Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 23/10: Cảnh tỉnh - Suy Niệm của Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
03:31 22/10/2021
PHÚC ÂM: Lc 13, 1-9
“Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”. Người còn nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”.
Ðó là lời Chúa.
Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút, cầu bình an giữa đại dịch 22/10/2021
Giáo Hội Năm Châu
03:37 22/10/2021
Sáng mắt, sáng cuộc đời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:01 22/10/2021
SÁNG MẮT, SÁNG CUỘC ĐỜI
Các cụ thường bảo “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay.” Thế nên, đời buồn lắm khi mắt bị mù không nhìn thấy. Và đời vui biết bao khi được chữa lành sáng mắt, sáng cuộc đời.
1. Sáng mắt. Phúc Âm kể chuyện anh Ba-ti-mê bị mù phải ngồi ăn xin bên vệ đường. Khổ thật. Khi chúng ta mới bị đau mắt hay bị mất điện tối mù một chút thôi đã thấy khổ sở rồi, đằng này anh mù suốt đời mắt chẳng thấy gì, ngày này qua ngày khác chỉ thấy cả vũ trụ là một màu đen tối. Khổ ơi là khổ. May thay, Chúa Giêsu đã tới dủ lòng thương chữa lành cho anh sáng mắt, anh thấy đời tươi sáng.
2. Sáng cuộc đời. Nếu Chúa Giêsu chỉ chữa cho anh mù được sáng mắt thì Ngài cũng giống như một bác sĩ mà thôi. Nhưng Chúa là Đấng cứu độ, nên Tin Mừng ở chỗ: Chúa đã biến đổi cuộc đời, chứ không chỉ chữa lành 1 căn bệnh. Từ thân phận là một kẻ mù lòa ngồi lê lết bên vệ đường xin ăn, nay anh đã đứng phắt dậy và lập tức trở thành người môn đệ bước theo Chúa trên con đường Chúa đi.
Chúa đã làm cho anh mù sáng mắt, sáng cả cuộc đời, khiến anh phơi phới niềm vui. Và lời Đáp ca như muốn bật lên lời anh mù muốn nói: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.”
Xin mượn lời Thánh Thi của Giờ kinh Phụng vụ như lời nguyện cầu của mỗi chúng ta dâng lên Chúa:
Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi,
Con mù lòa, bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để nhìn thấy mặt Ngài. - Amen.
Xin thương xót con
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:49 22/10/2021
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN NĂM B
"XIN THƯƠNG XÓT CON"
Trên thân thể chúng ta, mọi thứ đều tốt lành, đáng quý, đều được Tạo Hóa sắp xếp hài hòa, chi thể này bổ sung và cần thiết cho chi thể kia. Khiếm khuyết bất cứ phần nào của thân thể, đều là sự mất mát, là bất hạnh.
Cũng vậy, mắt là đèn sáng của cả thân thể. Khiếm khuyết đôi mắt là bất hạnh lớn, vì đi lại khó khăn, không còn nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, của những người thân yêu, của cuộc sống quanh ta. Bất hạnh vì suốt đời, ta hoàn toàn chìm trong bóng tối...
Tuy nhiên, sự mù lòa đôi mắt dễ nhận được sự cảm thông, tình yêu thương của mọi người.
Cái đáng thương trên mọi cái đáng thương đó là bị mù về nhận định, khiếm khuyết về suy tư và nhìn nhận chân lý. Chính sự khiếm khuyết trong tinh thần và khiếm khuyết phương diện thiêng liêng này, khiến người ta mù loà về luân lý, về chân thiện mỹ, về lẽ sống và tình yêu dành cho sự sống đời đời.
Càng đáng thương hơn, bởi loại mù tinh thần và thiêng liêng này, làm cho nạn nhân của nó không thể nhận ra mình mù, không chấp nhận mình mù. Họ vẫn bước đi trong vùng tối của tội lỗi, của đam mê nhưng không thấy đường mình đang đi là đường sai trái.
Lệch chuẩn đến vậy, nhưng họ vẫn không nhận ra, ngược lại còn cố chấp sống theo quan điểm của mình. Chính sự ngộ nhận đó giết chết cuộc đời họ và chắc chắn cũng gây nên đau khổ, có khi tổn thất cho những người chung quanh do tình trạng u tối đối với chân lý gây ra.
Vua Đavid dù là kẻ khôn ngoan, dũng cảm, đức độ, nhưng cũng bị mù nặng nề. Nhà vua dù có nhiều thê thiếp, lại vẫn tìm cách chiếm đoạt Batsêva, vợ của tướng Uria, một tướng tài và trung thành với nhà vua.
Vua mượn tay kẻ thù giết Uria và chính thức cưới Batsêva. Cùng lúc Đavid vừa phạm tội ác giết người, ngoại tình, dâm dục vừa là kẻ phản bội cấp dưới.
Nhưng hành động tội ác của Đavid không che dấu được ánh mắt của Thiên Chúa. Chúa sai tiên tri Nathan cảnh tỉnh nhà vua. Nhờ sự khôn khéo của tiên tri, Đavid nhận mình có tội. Ông ăn năn thống thiết. Kể từ đó, Đavid bừng sáng không chỉ đôi mắt thể lý, nhưng là sự bừng tỉnh của tâm hồn. Ông đau đớn vì tội lỗi đã phạm. (II Samuel 11, 1-12, 12).
Bartimê mù mắt thể xác, nhưng sáng mắt tâm hồn. Anh tin Chúa Giêsu có quyền chữa anh khỏi mù. Nhờ tin, anh bất chấp mọi cản trở, mọi cố gắng ngăn chặn của mọi người.
Đúng hơn, người ta càng đe dọa, anh càng lớn tiếng kêu xin, gào thét để đón nhận phúc lành của Chúa bằng được. Anh thành công vì "cầu được ước thấy". Chúa ngỏ với người mù: "Ðức tin của anh đã chữa anh".
Còn chúng ta, biết bao nhiêu lần trở nên "mù" theo kiểu vua Đavid: đã từng sa ngã, từng phạm tội. Biết bao nhiêu lần, lý trí của ta bị che phủ bởi những hấp dẫn của cám dỗ, của thái độ hướng chiều về sự tội.
Sự mù quáng đưa đến phạm tội nơi ta, có thể lặp lại y khuôn trường hợp phạm tội của Đavid: Một khi nắm quyền hành, tưởng mình là trên, là nhất thiên hạ, tự cho mình có quyền tính toán và làm những việc mờ ám, bất minh...
Chỉ đến khi bị vạch tội, Đavid mới giật mình ăn năn. Cũng vậy, chúng ta ảo tưởng tội của mình không ai biết, vì thế, không chỉ đã phạm tội, mà còn phạm nhiều lần, phạm không dừng, thậm chí như con mồi say sưa bắt mồi, có khi ta vẫn nuôi ý chí phạm tội cho một tương lai nào đó, nếu tội của ta vẫn tiếp tục trong vòng bí mật...
Hoặc còn nhiều nguyên nhân khác khiến tâm hồn ta tiếp tục mù và càng ngày càng nặng. Những nguyên nhân đó có thể do hoàn cảnh, do môi trường tạo ra. Cũng có thể do thiếu hiểu biết hoặc do đam mê bất chính đã trở thành thói quen ngụp lặn trong tội.
Cũng có thể sự mù tối của linh hồn do lười biếng trong cầu nguyện, trong sự vươn lên kết hợp cùng ơn thánh Chúa, trong sự thường xuyên kiểm điểm bản thân và lãnh nhận bí tích, nhất là bí tích hòa giải...
Mù tối của tâm hồn dẫn đến biết bao nhiêu lần phạm tội, còn do thiếu trách nhiệm, thậm chí cố tình trở nên mù loà để hưởng bổng lộc, hưởng vinh dự nào đó của thế gian...
Để tránh những đổ vỡ do sự tăm tối của tâm hồn gây nên, chúng ta cần thường xuyên phó mình trong tay Chúa, tin tưởng cậy dựa vào tình yêu thương xót của Chúa mà siêng năng nhìn lại bản thân, siêng năng lãnh bí tích, siêng năng cầu nguyện xin ơn Chúa phù trợ để mạnh mẽ vượt thắng cám dỗ, vượt thắng thói hư tật xấu của bản thân.
Hãy như người mù Bartimê, luôn chạy đến nài xin cùng Chúa cách thành tâm: "Lạy con vua Ðavid, xin thương xót con".
Hoặc như vua Đavid, mạnh mẽ đứng dậy với tất cả lòng ăn năn sám hối chân thành, thống thiết, và hết sức đau khổ vì đã gây nên tội...
Hồng ân tuyệt vời
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
16:06 22/10/2021
Người mù hành khất thành Giê-ri-khô có lòng khao khát thoát mù cách mãnh liệt. Vì thế, khi nghe biết có Chúa Giê-su đi ngang qua, anh liền van xin lớn tiếng: “Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin hãy thương xót tôi.” Dù người qua kẻ lại quát mắng anh im đi nhưng không gì có thể dập tắt được ngọn lửa khao khát bừng lên mãnh liệt trong lòng, nên anh càng van xin to hơn: “Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin hãy thương xót tôi!”
Thế rồi, khi được biết Chúa Giê-su cho vời mình đến, anh vui mừng đến độ vứt cả áo choàng, vứt cả bị, gậy để đến với Chúa Giê-su. Chúa Giê-su hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mau mắn thưa ngay: “Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy.”
Cầu được ước thấy, ánh sáng đã bừng lên cho anh. Anh được thấy Chúa Giê-su, thấy mọi người chung quanh, thấy thế giới rực rỡ muôn màu. Hạnh phúc dâng ngập tâm hồn, anh vui mừng khôn xiết. Thiết tưởng trên đời không có hạnh phúc nào lớn hơn.
Hạnh phúc được khai mở con mắt tâm hồn
Sau một thời gian dài sống trong tăm tối, u buồn, lầm than, khốn khổ… thì người mù thành Giê-ri-khô mới có diễm phúc được Chúa Giê-su mở mắt cho thấy những sự vật trên đời.
Còn chúng ta, chúng ta được may mắn triệu lần hơn, vì ngay từ lúc ấu thơ, sau khi chào đời chẳng bao lâu, chúng ta có thể nhìn thấy khuôn mặt thân yêu của cha mẹ anh chị em họ hàng, thấy được bầu trời huy hoàng rực rỡ, thấy được muôn kỳ quan rất tuyệt vời trong vũ trụ…
Bên cạnh hồng phúc nầy, chúng ta còn được hạnh phúc lớn hơn, đó là được Chúa khai mở con mắt tâm hồn để nhận biết có một người Cha đầy quyền năng và rất nhân từ hằng yêu thương ta là Thiên Chúa Cha; nhận biết Chúa Giê-su là Đấng yêu thương ta đến nỗi gánh lấy tội lỗi và nộp mình chịu chết thay cho ta, nhờ đó, chúng ta được thoát khỏi án phạt đời đời và được lên thiên đàng vinh hiển; nhận biết Chúa Thánh Thần là Thầy dạy tuyệt vời ban tặng cho chúng ta những điều khôn ngoan Ngài mang từ trời xuống; nhận biết mình có quê thật là thiên đàng Chúa đã sắm sẵn cho chúng ta từ thuở tạo thiên lập địa…
Được Chúa Cha mở mắt cho thấy những sự thật tuyệt vời nầy là một hồng ân vô cùng lớn lao, không gì sánh được.
Chúa Giê-su cho rằng đây là hồng phúc rất cao quý mà ngay cả những vị ngôn sứ vĩ đại thời xưa như I-sai-a, Ê-li-a, Giê-rê-mi-a… hay các vị vua danh tiếng như Đa-vít, Sa-lô-mon… cũng không nhận được. Ngài nói: “Phúc thay mắt nào được thấy những điều các con xem thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều vị ngôn sứ và vua chúa đã muốn thấy những điều các con thấy, mà chẳng được thấy, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe” (Lc 10, 24).
Hồng ân nầy lớn lao đến nỗi Chúa Giê-su tỏ ra hân hoan vui sướng và cất lời tạ ơn Chúa Cha đã ưu ái ban tặng cho chúng ta. Ngài thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều nầy, nhưng đã tỏ cho những người bé mọn” (Lc 10, 21).
Lạy Chúa Giê-su,
Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con đôi mắt phần xác để nhìn ngắm những điều kỳ diệu trên đời và nhất là Chúa đã rộng thương mở mắt tâm hồn để chúng con nhận biết những sự thật tuyệt vời về Thiên Chúa, về cuộc sống đời sau.
Xin cho chúng con sống xứng đáng với hồng ân Chúa ban và cố gắng dẫn đưa nhiều người đến với Chúa để họ cũng được Chúa ban cho diễm phúc nầy. Amen.
Người mù Ba – ti- mê
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
19:12 22/10/2021
Người mù Ba – ti- mê
(Suy niệm Chúa nhật 30 TNB)
Ai được sinh ra trên trần gian này cũng mong muốn hoàn hảo về mọi bộ phận trong thân thể của mình. Vì thế, khiếm khuyết một bộ phận nào trên cơ thể là một nỗi buồn, nỗi đau khổ và mất mát vô cùng. Hôm nay, ngang qua Tin Mừng Thánh sử Mac-cô, chúng ta bắt gặp một người mù tên là Ba-ti-mê. Anh đã được sáng nhờ lòng tin và sự gặp gỡ Đức Giê-su, Đấng hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta thử rút ra một vài điểm nơi anh mù Ba-ti-mê để áp dụng vào đời sống đức tin của chính mình trong đời sống hằng ngày.
1/ Mù con mắt nhưng sáng tâm hồn
Tin Mừng ghi nhận “có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê.” (Mc 10, 46). Anh Ba-ti-mê là người mù thật sự và làm nghề ăn xin. Đây là nghề chính của anh vì con mắt mù chằng làm được nên trò trống gì. Anh chỉ biết dựa vào lòng quảng đại của người khác khi đi qua chỗ anh ngồi ăn xin. Tuy anh mù nhưng tai của anh rất thính, miệng lưỡi anh nói rất lưu loát. Dẫn chứng là khi vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-za-ret đi ngang qua chỗ anh ngồi, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” (c. 47). Có lẽ anh đã nghe kể về Đức Giê-su xuất phát từ dõng dõi Đa-vít từ bố mẹ hoặc những người thông thái khác. Anh bị mù về mặt thể lý nhưng xem ra anh đã sáng về mặt tâm hồn khi biết nhận ra Đức Giê-su, Đấng có thể cứu chữa anh thoát khỏi cảnh mù loà này. Anh mù nhưng anh có một lòng tin mạnh liệt dẫu có bị người khác ngăn cản.
2/ Lòng khát khao gặp Đức Giê-su dầu có ngăn trở
Quả thật, khi vừa nghe biết Đức Giê-su, anh không thể không kêu lên để được cứu giúp. Thấy vậy, nhiều người đã quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng với lòng tin mạnh mẽ và niềm khát khao được ánh sáng từ Đức Giê-su càng làm cho anh kêu lớn tiếng hơn. Một thái độ khiêm tốn nơi anh Ba-ti-mê khi tự mình cảm thấy bất lực trước sự mù loà nhưng biết cậy vào sức cứu chữa của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể. Điều quan trọng để được đón nhận ân sủng hay sự chữa lành của Thiên Chúa, con người cần khiêm nhường nhận sự yếu kém của bản thân và tin nhận vào quyền năng cao cả đến từ Thiên Chúa. Vì “Đối với con người thì không thể nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể” (Mc 10,27). Thật vậy, trong dân gian có câu ngạn ngữ: “Lửa thử vàng. Gian nan thử đức!”. Anh mù muốn được sáng mắt, anh phải trải qua nhiều thử thách gian nan: cách trở giữa bóng tối và ánh sáng, cản trở của những người chung quanh, bị khinh bỉ và coi thường,..Tuy nhiên,
3/ Gặp Đức Giê-su, đón nhận ánh sáng và bước theo Người.
Sau khi nghe tiếng kêu lớn của anh mù Ba-ti-mê, Đức Giê-su đã đứng lại và nói: Gọi anh ta lại đây!” (c.49). Niềm hy vọng đã hé mở cho anh mù khi được Đức Giê-su lưu tâm và để ý. Nghe được tiếng mời gọi đầy yêu thương của Đức Giê-su, người mù Ba-ti-mê đã lập tức vất ngay chiếc áo choàng, (c.49) cái vật bất ly thân của anh từ lúc nào để bảo vệ và che chở khi gió trời thay đổi. Anh vứt đi chiếc áo cũng là ‘vứt’ những ‘cái gì cũ kỹ’, ‘cái rườm rà, cái thân thuộc’, hay nói cách khác bỏ đi ‘con người cũ, người tội lỗi’ về anh để dám “đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su” (c.50) hầu trở nên con người mới, thụ tạo mới. Đức Giê-su đã chủ động để hỏi anh mù Ba-ti-mê: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Một sự giải thoát đã được đặt ra cho anh mù. Anh không thể chần chừ nhưng trả lời với lòng khát khao: “Thưa Thầy, xin cho tôi được thấy” (c.51). Cuộc đời của anh chuẩn bị bước sang trang mới là từ mù loà đã được sáng. Con mắt bị che đậy bấy lâu, nay nhờ lòng tin của anh mù và nhờ vào quyền năng cũng như lòng thương xót của Thiên Chúa, con mắt đó đã được nhìn thấy. Đức Giê-su hiện diện là mang đến ánh sáng cho muôn người, nên Ngài đã nói với anh mù: Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh”. Tức khắc, anh ta nhìn thấy được.” (c.52). Chưa dừng lại ở đó, thánh sử Mac-cô còn nói tiếp, sau khi được sáng mắt, anh mù Ba-ti-mê đã đi theo Đức Giê-su trên con đường Người đi. Khác với anh nhà giàu trong Chúa nhật tuần trước, anh ta đã bỏ đi không đi theo Đức Giê-su vì không dám từ bỏ của cải.
Quả thật, anh mù Ba-ti-mê đã để lại một bài học thật đắt giá cho những ai muốn bước theo Đức Giê-su Ki-tô. Bài học đó là muốn đón nhận ân sủng từ Chúa, con người cần có sự cộng tác, nghĩa là cần khiêm tốn nhận ra sự bất toàn của mình để đặt tất cả cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Hơn nữa, khi đón nhận được ân lộc đến từ Chúa, con người hãy mau từ bỏ con người cũ, cái tôi, cái xấu xa, cái tội lỗi để bước theo Đức Giê-su trên con đường yêu thương, phục vụ và dấn thân cho tha nhân.
4/ Phải chăng ai đó trong chúng ta sáng con mắt thể lý nhưng đang mù về con mắt tâm hồn?
Nhiều người có mắt sáng nhưng đã xem ra mù loà về nhiều mặt, nhất là mù về mặt đức tin: chúng ta mù khi chỉ biết nhìn khinh bỉ tha nhân, vô cảm trước những cảnh đời đau khổ, đói nghèo; chúng ta mù loà khi sống ích kỷ và tham lam; chúng ta mù loà khi thiếu tình thương, lòng bao dung đối với anh chị em; chúng ta mù loà; chúng ta mù loà vì thiếu đời sống khiêm tốn, thiếu đời sống tin yêu phó thác vào Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự; chúng ta mù loà khi nghe Lời Chúa mà không thực hành nơi đời sống thường ngày; chúng ta mù loà khi theo Chúa, đi đạo, nhưng chẳng bao giờ sống đạo; chúng ta mù loà khi không bao giờ trở nên chứng nhân cho anh chị em chưa cùng niềm tin,…
Câu hỏi suy niệm
1/ Tôi có đồng ý rằng tôi không bị mù về mặt thể lý nhưng tôi đang bị mù về mặt tâm hồn không?
2/ Như người mù Ba-ti-mê, tôi có muốn vút bỏ những cái xấu xa và cái tội lỗi mỗi lần đến gặp gỡ Đức Giê-su và bước theo Ngài không?
3/ Tôi có muốn được sáng mắt tâm hồn không? Thế thì tôi đang chọn ai trong cuộc đời: Đức Giê-su hay các thần lực khác?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 30 TNB)
Ai được sinh ra trên trần gian này cũng mong muốn hoàn hảo về mọi bộ phận trong thân thể của mình. Vì thế, khiếm khuyết một bộ phận nào trên cơ thể là một nỗi buồn, nỗi đau khổ và mất mát vô cùng. Hôm nay, ngang qua Tin Mừng Thánh sử Mac-cô, chúng ta bắt gặp một người mù tên là Ba-ti-mê. Anh đã được sáng nhờ lòng tin và sự gặp gỡ Đức Giê-su, Đấng hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta thử rút ra một vài điểm nơi anh mù Ba-ti-mê để áp dụng vào đời sống đức tin của chính mình trong đời sống hằng ngày.
1/ Mù con mắt nhưng sáng tâm hồn
Tin Mừng ghi nhận “có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê.” (Mc 10, 46). Anh Ba-ti-mê là người mù thật sự và làm nghề ăn xin. Đây là nghề chính của anh vì con mắt mù chằng làm được nên trò trống gì. Anh chỉ biết dựa vào lòng quảng đại của người khác khi đi qua chỗ anh ngồi ăn xin. Tuy anh mù nhưng tai của anh rất thính, miệng lưỡi anh nói rất lưu loát. Dẫn chứng là khi vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-za-ret đi ngang qua chỗ anh ngồi, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” (c. 47). Có lẽ anh đã nghe kể về Đức Giê-su xuất phát từ dõng dõi Đa-vít từ bố mẹ hoặc những người thông thái khác. Anh bị mù về mặt thể lý nhưng xem ra anh đã sáng về mặt tâm hồn khi biết nhận ra Đức Giê-su, Đấng có thể cứu chữa anh thoát khỏi cảnh mù loà này. Anh mù nhưng anh có một lòng tin mạnh liệt dẫu có bị người khác ngăn cản.
2/ Lòng khát khao gặp Đức Giê-su dầu có ngăn trở
Quả thật, khi vừa nghe biết Đức Giê-su, anh không thể không kêu lên để được cứu giúp. Thấy vậy, nhiều người đã quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng với lòng tin mạnh mẽ và niềm khát khao được ánh sáng từ Đức Giê-su càng làm cho anh kêu lớn tiếng hơn. Một thái độ khiêm tốn nơi anh Ba-ti-mê khi tự mình cảm thấy bất lực trước sự mù loà nhưng biết cậy vào sức cứu chữa của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể. Điều quan trọng để được đón nhận ân sủng hay sự chữa lành của Thiên Chúa, con người cần khiêm nhường nhận sự yếu kém của bản thân và tin nhận vào quyền năng cao cả đến từ Thiên Chúa. Vì “Đối với con người thì không thể nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể” (Mc 10,27). Thật vậy, trong dân gian có câu ngạn ngữ: “Lửa thử vàng. Gian nan thử đức!”. Anh mù muốn được sáng mắt, anh phải trải qua nhiều thử thách gian nan: cách trở giữa bóng tối và ánh sáng, cản trở của những người chung quanh, bị khinh bỉ và coi thường,..Tuy nhiên,
3/ Gặp Đức Giê-su, đón nhận ánh sáng và bước theo Người.
Sau khi nghe tiếng kêu lớn của anh mù Ba-ti-mê, Đức Giê-su đã đứng lại và nói: Gọi anh ta lại đây!” (c.49). Niềm hy vọng đã hé mở cho anh mù khi được Đức Giê-su lưu tâm và để ý. Nghe được tiếng mời gọi đầy yêu thương của Đức Giê-su, người mù Ba-ti-mê đã lập tức vất ngay chiếc áo choàng, (c.49) cái vật bất ly thân của anh từ lúc nào để bảo vệ và che chở khi gió trời thay đổi. Anh vứt đi chiếc áo cũng là ‘vứt’ những ‘cái gì cũ kỹ’, ‘cái rườm rà, cái thân thuộc’, hay nói cách khác bỏ đi ‘con người cũ, người tội lỗi’ về anh để dám “đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su” (c.50) hầu trở nên con người mới, thụ tạo mới. Đức Giê-su đã chủ động để hỏi anh mù Ba-ti-mê: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Một sự giải thoát đã được đặt ra cho anh mù. Anh không thể chần chừ nhưng trả lời với lòng khát khao: “Thưa Thầy, xin cho tôi được thấy” (c.51). Cuộc đời của anh chuẩn bị bước sang trang mới là từ mù loà đã được sáng. Con mắt bị che đậy bấy lâu, nay nhờ lòng tin của anh mù và nhờ vào quyền năng cũng như lòng thương xót của Thiên Chúa, con mắt đó đã được nhìn thấy. Đức Giê-su hiện diện là mang đến ánh sáng cho muôn người, nên Ngài đã nói với anh mù: Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh”. Tức khắc, anh ta nhìn thấy được.” (c.52). Chưa dừng lại ở đó, thánh sử Mac-cô còn nói tiếp, sau khi được sáng mắt, anh mù Ba-ti-mê đã đi theo Đức Giê-su trên con đường Người đi. Khác với anh nhà giàu trong Chúa nhật tuần trước, anh ta đã bỏ đi không đi theo Đức Giê-su vì không dám từ bỏ của cải.
Quả thật, anh mù Ba-ti-mê đã để lại một bài học thật đắt giá cho những ai muốn bước theo Đức Giê-su Ki-tô. Bài học đó là muốn đón nhận ân sủng từ Chúa, con người cần có sự cộng tác, nghĩa là cần khiêm tốn nhận ra sự bất toàn của mình để đặt tất cả cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Hơn nữa, khi đón nhận được ân lộc đến từ Chúa, con người hãy mau từ bỏ con người cũ, cái tôi, cái xấu xa, cái tội lỗi để bước theo Đức Giê-su trên con đường yêu thương, phục vụ và dấn thân cho tha nhân.
4/ Phải chăng ai đó trong chúng ta sáng con mắt thể lý nhưng đang mù về con mắt tâm hồn?
Nhiều người có mắt sáng nhưng đã xem ra mù loà về nhiều mặt, nhất là mù về mặt đức tin: chúng ta mù khi chỉ biết nhìn khinh bỉ tha nhân, vô cảm trước những cảnh đời đau khổ, đói nghèo; chúng ta mù loà khi sống ích kỷ và tham lam; chúng ta mù loà khi thiếu tình thương, lòng bao dung đối với anh chị em; chúng ta mù loà; chúng ta mù loà vì thiếu đời sống khiêm tốn, thiếu đời sống tin yêu phó thác vào Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự; chúng ta mù loà khi nghe Lời Chúa mà không thực hành nơi đời sống thường ngày; chúng ta mù loà khi theo Chúa, đi đạo, nhưng chẳng bao giờ sống đạo; chúng ta mù loà khi không bao giờ trở nên chứng nhân cho anh chị em chưa cùng niềm tin,…
Câu hỏi suy niệm
1/ Tôi có đồng ý rằng tôi không bị mù về mặt thể lý nhưng tôi đang bị mù về mặt tâm hồn không?
2/ Như người mù Ba-ti-mê, tôi có muốn vút bỏ những cái xấu xa và cái tội lỗi mỗi lần đến gặp gỡ Đức Giê-su và bước theo Ngài không?
3/ Tôi có muốn được sáng mắt tâm hồn không? Thế thì tôi đang chọn ai trong cuộc đời: Đức Giê-su hay các thần lực khác?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Tháo Cởi Xiềng Xích
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:14 22/10/2021
Tháo Cởi Xiềng Xích
(Thứ Hai sau Chúa Nhật XXX TN – Lc 13,10-17)
Một phụ nữ đã bị còng lưng suốt 18 năm được Chúa Giêsu chữa lành ngay trong ngày lễ nghỉ. Thế dáng thẳng đứng của con người là một trong những nét ưu phẩm của loài thọ tạo xứng là hình ảnh của Đấng Tạo Thành, vượt trên các loài động vật bậc thấp. Nhờ thế đứng thẳng trên đôi chân con người dễ dàng nhìn chung quanh và nhất là hướng nhìn lên phía trên. Vì một lý do nào đó mà phải “khòm lưng” thì quả là đáng tiếc nếu không muốn nói là kém may mắn và có khi là “bất hạnh”.
Thật đáng thương cho một số cụ ông cụ bà vì thuở trẻ quá lao lực nên khi về già thì còng lưng. Còng lưng về mặt thể lý là điều đáng tiếc. Tuy nhiên điều đáng buồn hơn đó là phải mang kiếp lưng còng về mặt tinh thần. Sau khi Chúa Giêsu chữa lành cho người phụ nữ khỏi bệnh còng lưng thì ông trưởng hội đường đã lớn tiếng gián tiếp trách Người vi phạm luật ngày hưu lễ. Chúa Giêsu đáp lại ngay: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sabat, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này là con cháu ông Abraham, bi satan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích trong ngày sabat sao”(Lc13,15-16).
Xiềng xích satan trói buộc con người chủ yếu là làm cho con người không còn hiện hữu xứng với phẩm vị của mình. Và sự “khòm lưng” là một trong những biểu hiện của việc chưa thực sự sống như là con người. Khi xác nhận mình làm ứng nghiệm lời loan báo xưa của ngôn sứ Isaia thì Chúa Giêsu cho chúng ta biết một trong những sứ mạng của Người chính là “giải thoát những ai bị giam cầm” (x.Lc 4,16-19). Đức Kitô, Đấng được Thiên Chúa sai đến không phải chủ yếu để giải thoát những ai bị giam cầm về mặt thể lý nhưng là về mặt tinh thần. Gioan Tẩy giả khi ấy đang Hêrôđê bắt giam trong ngục đã từng xao xuyến, thậm chí nghi hoặc khi không thấy Chúa Giêsu giải thoát ông (x.Mt 11,2-11). Chắc chắn sau đó Gioan sẽ tin rằng Đấng Kitô đến để giải thoát nhân loại ra khỏi sự trói buộc của thần dữ, satan.
Satan kìm giữ con người bằng nhiều cách thế tinh quái khó nhận diện. Nó thường dùng những cơ chế luật lệ bất chính, thiếu tính người và dùng nhiều người có quyền lực, vô tình hay hữu ý tiếp tay cho nó để làm cho tha nhân, nhất là những người kém phận phải bị “còng lưng”, nghĩa là không thể được sống như là con người.
Theo viễn kiến này thì khi chúng ta làm cho tha nhân phải “khòm lưng” nghĩa là phải quỵ lụy trong sự lệ thuộc thì rất có thể cách nào đó chúng ta đang tiếp tay cho thần dữ và thậm chí có nhiều trường hợp có thể gọi là “tay sai” của satan. Nhiều người ở trong trường hợp này nhưng vẫn có thể an tâm vì họ nghĩ rằng mình chỉ làm theo luật. Luật lệ, cách riêng nhân luật (luật xã hội, luật giáo hội) luôn có đó sự hạn chế và bất cập. Chúa Giêsu đã nhiều lần cố tình vi phạm luật phàm nhân, luật về ngày hưu lễ, luật sạch nhơ của Do Thái giáo bấy giờ để khẳng định điều này.
Bạn và tôi, chúng ta đang “khòm lưng” trước thể chế nào, trước những ai? Và chúng ta có đang làm cho những ai đó phải lưng còng không? Nghiêm túc và trung thực trả lời những câu hỏi này thì dĩ nhiên chúng ta không chỉ giật mình mà còn phải biết đổi thay ngay cung cách sống và lối hành xử của mình. Dù vô tình mà người cộng tác hay làm tay sai cho thần dữ thì cũng thật đáng trách. Hầu như các quốc gia trên thế giới đều ghi vào Bộ luật hình sự một thứ trọng tội đó là “tội chống loài người”. Bắt ép tha nhân sống khòm lưng, không xứng với phẩm vị con người đúng là tội chống loài người. Và trong đức tin Kitô giáo đó cũng là tội chống lại Thiên Chúa.
LM. Nguyễn Văn Nghiã – Ban Mê Thuột
(Thứ Hai sau Chúa Nhật XXX TN – Lc 13,10-17)
Một phụ nữ đã bị còng lưng suốt 18 năm được Chúa Giêsu chữa lành ngay trong ngày lễ nghỉ. Thế dáng thẳng đứng của con người là một trong những nét ưu phẩm của loài thọ tạo xứng là hình ảnh của Đấng Tạo Thành, vượt trên các loài động vật bậc thấp. Nhờ thế đứng thẳng trên đôi chân con người dễ dàng nhìn chung quanh và nhất là hướng nhìn lên phía trên. Vì một lý do nào đó mà phải “khòm lưng” thì quả là đáng tiếc nếu không muốn nói là kém may mắn và có khi là “bất hạnh”.
Thật đáng thương cho một số cụ ông cụ bà vì thuở trẻ quá lao lực nên khi về già thì còng lưng. Còng lưng về mặt thể lý là điều đáng tiếc. Tuy nhiên điều đáng buồn hơn đó là phải mang kiếp lưng còng về mặt tinh thần. Sau khi Chúa Giêsu chữa lành cho người phụ nữ khỏi bệnh còng lưng thì ông trưởng hội đường đã lớn tiếng gián tiếp trách Người vi phạm luật ngày hưu lễ. Chúa Giêsu đáp lại ngay: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sabat, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này là con cháu ông Abraham, bi satan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích trong ngày sabat sao”(Lc13,15-16).
Xiềng xích satan trói buộc con người chủ yếu là làm cho con người không còn hiện hữu xứng với phẩm vị của mình. Và sự “khòm lưng” là một trong những biểu hiện của việc chưa thực sự sống như là con người. Khi xác nhận mình làm ứng nghiệm lời loan báo xưa của ngôn sứ Isaia thì Chúa Giêsu cho chúng ta biết một trong những sứ mạng của Người chính là “giải thoát những ai bị giam cầm” (x.Lc 4,16-19). Đức Kitô, Đấng được Thiên Chúa sai đến không phải chủ yếu để giải thoát những ai bị giam cầm về mặt thể lý nhưng là về mặt tinh thần. Gioan Tẩy giả khi ấy đang Hêrôđê bắt giam trong ngục đã từng xao xuyến, thậm chí nghi hoặc khi không thấy Chúa Giêsu giải thoát ông (x.Mt 11,2-11). Chắc chắn sau đó Gioan sẽ tin rằng Đấng Kitô đến để giải thoát nhân loại ra khỏi sự trói buộc của thần dữ, satan.
Satan kìm giữ con người bằng nhiều cách thế tinh quái khó nhận diện. Nó thường dùng những cơ chế luật lệ bất chính, thiếu tính người và dùng nhiều người có quyền lực, vô tình hay hữu ý tiếp tay cho nó để làm cho tha nhân, nhất là những người kém phận phải bị “còng lưng”, nghĩa là không thể được sống như là con người.
Theo viễn kiến này thì khi chúng ta làm cho tha nhân phải “khòm lưng” nghĩa là phải quỵ lụy trong sự lệ thuộc thì rất có thể cách nào đó chúng ta đang tiếp tay cho thần dữ và thậm chí có nhiều trường hợp có thể gọi là “tay sai” của satan. Nhiều người ở trong trường hợp này nhưng vẫn có thể an tâm vì họ nghĩ rằng mình chỉ làm theo luật. Luật lệ, cách riêng nhân luật (luật xã hội, luật giáo hội) luôn có đó sự hạn chế và bất cập. Chúa Giêsu đã nhiều lần cố tình vi phạm luật phàm nhân, luật về ngày hưu lễ, luật sạch nhơ của Do Thái giáo bấy giờ để khẳng định điều này.
Bạn và tôi, chúng ta đang “khòm lưng” trước thể chế nào, trước những ai? Và chúng ta có đang làm cho những ai đó phải lưng còng không? Nghiêm túc và trung thực trả lời những câu hỏi này thì dĩ nhiên chúng ta không chỉ giật mình mà còn phải biết đổi thay ngay cung cách sống và lối hành xử của mình. Dù vô tình mà người cộng tác hay làm tay sai cho thần dữ thì cũng thật đáng trách. Hầu như các quốc gia trên thế giới đều ghi vào Bộ luật hình sự một thứ trọng tội đó là “tội chống loài người”. Bắt ép tha nhân sống khòm lưng, không xứng với phẩm vị con người đúng là tội chống loài người. Và trong đức tin Kitô giáo đó cũng là tội chống lại Thiên Chúa.
LM. Nguyễn Văn Nghiã – Ban Mê Thuột
Chữa lành bằng thương xót
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:42 22/10/2021
CHÚA NHẬT XXX MÙA THƯỜNG NIÊN
Gr 31,7-9; Hr 5,1-6; Mc 10,46-52
Chữa lành bằng thương xót
Với Chúa Nhật XXX Thường Niên, Giáo Hội mời gọi chúng ta đặt niềm tin và hy vọng vào Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm và Trung Gian của chúng ta. Với tư cách này, Chúa Kitô mở mắt cho chúng ta để nhìn thấy những việc kỳ diệu mà Người đã làm cho chúng ta trong cuộc sống.
1. Lời hứa và hiện thực
Trong bài đọc I Chúa Nhật này, tiên tri Giêrêmia loan báo về việc Thiên Chúa sẽ thực hiện những kỳ công để giải thoát và quy tụ dân Người. Đó là nền tảng của hy vọng cho sự giải phóng và tồn tại của dân riêng. Ở đây, chúng ta tìm thấy hình ảnh của sự phục hồi, đổi mới, và hòa bình. Tuy nhiên, ơn cứu độ và bình an đó chỉ đến từ một mình Thiên Chúa.
Bài đọc II, tác giả thư Hípri nói về chân dung và vai trò của linh mục. Trước hết, linh mục là người “được chọn trong số người phàm” (Hr 5,1). Vì thế, linh mục không phát xuất hoặc rơi xuống từ trời, nhưng là một con người, ngài có gia đình và lịch sử giống mọi người.
“Được chọn trong số phàm nhân” cũng có nghĩa là linh mục được tạo dựng giống như bao nhiêu con người khác: với những cảm xúc, khó khăn, những bất trắc và yếu đuối như mọi người. Kinh Thánh nhìn thấy trong những yếu tố này như một lợi ích cho người khác, chứ không phải là nguyên cớ cho sự vấp ngã. Quả thật, theo cách thức này, linh mục sẽ sẵn sàng hơn để cảm thông với người khác, vì linh mục cũng có những yếu đuối. Linh mục xét như là một con người nên cũng có những nhu cầu nhân bản, nhu cầu này được sống với tinh thần Tin Mừng khác biệt với các nhà xã hội và chính trị.
Hơn thế, “được chọn trong số phàm nhân,” linh mục “được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội.” Điều này có nghĩa là linh mục thay thế người khác và được cắt đặt để phục vụ họ. Phục vụ gắn liền với chiều kích sâu xa nhất của con người, là định mệnh vĩnh cửu. Thánh Phaolô tóm tắt sứ vụ linh mục trong câu này:
“Vậy chớ gì thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Kitô, những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1 Cr 4,1).
Linh mục được cắt đặt để phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Nhờ linh mục, giáo xứ là điểm quy tụ mạnh nhất trong đời sống chúng ta.
Chúng ta vừa phác thảo cái nhìn tích cực về dung mạo của linh mục. Tuy nhiên, thực tế như chúng ta biết, không phải luôn như thế. Ngày hôm nay thỉnh thoảng chúng ta nghe những thông tin về những gương xấu xảy ra trong Giáo Hội liên quan đến các giáo sĩ, do sự yếu đuối và bất trung của họ, đó là trường hợp mà Giáo Hội không thể làm gì hơn ngoài việc xin tha thứ.
Nhưng có một sự thật mà chúng ta cần phải ghi nhớ về những phúc lành thiêng liêng cho con người qua các linh mục. Xét như một phàm nhân, linh mục có thể mắc sai lầm, nhưng những việc linh mục làm tại bàn thờ hoặc trong tòa giải tội mang lại những giá trị và hiệu quả lớn lao biết bao. Thiên Chúa vẫn tiếp tục ban ân sủng cho con người qua các linh mục, dầu họ có sự bất xứng. Chính Chúa Kitô rửa tội, cử hành, tha thứ, ban ơn qua các linh mục là phương tiện của Người.
Theo ý nghĩa đó, tôi thích nhắc lại những lời của một linh mục nhà quê nói ra trước khi chết, do nhà văn Georges Bernanos viết: “Tất cả đều là hồng ân! Cả sự khốn nạn của thói say rượu xem ra đối với ngài cũng là một hồng ân, bởi vì nhờ đó mà ngài có lòng thương cảm hơn đối với người say rượu. Thiên Chúa không đòi hỏi những người đại diện của Người trên trái đất phải hoàn hảo tuyệt đối, nhưng Người muốn họ phải là người có lòng thương xót.”
2. Giêsu, mô mẫu của linh mục
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật lại việc Chúa Giêsu chữa cho người mù tên là Batimê, ở Giêricô. Batimê đã không bỏ lỡ cơ hội để xin ơn chữa lành. Anh nghe biết rằng Chúa Giêsu đi qua, anh nắm lấy cơ hội lớn lao cho đời anh ngay lập tức. Anh bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin rủ lòng thương tôi” (Mc 10,48). Những người xung quanh phản ứng lại hành vi của anh, họ “quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng la lớn.” Điều này hiển nhiên minh chứng rằng ước vọng sống khỏe mạnh không phải luôn được chấp nhận: nỗi thống khổ đó luôn phải giấu kín, không dám nói ra, vì bị người ta lườm nguýt, nó quấy rầy những ai đang khỏe mạnh.
Hạn từ “mù lòa” cũng đã được thay đổi theo nhiều ý nghĩa tiêu cực cả thể lý và tinh thần. Ngày nay, người ta thường có khuynh hướng nói về sự mù lòa luân lý và tinh thần. Đó là sự thiếu hiểu biết, thiếu lòng thương xót và ở lì trong tội lỗi. Batimê không mù xét về phương diện này; anh chỉ bị khiếm thị về thể lý thôi. Cặp mắt tâm hồn anh còn tốt hơn cả những người ở xung quanh, bởi vì anh có một đức tin và niềm hy vọng rất mãnh liệt. Hơn nữa, cặp mắt đức tin này giúp anh thấy mọi sự diễn ra bên ngoài. Chúa Giêsu nói với anh ta: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!” Đức Giêsu xuất hiện với anh như là Đấng Cứu Độ và Người đã chữa lành anh khỏi sự mù lòa thể lý. Đó là một phép lạ của lòng tin.
3. Như anh mù Batimê
Người mù Batimê đại diện cho tình trạng con người luôn tìm kiếm sự chữa lành và ơn giải thoát khỏi yếu đuối, bệnh tật, nghèo nàn và tội lỗi. Sự mù lòa của chúng ta có lẽ không phải là mù lòa thể lý, nhưng có thể là mù lòa tinh thần. Đó là bất cứ điều gì ngăn cản chúng ta đạt tới hoặc phát huy những năng lực trong đời sống mình. Để được chữa lành, trước hết, chúng ta phải khiêm tốn nhận biết rằng chúng hiện hữu. Thứ đến, chúng ta cần lưu ý rằng Batimê không phải được chữa lành rồi mới tin, nhưng vì anh đã tin nên mới được chữa lành. Anh khiêm nhường van xin Chúa giúp đỡ. Chúng ta hãy cầu nguyện. Vì “chỉ có bạn mỏi mệt cầu nguyện, còn Chúa không bao giờ mỏi mệt để lắng nghe bạn cầu nguyện” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô).
Vì thế, sứ điệp Tin Mừng hôm nay là: Chúa Kitô là Linh Mục Thượng Phẩm và Trung Gian giữa chúng ta với Chúa Cha, Người luôn sẵn sàng lắng nghe, chữa lành và giải thoát chúng ta khỏi bất cứ điều gì làm chúng ta mù lòa. Người muốn chúng ta nhìn thấy rõ ràng. Nhưng để thấy rõ ràng, cần có đức tin vào Chúa Kitô.
Tuy nhiên, cũng như Batimê, chúng ta phải khiêm tốn kêu lên: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin rủ lòng thương tôi.” Đừng vì lòng tự cao tự đại, đừng vì đám đông làm ngăn cản chúng ta đến với Chúa Kitô. Vì Vịnh gia có nói: “Người nghèo kêu xin, Chúa lắng nghe lời họ” (x. Tv 34,7).
Cuối cùng, nếu chúng ta kêu cầu Chúa Kitô với niềm tin tuyệt đối. Chắc chắn Người lắng nghe chúng ta: “Vì tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát” (Rm 10,13). Vì thế, hôm nay, với tất cả niềm hy vọng, chúng ta hãy hát lên: “Chúa đã làm cho chúng ta biết bao điều kỳ diệu, nên chúng ta mừng rỡ hân hoan.” Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mang lấy tâm tư truyền giáo
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:48 22/10/2021
MANG LẤY TÂM TƯ TRUYỀN GIÁO
(Nhân Khánh nhật Truyền giáo, nghĩ về sứ mạng của các linh mục)
Ngay trước lúc về trời, Chúa Giêsu trăn trối với đoàn môn đệ, cũng là trăn trối Chúa trao cho Hội Thánh: "Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28, 19-20).
Lời trăn trối mang tính sai đi, cho thấy chính tâm tư truyền giáo của Chúa. Tôi gọi tâm tư ấy là nỗi "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Dù biết các động từ vừa nêu gần nghĩa của nhau (đều nói đến sự mong mỏi, sự không yên lòng), nhưng tôi vẫn muốn sử dụng chúng gần nhau để làm mạnh, làm rõ hơn nữa tâm tư truyền giáo của Chúa.
1. MANG LẤY TÂM TƯ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA.
Thánh Phaolô từng dạy: "Anh em hãy mang lấy tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu" (Phili 2, 5). Tôi tin, thánh Phaolô muốn chúng ta hãy mang lấy những "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Nghĩa là trong tâm tư của Chúa Giêsu, nếu: có trăn trở, cũng phải là trăn trở của ta; có thao thức, cũng phải là thao thức của ta; có khao khát, cũng phải là khao khát của ta.
Người tông đồ rao truyền Lời Chúa, một khi biến con tim thành con tim thổn thức cho việc truyền giáo theo cách Chúa Giêsu ấp ủ, họ sẽ lên đường hết sức kiên định, mạnh mẽ, sẵn sàng đối đầu cùng nghịch cảnh, sẵn sàng chấp nhận thập giá mà dọc đường rao giảng, người tông đồ nào cũng sẽ phải chạm tới.
Đồng thời khi đặt Lời Chúa trong nỗi “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” như chính nó là tâm tư của bản thân, sẽ là lý do mạnh, lý do cấp bách, lý do trên mọi lý do, để người tông đồ nói riêng, Hội Thánh nói chung phải ưu tiên hàng đầu cho việc rao truyền Lời Chúa: Lời chân lý, lời sự sống, Lời giải thoát.
Một khi hiểu được trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, dễ đẩy ta tới tâm thức: Không việc nào quan trọng bằng loan báo Tin Mừng của Chúa. Không hành động nào lớn bằng hành động loan báo Tin Mừng của Chúa. Không đam mê nào ngang hàng đam mê ra đi loan Tin Mừng của Chúa. Không thúc bách nào mạnh mẽ bằng thúc bách xả thân vì Lời của Chúa. Không tình yêu nào cao cả bằng tình yêu được sống chết cho Lời của Chúa...
Với tâm thức ấy, ta quyết làm trọn nỗi chờ mong của Chúa, không chần chừ, không so đo, không ì ạch…
Có thấy, có biết và sống chính tâm tư đầy trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, người truyền thông Lời Chúa mới đón nhận những thúc đẩy từ bản thân, từ đòi hỏi thâm sâu của cõi lòng một cách tự nguyện và tự do, để dấn thân rao truyền Lời Chúa.
Là người phụng sự Chúa, phụng sự Lời Chúa, các Kitô hữu linh mục không được “đứng ngoài” những tâm thức của Chúa.
Nếu Chúa đã và vẫn tiếp tục “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” cho Lời của Người vươn xa, thì linh mục, thừa tác viên của Lời, cũng phải nên như Chúa.
Họ nung đốt tâm hồn, ấp ủ trái tim, tôi luyện ý chí, đào tạo lý trí, để mọi nơi, mọi lúc, Lời Chúa phải tràn ứ, phải thấm nhập, phải luôn là những phản ứng thường xuyên trải dài suốt đời sống, xuyên qua từng khoảnh khắc sống của họ.
Có như thế, các linh mục sẽ rao truyền Lời Chúa sống động, xác tín, đầy quả quyết và quả cảm, như Chúa sống trong họ, như Lời của Chúa nói bằng miệng lưỡi của họ, như chính Chúa hành động trong từng biểu hiện của họ.
2. TRUYỀN GIÁO LÀ NGHĨA VỤ NHƯNG CŨNG LÀ VINH QUANG.
Hội Thánh cất giữ và cố gắng biến lời vừa là di chúc đặc biệt, vừa là mệnh lệnh truyền giáo: "Hãy đi giảng dạy muôn dân...", thành lẽ sống và hành động sống của mình. Hội Thánh ấp ủ từng ngày, để thao thức truyền giáo của Chúa Kitô trở thành nỗi thao thức, niềm say mê của Hội Thánh.
Vì thế, không có bất cứ lý do gì lại có thể ngăn cản linh mục, thành phần ưu tú của Hội Thánh, xao lãng truyền thông Lời Chúa. Hãy nhớ, lệnh truyền ấy vừa là bổn phận, vừa làm cho người thực hiện nó nên vinh quang:
- Bổn phận, vì linh mục phải tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô: Ngài "sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" (Lc 9, 2).
Một khi thi hành, sứ mạng ấy trở thành nhiệm vụ cốt yếu của cả Hội Thánh và của từng người: “Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn” (Cv 6, 2). Thánh Phaolô còn nói mạnh hơn về nghĩa vụ không thể bỏ qua của việc thực thi sứ mạng truyền giáo: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16).
- Còn vinh quang, vì người truyền giáo được cộng tác với Chúa Kitô mang ơn cứu độ cho trần gian. Lời Thiên Chúa là Lời quyền năng, lại được trao vào tay con người. Không phải chỉ hôm nay, nhưng đã có từ muôn thuở: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1, 1).
Phải truyền thông Lời Chúa. Sứ mạng thiêng liêng, bền bỉ, mang tính sống còn này luôn được Hội Thánh nhắc nhở, đề cao. Hội Thánh xem công tác truyền giáo, ra đi làm sáng danh Chúa, rao giảng lời cứu độ của Chúa đến với muôn dân là việc phải thi hành nhanh chóng, cấp bách. Đó là nhiệm vụ không miễn trừ một ai, không chậm trễ dù ở thời điểm nào.
Ngày xưa, các tổ phụ, các tiên tri nhận lãnh và rao truyền Lời Chúa, thì nay, chúng ta, đặc biệt người linh mục, cũng tiếp tục thực hiện sứ mạng của các ngài.
Nhận lãnh sứ mạng truyền thông Lời Chúa, những con người mỏng dòn, yếu đuối lại tiếp tục trao gởi cho hết thế hệ này đến thế hệ khác Lời sự sống, để mọi thời, từng con người phải ấp ủ cho mình ngày càng trưởng thành, rồi đem Lời luôn được ấp ủ ấy san sẻ cho nhau.
Một khi lên đường dấn thân cho hoạt động truyền giáo, cũng có nghĩa, người linh mục cho thấy Chúa Kitô tin tưởng họ, khi Chúa dám đặt vào tay những con người tội lỗi nơi trần thế cơ đồ mà chính Người đã phải trả bằng giá máu.
Vì thế, khi được giao trách nhiệm công bố Lời Chúa, mỗi một người cần ý thức sự yếu đuối của mình mà cậy dựa vào Chúa, cầu nguyện nhiều, hết lòng khiêm nhường và ăn năn tội thường xuyên. Đồng thời, từng người đón nhận nhiệm vụ được giao với niềm yêu mến, sung sướng để sử dụng mọi khả năng, mọi nhiệt huyết của bản thân mà công bố Lời quyền năng của Chúa.
Hãy ra đi rao giảng Lời Chúa bằng lòng tin tưởng, không bao giờ sợ hãi, nhưng can đảm, mạnh mẽ để “những gì Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt 10, 27).
Hãy gieo lời Chúa chăm chỉ miệt mài như người gieo giống: gieo khắp nơi, gieo trong mọi hoàn cảnh, dù đó là “đất tốt” kết quả đạt đến “gấp trăm, hoặc “sáu mươi”, hoặc “ba mươi”, hay đó chỉ là “vệ đường”, là “nơi sỏi đá”, là “bụi gai” (Mt 13, 3-9).
Gieo Lời Chúa đến cùng, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tm 4, 2).
Xin Chúa huấn luyện các linh mục của Chúa thành tông đồ cho thế giới mới, để họ luôn là những nhà thông truyền Lời Chúa chuyên nghiệp, đồng thời tìm vinh danh Chúa cách hết sức nhiệt thành, hiệu quả và đúng đắn.
(Nhân Khánh nhật Truyền giáo, nghĩ về sứ mạng của các linh mục)
Ngay trước lúc về trời, Chúa Giêsu trăn trối với đoàn môn đệ, cũng là trăn trối Chúa trao cho Hội Thánh: "Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28, 19-20).
Lời trăn trối mang tính sai đi, cho thấy chính tâm tư truyền giáo của Chúa. Tôi gọi tâm tư ấy là nỗi "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Dù biết các động từ vừa nêu gần nghĩa của nhau (đều nói đến sự mong mỏi, sự không yên lòng), nhưng tôi vẫn muốn sử dụng chúng gần nhau để làm mạnh, làm rõ hơn nữa tâm tư truyền giáo của Chúa.
1. MANG LẤY TÂM TƯ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA.
Thánh Phaolô từng dạy: "Anh em hãy mang lấy tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu" (Phili 2, 5). Tôi tin, thánh Phaolô muốn chúng ta hãy mang lấy những "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Nghĩa là trong tâm tư của Chúa Giêsu, nếu: có trăn trở, cũng phải là trăn trở của ta; có thao thức, cũng phải là thao thức của ta; có khao khát, cũng phải là khao khát của ta.
Người tông đồ rao truyền Lời Chúa, một khi biến con tim thành con tim thổn thức cho việc truyền giáo theo cách Chúa Giêsu ấp ủ, họ sẽ lên đường hết sức kiên định, mạnh mẽ, sẵn sàng đối đầu cùng nghịch cảnh, sẵn sàng chấp nhận thập giá mà dọc đường rao giảng, người tông đồ nào cũng sẽ phải chạm tới.
Đồng thời khi đặt Lời Chúa trong nỗi “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” như chính nó là tâm tư của bản thân, sẽ là lý do mạnh, lý do cấp bách, lý do trên mọi lý do, để người tông đồ nói riêng, Hội Thánh nói chung phải ưu tiên hàng đầu cho việc rao truyền Lời Chúa: Lời chân lý, lời sự sống, Lời giải thoát.
Một khi hiểu được trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, dễ đẩy ta tới tâm thức: Không việc nào quan trọng bằng loan báo Tin Mừng của Chúa. Không hành động nào lớn bằng hành động loan báo Tin Mừng của Chúa. Không đam mê nào ngang hàng đam mê ra đi loan Tin Mừng của Chúa. Không thúc bách nào mạnh mẽ bằng thúc bách xả thân vì Lời của Chúa. Không tình yêu nào cao cả bằng tình yêu được sống chết cho Lời của Chúa...
Với tâm thức ấy, ta quyết làm trọn nỗi chờ mong của Chúa, không chần chừ, không so đo, không ì ạch…
Có thấy, có biết và sống chính tâm tư đầy trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, người truyền thông Lời Chúa mới đón nhận những thúc đẩy từ bản thân, từ đòi hỏi thâm sâu của cõi lòng một cách tự nguyện và tự do, để dấn thân rao truyền Lời Chúa.
Là người phụng sự Chúa, phụng sự Lời Chúa, các Kitô hữu linh mục không được “đứng ngoài” những tâm thức của Chúa.
Nếu Chúa đã và vẫn tiếp tục “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” cho Lời của Người vươn xa, thì linh mục, thừa tác viên của Lời, cũng phải nên như Chúa.
Họ nung đốt tâm hồn, ấp ủ trái tim, tôi luyện ý chí, đào tạo lý trí, để mọi nơi, mọi lúc, Lời Chúa phải tràn ứ, phải thấm nhập, phải luôn là những phản ứng thường xuyên trải dài suốt đời sống, xuyên qua từng khoảnh khắc sống của họ.
Có như thế, các linh mục sẽ rao truyền Lời Chúa sống động, xác tín, đầy quả quyết và quả cảm, như Chúa sống trong họ, như Lời của Chúa nói bằng miệng lưỡi của họ, như chính Chúa hành động trong từng biểu hiện của họ.
2. TRUYỀN GIÁO LÀ NGHĨA VỤ NHƯNG CŨNG LÀ VINH QUANG.
Hội Thánh cất giữ và cố gắng biến lời vừa là di chúc đặc biệt, vừa là mệnh lệnh truyền giáo: "Hãy đi giảng dạy muôn dân...", thành lẽ sống và hành động sống của mình. Hội Thánh ấp ủ từng ngày, để thao thức truyền giáo của Chúa Kitô trở thành nỗi thao thức, niềm say mê của Hội Thánh.
Vì thế, không có bất cứ lý do gì lại có thể ngăn cản linh mục, thành phần ưu tú của Hội Thánh, xao lãng truyền thông Lời Chúa. Hãy nhớ, lệnh truyền ấy vừa là bổn phận, vừa làm cho người thực hiện nó nên vinh quang:
- Bổn phận, vì linh mục phải tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô: Ngài "sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" (Lc 9, 2).
Một khi thi hành, sứ mạng ấy trở thành nhiệm vụ cốt yếu của cả Hội Thánh và của từng người: “Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn” (Cv 6, 2). Thánh Phaolô còn nói mạnh hơn về nghĩa vụ không thể bỏ qua của việc thực thi sứ mạng truyền giáo: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16).
- Còn vinh quang, vì người truyền giáo được cộng tác với Chúa Kitô mang ơn cứu độ cho trần gian. Lời Thiên Chúa là Lời quyền năng, lại được trao vào tay con người. Không phải chỉ hôm nay, nhưng đã có từ muôn thuở: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1, 1).
Phải truyền thông Lời Chúa. Sứ mạng thiêng liêng, bền bỉ, mang tính sống còn này luôn được Hội Thánh nhắc nhở, đề cao. Hội Thánh xem công tác truyền giáo, ra đi làm sáng danh Chúa, rao giảng lời cứu độ của Chúa đến với muôn dân là việc phải thi hành nhanh chóng, cấp bách. Đó là nhiệm vụ không miễn trừ một ai, không chậm trễ dù ở thời điểm nào.
Ngày xưa, các tổ phụ, các tiên tri nhận lãnh và rao truyền Lời Chúa, thì nay, chúng ta, đặc biệt người linh mục, cũng tiếp tục thực hiện sứ mạng của các ngài.
Nhận lãnh sứ mạng truyền thông Lời Chúa, những con người mỏng dòn, yếu đuối lại tiếp tục trao gởi cho hết thế hệ này đến thế hệ khác Lời sự sống, để mọi thời, từng con người phải ấp ủ cho mình ngày càng trưởng thành, rồi đem Lời luôn được ấp ủ ấy san sẻ cho nhau.
Một khi lên đường dấn thân cho hoạt động truyền giáo, cũng có nghĩa, người linh mục cho thấy Chúa Kitô tin tưởng họ, khi Chúa dám đặt vào tay những con người tội lỗi nơi trần thế cơ đồ mà chính Người đã phải trả bằng giá máu.
Vì thế, khi được giao trách nhiệm công bố Lời Chúa, mỗi một người cần ý thức sự yếu đuối của mình mà cậy dựa vào Chúa, cầu nguyện nhiều, hết lòng khiêm nhường và ăn năn tội thường xuyên. Đồng thời, từng người đón nhận nhiệm vụ được giao với niềm yêu mến, sung sướng để sử dụng mọi khả năng, mọi nhiệt huyết của bản thân mà công bố Lời quyền năng của Chúa.
Hãy ra đi rao giảng Lời Chúa bằng lòng tin tưởng, không bao giờ sợ hãi, nhưng can đảm, mạnh mẽ để “những gì Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt 10, 27).
Hãy gieo lời Chúa chăm chỉ miệt mài như người gieo giống: gieo khắp nơi, gieo trong mọi hoàn cảnh, dù đó là “đất tốt” kết quả đạt đến “gấp trăm, hoặc “sáu mươi”, hoặc “ba mươi”, hay đó chỉ là “vệ đường”, là “nơi sỏi đá”, là “bụi gai” (Mt 13, 3-9).
Gieo Lời Chúa đến cùng, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tm 4, 2).
Xin Chúa huấn luyện các linh mục của Chúa thành tông đồ cho thế giới mới, để họ luôn là những nhà thông truyền Lời Chúa chuyên nghiệp, đồng thời tìm vinh danh Chúa cách hết sức nhiệt thành, hiệu quả và đúng đắn.
Thánh Lễ Chúa nhật 30 Thường niên –Khánh Nhật Truyền Giáo dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
22:49 22/10/2021
Bài đọc 1
Gr 31,7-9
Kẻ đui, người què, Ta sẽ an ủi và dẫn đưa về.
Bài trích sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a.
7Đức Chúa phán thế này: Reo vui lên mừng Gia-cóp,
hãy hoan hô dân đứng đầu chư dân !
Nào loan tin, ca ngợi và công bố:
“Đức Chúa đã cứu dân Người, số còn sót lại của Ít-ra-en !”
8Này Ta sẽ đưa chúng từ đất Bắc trở về,
quy tụ chúng lại từ tận cùng cõi đất.
Trong chúng, có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ:
tất cả cùng nhau trở về, cả một đại hội đông đảo.
9Chúng trở về, nước mắt tuôn rơi,
Ta sẽ an ủi và dẫn đưa chúng,
dẫn đưa tới dòng nước, qua con đường thẳng băng,
trên đó chúng không còn vấp ngã.
Vì đối với Ít-ra-en, Ta là một người Cha,
còn đối với Ta, Ép-ra-im chính là con trưởng.
Đáp ca
Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6 (Đ. c.3)
Đ.Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.
1Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về,
ta tưởng mình như giữa giấc mơ.2abVang vang ngoài miệng câu cười nói,
rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.
Đ.Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.
2cdBấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán:
“Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay !”3Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.
Đ.Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.
4Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về,
như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.5Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
Đ.Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.
6Họ ra đi, đi mà nức nở,
mang hạt giống vãi gieo;
lúc trở về, về reo hớn hở,
vai nặng gánh lúa vàng.
Đ.Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.
Bài đọc 2
Hr 5,1-6
Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.
Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.
1 Thưa anh em, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. 2 Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính mình cũng đầy yếu đuối; 3 mà vì yếu đuối, nên vị thượng tế phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. 4 Không ai tự gán cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi, như ông A-ha-ron đã được gọi. 5 Cũng vậy, không phải Đức Ki-tô đã tự tôn mình làm Thượng Tế, nhưng là Đấng đã nói với Người: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, 6 như lời Đấng ấy đã nói ở một chỗ khác: Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.
Tung hô Tin Mừng
x. 2 Tm 1,10
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng
Mc 10,46-52
Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
46 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, anh ta tên là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. 47 Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” 49 Đức Giê-su đứng lại và nói: “Gọi anh ta lại đây !” Người ta gọi anh mù và bảo: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” 50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. 51 Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” 52 Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Số người Công Giáo ở Á Châu và Phi Châu tiếp tục tăng
Đặng Tự Do
03:48 22/10/2021
Số lượng người Công Giáo ở Á Châu và Phi Châu tiếp tục tăng trong năm 2019, theo số liệu thống kê mới được công bố.
Dân số thế giới tăng 81,3 triệu người vào năm 2019, trong khi số các thành viên của Giáo Hội Công Giáo tăng 15,4 triệu người, nâng tổng số tín hữu Công Giáo lên 1,3 tỷ trên toàn thế giới.
Số liệu thống kê mới so sánh năm 2019, là năm cuối cùng Giáo Hội có dữ liệu, với năm 2018 và do đó thống kê này không phản ánh tác động của đợt bùng phát coronavirus toàn cầu vào năm 2020.
Tin tức đưa ra trong những năm gần đây đã làm nổi bật sự sụt giảm các linh mục Công Giáo được thụ phong ở Âu Châu và Mỹ Châu. Dù thế, tổng số linh mục đã tăng nhẹ trong năm 2019 với 271 linh mục chủ yếu là do sự gia tăng các ơn gọi linh mục ở Phi Châu và Á Châu, bù lại sự giảm sút ở nơi khác.
Các phó tế vĩnh viễn cũng tiếp tục tăng so với năm trước, với tất cả năm châu lục đều chứng kiến số lượng gia tăng, đặc biệt là Âu Châu và Mỹ Châu.
Số lượng nam nữ tu sĩ giảm trong năm 2019. Số nữ tu đã giảm hơn 11,500 sơ. Nhưng số những nhà truyền giáo giáo dân đã tăng hơn 34,200 người, đa số là ở Mỹ Châu.
Dân số Công Giáo vẫn ổn định với sự gia tăng dân số. Vào cuối năm 2019, người Công Giáo chiếm 17.74% dân số toàn cầu - chỉ tăng 0.01% so với năm 2018.
Số người Công Giáo ở Phi Châu đã tăng hơn tám triệu người vào năm 2019, nâng tỷ lệ người Công Giáo lên 19% trong tổng số dân, trong khi ở Á Châu, nơi có 4.5 tỷ người sinh sống, người Công Giáo chỉ chiếm 3.31% dân số, tức là 149.1 triệu người.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 21 tháng 10, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle đã thu hút sự chú ý đến một số lượng tương đối nhỏ người Công Giáo ở Á Châu, và chỉ ra rằng khoảng một nửa số người Công Giáo của lục địa này sống ở Phi Luật Tân.
Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nói thêm rằng “những năm qua, chúng ta đã thấy ở Á Châu, sự gia tăng tỷ lệ bách phân số người rửa tội, cũng như số người gia nhập các chủng viện và đời sống tu trì”.
“Về số lượng, đó vẫn còn là con số nhỏ, nhưng về tỷ lệ phần trăm, đó là con số lớn. Và tất nhiên, chúng ta cảm ơn Chúa về điều này.”
Đức Hồng Y Tagle, nguyên tổng giám mục của Manila, đã phát biểu như trên trong cuộc họp báo về Chúa Nhật Khánh Nhật Truyền giáo Thế giới, được cử hành trên toàn cầu vào ngày 24 tháng 10.
Ngài lưu ý rằng vào năm 2021, Giáo hội ở Phi Luật Tân kỷ niệm 500 năm Kitô Giáo đến với quốc gia này.
Ngài nói: “Bây giờ chúng ta có nhiều người Phi Luật Tân phục vụ với tư cách là những nhà truyền giáo, họ không chỉ là các linh mục và nam nữ tu sĩ, mà còn là giáo dân, một số người đã di cư đến các nơi khác trên thế giới để làm việc và đang giúp truyền bá thông điệp Kitô Giáo”
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho biết Đức Bênêđíctô 16 vẫn tràn đầy niềm đam mê đối với cuộc sống
Đặng Tự Do
03:49 22/10/2021
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein cho biết Đức Bênêđíctô 16 vẫn “tràn đầy niềm đam mê đối với cuộc sống” sau khi vị giáo hoàng danh dự bày tỏ hy vọng rằng ngài sẽ sớm được đi đoàn tụ với những người bạn của mình trên thiên đàng trong một thông điệp chia buồn.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô 16, đã nói chuyện với tờ Bild của Đức vào ngày 20 tháng 10 sau khi các báo cáo truyền thông cho rằng vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 94 tuổi có một “khao khát được chết”.
“Nghệ thuật chết tốt, tức là ars moriendi, là một phần của đời sống Kitô. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã làm điều đó trong nhiều năm qua,” Đức Cha Gänswein nói.
“Tuy nhiên, ngài vẫn hoàn toàn tràn đầy niềm đam mê cho cuộc sống. Thể chất ngài tuy yếu nhưng ổn định, tâm trí hoàn toàn trong sáng và được chúc lành với khiếu hài hước đặc trưng của vùng Bavaria.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI nói rằng ngài mong muốn được cùng bạn bè lên thiên đàng trong một thông điệp chia buồn sau cái chết của một linh mục dòng Xitô.
Trong một bức thư đề ngày 2 tháng 10 và được tu viện Wilhering /wiu-hê-ring/ ở Áo công bố hôm thứ Ba 19 tháng 10, vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 94 tuổi nói rằng cái chết của cha Gerhard Winkler đã khiến ngài vô cùng xúc động.
“Tin tức về sự ra đi của Giáo sư Tiến sĩ Gerhard Winkler dòng Xitô Nhặt Phép mà bạn đã báo cho tôi, đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi,” Đức Bênêđíctô XVI, là giáo hoàng từ năm 2005 đến 2013, viết.
“Trong số tất cả những đồng nghiệp và bạn bè, anh ấy là người thân thiết nhất với tôi. Sự vui vẻ và đức tin sâu sắc của anh ấy luôn thu hút tôi”.
“Bây giờ anh ấy đã đến thế giới tiếp theo, nơi tôi chắc chắn rằng nhiều bạn bè đã chờ đợi anh ấy. Tôi hy vọng rằng tôi có thể sớm tham gia cùng họ”.
Cha Bernhard Winkler sinh tại Wilhering, vùng Thượng Áo, gần thành phố Linz, vào năm 1931. Ngài vào tu viện Xitô địa phương năm 1951, đổi tên là Gerhard. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1955, tại Linz.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ thần học tại Vienna năm 1956, ngài dạy tiếng Đức và tiếng Anh. Ngài lấy bằng thạc sĩ tiếng Anh tại Đại học Notre Dame ở Indiana, Hoa Kỳ.
Năm 1969, ngài bắt đầu sự nghiệp học tập ở Đức, giảng dạy ở Bochum và Freiburg.
Ngài đã làm việc chặt chẽ với Giáo sư Joseph Ratzinger, hay Đức Bênêđíctô XVI tương lai, tại Đại học Regensburg, nơi ngài giảng về Lịch sử Giáo hội Trung cổ và Hiện đại từ năm 1974 đến năm 1983.
Cha Ratzinger gia nhập Đại học Regensburg năm 1969 với tư cách là giáo sư thần học tín lý và lịch sử tín lý. Ngài giữ chức phó hiệu trưởng của trường đại học cho đến năm 1977, khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Munich và Freising.
Winkler là giáo sư lịch sử Giáo hội tại Đại học Salzburg, Áo, từ năm 1983 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1999.
Từ năm 2018, ngài sống trong một nhà chăm sóc do các nữ tu ở Linz điều hành.
Đức Bênêđíctô XVI kết thúc thông điệp chia buồn của mình như sau:
“Trong khi chờ đợi, tôi cùng với ngài và cộng đồng tu sĩ của Wilhering cầu nguyện.”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Giám Mục cho Đức Ông Guido Marini tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
04:17 22/10/2021
Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thánh hiến hai giám mục mới cho Giáo Hội Công Giáo tại Đền Thờ Thánh Phêrô: đó là Đức Cha Guido Marini của Tortona, Ý, và Đức Cha Andrés Gabriel Ferrada Moreira, thư ký Bộ Giáo sĩ.
Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các giám mục được tấn phong phải luôn gần gũi với Thiên Chúa, các giám mục anh em, các linh mục và dân Chúa.
Hai trong số những điều quan trọng nhất mà một giám mục Công Giáo phải làm là cầu nguyện và loan báo Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng ứng khẩu ngày 17 tháng 10.
“Nhiệm vụ đầu tiên của giám mục là cầu nguyện, và phải cầu nguyện với trái tim, chứ không giống như một con vẹt.”
Ngài nói thêm, đừng viện cớ về việc không có thời gian để cầu nguyện. “Hãy bỏ những thứ khác đi, vì cầu nguyện là bổn phận đầu tiên của giám mục.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khuyên các giám mục được tấn phong nên dành thời gian cho các linh mục của các ngài: “Nếu anh em biết rằng một linh mục đã gọi cho anh em, hãy gọi cho linh mục cùng ngày hoặc chậm lắm là một ngày sau đó, để vị linh mục ấy biết rằng mình có một người cha”.
“Cầu xin Chúa làm cho anh em trưởng thành trên con đường gần gũi này, bằng cách này anh em sẽ noi gương Chúa tốt hơn, bởi vì Ngài luôn luôn gần gũi với chúng ta, và sự gần gũi của Ngài là một sự gần gũi từ bi và dịu dàng.” Đức Phanxicô đã kết luận bài giảng của mình với lời cầu nguyện “xin Đức Mẹ trông chừng anh em.”
Trong thánh lễ, các giám mục được tấn phong hứa sẽ rao giảng phúc âm với lòng trung thành và kiên trì, bảo vệ kho tàng đức tin, chăm sóc người Công Giáo như một người cha, chào đón và thương xót người nghèo, vâng lời Đức Giáo Hoàng, cầu nguyện không mệt mỏi, và “đi tìm những con chiên bị lạc để đưa chúng trở lại cùng một đàn chiên của Chúa Kitô.”
Hai tân Giám Mục Marini và Ferrada sau đó phủ phục trên mặt đất trong khi cộng đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đặt tay lên từng vị khi họ quỳ xuống trước mặt ngài. Các giám mục khác cũng đặt tay lên đầu các giám mục được tấn phong.
Một cuốn sách Tin Mừng mở trên đầu họ trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói lời cầu nguyện thánh hiến.
Các tân giám mục mỗi người đều nhận được một mũ chóp nhọn và gậy Giám Mục, cũng như một chiếc nhẫn có hình một người chăn cừu đang cõng một con cừu, mà họ sẽ đeo ở ngón thứ ba của bàn tay phải.
Đức Cha Guido Marini, 56 tuổi, là người đứng đầu Vatican về các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng trong 14 năm. Vào ngày 29 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài lãnh đạo Giáo phận Tortona, nằm ở miền bắc nước Ý, cách quê hương Genoa của Đức Cha Marini không xa.
Đức Cha Andrés Gabriel Ferrada, 52 tuổi, đến từ thủ đô Santiago de Chile, của Chí Lợi. Ngài được tấn phong tổng giám mục hiệu tòa Tiburnia để vinh danh vị trí mới của ngài là thư ký Bộ Giáo sĩ của Vatican.
Source:Catholic News Agency
Giám mục Công Giáo kêu gọi các nghi thức cuối cùng phải được công nhận là dịch vụ khẩn cấp
Đặng Tự Do
04:18 22/10/2021
Hôm thứ Ba 19 tháng 10, một giám mục Công Giáo đã kêu gọi chính phủ Anh công nhận các nghi thức cuối cùng là “dịch vụ khẩn cấp” sau vụ giết hại nhà lập pháp người Anh, Sir David Amess.
Đức Cha Mark Davies của Shrewsbury, miền tây nước Anh, đã đưa ra lời kêu gọi này vào ngày 19 tháng 10 sau khi cảnh sát cho biết đã từ chối một linh mục đang tìm cách cử hành các nghi thức cuối cùng cho Nghị Sĩ Công Giáo tại hiện trường vụ tấn công ở Leigh-on-Sea, Essex.
Đức Cha Davies nói: “Mọi Kitô hữu Công Giáo đều hy vọng nhận được các Bí tích và được đồng hành với lời cầu nguyện của Giáo hội trong cơn khủng hoảng cuối cùng của cuộc đời mình”.
“Mọi tín hữu Công Giáo đều mong muốn được nghe những lời của Chúa Kitô và lãnh nhận ơn xá giải lần cuối cùng; được thêm sức bởi bí tích xức dầu; kèm theo sự bảo đảm về lời cầu nguyện của Giáo Hội và được rước lễ khi có thể”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Đây là điều được hiểu rõ trong các bệnh viện và nhà chăm sóc, tuy nhiên các sự kiện sau vụ tấn công giết người nhằm vào Sir David Amess cho thấy điều này không phải lúc nào cũng được hiểu trong các tình huống khẩn cấp.”
“Tôi hy vọng các cơ quan thực thi pháp luật hiểu rõ hơn về ý nghĩa vĩnh cửu của giờ chết đối với các tín hữu Kitô và sứ vụ của Giáo hội như một 'dịch vụ khẩn cấp' sau thảm kịch khủng khiếp này. Cầu mong Sir David được yên nghỉ”.
Cha Jeff Woolnough, là cha sở của Nhà thờ Công Giáo Thánh Phêrô, ở Eastwood, đã chạy đến Nhà thờ Giám lý Belfairs vào ngày 15 tháng 10 sau khi ngài nghe tin Amess bị đâm trong một cuộc họp với các cử tri.
Theo báo cáo, một nhân viên cảnh sát bên ngoài nhà thờ đã chuyển lời yêu cầu của vị linh mục vào bên trong tòa nhà, nhưng vị linh mục không được phép vào. Thay vào đó, ngài đã cầu nguyện, và lần chuỗi Mân Côi bên ngoài.
Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 25 tuổi tại hiện trường vì tình nghi giết người. BBC cho biết, nghi phạm, hiện đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát London theo Đạo luật Khủng bố 2000, tên là Ali Harbi Ali, người Anh gốc Somali.
Các nhân viên y tế đã hỗ trợ Amess, sau khi anh bị đâm nhiều nhát, trong hơn hai tiếng rưỡi trước khi xe cấp cứu đến đưa anh ta đến bệnh viện.
Trả lời các câu hỏi, Cảnh sát Essex nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là chúng tôi phải bảo vệ hiện trường vụ án và cho phép các dịch vụ khẩn cấp hướng đến những người có nhu cầu”.
Báo chí tại Anh đã chỉ trích quyết định của cảnh sát Anh là thiếu tình người và vô đạo.
Source:Catholic News Agency
Các đồng nghiệp Công Giáo bày tỏ lòng kính trọng đối với nhà lập pháp người Anh bị thảm sát, Sir David Amess
Đặng Tự Do
04:18 22/10/2021
Đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây do chính Sir David Amess thực hiện, trong đó anh lần lượt đi qua những kỷ niệm của cuộc đời mình từ ngôi nhà anh đã chào đời; những ngôi thánh đường nơi anh đã được rửa tội, rước lễ lần đầu, chịu phép Thêm Sức, và làm phép hôn phối; những ngôi trường anh đã theo học; và những nơi anh đã làm việc. Dường như anh đã linh tính được cái chết của mình khi thực hiện một video như vậy.
Vào hôm thứ Hai, ba ngày sau khi anh bị giết, các đồng nghiệp Công Giáo đã bày tỏ lòng kính trọng đối với nhà lập pháp bị giết Sir David Amess tại Quốc hội Vương quốc Anh.
Phát biểu tại Hạ viện vào ngày 18 tháng 10, Sir David Alton nói rằng tình bạn 40 năm của ông với Nghị sĩ đảng Bảo thủ bắt nguồn từ một nền tảng chung.
“Cả hai chúng tôi đều có nguồn gốc từ tầng lớp lao động ở Khu cuối phía Đông của Luân Đôn – và đều được rửa tội trong cùng một nhà thờ bởi cùng một linh mục dòng Phanxicô chỉ cách nhau có vài tháng - anh ấy thường nói đùa rằng chắc chắn phải có thứ gì đó trong nước thánh làm chúng tôi gắn bó với nhau”. Sir Alton là một thành viên độc lập của thượng viện Vương quốc Anh
“Thưa các bạn đồng viện, đức tin của anh ấy nằm trong DNA của anh, và đã linh hoạt niềm tin của anh ấy vào việc phục vụ công chúng và vào nguyên tắc nghĩa vụ.”
Amess, người từng là nghị sĩ trong 38 năm, bị đâm chết vào ngày 15 tháng 10 tại Nhà thờ Giám lý Belfairs ở Leigh-on-Sea, Essex, trong cuộc họp hàng tuần với các cử tri.
Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 25 tuổi tại hiện trường vì tình nghi giết người. BBC đưa tin, nghi phạm hiện đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát London theo Đạo luật Khủng bố năm 2000. Hắn tên là Ali Harbi Ali, người Anh gốc Somali.
Amess, một người cha Công Giáo có 5 con, được cho là người đã giúp ngăn chặn kế hoạch hạ cấp đại sứ quán Anh cạnh Tòa thánh và đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức chuyến thăm lịch sử của Đức Bênêđíctô XVI tới Quốc hội Vương quốc Anh vào năm 2010.
Alton, một nhà vận động nhân quyền kỳ cựu, lưu ý rằng Amess là người ủng hộ vững chắc cho các mục tiêu phò sinh.
Ông nói: “Đức tin của anh ấy cho thấy sự cam kết nhiệt thành của anh đối với chính quyền sống, phẩm giá con người và công ích. Nhưng nó cũng bắt nguồn từ niềm tin tuyệt đối của anh rằng ưu tiên hàng đầu của một nghị sĩ là đối với các cử tri của họ - chính cái chết của một cử tri vì tình trạng thân nhiệt xuống quá thấp đã dẫn đến dự luật chống nghèo đói về nhiên liệu rất thành công của anh”.
Alton, người cùng với Amess chào mừng Mẹ Teresa đến Quốc hội Vương quốc Anh vào năm 1988, nói rằng sẽ là một “sai lầm khủng khiếp” nếu phản ứng lại vụ sát hại nhà lập pháp bằng cách đặt thêm rào cản giữa các nghị sĩ và các cử tri của họ.
“Chúng ta muốn hiểu động cơ của kẻ giết người; muốn nghiên cứu sâu hơn về sự thất bại của chương trình Ngăn Chặn Tội Ác; muốn hiểu được quá trình cực đoan hóa diễn ra trong các nhà tù của chúng ta cũng như thông qua việc quảng bá những tư tưởng bất khoan dung, độc hại và bạo lực, đôi khi với sự say mê của các phương tiện truyền thông xã hội”.
“Suy nghĩ của chúng tôi ngày nay cũng nên hướng đến mọi gia đình trên đất nước này, có quá nhiều người đã mất người thân vì tội ác bằng dao.”
Đề cập đến một tuyên bố của gia đình cố nghị sĩ, Sir Alton nói thêm: “Những người có đức tin - từ tất cả các tôn giáo lớn - và những người không có đức tin phải làm việc chăm chỉ hơn nhiều để tạo ra một xã hội tôn trọng hơn, đặc biệt là tôn trọng sự khác biệt.”
Boris Johnson, người Công Giáo đầu tiên trở thành thủ tướng Anh, đã nói tại Hạ viện vào ngày 18 tháng 10 rằng chính trị cần những người như Sir David, người “tận tâm, đam mê, vững vàng trong niềm tin của mình nhưng không bao giờ kém sự tôn trọng đối với những người đã nghĩ khác mình”.
Keir Starmer, lãnh đạo Đảng Lao động đối lập, cho biết: “Trong vài ngày qua, đã có rất nhiều lời tri ân dành cho Ngài David, từ các chính trị gia của tất cả các đảng phái, từ các cử tri và thành viên công chúng, từ bạn bè và gia đình, và từ các nhà lãnh đạo đức tin, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo, nơi anh là một tín hữu sốt sắng”.
“Mỗi sự tôn vinh vẽ nên bức tranh của riêng nó - về một công chức tận tụy, về lòng tốt, và về một người đàn ông có đức tính lịch thiệp khiến tất cả những người mà anh gặp phải cảm động. Tổng hợp lại, những cống hiến này là một bằng chứng hùng hồn cho sự tôn trọng, tình cảm và, vâng, tình yêu mà David đã dành cho các chính trị gia và các cộng đồng khác nhau. Cùng nhau, họ nói rất nhiều về con người của anh ấy và sự mất mát mà chúng ta đau buồn”. “
Mike Kane, một nghị sĩ Lao động Công Giáo, gợi ý rằng Hạ viện nên thông qua “tu chính án Amess”, để bảo đảm các linh mục được tiếp cận với nạn nhận để thực hiện các nghi thức cuối cùng. Cảnh sát Anh đã bị phản đối kịch liệt sau khi ngăn cản không cho một linh mục cử hành các nghi thức sau cùng cho Amess tạ hiện trường vụ án.
“Anh ấy qua đời vào ngày lễ Thánh Teresa thành Ávila. Thánh nữ đã nói điều này, rất nổi tiếng: 'Mong bạn tin cậy rằng Chúa luôn hướng dẫn bạn trên đường đời. Mong bạn không quên những khả năng vô hạn được sinh ra từ niềm tin. Mong bạn sử dụng những món quà mà bạn đã nhận được và truyền lại tình yêu đã được trao cho bạn’”.
“David đã sử dụng những món quà đó, và anh ấy đã truyền lại tình yêu đó.”
Ông kết luận: “Thưa anh David, xin các ca đoàn của các thiên thần đến chào đón anh. Mong họ dẫn anh đến thiên đường. Xin Chúa bao bọc anh trong lòng nhân từ của Ngài. Cầu mong Ngài ban cho anh sự sống đời đời. Lạy Chúa, xin ban ơn yên nghỉ đời đời cho người tôi trung Chúa đây, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên anh ấy. Xin cho linh hồn anh và linh hồn của tất cả các tín hữu đã ra đi được yên nghỉ trong bình an, nhờ lòng Chúa thương xót.”
Source:Catholic News Agency
Giáo hội Úc lo ngại trước tỷ lệ tự tử cao ngất của giới trẻ Thổ dân
Thanh Quảng sdb
05:49 22/10/2021
Giáo hội Úc lo ngại trước tỷ lệ tự tử cao ngất của giới trẻ Thổ dân
Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) cho hay những dữ kiện trong bản báo cáo gần đây cho thấy con số tự tử của giới trẻ Thổ dân và người thiểu số Torres là một con số đáng lo ngại cho quốc gia.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo bản báo cáo cho hay thì nguyên nhân làm cho giới trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 17 của Thổ dân và dân thiểu số trong vùng Torres tự tử trong những năm từ 2016 đến 2020 thật cao tới mức báo động!
Theo tài liệu thì chỉ trong năm 2020, đã có 223 trẻ vị thành niên thổ dân tự tử mà 70 em sinh sống ở Tiểu bang Queensland.
Tỷ lệ tự tử cao
So các vụ tự tử tại Úc thì nhóm Thổ dân có tỷ lệ cao nhất. Theo các dữ liệu cho thấy tỷ lệ tử vong vì tự tử thì cứ 100.000 người Thổ dân Úc thì có 16,7 em ở tuổi từ 0–24 tuổi tự tử và 45 em ở tuổi 25–44 tuổi. Những tỷ lệ này cao gấp 3,2 và 2,8 lần so với những người Úc khác trong các nhóm tuổi tương tự.
Nỗi lo cho đất nước
Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) đã mô tả những phát hiện này là một nỗi khổ nhục và âu lo cho quốc gia.
Ông Francis Sullivan, Chủ tịch Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) cho hay: “Người thổ dân đang giống lên một thảm trạng của công đồng của họ cho chúng ta và chúng ta cần lắng nghe họ. “Trong khi các nguyên nhân dẫn đến tự tử của người Thổ dân có một số điểm tương đồng với phần còn lại của dân chung chung vì bệnh tâm thần không được điều trị, chấn thương do lạm dụng nghiện ngập và bị lạm dụng thời thơ ấu, thì người Thổ dân còn phải chịu đựng sự mất đất, mất nền văn hóa, bị phân biệt chủng tộc và bị loại trừ ra ngoài lề xã hội.”
Tổn thương vì những xung đột với lớp người di dân thứ nhất
Theo ông Sullivan, thì những bạo lực của những ngày đầu lập quốc và các chính sách của Người bản địa Úc đã không nỗ lực tìm ra các giải pháp cho những tổn thương đã gây ra cho người Thổ dân trong suốt hơn 230 năm qua.
Ông lưu ý rằng một cách tiếp cận có vẻ hiệu quả đối với Chủ tịch Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) là đảm bảo cho người Bản địa được giáo dục và đào tạo để làm việc trong các cộng đồng Bản địa của họ. Ông cho hay ví dụ như CatholicCare của Giáo phận Wilcannia-Forbes, nơi mà 35% lực lượng lao động là những người bản địa và họ có các đại diện ở tất cả các cấp điều hành quản trị trong xã hội.
Nỗ lực cam kết hòa giải của Giáo hội
Giáo hội Úc từ lâu đã tích cực cố gắng hàn gắn các vết thương lịch sử của đợt di dân đầu... Các Nỗ lực đoàn kết và hòa giải với Thổ dân là một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội đồng toàn thể lần thứ năm tại Australia đã được bắt đầu từ đầu tháng 10 này. Các Giám mục gần đây đã tán đồng bản “Tuyên bố vùng đất Uluru là Vùng đất thánh thiên của người Thổ dân”, đánh dấu một bước ngoặt kêu gọi thiết lập ‘Tiếng nói của các nhóm di dân đầu tiên’ trong Hiến pháp Úc.
Ngày 24 tháng 9, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc là Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, nhắc lại tình trạng người Thổ dân bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử và những khó khăn mà người thổ dân đã phải gánh chịu trong hai thế kỷ qua, và Ngài nhận định rằng “chỉ có trái tim bằng đá” mới có thể đẩy những người Thổ dân này “trở thành người ngoài hành tinh, những kẻ lưu vong, và những người tị nạn ngay trên chính mảnh đất của họ."
Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) cho hay những dữ kiện trong bản báo cáo gần đây cho thấy con số tự tử của giới trẻ Thổ dân và người thiểu số Torres là một con số đáng lo ngại cho quốc gia.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo bản báo cáo cho hay thì nguyên nhân làm cho giới trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 17 của Thổ dân và dân thiểu số trong vùng Torres tự tử trong những năm từ 2016 đến 2020 thật cao tới mức báo động!
Theo tài liệu thì chỉ trong năm 2020, đã có 223 trẻ vị thành niên thổ dân tự tử mà 70 em sinh sống ở Tiểu bang Queensland.
Tỷ lệ tự tử cao
So các vụ tự tử tại Úc thì nhóm Thổ dân có tỷ lệ cao nhất. Theo các dữ liệu cho thấy tỷ lệ tử vong vì tự tử thì cứ 100.000 người Thổ dân Úc thì có 16,7 em ở tuổi từ 0–24 tuổi tự tử và 45 em ở tuổi 25–44 tuổi. Những tỷ lệ này cao gấp 3,2 và 2,8 lần so với những người Úc khác trong các nhóm tuổi tương tự.
Nỗi lo cho đất nước
Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) đã mô tả những phát hiện này là một nỗi khổ nhục và âu lo cho quốc gia.
Ông Francis Sullivan, Chủ tịch Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) cho hay: “Người thổ dân đang giống lên một thảm trạng của công đồng của họ cho chúng ta và chúng ta cần lắng nghe họ. “Trong khi các nguyên nhân dẫn đến tự tử của người Thổ dân có một số điểm tương đồng với phần còn lại của dân chung chung vì bệnh tâm thần không được điều trị, chấn thương do lạm dụng nghiện ngập và bị lạm dụng thời thơ ấu, thì người Thổ dân còn phải chịu đựng sự mất đất, mất nền văn hóa, bị phân biệt chủng tộc và bị loại trừ ra ngoài lề xã hội.”
Tổn thương vì những xung đột với lớp người di dân thứ nhất
Theo ông Sullivan, thì những bạo lực của những ngày đầu lập quốc và các chính sách của Người bản địa Úc đã không nỗ lực tìm ra các giải pháp cho những tổn thương đã gây ra cho người Thổ dân trong suốt hơn 230 năm qua.
Ông lưu ý rằng một cách tiếp cận có vẻ hiệu quả đối với Chủ tịch Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) là đảm bảo cho người Bản địa được giáo dục và đào tạo để làm việc trong các cộng đồng Bản địa của họ. Ông cho hay ví dụ như CatholicCare của Giáo phận Wilcannia-Forbes, nơi mà 35% lực lượng lao động là những người bản địa và họ có các đại diện ở tất cả các cấp điều hành quản trị trong xã hội.
Nỗ lực cam kết hòa giải của Giáo hội
Giáo hội Úc từ lâu đã tích cực cố gắng hàn gắn các vết thương lịch sử của đợt di dân đầu... Các Nỗ lực đoàn kết và hòa giải với Thổ dân là một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội đồng toàn thể lần thứ năm tại Australia đã được bắt đầu từ đầu tháng 10 này. Các Giám mục gần đây đã tán đồng bản “Tuyên bố vùng đất Uluru là Vùng đất thánh thiên của người Thổ dân”, đánh dấu một bước ngoặt kêu gọi thiết lập ‘Tiếng nói của các nhóm di dân đầu tiên’ trong Hiến pháp Úc.
Ngày 24 tháng 9, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc là Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, nhắc lại tình trạng người Thổ dân bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử và những khó khăn mà người thổ dân đã phải gánh chịu trong hai thế kỷ qua, và Ngài nhận định rằng “chỉ có trái tim bằng đá” mới có thể đẩy những người Thổ dân này “trở thành người ngoài hành tinh, những kẻ lưu vong, và những người tị nạn ngay trên chính mảnh đất của họ."
Đức Thánh Cha chia sẻ bức thư của một người bị lạm dụng và cầu xin mọi người đối diện với sự thật, đừng cố gắng che đậy
Đặng Tự Do
16:14 22/10/2021
Phản bội và bất trung diễn ra ngay trong thời của Chúa Giêsu. Một trong 12 Tông đồ do chính Chúa Giêsu tuyển chọn, là Giuđa, đã phản bội và bán Ngài với giá 30 đồng bạc. Phêrô đã từng chối Chúa, và các môn đệ đã bỏ chạy khi Chúa Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu. Phản bội và bất trung trong Giáo Hội đời nào cũng có. Tuy nhiên, điều đó càng minh chứng cho một sự thật quan trọng này: Giáo Hội không phải là một tổ chức trần thế, nhưng được Chúa hình thành, hướng dẫn và bảo vệ. Một tổ chức trần thế với đầy những phản bội và bất trung như thế tan tành từ lâu rồi.
Một người trưởng thành từng bị một linh mục lạm dụng đã kêu gọi các chủng sinh trên thế giới trở thành những linh mục tốt và phải bảo đảm rằng “sự thật dù cay đắng” vẫn phải được nêu bật, chứ không phải là im lặng hay tìm mọi cách che dấu những tai tiếng.
“Xin đừng quét những thứ đó dưới tấm thảm, vì khi đó chúng bắt đầu bốc mùi, thối rữa, và tấm thảm sẽ tự thối rữa. Chúng ta hãy nhận ra rằng nếu chúng ta che giấu những sự thật này, khi chúng ta ngậm miệng, chúng ta che giấu sự bẩn thỉu và do đó chúng ta trở thành một người cộng tác cho những sự bẩn thỉu ấy,” người bị lạm dụng nói trong một bức thư gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô và gửi cho tất cả các chủng sinh.
Sống trong sự thật là noi theo gương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng không bao giờ nhắm mắt trước tội lỗi hay kẻ có tội, nhưng “sống theo chân lý với tình yêu thương… Đấng chỉ ra tội lỗi và kẻ tội lội bằng tình yêu,” bức thư nói.
Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã đăng lại nội dung bức thư trên trang web của mình vào ngày 18 tháng 10 và cho biết thêm bức thư, viết bằng tiếng Ý, đã được gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, và chính Đức Thánh Cha đã yêu cầu công bố toàn bộ bức thư, ngoại trừ danh tính của tác giả.
Chủ tịch của ủy ban, Đức Hồng Y Hoa Kỳ Seán P. O'Malley, cho biết, “Trong thời kỳ đổi mới và hoán cải mục vụ này, trong đó Giáo hội đang đối mặt với các tai tiếng và các vết thương do lạm dụng tình dục gây ra ở khắp mọi nơi trên rất nhiều con cái của Chúa, Đức Thánh Cha của chúng ta đã nhận được từ một người bị lạm dụng, một lời chứng can đảm hướng đến tất cả các chủng sinh”.
Bằng cách chia sẻ công khai lời chứng này, “Đức Thánh Cha Phanxicô muốn hoan nghênh tiếng nói của tất cả những người bị thương và chỉ cho tất cả các linh mục loan báo Tin Mừng con đường dẫn đến việc phụng sự Thiên Chúa đích thực vì lợi ích của tất cả những người dễ bị tổn thương,” Đức Hồng Y viết trong một giới thiệu về bức thư.
Người phụ nữ viết lá thư giải thích việc cô bị một linh mục hãm hại trong nhiều năm thời con gái, khiến cô gặp nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng bao gồm các rối loạn tâm thần phân liệt, căng thẳng sau chấn thương, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, ác mộng và cảm giác lan tỏa sợ hãi - về người khác, về việc mắc sai lầm, về những đụng chạm.
Cô viết: “Tôi sợ các linh mục, sợ ở gần họ”, và cô không thể đi lễ nữa vì “không gian thánh thiêng “từng là ngôi nhà thứ hai” của cô giờ chỉ gây ra nỗi đau và sự sợ hãi.
Cô ấy nói rằng cô ấy đang cố gắng “sống sót, để cảm nhận niềm vui, nhưng trên thực tế, đó là một cuộc chiến vô cùng khó khăn.”
Cô ấy nói với Đức Giáo Hoàng rằng cô ấy đang viết thư vì cô ấy muốn rằng “sự thật cay đắng chiếm ưu thế.”
“Con viết ra đây cũng nhân danh những nạn nhân khác… những đứa trẻ bị tổn hại sâu sắc, tuổi thơ, sự trong sáng và lòng tự trọng đã bị đánh cắp… bị phản bội và lòng tin vô bờ bến bị lợi dụng… những đứa trẻ có trái tim đập, biết thở, những người sống… nhưng họ đã bị giết một lần, hai lần, nhiều lần. … Linh hồn của họ đã bị biến thành những mảnh máu nhỏ,” cô viết.
Những người lớn từng phải trải qua “thói đạo đức giả này” khi còn nhỏ sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi nó; họ có thể cố gắng quên hoặc tha thứ, “nhưng những vết sẹo vẫn còn trong tâm hồn họ và không bao giờ biến mất,” cô nói.
Sự ngược đãi này cũng gây hại cho Giáo hội, và “Giáo hội là mẹ của con và rất đau lòng khi bị thương, khi bị vấy bẩn,” bức thư viết.
“Con muốn yêu cầu các thầy bảo vệ Giáo hội, thân thể của Chúa Kitô,” cô viết trong lời kêu gọi các chủng sinh.
Giáo hội “đầy vết thương và vết sẹo. Xin đừng để những vết thương đó trở nên sâu hơn và những vết thương mới xuất hiện,” cô viết, nhắc nhở các chủng sinh rằng họ đã được Chúa kêu gọi để trở thành khí cụ của Ngài và để phục vụ Ngài qua những người khác.
“Các thầy có trách nhiệm lớn lao! Một trách nhiệm không phải là gánh nặng, mà là một ân sủng “cần được đón nhận với sự khiêm tốn và tình yêu thương!”.
Cô ấy kêu gọi các chủng sinh đừng cố che giấu hoặc im lặng về tai tiếng, nói rằng, “Nếu chúng ta muốn sống theo sự thật, chúng ta không thể nhắm mắt!”
Cô viết: “Làm ơn, hãy nhận ra rằng các thầy đã nhận được một món quà to lớn” là “hóa thân của Chúa Kitô trong thế giới”. “Mọi người, và đặc biệt là trẻ em, không nhìn thấy chỉ một người trong các thầy, nhưng họ nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà họ tin cậy vô bờ bến.”
“Nó là một thứ gì đó to lớn và mạnh mẽ, nhưng cũng rất mong manh và dễ bị tổn thương. Xin hãy là một linh mục tốt.”
Source:OSV News
Thời đại bất nhơn: Quốc Hội thảo luận việc trợ tử qua Zoom để tiết kiệm ngân sách
Đặng Tự Do
16:15 22/10/2021
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 19 tháng 10, Hội Đồng Giám Mục Tô Cách Lan nhận định rằng “chính quyền được tạo ra là để mang lại cho người dân một cuộc sống hạnh phúc, chứ không phải là xúi giục và hỗ trợ tự tử.” Tuyên bố của các ngài đã được đưa ra khi Quốc Hội nước này thảo luận về việc tư vấn hỗ trợ tự tử qua Zoom, thay vì cử các bác sĩ đến tận nơi. Đề nghị hỗ trợ tự tử qua Zoom đã được một số Dân biểu đưa ra trong cố gắng tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Các nhà phê bình cho biết, đánh giá qua điện thoại không phải là cách để thẩm định chính xác ai đó có nên được hỗ trợ tự tử hay không, đồng thời cảnh báo rằng các phân tích dựa trên chi phí cho việc hỗ trợ tự tử cho thấy “sự thờ ơ nhẫn tâm và coi rẻ phẩm giá con người”.
Một số nhà lập pháp Tô Cách Lan một lần nữa ủng hộ việc hợp pháp hóa hỗ trợ tự tử và hiện đã gợi ý rằng việc tham vấn trực tuyến với bác sĩ có thể giúp đáp ứng các yêu cầu luật định.
“Làm thế nào một bác sĩ có thể đưa ra quyết định về trạng thái tinh thần của một cá nhân trên kết nối internet từ xa mà không có sự hiện diện thực tế của người đó để trắc nghiệm và đưa ra một phán đoán được đo lường và phối kiểm?” Gordon Macdonald, giám đốc điều hành của “Care Not Killing”, nghĩa là “Chăm Sóc Chứ Không Phải Là Giết Chết” nói với tờ báo Tô Cách Lan The Herald.
Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã “phản đối kịch liệt” dự luật cho phép hỗ trợ tự tử. Dù thế, Tô Cách Lan đã thông qua dự luật về cái chết được hỗ trợ cho người lớn mắc bệnh nan y. Theo dự luật này, bệnh nhân phải là người đầu tiên đề xuất yêu cầu muốn được trợ tử. Luật cũng yêu cầu phải có các biện pháp ngăn ngừa lạm dụng như yêu cầu hai bác sĩ xác nhận rằng bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối, và khẳng định người yêu cầu hỗ trợ tự tử có đủ năng lực về mặt tinh thần. Người đó phải ký một văn bản yêu cầu, trước sự chứng kiến và ký tên của cả hai bác sĩ.
Sau khi dự luật này đã được thông qua, người ta lại tìm cách tiến thêm một bước nữa. Họ nói rằng có những khó khăn có thể xảy ra đối với người dân “ở các cộng đồng nhỏ và các vùng sâu vùng xa, bao gồm cả các cộng đồng hải đảo - đặc biệt là việc đi lại có thể đặc biệt khó khăn đối với những người mắc bệnh nan y”. Việc tiếp cận với các bác sĩ hỗ trợ tự tử có thể khó khăn hơn “nếu bác sĩ địa phương duy nhất ở đó từ chối hỗ trợ vì lý do lương tâm.”
Vì thế, các nhà lập pháp phò sự chết ở nước này nói rằng nghiên cứu về các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc hỗ trợ tự tử “cho thấy rằng các đánh giá có thể được thực hiện thông qua liên kết video giữa bác sĩ và bệnh nhân.” Họ lưu ý rằng phương pháp đánh giá từ xa đã trở nên phổ biến hơn vì đại dịch Covid-19.
Gordon Macdonald nhận xét rằng: “Việc hợp pháp hóa tự tử được hỗ trợ gây nên một áp lực vô cùng lớn đối với những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật phải kết thúc cuộc sống của họ sớm vì sợ trở thành gánh nặng về tài chính, tình cảm hoặc chăm sóc cho người khác”.
Các nhà lập pháp phò sự chết ở Tô Cách Lan đã trích dẫn những phát hiện của Canada, trong đó ước tính rằng việc mở rộng hỗ trợ tự tử ở Canada đã tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm cho quốc gia này. Những người ủng hộ nói rằng nó sẽ giảm bớt gánh nặng liên quan đến giường bệnh và tài nguyên y tế.
Ủy ban Ngân sách Quốc hội của Canada trong một báo cáo tháng 10 năm 2020 đã dự đoán rằng luật hỗ trợ tự tử hiện hành đã dẫn đến khoảng 6,400 người xung phong chết và như thế tiết kiệm được hơn 66 triệu đô la Mỹ. Một đề xuất mở rộng việc hỗ trợ tự tử được thông qua vào tháng 3 năm 2021, được dự đoán sẽ dẫn đến việc tiết kiệm thêm 46.8 triệu đô la vào năm 2021 do có thêm khoảng 1,100 người xung phong tự tử nữa.
Gordon Macdonald nói với tờ The Times: “Đây là những tiết lộ hoàn toàn độc ác và thể hiện sự thờ ơ nhẫn tâm đối với giá trị của cuộc sống con người. Chúng tôi đã cảnh báo trong nhiều năm về sự nguy hiểm của luật hỗ trợ tự tử và những đề xuất này thực sự khiến nhiều người phải mở mắt ra. Những người nam nữ bình thường của đất nước này sẽ phải kinh ngạc trước thực tế rõ ràng và đáng lo ngại của thứ luật pháp như vậy”.
Ông nói: “Trọng tâm của những đề xuất tàn bạo này là nói với mọi người rằng họ đang phải trả giá quá đắt để sống sót và sẽ tiết kiệm được cho đất nước một số tiền đáng kể bằng cách tình nguyện bị xử tử. Để tăng thêm sự xúc phạm đối với phẩm giá con người, họ thậm chí không xứng đáng được tư vấn trực tiếp với bác sĩ, nhưng mạng người sẽ được quyết định qua Zoom hoặc điều gì đó tương tự.”
Anthony Horan, Giám đốc Văn phòng Nghị viện Công Giáo, một cơ quan của Hội đồng Giám mục Tô Cách Lan, cho biết: “Trong mười tám tháng qua, xã hội đã được định hướng lại để bảo vệ những người ốm yếu và dễ bị tổn thương nhất giúp họ đối phó với đại dịch. Giờ đây, việc hợp pháp hóa hỗ trợ tự sát sẽ di chuyển theo hướng ngược lại”.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Dolan vạch ra 7 điều không thể thương lượng cho Thượng Hội Đồng về Tính Đồng Nghị
Đặng Tự Do
16:16 22/10/2021
Thượng Hội Đồng về Tính Đồng Nghị đã chính thức được khai mạc vào hôm Chúa Nhật 17 tháng 10 trong thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài nhan đề “Cardinal Dolan outlines 7 ‘non-negotiables’ for the Synod on Synodality”, nghĩa là “Đức Hồng Y Dolan vạch ra 7 điều 'không thể thương lượng' cho Thượng Hội Đồng về Tính Đồng Nghị.”
Trong nỗ lực giải thích viễn kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị cho đoàn chiên của ngài, Đức Hồng Y Timothy Dolan đã đưa ra bảy điều “không thể thương lượng” mà Chúa Giêsu dành cho Giáo Hội.
Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị, do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng đầu tháng này, là một tiến trình kéo dài hai năm trên toàn thế giới, trong đó người Công Giáo sẽ được khuyến khích gửi những ý kiến cho giáo phận địa phương của mình.
Thượng Hội Đồng là một cuộc họp gồm các giám mục tập hợp lại để thảo luận về một chủ đề có ý nghĩa thần học hoặc mục vụ, nhằm chuẩn bị một tài liệu tư vấn hoặc cố vấn cho Đức Giáo Hoàng.
“Đức Thánh Cha Phanxicô muốn chúng ta cùng với ngài cầu nguyện, lắng nghe, phân định, tự vấn bản thân và Giáo hội một cách tập thể, để xem liệu chúng ta có thực sự đang đi trên con đường mà Chúa Giêsu đã vạch ra cho hiền thê yêu dấu của Ngài, nhiệm thể của Ngài, là Giáo hội hay không” Đức Hồng Y Dolan nói.
“Ngài đã nhắc nhở chúng ta về một số điều cốt yếu minh bạch theo thánh ý Chúa, những điều bất biến, mặc dù, đôi khi, chúng ta phải thừa nhận rằng những điều này bị che khuất và mờ đi, trong lịch sử đáng kinh ngạc 2,000 năm qua của Giáo hội. Đây là một số trong những điều không thể thương lượng được”.
Thứ nhất, “Năng lượng và định hướng thúc đẩy Giáo hội đến từ Chúa Thánh Thần, không phải từ chính chúng ta”.
Thứ hai, “Dù ở trong thế giới, chúng ta không thuộc về thế giới, và do đó, các nguyên tắc chỉ đạo của chúng ta đến từ Tin Mừng, từ mặc khải, và từ di sản các giáo huấn đã được thiết lập của Giáo hội”.
Thứ ba, “Các nguyên tắc về phẩm giá bẩm sinh của mỗi con người và sự thánh thiêng vốn có của tất cả cuộc sống con người là những ngọn hải đăng đạo đức cao ngất trên con đường của chúng ta.”
Thứ tư, “Cuộc hành trình của chúng ta trong suốt cuộc đời này để trở về ngôi nhà thiên đàng đích thực và vĩnh cửu của chúng ta được thực hiện một cách hiệu quả nhất, chính xác nhất khi đó là một cuộc hành trình trong đó chúng ta bước đi và đồng hành với nhau, với Chúa Giêsu là người hướng dẫn chúng ta, Mẹ của Ngài và các thánh, và chúng ta, những kẻ tội lỗi ở bên cạnh nhau”.
Thứ năm, “Trên hành trình này, chúng ta đặc biệt chú ý đến những người ở bên đường, đặc biệt là những người ốm yếu, nghèo túng, và những người không thể theo kịp chúng ta”.
Thứ sáu, “Sự giàu có của chúng ta chỉ đến từ đức tin, lòng tín thác, lời cầu nguyện, các bí tích và ân sủng của Thiên Chúa”.
Cuối cùng, thứ bẩy, “lòng thương xót, tình yêu thương, lời mời gọi, sự khiêm tốn, niềm vui, sự phục vụ quảng đại quên mình và những tấm gương tốt là những công cụ duy nhất của chúng ta, đừng bao giờ gay gắt, lên án hay tự hào.”
Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài coi bảy điều “không thể thương lượng” này là “căn cơ của tính đồng nghị.”
Ngài nói rằng trong suốt lịch sử của mình, Giáo hội đã “mở rộng và phát triển phong cách tổ chức và thẩm quyền của mình”.
Sau khi so sánh và đối chiếu những đau khổ và chiến thắng khác nhau mà Giáo hội đã trải qua trong suốt lịch sử của mình, “giờ đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người kế vị Thánh Phêrô với tư cách là giám mục Rôma và mục tử của Giáo hội Phổ quát, đã yêu cầu tất cả chúng ta bắt đầu một cuộc tự vấn lương tâm về cách chúng ta với tư cách là một Giáo hội đang sống theo mô hình của Giáo hội mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta”.
“Chúng ta là những người tín hữu Công Giáo. Đức Thánh Cha đã yêu cầu chúng ta giúp ngài giữ cho Giáo hội luôn ở dưới sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đấng chăn chiên tốt lành của chúng ta”.
Khái niệm “tính đồng nghị”, “synodality”, đã là chủ đề thảo luận thường xuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô, đặc biệt là trong Thượng Hội Đồng Giám mục bình thường trước đó về thanh niên trong các khía cạnh phân định, đức tin và ơn gọi vào tháng 10 năm 2018.
Tính đồng nghị, theo định nghĩa của Ủy ban Thần học Quốc tế vào năm 2018, là “hoạt động của Thánh Linh trong sự hiệp thông của nhiệm thể Chúa Kitô và trong hành trình truyền giáo của dân Chúa”.
Thuật ngữ này thường được hiểu là đại diện cho một tiến trình biện phân, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, liên quan đến các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, mỗi người tùy theo các ân sủng và đặc sủng trong ơn gọi của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Ủy ban thần học của Bộ Giáo lý Đức tin Vatican vào tháng 11 năm 2019 rằng tính đồng nghị sẽ là chìa khóa cho Giáo hội trong tương lai.
Vào tháng Năm, Vatican đã thông báo rằng Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị sẽ khai mạc với một giai đoạn cấp giáo phận kéo dài từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
Giai đoạn thứ hai, mang tính lục địa sẽ diễn ra từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Giai đoạn thứ ba, ở mức hoàn vũ sẽ bắt đầu với Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường kỳ lần thứ 16 dành riêng cho chủ đề “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Dự phần và Truyền giáo” tại Vatican vào tháng 10 năm 2023.
Đức Hồng Y Dolan đã chia sẻ nhận định trên của ngài sau khi lưu ý rằng “nhiều người đã hỏi về tiến trình Thượng Hội Đồng” do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng.
Đức Hồng Y thừa nhận rằng bản thân ngài có những thắc mắc. “Tôi không biết liệu mình có hoàn toàn hiểu tính đồng nghị hay không,” và nói thêm rằng “Đức Thánh Cha thành thật thừa nhận rằng ngài cũng không hiểu đầy đủ, đó chính là lý do tại sao ngài đã triệu tập chúng ta dự phần vào nỗ lực này.”
Source:Catholic News Agency
Một vòng phản ứng về diễn trình đồng nghị
Vũ Văn An
16:47 22/10/2021
Hạn từ Thượng Hội Đồng (synod) là một hạn từ rất cổ xưa, nhưng hạn từ tính đồng nghị (synodality), một hạn từ phát sinh từ nó, thì tương đối mới mẻ, đến độ, thực sự chưa có định nghĩa chính thức về nó. Đức Phanxicô, nếu không phải là người sáng chế ra hạn từ này thì ít nhất cũng là người đã hết sức nhấn mạnh đến nó. Nhưng vì ít lưu tâm đến khía cạnh lý thuyết, chính ngài cũng chưa chính thức đưa ra định nghĩa nào về hạn từ này. Căn cứ vào các diễn từ và tài liệu chính thức liên quan đến diễn trình này, ý tưởng “cùng nhau bước đi” đã được nhấn mạnh, do đó, mà một số tác giả Việt Nam dịch nó là “tính hiệp hành”. “Hành” quả là bước đi. Đúng là ý hướng của Vatican II.
Tuy nhiên, trong khi “synod” có nghĩa là cùng bước đi và tại các Giáo Hội phương Đông, nó có nghĩa một cuộc hội họp mang tính lập pháp, và do đó, cùng nhau bước đi thật, thì trong Giáo Hội phương Tây, nó chỉ là một định chế mang tính tư vấn, khác với một công đồng, kể cả công đồng giáo phận. Nghĩa là tập chú của nó vẫn chỉ là những nghị bàn, những nghị bàn rất có thể trở thành, hay không trở thành lập pháp, tùy thẩm quyền của đấng bản quyền, mà thực tế là giám mục giáo phận, Đức Giáo Hoàng, giám mục đoàn một nước, một miền hay toàn thể Giáo Hội. Cho nên, dịch nó là tính đồng nghị, thiết tưởng không xa rời bối cảnh Giáo Hội.
Như đã thưa, đối với Đức Phanxicô, điều trên không có gì quan trọng, quan trọng là diễn trình lắng nghe, tham dự, biện phân. Hiệp hành hay đồng nghị thẩy đều có những bước như thế. Và bước đầu tiên lẽ dĩ nhiên là lắng nghe từ cấp giáo xứ, lên cấp giáo phận, rồi quốc gia và miền, sau cùng là hoàn vũ. Và diễn trình này, theo nguyên tắc, đã bắt đầu từ Chúa Nhật 17 tháng 10 năm 2021.
Từ ngày đó, đã có nhiều phản ứng khác nhau. Phần đông dĩ nhiên là thuận lợi. Nhưng sự thuận lợi này có nhiều sắc thái khác nhau.
Phản ứng lẫn lộn
Cụ thể là ở Hoa Kỳ. Colleen Dulle và Doug Girardot, của tạp chí America, cho hay: vào khoảng một nửa các giáo phận được họ hỏi ý kiến đã bổ nhiệm phối trí viên Thượng Hội Đồng địa phương, theo chỉ thị của Tòa Thánh, dự trù tổ chức một thánh lễ khai mạc...
Richard Coll, giám đốc chấp hành của Tiểu Ban Công lý, Hòa Bình và Phát triển Nhân bản của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, người phối hợp các phối trí viên của diễn trình, cho biết: dù các Giám Mục Hoa Kỳ, nói chung, chậm chạp trong việc đáp ứng mô hình đồng nghị hơn các Giám Mục ở các nước như Ái Nhĩ Lan, Đức và Úc..., nhưng sự chậm trễ này không hẳn do việc thiếu cởi mở đối với diễn trình đồng nghị. Đúng hơn, vì các giáo phận Hoa Kỳ đang phải đối đầu với hàng loạt các thách thức liên quan đến diên trình như không đủ thời gian để chuẩn bị, thiếu các nguồn thông tin và tài chánh và nhất là đại dịch COVID-19.
Ông Coll cũng cho hay có đến 40 phần trăm các giáo phận Hoa Kỳ được coi như các giáo phận “truyền giáo”, nghĩa là bao trùm một diện tích quá lớn, lại ít giáo dân, nhiều khó khăn về tài chánh, nên việc lập kế hoạch cho các phiên lắng nghe có thể thu hút nhiều người trở nên đặc biệt khó khăn. Tổng giáo phận Anchorage-Juneau, Alaska, chẳng hạn, cho biết họ không thể cung cấp bất cứ thông tin nào về kế sách đồng nghị cả.
Dĩ nhiên, nhiều giáo phận Hoa Kỳ chuẩn bị rất tốt cho diễn trình đồng nghị. Giáo phận Gary, Ind., chẳng hạn, nhiều tháng trước khi diễn trình chính thức bắt đầu, đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ với các linh mục và hội đồng mục vụ về chủ đề này. Giáo phận này, cùng với các giáo phận như Corpus Christi, Tex., Marquette, Mich., Phoenix, Ariz., và Reno, Nev., đã có kế hoạch vươn tới các nhóm ngoại vi vốn được Đức Phanxicô lưu ý nhấn mạnh. Giáo phận Bridgeport, Conn., ngay từ tháng 8, đã gửi thư đến các mục tử của giáo phận để giải thích mục tiêu của Thượng Hội Đồng và chỉ thị các giáo xứ chọn các đại biểu cho diễn trình. Ở giáo phận St. Augustine, Fla., các phối trí viên đã phân phối tới các gia hộ các bưu thiệp nhằm phát động diễn trình.
Thực ra, vẫn còn quá sớm để có nhận định dứt khoát về các giáo phận Hoa Kỳ. Ông Coll cho rằng mặc dù Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong kỳ họp trực tuyến hồi tháng 6 vừa qua không dành thì giờ nói tới Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị, nhưng các ngài dự tính sẽ dành 45 phút trong kỳ họp trực tiếp vào tháng 11 này để bàn về nó. Và ông tin chắc rằng khi có thêm các giáo phận khởi sự diễn trình, các giáo phận khác sẽ theo chân.
Bẩy điều không thể thương lượng
Joe Bukuras của CNA tường trình một phản ứng ông cho là thận trọng của Đức Hồng Y Dolan đối với diễn trình đồng nghị, khi ngài nhấn mạnh đến 7 điều “không thể thương lượng” trong diễn trình đồng nghị, trong bài giảng lễ Chúa Nhật vừa qua.
Bẩy điều đó là:
*Năng lực và hướng đi của Giáo Hội phát xuất từ Chúa Thánh Thần, không phải từ chúng ta.
* Dù ở thế gian, chúng ta không thuộc thế gian, và do đó, các nguyên tắc điều hướng chúng ta phát xuất từ Tin Mừng, từ mạc khải và di sản giáo huấn lâu đời của Giáo Hội.
* Các nguyên tắc về phẩm giá bẩm sinh của mọi con người và tính thánh thiêng nội tại của mọi sự sống con người là những hải đăng luân lý đồ sộ soi đường ta đi.
* Cuộc lữ hành của ta ở trên đời tiến về quê hương đích thực và vĩnh cửu trên trời được thực hành hữu hiệu nhất như một cuộc lữ hành khi ta bước đi và đồng hành với nhau, với Chúa Giêsu như vị hướng dẫn, với Mẹ Người và các thánh, và những kẻ tội lỗi chúng ta bên cạnh nhau.
* Trên con đường lữ thứ này, chúng ta đặc biệt để ý tới những người bên vệ đường, nhất là người bệnh, yếu ớt, nghèo khổ hay không theo kịp bước với chúng ta.
* Sự giầu có của chúng ta chỉ phát xuất từ đức tin, tín thác, cầu nguyện, các bí tích, và ơn Thánh của Người.
* Cuối cùng, lòng thương xót, tình yêu, mời gọi, khiêm nhường, niềm vui, quên mình phục vụ đại lượng, và gương sáng là các dụng cụ duy nhất của ta, chứ không không bao giờ là cọc cằn, kết án, hay kiêu căng.
Không tham gia vì nguy cơ ý thức hệ
Thận trọng nhắc lại những nguyên tắc muôn thuở của truyền thống Công Giáo như trên quả là điều chính đáng trong bầu khí có những người muốn lái diễn trình đồng nghị sang một hướng thỏa hiệp có thể gây nguy hiểm cho tính chính thống của bất cứ triều Giáo Hoàng nào.
Chính mối lo lắng trên đã khiến một tổng giáo phận Công Giáo ở Âu Châu không tham dự diễn trình đồng nghị được Đức Phanxicô chính thức phát động.
Thực vậy, theo CNA, trong bản tin ngày 20 tháng 10, 2021, Đức Tổng Giám Mục Wolfgang Haas của tổng giáo phận Vaduz, Liechtenstein, ngày 15 tháng 10, nói rằng tổng giáo phận của ngài sẽ không tham dự diễn trình đồng nghị kéo dài 2 năm khắp thế giới vì diễn trình có “nguy cơ trở thành ý thức hệ”.
Ngài nói “ý kiến của tôi là trong tổng giáo phận nhỏ của chúng tôi, có thể có những lý do chính đáng để không thi hành một thủ tục phức tạp và đôi khi thậm chí còn rắc rối nữa, một thủ tục về phía chúng tôi có nguy cơ trở thành ý thức hệ”.
Thực ra, câu chuyện không hẳn đúng như thế. Vì hơn bất cứ tổng giáo phận Công Giáo nào khác, tại tổng giáo phận của ngài, việc lắng nghe, đối thoại giữa chủ chăn và tín hữu giáo dân, phần chủ chốt của hai năm đầu của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị, vốn là diễn trình thường xuyên diễn ra.
Thực vậy, tổng giáo phận của ngài nằm ở thủ đô Liechtenstein, một tiểu quốc nói tiếng Đức tọa lạc tại vùng Alps giữa Áo và Thụy Sĩ, có diện tích nhỏ hơn cả Washington, D.C., với tổng số dân 38,000 người trong đó khoảng 73% là người Công Giáo.
Trước năm 1997, tổng giáo phận Vaduz là một hạt của giáo phận Thụy sĩ Chur, được Đức Gioan Phaolô tách ra và nâng lên hàng tổng giáo phận ngày 2 tháng 12 năm 1997. Nó bao gồm toàn bộ Công quốc Liechtenstein với 12 giáo xứ, không thuộc bất cứ Hội Đồng Giám Mục nào và cũng không có bất cứ giáo phận phụ thuộc nào.
Chính vì tầm cỡ ấy, Đức Tổng Giám Mục Haas cho hay ngài cảm thấy tổng giáo phận của ngài không cần tham dự diễn trình hoàn cầu. Ngài nói “một đàng, các mối liên hệ gần gũi trong các giáo xứ của chúng tôi giúp cho việc tiếp xúc giữa các mục tử và hàng ngũ giáo dân rất nhanh chóng và không có gì rắc rối cả, đến nỗi việc trao đổi trí thức và tâm linh đã luôn luôn và hiện còn khả hữu”.
Ngài nói thêm, “Tất cả những ai muốn làm thế đều có thể bước vào đối thoại với nhau, lắng nghe nhau, và duy trì thông đạt bản thân về các gợi ý, ý muốn, và các ý nghĩa trong đời sống Giáo Hội hàng ngày”.
“Mặt khác”, theo ngài, “dù sao cũng đúng là các tham khảo ý kiến diễn ra ở nhiều bình diện khác nhau, nghĩa là cả ở bình diện giáo phận, mặc dù hiện nay, do đại dịch, không phải mọi sự đều khả hữu qua các gặp gỡ đích thân. Nhưng ai muốn bày tỏ bằng chữ viết các ý nguyện, quan tâm và gợi ý của họ đối với việc lên khuôn đời sống Giáo Hội trong giáo phận vẫn có thể làm thế bằng cách trực tiếp tiếp xúc với văn phòng Tổng Giám Mục hay cha tổng đại diện”.
Bao gồm càng nhiều người càng tốt
Trong khi ấy, theo Jose Torres Jr. của LiCAS.news, Đức Hồng Y Jose Advincula, Tổng Giám Mục Manila, trong bài giảng khai mạc diễn trình hôm Chúa nhật 17 tháng 10, thề hứa sẽ lắng nghe các tín hữu: “Chúng ta hãy tạo các dịp để lắng nghe và đối thoại trên bình diện địa phương qua Thượng Hội Đồng này”.
Ngài nhấn mạnh, “Trong gia đình Thiên Chúa, anh chị em có tiếng nói và tiếng nói của anh chị em đáng kể”. Vì thế, theo ngài, diễn trình sẽ lôi kéo “càng nhiều người càng tốt”.
Trong khi đó, Đức Cha Emmanuel Trance của giáo phận Catarman, miền trung Phi Luật Tân, thúc giục các tín hữu “lắng nghe không những bằng tai mà còn bằng cả cõi lòng” và “lắng nghe người bên lề, thậm chí cả cộng đồng phi Kitô giáo nữa”.
Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, trước đó, công bố rằng “các nhóm nhỏ” sẽ hội họp trong các giáo xứ, trường học, và cộng đoàn Giáo Hội “để cầu nguyện với nhau” và thảo luận các vấn đề có ảnh hưởng đến Giáo Hội.
Trong một tuyên bố, Đức Tổng Giám Mục Romulo Valles của Davao, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, nói rằng “Thượng Hội Đồng không phải chỉ là cuộc họp về quản trị; nó là một công hội được Chúa Thánh Thần hướng dẫn nhằm thách thức truyền giáo".
Ngài cho hay trong số các vấn đề được mang ra thảo luận trong các buổi gặp gỡ sẽ là các thách thức đặt ra do COVID-19, cũng như do tai tiếng tình dục và tài chánh trong Giáo Hội và chính phủ, “chủ nghĩa thế tục và duy vật và sức mạnh hai lưỡi của thế giới kỹ thuật số”.
Đức Hồng Y Advincula nói thêm: các vấn đề liên quan tới phụ nữ, trẻ em, người cao niên, những người trong kinh doanh, các viên chức chính phủ, các thành viên của cộng đồng LGBTQ+, và các công nhân bình thường sẽ được thảo luận trong diễn trình.
Dọn đường cho diễn trình tham khảo quốc gia
Nhưng định chế tỏ ra tích cực hơn cả phải kể Hội Đồng Giám Mục Ý. Thực vậy, theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, Hội Đồng này đã lồng diễn trình của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị này vào diễn trình tham khảo toàn quốc của họ qua một Thượng Hội Đồng toàn quốc kéo dài từ nay đến năm 2025.
Thượng Hội Đồng riêng của Ý cũng chia thành 3 giai đoạn. “Giai đoạn trình thuật” kéo dài 2 năm: 2021-2023, nhằm thu thập thông tin và lắng nghe. Năm thứ nhất, các câu truyện, ước nguyện, đau khổ và tài nguyên của mọi tín hữu muốn tham gia sẽ được thu thập dựa trên các câu hỏi do Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị soạn thảo. Năm thứ hai sẽ đúc kết các ưu tiên mục vụ từ thông tin vừa thu thập của năm đầu.
Giai đoạn hai trong các năm 2023-2024, trong đó, các tín hữu dưới sự hướng dẫn của các mục tử và thần học gia, sẽ tiến hành một cuộc suy tư sâu sắc từ thành quả tham khảo của hai năm đầu. Giai đoạn ba trong năm 2025 là Thượng Hội Đồng Giám Mục quốc gia để đưa ra các điểm cụ thể cho hành động.
Vincenzo Corrado, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết các Giám Mục Ý sẽ rút tỉa từ cuộc thảo luận và các kết luận của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng Nghị để hướng dẫn diễn trình tham khảo hai năm đầu của các ngài.
Trong một thông cáo báo chí vào cuối phiên họp toàn thể của Hội Đồng Giám Mục Ý hồi tháng 3 năm nay, mục tiêu của Thượng Hội Đồng Ý được nêu rõ như sau: “nay là lúc phải từ bỏ các siêu cấu trúc nào có tiếng là xưa cũ và trùng lắp, phục hồi cảm thức chứng thực và giá trị của việc lập kế hoạch giữa những chọn lựa cụ thể, đôi khi cần ly khai với, hoặc, dù sao, cũng không cùng hàng với não trạng ‘xưa nay mình vẫn làm như thế’... Chỉ bằng cách này, chúng ta mới cởi mở một cách có trách nhiệm để lắng nghe sự thay đổi của thời đại và bắt đầu cùng nhau bước đi”.
Bản thông cáo cũng viết thêm rằng Thượng Hội Đồng quốc gia cũng như Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng Nghị, đã được lên kế sách không “như một con đường lập sẵn, mà như một diễn trình, đánh dấu bằng nhịp bước hiệp thông...”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Biến cố lịch sử diễn ra trong âm thầm: Một linh mục người HMông đầu tiên được thụ phong ở Việt Nam.
Trần Mạnh Trác
13:05 22/10/2021
Ngày 13/10 nhân dịp kỷ niệm 104 năm biến cố mặt trời xoay tròn nhảy muá ở Fatima, thì tại nhà thờ chính toà Sơn Lộc cuả giaó phận Hưng Hoá, thị xã Sơn Tây, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, quản hạt Hưng Hóa, đã truyền chức cho 11 tân linh mục, đặc biệt trong đó là một vị người H'Mông, là tân LM Giuse Mã A Cả.
Giáo dân địa phương ngay cả các gia đình cuả các tân linh mục đã không có mặt tại buổi lễ tấn phong vì các biện pháp ngăn cách xã hội để ngăn chặn Covid-19.
Công cuộc truyền giaó ở đây đã không hề dễ dàng bao giờ, kể cả trong thời kỳ Pháp thuộc, vì những xáo trộn và bất an vùng biên giới là những cản trở to lớn.
Khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, thì tình trạng trở thành mất an ninh, và do thế ngày 02.11.1950, đức cha Jean-Marie Mazé (Kim) quyết định dời Tòa Giám Mục về Sơn Tây. Hầu như toàn vùng bị bỏ ngỏ.
Cách đây 10 năm khi thăm viếng vùng này, chúng tôi đã gặp Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, chánh xứ Sapa, và cũng là vị linh mục dìu dắt cho tân linh mục Mã A Cả, cho biết tuy lúc đó không còn chủ chiên dìu dắt, nhưng giáo dân H'Mong vẫn trung thành 'khẩu truyền' cho nhau những lẽ đạo, từ ông bà xuống tới cha mẹ, rồi xuống tới con cái cháu chắt...khoảng 3,4 đời như vậy.
Cha Thanh Bình cho biết khi Sapa được tái thiết để trở thành một khu du lịch, thì người Việt cũng bắt đầu di dân lên đây, chủ yếu là buôn bán các mặt hàng lưu niệm ở ngoài phố. Giáo phận Hưng Hóa đã gửi một linh mục về lại ngôi nhà thờ cổ để tái lập giáo xứ và lo việc mục vụ cho các bản xa xôi của thổ dân ở các vùng Điện Biên và Lai Châu. Các linh mục Việt Nam đã tìm lại được những giáo dân H'Mông còn giữ đạo và... vẫn còn đọc kinh gia đình sáng tối, ngày Chúa Nhật vẫn ôn lại các bài 'kinh nghĩa đức tin'.
Ngày trước, các câu kinh bằng tiếng Việt của Địa Phận Hanoi đã được dịch sang tiếng H'Mông, và họ đã ba bốn đời truyền khẩu cho nhau để giữ đạo trung thành.
Nghiã là sau khi vị linh mục người Pháp cuối cùng bị chặt đầu ngay trong nhà thờ Sapa vào năm 1948, không rõ ai là thủ phạm, thì từ đó, đã không còn bóng dáng một linh mục nào trong gần 60 năm dài.
Thời gian 60 năm của một xã hội mà tuổi thọ trung bình chỉ có 30 tới 40 thì là quá dài. Hầu như những người đã từng thấy một chiếc áo chùng thâm ngày trước thì đã chết cả!
Cha Thanh Bình lúc đó cũng khoe (một cách hãnh diện) là chương trình khuyến học cuà Gx Sapa (và có lẽ cuả nhiều Gx khác nữa) hầu như đã đem lại một kết quả. Năm vừa qua một thanh niên H'Mông mới tốt nghiệp đại học đã nhập Đại Chủng Viện Hà nội, trở thành chủng sinh người H'mông đầu tiên của giáo phận Hưng Hóa cũng như của Giáo Hội VN. Ngoài ra cũng có 2 em nữ đang là đệ tử dòng MTG Hưng Hóa và một số thanh niên khác đang học đại học, cao đẳng hoặc đang tìm hiểu ơn gọi dâng hiến.
Chương trình khuyến học là để giúp nơi ăn chốn ở cho những thanh niên thiếu nữ người dân tộc đi học tại trường tỉnh. Xử dụng 2 phương cách làm kinh tài: thứ nhất là giữ xe trong khuôn viên nhà thờ, thứ hai là trồng rau quanh nhà thờ (thay vì trồng hoa.) Các thanh niên thiếu nữ người dân tộc vốn không muốn đi học. Học làm gì khi mà công việc cuối cùng vẫn chỉ là làm ruộng. Vậy học nghề ruộng thì thiết thực hơn.
Lúc đó, có 35 em người dân tộc đang 'nội trú' trong căn nhà tôn của giáo xứ, cửa ra vào chỉ là một tấm màn vải phất phơ theo gió. Các em từ các bản xa xôi được khyến khích ở tạm nơi đây để có thể đi học hàng ngày tại trường của Sapa.
Ngày nay, khi theo dõi Gx Sapa trên Net, chúng tôi thấy những 'căn nhà tôn' nói trên đã được thay thế bằng một trung tâm nhiều từng xinh đẹp.
Theo lời cuả một nữ tu người H'Mông, nữ tu dòng Đaminh Cù Thị Quỳnh Hoa, cũng là nữ tu đầu tiên người dân tộc H'Mông (theo UCAN): “Chúng tôi tràn ngập niềm vui mùa xuân về việc chịu chức linh mục của ngài và biết ơn Chúa đã ban cho chúng tôi một linh mục người H'Mông đầu tiên kể từ khi đạo Công Giáo được truyền cho tổ tiên của chúng tôi hơn một thế kỷ trước.”
Sơ Hoa, quê Giáo xứ Giàng La Pán, thuộc tỉnh Yên Bái, cho biết việc Cha Cả được phong chức thánh sẽ thúc đẩy công cuộc truyền giáo giữa đồng bào dân tộc và truyền cảm hứng cho giới trẻ đi tu để phục vụ cộng đồng của mình.
Sinh ngày 06/10/1983 tại xã Mường Hoa, Sapa, tỉnh Lào Cai trong một gia đình người H'Mông có 11 anh chị em, Cha Cả đã tốt nghiệp đại học trước khi gia nhập Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội năm 2011. Cha được Cha Phêrô Phạm Thanh Bình dìu dắt.
Những người dân làng H'Mông đầu tiên ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo đạo Công Giáo từ những vị thừa sai ngoại quốc trong những năm 1850
Khi được phong chức phó tế, tháng 2 năm 2020, Cha Cả đã từng nói: “Ưu tiên hàng đầu của tôi là truyền giáo cho những làng dân tộc, giáo dục cho trẻ em dân tộc và duy trì truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ và trang phục của họ.”
Hiện nay Giáo phận Hưng Hóa đang phục vụ cho 20.000 giáo dân H'Mông, đã có 16 chủng sinh và một chục nữ tu thuộc nhóm H'Mông.
Nếu tính về diện tích lãnh thổ, thì đây là Giáo phận lớn nhất nước, có 261.000 giáo dân tại 136 giáo xứ và 700 giáo họ, bao trùm 9 tỉnh miền Bắc VN, trong đó có một phần của Hà Nội. Số linh mục là 174, tính cả các vị tân linh mục mới được thụ phong.
Giáo dân địa phương ngay cả các gia đình cuả các tân linh mục đã không có mặt tại buổi lễ tấn phong vì các biện pháp ngăn cách xã hội để ngăn chặn Covid-19.
Nếu kể từ khi những miền đất thuộc giáo phận Hưng Hoá đón nhận hạt giống tin mừng từ các cha Dòng Tên vào thế kỷ 17, khoảng năm 1627-1630, khi họ đi thuyền dọc theo sông Hồng để gieo vãi hạt giống Tin Mừng, thì đây là lần đầu tiên sau gần 400 năm, một linh mục bản địa đã được truyền chức để tiếp tục sứ mạng truyền giáo cho các dân tộc miền thượng du cuả Việt Nam.
Công cuộc truyền giaó ở đây đã không hề dễ dàng bao giờ, kể cả trong thời kỳ Pháp thuộc, vì những xáo trộn và bất an vùng biên giới là những cản trở to lớn.
Khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, thì tình trạng trở thành mất an ninh, và do thế ngày 02.11.1950, đức cha Jean-Marie Mazé (Kim) quyết định dời Tòa Giám Mục về Sơn Tây. Hầu như toàn vùng bị bỏ ngỏ.
Cách đây 10 năm khi thăm viếng vùng này, chúng tôi đã gặp Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, chánh xứ Sapa, và cũng là vị linh mục dìu dắt cho tân linh mục Mã A Cả, cho biết tuy lúc đó không còn chủ chiên dìu dắt, nhưng giáo dân H'Mong vẫn trung thành 'khẩu truyền' cho nhau những lẽ đạo, từ ông bà xuống tới cha mẹ, rồi xuống tới con cái cháu chắt...khoảng 3,4 đời như vậy.
Cha Thanh Bình cho biết khi Sapa được tái thiết để trở thành một khu du lịch, thì người Việt cũng bắt đầu di dân lên đây, chủ yếu là buôn bán các mặt hàng lưu niệm ở ngoài phố. Giáo phận Hưng Hóa đã gửi một linh mục về lại ngôi nhà thờ cổ để tái lập giáo xứ và lo việc mục vụ cho các bản xa xôi của thổ dân ở các vùng Điện Biên và Lai Châu. Các linh mục Việt Nam đã tìm lại được những giáo dân H'Mông còn giữ đạo và... vẫn còn đọc kinh gia đình sáng tối, ngày Chúa Nhật vẫn ôn lại các bài 'kinh nghĩa đức tin'.
Ngày trước, các câu kinh bằng tiếng Việt của Địa Phận Hanoi đã được dịch sang tiếng H'Mông, và họ đã ba bốn đời truyền khẩu cho nhau để giữ đạo trung thành.
Nghiã là sau khi vị linh mục người Pháp cuối cùng bị chặt đầu ngay trong nhà thờ Sapa vào năm 1948, không rõ ai là thủ phạm, thì từ đó, đã không còn bóng dáng một linh mục nào trong gần 60 năm dài.
Thời gian 60 năm của một xã hội mà tuổi thọ trung bình chỉ có 30 tới 40 thì là quá dài. Hầu như những người đã từng thấy một chiếc áo chùng thâm ngày trước thì đã chết cả!
Cha Thanh Bình lúc đó cũng khoe (một cách hãnh diện) là chương trình khuyến học cuà Gx Sapa (và có lẽ cuả nhiều Gx khác nữa) hầu như đã đem lại một kết quả. Năm vừa qua một thanh niên H'Mông mới tốt nghiệp đại học đã nhập Đại Chủng Viện Hà nội, trở thành chủng sinh người H'mông đầu tiên của giáo phận Hưng Hóa cũng như của Giáo Hội VN. Ngoài ra cũng có 2 em nữ đang là đệ tử dòng MTG Hưng Hóa và một số thanh niên khác đang học đại học, cao đẳng hoặc đang tìm hiểu ơn gọi dâng hiến.
Chương trình khuyến học là để giúp nơi ăn chốn ở cho những thanh niên thiếu nữ người dân tộc đi học tại trường tỉnh. Xử dụng 2 phương cách làm kinh tài: thứ nhất là giữ xe trong khuôn viên nhà thờ, thứ hai là trồng rau quanh nhà thờ (thay vì trồng hoa.) Các thanh niên thiếu nữ người dân tộc vốn không muốn đi học. Học làm gì khi mà công việc cuối cùng vẫn chỉ là làm ruộng. Vậy học nghề ruộng thì thiết thực hơn.
Lúc đó, có 35 em người dân tộc đang 'nội trú' trong căn nhà tôn của giáo xứ, cửa ra vào chỉ là một tấm màn vải phất phơ theo gió. Các em từ các bản xa xôi được khyến khích ở tạm nơi đây để có thể đi học hàng ngày tại trường của Sapa.
Ngày nay, khi theo dõi Gx Sapa trên Net, chúng tôi thấy những 'căn nhà tôn' nói trên đã được thay thế bằng một trung tâm nhiều từng xinh đẹp.
Theo lời cuả một nữ tu người H'Mông, nữ tu dòng Đaminh Cù Thị Quỳnh Hoa, cũng là nữ tu đầu tiên người dân tộc H'Mông (theo UCAN): “Chúng tôi tràn ngập niềm vui mùa xuân về việc chịu chức linh mục của ngài và biết ơn Chúa đã ban cho chúng tôi một linh mục người H'Mông đầu tiên kể từ khi đạo Công Giáo được truyền cho tổ tiên của chúng tôi hơn một thế kỷ trước.”
Sơ Hoa, quê Giáo xứ Giàng La Pán, thuộc tỉnh Yên Bái, cho biết việc Cha Cả được phong chức thánh sẽ thúc đẩy công cuộc truyền giáo giữa đồng bào dân tộc và truyền cảm hứng cho giới trẻ đi tu để phục vụ cộng đồng của mình.
Sinh ngày 06/10/1983 tại xã Mường Hoa, Sapa, tỉnh Lào Cai trong một gia đình người H'Mông có 11 anh chị em, Cha Cả đã tốt nghiệp đại học trước khi gia nhập Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội năm 2011. Cha được Cha Phêrô Phạm Thanh Bình dìu dắt.
Những người dân làng H'Mông đầu tiên ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo đạo Công Giáo từ những vị thừa sai ngoại quốc trong những năm 1850
Khi được phong chức phó tế, tháng 2 năm 2020, Cha Cả đã từng nói: “Ưu tiên hàng đầu của tôi là truyền giáo cho những làng dân tộc, giáo dục cho trẻ em dân tộc và duy trì truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ và trang phục của họ.”
Hiện nay Giáo phận Hưng Hóa đang phục vụ cho 20.000 giáo dân H'Mông, đã có 16 chủng sinh và một chục nữ tu thuộc nhóm H'Mông.
Nếu tính về diện tích lãnh thổ, thì đây là Giáo phận lớn nhất nước, có 261.000 giáo dân tại 136 giáo xứ và 700 giáo họ, bao trùm 9 tỉnh miền Bắc VN, trong đó có một phần của Hà Nội. Số linh mục là 174, tính cả các vị tân linh mục mới được thụ phong.
VietCatholic TV
Tin Vui: Thống kê lạc quan về Giáo Hội. Đức Bênêđíctô không chán đời, dù mong sớm về thiên đàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:48 22/10/2021
1. Số người Công Giáo ở Á Châu và Phi Châu tiếp tục tăng
Số lượng người Công Giáo ở Á Châu và Phi Châu tiếp tục tăng trong năm 2019, theo số liệu thống kê mới được công bố.
Dân số thế giới tăng 81,3 triệu người vào năm 2019, trong khi số các thành viên của Giáo Hội Công Giáo tăng 15,4 triệu người, nâng tổng số tín hữu Công Giáo lên 1,3 tỷ trên toàn thế giới.
Số liệu thống kê mới so sánh năm 2019, là năm cuối cùng Giáo Hội có dữ liệu, với năm 2018 và do đó thống kê này không phản ánh tác động của đợt bùng phát coronavirus toàn cầu vào năm 2020.
Tin tức đưa ra trong những năm gần đây đã làm nổi bật sự sụt giảm các linh mục Công Giáo được thụ phong ở Âu Châu và Mỹ Châu. Dù thế, tổng số linh mục đã tăng nhẹ trong năm 2019 với 271 linh mục chủ yếu là do sự gia tăng các ơn gọi linh mục ở Phi Châu và Á Châu, bù lại sự giảm sút ở nơi khác.
Các phó tế vĩnh viễn cũng tiếp tục tăng so với năm trước, với tất cả năm châu lục đều chứng kiến số lượng gia tăng, đặc biệt là Âu Châu và Mỹ Châu.
Số lượng nam nữ tu sĩ giảm trong năm 2019. Số nữ tu đã giảm hơn 11,500 sơ. Nhưng số những nhà truyền giáo giáo dân đã tăng hơn 34,200 người, đa số là ở Mỹ Châu.
Dân số Công Giáo vẫn ổn định với sự gia tăng dân số. Vào cuối năm 2019, người Công Giáo chiếm 17.74% dân số toàn cầu - chỉ tăng 0.01% so với năm 2018.
Số người Công Giáo ở Phi Châu đã tăng hơn tám triệu người vào năm 2019, nâng tỷ lệ người Công Giáo lên 19% trong tổng số dân, trong khi ở Á Châu, nơi có 4.5 tỷ người sinh sống, người Công Giáo chỉ chiếm 3.31% dân số, tức là 149.1 triệu người.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 21 tháng 10, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle đã thu hút sự chú ý đến một số lượng tương đối nhỏ người Công Giáo ở Á Châu, và chỉ ra rằng khoảng một nửa số người Công Giáo của lục địa này sống ở Phi Luật Tân.
Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nói thêm rằng “những năm qua, chúng ta đã thấy ở Á Châu, sự gia tăng tỷ lệ bách phân số người rửa tội, cũng như số người gia nhập các chủng viện và đời sống tu trì”.
“Về số lượng, đó vẫn còn là con số nhỏ, nhưng về tỷ lệ phần trăm, đó là con số lớn. Và tất nhiên, chúng ta cảm ơn Chúa về điều này.”
Đức Hồng Y Tagle, nguyên tổng giám mục của Manila, đã phát biểu như trên trong cuộc họp báo về Chúa Nhật Khánh Nhật Truyền giáo Thế giới, được cử hành trên toàn cầu vào ngày 24 tháng 10.
Ngài lưu ý rằng vào năm 2021, Giáo hội ở Phi Luật Tân kỷ niệm 500 năm Kitô Giáo đến với quốc gia này.
Ngài nói: “Bây giờ chúng ta có nhiều người Phi Luật Tân phục vụ với tư cách là những nhà truyền giáo, họ không chỉ là các linh mục và nam nữ tu sĩ, mà còn là giáo dân, một số người đã di cư đến các nơi khác trên thế giới để làm việc và đang giúp truyền bá thông điệp Kitô Giáo”
Source:Catholic News Agency
2. Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho biết Đức Bênêđíctô 16 vẫn 'tràn đầy niềm đam mê đối với cuộc sống'
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein cho biết Đức Bênêđíctô 16 vẫn “tràn đầy niềm đam mê đối với cuộc sống” sau khi vị giáo hoàng danh dự bày tỏ hy vọng rằng ngài sẽ sớm được đi đoàn tụ với những người bạn của mình trên thiên đàng trong một thông điệp chia buồn.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô 16, đã nói chuyện với tờ Bild của Đức vào ngày 20 tháng 10 sau khi các báo cáo truyền thông cho rằng vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 94 tuổi có một “khao khát được chết”.
“Nghệ thuật chết tốt, tức là ars moriendi, là một phần của đời sống Kitô. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã làm điều đó trong nhiều năm qua,” Đức Cha Gänswein nói.
“Tuy nhiên, ngài vẫn hoàn toàn tràn đầy niềm đam mê cho cuộc sống. Thể chất ngài tuy yếu nhưng ổn định, tâm trí hoàn toàn trong sáng và được chúc lành với khiếu hài hước đặc trưng của vùng Bavaria.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI nói rằng ngài mong muốn được cùng bạn bè lên thiên đàng trong một thông điệp chia buồn sau cái chết của một linh mục dòng Xitô.
Trong một bức thư đề ngày 2 tháng 10 và được tu viện Wilhering /wiu-hê-ring/ ở Áo công bố hôm thứ Ba 19 tháng 10, vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 94 tuổi nói rằng cái chết của cha Gerhard Winkler đã khiến ngài vô cùng xúc động.
“Tin tức về sự ra đi của Giáo sư Tiến sĩ Gerhard Winkler dòng Xitô Nhặt Phép mà bạn đã báo cho tôi, đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi,” Đức Bênêđíctô XVI, là giáo hoàng từ năm 2005 đến 2013, viết.
“Trong số tất cả những đồng nghiệp và bạn bè, anh ấy là người thân thiết nhất với tôi. Sự vui vẻ và đức tin sâu sắc của anh ấy luôn thu hút tôi”.
“Bây giờ anh ấy đã đến thế giới tiếp theo, nơi tôi chắc chắn rằng nhiều bạn bè đã chờ đợi anh ấy. Tôi hy vọng rằng tôi có thể sớm tham gia cùng họ”.
Cha Bernhard Winkler sinh tại Wilhering, vùng Thượng Áo, gần thành phố Linz, vào năm 1931. Ngài vào tu viện Xitô địa phương năm 1951, đổi tên là Gerhard. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1955, tại Linz.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ thần học tại Vienna năm 1956, ngài dạy tiếng Đức và tiếng Anh. Ngài lấy bằng thạc sĩ tiếng Anh tại Đại học Notre Dame ở Indiana, Hoa Kỳ.
Năm 1969, ngài bắt đầu sự nghiệp học tập ở Đức, giảng dạy ở Bochum và Freiburg.
Ngài đã làm việc chặt chẽ với Giáo sư Joseph Ratzinger, hay Đức Bênêđíctô XVI tương lai, tại Đại học Regensburg, nơi ngài giảng về Lịch sử Giáo hội Trung cổ và Hiện đại từ năm 1974 đến năm 1983.
Cha Ratzinger gia nhập Đại học Regensburg năm 1969 với tư cách là giáo sư thần học tín lý và lịch sử tín lý. Ngài giữ chức phó hiệu trưởng của trường đại học cho đến năm 1977, khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Munich và Freising.
Winkler là giáo sư lịch sử Giáo hội tại Đại học Salzburg, Áo, từ năm 1983 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1999.
Từ năm 2018, ngài sống trong một nhà chăm sóc do các nữ tu ở Linz điều hành.
Đức Bênêđíctô XVI kết thúc thông điệp chia buồn của mình như sau:
“Trong khi chờ đợi, tôi cùng với ngài và cộng đồng tu sĩ của Wilhering cầu nguyện.”
Source:Catholic News Agency
Bất nhơn: Cảnh sát ngăn cản linh mục ban bí tích cuối cùng cho nạn nhân khủng bố, Giám Mục Anh lên tiếng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:16 22/10/2021
1. Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Giám Mục cho Đức Ông Guido Marini tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thánh hiến hai giám mục mới cho Giáo Hội Công Giáo tại Đền Thờ Thánh Phêrô: đó là Đức Cha Guido Marini của Tortona, Ý, và Đức Cha Andrés Gabriel Ferrada Moreira, thư ký Bộ Giáo sĩ.
Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các giám mục được tấn phong phải luôn gần gũi với Thiên Chúa, các giám mục anh em, các linh mục và dân Chúa.
Hai trong số những điều quan trọng nhất mà một giám mục Công Giáo phải làm là cầu nguyện và loan báo Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng ứng khẩu ngày 17 tháng 10.
“Nhiệm vụ đầu tiên của giám mục là cầu nguyện, và phải cầu nguyện với trái tim, chứ không giống như một con vẹt.”
Ngài nói thêm, đừng viện cớ về việc không có thời gian để cầu nguyện. “Hãy bỏ những thứ khác đi, vì cầu nguyện là bổn phận đầu tiên của giám mục.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khuyên các giám mục được tấn phong nên dành thời gian cho các linh mục của các ngài: “Nếu anh em biết rằng một linh mục đã gọi cho anh em, hãy gọi cho linh mục cùng ngày hoặc chậm lắm là một ngày sau đó, để vị linh mục ấy biết rằng mình có một người cha”.
“Cầu xin Chúa làm cho anh em trưởng thành trên con đường gần gũi này, bằng cách này anh em sẽ noi gương Chúa tốt hơn, bởi vì Ngài luôn luôn gần gũi với chúng ta, và sự gần gũi của Ngài là một sự gần gũi từ bi và dịu dàng.” Đức Phanxicô đã kết luận bài giảng của mình với lời cầu nguyện “xin Đức Mẹ trông chừng anh em.”
Trong thánh lễ, các giám mục được tấn phong hứa sẽ rao giảng phúc âm với lòng trung thành và kiên trì, bảo vệ kho tàng đức tin, chăm sóc người Công Giáo như một người cha, chào đón và thương xót người nghèo, vâng lời Đức Giáo Hoàng, cầu nguyện không mệt mỏi, và “đi tìm những con chiên bị lạc để đưa chúng trở lại cùng một đàn chiên của Chúa Kitô.”
Hai tân Giám Mục Marini và Ferrada sau đó phủ phục trên mặt đất trong khi cộng đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đặt tay lên từng vị khi họ quỳ xuống trước mặt ngài. Các giám mục khác cũng đặt tay lên đầu các giám mục được tấn phong.
Một cuốn sách Tin Mừng mở trên đầu họ trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói lời cầu nguyện thánh hiến.
Các tân giám mục mỗi người đều nhận được một mũ chóp nhọn và gậy Giám Mục, cũng như một chiếc nhẫn có hình một người chăn cừu đang cõng một con cừu, mà họ sẽ đeo ở ngón thứ ba của bàn tay phải.
Đức Cha Guido Marini, 56 tuổi, là người đứng đầu Vatican về các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng trong 14 năm. Vào ngày 29 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài lãnh đạo Giáo phận Tortona, nằm ở miền bắc nước Ý, cách quê hương Genoa của Đức Cha Marini không xa.
Đức Cha Andrés Gabriel Ferrada, 52 tuổi, đến từ thủ đô Santiago de Chile, của Chí Lợi. Ngài được tấn phong tổng giám mục hiệu tòa Tiburnia để vinh danh vị trí mới của ngài là thư ký Bộ Giáo sĩ của Vatican.
Source:Catholic News Agency
2. Giám mục Công Giáo kêu gọi các nghi thức cuối cùng phải được công nhận là 'dịch vụ khẩn cấp'
Hôm thứ Ba 19 tháng 10, một giám mục Công Giáo đã kêu gọi chính phủ Anh công nhận các nghi thức cuối cùng là “dịch vụ khẩn cấp” sau vụ giết hại nhà lập pháp người Anh, Sir David Amess.
Đức Cha Mark Davies của Shrewsbury, miền tây nước Anh, đã đưa ra lời kêu gọi này vào ngày 19 tháng 10 sau khi cảnh sát cho biết đã từ chối một linh mục đang tìm cách cử hành các nghi thức cuối cùng cho Nghị Sĩ Công Giáo tại hiện trường vụ tấn công ở Leigh-on-Sea, Essex.
Đức Cha Davies nói: “Mọi Kitô hữu Công Giáo đều hy vọng nhận được các Bí tích và được đồng hành với lời cầu nguyện của Giáo hội trong cơn khủng hoảng cuối cùng của cuộc đời mình”.
“Mọi tín hữu Công Giáo đều mong muốn được nghe những lời của Chúa Kitô và lãnh nhận ơn xá giải lần cuối cùng; được thêm sức bởi bí tích xức dầu; kèm theo sự bảo đảm về lời cầu nguyện của Giáo Hội và được rước lễ khi có thể”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Đây là điều được hiểu rõ trong các bệnh viện và nhà chăm sóc, tuy nhiên các sự kiện sau vụ tấn công giết người nhằm vào Sir David Amess cho thấy điều này không phải lúc nào cũng được hiểu trong các tình huống khẩn cấp.”
“Tôi hy vọng các cơ quan thực thi pháp luật hiểu rõ hơn về ý nghĩa vĩnh cửu của giờ chết đối với các tín hữu Kitô và sứ vụ của Giáo hội như một 'dịch vụ khẩn cấp' sau thảm kịch khủng khiếp này. Cầu mong Sir David được yên nghỉ”.
Cha Jeff Woolnough, là cha sở của Nhà thờ Công Giáo Thánh Phêrô, ở Eastwood, đã chạy đến Nhà thờ Giám lý Belfairs vào ngày 15 tháng 10 sau khi ngài nghe tin Amess bị đâm trong một cuộc họp với các cử tri.
Theo báo cáo, một nhân viên cảnh sát bên ngoài nhà thờ đã chuyển lời yêu cầu của vị linh mục vào bên trong tòa nhà, nhưng vị linh mục không được phép vào. Thay vào đó, ngài đã cầu nguyện, và lần chuỗi Mân Côi bên ngoài.
Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 25 tuổi tại hiện trường vì tình nghi giết người. BBC cho biết, nghi phạm, hiện đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát London theo Đạo luật Khủng bố 2000, tên là Ali Harbi Ali, người Anh gốc Somali.
Các nhân viên y tế đã hỗ trợ Amess, sau khi anh bị đâm nhiều nhát, trong hơn hai tiếng rưỡi trước khi xe cấp cứu đến đưa anh ta đến bệnh viện.
Trả lời các câu hỏi, Cảnh sát Essex nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là chúng tôi phải bảo vệ hiện trường vụ án và cho phép các dịch vụ khẩn cấp hướng đến những người có nhu cầu”.
Báo chí tại Anh đã chỉ trích quyết định của cảnh sát Anh là thiếu tình người và vô đạo.
Source:Catholic News Agency
3. Các đồng nghiệp Công Giáo bày tỏ lòng kính trọng đối với nhà lập pháp người Anh bị thảm sát, Sir David Amess
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây do chính Sir David Amess thực hiện, trong đó anh lần lượt đi qua những kỷ niệm của cuộc đời mình từ ngôi nhà anh đã chào đời; những ngôi thánh đường nơi anh đã được rửa tội, rước lễ lần đầu, chịu phép Thêm Sức, và làm phép hôn phối; những ngôi trường anh đã theo học; và những nơi anh đã làm việc. Dường như anh đã linh tính được cái chết của mình khi thực hiện một video như vậy.
Vào hôm thứ Hai, ba ngày sau khi anh bị giết, các đồng nghiệp Công Giáo đã bày tỏ lòng kính trọng đối với nhà lập pháp bị giết Sir David Amess tại Quốc hội Vương quốc Anh.
Phát biểu tại Hạ viện vào ngày 18 tháng 10, Sir David Alton nói rằng tình bạn 40 năm của ông với Nghị sĩ đảng Bảo thủ bắt nguồn từ một nền tảng chung.
“Cả hai chúng tôi đều có nguồn gốc từ tầng lớp lao động ở Khu cuối phía Đông của Luân Đôn – và đều được rửa tội trong cùng một nhà thờ bởi cùng một linh mục dòng Phanxicô chỉ cách nhau có vài tháng - anh ấy thường nói đùa rằng chắc chắn phải có thứ gì đó trong nước thánh làm chúng tôi gắn bó với nhau”. Sir Alton là một thành viên độc lập của thượng viện Vương quốc Anh
“Thưa các bạn đồng viện, đức tin của anh ấy nằm trong DNA của anh, và đã linh hoạt niềm tin của anh ấy vào việc phục vụ công chúng và vào nguyên tắc nghĩa vụ.”
Amess, người từng là nghị sĩ trong 38 năm, bị đâm chết vào ngày 15 tháng 10 tại Nhà thờ Giám lý Belfairs ở Leigh-on-Sea, Essex, trong cuộc họp hàng tuần với các cử tri.
Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 25 tuổi tại hiện trường vì tình nghi giết người. BBC đưa tin, nghi phạm hiện đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát London theo Đạo luật Khủng bố năm 2000. Hắn tên là Ali Harbi Ali, người Anh gốc Somali.
Amess, một người cha Công Giáo có 5 con, được cho là người đã giúp ngăn chặn kế hoạch hạ cấp đại sứ quán Anh cạnh Tòa thánh và đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức chuyến thăm lịch sử của Đức Bênêđíctô XVI tới Quốc hội Vương quốc Anh vào năm 2010.
Alton, một nhà vận động nhân quyền kỳ cựu, lưu ý rằng Amess là người ủng hộ vững chắc cho các mục tiêu phò sinh.
Ông nói: “Đức tin của anh ấy cho thấy sự cam kết nhiệt thành của anh đối với chính quyền sống, phẩm giá con người và công ích. Nhưng nó cũng bắt nguồn từ niềm tin tuyệt đối của anh rằng ưu tiên hàng đầu của một nghị sĩ là đối với các cử tri của họ - chính cái chết của một cử tri vì tình trạng thân nhiệt xuống quá thấp đã dẫn đến dự luật chống nghèo đói về nhiên liệu rất thành công của anh”.
Alton, người cùng với Amess chào mừng Mẹ Teresa đến Quốc hội Vương quốc Anh vào năm 1988, nói rằng sẽ là một “sai lầm khủng khiếp” nếu phản ứng lại vụ sát hại nhà lập pháp bằng cách đặt thêm rào cản giữa các nghị sĩ và các cử tri của họ.
“Chúng ta muốn hiểu động cơ của kẻ giết người; muốn nghiên cứu sâu hơn về sự thất bại của chương trình Ngăn Chặn Tội Ác; muốn hiểu được quá trình cực đoan hóa diễn ra trong các nhà tù của chúng ta cũng như thông qua việc quảng bá những tư tưởng bất khoan dung, độc hại và bạo lực, đôi khi với sự say mê của các phương tiện truyền thông xã hội”.
“Suy nghĩ của chúng tôi ngày nay cũng nên hướng đến mọi gia đình trên đất nước này, có quá nhiều người đã mất người thân vì tội ác bằng dao.”
Đề cập đến một tuyên bố của gia đình cố nghị sĩ, Sir Alton nói thêm: “Những người có đức tin - từ tất cả các tôn giáo lớn - và những người không có đức tin phải làm việc chăm chỉ hơn nhiều để tạo ra một xã hội tôn trọng hơn, đặc biệt là tôn trọng sự khác biệt.”
Boris Johnson, người Công Giáo đầu tiên trở thành thủ tướng Anh, đã nói tại Hạ viện vào ngày 18 tháng 10 rằng chính trị cần những người như Sir David, người “tận tâm, đam mê, vững vàng trong niềm tin của mình nhưng không bao giờ kém sự tôn trọng đối với những người đã nghĩ khác mình”.
Keir Starmer, lãnh đạo Đảng Lao động đối lập, cho biết: “Trong vài ngày qua, đã có rất nhiều lời tri ân dành cho Ngài David, từ các chính trị gia của tất cả các đảng phái, từ các cử tri và thành viên công chúng, từ bạn bè và gia đình, và từ các nhà lãnh đạo đức tin, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo, nơi anh là một tín hữu sốt sắng”.
“Mỗi sự tôn vinh vẽ nên bức tranh của riêng nó - về một công chức tận tụy, về lòng tốt, và về một người đàn ông có đức tính lịch thiệp khiến tất cả những người mà anh gặp phải cảm động. Tổng hợp lại, những cống hiến này là một bằng chứng hùng hồn cho sự tôn trọng, tình cảm và, vâng, tình yêu mà David đã dành cho các chính trị gia và các cộng đồng khác nhau. Cùng nhau, họ nói rất nhiều về con người của anh ấy và sự mất mát mà chúng ta đau buồn”. “
Mike Kane, một nghị sĩ Lao động Công Giáo, gợi ý rằng Hạ viện nên thông qua “tu chính án Amess”, để bảo đảm các linh mục được tiếp cận với nạn nhận để thực hiện các nghi thức cuối cùng. Cảnh sát Anh đã bị phản đối kịch liệt sau khi ngăn cản không cho một linh mục cử hành các nghi thức sau cùng cho Amess tạ hiện trường vụ án.
“Anh ấy qua đời vào ngày lễ Thánh Teresa thành Ávila. Thánh nữ đã nói điều này, rất nổi tiếng: 'Mong bạn tin cậy rằng Chúa luôn hướng dẫn bạn trên đường đời. Mong bạn không quên những khả năng vô hạn được sinh ra từ niềm tin. Mong bạn sử dụng những món quà mà bạn đã nhận được và truyền lại tình yêu đã được trao cho bạn’”.
“David đã sử dụng những món quà đó, và anh ấy đã truyền lại tình yêu đó.”
Ông kết luận: “Thưa anh David, xin các ca đoàn của các thiên thần đến chào đón anh. Mong họ dẫn anh đến thiên đường. Xin Chúa bao bọc anh trong lòng nhân từ của Ngài. Cầu mong Ngài ban cho anh sự sống đời đời. Lạy Chúa, xin ban ơn yên nghỉ đời đời cho người tôi trung Chúa đây, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên anh ấy. Xin cho linh hồn anh và linh hồn của tất cả các tín hữu đã ra đi được yên nghỉ trong bình an, nhờ lòng Chúa thương xót.”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha chia sẻ nội dung lá thư làm ngài quá đỗi đau lòng. Các Giám Mục Scotland tố cáo một trò bất nhơn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 22/10/2021
1. Đức Thánh Cha chia sẻ bức thư của một người bị lạm dụng và cầu xin mọi người đối diện với sự thật, đừng cố gắng che đậy
Phản bội và bất trung diễn ra ngay trong thời của Chúa Giêsu. Một trong 12 Tông đồ do chính Chúa Giêsu tuyển chọn, là Giuđa, đã phản bội và bán Ngài với giá 30 đồng bạc. Phêrô đã từng chối Chúa, và các môn đệ đã bỏ chạy khi Chúa Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu. Phản bội và bất trung trong Giáo Hội đời nào cũng có. Tuy nhiên, điều đó càng minh chứng cho một sự thật quan trọng này: Giáo Hội không phải là một tổ chức trần thế, nhưng được Chúa hình thành, hướng dẫn và bảo vệ. Một tổ chức trần thế với đầy những phản bội và bất trung như thế tan tành từ lâu rồi.
Một người trưởng thành từng bị một linh mục lạm dụng đã kêu gọi các chủng sinh trên thế giới trở thành những linh mục tốt và phải bảo đảm rằng “sự thật dù cay đắng” vẫn phải được nêu bật, chứ không phải là im lặng hay tìm mọi cách che dấu những tai tiếng.
“Xin đừng quét những thứ đó dưới tấm thảm, vì khi đó chúng bắt đầu bốc mùi, thối rữa, và tấm thảm sẽ tự thối rữa. Chúng ta hãy nhận ra rằng nếu chúng ta che giấu những sự thật này, khi chúng ta ngậm miệng, chúng ta che giấu sự bẩn thỉu và do đó chúng ta trở thành một người cộng tác cho những sự bẩn thỉu ấy,” người bị lạm dụng nói trong một bức thư gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô và gửi cho tất cả các chủng sinh.
Sống trong sự thật là noi theo gương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng không bao giờ nhắm mắt trước tội lỗi hay kẻ có tội, nhưng “sống theo chân lý với tình yêu thương… Đấng chỉ ra tội lỗi và kẻ tội lội bằng tình yêu,” bức thư nói.
Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã đăng lại nội dung bức thư trên trang web của mình vào ngày 18 tháng 10 và cho biết thêm bức thư, viết bằng tiếng Ý, đã được gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, và chính Đức Thánh Cha đã yêu cầu công bố toàn bộ bức thư, ngoại trừ danh tính của tác giả.
Chủ tịch của ủy ban, Đức Hồng Y Hoa Kỳ Seán P. O'Malley, cho biết, “Trong thời kỳ đổi mới và hoán cải mục vụ này, trong đó Giáo hội đang đối mặt với các tai tiếng và các vết thương do lạm dụng tình dục gây ra ở khắp mọi nơi trên rất nhiều con cái của Chúa, Đức Thánh Cha của chúng ta đã nhận được từ một người bị lạm dụng, một lời chứng can đảm hướng đến tất cả các chủng sinh”.
Bằng cách chia sẻ công khai lời chứng này, “Đức Thánh Cha Phanxicô muốn hoan nghênh tiếng nói của tất cả những người bị thương và chỉ cho tất cả các linh mục loan báo Tin Mừng con đường dẫn đến việc phụng sự Thiên Chúa đích thực vì lợi ích của tất cả những người dễ bị tổn thương,” Đức Hồng Y viết trong một giới thiệu về bức thư.
Người phụ nữ viết lá thư giải thích việc cô bị một linh mục hãm hại trong nhiều năm thời con gái, khiến cô gặp nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng bao gồm các rối loạn tâm thần phân liệt, căng thẳng sau chấn thương, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, ác mộng và cảm giác lan tỏa sợ hãi - về người khác, về việc mắc sai lầm, về những đụng chạm.
Cô viết: “Tôi sợ các linh mục, sợ ở gần họ”, và cô không thể đi lễ nữa vì “không gian thánh thiêng “từng là ngôi nhà thứ hai” của cô giờ chỉ gây ra nỗi đau và sự sợ hãi.
Cô ấy nói rằng cô ấy đang cố gắng “sống sót, để cảm nhận niềm vui, nhưng trên thực tế, đó là một cuộc chiến vô cùng khó khăn.”
Cô ấy nói với Đức Giáo Hoàng rằng cô ấy đang viết thư vì cô ấy muốn rằng “sự thật cay đắng chiếm ưu thế.”
“Con viết ra đây cũng nhân danh những nạn nhân khác… những đứa trẻ bị tổn hại sâu sắc, tuổi thơ, sự trong sáng và lòng tự trọng đã bị đánh cắp… bị phản bội và lòng tin vô bờ bến bị lợi dụng… những đứa trẻ có trái tim đập, biết thở, những người sống… nhưng họ đã bị giết một lần, hai lần, nhiều lần. … Linh hồn của họ đã bị biến thành những mảnh máu nhỏ,” cô viết.
Những người lớn từng phải trải qua “thói đạo đức giả này” khi còn nhỏ sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi nó; họ có thể cố gắng quên hoặc tha thứ, “nhưng những vết sẹo vẫn còn trong tâm hồn họ và không bao giờ biến mất,” cô nói.
Sự ngược đãi này cũng gây hại cho Giáo hội, và “Giáo hội là mẹ của con và rất đau lòng khi bị thương, khi bị vấy bẩn,” bức thư viết.
“Con muốn yêu cầu các thầy bảo vệ Giáo hội, thân thể của Chúa Kitô,” cô viết trong lời kêu gọi các chủng sinh.
Giáo hội “đầy vết thương và vết sẹo. Xin đừng để những vết thương đó trở nên sâu hơn và những vết thương mới xuất hiện,” cô viết, nhắc nhở các chủng sinh rằng họ đã được Chúa kêu gọi để trở thành khí cụ của Ngài và để phục vụ Ngài qua những người khác.
“Các thầy có trách nhiệm lớn lao! Một trách nhiệm không phải là gánh nặng, mà là một ân sủng “cần được đón nhận với sự khiêm tốn và tình yêu thương!”.
Cô ấy kêu gọi các chủng sinh đừng cố che giấu hoặc im lặng về tai tiếng, nói rằng, “Nếu chúng ta muốn sống theo sự thật, chúng ta không thể nhắm mắt!”
Cô viết: “Làm ơn, hãy nhận ra rằng các thầy đã nhận được một món quà to lớn” là “hóa thân của Chúa Kitô trong thế giới”. “Mọi người, và đặc biệt là trẻ em, không nhìn thấy chỉ một người trong các thầy, nhưng họ nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà họ tin cậy vô bờ bến.”
“Nó là một thứ gì đó to lớn và mạnh mẽ, nhưng cũng rất mong manh và dễ bị tổn thương. Xin hãy là một linh mục tốt.”
Source:OSV News
2. Thời đại bất nhơn: Quốc Hội thảo luận việc trợ tử qua Zoom để tiết kiệm ngân sách
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 19 tháng 10, Hội Đồng Giám Mục Tô Cách Lan nhận định rằng “chính quyền được tạo ra là để mang lại cho người dân một cuộc sống hạnh phúc, chứ không phải là xúi giục và hỗ trợ tự tử.” Tuyên bố của các ngài đã được đưa ra khi Quốc Hội nước này thảo luận về việc tư vấn hỗ trợ tự tử qua Zoom, thay vì cử các bác sĩ đến tận nơi. Đề nghị hỗ trợ tự tử qua Zoom đã được một số Dân biểu đưa ra trong cố gắng tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Các nhà phê bình cho biết, đánh giá qua điện thoại không phải là cách để thẩm định chính xác ai đó có nên được hỗ trợ tự tử hay không, đồng thời cảnh báo rằng các phân tích dựa trên chi phí cho việc hỗ trợ tự tử cho thấy “sự thờ ơ nhẫn tâm và coi rẻ phẩm giá con người”.
Một số nhà lập pháp Tô Cách Lan một lần nữa ủng hộ việc hợp pháp hóa hỗ trợ tự tử và hiện đã gợi ý rằng việc tham vấn trực tuyến với bác sĩ có thể giúp đáp ứng các yêu cầu luật định.
“Làm thế nào một bác sĩ có thể đưa ra quyết định về trạng thái tinh thần của một cá nhân trên kết nối internet từ xa mà không có sự hiện diện thực tế của người đó để trắc nghiệm và đưa ra một phán đoán được đo lường và phối kiểm?” Gordon Macdonald, giám đốc điều hành của “Care Not Killing”, nghĩa là “Chăm Sóc Chứ Không Phải Là Giết Chết” nói với tờ báo Tô Cách Lan The Herald.
Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã “phản đối kịch liệt” dự luật cho phép hỗ trợ tự tử. Dù thế, Tô Cách Lan đã thông qua dự luật về cái chết được hỗ trợ cho người lớn mắc bệnh nan y. Theo dự luật này, bệnh nhân phải là người đầu tiên đề xuất yêu cầu muốn được trợ tử. Luật cũng yêu cầu phải có các biện pháp ngăn ngừa lạm dụng như yêu cầu hai bác sĩ xác nhận rằng bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối, và khẳng định người yêu cầu hỗ trợ tự tử có đủ năng lực về mặt tinh thần. Người đó phải ký một văn bản yêu cầu, trước sự chứng kiến và ký tên của cả hai bác sĩ.
Sau khi dự luật này đã được thông qua, người ta lại tìm cách tiến thêm một bước nữa. Họ nói rằng có những khó khăn có thể xảy ra đối với người dân “ở các cộng đồng nhỏ và các vùng sâu vùng xa, bao gồm cả các cộng đồng hải đảo - đặc biệt là việc đi lại có thể đặc biệt khó khăn đối với những người mắc bệnh nan y”. Việc tiếp cận với các bác sĩ hỗ trợ tự tử có thể khó khăn hơn “nếu bác sĩ địa phương duy nhất ở đó từ chối hỗ trợ vì lý do lương tâm.”
Vì thế, các nhà lập pháp phò sự chết ở nước này nói rằng nghiên cứu về các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc hỗ trợ tự tử “cho thấy rằng các đánh giá có thể được thực hiện thông qua liên kết video giữa bác sĩ và bệnh nhân.” Họ lưu ý rằng phương pháp đánh giá từ xa đã trở nên phổ biến hơn vì đại dịch Covid-19.
Gordon Macdonald nhận xét rằng: “Việc hợp pháp hóa tự tử được hỗ trợ gây nên một áp lực vô cùng lớn đối với những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật phải kết thúc cuộc sống của họ sớm vì sợ trở thành gánh nặng về tài chính, tình cảm hoặc chăm sóc cho người khác”.
Các nhà lập pháp phò sự chết ở Tô Cách Lan đã trích dẫn những phát hiện của Canada, trong đó ước tính rằng việc mở rộng hỗ trợ tự tử ở Canada đã tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm cho quốc gia này. Những người ủng hộ nói rằng nó sẽ giảm bớt gánh nặng liên quan đến giường bệnh và tài nguyên y tế.
Ủy ban Ngân sách Quốc hội của Canada trong một báo cáo tháng 10 năm 2020 đã dự đoán rằng luật hỗ trợ tự tử hiện hành đã dẫn đến khoảng 6,400 người xung phong chết và như thế tiết kiệm được hơn 66 triệu đô la Mỹ. Một đề xuất mở rộng việc hỗ trợ tự tử được thông qua vào tháng 3 năm 2021, được dự đoán sẽ dẫn đến việc tiết kiệm thêm 46.8 triệu đô la vào năm 2021 do có thêm khoảng 1,100 người xung phong tự tử nữa.
Gordon Macdonald nói với tờ The Times: “Đây là những tiết lộ hoàn toàn độc ác và thể hiện sự thờ ơ nhẫn tâm đối với giá trị của cuộc sống con người. Chúng tôi đã cảnh báo trong nhiều năm về sự nguy hiểm của luật hỗ trợ tự tử và những đề xuất này thực sự khiến nhiều người phải mở mắt ra. Những người nam nữ bình thường của đất nước này sẽ phải kinh ngạc trước thực tế rõ ràng và đáng lo ngại của thứ luật pháp như vậy”.
Ông nói: “Trọng tâm của những đề xuất tàn bạo này là nói với mọi người rằng họ đang phải trả giá quá đắt để sống sót và sẽ tiết kiệm được cho đất nước một số tiền đáng kể bằng cách tình nguyện bị xử tử. Để tăng thêm sự xúc phạm đối với phẩm giá con người, họ thậm chí không xứng đáng được tư vấn trực tiếp với bác sĩ, nhưng mạng người sẽ được quyết định qua Zoom hoặc điều gì đó tương tự.”
Anthony Horan, Giám đốc Văn phòng Nghị viện Công Giáo, một cơ quan của Hội đồng Giám mục Tô Cách Lan, cho biết: “Trong mười tám tháng qua, xã hội đã được định hướng lại để bảo vệ những người ốm yếu và dễ bị tổn thương nhất giúp họ đối phó với đại dịch. Giờ đây, việc hợp pháp hóa hỗ trợ tự sát sẽ di chuyển theo hướng ngược lại”.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Hồng Y Dolan vạch ra 7 điều 'không thể thương lượng' cho Thượng Hội Đồng về Tính Đồng Nghị
Thượng Hội Đồng về Tính Đồng Nghị đã chính thức được khai mạc vào hôm Chúa Nhật 17 tháng 10 trong thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài nhan đề “Cardinal Dolan outlines 7 ‘non-negotiables’ for the Synod on Synodality”, nghĩa là “Đức Hồng Y Dolan vạch ra 7 điều 'không thể thương lượng' cho Thượng Hội Đồng về Tính Đồng Nghị.”
Trong nỗ lực giải thích viễn kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị cho đoàn chiên của ngài, Đức Hồng Y Timothy Dolan đã đưa ra bảy điều “không thể thương lượng” mà Chúa Giêsu dành cho Giáo Hội.
Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị, do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng đầu tháng này, là một tiến trình kéo dài hai năm trên toàn thế giới, trong đó người Công Giáo sẽ được khuyến khích gửi những ý kiến cho giáo phận địa phương của mình.
Thượng Hội Đồng là một cuộc họp gồm các giám mục tập hợp lại để thảo luận về một chủ đề có ý nghĩa thần học hoặc mục vụ, nhằm chuẩn bị một tài liệu tư vấn hoặc cố vấn cho Đức Giáo Hoàng.
“Đức Thánh Cha Phanxicô muốn chúng ta cùng với ngài cầu nguyện, lắng nghe, phân định, tự vấn bản thân và Giáo hội một cách tập thể, để xem liệu chúng ta có thực sự đang đi trên con đường mà Chúa Giêsu đã vạch ra cho hiền thê yêu dấu của Ngài, nhiệm thể của Ngài, là Giáo hội hay không” Đức Hồng Y Dolan nói.
“Ngài đã nhắc nhở chúng ta về một số điều cốt yếu minh bạch theo thánh ý Chúa, những điều bất biến, mặc dù, đôi khi, chúng ta phải thừa nhận rằng những điều này bị che khuất và mờ đi, trong lịch sử đáng kinh ngạc 2,000 năm qua của Giáo hội. Đây là một số trong những điều không thể thương lượng được”.
Thứ nhất, “Năng lượng và định hướng thúc đẩy Giáo hội đến từ Chúa Thánh Thần, không phải từ chính chúng ta”.
Thứ hai, “Dù ở trong thế giới, chúng ta không thuộc về thế giới, và do đó, các nguyên tắc chỉ đạo của chúng ta đến từ Tin Mừng, từ mặc khải, và từ di sản các giáo huấn đã được thiết lập của Giáo hội”.
Thứ ba, “Các nguyên tắc về phẩm giá bẩm sinh của mỗi con người và sự thánh thiêng vốn có của tất cả cuộc sống con người là những ngọn hải đăng đạo đức cao ngất trên con đường của chúng ta.”
Thứ tư, “Cuộc hành trình của chúng ta trong suốt cuộc đời này để trở về ngôi nhà thiên đàng đích thực và vĩnh cửu của chúng ta được thực hiện một cách hiệu quả nhất, chính xác nhất khi đó là một cuộc hành trình trong đó chúng ta bước đi và đồng hành với nhau, với Chúa Giêsu là người hướng dẫn chúng ta, Mẹ của Ngài và các thánh, và chúng ta, những kẻ tội lỗi ở bên cạnh nhau”.
Thứ năm, “Trên hành trình này, chúng ta đặc biệt chú ý đến những người ở bên đường, đặc biệt là những người ốm yếu, nghèo túng, và những người không thể theo kịp chúng ta”.
Thứ sáu, “Sự giàu có của chúng ta chỉ đến từ đức tin, lòng tín thác, lời cầu nguyện, các bí tích và ân sủng của Thiên Chúa”.
Cuối cùng, thứ bẩy, “lòng thương xót, tình yêu thương, lời mời gọi, sự khiêm tốn, niềm vui, sự phục vụ quảng đại quên mình và những tấm gương tốt là những công cụ duy nhất của chúng ta, đừng bao giờ gay gắt, lên án hay tự hào.”
Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài coi bảy điều “không thể thương lượng” này là “căn cơ của tính đồng nghị.”
Ngài nói rằng trong suốt lịch sử của mình, Giáo hội đã “mở rộng và phát triển phong cách tổ chức và thẩm quyền của mình”.
Sau khi so sánh và đối chiếu những đau khổ và chiến thắng khác nhau mà Giáo hội đã trải qua trong suốt lịch sử của mình, “giờ đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người kế vị Thánh Phêrô với tư cách là giám mục Rôma và mục tử của Giáo hội Phổ quát, đã yêu cầu tất cả chúng ta bắt đầu một cuộc tự vấn lương tâm về cách chúng ta với tư cách là một Giáo hội đang sống theo mô hình của Giáo hội mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta”.
“Chúng ta là những người tín hữu Công Giáo. Đức Thánh Cha đã yêu cầu chúng ta giúp ngài giữ cho Giáo hội luôn ở dưới sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đấng chăn chiên tốt lành của chúng ta”.
Khái niệm “tính đồng nghị”, “synodality”, đã là chủ đề thảo luận thường xuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô, đặc biệt là trong Thượng Hội Đồng Giám mục bình thường trước đó về thanh niên trong các khía cạnh phân định, đức tin và ơn gọi vào tháng 10 năm 2018.
Tính đồng nghị, theo định nghĩa của Ủy ban Thần học Quốc tế vào năm 2018, là “hoạt động của Thánh Linh trong sự hiệp thông của nhiệm thể Chúa Kitô và trong hành trình truyền giáo của dân Chúa”.
Thuật ngữ này thường được hiểu là đại diện cho một tiến trình biện phân, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, liên quan đến các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, mỗi người tùy theo các ân sủng và đặc sủng trong ơn gọi của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Ủy ban thần học của Bộ Giáo lý Đức tin Vatican vào tháng 11 năm 2019 rằng tính đồng nghị sẽ là chìa khóa cho Giáo hội trong tương lai.
Vào tháng Năm, Vatican đã thông báo rằng Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị sẽ khai mạc với một giai đoạn cấp giáo phận kéo dài từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
Giai đoạn thứ hai, mang tính lục địa sẽ diễn ra từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Giai đoạn thứ ba, ở mức hoàn vũ sẽ bắt đầu với Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường kỳ lần thứ 16 dành riêng cho chủ đề “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Dự phần và Truyền giáo” tại Vatican vào tháng 10 năm 2023.
Đức Hồng Y Dolan đã chia sẻ nhận định trên của ngài sau khi lưu ý rằng “nhiều người đã hỏi về tiến trình Thượng Hội Đồng” do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng.
Đức Hồng Y thừa nhận rằng bản thân ngài có những thắc mắc. “Tôi không biết liệu mình có hoàn toàn hiểu tính đồng nghị hay không,” và nói thêm rằng “Đức Thánh Cha thành thật thừa nhận rằng ngài cũng không hiểu đầy đủ, đó chính là lý do tại sao ngài đã triệu tập chúng ta dự phần vào nỗ lực này.”
Source:Catholic News Agency