Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 30 Mùa Thường Niên 23/10 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:33 22/10/2022
BÀI ĐỌC 1 Hc 35:12-14,16-18
Bài trích sách Huấn ca.
Đức Chúa là Đấng xét xử,
Người chẳng thiên vị ai.
Người không vị nể mà làm hại kẻ nghèo hèn,
nhưng nghe lời kêu xin của người bị áp bức.
Người không coi thường lời khấn nguyện của kẻ mồ côi,
hay tiếng than van của người goá bụa.
Kẻ phục vụ Đức Chúa theo ý Người
sẽ được Người chấp nhận,
lời họ kêu xin sẽ vọng tới các tầng mây.
Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm.
Lời nguyện chưa tới đích, họ chưa an lòng.
Họ sẽ không rời đi
bao lâu Đấng Tối Cao chưa đoái nhìn,
chưa xét xử cho người chính trực và thi hành công lý.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 2Tm 4:6-8,16-18
Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê.
Anh thân mến, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.
Khi tôi đứng ra tự biện hộ lần thứ nhất, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi. Xin Chúa đừng chấp họ.
Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng. Và tôi đã thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG 2Cr 5:19
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người,
và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải.
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 18:9-14
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.’ Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’ Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Đó là Lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:14 22/10/2022
14. Bố thí thì không kể nhiều hay ít, bởi vì người có lòng yêu mến thì không tính toán so đo.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:17 22/10/2022
31. CÔNG THÀNH DANH TOẠI
Khi chúng ta trãi qua đường thành công, thì tinh thần thường chìm trong đắc chí mãn nguyện, đến nỗi dần dần mất đi bản tính chất phác vốn có của mình.
Cuối cùng, dù cho chúng ta công thành danh toại, thì cũng không trở lại cái ban đầu của chính mình.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 31:
Có người khi công thành danh toại thì trong lòng thỏa mãn và đi đâu cái mặt cũng hách hách lên trời, đó là trạng thái đắc chí mãn nguyện; có người khi thành công thì cứ tưởng mọi người ai cũng biết mình là người tài giỏi, nên ăn nói như mình là người quan trọng. Cả hai thái độ trên đây của công thành danh toại đều làm cho họ đánh mất cái bản chất khiêm tốn vốn có trước đây của mình.
Có người khi chưa làm linh mục, tức là công chưa thành danh chưa toại, thì cung cung kính kính với các linh mục, bẩm bẩm dạ dạ với các ông trùm bà họ, nhưng khi đã “đỗ” linh mục rồi, tức là công đã thành danh đã toại, thì coi các linh mục đáng bậc cha anh của mình là những người ngang hàng với mình, và coi giáo dân (lớn hoặc nhỏ tuổi) là hạng thứ bậc dưới không cần lễ phép; có người khi công chưa thành danh chưa toại, thì đi đâu cũng khúm núm anh anh em em với mọi người, nhưng khi làm được cái chức to trong cộng đoàn, thì mày mày mày tớ tớ, ăn nói kẻ cả với các anh chị em trong cộng đoàn.v.v...
Công thành danh toại là do mình nổ lực tu luyện học hành với thành tâm thiện chí mà có, và được Thiên Chúa chúc phúc, thì đó là một hồng ân, phải cảm tạ hằng ngày. Bằng không thì cái công thành danh toại ấy sẽ dìm mình xuống hố sâu kiêu ngạo, và cuối cùng thì không biết mình là ai...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khi chúng ta trãi qua đường thành công, thì tinh thần thường chìm trong đắc chí mãn nguyện, đến nỗi dần dần mất đi bản tính chất phác vốn có của mình.
Cuối cùng, dù cho chúng ta công thành danh toại, thì cũng không trở lại cái ban đầu của chính mình.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 31:
Có người khi công thành danh toại thì trong lòng thỏa mãn và đi đâu cái mặt cũng hách hách lên trời, đó là trạng thái đắc chí mãn nguyện; có người khi thành công thì cứ tưởng mọi người ai cũng biết mình là người tài giỏi, nên ăn nói như mình là người quan trọng. Cả hai thái độ trên đây của công thành danh toại đều làm cho họ đánh mất cái bản chất khiêm tốn vốn có trước đây của mình.
Có người khi chưa làm linh mục, tức là công chưa thành danh chưa toại, thì cung cung kính kính với các linh mục, bẩm bẩm dạ dạ với các ông trùm bà họ, nhưng khi đã “đỗ” linh mục rồi, tức là công đã thành danh đã toại, thì coi các linh mục đáng bậc cha anh của mình là những người ngang hàng với mình, và coi giáo dân (lớn hoặc nhỏ tuổi) là hạng thứ bậc dưới không cần lễ phép; có người khi công chưa thành danh chưa toại, thì đi đâu cũng khúm núm anh anh em em với mọi người, nhưng khi làm được cái chức to trong cộng đoàn, thì mày mày mày tớ tớ, ăn nói kẻ cả với các anh chị em trong cộng đoàn.v.v...
Công thành danh toại là do mình nổ lực tu luyện học hành với thành tâm thiện chí mà có, và được Thiên Chúa chúc phúc, thì đó là một hồng ân, phải cảm tạ hằng ngày. Bằng không thì cái công thành danh toại ấy sẽ dìm mình xuống hố sâu kiêu ngạo, và cuối cùng thì không biết mình là ai...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 30 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:20 22/10/2022
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 18, 9-14.
“Người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính; còn người Pha-ri-siêu thì không.”
Bạn thân mến,
Cuộc sống của con người với nhiều lo âu hơn là thoải mái, nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc, nhiều áp lực hơn là tự do. Cuộc sống của con người –qua mọi thế hệ- cũng đều cần đến một sức mạnh thần thiêng từ cõi vô hình đầy quyền thế giúp đỡ, để con người an vui sống và làm việc trong xã hội, chúng ta –những người Ki-tô hữu- gọi Đấng vô hình đó là Thiên Chúa và cầu nguyện với Ngài, nhưng có rất nhiều lần chúng ta cầu nguyện mà không thấy Thiên Chúa trả lời.
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã đưa ra hai mẫu cầu nguyện của hai loại người, để cho chúng ta thấy được Thiên Chúa thích nghe lời cầu nguyện của loại người nào: của người thích phê bình, so đo, kiêu ngạo hay là của người có tâm tình khiêm tốn nhận biết tội mình để xin thương xót?
Người Pha-ri-siêu cầu nguyện
Đây là lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18, 11b-12).
Lời cầu nguyện này đáng lý ra là được Thiên Chúa nhậm lời vì nó bao hàm lời chúc tụng ngợi khen và cảm tạ, nhưng trái lại, Thiên Chúa đã không nhậm lời cầu nguyện này, vì trong lời cầu nguyện có sự so đo phân bì và xúc phạm đến tha nhân, đó là nguyên nhân khiến cho lời cầu nguyện trở nên vô giá trị trước mặt Thiên Chúa và người đời.
Người Pha-ri-siêu đã so sánh mình với người thu thuế tội lỗi.
Trong cuộc sống, ai đem mình ra so sánh với người tội lỗi là chính họ tội lỗi hơn cả người tội lỗi, bởi vì phàm ai tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống. Tôn mình lên là coi mình hơn người khác, là đem danh dự của tha nhân đạp dưới chân mình, cho nên họ đã đi trên chông gai mà không biết và họ sẽ ngã quỵ vì chông gai đó chính là sự kiêu ngạo của mình.
Khi đem mình so sánh với người khác là xúc phạm đến họ, dù họ là người tội lỗi công khai hay bị người khác khinh dể, bởi vì một Ma-ri-a Mag-da-la đã được Đức Chúa Giê-su chữa lành, một thu thuế Gia-kêu lùn đã được vinh dự đón tiếp Đức Chúa Giê-su ngay tại nhà mình, một tên trộm bị án tử trên thập giá với Đức Chúa Giê-su đã được vào thiên đàng trước cả người Pha-ri-siêu và những kinh sư thông luật.
Người thu thuế cầu nguyện
Ông ta cầu nguyện cách ngắn gọn nhưng rất hiệu quả: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi”.
Đây không thể là lời cầu nguyện lý tưởng đối với những người am hiểu Kinh Thánh, bởi vì nó không hội đủ điều kiện để trở thành lời cầu nguyện, nhưng nó lại có thế giá trước mặt Thiên Chúa và người thu thuế tội lỗi đã ra về bình an, bởi vì trong lời cầu nguyện đơn sơ này hàm chứa một tâm hồn trông cậy và khiêm tốn.
Đây không thể là lời cầu nguyện hay, nhưng đây là lời nói thỏ thẻ của người con biết nhận ra sai lầm của mình để xin cha mẹ thứ tha. Không một người cha người mẹ nào làm ngơ trước lời thú tội rất chân thành của đứa con mình, Thiên Chúa lại càng không thể “ngoảnh mặt làm ngơ” với lời cầu xin tha thứ rất khiêm tốn và chân thành của người tội lỗi, cho nên, lời cầu nguyện hay chưa chắc là lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa, nhưng chỉ có lời cầu nguyện chân thành và khiêm tốn mới được Thiên Chúa nhậm lời.
Bạn thân mến,
Lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu và lời cầu nguyện của người thu thuế, đã cho chúng ta thấy được đâu là lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa và đâu là lời cầu nguyện không đẹp lòng Ngài.
Lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa không nhất thiết phải kể lể dài dòng, nhưng cần phải có tâm tình yêu mến, chân thành và khiêm tốn, bởi vì Thiên Chúa thích nghe lời cầu nguyện của những tội nhân biết hối cải, hơn là thích nghe lời cầu nguyện khách sáo của người tự cho mình là người công chính mà khinh dể tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 18, 9-14.
“Người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính; còn người Pha-ri-siêu thì không.”
Bạn thân mến,
Cuộc sống của con người với nhiều lo âu hơn là thoải mái, nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc, nhiều áp lực hơn là tự do. Cuộc sống của con người –qua mọi thế hệ- cũng đều cần đến một sức mạnh thần thiêng từ cõi vô hình đầy quyền thế giúp đỡ, để con người an vui sống và làm việc trong xã hội, chúng ta –những người Ki-tô hữu- gọi Đấng vô hình đó là Thiên Chúa và cầu nguyện với Ngài, nhưng có rất nhiều lần chúng ta cầu nguyện mà không thấy Thiên Chúa trả lời.
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã đưa ra hai mẫu cầu nguyện của hai loại người, để cho chúng ta thấy được Thiên Chúa thích nghe lời cầu nguyện của loại người nào: của người thích phê bình, so đo, kiêu ngạo hay là của người có tâm tình khiêm tốn nhận biết tội mình để xin thương xót?
Người Pha-ri-siêu cầu nguyện
Đây là lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18, 11b-12).
Lời cầu nguyện này đáng lý ra là được Thiên Chúa nhậm lời vì nó bao hàm lời chúc tụng ngợi khen và cảm tạ, nhưng trái lại, Thiên Chúa đã không nhậm lời cầu nguyện này, vì trong lời cầu nguyện có sự so đo phân bì và xúc phạm đến tha nhân, đó là nguyên nhân khiến cho lời cầu nguyện trở nên vô giá trị trước mặt Thiên Chúa và người đời.
Người Pha-ri-siêu đã so sánh mình với người thu thuế tội lỗi.
Trong cuộc sống, ai đem mình ra so sánh với người tội lỗi là chính họ tội lỗi hơn cả người tội lỗi, bởi vì phàm ai tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống. Tôn mình lên là coi mình hơn người khác, là đem danh dự của tha nhân đạp dưới chân mình, cho nên họ đã đi trên chông gai mà không biết và họ sẽ ngã quỵ vì chông gai đó chính là sự kiêu ngạo của mình.
Khi đem mình so sánh với người khác là xúc phạm đến họ, dù họ là người tội lỗi công khai hay bị người khác khinh dể, bởi vì một Ma-ri-a Mag-da-la đã được Đức Chúa Giê-su chữa lành, một thu thuế Gia-kêu lùn đã được vinh dự đón tiếp Đức Chúa Giê-su ngay tại nhà mình, một tên trộm bị án tử trên thập giá với Đức Chúa Giê-su đã được vào thiên đàng trước cả người Pha-ri-siêu và những kinh sư thông luật.
Người thu thuế cầu nguyện
Ông ta cầu nguyện cách ngắn gọn nhưng rất hiệu quả: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi”.
Đây không thể là lời cầu nguyện lý tưởng đối với những người am hiểu Kinh Thánh, bởi vì nó không hội đủ điều kiện để trở thành lời cầu nguyện, nhưng nó lại có thế giá trước mặt Thiên Chúa và người thu thuế tội lỗi đã ra về bình an, bởi vì trong lời cầu nguyện đơn sơ này hàm chứa một tâm hồn trông cậy và khiêm tốn.
Đây không thể là lời cầu nguyện hay, nhưng đây là lời nói thỏ thẻ của người con biết nhận ra sai lầm của mình để xin cha mẹ thứ tha. Không một người cha người mẹ nào làm ngơ trước lời thú tội rất chân thành của đứa con mình, Thiên Chúa lại càng không thể “ngoảnh mặt làm ngơ” với lời cầu xin tha thứ rất khiêm tốn và chân thành của người tội lỗi, cho nên, lời cầu nguyện hay chưa chắc là lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa, nhưng chỉ có lời cầu nguyện chân thành và khiêm tốn mới được Thiên Chúa nhậm lời.
Bạn thân mến,
Lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu và lời cầu nguyện của người thu thuế, đã cho chúng ta thấy được đâu là lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa và đâu là lời cầu nguyện không đẹp lòng Ngài.
Lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa không nhất thiết phải kể lể dài dòng, nhưng cần phải có tâm tình yêu mến, chân thành và khiêm tốn, bởi vì Thiên Chúa thích nghe lời cầu nguyện của những tội nhân biết hối cải, hơn là thích nghe lời cầu nguyện khách sáo của người tự cho mình là người công chính mà khinh dể tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật lễ Truyền Giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:51 22/10/2022
CHÚA NHẬT LỄ TRUYỀN GIÁO
Tin mừng: Mt 28, 19-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Bạn thân mến,
Mỗi năm một lần, giáo hội –trong ngày Truyền Giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
Truyền giáo ở đâu? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì đó là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà chúng ta cần làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau, hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
2. Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái có bổn phận truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và rao truyền Lời của Thiên Chúa cho mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của giáo hội và của Thiên Chúa !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi, nhưng cuộc sống của họ thì không phải là người công giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng rất đáng để cho chúng ta quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào các linh mục để bắt chước các ngài: tốt cũng bắt chước mà xấu cũng bắt chước; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương của mình.
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà chúng ta đang làm việc, học hành, buôn bán. Trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nơi chúng ta rồi vậy.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Đức Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là những người Ki-tô hữu chúng ta.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay chúng ta tự hỏi: cuộc đời tôi đã có bao nhiều lần làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Đức Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo?
Cuối cùng tôi xin nói lại lần nữa với anh chị em: Người truyền giáo chính là sống cuộc sống của Đức Chúa Giê-su ngay trong cuộc sống đời thường của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 28, 19-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Bạn thân mến,
Mỗi năm một lần, giáo hội –trong ngày Truyền Giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
Truyền giáo ở đâu? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì đó là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà chúng ta cần làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau, hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
2. Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái có bổn phận truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và rao truyền Lời của Thiên Chúa cho mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của giáo hội và của Thiên Chúa !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi, nhưng cuộc sống của họ thì không phải là người công giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng rất đáng để cho chúng ta quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào các linh mục để bắt chước các ngài: tốt cũng bắt chước mà xấu cũng bắt chước; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương của mình.
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà chúng ta đang làm việc, học hành, buôn bán. Trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nơi chúng ta rồi vậy.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Đức Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là những người Ki-tô hữu chúng ta.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay chúng ta tự hỏi: cuộc đời tôi đã có bao nhiều lần làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Đức Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo?
Cuối cùng tôi xin nói lại lần nữa với anh chị em: Người truyền giáo chính là sống cuộc sống của Đức Chúa Giê-su ngay trong cuộc sống đời thường của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
CN 30 TNC : Sự Tưởng Lầm
Lm. Alp. Nguyễn Công Minh, OFM
08:39 22/10/2022
CN 30 TNC : Sự Tưởng Lầm
Dụ Ngôn Hai Người Lên Đền Thờ Cầu Nguyện
Trong đời thường, con người vẫn dễ tưởng lầm. Có những cái lầm bé, nhưng cũng có những “bé cái lầm,” tức là những cái lầm lớn, lầm không ngờ. Nên ngạn ngữ La-tinh mới có câu “errare est humanum”: lầm lẫn là bản tính của con người. Nếu trong cuộc sống đời tạm ta hay lầm lẫn thì với cuộc sống đời đời, tức cuộc sống trong tương giao với Chúa, chúng ta vẫn có thể không thoát khỏi tưởng lầm. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện : một người biệt phái, một người sở thuế, ta đã nghe nhiều. Và ta cũng đã được rút ra nhiều bài học từ dụ ngôn này, như bài học về cầu nguyện, khiêm nhường, tư thế cầu nguyện. Hôm nay tôi xin rút ra một bài học khác: bài học “tưởng lầm”.
Người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về mình trong tương giao với Chúa? Và người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về người khác cũng trong tương giao người khác đó với Chúa?
1. Tưởng lầm về mình.
Đây là tưởng lầm về mình trong tương giao với Chúa tức là tưởng lầm về cuộc sống đời đời. Nghĩa là mình tưởng cứ xử sự như vậy với Chúa là mình sẽ được công chính hoá, được Nước Trời. Ta hãy nghe lời cầu nguyện “4 không 2 có” của người biệt phái. 4 không : không tham lam, không bất chính, không ngoại tình, và không như tên thu thuế kia (cái không cuối cùng này là cái không tai hại, mà ta sẽ nói sau). Và 2 cái có: có ăn chay và có nộp huê lợi một phần mười (1/10).
Hai cái có này đều vượt điều mà luật Môsê đòi hỏi: Luật buộc mỗi năm ăn chay một lần trong ngày xá tội Kippur, thì ông biệt phái ăn chay gấp 100 lần: mỗi tuần 2 (x 52) lần. Luật buộc nộp 1/10 hoa lợi, tức là những gì mình làm ra như rau cỏ, lúa má, bạc hà, vân hương (x. Mt 23,23; Lc 11,42) thì ông biệt phái này chứng tỏ mình không trùm sò với Chúa, mình nộp 1/10 cả những gì mình sắm được. Thay vì chỉ nộp thuế sản xuất thì nộp cho đền thờ cả thuế tiêu thụ luôn. Cái tưởng lầm của người biệt phái nằm ở chỗ tưởng Chúa thích lễ vật, quà cáp hay nói theo kiểu thời sự có thể hối lộ cho Thiên Chúa. Hối lộ là làm hơn điều cần làm. Thủ tục thì đòi như vậy, ta làm hơn thủ tục yêu cầu (tức là có cả thủ tục “đầu tiên”). Vậy là tưởng rằng thế nào cũng được nhận lời, thế nào cũng được việc. Và cái tưởng lầm của người biệt phái còn nằm ở chỗ tưởng rằng chỉ cần chu toàn bổn phận với Chúa là đủ, mà không cần biết gì đến người khác. Hay nếu biết đến, chỉ là biết để khinh chê. “Con tạ ơn Chúa vì con không như bao người khác” – nhất là không như tên thu thuế kia. 3 cái không còn lại: không tham lam, không bất chính, không ngoại tình… là khá tốt, nhưng chỉ mới dừng ở phạm vi tiêu cực, phạm vi “không” : không đụng tới ai, không làm hại ai, không phiền ai kể cả không cần tới ai nữa.
Hai cái có : không nhắc gì tới việc bác ái. Ăn chay hai lần mỗi tuần. Nếu ăn chay để có ý dành tiền làm việc bác ái, góp quỹ truyền giáo hôm nay, hay cứu lũ lụt.. thì hay biết mấy, còn ở đây ăn chay nhiều lần để thêm con số vào thành tích, cũng như nộp thuế cả những cái không phải nộp là nhằm có tên có tuổi trong danh sách những ân nhân của đền thờ.
2. Tưởng lầm về người khác :
Đây cũng là tưởng lầm về người khác trong tương giao người đó với Chúa. Người biệt phái tưởng lầm rằng chỉ có mình được công chính, còn người thu thuế tội lỗi kia thì không thể nào xớ rớ tới được ngưỡng cửa công chính, ngạch cổng Nước Trời. Và Chúa Giêsu đã nói cho ông biệt phái biết ông đã lầm : “Tôi nói cho các ông biết: người thu thuế đi về nhà đã được công chính, còn người kia (biệt phái) thì không.”
Người ta kể có một người sau thời gian dài ở luyện ngục mà vẫn chưa thanh luyện đủ, nhưng ngày kia được phép đi tham quan thiên đàng. Cảnh đẹp lạ lùng khiến ông ngất ngây. Nhưng trong khi đi ông chợt thấy một người quen quen (tức là người này đang ở trên thiên đàng). Lục lọi trí nhớ mãi, ông mới nghĩ ra đó là kẻ làm công cho ông ngày xưa mà có lần đã can phạm tội giết người. Sao anh ta lại được ở đây? Ông vội đi tìm thánh Phêrô để phân bua : “Xin ngài hãy nhìn đến con, suốt đời con sống thật ngay thẳng, con không dám nói con thánh thiện, nhưng ít nhất con đã chẳng bao giờ nhờ vả ai, con luôn như vậy. Con chỉ đòi sự công bằng. Nếu con muốn có tiền, con đi làm. Con nhờ ai, con trả công. Con chỉ đòi quyền lợi phần con. Con chẳng thương ai mà cũng chẳng cần ai thương xót.”
Nghe thế, Phê-rô liền chặn lời: Vậy thì bây giờ là lúc con hiểu: “Có lúc con cần sự thương xót của Chúa !”
Người biệt phái tưởng lầm về Chúa, nên cũng lầm luôn về lòng thương xót của Ngài. Hôm nay 22-10, kính thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, giáo hoàng của Lòng Thương Xót đây. Đối với những kẻ nài đến lòng thương xót của Chúa thì Chúa sẽ luôn xót thương. Lời cầu nguyện của người biệt phái không nài van gì đến lòng thương xót của Chúa, nên không được nhận lời. Còn lời cầu nguyện của người thu thuế thì “Lạy Chúa xin thương xót con, vì con tội lỗi”. Tức khắc được công chính.
Khi cuộc đời đã về chiều, sau bao bôn ba phục vụ Tin Mừng, thánh Phaolô càng nghiệm thấy rõ hơn: Được nên công chính, không phải do giữ luật, do công lao sự nghiệp, mà là do lòng thương xót của Chúa. Chị thánh Têrêxa Hài đồng thì dùng hình ảnh mà ta có thể coi như một cung âm của Tin Mừng. Chị thấy đường lên tới Chúa cao xa, nhiều bậc, chị nhắm đi không nổi, nên chị xin Chúa đưa chị lên bằng thang máy, nghĩa là Chúa cúi xuống bồng ngay chị vào lòng thương xót của Người.
Có một lời dạy của một vị thầy (Đạo sĩ) làm người nghe vừa bối rối vừa thích thú : “Thiên Chúa ở gần kẻ tội lỗi hơn là ở gần người thánh thiện.” Và thầy giải thích : “Thiên Chúa ở trên trời giữ mỗi người chúng ta bằng một sợi dây. Khi phạm tội, ta cắt đứt sợi dây ấy. Ta hối lỗi, Thiên Chúa nối lại làm thành một cái gút, như thế sợi dây ngắn hơn và ta gần Thiên Chúa hơn.”. Cứ thế, bao lần phạm tội là bấy lần cắt dây, ta hối hận, Thiên Chúa nối lại thành nút, sợi dây càng ngắn thêm và người tội lỗi hối cải lại gần Thiên Chúa hơn.
Xin Chúa cho chúng ta đừng tưởng lầm rằng mình thánh thiện, tưởng lầm rằng công lao mình lập được có thể hối lộ được Chúa, và cũng đừng tưởng lầm rằng kẻ tội lỗi làm sao mà hưởng được lòng xót thương của Chúa !
tiểu tử Anphong, ofm
Dụ Ngôn Hai Người Lên Đền Thờ Cầu Nguyện
Trong đời thường, con người vẫn dễ tưởng lầm. Có những cái lầm bé, nhưng cũng có những “bé cái lầm,” tức là những cái lầm lớn, lầm không ngờ. Nên ngạn ngữ La-tinh mới có câu “errare est humanum”: lầm lẫn là bản tính của con người. Nếu trong cuộc sống đời tạm ta hay lầm lẫn thì với cuộc sống đời đời, tức cuộc sống trong tương giao với Chúa, chúng ta vẫn có thể không thoát khỏi tưởng lầm. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện : một người biệt phái, một người sở thuế, ta đã nghe nhiều. Và ta cũng đã được rút ra nhiều bài học từ dụ ngôn này, như bài học về cầu nguyện, khiêm nhường, tư thế cầu nguyện. Hôm nay tôi xin rút ra một bài học khác: bài học “tưởng lầm”.
Người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về mình trong tương giao với Chúa? Và người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về người khác cũng trong tương giao người khác đó với Chúa?
1. Tưởng lầm về mình.
Đây là tưởng lầm về mình trong tương giao với Chúa tức là tưởng lầm về cuộc sống đời đời. Nghĩa là mình tưởng cứ xử sự như vậy với Chúa là mình sẽ được công chính hoá, được Nước Trời. Ta hãy nghe lời cầu nguyện “4 không 2 có” của người biệt phái. 4 không : không tham lam, không bất chính, không ngoại tình, và không như tên thu thuế kia (cái không cuối cùng này là cái không tai hại, mà ta sẽ nói sau). Và 2 cái có: có ăn chay và có nộp huê lợi một phần mười (1/10).
Hai cái có này đều vượt điều mà luật Môsê đòi hỏi: Luật buộc mỗi năm ăn chay một lần trong ngày xá tội Kippur, thì ông biệt phái ăn chay gấp 100 lần: mỗi tuần 2 (x 52) lần. Luật buộc nộp 1/10 hoa lợi, tức là những gì mình làm ra như rau cỏ, lúa má, bạc hà, vân hương (x. Mt 23,23; Lc 11,42) thì ông biệt phái này chứng tỏ mình không trùm sò với Chúa, mình nộp 1/10 cả những gì mình sắm được. Thay vì chỉ nộp thuế sản xuất thì nộp cho đền thờ cả thuế tiêu thụ luôn. Cái tưởng lầm của người biệt phái nằm ở chỗ tưởng Chúa thích lễ vật, quà cáp hay nói theo kiểu thời sự có thể hối lộ cho Thiên Chúa. Hối lộ là làm hơn điều cần làm. Thủ tục thì đòi như vậy, ta làm hơn thủ tục yêu cầu (tức là có cả thủ tục “đầu tiên”). Vậy là tưởng rằng thế nào cũng được nhận lời, thế nào cũng được việc. Và cái tưởng lầm của người biệt phái còn nằm ở chỗ tưởng rằng chỉ cần chu toàn bổn phận với Chúa là đủ, mà không cần biết gì đến người khác. Hay nếu biết đến, chỉ là biết để khinh chê. “Con tạ ơn Chúa vì con không như bao người khác” – nhất là không như tên thu thuế kia. 3 cái không còn lại: không tham lam, không bất chính, không ngoại tình… là khá tốt, nhưng chỉ mới dừng ở phạm vi tiêu cực, phạm vi “không” : không đụng tới ai, không làm hại ai, không phiền ai kể cả không cần tới ai nữa.
Hai cái có : không nhắc gì tới việc bác ái. Ăn chay hai lần mỗi tuần. Nếu ăn chay để có ý dành tiền làm việc bác ái, góp quỹ truyền giáo hôm nay, hay cứu lũ lụt.. thì hay biết mấy, còn ở đây ăn chay nhiều lần để thêm con số vào thành tích, cũng như nộp thuế cả những cái không phải nộp là nhằm có tên có tuổi trong danh sách những ân nhân của đền thờ.
2. Tưởng lầm về người khác :
Đây cũng là tưởng lầm về người khác trong tương giao người đó với Chúa. Người biệt phái tưởng lầm rằng chỉ có mình được công chính, còn người thu thuế tội lỗi kia thì không thể nào xớ rớ tới được ngưỡng cửa công chính, ngạch cổng Nước Trời. Và Chúa Giêsu đã nói cho ông biệt phái biết ông đã lầm : “Tôi nói cho các ông biết: người thu thuế đi về nhà đã được công chính, còn người kia (biệt phái) thì không.”
Người ta kể có một người sau thời gian dài ở luyện ngục mà vẫn chưa thanh luyện đủ, nhưng ngày kia được phép đi tham quan thiên đàng. Cảnh đẹp lạ lùng khiến ông ngất ngây. Nhưng trong khi đi ông chợt thấy một người quen quen (tức là người này đang ở trên thiên đàng). Lục lọi trí nhớ mãi, ông mới nghĩ ra đó là kẻ làm công cho ông ngày xưa mà có lần đã can phạm tội giết người. Sao anh ta lại được ở đây? Ông vội đi tìm thánh Phêrô để phân bua : “Xin ngài hãy nhìn đến con, suốt đời con sống thật ngay thẳng, con không dám nói con thánh thiện, nhưng ít nhất con đã chẳng bao giờ nhờ vả ai, con luôn như vậy. Con chỉ đòi sự công bằng. Nếu con muốn có tiền, con đi làm. Con nhờ ai, con trả công. Con chỉ đòi quyền lợi phần con. Con chẳng thương ai mà cũng chẳng cần ai thương xót.”
Nghe thế, Phê-rô liền chặn lời: Vậy thì bây giờ là lúc con hiểu: “Có lúc con cần sự thương xót của Chúa !”
Người biệt phái tưởng lầm về Chúa, nên cũng lầm luôn về lòng thương xót của Ngài. Hôm nay 22-10, kính thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, giáo hoàng của Lòng Thương Xót đây. Đối với những kẻ nài đến lòng thương xót của Chúa thì Chúa sẽ luôn xót thương. Lời cầu nguyện của người biệt phái không nài van gì đến lòng thương xót của Chúa, nên không được nhận lời. Còn lời cầu nguyện của người thu thuế thì “Lạy Chúa xin thương xót con, vì con tội lỗi”. Tức khắc được công chính.
Khi cuộc đời đã về chiều, sau bao bôn ba phục vụ Tin Mừng, thánh Phaolô càng nghiệm thấy rõ hơn: Được nên công chính, không phải do giữ luật, do công lao sự nghiệp, mà là do lòng thương xót của Chúa. Chị thánh Têrêxa Hài đồng thì dùng hình ảnh mà ta có thể coi như một cung âm của Tin Mừng. Chị thấy đường lên tới Chúa cao xa, nhiều bậc, chị nhắm đi không nổi, nên chị xin Chúa đưa chị lên bằng thang máy, nghĩa là Chúa cúi xuống bồng ngay chị vào lòng thương xót của Người.
Có một lời dạy của một vị thầy (Đạo sĩ) làm người nghe vừa bối rối vừa thích thú : “Thiên Chúa ở gần kẻ tội lỗi hơn là ở gần người thánh thiện.” Và thầy giải thích : “Thiên Chúa ở trên trời giữ mỗi người chúng ta bằng một sợi dây. Khi phạm tội, ta cắt đứt sợi dây ấy. Ta hối lỗi, Thiên Chúa nối lại làm thành một cái gút, như thế sợi dây ngắn hơn và ta gần Thiên Chúa hơn.”. Cứ thế, bao lần phạm tội là bấy lần cắt dây, ta hối hận, Thiên Chúa nối lại thành nút, sợi dây càng ngắn thêm và người tội lỗi hối cải lại gần Thiên Chúa hơn.
Xin Chúa cho chúng ta đừng tưởng lầm rằng mình thánh thiện, tưởng lầm rằng công lao mình lập được có thể hối lộ được Chúa, và cũng đừng tưởng lầm rằng kẻ tội lỗi làm sao mà hưởng được lòng xót thương của Chúa !
tiểu tử Anphong, ofm
Chúa nhận lời kẻ khiêm tốn cầu xin
Lm. Antôn Nguyễn Độ
08:58 22/10/2022
Chúa nhận lời kẻ khiêm tốn cầu xin
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXX Năm – C
(Lc 18,9-14)
Tuần trước, qua dụ ngôn đầy tính hài ước với hai nhân vật mang tính biểu tượng : một bên là vị thẩm phán bất công, đại diện kẻ áp bức, bên kia là bà góa đi kiện, điển hình của kẻ bị áp bức. Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải cầu nguyện luôn đừng ngã lòng và xác tín rằng, Thiên Chúa hằng nhận lời chúng ta (x.Lc 18,1-8).
Chúa nhật tuần này, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn khác cũng gồm hai nhân vật : một bên là người pharisiêu tự cho mình là công chính tuân giữ Luật Chúa cách hoàn hảo và bên kia là người thu thuế, tội lỗi lên Đền thờ cầu nguyện (x.Lc 18, 9-14). Và Người khuyên chúng ta khiêm tốn cầu xin thì sẽ được Chúa nhận lời.
Lời người khiêm nhường vang lên tới Chúa
Nếu chúng ta đọc và nghe lại những lời Chúa trong sách Huấn Ca viết : “Chúa là quan án, Người không xem sao vinh quang loài người. Chúa không vì nể kẻ nghịch với người nghèo khó, và Người nhậm lời kẻ bị áp bức kêu cầu. Người không khinh rẻ kẻ mồ côi khẩn nguyện, cũng không khinh rẻ người goá bụa, khi nó bày tỏ lời than van.
Nỗi hồn đắng cay, của lễ được nhận, và tiếng kêu oan kíp thấu tầng mây. Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường vọng lên tới các tầng mây: nó sẽ không yên lòng cho đến khi lời nguyện nó đến nơi, và nó chẳng rút lui cho đến khi Đấng Tối Cao đoái nhìn. Chúa sẽ không trì hoãn, Người sẽ xét đoán những người công chính và sẽ ra lời phán quyết” (Hc 35, 15b-17. 20-22a (Hl 12-14. 16-18).
Ðoạn sách trên nói đến kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa, là những thành phần cô thân cô thế trong xã hội. Tác giả dùng nhiều hình thức của nhiều câu văn lặp đi nhắc lại chỉ một ý tưởng: Thiên Chúa nghe lời người khó nghèo kêu xin. Ðó là của lễ được nhận...
Người nghèo bao gồm cả con cái Israel thời bấy giờ. Họ phải phiêu bạt đi nhiều nơi, bị dân ngoại chèn ép không nhận được pháp luật bảo vệ trong việc thờ phượng và giữ luật của cha ông. Nhưng họ vẫn cố gắng trung thành với giao ước; vẫn thờ lạy Chúa là Thiên Chúa; và khẩn cầu Danh Ngài. Ðó mới thật là kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa. Lòng đạo đức của họ nhất định đẹp lòng Chúa và chắc chắn Người sẽ thi hành công lý cho họ khi Ðấng chí công xét xử.
Người thu thuế ra về khỏi tội
Dụ ngôn được Chúa Giêsu kể trong Tin Mừng hôm nay gồm hai nhân vật đại diện cho con người chúng ta : một bên là người pharisiêu tự cho mình là công chính tuân giữ Luật Chúa cách hoàn hảo và bên kia là người thu thuế, tội lỗi, tay sai cho bọn đế quốc, vơ vét tiền bạc trên lưng của đồng bào (x.Lc 18, 9-14).
Hôm nay, Ðức Giêsu nói dụ ngôn này với với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác để dạy họ cần phải học cho thuộc bài học khiêm nhường, đồng thời phủ nhận một lối sống đạo tự cao tự đại, một sự công chính sai lầm và đề ra tinh thần đạo đức thánh thiện thật.
Người Pharisêu
Người Pharisêu đại diện cho người bảo thủ cảm thấy mình phù hợp với Thiên Chúa và tha nhân, khinh thường kẻ khác. Người thu thuế là kẻ đã phạm lầm lỗi, nhưng anh nhìn nhận lỗi lầm đó và khiêm tốn xin Chúa tha thứ. Anh nghĩ, mình không thể cứu được mình nên cậy nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Câu cuối cùng của dụ ngôn minh chứng: Người này, khi trở về nhà, thì được nên công chính, nghĩa là, được tha và hoà giải với Chúa; người Pharisêu trở về nhà trong tình trạng y như hồi ra đi vẫn giữ cảm giác về sự công chính của mình, đương nhiên mất sự công chính của Chúa (x.Lc 18,14).
Trong thực tế, người Pharisiêu đã đặt ra cho mình chỉ tiêu công chính. Ông không như người khác : ăn chay, nộp thuế… Ông tự xây dựng hình ảnh người công chính cho mình mà quên mất điều quan trọng nhất của lề Luật là tình yêu tha nhân.
Tệ hơn nữa là thái độ của ông. Ông "tạ ơn Thiên Chúa"; nhưng không được, ông thích liệt kê những kẻ tội lỗi. Trong lời cầu nguyện, ông không cần đến Thiên Chúa. Như thế, ông không công chính với chính mình. Một người hài lòng với chính mình, làm sao có thể giao tiếp được với Thiên Chúa?
Người thu thuế
Người thu thuế biết mình không có gì để khoe, và cũng chẳng có ai thấp kém hơn mình để đạp. Anh chỉ biết mình được xếp loại ngang hàng với gái điếm, nên đứng xa xa, không dám ngước lên trời, đấm ngực và nói lên điều mà lòng anh đang khao khát : "Lạy Chúa, xin thương con là kẻ có tội" (Lc 18,13). Anh khao khát tình thương nên anh được Chúa đoái thương nhận lời anh cầu xin. Một kẻ tội lỗi như anh, có thể chứa đựng lòng thương xót, bởi vì không giống như người pharisiêu đóng cửa lòng mình và thỏa mãn với sự đầy đủ của mình, anh mở rộng tâm hồn, sẵn sàng đón lấy ơn tha thứ của Thiên Chúa.
Bài học từ hai người trên
Một kết luận thực tế : Rất ít người vừa Pharisêu vừa là người thu thuế, tức là, công chính trong mọi sự hay là tội lỗi trong mọi sự. Phần đông chúng ta có một chút ít cả hai trong cuộc sống. Lúc tồi tệ nhất chúng ta ứng xử như quan thu thuế trong cuộc sống, kinh doanh vô đạo đức, và lúc khác chúng ta như người Pharisiêu trong đền thờ, được cho là hợp lý bởi hành vi tôn giáo của chúng ta. Điều tệ nhất có lẽ là hành động như người thu thuế trong đời sống thường ngày và như người Pharisêu trong nhà thờ. Những người thu thuế là những kẻ tội lỗi, không có áy náy lương tâm, coi tiền bạc và nghề nghiệp trên hết mọi sự. Những người Pharisêu, ngược lại, là rất khắc khe và chăm chú đến lề luật trong sự sống hằng ngày của mình.
Chúng ta hãy cầu xin cho chính chúng ta được hưởng lòng thương xót Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXX Năm – C
(Lc 18,9-14)
Tuần trước, qua dụ ngôn đầy tính hài ước với hai nhân vật mang tính biểu tượng : một bên là vị thẩm phán bất công, đại diện kẻ áp bức, bên kia là bà góa đi kiện, điển hình của kẻ bị áp bức. Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải cầu nguyện luôn đừng ngã lòng và xác tín rằng, Thiên Chúa hằng nhận lời chúng ta (x.Lc 18,1-8).
Chúa nhật tuần này, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn khác cũng gồm hai nhân vật : một bên là người pharisiêu tự cho mình là công chính tuân giữ Luật Chúa cách hoàn hảo và bên kia là người thu thuế, tội lỗi lên Đền thờ cầu nguyện (x.Lc 18, 9-14). Và Người khuyên chúng ta khiêm tốn cầu xin thì sẽ được Chúa nhận lời.
Lời người khiêm nhường vang lên tới Chúa
Nếu chúng ta đọc và nghe lại những lời Chúa trong sách Huấn Ca viết : “Chúa là quan án, Người không xem sao vinh quang loài người. Chúa không vì nể kẻ nghịch với người nghèo khó, và Người nhậm lời kẻ bị áp bức kêu cầu. Người không khinh rẻ kẻ mồ côi khẩn nguyện, cũng không khinh rẻ người goá bụa, khi nó bày tỏ lời than van.
Nỗi hồn đắng cay, của lễ được nhận, và tiếng kêu oan kíp thấu tầng mây. Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường vọng lên tới các tầng mây: nó sẽ không yên lòng cho đến khi lời nguyện nó đến nơi, và nó chẳng rút lui cho đến khi Đấng Tối Cao đoái nhìn. Chúa sẽ không trì hoãn, Người sẽ xét đoán những người công chính và sẽ ra lời phán quyết” (Hc 35, 15b-17. 20-22a (Hl 12-14. 16-18).
Ðoạn sách trên nói đến kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa, là những thành phần cô thân cô thế trong xã hội. Tác giả dùng nhiều hình thức của nhiều câu văn lặp đi nhắc lại chỉ một ý tưởng: Thiên Chúa nghe lời người khó nghèo kêu xin. Ðó là của lễ được nhận...
Người nghèo bao gồm cả con cái Israel thời bấy giờ. Họ phải phiêu bạt đi nhiều nơi, bị dân ngoại chèn ép không nhận được pháp luật bảo vệ trong việc thờ phượng và giữ luật của cha ông. Nhưng họ vẫn cố gắng trung thành với giao ước; vẫn thờ lạy Chúa là Thiên Chúa; và khẩn cầu Danh Ngài. Ðó mới thật là kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa. Lòng đạo đức của họ nhất định đẹp lòng Chúa và chắc chắn Người sẽ thi hành công lý cho họ khi Ðấng chí công xét xử.
Người thu thuế ra về khỏi tội
Dụ ngôn được Chúa Giêsu kể trong Tin Mừng hôm nay gồm hai nhân vật đại diện cho con người chúng ta : một bên là người pharisiêu tự cho mình là công chính tuân giữ Luật Chúa cách hoàn hảo và bên kia là người thu thuế, tội lỗi, tay sai cho bọn đế quốc, vơ vét tiền bạc trên lưng của đồng bào (x.Lc 18, 9-14).
Hôm nay, Ðức Giêsu nói dụ ngôn này với với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác để dạy họ cần phải học cho thuộc bài học khiêm nhường, đồng thời phủ nhận một lối sống đạo tự cao tự đại, một sự công chính sai lầm và đề ra tinh thần đạo đức thánh thiện thật.
Người Pharisêu
Người Pharisêu đại diện cho người bảo thủ cảm thấy mình phù hợp với Thiên Chúa và tha nhân, khinh thường kẻ khác. Người thu thuế là kẻ đã phạm lầm lỗi, nhưng anh nhìn nhận lỗi lầm đó và khiêm tốn xin Chúa tha thứ. Anh nghĩ, mình không thể cứu được mình nên cậy nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Câu cuối cùng của dụ ngôn minh chứng: Người này, khi trở về nhà, thì được nên công chính, nghĩa là, được tha và hoà giải với Chúa; người Pharisêu trở về nhà trong tình trạng y như hồi ra đi vẫn giữ cảm giác về sự công chính của mình, đương nhiên mất sự công chính của Chúa (x.Lc 18,14).
Trong thực tế, người Pharisiêu đã đặt ra cho mình chỉ tiêu công chính. Ông không như người khác : ăn chay, nộp thuế… Ông tự xây dựng hình ảnh người công chính cho mình mà quên mất điều quan trọng nhất của lề Luật là tình yêu tha nhân.
Tệ hơn nữa là thái độ của ông. Ông "tạ ơn Thiên Chúa"; nhưng không được, ông thích liệt kê những kẻ tội lỗi. Trong lời cầu nguyện, ông không cần đến Thiên Chúa. Như thế, ông không công chính với chính mình. Một người hài lòng với chính mình, làm sao có thể giao tiếp được với Thiên Chúa?
Người thu thuế
Người thu thuế biết mình không có gì để khoe, và cũng chẳng có ai thấp kém hơn mình để đạp. Anh chỉ biết mình được xếp loại ngang hàng với gái điếm, nên đứng xa xa, không dám ngước lên trời, đấm ngực và nói lên điều mà lòng anh đang khao khát : "Lạy Chúa, xin thương con là kẻ có tội" (Lc 18,13). Anh khao khát tình thương nên anh được Chúa đoái thương nhận lời anh cầu xin. Một kẻ tội lỗi như anh, có thể chứa đựng lòng thương xót, bởi vì không giống như người pharisiêu đóng cửa lòng mình và thỏa mãn với sự đầy đủ của mình, anh mở rộng tâm hồn, sẵn sàng đón lấy ơn tha thứ của Thiên Chúa.
Bài học từ hai người trên
Một kết luận thực tế : Rất ít người vừa Pharisêu vừa là người thu thuế, tức là, công chính trong mọi sự hay là tội lỗi trong mọi sự. Phần đông chúng ta có một chút ít cả hai trong cuộc sống. Lúc tồi tệ nhất chúng ta ứng xử như quan thu thuế trong cuộc sống, kinh doanh vô đạo đức, và lúc khác chúng ta như người Pharisiêu trong đền thờ, được cho là hợp lý bởi hành vi tôn giáo của chúng ta. Điều tệ nhất có lẽ là hành động như người thu thuế trong đời sống thường ngày và như người Pharisêu trong nhà thờ. Những người thu thuế là những kẻ tội lỗi, không có áy náy lương tâm, coi tiền bạc và nghề nghiệp trên hết mọi sự. Những người Pharisêu, ngược lại, là rất khắc khe và chăm chú đến lề luật trong sự sống hằng ngày của mình.
Chúng ta hãy cầu xin cho chính chúng ta được hưởng lòng thương xót Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Độ
Để Giấc Mơ Trở Thành Hiện Thực
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
11:00 22/10/2022
Để Giấc Mơ Trở Thành Hiện Thực
Chúa Nhật Truyền Giáo - 23.10.2022
Hàng năm, Giáo Hội dành ra một số ngày để cầu nguyện cách đặc biệt:
- Ngày đầu năm Dương lịch: cầu cho hòa bình thế giới. Riêng tuần lễ từ 18-25/1: cầu nguyện cho Hiệp nhất. - Trong tháng 2, ngày 2/2: lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh: cầu nguyện cho ơn gọi thánh hiến; ngày 11/2: lễ Đức Mẹ Lộ Đức: cầu nguyện cho bệnh nhân. - Chúa Nhật thứ 4 PS: cầu nguyện cho ơn thiên triên triệu giáo sĩ; Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên: ngày “quốc tế truyền thông xã hội”; Lễ Thánh Tâm: cầu cho ơn thánh hóa giáo sĩ; Chúa Nhật Lễ Lá: cầu nguyện cho Giới trẻ...
- Hôm nay, ngày Chúa Nhật áp cuối tháng 10, Giáo Hội cử hành “Ngày quốc tế truyền giáo”. Ngày này, chính thức được ĐGH Pio XI thiết lập ngày 14.4.1926, nhưng, theo ghi nhận của ĐGH Phanxicô trong Sứ điệp Truyền Giáo 2022, thì ngày “Khánh Nhật truyền giáo” này đã được gợi ý từ lâu xa trước với việc một nữ giáo dân tên là Jaricot, người sáng lập Hội Truyền Bá Đức Tin cách đây 200 năm: “một phụ nữ trẻ người Pháp, cô Pauline Jaricot, người đã sáng lập Hội Truyền Bá Đức Tin đúng hai trăm năm trước. Cô sẽ được tuyên phong chân phước trong năm kỷ niệm này. Dù sức khoẻ kém, cô đã chấp nhận ơn soi sáng của Thiên Chúa để thiết lập một mạng lưới cầu nguyện và quyên góp cho các nhà truyền giáo, giúp cho các tín hữu có thể tham gia tích cực vào sứ vụ “đi đến tận cùng trái đất”. Ý tưởng xuất sắc này đã làm phát sinh việc cử hành hằng năm Ngày Thế Giới Truyền Giáo, trong ngày này, các quỹ quyên góp từ các cộng đoàn địa phương được đưa vào quỹ toàn cầu để Đức Thánh Cha có thể nâng đỡ hoạt động truyền giáo.” (SĐTG 2022).
Ngoài sự kiện trên, cũng trong sứ điệp truyền giáo năm nay, ĐTC Phanxicô còn nhắc đến việc kỷ niệm 400 năm thiết lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin (1622 – 2022): “Việc thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin năm 1622 đã được thúc đẩy bởi ước muốn cổ vũ sứ vụ truyền giáo tại những vùng lãnh thổ mới. Đây là một nhận thức sâu sắc mang tính quan phòng! Thánh Bộ đã chứng tỏ vai trò quyết định trong việc giải phóng thực sự sứ vụ truyền giáo khỏi các quyền lực thế tục, để thiết lập các giáo hội địa phương mà ngày nay đang cho thấy sức sống mãnh liệt. Chúng ta hy vọng rằng, giống như trong bốn thế kỷ qua, Thánh Bộ với ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sẽ tiếp tục và tăng cường công việc phối hợp, tổ chức và cổ vũ các hoạt động truyền giáo của Hội Thánh.” (SĐTG 2022).
Riêng với công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, sự kiện “Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin” ra đời năm 1622 đã trở thành một cột mốc quan trọng mang tính “chiến lược”. Bởi vì, nhờ định hướng đúng đắn và thức thời của Thánh Bộ, chỉ 39 năm sau - 1659, Giáo Hội tại Việt Nam đã có được Hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên: Đàng Trong và Đàng Ngoài cùng với hai Giám Mục Đại diện Tông Tòa cai quản trực tiếp : ĐC Lambert de La Motte cai quản giáo phận Đàng Trong và ĐC Fr. Pallu cai quản giáo phận Đàng Ngoài; kết thúc một thời “Bảo Trợ Truyền Giáo” với rất nhiều những hệ lụy tiêu cực !
Ngày Truyền Giáo năm nay lại diễn ra trong lúc toàn thể dân Chúa đang nô nức triển khai thực hiện định hướng “Vì một Giáo Hội Hiệp Hành: Hiệp Thông, Tham Gia và Sứ Vụ”. Phải chăng đây chính là một “nguyên tắc nền tảng” mà ngay từ đầu Đức Kitô đã truyền cho các Tông Đồ thực hiện như một mệnh lệnh được ghi lại nơi Tin Mừng Matthêô vừa được công bố: “các con hãy đi giảng dạy muôn dân...”. Vâng, truyền giáo là công việc chung, là sứ vụ của “các con”, của tất cả mọi thành phần dân Chúa, như ĐGH Phanxicô đã thuyết minh trong SĐTG 2022: “Mỗi người đã rửa tội đều được kêu gọi truyền giáo trong Hội Thánh và bởi sự uỷ nhiệm của Hội Thánh: do đó, việc truyền giáo được thi hành chung với nhau, không phải từng cá nhân riêng rẽ, trong sự hiệp thông với cộng đoàn Hội Thánh chứ không theo sáng kiến cá nhân của mỗi người.”.
Vâng, giáo xứ chúng ta sẽ chỉ là một cộng đoàn truyền giáo hiệp hành khi mọi thành phần trong cộng đoàn đều sát cánh với nhau, nắm tay nhau, hỗ trợ nhau... từ việc nhỏ đến việc lớn, từ ca đoàn đến giáo lý viên, từ Ban Hành giáo đến hội Legio, Các Bà mẹ, hội Gia trưởng...; không ai cảm thấy mình chỉ là một thành viên xa lạ, bị loại trừ, vô trách nhiệm, đứng bên lề.... Chắc chắn, Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu, vị Quan thầy của các xứ truyền giáo, là người đã cảm nhận sâu xa chân lý nền tảng “hiệp hành truyền giáo” nầy, nên vào cuối đời, khi lâm bệnh nặng, thánh nữ vẫn cố gắng lê bước...; một nữ tu nhận ra thánh nữ quá mệt nhọc nên đề nghị Ngài hãy nghỉ ngơi. Thánh nữ Têrêsa đã trả lời: “Chị biết điều gì đem lại sức mạnh cho em không? Em đang lê bước để mưu ích cho một nhà thừa sai. Em tin rằng có một nhà thừa sai nào đó ở xa xăm lúc nầy đang chực quỵ ngã vì những công cuộc tông đồ của Ngài, em xin dâng sự mệt nhọc của em lên Chúa (Một Tâm Hồn, XII,9).
Thế nhưng, như câu tục ngữ mà chắc ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, cũng vậy, công cuộc truyền giáo của Hội Thánh muôn nơi muôn thuở có được kết quả gì chăng đó chính là do ơn Thiên Chúa, do sự hướng dẫn và tác động của Chúa Thánh Thần, như sách Công Vụ ghi nhận và được ĐGH Phanxicô nêu bật trong SĐTG 2022: “Khi Chúa Kitô phục sinh uỷ thác cho các môn đệ làm chứng nhân của Người, Người cũng hứa ban cho họ ơn cần thiết cho trách nhiệm cao cả này: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8).... không người Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và chân thật cho Chúa Kitô mà không do Thánh Thần linh hứng và giúp đỡ. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô được kêu gọi nhận ra tầm quan trọng cơ bản của hoạt động Chúa Thánh Thần, sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Người và lãnh nhận sức mạnh và sự hướng dẫn chắc chắn của Người. Quả thực, chính những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay hoang mang, chúng ta càng phải nhớ chạy đến cầu nguyện với Chúa Thánh Thần...” (SĐTG 2022).
Chúng ta đừng quên, nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì làm sao, cái “bản tin” nhát gừng đầy sợ hãi hoang mang của cô Maria Mađalêna mang về từ “Mồ trống” cho các Tông Đồ, cái “bản tin” mà sau đó bị quan chức Do Thái giáo trù dập te tua, cấm đoán tàn bạo, cái bản tin được một anh chàng dân chài Phêrô thuyết pháp, giải trình... Vâng, cái “bản tin về một Giêsu chết và sống lại đó”, sau sự kiện “Ngũ Tuần” đã có bao ngàn người trở lại; và liên tiếp sau đó... “đã vang ra khắp cùng bờ cõi trái đất” (Tv 18), để hôm nay, có thể ứng nghiệm phần nào lời ngôn sứ Isaia mấy ngàn năm trước mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 1: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giê-ru-sa-lem! vì sự sáng của ngươi đã tới, và vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, và u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, và vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi...”.
Vâng, ông bà anh chị em yên tâm đi, hy vọng đi ! Một đồng xu nhỏ của bà góa nghèo bố thí cho công cuộc truyền giáo hôm nay, một chút hy sinh, một lời cầu nguyện, một tham gia nhiệt tình âm thầm cho công cuộc mục vụ giáo xứ... sẽ có một ngày kết trái đơm hoa, một ngày sẽ có những bông lúa vàng đồng được thu vào kho lẫm Nước Trời.
Trong những lời kết của sứ điệp Truyền Giáo 2022, ĐGH Phanxicô đã nói với chúng ta rằng: “Anh chị em thân mến, tôi tiếp tục mơ về một Hội Thánh hoàn toàn truyền giáo, và một kỷ nguyên mới của hoạt động truyền giáo giữa các cộng đoàn Kitô hữu.”.
Hôm nay chúng ta cùng cầu nguyẹn thật sốt sắng để “giấc mơ về một Hội Thánh hoàn toàn truyền giáo” sớm trở thành hiện thực và con đường “hiệp hành truyền giáo” sẽ là “đường đi phải đến”. Amen.
Trương Đình Hiền
Chúa Nhật Truyền Giáo - 23.10.2022
Hàng năm, Giáo Hội dành ra một số ngày để cầu nguyện cách đặc biệt:
- Ngày đầu năm Dương lịch: cầu cho hòa bình thế giới. Riêng tuần lễ từ 18-25/1: cầu nguyện cho Hiệp nhất. - Trong tháng 2, ngày 2/2: lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh: cầu nguyện cho ơn gọi thánh hiến; ngày 11/2: lễ Đức Mẹ Lộ Đức: cầu nguyện cho bệnh nhân. - Chúa Nhật thứ 4 PS: cầu nguyện cho ơn thiên triên triệu giáo sĩ; Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên: ngày “quốc tế truyền thông xã hội”; Lễ Thánh Tâm: cầu cho ơn thánh hóa giáo sĩ; Chúa Nhật Lễ Lá: cầu nguyện cho Giới trẻ...
- Hôm nay, ngày Chúa Nhật áp cuối tháng 10, Giáo Hội cử hành “Ngày quốc tế truyền giáo”. Ngày này, chính thức được ĐGH Pio XI thiết lập ngày 14.4.1926, nhưng, theo ghi nhận của ĐGH Phanxicô trong Sứ điệp Truyền Giáo 2022, thì ngày “Khánh Nhật truyền giáo” này đã được gợi ý từ lâu xa trước với việc một nữ giáo dân tên là Jaricot, người sáng lập Hội Truyền Bá Đức Tin cách đây 200 năm: “một phụ nữ trẻ người Pháp, cô Pauline Jaricot, người đã sáng lập Hội Truyền Bá Đức Tin đúng hai trăm năm trước. Cô sẽ được tuyên phong chân phước trong năm kỷ niệm này. Dù sức khoẻ kém, cô đã chấp nhận ơn soi sáng của Thiên Chúa để thiết lập một mạng lưới cầu nguyện và quyên góp cho các nhà truyền giáo, giúp cho các tín hữu có thể tham gia tích cực vào sứ vụ “đi đến tận cùng trái đất”. Ý tưởng xuất sắc này đã làm phát sinh việc cử hành hằng năm Ngày Thế Giới Truyền Giáo, trong ngày này, các quỹ quyên góp từ các cộng đoàn địa phương được đưa vào quỹ toàn cầu để Đức Thánh Cha có thể nâng đỡ hoạt động truyền giáo.” (SĐTG 2022).
Ngoài sự kiện trên, cũng trong sứ điệp truyền giáo năm nay, ĐTC Phanxicô còn nhắc đến việc kỷ niệm 400 năm thiết lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin (1622 – 2022): “Việc thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin năm 1622 đã được thúc đẩy bởi ước muốn cổ vũ sứ vụ truyền giáo tại những vùng lãnh thổ mới. Đây là một nhận thức sâu sắc mang tính quan phòng! Thánh Bộ đã chứng tỏ vai trò quyết định trong việc giải phóng thực sự sứ vụ truyền giáo khỏi các quyền lực thế tục, để thiết lập các giáo hội địa phương mà ngày nay đang cho thấy sức sống mãnh liệt. Chúng ta hy vọng rằng, giống như trong bốn thế kỷ qua, Thánh Bộ với ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sẽ tiếp tục và tăng cường công việc phối hợp, tổ chức và cổ vũ các hoạt động truyền giáo của Hội Thánh.” (SĐTG 2022).
Riêng với công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, sự kiện “Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin” ra đời năm 1622 đã trở thành một cột mốc quan trọng mang tính “chiến lược”. Bởi vì, nhờ định hướng đúng đắn và thức thời của Thánh Bộ, chỉ 39 năm sau - 1659, Giáo Hội tại Việt Nam đã có được Hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên: Đàng Trong và Đàng Ngoài cùng với hai Giám Mục Đại diện Tông Tòa cai quản trực tiếp : ĐC Lambert de La Motte cai quản giáo phận Đàng Trong và ĐC Fr. Pallu cai quản giáo phận Đàng Ngoài; kết thúc một thời “Bảo Trợ Truyền Giáo” với rất nhiều những hệ lụy tiêu cực !
Ngày Truyền Giáo năm nay lại diễn ra trong lúc toàn thể dân Chúa đang nô nức triển khai thực hiện định hướng “Vì một Giáo Hội Hiệp Hành: Hiệp Thông, Tham Gia và Sứ Vụ”. Phải chăng đây chính là một “nguyên tắc nền tảng” mà ngay từ đầu Đức Kitô đã truyền cho các Tông Đồ thực hiện như một mệnh lệnh được ghi lại nơi Tin Mừng Matthêô vừa được công bố: “các con hãy đi giảng dạy muôn dân...”. Vâng, truyền giáo là công việc chung, là sứ vụ của “các con”, của tất cả mọi thành phần dân Chúa, như ĐGH Phanxicô đã thuyết minh trong SĐTG 2022: “Mỗi người đã rửa tội đều được kêu gọi truyền giáo trong Hội Thánh và bởi sự uỷ nhiệm của Hội Thánh: do đó, việc truyền giáo được thi hành chung với nhau, không phải từng cá nhân riêng rẽ, trong sự hiệp thông với cộng đoàn Hội Thánh chứ không theo sáng kiến cá nhân của mỗi người.”.
Vâng, giáo xứ chúng ta sẽ chỉ là một cộng đoàn truyền giáo hiệp hành khi mọi thành phần trong cộng đoàn đều sát cánh với nhau, nắm tay nhau, hỗ trợ nhau... từ việc nhỏ đến việc lớn, từ ca đoàn đến giáo lý viên, từ Ban Hành giáo đến hội Legio, Các Bà mẹ, hội Gia trưởng...; không ai cảm thấy mình chỉ là một thành viên xa lạ, bị loại trừ, vô trách nhiệm, đứng bên lề.... Chắc chắn, Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu, vị Quan thầy của các xứ truyền giáo, là người đã cảm nhận sâu xa chân lý nền tảng “hiệp hành truyền giáo” nầy, nên vào cuối đời, khi lâm bệnh nặng, thánh nữ vẫn cố gắng lê bước...; một nữ tu nhận ra thánh nữ quá mệt nhọc nên đề nghị Ngài hãy nghỉ ngơi. Thánh nữ Têrêsa đã trả lời: “Chị biết điều gì đem lại sức mạnh cho em không? Em đang lê bước để mưu ích cho một nhà thừa sai. Em tin rằng có một nhà thừa sai nào đó ở xa xăm lúc nầy đang chực quỵ ngã vì những công cuộc tông đồ của Ngài, em xin dâng sự mệt nhọc của em lên Chúa (Một Tâm Hồn, XII,9).
Thế nhưng, như câu tục ngữ mà chắc ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, cũng vậy, công cuộc truyền giáo của Hội Thánh muôn nơi muôn thuở có được kết quả gì chăng đó chính là do ơn Thiên Chúa, do sự hướng dẫn và tác động của Chúa Thánh Thần, như sách Công Vụ ghi nhận và được ĐGH Phanxicô nêu bật trong SĐTG 2022: “Khi Chúa Kitô phục sinh uỷ thác cho các môn đệ làm chứng nhân của Người, Người cũng hứa ban cho họ ơn cần thiết cho trách nhiệm cao cả này: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8).... không người Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và chân thật cho Chúa Kitô mà không do Thánh Thần linh hứng và giúp đỡ. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô được kêu gọi nhận ra tầm quan trọng cơ bản của hoạt động Chúa Thánh Thần, sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Người và lãnh nhận sức mạnh và sự hướng dẫn chắc chắn của Người. Quả thực, chính những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay hoang mang, chúng ta càng phải nhớ chạy đến cầu nguyện với Chúa Thánh Thần...” (SĐTG 2022).
Chúng ta đừng quên, nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì làm sao, cái “bản tin” nhát gừng đầy sợ hãi hoang mang của cô Maria Mađalêna mang về từ “Mồ trống” cho các Tông Đồ, cái “bản tin” mà sau đó bị quan chức Do Thái giáo trù dập te tua, cấm đoán tàn bạo, cái bản tin được một anh chàng dân chài Phêrô thuyết pháp, giải trình... Vâng, cái “bản tin về một Giêsu chết và sống lại đó”, sau sự kiện “Ngũ Tuần” đã có bao ngàn người trở lại; và liên tiếp sau đó... “đã vang ra khắp cùng bờ cõi trái đất” (Tv 18), để hôm nay, có thể ứng nghiệm phần nào lời ngôn sứ Isaia mấy ngàn năm trước mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 1: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giê-ru-sa-lem! vì sự sáng của ngươi đã tới, và vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, và u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, và vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi...”.
Vâng, ông bà anh chị em yên tâm đi, hy vọng đi ! Một đồng xu nhỏ của bà góa nghèo bố thí cho công cuộc truyền giáo hôm nay, một chút hy sinh, một lời cầu nguyện, một tham gia nhiệt tình âm thầm cho công cuộc mục vụ giáo xứ... sẽ có một ngày kết trái đơm hoa, một ngày sẽ có những bông lúa vàng đồng được thu vào kho lẫm Nước Trời.
Trong những lời kết của sứ điệp Truyền Giáo 2022, ĐGH Phanxicô đã nói với chúng ta rằng: “Anh chị em thân mến, tôi tiếp tục mơ về một Hội Thánh hoàn toàn truyền giáo, và một kỷ nguyên mới của hoạt động truyền giáo giữa các cộng đoàn Kitô hữu.”.
Hôm nay chúng ta cùng cầu nguyẹn thật sốt sắng để “giấc mơ về một Hội Thánh hoàn toàn truyền giáo” sớm trở thành hiện thực và con đường “hiệp hành truyền giáo” sẽ là “đường đi phải đến”. Amen.
Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Haiti trên bờ vực sụp đổ
Đặng Tự Do
07:16 22/10/2022
Haiti trên bờ vực sụp đổ, các tổ chức phi chính phủ cảnh báo khi các cuộc đàm phán của Liên Hiệp Quốc về việc khôi phục trật tự đang tiếp tục
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Haiti cảnh báo rằng sự hỗn loạn bao trùm đất nước đã trở nên quá phổ biến và kết cấu xã hội bị xé nát đến mức đất nước đang trên bờ vực sụp đổ, khi các cuộc thảo luận tiếp tục tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về cách khôi phục trật tự.
Người Haiti hiện đang phải đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng chồng chéo đang trở nên tồi tệ hơn theo từng ngày khi các băng nhóm vũ trang hạng nặng tiếp tục phong tỏa cảng và các kho nhiên liệu chính của đất nước.
Đất nước này cũng đang trải qua nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử khi một đợt bùng phát dịch tả chết người và các băng nhóm vũ trang ngày càng nhắm vào phụ nữ và trẻ em với bạo lực tình dục được sử dụng như một hình thức chiến tranh.
“Trong 20 năm làm việc ở Haiti, chúng tôi chưa bao giờ thấy điều gì như thế này,” Fiammetta Cappellini, đại diện tổ chức bác ái Avsi cho biết. “Bạo lực ở khắp mọi nơi và chạm đến mọi người. Những người dễ bị tổn thương nhất đang phải vật lộn để tồn tại vì viện trợ nhân đạo không đến được với mọi người”, ông nói như trên trong khi thăm những người di tản vì bạo lực chiến tranh băng đảng ở Cité Soleil đang trú ẩn tại Quảng trường Hugo Chávez ở Port-au-Prince vào ngày 16 tháng 10.
Hôm thứ Hai, Mỹ và Mễ Tây Cơ kêu gọi thành lập một lực lượng đa quốc gia không thuộc Liên Hiệp Quốc để tiêu diệt các băng nhóm hiện đang thống trị phần lớn Port-au-Prince.
Bạo lực gia tăng sau vụ ám sát tổng thống Jovenel Moïse vào tháng 7 năm 2021 khi các băng đảng - nhiều nhóm trong số đó có liên hệ với các chính trị gia đang khai thác khoảng trống quyền lực để chiếm thêm địa bàn.
Văn phòng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết hiện các phe phái thống trị hầu hết Port-au-Prince đang sử dụng các chiến thuật tàn bạo hơn bao giờ hết để khủng bố buộc dân chúng phải phục tùng.
Trong số hàng chục “lời khai ghê rợn” được Liên Hiệp Quốc thu thập, có trường hợp trẻ em bị hãm hiếp hàng giờ trước mặt cha mẹ bởi hàng chục người đàn ông có vũ trang.
“Đáng báo động là số lượng các trường hợp tăng lên từng ngày khi cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhân quyền ở Haiti ngày càng sâu sắc”, ông Cappellini nói.
Liên Hiệp Quốc cho biết bạo lực tình dục cũng đang được sử dụng để chống lại các nạn nhân bị bắt cóc. Tổ chức đã ghi nhận các trường hợp các băng nhóm liên tục hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần khi bị giam cầm. Trong một số trường hợp, các băng nhóm gửi video ghi lại các cuộc tấn công tình dục cho gia đình nạn nhân để gây áp lực buộc họ phải trả tiền chuộc.
Liên Hiệp Quốc cho biết, nếu không được ngăn chặn, bạo lực tình dục sắp xảy ra sẽ khiến cơ hội hòa giải và xây dựng hòa bình ở đất nước trở nên khó khăn hơn.
“Dân chúng đang ở trong một tình huống kịch tính chưa từng có. Bây giờ nó thực sự là một vấn đề sống hay chết hàng ngày,” Capellini nói.
Source:The Guardian
Giáo Hội ở Tây Ban Nha ra mắt cổng thông tin bảo vệ trẻ vị thành niên
Đặng Tự Do
07:16 22/10/2022
Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã tạo ra cổng thông tin điện tử “Paradarluz” (có nghĩa là “làm sáng tỏ”) để cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc được thực hiện bởi Giáo hội ở Tây Ban Nha nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và ngăn chặn lạm dụng. Trang web cũng hy vọng có thể tạo điều kiện liên lạc với các văn phòng chuyên dụng đã được thiết lập tại các giáo phận, dòng tu và các tổ chức khác của Giáo hội, bằng cách cung cấp một đường dây liên lạc trực tiếp.
Tổng số 202 văn phòng đã được thành lập - 60 văn phòng trong giáo phận và 142 văn phòng trong các dòng tu - để nhận báo cáo về lạm dụng và thiết lập các quy trình hành động và hình thành nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và ngăn chặn lạm dụng.
Trang web cũng chứa một danh sách thư mục mở rộng các tài liệu về những tội ác này, các giao thức do các giáo phận và tổ chức tôn giáo tạo ra, cũng như các tài liệu báo chí.
Đức Hồng Y Juan José Omella, Tổng Giám mục Barcelona và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, thừa nhận trong lá thư trình bày cổng thông tin rằng công việc do Giáo hội ở Tây Ban Nha thực hiện “không bao giờ là đủ khi đối mặt với đau khổ,” nhưng ngài giải thích rằng trang web nhằm mục đích giúp toàn xã hội “nhận thức được những quyết định đã được thực hiện và những quyết định mà chúng tôi sẵn sàng thực hiện”.
Giáo hội ở Tây Ban Nha bắt đầu hành trình giải quyết vấn đề này vào năm 2010, bằng cách thông qua các giao thức hành động đầu tiên. Tình hình đã được cải thiện trong những năm qua bằng cách cập nhật các quy phạm pháp luật liên quan đến những tội phạm này trong khuôn khổ giáo luật và liên quan đến Tòa thánh. Tây Ban Nha là một trong nhiều quốc gia Âu Châu đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập về các hành vi lạm dụng trong Giáo hội. Các ví dụ khác là Pháp và Bồ Đào Nha.
Source:omnesmag.com
Các giám mục Á Châu xem xét những con đường tương lai cho Giáo hội trên lục địa của những thực tại phức tạp
Đặng Tự Do
07:17 22/10/2022
Các giám mục sẽ tìm cách “đối thoại” với người dân Á Châu trong tuần thứ hai của cuộc họp kỷ niệm 50 năm thành lập Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Á Châu, gọi tắt là FABC, diễn ra trong tuần này tại Bangkok, Thái Lan.
Đức Tổng Giám Mục Isao Kikuchi của Tokyo cho biết “rất vui khi được gặp gỡ hơn 100 giám mục Á Châu tụ họp tại Baan Phu Wann, trung tâm mục vụ của Tổng giáo phận Bangkok, cho Đại hội đồng FABC kỷ niệm 50 năm thành lập.”
“Tuy nhiên, ngay khi những người tham gia bước vào công việc thực sự vào ngày 13, chúng tôi ngay lập tức nhận ra rằng một nhiệm vụ to lớn đang chờ đợi chúng tôi, đó là nhận biết thực tế của Á Châu, phản ánh về khả năng ứng phó của chúng tôi và xem xét các con đường trong tương lai cho Giáo Hội ở Á Châu,” Đức Tổng Giám Mục nói với tờ Crux.
Sự kiện từ ngày 12 đến ngày 30 tháng 10 đánh dấu kỷ niệm biến cố Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thành lập Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu trong chuyến công du năm 1970 đến Phi Luật Tân. Đại dịch COVID-19 đã trì hoãn việc kỷ niệm sự kiện này, ban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2020.
“Để biết được thực tế của Á Châu, một lục địa rộng lớn bắt đầu từ Kazakhstan ở cực tây đến Nhật Bản ở cực đông, chúng ta phải đắm mình vào những câu chuyện hoàn toàn đa dạng của từng quốc gia trong số 22 quốc gia hiện nay,” Đức Tổng Giám Mục Kikuchi nói.
“Chúng tôi ngay lập tức nhận ra rằng Á Châu là một lục địa có nhiều thực tế phức tạp với các nền văn hóa khác nhau, nên việc đưa ra một chính sách thống nhất để đáp ứng mục vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Vì nhận thức được điều này, chúng tôi đã hiểu ý nghĩa của cụm từ cuối cùng của Chủ đề của Đại Hội đồng là: Và họ đã đi một con đường khác,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, cựu chủ tịch của FABC, đề nghị rằng tổ chức này hãy làm theo gương của đối tác Mỹ Latinh, CELAM.
“Tôi không thể nhấn mạnh vai trò quan trọng của chúng ta tại đại hội lần này như thế nào. Chúng ta đang cam kết trở thành và vẫn là một Giáo Hội Á Châu có tính tiên tri, phù hợp và nhạy bén để phục vụ người dân Á Châu,” Đức Hồng Y Gracias nói.
“Tất cả những người tham dự tại các sự kiện giáo hội toàn cầu gần đây sẽ nhận thấy cách các giám mục ở Nam Mỹ luôn đề cập đến Puebla, Medellin, và bây giờ là Aparecida trong các suy tư của họ,” Đức Hồng Y Gracias nói, khi đề cập đến các hội nghị hàng năm của CELAM.
Khi còn là Hồng Y của Buenos Aires, Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô là kiến trúc sư chính của tài liệu cuối cùng tại Aparecida, tài liệu này tiếp tục ảnh hưởng đến Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Gracias nói.
“Do đó, câu hỏi được đặt ra: Không phải đã đến lúc FABC nên có một cái gì đó tương tự ở Á Châu sao? Điều gì đã giúp Nam Mỹ chắc chắn có thể giúp ích cho Á Châu,” Đức Hồng Y nói thêm.
Ngài cho biết một hội nghị được tái cấu trúc sẽ giúp các Giáo Hội ở Á Châu “đổi mới và hồi sinh lực đẩy mục vụ của chúng ta” và biến Giáo Hội tại Á Châu thành “một Giáo Hội sôi động hoạt động vì một Á Châu tốt đẹp hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Kikuchi cho biết những ngày đầu tiên của hội nghị đã “đóng góp rất nhiều cho chúng tôi trong việc tăng cường ý thức đoàn kết.”
“Chúng tôi đã dành thời gian để lắng nghe, đối thoại và cầu nguyện cùng nhau. Bây giờ vào tuần tới, chúng tôi sẽ suy ngẫm về những thực tế này, đối thoại trực tuyến với người dân địa phương của Giáo Hội Á Châu và cố gắng đi đến giai đoạn cuối trong tuần thứ ba để tìm ra những con đường mới của chúng tôi để đi theo mà có thể đòi hỏi FABC phải trải qua một loại thay đổi cấu trúc.” Đức Tổng Giám Mục Tokyo nói.
Ngài nói: “Chúa Thánh Thần đang tác động lên các giám mục, được hỗ trợ bởi những lời cầu nguyện của các giáo hội địa phương ở Á Châu.
Source:Crux
Thị trấn Anh cấm làm dấu thánh giá, cấm sử dụng nước phép gần trung tâm phá thai
Đặng Tự Do
17:51 22/10/2022
Một hội đồng thị trấn ở Anh đã cho rằng làm dấu thánh giá và cầu nguyện là bất hợp pháp ở các khu vực công cộng xung quanh một nhà cung cấp dịch vụ phá thai.
Hội đồng Bournemouth, Christchurch và Poole ở miền nam nước Anh đã vẽ các đường màu đỏ xung quanh một nhà cung cấp dịch vụ phá thai và chỉ định khu vực này là “vùng an toàn”. Bất cứ ai bị bắt gặp đang làm dấu thánh giá, đọc Kinh thánh hoặc vẩy nước phép sau những vạch đỏ này có thể bị phạt 100 bảng Anh (khoảng 113 đô la) hoặc có nguy cơ bị tòa kết án.
Một người cải đạo sang Công Giáo nổi tiếng là ông Gavin Ashenden đã viết trên Twitter: “Bournemouth 2022. Giờ đây việc làm dấu thánh giá là bất hợp pháp. Hãy dừng lại một chút và nghĩ về những tác động…. “
Một người dùng Twitter đã phản hồi lại dòng tweet của Ashenden, nói: “Đây là một hành động bài bác, chống Kitô giáo rõ ràng”.
Trong một thông cáo báo chí được công bố vào ngày 11 tháng 10, hội đồng cho biết quyết định thực thi Lệnh bảo vệ không gian công cộng, gọi tắt là PSPO, được đưa ra sau khi tham vấn cộng đồng. PSPO nhằm ngăn chặn các hành vi chống đối xã hội.
Đã có 2,241 phản hồi tham gia cuộc tư vấn. 78% số người được hỏi ủng hộ nguyên tắc PSPO đang được thực hiện, trong khi 24% không ủng hộ nó, thông cáo truyền thông của hội đồng cho biết.
“Mặc dù chúng tôi thừa nhận quyền của bất kỳ ai được tiến hành một cuộc biểu tình hòa bình, nhưng chúng ta phải cân bằng điều này với sự đau khổ gây ra hoặc có khả năng gây ra và tác động bất lợi của những hành vi mà những người tiếp cận các dịch vụ y tế hoặc làm công việc của họ phải trải qua,” Ủy viên Hội đồng Bobbie Dove cho biết trong tuyên bố.
Lệnh đã có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 10 và sẽ duy trì trong ba năm.
Theo hình phạt do PSPO đưa ra, hội đồng cấm một số hành vi từ thứ Hai đến thứ Sáu trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, bao gồm “các buổi canh thức trong đó các thành viên cầu nguyện rõ ràng, đọc Kinh thánh, vẩy nước thánh xuống đất hoặc làm dấu thánh giá”.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã liên hệ với Giáo phận Portsmouth nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm công bố.
Sự cấm đoán của hội đồng không phải là điều duy nhất mà một số người ủng hộ sự sống lo ngại.
Hiệp hội Bảo vệ Trẻ em Chưa sinh đã chú ý đến phát hiện của một báo cáo thanh tra cơ sở phá thai Bournemouth xác định nhiều vấn đề.
Báo cáo kiểm tra dài 30 trang của Ủy ban Phẩm chất Chăm sóc, một cơ quan quản lý độc lập, phát hiện ra rằng trung tâm phá thai, do Dịch vụ Tư vấn Mang thai Anh điều hành, “không phải lúc nào cũng bảo đảm hoàn thành các tài liệu pháp lý chính xác” trước khi tiến hành phá thai bằng phẫu thuật.
Hơn nữa, đánh giá cho biết cơ sở Bournemouth “không phải lúc nào cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn hiện hành của quốc gia để bảo đảm các thai nhi sau khi chết vì bị phá thai được đối xử một cách tôn trọng.”
Source:Catholic News Agency
Ba xác ướp cổ đại hồi hương từ Vatican về Peru
Đặng Tự Do
17:52 22/10/2022
Ba xác ướp cổ đại được lưu giữ tại bảo tàng Anima Mundi - phòng trưng bày dân tộc học trong Bảo tàng Vatican - đã được hồi hương về Peru.
Trong một buổi lễ vào ngày 17 tháng 10, Thống đốc Quốc gia Thành phố Vatican, Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Peru, Cesar Rodrigo Landa Arroyo, đã ký một văn bản chính thức hóa quyết định này.
Sự kiện này được hiểu trong bối cảnh dự án hồi hương hài cốt người từ bảo tàng, Vatican News giải thích. Kể từ năm 2010, cấu trúc của Vatican đã theo đuổi chính sách coi hài cốt của con người không phải là tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm.
Kết quả đầu tiên của chính sách này là việc hồi hương hài cốt người từ Ecuador. Sau đó, một sự hợp tác đã được bắt đầu với Peru để trao trả những xác ướp không có niên hạn này, được phát hiện ở độ cao 3.000 mét trên dãy Andes của Peru, dọc theo dòng chảy của sông Ucayali, một nhánh của Amazon.
Bảo tàng Anima Mundi được Giáo hoàng Pius XI thành lập vào năm 1925, sau một cuộc triển lãm quy mô lớn tại Vatican về chủ đề truyền giáo. Vào thời điểm đó, hơn 100,000 tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới đã được gửi đến làm quà tặng cho Đức Giáo Hoàng. Peru cũng tham gia vào sáng kiến này bằng cách gửi một số hiện vật đại diện cho nền văn hóa và nền văn minh của đất nước, bao gồm cả ba xác ướp được đề cập.
Source:Vatican News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Hành Trình Emmaus IX: Bữa Tiệc trang trọng với giáo dân vùng Dallas-Ft Worth.
Trần Mạnh Trác - Phạm Thái Hùng
19:13 22/10/2022
Xem hình ảnh
Đại hội Hành Trình Emmaus lần thứ 9 vừa kết thúc trưa thứ 5 ngày 20/10/2022 tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland, Texas. Tối hôm trước, 19/10/2022, một dạ tiệc đã được tổ chức tại hội trường Gx với những mạnh thường quân đến từ tất cả các giáo xứ Công giáo VN quanh vùng Dallas và Ft-Worth, trong đó các Gx cũng đóng góp những tiết mục văn nghệ đặc sắc cuả giáo xứ mình. Đặc biệt chúng tôi đã phát hành video cuả màn muá trống độc đáo và tuyệt vời cuả các em thanh thiếu niên Gx Th. Giuse ở Grd Prairie, TX.
Các linh mục tham dự đại hội cũng đã đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ sôi động làm ‘nổ tung’ hội trường. Niềm vui kéo dài đến nỗi ĐGM Nguyễn Thái Thành trưa hôm sau, vào lúc chia tay, cũng vẫn còn nhắc lại khi phát biểu cảm tưởng với các độc giả của VietCatholic.
Để làm quà lưu niệm cho biến cố này, chúng tôi đã thu thập nhiều hình ảnh trong một cố gắng ghi lại mọi nhân vật đã tham gia vào bữa tiệc và văn nghệ, trong đó có cả những anh chị em phục vụ từ nhà bếp cho đến các tiếp viên duyên dáng ở khu tiếp tân...
Hầu hết các hình ảnh được chọn ở đây là cuả anh Phạm Thái Hùng, anh là một nhiếp ảnh gia thường xuyên cộng tác với VietCatholic từ nhiều năm qua.
Đại hội Hành Trình Emmaus lần thứ 9 vừa kết thúc trưa thứ 5 ngày 20/10/2022 tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland, Texas. Tối hôm trước, 19/10/2022, một dạ tiệc đã được tổ chức tại hội trường Gx với những mạnh thường quân đến từ tất cả các giáo xứ Công giáo VN quanh vùng Dallas và Ft-Worth, trong đó các Gx cũng đóng góp những tiết mục văn nghệ đặc sắc cuả giáo xứ mình. Đặc biệt chúng tôi đã phát hành video cuả màn muá trống độc đáo và tuyệt vời cuả các em thanh thiếu niên Gx Th. Giuse ở Grd Prairie, TX.
Các linh mục tham dự đại hội cũng đã đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ sôi động làm ‘nổ tung’ hội trường. Niềm vui kéo dài đến nỗi ĐGM Nguyễn Thái Thành trưa hôm sau, vào lúc chia tay, cũng vẫn còn nhắc lại khi phát biểu cảm tưởng với các độc giả của VietCatholic.
Để làm quà lưu niệm cho biến cố này, chúng tôi đã thu thập nhiều hình ảnh trong một cố gắng ghi lại mọi nhân vật đã tham gia vào bữa tiệc và văn nghệ, trong đó có cả những anh chị em phục vụ từ nhà bếp cho đến các tiếp viên duyên dáng ở khu tiếp tân...
Hầu hết các hình ảnh được chọn ở đây là cuả anh Phạm Thái Hùng, anh là một nhiếp ảnh gia thường xuyên cộng tác với VietCatholic từ nhiều năm qua.
VietCatholic TV
Bi thảm: Nửa đêm bỏ trốn, cả Tiểu đoàn Nga chìm dưới dòng nước. Boris Johnson trở lại làm thủ tướng?
VietCatholic Media
03:15 22/10/2022
1. Triển vọng Boris Johnson quay trở lại làm Thủ tướng Anh là rất cao
Các quan chức Ukraine đã tỏ ra bối rối trước việc Thủ tướng Anh Liz Truss, một người mạnh mẽ ủng hộ nước này, đã phải từ chức chỉ sau 45 ngày cầm quyền. Trong tình hình nghiêm trọng hiện nay, sự ổn định của chính phủ Anh là điều rất quan trọng.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều triển vọng rằng điều này sẽ dẫn đến việc cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson quay trở lại lãnh đạo Đảng Bảo Thủ và chức vụ Thủ tướng.
Lần cuối cùng một vị thủ tướng sau khi mất quyền lãnh đạo đảng đã có thể quay trở lại đã diễn ra cách đây 140 năm khi William Gladstone trở lại lãnh đạo đảng Tự do.
Đến 2g chiều ngày thứ Hai 24 tháng 10, theo giờ địa phương London, có thể biết liệu Ông Boris Johnson có thể quay lại hay không.
Boris Johnson đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019 - và theo hiến pháp của Anh, đảng cầm quyền có thể thay đổi lãnh đạo mà không cần một cuộc tổng tuyển cử khác.
Hiện nay, trừ Boris Johnson, còn có hai người khác là Ông Rishi Sunak và Cô Penny Mordaunt.
Một trong những người ủng hộ trung thành nhất của Boris Johnson, là Bộ trưởng Kinh doanh Jacob Rees-Mogg đã phát động một chiến dịch truyền thông xã hội để đưa Boris Johnson trở lại Phố Downing và hàng chục thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo thủ đã công khai ủng hộ ông.
Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace, được coi là lực lượng có ảnh hưởng trong đảng Bảo thủ, nói với BBC rằng ông “nghiêng về phía” ủng hộ ông Johnson.
Các quy tắc của đảng cho cuộc tranh cử lãnh đạo có nghĩa là những người hy vọng cần có sự ủng hộ của ít nhất 100 thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo thủ vào chiều thứ Hai để tiếp tục cuộc đua.
Hiện có 357 thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo thủ. Nếu Boris Johnson không giành được 100 đề cử của 357 vị này, ông bị loại khỏi cuộc đua, khả năng này rất thấp. Nếu ông giành được ít nhất 100 đề cử, thì có hai trường hợp xảy ra.
Trường hợp thứ nhất: Nếu Boris Johnson là người duy nhất giành được ít nhất 100 đề cử từ 357 thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo thủ, vào chiều thứ Hai tới đây, ông sẽ được tuyên bố là lãnh đạo của đảng Bảo thủ và là Thủ tướng Anh. Cuộc đua lập tức chấm dứt.
Trường hợp thứ hai: Nếu có nhiều hơn một người giành được ít nhất 100 đề cử, 357 thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo thủ sẽ bỏ phiếu để loại người có ít phiếu nhất. Khi chỉ còn hai ứng viên, tất cả các đảng viên Đảng Bảo thủ sẽ bỏ phiếu trực tuyến vào ngày thứ Sáu 28 tháng 10. Các quan sát viên nhận định rằng, trong trường hợp này, Ông Boris Johnson gần như chắc chắn thắng vì ông được sự ủng hộ của đông đảo các đảng viên Đảng Bảo thủ không phải là thành viên Quốc Hội.
2. Nửa đêm bỏ trốn cả Tiểu đoàn Chiến thuật của Nga chìm dưới dòng nước.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, đã lên tiếng cáo buộc phía Ukraine dùng HIMARS tấn công vào một đoàn dân thường đang vượt qua một cầu phao do Nga xây dựng gần Cầu Antonivka ở khu vực Kherson để bỏ trốn khỏi Kherson vào đêm thứ Năm 20 rạng sáng ngày thứ Sáu 21 tháng 10.
Yuriy Sobolevskyi, phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng khu vực Kherson, tuyên bố như sau:
“Vào khoảng 23:00, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công cầu vượt do quân chiếm đóng xây dựng gần Cầu Antonivka ở Kherson. Theo thông tin hiện có, không có cư dân dân sự nào của thành phố trong đoàn xe di chuyển dọc theo cầu vượt này. Dân thường không có lý do để bỏ trốn trong đêm như vậy.”
Ông nói rõ rằng, Putin đã ra lệnh thiết quân luật, trong thời gian giới nghiêm, thường dân buộc phải ở nhà. Thứ hai, trong thời gian giới nghiêm, chỉ những người có giấy phép đặc biệt mới được di chuyển trong thành phố, và “rõ ràng đây là những đặc quyền của quân xâm lược”. Thứ ba, có dữ liệu xác nhận thực tế từ người dân địa phương rằng trong cái gọi là “di tản” dân thường, chỉ các nhân viên của lực lượng an ninh do Nga cài đặt mới được chuyển đến bờ đối diện. Những người Nga này không chỉ khác với người Ukraine về ngoại hình, mà còn khác nhau về quần áo họ mặc.
“Vì vậy, các cuộc nói chuyện về việc pháo kích thường dân chỉ là tuyên truyền dối trá. Hiện tại, tất cả các dữ liệu đang được điều tra”, Phó trưởng hội đồng khu vực cho biết thêm.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, một cuộc tấn công khác đã được thực hiện ngay vào cầu Antonivka song song với vụ tấn công cầu vượt do quân xâm lược Nga xây dựng gần cây cầu này. Sáu tiếng nổ vang lên.
Trong hai vụ tấn công, Nga đã tổn thất khoảng một Tiểu đoàn Chiến thuật.
3. Ukraine giải phóng 88 khu định cư ở khu vực Kherson, 551 khu định cư ở khu vực Kharkiv
Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã giải phóng tổng cộng 551 khu định cư ở khu vực Kharkiv và 88 khu định cư ở khu vực Kherson.
Phó Văn phòng Tổng thống, Kyrylo Tymoshenko, đã cho biết như trên trong một cuộc họp báo tại Trung Tâm Báo Chí Kyiv hôm thứ Sáu.
“Trong vùng Kherson, tổng cộng 88 khu định cư đã được giải tỏa. 11,827 thường dân sống ở đây”
Theo Tymoshenko, viện trợ nhân đạo hiện đang được cung cấp cho cư dân của các khu định cư bị chiếm đóng ở quận Beryslav, việc khôi phục các hệ thống hỗ trợ sự sống đang được tiến hành tại các khu định cư được giải phóng, cụ thể là: các đường dây điện bị hư hỏng đang được sửa chữa, các trạm biến áp đang được kiểm tra, và các cột điện mới đang được lắp đặt.
Tymoshenko cũng cho biết 120 km đường xe hơi đã được khai thông, thông tin liên lạc di động đã được khôi phục, trong khi công việc rà phá bom mìn trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vẫn tiếp tục.
Ông nhấn mạnh rằng có tổng cộng 156 tội ác chiến tranh đã được ghi nhận kể từ khi bắt đầu nỗ lực chống chiếm đóng ở khu vực Kherson.
Phó văn phòng Tổng thống cũng cho biết 551 khu định cư đã được giải tỏa ở khu vực Kharkiv, nơi có 1,685 tội phạm chiến tranh được ghi nhận.
Tymoshenko lưu ý rằng người Nga tiếp tục bắn phá Kharkiv và khu vực xung quanh.
4. Canada thề sẽ buộc Iran, Nga phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người Ukraine
Bộ Trưởng Ngoại Giao Canada, Cô Mélanie Joly đã lên án việc chế độ Iran hỗ trợ tích cực cho tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine.
Cô cho biết: “Canada lên án mạnh mẽ sự hỗ trợ tích cực của Iran đối với hành động tàn bạo của Nga ở Ukraine thông qua việc bán vũ khí và cử quân nhân Iran đến đào tạo và hỗ trợ các lực lượng Nga sử dụng vũ khí của Iran”.
Cô nhấn mạnh rằng “những hành động này dẫn đến cái chết của dân thường, gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh toàn cầu, và phải dừng lại. Iran và Nga sẽ phải chịu trách nhiệm.”
Các báo cáo trước đó nói rằng Nga tích cực sử dụng máy bay không người lái chiến đấu do Iran sản xuất để tấn công các thành phố yên bình ở Ukraine và phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng vào trước thời kỳ mùa đông.
Vào ngày 20 tháng 10, đại diện thường trực của các nước Liên minh Âu Châu đã nhất trí về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran vì cung cấp máy bay không người lái “kamikaze” cho Nga.
Trong các cuộc họp tại Liên Hiệp Âu Châu, các nhà ngoại giao thề rằng các lệnh trừng phạt sẽ khiến cho Iran phải chịu tổn thất gấp 10 lần số tiền họ có thể kiếm được trong việc buôn bán với Nga.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng: Cộng hòa Tiệp, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh Âu Châu, thông báo rằng Liên Hiệp Âu Châu đã đồng thuận về gói trừng phạt đối với ba cá nhân và một thực thể được cho là đã cung cấp máy bay không người lái tấn công của Iran cho Nga để sử dụng chống lại các mục tiêu Ukraine. Việc thông qua lệnh trừng phạt này diễn ra chỉ sau 3 ngày họp, được kể là chưa từng có trong lịch sử Liên Hiệp Âu Châu.
Các nhà ngoại giao trong Liên Hiệp Âu Châu bày tỏ lo ngại rằng Iran đã quyết định tham gia với Nga trong cuộc xâm lược Ukraine; đặc biệt sau khi có các bằng chứng cho thấy quân Iran đang có mặt tại bán đảo Crimea để huấn luyện cho quân Nga cách sử dụng các máy bay không người lái Shahed-136 và Shahed-139.
Dẫn lời các quan chức an ninh Mỹ và đồng minh, tờ Washington Post hôm Chúa Nhật đưa tin rằng Tehran cũng đang có kế hoạch gửi hỏa tiễn đất đối đất của Iran tới Nga.
Cho đến nay Bộ Ngoại giao Iran vẫn quyết liệt phủ nhận, bất kể các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay không người lái Shahed-136 còn nguyên vẹn.
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này là Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Ngoại trưởng Iran nói “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
5. Su-25 của Nga bị bắn rơi ở vùng Mykolaiv
Trong bản báo cáo sáng thứ Bẩy 22 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn rơi một máy bay Su-25 của đối phương ở vùng Mykolaiv.
Phát ngôn nhân cho biết: “Một máy bay Su-25 của đối phương đã bị bắn rơi trong đợt báo động không kích mới nhất. Theo Bộ Tư lệnh Không quân phía Nam, máy bay tấn công đã bị bắn rơi vào khoảng 4 giờ chiều tại quận Bashtanka của vùng Mykolayiv bởi một đơn vị của lữ đoàn hỏa tiễn phòng không Odesa.”
Như đã báo cáo, kẻ thù lại tấn công Mykolaiv bằng máy bay không người lái Shahed-136 kamikaze vào ngày 20 tháng 10. Có vẻ như quân Ukraine đã tìm được cách chống lại máy bay không người lái Shahed-136 của Iran. 19 trong số 20 máy bay không người lái cảm tử Shahed-136 do Iran sản xuất, được Nga sử dụng để chống lại các cơ sở hạ tầng dân sự, đã bị bắn hạ.
Không thể dùng máy bay không người lái để tấn công, quân Nga đã quay sang dùng máy bay thứ thiệt, nhưng chiếc Sukhoi 25 giá 11 triệu Mỹ Kim đã bị bắn hạ.
6. Không quân Ukraine tấn công 3 sở chỉ huy và 10 kho vũ khí
Trong bản báo cáo sáng thứ Bẩy 22 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày thứ Sáu 21 tháng 10, không quân Ukraine đã tấn công ba sở chỉ huy và mười kho vũ khí và thiết bị quân sự của Nga.
“Không quân Ukraine đã thực hiện 16 cuộc không kích trong ngày, đánh vào ba sở chỉ huy của đối phương và mười cụm vũ khí và thiết bị quân sự, cũng như ba vị trí phòng không. Lực lượng hỏa tiễn và pháo binh đã tấn công một sở chỉ huy và một hệ thống hỏa tiễn S-300 của Nga.”
“Quân xâm lược Nga trong ngày qua cố gắng phòng thủ các vùng lãnh thổ tạm thời chiếm được, tập trung nỗ lực vào việc kiềm chế các hành động của Lực lượng Phòng vệ, và chỉ chủ động tấn công ở các hướng Bakhmut và Avdiivka.”
Quân xâm lược bắn vào các vị trí của Ukraine dọc theo giới tuyến, tiến hành trinh sát trên không, tiếp tục tấn công các cơ sở hạ tầng trọng yếu và nhà dân vi phạm luật nhân đạo quốc tế, luật lệ và phong tục chiến tranh.
Trong ngày, quân xâm lược đã tiến hành 4 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và 10 cuộc không kích, hơn 30 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn hàng loạt.
Các khu vực của khoảng 8 khu định cư, bao gồm Kharkiv, Zaporizhzhia và Novovoskresenske của vùng Kherson, đã bị trúng hỏa tiễn dẫn đường phòng không của Nga.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhấn mạnh rằng:
“Theo thông tin có được, bọn cầm quyền tay sai Nga đã ngừng hoạt động ở thị trấn Beryslav của vùng Kherson kể từ ngày 19 tháng 10. Người ta cũng biết rằng những người hợp tác với quân chiếm đóng Nga đã trốn khỏi thị trấn cùng với gia đình và tài sản của họ”
Bộ Tổng tham mưu xác nhận rằng Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đánh chìm các phao vượt dưới cầu Antonivka ở vùng Kherson. Các lực lượng Nga trong vùng được hướng dẫn liên lạc với đường giây nóng của quân đội Ukraine để ra đầu hàng, không nên liều lĩnh vượt sông chết oan.
7. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết: Không có vấn đề gì xảy ra với Starlink. Ukraine “tiếp xúc trực tiếp” với Elon Musk
Ukraine sẽ không còn phải đối mặt với bất kỳ vấn đề nào liên quan đến các trạm dịch vụ internet vệ tinh Starlink đã được chứng minh là rất quan trọng đối với khả năng kết nối của quân đội trên chiến trường.
Oleksii Reznikov, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, đã cho biết như trên.
“Tôi chắc chắn chúng ta sẽ không có vấn đề gì” Reznivkov nói.
Các quan chức hàng đầu của Ukraine đang liên hệ trực tiếp với Elon Musk để tìm cách thoát khỏi những tranh cãi xung quanh việc thanh toán cho các thiết bị đầu cuối.
Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov cho biết có những “liên lạc cá nhân” giữa Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov và Elon Musk.
Fedorov “chịu trách nhiệm về kỹ thuật số và anh ấy có mối liên hệ trực tiếp với Elon Musk. Họ có một cuộc trao đổi cá nhân, và Mykhailo đã thực sự tích cực về tình hình trong cuộc thảo luận cuối cùng của họ về vấn đề này,” Bộ Trưởng Reznikov nói.
Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm rằng “nếu đó chỉ là vấn đề tiền bạc, chúng tôi có tối thiểu ba nguồn. Nó có thể đến từ gói hỗ trợ của Ngũ Giác Đài hỗ trợ Ukraine, cũng có thể có một lượng tiền lớn ở Âu Châu, hoặc các nhà tài trợ tư nhân có thể phụ trách điều đó”.
Tuy nhiên, dù nó được tài trợ, Reznikov cho biết Ukraine “sẽ tiếp tục liên lạc ở cấp độ kỹ thuật với công ty của Elon Musk.”
Các bình luận được đưa ra sau khi người sáng lập SpaceX nói rằng hơn 20,000 thiết bị đầu cuối Starlink được tặng cho Ukraine sẽ khiến công ty mất khoảng 100 triệu đô la vào cuối năm nay, thêm vào đó là không hợp lý khi công ty tài trợ cho Starlink ở Ukraine mà không được bồi thường từ Ngũ Giác Đài.
Elon Musk cho biết dự định duy trì dịch vụ này và sẽ tiếp tục trả tiền cho nó. Tuy nhiên, một quan chức Ngũ Giác Đài đã nói với Politico rằng những rắc rối vừa xảy ra đã khiến cơ quan này có lý do để nghi ngờ lời nói của Musk.
GH kêu cứu: Haiti trên bờ sụp đổ, mạnh được yếu thua. Các GM Á Châu trước những thực tại phức tạp
VietCatholic Media
07:14 22/10/2022
1. Haiti trên bờ vực sụp đổ, các tổ chức phi chính phủ cảnh báo khi các cuộc đàm phán của Liên Hiệp Quốc về việc khôi phục trật tự đang tiếp tục
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Haiti cảnh báo rằng sự hỗn loạn bao trùm đất nước đã trở nên quá phổ biến và kết cấu xã hội bị xé nát đến mức đất nước đang trên bờ vực sụp đổ, khi các cuộc thảo luận tiếp tục tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về cách khôi phục trật tự.
Người Haiti hiện đang phải đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng chồng chéo đang trở nên tồi tệ hơn theo từng ngày khi các băng nhóm vũ trang hạng nặng tiếp tục phong tỏa cảng và các kho nhiên liệu chính của đất nước.
Đất nước này cũng đang trải qua nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử khi một đợt bùng phát dịch tả chết người và các băng nhóm vũ trang ngày càng nhắm vào phụ nữ và trẻ em với bạo lực tình dục được sử dụng như một hình thức chiến tranh.
“Trong 20 năm làm việc ở Haiti, chúng tôi chưa bao giờ thấy điều gì như thế này,” Fiammetta Cappellini, đại diện tổ chức bác ái Avsi cho biết. “Bạo lực ở khắp mọi nơi và chạm đến mọi người. Những người dễ bị tổn thương nhất đang phải vật lộn để tồn tại vì viện trợ nhân đạo không đến được với mọi người”, ông nói như trên trong khi thăm những người di tản vì bạo lực chiến tranh băng đảng ở Cité Soleil đang trú ẩn tại Quảng trường Hugo Chávez ở Port-au-Prince vào ngày 16 tháng 10.
Hôm thứ Hai, Mỹ và Mễ Tây Cơ kêu gọi thành lập một lực lượng đa quốc gia không thuộc Liên Hiệp Quốc để tiêu diệt các băng nhóm hiện đang thống trị phần lớn Port-au-Prince.
Bạo lực gia tăng sau vụ ám sát tổng thống Jovenel Moïse vào tháng 7 năm 2021 khi các băng đảng - nhiều nhóm trong số đó có liên hệ với các chính trị gia đang khai thác khoảng trống quyền lực để chiếm thêm địa bàn.
Văn phòng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết hiện các phe phái thống trị hầu hết Port-au-Prince đang sử dụng các chiến thuật tàn bạo hơn bao giờ hết để khủng bố buộc dân chúng phải phục tùng.
Trong số hàng chục “lời khai ghê rợn” được Liên Hiệp Quốc thu thập, có trường hợp trẻ em bị hãm hiếp hàng giờ trước mặt cha mẹ bởi hàng chục người đàn ông có vũ trang.
“Đáng báo động là số lượng các trường hợp tăng lên từng ngày khi cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhân quyền ở Haiti ngày càng sâu sắc”, ông Cappellini nói.
Liên Hiệp Quốc cho biết bạo lực tình dục cũng đang được sử dụng để chống lại các nạn nhân bị bắt cóc. Tổ chức đã ghi nhận các trường hợp các băng nhóm liên tục hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần khi bị giam cầm. Trong một số trường hợp, các băng nhóm gửi video ghi lại các cuộc tấn công tình dục cho gia đình nạn nhân để gây áp lực buộc họ phải trả tiền chuộc.
Liên Hiệp Quốc cho biết, nếu không được ngăn chặn, bạo lực tình dục sắp xảy ra sẽ khiến cơ hội hòa giải và xây dựng hòa bình ở đất nước trở nên khó khăn hơn.
“Dân chúng đang ở trong một tình huống kịch tính chưa từng có. Bây giờ nó thực sự là một vấn đề sống hay chết hàng ngày,” Capellini nói.
Source:The Guardian
2. Giáo Hội ở Tây Ban Nha ra mắt cổng thông tin bảo vệ trẻ vị thành niên
Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã tạo ra cổng thông tin điện tử “Paradarluz” (có nghĩa là “làm sáng tỏ”) để cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc được thực hiện bởi Giáo hội ở Tây Ban Nha nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và ngăn chặn lạm dụng. Trang web cũng hy vọng có thể tạo điều kiện liên lạc với các văn phòng chuyên dụng đã được thiết lập tại các giáo phận, dòng tu và các tổ chức khác của Giáo hội, bằng cách cung cấp một đường dây liên lạc trực tiếp.
Tổng số 202 văn phòng đã được thành lập - 60 văn phòng trong giáo phận và 142 văn phòng trong các dòng tu - để nhận báo cáo về lạm dụng và thiết lập các quy trình hành động và hình thành nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và ngăn chặn lạm dụng.
Trang web cũng chứa một danh sách thư mục mở rộng các tài liệu về những tội ác này, các giao thức do các giáo phận và tổ chức tôn giáo tạo ra, cũng như các tài liệu báo chí.
Đức Hồng Y Juan José Omella, Tổng Giám mục Barcelona và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, thừa nhận trong lá thư trình bày cổng thông tin rằng công việc do Giáo hội ở Tây Ban Nha thực hiện “không bao giờ là đủ khi đối mặt với đau khổ,” nhưng ngài giải thích rằng trang web nhằm mục đích giúp toàn xã hội “nhận thức được những quyết định đã được thực hiện và những quyết định mà chúng tôi sẵn sàng thực hiện”.
Giáo hội ở Tây Ban Nha bắt đầu hành trình giải quyết vấn đề này vào năm 2010, bằng cách thông qua các giao thức hành động đầu tiên. Tình hình đã được cải thiện trong những năm qua bằng cách cập nhật các quy phạm pháp luật liên quan đến những tội phạm này trong khuôn khổ giáo luật và liên quan đến Tòa thánh. Tây Ban Nha là một trong nhiều quốc gia Âu Châu đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập về các hành vi lạm dụng trong Giáo hội. Các ví dụ khác là Pháp và Bồ Đào Nha.
Source:omnesmag.com
3. Các giám mục Á Châu xem xét những con đường tương lai cho Giáo hội trên lục địa của 'những thực tại phức tạp'
Các giám mục sẽ tìm cách “đối thoại” với người dân Á Châu trong tuần thứ hai của cuộc họp kỷ niệm 50 năm thành lập Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Á Châu, gọi tắt là FABC, diễn ra trong tuần này tại Bangkok, Thái Lan.
Đức Tổng Giám Mục Isao Kikuchi của Tokyo cho biết “rất vui khi được gặp gỡ hơn 100 giám mục Á Châu tụ họp tại Baan Phu Wann, trung tâm mục vụ của Tổng giáo phận Bangkok, cho Đại hội đồng FABC kỷ niệm 50 năm thành lập.”
“Tuy nhiên, ngay khi những người tham gia bước vào công việc thực sự vào ngày 13, chúng tôi ngay lập tức nhận ra rằng một nhiệm vụ to lớn đang chờ đợi chúng tôi, đó là nhận biết thực tế của Á Châu, phản ánh về khả năng ứng phó của chúng tôi và xem xét các con đường trong tương lai cho Giáo Hội ở Á Châu,” Đức Tổng Giám Mục nói với tờ Crux.
Sự kiện từ ngày 12 đến ngày 30 tháng 10 đánh dấu kỷ niệm biến cố Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thành lập Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu trong chuyến công du năm 1970 đến Phi Luật Tân. Đại dịch COVID-19 đã trì hoãn việc kỷ niệm sự kiện này, ban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2020.
“Để biết được thực tế của Á Châu, một lục địa rộng lớn bắt đầu từ Kazakhstan ở cực tây đến Nhật Bản ở cực đông, chúng ta phải đắm mình vào những câu chuyện hoàn toàn đa dạng của từng quốc gia trong số 22 quốc gia hiện nay,” Đức Tổng Giám Mục Kikuchi nói.
“Chúng tôi ngay lập tức nhận ra rằng Á Châu là một lục địa có nhiều thực tế phức tạp với các nền văn hóa khác nhau, nên việc đưa ra một chính sách thống nhất để đáp ứng mục vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Vì nhận thức được điều này, chúng tôi đã hiểu ý nghĩa của cụm từ cuối cùng của Chủ đề của Đại Hội đồng là: Và họ đã đi một con đường khác,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, cựu chủ tịch của FABC, đề nghị rằng tổ chức này hãy làm theo gương của đối tác Mỹ Latinh, CELAM.
“Tôi không thể nhấn mạnh vai trò quan trọng của chúng ta tại đại hội lần này như thế nào. Chúng ta đang cam kết trở thành và vẫn là một Giáo Hội Á Châu có tính tiên tri, phù hợp và nhạy bén để phục vụ người dân Á Châu,” Đức Hồng Y Gracias nói.
“Tất cả những người tham dự tại các sự kiện giáo hội toàn cầu gần đây sẽ nhận thấy cách các giám mục ở Nam Mỹ luôn đề cập đến Puebla, Medellin, và bây giờ là Aparecida trong các suy tư của họ,” Đức Hồng Y Gracias nói, khi đề cập đến các hội nghị hàng năm của CELAM.
Khi còn là Hồng Y của Buenos Aires, Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô là kiến trúc sư chính của tài liệu cuối cùng tại Aparecida, tài liệu này tiếp tục ảnh hưởng đến Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Gracias nói.
“Do đó, câu hỏi được đặt ra: Không phải đã đến lúc FABC nên có một cái gì đó tương tự ở Á Châu sao? Điều gì đã giúp Nam Mỹ chắc chắn có thể giúp ích cho Á Châu,” Đức Hồng Y nói thêm.
Ngài cho biết một hội nghị được tái cấu trúc sẽ giúp các Giáo Hội ở Á Châu “đổi mới và hồi sinh lực đẩy mục vụ của chúng ta” và biến Giáo Hội tại Á Châu thành “một Giáo Hội sôi động hoạt động vì một Á Châu tốt đẹp hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Kikuchi cho biết những ngày đầu tiên của hội nghị đã “đóng góp rất nhiều cho chúng tôi trong việc tăng cường ý thức đoàn kết.”
“Chúng tôi đã dành thời gian để lắng nghe, đối thoại và cầu nguyện cùng nhau. Bây giờ vào tuần tới, chúng tôi sẽ suy ngẫm về những thực tế này, đối thoại trực tuyến với người dân địa phương của Giáo Hội Á Châu và cố gắng đi đến giai đoạn cuối trong tuần thứ ba để tìm ra những con đường mới của chúng tôi để đi theo mà có thể đòi hỏi FABC phải trải qua một loại thay đổi cấu trúc.” Đức Tổng Giám Mục Tokyo nói.
Ngài nói: “Chúa Thánh Thần đang tác động lên các giám mục, được hỗ trợ bởi những lời cầu nguyện của các giáo hội địa phương ở Á Châu.
Source:Crux
Tiểu đoàn TQLC Hạm Đội Hắc Hải chạy không thoát. Putin âm mưu phá đập, cản đà tiến Ukraine
VietCatholic Media
15:41 22/10/2022
1. Ukraine tố cáo âm mưu của Putin gây ra một thảm họa nhân đạo tàn khốc.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, thuộc Bộ Quốc phòng, cho biết các lực lượng Nga đã bắt đầu đặt mìn các cửa cống và các hệ thống hỗ trợ của đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro.
Các cáo buộc này được đưa ra theo sau bình luận của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, trong đó ông tuyên bố các lực lượng Nga đang đặt mìn một con đập quan trọng trên sông Dnipro ở khu vực phía nam Kherson, cũng như nhà máy thủy điện gần đó.
“Chúng tôi có thông tin rằng những kẻ khủng bố Nga đã gài mìn con đập và các tổ máy của nhà máy thủy điện Kakhovka,” Zelenskiy nói với Hội đồng Âu Châu trong một bài phát biểu video.
Tình báo Quốc phòng cho biết “Người Nga thấy trước một cuộc giải phóng nhanh chóng phần bờ tây của khu vực Kherson bởi Lực lượng Phòng vệ Ukraine, cho nên họ đang chuẩn bị một loạt các cuộc tấn công khủng bố vào lãnh thổ này. Đặc biệt, đập của hồ chứa Kakhovka và các tổ máy của nhà máy thủy điện Kakhovka đang bị đe dọa phá hủy”.
“Trong tuần này, các cống và hệ thống hỗ trợ của nhà máy thủy điện Kakhovka đã bị gài mìn thêm. Hai xe tải Kamaz quân sự không có người điều khiển đã được đặt trên con đập. Cả hai xe đều chất đầy chất nổ”.
Các quan chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson đã bác bỏ những tuyên bố của Ukraine và cho là “vô nghĩa.”
Hồ chứa phía sau đập, cung cấp nước để làm mát các lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, chứa khoảng 18 triệu mét khối nước.
Tổng thống Zelenskiy cho rằng Nga đang tạo cơ sở cho một thảm họa quy mô lớn ở miền nam Ukraine.
“Nếu những kẻ khủng bố Nga cho nổ con đập này, hơn 80 khu định cư, bao gồm cả Kherson, sẽ nằm trong vùng lũ lụt một cách nhanh chóng. Hàng trăm nghìn người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhà cửa của họ bị cuốn trôi. Nguồn cung cấp nước cho một phần lớn miền nam Ukraine có thể bị phá hủy. Cuộc tấn công khủng bố này của Nga có thể khiến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia không có nước làm mát - nước cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia được lấy từ hồ chứa Kakhovka,” ông nói.
2. Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến thiện chiến của Hạm Đội Hắc Hải chạy không thoát
Trong bản báo cáo chiều thứ Bẩy 22 tháng 10, Bộ Chỉ Huy các lực lượng phía Nam cho biết, hơn 300 tàn quân của Lữ Đoàn Trinh Sát 127 Thủy Quân Lục Chiến Nga, từng giao tranh nhiều lần với quân Ukraine trong quận Beryslav của khu vực Kherson, đã bị loại khỏi vòng chiến.
Beryslav là một quận trong khu vực Kherson, quận lỵ được đặt tại thành phố Beryslav cùng tên. Thành phố cổ kính này đã có từ lâu đời, nhưng chính thức được gọi là thành phố từ thế kỷ thứ 15. Trước cuộc xâm lược của Nga, thành phố có 12.120 dân.
Thành phố nằm ở hữu ngạn sông Dnepro, đối diện với Kakhovka ở bờ đối diện. Cho đến khi thành lập Hồ chứa Kakhovka, thành phố đã chứa một trong những cây cầu lịch sử băng qua sông Dnepro.
Ngay từ đầu cuộc xâm lược của Nga, thành phố này cùng với Kherson đã bị quân Nga chiếm. Ngày 27 tháng 5, quân Ukraine bắt đầu mở cuộc phản công để tìm cách chiếm lại Beryslav.
Giao tranh đã diễn ra ác liệt tại thị trấn Davydiv Brid. Quân Ukraine chiếm được thị trấn vào đầu tháng 6. Tuy nhiên họ đã bị đẩy lùi qua sông Inhulets vào ngày 16 tháng 6. Trong cuộc phản công miền nam Ukraine, Davydiv Brid đã được giải phóng vào ngày 4 tháng 10. Thừa thắng, quân Ukraine đã tái chiếm được Beryslav. Quân Nga tìm cách bỏ chạy sang bờ phía Đông sông Dnepro. Một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Lữ Đoàn Trinh Sát 127 được giao nhiệm vụ bọc hậu cản đường truy kích của quân Ukraine. Hơn 300 tàn quân của tiểu đoàn đã bị loại khỏi vòng chiến hôm thứ Sáu 21 tháng 10. Có các nguồn tin không thể xác minh cho rằng đây là những người lính Nga cuối cùng của Lữ Đoàn Trinh Sát 127.
Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, Lữ Đoàn Trinh Sát 127 Thủy Quân Lục Chiến thuộc tập đoàn quân số 22 được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 2016 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Đại Tướng Arkady Marzoev là Tư Lệnh Tập Đoàn Quân và là một trong những chỉ huy Nga trong cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Ngày 14 tháng 5, hầu hết các kho đạn của tập đoàn quân 22 bị nổ tung. Putin thay thế Arkady Marzoev bằng Thiếu Tướng Artem Nasbulin. Nhưng ngày 11 tháng 6, ông ta và hai đại tá Nga được tường trình tử trận trong một cuộc pháo kích của quân Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 22 tháng 10, tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược Nga bao gồm 67.070 binh sĩ, 2.579 xe tăng, 5.266 xe chiến đấu bọc thép, 1.653 hệ thống pháo, 373 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 189 hệ thống tác chiến phòng không, 270 máy bay, 243 trực thăng, 1.341 máy bay không người lái, 329 hỏa tiễn hành trình, 4.021 phương tiện cơ giới và xe chở nhiên liệu, 16 tàu chiến, 148 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Tòa Bạch Ốc chính thức cáo buộc Iran tham gia trực tiếp vào cuộc xâm lược tại Ukraine
Tòa Bạch Ốc cho biết các quân nhân Iran đã đến Crimea để hỗ trợ các hoạt động của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine bằng cách sử dụng máy bay không người lái.
Tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông tại Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết sự hiện diện của quân đội Iran là bằng chứng cho thấy Tehran tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
“Chúng tôi có thể xác nhận rằng các quân nhân Nga trong các doanh trại tại Crimea đã điều khiển các UAV của Iran, sử dụng chúng để tiến hành các cuộc không kích trên khắp Ukraine, bao gồm cả các cuộc tấn công nhằm vào Kyiv,” Tướng Kirby nói.
CNN trước đó đưa tin, quân nhân Iran đã được cử tới Crimea để huấn luyện lực lượng Nga.
Tướng Kirby nói: “Các quân nhân Iran đã có mặt tại Crimea và hỗ trợ các hoạt động này. Cho đến nay, Nga đã nhận được hàng trăm máy bay không người lái và nhiều khả năng sẽ tiếp tục nhận thêm các lô hàng trong tương lai”.
Trước đó, Mỹ đã nói rằng Nga đang mua máy bay không người lái từ Iran, nhưng không tiết lộ về sự hiện diện của binh sĩ Iran đang hỗ trợ người Nga sử dụng vũ khí này.
Các quan sát viên cho rằng cáo buộc Iran trực tiếp tham gia như một bên trong cuộc xâm lược Ukraine là tiền đề để buộc nước này phải trả các chi phí chiến tranh một khi cuộc chiến hiện nay kết thúc.
4. Iran kêu gọi công dân rời Ukraine
Bộ Ngoại giao Iran đã kêu gọi công dân Iran rời khỏi Ukraine và tránh đến đó do “các cuộc đụng độ quân sự và tình trạng bất ổn gia tăng”.
“Do các cuộc đụng độ quân sự ngày càng gia tăng và tình hình bất ổn gia tăng ở Ukraine, công dân Iran được khuyến cáo không nên đến đất nước này. Đồng thời, tất cả những người Iran sống ở Ukraine được khuyến cáo nên rời khỏi đất nước để bảo vệ tính mạng và sự an toàn của họ,” tuyên bố viết.
Động thái này diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh Âu Châu cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga để sử dụng ở Ukraine. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết Mỹ có “bằng chứng rất phong phú” cho thấy máy bay không người lái của Iran đang được sử dụng để tấn công dân thường Ukraine và các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng.
Tòa Bạch Ốc cho biết các quân nhân Iran đã đến Crimea để hỗ trợ các hoạt động của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine bằng cách sử dụng máy bay không người lái.
Iran tiếp tục phủ nhận họ đang gửi vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine. “Iran không gửi vũ khí cho các bên tham chiến ở Ukraine và muốn kết thúc chiến tranh và chấm dứt việc di dời dân cư”, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian nói hôm thứ Sáu.
5. Nga tấn công hỏa tiễn dữ dội vào miền Tây Ukraine. Quy mô thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng năng lượng có thể vượt quá các cuộc tấn công từ ngày 10 đến 12 tháng 10
Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Bẩy 22 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết sáng ngày thứ Bẩy, Nga tấn công hỏa tiễn dữ dội vào miền Tây Ukraine và nhiều nơi khác. Cuộc tấn công hỏa tiễn chủ yếu nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp Ukraine kéo dài trong 3 giờ liên tục.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Quy mô tàn phá gây ra đối với các cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine bởi một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào sáng thứ Bảy, có thể vượt quá hậu quả của các cuộc tấn công được phát động từ ngày 10 đến 12 tháng 10.”
Các đội sửa chữa của công ty năng lượng Ukrenergo sẽ bắt đầu công việc khôi phục ngay sau khi Dịch vụ Khẩn cấp dọn dẹp các mảnh đạn. Các chuyên gia của Ukrenergo đang thực hiện mọi biện pháp để khôi phục lại nguồn điện càng sớm càng tốt tại các khu vực hiện đang bị mất điện.
6. Ukraine gửi cảnh báo rõ ràng tới Belarus về việc tham gia chiến tranh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Sends Stark Warning to Belarus Against Joining War”, nghĩa là “Ukraine gửi cảnh báo rõ ràng tới Belarus về việc tham gia chiến tranh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Ukraine đã gửi một cảnh báo nghiêm khắc tới Belarus sau khi Tổng thống Alexander Lukashenko tuần trước làm dấy lên lo ngại rằng quân đội của ông ta có thể tham gia cuộc chiến chống Ukraine của Vladimir Putin.
Bộ Tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Ukraine hôm thứ Sáu đã công bố một video kêu gọi kêu gọi Belarus không tham gia cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng họ sẽ trả đũa nếu điều đó xảy ra.
Belarus đã bị đồng minh lâu năm trong chiến tranh của mình là Nga sử dụng như một bãi tập trung để đưa hỏa tiễn và quân đội vào Ukraine, nhưng Belarus đã không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.
Tuy nhiên, căng thẳng đã gia tăng trong tuần qua, với việc ông Lukashenko thề sẽ tiến hành các cuộc triển khai chung với các lực lượng Nga. Lukashenko cũng tuyên bố vào ngày 14 tháng 10 rằng ông đã đưa ra “các biện pháp chống khủng bố” trong nước “liên quan đến sự leo thang dọc theo chu vi biên giới”.
Đầu tháng này, ông Lukashenko tuyên bố sẽ có một nhóm chung trong khu vực gồm 70,000 quân Belarus và 15,000 người Nga để đáp lại những gì ông mô tả là căng thẳng gia tăng ở biên giới phía tây của nó.
Lời kêu gọi của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói rằng Ukraine chưa bao giờ đe dọa Belarus, và kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2, quân đội Ukraine “chưa bao giờ phản ứng” trước thực tế là các cuộc không kích, pháo binh và hỏa tiễn đang được thực hiện từ lãnh thổ của Belarus trên lãnh thổ Ukraine.
“Nếu quân đội Belarus ủng hộ hành động gây hấn của Nga, chúng tôi sẽ đáp trả. Chúng tôi sẽ đáp trả gay gắt như chúng tôi đáp trả tất cả những kẻ xâm lược trên lãnh thổ Ukraine “, lời kêu gọi của Cục Truyền thông Chiến lược thuộc Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết.
“Lực lượng vũ trang Ukraine kêu gọi người dân Belarus! Trong nhiều thế kỷ, các dân tộc của chúng ta đã gắn bó bằng tình hữu nghị và quan hệ láng giềng tốt đẹp, nhiều lần trong lịch sử chúng ta đã cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù chung, chúng ta luôn ủng hộ nhau và sống trong hòa bình”.
Lời kêu gọi nói rằng Lukashenko “đang chuẩn bị tham gia cuộc xâm lược vũ trang của Nga chống lại Ukraine” và “sẽ lôi kéo người dân Belarus vào một cuộc chiến bẩn thỉu, nhuốm máu và chết chóc.”
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine kêu gọi công dân Belarus “không tuân theo mệnh lệnh của ban lãnh đạo để tham gia cuộc chiến chống Ukraine” và không chia sẻ trách nhiệm về tội ác chiến tranh với Nga.
“Chúng tôi kêu gọi các bạn đừng chôn cất những người con trai, người chồng, người cha, người anh em của mình, những người đã chết vì tham vọng và những lo sợ mất quyền lực của Putin và Lukashenko”.
Biện minh cho “các biện pháp chống khủng bố” ở Belarus, Lukashenko, một đồng minh thân cận của Putin, cho biết Ukraine đang lên kế hoạch tấn công nước này mà không nêu bằng chứng. Ông cho biết các biện pháp chống khủng bố đang được thực hiện “phù hợp với giao thức hiện có của liên minh Belarus và Nga.”
Natia Seskuria, một chuyên gia về Nga và cộng sự tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia có trụ sở tại London, trước đó đã nói với Newsweek rằng mặc dù Lukashenko cho đến nay đã cố gắng đi một đường mỏng để tránh tham gia trực tiếp vào cuộc chiến, nhưng ông ta có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột dưới áp lực của Putin.
“Quân đội Nga đang ngày càng vật lộn trên chiến trường và Putin có thể buộc Lukashenko chính thức tham chiến”, Seskuria nói, đồng thời giải thích rằng Nga và Belarus là một phần của Nhà nước Liên minh, một cơ quan siêu quốc gia và có sự hợp tác quốc phòng giữa các bên.
“Đây là một lựa chọn kém thuận lợi nhất cho Lukashenko, nhưng kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và cuộc đàn áp bạo lực của những người biểu tình ở Belarus, sự tồn tại chính trị của ông ấy phần lớn phụ thuộc vào sự ủng hộ của Mạc Tư Khoa, vì vậy Putin đang thực hiện một áp lực rất nghiêm trọng đối với ông ấy”, Seskuria nói thêm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Belarus để đưa ra bình luận.
7. Ngoại trưởng Mỹ nói Putin chỉ làm sâu sắc thêm quyết tâm của người Ukraine khi mở các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine “bằng cách nào đó sẽ phá vỡ ý chí của người dân Ukraine”, nhưng các cuộc tấn công đang có tác dụng ngược lại, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra lập trường trên hôm thứ Sáu.
Blinken nói trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Catherine Colonna tại Bộ Ngoại giao: “Putin chỉ làm sâu sắc thêm quyết tâm bảo vệ đất nước của người Ukraine”.
Blinken lặp lại khẳng định của Mỹ rằng máy bay không người lái của Nga do Iran cung cấp, một đánh giá được lặp lại bởi một số cơ quan quốc tế trong tuần này. Các quan chức Mạc Tư Khoa và Tehran phủ nhận việc hợp tác trong các cuộc tấn công.
Các cuộc tấn công có “một mục tiêu rõ ràng: làm cho người dân Ukraine thêm đau khổ,” Blinken nói.
Ông nói thêm: “Mạc Tư Khoa có thể dập tắt ánh sáng trên khắp Ukraine, nhưng không thể không dập tắt tinh thần Ukraine”.
8. Các nhà ngoại giao Âu Châu kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Iran vì cung cấp máy bay không người lái cho Nga
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Anh, Pháp và Đức đang thúc giục Liên Hiệp Quốc điều tra việc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga, theo một bức thư CNN nhận được.
Trong bức thư, các quan chức cho rằng việc chuyển giao vũ khí vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hạn chế dòng vũ khí đến hoặc đi từ Iran.
“Chúng tôi hoan nghênh một cuộc điều tra của nhóm Thư ký Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện nghị quyết UNSCR 2231 và sẵn sàng hỗ trợ công việc của Ban Thư ký trong việc tiến hành cuộc điều tra kỹ thuật và công bằng”, các nhà ngoại giao viết cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres hôm thứ Sáu.
UNSCR 2231 gắn liền với thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Các nhà ngoại giao cho biết cả hai mẫu máy bay không người lái của Iran đều được sản xuất sau khi nghị quyết có hiệu lực và việc chuyển giao “chưa được Hội đồng Bảo an cho phép trước”.
Ba nước muốn một nhóm của Liên Hiệp Quốc đến thăm Ukraine để điều tra vấn đề. Đầu tuần này, một đại sứ Nga cho biết Mạc Tư Khoa sẽ “đánh giá lại” sự hợp tác với Guterres nếu một nhóm chuyên gia được cử đến Ukraine để kiểm tra máy bay không người lái.
Một số thông tin cơ bản: Ngày càng nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lên án sự phối hợp giữa Nga và Iran trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, thường nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Mạc Tư Khoa và Tehran đều phủ nhận rằng Iran đã cung cấp và huấn luyện các lực lượng của Nga sử dụng vũ khí chết người này.
Đầu tuần này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết Mỹ có “bằng chứng rất phong phú” cho thấy Nga đang sử dụng máy bay không người lái của Iran, đặc biệt là nhằm vào dân thường Ukraine và các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. Tòa Bạch Ốc nói thêm rằng quân đội Iran đã huấn luyện cho người Nga thực hành với các loại vũ khí này.
Đầu tuần này, Liên minh Âu Châu và Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nhà sản xuất máy bay không người lái của Iran.
9. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thúc giục giữ liên lạc Mỹ - Nga
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu qua điện thoại vào hôm thứ Sáu. Tướng Pat Ryder cho biết:
“Tướng Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc trong bối cảnh cuộc chiến chống Ukraine đang diễn ra”
Tướng Austin nói chuyện lần cuối với Shoigu vào ngày 13 tháng 5. Cuộc điện đàm hồi tháng 5 là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo nói chuyện kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Austin thúc giục Shoigu thực hiện “lệnh ngừng bắn ngay lập tức”, theo một bản tóm tắt ngắn gọn về lời kêu gọi hồi tháng Năm.
Trước cuộc điện đàm vào tháng 5, các nhà lãnh đạo đã nói chuyện vào ngày 18 tháng 2, vài ngày trước khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2.
Hôm thứ Sáu, Austin cũng đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov để “nhắc lại cam kết vững chắc của Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine khả năng chống lại sự xâm lược của Nga”, một thông tin riêng từ Ryder cho biết.
Chuẩn tướng Pat Ryder cũng nhân dịp này bác bỏ các cáo buộc của Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Mỹ, theo đó Hoa Kỳ đã cắt đứt đường giây nóng Washington – Moscow từng giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 1962.
Quá điên: Hội Đồng Thị trấn Anh cấm làm dấu thánh giá. Xác ướp cổ đại hồi hương từ Vatican về Peru
VietCatholic Media
17:50 22/10/2022
1. Thị trấn Anh cấm làm dấu thánh giá, cấm sử dụng nước phép gần trung tâm phá thai
Một hội đồng thị trấn ở Anh đã cho rằng làm dấu thánh giá và cầu nguyện là bất hợp pháp ở các khu vực công cộng xung quanh một nhà cung cấp dịch vụ phá thai.
Hội đồng Bournemouth, Christchurch và Poole ở miền nam nước Anh đã vẽ các đường màu đỏ xung quanh một nhà cung cấp dịch vụ phá thai và chỉ định khu vực này là “vùng an toàn”. Bất cứ ai bị bắt gặp đang làm dấu thánh giá, đọc Kinh thánh hoặc vẩy nước phép sau những vạch đỏ này có thể bị phạt 100 bảng Anh (khoảng 113 đô la) hoặc có nguy cơ bị tòa kết án.
Một người cải đạo sang Công Giáo nổi tiếng là ông Gavin Ashenden đã viết trên Twitter: “Bournemouth 2022. Giờ đây việc làm dấu thánh giá là bất hợp pháp. Hãy dừng lại một chút và nghĩ về những tác động…. “
Một người dùng Twitter đã phản hồi lại dòng tweet của Ashenden, nói: “Đây là một hành động bài bác, chống Kitô giáo rõ ràng”.
Trong một thông cáo báo chí được công bố vào ngày 11 tháng 10, hội đồng cho biết quyết định thực thi Lệnh bảo vệ không gian công cộng, gọi tắt là PSPO, được đưa ra sau khi tham vấn cộng đồng. PSPO nhằm ngăn chặn các hành vi chống đối xã hội.
Đã có 2,241 phản hồi tham gia cuộc tư vấn. 78% số người được hỏi ủng hộ nguyên tắc PSPO đang được thực hiện, trong khi 24% không ủng hộ nó, thông cáo truyền thông của hội đồng cho biết.
“Mặc dù chúng tôi thừa nhận quyền của bất kỳ ai được tiến hành một cuộc biểu tình hòa bình, nhưng chúng ta phải cân bằng điều này với sự đau khổ gây ra hoặc có khả năng gây ra và tác động bất lợi của những hành vi mà những người tiếp cận các dịch vụ y tế hoặc làm công việc của họ phải trải qua,” Ủy viên Hội đồng Bobbie Dove cho biết trong tuyên bố.
Lệnh đã có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 10 và sẽ duy trì trong ba năm.
Theo hình phạt do PSPO đưa ra, hội đồng cấm một số hành vi từ thứ Hai đến thứ Sáu trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, bao gồm “các buổi canh thức trong đó các thành viên cầu nguyện rõ ràng, đọc Kinh thánh, vẩy nước thánh xuống đất hoặc làm dấu thánh giá”.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã liên hệ với Giáo phận Portsmouth nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm công bố.
Sự cấm đoán của hội đồng không phải là điều duy nhất mà một số người ủng hộ sự sống lo ngại.
Hiệp hội Bảo vệ Trẻ em Chưa sinh đã chú ý đến phát hiện của một báo cáo thanh tra cơ sở phá thai Bournemouth xác định nhiều vấn đề.
Báo cáo kiểm tra dài 30 trang của Ủy ban Phẩm chất Chăm sóc, một cơ quan quản lý độc lập, phát hiện ra rằng trung tâm phá thai, do Dịch vụ Tư vấn Mang thai Anh điều hành, “không phải lúc nào cũng bảo đảm hoàn thành các tài liệu pháp lý chính xác” trước khi tiến hành phá thai bằng phẫu thuật.
Hơn nữa, đánh giá cho biết cơ sở Bournemouth “không phải lúc nào cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn hiện hành của quốc gia để bảo đảm các thai nhi sau khi chết vì bị phá thai được đối xử một cách tôn trọng.”
Source:Catholic News Agency
2. Đài Loan âu lo trước những lời hô hào tái chiếm đảo quốc này của Tập Cận Bình
Những thất bại của Vladimir Putin tại Ukraine dường như không làm thối chí Tập Cận Bình của Trung Quốc. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, chính phủ Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch sáp nhập Đài Loan trên một “mốc thời gian nhanh hơn nhiều”.
Các bình luận của Antony Blinken được đưa ra khi đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc nhóm họp đại hội khoáng đại mỗi 5 năm một lần. Trong một bài phát biểu quan trọng mở đầu phiên họp hôm Chúa Nhật, Tập Cận Bình đã nói rõ rằng kế hoạch của ông đối với Đài Loan vẫn là cốt lõi trong kế hoạch “trẻ hóa” Trung Quốc của ông ta.
Trong cuộc trò chuyện với cựu ngoại trưởng Condoleezza Rice tại Đại học Stanford hôm thứ Hai, Blinken cho biết hòa bình và ổn định giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được duy trì thành công trong nhiều thập kỷ, nhưng Bắc Kinh đã thay đổi đường lối.
Blinken nói: “Thay vì gắn bó với nguyên trạng đã được thiết lập theo hướng tích cực, Bắc Kinh đã đưa ra một quyết định cơ bản rằng nguyên trạng không còn được chấp nhận nữa, và Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi việc thống nhất trong một thời gian nhanh hơn dự đoán rất nhiều.”
“Nếu các biện pháp hòa bình không hoạt động thì sẽ sử dụng các biện pháp cưỡng chế, và có thể nếu các biện pháp cưỡng chế không hoạt động thì có thể là các biện pháp cưỡng bức để đạt được mục tiêu của nó. Đó là điều đang phá vỡ sâu sắc hiện trạng và tạo ra những căng thẳng to lớn”.
Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội của nó, Quân đội Giải phóng Nhân dân, đã tăng cường các hành động đe dọa và quấy rối đối với Đài Loan, bao gồm các cuộc xuất kích gần như hàng ngày vào vùng nhận dạng phòng không của nước này và các hành động khác trong vùng xám. Để đáp lại chuyến thăm của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, quân đội Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn xung quanh Đài Loan vào tháng 8, và kể từ đó đã gia tăng đáng kể các cuộc vượt biên qua đường trung tuyến.
Mặc dù Bắc Kinh đã nói rõ rằng họ có ý định chiếm Đài Loan, nhưng mốc thời gian cho một kịch bản như vậy rất khác nhau. Các nhân vật quân sự cấp cao của Mỹ và Đài Loan đã cảnh báo Trung Quốc sẽ có khả năng tấn công trong vòng vài năm tới.
Source:The Guardian
3. Ba xác ướp cổ đại hồi hương từ Vatican về Peru
Ba xác ướp cổ đại được lưu giữ tại bảo tàng Anima Mundi - phòng trưng bày dân tộc học trong Bảo tàng Vatican - đã được hồi hương về Peru.
Trong một buổi lễ vào ngày 17 tháng 10, Thống đốc Quốc gia Thành phố Vatican, Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Peru, Cesar Rodrigo Landa Arroyo, đã ký một văn bản chính thức hóa quyết định này.
Sự kiện này được hiểu trong bối cảnh dự án hồi hương hài cốt người từ bảo tàng, Vatican News giải thích. Kể từ năm 2010, cấu trúc của Vatican đã theo đuổi chính sách coi hài cốt của con người không phải là tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm.
Kết quả đầu tiên của chính sách này là việc hồi hương hài cốt người từ Ecuador. Sau đó, một sự hợp tác đã được bắt đầu với Peru để trao trả những xác ướp không có niên hạn này, được phát hiện ở độ cao 3.000 mét trên dãy Andes của Peru, dọc theo dòng chảy của sông Ucayali, một nhánh của Amazon.
Bảo tàng Anima Mundi được Giáo hoàng Pius XI thành lập vào năm 1925, sau một cuộc triển lãm quy mô lớn tại Vatican về chủ đề truyền giáo. Vào thời điểm đó, hơn 100,000 tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới đã được gửi đến làm quà tặng cho Đức Giáo Hoàng. Peru cũng tham gia vào sáng kiến này bằng cách gửi một số hiện vật đại diện cho nền văn hóa và nền văn minh của đất nước, bao gồm cả ba xác ướp được đề cập.
Source:Vatican News