Phụng Vụ - Mục Vụ
Đời đời chẳng cùng
Lm. Minh Anh
02:52 16/10/2020
ĐỜI ĐỜI CHẲNG CÙNG
“Hạnh phúc thay dân nào Chúa chọn làm gia nghiệp”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật là thú vị, Lời Chúa hôm nay nói với chúng ta từ những cái rất nhỏ, đến những cái rất lớn; từ cái rất người, đến cái rất Chúa; từ cái rất tạm thời, đến cái rất đời đời. Chúng ta sẽ gặp thấy những hình ảnh thật nhỏ bé, đó là những sợi tóc, những chút men, những con chim sẻ… cho đến những gì thật lớn lao; đó là những con người được trở nên con cái của lời hứa, trở nên quốc gia, trở nên một dân tộc có Thiên Chúa là gia nghiệp, được hưởng sự sống đời đời, ‘đời đời chẳng cùng’, như lời Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Hạnh phúc thay dân nào Chúa chọn làm gia nghiệp”.
Trong thư gửi tín hữu Êphêsô hôm nay, Thánh Phaolô nói đến địa vị cao trọng của những ai được làm con cái Thiên Chúa. Đó là những ai trong Chúa Kitô, được kêu gọi để trở nên thừa tự, được Thánh Thần ghi dấu ấn, được Thiên Chúa làm gia nghiệp, được ơn cứu chuộc và được ca ngợi vinh quang Chúa đến muôn đời; đó là những ai được Chúa yêu thương đến ‘đời đời chẳng cùng’.
Thiên Chúa biết chúng ta vô hạn hơn chúng ta biết chính mình; Người yêu chúng ta sâu sắc hơn chúng ta có thể yêu chính mình. Thiên Chúa yêu thương và lo lắng cho chúng ta không chỉ hôm nay để chúng ta nên thánh; nhưng yêu thương chúng ta đến đời đời, ‘đời đời chẳng cùng’ để chúng ta thuộc trọn về Người, hằng ở với Người.
Ngày kia, một thiếu nữ lững thững đi vào một ngôi thánh đường; cô lặng lẽ ngồi trong góc tối; chẳng phải để cầu nguyện, chẳng phải để chờ ai. Một bà nội trợ đi vào, trên tay vẫn xách một giỏ rau; rõ ràng, bà đến từ chợ và đang trên đường về nhà, chuẩn bị cho bữa tối; bà quỳ gối một vài phút, sốt sắng cầu nguyện trước Thánh Thể và sau đó, ra về. Cô gái trẻ sững sờ, bởi lẽ, cô đang đấu tranh với niềm tin vào Thiên Chúa. Và ngần ấy đã đủ cho cô, đó là mấy phút cầu nguyện sốt sắng của bà nội trợ, người đã cho cô thấy niềm tin Công Giáo có cơ sở như thế nào trong đời sống; cô đứng dậy, hớn hở ra về. Bà nội trợ ấy đâu biết rằng, chỉ một vài phút cầu nguyện của mình, Chúa quan phòng đã đổ ân sủng của Người xuống để cứu linh hồn cho đến ‘đời đời chẳng cùng’ của người thiếu nữ gốc Do Thái đang khủng hoảng đức tin kia. Cô gái ấy sẽ là Soeur Thérèse Bénédicte Edith Stein của Nhà Kín Carmel; một triết gia, một nhà thơ, một văn sĩ và nhất là một vị thánh của nước Đức, cũng là một trong những vị thánh bảo trợ châu Âu được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong ngày 11/10/1998 như một thánh tử đạo của trại Auschwitz, Ba Lan, 1942, thời đệ II thế chiến.
Anh Chị em,
Nhiều lúc Thiên Chúa chọn lấy sự im lặng trong một vấn đề nào đó như là cách thức để lôi kéo chúng ta đến gần Người hơn, như trường hợp của Sr. Edith Stein. Chúng ta không lắng nghe Người cũng như không cầu nguyện đủ, nên chúng ta thiếu sự chú ý và hướng dẫn của Người; có lẽ sự im lặng của Thiên Chúa thực sự cũng là một dấu hiệu rất rõ ràng về sự hiện diện và ý muốn của Người; ý muốn của Thiên Chúa vẫn là yêu thương chúng ta hôm nay và cả đời đời, ‘đời đời chẳng cùng’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết, Chúa yêu thương con hôm nay, đang hiến mình mỗi ngày cho con trên bàn thờ; yêu thương con đời đời, để con được ở mãi với Chúa, ‘đời đời chẳng cùng’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thứ Bẩy 17/10: Tuyên Xưng Đức tin - Suy Niệm của Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
05:23 16/10/2020
Thứ bẩy 17.10.2020 Tuần 28 TN. Lc 12, 8-12
Tuyên Xưng Đức tin
Bài trích phúc âm theo Thánh Luca Lc 12, 8-12
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa. Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha.
“Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào”.
Phúc âm của Chúa.
Trong bài phúc âm hôm nay: Chúa Giêsu sau khi khiển trách các người pharisiêu và những nhà thông luật, đã kêu gọi các môn đệ can đảm tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, ngay cả trước những kẻ dữ mà không sợ bị bách hại. “Hãy mạnh dạn sống và rao giảng Phúc Âm, đừng sợ.” Ngài đưa ra hai lý do để họ luôn được an tâm:
Một, trong ngày phán xét chính Chúa sẽ nhận những người dám can đảm làm chứng cho Ngài. “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa”.
Lý do thứ hai là sẽ có Thánh Thần soi sáng để họ có thể ăn nói và ứng phó mà không ai có thể bắt bẻ được. “Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào”.
Chúa Giêsu không chỉ nói với các môn đệ vào lúc đó, mà còn mời gọi chúng ta hướng về một đức tin xác quyết, một niềm hy vọng bất diệt vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, và một lòng can đảm làm chứng tá cho Thiên Chúa giữa lòng thế gian, bất chấp những sự bách hại của các quyền lực trần thế.
Cuộc sống của người môn đệ không nằm ở thái độ biểu dương đức tin để trở nên xứng đáng trước mặt Thiên Chúa, nhưng là thái độ khiêm tốn và xác tín trong việc sống thực hành những giới răn của Thiên Chúa mà không đòi hỏi bất cứ sự đền bù nào. Khi Chúa Giêsu nói: “Bất cứ ai nói phạm đến Con Người thì còn được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được tha”. Thực vậy, tội lỗi thực sự của loài người là sự ngoan cố đối nghịch với Thiên Chúa và từ khước tình yêu thương và sự tha thứ của Người.
Ai khước từ Chúa Thánh Thần là hoàn toàn từ chối sự cứu rỗi mà Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại. Hồng ân và sức mạnh đến từ Chúa Thánh Thần làm cho đức tin của chúng ta được tăng trưởng và thúc đẩy chúng ta đến những hành động anh hùng bằng gương tử đạo. Gương tử đạo không xuất phát từ các yếu tố con người mà là kết quả đến từ những ai để cho ngọn lửa tình yêu của Chúa Thánh Thần bùng cháy trong tâm hồn mình/ đó là hồng ân của Chúa Thánh Thần ban cho những ai biết mở rộng con tim để đón nhận Người.
Đời sống đạo của chúng ta hiện nay, không còn quá khó như thời các thánh tử đạo khi xưa. Nhưng vẫn còn nơi này, nơi kia, vì một số người kém hiểu biết, dốt nát, cổ hủ, độc tài, tôn thờ tiền tài và quyền lực nên còn gây khó dễ đối với các tín hữu cách này, cách khác. Những người này có thể vì một mục đích thực dụng nào đó cho cá nhân hay tập thể, nên có những hành xử kém hiểu biết và thiếu nhân bản như vậy! Tuy nhiên, điều này không đáng ngại, bởi vì kinh nghiệm cho thấy, càng khó khăn, khổ sở bao nhiêu thì niềm tin và đời sống đạo lại càng sống động bấy nhiêu.
Nhưng điều đáng sợ hơn cả/ chính là những trào lưu tục hóa đang dần bách hại tinh thần của chúng ta. Những phim ảnh, sách báo, băng đĩa xấu, những ham mê tiền tài, thời trang, trò chơi, v.v… Đặc biệt trong thế giới công nghệ thông tin hiện đại, con người đắm chìm vào trào lưu kỹ thuật số, máy móc, nhất là trong các thành thị và các nước xã hội phương tây. Những thứ này nó phá hủy từ bên trong làm băng hoại đời sống đạo đức, luân lý; làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình và đức tin nơi con người. Thay vì đối thoại và sinh hoạt chung, con người lại sống trong thế giới ảo riêng tư của mình. Đức Thánh Cha Bê-nê-đích-tô 16 đã cảnh tỉnh vào năm 2011: “Chẳng ai cấm cản nhưng chính các phương tiện truyền thông giải trí lại khiến con người tự nguyện bỏ Lễ và rất có thể “tự nguyện bỏ đạo.”“ Có lẽ chúng ta cảm nghiệm qua trong gia đình và xã hội chúng ta đang sống. Nhiều người than phiền rằng con cháu không giữ đạo, mấy đứa bé lao đầu vào trò chơi điện tử, còn mấy đứa lớn thì “giữ đạo tại tâm - không cần đi nhà thờ.” Có lẽ chúng ta cần phải quan tâm về hậu quả của đại dịch CoVid này trên đức tin và cách sống đạo của con cháu trong tương lai. Đây mới là thử thách đáng phải quan tâm!
Sống trong xã hội như thế, chúng ta được mời gọi làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống lành mạnh... Khước từ những điều không phù hợp với luân lý Kitô giáo và cần được thể hiện qua hành động, dù chỉ là những hành động đơn giản ngắn gọn. Thánh Phalô nói với giáo dân tại Êphêsô (4:30-32): “anh em hãy bỏ hẳn dối trá... Ðừng để ma quỉ thừa cơ!... đừng trộm cắp... đừng gây phiền muộn cho Thánh Thần của Thiên Chúa... Mọi kiểu cay chua, gắt gỏng, nóng giận, la lối chửi rủa, nhất nhất phải đánh bạt khỏi nơi anh em. Trái lại, anh em hãy chia sẻ với người túng thiếu... lời lẽ phải lương thiện, ăn ở nhân hậu, chạnh thương, biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Kitô.”
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con có một tâm hồn yêu mến và nhạy cảm trước sự thật. Xin hồng ân và sức mạnh của Chúa Thánh Thần giúp chúng con biết can đảm vượt qua những trói buộc của thế giới ngày nay cũng như những đam mê, ích kỷ, ham muốn, lo sợ để làm chứng cho Chúa trong lời nói và việc làm.
Nguyện xin hồng ân và bình an của Chúa Kitô luôn ở cùng anh chị em và gia đình anh chị em luôn mãi. Amen.
Của Xêda trả cho Xêda
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:09 16/10/2020
CHÚA NHẬT XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN
Is 45,1.4-6; 1 Tx 1,1-5b; Mt 22,15-21
Của Xêda trả cho Xêda
Tin Mừng hôm nay kết thúc với một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Chúa Giêsu, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử:
“Của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21).
Trong tuyên bố này, Chúa Giêsu muốn nói điều gì?
1. Vượt qua cạm bẫy
Tin Mừng cho biết: Một ngày nọ, hai nhóm chính trị bất đồng nhau nhưng liên kết nhau để chống đối Chúa Giêsu, đó là những người Pharisêu và người theo phe Hêrôđê đến hỏi Chúa Giêsu:
“Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không” (Mt 22,17)? Họ muốn gài bẫy Chúa Giêsu. Người biết rõ điều đó, nên trả lời rằng: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình” (Mt 22,18)!
Đâu là cái bẫy ẩn giấu ở đây? Nó nằm ngay trong lập luận của nhóm người này. Những người Biệt Phái vốn là những người theo chủ nghĩa quốc gia. Một cách bí mật, họ thù địch với đế quốc La Mã. Ngược lại, những người theo phe Hêrôđê là những người cộng tác và dựa dẫm vào đế quốc La Mã. Như thế, nếu Chúa Giêsu trả lời “vâng, phải nộp thuế cho Xêda,” Người tự tách mình khỏi đám dân chúng chống lại sự đô hộ của ngoại bang và Người sẽ tự cô lập mình; còn nếu Người trả lời “không, không phải nộp thuế cho Xêda,” thì phe Hêrôđê sẽ tố cáo Người ở tòa án La Mã về tội gây rối chống chính quyền.
Chúa Giêsu đã khôn ngoan biết bao khi không để mình rơi vào cạm bẫy của họ. Câu trả lời của Người đã giải quyết nút thắt vấn đề, nâng nó lên một tầm mức vô cùng sâu sắc và mang tính hoàn vũ. Không còn là sự đối lập: “Hoặc là Xêda hoặc là Thiên Chúa,” mà là: “Vừa Xêda, vừa Thiên Chúa,” mỗi vị đều có chỗ theo phạm vi của mình.
Khi yêu cầu họ lấy ra trong túi một quan tiền có hình ảnh của Xêda, Chúa Giêsu buộc họ phải mặc nhiên thừa nhận rằng ngay cả họ cũng cần đến tiền La Mã như là phương tiện trao đổi và vì thế, họ phải làm gì đó cho hoàng đế.
2. Của Xêda và của Thiên Chúa
Chúa Giêsu là người tiên phong phân biệt giữa tôn giáo và chính trị. Cho đến thời điểm đó, người ta không thể phân biệt tôn giáo và chính trị. Người Do Thái đã quen với quan niệm rằng triều đại Thiên Chúa sẽ được thiết lập bởi Đấng Mêsia như là một thứ “thần quyền chính trị” (theocracy), nghĩa là như một chính phủ được hướng dẫn trực tiếp bởi Thiên Chúa cho toàn thể thế giới qua dân tộc của họ. Trong khi đó, Chúa Giêsu đến mạc khải triều đại Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này, nhưng không thuộc về thế giới này. Triều đại đó vô hình, siêu việt, khác biệt với mọi thể chế chính trị, và vì thế có thể cùng tồn tại trong bất cứ thể chế nào trên thế giới.
Ở đây, chúng ta thấy có hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa: chủ quyền thiêng liêng thiết lập nên Triều Đại Thiên Chúa, được Chúa Giêsu trực tiếp thi hành và chủ quyền thuộc thời gian hoặc thuộc chính trị mà Thiên Chúa thực thi cách gián tiếp khi trao phó cho tự do chọn lựa của con người và đóng vai trò như là nguyên nhân đệ nhị.
Theo đó, Xêda và Thiên Chúa không còn được đặt trên cùng một trật tự, bởi vì cả Xêda cũng phải lệ thuộc vào Thiên Chúa và phải trả lẽ với Người. Trong Kinh Thánh, chúng ta gặp thấy lời khiển trách này đối với những quân vương hay các vua chúa, mà nó vẫn còn giá trị đối với nhà chính trị hôm nay:
“Vậy hãy lắng nghe, hãy cố hiểu, hỡi các bậc quân vương; hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian… Vì chính Đức Chúa đã ban cho chư vị quyền bính và chính Đấng Tối Cao đã ban quyền thống trị… Cũng chính Người sẽ kiểm tra các việc chư vị làm và dò xét những điều chư vị toan tính” (Kn 6,1-3).
3. Nguyên tắc áp dụng
Như thế, “trả về cho Xêda, của Xêda” có nghĩa là: “Hãy trả cho Xêda điều mà chính Thiên Chúa muốn ban cho Xêda.” Thiên Chúa là Đấng Tối Cao trên mọi người, bao gồm cả Xêda. Chúng ta không được lẫn lộn hai phạm vi; chúng ta không buộc phải tôn thờ các “Xêda” như tôn thờ Thiên Chúa, hay làm tôi “hai chủ.” Kitô hữu là người tự do để cống hiến xây dựng tổ quốc, nhưng đồng thời cũng có quyền để chống lại nhà nước khi chính thể đó chống lại Thiên Chúa và luật của Người. Nếu luật dân sự chống lại luật Thiên Chúa và luật lương tâm, thì người Kitô hữu buộc phải trung thành với lề luật của Thiên Chúa và có quyền từ chối không tuân thủ luật dân sự. Chẳng hạn như luật hôn nhân gia đình, luật phá thai, luật án tử… Trong hoàn cảnh này, người Kitô hữu phải theo nguyên tắc của các Tông Đồ xưa đã làm: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29).
Nhưng nếu chính quyền và luật dân sự không chống lại luật tự nhiên và luật Thiên Chúa, thì người Kitô hữu được mời gọi tuân thủ một cách gương mẫu. Thánh Phaolô là người đầu tiên đã rút ra những kết luận áp dụng từ giáo huấn này của Chúa Kitô. Ngài viết:
“Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập… Thật vậy, họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác” (Rm 13,1.4).
Chính quyền phải đảm bảo các quyền lợi cho công dân, ngược lại, công dân có nghĩa vụ phải đóng góp phần mình vào việc xây dựng tổ quốc và nhà nước. Trong đó, việc nộp thuế là bổn phận công bằng và là đòi buộc của lương tâm Kitô hữu. Về vấn đề này, sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo quả quyết rằng: Trốn thuế là một trọng tội, tương đương với những tội trọng khác. Đó là một tội không chỉ liên quan đến nhà nước mà còn liên quan đến mọi công dân (x. SGLGHCG số 2409).
Ngày hôm nay, ở trên thế giới, các Kitô hữu tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và là thành viên chính trị của nhiều chính thể. Như thế, theo một cách thức nào đó, họ “là men và muối cho đời.” Với tư cách là Kitô hữu, khi tham gia các hoạt động trần thế, họ đóng góp vào việc xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, liên đới, đoàn kết và hòa bình thế giới bằng việc sống và giới thiệu các giá trị Tin Mừng cho đất nước và dân tộc mình.
Các Kitô hữu không chỉ đóng góp nội dung mà còn cả phương thức và cung cách sống nữa. Nghĩa là theo tinh thần Tin Mừng, khi tham gia vào đời sống chính trị, họ cố gắng loại bỏ thái độ thù địch, chỉ trích và hạ bệ nhau, nhưng xây dựng một nếp sống biết tôn trọng người khác, sống hiền lành, khiêm nhường. Đó là lối sống của người môn đệ Chúa Kitô phải có khi đối xử với mọi người, cả trong lãnh vực chính trị. Thật là bất xứng khi một Kitô hữu luôn giữ thái độ bất mãn, thù địch và thủ đoạn đối với người khác, nhất là với những đối lập của mình.
Quả là đẹp đẽ nếu có nhiều giáo dân Công Giáo tham gia vào điều hành trong các chính thể trên thế giới. Con số đó hiện nay vẫn còn quá ít, có lẽ chúng ta chưa cầu nguyện đủ cho họ. Thánh Phaolô khuyên người môn đệ của mình rằng:
“Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (1 Tm 2,1-2).
Chúng ta được mời gọi làm điều đó, bởi vì người Kitô hữu không chỉ đóng góp xây dựng xã hội trần thế, mà còn cầu nguyện cho những người cầm quyền nữa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 45,1.4-6; 1 Tx 1,1-5b; Mt 22,15-21
Của Xêda trả cho Xêda
Tin Mừng hôm nay kết thúc với một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Chúa Giêsu, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử:
“Của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21).
Trong tuyên bố này, Chúa Giêsu muốn nói điều gì?
1. Vượt qua cạm bẫy
Tin Mừng cho biết: Một ngày nọ, hai nhóm chính trị bất đồng nhau nhưng liên kết nhau để chống đối Chúa Giêsu, đó là những người Pharisêu và người theo phe Hêrôđê đến hỏi Chúa Giêsu:
“Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không” (Mt 22,17)? Họ muốn gài bẫy Chúa Giêsu. Người biết rõ điều đó, nên trả lời rằng: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình” (Mt 22,18)!
Đâu là cái bẫy ẩn giấu ở đây? Nó nằm ngay trong lập luận của nhóm người này. Những người Biệt Phái vốn là những người theo chủ nghĩa quốc gia. Một cách bí mật, họ thù địch với đế quốc La Mã. Ngược lại, những người theo phe Hêrôđê là những người cộng tác và dựa dẫm vào đế quốc La Mã. Như thế, nếu Chúa Giêsu trả lời “vâng, phải nộp thuế cho Xêda,” Người tự tách mình khỏi đám dân chúng chống lại sự đô hộ của ngoại bang và Người sẽ tự cô lập mình; còn nếu Người trả lời “không, không phải nộp thuế cho Xêda,” thì phe Hêrôđê sẽ tố cáo Người ở tòa án La Mã về tội gây rối chống chính quyền.
Chúa Giêsu đã khôn ngoan biết bao khi không để mình rơi vào cạm bẫy của họ. Câu trả lời của Người đã giải quyết nút thắt vấn đề, nâng nó lên một tầm mức vô cùng sâu sắc và mang tính hoàn vũ. Không còn là sự đối lập: “Hoặc là Xêda hoặc là Thiên Chúa,” mà là: “Vừa Xêda, vừa Thiên Chúa,” mỗi vị đều có chỗ theo phạm vi của mình.
Khi yêu cầu họ lấy ra trong túi một quan tiền có hình ảnh của Xêda, Chúa Giêsu buộc họ phải mặc nhiên thừa nhận rằng ngay cả họ cũng cần đến tiền La Mã như là phương tiện trao đổi và vì thế, họ phải làm gì đó cho hoàng đế.
2. Của Xêda và của Thiên Chúa
Chúa Giêsu là người tiên phong phân biệt giữa tôn giáo và chính trị. Cho đến thời điểm đó, người ta không thể phân biệt tôn giáo và chính trị. Người Do Thái đã quen với quan niệm rằng triều đại Thiên Chúa sẽ được thiết lập bởi Đấng Mêsia như là một thứ “thần quyền chính trị” (theocracy), nghĩa là như một chính phủ được hướng dẫn trực tiếp bởi Thiên Chúa cho toàn thể thế giới qua dân tộc của họ. Trong khi đó, Chúa Giêsu đến mạc khải triều đại Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này, nhưng không thuộc về thế giới này. Triều đại đó vô hình, siêu việt, khác biệt với mọi thể chế chính trị, và vì thế có thể cùng tồn tại trong bất cứ thể chế nào trên thế giới.
Ở đây, chúng ta thấy có hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa: chủ quyền thiêng liêng thiết lập nên Triều Đại Thiên Chúa, được Chúa Giêsu trực tiếp thi hành và chủ quyền thuộc thời gian hoặc thuộc chính trị mà Thiên Chúa thực thi cách gián tiếp khi trao phó cho tự do chọn lựa của con người và đóng vai trò như là nguyên nhân đệ nhị.
Theo đó, Xêda và Thiên Chúa không còn được đặt trên cùng một trật tự, bởi vì cả Xêda cũng phải lệ thuộc vào Thiên Chúa và phải trả lẽ với Người. Trong Kinh Thánh, chúng ta gặp thấy lời khiển trách này đối với những quân vương hay các vua chúa, mà nó vẫn còn giá trị đối với nhà chính trị hôm nay:
“Vậy hãy lắng nghe, hãy cố hiểu, hỡi các bậc quân vương; hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian… Vì chính Đức Chúa đã ban cho chư vị quyền bính và chính Đấng Tối Cao đã ban quyền thống trị… Cũng chính Người sẽ kiểm tra các việc chư vị làm và dò xét những điều chư vị toan tính” (Kn 6,1-3).
3. Nguyên tắc áp dụng
Như thế, “trả về cho Xêda, của Xêda” có nghĩa là: “Hãy trả cho Xêda điều mà chính Thiên Chúa muốn ban cho Xêda.” Thiên Chúa là Đấng Tối Cao trên mọi người, bao gồm cả Xêda. Chúng ta không được lẫn lộn hai phạm vi; chúng ta không buộc phải tôn thờ các “Xêda” như tôn thờ Thiên Chúa, hay làm tôi “hai chủ.” Kitô hữu là người tự do để cống hiến xây dựng tổ quốc, nhưng đồng thời cũng có quyền để chống lại nhà nước khi chính thể đó chống lại Thiên Chúa và luật của Người. Nếu luật dân sự chống lại luật Thiên Chúa và luật lương tâm, thì người Kitô hữu buộc phải trung thành với lề luật của Thiên Chúa và có quyền từ chối không tuân thủ luật dân sự. Chẳng hạn như luật hôn nhân gia đình, luật phá thai, luật án tử… Trong hoàn cảnh này, người Kitô hữu phải theo nguyên tắc của các Tông Đồ xưa đã làm: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29).
Nhưng nếu chính quyền và luật dân sự không chống lại luật tự nhiên và luật Thiên Chúa, thì người Kitô hữu được mời gọi tuân thủ một cách gương mẫu. Thánh Phaolô là người đầu tiên đã rút ra những kết luận áp dụng từ giáo huấn này của Chúa Kitô. Ngài viết:
“Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập… Thật vậy, họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác” (Rm 13,1.4).
Chính quyền phải đảm bảo các quyền lợi cho công dân, ngược lại, công dân có nghĩa vụ phải đóng góp phần mình vào việc xây dựng tổ quốc và nhà nước. Trong đó, việc nộp thuế là bổn phận công bằng và là đòi buộc của lương tâm Kitô hữu. Về vấn đề này, sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo quả quyết rằng: Trốn thuế là một trọng tội, tương đương với những tội trọng khác. Đó là một tội không chỉ liên quan đến nhà nước mà còn liên quan đến mọi công dân (x. SGLGHCG số 2409).
Ngày hôm nay, ở trên thế giới, các Kitô hữu tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và là thành viên chính trị của nhiều chính thể. Như thế, theo một cách thức nào đó, họ “là men và muối cho đời.” Với tư cách là Kitô hữu, khi tham gia các hoạt động trần thế, họ đóng góp vào việc xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, liên đới, đoàn kết và hòa bình thế giới bằng việc sống và giới thiệu các giá trị Tin Mừng cho đất nước và dân tộc mình.
Các Kitô hữu không chỉ đóng góp nội dung mà còn cả phương thức và cung cách sống nữa. Nghĩa là theo tinh thần Tin Mừng, khi tham gia vào đời sống chính trị, họ cố gắng loại bỏ thái độ thù địch, chỉ trích và hạ bệ nhau, nhưng xây dựng một nếp sống biết tôn trọng người khác, sống hiền lành, khiêm nhường. Đó là lối sống của người môn đệ Chúa Kitô phải có khi đối xử với mọi người, cả trong lãnh vực chính trị. Thật là bất xứng khi một Kitô hữu luôn giữ thái độ bất mãn, thù địch và thủ đoạn đối với người khác, nhất là với những đối lập của mình.
Quả là đẹp đẽ nếu có nhiều giáo dân Công Giáo tham gia vào điều hành trong các chính thể trên thế giới. Con số đó hiện nay vẫn còn quá ít, có lẽ chúng ta chưa cầu nguyện đủ cho họ. Thánh Phaolô khuyên người môn đệ của mình rằng:
“Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (1 Tm 2,1-2).
Chúng ta được mời gọi làm điều đó, bởi vì người Kitô hữu không chỉ đóng góp xây dựng xã hội trần thế, mà còn cầu nguyện cho những người cầm quyền nữa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Truyền giáo, Sứ mạng của mỗi người Kitô Hữu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:15 16/10/2020
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
TRUYỀN GIÁO, SỨ MẠNG CỦA MỖI NGƯỜI KITÔ HỮU
Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cử hành khánh nhật truyền giáo. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta ý thức về sứ vụ truyền giáo của mỗi chúng ta là loan báo Tin Mừng cho mọi người.
1- Lý do phải truyền giáo
Quả thế, truyền giáo là bổn phận chính yếu của mọi người Kitô hữu. Bởi lẽ, truyền giáo là lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ” (Mc 16,15-16; x. Mt 28,19-20).
Tại sao chúng ta phải truyền giáo? Chúng ta được mời gọi phải truyền giáo, bởi vì, Thiên Chúa muốn cho mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ nhờ việc tin vào Đức Giêsu Kitô (x. 1Tm 2,4). Chúng ta may mắn được nhận biết Chúa Kitô và tin vào Người. Niềm vui này cần phải được chia sẻ cho người khác để họ cũng có cơ hội để nhận biết và tin vào Chúa Kitô như chúng ta.
Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Ad Gentes cho rằng: “Bản chất Giáo Hội là truyền giáo.” Giáo Hội được thành lập để truyền giáo. Từ hơn hai mươi thế kỷ qua, Giáo Hội đã luôn cố gắng thực hiện lệnh truyền này của Chúa Giêsu, nhờ đó, Tin Mừng đã được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Giáo Hội bắt đầu từ một nhóm người rất nhỏ bé, nay đã trở thành mội đại gia đình rộng lớn và phát triển mạnh mẽ khắp mọi nơi và mọi dân tộc.
Trong bối cảnh hiện nay, Giáo Hội càng phải tích cực hơn nữa để tiếp tục sứ vụ này. Có thể nói rằng đây là thời điểm của truyền giáo. Chúng ta cần phải ra đi để loan báo Tin Mừng cho những người xung quanh chúng ta.
Khi xem xét và nhận định về tình hình của thế giới hôm nay, trong Thông điệp Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tới ba đối tượng mà chúng ta phải hướng tới để loan báo Tin Mừng.
2- Đối tượng của truyền giáo
Đối tượng thứ nhất đó là những người đã được rửa tội và đang thực hành niềm tin của mình một cách bình thường. Đối tượng này là mỗi người trong cộng đoàn giáo xứ, trong gia đình chúng ta. Mỗi người chúng ta cần phải tiếp tục Tin Mừng hóa bản thân bằng việc lắng nghe Lời Chúa, nội tâm hóa các giá trị Tin Mừng, thực hành Lời Chúa, nhờ đó chúng ta trở thành những người Kitô hữu đích thực, những người đượm chất Tin Mừng, chứ không phải chỉ là những Kitô hữu trên danh nghĩa. Từ việc Tin Mừng hóa bản thân, chúng ta có thể Tin Mừng hóa gia đình, giáo xứ và môi trường mà chúng ta sống. Có thể nói đây là phạm vi mục vụ thông thường.
Đối tượng thứ hai cần được tân Phúc Âm hóa là những người Kitô hữu đã được rửa tội, nhưng nay họ không còn thực hành niềm tin, không đến nhà thờ nữa, họ đã rời bỏ Giáo Hội. Nếu nhìn vào bức tranh truyền giáo của thế giới, những đối tượng này phần lớn thuộc các nước ở châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Ở đó, có rất nhiều người Công Giáo nhưng chỉ trên danh nghĩa, họ không còn sống niềm tin của mình. Có thể nói rằng cánh đồng truyền giáo cho những đối tượng này thật bát ngát bao la. Những người này cần được tiếp tục tái truyền giáo, nhờ đó họ trở lại sống niềm tin của mình.
Đối tượng thứ ba đó là những người chưa biết Chúa Kitô và Tin Mừng, họ là những người không có tôn giáo nào, hoặc thuộc về một tôn giáo nào đó, nhưng chưa nhận biết Tin Mừng và chưa tin vào Chúa Kitô, họ là những người lương dân sống bên cạnh chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Việt Nam, trong số một trăm người Việt, mới chỉ có tám người là Công Giáo. Như thế, phần lớn là những người chưa biết Tin Mừng của Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi đến với những người này, gặp gỡ họ và chia sẻ niềm tin của mình với họ.
3- Cách thức truyền giáo
Vậy làm sao chúng ta có thể truyền giáo cho con người hôm nay? Để trả lời câu hỏi này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói đến ba cách thức truyền giáo: thứ nhất là cử hành phụng vụ. Nghĩa là truyền giáo bằng việc cử hành cách bí tích, đọc kinh, cầu nguyện hằng này. Bởi lẽ, Dân Chúa được hình thành nhờ việc cử hành và tham dự các bí tích. Mỗi người chúng ta được mời gọi mỗi ngày, mỗi Chúa Nhật đến tham dự thánh lễ và cử hành các bí tích, đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa. Qua việc tham dự phụng vụ, chúng ta gặp gỡ và sống thân tình với Chúa Kitô, nhờ đó, chúng ta được Lời Chúa và Thánh Thể nuôi dưỡng. Một người Kitô hữu đích thực là một người siêng năng tham dự các bí tích. Không thể là Kitô hữu nếu ngày Chúa Nhật họ không đến nhà thờ.
Cách thức thứ hai là rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ: “Hãy ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.” Truyền giáo là loan báo Lời Chúa. Ngày hôm nay chúng ta cần phải ra đi và chia sẻ Tin Mừng cho những người xung quanh chúng ta. Trong mỗi cuộc gặp gỡ, chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm Đức Tin của mình cho những người khác. Chúng ta có thể kể chuyện về Thiên Chúa, về Chúa Kitô cho người khác nghe. Chúng ta có thể làm được điều này trong mọi hoàn cảnh, khi gặp gỡ, khi điện thoại, khi thăm viếng, khi đi đường, khi ở nhà hoặc khi làm việc. Tất cả là cơ hội để chúng ta rao giảng Lời Chúa, nói chuyện về Chúa cho người khác.
Cách thức thứ ba đó là sống chứng tá bằng đời sống bái ái. Truyền giáo bằng những việc làm cụ thể, bằng chính đời sống bác ái của mỗi người chúng ta. Chúng ta đến thăm viếng những người già, người nghèo, người đau khổ, người bị bỏ rơi trong xã hội. Chúng ta giúp đỡ họ, an ủi họ. Qua những việc làm cụ thể, họ nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa Kitô. Bởi vì, lời nói lung lay, gương lành lôi cuốn. Những hành vi bác ái cụ thể là những bài giảng hùng hồn nhất về Thiên Chúa. Đây là cách thức truyền giáo hiệu quả nhất.
Như thế, trong cả ba cách thức trên chúng ta đều có thể áp dụng để truyền giáo cho bất cứ ai mà gặp gỡ. Chúng ta hãy mạnh dạn truyền giáo, đừng sợ hãi, đừng ngần ngại, bởi vì, có Chúa Thánh Thần đến đồng hành và nâng đỡ chúng ta như Người đã đến và ban sức mạnh cho các Tông Đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,10-20). Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, từ những người nhát đảm, sợ sệt, họ trở thành những người mạnh mẽ, can đảm và hăng say loan báo Tin Mừng, họ có những quyền năng như chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, làm phép lạ…(x. Mc 16,15-20). Tất cả là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của công cuộc loan báo Tin Mừng.
Chúng ta được mời gọi hãy mở ra và để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn để chúng ta cũng trở thành những người nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng cho những người xung quanh chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mọi Sự Là Của Chúa, Hãy Trả Thiên Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:42 16/10/2020
Suy niệm Chúa nhật XXIX năm – A
(Mt 22, 15-22)
Dịp lễ Đức Mẹ La Vang, tháng 8 năm 2017 vừa qua. Khi đề cập đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Girelli nhận định rằng, tại một số tỉnh, nhà cầm quyền lo lắng và phàn nàn về người Công Giáo và các hành động của họ. Nhưng ngài khuyên nhà cầm quyền CSVN nên nhận thức rằng, Giáo Hội Công Giáo nên được xem như một điều tích cực, thay vì một điều có vấn đề đối với đất nước.
Trích câu nói thời danh của Chúa Giêsu rằng: "Trả cho Caesar những gì của Caesar, và trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa". Đức Tổng Giám Mục Leopoldo nói tự do tôn giáo không phải cái gì thuộc về các quan chức chính quyền, mà phải nằm trong tay của người dân. Ông kêu gọi "các Caesar Việt Nam hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa".
Đoạn Tin Mừng hôm nay mang đầy tính thời sự vì chúng ta đang sống trong một thế giới con người muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống, hoặc nhận tất cả về mình, không còn kể đến Thiên Chúa nữa. Câu kết của đoạn Tin Mừng hôm nay đã trở thành lời bất hủ và ghi đậm dấu ấn trong lịch sử, trong tương quan phân chia, sở hữu thường ngày.
Thầy dạy bảo đường lối Thiên Chúa
Chúng ta khẳng định, Chúa Giêsu là Lời sống động của Thiên Chúa thế mà con người lại cố tìm để bắt lỗi Lời của Ngài! Con người nói : "Thầy dạy bảo đường lối Thiên Chúa", nhưng vẫn cứ hỏi: "Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?" (Mt 22, 17). Hỏi để mà hỏi, không phải để biết cho bằng gài bẫy. Thực tế nhóm Pharisiêu lại tự bẫy và trói chặt mình trong câu hỏi lưỡng nan ấy. Bằng cách từ chối đơn giản hóa vấn đề của đối phương, Chúa Giêsu đặt ra vấn đề căn bản mới và thiết yếu là : ai đứng vào vị trí Thiên Chúa?
Chính vì họ hỏi con đường của Thiên Chúa, "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy … dạy bảo đường lối Thiên Chúa" (Mt 22, 16), nên Người dẫn họ đi theo hướng đó, đây là tất cả giáo lý của Chúa. Thấu hiểu tâm tư của họ, Chúa bảo họ đưa cho xem đồng tiền, xem xong, thấy có khắc hình của một hoàng đế trên đồng tiền, họ khẳng định đó là hình của Cêsarê, Chúa nói : "Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê" ( Mt 22, 21).
Thực tế, người Do thái không nhận biểu tượng hình ảnh này, dù Cêsarê được biết đến là một hoàng đế tự cọi mình là thần đi chăng nữa, ông cũng chỉ là một con người. Theo Lời Chúa trong sách Sáng Thế, chỉ có Thiên Chúa làm ra con người giống hình ảnh Chúa cách sống động : "Chúng ta làm ra con người giống hình ảnh chúng ta và giống chúng ta" (St 1, 26). Hãy trả đồng tiền này cho chủ nhân của nó và hãy trả cho Thiên Chúa linh hồn chúng ta.
Linh hồn chúng ta thuộc về Chúa
Đồng tiền mang hình ảnh của Cêsarê, nhưng linh hồn chúng ta là chính hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, thể theo thánh vịnh: " Lạy Chúa, xin tỏa ánh tôn nhan Người trên chúng tôi". (Tv 4, 7)... Ánh tôn nhan Thiên Chúa là ánh của ân sủng ghi dấu trên chúng ta hình ảnh Ngài, làm cho chúng ta giống Ngài, ánh tôn nhan Chúa còn là ấn tích được ghi trong trí chúng ta, chúng ta nhận biết ai đó nhờ khuôn mặt của người ấy, thì Thiên Chúa cũng nhận biết chúng ta nhờ tấm gương của lý trí. Nhưng lý trí này đã bị biến dạng do tội lỗi con người, vì tội lỗi khiến con người chống lại Thiên Chúa. Ân sủng Đức Kitô sửa chữa lại lý trí chúng ta. Đó là lý do tại sao thánh Tông đồ Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô rằng : " Hãy đổi mới tình thần " ( Ep 4, 23). Ánh sáng ở đây còn là ân sủng, nhằm phục hồi hình ảnh Thiên Chúa ghi khắc trong chúng ta.
Thiên Chúa Ba Ngôi đã khắc ghi vào con người hình ảnh giống Ngài. Con người giống Chúa Cha ở điểm trí nhớ, giống Chúa con ở trí hiểu, giống Chúa Thánh Thần ở chỗ biết yêu mến… khi tạo dựng, con người được dựng lên " giống hình ảnh Chúa" (St 1, 26). Hình ảnh trong sự nhận biết chân lý, tương tự trong nhân đức yêu thương. Ánh tôn nhan Thiên Chúa chính là ân sủng công chính hóa chúng ta và một lần nữa cho thấy hình ảnh được tạo ra. Ánh sáng này là tất cả những điều tốt đẹp nơi con người, được ghi dấu, như hình ảnh của nhà vua trên đồng tiền. Đó là lý do tại sao Chúa nói: "Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê" (Mt 22, 21). Điều này ý nói : phải trả cho Cêsarê hình ảnh của Caesar, trả cho Thiên Chúa linh hồn anh em, đã được điểm tô và ghi dấu ánh sáng tôn nhan Thiên Chúa. Chúng ta không thể trao cho Cêsarê linh hồn của chúng ta, nó luôn thuộc về Chúa.
Mọi sự là của Chúa
Lời Chúa Giêsu nói : "Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa"( Mt 22, 21) xác lập một sự khác biệt sâu xa giữa thiêng liêng với thế trần, làm nền tảng cho sự tìm kiếm của người kitô hữu trên mặt đất này. Con người là trung tâm và tột đỉnh của sự sáng tạo, phẩm giá con người hiện nay được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên, khó khăn vẫn còn đó, chúng ta phải phân biệt hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa trên thế giới. Cêsarê và Chúa không ở cùng một cấp độ, Chúa là Đấng Sáng Tạo, Chúa tể trời đất, Cêsarê là hoàng đế, những ông cũng chỉ là một thụ tạo, một con người, ông phải phụ thuộc vào Chúa và cũng phải trả lẽ trước mặt Chúa, đây không phải là Thiên Chúa hoặc Cêsarê mà là Thiên Chúa và Cêsarê, mỗi vị trong cấp độ xứng hợp riêng của mình.
Vậy "Trả cho Cêsarê những gì thuộc về Cêsarê" nghĩa là trả cho Cêsarê những gì chính Chúa muốn trao cho Cêsarê. Chúa thống trị trên tất cả kể cả Cêsarê, nên Thiên Chúa làm chủ quyền thiêng liêng Nước Chúa được thực thi trong Chúa Kitô qua Giáo hội của Người. Đương nhiên, Ngài làm chủ cả thế tục và thể chế chính trị mà Chúa thực hiện gián tiếp qua các quyền bính thế gian. Về vấn đề này, Chúa Giêsu đã từng nói rõ với Philatô khi ông nói với Chúa : "Ông không biết rằng ta có quyền tha ông, mà cũng có quyền đóng đinh ông hay sao?" (Ga 19, 10) Chúa Giêsu đáp : "Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho" (Ga 19, 11). Thánh Phaolô là người đầu tiên nhìn thấy hiệu quả của giáo huấn này nên viết: "Mọi người hãy phục tùng chính quyền bởi vì không có quyền bính nào mà không đến từ Chúa. Ai chống lại quyền bính thì chống lại trật tự Thiên Chúa đã đặt ra… đó là lý do tại sao anh em phải nộp thuế bởi vì chính quyền chịu trách nhiệm như những người phục vụ Chúa" (Rm13,1).\
Trước khi vâng lời con người, chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa và lương tâm chúng ta. Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta phải nói với Cêsarê, cụ thể với quyền bính thế gian rằng, hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.
Lạy Chúa là Đấng tạo thành trời đất và là chủ muôn loài, tất cả thuộc về Chúa, xin cho chúng con biết luôn hướng lòng về Chúa và tôn thờ Chúa là Chúa chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 22, 15-22)
Dịp lễ Đức Mẹ La Vang, tháng 8 năm 2017 vừa qua. Khi đề cập đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Girelli nhận định rằng, tại một số tỉnh, nhà cầm quyền lo lắng và phàn nàn về người Công Giáo và các hành động của họ. Nhưng ngài khuyên nhà cầm quyền CSVN nên nhận thức rằng, Giáo Hội Công Giáo nên được xem như một điều tích cực, thay vì một điều có vấn đề đối với đất nước.
Trích câu nói thời danh của Chúa Giêsu rằng: "Trả cho Caesar những gì của Caesar, và trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa". Đức Tổng Giám Mục Leopoldo nói tự do tôn giáo không phải cái gì thuộc về các quan chức chính quyền, mà phải nằm trong tay của người dân. Ông kêu gọi "các Caesar Việt Nam hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa".
Đoạn Tin Mừng hôm nay mang đầy tính thời sự vì chúng ta đang sống trong một thế giới con người muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống, hoặc nhận tất cả về mình, không còn kể đến Thiên Chúa nữa. Câu kết của đoạn Tin Mừng hôm nay đã trở thành lời bất hủ và ghi đậm dấu ấn trong lịch sử, trong tương quan phân chia, sở hữu thường ngày.
Thầy dạy bảo đường lối Thiên Chúa
Chúng ta khẳng định, Chúa Giêsu là Lời sống động của Thiên Chúa thế mà con người lại cố tìm để bắt lỗi Lời của Ngài! Con người nói : "Thầy dạy bảo đường lối Thiên Chúa", nhưng vẫn cứ hỏi: "Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?" (Mt 22, 17). Hỏi để mà hỏi, không phải để biết cho bằng gài bẫy. Thực tế nhóm Pharisiêu lại tự bẫy và trói chặt mình trong câu hỏi lưỡng nan ấy. Bằng cách từ chối đơn giản hóa vấn đề của đối phương, Chúa Giêsu đặt ra vấn đề căn bản mới và thiết yếu là : ai đứng vào vị trí Thiên Chúa?
Chính vì họ hỏi con đường của Thiên Chúa, "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy … dạy bảo đường lối Thiên Chúa" (Mt 22, 16), nên Người dẫn họ đi theo hướng đó, đây là tất cả giáo lý của Chúa. Thấu hiểu tâm tư của họ, Chúa bảo họ đưa cho xem đồng tiền, xem xong, thấy có khắc hình của một hoàng đế trên đồng tiền, họ khẳng định đó là hình của Cêsarê, Chúa nói : "Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê" ( Mt 22, 21).
Thực tế, người Do thái không nhận biểu tượng hình ảnh này, dù Cêsarê được biết đến là một hoàng đế tự cọi mình là thần đi chăng nữa, ông cũng chỉ là một con người. Theo Lời Chúa trong sách Sáng Thế, chỉ có Thiên Chúa làm ra con người giống hình ảnh Chúa cách sống động : "Chúng ta làm ra con người giống hình ảnh chúng ta và giống chúng ta" (St 1, 26). Hãy trả đồng tiền này cho chủ nhân của nó và hãy trả cho Thiên Chúa linh hồn chúng ta.
Linh hồn chúng ta thuộc về Chúa
Đồng tiền mang hình ảnh của Cêsarê, nhưng linh hồn chúng ta là chính hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, thể theo thánh vịnh: " Lạy Chúa, xin tỏa ánh tôn nhan Người trên chúng tôi". (Tv 4, 7)... Ánh tôn nhan Thiên Chúa là ánh của ân sủng ghi dấu trên chúng ta hình ảnh Ngài, làm cho chúng ta giống Ngài, ánh tôn nhan Chúa còn là ấn tích được ghi trong trí chúng ta, chúng ta nhận biết ai đó nhờ khuôn mặt của người ấy, thì Thiên Chúa cũng nhận biết chúng ta nhờ tấm gương của lý trí. Nhưng lý trí này đã bị biến dạng do tội lỗi con người, vì tội lỗi khiến con người chống lại Thiên Chúa. Ân sủng Đức Kitô sửa chữa lại lý trí chúng ta. Đó là lý do tại sao thánh Tông đồ Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô rằng : " Hãy đổi mới tình thần " ( Ep 4, 23). Ánh sáng ở đây còn là ân sủng, nhằm phục hồi hình ảnh Thiên Chúa ghi khắc trong chúng ta.
Thiên Chúa Ba Ngôi đã khắc ghi vào con người hình ảnh giống Ngài. Con người giống Chúa Cha ở điểm trí nhớ, giống Chúa con ở trí hiểu, giống Chúa Thánh Thần ở chỗ biết yêu mến… khi tạo dựng, con người được dựng lên " giống hình ảnh Chúa" (St 1, 26). Hình ảnh trong sự nhận biết chân lý, tương tự trong nhân đức yêu thương. Ánh tôn nhan Thiên Chúa chính là ân sủng công chính hóa chúng ta và một lần nữa cho thấy hình ảnh được tạo ra. Ánh sáng này là tất cả những điều tốt đẹp nơi con người, được ghi dấu, như hình ảnh của nhà vua trên đồng tiền. Đó là lý do tại sao Chúa nói: "Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê" (Mt 22, 21). Điều này ý nói : phải trả cho Cêsarê hình ảnh của Caesar, trả cho Thiên Chúa linh hồn anh em, đã được điểm tô và ghi dấu ánh sáng tôn nhan Thiên Chúa. Chúng ta không thể trao cho Cêsarê linh hồn của chúng ta, nó luôn thuộc về Chúa.
Mọi sự là của Chúa
Lời Chúa Giêsu nói : "Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa"( Mt 22, 21) xác lập một sự khác biệt sâu xa giữa thiêng liêng với thế trần, làm nền tảng cho sự tìm kiếm của người kitô hữu trên mặt đất này. Con người là trung tâm và tột đỉnh của sự sáng tạo, phẩm giá con người hiện nay được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên, khó khăn vẫn còn đó, chúng ta phải phân biệt hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa trên thế giới. Cêsarê và Chúa không ở cùng một cấp độ, Chúa là Đấng Sáng Tạo, Chúa tể trời đất, Cêsarê là hoàng đế, những ông cũng chỉ là một thụ tạo, một con người, ông phải phụ thuộc vào Chúa và cũng phải trả lẽ trước mặt Chúa, đây không phải là Thiên Chúa hoặc Cêsarê mà là Thiên Chúa và Cêsarê, mỗi vị trong cấp độ xứng hợp riêng của mình.
Vậy "Trả cho Cêsarê những gì thuộc về Cêsarê" nghĩa là trả cho Cêsarê những gì chính Chúa muốn trao cho Cêsarê. Chúa thống trị trên tất cả kể cả Cêsarê, nên Thiên Chúa làm chủ quyền thiêng liêng Nước Chúa được thực thi trong Chúa Kitô qua Giáo hội của Người. Đương nhiên, Ngài làm chủ cả thế tục và thể chế chính trị mà Chúa thực hiện gián tiếp qua các quyền bính thế gian. Về vấn đề này, Chúa Giêsu đã từng nói rõ với Philatô khi ông nói với Chúa : "Ông không biết rằng ta có quyền tha ông, mà cũng có quyền đóng đinh ông hay sao?" (Ga 19, 10) Chúa Giêsu đáp : "Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho" (Ga 19, 11). Thánh Phaolô là người đầu tiên nhìn thấy hiệu quả của giáo huấn này nên viết: "Mọi người hãy phục tùng chính quyền bởi vì không có quyền bính nào mà không đến từ Chúa. Ai chống lại quyền bính thì chống lại trật tự Thiên Chúa đã đặt ra… đó là lý do tại sao anh em phải nộp thuế bởi vì chính quyền chịu trách nhiệm như những người phục vụ Chúa" (Rm13,1).\
Trước khi vâng lời con người, chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa và lương tâm chúng ta. Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta phải nói với Cêsarê, cụ thể với quyền bính thế gian rằng, hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.
Lạy Chúa là Đấng tạo thành trời đất và là chủ muôn loài, tất cả thuộc về Chúa, xin cho chúng con biết luôn hướng lòng về Chúa và tôn thờ Chúa là Chúa chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Việc đời việc đạo người ơi!
Lm. Xuân Hy Vọng
10:17 16/10/2020
Một ngày kia tại giáo xứ nọ, theo thường lệ, cứ sau thánh lễ Chúa Nhật buổi sáng, Hội Các Bà Mẹ Trẻ Công Giáo quy tụ cầu nguyện, chia sẽ và hàn thuyên với nhau về cuộc sống hằng ngày cũng như đời sống đạo. Sau khi buổi gặp gỡ kết thúc, một chị tiến đến và tâm sự với tôi những trăn trở, nỗi niềm rối bời giữa cuộc sống xã hội và đời sống đức tin, cũng như những khó khăn giữa trách nhiệm đối với xã hội, gia đình và đối với giáo xứ, đối với Chúa, v.v... và tôi nghĩ câu chuyện này nếu viết hết hoặc kể lại cho thật cùng tận thì có lẽ phải mất cả tuần!
Thưa quý ông bà, anh chị em! Nỗi băn khoăn trên của chị này, tôi thiết nghĩ, cũng là điều mà mỗi chúng ta hằng suy nghĩ canh cánh trong lòng, thậm chí đôi lúc cũng làm tâm hồn chúng ta trĩu nặng, chùn xuống cũng có chăng? Và thật trùng khớp làm sao, trong bài Tin Mừng hôm nay, có thể nói Chúa Giê-su đã trả lời cho vấn nạn trên, đó là “cái gì của Cê-sa-rê thì trả cho Cê-sa-rê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22, 21). Nghĩa là chúng ta vừa có trách nhiệm đối với xã hội, môi trường xung quanh, nơi ta đang sinh sống, và trên hết chúng ta cũng có trách nhiệm vô cùng trọng đại đối với Đấng dựng nên ta, trao ban sự sống và nuôi dưỡng ta, đó là Thiên Chúa tình yêu. Một vị Thiên Chúa đã ‘gọi đích danh’, đã ‘cầm tay dẫn dắt’ và đã ‘thắt lưng’ cho dân Người tuyển chọn, mặc dù ‘họ không nhận biết Người’ (x. Is 45, 1.4-6). Dẫu cho đến thời sau hết đi chăng nữa, Thiên Chúa vẫn thực hiện những kỳ công mà Người từng làm, qua cử chỉ yêu thương, quan tâm, đồng hành, nâng đỡ mỗi chúng ta trong từng hoàn cảnh sống, văn hoá, biến động trong xã hội theo thời gian, giai đoạn cuộc đời,...Tuy nhiên, bổn phận chúng ta thì sao, chúng ta có nhận biết Người, cảm tạ Người, và đáp trả, dẫu biết rằng ‘lấy chi đền đáp Chúa bây giờ’ (x. Tv 116, 13) vì chẳng có gì xứng đáng với ‘vô vàn ơn lành Người đã ban cho’ ta chăng nữa?
Một vài ý tưởng giúp suy tư thành hình mỗi khi chúng ta đặt mình vào guồng máy xã hội hiện nay, điều dễ dàng nhận ra là: dường như chúng ta bị quật ngã vì bao cơn lốc xoáy của đòi hỏi, điều kiện khắc nghiệt của thời đại, hơn nữa bị tê liệt, quỵ ngã trước vô số trận sóng thần hung dữ của chủ nghĩa vật chất, hưởng thụ chi phối khá sâu nặng đến đời sống tâm linh. Và vì thế, lối sống đạo hời hợt, giữ luật Chúa dạy quoa loa, dẫn đến tâm hồn của chúng ta xa cách Chúa, xa rời tâm tình tạ ơn, sống biết ơn Người; buồn hơn nữa, chúng ta chạy theo trào lưu rẻ rúng của thế sự, danh vọng, của cải mà quên tình người, tình đời và tình bạn hữu! Ai trong chúng ta cũng được ban cho 24 giờ đồng hồ trong 1 ngày sống, nhưng nhiều người lại biết khôn ngoan sử dụng thời gian ấy để tích trữ ‘của cải không bị hư mất hay bị mối mọt’; ngược lại, khá đông chúng ta lại không biết tận dụng thời giờ quý giá mà sinh ích lợi cho chính mình và cho cộng đoàn! Đi xa hơn một chút, chúng ta thường chú trọng đến vai trò trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội, mà quên lãng nghĩa vụ đối với Thiên Chúa qua việc cộng tác, đóng góp chân thành, xây dựng cộng đoàn, giáo xứ, Giáo hội tuỳ theo khả năng của mình. Một mặt, trách nhiệm đối với xã hội dễ dàng nhận biết vì ‘có thưởng có phạt’ nhãn tiền; còn mặt khác, trách nhiệm đối với Chúa, với Giáo hội thì chỉ ‘tuỳ hứng’ hoặc ‘theo cảm hứng’, mà nói cho cùng, chủ yếu phát xuất từ tấm lòng biết ơn, đáp trả vì chúng ta được Người trao ban vô điều kiện và nhưng không. Thiết nghĩ, khi chúng ta biết ý thức và hân hoan thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với Chúa, đối với Giáo hội, thì nghĩa vụ của bản thân đối với tha nhân, cộng đoàn, xã hội sẽ được dưỡng nuôi, sinh lợi như thánh Phao-lô nói “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái…” (x. Rm 13, 8). Chúng ta thường cho rằng: chúng ta có quá nhiều món nợ đối với xã hội, đối với người khác, nhưng chúng ta không cảm nghiệm một cách sâu xa là chúng ta đang ‘nợ’ rất nhiều đối với Thiên Chúa, với Giáo hội, với cộng đoàn giáo xứ nữa đấy!
Để kết thúc bài chia sẽ này, cùng với thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Thes-sa-lô-ni-ca, tôi nguyện chúc anh chị em luôn vững vàng trong đức tin, mạnh mẽ trong đức cậy và hăng say đáp trả, tạ ơn Thiên Chúa cũng như phục vụ anh chị em trong đức mến, vì chưng ‘anh chị em là những người được Thiên Chúa yêu mến, được Chúa tuyển chọn, bởi vì Tin Mừng của Người ở nơi anh em, không phải chỉ với lời nói mà thôi, mà là với quyền năng, với Thánh Thần và với lòng xác tín’ (x. 1Tx 1, 5). Và với lời nguyện ấy, với niềm xác tín vào ơn Chúa, mỗi người chúng ta thành tâm quyết chí sống làm chứng giữa đời qua lời thơ nguyện ngắn dưới đây:
Tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng
Ngàn muôn kiệt tác lẫy lừng Người ban.
Sống sao xứng đáng hào hùng,
Việc đời việc đạo tương phùng hoan ca. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
Chúa bao trùm mọi Xêda
Lm. Nguyễn Xuân Trường
16:07 16/10/2020
CHÚA BAO TRÙM MỌI XÊ-DA
Chúa Giêsu nói một câu nổi tiếng: “Của Xê-da trả Xê-da, của Thiên Chúa trả Thiên Chúa.” Và trong dòng lịch sử người ta thường áp dụng lời này để tách biệt giữa hai lãnh vực Đạo với đời, tôn giáo với chính trị, thần quyền với thế quyền.
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, tách biệt tôn giáo với chính trị không phải là chuyện dễ. Trên thế giới, nhiều quốc gia lấy tôn giáo làm quốc giáo, tôn giáo chi phối mọi sinh hoạt xã hội. Ngược lại, một số quốc gia chủ trương vô thần, muốn gạt bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội, nhà cầm quyền tự quyền quyết định mọi sự, không có thần thánh nào hết. Còn lại những quốc gia khác thì dung hòa tôn giáo với chính trị, nhưng tách biệt rạch ròi: chuyện tôn giáo, chuyện của Chúa là ở trong đền thờ, còn ngoài xã hội là chuyện của chính quyền, của Xê-da. Tách biệt như vậy khiến cho Chúa khá lép vế, Chúa chỉ có chỗ nhỏ bé trong đền thờ, người ta dành chút ít thời giờ thờ phượng Chúa ngày Chúa Nhật, còn lại mọi nơi chốn khác, thời giờ khác là của trần gian, của Xêda.
Phân chia tách biệt như vậy rõ ràng là không ổn. Chả lẽ Chúa là Chúa cả trời đất, tạo dựng muôn loài, lại được một phần bé nhỏ vậy thôi sao? Thật là bất công, bất hiếu. Chắc chắn Chúa là Đấng Tối Cao không cần phải cạnh tranh với bất cứ nhà cầm quyền trần gian nào. Chúa vượt trên mọi vua quan, Chúa bào trùm mọi sự, Chúa làm chủ muôn loài.
Thế thì, nếu đồng tiền in hình ảnh Xêda sẽ trả Xêda, thì cả vũ trụ trời đất đều mang dấu vết của Thiên Chúa, cả con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa phải trả cho Chúa, phải phụng sự Chúa.
Thiên Chúa đã ban tặng hình hài thân xác linh hồn này, thiên nhiên đất nước không khí này cho nhân loại. Chúng ta phải dùng món quà Chúa ban để làm cho cuộc đời, cho thế giới tốt đẹp hơn, phản chiếu hình ảnh rạng ngời vinh quang Chúa. Amen.
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, tách biệt tôn giáo với chính trị không phải là chuyện dễ. Trên thế giới, nhiều quốc gia lấy tôn giáo làm quốc giáo, tôn giáo chi phối mọi sinh hoạt xã hội. Ngược lại, một số quốc gia chủ trương vô thần, muốn gạt bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội, nhà cầm quyền tự quyền quyết định mọi sự, không có thần thánh nào hết. Còn lại những quốc gia khác thì dung hòa tôn giáo với chính trị, nhưng tách biệt rạch ròi: chuyện tôn giáo, chuyện của Chúa là ở trong đền thờ, còn ngoài xã hội là chuyện của chính quyền, của Xê-da. Tách biệt như vậy khiến cho Chúa khá lép vế, Chúa chỉ có chỗ nhỏ bé trong đền thờ, người ta dành chút ít thời giờ thờ phượng Chúa ngày Chúa Nhật, còn lại mọi nơi chốn khác, thời giờ khác là của trần gian, của Xêda.
Phân chia tách biệt như vậy rõ ràng là không ổn. Chả lẽ Chúa là Chúa cả trời đất, tạo dựng muôn loài, lại được một phần bé nhỏ vậy thôi sao? Thật là bất công, bất hiếu. Chắc chắn Chúa là Đấng Tối Cao không cần phải cạnh tranh với bất cứ nhà cầm quyền trần gian nào. Chúa vượt trên mọi vua quan, Chúa bào trùm mọi sự, Chúa làm chủ muôn loài.
Thế thì, nếu đồng tiền in hình ảnh Xêda sẽ trả Xêda, thì cả vũ trụ trời đất đều mang dấu vết của Thiên Chúa, cả con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa phải trả cho Chúa, phải phụng sự Chúa.
Thiên Chúa đã ban tặng hình hài thân xác linh hồn này, thiên nhiên đất nước không khí này cho nhân loại. Chúng ta phải dùng món quà Chúa ban để làm cho cuộc đời, cho thế giới tốt đẹp hơn, phản chiếu hình ảnh rạng ngời vinh quang Chúa. Amen.
Cảm hứng thôi, chưa đủ
Lm. Minh Anh
23:29 16/10/2020
CẢM HỨNG THÔI, CHƯA ĐỦ
“Xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Phaolô cảm tạ Thiên Chúa vì cộng đoàn Êphêsô non trẻ của ngài không chỉ được cảm hứng từ Chúa Kitô; từ chính ngài, vị chủ chăn đầy cảm hứng… nhưng họ đã sống, đã kéo dài niềm cảm hứng ấy khi sống bác ái Phúc Âm với nhau, với lương dân chung quanh. Và đó là lý do Phaolô sung sướng cất lên lời tạ ơn Thiên Chúa, “Khi nghe biết lòng tin của anh em đối với Chúa Giêsu, và lòng mến của anh em đối với hết thảy các thánh, tôi không ngừng tạ ơn Chúa cho anh em”; Phaolô cầu nguyện để họ biết rằng, ‘cảm hứng thôi, chưa đủ’, còn phải sống nữa, “Xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng hứa một điều rất cảm hứng, “Ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa”. Các thánh không chỉ cảm hứng Chúa Giêsu, Thầy mình, nhưng đã sống và chết cho niềm cảm hứng Kitô trọn vẹn; và đó là công trình của Thiên Chúa đã làm nơi những con người mỏng dòn và yếu đuối của các ngài như Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Chúa đã đặt Con Chúa làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo”; không chỉ cảm hứng, các ngài đã sống, đã chết nên truyền được cảm hứng.
Một trong những bằng chứng cao cả về những con người không chỉ cảm hứng, nhưng sống chết với nó khi xưng nhận Chúa Giêsu trước mặt người đời, là các thánh tử đạo. Suốt chiều dài lịch sử, tuần tự vị này đến vị khác, các ngài chứng thực tình yêu của mình đối với Thiên Chúa; các ngài đã giữ vững đức tin, bất chấp bắt bớ và cả cái chết. Một trong những vị tử đạo hào hùng ấy là Thánh Ignatiô Antiôkia Giáo Hội mừng kính hôm nay; không thể có một sự trùng hợp nào thú vị hơn.
Trước khi chịu tử hình, Ignatiô gửi thư cho các đồ đệ, “Tôi viết cho tất cả các Hội Thánh để ai nấy biết rằng, tôi sẽ vui lòng chịu chết vì Chúa nếu anh em không cản đường tôi. Tôi van nài anh em, đừng xử tốt với tôi không đúng lúc; hãy để tôi làm thức ăn cho thú dữ, vì đó là đường tôi đến với Chúa. Tôi là hạt lúa mì của Chúa, sẽ được nghiền nát bằng răng thú dữ để nên bánh tinh tuyền của Chúa Kitô. Anh em hãy cầu xin Chúa cho tôi hiểu rằng, những con vật này sẽ là phương tiện để tôi nên lễ tế dâng lên Thiên Chúa”; ‘cảm hứng thôi, chưa đủ”, Ignatiô sống chết cho niềm cảm hứng.
“Ai có Thiên Chúa trong lòng, người ấy mới hiểu tôi đang muốn gì; người ấy mới thông cảm với tôi, và biết những gì đang thôi thúc tôi”; “Không có thú vui trần gian nào, không vương quốc thế tục nào có thể mang lại lợi ích cho tôi theo bất cứ cách nào. Tôi thích được chết trong Chúa Kitô hơn là có quyền trên những giới hạn có thể xa nhất mà thế gian ban tặng. Đức Kitô đã chết thay cho chúng ta là đối tượng duy nhất tôi kiếm tìm. Ngài đã truyền cảm hứng, đã trao tặng chúng ta một niềm khao khát”. Rõ ràng, Ignatiô đã sống, đã chết cho niềm cảm hứng; vì thế, truyền được cảm hứng.
Anh Chị em,
Tháng 10, tháng ‘mưa thánh, lụt thánh’; Mẹ Mân Côi và các thánh truyền cảm hứng cho chúng ta. Đây là một cái nhìn sâu sắc và rất quan trọng mà chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua khi đọc nó. Cái nhìn sâu sắc là chúng ta cảm thấy kinh ngạc về lòng dũng cảm của các thánh: Têrêxa nhỏ, Têrêxa lớn, Têrêxa đẹp, Têrêxa ít đẹp; ‘cổ nhất’, Ignatiô; ‘hót nhất’, Carlo Acutis… nhưng chúng ta không tiến thêm một bước để sống niềm tin và lòng can đảm của mình; vì thế, xem ra chúng ta vẫn trắng tay. Vì nếu các thánh chỉ là những gương sáng, thì không đủ, chúng ta còn phải sống chứng tá của họ và trở thành những Têrêxa trắng, Têrêxa đen, Ignatiô, Carlo Acutis khác… tiếp theo trong đời chứng nhân Chúa mời gọi chúng ta sống mỗi ngày nữa.
Mẹ Maria không chỉ truyền cảm hứng để chúng ta sống với Chúa Giêsu, nhưng Mẹ đã thật sự say mê Ngài; Mẹ là bạn của Thánh Thần, Mẹ để Thánh Thần dẫn dắt như Tin Mừng hôm nay nói đến; Mẹ đã hát bài Magnificat và sống bài ca ấy trong đời mình. Mẹ dạy chúng ta hôm nay trong những ngày lụt lội dồn dập, khó khăn chồng chất… cũng biết ca ngợi tình thương và quyền năng của Chúa trên các biến cố mà chúng ta chưa hiểu; và qua đó, chính chúng ta đang sống niềm cảm hứng vậy.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa, Đức Mẹ và các thánh đã truyền cảm hứng cho con; xin cho con biết, ‘cảm hứng thôi, chưa đủ’, ‘truyền cảm hứng, vẫn chưa đủ’, con còn phải kéo dài nó nữa… may ra con khỏi trắng tay”. Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm em của Sơ Deirdre Byrne làm giám mục Springfield, Massachusetts
Đặng Tự Do
04:03 16/10/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bổ nhiệm Cha William Byrne, thường được gọi là Cha Bill, một linh mục của Tổng giáo phận Washington và là người trình bày một loạt video nổi tiếng trên YouTube, lãnh đạo Giáo phận Springfield, Massachusetts.
Vị Tân Giám Mục Byrne, năm nay 56 tuổi, chính là em trai của Sơ Deirdre Byrne, một bác sĩ phẫu thuật, sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, và hiện nay là nữ tu. Sơ Byrne đã phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa hồi tháng 8 năm nay.
Cha Byrne là một linh mục của tổng giáo phận Washington trong 26 năm qua. Từ năm 2015, ngài là Cha Sở tại Giáo xứ Đức Mẹ Thương Xót ở Potomac, Maryland. Ngài cũng là thành viên ban đào tạo của tổng giáo phận từ năm 2009.
Vị Tân Giám Mục cũng là một người phụ trách một chuyên mục trên tờ Catholic Standard của tổng giáo phận Washington và là một người sản xuất các chương trình trên YouTube cho tổng giáo phận, đặc biệt là chương trình “Five Things” trong đó ngài nêu bật những cách nhỏ, dễ làm để mọi người có thể đến gần Chúa hơn.
Loạt bài trên YouTube đã được nhà xuất bản Loyola Press phát triển thành sách, “Năm điều với Cha Bill”, vừa được xuất bản vào ngày 16 tháng 10 vừa qua.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót diễn ra vào năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Byrne là Thừa sai của Lòng Thương Xót cho tổng giáo phận Washington.
Cha Byrne đã dạy môn thuyết giảng cho các chủng sinh đang theo học tại Học Viện Giáo hoàng Bắc Mỹ ở Rôma trong chín năm và là vị thuyết giảng trong một thánh lễ với 20,000 thanh niên Công Giáo và những người lãnh đạo của họ vào đêm trước Cuộc Diễn Hành Phò Sinh hàng năm ở Washington, DC vào năm 2007.
Thánh lễ tấn phong Giám Mục và nhận tòa của Đức Tổng Giám Mục Byrne trong tư cách là giám mục thứ 10 của Springfield dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, tại Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Giáo phận Springfield có gần 165,000 người Công Giáo, sinh hoạt tại 79 giáo xứ và bảy cơ sở truyền giáo ở bốn quận.
Cha Byrne lớn lên ở McLean, Virginia, ngoại ô DC, và là con út trong gia đình 8 anh chị em. Ngài mô tả song thân mình là “những người Công Giáo chuyên nghiệp”, những người rất coi trọng đức tin của mình, nhưng “rất hài hước và vui vẻ”. Thân phụ của Cha Byrne, là Tiến sĩ William Byrne, đã qua đời vào năm 2011.
Vị Tân Giám Mục đã tốt nghiệp Đại Học Holy Cross ở Worcester, Massachusetts. Sau đó, ngài làm giáo viên trong ba năm trước khi bắt đầu được đào tạo thành linh mục tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas, hay thường được gọi là trường Angelicum, ở Rôma.
Ngài được thụ phong linh mục tại Tổng giáo phận Washington vào ngày 25 tháng 6 năm 1994.
Trong một bài luận văn mà ngài viết cho trang web ơn gọi linh mục của tổng giáo phận Washington, vị tân giám mục cho biết ngài đã mất vài năm để phân định và sau 3 năm theo học tại chủng viện ngài mới quyết chí trở thành một linh mục.
Gia đình Công Giáo sùng đạo “là và đã là một vườn ươm ơn gọi”, và mặc dù ơn gọi linh mục của ngài là một niềm vui lớn cho cha mẹ ngài, vị Tân Giám Mục cho biết ngài không đi tu để làm vui lòng cha mẹ nhưng vì biết đó là một ân sủng cao quý Chúa ban cho ngài. Ngài viết rằng: “Ơn gọi của tôi là của tôi, một ân sủng từ Chúa Kitô mà tôi cần phải nâng niu và gìn giữ như món quà quý giá.”
Source:Catholic News AgencyDC YouTube priest named bishop of Springfield, Massachusetts
Vị Tân Giám Mục Byrne, năm nay 56 tuổi, chính là em trai của Sơ Deirdre Byrne, một bác sĩ phẫu thuật, sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, và hiện nay là nữ tu. Sơ Byrne đã phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa hồi tháng 8 năm nay.
Cha Byrne là một linh mục của tổng giáo phận Washington trong 26 năm qua. Từ năm 2015, ngài là Cha Sở tại Giáo xứ Đức Mẹ Thương Xót ở Potomac, Maryland. Ngài cũng là thành viên ban đào tạo của tổng giáo phận từ năm 2009.
Vị Tân Giám Mục cũng là một người phụ trách một chuyên mục trên tờ Catholic Standard của tổng giáo phận Washington và là một người sản xuất các chương trình trên YouTube cho tổng giáo phận, đặc biệt là chương trình “Five Things” trong đó ngài nêu bật những cách nhỏ, dễ làm để mọi người có thể đến gần Chúa hơn.
Loạt bài trên YouTube đã được nhà xuất bản Loyola Press phát triển thành sách, “Năm điều với Cha Bill”, vừa được xuất bản vào ngày 16 tháng 10 vừa qua.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót diễn ra vào năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Byrne là Thừa sai của Lòng Thương Xót cho tổng giáo phận Washington.
Cha Byrne đã dạy môn thuyết giảng cho các chủng sinh đang theo học tại Học Viện Giáo hoàng Bắc Mỹ ở Rôma trong chín năm và là vị thuyết giảng trong một thánh lễ với 20,000 thanh niên Công Giáo và những người lãnh đạo của họ vào đêm trước Cuộc Diễn Hành Phò Sinh hàng năm ở Washington, DC vào năm 2007.
Thánh lễ tấn phong Giám Mục và nhận tòa của Đức Tổng Giám Mục Byrne trong tư cách là giám mục thứ 10 của Springfield dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, tại Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Giáo phận Springfield có gần 165,000 người Công Giáo, sinh hoạt tại 79 giáo xứ và bảy cơ sở truyền giáo ở bốn quận.
Cha Byrne lớn lên ở McLean, Virginia, ngoại ô DC, và là con út trong gia đình 8 anh chị em. Ngài mô tả song thân mình là “những người Công Giáo chuyên nghiệp”, những người rất coi trọng đức tin của mình, nhưng “rất hài hước và vui vẻ”. Thân phụ của Cha Byrne, là Tiến sĩ William Byrne, đã qua đời vào năm 2011.
Vị Tân Giám Mục đã tốt nghiệp Đại Học Holy Cross ở Worcester, Massachusetts. Sau đó, ngài làm giáo viên trong ba năm trước khi bắt đầu được đào tạo thành linh mục tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas, hay thường được gọi là trường Angelicum, ở Rôma.
Ngài được thụ phong linh mục tại Tổng giáo phận Washington vào ngày 25 tháng 6 năm 1994.
Trong một bài luận văn mà ngài viết cho trang web ơn gọi linh mục của tổng giáo phận Washington, vị tân giám mục cho biết ngài đã mất vài năm để phân định và sau 3 năm theo học tại chủng viện ngài mới quyết chí trở thành một linh mục.
Gia đình Công Giáo sùng đạo “là và đã là một vườn ươm ơn gọi”, và mặc dù ơn gọi linh mục của ngài là một niềm vui lớn cho cha mẹ ngài, vị Tân Giám Mục cho biết ngài không đi tu để làm vui lòng cha mẹ nhưng vì biết đó là một ân sủng cao quý Chúa ban cho ngài. Ngài viết rằng: “Ơn gọi của tôi là của tôi, một ân sủng từ Chúa Kitô mà tôi cần phải nâng niu và gìn giữ như món quà quý giá.”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tân Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh
Đặng Tự Do
04:34 16/10/2020
Giữa những lời đồn thổi ngày càng nhiều của các phương tiện truyền thông tại Ý liên quan đến Đức Hồng Y Angelo Becciu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một vị tổng trưởng mới của Bộ Phong Thánh. Biến cố này diễn ra hôm thứ Năm 15 tháng 10, sau khi Đức Hồng Y Angelo Becciu từ chức đầy kịch tính hôm 24 tháng 9 vừa qua.
Cho đến nay, Đức Hồng Y Becciu vẫn nhất mực kêu oan. Tuy nhiên, việc Đức Thánh Cha buộc Đức Hồng Y Becciu từ chức Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y, và nhanh chóng bổ nhiệm người thay thế, cho thấy chắc chắn phải có một lý do nào đó giải thích cho thái độ quyết liệt của ngài.
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Marcello Semeraro, là người cho đến nay vẫn đang giữ chức thư ký của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn kể từ khi Hội Đồng này được thành lập vào năm 2013. Quyết định bổ nhiệm này có hiệu lực tức khắc, nghĩa là bắt đầu từ ngày 15 tháng 10. Lần trước quyết định bổ nhiệm Đức Hồng Y Angelo Becciu thay cho Đức Hồng Y Angelo Amato được công bố ngày 27 tháng 6, 2018 đến ngày 31 tháng 8, 2018 mới có hiệu lực.
Đức Cha Marcello Semeraro, người Ý, sinh tại Monteroni di Lecce, miền nam nước Ý, vào ngày 22 tháng 12 năm 1947. Ngài được thụ phong linh mục năm 1971 và được phong giám mục giáo phận Oria, ở Apulia, năm 1998. Ngày 1 tháng 10, 2004, ngài được bổ nhiệm Giám Mục giáo phận Albano.
Ngài từng là thư ký đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2001, về vai trò của các giám mục giáo phận.
Ngài cũng là thành viên của ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Ý, cố vấn của Thánh bộ Vatican về các Giáo hội Phương Đông và là thành viên của Bộ Truyền thông. Trước đây ngài cũng đã từng là thành viên của Bộ Tuyên Thánh.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm thư ký của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn. Với tư cách là thư ký của Hội Đồng này, Đức Cha Semeraro đã giúp phối hợp các nỗ lực để tạo ra một tông hiến của Vatican, thay thế tông hiến “Pastor bonus” tức là “Mục Tử Nhân Lành” được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 1998.
Hiện tại ngài là Giám quản Tông Tòa của đan viện Esarchico Ðức Maria ở Grottaferrata và là Ðại diện của Ðức Giáo Hoàng tại dòng Basiliano của Ý.
Source:Catholic News AgencyPope Francis names new prefect of congregation for saints’ causes
Cho đến nay, Đức Hồng Y Becciu vẫn nhất mực kêu oan. Tuy nhiên, việc Đức Thánh Cha buộc Đức Hồng Y Becciu từ chức Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y, và nhanh chóng bổ nhiệm người thay thế, cho thấy chắc chắn phải có một lý do nào đó giải thích cho thái độ quyết liệt của ngài.
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Marcello Semeraro, là người cho đến nay vẫn đang giữ chức thư ký của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn kể từ khi Hội Đồng này được thành lập vào năm 2013. Quyết định bổ nhiệm này có hiệu lực tức khắc, nghĩa là bắt đầu từ ngày 15 tháng 10. Lần trước quyết định bổ nhiệm Đức Hồng Y Angelo Becciu thay cho Đức Hồng Y Angelo Amato được công bố ngày 27 tháng 6, 2018 đến ngày 31 tháng 8, 2018 mới có hiệu lực.
Đức Cha Marcello Semeraro, người Ý, sinh tại Monteroni di Lecce, miền nam nước Ý, vào ngày 22 tháng 12 năm 1947. Ngài được thụ phong linh mục năm 1971 và được phong giám mục giáo phận Oria, ở Apulia, năm 1998. Ngày 1 tháng 10, 2004, ngài được bổ nhiệm Giám Mục giáo phận Albano.
Ngài từng là thư ký đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2001, về vai trò của các giám mục giáo phận.
Ngài cũng là thành viên của ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Ý, cố vấn của Thánh bộ Vatican về các Giáo hội Phương Đông và là thành viên của Bộ Truyền thông. Trước đây ngài cũng đã từng là thành viên của Bộ Tuyên Thánh.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm thư ký của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn. Với tư cách là thư ký của Hội Đồng này, Đức Cha Semeraro đã giúp phối hợp các nỗ lực để tạo ra một tông hiến của Vatican, thay thế tông hiến “Pastor bonus” tức là “Mục Tử Nhân Lành” được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 1998.
Hiện tại ngài là Giám quản Tông Tòa của đan viện Esarchico Ðức Maria ở Grottaferrata và là Ðại diện của Ðức Giáo Hoàng tại dòng Basiliano của Ý.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha bổ nhiệm thêm một thành viên của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn
Đặng Tự Do
04:57 16/10/2020
Hôm thứ Năm 15 tháng 10, Đức Thánh Cha đã bổ sung một thành viên mới vào Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn. Đó là Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu của Kinshasa, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo. Đức Hồng Y Capuchin, năm nay 60 tuổi, đã lãnh đạo tổng giáo phận, bao gồm hơn sáu triệu người Công Giáo, kể từ năm 2018.
Đức Thánh Cha cũng đã bổ nhiệm Đức Cha Marco Mellino, hiện là Giám Mục Chính Tòa của Cresima, làm thư ký của Hội Đồng thay cho Đức Cha Marcello Semeraro vừa được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh. Trước đây, Đức Cha Marco Mellino đã từng là phụ tá thư ký Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xác nhận rằng Đức Hồng Y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga, người Honduras, sẽ vẫn là điều phối viên của Hội Đồng và xác nhận rằng năm vị Hồng Y khác sẽ vẫn là thành viên của cơ quan tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc điều hành Giáo hội Hoàn vũ.
Năm vị Hồng Y này là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Seán O’Malley, tổng giám mục Boston; Oswald Gracias, tổng giám mục Bombay; Reinhard Marx, tổng giám mục của Munich và Freising; và Giuseppe Bertello, Thống đốc Quốc gia Thành Vatican.
Sáu thành viên của Hội Đồng đã tham gia một cuộc họp trực tuyến vào ngày 13 tháng 10, trong đó các ngài thảo luận về cách tiếp tục công việc trong bối cảnh đại dịch.
Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, thường tập trung tại Vatican ba tháng một lần trong khoảng ba ngày.
Ban đầu Hội Đồng có chín thành viên và được mệnh danh là “C9”. Nhưng sau sự ra đi của Đức Hồng Y người Úc George Pell, Đức Hồng Y người Chile Francisco Javier Errázuriz Ossa, và Đức Hồng Y Laurent Monsengwo người Congo vào năm 2018, Hội Đồng được gọi là “C6”.
Một tuyên bố của Vatican hôm thứ Ba nói rằng Hội Đồng đã làm việc vào mùa hè này về tông hiến pháp mới và trình bày một bản dự thảo cập nhật cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Các bản sao cũng được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để cho biết ý kiến.
Cuộc họp ngày 13 tháng 10 dành để tổng kết công việc của mùa hè và nghiên cứu cách hỗ trợ việc thực thi tông hiến mới một khi được ban hành.
Theo tuyên bố, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “công cuộc cải cách đang được tiến hành, cả ở một số khía cạnh hành chính và kinh tế”.
Hội đồng sẽ họp lần sau vào tháng 12.
Source:Catholic News AgencyPope Francis names new prefect of congregation for saints’ causes
Đức Thánh Cha cũng đã bổ nhiệm Đức Cha Marco Mellino, hiện là Giám Mục Chính Tòa của Cresima, làm thư ký của Hội Đồng thay cho Đức Cha Marcello Semeraro vừa được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh. Trước đây, Đức Cha Marco Mellino đã từng là phụ tá thư ký Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xác nhận rằng Đức Hồng Y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga, người Honduras, sẽ vẫn là điều phối viên của Hội Đồng và xác nhận rằng năm vị Hồng Y khác sẽ vẫn là thành viên của cơ quan tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc điều hành Giáo hội Hoàn vũ.
Năm vị Hồng Y này là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Seán O’Malley, tổng giám mục Boston; Oswald Gracias, tổng giám mục Bombay; Reinhard Marx, tổng giám mục của Munich và Freising; và Giuseppe Bertello, Thống đốc Quốc gia Thành Vatican.
Sáu thành viên của Hội Đồng đã tham gia một cuộc họp trực tuyến vào ngày 13 tháng 10, trong đó các ngài thảo luận về cách tiếp tục công việc trong bối cảnh đại dịch.
Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, thường tập trung tại Vatican ba tháng một lần trong khoảng ba ngày.
Ban đầu Hội Đồng có chín thành viên và được mệnh danh là “C9”. Nhưng sau sự ra đi của Đức Hồng Y người Úc George Pell, Đức Hồng Y người Chile Francisco Javier Errázuriz Ossa, và Đức Hồng Y Laurent Monsengwo người Congo vào năm 2018, Hội Đồng được gọi là “C6”.
Một tuyên bố của Vatican hôm thứ Ba nói rằng Hội Đồng đã làm việc vào mùa hè này về tông hiến pháp mới và trình bày một bản dự thảo cập nhật cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Các bản sao cũng được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để cho biết ý kiến.
Cuộc họp ngày 13 tháng 10 dành để tổng kết công việc của mùa hè và nghiên cứu cách hỗ trợ việc thực thi tông hiến mới một khi được ban hành.
Theo tuyên bố, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “công cuộc cải cách đang được tiến hành, cả ở một số khía cạnh hành chính và kinh tế”.
Hội đồng sẽ họp lần sau vào tháng 12.
Source:Catholic News Agency
Một Linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 259 cây số để cầu nguyện cho sự hòa giải của đất nước.
Thanh Quảng sdb
05:37 16/10/2020
Một Linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 259 cây số để cầu nguyện cho sự hòa giải của đất nước.
Cha Ludovic Lado, linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 250 km từ tỉnh Douala đến tỉnh Yaoundé.
(Tin Vatican - Paul Samasumo)
Vào thứ hai 12/10/2020, cha Ludovic chỉ đeo một túi ba lô, chiếu ngủ, mặc áo chùng đen và đầu trần, bắt đầu chuyến đi bộ 250 km từ Douala đến Yaoundé. Cha ấy muốn dóng lên những đau khổ do cuộc nội chiến bắc nam ở Cameroon, dòng dã bốn năm nay gây ra.
Cha Lado nói với Thông tấn xã Fides rằng chuyến đi bộ của cha là một cuộc hành hương cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nam của đất nước Cameroon.
“Một mặt, cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các Khu vực Tây Bắc và Tây Nam của Cameroon, mặt khác, cha muốn thực hiện một việc đền tội để đền bù những tội ác chống lại nhân quyền con người đã xảy ra ở những vùng này. Cha Lado viết trong một lá thư ngỏ: Tôi mong mỏi các giá trị Kitô giáo về những quyền căn bản của con người là: Tình huynh đệ, đối thoại, công lý, hòa giải và hòa bình được rạng tỏ.
Bị tạm giam ở Edéa
Thứ Ba (13/10/2020), cha Lado phải gián đoạn cuộc hành hương vì bị cảnh sát bắt giữ ở Edéa, một thành phố nằm dọc theo con sông Sanaga ở vùng Littoral. Sau đó cha đã được thả và lại tiếp tục cuộc hành hương của mình. Cha Lado cho hay cha ấy rất tươi tỉnh và khỏe mạnh. Ngài nói: “Tôi đã giảng giải cho cảnh sát hay rằng tôi đang đi hành hương, như là một truyền thống tôn giáo lâu đời... nhưng họ đã cấm tôi và vi phạm tới quyền công dân của tôi…”
Hỗ trợ cho việc giáo dục trẻ em của các Tổ chức độc lập (IDP)
Cha Lado đã chọn chủ đề cho chuyến đi bộ hành hương của cha là "Anh con ở đâu?" (Sáng Thế Ký 4: 9).
Cha Lado cho hay: “Nếu Giáo hội, chính quyền (Cameroon) và những người Ambazonians không ngồi lại để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, thì tôi sẽ làm phần việc của mình!” Đó là điều mà cha Lado tuyên bố khi quyết định làm cuộc đi bộ hành hương này.
Cha Lado cũng cho hay cha muốn đền những tội ác chống nhân loại đã xảy ra trong cuộc xung đột này. Cha Lado nói thêm: “Cuộc đi bộ hành hương này là một lời kêu gọi đoàn kết để hỗ trợ cho công cuộc giáo dục thanh thiếu niên, con cháu của những người di dân tị nạn nội địa, đang sống một cuộc sống bất ổn!”
Tại sao tôi lại đi bộ?
“Tôi đi bộ để máu ngừng chảy trên đất nước này. Tôi đi bộ để quyền pháp lý biểu tình ôn hòa ở Cameroon được tôn trọng. Tôi hiệp thông với những người di cư trong nước, cũng như những người tị nạn khác của các vùng nói tiếng Anh (Anglophone)! Tôi đi bộ để khử trừ tà ma ra khỏi tôi, vì trong chúng ta có con ma là “sự thờ ơ - vô cảm”. Đi bộ hành hương không chỉ là một quyền của con người, mà còn là một đặc ân thiêng liêng. Tôi đi bộ để làm cho quyền này được tôn trọng!”
Cha Lado cho biết cuộc đi bộ hành hương của ngài để cảm thông với hàng trăm người bị giam giữ vào ngày 22 tháng 9, vì ủng hộ cho đảng đối lập, cho Phong trào Phục hưng ở Cameroon (MRC). Những người biểu tình này mong muốn có các cuộc đối thoại trên bình diện quốc gia, việc cải cách bầu cử và hòa bình cho các vùng nói tiếng Anh (Anglophone) trong đất nước. Chính phủ Cameroon cho các cuộc biểu tình ở một số vùng này là bất hợp pháp.
Các chuyên viên của Liên Hợp Quốc lên án sự đàn áp của chính phủ
Chính phủ đã bị lên án vì sử dụng vũ trang và lực lượng an ninh để ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa. Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong tuần này, yêu cầu chính quyền hãy thả thủ lĩnh của đảng đối lập và những người bị bắt trong các cuộc biểu tình ôn hòa trên toàn quốc. Họ kêu gọi chính phủ phải ngừng đe dọa và đàn áp các nhà hoạt động chính trị.
Hơn nữa các chuyên gia Liên hiệp Quốc còn muốn làm một cuộc điều tra về những vi phạm nhân quyền, bao gồm các cuộc bắt bớ, giam giữ tùy tiện và đối xử tồi tệ những người biểu tình, không được xét xử nơi tòa án!...
Các chuyên gia còn cho hay: “Họ lo lắng về việc bắt giữ hàng loạt những người biểu tình ôn hòa và các nhà hoạt động chính trị bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến của mình. Hơn 500 người được ghi nhận là đã bị bắt sau các cuộc biểu tình do phe đối lập lãnh đạo vào ngày 22 tháng 9. Khoảng 200 người trong số này vẫn còn bị giam giữ. Các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết, họ có thể bị gán vào tội khủng bố hoặc tội gây rối loạn an ninh quốc gia và bị xét xử tại tòa án quân sự, chỉ vì họ đòi hỏi các quyền tự do cơ bản cho họ.
Một cuộc chiến kéo dài 4 năm không có lối thoát!
Cuộc xung đột nội chiến kéo dài 4 năm đã khiến nửa triệu người phải di cư. Hơn 3000 người đã thiệt mạng. Trẻ em ở các khu vực xung đột đã không được đến trường! Đầu tháng này, một số phụ huynh và giáo viên ở các khu vực xung đột đã bất chấp nguy hiểm, đe dọa từ các nhóm vũ trang, đã mở cửa một số trường học.
Trọng tâm của cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2016, từ một cuộc đình công của các giáo viên và luật sư, ở các vùng nói tiếng Anh ở Cameroon. Những nhà trí thức này được người dân trong vùng hỗ trợ, họ phản đối việc ưu tiên cho tiếng Pháp và việc bổ nhiệm không hợp lý những người nói tiếng Pháp trong vùng nói tiếng Anh của họ.
Cameroon là một quốc gia nói hai thứ tiếng. Đến năm 2017, tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc chiến phân biệt toàn diện. Các nhà quan sát cho rằng cả lực lượng chính phủ và phe ly khai hiện đang sa lầy vào một cuộc xung đột, mà theo các quan sát viên thì chỉ có thể được giải quyết thông qua các cuộc đối thoại.
Cha Lado: một học giả thẳng thắn
Cha Lado không phải là người xa lạ với chính phủ Cameroon. Cha ấy đã lên tiếng từ năm 2007, lúc ngài còn là phân khoa phó của phân khoa Khoa học Xã hội và Quản trị tại Đại học Công Giáo Trung Phi, ở Yaoundé. Cha cũng là người đã chỉ trích Tổng thống Paul Biya, người đã giữ chức vụ Tổng thống của Cameroon trong suốt 38 năm qua!
Cha Lado có bằng tiến sĩ về nhân văn xã hội và văn hóa tại Đại học Oxford. Cha đã viết và phát biểu nhiều vấn đề về Nhân chủng học, Phong trào Canh tân Hiện sủng, các phong trào Công Giáo ở châu Phi và sự thay đổi xã hội ở châu Phi và các vùng phụ cận sa mạc Sahara.
(paul.samasumo@spc.va)
Cha Ludovic Lado, linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 250 km từ tỉnh Douala đến tỉnh Yaoundé.
(Tin Vatican - Paul Samasumo)
Vào thứ hai 12/10/2020, cha Ludovic chỉ đeo một túi ba lô, chiếu ngủ, mặc áo chùng đen và đầu trần, bắt đầu chuyến đi bộ 250 km từ Douala đến Yaoundé. Cha ấy muốn dóng lên những đau khổ do cuộc nội chiến bắc nam ở Cameroon, dòng dã bốn năm nay gây ra.
Cha Lado nói với Thông tấn xã Fides rằng chuyến đi bộ của cha là một cuộc hành hương cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nam của đất nước Cameroon.
“Một mặt, cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các Khu vực Tây Bắc và Tây Nam của Cameroon, mặt khác, cha muốn thực hiện một việc đền tội để đền bù những tội ác chống lại nhân quyền con người đã xảy ra ở những vùng này. Cha Lado viết trong một lá thư ngỏ: Tôi mong mỏi các giá trị Kitô giáo về những quyền căn bản của con người là: Tình huynh đệ, đối thoại, công lý, hòa giải và hòa bình được rạng tỏ.
Bị tạm giam ở Edéa
Thứ Ba (13/10/2020), cha Lado phải gián đoạn cuộc hành hương vì bị cảnh sát bắt giữ ở Edéa, một thành phố nằm dọc theo con sông Sanaga ở vùng Littoral. Sau đó cha đã được thả và lại tiếp tục cuộc hành hương của mình. Cha Lado cho hay cha ấy rất tươi tỉnh và khỏe mạnh. Ngài nói: “Tôi đã giảng giải cho cảnh sát hay rằng tôi đang đi hành hương, như là một truyền thống tôn giáo lâu đời... nhưng họ đã cấm tôi và vi phạm tới quyền công dân của tôi…”
Hỗ trợ cho việc giáo dục trẻ em của các Tổ chức độc lập (IDP)
Cha Lado đã chọn chủ đề cho chuyến đi bộ hành hương của cha là "Anh con ở đâu?" (Sáng Thế Ký 4: 9).
Cha Lado cho hay: “Nếu Giáo hội, chính quyền (Cameroon) và những người Ambazonians không ngồi lại để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, thì tôi sẽ làm phần việc của mình!” Đó là điều mà cha Lado tuyên bố khi quyết định làm cuộc đi bộ hành hương này.
Cha Lado cũng cho hay cha muốn đền những tội ác chống nhân loại đã xảy ra trong cuộc xung đột này. Cha Lado nói thêm: “Cuộc đi bộ hành hương này là một lời kêu gọi đoàn kết để hỗ trợ cho công cuộc giáo dục thanh thiếu niên, con cháu của những người di dân tị nạn nội địa, đang sống một cuộc sống bất ổn!”
Tại sao tôi lại đi bộ?
“Tôi đi bộ để máu ngừng chảy trên đất nước này. Tôi đi bộ để quyền pháp lý biểu tình ôn hòa ở Cameroon được tôn trọng. Tôi hiệp thông với những người di cư trong nước, cũng như những người tị nạn khác của các vùng nói tiếng Anh (Anglophone)! Tôi đi bộ để khử trừ tà ma ra khỏi tôi, vì trong chúng ta có con ma là “sự thờ ơ - vô cảm”. Đi bộ hành hương không chỉ là một quyền của con người, mà còn là một đặc ân thiêng liêng. Tôi đi bộ để làm cho quyền này được tôn trọng!”
Cha Lado cho biết cuộc đi bộ hành hương của ngài để cảm thông với hàng trăm người bị giam giữ vào ngày 22 tháng 9, vì ủng hộ cho đảng đối lập, cho Phong trào Phục hưng ở Cameroon (MRC). Những người biểu tình này mong muốn có các cuộc đối thoại trên bình diện quốc gia, việc cải cách bầu cử và hòa bình cho các vùng nói tiếng Anh (Anglophone) trong đất nước. Chính phủ Cameroon cho các cuộc biểu tình ở một số vùng này là bất hợp pháp.
Các chuyên viên của Liên Hợp Quốc lên án sự đàn áp của chính phủ
Chính phủ đã bị lên án vì sử dụng vũ trang và lực lượng an ninh để ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa. Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong tuần này, yêu cầu chính quyền hãy thả thủ lĩnh của đảng đối lập và những người bị bắt trong các cuộc biểu tình ôn hòa trên toàn quốc. Họ kêu gọi chính phủ phải ngừng đe dọa và đàn áp các nhà hoạt động chính trị.
Hơn nữa các chuyên gia Liên hiệp Quốc còn muốn làm một cuộc điều tra về những vi phạm nhân quyền, bao gồm các cuộc bắt bớ, giam giữ tùy tiện và đối xử tồi tệ những người biểu tình, không được xét xử nơi tòa án!...
Các chuyên gia còn cho hay: “Họ lo lắng về việc bắt giữ hàng loạt những người biểu tình ôn hòa và các nhà hoạt động chính trị bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến của mình. Hơn 500 người được ghi nhận là đã bị bắt sau các cuộc biểu tình do phe đối lập lãnh đạo vào ngày 22 tháng 9. Khoảng 200 người trong số này vẫn còn bị giam giữ. Các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết, họ có thể bị gán vào tội khủng bố hoặc tội gây rối loạn an ninh quốc gia và bị xét xử tại tòa án quân sự, chỉ vì họ đòi hỏi các quyền tự do cơ bản cho họ.
Một cuộc chiến kéo dài 4 năm không có lối thoát!
Cuộc xung đột nội chiến kéo dài 4 năm đã khiến nửa triệu người phải di cư. Hơn 3000 người đã thiệt mạng. Trẻ em ở các khu vực xung đột đã không được đến trường! Đầu tháng này, một số phụ huynh và giáo viên ở các khu vực xung đột đã bất chấp nguy hiểm, đe dọa từ các nhóm vũ trang, đã mở cửa một số trường học.
Trọng tâm của cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2016, từ một cuộc đình công của các giáo viên và luật sư, ở các vùng nói tiếng Anh ở Cameroon. Những nhà trí thức này được người dân trong vùng hỗ trợ, họ phản đối việc ưu tiên cho tiếng Pháp và việc bổ nhiệm không hợp lý những người nói tiếng Pháp trong vùng nói tiếng Anh của họ.
Cameroon là một quốc gia nói hai thứ tiếng. Đến năm 2017, tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc chiến phân biệt toàn diện. Các nhà quan sát cho rằng cả lực lượng chính phủ và phe ly khai hiện đang sa lầy vào một cuộc xung đột, mà theo các quan sát viên thì chỉ có thể được giải quyết thông qua các cuộc đối thoại.
Cha Lado: một học giả thẳng thắn
Cha Lado không phải là người xa lạ với chính phủ Cameroon. Cha ấy đã lên tiếng từ năm 2007, lúc ngài còn là phân khoa phó của phân khoa Khoa học Xã hội và Quản trị tại Đại học Công Giáo Trung Phi, ở Yaoundé. Cha cũng là người đã chỉ trích Tổng thống Paul Biya, người đã giữ chức vụ Tổng thống của Cameroon trong suốt 38 năm qua!
Cha Lado có bằng tiến sĩ về nhân văn xã hội và văn hóa tại Đại học Oxford. Cha đã viết và phát biểu nhiều vấn đề về Nhân chủng học, Phong trào Canh tân Hiện sủng, các phong trào Công Giáo ở châu Phi và sự thay đổi xã hội ở châu Phi và các vùng phụ cận sa mạc Sahara.
(paul.samasumo@spc.va)
Tuyên bố của tổng thống Pháp sau diễn biến quá sức kinh hoàng: Thầy giáo bị chặt đầu giữa ban ngày tại Paris
Đặng Tự Do
15:47 16/10/2020
Cảnh sát Pháp đã bắn chết một thanh niên là người đã tấn công và giết một giáo viên bằng một con dao làm bếp lớn gần một trường học ở ngoại ô Paris. Người thầy giáo bất hạnh này bị giết sau khi cho các học sinh trong lớp xem một bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammad từ tờ báo châm biếm Charlie Hebdo.
Các quan chức Pháp thông báo ngay sau vụ giết người rằng một cuộc điều tra đang được tiến hành bởi một công tố viên chống khủng bố. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói tối thứ Sáu rằng cuộc chiến của Pháp chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo vẫn phải “tiếp tục” và nạn nhân đã bị “sát hại”.
Nạn nhân là một giáo viên trong một trường trung học. Ông dạy môn sử-địa là hai môn học luôn được giảng dạy chung với nhau ở Pháp. Đó cũng là một môn học bắt buộc liên quan đến “giáo dục đạo đức và công dân”. Trong khi nói về quyền tự do ngôn luận, giáo viên đã cho các em học sinh từ 12 đến 14 tuổi xem những bức tranh biếm họa. Điều này đã gây ra một số khiếu nại từ một số phụ huynh theo đạo Hồi và ít nhất một gia đình đã dọa kiện.
Kẻ tấn công vị giáo viên này năm nay mới 18 tuổi sinh ra ở Mạc Tư Khoa được tường thuật là đã chia sẻ những bức ảnh dã man về vụ tấn công trên mạng xã hội. Hắn được báo chí Pháp tường thuật là một “ẩn số hoàn toàn mù tịt” đối với cơ quan tình báo về phương diện cực đoan Hồi Giáo, nhưng có một tiền án nhỏ.
Cảnh sát chống khủng bố đã được báo động vào lúc 5 giờ chiều thứ Sáu 16 tháng 10 theo giờ địa phương, tức là 10 giờ tối cùng ngày theo giờ Việt Nam khi cảnh sát địa phương thông báo rằng một thi thể mất đầu đã được tìm thấy bên ngoài một trường học tại Conflans-Sainte-Honorine ở Yvelines, một vùng ngoại ô phía tây bắc của Paris. Các báo cáo cho biết nạn nhân đã bị chặt đầu.
Dựa trên các chi tiết trên các mạng xã hội mà kẻ tấn công huênh hoang tuyên bố, cảnh sát đã nhanh chóng tìm được y. Kẻ giết người đã bị cảnh sát truy đuổi nhưng không chịu đầu hàng và bị bắn nhiều phát, và đã bị giết sau khi cảnh sát cảnh cáo y nhiều lần. Cảnh sát đã phong tỏa khu vực vì lo ngại kẻ tấn công có thể đã mặc áo vest tự sát.
Các công tố viên chống khủng bố cho biết họ nghĩ rằng đây là một “vụ ám sát có liên quan đến một tổ chức khủng bố”.
Sau buổi học gây tranh cãi, một phụ huynh tức giận đã đăng video lên YouTube phàn nàn về giáo viên này. Vào tối thứ Sáu, một phụ huynh khác đã đăng video bên dưới, bênh vực người giáo viên xấu số và viết: “Tôi là phụ huynh của một học sinh tại trường học này. Thầy giáo chỉ chiếu những bức tranh biếm họa từ Charlie Hebdo như một phần của bài học lịch sử về quyền tự do ngôn luận. Ông yêu cầu các học sinh Hồi giáo rời khỏi lớp học nếu họ muốn, vì ông tôn trọng họ. Ông là một người thầy tuyệt vời, ông cố gắng khuyến khích tinh thần phản biện của học sinh, luôn tôn trọng và thông minh. Tối nay, tôi rất buồn cho ông, cho con gái tôi nhưng cũng cho các giáo viên khác ở Pháp. Cầu mong chúng ta có thể tiếp tục dạy học mà không sợ bị giết”.
Ông Thibault Humbert, thị trưởng của D'Éragny-sur-Oise đã nói chuyện với các phóng viên về sự “kinh hoàng” liên quan đến các sự kiện vừa diễn ra tại địa phương của ông. “Đó là một hành động man rợ,” ông nói với các phóng viên.
Ông thị trưởng nói rằng có người nào đó đã thông báo cho ông trong một cuộc điện thoại rằng một người đã bị “chặt đầu”.
Tổng thống Pháp Macron, lộ rõ vẻ xúc động và kinh hoàng trước diễn biến này. Ông đến thăm ngôi trường này và nói ngắn gọn rằng:
“Một trong những người đồng hương của chúng ta hôm nay bị sát hại bởi vì anh ta đã dạy. Anh đã dạy các học trò của mình về quyền tự do ngôn luận, tự do tin hay không tin. Đó là một cuộc tấn công hèn nhát. Anh ấy là nạn nhân của một cuộc tấn công khủng bố của một lực lượng cực đoan Hồi giáo”, ông Macron nói.
“Buổi tối hôm nay, suy nghĩ của tôi hướng đến tất cả những người thân thiết với anh ấy, với gia đình anh ấy, với các đồng nghiệp của anh ấy tại trường này, nơi chúng ta đã thấy vị hiệu trưởng thể hiện sự dũng cảm trong tuần trước. Đối mặt với áp lực từ những cha mẹ cực đoan, cô đã làm công việc của mình với tinh thần trách nhiệm đáng kể”.
“Buổi tối hôm nay tôi muốn nói với các giáo viên trên toàn nước Pháp, chúng ta đang đồng hành với họ, cả dân tộc đồng hành với họ hôm nay và ngày mai. Chúng ta phải bảo vệ họ, để họ có thể làm công việc của mình và giáo dục những công dân của ngày mai”.
Ông Macron cho biết kẻ giết người đã tìm cách “tấn công nền cộng hòa và các giá trị của nó”.
“Đây là trận chiến của chúng ta và nó vẫn phải tiếp tục. Những kẻ khủng bố sẽ không thành công. Chúngsẽ không thể chia rẽ chúng ta,” ông nói thêm.
Bộ trưởng giáo dục, Jean-Michel Blanquer, người cũng có mặt tại hiện trường, đã tweet: “Tối nay, chính nước cộng hòa đã bị tấn công với vụ giết hại một trong những công bộc của đất nước, là một thầy giáo. Suy nghĩ của tôi tối nay là với gia đình anh ấy. Sự đoàn kết và sự kiên định của chúng ta là phản ứng duy nhất khi đối mặt với những trò khủng bố của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Chúng ta sẽ giải quyết nó.”
Paris đã được cảnh giác cao độ kể từ khi hai nhà báo của một công ty sản xuất phim bị đâm bên ngoài văn phòng cũ của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo ba tuần trước.
Source:The Guardian
Thượng nghị sĩ Sasse nhận định rằng đặt vấn đề về đức tin của Barrett cho thấy sự hiểu lầm về quyền công dân, và tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
16:51 16/10/2020
Thượng nghị sĩ Ben Sasse của Đảng Cộng Hòa đơn vị Nebraska đã chỉ trích các câu hỏi nhắm vào ứng viên Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett liên quan đến niềm tin tôn giáo của cô, và nói rằng chúng phản ánh sự nhầm lẫn cơ bản giữa dân sự với chính trị.
“Tự do tôn giáo là ý tưởng cơ bản, theo đó, việc bạn thờ phượng như thế nào không phải là việc của chính phủ. Chính phủ có thể gây chiến. Chính phủ có thể biên giấy phạt đậu xe trái phép. Nhưng chính phủ không thể cứu rỗi các linh hồn… Linh hồn của bạn là thứ mà chính phủ không thể chạm vào,” ông nói trong lời mở đầu tại phiên điều trần xác nhận của Tòa án Tối cao Barrett.
Sasse nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo là một trong năm “quyền cơ bản vượt quá quyền hạn của chính phủ” được ghi trong Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ.
“Trái ngược với tin tưởng của một số nhà hoạt động, tự do tôn giáo không phải là một ngoại lệ. Bạn không cần sự cho phép của chính phủ để có tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là điều được giả định, được mặc định trong toàn bộ hệ thống của chúng ta”.
“Vì lý do này, Hiến pháp cấm các cuộc kiểm tra tôn giáo đối với các chức vụ trong chính phủ”.
“Ủy ban Tư pháp Thượng viện này không có nhiệm vụ quyết định xem liệu giáo điều có sống quá ồn ào trong một ai đó hay không. Ủy ban này không có nhiệm vụ quyết định niềm tin tôn giáo nào là tốt và niềm tin tôn giáo nào là xấu và niềm tin tôn giáo nào là kỳ lạ”.
Barrett, một thẩm phán của tòa phúc thẩm thứ 7 và là một bà mẹ Công Giáo của 7 người con, đã bị báo chí và các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tấn công tàn bạo vì đức tin Công Giáo của cô, và tư cách thành viên của nhóm đại kết People of Praise.
Một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tiếp tục cảnh báo rằng niềm tin Công Giáo của Barrett vào các vấn đề như phá thai và công nghệ hỗ trợ sinh sản có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của cô trong tư cách Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao.
Trong lời khai mạc của mình, Sasse chỉ trích gay gắt những gì ông mô tả là những dòng chất vấn có vấn đề, và nói rằng, “Có những nơi ủy ban này đã hành động như thể nhiệm vụ của ủy ban là đi sâu vào các cộng đồng tôn giáo của người dân. Thật là điên rồ. Đó là vi phạm các quyền công dân cơ bản của chúng ta”.
Sasse lưu ý rằng các thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg và Antonin Scalia đều có thể nhận được hơn 90 phiếu bầu tại phiên điều trần xác nhận của họ tại Thượng viện, mặc dù cách tiếp cận luật pháp của họ rất khác nhau.
Tuy nhiên, các phiên điều trần gần đây đã chứng kiến số phiếu xác nhận bị chia rẽ mạnh theo đường lối đảng phái.
“Tôi nghĩ rằng một số điều gì đó đã xảy ra từ đó đến nay. Chúng ta có lẽ đã quyết định rằng nên quên đi dân sự là gì và cho phép chính trị nuốt chửng mọi thứ”.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa chính trị - là thứ “ít quan trọng hơn mà chúng ta khác nhau” - và dân sự, “thứ mà tất cả chúng ta phải đồng ý, bất kể sự khác biệt về quan điểm chính sách của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Tân Sứ thần Tòa thánh đến Belarus
Đặng Tự Do
16:52 16/10/2020
Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić, người được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Belarus, đã đến nước này vào hôm Chúa Nhật, gặp gỡ các cơ quan chức năng của Giáo hội và Nhà nước.
Sự xuất hiện của ngài diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Tòa thánh và Belarus đang căng thẳng vì những cáo buộc của nhà độc tài Alexander Lukashenko theo đó Giáo Hội ở Belarus đang bị lợi dụng để tạo ra các cuộc biểu tình. Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của Minsk-Mohilev, chủ tịch Hội đồng giám mục Belarus đang phải lưu vong trong bối cảnh bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.
Belarus đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng trong những tháng gần đây sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 sau khi tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày hôm đó với 80% số phiếu bầu. Lukashenko là tổng thống Belarus kể từ khi chức vụ này được thành lập vào năm 1994 theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.
Đức Tổng Giám Mục Jozić đã đến Minsk vào ngày 11 tháng 10, và được đón tại sân bay bởi các nhân viên tòa sứ thần, đại diện của Giáo hội địa phương và chính quyền nhà nước.
Đức Cha Iosif Staneuski, Giám Mục Phụ Tá của Grodno kiêm tổng thư ký Hội đồng giám mục Belarus, chào đón Đức Sứ thần Tòa Thánh, đi cùng với cha Maher Shammas, thư ký Tòa sứ thần, và cha Victor Gaidukevich.
Từ sân bay, Đức Tổng Giám Mục Jozić đã đến Tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Đức Tổng Giám Mục Jozić, 53 tuổi, được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Belarus vào ngày 21 tháng 5, và được Đức Hồng Y Pietro Parolin phong làm giám mục ngày 16 tháng 9 tại quê hương Croatia.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1992, và bắt đầu chuẩn bị cho công việc ngoại giao Tòa Thánh vào năm 1995 tại Học viện Giáo hoàng về Ngoại giao. Bắt đầu từ năm 1999, ngài phục vụ tại các Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Ấn Độ và Nga.
Nhà ngoại giao này được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Bờ Biển Ngà và được phong Tổng Giám mục hiệu tòa Cissa vào tháng 2 năm 2019. Theo dự trù ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào tháng 5 năm ngoái, nhưng vào đầu tháng 4, ngài đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau một tai nạn xe hơi. Thành ra đến tháng 9 năm nay ngài mới được tấn phong Giám Mục.
Tại Belarus, các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp đất nước kể từ cuộc bầu cử tháng 8, và hàng nghìn người biểu tình đã bị giam giữ. Ít nhất bốn người đã chết trong tình trạng bất ổn.
Các quan chức bầu cử cho biết, ứng cử viên đối lập, Sviatlana Tsikhanouskaya, giành được 10% phiếu bầu. Phe đối lập tuyên bố rằng bà thực sự giành được ít nhất 60% số phiếu bầu.
Tsikhanouskaya đã bị giam giữ trong vài giờ sau khi khiếu nại với ủy ban bầu cử. Bà và một số nhà lãnh đạo đối lập khác hiện đang sống lưu vong ở Lithuania hoặc các quốc gia lân cận khác.
Mỹ, Anh và Liên Hiệp Âu Châu không công nhận Lukashenko là tổng thống Belarus. Canada, Anh và Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật cao cấp của Belarus.
Vào đầu tháng này Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho Lukashensko vay 1.5 tỷ Mỹ Kim, và đã tố cáo “các áp lực bên ngoài” đối với Belarus.
Belarus đã triệu hồi các đại sứ của mình tại Ba Lan và Lithuania về nước vì hai quốc gia này đang tiếp đón các nhân vật đối lập, và cả hai quốc gia này đều lần lượt triệu hồi các đại sứ của họ tại Belarus.
Tiếp theo đó, 8 quốc gia châu Âu khác đã rút đại sứ của họ khỏi Belarus.
Source:Catholic News Agency
Vừa mừng vừa lo: Số giáo dân Công Giáo toàn cầu tăng hơn các năm trước nhưng số tu sĩ vẫn giảm
Trần Mạnh Trác
18:31 16/10/2020
Con số do Fides News Service cung cấp là vào cuối năm 2018, so với năm 2017 thì có thêm 15.716.000 người Công Giáo.
Do đó tổng số người Công Giáo toàn cầu là 1.328.993.000, so với 1.313.278.000 của năm trước.
Sự tăng trưởng đã lan đều trên tất cả các lục địa, với mức tăng 94.000 người ở Châu Âu, 9,2 triệu ở Châu Phi, 4,5 triệu ở Châu Mỹ, 1,8 triệu ở Châu Á và 177.000 ở Châu Đại Dương.
Fides cũng lưu ý rằng đây là năm thứ ba liên tiếp mà số lượng người Công Giáo ở châu Âu tăng lên.
Nhưng tỷ lệ đối với dân số thế giới thì vẫn không thay đổi ở mức 17,73%, có nghĩa là số người Công Giáo tăng lên cùng một nhịp với sự gia tăng dân số toàn cầu.
Fides là cơ quan thông tin của Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo có từ năm 1927, vẫn trình bày số liệu thống kê hàng năm trước Chủ nhật Truyền giáo Thế giới. Họ kết toán các số liệu từ Annuarium Statisticum Ecclesiae, tức là Niên giám thống kê của Giáo hội, được xuất bản ngày 25 tháng 3.
Cũng theo số liệu này thì số linh mục trên toàn thế giới đã giảm trong năm 2018 xuống còn 414.065, trong đó mức giảm nhiều nhất là ở châu Âu, tiếp theo là các châu Mỹ. Ngược lại, số linh mục đã tăng ờ Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương.
Nhìn chung, số linh mục triều thì có tăng chút ít nhưng số linh mục dòng lại giảm. Tính theo mức trung bình trên thế giới thì mỗi linh mục phải lo cho 3.210 giáo dân, tức là nhiều hơn những năm trước.
Trong khi đó, số lượng giám mục trên thế giới giảm xuống còn 5.377. Các phó tế vĩnh viễn tiếp tục tăng, đạt tổng số 47.504 với mức tăng lớn nhất là ở Châu Mỹ và Châu Âu.
Số lượng tu sĩ nam hơi giảm, hiện chỉ còn 50.941, trong khi đó số nữ tu giảm mất 7.249 người, chỉ còn 641.661.
Số thanh niên theo học tiểu chủng viện vẫn giảm, là năm thứ ba liên tiếp, chỉ còn 100.164. Nhưng con số theo học đại chủng viện thì lại tăng lên 115.880.
Fides cũng báo cáo rằng Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới đang điều hành 73.164 trường mẫu giáo, 103.146 trường tiểu học và 49.541 trường trung học.
Giáo hội giám sát 5.192 bệnh viện, 15.481 trạm y tế, 577 trung tâm dành cho người mắc bệnh Hansen (còn gọi là bệnh phong), 9.295 trại mồ côi và 15.423 nhà dưỡng lão cho người già, người bệnh mãn tính và người khuyết tật.
Toàn văn Thông điệp 'Fratelli Tutti', chương bốn
Vũ Văn An
19:01 16/10/2020
128. Nếu xác tín cho rằng tất cả loài người là anh chị em không chỉ là một ý tưởng trừu tượng nhưng tìm được hiện thân cụ thể, thì nhiều vấn đề liên quan xuất hiện, buộc chúng ta phải nhìn sự việc dưới một ánh sáng mới và khai triển ra các đáp ứng mới.
CÁC BIÊN GIỚI VÀ CÁC GIỚI HẠN CỦA CHÚNG
129. Những thách thức phức tạp nảy sinh khi người hàng xóm của chúng ta tình cờ là một di dân [109]. Lý tưởng là tránh được việc di dân không cần thiết; điều này đòi hỏi phải tạo ra nơi các nước gốc những điều kiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng và một cuộc phát triển toàn diện. Tuy nhiên, cho đến khi mục tiêu này đạt được các tiến bộ đáng kể, chúng ta có nghĩa vụ tôn trọng quyền của mọi cá nhân tìm được một nơi có khả năng đáp ứng các nhu cầu căn bản của họ và của gia đình họ, và là nơi họ có thể tìm thấy sự viên mãn bản thân. Phản ứng của chúng ta đối với việc các di dân đến với chúng ta có thể được tóm tắt trong bốn chữ sau đây: chào đón, bảo vệ, phát huy và hòa nhập. Vì “đây không phải là trường hợp thực hiện các chương trình phúc lợi từ trên xuống, mà đúng hơn, là cùng đảm nhiệm một hành trình với nhau, qua bốn hành động này, để xây dựng các thành phố và quốc gia, những thực thể, trong khi bảo tồn bản sắc văn hóa và tôn giáo tương ứng của họ, cởi mở đối với các khác biệt và biết cách phát huy chúng trong tinh thần huynh đệ nhân bản” [110].
130. Điều này hàm ngụ việc thực hiện một số biện pháp không thể thiếu, đặc biệt là để đáp ứng những người đang chạy trốn các cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Chúng ta có thể đưa ra một số điển hình: gia tăng và đơn giản hóa việc cấp thị thực xuất nhập cảnh; chuẩn nhận các chương trình tài trợ cá nhân và cộng đồng; mở các hành lang nhân đạo cho những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất; cung cấp nhà ở phù hợp và xứng đáng; đảm bảo an ninh cá nhân và tiếp cận các dịch vụ căn bản; bảo đảm sự trợ giúp thỏa đáng về lãnh sự và quyền được lưu giữ các giấy tờ tùy thân; tiếp cận công bằng với hệ thống tư pháp; khả thể mở tài khoản ngân hàng và bảo đảm mức tối thiểu cần thiết để sinh tồn; tự do đi lại và khả thể có việc làm; bảo vệ trẻ vị thành niên và bảo đảm để họ được tiếp cận giáo dục thường xuyên; cung cấp các chương trình giám hộ tạm tời hoặc tạm trú; bảo đảm tự do tôn giáo; cổ vũ việc hội nhập vào xã hội; hỗ trợ việc đoàn tụ gia đình; và chuẩn bị cho các cộng đồng địa phương cho diễn trình hội nhập [111].
131. Đối với những người không phải là người mới đến và đã tham gia vào cơ cấu xã hội, điều quan trọng là phải áp dụng khái niệm “quyền công dân”, một khái niệm vốn “dựa trên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, theo đó mọi người đều được hưởng công lý. Do đó, điều quan trọng là phải thiết lập trong các xã hội của chúng ta khái niệm về quyền công dân đầy đủ và bác bỏ việc sử dụng có tính kỳ thị thuật ngữ các nhóm thiểu số, vốn gây ra cảm giác cô lập và tự ti. Việc lạm dụng nó mở đường cho sự thù nghịch và bất hòa; nó hủy hoại bất cứ thành công nào và lấy đi các quyền tôn giáo và dân sự của một số công dân, những người do đó bị phân biệt đối xử” [112].
132. Ngay cả khi họ thực hiện các biện pháp thiết yếu như thế, các quốc gia không thể tự mình thực hiện các giải pháp thích hợp, “vì các hậu quả của các quyết định của mỗi quốc gia chắc chắn sẽ gây ra hậu quả đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”. Kết quả là, “đáp ứng của chúng ta chỉ có thể là kết quả của một cố gắng chung” [113] nhằm khai triển một hình thức quản trị hoàn cầu liên quan đến các phong trào di dân. Vì vậy, “cần có việc lên kế hoạch trung hạn và dài hạn không giới hạn vào các đáp ứng khẩn cấp mà thôi. Việc lập kế hoạch như thế cần bao gồm việc hỗ trợ hữu hiệu để hội nhập các di dân vào các nước tiếp nhận họ, trong khi cũng cổ vũ việc phát triển các quốc gia gốc của họ qua các chính sách lấy cảm hứng từ tình liên đới, chứ không liên kết việc hỗ trợ vào các chiến lược và thực hành ý thức hệ xa lạ hoặc trái ngược với nền văn hóa của các dân tộc được hỗ trợ ” [114].
NHỮNG ƠN PHÚC QUA LẠI
133. Việc những người khác biệt, đến từ những lối sống và nền văn hóa khác, có thể là một ơn phúc, vì “các câu chuyện của di dân luôn là các câu chuyện về gặp gỡ giữa các cá nhân và giữa các nền văn hóa. Đối với các cộng đồng và xã hội nơi họ đến, các di dân mang tới một cơ hội làm giàu và phát triển con người toàn diện cho mọi người ” [115]. Vì lý do này, “Tôi đặc biệt kêu gọi những người trẻ tuổi đừng chạy theo những người đặt họ chống lại những người trẻ tuổi khác, mới đến đất nước của họ, và những người khuyến khích họ coi những người sau này như một mối đe dọa, chứ không có cùng một phẩm giá bất khả chuyển nhượng như mọi con người nhân bản khác ” [116].
134. Thật vậy, khi chúng ta mở lòng ra với những người khác biệt, điều này cho phép họ phát triển một cách mới mẻ, trong khi vẫn là chính họ. Các nền văn hóa khác nhau, những nền văn hóa vốn phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ, cần được bảo tồn, kẻo thế giới của chúng ta trở nên nghèo nàn. Đồng thời, những nền văn hóa đó nên được khuyến khích cởi mở đối với những trải nghiệm mới mẻ qua cuộc gặp gỡ của họ với những thực tại khác, vì nguy cơ sa vào chứng xơ cứng văn hóa luôn hiện diện. Đó là lý do tại sao “chúng ta cần thông đạt với nhau, khám phá những ơn phú của mỗi người, cổ vũ những gì hợp nhất chúng ta và coi các khác biệt của chúng ta như cơ hội để lớn lên trong việc tôn trọng lẫn nhau. Sự kiên nhẫn và tin tưởng được kêu gọi cho một cuộc đối thoại như vậy, giúp cho các cá nhân, các gia đình và cộng đồng lưu truyền các giá trị trong nền văn hóa riêng của họ và chào đón những điều tốt đẹp phát xuất từ kinh nghiệm của người khác ” [117].
135. Ở đây tôi sẽ đề cập đến một số điển hình mà tôi đã sử dụng trong quá khứ. Nền văn hóa Latinh là "chất men giá trị và khả thể có thể làm giàu rất nhiều cho Hoa Kỳ", vì "việc di dân sôi nổi luôn luôn ảnh hưởng và biến đổi nền văn hóa của một nơi... Ở Argentina, việc di dân sôi nổi từ Ý đã để lại dấu ấn trong nền văn hóa của xã hội, và sự hiện diện của khoảng 200,000 người Do Thái có ảnh hưởng lớn đến 'phong cách' văn hóa của Buenos Aires. Các di dân, nếu được giúp đỡ để hòa nhập, là một ơn phúc, một nguồn làm giàu và món tặng phẩm mới khuyến khích một xã hội lớn lên” [118].
136. Ở một quy môi rộng lớn hơn nữa, Đại Imam Ahmad Al-Tayyeb và tôi đã nhận thấy rằng “các tương quan tốt đẹp giữa Đông và Tây là rõ ràng cần thiết cho cả hai. Chúng không được sao lãng, để mỗi bên có thể được làm giàu bằng nền văn hóa của bên kia qua việc trao đổi và đối thoại hữu hiệu. Phương Tây có thể khám phá ra ở phương Đông các phương pháp chữa trị cho những căn bệnh tâm linh và tôn giáo do chủ nghĩa duy vật thịnh hành gây ra. Và phương Đông có thể tìm thấy ở phương Tây nhiều yếu tố có thể giúp giải phóng nó khỏi yếu kém, chia rẽ, xung đột và suy thoái về khoa học, kỹ thuật và văn hóa. Điều quan trọng là phải chú ý tới các khác biệt về tôn giáo, văn hóa và lịch sử vốn là một thành phần quan trọng trong việc lên khuôn nhân cách, văn hóa và văn minh của phương Đông. Điều cũng quan trọng là củng cố mối dây nối kết các nhân quyền căn bản nhằm giúp bảo đảm một cuộc sống xứng đáng cho mọi người nam nữ ở phương Đông và phương Tây, tránh nền chính trị hai mặt” [119].
Một cuộc trao đổi hữu hiệu
137. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước chứng tỏ đã làm giầu lẫn nhau. Một quốc gia tiến lên trong khi vẫn giữ được nền tảng vững chắc trong cơ sở văn hóa nguyên gốc của nó là một kho báu cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cần phát triển ý thức cho rằng ngày nay tất cả chúng ta một là được cứu vớt cùng với nhau hai là không ai được cứu vớt cả. Nghèo đói, suy đồi và đau khổ ở một phần của trái đất là cơ sở thầm lặng nuôi dưỡng các vấn đề kết cục sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh. Nếu chúng ta gặp bối rối bởi sự tuyệt chủng của một số loài, thì chúng ta càng trở nên bối rối hơn khi ở một số nơi trên thế giới, các cá nhân hoặc dân tộc của chúng ta đang bị ngăn cản trong việc phát triển tiềm năng và vẻ đẹp của họ bởi nghèo đói hoặc những hạn chế khác về cơ cấu. Cuối cùng, điều này sẽ làm tất cả chúng ta nghèo nàn đi.
138. Mặc dù điều trên luôn luôn đúng, nhưng chưa bao giờ rõ ràng hơn thời đại chúng ta, khi thế giới được liên kết với nhau bằng chính sách hoàn cầu hóa. Chúng ta cần đạt được một trật tự pháp lý, chính trị và kinh tế hoàn cầu “có thể gia tăng và định hướng cho sự hợp tác quốc tế nhằm phát triển mọi dân tộc trong tình liên đới” [120]. Cuối cùng, điều này sẽ mang lại ích lợi cho toàn thế giới, vì “viện trợ phát triển cho các nước nghèo” hàm nghĩa “tạo ra thịnh vượng cho mọi người” [121]. Theo quan điểm phát triển toàn diện, điều này giả định “đem lại cho các quốc gia nghèo hơn một tiếng nói hữu hiệu trong việc ra quyết định chung” [122] và khả năng “tạo điều kiện tiếp cận thị trường quốc tế cho các quốc gia nghèo và kém phát triển” [123].
Việc nhưng không cho đi mở ra cho người khác
139. Mặc dù vậy, tôi không muốn giới hạn việc trình bày này vào một kiểu tiếp cận thực dụng. Luôn có nhân tố “cho đi nhưng không” (gratuitousness): khả năng làm một số việc đơn giản chỉ vì tự chúng, chúng vốn là điều tốt, không quan tâm chi đến lợi ích hay đền đáp bản thân. Sự cho không khiến chúng ta có thể chào đón người lạ, dù điều này không mang lại lợi ích hữu hình tức khắc nào cho chúng ta. Tuy nhiên, một số nước giả thiết chỉ chấp nhận các nhà khoa học hoặc nhà đầu tư.
140. Cuộc sống không có việc cho đi nhưng không một cách đầy tình huynh đệ trở thành một hình thức thương mại điên cuồng, trong đó chúng ta không ngừng cân nhắc những gì chúng ta cho đi và những gì chúng ta nhận lại được. Mặt khác, Thiên Chúa cho đi một cách tự do, đến mức giúp đỡ ngay cả những người bất trung; Người “làm cho mặt trời mọc trên kẻ dữ và người lành” (Mt 5:45). Có một lý do tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Khi bố thí, anh em đừng cho tay phải biết việc tay trái làm, để việc bố thí của anh em được bí mật” (Mt 6: 3-4). Chúng ta đã nhận được cuộc sống một cách nhưng không; chúng ta không phải trả giá chi cả để nhận được nó. Do đó, mọi người chúng ta đều có thể cho đi mà không mong nhận lại bất cứ điều gì, làm điều tốt cho người khác mà không đòi hỏi họ phải đối xử tốt với mình. Như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10:8).
141. Giá trị thực sự của các quốc gia khác nhau trên thế giới của chúng ta được đo bằng khả năng suy nghĩ của họ không chỉ đơn giản như một quốc gia mà còn như một phần của đại gia đình nhân loại. Điều này được thấy một cách đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng. Các hình thức hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc là một biểu hiện cực đoan của việc không thể hiểu được ý nghĩa của sự cho đi nhưng không này. Họ sai lầm khi nghĩ rằng họ có thể tự phát triển, không cần để ý đến sự hủy hoại cho người khác, bằng cách đóng cửa với người khác, họ sẽ được bảo vệ tốt hơn. Các di dân được coi là những kẻ tiếm quyền không có gì để cung hiến. Điều này dẫn đến niềm tin ngây ngô rằng người nghèo nguy hiểm và vô dụng, trong khi thực ra họ là những nhà hảo tâm mạnh mẽ và hào phóng. Chỉ có nền văn hóa xã hội và chính trị nào sẵn sàng chào đón người khác một cách “nhưng không” mới có tương lai.
Kỳ tới: ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOÀN VŨ
CÁC BIÊN GIỚI VÀ CÁC GIỚI HẠN CỦA CHÚNG
129. Những thách thức phức tạp nảy sinh khi người hàng xóm của chúng ta tình cờ là một di dân [109]. Lý tưởng là tránh được việc di dân không cần thiết; điều này đòi hỏi phải tạo ra nơi các nước gốc những điều kiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng và một cuộc phát triển toàn diện. Tuy nhiên, cho đến khi mục tiêu này đạt được các tiến bộ đáng kể, chúng ta có nghĩa vụ tôn trọng quyền của mọi cá nhân tìm được một nơi có khả năng đáp ứng các nhu cầu căn bản của họ và của gia đình họ, và là nơi họ có thể tìm thấy sự viên mãn bản thân. Phản ứng của chúng ta đối với việc các di dân đến với chúng ta có thể được tóm tắt trong bốn chữ sau đây: chào đón, bảo vệ, phát huy và hòa nhập. Vì “đây không phải là trường hợp thực hiện các chương trình phúc lợi từ trên xuống, mà đúng hơn, là cùng đảm nhiệm một hành trình với nhau, qua bốn hành động này, để xây dựng các thành phố và quốc gia, những thực thể, trong khi bảo tồn bản sắc văn hóa và tôn giáo tương ứng của họ, cởi mở đối với các khác biệt và biết cách phát huy chúng trong tinh thần huynh đệ nhân bản” [110].
130. Điều này hàm ngụ việc thực hiện một số biện pháp không thể thiếu, đặc biệt là để đáp ứng những người đang chạy trốn các cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Chúng ta có thể đưa ra một số điển hình: gia tăng và đơn giản hóa việc cấp thị thực xuất nhập cảnh; chuẩn nhận các chương trình tài trợ cá nhân và cộng đồng; mở các hành lang nhân đạo cho những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất; cung cấp nhà ở phù hợp và xứng đáng; đảm bảo an ninh cá nhân và tiếp cận các dịch vụ căn bản; bảo đảm sự trợ giúp thỏa đáng về lãnh sự và quyền được lưu giữ các giấy tờ tùy thân; tiếp cận công bằng với hệ thống tư pháp; khả thể mở tài khoản ngân hàng và bảo đảm mức tối thiểu cần thiết để sinh tồn; tự do đi lại và khả thể có việc làm; bảo vệ trẻ vị thành niên và bảo đảm để họ được tiếp cận giáo dục thường xuyên; cung cấp các chương trình giám hộ tạm tời hoặc tạm trú; bảo đảm tự do tôn giáo; cổ vũ việc hội nhập vào xã hội; hỗ trợ việc đoàn tụ gia đình; và chuẩn bị cho các cộng đồng địa phương cho diễn trình hội nhập [111].
131. Đối với những người không phải là người mới đến và đã tham gia vào cơ cấu xã hội, điều quan trọng là phải áp dụng khái niệm “quyền công dân”, một khái niệm vốn “dựa trên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, theo đó mọi người đều được hưởng công lý. Do đó, điều quan trọng là phải thiết lập trong các xã hội của chúng ta khái niệm về quyền công dân đầy đủ và bác bỏ việc sử dụng có tính kỳ thị thuật ngữ các nhóm thiểu số, vốn gây ra cảm giác cô lập và tự ti. Việc lạm dụng nó mở đường cho sự thù nghịch và bất hòa; nó hủy hoại bất cứ thành công nào và lấy đi các quyền tôn giáo và dân sự của một số công dân, những người do đó bị phân biệt đối xử” [112].
132. Ngay cả khi họ thực hiện các biện pháp thiết yếu như thế, các quốc gia không thể tự mình thực hiện các giải pháp thích hợp, “vì các hậu quả của các quyết định của mỗi quốc gia chắc chắn sẽ gây ra hậu quả đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”. Kết quả là, “đáp ứng của chúng ta chỉ có thể là kết quả của một cố gắng chung” [113] nhằm khai triển một hình thức quản trị hoàn cầu liên quan đến các phong trào di dân. Vì vậy, “cần có việc lên kế hoạch trung hạn và dài hạn không giới hạn vào các đáp ứng khẩn cấp mà thôi. Việc lập kế hoạch như thế cần bao gồm việc hỗ trợ hữu hiệu để hội nhập các di dân vào các nước tiếp nhận họ, trong khi cũng cổ vũ việc phát triển các quốc gia gốc của họ qua các chính sách lấy cảm hứng từ tình liên đới, chứ không liên kết việc hỗ trợ vào các chiến lược và thực hành ý thức hệ xa lạ hoặc trái ngược với nền văn hóa của các dân tộc được hỗ trợ ” [114].
NHỮNG ƠN PHÚC QUA LẠI
133. Việc những người khác biệt, đến từ những lối sống và nền văn hóa khác, có thể là một ơn phúc, vì “các câu chuyện của di dân luôn là các câu chuyện về gặp gỡ giữa các cá nhân và giữa các nền văn hóa. Đối với các cộng đồng và xã hội nơi họ đến, các di dân mang tới một cơ hội làm giàu và phát triển con người toàn diện cho mọi người ” [115]. Vì lý do này, “Tôi đặc biệt kêu gọi những người trẻ tuổi đừng chạy theo những người đặt họ chống lại những người trẻ tuổi khác, mới đến đất nước của họ, và những người khuyến khích họ coi những người sau này như một mối đe dọa, chứ không có cùng một phẩm giá bất khả chuyển nhượng như mọi con người nhân bản khác ” [116].
134. Thật vậy, khi chúng ta mở lòng ra với những người khác biệt, điều này cho phép họ phát triển một cách mới mẻ, trong khi vẫn là chính họ. Các nền văn hóa khác nhau, những nền văn hóa vốn phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ, cần được bảo tồn, kẻo thế giới của chúng ta trở nên nghèo nàn. Đồng thời, những nền văn hóa đó nên được khuyến khích cởi mở đối với những trải nghiệm mới mẻ qua cuộc gặp gỡ của họ với những thực tại khác, vì nguy cơ sa vào chứng xơ cứng văn hóa luôn hiện diện. Đó là lý do tại sao “chúng ta cần thông đạt với nhau, khám phá những ơn phú của mỗi người, cổ vũ những gì hợp nhất chúng ta và coi các khác biệt của chúng ta như cơ hội để lớn lên trong việc tôn trọng lẫn nhau. Sự kiên nhẫn và tin tưởng được kêu gọi cho một cuộc đối thoại như vậy, giúp cho các cá nhân, các gia đình và cộng đồng lưu truyền các giá trị trong nền văn hóa riêng của họ và chào đón những điều tốt đẹp phát xuất từ kinh nghiệm của người khác ” [117].
135. Ở đây tôi sẽ đề cập đến một số điển hình mà tôi đã sử dụng trong quá khứ. Nền văn hóa Latinh là "chất men giá trị và khả thể có thể làm giàu rất nhiều cho Hoa Kỳ", vì "việc di dân sôi nổi luôn luôn ảnh hưởng và biến đổi nền văn hóa của một nơi... Ở Argentina, việc di dân sôi nổi từ Ý đã để lại dấu ấn trong nền văn hóa của xã hội, và sự hiện diện của khoảng 200,000 người Do Thái có ảnh hưởng lớn đến 'phong cách' văn hóa của Buenos Aires. Các di dân, nếu được giúp đỡ để hòa nhập, là một ơn phúc, một nguồn làm giàu và món tặng phẩm mới khuyến khích một xã hội lớn lên” [118].
136. Ở một quy môi rộng lớn hơn nữa, Đại Imam Ahmad Al-Tayyeb và tôi đã nhận thấy rằng “các tương quan tốt đẹp giữa Đông và Tây là rõ ràng cần thiết cho cả hai. Chúng không được sao lãng, để mỗi bên có thể được làm giàu bằng nền văn hóa của bên kia qua việc trao đổi và đối thoại hữu hiệu. Phương Tây có thể khám phá ra ở phương Đông các phương pháp chữa trị cho những căn bệnh tâm linh và tôn giáo do chủ nghĩa duy vật thịnh hành gây ra. Và phương Đông có thể tìm thấy ở phương Tây nhiều yếu tố có thể giúp giải phóng nó khỏi yếu kém, chia rẽ, xung đột và suy thoái về khoa học, kỹ thuật và văn hóa. Điều quan trọng là phải chú ý tới các khác biệt về tôn giáo, văn hóa và lịch sử vốn là một thành phần quan trọng trong việc lên khuôn nhân cách, văn hóa và văn minh của phương Đông. Điều cũng quan trọng là củng cố mối dây nối kết các nhân quyền căn bản nhằm giúp bảo đảm một cuộc sống xứng đáng cho mọi người nam nữ ở phương Đông và phương Tây, tránh nền chính trị hai mặt” [119].
Một cuộc trao đổi hữu hiệu
137. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước chứng tỏ đã làm giầu lẫn nhau. Một quốc gia tiến lên trong khi vẫn giữ được nền tảng vững chắc trong cơ sở văn hóa nguyên gốc của nó là một kho báu cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cần phát triển ý thức cho rằng ngày nay tất cả chúng ta một là được cứu vớt cùng với nhau hai là không ai được cứu vớt cả. Nghèo đói, suy đồi và đau khổ ở một phần của trái đất là cơ sở thầm lặng nuôi dưỡng các vấn đề kết cục sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh. Nếu chúng ta gặp bối rối bởi sự tuyệt chủng của một số loài, thì chúng ta càng trở nên bối rối hơn khi ở một số nơi trên thế giới, các cá nhân hoặc dân tộc của chúng ta đang bị ngăn cản trong việc phát triển tiềm năng và vẻ đẹp của họ bởi nghèo đói hoặc những hạn chế khác về cơ cấu. Cuối cùng, điều này sẽ làm tất cả chúng ta nghèo nàn đi.
138. Mặc dù điều trên luôn luôn đúng, nhưng chưa bao giờ rõ ràng hơn thời đại chúng ta, khi thế giới được liên kết với nhau bằng chính sách hoàn cầu hóa. Chúng ta cần đạt được một trật tự pháp lý, chính trị và kinh tế hoàn cầu “có thể gia tăng và định hướng cho sự hợp tác quốc tế nhằm phát triển mọi dân tộc trong tình liên đới” [120]. Cuối cùng, điều này sẽ mang lại ích lợi cho toàn thế giới, vì “viện trợ phát triển cho các nước nghèo” hàm nghĩa “tạo ra thịnh vượng cho mọi người” [121]. Theo quan điểm phát triển toàn diện, điều này giả định “đem lại cho các quốc gia nghèo hơn một tiếng nói hữu hiệu trong việc ra quyết định chung” [122] và khả năng “tạo điều kiện tiếp cận thị trường quốc tế cho các quốc gia nghèo và kém phát triển” [123].
Việc nhưng không cho đi mở ra cho người khác
139. Mặc dù vậy, tôi không muốn giới hạn việc trình bày này vào một kiểu tiếp cận thực dụng. Luôn có nhân tố “cho đi nhưng không” (gratuitousness): khả năng làm một số việc đơn giản chỉ vì tự chúng, chúng vốn là điều tốt, không quan tâm chi đến lợi ích hay đền đáp bản thân. Sự cho không khiến chúng ta có thể chào đón người lạ, dù điều này không mang lại lợi ích hữu hình tức khắc nào cho chúng ta. Tuy nhiên, một số nước giả thiết chỉ chấp nhận các nhà khoa học hoặc nhà đầu tư.
140. Cuộc sống không có việc cho đi nhưng không một cách đầy tình huynh đệ trở thành một hình thức thương mại điên cuồng, trong đó chúng ta không ngừng cân nhắc những gì chúng ta cho đi và những gì chúng ta nhận lại được. Mặt khác, Thiên Chúa cho đi một cách tự do, đến mức giúp đỡ ngay cả những người bất trung; Người “làm cho mặt trời mọc trên kẻ dữ và người lành” (Mt 5:45). Có một lý do tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Khi bố thí, anh em đừng cho tay phải biết việc tay trái làm, để việc bố thí của anh em được bí mật” (Mt 6: 3-4). Chúng ta đã nhận được cuộc sống một cách nhưng không; chúng ta không phải trả giá chi cả để nhận được nó. Do đó, mọi người chúng ta đều có thể cho đi mà không mong nhận lại bất cứ điều gì, làm điều tốt cho người khác mà không đòi hỏi họ phải đối xử tốt với mình. Như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10:8).
141. Giá trị thực sự của các quốc gia khác nhau trên thế giới của chúng ta được đo bằng khả năng suy nghĩ của họ không chỉ đơn giản như một quốc gia mà còn như một phần của đại gia đình nhân loại. Điều này được thấy một cách đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng. Các hình thức hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc là một biểu hiện cực đoan của việc không thể hiểu được ý nghĩa của sự cho đi nhưng không này. Họ sai lầm khi nghĩ rằng họ có thể tự phát triển, không cần để ý đến sự hủy hoại cho người khác, bằng cách đóng cửa với người khác, họ sẽ được bảo vệ tốt hơn. Các di dân được coi là những kẻ tiếm quyền không có gì để cung hiến. Điều này dẫn đến niềm tin ngây ngô rằng người nghèo nguy hiểm và vô dụng, trong khi thực ra họ là những nhà hảo tâm mạnh mẽ và hào phóng. Chỉ có nền văn hóa xã hội và chính trị nào sẵn sàng chào đón người khác một cách “nhưng không” mới có tương lai.
Kỳ tới: ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOÀN VŨ
Đức Thánh Cha tiếp tân Đại sứ của Úc
Thanh Quảng sdb
19:43 16/10/2020
Đức Thánh Cha tiếp tân Đại sứ của Úc
Ngày 27 tháng 8 năm 2020 tân Đại sứ của Australia tại Tòa thánh đã đệ trình thư ủy nhiệm lên ĐTC Phanxicô. Cô đã phát biểu với Đài phát thanh Vatican về niềm hy vọng và tầm nhìn của cô về vai trò này.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Cô Chiara Porro, tân đại sứ là một người trẻ linh hoạt, năm nay cô mới 36 tuổi, cô vui mừng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến, một cuộc tiếp kiến riêng sau nhiều tháng cách ly vì đại dịch coronavirus.
Khi được hỏi đâu là những ưu tiên của cô trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và củng cố mối quan hệ song phương giữa Tòa thánh và Australia, cô cho hay: “Thật khó để đặt ra bất kỳ ưu tiên nào mà không nghĩ đến bối cảnh của cơn đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta”.
Đại sứ Porro, được đào tạo chuyên ngành ngoại giao và đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như đại sứ thường trú duy nhất của khu vực Thái Bình Dương tại Tòa thánh. Cô tin rằng nước Úc có nhiều đóng góp trong việc chống lại coronavirus toàn cầu, và cô nói, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của cô, khi cô bắt đầu “đảm nhận trọng trách làm việc cạnh Tòa Thánh”.
Cô cũng đề cập đến những khủng hoảng mà Australia đã nhanh chóng đáp ứng lại những nhu cầu cấp bách cho những người nghèo khổ qua các chương trình nhân đạo...
Cô chia sẻ: “Bạn có thể tưởng tượng, các đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ bên ngoài, và với các hoạt động du lịch, nhu cầu thực phẩm, thuốc men thực sự là rất lớn, chính phủ Úc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lãnh vực này, như cung cấp và đào tạo các nhân viên y tế, cũng như làm việc với tất cả các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng vì bị hạn chế đi lại.
Di cư
Một lĩnh vực khác mà tân đại sứ tin rằng đất nước của cô có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ những quan ngại về các chương trình di cư cụ thể đối với những người di cư, một lĩnh vực nhân đạo mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm tới.
“Chương trình ngắn hạn từng giai đoạn và chương trình dài hạn nhiều năm, làm sao thích ứng được với thời kỳ đại dịch, vì lúc nào chúng ta cũng phải đối diện với công tác chăm lo cho người cao niên và các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác."
Nhờ những kinh nghiệm này, cô cho biết người lao động có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi hướng những nguồn lực đó đến nơi nào cần thiết nhất, do đó mọi người đều có lợi. Cô nói thêm: Đường lối ấy cũng cho người dân địa phương thấy nhu cầu cần có người di cư đến để hỗ trợ nền kinh tế...
Nạn buôn người
Đại sứ Porro cho biết trong số các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc với các văn phòng khác nhau của Vatican cho đến nay, cô đã làm việc với Ủy ban Covid-19 do Đức Thánh Cha thành lập và qua những chia sẻ thích thú, đặc biệt với Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Toàn diện Con người, nơi cô tham dự vào các cuộc đại hội bàn về những nỗi thống khổ của người di cư và tị nạn.
Cô nói: Cuộc chiến chống lại nạn buôn người, một lĩnh vực mà Tòa Thánh và Úc có thể phối hợp hoạt động cho hiệu quả, vì “Úc đã nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn nạn buôn người”, cô nói, các phương pháp này đã được bàn cãi nhiều hầu đưa tới những giải pháp tốt đẹp nhất!”
Nhưng trước hết, tân đại sứ cho biết, cô rất vui khi được làm việc cạnh Tòa thánh và mạng lưới ngoại giao toàn cầu của Tòa thánh, nơi có nhiều lãnh vực hoạt động nhằm thúc đẩy các giá trị công ích và tình huynh đệ đại đồng.
Đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch, cô nói, vào thời điểm mà chúng ta thấy căng thẳng và chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng, thì “việc duy trì những nguyên tắc và giá trị cơ bản là điều tối căn bản”.
Tòa thánh và Úc châu
Mặt khác, Tòa thánh, cô nói, rất quan tâm đến việc theo dõi cách Australia quản lý các mối quan hệ và vai trò của nước Úc trong khu vực.
Đại sứ Porro lưu ý vị trí chiến lược và sự dấn thân của Australia với các đối tác Thái Bình Dương hiện đang nằm “ở ngay trọng tâm của các tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ” và cô giải thích rằng Úc có một vai trò phức tạp, vì Úc được coi là nắm giữ vai trò trọng tâm chính trị thế giới.
Cô cũng cho biết cô được đặc ân làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô, trong nhiều lãnh vực toàn cầu, cũng như những vấn đề và lĩnh vực nhạy cảm mà chính phủ Úc và Tòa thánh không có cùng quan điểm cần phải được đả thông.
Một sứ mệnh quan trọng của Úc
Và ở một góc độ khác, tân Đại sứ tin rằng chính phủ của cô rất quan tâm và chú ý tới, cô hé lộ đó là một phần trong vai trò của cô mong được đóng góp với Tòa thánh qua những truyền đạt của Đức Thánh Cha Phanxicô và các thông điệp của ngài cho toàn thế giới và khu vực Thái Bình Dương.
Cô ấy nửa đùa nửa thật phát biểu “trọng trách và sự hoài mong mà số người Công Giáo đông đảo ở Úc và trong khu vực Thái Bình Dương, mong đợi nơi cô thể hiện chung với Tòa thánh."
“Vì vậy, vai trò và mục đích của cô tại Tòa Thánh là cùng nhau làm việc phát huy và làm gia tăng các giá trị chung cho nhân loại”.
Ngày 27 tháng 8 năm 2020 tân Đại sứ của Australia tại Tòa thánh đã đệ trình thư ủy nhiệm lên ĐTC Phanxicô. Cô đã phát biểu với Đài phát thanh Vatican về niềm hy vọng và tầm nhìn của cô về vai trò này.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Cô Chiara Porro, tân đại sứ là một người trẻ linh hoạt, năm nay cô mới 36 tuổi, cô vui mừng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến, một cuộc tiếp kiến riêng sau nhiều tháng cách ly vì đại dịch coronavirus.
Khi được hỏi đâu là những ưu tiên của cô trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và củng cố mối quan hệ song phương giữa Tòa thánh và Australia, cô cho hay: “Thật khó để đặt ra bất kỳ ưu tiên nào mà không nghĩ đến bối cảnh của cơn đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta”.
Đại sứ Porro, được đào tạo chuyên ngành ngoại giao và đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như đại sứ thường trú duy nhất của khu vực Thái Bình Dương tại Tòa thánh. Cô tin rằng nước Úc có nhiều đóng góp trong việc chống lại coronavirus toàn cầu, và cô nói, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của cô, khi cô bắt đầu “đảm nhận trọng trách làm việc cạnh Tòa Thánh”.
Cô cũng đề cập đến những khủng hoảng mà Australia đã nhanh chóng đáp ứng lại những nhu cầu cấp bách cho những người nghèo khổ qua các chương trình nhân đạo...
Cô chia sẻ: “Bạn có thể tưởng tượng, các đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ bên ngoài, và với các hoạt động du lịch, nhu cầu thực phẩm, thuốc men thực sự là rất lớn, chính phủ Úc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lãnh vực này, như cung cấp và đào tạo các nhân viên y tế, cũng như làm việc với tất cả các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng vì bị hạn chế đi lại.
Di cư
Một lĩnh vực khác mà tân đại sứ tin rằng đất nước của cô có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ những quan ngại về các chương trình di cư cụ thể đối với những người di cư, một lĩnh vực nhân đạo mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm tới.
“Chương trình ngắn hạn từng giai đoạn và chương trình dài hạn nhiều năm, làm sao thích ứng được với thời kỳ đại dịch, vì lúc nào chúng ta cũng phải đối diện với công tác chăm lo cho người cao niên và các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác."
Nhờ những kinh nghiệm này, cô cho biết người lao động có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi hướng những nguồn lực đó đến nơi nào cần thiết nhất, do đó mọi người đều có lợi. Cô nói thêm: Đường lối ấy cũng cho người dân địa phương thấy nhu cầu cần có người di cư đến để hỗ trợ nền kinh tế...
Nạn buôn người
Đại sứ Porro cho biết trong số các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc với các văn phòng khác nhau của Vatican cho đến nay, cô đã làm việc với Ủy ban Covid-19 do Đức Thánh Cha thành lập và qua những chia sẻ thích thú, đặc biệt với Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Toàn diện Con người, nơi cô tham dự vào các cuộc đại hội bàn về những nỗi thống khổ của người di cư và tị nạn.
Cô nói: Cuộc chiến chống lại nạn buôn người, một lĩnh vực mà Tòa Thánh và Úc có thể phối hợp hoạt động cho hiệu quả, vì “Úc đã nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn nạn buôn người”, cô nói, các phương pháp này đã được bàn cãi nhiều hầu đưa tới những giải pháp tốt đẹp nhất!”
Nhưng trước hết, tân đại sứ cho biết, cô rất vui khi được làm việc cạnh Tòa thánh và mạng lưới ngoại giao toàn cầu của Tòa thánh, nơi có nhiều lãnh vực hoạt động nhằm thúc đẩy các giá trị công ích và tình huynh đệ đại đồng.
Đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch, cô nói, vào thời điểm mà chúng ta thấy căng thẳng và chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng, thì “việc duy trì những nguyên tắc và giá trị cơ bản là điều tối căn bản”.
Tòa thánh và Úc châu
Mặt khác, Tòa thánh, cô nói, rất quan tâm đến việc theo dõi cách Australia quản lý các mối quan hệ và vai trò của nước Úc trong khu vực.
Đại sứ Porro lưu ý vị trí chiến lược và sự dấn thân của Australia với các đối tác Thái Bình Dương hiện đang nằm “ở ngay trọng tâm của các tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ” và cô giải thích rằng Úc có một vai trò phức tạp, vì Úc được coi là nắm giữ vai trò trọng tâm chính trị thế giới.
Cô cũng cho biết cô được đặc ân làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô, trong nhiều lãnh vực toàn cầu, cũng như những vấn đề và lĩnh vực nhạy cảm mà chính phủ Úc và Tòa thánh không có cùng quan điểm cần phải được đả thông.
Một sứ mệnh quan trọng của Úc
Và ở một góc độ khác, tân Đại sứ tin rằng chính phủ của cô rất quan tâm và chú ý tới, cô hé lộ đó là một phần trong vai trò của cô mong được đóng góp với Tòa thánh qua những truyền đạt của Đức Thánh Cha Phanxicô và các thông điệp của ngài cho toàn thế giới và khu vực Thái Bình Dương.
Cô ấy nửa đùa nửa thật phát biểu “trọng trách và sự hoài mong mà số người Công Giáo đông đảo ở Úc và trong khu vực Thái Bình Dương, mong đợi nơi cô thể hiện chung với Tòa thánh."
“Vì vậy, vai trò và mục đích của cô tại Tòa Thánh là cùng nhau làm việc phát huy và làm gia tăng các giá trị chung cho nhân loại”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tản Mạn Về Lễ Hội
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:36 16/10/2020
Nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo :
Trong dịp Hội Nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa qua tại Tổng Giáo phận Sài Gòn từ ngày 12 đến ngày 16/10/2020, khi trả lời một cuộc phỏng vấn Đức Giám Mục Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng đã nói: “Việc tổ chức các cuộc lễ mang tính hoành tráng quá, lễ hội quá, hình thức bên ngoài quá trong khi không chú tâm đến đời sống thiêng liêng trong sâu thẳm của tâm hồn cũng như sự hiểu biết giáo lý, Lời Chúa cho sâu sắc hơn, cho đến nay thì có thể nói còn sơ sài. Và như vậy thì rất khó mà sống đức tin của mình cũng như loan báo Tin Mừng”.
Chúng con ghi khắc nhận định của Đức Cha. Chúng con thấy rằng hầu hết các cuộc lễ “hoành tráng” như Đức Cha đề cập thì thường là do các đấng bậc cao trọng chủ sự. Và giá như các Đức Cha ra lệnh cho các linh mục và quý Hội đồng giáo xứ rằng trong các cuộc lễ lớn như cử hành Bí tích Thêm Sức, lễ làm phép khánh thành Nhà thờ, nhà giáo lý, đặt viên đá xây dựng…phải hạn chế việc tổ chức tiếp đón, rước xách, tiệc tùng thì chắn chắn quý cha và quý hội đồng sẽ vâng lời. Từ đó hẳn nhiên các linh mục cũng sẽ biết tự hạn chế việc tổ chức mừng lễ quan thầy, mừng kỷ niệm 10 năm, 20 năm, ngân khánh hay kim khánh của mình cách “rầm rộ”, “hoành tráng”. Và rồi trong các cuộc lễ lớn của chu kỳ Phụng vụ như Phục Sinh, Giáng Sinh…các ngài sẽ biết giúp các tín hữu chú tâm hơn đến ý nghĩa của các mầu nhiệm được cử hành hơn là các hình thức rước xách hay việc trang hoàng bên ngoài. Dù rằng các tổ chức bên ngoài là không thể thiếu nhưng chúng không phải là điều chính yếu.
Rất có thể ở đâu hình thức “lễ hội” đi lên thì công cuộc loan báo Tin mừng đi xuống? Lịch sử cho thấy việc truyền giáo và “chủ nghĩa hoành tráng” (triomphalisme) dường như khó mà song hành. Thiết tưởng rằng Giáo hội phải khiêm nhu và khó nghèo hơn như Thầy Chí Thánh Giêsu thì sứ điệp Tin Mừng mới dễ dàng đi vào lòng anh em lương dân và bà con khác đạo. “Chim có tổ, chồn có hang, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Trong dịp Hội Nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa qua tại Tổng Giáo phận Sài Gòn từ ngày 12 đến ngày 16/10/2020, khi trả lời một cuộc phỏng vấn Đức Giám Mục Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng đã nói: “Việc tổ chức các cuộc lễ mang tính hoành tráng quá, lễ hội quá, hình thức bên ngoài quá trong khi không chú tâm đến đời sống thiêng liêng trong sâu thẳm của tâm hồn cũng như sự hiểu biết giáo lý, Lời Chúa cho sâu sắc hơn, cho đến nay thì có thể nói còn sơ sài. Và như vậy thì rất khó mà sống đức tin của mình cũng như loan báo Tin Mừng”.
Chúng con ghi khắc nhận định của Đức Cha. Chúng con thấy rằng hầu hết các cuộc lễ “hoành tráng” như Đức Cha đề cập thì thường là do các đấng bậc cao trọng chủ sự. Và giá như các Đức Cha ra lệnh cho các linh mục và quý Hội đồng giáo xứ rằng trong các cuộc lễ lớn như cử hành Bí tích Thêm Sức, lễ làm phép khánh thành Nhà thờ, nhà giáo lý, đặt viên đá xây dựng…phải hạn chế việc tổ chức tiếp đón, rước xách, tiệc tùng thì chắn chắn quý cha và quý hội đồng sẽ vâng lời. Từ đó hẳn nhiên các linh mục cũng sẽ biết tự hạn chế việc tổ chức mừng lễ quan thầy, mừng kỷ niệm 10 năm, 20 năm, ngân khánh hay kim khánh của mình cách “rầm rộ”, “hoành tráng”. Và rồi trong các cuộc lễ lớn của chu kỳ Phụng vụ như Phục Sinh, Giáng Sinh…các ngài sẽ biết giúp các tín hữu chú tâm hơn đến ý nghĩa của các mầu nhiệm được cử hành hơn là các hình thức rước xách hay việc trang hoàng bên ngoài. Dù rằng các tổ chức bên ngoài là không thể thiếu nhưng chúng không phải là điều chính yếu.
Rất có thể ở đâu hình thức “lễ hội” đi lên thì công cuộc loan báo Tin mừng đi xuống? Lịch sử cho thấy việc truyền giáo và “chủ nghĩa hoành tráng” (triomphalisme) dường như khó mà song hành. Thiết tưởng rằng Giáo hội phải khiêm nhu và khó nghèo hơn như Thầy Chí Thánh Giêsu thì sứ điệp Tin Mừng mới dễ dàng đi vào lòng anh em lương dân và bà con khác đạo. “Chim có tổ, chồn có hang, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hội nghị thường niên năm 2020 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Triết Giang
10:03 16/10/2020
SAIGON - Theo chương trình lịch kỳ họp thường niên năm 2020 của HĐGMVN thì kỳ 1 sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24-4-2020 và kỳ 2 sẽ diễn ra đầu tháng 10-2020 tại Huế cùng với sự kiện khánh thành Vương cung Thánh đường La Vang. Nhưng do đại dịch covid-19 nên kỳ họp 1 bị hủy, sự kiện khánh thành Thánh đường La Vang bị dời đến năm 2021. Nên kỳ họp thường niên năm 2020 của các Giám mục Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Saigon. Tham dự có đông đủ các Giám mục từ 27 giáo phận của Việt Nam. Hội nghị cũng hân hoan chào đón hai vị Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và GB. Phạm Minh Mẫn.
Biên bản Hội nghị thường niên HĐGNVN năm 2020
Chiều ngày 12-10-2020, các Giám mục đã quy tụ chầu Thánh thể trọng thể, cầu xin ơn Chúa Thánh thần soi sáng. Sáng ngày 13-10, sau giờ kinh Phụng vụ, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự thánh lễ khai mạc hội nghị thường niên của HĐGMVN năm 2020. Đúng 8 h ngày 13-10, Đức TGM Giuse- Chủ tịch HĐGMVN đã long trọng khai mạc hội nghị thường niên. Ngài chào mừng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên vừa được Tòa thánh bổ nhiệm là giám quản Tông tòa giáo phận Hưng Hóa. Sau đó, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm- Tổng thư ký HĐGMVN đã đọc thư của TGM Marek Zalewski- Đại diện của Tòa thánh tại Việt Nam, do đại dịch không đến Việt Nam dự hội nghị được. Đức TGM Marek Zalewski đã gửi lời chào thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, trình bày ý nghĩa của Thông điệp Fratelli Tutti (Tình anh em) của Giáo hoàng Phanxicô mới ban hành hôm 3-10. Đức TGM Marek Zalewski cũng nhấn mạnh đến yêu cầu đào tạo linh mục thời nay trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với đại dịch covid-19. Đức Giám Mục Tổng thư ký cũng nêu chương trình của hội nghị, các đề tài được nêu ra và thảo luận như nhu cầu mục vụ của các giáo phận, dự án của các Ủy ban HĐGMVN cũng như viễn cảnh và sứ vụ của Hội thánh trong bối cảnh đại dịch covid-19.
Do thiệt hại của bão lũ tại miền Trung nên ngay đầu hội nghị, các Giám mục đã ra lời kêu gọi cứu trợ các nạn nhân bão lũ tại Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh. Ủy ban Bác ái Caritas ra thư mời gọi mọi người cầu nguyện và giúp đỡ các nạn nhân. Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Chủ tịch Ủy ban Bác ái đã trao ngay 1 tỷ đồng cho Đức TGM Nguyễn Chí Linh để phân bổ ủng hộ cho các giáo phận bị thiệt hại.
Trong ngày 14-10, thánh lễ buổi sáng do TGM Giuse Nguyễn Năng chủ sự. Hội nghị đã trao đổi về những hoạt động đạo đức bình dân ở nhiều nơi. Nhưng do một số cá nhân lạm dụng gây sai lạc về đức tin, chống đối giáo quyền và nguy cơ lôi kéo một số giáo dân đi theo đức tin lầm lạc. Tiêu biểu như nhóm “Trừ quỷ ở Bảo Lộc” do chị Nguyễn Thị Thương đứng đầu. Chị Thương tự nhận là người được mặc khải tư, là “Lời Chúa Cha” đã tiến hành trừ quỷ, đặt tay chữa lành không có phép của giáo quyền. Phía Tòa Giám mục Đà Lạt đã điều tra, đối thoại và khuyên bảo nhưng nhóm này vẫn cứ tiếp tục nên TGM Đà Lạt phải ra phạt vạ cấm chế với chị Nguyễn Thị Thương. Một số Ủy ban của HĐGMVN đã trình bày chương trình công tác thời gian qua và những dự án tiếp theo. Ủy ban Văn hóa đề nghị lập Thư viện tại văn phòng HĐGMVN. Ủy ban Tu sĩ đề nghị có chương trình thường huấn cũng như khóa đào tạo đặc biệt chuyên sâu cho các tu sĩ. Ủy ban Kinh thánh dự định dịch và in một số sách mới. Ủy ban Phụng tự trình bày tiến trình phát hành sách lễ Roma, sách các Bài đọc trong thánh lễ. Các Ủy ban Kinh thánh, Phụng tự, Công lý và hòa bình phối hợp phổ biến giáo huấn xã hội Công Giáo theo chương trình của Tòa thánh. Ủy ban Tu sĩ trình bày những khó khăn, thuận lợi của các dòng tu hiện nay ở Việt Nam
Ngày 15-10, thánh lễ kính thánh Teresa Avila do Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự. Ủy ban loan báo Tin mừng trình bày về chức năng và cơ chế tổ chức Giáo hoàng truyền giáo OPM (Oevres Pontificales Missionnaires). Ủy ban giáo dân trình bày chương trình đào tạo giáo dân trong thời gian sắp tới. Ủy ban Bác ái Caritas thông báo đã bổ nhiệm linh mục Nguyễn Sỹ Đình (dòng Đaminh) là Giám đốc Caritas Việt Nam thay linh mục Vũ Ngọc Đồng (dòng Don Bosco) nghỉ sau 10 năm đảm nhiệm là Giám đốc. Hội nghị đã bầu Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long phụ trách Hội Thừa sai Việt Nam, nhiệm kỳ 5 năm. Chấp thuận cho Ủy ban Văn hóa lập thư viện tại Văn phòng HĐGMVN. Hội nghị ra Thư chung 2020 gửi cộng đồng Dân Chúa nhân kỷ niệm 60 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam (1960-2020).
Sáng 16-10, Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm- Tổng thư ký HĐGMVN đã dâng lễ Tạ ơn. Công bố Thư chung năm 2020 và Biên bản hội nghị.
Biên bản Hội nghị thường niên HĐGNVN năm 2020
Chiều ngày 12-10-2020, các Giám mục đã quy tụ chầu Thánh thể trọng thể, cầu xin ơn Chúa Thánh thần soi sáng. Sáng ngày 13-10, sau giờ kinh Phụng vụ, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự thánh lễ khai mạc hội nghị thường niên của HĐGMVN năm 2020. Đúng 8 h ngày 13-10, Đức TGM Giuse- Chủ tịch HĐGMVN đã long trọng khai mạc hội nghị thường niên. Ngài chào mừng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên vừa được Tòa thánh bổ nhiệm là giám quản Tông tòa giáo phận Hưng Hóa. Sau đó, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm- Tổng thư ký HĐGMVN đã đọc thư của TGM Marek Zalewski- Đại diện của Tòa thánh tại Việt Nam, do đại dịch không đến Việt Nam dự hội nghị được. Đức TGM Marek Zalewski đã gửi lời chào thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, trình bày ý nghĩa của Thông điệp Fratelli Tutti (Tình anh em) của Giáo hoàng Phanxicô mới ban hành hôm 3-10. Đức TGM Marek Zalewski cũng nhấn mạnh đến yêu cầu đào tạo linh mục thời nay trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với đại dịch covid-19. Đức Giám Mục Tổng thư ký cũng nêu chương trình của hội nghị, các đề tài được nêu ra và thảo luận như nhu cầu mục vụ của các giáo phận, dự án của các Ủy ban HĐGMVN cũng như viễn cảnh và sứ vụ của Hội thánh trong bối cảnh đại dịch covid-19.
Do thiệt hại của bão lũ tại miền Trung nên ngay đầu hội nghị, các Giám mục đã ra lời kêu gọi cứu trợ các nạn nhân bão lũ tại Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh. Ủy ban Bác ái Caritas ra thư mời gọi mọi người cầu nguyện và giúp đỡ các nạn nhân. Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Chủ tịch Ủy ban Bác ái đã trao ngay 1 tỷ đồng cho Đức TGM Nguyễn Chí Linh để phân bổ ủng hộ cho các giáo phận bị thiệt hại.
Trong ngày 14-10, thánh lễ buổi sáng do TGM Giuse Nguyễn Năng chủ sự. Hội nghị đã trao đổi về những hoạt động đạo đức bình dân ở nhiều nơi. Nhưng do một số cá nhân lạm dụng gây sai lạc về đức tin, chống đối giáo quyền và nguy cơ lôi kéo một số giáo dân đi theo đức tin lầm lạc. Tiêu biểu như nhóm “Trừ quỷ ở Bảo Lộc” do chị Nguyễn Thị Thương đứng đầu. Chị Thương tự nhận là người được mặc khải tư, là “Lời Chúa Cha” đã tiến hành trừ quỷ, đặt tay chữa lành không có phép của giáo quyền. Phía Tòa Giám mục Đà Lạt đã điều tra, đối thoại và khuyên bảo nhưng nhóm này vẫn cứ tiếp tục nên TGM Đà Lạt phải ra phạt vạ cấm chế với chị Nguyễn Thị Thương. Một số Ủy ban của HĐGMVN đã trình bày chương trình công tác thời gian qua và những dự án tiếp theo. Ủy ban Văn hóa đề nghị lập Thư viện tại văn phòng HĐGMVN. Ủy ban Tu sĩ đề nghị có chương trình thường huấn cũng như khóa đào tạo đặc biệt chuyên sâu cho các tu sĩ. Ủy ban Kinh thánh dự định dịch và in một số sách mới. Ủy ban Phụng tự trình bày tiến trình phát hành sách lễ Roma, sách các Bài đọc trong thánh lễ. Các Ủy ban Kinh thánh, Phụng tự, Công lý và hòa bình phối hợp phổ biến giáo huấn xã hội Công Giáo theo chương trình của Tòa thánh. Ủy ban Tu sĩ trình bày những khó khăn, thuận lợi của các dòng tu hiện nay ở Việt Nam
Ngày 15-10, thánh lễ kính thánh Teresa Avila do Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự. Ủy ban loan báo Tin mừng trình bày về chức năng và cơ chế tổ chức Giáo hoàng truyền giáo OPM (Oevres Pontificales Missionnaires). Ủy ban giáo dân trình bày chương trình đào tạo giáo dân trong thời gian sắp tới. Ủy ban Bác ái Caritas thông báo đã bổ nhiệm linh mục Nguyễn Sỹ Đình (dòng Đaminh) là Giám đốc Caritas Việt Nam thay linh mục Vũ Ngọc Đồng (dòng Don Bosco) nghỉ sau 10 năm đảm nhiệm là Giám đốc. Hội nghị đã bầu Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long phụ trách Hội Thừa sai Việt Nam, nhiệm kỳ 5 năm. Chấp thuận cho Ủy ban Văn hóa lập thư viện tại Văn phòng HĐGMVN. Hội nghị ra Thư chung 2020 gửi cộng đồng Dân Chúa nhân kỷ niệm 60 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam (1960-2020).
Sáng 16-10, Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm- Tổng thư ký HĐGMVN đã dâng lễ Tạ ơn. Công bố Thư chung năm 2020 và Biên bản hội nghị.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngôn ngữ đôi bàn tay
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
09:32 16/10/2020
Đôi bàn tay con người là phần cơ quan trọng yếu của thân thể. Nó thể hiện sức mạnh, ý chí lòng muốn do trí óc điều khiển biểu dương ra bên ngoài để cầm mang đỡ đồ vật. Nó cũng thể hiện nét đẹp thẩm mỹ cho hình dạng thân thể có được thăng bằng quân bình.
Và đôi bàn tay cũng là phương tiện dùng trong việc tâm linh cầu nguyện, cùng trong cung cách sống văn hóa lịch sự giữa con người với nhau ngoài xã hội.
Đôi bàn tay dang ra giơ lên cao là một cung cách tâm linh cầu nguyện con người thể hiện từ thời xa xưa. Phải, đó là một thứ loại ngôn ngữ bẩm sinh của thân thể con người.
Đôi bàn tay dang ra giơ lên cao hay ra phía trước muốn nói lên tâm tình: Con người mở rộng tay mình ra hướng về người đối diện trong ý hướng tìm kiếm và đặt niềm hy vọng, nhất là với Thiên Chúa, Đấng ẩn hiện trong không gian và thời gian!
Khi cầu nguyện dang mở rộng đôi bàn tay ra hướng lên trời cao tựa như hình ảnh đôi cánh căng dương ra muốn diễn tả: Con người tìm kiếm hướng tới sự cao trọng, muốn lời nguyện cầu được Thiên Chúa cho bay lên cao như đôi cánh.
Ngày xưa khi dẫn đưa dân Do Thái trừ Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa, thánh tiên tri Mose đã giơ đôi bàn tay lên trời cao cầu nguyện. Khi mỏi mệt qúa, người ta phải cầm đỡ đôi tay ông cho giữ tư thế dương lên cao. ( Sách Xuất hành 17,11).
Vua Salomon đứng trước bàn thờ giơ hai tay lên cao trong tư thế cầu nguyện cùng Thiên Chúa“ ( Sách 1. Các Vua, 8,22).
Vua Thánh David khuyến khích khi cầu nguyện: „Hãy giơ tay hướng về cung thánh mà dâng lên lời chúc tụng Người. „ ( Thánh vịnh 134,1-2
Với người tín hữu Chúa Giesu Kitô đôi bàn tay dang ra cầu nguyện còn diễn tả ý hướng quy về Chúa Giêsu Kitô nhắc nhớ đến Chúa Giêsu đã bị đóng đinh nơi hai bàn tay dang ra trên cây thập tự. Từ trên thập gía bị đóng đinh, Chúa Giêsu Kitô dang đôi bàn tay ra ôm kéo mọi người lên trời cao với Người. ( Phúc âm Thánh Gioan 12,32).
Trong dòng thời gian muộn sau này, đôi bàn tay thay vì dang giơ lên cao, được chắp úp lại với nhau.. Cử chỉ ngôn ngữ bẩm sinh của thân thể thể diễn tả: Người đón nhận vật hay ân đức được cho vay mượn đặt đôi tay mình khi nhận lãnh trong tay của chủ. Đây là hình ảnh dấu chỉ đẹp cùng có ý nghĩa thâm sâu nói lên sự tin tưởng và lòng trung thành.
Khi cầu nguyện chắp đôi bàn tay lại phía trước ngực muốn diễn tả: Con muốn đặt đôi bàn tay con trong bàn tay của Thiên Chúa. Con muốn với đôi bàn tay của con cùng lịch sử đời con, ý hướng cầu xin của con trong bàn tay của Thiên Chúa trong niềm tin tưởng phó thác cùng lòng trung thành của con.
Hình ảnh đôi bàn tay chắp lại trước ngực thật đẹp huyền nhiệm linh thiêng.
Trong nếp sống xã hội, khi đáp máy bay của hãng hàng không Á châu như của hãng Tháilan, ta bắt gặp những người phục vụ trên đó chắp tay chào hành khách nơi cửa. Một cử chỉ lịch sự văn hóa lễ phép thân thương.
Có những ông bà cha mẹ dẫn con cháu còn nhỏ vào thánh đường, họ dậy cho con cháu mình chắp đôi tay lại trước ngực cung kính. Một hình ảnh tỏ hiện nét đẹp đơn sơ rất dễ thương cùng rất sống động.
Có những nơi khi lên rước lễ, người tín hữu Chúa Kitô chắp tay lại, nhất là trước tòa Đức Mẹ hay các Thánh, họ chắp tay thành khẩn cầu nguyện. Một hình ảnh toát ra nét vẻ thanh thoát của lòng đạo đức khiêm nhường.
Từ những ngày bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm trong đời sống. Để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho nhau, mọi người không thể bắt tay đụng chạm nhau khi gặp nhau. Thay vào đó họ chắp hai tay lại hơi cúi mình chào nhau.
Hình ảnh cử chỉ chắp tay chào nhau lúc này vừa lịch sự lễ phép, vừa thể hiện nét đẹp văn hóa cao thượng cùng thanh lịch tao nhã, vừa giữ được vệ sinh khoảng cách tránh không để cho vi trùng lây lan sang nhau, cử chỉ này cũng làm cho khoảng cách giữa nhau trở nên sống động không còn dè chừng xa nhau về tinh thần. Và nó cũng nói lên tâm tình thâm sâu đạo đức lòng kính trọng thân thể cùng sự sống của nhau.
Vì thân thể, sự sống mỗi người không do con người chế biến sản xuất làm ra. Nhưng là ân đức, là qùa tặng cao qúi đẹp cùng linh thiêng, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho con người, như Kinh Thánh thuật lại:
“ Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. : ( Sách Sáng Thế 1,27).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Và đôi bàn tay cũng là phương tiện dùng trong việc tâm linh cầu nguyện, cùng trong cung cách sống văn hóa lịch sự giữa con người với nhau ngoài xã hội.
Đôi bàn tay dang ra giơ lên cao là một cung cách tâm linh cầu nguyện con người thể hiện từ thời xa xưa. Phải, đó là một thứ loại ngôn ngữ bẩm sinh của thân thể con người.
Đôi bàn tay dang ra giơ lên cao hay ra phía trước muốn nói lên tâm tình: Con người mở rộng tay mình ra hướng về người đối diện trong ý hướng tìm kiếm và đặt niềm hy vọng, nhất là với Thiên Chúa, Đấng ẩn hiện trong không gian và thời gian!
Khi cầu nguyện dang mở rộng đôi bàn tay ra hướng lên trời cao tựa như hình ảnh đôi cánh căng dương ra muốn diễn tả: Con người tìm kiếm hướng tới sự cao trọng, muốn lời nguyện cầu được Thiên Chúa cho bay lên cao như đôi cánh.
Ngày xưa khi dẫn đưa dân Do Thái trừ Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa, thánh tiên tri Mose đã giơ đôi bàn tay lên trời cao cầu nguyện. Khi mỏi mệt qúa, người ta phải cầm đỡ đôi tay ông cho giữ tư thế dương lên cao. ( Sách Xuất hành 17,11).
Vua Salomon đứng trước bàn thờ giơ hai tay lên cao trong tư thế cầu nguyện cùng Thiên Chúa“ ( Sách 1. Các Vua, 8,22).
Vua Thánh David khuyến khích khi cầu nguyện: „Hãy giơ tay hướng về cung thánh mà dâng lên lời chúc tụng Người. „ ( Thánh vịnh 134,1-2
Với người tín hữu Chúa Giesu Kitô đôi bàn tay dang ra cầu nguyện còn diễn tả ý hướng quy về Chúa Giêsu Kitô nhắc nhớ đến Chúa Giêsu đã bị đóng đinh nơi hai bàn tay dang ra trên cây thập tự. Từ trên thập gía bị đóng đinh, Chúa Giêsu Kitô dang đôi bàn tay ra ôm kéo mọi người lên trời cao với Người. ( Phúc âm Thánh Gioan 12,32).
Trong dòng thời gian muộn sau này, đôi bàn tay thay vì dang giơ lên cao, được chắp úp lại với nhau.. Cử chỉ ngôn ngữ bẩm sinh của thân thể thể diễn tả: Người đón nhận vật hay ân đức được cho vay mượn đặt đôi tay mình khi nhận lãnh trong tay của chủ. Đây là hình ảnh dấu chỉ đẹp cùng có ý nghĩa thâm sâu nói lên sự tin tưởng và lòng trung thành.
Khi cầu nguyện chắp đôi bàn tay lại phía trước ngực muốn diễn tả: Con muốn đặt đôi bàn tay con trong bàn tay của Thiên Chúa. Con muốn với đôi bàn tay của con cùng lịch sử đời con, ý hướng cầu xin của con trong bàn tay của Thiên Chúa trong niềm tin tưởng phó thác cùng lòng trung thành của con.
Hình ảnh đôi bàn tay chắp lại trước ngực thật đẹp huyền nhiệm linh thiêng.
Trong nếp sống xã hội, khi đáp máy bay của hãng hàng không Á châu như của hãng Tháilan, ta bắt gặp những người phục vụ trên đó chắp tay chào hành khách nơi cửa. Một cử chỉ lịch sự văn hóa lễ phép thân thương.
Có những ông bà cha mẹ dẫn con cháu còn nhỏ vào thánh đường, họ dậy cho con cháu mình chắp đôi tay lại trước ngực cung kính. Một hình ảnh tỏ hiện nét đẹp đơn sơ rất dễ thương cùng rất sống động.
Có những nơi khi lên rước lễ, người tín hữu Chúa Kitô chắp tay lại, nhất là trước tòa Đức Mẹ hay các Thánh, họ chắp tay thành khẩn cầu nguyện. Một hình ảnh toát ra nét vẻ thanh thoát của lòng đạo đức khiêm nhường.
Từ những ngày bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm trong đời sống. Để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho nhau, mọi người không thể bắt tay đụng chạm nhau khi gặp nhau. Thay vào đó họ chắp hai tay lại hơi cúi mình chào nhau.
Hình ảnh cử chỉ chắp tay chào nhau lúc này vừa lịch sự lễ phép, vừa thể hiện nét đẹp văn hóa cao thượng cùng thanh lịch tao nhã, vừa giữ được vệ sinh khoảng cách tránh không để cho vi trùng lây lan sang nhau, cử chỉ này cũng làm cho khoảng cách giữa nhau trở nên sống động không còn dè chừng xa nhau về tinh thần. Và nó cũng nói lên tâm tình thâm sâu đạo đức lòng kính trọng thân thể cùng sự sống của nhau.
Vì thân thể, sự sống mỗi người không do con người chế biến sản xuất làm ra. Nhưng là ân đức, là qùa tặng cao qúi đẹp cùng linh thiêng, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho con người, như Kinh Thánh thuật lại:
“ Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. : ( Sách Sáng Thế 1,27).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Chúc mừng Web VietCatholic top 10 thế giới
Tư Tế chúc mừng
18:23 16/10/2020
Có Mẹ La-vang dẫn đường phương xa
Trung thành theo gót ông cha
Dùng tài năng kỹ thuật loan ra Tin mừng.
Khắp nơi trần thế cùng chung
Mọi người nhận biết Tin Mừng truyền loan
Sánh so các web thế trần
Top 10 hãnh diện góp phần vinh quang.
Bốn phương một dạ một lòng
Cùng bầu nhiệt huyết cầu mong thuận hòa
Tín trung truyền bá Phúc Âm
Chúa ban thành quả nhân tâm thái bình.
VietCatholic TV
Nhật Bản kinh hoàng trước làn sóng tự tử vì các hậu quả của đại dịch coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:19 16/10/2020
Tờ Japan Times số ra ngày 9 tháng 10, cho biết số vụ tự tử tăng ở Nhật Bản trong tháng 8 do ngày càng có nhiều phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi đi học tự sát. Điều đó mang đến cái nhìn đầu tiên về hậu quả của những căng thẳng liên quan đến sức khỏe tâm thần do COVID-19 gây ra trên toàn cầu.
Nhật Bản nằm trong số những cường quốc kinh tế công bố dữ liệu kịp thời về các vụ tự tử vì đây là một vấn đề xã hội dai dẳng. Các con số này gợi ý cho thấy những gì có thể xảy ra trên khắp thế giới khi các quốc gia phải vật lộn với thảm họa thất nghiệp hàng loạt và sự cô lập xã hội đang tác động đến một số nhóm người nhất định trong xã hội.
Các nhà xã hội học từ lâu đã cảnh báo rằng sự cô lập về kinh tế và xã hội gây ra bởi các biện pháp ngăn chặn coronavirus có thể gây ra nhiều ca tử vong hơn chính căn bệnh quái ác này. Tại Nhật Bản chẳng hạn, tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người còn trẻ - năm nay, tự tử đã cướp đi sinh mạng của 13,000 người, trong khi tổng số ca tử vong do COVID-19 chưa đến 2,000 người.
Theo thống kê của chính phủ, số vụ tự tử trong tháng 8 đã tăng 15.4% với cái chết của 1,854 người. Số phụ nữ tự sát đã tăng khoảng 40%. Số vụ tự tử của học sinh từ tiểu học đến trung học tăng gấp đôi lên đến 59 vụ so với cùng kỳ này năm ngoái.
Sức khỏe tâm thần có vẻ là một trong những tai hại ngấm ngầm nhất của đại dịch quỷ quái này do khó nắm bắt hoặc đo lường mức độ tổn hại của bản thân cho đến khi quá muộn.
Cho đến nay Trung Quốc không báo cáo dữ liệu chính thức về các vụ tự tử liên quan đến coronavirus, mặc dù các chuyên gia đã dự đoán về một làn sóng rất lớn những cái chết như vậy trong năm nay sau khi có các bằng chứng được lưu truyền rộng rãi trên các mạng truyền thông xã hội.
Yasuyuki Sawada, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Á Châu và là giáo sư tại Đại học Tokyo, là người đã viết sách về phòng chống tự tử và tác động kinh tế của hiện tượng này cho biết: “Những con số cập nhật về tự tử có thể giúp nhanh chóng xác định nhóm nào có nguy cơ cao. Nếu chính quyền địa phương có thể xác định nhóm tuổi nào hoặc nghề nghiệp nào có nguy cơ tự tử cao hơn, thì các biện pháp ngăn ngừa tự tử có thể được triển khai nhanh chóng”.
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 5 dự đoán có tới 75,000 người có thể chết trong thập kỷ tới vì “tuyệt vọng” do hậu quả của cuộc khủng hoảng coronavirus.
Ngày nay trên các phương tiện truyền thông xã hội, người ta chế ra các thuật ngữ mà mới nghe qua chúng ta khó năm bắt được ý nghĩa đích thực muốn đề cập. Pro-Choice chẳng hạn. Nếu dịch Pro-Choice là “phò lựa chọn” thì không nói lên được ý nghĩa đích thực của nó. Pro-Choice có nghĩa chính xác là “phò phá thai”. Cũng vậy, thuật ngữ “chết vì tuyệt vọng” dùng để chỉ các vụ tự tử và tử vong liên quan đến lạm dụng chất kích thích.
Tại Ấn Độ, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 của Tổ chức Phòng chống Tự tử Ấn Độ, 65% các nhà trị liệu về tâm lý học cho biết đang có sự gia tăng ý tưởng muốn tự tử kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Source:The Jaapn Times
Linh mục trong vụ ép kết hôn đầy kịch tính tại Las Vegas là giả. Ai lại làm chuyện tếu lâm như vậy
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:50 16/10/2020
1. Thượng nghị sĩ Sasse nhận định rằng đặt vấn đề về đức tin của Barrett cho thấy sự hiểu lầm về quyền công dân, và tự do tôn giáo
Thượng nghị sĩ Ben Sasse của Đảng Cộng Hòa đơn vị Nebraska đã chỉ trích các câu hỏi nhắm vào ứng viên Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett liên quan đến niềm tin tôn giáo của cô, và nói rằng chúng phản ánh sự nhầm lẫn cơ bản giữa dân sự với chính trị.
“Tự do tôn giáo là ý tưởng cơ bản, theo đó, việc bạn thờ phượng như thế nào không phải là việc của chính phủ. Chính phủ có thể gây chiến. Chính phủ có thể biên giấy phạt đậu xe trái phép. Nhưng chính phủ không thể cứu rỗi các linh hồn… Linh hồn của bạn là thứ mà chính phủ không thể chạm vào,” ông nói trong lời mở đầu tại phiên điều trần xác nhận của Tòa án Tối cao Barrett.
Sasse nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo là một trong năm “quyền cơ bản vượt quá quyền hạn của chính phủ” được ghi trong Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ.
“Trái ngược với tin tưởng của một số nhà hoạt động, tự do tôn giáo không phải là một ngoại lệ. Bạn không cần sự cho phép của chính phủ để có tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là điều được giả định, được mặc định trong toàn bộ hệ thống của chúng ta”.
“Vì lý do này, Hiến pháp cấm các cuộc kiểm tra tôn giáo đối với các chức vụ trong chính phủ”.
“Ủy ban Tư pháp Thượng viện này không có nhiệm vụ quyết định xem liệu giáo điều có sống quá ồn ào trong một ai đó hay không. Ủy ban này không có nhiệm vụ quyết định niềm tin tôn giáo nào là tốt và niềm tin tôn giáo nào là xấu và niềm tin tôn giáo nào là kỳ lạ”.
Barrett, một thẩm phán của tòa phúc thẩm thứ 7 và là một bà mẹ Công Giáo của 7 người con, đã bị báo chí và các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tấn công tàn bạo vì đức tin Công Giáo của cô, và tư cách thành viên của nhóm đại kết People of Praise.
Một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tiếp tục cảnh báo rằng niềm tin Công Giáo của Barrett vào các vấn đề như phá thai và công nghệ hỗ trợ sinh sản có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của cô trong tư cách Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao.
Trong lời khai mạc của mình, Sasse chỉ trích gay gắt những gì ông mô tả là những dòng chất vấn có vấn đề, và nói rằng, “Có những nơi ủy ban này đã hành động như thể nhiệm vụ của ủy ban là đi sâu vào các cộng đồng tôn giáo của người dân. Thật là điên rồ. Đó là vi phạm các quyền công dân cơ bản của chúng ta”.
Sasse lưu ý rằng các thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg và Antonin Scalia đều có thể nhận được hơn 90 phiếu bầu tại phiên điều trần xác nhận của họ tại Thượng viện, mặc dù cách tiếp cận luật pháp của họ rất khác nhau.
Tuy nhiên, các phiên điều trần gần đây đã chứng kiến số phiếu xác nhận bị chia rẽ mạnh theo đường lối đảng phái.
“Tôi nghĩ rằng một số điều gì đó đã xảy ra từ đó đến nay. Chúng ta có lẽ đã quyết định rằng nên quên đi dân sự là gì và cho phép chính trị nuốt chửng mọi thứ”.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa chính trị - là thứ “ít quan trọng hơn mà chúng ta khác nhau” - và dân sự, “thứ mà tất cả chúng ta phải đồng ý, bất kể sự khác biệt về quan điểm chính sách của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
2. Tân Sứ thần Tòa thánh đến Belarus
Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić, người được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Belarus, đã đến nước này vào hôm Chúa Nhật, gặp gỡ các cơ quan chức năng của Giáo hội và Nhà nước.
Sự xuất hiện của ngài diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Tòa thánh và Belarus đang căng thẳng vì những cáo buộc của nhà độc tài Alexander Lukashenko theo đó Giáo Hội ở Belarus đang bị lợi dụng để tạo ra các cuộc biểu tình. Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của Minsk-Mohilev, chủ tịch Hội đồng giám mục Belarus đang phải lưu vong trong bối cảnh bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.
Belarus đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng trong những tháng gần đây sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 sau khi tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày hôm đó với 80% số phiếu bầu. Lukashenko là tổng thống Belarus kể từ khi chức vụ này được thành lập vào năm 1994 theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.
Đức Tổng Giám Mục Jozić đã đến Minsk vào ngày 11 tháng 10, và được đón tại sân bay bởi các nhân viên tòa sứ thần, đại diện của Giáo hội địa phương và chính quyền nhà nước.
Đức Cha Iosif Staneuski, Giám Mục Phụ Tá của Grodno kiêm tổng thư ký Hội đồng giám mục Belarus, chào đón Đức Sứ thần Tòa Thánh, đi cùng với cha Maher Shammas, thư ký Tòa sứ thần, và cha Victor Gaidukevich.
Từ sân bay, Đức Tổng Giám Mục Jozić đã đến Tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Đức Tổng Giám Mục Jozić, 53 tuổi, được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Belarus vào ngày 21 tháng 5, và được Đức Hồng Y Pietro Parolin phong làm giám mục ngày 16 tháng 9 tại quê hương Croatia.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1992, và bắt đầu chuẩn bị cho công việc ngoại giao Tòa Thánh vào năm 1995 tại Học viện Giáo hoàng về Ngoại giao. Bắt đầu từ năm 1999, ngài phục vụ tại các Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Ấn Độ và Nga.
Nhà ngoại giao này được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Bờ Biển Ngà và được phong Tổng Giám mục hiệu tòa Cissa vào tháng 2 năm 2019. Theo dự trù ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào tháng 5 năm ngoái, nhưng vào đầu tháng 4, ngài đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau một tai nạn xe hơi. Thành ra đến tháng 9 năm nay ngài mới được tấn phong Giám Mục.
Tại Belarus, các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp đất nước kể từ cuộc bầu cử tháng 8, và hàng nghìn người biểu tình đã bị giam giữ. Ít nhất bốn người đã chết trong tình trạng bất ổn.
Các quan chức bầu cử cho biết, ứng cử viên đối lập, Sviatlana Tsikhanouskaya, giành được 10% phiếu bầu. Phe đối lập tuyên bố rằng bà thực sự giành được ít nhất 60% số phiếu bầu.
Tsikhanouskaya đã bị giam giữ trong vài giờ sau khi khiếu nại với ủy ban bầu cử. Bà và một số nhà lãnh đạo đối lập khác hiện đang sống lưu vong ở Lithuania hoặc các quốc gia lân cận khác.
Mỹ, Anh và Liên Hiệp Âu Châu không công nhận Lukashenko là tổng thống Belarus. Canada, Anh và Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật cao cấp của Belarus.
Vào đầu tháng này Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho Lukashensko vay 1.5 tỷ Mỹ Kim, và đã tố cáo “các áp lực bên ngoài” đối với Belarus.
Belarus đã triệu hồi các đại sứ của mình tại Ba Lan và Lithuania về nước vì hai quốc gia này đang tiếp đón các nhân vật đối lập, và cả hai quốc gia này đều lần lượt triệu hồi các đại sứ của họ tại Belarus.
Tiếp theo đó, 8 quốc gia châu Âu khác đã rút đại sứ của họ khỏi Belarus.
Source:Catholic News Agency
3. Giáo phận địa phương cho biết linh mục trong vụ ép kết hôn đầy kịch tính tại Las Vegas là giả.
Trong một diễn biến đầy kịch tính, trước những ánh mắt đầy kinh ngạc của những người mua sắm, một cô gái trẻ đẹp đã xông vào một tiệm Target ăn mặc như cô dâu, đi cùng với một cô phù dâu và một linh mục. Cô ấy buộc một nhân viên trong tiệm phải kết hôn ngay lập tức với mình.
Những người mua sắm đã hết sức kinh ngạc trước cảnh một cô gái trẻ đẹp ăn mặc như cô dâu xông vào nơi làm việc của vị hôn phu và yêu cầu anh ta cưới cô ấy “ngay tức khắc” hoặc “tất cả phải kết thúc”.
Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy một cô gái trẻ mặt hầm hầm đang đi vào một cửa hàng Target ở Las Vegas, cố gắng tìm vị hôn phu của mình đang làm việc ở đây.
Khi tìm thấy anh ta, cô đưa ra tối hậu thư cho anh rằng nếu anh ta không kết hôn với cô ngay lập tức, mối quan hệ của họ sẽ kết thúc.
“Anh đã đeo chiếc nhẫn này vào ngón tay của tôi cách đây hai năm và đã đến lúc phải cưới tôi hoặc lấy ra,” cô nói với vị hôn phu của mình, khi anh ta đang xếp các món đồ lên các kệ hàng.
Chỉ vào một người ăn mặc như một linh mục với áo đen có cổ côn trắng, cô nói:
“Tôi đã đưa cha sở đến đây, cùng với cô phù dâu. Mọi sự đã sẵn sàng. Chúng ta kết hôn ngay bây giờ, hoặc tất cả sẽ chấm dứt.”
Nhưng vị hôn phu bị sốc của cô, là người mặc chiếc áo đỏ đồng phục của Target, chỉ im lặng tiếp tục xếp hàng trong khi cô tiếp tục tấn công anh ta tới tấp với tối hậu thư của mình.
Sau đó, cô gái hướng sự chú ý của mình đến những người đang vây quanh xem chuyện gì xảy ra.
“Xin chào các bạn, tôi đang buộc anh ấy phải thực hiện cam kết của mình. Các bạn biết đấy, tôi muốn kết hôn ngay bây giờ, hoặc kết thúc”.
Vị hôn phu đang bối rối của cô đã yêu cầu mọi người ra bên ngoài nói chuyện.
Đoạn video được tung lên các mạng xã hội đã thu hút gần một triệu người xem chỉ trong vài ngày. Người ta không biết kết cục như thế nào.
Tuy nhiên, theo KTNV Channel 13 Las Vegas, giáo phận Las Vegas khẳng định người được tường thuật là linh mục trong đoạn video đó là linh mục giả. Linh mục thật sự không ai làm chuyện tếu lâm như vậy.
Source:News Australia