Ngày 22-10-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Của Thiên Chúa Trả Cho Thiên Chúa
Lm. Vinh Sơn scj,
08:31 22/10/2017
Chúa Nhật XXIX Thường Niên A

Is 45,1.4-6; 1Tx 1,1-5b; Mt. 22,15-21

Vào thời Chúa Giêsu - những năm 30, nước Israen bị đặt dưới ách thống trị của Đế Quốc Rôma - La Mã hoàng đế là César Tiberius, Dân Do thái phải nộp thuế cho chính quyền Rôma. Có ba thứ thuế: thuế điền thổ, thuế lợi tức và thuế thân. Luật thuế thân qui định mọi người nam nữ từ 14 đến 65 tuổi đều phải đóng một denier, tương đương với lương công nhật của một người. Đó là thuế mà nhóm Biệt Phái và Hêrôđê chất vấn Chúa Giêsu có nên nộp thuế cho hoàng đế không.

Nhóm Biệt phái chủ trương dân tộc ái quốc chống nhà cầm quyền Đế quốc không muốn nộp thuế và nhóm Hêrôđê thân chính quyền đô hộ để trục lợi ủng hộ việc nộp thuế. Bình thường, hai nhóm này chống đối nhau, nhưng hôm nay cùng nhau tìm phương thế án hại Chúa Giêsu với một câu hỏi hóc búa về vấn đề nộp thuế. Họ đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm: một là bị nhà cầm quyền Roma bắt nếu nói không nộp thuế, hai là mất uy tín với dân chúng vì là người phản quốc nếu tuyên bố phải nộp thuế...

Trước gọng kìm tiến thoái lưỡng nan, Đức Giêsu truyền đưa đến đồng tiền nộp thuế. Đây là một đồng tiền bằng bạc, được lưu hành trong toàn đế quốc La mã từ năm 268 trước công nguyên đến năm 200 sau công nguyên vẫn còn được sử dụng. Trên mặt đồng tiền có hình bán thân của hoàng đế César Tiberius. Người hỏi họ:”Hình và danh hiệu này là của ai”? Họ đáp :”Của César”. Bấy giờ, Người bảo họ :”Thế thì của César, trả về cho César ; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”.

Đồng tiền mang hình César nên chúng ta phải trả cho César, còn con người chúng ta mang hình ảnh Thiên Chúa phải trả về Thiên Chúa hình hài xứng đáng, Sách Sáng Thế viết: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,27). Vì thế, con người là tác phẩm tuyệt vời mà Thiên Chúa nhìn thấy rất rõ hình ảnh của Người trong đó. “Của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa”. Nhưng buồn thay người ta phá vỡ hình ảnh xinh đẹp của Thiên Chúa, khi người ta ly dị phá vỡ tình yêu được Thiên Chúa Ba ngôi kết hợp, phá thai giết chết những sinh linh bé bỏng mang hình ảnh Thiên Chúa, một tội ác đang diễn ra hàng ngày…. Tiếng thét của những sinh linh bé bỏng mang hình ảnh của Thiên Chúa, không được lắng nghe.

Các qui luật của thiên nhiên, các định luật trong vũ trụ, đều được Thiên Chúa quan phòng sắp xếp: mọi vật đều có nhiệm vụ kể cả cỏ cây, để phục vụ đời sống tươi đẹp của con người. Cho nên, khi nghiên cứu vũ trụ vạn vật nhà bác học Newton đã nói: “Tôi nhìn thấy Thiên Chúa trên đầu viễn vọng kính của tôi”. Khi con người tự mình phá vỡ những qui luật thiên nhiên và vũ trụ thì tai họa sẽ ập tới.

Chúng ta nhìn vào lịch sử phát triển của thế giới khi con người tự cho mình quyền định đoạt phá hủy thiên nhiên, thảm họa đã xảy ra cho chính con người, như chúng ta thấy con người phá hoại rừng, gây lụt lội, con người không tôn trọng thiên nhiên gây ô nhiễm đe dọa trực tiếp môi trường sống của chính mình ví dụ như thải khí carbonic lên bầu trời, cho lủng tầng Ozone…. Những thảm họa thiên nhiên như là sự nổi giận và tiếng thét kêu cứu của thiên nhiên vang vọng những con người vẫn cứ làm ngơ….

Thật thế, vũ trụ vạn vật tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa: đất, rừng, sông biển, không khí, tài nguyên và muôn sinh vật. Hãy trả lại cho Thiên Chúa vũ trụ trong lành, hiền hậu, nghĩa là trả lại cho con người món quà Ngài đã tặng…

Cho nên trả về cho thiên nhiên và môi trường sống căn tính của vạn vật mà Thiên Chúa đã phú vào. Tôn trọng luật lệ thiên nhiên khi chăm sóc vũ trụ vạn vật tạo môi trường sống trong lành cho sức khỏe con người. Trồng cây gây rừng tạo khoảng không xanh, chống ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên - động vật .

Với hình ảnh César mà Chúa Giêsu nhắc tới: “Của César trả cho César” , con người cũng cần trân trọng quyền bính dân sự, để quản lý trật tự xã hội.., Chúa Giêsu không nói rõ ràng là phải nộp thuế cho César hay không, nhưng Chúa khẳng định: Hãy trả cho hoàng đế những gì thuộc về hoàng đế, mệnh lệnh diễn tả những đòi buộc của đời sống cộng đồng xã hội trong số những đòi buộc tự nhiên. Vì dù Kitô hữu là công dân của Nước Trời (x. Pl 3,19-20), chúng ta cũng là công dân của một quê hương trần thế mà chúng ta mang trách nhiệm, đòi chúng ta phải dấn thân phục vụ (x. Cv 21,39: Phaolô, công dân thành Tarsê; Cv 16,37-39 và 22,25-29; Phaolô, công dân Rôma). Cho nên người Kitô hữu không thể nào tự miễn cho mình những bổn phận của người công dân đối với quốc gia và xã hội với điều kiện quyền bính dân sự phục vụ công ích cho người dân, Thánh Phaolô đã dạy: “Những gì ta nợ ai, thì phải trả cho người ấy. Hãy nộp thuế cho kẻ có quyền thu thuế hay trả công cho kẻ có quyền lấy công, hãy sợ kẻ đang sợ, hãy kính kẻ đáng kính” (Rm 13,7). Cho nên đối với quyền bính dân sự phục vụ ích lợi chung (không là quyền bính phục vụ cho cá nhân hay lợi ích một nhóm nhỏ), thánh Phaolô nói: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt” (Rm 13,1-2).

Tuy nhiên, nếu chúng ta đóng góp vì nghĩa vụ công dân thì cũng đừng quên rằng mình thuộc về Thiên Chúa, và chỉ mình Ngài mới có quyền tối thượng vi: Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa (x.Ga 19,11; Rm 13,1), là Đấng chúng ta phải yêu mến và tuân phục trên hết mọi sự.

Trong đời sống hằng ngày, có thể xảy ra những tranh chấp, xung đột giữa quyền bính Thiên Chúa và quyền bính xã hội như chúng ta thấy thời các tông đồ bị Hòang đế bất công bắt chối bỏ niềm tin vào Thiên Chúa và vâng phục quyền bính của Ngài. Người Kitô hữu, phải chọn lựa giữa việc vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta (x. Cv 4,18-20). Sách Giáo lý Công Giáo số 2242 đã khẳng định: “Người công dân có nghĩa vụ, theo lương tâm, không tuân theo những luật lệ của chính quyền dân sự, khi các luật lệ này nghịch với những đòi hỏi của trật tự luân lý, nghịch với những quyền căn bản của con người hoặc với những lời dạy của Phúc âm. Sự từ chối vâng phục các uy quyền dân sự khi họ đòi hỏi những điều nghịch với lương tâm ngay chính, được biện minh bởi sự phân biệt giữa việc phục vụ Thiên Chúa và việc phục vụ cộng đồng chính trị. “Trả về César cái gì của César, và trả về Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa”. “Phải vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục người ta”.

Vua Henry VIII nước Anh đã kết hôn hợp thức với bà Catherine d’Aragon, nhưng ông muốn ly dị để cưới vợ mới và nại đến tòa thánh Rôma xin hủy bỏ cuộc hôn nhân đó. Toà thánh đã từ chối. Henry liền tự phong mình là giáo chủ của Nước Anh, tự mình giải quyết vấn đề và tái kết hôn. Thế là ông ta ra lệnh cho bạn bè và các chức sắc ký vào một văn bản tuyên bố đồng ý nhìn nhận hành động của ông là đứng đắn. Thomas More lúc đó là thủ tướng đã từ chối, trong lúc nhiều bạn bè của More đã ký vào, nhưng. Vua Henry yêu cầu More ký vào, nếu không sẽ bị bắt giam và xử tội tạo phản theo luật nhà nước. More vẫn can đảm từ chối. Ngài bị giằng co giữa hai bổn phận: một đối với Chúa, một đối với Tổ quốc. Khi chúng xung đột nhau, thì More không còn chọn lựa nào ngoài sự trung tín với luật Chúa (M. Link, Giảng lễ Chúa Nhật, năm A, tr. 305).

Xin Chúa giúp chúng ta trở nên người công dân tốt trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, và người tín hữu công dân nước Trời tin tưởng, tín thác và vâng phục Thiên Chúa trên hết…

Vâng,

Con có một tổ quốc,

một Quê hương Việt Nam,

Con yêu quí ngàn đời….

Con có Chúa là Cha,

Con yêu, con tín thác,

Con tín trung…

Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
 
Thi ca suy niệm Chúa Nhật Tuần 30 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:47 22/10/2017
Chúa Nhật 30 THƯỜNG NIÊN. A
(Mt. 22:34-40)
TÌNH YÊU


Mấy người Biệt phái cùng nhau,
Giải tìm thắc mắc, để sau hại Người.
Sa-đu nể phục ơn trời,
Các nhà thông luật, góp lời hỏi han.
Luật nào trọng nhất Chúa ban?
Mến yêu Thiên Chúa, thiên nhan kính thờ.
Hết lòng, hết trí vô bờ,
Giới răn thứ nhất, thiên sơ diệu vời.
Thứ hai yêu mến con người,
Kẻ lành người dữ, trong đời hôm nay.
Yêu thương như chính mình này,
Chu toàn thánh ý, phúc thay phận người.
Yêu người, yêu Chúa, gọi mời,
Thi hành bác ái, rạng ngời tin yêu.
Tình yêu mầu nhiệm cao siêu.
Tiên tri lề luật, giới điều khắc ghi.
Chu toàn luật Chúa phát huy,
Tin yêu phó thác, gẫm suy trong lòng.
Tình yêu Thiên Chúa ước mong,
Mở lòng thương xót, tinh trong sáng ngời.

Thiên Chúa là tình yêu. Ngài sáng tạo vũ trụ và muôn loài vì yêu. Ngài tạo dựng con người cũng từ tình yêu. Chúa cứu độ con người qua tình yêu. Tình yêu là mầu nhiệm. Mọi loài đều được chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa qua nhiều cấp bậc.

Đặc biệt tình yêu nơi con người. Con người có trái tim biết yêu thương và chia sẻ. Có tình yêu dâng hiến, tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi, tình yêu tha nhân, tình bằng hữu và tình yêu tổ quốc... Mỗi thứ tình yêu có thể phát triển tới cùng độ và người ta dám hy sinh cho người mình yêu.

Chính nhờ tình yêu, Thiên Chúa đã giáng thế làm người và đã hy sinh mạng sống để cứu độ con người. Chúa mời gọi chúng ta hãy yêu Chúa hết lòng và yêu tha nhân như chính mình. Chúa đã thực hành. Chúa luôn chia sẻ tình yêu trong sự thông hiệp của Chúa Ba Ngôi. Chúa đã hiến mạng sống mình cho tha nhân vì yêu.

Tình yêu cao vời quá. Tinh yêu của con người quanh quyện nhiều nhu cầu yêu khác nhau. Tình yêu của chúng ta không tinh ròng, nên bị pha chế bởi nhiều vị ích kỷ và cân đo đong đếm. Chúng ta đã yêu nhiều, nhưng thường là yêu những điều chúng ta ưa thích. Chúng ta yêu vì lợi ích của chúng ta nhiều hơn. Chúng ta cũng chưa dám hoàn toàn xả thân vì và cho người khác. Chúng ta còn tính toán hơn thiệt trong tình yêu.

Trong cuộc sống, chúng ta đã học biết và chứng kiến nhiều mối tình dâng hiến thật tuyệt vời. Họ dám xả thân vì và cho người khác. Họ buông bỏ tất cả để ôm lấy sự khổ đau bất bạnh của tha nhân. Các vị đó đã dám hy sinh cuộc đời, cả của cải và lợi lộc trần gian để hiến mình phục vụ. Tình yêu qủa cảm và đáng ngợi khen.

Lạy Chúa, xin tình yêu Chúa chiếu dọi vào lòng chúng con, để chúng con biết yêu mến tha nhân như chính mình và như Chúa đã yêu thương chúng con.

THỨ HAI, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 10-17).
NGÀY NGHỈ


Chúa vào giảng dậy hôm nay,
Hội đường Sa-bát, hăng say đông người.
Một bà quỷ ám lâu đời,
Lưng khòm gập xuống, một thời khổ đau.
Đột nhiên Chúa gọi đến mau,
Đặt tay cứu chữa, xúm nhau đến gần.
Bà này khỏi tật xác thân,
Bà liền đứng thẳng, đôi chân vững vàng.
Bất đồng tức giận người làng,
Kìa viên Hội trưởng, làm tàng khó khăn.
Sáu ngày làm việc khuyên răn,
Vào ngày Sa-bát, can ngăn chữa lành.
Giê-su lên tiếng lòng thành,
Ơn lành việc tốt, thực hành phúc thay.
Chúa thương thăm viếng nơi này,
Chữa lành hồn xác, mọi ngày xá chi.

THỨ BA, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 18-21).
NƯỚC THIÊN CHÚA


Nước Thiên Chúa giống cái gì?
Giống như hạt cải, bé ti gieo mầm.
Trong vườn vùi xuống âm thầm,
Mọc lên tươi tốt, trổ mầm tốt xanh.
Trở thành cây lớn đâm ngành,
Chim trời nương náu, trên cành líu lo.
Tin mừng phát triển khôn dò,
Khắp cùng thế giới, mở kho phúc lành.
Niềm tin nhân chứng đồng hành,
Nắm men giữa bột, dậy nhanh cả thùng.
Nước Trời dưới thế bao dung,
Gọi mời nhân loại, có cùng một Cha.
Tôn vinh thờ kính ngợi ca,
Ba Ngôi Thiên Chúa, thương ta vô vàn.
Ngôi Hai Con Một trao ban,
Thiên đàng rộng mở, đổ tràn thánh ân.

THỨ TƯ, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 22-30).
ƠN CỨU ĐỘ


Rảo qua làng mạc rao truyền,
Thôn quê thành thị, đi xuyên khắp vùng.
Có người hỏi nhỏ lạ lùng,
Phải chăng số ít, đạt cùng cõi thiên.
Vào qua cửa hẹp trước tiên,
Thành tâm cố gắng, trung kiên lữ hành
Chúa khuyên phán bảo điều lành,
Nhiều người mong muốn, nhưng đành bó tay.
Chủ nhà đóng cửa cơ may,
Đứng ngoài mà gõ, chẳng hay người nào.
Xin ngài mở cửa cho vào,
Chủ rằng không biết, ai nào từ đâu?
Các người gian ác khẩn cầu,
Chúng tôi ăn uống, theo hầu Ngài xưa.
Các ngươi gian dối lật lừa,
Hãy lui ra khỏi, đong đưa phận người.

THỨ NĂM, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 31-35).
TIÊN TRI


Mấy người Biệt Phái đến thưa:
Xin Thầy đi khỏi, ngăn ngừa hại thân.
Trả lời loan báo khẽ dần,
Đây Ta trừ quỷ, canh tân lòng người.
Thứ ba hoàn tất cuộc đời.
Chữa lành bệnh tật, gọi mời yêu thương.
Ngày mai ngày mốt đi đường,
Sứ ngôn bị giết, ngoài tường thành sao?
Giê-ru-sa-lem đi vào,
Thành vua cao cả, lẽ nào không tha.
Các người giết hại ông cha,
Chối từ, ném đá, đuổi xa các ngài.
Bao lần Ta muốn kêu nài,
Tụ gom ấp ủ, thiên thai mong chờ.
Các ngươi từ chối thờ ơ,
Hoang vu xứ sở, hững hờ khổ đau.

THỨ SÁU, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 14, 1-6).
VIỆC LÀNH


Chúa vào dùng bữa trong nhà,
Nơi người Biệt Phái, tiệc trà dọn ra.
Những người hiện diện dò la,
Một người mắc bệnh, từ xa bước vào.
Xem Người có chữa không nào?
Hôm nay Sa-bát, làm sao trả lời.
Chúa dò Luật Sĩ được mời,
Cả người Biệt phái, sống đời yêu thương.
Nên làm việc tốt nêu gương?
Cứu người cứu vật, bên đường khó nguy.
Các ông thinh lặng tư duy,
Trong ngày Sa-bát, phát huy việc lành.
Con lừa rơi giếng kéo nhanh,
Cứu nguy thoát chết, thực hành ái nhân.
Chúa thương chữa bệnh cho dân,
Mọi ngày đều tốt, thiện chân tấm lòng.

THỨ BẢY, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 14, 1. 7-11).
HẠ MÌNH


Vào nhà thủ lãnh chiều nay,
Các người Biệt Phái, lại hay xét dò.
Dụ ngôn Chúa dậy cân đo,
Ai mời dự tiệc, không lo chỗ ngồi.
Đừng vào chỗ nhất có rồi,
Khách mời tiệc cưới, tinh khôi để dành.
Chủ nhà khó xử thanh danh,
Xin ông nhường chỗ, bước nhanh đi nào.
Bấy giờ xấu hổ biết bao,
Xếp ngồi rốt hết, trở vào hổ ngươi.
Được mời chọn chỗ rốt nơi,
Chủ mời ngươi đến, xin mời ông lên.
Chỗ ngồi danh dự bên trên,
Ai mà hạ xuống, nhắc lên có ngày.
Khiêm nhường phục vụ khen thay,
Tự cao tự đại, có ngày khổ thân.
 
Giới răn trọng nhất
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
13:01 22/10/2017
Chúa Nhật XXX Thường Niên, năm A
Mt 22,34-40

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, đi từ bỡ ngỡ này tới bỡ ngỡ khác. Chúa Giêsu khi đi rao giảng có người theo, có người từ khước, có người chống đối. Nhóm Biệt phái và Pharisêu luôn tìm cách bắt bẻ, gài bẫy để ám hại Chúa Giêsu. Do đó, những cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các nhóm chống đối Ngài, không phải vì họ thương Chúa, không phải để họ tìm hiểu, nhưng họ tìm cớ để xem Chúa có sơ hở gì hầu bắt và giết Ngài. Họ đặt câu hỏi mà các Rabbi, những nhà thông luật đưa ra để tranh cãi và vặn hỏi Chúa Giêsu: “ Điều răn nào là điều răn lớn nhất ?“.

Đối với Chúa Giêsu không có một câu hỏi nào. một vấn nạn nào mà những nhà thông luật, nhóm Pharisêu, Biệt phái và Kinh sư có thể bắt bẻ được Ngài bởi vì Ngài là Chúa của họ. Những người có chức có quyền, những nhà lãnh đạo tôn giáo lúc đó cứ tưởng dễ dàng gài bẫy Chúa. Họ tưởng lầm họ là khôn, là thông thái và biết hết mọi sự. Nên, họ dễ dàng coi thường người khác. Chúa Giêsu nhiều lần đã làm cho họ chưng hửng, bỡ ngỡ và xấu hổ. Một phụ nữ phạm tội ngoại tình, họ cứ tưởng đem tới Chúa, Chúa sẽ ra lệnh ném đá…Rồi về việc đóng thuế, Chúa trả lời :” Của Xêda,trả cho Xêda.Của Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa “. Những người Pharisêu và bè nhóm Hêrôđê muối mặt vì câu trả lời khôn ngoan, sâu sắc của Chúa Giêsu. Nhóm Sađucêô không tin có sự sống lại, họ đã đem ra một ví dụ ngớ ngẩn, mơ hồ hòng giăng bẫy và bắt bẻ Chúa Giêsu, nhưng Chúa đã trưng ra câu Kinh Thánh Xh 3, 6 :” Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp, Người không phải Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống “. Nghe Chúa trả lời, những người Sađucêô câm họng, không dám hó hé gì.Tuy nhiên, những người Pharisêu lại tiếp tục vào cuộc tranh luận với Chúa Giêsu nhằm hại Ngài. Lần này, một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người :” Thưa Thầy trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất ?”. Chúng ta được biết vào thời Chúa Giêsu, sách luật gồm không hơn không kém 613 điều răn, các Kinh sư phân ra 365 điều cấm tương đương với mỗi ngày trong năm và 243 điều truyền. Những nhà lãnh đạo tôn giáo lúc đó còn bầy ra thêm rất nhiều điều nhỏ nhặt để làm cho dân mệt mỏi.Họ bầy ra luật nhưng không thi hành, họ bắt người dân thi hành mà thôi.

Đối với Chúa Giêsu, câu trả lời của Ngài rất thẳng thắn, Ngài đi thẳng vào điểm chính yếu. Ngài trưng ra câu Kinh Thánh của Sách Đệ Nhị Luật 6, 4-5 :” Nghe đây, hỡi Israen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết dạ, hết sức anh em…”. Điểm độc đáo Chúa Giêsu là Ngài liên kết giữa điều răn thứ nhất : yêu mến Đức Chúa, với điều răn thứ hai: yêu mến người lân cận thành một giới răn “. Chúa Giêsu đã gồm tóm được luật của Môsê và các ngôn sứ. Do đó, Chúa Giêsu đã gộp các giới răn khác vào hai giới răn thành một : “ Yêu mến Chúa và yêu tha nhân “. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy cái mầu nhiệm thẳm sâu của đời Ngài, một cuộc đời tự hiến vì ý Thiên Chúa Cha, yêu mến Chúa Cha và yêu thương đồng loại.

Vâng, trước câu hỏi hóc búa này, Chúa Giêsu không trả lời họ cách thường thức như họ tra hỏi, nhưng Chúa đã đi vào chiều sâu, đi vào lãnh vực mầu nhiệm để họ có tai mà không hiểu, có mắt mà không thấy được. Chúa cho họ thấy hai giới răn xét bình thường là hai giới răn nhưng thực tế chỉ là một giới răn mà thôi. Người Do Thái, đặc biệt những Pharisêu, Kinh sư, Biệt phái vv…cứ tưởng giữ luật bề ngoài là đã chu toàn lề luật.Nhưng Chúa cho họ thấy cốt lõi của lề luật mới là tình yêu. Yêu Chúa sẽ gặp người và yêu người sẽ gặp Chúa.Những nhóm này luôn câu lệ, vụ luật lấy cái phụ làm chính, lấy cái chính làm phụ.nên, họ chỉ là những con robot rỗng tuếch…Họ cho rằng giữ luật như rửa tay, đóng thuế, giữ ngày Sabbat là đủ, nhưng đó chỉ là bề ngoài.Cái cốt lõi là sống bác ái yêu thương vì Đạo của Chúa là Đạo tình thương.

Ở đời này, muôn thời vẫn có hai loại người, một loại người cứ tưởng đi đạo là giữ một số lề luật cách máy móc, vô hồn là đủ.Họ đã lầm ! Vì đạo không phải đọc vài câu kinh ngoài miệng, nhưng lòng thì xa Chúa, không sống bác ái yêu thương.Loại thứ hai yêu mến Chúa hết lòng, đồng thời cũng yêu tha nhân. Họ lắng nghe, thực hành lời Chúa và sống hết mình vì tha nhân, giúp đỡ, chia sẻ với kẻ nghèo, bần cùng, những người không nhà không cửa vv…Họ đích thực là con Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một tâm hồn rộng mở để chúng con luôn biết quảng đại yêu mến và giúp đỡ tha nhân.Amen.

Gợi ý để chia sẻ :

1.Tại sao Pharisêu và Biệt phái lại chống đối Chúa Giêsu ?
2.Thời Chúa Giêsu người đã đếm được bao nhiêu khoản luật ?
3.Mến Chúa và yêu người là mấy giới luật ?
4.Tại sao Chúa Giêsu không bãi bỏ luật mà làm cho luật nên hoàn hảo ?
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam: Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo Và Chầu Thánh Thể
Ban Truyền Thông MF
08:39 22/10/2017
TDTSĐT- “Sống Huynh Đệ Cộng Đoàn Trong Sứ Mạng Truyền Giáo”. Đây chính là chủ đề của ngày Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tại Tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam. Hôm nay cũng là ngày Tỉnh Dòng Chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận.

Vào lúc 6h00 sáng ngày 22/10/2017, Cha Bề trên Giuse Đào Văn Riệp, MF, quý Cha đồng tế, anh em tại Tỉnh Dòng và một số bà con giáo dân tập trung tại đài Thánh Phaolô để xông hương kính nhớ Ngài như là một mẫu gương kiên cường trong công việc truyền giáo. Sau đó, đoàn rước tiến vào nhà nguyện trong bài ca nhập lễ với niềm hân hoan.

Xem Hình

Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế Giuse đã nhấn mạnh rằng: “Mỗi người chúng ta là những chứng nhân tình yêu cho Đức Giêsu tại những nơi nghèo hèn, khốn khổ. Đặc biệt đối với người Thừa Sai Đức Tin, việc làm chứng này còn phải được thể hiện rõ nét hơn qua công việc truyền giáo của mình”. Cha kêu gọi cộng đoàn cùng hiệp thông dâng lời cầu nguyện cho công việc truyền giáo của Giáo Hội.

Sau khi công bố Tin Mừng, Cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư, MF đã chia sẻ cùng cộng đoàn về những khó khăn và cơ hội truyền giáo trong thời đại mới. Dựa trên Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, một lần nữa Cha nhấn mạnh: “Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo”. Việc rao giảng Tin Mừng không phải của riêng ai, nhưng đó là nhiệm vụ của mỗi người Kitô hữu. Trước một thế giới hoài nghi và kiêu ngạo này chúng ta phải làm gì? Đó là câu hỏi Cha gợi lên cho cộng đoàn. Mỗi người chúng ta là muối, là men trong cuộc đời, chúng ta là chứng nhân của Chúa Giêsu qua đời sống thường ngày. Cha đã đưa ra hai hình ảnh rất quen thuộc đó là Mẹ Maria và thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu như là những mẫu gương của những nhà truyền giáo vĩ đại. Những công việc âm thầm kết hợp với một đời sống cầu nguyện trong Thánh Thể có một sức mạnh rao truyền tuyệt vời. Chẳng vì thế mà Thánh Têrêsa đã trở nên đấng bảo trợ cho các xứ truyền giáo. Một thách thức và cũng là cơ hội truyền giáo cho mọi người đó chính là phương tiện truyền thông. Cha nói: “Ngày nay với phương tiện truyền thông hiện đại mọi giới hạn về địa lý đã được vượt qua. Quan trọng là mỗi chúng ta có ý thức và tận dụng cơ hội này để rao truyền đức tin cho người khác hay không!”. Chính vì vậy, Cha một lần nữa kêu gọi mọi người hãy kết hiệp cùng với Đức Thánh Cha và các Giám Mục Giáo Phận thực hiện sứ vụ truyền giáo trong thời đại hôm nay.

Kết thúc lời chia sẻ, Thánh lễ được tiếp tục với với lời nguyện tiến lễ. Cả cộng đoàn cùng nhau sốt sắng cử hành Mầu Nhiệp Thánh Thể. Sau lời nguyện kết lễ Cha chủ tế Giuse đã đặt Mình Thánh Chúa. Trong giây phút linh thiêng trước Thánh Thể Chúa cả cộng đoàn cùng im lặng chiêm ngắm Bí Tích Tình Yêu.

Giờ Chầu đầu tiên do anh em lớp triết một phụ trách. Kế đến là Giáo xứ Bà Lụa. Năm nay Giáo xứ Bà Lụa tham dự rất đông cùng với sự hiện diện của Cha phó Antôn Hoàng Minh Thông, MF. Hiệp cùng với Tỉnh dòng, anh chị em trong Giáo xứ cùng dâng lên Chúa những tâm tình tình tạ ơn và những lời nguyện cho công việc truyền giáo của Hội dòng nói riêng và của Giáo Hội nói chung. Giờ chầu tiếp theo dành cho Giáo xứ Bà Trà. Trong giờ Chầu này, ngôi nhà nguyện nhỏ bé đã chật kín chỗ. Dưới sự hướng dẫn của Cha phó Phêrô Nguyễn Ngọc Trung, MF cùng quý sơ và các anh chị em huynh trưởng, khoảng 200 em thiếu nhi xếp hàng tiến vào nhà nguyện để hiệp cùng các ông, các bà trong Hội đồng Giáo xứ, Hội Gia trưởng, Hội Hiền mẫu, Hội Legio Maria và các thành viên trong ca đoàn dâng lời tạ ơn Chúa. Những tiếng ca, lời nguyện hòa quyện dâng lên Chúa Giêsu Thánh Thể để nói lên tâm tình của những người con. Tiếp theo là giờ Chầu của các Thầy khối Thần học, của anh em khối Tiền Tập. Trong các giờ Chầu, anh em dâng lên Chúa những khó khăn, những suy tư, những trăn trở trong đời sống cộng đoàn và trong sứ vụ. Hiệp với những lời tâm tình đó, mỗi anh em cũng dâng lên Chúa những lời tạ ơn chân thành, những dự tính cho tương lai và những mong ước cho sứ vụ truyền giáo của Hội Dòng.

Vào lúc 14h30, Cha Đaminh Vũ Xuân Sơn, MF chủ sự giờ Chầu bế mạc. Với sự hiện diện đầy đủ của anh em ở các khối lớp, Cha Bề trên Giuse dâng lên Chúa lời tạ ơn về những ơn lành mà Chúa đã tuôn đổ xuống cho Tỉnh Dòng. Cùng hòa với tâm tình tạ ơn đó, Cha cũng cầu nguyện cho các anh em Thừa Sai Đức Tin đang làm việc ở những nơi xa xôi, nghèo khó được sự bình an, can đảm và nhiều ơn của Chúa Thánh Thần. Giờ Chầu kết thúc vào lúc 15h00. Nguyện xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống để Giáo Hội ngày một rộng mở hơn, để Tin Mừng của Chúa được nhiều người đón nhận hơn.

Ban Truyền Thông MF
 
Cuộc Rước tôn kính Đức Mẹ và thánh lễ đặt viên đá đầu tiên tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ chính tòa Kitô GP Orange
Đồng Nhân
11:31 22/10/2017
Cuộc Rước Kiệu kính Đức Mẹ La Vang và Thánh Lễ đại trào làm phép viên đá đầu tiên xây Tượng Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ chánh tòa Chúa Kitô, thuộc giáo phận Orange, Nam Cali, đã được bắt đầu từo lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy, 21 Tháng Mười, với sự tham dự của trên 3.000 giáo dân. Đức Cha Kevin Vann chủ sự đại lễ cùng với Đức cha phụ tá và các linh mục đồng tế. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh, tổng giám mục Tổng Giáo Phận Huế, và cũng là Chủ tịch Hội đồng giám Mục Việt Nam, mang một ý nghĩa rất đặc biệt, vì Quảng Trị thuộc TGP Huế là nơi Đức Mẹ La Vang đã hiện ra năm 1798.

Hình ảnh

Đại lễ bắt đầu với nghi thức làm phép tượng trong nhà thờ và cuộc rước long trọng trang nghiêm từ nhà thờ ra lễ đài, qua khu vực sẽ xây tượng đài. Nhiều người chiêm ngưỡng khi cung nghinh tượng Đức Mẹ La Vang từ trong nhà thờ ra địa điểm xây linh đài, đã rướm nước mắt trong niềm vui tràn đầy tâm tình sốt sắt và niềm thổn thức quê hương.

Trong không gian thơm nức mùi trầm hương, nghi lễ và Thánh Lễ được cử hành trên khán đài ngay tại địa điểm sẽ xây Linh Đài Đức Mẹ, phía sau nhà thờ, trong một quảng trường riêng biệt. Trong bài giảng Đức cha Kevin nói rằng: "Tất cả mọi sự đều thuộc về Thiên Chúa, và chúng ta chỉ là dụng cụ của Ngài. Vì thế, chúng ta có thể hát kính dâng Thiên Chúa bài ca mới --như chúng ta đã từng hát-và hôm nay-- chúng ta hát trước Linh Đài Mẹ La Vang này, tại khuôn viên nhà thờ Chánh Toà, tin tưởng rằng, bài ca mới này sẽ được hát mãi tới muôn muôn thế hệ mai sau."

Đến nghi thức làm phép địa điểm xây linh đài và viên đá đầu tiên, 10 người sẽ có tên trên phiến đá được vào khu vực làm phép.

Kết thúc thánh lễ, Đức TGM Nguyễn chí Linh đã nói lên niềm vui mừng được hiệp nhất và nối kết với tòan thể anh chị em Việt Nam nơi đây qua hình ảnh Đức Mẹ và tượng đài La Vang trong khuân viên nhà thờ chính tòa thời danh Christ Cathedral này. Ước chi sự gắn bó với Đức Mẹ La Vang là điểm nối kết đức tin, tình yêu quê hương, văn hóa và truyền thống của di sản chung của chúng ta...

Phần thứ ba là Thánh Lễ Đại Trào. Sau đó là tiệc mừng có sổ xố và văn nghệ.

Bài giảng của Đức Cha Kevin Vann trong thánh lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Nhà thờ chính tòa Christ Cathedral

(do LM Nguyễn văn Tuyên chuyễn ngữ)

Anh Chị em thân mến,

Xin chào mừng anh chị em trong ngày vui hôm nay, dành cho dự án Nhà Thờ Chánh Toà Chúa Kitô-Giáo Hội địa phương, nhất là cho dự án Mẹ La Vang, tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, người đã cầu nguyện và che chở con các con của mẹ trong nhiều năm qua. Thật là điều hãnh diện chào mừng Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh, Tổng Giáo Mục Giáo Phận Huế, nơi có linh đài Mẹ La Vang tại VN. Chúng con chào mừng Đức Tổng với lời cầu nguyện, với trọn con tâm hồn và lòng biết ơn. Cám ơn Đức Tổng đã hiện diện với chúng con hôm nay. Cám ơn tất cả những anh chị em về lòng quảng đại đóng góp và là những nhân chứng hứa dâng cúng cho công trình này. Lòng quảng đại cho dự án La Vang và cho công trình trùng tu nhà thờ Chánh Toà sẽ giúp cho chúng ta hôm nay, và cho nhiều thế hệ tương lai đến đây cao rao và tôn vinh danh Thiên Chúa. Xin hãy nhớ cho rằng đối với TC, thì không có gì không thể làm được, như lời Thiên Thần Gabriel nói trong Lễ Truyền Tin.

Trong bài PA hôm nay từ Thánh Matthêu, qua đó Chúa Giêsu trả lời cho những người Pharisiêu cố gắng gài bẫy Chúa rằng, rằng “Hãy trả lại cho Cesar điều thuộc về Cecar, trả về cho TC điều thuộc về TC.”

Lòng quảng đại và niềm phấn khởi anh chị em dành cho linh đài này là lời nhắc nhở cho chúng ta rằng, cuối cùng, mọi sự thuộc về Chúa: cuộc sống của chúng ta, niềm hi vọng, ước mơ, và cả lời cầu nguyện nữa. Vậy thì hôm nay, tại dự án Linh Đài Mẹ La Vang này, và trong công trình toàn thể khuôn viên Nhà Thờ Chánh Toà, chúng ta trước hết hãy dâng lên Thiên Chúa trọn cuộc sống, linh hồn, tài sản, niềm hi vọng, và ước mơ. Linh đài này sẽ là bằng chứng của sự tin cậy vào Chúa, Đấng sẽ không thua trong việc ban phát ơn lành cho chúng ta.

Rất nhiều anh chị em đã chia sẻ với tôi những câu chuyện về ơn Mẹ Chúa Giêsu đã giúp đỡ, và hướng dẫn anh chị em khỏi những hoàn cảnh tưởng như không thể vượt qua được. Tuy nhiên, lời Xin Vâng của Mẹ và sự trung thành của Mẹ với Thiên Chúa đã đưa chúng ta đến đây ngày hôm nay, và còn tiếp tục khuyến khích chúng ta nữa.

Tất cả mọi sự đều thuộc về Thiên Chúa, và chúng ta chỉ là dụng cụ của Ngài. Vì thế, chúng ta có thể hát kính dâng Thiên Chúa bài ca mới --như chúng ta đã từng hát-và hôm nay-- chúng ta hát trước Linh Đài Mẹ La Vang này, tại khuôn viên nhà thờ Chánh Toà, tin tưởng rằng, bài ca mới này sẽ được hát mãi tới muôn muôn thế hệ mai sau.

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta luôn mãi!

Nguyên văn bài giảng của Đức Cha Kevin Vann trong thánh lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Nhà thờ chính tòa Christ Cathedral

Dear brothers and sisters in the Lord,

A very special welcome on this most joyful day for the Christ Cathedral project, our Local Church, and all who have been involved in this project of Our Lady of LaVang, which honors the Mother of God, as she has prayed for and protected so many of us over the years. It is a very special honor to welcome Archbishop Linh, from the Archdiocese of Hue, where the Shrine is located in Vietnam! With all of our prayer, hearts and gratitude, we welcome you today, Your Excellency! Thank you for being with us! Thank you as, as well, everyone here, for your generosity, goodness, commitment and witness in this project. Your generosity to the Shrine of Our Lady of LaVang, and Christ Cathedral, will help us today, and all generations that follow us here to proclaim the glory of God and know that nothing is indeed impossible for God, as the Angel Gabriel said at the Annunciation.

The Gospel for this weekend is from St. Matthew, where Jesus said in reply to the Pharisees, who were trying to trick him, to say to “Give to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God!

The generosity and desire for this shrine is a reminder to us, that in the end, all belongs to God: our lives, hopes and dreams and prayers. Let us today, in this Shrine of Our Lady of LaVang, and the entire Cathedral project to give all of our selves, our lives and our treasure, our hopes and dreams to God first. This shrine can be an great example of trusting in God, who will not be outdone in His generosity to us!

So many of you, in your stories of your lives to me, have said again and again how the Mother of Jesus was with you and guided you through nearly impossible conditions. Yet, Mary’s yes and her fidelity to God has brought us to this day together, and continues to inspire us.

All belongs to God, and we are but his instruments! Thus, we can indeed Sing to the Lord as new Song – as so many of you have done here – and we now, with this Shrine to Our Lady, and our Cathedral, insure that that new song is sung to all generations to come!

God bless you always!!

Mọi chi tiết liên quan đến dự án, xin vào trang mạng www.LaVangUSA.org, hoặc liên lạc với các Ban La Vang qua số điện thoại 714-696-8981, hoặc email info@LaVangUSA.org.
 
Các cộng tác viên Gia đình VietCatholic Miền Nam Cali thăm Công ty thực phẩm Quốc Việt
Đồng Nhân
16:12 22/10/2017
LITTLESAIGON – Theo hẹn ước các anh chị em cộng tác viên của VietCatholic miền Nam Cali gồm: các xướng ngôn viên, các kỹ thuật viên TV, voice over… cứ vài tháng 1 lần gặp nhau chia sẻ tình thân ái và kinh nghiệm với nhau. Lần này, anh Tuấn và chị Thu Hương, chủ nhân Công ty thực phẩm Quốc Việt đã mời gia đình VietCatholic tới tham quan hãng sản xuất thực phẩm Quốc Việt Foods tại thành phố Orange.

Xem Hình ảnh

Anh Tuấn và chị Thu Hương rất hân hoan và nhiệt tình đón tiếp trên 40 các cộng tác viên của VietCatholic tới tham quan cơ sở sản xuất thực phẩm của anh chị. Không những thế anh chị còn chỉ dẫn phương pháp khoa học làm thực phẩm nước cốt cô đặc và gia Vị Việt Nam. Trả lời nhiều thắc mắc về đồ ăn và tiến trình biến chế. Ngày Chúa Nhật hôm nay có nhiều biến cố nên một số chừng 15 anh chị em cộng tác khác của VietCatholic cũng không thể tham gia được và đang tiếc rười rượi... hẹn đến lần sau vậy!

Quốc Việt không những chỉ làm các nước cốt cô đặc và gia vị VN mà hiện nay đang phát triển đồ uống gồm các lọai cà phê và các lọai trà. Trà thì nhập cảnh từ Nhật Bổn, Trung Quốc, Napal và Sri Lanka… Cà phê thì nhập cảnh từ Brazil, Kenya, Colombia… Trong xưởng chế biến của anh chị có cả từng ngàn bao coffee và trà nguyên chất. Các máy móc tân tiến sẽ chế biến, xấy, ướp, pha vị, kiểm tra và đóng hộp gừi đi các siêu thị khắp Hoa Kỳ, đặc biệt là hệ thống phân phối Costco Wholesale, Sysco Food, Cash & Carry…

Trong khi tham quan cơ sở ai cũng trầm trồ khen ngợi tính chất sáng tạo và phương pháp khoa học chế biến có tầm mức quốc tế và nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp trong các kho hàng to lớn. Hiện có 40 nhân viên làm việc thường trực mội ngày.

Hôm nay chúng tôi không những được tham quan học hỏi về tiến trình chế biến nước cốt thực phẩm mà còn được anh chị biểu diễn và tận tình dậy cho các nước súp phở, càri gà nước dừa. Dạy làm các thứ đồ uống Fruit Iced tea (passion fruit; Lychee; Strawberry) và trà Jasmine Milk tea, các lọai Smoothie (Dâu; Xoài; Bơ, Pina colada; Dừa); Bánh kẹp lá dứa & Hong Kong Egg Puff với ice cream hay không kem, và Fresh bake Cone.

Dĩ nhiên sau khi thực tập thì được thửơng thức các món đã được chỉ dẫn thực hành, ăn uống no say thỏa thích và nhất là tình thân ái gặp gỡ nhau. Thực đơn gồm có:

1/ Phở Bò chín bò viên filet mignon
2/ Curry Chicken (người không thích thịt bò)
3/ Fruit Iced tea (passion fruit; Lychee; Strawberry) & Jasmine Milk tea
4/ Smoothie (Dâu; Xoài; Bơ, Pinacolada; Dừa)
5/ Bánh kẹp lá dứa & Hong Kong Egg Puff with or without ice cream
6/ Fresh bake Cone with sherbet fruit ice cream

Vài nét đại cương về Công ty Quốc Việt

Công ty thực phẩm Quốc Việt chuyên sản xuất các loại thực phẩm nước cốt cô đặc và gia vị Việt Nam. Quốc Việt Foods® là công ty đầu tiên áp dụng kỹ thuật tối tân để sản xuất các loại thực phẩm Việt Nam thành các món ăn tiện lợi với phẩm chất cao và thuần khiết. Tất cả sản phẩm được chế biến từ những nguyên liệu thiên nhiên và không dùng hoá chất bảo trì.

Mục tiêu của a nh chị Tuấn và Thu Hương là: 1/ Giản dị qua cách nấu nướng; 2/ Giữ các đặc tính mùi vị Thuần khiết thức ăn Việt Nam.

Giản dị & Thuần khiết!® là phương châm của công ty. Tất cả sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lãnh vực sản xuất các loại thực phẩm nước cốt cô đặc và gia vị của kỹ sư Việt Mỹ chuyên ngành Khoa Học Thực phẩm Hoa Kỳ, sản phẩm Quốc Việt đáp ứng nhu cầu khẩu vị và đời sống mới của mọi giới.

Công ty thực phẩm Quốc Việt đã từng sản xuất mọi lọai nước cốt và gia vị có tính cách Việt Nam, gia vị 3 Miền Trung Nam Bắc, gia vị Thái lan, và gia vị Tầu... Những sản phẩm đặc biệt đã được chế biến tại Hoa Kỳ với những kỹ thuật hiện đại, nguyên vật liệu tinh khiết, thuần túy trong thiên nhiên và hợp vệ sinh.

Những sản phẩm đặc chế từ công ty Quốc Việt, giúp người Việt hải ngọai có thể nấu được phở gà, phở bò, bún bò huế, bò kho, hủ tiếu mì mà không cần phải tốn nhiều thời gian hầm xương. Đặc biệt là Cốt Súp GàTM, như chị Thu Hương cho biết có thể dùng để nấu bún riêu, canh bún, bún mọc, bún thang và bánh canh. Ngoài ra dùng cốt súp gà để nấu lẩu đồ biển, thập cẩm, v…v…

Với cách chỉ dẫn cụ thể và dễ hiểu qúy vị có thể nấu những món ăn thuần túy, ưa thίch, và hợp khẩu vị một cách dễ dàng và không tốn nhiều thời giờ. Ngoài các sản phẩm kể trên, kỹ sư khoa học thực phẩm là anh Tuấn đang chế biến thực phẩm đồ uống mà nhiều người ưa chuộng và mong đợi.

Cầu chúc anh chị Tuấn Hương thành công.
 
Lễ bế mạc Đại Hội Legio Liên Bang Úc Châu chủ đề Legio Sống Mầu nhiệm Mẹ Fatima
Trần Văn Minh hình Lê Hải
23:21 22/10/2017
Đại hội Legio Mariae Liên Bang Úc châu: “Sống Sứ Điệp Mẹ Fatima” đã bế mạc lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật 22/10/2017 sau ba ngày sinh hoạt đại hội. Đoàn viên Legio đã chia tay nhau trong tình huynh đệ, quý mến với các món quà đầy ắp yêu thương và nhất là những người quân binh của Đức Mẹ lại được tiếp thêm vũ khí, đạn dược để lên đường làm công tác tông đồ dưới trướng của vị Nữ tướng Mẹ Maria rất thánh. Những chùm bóng bay lắc lư như cũng lưu luyến vẫy tay chào hẹn ngày tái ngộ.

Hình Lê Hải

Những chiếc xe Bus dài đã đến đón các hội viên trở về lại các đơn vị tại khắp các mặt trận của sự yêu thương, an ủi. Nơi họ vừa tạm rời xa để về đây học tập, trang bị thêm vũ khí tinh thần trong sứ điệp Fatima mà họ vừa học tập được.

Vâng, chỉ mấy ngày trước, họ đã từ khắp các đơn vị tập họp về Melbourne, với nhiều ngày tháng chuẩn bị. Đại Hội Legio Mariae Liên Bang Úc Châu đã tưng bừng khai mạc, thật trọng thể vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu 20/10/2017 tại PGL Campaspe Downs Country Resort, 1302 Trentham Road, Keneton Tiểu Bang Victoria, Úc Châu.

Với hơn 400 hội viên từ các Tiểu bang: Sydney, Brisbans, Adelaide và Victoria, do Comitum Legio Mariae Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington chịu trách nhiệm tổ chức.

Chủ đề cũa Đại Hội Năm 2017 là: Legio Sống Sứ Điệp Mẹ Fatima. Để kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 1917 – 2017.

Đại Hội được sự hướng dẫn của quý Cha Linh giám Giuse Trần Ngọc Tân, Linh giám Comitium Flemington, trưởng ban linh giám. Cùng với quý cha Chu Văn Chi, Linh giám Curia Nữ Vương Mân Côi Sydney, đã tháp tùng Curia qua cùng sinh hoạt, dâng lễ, thuyết giảng tại Đại hội Legio Liên bang Úc Châu tại Melbourne.

Đặc biệt, đại hội được đón tiếp Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám Mục Giáo phận Phú Cường từ Việt Nam sang Melbourne, Ngài đã ưu ái đáp lại lời mời của ban tổ chức đến dâng lễ và thuyết giảng. Đại hội cũng hân hoan được chào đón cha Gioan Baotixita Phạm Trọng là Linh mục phụ tá và phụ trách ơn gọi thuộc Giáo phận Phú Cường cũng đến cùng đại hội. Với ba ngày đại hội, hơn 400 tham dự viên Legio được học hỏi về Sứ Điệp Fatima với năm đề tài.

Ngày Thứ Nhất Thuyết giảng về Chủ đề của Đại hội. “Fatima Dấu Chỉ của Thời Đại” Do Cha Linh giám Comitium Giuse Trần Ngọc Tân giảng.

Trong năm đề tài, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước đã thuyết giảng ba đề tài trong ngày Thứ Hai của đại hội. Cả ba đề tài, đều nói về Mệnh Lệnh Fatima:
Đề tài Hội thảo 1 “Sứ Điệp Fatima áp dụng thời đại ngày nay”
Đề tài Hội thảo 2 “Dâng Thế Giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ Maria”
Đề tài Hội thảo 3 “Legio thi hành Mệnh Lệnh Fatima”

Với giọng nói nhẹ nhàng và dí dỏm, nhất là sự khiêm nhường của Đức Cha Giuse. Ngài luôn xưng con với mọi người, khiến mọi người rất nể phục. Vì sự khiêm nhường là đức tính quý giá nhất mà người quân binh Legio luôn đặt trọng tâm để học hỏi và rèn luyện. Đức Cha đã truyền thêm đức khiêm nhường cho đại hội.

Sau mỗi đề tài, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, Linh giám Legio hướng dẫn thảo luận cho các nhóm để kiểm tra và khai triển thêm về ý nghĩa của từng mệnh lệnh để thực hiện trong đời sống của người quân binh Legio.

Ngày cuối, sau kinh sáng và điểm tâm thường nhật. Cha Linh giám Chu Văn Chi đã nhập đề tài bằng mười kinh Kính Mừng mùa Vui. Cha mời mọi quân binh của Mẹ nâng vũ khí một vật bất ly thân của Legio, đó là tràng chuỗi, mọi người nâng cao khỏi đầu để cùng nhau lần chuỗi.

Đề tài mà Cha Linh giám nói đến là Lần hạt Mân Côi. Với giọng nói lôi cuốn, khi bổng, lúc trầm, khi tha thiết, lúc mạnh mẽ. Linh mục Chu Văn Chi đã truyền thêm lửa mến yêu Thiên Chúa qua Mẹ Maria bằng tràng chuỗi Mân Côi mầu nhiệm.

Đêm đầu tiên, Các đơn vị tại mỗi tiểu bang có dịp giới thiệu về đơn vị mình, từ sự hình thành và chiều dầy hoạt động. Tất cả đã giúp cho đại hội hiểu rõ và liên kết với nhau trong Legio Liên Bang Úc Châu. Kết thúc ngày đầu tiên bằng giờ Chầu Thánh Thể và lần chuỗi Mân Côi và kinh bế mạc chấm dứt ngày hội ngộ đầu tiên vào lúc 0 giờ 30 sáng.

Đêm Thứ hai với phần văn nghệ cũng rất đặc sắc sau Thánh Lễ đồng tế. Văn nghệ do các Curia đóng góp, bao gồm Nam Úc, Sydney, các Curia của Melbourne. Các màn trình diễn rất hay, vì mỗi người, mỗi đơn vị một sắc thái. Mặc dù, các chị đều đã có tuổi cao, 50, 60 +, nhưng vẫn còn múa rất dẻo được cử tọa nhiệt liệt tán thưởng.

Sau Thánh lễ đồng tế bế mạc. Lời cám ơn của anh Trưởng Mai Thanh Hải, được sự đáp từ của Đức Cha Giuse, Ngài nói, nếu Ngài không hy sinh bỏ thời gian để đến với đại hội, Ngài đã không được hưởng những giây phút quý báu với mọi người, Ngài cũng sẽ không được biết đến nước Úc và Ngài cũng không nhận được những gì từ chuyến đi như đã được hưởng. Được biết, Đức Cha cũng mang đến tặng mọi người món quà là những câu lời Chúa được khắc trên gỗ rất đẹp.

Sau bữa cơm trưa chia tay. Mọi người thu dọn hành lý, dọn vệ sinh nơi ở theo sự hướng dẫn của ban tổ chức. Mọi người lại tập họp tại hội trường để sinh hoạt, trao quà lưu niệm giữa các đơn vị và những chiếc bóng mầu được thả tung bay lắc lư như để chào tạm biệt nhau với niềm tin yêu hy vọng gặp nhau trong kỳ đại hội tới. Trời Melbourne có nắng và cũng có cả những cơn mưa nhẹ. Đại hội kết thúc.


 
Văn Hóa
Ngày Truyền Giáo Của Bà Mẹ Buôn Gánh Bán Bưng
Sơn Ca Linh
18:47 22/10/2017
Chúa ơi,

Chúa Nhật tuần trước con đã nge thông báo :
“Chúa Nhật tuần nầy, Ngày Truyền Giáo thường niên”.
Đời như con, quanh năm suốt tháng triền miên,
Buôn gánh bán bưng, biết gì đâu truyền giáo !

Đối với con, làm chứng đạo đó là “ăn cơm làm dấu”,
Là không chửi thề, nói tục, nói dối ăn gian…
Sống đức tin, đơn giản là sớm tối nguyện kinh,
Nghỉ ngày Chúa Nhật và dọn mình đi lễ…!

Ai hỏi đạo dạy gì, con trả lời : dạy làm người tử tế,
Dạy thương người, dạy hiếu thảo, nết na.
Dạy “cho kẻ đói ăn, cho khách đỗ nhà…”
Dạy nhẫn nhịn hy sinh và sẻ chia, tha thứ…

Dù biết thế, nhưng con đầy tính hư tật xấu,
Nên con cũng nói rằng : Chúa nhân ái khoan dung.
Dù đời con tội nặng gánh chập chùng,
Tòa Cáo Giải xóa sạch và chữa lành thương tích.

Bên cạnh con toàn những người áo ôm khố rách,
Biết con có đạo vì đeo Thánh Giá trên người.
Làm chứng đức tin con chỉ có nụ cười,
Thỉnh thoảng sớt chia đôi ba đồng tiền lẻ.

Đối với con, Chúa ơi, truyền giáo là như thế,
Chứ biết gì đâu giáo lý với Tin Mừng,
Nghe Thánh nầy, Thánh nọ đi khắp hết muôn phương,
Con chỉ biết thầm nguyện cầu, bái phục.

Ngày Truyền Giáo hôm nay con dâng lễ Chúa Nhật,
Gom góp suốt một tuần được chẵn “năm trăm”.
Của mọn của một người “buôn gánh bán bưng”,
Xin Chúa nhận cho con để gọi là “góp công truyền giáo” !

Sơn Ca Linh
(Khánh Nhật Truyền giáo 2017
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 23/10/2017: Lễ Tuyên Thánh cho 35 vị tân hiển thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:41 22/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các vị được tuyên phong gồm 33 thánh tử đạo và 2 thánh hiển tu. Đó là 3 thiếu niên tử đạo đầu tiên tại Mễ Tây Cơ vào năm 1526, tiếp đến là 2 linh mục: Cha Anrê de Soveral, Cha Ambrosio Francesco Ferro và 28 giáo dân tử đạo tại Brazil năm 1645. Rồi đến hai chân phước hiển tu: Cha Angelo D'Acri dòng Capuchino người Italia và Cha Cha Manuel Míguez González dòng Scolopi người Tây Ban Nha.

Bây giờ là gần 10h sáng. Chúng tôi ghi nhận hàng trăm ngàn tín hữu đang đứng chật quảng trường Thánh Phêrô để tham dự thánh lễ long trọng này. Trên lễ đài chúng tôi ghi nhận có các phái đoàn chính phủ 4 nước: Brazil, Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha và Italia.

Bốn bức tranh lớn của 4 nhóm các vị được treo ở mặt tiền đền thờ Thánh Phêrô.

Đoàn đồng tế gồm Đức Thánh Cha, 60 vị Hồng Y, các vị Thượng Phụ của Công Giáo nghi lễ Đông phương, các Tổng Giám Mục, Giám Mục trong giáo triều Rôma và các vị thuộc Hội Đồng Giám Mục các quốc gia liên quan đang tiến ra lễ đài.

Trong khi đó, ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát bài “Cantico delle creature”, nghĩa là “Khúc hát Trời xanh”. Trời xanh tường thuật vinh quang Chúa. Vinh quang Chúa tồn tại đến muôn muôn đời. Alleluia. Nào toàn thể địa cầu hãy hát lên mừng Chúa. Alleluia. Toàn thể triều thần thiên quốc hãy tán dương Ngài. Alleluia.

Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài Tin Mừng về dụ ngôn Nước Thiên Chúa như Tiệc Cưới (xc Mt 22,1-14). Ngài nhận xét rằng: “Nhân vật chính là hoàng tử, là vị hôn phu, qua đó ta dễ nhận thấy đó là Chúa Giêsu. Nhưng trong dụ ngôn không hề nói đến hôn thê, mà nói đến nhiều khách mời, được mong muốn và chờ đợi. Chính họ là người mặc áo cưới. Những khách mời ấy là tất cả chúng ta, vì Chúa muốn “cử hành hôn lễ” với mỗi người chúng ta. Các hôn lễ khai mào cuộc hiệp thông trọn cuộc sống: đó là điều chính Thiên Chúa muốn với mỗi ngừơi chúng ta. Vì thế, tương quan của chúng ta với Chúa, không thể chỉ là tương quan của những thần dân sùng kính nhà vua, những người đầy tớ trung tín với chủ, hoặc tương quan của các học sinh chuyên cần đối với Thầy, nhưng trước hết là tương quan của hôn thê được yêu mến với hôn phu của mình. Nói khác đi, Chúa muốn chúng ta, tìm kiếm và mời chúng ta, và Ngài không chỉ hài lòng nếu chúng ta chu toàn các bổn phận tốt và tuân giữ các giới luật của Ngài, nhưng Chúa muốn có một cuộc hiệp thông cuộc sống thực sự với Ngài, một tương quan đối thoại, tín thác và tha thứ”.

Sau khi khai triển một số khía cạnh của tương quan phu phụ của tín hữu với Thiên Chúa, đặc biệt là sự kiện nhiều người từ khước lời mời của Thiên Chúa và chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư của họ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

“Có một khía cạnh chót mà Tin Mừng nhấn mạnh, đó là áo của các khách mời, là điều không thể thiếu được. Thực vậy, không phải chỉ thưa nhận lời mời là đủ, nhưng còn cần phải mặc áo, cần có “tập quán” sống tình yêu mỗi ngày. Vì không thể nói “Lạy Chúa, Lạy Chúa” mà không sống và thực thi ý Chúa (Xc Mt 7,21). Chúng ta cần mặc lấy tình thương của Chúa mỗi ngày, canh tân mỗi ngày sự chọn lựa theo Chúa. Các Thánh được tôn phong hôm nay, nhất là bao nhiêu vị Tử Đạo, chỉ cho thấy con đường ấy. Các vị không phải chỉ thưa bằng lời nói “xin vâng” với tính yêu, và trong một thời gian ngắn, nhưng bằng cuộc sống và cho đến cùng. Áo hằng ngày của các ngài là tình yêu của Chúa Giêsu, tình yêu điên rồ khiến Chúa yêu thương chúng ta đến cùng, để lại tha thứ và áo của Ngài cho kẻ đã đóng đinh Ngài. Cả chúng ta cũng đã nhận lãnh áo trắng khi rửa tội, áo cưới với Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các thánh anh chị chúng ta, ơn chọn lựa và mặc áo ấy hằng ngày và giữ cho áo này thanh sạch. Bằng cách nào? Trước tiên bằng cách đi lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa mà không sợ hãi: đó là bước quyết liệt để đi vào phòng hôn lễ, để cử hành lễ tình yêu với Chúa”.