Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:24 17/10/2022
10. Chúng ta còn có một dấu chỉ duy nhất để yêu mến Thiên Chúa, đó là yêu mến Ngài trong tất cả mọi sự; Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng bất biến, không muốn chúng ta –trong mọi việc- có cách nhìn không giống với Ngài.
(Thánh Francis of Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 17/10/2022
27. ÁI TÌNH (1)
Khi cho đi một phần tình cảm thì chúng ta tôn trọng đối phương, và cũng là tôn trọng bản thân mình.
Chúng ta muốn phân biện -trong tình yêu- có phải chúng ta dùng một loại tình cảm chân thành cho đi, hay là, ôm một tâm lý đùa giỡn nhất thời, dối trá chọc ghẹo.
Yêu là có trách nhiệm, loại trách nhiệm này chính là chân thành và tôn trọng đối với phần tình cảm này.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 27:
Yêu chính là cho đi cách chân thành không dối trá, không lừa lọc, nhưng chấp nhận cái ưu và khuyết điểm của người yêu.
Thời nay, tình yêu được định nghĩa là tranh thủ hưởng thụ, và đánh giá những gì mà người yêu có trên người: áo quần giá mấy triệu đồng, chiếc xe giá mấy trăm triệu, đồng hồ đeo tay xịn hay dỏm, di động iphone 12 hay 13, ipad pro, vi tính xách tay bao nhiêu triệu.v.v...và thế là tình yêu được hình thành trên căn bản của vật chất, mà trách nhiệm không có chỗ ở trong tình yêu ấy.
Người khôn ngoan không đánh giá tình yêu bên ngoài bằng những vật chất, nhưng cân đo tình yêu bằng lòng chân thành, rộng lượng, kiên nhẫn và trách nhiệm của đối tượng mà mình yêu thương...
Đó chính là tình yêu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khi cho đi một phần tình cảm thì chúng ta tôn trọng đối phương, và cũng là tôn trọng bản thân mình.
Chúng ta muốn phân biện -trong tình yêu- có phải chúng ta dùng một loại tình cảm chân thành cho đi, hay là, ôm một tâm lý đùa giỡn nhất thời, dối trá chọc ghẹo.
Yêu là có trách nhiệm, loại trách nhiệm này chính là chân thành và tôn trọng đối với phần tình cảm này.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 27:
Yêu chính là cho đi cách chân thành không dối trá, không lừa lọc, nhưng chấp nhận cái ưu và khuyết điểm của người yêu.
Thời nay, tình yêu được định nghĩa là tranh thủ hưởng thụ, và đánh giá những gì mà người yêu có trên người: áo quần giá mấy triệu đồng, chiếc xe giá mấy trăm triệu, đồng hồ đeo tay xịn hay dỏm, di động iphone 12 hay 13, ipad pro, vi tính xách tay bao nhiêu triệu.v.v...và thế là tình yêu được hình thành trên căn bản của vật chất, mà trách nhiệm không có chỗ ở trong tình yêu ấy.
Người khôn ngoan không đánh giá tình yêu bên ngoài bằng những vật chất, nhưng cân đo tình yêu bằng lòng chân thành, rộng lượng, kiên nhẫn và trách nhiệm của đối tượng mà mình yêu thương...
Đó chính là tình yêu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 18/10: Người Tông Đồ nhiệt thành – Thánh Luca- Tông Đồ Thánh Sử – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:01 17/10/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: ‘Bình an cho nhà này!’ Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông’.”
Đó là lời Chúa
Linh Mục Và Bài Tình Ca Thập Giá
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:32 17/10/2022
Bài giảng lễ Thánh Phanxicô Isidore Gagelin Kính - 17.10.2022
Hôm nay, cộng đoàn giáo phận Qui Nhơn chúng ta họp mừng long trọng ngày sinh nhật trên trời của thánh tử đạo giáo phận: linh mục Phanxicô Isidore Gagelin Kính. Vâng, cha thánh của chúng ta được diễm phúc tử đạo ngày 17.10.1833 tại Bãi Dâu Huế (cách đây đã 189 năm), sau khi hoàn tất cuộc hành trình với 34 năm làm người và làm con Chúa và với 11 năm trong hành trình mục tử.
Thật ra, cũng như Cha thánh Phanxicô Gagelin đây, mỗi chúng ta đều được mời gọi đi trên cái nẻo “một cõi đi về” đó trong cách riêng của mình. Thật vậy, đời người dù vắn số hay trường thọ, dù cao sang chức phận hay bé bỏng dại khờ, dù giáo sĩ hay tu sĩ, giám mục hay giáo dân… tất cả chỉ là một kiếp lữ hành dệt bằng một chuỗi những bước đi của sống và hành động, của cho đi hay nhận lãnh, của oán thù ghét ghen hay yêu thương tha thứ, của bổn phận trách nhiệm được hoàn thành hay lãng quên thiếu sót… để tiến đến cái “giờ định mệnh” hay như cách diễn tả của Sách Khôn Ngoan, cái “giờ được Chúa ghé mắt nhìn”, cái giờ “sẽ sáng chói và chiếu tỏa ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau” (Bđ 1).
Đi về với Chúa với tuổi 34, quả thật, cuộc đời của Cha thánh Phanxicô Gagelin phải nói là “vắn số”; tuy nhiên, trong cái phận người và hành trình linh mục “vắn số” đó lại đẹp biết bao, đáng trọng, đáng quý biết bao ! Trong dịp đặc biệt nầy, chúng ta thử đọc lại vài cột mốc trong cuộc hành trình của kiếp nhân sinh, trong cái nẻo “một cõi đi về” của ngài:
Sinh: 10.5.1799; thuộc giáo phận Besancon, đồng hương với Thánh Giám Mục Stêphanô Theodore Cuénot Thể. Lớn lên, đi tu, gia nhập Hội Thừa sai Paris và cập bến Đàng Trong Việt Nam năm 1821 và chịu chức linh mục năm 1822 tại Quảng Trị và chuyên lo việc đào tạo chủng sinh từ chủng viện An Ninh miền Trung cho tới chủng viện lái Thiêu giữa thời bách hại. Khoảng năm 1830, sau khi Đức Cha Tabert Từ cai quản giáo phận Đàng Trong, ngài đã sai cha Gagelin chăm sóc mục vụ cho 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (tức địa bàn giáo phận Qui Nhơn hôm nay) đang giữa mùa bách hại. Vì không muốn đàn chiên bị khổ hình, nên khoảng cuối tháng 5.1833, cha Gagelin đã quyết ra khỏi vùng lẫn trốn ở vùng núi phía tây Bồng Sơn, trình diện nộp mình để bị xử án. Và ngài đã bị án xử giảo tại pháp trường Bãi Dâu Huế ngày 17.10.1833. Năm 1846, Đức Cha Cuenot đã cải táng và chuyển thi hài ngài về chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Đức GH Lêô XIII phong chân phước cho ngài ngày 27.5.1900; và ĐGH Gioan Phaolô II phong ngài lên Hiển thánh ngày 19.6.1988 cùng với 116 Chân phúc tử đạo Việt Nam.
Cách đây 189 năm, khi thi hành án tử cho đạo trưởng Gagelin, chắc triều đình Huế của vua Minh Mạng chắc mẩm rằng “đã nhổ xong một cây gai, đã tiêu diệt được một mầm sống hay gốc rễ đức tin Công Giáo”. Nhưng họ đâu biết rằng, cả mấy ngàn năm trước, Lời Chúa trong sách Khôn Ngoan đã viết, và suốt mấy ngàn năm, Dân Chúa đã sống và đã tin: “Đối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thực ra…, sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như vàng thử trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu…”.
Riêng cuộc đời mục tử và cuộc tử đạo anh hùng của thánh Gagelin lại làm sáng lên chân dung đích thực của một Alter Christus, một chứng nhân linh mục đã hiện thực hóa chính những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 2: “Chúng tôi chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng tôi phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng tôi bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi chúng tôi luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng tôi”.
Quả thật, thánh linh mục Gagelin đã sống và thực thi những lời đó cách trọn hảo qua chứng từ “người mục tử sống hết mình và chết trọn tình cho đoàn chiên”; và đây cũng chính là nguyện vọng, là lý tưởng mà ngài đã ôm ấp được chính ngài lưu lại trong bức tâm thư cuối cùng: “Viễn tượng được trông thấy Chúa Giêsu tử nạn làm cho tôi quên đi hết những gì là đau đớn trong cái chết, tôi không còn ham muốn sự gì hơn là mau thoát ra khỏi cái xác phàm này để muôn đời kết hợp với Chúa Kitô”.
Chúng ta tạ ơn Chúa. Trong lịch sử Hội Thánh, quả thật, đã có những thời điểm, những giai đoạn, mà ở đó, có không ít giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân khao khát được ơn tử đạo, khao khát dấn thân vào những vùng “dầu sôi lửa bỏng” để làm chứng cho Chúa. Thế nhưng, cũng đừng quên rằng, không thiếu những người Kitô hữu sợ hãi, đầu hàng trước viễn tượng của thập giá, của khổ hình. Chúng ta từng nghe câu chuyện tử đạo tháng 6, 7 năm 1839 của ba thánh tử đạo Việt Nam: Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể và Đinh Văn Đạt. Các ngài là 3 trong số 500 quân nhân Công Giáo chối đạo hết thảy trước các cực hình. Nhưng sau đó, đã cầu nguyện, ăn năn sám hối và nộp đơn xin tuyên xưng đức tin; và cả ba đã được phúc tử đạo…
Trong thời đại của chúng ta hôm nay, chắc chắn không còn mấy người “ham chết vì đạo”, không mấy người khao khát dấn thân cho sứ vụ, nhất là sứ vụ đòi hỏi phải đi qua con đường thập giá, con đường của khổ cực đau thương và cả đổ máu. Chính vì thế, cùng với sứ điệp cuộc đời nhân chứng của thánh linh mục Gagelin, chúng ta cần lắng nghe lần nữa những căn dặn của chính Chúa Giêsu qua trích đoạn Tin Mừng Matthêô vừa được công bố: “Anh em đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục…”. Và Chúa Giêsu cũng đã dùng hai hình ảnh “hai con chim sẻ bay trên bầu trời” và “sợi tóc trên đầu” để trấn an chúng ta “đừng sợ” và tin vào tình thương và quyền năng quan phòng của Thiên Chúa.
Riêng với anh em linh mục, hôm nay, một lần nữa chúng ta được dịp chiêm ngưỡng chân dung thánh linh mục Gagelin Kính, một cuộc đời, có thể nói được, giống như loài “chim gai” (Thornbird), một huyền thoại mà văn sĩ người Úc, Colleen Mc Cullough đã dựa vào để viết cuốn tiểu thuyết: “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” hay “Những con chim ẩn mình đợi chết”: Có một loài chim chỉ hót lên một lần trong cả đời nó.… Ngay khi vừa rời tổ, loài chim ấy đi tìm ngay một thứ cây có những cành đầy gai nhọn và …, rồi lao thẳng vào cây gai dài nhất và nhọn nhất. Cây gai xuyên thủng qua ngực. Giữa cơn hấp hối, một tiếng hót vút cao, thánh thót hơn cả tiếng hót của sơn ca, hoạ mi. Tiếng hót tuyệt vời đánh đổi bằng cả cuộc sống. Trời đất ngừng đọng lại để lắng nghe; còn Thượng đế trên cao thì mĩm cười. Bởi rằng sự tuyệt vời chỉ có được bằng niềm đau vô tận ấy…”.
Kính thưa cộng đoàn, con đường đức tin của người Kitô hữu, con đường theo Chúa Kitô, đặc biệt, con đường để sống chức linh mục như “lòng Chúa mong ước”, như “đàn chiên đợi chờ” cũng phần nào giống như loài “chim gai” đó. Giọng hát càng cao, càng hay, thì trái tim càng rỉ máu. Từ vị linh mục Giêsu khi chấp nhận trái tim bị đâm thâu trên đồi Sọ, cho đến linh mục Gagelin Kính bị án thắt cổ chết giữa pháp trường Bãi Dâu, đã có biết bao chứng nhân linh mục, tu sĩ, giáo dân… đã để để lại cho Giáo Hội, cho đời bài ca tuyệt thế của tình yêu; và bài tình ca thập giá đó chưa bao giờ hết giá trị và mãi đi cùng năm tháng vang lên cho đời, cho Giáo Hội, cho đàn chiên. Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta và nhất là các anh em linh mục trong giáo phận hôm nay “trung thành hát mãi bài tình ca yêu thương, bài tình ca thập giá”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
Hôm nay, cộng đoàn giáo phận Qui Nhơn chúng ta họp mừng long trọng ngày sinh nhật trên trời của thánh tử đạo giáo phận: linh mục Phanxicô Isidore Gagelin Kính. Vâng, cha thánh của chúng ta được diễm phúc tử đạo ngày 17.10.1833 tại Bãi Dâu Huế (cách đây đã 189 năm), sau khi hoàn tất cuộc hành trình với 34 năm làm người và làm con Chúa và với 11 năm trong hành trình mục tử.
Thật ra, cũng như Cha thánh Phanxicô Gagelin đây, mỗi chúng ta đều được mời gọi đi trên cái nẻo “một cõi đi về” đó trong cách riêng của mình. Thật vậy, đời người dù vắn số hay trường thọ, dù cao sang chức phận hay bé bỏng dại khờ, dù giáo sĩ hay tu sĩ, giám mục hay giáo dân… tất cả chỉ là một kiếp lữ hành dệt bằng một chuỗi những bước đi của sống và hành động, của cho đi hay nhận lãnh, của oán thù ghét ghen hay yêu thương tha thứ, của bổn phận trách nhiệm được hoàn thành hay lãng quên thiếu sót… để tiến đến cái “giờ định mệnh” hay như cách diễn tả của Sách Khôn Ngoan, cái “giờ được Chúa ghé mắt nhìn”, cái giờ “sẽ sáng chói và chiếu tỏa ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau” (Bđ 1).
Đi về với Chúa với tuổi 34, quả thật, cuộc đời của Cha thánh Phanxicô Gagelin phải nói là “vắn số”; tuy nhiên, trong cái phận người và hành trình linh mục “vắn số” đó lại đẹp biết bao, đáng trọng, đáng quý biết bao ! Trong dịp đặc biệt nầy, chúng ta thử đọc lại vài cột mốc trong cuộc hành trình của kiếp nhân sinh, trong cái nẻo “một cõi đi về” của ngài:
Sinh: 10.5.1799; thuộc giáo phận Besancon, đồng hương với Thánh Giám Mục Stêphanô Theodore Cuénot Thể. Lớn lên, đi tu, gia nhập Hội Thừa sai Paris và cập bến Đàng Trong Việt Nam năm 1821 và chịu chức linh mục năm 1822 tại Quảng Trị và chuyên lo việc đào tạo chủng sinh từ chủng viện An Ninh miền Trung cho tới chủng viện lái Thiêu giữa thời bách hại. Khoảng năm 1830, sau khi Đức Cha Tabert Từ cai quản giáo phận Đàng Trong, ngài đã sai cha Gagelin chăm sóc mục vụ cho 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (tức địa bàn giáo phận Qui Nhơn hôm nay) đang giữa mùa bách hại. Vì không muốn đàn chiên bị khổ hình, nên khoảng cuối tháng 5.1833, cha Gagelin đã quyết ra khỏi vùng lẫn trốn ở vùng núi phía tây Bồng Sơn, trình diện nộp mình để bị xử án. Và ngài đã bị án xử giảo tại pháp trường Bãi Dâu Huế ngày 17.10.1833. Năm 1846, Đức Cha Cuenot đã cải táng và chuyển thi hài ngài về chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Đức GH Lêô XIII phong chân phước cho ngài ngày 27.5.1900; và ĐGH Gioan Phaolô II phong ngài lên Hiển thánh ngày 19.6.1988 cùng với 116 Chân phúc tử đạo Việt Nam.
Cách đây 189 năm, khi thi hành án tử cho đạo trưởng Gagelin, chắc triều đình Huế của vua Minh Mạng chắc mẩm rằng “đã nhổ xong một cây gai, đã tiêu diệt được một mầm sống hay gốc rễ đức tin Công Giáo”. Nhưng họ đâu biết rằng, cả mấy ngàn năm trước, Lời Chúa trong sách Khôn Ngoan đã viết, và suốt mấy ngàn năm, Dân Chúa đã sống và đã tin: “Đối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thực ra…, sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như vàng thử trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu…”.
Riêng cuộc đời mục tử và cuộc tử đạo anh hùng của thánh Gagelin lại làm sáng lên chân dung đích thực của một Alter Christus, một chứng nhân linh mục đã hiện thực hóa chính những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 2: “Chúng tôi chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng tôi phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng tôi bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi chúng tôi luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng tôi”.
Quả thật, thánh linh mục Gagelin đã sống và thực thi những lời đó cách trọn hảo qua chứng từ “người mục tử sống hết mình và chết trọn tình cho đoàn chiên”; và đây cũng chính là nguyện vọng, là lý tưởng mà ngài đã ôm ấp được chính ngài lưu lại trong bức tâm thư cuối cùng: “Viễn tượng được trông thấy Chúa Giêsu tử nạn làm cho tôi quên đi hết những gì là đau đớn trong cái chết, tôi không còn ham muốn sự gì hơn là mau thoát ra khỏi cái xác phàm này để muôn đời kết hợp với Chúa Kitô”.
Chúng ta tạ ơn Chúa. Trong lịch sử Hội Thánh, quả thật, đã có những thời điểm, những giai đoạn, mà ở đó, có không ít giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân khao khát được ơn tử đạo, khao khát dấn thân vào những vùng “dầu sôi lửa bỏng” để làm chứng cho Chúa. Thế nhưng, cũng đừng quên rằng, không thiếu những người Kitô hữu sợ hãi, đầu hàng trước viễn tượng của thập giá, của khổ hình. Chúng ta từng nghe câu chuyện tử đạo tháng 6, 7 năm 1839 của ba thánh tử đạo Việt Nam: Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể và Đinh Văn Đạt. Các ngài là 3 trong số 500 quân nhân Công Giáo chối đạo hết thảy trước các cực hình. Nhưng sau đó, đã cầu nguyện, ăn năn sám hối và nộp đơn xin tuyên xưng đức tin; và cả ba đã được phúc tử đạo…
Trong thời đại của chúng ta hôm nay, chắc chắn không còn mấy người “ham chết vì đạo”, không mấy người khao khát dấn thân cho sứ vụ, nhất là sứ vụ đòi hỏi phải đi qua con đường thập giá, con đường của khổ cực đau thương và cả đổ máu. Chính vì thế, cùng với sứ điệp cuộc đời nhân chứng của thánh linh mục Gagelin, chúng ta cần lắng nghe lần nữa những căn dặn của chính Chúa Giêsu qua trích đoạn Tin Mừng Matthêô vừa được công bố: “Anh em đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục…”. Và Chúa Giêsu cũng đã dùng hai hình ảnh “hai con chim sẻ bay trên bầu trời” và “sợi tóc trên đầu” để trấn an chúng ta “đừng sợ” và tin vào tình thương và quyền năng quan phòng của Thiên Chúa.
Riêng với anh em linh mục, hôm nay, một lần nữa chúng ta được dịp chiêm ngưỡng chân dung thánh linh mục Gagelin Kính, một cuộc đời, có thể nói được, giống như loài “chim gai” (Thornbird), một huyền thoại mà văn sĩ người Úc, Colleen Mc Cullough đã dựa vào để viết cuốn tiểu thuyết: “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” hay “Những con chim ẩn mình đợi chết”: Có một loài chim chỉ hót lên một lần trong cả đời nó.… Ngay khi vừa rời tổ, loài chim ấy đi tìm ngay một thứ cây có những cành đầy gai nhọn và …, rồi lao thẳng vào cây gai dài nhất và nhọn nhất. Cây gai xuyên thủng qua ngực. Giữa cơn hấp hối, một tiếng hót vút cao, thánh thót hơn cả tiếng hót của sơn ca, hoạ mi. Tiếng hót tuyệt vời đánh đổi bằng cả cuộc sống. Trời đất ngừng đọng lại để lắng nghe; còn Thượng đế trên cao thì mĩm cười. Bởi rằng sự tuyệt vời chỉ có được bằng niềm đau vô tận ấy…”.
Kính thưa cộng đoàn, con đường đức tin của người Kitô hữu, con đường theo Chúa Kitô, đặc biệt, con đường để sống chức linh mục như “lòng Chúa mong ước”, như “đàn chiên đợi chờ” cũng phần nào giống như loài “chim gai” đó. Giọng hát càng cao, càng hay, thì trái tim càng rỉ máu. Từ vị linh mục Giêsu khi chấp nhận trái tim bị đâm thâu trên đồi Sọ, cho đến linh mục Gagelin Kính bị án thắt cổ chết giữa pháp trường Bãi Dâu, đã có biết bao chứng nhân linh mục, tu sĩ, giáo dân… đã để để lại cho Giáo Hội, cho đời bài ca tuyệt thế của tình yêu; và bài tình ca thập giá đó chưa bao giờ hết giá trị và mãi đi cùng năm tháng vang lên cho đời, cho Giáo Hội, cho đàn chiên. Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta và nhất là các anh em linh mục trong giáo phận hôm nay “trung thành hát mãi bài tình ca yêu thương, bài tình ca thập giá”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
Đời Sống Chứng Nhân
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
21:07 17/10/2022
Đời Sống Chứng Nhân
CN TRUYỀN GIÁO
Tháng 10, Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo. Trong Sứ điệp Truyền giáo năm 2022, với chủ đề: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8), Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Ơn gọi của mỗi người Kitô hữu là làm chứng cho Đức Kitô”, vì thế: “Hãy luôn luôn để cho mình được kiện cường và hướng dẫn bởi Thần Khí”.
1. Giáo hội hiểu sứ mạng làm chứng như thế nào?
Giáo hội vẫn luôn luôn coi Đức Giêsu-Kitô là Người Chứng Thứ Nhất. Chỉ một mình Đức Giêsu biết Thiên Chúa (Mt 11,27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Đức Giêsu là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Đức Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Còn một Vị làm chứng thứ hai nữa, được Chúa Cha sai đến cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, đó là Chúa Thánh Thần, cũng là Chúa và là Đấng ban sự sống. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22); và đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào cùng trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Thiên Chúa. Giáo hội đã luôn luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hơn hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm dâu bể. Dù có Chúa Thánh Thần, Giáo hội vẫn đang hành trình lữ thứ hướng về Ngày Chúa Quang Lâm.
Trong Giáo hội vẫn luôn có hai bộ mặt, một bộ mặt thần thiêng, vì luôn có Chúa Thánh Thần, bộ mặt kia còn mang những giới hạn của thực tại trần thế. Nhưng hai bộ mặt này không tách rời nhau, mà gắn liền, làm thành một Giáo hội Duy nhất, dấu chỉ của sự hợp nhất giữa nhân loại với Thiên Chúa và nhân loại với nhau.
2. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Cũng như “không ai có thể nói rằng ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu không phải bởi Thánh Thần” (1 Cr 12, 3), thì cũng thế, không người Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và chân thật cho Chúa Kitô mà không do Thánh Thần linh hứng và giúp đỡ. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô được kêu gọi nhận ra tầm quan trọng cơ bản của hoạt động Chúa Thánh Thần, sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Người và lãnh nhận sức mạnh và sự hướng dẫn chắc chắn của Người” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội và nếu không có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân đạo (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, huấn từ trưa Chúa nhật 31-5-2009). “Thánh Thần là vai chính đích thực của truyền giáo. Chính Người ban cho chúng ta biết nói đúng những lời phải nói, nói đúng lúc và nói đúng cách” (Sứ điệp Truyền giáo 2022). Sách Công vụ các Tông đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy: Chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần là… (Cv 5, 32); Thánh Thần và chúng tôi quyết định là…(Cv 15,28).
Thánh Phaolô, một tông đồ đầy kinh nghiệm về Thánh Thần đã sống và đã nói: “Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa” (1Cr 2,4); “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng: xiềng xích và gian nan đang chờ đợi tôi.” (Cv 20,22-23).
Thời đại hôm nay, Giáo hội toàn cầu và mỗi Giáo hội địa phương phải đương đầu và đối phó với nhiều vấn nạn và thách thức gay go mà thế giới và thực tế cuộc sống gợi nên. Xử lý tình huống và chọn lựa một hướng đi phù hợp với tin mừng cứu độ của Đức Giêsu chẳng đơn giản chút nào. Dù rằng trong Giáo hội không thiếu những con người tầm cỡ, khôn ngoan, đạo đức và thức thời. Nhưng khởi động, diễn biến và kết thúc mọi vấn đề vẫn luôn là, và phải là tác động của Thánh Thần. Bằng không đó chỉ là sự ‘khôn ngoan đối đáp người ngoài’ theo lẽ tự nhiên của “một tổ chức nhân đạo”, chứ không phải của Giáo hội Chúa Kitô. Chính “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì” (Ga 6,63). Tuy dù Thánh Thần và Giáo hội có phải công bố hay lên tiếng những điều ngược với lỗ tai người đương thời, kể cả người tin hay không tin, nhưng cuối cùng vẫn chính là: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định !”.
Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần, tất cả đều được gợi hứng và thúc đẩy bởi giáo huấn của Hội Thánh và Tin Mừng của Chúa Giêsu.
3. Đời sống chứng nhân
“Hội Thánh Chúa Kitô sẽ tiếp tục “đi ra” để đến với các chân trời mới về địa dư, xã hội và hiện sinh, đến với những nơi “ngoại vi” và những cảnh sống của con người, để làm chứng cho Chúa Kitô và tình thương của Người cho những người nam người ngữ của mọi dân tộc, văn hoá và vị thế xã hội”. (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Truyền giáo bằng chính đời sống chứng nhân, đây là cách truyền giáo tốt nhất và hữu hiệu nhất. Một đời sống đạo đức, chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt mọi người. Một đời sống tốt đẹp có sức lôi cuốn hơn những lời nói hay, vì “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo". Loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ. Chúng ta hãy suy nghĩ: đời sống chúng ta hiện nay có làm chứng cho Chúa, cho đạo không?
Thư Mục vụ HĐGMVN Năm Thánh Truyền Giáo 2003, đã đề nghị mọi thành phần dân Chúa hãy tuỳ theo ơn gọi và chức năng của mình, tích cực tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng bằng những việc cụ thể sau:
a.Về phương diện thiêng liêng: - Cầu nguyện cho việc truyền giáo. - Nêu gương sống lương tâm Công Giáo:
b.Về phương diện đối thoại. - Thăm viếng thân hữu các thành viên tôn giáo bạn. - Trao đổi với người ngoài Công Giáo về một đề tài chung
c.Về phương diện thực hành: - Thiết lập ban truyền giáo. - Kết nghĩa. - Làm việc bác ái.
Công việc truyền giáo là bổn phận của mỗi Kitô hữu. Trong môi trường sống hàng ngày, người tín hữu giáo dân có điều kiện để làm chứng nhân khi sống trọn vẹn sứ mạng ơn gọi của mình.
Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta tràn đầy Chúa Thánh Thần, để chúng ta có sức mạnh làm chứng bằng lời nói, hành động và cuộc sống đời thường, bằng những cố gắng vươn lên không ngừng, bằng niềm vui, tiếng hát, tiếng cười, bằng sự liên đới với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, bằng sự dấn thân giúp đỡ và phục vụ những người đói khổ cần đến chúng ta.
Chúng ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình Yêu của Người cho những ai đến với Người. Chúa Kitô Thánh Thể là sự Bình An và Hợp Nhất cho nhân loại chúng ta trong một thế giới đầy những xung đột và chia rẽ. Chúa không ngừng định hướng cho cuộc đời của những ai đón nhận sự viếng thăm và hiện diện của Ngài.
“Tôi lặp lại nguyện ước vĩ đại của ông Môsê cho dân Thiên Chúa trong hành trình của họ: “Ước gì toàn dân của Chúa đều là những ngôn sứ!” (Ds 11,29). Thực vậy, ước gì tất cả chúng ta trong Hội Thánh đều là điều chúng ta đã là nhờ Phép Rửa: ngôn sứ, chứng nhân, người truyền giáo của Chúa, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, cho đến tận cùng trái đất! Xin Đức Maria, Nữ Vương Truyền Giáo, cầu bầu cho chúng ta!” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
CN TRUYỀN GIÁO
Tháng 10, Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo. Trong Sứ điệp Truyền giáo năm 2022, với chủ đề: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8), Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Ơn gọi của mỗi người Kitô hữu là làm chứng cho Đức Kitô”, vì thế: “Hãy luôn luôn để cho mình được kiện cường và hướng dẫn bởi Thần Khí”.
1. Giáo hội hiểu sứ mạng làm chứng như thế nào?
Giáo hội vẫn luôn luôn coi Đức Giêsu-Kitô là Người Chứng Thứ Nhất. Chỉ một mình Đức Giêsu biết Thiên Chúa (Mt 11,27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Đức Giêsu là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Đức Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Còn một Vị làm chứng thứ hai nữa, được Chúa Cha sai đến cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, đó là Chúa Thánh Thần, cũng là Chúa và là Đấng ban sự sống. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22); và đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào cùng trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Thiên Chúa. Giáo hội đã luôn luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hơn hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm dâu bể. Dù có Chúa Thánh Thần, Giáo hội vẫn đang hành trình lữ thứ hướng về Ngày Chúa Quang Lâm.
Trong Giáo hội vẫn luôn có hai bộ mặt, một bộ mặt thần thiêng, vì luôn có Chúa Thánh Thần, bộ mặt kia còn mang những giới hạn của thực tại trần thế. Nhưng hai bộ mặt này không tách rời nhau, mà gắn liền, làm thành một Giáo hội Duy nhất, dấu chỉ của sự hợp nhất giữa nhân loại với Thiên Chúa và nhân loại với nhau.
2. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Cũng như “không ai có thể nói rằng ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu không phải bởi Thánh Thần” (1 Cr 12, 3), thì cũng thế, không người Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và chân thật cho Chúa Kitô mà không do Thánh Thần linh hứng và giúp đỡ. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô được kêu gọi nhận ra tầm quan trọng cơ bản của hoạt động Chúa Thánh Thần, sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Người và lãnh nhận sức mạnh và sự hướng dẫn chắc chắn của Người” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội và nếu không có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân đạo (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, huấn từ trưa Chúa nhật 31-5-2009). “Thánh Thần là vai chính đích thực của truyền giáo. Chính Người ban cho chúng ta biết nói đúng những lời phải nói, nói đúng lúc và nói đúng cách” (Sứ điệp Truyền giáo 2022). Sách Công vụ các Tông đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy: Chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần là… (Cv 5, 32); Thánh Thần và chúng tôi quyết định là…(Cv 15,28).
Thánh Phaolô, một tông đồ đầy kinh nghiệm về Thánh Thần đã sống và đã nói: “Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa” (1Cr 2,4); “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng: xiềng xích và gian nan đang chờ đợi tôi.” (Cv 20,22-23).
Thời đại hôm nay, Giáo hội toàn cầu và mỗi Giáo hội địa phương phải đương đầu và đối phó với nhiều vấn nạn và thách thức gay go mà thế giới và thực tế cuộc sống gợi nên. Xử lý tình huống và chọn lựa một hướng đi phù hợp với tin mừng cứu độ của Đức Giêsu chẳng đơn giản chút nào. Dù rằng trong Giáo hội không thiếu những con người tầm cỡ, khôn ngoan, đạo đức và thức thời. Nhưng khởi động, diễn biến và kết thúc mọi vấn đề vẫn luôn là, và phải là tác động của Thánh Thần. Bằng không đó chỉ là sự ‘khôn ngoan đối đáp người ngoài’ theo lẽ tự nhiên của “một tổ chức nhân đạo”, chứ không phải của Giáo hội Chúa Kitô. Chính “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì” (Ga 6,63). Tuy dù Thánh Thần và Giáo hội có phải công bố hay lên tiếng những điều ngược với lỗ tai người đương thời, kể cả người tin hay không tin, nhưng cuối cùng vẫn chính là: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định !”.
Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần, tất cả đều được gợi hứng và thúc đẩy bởi giáo huấn của Hội Thánh và Tin Mừng của Chúa Giêsu.
3. Đời sống chứng nhân
“Hội Thánh Chúa Kitô sẽ tiếp tục “đi ra” để đến với các chân trời mới về địa dư, xã hội và hiện sinh, đến với những nơi “ngoại vi” và những cảnh sống của con người, để làm chứng cho Chúa Kitô và tình thương của Người cho những người nam người ngữ của mọi dân tộc, văn hoá và vị thế xã hội”. (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Truyền giáo bằng chính đời sống chứng nhân, đây là cách truyền giáo tốt nhất và hữu hiệu nhất. Một đời sống đạo đức, chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt mọi người. Một đời sống tốt đẹp có sức lôi cuốn hơn những lời nói hay, vì “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo". Loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ. Chúng ta hãy suy nghĩ: đời sống chúng ta hiện nay có làm chứng cho Chúa, cho đạo không?
Thư Mục vụ HĐGMVN Năm Thánh Truyền Giáo 2003, đã đề nghị mọi thành phần dân Chúa hãy tuỳ theo ơn gọi và chức năng của mình, tích cực tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng bằng những việc cụ thể sau:
a.Về phương diện thiêng liêng: - Cầu nguyện cho việc truyền giáo. - Nêu gương sống lương tâm Công Giáo:
b.Về phương diện đối thoại. - Thăm viếng thân hữu các thành viên tôn giáo bạn. - Trao đổi với người ngoài Công Giáo về một đề tài chung
c.Về phương diện thực hành: - Thiết lập ban truyền giáo. - Kết nghĩa. - Làm việc bác ái.
Công việc truyền giáo là bổn phận của mỗi Kitô hữu. Trong môi trường sống hàng ngày, người tín hữu giáo dân có điều kiện để làm chứng nhân khi sống trọn vẹn sứ mạng ơn gọi của mình.
Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta tràn đầy Chúa Thánh Thần, để chúng ta có sức mạnh làm chứng bằng lời nói, hành động và cuộc sống đời thường, bằng những cố gắng vươn lên không ngừng, bằng niềm vui, tiếng hát, tiếng cười, bằng sự liên đới với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, bằng sự dấn thân giúp đỡ và phục vụ những người đói khổ cần đến chúng ta.
Chúng ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình Yêu của Người cho những ai đến với Người. Chúa Kitô Thánh Thể là sự Bình An và Hợp Nhất cho nhân loại chúng ta trong một thế giới đầy những xung đột và chia rẽ. Chúa không ngừng định hướng cho cuộc đời của những ai đón nhận sự viếng thăm và hiện diện của Ngài.
“Tôi lặp lại nguyện ước vĩ đại của ông Môsê cho dân Thiên Chúa trong hành trình của họ: “Ước gì toàn dân của Chúa đều là những ngôn sứ!” (Ds 11,29). Thực vậy, ước gì tất cả chúng ta trong Hội Thánh đều là điều chúng ta đã là nhờ Phép Rửa: ngôn sứ, chứng nhân, người truyền giáo của Chúa, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, cho đến tận cùng trái đất! Xin Đức Maria, Nữ Vương Truyền Giáo, cầu bầu cho chúng ta!” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc
Lm. Minh Anh
21:12 17/10/2022
MỘT KẾ HOẠCH ÂN SỦNG ĐÁNG KINH NGẠC
“Các con hãy đi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật diệu kỳ ‘một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc’; bởi lẽ, Luca đã trở nên một nhà truyền giáo lớn, một sử gia và là tác giả của hơn một phần tư Tân Ước. Như một công cụ của Thiên Chúa, Luca mang sứ điệp cứu độ của Ngài, thay đổi cuộc sống nhiều người thuộc mọi thời. Là một thầy thuốc Hy Lạp, Luca say mê Đức Kitô của Phaolô; tại Troa, Luca xin trở lại, làm đồ đệ Phaolô. Qua thư Timôthê hôm nay, Luca được nhắc như một đồ đệ trung tín, “Chỉ một mình Luca ở với cha”. Là môn đồ thuộc thế hệ thứ nhất, Luca đã hiến tặng hai công trình nền tảng: Tin Mừng thứ ba và ‘Nhật Ký Giáo Hội Sơ Khai’. Dẫu không thể hiện một hiểu biết đầy đủ về niềm tin và phong tục Do Thái, Luca vẫn chú tâm đủ vào những gì cần thiết cho anh em lương dân; đó là một Thiên Chúa xót thương, chữa lành. Với trình thuật hôm nay, Luca viết, “Chúa Giêsu chọn thêm 72 người”. Chỉ Luca đề cập việc sai đi quy mô với “con số 72”; các thánh sử khác chỉ nói đến Nhóm Mười Hai. Mặc dù nhiều người trong số 72 đã đến các lãnh thổ Do Thái, nhưng chắc chắn, một số đã đến những lãnh địa không Do Thái; vì thế, ‘nhóm 72’ là biểu tượng chuẩn bị cho tất cả anh em lương dân tận cùng trái đất đón nhận Giêsu và Tin Mừng của Ngài.
Với Luca, chúng ta nợ riêng ngài về những kiến thức của mầu nhiệm Nhập Thể; đặc biệt với những khoản nợ rõ ràng như Magnificat, Benedictus và Nunc dimittis mà Giáo Hội đọc mỗi ngày. Với biến cố Truyền Tin, như thể Luca thấp thỏm sau khuê phòng của một Maria trẻ trung xinh đẹp, nơi Tổng lãnh Gabriel báo cho biết, cô sẽ là Mẹ của Giêsu; bối cảnh này cũng là nền tảng của kinh “Kính Mừng”. Và cũng chỉ với Luca, chúng ta nợ ngài về những gì đã xảy ra ở Lễ Ngũ Tuần và các hoạt động của Chúa Thánh Thần trong thời đầu phôi thai của Hội Thánh.
Với Công Vụ Tông Đồ, Luca được cho là một nhà quan sát chính xác, khéo liên kết các sự kiện tôn giáo với lịch sử. Nhiều chi tiết được khoa khảo cổ xác nhận; các học giả nổi tiếng đánh giá cao Luca. Nhà khảo cổ Sir W. Ramsay nhận xét, “Luca, một nhà sử học hạng nhất với những tuyên bố đáng tin cậy! Luca đáng được xếp với những nhà sử học vĩ đại nhất!”; E. M. Blaiklock, giáo sư kinh điển Auckland nói, “Luca là một sử gia xuất sắc, sánh với các văn hào vĩ đại Hy Lạp!”; tiến sĩ Geisler cho biết, “Luca kể tên 32 miền, 54 thành phố và 9 hòn đảo mà không một sai sót thực tế hoặc lịch sử nào!”. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, trong sự nghiệp cầm bút, Luca không viết với tư cách một sử gia mà là một nhà truyền giáo; Luca chỉ công bố sứ điệp của Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài. “Người Cha nhân hậu” và “Câu chuyện Emmaus”, những ‘trình thuật rất thương xót’ mà chỉ Luca có. Một truyền thống cho rằng, Luca còn là một hoạ sĩ; một kiệt tác về Đức Mẹ đã được gán cho Luca; dẫu sao, chi tiết này cũng cho biết lý do tại sao Luca được chọn là quan thầy các nghệ sĩ; và dĩ nhiên, của các bác sĩ. Rõ ràng, Thiên Chúa đã sử dụng Luca, cho ‘một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc’ đầy thương xót của Ngài.
Anh Chị em,
“Các con hãy đi!”. Nhân đọc lại trình thuật ‘nhóm 72’ được sai đi, Lời Chúa nói với bạn và tôi rằng, tất cả chúng ta cũng được sai đi, đến với những người cùng chung đức tin và không cùng chung đức tin; Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Con cái Chúa làm cho loài người nhận biết vinh quang cao cả nước Chúa”. Hãy cầu nguyện cho một ai đó, một số người nào đó; như Luca, chúng ta đừng ngần ngại trở thành một nhà truyền giáo cho họ với những phương tiện tuyệt vời ngày nay. Khi làm vậy, chúng ta vẫn có thể tạo ra một sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của một ai đó, một nhóm nào đó, ở một góc trời nào đó; và như Luca, bạn và tôi tiếp tục ra đi loan báo kế hoạch xót thương của Thiên Chúa, ‘một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con lơi lỏng, dù chỉ một ngày, trong việc chuyển trao Lời Chúa đến anh chị em con. Lạy thánh Luca, bổn mạng các nghệ sĩ, đừng quên truyền cảm hứng cho con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các con hãy đi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Luca, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay ‘đã đi!’. Luca, một người ngoại giáo trở lại duy nhất trong Tân Ước được chọn làm tác giả của một trong các Phúc Âm và sách Công Vụ Tông Đồ. Đó là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa, ‘một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc!’.
Thật diệu kỳ ‘một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc’; bởi lẽ, Luca đã trở nên một nhà truyền giáo lớn, một sử gia và là tác giả của hơn một phần tư Tân Ước. Như một công cụ của Thiên Chúa, Luca mang sứ điệp cứu độ của Ngài, thay đổi cuộc sống nhiều người thuộc mọi thời. Là một thầy thuốc Hy Lạp, Luca say mê Đức Kitô của Phaolô; tại Troa, Luca xin trở lại, làm đồ đệ Phaolô. Qua thư Timôthê hôm nay, Luca được nhắc như một đồ đệ trung tín, “Chỉ một mình Luca ở với cha”. Là môn đồ thuộc thế hệ thứ nhất, Luca đã hiến tặng hai công trình nền tảng: Tin Mừng thứ ba và ‘Nhật Ký Giáo Hội Sơ Khai’. Dẫu không thể hiện một hiểu biết đầy đủ về niềm tin và phong tục Do Thái, Luca vẫn chú tâm đủ vào những gì cần thiết cho anh em lương dân; đó là một Thiên Chúa xót thương, chữa lành. Với trình thuật hôm nay, Luca viết, “Chúa Giêsu chọn thêm 72 người”. Chỉ Luca đề cập việc sai đi quy mô với “con số 72”; các thánh sử khác chỉ nói đến Nhóm Mười Hai. Mặc dù nhiều người trong số 72 đã đến các lãnh thổ Do Thái, nhưng chắc chắn, một số đã đến những lãnh địa không Do Thái; vì thế, ‘nhóm 72’ là biểu tượng chuẩn bị cho tất cả anh em lương dân tận cùng trái đất đón nhận Giêsu và Tin Mừng của Ngài.
Với Luca, chúng ta nợ riêng ngài về những kiến thức của mầu nhiệm Nhập Thể; đặc biệt với những khoản nợ rõ ràng như Magnificat, Benedictus và Nunc dimittis mà Giáo Hội đọc mỗi ngày. Với biến cố Truyền Tin, như thể Luca thấp thỏm sau khuê phòng của một Maria trẻ trung xinh đẹp, nơi Tổng lãnh Gabriel báo cho biết, cô sẽ là Mẹ của Giêsu; bối cảnh này cũng là nền tảng của kinh “Kính Mừng”. Và cũng chỉ với Luca, chúng ta nợ ngài về những gì đã xảy ra ở Lễ Ngũ Tuần và các hoạt động của Chúa Thánh Thần trong thời đầu phôi thai của Hội Thánh.
Với Công Vụ Tông Đồ, Luca được cho là một nhà quan sát chính xác, khéo liên kết các sự kiện tôn giáo với lịch sử. Nhiều chi tiết được khoa khảo cổ xác nhận; các học giả nổi tiếng đánh giá cao Luca. Nhà khảo cổ Sir W. Ramsay nhận xét, “Luca, một nhà sử học hạng nhất với những tuyên bố đáng tin cậy! Luca đáng được xếp với những nhà sử học vĩ đại nhất!”; E. M. Blaiklock, giáo sư kinh điển Auckland nói, “Luca là một sử gia xuất sắc, sánh với các văn hào vĩ đại Hy Lạp!”; tiến sĩ Geisler cho biết, “Luca kể tên 32 miền, 54 thành phố và 9 hòn đảo mà không một sai sót thực tế hoặc lịch sử nào!”. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, trong sự nghiệp cầm bút, Luca không viết với tư cách một sử gia mà là một nhà truyền giáo; Luca chỉ công bố sứ điệp của Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài. “Người Cha nhân hậu” và “Câu chuyện Emmaus”, những ‘trình thuật rất thương xót’ mà chỉ Luca có. Một truyền thống cho rằng, Luca còn là một hoạ sĩ; một kiệt tác về Đức Mẹ đã được gán cho Luca; dẫu sao, chi tiết này cũng cho biết lý do tại sao Luca được chọn là quan thầy các nghệ sĩ; và dĩ nhiên, của các bác sĩ. Rõ ràng, Thiên Chúa đã sử dụng Luca, cho ‘một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc’ đầy thương xót của Ngài.
Anh Chị em,
“Các con hãy đi!”. Nhân đọc lại trình thuật ‘nhóm 72’ được sai đi, Lời Chúa nói với bạn và tôi rằng, tất cả chúng ta cũng được sai đi, đến với những người cùng chung đức tin và không cùng chung đức tin; Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Con cái Chúa làm cho loài người nhận biết vinh quang cao cả nước Chúa”. Hãy cầu nguyện cho một ai đó, một số người nào đó; như Luca, chúng ta đừng ngần ngại trở thành một nhà truyền giáo cho họ với những phương tiện tuyệt vời ngày nay. Khi làm vậy, chúng ta vẫn có thể tạo ra một sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của một ai đó, một nhóm nào đó, ở một góc trời nào đó; và như Luca, bạn và tôi tiếp tục ra đi loan báo kế hoạch xót thương của Thiên Chúa, ‘một kế hoạch ân sủng đáng kinh ngạc!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con lơi lỏng, dù chỉ một ngày, trong việc chuyển trao Lời Chúa đến anh chị em con. Lạy thánh Luca, bổn mạng các nghệ sĩ, đừng quên truyền cảm hứng cho con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhóm nhân quyền cho biết 59 luật sư bị thủ tiêu trong 6 năm qua ở Phi Luật Tân
Đặng Tự Do
06:05 17/10/2022
Ít nhất 133 luật sư đã bị giết ở Phi Luật Tân kể từ những năm 1980 trong các cuộc tấn công liên quan đến công việc của họ, gần một nửa trong số đó đã bị giết trong sáu năm qua trong nhiệm kỳ đầy biến động của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, một nhóm luật sư nổi tiếng cho biết hôm thứ Bảy.
Liên minh Luật sư Nhân dân Quốc gia cũng cho biết, bất chấp những cảnh báo của Tòa án tối cao nước này và các cơ quan giám sát quốc tế, tình trạng quấy rối luật sư và thẩm phán ở Phi Luật Tân vẫn tiếp diễn dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., người nhậm chức vào tháng 6.
Năm ngoái, Tòa án Tối cao đã lên án trong một lần hiếm hoi trước công chúng về số vụ giết người và đe dọa đối với các luật sư và thẩm phán gia tăng, đồng thời yêu cầu các tòa án cấp dưới, những người thực thi pháp luật và các nhóm luật sư cung cấp thông tin về những vụ hành hung như vậy trong 10 năm qua để có thể có biện pháp giải quyết. Tòa án cấp cao cho biết “không thể cho phép các cuộc tấn công xảy ra trong một xã hội văn minh như xã hội của chúng ta.
Nhóm luật sư đã báo cáo với các thành viên trong một hội nghị hôm thứ Bảy rằng 59 trong số 133 luật sư bị giết ở nước này kể từ năm 1984 đã bị giết dưới thời Duterte.
Hầu hết các vụ giết người vẫn chưa được giải quyết và những kẻ tấn công không được xác định mặc dù các lực lượng nhà nước đã bị đổ lỗi cho hàng chục cuộc tấn công chống lại các luật sư, những người đại diện cho các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền.
Được thành lập vào năm 2007 với tư cách là một nhóm tư nhân chủ yếu là các luật sư về nhân quyền, kể từ đó, tổ chức này đã mất đi 5 thành viên “trong các vụ tấn công giết người” trong khi 3 thành viên khác sống sót sau các vụ tấn công bạo lực. Một số thành viên khác “phải đối mặt với những cáo buộc vu khống” và bị quấy rối vì làm công việc của họ.
Với sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội, các mối đe dọa đã trở nên phổ biến trên mạng. Các luật sư thành viên trở thành mục tiêu thường xuyên của các cáo buộc sai sự thật “và gắn mác sai trái như những kẻ khủng bố, cộng sản hoặc những kẻ gây mất ổn định”
Những người khác đã bị “gắn thẻ đỏ” - được chính quyền liên kết với quân du kích cộng sản - và trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công thể lý, đặc biệt là trong nhiệm kỳ tổng thống của Duterte.
Edre Olalia, chủ tịch nhóm luật sư, cho biết các cuộc tấn công đã không ngăn được tổ chức của ông bất kể các lạm dụng các quan chức chính phủ và nhân viên quân đội và cảnh sát. Nhóm của ông đã thúc đẩy các lời kêu gọi cải cách tư pháp và đối xử tốt hơn với các nghi phạm nghèo, bao gồm cả việc áp đặt tiền bảo lãnh với giá cả phải chăng.
Source:AP
Người dân New York dừng lại để gặp gỡ Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể trên đường phố Manhattan
Đặng Tự Do
06:06 17/10/2022
Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể được cất lên cao trong một cuộc rước qua các đường phố của Thành phố New York vào ngày 11 tháng 10 như một phần trong lời kêu gọi của các giám mục Hoa Kỳ về một sự phục hưng Thánh thể và như một lễ kỷ niệm 60 năm Công đồng Vatican II.
Cuộc rước thánh thể được tiến hành trước Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu trên Đường 51 West và Đại lộ 10. Sau Thánh lễ, đoàn đi bộ 20 phút qua Trung tâm Rockefeller để đến Nhà thờ Thánh Patrick trên Đại lộ số 5.
Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York, dẫn đầu giờ chầu Thánh Thể tại nhà thờ chính tòa.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã phát động Cuộc Phục hưng Thánh Thể Quốc gia kéo dài ba năm vào tháng Sáu để giúp người Công Giáo “đổi mới Giáo hội bằng cách khơi dậy mối quan hệ sống động với Chúa Giêsu Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể”, trang web của sáng kiến cho biết. Sự phục hưng tổ chức các sự kiện đã lên kế hoạch để giảng dạy về Thánh Thể và khơi dậy lòng sùng kính Thánh Thể như một phần của đời sống và sứ mệnh Công Giáo.
Viện Napa là một tổ chức Công Giáo hình thành nên những nhà lãnh đạo trong việc truyền giáo giữa những thách thức của xã hội đã tài trợ cho cuộc rước kiệu này.
Source:Catholic News Agency
Tiến sĩ George Weigel: Ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II
J.B. Đặng Minh An
06:08 17/10/2022
Biến cố lớn trong tuần qua là Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân lễ kính thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và kỷ niệm 60 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân dịp này, ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “John 23’s Original Intention For Vatican II”, nghĩa là “Ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đọc một sự kiện lịch sử trọng đại là một vấn đề về quan điểm cũng như một vấn đề về sự kiện. Một số người trong Giáo Hội ngày nay “đọc” Công đồng như một biến cố có tác dụng “thay đổi tận căn” trong sự hiểu biết về bản thân Công Giáo, mặc dù các nhà thần học có khả năng biết rằng Giáo hội phát triển giáo lý, chứ không phải thay đổi tận căn. Những người khác, “đọc” Công đồng Vatican II qua lăng kính của sự ghê tởm đối với sự tái cấu trúc trong thời hiện đại đối với các giá trị căn bản và thể chế truyền thống, và tuyên bố rằng Công đồng là một sự đầu hàng chủ nghĩa thế tục; những linh hồn cuồng nhiệt hơn trong khuynh hướng này say mê với những thuyết âm mưu có thể thu hút sự chú ý nhưng có rất ít hoặc không có cơ sở trên thực tế. Những người theo chủ nghĩa hoài cổ và những người trẻ Công Giáo vô tội về kiến thức lịch sử tưởng tượng ra một Giáo hội cực kỳ ổn định vào những năm 50 - một Giáo hội chưa từng có - và nghĩ rằng Công đồng là một sai lầm khủng khiếp mà lẽ ra không bao giờ nên xảy ra. Những quan điểm sai lầm này tạo ra một chứng loạn thị giáo hội khiến người ta khó thấy được Công đồng Vatican II đã hoàn thành những gì.
Trong cuốn “Thánh Hóa Thế Giới”, tôi đề xuất một cách suy nghĩ mới mẻ về Công đồng Vatican II, phân tích sự kiện hoành tráng đó qua lăng kính của ý định ban đầu của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đối với Công đồng mà ngài triệu tập. Ý định ban đầu đó được tập trung vào ba văn bản chính.
Trong hiến chế Humanae Salutis hay Ơn Cứu Độ Loài Người, là văn kiện chính thức triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Gioan 23 đã viết về cuộc khủng hoảng văn minh của một thế giới hiện đại “tự hào về những cuộc chinh phục khoa học và kỹ thuật” nhưng lại hằn sâu những vết sẹo bởi những nỗ lực chết người nhằm “tổ chức lại” chính nó “bằng cách loại trừ Thiên Chúa.” Ngài tuyên bố điều mà “trật tự trần thế” rất cần là “ánh sáng của Chúa Kitô,” vì ánh sáng ấy tiết lộ cho nhân loại chân lý về bản chất con người, sự cao quý của phẩm giá con người, và sự vĩ đại của số phận nhân loại — là cuộc sống với Thiên Chúa Ba Ngôi.
Sau đó, một tháng trước khi Công đồng khai mạc, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một bài diễn văn quan trọng trên đài phát thanh, trong đó ngài nói rằng “cụm từ, ‘Nước Trời’ diễn tả đầy đủ và chính xác công việc của Công đồng.” Vatican II, giống như hai mươi công đồng đại kết trước đó, là một cuộc đổi mới của nhân loại về “cuộc gặp gỡ với thiên nhan Chúa Giêsu Phục sinh”. Vì lẽ đó, “mục đích của Công Đồng là... truyền giáo.”
Bản văn thứ ba, và quan trọng nhất, làm sáng tỏ ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II là bài diễn văn khai mạc của ngài trước Công đồng vào ngày 11 tháng 10 năm 1962, được biết đến với nhan đề Latinh là Gaudet Mater Ecclesia (Niềm vui của Giáo hội Mẹ). Trong bài diễn văn đó, vị giáo hoàng ở tuổi bát tuần đã nhấn mạnh tính chất thiết yếu là tập trung vào Chúa Kitô của Công đồng Vatican II, và nhấn mạnh rằng “Giáo hội... đón nhận tên của mình, ân sủng của mình, và ý nghĩa hoàn toàn của mình từ Đấng Thánh Cứu Chuộc”. Và điều đó sẽ luôn luôn xảy ra, vì “Chúa Giêsu Kitô vẫn đứng ở trung tâm của lịch sử và của cuộc sống.”
Trích dẫn Thánh Vịnh 116, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng “chân lý của Chúa còn mãi mãi” và sau đó nhấn mạnh rằng chân lý đầu tiên mà Giáo hội công bố là chính Chúa. Chắc chắn rằng, Hội Thánh là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, tiếp tục công việc của Chúa trong thế giới. Đức Gioan 23 thúc giục tốt nhất nên làm công việc đó bằng cách đề nghị tình bạn với Chúa Kitô như một phương thuốc cho những bối rối và xung đột của thời hiện đại.
Thánh hóa thế giới - “Kitô hóa” thế giới, nếu bạn muốn - do đó, là ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II. Công đồng đã không được triệu tập để phát minh lại đạo Công Giáo, vì Giáo hội có một “hiến pháp”, một cơ chế chân lý và một cơ cấu, được ban cho bởi Chúa Kitô. Công đồng cũng không được triệu tập để đón nhận thế giới hiện đại một cách không phê phán: Công đồng được triệu tập để Giáo hội có thể tham gia hiệu quả hơn vào thế giới hiện đại, nhằm biến đổi thế giới hiện đại.
Đọc qua ý định ban đầu của Đức Giáo Hoàng Gioan 23, mười sáu tài liệu của Công đồng Vatican II được đưa vào trọng tâm, và theo thứ tự thích hợp của chúng. Giáo huấn của Công đồng về sự mặc khải của Thiên Chúa gắn chặt mọi thứ khác: Thiên Chúa đã phán vào sự im lặng của thế giới, và qua Lời Chúa, chúng ta biết sự thật về bản thân và số phận của mình. Sau đó là giáo huấn của Công đồng về Giáo hội: Trong Giáo hội, chúng ta tìm thấy khuôn mẫu để thực hiện công cuộc tìm kiếm cộng đồng nhân loại đích thực thường nản lòng của thời hiện đại (đặc biệt là bằng cách học cách thờ phượng Đấng thực sự đáng được tôn thờ). Sau đó,Công Đồng thảo luận các tình trạng khác nhau của đời sống trong Giáo hội xác định trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau của toàn thể dân Chúa, các giáo sĩ và giáo dân, đối với sứ mệnh của Giáo hội.
Chúa Kitô là trung tâm. Thắp sáng trở lại đức tin hướng về Chúa Kitô một cách triệt để nhằm mục đích truyền giáo, chứ không phải để cho ngàn hoa của Giáo hội nở rộ, là ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II.
Source:First Things
Đức Giám Mục Kyiv than thở về sự tàn bạo của người Nga
Đặng Tự Do
17:29 17/10/2022
Đức Cha Vitaliy Krivitskiy, Giám Mục thủ đô Kyiv, nói với Tv2000: “Chúng ta phải chứng kiến một kiểu chiến tranh mới chống lại dân thường. Vào lúc này, tôi không thấy chút bình yên nào cả. Khi quân xâm lược tấn công dân thường, khi họ cố gắng phá hủy các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, thực sự là họ đang đánh vào các bệnh viện - chúng tôi chỉ nghĩ đến các khu trẻ sơ sinh - làm sao có thể xác định điều này khác hơn là khủng bố?”.
Đức Cha Vitaliy Krivitskiy đã cho biết như trong cuộc phỏng vấn với Tg2000 về vụ tấn công hỏa tiễn của Nga hôm thứ Hai tuần trước. “Cho đến nay, chúng ta đã chứng kiến một mô típ tấn công không phân biệt giữa các mục tiêu quân sự và dân sự. Tất cả đều bị tấn công. Chúng tôi không thể làm gì với kiểu gây hấn này. Chúng tôi đang đối mặt với mùa đông và điều này khiến chúng tôi lo lắng, đây thực sự là một kiểu chiến tranh mới chống lại dân thường”.
“Cuộc đối thoại có vẻ dễ dàng hơn trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, trong tháng đầu tiên. Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã yêu cầu Putin hạ vũ khí, và mặt khác tổng thống Zelenskiy cởi mở với các đề xuất hòa bình nghiêm túc. Nhưng tôi không thấy bất kỳ đề xuất nghiêm túc nào để chúng tôi có thể cởi mở.”
Source:Sismografo
Tờ báo lớn nhất của Ý phải trả số tiền đáng kể bồi thường về tội phỉ báng nhà tài chính Anh về cáo buộc tham ô tiền của Vatican
Đặng Tự Do
17:31 17/10/2022
Tòa án Tối cao của London đã truyền rằng nhà xuất bản của tờ báo RCS Media Group đã đồng ý bồi thường cho Raffaele Mincione, một công dân Ý đã nhập quốc tịch Anh, để giải quyết vụ việc.
Nhà xuất bản cũng đồng ý xóa hai bài báo trực tuyến từ năm 2019 và 2020 về việc mua bán căn nhà số 60 Đại lộ Sloane ở Chelsea, London của Vatican.
Các tài liệu trong vụ án khẳng định Tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều có số lượng phát hành bản in hàng ngày là 250,000, và gần 5,5 triệu người truy cập trực tuyến hàng ngày và một lượng độc giả đáng kể trong số 600,000 người Ý sống ở Anh.
Các bài báo liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng đang diễn ra xung quanh các chiến lược đầu tư của Vatican. Mincione, người thành lập công ty đầu tư cổ phần tư nhân WRM Group, nằm trong số mười người bị Vatican buộc tội gian lận và biển thủ vào năm ngoái liên quan đến thương vụ bất động sản ở London. Anh ta phủ nhận các cáo buộc và khẳng định rằng anh ta đã hành động đúng đắn mọi lúc.
Ông nói với tòa án Vatican đang diễn ra vào đầu năm nay rằng các quan chức Giáo Hội biết rủi ro: “Từ rủi ro được nhắc đến ít nhất 150 lần trong quỹ của chúng tô. Nó giống như khi bạn đi mua thuốc lá và dòng chữ 'Hút thuốc gây bệnh tật chết người' được viết trên đó.”
Sự tham gia của Mincione bắt đầu vào năm 2014 khi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đầu tư 350 triệu euro với ông cho liên doanh bất động sản. Ông đã bị loại khỏi thỏa thuận vào năm 2018 sau khi Vatican cảm thấy đang bị lừa gạt, theo một báo cáo của Reuters về tài liệu cáo trạng.
Bài báo đầu tiên của Corriere della Sera, vào tháng 11 năm 2019, đã báo cáo rằng có cơ sở hợp lý để nghi ngờ Mincione đã phạm tội âm mưu lừa gạt và gian lận liên quan đến việc bán tài sản Chelsea cho Vatican với giá gấp ba lần so với những tháng trước đó.
Bài báo thứ hai, xuất bản vào tháng 6 năm 2020, báo cáo rằng có cơ sở hợp lý để nghi ngờ ông phạm tội tham ô, cho rằng điều này một phần là do ông đã chiếm đoạt sai trái một phần số tiền do Vatican đầu tư và đã sử dụng nó cho mục đích cá nhân.
Theo một thông cáo báo chí về vụ dàn xếp, một nhà báo Corriere della Sera bị các luật sư của Mincione tại Tòa án Tối cao thẩm vấn tuyên bố rằng họ không thể nhớ nguồn cho một số thông tin của họ, trong khi một nhà báo khác thừa nhận những thông tin này không thể biện minh được bằng các chứng cớ văn bản, một số trong đó bị phá hủy trước khi vụ án được đưa ra tòa.
Sau khi Mincione bắt đầu các thủ tục thưa kiện vì bị bôi nhọ, nhà xuất bản thừa nhận những luận điệu chống lại ông trong các bài báo này là phỉ báng.
Corriere della Sera đã lên kế hoạch để bảo vệ vụ án tại Tòa án Cấp cao bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ lợi ích công tại một phiên tòa dự kiến bắt đầu vào tháng 11, nhưng vào tháng 9, Corriere della Sera đã đưa ra một hướng giải quyết khác liên quan đến “một khoản tiền bồi thường đáng kể”. Một tuyên bố đã được đọc cho tòa án đánh dấu sự kết thúc của vụ án.
Mincione, người đã tuyên bố những bài báo này đã làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng cá nhân và nghề nghiệp của anh ấy ở Anh, nói: “Những bài báo này là sai sự thật, gây hiểu lầm và có tính phỉ báng cao. Họ đã gây ra cho tôi thiệt hại đáng kể.”
Source:pressgazette.co.uk
ĐTGM Miami nhận định rằng bản án dành cho kẻ sát nhân hàng loạt ở Parkland là nghiêm khắc nhưng công minh
Đặng Tự Do
17:32 17/10/2022
Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami tuần này đã lên tiếng ủng hộ bản án chung thân cho người đàn ông đã giết hơn chục người tại một trường trung học ở Florida vào năm 2018, và gọi hình phạt này là “nghiêm khắc nhưng công minh”.
“Bản án tù chung thân không có khả năng được ân xá là một hình phạt nghiêm khắc nhưng công bằng, và bản án ấy cũng sẽ cho phép Nikolas Cruz tiếp tục suy ngẫm về tác hại nghiêm trọng mà anh ta đã gây ra,” Wenski nói trong một tuyên bố ngày 13 tháng 10.
Cruz đã giết 17 người tại trường trung học Marjorie Stoneman Douglas ở Parkland, Florida, bằng một khẩu súng trường bán tự động trong một vụ cuồng sát vào tháng 2 năm 2018. Cầu thủ 24 tuổi này sẽ phải ngồi tù suốt phần đời còn lại mà không có khả năng được ân xá sau khi bị kết án tại một tòa án ở Florida vào hôm thứ Năm.
Cố ý giết người là một tội ác tày trời, Đức Tổng Giám Mục Wenski nói, nhưng “phẩm giá con người - của người bị kết án cũng như của chính chúng ta - được phục vụ tốt nhất bằng cách không sử dụng hình phạt tử hình cực đoan và không cần thiết”.
Nhiều người quan sát, bao gồm cả các thành viên trong gia đình nạn nhân, đã mong đợi một bản án tử hình, NPR đưa tin. Phiên tòa này tiêu biểu cho vụ xả súng hàng loạt đẫm máu nhất của Mỹ từng được đưa ra xét xử, vì tất cả các thủ phạm khác của vụ giết người hàng loạt 17 người ở Mỹ đều đã tự kết liễu mình hoặc bị cảnh sát giết chết, PBS Newshour đưa tin.
Florida có số tử tù đang chờ ngày hành quyết lớn nhất ở Hoa Kỳ - thực sự là ở tất cả các nước Mỹ Châu. California có nhiều tù nhân tử hình hơn, nhưng án tử hình của tiểu bang hiện đang bị hoãn.
Tính đến năm 2020, không có tử tù nào ở Florida được khoan hồng kể từ năm 1983. Các giám mục Công Giáo của Florida đã cùng nhau bày tỏ sự phản đối của họ đối với án tử hình kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết vào năm 1972 buộc các tiểu bang phải đánh giá lại quy chế của họ đối với các tội phạm.
Trong số các lập luận mà nhóm pháp lý của Cruz đưa ra là tranh luận rằng các vấn đề về nhân cách của anh ta một phần là do mẹ anh ta uống rượu nhiều khi mang thai, cũng như lạm dụng tình dục thời thơ ấu. Bên công tố lập luận rằng Cruz là một kẻ sát nhân.
“Tôi hoàn toàn không có ý bào chữa cho hành động của anh ta, nhưng rõ ràng là nhiều sự việc và hệ thống trong các dịch vụ gia đình, cảnh sát và hệ thống trường công lập đã khiến anh ta và những người khác trong chúng ta thất bại,” Đức Tổng Giám Mục Wenski lưu ý trong tuyên bố của mình.
“Dường như không ai nhận ra những bất cập trong cuộc sống của Cruz hay tình trạng sức khỏe tâm thần của anh ta. Rất nhiều lời đe dọa bạo lực trước vụ giết người hàng loạt của anh ta đã được giải quyết không đầy đủ, nếu có.”
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và “tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”.
Sự thay đổi phản ánh một sự phát triển trong giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây. Thánh Gioan Phaolô II đã kêu gọi các Kitô hữu “sống phò sinh tuyệt đối” và nói rằng “phẩm giá của cuộc sống con người không bao giờ được lấy đi, ngay cả trong trường hợp một người đã làm điều ác lớn”. Ngài cũng nói về mong muốn đạt được sự đồng thuận để chấm dứt án tử hình, mà ngài gọi là “tàn nhẫn và không cần thiết.” Và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện “mọi nỗ lực để loại bỏ án tử hình” và nói với những người Công Giáo rằng việc chấm dứt hình phạt tử hình là một phần thiết yếu của việc “tuân thủ luật hình sự cả về nhân phẩm của tù nhân và duy trì hiệu quả trật tự công cộng”.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Bo của Miến Điện kêu gọi các nhà lãnh đạo Giáo hội Á Châu chuyển từ lời nói sang hành động
Đặng Tự Do
17:33 17/10/2022
“Chuyển từ lời nói sang hành động,” Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Miến Điện nói, là “thách thức lớn” của Giáo Hội Công Giáo ở Á Châu.
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo Giáo hội trong khu vực Á Châu trong tuần này, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, gọi tắt là FABC, nhấn mạnh sự cần thiết của một “Giáo hội truyền giáo công bố thông qua việc làm chứng”.
Đức Hồng Y nói trong bài giảng khi bắt đầu đại hội đồng FABC tại Thái Lan hôm thứ Tư, 12 tháng 10, “Có một ngôi sao mới ở phía chân trời, một lời kêu gọi mới, một thử thách mới.”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Sự hiển linh của thiên niên kỷ thứ ba kêu gọi chúng ta 'đi một con đường khác', chấp nhận thách thức để biến thế kỷ này thành thế kỷ của Á Châu, thế kỷ của Chúa Kitô, và thế kỷ của Phúc âm hóa”.
Ngài nói “những thách thức rực lửa” đối với Giáo hội ở Á Châu “nhắc chúng ta nhớ đến cảnh tượng vĩ đại của Môise trước bụi cây đang bốc cháy.”
Đức Hồng Y cho biết Giáo hội Á Châu “đang đứng trước bụi rậm của các vấn đề hiện sinh trong khu vực.”
Trích dẫn “sự bóc lột, mùa đông hạt nhân, sự cạnh tranh quyền lực lớn, tà ác chuyên quyền thay thế nền dân chủ, hàng hóa nước mắt của con người, thảm họa sinh thái, đại dịch, hàng triệu người di cư gặp nạn, chiến tranh và di dời, thảm họa tự nhiên và nhân tạo,” trong số những thách thức khác.
Đức Hồng Y Bo lưu ý rằng phần lớn các khu vực theo truyền thống Kitô giáo ở phương Tây đang trở nên thế tục hóa trong khi “phương Đông có sức hút lớn đối với phương Tây”.
“Năm mươi năm qua chứng kiến sự bùng nổ quan tâm đến các truyền thống Tâm linh phương Đông”
Đức Hồng Y cho biết: “Sự kém cỏi của các tôn giáo Á Châu, sự huyền bí đơn sơ, khiến hàng triệu người được trau dồi các phương pháp cầu nguyện, và thiền định - tất cả đều chỉ ra một khát khao trải nghiệm lớn”.
“Phương Đông đã nhấn mạnh vào kinh nghiệm. Không nhiều lời giải thích! Đó là thách thức lớn của chúng ta. Chuyển từ lời nói sang hành động,” Đức Hồng Y Bo nói.
Để đối phó với thách thức, ngài đã liệt kê sự cần thiết phải “chuyển từ cấu trúc đơn thuần sang kinh nghiệm và nội tâm.”
Đức Hồng Y nói: “Các khái niệm và lời nói không gây ấn tượng với mọi người, mà là một Giáo hội chia sẻ chứng tá trong cuộc gặp gỡ cá nhân và mãnh liệt với Chúa Giêsu. Một Giáo hội truyền giáo công bố thông qua việc làm chứng.”
Một thách thức khác đối với Giáo Hội Công Giáo ở Á Châu được Đức Hồng Y Bo đề cập trong bài giảng của ngài là làm thế nào để “giao lưu với các nền văn hóa tinh thần phương Đông và bản địa của Á Châu”.
“Chúng ta cần phân biệt trong Thánh Linh. Mọi lời mời gọi đều đòi hỏi một câu trả lời trong Thánh Thần.”
Đức Hồng Y cho biết Năm Thánh FABC “yêu cầu chúng ta thiết lập lại các mối quan hệ của mình”.
Trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng “đức tin không chỉ là một tập hợp các tín điều mà còn là một mối quan hệ: với Chúa, với thiên nhiên và với nhau”, Đức Hồng Y Bo nói: “Chúng ta đang cần các chứng tá cấp bách không chỉ là một chứng tá cá nhân cho sứ điệp của Chúa Kitô mà còn là chứng tá tập thể”.
Ngài nói: “Bản sắc và sứ mệnh của Giáo hội Á Châu cần có sự thống nhất, và nói thêm rằng, “Một trong những trở ngại lớn của Kitô giáo ở Á Châu là 'Chúa Kitô bị chia rẽ' giữa rất nhiều người. “
Giáo Hội Công Giáo “cần một đường lối phổ quát bất chấp sự đa dạng của chúng ta,” nhưng nói rằng sự đa dạng của Á Châu “là một sức mạnh to lớn” và các nghi thức khác nhau “là những món quà tuyệt vời của đức tin.”
Đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập FABC, hơn 150 giám mục từ 20 quốc gia trong khu vực đang nhóm họp tại Thái Lan từ ngày 12 đến 30 tháng 10.
FABC được thành lập vào năm 1970 nhân chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đến Manila, nơi ngài gặp gỡ 180 giám mục Công Giáo từ khắp Á Châu.
Source:Licas News
60 năm Vatican II: Với Matthew Levering, Vatican II nói về quyền lực Chúa Kitô chứ không phải quyền lực con người
Vu Van An
21:40 17/10/2022
Tiếp tục loạt bài kỷ niệm 60 năm Vatican II, CNA đăng tải bài viết của Matthew Levering, giáo sư thần học tại đại chủng viện Mundelein, tác giả của hơn 30 cuốn sách, và là cựu chủ tịch Hàn lâm viện Thần học Công Giáo, với chủ điểm: Vatican II nói về quyền lực của Chúa Kitô chứ không nói về quyền lực thế gian.
Nếu Công đồng Vatican II là một biến cố thần học vẫn đang diễn tiến, như tôi đã lập luận trong một cuốn sách năm 2017, thì bây giờ nó đã đang diễn tiến trong suốt 60 năm. Đối với hầu hết mọi người, 60 tuổi đánh dấu sự bắt đầu của tuổi già, mặc dù những người đạt đến ngưỡng tuổi này có thể tiếp tục khẳng định rằng họ vẫn cảm thấy và trông còn trẻ! Chúng ta có thể nói như vậy đối với Công đồng Vatican II không? Có khi nào Công đồng - từng rất trẻ, nổi tiếng như một phần của cuộc cách mạng baby-boomer [tăng vọt con nít] thập niên 1960 - trở nên cọt kẹt và mệt mỏi, thậm chí “hết thời vàng son?”
Một mặt, câu trả lời chắc chắn là Không. Cuộc cạnh tranh về ý nghĩa của Công đồng Vatican II ngày nay khốc liệt hơn bao giờ hết. Phe phái trong giáo hội liên kết với Karl Rahner, Edward Schillebeeckx và tạp chí Concilium thường từ bên ngoài nhìn vào trong 50 năm đầu tiên kể từ khi tiếp nhận các văn kiện của Công đồng Vatican II. Họ đã phải nghiến răng đọc các văn kiện về huấn quyền Giáo hoàng trong những thập niên đó. Họ đã công bố và vận động cho sự thay đổi hoặc đảo ngược các giáo huấn tín lý và luân lý nhất quán, lâu đời của Giáo hội.
Ngày nay, phe phái trong giáo hội này đang đứng rất gần bàn viết của huấn quyền. Việc chuẩn bị hiện nay cho Thượng hội đồng về tính Đồng nghị đã được lên khuôn một phần lớn nhờ nỗ lực của họ, mặc dù không rõ liệu kết quả của Thượng hội đồng có làm hài lòng họ hay không. Ý nghĩa của Công đồng Vatican II đã trở thành một cuộc đấu tranh và tranh luận rất hiện đại.
Mặt khác, tôi nghĩ rằng Công đồng Vatican II có nguy cơ trở nên cũ kỹ và lỗi thời, ngoài thực tế là tình hình thần học và thế giới đã khác nhiều so với 60 năm trước. Có thể cho rằng, Công đồng Vatican II có giữ được sinh lực tươi trẻ và tính liên hệ hay không sẽ phụ thuộc vào các quyết định được đưa ra trong vài năm tới.
Nói một cách đơn giản: Câu hỏi chủ yếu là Công đồng Vatican II nói về quyền lực thế gian hay nói về quyền lực của Chúa Kitô.
Công đồng Vatican II có thể, và đã được giải thích theo hai dòng khác nhau này. Cách thứ nhất dựa vào cấu trúc và phương thức bình thường của quyền lực thế gian.
Theo cách giải thích này, Dei Verbum nói về sự giải phóng nền học thuật Kinh thánh khỏi Vatican trước công đồng từng trấn áp khoa phê bình lịch sử. Cuối cùng, nó đã giải phóng giáo dân trong việc đọc Kinh thánh và cuối cùng cho phép các học giả hiểu Kinh thánh và phát biểu kết quả của họ một cách công khai.
Sacrosanctum Concilium bảo đảm rằng Thánh Lễ không chỉ là công việc của linh mục. Cuối cùng thì giáo dân cũng được phép vào làm việc của mình và có một vai trò quan trọng trong Thánh Lễ.
Lumen Gentium đã mở ra một kỷ nguyên mới trong Giáo hội học Công Giáo bằng cách nói rõ rằng hệ thống phẩm trật không phải là đỉnh cao của Giáo hội. Toàn thể dân Chúa đang hành trình hướng về Nước Trời, và trong cuộc hành trình này, giáo dân cũng có quyền làm tư tế, tiên tri và vương đế giống như hàng giáo phẩm.
Và Gaudium et Spes bắt đầu diễn trình Giáo hội gia nhập thế giới hiện đại. Cuối cùng, Giáo hội đã nhận ra rằng kẻ thù không phải là thời hiện đại, mà là sự bác bỏ độc đoán của chính mình, không cho phép sự đa dạng, đối thoại và tham gia vào đức tin và đời sống của Giáo hội.
Cách thứ hai mà Công đồng Vatican II có thể được giải thích thì hoàn toàn khác. Nó dựa vào quyền lực có hình chữ thập của Chúa Kitô và nhu cầu được hợp nhất với Người hơn bao giờ hết trong đức tin, đức cậy và đức mến – mến Chúa yêu người. Thánh Tông đồ Phaolô giải thích, “Vì lời của thập giá là điều điên rồ đối với những người suy vong, nhưng đối với chúng ta, những người đang được cứu, đó là quyền năng của Thiên Chúa”; và Thánh Phaolô viết thêm, “Giữa anh em, tôi quyết định không biết gì, ngoại trừ Chúa Giêsu Kitô và Chúa Kitô bị đóng đinh trên thập giá” (1 Cr 1:18; 2: 2). Thánh Phaolô nói, điều này muốn nói phải trở thành một trong những “người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1 Cr 4: 1).
Theo quan điểm này, Dei Verbum muốn bảo đảm và khuyến khích cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô. Mạc khải - như được truyền đạt bởi Kinh thánh và Truyền thống - được truyền lại theo những cách cho phép sự hiện diện đích thân trọn vẹn của Chúa Kitô, bị đóng đinh và sống lại, được bày tỏ cho các tín hữu.
Sacrosanctum Concilium tập trung vào việc đào sâu sự tham dự của các tín hữu, cả thân xác lẫn linh hồn (bên ngoài và bên trong), vào việc tưởng nhớ thập giá Chúa Kitô một cách bí tích. Mục tiêu là sự đồng hình đồng dạng ngày càng sâu sắc hơn của các tín hữu với sự viên mãn của Mầu nhiệm Vượt qua.
Mục đích của Lumen Gentium là giúp những người Công Giáo nhận thức được phẩm giá đầy ân sủng của chúng ta trong tư cách các chi thể của Thân thể có đầu là Chúa Kitô và các thành viên của dân Mêxia có đầu là Chúa Kitô. Trong Chúa Kitô, sự đa dạng bao gồm phẩm trật, giáo dân, tu sĩ nam nữ có ý nghĩa. Mô hình hay loại hình Giáo hội là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của tất cả các tín hữu.
Cuối cùng, Gaudium et Spes nói về nhu cầu sâu xa mà cả thế giới dành cho Chúa Kitô, vì chỉ trong Chúa Kitô, mục đích, cảnh ngộ và số phận của con người mới trở nên rõ ràng đầy đủ. Trước những tiến bộ và khủng hoảng của thời đại chúng ta, các tín hữu được mời gọi dẫn dắt toàn thế giới kết hợp với Chúa Kitô.
Theo cách thứ hai này, Công đồng được giải thích không như điểm khởi đầu của một đạo Công Giáo được tái tạo, nhưng là một thời kỳ trong đó Giáo hội khẳng định lại Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Theo quan điểm này, những thay đổi do Công đồng Vatican II đề xuất nhằm tìm cách để Chúa Kitô chiếu sáng một cách sáng láng hơn.
Chẳng hạn, Giáo hội có thể cho phép cuộc nghiên cứu Kinh thánh theo phương thức phê bình lịch sử và thừa nhận sự phát triển tín lý, vì những điều này sẽ giúp chúng ta đánh giá cao hơn việc Chúa Kitô tự mạc khải Người ra sao trong Kinh thánh; Giáo hội có thể khuyến khích sự tham gia tích cực của giáo dân vào hy tế Thánh Thể; Giáo hội có thể đề cao vai trò tông truyền của các giám mục kết hợp với Đức Giáo Hoàng; Giáo hội có thể phát huy vai trò của giáo dân kết hợp với hàng giáo phẩm; Giáo hội có thể bắt tay với thế giới hiện đại với sự tin tưởng vào sức hấp dẫn của thông điệp Chúa Kitô.
Giáo hội không cần phải dẹp bỏ hoặc đàn áp những người thuộc các tôn giáo khác, hoặc bôi nhọ và bách hại người Do Thái, hoặc Rôma hóa những người Công Giáo Đông phương. Đời sống tu trì tận hiến cần được đánh dấu bằng sự tự do và niềm vui bên trong, nền giáo dục Công Giáo cần được thể hiện bằng sự phong phú về mặt sư phạm, việc đào tạo và thừa tác vụ của các linh mục phải chứa đựng tất cả những gì liên quan đến một ơn gọi thăng hoa, giáo dân cần được khuyến khích để truyền giáo và tham gia tích cực vào sứ mệnh của Giáo hội, và các giám mục nên được khuyến khích hành động như những mục tử đích thực.
Trong thời kỳ sau Công đồng, một số mục tiêu này đã không đạt được hoặc trở thành lộn xộn, và một số yếu tố trong các văn kiện công đồng cần được tinh chỉnh, nhưng mục đích của Công đồng Vatican II vẫn đủ rõ ràng: “Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới, vì anh em là bánh không men. Quả vậy, Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (1 Cr 5: 7).
Tuy nhiên, rốt cuộc Vatican II có nói về quyền lực như thế giới này hiểu về quyền lực không? Có phải đó là về việc giáo dân đòi quyền lợi của họ, các giám mục đòi quyền lợi của họ, và mọi người đang cạnh tranh với mọi người khác để giành lấy ai có quyền quyết định trong Giáo hội? Có phải đó là về việc tiếp nhận sự thật của Chúa Kitô một cách trọn vẹn hơn phù hợp với đức tin và đạo đức tông truyền mà chúng ta đã nhận được, hay là về việc loại bỏ các chân lý Tin Mừng đã lỗi thời và sống theo cách mà thế giới đương thời sai khiến? Có phải đó là về việc các tín hữu khích lệ nhau trong tình yêu triệt để và vinh quang của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, Đấng là đầu mà chúng ta được nối vào trong Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, hay là về việc các tín hữu phải bảo đảm để Giáo hội bây giờ phục vụ các phong trào khác nhau của thời đại?
Việc Giáo hội trả lời những câu hỏi này như thế nào sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sức sống của Công đồng Vatican II. Nếu Công đồng chỉ là một cơ hội để cải tổ các cơ quan của quyền lực giáo hội và để loại bỏ những gì khó khăn và phản văn hóa trong Tin Mừng, thì đó chỉ đơn thuần là một sự thực thi phù du của điều mà Thánh Tông đồ Phaolô gọi là “sự khôn ngoan của thế gian hoặc của các thủ lãnh thế gian này, những kẻ sớm muộn gì cũng phải diệt vong ”(1 Cr 2: 6).
Nhưng nếu Công đồng Vatican II là một sự đổi mới niềm tin của Giáo hội vào Chúa Kitô –không phải là việc làm suy yếu đức tin và luân lý hay một việc cắt đứt mang tính cách mạng với Kinh thánh và Truyền thống, mà là việc củng cố và làm sâu sắc hơn tình yêu của Giáo hội đối với Đấng là Alpha và Omega của lịch sử nhân loại - thì Công đồng sẽ giữ được sự tươi mát có tính sinh tử của Tin Mừng. Ở tuổi 60, câu hỏi đặt ra cho Công đồng Vatican II vẫn là nền tảng của nó trong sự thật này “Chúa Giêsu Kitô và là Đấng bị đóng đinh”: “Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Chúa Giêsu Kitô” (1 Cr 3: 11).
VietCatholic TV
Thâm độc: Putin mượn đao Ukraine trảm kẻ thù. Nga tập trận hạt nhân, TQ yêu cầu công dân rời Ukraine
VietCatholic Media
03:22 17/10/2022
1. Số binh sĩ Nga mất mạng trong vụ xả súng 'khủng bố' tại căn cứ quân sự Nga gần biên giới Ukraine tăng lên 22 người
Số người chết sau vụ xả súng tại một căn cứ quân sự của Nga ở biên giới Ukraine đã tăng lên 22 người sau khi hai tay súng từ Tajikstan nổ súng vào các tân binh sau một tranh cãi về tôn giáo.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết các báo cáo ban đầu thông báo rằng 11 binh sĩ đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương trên một bãi tập ở vùng Belgorod, biên giới Ukraine.
Nhưng hiện tại đã có ý kiến cho rằng con số tân binh Nga bị bắn chết thực ra là gấp đôi. Hãng tin tức độc lập SOTA cho rằng 22 binh sĩ đã chết và 16 người bị thương.
Không có lời giải thích ngay lập tức cho sự khác biệt trong các số liệu sau vụ xả súng hàng loạt.
Bộ Quốc phòng, chỉ tiết lộ về vụ nổ súng khoảng 12 giờ sau khi vụ việc xảy ra, cho biết hai binh sĩ tình nguyện đã bắn vào đồng đội trước khi chính họ bị bắn chết bởi một tay súng bắn tỉa.
Vụ việc diễn ra trong quá trình luyện tập bắn vào mục tiêu. Một tay súng đã bắn vào một mục tiêu trước khi anh ta bất ngờ quay khẩu súng máy của mình về phía một đám đông lực lượng đang theo dõi.
Một tay súng thứ hai đã sử dụng một vũ khí khác để bắn vào những tân binh Nga, trước khi một 'tay súng bắn tỉa' sau đó bắn chết hai tay súng này. Cả hai người đều là công dân của một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Tajikstan.
SOTA cũng báo cáo rằng có một kẻ tấn công thứ ba hiện đang 'chạy trốn' sau vụ việc.
Quan chức Ukraine Oleksiy Arestovych, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết đã có những tranh cãi về tôn giáo trước khi xảy ra vụ xả súng.
Các tay súng được cho là đến từ quốc gia thuộc Liên Xô cũ Tajikistan và nằm trong số 'quân dự bị' được huy động tại một căn cứ quân đội ở khu vực Belgorod giáp biên giới với Ukraine.
Tajikistan là một quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo, trong khi khoảng một nửa số người Nga theo các nhánh khác nhau của Kitô Giáo.
Thống đốc vùng Belgorod Vyacheslav Gladkov hôm nay cho biết: 'Một sự kiện khủng khiếp đã xảy ra trên lãnh thổ của chúng tôi, trên lãnh thổ của một trong những đơn vị quân đội.
'Nhiều binh sĩ đã thiệt mạng và bị thương. Không có cư dân của vùng Belgorod trong số những người bị thương và thiệt mạng.
Cuộc tắm máu diễn ra tại một đơn vị quân đội gần làng Soloti, nơi một trại quân sự được xây dựng vào năm 2017 làm nơi huấn luyện cho trung đoàn súng trường cơ giới 752 thuộc sư đoàn súng trường cơ giới số 3 của Quân khu phía Tây.
Biến cố này xảy ra sau một cuộc binh biến gần đây tại cùng một căn cứ khi 100 quân nhân Nga từ chối di chuyển đến tâm điểm của cuộc giao tranh dữ dội tại Lyman.
2. Cựu chỉ huy Nga gọi Putin là thằng hề được yêu cầu ra trận. Putin mượn tay người Ukraine thanh toán đối thủ nguy hiểm
Igor Strelkov, hay còn gọi là Igor Girkin, 51 tuổi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, là người thường xuyên chỉ trích Điện Cẩm Linh về cách thức tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, đã được hay bị Putin phong làm chỉ huy lực lượng tiền tuyến của Vladimir Putin ở Ukraine.
Ông ta là một 'tội phạm chiến tranh' bị truy nã vì bị cáo buộc ra lệnh bắn hạ chuyến bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia bằng hỏa tiễn BUK vào năm 2014. Hơn 298 hành khách thiệt mạng khi chiếc Boeing 777 từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bị nổ tung trên bầu trời.
Strelkov nằm trong số ba công dân Nga và một người Ukraine bị xét xử tội giết người ở Hà Lan vì vụ bắn rơi máy bay. Hầu hết các nạn nhân trên máy bay MH17 đều mang quốc tịch Hà Lan. Chính phủ Hà Lan quy trách nhiệm cho Nga về vụ tai nạn. Các nhà chức trách ở Mạc Tư Khoa phủ nhận mọi liên quan.
Strelkov - với nửa triệu người theo dõi trên mạng xã hội - đã im lặng trên kênh Telegram của mình, là kênh đã được sử dụng trong nhiều tháng để yêu cầu Putin áp dụng một đường lối cứng rắn hơn và tàn bạo hơn.
Vợ ông ta, Miroslava Reginskaya, 29 tuổi, nói trên kênh Telegram rằng 'Anh ấy ổn. Anh ấy sẽ sớm liên lạc. '
Tháng trước, ông ta đã cảnh báo rằng nhiều thất bại quân sự hơn nữa có thể dẫn đến việc lật đổ Putin, đồng thời cáo buộc nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigun là không đủ năng lực.
Ông cho rằng Putin 'không biết gì' trước những thất bại ở tiền tuyến của Nga và cho rằng 'hành quyết bằng cách xử bắn' là hình phạt quá nhẹ đối với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Strelkov từ lâu đã kêu gọi lệnh động viên toàn bộ và thay đổi hàng lãnh đạo quân sự của Nga.
Anh ta nổi tiếng với sự tàn ác của mình ở Donetsk, khoe khoang về việc ra lệnh bắn các tù nhân và những kẻ cướp bóc.
Các quan sát viên nhận định rằng Putin đang mượn tay người Ukraine giết chết kẻ thường xuyên chỉ trích ông ta.
3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã tiết lộ vào hôm thứ Bẩy về số lượng hỏa tiễn mà Nga còn lại và nói rằng việc quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin bị đánh bại là “không thể tránh khỏi”.
Ông Reznikov đã đăng một hình minh họa trên Twitter cho thấy, tính đến ngày 12/10, Nga còn lại 609 hỏa tiễn trong tổng số 1.844 hỏa tiễn mà nước này có khi xâm lược Ukraine lần đầu tiên vào ngày 24/2. Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết Nga không có khả năng sản xuất kịp để bù cho các hỏa tiễn đã được phóng ra. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Vào ngày 10 tháng 10 năm 2022, Nga có thể đã bắn hơn 80 hỏa tiễn hành trình vào Ukraine. Tổng thống Putin tuyên bố các cuộc không kích là để trả đũa vụ tấn công cầu Kerch.
Bộ Quốc phòng Ukraine báo cáo rằng hơn một nửa số quả đạn đã bị bắn hạ, nhưng hàng chục quả đã tấn công Kyiv và các trung tâm dân cư khác, giết chết dân thường và làm hư hại cơ sở hạ tầng dân sự.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga có lẽ không có khả năng sản xuất các loại vũ khí tiên tiến với tốc độ mà chúng đang được sử dụng. Các cuộc tấn công này cho thấy sự suy thoái hơn nữa của kho hỏa tiễn tầm xa của Nga, có khả năng hạn chế khả năng tấn công số lượng mục tiêu mà họ mong muốn trong tương lai.
4. Elon Musk tuyên bố tiếp tục tài trợ dịch vụ Internet cho chính phủ Ukraine miễn phí
Nhiều tuần sau khi SpaceX cho biết công ty không thể tiếp tục tài trợ cho quân đội Ukraine sử dụng các dịch vụ vệ tinh của họ, tỷ phú Mỹ Elon Musk dường như đã đảo ngược hướng đi trên Twitter hôm nay - mặc dù không rõ vấn đề có thực sự được giải quyết hay không.
“Cái quái gì xảy ra với nó... mặc dù Starlink vẫn thua lỗ và các công ty khác đang thu được hàng tỷ đô la đóng thuế, chúng tôi sẽ tiếp tục tài trợ cho chính phủ Ukraine miễn phí”, một tweet từ tài khoản đã được xác minh của Musk cho biết như trên.
Nếu bạn chưa theo dõi: Starlink là tên của một hệ thống vệ tinh, do SpaceX của Musk chế tạo, là nguồn liên lạc quan trọng cho quân đội Ukraine. Các thiết bị đầu cuối internet của công ty đã cho phép quân đội duy trì kết nối ngay cả khi mạng điện thoại di động và internet đã bị phá hủy trong cuộc chiến với Nga.
SpaceX đã cảnh báo Ngũ Giác Đài rằng họ có thể ngừng tài trợ cho dịch vụ ở Ukraine trừ khi quân đội Mỹ bỏ ra hàng chục triệu Mỹ Kim mỗi tháng trả cho Elon Musk. Công ty cũng yêu cầu Ngũ Giác Đài tiếp quản việc tài trợ cho việc sử dụng Starlink của chính phủ và quân đội Ukraine, mà SpaceX tuyên bố sẽ tiêu tốn hơn 120 triệu Mỹ Kim trong thời gian còn lại của năm và có thể trị giá gần 400 triệu Mỹ Kim trong 12 tháng tới.
Một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã liên lạc với SpaceX về việc tài trợ cho sản phẩm liên lạc vệ tinh Starlink.
“Không có hành động tốt nào mà không phải trả giá,” Musk nói để trả lời một người theo dõi đã trả lời tweet của anh vào hôm thứ Bảy. “Dù vậy, chúng ta vẫn nên làm những việc tốt.”
Các quan chức Ukraine lên tiếng ủng hộ: Tình hình liên quan đến Starlink của Musk còn phức tạp hơn nữa khi anh ta công khai chia sẻ đề xuất hòa bình Nga-Ukraine trong tháng này. Anh đã phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt ở Ukraine về kế hoạch này vì nó sẽ đòi Kyiv phải chấp nhận mất Crimea và đồng ý với quy chế trung lập.
Tuy nhiên, một số quan chức Ukraine kể từ đó đã tìm cách hòa giải.
Yegor “George” Dubynskyi, Thứ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, nói với CNN hôm thứ Bảy rằng Starlink rất quan trọng trong các vùng lãnh thổ mới được giải phóng để các quan chức Ukraine có thể liên lạc.
Ukraine tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ như chính phủ Ba Lan và Mỹ về cách tiếp tục tài trợ cho Starlink, Dubynskyi cho biết. Anh ấy không có phản hồi ngay lập tức đối với dòng tweet của Musk.
5. Trung Quốc và Kazakhstan kêu gọi công dân của họ rời khỏi Ukraine
Trung Quốc và Kazakhstan là một trong những quốc gia mới nhất kêu gọi công dân của họ rời khỏi Ukraine vì lo ngại một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine yêu cầu công dân của họ di tản khỏi Ukraine hôm thứ Bảy “do tình hình an ninh nghiêm trọng”.
Đại sứ quán Trung Quốc cho biết họ sẽ giúp di tản những người cần rời đi.
Đại sứ quán Kazakhstan tại Ukraine cũng kêu gọi công dân nước này rời bỏ Ukraine và cảnh báo không nên đến Ukraine “trong bối cảnh gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự và cơ sở chính phủ” trong một tuyên bố được đăng tuần trước.
Đại sứ quán cho biết thêm: “Đối với những người còn ở Ukraine, đừng coi thường tiếng còi báo động của cuộc không kích, hãy trú ẩn trong các hầm trú bom,” đại sứ quán nói thêm.
Serbia đóng cửa đại sứ quán: Serbia - nước đã khuyến nghị công dân rời khỏi đất nước vào tháng 2 - hiện đã đóng cửa đại sứ quán ở Kyiv vì lý do an ninh, theo một tuyên bố của cơ quan ngoại giao Serbia tại Ukraine hôm Chúa Nhật.
Một phát ngôn viên cho biết việc di chuyển chỉ là tạm thời và các nhân viên sẽ làm việc tại Belgrade cho đến khi an toàn trở về.
6. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết Mỹ sẽ không khoan nhượng với các cuộc tấn công hạt nhân của Nga dưới bất kỳ hình thức nào
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan nói với CNN hôm Chúa Nhật rằng Mỹ sẽ phản ứng tức khắc bất kể Nga sử dụng hình thức vũ khí hạt nhân nào trong cuộc chiến với Ukraine.
Các phương tiện truyền thông Nga đang hô hào Putin sử dụng các vũ khí hạt nhân chiến thuật, tức là những vũ khí hạt nhân tầm ngắn, có khả năng gây sát thương trong một vùng nhỏ với bán kính không quá 5km. Tương phản với vũ khí hạt nhân chiến thuật là vũ khí hạt nhân chiến lược có thể hủy diệt toàn bộ một thành phố.
“Việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường ở Ukraine là việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường ở Ukraine, và chúng tôi sẽ không phân biệt. Quan điểm rằng bằng cách nào đó có sự khác biệt trong sử dụng ở đây, theo tôi nghĩ, là một khái niệm nguy hiểm.”
“Từ quan điểm của chúng tôi, chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ đang làm việc với các đồng minh và đối tác NATO cũng như các quốc gia có trách nhiệm khác trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, để gửi một thông điệp rất rõ ràng và dứt khoát tới Nga rằng họ không nên cân nhắc việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này.”
7. Cả NATO và Nga đều tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân
NATO và Nga dự kiến sẽ tổ chức các cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu của các lực lượng hạt nhân của họ vào thời điểm căng thẳng lớn về cuộc chiến của Nga với Ukraine.
Ngũ Giác Đài và cộng đồng tình báo Mỹ đang theo dõi bất kỳ chuyển động bất ngờ hoặc bất thường nào liên quan đến vũ khí hạt nhân của Mạc Tư Khoa trong cuộc tập trận của Nga, dự kiến diễn ra trước cuối tháng.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói: “Chúng tôi tin rằng luận điệu về hạt nhân của Nga và quyết định tiến hành cuộc tập trận này khi đang chiến tranh với Ukraine là vô trách nhiệm”.
Theo Mỹ, cuộc tập trận của Nga có tên Grom, tạm dịch là sấm sét, được tiến hành hàng năm. Tướng John Kirby, điều phối viên phụ trách liên lạc chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết: “Chúng tôi dự đoán cuộc tập trận sẽ kéo dài vài ngày. Nó sẽ bao gồm các vụ phóng hỏa tiễn trực tiếp và triển khai các hình thái tấn công chiến lược.”
Đây là những gì NATO sẽ làm: Vào ngày thứ Hai, 17 tháng 10, NATO sẽ bắt đầu cuộc tập trận hạt nhân hàng năm được gọi là Steadfast Noon, với Mỹ trong số 14 quốc gia tham gia. Nó được tiến hành hàng năm trong hơn một thập kỷ, theo Ngũ Giác Đài.
Cuộc tập trận bao gồm các máy bay chiến đấu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ sẽ cung cấp máy bay ném bom B-52 bay từ Căn cứ Không quân Minot ở Bắc Dakota. Khu vực tập trận chính sẽ cách Nga hơn 625 dặm. Mục tiêu là để bảo đảm khả năng răn đe hạt nhân của NATO vẫn “đáng tin cậy, hiệu quả, an toàn và bảo mật”, quan chức quốc phòng cho biết.
Theo NATO, sẽ có tới 60 máy bay tham gia, bao gồm máy bay chiến đấu tiên tiến, máy bay giám sát và máy bay tiếp dầu. Các chuyến bay sẽ thực hiện trên Bỉ, Vương quốc Anh và Biển Bắc.
Tổng thống Biden đã cảnh báo về mối đe dọa hạt nhân chưa từng có: Mặc dù cuộc tập trận của Nga diễn ra thường xuyên, nhưng nó diễn ra sau khi Tổng thống Joe Biden đưa ra cảnh báo nghiêm khắc hồi đầu tháng về nguy cơ đe dọa hạt nhân của Tổng thống Vladimir Putin khi Mạc Tư Khoa đối mặt với những thất bại quân sự ở Ukraine.
“Lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, chúng ta có mối đe dọa trực tiếp về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu trên thực tế mọi thứ vẫn tiếp tục theo con đường mà chúng đang thấy,” Biden cảnh báo trong bài phát biểu tại một buổi gây quỹ của đảng Dân chủ ở New York.
Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng có khả năng dễ dàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và không kết thúc với Armageddon.”
Sau phát biểu của ông Biden, các quan chức chính quyền nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn chưa thấy bằng chứng nào cho thấy Putin đang tiến tới sử dụng năng lực hạt nhân của Nga, cũng như không có thông tin tình báo nào cho thấy ông ta quyết định làm như vậy.
Mỹ và các đồng minh theo dõi chặt chẽ hơn các cuộc tập trận: Căng thẳng về Ukraine có nghĩa là sẽ có nhiều sự giám sát chặt chẽ hơn đối với cuộc tập trận của Nga.
Các quan chức NATO và Mỹ cho biết họ tự tin sẽ có thể giám sát chính xác bất kỳ hoạt động hạt nhân nào của Nga trong cuộc tập trận. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Năm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cảnh giác trước các mối đe dọa hạt nhân bị che đậy và những luận điệu nguy hiểm về hạt nhân mà chúng tôi đã thấy từ phía Nga”.
Sự thật lịch sử: Ý định ban đầu của Đức Gioan 23 với Công đồng Vatican II. 59 luật sư bị thủ tiêu
VietCatholic Media
06:05 17/10/2022
1. Nhóm nhân quyền cho biết 59 luật sư bị thủ tiêu trong 6 năm qua ở Phi Luật Tân
Ít nhất 133 luật sư đã bị giết ở Phi Luật Tân kể từ những năm 1980 trong các cuộc tấn công liên quan đến công việc của họ, gần một nửa trong số đó đã bị giết trong sáu năm qua trong nhiệm kỳ đầy biến động của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, một nhóm luật sư nổi tiếng cho biết hôm thứ Bảy.
Liên minh Luật sư Nhân dân Quốc gia cũng cho biết, bất chấp những cảnh báo của Tòa án tối cao nước này và các cơ quan giám sát quốc tế, tình trạng quấy rối luật sư và thẩm phán ở Phi Luật Tân vẫn tiếp diễn dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., người nhậm chức vào tháng 6.
Năm ngoái, Tòa án Tối cao đã lên án trong một lần hiếm hoi trước công chúng về số vụ giết người và đe dọa đối với các luật sư và thẩm phán gia tăng, đồng thời yêu cầu các tòa án cấp dưới, những người thực thi pháp luật và các nhóm luật sư cung cấp thông tin về những vụ hành hung như vậy trong 10 năm qua để có thể có biện pháp giải quyết. Tòa án cấp cao cho biết “không thể cho phép các cuộc tấn công xảy ra trong một xã hội văn minh như xã hội của chúng ta.
Nhóm luật sư đã báo cáo với các thành viên trong một hội nghị hôm thứ Bảy rằng 59 trong số 133 luật sư bị giết ở nước này kể từ năm 1984 đã bị giết dưới thời Duterte.
Hầu hết các vụ giết người vẫn chưa được giải quyết và những kẻ tấn công không được xác định mặc dù các lực lượng nhà nước đã bị đổ lỗi cho hàng chục cuộc tấn công chống lại các luật sư, những người đại diện cho các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền.
Được thành lập vào năm 2007 với tư cách là một nhóm tư nhân chủ yếu là các luật sư về nhân quyền, kể từ đó, tổ chức này đã mất đi 5 thành viên “trong các vụ tấn công giết người” trong khi 3 thành viên khác sống sót sau các vụ tấn công bạo lực. Một số thành viên khác “phải đối mặt với những cáo buộc vu khống” và bị quấy rối vì làm công việc của họ.
Với sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội, các mối đe dọa đã trở nên phổ biến trên mạng. Các luật sư thành viên trở thành mục tiêu thường xuyên của các cáo buộc sai sự thật “và gắn mác sai trái như những kẻ khủng bố, cộng sản hoặc những kẻ gây mất ổn định”
Những người khác đã bị “gắn thẻ đỏ” - được chính quyền liên kết với quân du kích cộng sản - và trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công thể lý, đặc biệt là trong nhiệm kỳ tổng thống của Duterte.
Edre Olalia, chủ tịch nhóm luật sư, cho biết các cuộc tấn công đã không ngăn được tổ chức của ông bất kể các lạm dụng các quan chức chính phủ và nhân viên quân đội và cảnh sát. Nhóm của ông đã thúc đẩy các lời kêu gọi cải cách tư pháp và đối xử tốt hơn với các nghi phạm nghèo, bao gồm cả việc áp đặt tiền bảo lãnh với giá cả phải chăng.
Source:AP
2. Người dân New York dừng lại để gặp gỡ Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể trên đường phố Manhattan
Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể được cất lên cao trong một cuộc rước qua các đường phố của Thành phố New York vào ngày 11 tháng 10 như một phần trong lời kêu gọi của các giám mục Hoa Kỳ về một sự phục hưng Thánh thể và như một lễ kỷ niệm 60 năm Công đồng Vatican II.
Cuộc rước thánh thể được tiến hành trước Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu trên Đường 51 West và Đại lộ 10. Sau Thánh lễ, đoàn đi bộ 20 phút qua Trung tâm Rockefeller để đến Nhà thờ Thánh Patrick trên Đại lộ số 5.
Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York, dẫn đầu giờ chầu Thánh Thể tại nhà thờ chính tòa.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã phát động Cuộc Phục hưng Thánh Thể Quốc gia kéo dài ba năm vào tháng Sáu để giúp người Công Giáo “đổi mới Giáo hội bằng cách khơi dậy mối quan hệ sống động với Chúa Giêsu Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể”, trang web của sáng kiến cho biết. Sự phục hưng tổ chức các sự kiện đã lên kế hoạch để giảng dạy về Thánh Thể và khơi dậy lòng sùng kính Thánh Thể như một phần của đời sống và sứ mệnh Công Giáo.
Viện Napa là một tổ chức Công Giáo hình thành nên những nhà lãnh đạo trong việc truyền giáo giữa những thách thức của xã hội đã tài trợ cho cuộc rước kiệu này.
Source:Catholic News Agency
3. Ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II
Biến cố lớn trong tuần qua là Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân lễ kính thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và kỷ niệm 60 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân dịp này, ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “John 23’s Original Intention For Vatican II”, nghĩa là “Ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Sáu mươi năm sau ngày khai mạc long trọng vào ngày 11 tháng 10 năm 1962, liệu có còn điều gì mới để nói về Công đồng Vatican II không? Tôi nghĩ là có. Và tôi hy vọng đã nói điều đó trong cuốn “To Sanctify the World: The Vital Legacy of Vatican II” nghĩa là “Để Thánh Hóa Thế Giới: Di Sản Sống Động Của Công Đồng Vatican II”, vừa được xuất bản bởi Basic Books.
Đọc một sự kiện lịch sử trọng đại là một vấn đề về quan điểm cũng như một vấn đề về sự kiện. Một số người trong Giáo Hội ngày nay “đọc” Công đồng như một biến cố có tác dụng “thay đổi tận căn” trong sự hiểu biết về bản thân Công Giáo, mặc dù các nhà thần học có khả năng biết rằng Giáo hội phát triển giáo lý, chứ không phải thay đổi tận căn. Những người khác, “đọc” Công đồng Vatican II qua lăng kính của sự ghê tởm đối với sự tái cấu trúc trong thời hiện đại đối với các giá trị căn bản và thể chế truyền thống, và tuyên bố rằng Công đồng là một sự đầu hàng chủ nghĩa thế tục; những linh hồn cuồng nhiệt hơn trong khuynh hướng này say mê với những thuyết âm mưu có thể thu hút sự chú ý nhưng có rất ít hoặc không có cơ sở trên thực tế. Những người theo chủ nghĩa hoài cổ và những người trẻ Công Giáo vô tội về kiến thức lịch sử tưởng tượng ra một Giáo hội cực kỳ ổn định vào những năm 50 - một Giáo hội chưa từng có - và nghĩ rằng Công đồng là một sai lầm khủng khiếp mà lẽ ra không bao giờ nên xảy ra. Những quan điểm sai lầm này tạo ra một chứng loạn thị giáo hội khiến người ta khó thấy được Công đồng Vatican II đã hoàn thành những gì.
Trong cuốn “Thánh Hóa Thế Giới”, tôi đề xuất một cách suy nghĩ mới mẻ về Công đồng Vatican II, phân tích sự kiện hoành tráng đó qua lăng kính của ý định ban đầu của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đối với Công đồng mà ngài triệu tập. Ý định ban đầu đó được tập trung vào ba văn bản chính.
Trong hiến chế Humanae Salutis hay Ơn Cứu Độ Loài Người, là văn kiện chính thức triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Gioan 23 đã viết về cuộc khủng hoảng văn minh của một thế giới hiện đại “tự hào về những cuộc chinh phục khoa học và kỹ thuật” nhưng lại hằn sâu những vết sẹo bởi những nỗ lực chết người nhằm “tổ chức lại” chính nó “bằng cách loại trừ Thiên Chúa.” Ngài tuyên bố điều mà “trật tự trần thế” rất cần là “ánh sáng của Chúa Kitô,” vì ánh sáng ấy tiết lộ cho nhân loại chân lý về bản chất con người, sự cao quý của phẩm giá con người, và sự vĩ đại của số phận nhân loại — là cuộc sống với Thiên Chúa Ba Ngôi.
Sau đó, một tháng trước khi Công đồng khai mạc, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một bài diễn văn quan trọng trên đài phát thanh, trong đó ngài nói rằng “cụm từ, ‘Nước Trời’ diễn tả đầy đủ và chính xác công việc của Công đồng.” Vatican II, giống như hai mươi công đồng đại kết trước đó, là một cuộc đổi mới của nhân loại về “cuộc gặp gỡ với thiên nhan Chúa Giêsu Phục sinh”. Vì lẽ đó, “mục đích của Công Đồng là... truyền giáo.”
Bản văn thứ ba, và quan trọng nhất, làm sáng tỏ ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II là bài diễn văn khai mạc của ngài trước Công đồng vào ngày 11 tháng 10 năm 1962, được biết đến với nhan đề Latinh là Gaudet Mater Ecclesia (Niềm vui của Giáo hội Mẹ). Trong bài diễn văn đó, vị giáo hoàng ở tuổi bát tuần đã nhấn mạnh tính chất thiết yếu là tập trung vào Chúa Kitô của Công đồng Vatican II, và nhấn mạnh rằng “Giáo hội... đón nhận tên của mình, ân sủng của mình, và ý nghĩa hoàn toàn của mình từ Đấng Thánh Cứu Chuộc”. Và điều đó sẽ luôn luôn xảy ra, vì “Chúa Giêsu Kitô vẫn đứng ở trung tâm của lịch sử và của cuộc sống.”
Trích dẫn Thánh Vịnh 116, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng “chân lý của Chúa còn mãi mãi” và sau đó nhấn mạnh rằng chân lý đầu tiên mà Giáo hội công bố là chính Chúa. Chắc chắn rằng, Hội Thánh là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, tiếp tục công việc của Chúa trong thế giới. Đức Gioan 23 thúc giục tốt nhất nên làm công việc đó bằng cách đề nghị tình bạn với Chúa Kitô như một phương thuốc cho những bối rối và xung đột của thời hiện đại.
Thánh hóa thế giới - “Kitô hóa” thế giới, nếu bạn muốn - do đó, là ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II. Công đồng đã không được triệu tập để phát minh lại đạo Công Giáo, vì Giáo hội có một “hiến pháp”, một cơ chế chân lý và một cơ cấu, được ban cho bởi Chúa Kitô. Công đồng cũng không được triệu tập để đón nhận thế giới hiện đại một cách không phê phán: Công đồng được triệu tập để Giáo hội có thể tham gia hiệu quả hơn vào thế giới hiện đại, nhằm biến đổi thế giới hiện đại.
Đọc qua ý định ban đầu của Đức Giáo Hoàng Gioan 23, mười sáu tài liệu của Công đồng Vatican II được đưa vào trọng tâm, và theo thứ tự thích hợp của chúng. Giáo huấn của Công đồng về sự mặc khải của Thiên Chúa gắn chặt mọi thứ khác: Thiên Chúa đã phán vào sự im lặng của thế giới, và qua Lời Chúa, chúng ta biết sự thật về bản thân và số phận của mình. Sau đó là giáo huấn của Công đồng về Giáo hội: Trong Giáo hội, chúng ta tìm thấy khuôn mẫu để thực hiện công cuộc tìm kiếm cộng đồng nhân loại đích thực thường nản lòng của thời hiện đại (đặc biệt là bằng cách học cách thờ phượng Đấng thực sự đáng được tôn thờ). Sau đó,Công Đồng thảo luận các tình trạng khác nhau của đời sống trong Giáo hội xác định trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau của toàn thể dân Chúa, các giáo sĩ và giáo dân, đối với sứ mệnh của Giáo hội.
Chúa Kitô là trung tâm. Thắp sáng trở lại đức tin hướng về Chúa Kitô một cách triệt để nhằm mục đích truyền giáo, chứ không phải để cho ngàn hoa của Giáo hội nở rộ, là ý định ban đầu của Đức Gioan 23 đối với Công đồng Vatican II.
Source:First Things
Putin quá ác: Tung một lúc 28 drones tấn công Kyiv, mưu toan ám sát, phá hủy cơ sở hạ tầng quan yếu
VietCatholic Media
06:14 17/10/2022
1. Putin tung một lúc 28 drones tấn công thủ đô, mưu toan ám sát Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy
Các quan chức cho biết, thủ đô Kyiv của Ukraine đã bị tấn công vào đầu giờ sáng thứ Hai với khoảng 28 máy bay không người lái “kamikaze” của Nga, một tuần sau khi các cuộc tấn công của Nga gây ra nhiều thương vong cho dân thường trên toàn quốc.
Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tấn công sáng thứ Hai ở Kyiv xuất phát từ cái gọi là máy bay không người lái kamikaze, còn được gọi là máy bay không người lái Shahed của Iran.
Nhiều tiếng nổ vang lên ở Kyiv, bao gồm cả những tiếng nổ rất lớn vang vọng khắp trung tâm thành phố. Vụ nổ đầu tiên được báo cáo vào khoảng 6:35 sáng theo giờ địa phương.
Vitali Klitschko, thị trưởng của Kyiv, nói rằng đã có ít nhất hai vụ nổ ở khu Shevchenkivskiy, nằm ở trung tâm thành phố.
Thị trưởng cho biết một đám cháy đã bùng phát tại một tòa nhà không có dân cư trong quận, và các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường.
“Vụ nổ ở quận Shevchenkiv - ở trung tâm thủ đô. Tất cả các dịch vụ đang đổ dồn về đây. Sẽ có chi tiết sau. Cảnh báo trên không vẫn tiếp tục. Hãy ở trong nơi trú ẩn! Chúng tôi đang làm rõ thông tin về những trường hợp thương vong”, ông nói.
Khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi các vụ nổ của Nga vào ngày 10 tháng 10, cách đây đúng một tuần. Ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công hôm thứ Hai, và hơn 100 người khác bị thương.
Tổng thống Zelenskiy tuần trước cho biết Nga đã sử dụng máy bay không người lái Shahed do Iran cung cấp trong các cuộc tấn công đó, cũng như các hỏa tiễn của chính Nga.
Yermak kêu gọi quốc tế giúp cho Kyiv “nhiều hệ thống phòng không hơn” và “càng sớm càng tốt.”
Ông nói: “Chúng tôi cần thêm vũ khí để bảo vệ bầu trời và tiêu diệt kẻ thù.”
Các cuộc tấn công cũng đã được báo cáo ở khu vực Sumy của Ukraine, có các trường hợp thương vong được báo cáo ở khu vực Dnepropetrovsk và ở thành phố Mykolaiv, miền nam Ukraine
Theo Dmitry Zhivitsky, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Sumy, các lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở quận Romny.
Valentin Reznichenko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của khu vực Dnepropetrovsk, nói rằng các lực lượng Nga đã pháo kích vào khu vực này suốt đêm. Ông cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ ba hỏa tiễn hành trình, trong khi một hỏa tiễn khác bắn trúng một cơ sở hạ tầng năng lượng, gây ra hỏa hoạn.
Yuriy Ignat, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine, cho biết 26 máy bay không người lái được gọi là kamikaze đã bị phá hủy trong đêm Chúa Nhật rạng sáng thứ Hai ở miền nam đất nước
Putin đã biện minh cho các cuộc tấn công vào tuần trước rằng các cuộc pháo kích là để trả đũa một vụ nổ ngày 8 tháng 10 trên Cầu Eo biển Kerch quan trọng về mặt chiến lược nối lục địa Nga với Bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Cơ quan an ninh của Điện Cẩm Linh, tức là Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, ngày 12 tháng 10 tuyên bố rằng vụ nổ đã được tình báo quân đội Ukraine lên kế hoạch trong nhiều tháng.
Nhà chức trách Ukraine chưa nhận trách nhiệm về vụ việc.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko, khoảng 30% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã bị tấn công bằng hỏa tiễn trong hai ngày trong các cuộc không kích tuần trước.
Zelenskiy đã phản ứng lại các cuộc tấn công sáng nay trong một tuyên bố trên Telegram.
“Suốt đêm và suốt sáng, địch khủng bố tinh thần dân thường. Máy bay không người lái và hỏa tiễn Kamikaze đang tấn công toàn bộ Ukraine. Một tòa nhà dân cư đã bị tấn công ở Kyiv,” ông nói.
“Kẻ thù có thể tấn công các thành phố của chúng ta, nhưng nó sẽ không thể khiến chúng ta đầu hàng. Quân xâm lược sẽ chỉ nhận được sự trừng phạt công bằng và sự lên án của các thế hệ tương lai. Và chúng ta sẽ có được chiến thắng “.
2. Zelenskiy nói “Dù 100.000 người Nga chết đi nữa vẫn sẽ không thay đổi suy nghĩ của Điện Cẩm Linh về chiến tranh”
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelenskiy Says '100,000 Dead Russians' Won't Change Cẩm Linh's Mind About War”, nghĩa là “Zelenskiy nói ‘Dù 100.000 người Nga chết đi nữa vẫn sẽ không thay đổi suy nghĩ của Điện Cẩm Linh về chiến tranh’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã sử dụng một phần bài phát biểu trên truyền hình tối thứ Bảy của mình để nói rằng những cột mốc quan trọng về cái chết của người Nga trong cuộc chiến đang diễn ra sẽ không làm thay đổi suy nghĩ của Điện Cẩm Linh về việc tiếp tục chiến đấu.
Ông Zelenskiy cho biết, tính đến nay, Nga đã phải gánh chịu gần 65,000 người chết khi cuộc chiến bước vào ngày thứ 235. Tổng thống Ukraine cho biết sẽ không thành vấn đề nếu số người Nga thiệt mạng lên tới 100,000 người, Nga sẽ tiếp tục cuộc xâm lược.
Zelenskiy nói: “Rất nhiều công dân Nga đã hy sinh mạng sống của mình chỉ để cho một số ít người trong Điện Cẩm Linh phớt lờ thực tế. Và tiếp tục theo cách chôn vùi mọi sự của người Nga, chúng ta có thể nói rằng cho dù cả 100,000 công dân Nga phải chết đi chăng nữa cũng không khiến Điện Cẩm Linh phải mủi lòng suy nghĩ lại về điều đó”.
Nga đã tập trung quân dọc theo biên giới phía bắc và phía tây của Ukraine vào cuối tháng Giêng trong khi nước này cũng tiến hành tập trận với nước láng giềng Belarus. Nga đã tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm nay và đã có thương vong nặng nề cho cả hai bên. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, lực lượng này bao gồm dân thường Ukraine, chiến binh nước ngoài, quân đội Ukraine và khoảng 64.500 người Nga.
Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết 11 binh sĩ đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương tại một trường bắn ở Belgorod, không xa biên giới Ukraine. Bộ Quốc Phòng Nga gọi đây là một “hành động khủng bố” và hai “kẻ khủng bố” đã bị giết bằng hỏa lực trả đũa. Điều này xảy ra hai tuần sau một vụ nổ trên Cầu Eo biển Kerch nối Crimea với lục địa Nga. Nga cũng gọi đó là “hành động khủng bố” của Ukraine.
Zelenskiy cho biết có nhiều khả năng thương vong của Nga sẽ tiếp tục tăng ở mức hiện nay và nhiệm vụ của Ukraine là tiếp tục chiến đấu vì đất nước của họ khi mùa đông khắc nghiệt đang đến gần.
“Chỉ có những chiến thắng thực sự cho Ukraine, chỉ có thế giới tự do mới thực sự bảo vệ chính mình khỏi khủng bố và tống tiền của Nga - bảo vệ bằng các biện pháp trừng phạt, bảo vệ với sự giúp đỡ đối với Ukraine, - chỉ có việc loại bỏ hoàn toàn quân xâm lược Nga khỏi đất Ukraine và loại bỏ khả năng hung hãn của Nga,” Zelenskiy nói.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Nga đã không chiếm được Kyiv, Lviv và Odesa, nhưng họ đã chiếm đóng nhiều vùng ở phía đông Ukraine. Nga đã chiếm phần lớn khu vực Donbas, bao gồm Luhansk, Severodonetsk, Donetsk và Mariupol. Họ đã chiếm bán đảo Crimea vào năm 2014.
Hai tuần trước, Nga sáp nhập bốn khu vực của Ukraine - Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson - tuyên bố công dân của những khu vực đó đã bỏ phiếu áp đảo cho điều đó. Hôm thứ Bảy Zelenskiy cho biết tình hình ở Donetsk và Luhansk là “khó khăn”.
“Tình hình rất khó khăn vẫn tồn tại ở vùng Donetsk và vùng Luhansk. Khó nhất là hướng Bakhmut,” Zelenskiy nói. “Như những ngày trước, chúng tôi đang giữ vị trí của mình.
“Nhìn chung, ở phía đông và phía nam, chúng tôi đang làm mọi cách để khiến quân xâm lược Nga cảm thấy rằng họ không có triển vọng, cho dù họ có cử ai đến chiến đấu chống lại chúng tôi đi chăng nữa, thì họ sẽ chỉ nhận lấy thất bại”, Zelenskiy nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
Ukraine pháo kích nổ tung tòa thị trưởng. Quân Nga bắt đầu di tản khỏi Kherson. Iran tiếp tế cho Nga
VietCatholic Media
16:09 17/10/2022
1. Ukraine pháo kích nổ tan tành tòa thị trưởng của phiến quân thân Nga
Denis Pushilin, chủ tịch của cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk cáo buộc Ukraine phải chịu trách nhiệm cho một vụ tấn công bằng hỏa tiễn phá tan tành văn phòng thị trưởng ở một thành phố quan trọng do phe ông ta kiểm soát. Đáp lại, các quan chức Ukraine cho biết hỏa tiễn của Nga đã tấn công một thành phố đối diện với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, khiến 6 người bị thương.
Tòa nhà thành phố ở Donetsk do phe ly khai kiểm soát đã bị hư hại nghiêm trọng do vụ tấn công bằng hỏa tiễn, hãng tin AP đưa tin. Những làn khói bốc nghi ngút quanh tòa nhà, nơi có những hàng cửa sổ bị thổi tung và trần nhà bị sập. Các xe hơi gần đó bị thiêu rụi.
Không có báo cáo về thương vong. Kyiv không ngay lập tức tuyên bố trách nhiệm hoặc bình luận về vụ tấn công.
Các nhà chức trách Ukraine cũng đã thông báo rằng ít nhất 6 người bị thương do các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn từ Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, nơi Nga đóng quân.
Kyrylo Tymoshenko, phó văn phòng tổng thống Ukraine, nói rằng hai cư dân của Nikopol đã phải nhập viện sau các cuộc tấn công, cũng làm hư hỏng đường dây điện, đường ống dẫn khí đốt, các cơ sở kinh doanh dân sự và các tòa nhà dân cư.
Văn phòng tổng thống Ukraine và các nhà chức trách khu vực cũng báo cáo rằng hỏa tiễn của Nga đã phá hủy hai trường học, một công viên và nhà riêng ở khu vực phía nam Zaporizhzhia, nơi đã trải qua các đợt pháo kích liên tục của Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa sáp nhập trái phép nó cùng với ba tỉnh khác của Ukraine vào tháng trước.
Văn phòng tổng thống cũng cho biết Mạc Tư Khoa tiếp tục pháo kích vào các khu định cư dân sự dọc theo chiến tuyến ở các khu vực phía đông Kharkiv và Luhansk, nơi Kyiv đang tiến hành một cuộc phản công.
2. Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết quân Nga bắt đầu di tản khỏi vùng Kherson
Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 17 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết quân xâm lược Nga đã bắt đầu việc di tản các “cơ quan nhà nước” từ khu vực Kherson đến lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng ở Crimea.
Theo dữ liệu được cung cấp tính đến 18 giờ ngày 16 tháng 10, quân Nga đang cố gắng giữ vững các phòng tuyến trong khu vực Kherson để tổ chức một cuộc di tản có trật tự, tập trung nỗ lực vào việc ngăn chặn các mũi tấn công của Lực lượng Phòng vệ Ukraine theo một số hướng nhất định. Quân xâm lược Nga chỉ có các hoạt động tấn công ở Bakhmut và Avdiivka.
Vi phạm các quy định của Luật nhân đạo quốc tế, luật lệ và phong tục chiến tranh, kẻ thù tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư dân sự.
Trong ngày Chúa Nhật 16 tháng 10, quân chiếm đóng đã tiến hành 1 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và 10 cuộc không kích, 8 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn hàng loạt.
3. Iran gửi hỏa tiễn đến Nga khi quân đội của Putin tiếp tục mất vũ khí với 'tỷ lệ quá nhanh'
Các hỏa tiễn Iran được tường trình sẽ được gửi đến quân đội Nga sau khi có thông tin tiết lộ rằng quân đội của Putin đang mất vũ khí với “tốc độ không sản xuất kịp”.
Theo Washington Post, một thỏa thuận giữa hai chế độ đã được ký vào tháng trước trong đó Iran sẽ cung cấp các khí tài chiến tranh cho Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Các công ty sản xuất của Iran được cho là đang chuẩn bị một lô hàng hỏa tiễn Fateh-110 và Zolfaghar.
Loại vũ khí đất đối đất này có thể tấn công mục tiêu cách xa 700km.
Tuần trước, Giám đốc tình báo Mỹ Morgan Muir nói rằng các lực lượng Nga đã mất hơn 6.000 thiết bị và “đang sử dụng bom, đạn với tốc độ không sản xuất kịp”.
Ông Muir nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đang buộc Nga phải nhập khẩu thiết bị điện tử từ các quốc gia như Triều Tiên và Iran.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran hôm thứ Bảy cho biết họ sẽ không vũ trang cho Ukraine hoặc Nga - nhưng các nhân vật cấp cao của Iran bị cáo buộc đã đạt được thỏa thuận với lực lượng của Putin trong một cuộc họp vào tháng trước.
Vào tháng 6, những chiếc Lada mới đã lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất mà không có dây an toàn hoặc những bao không khí khi gặp tai nạn - là những bộ phận an toàn thường được mua từ phương Tây.
4. Nga tăng cường sử dụng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái “kamikaze” ở Ukraine
Các quan chức Ukraine cho biết Nga đã và đang triển khai một loại vũ khí ngày càng quen thuộc trong các cuộc tấn công của mình: “máy bay không người lái kamikaze”.
Gần đây nhất, thành phố Zaporizhzhia, miền nam Ukraine đã bị tấn công bởi bốn máy bay không người lái kamikaze vào đêm thứ Bảy. Các nhà chức trách cho biết Mạc Tư Khoa cũng đã sử dụng chúng trong các cuộc tấn công nhằm vào Kyiv, Vinnytsia, Odesa và các thành phố khác trên khắp Ukraine trong những tuần gần đây.
Máy bay không người lái Kamikaze, hay máy bay không người lái tự sát, là một loại hệ thống vũ khí trên không. Chúng được gọi là “bom, đạn lảng vảng” vì chúng có khả năng chờ đợi trong khu vực được xác định là mục tiêu tiềm năng và chỉ tấn công sau khi xác định được mục tiêu của đối phương.
Máy bay không người lái có khả năng mang hỏa tiễn dẫn đường chính xác và có trọng tải khoảng 50 kg. Chúng nhỏ, cơ động và có thể dễ dàng phóng đi - nhưng ưu điểm chính của chúng là khó bị phát hiện và có thể bay một quãng cách xa.
5. 9.000 quân Nga đóng quân ở Belarus
Bộ Quốc phòng Belarus cho biết không đến 9,000 binh sĩ Nga sẽ đóng quân tại Belarus như một phần của “nhóm khu vực” nhằm bảo vệ biên giới Belarus.
Tuần trước, Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, cho biết quân đội của ông sẽ được triển khai với lực lượng Nga gần biên giới Ukraine như một phần của “nhóm khu vực”, với lý do là có các mối đe dọa từ Ukraine và phương Tây.
“Các chuyến tàu chở quân đầu tiên với các quân nhân Nga thuộc nhóm khu vực đã bắt đầu đến Belarus,” Valeriy Revenko, người đứng đầu bộ phận hợp tác quân sự quốc tế của Bộ Quốc phòng Belarus, cho biết vào hôm Chúa Nhật.
“Việc triển khai sẽ mất vài ngày.Tổng số sẽ ít hơn 9,000 người một chút.”
6. Đại sứ Ukraine nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng răn đe từ các cường quốc hạt nhân phương Tây
Một nhà ngoại giao Ukraine nhấn mạnh tầm quan trọng của việc răn đe hạt nhân hôm Chúa Nhật, đáp lại bình luận từ Tổng thống Pháp rằng ông sẽ không cam kết thực hiện một cuộc tấn công trả đũa nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Oksana Markarova nói: “Đối với phản ứng toàn cầu, nó phải rất khắc nghiệt... đây là một lằn ranh đỏ rõ ràng. Đây là những gì mà toàn bộ cơ sở hạ tầng an ninh của Âu Châu và toàn cầu được xây dựng.”
“Tôi chỉ hy vọng mọi người hiểu điều đó,” Markarova nói thêm.
Bà nói: “Chúng tôi ở Ukraine sẽ chống lại và chúng tôi sẽ không chịu khuất phục bất kể những gì Liên bang Nga sử dụng để chống lại chúng tôi. Tôi nghĩ, chúng tôi đã chứng minh được điều đó. Từ hỏa tiễn, đến những hành động tàn bạo, cho đến bất cứ điều gì mà họ cố gắng làm ở Ukraine, tất cả những điều đó không thể phá vỡ ý chí của chúng tôi. Vì vậy, không có lý do gì để Liên bang Nga sử dụng bất cứ điều gì khác bởi vì nó sẽ không ngăn cản nổi chúng tôi trong việc bảo vệ ngôi nhà của mình “.
Markarova cũng nhắc lại lời kêu gọi của Ukraine đối với các hệ thống phòng không từ Mỹ để chống lại các cuộc không kích của Nga trên khắp đất nước. Bà cho biết đất nước đang “trông chờ” vào các đợt tiếp viện từ Mỹ.
7. Quay lại Bucha: Các gia đình ở thị trấn Ukraine bị tàn phá bởi chiến tranh, Bucha xây dựng lại cuộc sống tan vỡ bảy tháng sau cuộc xâm lược tàn bạo của Nga
Các gia đình ở thị trấn bị tàn phá bởi chiến tranh Bucha của Ukraine đang xây dựng lại cuộc sống tan vỡ của họ bảy tháng sau những nỗi kinh hoàng không thể tưởng tượng được.
Hiện trường của một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất của cuộc xâm lược Nga vẫn còn mang những vết sẹo.
Nhưng những người chạy trốn khỏi lực lượng của Vladimir Putin đang trở lại và công việc đang bắt đầu trên những ngôi nhà đã trở thành đống đổ nát trong những ngày đầu của cuộc xung đột.
Những cư dân dũng cảm, một số người không chịu rời đi, nói với tờ The Sun hôm qua rằng họ sẽ xây lại nhà cửa của họ bằng gạch.
Họ nói chuyện với nhau trên phố Vokzal'na, nơi vẫn còn có thể nhìn thấy những quả hỏa tiễn không nổ và xe tăng Nga bị phá hủy sau khi vùng ngoại ô Kyiv được giải phóng bởi quân đội Ukraine vào tháng Tư.
Ngày hôm qua, đường phố đã đông đúc với giao thông và người dân địa phương chờ xe buýt.
Hơn 400 người đã bị tra tấn và giết chết tại thị trấn trong thời gian Nga chiếm đóng vào tháng Ba.
Usmanov Rustem, 56 tuổi, cho biết: “Họ đã phá hủy mọi thứ nhưng chúng tôi đang tái thiết Bucha.”
8. Quân đội Nga giết nhạc sĩ Ukraine vì từ chối vai trò trong buổi hòa nhạc Kherson
Theo Bộ Văn hóa ở Kyiv, lính Nga đã bắn chết một nhạc sĩ Ukraine tại nhà của anh ta sau khi anh ta từ chối tham gia một buổi hòa nhạc ở Kherson bị chiếm đóng.
Nhạc trưởng Yuriy Kerpatenko đã từ chối tham gia một buổi hòa nhạc “do quân xâm lược Nga dự định tổ chức để chứng minh cái gọi là 'cải thiện cuộc sống hòa bình' ở Kherson”, Bộ Văn hóa Ukraine cho biết như trên.
Buổi hòa nhạc vào ngày 1 tháng 10 dự định có sự góp mặt của dàn nhạc thính phòng Gileya, trong đó Kerpatenko là nhạc trưởng chính, nhưng ông “dứt khoát từ chối hợp tác với những người trong đoàn”, tuyên bố cho biết.
Kerpatenko, người cũng là nhạc trưởng chính của Nhà hát Ca nhạc và Kịch nghệ Mykola Kulish của Kherson, đã đăng những thông điệp thách thức trên trang Facebook của mình cho đến tháng Năm.
Văn phòng công tố khu vực Kherson ở Ukraine đã mở một cuộc điều tra chính thức “trên cơ sở vi phạm luật pháp và phong tục chiến tranh, kết hợp với cố ý giết người”. Các thành viên gia đình bên ngoài Kherson đã mất liên lạc với người chỉ huy dàn nhạc vào tháng 9.
Các nghệ sĩ Ukraine và quốc tế đã nhanh chóng lên án. “Lịch sử Nga áp đặt chính sách 'tuân thủ hoặc chết' đối với các nghệ sĩ không có gì mới. Nó có một lịch sử kéo dài hàng trăm năm”, nhạc trưởng người Phần Lan-Ukraine Dalia Stasevska, người đã lên kế hoạch tổ chức Đêm cuối cùng của buổi dạ hội tại Hội trường Albert của London vào tháng trước nhưng bị hủy bỏ vì cái chết của Nữ hoàng.
“Tôi đã thấy quá nhiều sự im lặng từ các đồng nghiệp Nga,” cô nói. “Liệu đây có phải là thời điểm để các nhạc sĩ Nga, đặc biệt là những người sống và làm việc ở nước ngoài, cuối cùng đứng lên và có lập trường chống lại các hành động của chế độ Nga ở Ukraine hay không?”
Hai tuần trước, Stasevska đã lái một chiếc xe tải chở đồ nhân đạo đến Lviv từ nhà của cô ở Phần Lan, trước khi chỉ huy dàn nhạc INSO-Lviv trong một buổi hòa nhạc đương đại của Ukraine.
“Chúng tôi biết chế độ Nga đang săn lùng các nhà hoạt động, nhà báo, nghệ sĩ, lãnh đạo cộng đồng và bất kỳ ai sẵn sàng chống lại sự chiếm đóng”, tiểu thuyết gia người Ukraine nổi tiếng đã chuyển sang điều tra tội phạm chiến tranh Victoria Amelina cho biết.
ĐGM Kyiv than thở: Putin quá tàn bạo. Sát nhân hàng loạt, ra tòa mặt lạnh như tiền. Ý kiến của ĐTGM
VietCatholic Media
17:28 17/10/2022
1. Đức Giám Mục Kyiv than thở về sự tàn bạo của người Nga
Đức Cha Vitaliy Krivitskiy, Giám Mục thủ đô Kyiv, nói với Tv2000: “Chúng ta phải chứng kiến một kiểu chiến tranh mới chống lại dân thường. Vào lúc này, tôi không thấy chút bình yên nào cả. Khi quân xâm lược tấn công dân thường, khi họ cố gắng phá hủy các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, thực sự là họ đang đánh vào các bệnh viện - chúng tôi chỉ nghĩ đến các khu trẻ sơ sinh - làm sao có thể xác định điều này khác hơn là khủng bố?”.
Đức Cha Vitaliy Krivitskiy đã cho biết như trong cuộc phỏng vấn với Tg2000 về vụ tấn công hỏa tiễn của Nga hôm thứ Hai tuần trước. “Cho đến nay, chúng ta đã chứng kiến một mô típ tấn công không phân biệt giữa các mục tiêu quân sự và dân sự. Tất cả đều bị tấn công. Chúng tôi không thể làm gì với kiểu gây hấn này. Chúng tôi đang đối mặt với mùa đông và điều này khiến chúng tôi lo lắng, đây thực sự là một kiểu chiến tranh mới chống lại dân thường”.
“Cuộc đối thoại có vẻ dễ dàng hơn trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, trong tháng đầu tiên. Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã yêu cầu Putin hạ vũ khí, và mặt khác tổng thống Zelenskiy cởi mở với các đề xuất hòa bình nghiêm túc. Nhưng tôi không thấy bất kỳ đề xuất nghiêm túc nào để chúng tôi có thể cởi mở.”
Source:Sismografo
2. Tờ báo lớn nhất của Ý phải trả 'số tiền đáng kể' bồi thường về tội phỉ báng nhà tài chính Anh về cáo buộc tham ô tiền của Vatican
Tòa án Tối cao của London đã truyền rằng nhà xuất bản của tờ báo RCS Media Group đã đồng ý bồi thường cho Raffaele Mincione, một công dân Ý đã nhập quốc tịch Anh, để giải quyết vụ việc.
Nhà xuất bản cũng đồng ý xóa hai bài báo trực tuyến từ năm 2019 và 2020 về việc mua bán căn nhà số 60 Đại lộ Sloane ở Chelsea, London của Vatican.
Các tài liệu trong vụ án khẳng định Tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều có số lượng phát hành bản in hàng ngày là 250,000, và gần 5,5 triệu người truy cập trực tuyến hàng ngày và một lượng độc giả đáng kể trong số 600,000 người Ý sống ở Anh.
Các bài báo liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng đang diễn ra xung quanh các chiến lược đầu tư của Vatican. Mincione, người thành lập công ty đầu tư cổ phần tư nhân WRM Group, nằm trong số mười người bị Vatican buộc tội gian lận và biển thủ vào năm ngoái liên quan đến thương vụ bất động sản ở London. Anh ta phủ nhận các cáo buộc và khẳng định rằng anh ta đã hành động đúng đắn mọi lúc.
Ông nói với tòa án Vatican đang diễn ra vào đầu năm nay rằng các quan chức Giáo Hội biết rủi ro: “Từ rủi ro được nhắc đến ít nhất 150 lần trong quỹ của chúng tô. Nó giống như khi bạn đi mua thuốc lá và dòng chữ 'Hút thuốc gây bệnh tật chết người' được viết trên đó.”
Sự tham gia của Mincione bắt đầu vào năm 2014 khi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đầu tư 350 triệu euro với ông cho liên doanh bất động sản. Ông đã bị loại khỏi thỏa thuận vào năm 2018 sau khi Vatican cảm thấy đang bị lừa gạt, theo một báo cáo của Reuters về tài liệu cáo trạng.
Bài báo đầu tiên của Corriere della Sera, vào tháng 11 năm 2019, đã báo cáo rằng có cơ sở hợp lý để nghi ngờ Mincione đã phạm tội âm mưu lừa gạt và gian lận liên quan đến việc bán tài sản Chelsea cho Vatican với giá gấp ba lần so với những tháng trước đó.
Bài báo thứ hai, xuất bản vào tháng 6 năm 2020, báo cáo rằng có cơ sở hợp lý để nghi ngờ ông phạm tội tham ô, cho rằng điều này một phần là do ông đã chiếm đoạt sai trái một phần số tiền do Vatican đầu tư và đã sử dụng nó cho mục đích cá nhân.
Theo một thông cáo báo chí về vụ dàn xếp, một nhà báo Corriere della Sera bị các luật sư của Mincione tại Tòa án Tối cao thẩm vấn tuyên bố rằng họ không thể nhớ nguồn cho một số thông tin của họ, trong khi một nhà báo khác thừa nhận những thông tin này không thể biện minh được bằng các chứng cớ văn bản, một số trong đó bị phá hủy trước khi vụ án được đưa ra tòa.
Sau khi Mincione bắt đầu các thủ tục thưa kiện vì bị bôi nhọ, nhà xuất bản thừa nhận những luận điệu chống lại ông trong các bài báo này là phỉ báng.
Corriere della Sera đã lên kế hoạch để bảo vệ vụ án tại Tòa án Cấp cao bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ lợi ích công tại một phiên tòa dự kiến bắt đầu vào tháng 11, nhưng vào tháng 9, Corriere della Sera đã đưa ra một hướng giải quyết khác liên quan đến “một khoản tiền bồi thường đáng kể”. Một tuyên bố đã được đọc cho tòa án đánh dấu sự kết thúc của vụ án.
Mincione, người đã tuyên bố những bài báo này đã làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng cá nhân và nghề nghiệp của anh ấy ở Anh, nói: “Những bài báo này là sai sự thật, gây hiểu lầm và có tính phỉ báng cao. Họ đã gây ra cho tôi thiệt hại đáng kể.”
Source:pressgazette.co.uk
3. Đức Tổng Giám Mục Miami nhận định rằng bản án dành cho kẻ sát nhân hàng loạt ở Parkland là “nghiêm khắc nhưng công minh”
Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami tuần này đã lên tiếng ủng hộ bản án chung thân cho người đàn ông đã giết hơn chục người tại một trường trung học ở Florida vào năm 2018, và gọi hình phạt này là “nghiêm khắc nhưng công minh”.
“Bản án tù chung thân không có khả năng được ân xá là một hình phạt nghiêm khắc nhưng công bằng, và bản án ấy cũng sẽ cho phép Nikolas Cruz tiếp tục suy ngẫm về tác hại nghiêm trọng mà anh ta đã gây ra,” Wenski nói trong một tuyên bố ngày 13 tháng 10.
Cruz đã giết 17 người tại trường trung học Marjorie Stoneman Douglas ở Parkland, Florida, bằng một khẩu súng trường bán tự động trong một vụ cuồng sát vào tháng 2 năm 2018. Cầu thủ 24 tuổi này sẽ phải ngồi tù suốt phần đời còn lại mà không có khả năng được ân xá sau khi bị kết án tại một tòa án ở Florida vào hôm thứ Năm.
Cố ý giết người là một tội ác tày trời, Đức Tổng Giám Mục Wenski nói, nhưng “phẩm giá con người - của người bị kết án cũng như của chính chúng ta - được phục vụ tốt nhất bằng cách không sử dụng hình phạt tử hình cực đoan và không cần thiết”.
Nhiều người quan sát, bao gồm cả các thành viên trong gia đình nạn nhân, đã mong đợi một bản án tử hình, NPR đưa tin. Phiên tòa này tiêu biểu cho vụ xả súng hàng loạt đẫm máu nhất của Mỹ từng được đưa ra xét xử, vì tất cả các thủ phạm khác của vụ giết người hàng loạt 17 người ở Mỹ đều đã tự kết liễu mình hoặc bị cảnh sát giết chết, PBS Newshour đưa tin.
Florida có số tử tù đang chờ ngày hành quyết lớn nhất ở Hoa Kỳ - thực sự là ở tất cả các nước Mỹ Châu. California có nhiều tù nhân tử hình hơn, nhưng án tử hình của tiểu bang hiện đang bị hoãn.
Tính đến năm 2020, không có tử tù nào ở Florida được khoan hồng kể từ năm 1983. Các giám mục Công Giáo của Florida đã cùng nhau bày tỏ sự phản đối của họ đối với án tử hình kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết vào năm 1972 buộc các tiểu bang phải đánh giá lại quy chế của họ đối với các tội phạm.
Trong số các lập luận mà nhóm pháp lý của Cruz đưa ra là tranh luận rằng các vấn đề về nhân cách của anh ta một phần là do mẹ anh ta uống rượu nhiều khi mang thai, cũng như lạm dụng tình dục thời thơ ấu. Bên công tố lập luận rằng Cruz là một kẻ sát nhân.
“Tôi hoàn toàn không có ý bào chữa cho hành động của anh ta, nhưng rõ ràng là nhiều sự việc và hệ thống trong các dịch vụ gia đình, cảnh sát và hệ thống trường công lập đã khiến anh ta và những người khác trong chúng ta thất bại,” Đức Tổng Giám Mục Wenski lưu ý trong tuyên bố của mình.
“Dường như không ai nhận ra những bất cập trong cuộc sống của Cruz hay tình trạng sức khỏe tâm thần của anh ta. Rất nhiều lời đe dọa bạo lực trước vụ giết người hàng loạt của anh ta đã được giải quyết không đầy đủ, nếu có.”
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và “tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”.
Sự thay đổi phản ánh một sự phát triển trong giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây. Thánh Gioan Phaolô II đã kêu gọi các Kitô hữu “sống phò sinh tuyệt đối” và nói rằng “phẩm giá của cuộc sống con người không bao giờ được lấy đi, ngay cả trong trường hợp một người đã làm điều ác lớn”. Ngài cũng nói về mong muốn đạt được sự đồng thuận để chấm dứt án tử hình, mà ngài gọi là “tàn nhẫn và không cần thiết.” Và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện “mọi nỗ lực để loại bỏ án tử hình” và nói với những người Công Giáo rằng việc chấm dứt hình phạt tử hình là một phần thiết yếu của việc “tuân thủ luật hình sự cả về nhân phẩm của tù nhân và duy trì hiệu quả trật tự công cộng”.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Hồng Y Bo của Miến Điện kêu gọi các nhà lãnh đạo Giáo hội Á Châu chuyển từ 'lời nói sang hành động'
“Chuyển từ lời nói sang hành động,” Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Miến Điện nói, là “thách thức lớn” của Giáo Hội Công Giáo ở Á Châu.
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo Giáo hội trong khu vực Á Châu trong tuần này, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, gọi tắt là FABC, nhấn mạnh sự cần thiết của một “Giáo hội truyền giáo công bố thông qua việc làm chứng”.
Đức Hồng Y nói trong bài giảng khi bắt đầu đại hội đồng FABC tại Thái Lan hôm thứ Tư, 12 tháng 10, “Có một ngôi sao mới ở phía chân trời, một lời kêu gọi mới, một thử thách mới.”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Sự hiển linh của thiên niên kỷ thứ ba kêu gọi chúng ta 'đi một con đường khác', chấp nhận thách thức để biến thế kỷ này thành thế kỷ của Á Châu, thế kỷ của Chúa Kitô, và thế kỷ của Phúc âm hóa”.
Ngài nói “những thách thức rực lửa” đối với Giáo hội ở Á Châu “nhắc chúng ta nhớ đến cảnh tượng vĩ đại của Môise trước bụi cây đang bốc cháy.”
Đức Hồng Y cho biết Giáo hội Á Châu “đang đứng trước bụi rậm của các vấn đề hiện sinh trong khu vực.”
Trích dẫn “sự bóc lột, mùa đông hạt nhân, sự cạnh tranh quyền lực lớn, tà ác chuyên quyền thay thế nền dân chủ, hàng hóa nước mắt của con người, thảm họa sinh thái, đại dịch, hàng triệu người di cư gặp nạn, chiến tranh và di dời, thảm họa tự nhiên và nhân tạo,” trong số những thách thức khác.
Đức Hồng Y Bo lưu ý rằng phần lớn các khu vực theo truyền thống Kitô giáo ở phương Tây đang trở nên thế tục hóa trong khi “phương Đông có sức hút lớn đối với phương Tây”.
“Năm mươi năm qua chứng kiến sự bùng nổ quan tâm đến các truyền thống Tâm linh phương Đông”
Đức Hồng Y cho biết: “Sự kém cỏi của các tôn giáo Á Châu, sự huyền bí đơn sơ, khiến hàng triệu người được trau dồi các phương pháp cầu nguyện, và thiền định - tất cả đều chỉ ra một khát khao trải nghiệm lớn”.
“Phương Đông đã nhấn mạnh vào kinh nghiệm. Không nhiều lời giải thích! Đó là thách thức lớn của chúng ta. Chuyển từ lời nói sang hành động,” Đức Hồng Y Bo nói.
Để đối phó với thách thức, ngài đã liệt kê sự cần thiết phải “chuyển từ cấu trúc đơn thuần sang kinh nghiệm và nội tâm.”
Đức Hồng Y nói: “Các khái niệm và lời nói không gây ấn tượng với mọi người, mà là một Giáo hội chia sẻ chứng tá trong cuộc gặp gỡ cá nhân và mãnh liệt với Chúa Giêsu. Một Giáo hội truyền giáo công bố thông qua việc làm chứng.”
Một thách thức khác đối với Giáo Hội Công Giáo ở Á Châu được Đức Hồng Y Bo đề cập trong bài giảng của ngài là làm thế nào để “giao lưu với các nền văn hóa tinh thần phương Đông và bản địa của Á Châu”.
“Chúng ta cần phân biệt trong Thánh Linh. Mọi lời mời gọi đều đòi hỏi một câu trả lời trong Thánh Thần.”
Đức Hồng Y cho biết Năm Thánh FABC “yêu cầu chúng ta thiết lập lại các mối quan hệ của mình”.
Trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng “đức tin không chỉ là một tập hợp các tín điều mà còn là một mối quan hệ: với Chúa, với thiên nhiên và với nhau”, Đức Hồng Y Bo nói: “Chúng ta đang cần các chứng tá cấp bách không chỉ là một chứng tá cá nhân cho sứ điệp của Chúa Kitô mà còn là chứng tá tập thể”.
Ngài nói: “Bản sắc và sứ mệnh của Giáo hội Á Châu cần có sự thống nhất, và nói thêm rằng, “Một trong những trở ngại lớn của Kitô giáo ở Á Châu là 'Chúa Kitô bị chia rẽ' giữa rất nhiều người. “
Giáo Hội Công Giáo “cần một đường lối phổ quát bất chấp sự đa dạng của chúng ta,” nhưng nói rằng sự đa dạng của Á Châu “là một sức mạnh to lớn” và các nghi thức khác nhau “là những món quà tuyệt vời của đức tin.”
Đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập FABC, hơn 150 giám mục từ 20 quốc gia trong khu vực đang nhóm họp tại Thái Lan từ ngày 12 đến 30 tháng 10.
FABC được thành lập vào năm 1970 nhân chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đến Manila, nơi ngài gặp gỡ 180 giám mục Công Giáo từ khắp Á Châu.
Source:Licas News