Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giê-su chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ.
Giáo Hội Năm Châu
01:51 27/10/2021
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Nhiệt Thành, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.
Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.
Đó là lời Chúa
Hiệp thông với Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu cho quê hương Việt Nam quốc thái dân an
Giáo Hội Năm Châu
01:56 27/10/2021
Cùng lên Giêrusalem
Lm. Minh Anh
05:38 27/10/2021
CÙNG LÊN GIÊRUSALEM
“Hãy cố vào qua cửa hẹp!”.
Không một giá trị nào đạt được mà không cần nỗ lực! Fritz Kreisler, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ gốc Áo; một trong những bậc thầy vĩ cầm vĩ đại nhất của mọi thời, nói, “Cánh cửa hẹp là cánh cửa dẫn đến cuộc đời của một nghệ sĩ vĩ cầm. Giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác và tuần này qua tuần khác… trong nhiều năm, tôi sống với cây vĩ cầm của mình. Rất nhiều điều tôi muốn làm, phải gác lại; rất nhiều nơi tôi muốn đến, phải bỏ lỡ. Cánh cửa tôi bước qua, một cánh cửa thật hẹp; con đường tôi bước đi, một con đường rất hẹp và khó đi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu cánh cửa và đường dẫn Fritz Kreisler đến với ‘thiên đàng âm nhạc’ còn hẹp và khó đi như thế, thì cánh cửa và đường dẫn đến ‘thiên đàng Chúa hứa’ sẽ hẹp và chông gai biết bao! Trong Tin Mừng hôm nay, một chi tiết thú vị chúng ta dễ bỏ qua, là chính bối cảnh của nó! Đó là, Chúa Giêsu và các môn đệ đang tiến dần lên Giêrusalem. Đang khi Chúa Giêsu rảo qua các phố thị và làng mạc, có người hỏi, phải chăng nhiều người sẽ được cứu? Ngài không trả lời trực tiếp, nhưng bảo, “Hãy cố vào qua cửa hẹp!”. Phải chăng vào qua cửa hẹp là ‘cùng lên Giêrusalem’ với Ngài!
Với những lời này, “Hãy cố vào qua cửa hẹp!”, điều Chúa Giêsu muốn nói ở đây, không phải là vấn đề số lượng, vì thiên đàng thì không giới hạn! Đúng hơn, thiên đàng là nơi dành cho những ai đi đúng hướng và sống đúng cách như Thiên Chúa muốn. Đó không chỉ là đi theo Chúa Giêsu trên danh nghĩa; nhưng là dám đi lối hẹp Ngài đi, một lối hẹp có tên “Thập Giá”. Nói cách khác, đó là những con người ‘cùng lên Giêrusalem’ với Ngài; ở đó, Ngài hiến mình, nhưng cũng ở đó, Ngài đạt đến phục sinh vinh quang. Con đường lên Giêrusalem, dĩ nhiên, không rộng thênh thang nhưng là một ngõ hẹp với một cánh cửa rất hẹp; dẫu vậy, qua mọi thời, vẫn có nhiều người chọn đi theo Ngài, “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!”.
Tất nhiên, sẽ không đủ nếu chúng ta chỉ thuần tuý đồng hành với Chúa Giêsu, biết Ngài, hoặc nghe lời Ngài; cũng như việc một người được rửa tội, trở thành người Công Giáo hoặc ngay cả thường xuyên thi hành một số nghĩa vụ đạo đức như dự Lễ Chúa Nhật và làm đôi việc bác ái… Kitô hữu còn phải hơn thế nhiều! Họ phải là một Chúa Kitô khác, nghĩa là, mỗi ngày họ thực sự cùng Ngài lên Giêrusalem. ‘Cùng lên Giêrusalem’ là tích cực dấn thân để sống Phúc Âm trong cuộc sống mỗi ngày, hầu ngày kia, được nghe những lời ngọt ngào của Chủ, “Hãy vào hưởng sự vui mừng của Chủ ngươi!”; chứ không phải lấp ló ngoài cửa chỉ để lắng nghe những lời đoản mệnh nhất của một đời người, “Ta không biết các ngươi từ đâu tới, hãy lui ra khỏi mặt Ta!”.
Vậy làm sao để một người có thể bền bỉ mỗi ngày đi vào ngõ hẹp, lối Chúa Giêsu đã đi? Qua thư Rôma hôm nay, Phaolô chỉ cho chúng ta một Thầy Dạy, một Đồng Minh, và là một Hướng Đạo; đó là Chúa Thánh Thần. Hãy để, “Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta”; phó mình cho sự dẫn dắt liên lỉ của Ngài; ngay cả việc cầu nguyện, “Vì chúng ta không phải biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp. Nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả”. Chính Chúa Thánh Thần thúc giục, đỡ nâng, hướng dẫn và thanh luyện chúng ta để mỗi người có thể làm điều Thiên Chúa muốn và Thánh Thần muốn; nhờ đó, có thể sản sinh hoa trái tốt lành của Ngài, những hoa trái vốn dĩ có được khi chúng ta biết chết đi mỗi ngày nơi chính bản thân để sống cho Thiên Chúa và tha nhân. Tắt một lời, ai dám ‘cùng lên Giêrusalem’ với Chúa Giêsu, người ấy có thể hy vọng phục sinh với Ngài ngay hôm nay và mai ngày, trong niềm tin vào tình yêu Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa!”.
Anh Chị em,
“Hãy cố vào qua cửa hẹp!”. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự vấn lương tâm một cách trung thực, để xem, liệu chúng ta có đang nói “Không” với Chúa Giêsu trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống; và để xem, liệu chúng ta có đang để mình quá thoải mái trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống không. Bởi lẽ, sự thoải mái; đặc biệt, trong đời sống thiêng liêng, là một dấu hiệu cho thấy chúng ta không “cố vào qua cửa hẹp!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đổ trên con ân sủng Thánh Thần, giúp con can đảm mỗi ngày ‘cùng lên Giêrusalem’ với Chúa, hầu mai kia khỏi hụt hẫng khi phải nghe, “Cút đi, Ta không biết các ngươi là ai!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Bị Bắt Giò: Càng Vui
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
09:04 27/10/2021
Bị Bắt Giò: Càng Vui
Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXX TN – Lc 14,1.7-11
Nghe Chúa dạy khi được mời dự tiệc cưới đừng dành chỗ nhất vì có khi sẽ bị hố nặng và mất thể diện, nhưng hãy chọn chỗ cuối để được nở mặt nở mày khi người ta mời lên trên. Ôi lạy Chúa, con nghe thấy sao sao đó. Cái ông dự tiệc cưới cố tìm chỗ cuối để được oai phong khi người ta mời mình lên chỗ trên xem ra kiêu ngạo gấp ba lần ông thoạt ngồi trên bị mời xuống dưới. Đang khoái chí vì đã bắt giò được Chúa thì bỗng há miệng vì thấy Chúa Giêsu mỉm cười.
Người nhỏ nhẹ: “Con bắt giò Ta là đúng mục đích Ta nhắm. Qua thể văn ngoa ngữ, Ta muốn người nghe chú ý hơn trọng tâm điều muốn nói. Điều Ta lưu ý là hãy cẩn trọng với mọi hình thức tham danh. Vì đó là một hình thức của sự kiêu ngạo. Hãy biết sống khiêm nhu cách đích thực”. Vâng lời Chúa chỉ bảo chúng ta cùng xét xem đôi điều về sự khiêm nhu.
Khiêm nhu hay khiêm nhường được hiểu như là động thái hạ mình xuống để nhường phần hơn cho tha nhân. Tuy nhiên đây mới chỉ là khái niệm theo chiều kích nhân bản. Nó còn đó sự hạn chế, vì con người thường chỉ thấy các dữ kiện bên ngoài. “Sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng” (Ca dao). Trong cuộc sống, không thiếu gì những cách sống kiểu “khiêm nhường ống điếu” như chuyện người tìm chỗ cuối để rồi được mời lên chỗ trên cao.
Khiêm nhu đích thực dưới ánh sáng đức tin là chân thành, thẳng thắn sống như mình là, đặc biệt hơn cả là sống theo “cái là nền tảng” đó là “con người”. Là loài người thì cao trọng hơn hết các loài thụ tạo hữu hình được dựng nên. Nét cao trọng của loài người được tỏ lộ qua hai cơ năng của linh hồn đó là trí khôn biết suy tư phản tỉnh và sự tự do được chọn lựa. Bên cạnh nét cao trọng của loài người thì lịch sử cho thấy đã và đang tồn tại nhiều vết nhơ và cả sự tủi nhục của loài người, cũng xuất bởi hai cơ năng ấy. Khi thẳng thắn và chân thành nhìn nhận và chấp nhận hiện thực này thì chúng ta mới thực sự là khiêm nhu.
Một hiện tượng khá phổ biến trong sinh hoạt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Trong các bữa tiệc nhân lễ khánh thành Nhà Thờ, nhà giáo lý hay lễ cử hành bí tích Thêm sức nào đó thì các linh mục thường né cái bàn của Đức Giám Mục ngồi ăn. Ban tổ chức tìm cách mời một số linh mục ngồi chung bàn với giám mục nhưng rồi chỗ bàn vẫn không lấp đầy. Cũng thế, khi có tiệc riêng tại giáo xứ thì ít có vị Hội Đồng giáo xứ hay Ban Hành giáo nào “dám” ngồi chung bàn với cha xứ. Tôi thường nghe quý cha nói với nhau: “Mình ngồi với nhau dưới này tự nhiên hơn”. Có đấng khôi hài: “Tránh voi chẳng hổ mặt nào”. Ngồi lên đó coi chừng bị xem là phường “chơi leo”. Các vị chức việc trong giáo xứ, giáo họ thì cũng nói những lời tương tự.
Chúa Giêsu đã từng mời gọi các môn đệ và dân chúng rằng: “Hãy học cùng Ta vì ta hiền lành và khiêm nhượng”(Mt 11,28). Sự khiêm nhu của Đấng Cứu Thế không chỉ được tỏ hiện bằng lòng khoan dung, hiền hậu của Người cách đặc biệt với những người bé mọn mà còn được thể hiện bằng việc Người luôn tự xưng và sống như là “Con Người”. Dù được dân chúng xem như xuất thân từ làng quê nghèo Nagiarét, nơi không có gì đáng nói, nhưng Người vẫn cho dân chúng kinh ngạc vì Thiên Chúa đã ban cho con người nhiều quyền năng cao cả (x.Mt 9,8). Dù là Con chiên vẹn tuyền vô tì tích nhưng Người vẫn can đảm mang lấy mọi bệnh hoạn tật nguyền và cả hậu quả của tội lỗi nhân gian vào chính bản thân mình (x.Mt 8,5-17).
Chính sự khiêm nhường đích thực của Chúa Giêsu đã khiến cho nhiều người tội lỗi công khai, nhiều người phung cùi, người khốn khổ, bất hạnh…không ngại ngần đến gần và đụng chạm đến Người. Người ta vốn dễ gần gũi thân mật với nhau khi cảm nhận có cái gì đó tương đồng, ngang hàng với nhau. Vào thăm các nhà dòng nam, tôi nhận thấy tại bàn cơm của cha Bề Trên Giám Tỉnh thì vẫn có đó bầu khí tự nhiên giữa các linh mục lớn bé trong dòng. Trái lại tại bàn cơm của một vài giáo phận ở Tòa Giám Mục, khi vắng Giám mục giáo phận thì quý cha nghỉ hưu và số đang làm việc tại Tòa nói chuyện rôm rả, thoải mái vui tươi. Nhưng khi có sự hiện diện của Đấng Bản Quyền thì dường như không khí bữa ăn trầm hẳn lại!
Chưa hẳn nhắc mình lên thì đã là kiêu ngạo. Cũng chưa hẳn hạ mình xuống thì đã là khiêm nhu. Hãy sống và hành xử như mình là, với cái là căn bản là con người, con cái của Thiên Chúa thì hầu chắc chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa. Vì khi ấy chúng ta cách nào đó là học trò, là môn đệ của Chúa Giêsu. Thưa Chúa Giêsu, con to gan bắt giò Chúa nhưng Chúa lại thấy vui hơn. Và nhờ đó con lại có dịp giác ngộ và hiểu hơn thế nào là khiêm nhường.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXX TN – Lc 14,1.7-11
Nghe Chúa dạy khi được mời dự tiệc cưới đừng dành chỗ nhất vì có khi sẽ bị hố nặng và mất thể diện, nhưng hãy chọn chỗ cuối để được nở mặt nở mày khi người ta mời lên trên. Ôi lạy Chúa, con nghe thấy sao sao đó. Cái ông dự tiệc cưới cố tìm chỗ cuối để được oai phong khi người ta mời mình lên chỗ trên xem ra kiêu ngạo gấp ba lần ông thoạt ngồi trên bị mời xuống dưới. Đang khoái chí vì đã bắt giò được Chúa thì bỗng há miệng vì thấy Chúa Giêsu mỉm cười.
Người nhỏ nhẹ: “Con bắt giò Ta là đúng mục đích Ta nhắm. Qua thể văn ngoa ngữ, Ta muốn người nghe chú ý hơn trọng tâm điều muốn nói. Điều Ta lưu ý là hãy cẩn trọng với mọi hình thức tham danh. Vì đó là một hình thức của sự kiêu ngạo. Hãy biết sống khiêm nhu cách đích thực”. Vâng lời Chúa chỉ bảo chúng ta cùng xét xem đôi điều về sự khiêm nhu.
Khiêm nhu hay khiêm nhường được hiểu như là động thái hạ mình xuống để nhường phần hơn cho tha nhân. Tuy nhiên đây mới chỉ là khái niệm theo chiều kích nhân bản. Nó còn đó sự hạn chế, vì con người thường chỉ thấy các dữ kiện bên ngoài. “Sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng” (Ca dao). Trong cuộc sống, không thiếu gì những cách sống kiểu “khiêm nhường ống điếu” như chuyện người tìm chỗ cuối để rồi được mời lên chỗ trên cao.
Khiêm nhu đích thực dưới ánh sáng đức tin là chân thành, thẳng thắn sống như mình là, đặc biệt hơn cả là sống theo “cái là nền tảng” đó là “con người”. Là loài người thì cao trọng hơn hết các loài thụ tạo hữu hình được dựng nên. Nét cao trọng của loài người được tỏ lộ qua hai cơ năng của linh hồn đó là trí khôn biết suy tư phản tỉnh và sự tự do được chọn lựa. Bên cạnh nét cao trọng của loài người thì lịch sử cho thấy đã và đang tồn tại nhiều vết nhơ và cả sự tủi nhục của loài người, cũng xuất bởi hai cơ năng ấy. Khi thẳng thắn và chân thành nhìn nhận và chấp nhận hiện thực này thì chúng ta mới thực sự là khiêm nhu.
Một hiện tượng khá phổ biến trong sinh hoạt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Trong các bữa tiệc nhân lễ khánh thành Nhà Thờ, nhà giáo lý hay lễ cử hành bí tích Thêm sức nào đó thì các linh mục thường né cái bàn của Đức Giám Mục ngồi ăn. Ban tổ chức tìm cách mời một số linh mục ngồi chung bàn với giám mục nhưng rồi chỗ bàn vẫn không lấp đầy. Cũng thế, khi có tiệc riêng tại giáo xứ thì ít có vị Hội Đồng giáo xứ hay Ban Hành giáo nào “dám” ngồi chung bàn với cha xứ. Tôi thường nghe quý cha nói với nhau: “Mình ngồi với nhau dưới này tự nhiên hơn”. Có đấng khôi hài: “Tránh voi chẳng hổ mặt nào”. Ngồi lên đó coi chừng bị xem là phường “chơi leo”. Các vị chức việc trong giáo xứ, giáo họ thì cũng nói những lời tương tự.
Chúa Giêsu đã từng mời gọi các môn đệ và dân chúng rằng: “Hãy học cùng Ta vì ta hiền lành và khiêm nhượng”(Mt 11,28). Sự khiêm nhu của Đấng Cứu Thế không chỉ được tỏ hiện bằng lòng khoan dung, hiền hậu của Người cách đặc biệt với những người bé mọn mà còn được thể hiện bằng việc Người luôn tự xưng và sống như là “Con Người”. Dù được dân chúng xem như xuất thân từ làng quê nghèo Nagiarét, nơi không có gì đáng nói, nhưng Người vẫn cho dân chúng kinh ngạc vì Thiên Chúa đã ban cho con người nhiều quyền năng cao cả (x.Mt 9,8). Dù là Con chiên vẹn tuyền vô tì tích nhưng Người vẫn can đảm mang lấy mọi bệnh hoạn tật nguyền và cả hậu quả của tội lỗi nhân gian vào chính bản thân mình (x.Mt 8,5-17).
Chính sự khiêm nhường đích thực của Chúa Giêsu đã khiến cho nhiều người tội lỗi công khai, nhiều người phung cùi, người khốn khổ, bất hạnh…không ngại ngần đến gần và đụng chạm đến Người. Người ta vốn dễ gần gũi thân mật với nhau khi cảm nhận có cái gì đó tương đồng, ngang hàng với nhau. Vào thăm các nhà dòng nam, tôi nhận thấy tại bàn cơm của cha Bề Trên Giám Tỉnh thì vẫn có đó bầu khí tự nhiên giữa các linh mục lớn bé trong dòng. Trái lại tại bàn cơm của một vài giáo phận ở Tòa Giám Mục, khi vắng Giám mục giáo phận thì quý cha nghỉ hưu và số đang làm việc tại Tòa nói chuyện rôm rả, thoải mái vui tươi. Nhưng khi có sự hiện diện của Đấng Bản Quyền thì dường như không khí bữa ăn trầm hẳn lại!
Chưa hẳn nhắc mình lên thì đã là kiêu ngạo. Cũng chưa hẳn hạ mình xuống thì đã là khiêm nhu. Hãy sống và hành xử như mình là, với cái là căn bản là con người, con cái của Thiên Chúa thì hầu chắc chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa. Vì khi ấy chúng ta cách nào đó là học trò, là môn đệ của Chúa Giêsu. Thưa Chúa Giêsu, con to gan bắt giò Chúa nhưng Chúa lại thấy vui hơn. Và nhờ đó con lại có dịp giác ngộ và hiểu hơn thế nào là khiêm nhường.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mến Chúa – Yêu người
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:20 27/10/2021
Mến Chúa – Yêu người
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXXI - B
(Mc 12, 28b – 34)
Người Do thái có 613 điều luật ghi trong sách Luật Do thái, trong đó 365 điều luật cấm và 248 điều luật truyền làm, chưa kể các điều luật phụ nữa. Vị tiến sĩ luật này đã biết các điều trên được chia thành hai vế trọng luật và khinh luật. Phạm khinh luật thì chịu phạt đền tội, nhưng phạm trọng luật như giết người, thờ tà thần, gian dâm... thì bị tử hình. Vì là tiến sĩ luật, hiển nhiên ông biết rõ mỗi nhóm thích giữ một điều luật và cho rằng điều ấy đối với họ là quan trọng hơn cả, có thể Chúa Giêsu đưa ra điều này trọng đối với nhóm này nhưng lại thường đối với nhóm kia, đó là lý do ông đặt ra câu hỏi với Chúa Giêsu hòng nắm chắc phần thắng về mình: “Trong các giới răn điều nào trọng nhất?”
1. Hai Điều răn
Thật không dễ để trả lời. Nếu Chúa trả lời điều này trọng, điều luật kia không trọng thì thế nào Người cũng bị qui lỗi là về phe nhóm này, chống nhóm kia, và như vậy Người sẽ mắc bẫy của họ.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa thấu hiểu lòng người, nhưng Chúa vẫn trả lời. Chúng ta cũng cám ơn vị tiến sĩ luật này đã hỏi thử Chúa để chúng ta có được chỉ dẫn rõ ràng, xác thực về thứ tự các giới răn.
Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi" (Mc 12). Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi.
Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: " Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Luật này trích ở sách Lêvi 19,18 có khác ở chỗ thay vì yêu kẻ khác thì yêu đồng loại: "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình".
2. Ba đối tượng yêu thương
Chúa Giêsu kết luận: "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó" (Mt 22, 38). Điều răn thì có: thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng gồm ba đối tượng yêu thương: Thiên Chúa, kẻ khác và bản thân.
Đối tượng thứ nhất là Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất" (Mt 22, 37-38).
Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật" (Rm 13, 10). Nhưng tình yêu có hai vế: Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương kẻ khác... Khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa, Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn; nhưng "yêu kẻ khác như chính mình. Tại sao vậy? Vì Thiên Chúa "là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh, là sơn động, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng ta " (x. Tv 17, 2-3), nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa không những hết... mà còn trên hết mọi sự, hơn cả chính mình, vì theo lời Chúa Giêsu thì: "Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất" (Mt 22, 38).
Đối tượng thứ hai là " kẻ khác" Chúa phán: "Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22, 39).
Theo quan niệm của Người Do thái lúc bấy giờ thì "tha nhân" là những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ (x. Lv 19, 18). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người, (x. Mt 25, 40). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy phải thương yêu mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương với nhau (Mt 25, 40), không những thế mà lại còn phải yêu thương cả địch thù nữa (Mt 5, 43), và yêu như thế nào? "Yêu như chính mình ngươi".
Chúa có truyền dạy chúng ta yêu chính mình không? Thưa: Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người phải yêu chính mình, vì không ai ghét mình bao giờ. Nhưng cũng có nhiều người tự đánh mất mình khi yêu mến sự ác. Chúa dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, Người truyền cho chúng ta giới luật phải yêu chính mình. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn yêu mình. Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta là kẻ có tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một tình yêu khác với chúng ta nghĩ. Tình yêu ấy nuôi dưỡng và củng cố các mối quan hệ của tình yêu chúng ta dành cho bản thân và kẻ khác. Trong thực tế, chúng ta phải yêu bản thân mình trong tình yêu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và chúng ta có thể bước vào trong tình yêu. Vậy, hãy yêu mến Thiên Chúa hết mình, thì trong Thiên Chúa chúng ta sẽ tìm được chính mình, và tránh được nguy cơ tự đánh mất mình... Nên, theo nguyên tắc, ta yêu kẻ khác như chính mình, yêu Thiên Chúa hết mình và yêu chính mình.
3. Yêu kẻ khác như chính mình
Khi truyền dạy "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12). Nhiều người có khi đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.
Chúng ta cố gắng đi xa hơn một chút bề mặt của sự việc. Khi nói về tình yêu kẻ khác, người ta nghĩ ngay tới những "việc làm" như bác ái, hay "phải làm" cho kẻ khác như: cho họ ăn, uống, thăm viếng họ, nói tóm tắt là giúp đỡ kẻ khác. Nhưng đó là kết quả của tình yêu, chứ chưa phải là tình yêu. Lòng từ tâm tới trước sự làm phúc. Trước khi làm phúc, người ta phải muốn làm phúc.
Thánh Phaolô nói rõ: Đức bác ái phải là "không giả vờ," tức là, phải chân thật, nghĩa đen, "không giả hình," (Rm 12, 9); người ta phải yêu "với một con tim trong sạch" ( 1 Pr 1, 22). Trên thực tế, người ta có thể làm việc bác ái và bố thí vì nhiều lý do không dính líu gì với tình yêu: tô điểm chính mình, để ra vẻ là một người làm điều thiện, được lên thiên đàng, và có khi để trấn an một lương tâm xấu.
"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXXI - B
(Mc 12, 28b – 34)
Người Do thái có 613 điều luật ghi trong sách Luật Do thái, trong đó 365 điều luật cấm và 248 điều luật truyền làm, chưa kể các điều luật phụ nữa. Vị tiến sĩ luật này đã biết các điều trên được chia thành hai vế trọng luật và khinh luật. Phạm khinh luật thì chịu phạt đền tội, nhưng phạm trọng luật như giết người, thờ tà thần, gian dâm... thì bị tử hình. Vì là tiến sĩ luật, hiển nhiên ông biết rõ mỗi nhóm thích giữ một điều luật và cho rằng điều ấy đối với họ là quan trọng hơn cả, có thể Chúa Giêsu đưa ra điều này trọng đối với nhóm này nhưng lại thường đối với nhóm kia, đó là lý do ông đặt ra câu hỏi với Chúa Giêsu hòng nắm chắc phần thắng về mình: “Trong các giới răn điều nào trọng nhất?”
1. Hai Điều răn
Thật không dễ để trả lời. Nếu Chúa trả lời điều này trọng, điều luật kia không trọng thì thế nào Người cũng bị qui lỗi là về phe nhóm này, chống nhóm kia, và như vậy Người sẽ mắc bẫy của họ.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa thấu hiểu lòng người, nhưng Chúa vẫn trả lời. Chúng ta cũng cám ơn vị tiến sĩ luật này đã hỏi thử Chúa để chúng ta có được chỉ dẫn rõ ràng, xác thực về thứ tự các giới răn.
Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi" (Mc 12). Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi.
Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: " Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Luật này trích ở sách Lêvi 19,18 có khác ở chỗ thay vì yêu kẻ khác thì yêu đồng loại: "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình".
2. Ba đối tượng yêu thương
Chúa Giêsu kết luận: "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó" (Mt 22, 38). Điều răn thì có: thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng gồm ba đối tượng yêu thương: Thiên Chúa, kẻ khác và bản thân.
Đối tượng thứ nhất là Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất" (Mt 22, 37-38).
Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật" (Rm 13, 10). Nhưng tình yêu có hai vế: Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương kẻ khác... Khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa, Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn; nhưng "yêu kẻ khác như chính mình. Tại sao vậy? Vì Thiên Chúa "là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh, là sơn động, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng ta " (x. Tv 17, 2-3), nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa không những hết... mà còn trên hết mọi sự, hơn cả chính mình, vì theo lời Chúa Giêsu thì: "Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất" (Mt 22, 38).
Đối tượng thứ hai là " kẻ khác" Chúa phán: "Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22, 39).
Theo quan niệm của Người Do thái lúc bấy giờ thì "tha nhân" là những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ (x. Lv 19, 18). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người, (x. Mt 25, 40). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy phải thương yêu mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương với nhau (Mt 25, 40), không những thế mà lại còn phải yêu thương cả địch thù nữa (Mt 5, 43), và yêu như thế nào? "Yêu như chính mình ngươi".
Chúa có truyền dạy chúng ta yêu chính mình không? Thưa: Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người phải yêu chính mình, vì không ai ghét mình bao giờ. Nhưng cũng có nhiều người tự đánh mất mình khi yêu mến sự ác. Chúa dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, Người truyền cho chúng ta giới luật phải yêu chính mình. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn yêu mình. Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta là kẻ có tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một tình yêu khác với chúng ta nghĩ. Tình yêu ấy nuôi dưỡng và củng cố các mối quan hệ của tình yêu chúng ta dành cho bản thân và kẻ khác. Trong thực tế, chúng ta phải yêu bản thân mình trong tình yêu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và chúng ta có thể bước vào trong tình yêu. Vậy, hãy yêu mến Thiên Chúa hết mình, thì trong Thiên Chúa chúng ta sẽ tìm được chính mình, và tránh được nguy cơ tự đánh mất mình... Nên, theo nguyên tắc, ta yêu kẻ khác như chính mình, yêu Thiên Chúa hết mình và yêu chính mình.
3. Yêu kẻ khác như chính mình
Khi truyền dạy "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12). Nhiều người có khi đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.
Chúng ta cố gắng đi xa hơn một chút bề mặt của sự việc. Khi nói về tình yêu kẻ khác, người ta nghĩ ngay tới những "việc làm" như bác ái, hay "phải làm" cho kẻ khác như: cho họ ăn, uống, thăm viếng họ, nói tóm tắt là giúp đỡ kẻ khác. Nhưng đó là kết quả của tình yêu, chứ chưa phải là tình yêu. Lòng từ tâm tới trước sự làm phúc. Trước khi làm phúc, người ta phải muốn làm phúc.
Thánh Phaolô nói rõ: Đức bác ái phải là "không giả vờ," tức là, phải chân thật, nghĩa đen, "không giả hình," (Rm 12, 9); người ta phải yêu "với một con tim trong sạch" ( 1 Pr 1, 22). Trên thực tế, người ta có thể làm việc bác ái và bố thí vì nhiều lý do không dính líu gì với tình yêu: tô điểm chính mình, để ra vẻ là một người làm điều thiện, được lên thiên đàng, và có khi để trấn an một lương tâm xấu.
"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 27/10/2021
47. Tất cả mọi thứ trên thế gian này chỉ là vì con người mà được tạo dựng, vì để giúp cho con người nhờ nó mà đạt tới mục đích.
(Thánh Ignatius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:36 27/10/2021
65. HỌC ĐÀI ĐẾN
Có người muốn mời thầy giáo đến nhà dạy cho con mình, nhưng không biết học vấn của thầy giáo hay dở như thế nào.
Có người bạn nói:
- “Có thể mời các tú tài ăn cơm, sau đó cho người đi báo cáo là có học đài đến, nếu kinh hoàng thì là người không có học vấn, nếu trầm tĩnh thì có học vấn”.
Chủ nhân bèn theo kế đó mà thi hành, ăn cơm chưa xong thì đầy tớ báo cáo:
- “Có học đài sẽ đến” (1).
Các tú tài kinh hoàng, có người đem đũa bẻ mất, có người đem ly rượu đổ xuống, chỉ có một người là không hề nhúc nhích, chủ nhân rất vui nói:
- “Đây nhất định là thầy giáo có học vấn.”
Nhưng nào ngờ, khi đến gần để coi thì ôi thôi ông ta đã chết rồi.
Gia đình của người chết nghe được tin thì đến hỏi tội, đòi thường mạng, chủ nhân hoảng loạn vội tìm người bạn để bàn chuyện đối chất.
Người bạn nói:
- “Đừng lo, đừng lo, tôi có cách”.
Nói xong, thì đến trước tử thi la lớn tiếng:
- “Có học đài của âm gian đến”.
Tú tài sợ quá trở về lại dương gian, tiếp tục sống.
(Hi đàm lục)
Suy tư 95:
Thời nay, có những nơi vì “học đài” ở quá xa không đến được, nên phụ huynh học sinh không biết thầy giáo nào dạy giỏi thầy giáo nào dạy dở -dù các phụ huynh đã bỏ tiền ra cho thầy giáo- và kết quả là con em của họ vẫn cứ thiệt thòi không tiến được.
Tìm thầy giáo giỏi để dạy cho con đó là tình thương và nỗi lo âu của cha mẹ, không những tìm cho được thầy giáo dạy giỏi có kiến thức, mà người thầy đó còn phải có đạo đức nữa, bởi vì “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”.
Thầy giáo giỏi và đạo đức thì thời đại nào cũng có nhưng phải đi tìm, bởi vì thầy giáo giỏi và đạo đức không những ít, mà còn lẫn lộn giữa một xã hội luôn chạy theo thành tích chỉ tiêu này.
Tiếc thay, uổng thay !
(1) Người phụ trách các tú tài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người muốn mời thầy giáo đến nhà dạy cho con mình, nhưng không biết học vấn của thầy giáo hay dở như thế nào.
Có người bạn nói:
- “Có thể mời các tú tài ăn cơm, sau đó cho người đi báo cáo là có học đài đến, nếu kinh hoàng thì là người không có học vấn, nếu trầm tĩnh thì có học vấn”.
Chủ nhân bèn theo kế đó mà thi hành, ăn cơm chưa xong thì đầy tớ báo cáo:
- “Có học đài sẽ đến” (1).
Các tú tài kinh hoàng, có người đem đũa bẻ mất, có người đem ly rượu đổ xuống, chỉ có một người là không hề nhúc nhích, chủ nhân rất vui nói:
- “Đây nhất định là thầy giáo có học vấn.”
Nhưng nào ngờ, khi đến gần để coi thì ôi thôi ông ta đã chết rồi.
Gia đình của người chết nghe được tin thì đến hỏi tội, đòi thường mạng, chủ nhân hoảng loạn vội tìm người bạn để bàn chuyện đối chất.
Người bạn nói:
- “Đừng lo, đừng lo, tôi có cách”.
Nói xong, thì đến trước tử thi la lớn tiếng:
- “Có học đài của âm gian đến”.
Tú tài sợ quá trở về lại dương gian, tiếp tục sống.
(Hi đàm lục)
Suy tư 95:
Thời nay, có những nơi vì “học đài” ở quá xa không đến được, nên phụ huynh học sinh không biết thầy giáo nào dạy giỏi thầy giáo nào dạy dở -dù các phụ huynh đã bỏ tiền ra cho thầy giáo- và kết quả là con em của họ vẫn cứ thiệt thòi không tiến được.
Tìm thầy giáo giỏi để dạy cho con đó là tình thương và nỗi lo âu của cha mẹ, không những tìm cho được thầy giáo dạy giỏi có kiến thức, mà người thầy đó còn phải có đạo đức nữa, bởi vì “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”.
Thầy giáo giỏi và đạo đức thì thời đại nào cũng có nhưng phải đi tìm, bởi vì thầy giáo giỏi và đạo đức không những ít, mà còn lẫn lộn giữa một xã hội luôn chạy theo thành tích chỉ tiêu này.
Tiếc thay, uổng thay !
(1) Người phụ trách các tú tài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Điều Răn Mới
Lm Vũđình Tường
19:08 27/10/2021
Một Kinh Sư hỏi Đức Kitô,
'Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều nào quan trọng hơn cả' Mc 12,28.
Ông ta hỏi Đức Kitô vì vấn đề này nhóm Kinh Sư từ lâu tranh luận với nhau, và không đồng nhất điều răn nào quan trọng hơn cả. Đức Kitô tóm gọn tất cả các điều răn dậy trong sách Dân Số 6:4-5 và sách Lêvi 19:18 trong một câu vắn gọn, đó là 'Mến Chúa và yêu tha nhân'. Nhóm Kinh sư giải thích luật bằng cách theo sát từng câu, từng chữ; trong khi Đức Kitô chú trọng đến bản chất, tinh thần của luật lệ. Ngài nói với họ,
'Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình' Mc 12: 30-31
Quan hệ tình cảm con người dành cho nhau rất đơn giản và cũng rất phức tạp. Đơn giản, nhẹ nhàng khi tình cảm đầy tràn thân thiện. Phức tạp khi tình thân biến mất, cãi cọ, tranh biện, ăn thua đủ liên tục xảy ra. Trong trường hợp này, thay vì dùng tình cảm, cảm xúc của con tim, con người đối xử với nhau bằng lí trí, lí luận, tranh biện, hơn thiệt, phải trái. Đức Kitô dậy để giải quyết vấn đề cách nhẹ nhàng, cần đối xử với nhau như chính Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ai cũng có kinh nghiệm đuợc Thiên Chúa yêu thương, tha thứ. Hãy dùng kinh nghiệm trên để giải quyết mọi tranh chấp, bất hoà. Yêu Thiên Chúa, mến những gì Thiên Chúa tạo dựng là giữ trọn luật yêu thương. Yêu tha nhân như chính Thiên Chúa yêu chúng ta là điều luôn đúng trong mọi trường hợp. Đặt Thiên Chúa là trọng tâm trong đời; mọi lời nói, hành động phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa chính là làm Sáng Danh Chúa trong cuộc sống của ta.
Nhóm Kinh sư trước đây vẫn nghĩ sát tế lễ vật dâng Thiên Chúa là quan trọng hơn cả. Đức Kitô dậy dâng hiến toàn thể con người cho Thiên Chúa quan trọng hơn. Giáo huấn trên đưa cho anh cái nhìn mới. Anh rất thán phục điều Đức Kitô phán dậy. Đức Kitô nói với anh,
'Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu'. Mc. 12: 35.
Phúc Âm thuật lại, sau đó không còn ai dám hỏi Ngài nữa. Người ta không dám hỏi nữa có lẽ họ sợ biết sự thật về chính mình. Bởi càng hỏi, càng để lộ ra cái thiếu sót, thiếu hiểu biết về tình yêu Thiên Chúa. Như thế họ sẽ bị mất uy tín trong việc giảng dậy. Đức Kitô nói vị Kinh Sư đến gần Nước Thiên Chúa, nhưng chưa thuộc về Đức Kitô. Ông đến gần Ngài hơn hết trong số bạn cùng ngành.
Kinh Sư là nhóm kịch liệt chống đối Đức Kitô. Họ chất vấn Ngài ai cho phép Ngài trừ quỉ. Họ đặt vấn đề Ngài ngồi cùng bàn ăn với kẻ tội lỗi. Họ trách môn đệ ngài ăn mà không rửa tay. Họ kết án Ngài chữa bệnh trong ngày hưu lễ. Vì thái độ chống đối đó mà hầu hết học giả Kinh Thánh cho là vị Kinh Sư khâm phục ơn khôn ngoan nơi Đức Kitô nhưng không thành tâm yêu mến, tin theo Ngài. Giải thích như trên có nghĩ là vị Kinh Sư này cũng như những vị khác. Trong khi những vị khác đến chất vấn, gài bãy, tìm cách bắt bẻ. Thực tế cho thấy, vị Kinh Sư này hành xử rất khác. Ông đến hỏi Đức Kitô, vừa thán phục vừa ca tụng Ngài. Ông thành tâm trong việc đến gần Đức Kitô. Rất có thể đây là bước đầu, đặt nền tảng cho bước tiếp theo.
Có kiến thức về Kinh Thánh và tin Kinh Thánh là hai sự việc hoàn toàn khác biệt. Dùng Kinh Thánh để biện hộ cho hành động, lời nói, mong thắng thế khi bàn thảo, lí luận, không sinh ích gì cho đức tin. Rất có thể người đó không có niềm tin, dùng Kinh Thánh cho lợi ích cá nhân. Tìm hiểu để hiểu biết thêm về Kinh Thánh với mục đích tăng niềm tin, thực thi đúng điều Kinh Thánh hướng dẫn là điều quan trọng. Như thế mới đúng là sống đời sống đức tin.
Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu dâng hiến trọn vẹn, toàn thể con người cho Thiên Chúa, không phải chỉ một phần mà toàn phần: Khối óc, con tim, linh hồn, trí khôn và toàn thể sức lực. Như thế mới là dâng hiến trọn vẹn.
TiengChuong.org
New Teaching About Love
The scribe asked Jesus, 'Which is the first of all the commandments? "He asked this question because the Scribes had been debating the topic, and could not agree which commandment was the most important. One of them asked Jesus. In just a few words, Jesus was able to sum up their many commandments from the book of Deuteronomy 6:4-5 and the book of Leviticus 19:18 into two commandments: Love God and love your neighbour. The Scribes paid attention to the letter of the Law, while Jesus told them to observe not just the letter, but rather the spirit of the Law. He said,
'You must love the Lord your God with all your heart, with all your soul, with all your mind and with all your strength. The second one is this: You must love your neighbour as yourself'. Mk 12:30-31
Human relationships are both simple and complicated. It is simple when the relationships are sound and friendly. It is complicated when tension arises, and human relationships are in conflict. In responding to conflicts, we often allow the mind to dominate the heart. Jesus told us the right way in responding to human conflicts is reflecting on the way God loves us. We all have personal experience of God's mercy and healing touch, we learn to love our neighbour in the same way as God has loved us. Love God and love all of God's creation fulfil the law of love. We would never be wrong to love others as God has loved us. The rule of thumb is placing God as first priority in life, and everything we say or do will flow from it, to give greater glory to God.
The Scribes believed the best way to show love of God was to sacrifice animals. Jesus taught that offering God the whole person: heart, soul, mind and strength, was far more important than animal sacrifices. Jesus' new teaching opened the Scribe's eyes. He embraced the new teaching wholeheartedly. Jesus praised him, saying: 'You are not far from the kingdom of God'.
The text says, 'No one dared to question him anymore'. The Scribes questioned Jesus no more, probably because they were afraid of knowing the truth. The more they asked, the more they revealed their own ignorance about the law of love, and that would discredit their credentials as interpreters of the law. The Scribe, who asked Jesus, was not in God's kingdom. He came nearer to God's kingdom than most of his contemporaries, but did not yet belong to God's kingdom.
The Scribes were opponents of Jesus on many fronts. They challenged Jesus' authority; they criticised Him for eating with sinners; they judged His disciples for not observing the law of purification. They judged Jesus for not observing the Sabbath. Because of their hostile attitude toward Jesus, most biblical scholars believe the Scribe came to Jesus not to follow, but simply to consult Him on the thorny matter, that he and his colleagues had been in conflicts.
Having knowledge of the Bible would not guarantee entry to God's kingdom, but believing in Jesus certainly would. Having knowledge of the Bible to score a point, to win an argument serves not God but one's own interest. It is all about intellectual victory, not spiritual. Treating God as a subject of studies is the work of a mind. Loving God as our Saviour is an act of faith. Having knowledge of the Bible teaching to serve God involves only a small part of a person, the mind of that person. Jesus told us to love God, not with part of a person, but with the entire person: all heart, all soul, all mind and all strength.
'Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều nào quan trọng hơn cả' Mc 12,28.
Ông ta hỏi Đức Kitô vì vấn đề này nhóm Kinh Sư từ lâu tranh luận với nhau, và không đồng nhất điều răn nào quan trọng hơn cả. Đức Kitô tóm gọn tất cả các điều răn dậy trong sách Dân Số 6:4-5 và sách Lêvi 19:18 trong một câu vắn gọn, đó là 'Mến Chúa và yêu tha nhân'. Nhóm Kinh sư giải thích luật bằng cách theo sát từng câu, từng chữ; trong khi Đức Kitô chú trọng đến bản chất, tinh thần của luật lệ. Ngài nói với họ,
'Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình' Mc 12: 30-31
Quan hệ tình cảm con người dành cho nhau rất đơn giản và cũng rất phức tạp. Đơn giản, nhẹ nhàng khi tình cảm đầy tràn thân thiện. Phức tạp khi tình thân biến mất, cãi cọ, tranh biện, ăn thua đủ liên tục xảy ra. Trong trường hợp này, thay vì dùng tình cảm, cảm xúc của con tim, con người đối xử với nhau bằng lí trí, lí luận, tranh biện, hơn thiệt, phải trái. Đức Kitô dậy để giải quyết vấn đề cách nhẹ nhàng, cần đối xử với nhau như chính Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ai cũng có kinh nghiệm đuợc Thiên Chúa yêu thương, tha thứ. Hãy dùng kinh nghiệm trên để giải quyết mọi tranh chấp, bất hoà. Yêu Thiên Chúa, mến những gì Thiên Chúa tạo dựng là giữ trọn luật yêu thương. Yêu tha nhân như chính Thiên Chúa yêu chúng ta là điều luôn đúng trong mọi trường hợp. Đặt Thiên Chúa là trọng tâm trong đời; mọi lời nói, hành động phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa chính là làm Sáng Danh Chúa trong cuộc sống của ta.
Nhóm Kinh sư trước đây vẫn nghĩ sát tế lễ vật dâng Thiên Chúa là quan trọng hơn cả. Đức Kitô dậy dâng hiến toàn thể con người cho Thiên Chúa quan trọng hơn. Giáo huấn trên đưa cho anh cái nhìn mới. Anh rất thán phục điều Đức Kitô phán dậy. Đức Kitô nói với anh,
'Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu'. Mc. 12: 35.
Phúc Âm thuật lại, sau đó không còn ai dám hỏi Ngài nữa. Người ta không dám hỏi nữa có lẽ họ sợ biết sự thật về chính mình. Bởi càng hỏi, càng để lộ ra cái thiếu sót, thiếu hiểu biết về tình yêu Thiên Chúa. Như thế họ sẽ bị mất uy tín trong việc giảng dậy. Đức Kitô nói vị Kinh Sư đến gần Nước Thiên Chúa, nhưng chưa thuộc về Đức Kitô. Ông đến gần Ngài hơn hết trong số bạn cùng ngành.
Kinh Sư là nhóm kịch liệt chống đối Đức Kitô. Họ chất vấn Ngài ai cho phép Ngài trừ quỉ. Họ đặt vấn đề Ngài ngồi cùng bàn ăn với kẻ tội lỗi. Họ trách môn đệ ngài ăn mà không rửa tay. Họ kết án Ngài chữa bệnh trong ngày hưu lễ. Vì thái độ chống đối đó mà hầu hết học giả Kinh Thánh cho là vị Kinh Sư khâm phục ơn khôn ngoan nơi Đức Kitô nhưng không thành tâm yêu mến, tin theo Ngài. Giải thích như trên có nghĩ là vị Kinh Sư này cũng như những vị khác. Trong khi những vị khác đến chất vấn, gài bãy, tìm cách bắt bẻ. Thực tế cho thấy, vị Kinh Sư này hành xử rất khác. Ông đến hỏi Đức Kitô, vừa thán phục vừa ca tụng Ngài. Ông thành tâm trong việc đến gần Đức Kitô. Rất có thể đây là bước đầu, đặt nền tảng cho bước tiếp theo.
Có kiến thức về Kinh Thánh và tin Kinh Thánh là hai sự việc hoàn toàn khác biệt. Dùng Kinh Thánh để biện hộ cho hành động, lời nói, mong thắng thế khi bàn thảo, lí luận, không sinh ích gì cho đức tin. Rất có thể người đó không có niềm tin, dùng Kinh Thánh cho lợi ích cá nhân. Tìm hiểu để hiểu biết thêm về Kinh Thánh với mục đích tăng niềm tin, thực thi đúng điều Kinh Thánh hướng dẫn là điều quan trọng. Như thế mới đúng là sống đời sống đức tin.
Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu dâng hiến trọn vẹn, toàn thể con người cho Thiên Chúa, không phải chỉ một phần mà toàn phần: Khối óc, con tim, linh hồn, trí khôn và toàn thể sức lực. Như thế mới là dâng hiến trọn vẹn.
TiengChuong.org
New Teaching About Love
The scribe asked Jesus, 'Which is the first of all the commandments? "He asked this question because the Scribes had been debating the topic, and could not agree which commandment was the most important. One of them asked Jesus. In just a few words, Jesus was able to sum up their many commandments from the book of Deuteronomy 6:4-5 and the book of Leviticus 19:18 into two commandments: Love God and love your neighbour. The Scribes paid attention to the letter of the Law, while Jesus told them to observe not just the letter, but rather the spirit of the Law. He said,
'You must love the Lord your God with all your heart, with all your soul, with all your mind and with all your strength. The second one is this: You must love your neighbour as yourself'. Mk 12:30-31
Human relationships are both simple and complicated. It is simple when the relationships are sound and friendly. It is complicated when tension arises, and human relationships are in conflict. In responding to conflicts, we often allow the mind to dominate the heart. Jesus told us the right way in responding to human conflicts is reflecting on the way God loves us. We all have personal experience of God's mercy and healing touch, we learn to love our neighbour in the same way as God has loved us. Love God and love all of God's creation fulfil the law of love. We would never be wrong to love others as God has loved us. The rule of thumb is placing God as first priority in life, and everything we say or do will flow from it, to give greater glory to God.
The Scribes believed the best way to show love of God was to sacrifice animals. Jesus taught that offering God the whole person: heart, soul, mind and strength, was far more important than animal sacrifices. Jesus' new teaching opened the Scribe's eyes. He embraced the new teaching wholeheartedly. Jesus praised him, saying: 'You are not far from the kingdom of God'.
The text says, 'No one dared to question him anymore'. The Scribes questioned Jesus no more, probably because they were afraid of knowing the truth. The more they asked, the more they revealed their own ignorance about the law of love, and that would discredit their credentials as interpreters of the law. The Scribe, who asked Jesus, was not in God's kingdom. He came nearer to God's kingdom than most of his contemporaries, but did not yet belong to God's kingdom.
The Scribes were opponents of Jesus on many fronts. They challenged Jesus' authority; they criticised Him for eating with sinners; they judged His disciples for not observing the law of purification. They judged Jesus for not observing the Sabbath. Because of their hostile attitude toward Jesus, most biblical scholars believe the Scribe came to Jesus not to follow, but simply to consult Him on the thorny matter, that he and his colleagues had been in conflicts.
Having knowledge of the Bible would not guarantee entry to God's kingdom, but believing in Jesus certainly would. Having knowledge of the Bible to score a point, to win an argument serves not God but one's own interest. It is all about intellectual victory, not spiritual. Treating God as a subject of studies is the work of a mind. Loving God as our Saviour is an act of faith. Having knowledge of the Bible teaching to serve God involves only a small part of a person, the mind of that person. Jesus told us to love God, not with part of a person, but with the entire person: all heart, all soul, all mind and all strength.
Không gian thánh
Lm. Minh Anh
22:57 27/10/2021
KHÔNG GIAN THÁNH
“Trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần”.
Trong một tập sách nói về các Giáo Xứ, tác giả ví von so sánh các ‘nhà thờ sống’ và ‘nhà thờ chết’: Chi phí của các ‘nhà thờ sống’ luôn nhiều hơn thu nhập của họ; ‘nhà thờ chết’ không cần nhiều tiền! Các ‘nhà thờ sống’ có vấn đề về chỗ đậu xe; ‘nhà thờ chết’ có thừa không gian trống! Các ‘nhà thờ sống’ có thể ồn ào vì một số trẻ em; ‘nhà thờ chết’ vắng lặng như một nghĩa trang! Các ‘nhà thờ sống’ tiếp tục thay đổi cách thức hoạt động, họ luôn cần những ‘không gian thánh’; ‘nhà thờ chết’ không cần đổi thay!
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ những ‘không gian thánh’ của các Giáo Xứ góp phần làm nên một Hội Thánh sống động, nhưng quan trọng hơn, đó còn là những con người, cũng là những ‘không gian thánh!’. Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ hai thánh Simon và Giuđa, tên của các ngài nằm cuối danh sách 12 tông đồ, chỉ trước Giuđa Iscariot, kẻ phản bội. Tân Ước cho biết rất ít về hai ngài; thế nhưng, kinh ngạc thay, họ là những ‘không gian thánh’ đầu tiên làm nên toà nhà Hội Thánh.
Trong thư Êphêsô hôm nay, Phaolô nói đến các tông đồ như là nền móng của ngôi nhà Thiên Chúa; trong đó, Chúa Kitô là đá tảng góc tường. Trong Ngài, mỗi chúng ta là thành phần của toà nhà; mỗi người là một ‘không gian thánh’ làm nên ngôi nhà Hội Thánh; ở đó, có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, “Cả anh em nữa, anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần”.
Trong các trụ cột tiên khởi làm nên toà nhà này, có “Simon nhiệt tâm”, phân biệt với Simon Phêrô, vị thủ lãnh; và “Giuđa con Giacôbê”, hay “Giuđa Tađêô”, phân biệt với Giuđa Iscariot, kẻ phản bội. Simon được biết đến như một người nhiệt thành, có lẽ vì ông thuộc nhóm cực đoan, chống lại Rôma. Còn Giuđa, thường được biết đến như vị tông đồ cuối cùng mà các tín hữu sơ khai cầu cứu; việc cầu nguyện với Giuđa Tađêô nhắc nhở mọi người về kẻ phản bội tuyệt vọng cùng tên với ngài. Và nếu đúng như vậy, thì trong sự quan phòng của Chúa, Giuđa Tađêô trở thành vị tông đồ cuối cùng được cầu xin, trở nên niềm hy vọng sau hết cho nhiều người; và chúng ta không ngạc nhiên khi truyền thống gọi Giuđa Tađêô là Thánh Bảo Trợ cho những người thực sự vô vọng. Dẫu sao thì Simon và Giuđa cũng là những Giám mục đầu tiên được chọn để đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất; Thánh Vịnh đáp ca ghi nhận công nghiệp của hai thánh tông đồ, “Tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu!”.
Ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng, như các tông đồ, mỗi người được kêu gọi ra đi loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi đấng bậc, chúng ta sẽ loan báo theo cách thức phù hợp với sứ vụ Chúa Kitô đã trao phó một cách đặc thù. Dẫu hình thức có khác nhau nhưng tất cả đều được kêu gọi để tạo nên một sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của những con người chúng ta phục vụ. Và nếu trung thành với sứ mệnh, chúng ta tin chắc, Thiên Chúa đang sống giữa chúng ta qua Thần Khí của Đấng Phục Sinh; chính nhờ Ngài, chúng ta cũng là những ‘không gian thánh’, nơi cuốn hút và quy tụ mọi người đến với Chúa; tác động tông đồ của chúng ta cũng được cảm nhận trong cuộc sống của vô vàn anh chị em cho đến tận cùng thế giới.
Anh Chị em,
Để Hội Thánh có thể trở thành một ‘Không Gian Thánh’ của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã không chọn hạng khôn ngoan, giàu có, hay những người thuộc tầng lớp quý tộc; Ngài chọn những ngư dân, thu thuế, những con người bình thường mà Ngài sẽ giáo dục. Phải chăng, vì sợ rằng, họ sẽ dụ dỗ một số người bằng sự khôn ngoan của chính họ, mua chuộc những người khác bằng của cải riêng họ, hoặc cuốn hút những người khác bằng những ân huệ nhờ vào quyền lực và sự hào hiệp của họ. Không! Ngài đã chọn gọi những con người yếu hèn như thế để chứng tỏ rằng, chính quyền năng và sức mạnh của Thánh Thần đang điều khiển Hội Thánh, chứ không một ai khác. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân được gọi để trở nên một ‘không gian thánh’ của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin dùng con như một công cụ nhiệt tâm và trung thành, cho con trở nên một ‘không gian thánh’; ở đó, bất cứ ai cũng có thể gặp Chúa, đặc biệt, những ai đang tuyệt vọng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cầu cho các linh hồn tại Nghĩa Trang Quân Đội Pháp
Đặng Tự Do
05:33 27/10/2021
Năm ngoái, do các ảnh hưởng của đại dịch coronavirus, lễ các thánh và lễ các đẳng linh hồn đã trôi qua trong lặng lẽ. Năm nay, tình hình khá hơn nên vào ngày 2 tháng 11 tại nghĩa trang quân đội Pháp ở Rome, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tưởng niệm tất cả các tín hữu đã qua đời. “Nghĩa trang Quân đội Pháp” nằm bên trong Công viên Monte Mario và hầu hết các binh lính Pháp được chôn cất ở đây đã chết trong vùng từ Siena đến Rôma từ năm 1943 đến 1944.
Nghĩa trang Chiến tranh Pháp gần Via della Camilluccia ít được biết đến ở Rôma, nó là một ốc đảo yên bình chỉ cách vài bước chân từ thành phố đến nghĩa trang, rất gần với một con đường sầm uất. Nó được xây dựng bởi chính phủ Ý để bày tỏ lòng kính trọng đối với những người lính Pháp đã chiến đấu chống lại quân đội Đức Quốc xã - Phát xít trong những năm 1943 và 1944.
Hàng năm, vào ngày 11 tháng 11, một buổi lễ được tổ chức ở đây để tưởng nhớ. Tờ La Croix cho biết “nghĩa trang chứa 1,709 ngôi mộ của Quân đoàn viễn chinh, trong số 7,000 người bị giết trong chiến dịch này, với sự tham gia của 125,000 quân Pháp.
Trong số 1,709 ngôi mộ, có 1,142 ngôi mộ là của binh sĩ Hồi giáo phần lớn mang quốc tịch Maroc. 4,345 binh sĩ khác an nghỉ tại thành phố Venalfro, cách Rôma 150 km về phía đông nam. Nghĩa trang của Pháp ở Rome cũng là nơi lưu giữ một đài tưởng niệm “Lực lượng viễn chinh Pháp” đã ngã xuống. Nghĩa trang này đã được nhượng lại cho Pháp vào năm 1945 theo sắc lệnh của Vua Ý, theo sáng kiến của Alcide De Gasperi, Thủ tướng Ý đầu tiên sau Thế chiến II.
Các cử hành của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng 11 còn bao gồm:
Thánh lễ dành cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong một năm qua sẽ được cử hành tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 11g sáng ngày thứ Năm 4 tháng 11.
Một ngày sau đó, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ lúc 10g30 sáng thứ Sáu 5 tháng 11,tại Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Rôma.
Chúa Nhật 14 tháng 11, lúc 10g ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật 33 Mùa Quanh Năm tại Đền Thờ Thánh Phêrô nhân ngày thế giới người nghèo
Source:Sismografo
Đức Thượng Phụ Sako chúc mừng những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp tại Đại học Công Giáo Erbil
Đặng Tự Do
05:34 27/10/2021
“Trường đại học này là một diễn đàn tuyệt vời cho văn hóa, giáo dục và đối thoại và vì lý do này mà nó phải được hỗ trợ,” Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê, đưa ra lập trường trên trong buổi lễ tốt nghiệp long trọng của nhóm thanh niên đầu tiên đã hoàn thành chương trình học tại Đại học Công Giáo Erbil, ở Kurdistan thuộc Iraq.
Trường đại học lần đầu tiên mở cửa vào cuối năm 2015, khi phần lớn lãnh thổ Iraq đang bị Nhà nước Hồi giáo đe dọa. Những kẻ cực đoan đã chọn Mosul làm thành trì của chúng cách biên giới với khu tự trị chỉ vài chục km.
“Thay mặt cho Giáo Hội Chanđê, tôi muốn gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới tổng giáo phận Erbil, Đức Tổng Giám Mục, thành phố Ankawa, các giảng viên đại học và nhóm sinh viên tốt nghiệp đầu tiên”.
Buổi lễ long trọng, được phong phú với âm nhạc tưng bừng, đã được tổ chức hôm thứ Năm 21 tháng 10, trong khu vườn của trường đại học, ở Ankawa. Sự kiện này có sự tham dự của đông đảo các nhân vật tôn giáo và dân sự, trí thức, chính trị gia, Giáo chủ Giáo hội Đông Awa III của Assyriô, Sứ thần Tòa thánh tại Iraq, các giám mục, nữ tu, linh mục và thân nhân của các sinh viên. Con trai của chủ tịch khu tự trị người Kurd Idris Barzani, một số bộ trưởng và các viện sĩ, cũng như người sáng lập trường đại học, là Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda cũng đã phát biểu trong buổi lễ.
Qua hai bộ phim được thực hiện trước đó và phát sóng trong buổi lễ, những người có mặt đã có thể nghe thấy lời kể của một số sinh viên đại học, ước mơ và khát vọng của họ trong một thực tế mà không phải lúc nào cũng thuận lợi trong quá trình học tập của họ.
Đức Hồng Y nhận định rằng: “Giáo Hội Công Giáo đã nổi bật ngay từ những thế kỷ đầu tiên thành lập nhờ các tổ chức văn hóa và xã hội: trường học, trường đại học, tổ chức từ thiện cho người nghèo, bệnh viện và phòng khám bác ái”.
Trường đại học Công Giáo cũng như Bệnh viện Maryamana, cũng ở Erbil, là những “dự án quan trọng” nhằm củng cố vai trò và sự hiện diện của chính Giáo hội trong xã hội. Trong những ngày gần đây, một trung tâm dành cho bệnh tự kỷ ở Kirkuk đã được khai trương. Giáo Hội cũng đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung tâm Thalassima. Một cơ sở dành cho bệnh nhân Alzheimer gần như đã hoàn thành ở Sulaymaniyah. Đức Hồng Y lưu ý rằng các sáng kiến xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế này “chuẩn bị cho một tương lai chung sống” trong nước và mang lại cơ hội cho kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, cho phép chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai.
Nói về trường học, Đức Thượng Phụ Chanđê hy vọng rằng “giáo dục tôn giáo” được cung cấp cho tất cả học sinh, sinh viên và nó không chỉ là về Kitô Giáo hay Hồi giáo, mà bao gồm các tín ngưỡng khác nhau để người trẻ “có thể biết những điểm chung và tránh chủ nghĩa cực đoan.”
Ngài nhận định rằng ngày nay có hai “khuynh hướng” trong số các tín hữu của các tôn giáo: thứ nhất là một tầm nhìn khăng khăng và cực đoan, không chấp nhận những sửa đổi, nhưng ca tụng quá khứ bất biến. Thứ hai là quan điểm đọc các tôn giáo một cách “chuyên sâu” và tìm kiếm “bản chất” hay thông điệp của các tôn giáo mà không làm mất đi “sức sống và động lực” của các tôn giáo ấy, đặc biệt là trong thời đại “kỹ thuật số” này.
Đức Hồng Y kết luận rằng tôn giáo “có một vai trò quan trọng” trong các vấn đề công cộng và “không thể giới hạn trong các nghi lễ và sự thờ phượng”, cho nên nhiệm vụ của các tôn giáo “là phục vụ con người” trong khi vẫn giữ gìn tự do và phẩm giá của họ, và như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, “tình huynh đệ của con người và đức tin vào Thiên Chúa, là trung tâm của tất cả các tôn giáo, phải đoàn kết chúng ta lại” đồng thời tôn trọng “sự đa dạng và đa nguyên”.
Source:Asia News
Biden kiện luật phò sinh của Texas tới Tối Cao Pháp Viện
Đặng Tự Do
05:34 27/10/2021
Hôm thứ Sáu, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã đồng ý xem xét hai thách thức pháp lý đối với đạo luật nhịp tim ủng hộ sự sống của Texas, chỉ vài tuần trước khi xét xử các tranh luận bằng miệng trong một vụ phá thai lớn khác.
Cả chính quyền Biden và các nhà cung cấp dịch vụ phá thai đã thách thức Đạo luật Nhịp tim của Texas, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 và hạn chế hầu hết các ca phá thai sau khi phát hiện thấy tim thai. Luật được thực thi thông qua các vụ kiện dân sự tư nhân.
Vào thứ Sáu, ngày 22 tháng 10, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã đồng ý xem xét cả những thách thức đối với luật pháp và đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ việc, với các tranh luận bằng miệng dự kiến vào ngày 1 tháng 11. Tòa án sẽ xem xét liệu chính phủ liên bang có thể kiện nhằm ngăn chặn việc thực thi luật của tiểu bang, tòa án tiểu bang và các công dân tư nhân hay không. Tối Cao Pháp Viện cũng sẽ xem xét liệu các vụ kiện theo luật của tiểu bang Texas có thể được tiến hành hay không.
Trong khi đó, tòa án vẫn giữ nguyên tình trạng của luật này trong khi họ xem xét cả hai trường hợp.
Thẩm Phán Sonia Sotomayor đã chỉ trích việc Tối Cao Pháp Viện từ chối tạm thời ngăn chặn luật của Texas trong khi xem xét những thách thức đối với luật này.
Đạo luật Nhịp tim Texas, còn được gọi là Dự luật số 8 của Thượng viện, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi— khoảng sáu tuần tuổi thai — trừ trường hợp cấp cứu y tế.
Những người nghĩ ra Đạo luật Nhịp tim Texas rất thông minh. Thông thường luật pháp là do các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện. Đạo luật Nhịp tim Texas giao việc thực hiện cho các công dân. Cụ thể, nếu ai biết một trường hợp vi phạm, họ có thể tố cáo. Người vi phạm phải trả tiền cho người tố cáo. Như thế, các công dân bình thường trở thành thợ săn tiền thưởng.
Luật cho phép trao giải thưởng ít nhất 10,000 đô la cho các vụ kiện thành công, có thể được nộp bởi những người trong hoặc ngoài Texas, chống lại những người thực hiện hoặc hỗ trợ phá thai bất hợp pháp. Những thai phụ phá thai không thể bị kiện theo luật có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 9.
“Cho đến nay, SB 8 đã hoạt động chính xác như dự định: Ngoại trừ một vài ngày có lệnh ban đầu, SB 8 có hiệu lực khủng bố đã khiến việc phá thai không có hiệu lực ở Texas sau khoảng sáu tuần của thai kỳ. Nói tóm lại, Texas đã vô hiệu hóa thành công các quyết định của Tòa án này trong phạm vi biên giới của nó,” quyền Tổng luật sư Brian Fletcher thay mặt Bộ Tư pháp viết trong đơn gởi Tối Cao Pháp Viện.
Một phán quyết ngày 6 tháng 10 từ một thẩm phán quận liên bang đã cấm Texas thực hiện các hành động như bồi thường thiệt hại cho các vụ kiện thành công hoặc thi hành các bản án trong những trường hợp như vậy. Chỉ hai ngày sau, Hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm vòng 5 Hoa Kỳ sau đó đã tạm thời hủy bỏ quyết định đó vào ngày 8 tháng 10.
Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo, đã gọi đạo luật này là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ” và hứa sẽ nỗ lực “toàn bộ chính phủ” để duy trì quyền tiếp cận phá thai ở Texas.
Ông chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động nào có thể được thực hiện “để đảm bảo rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với các phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp khi được Roe bảo vệ”.
Source:Catholic News Agency
Vị thánh thiếu niên làm nhiều phép lạ, bất kể đại dịch coronavirus, 117,000 người kính viếng ngài trong năm qua
Đặng Tự Do
16:34 27/10/2021
Vào ngày lễ Chân phước Carlo Acutis, Đức Giám Mục Assisi đã mời gọi những người hành hương tụ tập tại ngôi mộ của thiếu niên Ý tìm kiếm lời cầu bầu của ngài cho tình yêu lớn hơn đối với sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.
“Hãy làm cho Chúa Giêsu trở thành tất cả đối với chúng ta. Đây là lý tưởng của đời sống Kitô. Bí tích Thánh Thể, khi được tôn thờ và cử hành xứng hợp, cho phép chúng ta sống trong Chúa Giêsu”. Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino nhận xét như trên trong buổi cử hành lễ kính Chân Phước Carlo Acutis.
“Chân Phước Carlo mời gọi chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể, chứ không phải đến với ngài. Chúng ta hãy cầu xin cùng Chân Phước Carlo, trong buổi cử hành phụng vụ này, hãy truyền cho chúng ta tình yêu của ngài đối với Thánh Thể, khi chúng ta chuẩn bị đón nhận Thánh Thể dưới cái nhìn tươi cười và vui vẻ của ngài,” Đức Tổng Giám Mục của Assisi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino nói trong bài giảng của ngài.
Đức Cha Sorrentino đã dâng thánh lễ tại nhà nguyện Assisi, một phần của Nhà thờ giáo xứ Santa Maria Maggiore, nơi có mộ của vị chân phước. Đồng tế với ngài còn có Đức Cha Robert Baker của Birmingham, Alabama. Mẹ của Carlo Acutis, bà Antonia, đã tham dự Thánh lễ.
Theo Giáo phận Assisi, ngôi mộ đã thu hút hơn 117,000 du khách kể từ Chân Phước Carlo trở thành người đầu tiên được phong chân phước trong Giáo Hội Công Giáo vào năm ngoái.
“Trong một năm đã trôi qua kể từ khi ngài được phong chân phước, có thể nói là công việc của Carlo chắc chắn đã tăng lên, và chúng ta có thể thấy những thành quả,” Đức Tổng Giám Mục nói.
“Bây giờ có rất nhiều, ở mọi nơi trên thế giới, những người giao phó bản thân mình cho ngài. Họ kêu cầu ngài giúp đỡ, giống như một người cầu bầu quảng đại. Và họ cảm nghiệm rằng điều đó không phải là vô ích… điều này khiến người ta hy vọng rằng phép lạ sẽ giúp đưa ngài vào danh sách các vị thánh không còn xa nữa.”
Bl. Carlo được biết đến với lòng sùng kính nhiệt thành đối với sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và có năng khiếu lập trình máy tính.
Anh qua đời vào ngày 12 tháng 10 năm 2006, vì bệnh bạch cầu ở tuổi 15 sau khi dâng những đau khổ của mình cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và cho Giáo hội.
Các cử hành phụng vụ trong ngày lễ Chân Phước Carlo Acutis đã diễn ra trên khắp nước Ý. Tại Rôma, ba thánh tích của chân phước đã được tôn vinh tại giáo xứ Sant'Angela Merici, sau đó là một bữa tiệc dành cho trẻ em trong vườn giáo xứ.
Santa Maria Segreta, giáo xứ ở Milan nơi Carlo tham dự thánh lễ hàng ngày, cũng đã dâng thánh lễ để vinh danh cựu giáo dân của họ vào tối ngày 12 tháng 10.
Assisi đã cử hành các buổi lễ trong suốt bốn ngày, cung cấp thêm các giờ chầu Thánh Thể và một buổi cầu nguyện cho những người trẻ trong những ngày trước thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Sorrentino cử hành.
Source:Catholic News Agency
Lần đó một linh mục đã bị một vị thánh khiển trách
Đặng Tự Do
16:35 27/10/2021
Khi làn khói trắng tuôn ra từ ống khói của Nhà nguyện Sistina vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Cha Eamon Kelly, một chủng sinh đang học ở Rôma vào thời điểm đó, không thể biết rằng thầy ấy đang chứng kiến cuộc bầu cử của một vị thánh trong tương lai.
Thầy Kelly cũng không biết rằng hơn một chục năm sau cuộc bầu cử đó, thầy sẽ bị chính vị thánh tương lai đó, Đức Gioan Phaolô II, khiển trách trong một buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư.
Đó là Tuần Thánh năm 1992, và Cha Kelly, một linh mục thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô đang trong chuyến hành hương hàng năm đến Rôma.
Nhưng năm đó thì khác.
Nhóm thanh niên ngài đã dẫn theo gồm có tám thanh niên Nga, ngay sau sự tan rã của Liên bang Sô Viết và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.
Cha Kelly đã thực hiện một số chiến lược để bảo đảm các cầu thủ trẻ Nga có được một chỗ ngồi tốt.
“Chúng tôi đã có vé và đến sớm, và chúng tôi đã có được vị trí dựa vào hàng rào của hành lang,” Cha Kelly nói. “Thật tuyệt vời, chúng tôi sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.”
Các sinh viên người Đức của ngài đã nhường tất cả các ghế gần lối đi nhất, để các bạn trẻ Nga bắt tay Đức Giáo Hoàng khi ngài bước vào Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục.
“Tôi đã để bọn trẻ quan sát cách ngài chào thăm các tín hữu – ngài bắt tay một người mỉm cười với ngài nhưng dừng lại trò chuyện lâu hơn với người nói câu gì đó với ngài,” Cha Kelly nói.
“Vì vậy, tôi đã nói với họ rằng vị giáo hoàng này biết tiếng Nga, và các bạn cần phải chào ngài một cách lịch sự ngay khi ngài còn cách hai hoặc ba người nữa; hãy nói một số lời chào tốt đẹp bằng tiếng Nga”.
Họ đã làm, và mọi sự diễn ra như tôi mong đợi: chắc chắn, tai của Đức Giáo Hoàng vểnh lên khi nghe thấy những lời chào của người Nga. Vừa đến nhóm, ngài dừng bước.
“Ngài bắt đầu nói chuyện với họ bằng tiếng Nga, và có một phản ứng hóa học kinh khủng đang diễn ra, và mọi người đều vô cùng phấn khích. Sáu hàng trẻ em của chúng tôi đã hòa nhập thành khoảng hai hàng”
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng hỏi, bằng tiếng Nga, làm thế nào nhóm có thể đến được Rôma. Tất cả các sinh viên Nga đều quay lại và chỉ vào Cha Kelly.
Cha ấy cao hơn hầu hết các học sinh một cái đầu, vì vậy Cha Kelly đột nhiên thấy mình đang giao tiếp bằng mắt với Đức Gioan Phaolô II.
“Có rất nhiều niềm vui và sự cảm kích và biết ơn trong mắt ngài khi thấy những đứa trẻ này ở đó”
“Nhưng sau đó, cái nhìn của ngài như một cơn bão với một câu hỏi quan trọng – ‘Tại sao cha không báo với tôi một tiếng trước khi họ đến?’ Đức Giáo Hoàng trách móc vị linh mục.
“Anh chị em biết đấy, dễ dầu gì mà tôi có thể gọi cho Đức Giáo Hoàng và nói với ngài rằng chúng tôi sẽ đến,” Cha Kelly bật cười nhớ lại.
“Tôi cố gắng đưa ra một cái cớ, tôi nói rằng có những thử thách, và tôi chỉ dò dẫm tìm cách vượt qua”
Trong nhận thức muộn màng, Cha Kelly nói rằng thực ra ngài có thể đã gọi đến một văn phòng ở Vatican để thông báo cho họ về các sinh viên Nga, nhưng ngài đã không nhận ra rằng chuyến thăm này sẽ rất quan trọng đối với Giáo hoàng.
Nước Nga rất yêu quý trong trái tim của Thánh Gioan Phaolô II, vì ngài đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ một cách hòa bình chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Sô viết. Chỉ vài năm trước, ngài đã có cuộc gặp hơn một giờ với Tổng thống Mikhail Gorbachev, người sau này nói rằng việc giải thể Liên Sô một cách hòa bình sẽ không thể thực hiện được nếu không có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Có lẽ cuộc gặp gỡ của họ vào năm 1989 cũng đã làm dịu trái tim của Gorbachev trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1991, khi nhà lãnh đạo này cho phép khoảng 20,000 thanh niên Nga tham dự sự kiện này ở Ba Lan lần đầu tiên. Động thái hòa giải là lý do toàn bộ lý do các sinh viên Nga hiện đang gặp gỡ Đức Gioan Phaolô II tại Rome.
“Đức Gioan Phaolô II nói với tôi ‘Đây là nhóm người Nga đầu tiên mà tôi từng chào đón trong buổi tiếp kiến chung'“.
Có thể đây là nhóm thanh niên đầu tiên từ Mạc Tư Khoa đến thăm Rôma.
Cha Kelly cho biết Đức Giáo Hoàng đã rất xúc động trước các sinh viên Nga.
Còn các sinh viên Nga?
“Họ đã rất phấn khởi.”
Source:Catholic News Agency
Các bác sĩ đã cấy ghép thận của một con lợn vào người. Nó có hợp đạo đức không?
Đặng Tự Do
16:36 27/10/2021
Tình trạng thiếu nội tạng trên thế giới căng thẳng đến mức Trung Quốc ngày càng khét tiếng trong việc buôn bán nội tạng của các tù nhân. Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, bước đột phá y học gần đây có thể giảm bớt tình trạng thiếu nội tạng. Đây là những gì các nhà đạo đức y học nói về tác động đạo đức của tiến bộ mới này. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mười hai người chết mỗi ngày để chờ một cơ phận quan trọng được cấy ghép vào họ. Các cơ phận hiến tặng đều đến từ những người đã được tuyên bố là “chết não”, một thuật ngữ vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà đạo đức học.
Nhưng một bước đột phá y tế được báo cáo trong tuần này cuối cùng có thể dẫn đến việc giảm đáng kể cả số người chờ đợi việc hiến tặng cơ phận lẫn nhu cầu loại bỏ các cơ phận quan trọng của những người có não đã ngừng hoạt động hoàn toàn - vì chấn thương nặng hoặc sử dụng thuốc quá liều - nhưng vẫn tiếp tục thở một cách máy móc.
Giải pháp có thể là cấy ghép nội tạng của các động vật khác. Quy trình này được gọi là cấy ghép xenotransplant, đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Cuối tháng 9, một nhóm bác sĩ tại Đại học Langone Health ở thành phố New York đã cấy ghép thành công một quả thận của một con lợn cho một phụ nữ chết não có dấu hiệu rối loạn chức năng thận. Nội tạng hoạt động bình thường.
Điều khiến quy trình này có thể thực hiện được là một sự biến đổi gen của quả thận được hiến tặng từ con lợn để loại bỏ gen đã kích hoạt việc từ chối thận của người nhận.
Theo tờ New York Times, Tim và thận lợn đã được cấy ghép thành công vào khỉ và khỉ đầu chó, nhưng những lo ngại về an toàn đã ngăn cản việc sử dụng chúng ở người.
“Chúng ta đã sử dụng những van lợn ở người. Miễn là an toàn là được rồi”, Cha Nicanor Austriaco, Dòng Đa Minh, Giáo sư Sinh học & Giáo sư Thần học tại Đại học Providence, cho biết về việc sử dụng thận lợn ở người, trong một email gửi cho Aleteia. “Mối quan tâm duy nhất của tôi là nghiên cứu này đang được thực hiện với những bệnh nhân có vẻ như đã chết não. Điều này là mới vì không rõ ai là người đưa ra sự đồng ý. Tôi không nghĩ rằng bệnh nhân chết não thực sự đã chết. Vì vậy điều này làm tôi lo lắng rằng chúng ta đang đi theo hướng nghĩ như thế”.
John F. Brehany, Phó Chủ tịch Điều hành Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, đã chia sẻ mối quan tâm đó. “Tôi muốn bảo đảm rằng chẩn đoán chết não hoàn toàn rõ ràng và hợp lệ,” anh nói trong một email. “Nó có thể là như vậy. Nhưng càng nhiều người bắt đầu thực hiện thí nghiệm trên 'tử thi' của con người để hỗ trợ sự sống dựa trên các chẩn đoán chết não, thì điều đó càng có thể đặt ra câu hỏi về tính hợp lệ của chết não”.
Thật vậy, thực tế là khoa học có thể tiến hành một thí nghiệm trên một “người chết” để chứng minh rằng chức năng này sẽ hoạt động đối với một người còn sống xem ra có vẻ trái ngược nhau.
Cha Tadeusz Pacholczyk của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, là một nhà khoa học thần kinh và nhà sinh lý học, nói với USA Today rằng “không có mối quan tâm cơ bản nào ở đó, vì đây chẳng qua là trường hợp 'hiến tặng cơ thể của một người cho khoa học' sau khi chết.”
Cha Pacholczyk, giám đốc giáo dục tại NCBC, cũng nhận thấy “không có trở ngại đạo đức nào nghiêm trọng đến mức không thể chấp nhận được đối với phẫu thuật hoặc cấy ghép từ lợn sang người”, tờ báo cho biết, đồng thời chỉ ra rằng “động vật từ lâu đã bị hy sinh vì lợi ích của con người”.
Các công nghệ mới
Tiến sĩ Robert Montgomery, giám đốc Viện cấy ghép của Đại Học Langone, người đã thực hiện quy trình này vào tháng 9, nói với tờ New York Times rằng kỹ thuật biến đổi gen của lợn có thể là một nguồn nội tạng bền vững, có thể tái tạo. Nguồn nội tạng đó sẵn có như năng lượng mặt trời và gió.
Sự kết hợp của hai công nghệ mới - chỉnh sửa gen và nhân gen ra nhiều - đã tạo ra các cơ quan nội tạng lợn bị biến đổi gen, và quả thận được sử dụng trong thí nghiệm ở Đại Học New York thu được bằng cách “loại bỏ một gen lợn mã hóa một phân tử đường gây ra phản ứng từ chối mãnh liệt từ con người,” tờ Times giải thích.
Bài báo cho biết thêm “Tiến sĩ Montgomery và nhóm của ông cũng cấy ghép tuyến ức của lợn, một tuyến có liên quan đến hệ thống miễn dịch, trong nỗ lực ngăn chặn các phản ứng miễn dịch đối với thận”.
Tuy nhiên tờ Times lưu ý rằng Tiến sĩ David Klassen, giám đốc y tế của United Network for Organ Sharing, cảnh báo rằng vẫn còn nhiều rào cản. Klassen cảnh báo rằng việc đào thải các cơ phận trong thời gian dài xảy ra ngay cả khi thận của người hiến tặng phù hợp và “ngay cả khi bạn không cố gắng vượt qua các rào cản giữa các loài khác nhau”.
Thận có nhiều chức năng bên cạnh chức năng lọc sạch chất độc trong máu. Tiến sĩ Klassen nói: “Đó là một lĩnh vực phức tạp, và tưởng tượng rằng chúng ta biết tất cả những điều sắp xảy ra và tất cả các vấn đề sẽ nảy sinh thì thật là ngây thơ.”
Tuy nhiên, theo National Public Radio, “một số công ty công nghệ sinh học đang chạy đua để phát triển các cơ quan nội tạng lợn phù hợp để cấy ghép nhằm giúp giảm bớt tình trạng thiếu nội tạng ở người” cho thấy có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực này. Thành công của Đại Học New York là “một chiến thắng cho Revivicor, một công ty con của United Therapeutics, công ty đã chế tạo ra con lợn và những người anh em họ của nó, một đàn 100 con được nuôi trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ tại một cơ sở ở Iowa.”
Cuối năm ngoái, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm “đã phê duyệt sự thay đổi gen ở lợn Revivicor là an toàn để làm thực phẩm và thuốc cho con người,” mạng lưới phát thanh cho biết.
Source:Aleteia
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô về Thư gửi tín hữu Galát: Hoa trái Chúa Thánh Thần
Vũ Văn An
21:32 27/10/2021
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung Thứ Tư, 27 tháng 10, diễn ra tại Đại sảnh Phaolô VI trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thư Thánh Phaolô VI gửi tín hữu Galát. Tuần này ngài nhấn mạnh tới hoa trái của Chúa Thánh Thần. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài:
Lời rao giảng của Thánh Phaolô hoàn toàn tập trung vào Chúa Giêsu và Mầu nhiệm Vượt qua của Người. Trên thực tế, Thánh Tông đồ tự giới thiệu mình như một nhân chứng của Chúa Kitô, và là Chúa Kitô bị đóng đinh (xem 1 Cr 2: 2). Với các tín hữu Galát, bị cám dỗ muốn đặt căn bản lòng đạo của họ trên việc tuân thủ các giới luật và truyền thống, ngài nhắc nhở rằng trung tâm của ơn cứu rỗi và đức tin là cái chết và sự phục sinh của Chúa. Ngài làm như vậy bằng cách đặt trước mặt họ thực tại thập giá của Chúa Giêsu. Do đó, ngài viết: "Ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá phơi bày ra trước mắt?” (Gl 3: 1). Ai đã mê hoặc anh chị em để anh chị em rời xa Chúa Kitô bị đóng đinh? Đó là một khoảnh khắc khủng khiếp đối với người Galát….
Ngày nay, có nhiều người vẫn tìm kiếm sự an toàn tôn giáo hơn là tìm kiếm Thiên Chúa hằng sống và chân thật, tập chú vào các nghi lễ và giới luật thay vì đón nhận tình yêu của Thiên Chúa bằng toàn thể con người của họ. Và đây là cơn cám dỗ của những người theo trào lưu cực đoan mới, không phải sao? Trong số những người dường như sợ phải tiến bộ, và những người thụt lùi vì họ cảm thấy an toàn hơn: họ tìm kiếm sự an toàn của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của sự an toàn …. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô yêu cầu người Galát trở lại với điều chủ yếu - trở về với Thiên Chúa, với điều chủ yếu, không phải các điều an toàn của Thiên Chúa: điều chủ yếu - với Thiên Chúa, Đấng ban sự sống cho chúng ta trong Chúa Kitô bị đóng đinh. Ngài đích thân làm chứng cho điều này: “Tôi đã bị đóng đinh với Chúa Kitô; không còn phải là tôi sống nữa, mà là Đức Kitô sống trong tôi ”(Gl 2:20). Và ở phần cuối của bức Thư, ngài quả quyết: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” (6:14).
Nếu chúng ta đánh mất sợi chỉ xuyên suốt đời sống thiêng liêng, nếu hàng ngàn vấn đề và suy nghĩ tấn công chúng ta, chúng ta hãy lưu ý lời khuyên của Thánh Phaolô: chúng ta hãy đặt mình trước Chúa Kitô bị đóng đinh, chúng ta hãy bắt đầu lại từ Người. Chúng ta hãy cầm lấy Tượng Chịu Nạn trong tay, ôm chặt nó vào lòng. Hoặc thậm chí chúng ta có thể dành chút thời gian để chầu Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu là Bánh được bẻ ra cho chúng ta, Bị đóng đinh, Phục sinh, là quyền năng của Thiên Chúa, Đấng tuôn đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta.
Và bây giờ, vẫn được Thánh Phaolô hướng dẫn, chúng ta hãy tiến thêm một bước nữa. Chúng ta hãy tự hỏi mình: điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta gặp Chúa Giêsu Bị đóng đinh trong lời cầu nguyện? Cùng một điều như đã diễn ra trên thập giá: Chúa Giêsu gục đầu xuống và trao Thần Khí (x. Ga 19:30), tức là Người đã hiến mạng sống của mình. Và Thần Khí tuôn ra cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu là nguồn suối của đời sống thiêng liêng. Người thay đổi các cõi lòng: không phải các việc làm của chúng ta. Người là Đấng thay đổi cõi lòng, không phải những điều chúng ta làm, nhưng hành động của Chúa Thánh Thần trong chúng ta thay đổi cõi lòng của chúng ta! Người hướng dẫn Giáo hội và chúng ta được kêu gọi tuân theo hành động của Người, Đấng thổi ở đâu và như thế nào tùy ý Người. Hơn nữa, chính việc ý thức rằng Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi người, và ân sủng của Người đang hoạt động không loại trừ ai, đã thuyết phục ngay cả những Tông đồ miễn cưỡng nhất rằng Tin Mừng dành cho mọi người chứ không phải cho một số ít người được đặc ân. Và những người tìm kiếm sự an toàn, một nhóm nhỏ, tìm kiếm những điều rõ ràng như hồi đó, họ sống “như hồi đó”, họ xa cách với Chúa Thánh Thần, họ không cho phép Chúa Thánh Thần tự do đi vào trong họ. Như thế, đời sống cộng đồng được tái sinh trong Chúa Thánh Thần; và luôn luôn nhờ Người mà chúng ta nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu của mình và tiếp tục tham gia vào trận chiến thiêng liêng của chúng ta.
Chính cuộc chiến đấu thiêng liêng là một giáo huấn quan trọng khác trong Thư gửi tín hữu Galát. Thánh Tông đồ trình bày hai trận tuyến đối lập nhau: một bên là “công việc của xác thịt”, và bên kia là “hoa trái của Chúa Thánh Thần”. Công việc của xác thịt là gì? Đó là những tác phong trái với Thần Khí Thiên Chúa. Thánh Tông đồ gọi chúng là những công việc của xác thịt không phải vì có điều gì đó sai trái hoặc xấu xa về cơ thể con người chúng ta. Thay vào đó, chúng ta thấy ngài vốn nhấn mạnh đến thực tại xác thịt con người mà Chúa Kitô đã mang lên thập giá! Xác thịt là một từ ngữ chỉ chiều kích trần thế của con người, tự nó đóng khung trong cuộc sống hàng ngang, tuân theo bản năng thế gian và đóng cửa đối với Chúa Thánh Thần, Đấng nâng chúng ta lên và mở lòng chúng ta ra với Thiên Chúa và những người khác. Nhưng xác thịt cũng nhắc nhở chúng ta rằng mọi điều sẽ già đi, mọi điều sẽ qua đi, khô héo, trong khi Chúa Thánh Thần ban sự sống. Do đó, Thánh Phaolô liệt kê những việc làm của xác thịt qui chiếu vào việc sử dụng tính dục một cách ích kỷ, đến những thực hành ma thuật liên quan đến việc thờ ngẫu thần và tất cả những gì phá hoại các mối tương quan liên ngã như “thù hằn, ghen ghét, bất hòa, chia rẽ, bè phái, đố kỵ…” (x. Gl 5:19-21): tất cả những điều này là sự thật - chúng ta có thể nói như vậy – của xác thịt, của hành vi chỉ là “con người”, là con người bệnh hoạn. Vì làm người có giá trị của nó, nhưng đây là con người bệnh hoạn.
Trái lại, hoa trái của Chúa Thánh Thần là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5: 22-23), như thánh Phaolô đã viết. Các Kitô hữu, những người trong phép rửa đã “mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3:27), được mời gọi sống như vậy. Có thể là một cuộc linh thao tốt, chẳng hạn, như đọc bảng liệt kê của Thánh Phaolô và xét hành vi của chúng ta xem có tương ứng với nó hay không, nếu chúng ta thực sự sống theo Chúa Thánh Thần, nếu chúng ta muốn mang các hoa trái này của Người. Những hoa trái bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ: cuộc đời tôi có mang những hoa trái này không? Có phải Chúa Thánh Thần ban cho tôi hay không? Chẳng hạn, ba hoa trái đầu tiên được liệt kê là bác ái, hoan lạc, bình an: một người mà trong họ Chúa Thánh Thần cư ngụ có thể được nhận ra nhờ những đặc điểm này. Người sống bình an, người sống hoan lạc và người sống bác ái. Chúa Thánh Thần được nhìn thấy nhờ ba đặc điểm này.
Giáo huấn của Thánh Tông đồ cũng đặt ra một thách thức khá lớn cho các cộng đồng của chúng ta. Đôi khi, những người tiếp cận với Giáo hội có ấn tượng rằng họ đang phải đối diện với một khối dày đặc các quy tắc và luật lệ: nhưng không, đấy không phải là Giáo hội! Đấy có thể là bất cứ hiệp hội nào. Nhưng, trên thực tế, vẻ đẹp của đức tin vào Chúa Giêsu Kitô không thể được nắm bắt dựa trên quá nhiều điều răn hay một nhãn quan luân lý được phát triển trong nhiều lớp lang có thể làm chúng ta quên mất tính đơm hoa kết trái nguyên thủy của tình yêu được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện, từ đó chứng tá bình an và hoan lạc phát sinh. Cũng vậy, sự sống của Chúa Thánh Thần, được phát biểu trong các Bí tích, không thể bị bóp nghẹt bởi một hệ thống quan liêu luôn ngăn cản ta lãnh nhận ân sủng của Chúa Thánh Thần, Đấng khơi mào cho việc hoán cải cõi lòng. Và biết bao lần chính chúng ta, các linh mục hay giám mục, tuân theo quá nhiều thủ tục bàn giấy trong việc ban bí tích, tiếp đón người ta, đến nỗi họ nói: “Không, tôi không thích điều đó”, và họ không đến, và nhiều lần họ không thấy nơi chúng ta quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng tái sinh, Đấng làm cho mọi người trở nên mới mẻ. Do đó, chúng ta có trách nhiệm to lớn phải loan báo Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, được hơi thở của Thần khí yêu thương làm cho sinh động. Vì chính một mình Tình yêu này mới có sức mạnh thu hút và thay đổi cõi lòng con người. Cảm ơn anh chị em
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngu Dốt Mới Tin Có Thiên Chúa ?
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
09:11 27/10/2021
Ngu Dốt Mới Tin Có Thiên Chúa?
Ở thời đại nầy mà còn có những người ngây ngô, kém hiểu biết phát biểu như sau:
-Điều gì mắt ta thấy mới có, không thấy không có !
-Chỉ những người ít học, ngu dốt, nghèo đói mới tin có Thiên Chúa !
-Thiên Chúa chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, có thấy Thiên Chúa đâu mà có!.
1.Thị lực lúc bình thường của mắt là 20/20, nghĩa là một vật thể ở cách xa mắt một khoảng cách 6m thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng. Với khoảng cách đó, bạn có khả năng nhìn thấy hết mọi vật được không? Trả lời đi. Viễn vọng kính tối tân nhất hiện nay có khả năng thấy được khoảng cách hơn 13 tỉ năm ánh sáng. Một năm ánh sáng tương đương với 9,5 nghìn tỷ km. Khoảng cách xa nhất của một hành tinh Nasa mới phát hiện cách xa trái đất nhất từ trước tới nay là 13.000 năm ánh sáng. Tiểu hành tinh nầy trong hệ mặt trời, còn vô số tiểu hành tinh trong cũng như ngoài hệ mặt trời mà khoa học chưa nhìn thấy. Thế những gì con người chưa nhìn thấy, thì nó có hiện hữu trước không hay khi nào người con người nhìn thấy nó mới có? Vô số những chứng nghiệm thực tế trong đời sống chúng ta mà không cần trưng dẫn ra, cho thấy phát biểu: cái gì thấy mới có là một phát biểu quá kém! Chỉ nên có ở những người mù chữ mà thôi.
2. Auguste Comte là một nhà triết học và xã hội học người Pháp, theo chủ nghĩa thực nghiệm. Theo ông thì cuối cùng, giai đoạn khoa học sẽ thắng thế và thay cho giai đoạn thần học cũng như siêu hình là giai đoạn phát sinh những sản phẩm tôn giáo. Khoa học sẽ loại bỏ những sản phẩm của óc tưởng tượng và của sự tha hoá. Con người dựa trên lý trí mà phê phán về mọi sự vật. Như thế, chỉ những gì thuộc phạm vi kinh nghiệm, thực nghiệm mới có thật. Do đó theo ông, con người có tôn giáo là con người sống trong giả tưởng, trong giai đoạn ấu trĩ của nhân loại, chưa biết gì về ánh sáng khoa học. Comte đã thất bại khi chủ trương như vậy, vì không phù hợp với thực tế, chính ông mới bị ảo tưởng về chủ trương của mình!
Theo thống kê năm 1992 của Giáo Hội Công Giáo, năm đó số tín hữu là 950 triệu, chưa kể những giáo hội Kitô khác, trong đó: Châu Âu chiếm 80% dân số; Châu Mỹ chiếm 85% dân số; Châu Úc chiếm 80% dân số; Châu Á chiếm 7% dân số; Châu Phi chiếm 25% dân số.
Theo thống kê năm 2019, có 10 quốc gia đông tín hữu nhất thế giới: Brazil; Mexico; Philippines; Mỹ; Ý; Pháp; Colombia; Balan; Tây Ban Nha; Cộng Hoà Dân Chủ Congo.
Nhìn vào những thống kê nầy, ta có thể kết luận được theo lập luận của A.Comte là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc là những châu dốt nát, nghèo nàn hơn Châu Á, Châu Phi không?
Mười nước đông tín hữu nhất thế giới có phải là những nước kém trình độ nhất không?
3.Tôn giáo và khoa học không mâu thuẫn nhau, đối kháng nhau hoặc tôn giáo không ngăn cản sự phát triển của khoa học hoặc đà tiến bộ của con người; bởi vì tôn giáo không phải là đối tượng của khoa học, nghĩa là khoa học tự bản chất không có khả năng nói rằng có hay không có Thiên Chúa. Có biết bao nhiêu điều khoa học không thể quan sát, thực nghiệm được, nhưng vẫn có thực như: tư tưởng, ý chí, ký ức… huống chi là linh hồn, là Thiên Chúa. Nó cũng cho thấy rằng tôn giáo không chỉ là của những kẻ ngu dốt, nghèo đói, nhưng là của tất cả những ai thành tâm thiện chí và được ơn trên soi sáng. Những thống kê sau đây làm chứng:
*Nhà bác học A.Eynieu đã công bố bản thông kê của ông trong cuốn “La part des croyants dans les progrès de la science” : Trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19, có 34 người không có lập trường tôn giáo, còn lại 398 người phân chia như sau: 15 dửng dưng, 16 vô thần, 367 có tín ngưỡng, tức là 92%.
*Bác học Dennert ngừơi Đức cũng công bố bản điều tra của ông về tôn giáo của 300 nhà bác học lỗi lạc thuộc bốn thế kỷ vừa qua: 38 vị không rõ quan điểm, còn lại 262 vị thì 20 vị dửng dưng hay vô thần, 242 vị tin Thiên Chúa, tức là 92%.
*Trong một công trình độc lập tại Đại Học Chicago Mỹ mới công bố, 76% các bác sĩ nói họ tin vào Chúa, và 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.
4.Phát biểu của một số nhà bác học nổi tiếng về Thiên Chúa :
-Nhà bác học Louis Pasteur : “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế”; “Mỉa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết hoặc chết là trở về với hư vô”.
-Bác học Isaac Newton : “sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ cái hích đầu tiên của Thiên Chúa”; “Tôi thấy Thiên Chúa qua viễn vọng kính”.
-Abert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: “khoa học không có tôn giáo là mù loà…”; “Tôi chưa gặp điều gì trong khoa học của tôi mà lại đi ngược với tôn giáo”.
-Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu”.
-Bác học Michel Eugène Chevreul : “Tôi không thấy Thiên Chua, vì Người thiêng liêng, nhưngtôi thấy công trình tạo dựng của Người”.
-Diderot : “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần”.
-Nhà thiên văn Johannes Kepler : “Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Người vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn…”.
-Nicolaus Copernicus : “Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý?”.
-Alexandro Volta : “Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin nầy, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”.
-André-Marie Ampère : “Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh”.
*Người Việt Nam cũng tin có Trời, như là Đấng làm chủ mưa nắng:
Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày, Cho đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp…
***
Không kể hết được những chứng nhân về Thiên Chúa trong giới bác học, nhưng thiết nghĩ chừng đó cũng đủ để kết luận được rồi. Ấy thế mà trên đời nầy lại có những kẻ học hành chẳng bao nhiêu, sống chưa từng trải, mà lại dám hiên ngang công khai đưa ra những phát biểu kém cỏi, chứng tỏ sự ngu dốt của mình, giống như một anh nông dân chưa thạo cày bừa mà lại lên lớp cho một kỹ sư cơ khí về việc sửa chữa máy móc. Thật là nực cười!
(Vinh An, mùa dịch 21)
Ở thời đại nầy mà còn có những người ngây ngô, kém hiểu biết phát biểu như sau:
-Điều gì mắt ta thấy mới có, không thấy không có !
-Chỉ những người ít học, ngu dốt, nghèo đói mới tin có Thiên Chúa !
-Thiên Chúa chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, có thấy Thiên Chúa đâu mà có!.
1.Thị lực lúc bình thường của mắt là 20/20, nghĩa là một vật thể ở cách xa mắt một khoảng cách 6m thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng. Với khoảng cách đó, bạn có khả năng nhìn thấy hết mọi vật được không? Trả lời đi. Viễn vọng kính tối tân nhất hiện nay có khả năng thấy được khoảng cách hơn 13 tỉ năm ánh sáng. Một năm ánh sáng tương đương với 9,5 nghìn tỷ km. Khoảng cách xa nhất của một hành tinh Nasa mới phát hiện cách xa trái đất nhất từ trước tới nay là 13.000 năm ánh sáng. Tiểu hành tinh nầy trong hệ mặt trời, còn vô số tiểu hành tinh trong cũng như ngoài hệ mặt trời mà khoa học chưa nhìn thấy. Thế những gì con người chưa nhìn thấy, thì nó có hiện hữu trước không hay khi nào người con người nhìn thấy nó mới có? Vô số những chứng nghiệm thực tế trong đời sống chúng ta mà không cần trưng dẫn ra, cho thấy phát biểu: cái gì thấy mới có là một phát biểu quá kém! Chỉ nên có ở những người mù chữ mà thôi.
2. Auguste Comte là một nhà triết học và xã hội học người Pháp, theo chủ nghĩa thực nghiệm. Theo ông thì cuối cùng, giai đoạn khoa học sẽ thắng thế và thay cho giai đoạn thần học cũng như siêu hình là giai đoạn phát sinh những sản phẩm tôn giáo. Khoa học sẽ loại bỏ những sản phẩm của óc tưởng tượng và của sự tha hoá. Con người dựa trên lý trí mà phê phán về mọi sự vật. Như thế, chỉ những gì thuộc phạm vi kinh nghiệm, thực nghiệm mới có thật. Do đó theo ông, con người có tôn giáo là con người sống trong giả tưởng, trong giai đoạn ấu trĩ của nhân loại, chưa biết gì về ánh sáng khoa học. Comte đã thất bại khi chủ trương như vậy, vì không phù hợp với thực tế, chính ông mới bị ảo tưởng về chủ trương của mình!
Theo thống kê năm 1992 của Giáo Hội Công Giáo, năm đó số tín hữu là 950 triệu, chưa kể những giáo hội Kitô khác, trong đó: Châu Âu chiếm 80% dân số; Châu Mỹ chiếm 85% dân số; Châu Úc chiếm 80% dân số; Châu Á chiếm 7% dân số; Châu Phi chiếm 25% dân số.
Theo thống kê năm 2019, có 10 quốc gia đông tín hữu nhất thế giới: Brazil; Mexico; Philippines; Mỹ; Ý; Pháp; Colombia; Balan; Tây Ban Nha; Cộng Hoà Dân Chủ Congo.
Nhìn vào những thống kê nầy, ta có thể kết luận được theo lập luận của A.Comte là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc là những châu dốt nát, nghèo nàn hơn Châu Á, Châu Phi không?
Mười nước đông tín hữu nhất thế giới có phải là những nước kém trình độ nhất không?
3.Tôn giáo và khoa học không mâu thuẫn nhau, đối kháng nhau hoặc tôn giáo không ngăn cản sự phát triển của khoa học hoặc đà tiến bộ của con người; bởi vì tôn giáo không phải là đối tượng của khoa học, nghĩa là khoa học tự bản chất không có khả năng nói rằng có hay không có Thiên Chúa. Có biết bao nhiêu điều khoa học không thể quan sát, thực nghiệm được, nhưng vẫn có thực như: tư tưởng, ý chí, ký ức… huống chi là linh hồn, là Thiên Chúa. Nó cũng cho thấy rằng tôn giáo không chỉ là của những kẻ ngu dốt, nghèo đói, nhưng là của tất cả những ai thành tâm thiện chí và được ơn trên soi sáng. Những thống kê sau đây làm chứng:
*Nhà bác học A.Eynieu đã công bố bản thông kê của ông trong cuốn “La part des croyants dans les progrès de la science” : Trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19, có 34 người không có lập trường tôn giáo, còn lại 398 người phân chia như sau: 15 dửng dưng, 16 vô thần, 367 có tín ngưỡng, tức là 92%.
*Bác học Dennert ngừơi Đức cũng công bố bản điều tra của ông về tôn giáo của 300 nhà bác học lỗi lạc thuộc bốn thế kỷ vừa qua: 38 vị không rõ quan điểm, còn lại 262 vị thì 20 vị dửng dưng hay vô thần, 242 vị tin Thiên Chúa, tức là 92%.
*Trong một công trình độc lập tại Đại Học Chicago Mỹ mới công bố, 76% các bác sĩ nói họ tin vào Chúa, và 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.
4.Phát biểu của một số nhà bác học nổi tiếng về Thiên Chúa :
-Nhà bác học Louis Pasteur : “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế”; “Mỉa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết hoặc chết là trở về với hư vô”.
-Bác học Isaac Newton : “sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ cái hích đầu tiên của Thiên Chúa”; “Tôi thấy Thiên Chúa qua viễn vọng kính”.
-Abert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: “khoa học không có tôn giáo là mù loà…”; “Tôi chưa gặp điều gì trong khoa học của tôi mà lại đi ngược với tôn giáo”.
-Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu”.
-Bác học Michel Eugène Chevreul : “Tôi không thấy Thiên Chua, vì Người thiêng liêng, nhưngtôi thấy công trình tạo dựng của Người”.
-Diderot : “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần”.
-Nhà thiên văn Johannes Kepler : “Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Người vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn…”.
-Nicolaus Copernicus : “Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý?”.
-Alexandro Volta : “Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin nầy, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”.
-André-Marie Ampère : “Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh”.
*Người Việt Nam cũng tin có Trời, như là Đấng làm chủ mưa nắng:
Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày, Cho đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp…
***
Không kể hết được những chứng nhân về Thiên Chúa trong giới bác học, nhưng thiết nghĩ chừng đó cũng đủ để kết luận được rồi. Ấy thế mà trên đời nầy lại có những kẻ học hành chẳng bao nhiêu, sống chưa từng trải, mà lại dám hiên ngang công khai đưa ra những phát biểu kém cỏi, chứng tỏ sự ngu dốt của mình, giống như một anh nông dân chưa thạo cày bừa mà lại lên lớp cho một kỹ sư cơ khí về việc sửa chữa máy móc. Thật là nực cười!
(Vinh An, mùa dịch 21)
Văn Hóa
Cánh hồng phai
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
15:45 27/10/2021
CÁNH HỒNG PHAI
Tôi đang làm việc thì một thiếu nữ bấm chuông xin gặp. Tôi ngưng lại rồi ra tiếp. Cô bé chừng 19-20, ăn mặc khá model. Thưa cha con ở xứ khác đến muốn xin tư vấn được không Cha? Được chứ, sẵn sàng.
*
Con quen anh ấy hai năm rồi, có đạo, hơn con bốn tuổi, gia đình cha mẹ đàng hoàng. Ảnh định còn mấy tháng nữa ra trường, có công việc rồi làm đám cưới. Nhưng rồi gần đến ngày hai bên gặp nhau thì côvít căng thẳng, mọi chuyện phải hoãn lại, chúng con phải chờ. Nhiều lần ảnh nói với con: em nè, trước sau gì mình cũng nên vợ chồng, em là của anh rồi, anh muốn chúng mình “yêu nhau thật” để giữ tình yêu và gắn kết với nhau bền chặt hơn! Chứ cứ chờ thế này không biết đến khi nào. Con thấy cũng hợp lý nhưng con sợ lắm. Mẹ dặn con gái phải giữ gìn, khôn ba năm dại một giờ. Con đến muốn xin Cha cho ý kiến.
***
Hè phía sau nhà tôi hắt nắng vào buổi chiều và nếu có mưa gió thì lá khô, rác rến bay đầy, ếch nhái cũng vào trú ngụ khiến rắn theo vào khá phiền phức. Tôi thuê người làm một mái che rộng 5m x 15m, trên lợp lưới lan, chung quang lưới B.40. Tôi làm chuồng nuôi mấy đôi chim cu gáy và vài con chúc mào; đến vườn cây mua bông về trồng, để khi căng thẳng, giải trí đôi chút cho khuây khoả.
Vườn bán cây có nhiều loại bông hoa. Tôi chọn chỉ một loại là hoa hồng. Tôi ôm về chừng mươi chậu: hồng nhung, hồng đỏ, hồng phấn, hồng trắng, hồng vàng, hồng xanh. Tôi tìm trên mạng cách chăm hồng, tự chế thuốc sâu bằng tỏi ớt, ngâm chuối làm phân…và mỗi ngày mất chừng 40 phút: xịt thuốc, bỏ lá cũ, bón phân. Thời gian đầu, tôi cảm thấy thích thú, nhất là mỗi sáng ra ngắm những bông hồng mới mua nở to, mùi thơm nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng tôi cắt vài bông cắm bình chưng cho ông bà cố, cho thánh Anphong, để ở phòng khách. Được ba bốn ngày thì những cành hồng rũ xuống, cánh phai màu và rơi lả tả, nước thì xông mùi hôi khó chịu, phải đem vứt đi và súc bình. Hoa càng đẹp thì khi héo nước càng hôi!
Những bông còn ở trong chậu thì vẫn còn tươi và thơm được thêm ba bốn ngày nữa mới héo tàn. Sang đến F2 thì hoa cành nhỏ lại, ít đi, mau tàn, lá bám bọ trĩ và vườn hồng xơ xác. Tôi hơi nản, không muốn để ý chăm sóc như trước. Đợt đầu hoa to, đẹp có lẽ trước khi đem bán, họ đã xịt gì đó để cành hồng xanh tươi, bông đẹp, đến khi hết thuốc rồi thì cây hồng ít phát triển, ốm o gầy mòn. Thời này, cái gì cũng chỉ được nước đầu! Thời gian sau là hư hỏng phai tàn.
***
Cô bé, lúc nầy cô như cánh hồng tươi đầy duyên sắc và quyền lực, ai cũng muốn ngắm, lại càng muốn hái để riêng mình thưởng thức, nhất là người bạn trai của cô. Nhưng khi bông hồng đã bị hái, thời gian ngắn sau, sẽ hết đẹp và mất hương, chẳng còn ai muốn nhìn ngắm nữa. Cánh hồng đã phai rồi! Tôi nói thật đó. Người bán cây cảnh nói với tôi: ông yên tâm, giống hồng nầy không có thuốc gì cả, đợt hai, đợt ba… nó vẫn có bông lớn và đẹp như vậy. Nói vậy nhưng không phải vậy.
Nếu cô để người ta hái sớm, thì hồng sẽ phai màu và xấu xí đó; có thể cô là người lãnh hậu quả suốt đời. Hậu quả ấy là cô sẽ làm mẹ đơn thân, vì nếu anh ta không có lương tâm sẽ dần dà xa rời cô và lấy lý do là ba mẹ không cho cưới. Hoặc anh ta sẽ thúc ép cô phá thai và cô phải đối diện với một tội ác ghê gớm vì phá thai là giết người, tội nầy sẽ ám ảnh cô suốt đời! Lúc ấy cô sẽ thấy lời mẹ dặn là đáng trân trọng. Giáo hội cũng dặn dò các đôi bạn trẻ: việc kết hợp thể xác giữa hai người nam nữ, không chắc chắn làm khởi phát tình yêu cũng như không hoàn toàn có khả năng bảo vệ tình yêu ( X.lm.Anphong Nguyễn Công Vinh, Tìm hiểu Giáo luật về Hôn Nhân và Gia Đình, quyển 2, NXB Tôn Giáo, Hà nội, 2009.-X.thêm: Tuyên ngôn Personna humana ngày 29/12/1975 - Tông Huấn Familiaris Consortio 1980, ĐGH Gioan-Phaolô II –Sách GLCG 1992 số 2390 – Giáo Luật 1983, điều 1108.) Hành vi ấy làm buồn lòng Chúa và Giáo Hội, làm buồn lòng cha mẹ.
Thời gian dịch bệnh khiến cô và bạn trai phải chờ đợi mà không biết khi nào mới hết dịch, nhìn cách khác, là một cơ hội để bạn nhìn lại tình yêu của mình và nhờ thế, quyết định hôn nhân sau nầy sẽ chín chắn và tốt đẹp hơn. Cô đang còn trẻ mà! Làm gì mà phải vội vàng. Hãy nhớ chàng trai nào thiếu bản lĩnh cũng đều muốn ép bạn gái chuyện ấy, và khi đã lỡ rồi thì hay đánh bài chuồn. Sự chờ đợi trong tình yêu luôn là một thử thách, có khi gây đau khổ, đòi nhẫn nại. Tuy nhiên, nếu dũng cảm vượt qua, sẽ chứng tỏ tình yêu trong sáng và củng cố sự bền vững cho tình yêu trong hôn nhân. Ngày cô bước vào thánh đường cùng với bạn trai sẽ là ngày chiến thắng tươi đẹp.
***
Cô về mượn Sách Giáo Lý Công Giáo đọc số 2390; rồi đọc 10 điều răn.
Cô có biết bài hát Cánh Hồng Phai của Dương Khắc Linh không? Dạ có. Về nghe lại và để ý câu nầy: Khi em như hoa nhạt mầu, anh quên khi ta có nhau…Cánh hoa tàn…là cả tuổi xuân rơi theo mối tình, nàng khóc cho mình.
(Vinh An, mùa dịch Covid 21)
*Xin chia sẻ cho người khác.
VietCatholic TV
Tháng các linh hồn ở Vatican. Các thai nhi vừa thua Biden 1-0. Sứ Thần Tòa Thánh lên tiếng tại Lễ Đỏ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:31 27/10/2021
1. Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cầu cho các linh hồn tại Nghĩa Trang Quân Đội Pháp
Năm ngoái, do các ảnh hưởng của đại dịch coronavirus, lễ các thánh và lễ các đẳng linh hồn đã trôi qua trong lặng lẽ. Năm nay, tình hình khá hơn nên vào ngày 2 tháng 11 tại nghĩa trang quân đội Pháp ở Rome, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tưởng niệm tất cả các tín hữu đã qua đời. “Nghĩa trang Quân đội Pháp” nằm bên trong Công viên Monte Mario và hầu hết các binh lính Pháp được chôn cất ở đây đã chết trong vùng từ Siena đến Rôma từ năm 1943 đến 1944.
Nghĩa trang Chiến tranh Pháp gần Via della Camilluccia ít được biết đến ở Rôma, nó là một ốc đảo yên bình chỉ cách vài bước chân từ thành phố đến nghĩa trang, rất gần với một con đường sầm uất. Nó được xây dựng bởi chính phủ Ý để bày tỏ lòng kính trọng đối với những người lính Pháp đã chiến đấu chống lại quân đội Đức Quốc xã - Phát xít trong những năm 1943 và 1944.
Hàng năm, vào ngày 11 tháng 11, một buổi lễ được tổ chức ở đây để tưởng nhớ. Tờ La Croix cho biết “nghĩa trang chứa 1,709 ngôi mộ của Quân đoàn viễn chinh, trong số 7,000 người bị giết trong chiến dịch này, với sự tham gia của 125,000 quân Pháp.
Trong số 1,709 ngôi mộ, có 1,142 ngôi mộ là của binh sĩ Hồi giáo phần lớn mang quốc tịch Maroc. 4,345 binh sĩ khác an nghỉ tại thành phố Venalfro, cách Rôma 150 km về phía đông nam. Nghĩa trang của Pháp ở Rome cũng là nơi lưu giữ một đài tưởng niệm “Lực lượng viễn chinh Pháp” đã ngã xuống. Nghĩa trang này đã được nhượng lại cho Pháp vào năm 1945 theo sắc lệnh của Vua Ý, theo sáng kiến của Alcide De Gasperi, Thủ tướng Ý đầu tiên sau Thế chiến II.
Các cử hành của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng 11 còn bao gồm:
Thánh lễ dành cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong một năm qua sẽ được cử hành tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 11g sáng ngày thứ Năm 4 tháng 11.
Một ngày sau đó, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ lúc 10g30 sáng thứ Sáu 5 tháng 11,tại Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Rôma.
Chúa Nhật 14 tháng 11, lúc 10g ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật 33 Mùa Quanh Năm tại Đền Thờ Thánh Phêrô nhân ngày thế giới người nghèo
Source:Sismografo
2. Đức Thượng Phụ Sako chúc mừng những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp tại Đại học Công Giáo Erbil
“Trường đại học này là một diễn đàn tuyệt vời cho văn hóa, giáo dục và đối thoại và vì lý do này mà nó phải được hỗ trợ,” Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê, đưa ra lập trường trên trong buổi lễ tốt nghiệp long trọng của nhóm thanh niên đầu tiên đã hoàn thành chương trình học tại Đại học Công Giáo Erbil, ở Kurdistan thuộc Iraq.
Trường đại học lần đầu tiên mở cửa vào cuối năm 2015, khi phần lớn lãnh thổ Iraq đang bị Nhà nước Hồi giáo đe dọa. Những kẻ cực đoan đã chọn Mosul làm thành trì của chúng cách biên giới với khu tự trị chỉ vài chục km.
“Thay mặt cho Giáo Hội Chanđê, tôi muốn gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới tổng giáo phận Erbil, Đức Tổng Giám Mục, thành phố Ankawa, các giảng viên đại học và nhóm sinh viên tốt nghiệp đầu tiên”.
Buổi lễ long trọng, được phong phú với âm nhạc tưng bừng, đã được tổ chức hôm thứ Năm 21 tháng 10, trong khu vườn của trường đại học, ở Ankawa. Sự kiện này có sự tham dự của đông đảo các nhân vật tôn giáo và dân sự, trí thức, chính trị gia, Giáo chủ Giáo hội Đông Awa III của Assyriô, Sứ thần Tòa thánh tại Iraq, các giám mục, nữ tu, linh mục và thân nhân của các sinh viên. Con trai của chủ tịch khu tự trị người Kurd Idris Barzani, một số bộ trưởng và các viện sĩ, cũng như người sáng lập trường đại học, là Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda cũng đã phát biểu trong buổi lễ.
Qua hai bộ phim được thực hiện trước đó và phát sóng trong buổi lễ, những người có mặt đã có thể nghe thấy lời kể của một số sinh viên đại học, ước mơ và khát vọng của họ trong một thực tế mà không phải lúc nào cũng thuận lợi trong quá trình học tập của họ.
Đức Hồng Y nhận định rằng: “Giáo Hội Công Giáo đã nổi bật ngay từ những thế kỷ đầu tiên thành lập nhờ các tổ chức văn hóa và xã hội: trường học, trường đại học, tổ chức từ thiện cho người nghèo, bệnh viện và phòng khám bác ái”.
Trường đại học Công Giáo cũng như Bệnh viện Maryamana, cũng ở Erbil, là những “dự án quan trọng” nhằm củng cố vai trò và sự hiện diện của chính Giáo hội trong xã hội. Trong những ngày gần đây, một trung tâm dành cho bệnh tự kỷ ở Kirkuk đã được khai trương. Giáo Hội cũng đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung tâm Thalassima. Một cơ sở dành cho bệnh nhân Alzheimer gần như đã hoàn thành ở Sulaymaniyah. Đức Hồng Y lưu ý rằng các sáng kiến xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế này “chuẩn bị cho một tương lai chung sống” trong nước và mang lại cơ hội cho kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, cho phép chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai.
Nói về trường học, Đức Thượng Phụ Chanđê hy vọng rằng “giáo dục tôn giáo” được cung cấp cho tất cả học sinh, sinh viên và nó không chỉ là về Kitô Giáo hay Hồi giáo, mà bao gồm các tín ngưỡng khác nhau để người trẻ “có thể biết những điểm chung và tránh chủ nghĩa cực đoan.”
Ngài nhận định rằng ngày nay có hai “khuynh hướng” trong số các tín hữu của các tôn giáo: thứ nhất là một tầm nhìn khăng khăng và cực đoan, không chấp nhận những sửa đổi, nhưng ca tụng quá khứ bất biến. Thứ hai là quan điểm đọc các tôn giáo một cách “chuyên sâu” và tìm kiếm “bản chất” hay thông điệp của các tôn giáo mà không làm mất đi “sức sống và động lực” của các tôn giáo ấy, đặc biệt là trong thời đại “kỹ thuật số” này.
Đức Hồng Y kết luận rằng tôn giáo “có một vai trò quan trọng” trong các vấn đề công cộng và “không thể giới hạn trong các nghi lễ và sự thờ phượng”, cho nên nhiệm vụ của các tôn giáo “là phục vụ con người” trong khi vẫn giữ gìn tự do và phẩm giá của họ, và như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, “tình huynh đệ của con người và đức tin vào Thiên Chúa, là trung tâm của tất cả các tôn giáo, phải đoàn kết chúng ta lại” đồng thời tôn trọng “sự đa dạng và đa nguyên”.
Source:Asia News
3. Con chiên ngoan đạo Biden kiện luật phò sinh của Texas tới Tối Cao Pháp Viện
Hôm thứ Sáu, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã đồng ý xem xét hai thách thức pháp lý đối với đạo luật nhịp tim ủng hộ sự sống của Texas, chỉ vài tuần trước khi xét xử các tranh luận bằng miệng trong một vụ phá thai lớn khác.
Cả chính quyền Biden và các nhà cung cấp dịch vụ phá thai đã thách thức Đạo luật Nhịp tim của Texas, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 và hạn chế hầu hết các ca phá thai sau khi phát hiện thấy tim thai. Luật được thực thi thông qua các vụ kiện dân sự tư nhân.
Vào thứ Sáu, ngày 22 tháng 10, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã đồng ý xem xét cả những thách thức đối với luật pháp và đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ việc, với các tranh luận bằng miệng dự kiến vào ngày 1 tháng 11. Tòa án sẽ xem xét liệu chính phủ liên bang có thể kiện nhằm ngăn chặn việc thực thi luật của tiểu bang, tòa án tiểu bang và các công dân tư nhân hay không. Tối Cao Pháp Viện cũng sẽ xem xét liệu các vụ kiện theo luật của tiểu bang Texas có thể được tiến hành hay không.
Trong khi đó, tòa án vẫn giữ nguyên tình trạng của luật này trong khi họ xem xét cả hai trường hợp.
Thẩm Phán Sonia Sotomayor đã chỉ trích việc Tối Cao Pháp Viện từ chối tạm thời ngăn chặn luật của Texas trong khi xem xét những thách thức đối với luật này.
Đạo luật Nhịp tim Texas, còn được gọi là Dự luật số 8 của Thượng viện, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi— khoảng sáu tuần tuổi thai — trừ trường hợp cấp cứu y tế.
Những người nghĩ ra Đạo luật Nhịp tim Texas rất thông minh. Thông thường luật pháp là do các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện. Đạo luật Nhịp tim Texas giao việc thực hiện cho các công dân. Cụ thể, nếu ai biết một trường hợp vi phạm, họ có thể tố cáo. Người vi phạm phải trả tiền cho người tố cáo. Như thế, các công dân bình thường trở thành thợ săn tiền thưởng.
Luật cho phép trao giải thưởng ít nhất 10,000 đô la cho các vụ kiện thành công, có thể được nộp bởi những người trong hoặc ngoài Texas, chống lại những người thực hiện hoặc hỗ trợ phá thai bất hợp pháp. Những thai phụ phá thai không thể bị kiện theo luật có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 9.
“Cho đến nay, SB 8 đã hoạt động chính xác như dự định: Ngoại trừ một vài ngày có lệnh ban đầu, SB 8 có hiệu lực khủng bố đã khiến việc phá thai không có hiệu lực ở Texas sau khoảng sáu tuần của thai kỳ. Nói tóm lại, Texas đã vô hiệu hóa thành công các quyết định của Tòa án này trong phạm vi biên giới của nó,” quyền Tổng luật sư Brian Fletcher thay mặt Bộ Tư pháp viết trong đơn gởi Tối Cao Pháp Viện.
Một phán quyết ngày 6 tháng 10 từ một thẩm phán quận liên bang đã cấm Texas thực hiện các hành động như bồi thường thiệt hại cho các vụ kiện thành công hoặc thi hành các bản án trong những trường hợp như vậy. Chỉ hai ngày sau, Hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm vòng 5 Hoa Kỳ sau đó đã tạm thời hủy bỏ quyết định đó vào ngày 8 tháng 10.
Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo, đã gọi đạo luật này là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ” và hứa sẽ nỗ lực “toàn bộ chính phủ” để duy trì quyền tiếp cận phá thai ở Texas.
Ông chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động nào có thể được thực hiện “để đảm bảo rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với các phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp khi được Roe bảo vệ”.
Source:Catholic News Agency
ĐTGM tiết lộ: Rất nhiều phép lạ đã diễn ra, bất kể đại dịch, 117,000 người đã viếng Chân Phước Acutis
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:32 27/10/2021
1. Vị thánh thiếu niên làm nhiều phép lạ, bất kể đại dịch coronavirus, 117,000 người kính viếng ngài trong năm qua
Vào ngày lễ Chân phước Carlo Acutis, Đức Giám Mục Assisi đã mời gọi những người hành hương tụ tập tại ngôi mộ của thiếu niên Ý tìm kiếm lời cầu bầu của ngài cho tình yêu lớn hơn đối với sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.
“Hãy làm cho Chúa Giêsu trở thành tất cả đối với chúng ta. Đây là lý tưởng của đời sống Kitô. Bí tích Thánh Thể, khi được tôn thờ và cử hành xứng hợp, cho phép chúng ta sống trong Chúa Giêsu”. Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino nhận xét như trên trong buổi cử hành lễ kính Chân Phước Carlo Acutis.
“Chân Phước Carlo mời gọi chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể, chứ không phải đến với ngài. Chúng ta hãy cầu xin cùng Chân Phước Carlo, trong buổi cử hành phụng vụ này, hãy truyền cho chúng ta tình yêu của ngài đối với Thánh Thể, khi chúng ta chuẩn bị đón nhận Thánh Thể dưới cái nhìn tươi cười và vui vẻ của ngài,” Đức Tổng Giám Mục của Assisi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino nói trong bài giảng của ngài.
Đức Cha Sorrentino đã dâng thánh lễ tại nhà nguyện Assisi, một phần của Nhà thờ giáo xứ Santa Maria Maggiore, nơi có mộ của vị chân phước. Đồng tế với ngài còn có Đức Cha Robert Baker của Birmingham, Alabama. Mẹ của Carlo Acutis, bà Antonia, đã tham dự Thánh lễ.
Theo Giáo phận Assisi, ngôi mộ đã thu hút hơn 117,000 du khách kể từ Chân Phước Carlo trở thành người đầu tiên được phong chân phước trong Giáo Hội Công Giáo vào năm ngoái.
“Trong một năm đã trôi qua kể từ khi ngài được phong chân phước, có thể nói là công việc của Carlo chắc chắn đã tăng lên, và chúng ta có thể thấy những thành quả,” Đức Tổng Giám Mục nói.
“Bây giờ có rất nhiều, ở mọi nơi trên thế giới, những người giao phó bản thân mình cho ngài. Họ kêu cầu ngài giúp đỡ, giống như một người cầu bầu quảng đại. Và họ cảm nghiệm rằng điều đó không phải là vô ích… điều này khiến người ta hy vọng rằng phép lạ sẽ giúp đưa ngài vào danh sách các vị thánh không còn xa nữa.”
Bl. Carlo được biết đến với lòng sùng kính nhiệt thành đối với sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và có năng khiếu lập trình máy tính.
Anh qua đời vào ngày 12 tháng 10 năm 2006, vì bệnh bạch cầu ở tuổi 15 sau khi dâng những đau khổ của mình cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và cho Giáo hội.
Các cử hành phụng vụ trong ngày lễ Chân Phước Carlo Acutis đã diễn ra trên khắp nước Ý. Tại Rôma, ba thánh tích của chân phước đã được tôn vinh tại giáo xứ Sant'Angela Merici, sau đó là một bữa tiệc dành cho trẻ em trong vườn giáo xứ.
Santa Maria Segreta, giáo xứ ở Milan nơi Carlo tham dự thánh lễ hàng ngày, cũng đã dâng thánh lễ để vinh danh cựu giáo dân của họ vào tối ngày 12 tháng 10.
Assisi đã cử hành các buổi lễ trong suốt bốn ngày, cung cấp thêm các giờ chầu Thánh Thể và một buổi cầu nguyện cho những người trẻ trong những ngày trước thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Sorrentino cử hành.
Source:Catholic News Agency
2. Lần đó một linh mục đã bị một vị thánh khiển trách
Khi làn khói trắng tuôn ra từ ống khói của Nhà nguyện Sistina vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Cha Eamon Kelly, một chủng sinh đang học ở Rôma vào thời điểm đó, không thể biết rằng thầy ấy đang chứng kiến cuộc bầu cử của một vị thánh trong tương lai.
Thầy Kelly cũng không biết rằng hơn một chục năm sau cuộc bầu cử đó, thầy sẽ bị chính vị thánh tương lai đó, Đức Gioan Phaolô II, khiển trách trong một buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư.
Đó là Tuần Thánh năm 1992, và Cha Kelly, một linh mục thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô đang trong chuyến hành hương hàng năm đến Rôma.
Nhưng năm đó thì khác.
Nhóm thanh niên ngài đã dẫn theo gồm có tám thanh niên Nga, ngay sau sự tan rã của Liên bang Sô Viết và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.
Cha Kelly đã thực hiện một số chiến lược để bảo đảm các cầu thủ trẻ Nga có được một chỗ ngồi tốt.
“Chúng tôi đã có vé và đến sớm, và chúng tôi đã có được vị trí dựa vào hàng rào của hành lang,” Cha Kelly nói. “Thật tuyệt vời, chúng tôi sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.”
Các sinh viên người Đức của ngài đã nhường tất cả các ghế gần lối đi nhất, để các bạn trẻ Nga bắt tay Đức Giáo Hoàng khi ngài bước vào Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục.
“Tôi đã để bọn trẻ quan sát cách ngài chào thăm các tín hữu – ngài bắt tay một người mỉm cười với ngài nhưng dừng lại trò chuyện lâu hơn với người nói câu gì đó với ngài,” Cha Kelly nói.
“Vì vậy, tôi đã nói với họ rằng vị giáo hoàng này biết tiếng Nga, và các bạn cần phải chào ngài một cách lịch sự ngay khi ngài còn cách hai hoặc ba người nữa; hãy nói một số lời chào tốt đẹp bằng tiếng Nga”.
Họ đã làm, và mọi sự diễn ra như tôi mong đợi: chắc chắn, tai của Đức Giáo Hoàng vểnh lên khi nghe thấy những lời chào của người Nga. Vừa đến nhóm, ngài dừng bước.
“Ngài bắt đầu nói chuyện với họ bằng tiếng Nga, và có một phản ứng hóa học kinh khủng đang diễn ra, và mọi người đều vô cùng phấn khích. Sáu hàng trẻ em của chúng tôi đã hòa nhập thành khoảng hai hàng”
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng hỏi, bằng tiếng Nga, làm thế nào nhóm có thể đến được Rôma. Tất cả các sinh viên Nga đều quay lại và chỉ vào Cha Kelly.
Cha ấy cao hơn hầu hết các học sinh một cái đầu, vì vậy Cha Kelly đột nhiên thấy mình đang giao tiếp bằng mắt với Đức Gioan Phaolô II.
“Có rất nhiều niềm vui và sự cảm kích và biết ơn trong mắt ngài khi thấy những đứa trẻ này ở đó”
“Nhưng sau đó, cái nhìn của ngài như một cơn bão với một câu hỏi quan trọng – ‘Tại sao cha không báo với tôi một tiếng trước khi họ đến?’ Đức Giáo Hoàng trách móc vị linh mục.
“Anh chị em biết đấy, dễ dầu gì mà tôi có thể gọi cho Đức Giáo Hoàng và nói với ngài rằng chúng tôi sẽ đến,” Cha Kelly bật cười nhớ lại.
“Tôi cố gắng đưa ra một cái cớ, tôi nói rằng có những thử thách, và tôi chỉ dò dẫm tìm cách vượt qua”
Trong nhận thức muộn màng, Cha Kelly nói rằng thực ra ngài có thể đã gọi đến một văn phòng ở Vatican để thông báo cho họ về các sinh viên Nga, nhưng ngài đã không nhận ra rằng chuyến thăm này sẽ rất quan trọng đối với Giáo hoàng.
Nước Nga rất yêu quý trong trái tim của Thánh Gioan Phaolô II, vì ngài đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ một cách hòa bình chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Sô viết. Chỉ vài năm trước, ngài đã có cuộc gặp hơn một giờ với Tổng thống Mikhail Gorbachev, người sau này nói rằng việc giải thể Liên Sô một cách hòa bình sẽ không thể thực hiện được nếu không có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Có lẽ cuộc gặp gỡ của họ vào năm 1989 cũng đã làm dịu trái tim của Gorbachev trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1991, khi nhà lãnh đạo này cho phép khoảng 20,000 thanh niên Nga tham dự sự kiện này ở Ba Lan lần đầu tiên. Động thái hòa giải là lý do toàn bộ lý do các sinh viên Nga hiện đang gặp gỡ Đức Gioan Phaolô II tại Rome.
“Đức Gioan Phaolô II nói với tôi ‘Đây là nhóm người Nga đầu tiên mà tôi từng chào đón trong buổi tiếp kiến chung'“.
Có thể đây là nhóm thanh niên đầu tiên từ Mạc Tư Khoa đến thăm Rôma.
Cha Kelly cho biết Đức Giáo Hoàng đã rất xúc động trước các sinh viên Nga.
Còn các sinh viên Nga?
“Họ đã rất phấn khởi.”
Source:Catholic News Agency
3. Các bác sĩ đã cấy ghép thận của một con lợn vào người. Nó có hợp đạo đức không?
Tình trạng thiếu nội tạng trên thế giới căng thẳng đến mức Trung Quốc ngày càng khét tiếng trong việc buôn bán nội tạng của các tù nhân. Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, bước đột phá y học gần đây có thể giảm bớt tình trạng thiếu nội tạng. Đây là những gì các nhà đạo đức y học nói về tác động đạo đức của tiến bộ mới này. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mười hai người chết mỗi ngày để chờ một cơ phận quan trọng được cấy ghép vào họ. Các cơ phận hiến tặng đều đến từ những người đã được tuyên bố là “chết não”, một thuật ngữ vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà đạo đức học.
Nhưng một bước đột phá y tế được báo cáo trong tuần này cuối cùng có thể dẫn đến việc giảm đáng kể cả số người chờ đợi việc hiến tặng cơ phận lẫn nhu cầu loại bỏ các cơ phận quan trọng của những người có não đã ngừng hoạt động hoàn toàn - vì chấn thương nặng hoặc sử dụng thuốc quá liều - nhưng vẫn tiếp tục thở một cách máy móc.
Giải pháp có thể là cấy ghép nội tạng của các động vật khác. Quy trình này được gọi là cấy ghép xenotransplant, đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Cuối tháng 9, một nhóm bác sĩ tại Đại học Langone Health ở thành phố New York đã cấy ghép thành công một quả thận của một con lợn cho một phụ nữ chết não có dấu hiệu rối loạn chức năng thận. Nội tạng hoạt động bình thường.
Điều khiến quy trình này có thể thực hiện được là một sự biến đổi gen của quả thận được hiến tặng từ con lợn để loại bỏ gen đã kích hoạt việc từ chối thận của người nhận.
Theo tờ New York Times, Tim và thận lợn đã được cấy ghép thành công vào khỉ và khỉ đầu chó, nhưng những lo ngại về an toàn đã ngăn cản việc sử dụng chúng ở người.
“Chúng ta đã sử dụng những van lợn ở người. Miễn là an toàn là được rồi”, Cha Nicanor Austriaco, Dòng Đa Minh, Giáo sư Sinh học & Giáo sư Thần học tại Đại học Providence, cho biết về việc sử dụng thận lợn ở người, trong một email gửi cho Aleteia. “Mối quan tâm duy nhất của tôi là nghiên cứu này đang được thực hiện với những bệnh nhân có vẻ như đã chết não. Điều này là mới vì không rõ ai là người đưa ra sự đồng ý. Tôi không nghĩ rằng bệnh nhân chết não thực sự đã chết. Vì vậy điều này làm tôi lo lắng rằng chúng ta đang đi theo hướng nghĩ như thế”.
John F. Brehany, Phó Chủ tịch Điều hành Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, đã chia sẻ mối quan tâm đó. “Tôi muốn bảo đảm rằng chẩn đoán chết não hoàn toàn rõ ràng và hợp lệ,” anh nói trong một email. “Nó có thể là như vậy. Nhưng càng nhiều người bắt đầu thực hiện thí nghiệm trên 'tử thi' của con người để hỗ trợ sự sống dựa trên các chẩn đoán chết não, thì điều đó càng có thể đặt ra câu hỏi về tính hợp lệ của chết não”.
Thật vậy, thực tế là khoa học có thể tiến hành một thí nghiệm trên một “người chết” để chứng minh rằng chức năng này sẽ hoạt động đối với một người còn sống xem ra có vẻ trái ngược nhau.
Cha Tadeusz Pacholczyk của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, là một nhà khoa học thần kinh và nhà sinh lý học, nói với USA Today rằng “không có mối quan tâm cơ bản nào ở đó, vì đây chẳng qua là trường hợp 'hiến tặng cơ thể của một người cho khoa học' sau khi chết.”
Cha Pacholczyk, giám đốc giáo dục tại NCBC, cũng nhận thấy “không có trở ngại đạo đức nào nghiêm trọng đến mức không thể chấp nhận được đối với phẫu thuật hoặc cấy ghép từ lợn sang người”, tờ báo cho biết, đồng thời chỉ ra rằng “động vật từ lâu đã bị hy sinh vì lợi ích của con người”.
Các công nghệ mới
Tiến sĩ Robert Montgomery, giám đốc Viện cấy ghép của Đại Học Langone, người đã thực hiện quy trình này vào tháng 9, nói với tờ New York Times rằng kỹ thuật biến đổi gen của lợn có thể là một nguồn nội tạng bền vững, có thể tái tạo. Nguồn nội tạng đó sẵn có như năng lượng mặt trời và gió.
Sự kết hợp của hai công nghệ mới - chỉnh sửa gen và nhân gen ra nhiều - đã tạo ra các cơ quan nội tạng lợn bị biến đổi gen, và quả thận được sử dụng trong thí nghiệm ở Đại Học New York thu được bằng cách “loại bỏ một gen lợn mã hóa một phân tử đường gây ra phản ứng từ chối mãnh liệt từ con người,” tờ Times giải thích.
Bài báo cho biết thêm “Tiến sĩ Montgomery và nhóm của ông cũng cấy ghép tuyến ức của lợn, một tuyến có liên quan đến hệ thống miễn dịch, trong nỗ lực ngăn chặn các phản ứng miễn dịch đối với thận”.
Tuy nhiên tờ Times lưu ý rằng Tiến sĩ David Klassen, giám đốc y tế của United Network for Organ Sharing, cảnh báo rằng vẫn còn nhiều rào cản. Klassen cảnh báo rằng việc đào thải các cơ phận trong thời gian dài xảy ra ngay cả khi thận của người hiến tặng phù hợp và “ngay cả khi bạn không cố gắng vượt qua các rào cản giữa các loài khác nhau”.
Thận có nhiều chức năng bên cạnh chức năng lọc sạch chất độc trong máu. Tiến sĩ Klassen nói: “Đó là một lĩnh vực phức tạp, và tưởng tượng rằng chúng ta biết tất cả những điều sắp xảy ra và tất cả các vấn đề sẽ nảy sinh thì thật là ngây thơ.”
Tuy nhiên, theo National Public Radio, “một số công ty công nghệ sinh học đang chạy đua để phát triển các cơ quan nội tạng lợn phù hợp để cấy ghép nhằm giúp giảm bớt tình trạng thiếu nội tạng ở người” cho thấy có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực này. Thành công của Đại Học New York là “một chiến thắng cho Revivicor, một công ty con của United Therapeutics, công ty đã chế tạo ra con lợn và những người anh em họ của nó, một đàn 100 con được nuôi trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ tại một cơ sở ở Iowa.”
Cuối năm ngoái, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm “đã phê duyệt sự thay đổi gen ở lợn Revivicor là an toàn để làm thực phẩm và thuốc cho con người,” mạng lưới phát thanh cho biết.
Source:Aleteia