Ngày 26-10-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/10: Dấu chỉ thời đại – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:29 26/10/2023


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông rằng: “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: ‘Mưa đến nơi rồi’, và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: ‘Trời sẽ oi bức’, và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?

“Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải? Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng.”

Đó là lời Chúa
 
Thương người cũng như mến Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
02:39 26/10/2023

Suy niệm Chúa nhật XXX năm – A
Thương người cũng như mến Chúa
(Mt 22, 34-40)

Đoạn Tin Mừng hôm nay mô tả bầu khí tranh chấp đố kỵ của thời Chúa Giêsu. Người phe Biệt phái, kẻ nhóm Sađuđucêô. Bên này gài bẫy bên kia và hí hửng khi đối thủ gặp nạn. Tranh chấp từ lãnh vực chính trị xã hội đến tôn giáo. Nên "khi những người Biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Đađđucêô câm miệng, thì họp nhau lại. Một người trong nhóm họ hỏi thử Người rằng : "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất? " (Mt 22, 34-36). Họ hỏi như vậy là vì Luật pháp có tới 613 khoản: 248 lệnh truyền và 365 điều cấm. Nhưng khoản nào trọng hơn khoản nào và khoản nào quan trọng nhất là vấn đề nóng bỏng. Tùy theo người ta nghiêng về phụng vụ hay xã hội, Ðền thờ hay đền vua, mà người ta có thể biện minh cho thái độ Biệt phái hay phái Sađđcêô. Họ hỏi Chúa Giêsu cũng là để gài bẫy Chúa nữa. Ðược hỏi Chúa liền trả lời : "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22,37-39).

Mến Chúa là trọng nhất

Trong Kinh Thánh, những từ “lòng”, “tâm trí, “mình” và “sức lực” bổ túc cho nhau để miêu tả toàn bộ con người. Nghĩa là: Yêu mến Chúa bao gồm toàn bộ con người, mọi khả năng và của cải.

Khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa, Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn; nhưng "yêu kẻ khác như chính mình. Tại sao vậy? Vì Chúa "là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh, là sơn động, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng ta " (x. Tv 17, 2-3), nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa không những hết… mà còn trên hết mọi sự. Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi. "Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất" (Mt 22, 38).

Yêu người cũng giống như mến Chúa

Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Chúa Giêsu không đồng hóa hai việc mến Chúa và yêu người. Hai việc đó vẫn khác nhau và có thứ tự trước sau, nhưng quan trọng như nhau; vì thế không được sao nhãng nhiệm vụ nào. Nét độc đáo trong câu trả lời của Chúa Giêsu là thể hiện lập trường của Chúa.

Cứ sự thường, mến Chúa thì phải yêu người. Nhưng người ta vẫn coi đó là những nhiệm vụ rời nhau, những bổn phận không liên lạc gì với nhau. Có thể mến Chúa trong Ðền thờ và không thương người ngoài xã hội hoặc thương người nơi xã hội nhưng lại không mến Chúa trong Ðền thờ. Nhất là coi thương người không bằng mến Chúa.

Ðối với Chúa Giêsu thì không như thế. Phải thương người như mến Chúa. Mến Chúa thôi thúc chúng ta yêu người. Yêu người như chính mình, chúng ta sẽ đối xử với họ theo cách chúng ta muốn họ đối xử với mình (x.Mt 7,12). Ưu tiên là mến Chúa nhưng đồng thời cũng phải thương người. Sau này thánh Gioan sẽ giải thích: không thể có lòng mến Chúa vô hình nếu không thương người hữu hình (1Ga 4,20).

Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Chúa như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Ai cũng yêu mình, không ai ghét mình bao giờ. Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12).

Chúa Giêsu kết luận : "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó" (Mt 22, 38). Điều răn thì có : thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng mến Chúa thì phải yêu người.

Vừa mến Chúa vừa yêu người

Chúng ta đừng tưởng, thời Cựu Ước dân sống như kiểu luật rừng. Không, lời Chúa trong bài đọc I cho thấy dân 3.000 năm trước đã sống rất nhân đạo. Chúa truyền cho họ : " Ngươi chớ làm phiền lòng và ức hiếp khách ngoại kiều: vì các ngươi cũng là khách ngoại kiều ngụ trong đất Ai-cập" (Xh 22,20). Và Ngài dạy : "Các ngươi đừng làm hại cô nhi quả phụ. Nếu các ngươi hà hiếp những kẻ ấy, họ sẽ kêu thấu đến Ta, và chính Ta đã nghe tiếng họ kêu van. Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, sẽ dùng gươm giết các ngươi, vợ các ngươi sẽ phải goá bụa, và con cái các ngươi sẽ phải mồ côi" (Xh 22,21-27).

Ngay cả khi cho vay cũng không được lấy lãi. Ðược giữ vật thế chân để tránh sự lạm dụng, nhưng những đồ cầm đó phải trả lại trước khi mặt trời lặn, kẻo đêm lạnh người nghèo không có áo che thân (x. Xh 22,25-26).

Như thế, yêu không phải vì mọi người là đồng loại, hoặc vì phải nhớ lại hồi trước dân đã từng là nạn nhân của nhiều sự bóc lột, nhưng nhất là vì Thiên Chúa là Ðấng lân tuất, luôn xót thương và bênh vực những kẻ khó nghèo và yếu thế, chống lại bóc lột. Chúa đòi cho mọi người được bình đẳng vì tất cả đều là hình ảnh Chúa. Ai muốn đẹp lòng Chúa thì phải săn sóc đến tha nhân. Chúa không tách rời lòng đạo đức và tình đồng loại, cũng không đồng hóa hai vấn đề mến Chúa và yêu người; Chúa chỉ chấp nhận những lòng mến Chúa đồng thời cũng yêu người.

Lạy Chúa, vì Chúa thì con yêu người như mình con vậy. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:00 26/10/2023

36. Trinh nữ mà xuất giá thì không có tội, trinh nữ mà không xuất giá thì vẫn luôn là trinh nữ: câu trước là cứu vãn yếu nhược, câu sau là quang vinh trinh khiết; câu trước thì không có chỗ dựa vào, câu sau thì được người ta tán tụng mãi không thôi.

(Thánh Ambrosius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:04 26/10/2023
84. VÕ HẬU THÍCH NỊNH

Vào thời Võ Tắc Thiên, Hoắc Du Khả dù ở đâu cũng có thể đón được ý của nữ hoàng.

Một hôm, khi khiển trách xử phạt đại thần Địch Nhân Kiệt thì Hoắc Du Khả cùng Bùi Hành Kiệm bắt đầu quỳ chạm bậc ngọc, khấu lạy cộc vỡ cả đầu. Sự việc xong, Hoắc Du Khả bèn dùng vải quấn quanh lại, một mình ở lại cũng bày ra chỗ bị chảy máu, hy vọng từ đây Võ hậu thấy và hiểu lòng trung thành của ông ta.

Lại có quan trợ lý ở Ninh Lăng là Quách Hoằng Bá tự mình cất quân đánh Từ Kính Nghiệp, phát thề rằng:

- “Nếu bắt sống Từ Kính Nghiệp, thì rút gân nó, ăn thịt nó, uống máu nó và ăn sạch tủy nó”.

Võ hậu nghe được thì rất là phấn khởi, bèn cho Quách Hoằng Bá làm ngự sứ, người ta gọi đó là “ngự sứ bốn nó”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 84:

Đón được ý cấp trên để chiều lòng họ là do khôn ngoan của thế gian mà ra, làm cấp trên mà thích người khác nịnh mình là dấu hiệu của sự chia rẽ và thoái hoá trong cộng đoàn.

Có một vài cộng đoàn mà cấp trên cứ chọn lựa người của mình để làm phe cánh, thì cộng đoàn ấy đã chia rẽ và gây sự nghi ngờ với nhau; có những cộng đoàn mà có những thành viên làm “ăng ten” cho cấp trên để báo cáo hành vi lời nói của anh em chị em như là “chỉ điểm”, cộng đoàn ấy chắc chắn sẽ bệ rạc từ bên trong và chỉ là cái mã tô vôi mà thôi…

Để được cấp trên vui lòng mà tuyên bố nhốn nháo, hành vi nịnh hót, nói to nói nhỏ chỉ chọt anh em chị em, ấy là ma quỷ trá hình thiên thần và là tên chỉ điểm của sa tan.

Thật vô phúc cho cộng đoàn nào có bề trên thích nịnh hót và bề dưới thích tâng bốc lập công, bởi vì đó không phải là cộng đoàn yêu thương của Thiên Chúa, nhưng là một tổ hợp bát nháo của ma quỷ thống trị…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa muốn gì ?
Lm. Minh Anh
15:37 26/10/2023

CHÚA MUỐN GÌ?
“Cảnh sắc đất trời, các người biết nhận xét; còn thời đại này, sao lại không biết nhận xét?”.

Một đêm thu huyền hoặc, chuông các nhà thờ Ba Lan ngân vang. Người người đổ xuống các ngả đường. Muôn lời ca, bao lời kinh, với nến, hoa, cờ và cả nước mắt; những cái ôm và cả rượu Champagne… Một người con Ba Lan làm Giáo Hoàng! Tại thị trấn Wadowice, cha Zacher lặng trân vì xúc động, các tín hữu chen chúc trong nhà thờ để tạ ơn. Tối hôm đó, ngài từ từ mở cuốn sổ Rửa Tội, lật từng trang ố vàng và dừng lại ở tháng 5/1920. Kìa, Carolus Joseph Wojtyła! Chính cha đã dạy giáo lý cho cậu bé Wojtyła. Ngoài ngày Rửa Tội, còn có ngày Rước Lễ, Thêm Sức, chịu chức Linh mục, Giám mục, Hồng Y. Bên lề sổ, vị linh mục già run run ghi “16/10/1978, Giáo Hoàng”. Ngài thầm thì, “Chúa muốn gì?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Gioan Phaolô II đã là dấu chỉ cho thế giới vào buổi giao mùa của hai thiên kỷ. Wojtyła vừa là dấu chỉ của thời đại vừa là người góp phần cáo chung của chủ nghĩa Cộng Sản vốn đã sụp đổ hàng loạt năm 1989 ở Đông Âu, bắt đầu từ Ba Lan đến Liên Xô và cả 14 quốc gia tách khỏi Nga. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến dấu chỉ! Chúa Giêsu trách người đương thời không nhận ra ‘một Ai đó’ còn vĩ đại hơn cả Salomon và Giôna đang ở giữa họ! “Cảnh sắc đất trời, các người biết nhận xét; còn thời đại này, sao lại không biết nhận xét?”.

Với những ai theo Chúa, việc đọc ra dấu chỉ và nhận biết thời điềm thật quan trọng! Nghĩa là, làm sao chúng ta có thể nhìn thấy và giải thích đúng những gì đang xảy ra trong nền văn hoá, xã hội và thế giới của mình; và quan trọng hơn, nhận ra sự hiện diện và bàn tay của Thiên Chúa đang đối nghịch với hoạt động lúc ẩn lúc hiện của Satan trong đó, hầu có thể tự hỏi, “Chúa muốn gì?”. Bởi lẽ, xã hội ngày nay buộc chúng ta phải chọn lựa giữa vô vàn ‘lựa chọn đạo đức’ khi bạn và tôi bị lôi kéo ở chỗ này, chỗ kia; tâm trí chúng ta đang bị thử thách cách này, cách khác. Trong thư Rôma hôm nay, Phaolô thú nhận, “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm!”.

Một trong những thủ đoạn của Satan là gieo rắc dối trá; nó tìm cách gây xáo trộn vô số cách. Lời lẽ gian giảo của nó có thể đến qua truyền thông, từ các nhà lãnh đạo chính trị và đôi khi, thậm chí, một số lãnh đạo tôn giáo. Satan yêu thích ở đâu có chia rẽ, phân hoá và rối loạn. Vì thế, đọc được dấu chỉ để nhận ra những sai lầm đạo đức và văn hoá nghịch với Tin Mừng, với giáo huấn của Hội Thánh và tự hỏi, “Chúa muốn gì?” là điều cấp thiết!

Anh Chị em,

“Chúa muốn gì?”. Trước một xã hội và thế giới ‘vàng thau’ như thế, chúng ta phải nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa qua các dấu chỉ! Nói cách khác, nhận ra ‘một Ai đó’ giữa các biến cố và sự kiện; nghĩa là, trên tất cả mọi sự, chúng ta phải tìm kiếm Thiên Chúa ngang qua thinh lặng, cầu nguyện và nài xin sự soi rọi của Thánh Thần. Thánh Vịnh đáp ca thật ý tứ, “Lạy Chúa, thánh chỉ Ngài, xin dạy cho con!”. Có như thế, bạn và tôi cho phép Chúa Giêsu hiện diện tràn đầy trong cuộc sống mình. Chính Ngài và Thánh Thần của Ngài sẽ giúp chúng ta biện phân điều gì đến từ Thiên Chúa, điều gì không đến từ Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con thi thoảng biết dừng lại và tự hỏi, “Chúa muốn gì?”. Điều Chúa muốn trước hết, là con đừng nuông theo thói đời, nhưng dám ‘lội ngược’ để nên thánh!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Khủng Hoảng Căn Tính
Lm Nguyễn Trung Tây
18:41 26/10/2023
Lm. Nguyễn Trung Tây
□ Khủng Hoảng Căn Tính


Tin Mừng - Mátthêu 22:34-40
Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải yên lặg, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại.35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người: “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?”Đức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.”

Trong khi theo học lớp Đệ Nhị Luật tại đại học Catholic Theological Union, tôi nhớ có lần đột nhiên thiên đường đổ vào tâm hồn tối tăm của tôi một câu hỏi,

— Tại sao Thiên Chúa lại đòi hỏi con người phải yêu Ngài hết cả trái tim, hết cả linh hồn và hết cả tâm trí? Lý do nào đã khiến Thiên Chúa đưa ra một lời yêu cầu lạ lùng đến như vậy tới người Do Thái?

Có bao giờ bạn cũng có những dòng tư tưởng tương tự khi đọc Đệ Nhị Luật 6:4-5 hay không?

— Hỡi Israel, hãy nghe đây! Thiên Chúa là Thiên Chúa của chúng ta. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất mà thôi. Bạn phải yêu mến Thiên Chúa là Đức Chúa của bạn bằng cả trái tim, cả linh hồn, và cả trí lực (Deut 6:4-5).

Hoặc trong khi đang có mặt ở Đất Thánh, có bao giờ bạn gặp một người Do Thái đứng nơi công cộng hay trước bức tường Than Thở đọc thiết tha lời kinh Đệ Nhị Luật này chưa? Có bao giờ bạn thắc mắc tự hỏi tại sao những người đàn ông Do Thái này, bỗng dưng, lại đứng giữa nơi thanh thiên bạch nhật để đọc lời kinh cầu nguyện Deut 6:4-5 hay không?

Để trả lời những câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải đặt Đệ Nhị Luật 6:4-5 vào trong toàn bộ bối cảnh của nó. Theo Đệ Nhị Luật 6, đặc biệt câu 1, Môisen tuyên bố rằng Thiên Chúa đã buộc ông phải dạy cho dân Do Thái điều luật này trước khi dân du mục đặt chân vào miền đất hứa. Môisen thậm chí còn khẳng định rằng người Do Thái phải lưu trữ điều luật này ngay trong trái tim, nơi chứa đựng sự khôn ngoan theo quan điểm cổ xưa.

Hơn thế nữa, dân Do Thái của muôn muôn thế hệ phải dạy con cái họ điều luật này, và lập lại lời kinh này bất cứ ở đâu. Không dừng lại ở đó, Môisen tiếp tục tuyên phán, “Hãy buộc [điều luật này] như một dấu hiệu trên tay bạn, gắn chặt [điều luật này] như một biểu tượng trên trán bạn, và viết [điều luật này] lên các cột và cổng nhà của bạn” (ĐNL 6:8-9).

Do đó, du khách ở vùng đất Thánh có thể sẽ gặp một người đàn ông Do Thái đứng cầu nguyện nghiêm trang nơi công cộng, hay trong Hội đường với một bộ “trang phục” phi-lắc-tơ-ri (phylactery), gồm hai khối da hình vuông màu đen chứa một mảnh vải da, trên đó khắc hàng chữ ĐNL 6:4-5. Một phi-lắc-tơ-ri được gắn dây cuốn chung quanh cánh tay trái, phi-lắc-tơ-ri còn lại đeo ngay trên trán.

Nếu bạn đã từng hỏi tại sao người đàn ông Do Thái này lại đeo phi-lắc-tơ-ri trong khi đứng cầu nguyện, bây giờ bạn đã có câu trả lời. Nói ngắn gọn, những người đàn ông Do Thái này đang thực hiện lời dạy dỗ của Môses, như đã được viết trong ĐNL 6:4-5.

Suy Niệm

Theo như thánh sử Matthew, một Thầy Biệt Phái hỏi Đức Giêsu,

— Thưa Thầy! Điều luật nào là điều luật quan trọng nhất?

Đức Giêsu liền đọc,

— Hỡi Israel, hãy lắng nghe: Thiên Chúa là Đức Chúa của chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa. Bạn sẽ yêu Thiên Chúa bằng cả trái tim, cả linh hồn, và cả tâm trí của bạn.

Nói một cách khác, đối với Đức Giêsu, nếu một người toàn tâm toàn ý yêu Thiên Chúa với tất cả các năng lực, người đó cũng sẽ thực hành các điều luật còn lại trong toàn bộ sách Torah.

Bạn đọc có thể đã tự hỏi, “Yêu Chúa bằng cả trái tim, bằng cả tâm trí và bằng tất cả sức mạnh, điều đó có nghĩa là gì?”

Điều đó có nghĩa là người tín hữu phải yêu Chúa không phải với một trái tim “lờ lờ nước hến,” mà là một tình yêu đam mê.

Đam mê như Romeo và Juliet yêu nhau say đắm.

Đam mê như Vua Edward VIII sẵn sàng từ bỏ ngai vàng vì tình yêu với Wallis, một thường dân người Mỹ đã từng một lần dang dở.

Đam mê như công chúa Mako, sẵn sàng từ bỏ hoàng gia để đi theo tiếng gọi đam mê một người thanh niên không thuộc hoàng gia.

Khi một người yêu đam mê, người đó trở nên dịu dàng và kiên nhẫn hơn, đặc biệt là với người yêu. Khi đó, bạn gái hoặc bạn trai trở thành trung tâm điểm của cuộc đời. Mọi nỗ lực đều được hướng về và hướng tới người đó.

Khi yêu đam mê, người ta không thể lắng nghe bất kỳ giọng nói nào khác, ngoài tiếng nói của trái tim và của người yêu.

Đó là lý do tại sao cả Romeo và Juliet đã chấm dứt cuộc sống.

Vua Edward VIII bỏ tất cả để lại sau lưng vì một người thường dân mà ông yêu cuồng nhiệt.

Và Mako bỏ lại cuộc sống hoàng gia bởi người thường dân mà công chúa yêu nồng nàn.

Những người Do Thái từng có một quá khứ nô lệ tại Ai Cập, một vùng đất của chủ nghĩa đa thần. Tương tự như thế, người Canaan của vùng đất mà dân Do Thái sắp tiến vào là vùng đất của rất nhiều thần thánh. Nhưng, người Do Thái chỉ tôn thờ một và chỉ một Thiên Chúa mà thôi.

Bởi thế, trước khi đặt chân vào Canaan, Môisen đã triệu tập người Do Thái tới trước mặt ông. Sau đó, ông truyền lệnh con dân Do Thái phải yêu Thiên Chúa với một tình yêu tuyệt đối. Bởi ngôn sứ Môisen biết, sau khi gặp gỡ dân Canaan trên vùng đất đa thần, trái tim Do Thái có thể sẽ biến đổi hình dạng, bởi chính những vị thần cư dân địa phương tôn thờ từ bao lâu nay.

Mối đe dọa này rất thật và đã xảy ra. Bởi không yêu Thiên Chúa hết tâm hồn hết linh hồn hết sức lực, người Do Thái cuối cùng thay lòng đổi dạ. Họ không còn coi là Chúa của Abraham là Chúa của họ nữa. Kết quả là họ đã nhiều lần mất đi bản sắc dân riêng của mình. Đã có những khoảng thời gian người Do Thái bị ngoại bang chinh phục, lưu đày biệt xứ. Một lần vào năm 722 BC. Lần khác vào năm 587 BC.

Môisen hoàn toàn đúng khi đoán trước điều gì sẽ xảy ra nếu người Israel không nuôi dưỡng tình yêu nồng nhiệt dành cho một Chúa duy nhất của họ. Thật vậy, lịch sử Do Thái cũng là một lịch sử của phản bội. Sau khi hoàn toàn sở hữu vùng đất hứa, phần lớn người Do Thái đã từ bỏ Thiên Chúa của Abraham cho các vị thần của cư dân địa phương. Ngay cả vua Solomon, người khôn ngoan nổi tiếng đến nỗi Nữ hoàng từ phương Nam lên đường đến Jerusalem để lắng nghe sự khôn ngoan của ông, cũng đã bỏ Chúa cho những vị thần mang đến vương quốc Đavid từ rất nhiều người bà vợ mà ông ta đã cưới từ các quốc gia xung quanh.

Không lạ chi, vương quốc David, sau Salomon, đã bị chia thành hai quốc gia, Bắc quốc Israel, gồm mười bộ tộc, Vương quốc Nam Judea gồm hai chi tộc Judah và Benjamin. Cả hai vương quốc đều đã không học được bất kỳ bài học nào từ lịch sử phản bộ của tổ tiên. Họ lại thay đổi trái tim, không yêu Thiên Chúa hết lòng hết trí khôn hết linh hồn. Họ thờ phượng tà thần. Bởi thế, Bắc Quốc Israel sụp đổ vào năm 722 BC và Nam Quốc Judea vào năm 587 BC.

Sụp đổ Nam Quốc dẫn đến lưu vong Babylon, “Bên bờ sông Babylon, chúng tôi ngồi đó và ở đó chúng tôi khóc, chúng tôi nhớ đến Zion” (Thánh Vịnh 137:1). Riêng Bắc quốc Israel biến mất vĩnh viễn sau cuộc chinh phục của người Assyria, bởi vua Assyri đã trục xuất phần lớn người dân Bắc quốc sang các nước xung quanh. Riêng người dân của Nam quốc, sau khi bị lưu vong Babylon, may mắn hơn được phép trở về vùng đất Judea vào năm 539 BC.

“Tôi không còn là một nửa con người tôi đã từng là.” Người sáng tác ca khúc “Yesterday” chắc hẳn đã từng trải qua những mối tình say đắm. Vì yêu hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực, nên anh được biến đổi thành một con người mới. Cũng vậy, sau một thời gian sống đời sống tu trì, tiếc thay tôi khám phá ra rằng tôi hầu như vẫn không thay đổi, tôi vẫn là con người cũ với đầy đủ hỷ nộ ái ộ, vẫn nguyên vẹn thái độ tiêu cực và bi quan về cuộc đời và con người. Nếu đúng tôi vẫn là tôi của ngày hôm qua như thế, có lẽ Thiên Chúa không thực sự là trung tâm của đời tôi, hoặc có lẽ Ngài không phải là ưu tiên của tôi, hoặc có lẽ tôi không hết lòng yêu mến Chúa.

Tất cả những điều này đã xảy ra, bởi vì thực ra tình yêu của tôi dành cho Thiên Chúa không phải là một tình yêu cuồng nhiệt, mà thực sự ra chỉ là một mối tình nguội lạnh, lờ đờ nước hến.

Lời Nguyện

Lạy Ngài! Xin ban con một trái tim yêu Ngài thiết tha!□

No Passionate Love: Identity Crisis! Deut 6:4-5

While studying the course on Deuteronomy at Catholic Theological Union, in one lecture, I recall, suddenly heaven opened my nerdy head by infusing these thoughts into my mind, “Why did God, through Moses, demand the people love Him with all their heart, with all their soul, and with all their strength? Is there a reason (or reasons) that God came up with such a strong demand from the nomadic Hebrews?”

Have you ever been inspired with these or similar questions while reading this line, “Hear, O Israel: The Lord is our God, the Lord alone. You shall love the Lord your God with all your heart, and with all your soul, and with all your might” (Deuteronomy 6:4-5). Or while being in the Holy Land, have you ever unexpectedly encountered a Jewish man who stood in public wholeheartedly reciting this prayer? And why did this orthodox Jew behave in what is such a strange manner to a non-Jewish eye?

To answer these questions, let us first put Deuteronomy 6:4-5 in its full context. According to Deuteronomy 6, in particular verse 1, Moses declared that the Lord God had charged him to teach his fellow people this commandment prior to their entry into the promised land. Moses even insisted that the Hebrews must store this commandment not anywhere but in the heart, an intellectual agent according to the ancient perspectives. What’s more, the people must recite this commandment to their children at home and wherever they were.

What else, Moses continued, “Bind [this commandment] as a sign on your hand, fix [this] as an emblem on your forehead, and write [it] on the doorposts of your house and on your gates” (Deut 6:8-9). As a result of this teaching, the chance is not rare for the tourists in the Holy Land to encounter a Jewish man with phylacteries: the two black cubes which contained a piece of parchment which was inscribed Deut. 6:4-5. One of these two leather cubes is attached with a strap to the left arm, the other to the forehead. If you wondered why this orthodox Jewish man wore the phylacteries while standing in public for his prayer, you now have the answer. These Jews are just being faithful to the teaching of Moses.

According to Mark, one day a scribe came to Jesus and put to him this query, “Which is the first of all the commandments?” (Mark 12:29). Jesus at once recited one of the hallmarks of Judaism, “Hear, O Israel: The Lord is our God, the LORD alone. You shall love the Lord your God with all your heart, and with all your soul, and with all your might.” In other words, for Jesus, if one wholeheartedly loves God with all the capacities one possesses, one, as expected, will also observe the rest of the commandments in the Torah.

You might have asked yourself, “To love God with all your heart, with all your mind and with all your strength, what does it mean?” Well! It possibly means to love God not with a lukewarm love, but rather a passionate one. Passionate love like when Romeo and Juliet fell in love with one another. Passionate love like that of King Edward VIII, who was willing to abdicate his throne for the love of Wallis, a divorced American commoner. When one is falling in love passionately, one certainly will be transformed into a new mode of being. Physically speaking, one would care more about physical appearance. Perfume is on the hair. New clothes are on the body. Emotionally speaking one becomes more gentle and patient, especially with his lover. Mentally speaking his girl friend becomes the focal point or the center of his life. Every effort is directed towards that center of life. In passionate love, one is unable to hear and listen to any voice but the voice of his heart and his lover. That’s why both Romeo and Juliet terminated their lives. And King Edward VIII left everything for the sake of his beloved.

The nomadic Hebrews, on the one hand, were the slaves for quite some hundred years of the Pharaohs who believed in polytheism, or worshipping many gods. Likewise, the Canaanites of the land that the people were about to enter also practiced polytheism. The nomadic Hebrews, on the other hand, believed in monotheism. They worshipped one and only one God, Adonai. Perhaps, under these circumstances, before entering Canaan, Moses summoned the people in front of him. He then commanded and urged his people to love God passionately. Otherwise, after having mingled with the Canaanites, the hearts of the people might be altered with the many other gods of the local inhabitants. And the danger and the threat from this phenomenon were very real. Without loving God passionately and wholeheartedly, the Hebrews no longer considered the God of Abraham their God. As a result, they lost their identity. Consequently, they ceased to be the Hebrews. The Israelites would then vanish from the face of the earth.

Moses was absolutely correct in foreseeing what would happen if the nomadic Israelites did not nurture their passionate love for their one and only one God. The history that followed the conquest of the land unfortunately turned out to be the history of betrayal. After the many battles with the Canaanites which led to numerous victories and the possession of the land, the majority of the Hebrews abandoned God for the pagan gods of the local inhabitants. Even King Solomon, whose wisdom was so renowned that the Queen from the South journeyed to Jerusalem to listen to his wisdom, was willing to leave God for the gods of the many foreign wives whom he married from the surrounding nations.

Consequently, the Davidic Kingdom, after Solomon, was split into the two nations, the Northern Kingdom, Israel, which consisted of the ten tribes; and the Southern Kingdom, Judah, which consisted of the other two, Judah and Benjamin. Both kingdoms unfortunately did not learn any lessons from their past, but continued to fail to love God passionately, which led to the fall of the Northern Kingdom in 722BC and the Southern Kingdom in 587BC. The latter in turn led to the Babylonian exile, “By the rivers of Babylon, there we sat down and there we wept, when we remembered Zion” (Psalm 137:1).

Historically speaking, the Northern Kingdom and the people indeed vanished after the conquest by the Assyrians, for the King of the Assyrians deported the majority of the Northern Kingdom people to the surrounding countries. These lost ten tribes were called the Diaspora. The people of the Southern Kingdom, after the Babylonian exile, were fortunately allowed to return to their land in 539BC.

“I’m not half the man I used to be.” The composer of the song “Yesterday” must have experienced passionate love. Since he loved with all his heart, with all his soul and with all his strength, he was being transformed into a new person. Likewise, after embracing the religious and missionary life for quite some time, unfortunately if I discover that I virtually remain the same person with all negative and pessimistic attitudes towards life and people, perhaps God is not really the center of my life, or perhaps God is not my priority, or perhaps I don’t love God wholeheartedly. All of these have happened because actually my love for God is not a passionate love, but really a lukewarm one.

If that is really the case, I may have experienced a crisis in my religious life. If that is really the case, what should I do in order to transform my love for God from a lukewarm approach to a passionate one?□
 
Sống Đạo Yêu Thương
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:51 26/10/2023

SỐNG ĐẠO YÊU THƯƠNG
(Chúa Nhật XXX TN A)

Kitô hữu chúng ta không ít lần được nghe diễn giải về giới luật yêu thương là mến Chúa và yêu người. Chúa Giêsu đã lấy lại lời Cựu Ước và khẳng định: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất”(Mt 22,38). Đã là điều răn đứng đầu và trọng nhất thì chỉ có một. Xét như loài thụ tạo thì nghĩa vụ thờ phượng Đấng Tạo Thành là nghĩa vụ hàng đầu và không có gì có thể thay thế. Nếu nhìn nhận mọi sự chúng ta đang có, đang là, đều do bởi lãnh nhận từ trên cao, thì việc thần phục Đấng Tạo Thành là chuyện mang tính sống còn. Nếu Chúa rút hơi lại thì không có loài nào được tồn tại.

Thiên Chúa không chỉ nhận chúng ta làm con theo nghĩa được dựng nên giống hình ảnh của Người mà còn nhận chúng ta làm nghĩa tử trong Con Một chí ái của Người là Đức Giêsu Kitô. Con người là chi mà Chúa đoái trông (x.Tv 8). Loài người là gì mà Chúa lại phó ban Con Một. Tất thảy chỉ vì Chúa muốn thông phần hạnh phúc cho chúng ta mà thôi. Như thế bổn phận yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực là bổn phận liên hệ đến phần phúc loài người chúng ta.

Điều răn thứ hai là yêu thương tha nhân như chính mình. Chúa Giêsu nói điều răn thứ hai “cũng giống” điều răn thứ nhất. Cái từ “giống” rất dễ bị hiểu lầm là tương đương, là ngang bằng. Tuy nhiên khi nói đến trạng thái “giống” là nói đến một sự phản ánh có điểm quy chiếu. Người ta nói cái hình, cái ảnh giống với người, với vật, với cảnh, chứ không nói ngược lại rằng người, vật, cảnh giống với hình, với ảnh. Tương tự như thế, người ta nói đứa con giống người cha chứ không bao giờ nói người cha giống đứa con. Như thế người cha là nguồn, là điểm quy chiếu của sự được gọi là “giống”.

Với hệ luận như trên thì điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa chính là nguồn, là điểm quy chiếu cho giới răn thứ hai là yêu người. Chính nhờ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn, vì Người là Cha toàn năng chí ái nên chúng ta mới có thể yêu mến nhau như anh chị em. Trong tình yêu mến Thiên Chúa, nhờ lòng yêu mến Thiên Chúa và bởi việc yêu mến Thiên Chúa, chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân cho dù họ dễ thương hay đáng ghét, cho dù làm ơn, làm phước cho ta hay làm hại và thù ghét chúng ta…(x.Mt 5,43-48).

Có đó một số người nói rằng mến Chúa thì dễ còn yêu người thì quả là khó. Một sự “biện bạch” xem ra gần với đời thường và có vẻ mang tính hiện sinh nhưng lại hơi lệch chuẩn. Sự lệch chuẩn ở đây là nơi cách hiểu về đạo mến Chúa, vì người ta những tưởng rằng tuân giữ một vài hành vi tế tự, một vài nghi lễ thờ phượng bên ngoài là đã giữ đạo mến Chúa. (vd: đọc kinh, tham dự Thánh Lễ…).

Quả thật, trong thực tế, sống đạo yêu người cũng không phải dễ dàng. Chúng ta có thể không ngược đãi và áp bức khách ngoại kiều, mẹ goá, con côi, có thể cho vay mượn mà không chú trọng đến lãi lời, có thể trả áo choàng người nghèo cầm cố trước khi đêm về để họ có cái mà đắp ấm, cũng có thể gặt lúa, hái tiêu, cà phê mà không mót phần rơi vải, nhằm để cho người nghèo mót lượm (x.Lv 19). Tuy nhiên, để yêu thương người không mấy dễ thương, yêu thương người đang hành khổ, thù ghét, làm hại chúng ta thì không dễ chút nào. Làm sao chúng ta có thể yêu thương họ như chính mình đây? Ngay cả những người cùng chung niềm tin, tôn giáo mà vẫn không thiếu người thú nhận rằng đạo thì con giữ đạo nhưng con không thể làm hoà hay tha thứ cho mấy cái người làm hại con, làm hại gia đình chúng con… Tuy nhiên nếu chúng ta thực tâm giữ giới răn thứ nhất thì sẽ có khả năng thực thi giới răn thứ hai. Vấn đề là giữ giới răn thứ nhất như thế nào?

Thiên Chúa là Đấng không ai thấy bao giờ. Nhưng Người đã nên hữu hình nơi Đức Giêsu Kitô. Ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha (x.Ga 14,9). Và yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Thiên Chúa. Yêu mến Chúa Kitô là hãy ở lại trong tình yêu của Người và hãy giữ giới răn của Người (x.Ga 14 23-24). “Hãy mặc lấy tâm tình của Đức Kitô” (x.Pl 2,5). Đây chính là chìa khoá để thánh tông đồ dân ngoại sống giới răn thứ nhất và nhờ đó mà thực thi giới răn thứ hai.

Vì biết cùng chung cha mẹ nên người ta nhận nhau là anh chị em, chứ không phải vì đã nhận nhau làm anh chị em nên mới biết mình cùng chung một mẹ cha. Trong tình yêu, nhiều điều như nghịch lý vẫn hiện hữu. Dù không thể đòi hỏi và không có quyền đòi hỏi rằng khi anh chị em thương nhau là đã yêu cha mẹ, nhưng chính cha mẹ tự nhận lấy việc con cái yêu thương nhau là cách thế tốt đẹp mà chúng tỏ bày lòng hiếu thảo với mình. Là Tình Yêu, Thiên Chúa đã nhận việc loài người chúng ta yêu thương nhau là một phương thế yêu thương Người cách tốt đẹp. Chúa Kitô đã nói rõ chân lý này trong dụ ngôn ngày cánh chung (x.Mt 25,31-46).

Để thực thi đạo mến Chúa - yêu người thì cần phải biết Thiên Chúa, một sự “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là gắn bó nên một với Người. Để gắn bó với Thiên Chúa thì không gì hơn hãy ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã vắt kiệt giọt máu cuối cùng từ Trái tim cực thánh vì chúng ta, để cho chúng ta được thứ tha tội lỗi, được hoà giải với Cha trên trời và được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô thì dần dà chúng ta sẽ mặc lấy tâm tình của Đấng cứu độ mà hết tình yêu thương phục vụ tha nhân cho đến cùng. Ngoài các giờ kinh nguyện, ngoài các buổi tham dự Phụng vụ, thì thiết nghĩ rằng nếu mỗi ngày chúng ta giữ tỉnh lặng khoảng năm, mười phút hay lâu hơn một chút để kết hiệp với Chúa Giêsu thì sẽ giúp chúng ta nhiệt thành yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình cách hữu hiệu hơn.

(Ban Mê Thuột)
 
Mến Chúa yêu người, cốt lõi của Kitô Giáo
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
22:57 26/10/2023
CHÚA NHẬT XXX MÙA THƯỜNG NIÊN

Xh 22,20-26; 1 Tx 1,5c-10; Mt 22,34-40

MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI, CỐT LÕI CỦA KITÔ GIÁO

Một trong những tranh luận thường được đặt ra trong cuộc sống là: chọn Thiên Chúa hay chọn con người? Những người theo khuynh hướng duy nhân bản chủ trương rằng ngày hôm nay phải hoàn toàn dấn thân cho sự thăng tiến con người, và đối với họ, Thiên Chúa chẳng có ích gì cả, như những người Mácxít thường nói. Ngược lại, những người theo khuynh hướng duy đạo đức, chủ trương phải hoàn toàn dấn thân cho Thiên Chúa bằng đời sống siêng năng đọc kinh, cầu nguyện, nhưng lại bỏ bê bổn phận bác ái đối với tha nhân.

Phải chăng khi thờ phượng Thiên Chúa, con người có được phép lãng quên tha nhân chăng? Đó là câu hỏi mà con người mọi thời đại đặt ra như được diễn tả qua câu chuyện Tin Mừng hôm nay khi một người thông luật đến hỏi và thử Chúa Giêsu:

“Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất” (Mt 22,36)?

Chúa Giêsu dùng cơ hội này để cống hiến một sự mới mẻ khi tóm tắt mọi lề luật vào trong giới răn: “Mến Chúa, yêu người, như là cốt lõi của lề luật” (x. Mt 22,37-40).

1. Điều răn quan trọng nhất: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi”

Trong luật Môsê, có 613 điều luật, trong đó, có 248 điều buộc làm và có 365 điều cấm làm. Giữa một “rừng luật” như thế, điều nào là quan trọng? Câu hỏi của người thông luật là một câu hỏi hóc búa! Nhưng với sự khôn ngoan thần linh, Chúa Giêsu trả lời ngay lập tức:

“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất” (Mt 22,37-38).

Câu trả lời này không phải là mới mẻ đối với người Do Thái, đặc biệt với Biệt Phái, bởi vì, đây là giới răn trong kinh Shema mà một người Do Thái đạo đức phải đọc hai lần sáng tối mỗi ngày để cầu nguyện (x. Đnl 4,5-9).

Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu lấy lại lề luật Cựu Ước vừa để tái khẳng định điều chính yếu vừa để kiện toàn lề luật. Vì thế, chúng ta cần dừng lại tìm hiểu giới răn quan trọng nhất này. “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” có nghĩa là gì?

Trong câu này, từ “hết” được lặp lại ba lần để nhấn mạnh và diễn tả rằng con người phải yêu mến Thiên Chúa với toàn vẹn và trọn vẹn con người mình. Tình yêu Thiên Chúa đòi hỏi sự dấn thân toàn bộ con người: Cả con tim, tâm hồn và lý trí. Nghĩa là tình yêu đó không chỉ ở trên bình diện lý trí, hay con tim, nhưng còn bao gồm cả thân xác, sức lực, các giác quan, tình cảm và đam mê của con người. Ba từ “hết” đó cũng muốn nói rằng tình yêu dành cho Thiên Chúa khiến con người phải từ chối mọi ngẫu tượng: như tiền bạc, tính dục, quyền lực, tư lợi và danh vọng…

Yêu mến Thiên Chúa như thế có nghĩa Thiên Chúa luôn là giá trị lớn nhất trong bậc thang giá trị; Người ở chỗ quan trọng nhất trong cuộc đời này. Vì thế, tất cả cuộc sống, nơi ở, cách sống, cách ăn mặc, sinh hoạt, vui chơi giải trí, và những gì còn lại đều diễn tả rằng Thiên Chúa là Đấng duy nhất trong đời chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi đó là điều răn quan trọng nhất.

2. Điều răn thứ hai: “Yêu thương tha nhân như chính mình”

Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” (Mt 22,39-40).

Chúa Giêsu đã liên kết lại hai giới răn một cách thật cảm động. Người ta không thể đối lập Thiên Chúa với con người, cũng không thể đối lập con người với Thiên Chúa. Đối với Chúa Giêsu, không có sự mâu thuẫn giữa hai tình yêu. Yêu mến Thiên Chúa, thì phải yêu thương tha nhân. Yêu thương tha nhân là bằng chứng yêu mến Thiên Chúa, và hơn thế nữa, yêu thương tha nhân là yêu mến Thiên Chúa (x. Mt 25,45; 1 Ga 4,20). Liên quan đến điều này, bài đọc I của Chúa Nhật này nhắc nhở chúng ta:

“Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức… Mẹ góa con côi, các ngươi không được ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu” (Xh 22,20-22).

Như thế, chống lại con người là chống lại Thiên Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu mang đến sự mới mẻ cho giới răn này khi nói: “Yêu người thân cận như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý chữ “như chính mình” làm tiêu chuẩn đo lường cho tình yêu đối với tha nhân. Chúa Giêsu không nói: “Anh em hãy làm cho người ta những gì mà họ đã làm cho anh em.” Nếu như thế, luật báo oán “lex talionis” “mắt đền mắt, răng đền răng” vẫn còn hiệu lực. Nhưng Chúa Giêsu nói ở đây rất khác:

“Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12).

Bởi lẽ, ai cũng mong muốn làm điều tốt, điều lành cho mình; không ai muốn làm những điều xấu cho mình (trừ người điên)… Từ đó, chúng ta hãy mong muốn và làm cho người khác những điều tương tự như thế. Hơn nữa, Chúa Giêsu coi tình yêu tha nhân như là “giới răn mới của Thầy,” một giới răn thâu tóm hết toàn bộ lề luật:

“Đây là giới răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

3. Việc bác ái từ lòng bác ái

Khi nói về tình yêu tha nhân, ngay lập tức chúng ta nghĩ về “những việc bác ái,” đó là những việc phải làm cho tha nhân như: Cho ăn, cho uống, thăm viếng họ… Tóm lại, là giúp đỡ họ. Nhưng đây là việc làm bác ái, chưa phải là lòng bác ái. Trước khi làm việc bác ái, cần phải có lòng bác ái. Việc làm bác ái phải gắn liền với lòng bác ái. Vì thế, Lời Chúa nhắc nhở chúng ta làm việc bác ái với lòng chân thành, vui vẻ mà không “khoe khoang,” không “giả hình đạo đức” (x. Rm 12,9); hay làm phúc “với một con tim trong sáng” (x. 1 Pr 1,22). Bởi lẽ, nhiều lúc, người ta làm việc bác ái không phải vì người nghèo và vì Chúa, nhưng là để vinh danh chính mình, hay để rửa tiền bất công, rửa lương tâm khỏi áy náy, hoặc để được người khác giúp đỡ… Người ta lỗi bác ái ngay lúc làm việc bác ái!

Tuy nhiên, có những người sai lầm khi chủ trương rằng yêu thương tha nhân thì cứ để trong lòng, cầu nguyện cho họ là đủ, mà không hề có một hành động nào cụ thể. Về điểm này, thánh Giacôbê Tông Đồ nói rất chí lý rằng:

“Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: ‘Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no,’ nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2,15-16).

Thánh Gioan thêm rằng:

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,18).

Vì thế, không được coi thường những việc bác ái cụ thể và phải làm với tấm lòng chân thành vui vẻ. Bác ái luôn có tính hoàn vũ, không phải là việc làm của một số người giàu và người khỏe mạnh có thể làm cho người khác, còn người nghèo và người bệnh tật chỉ có thể đón nhận. Không phải thế. Tất cả mọi người có thể cho và đón nhận. Hơn nữa, lòng bác ái phải được thể hiện ra một cách cụ thể. Nghĩa là chúng ta bắt đầu nhìn những hoàn cảnh và những người đang sống với chúng ta bằng cặp mắt mới. Cặp mắt mới nào? Rất đơn giản: Đó là cặp mắt giống Thiên Chúa khi Người nhìn chúng ta: Cặp mắt của tha thứ, cặp mắt của lòng nhân hậu, cặp mắt của thấu cảm!

Lúc đó mọi sự sẽ thay đổi, tất cả mọi tương quan cũng thay đổi, mọi động lực phòng thủ, thù ghét đã ngăn cản chúng ta yêu thương một ai đó cũng biến mất như một phép lạ. Và chúng ta bắt đầu nhìn thấy người khác như họ thực sự là họ: Một thụ tạo đáng thương đang đau khổ vì yếu đuối cũng như giới hạn của kiếp người, giống ta và giống mọi người. Đó là khi mọi mặt nạ chúng ta đeo sẽ rớt xuống, và người ta cũng sẽ nhìn thấy bạn đúng như bạn thực sự là, một hình ảnh lung linh của Thiên Chúa rất đáng yêu mến.

Vâng, như thế, Chúa Giêsu đã nhân bản hóa tình yêu Thiên Chúa và thần linh hóa tình yêu tha nhân. Nếu đối với bạn, yêu mến Thiên Chúa gắn liền với yêu thương người thân cận, thì đó là bằng chứng bạn đang sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu, nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ chọn một trong hai, hoặc đối lập chúng, thì bạn đã quên điều chính yếu mà Chúa Giêsu hôm nay giới thiệu và nối kết, là mến Chúa và yêu người, cốt lõi của Kitô giáo chúng ta. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gặp gỡ nữ giáo dân người Úc thúc đẩy việc làm mẹ - không phải nữ linh mục - tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Vũ Văn An
13:50 26/10/2023

Vừa là một triết gia quan tâm đến nữ giới vừa là mẹ của 5 đứa con, Renee Köhler-Ryan đã nổi lên như một tiếng nói đồng nghị thuyết phục cho sự hiểu biết của Giáo hội về phụ nữ, dựa trên cả kinh nghiệm lẫn chuyên môn của bà.



Jonathan Liedl thuộc National Catholic Register phỏng vấn nữ giáo dân này ngày 25 tháng 10 năm 2023. Ông tường trình nọi dung cuộc phỏng vấn như sau:

Nếu có sự thúc đẩy việc phong chức cho phụ nữ tại Thượng hội đồng về Tính đồng nghị - mà dường như là có - thì có thể nói rằng Renee Köhler-Ryan là một trong những tiếng nói phản đối hàng đầu.

Triết gia, người vợ và người mẹ người Úc, đã gây chú ý sau cuộc họp báo tại Thượng Hội đồng vào ngày 17 tháng 10, khi bà nói rằng có “sự nhấn mạnh quá mức” vào “vấn đề thời thượng” về việc phụ nữ có thể làm phó tế hay linh mục hay không.

Người nữ giáo dân gốc Tổng Giáo phận Sydney nói, “Và điều sẽ xảy ra khi chúng ta tập trung quá nhiều vào câu hỏi này là chúng ta quên mất những gì phụ nữ, phần lớn, trên khắp thế giới, cần.”

Đây không phải là lần đầu tiên Köhler-Ryan, khoa trưởng toàn quốc của Trường Triết học và Thần học thuộc Đại học Notre Dame Australia, gây chú ý về chủ đề này. Với tư cách là đại biểu tại công đồng toàn thể đầy tranh cãi của Giáo hội tại Úc giai đoạn 2021-2022, bà viết rằng việc tập trung vào vấn đề truyền chức cho phụ nữ có vẻ “bị ép buộc”, được thúc đẩy bởi “câu chuyện thế tục đầy khiêu khích và quyến rũ rằng trừ khi một phụ nữ có thể tuyệt đối làm mọi thứ mà đàn ông có thể làm, thì họ không ‘ngang bằng’ với đàn ông.”

Là một chuyên gia về tư tưởng của Thánh Edith Stein về nữ tính và là mẹ của 5 đứa con, triết gia người Úc này đã nổi lên như một tiếng nói đồng nghị thuyết phục cho sự hiểu biết của Giáo hội về phụ nữ, dựa trên cả kinh nghiệm lẫn chuyên môn của bà.

Thực vậy, các nguồn tin tại Thượng hội đồng đang diễn ra đã nói với Register rằng chính Köhler-Ryan là người đã có bài phát biểu vào ngày 16 tháng 10 trước phần còn lại của phiên họp thượng hội đồng chỉ trích việc liên tục thúc đẩy việc phong chức cho phụ nữ - không chỉ với chức phó tế, mà còn đối với chức linh mục - như một nỗ lực giáo sĩ hóa giáo dân.

Köhler-Ryan sẽ không bình luận về tuyên bố đó khi được Register hỏi. Nhưng bà đã chia sẻ về những người mà bà nghĩ là thiếu trong các cuộc thảo luận tại Hội trường Phaolô VI, và những gì bà hy vọng không phải là kết quả của tiến trình thượng hội đồng.

Việc đại diện và 'Các Điểm mù'

Là một trong 54 phụ nữ tham gia trong số 365 thành viên bỏ phiếu của thượng hội đồng, Köhler-Ryan nói rằng bà “chắc chắn cảm thấy rất được tôn trọng với tư cách là một phụ nữ tại thượng hội đồng”.

Thực thế, bà chia sẻ rằng các giám mục từ các nơi khác trên thế giới thậm chí đã tiếp cận bà trong những thời gian rảnh rỗi để hỏi suy nghĩ của bà về cách Giáo hội địa phương của họ có thể phục vụ phụ nữ tốt hơn. Köhler-Ryan nói: “Thật là một hồng ân đặc biệt khi được cùng nhau trải nghiệm ở đó”.

Người mẹ và người vợ, người đã gặp chồng mình khi cả hai đều là sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Leuven ở Bỉ, nói thêm rằng sự tham gia mới lạ của các bậc cha mẹ vào Thượng Hội đồng đã có tác động đáng chú ý đến các cuộc thảo luận.

Các tham dự viên là phụ huynh đã thường xuyên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc dựa trên kinh nghiệm nuôi dạy con cái trong đức tin của họ, và Köhler-Ryan cho biết các giám mục đã hoan nghênh những báo cáo này về “những gì đang xảy ra trong giáo hội tại gia”.

Cho các thành viên khác trong nhóm nhỏ của bà xem ảnh của năm đứa con của bà – 16, 14, 13, 11 và 2, những đứa con mà bà nói rằng bà “rất nhớ” – đã là một phần thường xuyên trong trải nghiệm thượng hội đồng của Köhler-Ryan.

Nếu tham vấn rộng rãi là mục tiêu của thượng hội đồng, thì triết gia người Úc cho rằng phiên họp thượng hội đồng hiện tại là một bước đi đúng hướng bằng cách “mang tính đại diện hơn”, vốn “đã là một điều tốt”.

Mặc dù vậy, Köhler-Ryan nói với Register rằng thượng hội đồng đang diễn ra – mà bà nghĩ giống như một “phiên họp của dân Chúa” hơn là một “Thượng hội đồng Giám mục”, vì 27% thành viên bỏ phiếu không phải là giám mục – có lẽ sẽ “mang tính đại diện hơn” bằng cách đưa những người Công Giáo đặc trưng, hàng ngày hơn vào các cuộc nghị bàn của nó.

Hầu hết những người không phải là giám mục tham gia thượng hội đồng đều là thành viên của các cộng đồng tu sĩ, giáo sĩ hoặc giáo dân, những người giống như chính Köhler-Ryan, làm việc chuyên nghiệp cho một số loại định chế Công Giáo hoặc hoạt động tông đồ.

Chẳng hạn, 10 thành viên của phái đoàn không phải giám mục đến từ Bắc Mỹ bao gồm hai nữ tu (một người là chưởng ấn của một giáo phận), một linh mục giáo phận, một nhà thần học đại học, một giám đốc giáo dục tại một giáo xứ, một nhà quản lý giáo dục Công Giáo, và là nhân viên giáo dân của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.

Köhler-Ryan nói về phiên họp Thượng Hội đồng nói chung: “Nếu chúng ta thực sự đang tham khảo ý kiến của dân Chúa, thì sẽ tốt hơn nếu có sự đa dạng hơn một chút trong phòng họp”. Theo bà, mối lo ngại là Thượng Hội đồng có thể có một số “điểm mù” [blind spots] về những thách thức, nhu cầu và mong muốn của người Công Giáo bình thường.

“Người làm việc trong ngân hàng, đại lý bảo hiểm, công ty cho thuê xe hơi, cửa hàng bán cá và khoai tây chiên ở Úc, hay chủ cửa hàng tạp hóa, thợ cơ khí hoặc thợ sửa ống nước, làm gì? - những người Công Giáo này cần gì ở Giáo hội?” Bà tự hỏi. “Điều tôi lo lắng là liệu chúng ta có thiếu thứ gì trong phòng khi không có họ ở đó hay không.”

Thượng hội đồng hoàn cầu hiện nay ở Rome, sẽ có phần hai vào tháng 10 năm 2024, là giai đoạn cuối cùng của một diễn trình tham vấn kéo dài nhiều năm nhằm thu thập ý kiến đóng góp từ người Công Giáo ở cấp giáo phận, quốc gia và lục địa.

Một số người đã bày tỏ lo ngại rằng các giai đoạn trước đó, vốn được dùng làm cơ sở cho các cuộc thảo luận tại Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị, đã không nắm bắt chính xác quan điểm của toàn thể dân Chúa, do mức độ tham gia thấp và sự tham gia không cân xứng của một số nhóm nhân khẩu học.

Köhler-Ryan nói rằng, từ nay đến tháng 10 tới, điều “quan trọng” đối với những người tham gia Thượng Hội đồng và những người tổ chức là quay trở lại các giáo xứ và tìm hiểu xem những gì họ đang thảo luận tại Hội trường Phaolô VI có phải là “những điều mà mọi người thực sự quan tâm hay không.”

Chẳng hạn, bà cho biết cuộc trò chuyện kéo dài 15 phút với một người cao niên trung thành, một người cha đang cố gắng chu cấp cho gia đình mình hoặc một người mẹ vừa mới sinh con là những cơ hội vô giá để những người tham gia Thượng Hội đồng nhận được một chút nhắc nhở từ Thiên Chúa...

‘Việc truyền chức cho phụ nữ’ có gì sai

Mặt trái của việc “những người bình thường ngồi ở hàng ghế nhà thờ” không được đại diện tại Thượng Hội đồng là những quan điểm đặc thù hơn có thể được trình bầy quá mức trong các cuộc thảo luận - chẳng hạn như lời kêu gọi phong chức cho phụ nữ.

Triết gia của Đại Học Notre Dame Australia từng nói rằng sự thúc đẩy này hiện diện trong hội trường thượng hội đồng, như là sản phẩm của một “mô hình phương Tây”, được sinh động bởi các quan niệm thế tục về quyền lực và bình đẳng hơn là bởi bất cứ điều gì đặc trưng của Công Giáo.

Köhler-Ryan nói với Register: “Có rất nhiều thiện chí trong toàn bộ vấn đề này, nhưng họ đang coi chức linh mục như một loại vai trò quyền lực nào đó”.

Bà cũng nói thêm rằng trong khi một số phụ nữ có thể cảm thấy rằng họ được kêu gọi làm linh mục, nhưng cảm thức chủ quan được kêu gọi đó không tương ứng với một ơn gọi thực sự trong Giáo hội.

Triết gia này tin rằng một phần của vấn đề là những thúc đẩy phong chức cho phụ nữ đang bỏ lỡ “một điều gì đó phong phú hơn đang diễn ra trong truyền thống Công Giáo của chúng ta mà chúng ta nên khai thác nhiều hơn” – việc nhấn mạnh vào nam và nữ luôn trong tương quan với vai trò làm cha và làm mẹ.

Bà nói, truyền thống đó bao gồm toàn bộ cách “suy nghĩ về ý nghĩa của việc trở thành một người phụ nữ và một người mẹ,” từ sách Sáng thế xuyên suốt Cựu Ước, đạt đến “cao điểm” với Kinh Magnificat.

“Đức Maria chỉ dóng lên kinh nghiệm của rất nhiều người đã đến trước ngài. Nhưng thậm chí ngài còn cho chúng ta thấy nhiều hơn việc thế nào là một người phụ nữ được Thiên Chúa yêu thương và dâng hiến cuộc đời mình cho Người.”

Là một chuyên gia về những suy tư của Thánh Edith Stein về nữ tính (với một cuốn sách sắp xuất bản về chủ đề này sẽ ra mắt vào năm 2026), Köhler-Ryan nói rằng tư tưởng của cả vị thánh triết gia thế kỷ 20 lẫn của Karol Wojtyla (Thánh Giáo hoàng tương lai, Đức Gioan Phaolô II) đã giúp phát triển nền thần học về phụ nữ của Giáo hội bằng cách trung thành áp dụng truyền thống này vào các vấn đề và thách đố ngày nay. Bà cũng trích dẫn công trình của Abigail Favale, một học giả Công Giáo tập trung vào các câu hỏi về phụ nữ và giới tính tại Đại học Notre Dame “khác”, ở South Bend, Indiana.

Köhler-Ryan mô tả tầm nhìn của Giáo hội về vai trò phụ nữ, vốn luôn bao gồm cả vai trò làm mẹ, là “điều thực sự mạnh mẽ”, nhưng không phải theo cách nam tính, chuyên áp đặt ý chí của mình và ra lệnh mọi việc. Thay vào đó, bà nói, nữ tính thực sự là ở việc mang và nuôi dưỡng sự sống.

“Giáo hội là một người mẹ, và tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp nguy hiểm khi quên tất cả những điều này, bởi vì chúng ta sẽ quên mất Giáo hội là gì nếu chúng ta tiếp tục suy nghĩ theo một mô hình rất nam tính.”

Về việc Thượng Hội đồng tập trung vào vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, vốn là đề tài của một trong những chủ đề đang được xem xét, Köhler-Ryan nói rằng bà không nghĩ rằng “mọi người đều bắt đầu từ cùng một nơi” về phương diện truyền thống của Giáo hội.

“Tất cả những điều này nên hiển nhiên đối với chúng ta, nhưng tôi không nghĩ nó như vậy.” Thực thế, ngay cả tài liệu hướng dẫn các cuộc thảo luận của Thượng Hội đồng, tức Tài liệu Làm việc, cũng không đề cập đến “tình mẫu tử” dù chỉ một lần – mặc dù nó đề cập đến “phụ nữ” 45 lần.

Triết gia này nói rằng có một nỗi sợ hãi trong việc khẳng định nam tính và nữ tính trong nền văn hóa ngày nay và trong viêc nói về những người mẹ và những người cha - điều này thực sự đang cản trở Giáo hội giải quyết những cuộc khủng hoảng đang gây ra tổn hại nghiêm trọng, chẳng hạn như việc mở rộng ý thức hệ chuyển giới.

Bà nói: “Thay vì sợ khẳng định nam tính và nữ tính là điều thiết yếu đối với con người chúng ta, chúng ta nên tìm ra ngôn ngữ mà chúng ta cần sử dụng để loan báo Tin Mừng một lần nữa”.

Cải cách thực sự cho phụ nữ

Sự phản đối gay gắt của Köhler-Ryan đối với việc “truyền chức cho phụ nữ” bắt nguồn từ cam kết của bà đối với cách hiểu của truyền thống Công Giáo về phụ nữ.

Nhưng cùng một cam kết ấy đã dẫn bà đến chỗ tin rằng Giáo hội có con đường để phục vụ tốt hơn và nhìn nhận các hồng ân của phụ nữ Công Giáo - điều mà Thượng hội đồng về Tính đồng nghị có thể và nên giải quyết.

Theo ước tính của bà, Giáo hội vẫn còn những “điểm mù” trong việc chăm sóc mục vụ liên quan đến nỗi đau mà nhiều phụ nữ cảm thấy do sẩy thai, vô sinh hoặc không tìm được bạn đời phù hợp cho hôn nhân. Bà nói, hỗ trợ các bà mẹ đang đi làm chăm sóc thai sản tốt hơn và đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng là “các vấn đề của phụ nữ” mà Giáo hội nên đảm nhận vai trò lãnh đạo.

Hơn nữa, Giáo hội có thể tích cực làm theo sự khuyến khích của các giáo hoàng như Thánh Phaolô VI, Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI trong việc thúc đẩy sự hiện diện của phụ nữ trong đời sống công cộng, nơi thiên tài nữ tính của họ có thể tác động tích cực đến các cuộc trò chuyện xung quanh các chủ đề như đạo đức sinh học và chiến tranh và hòa bình.

Về chủ đề đang được thảo luận tại Thượng Hội đồng, làm thế nào Giáo hội có thể hình dung lại các cơ cấu của mình theo “chìa khóa đồng nghị” để thu hút tốt hơn tất cả các thành viên của mình, bao gồm cả phụ nữ, Köhler-Ryan nói rằng “tin mừng là chúng ta thực sự có mọi cơ cấu sẵn ở đó.”

Trích dẫn những cải cách của Vatican II, triết gia người Úc nói rằng thần học về sự tham gia của giáo dân và các tổ chức như hội đồng giáo xứ và hội đồng giáo phận đã có sẵn trong kho tàng của Giáo hội - “nhưng điều chúng ta chưa làm tốt là thực sự sử dụng tất cả những cơ cấu đó một cách thích hợp cho phúc lợi của chúng ta.”

Bà cũng nói rằng Giáo hội có thể trở nên đồng nghị hơn, hoặc tốt hơn trong việc lắng nghe tất cả các thành viên của mình, bằng cách tuyển dụng nhiều phụ nữ hơn vào các vị trí quan trọng nhưng không phong chức, chẳng hạn như chưởng ấn giáo phận.

Bà nói: “Chúng ta càng có thể thu hút được nhiều giáo dân, bao gồm cả phụ nữ, tham gia vào các cơ cấu hiện có thì chúng ta sẽ càng tốt hơn”.

Do đó, trong khi một số nhà tổ chức Thượng hội đồng có ảnh hưởng, như Cha Dòng Tên Dario Vitali, điều hợp viên của các chuyên gia thần học của Thượng hội đồng, đang kêu gọi “đổi mới các tiến trình, cơ cấu và định chế trong một Giáo hội có tính đồng nghị truyền giáo”, thì quan điểm của Köhler-Ryan là “chúng ta không cần phải phát minh ra những cấu trúc mới.”

Tại sao không?

“Là các chữ này: quá nhiều cuộc họp. Chúng ta cần phải ra khỏi đó và truyền bá Tin Mừng. Nếu chúng ta họp hành cả ngày thì chúng ta không thể làm được điều đó”.
 
Đức Thánh Cha điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan về cuộc chiến ở Thánh Địa
Thanh Quảng sdb
16:53 26/10/2023
Đức Thánh Cha điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan về cuộc chiến ở Thánh Địa

Đức Thánh Cha Phanxicô đã điện đàm với Tổng Thống Recep Tayyip Erdoğan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, để thảo luận về “tình hình chiến sự” ở Thánh địa.

(Tin Vatican)

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Ông Matteo Bruni, đã xác nhận rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã nói chuyện qua điện thoại với Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Năm (26/10/2023).

Theo ông Bruni, trong cuộc gọi do Tổng thống Erdoğan yêu cầu, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về “tình hình chiến sự ở Thánh địa”.

Ông Bruni cho hay: “Đức Thánh Cha bày tỏ sự đau buồn về những gì đang xảy ra và nhắc lại quan điểm của Tòa thánh, bày tỏ hy vọng rằng đôi bên có thể đạt được một giải pháp hai nhà nước và một quy chế đặc biệt cho thành phố Jerusalem”.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào sáng (26/10/2023) đã cho biết rằng Tổng thống đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc với Đức Thánh Cha về những gì đang xảy ra ở giải Gaza.

Vào ngày 22 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong khoảng 20 phút về tình hình xung đột trên thế giới và sự cần thiết phải xác định các con đường dẫn đến hòa bình.
 
Thượng Phụ Kirill quá sức báng bổ khi nói vũ khí hạt nhân là 'sự quan phòng của Chúa'
Đặng Tự Do
17:53 26/10/2023


Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Top Priest Says Nuclear Weapons Are 'Divine Providence'“, nghĩa là “Giáo sĩ hàng đầu của Putin nói vũ khí hạt nhân là 'sự quan phòng của Chúa'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, đã nói rằng vũ khí hạt nhân của nước ông đã cứu đất nước.

Kirill, người đã biện minh cho quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022 vì lý do tinh thần và ý thức hệ, đã đưa ra nhận xét trên vào ngày 18 tháng 10 khi ông trao tặng vinh dự của Giáo hội cho nhà vật lý Radiy Ilkaev, giám đốc khoa học danh dự của Trung tâm Hạt nhân Liên bang Nga ở thị trấn Sarov.

Ngày càng có nhiều lo ngại trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhiều người lo ngại rằng việc Ukraine chiếm lại Crimea sẽ là ranh giới đỏ đối với Nga và Putin có thể sử dụng năng lực hạt nhân của nước mình để bảo vệ vùng lãnh thổ mà ông đã sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

Kirill nói: “Vũ khí hạt nhân của Nga được tạo ra dưới sự quan phòng thần thánh không thể diễn tả được”.

Ông nói: “Nếu không có công trình của người chế tạo bom nguyên tử Liên Xô Igor Kurchatov và các đồng nghiệp của ông, thật khó để nói liệu đất nước chúng ta có còn tồn tại hay không”.

Các nhà khoa học Liên Xô “đã tạo ra vũ khí dưới sự bảo vệ của Thánh Seraphim thành Sarov bởi vì, nhờ sự quan phòng khôn tả của Thiên Chúa, những vũ khí này đã được tạo ra trong tu viện của Thánh Seraphim,” Kirill nói. “Nhờ sức mạnh này, nước Nga vẫn độc lập và tự do, và tất nhiên, tất cả chúng ta phải trân trọng chiến công đáng chú ý này của các nhà khoa học, những người đã thực sự cứu được đất nước, trong trái tim và ký ức của chúng ta.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Tháng trước, Mikhail Kovalchuk, đồng minh của Putin, đề xuất thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại bãi thử hạt nhân của Nga ở Novaya Zemlya, một quần đảo ở Bắc Băng Dương, “ít nhất một lần” để khiến phương Tây sợ hãi.

Mạc Tư Khoa đã không tiến hành vụ thử hạt nhân nào kể từ trước khi Liên Xô sụp đổ. Lần cuối cùng Liên Xô thực hiện vụ thử vũ khí hạt nhân là vào năm 1990.

Liên Xô đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, một vụ nổ dưới nước, tại Novaya Zemlya vào năm 1955. Cho đến năm 1990, tổng cộng 130 cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại địa điểm này, bao gồm vụ nổ tháng 10 năm 1961 của vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm, theo tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân.

Kirill đã biện minh cho quyết định xâm chiếm Ukraine của Putin bằng cách nói rằng Nga là một “cường quốc yêu chuộng hòa bình” và không tham gia vào “các cuộc phiêu lưu quân sự”.

Vào tháng 6 năm 2022, ông nói rằng Nga đang bị tấn công trên toàn thế giới vì cảm giác ghen tị, đố kỵ và phẫn nộ, đồng thời nói thêm rằng ông tin điều này xảy ra vì Nga “khác biệt”.


Source:Newsweek
 
Thư gửi dân Chúa, một lá thư từ một định chế không đầu?
Vũ Văn An
18:13 26/10/2023

Ed. Condon, trên tạp chí The Pillar ngày 26 tháng 10 năm 2023, chỉ trích “Thư gửi dân Chúa” của Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính Đồng nghị, cho rằng: việc công bố lá thư này là một điều kỳ lạ, xét về cấu trúc của định chế.



Thực vậy, quyết định của phiên họp thượng hội đồng nhân danh riêng mình phát biểu trước toàn thể Giáo hội là điều đáng chú ý đối với một cơ quan hiện hữu như một trợ cụ tư vấn cho Đức Giáo Hoàng và các kết luận của họ phải tuân theo sự phân định và thẩm quyền của ngài.

Những người tham dự ở Rome có thấy tính hợp pháp của mình phụ thuộc vào Đức Phanxicô không? Hay cơ quan này hiện đang tự thiết lập tiếng nói riêng của mình, tách biệt khỏi Đức Giáo Hoàng và theo đuổi nghị trình của riêng mình?

Nếu là trường hợp thứ hai, liệu nó có nguy cơ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong giáo hội mà tiến trình đồng nghị nhằm hàn gắn hay không?

Đức Cha Franz-Josef Overbeck

Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck của Giáo phận Essen đã sử dụng cuộc họp báo của Thượng Hội Đồng hôm thứ Bảy để ca ngợi Con đường Đồng nghị của Đức, đã kết thúc gần đây bất chấp những lời chỉ trích nhất quán từ Vatican và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Vị giám mục đề xuất tiến trình của Đức như một mô hình cho Giáo hội, mặc dù Rome và Đức Giáo Hoàng đã nói rằng nó không thực sự có tính đồng nghị, mà là một định chế duy ưu tú và tự bổ nhiệm nhằm mục đích thay thế hệ thống phẩm trật của Giáo hội.

Mặc dù vậy, Overbeck nói, tiến trình của Đức đặc biệt phù hợp với tình hình “hậu thế tục” của Giáo hội ở Đức, nhưng cũng là khuôn mẫu để Thượng hội đồng phá vỡ “thói quen và truyền thống” và khám phá “các giải pháp khác” để sống theo “kinh nghiệm thiêng liêng của giáo hội.”

Vị giám mục cũng đồng ý với việc thành lập một hội đồng đồng nghị thường trực – một kế hoạch mà Vatican đã nhiều lần phản đối. Theo Overbeck, trọng tâm của thượng hội đồng nên (như ở Đức) là cải cách định chế “làm cho lời rao giảng Kitô giáo trở nên đáng tin cậy”.

Là một tuyên bố về mục đích, nó không có gì mới lạ; con đường đồng nghị của Đức đã thực hiện trường hợp tương tự trong nhiều năm.

Điều bất thường là Overbeck và các đại biểu thượng hội đồng khác đã đưa ra những lập luận này ở Rome khi thượng hội đồng thảo luận về các chủ đề “tham gia, quản trị và thẩm quyền”, nhưng dường như không chú ý nhiều đến suy nghĩ của chính Đức Phanxicô về chủ đề này.

Vào năm 2019, khi Con đường Đồng nghị của Đức đang ở giai đoạn đầu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một lá thư cho toàn thể Giáo hội nước đó, trong đó ngài cảnh cáo rằng “điều chúng ta cần không chỉ là một sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức hoặc chức năng”.

“Một trong những cám dỗ đầu tiên và lớn nhất trong Giáo hội [là] tin rằng các giải pháp cho các vấn đề hiện tại và tương lai sẽ chỉ đến từ những cải cách thuần túy về cơ cấu hoặc bàn giấy”, Đức Phanxicô viết cho người Công Giáo Đức, gọi đó là “một loại chủ nghĩa Pelagiô mới, điều này khiến chúng ta đặt niềm tin vào cơ cấu hành chính, vào các tổ chức hoàn hảo.”

Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh cáo rằng mong muốn tái tạo lại hiến chế phẩm trật và các cơ cấu tổ chức của Giáo hội để ủng hộ điều mà Overbeck hôm thứ Bảy gọi là “các giải pháp khác” để sống “kinh nghiệm thiêng liêng của Giáo hội” đã che mờ và làm phức tạp tính năng động truyền giáo của Giáo hội.

Nhưng theo suy nghĩ của Overbeck, như ngài đã phát biểu vào hôm thứ Bảy, việc Đức Giáo Hoàng tập trung vào việc truyền giáo là không thể thực hiện được, và có thể là ngây thơ hoặc thiếu hiểu biết.

Nếu có “những mâu thuẫn không thể giải quyết và không thể hòa giải” giữa “thần học, Huấn quyền, hay truyền thống và các dấu chỉ của thời đại”, thì Giáo hội “sẽ không thuyết phục được bất cứ ai và không thể đưa ra hướng dẫn cho người Công Giáo”, vị giám mục nói như thế.

Đó là một dòng lý luận được lặp lại bởi những người tham gia thượng hội đồng khác.

Một trong những nhóm thảo luận nhỏ của thượng hội đồng trong một bản báo cáo hồi đầu tháng này đã lên tiếng hỏi: “Để một Giáo hội đồng nghị sống theo khát vọng trở thành một Giáo hội nơi tất cả mọi người đều được chào đón,... liệu điều này có thể đạt được hay không khi chúng ta đang hoạt động như một giáo hội [sic] và trong các giới hạn của giáo huấn hiện tại của Giáo hội, hay sự thay đổi là điều cần thiết?”

Trong khi Đức Phanxicô nói rõ rằng ngài muốn nghe cuộc thảo luận về cách Giáo hội có thể trở nên “đồng nghị” hơn trong mọi khía cạnh của đời sống, chứ không phải việc thay đổi tín lý.

Thực vậy, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng tính đồng nghị nên tập trung vào việc xem xét ngược lại và là một cách để Giáo hội “tự vấn mình về lòng trung thành của mình với kho tàng đức tin”; tóm lại, để kiểm tra xem Giáo hội có sống theo tín lý của mình hay không, một tín lý vốn phát xuất từ mặc khải của chính Thiên Chúa, và không hỏi liệu mặc khải của Thiên Chúa có bị tụt hậu so với thời đại hay không.

Gần đây hơn, Đức Phanxicô đã đề cập đến chính những mối quan ngại mà Đức Giám Mục Overbeck dường như đã trình bày ngắn gọn vào Thứ Bảy – rằng trong thời đại “hậu thế tục”, giáo huấn của Giáo hội quá lạc hậu so với thế giới để có thể được chấp nhận.

“Nhiều lần tín lý Công Giáo đích thực gây ra tai tiếng – tai tiếng xiết bao là ý tưởng cho rằng Thiên Chúa đã trở thành xác thịt, rằng Thiên Chúa đã trở thành người phàm, rằng Đức Mẹ đã gìn giữ trinh tiết của ngài. Điều này thật tai tiếng,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận xét như thế trong một cuộc họp báo trên chuyến bay vào tháng trước, khi đặt “việc tai tiếng” về tín lý chân chính bên cạnh việc thanh lọc giáo huấn để làm cho nó dễ được chấp nhận hơn, là được thúc đẩy bởi ý thức hệ.

Thượng Hội Đồng không phải là một quốc hội, nó do Đức Giáo Hoàng triệu tập

Tất nhiên, các thành viên phiên họp được tự do đặt vấn đề với quan điểm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tiến trình này. Và chính Đức Giáo Hoàng đã nói rõ rằng ngài muốn các cuộc thảo luận trong các cuộc họp diễn ra tự do, với những tiếng nói thiểu số và thậm chí bất đồng đều có cơ hội được lắng nghe.

Những người tổ chức và những người tham gia thượng hội đồng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, một cuộc thảo luận tự do và thẳng thắn không phải là điều đáng sợ, vì bản thân cơ quan thượng hội đồng có nhiệm vụ trình bày cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô những suy nghĩ, ý tưởng và khuyến nghị để ngài xem xét.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ rằng “thượng hội đồng không phải là quốc hội”, nhiều lần nó gần như trở thành một lời nói rập khuôn (cliche), nhưng quan điểm của ngài về việc đạt được sự đồng thuận đa số, tạo ra các thỏa hiệp chính trị và hình thành các giải pháp cho các vấn đề gây tranh cãi thẩy đều là điều không thể chấp nhận được đối với phiên họp, là điều quan trọng.

Đức Giám Mục Daniel Flores, tham dự Thượng Hội đồng từ Hoa Kỳ, đã trình bầy điểm này vào tuần trước. Ngài nói, “Tôi chỉ nghe những cuộc đàm luận trung thực, chân thành, chung thủy và bác ái 'sub tutela Petri' - dưới sự chăm sóc của Phêrô". Ngài nói thêm, vì cuộc đối thoại thượng hội đồng nằm dưới thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng nên nó “không phải là một mối đe dọa đối với đức tin”.

Các giám mục tham gia khác cũng đưa ra quan điểm tương tự. Đức Tổng Giám Mục Dabula Anthony Mpako của Pretoria phát biểu trong cùng một cuộc họp báo với Đức Giám Mục Flores: “Đây là tính đồng nghị, ở trung tâm là tòa Phêrô. Cuối cùng, phẩm trật đi đôi với tính đồng nghị”.

Bản tổng kết này thậm chí có thể được diễn đạt chính xác hơn bằng cách nói rằng phẩm trật tạo nên tính đồng nghị, vì phiên họp đồng nghị tự nó không có địa vị pháp lý.

Với tư cách là một cơ quan tư vấn thuần túy do Đức Giáo Hoàng triệu tập, Thượng hội đồng chỉ hiện hữu theo những điều khoản do Đức Giáo Hoàng xác định và chỉ thể hiện trong mối quan hệ với ngài. Như vậy, câu hỏi liệu quan điểm này hay quan điểm khác của thượng hội đồng có thể chỉ huy đa số hay không nên được tranh luận, vì chỉ có Đức Phanxicô mới có thể nói chuyện với toàn thể Giáo hội dưới ánh sáng của các cuộc thảo luận của thượng hội đồng, hoặc cấp cho chúng bất cứ loại thẩm quyền hoặc tính xác thực nào.

Ít nhất đó là lý thuyết.

Nhiều người ủng hộ và cổ vũ nhiệt tình hơn của Thượng Hội đồng đã thích nghi lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng về việc cởi mở đối với Chúa Thánh Thần để lập luận rằng các cuộc nghị bàn của cơ quan này là một loại biểu thức có thẩm quyền nào đó của cảm thức đức tin hoặc của chính Chúa Thánh Thần. Điều đó đã làm dấy lên mối lo ngại của nhiều người theo dõi Giáo hội, bao gồm cả các Hồng Y nổi tiếng, những người đã lên tiếng lo lắng rằng Thượng Hội đồng đang tự thiết lập mình như một kiểu nghị viện mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói là không thể, và tuyên bố có một loại thẩm quyền thiêng liêng của riêng mình.

Những lời phê phán đó sẽ được nhiều người coi là chính đáng, xét vì cơ quan thượng hội đồng đã quyết định soạn thảo một “Thư gửi dân Chúa” như một phần của phiên họp hiện tại. Quyết định đó đã được ban thư ký thường trực của Thượng Hội đồng công bố vào tuần trước, với một số chi tiết được đưa ra về bức thư.

Đối với nhiều người, sự kiện đơn giản của việc phiên họp đã tự mình thừa nhận một loại bản sắc độc lập, tách biệt với Đức Giáo Hoàng, và quyết định mình có thể nói chuyện với “dân Chúa” nhân danh chính mình, là điều gây sững sờ.

Thượng Hội Đồng muốn độc lập với Đức Giáo Hoàng

Trong khuôn khổ giáo hội học và giáo luật của Giáo hội, phiên họp thượng hội đồng hiện tại là một cuộc họp của thượng hội đồng giám mục, mặc dù được tăng cường bằng cách bao gồm các giáo dân tham gia bỏ phiếu. Theo giáo luật, Thượng Hội đồng Giám mục hoàn toàn phụ thuộc vào Đức Giáo Hoàng về phạm vi và các chủ đề mà Thượng hội đồng giải quyết. Mặc dù có thể và nên thảo luận các vấn đề do Đức Giáo Hoàng nêu ra và “bày tỏ mong muốn” với ngài, nhưng Thượng hội đồng không thể “giải quyết chúng hoặc ban hành các sắc lệnh về chúng”.

Quyết định của Thượng Hội đồng ngỏ lời với toàn thể Giáo hội theo thẩm quyền riêng của mình có thể sẽ gây ấn tượng với nhiều nhà quan sát, đặc biệt là các nhà giáo luật, vì một cơ quan tư vấn hoạt động ngoài người đứng đầu là Giáo hoàng - một cơ quan quan trọng và có thẩm quyền hơn nhiều, như hợp đoàn Giám mục hoặc một công đồng chung, bị nghiêm cấm không được mưu toan.

Trong phạm vi mà bước này đã thực hiện dựa vào thẩm quyền riêng của chính Thượng Hội đồng, mà theo văn phòng thư ký thì dường như là như vậy, một “Thư gửi dân Chúa” như vậy sẽ và có lẽ sẽ gióng lên hồi chuông cảnh cáo cho thấy phiên họp đang đòi cho mình một bản sắc và tính hợp pháp độc lập với Đức Giáo Hoàng.

Mặc dù đây có thể không phải là một quyết định được đưa ra với mục đích thách thức quyền lực của Đức Phanxicô, hoặc nhằm đối đầu với những kết luận cuối cùng của chính Đức Giáo Hoàng, nhưng đó là một tiền lệ dường như mở đường cho việc thực hiện chính xác điều đó.

Ngay cả khi cho rằng tất cả mọi người trong phiên họp đều có ý định tốt nhất, sự cao ngạo của việc cơ quan đó bắt đầu công bố các bức thư tới các tín hữu nhân danh chính mình có khả năng, ít nhất, cũng khuếch đại các chủ trương cho rằng nó hiện hữu ngoài mối liên hệ với Đức Phanxicô, có thể tự mình lên tiếng và các kết luận của nó phải có sức nặng đặc biệt của riêng chúng.

Cần có các quyết nghị về các vấn đề gây tranh cãi

Hướng tới kết luận của Thượng Hội đồng vào năm tới, sẽ cần phải có một số quyết nghị nào đó cho các cuộc tranh luận hiện tại của cơ quan này về việc phong chức cho phụ nữ, các vấn đề về LGBT và các vấn đề gây tranh cãi khác.

Biết rằng các tài liệu của thượng hội đồng nay có thể sẽ được đọc như một loại kết luận có thẩm quyền, thay vì các khuyến nghị mang tính suy đoán, các thành viên của thượng hội đồng có thể sẽ thách thức cách dùng lời cho mỗi đoạn thậm chí còn gay gắt hơn trước - với sự nhấn mạnh ngày càng cao về chính loại đa số kiểu nghị viện mà Đức Phanxicô vốn chỉ trích.

Và điều gì sẽ xảy ra nếu bản văn cuối cùng của phiên họp đề xuất những ý tưởng hoặc những thay đổi đối với Giáo hội mà Đức Giáo Hoàng từ chối chấp nhận?

Trong các thượng hội đồng trước đây, người ta hiểu rằng một khuyến nghị từ phiên họp chỉ có giá trị hợp pháp nếu và khi Đức Giáo Hoàng biến nó thành của riêng ngài.

Nay, với việc cơ quan ban hành các lá thư cho tất cả các tín hữu Kitô giáo nhân danh chính mình, ít nhất một số người sẽ coi các kết luận của cơ quan này mang thẩm quyền riêng của họ. Và có vẻ như - nếu không phải là không thể tránh khỏi - Đức Phanxicô sẽ bị một số người buộc tội phớt lờ “Chúa Thánh Thần” nếu ngài không chấp nhận đầy đủ các khuyến nghị của thượng hội đồng.

Dù vô tình hay cố ý, thượng hội đồng giờ đây dường như đang phát triển thành một cực quyền lực đối thủ với Giám mục Rôma, người mà nó phải hiện hữu dưới thẩm quyền và sự chăm sóc của ngài.
 
Diễn văn của Đức Thánh Cha gửi Cuộc họp Toàn thể lần thứ 18 của Thượng hội đồng Giám mục thường lệ lần thứ 16
Vũ Văn An
18:58 26/10/2023

Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính đồng nghị, ngày 25 tháng 10, đã cho công bố tham luận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với Cuộc họp chung thứ 18 của Thượng hội đồng Giám mục thường lệ lần thứ 16. Sau đây là nguyên văn tham luận của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Văn phòng Tổng thư ký cung cấp:



Tôi thích nghĩ về Giáo Hội như một dân trung thành của Thiên Chúa, thánh thiện và tội lỗi, một dân được triệu tập và kêu gọi bằng sức mạnh của các mối phúc và của Mát-thêu 25.

Chúa Giêsu không chọn bất cứ mô hình chính trị nào vào thời của Người cho Giáo hội của Người: không phải người Pharisiêu, người Sađuchê, người Essene, hay người nhiệt thành. Không có “công ty cửa đóng then cài nào”; Người chỉ lấy truyền thống của Israel: “các ngươi sẽ là dân của Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi”.

Tôi thích nghĩ về Giáo hội như một dân tộc đơn sơ và khiêm nhường bước đi trước sự hiện diện của Chúa (dân trung thành của Thiên Chúa). Đây là ý nghĩa tôn giáo của dân trung thành chúng ta. Và tôi nói những người trung thành để không rơi vào nhiều quan điểm và kiểu mẫu ý thức hệ mà thực tại dân Chúa bị “giản lược” vào. Đơn giản là những người trung thành, hay còn gọi là “dân thánh trung thành của Thiên Chúa” đang ở trên đường, vừa thánh thiện vừa tội lỗi. Và đó là Giáo Hội.

Một trong những đặc điểm của dân tộc trung thành này là tính không thể sai lầm của nó; vâng, đó là niềm tin không thể sai lầm. (In credendo falli nequit, Lumen Gentium 9 cho biết như thế). Không thể sai lầm trong niềm tin. Và tôi giải thích điều đó như thế này: “khi anh chị em muốn biết Mẹ Thánh Giáo hội tin gì, hãy đến với Huấn quyền vì nhiệm vụ của nó là dạy điều đó cho anh chị em. Nhưng khi anh chị em muốn biết Giáo hội tin như thế nào, hãy đến với dân trung thành”.

Một hình ảnh hiện lên trong tâm trí tôi: dân trung thành hiệp nhất ở lối vào Nhà thờ Chính tòa Ephesô. Lịch sử (hoặc truyền thuyết) kể lại rằng dân chúng đứng ở hai bên đường dẫn tới Nhà thờ Chính tòa trong khi các Giám mục đang tiến về phía lối vào, và họ đồng thanh lặp lại: “Mẹ Thiên Chúa”, yêu cầu Hàng Giáo phẩm tuyên bố như một tín điều sự thật này, sự thật mà họ sở hữu như dân của Thiên Chúa. (Một số người nói rằng họ có gậy trong tay và đưa cho các Giám mục xem). Tôi không biết đây là lịch sử hay truyền thuyết, nhưng hình ảnh này có giá trị.

Dân trung thành, dân thánh thiện, trung thành của Thiên Chúa, có linh hồn, và vì có thể nói về linh hồn của dân, chúng ta có thể nói về một lối giải thích, một cách nhìn thực tại, một ý thức. Dân trung thành chúng ta có ý thức về phẩm giá của mình, rửa tội cho con cái, chôn cất người chết.

Các thành viên của Phẩm Trật phát xuất từ dân tộc này và đã nhận được đức tin từ dân tộc này, nói chung là từ các bà mẹ của chúng ta - “mẹ và bà của con” Thánh Phaolô nói với Timôtê - một đức tin được truyền tải bằng phương ngữ nữ tính, giống như mẹ của anh em Maccabê đã nói chuyện với họ “bằng phương ngữ” của con cái bà. Và ở đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng, nơi dân thánh trung thành của Thiên Chúa, đức tin được truyền tải bằng phương ngữ, và nói chung bằng phương ngữ nữ tính. Điều này không chỉ vì Giáo hội là Mẹ, và chính phụ nữ là những người phản ảnh Giáo hội tốt nhất (Giáo hội là phụ nữ), mà bởi vì chính những người phụ nữ biết chờ đợi, biết khám phá những nguồn lực của Giáo hội, của những con người trung thành, những người mạo hiểm vượt quá những gì có thể, có lẽ là sợ hãi, nhưng can đảm, và trong ánh bình minh của một ngày bình minh, họ đến gần một ngôi mộ với trực giác (chưa phải hy vọng) rằng có thể có sự sống nào đó.

Những người phụ nữ của dân thánh trung thành với Thiên Chúa là phản ảnh của Giáo hội. Giáo Hội là nữ tính, là người phối ngẫu, là mẹ.

Khi các thừa tác viên phục vụ quá mức và ngược đãi dân Chúa, họ làm biến dạng bộ mặt của Giáo hội bằng thái độ tự tôn nam nhi (machismo) và độc tài (chỉ cần nhớ lại sự can thiệp của Sơ Liliana Franco). Thật đau lòng khi thấy ở một số văn phòng giáo xứ có “bảng giá” cho các dịch vụ bí tích, tương tự như một siêu thị. Hoặc Giáo hội là dân trung thành của Thiên Chúa trên đường đi, thánh thiện và tội lỗi, hoặc cuối cùng Giáo hội trở thành một doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Và khi các thừa tác viên mục vụ đi theo con đường thứ hai này, Giáo hội cuối cùng trở thành siêu thị của ơn cứu độ, và các linh mục chỉ là nhân viên của một công ty đa quốc gia. Đây là sự thất bại nặng nề mà chủ nghĩa giáo sĩ trị dẫn chúng ta đến với nỗi đau buồn và tai tiếng lớn (chỉ cần vào các tiệm may của giáo hội ở Rome để thấy tai tiếng của các linh mục trẻ đang thử áo chùng thâm và đội mũ, hoặc áo lễ và áo choàng có ren).

Chủ nghĩa giáo sĩ trị là một cái gai, một tai họa, một hình thức trần tục làm ô uế và làm tổn thương dung mạo hiền thê của Chúa; nó nô dịch dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa.

Và dân Thiên Chúa, dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa, tiến bước một cách kiên nhẫn và khiêm nhường, chịu đựng sự khinh miệt, ngược đãi và bị gạt ra ngoài lề của chủ nghĩa giáo sĩ trị được thể chế hóa. Thật tự nhiên biết bao khi chúng ta nói về các ông hoàng trong Giáo hội, hay về việc thăng chức giám mục như là sự thăng tiến trong sự nghiệp! Những nỗi kinh hoàng của thế giới, tính trần tục ngược đãi dân thánh và trung thành của Thiên Chúa.
 
Văn Hóa
Ăn nem ăn chả
Trà Lũ
16:13 26/10/2023
Lá thư Canada

ĂN NEM ĂN CHẢ

Trời đã vào thu, lá vàng bắt đầu rơi, nhiệt độ bắt đầu xuống, ra khỏi nhà đã phải mang áo ấm. Làng An Lạc của tôi vẫn họp hàng tuần, dân làng bây giờ đa số là các nhà quân tử cao niên nên không có ồn ào náo nhiệt nhưng vẫn luôn đầy tiếng cười. Lúc này đang giữa tháng 10, tháng của các lễ Tạ Ơn. Nhưng cũng là tháng có nhiều việc ra đi vĩnh hằng. Bên Mỹ có Bà Đặng Tuyết Mai, mẹ của cô MC Kỳ Duyên. Bên Canada này, các cụ ra đi nhiều lắm, riêng tôi, tôi mất 2 người bạn thân cuối tháng 9 vừa qua.

Người thứ nhất là GS Nguyễn Long Thao ở San Jose Hoa Kỳ, phó Giám Đốc của ngành truyền thông Công Giáo VietCatholic, bạn thân với cha giám đốc sáng lập Trần Công Nghị, đã ròng rã 27 năm (1996-2023) phụ trách các bài vở tứ phương gủi về. Chúng tôi thân nhau như anh em. Ở VN trước 1975 anh đã là giáo sư của Viện Dại Học Cần Thơ. Loạt bài Lá Thư Canada mà tôi gửi hàng tháng được anh trân quý, anh còn tìm thêm vào nhiều hình ảnh phụ họa cho bài tươi đẹp hơn. Anh cho giữ bài của tôi trên đài lâu hàng tháng. Thế mà anh đột ngột ra đi, 18-9-2023, thọ 78. Tôi đâu có biết anh bệnh đã 3 tháng. Ai cũng yêu mến anh. Ai cũng bảo tìm được một ông Thao thứ hai quả là khó.

Ngưởi bạn thứ hai là GS Đỗ Khánh Hoan, cùng ở Toronto như tôi. Mới tuần trước ông còn muốn rủ tôi xuống phố ăn phở, thế mà đùng một cái, ngày 23-9-2023, sau ông Thao 5 ngày, ông ra đi. Trước đó ông chỉ kêu khó thở. Ông thọ 90. Ông là một hoc giả thứ thiệt, từng du học ở Úc và Mỹ. Ngay từ thập niên 1960 ông đã nổi tiếng khi viết cuốn Lịch Sử Văn Học Anh, và Khái niệm về ngôn ngữ và thi pháp tiếng Anh, tái bản 2 lần, Cây Đàn Miến Điện tái bản 6 lần. Ra hải ngoại, ông dịch các tác phẩm lớn của thế giới như Shakespeare, Homer và còn nhiều nhiều nữa. Sau này, các tác phẩm lớn của ông được nhà xuất bản Học Viện Công Dân / Institute for Civic Education in VietNam ở Hoa Kỳ xuất bản. Trước và sau 1975, ông là trưởng ban Anh Văn ở Đại Học văn Khoa Saigon. Cũng như ông Nguyễn Long Thao ở trên, ở hải ngoại này chưa một ai nổi trội hơn Học giả Đỗ Khánh Hoan về ngành dịch thuật. Ở Saigon đầu thập niên 1960, nói tới GS Đỗ Khánh Hoan thì ai cũng biết. Giữa tháng 9 vừa qua ông rủ tôi xuống phố ăn phở, tôi chưa kịp hẹn ngày thì đùng một cái ông ra đi giữa sự ngỡ ngàng của mọi người.

Trong buổi họp làng An Lạc của tôi tuần qua, dân làng ai cũng biết và thương tiếc hai người bạn thân của tôi. Mãi rồi cái không khí thương tiếc này mới tan đi, khi dân làng chuyển qua chuyện thời sự Do Thái đánh nhau với Hamas, lần này dân làng không thèm nói tới ông Putin xâm lăng Ukraine, chuyện đã cũ rồi và chưa biết kết thúc sẽ ra sao. Riêng chuyên Do thái và Hamas, làng tôi không bàn về các trận giao tranh, mà bàn về cái gốc Abraham. Phe các bà có vẻ thích cái gốc này. Cụ tổ phụ của hai sắc dân thù nghịch nhau là cụ Abraham. Cụ có vợ là bà Sarah. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con, bà Sarah thương chồng liền chọn cô nữ ty Hagar làm vợ bé cho ông. Cô này gốc Palestine, và cô có bầu ngay với Abraham, rồi đẻ ra cậu con trai đầu lòng đật tên là Ishmael. Mãi mãi về sau bà vợ chính thức Sarah mới có con. Thế là ông Abraham có 2 vợ, vợ cả Sarah gốc Do Thái, vợ bé Hagar gốc Palestine. Đứa con của vợ bé sinh trước. Cái gốc Do Thái và Palestine thù nhau bắt đầu ngay từ nhà Abraham, do việc vợ chính bắt chồng lấy vợ bé.

Cụ già B.95 lên tiếng: bây giờ lão mới biết chính bà vợ Do Thái thứ thiệt của Abraham đã đem giặc Hồi Giáo vào gia đình, bây giờ Do thái đánh nhau với Hồi giáo là do cái gốc Abraham.

Cụ Chánh tiên chỉ liền giơ tay xin dân làng chuyển đề tài, vì chuyện này dài và chắc chưa ai tìm thấy đoạn kết, có dư luận còn bảo thế chiến thứ ba đang bắt đầu từ đây.

Chị Ba Biên Hòa liền gật đầu xin tuân lênh chuyển đề ngay. Chị đang chỉ huy bữa ăn dưới bếp. Bữa nay phe các bà đãi làng món gà luộc, nhưng chưa biết chặt gà thế nào. Ông ODP liền chỉ ngay vào ông Từ Hòe: Thưa đây là thiên tài chặt gà. Ông này chặt gà không thua gì anh Tàu ở hiệu gà Siu Siu ở Chợ An Đông Chợ lớn ngày xưa. Các cụ còn nhớ hiệu gà nổi tiếng ngày xưa này không? Tôi có tới ăn mấy lần và đã chiêm ngưỡng ông đầu bếp chặt gà. Hấp dẫn và đẹp mắt vô cùng. Hình như có một ông nhà văn náo đó cũng mê như tôi và đã nói rõ cái gốc món gà luộc này, tôi già rồi bây giờ quên mất tên. Đại để như thế này:

…Khi luộc gà thì nước luộc chỉ xấp xỉ, vừa ngập gà là đủ. Trước khi luộc thì cho mấy hạt muối để da gà se lại. Đợi sước sôi chừng ăn giập miếng trầu thì tắt lửa, chin quá sẽ làm nát da gà. Khi gà chin thì phải vớt ra ngay, và để nguội mới chặt. Phải dùng giao thật sắc. Đầu tiên chia đôi theo ngực gà, rồi sẽ chia thân gà thành từng ô, mỗi nhát là một miếng. Thịt gà cần ăn với lá chanh, vừa thơm vừa chống được phong ngứa, Các cụ ta đã nói từ xưa: ‘Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi’ là thế.

Cụ B.95 nghe đến đây thì gật gù. Cụ bảo các bác làm lão già này ăn gà mà lại nhớ đến mấy món khác ở Bắc Kỳ cũ ngày xưa, như món chuối xanh ốc nhồi, chả rươi, canh cua đồng nấu rau đay, mực luộc, rạm rang, ám cá mè…

Nói xong thì cụ quay vào ông Từ Hòe và hỏi: Lâu nay toàn nghe bác kể chuyện tiếu lâm mà chuyện nào hay thì toàn có gốc VN. Vậy cái gốc tiếu lâm VN như thế nào?

Câu hỏi này đã gõ đúng cửa, Ông Từ Hòe liền kể ngay: Chuyện ngày xưa chép rằng có hai cha con nhà kia đi thi hoài mà đều không đỗ, bèn quay ra làm nghề dạy học. Những lúc rảnh thì cả hai cha con tìm các chuyện cười trong dân gian và góp các chuyện hay lại thành một tập và đặt tên là Tiếu Lâm. Vì không định ấn hành nên hai cha con chép lại rất bạo và phóng túng, bất kể chuyện gì hay và gây ra tiếng cười đều được chép vào tập. Khi tập đã dầy, hai cha con lấy một ngày nghỉ, nấu một bữa thịt chó vừa để tự thưởng cho công mình, vừa để chọn lọc thêm. Thế là sau tiệc thịt chó no nê, hai cha con duyệt lại công trình nghiên cứu. Từ chuyện này sang chuyện khác, hai bố con ôm nhau vừa đọc vừa cười sằng sặc. Cười cho đến lúc duyệt xong thì cả hai cha con hết hơi, liền lăn đùng ra chết mà miệng vẫn còn cười. Chết vì cười. Trên thế giới tôi chưa hề nghe có ai chết vì cười, trừ ở VN, trừ hai cha con ông tổ chuyện cười này.

Phe các bà nghe xong chuyện này nhưng vẫn chưa thỏa ý hoàn toàn, đòi ông Từ Hòe kể chuyên nào có chi tiết cụ thể cơ. Ông Từ Hòe bèn cười hà hà rồi kể một chuyện cười trong tập chuyện trên đây: Có một anh chàng kia mặt lúc nào củng hiêu hiêu tự đắc cho là mình nhiều chữ. Hè đó anh và mấy người bạn về làng quê chơi, bữa đó khi đi qua cánh đồng đang mùa cấy lúa. Chàng nhìn mấy cô gái lom khom cấy mạ, bèn nổi hứng làm thơ ghẹo:

… Nào em tội lỗi gì đâu, mà sao em chổng phao câu lên trời !

Không ngờ một cô cấy lúa có tài liền đáp lại ngay:

… Này anh ơi, nông vụ đến kỳ, em mà không chổng lấy gì anh xơi!

Sách không chép tiếp là cái anh chàng ngông này đối đáp ra sao, hay có đối đáp được không, chỉ biết anh tịt và phải nuốt nhục mà đi.

Viêc nuốt nhục này là làm tôi nhớ chuyện anh khóa Vũ Diệm ngày xưa. Sách kể rằng thuở ấy, năm 1733 thì phải, bà Đoàn Thị Điểm đã nổi tiếng lắm, vừa văn hay vừa sắc đẹp. Cậu khóa họ Vũ bèn nhờ bạn bè mon men dẫn tới ra mắt. Nữ sĩ họ Đoàn không ra tiếp nhưng sai nữ tỳ bưng ra đĩa trầu và một vế thách đối ‘ Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang’, cái rắc rối là câu này có 2 nghĩa: ‘Trước sân cô gái trẻ mời chàng rể mới’ và ‘Trước sân cơn gió nhẹ thổi phất cây cau’, Vũ Diệm không đối được phải bẽ bàng ra về. Để hết nhục, anh quyết chí học tập. Sáu năm sau, 1739, Vũ Diệm đi thi và đỗ hoàng giáp, tức là cao hơn bằng tiến sĩ một bậc. Không nghe nói Vũ Diệm có trở lại thăm bà Đoàn thị Điểm nữa hay thôi.

Viết đến đây tự nhiên tới nhớ tới cụ Tú Xương. Cụ là người không biết sợ, cụ chửi tuốt luốt, nhất là chửi Tây: Lọng cắm rợp trời quan sứ tới, Váy lê quét đất mụ đầm ra…Chí cha chí chóe khoe giày dép, Đen thủi đen thui cũng lượt là.

Cụ nói thẳng tuột, không hề nói tốt về mình:

Vị Xuyên có Tú Xương

Dở dở lại ương ương

Cao lâu thường ăn quỵt

Thổ đĩ lại chơi lường.

Cụ tả cái nghèo của cụ, nghe mà thương cụ quá sức:

Một tuồng rách rưới con như bố

Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi…

Vì cụ ương ngạnh ba gai như vậy nên chắc không học hành chu đáo, chỉ đậu đến tú tài.

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi

Cũng lều cũng chõng cũng đi thi

Tiễn chân cô mất ba đồng lẻ

Sờ bụng thày không một chữ gì…

Ấy thế mà Xuân Diệu đã xếp Tú Xương vào danh sách 5 nhà thơ lớn nhất trong văn học cổ điển VN: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm và Tú Xương.

Nhiều người bảo tài thơ phú của ông chả thua gì Lý Bạch bên Tàu. Tôi không đồng ý như vậy, Tú Xương của chúng ta là thiên tài về thi phú nhưng không làm quan và có uy như Lý Bạch bênTàu. Chuyện Tàu kể rằng thi hào Lý Bạch được vua Huyền Tông phong chức Hàn lâm Học sĩ, uy quyền tột cùng. Ngài không muốn ở chốn cung đình, mà thích đi ngao du sơn thủy. Một hôm ngài tới huyện Hoa Âm. Ngài nghe rằng quan huyện ở đây rất mực tham ô nên ngài có ý dạy ông ta một bài học. Bữa đó Lý Bạch cỡi lừa đi vào dinh ông quan này. Quan liền cho lính bắt giam Lý Bạch và đưa bút giấy cho Lý Bạch tự khai lý lịch. Lý Bạch khai ngay như sau: Ta là Lý Bạch, quê ở Câm Châu, ta thường vung bút tố loài nịnh, thảo chiếu trừ Phiên Quốc, điện ngọc ta thường vào uống rượu giải trí với vua, canh nóng có vua khuấy, chảy rãi ở mép có vua lau, Dương Thái sư mài mực, Cao Thái Úy cởi giày, trước sân rồng hoàng đế còn cho ta cỡi ngựa, huống chi cái huyện Hoa Âm này sao các ngươi lại buộc ta không được cỡi lừa. Quan huyện đọc xong toát mồ hôi sụp xuống lậy.

Cụ Tú của chúng ta không có ngông và phạm thượng như vậy, thế mà được coi gang tầm với Lý Bạch. Nghĩa là về mặt văn chương thi phú thì cụ Tú Xương cao lắm, vua cũng phải kính nể.

Cụ già B.95 nghe đến đây thì giơ tay xin ngưng các chuyện thi phú vì cụ chả hiểu gì cả, cụ cầu cứu anh John thần tượng của cụ cho cụ tiếng cười. Anh John vâng lời ngay. Anh kể ngay. Rằng nhà kia có cậu con trai lớn đến tuổi lấy vợ. Anh yêu cô Mai ở xóm đông và anh thưa với bố, xin bố cưới cô Mai cho anh. Bố anh ta cười tủm tỉm rồi nói nhỏ: không được con ơi vì cái Mai là em của con. Anh ta buồn quá vì thế có nghĩa rằng bố đã ngủ với mẹ Mai. Ít lâu sau anh ta cũng trình với bố là anh yêu cô Lan ở xóm tây, bố cũng nói nhỏ là không được vì cái Lan cũng là em của anh ta. Bẵng một thời gian anh ta lại nói với bố là mình yêu cái Cúc ở xóm nam, bố bảo cũng không được. Cuối cùng anh bá cáo anh yêu bé Trúc ở xóm bắc, bố anh vẫn lắc đầu. Thì ra bố anh dê quá, bố đã ngủ với cả làng. Thế là anh con trai này thất tình không tìm được vợ. Mẹ anh ta thấy mặt mũi con mình buồn rầu bèn hỏi nhỏ. Anh này đem hết các chuyện tình kể cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ anh cười rồi nói: Con cứ cưới đi, đứa nào con thich nhất, đứa nào cũng được vì con không phải là con của bố…

Phe các bà các cô nghe xong thì cười như nắc nẻ, đấm nhau thùm thụp. Phe các ông cũng cười như phá, vừa cười vừa nói: các bà thấy chưa, xưa nay các bà toàn nói rằng chỉ có liền ông chúng tôi là lăng nhăng…

Cụ chánh tiên chỉ để làng cười xong một lúc rồi nói: làng cười vì chuyện ông ăn chả bà ăn nem, như vậy là đủ rồi. Nhiều gia đình đổ vỡ vì chuyện ăn nem ăn chả này. Đây là bài học ta cần phải dạy cho con cho cháu. Đó là điều răn Thứ Sáu trong 10 Giới Răn mà Chúa dạy tổ tiên loài người ngay từ đầu.

Làng tôi còn nhiều chuyện vui cười lắm, hay hơn cả chuyện ăn nem ăn chả trên đây, còn hơn cả chuyện Tú Xương, và Lý Bạch. Anh John cũng gật đầu và hứa lần sau sẽ kể thêm chuyện cười Canada. Xin hẹn các cụ lần sau nha.
 
VietCatholic TV
Crimea nổ long trời. 25 triệu USD của Putin nổ tung. Shoigu diễn tập tấn công hạt nhân, dọa thế giới
VietCatholic Media
02:07 26/10/2023


1. Vụ nổ làm rung chuyển Crimea vài giờ sau khi Zelenskiy thề kiểm soát hoàn toàn hỏa lực trong khu vực

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Blasts Rock Crimea Hours After Zelenskiy Vows Full Fire Control Over Region”, nghĩa là “Vụ nổ làm rung chuyển Crimea vài giờ sau khi Zelenskiy thề kiểm soát hoàn toàn hỏa lực trong khu vực.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Nhiều kênh Telegram có trụ sở tại Crimea hôm thứ Tư đã đưa tin về âm thanh của những vụ nổ gần Sevastopol vài giờ sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố lực lượng quân sự của ông sẽ sớm có toàn bộ khả năng kiểm soát hỏa lực trên Crimea.

Newsweek không thể xác minh độc lập nguồn gốc của vụ nổ, nhưng Thống đốc Sevastopol, Mikhail Razvozhayev, xác nhận rằng ít nhất một vụ nổ đã xảy ra trong khu vực. Ông không cho biết vụ nổ xảy ra do lực lượng của Kyiv hay của quân đội Nga gây ra.

Trong khi đó, một số tài khoản mạng xã hội cho rằng nguồn gốc của vụ nổ là cuộc tấn công của Kyiv vào phi trường quân sự Belbek của Nga gần Sevastopol. Những báo cáo đó chưa được xác minh tính đến thời điểm xuất bản.

Crimea được nhiều quốc gia công nhận là lãnh thổ Ukraine, nhưng Nga đã xâm chiếm và sáp nhập bán đảo này vào năm 2014. Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc chiến chống Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khu vực này thường xuyên chứng kiến các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Nga ở đó và Zelenskiy thường xuyên hứa hẹn sẽ đòi lại bán đảo Crimea.

Trong bài phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh quốc hội về Cương lĩnh Crimea hôm thứ Ba, ông Zelenskiy đã nói về kế hoạch của Nga nhằm mở một căn cứ hải quân mới ở Abkhazia, một khu vực của Georgia bị Nga tạm chiếm, để di chuyển các tàu của Hạm đội Hắc Hải “xa đến mức hỏa tiễn Ukraine và thuyền không người lái của hải quân Ukraine không thể đến được.”

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cho biết lực lượng của ông sẽ sớm kiểm soát bầu trời Crimea.

“Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nắm được quyền kiểm soát hỏa lực hoàn toàn đối với Crimea và vùng biển lân cận. Nhưng chúng tôi sẽ làm vậy. Đó chỉ là vấn đề thời gian”, Zelenskiy nói.

Tối thứ Ba, rạng sáng thứ Tư, mạng xã hội bắt đầu đưa tin về các vụ nổ lớn ở Crimea.

Crimea.Realities, một hãng tin khu vực của Ban tiếng Ukraine của Đài Âu Châu Tự Do, đã đưa tin trên tài khoản Telegram của mình về một “vụ nổ mạnh” ở Sevastopol khiến “các cửa sổ rung chuyển”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ ngoại giao Ukraine và Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Kênh Telegram Crimea Wind viết rằng hai vụ nổ đã được báo cáo ở Sevastopol. Tài khoản này nói thêm rằng một trong những vụ nổ đã được nghe thấy ở Bakhchisaray, một thị trấn nằm cách Sevastopol khoảng 37 dặm.

Đài truyền hình Suspilne của Ukraine đưa tin một người dân địa phương cho biết “người ta đã nghe thấy một số vụ nổ mạnh ở Sevastopol bị tạm chiếm”.

Razvozhayev đã cố gắng hạ thấp các báo cáo và kêu gọi bình tĩnh trong khu vực. Ông nói với hãng tin Tass của nhà nước Nga rằng một vụ nổ xảy ra gần Sevastopol sau khi “phương tiện tác chiến điện tử buộc một máy bay không người lái phải hạ cánh” và sau đó phát nổ trên mặt đất. Razvozhayev cũng cho biết những âm thanh lớn khác được báo cáo xung quanh thành phố cảng là do các hoạt động quân sự được tiến hành ở Hắc Hải gần đó.

Cuối ngày, Maria Drutska—người làm việc trong lĩnh vực đối ngoại của Ukraine—đã viết trên X (trước đây là Twitter) rằng “quân xâm lược nói mọi thứ đều bình lặng” ở Sevastopol. “Tuy nhiên, sóng xung kích từ vụ nổ đã làm rung chuyển giường trong nhà của người dân địa phương và cửa sổ bị thổi tung”.

2. 25 triệu Mỹ Kim của Nga đã bị phá hủy vào hôm Thứ Tư

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 44 Artillery Systems in a Day As Kyiv Blasts Prized Weapons”, nghĩa là “Nga mất 44 hệ thống pháo trong một ngày khi Kyiv phá hủy các vũ khí có giá trị cao.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine đã phá hủy các thiết bị trị giá 25 triệu Mỹ Kim của Nga trên khắp chiến tuyến phía Nam trong tuần qua, Kyiv cho biết hôm thứ Tư, khi tổn thất về pháo binh của Mạc Tư Khoa ngày càng gia tăng tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Trong một tuyên bố, lực lượng đặc nhiệm Ukraine cho biết binh sĩ Ukraine đã phá hủy một chiếc BM-21 Grad, một chiếc BM-27 Uragan và một bệ phóng hỏa tiễn hàng loạt TOS, cũng như một trong những hệ thống radar phản pháo Zoopark được đánh giá cao của Nga ở khu vực phía nam Zaporizhzhia trong 24 giờ qua.

Pháo binh đã thống trị cuộc chiến kéo dài 20 tháng ở Ukraine. Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Hague, nói với Newsweek vào tháng 9 rằng hỏa lực chẳng hạn như hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt là chìa khóa; và rằng khả năng tiêu diệt quân đội đối phương bằng pháo và bệ phóng hỏa tiễn thậm chí còn quan trọng hơn bằng không quân.

Trước đó, hôm Chúa Nhật Ukraine cho biết họ đã phá hủy hệ thống Zoopark, được sử dụng để tìm kiếm và tấn công vào các hệ thống pháo binh của Kyiv.

Lực lượng hoạt động đặc biệt của Ukraine cho biết hôm thứ Tư: “Các binh sĩ của chúng tôi đã phát hiện và xác định thiết bị hạng nặng của đối phương, đồng thời điều chỉnh hỏa lực pháo binh nhắm vào chúng”. “Tổng giá trị ước tính của thiết bị bị đốt cháy là khoảng 25 triệu Mỹ Kim.”

Đại tá Oleksandr Shtupun, phát ngôn nhân của nhóm lực lượng Tavria của Ukraine, cho biết hôm Chúa Nhật rằng chỉ riêng hệ thống Zoopark bị phá hủy đã “có giá trị hơn 10 triệu đô la”.

Trong một đoạn clip được lực lượng hoạt động đặc biệt của Kyiv chia sẻ, máy bay không người lái của Ukraine dường như đã quay phim các hệ thống hoạt động trong khu vực do Nga sáp nhập, trước khi chúng trở thành mục tiêu. Nga không hoàn toàn kiểm soát khu vực Zaporizhzhia, mặc dù đã chính thức tuyên bố sáp nhập khu vực phía nam vào tháng 9 năm 2022. Cùng với khu vực phía đông Donetsk của Ukraine, Zaporizhzhia là tâm điểm trong các nỗ lực phản công của Ukraine kể từ đầu tháng 6.

Trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã hạ gục 44 hệ thống pháo binh của Nga trong ngày qua. Theo thống kê của Kyiv, Nga hiện đã mất 7.125 hệ thống pháo binh kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Quân đội Nga đã pháo kích hơn 100 khu định cư ở miền đông, miền nam và miền bắc Ukraine bằng hỏa lực pháo binh trong 24 giờ trước đó, Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm.

3. Cơ quan An ninh Liên bang Nga ngày càng bất chấp các mệnh lệnh của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's FSB Increasingly 'Sabotaging' Putin's Orders: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy FSB Nga ngày càng 'phá hoại' các mệnh lệnh của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo một hãng tin độc lập của Nga, các trường hợp phá hoại đang gia tăng trong số các nhân viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, muốn rời khỏi cơ quan này.

Một cựu nhân viên FSB nói với IStories, một cơ quan truyền thông điều tra của Nga, rằng sau khi Putin năm ngoái cấm mọi người từ chức ở cơ quan trong khi sắc lệnh điều động một phần của ông vẫn còn hiệu lực, nhiều nhân viên đã hành động với hy vọng được sa thải.

Tổng thống Nga tuyên bố huy động một phần vào tháng 9 năm 2022, vài tháng sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào ngày 21 tháng 9 năm ngoái rằng Nga sẽ nhắm tới 300.000 quân nhân dự bị và cựu quân nhân có “một số chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”.

Cựu nhân viên FSB muốn nghỉ việc đang ngày càng phớt lờ chỉ dẫn của ban quản lý và thực hiện các hành vi phá hoại, cựu nhân viên nói với IStories.

Nguồn tin cho biết: “Nếu ban quản lý đến, một số người sẽ trả lời trực tiếp: 'Nếu bạn không thích cách chúng tôi làm việc, hãy sa thải chúng tôi'.

Nguồn tin đã nói chuyện với phương tiện truyền thông với điều kiện giấu tên. Tuy nhiên, một nhân viên hiện tại của văn phòng trung tâm FSB đã chứng thực tuyên bố của nguồn tin này. Newsweek không thể xác minh các tuyên bố cụ thể, nhưng chúng phản ánh báo cáo trước đây về mức độ không hài lòng trong FSB.

Năm ngoái, Newsweek đã công bố một loạt email bị rò rỉ, được cho là từ một nhân viên FSB muốn tố cáo và gửi cho nhà bất đồng chính kiến người Nga lưu vong Vladimir Osechkin, trong đó tiết lộ sự tức giận và bất mãn trong nội bộ cơ quan này về cuộc chiến ở Ukraine.

Tình huống được mô tả trong IStories có nghĩa là ban lãnh đạo FSB không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giao những nhiệm vụ phức tạp cho những nhân viên không đủ tiêu chuẩn.

IStories trước đó dẫn nguồn tin thân cận với Điện Cẩm Linh cho biết, Putin coi việc các quan chức cao cấp từ chức là sự phản bội.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Mikhail Khodorkovsky, một nhà tài phiệt người Nga đang sống lưu vong, nói với Newsweek vào tháng 7 rằng chưa đến một phần ba FSB sẵn sàng ủng hộ Putin nếu một cuộc binh biến xảy ra trong tương lai.

Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại nhà lãnh đạo Nga, cho biết ông thường được các thành viên FSB liên lạc, những người đã vỡ mộng về chế độ của Putin và cung cấp cho ông “thông tin”. Ông cho biết mức độ trung thành của những người phục vụ tổng thống là “khá thấp”.

Khodorkovsky nói: “Tôi nghĩ nếu ngày mai có một cuộc binh biến khác và các sĩ quan FSB được kêu gọi để bảo vệ Putin khỏi cuộc binh biến đó, tôi nghĩ có lẽ chỉ 30% sẵn sàng làm điều đó”. Điều này được chứng thực khi Giám đốc Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin, tuyên bố “cuộc tuần hành công lý” chống lại giới lãnh đạo quân sự nước này vào ngày 24 tháng 6.

Vào tháng 4, trang web điều tra Dossier Center của Khodorkovsky, nơi theo dõi hoạt động tội phạm bị cáo buộc của nhiều người có liên quan đến Điện Cẩm Linh, đã đăng một cuộc phỏng vấn với Gleb Karakulov, một người đào thoát khỏi Cơ quan Vệ binh Liên bang và là cựu nhân viên bảo vệ của Putin.

“Một người đào tẩu đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi, về cơ bản đây là người rất thân thiết với Putin. Ông là người cung cấp thông tin liên lạc cho Putin. Ông ấy luôn đi lại với đường dây điện thoại bên cạnh Putin. Ông ấy nói với chúng tôi rằng mức độ trung thành của những người phục vụ Putin khá thấp”, Khodorkovsky nói.

4. Căng thẳng quanh Biển Baltic, đồng minh NATO nâng cấp trực thăng để săn tàu ngầm Nga vào ban đêm

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally Upgrades Helicopters to Hunt Russian Submarines at Night”, nghĩa là “Đồng minh NATO nâng cấp trực thăng để săn tàu ngầm Nga vào ban đêm”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Thụy Điển đang triển khai công nghệ mới cho quân đội của mình trên khắp Biển Baltic, một động thái có thể nâng cao khả năng của quốc gia Bắc Âu này và của NATO trong việc theo dõi các tàu ngầm Nga gần lãnh thổ của liên minh.

Đầu tháng này, quân đội Thụy Điển thông báo hải quân nước này đã tiến hành cuộc tập trận sử dụng trực thăng có khả năng phát hiện tàu ngầm vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. Lực lượng vũ trang Thụy Điển cho biết, cuộc tập trận được tổ chức quanh quần đảo Stockholm và đảo Gotska ở Biển Baltic trong một tuần kể từ ngày 11 tháng 10 và “năng lực mới lần đầu tiên được đưa vào một cuộc tập trận lớn như thế”.

Quân đội Thụy Điển cho biết: “Vì Thụy Điển nằm ở một khu vực trên thế giới nơi trời tối phần lớn thời gian trong năm nên phải ưu tiên phát triển quy trình hoạt động khi trời tối hoặc trong điều kiện tầm nhìn bằng 0”.

Biển Baltic là khu vực gây tranh cãi căng thẳng giữa NATO với Nga. Vùng Baltic ngày càng được mệnh danh là “hồ NATO”, với bảy quốc gia thành viên Âu Châu lục địa, vùng Bắc Âu và vùng Baltic hiện có của liên minh nằm rải rác xung quanh rìa Biển Baltic.

Otto Tabuns, giám đốc Tổ chức An ninh Baltic có trụ sở tại Latvia, cho biết: “Chắc chắn rằng khoản đầu tư của Thụy Điển vào năng lực phát hiện tàu ngầm bằng trực thăng của họ chủ yếu liên quan đến Nga, hoạt động tàu ngầm của nước này ở vùng Baltic và cuộc chiến ở Ukraine”. Ông nói với Newsweek: “Hải quân Thụy Điển là thách thức hàng hải quan trọng nhất đối với hải quân Nga ở Biển Baltic”.

Thụy Điển hiện cũng đang gia nhập NATO, theo chân Phần Lan đã gia nhập liên minh sau khi Nga xâm chiếm Ukraine. Tuy nhiên, Nga cũng nằm trên bờ biển Baltic, đặc biệt là với vùng đất Kaliningrad nằm đối diện với biển Baltic của Nga.

Ed Arnold, nhà nghiên cứu về an ninh Âu Châu tại Viện nghiên cứu Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia có trụ sở tại Luân Đôn, cho biết: “Hoạt động của tàu ngầm Nga là một thách thức ngày càng tăng đối với NATO ở khu vực Biển Baltic và Bắc Cực”. Ông nói với Newsweek rằng “các hoạt động trực thăng có tính chuyên môn cao” đang được Stockholm triển khai phù hợp với “một đường lối nhiều lớp để phát hiện các loại hoạt động dưới nước khác nhau nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng dưới biển”.

Với việc Phần Lan đã gia nhập NATO và Thụy Điển sớm theo sau, liên minh này “có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với Biển Baltic và cần mở rộng phạm vi giám sát và trinh sát tình báo của mình”, Arnold lập luận.

Ông nói: “Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để Thụy Điển thể hiện giá trị trước mắt của mình” đối với NATO.

Tabuns nói thêm rằng hải quân Thụy Điển được bổ sung vào nguồn lực tác chiến chống tàu ngầm của NATO trong khu vực là “một trong những lý do chính khiến Nga lên tiếng phản đối việc Thụy Điển gia nhập NATO”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Thụy Điển để yêu cầu bình luận qua email.

Hạm đội tàu ngầm của Nga được đánh giá là có lực lượng gây được ấn tượng hơn nhiều so với hạm đội tàu mặt nước; và Mạc Tư Khoa đã mở rộng hoạt động tuần tra tàu ngầm gần các nước thành viên NATO trong những năm gần đây.

“Nga đã đầu tư ồ ạt vào năng lực dưới nước kể từ năm 2014, trước hết là các tàu ngầm”, cựu Phó Bộ trưởng Quốc phòng thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng Hải quân Ukraine, Đô đốc đã nghỉ hưu Ihor Kabanenko, nói với Newsweek vào tháng 5.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khả năng tác chiến chống tàu ngầm của NATO đã “bị suy giảm” sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khiến liên minh này phải chơi trò đuổi bắt không chỉ các tàu ngầm Nga mà còn phải tìm ra cách tốt nhất để chống lại một cuộc chiến mới dưới đáy biển và bảo vệ những sợi cáp dưới nước ẩn nấp ở đó. Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã nói rằng việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển “là điều cần thiết cho an ninh và phòng thủ của chúng ta vì đó là chìa khóa để bảo vệ an ninh và thịnh vượng của liên minh chúng ta”.

Tabuns cho biết, các kết nối internet, điện và khí đốt tự nhiên bên dưới vùng Baltic — và khả năng dễ bị tổn thương của chúng đối với tàu ngầm Nga — là “mối quan tâm đặc biệt hiện nay đối với cả Thụy Điển và các đồng minh NATO của nước này”.

Vào tháng 9, NATO đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Biển Baltic với khoảng 30 tàu chiến và hơn 3.200 nhân viên từ 15 quốc gia.

Quyền phát ngôn viên của NATO, Dylan White, cho biết: “Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình an ninh ở Biển Baltic và NATO đã tăng cường đáng kể sự hiện diện phòng thủ trong khu vực trên biển, trên bộ và trên không”. “Những cuộc tập trận như thế này gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng NATO sẵn sàng bảo vệ từng tấc lãnh thổ của Đồng minh”.

5. 3.000 quân Nga tử trận trong tuần qua tại khu vực Donets

Lực lượng phòng thủ Ukraine đã đạt được thành công một phần ở phía tây Verbove, trong khi các nỗ lực tấn công của đối phương ở các khu vực Stepove, Avdiivka, Severne và Nevelske không mang lại kết quả. Tại khu vực Donetsk, trong tuần qua, quân phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt gần 3.000 quân xâm lược Nga.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 26 tháng 10.

“Các cuộc tấn công gần Avdiivka không dừng lại, nhưng gần đây đã có ít cuộc tấn công hơn được thực hiện. Lực lượng địch đang tập hợp lại vì họ đã phải chịu gần 3.000 thương vong ở khu vực Donetsk chỉ trong tuần qua. Vì vậy, ngay cả đối với Nga, điều này cũng khá khó chịu và kẻ địch cần phải tập hợp lại để cố gắng tiến lên. Tin vui là những người lính của nhóm quân Tavria đã đạt được thành công một phần ở phía tây Vervove, nơi họ đang giành được chỗ đứng và gây tổn thất cho lực lượng xâm lược, trong khi các nỗ lực trinh sát và rà phá bom mìn vẫn đang diễn ra. Tổng cộng, đối phương đã tiến hành hai cuộc tấn công hỏa tiễn và 10 cuộc không kích vào khu vực tác chiến Tavria, nơi có 49 cuộc giao chiến được báo cáo trong ngày qua.

6. Nga tuyên bố đang diễn tập tấn công hạt nhân đáp trả

Nga đã thử nghiệm khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa trong một cuộc tập trận sau thông tin hôm thứ Tư 25 Tháng Mười về việc nước này rút khỏi hiệp ước toàn cầu cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Tin tức về cuộc tập trận được Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đưa lên truyền hình nhà nước Nga.

Tuyên bố của Shoigu cho biết: “Các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo và hành trình thực tế đã diễn ra trong quá trình huấn luyện”.

Theo Shoigu, cuộc tập trận chỉ huy và kiểm soát có liên quan đến việc phóng hỏa tiễn đạn đạo và hành trình: “Một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Yars đã được phóng từ phi trường vũ trụ Plesetsk và một hỏa tiễn đạn đạo Sineva từ Biển Barents trong cuộc thử nghiệm ở Kamchatka. Hai máy bay tầm xa Tu-95MS đã tham gia cuộc tập trận. Cả hai đều bắn hỏa tiễn hành trình.”

Shoigu tuyên bố đã thử nghiệm thành công khả năng thực hiện một “cuộc tấn công hạt nhân trả đũa quy mô lớn” trên bộ, trên biển và trên không vào hôm nay.

“Trong quá trình diễn ra các sự kiện, mức độ sẵn sàng của các cơ quan chỉ huy quân sự cũng như kỹ năng của các nhân viên cao cấp và tác chiến trong việc tổ chức các lực lượng cấp dưới đã được kiểm tra,” Shoigu nói.

“Các nhiệm vụ được hoạch định trong quá trình huấn luyện đã được hoàn thành đầy đủ.”

Tuyên bố cho biết một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Yars đã được bắn từ địa điểm thử nghiệm vào một mục tiêu ở vùng viễn đông của Nga, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo từ Biển Barents và các máy bay ném bom tầm xa Tu-95MS đã thử nghiệm bắn từ trên không các hỏa tiễn hành trình.

Các chuyên gia quân sự phương Tây tin rằng Nga có thể muốn thực hiện cuộc tập trận để báo hiệu ý định và khơi dậy nỗi sợ hãi trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với phương Tây

7. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Nga tấn công vào nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga ở khu vực Khmelnytskyi phía Tây Ukraine đêm qua có khả năng nhắm vào nhà máy điện hạt nhân của khu vực, và đó là bằng chứng cho thấy cần có các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga.

“Rất có thể mục tiêu của những chiếc máy bay không người lái này là nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi. Sóng xung kích từ vụ nổ làm vỡ các cửa sổ, kể cả trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân”, ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu video hàng đêm của mình gởi quốc dân đồng bào.

Zelenskiy cho biết mọi cuộc tấn công của Nga, “đặc biệt là những cuộc tấn công đủ táo bạo nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở quan trọng khác, đều là một lập luận cho thấy áp lực lên quốc gia khủng bố là chưa đủ”.

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái không tấn công nhà máy điện hay ảnh hưởng đến hoạt động của nó nhưng đã tạm thời cắt điện một số trạm giám sát bức xạ ngoài khu vực. Nó cũng làm bị thương 16 người.

8. Ukraine đang đặt mục tiêu tăng cường sản xuất máy bay không người lái trong nước, sản xuất hàng chục ngàn chiếc mỗi tháng vào cuối năm nay

Cho đến nay, máy bay không người lái đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc chiến Nga-Ukraine, được cả hai bên sử dụng để giám sát và tấn công.

Kyiv phụ thuộc rất nhiều vào máy bay không người lái do nước ngoài sản xuất nhưng đang tìm cách tăng sản lượng bất chấp thách thức do cuộc xâm lược của Nga đặt ra.

Phát biểu tại diễn đàn công nghiệp NATO ở Stockholm, Oleksandr Kamyshin, Bộ trưởng giám sát ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, không tiết lộ số liệu chi tiết về sản xuất máy bay không người lái hiện tại mà chỉ đưa ra con số hàng ngàn mỗi tháng.

“Cuối năm nay sẽ là hàng chục ngàn mỗi tháng. Và đó là thứ chúng tôi phát triển thậm chí còn nhanh hơn cả đạn dược và vũ khí chiến tranh thông thường,” ông nói.

9. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine sẽ tấn công trở lại Nga và không chỉ ở thế phòng thủ nếu Mạc Tư Khoa phát động một chiến dịch không kích mùa đông khác nhằm làm tê liệt lưới điện quốc gia, Reuters đưa tin.

Hàng triệu người Ukraine đã bị cắt điện vào mùa đông năm ngoái sau khi Nga tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái, đồng thời Ukraine lo ngại một cuộc tấn công khác của Nga vào các cơ sở năng lượng nhằm mục đích làm mất tinh thần người dân trong năm nay.

“Chúng tôi đang chuẩn bị cho những kẻ khủng bố tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng. Năm nay, chúng tôi sẽ không chỉ tự bảo vệ mình mà còn sẽ đáp trả”, ông Zelenskiy cho biết.

Nga đã gọi cơ sở hạ tầng năng lượng là mục tiêu chính đáng. Họ đã tiến hành các cuộc tấn công tầm xa thường xuyên bằng cách sử dụng máy bay ném bom chiến lược và tàu chiến vào mùa đông năm ngoái, và Ukraine hầu như không thể đáp trả.

Mặc dù vẫn chưa có các loại vũ khí tầm xa như vậy, Ukraine đã tăng cường khả năng tấn công đáng kể, sản xuất máy bay không người lái và sở hữu các vũ khí của phương Tây như hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và hỏa tiễn đạn đạo tầm xa được gọi là ATACMS.

Các quan chức Nga cũng cáo buộc Ukraine trong tháng qua đã tấn công một trạm biến áp điện và cơ sở hạ tầng năng lượng khác, gây ra tình trạng cắt điện ở các khu vực phía Tây nước Nga giáp biên giới Ukraine.

10. Quốc hội Nga thông qua việc rút khỏi hiệp ước toàn cầu cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân

Reuters đưa tin Quốc hội Nga đã hoàn tất việc thông qua đạo luật rút lại việc Mạc Tư Khoa phê chuẩn hiệp ước toàn cầu cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Thượng viện, Hội đồng Liên bang, hôm nay đã thông qua luật với 156 phiếu thuận và 0 phiéu chống sau khi hạ viện, Duma, cũng đồng thanh thông qua. Bây giờ nó sẽ được chuyển tới Vladimir Putin để ký.

Tổng thống Nga đã kêu gọi các nhà lập pháp thực hiện thay đổi để “phản ánh” quan điểm của Mỹ, quốc gia đã ký kết nhưng chưa bao giờ phê chuẩn hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.

Nga cho biết họ sẽ không tiếp tục thử nghiệm hạt nhân trừ khi Washington làm vậy, nhưng các chuyên gia kiểm soát vũ khí lo ngại nước này có thể đang tiến tới một cuộc thử nghiệm mà phương Tây coi là một sự leo thang đầy đe dọa trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine. Ukraine cáo buộc Nga tăng cường “tống tiền hạt nhân”.

Mặc dù chưa bao giờ chính thức có hiệu lực, hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện đã coi việc thử nghiệm hạt nhân là điều cấm kỵ - không có quốc gia nào ngoại trừ Triều Tiên tiến hành thử nghiệm liên quan đến vụ nổ hạt nhân trong thế kỷ này.

Các chuyên gia kiểm soát vũ khí cho rằng cuộc thử nghiệm của Nga hoặc Mỹ có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới vào thời điểm căng thẳng quốc tế gay gắt, với các cuộc chiến đang hoành hành ở Ukraine và Trung Đông. Họ nói rằng nếu một quốc gia thử nghiệm, quốc gia kia có thể sẽ làm điều tương tự và những quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan có thể làm theo.

11. Nga tăng cường tấn công dân thường ở Kherson

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 26 tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, đưa tin rằng một người đã thiệt mạng trong một cuộc không kích vào sáng sớm ở khu vực Kherson phía nam Ukraine.

“Vào khoảng 07h20, quân xâm lược thả một quả bom dẫn đường xuống một khu dân cư của thành phố Beryslav. Nó đâm vào một ngôi nhà. Thật không may, một người đàn ông 42 tuổi đã bị thương nặng”.

Kyiv đã đẩy lực lượng Nga ra khỏi một phần khu vực Kherson vào tháng 11 sau vài tháng xâm lược – nhưng quân đội Nga vẫn tiếp tục pháo kích vào thủ phủ khu vực và các khu vực xung quanh từ bên kia sông Dnipro.

Cô cho biết trong 24 giờ qua, lực lượng Nga đã thực hiện 35 cuộc tấn công trên không vào khu vực Kherson.

Tuần này, chính quyền địa phương đã ra phán quyết về việc bắt buộc di tản các gia đình có trẻ em khỏi ba quận của vùng Kherson trong bối cảnh các vụ đánh bom đang diễn ra. Chính quyền cho biết 802 trẻ em và gia đình của các em từ 23 khu định cư phải được di dời.

12. Người Phật Giáo Buryat lo ngại Putin đang theo đuổi chính sách diệt chủng khi bắt lính không cân xứng

Buryat, chính thức là Cộng hòa Buryat, là một nước cộng hòa nằm ở Viễn Đông của Nga. Trước đây, đó là một phần của Vùng liên bang Siberia, với dân số 978.600, theo điều tra dân số năm 2021. Đây là quê hương của người Mông Cổ bản địa, phần lớn theo Phật Giáo.

Các nhà phân tích quân sự nói rằng Buryat, cũng như một số khu vực khác của Nga, nơi sinh sống của người dân bản địa, đã cung cấp một số lượng lớn binh sĩ cho nỗ lực chiến tranh của Nga.

Nhóm xã hội dân sự Buryat Tự do cho biết nỗ lực huy động số lượng người Buryat không cân xứng là một lựa chọn chính trị, vì Điện Cẩm Linh coi Buryat ít gây ra rủi ro hơn trong các cuộc biểu tình chống chính phủ liên quan đến lệnh động viên. Xa hơn, họ cáo buộc rằng đó là chính sách diệt chủng của Putin.
 
Vụ đầu độc 77 phi công Nga. Hỏa tiễn tâm lý của Shoigu. Nga cạn kiệt, Bắc Hàn đã đưa vũ khí cho Nga
VietCatholic Media
16:37 26/10/2023


1. Máy bay không người lái của Ukraine hạ gục các xe tăng T-90 của Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian T-90 Tank Wiped Out in Ukraine 'Asgard Group' Strike”, nghĩa là “Video cho thấy xe tăng T-90 của Nga bị tiêu diệt trong cuộc tấn công của 'Nhóm Asgard' Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Lực lượng Ukraine đã hạ gục một xe tăng T-90 của Nga bằng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất trong một cuộc tấn công kịch tính, đoạn phim mới xuất hiện cho thấy, khi các phương tiện không người lái chi phí thấp tiếp tục thống trị chiến trường.

Đoạn phim từ máy bay không người lái do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố hôm thứ Ba cho thấy một máy bay không người lái có chất nổ tấn công, sau đó đánh trúng một xe tăng T-90 của Nga tại một địa điểm dọc theo chiến tuyến.

Đoạn clip được đăng lên mạng xã hội, sau đó cắt cảnh có vẻ như là chiếc máy bay không người lái thứ hai đang quay phim vụ tấn công, với ngọn lửa dữ dội bùng lên từ chiếc xe của Nga. Sau đó, video hiển thị góc thứ ba ghi lại cú đánh từ xa.

“Nhóm Asgard” của Ukraine chịu trách nhiệm về vụ tấn công xe tăng T-90, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một chú thích ngắn gọn kèm theo video. Được hãng thông tấn AP mô tả là “đội máy bay không người lái ưu tú”, “Nhóm Asgard” nằm trong số nhiều đơn vị Ukraine sử dụng nhiều loại máy bay không người lái để cố gắng giành thế thượng phong trong cuộc chiến kéo dài 20 tháng.

Cuộc xung đột đã thúc đẩy sự đổi mới máy bay không người lái với tốc độ chóng mặt, với các thiết kế mới xuất hiện gần như hàng ngày. Ukraine đang bận rộn xây dựng cái mà họ gọi là “đội quân máy bay không người lái”, một kho chứa các phương tiện không người lái kết hợp với máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất, máy bay không người lái cảm tử kamikaze và máy bay không người lái trinh sát.

“Máy bay không người lái là nhân tố thay đổi cuộc chơi,” Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, Mykhailo Fedorov, cho biết vào tuần trước trong một bài đăng trên X, trước đây là Twitter. “Chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.”

T-90 là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Nga, trong đó biến thể T-90M được quảng cáo là một trong những xe tăng hiện đại nhất của nước này. Theo Báo cáo Cân bằng Quân sự hàng năm do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố, vào đầu năm 2023, Nga có 1.800 xe tăng chiến đấu chủ lực trong kho,. Trong số này, khoảng 200 chiếc là xe tăng T-90A và thêm 100 chiếc T-90M.

Hiện chưa rõ quân đội Nga đã mất bao nhiêu xe tăng T-90 trong cuộc giao tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, từ tháng 2 năm 2022 đến đầu tháng 10 năm 2023, lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất 34 chiếc T-90A, một chiếc T-90AK, 7 xe tăng T-90S và 46 chiếc T-90M, theo cơ quan tình báo nguồn mở Hà Lan Oryx.

2. Ukraine bị cáo buộc đầu độc bánh ngọt, rượu whisky cho cựu sinh viên sĩ quan Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Allegedly Poisoned Russian Military Grads' Cake, Whiskey: Report”, nghĩa là “Ukraine bị cáo buộc đầu độc bánh ngọt, rượu whisky cho các cựu sinh viên sĩ quan Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Một tờ báo Nga đưa tin một người giao hàng gốc Ukraine đã bị kết án vì liên quan đến những chiếc bánh có độc và hộp rượu whisky được tặng cho một nhóm cựu sinh viên quân sự Nga tại một bữa tiệc cuối tuần trước.

Theo câu chuyện trên tờ Kommersant, Yegor Semenov, một người gốc ở thành phố Melitopol, Ukraine bị Nga tạm chiếm, đã bị bắt và bị buộc tội vì giao một chiếc bánh và những hộp rượu whisky Jameson Ái Nhĩ Lan được tẩm thuốc độc đến một nhà hàng.

Các sinh viên tốt nghiệp Trường Phi công Hàng không Quân sự Cao cấp Armavir của Nga đang tổ chức lễ hội ngộ 20 năm tại nhà hàng. Nhóm 77 người đã tập trung để tham dự sự kiện vào hôm thứ Bảy tại Armavir, một thành phố ở Krasnodar Krai của Nga.

Semenov được cho là đã nói với các phi công Nga rằng những món quà đó là của một cựu sinh viên Armavir, là người không thể tham dự buổi đoàn tụ và nhanh chóng ra đi sau khi để lại chiếc bánh. Chiếc bánh được trang trí bằng biểu tượng của nhà trường.

Các phi công nhận thấy tình hình là “đáng ngờ” và đã báo cáo số quà tặng cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), tờ Kommersant cho biết.

Sau khi kiểm tra sản phẩm, FSB phát hiện quà tặng có chứa chất độc. Các quan chức Nga cũng nghi ngờ rằng Cơ quan An ninh Ukraine đã điều phối vụ âm mưu đầu độc, Kommersant đưa tin, dẫn lời một nhân viên FSB giấu tên.

Newsweek không thể xác minh báo cáo của Kommersant. Bộ Ngoại giao Nga đã được liên hệ qua email để biết thêm thông tin.

Semenov bị Tòa án thành phố Armavir kết tội. Kommersant đưa tin, rằng người gốc Ukraine này cũng đang bị điều tra thêm và có thể phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến âm mưu tấn công khủng bố sau khi chấp hành bản án hiện tại.

Theo Petro Andriushchenko, cố vấn của thị trưởng Mariupol người Ukraine lưu vong, vào tháng 8, hai sĩ quan Nga đã thiệt mạng và 15 quân nhân khác phải vào bệnh viện sau một vụ tấn công đầu độc trong một buổi lễ kỷ niệm quân đội. Vụ tấn công được cho là diễn ra tại lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở Mariupol, một thành phố ở phía đông nam Ukraine đang bị Nga xâm lược.

Andriushchenko nói với Kyiv Post rằng chính quyền Nga tin rằng xyanua và thuốc trừ sâu đã được cho vào thực phẩm tại lễ kỷ niệm và vụ đầu độc được thực hiện bởi các thành viên của nhóm kháng chiến thân Ukraine ở Mariupol. Newsweek không thể xác minh chi tiết về kế hoạch đầu độc bị cáo buộc.

“Người dân của chúng tôi mỉm cười nói: 'Chuột luôn cần thuốc độc.' Ngày mới bắt đầu với tin vui. Phá hoại là một từ hay, bạn có đồng ý không? Andriushchenko đã viết như trên về vụ đầu độc, theo Kyiv Post.

3. Địa Phương Quân Ukraine cũng có xe tăng, lấy được từ người Nga.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukraine’s Territorials Need Tanks. They’re Getting Them From Russia.”, nghĩa là “Địa Phương Quân Ukraine cần xe tăng. Họ có được xe tăng từ Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Không bao giờ lãng phí một chiếc xe thiết giáp, dù cũ đến đâu, người Ukraine đã chuyển đổi một số chiếc T-62 cổ điển của những năm 1960 thành xe công binh và xe chiến đấu bộ binh.

Những chiếc T-62 cũ còn sót lại của Nga dường như đã được chuyển giao cho các lữ đoàn Địa Phương Quân Ukraine. Một bức ảnh được lan truyền trực tuyến hôm thứ Ba cho thấy một chiếc T-62M nặng 41 tấn, chở bốn người đang phục vụ cho Lữ đoàn Địa Phương Quân số 110.

T-62 đã cũ. Lớp giáp của nó dày nhất chỉ 215 ly. Xe tăng T-64 tiêu chuẩn của Ukraine có khả năng bảo vệ cao gấp ba lần.

Ngoài ra, pháo nòng trơn 115 ly của T-62 được ổn định ở mức tối thiểu; khả năng điều khiển hỏa lực của nó rất đơn giản và đối với hầu hết các mẫu T-62, nó dựa vào các điểm ngắm hồng ngoại chủ động để chiến đấu ban đêm. Để chiếu sáng mục tiêu, kíp lái phải bật đèn hồng ngoại mà đối phương có thể nhìn thấy.

Không phải vô cớ mà sau khi tái kích hoạt hàng trăm chiếc T-62 cũ bắt đầu từ mùa hè năm 2022, quân đội Nga chủ yếu giao chúng cho các tiểu đoàn dự bị tuyến hai — và các tiểu đoàn đó hầu hết đều giao cho xe tăng làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực hàng dặm phía sau chiến tuyến.

Nghĩa là, xe tăng hoạt động như những khẩu pháo tự chế bằng cách nâng súng siêu cao và bắn phá không chính xác vào các vị trí của Ukraine.

Nhưng với tất cả những khuyết điểm của nó với tư cách là một chiếc xe tăng, T-62 vẫn tốt hơn là không có chiếc xe tăng nào cả. Đó là lý do tại sao Lữ đoàn Địa Phương Quân số 110 vui vẻ bổ sung những chiếc T-62 Nga chiếm được vào đội hình chiến đấu của mình.

Khoảng 30 lữ đoàn Địa Phương Quân của Ukraine tương đương với các lữ đoàn Vệ binh Quốc gia của Quân đội Hoa Kỳ trong đó khoảng 2.000 binh sĩ của họ là sự kết hợp của các cựu chiến binh già và thường dân được huy động với ít huấn luyện hơn một người lính toàn thời gian có thể nhận được.

Không giống như các lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ thường được trang bị nhiều xe tăng, xe chiến đấu và pháo binh, các lữ đoàn Địa Phương Quân Ukraine thường được trang bị nhẹ.

Việc thiếu xe tăng hạng nặng đã khiến Địa Phương Quân gặp rắc rối trong cuộc chiến rộng lớn hơn hiện nay. “Từ giữa tháng 4 năm 2022, việc triển khai các Lữ Đoàn Địa Phương Quân đã bị ảnh hưởng bởi một số thay đổi trong chiến thuật của Nga và Ukraine khi tâm điểm của cuộc giao tranh chuyển sang miền đông Ukraine”, Mykola Bielieskov viết trong một phân tích tháng 5 cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn.

“Nga chuyển sang chiến lược tiến công có sự hỗ trợ của pháo binh thay vì cố gắng áp đảo các vị trí của Ukraine bằng xe thiết giáp di chuyển trên các tuyến đường lớn. Cuộc giao tranh mang tính chất không tiếp xúc nhiều hơn, với các cuộc đấu pháo là yếu tố quyết định thay vì nhấn mạnh vào chiến tranh tiếp xúc như trong tháng đầu tiên của cuộc xâm lược.

Bielieskov kết luận: “Trong những điều kiện này, các đội hình Địa Phương Quân – được trang bị tốt nhất bằng hỏa tiễn dẫn đường chống tăng và súng phóng lựu – sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đối đầu hiệu quả với lực lượng Nga”.

Các Lữ Đoàn Địa Phương Quân cần vũ khí hạng nặng hơn. Nhưng Bộ Quốc phòng Ukraine đã phải vật lộn để tạo ra đủ xe tăng, phương tiện chiến đấu và pháo binh hiện đại để trang bị cho quân đội đang hoạt động, lực lượng Dù và thủy quân lục chiến đang phát triển nhanh chóng của mình - chưa kể đến việc trang bị cho hàng chục lữ đoàn Địa Phương Quân.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Kyiv trao cho Địa Phương Quân những chiếc T-62 cũ của Nga mà họ thu được. Chúng được bảo vệ sơ sài và khả năng điều khiển hỏa lực còn thô sơ, nhưng có còn hơn không.

Cũng không có gì ngạc nhiên khi Lữ đoàn Địa Phương Quân số 110 đi đầu trong tuyến xe tăng T-62. Lữ đoàn 110 là một trong những lữ đoàn Địa Phương Quân giàu kinh nghiệm và hiệu quả nhất. Nó đã tham gia một số trận chiến khốc liệt nhất ở miền nam và miền đông Ukraine. Bielieskov mô tả các chiến tích của Lữ Đoàn này là “gây ấn tượng mạnh mẽ với những điều kiện mà họ phải đối mặt”.

Với xe tăng, lữ đoàn phải có khả năng đứng vững và chiến đấu trong những điều kiện mà trước đó lữ đoàn có thể phải rút lui. Ngay cả khi những chiếc xe tăng đó là đồ thừa của Nga đã 60 năm tuổi.

4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra những nhận định về việc Bắc Hàn cung cấp vũ khí cho Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Bất chấp việc Nga chính thức bác bỏ các báo cáo gần đây, gần như chắc chắn rằng đạn dược của Bắc Hàn hiện đã đến được các kho đạn ở miền Tây nước Nga. Những kho này hỗ trợ các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.

Nếu Bắc Hàn duy trì quy mô và tốc độ vận chuyển các lô hàng liên quan đến quân sự gần đây (cụ thể là hơn 1.000 container trong vài tuần qua), nước này sẽ dần trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí nước ngoài quan trọng nhất của Nga, cùng với Iran và Belarus.

Hiện vẫn chưa rõ Nga đã đồng ý cung cấp những gì cho Bắc Hàn. Có vẻ như gói đầy đủ đã được hoàn thiện; rất có thể đây là một trong những chủ đề thảo luận chính trong các chuyến thăm cao cấp gần đây của Nga tới Bắc Hàn. Nó có thể sẽ bao gồm sự kết hợp giữa bồi thường tài chính, hỗ trợ kinh tế khác, cung cấp công nghệ quân sự và hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao khác, chẳng hạn như không gian.

5. Tây Ban Nha kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ở Gaza trong bối cảnh Israel chỉ trích mạnh mẽ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc

Ký giả AITOR HERNÁNDEZ-MORALES của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Spain calls for humanitarian cease-fire in Gaza”, nghĩa là “Tây Ban Nha kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ở Gaza”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez hôm thứ Năm đã kêu gọi “ngưng bắn và ngừng bắn nhân đạo” trong cuộc chiến Israel-Hamas để cho phép “đưa viện trợ nhân đạo khẩn cấp đến Gaza theo cách có hệ thống, lâu dài và tương xứng trước những nhu cầu đặc biệt của người dân Palestine.”

Lời kêu gọi ngừng bắn của Tây Ban Nha được đưa ra trong bối cảnh các nước Liên Hiệp Âu Châu đang tranh luận gay gắt trước hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm về việc nên kêu gọi “ngừng bắn” hay “ngừng bắn nhân đạo” trong cuộc xung đột để cho phép viện trợ vào Gaza. Trong khi ngôn ngữ của Sánchez thẳng thắn một cách bất thường, các quốc gia như Đức, Áo và Cộng hòa Tiệp vẫn dè dặt trong việc đồng ý với bất cứ điều gì giống như một lời kêu gọi ngừng bắn vì sợ nó sẽ bị coi là xâm phạm quyền của Israel trong việc chống lại quân khủng bố Hồi giáo Hamas.

Trong khi các nhà ngoại giao cho biết Đức có thể chấp nhận ý tưởng ngừng bắn, phát ngôn nhân chính phủ Berlin Steffen Hebestreit nói: “Trong tình hình hiện tại, sẽ không công bằng nếu cho rằng cần có ngừng bắn. Về mặt này, tôi cho rằng ngày mai và ngày kia Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp khó khăn”.

Liên Hiệp Âu Châu không can dự trực tiếp về mặt quân sự nhưng có ảnh hưởng nhất định trong khu vực thông qua các nỗ lực cứu trợ. Ủy ban Âu Châu cho biết Liên Hiệp Âu Châu là nhà tài trợ mang đến nguồn viện trợ lớn nhất cho người Palestine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Tư cho biết Pháp đang cử một tàu hải quân đến “hỗ trợ” các bệnh viện ở Dải Gaza.

Sánchez lưu ý rằng chính phủ của ông đã lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công của Hamas ở Israel và bảo vệ quyền phòng thủ hợp pháp của Israel, đồng thời nói thêm rằng Madrid cũng đã lưu ý đến cái chết của hàng nghìn thường dân Palestine trong hai tuần qua.

Ông cũng tái khẳng định sự ủng hộ của đất nước mình đối với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, người mà Israel đang yêu cầu từ chức.

“Tôi muốn chuyển tải tất cả tình cảm và sự ủng hộ của Chính phủ Tây Ban Nha và của phần lớn xã hội Tây Ban Nha tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc của chúng ta, António Guterres của Bồ Đào Nha, người mà tôi tin rằng đang bày tỏ mối quan ngại của hầu hết dân số thế giới bằng cách kêu gọi tạm dừng nhân đạo, cung cấp viện trợ nhân đạo và chấm dứt thảm họa nhân đạo này, chấm dứt những cái chết bừa bãi và tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này”, ông nói.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm thứ Tư đã kêu gọi “ngưng bắn cụ thể” trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas để cho phép viện trợ nhân đạo đến Gaza, nhưng phân biệt điều đó với các yêu cầu ngừng bắn rộng hơn.

6. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố hệ thống hỏa tiễn mới của Nga 'bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề New Missile System 'Downed 24 Ukrainian Jets in Five Days,' Russia Claims”, nghĩa là “Nga tuyên bố có hệ thống hỏa tiễn mới 'bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã nhận được các hệ thống hỏa tiễn mới, và đã bắn hạ 24 máy bay phản lực Ukraine trong vài ngày qua.

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết Bộ trưởng Quốc phòng đưa ra tuyên bố này trong một cuộc thị sát các sở chỉ huy của quân đội ở khu vực Donetsk của Ukraine. Không rõ chuyến thăm của Shoigu diễn ra khi nào.

Shoigu đã bị chỉ trích dữ dội vì cách ông giải quyết cuộc chiến hồi đầu năm nay, dẫn đến một cuộc nổi dậy do cố lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin chủ mưu vào tháng 6. Prigozhin, người thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay tư nhân hồi tháng 8, đã cáo buộc Shoigu về tội “phản quốc” và nói rằng ông ta đã tước đạn dược của các chiến binh đánh thuê của mình khi họ chiến đấu để chiếm thành phố Bakhmut ở Donetsk.

Shoigu cho biết: “Chúng tôi đã nhận được các hệ thống đã bắn hạ 24 máy bay trong 5 ngày qua”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng chúc mừng quân đội Nga nhận được giải thưởng cấp nhà nước.

“Tôi chân thành chúc mừng bạn. Các bạn đang chiến đấu xứng đáng”, Shoigu nói, theo hãng thông tấn nhà nước Tass.

Tuyên bố của Mạc Tư Khoa về việc nhận hệ thống hỏa tiễn mới và bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày chưa được chứng minh hoặc xác minh độc lập. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine qua email để yêu cầu bình luận.

Shoigu, trong một lần thừa nhận hiếm hoi, cũng cho biết pháo binh Ukraine đang “gây ra nhiều vấn đề” cho quân đội Nga.

“Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp,” ông ta nói.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Shoigu “đặc biệt chú ý đến việc cung cấp đầy đủ và kịp thời đồng phục mùa đông mới và giày cách nhiệt cho tất cả binh sĩ”.

Bình luận của ông được đưa ra trong bối cảnh Nga được tường trình đang chịu tổn thất nặng nề ở thành phố Avdiivka phía đông. Mạc Tư Khoa đang thúc đẩy những gì được nhà lãnh đạo chính quyền quân sự địa phương ở Avdiivka, Vitaliy Barabash, mô tả là cuộc tấn công lớn nhất vào thị trấn tiền tuyến.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra cái nhìn về quy mô tổn thất của cả hai bên kể từ khi Ukraine bắt đầu cuộc phản công được mong đợi từ lâu vào tháng 6.

“Kể từ ngày 4 tháng 6, cuộc phản công của Ukraine đã tiếp tục. Cho đến nay vẫn chưa có kết quả, chỉ có những tổn thất lớn đối với Ukraine”, ông Putin nói với China Media Group trong một cuộc phỏng vấn do Tass đăng tải.

Putin nói thêm: “Tổn thất đơn giản là rất lớn, tỷ lệ khoảng 1 trên 8”.

Vào ngày 5 tháng 10, ông nói rằng Ukraine đã mất 90.000 quân trong cuộc phản công, điều này cho thấy tổn thất của Nga vượt quá 11.000 quân nhân. Newsweek đã không thể xác minh các số liệu.

Kyiv cũng tuyên bố đã bắn rơi nhiều máy bay phản lực của Nga chỉ trong vài ngày.

Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy quân đội Ukraine ở khu vực phía nam Tavria, hôm 17/10 tuyên bố Lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ 3 chiến đấu cơ Su-25 của Nga trong một tuần. Chính Nga cũng đã bắn hạ hai chiếc Su-35 của chính họ trong thời gian đó.

7. Phản ứng của Nam Hàn, Nhật Bản và Mỹ trước việc Bắc Hàn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Nga

Nam Hàn, Nhật Bản và Mỹ đã lên án mạnh mẽ việc Bắc Hàn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Nga, đồng thời cho biết họ đã xác nhận “một số” mặt hàng được giao.

Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết Nga và Bắc Hàn đã phủ nhận việc chuyển giao vũ khí để sử dụng trong cuộc chiến của Nga chống Ukraine trong bối cảnh có các báo cáo mà Washington và các nhà nghiên cứu cho rằng cho thấy sự di chuyển của các tàu chở container có khả năng chở vũ khí giữa các cảng của hai nước.

Mặc dù không thể xác nhận nội dung của các chuyến hàng nhưng các báo cáo cho biết các container từ Bắc Hàn sau đó đã được chuyển đến một cơ sở lưu trữ đạn dược của Nga gần biên giới với Ukraine.

Tướng Kirby cho biết trong thông cáo chung của Bộ Trưởng Ngoại Giao 3 nước: “Nam Hàn, Mỹ và Nhật Bản lên án mạnh mẽ việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược cho Liên bang Nga để sử dụng chống lại chính phủ và người dân Ukraine”.

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ba nước cho biết: “Việc chuyển giao vũ khí như vậy, một số trong đó chúng tôi xác nhận đã hoàn thành, sẽ làm tăng đáng kể số người thiệt mạng trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga”.

Tuyên bố cho biết Bắc Hàn đang tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự từ Nga để nâng cao năng lực quân sự của nước này để đổi lấy việc hỗ trợ vũ khí cho Mạc Tư Khoa.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ tài liệu nào mà Nga cung cấp cho Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên nhằm hỗ trợ các mục tiêu quân sự của Bình Nhưỡng”, đồng thời cho biết thêm bất kỳ giao dịch vũ khí nào với Bắc Hàn đều vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà chính Mạc Tư Khoa đã bỏ phiếu ủng hộ.

Bắc Hàn và Nga cam kết hợp tác quân sự chặt chẽ hơn khi lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 9 ở vùng viễn đông của Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân cách đây vài ngày và thảo luận về việc thực hiện các thỏa thuận được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh.

8. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đòi đuổi Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Republican Floats Kicking Ally Out of NATO”, nghĩa là “Đảng viên Cộng Hòa đòi đuổi một đồng minh khỏi NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thượng nghị sĩ Rick Scott, đảng viên Cộng hòa ở bang Florida, đã kêu gọi NATO “xem xét kỹ lưỡng” tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tổng thống nước này nói rằng Hamas không phải là một tổ chức khủng bố.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm thứ Tư cũng kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức giữa Israel và Gaza.

Khi nói chuyện với các nhà lập pháp thuộc Đảng AK cầm quyền của mình, ông Erdogan nói: “Hamas không phải là một tổ chức khủng bố, nó là một nhóm giải phóng, các mujahideen đang tiến hành một trận chiến để bảo vệ đất đai và người dân của mình”. Ông nói các nước Hồi giáo cần hợp tác cùng nhau vì hòa bình lâu dài ở Trung Đông.

Nhận xét của Erdogan được đưa ra vài tuần sau khi Hamas dẫn đầu cuộc tấn công đẫm máu nhất của phiến quân Palestine vào Israel trong lịch sử vào ngày 7 tháng 10. Israel sau đó đã tiến hành các cuộc không kích nặng nề nhất từ trước đến nay vào Gaza. Theo các quan chức Israel, hãng tin AP đưa tin, hơn 1.400 người ở Israel đã thiệt mạng tính đến thứ Tư. Theo các quan chức ở Gaza, 6.546 người Palestine đã thiệt mạng.

Đáp lại tuyên bố gần đây của Erdogan, Scott đề nghị xem xét việc loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO.

“Hamas sát hại những đứa trẻ vô tội, thiêu sống nhiều gia đình và bắt giữ người Mỹ làm con tin,” ông nói hôm thứ Tư trong một bài đăng trên X, trước đây là Twitter. “Erdogan một lần nữa cho thấy rằng lợi ích của ông ấy không phù hợp với lợi ích của Mỹ. Chúng ta cần xem xét nghiêm túc tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO nếu nước này sẵn sàng đứng về phía những kẻ khủng bố được Iran hậu thuẫn.”

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên lâu đời của NATO, đã gia nhập tổ chức này hơn 70 năm. Việc nước này rời khỏi NATO sẽ phải là kết quả của việc rút ra tự nguyện, thay vì bị các thành viên khác trục xuất. Theo Just Security, một diễn đàn trực tuyến phân tích chính sách đối ngoại có trụ sở tại Trung tâm Luật và An ninh Reiss tại Trường Đại học New York, không có điều khoản nào trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương dự đoán trước việc trục xuất một thành viên hoặc đình chỉ tư cách thành viên.

Scott là người chỉ trích mạnh mẽ Hamas và là người ủng hộ Israel. Văn phòng của Scott đã làm việc với Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Lee ở Florida để cung cấp các hộp chứa đầy vật dụng, bao gồm bộ sơ cứu, khẩu trang, kính, kéo và bình xịt khử trùng cho những người Israel có nhu cầu.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói rằng không có đủ viện trợ nhân đạo được chuyển đến Gaza. “Thật may mắn, một số hàng cứu trợ nhân đạo cuối cùng đã đến được Gaza. Nhưng đó chỉ là một giọt viện trợ trong một đại dương nhu cầu,” ông nói trên X hôm thứ Tư. “Người dân Gaza cần được cung cấp viện trợ liên tục ở mức độ tương ứng với nhu cầu to lớn. Nó phải được chuyển giao mà không bị hạn chế.”

Một phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc nói với Newsweek qua điện thoại hôm thứ Tư rằng cho đến nay, 62 xe tải viện trợ đã vào Gaza. Tuy nhiên, phát ngôn nhân cho biết sẽ cần khoảng 100 xe tải mỗi ngày để cung cấp hỗ trợ thiết yếu cho Gaza.

9. Phản ứng của Nga đối với tuyên bố của Nam Hàn, Nhật Bản và Mỹ

Trong cuộc họp báo thường kỳ hàng ngày, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng Nga có kế hoạch xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Hàn trên mọi lĩnh vực.

Khi được hỏi về cáo buộc của Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn rằng Bắc Hàn đã vận chuyển vũ khí và thiết bị quân sự cho Nga, Peskov cho biết có nhiều báo cáo như vậy và chúng vô căn cứ cũng như thiếu thông tin cụ thể.

Ông cũng nói rằng ông không tin việc bầu Chủ tịch Hạ viện mới tại Quốc hội ở Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tình hình ở Ukraine.

10. Các quan chức cao cấp của Trung Quốc chính thức bị trục xuất khỏi giới chính trị ưu tú

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China's Senior Officials Formally Banished From Elite Politics”, nghĩa là “Các quan chức cao cấp của Trung Quốc chính thức bị trục xuất khỏi giới chính trị ưu tú.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc và cựu Ngoại trưởng Tần Cương; và trục xuất khỏi Hội đồng Nhà nước – tương đương với Nội các của Trung Quốc – vài tháng sau khi 2 người này biến mất khỏi tầm mắt công chúng.

Thông báo được đưa ra hôm thứ Ba trên đài truyền hình nhà nước CCTV, sau nhiều tuần đồn đoán về sự biến mất đột ngột của các quan chức. Ông Lý giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng chưa đầy sáu tháng và đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuối tháng 8. Tần bị lật đổ mà không có lời giải thích vào tháng 7 và được thay thế bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Vương Nghị.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Newsweek: “Chúng tôi đã biết về các báo cáo liên quan đến việc Lý Thượng Phúc bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng và Ủy viên Quốc vụ viện. Chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào.” Ông nói thêm rằng Bộ tiếp tục nhấn mạnh với Trung Quốc về tầm quan trọng của việc giữ cho các kênh liên lạc giữa hai quân đội luôn tiếp tục mở.

Giám đốc tình báo Đài Loan Thái Minh Ngạn cho biết hồi đầu tháng rằng các nguồn tin của ông đã xác nhận những nghi ngờ Lý và Tần, những người mà Tập đã lựa chọn cẩn thận cho vai trò của họ, đang bị điều tra chính thức.

Trong những tuần kể từ khi Tần và Lý mất tích, Tập cũng đã thay thế hai quan chức hàng đầu của Lực lượng Hỏa tiễn của quân đội.

Trước đây giữ chức đại sứ Bắc Kinh tại Hoa Kỳ từ năm 2021 đến Tháng Giêng, Tần phải đối mặt với cuộc điều tra về thông tin nhạy cảm có khả năng bị rò rỉ trong vụ bị cáo buộc có quan hệ tình cảm với một người dẫn chương trình truyền hình Trung Quốc trong thời gian ông ở Washington Lý bị nghi ngờ tham nhũng kể từ thời ông giữ chức Chủ tịch Cục Phát triển Thiết bị của Quân ủy Trung ương.

Báo cáo của CCTV cũng thông báo rằng Doãn Hòa Quân đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ mới của Trung Quốc. Lam Phất Yên đã được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Bộ Tài chính. Diễn biến này xảy ra khi Trung Quốc chuẩn bị tung biện pháp kích thích tài chính vào nền kinh tế đang chậm lại của mình.
 
Sói đội lốt chiên: Thượng Phụ Kirill tuyên bố vũ khí hạt nhân là ơn quan phòng của Chúa
VietCatholic Media
17:48 26/10/2023


1. Thượng Phụ Kirill quá sức báng bổ khi nói vũ khí hạt nhân là 'sự quan phòng của Chúa'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Top Priest Says Nuclear Weapons Are 'Divine Providence'“, nghĩa là “Giáo sĩ hàng đầu của Putin nói vũ khí hạt nhân là 'sự quan phòng của Chúa'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, đã nói rằng vũ khí hạt nhân của nước ông đã cứu đất nước.

Kirill, người đã biện minh cho quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022 vì lý do tinh thần và ý thức hệ, đã đưa ra nhận xét trên vào ngày 18 tháng 10 khi ông trao tặng vinh dự của Giáo hội cho nhà vật lý Radiy Ilkaev, giám đốc khoa học danh dự của Trung tâm Hạt nhân Liên bang Nga ở thị trấn Sarov.

Ngày càng có nhiều lo ngại trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhiều người lo ngại rằng việc Ukraine chiếm lại Crimea sẽ là ranh giới đỏ đối với Nga và Putin có thể sử dụng năng lực hạt nhân của nước mình để bảo vệ vùng lãnh thổ mà ông đã sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

Kirill nói: “Vũ khí hạt nhân của Nga được tạo ra dưới sự quan phòng thần thánh không thể diễn tả được”.

Ông nói: “Nếu không có công trình của người chế tạo bom nguyên tử Liên Xô Igor Kurchatov và các đồng nghiệp của ông, thật khó để nói liệu đất nước chúng ta có còn tồn tại hay không”.

Các nhà khoa học Liên Xô “đã tạo ra vũ khí dưới sự bảo vệ của Thánh Seraphim thành Sarov bởi vì, nhờ sự quan phòng khôn tả của Thiên Chúa, những vũ khí này đã được tạo ra trong tu viện của Thánh Seraphim,” Kirill nói. “Nhờ sức mạnh này, nước Nga vẫn độc lập và tự do, và tất nhiên, tất cả chúng ta phải trân trọng chiến công đáng chú ý này của các nhà khoa học, những người đã thực sự cứu được đất nước, trong trái tim và ký ức của chúng ta.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Tháng trước, Mikhail Kovalchuk, đồng minh của Putin, đề xuất thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại bãi thử hạt nhân của Nga ở Novaya Zemlya, một quần đảo ở Bắc Băng Dương, “ít nhất một lần” để khiến phương Tây sợ hãi.

Mạc Tư Khoa đã không tiến hành vụ thử hạt nhân nào kể từ trước khi Liên Xô sụp đổ. Lần cuối cùng Liên Xô thực hiện vụ thử vũ khí hạt nhân là vào năm 1990.

Liên Xô đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, một vụ nổ dưới nước, tại Novaya Zemlya vào năm 1955. Cho đến năm 1990, tổng cộng 130 cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại địa điểm này, bao gồm vụ nổ tháng 10 năm 1961 của vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm, theo tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân.

Kirill đã biện minh cho quyết định xâm chiếm Ukraine của Putin bằng cách nói rằng Nga là một “cường quốc yêu chuộng hòa bình” và không tham gia vào “các cuộc phiêu lưu quân sự”.

Vào tháng 6 năm 2022, ông nói rằng Nga đang bị tấn công trên toàn thế giới vì cảm giác ghen tị, đố kỵ và phẫn nộ, đồng thời nói thêm rằng ông tin điều này xảy ra vì Nga “khác biệt”.

Source:Newsweek

2. Đức Thánh Cha điện đàm với Tổng thống Mỹ

Chiều Chúa nhật, ngày 22 tháng Mười vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm với nhau trong 20 phút, về những tình trạng xung đột trên thế giới.

Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như trên và nói thêm rằng hai vị đã bàn tới sự cần thiết tìm ra những con đường hòa bình.

Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền tin, trưa Chúa nhật cùng ngày 22 tháng Mười, Đức Thánh Cha đã nói với khoảng 30.000 tín hữu hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô rằng:

“Một lần nữa, tôi nghĩ đến những gì đang xảy ra tại Israel và Palestine. Tôi rất lo âu, đau khổ, cầu nguyện và gần gũi tất cả những người đang phải chịu đau khổ, cầu cho các con tin, những người bị thương, các nạn nhân và gia đình họ. Tôi nghĩ đến tình trạng nhân đạo trầm trọng ở Gaza và đau lòng vì cả bệnh viện Anh giáo và giáo xứ Chính thống Đông Phương cũng đã bị trúng bom trong những ngày qua. Tôi tái kêu gọi để các không gian được mở ra, các đồ cứu trợ nhân đạo được đưa tới và các con tin được trả tự do.

Chiến tranh, mỗi cuộc chiến tranh trên thế giới là một thất bại. Tôi nghĩ đến Ukraine đau thương, đó là một sự tàn phá tình huynh đệ nhân loại. Anh chị em hãy ngưng lại!”

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhớ: thứ Sáu, ngày 27 tháng Mười tới đây là ngày ăn chay và cầu nguyện, thống hối do ngài ấn định và chiều hôm đó, tại Đền thờ thánh Phêrô sẽ có một giờ cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới”.

3. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher O.P. của Sydney nhận định rằng đề xuất nào ngược với Tin Mừng thì không phải của Chúa Thánh Thần

Theo Courtney Mares của hãng tin CNA, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher O.P. của Sydney nói rằng Trong Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, chúng ta phải cẩn thận về việc “đổ lỗi mọi thứ cho Chúa Thánh Thần”, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney đã nói như thế, đồng thời lưu ý rằng nếu một đề xuất hoàn toàn trái ngược với Tin Mừng thì “đó không phải là của Chúa Thánh Thần”.

“Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Kitô. Người là Thánh Thần của Chúa Cha và Chúa Con, và vì vậy Người sẽ chỉ nói những điều phù hợp với những gì Chúa Kitô đã mặc khải cho chúng ta trong truyền thống tông đồ,” Đức Tổng Giám Mục Fisherr đã nói như thế với CNA trong một cuộc phỏng vấn ở Rôma tuần này.

Người ta nhấn mạnh nhiều đến việc lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong phiên họp tháng 10 với các đại biểu Thượng Hội đồng tập trung cho “các cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần” theo nhóm nhỏ gần như hàng ngày, được mô tả trên trang web của Thượng Hội đồng là “một cuộc phân định năng động trong một Giáo hội đồng nghị”.

Vị tu sĩ Đa Minh người Úc giải thích rằng nếu một đề xuất nào đó của Thượng Hội đồng “hoàn toàn trái ngược” với Tin Mừng và truyền thống tông đồ, thì “điều đó không thuộc về Chúa Thánh Thần bởi vì chúng ta không thể để Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần gây chiến với nhau”.

Đức Tổng Giám Mục Fisher nói: “Chúng ta phải cẩn thận về đổ lỗi mọi điều - tất cả ý kiến, lợi ích, hoạt động vận động hành lang và phe phái của chúng ta – lên đầu Chúa Thánh Thần”.

“Người Công Giáo thích nghĩ rằng Chúa Thánh Thần bầu chọn giáo hoàng, Chúa Thánh Thần chọn các giám mục và linh mục cho chúng ta, Chúa Thánh Thần làm điều này điều kia. Và chắc chắn rằng có bàn tay của Thiên Chúa, sự quan phòng của Thiên Chúa, hiện diện trong tất cả những điều quan trọng đó trong cuộc sống của chúng ta và trong đời sống của Giáo hội. Nhưng chúng ta cũng có một số giáo hoàng tồi tệ trong lịch sử. Chúng ta đã có một số linh mục và giám mục tồi tệ và những điều khủng khiếp xảy ra trong cuộc sống của mọi người. Và Chúa Thánh Thần có vắng mặt không? Không, nhưng Người đã cho phép những điều đó xảy ra.”

Ngài nói thêm, “Vì vậy, chúng ta đừng gán mọi thứ cho Chúa Thánh Thần diễn ra tại Thượng Hội đồng hoặc bất cứ nơi nào khác trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nghĩ làm điều đó thực sự là mê tín”.

Ngài giải thích rằng thách thức của Thượng Hội đồng là lắng nghe và hỏi xem Thiên Chúa đang nói gì với chúng ta và với Giáo hội vào thời điểm này, đồng thời cho biết thêm rằng Giáo hội đã cung cấp những “kim chỉ nam” hữu ích khi cố gắng phân biệt ý muốn của Thiên Chúa.

Ngài nói, “Chúa Kitô đã ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để được cứu rỗi, đã được mạc khải. Chúng ta truyền lại điều đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, Tin Mừng và các giáo huấn của Giáo hội”.

“Chúng ta đã có cả một bộ giáo huấn, suy tư, bởi hàng ngàn và hàng ngàn người qua các thế hệ, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn về đủ loại câu hỏi ở đó để giúp chúng ta, tức kho tàng đức tin như chúng ta gọi, nó ở đó sẽ được khai thác.”

Ngài nói thêm, “Vì vậy, chúng ta không chỉ có các thiết bị của riêng mình, suy nghĩ của riêng mình - bất kể tâm trạng trong cuộc họp về một vấn đề đặc thù như thế nào. Chúng ta thực sự có điều gì đó vững chắc để dựa vào và kiểm tra tâm trạng cũng như trực giác”.

Về việc truyền chức cho phụ nữ, vị tổng giám mục 62 tuổi của Sydney lưu ý rằng đã có “một cuộc thảo luận lâu dài về việc phong chức cho phụ nữ” trong phiên họp thượng hội đồng.

Ngài nói thêm, “Tôi không nghĩ điều đó tiết lộ bất cứ điều gì mà mọi người chưa biế. Và có rất nhiều căng thẳng và cảm xúc xung quanh một vấn đề như thế.”

Ngài nói rằng thật khó để biết toàn thể phiên họp cảm thấy thế nào về vấn đề này vì mọi người nghe thấy báo cáo từ mỗi bàn trong số 35 bàn trong hội trường, nhưng “bạn không biết liệu báo cáo đó có báo cáo những gì một người nói hoặc tất cả 12 người ở bàn đó đã nói”.

Ngài nói: “Vì vậy, bạn không biết đó là sự nhiệt tình của một hoặc hai người ở mỗi bàn hay sự nhiệt tình thực sự được hầu hết cả phòng ủng hộ”.

Đức Tổng Giám Mục Fisher nói với EWTN News rằng ngài nghĩ Thượng Hội đồng có thể là một cơ hội để nói về những vấn đề lớn hơn trong Giáo hội ngày nay, chẳng hạn như có bao nhiêu người trẻ đang nói rằng họ không có tôn giáo nào cả.

Ngài nói: “Cuối cùng, điều này cấp bách hơn nhiều, nghiêm trọng hơn nhiều so với việc mày mò ở rìa về việc liệu 0,001% phụ nữ có thể là nữ phó tế”.

“Điều đó thật tầm thường so với sự mất niềm tin to lớn đang xảy ra cho chúng ta, đặc biệt trong ngay thế hệ này.”

Ngài nói thêm rằng khi mọi người mất niềm tin, họ đi nơi khác để tìm kiếm ý nghĩa, và “mọi người đi đến rất nhiều nơi rất tàn khốc để tìm kiếm ý nghĩa, hy vọng và hạnh phúc”.

Ngài nói thêm: “Vì lợi ích của họ, chúng ta phải tích cực hơn nhiều trong việc truyền giáo nền văn hóa của chúng ta và đặc biệt là những người trẻ tuổi của chúng ta”.

Ngài nói: “Điều tôi mong muốn đạt được từ Thượng Hội đồng là sự nhiệt tình mang đức tin trở lại với những người lẽ ra phải có đức tin đó và vì bất cứ lý do gì đã bị mất kết nối”.

Đức Tổng Giám Mục Fisher, người đã giữ chức vụ tổng giám mục Sydney trong gần một thập niên, lưu ý rằng Thượng hội đồng về tính đồng nghị “hoàn toàn khác” so với Thượng hội đồng Giám mục trước đây mà ngài tham dự.

Ngài mô tả toàn bộ quá trình này là “một cuộc thử nghiệm” và nói thêm: “Nó đặt ra đủ loại câu hỏi thần học khá nghiêm túc”.

Ngài giải thích, Thượng Hội đồng Giám mục do Đức Phaolô VI thiết lập sau Công đồng Vatican II “có mục đích thể hiện tính hợp đoàn giám mục của giám mục đoàn với nhau, giống như sự hợp tác của các tông đồ với nhau… và đặc biệt là huấn quyền của họ, sự giảng dạy của họ với nhau.”

Trong khi đó, Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị giống như “sự kết hợp” giữa Thượng hội đồng Giám mục và các hình thức họp mặt và gặp gỡ khác của Giáo hội với các giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân.

“Nó vừa là Thượng Hội đồng Giám mục vừa là một cuộc tụ họp của giáo hội, tất cả trong một thứ. Và có những câu hỏi mà nó đặt ra. Vậy bản chất giáo hội của nó là gì? Thẩm quyền của nó là gì? … Có phải nó cố gắng trở thành các giám mục giống như việc tập hợp các tông đồ không? Hay nó đang cố gắng trở thành sự quy tụ của tất cả những người đã được rửa tội?”

“Tôi nghĩ có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều hơn về việc tất cả những điều đó có ý nghĩa gì về mặt giáo hội, giáo luật, thực tế?”

Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng cũng có cuộc thảo luận về tỷ lệ giáo dân, đặc biệt là phụ nữ, trong Thượng Hội đồng về tính đồng nghị.

Ngài lưu ý: “Có nhiều phụ nữ hơn bao giờ hết trước đây và [thượng hội đồng] vẫn phải đương đầu với rất nhiều lời chỉ trích rằng vẫn không có đủ phụ nữ”.

Đức Tổng Giám Mục Úc nói thêm rằng một trong những mặt tích cực của Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị là nhiều người Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới đã tụ tập cùng nhau tại Vatican trong tháng này.

Ngài nói, “Trong hai tuần qua, tôi đã gặp nhiều giám mục hơn hẳn so với 20 năm trước của tôi. Và đó phải là một điều tích cực”.