Phụng Vụ - Mục Vụ
Giới trẻ dấn thân truyền giáo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:48 17/10/2018
Chúa Nhật Truyền Giáo
Chủ đề Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay là “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi giới trẻ dấn thân trong sứ mạng mang Tin Mừng cho tất cả mọi người, cho đến “tận cùng trái đất”.
Đức Thánh Cha nói rằng, mỗi người chúng ta được mời gọi để phản ánh một sự thật là “tôi là một nhà truyền giáo nơi thế gian này”, đó là lý do chúng ta đang ở đây trong thế giới này. “Mỗi người, nam và nữ là một nhà truyền giáo. Để được thu hút và để được sai đi là hai động thái” của trái tim “vì triển vọng tương lai của chúng ta cũng như định hướng cho cuộc đời của chúng ta”.
Truyền giáo là một sứ mạng thiêng liêng cao cả, khởi nguồn từ Thiên Chúa. Qua mọi can dự vào lịch sử loài người, Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm tất cả “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”.
Sứ mạng truyền giáo đã được trao phó cho Giáo Hội. Khi lập Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu cho thấy ý định trao phó sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội sau này (x. Mc 3,13). Trước khi rời các Tông đồ để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã trực tiếp ban mệnh lệnh truyền giáo cho các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), “Anh em hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20).
Chính các Tông đồ và những cộng sự của các ngài đã thừa hành mệnh lệnh này một cách xuất sắc. Trải qua bao khó khăn dọc dài lịch sử, các ngài đã đem Tin Mừng Phục Sinh tới nhiều miền và cho nhiều tâm hồn. Hơn hai ngàn năm qua, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, các thế hệ tông đồ truyền giáo đã nối tiếp nhau mang Tin Mừng đi khắp địa cầu. Như vậy, truyền giáo xuất phát từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô sứ mạng này đã được trao cho Giáo Hội, nhờ Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trung thành và nhiệt thành chu toàn sứ mạng cho đến ngày tận thế.Thực thi sứ mạng truyền giáo là chia sẻ cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, yêu thương đến cùng, yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. Truyền giáo là làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống.
1. Nội dung truyền giáo
Nội dung truyền giáo có 4 công việc quan trọng.
a. Truyền giáo là Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Rao giảng là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Truyền giáo là “loan báo Tin mừng”.
b. Truyền giáo là “thiết lập cộng đoàn các môn đệ”, cộng đoàn những người tin vào Chúa Kitô, cộng đoàn này chính là Giáo Hội. Chúa Giêsu nói rõ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
c. Truyền giáo là “cử hành Phụng vụ và các Bí tích”. Chúa Giêsu cũng nói rõ: “làm phép rửa cho họ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Các Bí tích thuộc về Nhiệm cục Cứu độ của thời đại Tân Ước, được Chúa Giêsu thiết lập, để qua đó ban ơn cứu độ cho con người.
d. Truyền giáo là dạy Giáo lý, là Huấn giáo. Chúa Giêsu đã căn dặn: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Mục tiêu của Huấn giáo là dạy cho người ta biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa, giúp cho người Kitô hữu có thể gặp gỡ Chúa, tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, cũng như trong đời sống thực tế hằng ngày. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm, đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
2. Truyền Giáo theo gương Chúa Giêsu
Sứ vụ truyền giáo của Giáo hội thời nào và ở đâu cũng bắt đầu từ mẫu gương Chúa Giêsu.
Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu ưu tiên để ý đến những người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi với 4 hạng người: người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Chúa Giêsu đến với họ, cho họ thấy, Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người. Chúa Giêsu hiến thân đến tột cùng vì tình yêu.
Chúa Giêsu muốn các môn đệ cũng hãy theo gương Thầy, đem Tin Mừng đến cho 4 hạng người đó.Đây cũng là sứ mạng truyền giáo của mỗi kitô hữu.Nói cách khác, truyền giáo là yêu như Chúa Giêsu yêu. Chúa dành tình yêu đặc biệt cho 4 hạng người: người ngoại, người tội lỗi, người bệnh tật và người nghèo.Yêu người ngoại, yêu người tội lỗi, yêu người nghèo và người bệnh tật như thế là truyền giáo theo gương Chúa Giêsu.
Truyền giáo hôm nay phải là giới thiệu, là trình bày, là minh họa, là thuyết phục. Chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho những anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày nơi môi trường mình sống và làm việc. Đời sống của giáo dân là phương tiện truyền giáo hữu hiệu hàng đầu. Muốn truyền giáo, giáo dân phải có lòng đạo nhất định. Việc tái truyền giáo giúp tẩy xóa hay giảm bớt những cách sống phản Tin Mừng nơi người đã có đức tin. Thực tế, chẳng ai lại đi theo một cái Đạo mà ngay cả tín đồ cũng không thực hành Đạo. Cũng chẳng ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Tái truyền giáo sẽ giúp giáo dân đong đầy hành trang là những giá trị Tin Mừng cho cuộc sống, thay cho những lối sống buông thả và thiếu cố gắng xưa nay. Muốn giới thiệu Chúa cho người chưa biết Chúa, người giáo dân phải thấm nhuần đạo lý, sống trong thế thượng phong về luân lý, về đức bác ái và sự công bằng. Như thế, từng cá nhân, từng nhóm và cộng đoàn, mới dấn thân vào việc truyền giáo. “Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình… Như Công đồng Vaticanô II nói: Giáo dân phải hợp tác vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh; là những chứng nhân và đồng thời là những công cụ sống động, họ chia sẻ sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh" (Ad Gentes, 41)”.
3. Giới trẻ dấn thân truyền giáo
Trong Sứ Điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các bạn trẻ hãy đi ra: “Các bạn trẻ thân mến, đừng để cho tính năng động của tuổi trẻ bị dập tắt trong bóng tối của một căn phòng khép kín trong đó cửa sổ duy nhất thông ra thế giới bên ngoài là máy tính và điện thoại thông minh. Hãy mở rộng cánh cửa của cuộc sống các bạn! Cầu xin cho thời gian và không gian của các bạn tràn ngập những mối quan hệ có ý nghĩa, những người thực, là những người các bạn chia sẻ kinh nghiệm thực và cụ thể của bạn về cuộc sống hàng ngày”.
Đức Thánh Cha hy vọng nhiều vào giới trẻ. Ngài nói: “Người trẻ là niềm hy vọng của sứ vụ truyền giáo. Con Người của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng mà Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ. Họ tìm cách hiến thân phục vụ nhân loại với lòng can đảm và nhiệt tâm. Có nhiều người trẻ đang cung cấp sự đoàn kết của họ chống lại các sự dữ của thế gian và tham gia các hình thức khác nhau của đấu tranh và hoạt động tình nguyện…. Đẹp thay khi thấy rằng các người trẻ đang là ‘những người rao giảng ngoài đường’, vui sướng đem Chúa Giêsu ra mọi nẻo đường, mọi quảng trường của thành phố, đến mọi ngóc ngách của trái đất!”.
Trong Sứ Điệp Truyền Giáo Năm 2018, Ngài mời gọi: “Các bạn trẻ thân mến, tận cùng trái đất, đối với các bạn ngày nay, thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt trong đó, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. Dường như tất cả ở trong tầm tay, tất cả đều gần kề. Nhưng nếu không có ơn can dự của cuộc sống chúng ta trong đó, thì dù có vô số các tiếp xúc, chúng ta sẽ không bao giờ đi sâu vào một cuộc sống hiệp thông thực sự. Sứ mạng truyền giáo cho đến tận bờ cõi trái đất đòi phải có sự hiến thân trong ơn gọi được Chúa ban cho chúng ta, Đấng đã đặt chúng ta trên trái đất này (x.Lc 9,23-25). Tôi dám nói rằng, đối với một người trẻ muốn theo Chúa Kitô, điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với ơn gọi của mình”.
Trọng tâm của sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là sự lây lan của tình yêu, nơi đó niềm vui và lòng nhiệt thành được diễn tả bằng ý nghĩa mới khám phá và đầy đủ trong đời sống. Việc lan truyền của đức tin qua “sự thu hút” đòi hỏi những con tim biết cởi mở và biết đưa vòng tay ôm rộng vì tình yêu. (x.Sứ điệp Truyền giáo 2018). Như mọi người khác, người Công Giáo cũng đang hiện diện tại mọi môi trường xã hội hôm nay. Chúng ta cũng làm ăn sinh sống trong mọi lĩnh vực: kinh doanh, sản xuất, buôn bán… với mọi hoàn cảnh từ thương gia đến kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, công nhân viên. Cũng làm việc, cũng mưu sinh, nhưng chúng ta làm việc với tinh thần khác: tinh thần công bình bác ái và phục vụ hy sinh.
Cuộc đời thật cần gương sáng. Gương sáng để đẩy lùi điều xấu. Gương sáng giúp cho xã hội bớt cái xấu và giúp cho cái tốt, cái thiện phát triển mạnh hơn. Gương sáng ở nơi gia đình sẽ giúp cho mọi thành viên sống tốt hơn. Gương sáng nơi học đường sẽ giúp cho nhà trường rạng rỡ hơn. Gương sáng giữa bạn bè sẽ giúp nhau thăng tiến. Gương sáng ở nơi môi trường sống sẽ đẩy lùi những tệ nạn, những trào lưu văn hóa xấu.
Hôm nay là ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo, thiết tưởng chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội có nhiều gương sáng sống đạo, hơn là những người giảng thuyết mà thiếu gương sáng giữa đời.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta, đặc biệt là người trẻ, luôn ý thức được sứ mạng truyền giáo bằng chứng tá của mình, để ra sức sống tinh thần cầu nguyện hy sinh, yêu thương hiệp nhất, đồng thời nỗ lực xây dựng một cuộc sống tốt đạo đẹp đời hầu cho danh Chúa được ngày một cả sáng hơn. Amen.
Chủ đề Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay là “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi giới trẻ dấn thân trong sứ mạng mang Tin Mừng cho tất cả mọi người, cho đến “tận cùng trái đất”.
Đức Thánh Cha nói rằng, mỗi người chúng ta được mời gọi để phản ánh một sự thật là “tôi là một nhà truyền giáo nơi thế gian này”, đó là lý do chúng ta đang ở đây trong thế giới này. “Mỗi người, nam và nữ là một nhà truyền giáo. Để được thu hút và để được sai đi là hai động thái” của trái tim “vì triển vọng tương lai của chúng ta cũng như định hướng cho cuộc đời của chúng ta”.
Truyền giáo là một sứ mạng thiêng liêng cao cả, khởi nguồn từ Thiên Chúa. Qua mọi can dự vào lịch sử loài người, Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm tất cả “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”.
Sứ mạng truyền giáo đã được trao phó cho Giáo Hội. Khi lập Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu cho thấy ý định trao phó sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội sau này (x. Mc 3,13). Trước khi rời các Tông đồ để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã trực tiếp ban mệnh lệnh truyền giáo cho các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), “Anh em hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20).
Chính các Tông đồ và những cộng sự của các ngài đã thừa hành mệnh lệnh này một cách xuất sắc. Trải qua bao khó khăn dọc dài lịch sử, các ngài đã đem Tin Mừng Phục Sinh tới nhiều miền và cho nhiều tâm hồn. Hơn hai ngàn năm qua, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, các thế hệ tông đồ truyền giáo đã nối tiếp nhau mang Tin Mừng đi khắp địa cầu. Như vậy, truyền giáo xuất phát từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô sứ mạng này đã được trao cho Giáo Hội, nhờ Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trung thành và nhiệt thành chu toàn sứ mạng cho đến ngày tận thế.Thực thi sứ mạng truyền giáo là chia sẻ cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, yêu thương đến cùng, yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. Truyền giáo là làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống.
1. Nội dung truyền giáo
Nội dung truyền giáo có 4 công việc quan trọng.
a. Truyền giáo là Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Rao giảng là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Truyền giáo là “loan báo Tin mừng”.
b. Truyền giáo là “thiết lập cộng đoàn các môn đệ”, cộng đoàn những người tin vào Chúa Kitô, cộng đoàn này chính là Giáo Hội. Chúa Giêsu nói rõ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
c. Truyền giáo là “cử hành Phụng vụ và các Bí tích”. Chúa Giêsu cũng nói rõ: “làm phép rửa cho họ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Các Bí tích thuộc về Nhiệm cục Cứu độ của thời đại Tân Ước, được Chúa Giêsu thiết lập, để qua đó ban ơn cứu độ cho con người.
d. Truyền giáo là dạy Giáo lý, là Huấn giáo. Chúa Giêsu đã căn dặn: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Mục tiêu của Huấn giáo là dạy cho người ta biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa, giúp cho người Kitô hữu có thể gặp gỡ Chúa, tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, cũng như trong đời sống thực tế hằng ngày. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm, đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
2. Truyền Giáo theo gương Chúa Giêsu
Sứ vụ truyền giáo của Giáo hội thời nào và ở đâu cũng bắt đầu từ mẫu gương Chúa Giêsu.
Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu ưu tiên để ý đến những người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi với 4 hạng người: người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Chúa Giêsu đến với họ, cho họ thấy, Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người. Chúa Giêsu hiến thân đến tột cùng vì tình yêu.
Chúa Giêsu muốn các môn đệ cũng hãy theo gương Thầy, đem Tin Mừng đến cho 4 hạng người đó.Đây cũng là sứ mạng truyền giáo của mỗi kitô hữu.Nói cách khác, truyền giáo là yêu như Chúa Giêsu yêu. Chúa dành tình yêu đặc biệt cho 4 hạng người: người ngoại, người tội lỗi, người bệnh tật và người nghèo.Yêu người ngoại, yêu người tội lỗi, yêu người nghèo và người bệnh tật như thế là truyền giáo theo gương Chúa Giêsu.
Truyền giáo hôm nay phải là giới thiệu, là trình bày, là minh họa, là thuyết phục. Chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho những anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày nơi môi trường mình sống và làm việc. Đời sống của giáo dân là phương tiện truyền giáo hữu hiệu hàng đầu. Muốn truyền giáo, giáo dân phải có lòng đạo nhất định. Việc tái truyền giáo giúp tẩy xóa hay giảm bớt những cách sống phản Tin Mừng nơi người đã có đức tin. Thực tế, chẳng ai lại đi theo một cái Đạo mà ngay cả tín đồ cũng không thực hành Đạo. Cũng chẳng ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Tái truyền giáo sẽ giúp giáo dân đong đầy hành trang là những giá trị Tin Mừng cho cuộc sống, thay cho những lối sống buông thả và thiếu cố gắng xưa nay. Muốn giới thiệu Chúa cho người chưa biết Chúa, người giáo dân phải thấm nhuần đạo lý, sống trong thế thượng phong về luân lý, về đức bác ái và sự công bằng. Như thế, từng cá nhân, từng nhóm và cộng đoàn, mới dấn thân vào việc truyền giáo. “Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình… Như Công đồng Vaticanô II nói: Giáo dân phải hợp tác vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh; là những chứng nhân và đồng thời là những công cụ sống động, họ chia sẻ sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh" (Ad Gentes, 41)”.
3. Giới trẻ dấn thân truyền giáo
Trong Sứ Điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các bạn trẻ hãy đi ra: “Các bạn trẻ thân mến, đừng để cho tính năng động của tuổi trẻ bị dập tắt trong bóng tối của một căn phòng khép kín trong đó cửa sổ duy nhất thông ra thế giới bên ngoài là máy tính và điện thoại thông minh. Hãy mở rộng cánh cửa của cuộc sống các bạn! Cầu xin cho thời gian và không gian của các bạn tràn ngập những mối quan hệ có ý nghĩa, những người thực, là những người các bạn chia sẻ kinh nghiệm thực và cụ thể của bạn về cuộc sống hàng ngày”.
Đức Thánh Cha hy vọng nhiều vào giới trẻ. Ngài nói: “Người trẻ là niềm hy vọng của sứ vụ truyền giáo. Con Người của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng mà Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ. Họ tìm cách hiến thân phục vụ nhân loại với lòng can đảm và nhiệt tâm. Có nhiều người trẻ đang cung cấp sự đoàn kết của họ chống lại các sự dữ của thế gian và tham gia các hình thức khác nhau của đấu tranh và hoạt động tình nguyện…. Đẹp thay khi thấy rằng các người trẻ đang là ‘những người rao giảng ngoài đường’, vui sướng đem Chúa Giêsu ra mọi nẻo đường, mọi quảng trường của thành phố, đến mọi ngóc ngách của trái đất!”.
Trong Sứ Điệp Truyền Giáo Năm 2018, Ngài mời gọi: “Các bạn trẻ thân mến, tận cùng trái đất, đối với các bạn ngày nay, thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt trong đó, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. Dường như tất cả ở trong tầm tay, tất cả đều gần kề. Nhưng nếu không có ơn can dự của cuộc sống chúng ta trong đó, thì dù có vô số các tiếp xúc, chúng ta sẽ không bao giờ đi sâu vào một cuộc sống hiệp thông thực sự. Sứ mạng truyền giáo cho đến tận bờ cõi trái đất đòi phải có sự hiến thân trong ơn gọi được Chúa ban cho chúng ta, Đấng đã đặt chúng ta trên trái đất này (x.Lc 9,23-25). Tôi dám nói rằng, đối với một người trẻ muốn theo Chúa Kitô, điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với ơn gọi của mình”.
Trọng tâm của sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là sự lây lan của tình yêu, nơi đó niềm vui và lòng nhiệt thành được diễn tả bằng ý nghĩa mới khám phá và đầy đủ trong đời sống. Việc lan truyền của đức tin qua “sự thu hút” đòi hỏi những con tim biết cởi mở và biết đưa vòng tay ôm rộng vì tình yêu. (x.Sứ điệp Truyền giáo 2018). Như mọi người khác, người Công Giáo cũng đang hiện diện tại mọi môi trường xã hội hôm nay. Chúng ta cũng làm ăn sinh sống trong mọi lĩnh vực: kinh doanh, sản xuất, buôn bán… với mọi hoàn cảnh từ thương gia đến kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, công nhân viên. Cũng làm việc, cũng mưu sinh, nhưng chúng ta làm việc với tinh thần khác: tinh thần công bình bác ái và phục vụ hy sinh.
Cuộc đời thật cần gương sáng. Gương sáng để đẩy lùi điều xấu. Gương sáng giúp cho xã hội bớt cái xấu và giúp cho cái tốt, cái thiện phát triển mạnh hơn. Gương sáng ở nơi gia đình sẽ giúp cho mọi thành viên sống tốt hơn. Gương sáng nơi học đường sẽ giúp cho nhà trường rạng rỡ hơn. Gương sáng giữa bạn bè sẽ giúp nhau thăng tiến. Gương sáng ở nơi môi trường sống sẽ đẩy lùi những tệ nạn, những trào lưu văn hóa xấu.
Hôm nay là ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo, thiết tưởng chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội có nhiều gương sáng sống đạo, hơn là những người giảng thuyết mà thiếu gương sáng giữa đời.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta, đặc biệt là người trẻ, luôn ý thức được sứ mạng truyền giáo bằng chứng tá của mình, để ra sức sống tinh thần cầu nguyện hy sinh, yêu thương hiệp nhất, đồng thời nỗ lực xây dựng một cuộc sống tốt đạo đẹp đời hầu cho danh Chúa được ngày một cả sáng hơn. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:08 17/10/2018
10. BẮT LẠI CHÂU CHẤU
Lúc Tiền Mục Bộ làm huyện lệnh ở Như Cao, thì trời u ám và có loạn châu chấu.
Huyện kế bên là Thái Hưng cũng có rất nhiều châu chấu, nhưng huyện lệnh lại báo cáo láo về tình trạng ấy với thượng cấp: “Trong huyện của tôi không có châu chấu.”
Thượng cấp không tin, đích thân đi đến huyện Thái Hưng xem xét tại chỗ, phát hiện có rất nhiều châu chấu, lập tức nghiêm khắc hỏi huyện lệnh thì huyện lệnh lại biện luận nói:
- “Trước đây bổn huyện không có châu chấu, đó là châu chấu ở bên huyện Như Cao bay lại đấy chứ.”
Tiếp theo đó, thượng cấp bèn phái người cầm công văn của quan phủ thông tri cho huyện lệnh Như Cao, yêu cầu họ nổ lực gia tăng bắt giết châu chấu, không để cho chúng nó xâm nhập vào huyện bên cạnh.
Tiền Mục Bộ coi công văn xong, liền viết bên dưới phần trống của công văn:
- “Châu chấu là do thiên tai chứ không phải là do bổn huyện bất tài, mặc dù quý vị nói châu chấu từ bổn huyện bay qua thì xin quý huyện bắt lại giùm, xin đa tạ.”
(Hài ngữ)
Suy tư 10:
Thiên tai tức là tai nạn do trời mà đến, địa chấn là tai hoạ do đất mà ra, nhân hoạ là tai hoạ do người mà có, nhưng trong ba cái tai hoạ này thì cái đáng sợ nhất chính là nhân hoạ, tức là tai hoạ do con người chủ mưu mà có. Thiên tai không nhắm vào một cá nhân nào, địa chấn cũng không vì một người nào, nhưng nhân hoạ là có mục đích rõ ràng của người gây tai hoạ.
Con người ta tức nhau vì một...tiếng gáy, tức là tranh nhau từng cái nhỏ mọn không xứng đáng.
Có người vì thấy đồng sự làm việc trội hơn mình nên tức khí đi nói xấu và tìm khuyết điểm của họ để tâu với thượng cấp: nhân hoạ.
Có người không thích người khác giỏi hơn mình, nên đi tìm cách hạ bệ anh em trong bóng tối: nhân hoạ.
Có người thấy gia đình hàng xóm làm ăn phát đạt, máu ganh tức nổi lên, nên âm thầm đi tố cáo với chính quyền về những chuyện không đáng gì của họ: nhân hoạ.
Con người ta càng có trí thức thì cái hoạ do họ gây ra càng lớn hơn, nhưng người lâu nay có tiếng là đạo đức mà gây ra tai hoạ thì hậu quả càng khủng khiếp hơn quả bom nguyên tử nhiều lần: nó làm chết linh hồn người ta.
Nhân họa là do lòng dạ thâm hiểm mà ra, nhân họa cũng là do lòng kiêu ngạo mà ra’, là do ghen ghét, ích kỷ, thù hận mà có.v.v...Tóm lại, nhân họa là vì trong tâm hồn không có tình yêu của Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lúc Tiền Mục Bộ làm huyện lệnh ở Như Cao, thì trời u ám và có loạn châu chấu.
Huyện kế bên là Thái Hưng cũng có rất nhiều châu chấu, nhưng huyện lệnh lại báo cáo láo về tình trạng ấy với thượng cấp: “Trong huyện của tôi không có châu chấu.”
Thượng cấp không tin, đích thân đi đến huyện Thái Hưng xem xét tại chỗ, phát hiện có rất nhiều châu chấu, lập tức nghiêm khắc hỏi huyện lệnh thì huyện lệnh lại biện luận nói:
- “Trước đây bổn huyện không có châu chấu, đó là châu chấu ở bên huyện Như Cao bay lại đấy chứ.”
Tiếp theo đó, thượng cấp bèn phái người cầm công văn của quan phủ thông tri cho huyện lệnh Như Cao, yêu cầu họ nổ lực gia tăng bắt giết châu chấu, không để cho chúng nó xâm nhập vào huyện bên cạnh.
Tiền Mục Bộ coi công văn xong, liền viết bên dưới phần trống của công văn:
- “Châu chấu là do thiên tai chứ không phải là do bổn huyện bất tài, mặc dù quý vị nói châu chấu từ bổn huyện bay qua thì xin quý huyện bắt lại giùm, xin đa tạ.”
(Hài ngữ)
Suy tư 10:
Thiên tai tức là tai nạn do trời mà đến, địa chấn là tai hoạ do đất mà ra, nhân hoạ là tai hoạ do người mà có, nhưng trong ba cái tai hoạ này thì cái đáng sợ nhất chính là nhân hoạ, tức là tai hoạ do con người chủ mưu mà có. Thiên tai không nhắm vào một cá nhân nào, địa chấn cũng không vì một người nào, nhưng nhân hoạ là có mục đích rõ ràng của người gây tai hoạ.
Con người ta tức nhau vì một...tiếng gáy, tức là tranh nhau từng cái nhỏ mọn không xứng đáng.
Có người vì thấy đồng sự làm việc trội hơn mình nên tức khí đi nói xấu và tìm khuyết điểm của họ để tâu với thượng cấp: nhân hoạ.
Có người không thích người khác giỏi hơn mình, nên đi tìm cách hạ bệ anh em trong bóng tối: nhân hoạ.
Có người thấy gia đình hàng xóm làm ăn phát đạt, máu ganh tức nổi lên, nên âm thầm đi tố cáo với chính quyền về những chuyện không đáng gì của họ: nhân hoạ.
Con người ta càng có trí thức thì cái hoạ do họ gây ra càng lớn hơn, nhưng người lâu nay có tiếng là đạo đức mà gây ra tai hoạ thì hậu quả càng khủng khiếp hơn quả bom nguyên tử nhiều lần: nó làm chết linh hồn người ta.
Nhân họa là do lòng dạ thâm hiểm mà ra, nhân họa cũng là do lòng kiêu ngạo mà ra’, là do ghen ghét, ích kỷ, thù hận mà có.v.v...Tóm lại, nhân họa là vì trong tâm hồn không có tình yêu của Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:10 17/10/2018
59. Chỉ có Thiên Chúa mới thánh hóa con người, giống như chỉ có lửa mới có thể làm nóng chảy các đồ vật vậy.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha Barron của Los Angeles: Người trẻ cần được thách thức cả về trí tuệ lẫn đạo đức
Đặng Tự Do
00:51 17/10/2018
Việc vươn ra với những người trẻ cần được đi kèm với một lời mời gọi hướng đến sự thánh thiện và hoán cải.
Những người trẻ tuổi đang “đói sứ mệnh”. Đức Giám Mục Robert Barron nói như trên hôm thứ Sáu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, được triệu tập để thảo luận về người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.
“Họ khao khát được tham gia trong đời sống của Giáo Hội, và được tiến ra cánh đồng công bố Chúa với thế giới,” Đức Cha Barron nói tại một cuộc họp báo tại Vatican hôm 12 tháng Mười.
Đức Cha Barron, Giám Mục Phụ Tá Los Angeles, là một trong các đại biểu được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đề cử. Ngài đã hô hào trong các cuộc thảo luận trong và xung quanh Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên rằng những người trẻ tuổi nên được thách đố cả về trí tuệ lẫn đạo đức.
Trong phát biểu kéo dài bốn phút của ngài tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngài kêu gọi việc đào tạo một nhận thức tôn giáo toàn diện và sâu sắc hơn cho những người trẻ, đặc biệt là trong hai lãnh vực giáo lý và hộ giáo.
“Trong nhiều thập kỷ qua, những người trẻ trong các trường trung học Công Giáo của chúng ta đã đọc Shakespeare trong các lớp văn học, Homer trong các lớp học tiếng Latin, Einstein trong những lớp vật lý, nhưng, tại sao quá thường khi họ chỉ được học các sách giáo khoa hời hợt về tôn giáo?” Đức Cha Barron đã nêu ra câu hỏi trên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.
Khi trả lời một câu hỏi về cách thức Giáo Hội nên tiếp cận với những người trẻ có khuynh hướng đồng tính, ngài nói thêm rằng việc đón nhận và tiếp cận với những người trẻ cần phải được đi kèm với một lời mời gọi nên thánh và hoán cải.
“Như mọi khi, động thái đầu tiên của Giáo Hội khi tiếp cận với mọi người, người đồng tính nam hay đồng tính nữ cũng thế, đó là nói…‘Anh chị em là con yêu dấu của Thiên Chúa’” Đức Cha Barron nói với các phóng viên ở Rôma. “Dưới tiêu chí đó mà Giáo hội thực hiện công việc của mình.”
“Nhưng, sau khi nói điều đó, Giáo Hội cũng kêu gọi mọi người hoán cải. Chúa Giêsu mời gọi mọi người, nhưng sau đó Ngài luôn hướng mọi người đến sự sung mãn của cuộc sống. Cũng thế, Giáo hội cũng có một tập hợp các đòi buộc luân lý cho tất cả mọi người, và Giáo Hội mời gọi họ hoán cải”.
Ngài nhấn mạnh rằng: “Âu lo của tôi là thuật ngữ ‘bao gồm’ mang nặng tính thế tục quá. Theo tôi, ta nên sử dụng từ ‘yêu mến’”.
“Giáo hội vươn ra với lòng yêu mến, và yêu mến nghĩa là ‘mong muốn điều tốt cho người khác,’ và đôi khi điều đó có nghĩa là mời gọi họ hoán cải và thay đổi cuộc sống.”
“Tôi nghĩ rằng đó phải là thái độ của Giáo Hội trong cả hai khoảnh khắc [đón nhận và bao gồm]. Tất nhiên là vươn ra trong tình mến, nhưng đón nhận và bao gồm không có nghĩa là chúng ta không được kêu gọi người ta hoán cải.”
Đức Cha Barron cũng đề cập đến ý tưởng theo đó nhiều người trẻ sẽ được mời gọi sống thánh thiện thông qua một cuộc sống gia đình quảng đại, khi ngài nhắc đến lễ tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục hôm 14 tháng Mười.
Biến cố tuyên thánh vào ngày Chúa Nhật là “một khoảnh khắc kỷ niệm tính chất tiên tri trong thông điệp Sự Sống Con Người - Humanae Vitae,” Đức Cha Barron nói.
Source: Catholic Herald Bishop Barron at Synod of Bishops: Young people are ‘hungry for mission’
Những người trẻ tuổi đang “đói sứ mệnh”. Đức Giám Mục Robert Barron nói như trên hôm thứ Sáu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, được triệu tập để thảo luận về người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.
“Họ khao khát được tham gia trong đời sống của Giáo Hội, và được tiến ra cánh đồng công bố Chúa với thế giới,” Đức Cha Barron nói tại một cuộc họp báo tại Vatican hôm 12 tháng Mười.
Đức Cha Barron, Giám Mục Phụ Tá Los Angeles, là một trong các đại biểu được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đề cử. Ngài đã hô hào trong các cuộc thảo luận trong và xung quanh Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên rằng những người trẻ tuổi nên được thách đố cả về trí tuệ lẫn đạo đức.
Trong phát biểu kéo dài bốn phút của ngài tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngài kêu gọi việc đào tạo một nhận thức tôn giáo toàn diện và sâu sắc hơn cho những người trẻ, đặc biệt là trong hai lãnh vực giáo lý và hộ giáo.
“Trong nhiều thập kỷ qua, những người trẻ trong các trường trung học Công Giáo của chúng ta đã đọc Shakespeare trong các lớp văn học, Homer trong các lớp học tiếng Latin, Einstein trong những lớp vật lý, nhưng, tại sao quá thường khi họ chỉ được học các sách giáo khoa hời hợt về tôn giáo?” Đức Cha Barron đã nêu ra câu hỏi trên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.
Khi trả lời một câu hỏi về cách thức Giáo Hội nên tiếp cận với những người trẻ có khuynh hướng đồng tính, ngài nói thêm rằng việc đón nhận và tiếp cận với những người trẻ cần phải được đi kèm với một lời mời gọi nên thánh và hoán cải.
“Như mọi khi, động thái đầu tiên của Giáo Hội khi tiếp cận với mọi người, người đồng tính nam hay đồng tính nữ cũng thế, đó là nói…‘Anh chị em là con yêu dấu của Thiên Chúa’” Đức Cha Barron nói với các phóng viên ở Rôma. “Dưới tiêu chí đó mà Giáo hội thực hiện công việc của mình.”
“Nhưng, sau khi nói điều đó, Giáo Hội cũng kêu gọi mọi người hoán cải. Chúa Giêsu mời gọi mọi người, nhưng sau đó Ngài luôn hướng mọi người đến sự sung mãn của cuộc sống. Cũng thế, Giáo hội cũng có một tập hợp các đòi buộc luân lý cho tất cả mọi người, và Giáo Hội mời gọi họ hoán cải”.
Ngài nhấn mạnh rằng: “Âu lo của tôi là thuật ngữ ‘bao gồm’ mang nặng tính thế tục quá. Theo tôi, ta nên sử dụng từ ‘yêu mến’”.
“Giáo hội vươn ra với lòng yêu mến, và yêu mến nghĩa là ‘mong muốn điều tốt cho người khác,’ và đôi khi điều đó có nghĩa là mời gọi họ hoán cải và thay đổi cuộc sống.”
“Tôi nghĩ rằng đó phải là thái độ của Giáo Hội trong cả hai khoảnh khắc [đón nhận và bao gồm]. Tất nhiên là vươn ra trong tình mến, nhưng đón nhận và bao gồm không có nghĩa là chúng ta không được kêu gọi người ta hoán cải.”
Đức Cha Barron cũng đề cập đến ý tưởng theo đó nhiều người trẻ sẽ được mời gọi sống thánh thiện thông qua một cuộc sống gia đình quảng đại, khi ngài nhắc đến lễ tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục hôm 14 tháng Mười.
Biến cố tuyên thánh vào ngày Chúa Nhật là “một khoảnh khắc kỷ niệm tính chất tiên tri trong thông điệp Sự Sống Con Người - Humanae Vitae,” Đức Cha Barron nói.
Source: Catholic Herald Bishop Barron at Synod of Bishops: Young people are ‘hungry for mission’
Hai Giám Mục Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên mời Đức Thánh Cha sang thăm Hoa Lục
Đặng Tự Do
04:13 17/10/2018
Hai giám mục Công Giáo từ Trung Quốc lần đầu tiên được nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phép tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Vatican đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đất nước của họ, một tờ báo Công Giáo cho biết như trên hôm thứ Ba 16 tháng 10.
Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭) của Diên An, và Giám mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức đã tham dự hai tuần đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên với các giám mục từ khắp nơi trên thế giới, và được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng hàng ngày. Hai vị đang trên đường trở về Trung Quốc.
Sự hiện diện của họ là dấu chỉ cụ thể đầu tiên của sự tan băng trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào tháng trước về việc bổ nhiệm các giám mục ở nước cộng sản này.
“Trong khi chúng tôi ở đây, chúng tôi đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Trung Quốc,” Giám mục Giuse Quách Kim Tài nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire (Tương Lai), là nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Theo thông lệ ngoại giao, Đức Thánh Cha chỉ có thể tông du đến một quốc gia nếu nhận được lời mời từ Hội Đồng Giám Mục và nhà lãnh đạo của quốc gia đó.
Hiện nay, Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc không tồn tại. Cơ chế được gọi là “Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc” hiện nay do đảng cộng sản đề ra và Tòa Thánh chưa công nhận.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh của chiến dịch triệt hạ thánh giá kéo dài trong suốt 5 năm qua, và những bách hại không ngưng nghỉ tất cả các Giáo Hội Kitô tại Hoa Lục, phải có một đầu óc lạc quan lắm người ta mới có thể tin rằng trong một tương lai gần Đại Đế Tập Cận Bình sẽ đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giám mục Giuse Quách Kim Tài, đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc, phó chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước, đại biểu Quốc Hội Khoá 13 của Trung Quốc cho biết ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện cho điều ấy xảy ra.
Ngài nói: “Sự hiện diện của chúng tôi ở đây thường được xem là một điều không thể nào nhưng giờ đây nó trở thành một hiện thực. Vì thế, không có gì là không thể”.
Source: Avvenire I vescovi cinesi. «Esserci è stato un miracolo. Abbiamo invitato il Papa in Cina»
Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭) của Diên An, và Giám mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức đã tham dự hai tuần đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên với các giám mục từ khắp nơi trên thế giới, và được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng hàng ngày. Hai vị đang trên đường trở về Trung Quốc.
Sự hiện diện của họ là dấu chỉ cụ thể đầu tiên của sự tan băng trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào tháng trước về việc bổ nhiệm các giám mục ở nước cộng sản này.
“Trong khi chúng tôi ở đây, chúng tôi đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Trung Quốc,” Giám mục Giuse Quách Kim Tài nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire (Tương Lai), là nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Theo thông lệ ngoại giao, Đức Thánh Cha chỉ có thể tông du đến một quốc gia nếu nhận được lời mời từ Hội Đồng Giám Mục và nhà lãnh đạo của quốc gia đó.
Hiện nay, Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc không tồn tại. Cơ chế được gọi là “Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc” hiện nay do đảng cộng sản đề ra và Tòa Thánh chưa công nhận.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh của chiến dịch triệt hạ thánh giá kéo dài trong suốt 5 năm qua, và những bách hại không ngưng nghỉ tất cả các Giáo Hội Kitô tại Hoa Lục, phải có một đầu óc lạc quan lắm người ta mới có thể tin rằng trong một tương lai gần Đại Đế Tập Cận Bình sẽ đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giám mục Giuse Quách Kim Tài, đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc, phó chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước, đại biểu Quốc Hội Khoá 13 của Trung Quốc cho biết ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện cho điều ấy xảy ra.
Ngài nói: “Sự hiện diện của chúng tôi ở đây thường được xem là một điều không thể nào nhưng giờ đây nó trở thành một hiện thực. Vì thế, không có gì là không thể”.
Source: Avvenire I vescovi cinesi. «Esserci è stato un miracolo. Abbiamo invitato il Papa in Cina»
Lũ lụt tại Pháp : Một nữ đan sĩ bị nước cuốn trôi
Lê Đình Thông
08:00 17/10/2018
Tu viện Burning Bush và hàng cây trắc bá nơi vị nữ tu an nghỉ đều là những biểu tượng có trong Cựu ước :
- Cây trắc bá :’’ Vua Đa-vít và toàn thể nhà Ít-ra-en vui đùa trước nhan ĐỨC CHÚA, với mọi thứ nhạc cụ bằng gỗ trắc bá, với đàn cầm đàn sắt, trống con, chũm choẹ, thanh la.’’ (2 Sm 6,5) ;
- Burning Bush (Việt : Bụi cây Bốc cháy - Pháp : Buisson Ardent) : ‘‘Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi? "Đức Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Mô-sê! Mô-sê! " Ông thưa: "Dạ, tôi đây! " Người phán: "Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.’’ (Xh 3,1-6)
Ấn bản ngày 15/10/2010 của nhật báo Le Midi Libre cho biết trong đan viện, tất cả đều bị nhận chìm. Chỉ riêng bức danh họa ‘‘Bụi cây Bốc Cháy’’ là còn nguyên vẹn.
Đan viện Burning Bush tọa lạc ở thị trấn La Barthe Haute thuộc tỉnh Aude, miền Nam nước Pháp. Chính nơi đây, các nhà khảo cổ phát hiện có người sinh sống khoảng 1 triệu 5 trăm ngàn năm trước Công nguyên. Họ sống trong các ụ đất. Các di chỉ tìm thấy là sọ người và các dụng cu sinh sống khác.
Lê Đình Thông
Phúc Trình Các Nhóm Nhỏ về Phần II của Tài Liệu Làm Việc, tiếp theo
Vũ Văn An
16:20 17/10/2018
Các Nhóm nói tiếng Anh
Khi tìm cách chau chuốt sự hiểu biết về ơn gọi của Tài Liệu Làm Việc, một nhóm nói tiếng Anh đã đề nghị phải phân biệt giữa “‘ơn gọi hiện hữu’ (ơn gọi vào các bậc sống đặc thù) và 'ơn gọi hành động' (ơn gọi vào một chuyên nghề, sự nghiệp, việc tông đồ) vv)”.
Cũng có gợi ý cho rằng vì tài liệu cuối cùng sẽ không giới hạn vào người Công Giáo mà thôi, nhưng nói với “mọi người thiện chí”, nên phải chú ý đến “những người không thống thuộc tôn giáo” (nones), và do đó, cần phải “coi ơn gọi căn bản của con người là ơn gọi yêu thương”. Nhóm tiếp tục bổ sung rằng đối với các Kitô hữu, tình yêu "mang một cái tên, và cái tên đó là Giêsu".
Còn đối với các ơn gọi đặc thù của người trẻ, một nhóm nói rằng tài liệu nên chỉ rõ “ơn thánh đặc biệt và lâu dài được làm người trẻ”, coi nó như một giai đoạn đặc biệt trong đời sống.
Nhiều nhóm ghi nhận sự cần thiết phải chú ý nhiều hơn đến Bí Tích Thêm Sức, coi yếu tính của nó như lòng mong muốn “một Lễ Hiện Xuống mới” trong Giáo Hội, nơi Thêm Sức không bị coi như một việc “tốt nghiệp” để xa rời đời sống Giáo Hội, mà đúng hơn như một thời điểm để trẻ trung hóa.
Một bí tích khác – bí tích Hòa Giải - được trình bày như bí tích nền tảng cho diễn trình đồng hành, với một nhóm lưu ý rằng bí tích này cung cấp một loại đồng hành đặc biệt hoặc đặc thù, có tính thiêng liêng và tâm lý trong bản chất.
Một nhóm cho rằng một loại đồng hành có tính truyền thống, hay “thông thường” hơn được tìm thấy trong gia đình. Nhóm này viết: "Thông thường cha mẹ là những người biết con cái của họ tốt nhất và là những người được con cái tin tưởng".
Nhóm cũng khuyến cáo phải có một tiết đặc biệt nói về việc đồng hành với các cá nhân đính hôn và mới kết hôn, tương tự như tiết đã có sẵn nói về việc đồng hành với những người bước vào đời sống tu trì.
Trong khi việc đồng hành "nên được thực hiện trong một bầu khí thân hữu, tin tưởng và ấm áp", một nhóm nhấn mạnh rằng không nên để mất "tính khách quan" trong diễn trình này.
Tương tự như thế, một nhóm khác nêu bật ngôn ngữ liên quan đến “lương tâm”, lưu ý rằng nó không nên mang tính cá nhân, mà đúng hơn là một điều gì đó được thực hiện trong cộng đồng. Nhóm viết thêm: "Chúng tôi cảm thấy việc dẫn nhập cụm từ đơn giản ‘một lương tâm được đào tạo tốt "có thể dùng để loại bỏ bất cứ mối ưu tư nào về chủ quan tính".
Cuối cùng, một chủ đề nổi bật khác nơi các nhóm nói tiếng Anh là "niềm vui" - bắt đầu với chính niềm vui tìm thấy trong chính hội trường Thượng Hội Đồng.
Một lần nữa, sự hiện diện thể lý của người trẻ đã được đề cập, lưu ý rằng phòng họp “trở nên sống động,” khi họ lên tiếng.
Một nhóm báo cáo một giám mục đã nhận xét: "Tôi chưa bao giờ nhận ra một Thượng Hội Đồng lại có thể vui nhộn đến thế!"
Bên trong các báo cáo, có một cuộc thảo luận về việc sự thánh thiện và tự hiến mình phải là một thao tác hân hoan như thế nào. "Nó không phải là chuyện nghiến răng để chu toàn nhiệm vụ của mình", một nhóm kết luận như thế.
Một nhóm khác nói rằng “Điều quan trọng là nhắc nhở chính chúng ta rằng một đời sống đức tin và vui tươi trong Chúa Kitô không bị cản trở bởi bất cứ giới hạn nào của tâm trí hay cơ thể con người, bởi các khuyết tật hay hoàn cảnh xã hội”.
Các Nhóm nói Tiếng Đức
Trong báo cáo của mình, các vị giám mục Đức đã bác bỏ ý tưởng cho rằng đời sống Kitô giáo ở thế kỷ 21 là “một khu khép kín (ghetto)”; các ngài bày tỏ “lời đồng ý căn bản” đối với thế giới thế tục hiện đại. Tuy nhiên, các ngài kêu gọi phải có khả năng "biện biệt" trong suy nghĩ về thế giới, kể cả các lực lượng "khiến nhiều người trẻ bất an hơn hoặc làm gia tăng kinh nghiệm tha hóa một cách quá đáng”.
Trong thế giới đó, các vị nói tiếng Đức kêu gọi phải có lòng khiêm nhường khi mời gọi người trẻ tham gia.
Các ngài nhấn mạnh rằng "Chúng tôi như những người trọng tuổi muốn đề kháng cơn cám dỗ tự coi mình như biết mọi điều về việc cuộc sống của người trẻ nên diễn ra như thế nào và cuộc sống thành công của họ nên như thế nào"; các ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc lắng nghe người trẻ và tìm "các dấu vết cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa” nơi họ.
Tuy nhiên, các ngài nói rằng điều trên không có nghĩa người trọng tuổi không có gì để cung ứng.
“Chúng tôi cũng muốn trở thành bạn đồng hành, học cách giúp đỡ người khác bằng chính kinh nghiệm sống lâu hơn của mình, những người đã học được nhiều hơn một chút khi nhìn lại việc các bối cảnh, kinh nghiệm, quyết định và điều cho là trùng hợp trong đời sống đã được hòa trộn ra sao để trở thành hình thức của một đời sống được sống một cách độc đáo”.
Các ngài viết thêm: Thiên Chúa "suy nghĩ rất lớn" đối với mọi người. Các ngài nói "Chúng tôi tin rằng, giống một nghệ sĩ đầy yêu thương, Người đã tạo hình cho từng trái tim để bản thân Người có thể mỗi ngày mỗi cư ngụ nhiều hơn trong đó".
Về chủ đề ơn gọi, các nhóm tiếng Đức nhấn mạnh rằng nó không phải là một biến cố diễn ra “một lần”. Các ngài nói: “Chúng tôi tin rằng cảm thức ơn gọi nơi một con người có thể lớn lên và thâm hậu hóa nhờ sự cam kết cụ thể với thực tại, sự chấp nhận trách nhiệm, cuộc gặp gỡ với các đồng loại nhân bản, cuộc gặp gỡ cụ thể với Chúa Kitô trong cầu nguyện, trong Lời Người, trong các bí tích, và trong trải nghiệm cộng đồng về Giáo Hội”.
Cuối cùng, khi thảo luận đến các loại “đồng hành” mà người trẻ cần nơi Giáo Hội, các vị giáo phẩm Đức kêu gọi phải cảnh giác trước khả thể bị lạm dụng.
Các ngài nhấn mạnh "Điều đặc biệt quan trọng đối với chúng ta là chỉ ra nguy cơ lạm dụng trong cộng đồng: lạm dụng quyền lực, lạm dụng niềm tin, lạm dụng trong việc tạo ra một mối liên hệ phụ thuộc không tự do hoặc bạo lực tình dục".
Nhóm nói tiếng Đức do Giám mục Felix Genn của Münster điều hợp, với Giám mục Stefan Oster của Passau (giáo phận nguyên quán của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđictô XVI) đóng vai trò phúc trình viên, nghĩa là người soạn thảo phúc trình.
Các Nhóm nói tiếng Pháp
Các giám mục nói tiếng Pháp tập trung vào ba điểm: đồng hành, biện phân và ơn gọi. Hai trong số ba nhóm nói ngôn ngữ này nhấn mạnh các hồng phúc được các người trẻ đại diện cho, không những trong Giáo Hội Công Giáo mà cả trong xã hội nói chung.
Có nhận xét cho rằng “Giáo hội của chúng ta, với một truyền thống phong phú liên quan tới giáo dục và đồng hành (theo ý kiến của chúng tôi, được nhấn mạnh quá ít trong Tài Liệu Làm Việc), phải có khả năng bước đi với người trẻ trên đường tiến tới sự thánh thiện”.
Về khía cạnh đồng hành, các giám mục nhấn mạnh đến khía cạnh bản thân và cộng đồng của thuật ngữ và tầm quan trọng của việc tìm ra các phương pháp thích đáng để gợi hứng cho đức tin nơi giới trẻ trong một thế giới ngày càng hoàn cầu hóa và đa văn hóa.
Nhóm cho rằng phần thứ hai của tài liệu "quá tập trung vào chiều kích bản thân của việc đồng hành và bỏ qua vai trò căn bản của các gia đình và các nhóm tuổi trẻ trong việc phát triển đức tin của họ".
Nhóm nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thiết lập một sự cân bằng giữa việc đưa người trẻ gần lại hơn với đức tin Công Giáo và việc tôn trọng tự do và độc lập bản thân của họ. Các giám mục cho rằng: Bất kể theo nhóm hoặc theo cá nhân, việc đồng hành "không thể được tùy hứng", và các ngài đề nghị nên tổ chức các khóa đào tạo đặc biệt cho thừa tác vụ tuổi trẻ và các nhóm giám sát.
Các nhóm nói tiếng Pháp cho rằng: Việc đào tạo liên tục là điều quan trọng, cũng như việc tạo cơ hội để người trẻ đảm nhận trách nhiệm trong Giáo Hội đối với “sứ mệnh minh nhiên thông truyền đức tin”.
Nói về các ơn gọi, các giám mục nói rằng ở một số điểm, Tài Liệu Làm Việc dường như chỉ nói đến một sự hiểu biết có tính giáo sĩ quá mức đối với hạn từ; các ngài nói thêm rằng thay vào đó, ơn gọi là một lời kêu gọi đem lại cho mọi người có đức tin các xu hướng và suy nghĩ đúng đắn.
Các vị viết: ơn gọi “là nguồn gốc của đức tin, sự công chính hóa và là cùng đích của hiện hữu con người, của đời sống Kitô hữu trong Giáo hội. Hơn nữa, ơn gọi thần thiêng này được ngỏ cùng mọi con người nhân bản. Nó không dành riêng cho các chi thể của Giáo Hội mà thôi”.
Về sự biện phân, các giám mục nhận xét rằng khi cho phép người trẻ lãnh nhận ơn thánh đức tin, “họ được kêu gọi sống kinh nghiệm vượt qua nhờ thánh giá, mỗi ngày trong đời sống họ, tự bản thân mình và trong Giáo Hội”.
Các Nhóm nói tiếng Ý
Trong các nhóm nói tiếng Ý, phúc trình vòng hai của các nhóm nhỏ tập trung chủ yếu vào tầm quan trọng của việc đồng hành, và việc này có hình dáng ra sao trong các ngữ cảnh khác nhau. Hầu hết các nhóm nhấn mạnh nhiều đến sách thánh, và các ngài cũng đề cập đến việc cần phải thực tiễn về tình huống người trẻ và ý thức được cả hai khía cạnh tích cực mà họ mang lại nhưng cả các thách thức họ đang phải đương đầu.
Nhóm đầu tiên, do Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám mục phó của Rôma, phối hợp và Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người đứng đầu Học viện Giáo hoàng về Đời sống, tập chú vào điều Giáo hội vốn gọi là ơn gọi nên thánh phổ quát, công lý và hòa bình, và tầm quan trọng của việc đồng hành với người trẻ.
Sách thánh là một phần quan trọng trong các suy tư của nhóm, với câu chuyện về nhân vật sách thánh Samuel, vốn được đề nghị làm một hình ảnh cho thấy Thiên Chúa kêu gọi một con người ra sao, với sự kiên nhẫn và tôn trọng tự do của họ.
Về mặt đồng hành, nhóm nói rằng tuổi trẻ phải “lắng nghe Thiên Chúa trước hết”, nhưng họ cần những điển hình tốt, có thể hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn họ trong các quyết định họ đưa ra, đồng thời ý thức được các yếu điểm của họ.
Trong nhóm thứ hai, do Đức Hồng Y Fernando Filoni, Bộ Trưởng Truyền giảng Tin Mừng Các Dân Tộc của Vatican, và Tổng Giám mục Bruno Forte, một thành viên của hội đồng tổ chức thượng hội đồng, đã phát biểu mối quan tâm này là ít nhất trong một phần của tài liệu làm việc của thượng hội đồng, có một tầm nhìn “lạc quan quá mức” về thực tại giới trẻ.
Nhóm cho biết “Cần lưu ý rằng bản nhiên sau nguyên tội đã bị thương tổn, và điều cần là phải tránh mọi tuyên bố tự lấy mình làm đủ; các ngài bác bỏ ý tưởng cho rằng việc tự thể hiện của con người đã đủ”; các ngài nói thêm: mọi người , người trẻ và những người đồng hành với họ, đều là những người có tội đã được tha thứ.
Các ngài cũng nói về việc đồng hành và tầm quan trọng của việc giúp đỡ người trẻ vượt qua các câu hỏi và nghi ngờ của họ; các ngài nói thêm rằng thời gian của tuổi trẻ "không phải chỉ là một phước lành, mà còn là một thách thức, và các yếu điểm của chúng ta cần được xử lý".
Nhóm cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải chuẩn bị đầy đủ cho những người đồng hành với người trẻ, những người mà theo các ngài không phải chỉ là các linh mục, mà có thể là "bất cứ người nào đã chịu phép rửa đều có thể dấn thân phục vụ người trẻ một cách rộng lượng, với đức tin và việc chuẩn bị thích đáng".
Trong nhóm thứ ba, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, đứng đầu Hội đồng Văn hóa của Vatican, và Đức Giám Mục Pietro Maria Fragnelli của Trapani, Ý, đã chú ý đến sự đa dạng của các thách thức mà người trẻ đang phải đối đầu tùy nơi họ đang hiện diện, với việc đặc biệt nhắc đến Iraq, Mexico và một nữ tu xuất thân từ châu Á.
Các ngài nói đến việc kết hợp “sự nhiệt tình và rủi ro” trong đức tin, với các trích dẫn sách thánh và Công đồng Vatican thứ hai, đặc biệt là các đoạn sách thánh đề cập đến sứ mệnh của các môn đệ.
Các ngài nói rằng bất chấp người ta là ai, họ đến từ đâu, hay họ thuộc nghi lễ gì, “sứ mệnh của Giáo Hội vẫn tiếp diễn là sứ mệnh biết đánh giá sức mạnh của người trẻ và hỗ trợ sự yếu đuối của họ”; các ngài nói thêm rằng các đóng góp của các dự thính viên và các đại biểu đã giúp làm sâu sắc thêm các suy nghĩ của các ngài về điểm này.
Nhận thấy biết bao người trẻ, các tín hữu và người không tin, gặp khó khăn khi đưa ra quyết định và chọn tin “theo cách riêng của tôi” hơn là như một phần của cộng đồng hoặc một giáo phái chuyên biệt, nhóm cho rằng cần phải giúp đỡ và đồng hành với giới trẻ “với một lòng tôn trọng và tin tưởng lớn lao" và, nếu cần, "cả với một số trợ giúp tâm lý và kinh nghiệm phục vụ thích đáng nữa".
Nhóm cũng đề cập đến vai trò của các phong trào giáo dân trong việc có được sự tham gia của người trẻ, đặc biệt là những người trước đây có thể đã xa lìa Giáo Hội.
Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha, do Đức Hồng Y João Braz de Aviz đứng đầu, đã viết rằng đức tin không thể "bị giản lược chỉ còn là một nền luân lý", và thay vào đó, đề xuất của Kitô giáo phải bắt nguồn từ những kinh nghiệm cụ thể.
Các ngài lập luận rằng cuộc khủng hoảng ơn gọi khởi đầu với cuộc khủng hoảng đức tin. Các ngài cũng viết rằng ngày nay nhiều khi đức tin được thông truyền qua "những cách phi truyền thống", chẳng hạn như cha mẹ đánh thức đức tin của con cái họ, và nhiều người trẻ tìm được đức tin của họ qua bạn bè cùng trang lứa của họ chứ không phải trong gia đình.
Các ngài lập luận rằng trên bình diện nhân bản, nhân học, trong tâm hồn của mọi người đàn ông và đàn bà trẻ, có một “khát vọng hạnh phúc, mong muốn được xem xét, được đánh giá và yêu thương”.
“Trong bối cảnh không chắc chắn, bấp bênh và bất an, họ cần sự gần gũi của một Giáo Hội biết hiện diện trong cuộc sống của họ, đặc biệt từ những người trẻ khác, những người, bằng kinh nghiệm đức tin của họ, có thể sưởi ấm trái tim lạnh lùng và thờ ơ của họ bằng việc sẵn sàng chào đón, cùng đi với nhau và cho họ lý do để hy vọng”.
Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha, trong các suy nghĩ của họ về phần thứ hai của Tài Liệu Làm Việc, đã viết rằng con người của Chúa Giêsu có thể là "đáp án chủ chốt cho các thách thức" mà người trẻ phải đối đầu ngày nay, và là "dấu chỉ hy vọng" khi họ cố gắng tìm ý nghĩa cho đời sống họ.
Về cảm giới và tính dục, nhóm đã nói về các khác biệt giữa giáo huấn của Giáo hội và những gì người trẻ thực hành ngày nay, thừa nhận rằng nhiều người làm ngơ, nhiều người khác đặt câu hỏi và nhiều người khác nữa “bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ hay thông tin khoa học trong các lĩnh vực không luôn có sự đồng thuận nào".
Nhóm viết rằng “Khởi đi từ các nguyên tắc căn bản của giáo huấn Kitô giáo (như giá trị sự sống con người và phẩm giá của thân thể), ta có thể mở ra những con đường đối thoại với những người không tin. Tín lý của Giáo Hội trong lãnh vực này rất đẹp và phong phú. Điều cần là trình bày nó cách rõ ràng, tin tưởng vào sức hấp dẫn chứa đựng trong đó và thắng vượt tầm nhìn của những người chỉ coi nó như một điều cứng ngắc”.
Nhóm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua xu hướng giáo sĩ trị và “tính thế gian thiêng liêng” trong việc đào tạo ở chủng viện, bằng cách giáo dục các linh mục tương lai “về đức khiêm nhường và tinh thần phục vụ. Sự hiện diện của giáo dân, các cặp vợ chồng chứ không phải chỉ các giáo sĩ khác trong các cơ cấu đào tạo sẽ là điều rất hữu ích”.
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới trẻ với Kỷ Nguyên Kỹ Thuật Số
Thanh Quảng sdb
17:05 17/10/2018
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới trẻ với Kỷ Nguyên Kỹ Thuật Số
Cô Allyson Kenny là một trong 5 người trẻ nhận được tin tức của Thượng Hội Đồng qua truyền thông, nói về việc Loan truyền Tin Mừng qua kỹ thuật số.
Cô Allyson Kenny, một người trẻ Canada, là một cộng tác viên trong ban Tổng Thư ký của Hội đồng Giám mục Canada cho hay là họ đang giúp đưa các tài liệu của Thượng Hội Đồng lên các trang Facebook, Twitter và Instagram. Ngoài việc là một chuyên gia trong truyền thông Công Giáo, Allyson cũng là một người đã được rửa tội, gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo 5 năm trước đây. Nói chuyện với Devin Watkins về kinh nghiệm của cô khi làm việc tại Hội đồng Giám mục và vai trò trong việc chuyển tải các sứ điệp của Thượng hội đồng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.
Tình liên đới trong sự hiệp nhất và niềm vui
Cô Allyson cho hay: “Không giống như các Thượng Hội Đồng trong quá khứ, cô Allyson đã được nghe tường thuất về bầu khí tại Thượng Hội Đồng hiện tại được diễn ra trong “tình thân thiết và đoàn kết”. Hiệp nhất là điều tối cần, vì vấn đề truyền giáo của người trẻ, đang mang lại một "cảm hứng thực sự cho niềm vui".
Các chủ đề được nhìn lại
Cô Allyson cũng cho hay: Dù có một chủ đề cho mỗi cuộc họp nhưng luôn có một linh hoạt từ “cơ cấu giai cấp trong giáo phẩm” với những tham dự viên hầu “truyền đạt thông tin” qua một tiến trình:
"Một cuộc họp bình đẳng để nhận ra rằng giới trẻ có rất nhiều điều để đề xuất và trình bày quan điểm của họ, và họ cũng có thể học hỏi từ những nghị phụ cao niên trong niềm tin".
Các chủ đề khác mà cô Allyson đề cập tới là tình dục - “cách phát triển tình dục không thể tách rời” – trước những khát mong nơi người trẻ trước “sứ mệnh và khát vọng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ”.
Cô Allyson cũng cho hay: "Các nghị phụ và các tham dự viên của Thượng Hội Đồng nhìn nhận có rất nhiều cách thế cụ thể để đào sâu những vấn đề căn bản".
“Các chuyên viên lên kế hoạch cho Thượng Hội Đồng đã sớm nhận ra rằng điện toán và điện thoại di động là những yếu tố chính yếu trong cuộc sống của những người trẻ ngày nay”.
Truyền đạt thông điệp cho người trẻ
Nhiều người trẻ tham gia vào các Hội đồng Giám mục yêu cầu có một tài liệu “nói cho những người trẻ biết cách tương tác trực tuyến và cách chúng ta có thể tạo ra một cộng đồng trực tuyến”. Cô Allyson không tin rằng tài liệu sẽ là công cụ thích hợp vì bạn không thể nói về kỷ nguyên mới của phương tiện kỹ thuật số khi bạn đang xử dụng phương tiện và phương pháp cũ ”. Cô ấy đề nghị những ứng dụng như video hoặc hội thảo trực tuyến hoặc đối thoại trao đổi... Bằng những cách thế này “Giáo hội có thể bắt kịp tốc độ những tiến triển về kỹ thuật số, và hiện diện trong những diễn đàn đó”.
Đã kết nối nhưng vẫn còn bị cô lập
Cô Allyson cho hay "Hơn bao giờ hết trong thời đại kỹ thuật số toàn cầu này chúng ta được kết nối với nhau rất nhiều, nhưng những người trẻ vẫn còn cảm thấy cô đơn và cô độc". Đồng thời, cô cũng thừa nhận rằng rất khó để đưa những trải nghiệm sống cộng đồng trực tuyến vào cuộc sống thực tại .
“Khi Chúa Kitô và các tông đồ của Ngài ở bên nhau, các ngài cùng đồng hành, cùng chung sống và cùng chia sẻ miếng ăn thức uống. Và cô cho hay điều này thực là yếu tố tối cần để làm chứng cho Tin Mừng. Thế giới kỹ thuất số có thể được xử dụng như là một bổ sung tuyệt vời cho việc rao giảng Tin Mừng và truyền giáo, nhưng nó sẽ không bao giờ có thể có được cảm nhận giữa người với người, giữa trái tim với trái tim.”
Ai là khán giả của chúng ta ở đây?
Cô Allyson cho hay một số tham dự viên hỏi cô "vậy ai là khán giả của chúng ta?" Câu trả lời của đại đa số của Thượng Hội Đồng là: “Khán giả của chúng ta là những người trẻ trung thành; Những người trẻ mọi nơi. Chỉ cần các Giám mục truyền đạt cho các linh mục và tu sĩ… ”
Cô Allyson mong muốn có một tài liệu gồm nhiều phần dành cho các Giám mục khi các ngài chia sẻ với các thành viên khác nhau của giáo phận. “Các ngài sẽ dùng những tài liệu này và biến chúng thành các tài liệu thích hợp cho các nhóm khác nhau”. Đây sẽ là một tài liệu tuyệt vời mà các Giám mục có thể truyền đạt cho giáo dân và các thành viên trẻ của các ngài.
Cô Allyson Kenny là một trong 5 người trẻ nhận được tin tức của Thượng Hội Đồng qua truyền thông, nói về việc Loan truyền Tin Mừng qua kỹ thuật số.
Cô Allyson Kenny, một người trẻ Canada, là một cộng tác viên trong ban Tổng Thư ký của Hội đồng Giám mục Canada cho hay là họ đang giúp đưa các tài liệu của Thượng Hội Đồng lên các trang Facebook, Twitter và Instagram. Ngoài việc là một chuyên gia trong truyền thông Công Giáo, Allyson cũng là một người đã được rửa tội, gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo 5 năm trước đây. Nói chuyện với Devin Watkins về kinh nghiệm của cô khi làm việc tại Hội đồng Giám mục và vai trò trong việc chuyển tải các sứ điệp của Thượng hội đồng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.
Tình liên đới trong sự hiệp nhất và niềm vui
Cô Allyson cho hay: “Không giống như các Thượng Hội Đồng trong quá khứ, cô Allyson đã được nghe tường thuất về bầu khí tại Thượng Hội Đồng hiện tại được diễn ra trong “tình thân thiết và đoàn kết”. Hiệp nhất là điều tối cần, vì vấn đề truyền giáo của người trẻ, đang mang lại một "cảm hứng thực sự cho niềm vui".
Các chủ đề được nhìn lại
Cô Allyson cũng cho hay: Dù có một chủ đề cho mỗi cuộc họp nhưng luôn có một linh hoạt từ “cơ cấu giai cấp trong giáo phẩm” với những tham dự viên hầu “truyền đạt thông tin” qua một tiến trình:
"Một cuộc họp bình đẳng để nhận ra rằng giới trẻ có rất nhiều điều để đề xuất và trình bày quan điểm của họ, và họ cũng có thể học hỏi từ những nghị phụ cao niên trong niềm tin".
Các chủ đề khác mà cô Allyson đề cập tới là tình dục - “cách phát triển tình dục không thể tách rời” – trước những khát mong nơi người trẻ trước “sứ mệnh và khát vọng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ”.
Cô Allyson cũng cho hay: "Các nghị phụ và các tham dự viên của Thượng Hội Đồng nhìn nhận có rất nhiều cách thế cụ thể để đào sâu những vấn đề căn bản".
“Các chuyên viên lên kế hoạch cho Thượng Hội Đồng đã sớm nhận ra rằng điện toán và điện thoại di động là những yếu tố chính yếu trong cuộc sống của những người trẻ ngày nay”.
Truyền đạt thông điệp cho người trẻ
Nhiều người trẻ tham gia vào các Hội đồng Giám mục yêu cầu có một tài liệu “nói cho những người trẻ biết cách tương tác trực tuyến và cách chúng ta có thể tạo ra một cộng đồng trực tuyến”. Cô Allyson không tin rằng tài liệu sẽ là công cụ thích hợp vì bạn không thể nói về kỷ nguyên mới của phương tiện kỹ thuật số khi bạn đang xử dụng phương tiện và phương pháp cũ ”. Cô ấy đề nghị những ứng dụng như video hoặc hội thảo trực tuyến hoặc đối thoại trao đổi... Bằng những cách thế này “Giáo hội có thể bắt kịp tốc độ những tiến triển về kỹ thuật số, và hiện diện trong những diễn đàn đó”.
Đã kết nối nhưng vẫn còn bị cô lập
Cô Allyson cho hay "Hơn bao giờ hết trong thời đại kỹ thuật số toàn cầu này chúng ta được kết nối với nhau rất nhiều, nhưng những người trẻ vẫn còn cảm thấy cô đơn và cô độc". Đồng thời, cô cũng thừa nhận rằng rất khó để đưa những trải nghiệm sống cộng đồng trực tuyến vào cuộc sống thực tại .
“Khi Chúa Kitô và các tông đồ của Ngài ở bên nhau, các ngài cùng đồng hành, cùng chung sống và cùng chia sẻ miếng ăn thức uống. Và cô cho hay điều này thực là yếu tố tối cần để làm chứng cho Tin Mừng. Thế giới kỹ thuất số có thể được xử dụng như là một bổ sung tuyệt vời cho việc rao giảng Tin Mừng và truyền giáo, nhưng nó sẽ không bao giờ có thể có được cảm nhận giữa người với người, giữa trái tim với trái tim.”
Ai là khán giả của chúng ta ở đây?
Cô Allyson cho hay một số tham dự viên hỏi cô "vậy ai là khán giả của chúng ta?" Câu trả lời của đại đa số của Thượng Hội Đồng là: “Khán giả của chúng ta là những người trẻ trung thành; Những người trẻ mọi nơi. Chỉ cần các Giám mục truyền đạt cho các linh mục và tu sĩ… ”
Cô Allyson mong muốn có một tài liệu gồm nhiều phần dành cho các Giám mục khi các ngài chia sẻ với các thành viên khác nhau của giáo phận. “Các ngài sẽ dùng những tài liệu này và biến chúng thành các tài liệu thích hợp cho các nhóm khác nhau”. Đây sẽ là một tài liệu tuyệt vời mà các Giám mục có thể truyền đạt cho giáo dân và các thành viên trẻ của các ngài.
Các nhóm nữ quyền ném bom xăng vào một nhà thờ Công Giáo ở Trelew, Á Căn Đình
Đặng Tự Do
17:46 17/10/2018
Những nhóm nữ quyền cực đoan đã đốt cháy một tòa thị chính, ném bom xăng vào một nhà thờ trong khi các tín hữu đang cầu nguyện bên trong, và phun sơn vẽ bậy lên các nhà thờ khác tại Á Căn Đình. Hàng loạt vụ tấn công như thế đã xảy ra trong suốt thời gian một hội nghị phụ nữ được tổ chức tại vùng Patagonia vào cuối tuần qua.
Hội nghị này là cuộc gặp gỡ phụ nữ quốc gia lần thứ 33 tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 10 tại thành phố Trelew thuộc tỉnh Chubut, và tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy phá thai và cái gọi là hệ tư tưởng giới tính.
Vào ngày 14 tháng 10, những phụ nữ tham gia hội nghị diễn hành qua các đường phố của Trelew với những dấu hiệu ủng hộ hợp pháp hóa phá thai và sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Trong cuộc biểu tình, một nhóm nữ quyền ở trần đứng trước cửa nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu la hét và ném bom xăng vào nhà thờ trong khi các tín hữu đang tham dự một thánh lễ bên trong. Sau đó, chúng quay sang tấn công tòa thị chính Trelew với những quả bom xăng tự chế.
Các nhóm phụ nữ quá khích này cũng tấn công các tòa nhà công cộng khác bằng bom, đá và xịt sơn vẽ bậy bạ. Cảnh sát và người dân địa phương cuối cùng đã khống chế được đám đông và mười phụ nữ bị bắt đi.
Cảnh sát cũng đóng cửa hai trạm xăng đã bán xăng cho những phụ nữ này.
Vụ việc này là một trong nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo kể từ khi thượng nghị viện Á Căn Đình từ chối thông qua một dự luật hợp pháp hóa phá thai vào tháng Tám năm nay.
Vào tháng 9, một trường Công Giáo ở thị trấn San Justo bị vẽ bậy với những khẩu hiệu căm thù tôn giáo. Trong khi đó, sinh viên nhiều trường đại học đã loại bỏ các hình ảnh tôn giáo khỏi khuôn viên nhà trường, nói rằng họ yêu cầu hợp pháp hóa phá thai và tách Giáo Hội khỏi nhà nước.
92% người Á Căn Đình xưng mình là người Công Giáo. Nhưng làn sóng bài Công Giáo tại Á Căn Đình là rất đáng lo ngại.
Source: Catholic Herald Radical feminists attack church and town hall in Argentina
Hội nghị này là cuộc gặp gỡ phụ nữ quốc gia lần thứ 33 tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 10 tại thành phố Trelew thuộc tỉnh Chubut, và tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy phá thai và cái gọi là hệ tư tưởng giới tính.
Vào ngày 14 tháng 10, những phụ nữ tham gia hội nghị diễn hành qua các đường phố của Trelew với những dấu hiệu ủng hộ hợp pháp hóa phá thai và sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Trong cuộc biểu tình, một nhóm nữ quyền ở trần đứng trước cửa nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu la hét và ném bom xăng vào nhà thờ trong khi các tín hữu đang tham dự một thánh lễ bên trong. Sau đó, chúng quay sang tấn công tòa thị chính Trelew với những quả bom xăng tự chế.
Các nhóm phụ nữ quá khích này cũng tấn công các tòa nhà công cộng khác bằng bom, đá và xịt sơn vẽ bậy bạ. Cảnh sát và người dân địa phương cuối cùng đã khống chế được đám đông và mười phụ nữ bị bắt đi.
Cảnh sát cũng đóng cửa hai trạm xăng đã bán xăng cho những phụ nữ này.
Vụ việc này là một trong nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo kể từ khi thượng nghị viện Á Căn Đình từ chối thông qua một dự luật hợp pháp hóa phá thai vào tháng Tám năm nay.
Vào tháng 9, một trường Công Giáo ở thị trấn San Justo bị vẽ bậy với những khẩu hiệu căm thù tôn giáo. Trong khi đó, sinh viên nhiều trường đại học đã loại bỏ các hình ảnh tôn giáo khỏi khuôn viên nhà trường, nói rằng họ yêu cầu hợp pháp hóa phá thai và tách Giáo Hội khỏi nhà nước.
92% người Á Căn Đình xưng mình là người Công Giáo. Nhưng làn sóng bài Công Giáo tại Á Căn Đình là rất đáng lo ngại.
Source: Catholic Herald Radical feminists attack church and town hall in Argentina
ĐGH Phanxicô: Sự thờ ơ là giết người.
Giuse Thẩm Nguyễn
23:19 17/10/2018
Trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh Phê-rô mây giăng kín, trước hàng ngàn khách hành hương và các du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Mười Điều Răn, lần này ngài tâp trung vào Điều Thứ Năm “Chớ giết người.”
ĐGH Phanxicô nói rằng trong đoạn Phúc Âm của Thánh Gioan, “Chúa Giê-su cho thấy rõ ý nghĩa sâu xa của điều răn này.” Ngay cả thái độ giận dữ đối với anh chị em mình cũng là “một hình thức của tội giết người.” Nhưng Chúa Giê-su không dừng ở đó, ĐGH tiếp tục nói rằng: Trong cùng một lối lý luận, Chúa Giê-su nói rằng lăng nhục và coi thường cũng có thể là giết người.
ĐGH nói rằng đẹp thay nếu giáo huấn của Chúa Giê-su thâm nhập vào tâm trí của chúng ta bởi vì Chúa nói với chúng ta: Khinh bỉ, lăng nhục, thù ghét cũng là giết người.
ĐGH nhắc nhở đám đông rằng Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy tự đi làm hòa với những người chống lại chúng ta trước khi chúng ta đến dâng lễ trong đền thờ. Ngài nói “Khi con đến tham dự Thánh Lễ, con cũng phải có thái độ làm hòa”. ĐGH đã đưa ra một ví dụ cụ thể về việc những người xầm xì về chuyện của người khác khi họ chờ linh mục bước ra cử hành phụng vụ: “Chúng ta nói năng linh tinh và rồi nói xấu về người khác. Không được làm như vậy.” Chúa Giê-su dạy rằng lăng nhục, khinh rẻ và thù hận cũng là giết người.
ĐGH tiếp tục đưa ra những ví dụ cụ thể, chỉ ra cách tất cả chúng ta đều sở hữu một cảm giác, ẩn giấu không ai quan trọng bằng bản thân mình. Chẳng hạn những lời nói không thích hợp xúc phạm đến sự ngây thơ của một đứa trẻ. Một thái độ lạnh nhạt làm đau lòng một người phụ nữ. Cử chỉ khước từ họ niềm tự tin làm tan nát trái tim của một người trẻ. Thái độ làm lơ loại bỏ người khác.
ĐGH kết luận rằng sự thờ ơ cũng giết người. “Không có tình yêu là bước đầu tiên giết người; và không giết người là bước đầu để yêu.”
ĐGH nói “Đời sống con người cần tình yêu,”
“Không ai trong chúng ta có thể tồn tại nếu không có lòng thương xót, tất cả chúng ta cần sự tha thứ. Do vậy nếu giết chết là phá hủy, đè bẹp, loại bỏ người khác, và nếu chớ giết chết có nghĩa là chăm sóc, cho người khác một giá trị và tha thứ.”
Điều răn “Chứ giết người” là một lời kêu gọi yêu thương và thương xót. Đó là một lời kêu gọi để sống theo lời dạy của Chúa Giê-su” ĐGH mời gọi tất cả mọi người hiện diện tại Quảng Trường Thánh Phê-rô hãy nhớ và lập đi lập lại cụm từ đơn giản này: “Chớ làm hại là một điều tốt. Nhưng không làm điều tốt là không tốt. Chúng ta phải luôn luôn làm tốt.”
.
Source: Independent Catholic News Pope Francis: Indifference kills
1.2 triệu Mỹ Kim bồi thường cho người mất việc vì bảo vệ các giá trị của Tin Mừng
Đặng Tự Do
23:25 17/10/2018
Kelvin J. Cochran sinh ngày 23 tháng Giêng năm 1960 là một tác giả, diễn giả công cộng, và nguyên là Giám đốc Sở Cứu Hỏa Atlanta.
Là một Kitô hữu ngoan đạo, Kelvin Cochran viết nhiều sách trình bày quan điểm của Kinh Thánh đối với những tội lỗi liên quan đến tình dục ngoài hôn nhân, ngoại tình, và đồng tính luyến ái.
Kelvin đã từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong ngành Cứu Hỏa Hoa Kỳ. Ông từng là một thanh tra cao cấp trong việc đối phó với cơn bão Katrina vào năm 2005. Tháng Giêng, 2008 ông bắt đầu công việc của mình tại Atlanta trong tư cách Giám đốc Sở Cứu Hỏa thành phố. Tháng 7 năm sau đó, ông được tổng thống Barack Obama giao nhiệm vụ phối hợp với Cục Quản Lý Các Trường Hợp Khẩn Cấp Liên Bang và Bộ Nội An Hoa Kỳ trong công tác phòng cháy và nâng cao hiệu năng phản ứng đối với các vụ hỏa hoạn. Sau khi hoàn thành công tác này, tháng 10, 2010 ông trở lại Atlanta và được tái bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Cứu Hỏa thành phố.
Tháng 11, 2014 ông bị buộc phải tạm nghỉ không lương một tháng vì ông đã trao cho các đồng sự của mình một cuốn sách ông viết vừa được xuất bản có tựa đề: “Who Told You That You Were Naked?” (“Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng”) là một câu trích từ sách Sáng Thế Ký (3:11). Trong cuốn sách này ông mô tả đồng tính luyến ái là một hành vi đồi bại và tội lỗi, không xứng đáng với con người. Thị trưởng Kasim Reed cho rằng ông kỳ thị người đồng tính nên buộc Kelvin phải tạm nghỉ không lương một tháng và sau đó sa thải Kelvin.
Một cuộc tuần hành ủng hộ Kevin nổ ra vào ngày 13 tháng Giêng, 2015 với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo các hệ phái Kitô, trong đó có Đức Giám Mục Wellington Boone.
Tổ chức Liên Minh Bảo Vệ Tự Do cho rằng Kevin bị kỳ thị vì niềm tin tôn giáo của mình nên đứng ra kiện thị trưởng Kasim Reed.
Ngày 16 tháng 10, 2018, thành phố Atlanta chấp nhận đền bù 1.2 triệu Mỹ Kim là tiền bồi thường vì sa thải bất công, vi phạm Tu Chính Án thứ nhất về quyền tự do tôn giáo.
Source: AJC - Former Atlanta Fire chief will receive $1.2M settlement over firing
Là một Kitô hữu ngoan đạo, Kelvin Cochran viết nhiều sách trình bày quan điểm của Kinh Thánh đối với những tội lỗi liên quan đến tình dục ngoài hôn nhân, ngoại tình, và đồng tính luyến ái.
Kelvin đã từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong ngành Cứu Hỏa Hoa Kỳ. Ông từng là một thanh tra cao cấp trong việc đối phó với cơn bão Katrina vào năm 2005. Tháng Giêng, 2008 ông bắt đầu công việc của mình tại Atlanta trong tư cách Giám đốc Sở Cứu Hỏa thành phố. Tháng 7 năm sau đó, ông được tổng thống Barack Obama giao nhiệm vụ phối hợp với Cục Quản Lý Các Trường Hợp Khẩn Cấp Liên Bang và Bộ Nội An Hoa Kỳ trong công tác phòng cháy và nâng cao hiệu năng phản ứng đối với các vụ hỏa hoạn. Sau khi hoàn thành công tác này, tháng 10, 2010 ông trở lại Atlanta và được tái bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Cứu Hỏa thành phố.
Tháng 11, 2014 ông bị buộc phải tạm nghỉ không lương một tháng vì ông đã trao cho các đồng sự của mình một cuốn sách ông viết vừa được xuất bản có tựa đề: “Who Told You That You Were Naked?” (“Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng”) là một câu trích từ sách Sáng Thế Ký (3:11). Trong cuốn sách này ông mô tả đồng tính luyến ái là một hành vi đồi bại và tội lỗi, không xứng đáng với con người. Thị trưởng Kasim Reed cho rằng ông kỳ thị người đồng tính nên buộc Kelvin phải tạm nghỉ không lương một tháng và sau đó sa thải Kelvin.
Một cuộc tuần hành ủng hộ Kevin nổ ra vào ngày 13 tháng Giêng, 2015 với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo các hệ phái Kitô, trong đó có Đức Giám Mục Wellington Boone.
Tổ chức Liên Minh Bảo Vệ Tự Do cho rằng Kevin bị kỳ thị vì niềm tin tôn giáo của mình nên đứng ra kiện thị trưởng Kasim Reed.
Ngày 16 tháng 10, 2018, thành phố Atlanta chấp nhận đền bù 1.2 triệu Mỹ Kim là tiền bồi thường vì sa thải bất công, vi phạm Tu Chính Án thứ nhất về quyền tự do tôn giáo.
Source: AJC - Former Atlanta Fire chief will receive $1.2M settlement over firing
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh hoạt Liên Tu Sĩ Việt Nam tại thành phố Perth, Australia.
Lm. Trần Mạnh Hùng
03:12 17/10/2018
Lúc 6 giờ chiều thứ Hai 15 tháng 10, 2018, cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy, chánh xứ Thornlie đã long trọng và thân mật tiếp đón gia đình Liên Tu Sĩ (LST Perth) tại nhà xứ của ngài, với sự hiện diện gần như là đông đủ của các anh em linh mục và nam nữ tu sĩ, hiện đang làm việc tại Tổng Giáo Phận Perth. Sự kiện này cũng đã nói lên sự nhiệt tình hưởng ứng của gia đình LTS đối với lời mời của cha Thuý, và cũng thể hiện tình thân hữu giữa các anh em linh mục và nam nữ tu sĩ hiện đang sinh hoạt tại Perth.
Cha Thúy đã khoản đãi anh chị em với những món ăn thật đặc sắc, thuần túy mang hương vị Việt Nam, khách dự tiệc ăn rất ngon miệng và no nê đầy đủ. Quý anh em linh mục nam nữ tu sĩ đã có được một buổi tối thật ý nghĩa, vui vẻ và thư giãn, và có cơ hội để hàn huyên với nhau.
Thay mặt cho toàn thể gia đình Liên Tu Sĩ tại Perth, xin chân thành cám ơn cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy đã rất hiếu khách và đã tiếp đón anh chị em thật ân cần.
Mõ Làng.
Lm. Trần Mạnh Hùng
Cha Thúy đã khoản đãi anh chị em với những món ăn thật đặc sắc, thuần túy mang hương vị Việt Nam, khách dự tiệc ăn rất ngon miệng và no nê đầy đủ. Quý anh em linh mục nam nữ tu sĩ đã có được một buổi tối thật ý nghĩa, vui vẻ và thư giãn, và có cơ hội để hàn huyên với nhau.
Thay mặt cho toàn thể gia đình Liên Tu Sĩ tại Perth, xin chân thành cám ơn cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy đã rất hiếu khách và đã tiếp đón anh chị em thật ân cần.
Mõ Làng.
Lm. Trần Mạnh Hùng
Đêm nhạc Hải Linh III : Vẻ đẹp của âm nhạc đưa con người đến Thiên Chúa.
Martino Lê Hoàng Vũ
08:13 17/10/2018
“Cái đẹp của Âm nhạc sẽ đưa người ta đến với Thiên Chúa là cái đẹp ngàn đời và luôn mới mẻ”Đó là chia sẻ của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM Giáo phận Mỹ Tho trong đêm nhạc tưởng nhớ và cầu nguyện cho cố Nhạc sư Hải Linh tại Giáo xứ Đồng Tiến tối hôm qua.
Tối hôm qua,thứ ba 16.10.2018 tại Giáo xứ Đồng Tiến thuộc giáo hạt Phú Thọ, TGP Sài Gòn đã diễn ra đêm nhạc Hải Linh III, nhân dịp giỗ 30 năm cố Nhạc sư Phanxicô Atxidi Hải Linh và cũng là kỷ niệm 30 năm ngày Phong Thánh 117 vị Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam (1988-2018)
Xem Hình
Bầu không khí tại khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến tối nay thật rộn ràng,trong khoảng sân nhà thờ các bạn trẻ,các bạn ca trưởng và nhất là quý sơ đang gặp gỡ chuyện trò râm ran.Các anh trật tự, quý sơ trong ban tổ chức vui vẻ đón tiếp và hướng dẫn mọi người tiến vào trong nhà thờ tham dự đêm nhạc. Khoảng hơn 19g 30 phút, chương trình được bắt đầu với bài thánh ca quen thuộc : “Ở đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời.”
Hiện diện trong ngôi thánh đường hôm nay nơi hàng nghế đầu có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm,GM Giáo phận Mỹ Tho- Thư ký HĐGMVN, Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản,GM Giáo phận Ban MêThuột, Chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc HĐGMVN, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, GM Giáo phận Bùi Chu,Cha Rôcô Nguyễn Duy -Tổng Thư Ký Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGMVN, Cha Gioan B. Trần Thanh Cao chánh xứ Đồng Tiến, Cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM đại diện nhóm Quê Hương cùng với rất nhiều quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, các nhạc sĩ, ca trưởng,các môn sinh thân nhân bà con của nhạc sư Hải Linh. Bên cạnh đó có rất đông khách mời ngồi đầy ngôi thánh đường khang trang rộng rãi.
Trong phần mở đầu,cha chánh xứ Đồng Tiến Gioan B. Trần Thanh Cao chào mừng quý khách và giới thiệu chương trình. Dẫn dắt toàn bộ chương trình là cha Giuse Phạm Văn Bình OFM, bằng giọng trầm ấm nhẹ nhàng và những câu chuyện dí dỏm đã làm cho người tham dự thêm phần vui tươi phấn khởi. Ngoài ra còn có sự hướng dẫn của nhạc sĩ P. Kim
Thành phần chính yếu quan trọng và cũng vất vả nhất trong những ngày tập luyện và suốt đêm diễn hôm nay là ca đoàn Quê Hương Tổng hợp, tại nhà thờ Phanxicô Đa kao Sài Gòn và Đền Thánh Martinô Hố Nai, cùng với dàn nhạc Giao Hưởng, đã tạo cho cộng đoàn bầu khí cầu nguyện sốt sắng,hướng lòng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,noi gương các bậc tiền nhân trong đời sống đức tin.
Tiếp sau phần mở đầu là việc tưởng niệm cố nhạc sư Hải Linh.Trong điệu nhạc hòa tấu “ Dạo khúc Cung Thương”,các môn sinh học trò và thân nhân niệm hương trước ảnh của thầy Hải Linh.
Mọi người tham dự đêm nhạc như được mời gọi và thôi thúc.Có những lời ca hùng hồn mạnh mẽ như gió bão cuồn cuộn diễn tả đời sống chọn lựa dứt khoát của các chứng nhân anh hùng tử đạo can trường. Nhưng cũng có những điệu nhạc nhẹ nhàng du dương mang hồn dân tộc Việt Nam như là tiếng Chúa gọi mời ra đi loan báo Tin Mừng.
Vì thế,trong phần chia sẻ giữa chương trình,Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm nói đến những cái đẹp của âm nhạc, những cái đẹp của hội họa kiến trúc,cái đẹp của thi ca. Tất cả những cái đẹp đó đưa chúng ta đến Thiên Chúa là cái đẹp ngàn đời. Thánh Augustino đã cảm nghiệm về Thiên Chúa với vẻ đẹp như thế.Chúng ta biết ơn những đóng góp của thầy Hải Linh cho nền thánh nhạc Việt Nam.Thầy đã sống là một chứng nhân của Tin Mừng như các thánh tử đạo.Âm nhạc của thầy Hải Linh tuyệt đẹp và mang cả tính hội nhập dân tộc, thầy loan báo vẻ đẹp của Thiên Chúa cho mọi người.Sau đó, Đức cha cầu chúc các môn sinh của cố nhạc sư Hải Linh biết sáng tạo trong thánh nhạc để gieo hạt giống sự sống,đưa người ta đến với Thiên Chúa.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc chương trình,đêm thánh nhạc gồm có hai chủ đề chính.Chủ đề Tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và chủ đề tôn vinh Thiên Chúa.
Trong chủ đề Tôn vinh Thiên Chúa có trường ca tạo vật phần I, đầu tiên là hợp ca mở đầu,sau đó là bài ca Ông Mặt Trời, Chị Hằng Nga và Tinh Tú, anh Gió, chị Nước.Phần trường ca tạo vật II ca tụng anh Lửa, Chị Đất Mẹ Hiền, anh chị em loài người, chị Chết và Chung Khúc.
Kế đến là bài ca Laudato Si, Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta, cả cộng đoàn cùng hát để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và nhắc nhở cùng chăm sóc và gìn giữ ngôi nhà chung thiên nhiên vạn vật.
Sau đó, Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, GM Giáo phận Ban Mê Thuật chia sẻ về cái đẹp và điều mới mẻ trong những bản thánh ca của nhạc sư Hải Linh,những ý nhạc và những hòa âm có bản dài có bản ngắn. Thế nhưng qua các bản nhạc đó, thầy vừa gói gọn âm nhạc trong ngôi nhà thờ này nhưng cũng vươn tới trời cao và cũng đi vào lòng người.Thầy Hải Linh ấp ủ đưa nhạc bình ca vào trong tinh thần hội nhập dân tộc.Đối với thầy Hải Linh phải làm sao để nhuần nhuyễn tinh thần dân ca của Việt Nam, cũng như suy gẫm hít thở bầu khí nhạc bình ca của người Kitô hữu.Ước mong các môn sinh của thầy làm cho cuộc âm nhạc dân tộc và dòng nhạc bình ca gặp gỡ nhau.
Kết thúc chương trình cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo đại diện ban tổ chức đã có những lời cám ơn quý Đức cha, quý cha, quý nhạc sĩ, quý ca trưởng và ca đoàn Quê Hương đã làm nên thành công đêm nhạc.
Chương trình kết thúc với bài thánh ca : “Nữ Vương Hòa Bình” cả cộng đoàn cùng hát tôn vinh Mẹ Maria. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho quê hương Việt Nam được an bình và thịnh vương, mọi người được sống yêu thương và tôn trọng phẩm giá con người.
Xin cho mỗi người Kitô hữu sống tinh thần can trường như các vị tử đạo tiền nhân,sẵn sàng làm chứng cho tình yêu, sự thật và cái đẹp hoàn hoản của Thiên Chúa giữa cuộc đời này.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Tối hôm qua,thứ ba 16.10.2018 tại Giáo xứ Đồng Tiến thuộc giáo hạt Phú Thọ, TGP Sài Gòn đã diễn ra đêm nhạc Hải Linh III, nhân dịp giỗ 30 năm cố Nhạc sư Phanxicô Atxidi Hải Linh và cũng là kỷ niệm 30 năm ngày Phong Thánh 117 vị Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam (1988-2018)
Xem Hình
Bầu không khí tại khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến tối nay thật rộn ràng,trong khoảng sân nhà thờ các bạn trẻ,các bạn ca trưởng và nhất là quý sơ đang gặp gỡ chuyện trò râm ran.Các anh trật tự, quý sơ trong ban tổ chức vui vẻ đón tiếp và hướng dẫn mọi người tiến vào trong nhà thờ tham dự đêm nhạc. Khoảng hơn 19g 30 phút, chương trình được bắt đầu với bài thánh ca quen thuộc : “Ở đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời.”
Hiện diện trong ngôi thánh đường hôm nay nơi hàng nghế đầu có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm,GM Giáo phận Mỹ Tho- Thư ký HĐGMVN, Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản,GM Giáo phận Ban MêThuột, Chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc HĐGMVN, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, GM Giáo phận Bùi Chu,Cha Rôcô Nguyễn Duy -Tổng Thư Ký Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGMVN, Cha Gioan B. Trần Thanh Cao chánh xứ Đồng Tiến, Cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM đại diện nhóm Quê Hương cùng với rất nhiều quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, các nhạc sĩ, ca trưởng,các môn sinh thân nhân bà con của nhạc sư Hải Linh. Bên cạnh đó có rất đông khách mời ngồi đầy ngôi thánh đường khang trang rộng rãi.
Trong phần mở đầu,cha chánh xứ Đồng Tiến Gioan B. Trần Thanh Cao chào mừng quý khách và giới thiệu chương trình. Dẫn dắt toàn bộ chương trình là cha Giuse Phạm Văn Bình OFM, bằng giọng trầm ấm nhẹ nhàng và những câu chuyện dí dỏm đã làm cho người tham dự thêm phần vui tươi phấn khởi. Ngoài ra còn có sự hướng dẫn của nhạc sĩ P. Kim
Thành phần chính yếu quan trọng và cũng vất vả nhất trong những ngày tập luyện và suốt đêm diễn hôm nay là ca đoàn Quê Hương Tổng hợp, tại nhà thờ Phanxicô Đa kao Sài Gòn và Đền Thánh Martinô Hố Nai, cùng với dàn nhạc Giao Hưởng, đã tạo cho cộng đoàn bầu khí cầu nguyện sốt sắng,hướng lòng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,noi gương các bậc tiền nhân trong đời sống đức tin.
Tiếp sau phần mở đầu là việc tưởng niệm cố nhạc sư Hải Linh.Trong điệu nhạc hòa tấu “ Dạo khúc Cung Thương”,các môn sinh học trò và thân nhân niệm hương trước ảnh của thầy Hải Linh.
Mọi người tham dự đêm nhạc như được mời gọi và thôi thúc.Có những lời ca hùng hồn mạnh mẽ như gió bão cuồn cuộn diễn tả đời sống chọn lựa dứt khoát của các chứng nhân anh hùng tử đạo can trường. Nhưng cũng có những điệu nhạc nhẹ nhàng du dương mang hồn dân tộc Việt Nam như là tiếng Chúa gọi mời ra đi loan báo Tin Mừng.
Vì thế,trong phần chia sẻ giữa chương trình,Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm nói đến những cái đẹp của âm nhạc, những cái đẹp của hội họa kiến trúc,cái đẹp của thi ca. Tất cả những cái đẹp đó đưa chúng ta đến Thiên Chúa là cái đẹp ngàn đời. Thánh Augustino đã cảm nghiệm về Thiên Chúa với vẻ đẹp như thế.Chúng ta biết ơn những đóng góp của thầy Hải Linh cho nền thánh nhạc Việt Nam.Thầy đã sống là một chứng nhân của Tin Mừng như các thánh tử đạo.Âm nhạc của thầy Hải Linh tuyệt đẹp và mang cả tính hội nhập dân tộc, thầy loan báo vẻ đẹp của Thiên Chúa cho mọi người.Sau đó, Đức cha cầu chúc các môn sinh của cố nhạc sư Hải Linh biết sáng tạo trong thánh nhạc để gieo hạt giống sự sống,đưa người ta đến với Thiên Chúa.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc chương trình,đêm thánh nhạc gồm có hai chủ đề chính.Chủ đề Tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và chủ đề tôn vinh Thiên Chúa.
Trong chủ đề Tôn vinh Thiên Chúa có trường ca tạo vật phần I, đầu tiên là hợp ca mở đầu,sau đó là bài ca Ông Mặt Trời, Chị Hằng Nga và Tinh Tú, anh Gió, chị Nước.Phần trường ca tạo vật II ca tụng anh Lửa, Chị Đất Mẹ Hiền, anh chị em loài người, chị Chết và Chung Khúc.
Kế đến là bài ca Laudato Si, Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta, cả cộng đoàn cùng hát để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và nhắc nhở cùng chăm sóc và gìn giữ ngôi nhà chung thiên nhiên vạn vật.
Sau đó, Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, GM Giáo phận Ban Mê Thuật chia sẻ về cái đẹp và điều mới mẻ trong những bản thánh ca của nhạc sư Hải Linh,những ý nhạc và những hòa âm có bản dài có bản ngắn. Thế nhưng qua các bản nhạc đó, thầy vừa gói gọn âm nhạc trong ngôi nhà thờ này nhưng cũng vươn tới trời cao và cũng đi vào lòng người.Thầy Hải Linh ấp ủ đưa nhạc bình ca vào trong tinh thần hội nhập dân tộc.Đối với thầy Hải Linh phải làm sao để nhuần nhuyễn tinh thần dân ca của Việt Nam, cũng như suy gẫm hít thở bầu khí nhạc bình ca của người Kitô hữu.Ước mong các môn sinh của thầy làm cho cuộc âm nhạc dân tộc và dòng nhạc bình ca gặp gỡ nhau.
Kết thúc chương trình cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo đại diện ban tổ chức đã có những lời cám ơn quý Đức cha, quý cha, quý nhạc sĩ, quý ca trưởng và ca đoàn Quê Hương đã làm nên thành công đêm nhạc.
Chương trình kết thúc với bài thánh ca : “Nữ Vương Hòa Bình” cả cộng đoàn cùng hát tôn vinh Mẹ Maria. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho quê hương Việt Nam được an bình và thịnh vương, mọi người được sống yêu thương và tôn trọng phẩm giá con người.
Xin cho mỗi người Kitô hữu sống tinh thần can trường như các vị tử đạo tiền nhân,sẵn sàng làm chứng cho tình yêu, sự thật và cái đẹp hoàn hoản của Thiên Chúa giữa cuộc đời này.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Luca, người đồng hành trung thành và vị viết sử tuyệt vời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:24 17/10/2018
Thánh Luca, người đồng hành trung thành và vị viết sử tuyệt vời
Thánh sử Luca là một trong bốn vị thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu. Có lẽ Luca sinh trưởng ở Antiochia bên Syria thuộc gia đình quyền qúi học thức cao, và Luca là bạn thân với Thánh Phaolo, như chính Phaolô viết trong thư gửi Giáo đòan Colosseo( Col. 4,14).
Luca là người duy nhất viết tường thuật sự sinh ra của Chúa Giêsu trên trần gian, mặc dù ông không biết Chúa Giêsu khi ngài còn trên trần gian.
Theo lưu truyền trong Giáo hội, Thánh sử Luca là người cùng đồng hành với thánh Phaolo trên mọi bước đường truyền giáo, cùng đi rao giảng với Phaolo ở Jerusalem và Roma, và là người bạn đồng hành trung thành duy nhất với Thánh Phaolo cho tới khi Phaolo qua đời ( 2 Timotheo 4,11).
Sau khi Thánh Phaolo qua đời ở Roma, Luca đi khỏi kinh thành muôn thuở Roma, có lẽ đi đến Achja bên Hylạp. Thánh Luca qua đời bên Hylạp thọ 84 tuổi. Di tích xương thánh của ngài được đưa về Constantinopel quãng năm 357 và được an táng trong thánh đường các Tông đồ. Một phần di tích xương thánh của ngài cũng có ở vương cung thánh đường Padua bên Ý. Thủ cấp của thánh Luca được mai táng gìn giữ ở trên núi Athos trong tu viện Panteleimon của Chính Thống giáo Nga.
Thánh sử Luca viết phúc âm tường thuật về cuộc đời Chúa Giesu từ khi sinh ra đến khi Chúa Giêsu trở về trời . Ông viết sách phúc âm theo các nhà chú giải kinh thánh có lẽ vào khoảng giữa những năm 70. và 90. sau Chúa giáng sinh có 24 chương . Và Luca cũng được cho cũng là tác giả viết sách Công vụ các Tông đồ.
Thánh Phaolo đã nói rõ Luca là một thầy thuốc ( Col 4,14). Và trong phúc âm Luca đã tường thuật những câu chuyện Giêsu chữa lành bệnh cho nhiều người trên đường rao giảng nước Thiên Chúa. Ông viết tường thuật sự chữa lành bệnh của Chúa Giuêsu cho con người không phải để minh chứng dậy bảo, nhưng nói lên khía cạnh nghệ thuật của một đời sống khoẻ mạnh. Vì nghệ thuật đời sống lành mạnh với các vị thầy thuốc thời cổ xa xưa là một trong những việc bổn phận quan trọng. Qua đó Chúa Giêsu trong phúc âm Luca được trình bày là người dẫn đường về nghệ thuật của một đời sống lành mạnh. Và như thế Luca muốn loan báo tin mừng để đạt được đời sống lành mạnh nhờ tin vào Chúa Giêsu.
Thánh Luca cũng được cho là người có năng khiếu vẽ hình ảnh bằng ngôn ngữ chữ viết. Luca thuật lại cảnh Đức Mẹ Maria đến thăm Elisabeth, lúc hai chị em gặp nhau em bé (Gioan) còn đang là bào thai Gioan trong cung lòng Elisabeth đã vui sướng nhảy mừng. Một hình ảnh sống động đầy huyền bí nhiệm mầu. (Lc 1,39-45)
Trong bài tường thuật về cảnh hài nhi sinh Giêsu sinh ra trong đêm ra ngoài cánh đồng Bethlehem, Luca bằng ngôn ngữ đã vẽ ra bức tranh vửa huyền bí nhiệm mầu trong khung cảnh thanh vắng đơn sơ nghèo nàn chuồng súc vật, vừa sống động với đoàn các Thiên Thần, đoàn người mục đồng, các con thú vật, và cùng với ánh sáng chiếu tỏa vinh quang Thiên Chúa trên nền trời trong đêm tối Chúa Giêsu giáng sinh. (Lc 2, 1-20)
Những thông tin Luca có được về Chúa Giêsu là do những người theo Thánh Phaolo thuật kể lại cho ông nghe. Chính Luca qủa quyết là nhân chứng mất thấy tai nghe và cũng thường với Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, mà Luca có lòng sùng kính cách đặc biệt.
Có nhiều lưu truyền kể lại chính Luca đã vẽ bức tranh Đức Mẹ ban ơn „Salus populi Romani“ trong đền thờ Maggiore ở Roma. Và Bức tranh Đức Mẹ đen ở đền thánh Częstochowa bên Polen cũng do Luca vẽ.
Là người viết tường thuật Thiên Thần hiện ra báo tin cho Thầy cả thượng phẩm Zacaria trong đền thờ đang khi tế lễ Giave Thiên Chúa ( Lc,5-24 ), và khung cảnh huyền bí Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian. Nên Thánh sử Luca có biểu hiệu hình ảnh là một con bò với đôi cánh, mà trong sách Khải Huyền có nói tới ( Kh 4, 7).
Những ngành nghề thầy thuốc chữa bệnh, họa sĩ, nhà tạc đúc tượng, nhà in sách nhận Thánh sử Luca là quan thầy phù hộ cho ngành nghề của minh.
Lễ kính Thánh Luca hằng năm vào ngày 18. Tháng Mười.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thánh sử Luca là một trong bốn vị thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu. Có lẽ Luca sinh trưởng ở Antiochia bên Syria thuộc gia đình quyền qúi học thức cao, và Luca là bạn thân với Thánh Phaolo, như chính Phaolô viết trong thư gửi Giáo đòan Colosseo( Col. 4,14).
Luca là người duy nhất viết tường thuật sự sinh ra của Chúa Giêsu trên trần gian, mặc dù ông không biết Chúa Giêsu khi ngài còn trên trần gian.
Theo lưu truyền trong Giáo hội, Thánh sử Luca là người cùng đồng hành với thánh Phaolo trên mọi bước đường truyền giáo, cùng đi rao giảng với Phaolo ở Jerusalem và Roma, và là người bạn đồng hành trung thành duy nhất với Thánh Phaolo cho tới khi Phaolo qua đời ( 2 Timotheo 4,11).
Sau khi Thánh Phaolo qua đời ở Roma, Luca đi khỏi kinh thành muôn thuở Roma, có lẽ đi đến Achja bên Hylạp. Thánh Luca qua đời bên Hylạp thọ 84 tuổi. Di tích xương thánh của ngài được đưa về Constantinopel quãng năm 357 và được an táng trong thánh đường các Tông đồ. Một phần di tích xương thánh của ngài cũng có ở vương cung thánh đường Padua bên Ý. Thủ cấp của thánh Luca được mai táng gìn giữ ở trên núi Athos trong tu viện Panteleimon của Chính Thống giáo Nga.
Thánh sử Luca viết phúc âm tường thuật về cuộc đời Chúa Giesu từ khi sinh ra đến khi Chúa Giêsu trở về trời . Ông viết sách phúc âm theo các nhà chú giải kinh thánh có lẽ vào khoảng giữa những năm 70. và 90. sau Chúa giáng sinh có 24 chương . Và Luca cũng được cho cũng là tác giả viết sách Công vụ các Tông đồ.
Thánh Phaolo đã nói rõ Luca là một thầy thuốc ( Col 4,14). Và trong phúc âm Luca đã tường thuật những câu chuyện Giêsu chữa lành bệnh cho nhiều người trên đường rao giảng nước Thiên Chúa. Ông viết tường thuật sự chữa lành bệnh của Chúa Giuêsu cho con người không phải để minh chứng dậy bảo, nhưng nói lên khía cạnh nghệ thuật của một đời sống khoẻ mạnh. Vì nghệ thuật đời sống lành mạnh với các vị thầy thuốc thời cổ xa xưa là một trong những việc bổn phận quan trọng. Qua đó Chúa Giêsu trong phúc âm Luca được trình bày là người dẫn đường về nghệ thuật của một đời sống lành mạnh. Và như thế Luca muốn loan báo tin mừng để đạt được đời sống lành mạnh nhờ tin vào Chúa Giêsu.
Thánh Luca cũng được cho là người có năng khiếu vẽ hình ảnh bằng ngôn ngữ chữ viết. Luca thuật lại cảnh Đức Mẹ Maria đến thăm Elisabeth, lúc hai chị em gặp nhau em bé (Gioan) còn đang là bào thai Gioan trong cung lòng Elisabeth đã vui sướng nhảy mừng. Một hình ảnh sống động đầy huyền bí nhiệm mầu. (Lc 1,39-45)
Trong bài tường thuật về cảnh hài nhi sinh Giêsu sinh ra trong đêm ra ngoài cánh đồng Bethlehem, Luca bằng ngôn ngữ đã vẽ ra bức tranh vửa huyền bí nhiệm mầu trong khung cảnh thanh vắng đơn sơ nghèo nàn chuồng súc vật, vừa sống động với đoàn các Thiên Thần, đoàn người mục đồng, các con thú vật, và cùng với ánh sáng chiếu tỏa vinh quang Thiên Chúa trên nền trời trong đêm tối Chúa Giêsu giáng sinh. (Lc 2, 1-20)
Những thông tin Luca có được về Chúa Giêsu là do những người theo Thánh Phaolo thuật kể lại cho ông nghe. Chính Luca qủa quyết là nhân chứng mất thấy tai nghe và cũng thường với Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, mà Luca có lòng sùng kính cách đặc biệt.
Có nhiều lưu truyền kể lại chính Luca đã vẽ bức tranh Đức Mẹ ban ơn „Salus populi Romani“ trong đền thờ Maggiore ở Roma. Và Bức tranh Đức Mẹ đen ở đền thánh Częstochowa bên Polen cũng do Luca vẽ.
Là người viết tường thuật Thiên Thần hiện ra báo tin cho Thầy cả thượng phẩm Zacaria trong đền thờ đang khi tế lễ Giave Thiên Chúa ( Lc,5-24 ), và khung cảnh huyền bí Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian. Nên Thánh sử Luca có biểu hiệu hình ảnh là một con bò với đôi cánh, mà trong sách Khải Huyền có nói tới ( Kh 4, 7).
Những ngành nghề thầy thuốc chữa bệnh, họa sĩ, nhà tạc đúc tượng, nhà in sách nhận Thánh sử Luca là quan thầy phù hộ cho ngành nghề của minh.
Lễ kính Thánh Luca hằng năm vào ngày 18. Tháng Mười.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Bên Rừng Thu
Lê Trị
08:22 17/10/2018
Ảnh của Lê Trị
Con suối mùa thu vẫn lặng lờ
Tao nhân mặc khách thả hồn thơ
Quanh co sườn núi qua thung lũng
Những lá thu vàng rụng ngẩn ngơ
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 17/10/2018: Tiết lộ kinh hoàng - Bắc Hàn làm nhà thờ giả, giáo dân giả để lừa gạt Tòa Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:36 17/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Donald William Wuerl, Tổng Giám Mục Washington. Phòng Báo Chí Tòa Thánh đưa ra thông báo trên hôm thứ Sáu 12 tháng 10.
Việc chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Wuerl xảy ra gần ba năm sau khi ngài đến tuổi 75, là hạn tuổi mà các giám mục phải nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha.
Đức Hồng Y Wuerl sinh năm 1940 và được thụ phong linh mục tại giáo phận Pittsburgh vào năm 1966. Ngài từng là Giám Mục Phụ Tá của Seattle trong hai năm 1986, 1987, giám mục Pittsburgh từ 1988 đến 2006, và tổng giám mục Washington từ 2006 đến nay.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào năm 2010 và bổ nhiệm ngài làm Tổng tường trình viên của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2012 về Tân Phúc Âm Hóa.
Đức Hồng Y đã là chủ đề của những lời chỉ trích gay gắt trong những tháng gần đây. Là người kế vị Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, Đức Hồng Y Wuerl đã phải đối diện với những chất vấn về những hiểu biết của ngài liên quan đến những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick, được công khai trước công chúng lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Sáu.
Đức Hồng Y đã phải hứng chịu thêm nhiều chỉ trích sau khi một báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố vào ngày 14 tháng 8, trong đó nêu lên những cáo buộc cho rằng Đức Hồng Y Wuerl trong thời gian là Giám mục Pittsburgh (từ năm 1988 đến năm 2006) đã cho phép các linh mục bị buộc tội lạm dụng được tiếp tục làm việc mục vụ sau khi các cáo buộc đã được đưa ra.
Trong một lá thư gởi cho Đức Hồng Y được công bố hôm 12 tháng 10, Đức Thánh Cha đã yêu cầu Đức Hồng Y đảm nhận trọng trách Giám Quản Tông Tòa tổng giáo phận Washington cho đến khi một vị Tổng Giám Mục khác được bổ nhiệm.
2. Tòa án tối cao Pakistan giữ nguyên án tử hình người phụ nữ Công Giáo bị cáo buộc phạm thượng
Tòa án tối cao Pakistan được tường thuật là đã giữ nguyên phán quyết của tòa dưới đối với trường hợp của Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo bị kết án tử hình vì tội phỉ báng tiên tri Muhammad. Báo chí tại Pakistan cho biết như thế hôm thứ Hai.
Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán đã được triệu tập theo lời thỉnh cầu cuối cùng của Bibi nhằm chống lại phán quyết được đưa ra vào năm 2010. Hội đồng xét xử đã đưa ra phán quyết nhưng từ chối công bố quyết định của họ, và không biết khi nào họ mới công bố quyết định sau cùng này.
Cho đến nay người ta vẫn chưa được biết lý do của sự chậm trễ này.
Năm 2009, Bibi bị buộc tội đưa ra những nhận xét phỉ báng tiên tri Hồi giáo Muhammad sau một cuộc tranh luận bắt nguồn từ một ly nước. Bibi đang thu hoạch quả dâu với các công nhân nông trại khác khi được yêu cầu đi lấy nước từ giếng.
Một người nhìn thấy cô uống nước từ một cái ly mà trước đó đã được những người Hồi giáo sử dụng. Người ấy nói với Bibi rằng một Kitô hữu không thể sử dụng chung một ly nước với người Hồi Giáo, vì Kitô hữu là người ô uế. Một cuộc cãi vã xảy ra sau đó, và năm ngày sau đó người ta báo cáo với một giáo sĩ Hồi giáo rằng Bibi đã phỉ báng Muhammad. Bibi và gia đình cô là những Kitô hữu duy nhất trong khu vực, và đã phải đối mặt với những áp lực buộc cải đạo sang Hồi giáo.
Cô bị kết tội phạm tội phạm thượng vào năm 2010, và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Cô kháng cáo ngay lập tức. Tòa án Tối cao Lahore đã y án vào năm 2014, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao của Pakistan. Tòa án tối cao đã đồng ý nghe kháng cáo của cô vào năm 2015 nhưng khất lần hẹn nữa cho đến nay mới xử.
Kể từ khi bị bắt giữ, Bibi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã tiếp chồng và con gái cô và cầu nguyện cho cô.
Ở Pakistan, những người Hồi giáo cứng rắn đã kêu gọi tử hình cô ngay từ khi cô bị kết tội lần đầu. Thủ tướng Pakistan Imran Khan nói rằng ông ủng hộ các luật chống báng bổ khắc nghiệt của quốc gia này.
Nếu Tòa án tối cao Pakistan giữ nguyên phán quyết của tòa dưới như báo chí Pakistan tường thuật, Bibi sẽ trở thành người đầu tiên ở Pakistan bị tử hình vì tội phỉ báng.
Luật phỉ báng của Pakistan áp đặt hình phạt nghiêm khắc đối với những người xúc phạm Kinh Qur'an hoặc phỉ báng Muhammad. Hồi giáo là quốc giáo của Pakistan, và khoảng 97% dân số là người Hồi giáo.
Mặc dù chính phủ chưa bao giờ hành quyết một người bị cáo buộc báng bổ, nhưng không phải vì họ nhân nhượng với luật này. Đa số các nạn nhân bị cáo buộc phỉ báng Hồi Giáo bị đánh chết ngay tại chỗ hay bị sát hại trong nhà giam.
3. Hai Giám Mục Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ ra về trước khi các nghị phụ bỏ phiếu
Vatican đã xác nhận rằng hai giám mục Trung Quốc đang tham dự lần đầu tiên Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ trở về nhà trước khi các nghị phụ thảo ra kết luận cuối cùng của các ngài và trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bộ trưởng bộ truyền thông của Vatican, ông Paolo Ruffini, cho biết hôm thứ Tư 10/10 rằng “không có gì đáng ngạc nhiên” về sự ra về sớm của Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭) của Diên An, và Giám mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức. Ông cho biết đã biết hai người có những công việc khác nên phải cắt ngắn sự tham gia của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ ra nghẹn ngào khi thông báo về sự hiện diện của hai Giám Mục Trung Quốc vào ngày đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, mô tả sự hiện diện của họ như hoa trái tỏ tường đầu tiên của thỏa hiệp ngày 22 tháng 9 liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ căng thẳng giữa Rôma và Bắc Kinh.
Bất kể thái độ và những tuyên bố bất phục tùng Tòa Thánh trước đây của hai vị, các vị Giám Mục Trung Quốc này đã được đối xử như những vị khách quý tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.
Cả hai người từ lâu đã là những người thực thi ngoan ngoãn các mệnh lệnh của chính quyền Trung Quốc. Quách Kim Tài là một trong bảy người còn sống được tha vạ tuyệt thông – và cũng là tổng thư ký của cái gọi là Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc, do Hội Công Giáo Yêu Nước dựng lên. Quách Kim Tài còn là Phó Chủ Tịch Hội Công Giáo Yêu Nước của “giáo hoàng đen” Lưu Bách Niên.
Cha Raymond de Souza, tổng biên tập tờ Convivium, ghi nhận rằng nhiều người cảm thấy bối rối trước việc đảng cộng sản Trung Quốc có quyền bổ nhiệm nghị phụ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican.
Trong bài “Who appointed the Youth Synod’s Chinese bishops” – (“Ai đã bổ nhiệm các nghị phụ Trung Quốc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên”), đăng trên tờ Catholic Herald, cha Raymond cho biết:
“Các nghị phụ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma được bổ nhiệm bằng nhiều cách khác nhau. Hội Đồng Giám Mục của các quốc gia bầu các đại biểu giám mục của mình; một số quan chức trong giáo triều Rôma [lãnh đạo các bộ và các cơ quan ngang bộ\ đương nhiên là nghị phụ; các Giáo hội Đông phương cũng được chỉ định các đại diện của họ; và Đức Thánh Cha cũng có thể mời thêm một số vị khác.”
“Giáo luật và cả Tông Hiến [Episcopalis Communio] nhằm mở rộng quyền hạn và thẩm quyền của Thượng Hội Đồng Giám Mục, được Đức Thánh Cha công bố cách đây vài tuần cũng không bao gồm bất kỳ điều khoản nào cho phép đảng cộng sản Trung Quốc được bổ nhiệm nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục. Nhưng mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng ở Rôma.”
4. Đức Thánh Cha thảo luận về Kinh Kính Mừng trong cuốn sách mới
Ngay cả những kẻ tội lỗi nhất cũng có thể tìm thấy nơi Đức Mẹ một người mẹ yêu thương nhưng những kẻ băng hoại chỉ biết nương tựa nơi những ham muốn mù quáng và ích kỉ của riêng mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ quan điểm trên trong một cuốn sách được phát hành hôm thứ Tư 10 tháng 10 ở Ý. Ngài nói rằng Đức Maria không thể thâm nhập vào con tim của những người nam nữ băng hoại vì họ đã lựa chọn “satan” và “khóa trái cửa lại từ bên trong”.
“Đức Maria không thể là mẹ của những kẻ băng hoại bởi vì những kẻ ấy bán tháo hết mọi thứ, kể cả mẹ mình. Họ tìm kiếm lợi nhuận riêng, bất kể là kinh tế, trí tuệ, chính trị, dưới bất kỳ hình thức nào.”
Cuốn sách, có tựa đề “Ave Maria” (“Kính mừng Maria”), là những suy tư về kinh Kính Mừng do Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện trong một cuộc phỏng vấn với Cha Marco Pozza, một linh mục tuyên úy nhà tù ở thành phố Padova phía bắc nước Ý.
Đức Thánh Cha nói, theo trí tưởng tượng của ngài, trong suốt cuộc đời của Đức Maria, Mẹ vẫn là một “người phụ nữ bình thường” bất chấp hoàn cảnh bất thường được là mẹ của Thiên Chúa, và “Mẹ là một người phụ nữ mà bất kỳ người phụ nữ nào trên thế giới này đều có thể bắt chước.”
“Đức Maria rất giản dị. Mẹ làm việc, mua sắm hàng hóa, phụ giúp chồng và con trai mình: rất bình thường. Bình thường nghĩa là sống với người dân và giống như mọi người. Thật bất thường khi sống mà không có rễ trong một dân tộc, mà không có sự liên hệ với lịch sử một dân tộc.”
Không có những kết nối đó, Đức Giáo Hoàng nói, một tội lỗi có thể phát sinh mà “Satan, kẻ thù của chúng ta, rất ưa thích: đó là tội xem mình là tinh hoa.”
“Những kẻ xem mình là tinh hoa không biết đến ý nghĩa của việc sống giữa những người khác. Và khi tôi nói về tinh hoa, tôi không có ý muốn nói đến một tầng lớp xã hội: Tôi muốn nói về một thái độ của tâm hồn, “ Đức Thánh Cha giải thích.
“Có nhiều người cho rằng họ thuộc về tầng lớp tinh hoa của Giáo Hội. Nhưng, như Công Đồng Vatican Hai đã nói trong 'Lumen Gentium,' Giáo Hội là dân trung tín thánh thiện của Thiên Chúa. Giáo Hội là một dân tộc, dân của Thiên Chúa. Và ma quỷ rất thích kẻ xưng mình là tinh hoa.”
Trái lại, những người nhận ra mình là kẻ có tội có thể cảm nghiệm được sự bảo vệ của Mẹ Maria bởi vì Mẹ “là mẹ của tất cả chúng ta, những người tội lỗi, từ người thánh thiện nhất đến người rốt nhất.”
“Đó là thực tế.” Đức Giáo Hoàng nói. “Nếu tôi tự nhủ rằng mình không phải là kẻ tội lỗi, tôi sẽ là kẻ băng hoại nhất.”
Trong cuốn sách, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trình bày những suy tư của ngài về sự đau khổ của Đức Maria khi nhìn thấy cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu trên thập giá. Đó cũng là nỗi đau mà nhiều bà mẹ, đặc biệt là ở quê hương Á Căn Đình của ngài, đã từng trải nghiệm.
Ngài đã nhắc nhớ những nỗi đau những bà mẹ tại quảng trường Mayo, thường được gọi là “Madres de la Plaza de Mayo”, phải chịu đựng. Madres de la Plaza de Mayo là hiệp hội các bà mẹ tìm kiếm con cái của mình bị mất tích trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của Á Căn Đình. Nhiều người Á Căn Đình đã bị bắt cóc, tra tấn, giết hại hoặc biến mất trong giai đoạn 1976 và 1983 dưới chế độ độc tài quân phiệt Á Căn Đình, và nhiều người trong số những bà mẹ này cũng bị bắt giữ cùng với con cái của họ.
Sự đau đớn của họ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “không thể tả nổi”.
“Một trong số các bà mẹ nói với tôi, ‘Con muốn ít nhất là nhìn thấy cơ thể, hay hài cốt của con gái con, để biết nó được chôn cất chỗ nào’. Nhiều lần, họ hỏi tôi, ‘Nhưng Giáo Hội ở đâu trong thời điểm đó, tại sao Giáo Hội không bảo vệ chúng con?’ Tôi không nói bất cứ điều gì, và tôi tháp tùng với họ. Sự tuyệt vọng của các bà mẹ Plaza de Mayo thật là khủng khiếp. Chúng ta không thể làm gì hơn là tháp tùng với họ và tôn trọng nỗi đau của họ, nắm lấy tay họ.”
5. Các Giám Mục Phi Luật Tân cảnh cáo các linh mục muốn ra tranh cử
Các Giám Mục Công Giáo ở Phi Luật Tân đã cảnh cáo các linh mục có ý định ra tranh cử sau khi Hội Đồng Bầu Cử nước này bắt đầu nhận đơn của các ứng cử viên trong cuộc bầu cử giữa năm tới.
“Chính trị không phải là một phần trong nhiệm vụ của một linh mục,” Đức Cha Buenaventura Famadico, Giám Mục San Pablo, chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đã nhấn mạnh như trên.
“Chúng ta hãy dành nhiệm vụ phục vụ trong chính phủ cho người dân vì nếu chúng ta làm điều đó, chúng ta đã thất bại trong nhiệm vụ của chính mình”.
Ngài nói thêm rằng nhiệm vụ của một linh mục là “truyền bá lời Chúa và hướng dẫn các tín hữu.”
Việc nộp hồ sơ ứng cử cho cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 2019, tức là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã bắt đầu hôm 11 tháng 10 và sẽ kết thúc vào ngày 17 tháng 10.
Ủy ban Bầu cử nói rằng 61 triệu người Phi Luật Tân sẽ hội đủ điều kiện để bỏ phiếu vào năm tới khi họ chọn ra các thượng nghị sĩ, dân biểu, và các nhà lãnh đạo địa phương.
Đức Cha Ruperto Santos, Giám Mục Balanga, cho biết ngài sẽ không cho phép bất kỳ thành viên nào trong hàng giáo sĩ của giáo phận ra tranh cử.
“Tôi chắc chắn chống lại điều này, và tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ linh mục nào của tôi ra tranh cử vì họ không thể phục vụ hai chủ.”
“Là linh mục, chúng ta đang phục vụ người dân, và chúng ta phục vụ họ mà không có bất kỳ đặc quyền, đặc lợi cá nhân. Các linh mục dành cho và chỉ dành cho Thiên Chúa,” Đức Cha Santos nói.
Theo Đức Cha Santos, các linh mục mưu tìm các chức vụ công quyền đang phản bội lại “ơn gọi thiêng liêng của mình”.
Đức Cha Arturo Bastes, Giám mục Sorsogon nói rằng giáo luật không cho phép các linh mục hoạt động trong guồng máy chính trị. “Điều này vi phạm giáo luật,” ngài nói.
Trong quá khứ, có các linh mục đã ra tranh cử và thắng cử, nhưng sau đó họ đã rời bỏ chức tư tế hoặc bị đình chỉ khỏi các nhiệm vụ của chức tư tế.
Trong khi đó, một viên chức trong Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, nhắc nhở các ứng viên nộp đơn ứng cử hãy tôn trọng các thánh đường vì đó là nơi thờ phượng.
Văn phòng Ủy ban Bầu cử Manila nằm ngay đối diện nhà thờ chính tòa Manila, nơi các ứng viên thường đến cầu nguyện trước khi nộp đơn ứng cử.
“Đừng đi đến đó như thể bạn đang tham dự một cuộc biểu tình chính trị bởi vì một nhà thờ là một nơi để cầu nguyện,” Cha Jerome Secillano, phát ngôn viên của Ủy ban Công chúng sự vụ nói.
Ngài cũng kêu gọi các ứng cử viên tôn trọng các thánh đường và đừng treo các biểu ngữ tranh cử bên ngoài các ngôi nhà thờ.
6. Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa Thánh không làm dịu bớt làn sóng bách hại tại Hoa Lục
Thỏa thuận “tạm thời” giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, được ký vào ngày 22 tháng 9, xem ra không làm dịu bớt chút nào sự hung hăng của Bắc Kinh và bạo lực chống lại người Công Giáo. Sáng thứ Năm 11 tháng 10, cây thánh giá vẫn thường đứng trên tháp chuông của nhà thờ Công Giáo Long Loan (Yongqiang) đã bị kéo xuống trong khi bức tường bao quanh khu nhà thờ bị phá hủy.
Nhà thờ này thuộc giáo phận Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Cộng đồng Công Giáo Ôn Châu có khoảng 130 nghìn tín hữu. Từ năm 2016, giáo phận được coi sóc bởi Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (邵祝敏 -Shao Zhumin). Ngài được Tòa Thánh công nhận, nhưng bọn cầm quyền Bắc Kinh liên tục bắt bớ và gây nhiều khó khăn cho ngài.
Gần đây nhất, Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn bị công an bắt ngày 18 tháng 5 năm 2017 và bị đưa đi biệt tích khỏi giáo phận của ngài. Sau đó, chúng đã trả tự do cho ngài hôm 2 tháng Giêng năm nay.
Bọn cầm quyền trả tự do cho ngài có lẽ vì không muốn vụ này có một ảnh hưởng quốc tế sâu rộng. Thật thế, Đại sứ Đức tại Bắc Kinh, là Ông Michael Clauss liên tục gây sức ép với bọn cầm quyền Bắc Kinh về vụ Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn và cả Tòa Thánh cũng bày tỏ mối quan tâm sâu xa đối với số phận của ngài.
Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, năm nay 54 tuổi, được Tòa Thánh công nhận nhưng bọn cầm quyền Bắc Kinh không nhìn nhận ngài là Giám Mục. Công an đã ép ngài phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, một cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản được thành hình để biến Giáo Hội Trung Quốc thành một Giáo hội tự trị, độc lập với Tòa Thánh và Giáo Hội hoàn vũ.
Giáo phận Ôn châu hiện có 70 linh mục và 130 ngàn tín hữu trong đó có hơn 80 ngàn thuộc Giáo Hội thầm lặng.
Đây là lần đầu tiên một nhà thờ tại Ôn Châu bị tấn công trong chiến dịch triệt hạ thánh giá kéo dài trong suốt bốn năm qua. Chiến dịch này bắt đầu ngay tại Chiết Giang, vào năm 2014, trước khi lan sang nhiều tỉnh khác của Trung Quốc.
Cây thánh giá của nhà thờ Long Loan không phải là cây thánh giá đầu tiên bị phá hủy sau thỏa thuận Trung quốc-Vatican. Vào ngày 3 tháng 10, cây thánh giá tại một nhà thờ thuộc thành phố Trú Mã Điếm (Zhumadian), ở tỉnh Hà Nam đã bị giật xuống. Quan chức thuộc Mặt trận thống nhất, là cơ quan giám sát các hoạt động tôn giáo, nói cây thánh giá nhìn “chướng mắt” quá vì thấy tỏ tường ngay cả từ nhà ga thành phố, nên giật xuống.
7. Bắc Hàn mời Đức Thánh Cha sang thăm nước này
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thăm chính thức Tòa Thánh từ hôm thứ Tư 17 tháng. Trong chuyến thăm hai ngày này, tổng thống đã gửi một thông điệp từ lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong đó nhà lãnh đạo miền Bắc cho biết sẽ nhiệt liệt chào đón Đức Giáo Hoàng nếu ngài thăm Bình Nhưỡng.
Kim Eui-kyeom, người phát ngôn của Blue House, phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết: “Tổng thống Moon sẽ thăm chính thức Tòa Thánh vào ngày 17 và 18 tháng 10”. Ông giải thích về chuyến viếng thăm như sau: “Tổng thống muốn tái cầu xin sự chúc lành và ủng hộ của Tòa Thánh đối với tiến trình hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên; cũng như muốn thảo luận về những phương cách cải thiện sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Nam Hàn trong cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Ông nói thêm: “Ông Kim đã nói với tổng thống Moon: ‘Tôi sẽ nhiệt liệt chào đón Đức Giáo Hoàng nếu ngài đến thăm Bình Nhưỡng’. Và tổng thống Moon sẽ chuyển thông điệp này đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Phát ngôn viên Kim Eui-kyeom cũng đã đưa ra tin tức về một cuộc họp diễn ra giữa Kim Chính Ân và Đức Cha Hyginus Kim Hee-Joong, Tổng giám mục Gwangju và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc.
“Tôi muốn bổ sung thêm”, người phát ngôn tiếp tục nói – “ông Kim đã gặp Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Hàn, là Đức Tổng Giám Mục Hee-Joong, trên Núi Paektu. Đức Tổng Giám Mục nói với ông Kim rằng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đang nỗ lực hướng tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tôi sẽ chuyển tin tức này đến Tòa Thánh. Khi nghe những lời này từ Đức Tổng Giám Mục, ông Kim trả lời: ‘Xin Đức Cha vui lòng làm như thế’”.
8. Nhận định của một Giám Mục Nam Hàn về chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bắc Triều Tiên
“Tôi nghĩ đối với Kim Chính Ân, một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại nhiều lợi ích từ khả năng có thể bình thường hóa quan hệ quốc tế với các nước khác. Tin tức rất tích cực, nhưng theo ý kiến của tôi vẫn còn nhiều việc phải làm và chúng ta cần biết rằng cần có thời gian cho những phát triển như vậy.” Đức Cha Lazzaro You Heung-sik, Giám Mục Daejeon, đã cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho Asia-News bên lề Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.
“Ngoại giao được thực hiện bằng các bước nhỏ, trước tiên một lá thư chính thức về lời mời này phải được trình lên Đức Giáo Hoàng, sau đó là thời gian chờ đợi phản ứng. Hơn nữa, chúng ta phải nhớ rằng các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng trên tất cả là các chuyến thăm mục vụ, chứ không phải những chuyến viếng thăm chính trị. Tôi không nghĩ rằng có thể tổ chức một chuyến thăm như vậy trong một khoảng thời gian ngắn,” Đức Cha Heung-sik nhận xét.
Ngài cho biết thêm “Trong quá khứ, đã có những nỗ lực thiết lập quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Vatican: Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý, là người đã chết cách đây vài năm, có mối quan hệ rất tốt với Giáo Hội Công Giáo và muốn mời một số viên chức Tòa Thánh sang thăm quốc gia này. Tuy nhiên, không có gì đã được thực hiện kể từ khi ông qua đời.”
Đức Cha Heung-sik cho biết thêm: “Khi tôi biết về thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tôi nghĩ: Điều này cũng có ảnh hưởng tích cực đến Bắc Triều Tiên, vì họ phụ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh”.
Vị Giám Mục Nam Hàn là chủ tịch Ủy ban Xã hội Hội Đồng Giám Mục Hàn quốc, nhấn mạnh rằng:
“Tôi muốn lưu ý thêm rằng để chào đón Đức Thánh Cha đến Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên trước hết cần thực hiện một số điều kiện: ví dụ như chấp nhận cho các linh mục hoạt động mục vụ ở miền Bắc và bảo đảm tự do tôn giáo lớn hơn cho người dân Bắc Triều Tiên. Hai sáng kiến này, được liên kết chặt chẽ, sẽ là những dấu chỉ cụ thể nhất trước mặt các quốc gia trên thế giới.”
9. Bắc Hàn cũng đã từng mời Đức Giáo Hoàng sang thăm nước này
Trong quá khứ, Bắc Hàn cũng đã từng mời Đức Giáo Hoàng sang thăm nước này. Trong bài Prominent Defector on N.Korea's Relationship with Religion, tờ The Chosunilbo cho biết như sau:
Một cuốn hồi ký của Thae Yong-ho, nhân vật số 2 tại Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở London và bây giờ là một nhà tranh đấu chống chế độ, đã bán được 50,000 bản chỉ trong 10 ngày.
Cuốn sách phơi bày những khía cạnh của chế độ mà Thae chứng kiến tận mắt, rất phong phú với những sự kiện bất ngờ về một chế độ kín như bưng mà người ta chỉ có thể đoán mò qua các giai thoại, tin đồn và những hình thái suy luận có lý.
Một khía cạnh thú vị là mối quan hệ của Bắc Triều Tiên với tôn giáo. Trong số những đề tài được Thae thuật lại, là câu chuyện Bắc Triều Tiên đã xây dựng một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng.
Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.
Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những người cộng sản cực đoan. Ảnh dưới đây là một cảnh trong nhà thờ giả và giáo dân toàn bộ đều là là cộng sản giả dạng tín hữu.
Thae thuật lại rằng theo thời gian, một số người đóng giả để quay phim đã thực sự bắt đầu tìm hiểu Kitô giáo.
Thae cho biết: “Bắc Triều Tiên rất quyết liệt với tôn giáo. Ở các nước cộng sản châu Âu, nhà nước thắt chặt quyền tự do tôn giáo, nhưng họ không phá hủy các nhà thờ. Thậm chí có những nơi thờ phượng vẫn còn được hoạt động ít nhiều. Nhưng tại Bắc Triều Tiên, cộng sản đã phá hủy tất cả các nơi thờ phượng và đổ thừa cho máy bay ném bom của Mỹ. Các nhà lãnh đạo từ Kim Nhật Thành trở xuống đều muốn người ta đừng tôn thờ thần nào khác ngoài những vị thần là Kim Nhật Thành và con cháu của hắn. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng Đảng Công nhân nói rằng chỉ có giáo lý của các lãnh tụ nhà họ Kim mới là những lời hướng dẫn thực sự.”
Chính vì thế, khi muốn chứng minh với Tòa Thánh sự hiện hữu của người Công Giáo, họ phải cấp tốc làm nhà thờ giả.
Tuy nhiên, có lẽ các thủ thuật này không qua mặt được vị Giáo Hoàng Ba Lan là người đã từng phải sống trong một chế độ cộng sản. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã không xảy ra.
Các quan sát viên quốc tế cho rằng cái khó khăn lớn nhất của Kim Chính Ân hiện nay là tình trạng kinh tế kiệt quệ vì bị cô lập, và nỗi lo sợ bị Trung Quốc lật đổ nhằm có một ảnh hưởng sâu đậm hơn tại Bắc Triều Tiên. Chính vì thế, trong năm 2017, Kim Chính Ân lời qua tiếng lại với tổng thống Mỹ Donald Trump, kể cả với những đe dọa chiến tranh hạt nhân. Tất cả các động thái này đều nhằm kích thích mong muốn thương thảo của đối phương, và tối hậu là thoát ra được tình trạng cô lập như hiện nay.
10. Tổng Giám Mục Anthony Fisher thật chí lý khi cho rằng những người trẻ tuổi muốn có một giáo huấn rõ ràng và đầy thách đố
Một trong những diễn từ đáng nhớ nhất tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cho đến nay là diễn từ của Tổng Giám mục Anthony Fisher của Sydney, người đã xin lỗi những người trẻ vì tất cả các cách thế mà Giáo hội và các thành viên của Giáo hội đã làm hại họ hay khiến cho họ thất vọng.
Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã mong được nghe một giám mục, thực ra là bất kỳ nhà lãnh đạo Giáo hội nào, mô tả thực tại như nó là. Vì thế, diễn từ của Tổng Giám mục Fisher rất được hoan nghênh. Trước hết, Đức Tổng Giám Mục đã xin lỗi vì vụ tai tiếng lạm dụng trẻ em và “vì những hành vi đáng xấu hổ của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã gây khó khăn cho các bạn hoặc những người trẻ khác giống như các bạn, và thiệt hại khủng khiếp đã xảy ra.” Ngài xin lỗi vì “vì sự thất bại của quá nhiều giám mục và những người khác không đáp ứng một cách thích hợp khi các vụ lạm dụng được xác định, và không làm tất cả trong quyền lực của mình để giữ cho các bạn an toàn; và xin lỗi vì những thiệt hại như thế làm giảm uy tín của Giáo Hội và làm sa sút sự tin tưởng của các bạn.”
Thật là nhẹ nhõm khi nghe những lời nói thẳng thắn như vậy, không quanh co, không tìm kiếm lý do cho những thất bại của quá khứ, và không cố đổ lỗi cho “chủ nghĩa giáo sĩ trị” hoặc một số khái niệm mơ hồ đang là mốt thời trang hiện nay.
Nhưng Đức Tổng Giám Mục còn đi xa hơn trong phân tích của ngài về cách Giáo hội đã thất bại trong giới trẻ. Ngài nói rõ rằng đã có một sự thất bại trong hàng lãnh đạo Giáo Hội, và một sự thất bại trong việc trung tín với kho tàng đức tin và truyền thống. Ngài nhấn mạnh rằng những người trẻ tuổi muốn được giảng dạy rõ ràng và đầy thách đố, chứ không muốn được cung cấp một số phiên bản tan loãng của Tin Mừng. Đức Tổng Giám Mục đã xin lỗi vì Giáo Hội đã không thể “giới thiệu các bạn với chính Chúa Giêsu Kitô, với lời cứu độ của Ngài, và kế hoạch Ngài dành cho cuộc sống của các bạn.”
Giáo Hội, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói tiếp, thường xuyên “bán rẻ các bạn” khi ngưng không thách thức những người trẻ sống theo ơn gọi khi chịu phép rửa tội của họ là nên thánh, khi cung cấp cho họ một thứ “phụng vụ thiếu vẻ đẹp và sự chào đón”, không dám chia sẻ với họ những truyền thống Giáo Hội như bí tích hòa giải, hành hương và Thánh Thể.
Ngoài ra, ngài xin lỗi vì “sự nghèo nàn của những bài thuyết giảng, giáo lý hay đường hướng tâm linh” đã không truyền cảm hứng cho sự hoán cải. Ngài cũng xin lỗi vì các gia đình, giáo phận và các dòng tu đã chấp nhận một thứ “não trạng tránh thai”, nghĩa là không cố gắng trong việc sản sinh các ơn gọi mới.
Ở Úc có rất nhiều Giám Mục ưa thích những truyền thống tốt đẹp và xa tránh những điều vô nghĩa. Nhưng lời nói thẳng của Tổng Giám mục Fisher chưa chắc sẽ được lắng nghe rộng rãi, đặc biệt là nơi những người chịu trách nhiệm về những “phụng vụ thiếu vẻ đẹp”, hoặc những người muốn nhấn mạnh rằng những người trẻ đang đòi hỏi một giáo huấn Công Giáo mới, ít thách đố hơn. Lời nói của Đức Tổng Giám Mục cũng sẽ không được hoan nghênh bởi những người háo hức muốn phủ nhận rằng có những mối liên hệ nhất định giữa những vụ tai tiếng lạm dụng trẻ em và sự tháo thứ trong giáo lý và tín lý Công Giáo.
11. Trung Quốc chính thức thông qua luật về các trại học tập cải tạo
Các nhà làm luật tại miền tây Tân Cương của Trung Quốc đã thông qua luật về các trại học tập cải tạo dành cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) trong bối cảnh có những lo ngại quốc tế về sự gia tăng những người đột nhiên bị biến mất với quy mô lớn ở đó.
Chính quyền Tân Cương cho biết các trại học tập cải tạo là nhằm đối phó với chủ nghĩa cực đoan thông qua việc “chuyển đổi tư tưởng”.
Các nhóm nhân quyền nói rằng các tù nhân buộc phải thề trung thành với Đại đế Tập Cận Bình, phải chỉ trích và từ bỏ đức tin của họ.
Tháng Tám vừa qua, Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc cho rằng bọn cầm quyền đã bắt giữ hơn một triệu người trong khu vực Tân Cương.
Nhưng các quan chức tham dự một cuộc họp nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thừa nhận rằng người Duy Ngô Nhĩ “bị lừa dối bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” và đang trải qua quá trình giáo dục và tái định cư.
Luật mới của Tân Cương là dấu chỉ cụ thể đầu tiên về những gì Trung Quốc đang làm trong khu vực. Theo luật mới, các hành vi có thể dẫn đến bị bắt giam bao gồm việc từ chối xem truyền hình, không chịu nghe đài phát thanh nhà nước và ngăn chặn trẻ em không cho theo học các trường của chính phủ. Nói rằng một món ăn là không thuần khiết đối với người Hồi Giáo cũng có thể bị tù.
Trung Quốc cho biết trong mạng lưới các trung tâm giam giữ của họ, các tù nhân sẽ được dạy tiếng Quan Thoại, các khái niệm pháp lý và được đào tạo nghề nghiệp.
Bằng cách cho các trại này một nền tảng pháp lý, Trung Quốc dường như đã xác nhận những gì nhiều người đã nói trong nhiều tháng qua rằng bọn cầm quyền đang điều hành những trại cải tạo khổng lồ để giam giữ cả triệu người Hồi giáo ở Tân Cương dưới chiêu bài chống chủ nghĩa cực đoan.
Và chủ nghĩa cực đoan được định nghĩa rộng rãi đến nỗi ngay cả những bậc cha mẹ không muốn con cái kết hôn với một người không Hồi Giáo hoặc thuộc một sắc dân khác cũng bị coi là cực đoan tôn giáo.
12. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô hoãn lại việc cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine
Vấn đề cấp Tomos, tức là quy chế tự trị, cho một Giáo Hội Chính Thống Giáo tân lập tại Ukraine đã bị hoãn lại. “Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này vào một thời điểm thuận lợi hơn trong tương lai,” Tổng Giám Mục Asen Emosence của Arsenios bên Áo và đồng thời là Giám Quản Chính Thống Giáo Hung Gia Lợi cho tờ Deutsche Welle biết như trên.
Tuy nhiên, tờ Regnum báo cáo rằng 9 trong số 12 vị lãnh đạo trong phiên khoáng đại kết thúc hôm 11 tháng 10 đã bỏ phiếu ủng hộ việc cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.
“Chúng tôi không muốn tạo ra bất kỳ vấn nạn mới nào, nhưng với sự phù trợ của Thiên Chúa, chúng tôi sẽ tiến hành ban cấp quy chế này trong một diễn trình hòa bình”, Tổng Giám Mục Asen Emosence cho biết như trên khi đề cập đến những căng thẳng giữa Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Tòa Constantinople về vấn đề này.
Đức Tổng Giám Mục Daniel Pamphilon và Giám mục Ilarion, là đại diện toàn quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đến Constantinople sau vài tuần lưu lại Kiev trong nỗ lực hiệp nhất 3 hệ phái Chính Thống Giáo tại đây.
“Sau 27 năm, tôi nghĩ các Giáo Hội ở Ukraine đã sẵn sàng hiệp nhất,” Đức Tổng Giám Mục Daniel Pamphilon nói.
Việc cấp Tomos cho Ukarine đã bị trì hoãn nhiều lần, mặc dù các chính trị gia Ukraine và một số nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo đang mong mỏi một cách tuyệt vọng nhận được Tomos trước cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào ngày 31 tháng 3 năm 2019.
Trong một bài giảng tại Washington, DC vào tháng 9 vừa qua, Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko của Chính Thống Giáo Kiev đã nói về cuộc bầu cử sắp tới. Ngài nêu bật động lực chính trị trong việc kêu gọi Constantinople cho tự trị. Ngài nói: “Chúng tôi muốn điều này xảy ra trong năm nay. Tại sao trong năm nay? Bởi vì Mạc Tư Khoa hy vọng năm sau, sau cuộc bầu cử tổng thống Ukraine, một tổng thống thân Nga hơn có thể được bầu và sẽ không quan tâm đến việc hình thành một Giáo hội tự trị thống nhất, và do đó vấn đề của Tomos sẽ bị trì hoãn cho đến không biết khi nào”
13. Tổng Giám Mục Canada kêu gọi Giáo Hội hiệp nhất
Trong một lá thư đăng trên trang web của tổng giáo phận, Đức Tổng Giám Mục Anthony Mancini của Halifax-Yarmouth nói rằng Giáo Hội “đang bị chia thành các phe phái bị chi phối bởi các ý thức hệ, mỗi phe cố gắng đưa ra một số thay đổi trong Giáo Hội.”
Ngài thỉnh cầu Giáo Hội “trở thành” hiệp nhất một lần nữa.
Đức Tổng Giám Mục Mancini viết: “Một số người đang cố gắng trở lại với một quá khứ được lý tưởng hóa, trong khi có những người lại đang cố gắng vẽ vời ra một tương lai phản ánh chương trình nghị sự của họ nhiều hơn là Giáo Hội của Chúa Kitô”.
Đức Cha Mancini là một tiếng nói thẳng thắn lên án cả sự lạm dụng tình dục của các linh mục và “sự thất bại có hệ thống của hàng lãnh đạo” trong việc đối phó với tai ương này.
Ngài cho biết hồi tháng Tám vừa qua, ngài đã “đau đớn” và “xấu hổ” bởi một báo cáo cho thấy có hơn 1,000 trẻ em ở sáu giáo phận ở tiểu bang Pennsylvania bị lạm dụng trong khoảng thời gian 70 năm. Ngài nói rằng các cáo buộc này được cảm nhận mạnh mẽ ở Nova Scotia nơi một vụ kiện chống lại Tổng giáo phận Halifax-Yarmouth của ngài đã được đệ trình trong tháng này.
Trong lá thư mới nhất kêu gọi một Năm Đền Tạ, Đức Tổng Giám Mục Mancini lưu ý rằng tình hình của Giáo Hội là đáng lo ngại. Đã có những lời kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô từ chức và một số giám mục phải bị loại bỏ, và ngài nói rằng nhiều người Công Giáo đã viết thư cho ngài cho biết họ rời bỏ Giáo Hội.
“Có thể hiểu được rằng chỗ nào có con người thì chỗ đó có sự đa dạng các ý kiến, nhưng sự đa dạng có thể dẫn đến sự chia rẽ nếu nó bị thúc đẩy bởi giận dữ và tổn thương. Hoặc nó cũng có thể dẫn đến sự thống nhất về mục đích và sứ mệnh, nếu tầm nhìn, lòng thương xót và tình yêu hiện diện,” ngài viết.
“Để đáp lại tình trạng khủng hoảng và các triệu chứng của một đời sống tinh thần không lành mạnh trong Giáo Hội chúng ta, tôi kêu gọi tất cả chúng ta hãy bước vào một năm thanh tẩy, cầu nguyện và ăn chay đặc biệt, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã yêu cầu chúng ta thực hiện”
“Cầu xin Năm Đền Tạ này mang lại niềm tin và quyết tâm cho chúng ta bất kể những tội lỗi, thất bại, nhục nhã và xấu hổ. Trong Chúa Kitô tất cả đều có thể và không có Chúa Kitô, không có gì là có thể,” ngài viết.
“Hội thánh chúng ta cần được hiệp nhất, thanh tẩy và biến đổi.”
14. Tiệm bánh người Công Giáo thắng trong vụ ‘gay cake’ tại Tối Cao Pháp Viện Anh
Một tiệm bánh của người Công Giáo ở Bắc Ái Nhĩ Lan đã thắng kiện trong một kháng cáo chống lại một phán quyết cho rằng tiệm bánh đã phân biệt đối xử với một người đàn ông đồng tính khi từ chối làm cho một chiếc bánh có dòng chữ “ủng hộ hôn nhân đồng tính”.
Tối Cao Pháp Viện Anh đã đồng thanh nhất trí ủng hộ tiệm bánh trong một phán quyết mang tính bước ngoặt vào thứ Tư 10 tháng 10.
Tòa án tối cao ở Belfast vào năm 2015 truyền rằng vợ chồng Daniel và Amy McArthur, là chủ tiệm bánh, đã phân biệt đối xử với khách hàng khi họ từ chối làm một chiếc bánh với khẩu hiệu “ủng trợ hôn nhân đồng tính” trên đó. Họ được lệnh phải trả 500 bảng Anh tiền bồi thường thiệt hại.
Tòa án phúc thẩm Belfast sau đó đã từ chối kháng cáo của họ vào tháng 10 năm 2016.
Hai vợ chồng này đã kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện Anh. Tòa này đã sử lần đầu tiên vào tháng Năm năm nay.
Chánh án Baroness Hale cho biết những người làm bánh đã không từ chối thực hiện đơn đặt hàng vì kỳ thị tính dục của khách hàng. “Các thợ làm bánh phản đối cái thông điệp chứ không phải là người đàn ông đặt hàng,” bà nói.
Bà cũng nói thêm rằng “không ai bị buộc phải chiều theo hoặc bày tỏ những ý kiến mà họ không tin”.
“Tòa truyền rằng không hề có phân biệt đối xử về quan điểm chính trị hoặc niềm tin tôn giáo ở đây,” bà kết luận.
Việc Tối Cao Pháp Viện Anh lật ngược lại bản án cho ta thấy rằng ngày nay không phải người đồng tính bị phân biệt đối xử nhưng chính là những người có niềm tin tôn giáo mới là những nạn nhân.
Vào năm 2016, hai vợ chồng tiệm bánh này nhận được cả sự ủng hộ bất ngờ từ một người vận động cho quyền lợi người đồng tính là Peter Tatchell, là người đã mô tả vụ kiện chống lại tiệm bánh này là một “bước quá xa”.
15. Hội đồng Giám mục Hàn Quốc đã ra thông báo về hiện tượng “Đức Mẹ Naju”
Hội đồng Giám mục Hàn Quốc đã ra thông báo số 168/2018 về hiện tượng “Đức Mẹ Naju” tại Tổng Giáo phận Gwangju, Hàn Quốc và bày tỏ quan ngại khi một số giáo dân và giám mục đã tiếp tục đến đây hành hương.
Thông báo này nhắc lại: Ngày 16 tháng 7 năm 2012, Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc đã công bố lập trường về hiện tượng Naju, khẳng định việc tôn kính Đức Mẹ “khóc” tại Naju là sai lạc về tín lý. Vì thế, Hội đồng Giám mục Hàn Quốc đã khuyến cáo các tín hữu không được đến đây.
Hiện tượng “Đức Mẹ Naju” xuất phát từ tin đồn có tượng Đức Mẹ “khóc” ngày 30 tháng 6 năm 1985 tại nhà hai vợ chồng ông Julio Kim Man-bok và bà Julia Youn Hong-sun, những người tự xưng rằng họ được ơn mạc khải đặc biệt.
Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Andreas Choi Chang-mou, bản quyền Tổng Giáo phận Kwangju, đã ban hành sắc lệnh về “hiện tượng Naju” do linh mục Aloysius Chang Hong-bin phổ biến và cổ võ. Đức Tổng Giám Mục Andreas đã xác định, vì những sai lạc về tín lý và không còn khả năng hoán cải, linh mục Aloysius không còn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo và không còn thi hành tác vụ linh mục cách thành sự và hợp pháp. Trước đó, theo chỉ thị của Tòa Thánh, ngày 30 tháng 12 năm 1994, Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Gwangju đã thành lập Ủy ban điều tra về hiện tượng “Đức Mẹ Naju”. Sau đó, với kết quả điều tra, ngày 23 tháng 4 năm 2008, Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố kết luận rằng hiện tượng xảy ra tại Naju “không chứng minh được tính chất siêu nhiên”, vì thế, đấng bản quyền giáo phận đã khẳng định việc tôn sùng này không phù hợp với cử hành đạo đức Kitô giáo đồng thời tuyên bố bất cứ ai cử hành và tham dự cử hành bí tích tại đền “Đức Mẹ Naju” sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết.