Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ mừng Chư Thánh
Lm Ignatiô Hồ Thông
16:02 28/10/2009
Vào ngày đại lễ Chư Thánh, Giáo Hội công bố đức tin của mình vào cuộc sống mai hậu. Giáo Hội ca ngợi đoàn người đông đảo không tài nào đếm được, họ vui hưởng cuộc sống chan chứa bình an và ngập tràn ánh sáng bên cạnh Thiên Chúa. Đối với những ai đang lữ hành trên trần thế nầy, Giáo Hội đề nghị “các mối phúc thật” sẽ đưa dẫn họ về cuộc sống đời đời nầy. Ngày lễ Chư Thánh là ngày đại lễ của niềm hy vọng.
Kh 7: 2-4, 9-14: Bài đọc I, được trích từ sách Khải Huyền của thánh Gioan, miêu tả một đoàn người không kể siết cử hành phụng vụ hùng vĩ tràn đầy niềm vui và bày tỏ tâm tình cảm tạ và tri ân trước ngai Thiên Chúa.
1Ga 3: 1-3: Trong thư thứ nhất của mình, thánh Gioan nhắc nhở vận mệnh của người Ki tô hữu: trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa, họ được mời gọi nên giống với Người Con Một, Đức Giê-su Ki tô, và vì thế, dự phần vào vinh quang của Ngài.
Mt 5: 1-12: Trong Tin Mừng Mát-thêu, Đức Giê-su công bố “các mối phúc thật”, bản Hiến Chương Nước Trời.
BÀI ĐỌC I (Kh 7: 2-4, 9-14)
Bài đọc I được trích từ sách Khải Huyền của thánh Gioan miêu tả một đoàn người đông đúc không tài nào đếm nổi vui hưởng nhan thánh Chúa và niềm hoan lạc thiên quốc. Lễ Chư Thánh được mừng trước Lễ Các Đẳng hình thành nên bộ đôi diễn tả niềm hy vọng của mỗi người Ki tô hữu.
1. Bối cảnh:
Bối cảnh thật kỳ lạ. Nhà thị kiến diễn tả những xuất thần của mình bằng thể loại văn chương khải huyền. Thể loại văn chương nầy đã được tác giả sách Đa-ni-en khai mạc vào thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên. Tác giả nầy được gợi hứng từ các vị tiền nhiệm của mình, đặc biệt các thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, từ đó sách Khải Huyền Gioan mượn một số lượng biểu tượng của mình.
Tuy nhiên, giữa khải huyền của thế kỷ thứ hai và thứ nhất trước Công Nguyên (thể loại nầy nở rộ) và khải huyền của Gioan, có một sự khác biệt vô tận; kỷ nguyên Mê-si-a được loan báo bây giờ đã xảy ra. Thời Mê-si-a đã đi vào trong Lịch Sử; từ đây, nó đã chiếu soi kỷ nguyên cánh chung. Trong sách Khải Huyền của Gioan, một dung mạo ngự trị: dung mạo Con Chiên, hình ảnh của Đức Ki tô. Con Chiên vẫn mang những vết thương hy tế của mình, nhưng là Con Chiên khải hoàn. Như vậy viễn cảnh mở ra niềm hy vọng, niềm hy vọng nầy không còn là một ước mơ nhưng một sự thật: mọi lời hứa đã được ứng nghiệm.
Sách Đa-ni-en được viết vào thời kỳ bách hại của Antiochus Epiphane, khoảng năm 175-164 trước Công Nguyên, để an ủi dân Do thái trong thử thách. Cũng vậy, sách Khải Huyền của Gioan được viết vào thời kỳ bách hại của hoàng đế Rô-ma, Domitien, cuối thế kỷ thứ nhất (91-96) - vài phần có thể được đặt vào niên biểu của cuộc bách hại dưới thời hoàng đế Nê-ron (64-68) - cũng nhằm mục đích tương tự: gởi đến cho các Ki tô hữu sứ điệp chứa chan hy vọng, cho họ thoáng thấy niềm hoan lạc thiên quốc, vì niềm hy vọng nầy thật đáng phải chịu những đau khổ kể cả sự chết.
Sách Khải Huyền là một cuốn sách mã hóa: các tín hữu bị bách hại có thể đọc và chuyền tay nhau mà không phải sợ những kẻ bách hại mình đọc được. Rô-ma không bao giờ được nêu tên, nó được gọi dưới biệt hiệu Ba-by-lon hay Con Thú, hay Con Điếm hoặc số 666 (con số 666 dường như tương ứng với Nê-ron Xê-da theo cách tính số của mẫu tự Do thái. Về giá trị biểu tượng, con số nầy muốn nói lên sự bất toàn tận căn, đối lập với con số 7 chỉ sự hoàn hảo). Nhưng cũng vì thế, chúng ta không thể nào giải mã tất cả. Tác phẩm tiên báo cuộc sụp đổ của đế quốc Rô-ma, cuộc khải hoàn của Giáo Hội và miêu tả những viễn cảnh của thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc.
2. Hai viễn cảnh:
Bản văn mà chúng ta đọc hôm nay trình bày hai viễn cảnh nối tiếp nhau: viễn cảnh thứ nhất xảy ra trên mặt đất, gợi ra Giáo Hội đang chịu cảnh gian nan khốn khó và ơn cứu độ của những người công chính ở giữa những gian truân nầy. Viễn cảnh thứ hai là phụng vụ tạ ơn ở trên trời được cử hành bởi một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc đủ mọi dân, mọi nước.
2.1- Những nỗi gian truân trên trần thế (7: 2-4):
Để hiểu ý nghĩa của thị kiến thứ nhất nầy, phải đặt nó trở lại vào trong bối cảnh lịch sử của nó.
- Thời kỳ bách hại:
Những Ki tô hữu bị bách hại đã tự hỏi là những nỗi khốn cùng nầy sẽ kéo dài cho đến khi nào? Khi nào những kẻ bách hại bị trừng trị? Nhà thị kiến rõ ràng nêu lên những vấn đề nầy, và trả lời trong chương 6: 9-11, trước đoạn trích của chúng ta: “Tôi thấy dưới bàn thờ, linh hồn của những người đã bị giết vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và đã làm chứng. Họ lớn tiếng kêu: ‘Lạy Cha chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải nền nợ máu chúng con?’ Bấy giờ mỗi người trong số họ được lãnh một áo trắng; và có lời phán bảo họ cứ nghỉ yên một thời gian ngắn nữa, chờ cho đủ số những người cũng là tôi tớ Thiên Chúa và là anh em của họ, sắp bị giết như họ”.
Như vậy, những Ki tô hữu được báo trước: thời kỳ bách hại không chấm dứt. Nhưng giờ trừng phạt của những ác nhân sẽ đến. Những tai ương khủng khiếp được loan báo trong viễn cảnh khải huyền về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vào thời cánh chung: chiến tranh, nạn đói, ôn dịch, động đất xảy đến trước khi Thiên Chúa xét xử.
- Thời kỳ cứu độ:
Tuy nhiên, các Ki tô hữu không phải lo lắng, vì Con Chiên cứu độ ngự trên ngai xét xử muôn dân. Những người công chính sẽ được Ngài đóng ấn.
“Tôi lại thấy một thiên thần khác, mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên”. Đây là biểu tượng kinh điển: chính từ phía mặt trời mọc nầy mà ánh sáng và sự sống đến, trong khi phía Tây là dấu chỉ của bóng tối và sự chết.
Hình tượng “ấn” được mượn từ Ed 9: 4: “Hãy rảo khắp thành, khắp Giê-ru-sa-lem. Hãy ghi dấu chữ thập trên trán những người đang rên siết khóc than về mọi điều ghê tởm đang xảy ra trong khắp thành”. Xuất xứ của đề tài nầy còn xa hơn nữa, từ sách Xuất Hành, trong đó sứ thần hủy diệt, lãnh sứ mạng gieo rắc các tai ương khắp xứ Ai-cập, trừ các nhà của dân Do thái, được bôi máu con chiên vượt qua trên khung cửa.
Ấn tín được ghi trên trán các Ki tô hữu thì khác, thuộc thực tại tâm linh. Thánh Gioan dùng từ “ấn tín” theo tiếng Hy-lạp mà không xác định. Chắc chắn đọc giả của ông biết ấn tín cốt là gì: thuật ngữ nầy được dùng để chỉ Phép Rửa ngay từ thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên. Ý nghĩa của nó xuất hiện rồi trong thư thứ hai của thánh Phao-lô gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô (1: 21-22) và trong mạch văn Ba Ngôi.
Như vậy, qua mật mã và các biểu tượng nầy, những Ki tô hữu bị bách hại được mời gọi nhớ lại rằng họ được Thiên Chúa đóng ấn, vì thế họ thuộc về gia đình đông đúc sở hữu những đảm bảo của ơn cứu độ đời đời.
Con số những người được đóng ấn là 144.000 người. Rõ tàng 144.000 là con số biểu tượng. 144 là tổng số của 12 x 12, để chỉ con số viên mãn, được nhân lên gấp ngàn lần: 144.000, con số viên mãn vô tận. 12 chi tộc là 12 chi tộc của dân Ít-ra-en mới, 12 Tông Đồ tiếp tục sự nghiệp của 12 người con của Gia-cóp / Ít-ra-en.
Trong viễn cảnh của mình, truyền thống khải huyền có thói quen lồng vào với nhau quá khứ, hiện tại và tương lai. Ở đây Giáo Hội, đương đầu với “quyền phá hoại đất trời”, đó là Giáo Hội muôn đời, đối mặt với biết bao gian nan thử thách, nhưng được Thiên Chúa bảo vệ và che chở.
2.2- Phụng vụ cảm tạ và tri ân trên trời (7: 9-14):
Viễn cảnh thứ hai là việc tham dự trước thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc, được mô tả ở phần cuối sách. Sau khi đã loan báo những tai ương sắp xảy đến, ngay từ bây giờ cần phải mang đến một sứ điệp chứa chan hy vọng.
- Một đoàn người đông đảo:
Một đoàn người thật đông không tài nào đếm được của thị kiến thứ hai nầy phải chăng cũng là một đoàn người được đóng ấn biểu tượng bởi con số 144.000 của thị kiến thứ nhất, hay nhà thị kiến đồng thời đã thoáng thấy một đoàn người công chính, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước mọi ngôn ngữ, đã thuộc về thân thể mầu nhiệm của Giáo Hội? Dù thế nào, “chiều kích ơn cứu độ phổ quát” được hàm chứa trong việc mô tả nầy, như trước đây: “…Ngài đã bị giết và lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân…” (5: 9-10).
Chỗ danh dự được ban cho những ai đã được phúc tử đạo: “Họ đứng trước ngai Thiên Chúa và trước Con Chiên”. “Họ mặc chiếc áo trắng”, biểu tượng của sự vô tội và vinh quang; “tay cầm nhành lá thiên tuế”, biểu tượng của sự khải hoàn; “họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao”, bởi vì “họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên”.
Phụng vụ thiên quốc nầy rất trang trọng. Những người được tuyển chọn công bố rằng ơn cứu độ của họ phát xuất từ Thiên Chúa và Con Chiên. Các thiên thần và những nhân vật khác đều phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô: “A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời! A-men!” (chúng ta gặp thấy một tán tụng ca tương tự ở 5: 12).
Chúng ta ghi nhận rằng Thiên Chúa không được miêu tả ngoại trừ “ngai” chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, được bao quanh bởi triều thần bao gồm các thiên thần, Kỳ Mục và bốn Con Vật.
- Hai mươi bốn Kỳ Mục:
Ở chương 4, hai mươi bốn Kỳ Mục được trình bày đang ngồi trên các ngai, mình mặc áo trắng, đầu đội triều thiên bằng vàng. Họ có chức năng vừa tư tế vừa vương đế. Họ ngồi bên cạnh ngai Thiên Chúa. Đây không là thiên thần nhưng là những con người. Ở Ít-ra-en, tước hiệu Kỳ Mục được ban cho các thủ lãnh của dân (70 Kỳ Mục bên cạnh ông Mô-sê), cho những vị hữu trách của các hội đường và cho một phần thành viên của Đại Hội Đồng. Trong Giáo Hội tiên khởi, đây cũng là tước hiệu dành cho các người hữu trách của các cộng đoàn Ki tô hữu. Ý nghĩa của họ vẫn mầu nhiệm.
- Bốn Con Vật:
Bốn Con Vật kỳ bí nầy cũng được miêu tả ở chương 4: “Con Vật thứ nhất giống như sư tử, Con Vật thứ hai giống như bò tơ, Con Vật thứ ba có mặt như mặt người, Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang bay. Bốn Con Vật ấy, mỗi con có sáu cánh, chung quanh và bên trong đầy những mắt” (4: 7-8).
Những dung mạo nầy được gợi hứng từ thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ed 1: 5-21). Xuất xứ của chúng là từ Ba-by-lon. Bốn bức tượng của bốn con vật thần thoại canh giữ cung đìện Ba-by-lon. Đó là các Karibu (ngữ căn của từ “chérubin”), các sinh vật đầu người, mình sư tử, chân bò rừng và cánh đại bàng, bốn biểu tượng của sức mạnh và quyền năng. Trong thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, những sinh vật lai tạp nầy được thắng vào xe của Đức Chúa, diễn tả sự siêu việt của Thiên Chúa Ít-ra-en.
Bốn Con Vật của sách Khải Huyền lấy lại bốn biểu tuợng, được phân phối trên bốn con vật tách biệt. Chúng cũng được gộp vào trong một thị kiến về Thiên Chúa ngự trên ngai tòa vinh quang của Ngài, nhưng ý nghĩa của chúng thì hơi khác. Bốn con vật gợi lên bốn phương trời, nói chính xác hơn, số bốn là số của vũ trụ (biểu tượng của nghệ thuật và kiến trúc tôn giáo). Chúng biểu thị sự vĩ đại, sức mạnh, sự hoàn thiện của công trình sáng tạo và sự toàn tri của Thiên Chúa trong công trình của Ngài (chung quanh và bên trong đầy những mắt); chúng được đồng hóa với các thiên thần, ngày đêm không ngừng ca ngợi kỳ công sáng tạo của Ngài.
Chúng ta biết rằng thánh I-rê-nê thành Ly-on đã thấy trong bốn Con Vật nầy biểu tượng bốn tác giả Tin Mừng, việc giải thích của thánh nhân đã xuất hiện trong tranh thánh Ki tô giáo. Thị kiến được hoàn tất với việc gợi lên niềm hoan lạc của những người được tuyển chọn: “Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ.
BÀI ĐỌC II (1Ga 3: 1-3)
Đoạn văn nầy được trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan tập trung vào một chủ đề duy nhất: “nghĩa tử của Thiên Chúa”. Người Ki tô là con cái của Thiên Chúa ngay từ bây giờ, nhờ tình yêu của Chúa Cha, nhưng nghĩa tử nầy sẽ trở nên viên mãn chỉ khi chúng ta nên giống với Đức Ki tô vào ngày quang lâm của Ngài.
1. Nghĩa tử của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa là Tình Yêu”, đó là chủ đề cốt yếu của thần học Gioan. Thánh Gioan ngây ngất trước điều kỳ diệu nầy: Chúa Cha yêu thương chúng ta đến nổi chúng ta được gọi là con cái của Ngài. Đây không là một tước hiệu mà Ngài ban thưởng cho chúng ta, nhưng một thực tại thâm sâu: “thực sự chúng ta là con Thiên Chúa”. Theo văn hóa Sê-mít, danh xưng diễn tả chân lý thâm sâu của con người: như vậy Chúa Cha yêu thương chúng ta đến nổi liên kết chúng ta với Con Một của Ngài khi gọi chúng ta là “con của Ngài”. Phẩm chất nầy làm cho chúng ta khác với thế gian: đó là lý do tại sao “thế gian không nhận biết chúng ta”. Những lời nầy xem ra vang dội lời của Đức Giê-su với các môn đệ Ngài, được tường thuật chính xác trong Tin Mừng Gioan: “Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em” (Ga 15: 19).
Toàn bộ bức thư nầy được xây dựng theo cách phản đề. Cuộc sống Ki tô hữu đối lập với cuộc sống của những người không tin hay những người theo lạc giáo. Ở đây, phản đề bao phủ một phạm vi rộng lớn: thế gian, theo nghĩa tiêu cực, là thế giới tội lỗi “đã không nhận biết Thiên Chúa”.
2. Sự biến đổi trong tương lai.
Đoạn trích nầy có thể đặt nhan đề: “từ phép rửa tội đến sự biến đổi”. Chúng ta được biến đổi rồi bởi cuộc sống con cái Thiên Chúa, nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu tiên. Việc chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa chỉ thành tựu viên mãn khi chúng ta nên giống như Con Một của Ngài vào thời cánh chung. Bản văn như muốn nói rằng việc chiêm ngắm vinh quang của Người Con Một sẽ biến đổi chúng ta. Đó không là ý tưởng vì việc chúng ta được thay hình đổi dạng đã được ươm mầm rồi ở nơi phẩm chất Nghĩa Tử của chúng ta.
Lời khẳng định của vị tông đồ là một lời khẳng định của đức tin, nhưng cũng dựa trên kinh nghiệm: thánh Gioan đã là chứng nhân của cuộc Biến Hình, xem ra được ám chỉ trong lời Tựa Ngôn của Tin Mừng Gioan: “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1: 14).
Chúng ta cũng gặp thấy sự biến đổi tương lai nầy trong thư của thánh Phao-lô gởi cho giáo đoàn Phi-líp-phê: “Còn chúng ta, quê hương của chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki tô từ trời xuống cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3: 20-21).
TIN MỪNG (Mt 5: 1-12)
Tin Mừng hôm nay được trích từ bài diễn từ đầu tiên trong loạt năm bài diễn từ hình thành nên cấu trúc của Tin Mừng Mát-thêu. Bài diễn từ đầu tiên nầy bao gồm các chương 5 đến 7, bắt đầu với Các Mối Phúc (5: 3-12) được kèm theo hai lời khuyến dụ mời gọi các tín hữu hãy trở nên « muối cho đời » và « ánh sáng cho trần gian » (5: 13-16). Tin Mừng hôm nay chỉ trích dẫn các Mối Phúc.
Trong khi Lu-ca đặt bối cảnh của bài diễn từ các Mối Phúc “trên đồng bằng” (Lc 6: 17), Mát-thêu đặt bối cảnh “trên núi” (5: 1-2) nên còn được gọi « Bài Giảng trên núi ». Núi là nơi thuận tiện cho những mặc khải thần linh. Chính trên núi Si-nai Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân Ngài qua ông Mô-sê (cf. Xh 24: 1-2, 9). Chính cũng trên núi Ga-li-lê Chúa Giê-su đích thân ban “các Mối Phúc” với uy quyền của Ngài. Nhưng đó không là Lề luật, càng không phải là những huấn lệnh: Đức Giê-su đề xuất những cách sống mở lối vào Nước Trời, vì chúng cho phép họ hành xử như con cái đích thật của Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu còn định vị bài diễn từ nầy vào giai đoạn Chúa Giê-su khai mạc sứ vụ của Ngài ở Ga-li-lê, như một “loại diễn từ hoạch định một chương trình hành động” vì thế, còn được gọi là “Hiến Chương Nước Trời”.
1. Chiều kích phổ quát (5: 1-2):
“Thấy dân chúng từ khắp nơi kéo về đông đảo, Đức Giê-su lên một ngọn núi. Khi Người ngối xuống, thì các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ”. Thính giả của Đức Giê-su bao gồm “đám đông” và « các môn đệ ». « Đám đông » nầy sẽ tái xuất hiện ở cuối bài diễn từ (7: 28) để tạo thành thể đóng khung cho toàn bộ bài diễn từ trên núi nầy. Vì thế, sứ điệp được gởi đến cho tất cả mọi người, đặc biệt hơn cho các môn đệ: Quả thật, con đường thì hẹp; tuy nhiên nó rộng mở cho hết mọi người không trừ một ai: cho đám đông tụ họp chung quanh Ngài và cho đám đông mênh mông, vô danh, tản mác trong thời gian và không gian, đám đông của những ai, dù không biết Ngài, đều thuộc về Nước Trời, nếu đức hạnh của họ phù hợp với sứ điệp nầy, phù hợp với Giao Ước Mới của Thiên Chúa với nhân loại. Với các Mối Phúc nầy, Đức Giê-su đã mở rộng “Ki tô giáo”.
2. Các Mối Phúc (5: 3-12):
Những “ lời chúc phúc” thuộc về thể loại văn chương Cựu Ước và khá thịnh hành trong văn chương Do thái gần thời Chúa Giê-su. Chung chung, những lời chúc phúc được đặt trong sự đối lập với những lời chúc dữ, theo sự cân đối rất sê-mít, như cách trình bày song đối nghịch đảo: “Phúc cho anh em…” và “Khốn cho anh em…” của bản văn Lc 6: 20-23.
Vì thế, « Hiến Chương Nước Trời » nầy không hoàn toàn mới mẽ; nó đã được chuẩn bị lâu dài bởi giáo huấn của các ngôn sứ và các bậc hiền nhân Cựu Ước. Những người nghèo, khiêm hạ, công chính, những người có tấm lòng thanh sạch… cũng đã được các thánh vịnh gia tán dương. Đức Giê-su minh nhiên quy chiếu đến những bản văn Cựu Ước nầy. Nhưng những đức hạnh hoàn thiện được phác họa ở đây xem ra có thể được thực hiện chỉ trong thời đại Mê-si-a. Đúng là Đức Giê-su đã kiện toàn tất cả những Mối Phúc nầy ở nơi con người của Ngài. Khi công bố những mối phúc nầy, Chúa Giê-su mặc khải cho chúng ta rằng hạnh phúc đích thật chỉ gặp thấy ở nơi Ngài, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, cội nguồn của tất cả những gì có thể làm cho chúng ta mãn nguyện.
2.1- “Phúc thay ai có tấm lòng nghèo khó…”
Thánh Lu-ca nói một cách giản dị: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6: 20). Thánh Mát-thêu mở rộng viễn cảnh cho tất cả những ai có tấm lòng nghèo khó, theo đúng chiều hướng nội tâm hóa luật luân lý mà Đức Ki tô muốn. Đức nghèo khó không hệ tại ở nơi sự nghèo khó vật chất, nhưng ở nơi sự giải thoát khỏi mọi gắn bó với của cải trần thế và mở lòng ra trước sự giàu có tinh thần.
Cuối cùng, khía cạnh Mê-si-a của mối phúc nầy thật hiển nhiên: Đức Giê-su sinh ra trong cảnh nghèo hèn và chết trong sự trần trụi để là quà tặng của Thiên Chúa được trao ban trọn vẹn cho con người. Đối với những ai lắng nghe Ngài và từ bỏ mọi sự mà theo Ngài, Ngài sẽ sai họ ra đi trên mọi nẽo đường thế giới, không tiền bạc không bao bị, hoàn toàn trơ trụi, nhưng giàu có tận mức sứ điệp tinh thần mà họ công bố, như thánh Phao-lô phát biểu trong thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô: “Coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả” (2Cr 6: 10).
2.2- “Phúc thay ai hiền lành…”
“Đất Hứa” là đất Ca-na-an. Chủ đề nầy vang vọng lên đến lời hứa của Thiên Chúa cho tổ phụ Áp-ra-ham (St 15: 7; 28: 4), được phát triển phong phú trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 1: 8, 39; 4: 1, 5, 14…), nhưng mặc lấy sắc thái cánh chung trong sách I-sai-a (Is 57: 13; 60: 21; 65: 9), và sẽ vang dội trong sách Khải Huyền trong đó cốt là thành thánh Giê-ru-sa-lem trên trời (Kh 21: 2). Trong Tin Mừng Mát-thêu, “Đất Hứa” không còn là đất Ca-na-an nữa, nhưng mang một ý nghĩa biểu tượng và Mê-si-a như trong các mối phúc khác. Chủ đề “gia nghiệp” thường trở lại trong Tân Ước: chung chung, cách nói “được Nước Trời làm gia nghiệp” (Mt 25: 34; 1Cr 6: 9-10…) hay “được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp ” (Mt 19: 29; Mc 10: 27; Lc 10: 25…) được ưa chuộng hơn là: “được Đất Hứa làm gia nghiệp”.
Đức hiền lành được nêu lên là một sự hiền lành không nhu nhược: đó cũng là sự hiền lành của Đức Ki tô, mà thánh Mát-thêu, tác giả Tin Mừng duy nhất, nhấn mạnh nhiều lần. “Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11: 29). Ở chương 12 của mình, thánh Mát-thêu nhắc lại cung cách hiền lành của “Người Tôi Tớ,” dung mạo được hiện thực nơi Đức Giê-su.
2.3- “Phúc thay ai sầu khổ…”
Theo mạch văn chung của bản văn Mát-thêu về các mối phúc, người ta có khuynh hướng tinh thần hóa sự sầu khổ nầy. Tuy nhiên, xem ra thật khó xác định đối tượng của nỗi sầu muộn khóc than nầy.
Đây là mối phúc mâu thuẫn nhất trong các mối phúc, nhưng có thể cũng mang chiều kích Mê-si-a nhất. Đã trải qua mọi gian nan thử thách của mình, dân Ít-ra-en luôn luôn trông chờ được Thiên Chúa ủi an. Trong truyền thống Do thái, Đấng Mê-si-a mà dân chúng mong đợi được gọi là “niềm an ủi của Ít-ra-en”, như trong Tin Mừng Lu-ca, cụ già Si-mê-on cũng mong chờ “niềm an ủi của Ít-ra-en” (Lc 2: 25).
Không thể chối cải, Đức Giê-su là Đấng an ủi những người nghèo khó, đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền: Ngài chữa lành, nâng dậy, đổi mới cuộc đời của họ: “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11: 28). Cuối cùng, Ngài dâng hiến cho những ai sầu khổ một niềm an ủi tuyệt mức khi Ngài đích thân dự phần vào những cơn hấp hối khủng khiếp của cái chết.
Ngài không đề nghị hủy bỏ sự đau khổ, nhưng rút ra từ đó một giá trị vượt qua nó, nâng cao nó và có thể biến nó thành nguồn mạch của niềm vui. Niềm vui hiện tại – khó đạt được – được bổ túc bởi viễn cảnh của niềm an ủi tương lai, trong Nước Trời: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21: 4).
Tuy nhiên, không nên ngộ nhận viễn cảnh Mát-thêu: tác giả Tin Mừng nầy rất quan tâm đến chiều kích tinh thần của các Mối Phúc. Thánh ký chắc chắn chủ ý nhắm đến nổi sầu khổ của các tín hữu đối diện với thực tại trong đó sự ác chiến thắng trên những ý định của Thiên Chúa. Trên hết, Đức Giê-su hoàn lại niềm hy vọng cho những người công chính và đảm bảo cho họ sự chiến thắng tối hậu của sự thiện và sự sống trên sự ác và sự chết.
2.4- “Phúc thay ai đói khát sự công chính…”
Thánh Lu-ca viết: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.” (Lc 6: 21), nghĩa là, sẽ có một sự đảo lộn những hoàn cảnh trong Vương Quốc Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu, như trước đây, tinh thần hóa mối phúc nầy: “Phúc cho ai đói khát sự công chính”.
Chữ “công chính” mà Đức Giê-su công bố, chất nặng lịch sử kinh thánh nên không thể được hiểu trọn vẹn theo nghĩa thông thường hiện nay của sự công bình trần thế. Chắc chắn sự công bình trần thế hàm chứa ở đây, nhưng rất gián tiếp. Người công chính trong Cựu Ước và trong Tin Mừng (cụ già Si-mê-on, thánh Giu-se, vân vân) là một con người mà cách hành xử của họ luôn luôn phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa; tức là một con người đạo hạnh nhắm đến lý tưởng hoàn thiện bản thân mình theo Lề Luật. “Đức công chính” chính là lý tưởng nầy. Vì thế, chữ “thánh thiện” là từ thích hợp nhất. Đức Giê-su định vị sự công chính nầy vừa tiếp nối vừa vượt qua sự công chính của Lề Luật: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng vào Nước Trời.” (Mt 5: 20).
Bởi vì sự thánh thiện của những “người công chính” đích thật nầy, theo hình ảnh sự công chính của Thiên Chúa, là một nhân đức siêu việt, nó vốn nội tại trong cõi thâm sâu của đời sống. Những ai hết lòng hết dạ khao khát nhân đức nầy, sẽ được mãn nguyện– trên bình diện tinh thần.
2.5- “Phúc thay ai xót thương người…”
Trong Cựu Ước, lòng xót thương thường được liên kết với sự công chính (theo nghĩa pháp lý). Quả thật, lòng xót thương là nhân đức cho phép tình yêu và sự công chính gặp gở nhau: vì công chính, Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi của dân, nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa thứ tha tội lỗi của họ. Vì thế, lòng xót thương của Thiên Chúa được biểu lộ đặc biệt đối với tội nhân. Ít-ra-en đã thụ hưởng tấm lòng nhân hậu nầy nhiều lần trong suốt lịch sử của mình và đã ca ngợi “Đức Chúa là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu lòng nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34: 6; Đnl 4: 31; Tv 78: 38; 86: 15; …; Cn 21: 11).
Trong Tin Mừng Lu-ca, Đức Giê-su khai triển mối phúc nầy: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ…Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” (Lc 6: 36-38).
2.6- “Phúc thay ai có tấm lòng thanh sạch…”
Cách nói: “tấm lòng thanh sạch” là diễn ngữ kinh thánh: đây là sự thanh sạch luân lý đối lập với sự thanh sạch nghi thức, tức là sự thanh sạch hoàn toàn bên ngoài, không thể mang lại sự thanh sạch bên trong.
Các thánh vịnh gia ca ngợi “kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24); “Thiên Chúa nhân hậu biết là dường nào …với những kẻ có lòng trong sạch!” (Tv 73). Trong lời cầu nguyện của mình, các tín hữu kêu cầu cùng Thiên Chúa xin “tạo cho con một tấm lòng trong trắng.” (Tv 51).
Chữ “tấm lòng” theo tiếng Hy bá chỉ cõi thâm sâu bên trong con người. Chúa Giê-su lấy lại cách diễn tả nầy vì nó nêu bật chiều kích nội tâm hóa luật luân lý. Sau nầy, Ngài quở trách những người Pha-ri-sêu chỉ “rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những gian ác” (Mt 9: 6; 23: 25)
2.7- “Phúc thay ai xây dựng hòa bình…”
Mối phúc nầy mang đậm nét chiều kích Mê-si-a. “Vị vua công chính” tương lai đã được loan báo là “Hoàng Tử Bình An” (Is 9: 6.). Thật vậy, “hòa bình” và “công lý xã hội” được liên kết mật thiết với nhau trong Cựu Ước. Mối phúc nầy đích thật là lời mời gọi gởi đến cho nhân loại để mời gọi con người hãy làm cho công lý ngự trị giữa họ.
Theo truyền thống, ngôn sứ Ê-li-a phải tái xuất hiện để chuẩn bị cho Đấng Mê-si-a ngự đến qua sứ mạng hòa giải: “Nầy Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi…Nó sẽ đưa tấm lòng cha ông trở lại với con cháu, và đưa tấm lòng con cháu trở lại với cha ông.” (Ml 3: 23-24).
Ngay trước thời Đức Giê-su, các kinh sư đã đề ra những cử chỉ hòa giải trong gia đình, giữa bà con hàng xóm láng giềng…Đức Giê-su đòi hỏi phải hòa giải ngay cả trước khi dâng lễ vật lên Thiên Chúa: “Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5: 24).
Trong Tiệc Ly, Chúa Giê-su đã để lại cho các môn đệ của Ngài “Bình An của Ngài,” (Ga 14: 27); vả lại, bình an nầy được định vị trong dòng chảy liên tục của tình yêu. Theo bước chân của Ngài, những người thợ kiến tạo hòa bình sẽ được gọi “con Thiên Chúa” như Ngài.
2.8- “Phúc thay ai bị bách hại vì sự công chính…”
“Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị bách hại…”
Mối phúc thứ nhất mở ra và mối phúc thứ tám đóng lại với cùng một diễn ngữ: “Vì Nước Trời là của họ” (5: 3 và 10), vừa hình thành nên thể loại đóng khung vừa loan báo cho chúng ta rằng Nước Trời hiện diện rồi; trong khi sáu mối phúc còn lại, nằm ở giữa thể loại đóng khung nầy, vẫn còn là lời hứa, trong tương lai: “Vì họ sẽ được…”. Sự căng thẳng giữa hiện thực và lời hứa, giữa hiện tại và tương lai cho thấy tính chất vừa tuyệt đối vừa lịch sử của Nước Trời nầy đang được trương rộng ra trên trần thế ở nơi con người của Đức Giê-su. Sự căng thẳng nầy bày tỏ điều mà chúng ta gọi tính chất “cánh chung” của Nước Trời.
Ở câu 11, bài diễn từ đột nhiên chuyển từ ngôi thứ ba số ít: “Phúc thay ai” sang ngôi thứ hai số nhiều: “Phúc thay anh em”. Trong Tin Mừng Mát-thêu, mối phúc thứ tám và thứ chín nầy đều ca ngợi những người bị bách hại. Trong khi mối phúc thứ tám mang chiều kích phổ quát, được gởi đến với toàn thể nhân loại: “Phúc thay ai bị bách hại…”, mối phúc thứ chín được ngỏ lời trực tiếp với các môn đệ: “Phúc thay anh em khi vì Thày mà bị bách hại…” Mối phúc thứ chín đóng chức năng hiện tại hóa và cụ thể hóa mối phúc thứ tám vào trong hoàn cảnh của các môn đệ Đức Giê-su như chuyển từ lý tưởng được đề nghị: “vì sự công chính” sang thực tại cụ thể được cảm thấy và được sống: “vì Thầy.” Ở vào giây phút các môn đệ bị bách hại và bị giết chết, nếu họ chấp nhận đặt mối liên hệ trực tiếp với Đấng công bố những mối phúc nầy, họ có thể khám phá rằng mối phúc được thành tựu ở nơi họ.
Vào giây phút mà người môn đệ cảm thấy niềm vui được liên kết mật thiết với cuộc tử nạn của Đức Ki tô, người ấy nhận thức rằng Nước Trời thực sự đã đến. Cũng thế, phần thưởng lớn lao dành cho họ là ở trên trời (5: 12), phần thưởng nầy, nói một cách chính xác, không bất cứ cái gì khác ngoài hiện thực hóa sự thành tựu mà Đức Giê-su mang đến, Đấng đưa họ vào “trong Nước Trời,” nghĩa là, trong thực tại của Cha ở trên trời. Ai khám phá, ở nơi những đau khổ mà mình phải chịu vì Đức Ki tô, hạnh phúc của những người được Thiên Chúa gọi “người con chí ái”, người ấy bắt đầu bày tỏ cho những người khác sự hiện diện tại thế nầy của Chúa Cha, Đấng ở trên trời.
Như vậy mối phúc thứ chín thăng hoa những mối phúc khác. Các nhà thần học nhấn mạnh tính chất Ki tô học của mối phúc thứ chín nầy: ai dám hứa phần thưởng Nước Trời cho những người phải chịu đau khổ “vì mình,” nếu không là Đấng có thể sánh ngang bằng với Chúa Cha?
Chúa Giê-su đã nhiều lần báo trước cho các môn đệ mình về những bách hại mà họ sẽ phải chịu. Vào lúc thánh Mát-thêu biên soạn sách Tin Mừng của mình, những lời báo trước nầy đã trở thành những thực tại khắc nghiệt. Giáo Hội Palestine chịu những cuộc công kích liên tục của những người Do thái nhiệt thành với Luật cũ, họ xem những người cải đạo Ki tô như những kẻ bội giáo. Rồi, thánh Tê-pha-nô bị một đám đông giận dữ ném đá, thánh Gia-cô-bê, anh của thánh Gioan, bị xử trảm vào năm 44. Thánh Phao-lô, thánh Bác-na-bê và những người đồng hành của họ bị truy nã, đánh đập, giam tù…Tiếp đó là những cuộc bách hại của chính quyền dân sự Rô-ma. Nhưng sách Công Vụ nói với chúng ta rằng các tông đồ, dù bị bách hại như thế, “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Ki tô.” (Cv 5: 41).
Kh 7: 2-4, 9-14: Bài đọc I, được trích từ sách Khải Huyền của thánh Gioan, miêu tả một đoàn người không kể siết cử hành phụng vụ hùng vĩ tràn đầy niềm vui và bày tỏ tâm tình cảm tạ và tri ân trước ngai Thiên Chúa.
1Ga 3: 1-3: Trong thư thứ nhất của mình, thánh Gioan nhắc nhở vận mệnh của người Ki tô hữu: trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa, họ được mời gọi nên giống với Người Con Một, Đức Giê-su Ki tô, và vì thế, dự phần vào vinh quang của Ngài.
Mt 5: 1-12: Trong Tin Mừng Mát-thêu, Đức Giê-su công bố “các mối phúc thật”, bản Hiến Chương Nước Trời.
BÀI ĐỌC I (Kh 7: 2-4, 9-14)
Bài đọc I được trích từ sách Khải Huyền của thánh Gioan miêu tả một đoàn người đông đúc không tài nào đếm nổi vui hưởng nhan thánh Chúa và niềm hoan lạc thiên quốc. Lễ Chư Thánh được mừng trước Lễ Các Đẳng hình thành nên bộ đôi diễn tả niềm hy vọng của mỗi người Ki tô hữu.
1. Bối cảnh:
Bối cảnh thật kỳ lạ. Nhà thị kiến diễn tả những xuất thần của mình bằng thể loại văn chương khải huyền. Thể loại văn chương nầy đã được tác giả sách Đa-ni-en khai mạc vào thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên. Tác giả nầy được gợi hứng từ các vị tiền nhiệm của mình, đặc biệt các thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, từ đó sách Khải Huyền Gioan mượn một số lượng biểu tượng của mình.
Tuy nhiên, giữa khải huyền của thế kỷ thứ hai và thứ nhất trước Công Nguyên (thể loại nầy nở rộ) và khải huyền của Gioan, có một sự khác biệt vô tận; kỷ nguyên Mê-si-a được loan báo bây giờ đã xảy ra. Thời Mê-si-a đã đi vào trong Lịch Sử; từ đây, nó đã chiếu soi kỷ nguyên cánh chung. Trong sách Khải Huyền của Gioan, một dung mạo ngự trị: dung mạo Con Chiên, hình ảnh của Đức Ki tô. Con Chiên vẫn mang những vết thương hy tế của mình, nhưng là Con Chiên khải hoàn. Như vậy viễn cảnh mở ra niềm hy vọng, niềm hy vọng nầy không còn là một ước mơ nhưng một sự thật: mọi lời hứa đã được ứng nghiệm.
Sách Đa-ni-en được viết vào thời kỳ bách hại của Antiochus Epiphane, khoảng năm 175-164 trước Công Nguyên, để an ủi dân Do thái trong thử thách. Cũng vậy, sách Khải Huyền của Gioan được viết vào thời kỳ bách hại của hoàng đế Rô-ma, Domitien, cuối thế kỷ thứ nhất (91-96) - vài phần có thể được đặt vào niên biểu của cuộc bách hại dưới thời hoàng đế Nê-ron (64-68) - cũng nhằm mục đích tương tự: gởi đến cho các Ki tô hữu sứ điệp chứa chan hy vọng, cho họ thoáng thấy niềm hoan lạc thiên quốc, vì niềm hy vọng nầy thật đáng phải chịu những đau khổ kể cả sự chết.
Sách Khải Huyền là một cuốn sách mã hóa: các tín hữu bị bách hại có thể đọc và chuyền tay nhau mà không phải sợ những kẻ bách hại mình đọc được. Rô-ma không bao giờ được nêu tên, nó được gọi dưới biệt hiệu Ba-by-lon hay Con Thú, hay Con Điếm hoặc số 666 (con số 666 dường như tương ứng với Nê-ron Xê-da theo cách tính số của mẫu tự Do thái. Về giá trị biểu tượng, con số nầy muốn nói lên sự bất toàn tận căn, đối lập với con số 7 chỉ sự hoàn hảo). Nhưng cũng vì thế, chúng ta không thể nào giải mã tất cả. Tác phẩm tiên báo cuộc sụp đổ của đế quốc Rô-ma, cuộc khải hoàn của Giáo Hội và miêu tả những viễn cảnh của thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc.
2. Hai viễn cảnh:
Bản văn mà chúng ta đọc hôm nay trình bày hai viễn cảnh nối tiếp nhau: viễn cảnh thứ nhất xảy ra trên mặt đất, gợi ra Giáo Hội đang chịu cảnh gian nan khốn khó và ơn cứu độ của những người công chính ở giữa những gian truân nầy. Viễn cảnh thứ hai là phụng vụ tạ ơn ở trên trời được cử hành bởi một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc đủ mọi dân, mọi nước.
2.1- Những nỗi gian truân trên trần thế (7: 2-4):
Để hiểu ý nghĩa của thị kiến thứ nhất nầy, phải đặt nó trở lại vào trong bối cảnh lịch sử của nó.
- Thời kỳ bách hại:
Những Ki tô hữu bị bách hại đã tự hỏi là những nỗi khốn cùng nầy sẽ kéo dài cho đến khi nào? Khi nào những kẻ bách hại bị trừng trị? Nhà thị kiến rõ ràng nêu lên những vấn đề nầy, và trả lời trong chương 6: 9-11, trước đoạn trích của chúng ta: “Tôi thấy dưới bàn thờ, linh hồn của những người đã bị giết vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và đã làm chứng. Họ lớn tiếng kêu: ‘Lạy Cha chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải nền nợ máu chúng con?’ Bấy giờ mỗi người trong số họ được lãnh một áo trắng; và có lời phán bảo họ cứ nghỉ yên một thời gian ngắn nữa, chờ cho đủ số những người cũng là tôi tớ Thiên Chúa và là anh em của họ, sắp bị giết như họ”.
Như vậy, những Ki tô hữu được báo trước: thời kỳ bách hại không chấm dứt. Nhưng giờ trừng phạt của những ác nhân sẽ đến. Những tai ương khủng khiếp được loan báo trong viễn cảnh khải huyền về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vào thời cánh chung: chiến tranh, nạn đói, ôn dịch, động đất xảy đến trước khi Thiên Chúa xét xử.
- Thời kỳ cứu độ:
Tuy nhiên, các Ki tô hữu không phải lo lắng, vì Con Chiên cứu độ ngự trên ngai xét xử muôn dân. Những người công chính sẽ được Ngài đóng ấn.
“Tôi lại thấy một thiên thần khác, mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên”. Đây là biểu tượng kinh điển: chính từ phía mặt trời mọc nầy mà ánh sáng và sự sống đến, trong khi phía Tây là dấu chỉ của bóng tối và sự chết.
Hình tượng “ấn” được mượn từ Ed 9: 4: “Hãy rảo khắp thành, khắp Giê-ru-sa-lem. Hãy ghi dấu chữ thập trên trán những người đang rên siết khóc than về mọi điều ghê tởm đang xảy ra trong khắp thành”. Xuất xứ của đề tài nầy còn xa hơn nữa, từ sách Xuất Hành, trong đó sứ thần hủy diệt, lãnh sứ mạng gieo rắc các tai ương khắp xứ Ai-cập, trừ các nhà của dân Do thái, được bôi máu con chiên vượt qua trên khung cửa.
Ấn tín được ghi trên trán các Ki tô hữu thì khác, thuộc thực tại tâm linh. Thánh Gioan dùng từ “ấn tín” theo tiếng Hy-lạp mà không xác định. Chắc chắn đọc giả của ông biết ấn tín cốt là gì: thuật ngữ nầy được dùng để chỉ Phép Rửa ngay từ thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên. Ý nghĩa của nó xuất hiện rồi trong thư thứ hai của thánh Phao-lô gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô (1: 21-22) và trong mạch văn Ba Ngôi.
Như vậy, qua mật mã và các biểu tượng nầy, những Ki tô hữu bị bách hại được mời gọi nhớ lại rằng họ được Thiên Chúa đóng ấn, vì thế họ thuộc về gia đình đông đúc sở hữu những đảm bảo của ơn cứu độ đời đời.
Con số những người được đóng ấn là 144.000 người. Rõ tàng 144.000 là con số biểu tượng. 144 là tổng số của 12 x 12, để chỉ con số viên mãn, được nhân lên gấp ngàn lần: 144.000, con số viên mãn vô tận. 12 chi tộc là 12 chi tộc của dân Ít-ra-en mới, 12 Tông Đồ tiếp tục sự nghiệp của 12 người con của Gia-cóp / Ít-ra-en.
Trong viễn cảnh của mình, truyền thống khải huyền có thói quen lồng vào với nhau quá khứ, hiện tại và tương lai. Ở đây Giáo Hội, đương đầu với “quyền phá hoại đất trời”, đó là Giáo Hội muôn đời, đối mặt với biết bao gian nan thử thách, nhưng được Thiên Chúa bảo vệ và che chở.
2.2- Phụng vụ cảm tạ và tri ân trên trời (7: 9-14):
Viễn cảnh thứ hai là việc tham dự trước thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc, được mô tả ở phần cuối sách. Sau khi đã loan báo những tai ương sắp xảy đến, ngay từ bây giờ cần phải mang đến một sứ điệp chứa chan hy vọng.
- Một đoàn người đông đảo:
Một đoàn người thật đông không tài nào đếm được của thị kiến thứ hai nầy phải chăng cũng là một đoàn người được đóng ấn biểu tượng bởi con số 144.000 của thị kiến thứ nhất, hay nhà thị kiến đồng thời đã thoáng thấy một đoàn người công chính, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước mọi ngôn ngữ, đã thuộc về thân thể mầu nhiệm của Giáo Hội? Dù thế nào, “chiều kích ơn cứu độ phổ quát” được hàm chứa trong việc mô tả nầy, như trước đây: “…Ngài đã bị giết và lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân…” (5: 9-10).
Chỗ danh dự được ban cho những ai đã được phúc tử đạo: “Họ đứng trước ngai Thiên Chúa và trước Con Chiên”. “Họ mặc chiếc áo trắng”, biểu tượng của sự vô tội và vinh quang; “tay cầm nhành lá thiên tuế”, biểu tượng của sự khải hoàn; “họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao”, bởi vì “họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên”.
Phụng vụ thiên quốc nầy rất trang trọng. Những người được tuyển chọn công bố rằng ơn cứu độ của họ phát xuất từ Thiên Chúa và Con Chiên. Các thiên thần và những nhân vật khác đều phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô: “A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời! A-men!” (chúng ta gặp thấy một tán tụng ca tương tự ở 5: 12).
Chúng ta ghi nhận rằng Thiên Chúa không được miêu tả ngoại trừ “ngai” chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, được bao quanh bởi triều thần bao gồm các thiên thần, Kỳ Mục và bốn Con Vật.
- Hai mươi bốn Kỳ Mục:
Ở chương 4, hai mươi bốn Kỳ Mục được trình bày đang ngồi trên các ngai, mình mặc áo trắng, đầu đội triều thiên bằng vàng. Họ có chức năng vừa tư tế vừa vương đế. Họ ngồi bên cạnh ngai Thiên Chúa. Đây không là thiên thần nhưng là những con người. Ở Ít-ra-en, tước hiệu Kỳ Mục được ban cho các thủ lãnh của dân (70 Kỳ Mục bên cạnh ông Mô-sê), cho những vị hữu trách của các hội đường và cho một phần thành viên của Đại Hội Đồng. Trong Giáo Hội tiên khởi, đây cũng là tước hiệu dành cho các người hữu trách của các cộng đoàn Ki tô hữu. Ý nghĩa của họ vẫn mầu nhiệm.
- Bốn Con Vật:
Bốn Con Vật kỳ bí nầy cũng được miêu tả ở chương 4: “Con Vật thứ nhất giống như sư tử, Con Vật thứ hai giống như bò tơ, Con Vật thứ ba có mặt như mặt người, Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang bay. Bốn Con Vật ấy, mỗi con có sáu cánh, chung quanh và bên trong đầy những mắt” (4: 7-8).
Những dung mạo nầy được gợi hứng từ thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ed 1: 5-21). Xuất xứ của chúng là từ Ba-by-lon. Bốn bức tượng của bốn con vật thần thoại canh giữ cung đìện Ba-by-lon. Đó là các Karibu (ngữ căn của từ “chérubin”), các sinh vật đầu người, mình sư tử, chân bò rừng và cánh đại bàng, bốn biểu tượng của sức mạnh và quyền năng. Trong thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, những sinh vật lai tạp nầy được thắng vào xe của Đức Chúa, diễn tả sự siêu việt của Thiên Chúa Ít-ra-en.
Bốn Con Vật của sách Khải Huyền lấy lại bốn biểu tuợng, được phân phối trên bốn con vật tách biệt. Chúng cũng được gộp vào trong một thị kiến về Thiên Chúa ngự trên ngai tòa vinh quang của Ngài, nhưng ý nghĩa của chúng thì hơi khác. Bốn con vật gợi lên bốn phương trời, nói chính xác hơn, số bốn là số của vũ trụ (biểu tượng của nghệ thuật và kiến trúc tôn giáo). Chúng biểu thị sự vĩ đại, sức mạnh, sự hoàn thiện của công trình sáng tạo và sự toàn tri của Thiên Chúa trong công trình của Ngài (chung quanh và bên trong đầy những mắt); chúng được đồng hóa với các thiên thần, ngày đêm không ngừng ca ngợi kỳ công sáng tạo của Ngài.
Chúng ta biết rằng thánh I-rê-nê thành Ly-on đã thấy trong bốn Con Vật nầy biểu tượng bốn tác giả Tin Mừng, việc giải thích của thánh nhân đã xuất hiện trong tranh thánh Ki tô giáo. Thị kiến được hoàn tất với việc gợi lên niềm hoan lạc của những người được tuyển chọn: “Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ.
BÀI ĐỌC II (1Ga 3: 1-3)
Đoạn văn nầy được trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan tập trung vào một chủ đề duy nhất: “nghĩa tử của Thiên Chúa”. Người Ki tô là con cái của Thiên Chúa ngay từ bây giờ, nhờ tình yêu của Chúa Cha, nhưng nghĩa tử nầy sẽ trở nên viên mãn chỉ khi chúng ta nên giống với Đức Ki tô vào ngày quang lâm của Ngài.
1. Nghĩa tử của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa là Tình Yêu”, đó là chủ đề cốt yếu của thần học Gioan. Thánh Gioan ngây ngất trước điều kỳ diệu nầy: Chúa Cha yêu thương chúng ta đến nổi chúng ta được gọi là con cái của Ngài. Đây không là một tước hiệu mà Ngài ban thưởng cho chúng ta, nhưng một thực tại thâm sâu: “thực sự chúng ta là con Thiên Chúa”. Theo văn hóa Sê-mít, danh xưng diễn tả chân lý thâm sâu của con người: như vậy Chúa Cha yêu thương chúng ta đến nổi liên kết chúng ta với Con Một của Ngài khi gọi chúng ta là “con của Ngài”. Phẩm chất nầy làm cho chúng ta khác với thế gian: đó là lý do tại sao “thế gian không nhận biết chúng ta”. Những lời nầy xem ra vang dội lời của Đức Giê-su với các môn đệ Ngài, được tường thuật chính xác trong Tin Mừng Gioan: “Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em” (Ga 15: 19).
Toàn bộ bức thư nầy được xây dựng theo cách phản đề. Cuộc sống Ki tô hữu đối lập với cuộc sống của những người không tin hay những người theo lạc giáo. Ở đây, phản đề bao phủ một phạm vi rộng lớn: thế gian, theo nghĩa tiêu cực, là thế giới tội lỗi “đã không nhận biết Thiên Chúa”.
2. Sự biến đổi trong tương lai.
Đoạn trích nầy có thể đặt nhan đề: “từ phép rửa tội đến sự biến đổi”. Chúng ta được biến đổi rồi bởi cuộc sống con cái Thiên Chúa, nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu tiên. Việc chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa chỉ thành tựu viên mãn khi chúng ta nên giống như Con Một của Ngài vào thời cánh chung. Bản văn như muốn nói rằng việc chiêm ngắm vinh quang của Người Con Một sẽ biến đổi chúng ta. Đó không là ý tưởng vì việc chúng ta được thay hình đổi dạng đã được ươm mầm rồi ở nơi phẩm chất Nghĩa Tử của chúng ta.
Lời khẳng định của vị tông đồ là một lời khẳng định của đức tin, nhưng cũng dựa trên kinh nghiệm: thánh Gioan đã là chứng nhân của cuộc Biến Hình, xem ra được ám chỉ trong lời Tựa Ngôn của Tin Mừng Gioan: “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1: 14).
Chúng ta cũng gặp thấy sự biến đổi tương lai nầy trong thư của thánh Phao-lô gởi cho giáo đoàn Phi-líp-phê: “Còn chúng ta, quê hương của chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki tô từ trời xuống cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3: 20-21).
TIN MỪNG (Mt 5: 1-12)
Tin Mừng hôm nay được trích từ bài diễn từ đầu tiên trong loạt năm bài diễn từ hình thành nên cấu trúc của Tin Mừng Mát-thêu. Bài diễn từ đầu tiên nầy bao gồm các chương 5 đến 7, bắt đầu với Các Mối Phúc (5: 3-12) được kèm theo hai lời khuyến dụ mời gọi các tín hữu hãy trở nên « muối cho đời » và « ánh sáng cho trần gian » (5: 13-16). Tin Mừng hôm nay chỉ trích dẫn các Mối Phúc.
Trong khi Lu-ca đặt bối cảnh của bài diễn từ các Mối Phúc “trên đồng bằng” (Lc 6: 17), Mát-thêu đặt bối cảnh “trên núi” (5: 1-2) nên còn được gọi « Bài Giảng trên núi ». Núi là nơi thuận tiện cho những mặc khải thần linh. Chính trên núi Si-nai Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân Ngài qua ông Mô-sê (cf. Xh 24: 1-2, 9). Chính cũng trên núi Ga-li-lê Chúa Giê-su đích thân ban “các Mối Phúc” với uy quyền của Ngài. Nhưng đó không là Lề luật, càng không phải là những huấn lệnh: Đức Giê-su đề xuất những cách sống mở lối vào Nước Trời, vì chúng cho phép họ hành xử như con cái đích thật của Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu còn định vị bài diễn từ nầy vào giai đoạn Chúa Giê-su khai mạc sứ vụ của Ngài ở Ga-li-lê, như một “loại diễn từ hoạch định một chương trình hành động” vì thế, còn được gọi là “Hiến Chương Nước Trời”.
1. Chiều kích phổ quát (5: 1-2):
“Thấy dân chúng từ khắp nơi kéo về đông đảo, Đức Giê-su lên một ngọn núi. Khi Người ngối xuống, thì các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ”. Thính giả của Đức Giê-su bao gồm “đám đông” và « các môn đệ ». « Đám đông » nầy sẽ tái xuất hiện ở cuối bài diễn từ (7: 28) để tạo thành thể đóng khung cho toàn bộ bài diễn từ trên núi nầy. Vì thế, sứ điệp được gởi đến cho tất cả mọi người, đặc biệt hơn cho các môn đệ: Quả thật, con đường thì hẹp; tuy nhiên nó rộng mở cho hết mọi người không trừ một ai: cho đám đông tụ họp chung quanh Ngài và cho đám đông mênh mông, vô danh, tản mác trong thời gian và không gian, đám đông của những ai, dù không biết Ngài, đều thuộc về Nước Trời, nếu đức hạnh của họ phù hợp với sứ điệp nầy, phù hợp với Giao Ước Mới của Thiên Chúa với nhân loại. Với các Mối Phúc nầy, Đức Giê-su đã mở rộng “Ki tô giáo”.
2. Các Mối Phúc (5: 3-12):
Những “ lời chúc phúc” thuộc về thể loại văn chương Cựu Ước và khá thịnh hành trong văn chương Do thái gần thời Chúa Giê-su. Chung chung, những lời chúc phúc được đặt trong sự đối lập với những lời chúc dữ, theo sự cân đối rất sê-mít, như cách trình bày song đối nghịch đảo: “Phúc cho anh em…” và “Khốn cho anh em…” của bản văn Lc 6: 20-23.
Vì thế, « Hiến Chương Nước Trời » nầy không hoàn toàn mới mẽ; nó đã được chuẩn bị lâu dài bởi giáo huấn của các ngôn sứ và các bậc hiền nhân Cựu Ước. Những người nghèo, khiêm hạ, công chính, những người có tấm lòng thanh sạch… cũng đã được các thánh vịnh gia tán dương. Đức Giê-su minh nhiên quy chiếu đến những bản văn Cựu Ước nầy. Nhưng những đức hạnh hoàn thiện được phác họa ở đây xem ra có thể được thực hiện chỉ trong thời đại Mê-si-a. Đúng là Đức Giê-su đã kiện toàn tất cả những Mối Phúc nầy ở nơi con người của Ngài. Khi công bố những mối phúc nầy, Chúa Giê-su mặc khải cho chúng ta rằng hạnh phúc đích thật chỉ gặp thấy ở nơi Ngài, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, cội nguồn của tất cả những gì có thể làm cho chúng ta mãn nguyện.
2.1- “Phúc thay ai có tấm lòng nghèo khó…”
Thánh Lu-ca nói một cách giản dị: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6: 20). Thánh Mát-thêu mở rộng viễn cảnh cho tất cả những ai có tấm lòng nghèo khó, theo đúng chiều hướng nội tâm hóa luật luân lý mà Đức Ki tô muốn. Đức nghèo khó không hệ tại ở nơi sự nghèo khó vật chất, nhưng ở nơi sự giải thoát khỏi mọi gắn bó với của cải trần thế và mở lòng ra trước sự giàu có tinh thần.
Cuối cùng, khía cạnh Mê-si-a của mối phúc nầy thật hiển nhiên: Đức Giê-su sinh ra trong cảnh nghèo hèn và chết trong sự trần trụi để là quà tặng của Thiên Chúa được trao ban trọn vẹn cho con người. Đối với những ai lắng nghe Ngài và từ bỏ mọi sự mà theo Ngài, Ngài sẽ sai họ ra đi trên mọi nẽo đường thế giới, không tiền bạc không bao bị, hoàn toàn trơ trụi, nhưng giàu có tận mức sứ điệp tinh thần mà họ công bố, như thánh Phao-lô phát biểu trong thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô: “Coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả” (2Cr 6: 10).
2.2- “Phúc thay ai hiền lành…”
“Đất Hứa” là đất Ca-na-an. Chủ đề nầy vang vọng lên đến lời hứa của Thiên Chúa cho tổ phụ Áp-ra-ham (St 15: 7; 28: 4), được phát triển phong phú trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 1: 8, 39; 4: 1, 5, 14…), nhưng mặc lấy sắc thái cánh chung trong sách I-sai-a (Is 57: 13; 60: 21; 65: 9), và sẽ vang dội trong sách Khải Huyền trong đó cốt là thành thánh Giê-ru-sa-lem trên trời (Kh 21: 2). Trong Tin Mừng Mát-thêu, “Đất Hứa” không còn là đất Ca-na-an nữa, nhưng mang một ý nghĩa biểu tượng và Mê-si-a như trong các mối phúc khác. Chủ đề “gia nghiệp” thường trở lại trong Tân Ước: chung chung, cách nói “được Nước Trời làm gia nghiệp” (Mt 25: 34; 1Cr 6: 9-10…) hay “được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp ” (Mt 19: 29; Mc 10: 27; Lc 10: 25…) được ưa chuộng hơn là: “được Đất Hứa làm gia nghiệp”.
Đức hiền lành được nêu lên là một sự hiền lành không nhu nhược: đó cũng là sự hiền lành của Đức Ki tô, mà thánh Mát-thêu, tác giả Tin Mừng duy nhất, nhấn mạnh nhiều lần. “Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11: 29). Ở chương 12 của mình, thánh Mát-thêu nhắc lại cung cách hiền lành của “Người Tôi Tớ,” dung mạo được hiện thực nơi Đức Giê-su.
2.3- “Phúc thay ai sầu khổ…”
Theo mạch văn chung của bản văn Mát-thêu về các mối phúc, người ta có khuynh hướng tinh thần hóa sự sầu khổ nầy. Tuy nhiên, xem ra thật khó xác định đối tượng của nỗi sầu muộn khóc than nầy.
Đây là mối phúc mâu thuẫn nhất trong các mối phúc, nhưng có thể cũng mang chiều kích Mê-si-a nhất. Đã trải qua mọi gian nan thử thách của mình, dân Ít-ra-en luôn luôn trông chờ được Thiên Chúa ủi an. Trong truyền thống Do thái, Đấng Mê-si-a mà dân chúng mong đợi được gọi là “niềm an ủi của Ít-ra-en”, như trong Tin Mừng Lu-ca, cụ già Si-mê-on cũng mong chờ “niềm an ủi của Ít-ra-en” (Lc 2: 25).
Không thể chối cải, Đức Giê-su là Đấng an ủi những người nghèo khó, đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền: Ngài chữa lành, nâng dậy, đổi mới cuộc đời của họ: “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11: 28). Cuối cùng, Ngài dâng hiến cho những ai sầu khổ một niềm an ủi tuyệt mức khi Ngài đích thân dự phần vào những cơn hấp hối khủng khiếp của cái chết.
Ngài không đề nghị hủy bỏ sự đau khổ, nhưng rút ra từ đó một giá trị vượt qua nó, nâng cao nó và có thể biến nó thành nguồn mạch của niềm vui. Niềm vui hiện tại – khó đạt được – được bổ túc bởi viễn cảnh của niềm an ủi tương lai, trong Nước Trời: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21: 4).
Tuy nhiên, không nên ngộ nhận viễn cảnh Mát-thêu: tác giả Tin Mừng nầy rất quan tâm đến chiều kích tinh thần của các Mối Phúc. Thánh ký chắc chắn chủ ý nhắm đến nổi sầu khổ của các tín hữu đối diện với thực tại trong đó sự ác chiến thắng trên những ý định của Thiên Chúa. Trên hết, Đức Giê-su hoàn lại niềm hy vọng cho những người công chính và đảm bảo cho họ sự chiến thắng tối hậu của sự thiện và sự sống trên sự ác và sự chết.
2.4- “Phúc thay ai đói khát sự công chính…”
Thánh Lu-ca viết: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.” (Lc 6: 21), nghĩa là, sẽ có một sự đảo lộn những hoàn cảnh trong Vương Quốc Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu, như trước đây, tinh thần hóa mối phúc nầy: “Phúc cho ai đói khát sự công chính”.
Chữ “công chính” mà Đức Giê-su công bố, chất nặng lịch sử kinh thánh nên không thể được hiểu trọn vẹn theo nghĩa thông thường hiện nay của sự công bình trần thế. Chắc chắn sự công bình trần thế hàm chứa ở đây, nhưng rất gián tiếp. Người công chính trong Cựu Ước và trong Tin Mừng (cụ già Si-mê-on, thánh Giu-se, vân vân) là một con người mà cách hành xử của họ luôn luôn phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa; tức là một con người đạo hạnh nhắm đến lý tưởng hoàn thiện bản thân mình theo Lề Luật. “Đức công chính” chính là lý tưởng nầy. Vì thế, chữ “thánh thiện” là từ thích hợp nhất. Đức Giê-su định vị sự công chính nầy vừa tiếp nối vừa vượt qua sự công chính của Lề Luật: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng vào Nước Trời.” (Mt 5: 20).
Bởi vì sự thánh thiện của những “người công chính” đích thật nầy, theo hình ảnh sự công chính của Thiên Chúa, là một nhân đức siêu việt, nó vốn nội tại trong cõi thâm sâu của đời sống. Những ai hết lòng hết dạ khao khát nhân đức nầy, sẽ được mãn nguyện– trên bình diện tinh thần.
2.5- “Phúc thay ai xót thương người…”
Trong Cựu Ước, lòng xót thương thường được liên kết với sự công chính (theo nghĩa pháp lý). Quả thật, lòng xót thương là nhân đức cho phép tình yêu và sự công chính gặp gở nhau: vì công chính, Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi của dân, nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa thứ tha tội lỗi của họ. Vì thế, lòng xót thương của Thiên Chúa được biểu lộ đặc biệt đối với tội nhân. Ít-ra-en đã thụ hưởng tấm lòng nhân hậu nầy nhiều lần trong suốt lịch sử của mình và đã ca ngợi “Đức Chúa là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu lòng nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34: 6; Đnl 4: 31; Tv 78: 38; 86: 15; …; Cn 21: 11).
Trong Tin Mừng Lu-ca, Đức Giê-su khai triển mối phúc nầy: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ…Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” (Lc 6: 36-38).
2.6- “Phúc thay ai có tấm lòng thanh sạch…”
Cách nói: “tấm lòng thanh sạch” là diễn ngữ kinh thánh: đây là sự thanh sạch luân lý đối lập với sự thanh sạch nghi thức, tức là sự thanh sạch hoàn toàn bên ngoài, không thể mang lại sự thanh sạch bên trong.
Các thánh vịnh gia ca ngợi “kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24); “Thiên Chúa nhân hậu biết là dường nào …với những kẻ có lòng trong sạch!” (Tv 73). Trong lời cầu nguyện của mình, các tín hữu kêu cầu cùng Thiên Chúa xin “tạo cho con một tấm lòng trong trắng.” (Tv 51).
Chữ “tấm lòng” theo tiếng Hy bá chỉ cõi thâm sâu bên trong con người. Chúa Giê-su lấy lại cách diễn tả nầy vì nó nêu bật chiều kích nội tâm hóa luật luân lý. Sau nầy, Ngài quở trách những người Pha-ri-sêu chỉ “rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những gian ác” (Mt 9: 6; 23: 25)
2.7- “Phúc thay ai xây dựng hòa bình…”
Mối phúc nầy mang đậm nét chiều kích Mê-si-a. “Vị vua công chính” tương lai đã được loan báo là “Hoàng Tử Bình An” (Is 9: 6.). Thật vậy, “hòa bình” và “công lý xã hội” được liên kết mật thiết với nhau trong Cựu Ước. Mối phúc nầy đích thật là lời mời gọi gởi đến cho nhân loại để mời gọi con người hãy làm cho công lý ngự trị giữa họ.
Theo truyền thống, ngôn sứ Ê-li-a phải tái xuất hiện để chuẩn bị cho Đấng Mê-si-a ngự đến qua sứ mạng hòa giải: “Nầy Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi…Nó sẽ đưa tấm lòng cha ông trở lại với con cháu, và đưa tấm lòng con cháu trở lại với cha ông.” (Ml 3: 23-24).
Ngay trước thời Đức Giê-su, các kinh sư đã đề ra những cử chỉ hòa giải trong gia đình, giữa bà con hàng xóm láng giềng…Đức Giê-su đòi hỏi phải hòa giải ngay cả trước khi dâng lễ vật lên Thiên Chúa: “Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5: 24).
Trong Tiệc Ly, Chúa Giê-su đã để lại cho các môn đệ của Ngài “Bình An của Ngài,” (Ga 14: 27); vả lại, bình an nầy được định vị trong dòng chảy liên tục của tình yêu. Theo bước chân của Ngài, những người thợ kiến tạo hòa bình sẽ được gọi “con Thiên Chúa” như Ngài.
2.8- “Phúc thay ai bị bách hại vì sự công chính…”
“Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị bách hại…”
Mối phúc thứ nhất mở ra và mối phúc thứ tám đóng lại với cùng một diễn ngữ: “Vì Nước Trời là của họ” (5: 3 và 10), vừa hình thành nên thể loại đóng khung vừa loan báo cho chúng ta rằng Nước Trời hiện diện rồi; trong khi sáu mối phúc còn lại, nằm ở giữa thể loại đóng khung nầy, vẫn còn là lời hứa, trong tương lai: “Vì họ sẽ được…”. Sự căng thẳng giữa hiện thực và lời hứa, giữa hiện tại và tương lai cho thấy tính chất vừa tuyệt đối vừa lịch sử của Nước Trời nầy đang được trương rộng ra trên trần thế ở nơi con người của Đức Giê-su. Sự căng thẳng nầy bày tỏ điều mà chúng ta gọi tính chất “cánh chung” của Nước Trời.
Ở câu 11, bài diễn từ đột nhiên chuyển từ ngôi thứ ba số ít: “Phúc thay ai” sang ngôi thứ hai số nhiều: “Phúc thay anh em”. Trong Tin Mừng Mát-thêu, mối phúc thứ tám và thứ chín nầy đều ca ngợi những người bị bách hại. Trong khi mối phúc thứ tám mang chiều kích phổ quát, được gởi đến với toàn thể nhân loại: “Phúc thay ai bị bách hại…”, mối phúc thứ chín được ngỏ lời trực tiếp với các môn đệ: “Phúc thay anh em khi vì Thày mà bị bách hại…” Mối phúc thứ chín đóng chức năng hiện tại hóa và cụ thể hóa mối phúc thứ tám vào trong hoàn cảnh của các môn đệ Đức Giê-su như chuyển từ lý tưởng được đề nghị: “vì sự công chính” sang thực tại cụ thể được cảm thấy và được sống: “vì Thầy.” Ở vào giây phút các môn đệ bị bách hại và bị giết chết, nếu họ chấp nhận đặt mối liên hệ trực tiếp với Đấng công bố những mối phúc nầy, họ có thể khám phá rằng mối phúc được thành tựu ở nơi họ.
Vào giây phút mà người môn đệ cảm thấy niềm vui được liên kết mật thiết với cuộc tử nạn của Đức Ki tô, người ấy nhận thức rằng Nước Trời thực sự đã đến. Cũng thế, phần thưởng lớn lao dành cho họ là ở trên trời (5: 12), phần thưởng nầy, nói một cách chính xác, không bất cứ cái gì khác ngoài hiện thực hóa sự thành tựu mà Đức Giê-su mang đến, Đấng đưa họ vào “trong Nước Trời,” nghĩa là, trong thực tại của Cha ở trên trời. Ai khám phá, ở nơi những đau khổ mà mình phải chịu vì Đức Ki tô, hạnh phúc của những người được Thiên Chúa gọi “người con chí ái”, người ấy bắt đầu bày tỏ cho những người khác sự hiện diện tại thế nầy của Chúa Cha, Đấng ở trên trời.
Như vậy mối phúc thứ chín thăng hoa những mối phúc khác. Các nhà thần học nhấn mạnh tính chất Ki tô học của mối phúc thứ chín nầy: ai dám hứa phần thưởng Nước Trời cho những người phải chịu đau khổ “vì mình,” nếu không là Đấng có thể sánh ngang bằng với Chúa Cha?
Chúa Giê-su đã nhiều lần báo trước cho các môn đệ mình về những bách hại mà họ sẽ phải chịu. Vào lúc thánh Mát-thêu biên soạn sách Tin Mừng của mình, những lời báo trước nầy đã trở thành những thực tại khắc nghiệt. Giáo Hội Palestine chịu những cuộc công kích liên tục của những người Do thái nhiệt thành với Luật cũ, họ xem những người cải đạo Ki tô như những kẻ bội giáo. Rồi, thánh Tê-pha-nô bị một đám đông giận dữ ném đá, thánh Gia-cô-bê, anh của thánh Gioan, bị xử trảm vào năm 44. Thánh Phao-lô, thánh Bác-na-bê và những người đồng hành của họ bị truy nã, đánh đập, giam tù…Tiếp đó là những cuộc bách hại của chính quyền dân sự Rô-ma. Nhưng sách Công Vụ nói với chúng ta rằng các tông đồ, dù bị bách hại như thế, “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Ki tô.” (Cv 5: 41).
Đức Giêsu báo trước các mối phúc
Lm PX Vu Phan Long, ofm
16:04 28/10/2009
Lễ Các Thánh (Mátthêu 5,1-12)
1.- Ngữ cảnh
Bốn chương đầu của Tin Mừng Mátthêu là phần mở đầu (chính xác là đến 4,16). Với chương 5, chúng ta bắt đầu thấy Đức Giêsu đi hoạt động công khai. Một câu hỏi được nêu lên: Đức Giêsu có gì cống hiến cho nhân loại? Khởi đầu hoạt động công khai là một câu trả lời cho câu hỏi ấy.
“Đức Giêsu đi khắp miền Galilê/các thành thị, làng mạc/ giảng dạy (didaskôn, participle) trong các hội đường của họ, rao giảng (kêryssôn, part.) Tin Mừng Nước Trời, và chữa (therapeuôn, part.) hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân” (4,23 và 9,35). Câu này đóng khung khối từ ch. 5 đến ch. 9. Năm chương này làm thành một đơn vị về văn chương và đề tài. Nội dung của đơn vị này sẽ nhắc lại và triển khai ba phân-từ (participle) chứa trong câu tổng hợp này. Giáo huấn của Bài Giảng trên núi (ch. 5–7) và những cuộc chữa bệnh (ch. 8–9: 10 phép lạ) là hai hình thái của Tin Mừng về Nước Trời. Đức Giêsu công bố Nước Trời bằng lời nói (ch. 5–7) và bằng hành động (ch. 8–9). Bài Giảng trên núi minh họa đặc biệt những điều kiện để gia nhập và phát triển trong Nước Trời. Có thể nói Bài Giảng này nối dài câu “Anh em hãy sám hối (hoán cải)”, Bài Giảng này như là lời đáp của con người khi Nước Trời đến (x. 4,23).
Chắc chắn Bài Giảng trên núi cũng diễn tả Tin Mừng về Nước Trời: đề tài Nước Trời là một trong những điểm nhấn mạnh của Bài Giảng. Ngay ở câu đầu của Bài Giảng, ta đã được đặt trong quan hệ với Nước Trời, với Mối Phúc đầu tiên (5,3; về Nước Trời, xem cả 5,10.19 (2 lần); 6,10.33; 7,21). Bài “huấn giáo” này (tức Bài Giảng trên núi) là một phần nối dài của kêrygma về Nước Thiên Chúa.
Bài Giảng trên núi bắt đầu với 8 Mối Phúc (hoặc là 9, nếu đếm các cụm từ “Phúc thay”; nhưng thật ra “Mối thứ 9” chỉ diễn nghĩa thêm cho Mối 8). Các Mối Phúc này xác định chiều hướng hoạt động của Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Đoạn văn này chỉ là phần mào đầu đưa vào Bài Giảng trên núi (ch. 5–7). Từ dikaiosynê (“đức công chính”) cắt các Mối Phúc thành hai nhóm (ở c. 6 và c. 10), mỗi nhóm 4 Mối Phúc. Do đó, ta thể phân bố cục cho bản văn hôm nay như sau:
1) Mở (5,1-2);
2) Nhóm thứ nhất các Mối Phúc (5,3-6);
3) Nhóm thứ hai các Mối Phúc (5,7-10);
4) Diễn nghĩa cho Mối Phúc cuối cùng (5,11-12).
3.- Vài điểm chú giải
- Phúc thay (3): Makarios, “có phúc” (blessed) dịch từ ngữ Híp-ri ’ashrê của Kinh Thánh Híp-ri (45 lần). Khác với từ ngữ Híp-ri bơrakhah (“phúc lành”, blessing) là một lời hướng về tương lai để thực hiện điều nó diễn tả, “mối phúc” (beatitude), được diễn tả bởi một câu bắt đầu bằng makarios (hay ’ashrê), là một tuyên bố về hạnh phúc trong hiện tại. Điểm này còn được hỗ trợ bởi ngữ pháp. Trong vế thứ nhất của các Mối Phúc trong Tin Mừng, không có động từ: trong Hy-ngữ, một câu như thế chỉ có thể có một ý nghĩa ở hiện tại mà thôi.
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó (ptochoi tô pneumati, 3): Câu này có nghĩa là “nghèo khó về phương diện tinh thần”. Đây là những người nhận biết mình hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, nên cũng biết phó thác trọn vẹn cho Người (tương tự các ânâwim trong Cựu Ước). Chúng ta có những điển hình là chính Đức Giêsu (x. Mt 11,29) và các trẻ em (x. 18,4). Có thể nói Mt 5 (bài diễn từ đầu tiên của Mt) và Mt 23 (Bài diễn từ cuối cùng) là hai chương ở thế song đối đối nghĩa.
- Phúc thay ai hiền lành (praeis, 4): Câu này có ý nghĩa tương tự Mối Phúc thứ nhất. Trong Tv 37,11, từ ngữ praeis được dùng để dịch từ Híp-ri ânâwim (x. Tv 25,9ab; 34,3; 76,10; 147,6; 149,4). Từ ngữ praušs diễn tả sự hạ mình, sự khiêm nhường của Đấng Mêsia (x. Mt 21,5). Vậy đây vẫn là một cách thức sống trước nhan Thiên Chúa, trước khi là cách thức sống các tương quan với người khác. Mối Phúc này không phải chỉ lặp lại Mối Phúc đầu, nhưng thêm vào một vài sắc thái mới: người hiền lành thì không nổi giận, không gây áp lực với Thiên Chúa, bình thản, chấp nhận thì giờ và cách thức của Thiên Chúa. Đây cũng là một người đầy nghị lực.
- Phúc thay ai sầu khổ (penthountes, 5): Đây là những người đang sống một nỗi buồn sầu lớn lao (penthos, “một nỗi đau buồn rất lớn”) trong thái độ tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa. Đặt liên kết với 9,15 (động từ penthein, “chịu phiền sầu”), câu này còn có thể có nghĩa là: họ đau buồn vì thấy trong xã hội, Đức Kitô và Thiên Chúa còn “vắng mặt”; hoặc: họ đau buồn vì thế giới chúng ta quá ít mở ra với những giá trị thiêng liêng, những giá trị của Nước Trời.
- Phúc thay ai khát khao nên người công chính (6): Mối Phúc này được diễn tả dưới hai dạng (cc. 6 và 10) và chia tám Mối Phúc đầu thành hai đoạn, mỗi đoạn bốn câu. Từ ngữ dikaiosynê cũng là một từ ngữ quan trọng trong Bài Giảng. Dựa theo năm chỗ khác trong Mt nói đến “đức công chính (3,15; 5,20; 6,1.33; 21,32), ta thấy rằng đức công chính đây là một cách xử sự của con người phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Thực thi đức công chính là sống phù hợp với ý muốn của Chúa Cha như Đức Giêsu giảng dạy (Có thể liên kết “làm [poiein] sự công chính” [6,1] với “làm [poiein] ý Cha Thầy [7,21] và “làm [poiein] các lời của Thầy” [7,24]). Và sự công chính phải thực thi vừa liên hệ tới các tương quan với Thiên Chúavà tương quan với kẻ khác.
- Phúc thay ai xót thương người (eleêmones, 7): Trong tiếng Híp-ri, re[k]hem có nghĩa là “dạ mẹ”và “lòng thương xót”. “Có lòng thương xót” là đau “lòng” truớc một hoàn cảnh tiêu cực. Những người có lòng thương xót là những người thực sự mở lòng ra với kẻ khác và làm những cử chỉ để xoa dịu nỗi cùng quẫn của họ. Có hai cách xoa dịu: (1) trợ giúp cảnh túng quẫn (x. 25,31-46: sáu hoàn cảnh khốn cùng cần được trợ giúp theo quan điểm Do-thái giáo, tượng trưng cho mọi cảnh khốn cùng); (2) tha thứ (x. 18,23-35, đặc biệt c. 27: “đau lòng”, “chạnh lòng thương). Xem thêm 9,13; 12,7, và nhất là 23,23 (Mối Phúc “ngược”).
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch (katharoi tê kardia, 8): Công thức của Mối Phúc thứ sáu này dường như phát xuất từ Tv 24,4-6 (“Kẻ tay sạch lòng thanh…”. Xem thêm Tv 15,1-2; 51,12; 73,13). Đây là những người trong lòng không có sự xảo trá gian tà, luôn tìm kiến điều thiện hảo, ngay thẳng và chân thật đối với Thiên Chúa và tha nhân. Đây là những người sống một sự hài hòa giữa những gì họ nghĩ, nói và làm, tức những người “trung thực”: Họ vừa “chân thành” vừa ra sức tìm kiếm chân lý và sự ngay thẳng trong các tương quan với Thiên Chúa và với những người khác, vừa tìm cho có sự trong suốt trong lối sống và trong hành động.
- Phúc thay ai xây dựng hoà bình (eirênopoioi, 9): Công thức “làm hòa bình” chỉ xuất hiện một lần trong Cựu Ước (Cn 10,10 LXX), nhưng rất thông dụng trong các tác phẩm của Do-thái giáo. Đây là làm việc để giao hòa những người đang xung đột với nhau. Ngược lại, danh từ shâlôm (“hòa bình”) được sử dụng rộng rãi trong Cựu Ước, không chỉ với ý nghĩa là “sự ổn định chính trị”, mà còn có nghĩa là “sự phát triển toàn diện con người và các tập thể”. Vì thế, từ ngữ này được dùng để diễn tả kỷ nguyên thiên sai, và còn được dịch là “ơn cứu độ” (x. Is 54,10; Đấng Mêsia được gọi là “Hoàng tử hoà bình”: Is 9,5-6; x. Mk 5,4; Dcr 9,10). “Những người xây dựng hòa bình” không có nghĩa là những người có tính khí an hòa, nhưng là những người “tích cực thiết lập hoặc tái lập hòa bình tại những nơi đang có chia rẽ” (J. Dupont). Có hai cách: (1) mời gọi giao hòa (x. Mt 5,23-24); (2) cổ võ nên công lý nhân bản toàn diện (nghĩa xã hội): không chỉ cố gắng kiến tạo một xã hội vắng bóng chiến tranh, chia rẽ, nhưng còn là một xã hội trong đó mỗi người được hưởng những điều kiện thuận lợi mà tăng trưởng về nhân bản và tinh thần.
- Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính (10-11): Mối Phúc cuối cùng này được trình bày dưới hai hình thức (cc. 10 và 11-12), tuyên bố rằng phúc cho những ai chịu bách hại vì dấn thân sống phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Hình thức thứ nhất áp dụng cho bất cứ người nào đang bị bách hại vì những xác tín tôn giáo của mình. Hình thức thứ hai, dài hơn, dành cho các môn đệ của Đức Giêsu đang bị bách hại nhiều cách (x. 10,17-25; 24,9): họ có phúc không do bị bách hại, nhưng do trung thành với Đức Giêsu khi phải chịu đau khổ vì Người.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Mỗi Mối Phúc có ba phần. Phần đầu là lời công bố Mối Phúc. Phần hai nói về người được đón nhận Mối Phúc. Và phần ba là nền tảng của Mối Phúc (= Mối Phúc ấy dựa trên điều gì). Nền tảng này luôn luôn là một hành động của Thiên Chúa, được khẳng định vững vàng và được đoan hứa chắc chắn. Còn người được hưởng Mối Phúc chính là những người thực hiện một cách sống hay một thái độ được quy định trong Mối Phúc. Họ được tuyên bố là “phúc thay”, bởi vì hành động kia của Thiên Chúa chắc chắn được dành cho họ.
Đức Giêsu không diễn tả các Mối Phúc theo kiểu tình cờ. Người trình bày nền tảng cụ thể của mỗi Mối Phúc. Như chúng ta đã nói, phần thứ ba của mỗi Mối Phúc nói về hành động của Thiên Chúa. Mối Phúc đầu tiên và Mối Phúc thứ tám có cùng một nền tảng: “vì Nước Trời là của họ”. Mt nói về Nước Thiên Chúa chỉ trong một vài đoạn; thông thường tác giả dùng thành ngữ “Nước Trời” là kiểu nói của người Do-thái thời đó. “Nước Thiên Chúa” và “Nước Trời” có ý nghĩa như nhau: không có nghĩa là một lãnh thổ hay một nơi chốn, mà là quyền chúa tể của Thiên Chúa được tỏ bày ra trực tiếp rõ ràng. Vậy “Nước Trời là của họ” có nghĩa là Thiên Chúa với quyền chúa tể là của họ; đây không phải là quyền thống trị của một bạo chúa, mà là hành động quan phòng nhân hậu của một vị Mục tử. Người sẽ chứng tỏ rằng Vương quyền của Người vượt trên mọi thế lực hiện đang thống trị. Những ai sống theo lời Đức Giêsu dạy sẽ thuộc về Người, còn Người, đầy quyền năng và nhân ái, Người sẽ là của họ. Mối Phúc hoàn toàn dựa trên sự hiện diện trong uy quyền và nhân ái của Thiên Chúa. Chính vì thế thành ngữ “Nước Trời” được nói đến ở Mối Phúc đầu và Mối Phúc cuối như một lời mở và kết luận, và có giá trị cho tất cả các Mối Phúc khác.
Trong phần thứ ba của các Mối Phúc khác, Đức Giêsu diễn tả cho thấy sự hiện diện ấy của Thiên Chúa được bày tỏ ra thế nào, hành động với chúng ta thế nào để ban hạnh phúc cho chúng ta. “Họ được an ủi” có nghĩa là: Thiên Chúa sẽ an ủi họ. Tiếp theo là một loạt những hành động của Thiên Chúa nhằm ban ân huệ cho chúng ta và thỏa mãn mọi ước muốn của chúng ta: Thiên Chúa, như Người Cha của họ, sẽ ban cho họ đất hứa làm gia nghiệp. Thiên Chúa sẽ cho họ được thỏa lòng. Thiên Chúa sẽ thương xót họ. Thiên Chúa sẽ cho họ được trực tiếp nhìn thấy Người. Thiên Chúa sẽ gọi họ là con cái, sẽ đón tiếp họ vào gia đình của Người. Sứ điệp về các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Trên nền tảng là sự hiểu biết của Người về Thiên Chúa, Đức Giêsu loan báo cho chúng ta cách thức Thiên Chúa sẽ hành động với loài người. Chúng ta càng tin và hiểu Thiên Chúa là ai và cách thức Ngài hành động với loài người, chúng ta càng cảm nghiệm được sức mạnh tuyệt vời của Tin Mừng này.
Nhưng Thiên Chúa không muốn chúng ta thụ động; Ngài không muốn rằng đối với chúng ta chuyện gì cũng vậy thôi, hướng theo chiều nào cũng thế cả, sống theo cách nào cũng như nhau! Bởi thế, trong phần thứ hai của mỗi Mối Phúc, Đức Giêsu chỉ cho con người cách sống đúng đắn mà họ cần theo, cách thức họ phải mở ra với hành động của Thiên Chúa để hành động ấy có thể đến được với họ. Từ sự nghèo khó trong tâm hồn đến những bách hại vì sống công chính, Người nói đến những thái độ giúp cho con người sẵn sàng đón lấy hành động cứu độ của Thiên Chúa.
Yếu tố quyết định là ở lại trong hành động của Thiên Chúa. Đây là đối tượng của Tin Mừng mà Đức Giêsu loan báo; mỗi Mối Phúc đều dựa trên nền tảng này. Nhưng để đón tiếp được hành động này của Thiên Chúa, cần phải có những thái độ và phong cách mà Đức Giêsu đã nói đến.
+ Kết luận
Đức Giêsu đã loan báo hạnh phúc trọn vẹn và niềm vui hoàn hảo tám lần liên tục; tám lần không có nghĩa là tám lần lặp đi lặp lại, mà là “sự đầy đủ hoàn toàn”. Như vậy, Đức Giêsu không bắt đầu sứ vụ của Người bằng một giáo huấn hay bằng một lệnh truyền, nhưng đơn giản, bằng sứ điệp về “Hạnh phúc trọn hảo”.
Lời loan báo một hạnh phúc tròn đầy là niềm vui khôn tả và vô biên ùa vào chiếm trọn tâm hồn con người. Đức Giêsu cho các thính giả hiểu rằng niềm vui của họ sẽ trọn vẹn và vô biên, nếu nó phát xuất từ hành động nhân ái của Thiên Chúa. Khi đó con người sẽ cảm thấy mình được đáp ứng đúng bản tính của mình, ngoài mọi ước mơ và toan tính. Khi đó sẽ biến mất mọi chán nản mệt nhọc, sẽ không còn có cuộc sống vô ý nghĩa và thất vọng, sẽ không có tình trạng buông xuôi và cay đắng, đau thương và mất mát, khổ sở và buồn phiền. Khi đó chỉ còn có hạnh phúc, sự hài hòa chan chứa và sự đồng tâm vô điều kiện, niềm hân hoan vô bờ và niềm vui sướng dạt dào. Niềm hạnh phúc này không do con ngươi tạo ra và không chấm dứt trong nỗi chán chường thất vọng. Niềm hạnh phúc này cũng không dựa trên ảo vọng và không biến mất khi phải đối diện với thực tại. Đây là niềm hạnh phúc chân thật, vì phát xuất từ Thiên Chúa.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Bất cứ ai sống trên trần gian đều mong ước co hạnh phúc. Đó là điều người ta cũng thường xuyên cầu chúc cho nhau (vào các dịp đại lễ, dịp đầu Năm Mới…). Đức Kitô đã đến để chỉ cho người ta biết hạnh phúc đích thực nằm ở đâu, ai là những người thật sự hạnh phúc ở đời này. Không phải những người giàu có, nổi tiếng, oai phong hiển hách, mà là những người nghèo, khiêm tốn, ngay thẳng, biết thương người, xây dựng hòa bình, chịu bách hại… mới hạnh phúc thật. Chẳng phải là Người muốn phá đổ các tiêu chí quen thuộc của loài người để gây chú ý đâu. Người chỉ muốn khẳng định lại cách sống con người phải theo để trở lại đúng với hình ảnh họ đã đánh mất khi phạm tội, để Thiên Chúa lại trở thành tất cả cho con người.
2. Sứ điệp của các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Đây là điều Đức Giêsu nhắm khi loan báo lúc bắt đầu sứ vụ công khai: “Anh em hãy hối cải, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17). Sứ mạng của Đức Giêsu là giúp các thính giả nhận biết vị Thiên Chúa chân thật và quay về với Ngài. Các Mối Phúc cho thấy Thiên Chúa là Đấng nào, Ngài hành động ra sao, Ngài chờ đợi điều gì nơi con cái Ngài.
3. Các Mối Phúc công bố những thái độ và cách xử sự con người phải theo để được thuộc về Nước Trời, tức để được sống dưới quyền lãnh đạo của Thiên Chúa. Dựa theo thứ tự các Mối Phúc, chúng ta nhận ra rằng chúng ta được mời gọi luôn mở ra với Thiên Chúa (Mối Phúc 1,2 và 3) và cương quyết thực hiện thánh ý Ngài (Mối Phúc 4), để có thể sống các Mối Phúc dấn thân phục vụ tha nhân (Mối Phúc 5,6 và 7). Khi chấp nhận chịu bách hại (Mối Phúc 8) vì kiên trì sống theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta nên giống Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, và Thiên Chúa sẽ hài lòng về chúng ta như vẫn hài lòng về Con yêu dấu của Ngài (x. 3,17). Thật ra, các Mối Phúc chỉ quy về có một Mối: trở nên giống Đức Kitô, bởi vì Người đã sống trọn các Mối Phúc này.
4. Mỗi Mối Phúc có một ý nghĩa và một tầm mức riêng, nhưng kết hợp với nhau như các yếu tố của một bản giao hưởng, làm nên chương trình sống cho người Kitô hữu. Như những ánh đèn tỏa sáng và hướng dẫn trong đêm tối, các Mối Phúc là những nẻo đường hy vọng cho nhân loại.
1.- Ngữ cảnh
Bốn chương đầu của Tin Mừng Mátthêu là phần mở đầu (chính xác là đến 4,16). Với chương 5, chúng ta bắt đầu thấy Đức Giêsu đi hoạt động công khai. Một câu hỏi được nêu lên: Đức Giêsu có gì cống hiến cho nhân loại? Khởi đầu hoạt động công khai là một câu trả lời cho câu hỏi ấy.
“Đức Giêsu đi khắp miền Galilê/các thành thị, làng mạc/ giảng dạy (didaskôn, participle) trong các hội đường của họ, rao giảng (kêryssôn, part.) Tin Mừng Nước Trời, và chữa (therapeuôn, part.) hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân” (4,23 và 9,35). Câu này đóng khung khối từ ch. 5 đến ch. 9. Năm chương này làm thành một đơn vị về văn chương và đề tài. Nội dung của đơn vị này sẽ nhắc lại và triển khai ba phân-từ (participle) chứa trong câu tổng hợp này. Giáo huấn của Bài Giảng trên núi (ch. 5–7) và những cuộc chữa bệnh (ch. 8–9: 10 phép lạ) là hai hình thái của Tin Mừng về Nước Trời. Đức Giêsu công bố Nước Trời bằng lời nói (ch. 5–7) và bằng hành động (ch. 8–9). Bài Giảng trên núi minh họa đặc biệt những điều kiện để gia nhập và phát triển trong Nước Trời. Có thể nói Bài Giảng này nối dài câu “Anh em hãy sám hối (hoán cải)”, Bài Giảng này như là lời đáp của con người khi Nước Trời đến (x. 4,23).
Chắc chắn Bài Giảng trên núi cũng diễn tả Tin Mừng về Nước Trời: đề tài Nước Trời là một trong những điểm nhấn mạnh của Bài Giảng. Ngay ở câu đầu của Bài Giảng, ta đã được đặt trong quan hệ với Nước Trời, với Mối Phúc đầu tiên (5,3; về Nước Trời, xem cả 5,10.19 (2 lần); 6,10.33; 7,21). Bài “huấn giáo” này (tức Bài Giảng trên núi) là một phần nối dài của kêrygma về Nước Thiên Chúa.
Bài Giảng trên núi bắt đầu với 8 Mối Phúc (hoặc là 9, nếu đếm các cụm từ “Phúc thay”; nhưng thật ra “Mối thứ 9” chỉ diễn nghĩa thêm cho Mối 8). Các Mối Phúc này xác định chiều hướng hoạt động của Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Đoạn văn này chỉ là phần mào đầu đưa vào Bài Giảng trên núi (ch. 5–7). Từ dikaiosynê (“đức công chính”) cắt các Mối Phúc thành hai nhóm (ở c. 6 và c. 10), mỗi nhóm 4 Mối Phúc. Do đó, ta thể phân bố cục cho bản văn hôm nay như sau:
1) Mở (5,1-2);
2) Nhóm thứ nhất các Mối Phúc (5,3-6);
3) Nhóm thứ hai các Mối Phúc (5,7-10);
4) Diễn nghĩa cho Mối Phúc cuối cùng (5,11-12).
3.- Vài điểm chú giải
- Phúc thay (3): Makarios, “có phúc” (blessed) dịch từ ngữ Híp-ri ’ashrê của Kinh Thánh Híp-ri (45 lần). Khác với từ ngữ Híp-ri bơrakhah (“phúc lành”, blessing) là một lời hướng về tương lai để thực hiện điều nó diễn tả, “mối phúc” (beatitude), được diễn tả bởi một câu bắt đầu bằng makarios (hay ’ashrê), là một tuyên bố về hạnh phúc trong hiện tại. Điểm này còn được hỗ trợ bởi ngữ pháp. Trong vế thứ nhất của các Mối Phúc trong Tin Mừng, không có động từ: trong Hy-ngữ, một câu như thế chỉ có thể có một ý nghĩa ở hiện tại mà thôi.
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó (ptochoi tô pneumati, 3): Câu này có nghĩa là “nghèo khó về phương diện tinh thần”. Đây là những người nhận biết mình hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, nên cũng biết phó thác trọn vẹn cho Người (tương tự các ânâwim trong Cựu Ước). Chúng ta có những điển hình là chính Đức Giêsu (x. Mt 11,29) và các trẻ em (x. 18,4). Có thể nói Mt 5 (bài diễn từ đầu tiên của Mt) và Mt 23 (Bài diễn từ cuối cùng) là hai chương ở thế song đối đối nghĩa.
- Phúc thay ai hiền lành (praeis, 4): Câu này có ý nghĩa tương tự Mối Phúc thứ nhất. Trong Tv 37,11, từ ngữ praeis được dùng để dịch từ Híp-ri ânâwim (x. Tv 25,9ab; 34,3; 76,10; 147,6; 149,4). Từ ngữ praušs diễn tả sự hạ mình, sự khiêm nhường của Đấng Mêsia (x. Mt 21,5). Vậy đây vẫn là một cách thức sống trước nhan Thiên Chúa, trước khi là cách thức sống các tương quan với người khác. Mối Phúc này không phải chỉ lặp lại Mối Phúc đầu, nhưng thêm vào một vài sắc thái mới: người hiền lành thì không nổi giận, không gây áp lực với Thiên Chúa, bình thản, chấp nhận thì giờ và cách thức của Thiên Chúa. Đây cũng là một người đầy nghị lực.
- Phúc thay ai sầu khổ (penthountes, 5): Đây là những người đang sống một nỗi buồn sầu lớn lao (penthos, “một nỗi đau buồn rất lớn”) trong thái độ tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa. Đặt liên kết với 9,15 (động từ penthein, “chịu phiền sầu”), câu này còn có thể có nghĩa là: họ đau buồn vì thấy trong xã hội, Đức Kitô và Thiên Chúa còn “vắng mặt”; hoặc: họ đau buồn vì thế giới chúng ta quá ít mở ra với những giá trị thiêng liêng, những giá trị của Nước Trời.
- Phúc thay ai khát khao nên người công chính (6): Mối Phúc này được diễn tả dưới hai dạng (cc. 6 và 10) và chia tám Mối Phúc đầu thành hai đoạn, mỗi đoạn bốn câu. Từ ngữ dikaiosynê cũng là một từ ngữ quan trọng trong Bài Giảng. Dựa theo năm chỗ khác trong Mt nói đến “đức công chính (3,15; 5,20; 6,1.33; 21,32), ta thấy rằng đức công chính đây là một cách xử sự của con người phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Thực thi đức công chính là sống phù hợp với ý muốn của Chúa Cha như Đức Giêsu giảng dạy (Có thể liên kết “làm [poiein] sự công chính” [6,1] với “làm [poiein] ý Cha Thầy [7,21] và “làm [poiein] các lời của Thầy” [7,24]). Và sự công chính phải thực thi vừa liên hệ tới các tương quan với Thiên Chúavà tương quan với kẻ khác.
- Phúc thay ai xót thương người (eleêmones, 7): Trong tiếng Híp-ri, re[k]hem có nghĩa là “dạ mẹ”và “lòng thương xót”. “Có lòng thương xót” là đau “lòng” truớc một hoàn cảnh tiêu cực. Những người có lòng thương xót là những người thực sự mở lòng ra với kẻ khác và làm những cử chỉ để xoa dịu nỗi cùng quẫn của họ. Có hai cách xoa dịu: (1) trợ giúp cảnh túng quẫn (x. 25,31-46: sáu hoàn cảnh khốn cùng cần được trợ giúp theo quan điểm Do-thái giáo, tượng trưng cho mọi cảnh khốn cùng); (2) tha thứ (x. 18,23-35, đặc biệt c. 27: “đau lòng”, “chạnh lòng thương). Xem thêm 9,13; 12,7, và nhất là 23,23 (Mối Phúc “ngược”).
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch (katharoi tê kardia, 8): Công thức của Mối Phúc thứ sáu này dường như phát xuất từ Tv 24,4-6 (“Kẻ tay sạch lòng thanh…”. Xem thêm Tv 15,1-2; 51,12; 73,13). Đây là những người trong lòng không có sự xảo trá gian tà, luôn tìm kiến điều thiện hảo, ngay thẳng và chân thật đối với Thiên Chúa và tha nhân. Đây là những người sống một sự hài hòa giữa những gì họ nghĩ, nói và làm, tức những người “trung thực”: Họ vừa “chân thành” vừa ra sức tìm kiếm chân lý và sự ngay thẳng trong các tương quan với Thiên Chúa và với những người khác, vừa tìm cho có sự trong suốt trong lối sống và trong hành động.
- Phúc thay ai xây dựng hoà bình (eirênopoioi, 9): Công thức “làm hòa bình” chỉ xuất hiện một lần trong Cựu Ước (Cn 10,10 LXX), nhưng rất thông dụng trong các tác phẩm của Do-thái giáo. Đây là làm việc để giao hòa những người đang xung đột với nhau. Ngược lại, danh từ shâlôm (“hòa bình”) được sử dụng rộng rãi trong Cựu Ước, không chỉ với ý nghĩa là “sự ổn định chính trị”, mà còn có nghĩa là “sự phát triển toàn diện con người và các tập thể”. Vì thế, từ ngữ này được dùng để diễn tả kỷ nguyên thiên sai, và còn được dịch là “ơn cứu độ” (x. Is 54,10; Đấng Mêsia được gọi là “Hoàng tử hoà bình”: Is 9,5-6; x. Mk 5,4; Dcr 9,10). “Những người xây dựng hòa bình” không có nghĩa là những người có tính khí an hòa, nhưng là những người “tích cực thiết lập hoặc tái lập hòa bình tại những nơi đang có chia rẽ” (J. Dupont). Có hai cách: (1) mời gọi giao hòa (x. Mt 5,23-24); (2) cổ võ nên công lý nhân bản toàn diện (nghĩa xã hội): không chỉ cố gắng kiến tạo một xã hội vắng bóng chiến tranh, chia rẽ, nhưng còn là một xã hội trong đó mỗi người được hưởng những điều kiện thuận lợi mà tăng trưởng về nhân bản và tinh thần.
- Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính (10-11): Mối Phúc cuối cùng này được trình bày dưới hai hình thức (cc. 10 và 11-12), tuyên bố rằng phúc cho những ai chịu bách hại vì dấn thân sống phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Hình thức thứ nhất áp dụng cho bất cứ người nào đang bị bách hại vì những xác tín tôn giáo của mình. Hình thức thứ hai, dài hơn, dành cho các môn đệ của Đức Giêsu đang bị bách hại nhiều cách (x. 10,17-25; 24,9): họ có phúc không do bị bách hại, nhưng do trung thành với Đức Giêsu khi phải chịu đau khổ vì Người.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Mỗi Mối Phúc có ba phần. Phần đầu là lời công bố Mối Phúc. Phần hai nói về người được đón nhận Mối Phúc. Và phần ba là nền tảng của Mối Phúc (= Mối Phúc ấy dựa trên điều gì). Nền tảng này luôn luôn là một hành động của Thiên Chúa, được khẳng định vững vàng và được đoan hứa chắc chắn. Còn người được hưởng Mối Phúc chính là những người thực hiện một cách sống hay một thái độ được quy định trong Mối Phúc. Họ được tuyên bố là “phúc thay”, bởi vì hành động kia của Thiên Chúa chắc chắn được dành cho họ.
Đức Giêsu không diễn tả các Mối Phúc theo kiểu tình cờ. Người trình bày nền tảng cụ thể của mỗi Mối Phúc. Như chúng ta đã nói, phần thứ ba của mỗi Mối Phúc nói về hành động của Thiên Chúa. Mối Phúc đầu tiên và Mối Phúc thứ tám có cùng một nền tảng: “vì Nước Trời là của họ”. Mt nói về Nước Thiên Chúa chỉ trong một vài đoạn; thông thường tác giả dùng thành ngữ “Nước Trời” là kiểu nói của người Do-thái thời đó. “Nước Thiên Chúa” và “Nước Trời” có ý nghĩa như nhau: không có nghĩa là một lãnh thổ hay một nơi chốn, mà là quyền chúa tể của Thiên Chúa được tỏ bày ra trực tiếp rõ ràng. Vậy “Nước Trời là của họ” có nghĩa là Thiên Chúa với quyền chúa tể là của họ; đây không phải là quyền thống trị của một bạo chúa, mà là hành động quan phòng nhân hậu của một vị Mục tử. Người sẽ chứng tỏ rằng Vương quyền của Người vượt trên mọi thế lực hiện đang thống trị. Những ai sống theo lời Đức Giêsu dạy sẽ thuộc về Người, còn Người, đầy quyền năng và nhân ái, Người sẽ là của họ. Mối Phúc hoàn toàn dựa trên sự hiện diện trong uy quyền và nhân ái của Thiên Chúa. Chính vì thế thành ngữ “Nước Trời” được nói đến ở Mối Phúc đầu và Mối Phúc cuối như một lời mở và kết luận, và có giá trị cho tất cả các Mối Phúc khác.
Trong phần thứ ba của các Mối Phúc khác, Đức Giêsu diễn tả cho thấy sự hiện diện ấy của Thiên Chúa được bày tỏ ra thế nào, hành động với chúng ta thế nào để ban hạnh phúc cho chúng ta. “Họ được an ủi” có nghĩa là: Thiên Chúa sẽ an ủi họ. Tiếp theo là một loạt những hành động của Thiên Chúa nhằm ban ân huệ cho chúng ta và thỏa mãn mọi ước muốn của chúng ta: Thiên Chúa, như Người Cha của họ, sẽ ban cho họ đất hứa làm gia nghiệp. Thiên Chúa sẽ cho họ được thỏa lòng. Thiên Chúa sẽ thương xót họ. Thiên Chúa sẽ cho họ được trực tiếp nhìn thấy Người. Thiên Chúa sẽ gọi họ là con cái, sẽ đón tiếp họ vào gia đình của Người. Sứ điệp về các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Trên nền tảng là sự hiểu biết của Người về Thiên Chúa, Đức Giêsu loan báo cho chúng ta cách thức Thiên Chúa sẽ hành động với loài người. Chúng ta càng tin và hiểu Thiên Chúa là ai và cách thức Ngài hành động với loài người, chúng ta càng cảm nghiệm được sức mạnh tuyệt vời của Tin Mừng này.
Nhưng Thiên Chúa không muốn chúng ta thụ động; Ngài không muốn rằng đối với chúng ta chuyện gì cũng vậy thôi, hướng theo chiều nào cũng thế cả, sống theo cách nào cũng như nhau! Bởi thế, trong phần thứ hai của mỗi Mối Phúc, Đức Giêsu chỉ cho con người cách sống đúng đắn mà họ cần theo, cách thức họ phải mở ra với hành động của Thiên Chúa để hành động ấy có thể đến được với họ. Từ sự nghèo khó trong tâm hồn đến những bách hại vì sống công chính, Người nói đến những thái độ giúp cho con người sẵn sàng đón lấy hành động cứu độ của Thiên Chúa.
Yếu tố quyết định là ở lại trong hành động của Thiên Chúa. Đây là đối tượng của Tin Mừng mà Đức Giêsu loan báo; mỗi Mối Phúc đều dựa trên nền tảng này. Nhưng để đón tiếp được hành động này của Thiên Chúa, cần phải có những thái độ và phong cách mà Đức Giêsu đã nói đến.
+ Kết luận
Đức Giêsu đã loan báo hạnh phúc trọn vẹn và niềm vui hoàn hảo tám lần liên tục; tám lần không có nghĩa là tám lần lặp đi lặp lại, mà là “sự đầy đủ hoàn toàn”. Như vậy, Đức Giêsu không bắt đầu sứ vụ của Người bằng một giáo huấn hay bằng một lệnh truyền, nhưng đơn giản, bằng sứ điệp về “Hạnh phúc trọn hảo”.
Lời loan báo một hạnh phúc tròn đầy là niềm vui khôn tả và vô biên ùa vào chiếm trọn tâm hồn con người. Đức Giêsu cho các thính giả hiểu rằng niềm vui của họ sẽ trọn vẹn và vô biên, nếu nó phát xuất từ hành động nhân ái của Thiên Chúa. Khi đó con người sẽ cảm thấy mình được đáp ứng đúng bản tính của mình, ngoài mọi ước mơ và toan tính. Khi đó sẽ biến mất mọi chán nản mệt nhọc, sẽ không còn có cuộc sống vô ý nghĩa và thất vọng, sẽ không có tình trạng buông xuôi và cay đắng, đau thương và mất mát, khổ sở và buồn phiền. Khi đó chỉ còn có hạnh phúc, sự hài hòa chan chứa và sự đồng tâm vô điều kiện, niềm hân hoan vô bờ và niềm vui sướng dạt dào. Niềm hạnh phúc này không do con ngươi tạo ra và không chấm dứt trong nỗi chán chường thất vọng. Niềm hạnh phúc này cũng không dựa trên ảo vọng và không biến mất khi phải đối diện với thực tại. Đây là niềm hạnh phúc chân thật, vì phát xuất từ Thiên Chúa.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Bất cứ ai sống trên trần gian đều mong ước co hạnh phúc. Đó là điều người ta cũng thường xuyên cầu chúc cho nhau (vào các dịp đại lễ, dịp đầu Năm Mới…). Đức Kitô đã đến để chỉ cho người ta biết hạnh phúc đích thực nằm ở đâu, ai là những người thật sự hạnh phúc ở đời này. Không phải những người giàu có, nổi tiếng, oai phong hiển hách, mà là những người nghèo, khiêm tốn, ngay thẳng, biết thương người, xây dựng hòa bình, chịu bách hại… mới hạnh phúc thật. Chẳng phải là Người muốn phá đổ các tiêu chí quen thuộc của loài người để gây chú ý đâu. Người chỉ muốn khẳng định lại cách sống con người phải theo để trở lại đúng với hình ảnh họ đã đánh mất khi phạm tội, để Thiên Chúa lại trở thành tất cả cho con người.
2. Sứ điệp của các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Đây là điều Đức Giêsu nhắm khi loan báo lúc bắt đầu sứ vụ công khai: “Anh em hãy hối cải, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17). Sứ mạng của Đức Giêsu là giúp các thính giả nhận biết vị Thiên Chúa chân thật và quay về với Ngài. Các Mối Phúc cho thấy Thiên Chúa là Đấng nào, Ngài hành động ra sao, Ngài chờ đợi điều gì nơi con cái Ngài.
3. Các Mối Phúc công bố những thái độ và cách xử sự con người phải theo để được thuộc về Nước Trời, tức để được sống dưới quyền lãnh đạo của Thiên Chúa. Dựa theo thứ tự các Mối Phúc, chúng ta nhận ra rằng chúng ta được mời gọi luôn mở ra với Thiên Chúa (Mối Phúc 1,2 và 3) và cương quyết thực hiện thánh ý Ngài (Mối Phúc 4), để có thể sống các Mối Phúc dấn thân phục vụ tha nhân (Mối Phúc 5,6 và 7). Khi chấp nhận chịu bách hại (Mối Phúc 8) vì kiên trì sống theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta nên giống Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, và Thiên Chúa sẽ hài lòng về chúng ta như vẫn hài lòng về Con yêu dấu của Ngài (x. 3,17). Thật ra, các Mối Phúc chỉ quy về có một Mối: trở nên giống Đức Kitô, bởi vì Người đã sống trọn các Mối Phúc này.
4. Mỗi Mối Phúc có một ý nghĩa và một tầm mức riêng, nhưng kết hợp với nhau như các yếu tố của một bản giao hưởng, làm nên chương trình sống cho người Kitô hữu. Như những ánh đèn tỏa sáng và hướng dẫn trong đêm tối, các Mối Phúc là những nẻo đường hy vọng cho nhân loại.
Hạnh phúc Nước Trời
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:05 28/10/2009
Trong lịch phụng vụ, Giáo Hội ấn định cụ thể các ngày lễ nhớ, lễ kính hoặc lễ trọng của một số thánh. Tuy nhiên, số ngày trong năm phụng vụ không đủ để mừng hết tất cả các thánh. Hơn nữa bên cạnh các thánh được mừng kính, hoặc được một số Giáo Hội địa phương biết đến thì còn vô vàn các thánh đang hưởng tôn nhan Thiên Chúa mà không được nêu danh tính. Chính vì vậy, Giáo Hội dành trọn vẹn ngày đầu tiên của tháng 11 hàng năm để mừng tất cả các thánh nam nữ.
Theo thánh Gioan Tông Đồ, các thánh được mừng kính trong ngày này thật đông đảo, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (x. Kh7, 9). Tất nhiên, các thánh ấy cũng thuộc mọi lứa tuổi, mọi chức vụ, mọi nghề nghiệp và mọi thành phần dân Chúa từ hàng giáo phẩm; giáo sĩ; tu sĩ nam nữ đến giáo dân. Trong số đó còn kể đến những người thân thuộc trong từng gia đình đã ra đi trước chúng ta được ơn nghĩa cùng Chúa và nay đang chung hưởng « Nước Trời làm gia nghiệp ». Sau khi kết thúc cuộc lữ thứ trần gian dưới sự chỉ lối soi đường của ánh sáng đức tin, nay các ngài được ở bên tôn nhan Thiên Chúa.
Hành trình của các thánh tiến về Thiên Quốc mở ra cho mỗi Kitô hữu một viễn cảnh mới. Chúng ta là « người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa » (x. Ep 2, 19) đồng thời có một đích điểm để đi tới đó là « Quê hương chúng ta ở trên trời » (Pl 3,20). Trong suốt cuộc hành trình này, chúng ta luôn luôn nhận được sự hậu thuẫn từ các thánh. Thuộc về Giáo Hội khải hoàn, các ngài ngày đêm không ngớt cầu bầu cho chúng ta bên tòa Chúa. Cũng chính nhờ những mẫu gương lành phúc đức của các ngài khi còn ở dưới thế đã thôi thúc chúng ta bước theo con đường đức tin mà các ngài đã đi qua.
Một mặt các thánh phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa bằng cuộc sống gương sáng với đủ các nhân đức và các việc làm lành thánh khác nhau. Chính nhờ vậy, các ngài đã lôi kéo được nhiều người về với Thiên Chúa, hoặc giúp cho nhiều tâm hồn đón nhận sự hoán cải. Mặt khác, các thánh còn giúp cho con người của mọi thời đại thấy được mục đích tối hậu của cuộc đời. Đó là Thiên Chúa được tôn vinh và con người được hưởng ơn cứu độ. Từ đó, các ngài sẵn sàng chấp nhận sự thua thiệt ở trần gian để đổi lấy hạnh phúc đích thực là hưởng tôn nhan Thiên Chúa trên Nước Trời. Các ngài cũng từ bỏ sự phù hoa mau tàn phai nơi cuộc sống trần gian để tìm đến Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống và sự thánh thiện. Các ngài chỉ ước ao khao khát chọn Chúa làm gia nghiệp của đời mình và sẵn sàng chấp nhận mọi sự bắt bớ, bách hại sỉ vả, khinh miệt của thế gian. Vượt lên trên tất cả, các ngài đã thực hành triệt để giới răn mến Chúa hết sức lực hết trí khôn hết linh hồn và yêu thương tha nhân như chính bản thân mình.
Tất nhiên, các thánh không phải là những người xa lạ đối với chúng ta. Các ngài cũng từng sống kiếp nhân sinh với những giới hạn và bất toàn của con người. Thậm chí, một số vị còn có chuỗi thành tích chẳng mấy tốt đẹp trong quá khứ. Như những người lãnh nhận bí tích Rửa Tội khác, các thánh cũng từng sống đời sống Kitô hữu cùng với những thử thách trong đêm trường của đức tin. Điều căn bản nơi các ngài làm chúng ta cảm phục đó là tâm hồn thống hối chân thành biết trỗi dậy sau những cú vấp ngã để trở về với Chúa là Đấng hay thương xót, chậm bất bình và sẵn sàng tha thứ. Để rồi từ đó cuộc đời các thánh chỉ còn biết ưu tiên cho việc « Tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người » (x. Mt 6, 33).
Mừng lễ các thánh nam nữ, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội những mẫu gương thánh thiện. Đời sống gương lành phúc đức của các thánh là những lời chứng sống động họa lại các giá trị trong Tin Mừng mà Đức Kitô loan báo. Từ đó mở ra cho mỗi Kitô hữu một chân trời hy vọng của sự tin yêu phó thác vào Thiên Chúa giầu tình thương và lòng thành tín.
Lạy các thánh nam nữ đang chiêm ngưỡng tôn nhan Thiên Chúa, xin cầu bầu cho chúng con là những kẻ tội lỗi còn đang trên đường lữ thứ trần gian.
Theo thánh Gioan Tông Đồ, các thánh được mừng kính trong ngày này thật đông đảo, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (x. Kh7, 9). Tất nhiên, các thánh ấy cũng thuộc mọi lứa tuổi, mọi chức vụ, mọi nghề nghiệp và mọi thành phần dân Chúa từ hàng giáo phẩm; giáo sĩ; tu sĩ nam nữ đến giáo dân. Trong số đó còn kể đến những người thân thuộc trong từng gia đình đã ra đi trước chúng ta được ơn nghĩa cùng Chúa và nay đang chung hưởng « Nước Trời làm gia nghiệp ». Sau khi kết thúc cuộc lữ thứ trần gian dưới sự chỉ lối soi đường của ánh sáng đức tin, nay các ngài được ở bên tôn nhan Thiên Chúa.
Hành trình của các thánh tiến về Thiên Quốc mở ra cho mỗi Kitô hữu một viễn cảnh mới. Chúng ta là « người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa » (x. Ep 2, 19) đồng thời có một đích điểm để đi tới đó là « Quê hương chúng ta ở trên trời » (Pl 3,20). Trong suốt cuộc hành trình này, chúng ta luôn luôn nhận được sự hậu thuẫn từ các thánh. Thuộc về Giáo Hội khải hoàn, các ngài ngày đêm không ngớt cầu bầu cho chúng ta bên tòa Chúa. Cũng chính nhờ những mẫu gương lành phúc đức của các ngài khi còn ở dưới thế đã thôi thúc chúng ta bước theo con đường đức tin mà các ngài đã đi qua.
Một mặt các thánh phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa bằng cuộc sống gương sáng với đủ các nhân đức và các việc làm lành thánh khác nhau. Chính nhờ vậy, các ngài đã lôi kéo được nhiều người về với Thiên Chúa, hoặc giúp cho nhiều tâm hồn đón nhận sự hoán cải. Mặt khác, các thánh còn giúp cho con người của mọi thời đại thấy được mục đích tối hậu của cuộc đời. Đó là Thiên Chúa được tôn vinh và con người được hưởng ơn cứu độ. Từ đó, các ngài sẵn sàng chấp nhận sự thua thiệt ở trần gian để đổi lấy hạnh phúc đích thực là hưởng tôn nhan Thiên Chúa trên Nước Trời. Các ngài cũng từ bỏ sự phù hoa mau tàn phai nơi cuộc sống trần gian để tìm đến Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống và sự thánh thiện. Các ngài chỉ ước ao khao khát chọn Chúa làm gia nghiệp của đời mình và sẵn sàng chấp nhận mọi sự bắt bớ, bách hại sỉ vả, khinh miệt của thế gian. Vượt lên trên tất cả, các ngài đã thực hành triệt để giới răn mến Chúa hết sức lực hết trí khôn hết linh hồn và yêu thương tha nhân như chính bản thân mình.
Tất nhiên, các thánh không phải là những người xa lạ đối với chúng ta. Các ngài cũng từng sống kiếp nhân sinh với những giới hạn và bất toàn của con người. Thậm chí, một số vị còn có chuỗi thành tích chẳng mấy tốt đẹp trong quá khứ. Như những người lãnh nhận bí tích Rửa Tội khác, các thánh cũng từng sống đời sống Kitô hữu cùng với những thử thách trong đêm trường của đức tin. Điều căn bản nơi các ngài làm chúng ta cảm phục đó là tâm hồn thống hối chân thành biết trỗi dậy sau những cú vấp ngã để trở về với Chúa là Đấng hay thương xót, chậm bất bình và sẵn sàng tha thứ. Để rồi từ đó cuộc đời các thánh chỉ còn biết ưu tiên cho việc « Tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người » (x. Mt 6, 33).
Mừng lễ các thánh nam nữ, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội những mẫu gương thánh thiện. Đời sống gương lành phúc đức của các thánh là những lời chứng sống động họa lại các giá trị trong Tin Mừng mà Đức Kitô loan báo. Từ đó mở ra cho mỗi Kitô hữu một chân trời hy vọng của sự tin yêu phó thác vào Thiên Chúa giầu tình thương và lòng thành tín.
Lạy các thánh nam nữ đang chiêm ngưỡng tôn nhan Thiên Chúa, xin cầu bầu cho chúng con là những kẻ tội lỗi còn đang trên đường lữ thứ trần gian.
Mạn bàn chuyện Các Thánh Nam Nữ ''ở dưới đất''
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:09 28/10/2009
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Hằng năm Hội Thánh dành ngày đầu tháng 11 để long trọng tôn vinh, kính nhớ toàn thể các thánh trên trời gọi là ngày Lễ các Thánh Nam Nữ. Chữ thánh theo nguyên nghĩa, là tách riêng ra để dành cho Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa. Các thánh là những người đã được hạnh phúc hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn vẹn và vĩnh viễn. Dĩ nhiên số người trong hàng các thánh kể từ buổi đầu của lịch sử nhân loại đến nay thì chắc chắn rất đông mà tác giả sách Khải huyền mô tả bằng con số biểu tượng 144.000 người, tức là ngàn lần bình phương con số 12 chi tộc Israel hay 12 Tông đồ của dân mới. Tuy nhiên trong số đó, Kitô hữu buộc phải tin là thánh, những vị đã được Hội Thánh tuyên phong qua dòng lịch sử.
Qua những bài Thánh Kinh được trích đọc trong ngày lễ các Thánh Nam Nữ, chúng ta nhận ra chân dung của các Ngài qua một vài nét chính. Ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa gìn giữ cách đặc biệt, các thánh vốn cũng là những tội nhân như chúng ta. Tuy nhiên nhờ đã biết “giặt và tẩy chiếc áo linh hồn trong Máu Con Chiên” bằng việc đặt niềm tin cậy vào tình yêu và quyền năng của Đấng cứu độ, các ngài được nên thanh sạch và nên thánh ( Bài đọc 1 và 2 x.Kh 7,2-4;9-14; 1Ga 3,1-3 ). Niềm tin cậy ấy được cụ thể hóa bằng việc tiếp bước theo chân Đấng Cứu Thế trên con đường Bát Phúc mà bài Tin mừng giới thiệu ( x. Mt 5,1-12a ).
Chủ đích của ngày Lễ các Thánh Nam nữ trước tiên là cảm tạ, tôn vinh tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, thứ đến là nhìn nhận công hạnh và gương sáng của những người đã thuộc trọn về Thiên Chúa. Đoàn tín hữu lữ thứ được mời gọi sống “mầu nhiệm các thánh thông công”. Bằng sự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Chúa và quyền năng vô biên của Người, nhờ lời cầu bàu của các bậc tiền nhân hiển thánh và qua tấm gương nhân đức của các ngài, đoàn tín hữu lữ thứ vững tâm bước đi trên con đường nên thánh là thuộc trọn về Thiên Chúa.
Dù rằng trọng tâm của thánh Lễ ngày 01-11 là hướng cái nhìn chúng ta về các vị thánh nam nữ trên trời, nhưng điều này cũng không cấm chúng ta hướng cái nhìn xuống “các thánh ở dưới đất”. Đọc Thánh Kinh, đặc biệt là thư các Tông đồ, chúng ta biết rằng hạn từ các thánh được dùng chỉ các tín hữu Kitô, những người đang còn tại thế ( x.Col 1,2; Rm 1,7; 8,27; 15,25; Cor 7,14…). Hướng lên các thánh nam nữ trên trời dĩ nhiên là một việc làm chính đáng và phải đạo. Việc làm này đã sinh ích lợi cho đoàn tín hữu tại thế rất nhiều mà lịch sử đã minh chứng. Tuy nhiên, phận người chúng ta thật khó từ bỏ “tình yêu quy ngã”. Đến với các thánh để chiêm ngưỡng đức hạnh các ngài hầu noi gương các ngài mà nên thánh thì vẫn có, nhưng đến với các ngài để xin phù trợ, để khấn xin điều may lành nào đó thì hình như rất nhiều. Chúng ta dễ nhận ra sự thật này nơi các đền đài, nơi các linh địa. Đến với Mẹ Maria, đến với các thánh để học hỏi, noi gương thì ít, nhưng để xin ơn thì nhiều. Dù rằng việc xin ơn là chính đáng và tốt đẹp, nhưng việc noi gương các ngài để sống thánh thì có lẽ tốt đẹp và chính đáng hơn.
Với viễn ảnh này, xin được hướng cái nhìn xuống các thánh dưới đất. Họ là những ai ? Một câu hỏi thật khó trả lời vì kiếp người đầy dẫy lỗi lầm, thiếu sót, nhất là khi các thiếu sót, lầm lỗi ấy đang mang tính thời sự. Hội thánh biết rõ điều này nên chỉ cho mở hồ sơ phong thánh cho những ai đã qua đời sau một thời gian nào đó. Xin được căn cứ vào thứ tự hàng các thánh mà Hội Thánh xếp loại trong Phụng vụ để nhìn đến hàng các thánh dưới đất, dĩ nhiên là chưa được tuyên phong.
Các thánh Tông Đồ : Đây là những vị được Chúa Giêsu chọn gọi và sai đi, làm cho muôn dân thành môn đệ của Người ( x. Mt 28,19 ), cụ thể là nhóm Mười Hai ( trừ ông Giuđa Iscariô, nhưng có thánh Matthia thay thế ), và sau này có thêm một vài vị như Phaolô, Barnaba… “Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là môn đệ Thầy, đó là các con yêu thương nhau” ( x.Ga 13,35 ). Ra đi và làm cho muôn dân thành môn đệ cũng có nghĩa là ra đi và làm cho muôn dân biết sống yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thuơng chúng ta. Theo giáo lý thì người ta có thể mở rộng hàng các thánh này bằng những đấng kế vị các ngài đó là các giám mục. Nếu xét các thánh dưới đất với tiêu chí tông đồ theo nghĩa này thì con số không quá hàng chục ngàn. Tuy nhiên nếu hiểu các tông đồ là những người được Chúa Giêsu sai đi như ngày xưa Người nói với vị luật sĩ: ông hãy đi và làm như người Samaritanô nhân hậu ( x. Lc 10,37 ), thì con số người ra đi và sống tình huynh đệ, tương thân tương ái với tha nhân, với người bất hạnh, cùng khổ thì quả là rất nhiều. Ta có thể gọi họ là các thánh ra đi và làm người Samaritanô. Hướng đến các vị thánh chưa được tuyên phong này hẳn chúng ta không chỉ cảm tạ Chúa, thán phục họ mà còn được thúc bách hiến thân phục vụ đồng loại cách vô cầu.
Các Thánh Tử Đạo: Đây là những vị đã đổ máu đào ra để làm chứng cho đức tin, cho tin mừng cứu độ. Con số hàng các thánh này tuy nhiều nhưng vẫn chẳng bao nhiêu nếu xét số vị đã được Hội Thánh tuyên phong. Số thánh Tử đạo Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới, thế mà con số chỉ là 118 vị. Lại nhìn xuống các thánh dưới đất. Dĩ nhiên sẽ không tìm ra người đã chết, nhưng chúng ta đã và đang thấy rất nhiều “vị thánh sống vì đạo”. Đó là những người đang can đảm làm chứng cho công lý, làm chứng cho sự thật cho dù phải gặp nhiều bắt bớ, hy sinh. Đó là những người tự nguyện đứng về phía người nghèo, người bất hạnh, người bị bỏ rơi, bị áp bức bóc lột…Chắc hẳn dù chưa được tuyên phong nhưng những vị này đang thuộc về Thiên Chúa cách nào đó vì đang bước theo chân Chúa Giêsu trên một trong những con đường của Bát phúc.
Các thánh Tiến Sĩ: Đây là những vị thánh “đã có những tác phẩm hay những bài giảng xuất sắc để hướng dẫn các tín hữu trong mọi thời đại của lịch sử Hội Thánh” ( Tự Điển Công giáo Phô Thông – J.A.Hardon ). Con số thánh Tiến sĩ thì quả là ít. Gần đây Hội Thánh mới nâng thêm thánh Têrêxa Hài Đồng vào hàng thánh Tiến sĩ. Lần nữa chúng ta nhìn xuống các vị thánh dưới đất, đó là biết bao nhiêu tâm hồn bé mọn mà Chúa Giêsu đã từng khẳng định là đã mở rộng tâm hồn đón nhận mạc khải của Cha trên trời ( x. Lc 10,21; Mt 11,25-26 ). Đó là những con người bình dân, tuy ít kiến thức nhưng tâm hồn trong sáng với một lương tri nhạy bén với điều tốt, điều xấu, điều lành, điều dữ. Ta có thể gọi họ là những vị thánh dưới đất thuộc “hàng bé mọn của Tin mừng.”
Các Thánh Hiển Tu: Chúng ta hẳn biết đây là những vị thánh đã nên trọn lành trong đời tận hiến tu trì. Thầm đếm con số người vẹn đường tu thì xem ra tỉ lệ rất ít. Lớp đi tu, vào chủng viện của chúng tôi, ngay từ đầu ngót nghét cả trăm bạn, thế mà chịu chức linh mục chưa tới con số mười. Thế mà đó là một trong hai lớp có người chịu chức linh mục nhiều nhất của lịch sử chủng viện. Có lớp lúc nhập tu cả trăm mà khi chịu chức linh mục chỉ vẻn vẹn có một vị. Tạm gọi những vị đã chịu chức linh mục hay đã khấn trọn đời trong các hội dòng là vẹn đường tu, nhưng trong số đó thử hỏi được bao nhiêu là thuộc về Chúa cách đúng nghĩa hay gọi là thánh ? Xin nhìn đến các vị thánh “tu ra” vốn từng được ví là hội viên dòng “Bonaventura”. Số các vị này ở giữa đời quả là không ít. Gần đây đã khởi sắc những cuộc hội họp về nguồn của những vị “tu ra” đó đây. Quả là một tín hiệu đáng mừng. Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, chúng ta cần chân nhận rằng các vị “tu ra” dù phải lăn lộn với trường đời nhiễu nhương, nhưng lòng luôn thao thức với vận mệnh của Hội Thánh, đặc biệt luôn nỗ lực tìm cách làm cho Hội Thánh ngày cành thêm tinh tuyền, thánh thiện và xinh đẹp, cho dù nhiều lúc phải mang lấy búa rìu của đấng này, vị kia, cho rằng chống giáo sĩ, phá Hội Thánh… “Một ngày trong Nhà Chúa bằng ngàn ngày ở trần gian”. Tuy khập khiễng hay khiên cưỡng khi dùng câu ngạn ngữ này, nhưng nó cũng cho ta thấy “hạt giống thời sống trong nhà Chúa” vẫn đang âm thầm mọc lên, đơm hoa, sinh trái giữa dòng đời nơi cuộc sống “những vị “thánh tu ra”.
Các Thánh Đồng Trinh: đây là những tâm hồn hiến mình cho Chúa và tha nhân trong đời trinh khiết, tiết dục hoàn toàn. Ngày nay, người ta đề cao đức khiết tịnh và khẳng định rằng tất yếu phải có nhân đức này để đức đồng trinh thành chính hiệu. Xin chân thành cảm phục những tâm hồn trinh trong và đầy lòng yêu mến này. Quả thật đây là ân ban từ trời cho những người được kêu gọi, một ân ban mà phận người chúng ta nhiều khi khó luận suy rạch ròi, như Chúa Kitô đã phán “lại có những người tự ý không kết hôn. Ai hiểu được thì hiểu” ( Mt 19,12 ). Tuy nhiên cũng xin nhìn đến những vị thánh dưới đất trong đời hôn nhân - gia đình. Đức Bênêđictô XVI trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã nói rằng xem ra sự tự hiến cách vô cầu trong tình yêu nam nữ là một dấu chỉ biểu hiện tình yêu Thiên Chúa cách rõ nét nhất ( số 2 ). Quả thật, người ta dễ nhận ra một tình yêu đón nhận và trao hiến ( eros và agape ) cách vô vị lợi, không tính toán nơi đời sống hôn nhân - gia đình. Mặc dù nhiều cơn bão thế gian đang càn quét đời sống hôn nhân - gia đình, nhưng vẫn có đó và còn đó rất nhiều người vợ, người chồng luôn tín trung trong tình yêu, trong lời đã hứa, một sự tín trung làm nổi rõ sự công chính của Thiên Chúa ( x. Rm 3,21-26 ). Dù chưa được tuyên phong nhưng những người ấy quả thật là những “vị thánh sống đời hôn nhân-gia đình.”
Khi mạn bàn về các thánh dưới đất, rất có thể bị cho là lệch lạc. Nếu xét về trọng tâm của thánh lễ kính các Thánh nam nữ trên trời ngày 01-11 theo nghĩa chặt thì chắc chắn lạc đề. Thế nhưng nếu trở về nguồn với hai từ các thánh và suy xét hạn từ “thánh” theo nghĩa Thánh kinh thì không lệch chút nào. Sống mầu nhiệm Hội Thánh Thông công, chúng ta phải ngước nhìn lên các thánh nam nữ trên trời để tạ ơn, ca tụng Thiên Chúa, để cầu xin các thánh phù trợ và để noi gương các thánh mà về trời, nhưng chúng ta cũng không thể quên hiệp thông với các linh hồn nơi luyện hình và nhất là hiệp thông với “các thánh đang còn lữ thứ”. Hơn nữa khi huớng cái nhìn xuống các thánh ở dưới đất, bên cạnh tâm tình ca ngợi, tạ ơn Chúa, thì sự trân trọng, cảm phục của chúng ta dành cho các vị ấy hình như ít vụ lợi hơn và dĩ nhiên cũng thúc bách chúng ta ngày một hướng thiện hơn, ngày một thuộc về Thiên Chúa hơn.
Hằng năm Hội Thánh dành ngày đầu tháng 11 để long trọng tôn vinh, kính nhớ toàn thể các thánh trên trời gọi là ngày Lễ các Thánh Nam Nữ. Chữ thánh theo nguyên nghĩa, là tách riêng ra để dành cho Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa. Các thánh là những người đã được hạnh phúc hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn vẹn và vĩnh viễn. Dĩ nhiên số người trong hàng các thánh kể từ buổi đầu của lịch sử nhân loại đến nay thì chắc chắn rất đông mà tác giả sách Khải huyền mô tả bằng con số biểu tượng 144.000 người, tức là ngàn lần bình phương con số 12 chi tộc Israel hay 12 Tông đồ của dân mới. Tuy nhiên trong số đó, Kitô hữu buộc phải tin là thánh, những vị đã được Hội Thánh tuyên phong qua dòng lịch sử.
Qua những bài Thánh Kinh được trích đọc trong ngày lễ các Thánh Nam Nữ, chúng ta nhận ra chân dung của các Ngài qua một vài nét chính. Ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa gìn giữ cách đặc biệt, các thánh vốn cũng là những tội nhân như chúng ta. Tuy nhiên nhờ đã biết “giặt và tẩy chiếc áo linh hồn trong Máu Con Chiên” bằng việc đặt niềm tin cậy vào tình yêu và quyền năng của Đấng cứu độ, các ngài được nên thanh sạch và nên thánh ( Bài đọc 1 và 2 x.Kh 7,2-4;9-14; 1Ga 3,1-3 ). Niềm tin cậy ấy được cụ thể hóa bằng việc tiếp bước theo chân Đấng Cứu Thế trên con đường Bát Phúc mà bài Tin mừng giới thiệu ( x. Mt 5,1-12a ).
Chủ đích của ngày Lễ các Thánh Nam nữ trước tiên là cảm tạ, tôn vinh tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, thứ đến là nhìn nhận công hạnh và gương sáng của những người đã thuộc trọn về Thiên Chúa. Đoàn tín hữu lữ thứ được mời gọi sống “mầu nhiệm các thánh thông công”. Bằng sự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Chúa và quyền năng vô biên của Người, nhờ lời cầu bàu của các bậc tiền nhân hiển thánh và qua tấm gương nhân đức của các ngài, đoàn tín hữu lữ thứ vững tâm bước đi trên con đường nên thánh là thuộc trọn về Thiên Chúa.
Dù rằng trọng tâm của thánh Lễ ngày 01-11 là hướng cái nhìn chúng ta về các vị thánh nam nữ trên trời, nhưng điều này cũng không cấm chúng ta hướng cái nhìn xuống “các thánh ở dưới đất”. Đọc Thánh Kinh, đặc biệt là thư các Tông đồ, chúng ta biết rằng hạn từ các thánh được dùng chỉ các tín hữu Kitô, những người đang còn tại thế ( x.Col 1,2; Rm 1,7; 8,27; 15,25; Cor 7,14…). Hướng lên các thánh nam nữ trên trời dĩ nhiên là một việc làm chính đáng và phải đạo. Việc làm này đã sinh ích lợi cho đoàn tín hữu tại thế rất nhiều mà lịch sử đã minh chứng. Tuy nhiên, phận người chúng ta thật khó từ bỏ “tình yêu quy ngã”. Đến với các thánh để chiêm ngưỡng đức hạnh các ngài hầu noi gương các ngài mà nên thánh thì vẫn có, nhưng đến với các ngài để xin phù trợ, để khấn xin điều may lành nào đó thì hình như rất nhiều. Chúng ta dễ nhận ra sự thật này nơi các đền đài, nơi các linh địa. Đến với Mẹ Maria, đến với các thánh để học hỏi, noi gương thì ít, nhưng để xin ơn thì nhiều. Dù rằng việc xin ơn là chính đáng và tốt đẹp, nhưng việc noi gương các ngài để sống thánh thì có lẽ tốt đẹp và chính đáng hơn.
Với viễn ảnh này, xin được hướng cái nhìn xuống các thánh dưới đất. Họ là những ai ? Một câu hỏi thật khó trả lời vì kiếp người đầy dẫy lỗi lầm, thiếu sót, nhất là khi các thiếu sót, lầm lỗi ấy đang mang tính thời sự. Hội thánh biết rõ điều này nên chỉ cho mở hồ sơ phong thánh cho những ai đã qua đời sau một thời gian nào đó. Xin được căn cứ vào thứ tự hàng các thánh mà Hội Thánh xếp loại trong Phụng vụ để nhìn đến hàng các thánh dưới đất, dĩ nhiên là chưa được tuyên phong.
Các thánh Tông Đồ : Đây là những vị được Chúa Giêsu chọn gọi và sai đi, làm cho muôn dân thành môn đệ của Người ( x. Mt 28,19 ), cụ thể là nhóm Mười Hai ( trừ ông Giuđa Iscariô, nhưng có thánh Matthia thay thế ), và sau này có thêm một vài vị như Phaolô, Barnaba… “Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là môn đệ Thầy, đó là các con yêu thương nhau” ( x.Ga 13,35 ). Ra đi và làm cho muôn dân thành môn đệ cũng có nghĩa là ra đi và làm cho muôn dân biết sống yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thuơng chúng ta. Theo giáo lý thì người ta có thể mở rộng hàng các thánh này bằng những đấng kế vị các ngài đó là các giám mục. Nếu xét các thánh dưới đất với tiêu chí tông đồ theo nghĩa này thì con số không quá hàng chục ngàn. Tuy nhiên nếu hiểu các tông đồ là những người được Chúa Giêsu sai đi như ngày xưa Người nói với vị luật sĩ: ông hãy đi và làm như người Samaritanô nhân hậu ( x. Lc 10,37 ), thì con số người ra đi và sống tình huynh đệ, tương thân tương ái với tha nhân, với người bất hạnh, cùng khổ thì quả là rất nhiều. Ta có thể gọi họ là các thánh ra đi và làm người Samaritanô. Hướng đến các vị thánh chưa được tuyên phong này hẳn chúng ta không chỉ cảm tạ Chúa, thán phục họ mà còn được thúc bách hiến thân phục vụ đồng loại cách vô cầu.
Các Thánh Tử Đạo: Đây là những vị đã đổ máu đào ra để làm chứng cho đức tin, cho tin mừng cứu độ. Con số hàng các thánh này tuy nhiều nhưng vẫn chẳng bao nhiêu nếu xét số vị đã được Hội Thánh tuyên phong. Số thánh Tử đạo Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới, thế mà con số chỉ là 118 vị. Lại nhìn xuống các thánh dưới đất. Dĩ nhiên sẽ không tìm ra người đã chết, nhưng chúng ta đã và đang thấy rất nhiều “vị thánh sống vì đạo”. Đó là những người đang can đảm làm chứng cho công lý, làm chứng cho sự thật cho dù phải gặp nhiều bắt bớ, hy sinh. Đó là những người tự nguyện đứng về phía người nghèo, người bất hạnh, người bị bỏ rơi, bị áp bức bóc lột…Chắc hẳn dù chưa được tuyên phong nhưng những vị này đang thuộc về Thiên Chúa cách nào đó vì đang bước theo chân Chúa Giêsu trên một trong những con đường của Bát phúc.
Các thánh Tiến Sĩ: Đây là những vị thánh “đã có những tác phẩm hay những bài giảng xuất sắc để hướng dẫn các tín hữu trong mọi thời đại của lịch sử Hội Thánh” ( Tự Điển Công giáo Phô Thông – J.A.Hardon ). Con số thánh Tiến sĩ thì quả là ít. Gần đây Hội Thánh mới nâng thêm thánh Têrêxa Hài Đồng vào hàng thánh Tiến sĩ. Lần nữa chúng ta nhìn xuống các vị thánh dưới đất, đó là biết bao nhiêu tâm hồn bé mọn mà Chúa Giêsu đã từng khẳng định là đã mở rộng tâm hồn đón nhận mạc khải của Cha trên trời ( x. Lc 10,21; Mt 11,25-26 ). Đó là những con người bình dân, tuy ít kiến thức nhưng tâm hồn trong sáng với một lương tri nhạy bén với điều tốt, điều xấu, điều lành, điều dữ. Ta có thể gọi họ là những vị thánh dưới đất thuộc “hàng bé mọn của Tin mừng.”
Các Thánh Hiển Tu: Chúng ta hẳn biết đây là những vị thánh đã nên trọn lành trong đời tận hiến tu trì. Thầm đếm con số người vẹn đường tu thì xem ra tỉ lệ rất ít. Lớp đi tu, vào chủng viện của chúng tôi, ngay từ đầu ngót nghét cả trăm bạn, thế mà chịu chức linh mục chưa tới con số mười. Thế mà đó là một trong hai lớp có người chịu chức linh mục nhiều nhất của lịch sử chủng viện. Có lớp lúc nhập tu cả trăm mà khi chịu chức linh mục chỉ vẻn vẹn có một vị. Tạm gọi những vị đã chịu chức linh mục hay đã khấn trọn đời trong các hội dòng là vẹn đường tu, nhưng trong số đó thử hỏi được bao nhiêu là thuộc về Chúa cách đúng nghĩa hay gọi là thánh ? Xin nhìn đến các vị thánh “tu ra” vốn từng được ví là hội viên dòng “Bonaventura”. Số các vị này ở giữa đời quả là không ít. Gần đây đã khởi sắc những cuộc hội họp về nguồn của những vị “tu ra” đó đây. Quả là một tín hiệu đáng mừng. Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, chúng ta cần chân nhận rằng các vị “tu ra” dù phải lăn lộn với trường đời nhiễu nhương, nhưng lòng luôn thao thức với vận mệnh của Hội Thánh, đặc biệt luôn nỗ lực tìm cách làm cho Hội Thánh ngày cành thêm tinh tuyền, thánh thiện và xinh đẹp, cho dù nhiều lúc phải mang lấy búa rìu của đấng này, vị kia, cho rằng chống giáo sĩ, phá Hội Thánh… “Một ngày trong Nhà Chúa bằng ngàn ngày ở trần gian”. Tuy khập khiễng hay khiên cưỡng khi dùng câu ngạn ngữ này, nhưng nó cũng cho ta thấy “hạt giống thời sống trong nhà Chúa” vẫn đang âm thầm mọc lên, đơm hoa, sinh trái giữa dòng đời nơi cuộc sống “những vị “thánh tu ra”.
Các Thánh Đồng Trinh: đây là những tâm hồn hiến mình cho Chúa và tha nhân trong đời trinh khiết, tiết dục hoàn toàn. Ngày nay, người ta đề cao đức khiết tịnh và khẳng định rằng tất yếu phải có nhân đức này để đức đồng trinh thành chính hiệu. Xin chân thành cảm phục những tâm hồn trinh trong và đầy lòng yêu mến này. Quả thật đây là ân ban từ trời cho những người được kêu gọi, một ân ban mà phận người chúng ta nhiều khi khó luận suy rạch ròi, như Chúa Kitô đã phán “lại có những người tự ý không kết hôn. Ai hiểu được thì hiểu” ( Mt 19,12 ). Tuy nhiên cũng xin nhìn đến những vị thánh dưới đất trong đời hôn nhân - gia đình. Đức Bênêđictô XVI trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã nói rằng xem ra sự tự hiến cách vô cầu trong tình yêu nam nữ là một dấu chỉ biểu hiện tình yêu Thiên Chúa cách rõ nét nhất ( số 2 ). Quả thật, người ta dễ nhận ra một tình yêu đón nhận và trao hiến ( eros và agape ) cách vô vị lợi, không tính toán nơi đời sống hôn nhân - gia đình. Mặc dù nhiều cơn bão thế gian đang càn quét đời sống hôn nhân - gia đình, nhưng vẫn có đó và còn đó rất nhiều người vợ, người chồng luôn tín trung trong tình yêu, trong lời đã hứa, một sự tín trung làm nổi rõ sự công chính của Thiên Chúa ( x. Rm 3,21-26 ). Dù chưa được tuyên phong nhưng những người ấy quả thật là những “vị thánh sống đời hôn nhân-gia đình.”
Khi mạn bàn về các thánh dưới đất, rất có thể bị cho là lệch lạc. Nếu xét về trọng tâm của thánh lễ kính các Thánh nam nữ trên trời ngày 01-11 theo nghĩa chặt thì chắc chắn lạc đề. Thế nhưng nếu trở về nguồn với hai từ các thánh và suy xét hạn từ “thánh” theo nghĩa Thánh kinh thì không lệch chút nào. Sống mầu nhiệm Hội Thánh Thông công, chúng ta phải ngước nhìn lên các thánh nam nữ trên trời để tạ ơn, ca tụng Thiên Chúa, để cầu xin các thánh phù trợ và để noi gương các thánh mà về trời, nhưng chúng ta cũng không thể quên hiệp thông với các linh hồn nơi luyện hình và nhất là hiệp thông với “các thánh đang còn lữ thứ”. Hơn nữa khi huớng cái nhìn xuống các thánh ở dưới đất, bên cạnh tâm tình ca ngợi, tạ ơn Chúa, thì sự trân trọng, cảm phục của chúng ta dành cho các vị ấy hình như ít vụ lợi hơn và dĩ nhiên cũng thúc bách chúng ta ngày một hướng thiện hơn, ngày một thuộc về Thiên Chúa hơn.
Muốn được phong thánh nhưng ngại làm thánh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:14 28/10/2009
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Hằng năm cứ tháng 11 lại về Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn con sống mầu nhiệm hiệp thông. Đây là một tín điều trong bản tuyên xưng đức tin Công giáo hay còn gọi là “kinh Tin Kính”: Tôi tin các thánh thông công. Các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa và các tín hữu đang còn lữ thứ trần gian luôn hiệp thông với nhau trong cùng một sự sống thần linh và có thể chuyển thông công nghiệp cho nhau. Trong số các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa có một số đông các vị đã được Hội Thánh tuyên phong hiển thánh. Là tín hữu, chúng ta buộc nhìn nhận các Ngài đã được hưởng kiến nhan thánh Chúa cách trọn hảo, nghĩa là đã được hưởng hạnh phúc viên mãn “trên trời”.
Trong Cựu ước, từ “thánh” được dùng để chỉ những người được tuyển chọn, được tách riêng ra để thi hành sứ mạng Chúa giao phó. Trong Tân ước, từ ngữ này được dùng để chỉ các Kitô hữu (x. Cv 9,13; 31-41; 1 Cr 1,1; Rm 16,2). Các Kitô hữu được gọi là các thánh vì họ được Thiên Chúa tuyển chọn. Nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần, họ được tham dự vào chính sự thánh thiện của Thiên Chúa, làm nên dân tộc thánh thiện. Họ được mời gọi dùng chính bản thân con người và đời sống mình làm thành hy lễ thánh thiện hiến dâng Thiên Chúa (x. Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh hạn từ “Các Thánh”). Dần dà về sau, có phải Kitô hữu nhận thấy sự thật này là dù đã được chết đi cho con người cũ và sống lại với Chúa Kitô trong sự sống mới thì cuộc sống của họ dường như ít đổi thay, và cũng có thể có không ít người không vượt qua được cám dỗ “ngựa quen đường cũ”, mà hai từ các thánh chỉ dành riêng cho những người có lối sống trổi vượt về đức hạnh ? Trong số những người có đời sống đạo hạnh thì càng về sau người ta lại chỉ dành chữ “thánh” cho những ai đã qua đời. Đã một thời Hội Thánh lại thận trọng tuyên phong hiển thánh cho một ai đó khi mà những người đương thời với vị ấy đang còn sống. Phải chăng chuyện “nhân bất thập toàn” là một rào cản tâm lý ?
Tâm lý muốn được “phong thánh”: tâm lý thường tình
Là người, là Kitô hữu, sự thường ai cũng có cám dỗ muốn được người khác nhìn nhận phẩm giá của mình. Một chước cám dỗ tự nó không phải là xấu. Xuất hiện ở đời này, theo năm tháng khi trí khôn phát triển, con người dần khám phá bản thân và tự ý thức về sự hiện hữu của mình. Khi biết được đây là tôi, thì tôi lại muốn tha nhân nhìn nhận đây chính là tôi. Khi người khác nhìn nhận đây là tôi thì vẫn chưa đủ. Tôi còn muốn tha nhân công nhận tôi là thế này, tôi là thế kia theo những tiêu chí mà xã hội mỗi thời trân trọng. Có lẽ thưở sơ khai thì con người thích chứng tỏ mình “mạnh” hơn. Mình mạnh hơn nghĩa là mình xứng đáng có quyền làm đầu với sức mạnh của cơ bắp. Xã hội phát triển dần lên thì con người muốn chứng tỏ mình là có tài hơn, khôn ngoan hơn. Lúc này con người muốn đứng trên kẻ khác bằng tài năng, bằng trí khôn của mình. Cám dỗ muốn chứng tỏ mình đạo đức hơn xem ra tinh tế và đáp ứng được khát vọng của nhiều người hơn. Dù tôi không được khôn ngoan, dù tôi kém tài hay yếu sức nhưng tôi rất có thể sống đàng hoàng, đức hạnh hơn ai đó. Và thế là cũng có cái để hơn người. Quả thật, người ta thường nể sợ những người mạnh sức, thông minh, lắm tài nhưng người ta lại mến mộ người đạo hạnh cho dù họ ở cương vị nào, thân phận ra sao. Mong ước được phong thánh nghĩa là muốn được nhìn nhận phẩm hạnh của mình là một ước mong chính đáng và tốt đẹp. Đây là một trong những nét trổi vượt của con người so với các loài thọ tạo hữu hình khác. Trong điều kiện bình thường, môi trường bình thường thì con người luôn có đó khát vọng vươn lên.
Sợ phải làm thánh: chuyện bình thường kiếp người
Trong khi vẫn muốn sống tốt hơn, đạo đức hơn thì con người lại bị một sức ì, một lực cản cầm giữ. Thánh Phaolô cảm nghiệm nơi bản thân Ngài: “Những điều tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Truyền thống gọi tình trạng này là hậu quả của nguyên tội. Nói đến nguyên tội, Kitô hữu trước đây rất dễ đón nhận nội dung giáo lý, đặc biệt được thánh Augustinô triển khai cách tượng hình. Với sự tiến bộ của các ngành khoa học lẫn thần học thánh kinh thì cách trình bày nội dung tội nguyên tổ như trước đây hình như thiếu tính thuyết phục. Tuy nhiên chúng ta khó chối bỏ cái thực tế trong kiếp người như thánh Phaolô thú nhận: “Tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể của tôi” (Rm 7,21-23).
Xu hướng vị kỷ một cách nào đó đang tồn tại trong mỗi người chúng ta. Nó biểu lộ dưới dạng này hay dạng khác thì đều có điểm chung là “có lợi cho mình”. Xét theo khía cạnh tiêu cực thì càng ít điều thiệt cho mình càng tốt. Bên cạnh đó còn vương cái tâm lý ngại hy sinh, sợ gặp sự khó, điều không hay, không may. Xu hướng vị kỷ này còn cám dỗ ta muốn sống yên phận. Người ta sao thì mình vậy. Sống khác người làm chi cho thiệt thân. An mình trong đám đông là một cách thế khôn ngoan đấy chứ. Cái xu hướng này không ít thì nhiều cũng có trong đời sống Kitô hữu chúng ta. Là Giám mục, miễn sao như chư huynh anh em là được. Là linh mục, cứ bình bình như “các cha” là ổn. Là tu sĩ nam nữ, thật hiếm thấy nhiều người dám lội dòng nước ngược như Phanxicô khó khăn, như Gioan Thánh Giá…, hay gần đây như mẹ Têrêxa thành Calcuttta. Là tín hữu giáo dân, miễn sao được lãnh nhận các Bí tích là đủ rồi. Cái lý do thường được viện dẫn quả có tình có lý. Mình có hơn gì ai. Một con én không làm nên mùa xuân. Không nên làm nổi, chơi trội khác người. Nếu không được gì hoặc giả có sơ suất nào thì tiếng tăm khó mà che được.
Tuy nhiên, rà soát sâu xa tận đáy lòng thì chúng ta có thể nhận ra chước cám dỗ này là ta ngại phải sống tốt hơn. Muốn được phong thánh thì cũng muốn mà lại sợ phải sống thánh thiện hơn. Chỉ cần vào được thiên đàng là đủ hay ít ra có một chỗ trong luyện ngục là chắc ăn. Đến đây thì ta mới thấy cái xu hướng vị kỷ hiện rõ mặt thật. Có người còn hiện sinh hơn dựa vào câu nói của Pascal: “con người không phải là súc vật cũng không phải là thiên thần. Khi nó muốn trở nên thiên thần thì sẽ rơi xuống hàng súc vật”. Phải chăng, lắm khi muốn trở thành thánh thì ta trở nên ác quỷ ? Cũng có thể có nhiều trường hợp ấy chứ. Ma quỷ tinh tế lắm. Cám dỗ một ai đó để họ tưởng rằng mình phải là thánh là chước cám dỗ xảo quyệt nhất. Tổ tiên loài người đã không từng ngã gục trước chước cám dỗ đó sao. Không gì hơn, hãy biết “khiêm nhu” bằng lòng với cái tầm sống chung chung của thiên hạ. Vấn nạn thật nan giải. Nhưng chúng ta đừng quên là Đức Giêsu đã từng mời gọi mọi chúng ta: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Không dám giải quyết vấn nạn cách kín lẽ, nhưng để tiếp cận vấn đề thì không gì hơn, chúng ta cần nhìn lại chân dung của những người mà Hội Thánh đã tuyên phong hiển thánh.
Các thánh là những ai ?
Câu hỏi này không muốn được trả lời bằng liệt kê một chuỗi danh sách, tên tuổi những người đã được hiển thánh, nhưng muốn chúng ta truy tìm chân dung các vị ấy. Dựa vào gợi ý của Hội Thánh qua các bài đọc trong Thánh Lễ kính các Thánh nam nữ (ngày 01-11), chúng ta thử sơ phác diện mạo các Ngài.
- Các thánh là một tập hợp “rất rất nhiều người”, đếm không xuể.
Tác giả sách Khải Huyền trong thị kiến đã thấy “đoàn người thật đông không tài nào đếm được, thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Riêng số con dân Israel thì cũng đã là vô số. Ngài đưa ra con số biểu trưng: 144.000 người. Tức là cả ngàn lần của bình phương số 12 (12 x 12 x 1000 = 144.000). Số người đông không đếm xuể mà tác giả sách Khải Huyền đưa ra chắc hẳn không chỉ là lời động viên mà còn là lời xác nhận rằng ai cũng có thể làm thánh được. Không phải tôi muốn làm thánh là khác người nhưng trong khi có vô số người đã làm thánh, còn tôi thì ngại làm thánh mới là khác người.
- Các thánh vốn là những tội nhân.
“Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (c.14). Chiếc áo tâm hồn vương bẩn nghĩa là đã nhiễm tội. Họ không chỉ giặt mà còn phải tẩy chiếc áo tâm hồn trong máu Đấng cứu độ nghĩa là tâm hồn các Ngài không chỉ bẩn sơ sơ mà bẩn ghê lắm. “Không một thánh nhân nào mà không có một quá khứ, vì thế không có tội nhân nào lại không có một tương lai” (Têrêxa). Làm thánh không có nghĩa là không có tội. Thánh nhân cũng là những người yếu đuối và nhiều lầm lỗi như ta. Nhìn lên thập giá để nhớ lại năm xưa trên đỉnh đồi Canvê, người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu, chính anh ta đã tự thú nhận tội lỗi anh ta xứng đáng với cái án hình nhục nhã là thập giá, thế mà anh ta đã là một trong những thánh nhân, một thánh nhân được đích thân Chúa Giêsu tuyên phong. Yếu đuối, lỗi lầm không phải là những yếu tố ngăn cản ta, không cho ta nên thánh.
- Chính Máu châu báu của Đức Kitô làm cho ta nên thanh sạch, nên thánh.
“Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và muôn người được tha tội” (x. Mt 26,28). Quả thật “trong Thánh Tử, nhờ Máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu độ, được thứ tha tội lỗi” (Ep 1,7). Chính tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ rõ nét qua Trái Tim bị đâm thâu của Đức Kitô mới làm cho chúng ta nên thanh sạch, nên thánh thiện, vô tì tích. Tuy nhiên Thánh giáo phụ Augustinô khẳng định: “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi, không cần có tôi. Nhưng Người không thể cứu tôi mà không có tôi”. Đối với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể (Mc 10, 27). Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, nhưng Người đã ban cho loài người một trong những hồng ân cao cả là sự tự do. Chính vì thế để cứu độ con người, Thiên Chúa cần đến sự cộng tác, sự đáp trả của con người. Thánh Gioan Tông đồ trong thư thứ nhất hé mở cho chúng ta về sự đáp trả ấy. “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1 Ga 3,3).
- Con đường nên thánh: tin cậy vào Đức Kitô.
Đến thế gian, Chúa Kitô thường mời gọi những nguời muốn nhận ơn lành của Người hãy tin vào Người. “Đức tin của con đã cứu chữa con; Bà tin sao thì được vậy; Anh có tin không ?...” Chúng ta vốn quen thuộc những kiểu nói này của Chúa Giêsu đến nỗi ta phải khẳng định rằng cách bình thường thì đó như là điều kiện tiên quyết để đón nhận ơn lành của Người. Thánh Phaolô Tông đồ trong hai thư gửi giáo đoàn Rôma và Galata đã nỗ lực minh chứng rằng chúng ta được nên công chính là nhờ tin vào Đức Kitô chứ không do bởi công nghiệp chúng ta. Quả thật, với hồng phúc được công chính hoá thì mọi cố gắng dù lớn lao đi mấy của chúng ta cũng không thể sánh bì. Hơn nữa giả như làm bản so sánh giữa công và tội thì được mấy ai có phần công nghiệp lớn hơn tội lỗi mà mình đã phạm. Tuy nhiên, đặt sự hy vọng hay niềm tin cậy vào Đức Kitô không phải là một tình cảm, cũng không chỉ là một quyết định một lần nhưng là một quá trình dõi theo con đường Đức Kitô đã đi, đó là con đường sống đức ái. Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi (x. 1 Pr 4,8). Và sống Đức Ái là chu toàn mọi lề luật (x. Rm 13,10).
- Những nẻo đường nên thánh: theo chân Đức Kitô sống Đức Ái bằng “Tám mối phúc thật”.
Trong Thánh Lễ kính các Thánh nam nữ, Hội Thánh cho chúng ta nghe bài Tin mừng tường thuật việc Chúa Giêsu long trọng tuyên bố bản hiến chương Nước Trời là tám mối phúc thật. Tám mối phúc thực ra đó là những nẻo đường Đức Kitô đã đi khi Người nhập thể, nhập thế. Khó nghèo, hiền lành, khát khao sự công chính, xây dựng hoà bình… là những nẻo đường sống đức ái, đức trọn lành. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Đức Kitô (x. Ga 14,6). Để được làm công dân Nước Trời, nghĩa là để được làm thánh thì không thể không đi những nẻo đường Đức Kitô đã đi. Thế nhưng thử hỏi được có mấy ai đã đi qua đủ những nẻo đường ấy. Nhìn vào các Thánh mà Hội Thánh đã tuyên phong thì mỗi thánh mỗi vẻ, mỗi thánh mỗi con đường theo chân Giêsu. Cuộc đời của các thánh cho ta thấy các Ngài đã chọn một nẻo đường nào đó đặc biệt hơn để theo Đức Kitô. Thánh Phanxicô khó khăn chọn con đường khó nghèo để theo Thầy chí thánh. Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô thì chọn con đường “biết xót thương người”. Các thánh tử đạo thì chọn con đường bị bách hại vì lẽ công chính. Và rồi cũng có những vị thánh mà cuộc sống không rõ nét là nẻo đường nào. Phải chăng ngoài tám nẻo đường chính thì vẫn có đó những con đường nhỏ tạm gọi là đường mòn, lối đi phụ ?
Theo cái nhìn của Kinh Dịch: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm – dương); Luỡng Nghi sinh Tứ Tượng (thái âm, thiếu âm; thái dương, thiếu dương); Tứ Tượng sinh Bát Quái (càn, khôn, ly, khảm, chấn, đoái, tốn, cấn); Và Bát Quái sinh muôn vật. Phải chăng sự giao thoa giữa Bát Phúc sẽ làm nên nhiều nhiều cái phúc khác ? Như thế, để theo chân Giêsu thì có muôn vạn nẻo đường ? Nhìn lên thập giá, nhớ lại đồi Canvê năm xưa, hướng nhìn lên người tử tội bên phải Chúa Giêsu, chúng ta thử hỏi rằng anh ta đã chọn con đường nào để vào Nước Trời ? Anh đã đến đích ngay hôm ấy. “Tôi bảo thật với anh: ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Tôi” (Lc 23,43).
Những tiêu chí đê kiểm nghiệm hướng đến của các con đường.
Tuy nhiên, đường này hay nẻo kia, để kiểm nghiệm xem có thực chúng hướng đến lối đi của Đấng cứu độ hay không thì cần có tiêu chí xem xét. Có thể có nhiều tiêu chí, nhưng xin đề ra hai tiêu chí mà Tin Mừng hay lặp đi lặp lại. Trước hết là sự bỏ mình. Đường vào thiên quốc là “con đường hẹp” (Mt 7,13-14), là con đường “vác thập giá mình” (Mc 8,34-38). Thứ đến là một tấm lòng hướng tha, biết nghĩ đến thiện ích của người khác. Hãy về và làm như “người Samaritanô nhân hậu” thì sẽ được sự sống đời đời. (x. Lc 10,25-37). Dụ ngôn ngày cánh chung trong Mt 25 làm rõ tiêu chí này. Người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa khi tự nhận lỗi mình đã phạm thì anh ta cũng đã bỏ mình cách nào đó và anh ta cũng đã có chút tình với Chúa Giêsu khi anh ta trách sửa người đồng phạm: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng vì xứng với việc đã làm. Còn Ngài đây đâu có làm điều gì sai trái” (Lc 23,41).
Với ân sủng Chúa ban, thì đường nên thánh quả là đã ở trong tầm tay của mỗi người. Vấn đề còn lại là ở chúng ta. Mong sao ta biết bỏ mình đi một chút để hướng về thiện ích của tha nhân. Sống thánh là thế đó. Quả thật, vừa dễ lại vừa khó. Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời người xưa: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Bá Học). Làm thánh không khó, nhưng bạn, tôi, chúng ta vẫn đang ngại làm thánh !
Hằng năm cứ tháng 11 lại về Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn con sống mầu nhiệm hiệp thông. Đây là một tín điều trong bản tuyên xưng đức tin Công giáo hay còn gọi là “kinh Tin Kính”: Tôi tin các thánh thông công. Các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa và các tín hữu đang còn lữ thứ trần gian luôn hiệp thông với nhau trong cùng một sự sống thần linh và có thể chuyển thông công nghiệp cho nhau. Trong số các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa có một số đông các vị đã được Hội Thánh tuyên phong hiển thánh. Là tín hữu, chúng ta buộc nhìn nhận các Ngài đã được hưởng kiến nhan thánh Chúa cách trọn hảo, nghĩa là đã được hưởng hạnh phúc viên mãn “trên trời”.
Trong Cựu ước, từ “thánh” được dùng để chỉ những người được tuyển chọn, được tách riêng ra để thi hành sứ mạng Chúa giao phó. Trong Tân ước, từ ngữ này được dùng để chỉ các Kitô hữu (x. Cv 9,13; 31-41; 1 Cr 1,1; Rm 16,2). Các Kitô hữu được gọi là các thánh vì họ được Thiên Chúa tuyển chọn. Nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần, họ được tham dự vào chính sự thánh thiện của Thiên Chúa, làm nên dân tộc thánh thiện. Họ được mời gọi dùng chính bản thân con người và đời sống mình làm thành hy lễ thánh thiện hiến dâng Thiên Chúa (x. Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh hạn từ “Các Thánh”). Dần dà về sau, có phải Kitô hữu nhận thấy sự thật này là dù đã được chết đi cho con người cũ và sống lại với Chúa Kitô trong sự sống mới thì cuộc sống của họ dường như ít đổi thay, và cũng có thể có không ít người không vượt qua được cám dỗ “ngựa quen đường cũ”, mà hai từ các thánh chỉ dành riêng cho những người có lối sống trổi vượt về đức hạnh ? Trong số những người có đời sống đạo hạnh thì càng về sau người ta lại chỉ dành chữ “thánh” cho những ai đã qua đời. Đã một thời Hội Thánh lại thận trọng tuyên phong hiển thánh cho một ai đó khi mà những người đương thời với vị ấy đang còn sống. Phải chăng chuyện “nhân bất thập toàn” là một rào cản tâm lý ?
Tâm lý muốn được “phong thánh”: tâm lý thường tình
Là người, là Kitô hữu, sự thường ai cũng có cám dỗ muốn được người khác nhìn nhận phẩm giá của mình. Một chước cám dỗ tự nó không phải là xấu. Xuất hiện ở đời này, theo năm tháng khi trí khôn phát triển, con người dần khám phá bản thân và tự ý thức về sự hiện hữu của mình. Khi biết được đây là tôi, thì tôi lại muốn tha nhân nhìn nhận đây chính là tôi. Khi người khác nhìn nhận đây là tôi thì vẫn chưa đủ. Tôi còn muốn tha nhân công nhận tôi là thế này, tôi là thế kia theo những tiêu chí mà xã hội mỗi thời trân trọng. Có lẽ thưở sơ khai thì con người thích chứng tỏ mình “mạnh” hơn. Mình mạnh hơn nghĩa là mình xứng đáng có quyền làm đầu với sức mạnh của cơ bắp. Xã hội phát triển dần lên thì con người muốn chứng tỏ mình là có tài hơn, khôn ngoan hơn. Lúc này con người muốn đứng trên kẻ khác bằng tài năng, bằng trí khôn của mình. Cám dỗ muốn chứng tỏ mình đạo đức hơn xem ra tinh tế và đáp ứng được khát vọng của nhiều người hơn. Dù tôi không được khôn ngoan, dù tôi kém tài hay yếu sức nhưng tôi rất có thể sống đàng hoàng, đức hạnh hơn ai đó. Và thế là cũng có cái để hơn người. Quả thật, người ta thường nể sợ những người mạnh sức, thông minh, lắm tài nhưng người ta lại mến mộ người đạo hạnh cho dù họ ở cương vị nào, thân phận ra sao. Mong ước được phong thánh nghĩa là muốn được nhìn nhận phẩm hạnh của mình là một ước mong chính đáng và tốt đẹp. Đây là một trong những nét trổi vượt của con người so với các loài thọ tạo hữu hình khác. Trong điều kiện bình thường, môi trường bình thường thì con người luôn có đó khát vọng vươn lên.
Sợ phải làm thánh: chuyện bình thường kiếp người
Trong khi vẫn muốn sống tốt hơn, đạo đức hơn thì con người lại bị một sức ì, một lực cản cầm giữ. Thánh Phaolô cảm nghiệm nơi bản thân Ngài: “Những điều tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Truyền thống gọi tình trạng này là hậu quả của nguyên tội. Nói đến nguyên tội, Kitô hữu trước đây rất dễ đón nhận nội dung giáo lý, đặc biệt được thánh Augustinô triển khai cách tượng hình. Với sự tiến bộ của các ngành khoa học lẫn thần học thánh kinh thì cách trình bày nội dung tội nguyên tổ như trước đây hình như thiếu tính thuyết phục. Tuy nhiên chúng ta khó chối bỏ cái thực tế trong kiếp người như thánh Phaolô thú nhận: “Tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể của tôi” (Rm 7,21-23).
Xu hướng vị kỷ một cách nào đó đang tồn tại trong mỗi người chúng ta. Nó biểu lộ dưới dạng này hay dạng khác thì đều có điểm chung là “có lợi cho mình”. Xét theo khía cạnh tiêu cực thì càng ít điều thiệt cho mình càng tốt. Bên cạnh đó còn vương cái tâm lý ngại hy sinh, sợ gặp sự khó, điều không hay, không may. Xu hướng vị kỷ này còn cám dỗ ta muốn sống yên phận. Người ta sao thì mình vậy. Sống khác người làm chi cho thiệt thân. An mình trong đám đông là một cách thế khôn ngoan đấy chứ. Cái xu hướng này không ít thì nhiều cũng có trong đời sống Kitô hữu chúng ta. Là Giám mục, miễn sao như chư huynh anh em là được. Là linh mục, cứ bình bình như “các cha” là ổn. Là tu sĩ nam nữ, thật hiếm thấy nhiều người dám lội dòng nước ngược như Phanxicô khó khăn, như Gioan Thánh Giá…, hay gần đây như mẹ Têrêxa thành Calcuttta. Là tín hữu giáo dân, miễn sao được lãnh nhận các Bí tích là đủ rồi. Cái lý do thường được viện dẫn quả có tình có lý. Mình có hơn gì ai. Một con én không làm nên mùa xuân. Không nên làm nổi, chơi trội khác người. Nếu không được gì hoặc giả có sơ suất nào thì tiếng tăm khó mà che được.
Tuy nhiên, rà soát sâu xa tận đáy lòng thì chúng ta có thể nhận ra chước cám dỗ này là ta ngại phải sống tốt hơn. Muốn được phong thánh thì cũng muốn mà lại sợ phải sống thánh thiện hơn. Chỉ cần vào được thiên đàng là đủ hay ít ra có một chỗ trong luyện ngục là chắc ăn. Đến đây thì ta mới thấy cái xu hướng vị kỷ hiện rõ mặt thật. Có người còn hiện sinh hơn dựa vào câu nói của Pascal: “con người không phải là súc vật cũng không phải là thiên thần. Khi nó muốn trở nên thiên thần thì sẽ rơi xuống hàng súc vật”. Phải chăng, lắm khi muốn trở thành thánh thì ta trở nên ác quỷ ? Cũng có thể có nhiều trường hợp ấy chứ. Ma quỷ tinh tế lắm. Cám dỗ một ai đó để họ tưởng rằng mình phải là thánh là chước cám dỗ xảo quyệt nhất. Tổ tiên loài người đã không từng ngã gục trước chước cám dỗ đó sao. Không gì hơn, hãy biết “khiêm nhu” bằng lòng với cái tầm sống chung chung của thiên hạ. Vấn nạn thật nan giải. Nhưng chúng ta đừng quên là Đức Giêsu đã từng mời gọi mọi chúng ta: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Không dám giải quyết vấn nạn cách kín lẽ, nhưng để tiếp cận vấn đề thì không gì hơn, chúng ta cần nhìn lại chân dung của những người mà Hội Thánh đã tuyên phong hiển thánh.
Các thánh là những ai ?
Câu hỏi này không muốn được trả lời bằng liệt kê một chuỗi danh sách, tên tuổi những người đã được hiển thánh, nhưng muốn chúng ta truy tìm chân dung các vị ấy. Dựa vào gợi ý của Hội Thánh qua các bài đọc trong Thánh Lễ kính các Thánh nam nữ (ngày 01-11), chúng ta thử sơ phác diện mạo các Ngài.
- Các thánh là một tập hợp “rất rất nhiều người”, đếm không xuể.
Tác giả sách Khải Huyền trong thị kiến đã thấy “đoàn người thật đông không tài nào đếm được, thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Riêng số con dân Israel thì cũng đã là vô số. Ngài đưa ra con số biểu trưng: 144.000 người. Tức là cả ngàn lần của bình phương số 12 (12 x 12 x 1000 = 144.000). Số người đông không đếm xuể mà tác giả sách Khải Huyền đưa ra chắc hẳn không chỉ là lời động viên mà còn là lời xác nhận rằng ai cũng có thể làm thánh được. Không phải tôi muốn làm thánh là khác người nhưng trong khi có vô số người đã làm thánh, còn tôi thì ngại làm thánh mới là khác người.
- Các thánh vốn là những tội nhân.
“Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (c.14). Chiếc áo tâm hồn vương bẩn nghĩa là đã nhiễm tội. Họ không chỉ giặt mà còn phải tẩy chiếc áo tâm hồn trong máu Đấng cứu độ nghĩa là tâm hồn các Ngài không chỉ bẩn sơ sơ mà bẩn ghê lắm. “Không một thánh nhân nào mà không có một quá khứ, vì thế không có tội nhân nào lại không có một tương lai” (Têrêxa). Làm thánh không có nghĩa là không có tội. Thánh nhân cũng là những người yếu đuối và nhiều lầm lỗi như ta. Nhìn lên thập giá để nhớ lại năm xưa trên đỉnh đồi Canvê, người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu, chính anh ta đã tự thú nhận tội lỗi anh ta xứng đáng với cái án hình nhục nhã là thập giá, thế mà anh ta đã là một trong những thánh nhân, một thánh nhân được đích thân Chúa Giêsu tuyên phong. Yếu đuối, lỗi lầm không phải là những yếu tố ngăn cản ta, không cho ta nên thánh.
- Chính Máu châu báu của Đức Kitô làm cho ta nên thanh sạch, nên thánh.
“Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và muôn người được tha tội” (x. Mt 26,28). Quả thật “trong Thánh Tử, nhờ Máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu độ, được thứ tha tội lỗi” (Ep 1,7). Chính tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ rõ nét qua Trái Tim bị đâm thâu của Đức Kitô mới làm cho chúng ta nên thanh sạch, nên thánh thiện, vô tì tích. Tuy nhiên Thánh giáo phụ Augustinô khẳng định: “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi, không cần có tôi. Nhưng Người không thể cứu tôi mà không có tôi”. Đối với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể (Mc 10, 27). Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, nhưng Người đã ban cho loài người một trong những hồng ân cao cả là sự tự do. Chính vì thế để cứu độ con người, Thiên Chúa cần đến sự cộng tác, sự đáp trả của con người. Thánh Gioan Tông đồ trong thư thứ nhất hé mở cho chúng ta về sự đáp trả ấy. “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1 Ga 3,3).
- Con đường nên thánh: tin cậy vào Đức Kitô.
Đến thế gian, Chúa Kitô thường mời gọi những nguời muốn nhận ơn lành của Người hãy tin vào Người. “Đức tin của con đã cứu chữa con; Bà tin sao thì được vậy; Anh có tin không ?...” Chúng ta vốn quen thuộc những kiểu nói này của Chúa Giêsu đến nỗi ta phải khẳng định rằng cách bình thường thì đó như là điều kiện tiên quyết để đón nhận ơn lành của Người. Thánh Phaolô Tông đồ trong hai thư gửi giáo đoàn Rôma và Galata đã nỗ lực minh chứng rằng chúng ta được nên công chính là nhờ tin vào Đức Kitô chứ không do bởi công nghiệp chúng ta. Quả thật, với hồng phúc được công chính hoá thì mọi cố gắng dù lớn lao đi mấy của chúng ta cũng không thể sánh bì. Hơn nữa giả như làm bản so sánh giữa công và tội thì được mấy ai có phần công nghiệp lớn hơn tội lỗi mà mình đã phạm. Tuy nhiên, đặt sự hy vọng hay niềm tin cậy vào Đức Kitô không phải là một tình cảm, cũng không chỉ là một quyết định một lần nhưng là một quá trình dõi theo con đường Đức Kitô đã đi, đó là con đường sống đức ái. Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi (x. 1 Pr 4,8). Và sống Đức Ái là chu toàn mọi lề luật (x. Rm 13,10).
- Những nẻo đường nên thánh: theo chân Đức Kitô sống Đức Ái bằng “Tám mối phúc thật”.
Trong Thánh Lễ kính các Thánh nam nữ, Hội Thánh cho chúng ta nghe bài Tin mừng tường thuật việc Chúa Giêsu long trọng tuyên bố bản hiến chương Nước Trời là tám mối phúc thật. Tám mối phúc thực ra đó là những nẻo đường Đức Kitô đã đi khi Người nhập thể, nhập thế. Khó nghèo, hiền lành, khát khao sự công chính, xây dựng hoà bình… là những nẻo đường sống đức ái, đức trọn lành. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Đức Kitô (x. Ga 14,6). Để được làm công dân Nước Trời, nghĩa là để được làm thánh thì không thể không đi những nẻo đường Đức Kitô đã đi. Thế nhưng thử hỏi được có mấy ai đã đi qua đủ những nẻo đường ấy. Nhìn vào các Thánh mà Hội Thánh đã tuyên phong thì mỗi thánh mỗi vẻ, mỗi thánh mỗi con đường theo chân Giêsu. Cuộc đời của các thánh cho ta thấy các Ngài đã chọn một nẻo đường nào đó đặc biệt hơn để theo Đức Kitô. Thánh Phanxicô khó khăn chọn con đường khó nghèo để theo Thầy chí thánh. Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô thì chọn con đường “biết xót thương người”. Các thánh tử đạo thì chọn con đường bị bách hại vì lẽ công chính. Và rồi cũng có những vị thánh mà cuộc sống không rõ nét là nẻo đường nào. Phải chăng ngoài tám nẻo đường chính thì vẫn có đó những con đường nhỏ tạm gọi là đường mòn, lối đi phụ ?
Theo cái nhìn của Kinh Dịch: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm – dương); Luỡng Nghi sinh Tứ Tượng (thái âm, thiếu âm; thái dương, thiếu dương); Tứ Tượng sinh Bát Quái (càn, khôn, ly, khảm, chấn, đoái, tốn, cấn); Và Bát Quái sinh muôn vật. Phải chăng sự giao thoa giữa Bát Phúc sẽ làm nên nhiều nhiều cái phúc khác ? Như thế, để theo chân Giêsu thì có muôn vạn nẻo đường ? Nhìn lên thập giá, nhớ lại đồi Canvê năm xưa, hướng nhìn lên người tử tội bên phải Chúa Giêsu, chúng ta thử hỏi rằng anh ta đã chọn con đường nào để vào Nước Trời ? Anh đã đến đích ngay hôm ấy. “Tôi bảo thật với anh: ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Tôi” (Lc 23,43).
Những tiêu chí đê kiểm nghiệm hướng đến của các con đường.
Tuy nhiên, đường này hay nẻo kia, để kiểm nghiệm xem có thực chúng hướng đến lối đi của Đấng cứu độ hay không thì cần có tiêu chí xem xét. Có thể có nhiều tiêu chí, nhưng xin đề ra hai tiêu chí mà Tin Mừng hay lặp đi lặp lại. Trước hết là sự bỏ mình. Đường vào thiên quốc là “con đường hẹp” (Mt 7,13-14), là con đường “vác thập giá mình” (Mc 8,34-38). Thứ đến là một tấm lòng hướng tha, biết nghĩ đến thiện ích của người khác. Hãy về và làm như “người Samaritanô nhân hậu” thì sẽ được sự sống đời đời. (x. Lc 10,25-37). Dụ ngôn ngày cánh chung trong Mt 25 làm rõ tiêu chí này. Người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa khi tự nhận lỗi mình đã phạm thì anh ta cũng đã bỏ mình cách nào đó và anh ta cũng đã có chút tình với Chúa Giêsu khi anh ta trách sửa người đồng phạm: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng vì xứng với việc đã làm. Còn Ngài đây đâu có làm điều gì sai trái” (Lc 23,41).
Với ân sủng Chúa ban, thì đường nên thánh quả là đã ở trong tầm tay của mỗi người. Vấn đề còn lại là ở chúng ta. Mong sao ta biết bỏ mình đi một chút để hướng về thiện ích của tha nhân. Sống thánh là thế đó. Quả thật, vừa dễ lại vừa khó. Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời người xưa: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Bá Học). Làm thánh không khó, nhưng bạn, tôi, chúng ta vẫn đang ngại làm thánh !
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 28/10/2009
CHẾ NGỰ RỒNG
Ngày xửa ngày xưa, ở nông thôn xuất hiện một con rồng cực lớn, nó đi từ thôn này qua thôn nọ bất kể là chó, là trâu, là gà, là ngựa hoặc là trẻ con thì nó đều nuốt sống không chừa. Người trong thôn liên kết với nhau lại mời một thầy cúng đến giúp mọi người giải quyết nguy hiểm.
Thầy cúng nói: “Mặt dù tôi có pháp thuật, nhưng để đối phó với con rồng lớn này, tôi sẽ vì các người mà giới thiệu một người có năng lực này.”
Sau đó ông ta lắc mình biến thành một con rồng lớn, trấn giữ bên trụ cầu. Người dân trong thôn hoàn toàn không biết đầu đuôi ngọn ngành, do đó mà mọi người sợ hãi không dám đi qua cây cầu ấy.
Một hôm, có một du khách đi qua cây cầu ấy, vì không biết chuyện gì nên đi qua nơi con rồng ấy và tiếp tục đi. Thầy pháp hiện lại hình người, kêu người khách ấy nói:
- “Này ông bạn, xin trở lại, tôi đứng đây đã mấy tuần rồi, người tôi đợi chính là anh đấy.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Chúa Giê-su trong nhà tạm cũng đang đợi chúng ta -những linh mục và tu sĩ- đã dám từ bỏ tất cả những quyến rủ của thế gian để làm môn đệ của Ngài.
Chúa Giê-su trong nhà tạm cũng đang đợi chúng ta -những người Ki-tô hữu- đã dám can đảm từ bỏ những giây phút hưởng thụ nhàn hạ, để tham dự thánh lễ và những sinh hoạt của giáo xứ.
Chúa Giê-su Thánh Thể trong nhà thờ đang chờ đợi chúng ta đến với Ngài, sự chờ đợi kiên trì và yêu thương ấy đã qua hơn hai ngàn năm rồi, và Ngài vẫn còn đợi mãi cho đến khi mặt trời tối tăm mặt trăng mất sáng, để ban ơn sức mạnh của Ngài để chúng ta tiếp tục sứ mạng rao truyền Phúc Âm cho mọi người, chính Ngài là nguyên nhân sức mạnh để chúng ta chống trả với con rồng tội lỗi và cám dỗ của ma quỷ.
Người thầy cúng chờ đợi một người can đảm để diệt trừ con rồng gian ác, nhưng chỉ gặp một người khách qua đường.
Chúa Giê-su chờ đợi chúng ta, những người Ki-tô hữu can đảm dám hy sinh cho Tin Mừng, chứ không phải cưỡi ngựa xem hoa, để chính chúng ta qua cuộc sống của mình và nhờ ơn Chúa giúp, mà trở thành những sứ giả của Tin Mừng hôm nay.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày xửa ngày xưa, ở nông thôn xuất hiện một con rồng cực lớn, nó đi từ thôn này qua thôn nọ bất kể là chó, là trâu, là gà, là ngựa hoặc là trẻ con thì nó đều nuốt sống không chừa. Người trong thôn liên kết với nhau lại mời một thầy cúng đến giúp mọi người giải quyết nguy hiểm.
Thầy cúng nói: “Mặt dù tôi có pháp thuật, nhưng để đối phó với con rồng lớn này, tôi sẽ vì các người mà giới thiệu một người có năng lực này.”
Sau đó ông ta lắc mình biến thành một con rồng lớn, trấn giữ bên trụ cầu. Người dân trong thôn hoàn toàn không biết đầu đuôi ngọn ngành, do đó mà mọi người sợ hãi không dám đi qua cây cầu ấy.
Một hôm, có một du khách đi qua cây cầu ấy, vì không biết chuyện gì nên đi qua nơi con rồng ấy và tiếp tục đi. Thầy pháp hiện lại hình người, kêu người khách ấy nói:
- “Này ông bạn, xin trở lại, tôi đứng đây đã mấy tuần rồi, người tôi đợi chính là anh đấy.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Chúa Giê-su trong nhà tạm cũng đang đợi chúng ta -những linh mục và tu sĩ- đã dám từ bỏ tất cả những quyến rủ của thế gian để làm môn đệ của Ngài.
Chúa Giê-su trong nhà tạm cũng đang đợi chúng ta -những người Ki-tô hữu- đã dám can đảm từ bỏ những giây phút hưởng thụ nhàn hạ, để tham dự thánh lễ và những sinh hoạt của giáo xứ.
Chúa Giê-su Thánh Thể trong nhà thờ đang chờ đợi chúng ta đến với Ngài, sự chờ đợi kiên trì và yêu thương ấy đã qua hơn hai ngàn năm rồi, và Ngài vẫn còn đợi mãi cho đến khi mặt trời tối tăm mặt trăng mất sáng, để ban ơn sức mạnh của Ngài để chúng ta tiếp tục sứ mạng rao truyền Phúc Âm cho mọi người, chính Ngài là nguyên nhân sức mạnh để chúng ta chống trả với con rồng tội lỗi và cám dỗ của ma quỷ.
Người thầy cúng chờ đợi một người can đảm để diệt trừ con rồng gian ác, nhưng chỉ gặp một người khách qua đường.
Chúa Giê-su chờ đợi chúng ta, những người Ki-tô hữu can đảm dám hy sinh cho Tin Mừng, chứ không phải cưỡi ngựa xem hoa, để chính chúng ta qua cuộc sống của mình và nhờ ơn Chúa giúp, mà trở thành những sứ giả của Tin Mừng hôm nay.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 28/10/2009
N2T |
93. Chúa Giê-su của chúng ta do khiêm tốn mà chiều theo con người, làm tất cả những gì mà chúng ta cầu cứu đến Ngài.
(Thánh nữ Terese of Avila)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 28/10/2009
N2T |
265. Nếu không nổ lực hơn nữa thì không có cơ hội.
Cách ngôn học hành
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 28/10/2009
CÁCH NGÔN HỌC HÀNH
1. Hôm qua không học thì bây giờ đã thua; bây giờ không học, thì tương lai vẫn còn thua.
2. Không thể không học và không nên sợ học; học thì không có đường tắt nhưng chỉ có hạ quyết tâm.
3. Học phải cấp thời, không thể học theo thời; bây giờ nên bắt đầu thì mãi mãi không oán trách chậm trễ.
4. Có tiền nên mua nhiều sách, rãnh rỗi nên đọc nhiều sách; bây giờ đọc nhiều sách thì tương lai sẽ không thua.
5. Học hành có thể cố gắng thì càng học càng có hứng thú; học có hứng thú thì sẽ cố gắng hơn.
6. Học hành giống như luyện công (phu) nên không thể không dụng công; nếu muốn được thành công thì nhất định phải dụng công.
7. Học hành có thể dụng công thì dễ dàng hiểu đạo lý; đạo lý mà hiểu rõ thì học hành rất thoải mái.
8. Học mà học cho tốt thì dễ dàng kiếm được việc làm; kiếm được việc làm tốt thì cuộc sống sẽ càng tốt hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch từ tiếng Hoa
N2T |
1. Hôm qua không học thì bây giờ đã thua; bây giờ không học, thì tương lai vẫn còn thua.
2. Không thể không học và không nên sợ học; học thì không có đường tắt nhưng chỉ có hạ quyết tâm.
3. Học phải cấp thời, không thể học theo thời; bây giờ nên bắt đầu thì mãi mãi không oán trách chậm trễ.
4. Có tiền nên mua nhiều sách, rãnh rỗi nên đọc nhiều sách; bây giờ đọc nhiều sách thì tương lai sẽ không thua.
5. Học hành có thể cố gắng thì càng học càng có hứng thú; học có hứng thú thì sẽ cố gắng hơn.
6. Học hành giống như luyện công (phu) nên không thể không dụng công; nếu muốn được thành công thì nhất định phải dụng công.
7. Học hành có thể dụng công thì dễ dàng hiểu đạo lý; đạo lý mà hiểu rõ thì học hành rất thoải mái.
8. Học mà học cho tốt thì dễ dàng kiếm được việc làm; kiếm được việc làm tốt thì cuộc sống sẽ càng tốt hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch từ tiếng Hoa
Thành quả của Ơn Cứu độ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:10 28/10/2009
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Năm phụng vụ có năm mùa nhưng tựu trung chỉ mừng một mầu nhiệm duy nhất, mầu nhiệm cứu độ: Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta.
Năm mùa phụng vụ đều quy về chính Chúa Kitô là Đấng Cứu độ. Ngài là Con Thiên Chúa nhập thể, đã sinh ra, đã chết, đã sống lại, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, và gởi Thánh Thần đến với Giáo hội.
Các ngày lễ về các Thánh nói lên thành quả của ơn cứu độ. Mỗi vị Thánh được tôn phong hàng ngày là một bằng chứng sống động về sự thành công của ơn cứu độ.Các ngày lễ này có hai cao điểm:
- Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là chiều cao và chiều sâu của ơn cứu độ.Thiên Chúa cứu độ là cứu cả hồn xác, toàn diện con người “Người đã đoái thương nhìn đến phận hèn tớ nữ…Ngài đã làm những điều cao cả”.
- Lễ các Thánh Nam Nữ là chiều rộng của ơn cứu độ “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”.
Chúng ta mững lễ các Thánh Nam Nữ là mừng Nhà Cha rộng lớn như lòng Thiên Chúa, đủ chổ cho mọi chi tộc trong Israel. Trong thị kiến về "những kẻ đã được niêm ấn" (tức là những kẻ thuộc về Thiên Chúa và ở trong sự bảo vệ của Người) được tuyển chọn tới trước ngai Con Chiên, Thánh Gioan thấy số người đó thật đông đảo: "144 ngàn thuộc mọi chi tộc Israel". 144 ngàn không phải là nhiều. Giáo phận Phan thiết có 147 ngàn giáo dân. Nhưng 144 ngàn trong Khải huyền là một con số tượng trưng, một con số tràn đầy ( 12 x 12 = 144). Số kẻ được niêm ấn là tròn đầy.Và điều tuyệt diệu là trong thị kiến Khải huyền chi tộc nào cũng có số người được niêm ấn như nhau: 12 ngàn thuộc chi tộc Giuđa,12 ngàn thuộc chi tộc Ruben,12 ngàn thuộc chi tộc Gad…không tên họ nào lấn lướt, không tên họ bị loại trừ. Các chi tộc đều được Thiên Chúa kêu mời đầy đủ.
Không chỉ Israel được tuyển chọn mà “Sau đó tôi còn mãi nhìn,thì này một đoàn người khác đông đảo không thể đếm được thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng." Tất cả những người đó đều "mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế" chiến thắng (Kh 7,2-9). Đoàn người đông đảo không thể đếm được đó là chính các Thánh Nam Nữ mà Giáo hội mừng kính hôm nay. Quả là đang trở thành hiện thực nơi Lời Chúa Giêsu đã thốt lên khi gặp được lòng tin của viên bách quản “Ta bảo thật các ngươi,nhiều kẻ tự phương đông,phương đoài mà đến và được dự tiệc cùng Abraham,Isaac và Giacop trong nước trời”.
Trong ngày lễ Các Thánh, Giáo hội nhìn lên trời có thể vui ca như cô gái Sion ” vui ca lên nào thiếu nữ Sion. Hãy đưa mắt tư bề,muôn dân đông tây đang tập trung tới ngươi.Con cháu người đang từ đàng xa đổ về”. Các thánh đông đảo trong Nhà Cha.Vì vậy, mừng lễ Các Thánh, người Kitô hữu vui tươi trong một nhãn giới lạc quan căn bản là có thể tin rằng Thiên đàng có nhiều chỗ hơn Hoả ngục. Niềm tin tưởng lạc quan của chúng ta lại có vẻ nghịch thường: con đường đi tới phải là con đường hẹp nhưng cửa nước trời lại được Thiên Chúa mở rộng thênh thang.
Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ,vui mừng hiệp thông với cả bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ,anh em,bạn bè,tất cả những người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ ( Kinh Tạ Ơn IV) khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời.Giáo hội vẫn mửng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,các linh hồn đang ở luyện ngục.Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú.Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả.Nói cách khác luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang.Thiên đàng mới là bờ bến.Giáo hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn,dâng thánh lễ,làm việc lành để chuyển cầu cho các linh hồn. tâm tình đó nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong lòng tin.Giáo hội thâm tín rằng:Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thành hoá,thăng hoa con cái Chúa trờ về Nhà Cha,không chỉ được ơn tha thứ mà còn dự tiệc muôn đời.
Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài.Trong muôn loài,có loài hoa,trong loài hoa Thiên Chúa đã tạo ra muôn loại,muôn giống khác nhau.Có thể nói, mỗi vị Thánh là một loài hoa khoe sắc trong vườn hoa thiêng liêng.Có nhiều vị thánh rao giàng tin mừng.Có thánh tử đạo,có thánh lo bác ái từ thiện,có thánh lo dạy học,có thánh chuyên sống đời cầu nguyện chay tịnh…Nhưng có một điểm chung nơi các thánh,đó là các Ngài đã bắt chước Chúa Kitô,sống cho hạnh phúc của người khác,it khi tìm hạnh phúc hay thú vui cho riêng mình.
Các Thánh không phải là những con người hoàn hảo,thánh thiện,tinh tuyền,không vướng mắc lỗi lầm thiếu sót hay tật xấu nào. Không ai bẩm sinh đã là Thánh.Các Thánh cũng không phải là những siêu nhân, những con người phi thường vượt trên đám đông nhân loại. Các Thánh càng không phải là những người bất thường kỳ dị.Các Thánh là những con người bình thường như mọi người,nhưng các Ngài đã sống những điều tầm thường một cách phi thường. Nhờ Ơn Chúa trợ lực,các Ngài đã cố gắng tiến tới mẫu mực của mình là Chúa Kitô.Bí quyết nên thánh của các Ngài là sống Tám Mối Phúc Thật,là đón nhận ân sủng của Chúa vô điều kiện, hợp tác với ân sủng đó,vâng theo ý Chúa, chọn điều thiện, luyện tập nhân đức.
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất ấy. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật.
Sống các Mối Phúc Thật, chúng ta lớn lên trên đường thiêng liêng và trở nên cao lớn trước mặt Chúa. Năm Phụng vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Dân Chúa tham dự thánh lễ để tôn kính tất cả, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Trở nên giống Chúa Giêsu, trở nên trọn lành như Chúa Cha ở trên trời, trở nên thánh, đó là ơn gọi của mọi người Kitô hữu chúng ta và đó cũng là sứ điệp Chúa Giêsu và Giáo Hội muốn nhắn gửi qua ngày lễ đặc biệt Các Thánh Nam Nữ.
Năm phụng vụ có năm mùa nhưng tựu trung chỉ mừng một mầu nhiệm duy nhất, mầu nhiệm cứu độ: Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta.
Năm mùa phụng vụ đều quy về chính Chúa Kitô là Đấng Cứu độ. Ngài là Con Thiên Chúa nhập thể, đã sinh ra, đã chết, đã sống lại, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, và gởi Thánh Thần đến với Giáo hội.
Các ngày lễ về các Thánh nói lên thành quả của ơn cứu độ. Mỗi vị Thánh được tôn phong hàng ngày là một bằng chứng sống động về sự thành công của ơn cứu độ.Các ngày lễ này có hai cao điểm:
- Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là chiều cao và chiều sâu của ơn cứu độ.Thiên Chúa cứu độ là cứu cả hồn xác, toàn diện con người “Người đã đoái thương nhìn đến phận hèn tớ nữ…Ngài đã làm những điều cao cả”.
- Lễ các Thánh Nam Nữ là chiều rộng của ơn cứu độ “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”.
Chúng ta mững lễ các Thánh Nam Nữ là mừng Nhà Cha rộng lớn như lòng Thiên Chúa, đủ chổ cho mọi chi tộc trong Israel. Trong thị kiến về "những kẻ đã được niêm ấn" (tức là những kẻ thuộc về Thiên Chúa và ở trong sự bảo vệ của Người) được tuyển chọn tới trước ngai Con Chiên, Thánh Gioan thấy số người đó thật đông đảo: "144 ngàn thuộc mọi chi tộc Israel". 144 ngàn không phải là nhiều. Giáo phận Phan thiết có 147 ngàn giáo dân. Nhưng 144 ngàn trong Khải huyền là một con số tượng trưng, một con số tràn đầy ( 12 x 12 = 144). Số kẻ được niêm ấn là tròn đầy.Và điều tuyệt diệu là trong thị kiến Khải huyền chi tộc nào cũng có số người được niêm ấn như nhau: 12 ngàn thuộc chi tộc Giuđa,12 ngàn thuộc chi tộc Ruben,12 ngàn thuộc chi tộc Gad…không tên họ nào lấn lướt, không tên họ bị loại trừ. Các chi tộc đều được Thiên Chúa kêu mời đầy đủ.
Không chỉ Israel được tuyển chọn mà “Sau đó tôi còn mãi nhìn,thì này một đoàn người khác đông đảo không thể đếm được thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng." Tất cả những người đó đều "mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế" chiến thắng (Kh 7,2-9). Đoàn người đông đảo không thể đếm được đó là chính các Thánh Nam Nữ mà Giáo hội mừng kính hôm nay. Quả là đang trở thành hiện thực nơi Lời Chúa Giêsu đã thốt lên khi gặp được lòng tin của viên bách quản “Ta bảo thật các ngươi,nhiều kẻ tự phương đông,phương đoài mà đến và được dự tiệc cùng Abraham,Isaac và Giacop trong nước trời”.
Trong ngày lễ Các Thánh, Giáo hội nhìn lên trời có thể vui ca như cô gái Sion ” vui ca lên nào thiếu nữ Sion. Hãy đưa mắt tư bề,muôn dân đông tây đang tập trung tới ngươi.Con cháu người đang từ đàng xa đổ về”. Các thánh đông đảo trong Nhà Cha.Vì vậy, mừng lễ Các Thánh, người Kitô hữu vui tươi trong một nhãn giới lạc quan căn bản là có thể tin rằng Thiên đàng có nhiều chỗ hơn Hoả ngục. Niềm tin tưởng lạc quan của chúng ta lại có vẻ nghịch thường: con đường đi tới phải là con đường hẹp nhưng cửa nước trời lại được Thiên Chúa mở rộng thênh thang.
Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ,vui mừng hiệp thông với cả bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ,anh em,bạn bè,tất cả những người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ ( Kinh Tạ Ơn IV) khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời.Giáo hội vẫn mửng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,các linh hồn đang ở luyện ngục.Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú.Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả.Nói cách khác luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang.Thiên đàng mới là bờ bến.Giáo hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn,dâng thánh lễ,làm việc lành để chuyển cầu cho các linh hồn. tâm tình đó nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong lòng tin.Giáo hội thâm tín rằng:Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thành hoá,thăng hoa con cái Chúa trờ về Nhà Cha,không chỉ được ơn tha thứ mà còn dự tiệc muôn đời.
Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài.Trong muôn loài,có loài hoa,trong loài hoa Thiên Chúa đã tạo ra muôn loại,muôn giống khác nhau.Có thể nói, mỗi vị Thánh là một loài hoa khoe sắc trong vườn hoa thiêng liêng.Có nhiều vị thánh rao giàng tin mừng.Có thánh tử đạo,có thánh lo bác ái từ thiện,có thánh lo dạy học,có thánh chuyên sống đời cầu nguyện chay tịnh…Nhưng có một điểm chung nơi các thánh,đó là các Ngài đã bắt chước Chúa Kitô,sống cho hạnh phúc của người khác,it khi tìm hạnh phúc hay thú vui cho riêng mình.
Các Thánh không phải là những con người hoàn hảo,thánh thiện,tinh tuyền,không vướng mắc lỗi lầm thiếu sót hay tật xấu nào. Không ai bẩm sinh đã là Thánh.Các Thánh cũng không phải là những siêu nhân, những con người phi thường vượt trên đám đông nhân loại. Các Thánh càng không phải là những người bất thường kỳ dị.Các Thánh là những con người bình thường như mọi người,nhưng các Ngài đã sống những điều tầm thường một cách phi thường. Nhờ Ơn Chúa trợ lực,các Ngài đã cố gắng tiến tới mẫu mực của mình là Chúa Kitô.Bí quyết nên thánh của các Ngài là sống Tám Mối Phúc Thật,là đón nhận ân sủng của Chúa vô điều kiện, hợp tác với ân sủng đó,vâng theo ý Chúa, chọn điều thiện, luyện tập nhân đức.
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất ấy. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật.
Sống các Mối Phúc Thật, chúng ta lớn lên trên đường thiêng liêng và trở nên cao lớn trước mặt Chúa. Năm Phụng vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Dân Chúa tham dự thánh lễ để tôn kính tất cả, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Trở nên giống Chúa Giêsu, trở nên trọn lành như Chúa Cha ở trên trời, trở nên thánh, đó là ơn gọi của mọi người Kitô hữu chúng ta và đó cũng là sứ điệp Chúa Giêsu và Giáo Hội muốn nhắn gửi qua ngày lễ đặc biệt Các Thánh Nam Nữ.
''Yêu mến là chu toàn lề luật''
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:28 28/10/2009
Chúa Nhật 31 thường niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34)
Trong Do thái giáo có tất cả 613 điều luật. Học thuộc những điều luật này đã là khó, nói chi đến việc cắt nghĩa cho chính xác và tuân thủ vẹn toàn. Vì thế trong đầu óc một tín hữu Do thái giáo luôn thấp thoáng câu hỏi: Luật nào là quan trọng nhất? Không có dân tộc nào say mê luật như dân tộc Do Thái. Người Do Thái đặt ra đủ các thứ luật. Họ giữ luật cặn kẽ chi li. Họ học luật ngay từ khi còn nhỏ. Họ đeo cả lề luật trên trán, trên tay.Nhưng vì quá say mê luật nên họ bị luẩn quẩn trong một mớ bòng bong, không còn biết giữ luật thế nào cho đúng, không còn biết đâu là luật quan trọng đâu là luật bình thường. Ðạo Do thái dựa trên 10 điều răn. Traỉ qua các thế hệ, họ chú giải thêm thành 613 luật. Trong đó có 248 luật khuyên làm và 365 luật cấm làm. Họ không đồng ý với nhau về điều luật nào trọng nhất, nên hôm nay một luật sĩ đã đến hỏi Chúa Giêsu: "Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?". Người đáp: "Hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn giới răn thứ hai: Hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mc.12,30-31). Giới răn thứ nhất trích trong sách Ðệ Nhị luật 6, 5. Giới răn thứ hai rút trong sách Thứ luật 19,18. Như vậy Chúa Giêsu đã nâng luật mến Chúa ngang với luật yêu người. Người đã kết hợp thành một luật duy nhất: "Mến Chúa yêu người".
1.Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Thiên Chúa là chủ tể trời đất. Ngài dựng nên muôn loài muôn vật. Ngài là nguồn mạch sự sống và là cùng đích của muôn loài muôn vật.
Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái.
Vì thế ta phải yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Thiên Chúa là quan trọng nhất của con người.
Còn chúng ta, điều gì quan trọng nhất ?
Có người cho đó là tiền: có tiền mua tiên cũng được. Mọi người đều cần tiền. Đồng tiền ảnh hưởng trên mọi sinh hoạt, chi phối mọi sinh hoạt, thậm chí còn là mục đích của mọi sinh hoạt. Điều quan trọng hơn cả là làm sao kiếm được nhiều tiền, càng nhiều càng tốt. Tiền bạc là thước đo sự thành công ở đời.
Có người cho đó là địa vị: làm thế nào để có chỗ đứng trong xã hội, được người khác kính trọng, phục tùng.
Người khác cho đó là tình yêu: chỉ có tình yêu mới làm cho người ta hạnh phúc. Đối với đôi nam nữ đang yêu thì tình yêu là quan trọng nhất.
Nhiều người cho đó là học vấn: đối với học sinh hay sinh viên, đỗ đạt là quan trọng nhất.
Đối với phần đông những người trưởng thành, thì điều quan trọng là vợ con, là gia đình, là nghề nghiệp, là nơi ăn chốn ở.
Thực tế ở đời có rất nhiều điều quan trọng, tuỳ ở hoàn cảnh và tuỳ ở từng người. Nhưng nếu điều gì cũng quan trọng nhất thì cuối cùng chẳng có gì là nhất cả, mọi sự đều tương đối. Mọi sự đều tương đối, nhưng mọi sự đều quan trọng, kể cả niềm tin tôn giáo, kể cả Chúa. Đó là não trạng của ngày hôm nay, là cám dỗ của thời đại.
Người tin Chúa và theo Chúa, cũng có người nghĩ như vậy: tiền quan trọng, mà Chúa cũng quan trọng. Có những người khá hơn, trên lý thuyết vẫn cho Chúa là quan trọng nhất, nhưng trong thực tế có những lúc tiền bạc, tình yêu và thành công ở đời cũng quan trọng như Chúa.
Nhiều người nghĩ rằng ở thế gian này không có gì là duy nhất, kể cả những điều loài người thường cho là cao quý như là chân thiện mỹ chẳng hạn. Có những điều đối với người này là chân lý, đối với người kia lại là sai lầm; đối với người này là tốt, đối người kia là không; đối với một số người là đẹp, đối với những người khác là xấu. Không có gì tuyệt đối ở trần gian. Cám dỗ tương đối hoá mọi sự là cám dỗ lớn nhất của thời đại chúng ta. Cám dỗ này rất nguy hiểm. Dễ sa ngã vì con người không muốn bị ràng buộc và hướng chiều về hưởng thụ.
Thế gian không có gì là duy nhất, không có gì là tuyệt đối.
Thiên Chúa là Siêu Việt, là Vĩnh Hằng. Mọi sự đều qua đi. Chỉ có Chúa mới là quan trọng nhất, chỉ có Chúa mới là Tuyệt Đối. Do đó chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của mình.
Chúa Giêsu đã lập lại lời kêu gọi đó, khi trả lời cho người thông luật muốn hỏi trong các giới răn điều nào quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất.
2.Yêu tha nhân như chính mình.
Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa. Còn hơn thế nữa, yêu tha nhân chính là yêu Chúa. Vì Chúa đã tự đồng hóa với con người, với những người bé nhỏ nhất trong xã hội. Điều này chính Chúa Giêsu đã công khai minh định: “Ta bảo thật, mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Thành ra hai giới răn chỉ là một. Đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một giới răn.Thánh Gioan quả quyết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Ðấng mà họ không thấy" (1Ga 4,20); ” Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn ở trong bóng tối”(1 Ga 2, 9 ).
Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.
Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật.
Lề luật của Chúa cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc nệ luật.Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. Vì "Yêu mến là chu toàn lề luật" (Rm 13,10).
Trong Do thái giáo có tất cả 613 điều luật. Học thuộc những điều luật này đã là khó, nói chi đến việc cắt nghĩa cho chính xác và tuân thủ vẹn toàn. Vì thế trong đầu óc một tín hữu Do thái giáo luôn thấp thoáng câu hỏi: Luật nào là quan trọng nhất? Không có dân tộc nào say mê luật như dân tộc Do Thái. Người Do Thái đặt ra đủ các thứ luật. Họ giữ luật cặn kẽ chi li. Họ học luật ngay từ khi còn nhỏ. Họ đeo cả lề luật trên trán, trên tay.Nhưng vì quá say mê luật nên họ bị luẩn quẩn trong một mớ bòng bong, không còn biết giữ luật thế nào cho đúng, không còn biết đâu là luật quan trọng đâu là luật bình thường. Ðạo Do thái dựa trên 10 điều răn. Traỉ qua các thế hệ, họ chú giải thêm thành 613 luật. Trong đó có 248 luật khuyên làm và 365 luật cấm làm. Họ không đồng ý với nhau về điều luật nào trọng nhất, nên hôm nay một luật sĩ đã đến hỏi Chúa Giêsu: "Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?". Người đáp: "Hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn giới răn thứ hai: Hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mc.12,30-31). Giới răn thứ nhất trích trong sách Ðệ Nhị luật 6, 5. Giới răn thứ hai rút trong sách Thứ luật 19,18. Như vậy Chúa Giêsu đã nâng luật mến Chúa ngang với luật yêu người. Người đã kết hợp thành một luật duy nhất: "Mến Chúa yêu người".
1.Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Thiên Chúa là chủ tể trời đất. Ngài dựng nên muôn loài muôn vật. Ngài là nguồn mạch sự sống và là cùng đích của muôn loài muôn vật.
Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái.
Vì thế ta phải yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Thiên Chúa là quan trọng nhất của con người.
Còn chúng ta, điều gì quan trọng nhất ?
Có người cho đó là tiền: có tiền mua tiên cũng được. Mọi người đều cần tiền. Đồng tiền ảnh hưởng trên mọi sinh hoạt, chi phối mọi sinh hoạt, thậm chí còn là mục đích của mọi sinh hoạt. Điều quan trọng hơn cả là làm sao kiếm được nhiều tiền, càng nhiều càng tốt. Tiền bạc là thước đo sự thành công ở đời.
Có người cho đó là địa vị: làm thế nào để có chỗ đứng trong xã hội, được người khác kính trọng, phục tùng.
Người khác cho đó là tình yêu: chỉ có tình yêu mới làm cho người ta hạnh phúc. Đối với đôi nam nữ đang yêu thì tình yêu là quan trọng nhất.
Nhiều người cho đó là học vấn: đối với học sinh hay sinh viên, đỗ đạt là quan trọng nhất.
Đối với phần đông những người trưởng thành, thì điều quan trọng là vợ con, là gia đình, là nghề nghiệp, là nơi ăn chốn ở.
Thực tế ở đời có rất nhiều điều quan trọng, tuỳ ở hoàn cảnh và tuỳ ở từng người. Nhưng nếu điều gì cũng quan trọng nhất thì cuối cùng chẳng có gì là nhất cả, mọi sự đều tương đối. Mọi sự đều tương đối, nhưng mọi sự đều quan trọng, kể cả niềm tin tôn giáo, kể cả Chúa. Đó là não trạng của ngày hôm nay, là cám dỗ của thời đại.
Người tin Chúa và theo Chúa, cũng có người nghĩ như vậy: tiền quan trọng, mà Chúa cũng quan trọng. Có những người khá hơn, trên lý thuyết vẫn cho Chúa là quan trọng nhất, nhưng trong thực tế có những lúc tiền bạc, tình yêu và thành công ở đời cũng quan trọng như Chúa.
Nhiều người nghĩ rằng ở thế gian này không có gì là duy nhất, kể cả những điều loài người thường cho là cao quý như là chân thiện mỹ chẳng hạn. Có những điều đối với người này là chân lý, đối với người kia lại là sai lầm; đối với người này là tốt, đối người kia là không; đối với một số người là đẹp, đối với những người khác là xấu. Không có gì tuyệt đối ở trần gian. Cám dỗ tương đối hoá mọi sự là cám dỗ lớn nhất của thời đại chúng ta. Cám dỗ này rất nguy hiểm. Dễ sa ngã vì con người không muốn bị ràng buộc và hướng chiều về hưởng thụ.
Thế gian không có gì là duy nhất, không có gì là tuyệt đối.
Thiên Chúa là Siêu Việt, là Vĩnh Hằng. Mọi sự đều qua đi. Chỉ có Chúa mới là quan trọng nhất, chỉ có Chúa mới là Tuyệt Đối. Do đó chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của mình.
Chúa Giêsu đã lập lại lời kêu gọi đó, khi trả lời cho người thông luật muốn hỏi trong các giới răn điều nào quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất.
2.Yêu tha nhân như chính mình.
Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa. Còn hơn thế nữa, yêu tha nhân chính là yêu Chúa. Vì Chúa đã tự đồng hóa với con người, với những người bé nhỏ nhất trong xã hội. Điều này chính Chúa Giêsu đã công khai minh định: “Ta bảo thật, mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Thành ra hai giới răn chỉ là một. Đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một giới răn.Thánh Gioan quả quyết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Ðấng mà họ không thấy" (1Ga 4,20); ” Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn ở trong bóng tối”(1 Ga 2, 9 ).
Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.
Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật.
Lề luật của Chúa cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc nệ luật.Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. Vì "Yêu mến là chu toàn lề luật" (Rm 13,10).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh kỷ niệm 100 năm thành lập
Nguyễn Hoàng Thương
07:48 28/10/2009
Vatican (VIS) – Sáng hôm 26/10/2009, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các thành viên của Giáo Hoàng Học Viện Kinh Thánh nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Học viện. Học viện này được Đức Giáo Hoàng Piô X thành lập ngày 09/05/1909.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chào mừng Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, và bày tỏ lòng biết ơn của ngài đối với Cha Adolfo Nicolas Pachon S.J., Bề trên Tổng Quyền Dòng Tên. Ngài cho hay các tu sĩ Dòng Tên "đã có những nỗ lực hết sức to lớn, đầu tư tài chính và nhân lực vào việc điều hành Khoa Đông Phương Cổ Đại, Khoa Kinh Thánh ở học viện tại Rôma và văn phòng của Học Viện ở Giêrusalem". Ngài cũng dành sự chào đón của mình đối với Hiệu trưởng, các giáo sư và sinh viên của Giáo Hoàng Học Viện Kinh Thánh.
Đức Thánh Cha đưa ra lời huấn dụ thêm: "Lễ kỷ niệm bách chu niên này thể hiện một mục tiêu và đồng thời là một khởi điểm. Được làm phong phú nhờ kinh nghiệm của quá khứ, chư huynh đệ tiếp tục cuộc hành trình của mình bằng lòng nhiệt thành canh tân, nhận thức được sự phục vụ cho Giáo Hội mà Giáo Hội đòi hỏi: đó là đưa Kinh Thánh vào đời sống Dân Chúa để họ có thể biết làm thế nào đối mặt với những thách đố chưa từng có mà thời hiện đại đặt ra cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa. Hy vọng sẻ chia của chúng ta, trong thế giới tục hóa này, là Thánh Kinh không chỉ có thể trở thành trung tâm của thần học mà còn là nguồn lực cho tu đức và là sức sống của đức tin giữa tất cả những người tin vào Chúa Kitô".
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Hiến chế Tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa của Công đồng chung Vatican II ("Dei Verbum") đã nêu bật "tính hợp pháp và tầm quan trọng của phương pháp phê bình lịch sử, trong đó xác định ba yếu tố quan trọng: sự quan tâm đến thể loại văn học, nghiên cứu về bối cảnh lịch sử; và xem xét đến những gì thường được gọi là 'Sitz im Leben' (bối cảnh sinh sống)... Bản văn của công đồng cũng cho biết thêm một phương pháp luận biểu thị khác cho rằng Kinh Thánh là điều duy nhất bắt nguồn từ một Dân Chúa, vốn đã mang nó xuyên suốt lịch sử, tiếp sau là việc đọc Kinh Thánh như là một thể thống nhất có nghĩa là đọc Kinh Thánh trên nền tảng của Giáo Hội,... và duy trì đức tin trong Giáo Hội như là chìa khóa đích thực để giải thích Kinh Thánh.
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Nếu khoa chú giải Kinh Thánh cũng mong muốn là thần học, thì nó phải công nhận đức tin của Giáo Hội là hình thức 'đồng cảm', không có điều này Kinh Thánh vẫn còn là một cuốn sách đóng kín. Truyền Thống không đóng kín cách tiếp cận Kinh Thánh, nhưng là mở ra cho nó. Hơn nữa, Giáo Hội, trong cách tổ chức của mình, đã diễn tả quyết tâm giải thích Kinh Thánh. Thực vậy, Giáo Hội vốn được trao phó công việc giải thích một cách chân thực Lời Chúa bằng văn tự và thông truyền, thực thi quyền bính của mình nhân danh Chúa Giêsu Kitô".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chào mừng Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, và bày tỏ lòng biết ơn của ngài đối với Cha Adolfo Nicolas Pachon S.J., Bề trên Tổng Quyền Dòng Tên. Ngài cho hay các tu sĩ Dòng Tên "đã có những nỗ lực hết sức to lớn, đầu tư tài chính và nhân lực vào việc điều hành Khoa Đông Phương Cổ Đại, Khoa Kinh Thánh ở học viện tại Rôma và văn phòng của Học Viện ở Giêrusalem". Ngài cũng dành sự chào đón của mình đối với Hiệu trưởng, các giáo sư và sinh viên của Giáo Hoàng Học Viện Kinh Thánh.
Đức Thánh Cha đưa ra lời huấn dụ thêm: "Lễ kỷ niệm bách chu niên này thể hiện một mục tiêu và đồng thời là một khởi điểm. Được làm phong phú nhờ kinh nghiệm của quá khứ, chư huynh đệ tiếp tục cuộc hành trình của mình bằng lòng nhiệt thành canh tân, nhận thức được sự phục vụ cho Giáo Hội mà Giáo Hội đòi hỏi: đó là đưa Kinh Thánh vào đời sống Dân Chúa để họ có thể biết làm thế nào đối mặt với những thách đố chưa từng có mà thời hiện đại đặt ra cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa. Hy vọng sẻ chia của chúng ta, trong thế giới tục hóa này, là Thánh Kinh không chỉ có thể trở thành trung tâm của thần học mà còn là nguồn lực cho tu đức và là sức sống của đức tin giữa tất cả những người tin vào Chúa Kitô".
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Hiến chế Tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa của Công đồng chung Vatican II ("Dei Verbum") đã nêu bật "tính hợp pháp và tầm quan trọng của phương pháp phê bình lịch sử, trong đó xác định ba yếu tố quan trọng: sự quan tâm đến thể loại văn học, nghiên cứu về bối cảnh lịch sử; và xem xét đến những gì thường được gọi là 'Sitz im Leben' (bối cảnh sinh sống)... Bản văn của công đồng cũng cho biết thêm một phương pháp luận biểu thị khác cho rằng Kinh Thánh là điều duy nhất bắt nguồn từ một Dân Chúa, vốn đã mang nó xuyên suốt lịch sử, tiếp sau là việc đọc Kinh Thánh như là một thể thống nhất có nghĩa là đọc Kinh Thánh trên nền tảng của Giáo Hội,... và duy trì đức tin trong Giáo Hội như là chìa khóa đích thực để giải thích Kinh Thánh.
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Nếu khoa chú giải Kinh Thánh cũng mong muốn là thần học, thì nó phải công nhận đức tin của Giáo Hội là hình thức 'đồng cảm', không có điều này Kinh Thánh vẫn còn là một cuốn sách đóng kín. Truyền Thống không đóng kín cách tiếp cận Kinh Thánh, nhưng là mở ra cho nó. Hơn nữa, Giáo Hội, trong cách tổ chức của mình, đã diễn tả quyết tâm giải thích Kinh Thánh. Thực vậy, Giáo Hội vốn được trao phó công việc giải thích một cách chân thực Lời Chúa bằng văn tự và thông truyền, thực thi quyền bính của mình nhân danh Chúa Giêsu Kitô".
Ủy Ban ''Ecclesia Dei'' và Huynh Đoàn Thánh Piô X họp phiên đầu tiên
Nguyễn Hoàng Thương
07:50 28/10/2009
Vatcan (VIS) - Sáng hôm 26/10/2009, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican đã đưa tra thông cáo báo chí về cuộc họp giữa Ủy Ban Giáo Hoàng "Ecclesia Dei" và Huynh Đoàn Thánh Piô X.
Thông cáo báo chí cho hay: "Hôm thứ Hai 26 Tháng Mười tại Palazzo del Sant'Uffizio, trụ sở của Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin và của Ủy ban Giáo Hoàng "Ecclesia Dei", đã diễn ra phiên họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu gồm các chuyên viên của "Ecclesia Dei" và của Huynh Đoàn Thánh Piô X, với mục đích xem xét những khác biệt về giáo lý vẫn còn tồn tại giữa Huynh Đoàn và Tòa Thánh.
Thông cáo còn cho biết: “Trong bầu khí thân mật, tôn trọng và có tính cách xây dựng, các vấn đề giáo lý chủ yếu đã được nhận diện. Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong các khóa thảo luận được tổ chức trong những tháng tới, có thể hai lần một tháng. Các vấn đề sẽ được đưa ra xem xét đặc biệt có liên quan đến khái niệm về Truyền Thống, Sách Lễ Rôma của Đức Phaolô VI, việc giải thích Công Đồng Vatican II trong sự liên tục với Truyền Thống Giáo Lý Công Giáo, các chủ đề về hiệp nhất Giáo Hội và các nguyên tắc Công Giáo về đại kết, mối quan hệ giữa Kitô giáo và các tôn giáo ngoài Kitô giáo, và vấn đề tự do tôn giáo. Cuộc gặp gỡ cũng đã xác định rõ phương pháp và cách tổ chức làm việc.”
Thông cáo báo chí cho hay: "Hôm thứ Hai 26 Tháng Mười tại Palazzo del Sant'Uffizio, trụ sở của Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin và của Ủy ban Giáo Hoàng "Ecclesia Dei", đã diễn ra phiên họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu gồm các chuyên viên của "Ecclesia Dei" và của Huynh Đoàn Thánh Piô X, với mục đích xem xét những khác biệt về giáo lý vẫn còn tồn tại giữa Huynh Đoàn và Tòa Thánh.
Thông cáo còn cho biết: “Trong bầu khí thân mật, tôn trọng và có tính cách xây dựng, các vấn đề giáo lý chủ yếu đã được nhận diện. Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong các khóa thảo luận được tổ chức trong những tháng tới, có thể hai lần một tháng. Các vấn đề sẽ được đưa ra xem xét đặc biệt có liên quan đến khái niệm về Truyền Thống, Sách Lễ Rôma của Đức Phaolô VI, việc giải thích Công Đồng Vatican II trong sự liên tục với Truyền Thống Giáo Lý Công Giáo, các chủ đề về hiệp nhất Giáo Hội và các nguyên tắc Công Giáo về đại kết, mối quan hệ giữa Kitô giáo và các tôn giáo ngoài Kitô giáo, và vấn đề tự do tôn giáo. Cuộc gặp gỡ cũng đã xác định rõ phương pháp và cách tổ chức làm việc.”
Con đường đối thoại đại kết Công Giáo – Chính Thống Giáo còn dài nhưng phải theo đuổi
Nguyễn Hoàng Thương
07:51 28/10/2009
Paphos (AsiaNews) - Công việc của giai đoạn đầu trong các cuộc gặp hậu Hội nghị Ravenna 2007, giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo về việc hiệp nhất hai giáo hội đã kết thúc ở Paphos, Cyprus (Síp) với một khẳng định chung về thiện ý tiến tới "bằng mọi giá". Tại Ravenna, Công Giáo và Chính Thống Giáo đã ký một bản văn trong đó công nhận rằng thẩm quyền tối thượng (primacy) và collegiality (giám mục đoàn) là những khái niệm phụ thuộc lẫn nhau. Vì lý do này, thẩm quyền tối thượng trong đời sống của Giáo Hội trên mọi bình diện - khu vực và hoàn vũ - luôn luôn phải được xem xét và khảo sát trong bối cảnh của giám mục đoàn và đồng thời, giám mục đoàn (Thượng Hội Đồng Giám Mục) trong bối cảnh của thẩm quyền tối thượng.
Như đã đồng ý trong hội nghị Ravenna, nơi mà, đúng như Đức Giám Mục Công giáo Dimitri Salachas nhận định về cuộc thảo luận đầu tiên sau nhiều thế kỷ hiểu lầm nghiêm trọng về sự hiệp nhất giữa hai giáo hội bắt đầu, Ủy ban Hỗn hợp đã thảo luận về vai trò của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên dựa trên một bản văn đã được Ủy ban Hỗn hợp chuẩn bị vào tháng 10 năm 2008 ở Crete, Hy Lạp. Bản văn có tựa đề "Vai trò của Giám Mục thành Rôma trong sự Hiệp Thông của Giáo Hội trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất" cố gắng đề cập đến những quan điểm của các nhân vật nổi tiếng đã được ghi dấu trong lịch sử Giáo Hội của thiên niên kỷ thứ nhất, thời kỳ hiệp nhất, và nghiên cứu tỉ mỉ trong ánh sáng của bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa về thời kỳ này.
Lý do để bắt đầu các cuộc thảo luận bằng việc xem xét về tình trạng của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất, như đã được đồng ý, nằm trong một thực tế là ý định của hai bên bắt đầu từ những gì mang tính lịch sử hiệp nhất hai giáo hội, để rồi dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn, trong bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, về lý do của sự chia rẽ, bất chấp sự cần thiết hiệp nhất của hai giáo hội.
Theo tuyên bố Paphos thì tất nhiên là con đường còn dài, nhưng cả hai bên đều có thiện chí để tiến về phía trước bằng mọi giá, cố gắng làm dịu đi những lo ngại của những người trong nhóm phản đối viễn tượng hiệp nhất. Trong giới Chính Thống có một số khu vực lại thích sự độc lập của họ, tuy nhiên, trong khi đó trong giới Công Giáo thì một số khu vực, đặc trưng bởi nền văn hóa tỉnh lẻ, lại rơi vào chủ nghĩa duy lý giáo điều cường điệu, làm trở ngại thiện ý hơn nữa để giải quyết các vấn đề khác biệt. Theo một vị giám mục Công Giáo bày tỏ thì chúng ta chịu đau đớn từ một chế độ giáo hoàng bị phóng đại, đồng thời, mà ngay cả chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng thường đề cập đến những bản văn của các đại giáo phụ của Giáo Hội Hiệp Nhất. Một số không nhỏ các phong trào đại kết đồng ý một thực tế trong quản trị những công việc của Giáo Hội chuyên quyền hơn là khái niệm giám mục đoàn đã được phổ biến. Đó là lý do tại sao chúng ta đi đến hồi bi thảm trong thiên niên kỷ thứ hai, với tất cả những hậu quả của nó đối với Giáo Hội phổ quát.
Trong ngắn hạn, những nỗ lực đã được thực hiện nhắm đến thiên niên kỷ thứ hai bất chính – thiên niên kỷ của chia rẽ và vạ tuyệt thông – càng để chậm trễ càng tốt, bằng cách tham gia vào suy xét của nhà vật lý vĩ đại Max Planck, người Đức, như bị theo dõi một cách hiềm thù ở Síp, người cho rằng những lý thuyết mới được chấp nhận không vì người sáng tạo ra chúng chấp nhận chúng, mà vì những thế hệ mới phát triển và được hình thành trong đó. Nói cách khác, thời gian là bác sĩ tốt nhất.
Và có những người nhớ lại những diễn từ của Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Rôma vào năm 2004 trong một cuộc họp mặt với những người trẻ ở nhà thờ Thánh Tông Đồ Bartholomew trên đảo Tiber, do cộng đoàn St. Egidio tổ chức. Trả lời câu hỏi của họ khi nào sẽ hoàn tất công cuộc đại kết giữa hai giáo hội, Đức Bartholomew trả lời trong tiếng vỗ tay vang dội rằng: "nếu sự hiệp nhất phụ thuộc vào các linh mục chúng tôi thì con đường sẽ còn dài. Tuy nhiên, nó tùy thuộc vào các bạn, tín hữu của Giáo Hội, những người sẽ buộc chúng tôi thúc đẩy tiến trình".
Cuối cùng, Ủy ban Hỗn hợp đã công bố vòng tiếp theo của cuộc thảo luận và sửa chữa bản văn Crete vào khoảng 20-27 tháng Chín 2010 tại Vienna. Vòng đàm phán này sẽ được Đức Hồng Y Christoph Schönborn tổ chức.
Như đã đồng ý trong hội nghị Ravenna, nơi mà, đúng như Đức Giám Mục Công giáo Dimitri Salachas nhận định về cuộc thảo luận đầu tiên sau nhiều thế kỷ hiểu lầm nghiêm trọng về sự hiệp nhất giữa hai giáo hội bắt đầu, Ủy ban Hỗn hợp đã thảo luận về vai trò của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên dựa trên một bản văn đã được Ủy ban Hỗn hợp chuẩn bị vào tháng 10 năm 2008 ở Crete, Hy Lạp. Bản văn có tựa đề "Vai trò của Giám Mục thành Rôma trong sự Hiệp Thông của Giáo Hội trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất" cố gắng đề cập đến những quan điểm của các nhân vật nổi tiếng đã được ghi dấu trong lịch sử Giáo Hội của thiên niên kỷ thứ nhất, thời kỳ hiệp nhất, và nghiên cứu tỉ mỉ trong ánh sáng của bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa về thời kỳ này.
Lý do để bắt đầu các cuộc thảo luận bằng việc xem xét về tình trạng của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất, như đã được đồng ý, nằm trong một thực tế là ý định của hai bên bắt đầu từ những gì mang tính lịch sử hiệp nhất hai giáo hội, để rồi dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn, trong bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, về lý do của sự chia rẽ, bất chấp sự cần thiết hiệp nhất của hai giáo hội.
Theo tuyên bố Paphos thì tất nhiên là con đường còn dài, nhưng cả hai bên đều có thiện chí để tiến về phía trước bằng mọi giá, cố gắng làm dịu đi những lo ngại của những người trong nhóm phản đối viễn tượng hiệp nhất. Trong giới Chính Thống có một số khu vực lại thích sự độc lập của họ, tuy nhiên, trong khi đó trong giới Công Giáo thì một số khu vực, đặc trưng bởi nền văn hóa tỉnh lẻ, lại rơi vào chủ nghĩa duy lý giáo điều cường điệu, làm trở ngại thiện ý hơn nữa để giải quyết các vấn đề khác biệt. Theo một vị giám mục Công Giáo bày tỏ thì chúng ta chịu đau đớn từ một chế độ giáo hoàng bị phóng đại, đồng thời, mà ngay cả chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng thường đề cập đến những bản văn của các đại giáo phụ của Giáo Hội Hiệp Nhất. Một số không nhỏ các phong trào đại kết đồng ý một thực tế trong quản trị những công việc của Giáo Hội chuyên quyền hơn là khái niệm giám mục đoàn đã được phổ biến. Đó là lý do tại sao chúng ta đi đến hồi bi thảm trong thiên niên kỷ thứ hai, với tất cả những hậu quả của nó đối với Giáo Hội phổ quát.
Trong ngắn hạn, những nỗ lực đã được thực hiện nhắm đến thiên niên kỷ thứ hai bất chính – thiên niên kỷ của chia rẽ và vạ tuyệt thông – càng để chậm trễ càng tốt, bằng cách tham gia vào suy xét của nhà vật lý vĩ đại Max Planck, người Đức, như bị theo dõi một cách hiềm thù ở Síp, người cho rằng những lý thuyết mới được chấp nhận không vì người sáng tạo ra chúng chấp nhận chúng, mà vì những thế hệ mới phát triển và được hình thành trong đó. Nói cách khác, thời gian là bác sĩ tốt nhất.
Và có những người nhớ lại những diễn từ của Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Rôma vào năm 2004 trong một cuộc họp mặt với những người trẻ ở nhà thờ Thánh Tông Đồ Bartholomew trên đảo Tiber, do cộng đoàn St. Egidio tổ chức. Trả lời câu hỏi của họ khi nào sẽ hoàn tất công cuộc đại kết giữa hai giáo hội, Đức Bartholomew trả lời trong tiếng vỗ tay vang dội rằng: "nếu sự hiệp nhất phụ thuộc vào các linh mục chúng tôi thì con đường sẽ còn dài. Tuy nhiên, nó tùy thuộc vào các bạn, tín hữu của Giáo Hội, những người sẽ buộc chúng tôi thúc đẩy tiến trình".
Cuối cùng, Ủy ban Hỗn hợp đã công bố vòng tiếp theo của cuộc thảo luận và sửa chữa bản văn Crete vào khoảng 20-27 tháng Chín 2010 tại Vienna. Vòng đàm phán này sẽ được Đức Hồng Y Christoph Schönborn tổ chức.
Các lãnh đạo Công giáo và Chính thống giáo bày tỏ ''sự buồn phiền'' về quyết định chấp nhận hôn nhân đồng tính của Tin Lành tại Thụy Điển
Peter Nguyễn Minh Trung
10:18 28/10/2009
STOCKHOLM, THỤY ĐIỂN, 25-10-2009 (CNA) - Giáo hội Công giáo và Chính thống ở Thụy Điển đã phản hồi với thái độ buồn phiền về quyết định của Thượng Hội Đồng Chung Giáo hội Luther tại nước này về việc cho phép cử hành "lễ cưới" đồng tính trong các nhà thờ, điều này sẽ khiến cho khoảng cách giữa các Giáo hội ngày càng lớn và rời xa truyền thống Kitô giáo.
Trong một thông cáo chung, cha Fredrik Emanuelson, người đứng đầu Ủy ban Các nỗ lực Đại kết của Giáo hội Công giáo Thụy Điển, đã cùng với đại diện Chính thống giáo là linh mục Misha Jaksic nói rằng hai Giáo hội vô cùng buồn rầu khi đón nhận tin về quyết định của Giáo hội Luther.
Thông cáo viết: "Điều đó không chỉ đi ngược lại truyền thống Kitô giáo mà còn trái ngược với quan điểm tiêu biểu của tất cả các tôn giáo về bản chất của hôn nhân", theo thông tấn xã SIR.
Phát ngôn viên của hai Giáo hội nói: Thượng Hội Đồng Chung Giáo hội Luther đã diễn tả một cách nhìn hoàn toàn khác so với cách Giáo hội và các Kitô hữu hiểu biết về hôn nhân.
Cả Công giáo lẫn Chính thống đều không ngạc nhiên trước quyết định này, vì nó đã được tranh cãi trong suốt thời gian dài.
Theo hãng tin SIR, cuộc tranh luận trên khởi nguồn từ đầu năm 2009 sau khi một luật của Thụy Điển được ban hành cho phép hôn nhân đồng tính có hiệu lực dân sự.
Thông cáo chung Công giáo - Chính thống nói: "Không ai trong chúng ta muốn hủy bỏ cuộc đối thoại đại kết với Giáo hội Luther Thụy Điển. Tuy nhiên, quyết định này của Giáo hội Luther Thụy Điển đã làm cho khoảng cách giữa các Giáo hội ngày càng rời xa."
Thông cáo kết luận rằng, đối thoại là phương thế "quan trọng hơn bao giờ hết" để làm thỏa mãn ước ao hiệp nhất Kitô giáo.
Giáo hội Thụy Điển là giáo phái Luther có số giáo dân đông nhất vùng Bắc Âu.
Trong một thông cáo chung, cha Fredrik Emanuelson, người đứng đầu Ủy ban Các nỗ lực Đại kết của Giáo hội Công giáo Thụy Điển, đã cùng với đại diện Chính thống giáo là linh mục Misha Jaksic nói rằng hai Giáo hội vô cùng buồn rầu khi đón nhận tin về quyết định của Giáo hội Luther.
Thông cáo viết: "Điều đó không chỉ đi ngược lại truyền thống Kitô giáo mà còn trái ngược với quan điểm tiêu biểu của tất cả các tôn giáo về bản chất của hôn nhân", theo thông tấn xã SIR.
Phát ngôn viên của hai Giáo hội nói: Thượng Hội Đồng Chung Giáo hội Luther đã diễn tả một cách nhìn hoàn toàn khác so với cách Giáo hội và các Kitô hữu hiểu biết về hôn nhân.
Cả Công giáo lẫn Chính thống đều không ngạc nhiên trước quyết định này, vì nó đã được tranh cãi trong suốt thời gian dài.
Theo hãng tin SIR, cuộc tranh luận trên khởi nguồn từ đầu năm 2009 sau khi một luật của Thụy Điển được ban hành cho phép hôn nhân đồng tính có hiệu lực dân sự.
Thông cáo chung Công giáo - Chính thống nói: "Không ai trong chúng ta muốn hủy bỏ cuộc đối thoại đại kết với Giáo hội Luther Thụy Điển. Tuy nhiên, quyết định này của Giáo hội Luther Thụy Điển đã làm cho khoảng cách giữa các Giáo hội ngày càng rời xa."
Thông cáo kết luận rằng, đối thoại là phương thế "quan trọng hơn bao giờ hết" để làm thỏa mãn ước ao hiệp nhất Kitô giáo.
Giáo hội Thụy Điển là giáo phái Luther có số giáo dân đông nhất vùng Bắc Âu.
Giám mục Tây Ban Nha về hưu đến truyền giáo ở Pêru, nơi thiếu trầm trọng các linh mục
Peter Nguyễn Minh Trung
10:19 28/10/2009
VALENCIA, TÂY BAN NHA, 27-10-2009 (CNA) - Đức cha Jose Gea Escolano, nguyên Giám mục giáo phận Mondonedo-Ferrol vừa nghỉ hưu, hiện trở thành nhà truyền giáo ở Pêru nói một trong những nhiệm vụ chính của ngài trong tuần là nghe và giải tội vào mỗi Chúa nhật từ "5 đến 6 tiếng...có khi là 10."
Đức cha Gea, năm nay 80 tuổi, và 18 năm phục vụ tại Tây Ban Nha, vừa kỷ niệm 4 năm trở thành nhà truyền giáo ở giáo phận Carabayllo (Pêru), nơi ngài được bài sai đến sau khi nghỉ hưu.
Ngài hy vọng vẫn được tiếp tục hoạt động truyền giáo ở Pêru "cho đến khi nào Chúa còn muốn". Đức cha nói Pêru là quốc gia thiếu trầm trọng các linh mục, và do đó một nhu cầu bức thiết là phải có sự hiện diện nhiều hơn của các linh mục và thừa sai.
Giám mục Gea cũng bày tỏ quan tâm đến các gia đình đang chịu chia cách sau hôn nhân, và con cái họ phải lớn lên trong một xã hội đầy bất ổn khi thiếu vắng cha mẹ.
Tại giáo phận Carabayllo, Đức cha Gea cộng tác ở giáo xứ Santa Maria de la Providencia, nơi đã 16 năm qua đặt dưới sự chăm sóc của các thừa sai Tây Ban Nha.
Đức cha Gea, năm nay 80 tuổi, và 18 năm phục vụ tại Tây Ban Nha, vừa kỷ niệm 4 năm trở thành nhà truyền giáo ở giáo phận Carabayllo (Pêru), nơi ngài được bài sai đến sau khi nghỉ hưu.
Ngài hy vọng vẫn được tiếp tục hoạt động truyền giáo ở Pêru "cho đến khi nào Chúa còn muốn". Đức cha nói Pêru là quốc gia thiếu trầm trọng các linh mục, và do đó một nhu cầu bức thiết là phải có sự hiện diện nhiều hơn của các linh mục và thừa sai.
Giám mục Gea cũng bày tỏ quan tâm đến các gia đình đang chịu chia cách sau hôn nhân, và con cái họ phải lớn lên trong một xã hội đầy bất ổn khi thiếu vắng cha mẹ.
Tại giáo phận Carabayllo, Đức cha Gea cộng tác ở giáo xứ Santa Maria de la Providencia, nơi đã 16 năm qua đặt dưới sự chăm sóc của các thừa sai Tây Ban Nha.
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Cộng hòa Cyprus vào năm 2010
Peter Nguyễn Minh Trung
10:20 28/10/2009
NICOSIA, CYPRUS (ZENIT) - Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ viếng thăm Cộng hòa Cyprus vào tháng 06 năm 2010, theo tuyên bố của đảo quốc này.
Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời mời thăm Síp của Tổng thống Síp Demitris Christofias khi ông được ngài tiếp kiến tại Vatican ngày 27-03-2009.
Một trong những chủ đề chính được thảo luận tại cuộc gặp gỡ giữa hai vị là đối thoại liên tôn và đối thoại đại kết.
Trong buổi tiếp kiến, tổng thống cũng báo cáo với Đức Giáo Hoàng về tình trạng của các nhà thờ và công trình Kitô giáo hiện có ở phía Bắc hòn đảo này, trong khu vực người Turks từng cai trị, mà nay đã bị hủy hoại.
Đài phát thanh Vatican cho biết Giáo hội địa phương tại Síp rất hân hoan trước tin vui về chuyến tông du của Đức Thánh Cha vào năm tới.
Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, Thượng phụ Giáo chủ Latinh vùng Jerusalem; Đức cha Joseph Soueif, Tổng Giám Mục Maronite của Síp; và cha Pierbattista Pizzaballa, Giám hộ vùng Đất Thánh đã bày tỏ sự vui mừng trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Benedict XVI.
Chương trình Radio của Tòa Thánh cho biết quốc đảo Síp đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại thần học giữa Công giáo và Chính thống.
Ủy ban Hỗn hợp Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Công giáo và Chính thống đã gặp nhau tại Paphos (Síp) trong phiên họp toàn thể lần thứ 11 diễn ra từ ngày 16 đến 23 tháng 10-2009.
Các lãnh đạo Giáo hội đã xem xét lại bản văn Crete được soạn thảo nháp tại phiên họp năm 2008. Hiện ủy ban đang bàn thảo về vai trò của vị Giám mục thành Rôma trong toàn thể Giáo hội ở thiên niên kỷ thứ nhất -- trước cuộc Đại Ly Giáo năm 1054.
Là một cựu thuộc địa của Anh mãi đến năm 1960, Síp trở thành một nền cộng hoà độc lập năm và một thành viên của khối thịnh vượng chung châu Âu năm 1961. Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng, và đã là một thành viên của Liên minh Châu Âu EU từ ngày 01-05-2004. Năm 1964, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách xâm lược Síp nhưng bị Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson mạnh mẽ lên án trong một bức thư ngày 05-06-1964, vùng bị Thổ Nhĩ Kỳ hăm he xâm lược nay trở thành một nền cộng hòa miền Bắc không được quốc tế công nhận.
Đảo quốc Síp gồm khoảng 78% dân số theo Chính thống giáo Hy Lạp, 18% theo Hồi giáo.
Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời mời thăm Síp của Tổng thống Síp Demitris Christofias khi ông được ngài tiếp kiến tại Vatican ngày 27-03-2009.
Một trong những chủ đề chính được thảo luận tại cuộc gặp gỡ giữa hai vị là đối thoại liên tôn và đối thoại đại kết.
Trong buổi tiếp kiến, tổng thống cũng báo cáo với Đức Giáo Hoàng về tình trạng của các nhà thờ và công trình Kitô giáo hiện có ở phía Bắc hòn đảo này, trong khu vực người Turks từng cai trị, mà nay đã bị hủy hoại.
Đài phát thanh Vatican cho biết Giáo hội địa phương tại Síp rất hân hoan trước tin vui về chuyến tông du của Đức Thánh Cha vào năm tới.
Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, Thượng phụ Giáo chủ Latinh vùng Jerusalem; Đức cha Joseph Soueif, Tổng Giám Mục Maronite của Síp; và cha Pierbattista Pizzaballa, Giám hộ vùng Đất Thánh đã bày tỏ sự vui mừng trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Benedict XVI.
Chương trình Radio của Tòa Thánh cho biết quốc đảo Síp đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại thần học giữa Công giáo và Chính thống.
Ủy ban Hỗn hợp Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Công giáo và Chính thống đã gặp nhau tại Paphos (Síp) trong phiên họp toàn thể lần thứ 11 diễn ra từ ngày 16 đến 23 tháng 10-2009.
Các lãnh đạo Giáo hội đã xem xét lại bản văn Crete được soạn thảo nháp tại phiên họp năm 2008. Hiện ủy ban đang bàn thảo về vai trò của vị Giám mục thành Rôma trong toàn thể Giáo hội ở thiên niên kỷ thứ nhất -- trước cuộc Đại Ly Giáo năm 1054.
Là một cựu thuộc địa của Anh mãi đến năm 1960, Síp trở thành một nền cộng hoà độc lập năm và một thành viên của khối thịnh vượng chung châu Âu năm 1961. Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng, và đã là một thành viên của Liên minh Châu Âu EU từ ngày 01-05-2004. Năm 1964, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách xâm lược Síp nhưng bị Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson mạnh mẽ lên án trong một bức thư ngày 05-06-1964, vùng bị Thổ Nhĩ Kỳ hăm he xâm lược nay trở thành một nền cộng hòa miền Bắc không được quốc tế công nhận.
Đảo quốc Síp gồm khoảng 78% dân số theo Chính thống giáo Hy Lạp, 18% theo Hồi giáo.
Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội thăm Cuba
Peter Nguyễn Minh Trung
10:21 28/10/2009
VATICAN, 27-10-2009 (ZENIT) - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội sẽ thăm chính thức Cuba vào tháng tới và đọc diễn văn khai mạc khóa họp của Hội Đồng Giám Mục quốc gia này.
Văn phòng Hội đồng Truyền thông Tòa Thánh đã xác nhận tin trên và cho biết Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch, sẽ đến thăm đảo quốc Cuba từ ngày 04 đến 08 tháng 11 do HĐGM Cuba đặt lời mời.
Bên cạnh đó, vị chủ tịch của Hội đồng Truyền thông cũng sẽ đọc diễn văn khai mạc trong phiên họp toàn thể của các Giám mục Cuba, ngài sẽ thăm Chủng viện Thánh Carlos và Thánh Ambrose, sau đó là bài nói chuyện của vị Tổng Giám Mục tại Hội đồng Ủy ban Quốc gia về Truyền thông Xã hội của HĐGM Cuba.
Ngày 06-11, Đức TGM Celli sẽ đọc diễn văn trước công chúng về chủ đề "Giáo hội, Truyền thông và Thời đại Số" tại Nhà thờ Thánh Catarina thành Siêna ở thủ đô La Havana.
Văn phòng Hội đồng Truyền thông Tòa Thánh đã xác nhận tin trên và cho biết Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch, sẽ đến thăm đảo quốc Cuba từ ngày 04 đến 08 tháng 11 do HĐGM Cuba đặt lời mời.
Bên cạnh đó, vị chủ tịch của Hội đồng Truyền thông cũng sẽ đọc diễn văn khai mạc trong phiên họp toàn thể của các Giám mục Cuba, ngài sẽ thăm Chủng viện Thánh Carlos và Thánh Ambrose, sau đó là bài nói chuyện của vị Tổng Giám Mục tại Hội đồng Ủy ban Quốc gia về Truyền thông Xã hội của HĐGM Cuba.
Ngày 06-11, Đức TGM Celli sẽ đọc diễn văn trước công chúng về chủ đề "Giáo hội, Truyền thông và Thời đại Số" tại Nhà thờ Thánh Catarina thành Siêna ở thủ đô La Havana.
Thêm chuyện nhà Kennedy: Lại thêm Đức Tổng Giám Mục NY cũng đòi Dân biểu Kennedy xin lỗi
Trần Mạnh Trác
14:09 28/10/2009
New York, NY, Ngày 27 tháng 10 năm 2009 / 09:55 (CNA). - Đồng tình với các phản ứng lên án dân biểu Patrick Kennedy sau khi ông tố cáo các giám mục Công Giáo đang gieo rắc bất hòa về cải cách chăm sóc sức khỏe, tổng giám mục của New York là Timothy Dolan đã nhận xét là "đáng buồn, không thích hợp, và không chính xác" và đã yêu cầu Kennedy xin lỗi.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNS, dân biểu Kennedy (D-RI), con trai của cố Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, đã buộc tội Giáo Hội Công Giáo là thổi "ngọn lửa của bất đồng và bất hòa" bởi vì các giám mục Công giáo tuyên bố rằng họ sẽ phản đối đề nghị cải cách chăm sóc sức khỏe, trừ khi nó cấm tài trợ phá thai một cách rõ ràng.
Đức Tổng Giám Mục Dolan nhận xét về lời phát biểu cuả Kennedy trong một bài blog đăng trên trang web của Tổng Giáo Phận New York ngày 26 Tháng mười vừa qua.
"Cộng đồng Công Giáo Hoa Kỳ không cần phải được giảng dạy về chăm sóc y tế. Chúng tôi đã hăng hái cổ động nó trong nhiều thế kỷ. Và các giám mục chúng tôi đã ủng hộ cho y tế phổ quát trong một thời gian lâu dài.
"Tất cả chúng tôi yêu cầu là nó phải là - phổ quát - có nghĩa là nó bao gồm các em bé bất lực trong bụng mẹ, những người nhập cư và các bà mẹ già trong hospice, và nó bảo vệ quyền lương tâm cá nhân của nhân viên y tế.
"Đây là những gì Tổng thống đã nói ông muốn; đây là những gì các giám mục chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn.”
Vị tổng giám mục cho rằng, Giám mục Providence Thomas Tobin, là giám mục của Kennedy, có một điểm "chính xác" khi nói rằng vị dân biểu nợ một lời xin lỗi đến Giáo hội Công giáo.
Giám mục Tobin đã gọi Kennedy là một sự thất vọng "cho Giáo hội Công giáo" và chỉ trích lời phát biểu của vị dân biểu là "vô trách nhiệm."
Trong một cuộc phỏng vấn với CNS, dân biểu Kennedy (D-RI), con trai của cố Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, đã buộc tội Giáo Hội Công Giáo là thổi "ngọn lửa của bất đồng và bất hòa" bởi vì các giám mục Công giáo tuyên bố rằng họ sẽ phản đối đề nghị cải cách chăm sóc sức khỏe, trừ khi nó cấm tài trợ phá thai một cách rõ ràng.
Đức Tổng Giám Mục Dolan nhận xét về lời phát biểu cuả Kennedy trong một bài blog đăng trên trang web của Tổng Giáo Phận New York ngày 26 Tháng mười vừa qua.
"Cộng đồng Công Giáo Hoa Kỳ không cần phải được giảng dạy về chăm sóc y tế. Chúng tôi đã hăng hái cổ động nó trong nhiều thế kỷ. Và các giám mục chúng tôi đã ủng hộ cho y tế phổ quát trong một thời gian lâu dài.
"Tất cả chúng tôi yêu cầu là nó phải là - phổ quát - có nghĩa là nó bao gồm các em bé bất lực trong bụng mẹ, những người nhập cư và các bà mẹ già trong hospice, và nó bảo vệ quyền lương tâm cá nhân của nhân viên y tế.
"Đây là những gì Tổng thống đã nói ông muốn; đây là những gì các giám mục chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn.”
Vị tổng giám mục cho rằng, Giám mục Providence Thomas Tobin, là giám mục của Kennedy, có một điểm "chính xác" khi nói rằng vị dân biểu nợ một lời xin lỗi đến Giáo hội Công giáo.
Giám mục Tobin đã gọi Kennedy là một sự thất vọng "cho Giáo hội Công giáo" và chỉ trích lời phát biểu của vị dân biểu là "vô trách nhiệm."
Đức Thánh Cha nhắc đến gương sáng của hai Thánh Tông Đồ Simon và Giuđa
Bùi Hữu Thư
19:25 28/10/2009
VATICAN, ngày 28 tháng 10, 2009 (Zenit.org).- Hôm nay, trong lời chào mừng thường lệ vào cuối buổi triều kiến chung, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nêu lên cho những bệnh nhân, các cặp hôn nhân mới cưới, và giới trẻ, tấm gương của các Thánh Tông Đồ Simon and Giuđa.
"Chớ gì chứng tá Phúc Âm của hai vị thánh này nâng đỡ các bạn trẻ thân mến, trong sự cam kết trung thành hàng ngày cho Chúa Kitô.” Đức Thánh Cha nói như vậy khi ngài kết thúc bài giảng tại quảng trường Thánh Phêrô.
Ngài tiếp, "Chớ gì tấm gương này khuyến khích các bạn, hỡi các bệnh nhân, hãy luôn luôn theo bước chân Chúa Giêsu trên con đường khó khăn và đau khổ. Chớ gì tấm gương này cũng giúp đỡ các bạn mới thành hôn làm cho gia đình các bạn trở thành nơi có sự gặp gỡ thường trực với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân."
"Chớ gì chứng tá Phúc Âm của hai vị thánh này nâng đỡ các bạn trẻ thân mến, trong sự cam kết trung thành hàng ngày cho Chúa Kitô.” Đức Thánh Cha nói như vậy khi ngài kết thúc bài giảng tại quảng trường Thánh Phêrô.
Ngài tiếp, "Chớ gì tấm gương này khuyến khích các bạn, hỡi các bệnh nhân, hãy luôn luôn theo bước chân Chúa Giêsu trên con đường khó khăn và đau khổ. Chớ gì tấm gương này cũng giúp đỡ các bạn mới thành hôn làm cho gia đình các bạn trở thành nơi có sự gặp gỡ thường trực với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân."
Hội Hiệp Sĩ Columbus được ban tặng huy chương Lupa Capitolina tôn vinh các dịch vụ đã thực hiện tại Roma
Trần Mạnh Trác
21:52 28/10/2009
Roma, Ý, ngày 28 tháng 10 2009 / 4:06 (CNA). - Thủ lãnh tối cao của hội (dòng, order) Hiệp Sĩ Columbus Carl A. Anderson vào ngày Thứ tư sẽ nhận huy chương Lupa Capitolina (Sói Mẹ của Thủ đô) là giải thưởng tôn vinh 90 năm công vụ của hội ở Roma.
Ông Anderson sẽ nhận giải thưởng từ tay thị trưởng Gianni Alemanno vào tối thứ tư trên ngọn đồi Campidoglio là một trong bẩy ngọn đồi cuả Roma.
"Tôi vinh dự nhận được giải thưởng từ thành phố Roma cho các công tác lớn của các Hiệp Sĩ Columbus đã làm ở đây gần một thế kỷ," Ông Anderson đã phát biểu như trên trong một thông cáo của hội Hiệp sĩ Columbus.
"Là thành phố vĩnh cửu và là trung tâm của Giáo Hội Công Giáo, Roma có một vị trí đặc biệt trong trái tim của Hiệp Sĩ Columbus, và chúng tôi mong muốn sẽ có 90 năm phục vụ nữa trong thành phố lớn này."
Năm 1920 một phái đoàn của hội Hiệp sĩ cầm đầu bởi hiệp sỹ tối cao James Flaherty đã gặp ĐGH Benedict XV. Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu hội Hiệp sĩ mở rộng công việc của họ ở Roma.
Trong thập niên 1920 hội Hiệp sĩ đã mở một số cơ sở thể thao miễn phí cho thanh thiếu niên Roma. Và trong năm 1950 một cơ sở nữa được mở thêm. Các Hiệp sĩ tiếp tục điều khiển bốn cơ sở thường xuyên sử dụng bởi thanh thiếu niên Roma.
Các hiệp sĩ cũng tặng một đài phát thanh tần sóng ngắn cho Vatican vào năm 1966 và hiện trả chi phí một tần sóng vệ tinh telecasts ra toàn thế giới cho Vatican.
Trong những năm 1980 hội Hiệp sĩ tài trợ xây dựng một số nhà nguyện và tài trợ việc phục hồi mặt tiền của đền Thánh Phêrô. Trong những năm 1990 hội Hiệp sĩ hỗ trợ tài chính cho việc sửa chữa mái và đá màu cuả nhà nguyện Bí Tích Thánh Thể tại đền thánh Phêrô, cũng như phục hồi sân Maderno và cánh cửa lớn cho năm thánh 2000.
Trong thập kỷ qua hội Hiệp sĩ tài trợ nhiều hội nghị học tập và các nỗ lực khác trong công tác phục hồi. Hội cũng tài trợ cho các nỗ lực hoà giải giữa Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo, được tổ chức tại Vatican vào năm 2004 với sự có mặt của ĐGH John Paul II.
Giải thưởng Lupa Capitolina được đặt tên theo con sói mẹ mà huyền thoại của Roma kể lại rằng sói đã nuôi (cho bú) hai anh em Romulus and Remus là những người sẽ thành lập ra thành phố Roma. Bức tượng cuả giải thưởng này là một phiên bản thu nhỏ của bức tượng nổi tiếng sói nuôi hai anh em Romulus và Remus lúc sơ sinh.
Năm ngoái, vinh dự này đã được trao cho diễn viên Mỹ gốc Ý là Al Pacino.
Ông Anderson sẽ nhận giải thưởng từ tay thị trưởng Gianni Alemanno vào tối thứ tư trên ngọn đồi Campidoglio là một trong bẩy ngọn đồi cuả Roma.
"Tôi vinh dự nhận được giải thưởng từ thành phố Roma cho các công tác lớn của các Hiệp Sĩ Columbus đã làm ở đây gần một thế kỷ," Ông Anderson đã phát biểu như trên trong một thông cáo của hội Hiệp sĩ Columbus.
"Là thành phố vĩnh cửu và là trung tâm của Giáo Hội Công Giáo, Roma có một vị trí đặc biệt trong trái tim của Hiệp Sĩ Columbus, và chúng tôi mong muốn sẽ có 90 năm phục vụ nữa trong thành phố lớn này."
Năm 1920 một phái đoàn của hội Hiệp sĩ cầm đầu bởi hiệp sỹ tối cao James Flaherty đã gặp ĐGH Benedict XV. Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu hội Hiệp sĩ mở rộng công việc của họ ở Roma.
Trong thập niên 1920 hội Hiệp sĩ đã mở một số cơ sở thể thao miễn phí cho thanh thiếu niên Roma. Và trong năm 1950 một cơ sở nữa được mở thêm. Các Hiệp sĩ tiếp tục điều khiển bốn cơ sở thường xuyên sử dụng bởi thanh thiếu niên Roma.
Các hiệp sĩ cũng tặng một đài phát thanh tần sóng ngắn cho Vatican vào năm 1966 và hiện trả chi phí một tần sóng vệ tinh telecasts ra toàn thế giới cho Vatican.
Trong những năm 1980 hội Hiệp sĩ tài trợ xây dựng một số nhà nguyện và tài trợ việc phục hồi mặt tiền của đền Thánh Phêrô. Trong những năm 1990 hội Hiệp sĩ hỗ trợ tài chính cho việc sửa chữa mái và đá màu cuả nhà nguyện Bí Tích Thánh Thể tại đền thánh Phêrô, cũng như phục hồi sân Maderno và cánh cửa lớn cho năm thánh 2000.
Trong thập kỷ qua hội Hiệp sĩ tài trợ nhiều hội nghị học tập và các nỗ lực khác trong công tác phục hồi. Hội cũng tài trợ cho các nỗ lực hoà giải giữa Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo, được tổ chức tại Vatican vào năm 2004 với sự có mặt của ĐGH John Paul II.
Giải thưởng Lupa Capitolina được đặt tên theo con sói mẹ mà huyền thoại của Roma kể lại rằng sói đã nuôi (cho bú) hai anh em Romulus and Remus là những người sẽ thành lập ra thành phố Roma. Bức tượng cuả giải thưởng này là một phiên bản thu nhỏ của bức tượng nổi tiếng sói nuôi hai anh em Romulus và Remus lúc sơ sinh.
Năm ngoái, vinh dự này đã được trao cho diễn viên Mỹ gốc Ý là Al Pacino.
Thánh Mẫu Học của một người thệ phản trở lại
Vũ Văn An
22:46 28/10/2009
Đi thăm một tiệm sách Công Giáo ở Úc hay ở Mỹ hiện nay, ai cũng nghĩ rằng khó có thể viết gì thêm về Đức Mẹ. Nhưng lúc Mark Shea, một tác giả rất quen thuộc của người Công Giáo Mỹ hiện nay, đang suy nghĩ về việc chuyền niềm tin từ Thệ Phản qua Công Giáo, ông gặp được ít tác phẩm tổng hợp có thể giải quyết các quan tâm Thệ Phản của ông đối với học lý và lòng tôn sùng Đức Mẹ của người Công Giáo.
Theo ông, 20 năm sau, một cuốn sách như thế vẫn còn chưa xuất hiện, nên ông cố viết cho mình một cuốn và đó chính là tác phẩm“Maria, Mẹ Chúa Con” gồm ba cuốn do nhà Catholic Answers ấn hành, mà ông Trần Hữu Thuần đã chuyển ngữ sang tiếng Việt và phổ biến trên tủ sách Dũng Lạc. Hiện nay, Mark Shea là chủ bút kỳ cựu của Catholic Exchange và là cây viết thường xuyên của cả hai tạp chí Inside Catholic và National Catholic Register.
Mọi khía cạnh
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây dành cho hãng tin Zenit, Mark Shea cho hay lý do khiến ông viết tác phẩm trên là vì ông vốn chờ đợi một ai đó sẽ viết tác phẩm này từ lúc mới gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nhưng chờ đợi cả 20 năm vẫn không thấy ai viết, nên ông quyết định thực hiện kế hoạch. Ông nghĩ điều này cũng thích đáng thôi, vì chỉ có ông mới hiểu rõ những vấn nạn nào, những điểm nghi ngại nào để trả lời. Còn về việc tác phẩm 3 cuốn này có xứng đáng đặt trên các giá sách hay không, thì Mark Shea trả lời là có, nó xứng đáng được đặt trên bất cứ giá sách nào. Theo ông, chưa có cuốn sách nào đã đề cập đến đủ mọi khía cạnh như tác phẩm của ông. Thí dụ, các sách nói về tín điều Đức Mẹ thì thường không đề cập tới các lần Đức Mẹ hiện ra. Các sách đề cập tới việc tôn sùng Đức Mẹ thì thường không giải đáp về việc Giáo Hội tìm đâu ra những tư liệu này về Đức Mẹ. Các sách nói về lịch sử phát triền học lý thường không nói về kinh mân côi. Nói tóm tắt, sách vở khá nhiều ở ngoài kia, nhưng phần lớn người ta không có thì giờ để định vị mọi nguồn tài nguyên cho hàng trăm câu hỏi về Đức Mẹ. Bởi đó, ông viết ra “Maria, Mẹ Chúa Con” như một “siêu thị” (one-stop shop) hầu như có đủ mọi vấn đề mà một người không phải là Công Giáo có thể có liên quan tới học lý và lòng sùng kính Đức Mẹ.
Tác phẩm này xử lý mọi nguồn tài liệu liên quan tới niềm tin và thực hành về Đức Mẹ trong phương thức tiếp cận của Công Giáo đối với Thánh Kinh, bốn tín điều về Đức Mẹ, các khía cạnh của lòng sùng kính, các mạc khải tư và các cuộc hiện ra cũng như những đường hướng tương lai trong đối thoại giữa Công Giáo và Thệ Phản về Đức Trinh Nữ Diễm Phúc.
Còn đối với những người e ngại Đức Mẹ, thì chính Mark Shea đã trải qua hết những xúc cảm ấy trong chính cuộc sống ông với đủ mọi vấn nạn và khó khăn mà một người không Công Giáo từng gặp. Nên theo ông, cuốn sách này quả xuất phát từ chính trái tim, lòng quả cảm và cả tâm trí ông nữa. Ông nhận rằng nó không có chi mới lạ cả, vì xét cho cùng nó chỉ là việc lặp lại toàn bộ Thánh Truyền mà thôi. Tuy nhiên sự lặp lại này cố gắng bao quát toàn bộ giáo huấn Công Giáo về Đức Mẹ, chứ không chỉ tập chú vào một lãnh vực chuyên biệt, và nó được viết ra để những người không phải là chuyên môn có thể hiểu được.
Những nhận thức giả hiệu
Theo Mark Shea, trong nền văn hóa Phương Tây, có rất nhiều nhận thức giả hiệu (pseudo-knowledge) về Đức Mẹ cũng như về Giáo Hội Công Giáo nói chung. Theo ông, nhận thức giả hiệu là những điều mà “ai cũng biết” không phải vì chúng có thật mà chỉ vì một ai đó nặng ký nói trên truyền hình hay một tạp chí ưa chuộng nào đó đã phát biểu, hay một vai ưa chuộng nào đó trong một cuốn phim đã bảo đó là sự kiện có thật, hay được người ta lặp đi lặp lại nhiều lần bên cạnh những thùng bia hay nước mát.
Nhận thức giả hiệu khiến người ta đi cùng khắp để lên tiếng như thể họ đã đọc hết các tài liệu về Liên Bang, nắm vững mọi chi tiết liên quan đến hiện tượng thay đổi khí hậu từ các nghiên cứu khoa học, thuộc làu làu mọi văn kiện của Công Đồng Trent nhưng thực ra không trích được năm chữ trong các tài liệu trên.
Điều họ biết thực sự chỉ là những điều vang dội lại từ truyền hình hay từ bằng hữu, bảo với họ rằng đó là “thường thức” liên quan tới chính phủ, khoa học hay Giáo Hội Công Giáo.
Chính vì thế, tại sao “mọi người đều biết” rằng “Đức Maria của Công Giáo” thực ra chỉ là một thứ nữ thần ngoại giáo được hâm nóng lại. Cái huyền thoại tân thời này từng được loan truyền quá lâu khiến không ai còn nghĩ đến việc tra vấn về nó nữa. Và khi bạn lên tiếng tra vấn, bạn mới khám phá ra: chả có tí chứng cớ nào. Vâng chả có tí gì. Không hề có một mảnh vụn chứng cớ lịch sử nào chống đỡ nó.
Giống mọi huyền thoại về Giáo Hội Công Giáo, nó phát sinh do việc biết Gíáo Hội một cách hời hợt. Người ta khó có thể hoàn toàn làm ngơ Giáo Hội và do đó đã chỉ phán đoán Giáo Hội dựa trên những ấn tượng rời rạc, tản mạn. Hơn nữa, phần đông những người không Công Giáo chỉ biết nghe những người không Công Giáo khác phao đồn những tin lá cải vô căn cứ mà cho là sự thật.
Vai trò Đức Mẹ
Theo Mark Shea, vai trò quan trọng nhất của Đức Mẹ là có sao tỏ ra như vậy. Đức Mẹ là “điển hình của Giáo Hội” như lời Thánh Ambrose nói. Sứ mệnh của Đức Mẹ vốn vậy từ ngày Chúa Giêsu ban ngài cho chúng ta với những lời này: “này là mẹ con”. Trong tư cách môn đệ gương mẫu, Mẹ Thiên Chúa, Trọn Đời Đồng Trinh, Vô Nhiễm và Mông Triệu, ngài không ngừng bầu cử cho chúng ta, và đôi khi còn được ủy quyền khẩn thiết kêu gọi người ta thống hối và xin ơn thánh nữa như ở Fatima và một số nơi khác.
Đối với việc Đức Mẹ liên tiếp hiện ra ở khắp nơi trên thế giới, Mark Shea cho rằng ngài chỉ có một sứ điệp để loan truyền, đó là “hãy làm bất cứ điều gì Chúa Giêsu bảo con”. Như ông đã nhấn mạnh trong “Maria, Mẹ Chúa Con”, cuộc đời Đức Mẹ là cuộc đời được nhắc tới một cách sâu sắc nhất trên trần gian. Mọi mạc khải tư riêng chân thực đều có chung điều này: tất cả đều giúp ta quay về với mạc khải công khai của Chúa Giêsu Kitô và truyền thống tông đồ của Giáo Hội. Sứ điệp của Đức Mẹ, chính vì thế, không có gì mới, xét về căn bản: Hãy tốt lành. Hãy tham dự Thánh Lễ. Hãy tin tưởng vào Chúa Kitô. Các em phải nói thật. Đại loại như thế.
Nếu bạn sống một cuộc sống Công Giáo nghiêm túc, vâng lời Giáo Hội, thực hành nhân đức, và năng chịu các bí tích, bạn đang làm mọi sự mà mọi thị kiến, mọi việc chữa bệnh cách lạ lùng, cả mặt trời quay nữa đang được Chúa đưa ra để nói với nhân loại.
Đức Mẹ cầu bầu
Được hỏi tại sao các văn kiện quan trọng của Giáo Hội, từ các tuyên bố của công đồng, như Lumen Gentium, tới các thông điệp giáo hoàng, như Caritas in Veritate, xem ra đều kết thúc bằng lời khuyên chạy đến với sự cầu bầu của Đức Mẹ, Mark Shea cho hay: Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ sự ưu việt so với mọi loài thụ tạo, nên ta có nghĩa vụ phải dành cho ngài sự tôn sùng đặc biệt (hyperdulia), vinh dự cao nhất có thể dành cho một thụ tạo. Nhưng “thụ tạo” chỉ là một hạn từ lạnh lẽo. Vào ngày Hiền Mẫu chẳng hạn, bạn không thể gửi cho mẹ bạn một tấm thiệp với hàng chữ “Tạo Vật Vinh Hiển Qúy Yêu”. Chắc chắn trên tấm thiệp bạn gửi, ít nhất cũng phải có hàng chữ này: “Má qúy yêu: con yêu má và con trân trọng mọi điều má đã làm và đã hy sinh cho con”. Giáo Hội cũng đã thưa như thế với Mẹ chúng ta.
Nhiều người cho rằng nói tới “các hy sinh” của Đức Mẹ là lấy đi vinh dự phải dành riêng cho một mình Chúa Giêsu mà thôi. Mark Shea bảo họ: bạn hãy tưởng tượng tới một nghi thức nhà thờ do cha mẹ xin để cầu cho người con chết tại chiến trường Iraq, trong đó vị linh mục chỉ tay về phía hai ông bà đang khóc lóc và nói: “Thiên Chúa là Đấng đã ban cho các cha mẹ này một người con và chính Người đã sai người con ấy đi chết vì tự do của nhân dân Iraq. Cha mẹ này có hy sinh gì đâu. Họ chỉ bằng lòng làm một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa mà thôi”.
Chắc chắn không ai nói như thế về bất cứ hình thức hy sinh nào mà một người bình thường vốn làm. Phần lớn chúng ta đều nắm được sự kiện này là dù Thiên Chúa là tác giả mọi sự, nhưng các hy sinh và lựa chọn của ta, nhờ ơn thánh của Người, cũng có một giá trị nào đó. Chỉ có những người Tin Lành mới nói kiểu trên vì họ vốn không kính phục Đức Mẹ, nên đã phi nhân hóa cả ngài và bác bỏ cả lưỡi gươm đã đâm thâu trái tim ngài, ngõ hầu có thể coi ngài như hoàn toàn không có liên hệ chi tới việc Nhập Thể và cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, thay vì là đấng thực sự kết hợp chặt chẽ với Chúa Kitô hơn bất cứ thụ tạo nào. Không một người nào đã đau đớn và mất mát trong cuộc Khổ Nạn bằng Đức Mẹ. Nếu ta dành lời cám ơn đối với cha mẹ các chiến sĩ nằm xuống, thì ta càng phải tỏ lòng cám ơn Đức Mẹ xiết bao vì đã ban Con duy nhất của ngài cho chúng ta.
Cho nên theo Mark Shea, quả là thích hợp và xứng đáng khi Giáo Họi tôn vinh và xin Đức Mẹ cầu bầu như thế. Thiên Chúa đã không bao giờ hoàn hảo hóa Đức Mẹ trong thánh thiện, tình yêu và uy quyền như vậy để vứt đi. Suốt 2000 năm qua, Đức Mẹ luôn hân hoan cầu bầu cho con cái của ngài vì ngài giống Chúa Kitô hơn hết mọi người đã sống từ trước đến nay và mãi mãi trong vai trò cầu bầu cho nhân loại.
Tấn công Mẹ Thiên Chúa là tấn công Chúa Kitô và Giáo Hội của Người
Tiếc thay, đối với một số người, Đức Maria là trở ngại cho sự hợp nhất Kitô Giáo. Theo Mark Shea, mọi Kitô hữu đều nên hợp nhất với nhau xung quanh Đức Mẹ. Nhưng điều đó đã không xẩy ra trong gần 4 thế kỷ qua. Tuy nhiên trong con số ấy ta thấy có hy vọng. Vì nó cho thấy sự thù nghịch đối với Đức Mẹ, về phương diện lịch sử, chỉ là một hiện tượng mới có đây thôi và thực ra nó chỉ khởi sự một thời gian lâu, sau khi phong trào Thệ Phản bắt đầu.
Thực thế, nhiều nhà Cải Cách vốn có lòng sùng kính Đức Mẹ cách sâu sắc; và trên thực tế, đã chấp nhận phần lớn giáo huấn Công Giáo về ngài. Tuy nhiên, với đà xa dần giáo huấn Công Giáo, như Elizabeth I, chẳng hạn, thấy cần phải thay thế việc tôn sùng Đức Nữ Trinh bằng việc tôn sùng có tính chính trị đối với Nữ Hoàng Đồng Trinh, nên mối liên kết trên đã sa sẩy và cuối cùng tan vỡ.
Cùng với đà trên, họ còn đánh mất cảm thức về tính bí tích, về ý nghĩa Thánh Kinh và sự trân trọng đối với nữ tính trong sinh hoạt của Giáo Hội. Đức Mẹ, từ đó, bị coi gần như một thứ nữ thần ngoại giáo và thực sự là một đe dọa đối với lòng tôn sùng Chúa Kitô thực sự: một cái nhìn hoàn toàn xa lạ với tâm thức của bất cứ Kitô hữu nào trong suốt 16 thế kỷ trước đó.
Đối với Mark Shea, tấn công Thánh Mẫu Học của Giáo Hội là thực sự tấn công Kitô Học của Giáo Hội. Bởi theo ông, sự việc về Đức Mẹ là sự việc không bao giờ về Đức Mẹ cả. Hãy đơn cử việc Sinh Con Mà Vẫn Còn Đồng Trinh chẳng hạn. Một trong các chiến dịch bôi lọ đầu tiên chống lại Chúa Giêsu đã nói rằng Người là một đứa con hoang, là sản phẩm của mối dan díu giữa Đức Mẹ và một binh sĩ La Mã tên là Pantera (có thể là một hình thức thoái hóa của “parthenos”, tiếng Hy lạp có nghĩa là trinh nữ). Việc bôi lọ ấy có phải là để tấn công Đức Mẹ hay không? Chắc chắn là không! Điều quan trọng ở đây là tấn công Chúa Giêsu, coi Người chỉ là một đứa con hoang tầm thường và bác bỏ Người là Con Thiên Chúa hay có nguồn gốc thần thánh nào bất cứ.
Cũng thế, khi lạc giáo Nestoriô yêu cầu các Kitô hữu đừng chào kính Đức Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, thì ông ta đâu có nhằm đả kích Đức Mẹ, mà là đả kích ý niệm cho rằng Người mang tên Giêsu và Ngôi Hai Thiên Chúa chỉ là một.
Tương tự như vậy, nghi vấn “tìm đâu trong Thánh Kinh ra truyện Mông Triệu?” thực sự đâu có nhằm vào Đức Mẹ. Nó nhằm đả kích giá trị của Thánh Truyền về Chúa Kitô và thẩm quyền của Giáo Hội Người.
Nghi vấn “tại sao tôi phải cầu nguyện với Đức Mẹ?” cũng không nhằm vào Đức Mẹ. Đó là nghi vấn về mối tương quan giữa người sống và người chết trong Chúa Kitô.
Nghi vấn “phải chăng người Công Giáo thờ Đức Mẹ?” không phải là một nghi vấn nhằm vào Đức Mẹ, mà là một nghi vấn về việc người Công Giáo có thực sự thờ Chúa Kitô hay không.
Tóm lại, những hốt hoảng lo sợ của người Tin Lành về Đức Mẹ vừa tôn kính vừa không xét tới chân lý chính yếu về Đức Mẹ tức chân lý này: Giáo Hội Công Giáo muốn chúng ta thấy: xét trong toàn bộ, cuộc đời Đức Mẹ là một cuộc đời quy chiếu (referred life).
Mặt khác, các tấn công chống Chúa Kitô và phúc âm của Người gần như luôn luôn được thực hiện qua Nhiệm Thể của Người là Giáo Hội. Như vụ “Mật Mã Da Vinci” (The Da Vinci Code) chẳng hạn. Như thường lệ, người ta muốn nhắn nhe rằng: “tôi hết sức tôn kính Chúa Giêsu, nhưng việc Giáo Hội quá sa đoạ mới là điều Người muốn tới để công bố (điều mà trùng hợp thay,cũng là điều tôi muốn công bố)”. Và vì Đức Mẹ là mẫu mực của Giáo Hội, nên quả ngài đã trở thành một thứ rào che chở bao quanh chân lý Đức Tin.
Tôn kính quá hay tôn kính đủ
Mark Shea cũng cho rằng người Thệ Phản Tin Lành trung bình giống như người sợ uống rượu, lúc nào cũng sợ rằng nhắp một chút rượu nho lúc hiệp lễ sẽ biến anh ta thành một tên say sưa phóng đãng. Thay vì quá chú trọng tới câu hỏi phải chăng người Công Giáo quá tôn kính Đức Mẹ, thì người Tin Lành thường thấy câu hỏi sau đây sinh ích lợi về phần thiêng liêng hơn: “Nói thế này thì sao: người Tin Lành chúng ta tôn kính Đức Mẹ vừa đủ?”. Xét một cách trung thực (nhất là dựa vào cái phông Kitô giáo lịch sử và thực hành của Giáo Hội tông truyền), điều mà họ khám phá ra là phong trào Tin Lành hết sức sợ người phụ nữ vốn được Thánh Kinh công bố rằng muôn đời sẽ gọi bà là người có phúc.
Xét về căn bản, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi, phải lôi Đức Mẹ ra khỏi tủ để mà hát “Round yon virgin, mother and child" (Bài Silent Night, đêm Giáng Sinh), người Tin Lành không bao giờ nói tới ngài, ngoài việc công kích rằng người Công Giáo quá tôn kính ngài. Nhưng thực tế cho thấy: những người tôn sùng Đức Mẹ hạng nhất (như Đức Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêxa) cũng là những người qui Kitô hơn hết. Là vì lòng tôn sùng Đức Mẹ chân thực luôn qui chiếu ta về Chúa Kitô.
Điều ấy có phải có nghĩa là người Công Giáo không thể nào biến Đức Maria thành một thứ ngẫu thần hay chăng? Mark Shea bảo: chắc chắn không phải thế. Cái khôn lanh phạm tội của con người không bao giờ thiếp ngủ cả, nên chúng ta có thể biến bất cứ tạo vật nào thành ngẫu thần. Trong một số dịp họa hiếm, ngẫu thần Maria có thể xẩy ra. Nhưng cần phải nói ngay rằng nỗi sợ của người Thệ Phản về điểm này cũng chỉ có chút ít sự thực giống như thế hệ người Công Giáo trong quá khứ sợ đọc Thánh Kinh một mình sẽ dẫn họ vào hang rắn rết. Nói chung, bước vào thế kỷ 21 này, ít người Công Giáo nào còn có thứ mê tín như thế nữa. Tuy nhiên, vẫn còn hàng triệu người Tin Lành bám vào nỗi sợ có tính cách mê tín về lòng sùng kính Đức Maria, một tàn tích của hậu bán thế kỷ 19. Mark Shea từng du hành từ Úc qua Ái Nhĩ Lan và chưa gặp ai coi Đức Mẹ là Thiên Chúa. Lầm lẫn thực sự về Đức Mẹ mà một số người Công Giáo, nhất là những người mê say các vụ hiện ra, mạc khải tư…, năng vấp phải là thế này: họ không coi ngài như một Thiên Chúa khác, mà là một vị giáo hoàng khác, buộc các giám mục phải làm điều này điều nọ vì Đức Mẹ bảo thế!
Theo Mark Shea, đối với cả những người Thệ Phản lo sợ Đức Mẹ lẫn những người Công Giáo chỉ muốn Giáo Hội sẵn sàng biến các vụ Đức Mẹ hiện ra thành một thứ Huấn Quyền, thì đây là lúc cần phải tiến lên, hay đúng hơn lui về với thực hành của các giáo phụ đầu tiên của Giáo Hội, để có được một cái hiểu rõ ràng về ý niệm huấn quyền trong Giáo Hội. Mark Shea cho rằng vấn đề người ta quá chú tâm hay chú tâm không đủ tới Đức Mẹ là do nguyên nhân họ ít quan tâm tới Đức Tin. Việc ngu dốt hay lãnh đạm đối với Đức Maria chỉ là một phần trong cái ít quan tâm đó.
Thệ phản xoay chiều
Hiện nay, một số thần học gia Thệ Phản có tên tuổi xem ra đang càng ngày càng quan tâm tới Đức Mẹ. Được hỏi tại sao, thì Mark Shea cho rằng: đói khiến bạn thèm ăn. Chúa Giêsu biết rõ điều Người làm khi ban Đức Mẹ cho Giáo Hội để làm mẹ Giáo Hội. Linh hồn nhân bản cần có Đức Mẹ, nên trong suốt bốn thế kỷ qua, phong trào Thệ Phản luôn ‘đói ăn’ ngài. Bởi thế, ngày nay, nhờ ơn Chúa quan phòng, đang có sự gia tăng chú ý đến Đức Mẹ, nhất là trong thế hệ đang lên của Tin Lành, thế hệ thường được người ta mệnh danh là “Giáo Hội Đang Xuất Hiện”. Họ đang xem sét lại lòng sùng kính Đức Mẹ từ thời xa xưa trong các truyền thống Tông Đồ và tự hỏi “Đâu là cái hại trong việc này?”. Câu hỏi đó là một câu hỏi tốt, nhất là vì, trong mọi biểu thức linh đạo Kitô giáo lành mạnh, Đức Mẹ luôn luôn hướng ta về Chúa Giêsu. Và dĩ nhiên, qua các ơn phúc độc đáo của Đức Mẹ trong Chúa Kitô, Thiên Chúa sẽ chăm sóc các vết thương trong linh hồn con người vốn không có hình thức đạo đức Kitô giáo nào có thể đụng tới. Đã có những người Tin Lành, khi mất mát con cái, biết chạy đến với Đức Mẹ tìm nguồn an ủi vì Đức Mẹ cũng từng là một bà mẹ nhìn Con chết thảm thương. Đó quả là sợi dây đồng cảm (thương) mạnh mẽ, có thể vượt thắng nỗi sợ Đức Mẹ, một nỗi sợ vẫn còn trổi vượt trong nền văn hóa Tin Lành.
Còn về người Hồi Giáo, Mark Shea đồng ý với cái nhìn của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen khi nói rằng: các lần hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima là chìa khóa đem Chúa Kitô lại cho thế giới Hồi Giáo. Tuy ông không rõ việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, nhưng ông kể lại câu truyện ông từng đàm luận với một người Thổ Nhĩ Kỳ. Người này gửi điện thư tìm hiểu về Giáo Hội Công Giáo, sau khi đã tìm hiểu nhiều giáo hội khác. Hỏi tại sao lại lưu ý đặc biệt tới Giáo Hội Công Giáo, ông ta cho hay: vì giáo hội này tôn kính Đức Mẹ, giống chúng tôi trong Hồi Giáo.
Mark Shea tin có cái gì đó hết sức quan trọng đang diễn ra chung quanh hiện tượng Đức Mẹ vì ông cũng từng gặp nhiều người từ Do Thái Giáo trở lại Công Giáo. Hầu như người nào trong số họ cũng có một truyện kỳ diệu về việc gặp gỡ Đức Mẹ.
Theo ông, 20 năm sau, một cuốn sách như thế vẫn còn chưa xuất hiện, nên ông cố viết cho mình một cuốn và đó chính là tác phẩm“Maria, Mẹ Chúa Con” gồm ba cuốn do nhà Catholic Answers ấn hành, mà ông Trần Hữu Thuần đã chuyển ngữ sang tiếng Việt và phổ biến trên tủ sách Dũng Lạc. Hiện nay, Mark Shea là chủ bút kỳ cựu của Catholic Exchange và là cây viết thường xuyên của cả hai tạp chí Inside Catholic và National Catholic Register.
Mọi khía cạnh
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây dành cho hãng tin Zenit, Mark Shea cho hay lý do khiến ông viết tác phẩm trên là vì ông vốn chờ đợi một ai đó sẽ viết tác phẩm này từ lúc mới gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nhưng chờ đợi cả 20 năm vẫn không thấy ai viết, nên ông quyết định thực hiện kế hoạch. Ông nghĩ điều này cũng thích đáng thôi, vì chỉ có ông mới hiểu rõ những vấn nạn nào, những điểm nghi ngại nào để trả lời. Còn về việc tác phẩm 3 cuốn này có xứng đáng đặt trên các giá sách hay không, thì Mark Shea trả lời là có, nó xứng đáng được đặt trên bất cứ giá sách nào. Theo ông, chưa có cuốn sách nào đã đề cập đến đủ mọi khía cạnh như tác phẩm của ông. Thí dụ, các sách nói về tín điều Đức Mẹ thì thường không đề cập tới các lần Đức Mẹ hiện ra. Các sách đề cập tới việc tôn sùng Đức Mẹ thì thường không giải đáp về việc Giáo Hội tìm đâu ra những tư liệu này về Đức Mẹ. Các sách nói về lịch sử phát triền học lý thường không nói về kinh mân côi. Nói tóm tắt, sách vở khá nhiều ở ngoài kia, nhưng phần lớn người ta không có thì giờ để định vị mọi nguồn tài nguyên cho hàng trăm câu hỏi về Đức Mẹ. Bởi đó, ông viết ra “Maria, Mẹ Chúa Con” như một “siêu thị” (one-stop shop) hầu như có đủ mọi vấn đề mà một người không phải là Công Giáo có thể có liên quan tới học lý và lòng sùng kính Đức Mẹ.
Tác phẩm này xử lý mọi nguồn tài liệu liên quan tới niềm tin và thực hành về Đức Mẹ trong phương thức tiếp cận của Công Giáo đối với Thánh Kinh, bốn tín điều về Đức Mẹ, các khía cạnh của lòng sùng kính, các mạc khải tư và các cuộc hiện ra cũng như những đường hướng tương lai trong đối thoại giữa Công Giáo và Thệ Phản về Đức Trinh Nữ Diễm Phúc.
Còn đối với những người e ngại Đức Mẹ, thì chính Mark Shea đã trải qua hết những xúc cảm ấy trong chính cuộc sống ông với đủ mọi vấn nạn và khó khăn mà một người không Công Giáo từng gặp. Nên theo ông, cuốn sách này quả xuất phát từ chính trái tim, lòng quả cảm và cả tâm trí ông nữa. Ông nhận rằng nó không có chi mới lạ cả, vì xét cho cùng nó chỉ là việc lặp lại toàn bộ Thánh Truyền mà thôi. Tuy nhiên sự lặp lại này cố gắng bao quát toàn bộ giáo huấn Công Giáo về Đức Mẹ, chứ không chỉ tập chú vào một lãnh vực chuyên biệt, và nó được viết ra để những người không phải là chuyên môn có thể hiểu được.
Những nhận thức giả hiệu
Theo Mark Shea, trong nền văn hóa Phương Tây, có rất nhiều nhận thức giả hiệu (pseudo-knowledge) về Đức Mẹ cũng như về Giáo Hội Công Giáo nói chung. Theo ông, nhận thức giả hiệu là những điều mà “ai cũng biết” không phải vì chúng có thật mà chỉ vì một ai đó nặng ký nói trên truyền hình hay một tạp chí ưa chuộng nào đó đã phát biểu, hay một vai ưa chuộng nào đó trong một cuốn phim đã bảo đó là sự kiện có thật, hay được người ta lặp đi lặp lại nhiều lần bên cạnh những thùng bia hay nước mát.
Nhận thức giả hiệu khiến người ta đi cùng khắp để lên tiếng như thể họ đã đọc hết các tài liệu về Liên Bang, nắm vững mọi chi tiết liên quan đến hiện tượng thay đổi khí hậu từ các nghiên cứu khoa học, thuộc làu làu mọi văn kiện của Công Đồng Trent nhưng thực ra không trích được năm chữ trong các tài liệu trên.
Điều họ biết thực sự chỉ là những điều vang dội lại từ truyền hình hay từ bằng hữu, bảo với họ rằng đó là “thường thức” liên quan tới chính phủ, khoa học hay Giáo Hội Công Giáo.
Chính vì thế, tại sao “mọi người đều biết” rằng “Đức Maria của Công Giáo” thực ra chỉ là một thứ nữ thần ngoại giáo được hâm nóng lại. Cái huyền thoại tân thời này từng được loan truyền quá lâu khiến không ai còn nghĩ đến việc tra vấn về nó nữa. Và khi bạn lên tiếng tra vấn, bạn mới khám phá ra: chả có tí chứng cớ nào. Vâng chả có tí gì. Không hề có một mảnh vụn chứng cớ lịch sử nào chống đỡ nó.
Giống mọi huyền thoại về Giáo Hội Công Giáo, nó phát sinh do việc biết Gíáo Hội một cách hời hợt. Người ta khó có thể hoàn toàn làm ngơ Giáo Hội và do đó đã chỉ phán đoán Giáo Hội dựa trên những ấn tượng rời rạc, tản mạn. Hơn nữa, phần đông những người không Công Giáo chỉ biết nghe những người không Công Giáo khác phao đồn những tin lá cải vô căn cứ mà cho là sự thật.
Vai trò Đức Mẹ
Theo Mark Shea, vai trò quan trọng nhất của Đức Mẹ là có sao tỏ ra như vậy. Đức Mẹ là “điển hình của Giáo Hội” như lời Thánh Ambrose nói. Sứ mệnh của Đức Mẹ vốn vậy từ ngày Chúa Giêsu ban ngài cho chúng ta với những lời này: “này là mẹ con”. Trong tư cách môn đệ gương mẫu, Mẹ Thiên Chúa, Trọn Đời Đồng Trinh, Vô Nhiễm và Mông Triệu, ngài không ngừng bầu cử cho chúng ta, và đôi khi còn được ủy quyền khẩn thiết kêu gọi người ta thống hối và xin ơn thánh nữa như ở Fatima và một số nơi khác.
Đối với việc Đức Mẹ liên tiếp hiện ra ở khắp nơi trên thế giới, Mark Shea cho rằng ngài chỉ có một sứ điệp để loan truyền, đó là “hãy làm bất cứ điều gì Chúa Giêsu bảo con”. Như ông đã nhấn mạnh trong “Maria, Mẹ Chúa Con”, cuộc đời Đức Mẹ là cuộc đời được nhắc tới một cách sâu sắc nhất trên trần gian. Mọi mạc khải tư riêng chân thực đều có chung điều này: tất cả đều giúp ta quay về với mạc khải công khai của Chúa Giêsu Kitô và truyền thống tông đồ của Giáo Hội. Sứ điệp của Đức Mẹ, chính vì thế, không có gì mới, xét về căn bản: Hãy tốt lành. Hãy tham dự Thánh Lễ. Hãy tin tưởng vào Chúa Kitô. Các em phải nói thật. Đại loại như thế.
Nếu bạn sống một cuộc sống Công Giáo nghiêm túc, vâng lời Giáo Hội, thực hành nhân đức, và năng chịu các bí tích, bạn đang làm mọi sự mà mọi thị kiến, mọi việc chữa bệnh cách lạ lùng, cả mặt trời quay nữa đang được Chúa đưa ra để nói với nhân loại.
Đức Mẹ cầu bầu
Được hỏi tại sao các văn kiện quan trọng của Giáo Hội, từ các tuyên bố của công đồng, như Lumen Gentium, tới các thông điệp giáo hoàng, như Caritas in Veritate, xem ra đều kết thúc bằng lời khuyên chạy đến với sự cầu bầu của Đức Mẹ, Mark Shea cho hay: Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ sự ưu việt so với mọi loài thụ tạo, nên ta có nghĩa vụ phải dành cho ngài sự tôn sùng đặc biệt (hyperdulia), vinh dự cao nhất có thể dành cho một thụ tạo. Nhưng “thụ tạo” chỉ là một hạn từ lạnh lẽo. Vào ngày Hiền Mẫu chẳng hạn, bạn không thể gửi cho mẹ bạn một tấm thiệp với hàng chữ “Tạo Vật Vinh Hiển Qúy Yêu”. Chắc chắn trên tấm thiệp bạn gửi, ít nhất cũng phải có hàng chữ này: “Má qúy yêu: con yêu má và con trân trọng mọi điều má đã làm và đã hy sinh cho con”. Giáo Hội cũng đã thưa như thế với Mẹ chúng ta.
Nhiều người cho rằng nói tới “các hy sinh” của Đức Mẹ là lấy đi vinh dự phải dành riêng cho một mình Chúa Giêsu mà thôi. Mark Shea bảo họ: bạn hãy tưởng tượng tới một nghi thức nhà thờ do cha mẹ xin để cầu cho người con chết tại chiến trường Iraq, trong đó vị linh mục chỉ tay về phía hai ông bà đang khóc lóc và nói: “Thiên Chúa là Đấng đã ban cho các cha mẹ này một người con và chính Người đã sai người con ấy đi chết vì tự do của nhân dân Iraq. Cha mẹ này có hy sinh gì đâu. Họ chỉ bằng lòng làm một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa mà thôi”.
Chắc chắn không ai nói như thế về bất cứ hình thức hy sinh nào mà một người bình thường vốn làm. Phần lớn chúng ta đều nắm được sự kiện này là dù Thiên Chúa là tác giả mọi sự, nhưng các hy sinh và lựa chọn của ta, nhờ ơn thánh của Người, cũng có một giá trị nào đó. Chỉ có những người Tin Lành mới nói kiểu trên vì họ vốn không kính phục Đức Mẹ, nên đã phi nhân hóa cả ngài và bác bỏ cả lưỡi gươm đã đâm thâu trái tim ngài, ngõ hầu có thể coi ngài như hoàn toàn không có liên hệ chi tới việc Nhập Thể và cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, thay vì là đấng thực sự kết hợp chặt chẽ với Chúa Kitô hơn bất cứ thụ tạo nào. Không một người nào đã đau đớn và mất mát trong cuộc Khổ Nạn bằng Đức Mẹ. Nếu ta dành lời cám ơn đối với cha mẹ các chiến sĩ nằm xuống, thì ta càng phải tỏ lòng cám ơn Đức Mẹ xiết bao vì đã ban Con duy nhất của ngài cho chúng ta.
Cho nên theo Mark Shea, quả là thích hợp và xứng đáng khi Giáo Họi tôn vinh và xin Đức Mẹ cầu bầu như thế. Thiên Chúa đã không bao giờ hoàn hảo hóa Đức Mẹ trong thánh thiện, tình yêu và uy quyền như vậy để vứt đi. Suốt 2000 năm qua, Đức Mẹ luôn hân hoan cầu bầu cho con cái của ngài vì ngài giống Chúa Kitô hơn hết mọi người đã sống từ trước đến nay và mãi mãi trong vai trò cầu bầu cho nhân loại.
Tấn công Mẹ Thiên Chúa là tấn công Chúa Kitô và Giáo Hội của Người
Tiếc thay, đối với một số người, Đức Maria là trở ngại cho sự hợp nhất Kitô Giáo. Theo Mark Shea, mọi Kitô hữu đều nên hợp nhất với nhau xung quanh Đức Mẹ. Nhưng điều đó đã không xẩy ra trong gần 4 thế kỷ qua. Tuy nhiên trong con số ấy ta thấy có hy vọng. Vì nó cho thấy sự thù nghịch đối với Đức Mẹ, về phương diện lịch sử, chỉ là một hiện tượng mới có đây thôi và thực ra nó chỉ khởi sự một thời gian lâu, sau khi phong trào Thệ Phản bắt đầu.
Thực thế, nhiều nhà Cải Cách vốn có lòng sùng kính Đức Mẹ cách sâu sắc; và trên thực tế, đã chấp nhận phần lớn giáo huấn Công Giáo về ngài. Tuy nhiên, với đà xa dần giáo huấn Công Giáo, như Elizabeth I, chẳng hạn, thấy cần phải thay thế việc tôn sùng Đức Nữ Trinh bằng việc tôn sùng có tính chính trị đối với Nữ Hoàng Đồng Trinh, nên mối liên kết trên đã sa sẩy và cuối cùng tan vỡ.
Cùng với đà trên, họ còn đánh mất cảm thức về tính bí tích, về ý nghĩa Thánh Kinh và sự trân trọng đối với nữ tính trong sinh hoạt của Giáo Hội. Đức Mẹ, từ đó, bị coi gần như một thứ nữ thần ngoại giáo và thực sự là một đe dọa đối với lòng tôn sùng Chúa Kitô thực sự: một cái nhìn hoàn toàn xa lạ với tâm thức của bất cứ Kitô hữu nào trong suốt 16 thế kỷ trước đó.
Đối với Mark Shea, tấn công Thánh Mẫu Học của Giáo Hội là thực sự tấn công Kitô Học của Giáo Hội. Bởi theo ông, sự việc về Đức Mẹ là sự việc không bao giờ về Đức Mẹ cả. Hãy đơn cử việc Sinh Con Mà Vẫn Còn Đồng Trinh chẳng hạn. Một trong các chiến dịch bôi lọ đầu tiên chống lại Chúa Giêsu đã nói rằng Người là một đứa con hoang, là sản phẩm của mối dan díu giữa Đức Mẹ và một binh sĩ La Mã tên là Pantera (có thể là một hình thức thoái hóa của “parthenos”, tiếng Hy lạp có nghĩa là trinh nữ). Việc bôi lọ ấy có phải là để tấn công Đức Mẹ hay không? Chắc chắn là không! Điều quan trọng ở đây là tấn công Chúa Giêsu, coi Người chỉ là một đứa con hoang tầm thường và bác bỏ Người là Con Thiên Chúa hay có nguồn gốc thần thánh nào bất cứ.
Cũng thế, khi lạc giáo Nestoriô yêu cầu các Kitô hữu đừng chào kính Đức Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, thì ông ta đâu có nhằm đả kích Đức Mẹ, mà là đả kích ý niệm cho rằng Người mang tên Giêsu và Ngôi Hai Thiên Chúa chỉ là một.
Tương tự như vậy, nghi vấn “tìm đâu trong Thánh Kinh ra truyện Mông Triệu?” thực sự đâu có nhằm vào Đức Mẹ. Nó nhằm đả kích giá trị của Thánh Truyền về Chúa Kitô và thẩm quyền của Giáo Hội Người.
Nghi vấn “tại sao tôi phải cầu nguyện với Đức Mẹ?” cũng không nhằm vào Đức Mẹ. Đó là nghi vấn về mối tương quan giữa người sống và người chết trong Chúa Kitô.
Nghi vấn “phải chăng người Công Giáo thờ Đức Mẹ?” không phải là một nghi vấn nhằm vào Đức Mẹ, mà là một nghi vấn về việc người Công Giáo có thực sự thờ Chúa Kitô hay không.
Tóm lại, những hốt hoảng lo sợ của người Tin Lành về Đức Mẹ vừa tôn kính vừa không xét tới chân lý chính yếu về Đức Mẹ tức chân lý này: Giáo Hội Công Giáo muốn chúng ta thấy: xét trong toàn bộ, cuộc đời Đức Mẹ là một cuộc đời quy chiếu (referred life).
Mặt khác, các tấn công chống Chúa Kitô và phúc âm của Người gần như luôn luôn được thực hiện qua Nhiệm Thể của Người là Giáo Hội. Như vụ “Mật Mã Da Vinci” (The Da Vinci Code) chẳng hạn. Như thường lệ, người ta muốn nhắn nhe rằng: “tôi hết sức tôn kính Chúa Giêsu, nhưng việc Giáo Hội quá sa đoạ mới là điều Người muốn tới để công bố (điều mà trùng hợp thay,cũng là điều tôi muốn công bố)”. Và vì Đức Mẹ là mẫu mực của Giáo Hội, nên quả ngài đã trở thành một thứ rào che chở bao quanh chân lý Đức Tin.
Tôn kính quá hay tôn kính đủ
Mark Shea cũng cho rằng người Thệ Phản Tin Lành trung bình giống như người sợ uống rượu, lúc nào cũng sợ rằng nhắp một chút rượu nho lúc hiệp lễ sẽ biến anh ta thành một tên say sưa phóng đãng. Thay vì quá chú trọng tới câu hỏi phải chăng người Công Giáo quá tôn kính Đức Mẹ, thì người Tin Lành thường thấy câu hỏi sau đây sinh ích lợi về phần thiêng liêng hơn: “Nói thế này thì sao: người Tin Lành chúng ta tôn kính Đức Mẹ vừa đủ?”. Xét một cách trung thực (nhất là dựa vào cái phông Kitô giáo lịch sử và thực hành của Giáo Hội tông truyền), điều mà họ khám phá ra là phong trào Tin Lành hết sức sợ người phụ nữ vốn được Thánh Kinh công bố rằng muôn đời sẽ gọi bà là người có phúc.
Xét về căn bản, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi, phải lôi Đức Mẹ ra khỏi tủ để mà hát “Round yon virgin, mother and child" (Bài Silent Night, đêm Giáng Sinh), người Tin Lành không bao giờ nói tới ngài, ngoài việc công kích rằng người Công Giáo quá tôn kính ngài. Nhưng thực tế cho thấy: những người tôn sùng Đức Mẹ hạng nhất (như Đức Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêxa) cũng là những người qui Kitô hơn hết. Là vì lòng tôn sùng Đức Mẹ chân thực luôn qui chiếu ta về Chúa Kitô.
Điều ấy có phải có nghĩa là người Công Giáo không thể nào biến Đức Maria thành một thứ ngẫu thần hay chăng? Mark Shea bảo: chắc chắn không phải thế. Cái khôn lanh phạm tội của con người không bao giờ thiếp ngủ cả, nên chúng ta có thể biến bất cứ tạo vật nào thành ngẫu thần. Trong một số dịp họa hiếm, ngẫu thần Maria có thể xẩy ra. Nhưng cần phải nói ngay rằng nỗi sợ của người Thệ Phản về điểm này cũng chỉ có chút ít sự thực giống như thế hệ người Công Giáo trong quá khứ sợ đọc Thánh Kinh một mình sẽ dẫn họ vào hang rắn rết. Nói chung, bước vào thế kỷ 21 này, ít người Công Giáo nào còn có thứ mê tín như thế nữa. Tuy nhiên, vẫn còn hàng triệu người Tin Lành bám vào nỗi sợ có tính cách mê tín về lòng sùng kính Đức Maria, một tàn tích của hậu bán thế kỷ 19. Mark Shea từng du hành từ Úc qua Ái Nhĩ Lan và chưa gặp ai coi Đức Mẹ là Thiên Chúa. Lầm lẫn thực sự về Đức Mẹ mà một số người Công Giáo, nhất là những người mê say các vụ hiện ra, mạc khải tư…, năng vấp phải là thế này: họ không coi ngài như một Thiên Chúa khác, mà là một vị giáo hoàng khác, buộc các giám mục phải làm điều này điều nọ vì Đức Mẹ bảo thế!
Theo Mark Shea, đối với cả những người Thệ Phản lo sợ Đức Mẹ lẫn những người Công Giáo chỉ muốn Giáo Hội sẵn sàng biến các vụ Đức Mẹ hiện ra thành một thứ Huấn Quyền, thì đây là lúc cần phải tiến lên, hay đúng hơn lui về với thực hành của các giáo phụ đầu tiên của Giáo Hội, để có được một cái hiểu rõ ràng về ý niệm huấn quyền trong Giáo Hội. Mark Shea cho rằng vấn đề người ta quá chú tâm hay chú tâm không đủ tới Đức Mẹ là do nguyên nhân họ ít quan tâm tới Đức Tin. Việc ngu dốt hay lãnh đạm đối với Đức Maria chỉ là một phần trong cái ít quan tâm đó.
Thệ phản xoay chiều
Hiện nay, một số thần học gia Thệ Phản có tên tuổi xem ra đang càng ngày càng quan tâm tới Đức Mẹ. Được hỏi tại sao, thì Mark Shea cho rằng: đói khiến bạn thèm ăn. Chúa Giêsu biết rõ điều Người làm khi ban Đức Mẹ cho Giáo Hội để làm mẹ Giáo Hội. Linh hồn nhân bản cần có Đức Mẹ, nên trong suốt bốn thế kỷ qua, phong trào Thệ Phản luôn ‘đói ăn’ ngài. Bởi thế, ngày nay, nhờ ơn Chúa quan phòng, đang có sự gia tăng chú ý đến Đức Mẹ, nhất là trong thế hệ đang lên của Tin Lành, thế hệ thường được người ta mệnh danh là “Giáo Hội Đang Xuất Hiện”. Họ đang xem sét lại lòng sùng kính Đức Mẹ từ thời xa xưa trong các truyền thống Tông Đồ và tự hỏi “Đâu là cái hại trong việc này?”. Câu hỏi đó là một câu hỏi tốt, nhất là vì, trong mọi biểu thức linh đạo Kitô giáo lành mạnh, Đức Mẹ luôn luôn hướng ta về Chúa Giêsu. Và dĩ nhiên, qua các ơn phúc độc đáo của Đức Mẹ trong Chúa Kitô, Thiên Chúa sẽ chăm sóc các vết thương trong linh hồn con người vốn không có hình thức đạo đức Kitô giáo nào có thể đụng tới. Đã có những người Tin Lành, khi mất mát con cái, biết chạy đến với Đức Mẹ tìm nguồn an ủi vì Đức Mẹ cũng từng là một bà mẹ nhìn Con chết thảm thương. Đó quả là sợi dây đồng cảm (thương) mạnh mẽ, có thể vượt thắng nỗi sợ Đức Mẹ, một nỗi sợ vẫn còn trổi vượt trong nền văn hóa Tin Lành.
Còn về người Hồi Giáo, Mark Shea đồng ý với cái nhìn của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen khi nói rằng: các lần hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima là chìa khóa đem Chúa Kitô lại cho thế giới Hồi Giáo. Tuy ông không rõ việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, nhưng ông kể lại câu truyện ông từng đàm luận với một người Thổ Nhĩ Kỳ. Người này gửi điện thư tìm hiểu về Giáo Hội Công Giáo, sau khi đã tìm hiểu nhiều giáo hội khác. Hỏi tại sao lại lưu ý đặc biệt tới Giáo Hội Công Giáo, ông ta cho hay: vì giáo hội này tôn kính Đức Mẹ, giống chúng tôi trong Hồi Giáo.
Mark Shea tin có cái gì đó hết sức quan trọng đang diễn ra chung quanh hiện tượng Đức Mẹ vì ông cũng từng gặp nhiều người từ Do Thái Giáo trở lại Công Giáo. Hầu như người nào trong số họ cũng có một truyện kỳ diệu về việc gặp gỡ Đức Mẹ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại trả lời phỏng vấn của Trang tin điện tử HĐGMVN
WHĐ
08:12 28/10/2009
Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại trả lời phỏng vấn của Trang tin điện tử HĐGMVN
“Chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật” (2 Côrintô 4,2)
WHĐ (28.10.2009) – Qua thông tin* được biết ngày 24 tháng 10 năm 2009 vừa qua, lần đầu tiên cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La được chính quyền chính thức cho phép cử hành Thánh Lễ Chủ nhật tại Thành phố Sơn La. Để tìm hiểu sự kiện này và sinh hoạt tôn giáo tại tỉnh Sơn La, Trang tin điện tử HĐGMVN đã có bài phỏng vấn linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại, phụ trách Văn phòng Tòa Giám mục Hưng Hóa, cha xứ giáo xứ Sơn Tây và Hòa Bình, phụ trách giáo dân tại tỉnh Sơn La, giáo phận Hưng Hóa. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của cha Nguyễn Trung Thoại (Lm. NTT).
1. Qua thông tin, được biết ngày 24 tháng 10 năm 2009 vừa qua, lần đầu tiên cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La được chính quyền chính thức cho phép cử hành Thánh Lễ Chủ nhật tại Thành phố Sơn La sau nhiều năm cấm đoán?
Lm. NTT: Ngày 24 tháng 10 vừa qua, tôi lên thành phố Sơn La làm lễ chiều Thứ Bảy thay lễ Chủ nhật theo lịch bình thường từ gần 4 năm qua (2 tuần một lần, từ tháng 4 năm 2006 đến nay tháng 10 năm 2009). Riêng tuần qua, tôi được công an tỉnh và công an thành phố gọi điện thoại báo trước là các vị sẽ đến dự lễ và quay phim chụp ảnh. Sự việc đã xẩy ra đúng như thế. Trước khi cử hành Thánh Lễ, tôi đã ngỏ lời với khoảng 500 giáo dân như sau: “Trong Thánh Lễ hôm nay, có quý vị đại diện Công an tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La và tổ 4 phường Quyết Thắng tham dự, yêu cầu được quay phim chụp ảnh để có tư liệu báo cáo với các vị lãnh đạo tỉnh và thành phố. Bà con giáo dân thấy đây là một tin vui vì hy vọng các vị lãnh đạo sẽ thấy thực tế nhu cầu sinh họat tôn giáo của chúng ta, và sẽ chính thức đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhân dân trong Tỉnh theo Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo”.
2. Cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La đã bị cấm đoán cử hành lễ Giáng Sinh năm 2008 và Phục Sinh năm 2009 ?
Lm. NTT: Đêm 24 tháng 12 năm 2008, ông chủ tịch phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, đã công bố lệnh giới nghiêm trong đêm Lễ Giáng Sinh; suốt đêm 24 và ngày 25 tháng 12, có đông đảo công an và dân phòng cản trở giáo dân đến nhà ông Trịnh Văn Thuỷ, nơi giám mục đã đăng ký từ năm 2006 làm điểm quy tụ giáo dân để sinh họat tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự theo đúng Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, sau đó, từ đầu tháng 1 năm 2009, tôi vẫn lên làm lễ bình thường cho giáo dân. Mùa Chay và Lễ Lá năm 2009, vẫn có Thánh Lễ tại thành phố Sơn La. Riêng sáng Chủ nhật Phục Sinh, ngày 12 tháng 4 năm 2009, tôi bị công an và dân phòng ngăn cản không cho vào nhà ông Trịnh Văn Thủy, nhưng giáo dân đã giải vây cho tôi vào. Tại nhà ông Thuỷ, ông chủ tịch Phường không cho tôi làm lễ, lấy lý do là Tỉnh chưa cho phép. Dịp đó, tôi đã lên tiếng trước cộng đoàn và chính quyền có mặt về sự kiện không tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại thành phố Sơn La. Tuy nhiên, sau đó, từ ngày 24 tháng 4 năm 2009, tôi vẫn lên làm lễ bình thường hai tuần một lần cho đến ngày 24 tháng 10 vừa qua. Thực tế, giáo dân tại đây cũng đã có nhiều dịp nói lên nguyện vọng chính đáng của họ.
3. Như vậy, Thánh Lễ ngày 24 tháng 10 vừa qua không phải là Thánh Lễ đầu tiên được chính thức cho phép cử hành tại thành phố Sơn La ?
Lm. NTT: Đúng như vậy. Chúng tôi hy vọng một ngày gần đây sẽ được chính thức cho phép sinh họat tôn giáo bình thường như tại các tỉnh khác trong địa bàn giáo phận Hưng Hoá.
4. Cám ơn Cha đã cho biết rõ hơn về tình hình sinh họat tôn giáo tại thành phố Sơn La. Xin Cha cho biết thêm: ngoài cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La, có cộng đoàn nào khác trong tỉnh Sơn La mà Cha đã cử hành Thánh Lễ? Nếu có, thì từ năm nào? Giáo dân và Cha có gặp khó khăn gì không? Hiện nay tình hình ra sao?
Lm. NTT: Tại tỉnh Sơn La, còn hai cộng đoàn khác tại huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn; số giáo dân tại mỗi nơi cũng tương đương với cộng đoàn tại thành phố Sơn La. Cả ba cộng đoàn đã được Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Hưng Hóa, đăng ký với chính quyền từ tháng 3 năm 2006 sau khi ngài tiếp xúc với các vị lãnh đạo tại Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ngày 6 tháng 1 năm 2006. Một tháng sau khi đăng ký, chiếu theo Pháp lệnh và Nghị định tín ngưỡng, tôn giáo của Chính phủ, tôi đã lên làm lễ tại ba cộng đoàn. Thời gian đầu, hai cộng đoàn Mộc Châu và Mai Sơn cũng gặp khó khăn, nhưng tôi vẫn từ Sơn Tây lên Sơn La làm lễ theo lịch 2 tuần một lần vào chiều Thứ Bảy, chưa kể dịp lễ trọng và lễ an táng. Từ hơn hai năm nay, bà con giáo dân hai cộng đoàn này vẫn sinh họat tôn giáo bình thường. Tháng 5 năm 2008, Đức giám mục giáo phận Hưng Hóa đã đến thăm và làm lễ tại 3 cộng đoàn trong tỉnh Sơn La, cũng như tại các cộng đoàn trong tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
5. Ngoài giáo dân thuộc 3 cộng đoàn tại huyện Mộc Châu, huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La, còn có giáo dân ở các huyện khác không? Tại sao Cha không đến với họ? Cha đã hài lòng về những việc Cha làm cho giáo dân tại tỉnh Sơn La chưa? Cha mong ước điều gì?
Lm. NTT: Ngoài 3 cộng đoàn trên, trong tỉnh Sơn La còn có giáo dân sống rải rác tại các huyện như Mường La, Sông Mã, Phù Yên, trong đó có bà con giáo dân người dân tộc H’Mông. Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi vẫn chưa thực hiện được hết những điều chúng tôi mong ước, chưa đáp ứng đuợc hết những khát vọng của giáo dân trong tỉnh Sơn La nói chung. Tuy nhiên, tôi vẫn nói với mọi người quan tâm đến Sơn La luôn hiệp ý tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh theo tinh thần của Thánh Phaolô. Đặc biệt, trong Năm Thánh Phaolô vừa qua, tôi có dịp đọc lại các thư của Thánh Phaolô, và tôi thấy thấm thía lời của ngài viết cho cộng đoàn Côrintô:
“Vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. Trái lại, chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật, và bằng cách đó, chúng tôi để cho lương tâm mọi người phê phán trước mặt Thiên Chúa…
Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu…
Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em….
Cho nên, chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn…
Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ không tự hào quá giới hạn. Trái lại, niềm tự hào của chúng tôi giới hạn trong phạm vi Thiên Chúa đã quy định cho chúng tôi, khi đưa chúng tôi đến với anh em… Chúng tôi hy vọng rằng: một khi đức tin của anh em lớn mạnh, công việc của chúng tôi ngày càng phát triển nơi anh em trong phạm vi đã quy định cho chúng tôi, thì chúng tôi có thể đem Tin Mừng xa hơn nữa, mà không tự hào về những thành tựu thuộc phạm vi người khác.” (2 Cr 4, 1-2.5.8-12.16- 18; 10, 14-16).
– Xin chân thành cám ơn Cha.
* Xem: http://www.vietcatholic.net/News/Html/72409.htm
và http://www.vietcatholic.net/News/Html/72455.htm
“Chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật” (2 Côrintô 4,2)
WHĐ (28.10.2009) – Qua thông tin* được biết ngày 24 tháng 10 năm 2009 vừa qua, lần đầu tiên cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La được chính quyền chính thức cho phép cử hành Thánh Lễ Chủ nhật tại Thành phố Sơn La. Để tìm hiểu sự kiện này và sinh hoạt tôn giáo tại tỉnh Sơn La, Trang tin điện tử HĐGMVN đã có bài phỏng vấn linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại, phụ trách Văn phòng Tòa Giám mục Hưng Hóa, cha xứ giáo xứ Sơn Tây và Hòa Bình, phụ trách giáo dân tại tỉnh Sơn La, giáo phận Hưng Hóa. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của cha Nguyễn Trung Thoại (Lm. NTT).
1. Qua thông tin, được biết ngày 24 tháng 10 năm 2009 vừa qua, lần đầu tiên cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La được chính quyền chính thức cho phép cử hành Thánh Lễ Chủ nhật tại Thành phố Sơn La sau nhiều năm cấm đoán?
Lm. NTT: Ngày 24 tháng 10 vừa qua, tôi lên thành phố Sơn La làm lễ chiều Thứ Bảy thay lễ Chủ nhật theo lịch bình thường từ gần 4 năm qua (2 tuần một lần, từ tháng 4 năm 2006 đến nay tháng 10 năm 2009). Riêng tuần qua, tôi được công an tỉnh và công an thành phố gọi điện thoại báo trước là các vị sẽ đến dự lễ và quay phim chụp ảnh. Sự việc đã xẩy ra đúng như thế. Trước khi cử hành Thánh Lễ, tôi đã ngỏ lời với khoảng 500 giáo dân như sau: “Trong Thánh Lễ hôm nay, có quý vị đại diện Công an tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La và tổ 4 phường Quyết Thắng tham dự, yêu cầu được quay phim chụp ảnh để có tư liệu báo cáo với các vị lãnh đạo tỉnh và thành phố. Bà con giáo dân thấy đây là một tin vui vì hy vọng các vị lãnh đạo sẽ thấy thực tế nhu cầu sinh họat tôn giáo của chúng ta, và sẽ chính thức đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhân dân trong Tỉnh theo Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo”.
2. Cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La đã bị cấm đoán cử hành lễ Giáng Sinh năm 2008 và Phục Sinh năm 2009 ?
Lm. NTT: Đêm 24 tháng 12 năm 2008, ông chủ tịch phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, đã công bố lệnh giới nghiêm trong đêm Lễ Giáng Sinh; suốt đêm 24 và ngày 25 tháng 12, có đông đảo công an và dân phòng cản trở giáo dân đến nhà ông Trịnh Văn Thuỷ, nơi giám mục đã đăng ký từ năm 2006 làm điểm quy tụ giáo dân để sinh họat tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự theo đúng Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, sau đó, từ đầu tháng 1 năm 2009, tôi vẫn lên làm lễ bình thường cho giáo dân. Mùa Chay và Lễ Lá năm 2009, vẫn có Thánh Lễ tại thành phố Sơn La. Riêng sáng Chủ nhật Phục Sinh, ngày 12 tháng 4 năm 2009, tôi bị công an và dân phòng ngăn cản không cho vào nhà ông Trịnh Văn Thủy, nhưng giáo dân đã giải vây cho tôi vào. Tại nhà ông Thuỷ, ông chủ tịch Phường không cho tôi làm lễ, lấy lý do là Tỉnh chưa cho phép. Dịp đó, tôi đã lên tiếng trước cộng đoàn và chính quyền có mặt về sự kiện không tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại thành phố Sơn La. Tuy nhiên, sau đó, từ ngày 24 tháng 4 năm 2009, tôi vẫn lên làm lễ bình thường hai tuần một lần cho đến ngày 24 tháng 10 vừa qua. Thực tế, giáo dân tại đây cũng đã có nhiều dịp nói lên nguyện vọng chính đáng của họ.
3. Như vậy, Thánh Lễ ngày 24 tháng 10 vừa qua không phải là Thánh Lễ đầu tiên được chính thức cho phép cử hành tại thành phố Sơn La ?
Lm. NTT: Đúng như vậy. Chúng tôi hy vọng một ngày gần đây sẽ được chính thức cho phép sinh họat tôn giáo bình thường như tại các tỉnh khác trong địa bàn giáo phận Hưng Hoá.
4. Cám ơn Cha đã cho biết rõ hơn về tình hình sinh họat tôn giáo tại thành phố Sơn La. Xin Cha cho biết thêm: ngoài cộng đoàn công giáo tại thành phố Sơn La, có cộng đoàn nào khác trong tỉnh Sơn La mà Cha đã cử hành Thánh Lễ? Nếu có, thì từ năm nào? Giáo dân và Cha có gặp khó khăn gì không? Hiện nay tình hình ra sao?
Lm. NTT: Tại tỉnh Sơn La, còn hai cộng đoàn khác tại huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn; số giáo dân tại mỗi nơi cũng tương đương với cộng đoàn tại thành phố Sơn La. Cả ba cộng đoàn đã được Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Hưng Hóa, đăng ký với chính quyền từ tháng 3 năm 2006 sau khi ngài tiếp xúc với các vị lãnh đạo tại Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ngày 6 tháng 1 năm 2006. Một tháng sau khi đăng ký, chiếu theo Pháp lệnh và Nghị định tín ngưỡng, tôn giáo của Chính phủ, tôi đã lên làm lễ tại ba cộng đoàn. Thời gian đầu, hai cộng đoàn Mộc Châu và Mai Sơn cũng gặp khó khăn, nhưng tôi vẫn từ Sơn Tây lên Sơn La làm lễ theo lịch 2 tuần một lần vào chiều Thứ Bảy, chưa kể dịp lễ trọng và lễ an táng. Từ hơn hai năm nay, bà con giáo dân hai cộng đoàn này vẫn sinh họat tôn giáo bình thường. Tháng 5 năm 2008, Đức giám mục giáo phận Hưng Hóa đã đến thăm và làm lễ tại 3 cộng đoàn trong tỉnh Sơn La, cũng như tại các cộng đoàn trong tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
5. Ngoài giáo dân thuộc 3 cộng đoàn tại huyện Mộc Châu, huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La, còn có giáo dân ở các huyện khác không? Tại sao Cha không đến với họ? Cha đã hài lòng về những việc Cha làm cho giáo dân tại tỉnh Sơn La chưa? Cha mong ước điều gì?
Lm. NTT: Ngoài 3 cộng đoàn trên, trong tỉnh Sơn La còn có giáo dân sống rải rác tại các huyện như Mường La, Sông Mã, Phù Yên, trong đó có bà con giáo dân người dân tộc H’Mông. Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi vẫn chưa thực hiện được hết những điều chúng tôi mong ước, chưa đáp ứng đuợc hết những khát vọng của giáo dân trong tỉnh Sơn La nói chung. Tuy nhiên, tôi vẫn nói với mọi người quan tâm đến Sơn La luôn hiệp ý tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh theo tinh thần của Thánh Phaolô. Đặc biệt, trong Năm Thánh Phaolô vừa qua, tôi có dịp đọc lại các thư của Thánh Phaolô, và tôi thấy thấm thía lời của ngài viết cho cộng đoàn Côrintô:
“Vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. Trái lại, chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật, và bằng cách đó, chúng tôi để cho lương tâm mọi người phê phán trước mặt Thiên Chúa…
Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu…
Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em….
Cho nên, chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn…
Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ không tự hào quá giới hạn. Trái lại, niềm tự hào của chúng tôi giới hạn trong phạm vi Thiên Chúa đã quy định cho chúng tôi, khi đưa chúng tôi đến với anh em… Chúng tôi hy vọng rằng: một khi đức tin của anh em lớn mạnh, công việc của chúng tôi ngày càng phát triển nơi anh em trong phạm vi đã quy định cho chúng tôi, thì chúng tôi có thể đem Tin Mừng xa hơn nữa, mà không tự hào về những thành tựu thuộc phạm vi người khác.” (2 Cr 4, 1-2.5.8-12.16- 18; 10, 14-16).
– Xin chân thành cám ơn Cha.
* Xem: http://www.vietcatholic.net/News/Html/72409.htm
và http://www.vietcatholic.net/News/Html/72455.htm
Lời Chủ Chăn: NămThánh 2010 và những ngày cử hành chung cho cả Giáo Hội tại Việt Nam
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
08:59 28/10/2009
ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 10, 2009
Kính gởi anh em linh mục,
anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Thưa anh chị em,
Trong hội nghị từ ngày 05 đến 09.10.2009 vừa qua, HĐGM.VN, qua lá thư công bố Năm Thánh 2010, đã thống nhất một số điều liên quan đến việc (I) cử hành đức tin, (II) tuyên xưng đức tin, (III) sống đức tin, trong Năm Thánh như sau.
I. Cử hành đức tin
HĐGMVN đã thống nhất một số điều liên quan đến cử hành đức tin:
1. Những ngày cử hành chung cho cả Giáo Hội tại VN (x. phụ lục I.1)
2. Những ngày cử hành riêng cho mỗi giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn tu, đoàn thể, giới (x. phụ lục I.2)
3. Kinh Năm Thánh, Thánh ca Năm Thánh, logo Năm Thánh (x. phụ lục II)
4. Hưởng nhận ơn Toàn Xá Năm Thánh Trong thời gian Năm Thánh 2010 Đức Thánh Cha ban ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu
4.1 Tham dự các lễ cử hành Năm Thánh (x. phụ lục I) trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện tại VN,
4.2 Tham dự lễ trọng thể do Giám mục cử hành,
4.3 Hành hương đến nhà thờ Chánh toà, hoặc đến một nhà thờ do Đấng Bản quyền chỉ định, với điều kiện thông thường là mỗi người xưng tội, thực tâm thống hối, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, và đọc kinh Năm Thánh 2010.
4.4 Các bệnh nhân không ra khỏi nhà được, chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương, sốt sắng đọc Kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể, thì giữ ba điều kiện thông thường.
4.5 Các tín hữu VN ở hải ngoại cũng hưởng nhận ơn Toàn Xá theo các điều kiện nêu trên, đồng thời có sự đồng ý của Bản quyền địa phương.
Chú thích số 4.3: một nhà thờ do Bản Quyền chỉ định Tôi đề nghị mỗi Cha Hạt trưởng hội ý với anh em linh mục trong mỗi hạt, đề nghị một nhà thờ trong hạt cao tuổi nhất, đồng thời thuận tiện cho việc giáo dân trong hạt đi hành hương. Và Cha Hạt trưởng báo cho trong hạt biết.
II. Tuyên xưng đức tin
Trong Năm Thánh 2010, các cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, đoàn thể giáo dân, tổ chức tìm hiểu, học hỏi đề tài "Xây dựng Giáo Hội Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ", cùng nhau trao đổi, góp ý, tìm cách cùng tham gia việc xây dựng và phát triển Giáo Hội trong môi trường xã hội hôm nay.
III. Sống đức tin
1. Theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha, mọi người, mọi thành phần, trong Năm Thánh 2010, hãy dành thời giờ mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin, cùng nhau xây dựng tình huynh đệ liên đới, bước đi trên con đường đối thoại và hợp tác phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước theo như lòng Chúa mong muốn.
2. Trong Thông điệp "Bác Ai Trong Chân Lý", Đức Thánh Cha lập lại Lời Chúa dạy: "Sống trong chân lý và tình yêu, mỗi người sẽ được lớn lên về mọi phương diện, cùng vươn đến Đức Kitô, vì Người là Đầu" (x. Eph 4, 15). Nhờ đó mà Giáo Hội cùng con người và đất nước cũng sẽ được phát triển trong chân lý và trong tình yêu cứu độ của Chúa Kitô.
3. Tôi ước mong các lớp giáo lý trong các giáo xứ và dòng tu, các Trung tâm huấn luyện, đào tạo, các Ban Mục vụ giáo phận, liên đới với nhau tạo điều kiện và cơ hội cho các thành phần trong Giáo phận, mỗi người trong lãnh vực và môi trường sống của mình, học hỏi và thực hành lời Chúa dạy, toả sáng niềm tin cùng hy vọng nơi chân lý cứu độ và nơi tình yêu cứu độ của Chúa Kitô. Vì đó là nền tảng, là định hướng và là động lực cho sự phát triển con người cùng xã hội. Tôi thiển nghĩ đó là cách tốt nhất để người công giáo vừa chu toàn sứ vụ Chúa trao là yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống và sự phát triển con người, vừa bày tỏ lòng yêu nước thiết thực nhất đối với quê hương đất nước hôm nay.
Kết. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, các Thánh Tử đạo VN, xin Chúa chúc lành cho anh chị em, và ban ơn cho mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn được tăng triển trong chân lý và tình yêu của Chúa Kitô. Xin anh chị em cầu cho chúng tôi cũng được như vậy.
Phụ lục I
1. Những ngày cử hành chung cho cả Giáo Hội tại Việt Nam:
15-23.11.2009, làm Tuần Cửu Nhật cầu cho mọi thành phần dân Chúa cùng tham gia việc cử hành đức tin, tuyên xưng đức tin và sống đức tin, trong Năm Thánh.
24.11.2009, lễ khai mạc tại giáo tỉnh Hà Nội.
Tạ ơn Chúa Ba Ngôi và tôn vinh các tiền nhân và chứng nhân đức tin. Cầu cho dân Chúa VN mở rộng lòng đón nhận ơn đức tin như hồng ân cứu độ và như gia sản tiền nhân đã lưu truyền.
21-25.11.2010, Đại Hội Dân Chúa VN tại giáo tỉnh Thành phố HCM. Cầu cho dân Chúa VN mở rộng tâm trí nuôi dưỡng và gìn giữ hồng ân đức tin.
06.1.2011, lễ bế mạc tại La Vang, giáo tỉnh Huế.
Cầu cho dân Chúa VN biết quan tâm làm chứng nhân đức tin và san sẻ hồng ân đức tin cho đồng bào và đồng loại là con một Cha, và là anh em một nhà.
2. Những ngày cử hành riêng cho mỗi giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn tu, đoàn thể, giới...
28.11.2009, lễ khai mạc trong mỗi giáo phận.
29.11.2009, lễ khai mạc trong mỗi giáo xứ, dòng tu.
03.12.2009 lễ Thánh Phanxicô Xaviê, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo.
27.12.2009 lễ Thánh Gia Thất, cầu nguyện cho các gia đình.
10.01.2010, Ngày quốc tế di dân, cầu cho người di dân.
02.02.2010, lễ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, cầu cho người sống đời thánh hiến.
11.02.2010, Ngày quốc tế bệnh nhân. Vì 11.02 cận Tết Nguyên Đán, nên ngày Thứ bảy 06.2, giáo phận tổ chức ngày cầu nguyện cho bệnh nhân,
đặc biệt cầu nguyện cho người sống với HIV/AIDS, cho thân nhân cùng giới y bác sĩ và những người chăm sóc họ, gồm cả doanh nhân công giáo.
14-16.2.2010, ba ngày lễ Tết Nguyên Đán, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho ông bà tổ tiên, cầu cho công ăn việc làm.
19.3.2010, lễ Thánh Giuse, cầu cho gia trưởng.
28.3.2010, lễ Lá, cầu cho giới trẻ.
25.4.2010, Chúa Nhật IV Phục Sinh, cầu cho ơn gọi. ĐCV cùng với những ai lo cho ơn gọi có thể tổ chức lễ và sinh hoạt chung cho đại chủng sinh, dự bị, dự tu.
Liên tu sĩ cũng có thể tổ chức như vậy cho các hội dòng.
01.5.2010, lễ Thánh Giuse Thợ, cầu cho HĐGM.VN
16.5.2010, Ngày quốc tế Truyền thông, cầu cho giới truyền thông.
23.5.2010, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cầu cho giáo chức.
6.6.2010, lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, cầu cho thiếu nhi, lễ sinh.
11.6.2010, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cầu cho linh mục. Giáo phận tổ chức lễ bế mạc Năm Linh mục.
29.6.2010, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, cầu cho HĐGX.
26.7.2010, lễ Thánh Anrê Phú Yên, cầu cho giáo lý viên. Ban Mục vụ Giáo lý có thể tổ chức lễ vào Thứ Bảy 24 hoặc 31.
15.8.2010, lễ Đức Mẹ lên trời, cầu cho hiền mẫu.
9.9.2010, lễ kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại VN, cầu cho ca đoàn, ca sĩ, nghệ sĩ.
Ban Mục vụ Thánh nhạc có thể tổ chức lễ vào Thứ Bảy hoặc Chúa nhật kế tiếp đó.
14.9.2010, lễ Suy tôn Thánh Giá, cầu cho hội dòng Mến Thánh Giá.
1.10.2010, lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cầu cho người làm công tác tông đồ và xã hội.
24.10.2010, Ngày thế giới truyền giáo, cầu nguyện và góp công của vào việc truyền giáo.
21-25.11.2010, Đại Hội Dân Chúa VN tại giáo tỉnh Thành phố HCM, cầu cho dân Chúa VN.
3.12.2010, lễ Thánh Phanxicô Xaviê, cầu cho các nhà truyền giáo.
26.12.2010, lễ Thánh Gia Thất, cầu cho gia đình.
Sau lễ bế mạc Năm Thánh ngày 6.1.2011 tại La Vang, giáo phận, giáo xứ có thể tổ chức bế mạc Năm Thánh vào Thứ Bảy, Chúa nhật sau đó là ngày 8-9.1.2011.
Phụ lục II
3. Kinh Năm Thánh, Thánh ca Năm Thánh, logo Năm Thánh
3.1 Kinh Năm Thánh 2010
Lạy Cha là Chúa cả trời đất,
vì lòng từ ái xót thương,
Cha đã tạo thành và cứu độ muôn loài.
Cha đã sai Con Một xuống thế làm người,
chia sẻ thân phận yếu hèn của chúng con,
xả thân loan báo Tin Mừng cứu độ,
và phục vụ sự sống con người.
Người đã chịu khổ hình, chịu chết và sống lại,
để những ai tin nhận Người,
đều được quy tụ trong Nước Cha
là Nước sự thật và sự sống, yêu thương và an bình.
Cha đã sai Thánh Thần xuống
liên kết các tín hữu thành cộng đồng nhân loại mới
nên muối men và ánh sáng giữa lòng thế giới hôm nay.
Chúng con tạ ơn Cha đã thương gửi các nhà truyền giáo
đến gieo hạt giống Tin Mừng và chăm sóc
cho hạt giống ấy phát triển xanh tươi trên đất nước Việt Nam.
Chúng con tạ ơn Cha đã thương ban cho chúng con
nhiều chứng nhân đức tin anh dũng và những bậc tiền nhân
luôn hy sinh quảng đại, dày công vun tưới
cho hạt giống Tin Mừng sinh hoa kết quả dồi dào
trên quê hương chúng con.
Chúng con nài xin Cha thứ tha mọi lỗi lầm thiếu sót
đối với Cha và mọi người, trong quá khứ cũng như hiện tại.
Xin Cha thương giúp chúng con biết tránh xa tội lỗi
và chung sức xây dựng cuộc sống gia đình,
xã hội và đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Xin Cha dùng ơn Thánh Thần soi sáng dẫn dắt chúng con
bước theo Chúa Giêsu, loan báo Tin Mừng cứu độ,
tận tình phục vụ sự sống của đồng bào và đồng loại.
Xin dạy chúng con biết san sẻ của cải vật chất và tinh thần
cho mọi người, nhất là những người nghèo khổ.
Lạy Cha, xin thắp sáng ngọn lửa tin cậy mến
trong lòng chúng con,
để chúng con noi gương các vị chứng nhân đức tin
biết củng cố và lưu truyền gia sản đức tin
cho các thế hệ tương lai.
Sau hết, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria,
Thánh Cả Giuse và các thánh Tử Đạo Việt Nam
xin Cha ban ơn trợ giúp chúng con
biết quyết tâm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
thành một gia đình: là con một Cha, anh em một nhà,
cùng nhau tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô
là yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ
để mọi người trên đất nước chúng con, và cả thế giới
mau đón nhận Tình Yêu cứu độ của Cha. Amen.
3.2 Thánh ca Năm Thánh (đính kèm)
Mùa Hồng Ân
Xin Tạ Ơn
3.3 Logo Năm Thánh
Ý nghĩa Logo Năm Thánh 2010
Nhờ niềm tin (vòng tròn màu vàng ) vào Đức Kitô là Chân Lý cứu độ (dấu thập ở giữa), cùng niềm hy vọng (vòng tròn màu xanh ) và tình yêu (vòng tròn màu đỏ ) đối với Người, đồng thời nhờ ơn Chúa Thánh Thần là nguồn lực thắp sáng niềm tin yêu và hy vọng của Giáo Hội, (hình chim bồ câu gắn với cả ba vòng tròn ba màu: vàng là tin, đỏ là yêu, xanh là hy vọng ), Con thuyền Giáo Hội VN đã vượt qua sóng gió thời gian 50 năm, và tồn tại cùng phát triển trong gian lao và thử thách.
Trong Năm Thánh 2010, cộng đồng dân Chúa VN
- dâng lời cảm mến tạ ơn Chúa Ba Ngôi đã thương dẫn dắt, gìn giữ, bảo vệ, chở che dân Người trong 50 năm qua, - và nhờ lời cầu khẩn của Mẹ La Vang cùng Thánh Cả Giuse và các Thánh Tử Đạo VN, xin Chúa ban ơn giúp sức cho mọi người, mọi gia đình, mọi thành phần, trong thời gian tới, được tăng triển trong chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa Kitô, góp phần vào sự phát triển vẹn toàn và vững bền của Giáo Hội cũng như của con người và đất nước VN hôm nay.
LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 10, 2009
Kính gởi anh em linh mục,
anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Thưa anh chị em,
Trong hội nghị từ ngày 05 đến 09.10.2009 vừa qua, HĐGM.VN, qua lá thư công bố Năm Thánh 2010, đã thống nhất một số điều liên quan đến việc (I) cử hành đức tin, (II) tuyên xưng đức tin, (III) sống đức tin, trong Năm Thánh như sau.
I. Cử hành đức tin
HĐGMVN đã thống nhất một số điều liên quan đến cử hành đức tin:
1. Những ngày cử hành chung cho cả Giáo Hội tại VN (x. phụ lục I.1)
2. Những ngày cử hành riêng cho mỗi giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn tu, đoàn thể, giới (x. phụ lục I.2)
3. Kinh Năm Thánh, Thánh ca Năm Thánh, logo Năm Thánh (x. phụ lục II)
4. Hưởng nhận ơn Toàn Xá Năm Thánh Trong thời gian Năm Thánh 2010 Đức Thánh Cha ban ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu
4.1 Tham dự các lễ cử hành Năm Thánh (x. phụ lục I) trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện tại VN,
4.2 Tham dự lễ trọng thể do Giám mục cử hành,
4.3 Hành hương đến nhà thờ Chánh toà, hoặc đến một nhà thờ do Đấng Bản quyền chỉ định, với điều kiện thông thường là mỗi người xưng tội, thực tâm thống hối, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, và đọc kinh Năm Thánh 2010.
4.4 Các bệnh nhân không ra khỏi nhà được, chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương, sốt sắng đọc Kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể, thì giữ ba điều kiện thông thường.
4.5 Các tín hữu VN ở hải ngoại cũng hưởng nhận ơn Toàn Xá theo các điều kiện nêu trên, đồng thời có sự đồng ý của Bản quyền địa phương.
Chú thích số 4.3: một nhà thờ do Bản Quyền chỉ định Tôi đề nghị mỗi Cha Hạt trưởng hội ý với anh em linh mục trong mỗi hạt, đề nghị một nhà thờ trong hạt cao tuổi nhất, đồng thời thuận tiện cho việc giáo dân trong hạt đi hành hương. Và Cha Hạt trưởng báo cho trong hạt biết.
II. Tuyên xưng đức tin
Trong Năm Thánh 2010, các cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, đoàn thể giáo dân, tổ chức tìm hiểu, học hỏi đề tài "Xây dựng Giáo Hội Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ", cùng nhau trao đổi, góp ý, tìm cách cùng tham gia việc xây dựng và phát triển Giáo Hội trong môi trường xã hội hôm nay.
III. Sống đức tin
1. Theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha, mọi người, mọi thành phần, trong Năm Thánh 2010, hãy dành thời giờ mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin, cùng nhau xây dựng tình huynh đệ liên đới, bước đi trên con đường đối thoại và hợp tác phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước theo như lòng Chúa mong muốn.
2. Trong Thông điệp "Bác Ai Trong Chân Lý", Đức Thánh Cha lập lại Lời Chúa dạy: "Sống trong chân lý và tình yêu, mỗi người sẽ được lớn lên về mọi phương diện, cùng vươn đến Đức Kitô, vì Người là Đầu" (x. Eph 4, 15). Nhờ đó mà Giáo Hội cùng con người và đất nước cũng sẽ được phát triển trong chân lý và trong tình yêu cứu độ của Chúa Kitô.
3. Tôi ước mong các lớp giáo lý trong các giáo xứ và dòng tu, các Trung tâm huấn luyện, đào tạo, các Ban Mục vụ giáo phận, liên đới với nhau tạo điều kiện và cơ hội cho các thành phần trong Giáo phận, mỗi người trong lãnh vực và môi trường sống của mình, học hỏi và thực hành lời Chúa dạy, toả sáng niềm tin cùng hy vọng nơi chân lý cứu độ và nơi tình yêu cứu độ của Chúa Kitô. Vì đó là nền tảng, là định hướng và là động lực cho sự phát triển con người cùng xã hội. Tôi thiển nghĩ đó là cách tốt nhất để người công giáo vừa chu toàn sứ vụ Chúa trao là yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống và sự phát triển con người, vừa bày tỏ lòng yêu nước thiết thực nhất đối với quê hương đất nước hôm nay.
Kết. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, các Thánh Tử đạo VN, xin Chúa chúc lành cho anh chị em, và ban ơn cho mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn được tăng triển trong chân lý và tình yêu của Chúa Kitô. Xin anh chị em cầu cho chúng tôi cũng được như vậy.
Phụ lục I
1. Những ngày cử hành chung cho cả Giáo Hội tại Việt Nam:
15-23.11.2009, làm Tuần Cửu Nhật cầu cho mọi thành phần dân Chúa cùng tham gia việc cử hành đức tin, tuyên xưng đức tin và sống đức tin, trong Năm Thánh.
24.11.2009, lễ khai mạc tại giáo tỉnh Hà Nội.
Tạ ơn Chúa Ba Ngôi và tôn vinh các tiền nhân và chứng nhân đức tin. Cầu cho dân Chúa VN mở rộng lòng đón nhận ơn đức tin như hồng ân cứu độ và như gia sản tiền nhân đã lưu truyền.
21-25.11.2010, Đại Hội Dân Chúa VN tại giáo tỉnh Thành phố HCM. Cầu cho dân Chúa VN mở rộng tâm trí nuôi dưỡng và gìn giữ hồng ân đức tin.
06.1.2011, lễ bế mạc tại La Vang, giáo tỉnh Huế.
Cầu cho dân Chúa VN biết quan tâm làm chứng nhân đức tin và san sẻ hồng ân đức tin cho đồng bào và đồng loại là con một Cha, và là anh em một nhà.
2. Những ngày cử hành riêng cho mỗi giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn tu, đoàn thể, giới...
28.11.2009, lễ khai mạc trong mỗi giáo phận.
29.11.2009, lễ khai mạc trong mỗi giáo xứ, dòng tu.
03.12.2009 lễ Thánh Phanxicô Xaviê, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo.
27.12.2009 lễ Thánh Gia Thất, cầu nguyện cho các gia đình.
10.01.2010, Ngày quốc tế di dân, cầu cho người di dân.
02.02.2010, lễ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, cầu cho người sống đời thánh hiến.
11.02.2010, Ngày quốc tế bệnh nhân. Vì 11.02 cận Tết Nguyên Đán, nên ngày Thứ bảy 06.2, giáo phận tổ chức ngày cầu nguyện cho bệnh nhân,
đặc biệt cầu nguyện cho người sống với HIV/AIDS, cho thân nhân cùng giới y bác sĩ và những người chăm sóc họ, gồm cả doanh nhân công giáo.
14-16.2.2010, ba ngày lễ Tết Nguyên Đán, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho ông bà tổ tiên, cầu cho công ăn việc làm.
19.3.2010, lễ Thánh Giuse, cầu cho gia trưởng.
28.3.2010, lễ Lá, cầu cho giới trẻ.
25.4.2010, Chúa Nhật IV Phục Sinh, cầu cho ơn gọi. ĐCV cùng với những ai lo cho ơn gọi có thể tổ chức lễ và sinh hoạt chung cho đại chủng sinh, dự bị, dự tu.
Liên tu sĩ cũng có thể tổ chức như vậy cho các hội dòng.
01.5.2010, lễ Thánh Giuse Thợ, cầu cho HĐGM.VN
16.5.2010, Ngày quốc tế Truyền thông, cầu cho giới truyền thông.
23.5.2010, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cầu cho giáo chức.
6.6.2010, lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, cầu cho thiếu nhi, lễ sinh.
11.6.2010, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cầu cho linh mục. Giáo phận tổ chức lễ bế mạc Năm Linh mục.
29.6.2010, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, cầu cho HĐGX.
26.7.2010, lễ Thánh Anrê Phú Yên, cầu cho giáo lý viên. Ban Mục vụ Giáo lý có thể tổ chức lễ vào Thứ Bảy 24 hoặc 31.
15.8.2010, lễ Đức Mẹ lên trời, cầu cho hiền mẫu.
9.9.2010, lễ kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại VN, cầu cho ca đoàn, ca sĩ, nghệ sĩ.
Ban Mục vụ Thánh nhạc có thể tổ chức lễ vào Thứ Bảy hoặc Chúa nhật kế tiếp đó.
14.9.2010, lễ Suy tôn Thánh Giá, cầu cho hội dòng Mến Thánh Giá.
1.10.2010, lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cầu cho người làm công tác tông đồ và xã hội.
24.10.2010, Ngày thế giới truyền giáo, cầu nguyện và góp công của vào việc truyền giáo.
21-25.11.2010, Đại Hội Dân Chúa VN tại giáo tỉnh Thành phố HCM, cầu cho dân Chúa VN.
3.12.2010, lễ Thánh Phanxicô Xaviê, cầu cho các nhà truyền giáo.
26.12.2010, lễ Thánh Gia Thất, cầu cho gia đình.
Sau lễ bế mạc Năm Thánh ngày 6.1.2011 tại La Vang, giáo phận, giáo xứ có thể tổ chức bế mạc Năm Thánh vào Thứ Bảy, Chúa nhật sau đó là ngày 8-9.1.2011.
Phụ lục II
3. Kinh Năm Thánh, Thánh ca Năm Thánh, logo Năm Thánh
3.1 Kinh Năm Thánh 2010
Lạy Cha là Chúa cả trời đất,
vì lòng từ ái xót thương,
Cha đã tạo thành và cứu độ muôn loài.
Cha đã sai Con Một xuống thế làm người,
chia sẻ thân phận yếu hèn của chúng con,
xả thân loan báo Tin Mừng cứu độ,
và phục vụ sự sống con người.
Người đã chịu khổ hình, chịu chết và sống lại,
để những ai tin nhận Người,
đều được quy tụ trong Nước Cha
là Nước sự thật và sự sống, yêu thương và an bình.
Cha đã sai Thánh Thần xuống
liên kết các tín hữu thành cộng đồng nhân loại mới
nên muối men và ánh sáng giữa lòng thế giới hôm nay.
Chúng con tạ ơn Cha đã thương gửi các nhà truyền giáo
đến gieo hạt giống Tin Mừng và chăm sóc
cho hạt giống ấy phát triển xanh tươi trên đất nước Việt Nam.
Chúng con tạ ơn Cha đã thương ban cho chúng con
nhiều chứng nhân đức tin anh dũng và những bậc tiền nhân
luôn hy sinh quảng đại, dày công vun tưới
cho hạt giống Tin Mừng sinh hoa kết quả dồi dào
trên quê hương chúng con.
Chúng con nài xin Cha thứ tha mọi lỗi lầm thiếu sót
đối với Cha và mọi người, trong quá khứ cũng như hiện tại.
Xin Cha thương giúp chúng con biết tránh xa tội lỗi
và chung sức xây dựng cuộc sống gia đình,
xã hội và đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Xin Cha dùng ơn Thánh Thần soi sáng dẫn dắt chúng con
bước theo Chúa Giêsu, loan báo Tin Mừng cứu độ,
tận tình phục vụ sự sống của đồng bào và đồng loại.
Xin dạy chúng con biết san sẻ của cải vật chất và tinh thần
cho mọi người, nhất là những người nghèo khổ.
Lạy Cha, xin thắp sáng ngọn lửa tin cậy mến
trong lòng chúng con,
để chúng con noi gương các vị chứng nhân đức tin
biết củng cố và lưu truyền gia sản đức tin
cho các thế hệ tương lai.
Sau hết, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria,
Thánh Cả Giuse và các thánh Tử Đạo Việt Nam
xin Cha ban ơn trợ giúp chúng con
biết quyết tâm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
thành một gia đình: là con một Cha, anh em một nhà,
cùng nhau tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô
là yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ
để mọi người trên đất nước chúng con, và cả thế giới
mau đón nhận Tình Yêu cứu độ của Cha. Amen.
3.2 Thánh ca Năm Thánh (đính kèm)
Mùa Hồng Ân
Xin Tạ Ơn
3.3 Logo Năm Thánh
Nhờ niềm tin (vòng tròn màu vàng ) vào Đức Kitô là Chân Lý cứu độ (dấu thập ở giữa), cùng niềm hy vọng (vòng tròn màu xanh ) và tình yêu (vòng tròn màu đỏ ) đối với Người, đồng thời nhờ ơn Chúa Thánh Thần là nguồn lực thắp sáng niềm tin yêu và hy vọng của Giáo Hội, (hình chim bồ câu gắn với cả ba vòng tròn ba màu: vàng là tin, đỏ là yêu, xanh là hy vọng ), Con thuyền Giáo Hội VN đã vượt qua sóng gió thời gian 50 năm, và tồn tại cùng phát triển trong gian lao và thử thách.
Trong Năm Thánh 2010, cộng đồng dân Chúa VN
- dâng lời cảm mến tạ ơn Chúa Ba Ngôi đã thương dẫn dắt, gìn giữ, bảo vệ, chở che dân Người trong 50 năm qua, - và nhờ lời cầu khẩn của Mẹ La Vang cùng Thánh Cả Giuse và các Thánh Tử Đạo VN, xin Chúa ban ơn giúp sức cho mọi người, mọi gia đình, mọi thành phần, trong thời gian tới, được tăng triển trong chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa Kitô, góp phần vào sự phát triển vẹn toàn và vững bền của Giáo Hội cũng như của con người và đất nước VN hôm nay.
Giới thiệu sách ''Sư Phạm Giáo Lý''
Hoa Hạ fsc
14:59 28/10/2009
Tài Liệu SƯ PHẠM GIÁO LÝ của soạn giả Sư Huynh Giuse Lê Văn Phượng fsc. Đây là tập tài liệu trình bày các đề tài sư phạm giáo lý theo góc độ sư phạm, đáp ứng nhu cầu huấn luyện giáo lý viên trong những khoá ngắn hạn. Tất nhiên không thể đầy đủ nhưng là giúp giáo lý viên và những huấn luyện viên có những kiến thức cơ bản về đường hướng canh tân huấn giáo của Giáo Hội và những phương pháp mà Huấn giáo đề nghị áp dụng trong dạy giáo lý.
DẪN NHẬP
Trong quyển sách LIVINGLIFE FULLY (SỐNG HẾT MÌNH để trưởng thành nhân cách), tác giả Earnest L. Tan kể câu chuyện như sau:
Một cậu bé lền nọ tập trung hết can đảm để hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ đánh con hoài thế mẹ ?”
Người mẹ trả lời: “Con á, mẹ đánh con là vì mẹ thương con. Nếu mẹ không quan tâm đến con, thì mẹ chẳng mất công sửa trị con !”
Nghe vậy, cậu bé nhíu mày, nó đưa tay gãi gãi đầu và nói: “Mẹ à, vậy thì mẹ vui lòng bớt thương con đi một chút... Mẹ thấy đó, tình thương của mẹ làm con đau khủng khiếp !” (Earnest L. Tan, LIVINGLIFE FULLY - SỐNG HẾT MÌNH để trưởng thành nhân cách, 2000).
Hoạt động giáo dục luôn luôn phải hội đủ các yếu tố:
Mục đích (ý hướng)
Nội dung
Phương pháp
Đã hẳn mục đích và nội dung huấn giáo luôn luôn là quan trọng. Nhưng ý hướng của chúng ta không ăn khớp với cách mà chúng ta hành động để giới thiệu Chúa Giêsu cho trẻ. Do vậy, đôi khi chúng ta lại dọn “cỗ” cho trẻ, “thức ăn” rất ngon, nhưng toàn là những thứ mà chúng không thể nhai, nuốt được và có lúc chúng cũng ước mong như cậu bé trong câu chuyện trên: “việc dạy giáo lý của thầy, cô làm cho em chán khủng khiếp”; và như vậy, nói như thánh Phaolô: Thập giá của Đức Kitô đã trở nên vô hiệu.
Vấn đề dạy học hôm nay không chỉ là dạy cái gì? Mà còn là dạy cách nào? Đường hướng huấn giáo của Công đồng Vatican II cũng nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp.
Đây là tập tài liệu trình bày các đề tài sư phạm giáo lý theo góc độ sư phạm, đáp ứng nhu cầu huấn luyện giáo lý viên trong những khoá ngắn hạn. Tất nhiên không thể đầy đủ nhưng là giúp giáo lý viên và những huấn luyện viên có những kiến thức cơ bản về đường hướng canh tân huấn giáo của Giáo Hội và những phương pháp mà Huấn giáo đề nghị áp dụng trong dạy giáo lý.
<Muốn Download "Sách Sư Phạm Giáo Lý" ở đây Người biên soạn, Sư Huynh Giuse Lê Văn Phượng, FSC
Giáo Lý Viên Trước Những Thách Đố Hiện Nay
Ở đâu và lúc nào cũng vậy, người môn đệ của Chúa Kitô luôn luôn gặp nhiều thách đố trong sứ vụ Loan Báo Tin Mừng. Nhiệm vụ huấn giáo mà Giáo Hội trao phó cho các Giáo Lý Viên cũng không thể miễn trừ thách đố, và như vậy hiểu sâu hơn về những thách đố trong khi trình bày giáo lý là điều tối quan trọng đối với mọi Giáo Lý Viên. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các bạn Giáo Lý Viên bài chia sẻ GIÁO LÝ VIÊN TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ HIỆN NAY.
GIÁO LÝ VIÊN TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ HIỆN NAY [1]
Hoạt động loan báo Tin Mừng của Giáo Hội nhiệm vụ của Huấn giáo nói riêng đặt giáo lý viên trước những thách đố của thời đại hiện nay để làm sao có thể loan báo Tin Mừng Chúa Kitô trong môi trường của chúng ta đang sống và hoạt động, và là những chứng tá của đức tin và đời sống Kitô giáo.
Trong hoàn cảnh tại Việt Nam hiện nay, xin nêu những thách đố sau: quan tâm đến đời sống cộng đồng, thăng tiến con người – ưu tiên người nghèo, hội nhập văn hoá, đối thoại với các giáo hội Kitô giáo anh em và các tôn giáo bạn.
I. Quan Tâm Đến Đời Sống Cộng Đồng [2]:
1. Ý Nghĩa Của Phục Vụ?
Giáo lý viên đáp lại tiếng gọi của Chúa, làm môn đệ Người nên phải noi theo Đấng là Thầy và là Chúa mà đã sống như một người phục vụ:“Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,27)
Việc phục vụ đưa đến sự hiệp thông với Thiên Chúa, với Giáo Hội và giữa các thành viên trong cộng đồng.
2. Phục Vụ Những Ai ?
Phục vụ tất cả mọi người, dù họ thuộc loại nào: thiếu niên và trưởng thành, nam và nữ, sinh viên và công nhân, người khoẻ và người bệnh, công giáo, các Kitô hữu anh em và những người chưa gia nhập Kitô giáo.
Trên thực tế đó là chăm lo cụ thể cho những người được trao phó cho mình và luôn sẳn sàng để hiểu biết những nhu cầu riêng biệt của họ, để có thể giúp đỡ họ.
Cách riêng quan tâm đặc biệt đến các bệnh nhân và những người lớn tuổi. Với các bệnh nhân, giúp họ biết kết hợp với Chúa Giêsu, “Đấng đã mang lấy những yếu đuối và chữa lành các bệnh tật của chúng ta” (Mt 8,17; Is 53, 4). Với những người già giúp họ sống hoà mình giữa gia đình và cảm thấy được mọi người gần gũi, nhất là cảm thấy vui vì hy vọng được sự sống đời đời.
Và cũng luôn nhạy cảm với một số người sống trong những trường hợp khó khăn như vợ chồng rối, con cái có cha mẹ ly dị, ly thân, … chia sẻ và bày tỏ cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa được thực hiện nơi Con của Ngài làĐức Giêsu Kitô.” (Mt 9,36; Mc 6, 34; Lc 7, 13).
II. Thăng Tiến Con Người [3]
1. Vấn Đề Thăng Tiến Con Người Và Ưu Tiên Chọn Người Nghèo
Thăng tiến con người là làm cho đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị được nâng cao và phát triển, xoá bỏ dần nghèo đói, ngu dốt, áp bức, bóc lột, thiếu dân chủ và tự do…
Ưu tiên bảo vệ người nghèo là chọn lựa của Chúa Kitô, của Giáo Hội, là đòi hỏi của đức ái Kitô giáo và cũng là đòi hỏi của đức công bằng
Người nghèo trước hết là những người thiếu thốn vật chất. Họ đang chiếm đa số trong thế giới. Ngoài ra còn có những người bị áp bức, bị bách hại, bị đẩy ra bên lề xã hội, và những người rất cần được cứu giúp như người tàn tật, thất nghiệp, tù nhân, tị nạn, di cư, nghiện ngập, bệnh nhân Sida…
2. Bổn Phận Của Giáo Lý Viên
“Sứ điệp Tin Mừng có sức mạnh hoán cải tâm hồn và lý trí, giúp nhận ra phẩm giá con người, cổ võ tình liên đới, dấn thân và phục vụ thúc đẩy con người cùng nhau xây dựng một xã hội hoà bình, công bằng.” Như thế, việc thăng tiến con người liên kết chặt chẽ với việc loan báo Tin Mừng [4]. Đó là sứ mạng duy nhất của Giáo Hội.
Đem sứ điệp Tin Mừng vào lãnh vực trần thế là nhiệm vụ của giáo dân [5]. Giáo lý viên có vai trò rất đặc biệt trong lãnh vực này. Nhờ sống gần gũi với mọi người trong môi trường xã hội mình sống và làm việc, giáo lý viên giải thích và giải quyết mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh dưới ánh sáng Tin Mừng, giúp những người xung quanh ý thức thực tại họ đang sống để cải thiện nó. Và nếu cần lên tiếng thay cho những người yếu đuối để bảo vệ quyền lợi của họ.
III. Hội Nhập Văn Hoá [6]
1. Hội Nhập Tin Mừng Vào Các Nền Văn Hoá
Giáo Hội dùng cụm từ “Hội nhập văn hoá” để chỉ việc Tin Mừng Chúa Kitô hội nhập vào các nền văn hoá khác nhau.
Hội nhập Tin Mừng vào các nền văn hoá, Giáo Hội truyền thông cho các nền văn hoá các giá trị của Tin Mừng và đón nhận những giá trị tốt đẹp của các nền văn hoá và canh tân chúng từ bên trong.
2. Hội Nhập Văn Hoá Như Thế Nào?
Các Giáo Hội địa phương hội nhập văn hoá ngay nơi địa phương mình. Các mục tử có nhiệm vụ nêu ra đường hướng căn bản, các chuyên viên động viên và trợ giúp.
Hội nhập văn hoá dựa trên hai nguyên tắc:
- Dựa vào Lời Chúa trong Kinh Thánh.
- Triển khai việc hội nhập theo Thánh truyền và những chỉ thị của Huấn quyền, tránh làm phương hại đến sự hiệp nhất.
Lòng đạo đức bình dân là một hình thức diễn tả việc hội nhập Tin Mừng vào một nền văn hoá nhất định.
3. Huấn Giáo Với Việc Hội Nhập Văn Hoá
Huấn giáo cũng được mời gọi đem Tin Mừng vào trong văn hoá vá các nền văn hoá [7].
Để dấn thân vào công cuộc hội nhập năng động này, giáo lý viên cần:
- Nghiên cứu về nhân văn và ngôn ngữ dân tộc,
- Nắm vững các hướng dẫn của Giáo Hội về hội nhập văn hoá
- Tham gia các dự án mục vụ chung được thẩm quyền Giáo Hội phê chuẩn.
- Tránh phiêu lưu trong các kinh nghiệm riêng lẻ có thể gây hoang mang cho các tín hữu hoặc đi lạc hướng.
IV. Đối Thoại Với Các Giáo Hội Kitô Anh Em Và Các Tôn Giáo Khác
1. Tinh Thần Đối Thoại
Đối thoại là trò chuyện để trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu để biết rõ lẫn nhau, xóa bỏ đi những thành kiến, hiểu lầm và giải quyết những tranh cấp trong tôn trọng và hoà bình.
Phải đối thoại với lòng yêu mến chân lý, luôn cởi mở, lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt, sự tự do theo lương tâm của người khác, nhưng chú ý tới các phẩm trật chân lý, dưới sự hướng dẫn của các chủ chăn, và cần cân nhắc kỹ lưỡng [8].
Tránh những tranh cãi, chế nhạo, cạnh tranh bất chính, tránh những thành kiến, áp đặt, cưỡng bách, dụ dỗ… hoặc xu thời sai lệch.
2. Tinh Thần Đại Kết [9]
Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là điều nghịch lại ý muốn hiệp nhất của Chúa Kitô (x. Ga 17,20) là gương xấu cho thế giới và tổn hại đến việc loan báo Tin Mừng. Sự chia rẽ, ngay từ ban đầu đôi khi là lỗi của những người ở cả hai bên, những người ngày nay sinh trưởng trong các cộng đoàn ấy không thể bị kết tội chia rẽ [10]
Các giáo hội Kitô anh em là Giáo hội Chính Thống Giáo (năm 1054), Giáo hội Cải Cách = Tin Lành (năm 1517), Giáo hội Anh Giáo (tk XVI)
Giáo lý viên cần phải:
- Vun đắp ước vọng hiệp nhất Kitô hữu, tự nguyện đi vào các cuộc đối thoại đại kết, dấn thân vào những sáng kiến đại kết theo vai trò của mình.
- Hiểu biết và trình bày đúng đắn về các Giáo hội Kitô anh em.
- Quan hệ tốt với tín hữu thuộc các giáo hội Kitô anh em, tránh gây tranh cãi và đụng chạm mà cần sống chung hoà hợp và kính trọng nhau, cùng nhau dấn thân để trở thành những người “xây dựng hoà bình”.
3. Đối Thoại Liên Tôn [11]
Giáo Hội không hề phủ nhận những gì là chân thật nơi những tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Giáo Hội khuyến khích con cái mình nhìn nhận, duy trì và cổ động cho những giá trị thiêng liêng, luân lý và xã hội nơi các tôn giáo khác, bằng con đường đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với các tín đồ của các tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Kitô giáo [12].
Đối thoại là một phần của loan báo Tin Mừng. Để có thể đối thoại và loan báo, giáo lý viên cần:
- Lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng thúc đẩy đối thoại và làm cho có kết quả.
- Có hiểu biết đúng đắn về các tôn giáo có mặt trong xứ mình.
- Xác tín ơn cứu độ đến từ Đức Kitô, do đó đối thoại gắn liền với loan báo.
- Hợp tác thiết thực với các tổ chức tôn giáo ngoài Kitô giáo.
V. Các Định Hướng Cho Việc Dạy Giáo Lý Trước Những Thách Đố Thời Đại
Theo Thánh bộ Giáo sĩ, trong “Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý”, 1997, số 33, để việc dạy giáo lý hôm nay của Giáo Hội biểu thị sức sống và công hiệu trước những thách đố phải có những định hướng sau:
- Xem việc dạy giáo lý là công việc phục vụ đích thực cho việc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội, vì thế cần nhấn mạnh đến đặc tính truyền giáo (nhiệm vụ thứ sáu của giáo lý)
-Như truyền thống của Giáo Hội, việc dạy giáo lý phải luôn dành ưu tiên cho nhi dồng, thiếu nhi, thiếu niên, giới trẻ và trưởng thành, cách riêng từ người trưởng thành trở xuống.
-Theo gương các giáo phụ[13], việc dạy giáo lý phải rèn luyện nhân cách của người tín hữu và như vậy công việc trở thành trường học thực sự và là nét đặc trưng của sư phạm Kitô giáo.
- Việc dạy giáo lý phải nhằm loan báo các mầu nhiệm chính yếu của Kitô giáo, cổ võ việc cảm nghiệm đức tin về đời sống Ba Ngôi trong Đức Kitô như là trung tâm của đời sống đức tin.
Việc dạy giáo lý phải ưu tiên cho việc đào tạo nhà giáo dục Kitô để họ có một đức tin sâu sắc.
[Bài viết có thể tìm thấy trong tài liệu Sư Phạm Giáo Lý, do SH. Giuse Lê Văn Phượng, biên soạn 2003, Tủ Sách La San, Sài Gòn, trang 146.]
[1] x. Gp. Cần Thơ, Giáo huấn của Giáo Hội về GLV, tài liệu huấn luyện GLV, bài 10 – 12
[2] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 11.
[3] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 13.
[4] ĐGH J.P II, Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (RM), 1990, số 59
[5] ĐGH J.P II, Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân (LC), số 41 - 43
[6] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 12.
[7] ĐGH J.P II, Tông Huấn Về Việc Dạy Giáo Lý (CT), số 53.
[8] CĐ Vat 2, Sắc Lệnh Về Hiệp Nhất (DM), 4,11, 24 – Sắc Lệnh Về Truyền Giáo (AG), 15.
[9] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 14
[10] CĐ Vat 2, Sắc Lệnh Về Hiệp Nhất (UR), số 1và 3.
[11] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 15.
[12] CĐ Vat 2, Tuyên Ngôn Liên Lạc Với Các Tôn Giáo Ngoài Kitô giáo (NA), số 2.
[13] Xem Thánh bộ giáo sĩ, Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý, 1997, số 129 - 130
Trong quyển sách LIVINGLIFE FULLY (SỐNG HẾT MÌNH để trưởng thành nhân cách), tác giả Earnest L. Tan kể câu chuyện như sau:
Một cậu bé lền nọ tập trung hết can đảm để hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ đánh con hoài thế mẹ ?”
Người mẹ trả lời: “Con á, mẹ đánh con là vì mẹ thương con. Nếu mẹ không quan tâm đến con, thì mẹ chẳng mất công sửa trị con !”
Nghe vậy, cậu bé nhíu mày, nó đưa tay gãi gãi đầu và nói: “Mẹ à, vậy thì mẹ vui lòng bớt thương con đi một chút... Mẹ thấy đó, tình thương của mẹ làm con đau khủng khiếp !” (Earnest L. Tan, LIVINGLIFE FULLY - SỐNG HẾT MÌNH để trưởng thành nhân cách, 2000).
Hoạt động giáo dục luôn luôn phải hội đủ các yếu tố:
Mục đích (ý hướng)
Nội dung
Phương pháp
Đã hẳn mục đích và nội dung huấn giáo luôn luôn là quan trọng. Nhưng ý hướng của chúng ta không ăn khớp với cách mà chúng ta hành động để giới thiệu Chúa Giêsu cho trẻ. Do vậy, đôi khi chúng ta lại dọn “cỗ” cho trẻ, “thức ăn” rất ngon, nhưng toàn là những thứ mà chúng không thể nhai, nuốt được và có lúc chúng cũng ước mong như cậu bé trong câu chuyện trên: “việc dạy giáo lý của thầy, cô làm cho em chán khủng khiếp”; và như vậy, nói như thánh Phaolô: Thập giá của Đức Kitô đã trở nên vô hiệu.
Vấn đề dạy học hôm nay không chỉ là dạy cái gì? Mà còn là dạy cách nào? Đường hướng huấn giáo của Công đồng Vatican II cũng nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp.
Đây là tập tài liệu trình bày các đề tài sư phạm giáo lý theo góc độ sư phạm, đáp ứng nhu cầu huấn luyện giáo lý viên trong những khoá ngắn hạn. Tất nhiên không thể đầy đủ nhưng là giúp giáo lý viên và những huấn luyện viên có những kiến thức cơ bản về đường hướng canh tân huấn giáo của Giáo Hội và những phương pháp mà Huấn giáo đề nghị áp dụng trong dạy giáo lý.
<Muốn Download "Sách Sư Phạm Giáo Lý" ở đây Người biên soạn, Sư Huynh Giuse Lê Văn Phượng, FSC
Giáo Lý Viên Trước Những Thách Đố Hiện Nay
Ở đâu và lúc nào cũng vậy, người môn đệ của Chúa Kitô luôn luôn gặp nhiều thách đố trong sứ vụ Loan Báo Tin Mừng. Nhiệm vụ huấn giáo mà Giáo Hội trao phó cho các Giáo Lý Viên cũng không thể miễn trừ thách đố, và như vậy hiểu sâu hơn về những thách đố trong khi trình bày giáo lý là điều tối quan trọng đối với mọi Giáo Lý Viên. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các bạn Giáo Lý Viên bài chia sẻ GIÁO LÝ VIÊN TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ HIỆN NAY.
GIÁO LÝ VIÊN TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ HIỆN NAY [1]
Hoạt động loan báo Tin Mừng của Giáo Hội nhiệm vụ của Huấn giáo nói riêng đặt giáo lý viên trước những thách đố của thời đại hiện nay để làm sao có thể loan báo Tin Mừng Chúa Kitô trong môi trường của chúng ta đang sống và hoạt động, và là những chứng tá của đức tin và đời sống Kitô giáo.
Trong hoàn cảnh tại Việt Nam hiện nay, xin nêu những thách đố sau: quan tâm đến đời sống cộng đồng, thăng tiến con người – ưu tiên người nghèo, hội nhập văn hoá, đối thoại với các giáo hội Kitô giáo anh em và các tôn giáo bạn.
I. Quan Tâm Đến Đời Sống Cộng Đồng [2]:
1. Ý Nghĩa Của Phục Vụ?
Giáo lý viên đáp lại tiếng gọi của Chúa, làm môn đệ Người nên phải noi theo Đấng là Thầy và là Chúa mà đã sống như một người phục vụ:“Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,27)
Việc phục vụ đưa đến sự hiệp thông với Thiên Chúa, với Giáo Hội và giữa các thành viên trong cộng đồng.
2. Phục Vụ Những Ai ?
Phục vụ tất cả mọi người, dù họ thuộc loại nào: thiếu niên và trưởng thành, nam và nữ, sinh viên và công nhân, người khoẻ và người bệnh, công giáo, các Kitô hữu anh em và những người chưa gia nhập Kitô giáo.
Trên thực tế đó là chăm lo cụ thể cho những người được trao phó cho mình và luôn sẳn sàng để hiểu biết những nhu cầu riêng biệt của họ, để có thể giúp đỡ họ.
Cách riêng quan tâm đặc biệt đến các bệnh nhân và những người lớn tuổi. Với các bệnh nhân, giúp họ biết kết hợp với Chúa Giêsu, “Đấng đã mang lấy những yếu đuối và chữa lành các bệnh tật của chúng ta” (Mt 8,17; Is 53, 4). Với những người già giúp họ sống hoà mình giữa gia đình và cảm thấy được mọi người gần gũi, nhất là cảm thấy vui vì hy vọng được sự sống đời đời.
Và cũng luôn nhạy cảm với một số người sống trong những trường hợp khó khăn như vợ chồng rối, con cái có cha mẹ ly dị, ly thân, … chia sẻ và bày tỏ cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa được thực hiện nơi Con của Ngài làĐức Giêsu Kitô.” (Mt 9,36; Mc 6, 34; Lc 7, 13).
II. Thăng Tiến Con Người [3]
1. Vấn Đề Thăng Tiến Con Người Và Ưu Tiên Chọn Người Nghèo
Thăng tiến con người là làm cho đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị được nâng cao và phát triển, xoá bỏ dần nghèo đói, ngu dốt, áp bức, bóc lột, thiếu dân chủ và tự do…
Ưu tiên bảo vệ người nghèo là chọn lựa của Chúa Kitô, của Giáo Hội, là đòi hỏi của đức ái Kitô giáo và cũng là đòi hỏi của đức công bằng
Người nghèo trước hết là những người thiếu thốn vật chất. Họ đang chiếm đa số trong thế giới. Ngoài ra còn có những người bị áp bức, bị bách hại, bị đẩy ra bên lề xã hội, và những người rất cần được cứu giúp như người tàn tật, thất nghiệp, tù nhân, tị nạn, di cư, nghiện ngập, bệnh nhân Sida…
2. Bổn Phận Của Giáo Lý Viên
“Sứ điệp Tin Mừng có sức mạnh hoán cải tâm hồn và lý trí, giúp nhận ra phẩm giá con người, cổ võ tình liên đới, dấn thân và phục vụ thúc đẩy con người cùng nhau xây dựng một xã hội hoà bình, công bằng.” Như thế, việc thăng tiến con người liên kết chặt chẽ với việc loan báo Tin Mừng [4]. Đó là sứ mạng duy nhất của Giáo Hội.
Đem sứ điệp Tin Mừng vào lãnh vực trần thế là nhiệm vụ của giáo dân [5]. Giáo lý viên có vai trò rất đặc biệt trong lãnh vực này. Nhờ sống gần gũi với mọi người trong môi trường xã hội mình sống và làm việc, giáo lý viên giải thích và giải quyết mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh dưới ánh sáng Tin Mừng, giúp những người xung quanh ý thức thực tại họ đang sống để cải thiện nó. Và nếu cần lên tiếng thay cho những người yếu đuối để bảo vệ quyền lợi của họ.
III. Hội Nhập Văn Hoá [6]
1. Hội Nhập Tin Mừng Vào Các Nền Văn Hoá
Giáo Hội dùng cụm từ “Hội nhập văn hoá” để chỉ việc Tin Mừng Chúa Kitô hội nhập vào các nền văn hoá khác nhau.
Hội nhập Tin Mừng vào các nền văn hoá, Giáo Hội truyền thông cho các nền văn hoá các giá trị của Tin Mừng và đón nhận những giá trị tốt đẹp của các nền văn hoá và canh tân chúng từ bên trong.
2. Hội Nhập Văn Hoá Như Thế Nào?
Các Giáo Hội địa phương hội nhập văn hoá ngay nơi địa phương mình. Các mục tử có nhiệm vụ nêu ra đường hướng căn bản, các chuyên viên động viên và trợ giúp.
Hội nhập văn hoá dựa trên hai nguyên tắc:
- Dựa vào Lời Chúa trong Kinh Thánh.
- Triển khai việc hội nhập theo Thánh truyền và những chỉ thị của Huấn quyền, tránh làm phương hại đến sự hiệp nhất.
Lòng đạo đức bình dân là một hình thức diễn tả việc hội nhập Tin Mừng vào một nền văn hoá nhất định.
3. Huấn Giáo Với Việc Hội Nhập Văn Hoá
Huấn giáo cũng được mời gọi đem Tin Mừng vào trong văn hoá vá các nền văn hoá [7].
Để dấn thân vào công cuộc hội nhập năng động này, giáo lý viên cần:
- Nghiên cứu về nhân văn và ngôn ngữ dân tộc,
- Nắm vững các hướng dẫn của Giáo Hội về hội nhập văn hoá
- Tham gia các dự án mục vụ chung được thẩm quyền Giáo Hội phê chuẩn.
- Tránh phiêu lưu trong các kinh nghiệm riêng lẻ có thể gây hoang mang cho các tín hữu hoặc đi lạc hướng.
IV. Đối Thoại Với Các Giáo Hội Kitô Anh Em Và Các Tôn Giáo Khác
1. Tinh Thần Đối Thoại
Đối thoại là trò chuyện để trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu để biết rõ lẫn nhau, xóa bỏ đi những thành kiến, hiểu lầm và giải quyết những tranh cấp trong tôn trọng và hoà bình.
Phải đối thoại với lòng yêu mến chân lý, luôn cởi mở, lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt, sự tự do theo lương tâm của người khác, nhưng chú ý tới các phẩm trật chân lý, dưới sự hướng dẫn của các chủ chăn, và cần cân nhắc kỹ lưỡng [8].
Tránh những tranh cãi, chế nhạo, cạnh tranh bất chính, tránh những thành kiến, áp đặt, cưỡng bách, dụ dỗ… hoặc xu thời sai lệch.
2. Tinh Thần Đại Kết [9]
Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là điều nghịch lại ý muốn hiệp nhất của Chúa Kitô (x. Ga 17,20) là gương xấu cho thế giới và tổn hại đến việc loan báo Tin Mừng. Sự chia rẽ, ngay từ ban đầu đôi khi là lỗi của những người ở cả hai bên, những người ngày nay sinh trưởng trong các cộng đoàn ấy không thể bị kết tội chia rẽ [10]
Các giáo hội Kitô anh em là Giáo hội Chính Thống Giáo (năm 1054), Giáo hội Cải Cách = Tin Lành (năm 1517), Giáo hội Anh Giáo (tk XVI)
Giáo lý viên cần phải:
- Vun đắp ước vọng hiệp nhất Kitô hữu, tự nguyện đi vào các cuộc đối thoại đại kết, dấn thân vào những sáng kiến đại kết theo vai trò của mình.
- Hiểu biết và trình bày đúng đắn về các Giáo hội Kitô anh em.
- Quan hệ tốt với tín hữu thuộc các giáo hội Kitô anh em, tránh gây tranh cãi và đụng chạm mà cần sống chung hoà hợp và kính trọng nhau, cùng nhau dấn thân để trở thành những người “xây dựng hoà bình”.
3. Đối Thoại Liên Tôn [11]
Giáo Hội không hề phủ nhận những gì là chân thật nơi những tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Giáo Hội khuyến khích con cái mình nhìn nhận, duy trì và cổ động cho những giá trị thiêng liêng, luân lý và xã hội nơi các tôn giáo khác, bằng con đường đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với các tín đồ của các tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Kitô giáo [12].
Đối thoại là một phần của loan báo Tin Mừng. Để có thể đối thoại và loan báo, giáo lý viên cần:
- Lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng thúc đẩy đối thoại và làm cho có kết quả.
- Có hiểu biết đúng đắn về các tôn giáo có mặt trong xứ mình.
- Xác tín ơn cứu độ đến từ Đức Kitô, do đó đối thoại gắn liền với loan báo.
- Hợp tác thiết thực với các tổ chức tôn giáo ngoài Kitô giáo.
V. Các Định Hướng Cho Việc Dạy Giáo Lý Trước Những Thách Đố Thời Đại
Theo Thánh bộ Giáo sĩ, trong “Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý”, 1997, số 33, để việc dạy giáo lý hôm nay của Giáo Hội biểu thị sức sống và công hiệu trước những thách đố phải có những định hướng sau:
- Xem việc dạy giáo lý là công việc phục vụ đích thực cho việc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội, vì thế cần nhấn mạnh đến đặc tính truyền giáo (nhiệm vụ thứ sáu của giáo lý)
-Như truyền thống của Giáo Hội, việc dạy giáo lý phải luôn dành ưu tiên cho nhi dồng, thiếu nhi, thiếu niên, giới trẻ và trưởng thành, cách riêng từ người trưởng thành trở xuống.
-Theo gương các giáo phụ[13], việc dạy giáo lý phải rèn luyện nhân cách của người tín hữu và như vậy công việc trở thành trường học thực sự và là nét đặc trưng của sư phạm Kitô giáo.
- Việc dạy giáo lý phải nhằm loan báo các mầu nhiệm chính yếu của Kitô giáo, cổ võ việc cảm nghiệm đức tin về đời sống Ba Ngôi trong Đức Kitô như là trung tâm của đời sống đức tin.
Việc dạy giáo lý phải ưu tiên cho việc đào tạo nhà giáo dục Kitô để họ có một đức tin sâu sắc.
[Bài viết có thể tìm thấy trong tài liệu Sư Phạm Giáo Lý, do SH. Giuse Lê Văn Phượng, biên soạn 2003, Tủ Sách La San, Sài Gòn, trang 146.]
[1] x. Gp. Cần Thơ, Giáo huấn của Giáo Hội về GLV, tài liệu huấn luyện GLV, bài 10 – 12
[2] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 11.
[3] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 13.
[4] ĐGH J.P II, Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (RM), 1990, số 59
[5] ĐGH J.P II, Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân (LC), số 41 - 43
[6] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 12.
[7] ĐGH J.P II, Tông Huấn Về Việc Dạy Giáo Lý (CT), số 53.
[8] CĐ Vat 2, Sắc Lệnh Về Hiệp Nhất (DM), 4,11, 24 – Sắc Lệnh Về Truyền Giáo (AG), 15.
[9] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 14
[10] CĐ Vat 2, Sắc Lệnh Về Hiệp Nhất (UR), số 1và 3.
[11] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 15.
[12] CĐ Vat 2, Tuyên Ngôn Liên Lạc Với Các Tôn Giáo Ngoài Kitô giáo (NA), số 2.
[13] Xem Thánh bộ giáo sĩ, Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý, 1997, số 129 - 130
Đoàn Y Tế Không Biên Giới từ Canada đến khám bệnh tại giáo xứ Đan Sa và Nhân Thọ thuộc Quảng Bình
Đan Sa
15:29 28/10/2009
QUẢNG BÌNH, ngày 28/10/2009 - Trong những ngày qua, giáo xứ Đan Sa liên tục có nhiều sự kiện làm cho bộ mặt giáo xứ tươi vui và hạnh phúc. Vào ngày 10 – 11 tháng 10, mừng lễ bổn mạng giới trẻ có tổ chức cắm trại, học hỏi và giao lưu giáo lý, huấn luyện kỷ năng tổ chức và sinh hoạt nhóm cho giới trẻ và anh chị em giáo lý viên; ngày 23 tháng 10 giáo xứ chính thức có 312 thánh viên gia nhập và Gia Đình Thánh Tâm giáo phận với thánh lễ đồng tế long trọng làm cho gia đình giáo xứ có thêm hội đoàn mới hoạt động bác ái và và đời sống thiêng liêng; ngày 27 đến 29 tháng 10 năm 2009, hai giáo xứ Đan Sa và Nhân Thọ vui mừng đón chào Đoàn Y Tế Không Biên Giới từ Canada, do cha Antôn Trần Mạnh Tiến dẫn đầu đã đến khám chữa bệnh và phát quà miễn phí cho bà con hai giáo xứ nghèo.
Hình ảnh Đoàn Y Tế khám bệnh
Cảm tạ hồng ân thiên Chúa đã cho giáo xứ chúng con có được những thời khắc quý báu. Đoàn khám bệnh gồm 22 Y, Bác Sĩ và những người phục vụ. Đoàn đã đem lại cho giáo dân nơi đây nhiều niềm vui, nhất là đã khám chữa bệnh cho nhiều người nghèo lâu nay không có điều kiện khám chữa bệnh. Đoàn có ba khoa chính: khám mắt và cấp phát mắt kiếng. Trường hợp mắt cần mổ thì sẽ được mổ sau; khoa thư hai là chữa trị răng; khoa thứ ba la khám tổng quát. Những người được khám đều được cấp phát thuốc miễn phí. Cả hai giáo xứ mỗi gia đình đều được nhận một phần quà của đoàn.
Mọi công tấc tổ chức đã được cha quản xứ và HĐMV giáo xứ tổ chức chặt chẽ trật tự để đoàn làm việc có hiệu quả. Cả đoàn rất hài lòng với giáo xứ hai giáo xứ.
Qua đợt khám chữa bệnh này, chúng con không chỉ nhận được món quà bằng vật chất mà còn nhận được món quà vô giá: thái độ phục vụ, sự thân thiện, lịch sự và mến người. Đúng là “cách cho quý hơn của cho”. Ba ngày làm việc mệt nhọc nhưng nhân viên đoàn lúc nào cũng nở nụ cười trên môi. Điều này giúp chúng con học tập thái độ phục vụ quên mình.
Đoàn rời giáo xứ đã để lại cho mọi người dân ở hai giáo xứ những ấn tượng đẹp. Chúng con muốn nói lên lời cảm ơn tất cả. Cảm tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con qua các trung gian của Chúa. Xin Chúa trả công bội hậu cho quý cha và cho quý đoàn đã chiha sẻ niềm vui cho giáo xứ. Nguyện xin Chúa ban bình an và sức khoẻ, niềm hạnh phúc cho mọi người.
Hình ảnh Đoàn Y Tế khám bệnh
Mọi công tấc tổ chức đã được cha quản xứ và HĐMV giáo xứ tổ chức chặt chẽ trật tự để đoàn làm việc có hiệu quả. Cả đoàn rất hài lòng với giáo xứ hai giáo xứ.
Qua đợt khám chữa bệnh này, chúng con không chỉ nhận được món quà bằng vật chất mà còn nhận được món quà vô giá: thái độ phục vụ, sự thân thiện, lịch sự và mến người. Đúng là “cách cho quý hơn của cho”. Ba ngày làm việc mệt nhọc nhưng nhân viên đoàn lúc nào cũng nở nụ cười trên môi. Điều này giúp chúng con học tập thái độ phục vụ quên mình.
Đoàn rời giáo xứ đã để lại cho mọi người dân ở hai giáo xứ những ấn tượng đẹp. Chúng con muốn nói lên lời cảm ơn tất cả. Cảm tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con qua các trung gian của Chúa. Xin Chúa trả công bội hậu cho quý cha và cho quý đoàn đã chiha sẻ niềm vui cho giáo xứ. Nguyện xin Chúa ban bình an và sức khoẻ, niềm hạnh phúc cho mọi người.
Đêm Nguyện Ca tại Chicago gây qũy giúp nạn nhân Lũ lụt Miền Trung thành công đặc sắc
Chí Công
19:07 28/10/2009
CHICAGO - Thánh đường Ita là ngôi thánh đường thuộc một giáo xứ lớn của Tổng Giáo Phận Chicago, tọa lạc tiếp cận với khu Trung Tâm sinh hoạt sầm uất của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn và những sắc tộc Á Châu khác ở thành phố Chicago. Ngôi Thánh Đường của Giáp xứ là nơi thường đón tiếp những anh chị em giáo dân Việt Nam đến tham dự Thánh Lễ khi họ không thể đến nhà thờ của Cộng Đoàn Việt Nam. Từ sau 1975, Giáo xứ này từng có Linh mục Việt Nam được cử đến phục vụ. Hiện nay Cha Vũ Minh Khuê đang là Cha Phó tại đây.
Hình ảnh Đêm Nguyện Ca
Chiều ngày Chúa Nhật 25-10-2009 sau Thánh Lễ thường lệ, cửa Thánh đường không khép lại mà được mở rộng thêm để đón tiếp không chỉ một nhóm nhỏ Giáo dân Việt Nam, nhưng là một tập thể những người Công Giáo Việt Nam, các Linh mục và Giáo dân thuộc các giáo xứ Mỹ lân cận và những anh chị em thuộc các Tôn Giáo bạn trong Cộng Đồng Việt Nam. Tất cả đến để tham dự Đêm Nguyện Ca gây quỹ cho nạn nhân bão lụt miền Trung do một nhóm Linh Mục và Nữ Tu Việt Nam đứng ra tổ chức và kêu mời.
Mới 6:00 chiều, từ bãi đậu xe đến lối vào thánh đường đã tưng bừng, nhộn nhịp, với những khuôn mặt vui tươi, ánh mắt thân tình, tay bắt mặt mừng, hàn huyên, thăm hỏi… Có anh chị em đến từ Giáo xứ Trinh Vương thuộc Giáo phận Joliet, từ ngoại ô vào góp mặt với Chicago. Họ đến để cùng dâng lên Thiên Chúa, dâng lên Đấng Chí Tôn những tâm tình Nguyện xin và Tạ ơn. Đến để cùng hiệp thông với các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung Việt Nam. Chương trình được bắt đầu vào lúc 7.00 giờ tối; nhìn những hàng ghế dài trong lòng ngôi Thánh Đường nguy nga, cổ kính và rộng rãi đã đầy khách tham dự.
Mở đầu chương trình là lời chào mừng của Lm Chánh xứ Saint Ita – Cha David Pavlik. Ngài nói lên niềm vui được đón tiếp tất cả mọi người đến tham dự, và cám ơn ban Tổ Chức đã chọn nơi đây để cử hành đêm Nguyện Ca.
Tiếp đến là Lời Nguyện Mở Đầu do Cha Phêrô Trịnh Thế Hùng Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á thuộc TGP Chicago và cũng là nguyên Quản Nhiệm CĐ Công Giáo Mân Côi Chicago. Trước khi dâng lời Cầu nguyện, Ngài đã có những lời chia sẻ thật dí dỏm nhưng đầy Ý Nghĩa về Lý Do có buổi tối này. Đại Ý ngài nói: “Trước khi dâng lời nguyện mở đầu, tôi xin mạn phép, nói đôi lời về nhóm LM & Nữ Tu đang hiện diện trước mặt chúng ta đây. Các Ngài là ai? Dĩ nhiên Các Ngài là LM, mọi người đều biết. Nhưng đêm nay, lúc này, tại đây, các Ngài không phải là những LM bình thường, như chúng ta thường quan niệm? Phải chăng các ngài là những LM bất bình thường? - Không, ngàn lần không. Trong nhóm LM&Nữ Tu đây, có vị là giám đốc ơn gọi, có vị là giáo sư chủng viện, có vị là giảng thuyết chuyên nghiệp trên toàn quốc Hoa Kỳ, và vài vị là phó xứ Mỹ thuộc TGP Chicago. Còn các Nữ Tu đều đến từ Việt Nam, du học tại Mỹ. Đêm nay, tại đây nhóm LM&Nữ Tu VN khác thường này sẽ làm công việc cực kỳ khác thường... Các Ngài sẽ bán, (Ấy đừng giật mình rờ túi xem có bao nhiêu tiền). Tôi bảo đảm các Ngài không bán vé số hay CD gì cả. Các Ngài sẽ bán tài năng mà Chúa đã ban cho các Ngài qua tiếng nhạc, lời ca, không thu tiền bỏ túi các Ngài, mà là để cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung VN, đồng bào ruột thịt, và là nơi chôn nhau, cắt rốn của các ngài và của người Việt chúng ta.Tôi vẫn lo, không biết tài nghệ của các Ngài sẽ làm hài lòng quí vị tới mức nào? Nhưng tôi chắc chắn 100% là với tâm hồn và con tim của các Ngài là Tình Yêu, Tình Thương, luôn quan tâm, lo lắng đến những anh chị em, đồng bào bên quê nhà đang vật lộn với cuộc sống hầu như tuyệt vọng về tương lai, sau cơn cuồng phong, bão tố, lũ lụt kinh hoàng vừa qua.nên mới có Đêm Nguyện Ca này. Xin mọi người cùng đứng và cho các Ngài một tràng pháo tay về sang kiến này. Và chúng ta cùng Cầu Nguyện:……”
Tiếp tục là những Hình Ảnh Bão Lụt miền Trung được trình chiếu (Slideshow): Bầu khí trong thánh đường như chùng xuống, mọi người dán mắt vào màn hình. Có nhiều người rút khăn lau nước mắt…
Đêm NGUYỆN CA bắt đầu: Một đoàn “ca nhạc sĩ” 10 Linh mục và 2 Nữ Tu tiến ra trước sân khấu là thềm Cung Thánh hướng về phía “khán thính giả”, mời gọi mọi người đồng ca bài HÀNH TRANG TUỔI TRẺ như những lời xác quyết dâng lên Chúa sự hiệp nhất và ý nghĩa của buổi họp mặt.
Tiếp theo là nhữnng bài Hợp Ca, Song Ca, Tam Ca do các Linh mục và Nữ Tu trình diễn hoặc Đồng Ca với Cộng Đoàn. Một số anh chị em thuộc Ca Đoàn của CĐ Mân Côi cũng lên sân khấu góp mặt với hai bài hợp ca thật sốt sắng.
Nội dung những bài ca được sắp xếp làm 3 phần theo tiến trình:
1. Dấn thân vào đời, bước theo tiếng gọi của Chúa và sống cho tình yêu được diễn tả qua những ca khúc: VÀO ĐỜI - NGUYỆN CẦU - LỜI THIÊNG và TÌNH YÊU THIÊN CHÚA.
2. Bước sang phần hai với những bài ca mang tâm tình Sám hối và Cầu Xin như: BỜ ĐÁ XANH TẠ TỘI - BỎ NGÀI CON BIẾT THEO AI - LỜI VỌNG TÌNH YÊU - DẤU ẤN TÌNH YÊU và SỐNG TRONG NIỀM VUI.
3. Phần cuối là những bài Tán dương và Nguyện cầu cùng Me Maria: như: AVE MARIA -TRINH VƯƠNG MARIA - MAGNIFICAT - SAVE REGINA…
Đến bài Salve Regina, ban Tổ chức mời Đức Cha Joseph Perry GM PhụTá TGP Chicago và các LM Mỹ đến tham dự cùng lên sân khấu, mời toàn thể Cộng Đoàn đứng lên đồng ca.
Bài ca Salve Regina vừa dứt, tất cả ánh sáng trong nhà thờ vụt tắt. Trong màn tối âm u, những ngọn nến trên tay Đức GM, các Linh Mục, Nữ tu trên sân khấu bừng cháy những ánh lửa chập chùng đó được các vị chuyển xuống thắp lan sang những ngọn nến trên tay mọi người, những ngọn nến được nâng cao. Trong luồng sáng lung linh, cả nhà thờ vang lên lời nguyện ca đầy xúc động, như nức nở tha thiết nài xin: ME ƠI ĐOÁI THƯƠNG XEM NƯỚC VI ỆT NAM.
Đêm Nguyện Ca kết thúc với kinh Hòa Bình, lời nguyện cám ơn qua cha Phạm Quang Phong và phép lành của các Linh mục trong ban tổ chức.
Sau đó, mọi người cùng xuống hội trường Giáo Xứ hàn huyên trong bữa ăn tối do một số vị hảo tâm ủng hộ. Tổng số tiền hiến tặng thu góp của đêm Nguyện Ca đã lên đến khoảng $25,000.00 (25 ngàn đo-la)
Cám ơn Chúa và cám ơn các Linh Mục và Nữ Tu trong ban tổ chức đã làm một việc hết sức có ý nghĩa để giúp cho những nạn nhân bão lụt bên quê nhà.
Hình ảnh Đêm Nguyện Ca
Mới 6:00 chiều, từ bãi đậu xe đến lối vào thánh đường đã tưng bừng, nhộn nhịp, với những khuôn mặt vui tươi, ánh mắt thân tình, tay bắt mặt mừng, hàn huyên, thăm hỏi… Có anh chị em đến từ Giáo xứ Trinh Vương thuộc Giáo phận Joliet, từ ngoại ô vào góp mặt với Chicago. Họ đến để cùng dâng lên Thiên Chúa, dâng lên Đấng Chí Tôn những tâm tình Nguyện xin và Tạ ơn. Đến để cùng hiệp thông với các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung Việt Nam. Chương trình được bắt đầu vào lúc 7.00 giờ tối; nhìn những hàng ghế dài trong lòng ngôi Thánh Đường nguy nga, cổ kính và rộng rãi đã đầy khách tham dự.
Mở đầu chương trình là lời chào mừng của Lm Chánh xứ Saint Ita – Cha David Pavlik. Ngài nói lên niềm vui được đón tiếp tất cả mọi người đến tham dự, và cám ơn ban Tổ Chức đã chọn nơi đây để cử hành đêm Nguyện Ca.
Tiếp đến là Lời Nguyện Mở Đầu do Cha Phêrô Trịnh Thế Hùng Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á thuộc TGP Chicago và cũng là nguyên Quản Nhiệm CĐ Công Giáo Mân Côi Chicago. Trước khi dâng lời Cầu nguyện, Ngài đã có những lời chia sẻ thật dí dỏm nhưng đầy Ý Nghĩa về Lý Do có buổi tối này. Đại Ý ngài nói: “Trước khi dâng lời nguyện mở đầu, tôi xin mạn phép, nói đôi lời về nhóm LM & Nữ Tu đang hiện diện trước mặt chúng ta đây. Các Ngài là ai? Dĩ nhiên Các Ngài là LM, mọi người đều biết. Nhưng đêm nay, lúc này, tại đây, các Ngài không phải là những LM bình thường, như chúng ta thường quan niệm? Phải chăng các ngài là những LM bất bình thường? - Không, ngàn lần không. Trong nhóm LM&Nữ Tu đây, có vị là giám đốc ơn gọi, có vị là giáo sư chủng viện, có vị là giảng thuyết chuyên nghiệp trên toàn quốc Hoa Kỳ, và vài vị là phó xứ Mỹ thuộc TGP Chicago. Còn các Nữ Tu đều đến từ Việt Nam, du học tại Mỹ. Đêm nay, tại đây nhóm LM&Nữ Tu VN khác thường này sẽ làm công việc cực kỳ khác thường... Các Ngài sẽ bán, (Ấy đừng giật mình rờ túi xem có bao nhiêu tiền). Tôi bảo đảm các Ngài không bán vé số hay CD gì cả. Các Ngài sẽ bán tài năng mà Chúa đã ban cho các Ngài qua tiếng nhạc, lời ca, không thu tiền bỏ túi các Ngài, mà là để cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung VN, đồng bào ruột thịt, và là nơi chôn nhau, cắt rốn của các ngài và của người Việt chúng ta.Tôi vẫn lo, không biết tài nghệ của các Ngài sẽ làm hài lòng quí vị tới mức nào? Nhưng tôi chắc chắn 100% là với tâm hồn và con tim của các Ngài là Tình Yêu, Tình Thương, luôn quan tâm, lo lắng đến những anh chị em, đồng bào bên quê nhà đang vật lộn với cuộc sống hầu như tuyệt vọng về tương lai, sau cơn cuồng phong, bão tố, lũ lụt kinh hoàng vừa qua.nên mới có Đêm Nguyện Ca này. Xin mọi người cùng đứng và cho các Ngài một tràng pháo tay về sang kiến này. Và chúng ta cùng Cầu Nguyện:……”
Tiếp tục là những Hình Ảnh Bão Lụt miền Trung được trình chiếu (Slideshow): Bầu khí trong thánh đường như chùng xuống, mọi người dán mắt vào màn hình. Có nhiều người rút khăn lau nước mắt…
Đêm NGUYỆN CA bắt đầu: Một đoàn “ca nhạc sĩ” 10 Linh mục và 2 Nữ Tu tiến ra trước sân khấu là thềm Cung Thánh hướng về phía “khán thính giả”, mời gọi mọi người đồng ca bài HÀNH TRANG TUỔI TRẺ như những lời xác quyết dâng lên Chúa sự hiệp nhất và ý nghĩa của buổi họp mặt.
Tiếp theo là nhữnng bài Hợp Ca, Song Ca, Tam Ca do các Linh mục và Nữ Tu trình diễn hoặc Đồng Ca với Cộng Đoàn. Một số anh chị em thuộc Ca Đoàn của CĐ Mân Côi cũng lên sân khấu góp mặt với hai bài hợp ca thật sốt sắng.
Nội dung những bài ca được sắp xếp làm 3 phần theo tiến trình:
1. Dấn thân vào đời, bước theo tiếng gọi của Chúa và sống cho tình yêu được diễn tả qua những ca khúc: VÀO ĐỜI - NGUYỆN CẦU - LỜI THIÊNG và TÌNH YÊU THIÊN CHÚA.
2. Bước sang phần hai với những bài ca mang tâm tình Sám hối và Cầu Xin như: BỜ ĐÁ XANH TẠ TỘI - BỎ NGÀI CON BIẾT THEO AI - LỜI VỌNG TÌNH YÊU - DẤU ẤN TÌNH YÊU và SỐNG TRONG NIỀM VUI.
3. Phần cuối là những bài Tán dương và Nguyện cầu cùng Me Maria: như: AVE MARIA -TRINH VƯƠNG MARIA - MAGNIFICAT - SAVE REGINA…
Đến bài Salve Regina, ban Tổ chức mời Đức Cha Joseph Perry GM PhụTá TGP Chicago và các LM Mỹ đến tham dự cùng lên sân khấu, mời toàn thể Cộng Đoàn đứng lên đồng ca.
Bài ca Salve Regina vừa dứt, tất cả ánh sáng trong nhà thờ vụt tắt. Trong màn tối âm u, những ngọn nến trên tay Đức GM, các Linh Mục, Nữ tu trên sân khấu bừng cháy những ánh lửa chập chùng đó được các vị chuyển xuống thắp lan sang những ngọn nến trên tay mọi người, những ngọn nến được nâng cao. Trong luồng sáng lung linh, cả nhà thờ vang lên lời nguyện ca đầy xúc động, như nức nở tha thiết nài xin: ME ƠI ĐOÁI THƯƠNG XEM NƯỚC VI ỆT NAM.
Đêm Nguyện Ca kết thúc với kinh Hòa Bình, lời nguyện cám ơn qua cha Phạm Quang Phong và phép lành của các Linh mục trong ban tổ chức.
Sau đó, mọi người cùng xuống hội trường Giáo Xứ hàn huyên trong bữa ăn tối do một số vị hảo tâm ủng hộ. Tổng số tiền hiến tặng thu góp của đêm Nguyện Ca đã lên đến khoảng $25,000.00 (25 ngàn đo-la)
Cám ơn Chúa và cám ơn các Linh Mục và Nữ Tu trong ban tổ chức đã làm một việc hết sức có ý nghĩa để giúp cho những nạn nhân bão lụt bên quê nhà.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ba mươi đồng bạc xưa và ba chục triệu đồng ngày nay
J.B Nguyễn Hữu Vinh
01:48 28/10/2009
Gần đây, con số 30 triệu đồng tiền Việt Nam được nhắc đến khá nhiều và khá rôm rả với những chi tiết lạ lùng đến giật mình.
Chuyện nay
Trước hết là vụ tờ báo Đảng Cộng sản VN đăng tin Hải quân Trung Cộng tập trận ở Hoàng Sa, một bản tin mà ông Đào Duy Quát (Tổng biên tập) được công dân mạng phong hàm “Hán gian” hoặc là tay sai cho Tàu Cộng vì đã tuyên truyền cho việc quân xâm lược trên lãnh thổ đất nước. Trong khi đó có những người công khai biểu thị tấm lòng yêu nước của mình bằng những khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa là của VN” đã ngay lập tức được các đồng chí công an chăm sóc, bắt bớ, giam cầm trấn áp không thương tiếc.
Dù ông Quát có biện hộ một cách hết sức vụng về theo phương châm “tranh công, đổ lỗi” cho “cậu đánh máy”, rằng đã thiếu mất chữ “ngang ngược” mà ông định thêm vào…
Nhưng, dân chúng đâu có mù, đâu có ngu, họ chỉ rõ cho ông thấy rõ ràng rằng cách giải thích đó mới chính là sự ngang ngược đúng nghĩa của ông trước nhân dân và dư luận.
Lòng dân nổi giận, cư dân mạng bức xúc, nhiều người lên tiếng, có người còn lên tiếng đòi đuổi cổ ông ra khỏi Ban Chấp Hành, khỏi hội nhà báo… - Tất nhiên chỉ là báo chí “lề trái” - Thậm chí có người đòi phải xử thật nặng “tội bán nước” bằng án tù.
Vậy nhưng, ông Đào Quy Quát thoát nạn ngoạn mục, lại vẫn giữ vững chiếc ghế Tổng Biên tập chờ cơ hội mới và hàng ngày ông vẫn có thể tung ra những lời khuôn vàng thước ngọc về lòng yêu nước, biển đảo… Tất nhiên phải theo cách của ông là “có lợi cho ai”?
Những sai lầm đến mức tội lỗi đó cũng chỉ đáng 30 triệu đồng tiền… phạt, thế là xong.
Mới đây, dân chúng nổi giận qua việc trao giải thưởng môi trường. Công ty Vedan - kẻ đã giết chết dòng sông Thị Vải xanh đẹp, để lại hậu quả khôn lường cho một khu vực dân chúng rộng lớn. Tiếng kêu của dân chúng đã vang dội từ lâu, nhưng sự chậm chạp uể oải của các cơ quan chức năng đã phát huy tác dụng đến cao độ. Vì vậy đến nay, những nông dân kia vẫn cứ mỏi mòn chấp nhận chờ đợi các cơ quan giải quyết, dòng Thị Vải vẫn một màu đen chết chóc trôi lững lờ như thách thức lòng dân.
Còn Công ty Vedan vẫn “ung dung yên ngựa” đi dự thi về môi trường và… ẵm luôn giải thưởng “…Vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”.
Được tin này, người ta cho rằng đó là sự nhạo báng công lý, sự phỉ nhổ vào ngôn ngữ và là sự lật ngược của thời cuộc, của lương tâm. Báo chí không chỉ “lề trái” bùng lên phẫn uất, mà ngay cả báo “lề phải” cũng không thể nín nhịn. Các đại biểu Quốc Hội vốn xưa nay ít khi hài hước, cũng cho rằng đó là chuyện “đùa dai”.
Nguyên nhân nào mà sát thủ lại được trao giải thưởng bồ tát? Câu hỏi này làm nhiều người nghi ngại và đặt ra.
Thì ra, người ta biết được rằng để dự thi, công ty cũng đã phải nộp vào đó 30 triệu đồng. Và khi đã ẵm giải thưởng, thì chuyện đề nghị Vedan bỏ giải thưởng ra là không được, là phản đối.
Vậy là 30 triệu đồng trong cả hai trường hợp nói trên đã phát huy tác dụng mạnh mẽ sức mạnh của nó với câu nói từ ngàn xưa “Nén bạc đâm toạc… công lý” hay “triệu bạc đâm toạc…lương tâm”.
Chuyện xưa
Kinh Thánh kể lại rằng: Xa xưa, từ hai ngàn năm trước, Giuđa Ixcariôt phản bội lại người Thầy Giêsu đã nuôi dạy nó nhiều năm, đã yêu thương nó hết mình. Nhưng chỉ vì 30 đồng bạc, nó vẫn cam tâm phản bội và bán Chúa Giêsu cho những kẻ đóng đanh người vào Thập giá.
Hỡi ôi, con số 30 độc địa xưa kia, sao vẫn còn lưu mãi đến giờ?
Tôi cũng không rõ giá trị của 30 đồng bạc Do Thái xưa và 30 triệu đồng Việt Nam ngày nay có tương đương nhau hay không mà đã làm nên những điều kinh dị?
Chỉ khác rằng, Giuđa Ixcariôt sau khi bán Chúa, đã biết ân hận trả lại ba mươi đồng bạc để chuộc lỗi, và khi không thể chuộc lỗi lầm của mình, thì đã treo cổ tự vẫn.
Dù đó là hành động tiêu cực, song đó cũng là hành động cuối cùng của một con người để chứng minh rằng, trong anh ta “lương tâm vẫn còn có răng” vẫn biết cắn rứt.
Anh ta đã tự kết liễu đời mình bằng sợi dây, không hề “ngang ngược”, không hề cố giữ giải thưởng bồ tát đã trót trao cho sát thủ.
Chuyện xưa và chuyện nay có nhiều điều khá trùng hợp, chỉ khác cách xử sự của con người ngày nay khác xa con người ngày xưa. Có phải vì đã hai ngàn năm trôi qua?
Hà Nội, ngày 27/10/2009
Chuyện nay
Trước hết là vụ tờ báo Đảng Cộng sản VN đăng tin Hải quân Trung Cộng tập trận ở Hoàng Sa, một bản tin mà ông Đào Duy Quát (Tổng biên tập) được công dân mạng phong hàm “Hán gian” hoặc là tay sai cho Tàu Cộng vì đã tuyên truyền cho việc quân xâm lược trên lãnh thổ đất nước. Trong khi đó có những người công khai biểu thị tấm lòng yêu nước của mình bằng những khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa là của VN” đã ngay lập tức được các đồng chí công an chăm sóc, bắt bớ, giam cầm trấn áp không thương tiếc.
Dù ông Quát có biện hộ một cách hết sức vụng về theo phương châm “tranh công, đổ lỗi” cho “cậu đánh máy”, rằng đã thiếu mất chữ “ngang ngược” mà ông định thêm vào…
Nhưng, dân chúng đâu có mù, đâu có ngu, họ chỉ rõ cho ông thấy rõ ràng rằng cách giải thích đó mới chính là sự ngang ngược đúng nghĩa của ông trước nhân dân và dư luận.
Lòng dân nổi giận, cư dân mạng bức xúc, nhiều người lên tiếng, có người còn lên tiếng đòi đuổi cổ ông ra khỏi Ban Chấp Hành, khỏi hội nhà báo… - Tất nhiên chỉ là báo chí “lề trái” - Thậm chí có người đòi phải xử thật nặng “tội bán nước” bằng án tù.
Vậy nhưng, ông Đào Quy Quát thoát nạn ngoạn mục, lại vẫn giữ vững chiếc ghế Tổng Biên tập chờ cơ hội mới và hàng ngày ông vẫn có thể tung ra những lời khuôn vàng thước ngọc về lòng yêu nước, biển đảo… Tất nhiên phải theo cách của ông là “có lợi cho ai”?
Những sai lầm đến mức tội lỗi đó cũng chỉ đáng 30 triệu đồng tiền… phạt, thế là xong.
Mới đây, dân chúng nổi giận qua việc trao giải thưởng môi trường. Công ty Vedan - kẻ đã giết chết dòng sông Thị Vải xanh đẹp, để lại hậu quả khôn lường cho một khu vực dân chúng rộng lớn. Tiếng kêu của dân chúng đã vang dội từ lâu, nhưng sự chậm chạp uể oải của các cơ quan chức năng đã phát huy tác dụng đến cao độ. Vì vậy đến nay, những nông dân kia vẫn cứ mỏi mòn chấp nhận chờ đợi các cơ quan giải quyết, dòng Thị Vải vẫn một màu đen chết chóc trôi lững lờ như thách thức lòng dân.
Còn Công ty Vedan vẫn “ung dung yên ngựa” đi dự thi về môi trường và… ẵm luôn giải thưởng “…Vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”.
Được tin này, người ta cho rằng đó là sự nhạo báng công lý, sự phỉ nhổ vào ngôn ngữ và là sự lật ngược của thời cuộc, của lương tâm. Báo chí không chỉ “lề trái” bùng lên phẫn uất, mà ngay cả báo “lề phải” cũng không thể nín nhịn. Các đại biểu Quốc Hội vốn xưa nay ít khi hài hước, cũng cho rằng đó là chuyện “đùa dai”.
Nguyên nhân nào mà sát thủ lại được trao giải thưởng bồ tát? Câu hỏi này làm nhiều người nghi ngại và đặt ra.
Thì ra, người ta biết được rằng để dự thi, công ty cũng đã phải nộp vào đó 30 triệu đồng. Và khi đã ẵm giải thưởng, thì chuyện đề nghị Vedan bỏ giải thưởng ra là không được, là phản đối.
Vậy là 30 triệu đồng trong cả hai trường hợp nói trên đã phát huy tác dụng mạnh mẽ sức mạnh của nó với câu nói từ ngàn xưa “Nén bạc đâm toạc… công lý” hay “triệu bạc đâm toạc…lương tâm”.
Chuyện xưa
Kinh Thánh kể lại rằng: Xa xưa, từ hai ngàn năm trước, Giuđa Ixcariôt phản bội lại người Thầy Giêsu đã nuôi dạy nó nhiều năm, đã yêu thương nó hết mình. Nhưng chỉ vì 30 đồng bạc, nó vẫn cam tâm phản bội và bán Chúa Giêsu cho những kẻ đóng đanh người vào Thập giá.
Hỡi ôi, con số 30 độc địa xưa kia, sao vẫn còn lưu mãi đến giờ?
Tôi cũng không rõ giá trị của 30 đồng bạc Do Thái xưa và 30 triệu đồng Việt Nam ngày nay có tương đương nhau hay không mà đã làm nên những điều kinh dị?
Chỉ khác rằng, Giuđa Ixcariôt sau khi bán Chúa, đã biết ân hận trả lại ba mươi đồng bạc để chuộc lỗi, và khi không thể chuộc lỗi lầm của mình, thì đã treo cổ tự vẫn.
Dù đó là hành động tiêu cực, song đó cũng là hành động cuối cùng của một con người để chứng minh rằng, trong anh ta “lương tâm vẫn còn có răng” vẫn biết cắn rứt.
Anh ta đã tự kết liễu đời mình bằng sợi dây, không hề “ngang ngược”, không hề cố giữ giải thưởng bồ tát đã trót trao cho sát thủ.
Chuyện xưa và chuyện nay có nhiều điều khá trùng hợp, chỉ khác cách xử sự của con người ngày nay khác xa con người ngày xưa. Có phải vì đã hai ngàn năm trôi qua?
Hà Nội, ngày 27/10/2009
Tính toán của Hà Nội
Lữ Giang
10:38 28/10/2009
LTS: Để rộng đường dư luận và tìm hiểu về đường lối và hướng đi của Đại Hội Đảng kỳ XI của Đảng CSVN sẽ được tổ chức vào tháng 1 năm 2011 tới đây, chúng tôi đang bài của ông Lữ Giang với cái nhìn riêng của ông và không nhất thiết phản ánh cái nhìn của VietCatholic. Xin mời tham luận bài viết như sau:
Tính toán của Hà Nội
Trong hơn một năm qua, nhà cầm quyền CSVN đã mở chiến dịch đại quy mô bắt bớ, giam cầm, truy tố và xét xử những nhà đối kháng ở trong nước, đồng thời ban hành quy chế kiểm soát các diễn đàn cá nhân (Blogs), không cho các diễn đàn này đưa ra các phát biểu bị coi là không phù hợp với chính sách của chế độ.
Hôm 23.12.2008, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn đã ký thông tư cấm các blogs đưa thông tin “xuyên tạc, vu khống và gây rối”. Thông tư nói rằng blog “giúp cá nhân mở rộng khả năng tương tác trên môi trường internet” nhưng cần phải “phù hợp với thuần phong mỹ tục và pháp luật” cũng như “sử dụng tiếng Việt trong sáng và lành mạnh”.
Thông tư nhấn mạnh rằng các bloggers “phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên blog của mình, bảo đảm không vi phạm quy định của pháp luật”.
Ngoài blogger cá nhân, nhà cần quyền cũng đòi buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cũng phải “có trách nhiệm” kiểm soát hoạt động của các blogs trên trang họ cung cấp.
MỤC TIÊU NHẮM TỚI
Chúng ta thừa biết nhất cử nhất động của nhà cầm quyền CSVN đều được tính toán rất kỹ càng. Họ thừa biết những hành động mà họ đưa ra trong chiến dịch nói trên sẽ gây ra những phản ứng không thuận lợi ở quốc nội cũng nhưng quốc tế, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận sự tổn thất đó để bảo đảm mục tiêu mà họ muốn đạt tới.
Khi thực hiện chiến dịch nói trên, nhà cầm quyền đang nhắm tới những mục tiêu nào? Các nhà phân tích cho rằng nhà cầm quyền CSVN đang chuẩn bị cho hai công tác chính sau đây:
(1) Bảo đảm Đại Hội Đảng kỳ XI sẽ được tổ chức vào tháng 1 năm 2011 tới đây không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra.
(2) Tiến tới một chính sách đối ngoại với Trung Quốc thích hợp nhất.
Vì thế, những người có thể gây khó khăn cho việc tiến tới hai mục tiêu nói trên phải bị vô hiệu hoá. Nhà cầm quyền đã áp dụng hai điều luật sau đây để vô hiệu hoá:
- Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” : bị phạt tù từ 3 đến 12 năm. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.
- Điều 258 Bộ Luật Hình Sự về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước và của công dân” : bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nặng: từ 2 đến 7 năm. Điều luật này thường áp dụng cho những người chỉ trích hay lên án Trung Quốc.
Các tòa án đã tuyên phạt đa số các bị can đến 3 năm tù, nhưng sau khi Đại Hội Đảng chấm dứt họ có thể được “ân xá”. Các bloggers kiểu không nhà nghề đã bị buộc cam kết xóa bỏ blog của họ như trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm. Có blogger bị cho thôi việc như Huy Đức, một phóng viên của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, vì lãnh đạo Đảng không hài lòng với những điều ông đã viết trên blog của ông, v.v.
CHUẨN BỊ SÁT PHẠT
Hôm thứ hai 5.10.2009, Trung Ương Đảng CSVN đã họp ở Hà Nội để chuẩn bị những vấn đề làm sườn cho Đại Hội Đảng vào đầu năm 2011.
Đại Hội nào cũng có hai vấn đề chính: Vấn đề thứ nhất là vấn đề nhân sự và vấn đề thứ hai là vấn đề đường lối.
1.- Vấn đề nhân sự
Lần Đại Hội này vấn đề dân sự trở nên rất gay cấn vi các “công thần” của thời chiến tranh không còn nữa, đám lau nhau đang tranh ghế, nhưng không ai có đủ uy thế để có thể chế ngự được đa số như trường hợp của Lê Duẫn. Thêm vào đó, các “công thần” còn ngo ngoe được vẫn cố gắng bảo vệ các con gà của mình. Một nguồn tin nói rằng ông Tô Huy Rứa có thể trở thành Tổng Bí Thư thay Nồng Đức Mạng. Theo lý lịch được công bố, Tô Huy Rứa sinh năm 1947 tại Quảng Xương, Thanh Hóa, cử nhân toán và là Phó Giáo sư Tiến sĩ Triết học, từng là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đại biểu Quốc Hội khóa 12. Hiện ông là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Đảng và Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương.
Đấm đá nhau, có khi đẩm máu, để tranh chấp quyền lực là chuyện bình thường trong nội bộ các đảng Cộng Sản. Nhưng chúng ta đừng quan tâm quá nhiều đến chuyện ai ở ai đi, ai lên ai xuống, vì người Pháp có câu: “Un communiste vaut l’autre” . Tên cộng sản nào cũng như tên cộng sản nào. Nguyên tắc căn bản của các đảng Cộng Sản là “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách” . Đây là nguyên tắc đã giúp Đảng CSVN chiếm được miền Bắc rồi sau đó chiếm miền Nam.
Nhìn chung, chủ trương của Đảng trong kỳ này là tiếp tục trẻ trung hoá guồng mày lãnh đạo.
2.- Về đường lối
Trong bài diễn văn đọc trước cuộc họp của Trung Ương Đàng nói trên, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN đã nhấn mạnh phải “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định vai trò lãnh đạo của đảng và đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc của đảng.”
Trong các thứ “kiên định” nói trên, hai điểm then chốt đã gây nhiều tranh luận là vai trò lãnh đạo của đảng và đường lối đổi mới. Hai thứ “kiên định” đầu là chũ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chiêu bài.
Mọi người có thể tin rằng sau cuộc họp từ 5.10.2009, vấn đề nhân sự và đường lối của Đảng coi như đã được “an bài”. Đại Hội Trung Ương Đảng vào tháng 1/2011 tới đây chỉ được tổ chức để “hợp thức hoá” mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề tìm cách để loại bỏ những thành phần và những tư tưởng chống đối lúc nào cũng là những vấn đề gay cấn.
CHIẾN THUẬT ÁP DỤNG
Thông thường trước Đại Hội Đảng vài tháng chúng ta có cảm thưởng rằng “quyền tự do ngôn luận” đang được mỡ rộng để mọi người có thể góp ý kiến về dự thảo nghị quyết của đại hội, Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, trước ngày Đại Hội hơn cả năm, Đảng CSVN đã cho xúc hết “nhóm tiểu quậy” . Nhóm này thường phê phán Đảng và Nhà Nước ngang như cua, nhưng đa số không sâu sắc vì thiếu kinh nghiệm và thiếu nghiên cứu. Các bài do nhóm này viết ra không gây tác hại nhiều, nhưng nhà cầm quyền phải bắt vì hai lý do: Lý do thứ nhất là sự phát triển của nhóm này có thể tạo thành một “phong trào quậy” không thể kiểm soát được. Lý do thứ hai quan trọng hơn, đó là dằn mặt “nhóm đại quậy” xuất hiện. Nhóm này thường gồm những nhà trí thức không đồng quan điểm với chính quyền, các thành phần bất mãn hay ly khai biết rõ “bộ lòng” của Đảng và Nhà Nước, v.v... Những thành phần này nếu để cho xuất hiện, họ có thể nói lên những mặt trái đàng sau làm Đảng bị mất uy tính. Họ có thể đưa ra những phản biện với những dẫn chứng và lập luận vững vàng làm lung lay chủ trương và đường lối mà Đảng đang đưa ra. Do đó, nhà cầm quyền phải bắt giam “nhóm tiểu quậy” để răn đe “nhóm đại quậy” . Nhà cầm quyền muốn nói với họ: Các anh mà loạng quạng chúng tôi cũng sẽ bắt luôn!
Trong khi đó, Đảng đã chuẩn bị một nhóm chuyên gia có khả năng, đứng ra phê phán nặng nề những chủ trương mà Đảng muốn loại bỏ nhưng đang bị một số thành phần kỳ cựu trong Đảng níu kéo lại. Nhóm này cũng sẽ đưa ra những bài phân tích với sự kiện và lập luận vững vàng để yểm trợ cho những chủ trương mà Đảng muốn bảo vệ hay sẽ thực hiện.
Một thí dụ cụ thể, trong Đại Hội X, có một nhóm chủ trương phải tiếp tục duy trì kinh tế chỉ huy, trong khi đa số đòi phải đẩy mạnh kinh tế thị trường nhanh như Trung Quốc. Nhóm chủ trương đổi mới liền đưa Trần Mạnh Hảo ra để “oanh tạc”. Đọc những bài phê phán sâu sắc chủ nghĩa MARX-ENGELS và đường lối Đảng Cộng Sản của Trần Mạnh Hảo, chúng tôi tin rằng không học giả Việt Nam nào ở hải ngoại có thể viết nổi như vậy. Ngoài ra, nhờ chiến dịch phê phán phe thân Trung Quốc, chúng tôi đã nắm được khá chính xác toàn bộ hậu quả của cuộc cải cách rộng đất được áp dụng theo đường lối của Mao Trạch Đông mà các nhà phê phán đã đưa ra, v.v.
Nay thì Trần Mạnh Hảo đã bị thất sủng, nhưng sẽ có nhiều Trần Mạnh Hảo mới xuất hiện để thực hiện “sứ mạng” mới. Trần Mạnh Hảo có bài thơ VỊNH CÁI THỚT chua cay như sau:
"Số phận cho ta làm mặt thớt
Kể gì thịt cá nát đời nhau
Sinh ra là để người ta chặt
Ta chỉ ăn toàn những vết dao"
NHỮNG VẤN ĐỀ MŨI NHỌN
Trong những tháng gần đây chúng ta thấy xuất hiện 4 bài quan trọng nói lên đường lối của Đảng CSVN trong giai đoạn tới:
1.- Bài “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình. Đề phòng nguy cơ “tự chuyển hóa” của Đại Tá Nguyễn Đức Thắng (QĐND ngày 23.8.2009).
2.- Bài “Đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Chủ động định hướng phát triển tiềm lực và sức mạnh quốc phòng toàn dân” của Trung tướng Nguyễn Tiến Bình (QĐND ngày 15.10.2009).
3.- Bài “Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Không có quân đội trung lập, “siêu giai cấp” của Đại tá, TS Nguyễn Đức Độ (QĐND ngày 18.10.2009).
4.- Bài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị” của Đức Lượng (QĐND ngày 20.10.2009).
Nội dung của những bài này gồm hai điểm chính sau đây:
(1) Cần duy trì quyền lãnh đạo của Đảng quy định trong điều 4 Hiến Pháp. Đại Tá Nguyễn Đức Độ cảnh báo:
“Lợi dụng tình trạng quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và những khó khăn về kinh tế, xã hội của nước ta, chúng kích động, gây chia rẽ, hòng làm mất lòng tin của nhân dân và Quân đội ta vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp hiện hành khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, đòi thực hiện ‘đa nguyên, đa đảng’, đòi bỏ hệ thống tổ chức đảng và cán bộ chính trị trong quân đội.”
(2) Chống lại chiến lược “diễn biến hoà bình” . Trung Tướng Nguyễn Tiến Bình viết:
“Chiến tranh xâm lược kiểu mới không phải là xâm chiếm lãnh thổ, mà làm chuyển hóa bộ máy lãnh đạo, điều hành đất nước và chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch tập trung xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Ông cảnh cáo rằng “tự diễn biến, tự chuyển hoá” có thể trở thành nguy cơ đối với chế độ.
Điều đáng buồn cười là trong khi Việt Cộng rất sợ chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các cường quốc đang áp dụng để làm thay đổi dần chế độ cộng sản, nhiều “người Việt chống cộng” rất ghét chiến lược này, họ muốn phải làm sập đổ chế động cộng sản ngay, mặc dầu họ chẳng còn võ khí nào trong tay ngoài mấy cái tuyên ngôn tuyên cáo!
Ngoài hai điểm chính nói trên, sẽ còn nhiều chủ trương khác, trong đó có vấn đề Trung Quốc, sẽ được nhận ra khi bản dự thảo báo cáo của Đại Hội Đảng được công bố.
ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC
Có hai vấn đề gay cấn nhất mà nhà cầm quyền phải thương lượng với Trung Quốc, đó là vấn đề Biển Đông và vấn đề mậu dịch với Trung Quốc.
1.- Vấn đề Biển Đông:
Hà Nội và các nhà phân tích quốc tế đều hiểu rằng Trường Sa và Hoàng Sa kể như mất rồi, không còn có thể lấy lại được nữa.
Các chuyên gia về Biển Đông, nhất là các chuyên viên về dầu lửa, đã dề nghị rằng các nước trong vùng nên bỏ qua những sự tranh chấp về chủ quyền, vì những tranh chấp này sẽ gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Họ đề nghị nên chia vùng khai thác tài nguyên giữa các quốc gia liên hệ thay vì tranh chấp về chủ quyền. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để tiến tới giải pháp này, nhưng phía Trung Quốc cứ đòi phần lớn và phần giàu tài nguyên, nên chưa thể đi tới một thoả thuận nào.
Việt Nam cũng đã họp riêng với Trung Quốc nhiều lần để bàn về việc thi hành hiệp ước về vùng đánh cá và vùng khai thác dầu hỏa, nhưng chưa đi tới đâu. Trong thời gian đang thương thuyết, nhà cầm Hà Nội không muốn bất cứ ai đưa ra phát biểu nào đụng chạm đến Trung Quốc vì sợ phương hại đến cuộc thương thuyết. Nhà cầm quyền đã cho áp dụng cả điều 258 Bộ Luật Hình Sự về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” để răn đe những người muốn đụng đến Trung Quốc.
2.- Vấn đề mậu dịch:
Báo Thanh Niên trích số liệu từ Tổng cục Hải Quan Trung Quốc nói rằng trao đổi mậu dịch Việt-Trung trong sáu tháng đầu năm 2009 đạt 6,88 tỉ USD, trong đó Việt Nam bỏ ra tới 5,16 tỉ USD để nhập hàng từ Trung Quốc, nhưng chỉ xuất khẩu qua Trung Quốc được 1,72 tỉ USD.
Chúng tôi tin rằng số liệu trên đây chỉ mới nói lên số hàng nhập khẩu chính thức. Nếu tính luôn cả số hàng nhập khẩu lậu, trị giá hàng nhập khẩu sẽ lớn hơn nhiều.
Việt Nam nhập cảng từ Trung Quốc chủ yếu là hàng cơ điện, máy móc các loại, nguyên phụ liệu, hàng dệt may, sắt thép, kim loại, hóa chất và khoáng sản các loại. Trong khi Việt Nam bán qua Trung Quốc phần lớn là các sản phẩm đơn giản như nông sản, thủy sản và khoáng sản.
Hòa Thượng Quảng Độ đã lên tiếng kêu gọi người Việt đừng mua hàng Trung Quốc, còn người Việt chống cộng ở hải ngoại báo động liên tục về những nguy hại của hàng Trung Quốc, nhưng dân vẫn tiếp tục mua hàng Trung Quốc và chính quyền tỏ ra không muốn chận đứng việc này. Tại sao?
Các chuyên gia ở trong nước phân tích rằng đa số hàng Trung Quốc bán vào Việt Nam thường rẽ hơn hàng nội địa và tốt hơn hàng nội địa, nên tốt nhất là dùng hàng Trung Quốc thay vì sản xuất tại nội địa để tiêu dùng. Giả thiết Việt Nam đặt ra một chế độ bảo vệ mậu dịch để làm giảm bớt số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thì biện pháp này cũng khó thành công, vì Trung Quốc có 36 kiểu để tuồn hàng vào và “bán rẻ như cho”, Việt Nam khó ngăn chận được. Tất cả chỉ còn trông chờ vào “thiện chí” của Trung Quốc.
TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Hôm 21.10.2009, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết HR 672 về Tự do Internet ở Việt Nam do Dân biểu Loretta Sanchez đề xuất. Nghị quyết kêu gọi Việt Nam “thả các bloggers bị cầm tù và tôn trọng tự do Internet”. Dân biểu Loretta Sanchez nói: “Cần phải lên tiếng cho những ai không có tiếng nói ở Việt Nam” và cho rằng “Internet là công cụ thực thi quyền tự do ngôn luận, chia sẻ thông tin một cách tự do cũng như liên kết người Việt Nam ở cả trong nước lẫn quốc tế”.
Nghị quyết cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trong số đó có một số người bị bắt trong thời gian qua như luật sư Lê Công Định, nhà giáo Vũ Hùng hay nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung.
Hôm 23.10.2009 bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về một vấn đề thuộc công việc nội bộ của Việt Nam là không phù hợp với thông lệ quan hệ giữa các nước, không phù hợp với quan hệ đang phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Bà cho rằng Internet được tạo điều kiện thuận lợi và chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như hiện nay, với gần 22 triệu người sử dụng, chiếm hơn 25% dân số, cao hơn mức trung bình ở Châu Á (18,17%).
Trong khi đó, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) ở Paris vừa phổ biến bản xếp hạng về tự do báo chí trên toàn cầu năm 2009, trong đó Việt Nam xếp thứ 166/175 quốc gia.
Trong bản xếp hạng nói trên, “bộ ba” luôn đứng chót là Bắc Hàn, Miến Điện và Lào do những thành tích như kiểm duyệt báo chí gắt gao, không cho phép tư nhân hoạt động trong ngành truyền thông đại chúng, giam giữ và ám hại bất cứ ai muốn nói lên sự thật một cách công khai.
Ông Vincent Brossel, Giám Đốc Điều Hành RSF đặc trách Châu Á, nói rằng nhà nước Việt Nam thường xuyên kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông, bưng bít sự thật, lọc lựa các nguồn thông tin mà họ chỉ muốn cho người dân nghe - biết, không chấp nhận báo chí tư nhân độc lập, cắt xén những vần đề bén nhạy, ngại làm phật lòng làng giếng khổng lồ phía Bắc:
Vấn đề được đặt ra là Nghị quyết HR 672 của Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ có tác dụng gì đối với Việt Nam? Nhiều người tin rằng từ nay cho đến ngày kết thúc Đại Hội Đảng, nhà cầm quyền CSVN sẽ không thay đổi đường lối kiểm soát truyền thông mà họ đang áp dụng, bất chấp mọi áp lực.
Những nhà bình luận theo quốc văn giáo khoa thư xác quyết rằng bị áp lực của Quốc Hội, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không thể không có biện pháp đối với Việt Nam, kể cả việc đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC. Nhưng kinh nghiệm cho thấy sự ngồi yên của các nhóm ăn fund và ăn grant để đấu tranh thường chứng tỏ rằng trong hiện tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa chuẩn bị một biện pháp chế tài nào đối với Việt Nam.
(Ngày 26.10.2009)
Tính toán của Hà Nội
Trong hơn một năm qua, nhà cầm quyền CSVN đã mở chiến dịch đại quy mô bắt bớ, giam cầm, truy tố và xét xử những nhà đối kháng ở trong nước, đồng thời ban hành quy chế kiểm soát các diễn đàn cá nhân (Blogs), không cho các diễn đàn này đưa ra các phát biểu bị coi là không phù hợp với chính sách của chế độ.
Hôm 23.12.2008, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn đã ký thông tư cấm các blogs đưa thông tin “xuyên tạc, vu khống và gây rối”. Thông tư nói rằng blog “giúp cá nhân mở rộng khả năng tương tác trên môi trường internet” nhưng cần phải “phù hợp với thuần phong mỹ tục và pháp luật” cũng như “sử dụng tiếng Việt trong sáng và lành mạnh”.
Thông tư nhấn mạnh rằng các bloggers “phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên blog của mình, bảo đảm không vi phạm quy định của pháp luật”.
Ngoài blogger cá nhân, nhà cần quyền cũng đòi buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cũng phải “có trách nhiệm” kiểm soát hoạt động của các blogs trên trang họ cung cấp.
MỤC TIÊU NHẮM TỚI
Chúng ta thừa biết nhất cử nhất động của nhà cầm quyền CSVN đều được tính toán rất kỹ càng. Họ thừa biết những hành động mà họ đưa ra trong chiến dịch nói trên sẽ gây ra những phản ứng không thuận lợi ở quốc nội cũng nhưng quốc tế, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận sự tổn thất đó để bảo đảm mục tiêu mà họ muốn đạt tới.
Khi thực hiện chiến dịch nói trên, nhà cầm quyền đang nhắm tới những mục tiêu nào? Các nhà phân tích cho rằng nhà cầm quyền CSVN đang chuẩn bị cho hai công tác chính sau đây:
(1) Bảo đảm Đại Hội Đảng kỳ XI sẽ được tổ chức vào tháng 1 năm 2011 tới đây không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra.
(2) Tiến tới một chính sách đối ngoại với Trung Quốc thích hợp nhất.
Vì thế, những người có thể gây khó khăn cho việc tiến tới hai mục tiêu nói trên phải bị vô hiệu hoá. Nhà cầm quyền đã áp dụng hai điều luật sau đây để vô hiệu hoá:
- Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” : bị phạt tù từ 3 đến 12 năm. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.
- Điều 258 Bộ Luật Hình Sự về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước và của công dân” : bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nặng: từ 2 đến 7 năm. Điều luật này thường áp dụng cho những người chỉ trích hay lên án Trung Quốc.
Các tòa án đã tuyên phạt đa số các bị can đến 3 năm tù, nhưng sau khi Đại Hội Đảng chấm dứt họ có thể được “ân xá”. Các bloggers kiểu không nhà nghề đã bị buộc cam kết xóa bỏ blog của họ như trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm. Có blogger bị cho thôi việc như Huy Đức, một phóng viên của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, vì lãnh đạo Đảng không hài lòng với những điều ông đã viết trên blog của ông, v.v.
CHUẨN BỊ SÁT PHẠT
Hôm thứ hai 5.10.2009, Trung Ương Đảng CSVN đã họp ở Hà Nội để chuẩn bị những vấn đề làm sườn cho Đại Hội Đảng vào đầu năm 2011.
Đại Hội nào cũng có hai vấn đề chính: Vấn đề thứ nhất là vấn đề nhân sự và vấn đề thứ hai là vấn đề đường lối.
1.- Vấn đề nhân sự
Lần Đại Hội này vấn đề dân sự trở nên rất gay cấn vi các “công thần” của thời chiến tranh không còn nữa, đám lau nhau đang tranh ghế, nhưng không ai có đủ uy thế để có thể chế ngự được đa số như trường hợp của Lê Duẫn. Thêm vào đó, các “công thần” còn ngo ngoe được vẫn cố gắng bảo vệ các con gà của mình. Một nguồn tin nói rằng ông Tô Huy Rứa có thể trở thành Tổng Bí Thư thay Nồng Đức Mạng. Theo lý lịch được công bố, Tô Huy Rứa sinh năm 1947 tại Quảng Xương, Thanh Hóa, cử nhân toán và là Phó Giáo sư Tiến sĩ Triết học, từng là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đại biểu Quốc Hội khóa 12. Hiện ông là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Đảng và Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương.
Đấm đá nhau, có khi đẩm máu, để tranh chấp quyền lực là chuyện bình thường trong nội bộ các đảng Cộng Sản. Nhưng chúng ta đừng quan tâm quá nhiều đến chuyện ai ở ai đi, ai lên ai xuống, vì người Pháp có câu: “Un communiste vaut l’autre” . Tên cộng sản nào cũng như tên cộng sản nào. Nguyên tắc căn bản của các đảng Cộng Sản là “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách” . Đây là nguyên tắc đã giúp Đảng CSVN chiếm được miền Bắc rồi sau đó chiếm miền Nam.
Nhìn chung, chủ trương của Đảng trong kỳ này là tiếp tục trẻ trung hoá guồng mày lãnh đạo.
2.- Về đường lối
Trong bài diễn văn đọc trước cuộc họp của Trung Ương Đàng nói trên, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN đã nhấn mạnh phải “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định vai trò lãnh đạo của đảng và đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc của đảng.”
Trong các thứ “kiên định” nói trên, hai điểm then chốt đã gây nhiều tranh luận là vai trò lãnh đạo của đảng và đường lối đổi mới. Hai thứ “kiên định” đầu là chũ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chiêu bài.
Mọi người có thể tin rằng sau cuộc họp từ 5.10.2009, vấn đề nhân sự và đường lối của Đảng coi như đã được “an bài”. Đại Hội Trung Ương Đảng vào tháng 1/2011 tới đây chỉ được tổ chức để “hợp thức hoá” mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề tìm cách để loại bỏ những thành phần và những tư tưởng chống đối lúc nào cũng là những vấn đề gay cấn.
CHIẾN THUẬT ÁP DỤNG
Thông thường trước Đại Hội Đảng vài tháng chúng ta có cảm thưởng rằng “quyền tự do ngôn luận” đang được mỡ rộng để mọi người có thể góp ý kiến về dự thảo nghị quyết của đại hội, Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, trước ngày Đại Hội hơn cả năm, Đảng CSVN đã cho xúc hết “nhóm tiểu quậy” . Nhóm này thường phê phán Đảng và Nhà Nước ngang như cua, nhưng đa số không sâu sắc vì thiếu kinh nghiệm và thiếu nghiên cứu. Các bài do nhóm này viết ra không gây tác hại nhiều, nhưng nhà cầm quyền phải bắt vì hai lý do: Lý do thứ nhất là sự phát triển của nhóm này có thể tạo thành một “phong trào quậy” không thể kiểm soát được. Lý do thứ hai quan trọng hơn, đó là dằn mặt “nhóm đại quậy” xuất hiện. Nhóm này thường gồm những nhà trí thức không đồng quan điểm với chính quyền, các thành phần bất mãn hay ly khai biết rõ “bộ lòng” của Đảng và Nhà Nước, v.v... Những thành phần này nếu để cho xuất hiện, họ có thể nói lên những mặt trái đàng sau làm Đảng bị mất uy tính. Họ có thể đưa ra những phản biện với những dẫn chứng và lập luận vững vàng làm lung lay chủ trương và đường lối mà Đảng đang đưa ra. Do đó, nhà cầm quyền phải bắt giam “nhóm tiểu quậy” để răn đe “nhóm đại quậy” . Nhà cầm quyền muốn nói với họ: Các anh mà loạng quạng chúng tôi cũng sẽ bắt luôn!
Trong khi đó, Đảng đã chuẩn bị một nhóm chuyên gia có khả năng, đứng ra phê phán nặng nề những chủ trương mà Đảng muốn loại bỏ nhưng đang bị một số thành phần kỳ cựu trong Đảng níu kéo lại. Nhóm này cũng sẽ đưa ra những bài phân tích với sự kiện và lập luận vững vàng để yểm trợ cho những chủ trương mà Đảng muốn bảo vệ hay sẽ thực hiện.
Một thí dụ cụ thể, trong Đại Hội X, có một nhóm chủ trương phải tiếp tục duy trì kinh tế chỉ huy, trong khi đa số đòi phải đẩy mạnh kinh tế thị trường nhanh như Trung Quốc. Nhóm chủ trương đổi mới liền đưa Trần Mạnh Hảo ra để “oanh tạc”. Đọc những bài phê phán sâu sắc chủ nghĩa MARX-ENGELS và đường lối Đảng Cộng Sản của Trần Mạnh Hảo, chúng tôi tin rằng không học giả Việt Nam nào ở hải ngoại có thể viết nổi như vậy. Ngoài ra, nhờ chiến dịch phê phán phe thân Trung Quốc, chúng tôi đã nắm được khá chính xác toàn bộ hậu quả của cuộc cải cách rộng đất được áp dụng theo đường lối của Mao Trạch Đông mà các nhà phê phán đã đưa ra, v.v.
Nay thì Trần Mạnh Hảo đã bị thất sủng, nhưng sẽ có nhiều Trần Mạnh Hảo mới xuất hiện để thực hiện “sứ mạng” mới. Trần Mạnh Hảo có bài thơ VỊNH CÁI THỚT chua cay như sau:
"Số phận cho ta làm mặt thớt
Kể gì thịt cá nát đời nhau
Sinh ra là để người ta chặt
Ta chỉ ăn toàn những vết dao"
NHỮNG VẤN ĐỀ MŨI NHỌN
Trong những tháng gần đây chúng ta thấy xuất hiện 4 bài quan trọng nói lên đường lối của Đảng CSVN trong giai đoạn tới:
1.- Bài “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình. Đề phòng nguy cơ “tự chuyển hóa” của Đại Tá Nguyễn Đức Thắng (QĐND ngày 23.8.2009).
2.- Bài “Đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Chủ động định hướng phát triển tiềm lực và sức mạnh quốc phòng toàn dân” của Trung tướng Nguyễn Tiến Bình (QĐND ngày 15.10.2009).
3.- Bài “Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Không có quân đội trung lập, “siêu giai cấp” của Đại tá, TS Nguyễn Đức Độ (QĐND ngày 18.10.2009).
4.- Bài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị” của Đức Lượng (QĐND ngày 20.10.2009).
Nội dung của những bài này gồm hai điểm chính sau đây:
(1) Cần duy trì quyền lãnh đạo của Đảng quy định trong điều 4 Hiến Pháp. Đại Tá Nguyễn Đức Độ cảnh báo:
“Lợi dụng tình trạng quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và những khó khăn về kinh tế, xã hội của nước ta, chúng kích động, gây chia rẽ, hòng làm mất lòng tin của nhân dân và Quân đội ta vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp hiện hành khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, đòi thực hiện ‘đa nguyên, đa đảng’, đòi bỏ hệ thống tổ chức đảng và cán bộ chính trị trong quân đội.”
(2) Chống lại chiến lược “diễn biến hoà bình” . Trung Tướng Nguyễn Tiến Bình viết:
“Chiến tranh xâm lược kiểu mới không phải là xâm chiếm lãnh thổ, mà làm chuyển hóa bộ máy lãnh đạo, điều hành đất nước và chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch tập trung xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Ông cảnh cáo rằng “tự diễn biến, tự chuyển hoá” có thể trở thành nguy cơ đối với chế độ.
Điều đáng buồn cười là trong khi Việt Cộng rất sợ chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các cường quốc đang áp dụng để làm thay đổi dần chế độ cộng sản, nhiều “người Việt chống cộng” rất ghét chiến lược này, họ muốn phải làm sập đổ chế động cộng sản ngay, mặc dầu họ chẳng còn võ khí nào trong tay ngoài mấy cái tuyên ngôn tuyên cáo!
Ngoài hai điểm chính nói trên, sẽ còn nhiều chủ trương khác, trong đó có vấn đề Trung Quốc, sẽ được nhận ra khi bản dự thảo báo cáo của Đại Hội Đảng được công bố.
ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC
Có hai vấn đề gay cấn nhất mà nhà cầm quyền phải thương lượng với Trung Quốc, đó là vấn đề Biển Đông và vấn đề mậu dịch với Trung Quốc.
1.- Vấn đề Biển Đông:
Hà Nội và các nhà phân tích quốc tế đều hiểu rằng Trường Sa và Hoàng Sa kể như mất rồi, không còn có thể lấy lại được nữa.
Các chuyên gia về Biển Đông, nhất là các chuyên viên về dầu lửa, đã dề nghị rằng các nước trong vùng nên bỏ qua những sự tranh chấp về chủ quyền, vì những tranh chấp này sẽ gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Họ đề nghị nên chia vùng khai thác tài nguyên giữa các quốc gia liên hệ thay vì tranh chấp về chủ quyền. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để tiến tới giải pháp này, nhưng phía Trung Quốc cứ đòi phần lớn và phần giàu tài nguyên, nên chưa thể đi tới một thoả thuận nào.
Việt Nam cũng đã họp riêng với Trung Quốc nhiều lần để bàn về việc thi hành hiệp ước về vùng đánh cá và vùng khai thác dầu hỏa, nhưng chưa đi tới đâu. Trong thời gian đang thương thuyết, nhà cầm Hà Nội không muốn bất cứ ai đưa ra phát biểu nào đụng chạm đến Trung Quốc vì sợ phương hại đến cuộc thương thuyết. Nhà cầm quyền đã cho áp dụng cả điều 258 Bộ Luật Hình Sự về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” để răn đe những người muốn đụng đến Trung Quốc.
2.- Vấn đề mậu dịch:
Báo Thanh Niên trích số liệu từ Tổng cục Hải Quan Trung Quốc nói rằng trao đổi mậu dịch Việt-Trung trong sáu tháng đầu năm 2009 đạt 6,88 tỉ USD, trong đó Việt Nam bỏ ra tới 5,16 tỉ USD để nhập hàng từ Trung Quốc, nhưng chỉ xuất khẩu qua Trung Quốc được 1,72 tỉ USD.
Chúng tôi tin rằng số liệu trên đây chỉ mới nói lên số hàng nhập khẩu chính thức. Nếu tính luôn cả số hàng nhập khẩu lậu, trị giá hàng nhập khẩu sẽ lớn hơn nhiều.
Việt Nam nhập cảng từ Trung Quốc chủ yếu là hàng cơ điện, máy móc các loại, nguyên phụ liệu, hàng dệt may, sắt thép, kim loại, hóa chất và khoáng sản các loại. Trong khi Việt Nam bán qua Trung Quốc phần lớn là các sản phẩm đơn giản như nông sản, thủy sản và khoáng sản.
Hòa Thượng Quảng Độ đã lên tiếng kêu gọi người Việt đừng mua hàng Trung Quốc, còn người Việt chống cộng ở hải ngoại báo động liên tục về những nguy hại của hàng Trung Quốc, nhưng dân vẫn tiếp tục mua hàng Trung Quốc và chính quyền tỏ ra không muốn chận đứng việc này. Tại sao?
Các chuyên gia ở trong nước phân tích rằng đa số hàng Trung Quốc bán vào Việt Nam thường rẽ hơn hàng nội địa và tốt hơn hàng nội địa, nên tốt nhất là dùng hàng Trung Quốc thay vì sản xuất tại nội địa để tiêu dùng. Giả thiết Việt Nam đặt ra một chế độ bảo vệ mậu dịch để làm giảm bớt số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thì biện pháp này cũng khó thành công, vì Trung Quốc có 36 kiểu để tuồn hàng vào và “bán rẻ như cho”, Việt Nam khó ngăn chận được. Tất cả chỉ còn trông chờ vào “thiện chí” của Trung Quốc.
TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Hôm 21.10.2009, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết HR 672 về Tự do Internet ở Việt Nam do Dân biểu Loretta Sanchez đề xuất. Nghị quyết kêu gọi Việt Nam “thả các bloggers bị cầm tù và tôn trọng tự do Internet”. Dân biểu Loretta Sanchez nói: “Cần phải lên tiếng cho những ai không có tiếng nói ở Việt Nam” và cho rằng “Internet là công cụ thực thi quyền tự do ngôn luận, chia sẻ thông tin một cách tự do cũng như liên kết người Việt Nam ở cả trong nước lẫn quốc tế”.
Nghị quyết cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trong số đó có một số người bị bắt trong thời gian qua như luật sư Lê Công Định, nhà giáo Vũ Hùng hay nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung.
Hôm 23.10.2009 bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về một vấn đề thuộc công việc nội bộ của Việt Nam là không phù hợp với thông lệ quan hệ giữa các nước, không phù hợp với quan hệ đang phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Bà cho rằng Internet được tạo điều kiện thuận lợi và chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như hiện nay, với gần 22 triệu người sử dụng, chiếm hơn 25% dân số, cao hơn mức trung bình ở Châu Á (18,17%).
Trong khi đó, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) ở Paris vừa phổ biến bản xếp hạng về tự do báo chí trên toàn cầu năm 2009, trong đó Việt Nam xếp thứ 166/175 quốc gia.
Trong bản xếp hạng nói trên, “bộ ba” luôn đứng chót là Bắc Hàn, Miến Điện và Lào do những thành tích như kiểm duyệt báo chí gắt gao, không cho phép tư nhân hoạt động trong ngành truyền thông đại chúng, giam giữ và ám hại bất cứ ai muốn nói lên sự thật một cách công khai.
Ông Vincent Brossel, Giám Đốc Điều Hành RSF đặc trách Châu Á, nói rằng nhà nước Việt Nam thường xuyên kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông, bưng bít sự thật, lọc lựa các nguồn thông tin mà họ chỉ muốn cho người dân nghe - biết, không chấp nhận báo chí tư nhân độc lập, cắt xén những vần đề bén nhạy, ngại làm phật lòng làng giếng khổng lồ phía Bắc:
Vấn đề được đặt ra là Nghị quyết HR 672 của Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ có tác dụng gì đối với Việt Nam? Nhiều người tin rằng từ nay cho đến ngày kết thúc Đại Hội Đảng, nhà cầm quyền CSVN sẽ không thay đổi đường lối kiểm soát truyền thông mà họ đang áp dụng, bất chấp mọi áp lực.
Những nhà bình luận theo quốc văn giáo khoa thư xác quyết rằng bị áp lực của Quốc Hội, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không thể không có biện pháp đối với Việt Nam, kể cả việc đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC. Nhưng kinh nghiệm cho thấy sự ngồi yên của các nhóm ăn fund và ăn grant để đấu tranh thường chứng tỏ rằng trong hiện tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa chuẩn bị một biện pháp chế tài nào đối với Việt Nam.
(Ngày 26.10.2009)
Một bài báo về những truyện động trời xẩy ra tại khu dân cư người Việt Nam ở phố nghèo Warsaw Ba Lan
LCH chuyễn ngữ
14:46 28/10/2009
Chủ Nhật vừa qua 25.10.2009 chương trình Đài truyền hình nước Đức có truyền phát một phóng sự về cộng động người Việt tại Ba Lan. Đây là một trong hai Đài truyền hình (quốc gia) có thể nói là nghiêm túc. Phóng sự nói về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, hầu hết là di dân từ Miền Bắc. Cách sống và cách xử sự với nhau thật kinh khủng. Những bí mật mà các nhà báo Ba lan thuật lại thật khó mà tin rằng chúng đã xẩy ra như vậy... những chuyện động trời! Bài báo cũng tố cáo nhân viên Tòa Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Ba Lan có nhúng tay vào những tệ đoan và hành vi tội phạm được nêu ra... . Vì đồng tiền và lợi nhuận mà mất hết trái tim. Đây là bài tóm lượt về phóng sự. LCH đã chuyển dịch qua tiếng Việt để chúng ta cùng đọc và suy nghĩ:
Sắc thái Việt trong lòng Warsaw - Ba Lan
Chúng tôi đang đứng tại Praga, một khu phố nghèo của Warsaw và nhìn lên những căn nhà chọc trời qua màng sương tháng Mười. Nơi đây, với vô số cần cẩu xây dựng, trong vòng vài tuần nữa sẽ mọc lên một sân đá banh cho giải bóng đá Âu châu sắp đến. Ngay cạnh bên, theo ngôn ngữ dân gian là khu Tiểu Việt Nam. Một khu chợ lớn bán đủ mọi thứ với giá rẻ. Thật thế, tất cả mọi thứ.
Dân Việt Nam là cộng đồng ngoại quốc đông đảo duy nhất. Họ kéo đến từng bầy. Ba Lan là đất hứa, bởi số đông là đồng bào Việt Nam đã từng sát cánh cùng với Phong trào Công đoàn Đoàn kết chống cộng. Đến hôm nay họ vẫn còn ấp ủ thực hiện được giấc mơ ấy trên xứ sở Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam của họ. Không ai biết được con số chính xác, nhưng có ít nhất 30.000 dân tị nạn người Việt trên Ba Lan, phần lớn bất hợp pháp. Chúng tôi biết đuợc cặn kẽ hơn từ một thành viên tranh đấu cho nhân quyền người Ba Lan thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do", hiện đang công tác giúp đỡ số cư dân này.
Robert Krzyszto thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:
"Đấy là một cái bẫy: Cuộc hành trình đến Ba Lan được băng nhóm Mafia Việt Nam tổ chức. Dân tị nạn được đưa đến Moscow, chặng này không khó... Ở đây họ bị gom thu giấy tờ với chiêu bài, phải đi đóng thị thực nhập nội Ba Lan vào thông hành. Và tiếp theo họ được cho biết là có rắc rối, phải trả thêm 10.000 đến 15.000 $US Dollars. Một số tiền họ không thể có được, Thông hành bị giữ - họ đành phải chịu nợ để được đi tiếp đến Ba Lan. Một số nợ quá lớn và để trả nổi họ phải làm suốt đời. Dẫu họ có trúng số độc đắc đi chăng nữa, đám Mafia đòi nợ vẫn sẽ hàng tháng đến nhà gõ cửa.
Thật rất khó khăn mới thâu được những hình ảnh khu chợ Việt Nam vào ống kính. Ai ai cũng e ngại chúng tôi, phần đông thấy may quay phim ai nấy đều bỏ chạy. Nhiều người sống ở đây đã nhiều năm vẫn không nói được một chữ Ba Lan. Chúng tôi làm quen với Ngan. Người phụ nữ 45 tuổi này hành nghề với một bếp ăn lưu động. Một ngày mới của cô ta bắt đầu từ 1 giờ đêm.
"Cách đây 9 năm tôi phải chạy trốn, vì sợ trả thù. Tôi không muốn kể nhiều hơn. Chồng và con còn ở lại Việt Nam. Tôi nhớ chồng con lắm nhưng phải làm việc bù đầu 17 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, tôi không còn thì giờ nghĩ đến nữa. Tôi kiếm không được nhiều, nhưng nếu tiết kiệm tôi có thể dư tiền để gọi điện mỗi tuần một lần về nhà. Giờ thì tôi phải đi bán hàng ..."
Chúng tôi tháp tùng theo Ngan, nhưng chỉ vài phút sau phải bỏ ngang không quay tiếp. Bởi Ngan không bán được gì cả khi có mặt chúng tôi bên cạnh. Cô ta giận dỗi mắng: "Thôi cút đi, chỉ làm cản trở chuyện bán buôn". Sau đó chúng tôi mới nắm hiểu vì sao dân tị nạn ở đây lo sợ và Tòa Đại sứ Việt Nam tại Warsaw khoác một vai trò tai tiếng bất hảo như thế nào. Chiều đến chúng tôi hẹn gặp tại ven ranh thành phố với một cảnh sát tình báo trách nhiệm điều tra trong khu vực cộng đồng người Việt..
"Họ sợ bọn Mafia. Đám doanh thương giầu có đem rất nhiều tiền từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua hãng xưởng và đầu tư tại Ba Lan. Bọn họ có đường dây rất chặt chẽ với chính quyền Hà Nội và với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Warsaw. Một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia"
Và với Mafia thì không đùa được. Đám tị nạn bất hợp pháp phải nộp tiền cho chủ, và tụi ấy có phương pháp riêng của chúng.
"Đám Việt Nam không bao giờ có văn bản hợp đồng. Lời nói là đủ. Khi một kẻ nào đó không trả tiền, sẽ bị bắt cóc và tra trấn cho đến khi phải xì tiền ra". Một nhà báo Ba Lan đã mất hàng năm trường điều tra quyết phá vỡ bức tường im lặng này. Báo chí Ba Lan vừa rồi đã in bài tường thuật về những sự việc xảy ra trong chợ Việt Nam.
Ton Leszek Szymowski, một nhà báo viết:
"Mỗi một con buôn trong chợ đều phải nộp thuế, đấy là nguyên tắc. Không cần biết anh buôn gì, giầy dép hoặc áo quần hoặc có một cửa hàng ăn uống, đều phải nộp thuế. Từ 100 đến 150 $ Dollars một tháng. Nếu không bọn hắn sẽ đốt cửa hàng anh. Chịu chi anh sẽ được bảo đảm an ninh, đối với mọi băng đảng".
Trong bếp một tiệm ăn, một dân tị nạn phi pháp rút hết can đảm kể cho chúng tôi nghe một cuộc vượt trốn liều lĩnh. Cuộc hành trình của Nguyen từ Việt Nam đến Warsaw kéo dài hàng tháng trường.
"Thoạt tiên tôi muốn đi qua đường Moscow. Nhưng họ đề nghị tôi nên vượt rừng qua Trung hoa. Tôi tin nghe theo, sau đó phải ngồi mãi trên tàu lửa và rồi nằm trong một thùng carton trên một chiếc xe tải. Xe chạy đến Kiew/ Ukraine. Họ đưa chúng tôi đến biên giới Ba Lan - và khi không người canh giữ, xe vượt biên giới và chở chúng tôi đến chợ Việt Nam, tại đấy họ tống tôi ra khỏi xe và thả tôi chơ vơ giữa đường".
Trả lời câu chúng tôi hỏi, người Việt sinh sống ở đâu. Anh ta trả lời đơn giản: "Chỉ cần một người mướn được đâu đó trong những chung cư cao ốc một căn hộ, sẽ kéo thêm mười người nữa vào. Mười một người sinh sống trên 12 thước vuông".
"Tôi không hiện hữu, tôi ở ngoài vòng pháp luật. Công an chìm Việt Nam vẫn con theo dõi tôi đến tận Ba Lan. Họ vẫn hăm dọa khủng bố tôi. Vài ba ngày một lần họ ghé qua đây, hăm tôi không được hoạt động chống đối chính quyền. Và để dằn mặt họ quần tôi mỗi tháng một lần".
Một số ít dân tị nạn đến theo đường bay từ Moscow, với giấy tờ giả. Một ngày có hai chuyến Aeroflot đáp xuống Warsaw. Những giấy thông hành quá giá trị đến mức dân tị nạn Việt Nam luôn luôn bất tử. Tại những nghĩa trang Ba Lan không hề có một nấm mồ của người Việt. Và điều này kiến Cảnh sát Ba Lan bức tai vò đầu bao năm nay.
Dariusz Loranty, Cảnh sát Warsaw cho biết:
Dân Việt Nam sống mãi (nói không ai tin), nhưng thực tế chưa hề có đám ma chay hay tang lễ nào cà!. Trước đây vài năm, chúng tôi, Cảnh sát Warsaw, thật tình có phỏng đoán, đám người này họ ấy ăn thịt đồng loại chăng? (theo như tường thuật thì chưa có ai chết được chôn bao giờ). Ai rồi cũng phải chết và phải được an táng. Một hôm chúng tôi kiếm được một xác chết bị quẳng đâu đấy vào trong rừng ở ven ranh Warsaw, đám Mafia thủ tiêu xác chết và sử dụng tiếp giấy tờ. Rồi lại thêm một kẻ tị nạn nữa sẽ đến từ Việt Nam, mang tên họ của người đã chết mà không ai kiểm soát được. Và với chúng tôi thì người Việt nào cũng giống nhau, không phân biệt được.
Năm vừa qua chỉ có 800 người nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ba Lan, tất cả đều bị từ chối. Người Việt sống và bị đối xử phi nhân cách và một cách dã man. Nhưng vào thời điểm cuối cuộc tường trình chúng tôi nghe được một tin đồn kinh khủng.
Robert Krzyszto, hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:
Có một sự việc liên quan đến dân Việt ở đây, không có chứng cớ, nhưng có thật. Tôi muốn nói về việc buôn bán bộ phận thân thể con người. Bọn Mafia đem người qua Ba Lan và sử dụng họ như một kho lạnh biết đi. Những người trẻ và khỏe mạnh. Họ được phép đi lại một mình nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ. Những người này rồi sẽ bị giết và lấy đi những bộ phận thân thể... Mọi dấu tích sẽ được cẩn thận xóa sạch. Những con người đó sẽ biến mất, chỉ còn lại tin đồn. Chúng tôi không biết đã có bao nhiêu, nhưng nguồn tin này tuyệt đối khá tin cậy.
Đối với số 30.000 người Việt cư ngụ bất hợp pháp tại Ba Lan vùng đất hứa của họ phần lớn thật ra là một địa ngục trần gian. Bọn Mafia Việt Nam hành xử nhóm người này tùy thích. Ngay giữa lòng châu Âu.
(Nguồn: Weltspiegel am Sonntag ngày 25.10.2009, Tường thuật: Ulrich Adrian, LCH chuyển Việt ngữ)
Bài phóng sự bằng tiếng Đức
Đường link đoạn phóng sự
Sắc thái Việt trong lòng Warsaw - Ba Lan
Chúng tôi đang đứng tại Praga, một khu phố nghèo của Warsaw và nhìn lên những căn nhà chọc trời qua màng sương tháng Mười. Nơi đây, với vô số cần cẩu xây dựng, trong vòng vài tuần nữa sẽ mọc lên một sân đá banh cho giải bóng đá Âu châu sắp đến. Ngay cạnh bên, theo ngôn ngữ dân gian là khu Tiểu Việt Nam. Một khu chợ lớn bán đủ mọi thứ với giá rẻ. Thật thế, tất cả mọi thứ.
Dân Việt Nam là cộng đồng ngoại quốc đông đảo duy nhất. Họ kéo đến từng bầy. Ba Lan là đất hứa, bởi số đông là đồng bào Việt Nam đã từng sát cánh cùng với Phong trào Công đoàn Đoàn kết chống cộng. Đến hôm nay họ vẫn còn ấp ủ thực hiện được giấc mơ ấy trên xứ sở Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam của họ. Không ai biết được con số chính xác, nhưng có ít nhất 30.000 dân tị nạn người Việt trên Ba Lan, phần lớn bất hợp pháp. Chúng tôi biết đuợc cặn kẽ hơn từ một thành viên tranh đấu cho nhân quyền người Ba Lan thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do", hiện đang công tác giúp đỡ số cư dân này.
Robert Krzyszto thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:
"Đấy là một cái bẫy: Cuộc hành trình đến Ba Lan được băng nhóm Mafia Việt Nam tổ chức. Dân tị nạn được đưa đến Moscow, chặng này không khó... Ở đây họ bị gom thu giấy tờ với chiêu bài, phải đi đóng thị thực nhập nội Ba Lan vào thông hành. Và tiếp theo họ được cho biết là có rắc rối, phải trả thêm 10.000 đến 15.000 $US Dollars. Một số tiền họ không thể có được, Thông hành bị giữ - họ đành phải chịu nợ để được đi tiếp đến Ba Lan. Một số nợ quá lớn và để trả nổi họ phải làm suốt đời. Dẫu họ có trúng số độc đắc đi chăng nữa, đám Mafia đòi nợ vẫn sẽ hàng tháng đến nhà gõ cửa.
Thật rất khó khăn mới thâu được những hình ảnh khu chợ Việt Nam vào ống kính. Ai ai cũng e ngại chúng tôi, phần đông thấy may quay phim ai nấy đều bỏ chạy. Nhiều người sống ở đây đã nhiều năm vẫn không nói được một chữ Ba Lan. Chúng tôi làm quen với Ngan. Người phụ nữ 45 tuổi này hành nghề với một bếp ăn lưu động. Một ngày mới của cô ta bắt đầu từ 1 giờ đêm.
"Cách đây 9 năm tôi phải chạy trốn, vì sợ trả thù. Tôi không muốn kể nhiều hơn. Chồng và con còn ở lại Việt Nam. Tôi nhớ chồng con lắm nhưng phải làm việc bù đầu 17 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, tôi không còn thì giờ nghĩ đến nữa. Tôi kiếm không được nhiều, nhưng nếu tiết kiệm tôi có thể dư tiền để gọi điện mỗi tuần một lần về nhà. Giờ thì tôi phải đi bán hàng ..."
Chúng tôi tháp tùng theo Ngan, nhưng chỉ vài phút sau phải bỏ ngang không quay tiếp. Bởi Ngan không bán được gì cả khi có mặt chúng tôi bên cạnh. Cô ta giận dỗi mắng: "Thôi cút đi, chỉ làm cản trở chuyện bán buôn". Sau đó chúng tôi mới nắm hiểu vì sao dân tị nạn ở đây lo sợ và Tòa Đại sứ Việt Nam tại Warsaw khoác một vai trò tai tiếng bất hảo như thế nào. Chiều đến chúng tôi hẹn gặp tại ven ranh thành phố với một cảnh sát tình báo trách nhiệm điều tra trong khu vực cộng đồng người Việt..
"Họ sợ bọn Mafia. Đám doanh thương giầu có đem rất nhiều tiền từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua hãng xưởng và đầu tư tại Ba Lan. Bọn họ có đường dây rất chặt chẽ với chính quyền Hà Nội và với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Warsaw. Một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia"
Và với Mafia thì không đùa được. Đám tị nạn bất hợp pháp phải nộp tiền cho chủ, và tụi ấy có phương pháp riêng của chúng.
"Đám Việt Nam không bao giờ có văn bản hợp đồng. Lời nói là đủ. Khi một kẻ nào đó không trả tiền, sẽ bị bắt cóc và tra trấn cho đến khi phải xì tiền ra". Một nhà báo Ba Lan đã mất hàng năm trường điều tra quyết phá vỡ bức tường im lặng này. Báo chí Ba Lan vừa rồi đã in bài tường thuật về những sự việc xảy ra trong chợ Việt Nam.
Ton Leszek Szymowski, một nhà báo viết:
"Mỗi một con buôn trong chợ đều phải nộp thuế, đấy là nguyên tắc. Không cần biết anh buôn gì, giầy dép hoặc áo quần hoặc có một cửa hàng ăn uống, đều phải nộp thuế. Từ 100 đến 150 $ Dollars một tháng. Nếu không bọn hắn sẽ đốt cửa hàng anh. Chịu chi anh sẽ được bảo đảm an ninh, đối với mọi băng đảng".
Trong bếp một tiệm ăn, một dân tị nạn phi pháp rút hết can đảm kể cho chúng tôi nghe một cuộc vượt trốn liều lĩnh. Cuộc hành trình của Nguyen từ Việt Nam đến Warsaw kéo dài hàng tháng trường.
"Thoạt tiên tôi muốn đi qua đường Moscow. Nhưng họ đề nghị tôi nên vượt rừng qua Trung hoa. Tôi tin nghe theo, sau đó phải ngồi mãi trên tàu lửa và rồi nằm trong một thùng carton trên một chiếc xe tải. Xe chạy đến Kiew/ Ukraine. Họ đưa chúng tôi đến biên giới Ba Lan - và khi không người canh giữ, xe vượt biên giới và chở chúng tôi đến chợ Việt Nam, tại đấy họ tống tôi ra khỏi xe và thả tôi chơ vơ giữa đường".
Trả lời câu chúng tôi hỏi, người Việt sinh sống ở đâu. Anh ta trả lời đơn giản: "Chỉ cần một người mướn được đâu đó trong những chung cư cao ốc một căn hộ, sẽ kéo thêm mười người nữa vào. Mười một người sinh sống trên 12 thước vuông".
"Tôi không hiện hữu, tôi ở ngoài vòng pháp luật. Công an chìm Việt Nam vẫn con theo dõi tôi đến tận Ba Lan. Họ vẫn hăm dọa khủng bố tôi. Vài ba ngày một lần họ ghé qua đây, hăm tôi không được hoạt động chống đối chính quyền. Và để dằn mặt họ quần tôi mỗi tháng một lần".
Một số ít dân tị nạn đến theo đường bay từ Moscow, với giấy tờ giả. Một ngày có hai chuyến Aeroflot đáp xuống Warsaw. Những giấy thông hành quá giá trị đến mức dân tị nạn Việt Nam luôn luôn bất tử. Tại những nghĩa trang Ba Lan không hề có một nấm mồ của người Việt. Và điều này kiến Cảnh sát Ba Lan bức tai vò đầu bao năm nay.
Dariusz Loranty, Cảnh sát Warsaw cho biết:
Dân Việt Nam sống mãi (nói không ai tin), nhưng thực tế chưa hề có đám ma chay hay tang lễ nào cà!. Trước đây vài năm, chúng tôi, Cảnh sát Warsaw, thật tình có phỏng đoán, đám người này họ ấy ăn thịt đồng loại chăng? (theo như tường thuật thì chưa có ai chết được chôn bao giờ). Ai rồi cũng phải chết và phải được an táng. Một hôm chúng tôi kiếm được một xác chết bị quẳng đâu đấy vào trong rừng ở ven ranh Warsaw, đám Mafia thủ tiêu xác chết và sử dụng tiếp giấy tờ. Rồi lại thêm một kẻ tị nạn nữa sẽ đến từ Việt Nam, mang tên họ của người đã chết mà không ai kiểm soát được. Và với chúng tôi thì người Việt nào cũng giống nhau, không phân biệt được.
Năm vừa qua chỉ có 800 người nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ba Lan, tất cả đều bị từ chối. Người Việt sống và bị đối xử phi nhân cách và một cách dã man. Nhưng vào thời điểm cuối cuộc tường trình chúng tôi nghe được một tin đồn kinh khủng.
Robert Krzyszto, hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:
Có một sự việc liên quan đến dân Việt ở đây, không có chứng cớ, nhưng có thật. Tôi muốn nói về việc buôn bán bộ phận thân thể con người. Bọn Mafia đem người qua Ba Lan và sử dụng họ như một kho lạnh biết đi. Những người trẻ và khỏe mạnh. Họ được phép đi lại một mình nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ. Những người này rồi sẽ bị giết và lấy đi những bộ phận thân thể... Mọi dấu tích sẽ được cẩn thận xóa sạch. Những con người đó sẽ biến mất, chỉ còn lại tin đồn. Chúng tôi không biết đã có bao nhiêu, nhưng nguồn tin này tuyệt đối khá tin cậy.
Đối với số 30.000 người Việt cư ngụ bất hợp pháp tại Ba Lan vùng đất hứa của họ phần lớn thật ra là một địa ngục trần gian. Bọn Mafia Việt Nam hành xử nhóm người này tùy thích. Ngay giữa lòng châu Âu.
(Nguồn: Weltspiegel am Sonntag ngày 25.10.2009, Tường thuật: Ulrich Adrian, LCH chuyển Việt ngữ)
Bài phóng sự bằng tiếng Đức
Đường link đoạn phóng sự
Thông Báo
Khoá Ca Trưởng Cấp 2 Đợt 1 tại Arlington Virginia
Bùi Hữu Thư
08:57 28/10/2009
Arlington, VA: Khoá Ca Trưởng Cấp 2 Đợt 1 do Nhạc Sư Phạm Đức Huyến hướng dẫn sẽ được tổ chức tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia vào cuối tuần từ Thứ Sáu ngày 4/12 đến Chúa Nhật 6/12/2009.
Học phí được ấn định là $230.00
Xin liên lạc với Thiên Nga: e-mail: trinhctt@yahoo.com, Điện thoại: 703-863-5982 để ghi danh.
Học phí được ấn định là $230.00
Xin liên lạc với Thiên Nga: e-mail: trinhctt@yahoo.com, Điện thoại: 703-863-5982 để ghi danh.
Tin Đáng Chú Ý
Ngăn ngừa Cúm Heo - Lời khuyên tốt
Barbara K Adams /VNNB
15:57 28/10/2009
Bác sĩ Vinay Goyal, MBBS, DRM, DNB (Chuyên Viên Hồi Sinh và Tuyến Giáp Trạng) đã có trên 20 năm kinh nghiệm. Ông đã làm việc tại các bệnh viện Hinduja, Bombay, Saifee, Tata Memorial v.v… Hiện ông là Khoa Trương khoa Y Học Nguyên Tử và trưởng phòng Tuyến Giáp Trạng thuộc Trung Tâm Tim và Khẩn Cấp Riđhivinayak, Malad.
Lời nhắn sau đây của ông, theo tôi nghĩ, rất hữu lý và quan trọng mà mọi người nên biết:
Lối xâm nhập duy nhất là qua hai lỗ mũi và miệng/họng. Đồi diện với cơn dịch toàn cầu như hiện nay, thật khó mà tránh không tiếp xúc với vi trùng H1 N1 dẫu cho chúng ta có cẩn thận đến đâu đi nữa. Vấn nạn ở đây không phải là sự tiếp xúc với vi trùng H1 N1 mà là sự sinh sôi nẩy nở của nó.
Trong khi bạn còn khỏe mạnh và không có triệu chứng bị nhiễm trùng H1 N1và nếu bạn muốn ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó, cùng các trở chứng trầm trọng và các sự nhiễm khuẩn phái sinh khác, bạn có thể áp dụng một số biện pháp rất đơn giản sau đây, không được nêu rõ ràng trong các thông tư y-học chính thức [thay vì chú trọng đến việc tàng trữ thuốc N 95 hoặc Tamiflu]
1. Thường xuyên rửa tay (được nói đến rõ ràng trong các thông tư y-học chính thức)
2. Nguyên tắc “Không-Rờ-Tay-Vào-Mặt”. Tự chế mọi ý muốn đụng vào bất cứ phần nào trên mặt (trừ trường hợp bạn muốn ăn, rửa hoặc tát mặt).
3. Xúc họng hai (2) lần mỗi ngày bằng nước ấm với muối [dùng Listerine nếu bạn không tin muối]. Vi trùng H1 N1 cần 2 tới 3 ngày từ khi xâm nhập vào họng/mũi để sinh sôi nảy nở và có triệu chứng tác hại. Chỉ cần xúc họng đủ đễ năn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó.
Nói cách khác, xúc họng bằng nước muối có cùng tác dụng đối với người khỏe mạnh như Tamiflu đối với người nhiễm bệnh. Xin chớ coi thường cách thức ngừa bệnh đơn giản, rẻ tiền mà hữu hiệu này.
4. Tương tự như điều 3, “Chùi lỗ mũi tối thiểu một lần mỗi ngày bằng nước muối ấm.” Không phải ai cũng rành Jala Neti hoặc Sutra Neti [các thế Yoga rất công hiệu cho việc tẩy sạch lỗ mũi], nhưng “Xỉ mũi thật mạnh mỗi ngày một lần, cùng chùi hai lỗ mũi bằng que bông gòng chấm nước muối ấm là một cách rất hữu hiệu làm giảm thiều số lượng vi trùng.”
5. Tăng cường hệ thống miễn nhiễm bằng thức ăn giàu vitamin C (các loại trái cây họ cam quit).* Nếu bạn cần thêm thuốc viên Vitamin C, thì nhớ là nó phải có kẽm để giúp cho việc tiêu hóa)
6. Uống tối đa nước ấm mà bạn có thể uống (trà, càfé, v.v.)
Uống nước ấm có cùng công hiệu như việc xúc họng, nhưng về hướng đối nghịch. Nó cuốn các vi trùng đang sinh sản trong họng vào bao tử, nơi mà chúng không thể sống sót, sinh sản hoặc gây bất cứ tác hại nào.
Tôi đề nghị bạn chuyển thông tin này cho mọi người quen trên mạng.
Bạn chẳng bao giờ biết ai sẽ chú ý đến nó –và SỐNG SÓT nhờ nó.
Prevent Swine Flu - Good Advice
Dr. Vinay Goyal is an MBBS, DRM, D N B (Intensivist and Thyroid specialist) having clinical experience of over 20 years. He has worked in institutions like Hinduja Hospital, Bombay Hospital, Saifee Hospital, Tata Memorial etc.. Presently, he is heading our Nuclear Medicine Department and Thyroid clinic at Riddhivinayak Cardiac and Critical Centre, Malad (W).
The following message given by him, I feel makes a lot of sense and is important for all to know:
The only portals of entry are the nostrils and mouth/throat. In a global epidemic of this nature, it's almost impossible to avoid coming into contact with H1 N 1 in spite of all precautions. Contact with H1 N1 is not so much of a problem as proliferation is.
While you are still healthy and not showing any symptoms of H1 N1 infection, in order to prevent proliferation, aggravation of symptoms and development of secondary infections, some very simple steps, not fully highlighted in most official communications, can be practiced (instead of focusing on how to stock N 95 or Tamiflu):
1. Frequent hand-washing (well highlighted in all official communications).
2. "Hands-off-the-face" approach. Resist all temptations to touch any part of face (unless you want to eat, bathe or slap).
3. Gargle twice a day with warm salt water (use Listerine if you don't trust salt). *H1 N1 takes 2-3 days after initial infection in the throat/nasal cavity to proliferate and show characteristic symptoms. Simple gargling prevents proliferation.
In a way, gargling with salt water has the same effect on a healthy individual that Tamiflu has on an infected one. Don't underestimate this simple, inexpensive and powerful preventative method.
4. Similar to 3 above, clean your nostrils at least once every day with warm salt water.* Not everybody may be good at Jala Neti or Sutra Neti (very good Yoga asanas to clean nasal cavities), but *blowing the nose hard once a day and swabbing both nostrils with cotton buds dipped in warm salt water is very effective in bringing down viral population.
5. Boost your natural immunity with foods that are rich in Vitamin C (Amla and other citrus fruits). If you have to supplement with Vitamin C tablets, make sure that it also has Zinc to boost absorption.
6. Drink as much of warm liquids (tea, coffee, etc) as you can.
Drinking warm liquids has the same effect as gargling, but in the reverse direction. They wash off proliferating viruses from the throat into the stomach where they cannot survive, proliferate or do any harm.
I suggest you pass this on to your entire e-list.
You never know who might pay attention to it - and STAY ALIVE because of it.
Barbara K Adams, Harada Industry of America
A/R Administrator/Inv.Coord
(ph) 248-374-9000 ext.454 (fax) 248-374-9100
(Nguồn: http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=57893)
Lời nhắn sau đây của ông, theo tôi nghĩ, rất hữu lý và quan trọng mà mọi người nên biết:
Lối xâm nhập duy nhất là qua hai lỗ mũi và miệng/họng. Đồi diện với cơn dịch toàn cầu như hiện nay, thật khó mà tránh không tiếp xúc với vi trùng H1 N1 dẫu cho chúng ta có cẩn thận đến đâu đi nữa. Vấn nạn ở đây không phải là sự tiếp xúc với vi trùng H1 N1 mà là sự sinh sôi nẩy nở của nó.
Trong khi bạn còn khỏe mạnh và không có triệu chứng bị nhiễm trùng H1 N1và nếu bạn muốn ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó, cùng các trở chứng trầm trọng và các sự nhiễm khuẩn phái sinh khác, bạn có thể áp dụng một số biện pháp rất đơn giản sau đây, không được nêu rõ ràng trong các thông tư y-học chính thức [thay vì chú trọng đến việc tàng trữ thuốc N 95 hoặc Tamiflu]
1. Thường xuyên rửa tay (được nói đến rõ ràng trong các thông tư y-học chính thức)
2. Nguyên tắc “Không-Rờ-Tay-Vào-Mặt”. Tự chế mọi ý muốn đụng vào bất cứ phần nào trên mặt (trừ trường hợp bạn muốn ăn, rửa hoặc tát mặt).
3. Xúc họng hai (2) lần mỗi ngày bằng nước ấm với muối [dùng Listerine nếu bạn không tin muối]. Vi trùng H1 N1 cần 2 tới 3 ngày từ khi xâm nhập vào họng/mũi để sinh sôi nảy nở và có triệu chứng tác hại. Chỉ cần xúc họng đủ đễ năn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó.
Nói cách khác, xúc họng bằng nước muối có cùng tác dụng đối với người khỏe mạnh như Tamiflu đối với người nhiễm bệnh. Xin chớ coi thường cách thức ngừa bệnh đơn giản, rẻ tiền mà hữu hiệu này.
4. Tương tự như điều 3, “Chùi lỗ mũi tối thiểu một lần mỗi ngày bằng nước muối ấm.” Không phải ai cũng rành Jala Neti hoặc Sutra Neti [các thế Yoga rất công hiệu cho việc tẩy sạch lỗ mũi], nhưng “Xỉ mũi thật mạnh mỗi ngày một lần, cùng chùi hai lỗ mũi bằng que bông gòng chấm nước muối ấm là một cách rất hữu hiệu làm giảm thiều số lượng vi trùng.”
5. Tăng cường hệ thống miễn nhiễm bằng thức ăn giàu vitamin C (các loại trái cây họ cam quit).* Nếu bạn cần thêm thuốc viên Vitamin C, thì nhớ là nó phải có kẽm để giúp cho việc tiêu hóa)
6. Uống tối đa nước ấm mà bạn có thể uống (trà, càfé, v.v.)
Uống nước ấm có cùng công hiệu như việc xúc họng, nhưng về hướng đối nghịch. Nó cuốn các vi trùng đang sinh sản trong họng vào bao tử, nơi mà chúng không thể sống sót, sinh sản hoặc gây bất cứ tác hại nào.
Tôi đề nghị bạn chuyển thông tin này cho mọi người quen trên mạng.
Bạn chẳng bao giờ biết ai sẽ chú ý đến nó –và SỐNG SÓT nhờ nó.
Prevent Swine Flu - Good Advice
Dr. Vinay Goyal is an MBBS, DRM, D N B (Intensivist and Thyroid specialist) having clinical experience of over 20 years. He has worked in institutions like Hinduja Hospital, Bombay Hospital, Saifee Hospital, Tata Memorial etc.. Presently, he is heading our Nuclear Medicine Department and Thyroid clinic at Riddhivinayak Cardiac and Critical Centre, Malad (W).
The following message given by him, I feel makes a lot of sense and is important for all to know:
The only portals of entry are the nostrils and mouth/throat. In a global epidemic of this nature, it's almost impossible to avoid coming into contact with H1 N 1 in spite of all precautions. Contact with H1 N1 is not so much of a problem as proliferation is.
While you are still healthy and not showing any symptoms of H1 N1 infection, in order to prevent proliferation, aggravation of symptoms and development of secondary infections, some very simple steps, not fully highlighted in most official communications, can be practiced (instead of focusing on how to stock N 95 or Tamiflu):
1. Frequent hand-washing (well highlighted in all official communications).
2. "Hands-off-the-face" approach. Resist all temptations to touch any part of face (unless you want to eat, bathe or slap).
3. Gargle twice a day with warm salt water (use Listerine if you don't trust salt). *H1 N1 takes 2-3 days after initial infection in the throat/nasal cavity to proliferate and show characteristic symptoms. Simple gargling prevents proliferation.
In a way, gargling with salt water has the same effect on a healthy individual that Tamiflu has on an infected one. Don't underestimate this simple, inexpensive and powerful preventative method.
4. Similar to 3 above, clean your nostrils at least once every day with warm salt water.* Not everybody may be good at Jala Neti or Sutra Neti (very good Yoga asanas to clean nasal cavities), but *blowing the nose hard once a day and swabbing both nostrils with cotton buds dipped in warm salt water is very effective in bringing down viral population.
5. Boost your natural immunity with foods that are rich in Vitamin C (Amla and other citrus fruits). If you have to supplement with Vitamin C tablets, make sure that it also has Zinc to boost absorption.
6. Drink as much of warm liquids (tea, coffee, etc) as you can.
Drinking warm liquids has the same effect as gargling, but in the reverse direction. They wash off proliferating viruses from the throat into the stomach where they cannot survive, proliferate or do any harm.
I suggest you pass this on to your entire e-list.
You never know who might pay attention to it - and STAY ALIVE because of it.
Barbara K Adams, Harada Industry of America
A/R Administrator/Inv.Coord
(ph) 248-374-9000 ext.454 (fax) 248-374-9100
(Nguồn: http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=57893)
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Pluralism, Theological - Positivism
Nguyễn Trọng Đa
17:14 28/10/2009
Pluralism, Theological
Đa nguyên thần học, đa dạng thái thần học. Là sự đa dạng của các lập trường thần học trong Giáo hội Công giáo. Các lập trường này thay đổi theo các tiền đề hoặc định đề được sử dụng trong sự suy tư về nguồn mặc khải, theo phương pháp học được sử dụng, và theo truyền thống văn hóa mà trong đó thần học được nghiên cứu. Trên nền tảng đầu tiên, hai tiền đề triết học chính là triết học Plato, được nhấn mạnh trong học thuyết Âu Tinh; và triết học Aristotle, được nhấn mạnh trong học thuyết thánh Tôma Aquinas. Ở cấp độ thứ nhì, các nền thần học khác nhau là do phương pháp luận kinh thánh, hay tín lý, hay lịch sử hoặc mục vụ của chúng. Và trên nền tảng thứ ba, văn hóa của dân tộc sẽ giúp tạo dáng cho nền thần học mà họ phát triển, chẳng hạn giữa Đông phương thần bí và Tây Phương thực tế hơn, hoặc giữa Địa Trung Hải suy tư hơn và vùng Anglo-Saxon khoa học hơn. Giáo hội không chỉ cho phép các sự đa dạng này, mà còn cổ vũ họ, luôn cho rằng các nhà thần học Công giáo cần phải tôn trọng luật đức tin, và vâng lời quyền giáo huấn của các phẩm trật Giáo hội dưới quyền Đức Giám mục Roma.
Pluriformity
Đa dạng, nhiều hình thái. Là tính đa dạng trong việc sống đạo trong Giáo hội Công giáo, được phản ảnh trong các nghi lễ khác nhau, thích nghi đức tin duy nhất và không thay đổi với truyền thống văn hóa khác nhau của các dân tộc.
Podium
Bục, bệ cao. Nhưng đặc biệt là bục danh dự, mà trên đó Đức Giáo hòang ngồi và được khiêng đi, khi ngài chủ sự trong một cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Một phần của bục danh dự là ghế quỳ hoặc ghế ngồi cho Đức Giáo hòang khi ngài chầu Thánh Thể. (Từ nguyên Latinh podium, bệ cao, lan can, ban công.)
Poenit
Poenit, Poenitentia—sám hối, hối tội, đền tội.
Poenit. Ap.
Poenit. Ap., Poenitentiaria Apostolica—Văn phòng của Tòa Ấn giải Tối cao.
Pointe Aux Trembles
Đền thánh Pointe Aux Trembles. Là đền thánh quốc gia Canada dâng kính Thánh Tâm được thành lập năm 1866, một chi nhánh của Đền thánh Thánh Tâm tại Montmartre ở Paris. Các tu sĩ quản lý đền thánh lần lượt là tu sĩ Phanxicô, Đaminh và Dòng Thánh Thể, và linh mục Gioan của Dòng này khởi xướng và tích cực họat động cho Cuộc Thập tự chinh Chuộc tội, vốn đem lại cho đền thánh tên gọi phụ hiện nay là “Nhà nguyện Chuộc Tội.” Năm 1921 tu sĩ Dòng Phanxicô Lúp Vuông được yêu cầu chăm sóc Đền thánh; họ xây dựng một tu viện bên cạnh và tiếp tục Cuộc Thập tự chinh. Số lượng người hành hương không ngừng gia tăng đến nỗi hiện nay hàng ngàn người tham gia vào công tác nổi bật của đền thánh, đó là đi Đường Thánh giá công cộng, như một cách thức thích hợp nhất để chuộc tội với Thánh Tâm bị thương tích của Chúa Kitô. Tổng phụng hội Cầu nguyện và Sám hối có trụ sở chính tại Pointe aux Trembles, và tuần Cửu nhật chuẩn bị cho Lễ Thánh Tâm Chúa được trực tiếp truyền thanh từ đây đi khắp Canada và Mỹ.
Polarization
Phân cực, phân liệt. Là tiến trình hay tình trạng tập trung vào hai lập trường đối lập nhau. Là một hiện tượng ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội hiện đại, do biện pháp rộng rãi với ảnh hưởng của các ông Hegel và Marx, với sự nhấn mạnh vào vai trò của xung đột như là điều kiện cần thiết cho sự tiến bộ. Từ ngữ này cũng áp dụng cho sự xung đột, về các điều chính yếu trong đức tin và luân lý, trong Giáo hội Công giáo kể từ Công đồng chung Vatican II.
Politicization
Chính trị hóa. Là hành động hoặc phương pháp thay đổi một vấn đề hay một định chế tôn giáo bằng một vấn đề chính trị. Điểm chính yếu cho tiến trình này là sự chuyển mục tiêu từ cự cam kết cho đức tin đến quyền lợi riêng tư, và việc đưa các cơ chế của thỏa thuận chính trị vào mối quan hệ giao kèo với Chúa.
Polyandry
Chế độ đa phu, chế độ nhiều chồng. Là hôn nhân cùng lúc của một phụ nữ với hai hoặc nhiều đàn ông. Về lịch sử, nơi đâu có chế độ đa phu này, nó thường kèm theo việc giết hại trẻ sơ sinh gái, như một sự đối trọng hợp lý với chế độ hôn nhân mà trong đó một bà có nhiều chồng. Chế độ đa phu là không hề được phép hoặc được khoan thứ suốt thời kỳ Cựu Ước hoặc nơi các dân ngoại thời xa xưa, cả nơi những dân tộc dung thứ nạn mại dâm. (Từ nguyên Hi Lạp polyandros, có nhiều chồng.)
Polygenism
Đa tổ thuyết. Thuyết cho rằng, bởi vì sự tiến hóa là một sự kiện được chứng minh rõ, mọi con người trên trần gian này không phát sinh từ một cặp vợ chồng duy nhất (Adam và Eve), nhưng từ nhiều tổ tiên lòai người khác nhau. Thuyết này là trái với giáo huấn chính thức của Giáo hội, chẳng hạn Đức Giáo hòang Piô XII đã tuyên bố: “Thật không thể hiểu được, làm cách nào một ý kiến như thế lại có thể thích hợp với những gì mà các nguồn chân lý mặc khải và các văn kiện của Huấn quyền Giáo hội dạy về tội nguyên tổ, vốn phát sinh từ tội thật sự của cá nhân ông Adam, và qua ông đến mọi người thuộc các thế hệ kế tiếp ông” (Thông điệp Humani Generis, 1950, đọan 38). (Từ nguyên Latinh poly, nhiều + gen, sắc tộc + ism.)
Polyglot Bible
Kinh thánh đa ngữ. Là một cuốn sách in các bản văn Kinh thánh bằng nhiều ngôn ngữ. Trong số các Kinh thánh đáng chú ý này có các Kinh thánh đa ngữ Antwerp, Paris, và London. Kinh thánh đa ngữ cổ xưa nhất là kinh thánh Complutensian ở đầu thế kỷ 16. Nó gồm có các bản in Cựu Ước bằng tiếng Do Thái cổ, Hi Lạp và Latinh, và bản văn Tân Ước bằng tiếng Hi Lạp và Latinh. (Từ nguyên Hi Lạp polygl_ttos, nhiều thứ tiếng.)
Polygyny
Chế độ đa thê, chế độ nhiều vợ. Là hôn nhân cùng lúc của một người nam và hai phụ nữ hoặc nhiều hơn. Thông thường hơn (mặc dầu không đúng kỹ thuật) là chữ “tục đa thê” (polygamy.) (Từ nguyên Hi Lạp polygamos, có nhiều vợ.)
Polytheism
Đa thần giáo. Là niềm tin vào nhiều vị thần, và thờ phượng các thần này ngang bằng nhau hết. Từ ngữ kinh thánh về việc này thường là “thờ ngẫu tượng” (idolatry.) (Từ nguyên Hi Lạp polus, nhiều + theos, thần.)
Pomp
Tráng lệ, long trọng, sang trọng. Là bất cứ sự tráng lệ hoặc sự trưng bày sang trọng nào. Nó mang khái niệm của sự phô trương, như một người phô trương là người tự xem mình là quan trọng và làm ra vẻ sang trọng hơn thực tế của người ấy. Cụm từ “sự sang trọng của ma quỷ” nhắc đến việc Chúa bị cám dỗ trong hoang địa, khi ma quỷ hứa ban cho Chúa Cứu thế mọi của cải đời này nếu Chúa Kitô thờ lạy ma quỷ. Trong nghi thức Rửa tội, người dự tòng được hỏi: “Anh chị em có từ bỏ mọi sự sang trọng của ma quỉ không?" Trước đây “các lời hứa rỗng” gọi là “sự sang trọng.” Nghĩa đen là “sự cám dỗ” (seductiones).
Pont
Pont, Pontifex—Giáo hoàng, Giáo chủ, Giám mục, giáo trưởng, trưởng tế.
Pont
Pont, Pontificatus—chức Giáo hòang, triều đại Giáo hòang.
Pontifex Maximus
Pontifex Maximus, Thượng tế ở Roma, Đức Giáo chủ. Lúc đầu cũng được dùng cho các giám mục nữa, nhưng từ thế kỷ thứ năm trở về sau, từ ngữ được dành trong thực tế cho Đức Giáo hòang.
Pontiff
Giáo trưởng, trưởng tế, Giáo chủ, Giáo hòang. Là thầy cả thượng phẩm, và do đó là bất cứ giám mục nào, vì là người kế vị các thánh Tông đồ. Hiện nay, từ ngữ được dùng như là tước hiệu của Đức Giáo hòang. Trong thời tiền-Kitô giáo, các giáo chủ là thầy cả thượng phẩm ở Roma, và được tặng tên này, là bởi vì hoặc các ngài là “người bắc cầu” (pontem facere), giữa các thần và con người, hoặc các ngài dâng hy tế (puntis). (Từ nguyên Latinh pontifex, thượng tế; nghĩa đen, người bắc cầu; nghĩa nguyên thủy phổ biến: người làm đường, người tìm đường.)
Pontifical
Sách nghi thức của Giám mục. Là cuốn sách phụng vụ, xuất hiện sớm ít là vào thế kỷ thứ tám, và chứa các kinh nguyện và cử hành nghi thức dành riêng cho một Giám mục. Sách thường có: 1. kinh nguyện và hướng dẫn cho các buổi cử hành không Thánh lễ; 2. nghi lễ cử hành bí tích với các lời ban phép lành và truyền chức, cung hiến; và 3. hành vi thuộc quyền tài phán. Các tuyển tập này thường được gọi là Liber Episcopalis, Liber Pontificalis, hoặc Ordinarium Episcopi. Sách nghi thức của Giám mục đầu tiên được xuất bản năm 1485.
Pontifical Chapel
Nhà nguyện Giáo hòang. Là một nhóm giáo sĩ của Nhà nguyện Giáo hòang, thường tham dự các lễ nghi phụng vụ của Đức Giáo hòang, các Hồng y, giám chức của văn phòng Quản gia Giáo hòang.
Pontifical Commission For Russia
Ủy ban Giáo hòang đặc trách nước Nga. Được Đức Giáo hòang Piô XI thành lập năm 1930, Ủy ban giải quyết các vấn đề Giáo hội Công giáo tại Nga. Năm 1934 Ủy ban được giao nhiệm vụ chú ý đến các sách phụng vụ, và quan tâm đến các nhu cầu của tín hữu Nga thuộc nghi lễ Latinh.
Pontifical Commission For Sacred Art
Ủy ban Giáo hòang đặc trách Nghệ thuật thánh. Được Đức Giáo hòang Piô XI thành lập năm 1924, có mục đích là duy trì và củng cố việc đánh giá tài sản của Giáo hội trong nghệ thuật và kiến trúc ở Ý. Năm 1944 Ủy ban được giao công tác giám sát việc tái thiết các nhà thờ và đền thánh, vốn bị phá hỏng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1967, Đức Giáo hòang Phaolô VI công bố thêm các chỉ thị để Ủy ban hợp tác với các Ủy ban phụng vụ giáo phận tại nước Ý.
Pontifical Commission Of Sacred Archaeology
Ủy ban Giáo hòang đặc trách Khảo cổ học. Được Đức Giáo hòang Piô IX thành lập năm 1852, “nhằm trông coi các nghĩa trang thánh cổ xưa, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ nghĩa trang, và cố gắng phát hiện thêm, điều tra và nghiên cứu, bảo tồn các lưu niệm cổ nhất của các thế kỷ Kitô giáo đầu tiên, các đền đài lớn và các vương cung thánh đường ở Roma, vùng ngọai ô, và vùng chung quanh Roma, và trong các giáo phận khác nữa, với sự đồng ý của các Đấng bản quyền hữu quan.” Năm 1925 Giáo hòang Piô XI nâng Ủy ban lên bậc Ủy ban Giáo hòang, và mở rộng quyền bính cho Ủy ban, nhất là sau Hiệp ước Lateran năm 1929. Như thế Ủy ban cũng chịu trách nhiệm về các hang tọai đạo Do Thái của tỉnh Roma. Không gì thay đổi được thực hiện, nếu không có phép của Ủy ban, tại những nơi đã giao cho Ủy ban trông coi; Ủy ban chịu trách nhiệm hoàn toàn về bất cứ công việc gì đang tiến hành, và công bố các phát hiện của công việc ấy. Ủy ban cũng đặt ra quy định cho việc công chúng và các học giả đến thăm các nghĩa trang thánh, và quyết định tầng hầm nhà thờ nào, với sự đề phòng nào, có thể được dùng làm nơi cử hành phụng vụ.
Pontifical Committee For Historical Sciences
Ủy ban giáo hòang Khoa học Lịch sử. Được Đức Giáo hòang Piô XII thành lập năm 1954 để tiếp nối công việc của Ủy ban các Hồng y nghiên cứu lịch sử, vốn đã được Đức Giáo hòang Lêô XIII thành lập năm 1883. Mục đích của Ủy ban là cổ vũ sự phát triển các khoa học lịch sử bằng các phương tiện hợp tác quốc tế.
Pontifical Household, Prefecture Of
Văn phòng Quản gia Đức Giáo hòang. Được Đức Giáo hòang Phaolô VI thành lập năm 1967, Văn phòng có nhiệm vụ sắp xếp các buổi tiếp kiến riêng tư và công khai của Đức Giáo hòang, các chuyến đi của Ngài, và phụ trách quản gia Đức giáo hòang, tổ chức các nghi lễ ngoài phụng vụ, và cấm phòng cho giáo triều Roma.
Pontificalia Insignia
Tông thư Pontificalia Insignia. Là tông thư của Đức Giáo hòang Phaolô VI, ra sắc lệnh cho phép những ai, ngòai các Giám mục, có thể sử dụng phẩm phục Giáo hòang (Giám mục) và sách nghi thức. Có sự giảm nhiều trong các đặc ân này đối với các viện phụ và một số giám chức khác (ngày 21-6-1968).
Pontificalis Romani
Tông hiến Pontificalis Romani. Là tông hiến chấp thuận nghi thức mới cho việc truyền chức các phó tế, linh mục và tấn phong Giám mục. Đức Giáo hòang Phaolô VI nói: “Sách nghi thức này, Chúng tôi ra lệnh và thiết lập về chất thể và mô thức để truyền chức cho mỗi Chức thánh. Chúng tôi quyết định việc này dựa vào quyền Tông tòa tối cao của chúng tôi" (ngày 18-6-1968).
Pontifical Mass
Thánh lễ đại triều. Thánh lễ trọng thể được Đức Giáo hòang, Hồng y, Giám mục hoặc Viện Phụ cử hành với nghi thức quy định. Thánh lễ được cử hành với đầy đủ nghi thức tại ngai tòa trong nhà thờ chính tòa của Giám chức ấy.
Pontifical Masters Of Ceremonies
Giám đốc Nghi lễ của Đức Giáo hòang. Chức vụ này phát sinh trong hình thức hiện tại từ dưới thời Đức Giáo hòang Piô IV năm 1563, quyền lợi và nghĩa vụ của chức này thường được duyệt lại. Nhiệm vụ của Giám đốc nghi lễ là hướng dẫn các nghi thức thánh trong các nhà nguyện Giáo hòang và các mật hội. Giám đốc nghi lễ cũng chịu trách nhiệm về phụng vụ, do quyền của mình hay khi được mời, trong các dịp khác, chẳng hạn lễ cung hiến nhà thờ, lễ truyền chức hoặc các cuộc thăm chính thức trong và ngòai thành phố Roma của Đức Giáo hòang.
Pontificals
Biểu nghi Giám mục. Là các dấu hiệu phẩm chức được các Hồng và Giám mục sử dụng trong thánh lễ và các nghi thức khác của Giáo hội, khi cử hành với sự long trọng đầy đủ. Các Viện phụ cũng có thể dùng các biểu nghi này, nhưng chỉ trong Phụng vụ Thánh thể trong tu viện của các ngài mà thôi. Các biểu nghi thông thường gồm có bít tất, giày, bao tay, áo phó tế, áo phụ phó tế, nhẫn, thánh giá ngực và mũ lễ. Trong các biểu nghi đặc biệt cho một số nhân vật có gậy, khăn phủ đầu gối, dây pallium, và thánh giá rước kiệu tổng giám mục.
Pontificate
Triều đại Giáo hòang. Là triều đại hoặc thời kỳ trị vì của một Đức Giáo hòang với tư cách là Đức Giáo chủ Roma. Một khi được bầu chọn cách hợp lệ, và chấp nhận việc bầu chọn mình, Đức Giáo hoàng, với quyền Chúa ban, nhận lãnh ngay quyền tài phán tối cao trọn vẹn trên mọi Kitô hữu.
Pontmain
Đền thánh Pontmain. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ Hy Vọng, cách Laval 30 dặm (48 km), ở góc tây bắc của Mayenne tại Pháp. Người Đức xâm chiếm Paris trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870, và tiến về phía tây. Họ hy vọng sẽ sớm chiếm Laval. Trước ngày 17-1-1871, Đức Mẹ hiện ra trên bầu trời. Ngài khiến cho hai trẻ tên là Joseph, 10 tuổi, và Eugène Barbedette, 12 tuổi, nhìn thấy Ngài trong nhiều giờ. Một Nữ tu dạy trường mồ côi gần đó đưa đến một số trẻ em, các em đều nhìn thấy Đức Mẹ, nhưng chính Nữ tu lại không nhìn thấy. Các em vỗ tay khi nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra, nhưng các nữ tu không thấy gì. Theo gợi ý của một linh mực, các em đều quỳ gối và cầu nguyện. Đức Mẹ tươi cười hiện ra với một cuộn giấy trải ra dưới chân Ngài, và người ta đọc thấy câu “Các con hãy cầu nguyện, Chúa sẽ nghe lời các con. Con Mẹ tự cho phép bị đánh động bởi lòng trắc ẩn.” Ngày hôm sau khi tin này đến với người Đức, họ đã rút lui vào lúc Đức Mẹ biến đi. Nhiều phép lạ tại đó chứng minh việc Đức Mẹ hiện ra. Một Vương cung thánh đường được xây dựng ngay nơi Đức Mẹ hiện ra, và một tượng Đức Mẹ trong nhà thờ được làm đúng theo lời mô tả của các em về Đức Mẹ.
Pont. Max.
Pont. Max., Pontifex Maximus—Đức Giáo Chủ, Giáo hòang, Thượng tế ở Roma.
Poor Box
Thùng tiền cho người nghèo. Là một thùng tiền để nhiều người tự nguyện đóng góp tiền bạc vào đó, nhằm giúp đỡ người nghèo. Ở một số nơi, thùng tiền này gọi là corbona (hộp của cải) và đặt trong nhiều nhà thờ thời Kitô giáo sơ khai.
Poor Clares
Nữ tu Dòng thánh Clara nghèo khó. Là một cộng đoàn nữ đan tu do thánh nữ Clara (1194-1253) thành lập theo cảm hứng lối sống của thánh Phanxicô Átxidi (Assisi). Lúc đầu thánh nhân đưa Clara đến sống ở một tu viện Biển Đức, nhưng sau đó, khi có nhiều người nữ đi theo lối sống của Clara, hai vị thành lập một cộng đoàn theo đường hướng Phan sinh. Clara trở thành nữ bề trên đầu tiên (năm 1215) và ngài giữ chức vụ này cho đến chết. Nhiều nhà con được thành lập khi Clara còn sống, tại Ý, Pháp và Đức. Duy trì tinh thần thánh Phanxicô, sự khắc khổ của các Chị Clara Nghèo khó là nghiêm ngặt nhất trong số các Dòng nữ cho đến thời ấy. Một số nhà nhánh được miễn khỏi luật nguyên thủy về nghèo khó tuyệt đối, không chỉ cho các cá nhân, mà còn cho cả cộng đoàn. Nhưng cộng đoàn San Damiano tại Átxidi, cùng các cộng đoàn ở Perugia và Florence, được Đức Giáo hòang Gregory IX ban cho “đặc ân nghèo khó”, giúp họ sống tinh thần nguyên thủy của Dòng. Trong những năm kế tiếp, các sửa đổi và cải cách đã phân chia Dòng Clara Nghèo khó thành nhiều tu hội khác nhau, trong đó có Dòng Urbano và Dòng thánh Colette. Dòng nhấn mạnh vào sự hãm mình, chầu Thánh thể, và hát Thần tụng.
Poor Men Of Lyons
Người nghèo thành Lyons, người thuộc phái Vanđensê (Waldensian). Đây là tên gốc, mà với tên này những người thuộc phái Vanđensê bị Đức Giáo hòang Lucius III lên án năm 1184.
Poor Souls
Linh hồn nghèo đói. Là các linh hồn trong luyện ngục, đang chịu hình phạt tạm do tội lỗi của họ. Các linh hồn này được gọi là “nghèo đói” bởi vì họ không đáng được tha về nhưng khổ cực họ đang chịu, nhưng tùy thuộc vào lời cầu nguyện và việc lành của các tín hữu ở trần thế này.
Pope
Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng. Là tên gọi của thủ lĩnh hữu hình của Giáo hội Công giáo. Ngài được gọi là Đức Giáo hòang (chữ Hi lạp là pappas, tiếng trẻ em dùng gọi cha, bố), bởi vì quyền bính của ngài là tối cao, và bởi vì quyền này được thực thi theo cách của một người cha, theo gương Chúa Kitô.
Pope, Election
Bầu chọn Giáo hòang. Là việc bầu chọn vị Giám mục Roma, vốn được thông qua bằng nhiều phương pháp khác nhau qua nhiều thế kỷ. Năm 1975, Đức Giáo hòang Phaolô VI công bố một tông hiến, trong đó Ngài đưa ra một số thay đổi về cách bầu chọn Giáo hoàng. Theo đường hướng của các luật trước đó, Ngài tuyên bố rằng chỉ có các Hồng y--tối đa là 120 vị dưới 80 tuổi—là cử tri. Như thế không có người trợ lý cá nhân cho các Hồng y trong mật nghị Hồng y, và có các điều khoản về an ninh và biện pháp xử lý các tình huống khó khăn, vốn có thể xảy ra khi bầu chọn.
Popular Consent
Sự đồng ý toàn dân, thỏa thuận toàn dân. Là một thuyết của chính quyền dân sự nói rằng Chúa trực tiếp trao quyền bính cho toàn dân đoàn kết cách dân sự, rồi người dân trao quyền cho một cá nhân hoặc một nhóm người để thành lập chính phủ được họ chấp thuận. Thỏa thuận này không thiết lập xã hội chính trị, nhưng chỉ thành lập chính quyền và người thủ lĩnh. Mọi chính quyền tồn tại bằng sự đồng ý, ít là ngầm hiểu, của những người dân được cai trị. Thuyết này được nêu ra lần đầu tiên cách rõ ràng bởi thánh Robert Bellarmine (1542-1621) trong cuốn Disputationes de Controversiis, nhất là trong cuốn De Laicis, III, 6; và Francis Suarez (1548-1617) trong cuốn De Legibus, III, II, 3, 4, và sau đó thuyết được khai triển bởi John Locke (1632-1704) tại Anh, và bởi Thomas Jefferson (1743-1826) tại Mỹ, và đã trở thành chỗ dựa chính của các nền dân chủ chính trị hiện đại.
Population Explosion
Bùng nổ dân số. Là sự gia tăng nhanh về dân số thế giới, nhờ sự chăm sóc y tế được cải thiện nhiều cho người cao tuổi và người trẻ. Từ ngữ này thường dùng như một lập luận ủng hộ việc ngừa thai, như là cách thức hữu hiệu nhất để ngăn chặn số dân đông quá.
Pornography
Khiêu dâm, dâm thư, sách báo khiêu dâm. Là sự mô tả hay tranh vẽ một người hay một hoạt động, vốn cố ý kích thích tình cảm tính dục đồi bại. (Từ nguyên Hi Lạp porne, đĩ điếm + graphe, bài viết.)
Portable Altar
Bàn thờ nhỏ, bàn thờ xách tay. Là một bàn thờ lưu động gồm một phiến đá tự nhiên, đủ lớn để đặt Mình Thánh Chúa và chén thánh. Trên phiến đá có khắc năm thánh giá, vốn được xức dầu thánh khi được cung hiến theo nghi thức phụng vụ. Gần một góc của phiến đá, có một chỗ lõm để chứa thánh tích của hai vị thánh tử vì đạo, và được trám lại với xi măng. Cũng còn được gọi là “đá bàn thờ” (an altar stone.)
Porter
Thầy giữ cửa. Trước dây là một trong các chức nhỏ, là chức thấp nhất trong bốn chức nhỏ. Còn gọi là “thầy giữ cửa”, vì là một chức biểu tượng mà trong thời Giáo hội sơ khai có chức năng rõ ràng. Đức Giáo hòang Phaolô VI đã hủy bỏ chức nhỏ này năm 1972, nhưng chức vụ có thể được ban như một tác vụ đặc biệt, với sự cho phép của Tòa thánh, nếu một Hội đồng Giám mục quyết định rằng chức này sẽ là hữu ích hay cần thiết cho địa hạt của các ngài.
Port Royal
Tu viện Port Royal. Là tu viện Biển Đức dành cho nữ tu, thành lập năm 1204, và tọa lạc tại Chevreuse, gần Versailles (Pháp.) Năm 1609 tu viện trở thành thành trì của bè Jansen (đạo lý khắc khổ) dưới quyền của Linh mục St. Cyran, và năm 1638 các thành viện tu viện rời Paris để thành lập một tu viện Port Royal thứ hai gần tu viện “Cánh đồng." Năm 1709 Đức Giáo hòang Clement XI dẹp bỏ cộng đoàn Port Royal. Các tòa nhà bị bình địa theo lệnh Vua Louis XIV, nhưng tòa nhà của tu viện thuở đầu vẫn còn y nguyên.
Porziuncula
Nhà thờ Porziuncula. Ban đầu đây là một nhà thờ rất nhỏ tại Assisi (Átxidi), nơi thánh Phanxicô nhận được ơn gọi từ Chúa ngày 24-2-1208. Phanxicô biến nơi đây thành trụ sở của ngài cho đến hết đời mình. Thị trấn được lấy tên đặt cho Đại xá Porziuncula, và hiện nay người ta có thể hưởng đại xá này bằng cách đến viếng một số nhà thờ (nhất là nhà thờ Dòng Phanxicô) ngày 2-8, hoặc ngày Chủ nhật sau đó.
Positive International Law
Luật quốc tế thực chứng. Là các khía cạnh của luật các quốc gia, vốn là thành quả của các thỏa thuận ngầm hay công khai giữa các quốc gia, và không rút ra trực tiếp từ luật tự nhiên. Chẳng hạn quyền miễn trừ ngoại giao dành cho các đại sứ, hay sự neo đậu của tàu chiến ở các nước trung lập trong thời chiến tranh.
Positive Law
Luật thực chứng. Là sắc lệnh hợp lý của một quan chức hợp pháp, trở thành một luật chung và chính đáng cho công ích của các thành phần xã hội, và được phổ biến bằng một dấu hiệu bên ngoài nào đó.
Positive Theology
Thần học thực chứng. Là một phần của thần học tìm cách thiết lập chân lý của giáo huấn Giáo hội từ bằng chứng của Kinh thánh, thánh truyền, và sự loại suy đức tin, nghĩa là phù hợp với toàn bộ giáo lý Công giáo.
Positivism
Thuyết duy thực nghiệm, thuyết duy thực chứng. Là quan điểm cho rằng chỉ có nhận thức giác quan là thật sự, và chỉ có điều gì người ta cảm nghiệm cá nhân là đúng thật sự. Như thế chỉ có các sự kiện mới có thể được khẳng định cách chắc chắn. Theo Auguste Comte (1798-1857), người đặt ra từ ngữ “Thuyết duy thực nghiệm,” lịch sử nhân loại có thể mô tả trong ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là khi tâm trí con người bị thống trị bởi thần học và mê tín dị đoan; giai đoạn thứ hai là khi lý trí thắng thế; và giai đoạn thứ ba cũng là giai đoạn cuối cùng là khi các tín điều và triết học được thay thề bằng kiến thức về sự việc cụ thể. Từ đó có sự ưu thắng của các khoa học vật lý, tâm lý và xã hội trong thời hiện đại.