2. Làm dấu thập gía trên trán muốn nói lên: Con nghe Lời Chúa với trí suy hiểu của trí não trên đỉnh đầu thân thể.
Từ nơi trí óc những ý tưởng, chương trình được suy nghĩ phát triển ra. Cũng từ nơi bộ óc thu nhận lan toả ra những lo âu làm ta lo sợ, những vấn đề gây ưu tư sầu muộn. Và cũng từ nơi trí não phát truyền ra những điều ta hài lòng cũng như không hài lòng, những phán đoán tốt xấu , trong sáng vẩn đục, những lời hứa hẹn hay thất hứa, những suy nghĩ mới cũ, những điều vui buồn.
Vì thế dấu thập gía làm nơi đó muốn nói lên: Xin thập gía Chúa Kitô mang ơn cứu chuộc đến thánh hóa chúc phúc lành ban ơn tha thứ những gì từ đầu óc trí não phát xuất ra.
3. Dấu thập gía làm trên môi miệng muốn diễn tả: con nghe Lời Chúa và muốn dùng môi miệng con loan truyền đi tiếp.
Môi miệng là cửa giao thương với mọi người, với thiên nhiên bằng tiếng nói ngôn ngữ những suy nghĩ trong trí óc. Lời nói có thể là những lời biểu lộ hòa bình, tình yêu thương thông cảm. Nhưng cũng có thề là những lời gẩy bất an, bất bình làm tổn thương người khác, những lời chân chính thành thật, mà cũng có thể là những lời gian trá , cũng có thể là những lời đầy kinh nghiệm sự khôn ngan mà cũng có thể là những lời vô bổ ích, lời khen ngợi và lời chê trách, lời mang đến niềm vui và lời gây ra khó chịu bực tức….
Dùng ngón tay vẽ hình thập gía trên môi miệng cầu xin sự thánh hóa, chữa lành chúc phúc cho những lời nói thoát ra từ cửa môi miệng, để lời nói thoát ra từ môi miệng không mang đến sự gì xấu độc hại cho người khác. Và nhất là biết nhường nhịn gìn giữ lời nói.
4. Hình Thập gía làm trên lồng ngực chứa đựng tâm tình: Con nghe lời Chúa với lòng yêu mến.
Trong lòng ngực thân thể con người cũng như loài thú động vật có trái tim, nơi là trung tâm bơm máu lan tỏa sự sống khắp cùng cơ thể, và đồng thời cũng là nơi phát tỏa tình yêu thương.
Trong dân gian nói đến ai có lòng tốt là muốn nói người đó có trái rộng mở quảng đại, hay người mẹ yêu thương con mình với tất cả tấm lòng là muốn nói người mẹ dành hết trái tim lòng yêu mến cho con mình.
Nhưng ta cũng ta sợ trường hợp người nào đó có trái tim lạnh lùng, không quan tâm chú ý gì đến người khác. Từ nơi trái tim phát tòa ra tình cảm sự thất vọng, lo âu sợ hãi, buồn phiền sầu não, không thông cảm…
Làm dấu thập tự Chúa Kitô trên lồng ngực muốn xin sự chữa lành tha thứ và tình yêu thương của Ngài cho những tình cảm từ nơi sâu thẳm trái tim của con người mình lan tỏa tình yêu thương tới cho người khác, hầu xóa tan những tiêu cực khó chịu cho nhau trong đời sống.
Hình Thập gía Chúa Giêsu Kitô là Logo của người Công Giáo. Với những dấu thập giá Chúa Giêsu Kitô làm vẽ trên thân thể, nhất là nơi vị trí của trái tim, chúng ta muốn mở rộng trái tim tình yêu mến cùng sự sống cho Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong nếp sống phụng vụ đạo Công Giáo không chỉ làm dấu thập gía đơn trước khi ngủ, trước khi ăn, trước khi đọc kinh cầu nguyện…Nhưng còn có ba dấu thập gía được cử hành liền một lúc bằng ngón tay trỏ trên trán, trên môi miệng và trên ngực nữa.
Ba dấu thập gía cử hành được cử hành trong mỗi thánh lễ Misa trước khi nghe đọc Phúc âm, đang khi nói lời tuyên xưng : Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa!
Amen.
1. Làm dấu thập gía đơn đưa bàn tay phải theo đường thẳng từ trên trán xuống dưới ngực, và theo đường ngang hình chân trời từ bờ vai trái sang phía bờ vai phải, đang khi đọc lời kinh tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba ngôi: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Ta muốn nói: Thiên Chúa ở trên trời cao xuống trần gian, Thiên Chúa đến với con người, và con người liên kết với nhau trong Chúa Thánh Thần. Ba ngôi Thiên Chúa ở trong con, trên thân thể và trong tâm hồn.
Còn khi cử hành ba dấu thập gía bằng ngón tay trỏ ở ba vị trí khác nhau: trên trán một hình chữ thập, trên môi miệng một chữ thập và trên ngực một chữ thập nữa.
Khi làm dấu thập gía ở trên ba vị trí đó muốn nói lên điều gì?
2. Làm dấu thập gía trên trán muốn nói lên: Con nghe Lời Chúa với trí suy hiểu của trí não trên đỉnh đầu thân thể.
Từ nơi trí óc những ý tưởng, chương trình được suy nghĩ phát triển ra. Cũng từ nơi bộ óc thu nhận lan toả ra những lo âu làm ta lo sợ, những vấn đề gây ưu tư sầu muộn. Và cũng từ nơi trí não phát truyền ra những điều ta hài lòng cũng như không hài lòng, những phán đoán tốt xấu , trong sáng vẩn đục, những lời hứa hẹn hay thất hứa, những suy nghĩ mới cũ, những điều vui buồn.
Vì thế dấu thập gía làm nơi đó muốn nói lên: Xin thập gía Chúa Kitô mang ơn cứu chuộc đến thánh hóa chúc phúc lành ban ơn tha thứ những gì từ đầu óc trí não phát xuất ra.
3. Dấu thập gía làm trên môi miệng muốn diễn tả: con nghe Lời Chúa và muốn dùng môi miệng con loan truyền đi tiếp.
Môi miệng là cửa giao thương với mọi người, với thiên nhiên bằng tiếng nói ngôn ngữ những suy nghĩ trong trí óc. Lời nói có thể là những lời biểu lộ hòa bình, tình yêu thương thông cảm. Nhưng cũng có thề là những lời gẩy bất an, bất bình làm tổn thương người khác, những lời chân chính thành thật, mà cũng có thể là những lời gian trá , cũng có thể là những lời đầy kinh nghiệm sự khôn ngan mà cũng có thể là những lời vô bổ ích, lời khen ngợi và lời chê trách, lời mang đến niềm vui và lời gây ra khó chịu bực tức….
Dùng ngón tay vẽ hình thập gía trên môi miệng cầu xin sự thánh hóa, chữa lành chúc phúc cho những lời nói thoát ra từ cửa môi miệng, để lời nói thoát ra từ môi miệng không mang đến sự gì xấu độc hại cho người khác. Và nhất là biết nhường nhịn gìn giữ lời nói.
4. Hình Thập gía làm trên lồng ngực chứa đựng tâm tình: Con nghe lời Chúa với lòng yêu mến.
Trong lòng ngực thân thể con người cũng như loài thú động vật có trái tim, nơi là trung tâm bơm máu lan tỏa sự sống khắp cùng cơ thể, và đồng thời cũng là nơi phát tỏa tình yêu thương.
Trong dân gian nói đến ai có lòng tốt là muốn nói người đó có trái rộng mở quảng đại, hay người mẹ yêu thương con mình với tất cả tấm lòng là muốn nói người mẹ dành hết trái tim lòng yêu mến cho con mình.
Nhưng ta cũng ta sợ trường hợp người nào đó có trái tim lạnh lùng, không quan tâm chú ý gì đến người khác. Từ nơi trái tim phát tòa ra tình cảm sự thất vọng, lo âu sợ hãi, buồn phiền sầu não, không thông cảm…
Làm dấu thập tự Chúa Kitô trên lồng ngực muốn xin sự chữa lành tha thứ và tình yêu thương của Ngài cho những tình cảm từ nơi sâu thẳm trái tim của con người mình lan tỏa tình yêu thương tới cho người khác, hầu xóa tan những tiêu cực khó chịu cho nhau trong đời sống.
Hình Thập gía Chúa Giêsu Kitô là Logo của người Công Giáo. Với những dấu thập giá Chúa Giêsu Kitô làm vẽ trên thân thể, nhất là nơi vị trí của trái tim, chúng ta muốn mở rộng trái tim tình yêu mến cùng sự sống cho Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông, Kỷ Niệm 500 Năm Phong Trào Cải Cách(4)
Vũ Văn An
22:38 29/10/2016
Chương IV
Chủ đề cơ bản của thần học Martin Luther dưới ánh sáng các cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo Rôma
91. Từ thế kỷ mười sáu, các xác tín cơ bản của cả Martin Luther lẫn nền thần học Luthêrô đã là một vấn đề tranh cãi giữa người Công Giáo và người Luthêrô rồi. Các cuộc đối thoại đại kết và nghiên cứu học thuật đã phân tích các cuộc tranh cãi này và đã cố gắng vượt qua chúng bằng cách nhận diện các thuật ngữ khác nhau, các cách cấu trúc tư tưởng khác nhau, và các mối quan tâm khác nhau không nhất thiết loại trừ lẫn nhau.
92. Trong chương này, người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau trình bầy một số khẳng định thần học chính được Martin Luther khai triển. Việc mô tả chung này không có nghĩa người Công Giáo đồng ý với mọi điều Martin Luther nói như được trình bày ở đây. Nhu cầu liên tục đối thoại đại kết và hiểu biết lẫn nhau vẫn còn đó. Tuy nhiên, trong hành trình đại kết, chúng ta đã đạt tới giai đoạn cho phép ta cùng đưa ra trình thuật chung này.
93. Điều quan trọng là phân biệt giữa nền thần học của Luther và nền thần học Luthêrô, và trên hết, giữa nền thần học của Luther và học lý của các Giáo Hội Luthêrô như đã được phát biểu trong các tác phẩm có tính tuyên tín của họ. Học lý này là điểm tham chiếu chính cho các cuộc đối thoại đại kết. Tuy nhiên, vì việc kỷ niệm ngày 31 tháng mười năm 1517, điều thích hợp ở đây là tập trung vào nền thần học của Luther.
Cấu trúc của chương này
94. Chương này chỉ tập trung vào bốn chủ đề trong nền thần học của Luther: công chính hóa, bí tích Thánh Thể, thừa tác vụ, và Thánh Kinh và truyền thống. Vì tầm quan trọng của chúng trong đời sống Giáo Hội, và vì các tranh cãi chúng tạo ra cho nhiều thế kỷ, chúng đã được bàn thảo sâu rộng trong các cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô. Phần trình bày sau đây là kết quả của các cuộc đối thoại này.
95. Việc thảo luận về từng chủ đề sẽ diễn tiến trong ba bước. Quan điểm của Luther về mỗi một chủ đề trong bốn chủ đề thần học sẽ được trình bày đầu tiên, theo sau là một mô tả ngắn các quan tâm của Công Giáo liên quan đến chủ đề này. Một bản tóm tắt sau đó sẽ cho thấy nền thần học của Luther đã được đem vào cuộc đàm đạo ra sao với tín lý Công Giáo trong cuộc đối thoại đại kết. Phần này nêu bật những gì đã được cùng nhau khẳng định và nhận diện các khác biệt còn tồn đọng.
96. Một chủ đề quan trọng để thảo luận thêm là làm thế nào chúng ta có thể đào sâu sự hội tụ của chúng ta đối với những vấn đề chúng ta vẫn còn nhấn mạnh cách khác nhau, nhất là liên quan tới học lý về Giáo Hội.
97. Điều quan trọng là lưu ý rằng không phải mọi phát biểu đối thoại giữa người Luthêrô và người Công Giáo đều có cùng một trọng lượng đồng thuận như nhau, cũng không phải mọi phát biểu này đều đã được người Công Giáo và người Luthêrô tiếp nhận bằng nhau. Mức thế giá cao nhất nằm ở Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa, có chữ ký của đại diện Liên Minh Luthêrô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Augsburg, Đức, ngày 31 Tháng Mười năm 1999 và được Hội đồng Methodist Thế Giới thừa nhận năm 2006. Các cơ chế bảo trợ đã nhận được nhiều phúc trình khác của ủy ban đối thoại quốc tế và quốc gia, nhưng các phúc trình này có mức độ khác nhau trong tác động của chúng đối với nền thần học và đời sống các cộng đồng Công Giáo và Luthêrô. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội hiện nay đang chia sẻ trách nhiệm liên tục đánh giá và tiếp nhận thành tựu của cuộc đối thoại đại kết.
Di sản trung cổ của Martin Luther
98. Martin Luther quan tâm sâu xa tới giai đoạn cuối thời Trung Cổ. Có thể nói, cùng một lúc, ông vừa tiếp nhận nó, vừa tách xa nó một cách có phê phán, vừa đang vượt qua các nền thần học của nó. Năm 1505, ông trở thành một tu sĩ của dòng ẩn sĩ Thánh Augustinô ở Erfurt và, năm 1512, là giáo sư thần học ở Wittenberg. Trong chức vụ này, ông chủ yếu tập trung công trình thần học của ông vào việc giải thích Kinh Thánh. Việc nhấn mạnh Kinh Thánh này là hoàn toàn phù hợp với các qui luật mà Dòng Ẩn Sĩ Thánh Augustinô mong muốn các tu sĩ thực hiện, tức là nghiên cứu và suy gẫm Kinh Thánh không chỉ vì lợi ích bản thân riêng của mình, mà còn vì lợi ích thiêng liêng của nhiều người khác. Các giáo phụ, đặc biệt là (Thánh) Augustinô, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và lên khuôn cuối cùng cho nền thần học Luther. "Nền thần học của chúng tôi và Thánh Augustinô đang thực hiện sự tiến bộ" (32), ông viết như thế năm 1517, và trong "Cuộc Tranh Luận Heidelberg" (1518), ông gọi Thánh Augustinô là "người giải thích trung thành nhất" (33) về tông đồ Phaolô. Do đó, Luther bắt rễ rất sâu trong truyền thống giáo phụ.
Nền thần học đơn tu và huyền nhiệm
99. Dù Luther có một thái độ hết sức phê phán đối với các nhà thần học kinh viện, nhưng trong tư cách một ẩn sĩ Dòng Thánh Augustinô trong hai mươi năm, ông đã sống, đã suy nghĩ, và đã trước tác thần học trong truyền thống thần học đơn tu. Một trong các nhà thần học đơn tu gây ảnh hưởng nhiều nhất là Thánh Bernard thành Clairvaux, người được Luther đánh giá cao. Cách Luther giải thích Sách Thánh như là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người cho thấy nhiều song hành rõ rệt với cách giải thích Sách Thánh của Thánh Bernard.
100. Luther cũng bắt rễ sâu trong truyền thống huyền nhiệm của cuối thời kỳ trung cổ. Ông tìm được sự giúp đỡ nơi, và cảm thấy được thấu hiểu bởi, các bài giảng bằng tiếng Đức của John Tauler (d. 1361). Ngoài ra, chính Luther đã cho công bố bản văn huyền nhiệm, Theologia deutsch ( "Thần Học Đức", 1518), đã được một tác giả vô danh viết. Bản văn này trở nên phổ biến và nổi tiếng nhờ việc công bố của Luther.
101. Trong suốt toàn bộ cuộc sống của ông, Luther đã rất biết ơn vị bề trên của dòng mình, John thành Staupitz, và nền thần học qui Kitô của vị này, một nền thần học an ủi Luther trong lúc buồn phiền. Staupitz là người đại diện của nền huyền nhiệm phu thê (nuptial mysticism). Luther nhiều lần thừa nhận ảnh hưởng hữu ích của ông, cho rằng, "Staupitz khởi đầu học lý này" (34) và ca ngợi ông là người "đầu tiên làm cha tôi trong học lý này, và đã hạ sinh [tôi] trong Chúa Kitô" (35). Cuối thời Trung Cổ, một nền thần học đã được khai triển cho người giáo dân. Nền thần học này (Frömmigskeitstheologie) suy tư về đời sống Kitô hữu bằng những ngôn từ thực tế và hướng về việc thực hành lòng đạo đức. Luther được kích thích bởi nền thần học này và đã viết nhiều khảo luận cho hàng ngũ giáo dân. Ông đã tiếp nhận nhiều chủ đề y hệt như thế, nhưng đã đem đến cho chúng cách giải quyết riêng biệt của mình.
Công chính hóa
Lối hiểu của Luther về công chính hóa
102. Chính lúc suy tư về bí tích thống hối, nhất là liên quan tới đoạn Tin Mừng Mátthêu 16:18, Luther đã có được một trong những trực giác cải cách nền tảng. Theo nền giáo dục đặc trưng cuối thời trung cổ của ông, ông được đào tạo để hiểu rằng Thiên Chúa tha thứ cho người biết sám hối ăn năn tội lỗi của mình bằng cách thực hiện một hành vi chứng tỏ họ yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự, và theo giao ước của Người (pactum), Thiên Chúa sẽ đáp trả bằng cách ban ơn thánh và sự tha thứ của Người trở lại (facienti quod est in se deus non denegat gratiam) (36), đến nỗi vị linh mục chỉ có thể tuyên bố rằng Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho hối nhân. Luther kết luận rằng Matthew 16 nói ngược hẳn lại, tức là vị linh mục tuyên bố hối nhân công chính, và qua hành vi nhân danh Thiên Chúa này, hối nhân thực sự trở thành công chính.
Lời Thiên Chúa như một hứa hẹn
103. Luther hiểu lời Thiên Chúa như những lời tạo nên những gì chúng nói và như có tính chất của một lời hứa (promissio). Lời hứa như thế đã được nói ra tại một nơi và trong một lúc đặc thù, bởi một người đặc thù, và ngỏ với một người đặc thù. Lời hứa của Thiên Chúa hướng về đức tin của một con người. Đức tin, ngược lại, nắm vững điều được hứa như đã được hứa với bản thân người tín hữu. Luther nhấn mạnh rằng đức tin như thế chỉ là một đáp trả thích đáng đối với lời hứa của Thiên Chúa. Con người nhân trần được kêu gọi đừng tự nhìn mình mà chỉ nhìn vào lời hứa của Thiên Chúa và hoàn toàn tín thác vào lời hứa này. Vì đức tin đặt chúng ta trên cơ sở lời hứa của Chúa Kitô, nên nó ban cho tín hữu sự chắc chắn trọn vẹn được cứu rỗi. Không tín thác vào lời này sẽ biến Thiên Chúa thành một kẻ nói dối hay một người mà lời nói, cuối cùng, không được ai tin cậy. Như thế, theo quan điểm của Luther, không tin là tội lỗi lớn nhất chống lại Thiên Chúa.
104. Ngoài việc lên cơ cấu cho tính năng động giữa Thiên Chúa và hối nhân trong bí tích sám hối, mối liên hệ của lời hứa và sự tín thác cũng lên khuôn cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người trong việc loan báo Lời Chúa. Thiên Chúa muốn đối xử với con người bằng cách ban cho họ các lời hứa – các bí tích cũng là những lời hứa như vậy - các lời hứa này biểu lộ ý muốn cứu độ của Thiên Chúa dành cho họ. Mặt khác, con người nhân trần phải đối xử với Thiên Chúa chỉ bằng cách tín thác vào các lời hứa của Người. Đức tin hoàn toàn tùy thuộc vào các lời hứa của Thiên Chúa; nó không thể tạo ra các đối tượng để con người đặt niềm tín thác của họ vào đó.
105. Tuy nhiên, tín thác vào lời hứa của Thiên Chúa không phải là một vấn đề do con người quyết định; đúng hơn, Chúa Thánh Thần mặc khải tính đáng tin của lời hứa này và do đó tạo ra đức tin nơi một con người. Lời hứa của Thiên Chúa và niềm tin của con người vào lời hứa đó thuộc về nhau. Cả hai khía cạnh cần được nhấn mạnh, "tính khách quan" của lời hứa và "tính chủ quan" của đức tin. Theo Luther, các thực tại thần linh được Thiên Chúa mặc khải không phải chỉ là các tín liệu mà trí tuệ phải đồng ý; mặc khải của Thiên Chúa cũng luôn theo đuổi một mục đích cứu rỗi nhằm vào đức tin và ơn cứu độ của tín hữu, những người tiếp nhận các lời hứa mà Thiên Chúa ban "cho bạn" như là các lời Người dành "cho tôi" hoặc "cho chúng ta" (pro me, pro nobis).
106. Sáng kiến riêng của Thiên Chúa thiết lập ra mối liên hệ cứu rỗi cho con người; do đó, sự cứu rỗi, nhờ ơn thánh, sẽ xảy ra. Việc ban ơn thánh chỉ có thể được lãnh nhận, và vì việc ban tặng này được lời hứa của Thiên Chúa làm môi giới, nên nó chỉ có thể được lãnh nhận bởi đức tin mà thôi, chứ không phải bởi việc làm. Sự cứu rỗi xẩy ra nhờ một mình ơn thánh mà thôi. Tuy nhiên, Luther liên tục nhấn mạnh rằng người được công chính hóa sẽ làm các việc tốt lành trong Chúa Thánh Thần.
Nhờ một mình Chúa Kitô
107. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người được đặt tâm điểm ở, bắt nguồn từ, và nhập thể nơi Chúa Giêsu Kitô. Như thế, "nhờ một mình ơn thánh" luôn phải được giải thích là "nhờ một mình Chúa Kitô". Luther mô tả mối liên hệ của những con người nhân trần với Chúa Kitô bằng cách sử dụng hình ảnh hôn nhân thiêng liêng. Linh hồn là cô dâu; Chúa Kitô là chú rể; đức tin là nhẫn cưới. Theo luật hôn nhân, các tài sản của chú rể (sự công chính) trở thành tài sản của cô dâu, và các tài sản của cô dâu (tội lỗi) trở thành tài sản của chú rể. Sự “trao đổi hân hoan" này chính là sự tha tội và ơn cứu rỗi.
108. Hình ảnh trên cho thấy một điều gì đó ở bên ngoài, tức sự công chính của Chúa Kitô, đã trở nên một điều gì đó ở bên trong. Nó trở thành tài sản của linh hồn, nhưng chỉ trong sự hợp nhất với Chúa Kitô qua việc tín thác vào các lời hứa của Người, chứ không phải trong sự tách biệt với Người. Luther nhấn mạnh rằng sự công chính của chúng ta là hoàn toàn ở bên ngoài bởi vì nó là sự công chính của Chúa Kitô, nhưng nó phải trở nên hoàn toàn ở bên trong nhờ đức tin vào Chúa Kitô. Chỉ khi nào cả hai bên cùng được nhấn mạnh như nhau, thì thực tại cứu rỗi mới được hiểu đúng. Luther quả quyết rằng "Chính trong đức tin mà Chúa Kitô hiện diện" (37). Chúa Kitô là "cho chúng ta" (pro nobis) và ở trong chúng ta (in nobis), và chúng tôi ở trong Chúa Kitô (in Christo).
Sự quan trọng của lề luật
109. Luther cũng nhận thức rõ thực tại của con người, liên quan tới lề luật trong ý nghĩa thần học hay tâm linh của nó, theo viễn tượng của điều Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta. Chúa Giêsu diễn tả ý của Thiên Chúa qua câu "Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" (Mt 22:37). Điều này có nghĩa: các điều răn của Thiên Chúa chỉ được chu toàn bằng việc hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa. Điều này không những bao gồm ý chí và các hành động tương ứng ở bên ngoài, mà còn là mọi khía cạnh của linh hồn và của trái tim con người như cảm xúc, khát mong, và phấn đấu của con người, nghĩa là, các khía cạnh và động thái của linh hồn không thuộc quyền kiểm soát của ý chí hoặc chỉ gián tiếp và một phần thuộc quyền kiểm soát của ý chí, thông qua các nhân đức.
110. Trong các lĩnh vực luật lệ và đạo đức, có một quy tắc cũ, hiển nhiên đối với trực giác; qui luật này qui định rằng không ai bị buộc phải làm nhiều hơn họ có thể làm được (ultra posse nemo obligatur). Do đó, thời Trung cổ, nhiều nhà thần học đã tin chắc rằng điều răn phải yêu mến Thiên Chúa này phải được giới hạn vào ý chí. Theo lối hiểu này, điều răn yêu mến Thiên Chúa không đòi hỏi mọi động thái của linh hồn phải hướng về và dành riêng cho Thiên Chúa. Đúng hơn, chỉ cần ý chí yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự là đủ (diligere Deum super omnia).
111. Tuy nhiên, Luther lập luận rằng có sự hiểu biết lề luật có tính luật pháp và luân lý một đàng, và sự hiểu biết có tính thần học về nó đàng khác không phải là một điều như nhau. Thiên Chúa đã không thích ứng các điều răn của Người theo các điều kiện của con người sa ngã. Thay vào đó, hiểu theo nghĩa thần học, giới răn yêu thương Thiên Chúa cho thấy thân phận và nỗi khốn cùng của con người. Như Luther viết trong "Cuộc Tranh Luận chống lại Thần Học Kinh Viện", "về phương diện thiêng liêng, người nào không tức giận hay ham muốn là người không giết, không làm điều ác, không trở nên tức giận" (38). Về phương diện này, lề luật của Thiên Chúa không chủ yếu được chu toàn bằng các hành động hay hành vi bên ngoài, hay ý chí nhưng bằng sự cống hiến tận tình trọn vẹn con người cho ý muốn của Thiên Chúa.
Tham dự vào sự công chính của Chúa Kitô
112. Lập trường của Luther cho rằng Thiên Chúa đòi hỏi sự cống hiến hết mình để chu toàn lề luật của Thiên Chúa đã giải thích lý do tại sao Luther hết sức nhấn mạnh điều này: chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào sự công chính của Chúa Kitô. Chúa Kitô là người duy nhất hoàn toàn chu toàn ý muốn của Thiên Chúa, và mọi con người nhân trần khác chỉ có thể trở nên công chính theo nghĩa hẹp, tức nghĩa thần học, nếu chúng ta tham dự vào sự công chính của Chúa Kitô. Như thế, sự công chính của chúng ta là ở bên ngoài theo nghĩa nó là sự công chính của Chúa Kitô, nhưng nó phải trở thành sự công chính của chúng ta, nghĩa là sự công chính bên trong, nhờ đức tin vào lời hứa của Chúa Kitô. Chỉ nhờ tham dự vào việc Chúa Kitô cống hiến hết mình cho Thiên Chúa, chúng ta mới có thể trở nên hoàn toàn công chính.
113. Vì Tin Mừng hứa với chúng ta, "Đây là Chúa Kitô và Thánh Linh của Người", nên việc tham dự vào sự công chính của Chúa Kitô không bao giờ được thể hiện mà không nằm dưới quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới chúng ta. Vì vậy, trở nên công chính và được canh tân là hai điều liên kết với nhau một cách mật thiết và không thể tách rời nhau. Luther không chỉ trích các nhà thần học đồng nghiệp của ông như Gabriel Biel đã quá nhấn mạnh tới sức biến đổi của ơn thánh; trái lại, ông phản đối họ đã không nhấn mạnh đủ để coi nó như là nền tảng của bất cứ sự thay đổi thực sự nào nơi tín hữu.
Lề Luật và Tin Mừng
114. Theo Luther, sự đổi mới trên sẽ không bao giờ được chu toàn bao lâu chúng ta còn đang sống. Do đó, một mô hình giải thích khác về sự cứu rỗi của con người, lấy từ Thánh Tông Đồ Phaolô, đã trở thành quan trọng đối với Luther. Trong Thư Rôma 4: 3, Thánh Phaolô nói tới Ápraham trong Sáng Thế 15: 6 ("Ápraham đã tin vào Thiên Chúa, và vì thế đã được kể là công chính") và kết luận: "người nào không dựa vào việc làm nhưng tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ vô đạo nên công chính, thì lòng tin làm cho người ấy được Thiên Chúa kể là công chính” (Rm 4: 5).
115. Đoạn văn này trích từ Thư Rôma kết hợp hình ảnh pháp lý về một ai đó tại phòng xử được tuyên bố là công chính. Nếu Thiên Chúa tuyên bố một ai đó là người công chính, thì điều này thay đổi thân phận của họ và tạo ra một thực tại mới. Phán xét của Thiên Chúa không còn nằm ở "bên ngoài" con người nữa. Luther thường sử dụng mô hình Phaolô này để nhấn mạnh rằng toàn thể con người được Chúa chấp nhận và cứu độ, mặc dù quá trình đổi mới bên trong của người được công chính hóa thành một người hoàn toàn được dành riêng cho Thiên Chúa sẽ không kết thúc ở cuộc sống trần thế này.
116. Là các tín hữu đang trong quá trình được Chúa Thánh Thần đổi mới, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn chu toàn điều răn của Thiên Chúa đòi ta phải yêu mến Người hết lòng và không đáp ứng được đòi hỏi của Thiên Chúa. Như vậy lề luật sẽ buộc tội chúng ta và coi chúng ta là các tội nhân. Đối với lề luật, hiểu theo nghĩa thần học, chúng ta tin rằng chúng ta vẫn còn là các tội nhân. Nhưng, đối với tin mừng vốn hứa với chúng ta: "Đây là sự công chính của Chúa Kitô", chúng ta là người chính trực và được công chính hóa vì chúng ta tin vào lời hứa của tin mừng. Đây là lối hiểu của Luther về người tín hữu Kitô Giáo, là người cùng một lúc vừa được công chính hóa vừa vẫn là một người tội lỗi (simul iustus et peccator).
117. Điều này không mâu thuẫn vì chúng ta phải phân biệt hai mối liên hệ của người tin vào Lời Thiên Chúa: mối liên hệ với Lời Thiên Chúa như là lề luật của Thiên Chúa bao lâu nó phán xét kẻ có tội, và mối liên hệ với Lời Chúa như Tin Mừng của Thiên Chúa bao lâu Chúa Kitô còn cứu chuộc. Đối với mối liên hệ đầu tiên, chúng ta đều là những kẻ có tội; đối với các mối liên hệ thứ hai, chúng ta là người chính trực và và được công chính hóa. Mối liên hệ sau là mối liên hệ trổi vượt. Điều này có nghĩa: Chúa Kitô làm ta can dự vào diễn trình đổi mới liên tục khi chúng ta tín thác vào lời hứa của Người rằng chúng ta được cứu rỗi đời đời.
118. Đây là lý do tại sao Luther nhấn mạnh đến thế sự tự do của người Kitô hữu: sự tự do được Thiên Chúa chấp nhận nhờ ơn thánh mà thôi và nhờ đức tin vào những lời hứa của Chúa Kitô, sự tự do thoát khỏi việc buộc tội của lề luật nhờ sự tha tội, và sự tự do phục vụ tha nhân một cách tự phát không cần tìm kiếm công trạng trong khi làm như thế. Người được công chính hóa, lẽ tất nhiên, bắt buộc phải chu toàn các điều răn của Thiên Chúa, và sẽ làm như vậy theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Như Luther đã tuyên bố trong Sách Giáo Lý Nhỏ: "Chúng ta phải kính sợ và yêu mến Thiên Chúa, để chúng ta ...", sau đó, là các giải thích của ông về Mười Điều Răn (39).
Kỳ sau: Chương IV (tiếp theo): Các quan tâm của Công Giáo về công chính hóa
Chủ đề cơ bản của thần học Martin Luther dưới ánh sáng các cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo Rôma
91. Từ thế kỷ mười sáu, các xác tín cơ bản của cả Martin Luther lẫn nền thần học Luthêrô đã là một vấn đề tranh cãi giữa người Công Giáo và người Luthêrô rồi. Các cuộc đối thoại đại kết và nghiên cứu học thuật đã phân tích các cuộc tranh cãi này và đã cố gắng vượt qua chúng bằng cách nhận diện các thuật ngữ khác nhau, các cách cấu trúc tư tưởng khác nhau, và các mối quan tâm khác nhau không nhất thiết loại trừ lẫn nhau.
92. Trong chương này, người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau trình bầy một số khẳng định thần học chính được Martin Luther khai triển. Việc mô tả chung này không có nghĩa người Công Giáo đồng ý với mọi điều Martin Luther nói như được trình bày ở đây. Nhu cầu liên tục đối thoại đại kết và hiểu biết lẫn nhau vẫn còn đó. Tuy nhiên, trong hành trình đại kết, chúng ta đã đạt tới giai đoạn cho phép ta cùng đưa ra trình thuật chung này.
93. Điều quan trọng là phân biệt giữa nền thần học của Luther và nền thần học Luthêrô, và trên hết, giữa nền thần học của Luther và học lý của các Giáo Hội Luthêrô như đã được phát biểu trong các tác phẩm có tính tuyên tín của họ. Học lý này là điểm tham chiếu chính cho các cuộc đối thoại đại kết. Tuy nhiên, vì việc kỷ niệm ngày 31 tháng mười năm 1517, điều thích hợp ở đây là tập trung vào nền thần học của Luther.
Cấu trúc của chương này
94. Chương này chỉ tập trung vào bốn chủ đề trong nền thần học của Luther: công chính hóa, bí tích Thánh Thể, thừa tác vụ, và Thánh Kinh và truyền thống. Vì tầm quan trọng của chúng trong đời sống Giáo Hội, và vì các tranh cãi chúng tạo ra cho nhiều thế kỷ, chúng đã được bàn thảo sâu rộng trong các cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô. Phần trình bày sau đây là kết quả của các cuộc đối thoại này.
95. Việc thảo luận về từng chủ đề sẽ diễn tiến trong ba bước. Quan điểm của Luther về mỗi một chủ đề trong bốn chủ đề thần học sẽ được trình bày đầu tiên, theo sau là một mô tả ngắn các quan tâm của Công Giáo liên quan đến chủ đề này. Một bản tóm tắt sau đó sẽ cho thấy nền thần học của Luther đã được đem vào cuộc đàm đạo ra sao với tín lý Công Giáo trong cuộc đối thoại đại kết. Phần này nêu bật những gì đã được cùng nhau khẳng định và nhận diện các khác biệt còn tồn đọng.
96. Một chủ đề quan trọng để thảo luận thêm là làm thế nào chúng ta có thể đào sâu sự hội tụ của chúng ta đối với những vấn đề chúng ta vẫn còn nhấn mạnh cách khác nhau, nhất là liên quan tới học lý về Giáo Hội.
97. Điều quan trọng là lưu ý rằng không phải mọi phát biểu đối thoại giữa người Luthêrô và người Công Giáo đều có cùng một trọng lượng đồng thuận như nhau, cũng không phải mọi phát biểu này đều đã được người Công Giáo và người Luthêrô tiếp nhận bằng nhau. Mức thế giá cao nhất nằm ở Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa, có chữ ký của đại diện Liên Minh Luthêrô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Augsburg, Đức, ngày 31 Tháng Mười năm 1999 và được Hội đồng Methodist Thế Giới thừa nhận năm 2006. Các cơ chế bảo trợ đã nhận được nhiều phúc trình khác của ủy ban đối thoại quốc tế và quốc gia, nhưng các phúc trình này có mức độ khác nhau trong tác động của chúng đối với nền thần học và đời sống các cộng đồng Công Giáo và Luthêrô. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội hiện nay đang chia sẻ trách nhiệm liên tục đánh giá và tiếp nhận thành tựu của cuộc đối thoại đại kết.
Di sản trung cổ của Martin Luther
98. Martin Luther quan tâm sâu xa tới giai đoạn cuối thời Trung Cổ. Có thể nói, cùng một lúc, ông vừa tiếp nhận nó, vừa tách xa nó một cách có phê phán, vừa đang vượt qua các nền thần học của nó. Năm 1505, ông trở thành một tu sĩ của dòng ẩn sĩ Thánh Augustinô ở Erfurt và, năm 1512, là giáo sư thần học ở Wittenberg. Trong chức vụ này, ông chủ yếu tập trung công trình thần học của ông vào việc giải thích Kinh Thánh. Việc nhấn mạnh Kinh Thánh này là hoàn toàn phù hợp với các qui luật mà Dòng Ẩn Sĩ Thánh Augustinô mong muốn các tu sĩ thực hiện, tức là nghiên cứu và suy gẫm Kinh Thánh không chỉ vì lợi ích bản thân riêng của mình, mà còn vì lợi ích thiêng liêng của nhiều người khác. Các giáo phụ, đặc biệt là (Thánh) Augustinô, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và lên khuôn cuối cùng cho nền thần học Luther. "Nền thần học của chúng tôi và Thánh Augustinô đang thực hiện sự tiến bộ" (32), ông viết như thế năm 1517, và trong "Cuộc Tranh Luận Heidelberg" (1518), ông gọi Thánh Augustinô là "người giải thích trung thành nhất" (33) về tông đồ Phaolô. Do đó, Luther bắt rễ rất sâu trong truyền thống giáo phụ.
Nền thần học đơn tu và huyền nhiệm
99. Dù Luther có một thái độ hết sức phê phán đối với các nhà thần học kinh viện, nhưng trong tư cách một ẩn sĩ Dòng Thánh Augustinô trong hai mươi năm, ông đã sống, đã suy nghĩ, và đã trước tác thần học trong truyền thống thần học đơn tu. Một trong các nhà thần học đơn tu gây ảnh hưởng nhiều nhất là Thánh Bernard thành Clairvaux, người được Luther đánh giá cao. Cách Luther giải thích Sách Thánh như là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người cho thấy nhiều song hành rõ rệt với cách giải thích Sách Thánh của Thánh Bernard.
100. Luther cũng bắt rễ sâu trong truyền thống huyền nhiệm của cuối thời kỳ trung cổ. Ông tìm được sự giúp đỡ nơi, và cảm thấy được thấu hiểu bởi, các bài giảng bằng tiếng Đức của John Tauler (d. 1361). Ngoài ra, chính Luther đã cho công bố bản văn huyền nhiệm, Theologia deutsch ( "Thần Học Đức", 1518), đã được một tác giả vô danh viết. Bản văn này trở nên phổ biến và nổi tiếng nhờ việc công bố của Luther.
101. Trong suốt toàn bộ cuộc sống của ông, Luther đã rất biết ơn vị bề trên của dòng mình, John thành Staupitz, và nền thần học qui Kitô của vị này, một nền thần học an ủi Luther trong lúc buồn phiền. Staupitz là người đại diện của nền huyền nhiệm phu thê (nuptial mysticism). Luther nhiều lần thừa nhận ảnh hưởng hữu ích của ông, cho rằng, "Staupitz khởi đầu học lý này" (34) và ca ngợi ông là người "đầu tiên làm cha tôi trong học lý này, và đã hạ sinh [tôi] trong Chúa Kitô" (35). Cuối thời Trung Cổ, một nền thần học đã được khai triển cho người giáo dân. Nền thần học này (Frömmigskeitstheologie) suy tư về đời sống Kitô hữu bằng những ngôn từ thực tế và hướng về việc thực hành lòng đạo đức. Luther được kích thích bởi nền thần học này và đã viết nhiều khảo luận cho hàng ngũ giáo dân. Ông đã tiếp nhận nhiều chủ đề y hệt như thế, nhưng đã đem đến cho chúng cách giải quyết riêng biệt của mình.
Công chính hóa
Lối hiểu của Luther về công chính hóa
102. Chính lúc suy tư về bí tích thống hối, nhất là liên quan tới đoạn Tin Mừng Mátthêu 16:18, Luther đã có được một trong những trực giác cải cách nền tảng. Theo nền giáo dục đặc trưng cuối thời trung cổ của ông, ông được đào tạo để hiểu rằng Thiên Chúa tha thứ cho người biết sám hối ăn năn tội lỗi của mình bằng cách thực hiện một hành vi chứng tỏ họ yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự, và theo giao ước của Người (pactum), Thiên Chúa sẽ đáp trả bằng cách ban ơn thánh và sự tha thứ của Người trở lại (facienti quod est in se deus non denegat gratiam) (36), đến nỗi vị linh mục chỉ có thể tuyên bố rằng Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho hối nhân. Luther kết luận rằng Matthew 16 nói ngược hẳn lại, tức là vị linh mục tuyên bố hối nhân công chính, và qua hành vi nhân danh Thiên Chúa này, hối nhân thực sự trở thành công chính.
Lời Thiên Chúa như một hứa hẹn
103. Luther hiểu lời Thiên Chúa như những lời tạo nên những gì chúng nói và như có tính chất của một lời hứa (promissio). Lời hứa như thế đã được nói ra tại một nơi và trong một lúc đặc thù, bởi một người đặc thù, và ngỏ với một người đặc thù. Lời hứa của Thiên Chúa hướng về đức tin của một con người. Đức tin, ngược lại, nắm vững điều được hứa như đã được hứa với bản thân người tín hữu. Luther nhấn mạnh rằng đức tin như thế chỉ là một đáp trả thích đáng đối với lời hứa của Thiên Chúa. Con người nhân trần được kêu gọi đừng tự nhìn mình mà chỉ nhìn vào lời hứa của Thiên Chúa và hoàn toàn tín thác vào lời hứa này. Vì đức tin đặt chúng ta trên cơ sở lời hứa của Chúa Kitô, nên nó ban cho tín hữu sự chắc chắn trọn vẹn được cứu rỗi. Không tín thác vào lời này sẽ biến Thiên Chúa thành một kẻ nói dối hay một người mà lời nói, cuối cùng, không được ai tin cậy. Như thế, theo quan điểm của Luther, không tin là tội lỗi lớn nhất chống lại Thiên Chúa.
104. Ngoài việc lên cơ cấu cho tính năng động giữa Thiên Chúa và hối nhân trong bí tích sám hối, mối liên hệ của lời hứa và sự tín thác cũng lên khuôn cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người trong việc loan báo Lời Chúa. Thiên Chúa muốn đối xử với con người bằng cách ban cho họ các lời hứa – các bí tích cũng là những lời hứa như vậy - các lời hứa này biểu lộ ý muốn cứu độ của Thiên Chúa dành cho họ. Mặt khác, con người nhân trần phải đối xử với Thiên Chúa chỉ bằng cách tín thác vào các lời hứa của Người. Đức tin hoàn toàn tùy thuộc vào các lời hứa của Thiên Chúa; nó không thể tạo ra các đối tượng để con người đặt niềm tín thác của họ vào đó.
105. Tuy nhiên, tín thác vào lời hứa của Thiên Chúa không phải là một vấn đề do con người quyết định; đúng hơn, Chúa Thánh Thần mặc khải tính đáng tin của lời hứa này và do đó tạo ra đức tin nơi một con người. Lời hứa của Thiên Chúa và niềm tin của con người vào lời hứa đó thuộc về nhau. Cả hai khía cạnh cần được nhấn mạnh, "tính khách quan" của lời hứa và "tính chủ quan" của đức tin. Theo Luther, các thực tại thần linh được Thiên Chúa mặc khải không phải chỉ là các tín liệu mà trí tuệ phải đồng ý; mặc khải của Thiên Chúa cũng luôn theo đuổi một mục đích cứu rỗi nhằm vào đức tin và ơn cứu độ của tín hữu, những người tiếp nhận các lời hứa mà Thiên Chúa ban "cho bạn" như là các lời Người dành "cho tôi" hoặc "cho chúng ta" (pro me, pro nobis).
106. Sáng kiến riêng của Thiên Chúa thiết lập ra mối liên hệ cứu rỗi cho con người; do đó, sự cứu rỗi, nhờ ơn thánh, sẽ xảy ra. Việc ban ơn thánh chỉ có thể được lãnh nhận, và vì việc ban tặng này được lời hứa của Thiên Chúa làm môi giới, nên nó chỉ có thể được lãnh nhận bởi đức tin mà thôi, chứ không phải bởi việc làm. Sự cứu rỗi xẩy ra nhờ một mình ơn thánh mà thôi. Tuy nhiên, Luther liên tục nhấn mạnh rằng người được công chính hóa sẽ làm các việc tốt lành trong Chúa Thánh Thần.
Nhờ một mình Chúa Kitô
107. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người được đặt tâm điểm ở, bắt nguồn từ, và nhập thể nơi Chúa Giêsu Kitô. Như thế, "nhờ một mình ơn thánh" luôn phải được giải thích là "nhờ một mình Chúa Kitô". Luther mô tả mối liên hệ của những con người nhân trần với Chúa Kitô bằng cách sử dụng hình ảnh hôn nhân thiêng liêng. Linh hồn là cô dâu; Chúa Kitô là chú rể; đức tin là nhẫn cưới. Theo luật hôn nhân, các tài sản của chú rể (sự công chính) trở thành tài sản của cô dâu, và các tài sản của cô dâu (tội lỗi) trở thành tài sản của chú rể. Sự “trao đổi hân hoan" này chính là sự tha tội và ơn cứu rỗi.
108. Hình ảnh trên cho thấy một điều gì đó ở bên ngoài, tức sự công chính của Chúa Kitô, đã trở nên một điều gì đó ở bên trong. Nó trở thành tài sản của linh hồn, nhưng chỉ trong sự hợp nhất với Chúa Kitô qua việc tín thác vào các lời hứa của Người, chứ không phải trong sự tách biệt với Người. Luther nhấn mạnh rằng sự công chính của chúng ta là hoàn toàn ở bên ngoài bởi vì nó là sự công chính của Chúa Kitô, nhưng nó phải trở nên hoàn toàn ở bên trong nhờ đức tin vào Chúa Kitô. Chỉ khi nào cả hai bên cùng được nhấn mạnh như nhau, thì thực tại cứu rỗi mới được hiểu đúng. Luther quả quyết rằng "Chính trong đức tin mà Chúa Kitô hiện diện" (37). Chúa Kitô là "cho chúng ta" (pro nobis) và ở trong chúng ta (in nobis), và chúng tôi ở trong Chúa Kitô (in Christo).
Sự quan trọng của lề luật
109. Luther cũng nhận thức rõ thực tại của con người, liên quan tới lề luật trong ý nghĩa thần học hay tâm linh của nó, theo viễn tượng của điều Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta. Chúa Giêsu diễn tả ý của Thiên Chúa qua câu "Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" (Mt 22:37). Điều này có nghĩa: các điều răn của Thiên Chúa chỉ được chu toàn bằng việc hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa. Điều này không những bao gồm ý chí và các hành động tương ứng ở bên ngoài, mà còn là mọi khía cạnh của linh hồn và của trái tim con người như cảm xúc, khát mong, và phấn đấu của con người, nghĩa là, các khía cạnh và động thái của linh hồn không thuộc quyền kiểm soát của ý chí hoặc chỉ gián tiếp và một phần thuộc quyền kiểm soát của ý chí, thông qua các nhân đức.
110. Trong các lĩnh vực luật lệ và đạo đức, có một quy tắc cũ, hiển nhiên đối với trực giác; qui luật này qui định rằng không ai bị buộc phải làm nhiều hơn họ có thể làm được (ultra posse nemo obligatur). Do đó, thời Trung cổ, nhiều nhà thần học đã tin chắc rằng điều răn phải yêu mến Thiên Chúa này phải được giới hạn vào ý chí. Theo lối hiểu này, điều răn yêu mến Thiên Chúa không đòi hỏi mọi động thái của linh hồn phải hướng về và dành riêng cho Thiên Chúa. Đúng hơn, chỉ cần ý chí yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự là đủ (diligere Deum super omnia).
111. Tuy nhiên, Luther lập luận rằng có sự hiểu biết lề luật có tính luật pháp và luân lý một đàng, và sự hiểu biết có tính thần học về nó đàng khác không phải là một điều như nhau. Thiên Chúa đã không thích ứng các điều răn của Người theo các điều kiện của con người sa ngã. Thay vào đó, hiểu theo nghĩa thần học, giới răn yêu thương Thiên Chúa cho thấy thân phận và nỗi khốn cùng của con người. Như Luther viết trong "Cuộc Tranh Luận chống lại Thần Học Kinh Viện", "về phương diện thiêng liêng, người nào không tức giận hay ham muốn là người không giết, không làm điều ác, không trở nên tức giận" (38). Về phương diện này, lề luật của Thiên Chúa không chủ yếu được chu toàn bằng các hành động hay hành vi bên ngoài, hay ý chí nhưng bằng sự cống hiến tận tình trọn vẹn con người cho ý muốn của Thiên Chúa.
Tham dự vào sự công chính của Chúa Kitô
112. Lập trường của Luther cho rằng Thiên Chúa đòi hỏi sự cống hiến hết mình để chu toàn lề luật của Thiên Chúa đã giải thích lý do tại sao Luther hết sức nhấn mạnh điều này: chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào sự công chính của Chúa Kitô. Chúa Kitô là người duy nhất hoàn toàn chu toàn ý muốn của Thiên Chúa, và mọi con người nhân trần khác chỉ có thể trở nên công chính theo nghĩa hẹp, tức nghĩa thần học, nếu chúng ta tham dự vào sự công chính của Chúa Kitô. Như thế, sự công chính của chúng ta là ở bên ngoài theo nghĩa nó là sự công chính của Chúa Kitô, nhưng nó phải trở thành sự công chính của chúng ta, nghĩa là sự công chính bên trong, nhờ đức tin vào lời hứa của Chúa Kitô. Chỉ nhờ tham dự vào việc Chúa Kitô cống hiến hết mình cho Thiên Chúa, chúng ta mới có thể trở nên hoàn toàn công chính.
113. Vì Tin Mừng hứa với chúng ta, "Đây là Chúa Kitô và Thánh Linh của Người", nên việc tham dự vào sự công chính của Chúa Kitô không bao giờ được thể hiện mà không nằm dưới quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới chúng ta. Vì vậy, trở nên công chính và được canh tân là hai điều liên kết với nhau một cách mật thiết và không thể tách rời nhau. Luther không chỉ trích các nhà thần học đồng nghiệp của ông như Gabriel Biel đã quá nhấn mạnh tới sức biến đổi của ơn thánh; trái lại, ông phản đối họ đã không nhấn mạnh đủ để coi nó như là nền tảng của bất cứ sự thay đổi thực sự nào nơi tín hữu.
Lề Luật và Tin Mừng
114. Theo Luther, sự đổi mới trên sẽ không bao giờ được chu toàn bao lâu chúng ta còn đang sống. Do đó, một mô hình giải thích khác về sự cứu rỗi của con người, lấy từ Thánh Tông Đồ Phaolô, đã trở thành quan trọng đối với Luther. Trong Thư Rôma 4: 3, Thánh Phaolô nói tới Ápraham trong Sáng Thế 15: 6 ("Ápraham đã tin vào Thiên Chúa, và vì thế đã được kể là công chính") và kết luận: "người nào không dựa vào việc làm nhưng tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ vô đạo nên công chính, thì lòng tin làm cho người ấy được Thiên Chúa kể là công chính” (Rm 4: 5).
115. Đoạn văn này trích từ Thư Rôma kết hợp hình ảnh pháp lý về một ai đó tại phòng xử được tuyên bố là công chính. Nếu Thiên Chúa tuyên bố một ai đó là người công chính, thì điều này thay đổi thân phận của họ và tạo ra một thực tại mới. Phán xét của Thiên Chúa không còn nằm ở "bên ngoài" con người nữa. Luther thường sử dụng mô hình Phaolô này để nhấn mạnh rằng toàn thể con người được Chúa chấp nhận và cứu độ, mặc dù quá trình đổi mới bên trong của người được công chính hóa thành một người hoàn toàn được dành riêng cho Thiên Chúa sẽ không kết thúc ở cuộc sống trần thế này.
116. Là các tín hữu đang trong quá trình được Chúa Thánh Thần đổi mới, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn chu toàn điều răn của Thiên Chúa đòi ta phải yêu mến Người hết lòng và không đáp ứng được đòi hỏi của Thiên Chúa. Như vậy lề luật sẽ buộc tội chúng ta và coi chúng ta là các tội nhân. Đối với lề luật, hiểu theo nghĩa thần học, chúng ta tin rằng chúng ta vẫn còn là các tội nhân. Nhưng, đối với tin mừng vốn hứa với chúng ta: "Đây là sự công chính của Chúa Kitô", chúng ta là người chính trực và được công chính hóa vì chúng ta tin vào lời hứa của tin mừng. Đây là lối hiểu của Luther về người tín hữu Kitô Giáo, là người cùng một lúc vừa được công chính hóa vừa vẫn là một người tội lỗi (simul iustus et peccator).
117. Điều này không mâu thuẫn vì chúng ta phải phân biệt hai mối liên hệ của người tin vào Lời Thiên Chúa: mối liên hệ với Lời Thiên Chúa như là lề luật của Thiên Chúa bao lâu nó phán xét kẻ có tội, và mối liên hệ với Lời Chúa như Tin Mừng của Thiên Chúa bao lâu Chúa Kitô còn cứu chuộc. Đối với mối liên hệ đầu tiên, chúng ta đều là những kẻ có tội; đối với các mối liên hệ thứ hai, chúng ta là người chính trực và và được công chính hóa. Mối liên hệ sau là mối liên hệ trổi vượt. Điều này có nghĩa: Chúa Kitô làm ta can dự vào diễn trình đổi mới liên tục khi chúng ta tín thác vào lời hứa của Người rằng chúng ta được cứu rỗi đời đời.
118. Đây là lý do tại sao Luther nhấn mạnh đến thế sự tự do của người Kitô hữu: sự tự do được Thiên Chúa chấp nhận nhờ ơn thánh mà thôi và nhờ đức tin vào những lời hứa của Chúa Kitô, sự tự do thoát khỏi việc buộc tội của lề luật nhờ sự tha tội, và sự tự do phục vụ tha nhân một cách tự phát không cần tìm kiếm công trạng trong khi làm như thế. Người được công chính hóa, lẽ tất nhiên, bắt buộc phải chu toàn các điều răn của Thiên Chúa, và sẽ làm như vậy theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Như Luther đã tuyên bố trong Sách Giáo Lý Nhỏ: "Chúng ta phải kính sợ và yêu mến Thiên Chúa, để chúng ta ...", sau đó, là các giải thích của ông về Mười Điều Răn (39).
Kỳ sau: Chương IV (tiếp theo): Các quan tâm của Công Giáo về công chính hóa
Thông Báo
Chúc mừng Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tân Tổng Giám Mục Huế
Lm. Gioan Trần Công Nghị
23:45 29/10/2016
TIN VUI Ban Giám Đốc VietCatholic Network Hân hoan chúc mừng Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tân Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế Xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn hồng ân trên Đức Tân Tổng Giám Mục trong nhiệm vụ mới Trân trọng kính chúc |
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Văn Hóa
Trang nhật ký muộn màng của Giakê
Sơn Ca Linh
20:30 29/10/2016
(Lc 19,1-10)
Thầy Giêsu ơi !
Sau khi Thầy ra đi, tôi mới giật mình nghĩ lại :
Cả cuộc đời tôi thật ra chỉ có được một ngày !
Ngày gặp được ánh mắt của Thầy,
Từ nơi chỗ chạc ba trên cây sung lắt lẻo.
Thoạt đầu tôi cứ tưởng,
Thầy nhìn lên tôi để mà trêu ghẹo,
Như bao ánh mắt đã từng xỉa xóa khinh chê,
Cái phường thu thuế, tội lỗi ê chề,
Luôn chỉ là tên mạt hạng bầy hầy
Đứng bên lề cuộc sống.
Đã bao năm,
Đôi mắt tôi bị che khuất khỏi trời cao biển rộng,
Bởi cái bờ rào chết tiệt của đám đông.
Tôi, một thằng thu thuế, giàu có cuồng ngông,
Làm sao có thể ngẫng đầu lên,
Để thấy được ánh mắt và bàn tay khoan dung tha thứ !
Nhưng có ngờ đâu,
Giữa một Giê-ri-cô hoang đàng, vô đạo,
Giữa những con người mạt hạng tối tăm,
Thầy đã “đi ngang qua”, đã đến tận, viếng thăm,
Rồi còn hơn nữa,
Đã ở lại cùng râm ran chén tạc chén thù đại tiệc.
Trái tim tôi,
từ độ ấy đã vui mừng khôn kể xiết,
Tôi là ai mà có được niềm vinh dự quá lớn lao,
Niềm vui và hạnh phúc dâng trào,
Khi được chính Ngài,
Bảo “hôm nay nhà nầy cũng có ơn cứu độ” !
Thì ra,
Chính “hôm nay” tôi thật tình mới ngộ,
Mới hiểu tận tình : Thiên Chúa chính là tình yêu.
Đã bao năm nắng sớm mưa chiều,
Ánh mắt khoan dung vẫn đi tìm, vẫn miệt mài sục sạo.
Tìm cho được,
Những kẻ như tôi, những đứa con hoang lỗi tội,
Để đem về trong mái ấm nhà Cha.
Vâng, cuộc gặp gỡ với Ngài,
Đã dệt nên một khúc tình ca,
Để tôi sẽ không quên ngâm hoài cho đến chết.
Những gì tôi đã hứa tôi xin một lần cả quyết,
Làm lại cuộc đời bằng khó nghèo, bác ái sẻ chia.
Viết lại chuyện nầy, trang nhật ký của Giakê,
Để ai đó cứ theo tôi mà tin yêu hy vọng.
Thầy Giêsu ơi !
“Ánh mắt từ cây sung” sao mà thâm trọng !
Kỷ niệm nầy rồi mãi chẳng phôi phai !
Sơn Ca Linh