Phụng Vụ - Mục Vụ
Bước Chân Tình Yêu Và Con Đường Phải Chọn
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
07:01 20/10/2019
Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm C (2019)
(Khánh nhật Truyền Giáo)
Chúng ta có thể bắt đầu cho những suy tư về “sứ mệnh Loan Tin Mừng” trong ngày “Khánh Nhật Truyền Giáo” năm nay (2019) bằng hạn từ “TÌNH YÊU”; và đây cũng là một trong những ý tưởng chủ đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô trong “Sứ điệp Truyền Giáo 2019”. Chúng ta có thể đọc thấy những tư tưởng mang “chiều kích tình yêu” qua những dòng sau:
“Đức ái mà chúng ta được nếm cảm trước trong các bí tích và tình yêu thương huynh đệ, thúc đẩy chúng ta đi đến mọi chân trời góc biển (x. Mk 5:4; Mt 28:19; Cv 1:8; Rm 10:18)…
Biết bao vị thánh, biết bao người nam người nữ giàu đức tin, làm chứng cho sự thật rằng sự mở rộng vô hạn này, sự đi ra trong tình thương xót này quả thật là khả thi và thực tế, vì nó được thúc đẩy bởi tình yêu và ý nghĩa sâu xa nhất của nó như là một quà tặng, một hi sinh và một sự cho không (x. 2 Cr 5:14-21)!...
Sứ mạng truyền giáo này chạm tới bản thân chúng ta: Tôi là một sứ mạng, luôn luôn; bạn là một sứ mạng, luôn luôn; mỗi người nam người nữ đã chịu phép rửa là một sứ mạng. Những người đang yêu thì không bao giờ ở yên; họ được kéo ra khỏi con người họ; họ được thu hút bởi người khác và họ thu hút người khác; họ hiến mình cho người khác và xây dựng những mối quan hệ trao ban sự sống. Liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa, không ai là vô ích hay vô nghĩa. Mỗi người chúng ta là một sứ mạng cho thế giới, vì mỗi chúng ta là kết quả tình yêu của Thiên Chúa…”
Vâng, tình yêu hay “Đức Ái” chính là động lực thúc đẩy cũng là “kim chỉ nam” cho công cuộc truyền giáo. Không có tình yêu thúc đẩy chúng ta không thể “nhúc nhích”, không thể dấn thân, không thể “băng rừng vượt suối” để “ra đi” và “đi ra những vùng ngoại biên”; nhất là không thể hy sinh quên mình cho sứ vụ, cả đến mạng sống!
Nếu không có tình yêu thì chỉ dừng lại ở “tuyên truyền”, “chiêu dụ”…chứ không bao giờ mang ý nghĩa đích thực của “truyền giáo”, của công cuộc “loan báo Tin Mừng”, như sứ điệp của Đức Phanxicô khẳng quyết:
“Sự sống thần linh này không phải là sản phẩm để bán-chúng ta không làm chuyện chiêu dụ người ta vào đạo-nhưng là một kho báu để cho tặng, truyền thông và công bố: đó là ý nghĩa của truyền giáo. Chúng ta được cho không món quà này và chúng ta cũng đem nó cho không người khác (x. Mt 10:8), không loại trừ một ai. Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi bằng cách nhận biết chân lý và trải nghiệm lòng thương xót của Người nhờ sứ vụ của Hội Thánh, mầu nhiệm phổ quát của ơn cứu độ (x. 1 Tm 2:4; Lumen Gentium, 48).
Và dĩ nhiên, không phải ngẫu nhiên hay tự mình mà chúng ta có được “tình yêu truyền giáo”; tất cả đều xuất phát từ nơi bí tích Thánh Tẩy, như cách khẳng định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngay trong tựa đề của “Sứ điệp Truyền Giáo năm nay” và cũng là “chủ đề cho “tháng 10 truyền giáo ngoại thường”: Được Rửa Tội và Được Sai Đi: Hội Thánh Chúa Kitô thi hành sứ mạng trong thế giới.
Và Đức Thánh Cha đã cắt nghĩa rõ hơn về mối “tương quan hữu cơ” giữa hồng ân Thánh Tẩy và sứ mệnh truyền giáo: được thuộc về gia đình con cái Chúa và nhận được sự sống thần linh nhờ Phép Rửa, mọi Kitô hữu đều tham dự và sứ mệnh “làm cho muôn dân muôn nước cũng phải được dự phần vào sự sống thần linh”:
“Từ thuở đời đời Người đã tiền định cho mỗi con cái của Người được dự phần vào sự sống thần linh vĩnh cửu của Người (x. Ep 1:3-6). Sự sống này được ban cho chúng ta trong Phép Rửa, ban cho chúng ta ơn đức tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Phép Rửa tái sinh chúng ta theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, và làm chúng ta thành những chi thể của Thân Thể Chúa Kitô, tức là Hội Thánh. Theo nghĩa này, Phép Rửa thực sự cần thiết để được cứu rỗi vì nó bảo đảm rằng , luôn luôn và mọi nơi, chúng ta là những người con trai con gái trong nhà Cha, chứ không bao giờ là những trẻ cô nhi, những người xa lạ hay nô lệ. (…). Chúng ta là con cái của cha mẹ ruột chúng ta, nhưng trong Phép Rửa chúng ta nhận được nguồn mạch của mọi tình phụ tử và tình mẫu tử đích thực: Không ai có thể có Thiên Chúa là Cha nếu không có Hội Thánh là mẹ (x. Thánh Cyprianô, De Cath. Eccl., 6).
Do đó, sứ mạng của chúng ta bắt nguồn từ tình cha của Thiên Chúa và tình mẹ của Hội Thánh. Sứ vụ Chúa Giêsu Phục Sinh truyền cho các môn đệ vào ngày Phục Sinh là yếu tố nội tại trong Phép Rửa: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em, đầy tràn Thánh Thần, để thế gian được giao hoà (x. Ga 20:19-23; Mt 28:16-20). Sứ mạng này là phần thiết yếu của căn tính Kitô hữu chúng ta; nó làm chúng ta có trách nhiệm giúp mọi người thể hiện ơn gọi của họ là làm nghĩa tử của Chúa Cha, nhận ra nhân phẩm của mỗi người và quí trọng giá trị nội tại của sự sống con người, từ lúc thụ thai tới lúc chết. Chủ nghĩa thế tục lan rộng ngày nay, khi nó nhất quyết từ chối tình phụ tử chủ động của Thiên Chúa trong lịch sử của chúng ta, nó là một cản trở cho tình huynh đệ đích thực của loài người, được biểu hiện trong sự kính trọng sự sống của người khác. Không có Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, mọi sự khác biệt đều bị coi là một mối đe doạ nguy hại, khiến người ta không thể nào có sự chấp nhận lẫn nhau trong tình huynh đệ chân thành và sự hiệp nhất hiệu quả giữa loài người.”
Dưới ánh sáng của những lời dạy trên cùng với sứ điệp Lời Chúa được công bố hôm nay, chúng ta nhận ra những bài học nào cho nỗ lực thực hiện sứ vụ Loan Tin Mừng hôm nay trên quê hương đất nước chúng ta ?
- Trước hết, mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi Hội Thánh phải là một “Giêrusalem bừng sáng”: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi…” (Bđ 1). Chính Chúa Giêsu cũng đã ân cần căn dặn: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5,14-16).
Dĩ nhiên, đây không bao giờ là “ánh sáng của loè loẹt thế gian, ánh sáng của giàu có và quyền lực, ánh sáng của cơ cấu tổ chức hùng mạnh và chặt chẽ mang dáng đứng của loài người, tinh thần thế tục…, mà là “ánh sáng của khó nghèo, khiêm hạ, bác ái, của yêu thương phục vụ, sẻ chia, ánh áng của yêu thương và hiệp nhất : “Người ta cứ dấu nầy…” (Ga 13,35)
- Thứ đến, để làm nên một Hội Thánh, một cộng đoàn “toả sáng những giá trị Tin Mừng”, chắc chắn không bao giờ cộng đoàn đó, Hội Thánh đó, và “những công dân” trong đó, cứ ngồi im đóng cửa để “săm soi bộ lông của mình” , mà cần mạnh mẽ “hoán cải” và “đi ra”, và phải ra đi bằng những “bước chân đẹp”, như Thánh Phaolô đã gợi ý trong thư gởi giáo đoàn Rôma:
“Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi? Như có lời chép: Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng!” (Rm 10,14-15)
- Sau cùng, “Bước chân đẹp” đó phải chăng là những “bước chân không ngại lấm bùn” của những Phanxicô Xavie để lội qua những con đường quê lầy lội đói nghèo ở Ấn Độ, Nhật Bản; là những những bước chân không ngại hôi hám bẩn thỉu của những Têrêsa Calcutta để đến với những kẻ đói nghèo bệnh tật, bị bỏ rơi bên vệ đường thành phố Calcutta; là những bước chân “không sợ lây nhiễm, hôi hám thúi tha” của những Giám mục Jean Cassaigne để sống và chia sẻ thân phận của những anh chị em phong cùi ở Di Linh…
Nếu “nhân loại chính là con đường đầu tiên mà Hội Thánh phải đi qua” thì có một “nhân loại” đang lạc loài trên những nẻo đường dẫn đến vực thẳm của lầm lạc và sự chết, một nhân loại cần được ánh sáng Tin Mừng Cứu độ dẫn đưa về “đàn chiên của Vị Mục Tử nhân lành”, một nhân loại cần được yêu thương và chăm sóc. Đó là một “nhân loại” đang ở đây, trên đất nước Việt Nam nầy, trong giáo phận Qui Nhơn nầy, đang ở bên cạnh chúng ta…!
Vì thế, truyền giáo hôm qua, hôm nay, và mãi mãi là câu chuyện của tình yêu; một tình yêu chấp nhận “được sai đi” trên mọi nẻo đường nhân loại, cho dù phải “uống cạn chén đắng” hay ít ra cũng “trầy vi tróc vảy” !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(Khánh nhật Truyền Giáo)
Chúng ta có thể bắt đầu cho những suy tư về “sứ mệnh Loan Tin Mừng” trong ngày “Khánh Nhật Truyền Giáo” năm nay (2019) bằng hạn từ “TÌNH YÊU”; và đây cũng là một trong những ý tưởng chủ đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô trong “Sứ điệp Truyền Giáo 2019”. Chúng ta có thể đọc thấy những tư tưởng mang “chiều kích tình yêu” qua những dòng sau:
“Đức ái mà chúng ta được nếm cảm trước trong các bí tích và tình yêu thương huynh đệ, thúc đẩy chúng ta đi đến mọi chân trời góc biển (x. Mk 5:4; Mt 28:19; Cv 1:8; Rm 10:18)…
Biết bao vị thánh, biết bao người nam người nữ giàu đức tin, làm chứng cho sự thật rằng sự mở rộng vô hạn này, sự đi ra trong tình thương xót này quả thật là khả thi và thực tế, vì nó được thúc đẩy bởi tình yêu và ý nghĩa sâu xa nhất của nó như là một quà tặng, một hi sinh và một sự cho không (x. 2 Cr 5:14-21)!...
Sứ mạng truyền giáo này chạm tới bản thân chúng ta: Tôi là một sứ mạng, luôn luôn; bạn là một sứ mạng, luôn luôn; mỗi người nam người nữ đã chịu phép rửa là một sứ mạng. Những người đang yêu thì không bao giờ ở yên; họ được kéo ra khỏi con người họ; họ được thu hút bởi người khác và họ thu hút người khác; họ hiến mình cho người khác và xây dựng những mối quan hệ trao ban sự sống. Liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa, không ai là vô ích hay vô nghĩa. Mỗi người chúng ta là một sứ mạng cho thế giới, vì mỗi chúng ta là kết quả tình yêu của Thiên Chúa…”
Vâng, tình yêu hay “Đức Ái” chính là động lực thúc đẩy cũng là “kim chỉ nam” cho công cuộc truyền giáo. Không có tình yêu thúc đẩy chúng ta không thể “nhúc nhích”, không thể dấn thân, không thể “băng rừng vượt suối” để “ra đi” và “đi ra những vùng ngoại biên”; nhất là không thể hy sinh quên mình cho sứ vụ, cả đến mạng sống!
Nếu không có tình yêu thì chỉ dừng lại ở “tuyên truyền”, “chiêu dụ”…chứ không bao giờ mang ý nghĩa đích thực của “truyền giáo”, của công cuộc “loan báo Tin Mừng”, như sứ điệp của Đức Phanxicô khẳng quyết:
“Sự sống thần linh này không phải là sản phẩm để bán-chúng ta không làm chuyện chiêu dụ người ta vào đạo-nhưng là một kho báu để cho tặng, truyền thông và công bố: đó là ý nghĩa của truyền giáo. Chúng ta được cho không món quà này và chúng ta cũng đem nó cho không người khác (x. Mt 10:8), không loại trừ một ai. Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi bằng cách nhận biết chân lý và trải nghiệm lòng thương xót của Người nhờ sứ vụ của Hội Thánh, mầu nhiệm phổ quát của ơn cứu độ (x. 1 Tm 2:4; Lumen Gentium, 48).
Và dĩ nhiên, không phải ngẫu nhiên hay tự mình mà chúng ta có được “tình yêu truyền giáo”; tất cả đều xuất phát từ nơi bí tích Thánh Tẩy, như cách khẳng định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngay trong tựa đề của “Sứ điệp Truyền Giáo năm nay” và cũng là “chủ đề cho “tháng 10 truyền giáo ngoại thường”: Được Rửa Tội và Được Sai Đi: Hội Thánh Chúa Kitô thi hành sứ mạng trong thế giới.
Và Đức Thánh Cha đã cắt nghĩa rõ hơn về mối “tương quan hữu cơ” giữa hồng ân Thánh Tẩy và sứ mệnh truyền giáo: được thuộc về gia đình con cái Chúa và nhận được sự sống thần linh nhờ Phép Rửa, mọi Kitô hữu đều tham dự và sứ mệnh “làm cho muôn dân muôn nước cũng phải được dự phần vào sự sống thần linh”:
“Từ thuở đời đời Người đã tiền định cho mỗi con cái của Người được dự phần vào sự sống thần linh vĩnh cửu của Người (x. Ep 1:3-6). Sự sống này được ban cho chúng ta trong Phép Rửa, ban cho chúng ta ơn đức tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Phép Rửa tái sinh chúng ta theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, và làm chúng ta thành những chi thể của Thân Thể Chúa Kitô, tức là Hội Thánh. Theo nghĩa này, Phép Rửa thực sự cần thiết để được cứu rỗi vì nó bảo đảm rằng , luôn luôn và mọi nơi, chúng ta là những người con trai con gái trong nhà Cha, chứ không bao giờ là những trẻ cô nhi, những người xa lạ hay nô lệ. (…). Chúng ta là con cái của cha mẹ ruột chúng ta, nhưng trong Phép Rửa chúng ta nhận được nguồn mạch của mọi tình phụ tử và tình mẫu tử đích thực: Không ai có thể có Thiên Chúa là Cha nếu không có Hội Thánh là mẹ (x. Thánh Cyprianô, De Cath. Eccl., 6).
Do đó, sứ mạng của chúng ta bắt nguồn từ tình cha của Thiên Chúa và tình mẹ của Hội Thánh. Sứ vụ Chúa Giêsu Phục Sinh truyền cho các môn đệ vào ngày Phục Sinh là yếu tố nội tại trong Phép Rửa: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em, đầy tràn Thánh Thần, để thế gian được giao hoà (x. Ga 20:19-23; Mt 28:16-20). Sứ mạng này là phần thiết yếu của căn tính Kitô hữu chúng ta; nó làm chúng ta có trách nhiệm giúp mọi người thể hiện ơn gọi của họ là làm nghĩa tử của Chúa Cha, nhận ra nhân phẩm của mỗi người và quí trọng giá trị nội tại của sự sống con người, từ lúc thụ thai tới lúc chết. Chủ nghĩa thế tục lan rộng ngày nay, khi nó nhất quyết từ chối tình phụ tử chủ động của Thiên Chúa trong lịch sử của chúng ta, nó là một cản trở cho tình huynh đệ đích thực của loài người, được biểu hiện trong sự kính trọng sự sống của người khác. Không có Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, mọi sự khác biệt đều bị coi là một mối đe doạ nguy hại, khiến người ta không thể nào có sự chấp nhận lẫn nhau trong tình huynh đệ chân thành và sự hiệp nhất hiệu quả giữa loài người.”
Dưới ánh sáng của những lời dạy trên cùng với sứ điệp Lời Chúa được công bố hôm nay, chúng ta nhận ra những bài học nào cho nỗ lực thực hiện sứ vụ Loan Tin Mừng hôm nay trên quê hương đất nước chúng ta ?
- Trước hết, mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi Hội Thánh phải là một “Giêrusalem bừng sáng”: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi…” (Bđ 1). Chính Chúa Giêsu cũng đã ân cần căn dặn: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5,14-16).
Dĩ nhiên, đây không bao giờ là “ánh sáng của loè loẹt thế gian, ánh sáng của giàu có và quyền lực, ánh sáng của cơ cấu tổ chức hùng mạnh và chặt chẽ mang dáng đứng của loài người, tinh thần thế tục…, mà là “ánh sáng của khó nghèo, khiêm hạ, bác ái, của yêu thương phục vụ, sẻ chia, ánh áng của yêu thương và hiệp nhất : “Người ta cứ dấu nầy…” (Ga 13,35)
- Thứ đến, để làm nên một Hội Thánh, một cộng đoàn “toả sáng những giá trị Tin Mừng”, chắc chắn không bao giờ cộng đoàn đó, Hội Thánh đó, và “những công dân” trong đó, cứ ngồi im đóng cửa để “săm soi bộ lông của mình” , mà cần mạnh mẽ “hoán cải” và “đi ra”, và phải ra đi bằng những “bước chân đẹp”, như Thánh Phaolô đã gợi ý trong thư gởi giáo đoàn Rôma:
“Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi? Như có lời chép: Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng!” (Rm 10,14-15)
- Sau cùng, “Bước chân đẹp” đó phải chăng là những “bước chân không ngại lấm bùn” của những Phanxicô Xavie để lội qua những con đường quê lầy lội đói nghèo ở Ấn Độ, Nhật Bản; là những những bước chân không ngại hôi hám bẩn thỉu của những Têrêsa Calcutta để đến với những kẻ đói nghèo bệnh tật, bị bỏ rơi bên vệ đường thành phố Calcutta; là những bước chân “không sợ lây nhiễm, hôi hám thúi tha” của những Giám mục Jean Cassaigne để sống và chia sẻ thân phận của những anh chị em phong cùi ở Di Linh…
Nếu “nhân loại chính là con đường đầu tiên mà Hội Thánh phải đi qua” thì có một “nhân loại” đang lạc loài trên những nẻo đường dẫn đến vực thẳm của lầm lạc và sự chết, một nhân loại cần được ánh sáng Tin Mừng Cứu độ dẫn đưa về “đàn chiên của Vị Mục Tử nhân lành”, một nhân loại cần được yêu thương và chăm sóc. Đó là một “nhân loại” đang ở đây, trên đất nước Việt Nam nầy, trong giáo phận Qui Nhơn nầy, đang ở bên cạnh chúng ta…!
Vì thế, truyền giáo hôm qua, hôm nay, và mãi mãi là câu chuyện của tình yêu; một tình yêu chấp nhận “được sai đi” trên mọi nẻo đường nhân loại, cho dù phải “uống cạn chén đắng” hay ít ra cũng “trầy vi tróc vảy” !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:15 20/10/2019
62. Một người đi trên con đường tu đức, cái mà họ nên ham muốn chính là cái mà tất cả mọi người cho là hèn hạ và giận ghét hoặc người khác coi trọng nó.
(Thánh nữ Madagla Basil)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:23 20/10/2019
42. CẤM MẶT TRĂNG CHIẾU SÁNG
Cuối đời Đường Chiêu Tông, Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Chân ra lệnh chỉ có phủ của ông ta độc quyền bán đèn dầu, tất cả lợi nhuận đều tăng cường cho lương ăn và sinh hoạt phí của quân đội, nhưng đèn dầu không bán được bởi vì dân chúng chuyển qua dùng đuốc cây thông.
Lý Mậu Chân ra lệnh cấm dùng đuốc cây thông, nghệ nhân Trương Đình Phan yêu cầu gặp Lý Mậu Chân, dùng khẩu khí trào lộng cười nói:
- “Chỉ có ngài mới cấm dân chúng dùng đuốc cây thông e rằng không thể được, bởi vì trên trời còn có trăng sáng đấy, tôi đề nghị ngài cũng nên ra lệnh cấm luôn mặt trăng chiếu sáng”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 42:
Làm việc gì, dù có lợi cho người khác thì cũng phải suy nghĩ trước sau, bởi vì có lắm lúc lợi cho người này nhưng lại hại cho người kia. Độc quyền bán đèn dầu để đem lợi tức nuôi quân là việc làm tốt của cấp trên, nhưng cấm dân dùng tất cả phương tiện khác để chiếu sáng thì quả là hà khắc và độc tài…
Đức Chúa Giê-su không dành độc quyền Nước Trời cho một số người, nhưng Ngài muốn tất cả mọi người đều được Nước Trời làm của mình; Giáo Hội cũng không dành Nước Trời cho riêng mình, nhưng Giáo Hội theo mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su cũng muốn cả nhân loại vào Nước Trời hưởng hạnh phúc đời đời.
Nhà thờ là nơi giáo dân đến thờ phượng Thiên Chúa tại trần gian, và có thể nói là thiên đàng giữa đời và rộng mở cho tất cả mọi người –đặc biệt là giáo dân trong giáo xứ- đến để tìm thêm sự an ủi và sức mạnh trong cuộc sống của mình, thế nhưng có một vài Kitô giành nhà thờ độc quyền cho mình, họ không muốn người khác đến nhà thờ làm việc công đức, họ nhăn nhó phê bình người này cắm hoa xấu người kia không biết việc để làm, và thế là họ đi nói xấu người này người nọ để độc quyền tác oai tác quái nơi nhà thờ và có khi làm khó dễ ngừơi khác đến chầu Mình Thánh Chúa trong ngày…
Độc quyền và độc đáo thì không giống nhau, đừng độc quyền “chiếm” nhà thờ nhưng nên độc đáo “sáng kiến” để cho có nhiều người đến nhà thờ nhiều hơn, như thế là có lợi cả đôi đường vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cuối đời Đường Chiêu Tông, Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Chân ra lệnh chỉ có phủ của ông ta độc quyền bán đèn dầu, tất cả lợi nhuận đều tăng cường cho lương ăn và sinh hoạt phí của quân đội, nhưng đèn dầu không bán được bởi vì dân chúng chuyển qua dùng đuốc cây thông.
Lý Mậu Chân ra lệnh cấm dùng đuốc cây thông, nghệ nhân Trương Đình Phan yêu cầu gặp Lý Mậu Chân, dùng khẩu khí trào lộng cười nói:
- “Chỉ có ngài mới cấm dân chúng dùng đuốc cây thông e rằng không thể được, bởi vì trên trời còn có trăng sáng đấy, tôi đề nghị ngài cũng nên ra lệnh cấm luôn mặt trăng chiếu sáng”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 42:
Làm việc gì, dù có lợi cho người khác thì cũng phải suy nghĩ trước sau, bởi vì có lắm lúc lợi cho người này nhưng lại hại cho người kia. Độc quyền bán đèn dầu để đem lợi tức nuôi quân là việc làm tốt của cấp trên, nhưng cấm dân dùng tất cả phương tiện khác để chiếu sáng thì quả là hà khắc và độc tài…
Đức Chúa Giê-su không dành độc quyền Nước Trời cho một số người, nhưng Ngài muốn tất cả mọi người đều được Nước Trời làm của mình; Giáo Hội cũng không dành Nước Trời cho riêng mình, nhưng Giáo Hội theo mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su cũng muốn cả nhân loại vào Nước Trời hưởng hạnh phúc đời đời.
Nhà thờ là nơi giáo dân đến thờ phượng Thiên Chúa tại trần gian, và có thể nói là thiên đàng giữa đời và rộng mở cho tất cả mọi người –đặc biệt là giáo dân trong giáo xứ- đến để tìm thêm sự an ủi và sức mạnh trong cuộc sống của mình, thế nhưng có một vài Kitô giành nhà thờ độc quyền cho mình, họ không muốn người khác đến nhà thờ làm việc công đức, họ nhăn nhó phê bình người này cắm hoa xấu người kia không biết việc để làm, và thế là họ đi nói xấu người này người nọ để độc quyền tác oai tác quái nơi nhà thờ và có khi làm khó dễ ngừơi khác đến chầu Mình Thánh Chúa trong ngày…
Độc quyền và độc đáo thì không giống nhau, đừng độc quyền “chiếm” nhà thờ nhưng nên độc đáo “sáng kiến” để cho có nhiều người đến nhà thờ nhiều hơn, như thế là có lợi cả đôi đường vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Khánh nhật truyền giáo 2019
J.B. Đặng Minh An dịch
08:14 20/10/2019
Năm 1926, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã quyết định rằng Giáo hội cần một ngày đặc biệt để cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, và để canh tân lại cam kết của mình đối với sứ vụ của Giáo Hội.
Khánh nhật truyền giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh của tháng Truyền Giáo Ngoại Thường và Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon.
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 20 tháng Mười, Đức Thánh Cha, các vị trong giáo triều Rôma và các nghị phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon đã đồng tế thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tại đền thờ Thánh Phêrô. Đây là ngày Thế giới Truyền Giáo lần thứ 93 và cũng là trùng vào năm kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919).
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tôi muốn trình bày các suy tư của mình về ba từ được trích từ các bài đọc chúng ta vừa nghe: đó là một danh từ, một động từ và một tính từ. Danh từ là ngọn núi: Tiên tri Isaia nói về ngọn núi này khi ông tiên tri về một ngọn núi của Chúa, được nâng lên trên những ngọn đồi, nơi tất cả các quốc gia sẽ tuôn đến (x. Is 2: 2). Chúng ta thấy hình ảnh của ngọn núi này một lần nữa trong Tin Mừng khi Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, bảo các môn đệ gặp Ngài trên đỉnh núi Galilê; Galilê là thành phố nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như Thánh Mátthêu cho biết trong Phúc Âm: “Galilê của dân ngoại” (x. Mt 4:15). Như thế, dường như, ngọn núi là nơi Chúa yêu thích để gặp gỡ loài người. Đó là nơi gặp gỡ của Ngài với chúng ta, như chúng ta thấy trong Kinh thánh, bắt đầu với Núi Sinai và Núi Carmêlô, dọc dài cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng đã loan báo Các Mối Phúc Thật trên núi này, đã biến hình trên Núi Tabor, đã hiến mạng sống trên Núi Sọ và lên trời từ Núi Ô-liu. Ngọn núi, nơi gặp gỡ tuyệt vời giữa Thiên Chúa và nhân loại, cũng là nơi Chúa Giêsu dành nhiều giờ để cầu nguyện (x. Mc 6:46) để hiệp nhất trời và đất, và để kết hợp chúng ta, anh chị em của Ngài, với Chúa Cha.
Núi nói gì với chúng ta? Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa và với tha nhân. Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa, Đấng tối cao, trong im lặng và cầu nguyện, tránh những tin đồn và những chuyện ngồi lê đôi mách làm hạ giảm chúng ta. Chúng ta cũng được mời gọi đến gần những người khác, những người, từ trên núi, có thể nhìn với một góc nhìn khác về Thiên Chúa, Đấng kêu gọi tất cả các dân tộc. Từ trên cao, những người khác được nhìn như một cộng đồng mà vẻ đẹp hài hòa của họ chỉ được khám phá khi quan sát họ như một tổng thể. Ngọn núi nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên kén chọn anh chị em chúng ta nhưng nên đón nhận họ, không chỉ với ánh mắt mà còn với cả cuộc đời. Ngọn núi kết hợp Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta trong một vòng tay, đó là lời cầu nguyện. Ngọn núi đưa chúng ta lên để tránh xa nhiều thứ tạm bợ, và hiệu triệu chúng ta tái khám phá những gì là thiết yếu, những gì là lâu dài: đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sứ vụ bắt đầu từ trên núi: ở đó, chúng ta khám phá những gì thực sự quan trọng. Giữa tháng truyền giáo này, chúng ta hãy tự hỏi: điều gì thực sự có giá trị trong cuộc sống của tôi? Tôi muốn vươn lên đến đỉnh cao nào?
Một động từ đi kèm với danh từ “núi” là động từ đi lên. Tiên tri Isaiah khích lệ chúng ta: “Đến đây, nào ta cùng đi lên núi Chúa” (2: 3). Chúng ta không được sinh ra để ở lại trên mặt đất, để hài lòng với những điều tầm thường, chúng ta được sinh ra để đạt đến tầm cao và ở đó để gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta phải đi lên: phải bỏ lại đằng sau một cuộc sống theo chiều ngang và chống lại lực hấp dẫn gây ra bởi thói tự quy hướng vào chính mình, ngõ hầu có thể thực hiện một cuộc xuất hành khỏi bản ngã của chính chúng ta. Đi lên đòi hỏi nỗ lực rất lớn, nhưng đó là cách duy nhất để có cái nhìn tốt hơn về mọi thứ. Như những người leo núi đều biết, chỉ khi chúng ta lên đến đỉnh, chúng ta mới có thể có được cái nhìn đẹp nhất; chỉ khi đó chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta sẽ không có tầm nhìn này nếu không chấp nhận con đường khó khăn đó.
Ở các vùng núi, chúng ta không thể leo trèo tốt nếu bị đè nặng bởi hành lý của mình, cũng thế trong cuộc sống, chúng ta phải loại bỏ những thứ vô dụng. Đây cũng là bí mật của sứ vụ truyền giáo: để ra đi, bạn phải để lại một cái gì đó phía sau, để tuyên xưng, trước tiên bạn phải từ bỏ. Một lời tuyên xưng đáng tin cậy không được thực hiện bằng những lời hay ý đẹp, mà bằng một cuộc sống mẫu mực: đó là một cuộc đời phục vụ có khả năng từ chối tất cả những thứ vật chất làm thu nhỏ trái tim và khiến mọi người thờ ơ và hướng nội; đó là một cuộc sống từ bỏ những thứ vô dụng làm vướng víu trái tim để tìm thời gian cho Chúa và những người khác. Chúng ta có thể tự hỏi: tôi đang thực hiện nỗ lực đi lên của mình như thế nào đây? Tôi có thể từ chối hành lý nặng nề và vô dụng của thế gian để leo lên núi Chúa không? Cuộc hành trình của tôi là một cuộc hành trình hướng thượng hay phải chăng chỉ là một trong các cuộc hành trình trong mê cung thế gian?
Nếu ngọn núi nhắc nhở chúng ta về những gì là quan trọng – đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta - và động từ đi lên cho chúng ta biết làm thế nào để đến đó, thì từ thứ ba thậm chí còn quan trọng hơn cho ngày lễ hôm nay. Đó là tính từ “tất cả”, không ngừng được lặp lại trong các bài đọc chúng ta đã nghe, chẳng hạn như “mọi dân tộc”, trong bài trích sách Isaiah (2: 2); “mọi dân tộc”, được lặp đi lặp lại trong bài Thánh Vịnh; trong thư gởi Timôthêô, Thánh Phaolô viết: Chúa muốn “tất cả mọi người đều được cứu” (1Tm 2: 4); trong Tin Mừng, Chúa nói: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19). Chúa đang cố tình lặp lại từ “tất cả”. Ngài biết rằng chúng ta luôn sử dụng các từ như “tôi” và “chúng tôi”: những thứ của tôi, dân chúng tôi, cộng đồng của chúng tôi.. . Trái lại, Ngài không ngừng sử dụng từ “tất cả”. Tất cả, bởi vì không ai bị loại trừ khỏi trái tim Ngài, khỏi ơn cứu rỗi của Người; tất cả, để trái tim của chúng ta có thể vượt ra những ranh giới của con người và chủ nghĩa phân lập dựa trên sự tự quy chiếu về mình, làm mất lòng Chúa. Tất cả, bởi vì tất cả mọi người đều là những kho báu quý giá, và ý nghĩa của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong việc trao kho báu này cho tha nhân. Đây là sứ vụ của chúng ta: hãy đi lên núi để cầu nguyện cho mọi người và từ trên núi đi xuống để trở thành ân sủng cho tất cả mọi người.
Đi lên và đi xuống: Kitô hữu, do đó, luôn luôn di chuyển, hướng ra ngoài. Đi thực tế là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Chúng ta gặp nhiều người mỗi ngày, nhưng - chúng ta có thể hỏi - chúng ta có thực sự gặp gỡ những người chúng ta gặp không? Chúng ta có chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu hay chỉ đơn giản là lo toan công việc của chính chúng ta? Mọi người đều mong đợi những điều từ người khác, nhưng Kitô hữu đi đến những người khác. Làm chứng cho Chúa Giêsu không bao giờ là nhằm nhận được sự tán thưởng từ người khác, nhưng là việc yêu thương những người thậm chí không biết Chúa. Những người làm chứng cho Chúa Giêsu đi ra ngoài với tất cả mọi người, không chỉ cho những người quen của họ hoặc nhóm nhỏ của họ. Chúa Giêsu cũng đang nói với anh chị em: “Hãy đi, đừng bỏ lỡ cơ hội làm chứng cho Ta!” Anh chị em của tôi, Chúa mong đợi từ anh chị em một chứng tá mà không ai có thể đưa ra từ vị trí của anh chị em. “Cầu xin anh chị em có thể nhận ra ý nghĩa thông điệp của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa muốn nói với thế giới bằng cuộc sống của anh chị em để anh chị em đừng thất bại trong sứ vụ quý giá của mình” (Niềm Vui Phúc Âm, 24).
Những chỉ dẫn Chúa ban cho chúng ta để tiến ra với tha nhân là gì? Thưa chỉ có một, và rất đơn giản: “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng hãy cẩn thận, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài, chứ không phải của chính chúng ta. Giáo Hội chỉ loan báo Tin Mừng một cách tốt đẹp khi Giáo Hội sống cuộc đời của một môn đệ, và phải là một môn đệ đi theo Thầy hàng ngày và chia sẻ niềm vui làm môn đệ với người khác. Không phải bằng cách chinh phục, bắt buộc, chiêu dụ, nhưng bằng cách làm chứng, hạ mình xuống cùng với các môn đệ khác và hiến dâng với lòng mến tình yêu mà chính chúng ta nhận được. Đây là sứ mệnh của chúng ta: hãy mang lại không khí trong lành và tươi mát cho những người bị đắm chìm trong sự ô nhiễm của thế giới chúng ta; mang đến cho trái đất sự bình an tràn ngập chúng ta với niềm vui mỗi khi chúng ta gặp Chúa Giêsu trên núi cầu nguyện; và thể hiện ra bằng cuộc sống của chúng ta, và có lẽ cả bằng lời nói của chúng ta, rằng Chúa yêu tất cả mọi người và không bao giờ mệt mỏi với bất cứ ai.
Anh chị em thân mến, mỗi người chúng ta có một sứ mạng và là “một sứ vụ trên trái đất này” “Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm 273). Chúng ta ở đây để làm chứng, chúc phúc, an ủi, nâng cao và tỏa ra vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu mong đợi rất nhiều từ anh chị em! Chúng ta có thể nói rằng Chúa đang “lo ngại” về những người chưa biết rằng họ là con yêu dấu của Cha, là những anh chị em mà Người đã hiến mạng sống mình và gửi Chúa Thánh Thần đến. Anh chị em có muốn làm dịu mối quan ngại của Chúa Giêsu không? Hãy đi và thể hiện tình yêu với tất cả mọi người, bởi vì cuộc sống của anh chị em là một sứ mệnh quý giá: cuộc sống của anh chị em được sinh ra không phải để thành một gánh nặng, nhưng là một hồng ân để trao ban. Hãy can đảm, và chúng ta đừng sợ hãi tiến ra cho tất cả mọi người!
Source:Libreria Editrice Vaticana
Chuyện bên lề Thượng Hội Đồng Amazon: Cải tiến Hiệp Ước Hang Toại Đạo, ưu tiên chọn người nghèo và bảo vệ môi trường
Vũ Văn An
18:42 20/10/2019
Vatican News hôm nay loan tin: một nhóm Nghị Phụ Thượng Hội Đồng lặp lại “Hiệp Ước Hang Toại Đạo”. Trang tin này cho hay, theo chân một số Nghị Phụ Công Đồng (Vatican II) năm 1965, một nhóm tham dự viên tại Thượng Hội Đồng Amazon đã tới Hang Toại Đạo Domitilla để tái khẳng định phương thức thời danh “ưu tiên chọn người nghèo”.
Còn nhớ ngày 16 tháng 11 năm 1965, chỉ mấy ngày trước khi bế mạc Công Đồng Vatican II, 42 Nghị Phụ Công đồng đã cử hành một Thánh Lễ tại Hang Toại Đạo Domitilla, khẩn xin Thiên Chúa ban ơn “trung thành với tinh thần của Chúa Giêsu” trong việc phục vụ người nghèo. Sau khi cử hành Thánh Lễ ấy, các ngài đã ký “Hiệp Ước Toại Đạo về Một Giáo Hội Nghèo và Phục Dịch”. Sau đó, hơn 500 Nghị Phụ Công Đồng đã ghi tên các ngài vào Hiệp Ước.
Theo chân các Nghị Phụ Công Đồng, phác thảo các nẻo đường mới
Hơn 50 năm sau, di sản của các Nghị Phụ Công đồng đã được nối tiếp bởi một nhóm tham dự viên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục cho vùng Toàn-Amazon, một Thượng Hội Đồng đang tập chú vào chủ đề “Những nẻo đường mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái toàn diện”. Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng tường trình viên của Thượng hội đồng, đã chủ trì thánh lễ tại hang toại đạo, sau đó, các Nghị phụ Thượng hội đồng đã ký một “Hiệp ước Toại Đạo mới về Ngôi nhà chung. Về một Giáo hội có khuôn mặt Amazon, người nghèo và người phục dịch, tiên tri và Samaritanô”.
Đức Hồng Y Hummes: Thượng hội đồng là hoa trái của Công đồng
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Hummes nhắc lại rằng các Hang Toại Đạo là những nghĩa trang cổ xưa nơi các Kitô hữu chôn cất các vị tử đạo của họ. Ngài nói, "Đây thực sự là đất thánh". Ngài nói thêm, nơi này nhắc nhở chúng ta về thời kỳ đầu tiên của Giáo hội: thời kỳ khó khăn, được đánh dấu bởi sự bách hại nhưng cũng bởi việc tràn đầy đức tin. Đức Hồng Y Hummes nói, Giáo hội, "phải luôn trở về cội nguồn của nó ở đây và ở Giêrusalem".
Đức Hồng Y sau đó đã khẳng định, Thượng hội đồng là hoa trái của Công đồng Vatican II. Những cách thức mới mẻ đang được tìm kiếm để thực hiện sứ mệnh loan báo Lời Chúa. Rồi ngài nhấn mạnh, các tệ nạn lớn của thế giới là do tiền bạc nuôi dưỡng tham nhũng, xung đột, dối trá. Đức Hồng Y Hummes kết luận, Giáo hội phải luôn luôn "cầu nguyện".
Hiệp ước Toại đạo về Ngôi nhà Chung
Trong tài liệu được ký hôm Chúa Nhật, các tham dự viên Thượng Hội Đồng Amazon nhắc lại rằng các ngài chia sẻ niềm vui được sống giữa nhiều người dân bản địa, cư dân các bờ sông, di dân và các cộng đồng ngoại ô. Với họ, các ngài đã trải nghiệm “sức mạnh của Tin Mừng hoạt động nơi những người nhỏ bé nhất”. Tài liệu viết, “cuộc gặp gỡ với những dân tộc này thách thức chúng ta và mời gọi chúng ta bước vào một cuộc sống đơn giản hơn để chia sẻ và cho đi nhưng không”. Những vị ký tên vào tài liệu cam kết sẽ “đổi mới phương thức ưu tiên chọn người người nghèo”, từ bỏ “mọi loại não trạng và tư thế thực dân” và công bố “sự mới lạ giải phóng của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô”. Họ cũng cam kết công nhận “các thừa tác vụ Giáo Hội hiện đã có sẵn trong các cộng đồng” và tìm “các nẻo đường mới cho hành động mục vụ”.
Các cam kết khác trong "Hiệp ước Toại Đạo về Ngôi nhà Chung" bao gồm các cam kết "bước đi trong tinh thần đại kết với các cộng đồng Kitô giáo khác" và "đảm nhiệm một lối sống hạnh phúc đạm bạc hơn trước trận tuyết lở của chủ nghĩa tiêu thụ". Các nghị phụ ký tên cũng hứa sẽ thừa nhận "các thừa tác vụ giáo hội đã đang hiện diện trong các cộng đồng" và tìm kiếm "những nẻo đường mới cho hành động mục vụ".
Các vị ký tên tuyên bố, "Ý thức được sự yếu đuối của chúng ta, sự nghèo nàn và nhỏ bé của chúng ta trước các thách đố lớn lao và nghiêm trọng đến thế, chúng tôi cam kết cầu nguyện cho Giáo hội".
Người nghèo và thiên nhiên
Phương thức “ưu tiên chọn người nghèo” vốn là của “Hiệp Ước Toại Đạo” 1965. Và người dẫn đầu phương thức ấy, theo John Allen của tạp chí Crux, là Đức Hồng Y Giacomo Lercaro của Bologna, Ý, người vốn cho rằng Giáo Hội sẽ huy hoàng nhất lúc bị lột hết mọi nét phù vân thế trần.
Hiệp Ước trên cam kết “sẽ cố gắng sống theo cách thông thường của dân chúng chúng tôi trong tất cả những gì liên quan đến nhà ở, thực phẩm, [và] phương tiện di chuyển... Chúng tôi từ bỏ mãi mãi vẻ bề ngoài và thực chất của giầu có, nhất là trong lối ăn mặc... và các biểu tượng làm bằng qúy kim”.
Allen cho rằng kiến trúc sư của Hiệp Ước là Đức Tổng Giám Mục Hélder Câmara của Olinda và Recife ở Ba Tây, người sau này trở thành cha đỡ đầu của thần học giải phóng. Tuy nhiên, người gây cảm hứng cho nó là Đức Hồng Y Lercaro, vị Hồng Y đã làm cả Công Đồng Vatican II như bị điện giật với bài diễn văn năm 1962 trong đó, ngài nhấn mạnh rằng đức khó nghèo và phương thức ưu tiên chọn người nghèo của Giáo Hội phải là nguyên lý tổ chức của toàn bộ Công đồng.
Đức Cha Luigi Bettazzi là Giám Mục Phụ Tá của Đức Hồng Y Lercaro vào năm 1965 khi ngài ký tên vào Hiệp ước Toại Đạo, cho thấy sự ủng hộ của Đức Hồng Y. Năm nay 95 tuổi, Đức Cha là vị ký thự Hiệp ước Toại Đạo duy nhất còn sống.
Theo Allen, những người nghiên cứu lịch sử Vatican II cho bạn hay trong những năm tiếp sau Vatican II, phần lớn người ta mô tả công đồng này như là những cuộc tranh luận nội bộ giữa phe cấp tiến muốn cải tổ tín lý, phụng vụ, luân lý tính dục nhiều hơn, và phe bảo thủ sợ rằng các cải tổ kia đi quá xa.
Nhưng Đức Hồng Y Lercaro không vướng vào hai thái cực ấy, ngài đề nghị phương thức thứ ba: ít tranh chấp nội bộ, nhiều diễn đàn hơn cho người nghèo và những người bị chà đạp trên thế giới.
Theo Allen, hồi ấy, một chủ trương như vậy nghe như thiên cộng và chống tư bản Phương Tây thái quá! Nhưng nó lại tìm được đừơng thẩm thấu vào Châu Mỹ La Tinh, nơi nó “biến thái” thành nhiều hình thức khác nhau, không chỉ là thần học giải phóng của Dom Hélder mà cón teología del pueblo (thần học nhân dân) ở Á Căn Đình, rất gây ảnh hưởng tới vị linh mục trẻ Dòng Tên có tên là Jorge Mario Bergoglio.
Nhưng khi lên ngôi Giáo Hoàng, vị linh mục trẻ trên đã khai triển thêm phương thức “ưu tiên chọn người nghèo” bằng cách nối nó với “ưu tiên bảo vệ Ngôi Nhà Chung của chúng ta” tức môi trường.
Chữ môi trường cũng có thể bị hiểu lầm nên ngài đã chọn một chủ đề hết sức cụ thể, chuyên biệt và rõ như ban ngày để nối kết người nghèo và thiên nhiên: Rừng Amazon. Ở đấy, cả người nghèo và thiên nhiên đều đáng được bảo vệ như nhau. Xét cho cùng thiên nhiên ở Amazon là một thiên nhiên trần trụi chưa bị đổi thay bởi các cải tân kỹ thuật và do đó trần trụi chỉ có trời mây sông nước đất đai cùng cây cối dã thú và... người nghèo. Người nghèo chỉ có những nơi như thế để sống. Thiên nhiên chưa bị lòng tham con người khai thác trần trụi giống như họ. Sự nối kết này mới là tập chú của Thượng Hội Đồng Amazon.
Nhưng khi loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, một cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ Giáo Hội lại được phát động, lái nó về phía tín lý, luân lý tính dục... quên hẳn nối kết vô cùng quan yếu trên.
Chắc chắn vì thế mà có việc canh tân “Hiệp Ước Toại Đạo” dưới sự hướng dẫn của chính Tổng Tường Trình Viên Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, người chịu trách nhiệm soạn thảo Tài Liệu Sau Cùng, bằng cách thêm việc bảo vệ Ngôi nhà Chung. Hướng đi đúng của Thượng Hội Đồng Amazon vì thế chắc chắn được duy trì.
Còn nhớ ngày 16 tháng 11 năm 1965, chỉ mấy ngày trước khi bế mạc Công Đồng Vatican II, 42 Nghị Phụ Công đồng đã cử hành một Thánh Lễ tại Hang Toại Đạo Domitilla, khẩn xin Thiên Chúa ban ơn “trung thành với tinh thần của Chúa Giêsu” trong việc phục vụ người nghèo. Sau khi cử hành Thánh Lễ ấy, các ngài đã ký “Hiệp Ước Toại Đạo về Một Giáo Hội Nghèo và Phục Dịch”. Sau đó, hơn 500 Nghị Phụ Công Đồng đã ghi tên các ngài vào Hiệp Ước.
Theo chân các Nghị Phụ Công Đồng, phác thảo các nẻo đường mới
Hơn 50 năm sau, di sản của các Nghị Phụ Công đồng đã được nối tiếp bởi một nhóm tham dự viên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục cho vùng Toàn-Amazon, một Thượng Hội Đồng đang tập chú vào chủ đề “Những nẻo đường mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái toàn diện”. Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng tường trình viên của Thượng hội đồng, đã chủ trì thánh lễ tại hang toại đạo, sau đó, các Nghị phụ Thượng hội đồng đã ký một “Hiệp ước Toại Đạo mới về Ngôi nhà chung. Về một Giáo hội có khuôn mặt Amazon, người nghèo và người phục dịch, tiên tri và Samaritanô”.
Đức Hồng Y Hummes: Thượng hội đồng là hoa trái của Công đồng
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Hummes nhắc lại rằng các Hang Toại Đạo là những nghĩa trang cổ xưa nơi các Kitô hữu chôn cất các vị tử đạo của họ. Ngài nói, "Đây thực sự là đất thánh". Ngài nói thêm, nơi này nhắc nhở chúng ta về thời kỳ đầu tiên của Giáo hội: thời kỳ khó khăn, được đánh dấu bởi sự bách hại nhưng cũng bởi việc tràn đầy đức tin. Đức Hồng Y Hummes nói, Giáo hội, "phải luôn trở về cội nguồn của nó ở đây và ở Giêrusalem".
Đức Hồng Y sau đó đã khẳng định, Thượng hội đồng là hoa trái của Công đồng Vatican II. Những cách thức mới mẻ đang được tìm kiếm để thực hiện sứ mệnh loan báo Lời Chúa. Rồi ngài nhấn mạnh, các tệ nạn lớn của thế giới là do tiền bạc nuôi dưỡng tham nhũng, xung đột, dối trá. Đức Hồng Y Hummes kết luận, Giáo hội phải luôn luôn "cầu nguyện".
Hiệp ước Toại đạo về Ngôi nhà Chung
Trong tài liệu được ký hôm Chúa Nhật, các tham dự viên Thượng Hội Đồng Amazon nhắc lại rằng các ngài chia sẻ niềm vui được sống giữa nhiều người dân bản địa, cư dân các bờ sông, di dân và các cộng đồng ngoại ô. Với họ, các ngài đã trải nghiệm “sức mạnh của Tin Mừng hoạt động nơi những người nhỏ bé nhất”. Tài liệu viết, “cuộc gặp gỡ với những dân tộc này thách thức chúng ta và mời gọi chúng ta bước vào một cuộc sống đơn giản hơn để chia sẻ và cho đi nhưng không”. Những vị ký tên vào tài liệu cam kết sẽ “đổi mới phương thức ưu tiên chọn người người nghèo”, từ bỏ “mọi loại não trạng và tư thế thực dân” và công bố “sự mới lạ giải phóng của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô”. Họ cũng cam kết công nhận “các thừa tác vụ Giáo Hội hiện đã có sẵn trong các cộng đồng” và tìm “các nẻo đường mới cho hành động mục vụ”.
Các cam kết khác trong "Hiệp ước Toại Đạo về Ngôi nhà Chung" bao gồm các cam kết "bước đi trong tinh thần đại kết với các cộng đồng Kitô giáo khác" và "đảm nhiệm một lối sống hạnh phúc đạm bạc hơn trước trận tuyết lở của chủ nghĩa tiêu thụ". Các nghị phụ ký tên cũng hứa sẽ thừa nhận "các thừa tác vụ giáo hội đã đang hiện diện trong các cộng đồng" và tìm kiếm "những nẻo đường mới cho hành động mục vụ".
Các vị ký tên tuyên bố, "Ý thức được sự yếu đuối của chúng ta, sự nghèo nàn và nhỏ bé của chúng ta trước các thách đố lớn lao và nghiêm trọng đến thế, chúng tôi cam kết cầu nguyện cho Giáo hội".
Người nghèo và thiên nhiên
Phương thức “ưu tiên chọn người nghèo” vốn là của “Hiệp Ước Toại Đạo” 1965. Và người dẫn đầu phương thức ấy, theo John Allen của tạp chí Crux, là Đức Hồng Y Giacomo Lercaro của Bologna, Ý, người vốn cho rằng Giáo Hội sẽ huy hoàng nhất lúc bị lột hết mọi nét phù vân thế trần.
Hiệp Ước trên cam kết “sẽ cố gắng sống theo cách thông thường của dân chúng chúng tôi trong tất cả những gì liên quan đến nhà ở, thực phẩm, [và] phương tiện di chuyển... Chúng tôi từ bỏ mãi mãi vẻ bề ngoài và thực chất của giầu có, nhất là trong lối ăn mặc... và các biểu tượng làm bằng qúy kim”.
Allen cho rằng kiến trúc sư của Hiệp Ước là Đức Tổng Giám Mục Hélder Câmara của Olinda và Recife ở Ba Tây, người sau này trở thành cha đỡ đầu của thần học giải phóng. Tuy nhiên, người gây cảm hứng cho nó là Đức Hồng Y Lercaro, vị Hồng Y đã làm cả Công Đồng Vatican II như bị điện giật với bài diễn văn năm 1962 trong đó, ngài nhấn mạnh rằng đức khó nghèo và phương thức ưu tiên chọn người nghèo của Giáo Hội phải là nguyên lý tổ chức của toàn bộ Công đồng.
Đức Cha Luigi Bettazzi là Giám Mục Phụ Tá của Đức Hồng Y Lercaro vào năm 1965 khi ngài ký tên vào Hiệp ước Toại Đạo, cho thấy sự ủng hộ của Đức Hồng Y. Năm nay 95 tuổi, Đức Cha là vị ký thự Hiệp ước Toại Đạo duy nhất còn sống.
Theo Allen, những người nghiên cứu lịch sử Vatican II cho bạn hay trong những năm tiếp sau Vatican II, phần lớn người ta mô tả công đồng này như là những cuộc tranh luận nội bộ giữa phe cấp tiến muốn cải tổ tín lý, phụng vụ, luân lý tính dục nhiều hơn, và phe bảo thủ sợ rằng các cải tổ kia đi quá xa.
Nhưng Đức Hồng Y Lercaro không vướng vào hai thái cực ấy, ngài đề nghị phương thức thứ ba: ít tranh chấp nội bộ, nhiều diễn đàn hơn cho người nghèo và những người bị chà đạp trên thế giới.
Theo Allen, hồi ấy, một chủ trương như vậy nghe như thiên cộng và chống tư bản Phương Tây thái quá! Nhưng nó lại tìm được đừơng thẩm thấu vào Châu Mỹ La Tinh, nơi nó “biến thái” thành nhiều hình thức khác nhau, không chỉ là thần học giải phóng của Dom Hélder mà cón teología del pueblo (thần học nhân dân) ở Á Căn Đình, rất gây ảnh hưởng tới vị linh mục trẻ Dòng Tên có tên là Jorge Mario Bergoglio.
Nhưng khi lên ngôi Giáo Hoàng, vị linh mục trẻ trên đã khai triển thêm phương thức “ưu tiên chọn người nghèo” bằng cách nối nó với “ưu tiên bảo vệ Ngôi Nhà Chung của chúng ta” tức môi trường.
Chữ môi trường cũng có thể bị hiểu lầm nên ngài đã chọn một chủ đề hết sức cụ thể, chuyên biệt và rõ như ban ngày để nối kết người nghèo và thiên nhiên: Rừng Amazon. Ở đấy, cả người nghèo và thiên nhiên đều đáng được bảo vệ như nhau. Xét cho cùng thiên nhiên ở Amazon là một thiên nhiên trần trụi chưa bị đổi thay bởi các cải tân kỹ thuật và do đó trần trụi chỉ có trời mây sông nước đất đai cùng cây cối dã thú và... người nghèo. Người nghèo chỉ có những nơi như thế để sống. Thiên nhiên chưa bị lòng tham con người khai thác trần trụi giống như họ. Sự nối kết này mới là tập chú của Thượng Hội Đồng Amazon.
Nhưng khi loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, một cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ Giáo Hội lại được phát động, lái nó về phía tín lý, luân lý tính dục... quên hẳn nối kết vô cùng quan yếu trên.
Chắc chắn vì thế mà có việc canh tân “Hiệp Ước Toại Đạo” dưới sự hướng dẫn của chính Tổng Tường Trình Viên Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, người chịu trách nhiệm soạn thảo Tài Liệu Sau Cùng, bằng cách thêm việc bảo vệ Ngôi nhà Chung. Hướng đi đúng của Thượng Hội Đồng Amazon vì thế chắc chắn được duy trì.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của Tân Linh Mục Đinh Văn Bổn tại Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, Melbourne
Trần Văn Minh
05:17 20/10/2019
Melbourne, Thánh lễ năm giờ chiều Chúa Nhật Ngày 20/10/2019, tại Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã hân hoan chào đón Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, quý cha Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne, cũng như quý cha khách, quý cha Dòng Thánh Thể, thân nhân của tân Linh mục Gioan Đinh Văn Bổn thuộc Dòng Thánh Thể Việt Nam, mới thụ phong linh mục Ngày 7/10/2019 tại Giáo xứ Khiết Tâm, Thủ Đức, Sài Gòn. Dâng lễ tạ ơn cảm tạ Thiên Chúa.
Xem hình
Thánh lễ do Tân Linh mục Gioan Đinh Văn Bổn SSS chủ tế, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục Giáo phận Parramatta Sydney, cùng với quý cha quản nhiệm cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, quý cha thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne, quý cha Dòng Thánh Thể đồng tế. Cùng với quý tu sỹ nam nữ, Ca đoàn Cecilia là ca đoàn phụ trách thánh lễ chiều Chúa Nhật đã xuất sắc trong các bài thánh ca với chủ đề tạ ơn phụng vụ buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng.
Trong hàng ghế quan khách, có quý ông Trần Ngọc Cẩn, Nguyễn Ngọc Trúc, Trương Tấn Phát, đại diện Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, Ban mục vụ Cộng đoàn Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm, thân nhân của tân linh mục và cộng đoàn dân Chúa đã về dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cùng với tân linh mục trong thánh lễ tạ ơn trọng đại này.
Trong bài chia sẻ lời Chúa trong bài tin mừng 29 thường niên Năm C. cũng là Chúa Nhật truyền giáo. Xin tóm lược bài chia sẻ của Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã kể sơ qua về thân thế và gia đình của Tân linh mục Gioan Đinh Văn Bổn. Sinh ra trong một gia đình đạo đức, có 9 người con bốn trai và năm gái. Hiện gia đình tân linh mục đã có hai người anh là linh mục và năm người là nữ tu, chỉ còn một người em út sống với cha mẹ và cũng có ý đi tu nữa. Kết thúc bài chia sẻ, Cha Tân đã nói về đời linh mục, phải sống theo gương Chúa luôn biết sống hạ mình, phục vụ và khi muốn nâng mình lên là phải nâng lên để chịu khổ hình như Chúa trên thập giá. Đời sống linh mục luôn mong được sự cầu nguyện nâng đỡ của mọi người, để những khi mệt mỏi đã có mọi người nâng lên như bài đọc I mà mọi người vừa nghe trong sách Xuất hành; “Khi ông Môsê giơ tay lên thì dân Israel thắng trận.” Để khi thấy Tân Linh mục Bổn của chúng ta hôm nay, có mỏi tay thì giúp cha nâng tay lên.
Trước khi kết thúc thánh lễ tạ ơn, chị Anh Đào đã giới thiệu ông Nguyễn Quốc Dũng đại diên Ban mục vụ Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm lên chúc mừng và trao quà đến tân linh mục. Sau đó, tân linh mục và quý cha đồng tế cùng quỳ để đọc kinh cầu nguyện cho tân linh mục, trước khi ban phép lành đặc biệt cuối lễ. Dịp này tân linh mục đã đặt tay chúc lành cho những người đến chúc mừng tân linh mục.
Một bữa tiệc mừng tân linh mục do Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm tổ chức tại hội trường cộng đoàn, để cám ơn Đức cha Vicent quý cha và quý tu sỹ nam nữ, quý khách đến với cộng đoàn và toàn thể cộng đòan hiện diện. Trong niềm hân hoan chào mừng, Ca đoàn Belem, Đoàn thiếu niên, TNTT, cùng Ca đoàn Cecilia đã giúp vui phần văn nghệ đặc sắc. Đức Cha Vincent cũng đã lên sân khấu để cất cao bài “Bao La Tình Chúa” để tạ ơn Chúa nhân dịp mừng tân Linh mục Gioan Đinh Văn Bổn.
Tân Linh mục Gioan Đinh Văn Bổn |
Xem hình
Thánh lễ do Tân Linh mục Gioan Đinh Văn Bổn SSS chủ tế, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục Giáo phận Parramatta Sydney, cùng với quý cha quản nhiệm cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, quý cha thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne, quý cha Dòng Thánh Thể đồng tế. Cùng với quý tu sỹ nam nữ, Ca đoàn Cecilia là ca đoàn phụ trách thánh lễ chiều Chúa Nhật đã xuất sắc trong các bài thánh ca với chủ đề tạ ơn phụng vụ buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng.
Trong hàng ghế quan khách, có quý ông Trần Ngọc Cẩn, Nguyễn Ngọc Trúc, Trương Tấn Phát, đại diện Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, Ban mục vụ Cộng đoàn Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm, thân nhân của tân linh mục và cộng đoàn dân Chúa đã về dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cùng với tân linh mục trong thánh lễ tạ ơn trọng đại này.
Trong bài chia sẻ lời Chúa trong bài tin mừng 29 thường niên Năm C. cũng là Chúa Nhật truyền giáo. Xin tóm lược bài chia sẻ của Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã kể sơ qua về thân thế và gia đình của Tân linh mục Gioan Đinh Văn Bổn. Sinh ra trong một gia đình đạo đức, có 9 người con bốn trai và năm gái. Hiện gia đình tân linh mục đã có hai người anh là linh mục và năm người là nữ tu, chỉ còn một người em út sống với cha mẹ và cũng có ý đi tu nữa. Kết thúc bài chia sẻ, Cha Tân đã nói về đời linh mục, phải sống theo gương Chúa luôn biết sống hạ mình, phục vụ và khi muốn nâng mình lên là phải nâng lên để chịu khổ hình như Chúa trên thập giá. Đời sống linh mục luôn mong được sự cầu nguyện nâng đỡ của mọi người, để những khi mệt mỏi đã có mọi người nâng lên như bài đọc I mà mọi người vừa nghe trong sách Xuất hành; “Khi ông Môsê giơ tay lên thì dân Israel thắng trận.” Để khi thấy Tân Linh mục Bổn của chúng ta hôm nay, có mỏi tay thì giúp cha nâng tay lên.
Trước khi kết thúc thánh lễ tạ ơn, chị Anh Đào đã giới thiệu ông Nguyễn Quốc Dũng đại diên Ban mục vụ Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm lên chúc mừng và trao quà đến tân linh mục. Sau đó, tân linh mục và quý cha đồng tế cùng quỳ để đọc kinh cầu nguyện cho tân linh mục, trước khi ban phép lành đặc biệt cuối lễ. Dịp này tân linh mục đã đặt tay chúc lành cho những người đến chúc mừng tân linh mục.
Một bữa tiệc mừng tân linh mục do Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm tổ chức tại hội trường cộng đoàn, để cám ơn Đức cha Vicent quý cha và quý tu sỹ nam nữ, quý khách đến với cộng đoàn và toàn thể cộng đòan hiện diện. Trong niềm hân hoan chào mừng, Ca đoàn Belem, Đoàn thiếu niên, TNTT, cùng Ca đoàn Cecilia đã giúp vui phần văn nghệ đặc sắc. Đức Cha Vincent cũng đã lên sân khấu để cất cao bài “Bao La Tình Chúa” để tạ ơn Chúa nhân dịp mừng tân Linh mục Gioan Đinh Văn Bổn.
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
06:59 20/10/2019
Sáng Chúa Nhật 20/10/2019 các Hội đoàn Đoàn thể của Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ, Cha GB Lê Hồng Mạnh Tuyên úy Đặc trách Giáo Đoàn Miller hướng dẫn giờ kinh đền tạ Đức Mẹ và cùng với quý Cha cung nghinh rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mâ Côi Mủa Vui nguyện xin Đức Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng.
Xem Hình
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, Cha GB Lê Hồng Mạnh ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Nguyễn Thoái Hoạch và Cha Thụ tham dự cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Lê Hồng Mạnh nói về Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ mục đồng ở làng Fatima Bồ Đào Nha cách đây 102 năm nhắc nhở chúng ta hãy dùng tràng hạt Mân Côi để cầu nguyện…và Thánh Augustino đã nói một câu rất ngắn gọn “ cầu nguyện có thể có nghĩa là nói chuyện với Chúa” Nguyện xin Chúa chúc lành cho gia đình và Giáo đoàn chúng ta
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Clarence Canaballo thay mặt Hội Đồng Giáo Xứ Miller ngỏ chúc mừng bổn mạng Giáo Đoàn. Kế tiếp anh Mai Phước Thành Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Anh khen ngợi Giáo Đoàn đã đóng góp rất nhiều công ích cho Cộng Đồng và cám ơn quý thành viên Ban Mục Vụ đã dấn thân đóng góp rất nhiều công ích cho Giáo Đoàn.
Sau cùng anh Trần Hồng Phước Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan tại khuôn viên của nhà thờ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương và kết thúc bế mạc vào lúc 1.30pm
Diệp Hải Dung
Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ, Cha GB Lê Hồng Mạnh Tuyên úy Đặc trách Giáo Đoàn Miller hướng dẫn giờ kinh đền tạ Đức Mẹ và cùng với quý Cha cung nghinh rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mâ Côi Mủa Vui nguyện xin Đức Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng.
Xem Hình
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, Cha GB Lê Hồng Mạnh ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Nguyễn Thoái Hoạch và Cha Thụ tham dự cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Lê Hồng Mạnh nói về Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ mục đồng ở làng Fatima Bồ Đào Nha cách đây 102 năm nhắc nhở chúng ta hãy dùng tràng hạt Mân Côi để cầu nguyện…và Thánh Augustino đã nói một câu rất ngắn gọn “ cầu nguyện có thể có nghĩa là nói chuyện với Chúa” Nguyện xin Chúa chúc lành cho gia đình và Giáo đoàn chúng ta
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Clarence Canaballo thay mặt Hội Đồng Giáo Xứ Miller ngỏ chúc mừng bổn mạng Giáo Đoàn. Kế tiếp anh Mai Phước Thành Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Anh khen ngợi Giáo Đoàn đã đóng góp rất nhiều công ích cho Cộng Đồng và cám ơn quý thành viên Ban Mục Vụ đã dấn thân đóng góp rất nhiều công ích cho Giáo Đoàn.
Sau cùng anh Trần Hồng Phước Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan tại khuôn viên của nhà thờ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương và kết thúc bế mạc vào lúc 1.30pm
Diệp Hải Dung
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Trên Trời Cao
Nguyễn Bá Khanh
21:42 20/10/2019
THÁNH GIÁ TRÊN TRỜI CAO
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngước nhìn Thánh giá trên cao
Lòng con cảm thấy tự hào Chúa ơi !
Dấu chỉ Cứu Độ muôn người
Nhờ bởi Thánh giá “Con Trời “ toàn năng
Ôi, Thánh giá, niềm cậy trông ./. Amen
(Trích thơ của P.Trần Đình Phan Tiến)
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngước nhìn Thánh giá trên cao
Lòng con cảm thấy tự hào Chúa ơi !
Dấu chỉ Cứu Độ muôn người
Nhờ bởi Thánh giá “Con Trời “ toàn năng
Ôi, Thánh giá, niềm cậy trông ./. Amen
(Trích thơ của P.Trần Đình Phan Tiến)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 21/10/2019: Công nghị ở Đức không thể có hiệu quả ràng buộc
Giáo Hội Năm Châu
09:40 20/10/2019
Đức Cha Arrieta Ochoa: Thật là vô ích khi cứ giả vờ rằng công nghị ở Đức sẽ có hiệu quả ràng buộc
Một viên chức pháp lý cao cấp ở Vatican đã bác bỏ ý kiến cho rằng tiến trình công nghị được lên kế hoạch ở Đức có thể có một hiệu quả ràng buộc, và lưu ý rằng các giám mục phải thực thi thẩm quyền của mình trong tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha và phải tùng phục quyền bính của ngài.
Đức Cha Juan Ignacio Arrieta Ochoa, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giải Thích Các Văn Bản Luật, cho biết ý tưởng cho rằng một tiến trình công nghị ở bất kỳ quốc gia cụ thể nào có thể thay đổi giáo lý và kỷ luật của Giáo hội “không phải là một cách suy nghĩ khả thi” trong Giáo hội.
“Hoàn toàn là vô dụng khi ai đó giả vờ cho rằng tiến trình công nghị ở Đức có tính ràng buộc, bởi vì không ai trao quyền đó cho công nghị ở Đức. Không ai có thể ràng buộc các tín hữu vượt quá thẩm quyền ràng buộc của họ, cũng chẳng ai có thể ràng buộc các linh mục không thuộc thẩm quyền của họ”, Đức Cha Arrieta nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng Mười.
Đức Cha Arrieta là một trong những người soạn thảo và ký kết bản đánh giá pháp lý về dự thảo các quy chế cho tiến trình công nghị hiện đang được các giám mục Đức tiến hành.
Đánh giá đó, kết luận rằng các kế hoạch của Đức là vô giá trị về mặt giáo hội học, đã được gửi đến Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, vào ngày 4 tháng 9 bởi Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục.
Nói chuyện với Alejandro Bermudez, giám đốc điều hành của Tập đoàn truyền thông ACI, trong đó Catholic News Agency là một thành viên, Đức Cha Arrieta giải thích rằng các hội đồng giám mục không phải là các định chế tự trị, nhưng phải tùng phục thẩm quyền của Bộ Giám Mục vì họ có nghĩa vụ tùng phục Đức Giáo Hoàng.
“Các giám mục, các công nghị của các ngài, và Hội Đồng Giám Mục thuộc thẩm quyền của Bộ Giám Mục,” Đức Cha Arrieta nói.
“Liên hệ này là trực tiếp; các ngài phải tùng phục Đức Giáo Hoàng, nhưng thông qua Bộ Giám Mục. Theo một đường lối gián tiếp, ổn định, và ủy thác, Đức Thánh Cha yêu cầu các ngài tuân theo các chỉ dẫn của Bộ Giám Mục”.
Vào tháng Ba năm nay, Đức Hồng Y Marx tuyên bố rằng Giáo hội ở Đức sẽ bắt tay vào một tiến trình công nghị có hiệu quả ràng buộc để giải quyết các vấn đề mà ngài cho là nảy sinh từ cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ: luật độc thân linh mục, luân lý tính dục, và nhu cầu giảm sức mạnh văn thư.
Quy chế dự thảo của Hội Đồng Giám Mục Đức quy định 50% các tham dự viên là các thành viên của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, một nhóm giáo dân có lập trường công khai chống lại một loạt các giáo huấn của Giáo Hội và đang hô hào việc phong chức cho phụ nữ, và đòi thay đổi các giáo huấn về đạo đức tình dục.
Các nhân vật lãnh đạo của ZdK tuyên bố họ chỉ đồng ý tham gia vào quá trình này nếu tiến trình công nghị sắp tới có thể đưa ra các chính sách có hiệu quả ràng buộc đối với Giáo Hội Đức.
Tháng 5, lãnh đạo của ZdK đã thông báo cho các thành viên của mình rằng nhóm sẽ tham gia vào tiến trình công nghị bởi vì họ đã nhận được sự bảo đảm của Đức Hồng Y Mark rằng hội nghị này có thể và sẽ giải quyết các vấn đề về tín lý và kỷ luật phổ quát đưa ra các nghị quyết có tính chất ràng buộc. Đức Cha Arrieta nói điều đó vượt quá thẩm quyền của bất kỳ Hội Đồng Giám Mục nào trên thế giới.
“Triết lý của chủ nghĩa thực chứng pháp lý không phải là đường lối của Giáo hội,” Đức Cha Arrieta nói. “Đối với Giáo hội, đó không phải là một đường lối tư duy khả thi. Những gì thực sự liên kết Giáo hội, và tín hữu, là các bí tích, và lời của Chúa Kitô. Không có thẩm quyền có tính ràng buộc nào lại phủ nhận các bí tích; điều đó là không thể, hành động theo cách đó sẽ không thể xảy ra, ngay cả khi một số người nói rằng có thể như vậy.”
“Các mục tử phụ thuộc vào Đức Giáo Hoàng, và chỉ Đức Giáo Hoàng mới có thể ban thẩm quyền để các nghị quyết của một công nghị có hiệu quả ràng buộc,” Đức Cha Arrieta nói thêm.
Tiến trình công nghị ở Đức được dự kiến bắt đầu vào ngày đầu tiên của Mùa Vọng.
Một viên chức pháp lý cao cấp ở Vatican đã bác bỏ ý kiến cho rằng tiến trình công nghị được lên kế hoạch ở Đức có thể có một hiệu quả ràng buộc, và lưu ý rằng các giám mục phải thực thi thẩm quyền của mình trong tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha và phải tùng phục quyền bính của ngài.
Đức Cha Juan Ignacio Arrieta Ochoa, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giải Thích Các Văn Bản Luật, cho biết ý tưởng cho rằng một tiến trình công nghị ở bất kỳ quốc gia cụ thể nào có thể thay đổi giáo lý và kỷ luật của Giáo hội “không phải là một cách suy nghĩ khả thi” trong Giáo hội.
“Hoàn toàn là vô dụng khi ai đó giả vờ cho rằng tiến trình công nghị ở Đức có tính ràng buộc, bởi vì không ai trao quyền đó cho công nghị ở Đức. Không ai có thể ràng buộc các tín hữu vượt quá thẩm quyền ràng buộc của họ, cũng chẳng ai có thể ràng buộc các linh mục không thuộc thẩm quyền của họ”, Đức Cha Arrieta nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng Mười.
Đức Cha Arrieta là một trong những người soạn thảo và ký kết bản đánh giá pháp lý về dự thảo các quy chế cho tiến trình công nghị hiện đang được các giám mục Đức tiến hành.
Đánh giá đó, kết luận rằng các kế hoạch của Đức là vô giá trị về mặt giáo hội học, đã được gửi đến Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, vào ngày 4 tháng 9 bởi Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục.
Nói chuyện với Alejandro Bermudez, giám đốc điều hành của Tập đoàn truyền thông ACI, trong đó Catholic News Agency là một thành viên, Đức Cha Arrieta giải thích rằng các hội đồng giám mục không phải là các định chế tự trị, nhưng phải tùng phục thẩm quyền của Bộ Giám Mục vì họ có nghĩa vụ tùng phục Đức Giáo Hoàng.
“Các giám mục, các công nghị của các ngài, và Hội Đồng Giám Mục thuộc thẩm quyền của Bộ Giám Mục,” Đức Cha Arrieta nói.
“Liên hệ này là trực tiếp; các ngài phải tùng phục Đức Giáo Hoàng, nhưng thông qua Bộ Giám Mục. Theo một đường lối gián tiếp, ổn định, và ủy thác, Đức Thánh Cha yêu cầu các ngài tuân theo các chỉ dẫn của Bộ Giám Mục”.
Vào tháng Ba năm nay, Đức Hồng Y Marx tuyên bố rằng Giáo hội ở Đức sẽ bắt tay vào một tiến trình công nghị có hiệu quả ràng buộc để giải quyết các vấn đề mà ngài cho là nảy sinh từ cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ: luật độc thân linh mục, luân lý tính dục, và nhu cầu giảm sức mạnh văn thư.
Quy chế dự thảo của Hội Đồng Giám Mục Đức quy định 50% các tham dự viên là các thành viên của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, một nhóm giáo dân có lập trường công khai chống lại một loạt các giáo huấn của Giáo Hội và đang hô hào việc phong chức cho phụ nữ, và đòi thay đổi các giáo huấn về đạo đức tình dục.
Các nhân vật lãnh đạo của ZdK tuyên bố họ chỉ đồng ý tham gia vào quá trình này nếu tiến trình công nghị sắp tới có thể đưa ra các chính sách có hiệu quả ràng buộc đối với Giáo Hội Đức.
Tháng 5, lãnh đạo của ZdK đã thông báo cho các thành viên của mình rằng nhóm sẽ tham gia vào tiến trình công nghị bởi vì họ đã nhận được sự bảo đảm của Đức Hồng Y Mark rằng hội nghị này có thể và sẽ giải quyết các vấn đề về tín lý và kỷ luật phổ quát đưa ra các nghị quyết có tính chất ràng buộc. Đức Cha Arrieta nói điều đó vượt quá thẩm quyền của bất kỳ Hội Đồng Giám Mục nào trên thế giới.
“Triết lý của chủ nghĩa thực chứng pháp lý không phải là đường lối của Giáo hội,” Đức Cha Arrieta nói. “Đối với Giáo hội, đó không phải là một đường lối tư duy khả thi. Những gì thực sự liên kết Giáo hội, và tín hữu, là các bí tích, và lời của Chúa Kitô. Không có thẩm quyền có tính ràng buộc nào lại phủ nhận các bí tích; điều đó là không thể, hành động theo cách đó sẽ không thể xảy ra, ngay cả khi một số người nói rằng có thể như vậy.”
“Các mục tử phụ thuộc vào Đức Giáo Hoàng, và chỉ Đức Giáo Hoàng mới có thể ban thẩm quyền để các nghị quyết của một công nghị có hiệu quả ràng buộc,” Đức Cha Arrieta nói thêm.
Tiến trình công nghị ở Đức được dự kiến bắt đầu vào ngày đầu tiên của Mùa Vọng.
Thánh lễ đại trào Khánh Nhật Truyền Giáo do Đức Thánh Cha và các nghị phụ Thượng Hội Đồng cử hành
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:43 20/10/2019
Năm 1926, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã quyết định rằng Giáo hội cần một ngày đặc biệt để cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, và để canh tân lại cam kết của mình đối với sứ vụ của Giáo Hội.
Khánh nhật truyền giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh của tháng Truyền Giáo Ngoại Thường và Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon.
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 20 tháng Mười, Đức Thánh Cha, các vị trong giáo triều Rôma và các nghị phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon đã đồng tế thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tại đền thờ Thánh Phêrô. Đây là ngày Thế giới Truyền Giáo lần thứ 93 và cũng là trùng vào năm kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919).
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tôi muốn trình bày các suy tư của mình về ba từ được trích từ các bài đọc chúng ta vừa nghe: đó là một danh từ, một động từ và một tính từ. Danh từ là ngọn núi: Tiên tri Isaia nói về ngọn núi này khi ông tiên tri về một ngọn núi của Chúa, được nâng lên trên những ngọn đồi, nơi tất cả các quốc gia sẽ tuôn đến (x. Is 2: 2). Chúng ta thấy hình ảnh của ngọn núi này một lần nữa trong Tin Mừng khi Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, bảo các môn đệ gặp Ngài trên đỉnh núi Galilê; Galilê là thành phố nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như Thánh Mátthêu cho biết trong Phúc Âm: “Galilê của dân ngoại” (x. Mt 4:15). Như thế, dường như, ngọn núi là nơi Chúa yêu thích để gặp gỡ loài người. Đó là nơi gặp gỡ của Ngài với chúng ta, như chúng ta thấy trong Kinh thánh, bắt đầu với Núi Sinai và Núi Carmêlô, dọc dài cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng đã loan báo Các Mối Phúc Thật trên núi này, đã biến hình trên Núi Tabor, đã hiến mạng sống trên Núi Sọ và lên trời từ Núi Ô-liu. Ngọn núi, nơi gặp gỡ tuyệt vời giữa Thiên Chúa và nhân loại, cũng là nơi Chúa Giêsu dành nhiều giờ để cầu nguyện (x. Mc 6:46) để hiệp nhất trời và đất, và để kết hợp chúng ta, anh chị em của Ngài, với Chúa Cha.
Núi nói gì với chúng ta? Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa và với tha nhân. Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa, Đấng tối cao, trong im lặng và cầu nguyện, tránh những tin đồn và những chuyện ngồi lê đôi mách làm hạ giảm chúng ta. Chúng ta cũng được mời gọi đến gần những người khác, những người, từ trên núi, có thể nhìn với một góc nhìn khác về Thiên Chúa, Đấng kêu gọi tất cả các dân tộc. Từ trên cao, những người khác được nhìn như một cộng đồng mà vẻ đẹp hài hòa của họ chỉ được khám phá khi quan sát họ như một tổng thể. Ngọn núi nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên kén chọn anh chị em chúng ta nhưng nên đón nhận họ, không chỉ với ánh mắt mà còn với cả cuộc đời. Ngọn núi kết hợp Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta trong một vòng tay, đó là lời cầu nguyện. Ngọn núi đưa chúng ta lên để tránh xa nhiều thứ tạm bợ, và hiệu triệu chúng ta tái khám phá những gì là thiết yếu, những gì là lâu dài: đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sứ vụ bắt đầu từ trên núi: ở đó, chúng ta khám phá những gì thực sự quan trọng. Giữa tháng truyền giáo này, chúng ta hãy tự hỏi: điều gì thực sự có giá trị trong cuộc sống của tôi? Tôi muốn vươn lên đến đỉnh cao nào?
Một động từ đi kèm với danh từ “núi” là động từ đi lên. Tiên tri Isaiah khích lệ chúng ta: “Đến đây, nào ta cùng đi lên núi Chúa” (2: 3). Chúng ta không được sinh ra để ở lại trên mặt đất, để hài lòng với những điều tầm thường, chúng ta được sinh ra để đạt đến tầm cao và ở đó để gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta phải đi lên: phải bỏ lại đằng sau một cuộc sống theo chiều ngang và chống lại lực hấp dẫn gây ra bởi thói tự quy hướng vào chính mình, ngõ hầu có thể thực hiện một cuộc xuất hành khỏi bản ngã của chính chúng ta. Đi lên đòi hỏi nỗ lực rất lớn, nhưng đó là cách duy nhất để có cái nhìn tốt hơn về mọi thứ. Như những người leo núi đều biết, chỉ khi chúng ta lên đến đỉnh, chúng ta mới có thể có được cái nhìn đẹp nhất; chỉ khi đó chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta sẽ không có tầm nhìn này nếu không chấp nhận con đường khó khăn đó.
Ở các vùng núi, chúng ta không thể leo trèo tốt nếu bị đè nặng bởi hành lý của mình, cũng thế trong cuộc sống, chúng ta phải loại bỏ những thứ vô dụng. Đây cũng là bí mật của sứ vụ truyền giáo: để ra đi, bạn phải để lại một cái gì đó phía sau, để tuyên xưng, trước tiên bạn phải từ bỏ. Một lời tuyên xưng đáng tin cậy không được thực hiện bằng những lời hay ý đẹp, mà bằng một cuộc sống mẫu mực: đó là một cuộc đời phục vụ có khả năng từ chối tất cả những thứ vật chất làm thu nhỏ trái tim và khiến mọi người thờ ơ và hướng nội; đó là một cuộc sống từ bỏ những thứ vô dụng làm vướng víu trái tim để tìm thời gian cho Chúa và những người khác. Chúng ta có thể tự hỏi: tôi đang thực hiện nỗ lực đi lên của mình như thế nào đây? Tôi có thể từ chối hành lý nặng nề và vô dụng của thế gian để leo lên núi Chúa không? Cuộc hành trình của tôi là một cuộc hành trình hướng thượng hay phải chăng chỉ là một trong các cuộc hành trình trong mê cung thế gian?
Nếu ngọn núi nhắc nhở chúng ta về những gì là quan trọng – đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta - và động từ đi lên cho chúng ta biết làm thế nào để đến đó, thì từ thứ ba thậm chí còn quan trọng hơn cho ngày lễ hôm nay. Đó là tính từ “tất cả”, không ngừng được lặp lại trong các bài đọc chúng ta đã nghe, chẳng hạn như “mọi dân tộc”, trong bài trích sách Isaiah (2: 2); “mọi dân tộc”, được lặp đi lặp lại trong bài Thánh Vịnh; trong thư gởi Timôthêô, Thánh Phaolô viết: Chúa muốn “tất cả mọi người đều được cứu” (1Tm 2: 4); trong Tin Mừng, Chúa nói: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19). Chúa đang cố tình lặp lại từ “tất cả”. Ngài biết rằng chúng ta luôn sử dụng các từ như “tôi” và “chúng tôi”: những thứ của tôi, dân chúng tôi, cộng đồng của chúng tôi.. . Trái lại, Ngài không ngừng sử dụng từ “tất cả”. Tất cả, bởi vì không ai bị loại trừ khỏi trái tim Ngài, khỏi ơn cứu rỗi của Người; tất cả, để trái tim của chúng ta có thể vượt ra những ranh giới của con người và chủ nghĩa phân lập dựa trên sự tự quy chiếu về mình, làm mất lòng Chúa. Tất cả, bởi vì tất cả mọi người đều là những kho báu quý giá, và ý nghĩa của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong việc trao kho báu này cho tha nhân. Đây là sứ vụ của chúng ta: hãy đi lên núi để cầu nguyện cho mọi người và từ trên núi đi xuống để trở thành ân sủng cho tất cả mọi người.
Đi lên và đi xuống: Kitô hữu, do đó, luôn luôn di chuyển, hướng ra ngoài. Đi thực tế là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Chúng ta gặp nhiều người mỗi ngày, nhưng - chúng ta có thể hỏi - chúng ta có thực sự gặp gỡ những người chúng ta gặp không? Chúng ta có chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu hay chỉ đơn giản là lo toan công việc của chính chúng ta? Mọi người đều mong đợi những điều từ người khác, nhưng Kitô hữu đi đến những người khác. Làm chứng cho Chúa Giêsu không bao giờ là nhằm nhận được sự tán thưởng từ người khác, nhưng là việc yêu thương những người thậm chí không biết Chúa. Những người làm chứng cho Chúa Giêsu đi ra ngoài với tất cả mọi người, không chỉ cho những người quen của họ hoặc nhóm nhỏ của họ. Chúa Giêsu cũng đang nói với anh chị em: “Hãy đi, đừng bỏ lỡ cơ hội làm chứng cho Ta!” Anh chị em của tôi, Chúa mong đợi từ anh chị em một chứng tá mà không ai có thể đưa ra từ vị trí của anh chị em. “Cầu xin anh chị em có thể nhận ra ý nghĩa thông điệp của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa muốn nói với thế giới bằng cuộc sống của anh chị em để anh chị em đừng thất bại trong sứ vụ quý giá của mình” (Niềm Vui Phúc Âm, 24).
Những chỉ dẫn Chúa ban cho chúng ta để tiến ra với tha nhân là gì? Thưa chỉ có một, và rất đơn giản: “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng hãy cẩn thận, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài, chứ không phải của chính chúng ta. Giáo Hội chỉ loan báo Tin Mừng một cách tốt đẹp khi Giáo Hội sống cuộc đời của một môn đệ, và phải là một môn đệ đi theo Thầy hàng ngày và chia sẻ niềm vui làm môn đệ với người khác. Không phải bằng cách chinh phục, bắt buộc, chiêu dụ, nhưng bằng cách làm chứng, hạ mình xuống cùng với các môn đệ khác và hiến dâng với lòng mến tình yêu mà chính chúng ta nhận được. Đây là sứ mệnh của chúng ta: hãy mang lại không khí trong lành và tươi mát cho những người bị đắm chìm trong sự ô nhiễm của thế giới chúng ta; mang đến cho trái đất sự bình an tràn ngập chúng ta với niềm vui mỗi khi chúng ta gặp Chúa Giêsu trên núi cầu nguyện; và thể hiện ra bằng cuộc sống của chúng ta, và có lẽ cả bằng lời nói của chúng ta, rằng Chúa yêu tất cả mọi người và không bao giờ mệt mỏi với bất cứ ai.
Anh chị em thân mến, mỗi người chúng ta có một sứ mạng và là “một sứ vụ trên trái đất này” “Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm 273). Chúng ta ở đây để làm chứng, chúc phúc, an ủi, nâng cao và tỏa ra vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu mong đợi rất nhiều từ anh chị em! Chúng ta có thể nói rằng Chúa đang “lo ngại” về những người chưa biết rằng họ là con yêu dấu của Cha, là những anh chị em mà Người đã hiến mạng sống mình và gửi Chúa Thánh Thần đến. Anh chị em có muốn làm dịu mối quan ngại của Chúa Giêsu không? Hãy đi và thể hiện tình yêu với tất cả mọi người, bởi vì cuộc sống của anh chị em là một sứ mệnh quý giá: cuộc sống của anh chị em được sinh ra không phải để thành một gánh nặng, nhưng là một hồng ân để trao ban. Hãy can đảm, và chúng ta đừng sợ hãi tiến ra cho tất cả mọi người!
Source:Libreria Editrice VaticanaHOLY MASS FOR WORLD MISSIONS DAY PAPAL CHAPEL HOMILY OF POPE FRANCIS Vatican Basilica XXIX Sunday of Ordinary Time, 20 October 2019
Khánh nhật truyền giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh của tháng Truyền Giáo Ngoại Thường và Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon.
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 20 tháng Mười, Đức Thánh Cha, các vị trong giáo triều Rôma và các nghị phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon đã đồng tế thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tại đền thờ Thánh Phêrô. Đây là ngày Thế giới Truyền Giáo lần thứ 93 và cũng là trùng vào năm kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919).
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tôi muốn trình bày các suy tư của mình về ba từ được trích từ các bài đọc chúng ta vừa nghe: đó là một danh từ, một động từ và một tính từ. Danh từ là ngọn núi: Tiên tri Isaia nói về ngọn núi này khi ông tiên tri về một ngọn núi của Chúa, được nâng lên trên những ngọn đồi, nơi tất cả các quốc gia sẽ tuôn đến (x. Is 2: 2). Chúng ta thấy hình ảnh của ngọn núi này một lần nữa trong Tin Mừng khi Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, bảo các môn đệ gặp Ngài trên đỉnh núi Galilê; Galilê là thành phố nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như Thánh Mátthêu cho biết trong Phúc Âm: “Galilê của dân ngoại” (x. Mt 4:15). Như thế, dường như, ngọn núi là nơi Chúa yêu thích để gặp gỡ loài người. Đó là nơi gặp gỡ của Ngài với chúng ta, như chúng ta thấy trong Kinh thánh, bắt đầu với Núi Sinai và Núi Carmêlô, dọc dài cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng đã loan báo Các Mối Phúc Thật trên núi này, đã biến hình trên Núi Tabor, đã hiến mạng sống trên Núi Sọ và lên trời từ Núi Ô-liu. Ngọn núi, nơi gặp gỡ tuyệt vời giữa Thiên Chúa và nhân loại, cũng là nơi Chúa Giêsu dành nhiều giờ để cầu nguyện (x. Mc 6:46) để hiệp nhất trời và đất, và để kết hợp chúng ta, anh chị em của Ngài, với Chúa Cha.
Núi nói gì với chúng ta? Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa và với tha nhân. Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa, Đấng tối cao, trong im lặng và cầu nguyện, tránh những tin đồn và những chuyện ngồi lê đôi mách làm hạ giảm chúng ta. Chúng ta cũng được mời gọi đến gần những người khác, những người, từ trên núi, có thể nhìn với một góc nhìn khác về Thiên Chúa, Đấng kêu gọi tất cả các dân tộc. Từ trên cao, những người khác được nhìn như một cộng đồng mà vẻ đẹp hài hòa của họ chỉ được khám phá khi quan sát họ như một tổng thể. Ngọn núi nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên kén chọn anh chị em chúng ta nhưng nên đón nhận họ, không chỉ với ánh mắt mà còn với cả cuộc đời. Ngọn núi kết hợp Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta trong một vòng tay, đó là lời cầu nguyện. Ngọn núi đưa chúng ta lên để tránh xa nhiều thứ tạm bợ, và hiệu triệu chúng ta tái khám phá những gì là thiết yếu, những gì là lâu dài: đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sứ vụ bắt đầu từ trên núi: ở đó, chúng ta khám phá những gì thực sự quan trọng. Giữa tháng truyền giáo này, chúng ta hãy tự hỏi: điều gì thực sự có giá trị trong cuộc sống của tôi? Tôi muốn vươn lên đến đỉnh cao nào?
Một động từ đi kèm với danh từ “núi” là động từ đi lên. Tiên tri Isaiah khích lệ chúng ta: “Đến đây, nào ta cùng đi lên núi Chúa” (2: 3). Chúng ta không được sinh ra để ở lại trên mặt đất, để hài lòng với những điều tầm thường, chúng ta được sinh ra để đạt đến tầm cao và ở đó để gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta phải đi lên: phải bỏ lại đằng sau một cuộc sống theo chiều ngang và chống lại lực hấp dẫn gây ra bởi thói tự quy hướng vào chính mình, ngõ hầu có thể thực hiện một cuộc xuất hành khỏi bản ngã của chính chúng ta. Đi lên đòi hỏi nỗ lực rất lớn, nhưng đó là cách duy nhất để có cái nhìn tốt hơn về mọi thứ. Như những người leo núi đều biết, chỉ khi chúng ta lên đến đỉnh, chúng ta mới có thể có được cái nhìn đẹp nhất; chỉ khi đó chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta sẽ không có tầm nhìn này nếu không chấp nhận con đường khó khăn đó.
Ở các vùng núi, chúng ta không thể leo trèo tốt nếu bị đè nặng bởi hành lý của mình, cũng thế trong cuộc sống, chúng ta phải loại bỏ những thứ vô dụng. Đây cũng là bí mật của sứ vụ truyền giáo: để ra đi, bạn phải để lại một cái gì đó phía sau, để tuyên xưng, trước tiên bạn phải từ bỏ. Một lời tuyên xưng đáng tin cậy không được thực hiện bằng những lời hay ý đẹp, mà bằng một cuộc sống mẫu mực: đó là một cuộc đời phục vụ có khả năng từ chối tất cả những thứ vật chất làm thu nhỏ trái tim và khiến mọi người thờ ơ và hướng nội; đó là một cuộc sống từ bỏ những thứ vô dụng làm vướng víu trái tim để tìm thời gian cho Chúa và những người khác. Chúng ta có thể tự hỏi: tôi đang thực hiện nỗ lực đi lên của mình như thế nào đây? Tôi có thể từ chối hành lý nặng nề và vô dụng của thế gian để leo lên núi Chúa không? Cuộc hành trình của tôi là một cuộc hành trình hướng thượng hay phải chăng chỉ là một trong các cuộc hành trình trong mê cung thế gian?
Nếu ngọn núi nhắc nhở chúng ta về những gì là quan trọng – đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta - và động từ đi lên cho chúng ta biết làm thế nào để đến đó, thì từ thứ ba thậm chí còn quan trọng hơn cho ngày lễ hôm nay. Đó là tính từ “tất cả”, không ngừng được lặp lại trong các bài đọc chúng ta đã nghe, chẳng hạn như “mọi dân tộc”, trong bài trích sách Isaiah (2: 2); “mọi dân tộc”, được lặp đi lặp lại trong bài Thánh Vịnh; trong thư gởi Timôthêô, Thánh Phaolô viết: Chúa muốn “tất cả mọi người đều được cứu” (1Tm 2: 4); trong Tin Mừng, Chúa nói: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19). Chúa đang cố tình lặp lại từ “tất cả”. Ngài biết rằng chúng ta luôn sử dụng các từ như “tôi” và “chúng tôi”: những thứ của tôi, dân chúng tôi, cộng đồng của chúng tôi.. . Trái lại, Ngài không ngừng sử dụng từ “tất cả”. Tất cả, bởi vì không ai bị loại trừ khỏi trái tim Ngài, khỏi ơn cứu rỗi của Người; tất cả, để trái tim của chúng ta có thể vượt ra những ranh giới của con người và chủ nghĩa phân lập dựa trên sự tự quy chiếu về mình, làm mất lòng Chúa. Tất cả, bởi vì tất cả mọi người đều là những kho báu quý giá, và ý nghĩa của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong việc trao kho báu này cho tha nhân. Đây là sứ vụ của chúng ta: hãy đi lên núi để cầu nguyện cho mọi người và từ trên núi đi xuống để trở thành ân sủng cho tất cả mọi người.
Đi lên và đi xuống: Kitô hữu, do đó, luôn luôn di chuyển, hướng ra ngoài. Đi thực tế là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Chúng ta gặp nhiều người mỗi ngày, nhưng - chúng ta có thể hỏi - chúng ta có thực sự gặp gỡ những người chúng ta gặp không? Chúng ta có chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu hay chỉ đơn giản là lo toan công việc của chính chúng ta? Mọi người đều mong đợi những điều từ người khác, nhưng Kitô hữu đi đến những người khác. Làm chứng cho Chúa Giêsu không bao giờ là nhằm nhận được sự tán thưởng từ người khác, nhưng là việc yêu thương những người thậm chí không biết Chúa. Những người làm chứng cho Chúa Giêsu đi ra ngoài với tất cả mọi người, không chỉ cho những người quen của họ hoặc nhóm nhỏ của họ. Chúa Giêsu cũng đang nói với anh chị em: “Hãy đi, đừng bỏ lỡ cơ hội làm chứng cho Ta!” Anh chị em của tôi, Chúa mong đợi từ anh chị em một chứng tá mà không ai có thể đưa ra từ vị trí của anh chị em. “Cầu xin anh chị em có thể nhận ra ý nghĩa thông điệp của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa muốn nói với thế giới bằng cuộc sống của anh chị em để anh chị em đừng thất bại trong sứ vụ quý giá của mình” (Niềm Vui Phúc Âm, 24).
Những chỉ dẫn Chúa ban cho chúng ta để tiến ra với tha nhân là gì? Thưa chỉ có một, và rất đơn giản: “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng hãy cẩn thận, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài, chứ không phải của chính chúng ta. Giáo Hội chỉ loan báo Tin Mừng một cách tốt đẹp khi Giáo Hội sống cuộc đời của một môn đệ, và phải là một môn đệ đi theo Thầy hàng ngày và chia sẻ niềm vui làm môn đệ với người khác. Không phải bằng cách chinh phục, bắt buộc, chiêu dụ, nhưng bằng cách làm chứng, hạ mình xuống cùng với các môn đệ khác và hiến dâng với lòng mến tình yêu mà chính chúng ta nhận được. Đây là sứ mệnh của chúng ta: hãy mang lại không khí trong lành và tươi mát cho những người bị đắm chìm trong sự ô nhiễm của thế giới chúng ta; mang đến cho trái đất sự bình an tràn ngập chúng ta với niềm vui mỗi khi chúng ta gặp Chúa Giêsu trên núi cầu nguyện; và thể hiện ra bằng cuộc sống của chúng ta, và có lẽ cả bằng lời nói của chúng ta, rằng Chúa yêu tất cả mọi người và không bao giờ mệt mỏi với bất cứ ai.
Anh chị em thân mến, mỗi người chúng ta có một sứ mạng và là “một sứ vụ trên trái đất này” “Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm 273). Chúng ta ở đây để làm chứng, chúc phúc, an ủi, nâng cao và tỏa ra vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu mong đợi rất nhiều từ anh chị em! Chúng ta có thể nói rằng Chúa đang “lo ngại” về những người chưa biết rằng họ là con yêu dấu của Cha, là những anh chị em mà Người đã hiến mạng sống mình và gửi Chúa Thánh Thần đến. Anh chị em có muốn làm dịu mối quan ngại của Chúa Giêsu không? Hãy đi và thể hiện tình yêu với tất cả mọi người, bởi vì cuộc sống của anh chị em là một sứ mệnh quý giá: cuộc sống của anh chị em được sinh ra không phải để thành một gánh nặng, nhưng là một hồng ân để trao ban. Hãy can đảm, và chúng ta đừng sợ hãi tiến ra cho tất cả mọi người!
Source:Libreria Editrice Vaticana
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 21/10/2019
VietCatholic Network
15:50 20/10/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 20 tháng 10, 2019.
2- Đức Thánh Cha nói: Sứ mạng cuộc đời không phải là gánh nặng mà là một quà tặng để trao ban.
3- Tòa thánh bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn.
4- Về đề nghị truyền chức Linh Mục cho những người có gia đình.
5- Các Nghị phụ đi Đàng Thánh Giá ở Roma.
6- Đức Thánh Cha Phanxicô gặp một nhóm người bản địa: Tin Mừng phải được hội nhập văn hóa.
7- Thư Đức Thánh Cha gởi nhân ngày World Food Day “Ngày Lương Thực Thế Giới”.
8- Lần đầu tiên có Linh mục và Giáo dân tham dự Hội nghị các Giám mục Pháp.
9- Tại Fatima, Đức Hồng Y Yeom cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
10- Đại hội Linh mục Việt Nam Hoa kỳ Hành Trình Emmaus VIII kết thúc.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Chỉ Có Hôm Nay.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: