Ngày 22-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lạy Thầy, con muốn nhìn thấy được!
Lm. Jude Siciliano, OP
06:40 22/10/2009
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN (B)

Gr 31: 7-9; Tv 126; Dt 5: 1-6; Mc 10: 46-52

Thưa quí vị,

Những ngày này chắc chắn có nhiều điều phấn khởi ở Florida ! Khi tôi đang viết bài chia sẻ này thì cũng đang diễn ra giải xổ số của tiểu bang trị giá 100 triệu USD. Người ta từ các bang lân cận đang đổ dồn về Florida để mua vé số. Nhiều người hy vọng rằng thắng được số tiền lớn như thế sẽ thỏa mãn được mơ ước cả đời của mình và giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng như một câu ngạn ngữ cổ như thế này: “Cẩn trọng với những mong ước của bạn.”

Khoảng một năm trước tôi có đọc một câu truyện trên báo viết về những người trúng số độc đắc. Hẳn rằng, có nhiều người trúng số, nhưng thay vì hưởng được cuộc sống hạnh phúc vô biên với tất cả những giấc mơ thành hiện thực, thì lại có một kinh nghiệm hoàn toàn ngược lại. Câu truyện của một số người này thật bi thảm: có người phải li dị; rồi những xung đột xảy ra giữa các thành viên trong gia đình; mất bạn bè; có người bị ám sát, người khác lại bị đe dọa – vài người khác sau khi trúng số ít lâu lại đối mặt với việc bị phá sản ! Chỉ là người ta không thể xoay sở với gia tài mới có được này, nơi họ, tất cả đã thay đổi. Hơn một lần “người may mắn trúng số” này đã than thở “Phải chi tôi đã không trúng số! Ước gì tôi có lại được cuộc sống như xưa!”

Ba-ti-mê được gọi là “người ăn xin mù” nhưng đó không phải tất cả thân phận của anh. Thực ra, đó chỉ là một phần hoàn cảnh của anh ta – anh ta đã nhìn ra nhiều thứ. Anh biết nhu cầu của mình, anh biết mình mù lòa và biết phải dựa vào đâu. Anh không thất vọng vì tiếng nói ồn ào xung quanh của những người muốn át tiếng anh, muốn anh phải im lặng. Thực vậy, chính sự trái nghịch đó đã làm nổi bật vấn đề. Hoàn cảnh của anh đúng như câu tục ngữ Ba-tư rằng: “Người mù mà thấy, mà biết thì tốt hơn kẻ sáng mắt mà mù tịt.” Batimê có thể bị khiếm khuyết ánh sáng thể lý nhưng anh lại có cái nhìn tinh thần sáng suốt, anh đã gọi đức Giêsu bằng danh hiệu của đấng Messia: “Lạy Con Vua Đavít.”

Batimê xin được nhìn thấy, đối với chúng ta, đó phải là một yêu cầu rất can đảm. Nhiều người không muốn thấy những cái sờ sờ ngay trước mắt mình: vấn nạn hôn nhân, tham việc đến độ làm phương hại đến gia đình, con cái nghiện ma túy, bạn bè với những giá trị đáng ngờ, … Phải can đảm mới dám xin được sáng mắt vì nó sẽ đòi ta phải thay đổi – có khi là những thay đổi tận căn mà người ta có thể chưa chuẩn bị hoặc chưa sẵn sàng thực hiện.

Ngày kia tôi đến hiệu thuốc gần nhà và những trang trí Giáng sinh đã đập vào mắt tôi. Giáng sinh đến ngày càng sớm hơn. Những dây đèn nháy và biển quảng cáo sáng rỡ. Không chỉ trẻ em mới bị quảng cáo lôi cuốn. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng bị hút vào đó để rồi chợt nhận ra những nhu cầu mà chúng ta chưa hề nghĩ là mình có. “Những nhu cầu” – Thực ra chúng ta không cần tất cả mọi nhu cầu đó.

Batimê biết những nhu cầu của mình và khi đức Giêsu hỏi “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” anh đã trả lời ngắn gọn và rõ ràng: “Lạy Thày, xin cho tôi nhìn thấy được.” Thỉnh cầu của Batimê với Đức Giêsu phải là lời cầu nguyện của chúng ta khi mà mùa Giáng sinh của người Công giáo đang đến sớm hơn và sự sao nhãng ngày càng mạnh hơn: “Lạy Thày, xin cho con nhìn thấy được!” Lời nguyện này chúng ta có thể cất lên ở những giây phút khác trong đời, khi chúng ta vật lộn với khủng hoảng gia đình, khi cố gắng quyết định về việc chăm sóc người bạn hay cha mẹ đang ốm nặng; khi đối diện với những căng thẳng vợ chồng; liên quan đến những tranh luận nảy lửa với bạn bè; hay khi loay hoay tìm cách giản lược cuộc sống chúng ta để có thể đáp ứng những nhu cầu của người khác, …

Những lời của Batimê có thể là lời nguyện của chúng ta khi đứng trước ngã rẽ cuộc đời mình – khi ta cố gắng đưa ra những quyết định liên quan đến công việc, khóa học, và thậm chí là bạn trăm năm trong tương lai. Những lúc đó, chúng ta cùng với Batimê khẩn nài: “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!” Những quyết định thường ngày của chúng ta ở nhà, ở trường học, chỗ làm hay ở nhà thờ có vẻ trần tục và nếu nói thật ra thì chẳng quan trọng gì. Nhưng những quyết định đó cũng vẫn phải có và trong mức độ nào đó, làm nên cuộc sống chúng ta – “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!”

Giờ chúng ta đã có đủ kinh nghiệm để nhận ra trong quá khứ ta đã có những quyết định mù quáng. Chúng ta nhìn lại và xem xét kết quả của chúng; chúng ta ước rằng đã hành động sáng suốt hơn; nhìn rõ hơn. Nếu chúng ta có thể quay lại quá khứ và làm lại những gì chúng ta đã làm; đi một con đường khác; có những chọn lựa tốt hơn. Nhưng, không gì có thể đảm bảo là chúng ta lại không đưa ra những quyết định ngớ ngẩn, chúng ta có thể cũng lại chọn lựa sai lầm. Nhưng cảm giác có Chúa trong những quyết định lớn, nhỏ ảnh hưởng đến đời sống chúng ta và cả những người xung quanh. Lời nguyện của Batimê: “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!” là lời thú nhận thường ngày rằng chúng ta không nhìn thấy rõ ràng nơi chính chúng ta và vì thế cần có ánh sáng của Chúa trong cuộc đời chúng ta.

Đức Giêsu đặt cho Batimê một câu hỏi đầy quyền năng: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Đó cũng là câu hỏi mà Người đang hỏi chúng ta – hãy lắng nghe xem? Đó là lời mời gọi tin tưởng và tín thác vào lời hứa rằng: nếu chúng ta xin được sự hiểu biết để hướng dẫn cuộc đời mình, chúng ta sẽ nhận được. Có thể chúng ta nhận được ngay lập tức – nhưng thường thì, trong suốt cuộc đời chúng ta – ngày qua ngày, từng bước một, và từng chút từng chút.

Đức Giêsu gặp Batimê trên đường lên Giêrusalem. Đó là nơi chúng ta gặp Người – khi chúng ta du hành trong cuộc đời chúng ta, đôi khi thấy chính mình trong chính thành Giêrusalem của mình, nơi của khốn khổ và cùng tận. Nơi đó chúng ta bị mất phương hướng và bối rối trước những thay đổi chúng ta phải chịu và tiêu hủy kế hoạch của chúng ta, chúng ta lại phải gào lên lời khẩn nguyện: “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!” Chúng ta muốn gặp được Giêsu trong hoàn cảnh mới mẻ này; chúng ta muốn biết rằng mình không bị bỏ rơi một mình đối diện với kết cục đáng sợ này. Kết thúc của câu chuyện Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một niềm hy vọng. Sau khi Batimê được thấy, anh đã đi theo đức Giêsu “trên con đường Người đi”, con đường dẫn lên Giêrusalem. “Con đường”, là khái niệm đầu tiên để chỉ những môn đệ của Đức Giêsu. “Con đường” là viết tắt của từ đường lối của Đức Giêsu. Thánh Maccô muốn nói rằng, anh mù đó đã trở thành môn đệ của thày Giêsu nhờ qua ánh sáng mà Đức Giêsu ban cho anh. Chúng ta những môn đệ của Đức Giêsu tin rằng, dù gặp phải bất kỳ cảnh ngộ nào trên hành trình cuộc đời, Đức Giêsu luôn đi phía trước chúng ta, biết nỗi khổ đau của chúng ta đồng hành với chúng ta từng bước “trên đường.” Khi chúng ta lên đường, chúng ta cầu nguyện không ngừng: “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!”

Nhưng hãy sẵn sàng! Hãy nhớ câu cổ ngữ rằng: “Cẩn trọng với những gì mình ước ao?” Vâng, chúng ta cũng có thể nói: “Cẩn trọng với những gì chúng ta cầu xin.” Nếu chúng ta xin được nhìn thấy, thì sẽ được thấy. Nhưng chúng ta cần can đảm và dứt khoát để thực hiện những gì mà “ánh sáng Chúa ban” tỏ lộ cho chúng ta biết và chấp nhận những thay đổi mà ánh sáng hiểu biết mới đòi hỏi nơi chúng ta. Đó là điều mà chúng ta cầu xin trong Tiệc Thánh Thể hôm nay – xin được nhìn thấy – và rồi xin được can đảm và có quyết tâm để thực thi những gì giờ đây chúng ta thấy cần phải thực hiện trong cuộc đời mình.

Batimê là thánh bảo trợ của chúng ta ngày hôm nay, nếu chúng ta cũng: ngồi bên vệ đường; hướng về phía trước; dám nhận ra nhu cầu ánh sáng nhận biết của chúng ta trong thế giới phúc tạp này. Chúng ta là những người có đức tin, là có ánh sáng mà trước đây Batimê đã nhận được; như Batimê, chúng ta theo Đức Giêsu lên “ Đường.” Đường của việc đón nhận những người ngoại; tha thứ cho những ai làm mất lòng ta; đón nhận mọi người bình đẳng như nhau; trở nên một cộng đoàn trong đó chúng ta xem nhau là anh chị em, và như những người môn đệ cùng nhau “lên đường.” Amen.

Chuyển ngữ Hoàng Vinh, OP
 
Con muốn được nhìn thấy
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:29 22/10/2009
Con muốn được nhìn thấy Chúa ơi
Bao mảnh đời đang đớn đau rên siết
Giữa mưa sa lê bước chân mỏi mệt
Tìm bình minh trong giông tố bão bùng

Con muốn được chữa sáng cõi lòng
Để nhận ra bao bất công, gian dối
Để nhìn thấy đắng cay gieo ngàn nỗi
Đoàn chiên Người thổn thức giữa màn đêm

Con muốn được nhìn thấy chính mình
Đang mù loà bởi đam mê phù phiếm
Đã ơ thờ khi anh em cần đến
Đã khép mình trong toan tính, bon chen

Xin thắp lên ngọn lửa tình mến
Trong tim con trên lối bước theo Ngài
Biết hào hiệp luôn mở rộng đôi tay
Để trao ban đáp đền ân nghĩa Chúa.

“…xin cho tôi nhìn thấy được” (Mc 10, 51)
 
Một thời đại trong mối quan hệ Anh giáo-Công giáo
Phu5ng Nghi
12:36 22/10/2009
Bình luận của Linh mục Raymond J. de Souza trên báo National Post

Quyết định được công bố ngày 20 tháng 10 tại Rome nhằm thiết lập cơ cấu cho các tín đồ Anh giáo trở lại theo Công giáo bằng hình thức đoàn thể, trong khi vẫn duy trì được nhiều truyền thống Anh giáo của họ, là một biến cố lịch sử. Và, thường thì trong Giáo hội Công giáo mỗi khi một sự việc có tính cách thực sự lịch sử xảy ra, người ta thấy đó lại là sự phục hồi những việc cũ xưa hàng nhiều thế kỷ.

Đức giáo hoàng Benedict sẽ cho phép những người tin vào những tín điều người Công giáo tin – nhiều người trong số này tự xưng là “tín đồ Anh giáo truyền thống” hoặc “người Công giáo-Anh giáo” – được trở thành tín hữu Công giáo hàng loạt, và những giáo xứ, những giáo phận sẽ được thành lập cho họ để những người đó vẫn duy trì được các truyền thống riêng của mình. Các giáo xứ và giáo phận thường có tính cách lãnh địa, có nghĩa là chúng ta thuộc quyền một giáo xứ hay một giáo phận nào là tùy vào khu vực chúng ta sinh sống.

Nhưng trong thực hành nơi Giáo hội lại có rất nhiều ngoại lệ: có các giám mục đã được chỉ định để chăm sóc cho quân nhân rải rác trong cả nước hay khắp thế giới; những giáo phận ngoài lãnh địa, gọi là "prelatures" (giám hạt), dành cho các nhóm người liên hệ tới những tập tục phụng vụ nào đó hay những quy lệ trong cuộc sống nào đó (chẳng hạn như tổ chức Nhà Chúa Opus Dei ); những dự liệu dành cho các nhóm chủng tộc – chẳng hạn từ lâu đã có một vị giám mục ở Toronto phụ trách chăm sóc cộng đồng người Hungary.

Đáng chú ý hơn cả, khoảng 400 năm trước, một sự đổ vỡ đã được hàn gắn với những người Công giáo Hy lạp miền đông đã tách rời khỏi Rome để đi theo Constantinople. Khi trở về vào năm 1595, họ được phép duy trì các truyền thống về phụng tự và các hình thức quản trị riêng, tuy khẳng định hiệp nhất hoàn toàn về đức tin và hiệp thông hoàn toàn với Rome. Còn dân chúng Canada rất quen thuộc với những người Công giáo Ukraine, sinh sống đông đảo đặc biệt tại vùng phía Tây Canada; họ là những người Công giáo hoàn toàn nhưng vẫn duy trì và thực hành nghi lễ phụng tự Đông phương. Quả vậy, trong Giáo hội Công giáo có tới gần hai chục nhóm theo “Nghi lễ Đông phương”, tất cả đều theo tập tục riêng rõ rệt, có cả những linh mục đã kết hôn (nhưng giám mục thì độc thân).

Trong những năm gần đây Tòa thánh Vatican đã nhận được hàng trăm thỉnh nguyện từ các giám mục và linh mục Anh giáo xin thiết lập những cơ cấu hội nhập, và Tông hiến (Apostolic Constitution, hoặc Hiến chế Tông toà) -- nói theo giáo luật thì là một văn kiện luật pháp của Đức giáo hoàng -- mới được loan báo hôm qua là lời phúc đáp cho những thỉnh cầu đó.

Tòa thánh tuyên bố: “Bằng hình thức này, Tông hiến tìm cách quân bình, một mặt mối quan tâm muốn duy trì di sản tinh thần và phụng vụ xứng đáng của Anh giáo, mặt khác là mối quan tâm rằng những nhóm này và hàng giáo phẩm của họ sẽ được hội nhập vào Giáo hội Công giáo.”

Di sản

Những người Công giáo ở các quốc gia nói tiếng Anh từ nhiều thế hệ đã thán phục di sản của Anh giáo, đặc biệt là nghi thức phụng vụ và thánh nhạc. Sẽ là một tin để rất vui khi di sản này chẳng bao lâu nữa sẽ làm phong phú thêm phụng tự Công giáo. Những phong phú trong phụng tự của người Công giáo Hy lạp được tháp lại vào cây nho Công giáo sau những chia cách xảy ra vào thế kỷ thứ 11 thế nào, thì bước khiêm tốn này, khi lần đầu tiên có sự tháp ghép lại vào cây nho từ phía những người Kitô giáo Tây phương bị chia cách từ thế kỷ 16, cũng rất giống như thế.

Tuy người Công giáo không thể tán thành sự chia rẽ trong Giáo hội do vua Henri VIII mang đến, đừng nói gì về những bách hại bạo tàn của ông ta, mà về điều tôn quý còn sót lại trong những phát triển kế tiếp của Anh giáo. Tín đồ Anh giáo nay bị chia rẽ về phương cách thích ứng truyền thống đó vào những hoàn cảnh ngày nay, và một thiểu số quyết định rằng phương cách độc nhất trước mặt là trở về hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo. Quyết định của Đức giáo hoàng Benedict là một quyết định quảng đại và cấp tiến, thích ứng tất cả những mới mẻ nào có thể thích nghi được trong phạm vi thực thi đức tin ngày trước.

Tổng giám mục Canterbury là Tiến sĩ Rowan Williams, hôm qua bình luận rằng đây không phải là một “hành động xâm lấn” của người Công giáo, nhưng trái lại là một dấu chỉ cho biết có bao nhiêu điều người Công giáo và người Anh giáo cùng chia sẻ chung với nhau. Thực tế là những gì liên kết chúng ta luôn luôn lúc nào cũng nhiều hơn những gì phân rẽ chúng ta, nhưng cũng còn là thực tế nữa, những gì khác biệt mới là đáng kể, và ở một thời diểm nào đó người ta phải quyết định vị trí của mình đang đứng. Nay Cộng đồng Anh giáo đã vật lộn với chính căn tính của mình trong một thời gian, và ít nhất một số thành phần của cộng đồng ấy đã quyết định rằng trở thành người Công giáo là thánh ý của Thiên Chúa đối với họ. Giáo hội Công giáo nên tôn trọng điều đó.

Cả các giám mục Công giáo lẫn Anh giáo hôm qua đều khôn khéo khi nói rằng sáng kiến mới của Đức giáo hoàng không làm giảm đi sự tìm kiếm hiệp nhất hoàn toàn giữa người Công giáo và toàn bộ người Anh giáo. Điều đó vẫn còn là một lời cầu nguyện mà hai phía cùng chia sẻ, nhưng sự khôn ngoan giản dị là tìm kiếm những giải pháp khả thi khác để cho có sự hiệp nhất hôm nay, khi mà trong thực tế hai cộng đồng đang rời xa nhau hơn, chứ không phải gần nhau hơn, về các vấn đề tín lý. Đức giáo hoàng Benedict trong buổi Thánh lễ nhậm chức giáo hoàng nói rằng sự hiệp nhất của Giáo hội là nhiệm vụ trước nhất của ngài. Ngài đã khôn khéo bước đi một bước đáng kể tiến về phía trước trong việc hoàn thành nhiệm vụ đó.

Bình luận của George Weigel

Ông George Weigel, một nhà bình luận người Công giáo nói rằng bản tuyên bố của Tòa thánh Vatican về một dự liệu mới dành cho những nhóm tín hữu Anh giáo muốn trở lại theo Công giáo, là sự “chấm dứt một thời đại” trong các mối liên hệ Anh giáo-Công giáo, cho thấy “hố sâu ngăn cách về thần học” rộng mở giữa quyền lãnh đạo Anh giáo và truyền thống Kitô giáo.

Viết trên tờ The Washington Post's trong mục “On Faith (Về Đức tin)”, ông Weigel tường thuật lại những mối liên lạc Anh giáo-Công giáo đã đạt tới một điểm cao như thế nào vào thời gian Công đồng Vatican II.

Tuy nhiên, vào những thập niên kế tiếp, một số các nhà lãnh đạo Anh giáo dường như đặt mình tách rời xa truyền thống tông đồ về chức linh mục và các nhiệm tích.

Ông thảo luận về việc trao đổi thư từ qua lại trong thập niên 1980 giữa Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tổng giám mục Canterbury là Robert Runcie và Hồng y Johannes Willebrands, lúc đó đứng đầu Ủy ban Giáo hoàng về Thăng tiến Hiệp nhất Kitô giáo.

Khi được các giới chức Công giáo yêu cầu ông giải thích tại sao một số thành phần trong Cộng đồng Anh giáo đã quyết định truyền chức linh mục cho phụ nữ, ông Weigel nhắc lại câu Tổng giám mục Runcie trả lời vấn đề này bằng những từ ngữ “liên quan nhiều đến xã hội học, hơn là thần học.” Tổng giám mục Runcie lúc đó là giới chức cao cấp trong Giáo hội nước Anh, đã viện dẫn vai trò thay đổi của phụ nữ trong thương trường, văn hóa và chính trị như là một sự biện minh cho lối thực hành mới mẻ đó.

Khi sự trao đổi thư từ chấm dứt vào năm 1986, một “ngả rẽ” đã tới. Giới chức có thẩm quyền phía Công giáo tin tưởng rằng truyền thống tông đồ ngăn ngừa việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, trong khi đó Tổng giám mục Runcie và những người theo Anh giáo có tâm tưởng tương tự như thế, theo quan điểm của Weigel, lại tin rằng “nhận thức của người thời hiện đại vào vai trò của phái tính đã thắng thế truyền thống tông đồ và đòi hỏi phải có một sự phát triển cả về tín lý lẫn thực hành.”

Ông giải thích: “Roma không thể chấp nhận điều đó như là một diễn tíến hợp pháp trong cách tự hiểu về Kitô giáo.” Theo ông, các nhà lãnh đạo Công giáo sợ rằng tiến độ mới của Anh giáo đó có thể tạo ra một sự xét lại giảng huấn của các vị đó về nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như luân lý tính dục.

Ông Weigel viết trên mục “On Faith”: Bằng lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Benedict về một dự liệu mới dành cho họ, người Anh giáo đã được cung ứng một “lối đi đến hiệp thông hoàn toàn” với Giáo hội Công giáo, lối đi này “tôn trọng đặc điểm trong các truyền thống tâm linh và phụng vụ của họ.”
 
Một thời đại trong mối quan hệ Anh giáo-Công giáo
Phu5ng Nghi
12:50 22/10/2009
Bình luận của Linh mục Raymond J. de Souza trên báo National Post

Quyết định được công bố ngày 20 tháng 10 tại Rome nhằm thiết lập cơ cấu cho các tín đồ Anh giáo trở lại theo Công giáo bằng hình thức đoàn thể, trong khi vẫn duy trì được nhiều truyền thống Anh giáo của họ, là một biến cố lịch sử. Và, thường thì trong Giáo hội Công giáo mỗi khi một sự việc có tính cách thực sự lịch sử xảy ra, người ta thấy đó lại là sự phục hồi những việc cũ xưa hàng nhiều thế kỷ.

Đức giáo hoàng Benedict sẽ cho phép những người tin vào những tín điều người Công giáo tin – nhiều người trong số này tự xưng là “tín đồ Anh giáo truyền thống” hoặc “người Công giáo-Anh giáo” – được trở thành tín hữu Công giáo hàng loạt, và những giáo xứ, những giáo phận sẽ được thành lập cho họ để những người đó vẫn duy trì được các truyền thống riêng của mình. Các giáo xứ và giáo phận thường có tính cách lãnh địa, có nghĩa là chúng ta thuộc quyền một giáo xứ hay một giáo phận nào là tùy vào khu vực chúng ta sinh sống.

Nhưng trong thực hành nơi Giáo hội lại có rất nhiều ngoại lệ: có các giám mục đã được chỉ định để chăm sóc cho quân nhân rải rác trong cả nước hay khắp thế giới; những giáo phận ngoài lãnh địa, gọi là "prelatures" (giám hạt), dành cho các nhóm người liên hệ tới những tập tục phụng vụ nào đó hay những quy lệ trong cuộc sống nào đó (chẳng hạn như tổ chức Nhà Chúa Opus Dei ); những dự liệu dành cho các nhóm chủng tộc – chẳng hạn từ lâu đã có một vị giám mục ở Toronto phụ trách chăm sóc cộng đồng người Hungary.

Đáng chú ý hơn cả, khoảng 400 năm trước, một sự đổ vỡ đã được hàn gắn với những người Công giáo Hy lạp miền đông đã tách rời khỏi Rome để đi theo Constantinople. Khi trở về vào năm 1595, họ được phép duy trì các truyền thống về phụng tự và các hình thức quản trị riêng, tuy khẳng định hiệp nhất hoàn toàn về đức tin và hiệp thông hoàn toàn với Rome. Còn dân chúng Canada rất quen thuộc với những người Công giáo Ukraine, sinh sống đông đảo đặc biệt tại vùng phía Tây Canada; họ là những người Công giáo hoàn toàn nhưng vẫn duy trì và thực hành nghi lễ phụng tự Đông phương. Quả vậy, trong Giáo hội Công giáo có tới gần hai chục nhóm theo “Nghi lễ Đông phương”, tất cả đều theo tập tục riêng rõ rệt, có cả những linh mục đã kết hôn (nhưng giám mục thì độc thân).

Trong những năm gần đây Tòa thánh Vatican đã nhận được hàng trăm thỉnh nguyện từ các giám mục và linh mục Anh giáo xin thiết lập những cơ cấu hội nhập, và Tông hiến (Apostolic Constitution, hoặc Hiến chế Tông toà) -- nói theo giáo luật thì là một văn kiện luật pháp của Đức giáo hoàng -- mới được loan báo hôm qua là lời phúc đáp cho những thỉnh cầu đó.

Tòa thánh tuyên bố: “Bằng hình thức này, Tông hiến tìm cách quân bình, một mặt mối quan tâm muốn duy trì di sản tinh thần và phụng vụ xứng đáng của Anh giáo, mặt khác là mối quan tâm rằng những nhóm này và hàng giáo phẩm của họ sẽ được hội nhập vào Giáo hội Công giáo.”

Di sản

Những người Công giáo ở các quốc gia nói tiếng Anh từ nhiều thế hệ đã thán phục di sản của Anh giáo, đặc biệt là nghi thức phụng vụ và thánh nhạc. Sẽ là một tin để rất vui khi di sản này chẳng bao lâu nữa sẽ làm phong phú thêm phụng tự Công giáo. Những phong phú trong phụng tự của người Công giáo Hy lạp được tháp lại vào cây nho Công giáo sau những chia cách xảy ra vào thế kỷ thứ 11 thế nào, thì bước khiêm tốn này, khi lần đầu tiên có sự tháp ghép lại vào cây nho từ phía những người Kitô giáo Tây phương bị chia cách từ thế kỷ 16, cũng rất giống như thế.

Tuy người Công giáo không thể tán thành sự chia rẽ trong Giáo hội do vua Henri VIII mang đến, đừng nói gì về những bách hại bạo tàn của ông ta, mà về điều tôn quý còn sót lại trong những phát triển kế tiếp của Anh giáo. Tín đồ Anh giáo nay bị chia rẽ về phương cách thích ứng truyền thống đó vào những hoàn cảnh ngày nay, và một thiểu số quyết định rằng phương cách độc nhất trước mặt là trở về hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo. Quyết định của Đức giáo hoàng Benedict là một quyết định quảng đại và cấp tiến, thích ứng tất cả những mới mẻ nào có thể thích nghi được trong phạm vi thực thi đức tin ngày trước.

Tổng giám mục Canterbury là Tiến sĩ Rowan Williams, hôm qua bình luận rằng đây không phải là một “hành động xâm lấn” của người Công giáo, nhưng trái lại là một dấu chỉ cho biết có bao nhiêu điều người Công giáo và người Anh giáo cùng chia sẻ chung với nhau. Thực tế là những gì liên kết chúng ta luôn luôn lúc nào cũng nhiều hơn những gì phân rẽ chúng ta, nhưng cũng còn là thực tế nữa, những gì khác biệt mới là đáng kể, và ở một thời diểm nào đó người ta phải quyết định vị trí của mình đang đứng. Nay Cộng đồng Anh giáo đã vật lộn với chính căn tính của mình trong một thời gian, và ít nhất một số thành phần của cộng đồng ấy đã quyết định rằng trở thành người Công giáo là thánh ý của Thiên Chúa đối với họ. Giáo hội Công giáo nên tôn trọng điều đó.

Cả các giám mục Công giáo lẫn Anh giáo hôm qua đều khôn khéo khi nói rằng sáng kiến mới của Đức giáo hoàng không làm giảm đi sự tìm kiếm hiệp nhất hoàn toàn giữa người Công giáo và toàn bộ người Anh giáo. Điều đó vẫn còn là một lời cầu nguyện mà hai phía cùng chia sẻ, nhưng sự khôn ngoan giản dị là tìm kiếm những giải pháp khả thi khác để cho có sự hiệp nhất hôm nay, khi mà trong thực tế hai cộng đồng đang rời xa nhau hơn, chứ không phải gần nhau hơn, về các vấn đề tín lý. Đức giáo hoàng Benedict trong buổi Thánh lễ nhậm chức giáo hoàng nói rằng sự hiệp nhất của Giáo hội là nhiệm vụ trước nhất của ngài. Ngài đã khôn khéo bước đi một bước đáng kể tiến về phía trước trong việc hoàn thành nhiệm vụ đó.

Bình luận của George Weigel

Ông George Weigel, một nhà bình luận người Công giáo nói rằng bản tuyên bố của Tòa thánh Vatican về một dự liệu mới dành cho những nhóm tín hữu Anh giáo muốn trở lại theo Công giáo, là sự “chấm dứt một thời đại” trong các mối liên hệ Anh giáo-Công giáo, cho thấy “hố sâu ngăn cách về thần học” rộng mở giữa quyền lãnh đạo Anh giáo và truyền thống Kitô giáo.

Viết trên tờ The Washington Post's trong mục “On Faith (Về Đức tin)”, ông Weigel tường thuật lại những mối liên lạc Anh giáo-Công giáo đã đạt tới một điểm cao như thế nào vào thời gian Công đồng Vatican II.

Tuy nhiên, vào những thập niên kế tiếp, một số các nhà lãnh đạo Anh giáo dường như đặt mình tách rời xa truyền thống tông đồ về chức linh mục và các nhiệm tích.

Ông thảo luận về việc trao đổi thư từ qua lại trong thập niên 1980 giữa Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tổng giám mục Canterbury là Robert Runcie và Hồng y Johannes Willebrands, lúc đó đứng đầu Ủy ban Giáo hoàng về Thăng tiến Hiệp nhất Kitô giáo.

Khi được các giới chức Công giáo yêu cầu ông giải thích tại sao một số thành phần trong Cộng đồng Anh giáo đã quyết định truyền chức linh mục cho phụ nữ, ông Weigel nhắc lại câu Tổng giám mục Runcie trả lời vấn đề này bằng những từ ngữ “liên quan nhiều đến xã hội học, hơn là thần học.” Tổng giám mục Runcie lúc đó là giới chức cao cấp trong Giáo hội nước Anh, đã viện dẫn vai trò thay đổi của phụ nữ trong thương trường, văn hóa và chính trị như là một sự biện minh cho lối thực hành mới mẻ đó.

Khi sự trao đổi thư từ chấm dứt vào năm 1986, một “ngả rẽ” đã tới. Giới chức có thẩm quyền phía Công giáo tin tưởng rằng truyền thống tông đồ ngăn ngừa việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, trong khi đó Tổng giám mục Runcie và những người theo Anh giáo có tâm tưởng tương tự như thế, theo quan điểm của Weigel, lại tin rằng “nhận thức của người thời hiện đại vào vai trò của phái tính đã thắng thế truyền thống tông đồ và đòi hỏi phải có một sự phát triển cả về tín lý lẫn thực hành.”

Ông giải thích: “Roma không thể chấp nhận điều đó như là một diễn tíến hợp pháp trong cách tự hiểu về Kitô giáo.” Theo ông, các nhà lãnh đạo Công giáo sợ rằng tiến độ mới của Anh giáo đó có thể tạo ra một sự xét lại giảng huấn của các vị đó về nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như luân lý tính dục.

Ông Weigel viết trên mục “On Faith”: Bằng lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Benedict về một dự liệu mới dành cho họ, người Anh giáo đã được cung ứng một “lối đi đến hiệp thông hoàn toàn” với Giáo hội Công giáo, lối đi này “tôn trọng đặc điểm trong các truyền thống tâm linh và phụng vụ của họ.”
 
Đời Sống Tâm Linh #14: Mù Lòa Thể Xác-Mù Lòa tâm Hồn
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:06 22/10/2009
Đời Sống Tâm Linh # 14

MÙ LOÀ THỂ XÁC – MÙ LOÀ TÂM LINH

“Lạy Thầy ! Xin cho tôi nhìn thấy được ! “ (Mc 10, 51)

* Chuyện kể: Ông bà Richart Even đều bị mù từ thở bé; nhưng sau nhiều năm cố gắng học hỏi, ông đã trở thành một nhà chuyên môn quốc tế về hệ thống chữ Braile là chữ dành riêng cho người mù.

Ông là trưởng ban phát triển chữ Braile của thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, là bộ chuyên dịch các sách Anh ngữ ra chữ Braile cho các độc giả mù ở tiểu bang Maryland. Theo bạn bè cho biết thì họ chỉ xem sự khiếm thị là một bất tiện nhỏ trong sinh hoạt thôi!

Thế nhưng vào lúc 8 giờ 30 tối 13-01-1887, khi ông bà vừa từ bến xe điện ngầm lên đại lộ Georgia ở Wheaton, tiểu bang Maryland, phiá trước có con chó dẫn đường để băng qua đại lộ, thì họ bị xe đụng chết tại chỗ. Theo cảnh sát cho biết, nơi họ băng qua đường không có đèn đỏ, cũng không có vạch sơn trắng, dành riêng cho người đi bộ, còn con chó thì không biết hai dấu hiệu đó.!!

* Một phút suy tư: Câu chuyện đáng thương trên đã xảy ra chỉ vì người ta không còn nhìn thấy những gì chung quanh. Nếu sự mù loà thể xác mang lại kết quả bi thảm như thế, thì sự mù loà tâm linh chắc chắn còn bi thảm hơn!!

Con người trải qua cuộc đời này như một kẻ khiếm thị, dò dẫm từng bước, phiá trước chỉ toàn là bóng tối, bởi vì ai sẽ biết được chuyện gì trong tương lai? Những bước đi mà không có sự dẫn dắt của Lời Chúa, bạn sẽ dễ dàng rơi vào những cạm bẫy của điều ác. Nếu bạn đang có trách nhiệm dẫn dắt người khác, cũng cần điều chỉnh nhãn quan tâm linh của mình luôn, là suy gẫm Kinh Thánh hàng ngày, bằng không bạn đang bước những bước sai lầm thảm bại mà cứ tưởng là đúng, còn kéo theo những tâm hồn vô tội khác nữa!!!

* Chúa Giêsu nghiêm răn: “Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt người mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố” (Mt 15, 14), thật là lời cảnh giác bạn trong sứ vụ hàng ngày!!

* Câu Kinh thánh tôi ghi vào lòng: “Lời Chúa là đèn soi cho con bước và là ánh sáng chỉ đường con đi.” (TV 119,105)

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Chuyện Bác Chuyện Em: Mắt Toét
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
16:16 22/10/2009

Chuyện Bác Chuyện Em: Mắt Toét


Đức Giêsu và Người Mù Jericho, Ảnh NTT


Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra khắp nơi. Bác và Em có thể sống ở một thôn làng Việt Nam. Bác và Em cũng xuất hiện tại Hoa Kỳ, và tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Em đi tu mà Em cũng có thể đã lập gia đình.

Em gặp Bác ngay giữa lộ,

— Bác đi đâu mà nom vội vàng thế kia?

Bác nhăn nhó,

— Thì còn đi đâu nữa, đi gặp bà Cả Lễ nhờ bà ấy giác hơi cho đôi mắt…

— Mắt bác làm sao mà phải đi gặp nhà bà Cả Lễ?

— Nào có biết gì đâu. Hai ngày rồi, mắt cứ đỏ ké như người say rượu. Sáng ngủ dậy, mắt mở không ra, hai mí mắt dính chặt như bị thợ xây quệt hồ.

Em giọng quả quyết,

— Bác bị đau mắt rồi!

Bác giọng nóng nảy,

— Ông chỉ được cái hão. Cứ làm như mình là đốc tờ. Sao ông biết tôi bị đau mắt?

— Khổ quá! Nào em có phải bác sĩ gì đâu để biết bác đau mắt hay đau tai. Nhưng nom đôi mắt bác đỏ ké như thế kia thì không đau mắt còn là cái chi? Mà nom đấy, dử bám đầy cả hai vành mắt rồi, nhìn cứ như cơm cháy bám dính đáy nồi. Thôi chết! Cái này chắc là đau tợn lắm rồi. Dám mắt toét chứ chẳng chơi. Đừng, đừng có đưa tay lên dụi mắt. Đấy, đấy, vừa mới nói xong, tay thì cứ ưa tí toáy ngoáy chỗ này móc chỗ nọ, vi trùng bám đầy vào mắt bây giờ!

Bác đấu dịu,

— Ừ nhỉ, ông nói cũng đúng! Không biết làm sao mà bắt đầu từ tối hôm qua, dử nó cứ đùn lên đầy cả hai con mắt… Sáng nay phải đun nước nóng pha muối hột chườm sát mãi mới mở được cặp mắt. Rõ là khổ. Chỉ vì con vợ tiếc của, đang lợn lành bỗng hóa ra lợn què. Không khéo lại mất cả một đống của cho mà coi! Bỏ mất hai buổi cày rồi. Nào có nom thấy chi nữa đâu mà cày với bừa. Tối hôm qua ngồi ăn cơm, tay cầm đôi đũa tính gắp miếng đậu phộng rán đưa vào bát nhưng hóa ra lại gắp nhằm ngay cọng rau muống. Thiệt khổ!

— Mà làm sao bác lại đau mắt? Bị gió độc hay sao? Hay lại rình coi gà đẻ?

— Ông mới là vớ vẩn! Ở đâu ra mà có gió độc với gà đẻ ở đây! Cơ khổ, tuần trước ông bác ở trên mạn ngược có chuyện ghé xuống. Dân trên mạn ngược ông biết rồi, vệ sinh họ kém lắm. Thấy mắt mũi kèm nhèm của ông bác là tôi đã nghi rồi. Tôi dặn nhà tôi là đừng có tiếc xót cái khăn rửa mặt làm chi, cứ đưa hẳn hoi cho ông bác một cái khăn riêng để ông ấy xài. Đã dặn dò cẩn thận như thế mà nhà tôi nó có thèm nghe đâu. Đã thế nó còn mắng tôi mấy mắng, “Lại chết vì cái sĩ diện!”. Thế là nó đưa luôn cái khăn mặt của tôi cho ông bác xài chung. Đến khi khám phá ra thì mắt mình đã đỏ ké lên rồi. Hai ngày rồi, mắt nó cứ cồm cộm xót xa như có ai hằn thù tung hẳn một đám cát vào thẳng ngay mắt. Sáng mở mắt ra, đố có nom thấy gì, cứ như ông mù ở cửa đình...

— Ông mù nào mà ở ngoài cửa đình?

— Ơ hay, bộ ông quên rồi sao, mới tháng trước, có cái ông mù không biết gốc gác ở đâu mà vác bị đâm xầm vào ngay cửa đình. Ông từ vội vàng lên bẩm trình ông Lý Thơm. Mà ông biết rồi, ông Lý nhà ta thì chỉ được cái mạnh miệng với dân, chứ gặp quan huyện thì khúm núm một bề. Cho nên nghe ông từ trình có dân nhập cư bất hợp pháp, Lý Thơm hốt hoảng cả lên, tính xua chó đuổi đi. Nhưng phước mấy đời cho cái ông mù, lúc đó lại có Cụ đang ngồi uống cốc nước vối trong nhà ông Lý. Cụ mới giơ tay cản, nói thôi, giờ người ta cũng đã đi nhầm vào cửa đình, mà Chúa cũng đã dậy, “Thương người có mười bốn mối, thương xác bẩy mối, thứ năm cho khách đỗ nhà...”. Có nhời Cụ nói, Lý Thơm mới thôi, không còn ọ oẹ, lại còn phải chịu để cho ông mù ở tạm mấy ngày trong đình. Rồi Cụ lại còn sai tôi mang cơm nhà thờ tới cho ông mù, nhờ thế tôi mới biết ông mù hồi xưa cũng đâu phải gốc ăn mày, cũng nhà cửa đàng hoàng như ai. Nhưng tự nhiên mắt đỏ sưng tấy cả lên, rồi gặp phải người ham công tiếc việc, cứ lần chần không chịu đi chữa. Tới khi tròng mắt toét toẹt cả ra mới hốt hoảng chạy đi tìm thầy tìm thuốc. Nhưng trễ quá rồi! Có thuốc tiên thì may ra. Cứ thế, hết ruộng nương lại tới nhà cửa, bán tất tật. Nhưng tiền thì vẫn mất, mà tật thì vẫn cứ mang. Vậy là đang từ nhà cửa đàng hoàng mà chỉ một sớm một chiều hóa ra bị gậy… Rõ khổ!

— Ấy, cho nên giờ bác mới chạy đông chạy tây kiếm thầy chữa bệnh!

— Chứ chẳng phải…

— Lúc nãy bác nói đi kiếm ai để chữa đôi mắt? Em nghe chưa rõ.

— Thì còn ai, tôi đang đi kiếm nhà bà Cả Lễ nhờ bà ấy giác hơi cho đôi mắt. Nghe vợ tôi với mấy người trong xóm họ nói bà Cả Lễ mát tay lắm. Cảm cúm vang váng đầu tới gặp bà Cả, bà ấy giác hơi cho một bận là người toát mồ hôi ra, khỏe lại ngay.

— Bác nói nghe đến là hay nhỉ. Bà Cả Lễ nổi tiếng là đấm bóp giác hơi cho người bị cảm cúm. Chứ bà ấy có biết chi về mắt mủi mà bác đòi mò đến nhà gặp bà Cả Lễ…

— Thì nào có biết chi đâu, nghe cái nhà ông Thìn Thông Manh ở xóm trên nói bữa nọ ông ấy hơi vang váng đầu, tới gặp bà Cả Lễ, bà ấy mới giác hơi cho, rồi tiện tay bà ấy lại nấu cho một nồi thuốc xông mắt. Về tới nhà, hai con mắt sáng hẳn ra, lông quặm không chọc vào hai tròng con ngươi nữa.

— Bác mới là vớ vẩn. Đã biết là cái ông mù ở đậu cửa đình tháng trước phải bán nhà bán cửa để tìm thầy chạy thuốc chữa đôi mắt. Giờ tới phiên mình đau mắt thì lại chạy đi gặp bà Cả Lễ chuyên xông hơi để chữa bệnh mắt. Đến là khéo! Thôi, leo lên đây, em đèo bác lên gặp ông đốc tờ ở trên phố.

— (Ngần ngừ) Có tiện cho ông không đấy?...

— (Dứt khoát) Không tiện thì cũng phải chịu thôi. Mắt mũi chứ đâu phải là chuyện bỡn.

— Thì đã hẳn. Nhưng tôi ngại lên phố lắm.

— Ơ hay, cái bác này! Có ai trên phố ăn tỏi ăn hành bác đâu mà mặt tái xanh như thế kia! (Chép miệng) Khổ, vừa mới chính miệng mình kể chuyện ông mù ở đậu cửa đình, mà giờ lại quên rồi. Đấy, cứ lần chần tham công tiếc việc mà hỏng bét luôn cả đôi mắt. Thôi, em xin quan bác, đừng có tham một buổi cầy rồi lại mù dở. Cứ bỏ đấy, không cầy thì ruộng nó vẫn nằm ở đó, đằng nào cũng mất hai bữa cầy rồi. Nhanh, nhanh lên nào, lên đây em đèo… Đó, ngồi sát lại gần em một chút, hai tay ôm bụng em cho chặt vào. Xong chưa, thôi, mình đi lên đó cho kịp giờ, kẻo không người ta đóng cửa. Nếu bác còn hãi thì cứ đọc năm chục kinh cho em. Bác đọc tới Kinh Nữ Vương thì tới phố là vừa…

Ngồi phía đằng sau, người đàn ông nhắm chặt đôi mắt bám đầy dử lại. Mắt ông xót xa như kim đâm, nhưng trong lòng ông xót xa như muối sát. Ông vẫn thấp thổm lo sợ dám kỳ này lại phải bán trâu để trả tiền thuốc như chơi! Đã mấy lần, ông cứ nhấp nhổm, như chực mở miệng chỉ muốn nói, “Thôi! Chú cứ đèo tới thẳng nhà bà Cả Lễ cho tôi!”.

Lời Chúa
Ðức Giêsu và các môn đệ đến thành Giêrikhô. Khi Ðức Giêsu cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giêrikhô, thì có một người hành khất mù, tên là Báctimê, con ông Timê, đang ngồi ở vệ đường. Vừa nghe nói đó là Ðức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu, Con vua Ðavít, xin dủ lòng thương tôi!" Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Ðavít, xin dủ lòng thương tôi!" Ðức Giêsu đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!" Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Ðức Giêsu. Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được". Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi (Mark 10:46-52).

Suy Niệm 1
Người mù thể xác không nhìn thấy chi, bởi thế người mù không có khả năng nhận ra nhân dạng của người đồng loại.

Ông nhà giàu trong Luca là một người mù bởi ông không bao giờ nhận ra nhân dạng của ông hàng xóm Lazarô ngay trước cửa nhà. Bởi lòng ích kỷ, ông nhà giàu đã trở nên mù lòa.

Người mù tâm hồn là người không có khả năng nhận ra chân dung Thiên Chúa trên những khuôn mặt nhân gian.

Từ em bé mặc quần đùi thủng đáy lê la trên phố bán đậu phộng rang buổi tối, cho tới người chạy bàn tất bật trong quán càfe buổi sáng,

Từ ông hành khất quần áo bốc mùi hôi nằm lê la bên vệ đường, cho tới cô gái giang hồ nồng nặc mùi nước hoa rẻ tiền đang ngồi hút thuốc lá trước cửa quán rượu đợi chờ khách,

Từ người không cùng một ngôn ngữ, cho tới người khác một màu da,

Từ trẻ thơ, cho tới cụ già,

Từ người tù chân bị cùm nằm trong xà lim chờ ngày bị xử bắn, cho tới người ăn trộm bị tạm giam trong khám đường chờ ngày ra tòa lãnh án,

Từ người lỗi lầm chối Chúa ba lần như Phêrô, cho tới người đang tâm bán Chúa với giá ba mươi đồng như Giuđa,

Từ người mắc bệnh hiểm nghèo đang nằm chờ chết, cho tới người cùi phong hủi ăn cụt rụng hết mười đầu ngón chân,

Từ người con đã bao nhiêu năm nay bỏ không thờ phượng Chúa, cho tới người vô thần không tin tưởng vào đời sống ngày sau,

Tất cả đều mang trên dung nhan và trong tâm hồn thiên diện và thiên tính của Thiên Chúa.

Nếu tôi không nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trên khuôn mặt đồng loại, tôi và người mù cũng giống như nhau. Thật ra chúng tôi chỉ là một!

Suy Niệm 2
Ngày xưa người mù gặp Chúa Giêsu, và Chúa chữa lành đôi mắt mù lòa của họ.

Ngày hôm nay người bị đau mắt, họ gặp bác sĩ nhỏ thuốc, giải phẫu chữa lành lại đôi mắt.

Riêng người mù tâm hồn, họ đi gặp ai và uống thuốc gì để họ thôi không mù lòa nhưng nhận ra thiên dung trên từng khuôn mặt nhân gian?

www.nguyentrungtay.com
 
Người mù nay được sáng
Tuyết Mai
21:35 22/10/2009
Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: "Hãy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh". Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: "Anh muốn Ta làm gì cho anh?" Người mù thưa: "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy". Chúa Giêsu đáp: "Được, đức tin của anh đã chữa anh". Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người. (Mc 10, 46-52).

Alleluia, Alleluia, Chúc tụng danh Chúa đến muôn muôn đời, bởi vì Chúa Giêsu phán với người mù rằng: "Đức tin của anh đã chữa anh". Có thế thôi! Đơn giản thế thôi! Tức thì anh mù được thấy. ... và anh đã đi theo Người. Có phải biết bao nhiêu người được Chúa chữa lành bởi vì họ có đức tin mạnh mẽ nơi Chúa Giêsu, mà lập tức bệnh tật của họ được chữa lành!? Dù là người đó là người mù, người phong cùi, bại liệt, hoại huyết,.... Đồng thời Chúa Giêsu cũng động lòng xót thương mà chữa lành cho người nhà hay người thân của những ai có tương tự niềm tin, muốn xin được Chúa cứu chữa cho người bị đau nặng, quỷ ám, hay cho cả người đã chết rồi!. Tất cả đều được Chúa ban cho với một niềm tín thác và phó dâng. Chúa muốn chứng tỏ cho tất cả chúng ta thấy rằng Niềm Tin, Phó Thác, Trông Cậy, vào Thiên Chúa là điều tất yếu trong cuộc đời của chúng ta, còn ngoài ra mọi thứ khác chỉ là thứ yếu và không quan trọng và giúp ích gì cho chúng ta cả, ngoài sự chết và mất linh hồn đời đời trong hỏa ngục.

Khi nào thì chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa, là Đấng muôn đời toàn năng, và hằng hữu!? Ngài hiển trị muôn đời. Suốt cả 33 năm Ngài hiện diện bên con cái của Ngài, chẳng có bài học nào mà Chúa Giêsu dậy cho môn đệ và con cái của Ngài là sống trên đời phải thu góp, tích lũy, chứa thật nhiều của cải vào kho lẫm, càng nhiều càng tốt đâu, thưa có phải không anh chị em??? Hay ngược lại Chúa rất ghét những ai kiêu ngạo, tham xân xi, và ngược đãi anh chị em. Phải, Chúa không lên án người giầu có, nhưng Chúa phạt tất cả những người này phải xuống hỏa ngục, bởi họ giầu có mà họ đã bị Chúa phạt vì tội làm ngơ, chỉ biết sống hưởng thụ, ích kỷ, lo cho chính bản thân của mình, hà huống chi lại xua đuổi, mắng chửi, đánh đập gây thương tích cho những con người nghèo khổ, phải sống lây lất giữa chợ đời, khó khăn từng bữa để kiếm cơm, nuôi thân và gia đình. ...

Trong xã hội chúng ta đang sống không hiểu được bao nhiêu anh chị em là thấy được người mù nhỉ!? Tôi nghĩ hẳn không nhiều vì họ thường sống với nhau tại một nơi nào đó! Nhất là Nước Mỹ thì họ sống có nơi có chỗ đàng hoàng chứ không như bên VN mà chúng ta thường thấy họ nhiều hơn. Có phải chúng ta công nhận rằng có nhiều người mù Chúa ban cho họ thấy được sự vật qua hồng ân hay quà tặng cho những người này cách riêng của họ, mà chúng ta không cảm nhận được như họ. Có người mù tôi được đọc và biết rằng, tuy họ mù nhưng nhãn quan của họ khá hay lắm! Như họ đang ngồi ở trên một chiếc xe đang chạy nhưng đến nơi nào mà có tòa nhà hay cây cối, họ đều biết được hết đấy! Chúa ban cho họ những gì cần thiết để thay thế cho sự mất mát mà họ không có, để họ có thể cũng sống dư đầy như chúng ta vậy! Thế nên không vì sự khác biệt của họ mà chúng ta lại có thể cười chê họ, trong khi có những cái Chúa ban cho họ lại còn sáng hơn những con người luôn cho mình là sáng suốt là tỏ tường!???

Thông thường thì con người ai ai cũng có cái tánh kiêu căng, tự phụ, và luôn luôn là tự cao tự đại. Cái gì của mình cũng nhất. Cái gì thuộc về mình cũng nhất. Cái gì là mình thì cũng nhất. Tất cả mọi thứ về mình thì đều là nhất nhất. Nhất định không thua ai. Ai tới đâu thì ta phải tới đó hoặc hơn. Cho nên ở đời những anh chị em này thường bị thất bại trên trường đời vì không bao giờ biết nhường nhịn, mà nhất nhất phải làm sao luôn là kẻ được chiến thắng thì mới chịu và mới thỏa mãn. Cho nên thế giới luôn còn có chiến tranh là vậy! Cho nên thế giới vẫn luôn có những nhà trọc phú bên cạnh là những con người nghèo khổ. Bởi có phải trước khi làm trọc phú thì anh phải là những tay cướp ngày và cả cướp đêm của những con người hiền lành và chất phát, sống dưới quyền của anh không?? Anh lợi dụng có tiền thì anh mướn trả rẻ người ta. Anh lợi dụng công sức và mồ hôi nước mắt của người ta. Rồi thì anh cướp giựt tiền của người ta bằng cách bao nhiêu năm trời làm việc của người ta, anh giựt không chịu trả lương cho người ta, rồi anh lớn tiếng rằng bao nhiêu năm được anh nuôi cơm cho là anh đã độ lượng lắm rồi! Còn bắt anh trả lương nữa sao!?

Có phải chúng ta thường nghe những con người xem trời bằng vung này, miệng hay rủa xả người ăn kẻ ở?? Xỉa xói, đánh đập như con vật, bởi chỉ vì họ cần công ăn việc làm để kiếm miếng cơm mỗi ngày, mà chúng ta phải cư xử đầy đoạ những anh chị em này còn thua một con xúc vật mà họ cưng nuôi trong nhà??? Có phải những con người ỷ mình là giầu có, có quyền "mù tịt", trước mặt Thiên Chúa hay không?. Bởi họ có quá nhiều tiền của nên họ kiêu ngạo mà chẳng sợ Thiên Chúa gì cả!? Họ tiền của nhiều quá nên ma quỷ cho họ luôn nghĩ rằng, họ không bao giờ chết???? Ma quỷ xúi xỉn họ rằng họ sẽ được sống đến muôn đời mà còn không hết của nữa cơ mà! Và có phải lòng tin của họ là được đặt trên con số tiền của họ trong nhà băng. Của cải là những gì sắm sửa trong căn nhà. Phô trương bao nhiêu xe mắc tiền có tên hiệu mà thế giới ít ai có? Nhà thì như lâu đài có thể chứa nhiều người để thượng khách của họ là những con người có thế lực trong xã hội. Con cái của họ là những thành phần bất hảo của xã hội, luôn phá phách, băng đảng, không sợ pháp luật, bởi pháp luật của thành phần bất hảo này, đã được trả bằng tiền, thì làm sao nhà tù có chỗ cho những cô cậu này!

Có phải Chúa dậy chúng ta thấy rằng người giầu có khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!? Có phải chỉ khi nào họ từ bỏ được hết những gì của họ chất chứa, bố thí cho người nghèo, thì Nước Trời mới thuộc về họ. Tôi thiết nghĩ không ít người giầu mà không hiểu Lời của Chúa đâu! Nhưng bởi vì họ tiếc của; họ thiếu tự tin, thiếu bản lãnh, và thiếu lòng quảng đại. Họ thường là những con người yếu kém, nhu nhược, và yếu đuối. Cho nên giầu có và Đức Tin là hai sự chống đối nhau như nam châm có hai đầu đẩy ngược nhau, không thể nào gần nhau được. Người giầu có và Thiên Chúa thì luôn luôn phản ảnh nhau. Cho nên có phải những dân pharisêu, luật sỹ, biệt phái, là những người giầu có thường bị Chúa Giêsu quở trách đấy không? Bởi họ là những con người ăn cướp ngày và đêm của những bà già góa? Họ thích mặc áo dài có tay áo thụng ra và đứng ở những tiền đường nơi mà để được thiên hạ chào hỏi. Có phải Chúa bảo những con người này là những loại người sống bề ngoài, mầu mè, gian xảo, lọc lừa, và đầy gian ác, như những mồ mả bên ngoài được tô vôi và sơn phết cho thật đẹp đẽ, còn bên trong thì rúc rỉa đầy những con giòi con bọ!???

Có phải khi chúng ta khá giả, có của dư của để, thường bị Mù Lòa hết hay không??? Quả thế, bởi chúng ta tự đắc, tự phụ, tự cậy dựa vào sức lực rất hạn hẹp của mình, mà quên Thiên Chúa. Chúng ta bị ma quỷ che mắt, nên trở thành con người Mù kinh niên. Mù vì quên hẳn Một Thiên Chúa toàn năng, Ngài đã sinh ra chúng ta, ban cho chúng ta sự sống, ban cho chúng ta sức khoẻ, ban cho chúng ta mọi thứ như dụng cụ, để sống. Chẳng những cho riêng chúng ta, mà còn cho gia đình, người thân, bằng hữu, láng giềng, và cho tất cả những ai đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta nữa! Ma quỷ đã che mắt chúng ta, bởi vì sự ghen tức với Thiên Chúa, mà chúng cố gắng đem thật nhiều linh hồn về với chúng, để tự kiêu tự đắc, vỗ ngực là chúng sẽ đem được hết cả linh hồn về cho chúng rồi!??

Xin Chúa thương ban cho chúng con sớm hiểu ra Lời Chúa dậy bảo, kẻo linh hồn chúng con bị ma quỷ chúng lôi chúng kéo chúng con xuống hỏa ngục đời đời thật khủng khiếp, một nơi mà chúng con không thể tưởng tượng nổi Chúa ơi! Xin cho chúng con được ơn phụ giúp của Chúa Thánh Thần, kẻo không còn kịp nữa! Bởi thời giờ chúng con sắp mãn mà chúng con không biết. Tiền bạc là chi? Danh vọng là gì? Quyền thế là cái chi chi? Tham lam, tranh giành, ích kỷ, thỏa mãn dục vọng, và còn lỉnh kỉnh những thứ phù hoa, nay còn mai mất, ra đi chỉ hai bàn tay trắng, và đi thẳng xuống hỏa ngục. Ghê sợ quá Chúa ơi! Xin Mở Mắt chúng con, để chúng con được nhìn ngắm Dung Nhan của Chúa. Bởi chỉ có Chúa mới xứng đáng làm Chủ Cuộc Đời của chúng con mà thôi! Xin Chúa đừng để chúng con phải Mù mãi Chúa nhé! Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính phủ Ấn Độ từ chối yêu cầu của phía Albania xin hồi hương thánh tích Mẹ Têrêsa Calcutta
Peter Nguyễn Minh Trung
06:43 22/10/2009
CALCUTTA, ẤN ĐỘ, 21-10-2009 (CNA) - Chính phủ Ấn Độ đã thông báo với phía Albania rằng họ sẽ không cho phép những thánh tích của Chân phước Têrêsa thành Calcutta trở về quê hương nơi sinh ra. Các giới chức Giáo hội nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định nào nếu có thì phải dành sự quyết định cuối cùng lại cho các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái. Vishnu Prakash, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Ấn Độ, nói vị nữ tu quá cố là một công dân Ấn Độ và "đang yên nghỉ trên chính mảnh đất, quê hương mình."

Nói với tờ India Express, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho cho hay: "Đề xuất đưa thánh tích của vị Chân phước trở về Albania thật chẳng phù hợp chút nào."

Thủ tướng Albania, ông Sali Berisha, trước đó đã yêu cầu chính phủ Ấn Độ sớm trao trả thánh tích của Mẹ Têrêsa, một người gốc Albania, trở về với đất nước sinh ra bà nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị Chân phước vào tháng 08-2010, thông tấn xã UCAN tường trình.

Sơ Christy, một nữ tu kỳ cựu của Hội Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Têrêsa sáng lập nói với UCAN rằng hội dòng của các sơ chưa được nghe chính thức bất kỳ điều gì từ phía quan chức chức chính phủ liên quan tới vấn đề đó cả, các sơ chỉ biết khi giới truyền thông đưa tin, và sơ bác bỏ điều đó như là "sự trục lợi."

Mẹ Têrêsa đến Ấn Độ vào năm 1929 và trở thành công dân quốc gia này năm 1947. Sau khi Mẹ qua đời vào năm 1997, thi hài của Mẹ đã được chôn cất bên trong trụ sở chính của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái tại thành phố Calcutta.

Cha Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ cho biết dẫu cho có các cuộc thương thảo về vấn đề này giữa hai chính phủ Albania và Ấn Độ, thì quyết định sau cùng vẫn phải thuộc về các nữ tu của Dòng Thừa Sai Bác Ái.

Cha Joseph nhấn mạnh rằng, dù hiểu được "ước muốn chính đáng" của người dân tại quốc gia nơi Mẹ Têrêsa từng sinh ra và lớn lên khi mong muốn thánh tích của Mẹ trở về nước, thì bên cạnh đó cũng phải lưu ý rằng Mẹ Têrêsa cũng là một công dân Ấn Độ.

Đức cha Henry D'Souza, nguyên Tổng Giám Mục Calcutta, nói Mẹ Têrêsa đã đồng hóa chính mình với người dân Calcutta và người dân ở đây sẽ vô cùng thất vọng khi mỗi lần muốn thăm hầm mộ Mẹ là phải hành hương đến Albania, nếu viễn tượng trên xảy ra.

Đức TGM D'Souza, người biết rất rõ về Mẹ Têrêsa vì là Giám mục địa phận nơi Mẹ hoạt động khi còn tại thế, nói rằng Mẹ chẳng bao giờ muốn được chôn cất ở một nơi nào khác hơn ngoài Calcutta.
 
Giáo sĩ Hồi giáo kêu gọi trả tự do cho linh mục Công giáo
Peter Nguyễn Minh Trung
06:44 22/10/2009
PAGADIAN CITY, PHILIPPINES, 21-10-2009 (ZENIT) - Các nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Philippines lên án vụ bắt cóc một linh mục Công giáo, và khẳng định rằng hành động này là đối nghịch lại với giá trị chung của cả Kitô giáo lẫn Hồi giáo.

Cha Michael Sinnott, một thừa sai đến từ Ireland đã phục vụ ở Philippines từ 40 năm trước, đã bị bắt cóc hôm 11-10-2009 tại nhà riêng ở Pagadian City.

Vị linh mục Công giáo 79 tuổi đang trong tình trạng sức khỏe yếu và cần các phương thuốc trị liệu từ khi phải phẫu thuật tim hồi tháng 07-2009.

Chính phủ Philippines đã kêu gọi nhóm Giải phóng quân Hồi giáo Moro, một tổ chức phiến loạn Hồi giáo, cùng giúp đỡ tìm kiếm vị linh mục bị bắt cóc.

Mặc dù có mâu thuẫn vũ trang giữa hai lực lượng, mà kết quả đã dẫn đến cái chết của hàng trăm người vài tháng trước, nhóm phiến quân Moro hồi tuần trước đã đồng ý cùng chính phủ trong nỗ lực giải cứu cha Sinnott.

Hôm nay, những nhà điều tra của chính phủ cho biết lực lượng Giải phóng quân Hồi giáo Moro đang xác định vị trí và ai là những kẻ bắt cóc.

Eid Kabalu, chỉ huy các hoạt động quân sự và dân sự của nhóm Moro đã phát động toàn lệnh và hy vọng sẽ nhận được thông tin về cha Sinnott trong vòng 24 giờ tới.

Các lực lượng Hồi giáo dự tính bao vây những kẻ bắt cóc và cắt đường trốn chạy của chúng, trong khi đó lực lượng chính phủ sẽ dẫn đầu cuộc trạm trán nếu có.

Cùng lúc, Hội Đồng Hiền triết Quốc gia Philippines, một bộ phận của các lãnh đạo Hồi giáo, đã ra một thông cáo kêu gọi trả tự do cho vị linh mục.

Họ đồng lên án hành động này là "trái ngược với những nguyên tắc của Hồi giáo, Kitô giáo và các tôn giáo khác.", AsiaNews tường trình.

Các lãnh đạo Hồi giáo cũng phê phán sự khai thác quá đáng của cánh truyền thông khi cho rằng Hồi giáo "chia rẽ người Hồi với các anh em Kitô giáo."

Tại Rome, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã đề cập đặc biệt tới cha Sinnott trong bài giảng buổi tiếp kiến chung của mình trưa Chúa nhật 18-10, nhằm Khánh Nhật Truyền Giáo.

Đức Giáo Hoàng tái kêu gọi tất cả "những nhà truyền giáo - các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân tiến hành - hãy sống đời Kitô hữu để mang Tin Mừng đến cho thế giới, dù phải đối mặt với khó khăn, gian khổ và nhiều khi là bị bách hại."
 
Các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới quy tụ lại để cùng học hỏi Thông Điệp ''Caritas in Veritate''
Peter Nguyễn Minh Trung
06:46 22/10/2009
LONDON, ANH QUỐC, 21-10-2009 (CNA) - Những nhà lãnh đạo về tài chính có ảnh hưởng toàn cầu đã gặp nhau tại Ngân hàng Schroders ở khu trung tâm tài chính London sáng thứ tư để khám phá các giá trị trong Thông Điệp "Bác Ái Trong Sự Thật" (Caritas in Veritate) của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Hội thảo, được Đức Tổng Giám Mục Westminster Vincent Nichols chủ trì, đã nhận được thông điệp ủng hộ từ Đức Thánh Cha.

Thông cáo báo chí của Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales cho biết hội nghị đã thảo luận đề những vấn đề đạo đức trong ánh sáng của giáo huấn xã hội Công giáo và bàn về những thách thức khác nhau mà giới tài chính Anh Quốc đang phải đối mặt,

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone đã gửi điện văn hôm 06-10 đến Đức TGM Nichols nói rằng Đức Thánh Cha Benedict XVI rất hài lòng khi nghe tin về cuộc hội thảo, và ngài nhờ Phủ Quốc Vụ Khanh gửi "những lời chào nồng nhiệt" đến tất cả các tham dự viên.

ĐHY Bertone nói Đức Thánh Cha hài lòng khi biết những nhân vật chủ chốt của thế giới tài chính đã đáp trả với khó khăn và thách thức hiện nay bằng việc xây dựng lại các hoạt động kinh tế mà không gì khác hơn điều Thông Điệp "Caritas in Veritate" đã gọi là "những mối quan hệ tình bạn, tình liên đới và tôn trọng lẫn nhau một cách nhân văn đích thực."

ĐHY nói thêm rằng, Đức Giáo Hoàng khuyến khích các tham dự viên thúc đẩy "sự phát triển con người toàn diện" đặt nền tảng trên tầm nhìn lớn lao về nhân học.

HĐGM Anh và Xứ Wales cho biết một số tham dự viên tên tuổi lẫy lừng trong giới tài chính ngân hàng đến tham dự với tư cách cá nhân như: Giám đốc điều hành của Schroders ông Michael Dobson; Chủ tịch Schroders ông George Mallinckcrodt; Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Goldman Sachs International ông Lord Brian Griffiths; Giám đốc Rothschild ông Anthony Salz; Chủ tịch Hội đồng Quản trị Barclays Bank ông Marcus Agius; cựu Giám đốc Marshal ông Lord Peter Inge; v.v.

Các tham dự viên phía Công giáo gồm có: Đức cha John Arnold, Giám mục phụ tá Westminster; Nữ tu Catherine Cowley, Giáo sư thỉnh giảng môn Luân lý Kitô giáo tại Đại học Heythrop College London; Đức Tổng Giám Mục Peter Smith của Cardiff; và Giáo sư Stefano Zamagni, chuyên gia kinh tế tại Đại học Bologna, kiêm cố vấn Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình khi biên soạn Thông điệp "Bác Ái Trong Sự Thật" (Caritas in Veritate).
 
Thủ bản dành cho linh mục để cử hành Thánh Lễ một cách thích đáng được chính thức trình lên Đức Giáo Hoàng
Peter Nguyễn Minh Trung
06:47 22/10/2009
VATICAN, 21-10-2009 (CNA) - Đức Hồng Y Antonio Canizares, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí Tích, hôm nay đã chính thức trình lên Đức Thánh Cha Benedict XVI "Thủ bản về Bí Tích Thánh Thể" với mục đích giúp các linh mục cử hành Thánh Lễ một cách thích đáng.

Thủ bản cầm tay này, được xuất bản hôm 19-10, là một bộ sưu tập những nghi thức, lời cầu nguyện và suy niệm liên quan đến cử hành Phép Thánh Thể. Theo ĐHY Canizares, nó là "một đáp trả cho ao ước của Đức Thánh Cha và thỉnh cầu của các Giám mục trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Thánh Thể năm 2005."

Ấn bản của nhật báo L'Osservatore Romano cho biết tài liệu này "sắp xếp cùng nhau giữa các hướng dẫn từ sách giáo lý Hội thánh Công giáo, những lời cầu nguyện và những giải thích thần học cho Lời nguyện Thánh Thể trong Sách lễ Rôma, và những thứ được xem là hữu ích để linh mục hiểu đúng việc mình đang cử hành, từ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể cho đến những nghi thức thánh khác được cử hành trên bàn thờ."

Báo L'Osservatore Romano cũng giải thích ước muốn của Đức Giáo Hoàng là thấy thủ bản này thực sự giúp ích cho các linh mục và giáo dân trong việc "tin, cử hành và gia tăng sống Mầu nhiệm Thánh Thể". Đức Thánh Cha còn hy vọng thủ bản khi được xuất bản rộng khắp sẽ kích thích "mọi tín hữu trong việc kiến tạo đời sống tâm linh và thờ lạy riêng."

Thủ bản nói trên đã được xuất bản bằng tiếng Italia bởi Nhà xuất bản Vatican, và sẽ sớm có mặt trong các ngôn ngữ khác, kể cả Anh ngữ.
 
Cuộc tập họp vĩ đại nhất từng có ở Tây Ban Nha để mừng lễ Đức Mẹ Pillar
Peter Nguyễn Minh Trung
06:48 22/10/2009
ZARAGOZA, TÂY BAN NHA (CNA) - Các quan chức chính quyền thành phố Zaragoza đã xác nhận cuộc tập họp để cử hành Lễ Đức Mẹ Pillar là lớn nhất trong lịch sử quốc gia này, với 450.000 người Công giáo xuống đường để kính viếng thánh tượng Đức Mẹ được sùng kính nhất tại Tây Ban Nha.

Báo Tây Ban Nha "La Razon" trích lời ông Jeronimo Blasco, một quan chức thành phố, cho hay: "Dâng hoa kính Đức Mẹ Pillar là truyền thống lâu đời và lớn nhất trong lịch sử: lần này người ta đổ ra đường trong hơn 11 giờ đồng hồ, từ 7h30 sáng tới 6h30 tối, với khoảng 450.000 người Công giáo đến và đặt hoa trước tượng đài Đức Mẹ Pillar."

Thời tiết tốt và do trùng với kỳ nghỉ cuối tuần đã làm cho số lượng người tăng lên đáng kể, có nhiều nhóm dân nhập cư cũng đến kính viếng Đức Mẹ, nhiều người từ Phi châu và Nhật Bản cũng đã đến để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ.

Hai chiến đấu cơ F-18 của quân đội Tây Ban Nha đã được triển khai ở vùng trời phía trên tượng Mẹ. Tờ La Razon cho biết: "Hơn 400 nhóm đã tham gia vào cuộc rước kiệu Mẹ, với khoảng 25.000 người di chuyển theo hàng mỗi giờ, họ để lại hơn 7 triệu đóa hoa ở chân thánh tượng Đức Mẹ Pillar - Bổn mạng của nước Tây Ban Nha. Thậm chí hai máy bay được chính quyền điều đến từ Câu Lạc Bộ Hàng Không Hoàng Gia còn rải hàng triệu cánh hoa từ trời xuống mặt đất."

Một Thánh Lễ đặc biệt đã được cử hành tại Đền Thánh Đức Mẹ Pillar do Đức Hồng Y Nicolas de Jesus Lopez, TGM Santo Domingo chủ sự.
 
Taizé và Cuộc hành hương Niềm tin tại thế
Theresa Nguyễn Thị Bích Duyên
06:50 22/10/2009
Taizé, một phong trào cầu nguyện đại kết, khởi đầu từ ngôi làng Taizé nhỏ bé miền Nam nước Pháp sau gần 70 năm (từ 1940) nay đã lan rộng trên toàn thế giới và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trẻ nhờ tinh thần đơn sơ trong các bài hát và lời nguyện. Hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới hành hương đến Taizé mỗi tuần từ đầu mùa xuân đến cuối mùa thu hàng năm. Tại đây, khách hành hương tham dự vào đời sống cầu nguyện, làm việc và học hỏi Kinh Thánh cùng các sư huynh Taizé.

Rất nhiều bạn trẻ từng tham gia các buổi cầu nguyện tại Taizé thắc mắc làm sao có thể tiếp tục những gì họ đã khám phá tại cộng đoàn này sau khi trở về nhà. “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế - The Pilgrimage of Trust on earth” là một trong những nỗ lực để giải đáp lại câu hỏi trên. Hàng năm, các đại hội giới trẻ mang tên “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế” được tổ chức tại các châu lục nhằm giúp người trẻ tái khám phá niềm tin vào Thiên Chúa, vào người khác và vào chính bản thân mình. Riêng tại châu Á, đã có bốn đại hội được tổ chức vào các năm 1985, 1988, 2006 (tại Ấn Độ), và 1991 (tại Philippines). “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế” lần thứ 5 tại Á châu sẽ tiếp tục diễn ra tại Philippines từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 2010. Trong kỳ đại hội trước, quốc gia này đã đón tiếp khoảng 15 ngàn bạn trẻ đến từ khắp Philippines, châu Á và các châu lục khác.

Đến với “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế” lần này tại Manila, các bạn trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động trong chương trình bao gồm cầu nguyện chung, chia sẻ Lời Chúa, thuyết trình về nhiều chủ đề và viếng thăm những con người của hy vọng (trẻ em mồ côi, bệnh nhân, người nghèo, tù nhân…)

Một số sư huynh Taizé cùng các tình nguyện viên đến từ Đức, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Indonesia,Việt Nam và Philipin đã có mặt tại Manila từ đầu tháng 10 năm nay để bắt đầu công tác chuẩn bị cho đại hội.

Chi tiết về đại hội và cách thức đăng ký có tại website www.taize.fr

Manila, 22/10/2009
 
Giáo chủ Anh giáo Canada nói với Giám mục Công giáo: Chúa muốn chúng ta là một
Peter Nguyễn Minh Trung
06:51 22/10/2009
CORNWALL, ONTARIO, 21-10-2009 (ZENIT) - Tổng Giám Mục Giáo hội Anh giáo tại Canada nói với các Giám mục Công giáo của nước này rằng Đức Kitô muốn "tất cả chúng ta nên một."

Đức TGM Fred Hiltz đã phát biểu như vậy với phiên họp khoáng đại của HĐGM Canada hôm thứ ba, ngày mà tại Rome, Vatican loan báo Tông Hiến sắp ký của Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ mở cửa tiến trình hiệp nhất giữa Anh giáo và Công giáo.

Trong một phát biểu ngắn tới các thành viên HĐGM Canada, TGM Hiltz tái kêu gọi các Kitô hữu "nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa rằng tất cả chúng ta là một, như chính Đức Kitô và Chúa Cha là một."

Ngài nói tiếp: "Giờ đây chúng ta có nhiều điểm nhất trí về thần học để tiến tới xây dựng và phát triển cùng nhau". Sau đó, vị TGM Anh giáo đã gửi lời mời HĐGM Canada cử đại biểu tham dự "Thượng Hội Đồng Giám Mục Khoáng Đại của Giáo Hội Anh Giáo Canada".

TGM Hiltz cũng đề nghị có một cuộc gặp gỡ chung giữa tất cả các Giám mục Anh giáo và Công giáo tại Canada.
 
Đức tin, “sự gặp gỡ thân mật với Đức Giêsu”
Bùi Hữu Thư
08:46 22/10/2009
Bài giáo lý ngày Thứ Tư

Rôma, Thứ Tư 21 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích, “Đức tin trước hết là một sự gặp gỡ thân mật với Đức Giêsu, cho phép chúng ta có cảm nghiệm về sự gần gũi, tình bạn và tình yêu của Người.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề cập đến Thánh Bernard de Clairvaux (1090-1153) trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô ngày thứ Tư.

Đức Thánh Cha nói, “Thánh Bernard de Clairvaux là một trong những Tiến Sĩ Hội Thánh cao cả nhất. Ngài sanh năm 1090 tại Fontaines, Pháp. Ngài gia nhập đan viện Xitô lúc 20 tuổi, lúc đan viện mới được thành lập.”

Đức Thánh Cha tiếp, “Vài năm sau, vào năm 1115, ngài thành lập đan viện Clairvaux, nơi ngài gọt rũa quan niệm của ngài về đời sống khổ tu và đem ra thực hành. Ngài đặc biết nhấn mạnh đến sự cần thiết của một đời sống lành mạnh và giản dị, và đề nghị việc giúp đỡ người nghèo.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tóm lược sinh hoạt của vị thánh này: “Trong những năm ở đây, ngài đã liên lạc bằng thư tín với một số rất đông những người thuộc giai cấp thượng lưu và bình dân. Kể từ năm 1130 ngài cũng chăm lo cho các vấn đề có liên quan đến Tòa Thánh và Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “Trên hết, hai khía cạnh căn bản của học thuyết của Thánh Bernard là việc chú ý đến Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria, Mẹ Người, là Đấng dẫn đưa chúng ta đến với Con của Mẹ.”

Đức Thánh Cha khẳng định, “Đối với Đan Viện Trưởng Clairvaux, sự hiểu biết Thiên Chúa chính thật, là kinh nghiệm cá nhân về Đức Giêsu Kitô và tình yêu của Người.”

Ngài tiếp, “Đức tin trước hết là một sự gặp gỡ thân mật với Đức Giêsu, cho phép chúng ta cảm nghiệm về sự gần gũi, tình bạn và tình yêu của Người. Chỉ như thế chúng ta mới có thể học biết Người nhiều hơn, yêu Người nhiều hơn và bước theo chân Người. Chớ gì mỗi người trong chúng ta đều làm được như vậy!”

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bầy tỏ ước nguyện này với những người Pháp hiện diện trong buổi triều kiến: “Chớ gì giáo huấn của Thánh Bernard giúp cho các bạn luôn luôn khám phá nơi Mẹ Maria, Đấng che chở các bạn khỏi mọi nỗi lo sợ và dẫn đưa các bạn tới Con của Mẹ. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn!”
 
Một vài “bật mí” cuả Tông Hiến sắp ký sẽ áp dụng cho Anh Giáo
Trần Mạnh Trác
11:09 22/10/2009
VATICAN CITY (CNS) – Lý do lịch sử của giáo hội Anh giáo đã là yếu tố giúp việc hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo được tương đối dễ dàng.

Ngay cả trước khi có những đối thoại chính thức giữa Anh giáo và Công Giáo, Công đồng Vatican II đã đề cập đến những cộng đồng Kitô giáo được phát sinh ra từ thế kỷ 16 (Anh giáo) với một giọng triù mến.

Chương Hiệp Thông cuả Công đồng đã viết: "Trong số những anh em mà truyền thống và thể chế cuả Công giáo vẫn tiếp tục tồn tại, thì Anh giáo chiếm một vị trí đặc biệt".

Đức Hồng Y William J. Levada, chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin, công bố ngày 20 Tháng 10 rằng ĐHG Benedict XVI sẽ cho phép sự hình thành "những hạt tòng nhân" - tương tự như giáo phận - để chăm sóc việc mục vụ các tín đồ Anh giáo muốn hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo La Mã trong khi vẫn bảo quản những yếu tố phụng vụ, truyền thống và tinh thần cuả Anh giáo.

Trong thực tế, ĐHY cho biết, các phụng vụ sử dụng bởi Anh giáo đã phát triển từ các nghi thức Latinh của Giáo Hội Công Giáo và tiếp tục rất giống các văn bản của Thánh lễ Công giáo La Mã.

Tông hiến mới sẽ dành những nhượng bộ đặc biệt cho giáo dân Anh giáo cũ, và việc phụng vụ cuả các hạt tòng nhân cũng hợp lệ hoàn toàn cho tất cả mọi người Công giáo.

Tuy nhiên, ĐHY cho biết, tinh thần cuả Tông Hiến mới này không có ý để du nhập vào các hạt tòng nhân những "người Công giáo (khác) đã không đến từ các giáo hội Anh giáo" bởi vì ý tưởng này là để bảo tồn di sản Anh giáo chứ không phải để "tràn ngập các hạt tòng nhân bởi những người Công giáo không biết gì về gia sản Anh giáo."

Anh giáo đã được sinh ra ở nước Anh từ một Giáo hội có truyền thống Tây Phương, hiệp thông với đức Giáo Hoàng.

Sự chia rẽ giữa Giáo hội Anh và Giáo hội Công giáo La Mã đã xẩy ra khi vua Henry VIII thỉnh nguyện lên Roma yêu cầu bãi bỏ hôn phối với Catherine đệ Aragon. Đức Giáo hoàng Clement VII đã từ chối, do đó, nhà vua đã ly dị và tự xưng là người đứng đầu giáo hội ở Anh.

Những căng thẳng giữa nhà vua và giáo hoàng đã diễn ra trong khung cảnh phong trào Cải cách đang bao trùm Châu Âu, phân rẽ các giáo đoàn phương Tây thành những nhóm công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng và những nhóm chống đối.

Trong Giáo Hội vừa độc lập của nước Anh này, các giáo sĩ và các nhà thần học đã du nhập cũng như đã đóng góp một số khía cạnh quan trọng cho phong trào cải cách Tin lành, đặc biệt là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của Kinh Thánh, việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong phụng vụ và sự coi trọng các quyết định tập thể. Nhưng Giáo hội Anh cũng vẫn duy trì nhiều truyền thống và thể chế chung với Giáo Hội Công giáo, đặc biệt là trong nghi thức phụng vụ và cơ cấu tổ chức giáo hội.

Vì vậy, người tín hữu Anh giáo thường mô tả giáo hội cuả họ là vừa Công giáo vừa Tin lành.
 
Bao nhiêu tín hữu Anh Giáo sẽ hiệp nhất với Công Giáo?
Nguyễn Long Thao
11:25 22/10/2009
NEW YORK 22/10/09 – Nhân dịp Tòa Thánh Vatican đưa đề nghị hợp nhất Công Giáo và Tin Lành, nhật báo Wall Street Journal, tờ báo tài chánh hàng đầu thế giới đã viết bài với tựa đề: “Anh Giáo ở Phi Châu Đang Cân Nhắc Đề Nghị Của Vatican” ( Africa's Anglicans Weigh Vatican Offer).

Theo bài báo, Đức Tổng Giám Mục Peter Akinola, vị lãnh đạo nổi tiếng của Anh Giáo tại Nigeria tuyên bố rằng “Ngài còn đang cân nhắc ý nghiã đề nghị của Tòa Thánh Vatican” Tờ Wall Street Journal nhận xét rằng “ Đáp ứng của Đức TGM Peter Akinola sẽ là một thử nghiệm quan trọng cho đề nghị của Đức Giáo Hoàng” vì Đức Tổng Giám Mục là vị lãnh đạo cộng đồng Anh Giáo lớn nhất thế giới.

Phát ngôn viên của nhóm Anh Giáo truyền thống Tiến Bước Trong Đức Tin ( Forward in Faith) là nhóm của đức TGM Aikinola dự đoán rằng ít nhất cũng có 1000 mục sư gia nhập Công Giáo dù chưa biết rõ nội dung tông hiến (Apostolic Constitution) của Đức Giáo Hoàng sẽ ban hành nay mai như thế nào.

Tưởng cũng nên nói thêm Anh Giáo trên thế giới có khoảng 80 triệu người trong đó 40 triệu ở lục địa Phi Châu. Số tín hữu Anh Giáo ở Phi Châu thuộc Giáo Hội Anh Giáo Truyền Thống từng lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích chính sách của các Giáo Hội Anh Giáo ở Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada có lập trường quá phóng khoáng về các vấn đề như tùy tiện giải thích Kinh Thánh, truyền chức Linh Mục cho phụ nữ, truyền chức Giám Mục cho người đồng tính như Giám Mục Eugene Robinson ở Hoa Kỳ, chấp nhận hôn nhân đồng tính.

Kết luận bài báo trên tờ Wall Street Journal cho rằng hầu như chắc Giáo Hội Anh Giáo tại Phi Châu sẽ hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Roma.
 
Một thời đại trong mối quan hệ Anh giáo-Công giáo
Phụng Nghi
12:51 22/10/2009
Bình luận của Linh mục Raymond J. de Souza trên báo National Post

Quyết định được công bố ngày 20 tháng 10 tại Rome nhằm thiết lập cơ cấu cho các tín đồ Anh giáo trở lại theo Công giáo bằng hình thức đoàn thể, trong khi vẫn duy trì được nhiều truyền thống Anh giáo của họ, là một biến cố lịch sử. Và, thường thì trong Giáo hội Công giáo mỗi khi một sự việc có tính cách thực sự lịch sử xảy ra, người ta thấy đó lại là sự phục hồi những việc cũ xưa hàng nhiều thế kỷ.

Đức giáo hoàng Benedict sẽ cho phép những người tin vào những tín điều người Công giáo tin – nhiều người trong số này tự xưng là “tín đồ Anh giáo truyền thống” hoặc “người Công giáo-Anh giáo” – được trở thành tín hữu Công giáo hàng loạt, và những giáo xứ, những giáo phận sẽ được thành lập cho họ để những người đó vẫn duy trì được các truyền thống riêng của mình. Các giáo xứ và giáo phận thường có tính cách lãnh địa, có nghĩa là chúng ta thuộc quyền một giáo xứ hay một giáo phận nào là tùy vào khu vực chúng ta sinh sống.

Nhưng trong thực hành nơi Giáo hội lại có rất nhiều ngoại lệ: có các giám mục đã được chỉ định để chăm sóc cho quân nhân rải rác trong cả nước hay khắp thế giới; những giáo phận ngoài lãnh địa, gọi là "prelatures" (giám hạt), dành cho các nhóm người liên hệ tới những tập tục phụng vụ nào đó hay những quy lệ trong cuộc sống nào đó (chẳng hạn như tổ chức Nhà Chúa Opus Dei ); những dự liệu dành cho các nhóm chủng tộc – chẳng hạn từ lâu đã có một vị giám mục ở Toronto phụ trách chăm sóc cộng đồng người Hungary.

Đáng chú ý hơn cả, khoảng 400 năm trước, một sự đổ vỡ đã được hàn gắn với những người Công giáo Hy lạp miền đông đã tách rời khỏi Rome để đi theo Constantinople. Khi trở về vào năm 1595, họ được phép duy trì các truyền thống về phụng tự và các hình thức quản trị riêng, tuy khẳng định hiệp nhất hoàn toàn về đức tin và hiệp thông hoàn toàn với Rome. Còn dân chúng Canada rất quen thuộc với những người Công giáo Ukraine, sinh sống đông đảo đặc biệt tại vùng phía Tây Canada; họ là những người Công giáo hoàn toàn nhưng vẫn duy trì và thực hành nghi lễ phụng tự Đông phương. Quả vậy, trong Giáo hội Công giáo có tới gần hai chục nhóm theo “Nghi lễ Đông phương”, tất cả đều theo tập tục riêng rõ rệt, có cả những linh mục đã kết hôn (nhưng giám mục thì độc thân).

Trong những năm gần đây Tòa thánh Vatican đã nhận được hàng trăm thỉnh nguyện từ các giám mục và linh mục Anh giáo xin thiết lập những cơ cấu hội nhập, và Tông hiến (Apostolic Constitution, hoặc Hiến chế Tông toà) -- nói theo giáo luật thì là một văn kiện luật pháp của Đức giáo hoàng -- mới được loan báo hôm qua là lời phúc đáp cho những thỉnh cầu đó.

Tòa thánh tuyên bố: “Bằng hình thức này, Tông hiến tìm cách quân bình, một mặt mối quan tâm muốn duy trì di sản tinh thần và phụng vụ xứng đáng của Anh giáo, mặt khác là mối quan tâm rằng những nhóm này và hàng giáo phẩm của họ sẽ được hội nhập vào Giáo hội Công giáo.”

Di sản

Những người Công giáo ở các quốc gia nói tiếng Anh từ nhiều thế hệ đã thán phục di sản của Anh giáo, đặc biệt là nghi thức phụng vụ và thánh nhạc. Sẽ là một tin để rất vui khi di sản này chẳng bao lâu nữa sẽ làm phong phú thêm phụng tự Công giáo. Những phong phú trong phụng tự của người Công giáo Hy lạp được tháp lại vào cây nho Công giáo sau những chia cách xảy ra vào thế kỷ thứ 11 thế nào, thì bước khiêm tốn này, khi lần đầu tiên có sự tháp ghép lại vào cây nho từ phía những người Kitô giáo Tây phương bị chia cách từ thế kỷ 16, cũng rất giống như thế.

Tuy người Công giáo không thể tán thành sự chia rẽ trong Giáo hội do vua Henri VIII mang đến, đừng nói gì về những bách hại bạo tàn của ông ta, mà về điều tôn quý còn sót lại trong những phát triển kế tiếp của Anh giáo. Tín đồ Anh giáo nay bị chia rẽ về phương cách thích ứng truyền thống đó vào những hoàn cảnh ngày nay, và một thiểu số quyết định rằng phương cách độc nhất trước mặt là trở về hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo. Quyết định của Đức giáo hoàng Benedict là một quyết định quảng đại và cấp tiến, thích ứng tất cả những mới mẻ nào có thể thích nghi được trong phạm vi thực thi đức tin ngày trước.

Tổng giám mục Canterbury là Tiến sĩ Rowan Williams, hôm qua bình luận rằng đây không phải là một “hành động xâm lấn” của người Công giáo, nhưng trái lại là một dấu chỉ cho biết có bao nhiêu điều người Công giáo và người Anh giáo cùng chia sẻ chung với nhau. Thực tế là những gì liên kết chúng ta luôn luôn lúc nào cũng nhiều hơn những gì phân rẽ chúng ta, nhưng cũng còn là thực tế nữa, những gì khác biệt mới là đáng kể, và ở một thời diểm nào đó người ta phải quyết định vị trí của mình đang đứng. Nay Cộng đồng Anh giáo đã vật lộn với chính căn tính của mình trong một thời gian, và ít nhất một số thành phần của cộng đồng ấy đã quyết định rằng trở thành người Công giáo là thánh ý của Thiên Chúa đối với họ. Giáo hội Công giáo nên tôn trọng điều đó.

Cả các giám mục Công giáo lẫn Anh giáo hôm qua đều khôn khéo khi nói rằng sáng kiến mới của Đức giáo hoàng không làm giảm đi sự tìm kiếm hiệp nhất hoàn toàn giữa người Công giáo và toàn bộ người Anh giáo. Điều đó vẫn còn là một lời cầu nguyện mà hai phía cùng chia sẻ, nhưng sự khôn ngoan giản dị là tìm kiếm những giải pháp khả thi khác để cho có sự hiệp nhất hôm nay, khi mà trong thực tế hai cộng đồng đang rời xa nhau hơn, chứ không phải gần nhau hơn, về các vấn đề tín lý. Đức giáo hoàng Benedict trong buổi Thánh lễ nhậm chức giáo hoàng nói rằng sự hiệp nhất của Giáo hội là nhiệm vụ trước nhất của ngài. Ngài đã khôn khéo bước đi một bước đáng kể tiến về phía trước trong việc hoàn thành nhiệm vụ đó.

Bình luận của George Weigel

Ông George Weigel, một nhà bình luận người Công giáo nói rằng bản tuyên bố của Tòa thánh Vatican về một dự liệu mới dành cho những nhóm tín hữu Anh giáo muốn trở lại theo Công giáo, là sự “chấm dứt một thời đại” trong các mối liên hệ Anh giáo-Công giáo, cho thấy “hố sâu ngăn cách về thần học” rộng mở giữa quyền lãnh đạo Anh giáo và truyền thống Kitô giáo.

Viết trên tờ The Washington Post's trong mục “On Faith (Về Đức tin)”, ông Weigel tường thuật lại những mối liên lạc Anh giáo-Công giáo đã đạt tới một điểm cao như thế nào vào thời gian Công đồng Vatican II.

Tuy nhiên, vào những thập niên kế tiếp, một số các nhà lãnh đạo Anh giáo dường như đặt mình tách rời xa truyền thống tông đồ về chức linh mục và các nhiệm tích.

Ông thảo luận về việc trao đổi thư từ qua lại trong thập niên 1980 giữa Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tổng giám mục Canterbury là Robert Runcie và Hồng y Johannes Willebrands, lúc đó đứng đầu Ủy ban Giáo hoàng về Thăng tiến Hiệp nhất Kitô giáo.

Khi được các giới chức Công giáo yêu cầu ông giải thích tại sao một số thành phần trong Cộng đồng Anh giáo đã quyết định truyền chức linh mục cho phụ nữ, ông Weigel nhắc lại câu Tổng giám mục Runcie trả lời vấn đề này bằng những từ ngữ “liên quan nhiều đến xã hội học, hơn là thần học.” Tổng giám mục Runcie lúc đó là giới chức cao cấp trong Giáo hội nước Anh, đã viện dẫn vai trò thay đổi của phụ nữ trong thương trường, văn hóa và chính trị như là một sự biện minh cho lối thực hành mới mẻ đó.

Khi sự trao đổi thư từ chấm dứt vào năm 1986, một “ngả rẽ” đã tới. Giới chức có thẩm quyền phía Công giáo tin tưởng rằng truyền thống tông đồ ngăn ngừa việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, trong khi đó Tổng giám mục Runcie và những người theo Anh giáo có tâm tưởng tương tự như thế, theo quan điểm của Weigel, lại tin rằng “nhận thức của người thời hiện đại vào vai trò của phái tính đã thắng thế truyền thống tông đồ và đòi hỏi phải có một sự phát triển cả về tín lý lẫn thực hành.”

Ông giải thích: “Roma không thể chấp nhận điều đó như là một diễn tíến hợp pháp trong cách tự hiểu về Kitô giáo.” Theo ông, các nhà lãnh đạo Công giáo sợ rằng tiến độ mới của Anh giáo đó có thể tạo ra một sự xét lại giảng huấn của các vị đó về nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như luân lý tính dục.

Ông Weigel viết trên mục “On Faith”: Bằng lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Benedict về một dự liệu mới dành cho họ, người Anh giáo đã được cung ứng một “lối đi đến hiệp thông hoàn toàn” với Giáo hội Công giáo, lối đi này “tôn trọng đặc điểm trong các truyền thống tâm linh và phụng vụ của họ.”
 
Top Stories
SINGAPOUR: Des théologiens catholiques mettent en garde contre les implications des recherches menées par une équipe singapourienne en matière de « semi-clonage »
Eglises d'Asie
06:40 22/10/2009
Il y eut Dolly, la brebis clonée par une équipe scientifique écossaise en 1996. Il y a désormais Holly, un poisson « semi-cloné » par une équipe scientifique singapourienne. Le 17 octobre dernier, le professeur Hong Yunhan et deux de ses assistants du Département de biologie de l’Université nationale de Singapour ont présenté aux médias les résultats de leurs expérimentations, soulignant que leurs travaux ouvraient potentiellement la voie à un traitement de la stérilité chez l’être humain.

Selon deux spécialistes en théologie morale de Singapour interrogés par l’agence Ucanews (1), le dominicain David Garcia et le P. James Yeo, le « semi-clonage » de Holly ne pose pas en soi de problème éthique particulier dès lors que les chercheurs limitent leurs travaux à l’animal et cherchent par cette voie à comprendre certains mécanismes liés au fonctionnement des cellules. Toutefois, les deux théologiens précisent qu’il en irait tout autrement si ces recherches étaient utilisées chez l’homme, comme l’envisage le professeur Hong, qui a par ailleurs souligné qu’il faudrait de nombreuses années avant de passer de Holly à une expérimentation sur des cellules reproductrices humaines.

Holly, qui est une médaka, espèce de poissons fréquemment utilisée en laboratoire, est aujourd’hui âgée de 15 mois et compte déjà une centaine de descendants, qui se reproduisent normalement et sont en bonne santé. La percée scientifique du professeur Hong et de son équipe consiste en la réussite d’un « semi-clonage »: Holly est un semi-clone en ceci qu’elle n’est pas l’exacte copie du parent dont elle est issue; les chercheurs ont pris l’ovule d’un poisson et le sperme d’un autre poisson; les cellules spermatiques ont été bombardées aux rayons ultraviolets pour en retirer l’ADN et ont ensuite été utilisées pour féconder l’ovule; l’œuf ainsi obtenu ne comportant que l’ADN issu de l’ovule, les cellules, dites haploïdes, issues de cet œuf ont été combinées avec un ovule d’un autre poisson, pour finalement produire Holly (2). Les recherches à travers le monde pour obtenir un être vivant de cette manière avaient débuté dès 1983 mais, face à des échecs répétés, la plupart des équipes scientifiques avaient abandonné cette voie. Le professeur Hong a expliqué son succès par la persévérance, ne cachant pas qu’il faudrait encore dix ans avant d’envisager un transfert de cette technique à l’homme mais soulignant que c’était là une voie prometteuse car, contrairement au clonage, le semi-clonage permet de générer un être vivant distinct de son parent.

Pour le P. James Yeo, le travail en laboratoire sur des plantes ou des animaux en matière de clonage n’est pas contraire à l’éthique en soi. « Les techniques mises au point deviennent contraire à l’éthique dès lors qu’il peut être montré que les plantes et les animaux ainsi clonés représentent une menace pour l’homme ou bien constituent un danger pour l’environnement », explique-t-il. Si ces techniques sont utilisées sur l’homme directement, il en va tout autrement: l’Eglise catholique enseigne en effet que tout travail de clonage ou de semi-clonage à partir de l’être humain fait de la personne un matériau et constitue ainsi une violation de sa dignité intrinsèque, précise-t-il encore.

Selon le P. David Garcia, l’extension du semi-clonage à l’espèce humaine ne peut être envisagée sereinement du point de vue éthique, tout simplement car elle implique que la conception d’un être humain, même doté du patrimoine génétique de sa mère et de son père, est menée de manière artificielle, « tout comme cela se passe lors d’une fécondation in vitro, procédé que l’Eglise considère comme éthiquement mauvais et moralement illicite ».

Pour Mgr John Chew, archevêque anglican de Singapour et président du Conseil national des Eglises de Singapour, les recherches sur les animaux en vue d’étudier les maladies et les moyens de les soigner peuvent être prometteuses, mais elles ne doivent pas faire l’économie d’une réflexion éthique approfondie dès lors qu’elles sont étendues à l’homme et sont susceptibles de remettre en cause le sens naturel de la filiation.

A Singapour, dont le gouvernement a fait du développement de la recherche médicale et des biotechnologies un des moteurs de l’avenir économique de la cité-Etat, le professeur Lim Pin, président du Comité consultatif de bioéthique de Singapour, a déclaré dans les médias que le semi-clonage demeurait une forme de clonage et qu’à ce titre, son éventuelle utilisation sur un être humain devait au préalable faire l’objet d’un accord officiel.

(1) Ucanews, 22 octobre 2009
(2) Une cellule biologique est haploïde (du grec aploos, simple et eidos, en forme de) lorsque les chromosomes qu’elle contient sont chacun en un seul exemplaire (n chromosomes). Le concept est généralement à opposer à diploïde, terme désignant les cellules avec des chromosomes en double exemplaire (2n chromosomes). Chez les humains, et la plupart des animaux, la phase haploïde (n) est très réduite. Elle correspond à la formation des gamètes: spermatozoïde ou ovule. L’organisme (le corps) se développe en phase diploïde (2n): les cellules contiennent chacune les chromosomes en double exemplaire.

(Source: Eglises d'Asie, 22 octobre 2009)
 
CHINE: Hebei: les pressions ne manquent pas sur le clergé « clandestin » pour le contraindre à rejoindre les rangs des « officiels »
Eglises d'Asie
06:41 22/10/2009
Dans la province du Hebei, trois prêtres « clandestins » du diocèse catholique de Xuanhua ont disparu de la circulation depuis plusieurs mois. Détenus par la police, celle-ci les maintient au secret dans le but, très certainement, de les convaincre de rejoindre les rangs du clergé « officiel ».

Selon les informations de l’agence Ucanews (1), les trois prêtres en question, les PP. Liu Jianzhong, Zhang Cunhui et Zhong Mingchang, ont été interpellés, respectivement, le 8 juin, le 14 juin et le 16 septembre dernier, par des policiers en civil. Lorsque les proches des prêtres se sont enquis du sort des trois hommes, ils ont trouvé porte close, les autorités niant leur détention et refusant de les aider à les localiser.

Il semble que les trois prêtres aient été « retiré de la circulation » afin de les contraindre à rejoindre les rangs du clergé « officiel » (2). C’est en tout cas ce qui est arrivé au P. Simon Zhang Jianlin, prêtre « clandestin » du même diocèse de Xuanhua, détenu dans une maison d’hôtes de la police depuis le mois de juillet dernier, où il peut toutefois recevoir de rares visiteurs. Selon des sources catholiques locales, le P. Zhang a subi un « lavage de cerveau » pour le persuader de s’inscrire à l’Association patriotique des catholiques chinois, l’organisation chargée d’appliquer la politique religieuse du gouvernement chinois envers l’Eglise catholique.

Ces mêmes sources indiquent qu’à ce jour, environ la moitié des quelque 40 prêtres « clandestins » du diocèse de Xuanhua ont accepté de faire connaître leur état de prêtre aux autorités pour s’enregistrer auprès d’elles et obtenir ainsi « une carte d’identité sacerdotale ». Ce document leur permet de remplir leur ministère au grand jour, dans le cadre des règlements officiels. Ces prêtres, expliquent encore ces sources, continuent toutefois d’obéir à Mgr Thomas Zhao Kexun, l’évêque « clandestin » du diocèse, qui, à plus de 80 ans, poursuit sa mission dans une réelle clandestinité.

L’avantage dont jouissent les prêtres enregistrés auprès des autorités est que « leur liberté de mouvement est plus grande, notamment pour mener des activités religieuses », mais la contrepartie est qu’ils doivent prendre part à des « sessions d’études politiques » et obtenir la permission des autorités locales pour les activités religieuses qu’ils veulent mettre en place. Pour le clergé « clandestin » de Xuanhua, l’enregistrement auprès des autorités pour obtenir cette « carte d’identité sacerdotale » – qui n’existe que dans la province du Hebei – remonte à 2005, lorsque l’évêque alors en place, Mgr Philippus Petrus Zhao Zhendong (décédé en 2007) autorisa ses prêtres à s’enregistrer afin de faciliter leur mission pastorale. Ces cartes d’identité sont conjointement émises par les branches provinciales de l’Association patriotique et des Affaires religieuses.

Ayant particulièrement à cœur l’unité de l’Eglise locale, Mgr Zhao Zhendong avait multiplié les gestes visant à rassembler les deux communautés, « clandestine » et « officielle », de son diocèse. Ainsi, en 2000, il avait admis trois prêtres « officiels », formés dans les séminaires « officiels », à travailler sous ses ordres. De la même façon, il avait demandé à ses prêtres de cesser de célébrer l’eucharistie dans des lieux privés, appelant ses diocésains à pratiquer le culte dans les églises enregistrées comme telles par le gouvernement. Ses initiatives en faveur de l’unité de l’Eglise rencontrèrent toutefois un succès mitigé, une partie de ses prêtres et des fidèles estimant que le temps n’était pas encore venu pour une réconciliation pleine et entière. Du côté « officiel », les choses sont compliquées par le fait que le siège épiscopal du diocèse de Zhangjiakou, né d’une fusion en 1980 des diocèses de Xuanhua et de Xiwanzi, est aujourd’hui vacant.

(1) Ucanews, 21 octobre 2009
(2) A ces trois prêtres, on peut ajouter le P. Joseph Cai Guixi. Prêtre « clandestin » du diocèse de Xuanhua, il a été mis en examen pour « conduite dangereuse ». En septembre 2008, la voiture qu’il conduisait a eu un grave accident, provoquant la mort de trois de ses passagers, un prêtre et un couple de catholiques. Lui-même grièvement blessé, le P. Cai devait passer en jugement le 20 octobre 2009. Des catholiques craignent que ce jugement soit l’occasion pour les autorités de faire pression sur le prêtre, afin de le contraindre à rejoindre les rangs des « officiels ».

(Source: Eglises d'Asie, 22 octobre 2009)
 
Thai priests and nuns sent north as missionaries to Laos and Cambodia
Asia-News
08:00 22/10/2009
World Mission Day in the small Church of Thailand (0.46% of the population) celebrates the sending abroad of its first ten missionaries. They will work among the needy of the poorest countries of Asia. Thai Bishop: "It is wonderful to see that we too are begining to leave our country to proclaim the Good News”.

Bangkok (AsiaNews) - Although the Thai Church is only a small minority of the country (0.46%), it is already beginning to send its missionaries abroad. Sunday, October 18th World Mission Day, in the church dedicated to Mary Mother of Mercy (Nonthaburi, a suburb of Bangkok) the departure of 7 priests and 3 nuns who soon will leave for the missions, was celebrated.

Five of them are bound for Cambodia to work in an orphanage and as catechists among the people of Phnom Penh. A priest will go to the city of Chaeng Kong, on the border with Laos, where he will help in the formation of some Christians, who for years have been without pastoral care. 4 more sisters, finally, will be sent to northern Thailand among the tribes of Akha, Lahu and Hmong to follow the children of some poor families in the diocese of Chiang Mai.

During his homily, Msgr. Louis Chamnian Santisukniran, President of the Episcopal Conference of Thailand said that "mission is the duty of all Christians. The Lord has need of our feet, our eyes, our mouths to proclaim His Good News today. We must be as bridges that allow the Lord to reach our brothers and our sisters and to ensure that they can make their way to the Lord".

After the Mass, Msgr. John Bosco Panya Kritcharoen, Bishop of Rachaburi, shared his great joy in seeing the departing missionaries. Despite the fact that the Thai Church is a small seed (only 0.46% of total population) “it is wonderful to see - he said - that we are beginning to goforth from our country to proclaim the Good News. This is a great grace of the Lord".

The departing missionaries, who come from various religious orders and dioceses of Thailand, are all part of "Thai Mission Society”. This institute has been promoted by the bishops in Thailand since 1987 and now expects to be officially and legally recognized by the Diocese of Bangkok as an institute with diocesan rights. It currently counts 26 members, 12 priests and 14 nuns.
 
Manual for proper celebration of the Mass officially presented to the Pope
Catholic News Agency
08:06 22/10/2009
Vatican City, Oct 21, 2009 / 01:38 pm (CNA).- Cardinal Antonio Canizares, Prefect of the Congregation for the Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, today officially presented Pope Benedict XVI with the “Compendium eucharisticum,” aimed at helping priests to properly celebrate Mass.

The compendium, which was officially published on October 19, is a collection of study materials, prayers and meditations related to the celebration of the Eucharist. According to Cardinal Canizares, it is “a response to the desire of the Holy Father and the request made by the bishops during the 2005 Synod on the Eucharist.”

According to the daily edition of L’Osservatore Romano, the document “puts together texts from the Catechism of the Catholic Church, prayers, theological explanations of the Roman Missal’s Eucharistic prayers and everything that may be useful for the correct understanding, celebration and adoration of the Sacrament on the altar.”

L’Osservatore Romano also explained that the Pope’s desire is that the compendium will help both priests and laity in “believing, celebrating and increasingly living out the Eucharistic Mystery.” The Holy Father also hopes that it will stimulate “every faithful person to make of their own lives a spiritual worship,” the paper added.

The compendium has been published in Italian by the Vatican’s publishing house and will soon be available in other languages, including English.
 
COREE DU SUD: les bouddhistes sud-coréens ''préoccupés'' par les protestants et l'attitude de ces derniers à leur égard
Eglises d'Asie
08:27 22/10/2009
COREE DU SUD: Les bouddhistes qualifient de « préoccupant » leur conflit avec les protestants et accusent le gouvernement de favoriser ces derniers à leurs dépens

De juillet à septembre 2009, l’Institut de recherche en études bouddhiques, dirigé par l’Ordre Jogye (Ordre Chogye), la plus importante organisation bouddhique de Corée du Sud, a mené une enquête auprès d’un millier de moines et de nonnes bouddhistes. Il vient d’en publier les résultats, le 19 octobre dernier. A la lumière de ce sondage, il apparaît que 81 % des religieux bouddhistes qualifient de « préoccupantes » les tensions religieuses en Corée du Sud et que 74 % les attribuent principalement au conflit avec les protestants. Ils sont nombreux, en outre, à souligner que le protestantisme est devenu la religion la plus influente du pays, avant le catholicisme et même le bouddhisme, rejoignant ainsi une partie de l’opinion publique sud-coréenne qui accuse le gouvernement de favoriser l’expansion du protestantisme – et plus particulièrement celle des Eglises évangéliques – au détriment du bouddhisme, perçu comme la religion traditionnelle du pays.

Ce contentieux remonte déjà à quelques années, période au cours de laquelle se sont accumulées les provocations des protestants envers les bouddhistes. L’une d’elles avait impliqué en 2006 Lee Myung-bak, protestant convaincu, alors maire de Séoul et candidat à la présidence de la République, qui apparaissait dans un message de félicitation diffusé en vidéo à l’occasion d’un important meeting évangélique à Busan (Pusan). Lors de ce rassemblement, la foule avait prié pour que « tous les temples bouddhistes soient détruits ». Fortement embarrassé, le président avait par la suite présenté ses excuses à la communauté bouddhiste, assurant qu’il n’avait pas été prévenu (1).

Depuis l’élection en décembre 2007 du président Lee Myung-bak, le clergé bouddhiste n’a eu de cesse de dénoncer une politique qu’il juge discriminatoire envers sa communauté. En août 2008, près de 200 000 bouddhistes, dont un très grand nombre de religieux, ont ainsi défilé dans les rues de Séoul, demandant au président de la République des excuses publiques ainsi que la démission de certains membres de son gouvernement. Les manifestants reprochaient particulièrement au gouvernement le fait que le chef de l’Ordre Jogye, le Vénérable Jikwan, avait été l’objet, selon eux, d’un harcèlement policier après avoir accueilli dans l’enceinte de son temple des opposants au président Lee. A cette affaire considérée comme une « grave humiliation » envers l’un des plus importants chefs religieux du bouddhisme, s’était greffé un incident à propos des plans de la capitale fournis par le service gouvernemental des transports, qui signalaient bon nombre de petites églises protestantes mais omettaient d’importants temples bouddhiques, dont celui de l’Ordre Jogye (2).

« Avec l’expression des regrets du gouvernement et sa promesse que de tels incidents ne se reproduiraient plus, le conflit entre le gouvernement et le bouddhisme s’est apaisé. Mais le clergé bouddhiste continue de se méfier des membres du gouvernement », explique à l’agence Ucanews (3), Seo Jae-yeong, chercheur à l’Institut de recherche en études bouddhiques.

Interrogées sur les causes des problèmes touchant le bouddhisme en Corée du Sud, 23,7 % des personnes sondées répondent par la discrimination exercée par le gouvernement, mais 50,1 % avancent qu’il s’agit plutôt d’un manque de confiance de la population envers la religion. Le peu de crédibilité dont souffrent certaines religions en Corée avait déjà été souligné lors d’une enquête publiée en novembre 2008, dans laquelle 15,7 % des personnes interrogées affirmaient que l’on ne pouvait compter sur aucune religion et 31 % seulement reconnaissaient accorder leur confiance au bouddhisme (pour 18 % qui optaient pour le protestantisme (toutes mouvances confondues), le catholicisme ralliant 35,2 % des suffrages) (4).

Certaines réponses au questionnaire de l’Institut d’octobre 2009 révèlent également la nature très différente des relations entre les bouddhistes et les catholiques, au regard des relations entre les bouddhistes et les protestants. Lorsqu’il est demandé aux moines et nonnes bouddhistes pour quel responsable d’une autre religion ils éprouvent le plus de considération, bon nombre d’entre eux citent des personnalités catholiques, telles Mère Teresa ou le cardinal Kim, lequel était connu pour entretenir des rapports aussi étroits que respectueux avec les représentants du bouddhisme (5). A la même question concernant le responsable bouddhiste pour lequel ils éprouvent le plus d’admiration, les religieux choisissent, dans leur très grande majorité, le Vénérable Wonhyo (617-686), qui a joué un rôle-clé dans le développement du bouddhisme en Corée.

Selon le recensement de 2005, la Corée du Sud compte, avec une population de plus de 47 millions d’habitants, près de 23 % de bouddhistes, 18,3 % de protestants et 10,9 % de catholiques (5 millions de fidèles). Environ 40 % des Sud-Coréens se déclarent sans religion.

(1) Voir EDA 513
(2) Voir EDA 490
(3) Ucanews, 22 octobre 2009
(4) Voir EDA 497
(5) Le cardinal Stephen Kim Sou-hwan, ancien archevêque de Séoul, est décédé le 16 février 2009 à l’âge de 86 ans (voir EDA 502).

(Source: Eglises d'Asie, 22 octobre 2009)
 
30.000 Nouveaux Catholiques au Vietnam
Zenit.org
08:49 22/10/2009
ROME, Jeudi 22 octobre 2009 (ZENIT.org) - Dimanche dernier, l'évêque de Kontum a célébré la Journée missionnaire mondiale en annonçant que l'année dernière 30.000 vietnamiens de la région des Hauts-plateaux (montagnards) sont devenus catholiques.

Mgr Michael Hoang Duc Oanh a aussi fait savoir à l'agence AsiaNews que 20.000 autres montagnards se préparent à entrer dans l'Eglise.

« C'est une œuvre du Saint Esprit », a-t-il dit, « avec la sincère participation et contribution de tant de personnes ».

Cette année le Vietnam célèbre le 350ème anniversaire de l'arrivée des premiers missionnaires catholiques, et les prêtres rédemptoristes la 40ème année de leur mission sur les Hauts-plateaux vietnamiens.

Le Vietnam compte environ 6 millions de catholiques, qui représentent 8% de la population totale.
 
Bulgarian Orthodox Leader Affirms Desire for Unity
Innovative Media
16:36 22/10/2009
Croatian Politician Invites Pope to Visit

VATICAN CITY, OCT. 22, 2009 - A Bulgarian Orthodox prelate told Benedict XVI of his desire for unity, and his commitment to accelerate communion with the Catholic Church.

At the end of Wednesday's general audience, Bishop Tichon, head of the diocese for Central and Western Europe of the Patriarchate of Bulgaria, stated to the Pope, "We must find unity as soon as possible and finally celebrate together," L'Osservatore Romano reported.

"People don't understand our divisions and our discussions," the bishop stated. He affirmed that he will "not spare any efforts" to work for the quick restoration of "communion between Catholics and Orthodox."

Bishop Tichon said that "the theological dialogue that is going forward in these days in Cyprus is certainly important, but we should not be afraid to say that we must find as soon as possible the way to celebrate together."

"A Catholic will not become an Orthodox and vice versa, but we must approach the altar together," he added.

The prelate told the Pontiff that "this aspiration is a feeling that arose from the works of the assembly" of his diocese, held in Rome, in which all the priests and two delegates from every Bulgarian Orthodox parish took part.

"We have come to the Pope to express our desire for unity and also because he is the Bishop of Rome, the city that hosted our assembly," he stated.

Initiatives

After the bishop, Luka Bebic, speaker of the Croatian Parliament, addressed the Holy Father, inviting the Pontiff to visit his homeland and thanking him "for the support the Holy See has given our people since independence, during the war back then and now in the process that will lead Croatia to enter the European Union."

Benedict XVI next greeted members of the Association Rondine Cittadella della Pace [Citadel of Peace], which promotes dialogue and peace by bringing together students from conflict areas to live and study in community.

They shared with the Pope a concrete proposal titled "14 Points for Peace in the Caucasus" that was developed at an international congress the association organized in May.

The proposal was also distributed to the ambassadors of the Caucasus countries and to the Organization for Security and Co-operation in Europe. Young people of all the ethnic and religious groups of the Caucasus were also present at the audience.

Members of the Congregation of the Sisters of Charity of Cardinal Sancha, whose founder, Cardinal Ciriaco María Sancha y Hervas, was beatified Sunday in Toledo, Spain, also greeted the Pontiff. Headed by their superior, Sister Maria del Carmen Dominguez, the religious expressed to the Holy Father their commitment to be faithful to their original charism "of service to the poor, orphans and the elderly."

(Source: Innovative Media, Inc.)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hóa: Giao lưu hội hoa tại Phát Diệm
LM. Jos. Quế
21:30 22/10/2009
Màn công diễn của Hội hoa Mân côi Chính Tòa - Thanh Hóa được đánh giá cao về chất nghệ thuật và dàn dựng công phu, hoành tráng, tiết mục đã nhận được những tràng pháo tay tán thưởng không dứt của Linh mục, tu sĩ và Giáo dân Phát Diệm. Ông Hồng Phương - Nhiếp ảnh gia, Hội viên Hội Nhiếp ảnh Việt Nam nhận xét: “Đây là sự kiện bất ngờ và chưa từng có tại nhà thờ Phát Diệm trong nhiều năm qua”.

Xem hình ảnh Giao lưu hội hoa tại Phát Diệm

Trong tâm tình hân hoan đón mừng Khánh Nhật truyền giáo và nhận lời mời của Cha Phêrô Hồng Phúc quản xứ Chính Tòa Phát Diệm, ngày 18/10/2009 Hội hoa Mân côi giáo xứ Chính tòa - Giáo phận Thanh Hóa do cha Giuse Phạm Văn Quế (Linh mục Thường vụ Giáo xứ Chính Tòa) làm trưởng đoàn đã tổ chức chuyến lưu diễn Hội hoa Mân côi tại nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa Phát Diệm (Giáo phận Phát Diệm), chuyến lưu diễn mang chủ đề “Về nguồn”.

Sau Thánh lễ đồng tế do Đức cha Giuse Nguyễn Năng - Giám Mục Giáo phận Phát Diệm làm chủ tế, Hội hoa Mân côi xứ Chính Tòa - Thanh Hóa gồm trên 200 người đã công diễn những tiết mục đặc sắc… để dâng kính Mẹ Mân Côi, tiết mục hội hoa đã diễn tả lại bối cảnh lịch sử từ buổi sơ khai khi đạo Công giáo được truyền bá sang Việt Nam, vượt qua nhiều gian nan thử thách và biết bao thăng trầm, nhưng nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, giáo hội Công giáo Việt Nam đã vững vàng vượt qua mọi biến cố đau thương để rồi có sự chuyển mình và tiến tới ổn định như ngày hôm nay.

Màn công diễn của Hội hoa Mân côi Chính Tòa - Thanh Hóa được đánh giá cao về chất nghệ thuật và dàn dựng công phu, hoành tráng, tiết mục đã nhận được những tràng pháo tay tán thưởng không dứt của Linh mục, tu sĩ và Giáo dân Phát Diệm. Ông Hồng Phương - Nhiếp ảnh gia, Hội viên Hội Nhiếp ảnh Việt Nam nhận xét: “Đây là sự kiện bất ngờ và chưa từng có tại nhà thờ Phát Diệm trong nhiều năm qua”.

Chuyến lưu diễn được đánh giá là rất thành công trên nhiều phương diện đồng thời đặt dấu mốc quan trọng cho tình hiệp thông, đoàn kết và giao lưu giữa hai giáo xứ Chính tòa Thanh Hóa và Phát Diệm.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ IDS (Viện Nghiên cứu Phát triển): Sống không được, chết chẳng yên!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
08:33 22/10/2009
Việc IDS (Viện Nghiên cứu Phát triển) phải ‘tự giải thể’ hôm 14/9/09, chỉ vài giờ trước khi quyết định 97/2009/QĐ-TTg có hiệu lực nhưng cũng chính tổ chức này chưa đầy hai năm trước đã được nhà nước cấp phép hoạt động, một sự thay đổi chính sách quá nhanh chóng trong quãng thời gian ngắn đã cho chúng ta thấy hết sự bất cập của nền hành chính Việt Nam.

Những con chữ biết ‘nhảy múa’!

Tuy nhiên điều đáng nói là sự bất cập này lại đưọc che giấu đằng sau những con chữ ‘lắt léo’ (chính xác hơn có lẽ phải gọi là ‘láu cá’) trong quyết định 97, rằng nhà nước không hề buộc IDS phải đóng cửa, mà chỉ ‘nhẹ nhàng’ yêu cầu “…Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ" (trích Điều 2.2: Trách nhiệm của cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ) nhưng trên thực tế thì ai cũng biết, chẳng có ‘cá nhân’ lẫn ‘tư nhân’ nào về lâu về dài có thể chịu nổi cảnh công sức mình bỏ ra để làm nên sản phẩm lại bị kẻ khác ‘phỗng tay trên’? (‘gửi ý kiến’ thôi à nghen không phải cung cấp, bán buôn hay trao đổi gì đâu đấy! họ ‘tử tế’ chưa?).

Và như thế ý định ‘tối hậu’ của nhà nước khi ban hành QĐ97 tưởng đã quá rõ. Vì không muốn thấy bất kỳ một viện nghiên cứu kinh tế chính trị tư nhân nào xuất hiện trên lãnh thổ VN (ngoại trừ những viện nghiên cứu HCM, Mác-Lê Nin) nhưng lại sợ mang tiếng cấm đoán, mất dân chủ nên chơi trò đểu ‘mượn gió bẻ măng’ bằng cách chận đầu ra không cho sản phẩm mang nhãn hiệu ‘IDS think-tank’ được bày bán trên thị trường. Quản lý chặt cái hầu bao kiểu này làm sao IDS sống? mà nhắm không sống nổi thì đành phải “tự chết” thôi!

Dân VN mình toàn là những người thông minh cả, vì hễ cứ đụng đến chuyện gì có ‘hơi hướm’ chính trị là y như rằng, nhà nước lẫn nhân dân chẳng ai buồn nói thẳng, nói thật với nhau điều gì nhưng mọi người vẫn hiểu thấu suốt ‘ruột gan’ nhau, thế mới tài!

Giữa kẻ ban hành quyết định 97 và người đấu tranh chống lại nó có thể nói là cả một sự đấu trí ghê gớm giữa ‘ông’ nhà nước và 16 bộ não của IDS, và có vẻ như IDS đã thắng ít nhất cũng là 1-0 bằng pha ‘tự kết liễu đời mình’ sau khi không khó lắm để ‘giải mã’ cái ý đồ đen tối của nhà nước nằm sau những câu chữ lắt léo ‘nhảy múa’ nêu trên.

Khi trả lời phỏng vấn BBC hôm 15/9, Ts.Nguyễn Quang A có nói đến “đây là một quyết định rất khó khăn” chắc hẳn ông muốn ám chỉ về sự ‘đấu trí’ này? rằng IDS biết ‘tỏng’ nhà nước muốn gì nhưng vì chuyện này ‘nhạy cảm’ quá chẳng thể nói ra được, đằng nào cũng ‘chết’ thôi thì cho thiên hạ biết mình chết oan bằng cách tự mình “treo cổ” vậy!

Có vẻ như việc IDS ‘bắt bài’ nhà nước cộng thêm những phát biểu xung quanh việc ‘tự vẫn’ này đã làm ông thủ tướng ‘bị quê’, nên mới vừa có thêm chuyện chỉ đạo phải “xử lý thích hợp, đúng quy định”… tuy nhiên, một lần nữa sự thông minh của dân VN giúp mọi người hiểu ra những câu chữ ấy ‘múa vậy mà không đẹp vậy’, vì trước nay chẳng ai thấy người nào ngoan ngoãn chấp hành yêu cầu của nhà nước mà bị xử lý bao giờ, IDS là trường hợp đầu tiền và độc nhất vô nhị? Chẳng qua là muốn “xử lý” cái tội dám ‘bêu rếu’ nhà nước qua hành động “tự giải thể” này mà thôi.

Cũng từ chuyện hiểu rõ ‘ruột gan’ nhau như vậy, những người lên tiếng chỉ trích quyết định giải thể của Ts.Nguyễn Quang A khi cho đó là “vội vã” xem ra cũng rất có lý, vì tại sao IDS không chịu tiếp tục trò đấu trí bằng đòn ‘nắn gân’ ngược lại nhà nước: “các anh muốn độc quyền thâu tóm các công trình nghiên cứu phản biện ư? Ok! Chúng tôi chấp nhận cuộc chơi nhưng xin nhớ cho rằng nền kinh tế VN bây giờ chẳng còn ai bao cho ai nữa, chúng tôi phải tự túc từ A – Z không lệ thuộc ngân sách, vậy xin quí vị nhớ bỏ tiền ra để được làm đại lý độc quyền và giá cả, tất nhiên do IDS quyết định vì chúng tôi là chủ làm ra những sản phẩm trí tuệ này”.

Tại sao không nhỉ? Khi ấy chẳng nhẽ nhà nước lại dám nói thẳng đòi ‘xài chùa’ thì coi sao được trong khi không ‘nuôi’ IDS ngày nào? một khi họ không thể núp dưới mỹ từ “gởi ý kiến” nữa, tức điều 2.2 tự nó phơi bày tất cả những mặt trái vô lý của nó ra.

Sự thiếu cao thượng của nhà nước trong cách ‘triệt hạ’ IDS có thể thấy qua việc lên án những phát biểu của Ts.Nguyễn Quang A (vì là người phát biểu nhiều nhất) “thiếu tinh thần xây dựng” nhưng thực tế là bất cứ ai nghe, xem qua những phát biểu ấy (link ở đây 1, 2, 3 trên BBC, ngoài ra còn có trên cả các trang RFA, Bauxitevietnam.info v.v…) đều cảm thấy toàn những lời nói hết sức nhã nhặn. Sự thật này buộc mọi người phải nghĩ gì về QĐ-97? Phải chăng chỉ với một mục đích duy nhất là loại cho bằng được IDS một cách ‘hợp pháp’ ra khỏi ‘sân chơi’ phản biện, vì sự nổi tiếng của nó đang khiến những học viện, viện nghiên cứu công khác do nhà nước quản lý ngày càng trở nên lu mờ bởi họ đang đi vào ngõ cụt với những ‘công trình nghiên cứu’ vô bổ về quá độ tiến lên CNXH, về ‘KTTT theo định hướng XHCN’? Nếu không phải vì thế thì sao khi viện này đã ‘biết điều’ tự giải thể rồi mà vẫn còn bị người ta làm khó dễ?

Mấy chữ “thích hợp, đúng quy định” đi kèm cái chỉ đạo “xử lý” cho ta thấy bản thân ông thủ tướng hiểu hơn ai hết tình trạng xử lý không thích hợp và sai qui định là phổ biến. Lẽ ra với những kinh nghiệm sửa sai – tái phạm – sửa tiếp, sửa hoài… mà VN đã phạm phải không biết bao lần mấy chục năm qua, ông thủ tướng phải can đảm dựa vào chúng để xem xét lại quyết định 97 xem, liệu nó có điều gì “bất hợp lý” không? thay vì cứ tiếp tục cho thi hành trong tâm trạng hoài nghi, vừa xử lý IDS mà vừa lo nên phải nhắc nhở thích hợp với đúng qui định.

“Ôn cổ tri tân”

Dẫu sao thì IDS cũng đã ‘chết’ và ít nhiều gì cái chết này cũng đã làm liên lụy đến công ăn việc làm của của 16 vị trí thức ISD, sự ‘lận đận’ của họ (xin phép gọi vậy) khiến gợi nhớ lại một câu chuyện khá lâm li bi đát của một kẻ sĩ sa cơ lỡ vận…

Chuyện rằng tại một nước nọ có một cậu học trò thông minh xuất chúng, sau khi thi đậu Trạng Nguyên được vào triều làm quan. Nhưng chắc số cậu “đầu thai nhầm thế kỷ” nên đã ‘đầu quân’ nhầm vào một triều đình mà ở đó số người tài đức đếm chưa hết mấy đầu ngón tay, trong lúc lũ quan tham bất tài lại đông như kiến cỏ. Bởi vậy, dù rất có năng lực làm việc nhưng ông chỉ được giao cho những chức vụ ‘quèn’ để chẳng bao giờ có cơ hội thăng tiến.

Có ở trong chăn lâu ngày mới biết chăn lắm rận! Vì biết rõ tư chất mình khó có thể hòa hợp cùng kiểu tiến thân ‘lưng đi không được phép thẳng, mắt chẳng được nhìn ngay’, tháng tháng nhận bổng lộc tiếng là của ‘vua ban’ nhưng thực chất đấy lại là tiền mồ hôi nước mắt đóng thuế của dân, nên ông đã xin rũ áo từ quan về quê sinh sống bằng nghề dạy học. Rời kinh đô chẳng bao lâu thì chuyện tiếm quyền đã xảy ra. Triều đình như rắn nhiều đầu nhưng chẳng đầu nào biết khóc. Con nào con nấy chỉ chực chờ tranh giành quyền lực khiến cho đất nước bị rơi vào tình cảnh hỗn loạn, lạc hậu, sản xuất đình đốn thua kém thiên hạ, mất mùa đói kém khắp nơi, khiến vị thầy đồ cũng bị vạ lây do khó khăn nên học trò mỗi lúc một thưa dần... trong cơn túng quẫn ông tình cờ gặp lại một bạn học cũ thủa hàn vi nay anh này giàu ‘nứt khố đổ vách’. Do từ lâu biết tiếng là người có chí học hành, sống trung thực nhưng do chẳng gặp vận may sa mà bạn mình phải cơ thất thế, nên anh ta đã giúp đỡ bằng cách thu xếp cho bạn về làm quản gia cho mình.

Nếu những người bình thường khác gặp nạn mà được ‘quới nhân’ giúp đỡ như vậy cả là một may mắn, vận hạn ắt sẽ chóng qua thì với những kẻ tài hoa, kẻ sĩ ‘lỡ thời’ như vị quan của chúng ta, sự đời thường không mấy khi chịu chiều lòng họ nhanh như vậy. Có những việc xảy đến tưởng rằng gặp may nhưng đâu ai ngờ đấy mới chỉ là khúc prélude êm ả nghe bùi cái lỗ tai để dẫn đưa tới những chương presto, aggressimo gầm thét dữ dội tiếp theo. Vì vậy mà cái giá long đong lận đận họ phải trả bao giờ cũng gấp đôi, gấp ba lần người bình thường, như cụ Nguyễn Du từng bảo “chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Đoạn trường của vị cựu quan này khởi đi từ việc ‘may mắn’ gặp lại bạn hiền nhưng cũng từ đây ‘đại họa’ xảy đến cho chính ông khi người bạn chỉ nhận ra mỗi đức tính trung thực nơi mình nhưng lại không biết rằng, giao cho một người tốt giàu lòng trắc ẩn quản lý cả một gia sản lớn giữa lúc dân tình đói kém có khác nào tự ‘giăng bẫy’ hại bạn?

Quả thật, mới sau vài năm làm quản lý gia sản của bạn sa sút thấy rõ. Vì sao chắc khỏi cần nói ra chắc mọi người cũng hiểu. Bởi đây chắc hẳn đúng là mẫu quản gia mà Chúa Jésus từng khen ngợi là khôn ngoan trong Thánh Kinh vì đã biết ‘lấy của thế gian mua lấy nước thiên đàng’ bằng những việc làm đầy xót thương đối với người nghèo khổ trong vùng đang làm công cho nhà bạn mình.

Bạn anh mặc dù không vui vì chuyện ‘thất thu’ nhưng cũng không nỡ xua đuổi bạn nhưng vợ anh ta thì không! Của đau con xót khiến bà phải suy tính và đã nghĩ ra chiêu trục xuất bạn chồng bằng cách sai tên đầy tớ ruột lợi dụng lúc anh này lo công việc ngoài trang trại đem chục lượng vàng lén giấu vào rương của anh ta và sau đó sẽ hô hoán lên mất của. Vì chỉ bằng cách bị bắt quả tang như thế mới có lý do ‘chính đáng’ để bứng người bạn hiền lành của chồng mình ra khỏi nhà. Hơn nữa thời điểm ra lúc khi gia đình đang buồn rầu vì thất thu do việc thương dân nghèo ‘không đúng chỗ’ khiến càng dễ nghi vấn về ‘lòng tham’ với anh hơn.

Tuy nhiên người tính chẳng bằng trời tính mà nguyên nhân là do chủ sao thì tớ vậy. Chủ giỏi mưu mô thì đứa tớ ắt cũng phải lắm mưu mẹo. Khi nhận lệnh thi hành tên đầy tớ liền nhận ra cái ‘lỗ hổng’ to tướng không ai kiểm soát mình từ lúc khi nhận vàng cho đến chỗ gài bẫy, vì làm chuyện hại người nên đâu dám cho ai biết mà chỉ chủ tớ biết với nhau, vì thế “cài bao nhiêu, bao nhiêu bỏ túi chỉ có Trời và ta biết” hắn nghĩ vậy và cũng đã làm như vậy.

Thế là từ ý định chỉ đóng kịch mất của giả thôi nay bỗng dưng bị mất thật và người lãnh đủ mọi tai họa tất nhiên không ai khác ngoài vị quan thất thời kiêm quản gia khốn khổ của chúng ta!

Sau cái ngày xảy ra đại họa oan trái này, vị cựu quan, kiêm thầy đồ kiêm quản gia tốt bụng của chúng ta biết có kẻ rắp tâm hại mình, nhưng trước những ‘chứng cớ’ quá rõ ràng, trong lúc chờ giải quyết ông chỉ còn biết tạ lỗi chịu tội và xin cáo việc để trở về sống tại quê nhà. Tưởng phen này thôi đành chấp nhận sống yên ở quê cho đến cuối đời thì nào ngờ vụ mất vàng thiệt khiến bà chủ ‘cay cú’ nên đã quyết làm đến nơi đến chốn trước công đường….

Thế rồi vào một ngày nọ khi chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là gà sẽ gáy sáng là đến giờ xét xử, mặc dù vô tội nhưng lại không thể chứng minh, muốn bảo toàn danh dự ông chỉ còn cách treo cổ tự vận tại nhà. Phiên tòa đành phải hủy bỏ nhưng ‘tự chết’ chưa phải đã là hết.

Ma chay mới tháng trước thì tháng sau có kẻ xấu bụng biết bà chủ vẫn còn ấm ức vì chuyện ‘tự chết’ của ông quan này nên lại tâu với bà rằng muốn biết ông ta có ‘chôm’ vàng hay không cứ xin quan cho quật mồ hắn lên, nếu đích thị là thủ phạm hẳn thế nào vợ con hắn cũng chôn theo quan tài chút đỉnh cho y xài dưới âm phủ, cứ quật mồ lên là biết liền!

Tất nhiên ‘cây ngay chẳng sợ chết đứng’ kết quả đào bới chẳng được gì thêm nhưng trước những cay cú người ta vẫn cứ thích đòi phải “xử lý” tiếp vụ việc nhân danh công lý và “sự cần thiết, phù hợp với hiến pháp, pháp luật”.

Sàigòn, 22/10/2009
 
Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về VN
BBC
10:11 22/10/2009
Dân biểu Cao Ngọc Ánh là một trong những người chủ xướng nghị quyết 672

Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua Nghị quyết 672 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger và tôn trọng tự do internet.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay lập tức có phản ứng nói thông tin trong nghị quyết là "thiếu khách quan và sai lệch".

Nghị quyết 672 liệt kê 18 nhà hoạt động trên mạng internet hiện đang bị bắt giữ và nêu quan ngại về việc chính phủ Hà Nội hạn chế không gian ảo.

Các nhà làm luật Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam "trở nên quốc gia thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thông qua việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội đoàn chính trị của các cá nhân".

Dân biểu Loretta Sanchez, người bảo trợ cho nghị quyết 672, phát biểu rằng mạng internet đã "trở thành công cụ đắc lực cho người dân Việt Nam thể hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp của mình".

Bà Sanchez, đại diện của khu vực cử tri đông người gốc Việt ở miền Nam California, nói rằng việc khuyến khích Việt Nam cởi mở hơn đã không mang lại hiệu quả.

Bà cho rằng điều kiện nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục xấu đi và bà lo ngại rằng "Hoa Kỳ không có lập trường cứng rắn trước việc chính phủ Việt Nam thiếu tôn trọng nhân quyền một cách trắng trợn".

'Can thiệp nội bộ'

Phản ứng trước việc thông qua nghị quyết 672, hôm thứ Năm người phát ngôn Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về một vấn đề thuộc công việc nội bộ của Việt Nam là không phù hợp với thông lệ quan hệ giữa các nước, không phù hợp với quan hệ đang phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".

Bà Nga khẳng định: "Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Tại Việt Nam không có ai bị bắt, giam giữ và xét xử vì bày tỏ chính kiến."

Bà cũng cho rằng internet được tạo điều kiện thuận lợi và chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như hiện nay,.

Trong khi đó, tại Hạ viện Hoa Kỳ đang có kêu gọi Washington có hành động để hỗ trợ các công dân Việt Nam, "những người chỉ hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn".

Một số nhân vật trong chính giới Mỹ đã chỉ trích Việt Nam mới đây bắt giữ và xử tù các nhân vật hoạt động dân chủ.

Ông Cao Quang Ánh, dân biểu gốc Việt duy nhất tại Hạ viện Hoa Kỳ, nói: "Điều quan trọng là Hoa Kỳ cần có quan điểm cứng rắn chống lại ách độc tài của chính quyền Việt Nam và thúc đẩy dân chủ một cách hiệu quả hơn trên toàn thế giới".

Ông cũng kêu gọi đặt Việt Nam lại vào danh sách các nước gây quan ngại đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC). Mỹ đã từng cho Việt Nam vào danh sách này rồi rút tên năm 2006 sau khi cho là Việt Nam "có tiến bộ".
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Bà Cố LM Ignatius Vũ Xuân Thu vừa tạ thế tại Thủ Đức Việt Nam
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
15:52 22/10/2009

Phân Ưu

Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ xin phân ưu cùng
LM. Ignatius Vũ X. Thư, Chủ Tịch Miền Đông Bắc, và gia quyến:
Bà Cố Anna Maria Nguyễn Thị Nhật
đã được Chúa gọi về tối ngày 20/10/2009
Hưởng thọ 98 tuổi.

Thánh Lễ An Táng: lúc 05 giờ 00, ngày thứ bảy, 24/10/2009.
tại nhà thờ Giáo Xứ Châu Bình, Thủ Đức.

Xin Thiên Chúa sớm cho linh hồn bà Cố vào chốn Thiên Đàng
hưởng phước đời đời.

Đại Diện Liên Đoàn CGVN HK
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Bốn Vợ
Trà Lũ
13:40 22/10/2009
Chuyện phiếm: Bốn Vợ

Làng An Lạc của chúng tôi là một hội đồng liên tôn. Dân làng theo Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Đạo Ông Bà, Tin Lành……, đại diện đủ hết các tôn giáo lớn ở VN. Tuy khác đạo nhưng dân làng ai cũng kính trọng tôn giáo của nhau. Mùa Vu Lan năm nay, hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân hướng dẫn chúng tôi lên chùa lễ Phật và tụng kinh. Lại còn được ăn cơm chay. Lại còn được xem văn nghệ. Vui vẻ và sung sướng qúa sức.

Sau buổi lễ trên chùa, chúng tôi kéo về nhà cụ Chánh tiên chỉ làng để mừng lễ tiếp.Buổi trưa ăn cơm chay, buổi chiều ăn cơm mặn, dân làng coi nhau là anh em một nhà. Nước thiên đàng và cõi niết bàn ở ngay đây, các cụ đã thấy chưa?

Trong khi các bà lúi húi làm cơm thì anh John cất tiếng: Tôi có một thắc mắc mà nhà tôi không giải được, xin các bác chỉ cho: Tại sao nhiều lễ lớn của VN vẫn còn theo âm lịch, như lễ Vu Lan, Tết Trung Thu chẳng hạn ? Sao không bắt chước Nhật Bản dùng dương lịch ? Nhà thông thái ODP đáp ngay: Âm lịch là lịch theo chu kỳ của mặt trăng. Tổ tiên VN xưa đâu cần máy móc đo đạc, các cụ cứ nhìn thấy trăng tròn là biết ngày rằm, cứ nhìn thấy trăng khuyết là biết con nước để làm ruộng, gieo mạ, cấy lúa, hoặc ra khơi đánh cá. Thân xác phụ nữ cũng theo tuần trăng mà lên xuống đầy vơi. Cứ nhìn mặt trăng là dân ta tính ra ngày giỗ cha mẹ, tổ tiên, quốc tổ. Cứ nhìn mặt trăng là ta biết ngày nào tiễn ông Táo về trời, ngày nào ngâm gạo gói bánh chưng, ngày nào tết nguyên đán. Âm lịch là cái gốc lớn trong lịch sử VN. Tại sao ta lại bỏ cái gốc lớn của tổ tiên ? Anh John nghe xong như được khai ngộ bèn gật gù cái đầu, ra vẻ chịu qúa. Anh không ngờ nếp sống văn hóa VN quê vợ anh vĩ đại như vậy.

Rồi bữa ăn được dọn ra. Chao ôi, bún bò Huế và bánh nậm, sao mà ngon thế này.

Ông ODP vừa giải thích ý nghĩa âm lịch cho anh John xong, liền quay ra nói với cả làng: Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Bởi vậy, bữa nay xin được tiếp tục thảo luận về hội sợ vợ mà lần trước chưa bàn hết ý. Dân làng được hoàn toàn tự do phát biểu, mọi tội được xá hết. Cả làng đều vỗ tay hoan hỉ.

Những người vỗ tay to nhất lại là phe các bà, thế mới kinh chứ. Thật đúng như kinh nghiệm mà phe liền ông chúng tôi đã thu được, là đa số các bà, trong bụng thì rất thích những chuyện mặn, nhưng ngoài miệng thì vẫn giả bộ ngúng nguẩy hấm hứ.

Và ông ODP mở đầu chương trình. Ông bảo phe liền ông chúng ta nên chọn nhà hiền triết Socrate làm thánh tổ vì ngài đã dạy rằng: Hỡi các bạn đàn ông ! các bạn hãy lấy vợ vì có lợi hai bề. Nều bạn lấy được vợ hiền thì bạn là một người hạnh phúc. Nếu bạn lấy phải vợ dữ thì bạn sẽ trở thành một triết gia. Rồi ông khoe ông có một anh bạn đã trở thành triết giavì lấy phải vợ dữ. Anh bạn này kể: Một bữa kia vợ nổi máu ghen và bắt nọn tao có mèo. Tao không biết xử trí ra sao vì nói thế nào mụ vợ cũng bắt lỗi được. Nếu tao cãi thì vợ sẽ nói: Rõ ràng có tật giật mình. Mà nếu tao không thèm cãi thì vợ sẽ lại nói: Rõ ràng nha, chứng cớ rành rành nên không cãi được nha. Đèo mẹ, đàng nào cũng chết với nó !

Anh H.O. bèn giơ tay xin góp chuyện: Tôi vừa đọc được một chuyện của nhà văn Đào Hiếu, đai ý cũng giống y như vậy. Chuyện bà vợ có hai lưỡi ấy mà. Như thế này:

. . . Bạn tôi có rất nhiều người thuộc trường phái sợ vợ. Có người mới lấy vợ về đã sợ, có người sợ dài dài trong suốt vài chục năm chung sống. Phó thường dân cũng sợ vợ, mà người có chức quyền cũng sợ vợ. Người ít học lẫn các bậc trượng phu trí thức đều thuộc câu ‘ nhất vợ nhì trời’.

Chẳng hạn như anh bạn bác sĩ của tôi lấy vợ đã ngoài 20 năm. Bữa kia hai ông bà rủ nhau đi chợ mua sắm các thứ để mừng kỷ niệm ngày cưới. Người vợ bảo: Anh giữ tiền nhé, em mua cái gì thì anh chi. Người chồng cất tiền vào túi áo. Nhưng khi hai người đến đầu chợ thì bà vợ lại cằn nhằn ‘Đến chỗ đông người mà sao anh lớ ngớ như một thằng ngố vậy ?Anh không biết bọn móc túi đầy trong chợ à ? Anh chồng gạt đi: Đừng lo, chúng nó không làm gì được anh đâu. Bà vợ ngắm nghía đức ông chồng một lúc rồi quyết định: Đưa hết tiền đây. Anh giữ tiền, mất như chơi ! Người chồng vâng lời, đưa tiền cho vợ. Bà vợ bỏ tiền vào ví, cầm chắc trong tay. Hai người bước vô chợ, đi vòng vòng ngắm nghía hàng hóa một hồi, cuối cùng bà vợ quyết định mua một bộ đồ đầm 130 ngàn. Nhưng khi móc ví trả tiền thì mới hay là ví đã bị rạch và gói bạc biến mất. Anh chồng nhỏ nhẹ nói: Phải chi lúc nãy em để anh giữ tiền thì đâu đến nỗi !. Bất ngờ bà vợ túm lấy cổ chồng rồi gầm lên: Đồ ngu ! Tại sao tôi bảo đưa tiền cho tôi giữ mà anh cũng đưa ? Anh phải biết ngăn cản tôi chứ ! Thế mới gọi là đàn ông chứ ! Đàn ông gì mà vợ bảo sao nghe vậy để đến nỗi mất hết tiền. Lỗi của anh sờ sờ như thế mà còn đổ cho người ta. Đàn ông gì mà hèn qúa vậy ! Bị nắm cổ áo ngay giữa chợ, anh chồng mắc cở qúa, năn nỉ: Anh xin lỗi. Buông anh ra, đừng làm thế chỗ đông người !

Nghe kể đến đây, anh John cười sằng sặc: Tôi đọc đã nhiều, báo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, mà chưa hề thấy có chuyện nào nói về anh chồng sợ vợ cao độ như vậy. Tiếng Anh gọi những anh chồng râu quặp này là ‘ bị gà mái mổ’, hen-pecked husbands. Thật đúng hết sức vậy đó.

Trong văn học Anh có chuyện bà vợ đáo để của nhà văn Bernard Shaw. Bữa đó ông Shaw cao hứng nói với mấy người bạn: Đàn bà thường chậm chạp và kém thông minh. Rất may cái nhược điểm này được cái nhanh nhẹn và thông minh của bọn đàn ông chúng mình bù đắp. Không ngờ lúc đó vợ ông đi ngang nghe được. Bà cất tiếng đáp ngay: Phải, chính vì đàn ông thông minh nên ông mới lấy được tôi, còn đàn bà ngu dốt nên tôi mới vớ phải ông !

Khiếp chưa, các bác ?

Anh H.O. xin góp ý: Nãy giờ qúy vị toàn nói chuyện tiêu cực. Tôi xin nói chuyện tích cực. Tôi xin được đọc bài thơ trên internet. Bài này toàn mầu hồng:

Vợ là toàn những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say
Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ, vợ là hoa
Vợ là chồi biếc, vợ là mùa xuân
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về mùa đông
Vợ là chỗ dựa cho chồng
Ông nào dám bảo vợ không là gì ?
Vợ là con Phật con Trời
Rẽ mây bước xuống làm người trần gian

Phe các bà nghe xong đoạn thơ này thì thích qúa sức. Bà nào cũng gật gù cho rằng lời thơ hay qúa đúng quá. Thấy vậy anh H.O. như được thêm hứng khởi bèn xin kể một chuyện cười. Chuyện về ông hàng bánh. Ông này làm sai ý khách hàng, nhưng cái sai của ông mới đáng gía, mới nói lên được hết sự thực.

Rằng có anh chàng kia đi đặt đồng bánh để mừng sinh nhật vợ. Anh ta dặn ông chủ hiệu: Trên đồng bánh, xin ông viết cho tôi 2 hàng chữ: ‘Em không hề già đi’ ở phần trên, và ‘ em chỉ đẹp hơn lên’ ở phần dưới. Hôm đó là đại tiệc, vừa đông đủ gia đình, vừa đông đủ bạn hữu. Đến phần quan trọng cắt bánh, đèn phòng ăn được tắt đi, chỉ một ngọn đèn được chiếu vào đồng bánh. Mọi người chú tâm vào hàng chữ, rồi tự nhiên mọi người phá ra cười và vỗ tay râm ran, vì trên mặt đồng bánh có 2 hàng chữ viết rất đẹp:

Em không hề già đi ở phần trên
Em chỉ đẹp hơn lên ở phần dưới
Tôi yêu cái ông hàng bánh này qúa.

Cả làng tôi phá ra cười như sấm. Các bà thì cười rũ rượi, đấm nhau thùm thụp.

Cụ Chánh thấy dân làng vui cười như vậy thì sung sướng qúa chừng. Cụ còn muốn vui cười thêm nữa cơ. Cụ nói khích: Nãy giờ sự vui cười toàn do phe liền ông chúng tôi đem tới. Bây giờ đến lượt các bà góp vui.

Chị Ba Biên Hòa liền lên tiếng: Tôi không có tài kể chuyện cười, tôi chỉ xin kể chuyện có thực mà thôi, chuyện liên can tới mùa Vu Lan, mùa bày tỏ lòng hiếu thảo. Tôi vừa đọc thấy cái tin kỳ lạ bên Hoa Kỳ. Đó là chuyện‘ ăn cha’. Chuyện mới xảy ra ở Atlanta, tiểu bang Georgia. Ông già John Morshay 84 tuổi, chết bất ngờ vì bịnh tim. Con cháu đã mang xác ông đi hỏa thiêu, rồi lấy thán cốt trộn vào nồi thịt và ăn với spaghetti. Anh con trai tên Bill đã phát biểu: Mỗi người bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ mỗi cách, hành động của chúng tôi cũng chỉ là một cách bày tỏ rằng lúc nào ông cụ cũng ở trong thân xác chúng tôi. Món spaghetti tuy có vị khác nhưng ngon vô cùng !

Phe các bà nghe đến việc trộn thán cốt người chết vào nồi canh thịt và ăn với spaghetti thì sợ hãi qúa, bèn xin Chị Ba chuyện khác. Thấy vợ còn lúng túng, anh John liền nhảy vào trợ lực. Anh xin kể chuyện thời sự để đánh tan cái không khí sợ hãi vừa xảy ra. Việc này đẹp lòng mọi người.

Tin đầu tiên nóng sốt là chúng ta vừa có một bộ sử VN bằng văn vần. Đó là cuốn Đại Việt Sử Lược Diễn Ca, từ đời Hồng Bàng tới năm 2009, viết bằng thể song thất lục bát, của hai nhà thơ Nguyễn Bá Triệu và Hồ Đắc Duy. Các cụ biết tiếng hai nhà thơ này chứ. Cụ Nguyễn Bá Triệu, hơn 80 tuổi vàng, tinh thông Hán và Nôm, từng là tác giả những sách biên khảo về Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Văn Tiên. Cụ Triệu hiện ở thủ đô Ottawa. Còn Hồ Đắc Duy hiện ở VN, ông là bác sĩ y khoa. BS Duy say mê văn chương từ bé. Ông là cháu nội của Cụ Hồ Đắc Trung, thượng thư Bộ Hình của triều Nguyễn ngày trước. Cụ Trung này đã ngồi ghế chánh án xử vụ Vua Duy Tân. Pháp muốn án tử hình, nhưng cụ Trung đã can đảm tuyên bố vua Duy Tân trắng án.

Tác phẩm thơ trên đây dài 8512 câu. Hai tác giả ở xa nhau nửa vòng trái đất mà hợp tác được với nhau viết ra tập sử này, Đây là kỳ công. Tập thơ mới xong bản thảo. Hai tác giả đang chuẩn bị đưa lên mạng Web để xin thêm ý kiến, sau đó mới in thành sách. Vì tác giả Triệu ở Canada, tôi biết tin sốt giẻo của ngươi đất Canada nên xin khoe trước với các bạn bốn phương. Ai nóng lòng muốn đọc trước, xin liên lạc với cụ Triệu qua email: trieu@ncf.ca

Tin tiếp theo là cuối tháng Chín vừa qua, giáo hội Công Giáo đã mừng lễ kính các Thánh Tử Đạo Canada trọng thể. Nghe đến đây thì chắc có người thắc mắc: Ở Canada có bao giờ cấm đạo Thiên Chúa đâu mà lại có thánh tử đạo ? Xin thưa: Canada da trắng không cấm đạo, nhưng một số bộ lạc Da Đỏ cấm. Hồi đầu thế kỷ 17, khi người da trắng bắt đầu đặt chân lên đất bắc Mỹ thì một số nhà truyền giáo từ Âu Châu đã đi theo để truyền đạo cho người Da Đỏ. Một số bộ lạc theo đạo, một số bộ lạc không những không theo mà còn cấm đạo và tàn sát. Các nhà truyền giáo đa số thuộc Dòng Tên, S.J. Nhóm bị Da Đỏ bắt giết ở Hoa Kỳ, đứng đầu là Cha Isaac Jogues. Nhóm bị bắt giết ở Canada đứng đầu là Cha Jean de Brébeuf. Cha thánh Brébeuf rất nổi tiếng.Việc truyền giáo của các ngài được ghi rất rõ trong sư, giai đoạn lập quốc. Toàn những chuyện anh hùng. Có vị bị bắt, rồi trốn thoát, rồi trở lại giảng đạo tiếp, và sau cùng bị giết. Tại Canada có đền kính các thánh tử đạo này ở miền Midland bang Ontario, và tại Hoa Kỳ miền Auriesville, bang New York.

Tin thứ ba là một trường học dành riêng cho người Da Đen đã được thành lập tại miền bắc Toronto và niên học đầu tiên vừa khai giảng với sĩ số là150 học sinh. Trường mang tên ‘Africentric Alternative SChool’. Các cụ phương xa nghe tin này có ngạc nhiên không ? Xưa thì dân đa đen tranh đấu đòi học chung với da trắng. Nay người da đen thấy con em mình theo học không kịp da trắng nên đã xin lập ra trường riêng.

Tin thứ tư là Cựu Tổng Thống Bill Clinton mới từ Hoa Kỳ sang Toronto nói chuyện. Ông cổ võ tình yêu thương nhân loại, Our Common Humanity, trong đó ông ca ngợi Canada nhiều mặt, đặc biệt ngành y tế miễn phí cho toàn dân. Ông vừa cười vừa nói: Các bạn Canada sung sướng qúa mà không biết mình sướng đó thôi. Nhiều người trên thế giới liều chết để được đến đất thiên đàng Canada này, để được sống hạnh phúc như các bạn, mà không được. Ngày xưa khi còn làm tổng thống, ông đã vận động để toàn dân được hưởng y tế miễn phí mà thất bại. Thế mới biết các nghiệp đoàn y tế, các hãng bảo hiểm, các bệnh viện, các hãng bào chế thuốc ở Hoa Kỳ mạnh biết chừng nào. Tổng thống Obama hiện nay cũng đang vận động bắt chước y tế Canada mà gặp chống đối mạnh mẽ.

Rồi tin Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Canada vào thượng tuần tháng Mười để cổ võ hòa bình. Nơi ông nhắm đến là Montreál. Ông mê thành phố nói tiếng Pháp này qúa. Chưa biết Tòa Đại Sứ Trung Cộng sẽ phản ứng ra sao.

Rồi tin cô Allison Donelon bơi qua eo biển Manche. Cô gái 18 tuổi, quê Alberta miền dầu lửa của Canada. Cô chọn lộ trình từ bến Dover dài 34 cây số. Ban đầu cô nghĩ là cô sẽ vượt 34 cây số trong 9 tiếng đống hồ, nhưng vì thủy triều dâng cao, cô đã phải bơi trong 12 tiếng đống hồ với một chiều dài 50 cây số. Nghĩ mà phục cô Allison. Đúng là con gái 18 bẻ gãy sừng trâu. Tôi đây bơi 100 thước đã thấy mệt phờ.

Nghe nói tới bơi lội, ông ODP giơ tay xin góp ý. Ông bảo chúng ta nên cho con cháu học bơi. Việc bơi lội không những tạo ra sức khoẻ cho thân xác, mà nhiều khi còn cứu mạng được nhiều người. Tôi vừa nghĩ tới chuyện ông Churchill ngày xưa. Các bạn có biết chuyện này không ? Ai cũng lắc đầu không biết và xin ông kể. Thế là bồ chữ ODP xin phép cắt ngang phần thời sự của anh John rồi kể ngay.

Đó là chuyện một gia đình qúy tộc đi cắm trại ở ngoại ô London. Họ chọn địa điểm ven bờ một hồ lớn, cây cao bóng mát. Người lớn thì tíu tít chuyện trò, ca hát và ăn uống. Con nít thì chạy nhảy hái hoa bắt bướm. Một cậu bé lội xuống hồ. Vì mải bơi theo một con thiên nga trên hồ mà cậu này xém chết chìm. Nghe tiếng kêu cứu, mấy người lớn nhảy xuống nước nhưng không ai dám bơi ra xa. Trong lúc nguy kịch này bỗng có một thằng bé từ trên cây gần đó phóng xuống nước. Nó bơi như con nhái. Nó đã mang được cậu bé quý tộc vào bờ. Để đền ơn cứu mạng, gia đình qúy tộc đã nhận nuôi thằng bé nhà quê nghèo nàn này ăn học. Nhờ bản chất thông minh, thằng nhỏ đã trở thành một bác sĩ và một nhà bác học nổi tiếng, đã tìm ra thuốc trụ sinh penicillin.

Kể đến đây, ông ODP nhìn cả làng rồi hỏi: Tôi nói sơ sơ vậy, các bác đã biết chuyện cậu bé xém chết chìm và thằng bé bơi giỏi cứu mạng cậu bé qúy tộc là ai chưa?

Trong khi cả làng còn đang ngơ ngác thì anh John giơ tay: Tôi biết. Đó là chuyện thời thơ ấu của thủ tướng Winston Churchill và Bác Sĩ Alexander Flemin. Các cụ đã thấy anh John này giỏi chưa?

Anh John quảng diễn thêm: Ông Churchil thuộc gốc qúy tộc giàu sang từ bé, còn BS Flemin ngày còn bé nhà nghèo mạt rệp, chưa xong tiểu học thì đã phải bỏ học vào rừng kiếm củi, thú vui độc nhất lúc rảnh rỗi là bắt cá và bơi lội.

Chuyện đời nhiều việc thật lạ lùng. Vì bơi giỏi nên cứu được một mạng người. Mạng người được cứu, Winston Chruchill, đã trở thành một vị thủ tướng nổi danh thế giới thời Đệ Nhị Thế Chiến. Vì cứu được mạng người mà người bơi giỏi nhưng nghèo mạt rệp Alexander Fleming đã được đền ơn, đã được nuôi cho ăn học, và đã trở thành thiên tài y khoa.

Chuyện chưa kết thúc ở đây. Về cuối đời, thủ tướng Churchill bị bệnh nặng sắp chết. Trong lúc thập tử nhất sinh này thì bác sĩ Fleming đến kịp với hộp thuốc penicillin. Thủ tướng Churchill đã sống lại nhờ thuốc tiên của BS Flemin. Và thế giới y khoa đã bước vào một kỷ nguyên mới. Nếu ngày xưa không nhờ tài bơi lội cứu được mạng người thì làm gì cậu bé nhà quê có cơ hội ăn học để rồi chế ra thần dược penicillin. Chuyện kể rằng Thủ Tướng Churchill đã ôm lấy BS Flemin mà nói rằng: Mỗi lần tôi đối diện thần chết thì Thiên Chúa sai Anh đến để cứu mạng tôi.

Và ông ODP kết luận: Chuyện của tôi vừa kể, từ cô gái Canada Allison bơi qua eo biển Manche kéo sang chuyện bác học Flemin chế ra thuốn trụ sinh, quả là chuyện dài vòng vo, nhưng cốt để nói với cả làng việc chúng ta khuyết khích con cháu học bơi lội là điều rất tốt, nhiều khi nhờ bơi lội mà đã có những phép lạ tuyệt vời.

Thấy cụ Chánh gật gù thì ông ODP thích lắm. Ông thưa với cụ: Nãy giờ tôi vô phép chiếm diễn đàn hơi lâu, bây giờ xin mời cụ lên diễn đàn kể chuyện cho dân làng nghe. Thấy cụ tiên chỉ còn lưỡng lự, ông nói tiếp: Cụ kể chuyện gì cũng được vì ai cũng ao ước được nghe cụ nói. Bấy giờ Cụ chánh mới lên tiếng. Cụ bảo vì lúc nãy làng đang nói dở chuyên tôn kính vợ nên cụ xin kể chuyện ông bốn vợ.

Rằng có ông kiatuy không theo Hồi giáo nhưng có tới 4 vợ lận. Bà vợ cả là người lo toan cho ông mọi sự, ông yêu bà nhưng là tình yêu lơ là. Bà thứ hai là người ông hay nói chuyện tâm sự. Bất cứ lúc nào ông gặp khó khăn là ông bàn bạc và xin bà giúp, ngoài ra ông cũng lơ là. Bà thứ ba thì xinh đẹp, đi đâu ông cũng mang bà đi theo để khoe với thiên hạ. Bà thứ tư thì ông cưng vô cùng, ông sắm cho bà những nữ trang đắt tiền nhất và nâng niu chiều chuộng bà mọi mặt.

Cuộc đời của ông 4 vợ này kéo dài một thời gian, rồi đến một ngày kia ông ngã bệnh nặng. Biết mình sắp chết, ông sợ mình sẽ cô đơn nên gọi cả 4 vợ đến rồi hỏi có ai bằng lòng theo ông về thới giới bên kia không. Bà Hai, bà Ba, bà Bốn, ba bà đều lắc đầu. Chỉ có bà vợ cả là gật đầu bằng lòng. Thấy bà cả xanh xao vàng vọt vì đã bị ông bỏ rơi bao lâu nay thế mà lòng dạ bà vẫn sắt son, ông oà lên khóc rồi đi vào đời sau.

Kể đến đây, thấy cả làng ngơ ngác chưa hiểu ý chuyện, cụ Chánh nói tiếp: Đây là bài giảng nhà thờ của Cha Paolo. Tôi nhớ mãi chuyện này vì nó đã giúp tôi sống đời đạo đức. Mỗi người chúng ta ai cũng có 4 bà vợ. Bà vợ thứ tư chính là thân thể. Chúng ta có chăm chút bao nhiêu rồi khi ta nhắm mắt nó cũng bỏ chúng ta. Bà vợ thứ ba chính là của cải và địa vị. Khi ta nhắm mắt thì nó cũng bỏ chúng ta. Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Khi ta nhắm mắt thì họ đều bỏ chúng ta. Bà vợ cả chính là linh hồn của ta, đời sống thiêng liêng của ta. Trong cuộc đời trần thế này, nhiều khi chúng ta sống mà thường quên ta có linh hồn thuộc cõi trên.

Chà, câu chuyện của Cụ Chánh nghiêm trang qúa. Ông H.O. phát biểu: Nghe bác kể mà cháu như thấy mình đang ở trong nhà thờ, và đang nghe Cha Paolo giảng. Rôi ông quay vào phe các bà: Quý bà nên nhớ là bà nào cũng có 4 vợ đấy nha, chứ chẳng phải riêng phe liền ông chúng tôi đâu.

Chị Ba Biên Hòa đáp ngay: Chúng tôi là bậc thánh thiện, xin dành 4 vợ cho các ông. Chúng tôi không cần vợ. Khi nào Chúa gọi thì chúng tôi vui vẻ về với Chúa ngay, chứ không la đà bà này bà kia như qúy ông.

Các cụ đã sợ miệng lưỡi Chị Ba trong làng chúng tôi chưa ?

Trà Lũ


ĐẦY TIẾNG CƯỜI ĐẦY KIẾN THỨC

Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:

MIỀN ĐẤT AN LẠC

Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và

500 CHUYỆN CƯỜI

những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001

Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:

-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)

- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)

Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada

Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sương Thu
Nguyễn Ngọc Danh
16:16 22/10/2009

SƯƠNG THU



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Nai cao gót lẫn trong mù

Xuống rừng nẻo thuộc nhìn Thu mới về.

(Lưu Trọng Lư)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Việt Hải Ngoại
Nguyễn Ngọc Liên
22:10 22/10/2009

MẸ VIỆT HẢI NGOẠI



Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên


Bốn ngàn năm mẹ nuôi con lớn

Nay vì con đi khắp hoàn cầu

Dù cho vạn dặm xa quê cũ

Mẹ vẫn tần-tảo-vẫn-sắt-son!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền