Ngày 26-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 26/10/2013
MŨI TÊN CỦA THẦN ÁI TÌNH
N2T

Thần ái tình Gia Ma mãi mãi trẻ trung anh tuấn, ông ta cầm trong tay một cây cung mà dây cung được làm bằng mật ong, mũi tên thì được làm bằng đóa hoa. Bất kỳ người nào mà bị thần ái tình bắn trúng thì sẽ bị giam vào lưới ái tình, đại thần Phạm Thiên đã bị bắn trúng nên đã yêu đứa con gái của mình.
Một vài phụ nữ đã kết hôn, hòa thượng, ni cô có lúc ngẫu nhiên cũng bị loạn tiển của thần ái tình bắn trúng, làm hại họ khổ não không biết nói sao cả.
Một hôm, mũi tên của thần tình ái bắn trung Thấp Bà đang ngồi tu luyện thiền, Thấp Bà rất giận dữ nên đem thần ái tình Gia Ma đốt cháy thành tro bụi, từ đó về sau từ trên trời cho đến người thế đều không có tình yêu, nên mọi người cảm thấy cuộc sống không có hứng thú vui vẻ, các thiên thần cũng cảm thấy không quen như thế, mọi người cầu cứu với đại thần Thấp Bà, cuối cùng thần ái tình Gia Ma cũng được sống lại với thân phận Phổ Lạp Tiêu Man.
Mọi người cũng lại cẩn thận tránh mũi tên của thần ái tình.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Thiên Chúa là tình yêu, các thiên thần và các thánh trên trời đều sống trong hạnh phúc vĩnh hằng của tình yêu Thiên Chúa, con người dưới thế cũng được Thiên Chúa ban cho tình yêu để họ sống yêu thương nhau hơn, coi nhau như anh em chị em cũng Cha trên trời, để sau này cũng được hưởng hạnh phúc trên trời với Ngài.
Tất cả các loại tình yêu như tình yêu của cha mẹ, tình yêu bạn hữu, tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng đều bởi Thiên Chúa mà có, bởi vì như thánh Gioan tông đồ đã nói: Thiên Chúa là tình yêu. Cho nên tất cả tình yêu nào không thuộc về Thiên Chúa đều là tình yêu giả dối lừa đảo, đó là tình yêu của ma quỷ và thế gian.
Câu truyện thần thoại này chỉ cho chúng ta biết rằng con người không thể sống vui vẻ lạc quan nếu không có tình yêu, bởi vì tình yêu là kết hợp, là chia sẻ và cùng nhau phục vụ để tìm kiếm hạnh phúc cho nhau, mất đi các yếu tố ấy thì tình yêu chỉ đem lại đau khổ mà thôi.
Đức Chúa Giê-su là hiện thân yêu thương của Thiên Chúa Cha, tình yêu này nổi bật trong cuộc sống trần thế của Ngài, nhất là trong sự khổ nạn và chết trên thập giá, cuối cùng tình yêu này đã chiến thắng sự chết và trở thành bất diệt bởi sự phục sinh của Ngài...
Ai hiểu thì hiểu !
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:51 26/10/2013
Chúa Nhật 30 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 18, 9-14.
“Người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính; còn người Pha-ri-siêu thì không.”


Anh chị em thân mến,
Cuộc sống của con người với nhiều lo âu hơn là thoải mái, nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc, nhiều áp lực hơn là tự do. Cuộc sống của con người –qua mọi thế hệ- cũng đều cần đến một sức mạnh thần thiêng từ cõi vô hình đầy quyền thế giúp đỡ, để con người an vui sống và làm việc trong xã hội, chúng ta –những người Ki-tô hữu- gọi Đấng vô hình đó là Thiên Chúa và cầu nguyện với Ngài, nhưng có rất nhiều lần chúng ta cầu nguyện mà không thấy Thiên Chúa trả lời.

Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã đưa ra hai mẫu cầu nguyện của hai loại người, để cho chúng ta thấy được Thiên Chúa thích nghe lời cầu nguyện của loại người nào: của người thích phê bình, so đo, kiêu ngạo hay là của người có tâm tình khiêm tốn nhận biết tội mình để xin thương xót ?

Người Pha-ri-siêu cầu nguyện
Đây là lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” .

Lời cầu nguyện này đáng lý ra là được Thiên Chúa nhậm lời vì nó bao hàm lời chúc tụng ngợi khen và cảm tạ, nhưng trái lại, Thiên Chúa đã không nhậm lời cầu nguyện này, vì trong lời cầu nguyện có sự so đo phân bì và xúc phạm đến tha nhân, đó là nguyên nhân khiến cho lời cầu nguyện trở nên vô giá trị trước mặt Thiên Chúa và người đời.

Người Pha-ri-siêu đã so sánh mình với người thu thuế tội lỗi.

Trong cuộc sống, ai đem mình ra so sánh với người tội lỗi là chính họ tội lỗi hơn cả người tội lỗi, bởi vì phàm ai tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống. Tôn mình lên là coi mình hơn người khác, là đem danh dự của tha nhân đạp dưới chân mình, cho nên họ đã đi trên chông gai mà không biết và họ sẽ ngã quỵ vì chông gai đó chính là sự kiêu ngạo của mình.

Khi đem mình so sánh với người khác là xúc phạm đến họ, dù họ là người tội lỗi công khai hay bị người khác khinh dể, bởi vì một Ma-ri-a Mag-da-la đã được Đức Chúa Giê-su chữa lành, một thu thuế Gia-kêu lùn đã được vinh dự đón tiếp Đức Chúa Giê-su ngay tại nhà mình, một tên trộm bị án tử trên thập giá với Đức Chúa Giê-su đã được vào thiên đàng trước cả người Pha-ri-siêu và những kinh sư thông luật.

Người thu thuế cầu nguyện
Ông ta cầu nguyện cách ngắn gọn nhưng rất hiệu quả: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi” .

Đây không thể là lời cầu nguyện lý tưởng đối với những người am hiểu Kinh Thánh, bởi vì nó không hội đủ điều kiện để trở thành lời cầu nguyện, nhưng nó lại có thế giá trước mặt Thiên Chúa và người thu thuế tội lỗi đã ra về bình an, bởi vì trong lời cầu nguyện đơn sơ này hàm chứa một tâm hồn trông cậy và khiêm tốn.

Đây không thể là lời cầu nguyện hay, nhưng đây là lời nói thỏ thẻ của người con biết nhận ra sai lầm của mình để xin cha mẹ thứ tha. Không một người cha người mẹ nào làm ngơ trước lời thú tội rất chân thành của đứa con mình, Thiên Chúa lại càng không thể “ngoảnh mặt làm ngơ” với lời cầu xin tha thứ rất khiêm tốn và chân thành của người tội lỗi, cho nên, lời cầu nguyện hay chưa chắc là lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa, nhưng chỉ có lời cầu nguyện chân thành và khiêm tốn mới được Thiên Chúa nhậm lời.

Anh chị em thân mến,
Lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu và lời cầu nguyện của người thu thuế, đã cho chúng ta thấy được đâu là lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa và đâu là lời cầu nguyện không đẹp lòng Ngài.

Lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa không nhất thiết phải kể lể dài dòng, nhưng cần phải có tâm tình yêu mến, chân thành và khiêm tốn, bởi vì Thiên Chúa thích nghe lời cầu nguyện của những tội nhân biết hối cải, hơn là thích nghe lời cầu nguyện khách sáo của người tự cho mình là người công chính mà khinh dể tha nhân.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:52 26/10/2013
N2T

17. Ăn không ngồi rồi dẫn đến bất mãn hiện thực, nó phát sinh tự ái và là căn nguyên làm cho chúng ta đau khổ, khiến cho chúng ta không xứng đáng tiếp nhận tình yêu của Đức Chúa Thánh Thần.

(Thánh Ignatius)
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:01 26/10/2013
SỢ GÌ NHẤT ?

Trong buổi sinh hoạt giới trẻ thành phố, một thanh niên hỏi vị linh mục:

- “Thưa cha, cha sợ gì nhất, có phải sợ chết không ?”

Vị linh mục trả lời:

- “Chết thì ai cũng sợ, nhưng điều mình sợ nhất là không làm tròn bổn phận mục tử và thiên chức linh mục của mình.”

--------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Sự tưởng lầm
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:49 26/10/2013
CN 30C : Sự tưởng lầm

Trong đời thường, con người vẫn dễ tưởng lầm. Có những cái lầm bé, nhưng cũng có những “bé cái lầm,” tức là cái lầm lớn, lầm không ngờ ! Nên ngạn ngữ La-tinh mới có câu “errare est humanum”: lầm lẫn là bản tính của con người. Nếu trong cuộc sống đời tạm ta hay lầm lẫn thì với cuộc sống đời đời, tức cuộc sống tương giao với Chúa, ta vẫn có thể không thoát khỏi tưởng lầm. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người sở thuế, ta đã nghe nhiều. Và ta cũng đã được rút ra nhiều bài học từ dụ ngôn này, như bài học về cầu nguyện, về khiêm nhường, về tư thế cầu nguyện… Hôm nay xin rút ra một bài học khác, bài học “tưởng lầm”.

Người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về mình trong tương giao với Chúa ? Và người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về người cũng trong tương giao người đó với Chúa.

1. Tưởng lầm về mình.

Đây là tưởng lầm về mình trong tương giao với Chúa tức là tưởng lầm về cuộc sống đời đời. Nghĩa là tưởng rằng mình cứ xử sự như vậy với Chúa là mình sẽ được công chính hoá, được Nước Trời. Ta hãy nghe lời cầu nguyện 4 không 2 có của người biệt phái. 4 không : không tham lam, không bất chính, không ngoại tình, và không như tên thu thuế kia (cái không cuối cùng này là cái không tai hại, mà ta sẽ nói sau). Và 2 cái có: có ăn chay và có nộp huê lợi một phần mười.

Hai cái có này đều vượt điều mà luật Môsê đòi hỏi : Luật buộc mỗi năm ăn chay một lần trong ngày xá tội Kippur – thì ông biệt phái này ăn chay gấp 100 lần : mỗi tuần 2 lần, một năm hơn trăm bận. Luật buộc nộp 1/10 hoa lợi, tức là những gì mình làm ra như rau cỏ, lúa má, bạc hà, vân hương (Mt 23,23; Lc 11,42), thì ông biệt phái chứng tỏ mình không trùm sò với Chúa, mình nộp 1/10 của cả những gì mình sắm được. Thay vì chỉ nộp thuế sản xuất thì nộp cho đền thờ cả thuế tiêu thụ. Cái tưởng lầm của người biệt phái nằm ở chỗ tưởng Chúa thích lễ vật, quà cáp hay nói theo kiểu thời sự có thể “hối lộ” cho Thiên Chúa. Hối lộ là làm hơn điều cần làm. Thủ tục thì đòi như vậy, ta làm hơn thủ tục yêu cầu (tức là có cả thủ tục “đầu tiên !”). Vậy là thế nào cũng được nhận lời, thế nào cũng được việc.

Và cái tưởng lầm của người biệt phái còn nằm ở chỗ tưởng rằng chỉ cần chu toàn bổn phận với Chúa là đủ, mà không cần biết gì đến người khác. Hay nếu biết đến, chỉ là biết để khinh chê : “Con tạ ơn Chúa vì con ‘không’ như bao người khác” – nhất là không như tên thu thuế kia. Ba cái không còn lại : không tham lam, không bất chính, không ngoại tình… là khá tốt, nhưng chỉ mới dừng ở phạm vi tiêu cực, phạm vi “không” : không đụng tới ai, không làm hại ai, không phiền ai, kể cả không cần tới ai nữa.

Hai cái “có” : không nhắc gì tới việc bác ái. Ăn chay hai lần mỗi tuần. Nếu ăn chay để có ý dành tiền làm việc bác ái, gây quỹ truyền giáo hay cứu lũ lụt miền Trung (đang diễn ra)… thì hay biết mấy ! Còn ở đây ăn chay nhiều lần để thêm con số vào thành tích, cũng như nộp thuế cả những cái không phải nộp là nhằm có tên có tuổi trong danh sách những ân nhân của đền thờ mà thôi.

2. Tưởng lầm về người khác

Đây cũng là tưởng lầm về người khác trong tương giao người đó với Chúa. Người biệt phái tưởng lầm rằng chỉ có mình được công chính, còn người thu thuế tội lỗi kia thì không thể nào xớ rớ tới được ngưỡng cửa công chính, ngạch cổng Nước Trời. Và Chúa Giêsu đã nói cho ông biệt phái biết ông đã lầm : “Tôi nói cho các ông biết : người thu thuế đi về nhà đã được công chính, còn người kia (biệt phái) thì không.”

Người ta kể có một người sau thời gian dài ở luyện ngục mà vẫn chưa thanh luyện đủ, nhưng ngày kia được phép đi tham quan thiên đàng. Cảnh đẹp lạ lùng khiến ông ngất ngây. Nhưng trong khi đi ông chợt thấy một người quen quen (tức là người này đang ở trên thiên đường). Lục lọi trí nhớ mãi, ông mới nghĩ ra đó là kẻ làm công cho ông ngày xưa mà có lần đã can phạm tội giết người. Sao anh ta lại được ở đây ? Ông vội đi tìm thánh Phêrô để phân bua, “xin ngài hãy nhìn đến con, suốt đời con sống thật ngay thẳng, con không dám nói con thánh thiện, nhưng ít nhất con đã chẳng bao giờ nhờ vả ai, con luôn như vậy. Con chỉ đòi sự công bằng. Nếu con muốn có tiền, con đi làm. Con nhờ ai, con trả công. Con chỉ đòi quyền lợi phần con. Con chẳng thương ai mà cũng chẳng cần ai thương xót.” Nghe thế, Phê-rô liền chặn lời : “Vậy thì bây giờ là lúc con hiểu : có lúc con cần sự thương xót của Chúa.”

Người biệt phái tưởng lầm về Chúa, nên cũng lầm luôn về lòng thương xót của Ngài. Đối với những kẻ nài đến lòng thương xót của Chúa thì Chúa sẽ luôn xót thương. Lời cầu nguyện của người biệt phái không nài van gì đến lòng thương xót của Chúa, nên không được nhận lời. Còn lời cầu nguyện của người thu thuế thì “Lạy Chúa xin thương xót con, vì con tội lỗi.” Tức khắc anh được công chính.

Khi cuộc đời đã về chiều, sau bao bôn ba phục vụ Tin Mừng, thánh Phaolô càng nghiệm thấy rõ hơn : được nên công chính, không phải do giữ luật, do công lao sự nghiệp, mà là do lòng thương xót của Chúa. Chị thánh Têrêxa Hài đồng thì dùng hình ảnh mà ta có thể coi như một cung âm của Tin Mừng. Chị thấy đường lên tới Chúa cao xa, nhiều bậc, chị nhắm đi không nổi, nên chị xin Chúa đưa chị lên bằng thang máy, nghĩa là Chúa cúi xuống bồng ngay chị vào lòng thương của Người.

Có một lời dạy của một vị thầy (đạo sĩ) làm người nghe vừa bối rối vừa thích thú. “Thiên Chúa gần kẻ tội lỗi hơn người thánh thiện.” Và thầy giải thích : Thiên Chúa ở trên trời giữ mỗi người chúng ta bằng một sợi dây. Khi phạm tội, ta cắt đứt sợi dây ấy. Khi thống hối kêu cầu, Thiên Chúa nối lại thành một cái gút, như thế sợi dây ngắn lại và ta gần Thiên Chúa hơn. Cứ thế, bao lần phạm tội là bấy lần cắt dây, rồi Thiên Chúa nối lại thành nút, sợi dây ngắn thêm và người tội lỗi hối cải lại gần Thiên Chúa hơn.

Xin Chúa cho chúng ta đừng tưởng lầm rằng mình thánh thiện, tưởng lầm rằng công lao mình lập có thể hối lộ được Chúa, và cũng đừng tưởng lầm rằng kẻ tội lỗi sao hưởng được lòng xót thương của Chúa. Amen.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Biệt phái và thu thuế
Lm. Đaminh Hương Quất
09:20 26/10/2013
Chúa Nhật 30, TN- C

BIỆT PHÁI- THU THUẾ VÀ TÔI (Lc 18,9-14)

Trong các sách Tin Mừng, chỉ có thánh sử Luca kể lại dụ ngôn này, và cho biết rõ đối tượng nhắm đến: "Một số người tự cho mình là chính trực và khinh khi những người khác".

Dụ ngôn cho thấy hai người lên đên thờ cầu nguyện, một Biệt phái một Thu thuế, tức hai đối tượng hết sức tương phản nhau.

Người Biệt phái- nhà đạo đức chuẩn mẫu của Do Thái giáo, được cả xã hội Do Thái trọng kính, ngưỡng mộ; Trái lại, Người thu thuế, tiêu biểu cho loại tội phạm công khai, bởi làm nghề thu thuế, phục vu nền hành chánh cho đế quốc xâm lược, anh bị xếp vào hàng ngũ bất hảo, tội lỗi, bị cả xã hội loại trừ kinh ra mặt, cấm tiếp xúc.

Ta hãy xem họ đến với Chúa cầu nguyện thế nào ?

Người biệt phái thì ngạo mạo, xem ra ông có rất nhiều lễ vật dâng lên Chúa, kể công dài dòng… song dường như công ông lập không có giá trị vì thiếu Tình yêu. Thứ nhất là ông không yêu người khác, coi mình đạo đức hơn người khác (“tôi không như các người khác, hay là như tên thu thuế kia”) ; thứ hai là ông cũng không yêu Chúa: ông giữ luật và làm nhiều việc lành chỉ để chứng tỏ cho Chúa biết ông là người đàng hoàng và do đó Chúa phải yêu thương ông, ban thưởng ông.

Trái lại, hình ảnh người thu thuế thật đáng thương, anh rụt dè, đứng xa xa, không dám ngước cổ nhìn trời và xem ra anh chẳng có lễ vật gì dâng lên Chúa ngoài tội lỗi với trái tim yêu thương, sám hối. Tình yêu của anh không nồng nàn thắm thiết mà chỉ là một tình yêu muộn màn của đứa con tội lỗi quay về với một tấm lòng tan nát, một trái tim đang kêu gọi tình thương xót của Chúa (“Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội”)

Kết quả thật bất ngờ trong nhãn quan Do Thái giáo. Những tưởng người biệt phái công chính, công to sẽ được trọng thưởng, trước mặt Chúa lại không công chính, ra về trắng tay; những tưởng quân thu thuế tội lỗi, quân bất chính lại được ơn tha thứ, được ơn công chính hóa.

Và Chúa Giêsu cho biết lý do: “Vì tất cả những ai tự tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên”.

Sống như Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường (x. Mt 11,19) hay khiêm tốn và sám hối như người thu thuế công chính trong dụ ngôn, quả là một thách đố.

Thách đố càng lớn khi sống trong thế giới tục hóa, gian dối tràn lan, xu thế sống hưởng thụ, ích kỷ theo chủ nghĩa ‘Makeno’ (mặc kệ nó). Sống vội, sống gấp, sông vô tâm, sống bất chấp ngày mai, không màng đời sau, xem ra đang thịnh phát, nhất là trong giới trẻ.

Đặt trong xã hội đương đại, hiền lành và khiêm nhường không chỉ là một thách đố mà không chừng còn bị người ta chạy đến… sờ trán xem còn bình thường không, có nên đưa vào bệnh viện Trung ương II Biên Hòa không (tâm thần), bởi sống khác người quá, ngố quá.

Sau khi Nguyên tổ sa ngã, con người khắc vào trong bản tính ‘thị dục huyễn ngã’ luôn muốn xem mình hơn người khác, tự mãn, kiêu ngạo, rồi xem thường, coi khinh người khác.

Đấy là những trở ngại nguy hiểm ngăn cản ta vào Nước Trời mà người Biệt phái vấp phạm.

Người Biệt phái, người Thu thuế và tôi đến Nhà thờ cầu nguyện- dâng Lễ, tôi ở trong tư thế nào: thu thuế hay biệt phái?

Dụ ngôn của Chúa Giêsu hôm nay cho ta thấy rõ một quy tắc: Thái độ sống thế nào thì đưa đến việc cầu nguyện thế ấy.

Người Biệt đứng riêng một mình cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, bì con không giống như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia” (Lc 18,11); bởi ông vốn khinh người, kiêu ngạo xem mình hơn người; sống phô trương, bắt người khác phải chào hỏi, tâng công. Ông làm việc tốt là để kể công, khinh người, cho mình đạo đức hơn mọi người. Nghĩa là, việc tốt ông làm không phải nhắm chia sẻ bác ái, không phải góp phần xây dựng tình hiệp thông yêu thương.

Người thu thuế biết thân phận tội lỗi, nhận thức sự nguy hiểm của tội lỗi không chỉ làm mất đời này mà còn tiêu luôn đời sau nên khiêm tốn, sám hối, tin tưởng và kêu xin lòng xót thương của Chúa.

Nếu ta là Biệt phái, thì miễn .

Còn nếu ta muốn được ơn công chính hóa của Chúa, muốn nhận ơn tha thứ của Chúa, ta phải như người thu thuế: nhận ra thực trạng con người thật của mình, khiêm tốn- sám hối chạy đến nương cậy lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đời sống Khiêm tốn- sám hối như người thu thuế gắn liền với đời sống cầu nguyện. Bởi khi còn biết cầu nguyện, ta còn ý thức thân phận yếu đuối của mình, chẳng làm được gì nếu không có ơn Chúa. Bởi khi cầu nguyện, ta còn muốn tìm ý Chúa và sống theo Ý Chúa, sống trong ơn nghĩa Chúa.

Nói đến đời sống cầu nguyện, năng cầu nguyện- mà đỉnh cao lời cầu nguyện chính là Thánh lễ, xem ra lại là một thứ… dở hơi trong nền văn minh kỹ trị như hôm nay, cách riêng trong môi trường mà ý thức hệ vô thần, không dừng trên lý thuyết mà là vô thần thực tiễn. (Nói vô thần thực tiễn, bởi không ít người trong chúng ta, mang danh Kitô hữu song đời sống chẳng để cho Chúa hiện diện; mang danh có Đạo, song đời sống ta gạt bỏ Thiên Chúa qua một bên, sống như không có Thiên Chúa, tệ hơn cả những người không tin có Thiên Chúa).

Truyện minh họa:

Thay vì mở sổ công - tội rồi quyết định mở cửa Thiên đàng cho vào Nước Trời ngay hay ấn định mức độ phải giam nơi luyện tội ít hay nhiều, Thánh Phêrô dạo này có cách kiểm tra mới.

Mỗi người đến trình diện, thánh nhân cầm chìa khoá Cửa Nước Trời khá lớn gõ vào hai đầu gối.

Có những người ngài gõ nhẹ cái đã giẫy nảy la đau, ngài bảo xuống Luyện tội giam mất chục năm; gõ mạnh tí nữa mới đau: xuống luyên tội thanh luyện ít năm; gõ mạnh mới đau: ở luyện tội ít tháng…

Cứ thế, gõ nhẹ mà đau ở Luyện tội lâu; gõ mạnh mới đau ở luyện tội ít.

Đặc biệt có người ngài gõ thật mạnh mà không thấy đau; gõ nhiều lần mạnh mà không thấy phản ứng đau, Thánh Nhân liền mở của Thiên đàng mời vào ngay.

Có người thắc mắc, thánh nhân giải thích:

- Điều đó cho thấy khi còn sống họ biết cầu nguyện nhiều hay ít. Người biết quỳ cầu nguyện nhiều thì đầu gối chai sần, gõ vào ít thấy đau, đền tội dương gian đã đủ; con người ít biết quỳ cầu nguyện thi gõ nhẹ đã đau, cần phải thanh luyện lâu hơn…

Cũng có loại người, ngài mới giơ lên nhử gõ- chưa kịp gõ, vội thụt chân, la hét thảm thiết và chạy mất… Họ chạy đi đâu không ai biết, song có điều chắc chắn không thấy họ ở nơi Luyện tội hay trên Thiên đàng.

Hình ảnh biết quỳ xuống cầu nguyện trọng dụ ngôn là hình ảnh những ai còn biết khiêm tốn cầu nguyện. Nước Trời chỉ dành cho những ai còn biết cầu nguyện, biết chạy đến Chúa nương cậy lòng từ bi lân tuân của Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trởi.

‘Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Amen

Lm. Đaminh Hương Quất
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Entweltlichung - không vương vấp vào trần thế
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:54 26/10/2013
Entweltlichung - không vương vấp vào trần thế

Trong cuộc thăm viếng nước Đức năm 2011, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã có cuộc gặp gỡ ở Freiburg ngày 25.09.2011 với những người Công Giáo dấn thân trong đời sống Giáo Hội cũng như đời sống ngoài xã hội.

Dịp này Đức Giáo Hoàng đã đọc một bài diễn văn. Trung tâm sứ điệp của bài diễn văn thể hiện qua đoạn:“ Để thực hiện sứ mệnh của mình, Gíao Hội cũng phải luôn luôn giữ khoảng cách với khung cảnh chung quanh mình, cách lương tâm thận trọng không vướng vấp vào trần thế.“

Mọi người bàn tán, bình luận nhiều về thế nào là không vương vấp vào trần thế, nhất là bối cảnh Giáo Hội nước Đức là một Giáo Hội giầu có về tiền bạc, cùng có nhiều cơ sở nhà cửa, đất đai vật chất.

1. Từ khởi đầu đã có lời

Trên chuyến máy bay trở về Roma sau cuộc viếng thăm Đức quốc, Đức Giáo Hoàng nói thêm, khi được hỏi về ý nghĩa không vương vấp vào trần thế, mà ngài đã nói ở Freiburg:“ Bài nói chuyện của tôi cảnh báo chống lại sự cám dỗ của Giáo Hội tự bằng lòng thỏa mãn với chính mình, hòa mình vào với trần thế, cùng khép mình vào thước đo của trần thế.“

Có nhiều hướng suy luận, nhiều đề nghị về Giáo Hội phải sống như thế nào để không vương vấp vào trần thế. Nhưng chúng ta, những người tin theo Chúa Kito, thành phần trong Giáo Hội của Chúa ở trần gian, hiểu lời của Đức Giáo Hoàng không vướng vấp vào trần thế dưới khía cạnh canh tân đổi mới đời sống vừa là người Công Giáo, và vừa là con người trần thế. Vì canh tân đổi mới đời sống luôn là qui luật cùng thời sự trong đời sống con người. Đời sống càng phát triển, mọi lãnh vực càng cần phải canh tân đổi mới, hay ngược lại.

Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa từ trời cao đã sinh xuống làm người giữa trần thế. Nhưng Ngài đã không thỏa hiệp trở thành một vị vua chúa có quyền hành trên trần thế. Trái lại Ngài chấp nhận đời sống khổ lụy nghèo hèn, sống vâng lời Đức Chúa Cha hy sinh chịu đau khổ cho tới chết để canh tân mang ơn cứu độ cho con người.

Chúa Giêsu đã dâng lời cầu khẩn cho các Môn đệ người:“ Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần.16 Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.17 Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.18 Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.“ ( Gioan 17,15-18)

Chúa Giêsu đã kêu gọi các tông đồ là những người dân thường không có học vấn cao. Ngài dạy bảo họ, thánh hiến họ, và sai đi rao giảng tin mừng nước Chúa. Ngài đã canh tân đổi mới họ, và họ có sứ mệnh giúp con người canh tân nếp sống làm con Thiên Chúa.

Thánh Gioan tông đồ đã viết nhắn nhủ Giáo đoàn của mình:“ Anh em đừng yêu trần thế và những gì ở trong trần thề. Người nào yêu trần thế thì không có lòng yêu mến Chúa.“ ( 1 Gioan 2, 15)

Đức Hồng Y Bergoglio trong mật nghị bầu Giáo hoàng hồi tháng Ba năm 2013 đã lên tiếng nói cảnh tỉnh „ Giáo Hội mà thu kéo về mình, sống cho mình là một Giáo Hội của qủy thần dữ. Nếu Giáo Hội càng chạy theo trần thế, càng lún sâu vào vòng của qủy thần dữ“.

Phải chăng Đức Hồng Y Bergoglio, mà sau đó được bầu chọn trở thành Giáo hoàng Phanxico cũng đã nhìn thấy nhu cầu cấp bách phải canh tân đổi mới trong Giáo Hội, theo chiều hướng không vương vấp vào trần thế, như đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. đã suy tư nói đến trước đó?

Lời suy tư của Đức nguyên Giáo Hoàng Benedicto XVI. căn cứ trên nền tảng lời của Chúa như Thánh Gioan đã viết “Từ khởi đầu đã có Ngôi Lời.“.

Và lời đó có sức mạnh đi tận sâu vào tâm hồn con người nữa.

2.Từ khởi đầu đã có sức mạnh

Không vương vấn vào trần thế là lời mời gọi thúc bách những người từ bỏ nếp sống gia đình hôn nhân, lấy sự chay tịnh thanh khiết làm đường hướng đời sống.

Không vương vấp vào trần thế là lời có sức năng động khiến có những người quyết chọn con đường sống khó nghèo từ bỏ mọi của cải vật chất, cùng ra đi phục vụ cho người nghèo.

Sức mạnh đó tìm thấy rõ nét nơi đời sống của Mẹ Terexa thành Calcutta.

Ngày 10.12.1979 tại phòng khánh tiết tòa hành chánh thủ đô Oslo bên nước Na Uy diễn ra buổi lễ long trọng trao giải thưởng Hòa bình Nobel cho Mẹ Terexa. Nhà Vua cùng các vị Bộ Trưởng trong chính phủ, và những quan khách vị vọng trong xã hội được mời tới cùng tham dự buổi lễ truyền thống hằng năm ở tòa nhà này từ hằng chục năm nay. Đây là một buổi lễ trần thế mang tầm vóc thế giới, vinh dự cho những người được mời, cho quốc gia đất nước cùng cho người được vinh danh lãnh huy chương giải thưởng trong một buổi lễ uy nghi trang trọng vào thứ hạng bậc nhất ở giữa lòng xã hội trần thế.

Mẹ Terexa, một nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái được tuyên dương công trạng thành tích phục vụ giúp đỡ người nghèo khổ nhất bị bỏ rơi bên xã hội Calcutta nước Ấn Độ, mà cả thế giới đều biết đến với lòng ngưỡng mộ kính phục.

Đến lượt Mẹ Terexa lên diễn đàn trước máy Microphon trong bộ tu phục người nữ tu đơn giản mầu trắng viền xanh của người nghèo, trên tay cầm cỗ tràng hạt mân côi. Mẹ mời mọi người có mặt trong phòng khánh tiết cùng cầu nguyện. Và Mẹ bắt đầu đọc kinh Kính mừng - Ave Maria.

Khi Mẹ Terexa hành động như thế, chắc là đoàn cử tọa sang trọng cùng quan khách hôm đó cảm thấy khó chịu cùng bối rối lắm! Nhất là ban tổ chức buổi lễ. Phải chăng Mẹ Terexa muốn khiêu khích mọi người?

Không, không, không đâu. Mẹ không muốn để mình bị ảnh hưởng bởi bầu không khí đặc biệt khác thường này, mà thành ra bị hoang mang mất lạc hướng đời sống của một người nữ tu lấy Chúa làm căn bản nền tảng cho đời sống. Với mẹ cầu nguyện lần hạt đọc kinh Mân côi là quan trọng, không thể bỏ qua sang một bên được.

Người ta kính phục Mẹ. Người ta vinh danh Mẹ. Nhưng người ta luôn thắc mắc: làm sao Mẹ có thể làm được như thế, sống dấn thân gắn bó hoàn toàn cho người nghèo khổ. Sức mạnh nào đã khiến Mẹ làm công việc chỉ biết cho đi thôi?

Qua cung cách sống đức tin vào Chúa mạnh mẽ triệt để đó, Mẹ đã chia sẻ nói với mọi người đâu là gốc rễ căn bản mang đến sức mạnh cho sự dấn thân hy sinh của Mẹ với con người.

Và như thế, Mẹ đã sống xử sự là một con người khiêm nhường, chân thành, đích thực bản chính, không khoác vào mình sự giầu sang gỉa tạo, không chạy theo hào nhoàng bằng khen tưởng thưởng, tô vẽ mầu sắc.

Mẹ đã không để mình bị vương vấn vào trần thế.

Chọn nếp sống không vương vấn vào trần thế, Mẹ Terexa đã bỏ gia đình lại đàng sau nước Kosovo, nơi Mẹ sinh ra, và sang Dublin nước Ái nhĩ Lan, gia nhập Dòng nữ truyền giáo Loreto.

Rồi Mẹ lại từ bỏ lần nữa nếp sống tiện nghi được kính trọng nể vì ở trong nhà Dòng Loreto cũng như ngoài xã hộ.

Và Mẹ ra đi xin thành lập Dòng mới Thừa sai bác ái sống nghèo để gần gũi phục vụ cho những con người nghèo khổ nhất bị bỏ rơi bên xã hội thành Calcutta. Mẹ đã chọn nếp sống nghèo để phục vụ người nghèo.

Không vương vấn vào trần thế trở thành linh đạo của Mẹ Terexa, đúng hơn là đích điểm của đời sống Mẹ trên trần gian.

Mẹ Terexa qua đời ngày 5.9.1997. Khi Mẹ qua đời Dòng của Mẹ phát triển trên tòan thế giới với 3914 chị em nữ tu khấn trọn, ngày nay Dòng có 5082 nữ tu khấn trọn, khi đó Dòng có 594 nhà , ngày nay Dòng có 765 nhà.

Nhà tu đức chiêm niệm Meister Eckart đã luôn hằng mong muốn đạt được đời sống chân không, tâm hồn không bị bận vướng trở gì, để hoàn toàn theo ý Chúa. Nhưng mấy ai đã sống không vương vấn vào trần thế giữa lòng trần thế cách triệt để cá nhân cụ thể như Mẹ Á Thánh nhỏ bé Terexa Calcutta, một người đã sống bằng một tâm hồn trái tim rộng lớn cho những người nghèo khổ nhất trong những người nghèo.

Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời. Và Lời là sức mạnh cùng mang ý nghĩa cho đời sống.

3. Từ khởi đầu đã có ý nghĩa

Không vương vấn vào trần thế đem lại cho tâm hồn ánh sáng soi dẫn hướng đi cùng sự bình an. Nhờ thế những người đó có lòng can đảm giữ vững ý chí tới cùng.

Lịch sử đời sống các Thánh tử đạo Việt Nam nói lên khía cạnh này rất rõ nét.

Thánh tử đạo Giám Mục Giuse Diaz Sanjurjo - An

Vị Thừa sai trẻ tuổi Đức Cha Giuse Diaz Sanjurjo- tên Việt nam là An, sinh năm 1818 tại Suegos nước Tây ban Nha. Khi còn thanh niên ngài đã gia nhập Dòng Daminh, và đi sang Phi luật Tân rồi sang Việt Nam truyền giáo, và được phong làm Giám mục Giáo phận Bùi Chu.

Trong thời kỳ cấm đạo Đức Cha Giuse An phải lẩn trốn sự bắt bớ của vua quan. Ngày 21.05.1857 quân lính của triều đình đến Bùi Chu bao vây và bắt được Đức Cha đang lẩn trốn. Quan quân bắt trói Đức Cha tống giam vào ngục tù. Ngài bị tra khảo, nhưng cương quyết giữ vững đức tin vào Chúa. Ngài bị biệt giam phải đeo gông cùm. Một linh mục đã gỉa dạng trá hình lén vào thăm Đức Cha và ban Bí Tích cho ngài ba lần.

Trong tù Đức Cha viết thư gửi ra ngoài: „Tâm thần tôi vui sướng và hy vọng được đổ máu mình hòa lẫn với máu châu báu của Chúa Cứu Thế đã đổ ra trên Calvario tẩy sạch các tội khiên...Tôi trông mong Thiên Chúa dùng những đau đớn này để tẩy sạch mọi tội lỗi của tôi.“

Khi hay tin đồn ngài sẽ bị giải về Huế và bị trục xuất về Âu châu, ngài viết thư cho cha bề trên Dòng: „Xin Thiên Chúa thương xót đến tôi và đến địa phận mà cho tôi được đổ máu ra vì lòng yêu mến Đức Chúa Giêsu rất nhân ái mà người ngoại đạo khinh rẻ một cách mù quáng. Tôi rất vui mừng và bình an chờ đợi giây phút lưỡi gươm đưa ngang cổ tôi và linh hồn tôi sẽ thoát bỏ xiềng xích và thân xác hay hư nát mà bay thẳng vào lòng lân tuất của Đấng tạo dựng nên tôi. Thế nhưng tôi rất thất vọng và sợ hãi phải đem về Huế và bị trả lại Âu Châu...“

Chúa đã nhận lời cầu xin của ngài. Ngài đã được phúc chết tử vì đạo, bị chém đầu vứt xuống sông dưới thời Vua Tự Đức ngày 20.07.1857 ở Nam Định. ( Lm. Giuse Vũ Thành, Dòng máu anh hùng, tập III. trang 166 - 169).

Thánh An giám mục Bùi Chu,

Tây ban Nha bỏ, mây mù trời Nam.

Có quan gian ác tham lam,

Bắt giam lãnh thưởng nên cam tội tình.

Mười tám năm bẩy trảm hình,

Hai mươi tháng Bẩy quang vinh trên tòa.

(+ Lm.Giuse Vũ Xuân Huyên)

Thật là một tâm hồn có đức tin đơn giản, nhưng kiên trì vững tin vào Chúa. Đời sống đức tin Vị Thừa Sai Giuse An được như thế là do nếp sống không vương vấn vào trần thế.

Hay có thể nói, sống không vương vấn vào trần thế - ngài đã bỏ quê hương Tây ban Nha, nơi sinh ra lớn lên lại đàng sau, và dấn thân sang truyền giáo bên Việt Nam, một đất nước ở phương trời xa lạ - đã giúp Vị Thừa Sai Giuse An cảm nhận tìm ra ý nghĩa đời sống dấn thân cho Chúa, cho Giáo Hội ở tại đất nước Việt Nam, nơi ngài sống gắn bó cho tới khi được chết vì đức tin vào Chúa.

Chúa Giêsu đã từ trời cao xuống thế làm người chấp nhận kiếp sống là người tôi tớ, vâng lời Thiên Chúa Cha hy sinh sống thân phận hèn kém chịu khổ nhục chịu chết để mang ơn canh tân cứu độ cho linh hồn con người. Trong những năm sinh sống trên trần gian Ngài không để mình bị vương vấn vào trần thế. Và Ngài còn thúc giục kêu gọi những người tin theo Ngài phải cảnh tỉnh để không bị vương vấn vào trần thế.

Đức tân Giáo Hoàng Phanxico trong thánh lễ tạ ơn kết thúc Mật nghi bầu giáo hoàng, ngày 14.03.2013 ở nhà nguyện Sixtina, nơi đây trước đó các Vị Hồng Y đã bầu chọn ngài lên làm Giao Hoàng Phanxico, đã tâm tình trong bài giảng: „Nếu người ta không tin nhận Chúa Giêsu Kitô - nơi đây tôi nhớ đền Leon Bloy đã có suy tư: Người nào không cầu nguyện hướng về Chúa, người đó cầu nguyện hướng về ma qủi. Nếu người ta không tin nhận Chúa Giêsu, là người ta tin nhận trần thế của ma qủi, tin nhận trần thế của sự dữ“

Lời giảng dậy của Đức tân Giáo hoàng Phanxico phản ảnh suy tư cảnh tỉnh của đức nguyên Giáo Hoàng Benedicto XVI.: Giáo Hội đừng để mình bị vương vấn vào trần thế, giữa lòng đời sống trần thế.

Càng ngày càng nhận rõ ra Đức Giáo Hoàng Phanxico bản thân sống chân thành đơn giản, khiêm nhường không để bị vương vấp vào những rườm rà phức tạp, không theo lối cư xử mầu mè cùng danh xưng xa cách con người theo kiểu lối vương gỉa trần thế.

Và ngài khuyến khích, cổ võ cùng đòi buộc trong Giáo Hội sống đơn giản chân thành, cùng khiêm nhường để không bị vương vấp vào những ràng buộc của trần thế: Giáo Hội Chúa nghèo về của cải vật chất, nhưng giầu về đức tin.

Nếp sống không vương vấp vào trần thế là linh đạo xưa nay luôn hằng được đề cao trong lãnh vực tinh thần đạo giáo, cùng luôn hằng thời sự.

Nếp sống này đòi hỏi nhiều hy sinh cố gắng từ bỏ liên tục. Nhưng mang đến hiệu qủa tích cực giúp canh tân đổi mới đời sống tinh thần vươn lên, và cùng là nhân chứng cho những gía trị tinh thần nhân bản giữa lòng xã hội trần thế.

Khánh nhật truyền giáo 2013 Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long


Lấy cảm hứng từ:

- Paul Josef Cordes, Manfred Lütz, Benedickts Vermächtnis und Franziskus`Auftrag, Entweltlichung. Herder Fr. i. Br. 2013

- Lm. Giuse Vũ Thành, Dòng máu anh hùng, Tập III.
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các gia đình Công Giáo thế giới
LM. Trần Đức Anh OP
10:50 26/10/2013
VATICAN. Chiều thứ bẩy 26-10-2013, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ hàng trăm ngàn tín hữu tham gia cuộc hành hương của các gia đình tại Roma nhân dịp Năm Đức Tin.

Cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức với chủ đề ”Hỡi gia đình, hãy sống niềm vui đức tin”.

Từ 2 giờ chiều, Quảng trường Thánh Phêrô đã được mở ra để đón tiếp các gia đình với con cháu, từ 75 nước tựu về. Trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ tiếp đó, họ đã tham gia buổi sinh hoạt, cầu nguyện, ca hát, và với phần trình bày chứng từ của nhiều gia đình, cả những cặp bị khủng hoảng và tan vỡ, nhưng đã cố gắng vượt thắng những tình trạng đau thương này.

Như trường hợp ông bà Daniele và Sabrina del Brusco ở Roma với hai con 12 và 9 tuổi. Sau 7 năm hôn phối, họ lâm vào trình trạng khủng hoảng. Daniele không muốn ở với Sabrina nữa. Sabrina nhờ bạn bè, cha mẹ, thân nhân giúp đỡ nhưng không thành công. Sau đó, Daniele được mời đi gặp một LM. Ông không muốn đi vì nghĩ rằng LM là người độc thân thì làm sao hiểu được những vấn đề của cuộc sống vợ chồng.

Nhưng rồi Daniele cũng đi gặp vị LM. Cha đã nói về một Thiên Chúa tình thương, một vị Thiên Chúa gần gũi con người, và mời gọi Daniele hãy tín thác vào Chúa, và để cho Chúa hành động. Và dần dần nơi Daniele đã có một sự thay đổi sâu xa. Ông khởi sự với Sabrina một hành trình mới trong đời sống hôn nhân: họ để cho Chúa Giêsu đi vào trung tâm cuộc sống của họ. Họ tái khám phá tình yêu đối với nhau, chấp nhận và tha thứ cho nhau.

Daniele nói: ”Chúng tôi hiểu rằng hôn phối của chúng tôi là một hồng ân vô biên; ơn thánh của bí tích hôn phối canh tân chúng tôi mỗi ngày và đôi vợ chồng không bao giờ lẻ loi, vì Chúa đồng hành với chúng ta”.

Dưới sự hướng dẫn của hoạt náo viên, rất nhiều gia đình đã dùng điện thoại di động gửi một tín hiệu ngắn SMS 1 Euro để trợ giúp các gia đình đang gặp khó khăn ở Siria, qua trung gian của Caritas Italia.

Lúc gần 5 giờ rưỡi, ĐTC Phanxicô từ bên trong Đền thờ Thánh Phêrô, cầm tay một em bé, tiến ra lễ đài ở thềm Đền Thờ giữa tiếng vỗ tay chào mừng của các tín hữu, mọi người vẫy bong bóng mầu hân hoan.. ĐTC đã bắt tay chào thăm các cha mẹ và ông bà đứng gần ngài trên lễ đài. Cạnh lễ đài là bức ảnh Chúa Giêsu được song thân dâng vào Đền Thờ của Chúa và gặp gỡ ông Simeon và bà Anna.

Bé Francesca đã đại diện mọi người chào ĐTC, trước khi Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, giới thiệu các thành phần gia đình tham dự cuộc gặp gỡ. Ngài không quên gửi lời chào thăm các gia đình đang gặp khó khăn tại nhiều nơi ở Siria.

Cuộc gặp gỡ tiến hành với những màn diễn xiệc, âm nhạc, chứng tá của các cặp sắp kết hôn, những đôi vợ chồng trẻ, những gia đình đông con. Đặc biệt có chứng từ của một gia đình Siria tị nạn, đã trải qua cảnh đau thương của chiến tranh, gia đình bị phân tán; chứng từ của gia đình ra đi truyền giáo, của các ông bà.

Huấn dụ của Đức Thánh Cha

Trong bài huấn dụ, ĐTC chia sẻ niềm vui và bày tỏ cảm thông với bao nhiêu gia đình gặp khó khăn, nghèo khổ và chiến tranh, và cả những bạn trẻ muốn kết hôn giữa hàng ngàn khó khăn. Ngài đặc biệt diễn giải về đề tài cuộc gặp gỡ ”Hỡi gia đình, hãy sống niềm vui đức tin!”. Làm sao có thể sống niềm vui đức tin ngày nay trong gia đình?

ĐTC nói:

1. Có một câu của Chúa Giêsu trong Tin Mừng theo thánh Mathêu, Đấng đến gặp gỡ chúng ta: ”Hỡi tất cả những ai mệt mỏi và bị áp bức, hãy đến cùng Thầy, và Thầy sẽ bổ sức cho các con” (Mt 11,28). Cuộc sống thường vất vả. Làm việc cơ cực; tìm kiếm công ăn việc làm thật vất vả. Nhưng điều đè nặng nhất trong cuộc sống là sự thiếu tình thương. Thật là nặng nề khi không nhận được một nụ cười, không được đón nhận. Một số thinh lặng, nhiều khi trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, giữa anh chị em với nhau, cũng thật là nặng nề. Không có tình yêu thương thì vất vả trở nên nặng nề hơn. Tôi nghĩ đến những người già cô độc, những gia đình cơ cực vì không được giúp đỡ để săn sóc những mgười trong gia đình cần được sự chú ý đặc biệt và chăm sóc. Chúa Giêsu nói:”Hãy đến cùng Thầy, hỡi tất cả những ai vất vả và bị đè nén”!

Hỡi các gia đình thân mến, Chúa biết những cơ cực của anh chị em, những gánh nặng trong cuộc sống chúng ta. Nhưng Ngài cũng biết ước muốn sâu xa của chúng ta mong tìm được niềm vui được bồi dưỡng! Anh chị em có nhớ chăng? Chúa Giêsu đã nói: ”Ước gì niềm vui của các con hôm nay được tràn đầy” (Ga 15,11). Ngài đã nói điều đó với các tông đồ và hôm nay Ngài lập lại điều đó với chúng ta. Vì vậy đây là điều đầu tiên mà tối hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em, và đó là một câu của Chúa Giêsu: ”Hãy đến cùng Thầy, hỡi các gia đình trên toàn thế giới, và Thầy sẽ bồi dưỡng cho các con, để niềm vui của các con được tràn đầy”.

2. Câu thứ hai tôi rút từ sách nghi thức hôn phối. Người kết hôn trong bí tích, nói: ”Anh (em) hứa trung thành với em (anh) mãi mãi, khi vui mừng cũng như khi đau khổ, khi khỏe mạnh cũng như lúc bệnh tật, yêu thương, tôn trọng em (anh) mọi ngày trong đời em (anh).” Đôi tân hôn, trong lúc đó, không biết đâu sẽ là niềm vui và đau khổ đang chờ đợi họ. Họ ra đi, như Abraham, cùng nhau lên đường. Đó là hôn phối! Ra đi và đồng hành với nhau, tay trong tay, tín thác vào bàn tay to lớn của Chúa.

Với niềm tín thác đó nơi sự trung tín của Thiên Chúa, họ đương đầu với mọi sự, không sợ hãi, họ biết những vấn đề và nguy hiểm của cuộc sống. Nhưng họ không sợ đảm nhận trách nhiệm của mình, trước mặt Chúa và xã hội. Không chạy trốn, không tự cô lập, không từ bỏ sứ mạng thành lập một gia đình và sinh ra những người con trên trần thế. Nhưng hôm nay có người nói, thưa cha, khó quá... Đúng vậy, thật là khó. Vì thế cần có ơn của Bí tích! Các bí tích không phải để trang điểm cho cuộc sống; bí tích hôn phối không phải là một lễ nghi đẹp! Các tín hữu Kitô kết hôn trong bí tích vì họ ý thức mình cần bí tích này! Họ cần bí tích để hiệp nhất với nhau và để chu toàn sứ mạng làm cha làm mẹ. ”Khi vui tươi cũng như đau khổ, khi khỏe mạnh cũng như khi bệnh tật”. Và trong hôn phối, họ cầu nguyện với nhau và với cộng đoàn. Tại sao? Phải chăng vì người ta quen làm như thế? Không phải vậy, họ làm vì họ cần, vì hành trình dài mà họ phải cùng nhau tiến bước, họ cần ơn phù trợ của Chúa Giêsu, để cùng nhau tiến bước trong tin tưởng, để đón nhận nhau mỗi ngày, và tha thứ nhau hằng ngày!

Trong cuộc sống, gia đình cảm nghiệm bao nhiêu lúc tươi đẹp: nghỉ ngơi, ăn chung với nhau, ra công viên hoặc ra đồng quê, viếng thăm ông bà, thăm một người bệnh... Nhưng nếu thiếu tình yêu, thì thiếu niềm vui, thiếu buổi lễ, và Chúa Giêsu luôn ban tình yêu cho chúng ta: chính Ngài là nguồn mạch vô tận, và hiến thân cho chúng ta trong Thánh Thể. Tại đó Chúa ban cho chúng ta Lời Ngài, và Bánh sự sống để niềm vui của chúng ta được tràn đầy.

3. Ở đây trước mặt chúng ta bức ảnh Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Đó là một bức ảnh thật đẹp và quan trọng. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng bức ảnh và để cho ảnh này giúp đỡ. Như tất cả anh chị em, cả những nhân vật chính trong cảnh tượng của ảnh này cũng có hành trình của mình: Mẹ Maria và Thánh Giuse lên đường lữ hành, tiến về Jerusalem, tuân theo Luật của Chúa; cả cụ già Simeon và nữ ngôn sứ Anna, rất cao tuổi, cũng đến Đền thờ vì được Thánh Linh thúc đẩy. Cảnh tượng cho chúng ta thấy sự gặp gỡ giữa ba thế hệ: Ông Simeon ẵm Chúa Giêsu, nơi Ngài ông nhận ra là Đấng Messia, và bà Anna được mô tả trong cử chỉ chúc tụng Thiên Chúa và loan báo ơn cứu độ cho những ai đang mong đợi sự cứu chuộc Israel. Hai cụ già này tượng trưng niềm tin như ký ức. Mẹ Maria và Thánh Giuse là Gia đình được thánh hóa nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu, là sự viên mãn mọi lời hứa. Mỗi gia đình, như thánh gia Nazareth, được tháp nhập vào lịch sử của một dân tộc và không thể hiện hữu mà không có các thế hệ trước đó. Và ĐTC kết luận rằng: ”Hỡi các gia đình thân mến, anh chị em cũng là thành phần của dân Thiên Chúa. Hãy vui mừng tiến bước cùng với dân tộc này. Hãy luôn kết hiệp với Chúa Giêsu và mang Chúa đến cho tất cả mọi người qua chứng tá của anh chị em. Tôi cám ơn anh chị em đã đến đây. Cùng nhau chúng ta đón nhận lời thánh Phêrô, lời này mang cho chúng ta sức mạnh và sẽ mang cho chúng ta sức mạnh trong những lúc khó khăn: ”Lạy Chúa, chúng con biết theo ai bây giờ? Chúa có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6,68). Với ơn thánh của Chúa Kitô, anh chị em hãy sống niềm vui đức tin! Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, tháp tùng anh chị em”.

Sau bài huấn dụ của ĐTC, cuộc gặp gỡ với các gia đình được tiếp nối với phần tuyên xưng đức tin và kết thúc với phép lành của ngài.

Sáng Chúa Nhật hôm nay, 27-10-2013, các gia đình sẽ tham dự thánh lễ với ĐTC cũng tại Quảng trường thánh Phêrô. Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cho biết có khoảng 150 ngàn người tham dự thánh lễ này (SD 26-10-2013)
 
Tân đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican nói: có những lãnh vực đồng ý nhiều hơn những dị biệt
Bùi Hữu Thư
14:53 26/10/2013
VATICAN (CNS) – Ông Ken Hackett, tân đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican nói: “Những bất đồng ý kiến không gây trở ngại cho việc hợp tác giữa Vatican và chính phủ Obama về rất nhiều vấn đề hòa bình và công lý, kể cả việc cổ võ cho tự do tôn giáo.

Tân đại sứ cũng nói với Hãng thông tấn Catholic News Service là sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô được nhiều người mến chuộng trên toàn thế giới, sẽ hứa hẹn cho việc Vatican gia tăng ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, và khiến cho Vatican trở nên một bang giao thân hữu của Hoa Kỳ.

Tân đại sứ nói với Catholic News Service ngày 24 tháng 10, ba ngày sau khi ông chính thức nhận nhiệm sở mới và trình uỷ nhiệm thư lên Đức Thánh Cha.

Ông Hackett nói: Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh về một số các vấn đề -- kể cả nạn nghèo đói, buôn người, dân tị nạn, và hòa bình tại Syria và Đất Thánh – và đây cũng là các ưu tiên của chính phủ Obama.

Nhưng ông cũng công nhận có những bất đồng ý kiến, kể cả việc chính phủ Obama ban hành lệnh bắt buộc các cơ quan phải cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả nhân viên – kể cả các cơ quan Công Giáo cũng phải cung cấp các dịch vụ làm tuyệt tự và ngừa thai; đây là những điều giáo huấn luân lý của Giáo Hội Công Giáo ngăn cấm. Chương trình này đã khiến cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ phải lên tiếng lưu ý quần chúng là đang đe doạ tự do tôn giáo.

Ông Hackett nói: lập trường của chính phủ Obama về vấn đề này Vatican đã “thông hiểu”, nhưng “nếu tôi được tham khảo ý kiến, tôi sẽ cố gắng trình bầy hết sức rõ ràng và một cách xây dựng."

Đại sứ nói: "Chúng ta có thể không đồng ý, nhưng tôi cho rằng chính phủ Obama vẫn coi tự do tôn giáo là một ưu tiên hàng đầu.” Ông ghi nhận các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác nhau khỏi bị đàn áp tại các quốc gia nơi họ thuộc thành phần thiểu số.

Ông nói: "Chúng ta không nên quên điều này và chỉ chú trọng đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe, vì còn có các vấn đề tự do tôn giáo to lớn hơn.”

Ông Hackett nói: “Những bất đồng ý kiến về đạo luật Obamacare sẽ không ngăn trở việc hợp tác với Vatican, vì có những điều luật tại các quốc gia khác còn khắc nghiệt hơn là Đạo luật Affordable Care," và Tòa Thánh không hẳn đang phẫn nộ về vấn đề này."

Ông đại sứ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối tương quan ngoại giao giữa Hoa Kỳ và nói Đức Thánh Cha Phanxicô ngay trong giáo triều sơ khởi của ngài đã gia tăng uy thế và ảnh hưởng của Tòa Thánh trên thế giới.

Với “sự chú tâm đến đời sống giản dị, khiêm tốn và để ý đến mọi cá nhân,” Đức Thánh Cha đang trình bầy một ý nghĩa mới về thế nào là một Kitô hữu,” và điều này đang đánh động các người Công Giáo và không Công Giáo trên toàn thế giới và khiến cho Giáo Hội được giới truyền thông hâm mộ nhiều hơn là trong thập niên vừa qua.

Ông Hackett nói: "Tôi tin rằng nếu chúng ta tiếp tục tiến lên theo cùng một nhịp bước này và với phong thái của Đức Thánh Cha Phanxicô, thì chỉ trong vòng 24 tháng nữa, ngài sẽ biểu hiệu cho một sức mạnh lớn lao trên toàn thế giới. Nếu quay trở về thời kỳ Chân Phước Gioan Phaolô II đang phải đối phó với các vấn đề tại Ba Lan. Liên HIệp Âu Châu có lẽ không thể suy nghĩ tới một vấn đề quan trọng như vấn đề phát triển con người, mà không phải đặt câu hỏi: ‘Không biết lập trường của Đức Giáo Hoàng như thế nào về vấn đề này?’”

Ông Hackett nói: Một ảnh hưởng của một giáo hoàng mạnh mẽ như thế có thể cám dỗ các chính quyền ngoại quốc cố gắng “mượn ưu thế của Đức Thánh Cha.”

Ông Hackett nói: vai trò của ông là trình bầy cho Hoa Thịnh Đốn và Vatican những quan điểm đồng quy của hai bên để làm căn bản cho những hoạt động chung, và đề nghị nên tự hỏi: “Chúng ta có thể tìm kiếm những chỗ nào kết nối được, và tìm cách để phát triển nhiều hơn từ đó?"

Ông đại sứ tóm lược đường lối tìm những chỗ đồng quan điểm của ông bằng cách nói rằng: “Tôi cho rằng chúng ta phải chú trọng đến những điều tích cực – một thái độ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích trong buổi tiếp kiến đầu tiên ngày 21 tháng 10.

Ông Hackett tiếp: Đức Thánh Cha đã khua tay và nói với ông: "Ông là một nhà ngoại giao và là một người Công Giáo. Xin đừng quên điều này."
 
Đức Thánh Cha Phanxicô trao giải thưởng Thần học Ratzinger năm 2013
Đặng Tự Do
19:49 26/10/2013
Hôm Thứ Bảy 26 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao giải thưởng uy tín nhất về thần học gọi là giải thần học Ratzinger cho ông Richard A. Burridge, là Hiệu trưởng trường Đại Học King của Anh giáo, và nhà thần học Công Giáo người Đức là Christian Schaller. Thần học gia Christian Schaller là một trong những học giả chủ yếu đang giúp đỡ công bố các tác phẩm hoàn chỉnh của Đức Joseph Ratzinger.

Đây là lần trao giải thưởng thứ ba của Hội Joseph Ratzinger - Bênêđictô 16, là tổ chức giữ bản quyền các tác phẩm của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.

Giải thưởng được trao cho các "học giả trong những lãnh nhất định của thần học" và bao gồm một chi phiếu $70.000 để giúp họ tiếp tục các nghiên cứu của mình.
 
Top Stories
Pope Francis presents 2013 Ratzinger Prize
Vatican Radio
09:47 26/10/2013
2013-10-26 Vatican - Pope Francis on Saturday presented the 2013 Ratzinger Prize to joint recipients: a German lay theologian and an Anglican English Biblical scholar.

In his address, the Pope reflected on the works of Benedict XVI, after whom the award is named. Highlighting the Jesus of Nazareth series, written by Benedict during his pontificate, Pope Francis said his predecessor had given to the Church and to all people a precious gift: his understanding of Jesus, the fruit of years of study, prayer and theological engagement, in a way that is widely accessible.

The recipients of this year’s Ratzinger Prize are: Christian Schaller, professor of dogmatic theology and deputy director of the Pope Benedict XVI Institute of Regensburg, Germany, which is publishing the complete works of Joseph Ratzinger, and Rev Canon Professor Richard Burridge, dean of King's College London and a minister in the Anglican Communion.Burridge also participated this week in a symposium of the Joseph Ratzinger-Benedict XVI Vatican Foundation, entitled “The Gospels: History and Christology”, which took place at the Pontifical Lateran University, 24-26 October. The symposium's starting point was the research of Joseph Ratzinger.

Burridge received the honour for his contribution to the historical and theological recognition of the Gospels' inseparable connection to Jesus of Nazareth.In sharing his reaction to receiving the prize with Vatican Radio's Lydia O'Kane, Burridge explained he was already expecting to be in Rome for another conference when he received the news.

“We got a letter – actually on my birthday in June – from the Apostolic Nuncio, asking me if I would accept the honour. Everybody thought that this was a practical joke from the students, but it was such a joy to discover that, a real surprise, and a terrific honour,” he said.As the first non-Catholic to receive the award, he said that his receiving the award “says something about the importance of what has been happening over the last two or three decades, not just in Anglican and Roman Catholic dialogue, but internationally in Biblical studies, as we have been working more and more closely together.”
 
Pope's Address to 21st Plenary Assembly of the Pontifical Council for the Family
Zenit
10:55 26/10/2013
"The family is the engine of the world and of history"

Vatican City, October 25, 2013 (Zenit.org) - Here is a translation of the address Francis gave today to the participants in the 21st Plenary Assembly of the Pontifical Council for the Family.

Lord Cardinals,

Dear Brothers in the Episcopate and the Priesthood,

Dear Brothers and Sisters,

I welcome you on the occasion of the 21stPlenary Assembly of the Pontifical Council for the Family, and I thank the president, Monsignor Vincenzo Paglia, for the words with which he introduced our meeting.

1. The first point on which I would like to pause is this: the family is a community of life which has its autonomous foundation. As Blessed John Paul II wrote in the Apostolic Exhortation Familiaris consortio, the family is not the sum of the persons that constitute it, but a “community of persons” (cf. Nos. 17-18).

It is the place where one learns to love, the natural center of human life. It is made up of faces, of persons who love, talk, sacrifice for others and defend life, especially the most fragile, the weakest. It could be said, without exaggeration, that the family is the engine of the world and of history. Each one of us builds his/her own personality in the family, growing up with a mother and father, brothers and sisters, breathing the warmth of the home. The family is the place where we receive our name, the place of affections, the space of intimacy, where we learn the art of dialogue and interpersonal communication. In the family the person becomes conscious of his/her dignity and, especially if the education is Christian, recognizes the dignity of every individual person, particularly the sick, the weak and the marginalized.

The family-community is all this, which calls for being recognized as such, so much more today, when the protection of individual rights prevails. Because of this, you have acted well in paying particular attention to the Charter of Family Rights, presented in fact some 30 years ago, on October 22, 1983.

2. We come to the second point: the family is founded on matrimony. Through a free and faithful act of love, Christian spouses witness that matrimony, insofar as sacrament, is the basis on which the family is founded and renders more solid the union of the spouses and their mutual self-giving. Matrimony is as it were a first sacrament of the human, where the person discovers him/herself, understands him/herself in relations to others and in relation to the love that is capable of receiving and giving. Spousal and family love also reveals clearly the person’s vocation to love in a unique way and forever, and that the trials, the sacrifices, the crises of the couple as those of the family itself represent passages to grow in the good, in truth and in beauty. In matrimony one gives oneself completely without calculations or reservations, sharing everything, gifts and renunciations, trusting in the Providence of God. This is the experience that young people can learn from their parents and grandparents. It is an experience of faith in God and of mutual trust, of profound freedom, of holiness, because holiness implies giving oneself with fidelity and sacrifice every day of one’s life!

3. I would now like to make at least a reference to two phases of family life: childhood and old age. Children and the elderly represent the two poles of life and also the most vulnerable, often the most forgotten. A society that abandons children and marginalizes the elderly cuts off its roots and darkens its future. Every time that a child is abandoned and an elderly person is marginalized, not only is an act of injustice committed but the failure of that society is confirmed. To take care of little ones and the elderly is a choice of civilization.

I am happy that the Pontifical Council for the Family has devised a new icon of the family, which takes up the scene of the Presentation of Jesus in the Temple, with Mary and Joseph who bring the Child, to comply with the Law, and of the two elderly persons, Simeon and Anna who, moved by the Spirit, received him as the Savior. The title of the icon is significant: “His mercy is from generation to generation.” The Church that takes care of children and the elderly becomes the Mother of the generations of believers and, at the same time, serves human society so that a spirit of love, of familiarity and of solidarity will help all to rediscover the paternity and maternity of God.

The “good news” of the family is a very important part of evangelization, which Christians can communicate to all, with the witness of life; and they are already doing so, this is evident in the secularized society: the truly Christian families are recognized by their fidelity, patience, openness to life, respect of the elderly … The secret of all this is Jesus’ presence in the family. Therefore, let us propose to all, with respect and courage, the beauty of matrimony and of the family illumined by the Gospel! And because of this, we come close with care and affection to families in difficulty, to those who are constrained to leave their land, who are broken, who have no home or work, or who are suffering for so many reasons; to spouses in crisis and to those now separated. We want to be close to them all.

Dear friends, may the works of your Plenarybe a precious contribution in view of the forthcoming Extraordinary Synod of Bishops, which will be dedicated to the family. I thank you also for this. I entrust you to the Holy Family of Nazareth and give you my heartfelt Blessing.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Trại Lê cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Vĩnh Hội và Kẻ Mui
Antôn Trần Công Đức
09:50 26/10/2013
GIÁO XỨ TRẠI LÊ MANG NIỀM VUI ĐẾN VỚI ANH CHỊ EM BỊ LŨ LỤT TẠI GIÁO XỨ VĨNH HỘI VÀ GIÁO XỨ KẺ MUI

Ngày 15/10/13 cơn bão số 11 – Nari đổ bộ vào khu vực Miền Trung gây nên những thiệt hại lớn về người và tài sản. Tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tuy không phải là trung tâm của cơn bão đổ bộ vào, nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão đã gây nên mưa to, làm ngập lụt ở nhiều nơi, ở một số huyện nhiều ngôi nhà, hoa màu, tài sản đã bị nước nhấn chìm và cuốn trôi.

Xem hình

Trong tinh thần bác ái yêu thương đáp trả lại lời mời gọi của Thầy Chí Thánh Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương anh em,” cha quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi đã kêu gọi bà con giáo dân trong giáo xứ Trại Lê chung tay quyên góp, ủng hộ cứu trợ cho những anh chị em bị lũ lụt trong cơn bão vừa qua. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, Sáng ngày 25/10/2013 Cha quản xứ Giuse HĐMV, Caritas và đại diện các ban ngành đã lên đường mang theo hơn 4000 kg gạo, cùng với chăn màn, áo quần, sách vở học tập, để thăm hỏi và trao quà cho những anh chị em ở giáo họ Yên Hội và giáo họ Vĩnh Điền của giáo xứ Vĩnh Hội thuộc huyện Vũ Quang và giáo họ Yên Hòa của Giáo xứ Kẻ Mui thuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh.

Đến tận nơi, được chứng kiến, cùng lắng nghe những lời tâm sự mới cảm nhận hết những đau khổ, mất mát mà người dân nơi đây gánh chịu. Cuộc sống gian lao vất vả là thế, nhưng mỗi khi mùa mưa lụt về bao nhiêu hoa màu chờ ngày thu hoạch thì lại bị nước cuốn trôi, họ không được hưởng trọn thành quả lao động khó nhọc của mình, bao nhiêu hy vọng bây giờ như sụp đổ đối với họ.

Tuy giáo xứ Trại lê cũng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thôn, nhưng với tình tương thân tương ái, lá rách ít đùm lá rách nhiều, bà con đã quên góp được món quà đầy ý nghĩa này trong hành trình Năm Đức Tin. Mặc dù món quà ít ỏi chẳng thấm vào đâu so với sự mất mát quá lớn của bà con vùng lũ, nhưng những tình cảm chân tình mà cha xứ Giuse và giáo xứ Trại Lê dành cho bà con của hai giáo xứ Vĩnh Hội và Kẻ Mui, đã làm sáng ngời lên tình yêu thương, hiệp nhất trong Đức Tin và là dấu chỉ của người môn đệ Đức Kitô giữa lòng thế giới hôm nay. Sau cơn mưa trời lại sáng, hy vọng sẽ có nhiều bàn tay cùng góp lại để sẻ chia bớt đau thương cho những người dân nơi đây, và xin Chúa thương thánh hóa công ăn việc làm, đời sống nơi họ để họ luôn vững tin vào sự quan phòng của Chúa!

Antôn Trần Công Đức.
 
Ngày gặp mặt các ông bà cố tại Daklak
Anh Thư
09:45 26/10/2013
Ngày gặp mặt Ông Bà Cố các giáo hạt Buôn Hô, Chính Tòa, Mẫu Tâm và Giang Sơn thuộc tỉnh Daklak

Sau hai ngày 16 và 17. 10. 2013, gặp gỡ quí Ông Bà Cố các Giáo hạt thuộc hai tỉnh Đăknông và Bình Phước, ngày 23. 10. 2013, tại Trung Tâm Mục vụ Giáo phận, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, gặp gỡ các ông Bà Cố thuộc bốn Giáo hạt thuộc tỉnh Daklak, với chủ đề “Phúc cho dạ đã cưu mang” (Lc 11, 27b). Có gần 1.300 Ông Bà Cố và các con cái là linh mục, tu sĩ nam nữ trong và ngoài Giáo phận về tham dự, gồm 522 gia đình có Ông Bà Cố song toàn, 98 gia đình còn Bà Cố và 36 gia đình còn Ông Cố. Có gia đình 7 người con, có nhà 6 người con, có nhà 2 hoặc 3 người con đã chọn đời sống tu trì. .. Được biết, trong Giáo phận Ban Mê Thuột có khoảng 1.200 gia đình Ông Bà Cố có con sống đời tận hiến, trong đó có một số gia đình thuộc dân tộc thiểu số Êđê, Bana, Tày …

Xem hình

Nhìn số gia đình linh mục, tu sĩ nam nữ trở về ngôi Nhà Chung trong ngày họp mặt, ĐGM Vinh Sơn rất vui mừng hân hoan kêu mời mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo phận một cộng đoàn tín hữu đông đảo, vừa sống đạo một cách truyền thống, vừa nhiệt tình xây dựng Giáo Hội tại địa phương, cũng như Giáo Hội phổ quát; nhờ đó, nhiều cha mẹ đã quảng đại dâng con cho Chúa sống đời tận hiến và phục vụ con người một cách tốt đẹp nhất. Tạ ơn Chúa đã gợi lên trong lòng nhiều bạn trẻ niềm khao khát dấn thân phục vụ Chúa và các linh hồn, nhờ đó, giáo phận nhà cũng như trong các dòng tu trên thế giới, những người con cái của giáo phận Ban Mê Thuột đang âm thầm đóng góp một phần không nhỏ trong việc tông đồ của Giáo Hội.

Sau nghi thức khai mạc, cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu, Trưởng Ban giáo lý Đức tin giáo phận, đã giảng thuyết theo chủ đề “Phúc cho dạ đã cưu mang” (Lc 11, 27b). Tiếp đến là phần tâm tình chia sẻ của Ông Bà Cố và đáp từ của con cái. Có hai gia đình của Ông Cố, Bà Cố ngoài Công Giáo tâm tình đã làm cho nhiều người xúc động: Gia đình sơ Lương Thị Thu Lâm, dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình, cha mẹ theo đạo Phật; Bà Cố Maria Nông Thị Phong Lan, dân tộc Tày, là mẹ của bốn người con là tu sĩ… Những lời đáp từ của con cái đã làm cho nhiều Ông Bà Cố không kềm được nước mắt. ..

Trong thời gian gặp gỡ ngắn ngủi của ngày họp mặt, ĐGM đã mượn lời của ĐHY Mauro Piacenza, Bộ Trưởng Bộ giáo sĩ, trong thơ gửi các bà mẹ của các linh mục, chủng sinh và tất cả những người liên hệ trong ơn gọi làm mẹ thiêng liêng để chia sẻ với quí Ông Bà Cố: Sau khi qui chiếu về Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Linh mục Thượng Phẩm đời đời, Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại, ngài đã giải thích rằng: “Sự ưu tiên đã được dành cho các bà mẹ, chắc chắn không phải vì việc đánh giá thấp vai trò của người cha, nhưng bằng cách nhìn vào vai trò không thể thay thế được của Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, trong cuộc đời Chúa Giêsu … Những sự an ủi thiêng liêng riêng biệt và không ai có thể làm được, chỉ có thể đến từ một người mẹ đã cưu mang trong lòng mình người con mà giờ đây trở nên thừa tác viên của Chúa Kitô. Quả thật, người mẹ không thể vui mừng hơn, khi nhìn thấy cuộc đời của con mình, không những được hoàn thiện, mà còn được đong đầy bằng tình thân ái thiêng liêng đặc biệt, bao hàm vào biến đổi họ hướng về cuộc sống vĩnh cửu …” Với lòng biết ơn sâu xa, người Kitô hữu đã luôn tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, chiêm ngắm Mẹ như nguyên lý mọi niềm vui đích thực của mỗi người.

Để giúp những người con tận hiến thể hiện lòng biết ơn sâu xa đối với công ơn trời biển của mẹ cha, ĐGM nhắn nhủ các linh mục, tu sĩ cố gắng về thăm cha mẹ những khi có thể, nhất là lúc các ngài cần sự hiện diện của mình trong những năm tháng cuối đời…

Sau Tin Mừng (Lc 2, 22- 40) trong thánh lễ kính Đức Mẹ dâng con vào Đền thánh, do ĐGM chủ tế cùng với 60 linh mục, ĐGM chia sẻ “Giống như Mẹ Maria đã dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, vừa làm theo luật dạy, vừa để cho Ngài được thuộc trọn về Chúa Cha, Ông Bà cố cũng đã dâng con cái mình cho Chúa để được hoàn toàn sống theo ơn gọi đời dâng hiến. Là những người làm cha mẹ các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quí Ông Bà Cố hiểu những hi sinh âm thầm mình đã dâng cho Chúa để người con mình có được ngày hôm nay. Qúi Ông Bà Cố đã đón nhận những người con của mình như hồng ân quí giá Chúa ban, như những nén bạc được trao, và Ông Bà Cố đã giúp cho những nén bạc này sinh ích lợi nhiều nhất cho Chúa và Giáo Hội. Qúi Ông Bà Cố đã quảng đại dâng con cái mình cho Chúa, để những người con có thể thực hiện được những ước mơ đẹp nhất trong cuộc đời: được hoàn toàn thuộc về Chúa và phục vụ con người cách tốt đẹp nhất. Những hi sinh âm thầm đó sẽ được đơm bông kết trái trong cuộc đời của con cái Ông Bà Cố…”

ĐGM mời gọi mọi người hiệp lời cầu nguyện cho quí Ông bà Cố còn sống được Chúa ban muôn ơn lành hồn xác; và quí Ông Bà Cố đã qua đời được Chúa thưởng công sau khi hi sinh, chăm sóc những hạt giống ơn gọi; cầu cho những ân nhân âm thầm góp phần vào công cuộc nuôi dưỡng và đào luyện ơn gọi trong toàn Giáo phận; cầu cho những người đang sống đời sống tu trì biết đón nhận và xử dụng ơn Chúa cũng như tình yêu của mọi người một cách trân trọng, và sống xứng đáng trong ơn gọi của mình.

Sau thánh lễ, ĐGM trao tặng quí Ông Bà Cố những bức tượng "Đức Mẹ dâng Con trong đền thờ”, mẫu tượng được chế tác đặc biệt, chỉ dành cho quí Ông Bà Cố trong những ngày gặp gỡ này.

ANH THƯ
 
Giáo khu Martino thuộc CĐCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
16:54 26/10/2013
Melbourne, vào lúc 3 giờ 30 Ngày 26 tháng 10 năm 2013, tại Nhà thờ Saint Paul, số 202 Glengala Rd, vùng West Sunshine. Thánh lễ mừng kính bổn mạng Giáo khu Martino thuộc Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Tổng giáo phận Melbourne được cử hành trọng thể.

Từ rất sớm, mọi người trong giáo khu đã tề tựu về khu vực nhà thờ để chung tay lo tổ chức cho buổi lễ mừng kính Thánh Martino là bổn mạng của giáo khu thật tốt đẹp, ai có việc nấy và mọi người vui vẻ làm việc.

Trước giờ lễ 15 phút, kiệu Đức Mẹ và kiệu thánh Martino được đặt trên các cỗ kiệu sơn son, thếp vàng, những cỗ kiệu truyền thống mà chúng ta hay thấy ở các xứ đạo bên quê nhà, đã được trang hoàng và đặt trên giá. Đoàn trống, trắc và cờ đông đảo với đồng phục trắng đã xếp thành hai hàng dài trước kiệu. Tiếng trống, trắc rộn ràng theo nhịp, giáo dân trong giáo khu kính rước tượng Đức Mẹ và Thánh Martino vào trong Thánh đường Saint Paul dâng lễ.

Giáo khu Martino là một trong những giáo khu rất lớn trong Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Đây cũng là giáo khu duy nhất có những buổi rước kiệu mừng bổn mạng giáo khu và cũng là giáo khu duy nhất đã tổ chức được đội trống trắc, giúp cho các buổi rước kiệu của giáo khu, cộng đoàn và cả cộng đồng thêm phần long trọng hơn.

Mọi người nghiêm trang bước theo kiệu Mẹ Maria và Thánh Martino trong lời kinh sốt sắng và tiếng hát tung hô Mẹ Maria theo sự hướng dẫn của ban tổ chức tiến vào trong Thánh đường Saint Paul. Kiệu Đức Mẹ Maria và Thánh Martino được đặt hai bên bàn thánh.

Trước khi Thánh lễ cử hành. Ban đại diện đã chào mừng quý cha và mọi người cùng giới thiệu sơ lược tiểu sử Thánh Martino bổn mạng, một vị thánh với lòng khiêm nhường, khó nghèo và thương yêu mọi người của ngài, làm gương mẫu đời sống cho mọi người noi theo.

Ca đoàn Belem thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm phụ trách phần thánh ca phụng vụ thánh lễ đã đem lời ca, tiếng hát để thay mọi người trong giáo khu dâng lên Thiên Chúa qua lời cầu thay, nguyện giúp của thánh nhân và Đức Trinh nữ Maria Mẹ rất thánh để cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo khu sự an bình trong năm qua.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện, cũng nhắc lại những việc mà thánh nhân đã làm và để lại cho đời, những gương tốt, việc làm tốt trong một con người hèn mọn, Ngài là một vị thánh của Giáo Hội được dân nghèo tin yêu, phó thác cậy trông để xin Ngài cầu thay nguyện giúp xin Chúa ban cho nhiều ân lành. Gương Thánh nhân nhắc nhở thân phận tội lỗi của mỗi người chúng ta. Chúng ta phải nhận biết vượt qua thân phận hèn mọn để đến những nơi rao giảng tin mừng đến muôn dân. Trước khi kết thúc thánh lễ. Đại diện giáo khu đã cám ơn cha quản nhiệm và cha chánh xứ Saint Paul, các đoàn thể trong cộng đoàn, cùng cộng đoàn Dân Chúa trong giáo khu đã cùng đến tham dự thánh lễ mừng bổn mạng.

Cuối cùng, trong niềm vui chung của toàn giáo khu, một bữa tiệc mừng được tổ chức trong hội trường giáo xứ, với phần văn nghệ thật đặc sắc của nhạc sĩ Ngô Hữu phụ trách. Mọi người vừa chia sẽ thức ăn vừa vui vẻ thưởng thức văn nghệ trong niềm vui mừng kính bổn mạng giáo khu.

Theo trưởng giáo khu Phạm Quốc Thịnh cho biết, GK Martino là một trong những giáo khu lớn trong CĐCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm. Giáo khu gồm các khu vực Braybrook, Sunshine và West Sunshine, tuy khu vực địa lý không rộng lớn, nhưng số người trong giáo khu mỗi ngày một thêm đông, mọi người sống với nhau rất chân tình thân ái, gắn bó và đoàn kết, nhờ đó mà mọi sinh hoạt của giáo khu luôn thuận lợi và thành công trong mọi sinh hoạt.

Melbourne 26/10/2013.

 
Văn Hóa
Hôn nhân không bao giờ là một cuộc sống nhàm chán (3)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
06:42 26/10/2013
Hôn nhân không bao giờ là một cuộc sống nhàm chán (3)

Bản chất khác biệt của người phụ nữ

Theo bản chất và tâm lý tự nhiên giữa hai phái tính nam nữ, người ta thường cho rằng người đàn ông tựa như cái cột trụ, còn người nữ là dây leo, hay người đàn ông được coi là một bến nước còn người phụ nữ là chiếc thuyền nan giữa dòng sông. Điều đó muốn nói rằng dù với chức bậc hay địa vị nào trong xã hội, thì trong cuộc sống đời thường, ngoại trừ một thiểu số đặc biệt, còn đại đa số người phụ nữ luôn cần một bến nước, một chỗ nương tựa, hoặc về phương diện tinh thần hoặc về phương diện vật chất, hay cho cả hai phương diện.

Và một khi chỗ nương tựa ấy đã được bảo đảm chắc chắn, thì người phụ nữ sẽ phát huy được đầy đủ và một cách nhanh chóng con người mình cũng như các phẩm chất và các năng khiếu bẩm sinh của mình. Họ sẽ sống vui hơn, lạc quan hơn và cũng sáng tạo hơn. Đó cũng là kinh nghiệm cá nhân của William Bradley, tự là Pitt Brad, một minh tinh màn ảnh và một nhà sản xuất phim nổi danh của Mỹ, qua cuộc sống hôn nhân với Angelina Jolie, cũng là một minh tinh màn ảnh lẫy lừng của Mỹ, khi anh phát biểu: “Người phụ nữ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của người đàn ông họ yêu.” Sự phát huy cuộc sống và tình yêu của nàng tùy thuộc vào cuộc sống và tình yêu của người đàn ông.(1)

Bởi vậy, khi một người đàn ông có cảm tình với một người phụ nữ và luôn tận tình săn đón giúp đỡ nàng, người phụ nữ sẽ cảm thấy hạnh phúc và biết ơn, vì biết mình được quan tâm, được yêu thương, che chở. Trong cuộc sống, người phụ nữ luôn mong muốn được lắng nghe và chia sẻ. Nhưng đáng tiếc là trên thực tế, nhiều người đàn ông thường lại không hiểu hay không mấy quan tâm đến điều đó. Họ chỉ muốn giúp đỡ người phụ nữ giải quyết những vấn đề hay công việc khó khăn nào đó, thế thôi. Một việc giúp đỡ như thế là điều cần thiết, nhưng chưa phải là điều chính yếu mà người phụ nữ mong muốn. Vâng, người phụ nữ mong muốn được lắng nghe, vì thái độ biết lắng nghe của người đàn ông sẽ làm cho họ được an tâm và hạnh phúc, vì biết người đàn ông thực sự chia sẻ và tham dự vào cuộc sống của họ.

Điều đó cũng muốn nói rằng trong cuộc sống hôn nhân, người vợ luôn cần có được sự chắc chắn là biết chồng luôn quan tâm đến mình, luôn săn sóc lo lắng cho mình, và qua đó nàng biết mình làm hài lòng chồng, được chồng thương yêu và thích gần gũi. Trái lại, khi một người vợ chưa biết chắc chắn được tình yêu người chồng dành cho mình, thì nàng sẽ không thể sống hạnh phúc và phát huy được con người và các phẩm chất của mình, vì một khi tâm hồn chưa an bình và chắc chắn, thì cuộc sống không thể ổn định được. Người ta phải “an cư” đã, rồi mới có thể “lạc nghiệp” được. Một người vợ không có được sự chắc chắn về tình yêu của chồng, thì cũng giống như một con cá nằm phơi trên đất khô.

Đây là điều rất quan trọng và có tác dụng mạnh mẽ trong hạnh phúc hôn nhân và gia đình, đòi hỏi những người chồng cần phải hiểu rõ và xác tín. Những người chồng cần loại bỏ tính cách “gia trưởng” cố hữu của mình, để biết kiên nhẫn lắng nghe và quan tâm đến vợ mình cũng như những gì nàng sở hữu hay ước muốn, chẳng hạn biết góp ý và nhận xét tích cực về những bộ áo quần vợ mình ưa thích. Ý kiến nhiều nhà tâm lý học cho rằng khi một người đàn ông không biết hay không bao giờ muốn hàn huyên góp ý với vợ mình về áo quần cũng như các đồ trang sức của nàng, thì một ghi vấn nghiêm chỉnh sẽ được đặt ra là liệu anh ta có yêu vợ thực sự không. Trong trường hợp này, người chồng đừng ngạc nhiên và hỏi tại sao khi thấy người vợ có vẻ lạnh lùng và như muốn tránh mặt anh, và nhiều khi nàng còn tỏ thái độ dùng dằng như không muốn ngủ chung với anh nữa.

Người đàn ông mà thiếu quan tâm để ý tới những gì thuộc vợ mình, thì sẽ làm cho nàng có cảm giác anh không phải là một người chồng tốt, không phải là một người chồng luôn biết săn sóc lo lắng cho gia đình, và vì thế, không phải là một người chồng mà nàng có thể sẵn sàng hy sinh tất cả để yêu thương và tin tưởng nương tựa. Theo tâm lý bình thường thì đối với người phụ nữ việc chăn gối vợ chồng không luôn luôn là điều quan trọng hàng đầu, nhưng là sự tận tụy hy sinh chân thành và sự quan tâm săn sóc cụ thể của người chồng về những gì nàng ưa thích. Đối với người phụ nữ, sự quan tâm để ý của người chồng là bằng cứ cụ thể rõ ràng nhất của tình yêu mà anh dành cho vợ mình. Phải chăng khi có được bằng cứ tình yêu mong chờ này trong tay, người vợ sẽ sẵn sàng hiến dâng trọn vẹn mình cho chồng một cách hạnh phúc? Người ta có thể hiểu ý nghĩa này trong câu phát biểu của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài nói: “Người đàn ông yêu để muốn được yêu, còn người phụ nữ lại muốn được yêu để yêu.”

Khi cảm nhận mình không được yêu thương thực sự, thì một người phụ nữ sẽ không bao giờ có thể yêu được, ít là yêu một cách thật lòng. Đây là một điều hoàn toàn vượt khỏi khả năng của người phụ nữ. Và điều đó không còn là vấn đề của ý chí, nhưng là vấn đề của chính cấu trúc các sinh hoạt tâm lý của người phụ nữ. Người ta cần lưu ý điều này là người phụ nữ sẽ ghi nhận rất chính xác sự tỏ tình của người đàn ông và trực giác bén nhạy của họ sẽ báo cho họ biết là lời tỏ tình ấy được xuất phát từ một tình yêu chân chính hay chỉ là những lời nói đầu môi chót lưỡi mà thôi. Vâng, người phụ nữ sẽ cảm nhận được người đàn ông có yêu thương họ hay không, dĩ nhiên theo cách thế riêng của họ.

Ở đây một câu hỏi được đặt ra là theo tâm lý tự nhiên thì cần phải có những yếu tố nào để có thể khiến người phụ nữ yêu được? Để trả lời cho câu hỏi được đặt ra, người ta có thể dẫn chứng một số các yếu tố căn bản mà người ta cũng có thể gọi là những nhân đức nhân bản, như: Sự thông cảm, sự tôn trọng, sự hy sinh tận tụy, sự chân thành, sự quảng đại và lòng vị tha, sự hùng dũng và tính can trường, sự khả tín trong lời nói cũng như việc làm. Trong khi cử hành Bí tích Hôn Phối cũng như suốt cuộc sống hôn nhân, người đàn ông cần có sự trợ lực của ơn Chúa, để có thể trau dồi và tích lũy cho mình những đức tính cần thiết ấy trong cuộc sống hôn nhân. Chính nhờ thế, người chồng sẽ hoàn toàn chiếm hữu được con tim của vợ mình và qua đó sẽ tạo nên được sự hạnh phúc cho cuộc sống hôn nhân và gia đình. Vì thế, ở đây tôi xin được nhắc lại một lần nữa: Hôn nhân thực sự là nơi làm phát triển các nhân đức nhân bản và các nhân đức Kitô giáo.

Và bản chất người đàn ông cũng khác biệt

Nếu muốn có được tình yêu của người phụ nữ, người đàn ông đòi hỏi phải có những đức tính như vừa trình bày ở trên, thì ngược lại, nếu muốn chiếm hữu được con tim người đàn ông, người phụ nữ phải hội đủ những đức tính cần thiết nào? Vì cũng là con người, nên người đàn ông cũng cần những yếu tố, hay nói đúng hơn: những điều kiện nhất định để có thể yêu thương một cách chân thành và hết lòng. Ví dụ: Sự tin tưởng, sự tiếp đón, sự nhìn nhận, sự ngưỡng mộ, sự nhất trí đồng tình, sự động viên và khuyến khích, sự dịu dàng khả ái, sự tinh tế.

Quả thật, để cùng sống chung với một người khác một cách thân mật và sâu kín như trong cuộc sống hôn nhân, hoàn toàn không hề đơn giản chút nào. Và từ lý do đó người ta mới cần đến sự hướng dẫn tinh thần và tâm linh, công việc tư vấn hôn nhân hay một tên gọi nào khác cùng có chung một mục đích là tìm cách giúp đỡ và hướng dẫn những đôi nam nữ đang tiến tới hôn nhân hay những người đang phải đối mặt với những thách đố trong cuộc hôn nhân của họ. Những nhà chuyên môn và giàu kinh nghiệm sẽ giúp cho những cặp vợ chồng biết “hạ cánh” từ những đám mây ảo tưởng và quay lại với “mặt đất” thực tại, quay lại với cuộc sống và con người cụ thể của họ, để họ không còn “bé xé ra to” hay “chuyện con nít xịt ra chuyện người lớn” giữa những bất đồng hay khác biệt tất nhiên giữa họ nữa.

Để có thể tránh được hay để có thể vượt lên trên những khủng hoảng và những thử thách trong cuộc sống hôn nhân, những đề nghị và góp ý đúng đắn của các nhà tâm lý học và phân tâm học là điều rất cần thiết. Đó chính là tìm cách giải thích và trình bày cho những người liên hệ hiểu rõ được bản chất và tâm lý tự nhiên của người đàn bà và của người đàn ông như thế nào: Đâu là sự tương đồng và đâu là sự tương phản, hay đâu là sự giống nhau và đâu là sự khác nhau, giữa họ.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định trong việc can đảm biết vượt lên trên những thử thách khó khăn trong đời sống hôn nhân gia đình chính là đời sống nội tâm, tức đời sống tâm linh, đời sống trong tương quan tốt với Thiên Chúa. Đời sống nội tâm không hề làm giảm thiểu giá trị của những kiến thức về sinh học và tâm lý học hay những sự giúp đỡ và góp ý của các nhà tư vấn chuyên môn. Ngược lại, cuộc sống tâm linh vững vàng và sâu xa sẽ bổ túc và hoàn bị những kiến thức khoa học cũng như những trợ giúp nhân loại một cách trọn vẹn hơn.

Khi người ta ý thức và xác tín được một cách chắc chắn rằng trong cuộc sống và trong tâm hồn mỗi người luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa bằng các ơn thánh của Người, thì người ta sẽ càng thêm lòng kính trọng nhau hơn, vợ chồng sẽ càng yêu thương và kính trọng nhau hơn, vì họ yêu nhau là họ yêu chính Thiên Chúa và họ kính trọng nhau là họ kính trọng chính Thiên Chúa vậy.

Vâng, khi một người sống cuộc đời hôn nhân của mình dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Linh, người ấy sẽ nhận thức được một cách rõ ràng ngay, hay ít là một cách nhanh chóng, những điều người bạn đời của mình mong đợi. Khi một người Kitô hữu sùng đạo, anh sẽ luôn biết nỗ lực loại bỏ tính ích kỷ và sống vị tha hơn, và vì Chúa anh sẽ chỉ muốn một điều duy nhất là tìm cách thực hiện điều thiện hảo cho vợ mình và trao tặng nàng điều nàng cần cho cuộc sống. Và ngược lại, một người phụ nữ đạo đức cũng sẽ tư duy và hành động tương tự như thế. Nếu vậy, đời sống hôn nhân được coi như là con đường sống thuận tiện giúp ta thánh hóa bản thân và như là nơi hoàn thiện tình yêu nhân loại.

Điều đó cũng muốn nói rằng nếu người ta biết nhìn cuộc sống hôn nhân dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, người ta sẽ giữ được sự chung thủy hôn nhân dễ dàng hơn. Người chồng đạo đức sẽ sống đứng đắn nghiêm chỉnh hơn, dễ dàng chiến thắng được các cám dỗ và mời mọc của xác thịt hơn, sẽ biết quan tâm săn sóc người bạn đời của mình hơn, sẽ thông cảm và tha thứ dễ dàng hơn và sẽ luôn can đảm bắt đầu lại. Nói tắt, anh sẽ luôn biết nỗ lực hoàn thiện bản thân và nhờ thế sẽ xây dựng được một cuộc sống hôn nhân đầm ấm hạnh phúc.

Sự cân bằng tính dục trong hôn nhân

Như đã đề cập tới ở trên, sự cân bằng tính dục giữa hai vợ chồng đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hôn nhân, đặc biệt nó đóng góp phần chủ yếu vào sự chung thủy của họ. Kinh nghiệm cụ thể của các đôi vợ chồng đã chứng minh cho thấy rằng trong những hôn nhân mà giữa hai vợ chồng không có sự cân bằng tính dục, hay nói cách khác, khi một người trong họ hay cả hai vợ chồng luôn thất vọng trong các sinh hoạt vợ chồng, thì sự đe dọa làm đổ vỡ hôn nhân là một điều khó tránh, hay ít là cuộc sống hôn nhân của họ sẽ đâm ra buồn chán, tẻ nhạt và thiếu hạnh phúc. Bởi vì tình vợ chồng hoàn toàn khác với các loại tình yêu nhân loại khác, như tình yêu máu mủ, tình yêu bạn bè, tình yêu linh tông, v.v… Tình yêu vợ chồng được đặt nền tảng trên sự “gần gũi” thể xác giữa hai vợ chồng. Và cũng từ lý do đó nên khi hai vợ chồng “cách mặt” thì rất dễ “xa lòng”, nếu như họ không có một lý trí mạnh mẽ, nhất là một đức tin Kitô giáo sâu xa.

Vì thế, điều quan trọng đối với đời sống hôn nhân là trong lãnh vực tính dục cả hai vợ chồng cần phải trao ban cho nhau điều chính đáng mà mỗi người trong họ ước muốn – trong một giới hạn rộng rãi mà luật luân lý của Giáo Hội cho phép. Và nếu cần thiết, người ta còn phải thăm dò ý muốn của người bạn đời của mình một cách kín đáo và tế nhị, nhưng tốt nhất là nếu tự mình có thể tìm hiểu lấy được. Ở đây, người chồng cần đóng vai trò chủ động và khôn khéo để có thể giúp cho người vợ vượt qua được sự e ngại khép nép cố hữu của một người phụ nữ, nhất là nếu người vợ lại là một người phụ nữ đoan trang và có luân lý đạo đức sâu xa.

Cả hai vợ chồng cần xác tín một cách rõ ràng rằng trong hôn nhân, cả hai đã trở nên một xương một thịt với nhau và nhất là vì sứ mệnh thiêng liêng cao cả, mà Tạo Hóa đã giao cho họ chu toàn khi Người tác thành họ nên vợ chồng qua Bí tích Hôn Phối, là cùng cộng tác với Người trong sứ mệnh truyền sinh giống nòi. Như vậy, sự tương quan tính dục trong hôn nhân hay sự sinh hoạt vợ chồng là một sứ mệnh cao cả, chứ không hề là một hành động thấp kém hay bất xứng. Họ không được phép coi nhau như đối tượng cốt làm thỏa mãn những đòi hỏi tính dục ích kỷ của mình, nhưng là tìm cách làm cho nhau được sung sướng hạnh phúc. Điều đó muốn khẳng định rằng tình yêu hôn nhân là một tình yêu nhân loại hoàn toàn mang tính chất đặc thù riêng biệt.

Một hiện tượng quan trọng khác trong cuộc sống hôn nhân, mà người ta không được phép bỏ qua, đó là không ít người vợ đã thường từ chối sự sinh hoạt vợ chồng mà không nêu rõ lý do, và đã khiến cho bao người chồng trở nên buồn chán và ngờ vực. Tại sao? Ở điểm này người ta phải khách quan nhận định rằng nhiều người phụ nữ thường tư duy rất đơn thuần và tỏ ra quá ngây thơ lệch lạc. Nhưng trong một tình huống như thế, người đàn ông cũng phải tự vấn là tại sao vợ mình từ chối, và có lẽ không hẳn anh là người hoàn toàn vô tội, ít là anh đã không thành công trong việc làm cho vợ mình xác tín và an tâm được rằng anh thực sự yêu thương nàng và nhất là anh không hề coi nàng là phương tiện cho anh cân bằng những đòi hỏi tính dục của mình. Việc bị đánh giá là “phương tiện” cho người đàn ông cân bằng tính dục, thì không một người phụ nữ có tâm lý bình thường nào có thể chấp nhận và chịu đựng được.

Vậy, như đã nói trên, trong việc giúp cho các người sống bậc vợ chồng dễ giữ trọn được tình chung thủy hôn nhân, thì tính cách hợp lý trong sự cân bằng tính dục của cả hai vợ chồng thường đóng vai trò quyết định. Không ít người phụ nữ đã phàn nàn là các ông chồng của họ khi gần gũi họ là chỉ muốn nhằm “một điều duy nhất” và muốn thực hiện ngay lập tức. Và một điều đáng tiếc là thái độ nóng nảy muốn “đốt giai đoạn” một cách thiếu nhã nhặn này có thể xảy ra nơi bất cứ người đàn ông nào, nếu người ấy không biết dẹp bỏ được sự ích kỷ và làm chủ được bản năng nam giới tự nhiên của mình.

Khi một người đàn ông không ý thức được điều đó và nhất là không sống theo sự hướng dẫn của lý trí, thì sẽ dẫn tới những hậu quả tiêu cực khó lường, chẳng hạn sẽ làm cho người vợ mang mặc cảm là anh chỉ lợi dụng nàng để cân bằng tính dục của mình, chứ không thực sự yêu nàng, và từ đó rất có thể gây cho người vợ bệnh trầm cảm hay lạnh cảm trong cuộc sống hôn nhân, mà hậu quả sau cùng là hôn nhân của họ không tránh được sự khủng hoảng trầm trọng. Thái độ đầy tính chất bản năng này không thể biện minh và đổ lỗi cho tình yêu “nồng cháy” được, vì ngoài bản năng tự nhiên ra, con người còn có lý trí nữa. Chính lý trí cầm cân nảy mực cho tất cả mọi tư tưởng, lời nói và hành động của con người, kể cả trong các sinh hoạt vợ chồng. Điều quan trọng ở đây là người trong cuộc có biết nghe theo sự hướng dẫn của lý trí hay không mà thôi.

Chính vì thế, con người cần có sự hướng dẫn tâm linh. Người ta luôn cần phải học hỏi để tự chủ và tự kiềm chế các đòi hỏi của bản năng tự nhiên. Người ta luôn cần phải học hỏi, để biết quan tâm tới những nhu cầu hợp lý của vợ mình. Trong Thông điệp “Familiaris Consortio” về các bổn phận hôn nhân, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập một cách cụ thể về các giá trị và sứ mệnh của cuộc sống hôn nhân gia đình. Người ta chỉ có được một cuộc sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc đầm ấm, khi người ta biết tự trau dồi cho mình những đức tính nhân bản cần thiết, biết quan tâm và tôn trọng lẫn nhau, biết làm cho nhau được hạnh phúc.(2)



Trong cuộc sống hôn nhân hai vợ chồng cần hiểu biết nhau, biết thông cảm cho nhau và biết đáp lại những ước muốn chính đáng của nhau một cách hợp lý. Chẳng hạn: theo tâm lý và bản chất tự nhiên, người phụ nữ thường cần phải có thời gian, muốn được chồng lắng nghe, được vuốt ve mơn trớn và ôm ấp. Theo tiến sĩ Christa Meves, một nữ văn sĩ và một nhà tâm lý Công Giáo người Đức, chuyên môn về tư vấn gia đình và tâm lý trị liệu pháp của nhi đồng và thanh thiếu niên, thì: “Sự vuốt ve mơn trớn của người đàn ông sẽ làm cho người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc.”

Trái lại, khi người chồng hễ mỗi khi rảnh rỗi chỉ biết chú tâm vào máy Vi-tính, báo chí, truyền hình hay bia rượu, thì sẽ làm cho người vợ buồn chán và dần dà sẽ biến cuộc sống hôn nhân và gia đình trở nên hoang tàn buồn tẻ, nếu không muốn nói là bất hạnh và đổ vỡ. Thái độ ít quan tâm và không biết lắng nghe của người đàn ông đối với vợ mình, còn khi gần gũi nàng thì chỉ muốn “một điều duy nhất”, sẽ làm cho người phụ nữ cảm thấy bị lạm dụng và bị xúc phạm. Đó là một thái độ làm tổn thương nặng nề đến nhân phẩm người phụ nữ.

Kết luận: Bài học từ thập giá

Theo các nhà tâm lý cũng như theo kinh nghiệm của các người sống bậc gia đình, thì sự chung thủy hôn nhân là một điều rất nhân bản và hoàn toàn có thể. Đời sống hôn nhân là nguồn mang lại cho con người sự sung sướng hạnh phúc, nhưng đồng thời trong sự hạnh phúc ấy luôn thấp thoáng bóng thập giá.

Thập giá xuất hiện trong cuộc sống hôn nhân được hiểu theo nghĩa là trong cuộc sống cụ thể hằng ngày đòi hỏi cả hai vợ chồng phải biết nỗ lực hy sinh để vượt lên chính mình và để làm chủ được hoàn toàn bản năng tự nhiên của mình, hầu cho cuộc sống chung vợ chồng luôn được xuôi chèo mát lái, luôn được đầm ấm hạnh phúc. Hơn nữa, người ta không thể hái được những hoa trái thơm ngon của hạnh phúc hôn nhân từ những cây rừng hoang dã, nhưng từ những cây được cả hai vợ chồng cùng vun trồng và chăm sóc phân bón bằng những hy sinh cá nhân, như: Luôn biết đặt tình yêu và hạnh phúc hôn nhân lên trên sở thích cá nhân, biết dẹp bỏ cái tôi, tính tự ái vụn vặt nhỏ nhoi, biết nhường nhịn và thông cảm cho nhau, luôn biết tôn trọng và an ủi lẫn nhau. Những ai biết sống và hành động đúng theo tinh thần Kitô giáo trong cuộc sống hằng ngày như thế, sẽ dễ dàng tìm gặp được nơi thập giá con đường dẫn tới gặp gỡ Đức Kitô.

Trong sự chung thủy hôn nhân của mình, hai vợ chồng có thể cảm nghiệm được sự trung thành của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà Người đã thề hứa qua một Giao Ước – Giáo Ước với Tổ phụ Nô-ê, với Tổ phụ Áp-ra-ham, Giao Ước giữa Đức Kitô và Giáo Hội và cũng như giữa hai người nam nữ trong hôn nhân. Chính Đức Kitô đã khẳng định: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy sẽ không bao giờ qua đi.” (Mt 24,35). Cũng vậy, lời thề hứa long trọng của đôi tân hôn trước bàn thờ Thiên Chúa cũng sẽ không dễ dàng qua đi trước các sóng gió bão táp của cuộc đời, nếu người ta biết khám phá ra bài học cần thiết từ thập giá, bài học hy sinh! Vì không thể có bất cứ tình yêu nào cao cả, trọng đại và chân chính hơn tình yêu của người dám sẵn sàng hy sinh các sở thích và quyền lợi cá nhân của mình, để người khác được sung sướng hạnh phúc. (x. Ga 15,13).

_____________________

Chú thích:

1. https://www.facebook.com/nhatky/posts/10151644893096785

2. http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_exhortations/documents/hf_jp-ii_exh_19811122_familiaris-consortio_ge.html