Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/10: Nước Trời nhỏ bé mà vĩ đại – Lm. Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
02:17 24/10/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì? Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được.”
Người lại nói: “Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
Đó là lời Chúa
Cuộc hoán cải kỳ diệu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:27 24/10/2022
CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN
CUỘC HOÁN CẢI KỲ DIỆU
Kn 11,22-12,2; 2Tx 1,11-2,2; Lc 19,1-10.
Trong tác phẩm nổi tiếng Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables), văn hào Victor Hugo miêu tả câu chuyện về cuộc đời của Văn Giang (Han Valjean), một tên cướp của giết người đã từng bị ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã phải nếm mùi khinh dể vì bị mọi người xa lánh: Bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; vào nhà trọ, thì người gác cửa đã đóng sập cửa ngay trước mặt; đi qua lũ chó, thấy bộ dạng nhếch nhác râu ria của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi… Chỉ khi bước vào nhà Đức Giám mục Myriê, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa tối thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng rồi đêm hôm ấy, nhìn thấy các chân đèn bằng bạc quí giá, anh không cưỡng nổi lòng tham, nên nhẹ nhàng lấy năm cái chân đèn cho vào bao, rồi chuồn mất. Nhìn thấy bộ dạng khả nghi của anh, cảnh sát liền đòi khám xét chiếc túi vải anh đang vác trên vai và họ nhìn thấy mấy cái chân đèn bằng bạc. Anh liền bị giải đến trước mặt vị giám mục để làm rõ. Nhưng ngài không những không kết tội, mà còn nhận là đã tặng cho anh mấy cái chân đèn bạc kia. Hơn nữa, ngài còn tặng thêm hai chân đèn nữa cho đủ bộ và nói nhỏ với anh: “Ta không kết tội con đâu, nhưng con phải sám hối để làm lại cuộc đời.” Sau khi được thả, anh luôn suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của vị giám mục và xúc động trước tình thương bao dung của ngài. Anh quyết tâm sám hối và sau đó đã trở thành một người lương thiện. Nhiều năm sau, Văn Giang đã chinh phục được tình cảm của mọi người và còn được dân chúng tín nhiệm bầu làm thị trưởng của thành phố. Sở dĩ từ một tên tội phạm trở thành một người lương thiện và được kính nể là do ông đã cảm nghiệm được tình thương của vị giám mục Myriê.
Câu chuyện trên đây có điều gì đó rất giống với câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Thánh Luca trình thuật lại biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêricô. Ở đó có một người tên là Dakêu. Ông đứng đầu những người thu thuế và là người giàu có. Khi Chúa Giêsu đi qua, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu. Thấy thế, Chúa Giêsu bảo ông: “Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” Ông vội vàng tụt xuống và mừng rỡ đón rước Người. Sau khi đón tiếp Chúa, ông tuyên bố rằng: “Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (x. Lc 19,1-10).
Qua câu chuyện Tin Mừng hôm nay, thánh Luca muốn minh chứng cho chúng ta thấy những yếu tố làm nên cuộc hoán cải kỳ diệu của Dakêu.
1- Lòng thương xót của Thiên Chúa
Yếu tố thứ nhất phải nói đến đó là lòng thương xót của Thiên Chúa, được thể hiện qua những hành vi cứu độ và rất nhân bản của Chúa Giêsu đối với ông Dakêu.
Bất chấp lý lịch ‘không mấy trong sáng’ của ông, Chúa Giêsu không nhìn ông với cái nhìn loại trừ và khinh bỉ như những người Do Thái; Người đã chủ động gặp ông, gọi tên ông và đến nhà ông dùng bữa. Luca muốn diễn tả sự hiện diện của Chúa Giêsu tại nhà ông chính là sự hiện diện của một Thiên Chúa cứu độ. Người là hiện thân của một vị Thiên Chúa giàu lòng thương xót và tha thứ. Người đến để “tìm kiếm và cứu chữa những gì đã mất (Lc 19,10). Quả thế, Đức Giêsu chính là vị Thiên Chúa say mê con người, khát khao cứu độ con người; bởi đó, Người đã đi bước trước trong việc tìm kiếm, gặp gỡ và cứu độ con người. Chính lòng thương xót đó đã đụng chạm con tim của Dakêu và biến đổi ông. Đây là yếu tố quyết định làm nên cuộc hoán cải lạ lùng nơi Dakêu cũng như nơi biết bao tội nhân trong lịch sử của Giáo Hội.
Quả vậy, Thiên Chúa luôn mong muốn các tội nhân hoán cải. Người đi bước trước để giúp họ trở về. Cũng như vị giám mục trong câu chuyện trên đã hành xử theo lòng tốt, nhờ đó đã hoán cải tên cướp Văn Giang. Thiên Chúa không hành xử với tội nhân theo luật công bình, nhưng là theo lòng thương xót để tạo cơ hội giúp họ hoán cải. Đây là yếu tố của lòng thương xót, yếu tố của ân sủng.
2- Sự đáp trả của con người
Yếu tố thứ hai là sự thiện chí của Dakêu hay nói đúng hơn chính là sự cộng tác của ông. Dẫu là một người lùn, lại bị liệt vào hàng tội lỗi vì nghề thu thuế, bị loại trừ và khinh bỉ, nhưng Dakêu đã biết tìm mọi cách để vượt lên những giới hạn đó để được thấy Chúa. Những hành động của ông minh chứng ông là một người rất có thiện chí: “Trèo lên cây sung,” “tụt xuống để đón Chúa vào nhà,” “tiếp đãi Chúa” và nhất là “lấy tài sản bố thí và đền bù gấp bốn cho những ai thiệt hại.” Luca cho thấy những hành vi này diễn tả sự khát khao, sự đón nhận và cộng tác của ông với ơn Chúa. Sự thiện chí này là điều kiện cần thiết để cho ơn Chúa sinh hoa kết quả. Từ một “người tội lỗi,” bây giờ ông Dakêu được Chúa phục hồi quyền làm “con cháu tổ phụ Ápbraham.”
Như thế, ân sủng kết hợp với sự cộng tác của con người tạo nên một cuộc đổi đời, một sự hoán cải kỳ diệu nơi Dakêu. Đó là hai yếu tố cần thiết cho mọi sự hoán cải. Đúng như lời thánh Augustinô nói: “Khi tạo dựng nên con, Chúa không cần con, nhưng để cứu chuộc con, cần phải có con.”
3- Hoa trái của hoán cải
Hoa trái của hoán cải là trở về với Thiên Chúa và hướng tới một đời sống công bình, huynh đệ và bác ái đối với tha nhân như trường hợp Dakêu. Sau khi gặp gỡ Chúa Giêsu tại nhà mình, ông quyết định lấy phân nửa tài sản của ông mà cho người nghèo và xin đền gấp bốn cho những người ông đã chiếm đoạt của cải của họ (x. Lc 19,8). Về điểm này, luật Môsê buộc phải đền trả những gì đã chiếm đoạt của người khác hơn một phần năm. Trong khi đó, luật Rôma buộc phải đền gấp bốn. Dakêu thực hiện theo luật này. Ngoài ra, ông còn sẵn sàng chia một nửa tài sản cho người nghèo. Quả thế, sự biến đổi từ bên trong con người phải được thể hiện ra bên ngoài, như là hoa quả của việc hoán cải. Rõ ràng ông có một sự hoán cải tận căn, thay đổi não trạng, cách nghĩ khi không coi tiền bạc là trên hết, ông thay đổi con tim khi không còn bám víu và nô lệ tiền bạc và địa vị, ông thay đổi đời sống ích kỷ khi hướng tới tha nhân bằng đời sống công bình và bác ái.
Qua câu chuyện hoán cải của Dakêu, một đàng, chúng ta được mời gọi hãy tín thác vào lòng thương xót Chúa; đàng khác, noi gương Dakêu, chúng ta hãy cố gắng hết mình, làm hết sức để cộng tác với ơn Chúa trong việc hoán cải bản thân cũng như tha nhân. Như một tác giả tu đức nói rằng: để được cứu độ, chúng ta hãy để cho Chúa làm nơi chúng ta 100% do ân sủng Chúa và đồng thời chúng ta phải làm hết sức mình 100% do nỗ lực cá nhân mỗi người.
Nguyện xin Chúa Giêsu đến viếng thăm ngôi nhà mỗi người và mang ơn cứu độ cho chúng ta để mỗi người cũng trở thành những Dakêu mới cho cuộc sống hôm nay. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:58 24/10/2022
15. Tôi không mong mỏi người khác an ủi vổ về, chỉ cầu mong an ủi và yêu mến tha nhân mà thôi.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:00 24/10/2022
32. KHẲNG ĐỊNH MÌNH
Đối với việc khẳng định chính mình thì anh coi là việc xa xa, so với người khác khẳng định anh thì anh cho là rất quan trọng và thực tế hơn nhiều. Nhưng cái đáng tiếc là phần lớn người ta đều đảo gốc thành ngọn.
Thế là, trong chốc lác giá trị cuộc đời của anh là ở nơi người khác.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 32:
Sống trên đời, con người ta ai cũng muốn người khác khẳng định mình bằng cách này hay cách khác, để được mọi người biết đến.
- Cấp dưới nổ lực làm việc để cấp trên khẳng định mình.
- Học sinh nổ lực học hành để thầy cô khẳng định mình.
- Con cái cố gắng sống thật tốt để cha mẹ khẳng định mình.
- Giữa bạn bè với nhau, lấy việc giao lưu làm việc học hành để khẳng định nhau...
Ai cũng muốn người khác khẳng định tài năng sức lực của mình, cho nên có người làm việc cách dối trá làm hại cả công trình lớn; có người gian lận để đạt chỉ tiêu làm hại uy tín của mọi người...
Người khác khẳng định mình là điều tốt, nhưng trước hết hãy tự mình khẳng định mình trước đã, bởi khi khi mình chưa khẳng định được mình, thì sự khẳng định của người khác chỉ là như lớp nước sơn bên ngoài mà thôi, mà nước sơn thì dễ tróc lắm khi gặp mưa nắng...
Khiêm tốn và thật thà là cái mốc để tự mình khẳng định mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đối với việc khẳng định chính mình thì anh coi là việc xa xa, so với người khác khẳng định anh thì anh cho là rất quan trọng và thực tế hơn nhiều. Nhưng cái đáng tiếc là phần lớn người ta đều đảo gốc thành ngọn.
Thế là, trong chốc lác giá trị cuộc đời của anh là ở nơi người khác.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 32:
Sống trên đời, con người ta ai cũng muốn người khác khẳng định mình bằng cách này hay cách khác, để được mọi người biết đến.
- Cấp dưới nổ lực làm việc để cấp trên khẳng định mình.
- Học sinh nổ lực học hành để thầy cô khẳng định mình.
- Con cái cố gắng sống thật tốt để cha mẹ khẳng định mình.
- Giữa bạn bè với nhau, lấy việc giao lưu làm việc học hành để khẳng định nhau...
Ai cũng muốn người khác khẳng định tài năng sức lực của mình, cho nên có người làm việc cách dối trá làm hại cả công trình lớn; có người gian lận để đạt chỉ tiêu làm hại uy tín của mọi người...
Người khác khẳng định mình là điều tốt, nhưng trước hết hãy tự mình khẳng định mình trước đã, bởi khi khi mình chưa khẳng định được mình, thì sự khẳng định của người khác chỉ là như lớp nước sơn bên ngoài mà thôi, mà nước sơn thì dễ tróc lắm khi gặp mưa nắng...
Khiêm tốn và thật thà là cái mốc để tự mình khẳng định mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Số liệu thống kê của Giáo Hội Công Giáo năm 2022
Đặng Tự Do
19:11 24/10/2022
Như mọi năm, trong khuôn khổ Ngày Chúa Nhật Truyền giáo Thế giới, năm nay kỷ niệm 96 năm vào Chúa Nhật, ngày 23 tháng 10 năm 2022, thông tấn xã Fides đã đưa ra một số thống kê được chọn để đưa ra bức tranh toàn cảnh về Giáo hội truyền giáo trên toàn thế giới.
Các chi tiết này được lấy từ ấn bản mới nhất của «Niên Giám Thống kê của Giáo hội» liên quan đến các thành viên của Giáo hội, cấu trúc Giáo Hội, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và giáo dục.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số thế giới là 7 tỷ 667 triệu 136 ngàn người, tăng 89 triệu 359 ngàn người so với năm trước. Tăng trưởng dân số đã được ghi nhận, thậm chí trong năm nay, ở mọi lục địa. Cùng ngày, người Công Giáo trên thế giới đạt 1 tỷ 359 triệu 612 ngàn người, tăng tổng thể là 15 triệu 209 ngàn so với năm trước. Sự gia tăng xảy ra trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Đại Dương.
Tổng số linh mục trên thế giới giảm 4,117 vị xuống còn 410,219 linh mục. Châu lục ghi nhận mức giảm lớn một lần nữa là Âu Châu cũng như Mỹ Châu và Châu Đại Dương. Sự gia tăng đã được ghi nhận ở Phi Châu và Á Châu.
Các phó tế vĩnh viễn trên thế giới tiếp tục tăng, năm nay thêm 397 vị, lên đến tổng cộng 48,635 vị. Mức tăng cao nhất được ghi nhận ở Mỹ Châu và Châu Đại Dương, giảm ở Âu Châu, Á Châu và Phi Châu.
Số nữ tu đã giảm 10,553 sơ, xuống còn 619,546 sơ. Một lần nữa, mức tăng đã được ghi nhận ở Phi Châu và Á Châu, giảm ở Âu Châu, Mỹ Châu và Châu Đại Dương.
Số lượng đại chủng sinh giảm trong năm nay, chỉ còn 111,855 tức là giảm mất 2,203 chủng sinh. Mức tăng chỉ được ghi nhận ở Phi Châu, giảm ở tất cả các châu lục khác.
Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo Hội Công Giáo có 72,785 trường mẫu giáo với 7 triệu 510 ngàn 632 học sinh; 99,668 trường tiểu học với 34 triệu 614 ngàn 488 học sinh; 49,437 trường Trung học với 19 triệu 252 ngàn 704 học sinh. Giáo hội cũng chăm sóc cho 2 triệu 403 ngàn 787 học sinh trung học chuyên nghiệp và 3 triệu 771 ngàn 946 sinh viên đại học.
Các trung tâm bác ái và chăm sóc sức khỏe trên thế giới do Giáo hội điều hành bao gồm: 5,322 bệnh viện, 14,415 trạm xá, 534 Nhà chăm sóc người bị bệnh Phong, 15,204 Nhà cho người già hoặc người bị bệnh mãn tính hoặc người khuyết tật, 9,230 trại trẻ mồ côi, 10,441 nhà tế bần, 10,362 trung tâm tư vấn hôn nhân, 3,137 trung tâm cai nghiện xã hội và 34,291 các trung tâm trợ giúp xã hội khác.
Source:Fides
Người đàn ông bị buộc tội đốt nhà thờ Glasgow lịch sử, gây nguy hiểm cho nữ tu
Đặng Tự Do
19:13 24/10/2022
Ryan Haggerty sẽ phải ngồi tù hơn 5 năm vì hành vi đốt phá, kèm theo 5 năm quản chế.
Anh ta đã bị kết án hơn 5 năm tù vì phóng hỏa thiêu rụi nhà thờ lịch sử của giáo xứ St. Simon ở Glasgow. Trận hỏa hoạn năm 2021 đã san bằng tòa nhà và gây nguy hiểm cho một nữ tu sĩ đang ngủ trong một tòa nhà liền kề.
Theo BBC, Ryan Haggerty thừa nhận đã châm lửa vào ngày 28 tháng 7 năm 2021. Haggerty, 26 tuổi vào thời điểm xảy ra vụ cháy. Khoảng một tháng sau vụ hỏa hoạn, các nhà điều tra đã bắt giữ Haggerty.
Vụ hỏa hoạn đã phá hủy phần móng của tòa nhà thế kỷ 19. Tòa án Tối cao ở Glasgow lưu ý rằng những thiệt hại sẽ tốn “vài triệu” bảng Anh để sửa chữa. Tuy nhiên, tòa án đặc biệt không hài lòng với cách ngọn lửa gây nguy hiểm cho một nữ tu 79 tuổi.
Nữ tu Mary Ross được cho là đang ngủ trong nhà xứ bên cạnh khi đám cháy bắt đầu. Sơ Ross thức dậy khi ngửi thấy mùi khói và có thể thoát ra ngoài với sự hỗ trợ của đội cứu hỏa. Tuy nhiên, Sơ Ross đã té xỉu, không phải do ngạt khói, mà là do bị sốc trước sự phá hủy của nhà thờ.
Thẩm phán Lord Mulholland nói với Haggerty rằng anh ta may mắn không phải đối mặt với cáo buộc giết người. Trong phán quyết của mình, thẩm phán nhận xét:
“Nhà thờ mà bạn đốt cháy rõ ràng là một nơi thờ phượng không thể thiếu cho những người cần nó nhất. Nếu nó có thể được xây dựng lại, nó sẽ tốn hàng triệu đô la. Bạn đã đặt tính mạng của một nữ tu 79 tuổi đang ngủ ở đó vào nguy hiểm và thật may mắn là bạn không phải đối mặt với tội danh giết người “.
Mulholland tiếp tục giải thích rằng ông cảm thấy một “bản án mở rộng” là phù hợp do lịch sử “cố ý đốt lửa” của Haggerty. Giờ đây, anh ta sẽ chịu bản án 5 năm 3 tháng tù giam, với 5 năm quản chế sau khi được thả.
Về phần mình, Haggerty cho biết anh không hề biết Sơ Ross đang ở gần đó và anh không bao giờ có ý định đưa bà vào tình trạng nguy hiểm. Luật sư của anh ta nói:
“Haggerty bày tỏ sự hối hận và xấu hổ về hành vi của mình và anh ta không có ác ý hay ác cảm đối với Giáo Hội Công Giáo và nhận ra tác động tài chính đáng kể của hành động của mình.”
Source:BBC
Thượng Phụ Chính thống giáo Nga thừa nhận rằng chiến tranh không thể là thánh thiện
Đặng Tự Do
19:14 24/10/2022
Vị giáo chủ Chính thống giáo Nga ở Mạc Tư Khoa, người đã tung trọng lượng đạo đức của mình đằng sau cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuối cùng đã thừa nhận rằng chiến tranh “không thể là thánh thiện”.
Diễn biến này được nhiều quan sát viên cho rằng Kirill đã nhận ra Nga không thể thắng trong cuộc xâm lược Ukraine và đang tìm cách để có thể hạ cánh an toàn,
Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga, trong cuộc họp với Hội đồng Giáo hội Thế giới, gọi tắt là WCC, do Cha Ioan Sauca, Tổng Thư Ký dẫn đầu, cho biết ngài không nghĩ rằng bất kỳ Giáo hội hay Kitô hữu nào có thể ủng hộ các cuộc chiến tranh và giết chóc, và các Giáo hội “được kêu gọi trở thành những người kiến tạo hòa bình, bảo vệ và bảo vệ sự sống”
“Chiến tranh không thể là thánh thiện”, nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga nói.
Kirill, người gần đây đã nói rằng Chúa đặt Putin ở vị trí “người nắm quyền lực, để bạn có thể thực hiện một công việc có tầm quan trọng đặc biệt và trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh của đất nước và những người được giao phó cho sự chăm sóc của bạn”. Cha Sauca, một linh mục Chính thống giáo từ Rumani đã dẫn đầu một phái đoàn của WCC vào ngày 17 tháng 10 tại Dinh thự Thượng phụ trong Tu viện Thánh Daniel ở Mạc Tư Khoa. Hai người đã thảo luận về cách các Giáo hội được kêu gọi trở thành những người kiến tạo hòa bình.
“Tôi đánh giá cao việc bạn đã đến Nga trong những thời điểm khó khăn này để gặp gỡ tôi và người dân của tôi và nói về những mối quan hệ quốc tế khó khăn mà chúng ta đang sống và đang phải đối mặt ngày nay, điều này cũng ảnh hưởng tự nhiên đến mối quan hệ giữa các Giáo hội của chúng ta,” Kirill nói. Kirill đã từng người đã đại diện cho Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tham dự WCC ở Geneva từ năm 1971 đến năm 1974.
Cha Sauca giải thích rằng phái đoàn của WCC đã được ủy ban trung ương của WCC ủy nhiệm đến thăm các Nhà thờ thành viên của WCC với “vết thương chảy máu”. Những chuyến thăm đó bao gồm Trung Đông - Syria, Li Băng, Israel và Palestine - và sau đó là Ukraine, và bây giờ là Nga.
Ông nói với Kirill rằng sẽ “rất hữu ích” nếu vị Thượng Phụ lặp lại một tuyên bố đã đưa ra trước đó, liên quan đến cuộc chiến giữa các lực lượng Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở các khu vực phía đông của Ukraine là Donetsk và Luhansk bắt đầu vào năm 2014. Trong tuyên bố đó, Kirill đã kêu gọi các bên tham chiến “ngừng đổ máu, ngừng giết chóc, ngừng phá hủy cơ sở hạ tầng, tìm kiếm hòa bình và hòa giải.”
Cha Sauca nói với Thượng Phụ Kirill: “Bây giờ lặp lại một tuyên bố như vậy sẽ nói rõ vị trí cá nhân của ngài đối với cuộc chiến là gì.” Tuy nhiên, Thượng Phụ Kirill không trả lời.
Một báo cáo của Tòa Thượng phụ của Mạc Tư Khoa về cuộc họp với WCC đã dẫn lời Kirill trong đó ông tiếp tục đổ lỗi cho người Ukraine vì cuộc xâm lược này.
“Tất cả chúng ta đều đang trải qua khó khăn, tôi có thể nói, đây là những thời điểm quan trọng vì các cuộc xung đột nhất định, bao gồm cả cuộc xung đột liên quan đến Ukraine. Cách đây 8 năm đã có những quả đạn Donbas đầu tiên của Ukraine. Nhà cửa tan hoang, thương vong nặng nề - đó là thực tế. Hơn 2 triệu người tị nạn từ khu vực đó đã tìm thấy nơi ẩn náu ở Nga. Cá nhân tôi đã viết ba lá thư trong những năm đó cho các cơ quan chính trị và tôn giáo trên thế giới, bao gồm cả WCC, và yêu cầu can thiệp để các vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại và hòa giải và tránh giết người và hủy hoại. Tôi không có câu trả lời cụ thể và những yêu cầu như vậy đã được đáp ứng với sự im lặng hoàn toàn. Tuy nhiên, hy vọng của tôi đã và vẫn là với tư cách là các Giáo hội, chúng ta phải vượt ra ngoài logic và sự quan tâm của các chính trị gia và tìm kiếm hòa bình công bằng”.
Vị giáo chủ, người được coi là đồng minh thân cận của Putin, đã có một bài thuyết giảng vào ngày 6 tháng 3, chưa đầy hai tuần sau cuộc xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2, nói rằng “Chúng ta đã bước vào một cuộc đấu tranh không phải là vật chất, nhưng có ý nghĩa siêu hình”.
Mặc dù thừa nhận với Cha Sauca của WCC rằng không có Giáo hội hay một Kitô hữu nào có thể ủng hộ chiến tranh và giết chóc, nhưng nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga nói rằng khi một người phải tự vệ, “mọi thứ sẽ khác”.
Source:Aleteia
Tổng thống Macron yết kiến Đức Phanxicô và thảo luận về Ukraine với các viên chức Vatican
Vu Van An
19:36 24/10/2022
Theo tin Reuters, ngày 24 tháng 10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hội đàm hôm thứ Hai, về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và triển vọng hòa bình ở đó dự kiến sẽ là chủ đề thảo luận chính của họ.
Vatican cho biết cuộc nói chuyện riêng của họ kéo dài 55 phút nhưng theo thông lệ, họ không nói rõ các vị này đã thảo luận những gì.
Trước chuyến thăm của Macron, các nạn nhân bị lạm dụng tình dục cho biết Giáo Hội Công Giáo phản ứng quá chậm trước một báo cáo tiết lộ các vụ tấn công của các giáo sĩ Pháp đối với hơn 200,000 trẻ em, và thúc giục ông nêu vấn đề trực tiếp với Đức Giáo Hoàng.
Vatican nói rằng Ukraine, đặc biệt là tình hình nhân đạo ở đó, đứng đầu chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán sau đó của Macron với hai nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican. Họ cũng thảo luận về Caucasus, Trung Đông và Châu Phi.
Các chủ đề trong các cuộc họp như vậy thường phản ảnh những gì được thảo luận trong các buổi tiếp kiến riêng của các nhà lãnh đạo.
Macron, được phu nhân Brigitte tháp tùng và được chào đón long trọng bởi Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ, đã trao cho Đức Giáo Hoàng ấn bản đầu tiên của cuốn "Hòa bình vĩnh viễn" của nhà triết học Đức Immanuel Kant, được xuất bản bằng tiếng Pháp vào năm 1796. Đức Giáo Hoàng đã trao cho Macron một huy chương mô tả một kế hoạch ban đầu của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và một số trước tác của ngài.
Từ Vatican, Macron đã tới dự bữa trưa chính thức do Tổng thống Sergio Mattarella của Ý tổ chức, sau khi hội đàm với tân Thủ tướng Giorgia Meloni vào Chúa nhật.
Macron đang ở Ý để tham dự một hội nghị quốc tế do Cộng đồng Sant'Egidio của Ý, một nhóm từ thiện và hòa bình trên toàn thế giới tổ chức. Ông và Đức Giáo Hoàng sẽ cùng bế mạc hội nghị tại Đấu trường La Mã vào thứ Ba.
Mở đầu hội nghị này hôm Chúa nhật, Macron nói rằng ông tin rằng có cơ hội cho hòa bình ở Ukraine. Ông cũng cho biết Giáo hội Chính thống Nga đang để cho mình bị Moscow thao túng nhằm biện minh cho cuộc chiến ở Ukraine, đồng thời kêu gọi nước này chống lại áp lực như vậy.
Quyết định thương thảo với Nga hoàn toàn tùy thuộc Ukraine
Trong khi ấy, theo A.P., phát biểu tại hội nghị hòa bình kéo dài 3 ngày ở Rome, do một tổ chức từ thiện Công Giáo có quan hệ chặt chẽ với Vatican tổ chức, Macron cho biết Ukraine có quyền quyết định thời gian và các điều khoản hòa bình với Nga và cộng đồng quốc tế sẽ có mặt khi chính phủ Ukraine chọn thời điểm đó.
Ông nhấn mạnh rằng, “Giữ thái độ trung lập có nghĩa là chấp nhận trật tự thế giới của những người mạnh nhất, và tôi không đồng ý với điều này”.
Có lo ngại cho rằng sự hỗ trợ từ các đồng minh của Ukraine ở châu Âu có thể bị xói mòn do chi phí năng lượng tăng cao khi mùa đông đến gần.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự kiến sẽ kết thúc hội nghị "Kêu gào cho Hòa bình", được bảo trợ bởi Cộng đồng Sant’Egidio, với một bài phát biểu vào thứ Ba tại Đấu trường La Mã.
Trong suốt cuộc chiến bắt đầu với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine tám tháng trước, Đức Giáo Hoàng đã cảnh cáo chống lại việc tích trữ vũ khí. Nhưng ngài nói Ukraine có quyền tự vệ.
Trong khi thủ tướng mới của Ý, nhà lãnh đạo cực hữu Giorgia Meloni, là người ủng hộ trung thành giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền của mình, thì các đồng minh trong liên minh của bà lại có thiện cảm với Nga.
Vào buổi tối, Meloni và Macron đã gặp riêng tại Rome để hội đàm.
Văn phòng thủ tướng cho biết cả hai đã đồng ý làm việc cùng nhau "về những thách thức lớn, chung ở cấp độ châu Âu và về lợi ích quốc gia hỗ tương". Tuyên bố cho biết, hai bên đã thảo luận về sự cần thiết phải đưa ra "phản ứng nhanh chóng và chung" đối với các vấn đề về chi phí năng lượng cao, hỗ trợ Ukraine, thời điểm kinh tế khó khăn và quản lý dòng người di cư.
Macron, một người theo chủ nghĩa trung tâm ủng hộ châu Âu, đã tweet một bức ảnh về cuộc họp vào buổi tối, viết rằng “với tư cách là người châu Âu, với tư cách là các quốc gia láng giềng, với tư cách là những người thân thiện, với Ý, chúng ta phải tiếp tục mọi công việc đã bắt đầu”.
Macron nói thêm: “Chúng ta cần tuổi trẻ và nhân dân của chúng ta để cùng thành công với nhau”, và nói rằng cuộc họp hôm Chúa nhật đã “đi theo hướng này”.
Tổng thống Pháp cho biết cả hai nhà lãnh đạo đã có cuộc thảo luận “mang tính xây dựng”, “thẳng thắn” và “cởi mở” trong hơn một giờ đồng hồ và họ nhất trí về sự cần thiết phải có các cuộc tiếp xúc thường xuyên ở tất cả các cấp để tiến tới chương trình nghị sự của châu Âu.
Chuyến thăm của tổng thống Pháp đến Ý bao gồm một cuộc tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng tại Vatican vào thứ Hai.
Macron đề cập đến sự lo ngại cho rằng bất cứ cuộc đàm phán hòa bình nào cũng có thể bị coi là dấu hiệu của sự thiếu ủng hộ đối với Ukraine. Nhà lãnh đạo Pháp nói, “Nói về hòa bình bây giờ, kêu gọi hòa bình, có vẻ như là một điều không thể chịu đựng được đối với những người đang đấu tranh cho tự do, nó có vẻ như là một sự phản bội” đối với Ukraine.
Nhưng ông nói hòa bình không thể bị “sức mạnh của Nga chiếm đoạt. Hòa bình không thể là sự tuân thủ luật pháp của kẻ mạnh nhất, cũng không thể là sự ngừng bắn (đánh dấu) nguyên trạng của sự việc."
Marcon nói: “Chúng ta muốn người dân Ukraine, vào một thời điểm nào đó, quyết định hòa bình, thời điểm và các điều khoản của hòa bình”.
"Hòa bình sẽ được xây dựng với bên kia, kẻ ngày nay là kẻ thù, xung quanh bàn hội nghị, và cộng đồng quốc tế sẽ ở đó."
Tuần trước, nhà lãnh đạo phe đối lập theo chủ nghĩa dân túy chính của Ý, cựu Thủ tướng Giuseppe Conte, nói rằng Ý không nên gửi thêm vũ khí cho Ukraine.
Macron đề cập đến các cuộc gặp trong quá khứ của mình với Tổng thống Nga Vladimir Putin, kiến trúc sư của cuộc chiến.
Nhà lãnh đạo Pháp nói, sự gây hấn của Moscow là "thành quả của chủ nghĩa dân tộc quá trớn" và cảm thấy bị cô lập. Ông nhận định rằng hành động gây hấn là điều không được biện minh.
Ông nói: “Họ tin rằng có những mối đe dọa, rằng phần còn lại của thế giới, ít nhất là thế giới phương Tây, đang cố gắng tiêu diệt Nga".
Macron cảnh cáo chống lại tình cảm ngày càng tăng về chủ nghĩa dân tộc ở lục địa châu Âu, nơi các lực lượng chính trị cực hữu đã trở nên phổ biến ở một số quốc gia.
Với nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo tại hội nghị, tổng thống đã khuyến khích họ thúc đẩy "cuộc chiến chống lại sự điên cuồng của chiến tranh."
Macron chỉ trích rằng “Chính thống giáo đang bị Nga thao túng”. Ông không nói rõ thêm. Nhưng Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill đã nhiệt thành ủng hộ Putin trong cuộc chiến chống Ukraine, gọi cuộc xâm lược là một phần của cuộc chiến “siêu hình” chống lại phương Tây.
Nhận thức rõ rệt sự gần gũi của Kirill với Putin, cho đến nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tìm cách gặp gỡ với vị giáo chủ này trong thời chiến.
Cuối cùng, Macron nói, việc nuôi dưỡng hòa bình ở châu Âu phụ thuộc vào "sự cân bằng của việc tôn trọng, hỗ tương, công lý." Ông cảnh cáo chống lại các mưu toan ở châu Âu nhằm “loại bỏ ‘người khác’ trong xã hội của chúng ta” nhằm tìm kiếm “sự thuần khiết sắc tộc, sự thuần khiết tôn giáo”.
Văn Hóa
Năm Chị Em Trên Một Chiếc Thuyền Nan
Sơn Ca Linh
09:49 24/10/2022
Năm Chị Em Trên “Một Chiếc Thuyền Nan”
Kính tưởng 5 nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đầu tiên đến Qui Hòa – Việt Nam ngày 24.10.1932
Miền Trung tháng 10,
Tháng trởi đổ mưa, vào mùa giông bão !
Cây sầu đông bắt đầu trụi lá,
Và bầy cu xanh trốn biệt ở trên rừng...
Đường Qui Nhơn thuở ấy, ai cũng hóa người dưng!
Bác xích lô đạp vội về nhà,
Cho dẫu hoàng hôn chưa kịp xuống !
Nhưng kìa ở ngoài kia,
Nhấp nhô sóng bạc, chiếc thuyền nan thấp thoáng,
Thuyền ai xuôi đang trực hướng Qui Hòa?
Thung lũng của người cùi, gần nhưng lại quá xa,
Một địa chỉ hoang vu... có ai thèm cập bến !
Sau những tháng lênh đênh,
Vâng, cuối cùng các chị đã đến.
Cả năm người, bây giờ “trên một chiếc thuyền con”,
Sau cả gần hai ngàn năm,
Vẫn “chiếc thuyền Phêrô, vẫn những “tay chài lưới sắt son”,
Chỉ khác một điều,
Trên chiếc thuyền hôm nay lại là những “thân cò thân liễu” !
Nhưng ai bảo, các chị tay mềm chân yếu?
Phục vụ bệnh nhân phong, câu chuyện “đội đá vá trời”
Thung lũng Qui Hòa,
Những ngày buồn tênh, hoang hóa, chơi vơi...
Giờ thắm đường hoa, như mùa xuân ngợp nắng !
“Năm Chị em trên một chiếc thuyền nan bé bỏng”,
Chiếc thuyền “ra đi”,
chiếc thuyền “phục vụ”, “chèo ra chỗ nước sâu”,
Phan Sinh - Qui Hòa, câu chuyện của một “mối tình đầu”,
Câu chuyện “90 năm”[1], sẽ mới hoài theo năm tháng.
Sơn Ca Linh (24.10.2022)
[1] Ngày 24/10/1932, năm nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ là chị Marie Gisèle (trưởng đoàn), chị Marie de la Résurreection, chị Marie de Saint- Yenan, chị Marie Waberta, chị Marie Martie du Sacré-Coeur đã đến làng phong Qui Hoà với sự đón tiếp nồng hậu của Đức Cha Augustine Tardieu Phú, Cha Nicolas là tuyên uý trại phong cùng với đông đảo anh em bệnh nhân phong. Trước đó, Đức Cha Tardieu Phú đã thỉnh cầu sự giúp đỡ từ sơ Marie de Saint Michel là bề trên dòng tại Pháp, và đã được nhận lời. Từ xuất phát điểm này, dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Suốt 90 năm qua, cách riêng ở Qui Hoà, các sơ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã cộng tác với các Cha và các mạnh thường quân, giúp đỡ các bệnh nhân phong ở và gia đình của họ ổn định cuộc sống để yên tâm chữa bệnh, vực dậy Đức Tin phần nào bị bệnh tật làm vấp ngã. Nhiều bệnh nhân đã được học Giáo lý, chịu phép Rửa. Con em bệnh nhân được hỗ trợ học hành tới nơi tới chốn... Giữa nhịp sống xô bồ náo nhiệt của thời đại, làng phong Qui Hoà vẫn giữ được nét yên bình nhẹ nhàng vốn có, những ngôi nhà với kiến trúc độc đáo không thay đổi sau bao năm, những người nữ tu áo xám vẫn âm thầm tận tụy phục vụ, với nụ cười tươi tắn trên môi và niềm vui sáng trong đôi mắt. (Sưu tầm).
Kính tưởng 5 nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đầu tiên đến Qui Hòa – Việt Nam ngày 24.10.1932
Miền Trung tháng 10,
Tháng trởi đổ mưa, vào mùa giông bão !
Cây sầu đông bắt đầu trụi lá,
Và bầy cu xanh trốn biệt ở trên rừng...
Đường Qui Nhơn thuở ấy, ai cũng hóa người dưng!
Bác xích lô đạp vội về nhà,
Cho dẫu hoàng hôn chưa kịp xuống !
Nhưng kìa ở ngoài kia,
Nhấp nhô sóng bạc, chiếc thuyền nan thấp thoáng,
Thuyền ai xuôi đang trực hướng Qui Hòa?
Thung lũng của người cùi, gần nhưng lại quá xa,
Một địa chỉ hoang vu... có ai thèm cập bến !
Sau những tháng lênh đênh,
Vâng, cuối cùng các chị đã đến.
Cả năm người, bây giờ “trên một chiếc thuyền con”,
Sau cả gần hai ngàn năm,
Vẫn “chiếc thuyền Phêrô, vẫn những “tay chài lưới sắt son”,
Chỉ khác một điều,
Trên chiếc thuyền hôm nay lại là những “thân cò thân liễu” !
Nhưng ai bảo, các chị tay mềm chân yếu?
Phục vụ bệnh nhân phong, câu chuyện “đội đá vá trời”
Thung lũng Qui Hòa,
Những ngày buồn tênh, hoang hóa, chơi vơi...
Giờ thắm đường hoa, như mùa xuân ngợp nắng !
“Năm Chị em trên một chiếc thuyền nan bé bỏng”,
Chiếc thuyền “ra đi”,
chiếc thuyền “phục vụ”, “chèo ra chỗ nước sâu”,
Phan Sinh - Qui Hòa, câu chuyện của một “mối tình đầu”,
Câu chuyện “90 năm”[1], sẽ mới hoài theo năm tháng.
Sơn Ca Linh (24.10.2022)
[1] Ngày 24/10/1932, năm nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ là chị Marie Gisèle (trưởng đoàn), chị Marie de la Résurreection, chị Marie de Saint- Yenan, chị Marie Waberta, chị Marie Martie du Sacré-Coeur đã đến làng phong Qui Hoà với sự đón tiếp nồng hậu của Đức Cha Augustine Tardieu Phú, Cha Nicolas là tuyên uý trại phong cùng với đông đảo anh em bệnh nhân phong. Trước đó, Đức Cha Tardieu Phú đã thỉnh cầu sự giúp đỡ từ sơ Marie de Saint Michel là bề trên dòng tại Pháp, và đã được nhận lời. Từ xuất phát điểm này, dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Suốt 90 năm qua, cách riêng ở Qui Hoà, các sơ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã cộng tác với các Cha và các mạnh thường quân, giúp đỡ các bệnh nhân phong ở và gia đình của họ ổn định cuộc sống để yên tâm chữa bệnh, vực dậy Đức Tin phần nào bị bệnh tật làm vấp ngã. Nhiều bệnh nhân đã được học Giáo lý, chịu phép Rửa. Con em bệnh nhân được hỗ trợ học hành tới nơi tới chốn... Giữa nhịp sống xô bồ náo nhiệt của thời đại, làng phong Qui Hoà vẫn giữ được nét yên bình nhẹ nhàng vốn có, những ngôi nhà với kiến trúc độc đáo không thay đổi sau bao năm, những người nữ tu áo xám vẫn âm thầm tận tụy phục vụ, với nụ cười tươi tắn trên môi và niềm vui sáng trong đôi mắt. (Sưu tầm).
VietCatholic TV
Nga: Ukraine tràn qua biên giới tấn công Shebinko. Hàng trăm tân binh Putin ra đầu hàng tại Kherson
VietCatholic Media
03:03 24/10/2022
1. Nga cáo buộc pháo binh Ukraine và đặc công tràn qua biên giới tấn công gây tình trạng mất điện và mất nước
Tờ Crisis 24, cho biết truyền thông Nga đã đưa tin rằng các cuộc pháo kích và các cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine đã gây thêm thiệt hại và gián đoạn ở khu vực Belgorod vào ngày 22 tháng 10. Theo chính quyền địa phương, các cuộc pháo kích của pháo binh tấn công vào thị trấn Shebinko, khiến ít nhất 11 người thương vong. Có những báo cáo chưa được xác nhận về tình trạng mất điện và gián đoạn cung cấp nước. Vào ngày 21 tháng 10, các nhà chức trách đã đổ lỗi cho Ukraine về thiệt hại đối với một trạm biến áp điện và hỏa hoạn tại một đơn vị công nghiệp, cũng ở Shebinko.
Vyacheslav Gladkov, Thống Đốc Belgorod, cáo buộc lực lượng Ukraine đã tấn công các mục tiêu ở miền Belgorod vào ba ngày trong tuần trước. Các hành động quân sự có khả năng tiếp tục diễn ra ở các khu vực giáp biên giới với Ukraine trong những ngày tới.
Thống Đốc Gladkov cho biết các đội khẩn cấp đang ứng phó với các sự việc và các dịch vụ điện có thể sẽ được khôi phục trong vài ngày. Các nhà chức trách có thể triển khai thêm lực lượng an ninh ở các khu vực biên giới. Quân đội có thể thực hiện các biện pháp hạn chế di chuyển trong thời gian ngắn nếu có báo cáo về các cuộc pháo kích và các cuộc tấn công khác của Ukraine.
Ukraine nhiều lần phản bác các tố cáo của Thống Đốc Gladkov về các cuộc tấn công xuyên biên giới, và cho rằng phía Nga đưa ra các câu chuyện hoang đường để biện minh cho các cuộc tấn công vào hạ tầng cơ sở của Ukraine. Thật vậy, trên những máy bay không người lái bị bắn hạ từ ngày 10 tháng 10 cho đến nay, người ta thỉnh thoảng lại thấy những dòng chữ như “dành cho Belgorod”.
Trong khi đó, nhiều blogger quân sự Nga lại cáo buộc Thống Đốc Gladkov giấu diếm các tổn thất do các cuộc tấn công của Ukraine gây ra. Viết dưới bí danh của mình, Igor Ivanovich Strelkov, Girkin đã đăng lên tài khoản Telegram của mình những bình luận về sự phát triển trong cuộc xung đột Ukraine và chỉ trích chiến thuật của quân đội Nga. Anh ta bắt đầu với quan sát rằng Lực lượng vũ trang Ukraine tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo vào Belgorod, một khu vực của Nga có đường biên giới với thành phố Kharkiv của Ukraine. Anh ta nói, mặt trận này trong cuộc xung đột, “đã trở nên toàn diện - gần như ở cấp độ Donetsk”.
2. Hàng trăm tân binh Nga ra đầu hàng tại Kherson
Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 24 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết khoảng 400 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến trong ngày Chúa Nhật 23 tháng 10 trong khi cuộc chiến đang diễn ra ra ác liệt.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết Putin đã tung 2,000 lính nghĩa vụ mới bị gọi nhập ngũ vào chiến trường Kherson để bọc hậu cho các đơn vị Nga chuyên nghiệp hơn rút lui. Hàng trăm tân binh như thế đã ra đầu hàng vì không có kinh nghiệm chiến đấu, sợ hãi và xuống tinh thần. Cuộc rút lui của quân Nga xem ra đang là một thảm họa. Trong ngày thứ Bẩy, khoảng 340 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến. Con số này tăng lên đến 400 người vào hôm Chúa Nhật.
Trung Tá Motuzianyk cũng cho biết thêm trong đêm thứ Bẩy rạng sáng Chúa Nhật 23 tháng 10, Lực lượng Không quân của Các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn rơi 16 máy bay không người lái Shahed-136 kamikaze.
“Vào đêm 22 rạng sáng 23 tháng 10, quân xâm lược tấn công miền nam đất nước bằng máy bay không người lái chiến đấu kamikaze. 11 máy bay không người lái của đối phương đã bị tiêu diệt bởi lực lượng phòng không của Bộ Tư lệnh Không quân 'miền Nam' trong khu vực Mykolaiv, và 3 máy bay không người lái Shahed-136 khác đã bị bắn hạ bởi các đơn vị bộ binh của Lực lượng Phòng vệ miền Nam”.
Hai máy bay không người lái khác tìm cách xuyên phá từ hướng nam, đã bị phá hủy bởi các khẩu đội phòng không của Bộ Tư lệnh Không quân “Đông” và “Trung tâm” ở phía đông bắc Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tuyên bố rằng các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ khoảng 60% mục tiêu trên không của đối phương và kết quả dự kiến sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Theo Trung Tá Motuzianyk, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 23 tháng 10, Các lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 67,470 quân xâm lược Nga, trong đó có 400 binh sĩ trong ngày qua.
Hơn nữa, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 2,584 xe tăng Nga, 5,284 xe thiết giáp, 1,667 hệ thống pháo, 374 hệ thống hỏa tiễn hàng loạt, 189 hệ thống tác chiến phòng không, 270 máy bay, 245 máy bay trực thăng, 1,361 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 350 tên lửa hành trình, 16 tàu chiến, 4,039 phương tiện chuyển quân và nhiên liệu, và 148 đơn vị thiết bị đặc biệt
3. Bộ Quốc Phòng Mỹ nói rằng những lo ngại ngụy tạo của Nga về việc Ukraine sử dụng bom bẩn là “sai sự thật một cách tỏ tường”
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói chuyện qua điện thoại vào Chúa Nhật, đây là cuộc nói chuyện qua điện thoại lần thứ hai trong ba ngày giữa hai quan chức quốc phòng hàng đầu.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hai bên đã thảo luận về tình hình Ukraine nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ, chính Shoigu là người khởi xướng cuộc điện thoại cho Austin.
Một quan chức thứ hai quen thuộc với cuộc trò chuyện cho biết Shoigu cáo buộc người Ukraine đang có kế hoạch sử dụng cái gọi là bom bẩn – hay dirty bomb - một loại vũ khí kết hợp giữa các chất nổ thông thường và uranium. Tuyên bố đó, được Điện Cẩm Linh khuếch đại trong những ngày gần đây, đã bị Hoa Kỳ, Ukraine và Vương quốc Anh bác bỏ mạnh mẽ và coi là một hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của Nga.
Shoigu cũng đưa ra nhận xét tương tự với những các Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và Anh.
Trong một tuyên bố, Ngũ Giác Đài cho biết: “Chúng tôi bác bỏ các báo cáo về những cáo buộc sai sự thật của Bộ trưởng Shoigu rằng Ukraine đang chuẩn bị sử dụng một quả bom bẩn trên lãnh thổ của mình. Thế giới sẽ thấy rõ mọi nỗ lực của Nga nhằm sử dụng cáo buộc này như một cái cớ để leo thang chiến tranh.”
Mỹ cũng đang theo dõi rất chặt chẽ bất kỳ thông tin tình báo nào cho thấy Nga có kế hoạch cụ thể để cho nổ một con đập lớn gần Kherson, nơi Nga đã yêu cầu công dân di tản.
Hôm thứ Sáu, Austin đã gọi cho Shoigu, đó là cuộc gọi đầu tiên giữa hai người sau vài tháng. Trước hôm thứ Sáu, cả hai đã không nói chuyện kể từ tháng Năm.
4. Bom bẩn hay Dirty bomb là gì?
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “What Is a Dirty Bomb? Russia Claims Kyiv May Use One in Ukraine”, nghĩa là “Nga cáo buộc Kyiv có thể dùng một quả bom bẩn ở Ukraine. Vậy bom bẩn là gì?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Các quan chức Nga tuyên bố rằng Ukraine đang có kế hoạch sử dụng một quả bom bẩn trên lãnh thổ của mình nhằm đổ lỗi cuộc tấn công cho Nga.
Thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đã viết trên Telegram hôm Chúa Nhật rằng “mục đích” của kế hoạch “khiêu khích là cáo buộc Nga sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt trong các hoạt động của nhà hát Ukraine, và do đó khởi động một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ trên thế giới nhằm làm suy giảm lòng tin đối với Mạc Tư Khoa.”
Ngoài ra, một báo cáo của Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu “bày tỏ với người đồng cấp Pháp về mối quan ngại của ông về các hành động khiêu khích có thể xảy ra của Ukraine bằng việc sử dụng 'bom bẩn',” Ukrinform đưa tin.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, gọi tắt là CDC, bom bẩn là một hỗn hợp chất nổ và chất phóng xạ như bột hoặc viên.
“Khi một chất nổ hoặc các chất nổ khác được khởi động, vụ nổ sẽ mang chất phóng xạ vào khu vực xung quanh,” CDC tuyên bố trên trang web của mình.
CDC nói thêm rằng mối nguy hiểm chính gây ra bởi một quả bom bẩn đến từ vụ nổ của nó, lưu ý rằng các chất phóng xạ của nó “có thể sẽ không tạo ra đủ phơi nhiễm bức xạ để gây ra bệnh nghiêm trọng ngay lập tức, ngoại trừ những người ở rất gần khu vực vụ nổ.”
Christopher Fettweis, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tulane, nói với Newsweek hôm Chúa Nhật rằng chưa bao giờ có một quả bom bẩn nào được sử dụng trong các cuộc xung đột trên thế giới.
“Chúng mang tính lý thuyết hơn là thực tế,” Fettweis nói, và nhấn mạnh thêm rằng ý tưởng người Ukraine sẽ sử dụng một quả bom bẩn trên lãnh thổ của họ là “điên rồ”.
“Đối với tôi, có vẻ như đây là một trong những hình dung trong trí tưởng tượng của Putin, ông ta thích ném những ý tưởng điên dại của mình ra ngoài và đưa lên mạng RT của Nga”, Fettweis nói, đề cập đến tổ chức truyền thông nhà nước Nga RT. “Sẽ không có ý nghĩa gì nếu người Ukraine làm một điều như vậy. Người Ukraine không cần cố gắng lôi kéo dư luận chống lại người Nga, vì có mấy ai tin vào người Nga đâu?”.
Fettweis nói thêm rằng ông tin rằng đối tượng dự kiến cho các tuyên bố của Nga không phải là cộng đồng quốc tế, mà là người dân Nga. Ông lưu ý rằng “vấn đề lớn nhất của Putin bây giờ đang ở một tầm vóc lớn” không phải là quân đội Ukraine, mà là dư luận Nga. Ông nói, Nga có khả năng sử dụng tuyên bố này để tập hợp người dân chống lại Ukraine.
Fettweis nói: “Nếu mục tiêu ở đây là người dân Nga thì sẽ có ý nghĩa khi cố gắng nhắc nhở họ rằng họ đang thực sự chống lại một kẻ thù hung ác, liều lĩnh được NATO hậu thuẫn và phải bị tiêu diệt”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine và Bộ Quốc phòng Ukraine để đưa ra bình luận.
5. Thành phố gần nhà máy điện Zaporizhzhia đang “trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo”
Hôm Chúa Nhật, thị trưởng thành phố Enerhodar của Ukraine cho biết thành phố này đang “bên bờ vực của một thảm họa nhân đạo”.
Thị trưởng Dmytro Orlov nói với truyền thông Ukraine rằng các cuộc tấn công liên tục của Nga vào thành phố của ông đã ngăn cản công việc khẩn cấp và khôi phục nhanh chóng.
Orlov nói: “Enerhodar đang đứng trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo vì các cuộc pháo kích liên tục của kẻ thù phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự và lưới điện. “Thành phố vẫn không có điện và không có nước. Hầu hết các khu vực của thành phố đã không còn khí đốt trong gần sáu tháng qua”.
Thị trưởng cũng cho biết thành phố có “một hệ thống sưởi ấm tập trung đã không hoạt động kể từ mùa xuân.”
Hệ thống sưởi ấm phụ thuộc vào Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia gần đó, “một số tổ máy đang ở chế độ tắt hoàn toàn và một số tổ máy đang được sửa chữa,” Orlov giải thích.
“Hiện tại không có triển vọng nào cho việc bắt đầu một mùa sưởi ấm, thành phố có nguy cơ không bắt đầu mùa sưởi ấm nào cả”
6. Những phụ nữ Ukraine được trả tự do kể lại việc tra tấn và đối xử tàn bạo khác trong các nhà tù ở Nga
Theo các nhóm nhân quyền, hàng trăm thường dân Ukraine đã bị giam cầm bất hợp pháp ở Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Những người may mắn cuối cùng được sử dụng làm con bài mặc cả trong các vụ hoán đổi tù nhân. Hôm thứ Hai, 108 phụ nữ, trong đó có 12 thường dân, đã được thả ra khỏi nơi bị giam cầm ở Nga như một phần của một cuộc hoán đổi như vậy.
Một số phụ nữ Ukraine đã cáo buộc người Nga ngược đãi tàn bạo họ - bao gồm cả tra tấn bằng điện giật và làm bỏng da. Hãng thông tấn nhà nước Ukraine Ukrinform đã phỏng vấn một người trong số họ - chỉ đặt tên cô ấy là Hanna. Cô ấy 26 tuổi, Ukrinform nói, và đã từng phục vụ trong Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến.
Hanna từng ở nhà máy thép Azovstal ở Mariupol nhưng đã di tản khi quân Nga bắt đầu bắn phá nhà máy này. Cô đã trải qua hơn sáu tháng bị giam cầm. “Họ đối xử với chúng tôi như những con vật,” cô nói với Ukrinform.
“Họ đã đánh đập các cô gái, họ tra tấn các cô gái bằng dòng điện, đánh họ bằng búa, đó là điều nhẹ nhàng nhất. Chúng đã treo họ lên”.
“Đối với những người có hình xăm… họ muốn chặt tay chúng tôi, cắt hình xăm, dội nước sôi lên chúng tôi chỉ vì bạn ở đó, vì bạn ở cùng Thủy Quân Lục Chiến, vì bạn nói tiếng Ukraine,” cô nói.
Luật pháp quốc tế rõ ràng rằng thường dân phải được đối xử như những người được bảo vệ và không thể bị giam giữ như những tù nhân chiến tranh. Hành động cưỡng bức chuyển giao thường dân Ukraine sang một quốc gia khác là một tội ác chiến tranh.
Theo một Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vào tháng Bảy, “Luật nhân đạo quốc tế cũng nghiêm cấm việc bắt con tin. Việc giam giữ thường dân với mục đích sử dụng họ trong các cuộc trao đổi tù binh trong tương lai sẽ cấu thành tội ác chiến tranh là tội bắt làm con tin.”
7. Ukraine và Anh bác bỏ tuyên bố của Nga rằng Kyiv và phương Tây có kế hoạch leo thang xung đột
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm Chúa Nhật bác bỏ tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu rằng Ukraine đang có kế hoạch leo thang xung đột với sự giúp đỡ từ các nước phương Tây.
Shoigu đưa ra cáo buộc trong một cuộc gọi cho Wallace, mà Bộ Quốc phòng Anh cho biết là được tổ chức theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga. Wallace cảnh báo Shoigu rằng “những cáo buộc như vậy không nên được sử dụng như một cái cớ để leo thang thêm”, theo một tuyên bố từ Bộ Quốc Phòng Anh. Wallace “nhận thấy rằng cả hai Bộ trưởng đều chuyên nghiệp và tôn trọng trong cuộc gọi,” tuyên bố cho biết thêm.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga Shoigu đã cảnh báo Wallace về những lo ngại của ông rằng Ukraine sẽ sử dụng một “quả bom bẩn” chống lại Nga.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã kịch liệt bác bỏ ý tưởng cho rằng nước ông sẽ sử dụng một loại bom như vậy – là một loại vũ khí kết hợp chất phóng xạ với chất nổ thông thường.
“Những lời nói dối của Nga về việc Ukraine được cho là có kế hoạch sử dụng 'bom bẩn' là vô lý vì chúng rất nguy hiểm. Thứ nhất, Ukraine là thành viên của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, và đã cam kết: chúng tôi không có bất kỳ 'quả bom bẩn' nào, cũng như không có kế hoạch mua bất kỳ quả bom nào. Thứ hai, người Nga thường buộc tội người khác về những gì chính họ sắp thực hiện” Kuleba tuyên bố như trên hôm Chúa Nhật.
8. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói với Nga leo thang ở Ukraine là không thể chấp nhận được
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu nói với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu rằng Paris “từ chối mọi hình thức leo thang, đặc biệt là hạt nhân” trong cuộc điện đàm hôm Chúa Nhật.
“Pháp kêu gọi Nga chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine và làm mọi thứ có thể để góp phần giảm leo thang,” Lecornu cho biết, theo bản tin liên quan đến cuộc trò chuyện do Bộ Lực lượng Vũ trang Pháp chia sẻ.
Tuyên bố nói thêm rằng chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron “quyết tâm đóng góp vào một giải pháp hòa bình xung đột” và các bộ trưởng quốc phòng Pháp và Nga sẽ giữ liên lạc.
Lecornu sẽ gặp người đồng cấp Ukraine “trong thời gian ngắn”, tuyên bố kết luận.
9. Quân xâm lược Nga bỏ chạy khỏi Kherson nhưng muốn thành phố không có liên lạc, TV và radio
Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 24 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết những kẻ xâm lược Nga muốn làm cho cư dân Kherson không có liên lạc, đài phát thanh và truyền hình để ngăn họ loan truyền thông tin cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
“Theo quân du kích Kherson, người Nga đang tháo dỡ thiết bị viễn thông khỏi một trung tâm truyền hình. Đặc biệt, nhà cung cấp Internet Miranda của Nga đã tháo dỡ nút trung tâm khỏi trung tâm truyền hình và radio. Người Nga có kế hoạch bỏ chạy khỏi thành phố sau khi phá hủy để hoàn toàn không có thông tin liên lạc, truyền hình và phát thanh”
Cần lưu ý rằng bằng cách này, người Nga đang cố gắng cô lập Kherson về mặt thông tin để ngăn quân du kích và dân chúng loan truyền thông tin cho Lực lượng vũ trang Ukraine trong các hành động phản công.
Như đã đưa tin, người Nga đã di tản các cơ quan chiếm đóng từ Kherson và Beryslav đến tả ngạn sông Dnipro, lo sợ về một cuộc tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Vatican và Trung Quốc gia hạn thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám Mục thêm hai năm nữa
VietCatholic Media
05:11 24/10/2022
1. Thông cáo của Tòa Thánh về việc gia hạn hiệp định với Trung Quốc
Hôm 22 tháng Mười năm 2022, thông cáo chính thức về việc gia hạn Hiệp định tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, liên quan tới việc bổ nhiệm các giám mục đã được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố.
Thông cáo nói rằng: “Sau những cuộc tham vấn thích hợp và lượng định, Tòa Thánh và Trung Quốc đã thỏa thuận gia hạn thêm hai năm hiệu lực của Hiệp định tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục, đã ký kết ngày 22 tháng Chín năm 2018 và được gia hạn lần đầu tiên ngày 22 tháng Mười năm 2020.”
“Phía Vatican có ý hướng tiếp tục đối thoại tôn trọng và xây dựng với phía Trung Quốc, để thực thi hiệu quả Hiệp định vừa nói và phát triển hơn những quan hệ song phương, nhắm tạo điều kiện cho sứ mạng của Giáo Hội Công Giáo và thiện ích của nhân dân Trung Quốc”.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, giải thích rằng “đây là hiệp định tạm thời, vì đang còn ở trong giai đoạn thử nghiệm. Những tình trạng khó khăn và tế nhị còn phải có thời gian áp dụng thích hợp để có thể kiểm chứng hiệu năng của kết quả và xác định những cải tiến cần có. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã cản trở những cuộc gặp giữa phái đoàn hai bên trong việc theo dõi và đánh giá việc áp dụng Hiệp định. Vì thế, hiệu lực của Hiệp định, vốn được gia hạn lần đầu hồi năm 2020, nay được gia hạn thêm hai năm nữa
2. Vatican, Trung Quốc gia hạn thỏa thuận
Hôm 19 tháng Mười vừa qua, báo “Người đưa tin chiều” (Corriere della sera) ở Ý, đưa tin: Hiệp định tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, sẽ được gia hạn thêm hai năm; thỏa thuận về vấn đề này sẽ được thông báo vào cuối tuần này và có giá trị đến ngày 22 tháng Mười năm 2024.
Hiệp định này đã được ký lần đầu hồi tháng Chín năm 2018 và sau đó đã gia hạn thêm hai năm. Trong thời gian qua, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng như Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã cho biết hiệp định sẽ được gia hạn. Đức Thánh Cha giải thích rằng cuộc đối thoại với Trung Quốc tiến chậm, nhưng luôn tiến bước.
Phái đoàn Tòa Thánh và các đại diện chính phủ Trung Quốc đã gặp nhau hồi cuối tháng Tám và đầu tháng Chín vừa qua, tại thành phố Thiên Tân (Tianjin) ở miền bắc Trung Quốc. Trong dịp đó, phái đoàn Tòa Thánh đã có thể gặp Đức Cha Melchior Thạch Hồng Trinh (Shi Hongzhen), 92 tuổi, Giám mục phó giáo phận Thiên Tân được Tòa Thánh nhìn nhận, nhưng nhà nước Trung Quốc chỉ coi là linh mục.
Văn bản hiệp định giữa hai bên cho đến nay chưa được công bố. Trong bốn năm qua, không có những vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp từ phía nhà nước Trung Quốc. Có sáu giám mục được Đức Thánh Cha bổ nhiệm, với sự đồng thuận của nhà nước. Trong thực tế, các vị này được Hội Công Giáo yêu nước chọn và đề nghị với Tòa Thánh.
Theo hãng tin Asia News, Trung Quốc hiện có 98 giáo phận, 4.202 nhà thờ và 2.238 nơi thờ phượng khác, với 66 giám mục, tất cả đều hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo hội hoàn vũ. 32 giáo phận khác vẫn chưa có giám mục coi sóc.
Một nguồn tin ngoại giao do I.MEDIA tham vấn bày tỏ sự ngạc nhiên khi thỏa thuận này vẫn chưa được chính thức ký kết, mặc dù phái đoàn của Vatican được cử tới Bắc Kinh để đàm phán về việc gia hạn hiệp định này đã trở lại Rome hơn 10 ngày. Nguồn tin tự hỏi liệu có phải Rôma đã không thành công trong cố gắng thêm các điều khoản mới vào thỏa thuận hay không.
Source:Aleteia
3. Đức Hồng Y Pietro Parolin nhận định về những thành quả chính của Hiệp Định với Trung Quốc
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhận định về việc gia hạn Hiệp định tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, liên quan tới việc bổ nhiệm các giám mục, rằng: “Đức Thánh Cha Phanxicô, với quyết tâm và sự nhìn xa trông rộng kiên nhẫn, đã quyết định tiến bước trên con đường này, không phải với ảo tưởng tìm được sự hoàn hảo trong những quy luật con người, nhưng với hy vọng cụ thể là có thể bảo đảm cho các cộng đoàn Công Giáo Trung Quốc, kể cả trong bối cảnh rất phức tạp, sự hướng dẫn của các chủ chăn xứng đáng và thích hợp với công tác được ủy thác cho họ”.
Về những thành quả của Hiệp định tạm thời, Đức Hồng Y Parolin kể ra ba thành quả chính, và hy vọng sẽ có thêm trong tương lai:
Trước hết là từ tháng Chín năm 2018, tất cả các giám mục Công Giáo Trung Quốc đều hiệp thông với Đấng Kế vị thánh Phêrô, và không còn những vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp nữa. Đối với các tín hữu, điều này người ta có nhận thấy hằng ngày trong thánh lễ do bất kỳ linh mục Trung Quốc nào cử hành. Trước đây, vì đích thị công khai nhắc đến Đức Giáo Hoàng trong thánh lễ là điều không thể tưởng tượng được.
Thành quả thứ hai là có sáu cuộc truyền chức giám mục đầu tiên diễn ra theo tinh thần Hiệp định tạm thời, và phù hợp với thủ tục đã được ấn định, theo đó Đức Giáo Hoàng có tiếng nói và quyết định cuối cùng.
Thứ ba là trong thời gian qua, sáu giám mục bí mật, đã được đăng ký và chính thức hóa tình trạng của các vị, được chính quyền nhìn nhận là giám mục. Điều này có vẻ là kết quả ít ỏi, nhưng ai nhìn lịch sử với đôi mắt đức tin, thì đó là những bước tiến quan trọng, hướng đến sự dần dần chữa lành những vết thương gây ra cho tình hiệp thông Giáo hội do những biến cố quá khứ.
Đức Hồng Y Parolin nhắc đến sự kiện vẫn còn nhiều giáo phận ở Trung Quốc trống tòa hoặc tại các giáo phận khác, các giám mục đã rất cao tuổi. Cũng có những giáo phận, tuy đã có những cố gắng và thiện chí nhưng không có được cuộc đối thoại hiệu quả với chính quyền địa phương.
Đức Hồng Y nói: “Chúng tôi hy vọng trong hai hai năm tới đây, có thể tiếp tục xác định theo thể thức đã định, những ứng viên giám mục tốt cho Giáo hội ở Trung Quốc. Dĩ nhiên chúng tôi không giấu những khó khăn không nhỏ liên quan đời cuộc sống cụ thể của các cộng đoàn Công Giáo mà chúng tôi hết sức quan tâm, và cần có những bước tiến mới trong tương quan cộng tác, trong đó có nhiều tác nhân, như Tòa Thánh, chính quyền trung ương, các giám mục với các cộng đoàn của các vị, chính quyền địa phương.”
Thống đốc Nga: Ukraine tung biệt kích tấn công xuyên biên giới, hối hả xây các công sự phòng thủ
VietCatholic Media
16:09 24/10/2022
1. Nga cáo buộc Ukraine tung biệt kích tấn công xuyên biên giới, xây các cộng sự phòng thủ dọc biên giới Nga
Các thống đốc các miền của Nga giáp giới với Ukraine cáo buộc Ukraine tung biệt kích tấn công vào các cơ sở hạ tầng, các đoàn toàn quân sự và cả vào phi trường Belgorod.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Region Builds Fortifications in Fear of Ukraine's Advance”, nghĩa là “Khu vực Nga xây các công sự phòng thủ vì lo sợ các cuộc tấn công của Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các nhà chức trách Nga cuối tuần qua đã thông báo về việc xây dựng các công sự dọc theo biên giới của khu vực Kursk vì lo ngại những bước tiến của Ukraine.
Thông báo này được đưa ra gần 8 tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tung ra “hoạt động quân sự đặc biệt” đối với quốc gia Đông Âu vào ngày 24 tháng 2. Ban đầu Mạc Tư Khoa nhắm đến một chiến thắng nhanh chóng trước Ukraine, nhưng nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ hơn dự kiến của Kyiv đã gây ra các thiệt hại nặng cho Nga.
Trong những tháng gần đây, Ukraine đã tiến hành các chiến dịch phản công để chiếm lại lãnh thổ mà Nga tuyên bố chủ quyền. Nước này cho biết quân đội của họ đã “giải phóng” hàng nghìn dặm vuông ở miền nam và miền đông Ukraine, mặc dù Nga đã sáp nhập bất hợp pháp một số lãnh thổ này sau các cuộc trưng cầu dân ý, vốn bị phương Tây bác bỏ vì cho rằng chỉ là trò gian lận.
Khi giao tranh giữa Nga và Ukraine tiếp tục gia tăng, một khu vực của Nga dường như đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine vào lãnh thổ Nga.
Thống đốc Roman Starovoyt của Kursk đã thông báo về việc xây dựng các công sự mới qua Telegram vào hôm Chúa Nhật. Kursk là một khu vực có khoảng 1 triệu cư dân có chung biên giới phía đông với Ukraine.
“Trong tuần này, công việc hoàn thiện và xây dựng hai tuyến phòng thủ tăng cường của Vùng Kursk đã hoàn tất. Công việc được thực hiện cùng với Bộ Quốc phòng Nga và Cục quản lý biên giới Kursk,” Starovoyt nói.
Starovoyt nói thêm rằng tuyến phòng thủ thứ ba sẽ được hoàn thành vào ngày 5 tháng 11.
Trực tiếp đến phía nam của Kursk, Vyacheslav Gladkov, thống đốc Belgorod, đã đăng các bức ảnh về các công trình bảo vệ đang được xây dựng trong khu vực của mình lên Telegram của ông ta vào hôm thứ Bảy.
Ông nói: “Chúng tôi sẵn sàng đẩy lùi bất kỳ sự xâm phạm nào vào lãnh thổ của chúng tôi”.
Ukraine đã không chính thức tiến hành các cuộc xâm lược vào một trong hai lãnh thổ và các nhà lãnh đạo của họ cũng không bày tỏ sự quan tâm đến việc xâm lược lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Nga đã cáo buộc Ukraine tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào cả hai miền.
Vào tháng 6, Starovoyt cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng Ukraine đã pháo kích vào thành phố Rylsk, nhưng không ai bị thương. Ông cho biết lực lượng biên phòng của khu vực “đã trả đũa vụ tấn công.”
Trong khi đó, Gladkov tuần trước cho biết khu vực này đã bị tấn công bằng hỏa tiễn, khiến 4 người bị thương do xung đột leo thang. Ông cho biết thêm, khoảng 16 vụ nổ đã được ghi nhận tại thành phố Belgorod, nơi sinh sống của hơn 300,000 người, theo The Mạc Tư Khoa Times.
Các công sự được xây dựng khi Nga dường như tiếp tục thất thế ở Ukraine.
Giới lãnh đạo quân đội Nga đã rút các binh sĩ ở Kherson, một thành phố bị chiếm đóng mà Ukraine muốn giành lại trong những tuần gần đây - một dấu hiệu cho thấy Nga đang phải vất vả để nắm giữ thành phố quan trọng, được coi là “cửa ngõ” vào Crimea, lãnh thổ mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014 — Associated Press đã đưa tin vào hôm Chúa Nhật.
Các nhà lãnh đạo do Nga cài cắm cũng khuyến cáo người dân Kherson phải di tản khỏi thành phố đề phòng quân đội Ukraine chiếm lại thành phố này, theo AP. Kherson là một trong những thành phố đầu tiên bị Nga chiếm khi bắt đầu chiến tranh và là một trong những khu vực bị sáp nhập bất hợp pháp vào tháng 9. Các chuyên gia trước đó nói với Newsweek rằng việc Ukraine chiếm lại Kherson có thể có tác động lớn đến quân đội Nga.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để đưa ra bình luận.
2. Quan chức Ukraine cho biết: Quân đội Nga đang rút chạy khỏi Kherson
Quân đội Nga đang rút quân khỏi các vị trí trên sông Dnipro ở miền nam Kherson, theo một quan chức Ukraine.
Natalia Humeniuk, phát ngôn viên của quân đội Ukraine, cho biết: “Họ đang di chuyển các đơn vị ưu tú của mình khỏi bờ tây, chỉ để lại những người được huy động và có thể hy sinh”
“Chúng tôi tiếp tục di chuyển tiền tuyến. Nhưng quân Nga đang cố bảo vệ vững chắc sau hàng phòng ngự của mình. Họ đang cố gắng tập trung lực lượng vào bờ đông.”
Kherson - một cửa ngõ vào Crimea gần Hắc Hải - đã bị Nga sáp nhập vào tháng trước trong bối cảnh quốc tế lên án rộng rãi.
Cuối tuần này, các nhà lãnh đạo được điện Cẩm Linh hậu thuẫn đã ra lệnh cho người dân di tản khỏi thành phố Kherson bị chiếm đóng. Các lực lượng Nga đang phải vật lộn để chống chọi với một cuộc phản công sắp tới của Ukraine.
Nga tuyên bố họ không thua Ukraine ở Kherson nhưng đang di tản dân thường vì sự an toàn của dân chúng, nên di tản họ về phía đông.
“Việc di tản thành phố Kherson vẫn tiếp tục. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ tối đa cho tất cả những người di tản đến phần phía đông của khu vực Kherson và các đối tượng khác của Liên bang Nga”, Kirill Stremousov, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson, cho biết hôm Chúa Nhật.
Ukraine cáo buộc Nga tạo ra “cơn cuồng loạn” như một cách biện minh để cưỡng bức người dân.
3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Nga tiếp tục sử dụng các máy bay không người lái của Iran chống lại các mục tiêu trên khắp Ukraine. Những nỗ lực của Ukraine để đánh bại Shahed-136 UAV ngày càng thành công. Với các nguồn tin chính thức, bao gồm cả Tổng thống Zelenskyy, tuyên bố rằng có tới 85% các cuộc tấn công đang bị đánh chặn.
Các máy bay không người lái này hoạt động chậm, ồn ào và bay ở độ cao thấp, khiến các máy bay đơn độc dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không thông thường.
Nga có khả năng sẽ sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái Shahed-136 của Iran để xuyên thủng hệ thống phòng không ngày càng hiệu quả của Ukraine. Nhiều khả năng Nga sẽ sử dụng chúng để thay thế cho các loại vũ khí chính xác tầm xa do Nga sản xuất đang ngày càng trở nên khan hiếm.
4. Tổng thống Ukraine cho biết quân Ukraine đang tìm cách bắn hạ hầu hết các hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine đang tìm cách bắn hạ hầu hết các hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái của Nga sau khi một cuộc tấn công khác tấn công đất nước của ông hôm thứ Bảy.
Trong bài phát biểu hàng đêm của mình, Zelenskiy đã ám chỉ đến quy mô địa lý của các cuộc tấn công, gọi nó là “rất rộng”. Ông nêu bật Volyn ở phía tây bắc, Odesa, Mykolaiv và Zaporizhzhia ở phía nam, Rivne ở phía tây, Kirovohrad và Dnipropetrovsk ở trung tâm, như những ví dụ về các khu vực bị tấn công như một phần của các cuộc tấn công “rộng lớn” vào hôm thứ Bảy.
“Lực lượng Không quân của chúng tôi cũng cho thấy kết quả tốt. Tất nhiên, chúng ta chưa có đủ khả năng kỹ thuật để bắn hạ 100% hỏa tiễn và máy bay không người lái tấn công của Nga. Chúng tôi sẽ từng bước đi đến điều này - với sự giúp đỡ của các đối tác, tôi tự tin về điều này,” Tổng thống Ukraine nói.
“Nhưng chúng tôi đã bắn hạ hầu hết các hỏa tiễn hành trình, hầu hết các máy bay không người lái. Chỉ trong nửa đầu ngày hôm nay, 20 hỏa tiễn đã bị bắn hạ - hỏa tiễn Kalibr và Kh-101, cũng như hơn 10 máy bay không người lái Shahed của Iran.”
Trong khi Zelenskiy loan báo về hiệu quả của hệ thống phòng không của đất nước mình trong bài phát biểu, ông cũng đã cầu xin các đồng minh phương Tây giúp đỡ nhiều hơn để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công của Nga.
Khi một phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ đến thăm Kyiv hôm thứ Sáu, Zelenskiy đã tiếp tục yêu cầu giúp đỡ tạo ra một “lá chắn trên không” cho công nghệ phòng thủ hỏa tiễn.
“Khi Ukraine nhận được đủ số lượng hệ thống phòng không hiện đại và hiệu quả, yếu tố chính của khủng bố Nga – là các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn - sẽ ngừng hoạt động”, Tổng thống Ukraine nói với các nhà lãnh đạo của các nước G7 tại một cuộc họp hồi đầu tháng.
5. Ukraine, Estonia kêu gọi các đối tác gửi thêm hệ thống phòng không cho Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Estonia Urmas Reinsalu đã phối hợp nỗ lực thúc giục các đối tác gửi thêm hệ thống phòng không tới Ukraine.
“Trong lời kêu gọi của chúng tôi, Urmas Reinsalu và tôi hoan nghênh sự ủng hộ của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu về sự cần thiết buộc Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác xâm lược Ukraine. Chúng ta hãytThảo luận về các bước tiếp theo hướng tới một tòa án đặc biệt.”
Như đã đưa tin, Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái kamikaze kể từ ngày 10 tháng 10. Hơn 45 cơ sở năng lượng đã bị hư hại do hỏa lực của đối phương. Các hạn chế cung cấp điện đã được đưa ra ở trung tâm và phía bắc của Ukraine.
Sau một cuộc tấn công lớn khác của Nga vào các thành phố của Ukraine vào ngày 22 tháng 10, Bộ trưởng Kuleba đã kêu gọi các đối tác không do dự về quyết định cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine.
6. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Lực lượng được huy động của Nga ở Kherson có thể tan nát nếu Ukraine tấn công
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Mobilized Troops in Kherson Could Crumble if Ukraine Attacks: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Lực lượng được huy động của Nga ở Kherson có thể tan nát nếu Ukraine tấn công”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, các binh sĩ Nga mới được điều động để che chắn cho cuộc rút lui khỏi phía tây Kherson có thể đối mặt với một thảm họa chiến bại dưới tay quân đội Ukraine.
Tổ chức tư vấn của Mỹ hôm thứ Sáu cho biết Nga đã bắt đầu rút quân khỏi khu vực phía Nam và điều này có thể sẽ tiếp tục trong vài tuần tới, nhưng quân đội của ông Vladimir Putin có thể gặp khó khăn nếu các lực lượng Ukraine quyết định tấn công.
Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đang chuyển đạn dược, thiết bị quân sự và các đơn vị qua phà từ bờ Tây sông Dnipro sang bờ Đông, trong khi 2,000 quân Nga mới bị gọi nhập ngũ có nhiệm vụ che chắn cho việc rút quân của các đơn vị thiện chiến hơn bằng cách pháo kích vào các vị trí của Ukraine.
ISW nói rằng việc rút quân của Nga đòi hỏi một biệt đội “được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và sẵn sàng hy sinh vì đồng bào của mình” để giữ phòng tuyến chống lại cuộc tấn công của Ukraine.
Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Chuẩn tướng Oleksiy Hromov, cho biết Nga có thể sẽ rút “các đơn vị có khả năng chiến đấu cao nhất” khỏi tả ngạn sông và để binh sĩ được huy động che chắn cho cuộc rút lui.
ISW lưu ý rằng nếu điều này là đúng, thì các lực lượng Nga “sẽ đặt ra các điều kiện để việc rút quân của Nga trở thành một thảm họa”.
“Lực lượng dự bị mới được huy động, được đào tạo kém của Nga rất khó có thể đứng vững và chống lại một cuộc phản công của Ukraine”, điều này có thể dẫn đến một đợt “tháo chạy quy mô tương tự như cuộc bỏ chạy của lực lượng Nga ở Kharkiv của Ukraine”.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Bảy rằng các lực lượng Nga đang tăng cường các điểm vượt sông Dnipro gần Kherson và lần đầu tiên “trong nhiều thập kỷ” đã sử dụng một cây cầu xà lan bên cạnh cây cầu Antonovsky bị hư hỏng.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều lo ngại rằng các lực lượng Nga đang cố gắng cho nổ con đập tại Nhà máy Thủy điện Kakhovka và đổ lỗi cho Kyiv, nhằm che đậy việc rút quân của họ và ngăn chặn các lực lượng Ukraine truy kích các lực lượng Nga sâu hơn vào khu vực Kherson.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phương Tây ngăn cản Nga cho nổ con đập với một hồ chứa khổng lồ, điều này sẽ làm ngập các vùng biển phía nam Ukraine và tạo ra một “thảm họa quy mô lớn”.
Tuy nhiên, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson, Kirill Stremousov, nói rằng những tuyên bố của Kyiv cho rằng Mạc Tư Khoa đã đặt mìn con đập là “sai sự thật”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng Washington sẽ duy trì mối quan hệ với Mạc Tư Khoa nhưng bất kỳ chính sách ngoại giao nào rộng hơn đều phụ thuộc vào việc Putin thể hiện sự quan tâm “ngăn chặn hành vi gây hấn”.
Blinken nói: “Chúng tôi không thấy bằng chứng nào về điều đó trong thời điểm này,” chúng tôi thấy Nga đã tăng gấp đôi và gấp ba về hành động gây hấn của mình “.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
Bản án cho kẻ phóng hỏa ngôi nhà thờ lịch sử, thiêu sống nữ tu. Nhận ra Nga thua, Kiril đổi giọng
VietCatholic Media
19:10 24/10/2022
1. Số liệu thống kê của Giáo Hội Công Giáo năm 2022
Như mọi năm, trong khuôn khổ Ngày Chúa Nhật Truyền giáo Thế giới, năm nay kỷ niệm 96 năm vào Chúa Nhật, ngày 23 tháng 10 năm 2022, thông tấn xã Fides đã đưa ra một số thống kê được chọn để đưa ra bức tranh toàn cảnh về Giáo hội truyền giáo trên toàn thế giới.
Các chi tiết này được lấy từ ấn bản mới nhất của «Niên Giám Thống kê của Giáo hội» liên quan đến các thành viên của Giáo hội, cấu trúc Giáo Hội, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và giáo dục.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số thế giới là 7 tỷ 667 triệu 136 ngàn người, tăng 89 triệu 359 ngàn người so với năm trước. Tăng trưởng dân số đã được ghi nhận, thậm chí trong năm nay, ở mọi lục địa. Cùng ngày, người Công Giáo trên thế giới đạt 1 tỷ 359 triệu 612 ngàn người, tăng tổng thể là 15 triệu 209 ngàn so với năm trước. Sự gia tăng xảy ra trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Đại Dương.
Tổng số linh mục trên thế giới giảm 4,117 vị xuống còn 410,219 linh mục. Châu lục ghi nhận mức giảm lớn một lần nữa là Âu Châu cũng như Mỹ Châu và Châu Đại Dương. Sự gia tăng đã được ghi nhận ở Phi Châu và Á Châu.
Các phó tế vĩnh viễn trên thế giới tiếp tục tăng, năm nay thêm 397 vị, lên đến tổng cộng 48,635 vị. Mức tăng cao nhất được ghi nhận ở Mỹ Châu và Châu Đại Dương, giảm ở Âu Châu, Á Châu và Phi Châu.
Số nữ tu đã giảm 10,553 sơ, xuống còn 619,546 sơ. Một lần nữa, mức tăng đã được ghi nhận ở Phi Châu và Á Châu, giảm ở Âu Châu, Mỹ Châu và Châu Đại Dương.
Số lượng đại chủng sinh giảm trong năm nay, chỉ còn 111,855 tức là giảm mất 2,203 chủng sinh. Mức tăng chỉ được ghi nhận ở Phi Châu, giảm ở tất cả các châu lục khác.
Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo Hội Công Giáo có 72,785 trường mẫu giáo với 7 triệu 510 ngàn 632 học sinh; 99,668 trường tiểu học với 34 triệu 614 ngàn 488 học sinh; 49,437 trường Trung học với 19 triệu 252 ngàn 704 học sinh. Giáo hội cũng chăm sóc cho 2 triệu 403 ngàn 787 học sinh trung học chuyên nghiệp và 3 triệu 771 ngàn 946 sinh viên đại học.
Các trung tâm bác ái và chăm sóc sức khỏe trên thế giới do Giáo hội điều hành bao gồm: 5,322 bệnh viện, 14,415 trạm xá, 534 Nhà chăm sóc người bị bệnh Phong, 15,204 Nhà cho người già hoặc người bị bệnh mãn tính hoặc người khuyết tật, 9,230 trại trẻ mồ côi, 10,441 nhà tế bần, 10,362 trung tâm tư vấn hôn nhân, 3,137 trung tâm cai nghiện xã hội và 34,291 các trung tâm trợ giúp xã hội khác.
Source:Fides
2. Người đàn ông bị buộc tội đốt nhà thờ Glasgow lịch sử, gây nguy hiểm cho nữ tu
Ryan Haggerty sẽ phải ngồi tù hơn 5 năm vì hành vi đốt phá, kèm theo 5 năm quản chế.
Anh ta đã bị kết án hơn 5 năm tù vì phóng hỏa thiêu rụi nhà thờ lịch sử của giáo xứ St. Simon ở Glasgow. Trận hỏa hoạn năm 2021 đã san bằng tòa nhà và gây nguy hiểm cho một nữ tu sĩ đang ngủ trong một tòa nhà liền kề.
Theo BBC, Ryan Haggerty thừa nhận đã châm lửa vào ngày 28 tháng 7 năm 2021. Haggerty, 26 tuổi vào thời điểm xảy ra vụ cháy. Khoảng một tháng sau vụ hỏa hoạn, các nhà điều tra đã bắt giữ Haggerty.
Vụ hỏa hoạn đã phá hủy phần móng của tòa nhà thế kỷ 19. Tòa án Tối cao ở Glasgow lưu ý rằng những thiệt hại sẽ tốn “vài triệu” bảng Anh để sửa chữa. Tuy nhiên, tòa án đặc biệt không hài lòng với cách ngọn lửa gây nguy hiểm cho một nữ tu 79 tuổi.
Nữ tu Mary Ross được cho là đang ngủ trong nhà xứ bên cạnh khi đám cháy bắt đầu. Sơ Ross thức dậy khi ngửi thấy mùi khói và có thể thoát ra ngoài với sự hỗ trợ của đội cứu hỏa. Tuy nhiên, Sơ Ross đã té xỉu, không phải do ngạt khói, mà là do bị sốc trước sự phá hủy của nhà thờ.
Thẩm phán Lord Mulholland nói với Haggerty rằng anh ta may mắn không phải đối mặt với cáo buộc giết người. Trong phán quyết của mình, thẩm phán nhận xét:
“Nhà thờ mà bạn đốt cháy rõ ràng là một nơi thờ phượng không thể thiếu cho những người cần nó nhất. Nếu nó có thể được xây dựng lại, nó sẽ tốn hàng triệu đô la. Bạn đã đặt tính mạng của một nữ tu 79 tuổi đang ngủ ở đó vào nguy hiểm và thật may mắn là bạn không phải đối mặt với tội danh giết người “.
Mulholland tiếp tục giải thích rằng ông cảm thấy một “bản án mở rộng” là phù hợp do lịch sử “cố ý đốt lửa” của Haggerty. Giờ đây, anh ta sẽ chịu bản án 5 năm 3 tháng tù giam, với 5 năm quản chế sau khi được thả.
Về phần mình, Haggerty cho biết anh không hề biết Sơ Ross đang ở gần đó và anh không bao giờ có ý định đưa bà vào tình trạng nguy hiểm. Luật sư của anh ta nói:
“Haggerty bày tỏ sự hối hận và xấu hổ về hành vi của mình và anh ta không có ác ý hay ác cảm đối với Giáo Hội Công Giáo và nhận ra tác động tài chính đáng kể của hành động của mình.”
Source:BBC
3. Thượng Phụ Chính thống giáo Nga thừa nhận rằng chiến tranh “không thể là thánh thiện”
Vị giáo chủ Chính thống giáo Nga ở Mạc Tư Khoa, người đã tung trọng lượng đạo đức của mình đằng sau cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuối cùng đã thừa nhận rằng chiến tranh “không thể là thánh thiện”.
Diễn biến này được nhiều quan sát viên cho rằng Kirill đã nhận ra Nga không thể thắng trong cuộc xâm lược Ukraine và đang tìm cách để có thể hạ cánh an toàn,
Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga, trong cuộc họp với Hội đồng Giáo hội Thế giới, gọi tắt là WCC, do Cha Ioan Sauca, Tổng Thư Ký dẫn đầu, cho biết ngài không nghĩ rằng bất kỳ Giáo hội hay Kitô hữu nào có thể ủng hộ các cuộc chiến tranh và giết chóc, và các Giáo hội “được kêu gọi trở thành những người kiến tạo hòa bình, bảo vệ và bảo vệ sự sống”
“Chiến tranh không thể là thánh thiện”, nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga nói.
Kirill, người gần đây đã nói rằng Chúa đặt Putin ở vị trí “người nắm quyền lực, để bạn có thể thực hiện một công việc có tầm quan trọng đặc biệt và trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh của đất nước và những người được giao phó cho sự chăm sóc của bạn”. Cha Sauca, một linh mục Chính thống giáo từ Rumani đã dẫn đầu một phái đoàn của WCC vào ngày 17 tháng 10 tại Dinh thự Thượng phụ trong Tu viện Thánh Daniel ở Mạc Tư Khoa. Hai người đã thảo luận về cách các Giáo hội được kêu gọi trở thành những người kiến tạo hòa bình.
“Tôi đánh giá cao việc bạn đã đến Nga trong những thời điểm khó khăn này để gặp gỡ tôi và người dân của tôi và nói về những mối quan hệ quốc tế khó khăn mà chúng ta đang sống và đang phải đối mặt ngày nay, điều này cũng ảnh hưởng tự nhiên đến mối quan hệ giữa các Giáo hội của chúng ta,” Kirill nói. Kirill đã từng người đã đại diện cho Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tham dự WCC ở Geneva từ năm 1971 đến năm 1974.
Cha Sauca giải thích rằng phái đoàn của WCC đã được ủy ban trung ương của WCC ủy nhiệm đến thăm các Nhà thờ thành viên của WCC với “vết thương chảy máu”. Những chuyến thăm đó bao gồm Trung Đông - Syria, Li Băng, Israel và Palestine - và sau đó là Ukraine, và bây giờ là Nga.
Ông nói với Kirill rằng sẽ “rất hữu ích” nếu vị Thượng Phụ lặp lại một tuyên bố đã đưa ra trước đó, liên quan đến cuộc chiến giữa các lực lượng Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở các khu vực phía đông của Ukraine là Donetsk và Luhansk bắt đầu vào năm 2014. Trong tuyên bố đó, Kirill đã kêu gọi các bên tham chiến “ngừng đổ máu, ngừng giết chóc, ngừng phá hủy cơ sở hạ tầng, tìm kiếm hòa bình và hòa giải.”
Cha Sauca nói với Thượng Phụ Kirill: “Bây giờ lặp lại một tuyên bố như vậy sẽ nói rõ vị trí cá nhân của ngài đối với cuộc chiến là gì.” Tuy nhiên, Thượng Phụ Kirill không trả lời.
Một báo cáo của Tòa Thượng phụ của Mạc Tư Khoa về cuộc họp với WCC đã dẫn lời Kirill trong đó ông tiếp tục đổ lỗi cho người Ukraine vì cuộc xâm lược này.
“Tất cả chúng ta đều đang trải qua khó khăn, tôi có thể nói, đây là những thời điểm quan trọng vì các cuộc xung đột nhất định, bao gồm cả cuộc xung đột liên quan đến Ukraine. Cách đây 8 năm đã có những quả đạn Donbas đầu tiên của Ukraine. Nhà cửa tan hoang, thương vong nặng nề - đó là thực tế. Hơn 2 triệu người tị nạn từ khu vực đó đã tìm thấy nơi ẩn náu ở Nga. Cá nhân tôi đã viết ba lá thư trong những năm đó cho các cơ quan chính trị và tôn giáo trên thế giới, bao gồm cả WCC, và yêu cầu can thiệp để các vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại và hòa giải và tránh giết người và hủy hoại. Tôi không có câu trả lời cụ thể và những yêu cầu như vậy đã được đáp ứng với sự im lặng hoàn toàn. Tuy nhiên, hy vọng của tôi đã và vẫn là với tư cách là các Giáo hội, chúng ta phải vượt ra ngoài logic và sự quan tâm của các chính trị gia và tìm kiếm hòa bình công bằng”.
Vị giáo chủ, người được coi là đồng minh thân cận của Putin, đã có một bài thuyết giảng vào ngày 6 tháng 3, chưa đầy hai tuần sau cuộc xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2, nói rằng “Chúng ta đã bước vào một cuộc đấu tranh không phải là vật chất, nhưng có ý nghĩa siêu hình”.
Mặc dù thừa nhận với Cha Sauca của WCC rằng không có Giáo hội hay một Kitô hữu nào có thể ủng hộ chiến tranh và giết chóc, nhưng nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga nói rằng khi một người phải tự vệ, “mọi thứ sẽ khác”.
Source:Aleteia