Ngày 17-10-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Siêng năng cầu nguyện
Lm Vũđình Tường
02:22 17/10/2019
Phúc âm tuần này bắt đầu bằng việc Đức Kitô kêu gọi môn đệ Ngài siêng năng cầu nguyện. Ngay sau đó Ngài kể chuyện vị thẩm phán bất lương. Cuối bài Phúc Âm Ngài kết luận Thiên Chúa không bao giờ làm ngơ lời ta cầu xin.

Vị thẩm phán bất lương bởi ông 'không sợ Thiên Chúa, cũng chẳng yêu thương tha nhân'. Luca 18,4. Chỉ câu này cũng đủ nói lên cuộc sống buồn thảm của người thẩm phán. Không mến Chúa, không yêu người là sống thiếu tình thương. Cuộc sống vắng bóng yêu thương là cuộc sống buồn tênh. Ông ta có quyền, có tiền, có thế. Ngày ngày ông ta ngồi ghế xét xử thiên hạ. Cuối ngày về nhà ông phải đối diện với nỗi buồn cắn rứt, không để ông yên ổn. Cuộc sống của ông là chuỗi ngày buồn thê thảm. Nguyên nhân rất đơn giản, bởi ông không sợ Thiên Chúa, ông cũng không thương ai, ngoại trừ chính ông. Bởi không thương ai nên chẳng ai thương. Điều đáng chú í trong câu chuyện là không phải người quyền thế gây cho ông đau khổ, mất ăn, mất ngủ. Người làm cho vị thẩm phán bất lương lo lắng, bất an là bà goá. Một người nghèo khó, không tên tuổi, không tiếng nói trong xã hội gây cho vị thẩm phán quyền lực lo lắng. Điều này cho biết có quyền, có thế chưa chắc có hạnh phúc, đôi khi là bia cho thiên hạ chế nhạo, chê bai, chửi rủa. Bà goá bị xử oan và bà liên tục khiếu nại cho đến khi bà có được công bằng. Không ai giúp bà, một mình kêu oan. Người thẩm phán bất lương giải oan cho bà không phải vì ông thương bà, cũng không sợ pháp luật, hay mến công bằng mà là thương chính ông. Bởi nếu không giải oan cho bà, ông sẽ không có bình an. Điều trên cho biết gây hận, nuôi thù là chối bỏ bình an. Hận thù, bình an không chung một mái nhà; tha thứ, bình an chung một mái ấm. Chính vị thẩm phán bất lương gây khổ cho mình; ông gieo thù bằng cách xử án bất công và kết quả chính ông đau khổ. Bởi không sợ Chúa, không mến người, vị thẩm phán xử oan cho nhiều người và bà goá chỉ là một ví dụ điển hình. Bà goá cho vị thẩm phán nếm thử chút xíu cái đau khổ của oan ức.

Vị thẩm phán có thể chối bỏ Thiên Chúa nhưng ông không thể chối bỏ được thực tế là tiếng lương tâm cắn rứt. Tiếng nói trong tâm hồn cứ dầy vò ông khiến ông ăn không ngon, ngủ không yên. Không mến Chúa, coi thường tha nhân, mất hạnh phúc. Phán đoán mà dựa thuần vào lí của con người, phán đoán đó khó tránh khỏi sai lầm do thiên tư, suy nghĩ lệch lạc. Chiến tranh, đồng khô, sông cạn, đất trôi đều là những dự án sai lầm trong việc khai quang, đào đất, lấp sông, chương trình thiếu nghiên cứu, nghèo kiến thức, là nguyên nhân gây nên do lãnh đạo phán đoán sai lầm. Những điều này gây đau khổ chồng chất trên vai người nghèo, kẻ khốn cùng trong nấc thang xã hội. Để tránh những phán đoán sai lầm trên người ta cần đặt căn bản phán đoán trên nguyên tắc Đức Kitô hướng dẫn. Đó là mến Chúa và yêu tha nhân. Phán đoán đặt trên căn bản mong mưu ích cho tha nhân, đăt lợi ích tha nhân làm chuẩn, làm nền tảng sẽ giúp tránh được nhiều sai trái, cố tránh gây đau khổ cho người nghèo, bởi phán đoán trên không thuần do lí trí mà có sự hướng dẫn từ Thánh Thần Chúa. Phán đoán chính đáng cần đi chung với cầu nguyện, khiêm nhường lắng nghe hướng dẫn của Thánh Thần.

Cầu nguyện đôi khi sốt sắng, khi buồn nản. Đừng để buồn nản cám dỗ nản lòng, ngưng cầu nguyện. Thiên Chúa nói với ta qua nhiều cách. Buồn nản, nhàm chán trong cầu nguyện rất có thể có ẩn í chi đó. Kiên tâm cầu nguyện sẽ nhận ra điều Chúa gởi gắm trong nhàm chán. Thiếu cầu nguyện sẽ lạc đường. Bắt đầu là lo lắng, quan tâm đến chính mình, sau đó quên tha nhân. Khi nhận ra mình thành người chánh án bất lương, liệu có đủ can đảm quay trở về đường ngay, nẻo chánh không. Trách nhiệm và vất vả trong cuộc sống làm cho ta mệt mỏi, nghĩ đến nghỉ ngơi và hưởng thụ, từ đó dần dần làm mất mục đích cuộc sống, và quên người hàng xóm láng giềng. Tệ hơn nữa bắt họ phục vụ mình. Cần coi cầu nguyện như hơi thở, như thức ăn, nước uống. Hơi thở trong cầu nguyện giúp con mắt tâm hồn nhận biết đường công chính. Thức ăn trong cầu nguyện tăng sức mạnh chống cám dỗ, và nước uống mang tươi mát cho đời sống tâm linh. Đức kitô kêu gọi ta cầu nguyện luôn bởi Ngài biết đó là điều tốt nhất cho tâm hồn. Cầu nguyện là cách tốt đẹp kết hợp với Thiên Chúa đời này và là con đường dẫn vào Thiên quốc đời sau.

TiengChuong.org

Persistence in prayer

In the beginning of the parable Jesus told his apostles about the need to pray continually. He then talked about the behaviour of the powerful unjust judge, who turned a deaf ear to the persistent plea for justice from the poor widow. Finally, the parable ended with Jesus' assurances that those who don't lose heart in prayer will receive God's justice in due time.

The unjust judge was the one, 'who had neither fear of God nor respect for man' v.2. However the poor widow, the unjust judge's victim, received help from no one. Help come only from her own strength and efforts. Her persistence wore out the unjust judge who finally heeded her voice and gave her the justice she was asking for. The unjust judge was lord of himself. He loved no one except himself. Even when he gave the poor widow what she asked for, it was not out of his love for her, nor respect for justice, but it was for his own benefit. He gave her justice to stop her coming to trouble him. When human justice is done purely by human efforts, bias and errors in judgments can be a common thing. Wars, poverty and man-made catastrophes caused by poor judgments on the part of world leaders, have made life miserable for many. To reduce human suffering we need guidance from above, and the rule of thumb is to love God, and to love our neighbours. Any judgement that is based on the foundation of loving God, and loving our neighbour is fair and just because such judgements are not solely guided by human knowledge, but by God's. Mistakes can rarely happen.

Spiritual dryness does happen in prayer, but persistence in prayer will combat that problem. God talks to us in any circumstances of our lives, and that includes times of spiritual dryness. We need to pray and pray always, because without prayers we will soon turn inward to self love. We would become an anonymous unjust judge, who has no fear of hurting people. Without a prayerful life, we don't even know that we walk in darkness, and follow our own wisdom, and serve only our own interests and power. Without constant prayer our love for God and for others will be jeopardised. Our lives will be swallowed up by responsibility, and the ordinariness of daily business. Constant prayer help us to open our eyes to see, that our loving God mysteriously cares for us, and for the world, much more than we do. Our world has so many problems, but do not lose hope. Turn to prayer because the power of prayer is stronger than any human's mistake. Persistence in prayer helps us to understand that God always listens to our prayers. Expecting to receive exactly what we ask for may be disappointing, because God may give us something else rather than what we ask for. We need to remember that God's justice is far better than we can understand, and whatever God grants is best for us. People of faith love to communicate with God, and prayer is a form of strengthening our relationship with our loving God.
 
Hãy cầu nguyện luôn
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:24 17/10/2019
Chúa Nhật XXIX Thường Niên C
Xh 17,8-13a, 2 Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8

Lời Chúa của Chúa Nhật này dạy chúng ta phải kiên trì cầu nguyện.

1- Kiên trì cầu nguyện

Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). Có một bà góa nhiều lần chạy đến quan tòa để xin ông minh xét cho bà vì những người làm hại bà. Vì bà cứ kêu mãi, nên ông nói: “Dẫu rằng ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.” Và đây là kết luận của Chúa Giêsu: “Anh em hãy nghe quan tòa bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu vớt Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ.”

Cầu nguyện cũng là chủ đề chính của bài đọc I. Trình thuật này nói về hình ảnh Môsê ở trên núi, khi giao chiến với Amalếch, ông Môsê giơ tay lên, thì dân Ítraen thắng thế. Môsê đối thoại với Thiên Chúa để xin Người trợ giúp khi gặp khó khăn và thử thách.

2- Sự cần thiết phải cầu nguyện

Quả thế, cầu nguyện rất cần thiết đối với mỗi người Kitô hữu. Cầu nguyện là hơi thở của đời sống người Kitô hữu. Nếu ngừng thở, chúng ta sẽ chết. Cũng thế, nếu không cầu nguyện, đời sống tâm linh chúng ta cũng sẽ chết.

Cầu nguyện là nhịp cầu đưa chúng ta tới hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi và hiệp thông với mọi loài thụ tạo, với anh chị em đồng loại. Cầu nguyện mang lại cho chúng ta sức mạnh, bình an và nghị lực để sống xứng đáng với nhân phẩm và địa vị của mình.

Cầu nguyện cũng giúp biến đổi xã hội và cuộc sống vốn đang bị sa mạc hóa tâm linh. Có một linh mục người Pháp là tuyên úy của các sinh viên ở Đại Học Sorbone. Sau tuổi 68, ngài sang sa mạc Sahara và hai năm sống trong một túp lều tự mình làm, ngài chỉ mang theo cuốn Kinh Thánh và Thánh Thể. Ở đây, Chúa làm cho ngài hiểu một điều: sa mạc đích thực hôm nay là những thành phố lớn, nơi đó, Thiên Chúa bị lãng quên, con người sống trong nỗi cô đơn còn tồi tệ hơn sự cô đơn ở sa mạc Sahara. Trở lại Pháp, ngài bắt đầu thành lập Cộng Đoàn Đan Tu Giêrusalem ở Paris, được gọi là “những đan viện trong thành phố.” Có nhiều đến đây sống cầu nguyện như những đan tu. Đây là một hình thức giúp cho những ai muốn cùng nhau cầu nguyện mỗi ngày.

Theo một định nghĩa cổ điển, cầu nguyện là “một cuộc đàm thoại đạo đức với Thiên Chúa.” Theo thánh Angela thành Foligno, cầu nguyện là nâng tâm hồn lên và dìm mình trong sự vô biên là Thiên Chúa.” Kinh Thánh thường dùng từ “nâng tâm hồn lên” để nói về cầu nguyện: “Lạy Chúa, con nâng tâm hồn con lên cùng Ngài...” Như thế, cầu nguyện là nâng tâm hồn lên với Chúa, như Thánh Vịnh diễn tả: “Con kêu lên Ngài, lạy Thiên Chúa, vì Ngài đáp lời con. Xin lắng tai và nghe tiếng con cầu. Xin biểu lộ tình thương diệu kỳ của Chúa, Ngài cứu ai trú ẩn dưới cánh tay Ngài khỏi quân thù xông đánh. Xin giữ gìn con như thể con ngươi, dưới bóng Ngài, xin thương che chở” (Tv 17,6-8).

Người ta thường bỏ cầu nguyện khi cho rằng: Thiên Chúa biết hết rồi và Người đã sắp đặt mọi sự rồi: như thế, làm sao chúng ta có thể thay đổi quyết định vĩnh viễn của Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện của mình được?

Thánh Tôma Aquinô trả lời: “Chúng ta không cầu nguyện để xin thay đổi quyết định đời đời của Thiên Chúa, nhưng để xin điều mà Thiên Chúa quyết định ban cho chúng ta, khi nhậm lời chúng ta cầu nguyện. Thiên Chúa không chỉ quyết định ban vì những hiệu quả nào đó, nhưng còn ban với những nguyên nhân và cần có điều kiện nào đó. Có những điều Người ban khi chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta, theo cách mà con người xứng đáng đón nhận điều mà quyền năng thần linh đời đời muốn ban cho họ, nhờ lời cầu nguyện của họ (x. Somma teologica II-IIae, q.83, a.2).

Hơn nữa, cầu nguyện là rất hiệu nghiệm. Cầu nguyện có sức mạnh đến mức không thể tin được. Như Pascal tự vấn: “Tại sao Thiên Chúa đã dạy chúng ta cầu nguyện?” Ông trả lời: “Để thông ban cho thụ tạo của Người phẩm chất cao cả nhất” (Tư tưởng, 513). Cầu nguyện là quản lý chính vận mệnh cách ý nghĩa nhất. Khác với điều mà Nietzsche cho rằng “cầu nguyện là một nỗi xấu hổ, là một việc làm của những người nô lệ.”

3- Thiên Chúa sẽ nhậm lời

Hơn là một sự bó buộc, cầu nguyện là một đặc ân cao quý, một sự nối kết với Thiên Chúa. Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa không để cho chúng ta phải chờ lâu, nhưng Người sẽ mau chóng đáp trả cho những ai cầu khẩn Người. Nhưng chúng ta tự hỏi rằng tại sao nhiều lần chúng ta cầu nguyện mà không được lắng nghe? Đây là vấn đề nghiêm túc và nhức nhối đối với người tín hữu và cần phải cẩn trọng với những câu trả lời dễ dãi và ngây thơ. Chúa Giêsu biết rõ rằng đôi lúc Thiên Chúa không chấp nhận hoặc chưa nhận lời cầu xin của chúng ta. Bởi thế, Người kể dụ ngôn về bà góa, để khuyến dụ chúng ta “hãy cầu nguyện luôn, mà không được nản chí.”

Đôi khi chúng ta không hiểu tại sao Thiên Chúa không nhận lời cầu xin chính đáng của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta xin ơn gì, Người ban ơn đó, thì quả thật là khốn cho chúng ta. Nhiều người sau đó đã tạ ơn Chúa vì Người đã không chấp nhận lời cầu xin của họ. Có một người trẻ, giờ rất hạnh phúc với người vợ của mình, khi còn sinh viên, anh đã tán tỉnh nhiều cô gái khác như các chàng trai thường làm, anh đã cầu nguyện và nhờ người khác cầu nguyện cho anh có được một người vợ phù hợp. Sau khi đã cầu nguyện, nhưng anh thấy Chúa không nhận lời anh cầu xin, anh cảm thấy Chúa bỏ rơi mình và anh kết luận rằng những lời cầu nguyện đó là vô ích. Sau này, anh mới nghiệm ra rằng anh không thể có được người vợ như anh đang có, nếu Thiên Chúa đã nhận lời anh như anh cầu nguyện lần đầu hoặc lần thứ hai.

Như vậy, Thiên Chúa là Cha tốt lành, nhân hậu, sẵn sàng ban những ơn lành cần thiết cho chúng ta. Tuy nhiên, vì là một người Cha tốt lành, nên không phải bất cứ điều gì chúng ta xin, Người đều ban. Bởi lẽ, Người biết điều gì tốt và điều gì có ích để ban cho chúng ta. Bổn phận của chúng ta là hãy tin tưởng, kiên trì và siêng năng cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện mỗi ngày, trước khi đi ngủ, khi thức dậy, khi đi làm, trước khi ăn cơm. Hãy cầu nguyện liên lỉ và đừng bao giờ nản chí. Amen.

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 29 Mùa Quanh Năm C 20.10.2019
Lm Francis Lý văn Ca
05:26 17/10/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chủ đề chính của các bài đọc hôm nay là sự kiên tâm cầu nguyện. Sự kiện tâm đó được diễn tả qua hình thức Môisen giang tay cầu nguyện trên núi Sinai cách liên lỉ thì dân Dothái thắng dân Amaléc, nếu ông buông tay xuống thì dân Dothái thua.

Trong tuần qua, các bài đọc diễn tả lòng biết ơn của các nhân vật trong lịch sử Cựu và Tân Ước. Đó là mối tương quan mật thiết của ta đối với Chúa là Cha và đối với anh chị em trong tình đồng loại.

Đời sống của người tín hữu chúng ta được thêu dệt bằng những biến cố khác nhau. Nhưng có một điều quan trọng, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta hôm nay, đó là có nhớ đến Chúa trong mọi biến cố hay chỉ kêu đến Ngài trong những lúc buồn rầu thất vọng ê chề?

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀi I:
Sự chiến thắng của dân Dothái không do sức mạnh của quân đội mà do sự cầu nguyện của Môisen. Với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta cũng khám phá ra bàn tay của Thiên Chúa quan phòng hoạt động trong chúng ta.

TRƯỚC BÀI II:
Lời Chúa, theo thánh Phaolô, phải được đem ra áp dụng vào cuộc đời, bằng chính đời sống cá nhân và sự rao truyền Lời Chúa.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa không hứa ban mọi điều chúng ta xin, nhưng Ngài sẽ minh xét mọi điều mà con cái Ngài xin. Phần chúng ta, hãy kiên tâm trong lời cầu xin.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa khuyên chúng ta luôn kiên tâm trong sự cầu nguyện. Ngài như một người Cha luôn lắng nghe lời con cái van xin. Với tình con, chúng ta dâng lên Ngài những lời cầu xin sau đây, qua lời chuyển cầu đặc biệt của Mẹ Maria:

1. Xin cho những ngày của tháng Mân Côi không trôi qua cách vô ích: ước chi Mẹ luôn hiện diện với gia đình, cộng đoàn giáo xứ qua những giờ kinh phụng vụ, việc lần chuỗi tôn kính Mẹ của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Mẹ ban ơn trợ lực cho những gia đình trễ nải, nguội lạnh, được sức mạnh quay trở về với Giáo Hội trong những việc thiêng liêng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin dâng lên Chúa, qua Mẹ, những bông hoa nhỏ bé của cộng đoàn xứ đạo. Xin Chúa trả công cho những ai đã và đang lo lắng, dạy dỗ và cho các em về phương diện giáo lý. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa chúa lành cho những sinh hoạt của Các Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành trong cộng đoàn xứ đạo như: thăm viếng, công tác tông đồ sẽ là niềm ủi an cho những ai gặp hoạn nạn, đau buồn và thiếu niềm cậy trông. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, qua lời cầu nguyện của chúng ta và sự chuyển cầu của Mẹ, các ngài được Chúa ban ơn yên nghỉ vinh phúc muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Qua Đức Kitô. là Đầu Hội Thánh, qua Giáo Hội là Nhiệm Thể của Ngài, chúng con đến với Chúa. Xin cho tất cả chúng con lãnh hội được ý nghĩa hiệp nhất với Giáo Hội trong mọi sinh hoạt tôn giáo, liên kết với anh chị em là chi thể của mình mầu nhiệm là Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.


 
Suy Niệm Khánh Nhật Truyền Giáo
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:31 17/10/2019
Được rửa tội và được sai đi loan báo Tin Mừng

(Is 1, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Lc 24,44-53)

Tháng 10, tháng truyền giáo

Tháng 10 tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy khám phá lại nét đẹp của lời kinh này và siêng năng đọc kinh Mân Côi. Tháng 10 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi toàn thể Giáo Hội cử hành “Tháng ngoại thường về truyền giáo” để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và làm mới mẻ lại tinh thần Loan Báo Tin Mừng nơi người Kitô hữu.

Xem video và nghe bài giảng

Giáo hội tự bản chất là truyền giáo.

Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 1, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết rằng: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo. Nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hội, chứng tỏ bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly như sau: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là một sứ mạng duy nhất, một sứ điệp duy nhất, phát xuất từ Thiên Chúa và được gửi đến cho mọi người, ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.

“Chúa Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thư ba, từ cõi chết sống lại và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân. Chính anh em là chứng nhân về những điều ấy” (Lc 24, 46-48).

Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình... nhờ việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”. (Huấn Đức ngày 22 tháng 10/2000, tại Roma).

Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là bổn phận của toàn thể Giáo hội, vốn bởi bản chất là thừa sai (x.Ad gentes, số 2). Trích dẫn lời Chân phước Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”

Tháng truyền giáo ngoại thường

Đại chiến thế giới lần thứ I nổ ra đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người, hậu quả là thế giới hoang tàn, đổ nát, con người chia rẽ nhau…. Trong lúc như thế, Đức Bênêđíctô XV đã viết tông thư MAXIMUM ILLUD (hoạt động truyền giáo trên toàn thế giới) để nâng đỡ những nạn nhân chiến tranh; cỗ võ người Kitô hữu dấn thân cho công cuộc truyền giáo và mang Tin Mừng Cứu độ đến mọi nơi trên thế giới.

Bởi vậy, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Tông thư MAXIMUM ILLUD ( 1919 – 2019) về hoạt động truyền giáo trên toàn thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi toàn thể Giáo Hội cử hành “Tháng ngoại thường về truyền giáo” vào tháng mười năm 2019 này để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và làm mới mẻ lại tinh thần Loan Báo Tin Mừng nơi người Kitô hữu.

Sứ điệp Truyền giáo năm nay mang chủ đề: “Được rửa tội và được sai đi – Người tín hữu Chúa Kitô tham gia sứ mạng loan báo Tin Mừng”. Sứ điệp nhắc nhở chúng ta rằng mọi Kitô hữu đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy đều được sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (x. Mc 16,15). Không ai được viện bất cứ lý do nào để miễn chuẩn sứ mạng này.

Loan báo Tin Mừng là sứ mạng của Thiên Chúa, được Chúa Giêsu thi hành trước, rồi trao cho các Tông đồ và Giáo Hội qua lệnh truyền: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loại thọ tạo” (Mc 16,15). Chúng ta phải lấy làm vinh dự được cộng tác vào sứ mạng cao quý này. Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết: “Mỗi người là một sứ mạng” (EG 273). Ngài muốn nói lên sự gắn bó mật thiết của mỗi Kitô hữu với Chúa và sứ mạng này.

Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết rằng: “Hội Thánh phát triển không bởi chiêu dụ, nhưng bởi thu hút” (EG số 14). Lịch sử Giáo Hội qua hàng thế kỷ đã minh chứng điều đó. Vì thế, chúng ta hãy sống thế nào để mọi người nhận thấy Đạo đem lại niềm vui, bình an và hạnh phúc đích thật, không những cho cuộc sống hôm nay mà còn cuộc sống vĩnh cửu trong Vương Quốc Thiên Chúa. Động lực của Đạo là tình yêu Thiên Chúa được Đức Giêsu Kitô diễn tả bằng chính cuộc sống của mình. Tình yêu này hấp dẫn và mời gọi tất cả mọi người trong gia đình nhân loại.

Giảng trong giờ Kinh Chiều tại Đền thờ Thánh Phêrô, dịp khai mạc Tháng Truyền giáo Ngoại thường ngày 01 tháng 10, Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta cất giữ cuộc đời và đức tin của chúng ta, nhưng Ngài mời chúng ta làm cho nó sinh lợi. Tháng Truyền giáo Ngoại thường này thúc bách chúng ta trở thành những người chủ động với những nén bạc. Không phải như người cất giữ đức tin và nắm lấy ân sủng, nhưng trở thành những nhà truyền giáo”.

Truyền giáo, trước hết là sống chứng tá về một đời sống biết Chúa Giêsu, làm chứng: không phải bằng lời nói mà bằng cuộc sống. Chúng ta phải tự hỏi trong tháng này: chứng tá của tôi thế nào?

Nhờ lời chuyển cầu của thánh Phanxicô Xaviê, thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, Đấng Đáng kính Pauline Jaricot là quan thầy các xứ truyền giáo, nhất là của Mẹ Maria Ngôi Sao truyền giáo, mẫu gương loan báo Tin Mừng, cầu thay nguyện giúp cho Hội Thánh trở nên một mái nhà của tình yêu và một người mẹ cho mọi dân tộc và là nguồn suối tái sinh cho thế giới chúng ta. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 17/10/2019

59. Phàm là người khiêm tốn khi bị người khác khuyến cáo chỉ trích họ, thì họ cảm thấy đau khổ bởi vì họ phạm khuyết điểm; người kiêu ngạo khi có người chỉ trích họ, thì họ cũng cảm thấy đau khổ, nguyên nhân họ đau khổ là vì người khác phát hiện khuyết điểm của họ.

(Thánh John Christostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 17/10/2019
39. KHÔNG BIẾT NGHIÊN MỰC QUÝ

Có một người tên là Tôn Tử Hán, không biết một tí gì về văn vật cổ đại.

Có người đem đến một cái nghiên mực cổ để ông ta xem và nói:

- “Đồ vật này trị giá ba vạn đồng, rất là quý, có thể dùng miệng hà hơi bên trên thì sẽ có mực chảy ra”.

Tôn Tử Hán nghe xong thì cười khẩy nói:

- “Một ngày hà hơi ra một giọt nước thì cũng chỉ đáng ba xu tiền, sao lại là vô giá chứ ?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 39:

Người thích chơi đồ cổ thì những thứ càng xưa càng quý, càng cổ càng có giá trị, nhưng đối với những người không thích đồ cổ hoặc không biết ti gì về đồ cổ thì của quý dù bỏ trước mặt họ cũng không biết…

Đức Chúa Giê-su đã nói: “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai chớ liệng cho heo…” (Mt 7, 6a)

Chó, không được ăn của thánh, dù nó rất thân cận với chủ, dù nó được chủ nhà cưng chiều; heo, không thể trang sức bằng ngọc trai, vì nó là loài ăn bẩn ở bẩn…

Người Ki-tô hữu là dân được tuyển chọn nên được vinh dự tham dự của thánh là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su; người Ki-tô hữu là dân được chuộc lại với giá là cái chết của Đức Chúa Giê-su nên được trang điểm bằng các ơn thánh đẹp gấp vạn lần ngọc trai, nhưng có những người Ki-tô hữu không muốn tham dự của thánh và cũng chẳng muốn trang điểm bằng các ơn thánh, họ sống như những người chưa từng biết đến thánh lễ, họ sống như những người chưa một lần nhận lãnh hồng ân của Thiên Chúa, cho nên họ không thể trở nên chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su được.

Không phải tất cả các thứ đồ cổ đều quý và cũng không phải ai cũng thích đồ cổ. Trái lại, Thánh Thể mỗi ngày đều có nhưng không phải ai cũng hưởng được ơn lành và sức mạnh từ Thánh Thể, nhưng chỉ những ai biết yêu quý và ao ước đón nhận Thánh Thể mới được mà thôi…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đức tin của bà góa
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:49 17/10/2019
Chúa Nhật XXIX Thường Niên, năm C
( Chúa Nhật Truyền Giáo )
Lc 18, 1 – 8

Kiên trì, bền bỉ, chờ đợi với đức tin sâu xa, bám chặt vào Thiên Chúa.Điều này cho chúng ta hiểu rất rõ dụ ngôn về ông quan tòa khó tính đã nhức đầu nhức óc trước sự quấy rầy của bà góa cô thân, khó nghèo. Nên cuối cùng ông quan tòa đã phải minh xét cho bà… Thiên Chúa với Lòng Thương Xót của Người đã không để con cái Người kêu van, khẩn cầu Người bị thất vọng.

Vâng, chính lòng tin vào Thiên Chúa là Cha nhân từ giúp con người, giúp chúng ta biết kiên nhẫn, chờ đợi với tâm hồn thanh thản, vui tươi. Kiên nhẫn, cậy trông với đức tin mạnh mẽ, sâu thẳm làm thành sức mạnh vô giá,hữu hiệu cho lời cầu nguyện của chúng ta, những người nhỏ bé, thấp cỏ bé họng, luôn tin tưởng cậy trông đêm ngày kêu cứu với Người. Chúa Giêsu đặt vấn nạn cho mọi ngưởi mọi thế hệ, cho chúng ta : “ Có nhiều người sẽ chán nản, thất vọng khi không bền chí, nhẫn nại đợi chờ vì họ cứ tưởng xin cái gì Chúa cho cái nấy, rồi khi chưa được hay Chúa thấy điều gì cần hơn, thiết thực hơn, Chúa ban tặng trước, họ đâm ngã lòng, mất tin tưởng vào Chúa, chính vì thế, Chúa sợ là lòng tin với sự kiên nhẫn bền bỉ có còn hiện diện khi Người đến trong vinh quang để phán xét kẻ lành, người dữ không ? “ Bởi vì sự chờ đợi lâu dài, ngày Chúa đến không biết lúc nào sẽ làm con người nản chí, ngã lòng ! . Đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay chỉ rõ vì tin tuyệt đối vào Chúa, con người sẵn sàng chờ đợi với sự bền lòng, cậy trông, phó thác. Sự kiên trì, bền vững trong đức tin là cần thiết, ưu tiên cùng với lời cầu nguyện. Nói cách khác Chúa đến thật bất ngờ dù là ngày tận thế hay đến trong những mơ ước của con người, của chúng ta. Chúa đã hứa với nhân loại “ Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu độ “ ( Mt 10,22 ) hoặc “ Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế “. Lời Chúa nhắc nhớ con người trên khắp mặt đất này và nhắc nhở chúng ta phải tỉnh thức, chờ đợi và cầu nguyện.

Tư tưởng trên đây đưa chúng ta vào “ NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ 93 “ với chủ đề “ ĐƯỢC RỬA TỘI VÀ ĐƯỢC SAI ĐI : Hội Thánh Chúa Kitô thi hành sứ mạng trong thế giới “ . Chúa Nhật 20.10.2019 nhân kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud được Đức Thánh Cha Bênêđitô XV là Tông Thư bàn về sứ mạng loan báo Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc đã đề nghị dành tháng Mười để suy tư,cầu nguyện đặc biệt ( hay ngoại thường ) cho sứ mạng này, nhằm thúc đẩy dân Chúa ý thức hơn về việc canh tân đời sống và quy hướng hoạt động mục vụ của Hội Thánh về sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Sứ điệp truyền giáo năm nay, nhắc nhở chúng ta rằng mọi Kitô hữu đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy đều được sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo ( Mc 16,15 ). Không ai được viện bất cứ lý do nào để miễn chuẩn sứ mạng này.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết :” …Sứ mạng của chúng ta bắt nguồn từ tình cha của Thiên Chúa và tình mẹ của Hội Thánh.Sứ vụ Chúa Giêsu Phục Sinh truyền cho các môn đệ vào ngày Phục Sinh gắn liền với Phép Rửa: Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai anh em,đầy tràn Thánh Thần, để thế gian được giao hòa ( Ga 20,19-23; Mt 28, 16-20 ).Sứ mạng này thuộc về căn tính Kitô của chúng ta…” ( Xem toàn văn sứ điệp Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo lần 93 của Đức Thánh Cha Phanxicô ). Trong Sứ điệp Truyền Giáo này, Đức Thánh Cha Phaxicô muốn giúp chúng ta trước hết tái khám phá chiều kích truyền giáo của lòng tin của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô, một lòng tin đã được Thiên Chúa thương ban cho chúng ta trong Phép Rửa. Do đó, cử hành tháng Mười nhân “ Ngày Thế Giới Truyền Giáo lần 93 “ , kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud của Đức Thánh Cha Bênêđitô XV ban hành có tính cách lịch sử,tính ngôn sứ nói về Truyền Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô khơi dậy trong tâm hồn mọi Kitô hữu bổn phận,trách nhiệm, quyền lợi cao quý của mỗi Kitô hữu là loan báo Tin Mừng cứu độ vì họ đã được rửa tội và được sai đi.

Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Giáo phận Vinh, Chủ Tịch Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã viết lá thư Mục Vụ gửi dân Chúa Giáo phận Vinh, nhân tháng Mười năm 2019, chủ đề :” Sứ mạng loan báo Tin Mừng “. Thư Mục Vụ của Đức Cha Chủ Tịch Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không những viết cho dân Chúa Giáo phận Vinh, nhưng nó cũng phù hợp với mọi Kitô hữu của mọi Giáo phận trên Quê Hương Đất Nước Việt Nam.Trong thư Mục Vụ này, Đức Cha Anphong viết :” Chúng ta thử đặt câu hỏi : Nếu một Kitô hữu cả cuộc đời năm bảy chục năm mà không đem được một người đến với Đạo,thì phải nghĩ người ấy đã tin Đạo,theo Đạo,giữ Đạo,sống Đạo như thế nào ? Họ khác gì cây vả không sinh trái trong dụ ngôn mà Đức Giêsu nói tới ( Lc 13,6-9 ) hay cây vả chết khô mà không sinh trái ( Mc 11,20-21).

Đức Cha Anphong đã đề ra 05 ( năm ) điểm trong lá thư Mục Vụ này:

1.Phổ biến 31 bài suy niệm cho từng ngày trong tháng Mười.
2.Hiệp thông với Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội Đau Khổ( Kirche in Not ) trong việc kêu gọi các thiếu nhi tham gia chương trình “ Một Triệu trẻ em cầu nguyện Kinh Mân Côi “, với niềm xác tín rằng đem lại nhiều hoa trái cho sứ mạng loan báo Tin Mừng.
3.Tổ chức tọa đàm với anh chị em lương dân.
4.Trong tháng Mười này, Ban Loan báo Tin Mừng giáo phận sẽ tổ chức học hỏi về sứ mạng này cho các linh mục và tu sĩ nam nữ đang hoạt động trên cánh đồng giáo phận,tiếp đến cho Hội Đồng Mục vụ, Giáo Lý viên và các Ban Ngành trong Giáo phận.
5.Tháng Mười này, các Cha đề cập sứ mạng loan báo Tin Mừng trong các bài giảng, các cuộc hội họp, các lớp giáo lý, các hoạt động của hộ đoàn. Các Cha có thể dâng lễ cầu nguyện thêm cho việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân trong các ngày không có lễ riêng.

Đức Thánh Cha Phanxicô phó thác sứ mạng truyền giáo cho Đức Mẹ, Ngài viết :” Chúng ta phó thác sứ mạng của Hội thánh cho Đức Maria Mẹ chúng ta. Từ khi Con của Mẹ nhập thể, Đức Trinh Nữ Maria đã kết hợp với Con để lên đường lữ hành.Mẹ hoàn toàn gắn bó với sứ mạng của Đức Giêsu, một sứ mạng đã trở thành sứ mạng của chính Mẹ khi đứng dưới chân Thập Giá: sứ mạng cộng tác, với tư cách là Mẹ Hội thánh,trong việc sinh ra thêm những người con của Thiên Chúa trong Thần Khí và Đức tin “.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng như Đức Cha Anphong nhắc nhở chúng ta rằng “ Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo “. Do đó, Giáo Hội phải thi hành sứ mạng truyền giáo bằng cách quyết tiến tới những vùng biên cương xa xôi nhất thì cần có một sự hoán cải truyền giáo kiên trì và liên tục. Hay nói cách khác, người rao giảng về Thiên Chúa phải là một người của Thiên Chúa ( x.Maximum Illud ).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã được Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ trần gian.Xin cho chúng con tất cả mọi Kitô hữu đã được tái sinh trong phép Rửa Tội, nghĩa là đã được sai đi loan báo Tin Mừng cứu rỗi. Xin cho chúng con luôn ý thức trách nhiệm, bổn phận cao quý của mình là được Chúa sai đi. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tông Thư Maximum Illud được ai viết và đã được bao nhiêu năm ?
2.Tông Thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XV nói về việc gì ? Tông Thư này có tính gì ?
3. Đức Thánh Cha Phanxicô viết sứ điệp nhân “ Ngày Thế Giới Truyền Giáo lần thứ 93 “ để nói với Giáo Hội về vấn đề nào ?
 
Chúa Nhật XXIX Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
18:55 17/10/2019
Xuất hành 17: 8-13; Tvịnh 120; 2 Timôthê 3: 14-4:2; Luca 18:1-18

Chúng ta, người giảng lời Chúa, phải cẩn thận về dụ ngôn được tường thuật trong phúc âm về người góa phụ và ông quan tòa bất chính. Không cẩn thận chúng ta sẽ truyền đạt một hình ảnh sai lệch về Thiên Chúa (Nên nhớ giới răn "các ngươi không nên thờ phượng một chúa lạ trước Ta"). Vì thế; nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta sẽ truyền rao một "chúa lạ" và dường như làm cả những điều mà chúng ta nghe nói có vẻ chính thật và có dụ ngôn làm chứng.

Cái bẫy nó nằm trong xu hướng của thời đại này là chúng ta chỉ muốn nói về nghĩa đen của lời văn. Ý tôi muốn nói chúng ta có thể bỏ mắt phần hình ảnh mô tả của các dụ ngôn này và áp dụng một công thức có tính hạn hẹp do bởi ngôn từ chúng ta giảng giải. Nó có thể được diển giải như thế này: Ông quan tòa là Thiên Chúa và chúng ta là góa phụ. Vì thế như bà góa phụ chúng ta cần phải cầu xin liên tục nếu chúng ta muốn xin Thiên Chúa điều chúng ta cần. Hãy tiếp tục như thế, rồi Thiên Chúa sẽ nghe... Có phải dụ ngôn muốn nói như thế không? Cách này hay cách khác như thế để giảng giải dụ ngôn, coi dụ ngôn như là điều tương tự chứ không phải lầ dụ ngôn. Lời giảng giải như thế sẽ gây ảnh hưởng trên đức tin của chúng ta: Nó sẽ mô tả một Thiên Chúa là Đấng cứng lòng và lời cầu nguyện liên tục của chúng ta như nước đổ lá môn trên trái tim chai cứng của một Thiên Chúa cứng cỏi. Hy vọng cuối cùng rồi cũng sẽ có ngày làm cho Thiên Chúa mệt mỏi. Và chúng ta cũng nên nhớ là ông quan tòa bất chính lại làm cho hình ảnh của dụ ngôn trở nên nguy hiểm nếu như Thiên Chúa là hình ảnh của ông quan tòa bất chính như trong sự tưởng tượng của người nghe dụ ngôn.

Nếu Thiên Chúa bị mô tả một cách sai lệch như thế thì chúng ta, những người đang cầu nguyện liên tục tha thiết về một điều gì sẽ cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng vì không có ai đứng về phía chúng ta để bênh vực trước Đấng đầy quyền năng và dường như Ngài miễn cưỡng thuận chấp mà thôi. Nêu lời thuyết giảng như thế, cho dù người giảng thuyết không cố ý, thì rỏ ràng chúng ta đang diễn tả một "Thiên Chúa kỳ lạ" thật đấy. Chắc chằn đó không phải là cách mô tả về Thiên Chúa của Chúa Giêsu và mạc khải về thiên tính của Ngài. Hình ảnh sai lầm này chỉ nhấn mạnh một hình ảnh thời xưa của một Thiên Chúa tức giận vì tội lỗi chúng ta. Thiên Chúa đó sẽ trừng phạt chúng ta rất nhiều nếu không vì Chúa Giêsu, Đấng là đứa Con thân yêu của Thiên Chúa qua lòng trung kiên và hy sinh của Ngài đã chận đứng bàn tay giận dử của Thiên Chúa. Điều này qua Chúa Giêsu. Ngài phải là Đấng Tái Sinh của chúng ta – Để cùng với Chúa Thánh Thần liên kết giữa loài người chúng ta, với Thiên Chúa và qua Chúa Giêsu để gắn kết mật thiết hơn sự liên hệ còn lại.

Ngay cả nếu chúng ta không trích dẫn lời nói từ dụ ngôn trong phúc âm thánh Luca, chúng ta có thể dễ dàng đoán được tác giả là ai. Dụ ngôn đó có dấu chỉ các câu chuyện của thánh Luca. Vì đây là một lần nữa, chúng ta nghe tiếp tục một chủ đề mang đặc điểm nói về người nghèo, phụ nữ và lời cầu nguyện. Góa phụ thường là những người cô thế dễ bị tổn thương trong thời Kinh Thánh và trong các bài đọc. Và trong Kinh Thánh chúng ta thường thấy đề cập đến hai giới người: "góa phụ và mồ côi" là hai giới cô thế và thiếu thốn cần được giúp dở nhất.

Một góa phụ thường sẽ phụ thuộc vào con trai của họ hay một người đàn ông thân thiết trong gia đình để được giúp đở. Góa phụ thường là người cô thế dễ bị tổn thương nếu người đàn ông nhận phụ giúp bà ta không để ý đến nhu cầu của bà. Hay tệ hơn nữa, người đàn ông ấy lường gạt bà. Trong những trường hợp như thế. bà góa phụ sẽ phải chạy đến quan tòa là người có nhiệm vụ bênh vực quyền lợi của góa phụ và người nghèo. Nhưng ông quan tòa trong dụ ngôn lại không đẻ ý đến lời cầu xin của bà góa phụ, và ông ta cũng "chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì". Vậy bà góa phụ chẳng có lợi ích gì khi chạy đến một ông quan tòa như thế? Tất cả mọi sự đều có vẽ chống lại bà góa phụ và câu chuyện khá nghiệt ngã vì không ai giúp bà góa một tí nào cả.

Nhưng đây không phải là một gòa phụ bình thường. Bà ta đối đáp với quan tòa bằng chính bản năng bà với lời nói và sự kiên trì. Điều bà ta muốn chỉ là công lý được thực hiện. Nhưng đó lại là điều mà vị quan tòa không quan tâm đến để giúp bà ta. Điều còn lại duy nhất mà bà góa phụ đó hành xử là kiên trì van nài. Bạn có thấy đó là một câu chuyện buồn cười chăng, Thế nên, bằng sự kiên trì đó mà vị quan tòa vì sợ cái lì của góa phụ sẽ làm cho ông ta nhức đầu nhức óc phải không? Lời văn chính diển tả là quan tòa sợ bà góa phụ “tấn công” ông ta?. Theo bản văn gốc ghi rằng ông ta lo sợ là việc “tấn công” này sẽ làm ông bầm mắt. Tôi nghĩ người theo Chúa Giêsu, là những người thường từ chối quyền của mình đối với người giàu sang hay có quyền lực. cười mỉm chi khi Chúa Giêsu diển tả hình ảnh của một góa phụ "nguy hiểm" sẽ có hành vi mạnh mẽ đối với một quan tòa bất chính.

Câu chuyện bà góa phụ làm chúng ta nhớ đến những người bị mất quyền lợi trong xã hội chúng ta. Lúc này mùa bầu cử sắp đến, chúng ta sẽ nghe tiếng trình bày của những ứng cử viên và những chính trị gia phải không? Quyền lợi của ai đáng được ưu tiên? Tiếng nói của người nghèo và người cô thế và không có quyền hành gì sẽ bị áp chế bởi những cá nhân, những nhóm lợi ích và những nhóm người có quyền lực tài chính phải không? Đây thật sẽ là một cuộc bầu cử đặc biệt hiếm có nếu không xãy ra như thế. Thường thì những người nghèo, người thiểu số, người di cư, người vô gia cư, người bệnh tật, người cao niên và những người còn rất trẻ đều không phải là mục tiêu vận động tranh cử của những ứng cử viên và người bỏ phiếu viên. Chúng ta có thể nghe lời của bà góa phụ một cách khác, vì bây giờ bà ta lên tiếng thay cho những người mà không ai nghe nhắc đến mặc dù nhu cầu của họ thật là cần thiết. Lời bà góa phụ sẽ được nghe hôm nay không bởi những người lên kế hoạch của thành phố vì họ đang mãi lo về những việc như định xây cất một trung tâm điện lực, một bãi chôn rác thải, một nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa dầu, hay kho an toàn dự trử dầu? Ai sẽ bị ảnh hưởng trong chính quyền thành phố và chính quyền liên bang khi có các quyết định phải giải tỏa ngôi nhà nào để xây một đường cao tốc mới? Hình ảnh một góa phụ đứng giữa những người di cư nơi biên giới lên tiếng "Hãy ra quyết định công bằng cho chúng tôi, chống với kẻ thù của chúng tôi".

Đây là một trong những dụ ngôn nói về “bao nhiêu là đủ" Chúa Giêsu diển tả một hình ảnh của một vị quan tòa bất chính, rồi ông ta sẽ phải bênh vực bà góa phụ cho rồi vì lời nói kiên trì của bà quấy rầy quan tòa. Nghe như thể quan tòa nói "nếu một người kiên trì liên lỉ như thế này rồi cũng sẽ được đáp lời thì Thiên Chúa cũng sẽ phải chịu thôi?". Tại sao? Vì thiên Chúa không lánh mặt khỏi chúng ta, và Ngài sẽ "bênh vực quyền lợi cho chúng ta" là những ngươi Thiên Chúa đã chọn. Lẽ cố nhiên, sự chống đối của chúng ta dựa vào dữ kiện là biết bao nhiêu điều bất công xãy ra trong xã hội chúng ta, nhất là đối với những người không có quyền lực. Chúng ta cầu xin cho mọi sự được công chính và ngay cả việc cầu nguyện cho chúng ta có thể đóng góp được phần nào trong điều đó. Tuy vậy, chúng ta thường bị cám dỗ trong những hoàn cảnh không khá hơn, đôi khi thấy tuyệt vọng. Cho nên đôi khi có thể làm chúng ta chán nản. Vì không thể làm mọi sự được nên công chính phải không? Chúng ta than phiền "vậy còn ích lợi gì đâu!". Ngay cả khi sự việc được thay đổi khá hơn, vẫn còn bao nhiêu bất công lớn cần giải quyết như trong các gia đình, cộng đoàn giáo xứ, và toàn thế giới. Chúng ta cảm thấy những nổ lực của chúng ta vẫn còn yếu kém và chúng ta muốn rút lui vào thế giới riêng của mình vì "có gì khác biệt nữa đâu?"

Những cảm nghĩ như thế làm chúng ta muốn buông thả những cố gắng của chúng ta về lời cầu xin và về việc làm cho triều đại Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói rỏ ra là sự việc rất khẩn cấp, là sức mạnh của quyền lực chống lại chúng ta còn nhiều và hình như làm cho Ngài lo lắng vì ảnh hưởng trên các môn đệ của Ngài. Ngài hỏi "nhưng khi Con Người đến, Con Người có còn thấy đức tin trên thế gian này không?" Đây là một câu hỏi nhỏ nhen, nhưng là một câu hỏi chính đáng dựa trên kinh nghiệm của giáo hội từ thưở đầu tiên: Môn đệ có công việc khó khăn phải làm, và phải cầu xin để làm cho đến khi Chúa Giêsu trở lại. Và trong lúc chờ đợi, nếu không có thành quả ngay thì sẽ làm cho chúng ta chán nản và đức tin chúng ta sẽ bị thách đố.

Nếu chúng ta muốn tìm thấy một hình ảnh của Đấng Tối Cao trong dụ ngôn này thì không nên nhìn vào ông quan tòa. Vậy có cách nào khác nữa không? Đây là một cách khác trong sách bà Barbara Reid nói về Tân Ước (Dụ ngôn cho các thầy giảng. Phúc âm của thánh Luca, năm C) Bà Reid đề nghị: tìm hình ảnh của Thiên Chúa trong bà góa phụ là người quyết chí chông lại sự bất chính, lên tiếng chống đối cho đến khi thành quả được công chính. Sự giảng giải như thế là điều thiết thực nơi tin mừng của Tân Ước. Đó là năng lực được tỏ ra trong sự yếu ớt. Kết luận cho chúng ta là, vật thì đây là hình ảnh của một Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài. Nên chúng ta cũng sẽ ra công gây công chính ngay cả khi chúng ta phải chống đối lại những năng lực mạnh hơn chúng ta.

Tôi thích hình ảnh trong bài đọc thứ nhất để cầu nguyện. Mặc dù hình ảnh ông Môsê là gương mẫu mạnh mẽ về đức tin trong những lúc trãi qua những khó khăn, thế mà ngay cả trong khi chiến đấu với Amalek ông Môsê giang tay rồi mệt mỏi. Chúng ta có thể đồng cảm về hình ảnh của sự mệt mỏi đó. Chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi giang tay cầu nguyện trong khi đời sống đang làm chúng ta suy sụp đi. Ngay cả ông Môsê cũng cần phải có người giúp đở. Nên ông Aaron và ông Hur giúp đở bằng cách nâng hai cánh tay ông Môsê lên. Mỗi người một bên để hai cánh tay ông Môsê luô cân bằng cho tới khi mặt trời lặn. Tất cả chúng ta cần sự giúp đở trong cuộc đấu tranh chống lại sự dử, chống lại thói xấu để trở nên trung thành trong lúc khó khăn.

Hãy nhìn xung quanh chúng ta trong lúc thi hành phụng vụ bí tích Thánh Thể này. Chúng ta trông thấy nghững người cao niên, người bệnh tật ở đây đang cầu nguyện. Chúng ta biết những người không ra khỏi giường được để dến nhà thờ. Nhưng, chúng ta biêt họ đang cầu nguyện, và đang trung thành với đức tin. Họ trao cho chúng ta sức mạnh và sự quyết tâm cho những lời cầu nguyện yếu ớt của chúng ta. Họ giúp chúng ta vẫn vẫn luôn "giăng tay" cầu nguyện. Có thể có ai đó để ý chúng ta trong giờ phụng vụ này. Chúng ta không nghĩ chúng ta là gương mẩu lớn lao về đức tin. Nhưng, biết đâu có người đang cảm thấy được giúp đở bởi sự cố gắng cầu nguyện chúng ta phải không? Chúng ta có thể giúp họ kiên nhẫn giang tay cầu nguyện trong niềm hy vọng.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

29th SUNDAY -C-
Exodus 17: 8-13; Psalm 121; 2 Timothy 3: 14- 4:2; Luke 18: 1-18


We preachers need to be wary of today’s parable of the widow and the unjust judge, lest we convey a false image of God. (Remember the command, "Thou shall not have strange gods before me.") Well, if we are not careful, we are liable to preach a "strange god" and even seem to make what we say sound legitimate or backed up by this parable.

The trap lies in our modern tendency to be too literal. By that I mean, we tend to miss the imaginative aspects of these parables and apply a strict formula to them in our interpretation. It goes something like this: the judge is God and we are the widows. So, like the widow we need to pray incessantly if we want to get what we want from God. Keep at it, God will eventually give in – isn’t that what the parable seems to imply? This, or similar ways of interpreting parables, treats them as allegories – not parables. Look what such an interpretation does to our faith: it paints God as hard hearted and our constant prayer like water dripping on the stone heart of a reluctant God, hoping to eventually wear God down on our behalf. Remember too that the judge in the parable is unjust – making it even more dangerous to allegorize this parable, lest God take on the features of this judge in our hearers’ imaginations.

If God gets so misrepresented then we, who are praying earnestly and even desperately for something, are made to feel doubly alone, with no one on our side against the Almighty and seeming-reluctant God. If this is what we convey, no matter how unintentionally, then we will have preached a "strange god" indeed! Certainly not the God of Jesus’ words and actions. This false image will only reinforce an old stereotype of a God so offended by our sin, that God would punish us severely, were it not for Jesus, God’s beloved child who, by his faithfulness and sacrifice, stays God’s angry hand. This makes God sound schizophrenic – partially with us in Jesus, but ill disposed as our Creator – with the Holy Spirit going back and forth between us humans and the two trying to tie up the loose ends.

Even if we didn’t have the citation telling us that this is a parable from Luke’s gospel, we could easily guess its authorship. The parable has the signs of a Lucan tale, for again, we hear his often-repeated themes about the poor, women and prayer. Widows were especially vulnerable in biblical times and in the scriptures we often hear the reference to "widows and orphans" – two particularly defenseless and needy groups.

A widow would be dependent on her sons, or a close male relative to take care of her. She was especially vulnerable if the responsible males were indifferent to her welfare, or worse, had defrauded her. In such situations a widow would have recourse to a judge who was supposed to protect the rights of widows and the poor. But the judge to whom our widow turns has no regard for her plight and "neither feared God nor respected any human being." What chance would she have against a judge like this who disregards the basic commandments about God and neighbor? The cards are stacked against her and things look pretty grim for her ever getting her due.

But this is no ordinary widow! She confronts the judge using the only things she has on her side – her voice and her persistence. What she wants is justice, but from a judge who is not in the least bit interested in giving it to her. The only recourse she would normally have had is not in the least bit interested in her just cause. But by her persistence she wears down the judge who finally gives in to her. Don’t you find it amusing to hear the judge’s fear that a widow is going to come and "strike" him? The original language suggests that he is afraid she will give him a black eye. I hear Jesus’ listeners, so often denied their own rights before the rich and powerful, chuckling as Jesus paints this picture of a "dangerous" widow who will give a good boxing to a corrupt male judge.

The widow’s plight calls to mind those who are deprived of justice in our own society. As elections draw near, whose voices are going to be heard by both politicians and voters? Whose interests will be at the top of the list? Will the voices of the poor and powerless be outshouted by individuals and special interest groups who have more financial or voting power? It would be a rare election indeed if this didn’t happen. Most often the poor, minorities, immigrants, homeless, infirmed, aged and very young are not first on the minds of those running for office, or those casting votes. We can hear the widow’s voice in another way, for now she is speaking for those in our society who are not heard despite their just and desperate need. Will her voice be heard today by city planners deciding where to put a new power plant, city dump, petro-chemical plant, refinery? Who will influence municipal and federal governments when decisions are being made about which homes will be destroyed to build a super highway? Picture the widow standing among those disenfranchised at our borders and hear her voice, "Render a just decision for [us] against [our] adversary."

This is one of those "how-much-more parables." Jesus paints a picture of a despicable judge who eventually gives in to the persistent demands of the widow. It is as if he is saying, "If this kind of a person eventually responds, how much more will God?" Why? Because God is not turned against us and will "secure the rights" of God’s chosen. Of course, our struggle lies in the fact that so much in our world is unjust, especially for the disenfranchised. We pray for things to be put right and even pray that we can help make them so. Yet often, conditions don’t improve, sometimes they even get worse. Doesn’t that make you want to despair of every seeing things righted? So, we are tempted to cease our works and quite our prayers. "What’s the use?", we lament. Even when things improve a bit there still is an enormous mountain of wrongs to address – in our homes, church, community and world. We feel our efforts are so puny and so we are tempted to withdraw back into our private world saying, "What difference can I make?"

Such feelings tempt us to quit our efforts at prayer and works on behalf of God’s reign. Jesus expresses how serious the issues are, how powerful the forces against us are and seems to worry about the effects on his disciples. He asks, "But when the Son of Man comes, will he find faith on earth?" Not an idle, or speculative question, but one that is based on the experiences of the church from its beginnings: disciples have hard work and prayer to do until the Lord returns and the wait, without immediate signs of "success," can disillusion us and threaten our faith.

If we are looking for an image of the divine in this parable and don’t find it in the judge, is there another possibility? Here is another approach by the New Testament scholar Barbara Reid. (PARABLES FOR PREACHERS: THE GOSPEL OF LUKE, YEAR C. Collegeville: Liturgical Press, 2000.) She suggests finding the God-like figure in the widow who persistently pursues injustice, denouncing it until justice is achieved. This interpretation is consistent with the New Testament message that power is found in weakness. A conclusion we would draw for ourselves then is that if this is the God in whose image we are made, then we too should tirelessly pursue justice even if it is against more powerful forces than we can muster.

I like the first reading’s image for prayer. As powerful and exemplary a model of faith Moses was during hard times, nevertheless, as the battle against Amalek wears on, Moses’ raised hands "grew tired." We can identify with that fatigue, we who find it hard to keep our hands raised in prayer as life tries to wear us down. Even Moses needed help. So, Aaron and Hur support his hands, "one on one side and one on the other, so his hands remained steady till sunset." We all need help in our struggles against evil forces and in our desire to stay faithful in hard times.

Look around at those who worship with us at this Eucharist. We see the elderly, even infirmed, here – still praying. We know of those who can’t get out of bed to come to church, but we also know they are praying and staying faithful. They give strength and determination to our faltering prayer, they help keep our hands "raised." Perhaps someone notices us here at worship. We don’t think of ourselves as great models of faith, but who knows what straggling soul at prayer is helped by seeing us here? We may be helping them keep their faltering and tired hands "raised" in hope and prayer.

 
Gíáo dân truyền giáo
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
19:00 17/10/2019

Lúc còn là một cậu thiếu niên, khi nghe đoạn Tin Mừng trong ngày lễ Chúa Nhật truyền giáo có câu "Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.” (Mc 16,15) cộng với tiếng hát hân hoan, ca ngợi:

Ôi đẹp thay những bước chân tiến vào giữa lòng thế giới
Loan tình thương Chúa Trời, loan niềm vui cứu đời
Cho mọi người và mọi nơi.
(Đẹp thay – Mi Trầm – Thánh ca cộng đồng)

Lòng tôi lại rạo rực ước mơ được trở thành một tông đồ đi đến những miền đất xa lạ để rao giảng Tin Mừng cho những người, những dân tộc chưa biết Chúa. Những cảnh tượng đồng lúa mênh mông trĩu nặng những hạt lúa chín vàng không có người gặt hái khiến tôi ngây ngất tưởng tượng như mình là một người thợ gặt chính hiệu dù chưa bao giờ cầm tới một cái liềm, cái hái!

Dần dà tôi cảm nghiệm ra rằng truyền giáo không chỉ như Thánh Phanxicô Xaviê từng bôn ba suốt đời nơi cuối trời góc biển nhưng còn là những lời kinh nguyện âm thầm trong nhà tu kín của Thánh nữ Têsêsa Hài đồng Giêsu. Ngoài ra còn biết bao hình thức truyền giáo khác nhau của hàng giáo sĩ và tu sĩ, là những người được huấn luyện trong trường lớp đặc biệt có bài bản để tiếp nối sứ mạng cứu thế của Đức Giêsu.

Rồi khi được học hỏi về Sắc lệnh Tông đồ giáo dân, tôi mới vỡ lẽ thêm rằng: giáo dân cũng có bổn phận và quyền làm tông đồ vì qua bí tích Thánh Tẩy, họ cũng được tham gia vào chức vụ Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Giả của Đức Kitô. Đức Kitô là Ðầu của họ và họ trở thành chi thể của nhiệm thể Người. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ. Việc tông đồ được thực thi nhờ đức tin, đức cậy và đức ái.

Để thực hiện tông đồ giáo dân, có hai phương pháp hoạt động là tông đồ tập thể và tông đồ cá nhân. Các hội đoàn Công Giáo Tiến Hành trong đó có GĐPTTTCG là phương pháp hoạt động tông đồ tập thể được Giáo hội khuyến khích vì nó có tổ chức quy củ sẽ đáp ứng hữu hiệu hơn cho nhu cầu của con người và tín hữu.

Để có thể nói về Chúa cho mọi người, người tông đồ giáo dân cần phải được huấn luyện: huấn luyện chung cho mọi tín hữu và những lớp huấn luyện chuyên biệt cho đoàn thể tông đồ có nhiều đoàn viên và hoàn cảnh khác nhau. Đồng thời tự thân họ cũng phải cố công học hỏi để hiểu sâu Lời Chúa và để biết cảm thông với những người mình gặp gỡ. Biết lắng nghe, đọc, chiêm ngắm, suy niệm và sống Lời Chúa mỗi ngày là điều kiện nòng cốt để có thể chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho tha nhân, bởi ta không thể cho ai điều mình không có.

Trong Tông huấn ”Niềm Vui Phúc Âm”, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng “với các việc làm và cử chỉ của mình, cộng đoàn rao giảng Tin Mừng cần bước vào cuộc sống thường ngày của người khác …”. Không cần thiết phải đi đến những nơi xa xôi, không cần có khả năng thuyết giáo với những lí lẽ mang tính thuyết phục …mỗi giáo dân trong cuộc sống thường ngày có thể làm việc tông đồ như men ủ trong bột ở ngay trong môi trường sống “theo mức độ Đức Ki-tô ban cho” (Ep 4,7). Người tông đồ giáo dân ý thức mình sẽ đóng nhiều vai trò vừa trong Giáo hội vừa nơi xã hội, nơi làm việc, gia đình của mình… Nơi nào họ cũng mong mình trở thành ánh sáng, là men, là muối cho trần gian. (x Mt 5,13-14)

Khi thực hiện đọc kinh Đền tạ luân phiên tại các gia đình, các đoàn viên GĐPTTTCG đã đem Lời Chúa, câu kinh đến từng gia đình, khu xóm nơi gia đình mình sinh sống. Lời Chúa, câu kinh ta đọc đó cần phải được tỏa sáng bằng những việc làm thường ngày trong sinh hoạt cộng đồng.

Để trở nên men Tin Mừng cho mọi người, người tông đồ giáo dân phải là người có cuộc sống mẫu mực, luôn vui vẻ chu toàn bổn phận, nói đi đôi với làm, dám quên mình vì ích chung, quảng đại góp phần vào những việc bác ái – xã hội chung trong khu xóm, trong giáo xứ. Vì người khác chỉ có thể bị thu hút bởi những người sống có uy tín đối với mọi người và biết cách làm cho điều tốt đi vào lòng người.

Xã hội nói chung và từng khu xóm hiện nay đều có những hoàn cảnh sống trái ngược nhau: kẻ lắm tiền nhiều của, người nghèo khó neo đơn .... Muốn loan truyền Tin Mừng yêu thương cho tha nhân, mỗi người tông đồ giáo dân phải thực hiện việc bác ái ngay trong nơi làm việc, khu xóm và gia đình mình.

Quan tâm đến mọi người sống chung quanh, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng trong tinh thần bác ái – xã hội. Người tông đồ giáo dân cần bắt chước Đức Kitô khiêm hạ, chuyên lo làm đẹp lòng Thiên Chúa và yêu thương con người. Khi thực thi bác ái cần phải nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi tha nhân và bất cứ sự gì trao tặng cho người nghèo là đã thực sự được dâng cho chính Đức Kitô

Lạy Chúa, xin cho ngày Chúa Nhật Truyền Giáo đánh thức nơi mỗi kitô hữu chúng con sự đam mê và nhiệt huyết cần thiết để đem Tin Mừng cho toàn thế giới. Xin cho chúng con luôn ý thức về trách nhiệm truyền giáo của một Kitô hữu và hun đúc trong chúng con ơn gọi làm tông đồ. Cho lòng chúng con luôn rộng mở khi đóng góp vào công việc mở mang nước Chúa. Xin cho chúng con lắng nghe và thực thi Lời Chúa mỗi ngày để gia đình chúng con trở thành một “cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin mừng”.

Xin Chúa giúp chúng con trở nên những tia sáng, hạt muối, hạt men tốt: nhập thể nhiều hơn vào những lãnh vực trần thế để biến cải môi trường mình sống trở nên tốt đẹp hơn. Cho chúng con biết quan tâm sống tinh thần Tin Mừng là tinh thần yêu thương trong gia đình, trước khi loan báo cho người khác cùng sống theo. Xin thánh hóa để chúng con trở nên những chứng nhân Tin Mừng, biết quan tâm tới đau khổ và hạnh phúc của những người khác trong giáo xứ, khu xóm của chúng con
. Amen.

 
Cứ cầu xin, nhưng cứ để Chúa lo liệu
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
22:41 17/10/2019
Chúa Nhật XXIX Thường Niên - Năm C

Bài đọc I, sách Xuất hành cho biết, Thủ lãnh Môsê, trong khi giữ vai trò trung gian giữa Thiên Chúa với đoàn dân mà ông được trao quyền lãnh đạo, một mặt luôn gắn bó bằng sự trung thành vâng phục Chúa, mặt khác luôn chuyển cầu cùng Chúa cho dân.

Sau khi xuất khỏi Ai cập, cuộc chiến đầu tiên là đối đầu với người Amalếch. Tin tưởng tuyệt đối quyền năng chiến thắng, tình yêu của Thiên Chúa, dù đôi tay hết sức rã rời, thủ lãnh Môsê vẫn kiên trì giơ cao gậy của Thiên Chúa mà cầu nguyện cho sự chiến thắng. "Ông Môsê giơ lên mãi, cho đến khi mặt trời lặn. Ông Giôsuê đã dùng lưỡi gươm đánh bại Amalếch và dân của ông ta".

Qua dụ ngôn bà góa nghèo nhẫn nại kêu xin giải oan cùng vị quan tòa bất lương - dù ông lần lựa mãi, cuối cùng mới chịu xử cho bà - Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy phó thác cho Thiên Chúa đời mình. Chúng ta cũng hãy liên lỉ cầu xin, hãy chân thành dâng lên Thiên Chúa lòng tin tưởng của mình.

Khác quan tòa bất lương, Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương, luôn bảo vệ, dung thứ, thấu hiểu nỗi lòng những ai cậy trông Người, sẽ đón nhận lời họ kêu xin. Người là Thiên Chúa nhân từ. Người không làm việc do "cảm tính" theo kiểu bất lương của loài người.

Dù vậy, Thiên Chúa không hứa ban mọi điều họ kêu xin, vì có khi những điều kêu xin ấy, không phải là điều tốt cho họ. Nhưng Người sẽ "minh xét cho họ", để ban trên họ những ơn cần thiết cho việc cứu rỗi chính họ.

Nhiều khi cầu xin mà không được đúng điều mình cầu xin, ta dễ cho rằng, Thiên Chúa câm lặng, vô cảm trước nỗi khổ đau, lời kêu cầu của con người.

Thật ra, công lý của Thiên Chúa không phải công lý loài người, lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa không phải lẽ khôn ngoan mà loài người có thể thẩm định. Tư tưởng của Thiên Chúa không phải tư tưởng loài người. Quyền năng và tác động của Thiên Chúa vượt trên mọi tính toán, mọi dò thấu của loài người.

Vì thế, có một hiện thực lớn lao mà chúng ta từng có được sau mỗi lần cầu nguyện, nhưng ít ai ý thức, đó là:

- Đối diện với đau khổ, bất hạnh của anh chị em, chạy đến cùng Chúa, ta thấy mình gần gũi, thân thương, chu đáo, biết cách hành xử hơn, làm nhẹ nỗi lòng anh chị em. Cùng là người với anh chị em mà ta lại đủ sức làm lòng họ giảm u uất, giảm đớn đau, đó không là bằng chứng được Chúa nhận lời sao?
- Gặp những mảnh đời đầy thương tật (cả hai nghĩa: tâm hồn và thể xác), chạy đến cùng Chúa để hiến dâng họ, ta thấy lòng mình yêu mến, cảm thông và muốn gần gũi họ hơn.
- Nhận ra hạnh phúc của người này, cảm biết sự chịu đựng trước những bất hạnh của người kia, chạy đến cùng Chúa để tạ ơn, hay để cầu xin ơn can đảm cho họ, mà lòng ta như muốn thông chia cùng họ nỗi vui hay nỗi buồn.
- Đối với bản thân, khi gặp trắc trở, chạy đến cùng Chúa, ta thấy lòng lắng xuống, tâm hồn thư thái, nhẹ nhàn.
- Chạm phải nỗi đau, bị chống đối, chạy đến cùng Chúa, ta thấy mình được an ủi, được giải phóng, nếu không tất cả, thì cũng vơi nhiều những trĩu nặng.
- Cảm nhận sự đơn độc, sự bị bỏ rơi, sự bị hiểu lầm, chạy đến cùng Chúa, ta thấy mình đủ sức vượt qua.
- Bị cám dỗ, tội lỗi, hay thế lực chống Thiên Chúa lôi kéo, chạy đến cùng Chúa, ta thấy mình vững vàng, quyết tâm chống trả và chống trả quyết liệt hơn.
- Những khi bị bế tắc trong tương quan với anh chị em, trong hoàn cảnh bi thương, trong giới hạn suy nghĩ, chạy đến cùng Chúa, ta thấy mình sáng suốt hơn, hay bỗng dưng có lối thoát phía trước mặt...

Vậy phải luôn luôn xác tín rằng, sau khi cầu xin, mà ta đạt được tất cả những điều như trên, đó là bằng chứng Chúa đã "minh xét", đã nhận lời ta. Chúa không ban cho ta điều ta cầu xin, nhưng Chúa ban cho ta điều ta cần.

Chúa không ban điều ta cầu xin, nếu điều ấy không mang lại kết quả thiêng liêng, hoặc có nguy cơ tổn hại sự sống đời đời của ta, thì Chúa sẽ ban những ơn khác thay vào để ta trưởng thành, dễ đạt đến sự cứu rỗi, hợp thánh ý Chúa hơn.

Chúa Giêsu dạy hãy cầu xin liên lỉ, còn là cách Chúa mời gọi ta đi vào mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương con người bằng tình yêu mà con người không thể hiểu thấu. Vì thế, không có tâm tình và thái độ nào xứng hợp hơn là phó thác cho Thiên Chúa chính cuộc đời mình, chính lời cầu xin của mình để tùy ý Chúa phân định.

Phó thác trong tay Thiên Chúa mọi sự theo gương Chúa Giêsu, là đón nhận ý muốn của Thiên Chúa, ngay cả khi trải qua nghịch cảnh, thất bại, khổ đau.

Phó thác trong tay Thiên Chúa theo gương Chúa Giêsu là vững tin, từ những mất mát, đổ vỡ, ngay cả từ tội lỗi và sự chết, Thiên Chúa vẫn có thể rút ra những điều tốt đẹp cho bản thân ta.

Cũng như Thủ lãnh Môsê kiên trì cầu nguyện mà chiến thắng quân Amalếch, cũng như bà góa nghèo, kiên trì kêu xin mà chiến thắng sự bất lương của vị quan tòa, ta hãy vững tin mạnh mẽ vào lời Chúa Giêsu dạy: "Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày mà khoan giãn với họ mãi sao?", mà kiên trì cầu nguyện trong tin yêu, phó thác đời mình cho Chúa, để tùy ý Chúa phân định cho ta.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon đã họp xong một nửa.
Vũ Văn An
00:35 17/10/2019
Trên tạp chí America của Dòng Tên Hoa Kỳ, Linh mục Luke Hansen thường xuyên tường trình về Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazon. Nhân Thượng Hội Đồng đã qua nửa đầu hội họp, Cha tóm lược những điều quan trọng đã được bàn thảo từ trước đến nay phần lớn được nhìn dưới con mắt của chính người vùng Amazon. Sau đây là tường trình mới nhất của cha.

Khi Thượng hội đồng giám mục cho vùng Amazon đạt một nửa chặng đường, các nhà lãnh đạo của các cộng đồng bản địa tham dự hội đồng với tư cách dự thính viên say mê nói về những gì đang đe dọa cộng đồng của họ và hy vọng của họ đối với hội đồng này.



Ông Jose Gregorio Díaz Mirabal, chủ tịch Đại hội các Tổ chức Bản địa Amazon có trụ sở ở Ecuador nói trong cuộc họp báo của Tòa Thánh vào ngày 14 tháng 10 rằng: Giáo Hội là định chế duy nhất "đang la lớn để cả thế giới thức tỉnh. Nếu chúng ta không làm gì cho hành tinh này, tất cả chúng ta sẽ biến mất".

Ông Mirabal, một thành viên của nhóm bản địa Curripaco ở Venezuela, cho biết người dân muốn “nói về đất đai của chúng tôi” và việc “ngăn chặn cuộc xâm lược lớn của các công ty nước ngoài” đang dự phần vào việc khai khoáng và gây ô nhiễm cho không khí và nước. Ông nói, “chúng tôi kêu gào chống lại” vụ cướp bóc đất đai này, và “tiếng kêu của chúng tôi nóng hẳn lên vì rất nhiều người trong chúng tôi đang bị tống vào tù”.

Đức Giám Mục Eugenio Coter của Pando, Bôlivia, nói trong cuộc họp báo ngày 15/10 rằng các nhà lãnh đạo bản địa và các tu sĩ nam nữ Amazon đang có mặt tại hội trường Thượng Hội Đồng thấy “dấu hiệu hy vọng” này là Thượng hội đồng này đang trở thành “trung tâm chú ý của Giáo Hội” vào thời điểm này.

Trong cuộc họp báo của Vatican vào ngày 14 tháng 10, Josianne Gauthier, tổng thư ký CIDSE của Canada, một liên minh quốc tế của các tổ chức liên đới Công Giáo, cho biết: vai trò của bà tại Thượng hội đồng là “ở vị trí lắng nghe, lắng nghe các tiếng nói mà không phải lúc nào chúng tôi cũng có dịp được nghe trực tiếp” và để xem xét có thể hỗ trợ các cộng đồng bản địa ra sao sau khi hội nghị kết thúc, qua việc gây “áp lực chính trị” nơi các cơ quan chính trị quốc tế.

Bà nói tiếp, những người sống ở châu Âu và Bắc Mỹ có “trách nhiệm hiện được nâng cao hơn” đối với hành động chính trị này vì “chúng ta sống nhờ lợi ích do việc khai thác bi thảm này gây ra ở hầu hết các nơi trên thế giới”. Bà Gauthier, “một khách mời đặc biệt” tham dự Thượng Hội Đồng, nói rằng nhóm ngôn ngữ nhỏ của bà, bao gồm các giám mục nói tiếng Anh và tiếng Pháp và các tác nhân xã hội khác từ nhiều nơi trên thế giới, đang thảo luận về việc thoái vốn (divestment) như một cách để Giáo Hội nghĩ về “sự nhất quán giữa lời nói và hành động” dưới ánh sáng của thông điệp Laudato Si’.

Theo các bản tóm tắt do Vatican News công bố, trong các phiên họp toàn thể vào ngày 14 tháng 10 và 15 tháng 10, các tham dự viên Thượng Hội Đồng đã nêu ra một loạt các vấn đề: hội nhập văn hóa và phụng vụ, thừa tác vụ giới trẻ và việc cộng tác của giáo dân, đào tạo các nhà truyền thông hữu hiệu, kinh tế, di dân, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, buôn bán người và khai thác tình dục trẻ em.

Linh mục Giacomo Costa, Dòng Tên, thư ký thông tin của Thượng hội đồng cho biết, trong một cuộc họp báo ngày 14 tháng Mười, điều đang diễn ra tại Thượng Hội Đồng “là một bức tranh trong đó mọi sự đều được kết nối với nhau”. Ngài cho hay Thông điệp Laudato Si’ của Đức Phanxicô không phải chỉ là một nguồn cảm hứng nhưng là một điều gì đó đã được sống đầy đủ” tại khu vực Amazon.

Các tham dự viên Thượng Hội Đồng cũng đưa ra một số đề nghị chuyên biệt, bao gồm việc thành lập một vọng quan sát thường trực nhân quyền và bảo vệ Amazon, một đạo luật mới của Giáo Hội qui định “các nhiệm vụ của các Kitô hữu đối với môi trường” và các trường đại học Công Giáo “ưu tiên chọn” việc giáo dục người bản địa.

Một đề nghị chủ chốt đã được đưa ra là thành lập một “cơ quan giám mục thường trực và có tính đại diện”, dưới sự điều hợp của Mạng lưới Giáo hội Toàn-Amazon (Repam), để cổ vũ tính đồng nghị ở Amazon, thực thi Thượng Hội Đồng, bảo vệ các quyền lợi của người bản địa, hỗ trợ việc đào tạo các thừa tác viên và giải quyết các vấn đề chung như khai thác đất đai, buôn bán ma túy và buôn bán người.

Đối với các vấn đề từng được thảo luận nhiều về các linh mục có gia đình và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội Amazon, một số thành viên thượng hội đồng đã tỏ ra sẵn sàng chấp nhận hành động táo bạo, trong khi nhiều vị khác bày tỏ sự thận trọng.

Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng Mười, Đức Giám Mục Carlo Verzeletti của Castanhal, Ba Tây, nói, “Tôi ủng hộ tầm quan trọng của việc có thể phong những người đàn ông có gia đình vào chức linh mục để Bí tích Thánh Thể có thể trở thành một thực tại gần gũi hơn với người ta và cộng đồng”.

Đức Giám Mục nói rằng “Nếu Đức Giáo Hoàng quyết định” ủng hộ các linh mục đã có gia đình, ngài biết đã có các ứng viên trong Giáo Hội địa phương của ngài có thể “làm công việc phi thường” này.

Theo các bản tóm tắt của Vatican News, một quan điểm được phát biểu tại Thượng Hội Đồng cho rằng “dưới hành động của Chúa Thánh Thần, cùng với Phêrô và dưới Phêrô”, Giáo Hội được “thúc đẩy hoán cải theo quan điểm của Amazon và đảm nhiệm một cách không sợ hãi một sự biện phân và suy tư về chủ đề chức linh mục”, trong khi lưu tâm tới việc không thường xuyên cử hành Bí tích Thánh Thể trong khu vực. Một đề nghị là, “các tiêu chuẩn tuyển chọn và chuẩn bị các thừa tác viên được ủy quyền cử hành bí tích này [Bí tích Thánh Thể] cần được thay đổi để nó không chỉ dành cho một số ít”.

Tuy nhiên, một can thiệp tại hội trường Thượng Hội Đồng, gợi ý rằng các vấn đề linh mục đã có gia đình và các thừa tác vụ nữ giới nên được giải quyết trong một Thượng hội đồng thông thường vì các chủ đề này có một “phạm vi phổ quát”. Một can thiệp khác cho rằng các phó tế vĩnh viễn có gia đình “có thể dùng làm phòng thí nghiệm thực sự” trước khi cam kết đối với các linh mục đã có gia đình.

Công chúng không được biết chính xác ai hỗ trợ ai phản đối các đề nghị chuyên biệt giữa các thành viên Thượng hội đồng vì các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng được giữ kín, ngoại trừ các cuộc họp báo hàng ngày và các bản tóm tắt của Vatican News được cung cấp sau mỗi phiên họp toàn thể. Nhưng một giám mục đã nói trong một cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 10 rằng ngài nghĩ hai phần ba giám mục ở vùng Amazon “ủng hộ” đề nghị phong chức linh mục cho các người có gia đình. Một tham dự viên khác nói với Religion News Service rằng trong tuần đầu tiên của Thượng Hội Đồng chỉ có một vài vị trong số 185 nghị phụ Thượng hội đồng lên tiếng phản đối đề nghị này.

Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng Mười, Cha Costa nói “Tất nhiên, có nhiều đóng góp với những câu trả lời khác nhau” cho vấn đề các linh mục đã có gia đình”. “Mong muốn của Đức Giáo Hoàng là mọi luận điểm được trình bầy trong phòng hội nghị để chúng ta có thể xem xét chúng và sau đó biện phân”.

Paolo Ruffini, người đứng đầu ngành truyền thông của Vatican, nói thêm rằng Thượng hội đồng giám mục không đưa ra quyết định, nhưng đúng hơn, “giao phó cho Đức Thánh Cha một điều gì đó còn đang diễn tiến”.

Trong phiên họp toàn thể buổi sáng ngày 14 tháng 10, một việc “cập nhật có thể có” đối với Tông thư “Ministeria Quaedam” của Thánh Phaolô VI đã được đề nghị. Tông thư này, được công bố năm 1972, ban hành một số qui định mới liên quan đến các thừa tác phụng vụ như thừa tác vụ đọc sách và Thánh thể. Hiện nay, chỉ đàn ông giáo dân mới có thể được đặt vào các thừa tác vụ này, chứ không phải các phụ nữ giáo dân.

Năm 2008, Thượng hội đồng giám mục về “Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội”, đã đề nghị rằng, “thừa tác vụ đọc sách cũng có thể được mở cho phụ nữ, để vai trò của họ như những người loan báo Lời Chúa có thể được thừa nhận trong Cộng đồng Kitô giáo”, nhưng không có thay đổi nào như vậy từng xảy ra.

Theo bản tóm tắt của Vatican News, ngày 15 tháng 10, tại Thượng Hội Đồng, đã có gợi ý cho rằng “những nẻo đường mới cần thiết cho các truyền thống cổ xưa”, giống như “các tập tục cổ xưa đã thấy các thừa tác vụ liên quan đến phụ nữ”, nên Thượng Hội Đồng đã suy nghĩ về “Khả thể khôi phục các thừa tác vụ tương tự” dành cho phụ nữ ngày nay, đặc biệt các thừa tác vụ “đọc sách và Thánh thể”. Các can thiệp khác “gợi ý rằng các thừa tác vụ không thụ phong được thành lập cho phụ nữ giáo dân”, kể cả những thừa tác vụ “cử hành Lời Chúa hay hoạt động xã hội và bác ái".

Cũng được đề nghị tại hội trường Thượng Hội Đồng, một lần nữa, là việc du nhập các phó tế vĩnh viễn bản địa nam và nữ, những người qua “thừa tác vụ Lời Chúa giúp người dân địa phương hiểu rõ hơn các bản văn thánh thiêng".

Vào cuối phiên họp toàn thể chiều ngày 14 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy tư về một số vấn đề nảy sinh trong các đóng góp và ngài cũng nhấn mạnh “một số ý tưởng gây ấn tượng nhất đối với ngài”, nhưng Vatican News, như thông lệ, không cung cấp bất cứ chi tiết nào về các nhận xét của Đức Giáo Hoàng.

Các nhóm ngôn ngữ nhỏ được tái nhóm vào ngày 16 tháng 10 và sẽ trình bày các báo cáo vào chiều hôm sau.

Các nhận xét bổ sung

• Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mạc phiên họp toàn thể buổi sáng ngày 14 tháng 10 với lời cầu nguyện cho Ecuador.

Trong diễn từ lúc đọc kinh Truyền Tin của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô một ngày trước đó, Đức Thánh Cha nói rằng ngài “theo dõi một cách đầy quan tâm" những gì đang diễn ra trong “các tuần gần đây” ở Ecuador và ngài “chia buồn vì những người chết” và “những người bị thương và mất tích”. Ngài nói tiếp, “tôi khuyến khích việc tìm kiếm hòa bình cho xã hội, đặc biệt chú ý đến những người dân dễ bị tổn thương nhất, người nghèo và các nhân quyền”.

• Vào ngày 14 tháng 10, Thượng hội đồng đã thảo luận về việc bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương ở khu vực Amazon, nhấn mạnh rằng, “tai họa khủng khiếp ấu dâm và lạm dụng tình dục”, đòi hỏi Giáo Hội phải “luôn cảnh giác và can đảm”.

• Theo một bản tóm tắt mới của Vatican News về những gì đã được chia sẻ tại hội trường Thượng Hội Đồng trong phiên toàn thể buổi sáng ngày 15/10, có gợi ý cho rằng một cam kết sâu sắc đối với việc hội nhập văn hóa sẽ giúp Giáo Hội trở thành “môn đệ và chị em” nhiều hơn chứ không hẳn cô giáo và bà mẹ, với một tư thế “lắng nghe, phục vụ, liên đới, tôn trọng, công bằng và hòa giải”.



Tại cuộc họp báo ngày hôm đó, Đức Giám Mục Eugenio Coter ở Pando, Bôlivia, nói rằng chủ đề phụng vụ và hội nhập văn hóa và khả thể một nghi thức bản địa Amazon đang được “tranh luận nhiều” tại Thượng Hội Đồng. Ngài nói, một số ủy ban sẽ hoạt động chuyên biệt về ý tưởng đem khuôn mặt Amazon vào phụng vụ.

• Một nhà báo đã hỏi về mối tương quan “không phải lúc nào cũng dễ dàng” giữa Giáo Hội Amazon và Vatican và liệu Thượng Hội Đồng này có tạo nên “một khoảnh khắc mới hay không”.

Đức Giám Mục Coter đã trả lời rằng “Sự dễ dàng nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điều rất quan trọng. Chúng tôi hiểu nhau ... không những về mặt khái niệm mà còn từ trong cõi lòng”. Đức Giám Mục cũng giải thích rằng một sự thay đổi đã xẩy ra không những ở châu Mỹ Latinh mà trong toàn Giáo Hội, và nó đã bắt đầu khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII “ném bỏ nghị trình của công đồng” tại Công đồng Vatican II và nói rằng “chúng ta hãy nghe các giám mục”.

• Một bộ phim đã được trình chiếu tại hội trường Thượng hội đồng vào ngày 15 tháng 10 về việc thành lập Tầu Bệnh viện Giáo hoàng Phanxicô tại bang Parà của Ba Tây. Nhiệm vụ của tầu bệnh viện là mang lại Tin Mừng và chăm sóc sức khỏe cho hàng trăm ngàn cư dân” tại Parà, những người chỉ có thể tiếp cận được bằng đường sông.

• Thành viên của ủy ban soạn thảo tài liệu cuối cùng đã được hoàn tất. Trong số chủ tịch và 12 thành viên của nhóm soạn thảo, bốn vị là Hồng Y và một vị không phải là giám mục. Bốn thành viên được Thượng hội đồng bầu phát xuất từ bốn quốc gia khác nhau trong khu vực Amazon, trong khi những người được Đức Giáo Hoàng chỉ định bao gồm 1 người Áo, 1 người Á Căn Đình, 1 người Ý và 1 người Paraguay.

Chủ tịch

Đức Hồng Y Cláudio Hummes, O.F.M., người Ba Tây, tổng tường trình viên của Thượng hội đồng Amazon

Các thành viên do chức vụ

1. Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri của Ý, Tổng thư ký Thượng hội đồng Giám mục
2. Đức cha Mario Grech của Malta, phó tổng thư ký của Thượng hội đồng giám mục
3. Đức Hồng Y Michael Czerny, S.J., Canada, thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng Amazon
4. Giám mục David Martínez de Aguirre Guinea, O.P., Peru, thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng Amazon

Các thành viên được Thượng hội đồng bầu ngày 7 tháng 10

5. Đức Giám Mục Mário Antônio da Silva của Roraima, Ba Tây
6. Đức Tổng Giám Mục Héctor Miguel Cabrejos Vidarte, O.F.M., ở Trujillo, Peru
7. Đức Giám Mục Nelson Jair Cardona Ramírez của San José del Guaviare, Colombia
8. Đức Tổng Giám Mục Sergio Alfredo Gualberti Calandrina của Santa Cruz de la Sierra, Bôlivia

Các thành viên được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngày 15 tháng Mười

9. Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P., tổng giám mục Vienna, Áo
10. Đức Giám Mục Marcelo Sánchez Sorondo của Argentina, là viện trưởng Giáo hoàng Hàn lâm viện Khoa học và Hàn lâm viện các Khoa học Xã hội (Thành phố Vatican)
11. Đức Tổng Giám Mục Edmundo Ponciano Valenzuela Mellid, S.D.B, ở Asunción, Paraguay
12. Cha Rossano Sala, S.D.B., người Ý, là giáo sư về môn thừa tác vụ giới trẻ tại Đại học Giáo hoàng Salêdiêng ở Rôma.
 
John Allen: Sự thật hiển nhiên vừa được nêu ra tại Thượng Hội Đồng – Không cần viri probati
J.B. Đặng Minh An dịch
17:31 17/10/2019
Đức Hồng Y Claudio Hummes, người Brazil, Tổng Tường Trình Viên; và Đức Cha Erwin Kräutler, tác giả Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, là những nhân vật chủ chốt hô hào việc phong chức linh mục cho người có gia đình, như một giải pháp duy nhất, không còn lựa chọn nào khác hơn.

Tuy nhiên, theo John Allen, ký giả kỳ cựu về Vatican, lý luận này càng ngày càng thiếu thuyết phục: Có các giải pháp khả thi khác không cần thiết phải thay đổi hay xóa bỏ luật độc thân linh mục. Càng không cần thiết phải phong chức linh mục cho phụ nữ như Đức Cha Erwin Kräutler cổ xúy.

Xin giới thiệu với quý vị và anh chị em bài viết sau đây của tác giả John Allen đăng trên tờ Crux ngày 17 tháng Mười, 2019.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt ngữ.


In synod’s married priests debate, somebody finally names elephant in the room

John L. Allen Jr.

Trong cuộc tranh luận về việc phong chức linh mục cho người có gia đình tại Thượng Hội Đồng, cuối cùng đã có người nói lên một sự thật hiển nhiên.


Trong một Thượng Hội Đồng Giám Mục nơi tình trạng thiếu linh mục đã dẫn đến việc thảo luận về khả thể phải phong chức linh mục cho những người có gia đình, điều đáng ngạc nhiên không phải là cuối cùng có ai đó nhận ra rằng có một giải pháp khác không cần đến việc thay đổi truyền thống độc thân linh mục.

Điều ngạc nhiên duy nhất, có lẽ là, tại sao phải mất nhiều thời gian như thế trước khi có ai đó nói to lên cho mọi người nghe.

Tuy nhiên, có Đức Giám Mục Johnny Eduardo Reyes, Giám Quản Tông Tòa của Puerto Ayacucho, Venezuela, vào tối thứ ba, đã nêu lên một sự thật hiển nhiên trong một cuộc họp có tiêu đề “Đồng hành cùng Thượng hội đồng, các chứng nhân và các vị tử đạo vì đức tin ở Amazon.”

Về cơ bản, Đức Cha Reyes đặt câu hỏi là tại sao các linh mục đang lang thang ở Rôma không nhiệt tình đi đến những cánh đồng truyền giáo, phục vụ những nơi như vùng Amazon, chẳng hạn.

“Tất cả những linh mục và tu sĩ mà chúng ta thấy trên TV ... Không thể nào tất cả các vị ấy đang du học tại Rôma,” ngài nói và nhấn mạnh rằng “Sự phân phối các linh mục và tu sĩ như thế không ổn.”

Xin trích dẫn câu nói cổ điển của thập niên 90: “Whoomp! Nó đây rồi”.

Chúng ta hãy nắm bắt tạo sao điều này quá hiển nhiên và để hiểu được chỉ cần đến một ít nền tảng căn bản toán học về số người Công Giáo trong thế kỷ 21 này. Có khoảng 1.3 tỷ người Công Giáo được rửa tội trên thế giới ngày nay, hơn hai phần ba trong số họ sống ở miền nam bán cầu, đặc biệt là tại Mỹ Châu Latinh, Phi Châu và Á Châu

Gần một nửa số người Công Giáo sống ở Mỹ Châu Latinh, bao gồm hai quốc gia Công Giáo lớn nhất thế giới là Brazil và Mễ Tây Cơ. Trong khi đó, khu vực hạ Sahara ở Phi Châu dễ dàng là khu vực tăng trưởng lớn nhất của Giáo Hội, với tổng dân số Công Giáo tăng gần 7,000 phần trăm từ năm 1975 đến năm 2000.

Để phục vụ dân số đó, Giáo Hội vào năm 2017 đã triển khai tổng cộng 414,582 linh mục, như thế có một linh mục cho mỗi 3,135 tín hữu. Nhưng, con số tổng thể đó che giấu sự khác biệt lớn theo khu vực.

Cũng theo con số chính thức của Vatican, có một linh mục cho mỗi 1,916 người Công Giáo ở Hoa Kỳ và Canada, nhưng chỉ có một linh mục cho mỗi 7,203 người Công Giáo ở Nam Mỹ. Đi sâu vào chi tiết, sự tương phản giữa Brazil và Mỹ đặc biệt đáng lo ngại. Hoa Kỳ có 37,000 linh mục cho khoảng 70 triệu người Công Giáo; Brazil, với dân số Công Giáo gấp đôi, có chưa đến 13,000 linh mục.

Một yếu tố duy nhất này đủ cho chúng ta thấy một bức tranh lớn hơn: Âu Châu ngày nay có 42 phần trăm tất cả các linh mục trên thế giới, nhưng chỉ có 23 phần trăm dân số Công Giáo toàn cầu.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư tại Vatican, Đức Giám Mục Wellington Vieira de Queiroz của giáo phận Cristalândia, Brazil cho biết nhận xét này cũng đúng trong biên giới các quốc gia. Ngài nhấn mạnh rằng đôi khi xảy ra tình trạng “thiếu tinh thần truyền giáo, không sẵn sàng đi đến các khu vực ngoại biên hoặc các vùng khó khăn.”

Nếu Giáo Hội Công Giáo là Microsoft hoặc Walmart, Giáo Hội đã phải thực hiện từ lâu một kế hoạch điều động nhân sự đến những nơi thị trường đang tăng trưởng. Trái lại, Giáo Hội vô hình chung đã làm điều ngược lại khi các Giáo Hội giàu có ở miền Bắc ngày càng trở nên phụ thuộc vào việc nhập cảng các linh mục từ thế giới đang phát triển để bù vào những chỗ được xem là khoảng trống. Ở Mỹ, chẳng hạn, khoảng 30 phần trăm tất cả các linh mục ngày nay là người nước ngoài.

Như Philip Jenkins [giáo sư lịch sử tại Đại Học Baylor, Hoa Kỳ - chú thích của người dịch] đã đặt vấn đề gần hai thập niên qua “Khi xem xét ở góc độ toàn cầu, nói cho dễ nghe chính sách ấy thiển cận một cách đau đớn, nói khó nghe hơn đó là chính sách tự vẫn đối với vận mệnh Công Giáo.”

Đức Cha Reyes không phải là vị Giám Mục đầu tiên chú ý đến điều này. Vào năm 2005, trong một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Bí tích Thánh Thể, Đức Cha Lucio Andrice Muandula Giám Mục giáo phận Xai-Xai ở Mozambique đã rút ra kết luận xem ra rất hiển nhiên: “Người ta phải nhấn mạnh đến sự tái phân phối một cách bình đẳng các linh mục trên thế giới.”

Thậm chí còn có cả một vị thánh tương lai bảo trợ cho điều này: đó là Hồng Y Jozef Tomko, người Slovakia, 95 tuổi, trước đây là tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Năm 2001, các vị đã đưa ra một tài liệu mang tên “Hướng dẫn về việc gởi đi hay đưa ra nước ngoài tạm trú các linh mục triều từ các Miền Truyền Giáo.” Ý chính của chỉ thị này là việc hoán chuyển hàng giáo sĩ như thế gây tổn hại cho Giáo Hội ở miền Nam. Đức Hồng Y Tomko nêu ví dụ rằng Ấn Độ không có đủ linh mục để chăm sóc 17 triệu người Công Giáo, nhưng cùng lúc đó chỉ trong một giáo phận duy nhất của Ý đã có đến 39 linh mục từ Ấn Độ đang làm việc ở đó. Nhìn chung, Đức Hồng Y Tomko tuyên bố, có 1,800 linh mục nước ngoài đang sống ở Ý, với hơn 800 vị làm các công việc chăm sóc mục vụ trực tiếp.

Đức Hồng Y Tomko phàn nàn rằng: “Nhiều giáo phận mới có thể được tạo thành tại các Miền Truyền Giáo với một số đông đảo các linh mục triều như vậy!”

Tất nhiên, thường có các lý do chính đáng để các linh mục từ các nước đang phát triển ra nước ngoài, và Giáo Hội trong thế giới đang phát triển thường cảm thấy tự hào về những gì được gọi là “sứ mệnh ngược” này, khi gửi các linh mục của họ ngày hôm nay sang tái rao giảng Tin Mừng cho chính những nơi đã từng phái các nhà truyền giáo đến với họ.

Tuy nhiên, các Giám Mục ở miền nam bán cầu có thể ngăn chặn xu hướng này bằng cách thắt chặt việc cho phép các linh mục của mình ra đi. Có một lời giải thích đơn giản nhưng quá khủng khiếp về lý do tại sao các Giám Mục ấy đó thường không dám nói Không: Tiền.

Khi một linh mục từ một quốc gia đang phát triển xuất hiện ở Âu châu hoặc Bắc Mỹ, đôi khi giáo phận tiếp nhận sẽ đền bù trực tiếp cho vị Giám Mục bị thiệt hại. Đôi khi vị linh mục xuất ngoại chia sẻ một phần tiền lương của ngài với giáo phận quê nhà, và đôi khi vào mùa hè ngài đi một vòng quyên góp gởi chút quà về cho quê hương.

Bất kể, tình huống được hình thành như thế nào, thông thường vấn đề là nguồn tiền, mà các Giám Mục phải bươn chải với nguồn tài chính eo hẹp trong thế giới đang phát triển phải dựa vào. Hơn thế nữa, các linh mục này thường tìm thấy các cơ hội lớn hơn ở phương Tây và tuyệt nhiên không háo hức quay về cố hương chút nào.

Câu hỏi khó khăn mà Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon có lẽ phải đương đầu là thế này: Có thực sự thiếu linh mục không? Hay, vấn đề ít nhất là vì các linh mục, mà chúng ta hiện có, đã và đang được bố trí không đúng nơi đúng chỗ. Và, có cách nào tốt hơn để tài trợ cho các Giáo Hội ở các nước đang phát triển mà không cần đến một cuộc di cư kinh niên của hàng giáo sĩ?

Dĩ nhiên, tất cả những điều trên không trực tiếp bác bỏ cuộc tranh luận về việc phong chức linh mục cho những người có gia đình, và có thể có những lý lẽ tốt ủng hộ cho việc đi theo chiều hướng đó. Tuy nhiên, nếu vấn đề duy nhất là làm thế nào để đưa các linh mục đến với những người cần đến các ngài, thì lý luận của Đức Cha Reyes đúng một cách không thể phủ nhận được - một giáo sĩ đã kết hôn hầu như không phải là lựa chọn duy nhất mà các Giám Mục muốn thăm dò.


Source:Crux

 
Cuộc họp báo ngày 17/10 tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon
Vũ Văn An
17:46 17/10/2019
Theo Vatican News, ngày 17 tháng 10, Các tham dự viên hội nghị tiếp tục thảo luận trong các nhóm làm việc nhỏ vào sáng thứ Năm và một nhóm chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm của họ trong cuộc họp báo tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

Tất cả những kinh nghiệm đó phát xuất trực tiếp từ Vùng Amazon nhờ bốn vị khách trên bàn chủ tọa: họ bao gồm một nhà giáo dục bản địa từ Guyana, một chuyên gia về linh đạo bản địa, và một chuyên gia về quyền lợi bản địa, cả hai đều phát xuất từ Ba Tây.



Bà Leah Rose Casimero

Bà Leah Rose Casimero điều hợp một chương trình giáo dục song ngữ cho trẻ em Wapichan ở Guyana. Trong bài trình bày của mình, bà đã nói về việc các hệ thống giáo dục đã được “áp đặt” ra sao lên dân của bà, “cùng với mọi điều khác”. Bà nói, đã đến lúc “để nắm tương lai trong tay của chúng ta”.

Bà nói, điều này ngụ ý “tạo ra một điều gì đó tốt hơn cho trẻ em của chúng ta” về mặt "văn hóa, kiến thức truyền thống và ngôn ngữ”. Trong mô hình giáo dục của bà, ngôn ngữ không được dạy như một môn học, mà như một phương tiện.

Bà Casimero là người Wapichan và cho biết người bản địa thường không được lắng nghe. Tuy nhiên, sự việc không diễn ra như thế tại Thượng Hội Đồng, nơi bà cảm thấy mọi người tôn trọng lẫn nhau, nói và lắng nghe như “những người hợp tác”.

Bà Patricia Gualinga

Bà Patricia Gualinga là một nhà lãnh đạo bản địa thuộc cộng đồng Kichwa ở Sarayaku, Ecuador. Trong can thiệp của mình, bà đã kêu gọi “một dấn thân định chế” để cứu Amazon. Xác định đây là một trong những sinh quần quan trọng nhất trên hành tinh, bà cho biết loại dấn thân này sẽ là “vì lợi ích của toàn thể nhân loại”.

Bà Gualinga cho biết, Giáo hội có mặt ở Vùng Amazon, nhưng cần phải gần gũi hơn với người dân bản địa, là “những người đang ở tuyến đầu” và có nguy cơ “bị bách hại và sát hại”. Bà kết luận, thiên nhiên là ngôi nhà chung của chúng ta.

Tiến sĩ Felicio de Araujo Pontes Junior

Tiến sĩ Felicio de Araujo Pontes Junior là một chuyên gia về quyền lợi bản địa, đang làm việc tại Ba Tây. Ông mô tả việc ông cung cấp sự bảo vệ luật pháp ra sao cho người dân bản địa sống trong rừng và dọc theo các dòng sông của Amazon, khi họ xung đột với “các mô hình phát triển áp đặt lên khu vực”.

Cha Justino Sarmento Rezende, S.D.B.

Cha Justino Sarmento Rezende đã làm linh mục dòng Salêdiêng trong 25 năm, và là một chuyên gia về linh đạo mục vụ bản địa và hội nhập văn hóa ở Ba Tây. Bài trình bầy của ngài tập chú vào việc tạo ra một Giáo Hội Amazon có “khuôn mặt mới”. Ngài nói đến việc “mang giá trị lại cho truyền thống và các nền văn hóa”, và nói rằng ngài mơ ước khai triển được “những cách truyền giảng tin mừng mới mẻ”. Cha Rezende đã kết luận bằng cách mời các nhà báo có mặt tại Văn phòng Báo chí của Vatican “Hãy đến Amazon và tự mình nhìn thấy!”

Đức Tổng Giám Mục Roque Paloschi

Đức Tổng Giám Mục Roque Paloschi của Porto Velho ở Ba Tây cho biết lời can thiệp của ngài tại Thượng hội đồng đã bàn đến vấn đề người bản địa sống trong vùng cô lập tự nguyện. Ngài trích thông điệp Laudato si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi nó đề cập đến những nguy cơ của việc để cho các nền văn hóa biến mất, và lặp đi lặp lại việc cần phải “bảo vệ các anh chị em dễ bị tổn thương của chúng ta” ở Vùng Amazon.

Một câu hỏi về một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon

Trả lời một câu hỏi, Cha Justino Sarmento Rezende đã mở rộng ý tưởng về một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon. Ngài nói: “khuôn mặt phát biểu những điều ở trong lòng ta”. Ngài nói thêm, theo nghĩa này, không nhất thiết phải làm mọi sự theo cách các nhà truyền giáo ban đầu đã làm. Chúng ta phải “truyền giảng tin mừng bằng ngôn ngữ của riêng mình”, chúng ta phải “biết và hiểu cuộc sống của người dân bản địa”. Cha Rezende nói, điều này có nghĩa là “hiện diện”.

Một câu hỏi về việc giáo dục liên văn hóa

Trả lời một câu hỏi nhắm vào chính bản thân bà, bà Leah Rose Casimero đã mô tả một điều từ kinh nghiệm của bà trong lĩnh vực giáo dục liên văn hóa với các trẻ em Wapichan ở Guyana. Bà nói, kinh nghiệm đó chỉ mới một năm nay thôi, vì mô hình song ngữ chỉ được thực thi vào tháng 9 năm 2018. Bà nói, đây là lý do tại sao “việc huấn luyện các giáo viên là một ưu tiên”.

Bà Casimero giải thích đây là thí nghiệm đầu tiên nhằm “kết hợp ngôn ngữ, kiến thức, truyền thống và cách sống bản địa”, với các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia. Thực thế, bà nói, Bộ Giáo dục ở Guyana đang bắt đầu sửa đổi hệ thống giáo dục trong nước và đang theo dõi chương trình của bà “một cách đầy quan tâm”, để xem xem liệu nó có thể được áp dụng cho những người bản địa khác hay không.

Một câu hỏi về việc hội nhập văn hóa

Đức Tổng Giám Mục Roque Paloschi đã trả lời một nhà báo, người đã hỏi liệu việc hội nhập văn hóa có được xem như “một cùng đích ngay trong nó” hay không. Ngài giải thích rằng Giáo hội cam kết hội nhập văn hóa, nghĩa là tôn trọng “cả hai bên”, không loại bỏ văn hóa của nhau, nhưng bảo tồn những gì hiện đang có. Ngài trích dẫn lời lẽ của Đức Bênêđíctô XVI nói rằng Giáo hội không truyền giảng tin mừng bằng cách cải đạo, nhưng bằng cách làm chứng.

Một câu hỏi về các mô hình phát triển

Tiến sĩ Felicio de Araujo Pontes Junior đã trả lời một câu hỏi liên quan đến các mô hình phát triển và coi Thiên nhiên như một vấn đề pháp lý. Ông phân biệt giữa điều ông gọi là “mô hình trấn lột”, như đốn cây và khai mỏ, và “các mô hình xã hội môi trường" biết bắt tay với các định chế và chính phủ.

Ông nói, nghiên cứu cho thấy, “cứ mỗi 15 ngày, người ta lại phát hiện ra một chủng loài mới ở Amazon”. Ông nói thêm, rừng Amazon là một “tài sản”. Để nó phát triển mạnh “là có nghĩa về kinh tế”, và người dân bản địa là “những người bảo vệ” các tài sản này. Tiến sĩ de Araujo Pontes kết luận, “Thiên nhiên có các quyền lợi”. Ông nói, “Nhân loại không thể phá hủy các hệ sinh thái nhân danh tiến bộ”.
 
Bộ Giáo Lý Đức Tin bác bỏ các tố cáo nhắm vào Đức Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Galveston-Houston Texas.
Đặng Tự Do
21:28 17/10/2019


Trong một động thái rất quyết liệt, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một thông báo vào ngày 16 tháng 10, nói rõ rằng các cáo buộc lạm dụng chống lại Đức Cha George Sheltz của tổng giáo phận Galveston-Houston, rõ ràng là vô căn cứ và ngài đã trở lại các thừa tác vụ công khai.

Tháng Sáu năm ngoái, tổng giáo phận đã nhận được một lời tố cáo chống lại Đức Cha George Sheltz là Giám Mục Phụ Tá và đồng thời cũng là Chưởng Ấn Tòa Giám Mục.

Ngày 28 tháng 11 năm ngoái, hàng chục nhân viên thực thi pháp luật địa phương và liên bang đã tiến hành khám xét bất ngờ các văn phòng của Tổng giáo phận để tìm kiếm các bằng chứng.

Cuộc khám xét bất ngờ này gây ngạc nhiên cho nhiều người vì đây là văn phòng của Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ.

Tổng giáo phận Galveston-Houston đã chuyển nội vụ lên Bộ Giám Mục. Khi nhận được hồ sơ, Bộ Giám Mục đã chuyển cho Bộ Giáo Lý Đức Tin là cơ quan có thẩm quyền đối với các khiếu nại loại này. Sau một thời gian điều tra, nay Bộ Giáo Lý Đức Tin đã có kết quả cuối cùng. Tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh rằng:

“Bộ Giáo Lý Đức Tin khẳng định rằng cáo buộc chống lại Đức Cha Sheltz rõ ràng là không có cơ sở. Bộ Giám Mục đã thông báo cho chúng tôi và với tuyên bố này vấn đề đã được đóng lại, Đức Cha Sheltz được khôi phục lại toàn bộ thừa tác vụ công khai của ngài.”

Tuyên bố nói thêm rằng: “Chúng tôi rất biết ơn Đức Cha Sheltz vì ngài đang tái tục lại các hoạt động mục vụ bình thường của ngài ngay lập tức.”

Điều mỉa mai là khi các cáo buộc chống lại hàng giáo sĩ rộ lên, báo chí địa phương đua nhau đưa tin nhưng những lời minh oan như thế này chẳng mấy ai đăng tải.

Đức Cha George Sheltz sinh ngày 20 tháng 4, năm 1946. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 15 tháng 5 năm 1971.

Từ năm 2010, ngài đã là tổng đại diện, Chưởng Ấn và là người điều phối các hoạt động của tổng giáo phận, giám sát các hoạt động hành chính của tổng giáo phận Công Giáo lớn nhất ở Texas và lớn thứ năm ở Hoa Kỳ.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Galveston-Houston vào ngày 21 tháng 2, 2012.


Source:Crux
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ - Thánh lễ và Tiệc Mừng
VietCatholic Network
11:19 17/10/2019
Santa Ana, California, Thứ Ba, 16/10/2019: Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Hành Trình Emmaus VIII bước sang ngày thứ hai với chủ đề “Tình Huynh Đệ”. Sau điểm tâm và Kinh sáng, quý Cha chia sẻ đề tài: “ Niềm Vui và Thử Thách trong đời sống Mục Vụ của Linh Mục”, phần 1 - Điều phối bởi Cha Giuse nguyễn Thanh Châu và Đức ông Phạm Quốc Tuấn; và phần 2: Điều phối bởi Cha Matthêô Nguyễn Khắc Hy.

Buổi chiều, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre trình bày về “Những đóng góp của người Công Giáo Việt Nam trong Giáo Hội Hoa Kỳ”. Ngài chủ sự Thánh Lễ lúc 5:30 PM. Sau Thánh Lễ, quý Cha dùng cơm tối, sinh hoạt chung & văn nghệ. Cuối cùng, quý Cha Chầu Thánh Thể, Kinh Chiều, Bí Tích Hòa Giải lúc 9:00 giờ tối.

Thứ Tư, 16/10/2019: Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Hành Trình Emmaus VIII bước sang ngày thứba với chủ đề “Niềm Vui và Hy Vọng”. Sau điểm tâm và Kinhsáng, quý Cha hội thảo: “Niềm Vui và Hy Vọng trong Tình Huynh Đệ giữa các Linh Mục”. Điều hợp bởi Đức Cha Thomas Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Orange, Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu, Đ.ô. Phạm quốc Tuấn, cha Matthew Nguyễn Khắc Hy.

Kế tiếp, ĐÔ. Giuse Trịnh Minh Trí, ĐÔ. Francis Phạm Văn Phương, cựu Chủ Tịch LĐCGVNHK, Lm. Micae Mai Khải-Hoàn, cựu Chủ Tịch LĐCGVN MiềnTây Nam HK trình bày Bản Tu Chính Nội Quy 2019 của Liên ĐoànCGVNHK.

Hình ảnh tham quan Nhà thờ Chính tòa Christ Cathedral Photos William Nguyễn)

Hình ảnh Thánh lễ Linh mục Emmaus VIII tại Christ Cathedral Photos William Nguyễn)

Hình ảnh Tiệc Mừng Emmaus VIII (Photos William Nguyễn)

Sau cơm trưa, quý Cha nghĩ ngơi hoặc đi tham quan. Bổi chiều, quý Ngài chụp hình lưu niệm. Thánh Lễ Trọng Thể tại nhà thờ chính tòa Christ Cathedral lúc 5:00 pm, chủ tế và giảng thuyết: Đức Cha Kevin Vann; cùng với các Giám Mục, Linh Mục, Phótế, nam nữ Tu sĩ và Giáo Dân Miền Tây Nam Hoa Kỳ. Cuối cùng, tiệc Emmaus VIII với cộng đồng Miền Tây Nam Hoa Kỳvà quan khách tại Nhà hàng Diamond Seafood Palace, tại thànhphố Westminster.

Đặc biệt trong Thánh Lễ và Tiệc Mừng có vinh danh các Linh mục mừng kỷ niêm thụ phong linh mục như sau:

Ngân Khánh Linh muc 25 năm:
Đ.ô. Giuse Phạm Quốc Tuấn (Orange, CA),
Cha Lêo Vũ Huyến CRM (Pensacola, Fl.),
Cha Pascal Nguyễn Bảo (Norbertines, Orange, CA),
Cha Anthony Phạm Sĩ Hanh (O. Cist, St Bernadino, CA),
Cha Giuse Phạm Đức Khởi (Stockton, CA),
Cha Anthony Ngô Đình Chính, (Louisville, KY)
Cha Giuse Nguyễn Bảy (Columbus, OH),
Cha Nguyễn thế Hùng (Seattle, WA),

Kim Khánh Linh muc 50 năm:
Cha Giuse Nguyễn Đức Trọng (Orange, CA)

Các Linh mục thụ phong 51năm trở lên:
Cha JB. Vũ Hân (54 năm), Orange, CA),
Cha Anthony Lê Quang Trình (53th LM, Portland, CA),
Đ.ô. Giuse Nguyễn Đức Minh (53th LM, Orange, CA),
Đ.ô. Francis Phạn Văn Phương (53th LM, Atlanta, GA),
Cha Phêrô Nguyễn Đình Đệ (53th LM, San Jose, CA),
Cha Nguyễn Ngọc Hàm (51th LM, Peoria, Illinois)

Các Tân Linh mục năm 2019:
Cha Vu Minh (Louisville), cha Nguyen Dat (Monterey), cha Nguyen Kien (New Orleans), cha Nguyen Ton (Chicago), Nguyen Kien (Louisville), cha Dom. Pham Hung (Nasville)
 
Thánh Lễ và Tiệc Mừng 220 Linh mục tham dự Hành Trình Emmaus VIII: Thân ái, huynh đệ, đàm ấm, cầu nguyện sốt sắng và an vui
VietCatholic
13:18 17/10/2019
Hình ảnh Thánh Lễ và Tiệc Mừng 220 Linh mục tham dự Hành Trình Emmaus VIII: "Thân ái, huynh đệ, đàm ấm, cầu nguyện sốt sắng và an vui"

Xem hình Hình ảnh Thánh lễ và Tiệc Mừng Emmaus VIII (Photos: VietCatholic & Hoàng Dung)

 
Phỏng vấn Linh Mục Nguyễn Đức Nhật - Nhà truyền giáo tại Tanzania, Đông Phi Châu
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du, OP
20:23 17/10/2019
Nhân ngày Chúa Nhật truyền giáo và lại trong tháng truyền giáo ngoại thường, chúng tôi có dịp may gặp được cha Fx. Nguyễn Đức Nhật, Dòng Don Bosco, đang truyền giáo tại Tanzania, cha đang về thăm gia đình tại Việt Nam. Cha đã dành cho VietCatholic một cuộc phỏng vấn về sứ vụ truyền giáo tại một quốc gia vùng Đông Phi.

Nt. Minh Du: Con chào Cha, xin Cha cho chúng con một cái nhìn tổng quan về con người và đất nước Tanzania.

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Con người: mặc dù đa số dân còn nghèo về vật chất, đặc biệt ở các vùng quê… có lẽ vì họ “hơi lười” không chịu khó làm việc như người Việt Nam

tuy nhiên họ rất cởi mở, hiền hoà, vui tươi và chào đón, dễ hoà đồng. Tanzania là một quốc gia ở Đông Phi (Châu), khá rộng (khoảng 947,000 km2) khoảng gần gấp 3 diện tích đất nước Việt Nam. Dân số khoảng 52-53 triệu dân. Người Công Giáo chiếm khoảng 20%.

Nhìn chung đất nước này đang phát triển vể mặt cơ sở hạ tấng và kinh tế nói chung.

Nt. Minh Du: Theo như cha chia sẻ, người Công Giáo chiếm 20% dân số, trong khi đó tỉ lệ đó tại VN là 7%, vậy sao chúng ta vẫn phải đi truyền giáo tại Tanzania ạ?

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Thực tế mà nói, đạo Ki Tô Giáo chiếm khoảng 55-60%, và khoảng một nửa trong số này, nghĩa là khoảng gần 30%, họ nói là họ theo đạo Công Giáo, tuy nhiên trên thực tế thì họ đến nhà thờ và tham dự các bí tich thì khoảng 20-25%...

Nhà dòng Don Bosco của mình gửi anh em đi truyền giáo, không nhất thiết là phải gửi tất cả đi những nơi chưa có hoặc ít đạo Công Giáo, nhưng cũng đến những nơi ít ơn gọi theo đuổi sứ mạng và lý tường phục vụ thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi.Sự hiện diện của anh em mình như các mục tử giúp duy trì và đào sâu đời sống đức tin của họ, cung nâng cao đời sống giáo dục đặc biệt cho các trẻ em nghèo và bi bỏ rơi, vì đó là đặc sủng của Don Bosco để lại cho nhà dòng và con cái của ngài.

Nt. Minh Du:Xin cha chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong thời gian cha mục vụ tại Tanzania.

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Một vài Thuận lợi: Tanzania, không giống như ở các quốc gia Châu Phi khác, ngôn ngữ của họ tương đối thống nhất – họ sử dụng một ngôn ngữ chung giữa các dân tộc: Swahili. Mặc dù họ vẫn sử dụng ngôn ngữ riêng của họ, tuy nhiên ai cũng biết ngôn ngữ chung này. Điều này giúp các người truyền giáo thuận lợi hơn trong công việc học ngôn ngữ.

Văn hoá cuả họ dễ hoà đồng,

Tỷ lệ dân số theo đạo Kitôgiáo đông, nên giới tu sĩ, linh mục thường được kính trọng và dễ làm việc mục vụ.

- Một vài Khó khăn:

Đồ ăn uống hơi khó ăn

Dễ bị bệnh nan y (Bệnh sốt rét nguy hiểm đến tính mạng)

Điều kiện y tế còn thô sơ, các bác sĩ y tá nếu có thì rất thấp về chuyên môn.

Phương tiện đi lại còn nhiều khó khăn

Phần lớn là vùng đất sa mạc, khan hiếm nước

Đa số người dân ảnh hưởng rất mạnh vào các nét văn hoá địa phương, và một vài nét văn hoá này đi ngược lại với giảng dạy của Giáo hội và đức tin Kitô giáo.

Nt. Minh Du: Xin cha nói thêm về các nét văn hóa đại phương đi ngược với lời dạy của Giáo hội

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Ví dụ như họ có tục đa thê, cưới nhiều vợ. Rồi họ tôn thờ những thần đại phương. Họ cúng bái, đến các thầy lang. Họ bị bệnh thì đến thầy lang để cúng chứ không cầu nguyện xin Chúa ơn chữa lành…

Nt. Minh Du: Công việc truyền giáo hiện tại của cha cụ thể như thế nào ạ?

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Hiện tại mình đang giúp làm cha phó cho một giáo xứ lớn với một nhà thờ chính và 19 giáo họ lẻ, và phụ trách một trung tâm dạy nghề cho khoảng 110 em học sinh phần đa đến từ các gia đình nghèo. Và giúp dạy giáo lý ở các trường cấp 2. Và cùng với hai cha khác, cộng đoàn mình cũng đang giúp đỡ cho khoảng 300 em học sinh cấp 1-2 mồ côi cha mẹ hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Nt. Minh Du: Cần làm gì nữa để tình hình tôn giáo của GH khởi sắc trên quốc gia này, thưa cha?

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Cần nâng cao đời sống giáo dục tri thức và đào tạo ơn gọi nhiều hơn.

Nt. Minh Du: Cha đã phải hội nhập văn hóa như thế nào để có thể trở thành người truyền giáo ạ?

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Trước tiên là kiên trì học ngôn ngữ địa phương, cởi mở và đón nhận những giá trị văn hoá địa phương, khiêm nhường và hy sinh dấn thân trong công việc mục vụ, luôn sẵn sàng đi bước trước trong các công việc khó khăn…

Nt. Minh Du: Xin cha chia sẻ với quý độc giả về những quốc gia cha đã trải qua trong đời mục vụ truyền giáo? Và đâu là nơi cha thích nhất cho đến thời điểm này?

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Sau khi chịu chức xong tháng 8, 2008, mình đi học một khoá ngắn hạn về truyền giáo ở Roma, sau đó được gửi sang Sudan – một đất nước Hồi giáo. Làm việc ở đây đến cuối 2014. Năm 2015 vì vấn đề visa và một vài khó khăn khác nên Dòng chuyển mình sang Tanzania. Mình cảm thấy vui và hạnh phúc hơn khi làm việc mục vụ ở Tanzania.

Nt. Minh Du: Kinh nghiệm hay câu chuyện truyền giáo nào mà cha ấn tượng nhất cho đến ngày hôm nay xin cha sẻ chia cho anh chị em.

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Khi còn ở Sudan, mình được bài sai làm quản lý một cộng đoàn trường học kỹ thuật. Một hôm có một thanh niên đến xin hỏi mượn tiền, sau khi tìm hiểu và cân nhắc mình đồng ý cho anh ta mượn, mặc dù trong thâm tâm đã nghĩ là sẽ giúp anh ta luôn, nhưng vẫn để anh ta hứa khi nào có sẽ trả lại. Và anh ta hứa sau hai tuần sẽ gửi lại số tiền đã mượn. Mình sau đó cũng quên và không nhớ nữa, khoảng một tháng sau anh ta quay lại, thoáng nhìn thấy tưởng anh ta đến trả tiền, nhưng không anh ta đến hỏi mượn thêm, mình từ chối vì lý do anh ta không giữ lời hứ. Sau khi không thuyết phục được mình, anh ta dùng sức mạnh và áp lực muốn đánh mình và muốn mình đưa tiền cho anh ta bằng mọi giá với lý luận như sau: “cha đến đây là để mang tiền, nhận tiền và chuyền tiền cho chúng tôi, tiền cha có không phải là cuả cha, mà là của các nhà tài trợ chuyển đến cho chúng tôi, chúng tôi không cần phải trả lại…”

Mình đã phải nhờ bảo vệ đưa anh ta ra khỏi khu vực trường, và hai tuần sau đó không dám ra ngoài vì sợ bị trả thù…

Mỗi lần đối diện với những thách đố như vậy, hoặc khi bị bệnh nan y (bệnh sốt rét..) mình chỉ biết nhìn lên thánh giá Chúa, và xin Chúa ban thêm sức mạnh, sự an ủi và lòng can đảm để tiếp tục sứ mạng.Vì mình luôn nghĩ rằng nếu ai cũng chọn một công việc nhẹ nhàng, thì công việc gian khó hơn sẽ dành phần ai?!

Nt. Minh Du: Cha nói về sốt rét, xin cha kể cho chúng con…

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Trước khi đến cộng đoàn này, tôi ở một cộng đoàn khác cũng trên đất nước Tazania, ở đó tháng nào tôi cũng bị sốt rét. Mà điều kiện về y tế thiếu thốn, nên tôi rất sợ.Mỗi lần sốt rét như thế thì kéo dài trên dưới một tuần lễ, người rất mệt. Nhưng hiện nay, khi chuyển sang cộng đoàn này, khí hậu mát mẻ hơn, nên hơn một năm nay, sốt rét chưa tới “thăm” tôi lần nào.

Nt. Minh Du: Trong tháng đặc biết truyền giáo này, với tư cách một người đang đi truyền giáo tại Đông Phi, cha có lời khuyên gì với anh chị em Công Giáo khắp nơi ạ.

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Ước mong anh chị em Công Giáo khắp nơi luôn nhớ hiệp ý cầu nguyện cho các nhà truyền giáo và công việc của họ, đặc biệt ở những nơi còn nhiều khó khăn và chống đôi từ các tôn giáo khác và các nét văn hoá đi ngược lại với niềm tin tôn giáo.

Và những ai nhiệt tâm và có khả năng chuyên môn, có thể tự nguyện đăng ký ra đi làm việc, có thể đi dưới dạng cá nhân hoặc gia đình, có thể đi một thời gian ngắn hoặc thời gian dài…và có thể đăng ký tại Dòng Don Bosco. Các cha sẽ xem xét và giúp cho việc xin Visa chẳng hạn..

Nt. Minh Du: VietCatholic xin cám ơn cha về những chia sẻ về mục vụ truyền giáo của Cha. Xin Thiên Chúa tiếp tục đổ tràn trên Cha ân lộc và sức khỏe để đôi chân cha dẻo dai và cha tìm nhiều đường hướng mới cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng.

Cha Fx. Nguyễn Đức Nhật: Chân thành cảm ơn VietCatholic đã tạo điều kiện để mình chia sẻ công việc truyền giáo ở Tanzania – Châu Phi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho VietCatholic và quý độc giả khắp nơi.
 
Văn Hóa
Giọt sương mai
Lệ Hằng/Sơn Ca Linh
09:19 17/10/2019
GIỌT SƯƠNG MAI

Biết phận mình:
Là giọt sương sớm tan vào vĩnh cửu
Con kiếm tìm ánh sáng của Bình Yên!
Từ vô hình
Từ lặng thinh
Từ ngàn ngày bóng tối
Từ bình minh có trước những bình minh
Con là gì?
Há chăng là giọt lệ của đêm
cuộn mình trong tăm tối?
Giọt lệ yếu mềm
mỏng manh
hèn mọn
chực rơi!

Nơi ngưỡng cửa Ánh Sáng
Con tan chảy về đâu
trước Vầng Dương cứu độ?
Cửa có mở cho con về lối sáng
Hay đóng chặt ngàn ngày sau ảm đảm?

Giọt sương non dẫu diễm kiều tuyệt tác
Cũng chỉ là lộng lẫy trong đêm
Vắt vẻo vô thường
Khi cành cây cuộc đời gầy rạc trơ xương
Con bám vào nghe chát đắng thê lương
Suối nguồn tình thương trong con dần hóa đục
Con đằm mình lạnh buốt
Nghe hoang hoải chơi vơi
Nghe vực sâu tội lỗi
Cất thành lời,
Và nghe những lạc thú vinh hoa
Những khổ ải truân chuyên
Những bất hạnh oan khiên
Những nỗi niềm riêng
Cúi mình rên xiết.

Trong bóng tối cuộc đời
con chạm hờ một chiếc lá vừa rơi
khóc lời tha thứ.

Sớm thôi, màn đêm này lùi vào quá khứ
Và con – giọt sương mai - tan tronglịch sử
Khi chưa thấy mặt “mẹ Bình minh”
Thì cúi xin cho con ngã xuống
Trên đóa hoa huệ cánh trắng ngần
Để tan vào hương của Đức tin cứu rỗi.

Thì cúi xin cho con ngã xuống
Trên cọng cỏ xanh non như mật
Để chảy vào màu của Bình minh phước hạnh.

Thì cúi xin cho con ngã xuống
Giữa mênh mông huyền nhiệm
Kịp đón một sợi sáng đầu tiên
Ánh lên sắc cầu vồng – lần cuối…

Giữa thinh không
U tịch bóng tối
Bỗng có tiếng trên cao vang dội:
“…cũng chẳng xa đâu, cuối đường con sẽ gặp!”
Giọt sương vỡ òa
Trước ngưỡng cửa Ban mai
Một mùa xuân cuộc đời đón đợi.

Lệ Hằng 17/10/2019 


TA VẪN ĐỢI CHỜ CON - I AM STILL WAITING FOR YOU (A poem by Sơn Ca Linh )

Like a “drop of blood” lying in peace in the womb,
Not knowing when to see mother clearly!
There are lives and fates just a moment of a dew,
Disappear even before in time to see the light…!

The fetus has not seen the mother yet
Doesn’t mean she never shows up,
The dew comes at night and goes before the dawn
And so many lives are soon gone into silence,
Doesn’t mean the Sun is not there.

For Me, I know you long
even before you’re a drop of blood
My love pours on you before-and-after.
In front of my “Glorious Splendor”,
You are just a little “morning dew” that will melt quickly,
To become water
flowing into my “Ocean of Favor”, full and over.

Then you are born and grow up
and cross so many miles of floating sea of life,
You only see life is as dust and mournful things.
You only see humans are suffering and miserable…
And the world is full of ups and downs with food and clothes and physical needs…

So even though I am with you
Morning, walking along with,
Evening, waiting for…
And calling you when you cry alone in silence.
The warmth in your heart
through cold winter is turning mute
and you still ignore, still suspiciously avoid!

But,
I am still waiting and waiting, preparing a blessed day for you,
A day you suddenly cry out in tears seeing “you beloved mother”,
A day the “morning dew” suddenly glitters in splendor of love,
Overwhelming in the light of the “Ocean of Salvation”!

Yes, I am still waiting for you,
No matter how far in the future or how harsh in the storms.
Because I am simply the God of Love,
And you, fragile, but a beautiful masterpiece,
So, it is not far, at the end of the road you definitely see!

Sơn Ca Linh, October 2019
--------------------
TA VẪN ĐỢI CHỜ CON
(Mến tặng Lê thị Lệ Hằng, tác giả truyện ngắn “MÌNH KHÔNG CÓ CHÚA” – Giải Nhì trong “cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ 2019” của Ban Văn Hoá giáo phận Qui Nhơn)

Như “giọt máu” nằm im trong dạ mẹ,
Biết bao giờ mới thấy mẹ tỏ tường !
Có những phận đời chỉ một thoáng giọt sương,
Chưa kịp thấy ánh dương đà tan biến…!

Bào thai chưa thấy mẹ,
Không có nghĩa mẹ chẳng bao giờ hiển hiện,
Mới đọng lại đêm rồi sương tan trước bình minh,
Biết bao phận người, sớm tan vào cõi lặng thinh,
Nhưng đâu phải thế mà mặt trời không có !

Phần Ta, Ta đã biết con
trước khi con chỉ là giọt máu đỏ,
Tình thương Ta phủ ngập con cả trước lẫn sau.
Trước “Vầng Dương Ta”,
Con chỉ là “giọt sương mai” bé nhỏ tan mau,
Để thành nước
hoà vào “Đại Dương Ta” tràn trào ân sủng.

Rồi con sinh ra, lớn lên,
ngang qua bao nẻo đời lênh đênh biển rộng,
Con chỉ thấy đời là cát bụi oan khiên.
Con chỉ thấy người lầm than, khổ ải truân chuyên…
Thấy cuộc sống áo cơm gạo tiền bon chen chới với…

Nên dẫu bước chân Ta,
Có những sáng song hành,
có những chiều hoàng hôn đứng đợi…
Những gọi thầm tên con khi con khóc một mình.
Những ấm áp tim con
qua những mùa đông giá buốt lặng thinh…
nhưng con vẫn cứ lãnh đạm, cứ hồ nghi lãng tránh !

Nhưng,
Ta vẫn đợi, vẫn chờ, vẫn chuẩn bị một ngày phước hạnh,
Một ngày con bỗng vỡ oà khi nhìn thấy “mặt mẹ dấu yêu”,
Một ngày “giọt sương mai” bỗng long lanh rực rỡ yêu kiều,
Choáng ngợp trong ánh sáng của “Vầng Dương Cứu Độ” !

Vâng, Ta vẫn đợi con,
Dù có phải ở tít tắp tương lai, ở mịt mùng bão tố.
Bởi giản đơn, Ta chính là Thiên Chúa của tình yêu.
Và con, dù mỏng manh nhưng là một kiệt tác diễm kiều,
Nên cũng chẳng xa đâu, cuối đường con sẽ gặp !

Sơn Ca Linh (10/2019)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Sứ Trắng
Thérésa Nguyễn
17:27 17/10/2019
HOA SỨ TRẮNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn

Đến như hoa lá cũng cần có đôi.
(tn)