Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật 29 TN. B
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
06:54 16/10/2018
(Mc 10, 35-45)
DANH VỌNG
Môn đồ yêu dấu nài van,
Hai ông hai chỗ, sẻ san quyền hành.
Vinh quang tỏa sáng danh thành,
Xin điều không biết, sẽ dành cho nhau.
Ngồi bên tả hữu trước sau,
Phải qua phép rửa, khổ đau chất chồng.
Uống phần chén đắng được không?
Chén Thầy sắp uống, mặn nồng sầu thương.
Các con vững bước can trường,
Dõi theo lối bước, trên đường Thầy đi.
Việc ngồi phải trái là chi,
Cha Thầy quyết định, thực thi công bình.
Tông đồ theo Chúa bực mình,
Đua chen ganh tị, bất bình nhỏ nhen.
Các con ánh sáng muối men,
Hiến thân phục vụ, sang hèn xá chi.
Ai muốn làm lớn thì hãy phục vụ mọi người. Qua câu truyện của hai anh em Gioan và Giacôbê xin được ngồi bên tả, bên hữu Chúa. Lời cầu xin chân thành nhưng đầy tham vọng. Chúa đã dạy cho chúng ta một bài học về sự khiêm nhường và phục vụ. Những điều Chúa dậy đi ngược lại với quan niệm người đời. Đối với người đời, ai làm lớn thì có quyền sai khiến và được cung phụng. Ai làm hạ cấp thì phải hầu hạ và phục vụ.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng hạ mình mang thân phận mỏng dòn như chúng ta. Qua sự khiêm hạ, Chúa đã đến với mọi người. Chúa lấy tình yêu chữa lành các vết thương lòng. Trước khi chịu khổ hình, Chúa đã qùy xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là một sáng kiến hoàn toàn mới lạ. Xưa nay chỉ có đầy tớ mới rửa chân cho chủ. Một thái độ khiêm nhu sâu thẳm.
Trong Giáo Hội, quyền bính được trao ban không phải cho kẻ ham muốn kiếm tìm. Giáo Hội chọn và trao cho những người có thiện chí và có khả năng phục vụ trong các chức bậc của Giáo Hội. Giáo Hội không có vận động tranh dành tìm hậu thuẫn, gây ảnh hưởng nhưng dựa vào sự phán đoán khách quan và dựa vào đời sống đạo hạnh để chọn lựa. Vì chức vị càng cao thì trách nhiệm càng nặng nề. Những ai có địa vị trong Nước Chúa, thì họ phải phục vụ chứ không hưởng thụ.
Chúng ta đến với tha nhân, không phải tìm danh vọng nhưng là để phục vụ tha nhân. Phục vụ tha nhân với niềm vui ơn cứu độ. Truyện kể mẹ Têrêxa mỗi ngày trước khi sai các Dì đi thăm viếng, mẹ ban phép lành. Có ngày kia, nhìn thấy một chị mặt mày ủ rũ. Mẹ đã giữ chị ấy lại ở nhà. Chị hỏi: vì sao? Mẹ nói: Người ta đã đau khổ và chán nản, nếu nhìn thấy người chị em đến với mình mặt mày khổ sở, chỉ làm cho họ khổ thêm.
Chúa mời gọi chúng ta đến để phục vụ anh chị em. Mỗi người trong một chức bậc và hoàn cảnh khác nhau. Các bề trên thường khuyên dạy các anh chị em khi ra đi làm nhân chứng, có ba điều cần thiết là hãy khoan dung, độ lượng và nhân từ. Ba điều này sẽ thắng được tâm hồn kẻ khác.
Được phục vụ là một hạnh phúc tuyệt vời. Hạnh phúc của niềm vui cho đi. Đây là niềm vui của tâm hồn, không ai có thể lấy mất. Thánh Gioan và Giacôbê đã hiểu được sứ mệnh phục vụ. Các ngài đã hiến trọn cuộc đời theo Chúa, hiến thân vì Chúa và phục vụ tha nhân. Xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng con ra đi phục vụ anh chị em trong niềm vui ơn cứu rỗi.
THỨ HAI, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 13-21).
GIA TÀI
Có người thưa Chúa xin rằng:
Lạy Thầy xin bảo, công bằng phân chia.
Gia tài cha mẹ đã lìa,
Anh em gây gỗ, của kia dự phần.
Ai nên quan xét nợ nần,
Hồi môn chia cắt, đòi phần hơn thua.
Chúa rằng của cải phân bua,
Coi chừng mọi thứ, tranh đua ở đời.
Tham lam gom góp của hời,
Giầu sang phú quí, cũng rời xa ta.
Một người phú hộ sa đà,
Chất đầy kho lẫm, đường tà vui chơi.
Nghỉ ngơi ăn uống thú đời,
Linh hồn an hưởng, một thời sướng thay.
Hỡi người ngu dại thế này,
Bạc vàng chất đống, đêm nay gọi hồn.
THỨ BA, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 35-38).
TỈNH THỨC
Các con tỉnh thức đợi chờ,
Thắt lưng đứng sẵn, vào giờ không hay,
Cầm đèn cháy sáng trong tay,
Như người đợi chủ, mở ngay cửa chào.
Chủ về gõ cửa bước vào,
Phúc cho đầy tớ, việc trao chu toàn.
Cuộc đời chi phối lo toan,
Trăm công nghìn việc, đa đoan phân trần.
Mỗi người trách nhiệm một phần,
Chu toàn bổn phận, tinh thần tỉnh tao.
Canh ba canh bốn có sao,
Chăm nom săn sóc, việc trao hoàn thành.
Kẻ nào trung tín thi hành,
Vui thay đầy tớ, phúc lành trao ban.
Cuộc đời muôn nỗi gian nan,
Ai mà thức tỉnh, bình an tâm hồn.
THỨ TƯ, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 39-48).
SẮN SÀNG
Các con học biết điều này,
Hãy luôn tỉnh thức, hăng say nhiệt tình.
Tâm thần sáng suốt bình sinh,
Tương lai hiện tại, anh minh rạng ngời.
Sự gì xảy đến trong đời,
Mấy ai dự liệu, mọi nơi sẵn sàng.
Chúa thương dậy bảo dân làng,
Coi chừng kẻ trộm, nó đang khoét tường.
Con Người sẽ đến bất thường,
Ngày giờ không biết, tứ phương ngóng chờ.
Là người quản lý đúng giờ,
Phân chia lúa thóc, trông nhờ gia nhân.
Chủ về quan sát trong dân,
Hoàn thành trách nhiệm, chia phần quản cai.
Phúc thay đầy tớ miệt mài,
Thưởng công thăng chức, hiền tài phát huy.
THỨ NĂM, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 49-53).
LỬA THIÊNG
Thầy đem lửa xuống trần gian,
Mong sao lửa cháy, tràn lan mọi miền.
Lửa thiêng nung nấu triền miên,
Xả thân cứu độ, cửa thiên đón mời.
Hoàn thành phép rửa trong đời,
Biết bao khắc khoải, cao vời hiến thân.
Thầy đem phân rẽ trong dân,
Năm người chia rẽ, thành phần mỗi nơi.
Hai ba chống đối, hỡi ơi,
Con trai chống lại những lời của cha.
Tính tình con gái kiêu sa,
Nàng dâu chống mẹ, chạm va gia đình.
Hy sinh đòi hỏi hiến mình,
Bước đi theo Chúa, tâm linh rạng ngời.
Tu thân cắt bỏ sự đời,
Hãm mình dẹp xác, gọi mời chứng nhân.
THỨ SÁU, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 54-59).
DẤU CHỈ
Phía Tây mây nổi dật dờ,
Cơn dông sắp tới, mây mờ trở mưa.
Gió Nam thổi đến giữa trưa,
Khi trời nóng bức, lại vừa nắng oi.
Các ngươi nhận diện ngắm coi,
Chuyển vần trời đất, rạng soi cận kề.
Giả hình hiểu biết mọi bề,
Tiến trình thời đại, chẳng hề lưu tâm.
Tận tình suy nghĩ trầm ngâm,
Nhận ra dấu chỉ, đường lầm tránh xa.
Nước Trời xuất hiện bên ta,
Quyền uy dấu lạ, mưa sa phúc lành.
Thức thời nhận biết thi hành,
Cảm thông hòa giải, tranh dành bỏ qua.
Khôn ngoan tính toán trước tòa,
Công bằng xá giải, thứ tha lỗi lầm.
THỨ BẢY, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 1-9).
HỐI CẢI
Có người tự thuật truyện này,
Tế sinh các vật, hòa ngay máu đào.
Số người bị giết hôm nao,
Nhục hình khinh dể, khơi mào gớm ghê.
Nghĩ rằng ngược đãi ê chề,
Là người tội lỗi, bội thề xấu xa.
Chúa khuyên nhắc nhủ người ta,
Ăn năn hối cải, xin tha lỗi lầm.
Si-lô đổ xuống chôn ngầm,
Số người mười tám, chết bầm xót xa.
Không phải tội lỗi hơn ta,
Nếu không hối cải, cả nhà suy vong.
Trong vườn cây vả hằng mong,
Sinh hoa kết quả, trong lòng vui thay.
Cây nào không trái năm nay,
Bón phân tưới nước, cơ may sống còn.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Cùng Người Trẻ Loan Báo Tin Mừng : Suy Niệm Khánh Nhật Truyền Giáo
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:07 16/10/2018
Cùng Người Trẻ Loan Báo Tin Mừng : Suy Niệm Khánh Nhật Truyền Giáo
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16, 15-20)
Tháng 10 tháng Mân Côi, cũng là tháng truyền giáo, Giáo hội ngoài khám phá lại vẻ đẹp của lời Kinh này, khuyến khích con cái mình siêng năng đọc kinh Mân Côi, Giáo hội còn mời gọi chúng ta dấn thân cho việc truyền giáo.
Nhưng Chúa Nhật truyền giáo để làm gì ?
Để nhắc lại rằng bản chất của Giáo hội là truyền giáo ; mục đích đầu tiên của Giáo hội khi được Chúa Giêsu thiết lập là truyền giáo.
Ai phải truyền giáo?
Là chi thể của Hội Thánh, tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảngTin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Giáo hội tự bản chất là truyền giáo.
Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 2, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo, nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hộichứng tỏ bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly : “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo Hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp duy nhất phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích dẫn lời Đức Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Ðức Bác Ái là linh hồn của sứ mạng truyền giáo.
Thánh Phaolô viết : “Tình Yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cr 5, 14). Đức Kitô thúc bách những người đã chịu phép Rửa tội nam phụ cũng như lão ấu, kể cả người đau yếu lẫn người nghèo, khi đã đón nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, có sứ mạng rao giảng và mang tình yêu cho hết mọi người, bằng lời nói và chứng tá cụ thể của Đức Ái. Truyền giáo là gì nếu không phải là loan báo Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Ngài không những đã hăng say loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người, Ngài còn hy sinh mạng sống để làm chứng cho tình yêu đó. Hơn thế nữa, Ngài mạc khải và nhập thể tình yêu đó nơi chính bản thân mình. Ngài là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa. Nơi Ngài, tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì thế, sứ điệp Tin Mừng Nước Thiên Chúa trở thành Tin Mừng Phục Sinh, Niềm Hy vọng cho toàn thế giới.
Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình...nhờ việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”. Ngài cũng khuyến khích mọi thành phần trong Giáo hội can đảm khởi hành “mùa truyền giáo mới”, vì “Giáo Hội cần đến với con người… công việc cao cả nhất là công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô”, ngài kêu gọi: “Anh chị em đừng sợ: hãy mở toang mọi cửa để tiếp đón Chúa Kitô”(Huấn Đức ngày 22 tháng 10/2000, tại Roma).
Cử hành ngày Thế giới Truyền giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh THĐGM tại Rôma bàn về giới trẻ, nên Đức Thánh Cha Phanxicô chọn chủ đề “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”.
Ngài nhắc đến sứ mạng làm chứng và rao giảng Chúa Kitô mà mỗi Kitô hữu nhận lãnh khi chịu phép rửa tội. Ngài viết : “Sứ mạng thông truyền đức tin, trọng tâm sứ mạng của Giáo Hội, diễn ra qua sự ‘hay lây’ của tình thương, trong đó niềm vui và sự phấn khởi biểu lộ ý nghĩa được tìm lại và sự sung mãn của cuộc sống. Sự loan truyền đức tin bằng sự thu hút đòi chúng ta phải có con tim cởi mở, được tình yêu làm nở rộng”.
Nhắc đến lời Chúa dạy các môn đệ hãy mang Tin Mừng đến tận cùng trái đất, Đức Thánh Cha cắt nghĩa : “Những môi trường con người, văn hóa và tôn giáo vẫn còn xa lạ với Tin Mừng của Chúa Giêsu và sự hiện diện bí tích của Giáo hội chính là những khu ngoại ô tột cùng”, những bờ cõi của trái đất: mà các môn đệ thừa sai được gửi đến từ Chúa Giêsu Phục Sinh, với niềm xác tín có Chúa luôn ở cùng (Mt 28,20; Cv 1,8). Ơn gọi truyền giáo cho dân ngoại hệ tại điều đó.
Ngài giải thích thêm rằng “Khu vực ngoại ô tiêu điều nhất của nhân loại đang cần Chúa Kitô chính là sự dửng dưng đối với đức tin hoặc thậm chí đó là sự oán ghét chống lại đời sống sung mãn trong Chúa. Mỗi sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần, mỗi sự kỳ thị chống lại các anh chị em luôn luôn là hậu quả của sự từ chối Thiên Chúa và tình thương của Ngài”.
Ngỏ lời với các bạn trẻ Đức Thánh Cha viết : “Các bạn trẻ thân mến, tận cùng trái đất, đối với các bạn ngày nay, thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt trong đó, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. Dường như tất cả ở trong tầm tay, tất cả đều gần kề. Nhưng nếu không có ơn can dự của cuộc sống chúng ta trong đó, thì dù có vô số các tiếp xúc, chúng ta sẽ không bao giờ đi sâu vào một cuộc sống hiệp thông thực sự. Sứ mạng truyền giáo cho đến tận bờ cõi trái đất đòi phải có sự hiến thân trong ơn gọi được Chúa ban cho chúng ta, Đấng đã đặt chúng ta trên trái đất này (x. Lc 9,23-25). Tôi dám nói rằng, đối vơi một người trẻ muốn theo Chúa Kitô, điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với ơn gọi của mình”.
Lạy Mẹ Maria, Ngôi Sao truyền giáo, xin cầu thay nguyện giúp chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16, 15-20)
Tháng 10 tháng Mân Côi, cũng là tháng truyền giáo, Giáo hội ngoài khám phá lại vẻ đẹp của lời Kinh này, khuyến khích con cái mình siêng năng đọc kinh Mân Côi, Giáo hội còn mời gọi chúng ta dấn thân cho việc truyền giáo.
Nhưng Chúa Nhật truyền giáo để làm gì ?
Để nhắc lại rằng bản chất của Giáo hội là truyền giáo ; mục đích đầu tiên của Giáo hội khi được Chúa Giêsu thiết lập là truyền giáo.
Ai phải truyền giáo?
Là chi thể của Hội Thánh, tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảngTin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Giáo hội tự bản chất là truyền giáo.
Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 2, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo, nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hộichứng tỏ bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly : “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo Hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp duy nhất phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích dẫn lời Đức Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Ðức Bác Ái là linh hồn của sứ mạng truyền giáo.
Thánh Phaolô viết : “Tình Yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cr 5, 14). Đức Kitô thúc bách những người đã chịu phép Rửa tội nam phụ cũng như lão ấu, kể cả người đau yếu lẫn người nghèo, khi đã đón nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, có sứ mạng rao giảng và mang tình yêu cho hết mọi người, bằng lời nói và chứng tá cụ thể của Đức Ái. Truyền giáo là gì nếu không phải là loan báo Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Ngài không những đã hăng say loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người, Ngài còn hy sinh mạng sống để làm chứng cho tình yêu đó. Hơn thế nữa, Ngài mạc khải và nhập thể tình yêu đó nơi chính bản thân mình. Ngài là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa. Nơi Ngài, tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì thế, sứ điệp Tin Mừng Nước Thiên Chúa trở thành Tin Mừng Phục Sinh, Niềm Hy vọng cho toàn thế giới.
Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình...nhờ việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”. Ngài cũng khuyến khích mọi thành phần trong Giáo hội can đảm khởi hành “mùa truyền giáo mới”, vì “Giáo Hội cần đến với con người… công việc cao cả nhất là công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô”, ngài kêu gọi: “Anh chị em đừng sợ: hãy mở toang mọi cửa để tiếp đón Chúa Kitô”(Huấn Đức ngày 22 tháng 10/2000, tại Roma).
Cử hành ngày Thế giới Truyền giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh THĐGM tại Rôma bàn về giới trẻ, nên Đức Thánh Cha Phanxicô chọn chủ đề “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”.
Ngài nhắc đến sứ mạng làm chứng và rao giảng Chúa Kitô mà mỗi Kitô hữu nhận lãnh khi chịu phép rửa tội. Ngài viết : “Sứ mạng thông truyền đức tin, trọng tâm sứ mạng của Giáo Hội, diễn ra qua sự ‘hay lây’ của tình thương, trong đó niềm vui và sự phấn khởi biểu lộ ý nghĩa được tìm lại và sự sung mãn của cuộc sống. Sự loan truyền đức tin bằng sự thu hút đòi chúng ta phải có con tim cởi mở, được tình yêu làm nở rộng”.
Nhắc đến lời Chúa dạy các môn đệ hãy mang Tin Mừng đến tận cùng trái đất, Đức Thánh Cha cắt nghĩa : “Những môi trường con người, văn hóa và tôn giáo vẫn còn xa lạ với Tin Mừng của Chúa Giêsu và sự hiện diện bí tích của Giáo hội chính là những khu ngoại ô tột cùng”, những bờ cõi của trái đất: mà các môn đệ thừa sai được gửi đến từ Chúa Giêsu Phục Sinh, với niềm xác tín có Chúa luôn ở cùng (Mt 28,20; Cv 1,8). Ơn gọi truyền giáo cho dân ngoại hệ tại điều đó.
Ngài giải thích thêm rằng “Khu vực ngoại ô tiêu điều nhất của nhân loại đang cần Chúa Kitô chính là sự dửng dưng đối với đức tin hoặc thậm chí đó là sự oán ghét chống lại đời sống sung mãn trong Chúa. Mỗi sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần, mỗi sự kỳ thị chống lại các anh chị em luôn luôn là hậu quả của sự từ chối Thiên Chúa và tình thương của Ngài”.
Ngỏ lời với các bạn trẻ Đức Thánh Cha viết : “Các bạn trẻ thân mến, tận cùng trái đất, đối với các bạn ngày nay, thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt trong đó, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. Dường như tất cả ở trong tầm tay, tất cả đều gần kề. Nhưng nếu không có ơn can dự của cuộc sống chúng ta trong đó, thì dù có vô số các tiếp xúc, chúng ta sẽ không bao giờ đi sâu vào một cuộc sống hiệp thông thực sự. Sứ mạng truyền giáo cho đến tận bờ cõi trái đất đòi phải có sự hiến thân trong ơn gọi được Chúa ban cho chúng ta, Đấng đã đặt chúng ta trên trái đất này (x. Lc 9,23-25). Tôi dám nói rằng, đối vơi một người trẻ muốn theo Chúa Kitô, điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với ơn gọi của mình”.
Lạy Mẹ Maria, Ngôi Sao truyền giáo, xin cầu thay nguyện giúp chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Phục vụ trong yêu thương
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:23 16/10/2018
Chúa Nhật XXIX THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 10, 35-45
Sống ở đời ai cũng ước mong có địa vị, mong được người khác đề cao và trong tay có nhiều đầy tớ, có nhiều thuộc hạ. Tuy nhiên, cách Chúa Giêsu dạy các môn đệ và con người lại khác,Ngài nói:” Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và ban mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người “ ( Mc 10, 10 ). Đây là lệnh truyền của Chúa Giêsu cho tất cà mọi tín hữu.
Phục vụ đối với Chúa là điều cao cả nhất bởi vì tiếng phục vụ ở đây là làm người đầy tớ. Chúa Giêsu nói “ con người đến để hầu hạ chứ không phải được hầu hạ “. Chúa là Thiên Chúa nhưng Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Ngài làm gương cho các môn đệ. Chúa muốn dạy các môn đệ :” lãnh đạo chính là đầy tớ của các đầy tớ “ . Các Đức Thánh Cha bao giờ cũng ghi ở cuối các bài huấn dụ, thông điệp vv…là tôi tớ của các tôi tớ. Đó là sự khiêm nhượng theo gương Đức Kitô. Các môn đệ một cách nào đó, cứ tưởng Chúa là vua đến khôi phục nước Israen, và như thế, các Ngài được chia chác chức vụ trong Vương Quốc Chúa khôi phục lại. Mẹ của Giacôbê và Gioan đã xin cho hai con của bà, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả của Chúa trong Vương Quốc của Ngài…Thực tế, cho tới giờ phút này và ngay lúc này, các môn đệ và ngay cả bà mẹ của Gioan và Giacôbê vẫn không hiểu rằng Nước của Chúa không thuộc thế gian này, nghĩa là Ngài đã không đăng quang lên ngôi theo cung cách các vua quan thế trần để cai trị, để thống lãnh con người, mà Ngài đã bước lên thập giá để hiến dâng mạng sống làm giá chuộc loài người, con người, để yêu thương nhân loại, yêu thương cho đến cùng.
Chúa Giêsu đã đề cập đến cái chết của Ngài lần này là lần thứ ba để các môn đệ hiểu con đường của Chúa là con đường vinh quang thập giá. Con đường này đòi hỏi các môn đệ phải hy sinh, can đảm, quảng đại, dấn thân. Con đường của Chúa là con đường phục vụ, con đường quả cảm hiến bản thân để cứu chuộc nhân loại. Các môn đệ cần phải được thanh luyện, nghĩa là phải có Chúa Thánh Thần mới có thể nhận ra con đường mà Ngài muốn các môn đệ đi.
Chết là định luật tất yếu của con người. Chúa Giêsu nhập thể làm người, nên Ngài cũng không nằm ngoài định luật ấy. Do vậy, khi loan báo về cái chết, Chúa Giêsu muốn nối kết nó với sứ mệnh của mình. Sứ mệnh của Chúa chỉ thực sự được hoàn thành bằng cái chết. Bọn Pharisêu, Kinh sư, Tư tế đã ghen ghét Ngài, chống báng và giết chết Ngài chỉ vì lời nói, việc làm, và cuộc sống của Ngài đã tố cáo sự gian các, bất chính, tự mãn của họ.Giáo Hội mời gọi mọi Kitô hữu hãy noi gương bắt chước Chúa : phục vụ và hiến dâng mạng sống của mình vì tha nhân. Gia đình là cái nôi để tỏa sáng sự thương yêu, bác ái và từ nơi gia đình yêu thương, bác ái sẽ lan tỏa ra nhiều người xung quanh, đặc biệt tỏa sáng nơi những người nghèo, bệnh tật, cô đơn vv…
Thực tế, nếu chúng ta chưa nên giống Chúa được thì chúng ta cũng hãy cố gắng giống như Đức Cha Jean Cassaigne ở giữa người cùi, phục vụ và chết chôn giữa họ, chúng ta hãy bắt chước bác sĩ phụ sản người Congo lo cho hàng 1000 trường hợp các cô gái bị hãm hiếp và đấu tranh cho nhân phẩm của họ. Chúng ta hãy sống hết mình, âm thầm phục vụ những người thân yêu, những người Chúa trao phú cho mình trong gia đình và những người sống xung quanh chúng ta. Cha sở họ Ars bên Pháp đã tàn tạ, già trước tuổi vì phục vụ không biết mệt mỏi ngày đêm cho phần rỗi các linh hồn và Ngài đã ra đi về với Chúa vì kiệt quệ, phục vụ các con chiên và các linh hồn với con tim rộng mở, hết sức quảng đại. Mẹ Têrêsa thành Calcutta đã hết mình phục vụ cho người nghèo, cho những người hấp hối, nên Chúa đã tôn vinh Mẹ.
Con người chỉ hơn nhau khi người ta biết sống quảng đại, biết chia sẻ và biết cho đi.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim quảng đại để chúng con biết phục vụ người khác mà không hề so đo, tính toán. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Con đường Chúa muốn chúng ta đi là con đường nào ?
2.Tại sao Chúa nói người lãnh đạo là người phục vụ ?
3.Tại sao các Đức Giáo Hoàng luôn ký dưới các Tông Huấn, Thông điệp, Tự sắc , Văn kiện là “ tôi tớ của mọi tôi tớ ?”.
4.Chúa đã làm gương gì cho nhân loại hiểu Ngài là Đấng phục vụ ?
5.Tại sao Chúa nói :” Đến để hầu hạ chứ không để được hầu hạ ?
Mc 10, 35-45
Sống ở đời ai cũng ước mong có địa vị, mong được người khác đề cao và trong tay có nhiều đầy tớ, có nhiều thuộc hạ. Tuy nhiên, cách Chúa Giêsu dạy các môn đệ và con người lại khác,Ngài nói:” Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và ban mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người “ ( Mc 10, 10 ). Đây là lệnh truyền của Chúa Giêsu cho tất cà mọi tín hữu.
Phục vụ đối với Chúa là điều cao cả nhất bởi vì tiếng phục vụ ở đây là làm người đầy tớ. Chúa Giêsu nói “ con người đến để hầu hạ chứ không phải được hầu hạ “. Chúa là Thiên Chúa nhưng Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Ngài làm gương cho các môn đệ. Chúa muốn dạy các môn đệ :” lãnh đạo chính là đầy tớ của các đầy tớ “ . Các Đức Thánh Cha bao giờ cũng ghi ở cuối các bài huấn dụ, thông điệp vv…là tôi tớ của các tôi tớ. Đó là sự khiêm nhượng theo gương Đức Kitô. Các môn đệ một cách nào đó, cứ tưởng Chúa là vua đến khôi phục nước Israen, và như thế, các Ngài được chia chác chức vụ trong Vương Quốc Chúa khôi phục lại. Mẹ của Giacôbê và Gioan đã xin cho hai con của bà, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả của Chúa trong Vương Quốc của Ngài…Thực tế, cho tới giờ phút này và ngay lúc này, các môn đệ và ngay cả bà mẹ của Gioan và Giacôbê vẫn không hiểu rằng Nước của Chúa không thuộc thế gian này, nghĩa là Ngài đã không đăng quang lên ngôi theo cung cách các vua quan thế trần để cai trị, để thống lãnh con người, mà Ngài đã bước lên thập giá để hiến dâng mạng sống làm giá chuộc loài người, con người, để yêu thương nhân loại, yêu thương cho đến cùng.
Chúa Giêsu đã đề cập đến cái chết của Ngài lần này là lần thứ ba để các môn đệ hiểu con đường của Chúa là con đường vinh quang thập giá. Con đường này đòi hỏi các môn đệ phải hy sinh, can đảm, quảng đại, dấn thân. Con đường của Chúa là con đường phục vụ, con đường quả cảm hiến bản thân để cứu chuộc nhân loại. Các môn đệ cần phải được thanh luyện, nghĩa là phải có Chúa Thánh Thần mới có thể nhận ra con đường mà Ngài muốn các môn đệ đi.
Chết là định luật tất yếu của con người. Chúa Giêsu nhập thể làm người, nên Ngài cũng không nằm ngoài định luật ấy. Do vậy, khi loan báo về cái chết, Chúa Giêsu muốn nối kết nó với sứ mệnh của mình. Sứ mệnh của Chúa chỉ thực sự được hoàn thành bằng cái chết. Bọn Pharisêu, Kinh sư, Tư tế đã ghen ghét Ngài, chống báng và giết chết Ngài chỉ vì lời nói, việc làm, và cuộc sống của Ngài đã tố cáo sự gian các, bất chính, tự mãn của họ.Giáo Hội mời gọi mọi Kitô hữu hãy noi gương bắt chước Chúa : phục vụ và hiến dâng mạng sống của mình vì tha nhân. Gia đình là cái nôi để tỏa sáng sự thương yêu, bác ái và từ nơi gia đình yêu thương, bác ái sẽ lan tỏa ra nhiều người xung quanh, đặc biệt tỏa sáng nơi những người nghèo, bệnh tật, cô đơn vv…
Thực tế, nếu chúng ta chưa nên giống Chúa được thì chúng ta cũng hãy cố gắng giống như Đức Cha Jean Cassaigne ở giữa người cùi, phục vụ và chết chôn giữa họ, chúng ta hãy bắt chước bác sĩ phụ sản người Congo lo cho hàng 1000 trường hợp các cô gái bị hãm hiếp và đấu tranh cho nhân phẩm của họ. Chúng ta hãy sống hết mình, âm thầm phục vụ những người thân yêu, những người Chúa trao phú cho mình trong gia đình và những người sống xung quanh chúng ta. Cha sở họ Ars bên Pháp đã tàn tạ, già trước tuổi vì phục vụ không biết mệt mỏi ngày đêm cho phần rỗi các linh hồn và Ngài đã ra đi về với Chúa vì kiệt quệ, phục vụ các con chiên và các linh hồn với con tim rộng mở, hết sức quảng đại. Mẹ Têrêsa thành Calcutta đã hết mình phục vụ cho người nghèo, cho những người hấp hối, nên Chúa đã tôn vinh Mẹ.
Con người chỉ hơn nhau khi người ta biết sống quảng đại, biết chia sẻ và biết cho đi.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim quảng đại để chúng con biết phục vụ người khác mà không hề so đo, tính toán. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Con đường Chúa muốn chúng ta đi là con đường nào ?
2.Tại sao Chúa nói người lãnh đạo là người phục vụ ?
3.Tại sao các Đức Giáo Hoàng luôn ký dưới các Tông Huấn, Thông điệp, Tự sắc , Văn kiện là “ tôi tớ của mọi tôi tớ ?”.
4.Chúa đã làm gương gì cho nhân loại hiểu Ngài là Đấng phục vụ ?
5.Tại sao Chúa nói :” Đến để hầu hạ chứ không để được hầu hạ ?
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 29 Mùa Quanh Năm B 21.10.2018
Lm Francis Lý văn Ca
18:25 16/10/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Lời Chúa hôm nay trình bày sứ vụ của người được sai đi, đặc biệt là bài Tin Mừng. Qua câu chuyện của 2 anh em nhà Giêbêđê, chúng ta sẽ hiểu thêm những kẻ được sai đi làm nhiệm vụ chứng tá cho Tin Mừng đôi lúc phải hy sinh cả mạng sống.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho thế giới hôm nay nhiều tông đồ nhiệt thành, biết quên mình để phục vụ hơn là để được người đời kính nể hay để được ăn trên ngồi trước.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia tiên báo về Đấng Đau Khổ, đó là chân dung của Đấng Cứu Thế sau nầy. Qua đau khổ và sự chết, Chúa Giêsu đã mang đến cho nhâ loại ơn cứu rỗi và nguồn an bình.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa Kitô đã trải qua đau khổ, Ngài đã sống một cuộc đời như chúng ta. Với niềm tin tưởng, chúng ta cũng sống phó thác trong sự quan phòng của Cha trên trời.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Trước khi Chúa Giêsu vào cuộc khổ nạn, các tông đồ đã hiểu sai lạc về sứ vụ thiên sai của Chúa. Chính vì sự sai lạc nầy mà 2 anh em nhà Giêbêđê đã xin Chúa điều phúc âm thuật lại hôm nay.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta liên kết trong những lời nguyện chung sau đây:
1. Xin cho những chuyến công du Mục Vụ trong triều Đại Giáo Hoàng của Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô tiếp nối bước chân của các vị tiền nhiệm sẽ mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo Toàn Cầu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các Kitô hữu trên thế giới, luôn hấp thụ nguồn sức sống nơi các phép bí tích, đặc biệt là bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua sức mạnh thiêng liêng của ơn thánh Chúa ban và sự quyết tâm phục thiện và tích cực biến đổi xin cho chúng ta trở nên những người mới luôn sống vì tha nhân và phục vụ tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa giúp cho chúng ta luôn ý thức mình là phần tử của đại gia đình cộng đoàn-xứ đạo, luôn sẵn sàng đóng góp công sức để phục vụ như tinh thần của các bài đọc và bài chia sẻ hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa chúc lành cho Các Nam Nữ Tu Sĩ thuộc nhiều Dòng Tu khác nhau, đang phục vụ khắp nơi trên thế giới, luôn ‘Phục Vụ Quên Mình’ giữa những người đau khổ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Chúng ta cầu xin Chúa, cho các tín hữu đã qua đời, những thân bằng quyến thuộc nhân dịp lễ giỗ, giáp năm trong những ngày nầy, nhất là những linh hồn mồ côi không còn ai để cầu nguyện cho họ. Xin cho các ngài được yên nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là nguồn ân phúc, xin ban cho chúng con tinh thần vị tha và hăng say phục vụ để cuộc sống của chúng con luôn đem đến cho tha nhân niềm vui để sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Lời Chúa hôm nay trình bày sứ vụ của người được sai đi, đặc biệt là bài Tin Mừng. Qua câu chuyện của 2 anh em nhà Giêbêđê, chúng ta sẽ hiểu thêm những kẻ được sai đi làm nhiệm vụ chứng tá cho Tin Mừng đôi lúc phải hy sinh cả mạng sống.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho thế giới hôm nay nhiều tông đồ nhiệt thành, biết quên mình để phục vụ hơn là để được người đời kính nể hay để được ăn trên ngồi trước.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia tiên báo về Đấng Đau Khổ, đó là chân dung của Đấng Cứu Thế sau nầy. Qua đau khổ và sự chết, Chúa Giêsu đã mang đến cho nhâ loại ơn cứu rỗi và nguồn an bình.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa Kitô đã trải qua đau khổ, Ngài đã sống một cuộc đời như chúng ta. Với niềm tin tưởng, chúng ta cũng sống phó thác trong sự quan phòng của Cha trên trời.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Trước khi Chúa Giêsu vào cuộc khổ nạn, các tông đồ đã hiểu sai lạc về sứ vụ thiên sai của Chúa. Chính vì sự sai lạc nầy mà 2 anh em nhà Giêbêđê đã xin Chúa điều phúc âm thuật lại hôm nay.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta liên kết trong những lời nguyện chung sau đây:
1. Xin cho những chuyến công du Mục Vụ trong triều Đại Giáo Hoàng của Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô tiếp nối bước chân của các vị tiền nhiệm sẽ mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo Toàn Cầu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các Kitô hữu trên thế giới, luôn hấp thụ nguồn sức sống nơi các phép bí tích, đặc biệt là bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua sức mạnh thiêng liêng của ơn thánh Chúa ban và sự quyết tâm phục thiện và tích cực biến đổi xin cho chúng ta trở nên những người mới luôn sống vì tha nhân và phục vụ tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa giúp cho chúng ta luôn ý thức mình là phần tử của đại gia đình cộng đoàn-xứ đạo, luôn sẵn sàng đóng góp công sức để phục vụ như tinh thần của các bài đọc và bài chia sẻ hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa chúc lành cho Các Nam Nữ Tu Sĩ thuộc nhiều Dòng Tu khác nhau, đang phục vụ khắp nơi trên thế giới, luôn ‘Phục Vụ Quên Mình’ giữa những người đau khổ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Chúng ta cầu xin Chúa, cho các tín hữu đã qua đời, những thân bằng quyến thuộc nhân dịp lễ giỗ, giáp năm trong những ngày nầy, nhất là những linh hồn mồ côi không còn ai để cầu nguyện cho họ. Xin cho các ngài được yên nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là nguồn ân phúc, xin ban cho chúng con tinh thần vị tha và hăng say phục vụ để cuộc sống của chúng con luôn đem đến cho tha nhân niềm vui để sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Muốn làm đầu phải hầu thiên hạ
Lm Đan Vinh
23:33 16/10/2018
Chúa Nhật 29 TN B
Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 10,35-45
(35) Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây". (36) Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? " (37) Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". (38) Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?". (39) Các ông đáp: "Thưa được". Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (40) Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được". (41) Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. (42) Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. (43) Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; (44) Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. (45) Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".
2. Ý CHÍNH:
Sau khi Đức Giê-su loan báo lần thứ ba về cuộc Thương Khó Người sắp trải qua, các môn đệ xem ra vẫn không hiểu và không muốn chấp nhận con đường đó. Các ông vẫn đinh ninh rằng Thầy các ông sắp lên Giê-ru-sa-lem để làm Vua Mê-si-a và các ông đã tranh giành nhau vị trí quan trọng trong Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập (Mc 9,33-34; 10,35-40); Đức Giê-su đã nhắc nhở các môn đệ về bổn phận của người làm đầu là phải hầu thiên hạ và nên tôi tớ phục vụ mọi người (9,33; 10,41-45).
3. CHÚ THÍCH:
-C 35-38: +Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an: Gia-cô-bê và Gio-an là con ông Giêbêđê và bà Salomê và là anh em bà con của Đức Giê-su.. Hai ông thuộc Nhòm 12 Tông đồ, được Đức Giê-su kêu gọi đầu tiên và đã mau mắn bỏ thuyền và từ giã cha già mà đi theo Người (x Mt 4,21-22). Hai ông nhiệt thành bảo vệ Đức Giê-su và được Người gọi là "con cái của sấm chớp". +Chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin: Tin Mừng Mát-thêu thay lời xin của hai anh em bằng lời xin của bà mẹ. Có người cho rằng Mát-thêu muốn làm giảm tính tiêu cực của hai anh em qua việc đổ lỗi cho bà mẹ!
-C 37-38: +Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang: Hai ông nghĩ Thầy sắp vào trong vinh quang là lên làm Vua Thiên Sai, nên xin hai chỗ vinh dự nhất là được ngồi hai bên tả hữu. +Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?: Hai ông đã không hiểu được ý nghĩa thực sự và kết cục là cái chết đau thương đang chờ đón Thầy tại Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giê-su đã nhắc cho các ông về điều ấy.
-C 39-40: +"Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu: Đức Giê-su hứa cho các ông được chia sẻ trọn vẹn thân phận của Người. “Chén Thầy sắp uống” tượng trưng cho những đau khổ, “phép rửa Thầy sắp chịu” ám chỉ việc Người sẽ bị dìm trong lòng đất khi chết và được an táng trong mồ. Nhưng ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Lời tiên báo này đã được ứng nghiệm khi Gia-cô-bê là vị Tông đồ đầu tiên chịu tử vì đạo vào n ăm 42 do vua Hêrôđê An-ti-pa, như sách Tông Ðồ Công Vụ đã cho biết như sau: "Cùng thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay bắt bớ và làm khổ mấy người trong Giáo Hội, vua đã truyền chém ông Gia-cô-bê, anh của ông Gio-an" (Cv 12,2). Còn Tông đồ Gio-an thì bị đi đày một thời gian trên đảo Pát-mốt thời hòang đế Do-mi-ti-en. Người đã bị bỏ vào vạc dầu sôi nhưng được Chúa cứu thóat. Ngài qua đời tại Ephêsô (Tiểu Á) dưới thời hòang đế Tra-jan sau năm 98. +Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được: “Chuẩn bị cho ai” ám chỉ là do ý muốn của Chúa Cha, chứ không phải sự tiền định.
-C 41-42: +Mười môn đệ kia đâm ra tức tối: Các ông tức tối vì chính các ông cũng muốn được ngồi chỗ nhất trong Nước Thầy sắp thiết lập. +Những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân: Đức Giê-su giáo huấn môn đệ về quyền lãnh đạo: Quyền bính xã hội thường mang tính áp chế do tham vọng ca nhân muốn được ăn trên ngồi trước.
-C 43-45: +Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em: Đức Giê-su phân biệt quyền bính trong Nước Trời hay Cộng đòan Hội Thánh mà Người sắp thiết lập. +Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người: Người đòi môn đệ và các mục tử lãnh đạo Cộng đòan phải noi gương Người để sống khiêm hạ và sẵn sàng phục vụ người dưới. +Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ: Đức Giê-su thường tự xưng mình là Con Người. Người luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ và đòi môn đệ cũng phải học tập sống như vậy. +và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người: Giá chuộc ở đây thường là số tiền bỏ ra để mua sự giải thoát cho một tù nhân, hoặc để chuộc lại một người đang làm nô lệ. Tuy Đức Giê-su không bỏ tiền ra chuộc ai cả, nhưng Người chấp nhận trải qua cuộc tử nạn và phục sinh theo thánh ý Chúa Cha giống như giá chuộc để đền tội thay và giải thóat mọi người khỏi án chết muôn đời.
4. CÂU HỎI:
1) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an là ai?
2) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an xin Đức Giê-su điều gì?
3) Chén Thầy sắp uống và phép rửa Thầy sắp chịu ám chỉ biến cố gì? 3)Bạn biết gì về cuộc tử đạo của Tông đồ Gia-cô-bê?
4) Tông đồ Gio-an đã uống chén khổ nạn do Chúa trao cho thế nào?
5) Chúa Cha “chuẩn bị cho ai” nghĩa là gì? 6)Tại sao mười môn đệ kia lại tức tối với hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an?
7) Đức Giê-su giáo huấn các ông về quyền lãnh đạo trong Nước Thiên Chúa thế nào?
8) Người muốn các môn đệ và các mục tử sau này phải noi gương Người ra sao? 9)”Giá chuộc muôn người” nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người"(Mc 10,45).
2. CÂU CHUYỆN: GƯƠNG HY SINH PHỤC VỤ CỦA ĐÔI TÂN HÔN:
Một câu chuyện phục vụ Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA hay kể lại như sau:
“Vào năm 1982, một hôm có đôi thanh niên nan nữ tới nhà chúng tôi tại Can-quýt-ta đến trao tặng một món tiền lớn giúp bữa ăn cho người nghèo. Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: “Do đâu mà hai con có món tiền lớn vậy?” Họ trả lời: “Chúng con vừa tổ chức lễ cưới được hai ngày nay. Trước lễ cưới, chúng con bàn nhau sẽ thuê áo cưới thay vì đi may, cũng không liên hoan linh đình, mà dùng khoản tiền ấy trao tặng cho những người kém may mắn. Vì chúng con yêu nhau và muốn có một kỷ niệm đẹp nhân ngày cưới nhau”.
Ðể biết rõ thêm, mẹ Têrêsa hỏi: “Tại sao chúng con quyết định táo bạo như thế? Chúng con không sợ việc làm như vậy sẽ làm cha mẹ và họ hàng buồn lòng hay sao?” Hai bạn trẻ ấy trả lời: “Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống bằng một sự hy sinh mà cả hai đều cùng nhau thực hiện”.
Mẹ Tê-rê-sa kết luận: “Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến một tình yêu cao quí như vậy. Tôi luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể trao cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng… là món quà lớn lao của tình yêu nhau”.
3. SUY NIỆM:
1) Con người ai cũng muốn được ngồi vào chỗ nhất :
Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đã không ngần ngại xin Đức Giê-su cho ngồi hai bên tả hữu Thầy, là hai chỗ tốt nhất khi Thầy lên làm Vua Mê-si-a. Mười môn đệ kia nghe vậy rất bực mình. Điều này cho thấy họ cũng muốn ngồi chỗ ấy.
Thực ra, tự bản chất, mỗi chúng ta đều muốn được “ăn trên ngồi trước”. Xã hội cũng tôn vinh những người địa vị cao, khuyến khích những ngừơi đoạt giải nhất trong các cuộc thi, hoan hô các nhà vô địch “khỏe nhất, nhanh nhất, xa nhất” như trong các Đại Hội Thể Thao Ô-lym-pic…
2) Đức Giê-su “đến để phục vụ hơn là được phục vụ”:
Khi đi giảng đạo, Đức Giê-su luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ tha nhân: Người đã làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế như: “Cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7,22; Is 35,5-6; 42,7). Để cứu độ chúng ta, Người chấp nhận hy sinh chịu chết trên thập giá, hầu chứng tỏ một tình yêu tột đỉnh (x Ga 15,13). Người cũng nói với các môn đệ rằng: “Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”(Mc 10.45). Trong bữa tiệc ly Người đã quì xuống rửa chân cho các môn đệ và sau đó đã dạy các ông bài học yêu thương phục vụ lẫn nhau như sau: “Anh em gọi Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Vậy nếu Thầy là “Chúa” là “Thầy”, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-15).
3) Chúng ta phải làm gì?
-Bác sĩ TOM DOLLY đã nói như sau: “Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác”. Dù là người bất tài, xấu xí hay bệnh tật đến đâu, không ai trong họ là người hòan tòan vô dụng”.
-Ở bất cứ đâu và trong bất cứ hòan cảnh nào mỗi người chúng ta đều có thể yêu thương và phục vụ tha nhân: Là người bán hàng: chúng ta có thể nói với khách hàng rằmg: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?”. Là bác sĩ hay y tá bệnh viện, chúng ta có thể ân cần phục vụ bệnh nhân; Là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta có thể phục vụ người nghèo, bệnh tật và bị bỏ rơi noi gương Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta. Vấn đề là chúng ta có sẵn sàng mở rộng con tim để đón nhận và yêu thương phục vụ tha nhân như chính Đức Giê-su hay không?
-Buổi tối mỗi người hãy dành một phút xét mình trong giờ kinh tối gia đình: “Hôm nay tôi đã làm gì để phục vụ tha nhân? Như: Nở nụ cười thân thiện với người mới gặp; Trao cái nhìn yêu thương cho một người ăn xin; Lắng nghe cảm thông với một người đang lo âu; Nói một lời an ủi người chán nản …Mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm kèm theo tình thương sẽ là món quà quý phục vụ tha nhân.
4. THẢO LUẬN:
1) Bạn cần làm gì để tránh thói ham mê danh vọng chức quyền thế gian?
2)Tuần này bạn sẽ làm gì để thực tập khiêm hạ phục vụ?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã hạ mình như đầy tớ phục vụ môn đệ và tình nguyện chịu chết đền tội thay cho chúng con. Xin giúp chúng con hiểu được tình yêu vô biên của Chúa và noi gương Chúa yêu thương phục vụ mọi người. Xin cho chúng con biết năng nghĩ đến người bên cạnh và phục vụ họ như phục vụ chính Chúa để xứng đáng thành môn đệ thực sự của Chúa.
X)HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ)XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 10,35-45
(35) Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây". (36) Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? " (37) Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". (38) Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?". (39) Các ông đáp: "Thưa được". Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (40) Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được". (41) Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. (42) Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. (43) Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; (44) Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. (45) Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".
2. Ý CHÍNH:
Sau khi Đức Giê-su loan báo lần thứ ba về cuộc Thương Khó Người sắp trải qua, các môn đệ xem ra vẫn không hiểu và không muốn chấp nhận con đường đó. Các ông vẫn đinh ninh rằng Thầy các ông sắp lên Giê-ru-sa-lem để làm Vua Mê-si-a và các ông đã tranh giành nhau vị trí quan trọng trong Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập (Mc 9,33-34; 10,35-40); Đức Giê-su đã nhắc nhở các môn đệ về bổn phận của người làm đầu là phải hầu thiên hạ và nên tôi tớ phục vụ mọi người (9,33; 10,41-45).
3. CHÚ THÍCH:
-C 35-38: +Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an: Gia-cô-bê và Gio-an là con ông Giêbêđê và bà Salomê và là anh em bà con của Đức Giê-su.. Hai ông thuộc Nhòm 12 Tông đồ, được Đức Giê-su kêu gọi đầu tiên và đã mau mắn bỏ thuyền và từ giã cha già mà đi theo Người (x Mt 4,21-22). Hai ông nhiệt thành bảo vệ Đức Giê-su và được Người gọi là "con cái của sấm chớp". +Chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin: Tin Mừng Mát-thêu thay lời xin của hai anh em bằng lời xin của bà mẹ. Có người cho rằng Mát-thêu muốn làm giảm tính tiêu cực của hai anh em qua việc đổ lỗi cho bà mẹ!
-C 37-38: +Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang: Hai ông nghĩ Thầy sắp vào trong vinh quang là lên làm Vua Thiên Sai, nên xin hai chỗ vinh dự nhất là được ngồi hai bên tả hữu. +Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?: Hai ông đã không hiểu được ý nghĩa thực sự và kết cục là cái chết đau thương đang chờ đón Thầy tại Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giê-su đã nhắc cho các ông về điều ấy.
-C 39-40: +"Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu: Đức Giê-su hứa cho các ông được chia sẻ trọn vẹn thân phận của Người. “Chén Thầy sắp uống” tượng trưng cho những đau khổ, “phép rửa Thầy sắp chịu” ám chỉ việc Người sẽ bị dìm trong lòng đất khi chết và được an táng trong mồ. Nhưng ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Lời tiên báo này đã được ứng nghiệm khi Gia-cô-bê là vị Tông đồ đầu tiên chịu tử vì đạo vào n ăm 42 do vua Hêrôđê An-ti-pa, như sách Tông Ðồ Công Vụ đã cho biết như sau: "Cùng thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay bắt bớ và làm khổ mấy người trong Giáo Hội, vua đã truyền chém ông Gia-cô-bê, anh của ông Gio-an" (Cv 12,2). Còn Tông đồ Gio-an thì bị đi đày một thời gian trên đảo Pát-mốt thời hòang đế Do-mi-ti-en. Người đã bị bỏ vào vạc dầu sôi nhưng được Chúa cứu thóat. Ngài qua đời tại Ephêsô (Tiểu Á) dưới thời hòang đế Tra-jan sau năm 98. +Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được: “Chuẩn bị cho ai” ám chỉ là do ý muốn của Chúa Cha, chứ không phải sự tiền định.
-C 41-42: +Mười môn đệ kia đâm ra tức tối: Các ông tức tối vì chính các ông cũng muốn được ngồi chỗ nhất trong Nước Thầy sắp thiết lập. +Những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân: Đức Giê-su giáo huấn môn đệ về quyền lãnh đạo: Quyền bính xã hội thường mang tính áp chế do tham vọng ca nhân muốn được ăn trên ngồi trước.
-C 43-45: +Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em: Đức Giê-su phân biệt quyền bính trong Nước Trời hay Cộng đòan Hội Thánh mà Người sắp thiết lập. +Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người: Người đòi môn đệ và các mục tử lãnh đạo Cộng đòan phải noi gương Người để sống khiêm hạ và sẵn sàng phục vụ người dưới. +Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ: Đức Giê-su thường tự xưng mình là Con Người. Người luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ và đòi môn đệ cũng phải học tập sống như vậy. +và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người: Giá chuộc ở đây thường là số tiền bỏ ra để mua sự giải thoát cho một tù nhân, hoặc để chuộc lại một người đang làm nô lệ. Tuy Đức Giê-su không bỏ tiền ra chuộc ai cả, nhưng Người chấp nhận trải qua cuộc tử nạn và phục sinh theo thánh ý Chúa Cha giống như giá chuộc để đền tội thay và giải thóat mọi người khỏi án chết muôn đời.
4. CÂU HỎI:
1) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an là ai?
2) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an xin Đức Giê-su điều gì?
3) Chén Thầy sắp uống và phép rửa Thầy sắp chịu ám chỉ biến cố gì? 3)Bạn biết gì về cuộc tử đạo của Tông đồ Gia-cô-bê?
4) Tông đồ Gio-an đã uống chén khổ nạn do Chúa trao cho thế nào?
5) Chúa Cha “chuẩn bị cho ai” nghĩa là gì? 6)Tại sao mười môn đệ kia lại tức tối với hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an?
7) Đức Giê-su giáo huấn các ông về quyền lãnh đạo trong Nước Thiên Chúa thế nào?
8) Người muốn các môn đệ và các mục tử sau này phải noi gương Người ra sao? 9)”Giá chuộc muôn người” nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người"(Mc 10,45).
2. CÂU CHUYỆN: GƯƠNG HY SINH PHỤC VỤ CỦA ĐÔI TÂN HÔN:
Một câu chuyện phục vụ Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA hay kể lại như sau:
“Vào năm 1982, một hôm có đôi thanh niên nan nữ tới nhà chúng tôi tại Can-quýt-ta đến trao tặng một món tiền lớn giúp bữa ăn cho người nghèo. Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: “Do đâu mà hai con có món tiền lớn vậy?” Họ trả lời: “Chúng con vừa tổ chức lễ cưới được hai ngày nay. Trước lễ cưới, chúng con bàn nhau sẽ thuê áo cưới thay vì đi may, cũng không liên hoan linh đình, mà dùng khoản tiền ấy trao tặng cho những người kém may mắn. Vì chúng con yêu nhau và muốn có một kỷ niệm đẹp nhân ngày cưới nhau”.
Ðể biết rõ thêm, mẹ Têrêsa hỏi: “Tại sao chúng con quyết định táo bạo như thế? Chúng con không sợ việc làm như vậy sẽ làm cha mẹ và họ hàng buồn lòng hay sao?” Hai bạn trẻ ấy trả lời: “Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống bằng một sự hy sinh mà cả hai đều cùng nhau thực hiện”.
Mẹ Tê-rê-sa kết luận: “Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến một tình yêu cao quí như vậy. Tôi luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể trao cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng… là món quà lớn lao của tình yêu nhau”.
3. SUY NIỆM:
1) Con người ai cũng muốn được ngồi vào chỗ nhất :
Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đã không ngần ngại xin Đức Giê-su cho ngồi hai bên tả hữu Thầy, là hai chỗ tốt nhất khi Thầy lên làm Vua Mê-si-a. Mười môn đệ kia nghe vậy rất bực mình. Điều này cho thấy họ cũng muốn ngồi chỗ ấy.
Thực ra, tự bản chất, mỗi chúng ta đều muốn được “ăn trên ngồi trước”. Xã hội cũng tôn vinh những người địa vị cao, khuyến khích những ngừơi đoạt giải nhất trong các cuộc thi, hoan hô các nhà vô địch “khỏe nhất, nhanh nhất, xa nhất” như trong các Đại Hội Thể Thao Ô-lym-pic…
2) Đức Giê-su “đến để phục vụ hơn là được phục vụ”:
Khi đi giảng đạo, Đức Giê-su luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ tha nhân: Người đã làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế như: “Cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7,22; Is 35,5-6; 42,7). Để cứu độ chúng ta, Người chấp nhận hy sinh chịu chết trên thập giá, hầu chứng tỏ một tình yêu tột đỉnh (x Ga 15,13). Người cũng nói với các môn đệ rằng: “Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”(Mc 10.45). Trong bữa tiệc ly Người đã quì xuống rửa chân cho các môn đệ và sau đó đã dạy các ông bài học yêu thương phục vụ lẫn nhau như sau: “Anh em gọi Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Vậy nếu Thầy là “Chúa” là “Thầy”, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-15).
3) Chúng ta phải làm gì?
-Bác sĩ TOM DOLLY đã nói như sau: “Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác”. Dù là người bất tài, xấu xí hay bệnh tật đến đâu, không ai trong họ là người hòan tòan vô dụng”.
-Ở bất cứ đâu và trong bất cứ hòan cảnh nào mỗi người chúng ta đều có thể yêu thương và phục vụ tha nhân: Là người bán hàng: chúng ta có thể nói với khách hàng rằmg: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?”. Là bác sĩ hay y tá bệnh viện, chúng ta có thể ân cần phục vụ bệnh nhân; Là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta có thể phục vụ người nghèo, bệnh tật và bị bỏ rơi noi gương Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta. Vấn đề là chúng ta có sẵn sàng mở rộng con tim để đón nhận và yêu thương phục vụ tha nhân như chính Đức Giê-su hay không?
-Buổi tối mỗi người hãy dành một phút xét mình trong giờ kinh tối gia đình: “Hôm nay tôi đã làm gì để phục vụ tha nhân? Như: Nở nụ cười thân thiện với người mới gặp; Trao cái nhìn yêu thương cho một người ăn xin; Lắng nghe cảm thông với một người đang lo âu; Nói một lời an ủi người chán nản …Mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm kèm theo tình thương sẽ là món quà quý phục vụ tha nhân.
4. THẢO LUẬN:
1) Bạn cần làm gì để tránh thói ham mê danh vọng chức quyền thế gian?
2)Tuần này bạn sẽ làm gì để thực tập khiêm hạ phục vụ?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã hạ mình như đầy tớ phục vụ môn đệ và tình nguyện chịu chết đền tội thay cho chúng con. Xin giúp chúng con hiểu được tình yêu vô biên của Chúa và noi gương Chúa yêu thương phục vụ mọi người. Xin cho chúng con biết năng nghĩ đến người bên cạnh và phục vụ họ như phục vụ chính Chúa để xứng đáng thành môn đệ thực sự của Chúa.
X)HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ)XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay
Lm Đan Vinh
23:38 16/10/2018
CN 29 TN B - LE TRUYEN GIAO
Xh 22,20-26; 1 Tx 1,5c-10; Mc 16,15-20
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 16,15-20
(15) Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi lòai thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ. Còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. (17) Đây là những dấu lạ sẽ di theo những ai có lòng tin: Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhầm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe. (19) Nói xong Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn các Tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họat động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
2. Ý CHÍNH:
Trước khi về trời, Đức Giê-su đã truyền cho các môn đệ tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời khắp thế gian. ai tin và chịu phép rửa thì sẽ nên dưỡng tử của Thiên Chúa và được hưởng ơn cứu độ. Còn kẻ không tin là đã tự loại mình ra khỏi Nước Trời và sẽ bị kết án. Cuối cùng Đức Giê-su còn hứa ban cho các ông quyền làm nhiều phép lạ. Các môn đệ đã vâng lời Thầy đi khắp nơi loan báo Tin Mừng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15-16: + Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ: Trong thời gian 3 năm rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su chỉ được sai đến cùng các con chiên lạc của nhà Ít-ra-en. nhưng sau khi phục sinh, Người đã trao cho các Tông đồ sứ mạng truyền giáo phổ quát là đến với muôn dân + Loan báo Tin Mừng: theo Hy ngữ, Tin Mừng ( Euaggelion) là một “Tin Vui, Tin Mừng”. Có thể hiểu Tin Mừng Đức Giê-su theo hai nghĩa: Một là chính “Tin Mừng được Đức Giê-su công bố”. Hai là “Tin Mừng về Đức Giê-su”, Đấng ban ơn cứu độ nhờ mầu nhiệm chết và sống lại của Người. + cho mọi loài thọ tạo: Nghĩa là mọi dân mọi nước (x. Mt 28,19). + Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ: Tin là mở lòng đón nhận Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. Chịu phép rửa là nhận ơn tha tội và ơn tái sinh để nên người mới, nên dưỡng tử của Thiên Chúa để được sống đời đời.+ còn ai không tin thì sẽ bị kết án: Thực ra, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ (x Ga 3,17). Còn những kẻ không tin thì đã bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Họ giống như cành nho bị tách lìa khỏi thân cây là Đức Giê-su, nên sẽ bị khô héo và bị quăng vào lửa đời đời (x. Ga 15,5-6). + Riêng những người không tin Đức Giê-su nhưng không phải do lỗi của họ thì có được Chúa ban ơn cứu độ không?: Những ai tuy không biết Đức Ki-tô, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành, thì Chúa sẽ lo liệu cho họ có đủ phương tiện cần thiết để được rỗi linh hồn. Chỉ những kẻ cố tình làm tay sai cho ma quỷ, ra tay làm điều gian ác và không chịu hồi tâm sám hối thì chắc sẽ bị sa vào hỏa ngục. Vì hỏa ngục được lập ra “dành cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25,41).
- C 17-18: + Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Ngay trong thời gian giảng đạo, khi sai các Tông đồ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông quyền trên các thần ô uế để các ông xua trừ chúng và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân (x. Mt 10,1-5). Giờ đây trước khi về trời, Đức Giê-su lại trao quyền làm các dấu lạ cho các ông. + Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe: Khi viết Tin Mừng (khoảng năm 65), thánh Mác-cô đã nghe biết các phép lạ do các Tông đồ thực hiện. Chẳng hạn: vào lễ Ngũ Tuần, các ông đã được đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ (x. Cv 2,4). Thánh Thần cũng ngự xuống trên gia đình Co-nê-li-ô và cho họ nói các thứ tiếng lạ (x. Cv 10,44-46). Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân nhờ bàn tay của các Tông đồ (x. Cv 5,12). Ông Phê-rô đặt tay trên bệnh nhân hoặc chỉ cần bóng của ông phớt qua đã đủ để họ được lành bệnh, và thần ô uế cũng phải xuất ra (x. Cv 5,15-16). còn Tông đồ Phao-lô thì chữa lành một người bị bại chân tại Ly-tra (x. Cv 14,8-10) ; Tại đảo Man-ta, Phao-lô đã bị rắn độc bám vào tay mà không hề hấn gì (x. Cv 28,1-6); Ông cũng đã cầu nguyện và đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 28,8-9); Ngay cả chiếc áo ông mặc qua cũng có năng lực làm cho cơn bệnh biến đi và tà thần phải xuất ra (x. Cv 19,11; 20,9-12).
- C 19-20: + Chúa Giê-su được rước lên trời: Như Ê-li-a thời Cựu Ước đã “lên trời trong cơn gió lốc”(2 V 2,11), thì thân xác Đức Giê-su cũng được rước lên trời trên các tầng mây, và từ nay Người không còn lệ thuộc vào không gian thời gian như khi còn sống nữa. + và ngự bên hữu Thiên Chúa: Đức Giê-su đã được Chúa Cha tôn vinh, được vào trong vinh quang của Chúa Cha, với quyền cai trị vũ trụ (x. Mt 28,18; Ep 1,21-22). + ra đi rao giảng khắp nơi: các Tông đồ đã vâng lời Chúa Giê-su, đi rao giảng Tin mừng, làm chứng cho Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất (x. Cv 1,8). + có Chúa cùng hoạt động với các ông...: Từ đây, Chúa Ki-tô sẽ luôn hiện diện trong Hội thánh (x Mt 28,20). Người ban Thánh Thần để Hội thánh tha tội cho người ta như Người đã làm (x Ga 20,21-22). Người cũng hứa ban cho Hội thánh làm được những việc lớn lao hơn Người nữa, đó là đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc với quyền năng Thánh Thần giúp sức (x Ga 14,12).
4. CÂU HỎI:
1) Mầu nhiệm Phục sinh có tầm quan trọng thế nào đối với sứ mệnh được sai đi? Các Tông đồ được Đức Giê-su sai đến với những ai?
2) Tin Mừng Đức Giê-su có những ý nghĩa nào?
3) Phải có những điều kiện nào để được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su?
4) Những ai chắc chắn sẽ bị sa vào hỏa ngục? Những người chưa có đức Tin, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành có được hưởng ơn cứu độ không?
5) Trong thời gian giảng đạo, khi sai môn đệ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông những quyền gì?
6) Trước khi về trời, Đức Giê-su trao sứ mệnh loan Tin mừng cho các Tông đồ kèm theo những dấu lạ nào?
7) Lời Chúa phán về các dấu lạ kèm theo Lời rao giảng của các Tông đồ đã ứng nghiệm như thế nào trong thời Giáo Hội sơ khai?
8) Thời Cựu Ước, Ngôn sứ nào được rước lên trời? Thời Tân Ước hai nhân vật nào cũng được lên trời? Chúa Giê-su thăng thiên khác với việc mông triệu của Đức MA-RI-A thế nào?
9) Người lương dân luôn ăn ngay ở lành mà chết, có được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su không?
10) So sánh Lời Chúa Giê-su truyền cho các Tông đồ trước khi lên trời là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ...”(x Mt 28,19) và “Hãy nên chứng nhân của Thầy...” (x Cv 1,8) giống và khác nhau thế nào?
11) Sau khi lên trời, Chúa Giê-su còn hiện diện trong Hội thánh nữa không?
12) Từ đây, Chúa Thánh Thần được ban cho Hội thánh với sứ mạng gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
2. CÂU CHUYỆN: VIÊN NHẠC SĨ VÀ CHIẾC VĨ CẦM QUÍ GIÁ
PHÍT KÂY-DƠ-LÊ (fritz kreisler) (1875-1962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một tài sản đồ sộ nhờ các buổi hòa nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết những của cải kiếm được. Do đó, trong một chuyến đi lưu diễn, ông phát hiện ra một cây vĩ cầm rất đẹp và âm thanh của nó nghe thật tuyệt vời, nhưng ông lại không có đủ tiền để mua ngay. Sau một thời gian để dành, khi ông mang tiền đến mua thì cây vĩ cầm kia đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Phít theo địa chỉ tìm đến chủ nhân mới của cây vĩ cầm để xin được mua lại. Nhà sưu tầm lúc đầu không muốn bán, vì theo ông ta cây đàn này là một bảo vật quí giá. Phít cảm thấy chán nản thất vọng. Tuy nhiên trước khi ra về, ông nảy ra sáng kiến và nói với người chủ mới của cây đàn như sau: “Tôi xin phép được chơi một bài trước khi cây đàn này bị rơi vào cỏi thinh lặng”. Được chủ nhân đồng ý, viên nhạc sĩ tài ba này đã làm cho ông chủ cây đàn vô cùng xúc động khi nghe được tiếng đàn du dương réo rắt của nó qua bàn tay tài hoa của ông, đến nỗi ông ta đã phải thốt lên: “Này Kây-dơ-lê ơi! Tôi không có quyền giữ cây đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới, để thiên hạ được thưởng thức âm thanh tuyệt vời của nó”.
3.THẢO LUẬN:
1) Thánh Têrêxa nhỏ đã được tôn phong làm tiến sĩ Hội thánh. Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo bằng cầu nguyện và hy sinh của chị? Bây giờ có hợp thời không ?
2) Mẹ Têrêxa hiến đời mình cho người cùng khổ, bệnh tật, không phân biệt tôn giáo, màu da... Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo này? Nó có đánh động trái tim con người hôm nay không ?
3) Trong xã hội ngày nay, chúng ta cần rao giảng Tin Mừng cho anh em lương dân bằng cách nào để đạt được hiệu quả nhất ?
4. SUY NIỆM:
1) Tại sao phải truyền giáo? :
Có người lên tiếng chỉ trích công việc truyền giáo của Hội thánh Công Giáo cho lương dân. Theo họ: “Đạo nào cũng tốt vì đạo nào cũng dạy người ta phải ăn ngay ở lành và đều bắt nguồn từ Trời, nên cần chi phải rao giảng về đạo Công Giáo cho ngừoi ta? Tốt hơn là cứ khuyên họ hãy sống thật tốt theo đúng tôn chỉ của đạo giáo mà họ đang theo”. Thực ra, nếu xét về mặt luân lý tự nhiên thì xem ra mọi tôn giáo đều tốt và đều dạy người ta hướng thượng, ăn ngay ở lành, giữ đức công bình và sống từ bi nhân ái. Nhưng về mặt tín lý, giáo lý của các đạo giáo chỉ là thứ chân lý chủ quan, có nhiều sai lạc và làm méo mó đi hình ảnh của Thiên Chúa. Do đó, các tôn giáo nói chung không thể có giá trị ngang nhau cả về tín lý và luân lý. Ta có thể ví chân lý của các tôn giáo giống như ánh sáng lờ mờ của cây đèn dầu, và có tôn giáo còn sai lầm khi thờ lạy những con người hay thú vật để được chúng ban ơn… Còn chân lý của đạo Công Giáo thì phát xuất từ Đức Giê-su là Con Thiên Chúa làm người nên đạo của Người đáng tin như Người đã nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. ... Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Đạo Công Giáo ví như ánh sáng chói chan của mặt trời chính ngọ, giúp các tín hữu nhận biết, tôn thờ yêu mến một Thiên Chúa tòan năng chân thật, nhờ đó, họ sẽ nhận được hạnh phúc và sự sống đời đời như công đồng Vaticanô II đã dạy: “Tất cả những gì tốt lành chân thật trong các tôn giáo chỉ có giá trị như để chuẩn bị cho họ lãnh nhận Tin Mừng, và như một hồng ân mà Đấng soi sáng mọi người ban cho, để cuối cùng họ sẽ được sống đời đời” (LG số 16).
Để qui tụ tất cả con cái loài người đã bị tội lỗi làm cho tản mác và đi lạc đường, Thiên Chúa muốn tập họp toàn thể loài người trong Hội thánh của Đức Giê-su là Con yêu dấu của Ngài. Hội thánh là nơi loài người tìm thấy Thiên Chúa và sẽ được hưởng ơn cứu độ. Hội thánh là thế giới đã được hòa giải, là con tàu giúp vượt đại dương trần gian nhờ cơn gió mạnh là Thánh Thần, với cánh buồm là thánh giá Đức Ki-tô. Hội thánh cũng được ví như con tàu của tổ phụ Nô-e giúp loài người thoát khỏi cơn lụt đại hồng thủy (x. 1 Pr 3,20-21).
2) Sứ vụ truyền giáo của Hội thánh bắt nguồn từ đâu? :
Đức Giê-su đã trao sứ vụ truyền giáo cho các môn đệ trước khi lên trời “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20). Người cũng dạy môn đệ hãy làm chứng nhân cho Người: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri-a và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
Như vậy sứ mạng loan Tin Mừng là một bổn phận phải làm chứ không phải là một việc theo sở thích như lời thánh Phao-lô: "Đối với tôi rao giảng Tin mừng không phải là lý do để tự hào, nhưng là một sự cần thiết buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng." (1 Cr 9,16). Công việc truyền giáo đòi hỏi nhiều kiên trì dù có gặp thất bại, dù thân xác đã bị mệt mỏi rã rời và cả khi gặp những trắc trở như lời thánh Phao-lô: “Hãy rao giảng Lời Chúa. Hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tim 4,2). Nhờ ơn Thánh Thần của Chúa Phục Sinh trao ban, Hội thánh thời sơ khai đã hăng hái chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời đi khắp thế gian. Các Tông đồ nhờ ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần, đã sống đơn giản vị tha, quảng đại chia sẻ và khiêm tốn phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những người bất hạnh để giới thiệu Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế cho mọi dân mọi nước, để ai tin và chịu phép rửa tội sẽ được gia nhập Nước Trời hầu được hưởng ơn cứu độ là sự sống vĩnh hằng đời này và đời sau. Còn những kẻ cố chấp không tin vào Đức Giê-su là tự loại mình ra khỏi ơn cứu độ do Người mang đến.
3) Truyền giáo cụ thể là truyền điều gì? :
Truyền giáo không phải chỉ là rao giảng một số chân lý về Chúa, nhưng là truyền đức tin mà chính mình đã có sau khi gặp gỡ Chúa, truyền đức tin ấy cho những người chưa biết Chúa để họ cũng tin thờ yêu mến Chúa như mình, như An-rê sau khi tin nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, đã giới thiệu Người cho em mình là Si-mon (x. Ga 1,40-42). Hoặc như ông Phi-lip-phê sau khi gặp và tin Đức Giê-su đã dẫn bạn mình là Na-tha-na-en đến gặp Người (x. Ga 1,45-51). Truyền giáo bằng cách truyền lòng tin yêu Chúa sẽ có sức lay động lòng người hơn là chỉ trình bày giáo lý cho người chưa tin.
Để chu toàn sứ mạng thông truyền đức tin cho người khác, trước hết chúng ta cần phải củng cố đức tin của mình vào Đức Giê-su, bằng việc năng đọc và suy niệm Lời Chúa dưới ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần và cầu xin Chúa gia tăng lòng tin cậy mến cho mình, trước khi “đi bước trước” chủ động làm quen với người chưa nhận biết Chúa, theo cách Đức Giê-su đã làm bên bờ giếng Giacóp: Người đã mở lời xin nước uống với người phụ nữ Samari để làm quen, rồi sau đó đã từng bước trình bày cho chị về thứ Nước Hằng Sống Người sẽ ban cho những ai tin Người (x. Ga 4,7-10). Rồi sau khi đã tin Đức Giê-su là một Ngôn sứ, chị ta đã trở về làng nói về Đức Giê-su cho dân làng và dẫn họ đi ra bờ giếng để gặp Người (x Ga 4,25-30).
4) Phải truyền giáo bằng cách nào cho hữu hiệu? :
Ngày nay mỗi tín hữu do đã nhận được ơn do bí tích rửa tội và thêm sức, cũng có sứ vụ góp phần với Hội thánh để đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho những người chưa tin bằng các việc như sau:
- Bằng việc “tân phúc âm hóa” đời sống của mình và gia đình mình:
Truyền giáo là làm chứng cho Chúa. Để làm chứng cho Chúa, trước hết chúng ta phải hiểu biết Chúa và tin yêu Chúa. Một người không tin Chúa hoặc chỉ có đức tin nông cạn thì không thể “nói về Chúa” cách hữu hiệu được. Tiếp đến, người làm chứng phải có một cuộc sống tốt lành thì lời chứng mới đáng tin và có sức thuyết phục người khác tin theo. Thực vậy, một người nói về Chúa mà không sống những điều mình nói thì không thể làm cho người nghe tin được, có khi họ lại còn nói sai về giáo lý của Hội thánh nữa. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam gần đây đã kêu gọi các thành phần dân Chúa, nhất là các linh mục, hãy nhiệt thành cộng tác để đổi mới phương cách loan báo Tin Mừng cho phù hợp với thời đại hiện nay, nhờ đó, hy vọng sẽ đem lại cho Hội thánh Việt Nam một mùa lúa chín dồi dào. Nói cụ thể, các vị chủ chăn muốn mỗi người tín hữu Công Giáo chúng ta hãy dành thời giờ và tâm huyết cho việc “Phúc-Âm-hóa gia đình”, tức là liệu sao cho việc học giáo lý hôn nhân được nghiêm túc hơn, và tổ chức thường xuyên giờ Kinh Tối gia đình theo hướng canh tânm nghĩa là thêm phần suy niệm Lời Chúa. Những việc làm đó sẽ giúp củng cố tình yêu giữa các thành viên trong gia đình và giúp giáo dục Đức tin ngày một tốt hơn cho các thế hệ tương lai.
- Bằng cuộc sống chan hòa tình thương giữa cộng đoàn:
Thời Hội thánh sơ khai chính tình yêu thương nhau giữa các thành viên trong cộng đoàn đã khiến toàn dân thương mến (Cv 2,47a), thì sự hiệp nhất yêu thương giữa cộng đoàn xứ đạo hôm nay cũng sẽ gây được thiện cảm của anh chị em lương dân sống bên cạnh. Đó cũng là phương cách để "càng ngày càng có nhiều người gia nhập Hội thánh" (Cv 2,47b). Thế nên, tinh thần truyền giáo mời gọi chúng ta hãy quan tâm giúp đỡ nhau không chỉ về tinh thần mà còn cả vật chất nữa, không chỉ trong nội bộ người Công Giáo mà còn cả với những anh em lương dân đang sống chung quanh. Đồng thời tình thương này bao gồm xóa bỏ những sự hận thù ganh ghét giữa người này với người kia trong cộng đoàn, mỗi người luôn sống bác ái huynh đệ, "dĩ hòa vi quý", nâng đỡ đùm bọc lẫn nhau để biến giáo xứ trở thành một cộng đoàn chan hòa yêu thương, chia sẻ và cảm thông với nhau. Đó chính là dấu chỉ chúng ta là môn đệ đích thực của Chúa Giê-su và nên chứng nhân Tin mừng giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
- Bằng việc “đi bước trước” đến với anh em lương dân:
Cụ thể, trong những ngày này, mỗi người tín hữu sẽ noi gương Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta kết thân với một người lương, coi họ như anh chị em trong gia đình ruột thịt để năng quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi gia đình Công Giáo sẽ kết thân với một gia đình lương dân, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi: Khi có kỵ giỗ, cưới xin hay lễ lạc, hai bên nên mời nhau đến chia sẻ tình hiệp thông để thắt chặt mối giây thân ái. Nhờ đó, Tin Mừng sẽ ngày một lan truyền từ người này sang người khác giống như ánh nến thánh lễ đêm Vọng Phục Sinh được truyền từ người này sang người khác bên cạnh.
- Bằng việc chia sẻ ngọn lửa yêu thương cách cụ thể:
Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta đã nêu gương truyền giáo bằng việc chia sẻ ngọn lửa yêu thương cụ thể. Mẹ không giảng Tin Mừng bằng lời nói, nhưng bằng tâm tình yêu mến kèm theo cử chỉ thân thương đối với những người nghèo đói bệnh tật và bị bỏ rơi. Mẹ cũng không chủ trương yêu người cách chung chung, nhưng là yêu từng con người cụ thể gặp được trong cuộc sống. Mẹ nói: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là yêu thương từng người một. Để thương yêu một người thì trước tiên phải đến gần người ấy… Tôi chủ trương một người đến với một người vì mỗi người đều là hiện thân của Đức Ki-tô… Người đó phải là con người duy nhất trên thế gian trong giây phút đó.” Với tâm tình nầy, Mẹ Tê-rê-xa đã thu phục nhân tâm của nhiều người trên thế giới. Cũng bằng phương thức nầy, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng gấp đôi số tín hữu chỉ trong mười năm!
5. NGUYỆN CẦU:
- Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay là ngày thế giới truyền giáo. Xin giúp chúng con trở nên chứng nhân giúp người khác nhận biết và tin yêu Chúa bằng lời nói việc làm của chúng con:
Giữa một thế giới chỉ biết chạy theo các tiện nghi để hưởng thụ, xin cho chúng con biết chấp nhận cuộc sống đơn sơ trong cách ăn ở và tiêu dùng của cải vật chất.
Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo, xin cho chúng con tránh thói tham lam, chỉ lo thu tích cho mình, nhưng biết quảng đại chia sẻ cho người bất hạnh.
Giữa một thế giới khinh thường người nghèo, xin cho chúng con biết quí trọng phẩm giá của mọi người.
Giữa một thế giới bị mất phương hướng, xin cho chúng con giúp họ nhận biết tin yêu Chúa và phục vụ tha nhân, hầu tìm thấy ý nghĩa cuộc đời.
- Lạy Chúa Giê-su, Tình Yêu của con, nếu Hội thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất tà trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội thánh vắng bóng tình yêu, thì các Tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình... Lạy Chúa Giê-su, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội thánh: nơi Trái Tim Hội thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện (Th Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su).
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Xh 22,20-26; 1 Tx 1,5c-10; Mc 16,15-20
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 16,15-20
(15) Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi lòai thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ. Còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. (17) Đây là những dấu lạ sẽ di theo những ai có lòng tin: Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhầm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe. (19) Nói xong Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn các Tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họat động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
2. Ý CHÍNH:
Trước khi về trời, Đức Giê-su đã truyền cho các môn đệ tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời khắp thế gian. ai tin và chịu phép rửa thì sẽ nên dưỡng tử của Thiên Chúa và được hưởng ơn cứu độ. Còn kẻ không tin là đã tự loại mình ra khỏi Nước Trời và sẽ bị kết án. Cuối cùng Đức Giê-su còn hứa ban cho các ông quyền làm nhiều phép lạ. Các môn đệ đã vâng lời Thầy đi khắp nơi loan báo Tin Mừng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15-16: + Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ: Trong thời gian 3 năm rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su chỉ được sai đến cùng các con chiên lạc của nhà Ít-ra-en. nhưng sau khi phục sinh, Người đã trao cho các Tông đồ sứ mạng truyền giáo phổ quát là đến với muôn dân + Loan báo Tin Mừng: theo Hy ngữ, Tin Mừng ( Euaggelion) là một “Tin Vui, Tin Mừng”. Có thể hiểu Tin Mừng Đức Giê-su theo hai nghĩa: Một là chính “Tin Mừng được Đức Giê-su công bố”. Hai là “Tin Mừng về Đức Giê-su”, Đấng ban ơn cứu độ nhờ mầu nhiệm chết và sống lại của Người. + cho mọi loài thọ tạo: Nghĩa là mọi dân mọi nước (x. Mt 28,19). + Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ: Tin là mở lòng đón nhận Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. Chịu phép rửa là nhận ơn tha tội và ơn tái sinh để nên người mới, nên dưỡng tử của Thiên Chúa để được sống đời đời.+ còn ai không tin thì sẽ bị kết án: Thực ra, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ (x Ga 3,17). Còn những kẻ không tin thì đã bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Họ giống như cành nho bị tách lìa khỏi thân cây là Đức Giê-su, nên sẽ bị khô héo và bị quăng vào lửa đời đời (x. Ga 15,5-6). + Riêng những người không tin Đức Giê-su nhưng không phải do lỗi của họ thì có được Chúa ban ơn cứu độ không?: Những ai tuy không biết Đức Ki-tô, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành, thì Chúa sẽ lo liệu cho họ có đủ phương tiện cần thiết để được rỗi linh hồn. Chỉ những kẻ cố tình làm tay sai cho ma quỷ, ra tay làm điều gian ác và không chịu hồi tâm sám hối thì chắc sẽ bị sa vào hỏa ngục. Vì hỏa ngục được lập ra “dành cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25,41).
- C 17-18: + Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Ngay trong thời gian giảng đạo, khi sai các Tông đồ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông quyền trên các thần ô uế để các ông xua trừ chúng và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân (x. Mt 10,1-5). Giờ đây trước khi về trời, Đức Giê-su lại trao quyền làm các dấu lạ cho các ông. + Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe: Khi viết Tin Mừng (khoảng năm 65), thánh Mác-cô đã nghe biết các phép lạ do các Tông đồ thực hiện. Chẳng hạn: vào lễ Ngũ Tuần, các ông đã được đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ (x. Cv 2,4). Thánh Thần cũng ngự xuống trên gia đình Co-nê-li-ô và cho họ nói các thứ tiếng lạ (x. Cv 10,44-46). Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân nhờ bàn tay của các Tông đồ (x. Cv 5,12). Ông Phê-rô đặt tay trên bệnh nhân hoặc chỉ cần bóng của ông phớt qua đã đủ để họ được lành bệnh, và thần ô uế cũng phải xuất ra (x. Cv 5,15-16). còn Tông đồ Phao-lô thì chữa lành một người bị bại chân tại Ly-tra (x. Cv 14,8-10) ; Tại đảo Man-ta, Phao-lô đã bị rắn độc bám vào tay mà không hề hấn gì (x. Cv 28,1-6); Ông cũng đã cầu nguyện và đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 28,8-9); Ngay cả chiếc áo ông mặc qua cũng có năng lực làm cho cơn bệnh biến đi và tà thần phải xuất ra (x. Cv 19,11; 20,9-12).
- C 19-20: + Chúa Giê-su được rước lên trời: Như Ê-li-a thời Cựu Ước đã “lên trời trong cơn gió lốc”(2 V 2,11), thì thân xác Đức Giê-su cũng được rước lên trời trên các tầng mây, và từ nay Người không còn lệ thuộc vào không gian thời gian như khi còn sống nữa. + và ngự bên hữu Thiên Chúa: Đức Giê-su đã được Chúa Cha tôn vinh, được vào trong vinh quang của Chúa Cha, với quyền cai trị vũ trụ (x. Mt 28,18; Ep 1,21-22). + ra đi rao giảng khắp nơi: các Tông đồ đã vâng lời Chúa Giê-su, đi rao giảng Tin mừng, làm chứng cho Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất (x. Cv 1,8). + có Chúa cùng hoạt động với các ông...: Từ đây, Chúa Ki-tô sẽ luôn hiện diện trong Hội thánh (x Mt 28,20). Người ban Thánh Thần để Hội thánh tha tội cho người ta như Người đã làm (x Ga 20,21-22). Người cũng hứa ban cho Hội thánh làm được những việc lớn lao hơn Người nữa, đó là đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc với quyền năng Thánh Thần giúp sức (x Ga 14,12).
4. CÂU HỎI:
1) Mầu nhiệm Phục sinh có tầm quan trọng thế nào đối với sứ mệnh được sai đi? Các Tông đồ được Đức Giê-su sai đến với những ai?
2) Tin Mừng Đức Giê-su có những ý nghĩa nào?
3) Phải có những điều kiện nào để được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su?
4) Những ai chắc chắn sẽ bị sa vào hỏa ngục? Những người chưa có đức Tin, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành có được hưởng ơn cứu độ không?
5) Trong thời gian giảng đạo, khi sai môn đệ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông những quyền gì?
6) Trước khi về trời, Đức Giê-su trao sứ mệnh loan Tin mừng cho các Tông đồ kèm theo những dấu lạ nào?
7) Lời Chúa phán về các dấu lạ kèm theo Lời rao giảng của các Tông đồ đã ứng nghiệm như thế nào trong thời Giáo Hội sơ khai?
8) Thời Cựu Ước, Ngôn sứ nào được rước lên trời? Thời Tân Ước hai nhân vật nào cũng được lên trời? Chúa Giê-su thăng thiên khác với việc mông triệu của Đức MA-RI-A thế nào?
9) Người lương dân luôn ăn ngay ở lành mà chết, có được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su không?
10) So sánh Lời Chúa Giê-su truyền cho các Tông đồ trước khi lên trời là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ...”(x Mt 28,19) và “Hãy nên chứng nhân của Thầy...” (x Cv 1,8) giống và khác nhau thế nào?
11) Sau khi lên trời, Chúa Giê-su còn hiện diện trong Hội thánh nữa không?
12) Từ đây, Chúa Thánh Thần được ban cho Hội thánh với sứ mạng gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
2. CÂU CHUYỆN: VIÊN NHẠC SĨ VÀ CHIẾC VĨ CẦM QUÍ GIÁ
PHÍT KÂY-DƠ-LÊ (fritz kreisler) (1875-1962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một tài sản đồ sộ nhờ các buổi hòa nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết những của cải kiếm được. Do đó, trong một chuyến đi lưu diễn, ông phát hiện ra một cây vĩ cầm rất đẹp và âm thanh của nó nghe thật tuyệt vời, nhưng ông lại không có đủ tiền để mua ngay. Sau một thời gian để dành, khi ông mang tiền đến mua thì cây vĩ cầm kia đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Phít theo địa chỉ tìm đến chủ nhân mới của cây vĩ cầm để xin được mua lại. Nhà sưu tầm lúc đầu không muốn bán, vì theo ông ta cây đàn này là một bảo vật quí giá. Phít cảm thấy chán nản thất vọng. Tuy nhiên trước khi ra về, ông nảy ra sáng kiến và nói với người chủ mới của cây đàn như sau: “Tôi xin phép được chơi một bài trước khi cây đàn này bị rơi vào cỏi thinh lặng”. Được chủ nhân đồng ý, viên nhạc sĩ tài ba này đã làm cho ông chủ cây đàn vô cùng xúc động khi nghe được tiếng đàn du dương réo rắt của nó qua bàn tay tài hoa của ông, đến nỗi ông ta đã phải thốt lên: “Này Kây-dơ-lê ơi! Tôi không có quyền giữ cây đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới, để thiên hạ được thưởng thức âm thanh tuyệt vời của nó”.
3.THẢO LUẬN:
1) Thánh Têrêxa nhỏ đã được tôn phong làm tiến sĩ Hội thánh. Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo bằng cầu nguyện và hy sinh của chị? Bây giờ có hợp thời không ?
2) Mẹ Têrêxa hiến đời mình cho người cùng khổ, bệnh tật, không phân biệt tôn giáo, màu da... Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo này? Nó có đánh động trái tim con người hôm nay không ?
3) Trong xã hội ngày nay, chúng ta cần rao giảng Tin Mừng cho anh em lương dân bằng cách nào để đạt được hiệu quả nhất ?
4. SUY NIỆM:
1) Tại sao phải truyền giáo? :
Có người lên tiếng chỉ trích công việc truyền giáo của Hội thánh Công Giáo cho lương dân. Theo họ: “Đạo nào cũng tốt vì đạo nào cũng dạy người ta phải ăn ngay ở lành và đều bắt nguồn từ Trời, nên cần chi phải rao giảng về đạo Công Giáo cho ngừoi ta? Tốt hơn là cứ khuyên họ hãy sống thật tốt theo đúng tôn chỉ của đạo giáo mà họ đang theo”. Thực ra, nếu xét về mặt luân lý tự nhiên thì xem ra mọi tôn giáo đều tốt và đều dạy người ta hướng thượng, ăn ngay ở lành, giữ đức công bình và sống từ bi nhân ái. Nhưng về mặt tín lý, giáo lý của các đạo giáo chỉ là thứ chân lý chủ quan, có nhiều sai lạc và làm méo mó đi hình ảnh của Thiên Chúa. Do đó, các tôn giáo nói chung không thể có giá trị ngang nhau cả về tín lý và luân lý. Ta có thể ví chân lý của các tôn giáo giống như ánh sáng lờ mờ của cây đèn dầu, và có tôn giáo còn sai lầm khi thờ lạy những con người hay thú vật để được chúng ban ơn… Còn chân lý của đạo Công Giáo thì phát xuất từ Đức Giê-su là Con Thiên Chúa làm người nên đạo của Người đáng tin như Người đã nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. ... Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Đạo Công Giáo ví như ánh sáng chói chan của mặt trời chính ngọ, giúp các tín hữu nhận biết, tôn thờ yêu mến một Thiên Chúa tòan năng chân thật, nhờ đó, họ sẽ nhận được hạnh phúc và sự sống đời đời như công đồng Vaticanô II đã dạy: “Tất cả những gì tốt lành chân thật trong các tôn giáo chỉ có giá trị như để chuẩn bị cho họ lãnh nhận Tin Mừng, và như một hồng ân mà Đấng soi sáng mọi người ban cho, để cuối cùng họ sẽ được sống đời đời” (LG số 16).
Để qui tụ tất cả con cái loài người đã bị tội lỗi làm cho tản mác và đi lạc đường, Thiên Chúa muốn tập họp toàn thể loài người trong Hội thánh của Đức Giê-su là Con yêu dấu của Ngài. Hội thánh là nơi loài người tìm thấy Thiên Chúa và sẽ được hưởng ơn cứu độ. Hội thánh là thế giới đã được hòa giải, là con tàu giúp vượt đại dương trần gian nhờ cơn gió mạnh là Thánh Thần, với cánh buồm là thánh giá Đức Ki-tô. Hội thánh cũng được ví như con tàu của tổ phụ Nô-e giúp loài người thoát khỏi cơn lụt đại hồng thủy (x. 1 Pr 3,20-21).
2) Sứ vụ truyền giáo của Hội thánh bắt nguồn từ đâu? :
Đức Giê-su đã trao sứ vụ truyền giáo cho các môn đệ trước khi lên trời “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20). Người cũng dạy môn đệ hãy làm chứng nhân cho Người: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri-a và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
Như vậy sứ mạng loan Tin Mừng là một bổn phận phải làm chứ không phải là một việc theo sở thích như lời thánh Phao-lô: "Đối với tôi rao giảng Tin mừng không phải là lý do để tự hào, nhưng là một sự cần thiết buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng." (1 Cr 9,16). Công việc truyền giáo đòi hỏi nhiều kiên trì dù có gặp thất bại, dù thân xác đã bị mệt mỏi rã rời và cả khi gặp những trắc trở như lời thánh Phao-lô: “Hãy rao giảng Lời Chúa. Hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tim 4,2). Nhờ ơn Thánh Thần của Chúa Phục Sinh trao ban, Hội thánh thời sơ khai đã hăng hái chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời đi khắp thế gian. Các Tông đồ nhờ ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần, đã sống đơn giản vị tha, quảng đại chia sẻ và khiêm tốn phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những người bất hạnh để giới thiệu Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế cho mọi dân mọi nước, để ai tin và chịu phép rửa tội sẽ được gia nhập Nước Trời hầu được hưởng ơn cứu độ là sự sống vĩnh hằng đời này và đời sau. Còn những kẻ cố chấp không tin vào Đức Giê-su là tự loại mình ra khỏi ơn cứu độ do Người mang đến.
3) Truyền giáo cụ thể là truyền điều gì? :
Truyền giáo không phải chỉ là rao giảng một số chân lý về Chúa, nhưng là truyền đức tin mà chính mình đã có sau khi gặp gỡ Chúa, truyền đức tin ấy cho những người chưa biết Chúa để họ cũng tin thờ yêu mến Chúa như mình, như An-rê sau khi tin nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, đã giới thiệu Người cho em mình là Si-mon (x. Ga 1,40-42). Hoặc như ông Phi-lip-phê sau khi gặp và tin Đức Giê-su đã dẫn bạn mình là Na-tha-na-en đến gặp Người (x. Ga 1,45-51). Truyền giáo bằng cách truyền lòng tin yêu Chúa sẽ có sức lay động lòng người hơn là chỉ trình bày giáo lý cho người chưa tin.
Để chu toàn sứ mạng thông truyền đức tin cho người khác, trước hết chúng ta cần phải củng cố đức tin của mình vào Đức Giê-su, bằng việc năng đọc và suy niệm Lời Chúa dưới ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần và cầu xin Chúa gia tăng lòng tin cậy mến cho mình, trước khi “đi bước trước” chủ động làm quen với người chưa nhận biết Chúa, theo cách Đức Giê-su đã làm bên bờ giếng Giacóp: Người đã mở lời xin nước uống với người phụ nữ Samari để làm quen, rồi sau đó đã từng bước trình bày cho chị về thứ Nước Hằng Sống Người sẽ ban cho những ai tin Người (x. Ga 4,7-10). Rồi sau khi đã tin Đức Giê-su là một Ngôn sứ, chị ta đã trở về làng nói về Đức Giê-su cho dân làng và dẫn họ đi ra bờ giếng để gặp Người (x Ga 4,25-30).
4) Phải truyền giáo bằng cách nào cho hữu hiệu? :
Ngày nay mỗi tín hữu do đã nhận được ơn do bí tích rửa tội và thêm sức, cũng có sứ vụ góp phần với Hội thánh để đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho những người chưa tin bằng các việc như sau:
- Bằng việc “tân phúc âm hóa” đời sống của mình và gia đình mình:
Truyền giáo là làm chứng cho Chúa. Để làm chứng cho Chúa, trước hết chúng ta phải hiểu biết Chúa và tin yêu Chúa. Một người không tin Chúa hoặc chỉ có đức tin nông cạn thì không thể “nói về Chúa” cách hữu hiệu được. Tiếp đến, người làm chứng phải có một cuộc sống tốt lành thì lời chứng mới đáng tin và có sức thuyết phục người khác tin theo. Thực vậy, một người nói về Chúa mà không sống những điều mình nói thì không thể làm cho người nghe tin được, có khi họ lại còn nói sai về giáo lý của Hội thánh nữa. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam gần đây đã kêu gọi các thành phần dân Chúa, nhất là các linh mục, hãy nhiệt thành cộng tác để đổi mới phương cách loan báo Tin Mừng cho phù hợp với thời đại hiện nay, nhờ đó, hy vọng sẽ đem lại cho Hội thánh Việt Nam một mùa lúa chín dồi dào. Nói cụ thể, các vị chủ chăn muốn mỗi người tín hữu Công Giáo chúng ta hãy dành thời giờ và tâm huyết cho việc “Phúc-Âm-hóa gia đình”, tức là liệu sao cho việc học giáo lý hôn nhân được nghiêm túc hơn, và tổ chức thường xuyên giờ Kinh Tối gia đình theo hướng canh tânm nghĩa là thêm phần suy niệm Lời Chúa. Những việc làm đó sẽ giúp củng cố tình yêu giữa các thành viên trong gia đình và giúp giáo dục Đức tin ngày một tốt hơn cho các thế hệ tương lai.
- Bằng cuộc sống chan hòa tình thương giữa cộng đoàn:
Thời Hội thánh sơ khai chính tình yêu thương nhau giữa các thành viên trong cộng đoàn đã khiến toàn dân thương mến (Cv 2,47a), thì sự hiệp nhất yêu thương giữa cộng đoàn xứ đạo hôm nay cũng sẽ gây được thiện cảm của anh chị em lương dân sống bên cạnh. Đó cũng là phương cách để "càng ngày càng có nhiều người gia nhập Hội thánh" (Cv 2,47b). Thế nên, tinh thần truyền giáo mời gọi chúng ta hãy quan tâm giúp đỡ nhau không chỉ về tinh thần mà còn cả vật chất nữa, không chỉ trong nội bộ người Công Giáo mà còn cả với những anh em lương dân đang sống chung quanh. Đồng thời tình thương này bao gồm xóa bỏ những sự hận thù ganh ghét giữa người này với người kia trong cộng đoàn, mỗi người luôn sống bác ái huynh đệ, "dĩ hòa vi quý", nâng đỡ đùm bọc lẫn nhau để biến giáo xứ trở thành một cộng đoàn chan hòa yêu thương, chia sẻ và cảm thông với nhau. Đó chính là dấu chỉ chúng ta là môn đệ đích thực của Chúa Giê-su và nên chứng nhân Tin mừng giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
- Bằng việc “đi bước trước” đến với anh em lương dân:
Cụ thể, trong những ngày này, mỗi người tín hữu sẽ noi gương Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta kết thân với một người lương, coi họ như anh chị em trong gia đình ruột thịt để năng quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi gia đình Công Giáo sẽ kết thân với một gia đình lương dân, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi: Khi có kỵ giỗ, cưới xin hay lễ lạc, hai bên nên mời nhau đến chia sẻ tình hiệp thông để thắt chặt mối giây thân ái. Nhờ đó, Tin Mừng sẽ ngày một lan truyền từ người này sang người khác giống như ánh nến thánh lễ đêm Vọng Phục Sinh được truyền từ người này sang người khác bên cạnh.
- Bằng việc chia sẻ ngọn lửa yêu thương cách cụ thể:
Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta đã nêu gương truyền giáo bằng việc chia sẻ ngọn lửa yêu thương cụ thể. Mẹ không giảng Tin Mừng bằng lời nói, nhưng bằng tâm tình yêu mến kèm theo cử chỉ thân thương đối với những người nghèo đói bệnh tật và bị bỏ rơi. Mẹ cũng không chủ trương yêu người cách chung chung, nhưng là yêu từng con người cụ thể gặp được trong cuộc sống. Mẹ nói: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là yêu thương từng người một. Để thương yêu một người thì trước tiên phải đến gần người ấy… Tôi chủ trương một người đến với một người vì mỗi người đều là hiện thân của Đức Ki-tô… Người đó phải là con người duy nhất trên thế gian trong giây phút đó.” Với tâm tình nầy, Mẹ Tê-rê-xa đã thu phục nhân tâm của nhiều người trên thế giới. Cũng bằng phương thức nầy, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng gấp đôi số tín hữu chỉ trong mười năm!
5. NGUYỆN CẦU:
- Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay là ngày thế giới truyền giáo. Xin giúp chúng con trở nên chứng nhân giúp người khác nhận biết và tin yêu Chúa bằng lời nói việc làm của chúng con:
Giữa một thế giới chỉ biết chạy theo các tiện nghi để hưởng thụ, xin cho chúng con biết chấp nhận cuộc sống đơn sơ trong cách ăn ở và tiêu dùng của cải vật chất.
Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo, xin cho chúng con tránh thói tham lam, chỉ lo thu tích cho mình, nhưng biết quảng đại chia sẻ cho người bất hạnh.
Giữa một thế giới khinh thường người nghèo, xin cho chúng con biết quí trọng phẩm giá của mọi người.
Giữa một thế giới bị mất phương hướng, xin cho chúng con giúp họ nhận biết tin yêu Chúa và phục vụ tha nhân, hầu tìm thấy ý nghĩa cuộc đời.
- Lạy Chúa Giê-su, Tình Yêu của con, nếu Hội thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất tà trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội thánh vắng bóng tình yêu, thì các Tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình... Lạy Chúa Giê-su, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội thánh: nơi Trái Tim Hội thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện (Th Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su).
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh xác nhận: phúc trình sau cùng của Thượng Hội Đồng sẽ được bỏ phiếu từng đoạn
Vũ Văn An
00:13 16/10/2018
Hãng tin CNA ngày 15 tháng 10, cho hay vị đứng đầu ngành truyền thông của Tòa Thánh vừa cho hay văn kiện sau cùng của Thượng Hội Đồng sẽ được bỏ phiếu từng đoạn một, và phải được 2/3 phiếu thuận mới được thông qua, trước khi đệ trình lên Đức Giáo Hoàng.
Lên tiếng tại buổi họp báo ngày 15 tháng 10, ông Paolo Ruffini, Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh, nói rằng cuộc bỏ phiếu cho phúc trình sau cùng do Thượng Hội Đồng soạn thảo về người trẻ, đức tin và biện phân ơn gọi sẽ diễn ra hôm thứ 7 ngày 27 tháng 10, ngày áp chót lễ bế mạc Thượng Hội Đồng.
Mỗi số được đánh dấu sẽ được các nghị phụ Thượng Hội Đồng xem xét và đòi đa số 2/3 mới được thông qua.
Ông Ruffini nói với các nhà báo rằng “Về qui luật bỏ phiếu, khi có các qui luật bổ túc, tôi sẽ chia sẻ cùng qúy vị, chắc chắn như thế”.
Ông cho biết ông không rõ tài liệu sau cùng sẽ bằng ngôn ngữ nào lúc bỏ phiếu và việc phiên dịch sẽ ra sao đối với các vị giám mục không nói hay không đọc được tiếng Ý, nhưng ông tin rằng các nghị phụ Thượng Hội Đồng sẽ có cơ hội hiểu điều gì được phát biểu trong mỗi số của phúc trình trước khi bỏ phiếu.
Ông cho biết: Hình thức của tài liệu sau cùng cũng còn cần được xác định. Các cuộc thảo luận đang tiếp diễn xoay quanh việc liệu tài liệu có được đính kèm một sứ điệp biệt lập gửi người trẻ hay không, hay sứ điệp này được lồng vào chính bản văn, như đã được thảo luận tuần trước trong nhiều nhóm nhỏ.
Ông cũng cho biết các cố gắng đang được đưa ra nhằm soạn thảo một “tài liệu mới” dựa trên các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng, cả trong các phiên họp toàn thể lẫn trong các nhóm nhỏ, thay vì chỉ chỉnh sửa tài liệu làm việc, để dùng làm phúc trình sau cùng. Điều này tiếp theo các yêu cầu của một số nhóm nhỏ vào tuần trước.
Ông Ruffini xác định rằng bản thảo sau cùng có thể theo một cách tiếp cận ít tổng bộ hơn với việc Đức Giáo Hoàng sẽ được đệ trình từng đoạn cá thể các đề nghị có đánh số được các lá phiếu của các nghị phụ thông qua. Thay vì đưa ra một tài liệu để được đọc tự nó, các đề nghị này nhằm thông tri cho việc Đức Giáo Hoàng viết tông huấn hậu Thượng Hội Đồng theo truyền thống.
Nếu quả đó là khuôn khổ của tài liệu sau cùng tiếp theo sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về người trẻ, thì các nghi vấn vẫn còn đó liên quan đến việc liệu bất cứ đề nghị nào không hội đủ đa số 2/3 đòi hỏi có được công bố hay không.
Ông Ruffini cho biết: 12 thành viên của ủy ban soạn thảo, được bầu vào tuần trước, đã bắt đầu làm việc cho phúc trình sau cùng, tập chú vào các phần 1 và 2 của Tài Liệu Làm Việc, và đang cố gắng tổng hợp các kết quả từ các cuộc thảo luận trong các nhóm nhỏ từ trước đến nay.
Lên tiếng tại buổi họp báo ngày 15 tháng 10, ông Paolo Ruffini, Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh, nói rằng cuộc bỏ phiếu cho phúc trình sau cùng do Thượng Hội Đồng soạn thảo về người trẻ, đức tin và biện phân ơn gọi sẽ diễn ra hôm thứ 7 ngày 27 tháng 10, ngày áp chót lễ bế mạc Thượng Hội Đồng.
Mỗi số được đánh dấu sẽ được các nghị phụ Thượng Hội Đồng xem xét và đòi đa số 2/3 mới được thông qua.
Ông Ruffini nói với các nhà báo rằng “Về qui luật bỏ phiếu, khi có các qui luật bổ túc, tôi sẽ chia sẻ cùng qúy vị, chắc chắn như thế”.
Ông cho biết ông không rõ tài liệu sau cùng sẽ bằng ngôn ngữ nào lúc bỏ phiếu và việc phiên dịch sẽ ra sao đối với các vị giám mục không nói hay không đọc được tiếng Ý, nhưng ông tin rằng các nghị phụ Thượng Hội Đồng sẽ có cơ hội hiểu điều gì được phát biểu trong mỗi số của phúc trình trước khi bỏ phiếu.
Ông cho biết: Hình thức của tài liệu sau cùng cũng còn cần được xác định. Các cuộc thảo luận đang tiếp diễn xoay quanh việc liệu tài liệu có được đính kèm một sứ điệp biệt lập gửi người trẻ hay không, hay sứ điệp này được lồng vào chính bản văn, như đã được thảo luận tuần trước trong nhiều nhóm nhỏ.
Ông cũng cho biết các cố gắng đang được đưa ra nhằm soạn thảo một “tài liệu mới” dựa trên các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng, cả trong các phiên họp toàn thể lẫn trong các nhóm nhỏ, thay vì chỉ chỉnh sửa tài liệu làm việc, để dùng làm phúc trình sau cùng. Điều này tiếp theo các yêu cầu của một số nhóm nhỏ vào tuần trước.
Ông Ruffini xác định rằng bản thảo sau cùng có thể theo một cách tiếp cận ít tổng bộ hơn với việc Đức Giáo Hoàng sẽ được đệ trình từng đoạn cá thể các đề nghị có đánh số được các lá phiếu của các nghị phụ thông qua. Thay vì đưa ra một tài liệu để được đọc tự nó, các đề nghị này nhằm thông tri cho việc Đức Giáo Hoàng viết tông huấn hậu Thượng Hội Đồng theo truyền thống.
Nếu quả đó là khuôn khổ của tài liệu sau cùng tiếp theo sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về người trẻ, thì các nghi vấn vẫn còn đó liên quan đến việc liệu bất cứ đề nghị nào không hội đủ đa số 2/3 đòi hỏi có được công bố hay không.
Ông Ruffini cho biết: 12 thành viên của ủy ban soạn thảo, được bầu vào tuần trước, đã bắt đầu làm việc cho phúc trình sau cùng, tập chú vào các phần 1 và 2 của Tài Liệu Làm Việc, và đang cố gắng tổng hợp các kết quả từ các cuộc thảo luận trong các nhóm nhỏ từ trước đến nay.
Chính Thống Giáo Nga đoạn giao với Tòa Thượng Phụ Constantinople
Đặng Tự Do
04:01 16/10/2018
Trong một diễn biến thật đáng buồn Thánh Công Đồng Chính Thống Nga (bao gồm Nga, Belarusia và Ukraine) đã quyết định chấm dứt “hiệp thông Thánh Thể” với Tòa Thượng Phụ Constatinople.
Hôm 15 tháng 10, vào cuối phiên họp khoáng đại của Thánh Công Đồng Chính Thống Nga tại Minsk, thủ đô Belarusia, hay còn gọi là Bạch Nga, các nhà lãnh đạo trong khối Chính Thống Giáo Nga đã thông qua một tuyên bố cáo buộc Tòa Thượng Phụ Constatinople có hành động lấn chiếm trên “lãnh thổ giáo luật” của Chính thống Nga.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion, phát ngôn nhân của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho biết hàng lãnh đạo Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga cho rằng họ không thể tiếp tục “hiệp thông Thánh Thể” với Tòa Thượng Phụ Constatinople vì hành động lấn chiếm, và vì Tòa Thượng Phụ Constatinople đã thừa nhận các nhóm ly giáo, và công nhận Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko của Chính Thống Giáo Kiev, cùng với tất cả các “giám mục” và “giáo sĩ” được phong chức bởi vị Thượng Phụ này.
Tuyên bố cho biết “Từ nay cho đến khi Đức Thượng Phụ Constantinople từ bỏ các quyết định vi phạm giáo luật này, tất cả các giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga không được cử hành Phụng Vụ chung với các giáo sĩ của Giáo hội Constantinople, và các giáo dân không được tham gia vào các bí tích do Giáo Hội đó ban phát”.
Tình trạng hiện nay của Chính Thống Giáo Ukraine
Trong tổng số 44,033,000 dân, các tín hữu Chính Thống Giáo chiếm 67% dân số. Khoảng 10% là người Công Giáo theo nghi lễ Đông phương hay Latinh.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa do Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry lãnh đạo. Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nhóm này chiếm hơn 50% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine với hơn 12,000 giáo xứ và hơn 200 tu viện. Hiện nay, nhóm này được thế giới Chính Thống Giáo và cách riêng là Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa công nhận.
Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine do Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko lãnh đạo.
Nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ. Nhóm này do Đức Thượng Phụ Mstyslav lãnh đạo và có ít nhất là 10% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa luôn coi hai nhóm sau này là ly giáo. Cho đến gần đây, cả hai nhóm sau này đều không được thế giới Chính Thống Giáo công nhận.
Đầu tháng 10 vừa qua, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết ngài sẽ công nhận Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko. Diễn biến này đã khiến Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa bất mãn.
Quan điểm của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô về khái niệm lãnh thổ giáo luật do Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đưa ra.
Một trong những mâu thuẫn chủ yếu giữa Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là khái niệm “lãnh thổ giáo luật” do Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đưa ra.
Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Nga, Belarusia và Ukraine là các quốc gia nằm trong “lãnh thổ giáo luật” của Chính Thống Giáo Nga, tức là dưới quyền tài phán của Tòa này.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không đồng ý như vậy. Ngài giải thích như sau:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14. Việc di dời này không hề có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói thêm rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Hơn thế nữa, “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này.
Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề bất công này.”
Source: The Russian Orthodox Church - The Holy Synod of the Russian Orthodox Church has considered it impossible to remain in the Eucharistic communion with the Patriarchate of Constantinople
Hôm 15 tháng 10, vào cuối phiên họp khoáng đại của Thánh Công Đồng Chính Thống Nga tại Minsk, thủ đô Belarusia, hay còn gọi là Bạch Nga, các nhà lãnh đạo trong khối Chính Thống Giáo Nga đã thông qua một tuyên bố cáo buộc Tòa Thượng Phụ Constatinople có hành động lấn chiếm trên “lãnh thổ giáo luật” của Chính thống Nga.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion, phát ngôn nhân của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho biết hàng lãnh đạo Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga cho rằng họ không thể tiếp tục “hiệp thông Thánh Thể” với Tòa Thượng Phụ Constatinople vì hành động lấn chiếm, và vì Tòa Thượng Phụ Constatinople đã thừa nhận các nhóm ly giáo, và công nhận Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko của Chính Thống Giáo Kiev, cùng với tất cả các “giám mục” và “giáo sĩ” được phong chức bởi vị Thượng Phụ này.
Tuyên bố cho biết “Từ nay cho đến khi Đức Thượng Phụ Constantinople từ bỏ các quyết định vi phạm giáo luật này, tất cả các giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga không được cử hành Phụng Vụ chung với các giáo sĩ của Giáo hội Constantinople, và các giáo dân không được tham gia vào các bí tích do Giáo Hội đó ban phát”.
Tình trạng hiện nay của Chính Thống Giáo Ukraine
Trong tổng số 44,033,000 dân, các tín hữu Chính Thống Giáo chiếm 67% dân số. Khoảng 10% là người Công Giáo theo nghi lễ Đông phương hay Latinh.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa do Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry lãnh đạo. Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nhóm này chiếm hơn 50% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine với hơn 12,000 giáo xứ và hơn 200 tu viện. Hiện nay, nhóm này được thế giới Chính Thống Giáo và cách riêng là Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa công nhận.
Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine do Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko lãnh đạo.
Nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ. Nhóm này do Đức Thượng Phụ Mstyslav lãnh đạo và có ít nhất là 10% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa luôn coi hai nhóm sau này là ly giáo. Cho đến gần đây, cả hai nhóm sau này đều không được thế giới Chính Thống Giáo công nhận.
Đầu tháng 10 vừa qua, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết ngài sẽ công nhận Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko. Diễn biến này đã khiến Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa bất mãn.
Quan điểm của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô về khái niệm lãnh thổ giáo luật do Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đưa ra.
Một trong những mâu thuẫn chủ yếu giữa Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là khái niệm “lãnh thổ giáo luật” do Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đưa ra.
Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Nga, Belarusia và Ukraine là các quốc gia nằm trong “lãnh thổ giáo luật” của Chính Thống Giáo Nga, tức là dưới quyền tài phán của Tòa này.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không đồng ý như vậy. Ngài giải thích như sau:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14. Việc di dời này không hề có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói thêm rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Hơn thế nữa, “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này.
Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề bất công này.”
Source: The Russian Orthodox Church - The Holy Synod of the Russian Orthodox Church has considered it impossible to remain in the Eucharistic communion with the Patriarchate of Constantinople
Lần thứ hai, chính phủ Đài Loan đưa ra lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô thăm đảo quốc này
Đặng Tự Do
04:29 16/10/2018
Chính phủ Đài Loan đã lặp lại lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm đất nước này, một động thái theo sau những phát triển mới trong quan hệ giữa Tòa Thánh và đối thủ của nước này tại Hoa lục.
Phó tổng thống Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen - 陳建仁) đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha trong một buổi triều yết Đức Giáo Hoàng dành cho ông trước lễ tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và 6 vị Chân Phước khác hôm Chúa Nhật 14 tháng 10.
Trong cuộc gặp gỡ với các phóng viên báo chí sau lễ Tuyên Thánh, phó tổng thống Trần Kiến Nhân cho biết Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng “ngài sẽ cầu nguyện cho Đài Loan” và yêu cầu vị phó tổng thống chuyển lời chào thăm của ngài đến Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen, 蔡英文).
Được hỏi về triển vọng Đức Giáo Hoàng đến thăm đảo quốc này, phó tổng thống Trần Kiến Nhân nói rằng Đức Giáo Hoàng đã mỉm cười trước lời mời đến thăm Đài Loan. Phó tổng thống Trần Kiến Nhân là một người Công Giáo và đã từng viếng thăm Vatican nhiều lần. Lần cuối là vào dịp tuyên thánh Mẹ Têrêsa thành Calcutta vào năm 2016.
Đáp lại những tin tức này tổng thống Thái Anh Văn viết trên Facebook của mình “Tôi muốn cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì những lời chào và phước lành của Ngài”.
“Chúng tôi sẽ sử dụng các hành động tích cực và cụ thể để tiếp tục hỗ trợ Đức Giáo Hoàng và Vatican trong việc truyền bá các giá trị chung của tự do, công lý, hòa bình và sự chăm sóc cho mọi chân trời góc bể trên thế giới này”, bà nói.
Đây là lần thứ hai các nhà lãnh đạo chính trị Đài Loan mời Đức Thánh Cha đến thăm quốc gia họ.
Tháng 9 năm 2017, Tổng thống Thái Anh Văn đã chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm đất nước cô qua Đức Hồng Y Peter Turkson, lúc đó đang có mặt tại Đài Loan để tham dự Đại hội Quốc tế về mục vụ cho các nhân viên hàng hải và những người du hành bằng đường biển.
Source: Catholic Herald - Taiwan offers second invitation to pope following Vatican-China deal
Phó tổng thống Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen - 陳建仁) đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha trong một buổi triều yết Đức Giáo Hoàng dành cho ông trước lễ tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và 6 vị Chân Phước khác hôm Chúa Nhật 14 tháng 10.
Trong cuộc gặp gỡ với các phóng viên báo chí sau lễ Tuyên Thánh, phó tổng thống Trần Kiến Nhân cho biết Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng “ngài sẽ cầu nguyện cho Đài Loan” và yêu cầu vị phó tổng thống chuyển lời chào thăm của ngài đến Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen, 蔡英文).
Được hỏi về triển vọng Đức Giáo Hoàng đến thăm đảo quốc này, phó tổng thống Trần Kiến Nhân nói rằng Đức Giáo Hoàng đã mỉm cười trước lời mời đến thăm Đài Loan. Phó tổng thống Trần Kiến Nhân là một người Công Giáo và đã từng viếng thăm Vatican nhiều lần. Lần cuối là vào dịp tuyên thánh Mẹ Têrêsa thành Calcutta vào năm 2016.
Đáp lại những tin tức này tổng thống Thái Anh Văn viết trên Facebook của mình “Tôi muốn cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì những lời chào và phước lành của Ngài”.
“Chúng tôi sẽ sử dụng các hành động tích cực và cụ thể để tiếp tục hỗ trợ Đức Giáo Hoàng và Vatican trong việc truyền bá các giá trị chung của tự do, công lý, hòa bình và sự chăm sóc cho mọi chân trời góc bể trên thế giới này”, bà nói.
Đây là lần thứ hai các nhà lãnh đạo chính trị Đài Loan mời Đức Thánh Cha đến thăm quốc gia họ.
Tháng 9 năm 2017, Tổng thống Thái Anh Văn đã chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm đất nước cô qua Đức Hồng Y Peter Turkson, lúc đó đang có mặt tại Đài Loan để tham dự Đại hội Quốc tế về mục vụ cho các nhân viên hàng hải và những người du hành bằng đường biển.
Source: Catholic Herald - Taiwan offers second invitation to pope following Vatican-China deal
Tình hình Giáo Hội Công Giáo tại Đài Loan
Đặng Tự Do
06:27 16/10/2018
Có khoảng 300,000 người Công Giáo ở Đài Loan, tức là khoảng hai phần trăm dân số.
Sự phân chia Trung Hoa thành Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu từ năm 1949, sau khi các lực lượng quốc gia triệt thoái khỏi Hoa lục sau những thất bại trên chiến trường trong cuộc chiến chống cộng sản tại đại lục. Đài Loan chính thức được gọi là Cộng hòa Trung Hoa hay Trung Hoa Dân Quốc, trong khi Trung Quốc được gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tòa Thánh đã có quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Trung Hoa từ năm 1942, và tiếp tục giữ quan hệ này với Đài Loan. Tòa Thánh hiện không có quan hệ ngoại giao chính thức với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ sau khi cộng sản kiểm soát đại lục sau khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 1949 .
Hôm 22 tháng Chín, đại diện của Tòa Thánh và chính phủ cộng sản Trung Quốc đã ký một thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo. Thỏa thuận này, theo thông cáo của Tòa Thánh đưa ra sau đó, “sẽ tạo ra điều kiện cho sự hợp tác song phương ở cấp độ lớn hơn”.
Phát ngôn viên Vatican Greg Burke nhấn mạnh rằng thỏa thuận tạm thời hướng đến các mục tiêu “mục vụ chứ không phải là chính trị” và sẽ cho phép “các tín hữu có các giám mục hiệp thông với Rôma nhưng đồng thời cũng được chính quyền Trung Quốc công nhận.”
Có khoảng 12 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc, nhưng trong nhiều thập kỷ qua, họ đã bị chia thành Giáo hội thầm lặng hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đôi khi với giá phải trả là sự bách hại của bọn cầm quyền; và Giáo hội do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước kiểm soát. Hiệp hội Công Giáo Yêu nước là cơ chế do Mao Trạch Đông đẻ ra từ năm 1957 nhằm thiết lập một Giáo Hội thoát ly hoàn toàn khỏi Tòa Thánh. Các Giám Mục Trung Quốc đôi khi được tấn phong mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng. Một số vị lại là thành viên của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc.
Tháng Năm vừa qua, các giám mục Đài Loan đã thực hiện chuyến thăm ad-limina đầu tiên của các ngài trong 10 năm qua.
Trong chuyến thăm này, các giám mục Đài Loan đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đất nước các ngài nhân dịp Đại hội Thánh Thể, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3 năm 2019.
Đã có nhiều mối quan tâm giữa một số nhà lãnh đạo chính trị Đài Loan rằng Toà Thánh sẽ từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan nếu có được một thỏa thuận ngoại giao với Trung Quốc. Đền nay, Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn, không phải là một quốc gia có chủ quyền.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã yêu cầu các quốc gia khác chấm dứt công nhận ngoại giao với Đài Loan như là một điều kiện tiên quyết để tăng cường hợp tác kinh tế hoặc chính trị. Đến nay, Tòa Thánh là một trong những thực thể nổi bật nhất vẫn còn công nhận đảo quốc này. Theo Agence France Presse, Tòa Thánh là đồng minh chính thức duy nhất của nước này ở châu Âu. Đài Loan đã mất năm đồng minh kể từ năm 2016. Các nước đang phát triển như El Salvador, Panama và Cộng hòa Dominica đã phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan dưới áp lực của Bắc Kinh.
Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Đài Bắc đã không được lãnh đạo bởi một vị Sứ Thần Tòa Thánh từ ngày 25 tháng 10 năm 1971, khi Liên Hợp Quốc ngừng công nhận chính phủ Đài Bắc là chính phủ hợp pháp của Trung Hoa. Vào thời điểm đó, Tòa Thánh đã chuyển Sứ Thần Tòa Thánh khỏi Đài Bắc và đến nay vẫn chưa chỉ định người kế nhiệm. Sứ vụ ở Đài Bắc từ năm 1971 đến nay đã được điều hành bởi một viên Tham Tán Tòa Sứ Thần (Chargé d’affairs).
Đức Tổng Giám Mục Gioan Hồng Sơn Xuyên (John Hung Shan-chuan - 洪山川) của Đài Bắc, nói với Reuters vào tháng 3 vừa qua, rằng Giáo hội ở Đài Loan đã không trông đợi Toà Thánh và Trung Quốc đại lục thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau, vì điều ấy chỉ nên xảy ra nếu hai bên chia sẻ “những giá trị chung với nhau”.
“Các giá trị mà Vatican hướng đến khác xa với những giá trị được Đảng Cộng sản Trung Quốc đề cao. Việc xây dựng quan hệ với Vatican đòi hỏi nhà cầm quyền Hoa Lục phải tôn trọng các giá trị bao gồm cả tự do và dân chủ,” ngài nói.
Source: Catholic Herald - Taiwan offers second invitation to pope following Vatican-China deal
Sự phân chia Trung Hoa thành Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu từ năm 1949, sau khi các lực lượng quốc gia triệt thoái khỏi Hoa lục sau những thất bại trên chiến trường trong cuộc chiến chống cộng sản tại đại lục. Đài Loan chính thức được gọi là Cộng hòa Trung Hoa hay Trung Hoa Dân Quốc, trong khi Trung Quốc được gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tòa Thánh đã có quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Trung Hoa từ năm 1942, và tiếp tục giữ quan hệ này với Đài Loan. Tòa Thánh hiện không có quan hệ ngoại giao chính thức với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ sau khi cộng sản kiểm soát đại lục sau khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 1949 .
Hôm 22 tháng Chín, đại diện của Tòa Thánh và chính phủ cộng sản Trung Quốc đã ký một thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo. Thỏa thuận này, theo thông cáo của Tòa Thánh đưa ra sau đó, “sẽ tạo ra điều kiện cho sự hợp tác song phương ở cấp độ lớn hơn”.
Phát ngôn viên Vatican Greg Burke nhấn mạnh rằng thỏa thuận tạm thời hướng đến các mục tiêu “mục vụ chứ không phải là chính trị” và sẽ cho phép “các tín hữu có các giám mục hiệp thông với Rôma nhưng đồng thời cũng được chính quyền Trung Quốc công nhận.”
Có khoảng 12 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc, nhưng trong nhiều thập kỷ qua, họ đã bị chia thành Giáo hội thầm lặng hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đôi khi với giá phải trả là sự bách hại của bọn cầm quyền; và Giáo hội do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước kiểm soát. Hiệp hội Công Giáo Yêu nước là cơ chế do Mao Trạch Đông đẻ ra từ năm 1957 nhằm thiết lập một Giáo Hội thoát ly hoàn toàn khỏi Tòa Thánh. Các Giám Mục Trung Quốc đôi khi được tấn phong mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng. Một số vị lại là thành viên của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc.
Tháng Năm vừa qua, các giám mục Đài Loan đã thực hiện chuyến thăm ad-limina đầu tiên của các ngài trong 10 năm qua.
Trong chuyến thăm này, các giám mục Đài Loan đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đất nước các ngài nhân dịp Đại hội Thánh Thể, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3 năm 2019.
Đã có nhiều mối quan tâm giữa một số nhà lãnh đạo chính trị Đài Loan rằng Toà Thánh sẽ từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan nếu có được một thỏa thuận ngoại giao với Trung Quốc. Đền nay, Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn, không phải là một quốc gia có chủ quyền.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã yêu cầu các quốc gia khác chấm dứt công nhận ngoại giao với Đài Loan như là một điều kiện tiên quyết để tăng cường hợp tác kinh tế hoặc chính trị. Đến nay, Tòa Thánh là một trong những thực thể nổi bật nhất vẫn còn công nhận đảo quốc này. Theo Agence France Presse, Tòa Thánh là đồng minh chính thức duy nhất của nước này ở châu Âu. Đài Loan đã mất năm đồng minh kể từ năm 2016. Các nước đang phát triển như El Salvador, Panama và Cộng hòa Dominica đã phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan dưới áp lực của Bắc Kinh.
Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Đài Bắc đã không được lãnh đạo bởi một vị Sứ Thần Tòa Thánh từ ngày 25 tháng 10 năm 1971, khi Liên Hợp Quốc ngừng công nhận chính phủ Đài Bắc là chính phủ hợp pháp của Trung Hoa. Vào thời điểm đó, Tòa Thánh đã chuyển Sứ Thần Tòa Thánh khỏi Đài Bắc và đến nay vẫn chưa chỉ định người kế nhiệm. Sứ vụ ở Đài Bắc từ năm 1971 đến nay đã được điều hành bởi một viên Tham Tán Tòa Sứ Thần (Chargé d’affairs).
Đức Tổng Giám Mục Gioan Hồng Sơn Xuyên (John Hung Shan-chuan - 洪山川) của Đài Bắc, nói với Reuters vào tháng 3 vừa qua, rằng Giáo hội ở Đài Loan đã không trông đợi Toà Thánh và Trung Quốc đại lục thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau, vì điều ấy chỉ nên xảy ra nếu hai bên chia sẻ “những giá trị chung với nhau”.
“Các giá trị mà Vatican hướng đến khác xa với những giá trị được Đảng Cộng sản Trung Quốc đề cao. Việc xây dựng quan hệ với Vatican đòi hỏi nhà cầm quyền Hoa Lục phải tôn trọng các giá trị bao gồm cả tự do và dân chủ,” ngài nói.
Source: Catholic Herald - Taiwan offers second invitation to pope following Vatican-China deal
Chính Thống Giáo: Tòa Moskva tuyệt thông với Tòa Constantinople
Chân Phương
06:56 16/10/2018
Moskva (AsiaNews) - Hội đồng Tòa Thượng Phụ Moskva nói rằng sẽ không duy trì sự hiệp thông với Giáo hội Chính thống giáo Constantinople. Điều đó đã được hội đồng này tuyên bố vào hôm 15 tháng 10, trong một phiên họp toàn thể tại Thủ đô Minsk củaBelarus. Hiện diện trong phiên họp còn có Tổng giám mục Onufrij của Kiev - người lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, trung thành với Moskva.
Theo Tổng Giám Mục Ilarion – phụ trách đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moskva thì các giám mục Chính thống giáo Nga cho rằng quyết định tuyệt thông với Constantinople là “điều chẳng đặng đừng”, nhưng đó là hệ quả từ “những hành động gần đây của Tòa Thượng Phụ Constantinople”.
Quyết định này dẫn tới việc các chức sắc của Tòa Thượng Phụ Moskvatừ nay sẽ không cử hành phụng vụ chung với các vị đại diện từ Tòa Thượng Phụ Đại Kết (Constantinople), bao gồm tại các nhà thờ thuộc những tu viện Núi Athos, nơi mà các tu sĩ của cả hai Giáo Hội này thường chung sốngvới nhau trong cùng một cộng đoàn.
"Giáo hội [Moskva] ý thức về tình trạng ly giáo, và cũng đã phục hồi quan hệ với họ [Constantinople], nhưng chính họ đã tự loại trừ họ ra khỏi phạm vi giáo luật của Giáo hội Chính thống giáo",Tổng Giám Mục Ilarion kết luận.
Cũng trong cùng một thời điểm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập Hội đồng An ninh tại Moskva để đánh giá việc phía Chính Thống giáo bên Ukraine tuyên bố tự trị. Theo lời phát ngôn viên Dmitri Peskov: "Chúng tôi thảo luậnvề tình trạng của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Ukraine, còn những Giáo hội khác thì chúng tôi không quan tâm".
Trả lời câu hỏi của các ký giả về những biện pháp khả dĩ của chính phủ Nga để giải quyết vấn đề này, ông Peskov lưu ý rằng: "rõ ràng chính quyền dân sự ở Nga không thể can dự vào cuộc đối thoại giữa hai giáo hội, họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm như vậy, nhưng vì Chính Thống giáo là một trong những tôn giáo được công nhận ở Liên bang Nga, cho nên mọi chuyện xảy ra trong giới Chính thống giáo đều được Nhà nước chú ý đặc biệt".
Tuy nhiên, ông Peskov nhắc lại, Nga quyết tâm bảo vệ quyền lợi của công dân trong mọi hoàn cảnh và ở mọi quốc gia, ngay cả trường hợp phải tịch thu tài sản của Giáo hội Chính thống Nga ở Ukraine.
Chân Phương
Theo Tổng Giám Mục Ilarion – phụ trách đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moskva thì các giám mục Chính thống giáo Nga cho rằng quyết định tuyệt thông với Constantinople là “điều chẳng đặng đừng”, nhưng đó là hệ quả từ “những hành động gần đây của Tòa Thượng Phụ Constantinople”.
Quyết định này dẫn tới việc các chức sắc của Tòa Thượng Phụ Moskvatừ nay sẽ không cử hành phụng vụ chung với các vị đại diện từ Tòa Thượng Phụ Đại Kết (Constantinople), bao gồm tại các nhà thờ thuộc những tu viện Núi Athos, nơi mà các tu sĩ của cả hai Giáo Hội này thường chung sốngvới nhau trong cùng một cộng đoàn.
"Giáo hội [Moskva] ý thức về tình trạng ly giáo, và cũng đã phục hồi quan hệ với họ [Constantinople], nhưng chính họ đã tự loại trừ họ ra khỏi phạm vi giáo luật của Giáo hội Chính thống giáo",Tổng Giám Mục Ilarion kết luận.
Cũng trong cùng một thời điểm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập Hội đồng An ninh tại Moskva để đánh giá việc phía Chính Thống giáo bên Ukraine tuyên bố tự trị. Theo lời phát ngôn viên Dmitri Peskov: "Chúng tôi thảo luậnvề tình trạng của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Ukraine, còn những Giáo hội khác thì chúng tôi không quan tâm".
Trả lời câu hỏi của các ký giả về những biện pháp khả dĩ của chính phủ Nga để giải quyết vấn đề này, ông Peskov lưu ý rằng: "rõ ràng chính quyền dân sự ở Nga không thể can dự vào cuộc đối thoại giữa hai giáo hội, họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm như vậy, nhưng vì Chính Thống giáo là một trong những tôn giáo được công nhận ở Liên bang Nga, cho nên mọi chuyện xảy ra trong giới Chính thống giáo đều được Nhà nước chú ý đặc biệt".
Tuy nhiên, ông Peskov nhắc lại, Nga quyết tâm bảo vệ quyền lợi của công dân trong mọi hoàn cảnh và ở mọi quốc gia, ngay cả trường hợp phải tịch thu tài sản của Giáo hội Chính thống Nga ở Ukraine.
Chân Phương
ĐGH Phanxicô gặp những người hành hương đến Roma từ El Salvador
Giuse Thẩm Nguyễn
12:50 16/10/2018
Hôm nay 15 tháng Mười, tại Hội Trường Thánh Phaolo VI, ĐGH Phanxicô đã gặp các người hành hương đến từ El Salvador để mừng lễ phong thánh của Đức Giám Mục Oscar Arnulfo Romero Galdamez được cử hành vào ngày hôm qua, Chúa Nhật 14 tháng Mười tại Quảng Trường Thánh Phê-rô.
Đức Thánh Cha nói rằng Thông điệp của Thánh Oscar Remero là dành cho tất cả mọi người không trừ một ai. Thánh nhân mạnh mẽ lập lại rằng mỗi người Công Giáo phải là một vị tử đạo vì tử đạo có nghĩa là nhân chứng của thông điệp Thiên Chúa muốn gởi tới cho nhân loại. ĐGH nói rằng Thiên Chúa muốn hiện diện trong đời sống của chúng ta và mời gọi chúng ta loan báo thông điệp tự do của Ngài cho toàn thể nhân loại. Chỉ với Thiên Chúa chúng ta mới được tự do: tự do khỏi tội lỗi, khỏi những điều xấu xa, khỏi hận thù trong lòng, tự do để yêu và tự do chào đón Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sự tự do thực sự đã có mặt trên thế gian này thể hiện qua việc chăm sóc cho con người làm thức tỉnh nơi mỗi tâm hồn niềm hy vọng cứu rỗi.
Sau đây là toàn văn lời nhắn nhủ của ĐGH với những người hiện diện:
Anh chị em thân mến,
Xin chào buổi sáng và cám ơn sự có mặt của mọi người ở đây. Việc phong thánh cho Đức Giám Mục Oscar Romero, một mục tử tuyệt vời của lục địa Mỹ, cho phép tôi có dịp được gặp mọi người đến Roma để tỏ lòng tôn kính ngài, đồng thời, cũng bày tỏ sự gắn bó gần gũi của quý vị đối với Người Kế Vị Thánh Phê-rô.
Trước hết tôi xin gởi lời chào đến tất cả hiền huynh của tôi, giám mục của El Salvador, các huynh đã cùng với các linh mục và giáo dân của mình đến thăm Roma. Thánh Oscar Remero biết làm thế nào để trở thành một hình ảnh tuyệt hảo của Đấng Chân Chiên Lành, Đấng đã hiến mạng mình cho đoàn chiên. Vì thế, và thậm chí nhiều hơn như vậy, từ khi được phong thánh, các huynh có thể tìm thấy nơi ngài một “gương mẫu và một sự khích lệ” trong sứ vụ được tín thác cho quý huynh. Một mẫu gương về sự ưu tiên cho những người cần đến lòng thương xót của Chúa nhất và một sự khích lệ để làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô và chăm lo cho Giáo Hội, biết cách phối hợp hành động của mỗi thành viên và cộng tác với các Giáo Hội đặc biệt khác với lòng yêu mến đồng cảm. Nguyện xin Thánh Giám Mục Romero giúp quý huynh trở thành những dấu chỉ của sự hiệp nhất với nhau để làm thành tính cách đặc trưng dân thánh của Chúa.
Tôi cũng xin chào các linh mục và tu sĩ nam nữ có mặt ở đây với lòng yêu mến đặc biệt. Các con cảm thấy được kêu gọi để sống cam kết một đời theo Chúa Kitô được lấy cảm hứng từ phong cách của vị thánh mới, để trở nên xứng đáng với lời dạy của ngài, để trên hết là “những tôi tớ của dân thánh” sống trong ơn gọi mà Chúa Giê-su, linh mục đời đời và duy nhất, đã kêu gọi các con. Thánh Oscar Romero đã nhìn thấy linh mục được đặt giữa hai vực thẳm vĩ đại: Đó là lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa và sự khốn khổ triền mien của con người. Các con thân mến, hãy làm việc không mệt mỏi hầu mang lại nguồn chảy tới lòng khao khát vô hạn của Thiên Chúa để tha thứ cho những ai ăn năn thống hối và mở lòng anh em đón nhận sự dịu ngọt của tình yêu Thiên Chúa, và cũng lên án những xấu xa của thế gian.
Tôi cũng muốn gởi lời chào thân mến đến rất nhiều khách hành hương đã đến Roma để tham dự lễ phong thánh này, những người từ El Salvador và từ những nước Châu Mỹ La tinh. Thông điệp của Thánh Oscar Romero được gởi tới tất cả mọi người không loại trừ một ai. Ngài mạnh mẽ lập lại rằng mỗi người Công Giáo phải là một vị tử đạo vì tử đạo có nghĩa là nhân chứng của thông điệp Thiên Chúa muốn gởi tới cho nhân loại. Thiên Chúa muốn hiện diện trong đời sống của chúng ta và mời gọi chúng ta loan báo thông điệp tự do của Ngài cho toàn thể nhân loại. Chỉ với Thiên Chúa chúng ta mới được tự do: tự do khỏi tội lỗi, khỏi những điều xấu xa, khỏi hận thù trong lòng, tự do để yêu và tự do chào đón Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sự tự do thực sự đã có mặt trên thế gian này thể hiện qua việc chăm sóc cho con người làm thức tỉnh nơi mỗi tâm hồn niềm hy vọng cứu rỗi.
Chúng ta đều biết rất rõ rằng việc này không phải dễ dàng, vì thế chúng ta cần cậy dựa vào lời cầu nguyện. Chúng ta cần kết hợp với Thiên Chúa và hiệp thông với Giáo Hội. Thánh Oscar nói cho chúng ta biết rằng nếu không có Chúa và không có tác vụ của Hội Thánh, thì chúng ta không thể làm được gì. Trong một bài giảng vào ngày 5 tháng 12 năm 1977, thánh nhân đã nói về sự xác nhận của “Bí Tích Tử Đạo”. Nếu không có sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà các Kitô hữu thuở ban đầu đã nhận được từ các giám mục, từ giáo hoàng… họ sẽ không thể đứng vững với những bách hại, họ sẽ không thể chết cho Đức Kitô.
Chúng ta hãy gởi lời chào đến toàn thể dân thánh của Chúa, những người đang hành hương ở El Salvador và những ai đang vui mừng hôm nay khi nhìn thấy một trong các con cháu của mình được tôn kính trên các bàn thờ. Dân tộc này có một đức tin sống động diễn tả qua nhiều hình thức khác nhau và hình thành đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, những khó khăn và tai họa của sự chia rẻ và chiến tranh thì vẫn còn đó; ai cũng thấy rõ bạo lực một cách mạnh mẽ trong lịch sử mới đây của dân tộc. Một số người Salvador đã phải rời bỏ quê hương để tìm một tương lai tốt đẹp hơn. Tưởng nhớ về Thánh Oscar Romero là một cơ hội tuyệt vời để nhắn gởi một thông điệp hòa bình và hòa giải cho mọi dân tộc thuộc Châu Mỹ La tin.
Cùng với tất cả mọi người, chung niềm vui, tôi cầu xin Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, gìn giữ nước El Salvador và xin Thiên Chúa chúng ta ban phước lành cùng với sự độ trì của lòng thương xót Ngài cho dân thánh của Ngài. Và xin nhớ cầu nguyện cho tôi nữa. Xin chân thành cám ơn.
.
Source: zenit.org Pope Francis Addresses Pilgrims from El Salvador
Đức Hồng Y Sarah: ‘Làm tan loãng’ các giáo huấn của Giáo Hội không phải là cách để thu hút giới trẻ
Đặng Tự Do
16:56 16/10/2018
Một số người trẻ có thể không đồng ý với giáo huấn về luân lý Công Giáo, kể cả trong lĩnh vực tình dục. Nhưng điều đó không có nghĩa là giáo huấn của Giáo hội không rõ ràng hoặc nên thay đổi. Đức Hồng Y Robert Sarah đã đưa ra lập trường trên trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.
Giáo hội và các mục tử phải “can đảm đề xuất lý tưởng Kitô tương ứng với giáo huấn về luân lý Công Giáo chứ đừng làm tan loãng, hay che giấu sự thật để thu hút những người trẻ vào lòng Giáo hội,” ngài nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục hôm thứ Ba 16 tháng 10.
Đức Hồng Y Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, lưu ý rằng trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, một số người trẻ đã yêu cầu Giáo hội phải rõ ràng trong giáo huấn về “một số vấn đề đặc biệt gần gũi với con tim của họ: khái niệm về tự do trong mọi lãnh vực chứ không chỉ trong quan hệ tình dục, không phân biệt đối xử dựa trên định hướng tình dục, bình đẳng nam nữ bao gồm cả trong Giáo Hội, …”
Tuy nhiên, những người khác đòi hỏi “không chỉ là một cuộc thảo luận cởi mở và không thành kiến, mà còn là một sự thay đổi triệt để, một sự thay đổi thực sự của Giáo hội trong giáo huấn về những khía cạnh này”.
Đức Hồng Y nhận xét rằng giáo huấn của Giáo hội có thể không được mọi người chia sẻ nhưng không ai có thể nói rằng giáo huấn ấy không rõ ràng. Tuy nhiên, có thể có “sự thiếu rõ ràng gây ra bởi một số mục tử trong việc giải thích tín lý Công Giáo” và điều đó đòi hỏi “một cuộc tự vấn lương tâm sâu sắc”.
Đức Hồng Y Sarah chỉ ra rằng, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 28 mùa thường niên vừa qua, một người thanh niên giàu có đã hỏi Chúa Giêsu anh ta phải làm gì để có được sự sống đời đời; và Chúa Giêsu bảo anh ta bán tất cả những gì anh ta có và theo Người.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Chúa Giêsu đã không hạ thấp các yêu cầu trong lời mời gọi của Ngài” và Giáo Hội cũng không được phép hạ thấp những đòi buộc của Tin Mừng.
Trong thực tế, một đặc điểm của giới trẻ là họ hướng đến những gì là lý tưởng và những mục tiêu cao cả, không chỉ trong chuyên môn và trong các tham vọng cá nhân của họ mà còn trong các lĩnh vực khác như “công lý, sự minh bạch trong cuộc chiến chống tham nhũng, và phẩm giá con người.” Tâm lý học gọi đó là chủ nghĩa lý tưởng của giới trẻ.
“Đánh giá thấp chủ nghĩa lý tưởng lành mạnh của giới trẻ” là một sai lầm nghiêm trọng và là một dấu chỉ của sự thiếu tôn trọng đối với giới trẻ. Nó cũng “đóng lại một quá trình thực sự cho sự tăng trưởng, trưởng thành và thánh thiện.”
Để kết luận, Đức Hồng Y hô hào rằng “khi tôn trọng và thúc đẩy chủ nghĩa lý tưởng của giới trẻ, chúng ta khích lệ họ trở thành những nguồn tài nguyên quý giá nhất cho một xã hội muốn phát triển và cải thiện.”
Source: Catholic Herald - Cardinal Sarah: ‘Watering down’ Church teaching won’t attract young people
Giáo hội và các mục tử phải “can đảm đề xuất lý tưởng Kitô tương ứng với giáo huấn về luân lý Công Giáo chứ đừng làm tan loãng, hay che giấu sự thật để thu hút những người trẻ vào lòng Giáo hội,” ngài nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục hôm thứ Ba 16 tháng 10.
Đức Hồng Y Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, lưu ý rằng trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, một số người trẻ đã yêu cầu Giáo hội phải rõ ràng trong giáo huấn về “một số vấn đề đặc biệt gần gũi với con tim của họ: khái niệm về tự do trong mọi lãnh vực chứ không chỉ trong quan hệ tình dục, không phân biệt đối xử dựa trên định hướng tình dục, bình đẳng nam nữ bao gồm cả trong Giáo Hội, …”
Tuy nhiên, những người khác đòi hỏi “không chỉ là một cuộc thảo luận cởi mở và không thành kiến, mà còn là một sự thay đổi triệt để, một sự thay đổi thực sự của Giáo hội trong giáo huấn về những khía cạnh này”.
Đức Hồng Y nhận xét rằng giáo huấn của Giáo hội có thể không được mọi người chia sẻ nhưng không ai có thể nói rằng giáo huấn ấy không rõ ràng. Tuy nhiên, có thể có “sự thiếu rõ ràng gây ra bởi một số mục tử trong việc giải thích tín lý Công Giáo” và điều đó đòi hỏi “một cuộc tự vấn lương tâm sâu sắc”.
Đức Hồng Y Sarah chỉ ra rằng, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 28 mùa thường niên vừa qua, một người thanh niên giàu có đã hỏi Chúa Giêsu anh ta phải làm gì để có được sự sống đời đời; và Chúa Giêsu bảo anh ta bán tất cả những gì anh ta có và theo Người.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Chúa Giêsu đã không hạ thấp các yêu cầu trong lời mời gọi của Ngài” và Giáo Hội cũng không được phép hạ thấp những đòi buộc của Tin Mừng.
Trong thực tế, một đặc điểm của giới trẻ là họ hướng đến những gì là lý tưởng và những mục tiêu cao cả, không chỉ trong chuyên môn và trong các tham vọng cá nhân của họ mà còn trong các lĩnh vực khác như “công lý, sự minh bạch trong cuộc chiến chống tham nhũng, và phẩm giá con người.” Tâm lý học gọi đó là chủ nghĩa lý tưởng của giới trẻ.
“Đánh giá thấp chủ nghĩa lý tưởng lành mạnh của giới trẻ” là một sai lầm nghiêm trọng và là một dấu chỉ của sự thiếu tôn trọng đối với giới trẻ. Nó cũng “đóng lại một quá trình thực sự cho sự tăng trưởng, trưởng thành và thánh thiện.”
Để kết luận, Đức Hồng Y hô hào rằng “khi tôn trọng và thúc đẩy chủ nghĩa lý tưởng của giới trẻ, chúng ta khích lệ họ trở thành những nguồn tài nguyên quý giá nhất cho một xã hội muốn phát triển và cải thiện.”
Source: Catholic Herald - Cardinal Sarah: ‘Watering down’ Church teaching won’t attract young people
Phúc Trình Các Nhóm Nhỏ về Phần II của Tài Liệu Làm Việc
Vũ Văn An
18:11 16/10/2018
Theo tạp chí Crux ngày 16 tháng 10, trong các phúc trình của vòng hai tại các nhóm nhỏ, các tham dự viên của Thượng Hội Đồng đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng hơn về các ưu tiên của mình, đi từ tuổi trẻ băng đảng tới các tình huống mục vụ của các cặp đồng tính, cũng như các mối liên hệ giữa người già và người trẻ, nối vòng tay lớn với các người không thống thuộc tôn giáo (nones) và các nguy cơ của việc lạm dụng tình dục và các hình thức lạm dụng khác.
Việc mong ước có được các giáo dân và các cặp vợ chồng, chứ không chỉ các giáo sĩ, can dự vào diễn trình đào tạo các linh mục cũng đã được nhấn mạnh.
Các phúc trình thường được coi như một danh mục đáng tin cậy nhất cho thấy các vấn đề chính được lọc lựa tại Thượng Hội Đồng và được chính thức coi như phản ứng đối với Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng.
Sau đây là tóm lược các bản phúc trình trên:
Các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đầu tiên được lãnh đạo bởi Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, người có chân trong hội đồng Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng. Nhóm bàn đến thực tại của những người trẻ đang là thành viên của băng nhóm; nhóm cho rằng không thể bỏ qua thực tại này.
Các ngài nói: "Mối tình duy nhất của họ là mối tình đối với băng nhóm, và không dễ gì bước vào những vòng kết nối hết sức chặt chẽ này và người trẻ cũng không dễ dàng rời bỏ những nhóm này".
Trong cùng một đoạn, nhóm cũng nói về việc “phải làm gì và hành động ra sao với người đồng tính, là những người không thể bị bỏ ra ngoài sự chăm sóc mục vụ của chúng ta và các thực tế khác như hôn nhân giữa những người đồng tính, mang thai hộ, nhận con nuôi bởi các cặp đồng tính: Tất cả các vấn đề hiện thời đang được truyền bá và tài trợ bởi các định chế chính phủ quốc tế”.
Nhóm cũng nói về sự cần thiết phải đề xuất chủ đề của tuổi trẻ như một “nơi chốn thần học” mà từ đó, qua tuổi trẻ, Thiên Chúa muốn nói điều gì đó với Giáo Hội. Nhóm lập luận rằng tuổi trẻ là một khung cảnh thần học không những vì “nó là đời sống” mà còn vì “tình huống vỡ vụn văn hóa mà người trẻ đang sống ở thời đại thay đổi hết sức lớn lao này, tức việc dẫn nhập vào một thế giới kỹ thuật số vốn không có qui luật”.
Một vấn đề khác được nhóm suy nghĩ là “những người sống một mình” (singles); nhóm mô tả việc này như một “vấn đề phức tạp” và cần phải biện phân để hiểu liệu sự phát triển của những người sống một mình là do một hiện tượng xã hội học hay một hiện tượng ơn gọi, liệu có được coi nó như một chọn lựa hay vì "sự thoải mái đơn giản, liệu đó là sự chấp nhận để phục vụ người khác hay chỉ là lòng vị kỷ thuần túy và cố chấp".
Nhóm cho rằng dù theo cách nào, “họ cũng xứng đáng được dành cho một sự suy tư có hy vọng” và một lời hỗ trợ cho những người chọn lựa con đường này, mà nhiều người trong số họ rất gần gũi với Giáo Hội. Nhóm cũng thừa nhận rằng có một số người có thể sống một mình vì cuộc hôn nhân của họ thất bại.
Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha thứ hai, được điều hợp bởi Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, người đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin của Vatican, có một đoạn dành riêng cho những người trẻ có “nhu cầu giáo dục đặc biệt”, được hiểu như “một loạt nhược điểm - vật chất, tinh thần, trí tuệ, văn hóa xã hội - và mặc dù những hạn chế của họ, họ vẫn là chủ thể tích cực của sự biến đổi trong chính các môi trường của họ. Giới hạn này là một khả thể mở ra các mối tương quan liên đới và hỗ tương, và do đó, là một hồng phúc cho cộng đồng của họ. Giáo Hội phải tiếp nhận họ, và bao gồm họ một cách can đảm”.
Nhóm cũng đưa ra lời kêu gọi để những người có nhiệm vụ viết tài liệu cuối cùng cho Thượng Hội Đồng nhắc đến “Vẻ đẹp và niềm vui yêu thương”, diễn tả một cách tích cực những gì liên quan đến tình yêu nhân bản sống nhờ Thiên Chúa.
Nhóm đã viết rằng "Đồng thời, chúng tôi hiểu rằng sự mỏng dòn và tội lỗi có thể được diễn tả một cách thích hợp như là một biểu thức mỏng dòn của thân phận con người chúng ta. Khi nói về tuổi trẻ, chúng ta không thể bắt đầu bằng một tầm nhìn tiêu cực, vì không phải mọi người trẻ đều sống thực tại đó. Để niềm vui nảy mầm nơi một người trẻ, người đó phải cảm thấy được yêu thương, được chào đón bởi một gia đình, một cộng đồng, và nhờ cách này, họ ý thức được các khả thể của mình ngõ hầu khám phá được và đánh giá cao cơ thể của mình và hội nhập được các giới hạn của mình”.
Nhóm cũng nói rằng các ngài thấy một "khoảng cách rất lớn" trong Tài Liệu Làm Việc khi nói về đức tin, diễn trình đào tạo đức tin, và cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu; nhóm cho rằng những vấn đề này được "bàn thảo rất kém" trong tài liệu.
Đón đọc: Các Nhóm nói Tiếng Anh
Việc mong ước có được các giáo dân và các cặp vợ chồng, chứ không chỉ các giáo sĩ, can dự vào diễn trình đào tạo các linh mục cũng đã được nhấn mạnh.
Các phúc trình thường được coi như một danh mục đáng tin cậy nhất cho thấy các vấn đề chính được lọc lựa tại Thượng Hội Đồng và được chính thức coi như phản ứng đối với Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng.
Sau đây là tóm lược các bản phúc trình trên:
Các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đầu tiên được lãnh đạo bởi Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, người có chân trong hội đồng Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng. Nhóm bàn đến thực tại của những người trẻ đang là thành viên của băng nhóm; nhóm cho rằng không thể bỏ qua thực tại này.
Các ngài nói: "Mối tình duy nhất của họ là mối tình đối với băng nhóm, và không dễ gì bước vào những vòng kết nối hết sức chặt chẽ này và người trẻ cũng không dễ dàng rời bỏ những nhóm này".
Trong cùng một đoạn, nhóm cũng nói về việc “phải làm gì và hành động ra sao với người đồng tính, là những người không thể bị bỏ ra ngoài sự chăm sóc mục vụ của chúng ta và các thực tế khác như hôn nhân giữa những người đồng tính, mang thai hộ, nhận con nuôi bởi các cặp đồng tính: Tất cả các vấn đề hiện thời đang được truyền bá và tài trợ bởi các định chế chính phủ quốc tế”.
Nhóm cũng nói về sự cần thiết phải đề xuất chủ đề của tuổi trẻ như một “nơi chốn thần học” mà từ đó, qua tuổi trẻ, Thiên Chúa muốn nói điều gì đó với Giáo Hội. Nhóm lập luận rằng tuổi trẻ là một khung cảnh thần học không những vì “nó là đời sống” mà còn vì “tình huống vỡ vụn văn hóa mà người trẻ đang sống ở thời đại thay đổi hết sức lớn lao này, tức việc dẫn nhập vào một thế giới kỹ thuật số vốn không có qui luật”.
Một vấn đề khác được nhóm suy nghĩ là “những người sống một mình” (singles); nhóm mô tả việc này như một “vấn đề phức tạp” và cần phải biện phân để hiểu liệu sự phát triển của những người sống một mình là do một hiện tượng xã hội học hay một hiện tượng ơn gọi, liệu có được coi nó như một chọn lựa hay vì "sự thoải mái đơn giản, liệu đó là sự chấp nhận để phục vụ người khác hay chỉ là lòng vị kỷ thuần túy và cố chấp".
Nhóm cho rằng dù theo cách nào, “họ cũng xứng đáng được dành cho một sự suy tư có hy vọng” và một lời hỗ trợ cho những người chọn lựa con đường này, mà nhiều người trong số họ rất gần gũi với Giáo Hội. Nhóm cũng thừa nhận rằng có một số người có thể sống một mình vì cuộc hôn nhân của họ thất bại.
Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha thứ hai, được điều hợp bởi Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, người đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin của Vatican, có một đoạn dành riêng cho những người trẻ có “nhu cầu giáo dục đặc biệt”, được hiểu như “một loạt nhược điểm - vật chất, tinh thần, trí tuệ, văn hóa xã hội - và mặc dù những hạn chế của họ, họ vẫn là chủ thể tích cực của sự biến đổi trong chính các môi trường của họ. Giới hạn này là một khả thể mở ra các mối tương quan liên đới và hỗ tương, và do đó, là một hồng phúc cho cộng đồng của họ. Giáo Hội phải tiếp nhận họ, và bao gồm họ một cách can đảm”.
Nhóm cũng đưa ra lời kêu gọi để những người có nhiệm vụ viết tài liệu cuối cùng cho Thượng Hội Đồng nhắc đến “Vẻ đẹp và niềm vui yêu thương”, diễn tả một cách tích cực những gì liên quan đến tình yêu nhân bản sống nhờ Thiên Chúa.
Nhóm đã viết rằng "Đồng thời, chúng tôi hiểu rằng sự mỏng dòn và tội lỗi có thể được diễn tả một cách thích hợp như là một biểu thức mỏng dòn của thân phận con người chúng ta. Khi nói về tuổi trẻ, chúng ta không thể bắt đầu bằng một tầm nhìn tiêu cực, vì không phải mọi người trẻ đều sống thực tại đó. Để niềm vui nảy mầm nơi một người trẻ, người đó phải cảm thấy được yêu thương, được chào đón bởi một gia đình, một cộng đồng, và nhờ cách này, họ ý thức được các khả thể của mình ngõ hầu khám phá được và đánh giá cao cơ thể của mình và hội nhập được các giới hạn của mình”.
Nhóm cũng nói rằng các ngài thấy một "khoảng cách rất lớn" trong Tài Liệu Làm Việc khi nói về đức tin, diễn trình đào tạo đức tin, và cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu; nhóm cho rằng những vấn đề này được "bàn thảo rất kém" trong tài liệu.
Đón đọc: Các Nhóm nói Tiếng Anh
Đức Thánh Cha loại khỏi hàng giáo sĩ hai Giám Mục Chí Lợi
Đặng Tự Do
18:12 16/10/2018
Trong một động thái chưa từng thấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã loại khỏi hàng giáo sĩ hai giám mục Chí Lợi bị buộc tội lạm dụng tình dục.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 13 tháng 10, Vatican nói Đức Cha Francisco José Cox, 84 tuổi, cựu Tổng giám mục La Serena; và Đức Cha Marco Antonio Órdenes, 53 tuổi, cựu giám mục Iquique, đã bị loại khỏi hàng giáo sĩ và các đương sự không được quyền kháng cáo.
Vatican đã trích dẫn các tiêu chuẩn do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ban hành về tội ác nghiêm trọng của các thành viên hàng giáo sĩ. Các tiêu chuẩn này quy định rằng việc loại bỏ khỏi hàng giáo sĩ được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng khi vị Giáo Hoàng khẳng định rằng “sự vi phạm là tỏ tường và sau khi đã cho đương sự cơ hội tự bào chữa.”
Vatican cho biết hai vị nguyên giám mục bị nêu tên trong quyết định được Đức Giáo Hoàng thông qua hôm thứ Năm 11 tháng 10 năm 2018 không có quyền kháng cáo.
Ngay trước khi thông báo được đưa ra, Đức Thánh Cha đã tiếp Tổng thống Sebastián Piñera của Chí Lợi và đã thảo luận về những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đang ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.
Nói chuyện với các nhà báo sau cuộc họp, Piñera nói ông và Đức Giáo Hoàng “chia sẻ niềm hy vọng rằng Giáo Hội có thể phục hưng và phục hồi tình cảm, sự gần gũi của dân Chúa và có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng tại quốc gia này.”
Việc trục xuất khỏi hàng giáo sĩ các giám mục vừa nêu diễn ra chỉ hai tuần sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô trục xuất khỏi chức tư tế cha Fernando Karadima, một linh mục người Chí Lợi khét tiếng vì tội lạm dụng tình dục thanh niên trong giáo xứ của ông.
Câu chuyện của hai vị cựu giám mục bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ cho thấy thêm một lần nữa những người có khuynh hướng tính dục đồng tính nên hết sức thận trọng trong việc phân định ơn gọi của mình như thế nào.
Cha Fernando Baeza, giám tỉnh dòng Schonstatt tại Santiago, Chí Lợi, cho biết hồi đầu tháng này rằng Vatican đang điều tra cựu Tổng giám mục Cox sau khi có các cáo buộc lạm dụng xảy ra ở Đức vào năm 2004 và được báo cáo vào năm 2017.
Đức Cha Cox được tấn phong giám mục vào năm 1971, và được bổ nhiệm lãnh đạo Giáo phận Chillán, Chí Lợi, trong sáu năm trước khi ngài được bổ nhiệm làm thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình vào năm 1981.
Năm 1985, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá La Serena. Hai năm sau đó, ngài đã lãnh đạo ủy ban tổ chức chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới Chí Lợi.
Ngài trở thành Tổng giám mục La Serena năm 1990, và hai năm sau, Cha Manuel Hervia, một linh mục của tổng giáo phận, đã viết thư khiếu nại chính thức với Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi rằng cha đã phát hiện Tổng giám mục Cox có một mối quan hệ tình dục với một thanh niên.
Sau một cuộc điều tra của Sứ Thần Tòa Thánh ở Chí Lợi, Đức Cha Cox tuyên bố từ chức vào ngày 16 tháng 4 năm 1997, ở tuổi 63.
Bất chấp bản chất nghiêm trọng của các cáo buộc chống lại ông, Cox tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong Giáo Hội. Năm 1999, ông được bổ nhiệm là chủ tịch ủy ban quốc gia giám sát các cử hành trong Đại Năm Thánh 2000 và tháng 3 năm 2001, ông tham gia phái đoàn đại diện cho các giám mục Chí Lợi tại Hội Đồng Giám Mục Mỹ Latinh, gọi tắt là CELAM, họp tại Colombia.
Trước khi các hành vi của nguyên Tổng Giám Mục Cox được phơi bày vào năm 2002, Đức Hồng Y Francisco Javier Errázuriz của Santiago, một người bạn lâu năm của Cox, thừa nhận rằng “luôn luôn có những tin đồn liên quan đến hình thức tình cảm khác biệt của ngài. Điều đó được đề cập đến rất nhiều và dẫn đến nhiều tin đồn bởi nhiều người đang mong muốn tìm kiếm ý nghĩa đằng sau điều này.”
Vài ngày sau đó, Đức Hồng Y Errázuriz đã đưa ra một tuyên bố xin tha thứ vì những tổn thương gây ra bởi hành động của vị Tổng Giám mục đã nghỉ hưu.
Đức Hồng Y cũng trích dẫn lời nói của Cox đối với các tín hữu trong giáo phận cũ của mình: “Tôi cầu xin sự tha thứ cho mặt trái tối tăm này trong tôi vì điều đó chống lại Tin Mừng.”
Vào năm 2012, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, Cox được chuyển đến Vallendar, bên Đức, nơi có trụ sở của phong trào Schonstatt. Ông vẫn sống ở đó cho đến nay và được chẩn đoán đã bị mất trí nhớ.
Vatican cho biết Cox sẽ được “tiếp tục là một thành viên của dòng các Cha Schonstatt”.
Trường hợp thứ hai liên quan đến Đức Cha Marco Antonio Órdenes, năm nay mới 53 tuổi.
Cựu Giám mục Órdenes được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm lãnh đạo Giáo phận Iquique vào năm 2006. Ngài là giám mục trẻ nhất ở Chí Lợi vào thời điểm đó.
Gần sáu năm sau, Đức Cha Órdenes trở thành mục tiêu của một cuộc điều tra của Sứ Thần Tòa Thánh ở Chí Lợi sau khi có các cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại ngài vào tháng Tư năm 2012.
Nạn nhân Rodrigo Pino cho rằng vào năm 1997, khi mới 15 tuổi, ông ta bị cha Órdenes lạm dụng.
Pino, một người đồng tính, khai trước tòa rằng quan hệ giữa hai người sau đó trở thành một “mối tình lãng mạn” và ông chỉ báo cáo với cảnh sát vào năm 2008 sau khi biết rằng một trẻ vị thành niên khác đã bị Órdenes lạm dụng vào năm 2009.
Các công tố viên ở Iquique xác nhận vào ngày 2 tháng 10 năm 2012, rằng các cáo buộc chống lại Đức Cha Órdenes đã được đóng lại do thiếu bằng chứng.
Bất kể đã được tòa miễn tố, 4 ngày sau đó, hôm 6 tháng 10, 2012, trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Tercera, Đức Cha Órdenes thành thật thừa nhận “đã có một hành động không thận trọng với Pino, mà tôi vô cùng hối tiếc và tôi cầu xin sự tha thứ trong khoảnh khắc đó.” Ngài cho rằng mình không xứng đáng là một Giám Mục và xác nhận rằng “đã duy trì với anh ta một mối quan hệ tình cảm, chăm sóc, cố gắng giúp anh ta trong nhiều tình huống cá nhân khó khăn mà tôi không thể nói ra vì đó là tình huống của anh ấy.”
Tuy nhiên, Đức Cha Órdenes tuyên bố rằng tội lỗi của ngài “không phải với một trẻ vị thành niên, Pino đã 17 tuổi tại thời điểm đó.”
Ba ngày sau cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chấp nhận đơn từ chức của ngài.
Các cáo buộc chống lại ngài đã bị bãi bỏ tại Chí Lợi và một tòa phúc thẩm đã ban hành quyết định vào năm 2018, nói rằng không thể “xác minh các sự kiện được báo cáo vào tháng 12 năm 2008.”
Vatican nói rằng cả hai cựu giám mục đều đã được thông báo về quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin và được Đức Giáo Hoàng chuẩn y.
Source: Catholic Herald Pope expels two Chilean bishops from priesthood
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 13 tháng 10, Vatican nói Đức Cha Francisco José Cox, 84 tuổi, cựu Tổng giám mục La Serena; và Đức Cha Marco Antonio Órdenes, 53 tuổi, cựu giám mục Iquique, đã bị loại khỏi hàng giáo sĩ và các đương sự không được quyền kháng cáo.
Vatican đã trích dẫn các tiêu chuẩn do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ban hành về tội ác nghiêm trọng của các thành viên hàng giáo sĩ. Các tiêu chuẩn này quy định rằng việc loại bỏ khỏi hàng giáo sĩ được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng khi vị Giáo Hoàng khẳng định rằng “sự vi phạm là tỏ tường và sau khi đã cho đương sự cơ hội tự bào chữa.”
Vatican cho biết hai vị nguyên giám mục bị nêu tên trong quyết định được Đức Giáo Hoàng thông qua hôm thứ Năm 11 tháng 10 năm 2018 không có quyền kháng cáo.
Ngay trước khi thông báo được đưa ra, Đức Thánh Cha đã tiếp Tổng thống Sebastián Piñera của Chí Lợi và đã thảo luận về những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đang ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.
Nói chuyện với các nhà báo sau cuộc họp, Piñera nói ông và Đức Giáo Hoàng “chia sẻ niềm hy vọng rằng Giáo Hội có thể phục hưng và phục hồi tình cảm, sự gần gũi của dân Chúa và có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng tại quốc gia này.”
Việc trục xuất khỏi hàng giáo sĩ các giám mục vừa nêu diễn ra chỉ hai tuần sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô trục xuất khỏi chức tư tế cha Fernando Karadima, một linh mục người Chí Lợi khét tiếng vì tội lạm dụng tình dục thanh niên trong giáo xứ của ông.
Câu chuyện của hai vị cựu giám mục bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ cho thấy thêm một lần nữa những người có khuynh hướng tính dục đồng tính nên hết sức thận trọng trong việc phân định ơn gọi của mình như thế nào.
Cha Fernando Baeza, giám tỉnh dòng Schonstatt tại Santiago, Chí Lợi, cho biết hồi đầu tháng này rằng Vatican đang điều tra cựu Tổng giám mục Cox sau khi có các cáo buộc lạm dụng xảy ra ở Đức vào năm 2004 và được báo cáo vào năm 2017.
Đức Cha Cox được tấn phong giám mục vào năm 1971, và được bổ nhiệm lãnh đạo Giáo phận Chillán, Chí Lợi, trong sáu năm trước khi ngài được bổ nhiệm làm thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình vào năm 1981.
Năm 1985, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá La Serena. Hai năm sau đó, ngài đã lãnh đạo ủy ban tổ chức chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới Chí Lợi.
Ngài trở thành Tổng giám mục La Serena năm 1990, và hai năm sau, Cha Manuel Hervia, một linh mục của tổng giáo phận, đã viết thư khiếu nại chính thức với Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi rằng cha đã phát hiện Tổng giám mục Cox có một mối quan hệ tình dục với một thanh niên.
Sau một cuộc điều tra của Sứ Thần Tòa Thánh ở Chí Lợi, Đức Cha Cox tuyên bố từ chức vào ngày 16 tháng 4 năm 1997, ở tuổi 63.
Bất chấp bản chất nghiêm trọng của các cáo buộc chống lại ông, Cox tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong Giáo Hội. Năm 1999, ông được bổ nhiệm là chủ tịch ủy ban quốc gia giám sát các cử hành trong Đại Năm Thánh 2000 và tháng 3 năm 2001, ông tham gia phái đoàn đại diện cho các giám mục Chí Lợi tại Hội Đồng Giám Mục Mỹ Latinh, gọi tắt là CELAM, họp tại Colombia.
Trước khi các hành vi của nguyên Tổng Giám Mục Cox được phơi bày vào năm 2002, Đức Hồng Y Francisco Javier Errázuriz của Santiago, một người bạn lâu năm của Cox, thừa nhận rằng “luôn luôn có những tin đồn liên quan đến hình thức tình cảm khác biệt của ngài. Điều đó được đề cập đến rất nhiều và dẫn đến nhiều tin đồn bởi nhiều người đang mong muốn tìm kiếm ý nghĩa đằng sau điều này.”
Vài ngày sau đó, Đức Hồng Y Errázuriz đã đưa ra một tuyên bố xin tha thứ vì những tổn thương gây ra bởi hành động của vị Tổng Giám mục đã nghỉ hưu.
Đức Hồng Y cũng trích dẫn lời nói của Cox đối với các tín hữu trong giáo phận cũ của mình: “Tôi cầu xin sự tha thứ cho mặt trái tối tăm này trong tôi vì điều đó chống lại Tin Mừng.”
Vào năm 2012, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, Cox được chuyển đến Vallendar, bên Đức, nơi có trụ sở của phong trào Schonstatt. Ông vẫn sống ở đó cho đến nay và được chẩn đoán đã bị mất trí nhớ.
Vatican cho biết Cox sẽ được “tiếp tục là một thành viên của dòng các Cha Schonstatt”.
Trường hợp thứ hai liên quan đến Đức Cha Marco Antonio Órdenes, năm nay mới 53 tuổi.
Cựu Giám mục Órdenes được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm lãnh đạo Giáo phận Iquique vào năm 2006. Ngài là giám mục trẻ nhất ở Chí Lợi vào thời điểm đó.
Gần sáu năm sau, Đức Cha Órdenes trở thành mục tiêu của một cuộc điều tra của Sứ Thần Tòa Thánh ở Chí Lợi sau khi có các cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại ngài vào tháng Tư năm 2012.
Nạn nhân Rodrigo Pino cho rằng vào năm 1997, khi mới 15 tuổi, ông ta bị cha Órdenes lạm dụng.
Pino, một người đồng tính, khai trước tòa rằng quan hệ giữa hai người sau đó trở thành một “mối tình lãng mạn” và ông chỉ báo cáo với cảnh sát vào năm 2008 sau khi biết rằng một trẻ vị thành niên khác đã bị Órdenes lạm dụng vào năm 2009.
Các công tố viên ở Iquique xác nhận vào ngày 2 tháng 10 năm 2012, rằng các cáo buộc chống lại Đức Cha Órdenes đã được đóng lại do thiếu bằng chứng.
Bất kể đã được tòa miễn tố, 4 ngày sau đó, hôm 6 tháng 10, 2012, trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Tercera, Đức Cha Órdenes thành thật thừa nhận “đã có một hành động không thận trọng với Pino, mà tôi vô cùng hối tiếc và tôi cầu xin sự tha thứ trong khoảnh khắc đó.” Ngài cho rằng mình không xứng đáng là một Giám Mục và xác nhận rằng “đã duy trì với anh ta một mối quan hệ tình cảm, chăm sóc, cố gắng giúp anh ta trong nhiều tình huống cá nhân khó khăn mà tôi không thể nói ra vì đó là tình huống của anh ấy.”
Tuy nhiên, Đức Cha Órdenes tuyên bố rằng tội lỗi của ngài “không phải với một trẻ vị thành niên, Pino đã 17 tuổi tại thời điểm đó.”
Ba ngày sau cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chấp nhận đơn từ chức của ngài.
Các cáo buộc chống lại ngài đã bị bãi bỏ tại Chí Lợi và một tòa phúc thẩm đã ban hành quyết định vào năm 2018, nói rằng không thể “xác minh các sự kiện được báo cáo vào tháng 12 năm 2008.”
Vatican nói rằng cả hai cựu giám mục đều đã được thông báo về quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin và được Đức Giáo Hoàng chuẩn y.
Source: Catholic Herald Pope expels two Chilean bishops from priesthood
Tổng giáo phận Washington DC công bố danh tính 28 giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng từ 1948 đến nay
Đặng Tự Do
18:33 16/10/2018
Chỉ vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Donald Wuerl, tổng giáo phận Washington D.C. đã công bố tên của 28 cựu giáo sĩ trong tổng giáo phận đã bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên từ năm 1948.
Ba linh mục dòng đã từng phục vụ trong các giáo xứ hoặc trường học của tổng giáo phận cũng bị nêu tên trong danh sách này.
Việc đăng danh sách này trên trang web của tổng giáo phận hôm 15 tháng 10 đánh dấu hành động quan trọng đầu tiên của Đức Hồng Y Wuerl trong tư cách Giám Quản Tông Tòa tạm thời của tổng giáo phận nơi ngài đã từng lãnh đạo và là kết quả của một tiến trình tái xét được Đức Hồng Y Wuerl chỉ thị vào năm 2017.
“Danh sách này là một lời nhắc nhở đau đớn về tội lỗi nghiêm trọng của các giáo sĩ, nỗi đau gây ra cho những người trẻ vô tội, và những tổn hại gây ra cho các tín hữu, mà chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự tha thứ,” Đức Hồng Y Wuerl nói. Ngài cũng lưu ý rằng đã không có một cáo buộc đáng tin cậy nào về lạm dụng trẻ vị thành niên chống lại một linh mục ở Washington trong gần hai mươi năm qua.
“Cam kết mạnh mẽ của chúng tôi là tháp tùng những nạn nhân lạm dụng trên con đường chữa lành, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có một trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên nào gây ra bởi một linh mục của tổng giáo phận trong gần hai thập kỷ qua. Cũng không có một linh mục đương nhiệm nào của tổng giáo phận từng là chủ đề của một cáo buộc đáng tin cậy về sự lạm dụng trẻ vị thành niên.”
Một thông cáo báo chí của tổng giáo phận cũng nhấn mạnh các chính sách bảo vệ hiện có tại Washington, bao gồm một báo cáo được kiểm toán độc lập hàng năm về công tác bảo vệ trẻ em được công bố trên trang web của tổng giáo phận và trong tờ báo Catholic Standard.
Source: Catholic Herald Washington archdiocese releases the names of 28 accused clergy
Ba linh mục dòng đã từng phục vụ trong các giáo xứ hoặc trường học của tổng giáo phận cũng bị nêu tên trong danh sách này.
Việc đăng danh sách này trên trang web của tổng giáo phận hôm 15 tháng 10 đánh dấu hành động quan trọng đầu tiên của Đức Hồng Y Wuerl trong tư cách Giám Quản Tông Tòa tạm thời của tổng giáo phận nơi ngài đã từng lãnh đạo và là kết quả của một tiến trình tái xét được Đức Hồng Y Wuerl chỉ thị vào năm 2017.
“Danh sách này là một lời nhắc nhở đau đớn về tội lỗi nghiêm trọng của các giáo sĩ, nỗi đau gây ra cho những người trẻ vô tội, và những tổn hại gây ra cho các tín hữu, mà chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự tha thứ,” Đức Hồng Y Wuerl nói. Ngài cũng lưu ý rằng đã không có một cáo buộc đáng tin cậy nào về lạm dụng trẻ vị thành niên chống lại một linh mục ở Washington trong gần hai mươi năm qua.
“Cam kết mạnh mẽ của chúng tôi là tháp tùng những nạn nhân lạm dụng trên con đường chữa lành, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có một trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên nào gây ra bởi một linh mục của tổng giáo phận trong gần hai thập kỷ qua. Cũng không có một linh mục đương nhiệm nào của tổng giáo phận từng là chủ đề của một cáo buộc đáng tin cậy về sự lạm dụng trẻ vị thành niên.”
Một thông cáo báo chí của tổng giáo phận cũng nhấn mạnh các chính sách bảo vệ hiện có tại Washington, bao gồm một báo cáo được kiểm toán độc lập hàng năm về công tác bảo vệ trẻ em được công bố trên trang web của tổng giáo phận và trong tờ báo Catholic Standard.
Source: Catholic Herald Washington archdiocese releases the names of 28 accused clergy
Các Nghị Phụ Ba Lan: Tháp tùng không có nghĩa là tán thành mọi lối sống, mọi lối tư duy và hành động của giới trẻ
Đặng Tự Do
22:09 16/10/2018
Sự phân định nên được thực hiện trong tự do; đó là một thực tại tâm linh và một ân sủng từ Chúa Thánh Thần chứ không phải là một kỹ thuật tâm lý. Tốt nhất là nó được hình thành trong một cộng đồng. Đây là những kết luận trong ngày thứ bảy của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Theo báo cáo của các Nghị Phụ Ba Lan, cuộc thảo luận cũng nhấn mạnh đến giá trị của đời sống bí tích.
“Sự tháp tùng các cá nhân trong việc khám phá ra ơn gọi của họ không thể bị thao túng và cũng chẳng thể được giao khoán cho những người trẻ,” Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś, Tổng giám mục Lodz nhấn mạnh như trên khi tóm tắt các cuộc thảo luận trong ngày thứ bẩy của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Như ngài cho biết, chủ đề về sự tự do đã quay trở lại trong cuộc họp này. Các giám mục nhấn mạnh rằng sự tháp tùng sẽ giúp người trẻ hình thành lương tâm của mình trong tự do và, sau đó, quyết định một cách có trách nhiệm xem phải làm gì.
Trong cuộc tranh luận, như Tổng Giám mục Ryś đã chỉ ra, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã chú ý đến một thực tại theo đó sự phân định không phải là một kỹ thuật tâm lý, mà là một thực tại tâm linh. Ngài nói rằng khả năng phân định là một ân sủng từ Chúa Thánh Thần và quá trình tháp tùng là để “tối hậu dẫn dắt cá nhân mà chúng ta giúp đỡ trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Thánh Thần chứ không chỉ nhận được một phản xạ tâm lý.”
Đức Tổng Giám Mục Ryś cho biết thêm phiên họp cũng nhấn mạnh rằng bối cảnh tốt nhất để thực hiện sự phân định là trong một cộng đồng. Cộng đồng là “một thử nghiệm cho sự thánh thiện của một người.” Như ngài báo cáo, một số các Nghị Phụ thậm chí còn nói rằng “không có cái gọi là sự thánh thiện cá nhân, tư riêng, nhưng sự thánh thiện luôn luôn hoạt động trong một cộng đồng.” Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Ryś cũng nhấn mạnh thêm rằng để một cộng đồng có thể giúp đưa ra một sự phân định tốt, nó cần phải có một số mục tiêu bên ngoài chính nó. Mục tiêu này có thể là, chẳng hạn, vươn ra để đến với người nghèo. “Sau đó, trong hoạt động chung, các đặc sủng và ơn gọi của từng cá nhân sẽ xuất hiện,” ngài nói.
Đức Giám Mục Marian Florczyk nói thêm rằng các diễn giả tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đã cố gắng đặt trong bối cảnh xã hội quá trình phân định và sự tháp tùng người trẻ trong tiến trình phân định của họ. Ngài nhấn mạnh rằng tháp tùng không có nghĩa là tán thành mọi người trẻ và mọi hành động hay suy nghĩ của họ, nhưng thay vào đó chỉ cho họ thấy, trong tự do và chân lý, những giá trị luân lý và cả những vô luân trong hành động của họ. “Ta không thể là một người cha tinh thần tốt nếu ta không dám nhấn mạnh đến mô hình cho nhân loại, là Chúa Giêsu Kitô,” ngài nói.
Đức Cha Marek Solarczyk, chủ tịch Ủy ban Thanh niên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan ghi nhận rằng trong các cuộc thảo luận, dấu nhấn cũng được đặt vào giá trị của đời sống bí tích trên con đường phân định và tại thời điểm đưa ra các quyết định. Ngài lưu ý rằng, trong tình huống hiện nay, Bí tích Thêm Sức là đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ. “Đây là một khoảnh khắc khi những người trẻ, những người đang khám phá ra vị trí của họ trong cộng đồng Giáo Hội, muốn trở thành những nhà truyền giáo và, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, là chứng nhân cho mầu nhiệm Thiên Chúa cho người khác.”
Văn phòng báo chí của Hội đồng Giám mục Ba Lan
Source: Press Office of the Polish Bishops’ Conference Archbishop Ryś: Discernment is a spiritual reality, not a psychological technique
“Sự tháp tùng các cá nhân trong việc khám phá ra ơn gọi của họ không thể bị thao túng và cũng chẳng thể được giao khoán cho những người trẻ,” Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś, Tổng giám mục Lodz nhấn mạnh như trên khi tóm tắt các cuộc thảo luận trong ngày thứ bẩy của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Như ngài cho biết, chủ đề về sự tự do đã quay trở lại trong cuộc họp này. Các giám mục nhấn mạnh rằng sự tháp tùng sẽ giúp người trẻ hình thành lương tâm của mình trong tự do và, sau đó, quyết định một cách có trách nhiệm xem phải làm gì.
Trong cuộc tranh luận, như Tổng Giám mục Ryś đã chỉ ra, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã chú ý đến một thực tại theo đó sự phân định không phải là một kỹ thuật tâm lý, mà là một thực tại tâm linh. Ngài nói rằng khả năng phân định là một ân sủng từ Chúa Thánh Thần và quá trình tháp tùng là để “tối hậu dẫn dắt cá nhân mà chúng ta giúp đỡ trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Thánh Thần chứ không chỉ nhận được một phản xạ tâm lý.”
Đức Tổng Giám Mục Ryś cho biết thêm phiên họp cũng nhấn mạnh rằng bối cảnh tốt nhất để thực hiện sự phân định là trong một cộng đồng. Cộng đồng là “một thử nghiệm cho sự thánh thiện của một người.” Như ngài báo cáo, một số các Nghị Phụ thậm chí còn nói rằng “không có cái gọi là sự thánh thiện cá nhân, tư riêng, nhưng sự thánh thiện luôn luôn hoạt động trong một cộng đồng.” Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Ryś cũng nhấn mạnh thêm rằng để một cộng đồng có thể giúp đưa ra một sự phân định tốt, nó cần phải có một số mục tiêu bên ngoài chính nó. Mục tiêu này có thể là, chẳng hạn, vươn ra để đến với người nghèo. “Sau đó, trong hoạt động chung, các đặc sủng và ơn gọi của từng cá nhân sẽ xuất hiện,” ngài nói.
Đức Giám Mục Marian Florczyk nói thêm rằng các diễn giả tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đã cố gắng đặt trong bối cảnh xã hội quá trình phân định và sự tháp tùng người trẻ trong tiến trình phân định của họ. Ngài nhấn mạnh rằng tháp tùng không có nghĩa là tán thành mọi người trẻ và mọi hành động hay suy nghĩ của họ, nhưng thay vào đó chỉ cho họ thấy, trong tự do và chân lý, những giá trị luân lý và cả những vô luân trong hành động của họ. “Ta không thể là một người cha tinh thần tốt nếu ta không dám nhấn mạnh đến mô hình cho nhân loại, là Chúa Giêsu Kitô,” ngài nói.
Đức Cha Marek Solarczyk, chủ tịch Ủy ban Thanh niên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan ghi nhận rằng trong các cuộc thảo luận, dấu nhấn cũng được đặt vào giá trị của đời sống bí tích trên con đường phân định và tại thời điểm đưa ra các quyết định. Ngài lưu ý rằng, trong tình huống hiện nay, Bí tích Thêm Sức là đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ. “Đây là một khoảnh khắc khi những người trẻ, những người đang khám phá ra vị trí của họ trong cộng đồng Giáo Hội, muốn trở thành những nhà truyền giáo và, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, là chứng nhân cho mầu nhiệm Thiên Chúa cho người khác.”
Văn phòng báo chí của Hội đồng Giám mục Ba Lan
Source: Press Office of the Polish Bishops’ Conference Archbishop Ryś: Discernment is a spiritual reality, not a psychological technique
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký Hành Hương Khánh Thành Thánh Tượng Mẹ La Vang tại Do Thái,
Trần Mạnh Trác
15:08 16/10/2018
Xem hình ảnh
Chuá nhật 14 tháng 10 vừa qua, chúng tôi đáp máy bay đi Do Thái để nhập đoàn với những người Việt Nam từ khắp năm châu tới đây khánh thành thánh tượng Mẹ La Vang và Bia Bát Phúc bằng tiếng Việt, lần đầu tiên được xây dựng trên Đất Thánh.
Theo Cha Nghị, giám đốc VietCatholic, thì sẽ có trên 800 người Việt Nam và 100 linh mục tham gia việc khánh thành tượng Mẹ tại nhà thờ Hòm Bia Giao Ước ở Kyriat Yearim.
Chúng tôi tham gia như là thành viên trong đoàn VietCatholic do hãng du lịch Alpha Tours điều hành, nhưng vì cư ngụ ở Dallas cho nên chúng tôi đã khởi hành ‘solo’ thay vì đi chung với đoàn từ California, và vì đường bay gần hơn, cho nên chúng tôi sẽ tới Do Thái sớm hơn tới 5g đồng hồ.
Tuy là lần đầu tiên đi Đất Thánh với nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ những ‘dặn dò chu đáo’ cuả cô Mimi điều hợp viên Alpha Tours, cho nên chúng tôi đã tới được hotel ở Jerusalem an toàn và nghỉ ngơi thoải mái nhiều giờ trước khi phái đoàn tới.
Nhiều giờ nói đây không chỉ là 5 tiếng đồng hồ như đã nói trên, nhưng là cả một buổi chiều cho tới buổi sáng hôm sau...
Phái đoàn từ Cali không được may mắn xuông sẻ, chuyến bay cuả họ bị ‘delayed’ ở phi trường Madrid! Mãi tới 5g sáng thứ Ba chúng tôi mới thấy nhiều người dọn vào những căn phòng kế cạnh, vẻ mệt mỏi ‘tả tơi’!..lúc đó thì chúng tôi cũng vừa thức dậy và chuẩn bị ăn sáng. Tuy vậy, dù cho bị mất ngủ cả đêm, đoàn chúng tôi vẫn ‘can đảm’ bắt đầu chương trình dự định và kết thúc ngày đầu tiên thật tốt đẹp, còn tranh thủ đi trước cả chương trình nữa, và trên đường cũng đã gặp nhiều đoàn khác từ Úc và Việt Nam qua.
Trong những ngày tới chúng tôi hy vọng sẽ tường trình cuộc hành hương này với nhiều phóng viên VietCatholic khác cũng đang có mặt ở đây. Bây giờ thì chúng tôi xin gửi tới quí độc giả một vài hình ảnh ghi vội ngày đầu tiên ở Đất Thánh, coi như là một món quả ra mắt vậy. Xin hẹn tái ngộ.
Theo Cha Nghị, giám đốc VietCatholic, thì sẽ có trên 800 người Việt Nam và 100 linh mục tham gia việc khánh thành tượng Mẹ tại nhà thờ Hòm Bia Giao Ước ở Kyriat Yearim.
Chúng tôi tham gia như là thành viên trong đoàn VietCatholic do hãng du lịch Alpha Tours điều hành, nhưng vì cư ngụ ở Dallas cho nên chúng tôi đã khởi hành ‘solo’ thay vì đi chung với đoàn từ California, và vì đường bay gần hơn, cho nên chúng tôi sẽ tới Do Thái sớm hơn tới 5g đồng hồ.
Tuy là lần đầu tiên đi Đất Thánh với nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ những ‘dặn dò chu đáo’ cuả cô Mimi điều hợp viên Alpha Tours, cho nên chúng tôi đã tới được hotel ở Jerusalem an toàn và nghỉ ngơi thoải mái nhiều giờ trước khi phái đoàn tới.
Nhiều giờ nói đây không chỉ là 5 tiếng đồng hồ như đã nói trên, nhưng là cả một buổi chiều cho tới buổi sáng hôm sau...
Phái đoàn từ Cali không được may mắn xuông sẻ, chuyến bay cuả họ bị ‘delayed’ ở phi trường Madrid! Mãi tới 5g sáng thứ Ba chúng tôi mới thấy nhiều người dọn vào những căn phòng kế cạnh, vẻ mệt mỏi ‘tả tơi’!..lúc đó thì chúng tôi cũng vừa thức dậy và chuẩn bị ăn sáng. Tuy vậy, dù cho bị mất ngủ cả đêm, đoàn chúng tôi vẫn ‘can đảm’ bắt đầu chương trình dự định và kết thúc ngày đầu tiên thật tốt đẹp, còn tranh thủ đi trước cả chương trình nữa, và trên đường cũng đã gặp nhiều đoàn khác từ Úc và Việt Nam qua.
Trong những ngày tới chúng tôi hy vọng sẽ tường trình cuộc hành hương này với nhiều phóng viên VietCatholic khác cũng đang có mặt ở đây. Bây giờ thì chúng tôi xin gửi tới quí độc giả một vài hình ảnh ghi vội ngày đầu tiên ở Đất Thánh, coi như là một món quả ra mắt vậy. Xin hẹn tái ngộ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Giám mục có quyền khuyến nghị linh mục đọc Kinh cầu Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cuối lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
10:05 16/10/2018
Giải đáp phụng vụ: Giám mục có quyền khuyến nghị linh mục đọc Kinh cầu Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cuối lễ không?
Nói thêm về việc rước lễ trên tay.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Một số Giám mục gần đây đã đề xuất việc linh mục đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cuối Thánh lễ. Thi dụ, Tổng Giám mục Sample của Tổng Giáo phận Oregon ở Hoa Kỳ khuyến nghị rằng “thời gian và địa điểm phù hợp nhất cho linh mục đọc kinh này là sau phép lành cuối lễ, và ở dưới chân bàn thờ, sau đó hát bài ca tạ lễ”. Thưa cha, liệu có được phép đọc kinh này sau phép lành cuối lễ và trước bài ca tạ lễ không? Liệu Thánh lễ kết thúc trước bài ca tạ lễ không? Liệu một Tổng Giám mục có quyền đảo ngược quyết định của Huấn thị Inter Oecumenici hồi tháng 9-1964, trong đó số 48 nói: “Các kinh của Giáo Hoàng Lêô bị bãi bỏ rồi…” không? - J. L., Melbourne, Úc.
Đáp: Các kinh của Giáo Hoàng Lêô là một tập hợp các kinh được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành năm 1884, để sử dụng sau Thánh Lễ thường, nhưng không phải là một phần của Thánh lễ. Thánh Giáo Hoàng Piô X thêm một lời cầu với Thánh Tâm Chúa. Trong dạng thức hoàn chỉnh, các kinh của Giáo Hoàng Lêô bao gồm 3 kinh Kính Mừng; một kinh Lạy Nữ Vương’; rồi đọc ”Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con. Đáng chịu lấy những sự Đức Chúa Giêsu Kitô đã hứa”; kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae; đọc ba lần “Chúng con kính lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Xin thương xót chúng con”. Các kinh này được linh mục đọc khi quỳ dưới chân bàn thờ.
Các kinh này được đọc cho nhiều ý cầu nguyện khác nhau trong năm, một cách nào đó để cầu cho sự chở che và tiến bộ của Hội Thánh.
Mặc dù bị bãi bỏ vào năm 1964, đôi khi các kinh này vẫn được sử dụng sau Thánh lễ trong hình thức ngoại thường.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong ánh sáng của các cuộc khủng hoảng gần đây, đã khuyến khích tất cả người Công Giáo đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, và kinh lạy Nữ Vương ("Sub Tuum Praesidium") trong bối cảnh lần chuỗi Mân Côi.
Một số Giám mục, như chúng ta đã thấy ở trên, đã đề nghị đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau Thánh lễ. Do đó, Đức Tổng Giám Mục Sample của Tổng Giáo phận Oregon ở Hoa Kỳ đã viết cho các linh mục của ngài như sau:
“Ngày 14-9-2018 - Tôn dương Thánh Giá Chúa. Các Anh Em Linh Mục Thân Yêu của tôi, hãy chúc tụng Chúa Giêsu Kitô! Chúng ta tự thấy mình đang trong thời kỳ rất đau khổ với các tiết lộ liên tục về sự thất bại của các anh em linh mục và Giám mục của chúng ta. Đối với tôi, dường như ma quỷ đã tăng cường cuộc chiến chống lại Nhiệm Thể và các thành viên của Nhiệm Thể. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm như một Giáo Hội địa phương, để đóng vai trò của chúng ta trong việc thanh luyện Hội Thánh vào lúc này, tuy nhiên, việc cầu nguyện cũng sẽ là câu trả lời quan trọng nhất và thích hợp nhất, mà trên đó mọi nỗ lực khác sẽ được xây dựng. Vì thế, tôi muốn mạnh mẽ khuyến khích anh em hãy đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi Thánh lễ ở giáo xứ, và anh em hãy khuyến khích giáo dân cũng đọc kinh này mỗi ngày. Tôi nghĩ rằng thời gian và địa điểm phù hợp nhất cho linh mục là sau phép lành cuối lễ và ở dưới chân bàn thờ, sau đó hát bài ca tạ lễ. Kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII sáng tác, là một vũ khí mạnh mẽ trong kho các sự sùng kính của chúng ta, và Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là một đấng cầu bầu có quyền thế lớn lao. Văn phòng Phụng tự đã chuẩn bị sẵn một số tờ kinh, để anh em mua và phân phát cho mọi tín hữu của mình, và hầu hết các sách lễ đều có kinh này. Lạy Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, cầu cho chúng con. Thân chào anh em trong Chúa Kitô”.
Bạn đọc của chúng ta lo ngại rằng các Giám mục có thể vượt quá thẩm quyền của mình, bằng cách phục hồi kinh cầu cùng thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, vốn đã bị bãi bỏ bởi thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, và bằng cách đưa một yếu tố vào phụng vụ, vốn là không tương thích với thẩm quyền của một cá nhân Giám mục.
Mặc dù tôi tôn trọng sự quan tâm của bạn đọc này về việc duy trì luật phụng vụ, tôi không tin đó là trường hợp.
Trước tiên, các Giám mục có quyền quy định việc đọc các kinh chung trong giáo phận của các vị. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, các vị đã không ban hành các sắc lệnh, nhưng nói chung, đã tự giới hạn mình vào các lá thư, để khuyến nghị việc đọc kinh sau Thánh lễ. Mỗi linh mục có thể quyết định chấp nhận việc ấy hay không.
Thứ hai, các vị đã đặc biệt khuyến nghị rằng kinh được đọc sau Thánh Lễ là kinh theo cách của Giáo hoàng Lêô. Mặc dù việc đọc kinh do Giáo Hoàng Lêô soạn là bắt buộc, nhưng đây không phải là một phần của Thánh lễ Rôma.
Bởi vì không có sự thay đổi trong sách phụng vụ, các Giám mục không vi phạm Bộ Giáo luật, điều 846 §1: “Khi cử hành các Bí Tích, phải tuân giữ trung thành các sách phụng vụ đã được nhà chức trách có thẩm quyền phê chuẩn; vì thế, không ai được tự ý thêm vào, bỏ bớt hay thay đổi điều gì” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Một câu hỏi khác được bạn đọc này nêu ra là liệu Thánh lễ có kết thúc trước bài thánh ca cuối cùng không.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) mô tả phần kết thúc của Thánh lễ như sau:
“168. Ngay sau khi chúc lành, vị tư tế chắp tay nói tiếp: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an". Mọi người thưa: "Tạ ơn Chúa".
“169. Vị tư tế hôn bàn thờ như thường lệ, rồi cùng với các người giúp lễ chào kính bàn thờ mà ra về.
“170. Nếu ngay sau Thánh Lễ có cử hành nghi thức phụng vụ nào khác, thì bỏ nghi thức kết thúc, tức là bỏ lời chào, lời chúc lành và giải tán” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Cần lưu ý rằng Sách lễ không đề cập đến bất kỳ bài thánh ca kết thúc nào. Bài thánh ca này, trong khi là khá phổ biến, là không cần thiết và nói cho đúng, là không phải một phần của Thánh lễ, vốn kết thúc khi linh mục rời khỏi bàn thờ.
Đúng là trong một số trường hợp, chẳng hạn như Thánh Lễ Truyền Dầu, hoặc Thánh Lễ Tiệc Ly, một bài thánh ca được quy định hát, nhưng điều này là bởi vì Thánh Thể hoặc các dầu thánh đang được rước vào phòng thánh hoặc bàn thờ tạm.
Do đó, tôi kết luận rằng các Giám mục không vi phạm bất kỳ quy chế phụng vụ nào, bằng cách khuyến nghị đọc kinh cầu cùng thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, sau khi Thánh lễ kết thúc
Sau bài tôi trả lời về việc rước lễ trên tay (ngày 2-10-2018), một bạn đọc từ Pháp đã cho rằng “thật là hoàn toàn hợp lý để tuyên bố rằng việc rước lễ trên tay nhất thiết là kém tôn kính hơn, hoặc không tránh khỏi dẫn đến sự lạm dụng. Con là nhân chứng hàng ngày tại Đền thờ Thánh Tâm Montmartre (Paris)”.
Tôi xin có ý kiến khác. Tôi đã sử dụng từ ngữ “nhất thiết” là tương đương với “trong nó và tự nó”. Không có lý do cố hữu nào để nói việc rước lễ trên tay là kém tôn kính hơn. Vấn đề thiếu tôn kính xuất phát, không phải từ cách thức rước lễ, nhưng là từ sự thiếu đức tin, kính sợ, và lòng biết ơn trước mầu nhiệm vĩ đại này. Tôi đã cử hành Thánh Lễ ở các nơi không có việc rước lễ trên tay, và chưa thấy ai đến rước lễ trong một cách thức không kỹ lưỡng và lơ đãng với một dấu của sự tôn kính trước mắt.
Nếu bạn đọc này nói rằng mình tin rằng việc rước lễ trên tay là dễ bị nguy hiểm hơn về tai nạn làm uế tạp sự thánh, tôi sẽ chấp nhận tranh cãi. Đây là lý do tại sao có những dịp khi sự thận trọng mục vụ có thể dẫn đến đình chỉ việc cho phép.
Một số bạn đọc nêu ra rằng tôi đã không đề cập đến một bản văn của Thánh Xyrillô, khi đề cập đến nền tảng lịch sử của sự thực hành.
Người ấy nói: “Khi [sự thực hành] được đưa vào Hoa Kỳ, bản văn của thánh Xyrillô thành Giêrusalem được trích dẫn “hãy làm cho tay ngươi thành ngai tòa của Vua, hãy cầm lấy mà ăn”. Có ai phủ nhận lời này không?”
Ngoài ra, một giáo sĩ Canada đã viết:
“Liên quan đến việc rước lễ trên tay, xin vui lòng tham khảo Huấn Giáo Thần bí của Thánh Xyrillô thành Giêrusalem để mô tả sự thực hành vào khoảng năm 345. Nực cười thay, chính người Anh giáo ở phương Tây đã duy trì sự thực hành, như được mô tả bởi Thánh Xyrillô, trong khi người Công Giáo đương thời theo nghi lễ Latinh có khuynh hướng rước Bánh thánh như đó là lát khoai tây”.
Trong bài báo gốc, tôi đã nói:
“Từ quan điểm lịch sử, chúng ta có thể nói rằng có bằng chứng mạnh mẽ cho rằng việc rước lễ trên tay đã tồn tại trong nhiều thế kỷ đầu ở một số khu vực của Hội Thánh. Thật chưa rõ là làm thế nào sự thực hành này phổ biến, hoặc liệu nó trở thánh một thực hành thông thường. Như với mọi sự thực hành lịch sử, người ta phải xem xét bối cảnh và hoàn cảnh, vốn thường không lặp lại được”.
Tôi khá cố tình tránh việc tranh luận lịch sử, vì nó sẽ bị rút ra khỏi điểm chính của bài viết.
Tuy nhiên, trong khi bản văn này chắc chắn là bằng chứng cổ xưa về sự tồn tại của việc rước lễ trên tay, nó giống như nhiều bản văn của giáo phụ, đầy các câu giải thích.
Một số học giả cho rằng phần này của Huấn giáo Thần bí không phải là gốc từ Thánh Xyrillô, mà là một giải thích sau đó trong bản văn.
Các người khác cho rằng trong bối cảnh của bài viết của mình, thánh Xyrillô đề cập đến các giáo sĩ, chứ không phải các tín hữu.
Ngay cả khi chúng ta cho rằng bản văn là xác thực, chúng ta vẫn không biết sự thực hành kéo dài được bao lâu, cho dù bánh mì có men hay không men được sử dụng, và liệu sự thực hành có là độc quyền cho Giáo Hội Giêrusalem hay không.
Vì vậy, tôi đã viết trong bản gốc:
"Trong bối cảnh này, tôi nghĩ thật là công bằng để nói rằng sự thực hành rước lễ trên tay hiện nay không phải là một sự phục hồi đơn giản của một tập tục lịch sử, nhưng đúng hơn là đưa một thực hành mới vào trong hoàn cảnh mới, vốn trong khi nó có một số biện minh lịch sử, nó được tác động chủ yếu bởi các quan tâm mục vụ hiện nay ở một số nơi trên thế giới”.
Bằng cách này, sự thực hành rước lễ trên tay là khác với các yếu tố phụng vụ khác, vốn được phục hồi sau nhiều thế kỷ bị bỏ rơi, chẳng hạn như lời nguyện tín hữu và chúc bình an.
Các thực hành này có bằng chứng rõ ràng về sử dụng, và trong một số cách nào đó không bao giờ chết hoàn toàn. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, đôi khi các chuyên viên quên thực tế không thể lặp lại của các hoàn cảnh ban đầu, để cho sự phục hồi là không bao giờ hoàn toàn giống nhau.
Thí dụ, có bằng chứng dồi dào rằng việc chúc bình an giữa các tín hữu đã đã được thực hành tốt vào thời Trung Cổ ở nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên, đó là một cuộc trao đổi ngắn gọn với người bên cạnh, và vào thời điểm mà đàn ông và phụ nữ ngồi riêng biệt nhau.
Các người phục hồi nghi thức chúc bình an có lẽ đã có sự đơn giản đẹp và biểu tượng của nghi thức thời Trung cổ trong tâm trí, nhưng không quan tâm đến hoàn cảnh đã thay đổi. Có lẽ họ không bao giờ tiên liệu sự phát triển tiếp theo của nó, đôi khi hỗn loạn, trong một số phần của Hội Thánh. (Zenit.org 16-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Nói thêm về việc rước lễ trên tay.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Một số Giám mục gần đây đã đề xuất việc linh mục đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cuối Thánh lễ. Thi dụ, Tổng Giám mục Sample của Tổng Giáo phận Oregon ở Hoa Kỳ khuyến nghị rằng “thời gian và địa điểm phù hợp nhất cho linh mục đọc kinh này là sau phép lành cuối lễ, và ở dưới chân bàn thờ, sau đó hát bài ca tạ lễ”. Thưa cha, liệu có được phép đọc kinh này sau phép lành cuối lễ và trước bài ca tạ lễ không? Liệu Thánh lễ kết thúc trước bài ca tạ lễ không? Liệu một Tổng Giám mục có quyền đảo ngược quyết định của Huấn thị Inter Oecumenici hồi tháng 9-1964, trong đó số 48 nói: “Các kinh của Giáo Hoàng Lêô bị bãi bỏ rồi…” không? - J. L., Melbourne, Úc.
Đáp: Các kinh của Giáo Hoàng Lêô là một tập hợp các kinh được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành năm 1884, để sử dụng sau Thánh Lễ thường, nhưng không phải là một phần của Thánh lễ. Thánh Giáo Hoàng Piô X thêm một lời cầu với Thánh Tâm Chúa. Trong dạng thức hoàn chỉnh, các kinh của Giáo Hoàng Lêô bao gồm 3 kinh Kính Mừng; một kinh Lạy Nữ Vương’; rồi đọc ”Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con. Đáng chịu lấy những sự Đức Chúa Giêsu Kitô đã hứa”; kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae; đọc ba lần “Chúng con kính lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Xin thương xót chúng con”. Các kinh này được linh mục đọc khi quỳ dưới chân bàn thờ.
Các kinh này được đọc cho nhiều ý cầu nguyện khác nhau trong năm, một cách nào đó để cầu cho sự chở che và tiến bộ của Hội Thánh.
Mặc dù bị bãi bỏ vào năm 1964, đôi khi các kinh này vẫn được sử dụng sau Thánh lễ trong hình thức ngoại thường.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong ánh sáng của các cuộc khủng hoảng gần đây, đã khuyến khích tất cả người Công Giáo đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, và kinh lạy Nữ Vương ("Sub Tuum Praesidium") trong bối cảnh lần chuỗi Mân Côi.
Một số Giám mục, như chúng ta đã thấy ở trên, đã đề nghị đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau Thánh lễ. Do đó, Đức Tổng Giám Mục Sample của Tổng Giáo phận Oregon ở Hoa Kỳ đã viết cho các linh mục của ngài như sau:
“Ngày 14-9-2018 - Tôn dương Thánh Giá Chúa. Các Anh Em Linh Mục Thân Yêu của tôi, hãy chúc tụng Chúa Giêsu Kitô! Chúng ta tự thấy mình đang trong thời kỳ rất đau khổ với các tiết lộ liên tục về sự thất bại của các anh em linh mục và Giám mục của chúng ta. Đối với tôi, dường như ma quỷ đã tăng cường cuộc chiến chống lại Nhiệm Thể và các thành viên của Nhiệm Thể. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm như một Giáo Hội địa phương, để đóng vai trò của chúng ta trong việc thanh luyện Hội Thánh vào lúc này, tuy nhiên, việc cầu nguyện cũng sẽ là câu trả lời quan trọng nhất và thích hợp nhất, mà trên đó mọi nỗ lực khác sẽ được xây dựng. Vì thế, tôi muốn mạnh mẽ khuyến khích anh em hãy đọc kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi Thánh lễ ở giáo xứ, và anh em hãy khuyến khích giáo dân cũng đọc kinh này mỗi ngày. Tôi nghĩ rằng thời gian và địa điểm phù hợp nhất cho linh mục là sau phép lành cuối lễ và ở dưới chân bàn thờ, sau đó hát bài ca tạ lễ. Kinh cầu cùng Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII sáng tác, là một vũ khí mạnh mẽ trong kho các sự sùng kính của chúng ta, và Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là một đấng cầu bầu có quyền thế lớn lao. Văn phòng Phụng tự đã chuẩn bị sẵn một số tờ kinh, để anh em mua và phân phát cho mọi tín hữu của mình, và hầu hết các sách lễ đều có kinh này. Lạy Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, cầu cho chúng con. Thân chào anh em trong Chúa Kitô”.
Bạn đọc của chúng ta lo ngại rằng các Giám mục có thể vượt quá thẩm quyền của mình, bằng cách phục hồi kinh cầu cùng thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, vốn đã bị bãi bỏ bởi thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, và bằng cách đưa một yếu tố vào phụng vụ, vốn là không tương thích với thẩm quyền của một cá nhân Giám mục.
Mặc dù tôi tôn trọng sự quan tâm của bạn đọc này về việc duy trì luật phụng vụ, tôi không tin đó là trường hợp.
Trước tiên, các Giám mục có quyền quy định việc đọc các kinh chung trong giáo phận của các vị. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, các vị đã không ban hành các sắc lệnh, nhưng nói chung, đã tự giới hạn mình vào các lá thư, để khuyến nghị việc đọc kinh sau Thánh lễ. Mỗi linh mục có thể quyết định chấp nhận việc ấy hay không.
Thứ hai, các vị đã đặc biệt khuyến nghị rằng kinh được đọc sau Thánh Lễ là kinh theo cách của Giáo hoàng Lêô. Mặc dù việc đọc kinh do Giáo Hoàng Lêô soạn là bắt buộc, nhưng đây không phải là một phần của Thánh lễ Rôma.
Bởi vì không có sự thay đổi trong sách phụng vụ, các Giám mục không vi phạm Bộ Giáo luật, điều 846 §1: “Khi cử hành các Bí Tích, phải tuân giữ trung thành các sách phụng vụ đã được nhà chức trách có thẩm quyền phê chuẩn; vì thế, không ai được tự ý thêm vào, bỏ bớt hay thay đổi điều gì” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Một câu hỏi khác được bạn đọc này nêu ra là liệu Thánh lễ có kết thúc trước bài thánh ca cuối cùng không.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) mô tả phần kết thúc của Thánh lễ như sau:
“168. Ngay sau khi chúc lành, vị tư tế chắp tay nói tiếp: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an". Mọi người thưa: "Tạ ơn Chúa".
“169. Vị tư tế hôn bàn thờ như thường lệ, rồi cùng với các người giúp lễ chào kính bàn thờ mà ra về.
“170. Nếu ngay sau Thánh Lễ có cử hành nghi thức phụng vụ nào khác, thì bỏ nghi thức kết thúc, tức là bỏ lời chào, lời chúc lành và giải tán” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Cần lưu ý rằng Sách lễ không đề cập đến bất kỳ bài thánh ca kết thúc nào. Bài thánh ca này, trong khi là khá phổ biến, là không cần thiết và nói cho đúng, là không phải một phần của Thánh lễ, vốn kết thúc khi linh mục rời khỏi bàn thờ.
Đúng là trong một số trường hợp, chẳng hạn như Thánh Lễ Truyền Dầu, hoặc Thánh Lễ Tiệc Ly, một bài thánh ca được quy định hát, nhưng điều này là bởi vì Thánh Thể hoặc các dầu thánh đang được rước vào phòng thánh hoặc bàn thờ tạm.
Do đó, tôi kết luận rằng các Giám mục không vi phạm bất kỳ quy chế phụng vụ nào, bằng cách khuyến nghị đọc kinh cầu cùng thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, sau khi Thánh lễ kết thúc
Sau bài tôi trả lời về việc rước lễ trên tay (ngày 2-10-2018), một bạn đọc từ Pháp đã cho rằng “thật là hoàn toàn hợp lý để tuyên bố rằng việc rước lễ trên tay nhất thiết là kém tôn kính hơn, hoặc không tránh khỏi dẫn đến sự lạm dụng. Con là nhân chứng hàng ngày tại Đền thờ Thánh Tâm Montmartre (Paris)”.
Tôi xin có ý kiến khác. Tôi đã sử dụng từ ngữ “nhất thiết” là tương đương với “trong nó và tự nó”. Không có lý do cố hữu nào để nói việc rước lễ trên tay là kém tôn kính hơn. Vấn đề thiếu tôn kính xuất phát, không phải từ cách thức rước lễ, nhưng là từ sự thiếu đức tin, kính sợ, và lòng biết ơn trước mầu nhiệm vĩ đại này. Tôi đã cử hành Thánh Lễ ở các nơi không có việc rước lễ trên tay, và chưa thấy ai đến rước lễ trong một cách thức không kỹ lưỡng và lơ đãng với một dấu của sự tôn kính trước mắt.
Nếu bạn đọc này nói rằng mình tin rằng việc rước lễ trên tay là dễ bị nguy hiểm hơn về tai nạn làm uế tạp sự thánh, tôi sẽ chấp nhận tranh cãi. Đây là lý do tại sao có những dịp khi sự thận trọng mục vụ có thể dẫn đến đình chỉ việc cho phép.
Một số bạn đọc nêu ra rằng tôi đã không đề cập đến một bản văn của Thánh Xyrillô, khi đề cập đến nền tảng lịch sử của sự thực hành.
Người ấy nói: “Khi [sự thực hành] được đưa vào Hoa Kỳ, bản văn của thánh Xyrillô thành Giêrusalem được trích dẫn “hãy làm cho tay ngươi thành ngai tòa của Vua, hãy cầm lấy mà ăn”. Có ai phủ nhận lời này không?”
Ngoài ra, một giáo sĩ Canada đã viết:
“Liên quan đến việc rước lễ trên tay, xin vui lòng tham khảo Huấn Giáo Thần bí của Thánh Xyrillô thành Giêrusalem để mô tả sự thực hành vào khoảng năm 345. Nực cười thay, chính người Anh giáo ở phương Tây đã duy trì sự thực hành, như được mô tả bởi Thánh Xyrillô, trong khi người Công Giáo đương thời theo nghi lễ Latinh có khuynh hướng rước Bánh thánh như đó là lát khoai tây”.
Trong bài báo gốc, tôi đã nói:
“Từ quan điểm lịch sử, chúng ta có thể nói rằng có bằng chứng mạnh mẽ cho rằng việc rước lễ trên tay đã tồn tại trong nhiều thế kỷ đầu ở một số khu vực của Hội Thánh. Thật chưa rõ là làm thế nào sự thực hành này phổ biến, hoặc liệu nó trở thánh một thực hành thông thường. Như với mọi sự thực hành lịch sử, người ta phải xem xét bối cảnh và hoàn cảnh, vốn thường không lặp lại được”.
Tôi khá cố tình tránh việc tranh luận lịch sử, vì nó sẽ bị rút ra khỏi điểm chính của bài viết.
Tuy nhiên, trong khi bản văn này chắc chắn là bằng chứng cổ xưa về sự tồn tại của việc rước lễ trên tay, nó giống như nhiều bản văn của giáo phụ, đầy các câu giải thích.
Một số học giả cho rằng phần này của Huấn giáo Thần bí không phải là gốc từ Thánh Xyrillô, mà là một giải thích sau đó trong bản văn.
Các người khác cho rằng trong bối cảnh của bài viết của mình, thánh Xyrillô đề cập đến các giáo sĩ, chứ không phải các tín hữu.
Ngay cả khi chúng ta cho rằng bản văn là xác thực, chúng ta vẫn không biết sự thực hành kéo dài được bao lâu, cho dù bánh mì có men hay không men được sử dụng, và liệu sự thực hành có là độc quyền cho Giáo Hội Giêrusalem hay không.
Vì vậy, tôi đã viết trong bản gốc:
"Trong bối cảnh này, tôi nghĩ thật là công bằng để nói rằng sự thực hành rước lễ trên tay hiện nay không phải là một sự phục hồi đơn giản của một tập tục lịch sử, nhưng đúng hơn là đưa một thực hành mới vào trong hoàn cảnh mới, vốn trong khi nó có một số biện minh lịch sử, nó được tác động chủ yếu bởi các quan tâm mục vụ hiện nay ở một số nơi trên thế giới”.
Bằng cách này, sự thực hành rước lễ trên tay là khác với các yếu tố phụng vụ khác, vốn được phục hồi sau nhiều thế kỷ bị bỏ rơi, chẳng hạn như lời nguyện tín hữu và chúc bình an.
Các thực hành này có bằng chứng rõ ràng về sử dụng, và trong một số cách nào đó không bao giờ chết hoàn toàn. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, đôi khi các chuyên viên quên thực tế không thể lặp lại của các hoàn cảnh ban đầu, để cho sự phục hồi là không bao giờ hoàn toàn giống nhau.
Thí dụ, có bằng chứng dồi dào rằng việc chúc bình an giữa các tín hữu đã đã được thực hành tốt vào thời Trung Cổ ở nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên, đó là một cuộc trao đổi ngắn gọn với người bên cạnh, và vào thời điểm mà đàn ông và phụ nữ ngồi riêng biệt nhau.
Các người phục hồi nghi thức chúc bình an có lẽ đã có sự đơn giản đẹp và biểu tượng của nghi thức thời Trung cổ trong tâm trí, nhưng không quan tâm đến hoàn cảnh đã thay đổi. Có lẽ họ không bao giờ tiên liệu sự phát triển tiếp theo của nó, đôi khi hỗn loạn, trong một số phần của Hội Thánh. (Zenit.org 16-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Tham luận khai mạc cuộc họp Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận Quy Nhơn 17.10.2018 : Trân Trọng Từng “Chi Tiết Nhỏ”
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:48 16/10/2018
Tham luận khai mạc cuộc họp Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận Quy Nhơn 10.2018 : Trân Trọng Từng “Chi Tiết Nhỏ”
Trong lần khai mạc năm ngoái (2017), tôi đã nhấn mạnh hạn từ “CHÚNG TÔI” để gợi ý cho chương trình làm việc của HĐMV với trọng tâm : cùng toàn thể dân Chúa trong giáo phận “CHUYỂN BIẾN, “ĐỨNG DẬY” để biến cơ hội mừng NĂM THÁNH 400 NĂM LOAN BÁO TIN MỪNG trở nên một cuộc CANH TÂN CAM KẾT TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA TÂN PHÚC ÂM HOÁ.
Và rồi chúng ta đã cử hành đại lễ Tạ ơn-Bế mạc Năm Thánh cách đây gần 3 tháng. Bức phông hình chiếc đàn phong cầm vĩ đại vẫn còn sừng sững ngay mặt tiền chủng viện như một nhắc nhở : hãy làm cho âm vang Năm Thánh đọng lại trong mỗi tâm hồn và vang xa đến tận mọi miền trong giáo phận Qui Nhơn thân yêu chúng ta; dĩ nhiên, không ai hiểu và muốn những âm vang đó chỉ là những tiếng động nhạt nhẽo vô hồn mà là những giai điệu ngọt ngào sinh động !
Năm nay, tôi muốn chọn một cụm từ trong tông huấn “mời gọi nên thánh” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (Gaudete et Exsultate – Hãy Vui mừng Hoan hỉ), đó là cụm từ “CHI TIẾT NHỎ” để gởi gắm đến Hội Đồng Mục vụ như một gợi ý cho cuộc thảo luận về chương trình mục vụ 2018-2019 với chủ đề “GIA ĐÌNH VƯỢT KHÓ, CÓ CHÚA CÙNG VUI”.
1. Đừng xem thường những “chi tiết nhỏ”:
Trước khi khai triển vài dụng ý nơi cụm từ trên, thiết tưởng chúng ta cùng lắng nghe chính lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông huấn “Hãy Vui mừng Hoan hỉ” khi trân trọng nhắc đến cụm từ “chi tiết nhỏ” nầy :
“Chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ chú ý đến những chi tiết :
Chi tiết nhỏ về chuyện hết rượu tại một tiệc cưới; chi tiết nhỏ về chuyện một con chiên lạc mất; chi tiết nhỏ về việc người goá phụ dâng cúng hai đồng xu nhỏ; chi tiết nhỏ về việc mang dầu dự trữ cho đèn, phòng trường hợp chàng rể đến chậm; chi tiết nhỏ về việc hỏi xem các môn đệ có bao nhiêu ổ bánh; chi tiết nhỏ về việc nhóm bếp lửa và nướng cá khi Người chờ đợi các môn đệ lúc tinh sương.” (GE 144)
Chỉ trong một đoạn ngắn thôi, chúng ta tìm đọc thấy 6 lần ĐTC nhắc đến cụm từ “chi tiết nhỏ” mà hầu hết là những “chi tiết nhỏ” trong giáo huấn và hành động của chính Chúa Giêsu cách đây 2000 năm được các Tin Mừng kể lại. Quả thật, tôi thấy đây chính một gợi ý đầy thích hợp cho cuộc họp mặt chúng ta hôm nay.
Thật vậy, đã mấy năm rồi, mỗi năm một lần vào dịp lễ Thánh Phanxicô Kính, anh chị em chúng ta, linh mục, tu sĩ, giáo dân, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận về đây họp mặt. Chúng ta họp mặt để làm gì đây ?
Tôi thiết nghĩ (và hy vọng có nhiều người đồng quan điểm), chắc chắn không phải để “vẽ ra những chương trình hoành tráng”, phác hoạ những “kế hoạch to tát”…nhưng cốt yếu đó là cùng nhau sẻ chia và đóng góp những “chi tiết nhỏ”, những “kinh nghiệm nhỏ”, những “kế hoạch nhỏ”. Để minh hoạ cho những gì được gọi là “chi tiết nhỏ” nầy, tôi muốn đan cử vài chứng nhân, chứng từ đang âm thầm hiện diện trong giáo phận chúng ta :
- “Chi tiết nhỏ” đó là nỗi trăn trở của bà Bộ ở Nhơn Hải, đêm ngày ước mong có được một nhà thờ cho giáo họ; và đã cụ thể hoá nỗi ước mơ đó bằng một cuộc đời đạo hạnh, hằng ngày lần mười mấy chuỗi Mân Côi, không bỏ một lễ Chúa Nhật nào, và không ngại nắng mưa, gió rét, hết chạy đến cha sở tới, lại về Toà Giám Mục, ra tận cửa cơ quan chính quyền… để kêu xin trợ giúp thủ tục và hồ sơ có được đất đai và cơ sở xây dựng nhà thờ.
- “Chi tiết nhỏ” như cộng đoàn anh chị em di dân Bắc Kỳ tại giáo điểm Ba Tơ thuộc miền núi Quảng Ngãi, xa xôi cách trở vẫn cố nhắc bảo nhau giữ đạo, quảng đại góp công góp sức, trung thành họp nhau kinh nguyện gia đình, giữ ngày Chúa Nhật… để hôm nay đã có được một mái ấm đơn sơ sớm hôm họp nhau kinh lễ.
- “Chi tiết nhỏ” như anh Tài ở trên giáo điểm Tân Thuộc, một vùng trắng tôn giáo của huyện Vĩnh Thạnh, nhưng vẫn can đảm trung thành làm chứng đức tin và sống đạo với muôn khăn khó ngặt nghèo, để minh chứng : đạo Chúa vẫn hiện diện ở vùng sâu vùng xa heo hút nầy.
- “Chi tiết nhỏ” như chú Thanh, ông cố của sr. Quyên ở Sơn Nguyên hay anh Thiên ở Ngọc Thạnh, “mâm nào cũng có”, công việc nào của giáo xứ cũng tham gia, từ chức việc tới Legio, từ TNTT tới MTG Tại thế, từ ca đoàn tới GLV…miển sao Chúa được vinh danh, cha sở bớt nhọc nhằn, cộng đoàn được nở mày nở mặt…
- “Chi tiết nhỏ” như người giáo dân thầm lặng tên Kha ở giáo xứ Đại Bình, âm thầm tiếp cận bao nhiêu gia đình xa Chúa, nguội lạnh hoặc chưa biết Chúa… với thao thức truyền giáo và sẻ chia Tin Mừng cho một vùng “bắc Bình Định” đầy ác cảm với đạo Công Giáo;
- “Chi tiết nhỏ” đó là sự đóng góp miệt mài cho công cuộc mục vụ văn hoá của giáo phận qua các chương trình giải văn thơ Đăng Đức Tuấn, Viết Văn đường trường, tờ báo Mục đồng… của một bạn trẻ đến từ giáo phận Nha Trang, cô nghiên cứu sinh thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền…
- “Chi tiết nhỏ” là những món quà Trung Thu cùng với bài múa lân không chuyên hồn nhiên của các chị Nữ Tỳ Dòng Chúa Giêsu tình thương để đem hạnh phúc cho các thiếu nhi nghèo ở giáo xứ Khiết Tâm…hay những bước chân thăm viếng, ủi an các căn hộ người lương tại xóm nghèo Long Mỹ của các chị nữ tu Mến Thánh Giá…
Tôi chưa nhắc đến những “chi tiết nhỏ” của quý cha, quý nữ tu khác, của bao nhiêu anh chị em giáo lý viên, ca đoàn, hội viên Legio Mariae, chức việc…đã nhờ đó mà cánh đồng giáo phận vẫn vươn lên tươi tốt mỗi ngày.
Vâng, còn nhiều lắm “những chi tiết nhỏ” đang làm nên mùa xuân cho Giáo Hội, Giáo phận mà chúng ta rất nhiều khi không kịp hoặc không chịu nhận ra vì chúng ta thường bị lôi cuốn, cám dỗ để làm những chuyện quan trọng, những sự kiện mục vụ to tát…
2. Chi tiết nhỏ để “gia đình vượt khó, có Chúa cùng vui”:
Năm nay, theo định hướng năm thứ 3 của HĐGMVN quan tâm đến các gia đình gặp khó khăn (Gia đình vượt khó) dưới ánh sáng nên thánh của tông huấn Gaudete et Exsultate mà giáo phận triển khai (Có Chúa cùng vui), chúng ta hy vọng cuộc họp HĐMVGP lần nầy sẽ cùng nhau tìm được một chương trình hành động mục vụ cụ thể, khả thi và thích hợp để hoa trái của Năm Thánh 400 năm sinh hoa kết trái trên mọi miền giáo phận.
Chúng ta đều biết : trong lãnh vực đức tin, không có thứ hoa trái nào cao quý cho bằng “hoa trái của sự thánh thiện”. Toàn bộ công cuộc mục vụ của Hội Thánh phải chăng đều nhắm đến mục tiêu tối hậu nầy : làm sao cho dân Chúa nên thánh, như khẳng định trong tông huấn Gaudete et Exsultate : “Vì Chúa đã chọn mỗi người chúng ta để ‘để trước Thánh nhan Ngài, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Ngài’ (Ep 1,4)”. (GE số 2; x. LG 11)
Cùng với nhận thức cơ bản đó, chúng ta cũng biết rằng : không có con đường nào khó cho bằng “con đường nên thánh”; không có công cuộc giáo dục nào phức tạp, nhiêu khê cho bằng giáo dục để mọi người sống đạo đức thánh thiện. Bởi chưng, chính bản thân Giáo Hội, cũng luôn ý thức về những giới hạn, yếu đuối của chính mình, như hiến chế Gaudium et Spes của Công Đồng Vatican II đã nhìn nhận : “Ngay trong thời đại chúng ta, Giáo Hội không quên sự cách biệt lớn lao giữa sứ điệp do Giáo Hội công bố và sự yếu đuối nhân loại của những người đang đảm nhận việc loan báo Tin Mừng…” (GS 43).
Và Giáo Hội tại Việt Nam đã lựa chọn “Gia đình” như ưu tiên mục vụ để từ cái nôi và cũng là “Giáo Hội thu nhỏ” nầy, thực hiện chương trình hướng dẫn nên thánh cho toàn thể dân Chúa : “Chúng tôi cũng xin anh em hãy coi mục vụ gia đình là thành phần chính yếu trong công tác mục vụ của mình, vì gia đình là con đường Hội Thánh phải đi và mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh phải đi qua gia đình.” (HĐGMVN, Thư chung 10/2016). Riêng trong năm phụng vụ 18-19 nầy, HĐGMVN mời gọi tập chú hướng về “các gia đình trong hoàn cảnh khó khăn :
“Chúa Giêsu một đàng đưa ra lí tưởng rất cao cả về đời sống hôn nhân và gia đình; đàng khác, Người chạnh lòng thương những người đau khổ trong đời sống hôn nhân, như trường hợp người phụ nữ xứ Samaria hoặc người nữ phạm tội ngoại tình. Theo gương Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi chăm sóc mục vụ cho các gia đình, nhất là những gia đình gặp khó khăn. Trong tình hình hiện nay, chúng tôi xin anh chị em lưu tâm đến những hoàn cảnh sau:…” (HĐGMVN, Thư chung 9/2018).
Đó là 3 đối tượng “gia đình khó khăn” được HĐGMVN gợi ý để quan tâm : Gia đình di dân, hôn nhân khác đạo, gia đình bị đổ vỡ.
Như vậy, dưới ánh sáng của lời gọi mời nên thánh “Hãy Vui mừng Hoan hỉ” được cụ thể hoá bằng những “chi tiết nhỏ”, chúng ta tập trung hướng về “các gia đình đang gặp khó khăn” để tìm ra những phương cách mục vụ khả thi và tối ưu, giúp cho “gia đình vượt khó, có Chúa cùng vui”.
Sau cùng, để đi vào cuộc sinh hoạt hôm nay trong tinh thần sẻ chia và đóng góp tích cực, và để cuộc sinh hoạt nầy mang lại nhiều kết quả, tôi cũng xin được lặp lại ý tưởng những “chi tiết nhỏ” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật và lưu ý, rất phù hợp để làm phương châm cho mọi cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay :
“Một cộng đoàn biết trân trọng những chi tiết nhỏ của tình yêu, nơi đó các thành viên chăm sóc lẫn nhau và tạo ra một môi trường mở và đầy tinh thần Phúc âm, là nơi Chúa Phục Sinh hiện diện, thánh hoá cộng đoàn theo kế hoạch của Chúa Cha. Có đôi khi, nhờ món quà tình yêu của Chúa giữa những chi tiết nho nhỏ nầy, chúng ta được Thiên Chúa ban cho những kinh nghiệm an ủi” (GE 145)
Xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng ta.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
TĐD giáo phận Qui Nhơn
Trong lần khai mạc năm ngoái (2017), tôi đã nhấn mạnh hạn từ “CHÚNG TÔI” để gợi ý cho chương trình làm việc của HĐMV với trọng tâm : cùng toàn thể dân Chúa trong giáo phận “CHUYỂN BIẾN, “ĐỨNG DẬY” để biến cơ hội mừng NĂM THÁNH 400 NĂM LOAN BÁO TIN MỪNG trở nên một cuộc CANH TÂN CAM KẾT TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA TÂN PHÚC ÂM HOÁ.
Và rồi chúng ta đã cử hành đại lễ Tạ ơn-Bế mạc Năm Thánh cách đây gần 3 tháng. Bức phông hình chiếc đàn phong cầm vĩ đại vẫn còn sừng sững ngay mặt tiền chủng viện như một nhắc nhở : hãy làm cho âm vang Năm Thánh đọng lại trong mỗi tâm hồn và vang xa đến tận mọi miền trong giáo phận Qui Nhơn thân yêu chúng ta; dĩ nhiên, không ai hiểu và muốn những âm vang đó chỉ là những tiếng động nhạt nhẽo vô hồn mà là những giai điệu ngọt ngào sinh động !
Năm nay, tôi muốn chọn một cụm từ trong tông huấn “mời gọi nên thánh” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (Gaudete et Exsultate – Hãy Vui mừng Hoan hỉ), đó là cụm từ “CHI TIẾT NHỎ” để gởi gắm đến Hội Đồng Mục vụ như một gợi ý cho cuộc thảo luận về chương trình mục vụ 2018-2019 với chủ đề “GIA ĐÌNH VƯỢT KHÓ, CÓ CHÚA CÙNG VUI”.
1. Đừng xem thường những “chi tiết nhỏ”:
Trước khi khai triển vài dụng ý nơi cụm từ trên, thiết tưởng chúng ta cùng lắng nghe chính lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông huấn “Hãy Vui mừng Hoan hỉ” khi trân trọng nhắc đến cụm từ “chi tiết nhỏ” nầy :
“Chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ chú ý đến những chi tiết :
Chi tiết nhỏ về chuyện hết rượu tại một tiệc cưới; chi tiết nhỏ về chuyện một con chiên lạc mất; chi tiết nhỏ về việc người goá phụ dâng cúng hai đồng xu nhỏ; chi tiết nhỏ về việc mang dầu dự trữ cho đèn, phòng trường hợp chàng rể đến chậm; chi tiết nhỏ về việc hỏi xem các môn đệ có bao nhiêu ổ bánh; chi tiết nhỏ về việc nhóm bếp lửa và nướng cá khi Người chờ đợi các môn đệ lúc tinh sương.” (GE 144)
Chỉ trong một đoạn ngắn thôi, chúng ta tìm đọc thấy 6 lần ĐTC nhắc đến cụm từ “chi tiết nhỏ” mà hầu hết là những “chi tiết nhỏ” trong giáo huấn và hành động của chính Chúa Giêsu cách đây 2000 năm được các Tin Mừng kể lại. Quả thật, tôi thấy đây chính một gợi ý đầy thích hợp cho cuộc họp mặt chúng ta hôm nay.
Thật vậy, đã mấy năm rồi, mỗi năm một lần vào dịp lễ Thánh Phanxicô Kính, anh chị em chúng ta, linh mục, tu sĩ, giáo dân, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận về đây họp mặt. Chúng ta họp mặt để làm gì đây ?
Tôi thiết nghĩ (và hy vọng có nhiều người đồng quan điểm), chắc chắn không phải để “vẽ ra những chương trình hoành tráng”, phác hoạ những “kế hoạch to tát”…nhưng cốt yếu đó là cùng nhau sẻ chia và đóng góp những “chi tiết nhỏ”, những “kinh nghiệm nhỏ”, những “kế hoạch nhỏ”. Để minh hoạ cho những gì được gọi là “chi tiết nhỏ” nầy, tôi muốn đan cử vài chứng nhân, chứng từ đang âm thầm hiện diện trong giáo phận chúng ta :
- “Chi tiết nhỏ” đó là nỗi trăn trở của bà Bộ ở Nhơn Hải, đêm ngày ước mong có được một nhà thờ cho giáo họ; và đã cụ thể hoá nỗi ước mơ đó bằng một cuộc đời đạo hạnh, hằng ngày lần mười mấy chuỗi Mân Côi, không bỏ một lễ Chúa Nhật nào, và không ngại nắng mưa, gió rét, hết chạy đến cha sở tới, lại về Toà Giám Mục, ra tận cửa cơ quan chính quyền… để kêu xin trợ giúp thủ tục và hồ sơ có được đất đai và cơ sở xây dựng nhà thờ.
- “Chi tiết nhỏ” như cộng đoàn anh chị em di dân Bắc Kỳ tại giáo điểm Ba Tơ thuộc miền núi Quảng Ngãi, xa xôi cách trở vẫn cố nhắc bảo nhau giữ đạo, quảng đại góp công góp sức, trung thành họp nhau kinh nguyện gia đình, giữ ngày Chúa Nhật… để hôm nay đã có được một mái ấm đơn sơ sớm hôm họp nhau kinh lễ.
- “Chi tiết nhỏ” như anh Tài ở trên giáo điểm Tân Thuộc, một vùng trắng tôn giáo của huyện Vĩnh Thạnh, nhưng vẫn can đảm trung thành làm chứng đức tin và sống đạo với muôn khăn khó ngặt nghèo, để minh chứng : đạo Chúa vẫn hiện diện ở vùng sâu vùng xa heo hút nầy.
- “Chi tiết nhỏ” như chú Thanh, ông cố của sr. Quyên ở Sơn Nguyên hay anh Thiên ở Ngọc Thạnh, “mâm nào cũng có”, công việc nào của giáo xứ cũng tham gia, từ chức việc tới Legio, từ TNTT tới MTG Tại thế, từ ca đoàn tới GLV…miển sao Chúa được vinh danh, cha sở bớt nhọc nhằn, cộng đoàn được nở mày nở mặt…
- “Chi tiết nhỏ” như người giáo dân thầm lặng tên Kha ở giáo xứ Đại Bình, âm thầm tiếp cận bao nhiêu gia đình xa Chúa, nguội lạnh hoặc chưa biết Chúa… với thao thức truyền giáo và sẻ chia Tin Mừng cho một vùng “bắc Bình Định” đầy ác cảm với đạo Công Giáo;
- “Chi tiết nhỏ” đó là sự đóng góp miệt mài cho công cuộc mục vụ văn hoá của giáo phận qua các chương trình giải văn thơ Đăng Đức Tuấn, Viết Văn đường trường, tờ báo Mục đồng… của một bạn trẻ đến từ giáo phận Nha Trang, cô nghiên cứu sinh thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền…
- “Chi tiết nhỏ” là những món quà Trung Thu cùng với bài múa lân không chuyên hồn nhiên của các chị Nữ Tỳ Dòng Chúa Giêsu tình thương để đem hạnh phúc cho các thiếu nhi nghèo ở giáo xứ Khiết Tâm…hay những bước chân thăm viếng, ủi an các căn hộ người lương tại xóm nghèo Long Mỹ của các chị nữ tu Mến Thánh Giá…
Tôi chưa nhắc đến những “chi tiết nhỏ” của quý cha, quý nữ tu khác, của bao nhiêu anh chị em giáo lý viên, ca đoàn, hội viên Legio Mariae, chức việc…đã nhờ đó mà cánh đồng giáo phận vẫn vươn lên tươi tốt mỗi ngày.
Vâng, còn nhiều lắm “những chi tiết nhỏ” đang làm nên mùa xuân cho Giáo Hội, Giáo phận mà chúng ta rất nhiều khi không kịp hoặc không chịu nhận ra vì chúng ta thường bị lôi cuốn, cám dỗ để làm những chuyện quan trọng, những sự kiện mục vụ to tát…
2. Chi tiết nhỏ để “gia đình vượt khó, có Chúa cùng vui”:
Năm nay, theo định hướng năm thứ 3 của HĐGMVN quan tâm đến các gia đình gặp khó khăn (Gia đình vượt khó) dưới ánh sáng nên thánh của tông huấn Gaudete et Exsultate mà giáo phận triển khai (Có Chúa cùng vui), chúng ta hy vọng cuộc họp HĐMVGP lần nầy sẽ cùng nhau tìm được một chương trình hành động mục vụ cụ thể, khả thi và thích hợp để hoa trái của Năm Thánh 400 năm sinh hoa kết trái trên mọi miền giáo phận.
Chúng ta đều biết : trong lãnh vực đức tin, không có thứ hoa trái nào cao quý cho bằng “hoa trái của sự thánh thiện”. Toàn bộ công cuộc mục vụ của Hội Thánh phải chăng đều nhắm đến mục tiêu tối hậu nầy : làm sao cho dân Chúa nên thánh, như khẳng định trong tông huấn Gaudete et Exsultate : “Vì Chúa đã chọn mỗi người chúng ta để ‘để trước Thánh nhan Ngài, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Ngài’ (Ep 1,4)”. (GE số 2; x. LG 11)
Cùng với nhận thức cơ bản đó, chúng ta cũng biết rằng : không có con đường nào khó cho bằng “con đường nên thánh”; không có công cuộc giáo dục nào phức tạp, nhiêu khê cho bằng giáo dục để mọi người sống đạo đức thánh thiện. Bởi chưng, chính bản thân Giáo Hội, cũng luôn ý thức về những giới hạn, yếu đuối của chính mình, như hiến chế Gaudium et Spes của Công Đồng Vatican II đã nhìn nhận : “Ngay trong thời đại chúng ta, Giáo Hội không quên sự cách biệt lớn lao giữa sứ điệp do Giáo Hội công bố và sự yếu đuối nhân loại của những người đang đảm nhận việc loan báo Tin Mừng…” (GS 43).
Và Giáo Hội tại Việt Nam đã lựa chọn “Gia đình” như ưu tiên mục vụ để từ cái nôi và cũng là “Giáo Hội thu nhỏ” nầy, thực hiện chương trình hướng dẫn nên thánh cho toàn thể dân Chúa : “Chúng tôi cũng xin anh em hãy coi mục vụ gia đình là thành phần chính yếu trong công tác mục vụ của mình, vì gia đình là con đường Hội Thánh phải đi và mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh phải đi qua gia đình.” (HĐGMVN, Thư chung 10/2016). Riêng trong năm phụng vụ 18-19 nầy, HĐGMVN mời gọi tập chú hướng về “các gia đình trong hoàn cảnh khó khăn :
“Chúa Giêsu một đàng đưa ra lí tưởng rất cao cả về đời sống hôn nhân và gia đình; đàng khác, Người chạnh lòng thương những người đau khổ trong đời sống hôn nhân, như trường hợp người phụ nữ xứ Samaria hoặc người nữ phạm tội ngoại tình. Theo gương Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi chăm sóc mục vụ cho các gia đình, nhất là những gia đình gặp khó khăn. Trong tình hình hiện nay, chúng tôi xin anh chị em lưu tâm đến những hoàn cảnh sau:…” (HĐGMVN, Thư chung 9/2018).
Đó là 3 đối tượng “gia đình khó khăn” được HĐGMVN gợi ý để quan tâm : Gia đình di dân, hôn nhân khác đạo, gia đình bị đổ vỡ.
Như vậy, dưới ánh sáng của lời gọi mời nên thánh “Hãy Vui mừng Hoan hỉ” được cụ thể hoá bằng những “chi tiết nhỏ”, chúng ta tập trung hướng về “các gia đình đang gặp khó khăn” để tìm ra những phương cách mục vụ khả thi và tối ưu, giúp cho “gia đình vượt khó, có Chúa cùng vui”.
Sau cùng, để đi vào cuộc sinh hoạt hôm nay trong tinh thần sẻ chia và đóng góp tích cực, và để cuộc sinh hoạt nầy mang lại nhiều kết quả, tôi cũng xin được lặp lại ý tưởng những “chi tiết nhỏ” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật và lưu ý, rất phù hợp để làm phương châm cho mọi cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay :
“Một cộng đoàn biết trân trọng những chi tiết nhỏ của tình yêu, nơi đó các thành viên chăm sóc lẫn nhau và tạo ra một môi trường mở và đầy tinh thần Phúc âm, là nơi Chúa Phục Sinh hiện diện, thánh hoá cộng đoàn theo kế hoạch của Chúa Cha. Có đôi khi, nhờ món quà tình yêu của Chúa giữa những chi tiết nho nhỏ nầy, chúng ta được Thiên Chúa ban cho những kinh nghiệm an ủi” (GE 145)
Xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng ta.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
TĐD giáo phận Qui Nhơn
Thông Báo
Phân ưu : Thân Phụ cộng tác viên Việtcatholic ông William Nguyễn qua đời
Vietcatholic
10:01 16/10/2018
Thân Phụ Ông William Nguyễn
Cộng Tác Viên Ban Hình Ảnh Của Việtcatholic.
Vừa Qua Đời Tại Việt Nam
Nguyện Xin Hương Hồn Cụ Nguyễn Xuân Hòe sớm về nơi Vĩnh Phúc
LM. Trần Công Nghị và toàn Ban Biên Tập
Văn Hóa
Hiến Chương Nước Trời : Mùa Xuân Thiên Quốc_
Đinh Văn Tiến Hùng
18:38 16/10/2018
*“Trông thấy dân chúng, Ngài lên núi và ngồi xuống. Môn đệ đến bên Ngài, Ngài cất tiếng giảng dạy :
-Phúc cho những kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp.
-Phúc cho những kẻ ưu phiền, vì họ sẽ được an ủi.
-Phúc cho những kẻ đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no đầy.
-Phúc cho những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót.
-Phúc cho những kẻ tinh sạch trong lòng, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa.
-Phúc cho những kẻ tác tạo hòa bình,vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
-Phúc cho những kẻ bị bắt vì công lý, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho các ngươi, khi người ta sỉ mạ các ngươi và bắt bớ, nói xấu đủ cách về các ngươi vì cớ Ta.
Hãy vui sướng và hân hoan, vì phần thưởng các ngươi thật lớn ở trên trời ; vì cũng như thế, chúng đã bắt bớ các tiên tri, tiền bối của các ngươi. ( Mt.5 : 1- 12 )
Tám Mối Phúc Thật
*Nắng vàng trùm phủ núi đồi,
Môn đệ, dân chúng đứng ngồi bao quanh,
Chúa nhìn thương mến chúc lành,
Hiến Chương Thiên Quốc ban hành thế nhân.
1)-Phúc cho người ở phàm trần,
Tinh thần nghèo khó, xác thân an lành,
Nước Trời Thiên Chúa đã dành,
Phần thưởng vĩnh cửu, Thiên đình vinh danh.
2)-Phúc cho kẻ sống hiền lành ,
Như chiên hiến tế giữa bày sói hoang,
Đất Hứa nơi chốn cao sang,
Cơ nghiệp là chốn Thiên Đàng quang vinh.
Đón nhận phiền muộn hy sinh cho đời,
Tâm hồn cảm thấy an vui,
Quà thưởng bù đắp Chúa Trời ban cho.
4)-Phúc cho kẻ chuộng tự do,
Khát khao công chính, quên lo cho mình,
Cuộc đời đón nhận ân tình,
Vì chọn diễm phúc trường sinh Quê Trời.
5)-Phúc cho kẻ biết thương người,
Hy sinh dâng hiến để đời yên vui,
Vì họ sẽ được đền bù,
Bởi Cha chí ái nhân từ cậy trông.
6)-Phúc cho kẻ sống trinh trong,
Xa lánh tội lỗi để lòng hân hoan,
Vì họ đã được Chúa ban,
Gần bên Nhan Chúa thiên đàng hiển vinh.
7)-Phúc cho kẻ tạo hòa bình,
Mang niềm hạnh phúc hồi sinh cho đời,
Chính họ là con Chúa Trời,
Đã được Ngài chọn ngay nơi thế trần.
8)-Phúc cho kẻ gặp gian truân,
Vì công lý bị giam cầm khổ đau,
Phúc họ được hưởng đời sau,
Chính nơi Thiên Quốc không đâu sánh bằng.
*Các con hãy nhớ điều này,
Nếu bị bắt bớ tù đày vì Ta,
Hãy vui sướng, cất tiếng ca,
Nhận phần thưởng lớn Cha Ta trên trời.
Mùa Xuân Thiên Quốc hiển vinh
Dành cho những kẻ quên mình vì Ta,
Mùa Xuân Thiên Quốc hoan ca,
Tình yêu trùm phủ bao la Quê Trời.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
VietCatholic TV
Phỏng vấn Đức Cha Terry Brady về Giáo Hội và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Australia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:17 16/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong chương trình này chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và anh chị em cuộc phỏng vấn với Đức Cha Terry Brady.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Cha Terry Brady tên đầy đủ là Terence John Gerard Brady sinh ngày 19 tháng 4 năm 1947 tại bệnh viện St Margaret ở Darlinghurst, một vùng ngoại ô Sydney. Ngài chào đời bảy tuần sớm hơn bình thường nhưng vẫn sống sót, là điều rất hiếm với khả năng y khoa vào thời gian đó. Một người anh trai và một em trai của ngài đã qua đời trong thời thơ ấu. Đức Cha Terry có một người em gái, là Frances, trẻ hơn ngài 8 tuổi, và ngài có bốn người cháu.
Sau khi tốt nghiệp trung học tại De La Salle Cronulla, ngài đã trải qua một thời gian làm việc ngắn trước khi là một sư huynh trong 8 năm tại dòng Truyền giáo Thánh Tâm. Ngài đã từng làm việc như một nhân viên xã hội trong Hội đồng Nam Sydney trước khi bắt đầu được đào tạo thành một linh mục tại chủng viện St Patrick. Ngài được Đức Tổng Giám Mục (sau này là Hồng Y) Edward Clancy phong chức linh mục cho Tổng Giáo Phận Sydney vào ngày 20 tháng 8 năm 1983.
Đức Cha Terry Brady đã duy trì một sự dấn thân mạnh mẽ đối với công bằng xã hội thông qua mối liên hệ lâu dài với Hội St. Vincent de Paul, đặc biệt qua việc phục vụ người vô gia cư tại Matthew Talbot Hostel, và trong bảy năm qua, ngài là Giám đốc Catholic Mission của Tổng Giáo Phận.
Ngài được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sydney và được tấn phong ngày 16 tháng 11 năm 2007.
Tháng 5 năm 2012, Hội đồng Giám mục Úc đã bầu ngài làm Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Đời sống Mục vụ vừa được các Giám Mục Úc tái cấu trúc. Ủy ban có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ quyền của người di cư và người tị nạn, chăm sóc mục vụ cho các tù nhân, các nhà tù và cho người khuyết tật.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn ngài dành cho hai phóng viên VietCatholic là Thúy Nga và Phương Thảo qua lời dịch của Như Ý và Kim Thúy.
1. Thưa Đức Cha, trong khi chúng ta đang tổ chức lễ hội Đức Mẹ ở đây, tại một góc của Sydney này, Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức tin và sự phân định ơn gọi đang được tổ chức tại Rôma. Chúng con muốn hỏi Đức Cha rằng theo quan điểm của ngài, những vấn đề chính mà những người trẻ tuổi ở Úc đang phải đối mặt ngày nay là gì?
Trong bối cảnh của Úc, chúng ta là một quốc gia rất thế tục, một quốc gia rất giàu có và rất đa văn hóa và những điều đó mang đến những thách đố, và tôi nghĩ rằng thách đố chính chúng ta hiện có là những cộng đồng với một cách tiếp cận thụ động, đó có thể là yếu điểm của nhiều giáo xứ. Các cộng đồng theo một nghĩa nào đó đang trở nên khá yếu. Chúng ta đã xây dựng một hệ thống giáo dục rất tuyệt vời, một hệ thống tuyệt vời của các trường đại học, các trường đại học – danh tiếng, và đó thường là nơi những người trẻ tuổi và gia đình của họ kết nối với Giáo Hội. Nhưng thách đố là khi người ta rời nhà trường thì họ không có được một nơi để thuộc về. Bây giờ, có một số giáo xứ giàu tài nguyên và họ chú ý chăm sóc cho con cái các gia đình bất kể chúng học nơi đâu ngay từ trong nôi đến khi trưởng thành. Và họ có một sự tiếp cận lớn lao, một cảm giác tuyệt vời về phúc âm hóa, chào đón và vân vân. Nhưng thường thì các giáo xứ của chúng ta thiếu những tài nguyên như thế. Chúng ta sẽ rất tốt nếu các giáo xứ của chúng ta có một số chương trình nào đó. Thật tốt khi có những cuộc tụ họp tuyệt vời như cuộc tụ tập kính Đức Maria này của cộng đồng người Việt, là cộng đoàn đã tham gia vào các sinh hoạt tốt nhất trong một thời gian dài ở đây, tại Sydney này, có lẽ trong suốt 40 năm qua, và tôi cũng muốn nói thêm là cộng đoàn người Việt với tôi là rất trưởng thành. Họ đã ở đây một thời gian dài. Họ là một phần của Giáo Hội Úc. Họ là một phần của xã hội Úc.
Nhưng tôi cũng có thể thấy rằng làn sóng thế tục hóa đang chạm vào mọi cộng đồng cũng đang chạm vào cộng đồng người Việt. Tôi thấy rất nhiều người trẻ Việt cũng cũng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thế tục như những người trẻ với nhiều nguồn gốc khác. Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất tôi nghĩ là một sự ngạc nhiên lớn đối với tôi là khả năng của cộng đoàn nâng đỡ họ, để bảo đảm rằng những nhóm đặc biệt mà họ có trong tay như các nhóm giáo lý viên thực sự đang tìm kiếm và chăm sóc cho những người trẻ tuổi. Nếu những người trẻ có thể được nâng đỡ và trưởng thành, và toàn bộ giáo lý được truyền đạt nguyên vẹn thì đó sẽ là một đóng góp rất lớn trong việc giữ cho những người trẻ tuổi kết nối với Giáo Hội.
Một thách đố khác mà chúng ta thường quên, đó là ở Úc, cộng đồng Công Giáo chỉ là một thiểu số rất nhỏ trong xã hội Úc. Chúng ta không phải là một quốc gia Công Giáo, chúng ta nghĩ rằng chúng ta là, nhưng không phải như thế. Đất nước này được coi là một quốc gia Tin Lành và bây giờ nó là một đất nước đóng kín trong chủ nghĩa thế tục. Chúng ta chỉ là một cộng đồng rất nhỏ với khoảng 5 triệu người, không phải là lớn. Nhưng chúng ta có các nguồn lực để có thể tiếp cận với nhiều người nếu chúng ta thực sự muốn, bởi vì tôi thấy khi tôi di chuyển quanh tổng giáo phận trong các lãnh vực khác nhau của Giáo Hội Úc, tôi thấy rất nhiều điều tích cực. Tôi thực sự thấy nhiều điều tích cực có thể giữ những người trẻ và các gia đình kết nối với Giáo Hội và rất nhiều điều đang bắt đầu. Làm thế nào chúng ta kết nối với những người già bởi vì khi chúng ta chăm sóc những người già thì điều đó cũng đóng góp rất nhiều trong việc kết nối với những người trẻ, bao gồm họ và qua đó củng cố cộng đồng. Thật tuyệt vời vì tôi nghĩ chúng ta có những cơ hội. Dân chúng cởi mở, nhưng chúng ta có những thách thức đặc biệt. Thách thức mà chúng ta đang phải đương đầu ở Úc là dư âm cuả cuộc điều tra lạm dụng tình dục do Ủy Ban Hoàng Gia tiến hành đang có ảnh hưởng lớn đến người Úc cũng như nhiều phần khác của Giáo Hội phương Tây. Chúng ta không thể giữ nguyên như hiện nay như thể đó không phải là một thách đố. Trước thách đố này, chúng ta phải thực hiện nhiều thay đổi và chúng ta phải chịu trách nhiệm về nó. Chúng ta có một công đồng toàn thể sắp tới cho Giáo Hội Úc. Đây là lần đầu tiên kể từ Vatican 2 một công đồng toàn thể như thế được tổ chức trong một Giáo Hội phương Tây và chúng ta có cơ hội tuyệt vời nếu chúng ta thực sự nắm bắt để đổi mới Giáo Hội Úc và vì thế mọi nhóm, tất cả các nhóm khác nhau đều phải xem cơ hội này thực sự là một phước lành tuyệt vời mà chúng ta có nếu chúng ta muốn canh tân. Tôi luôn nói với mọi người rằng có rất nhiều việc phải làm. Những gì chúng ta đã từng cần phải có trong quá khứ, chúng ta cũng cần phải có trong tương lai bởi vì cơ bản là làm sao chúng ta mang được Tin Mừng đến cho mọi người trong các tình huống đáng thất vọng. Bên cạnh đó vấn đề còn là cách chúng ta làm điều đó ra sao. Và một phần của vấn đề là chúng ta phải thực sự cẩn thận để không trở thành một doanh nghiệp thương mại bởi vì chúng ta là Giáo Hội và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta là một Giáo Hội của những người theo Chúa Giêsu và mọi người cho dù họ giàu hay nghèo không quan trọng, ai cũng sẽ có một vị trí dành cho họ trong Giáo Hội, đặc biệt là những người trẻ tuổi và gia đình. Nếu Giáo Hội có được các gia đình, Giáo Hội cũng sẽ có được những người trẻ tuổi.
2. Thưa Đức Cha, xin Đức Cha cho chúng con biết ấn tượng đầu tiên của Đức Cha khi đến tham dự và cử hành thánh lễ trong lễ hội Đức Mẹ với người Công Giáo Việt Nam chúng con?
Tôi nghĩ trong lễ hội Đức Mẹ năm nay và trong các buổi lễ tuyệt vời khác ở đây mà tôi đã tham dự trong nhiều năm, tôi luôn cảm thấy một cảm thức cộng đồng tuyệt vời cùng với đức tin, một cộng đồng tuyệt đẹp, là những gì tôi có thể cảm thấy ở đây. Tôi biết nhiều người Việt Nam hiện diện ở đây và nhiều người Việt Nam khác trong một thời gian dài và tôi có một cảm giác tuyệt vời ở đây, đó là họ rất nhiệt tình. Nhiệt tình tuyệt đẹp trên khuôn mặt người dân, khuôn mặt của mọi người ở mọi lứa tuổi bao gồm những người trẻ tuổi, và các gia đình. Ở đây bạn cũng thấy những người lớn tuổi hơn, cùng với đức tin và một cảm thức đoàn kết. Không chỉ ở đây nhưng tôi cũng thấy như thế nơi các cộng đoàn khác trong toàn miền rộng lớn News South Wales.
3. Theo quan điểm mục vụ của Đức Cha, Đức Cha nghĩ cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nên tập trung vào những vấn đề gì để xây dựng cộng đoàn và gia đình của chúng con trên các giá trị Tin Mừng?
Một lần nữa, như tôi đã nói có những thách đố, lần này bao trùm toàn thể Giáo Hội. Và đối với Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội rất năng động, có tầm cỡ, chúng ta phải chắc chắn rằng mọi người phải trưởng thành trong cuộc chiến tâm linh. Tôi nghĩ rằng có những thách thức lớn bao trùm khắp Giáo Hội nhưng tôi muốn nói cách riêng đến những thách đố ở đất nước này. Như tôi đã nói, đó là những thách đố liên quan đến việc lãnh đạo Giáo Hội, đến tình cảm của hàng giáo sĩ, cũng như khả năng lãnh đạo của anh chị em giáo dân. Chúng ta chưa có được những người vững mạnh như chúng ta cần phải có. Vì thế, đây là thời gian cho những suy tư – là thời gian cho những lời cầu nguyện. Tôi thường nhắc đến linh đạo Y nhã. Tôi nghĩ rằng với linh đạo Y nhã, bạn có thể đạt được những khác biệt tốt nhất bằng cách đưa ra những quyết định đúng đắn được hướng dẫn bởi một nhận thức sâu sắc tập trung vào Chúa Giêsu và dựa trên sự phục vụ mọi người. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về đề tài này mà tôi nghĩ khá là khác biệt với những người khác. Linh đạo là điều khá quan trọng.
4. Tính đến những khác biệt văn hóa và rào cản ngôn ngữ, Đức Cha nghĩ cộng đoàn Việt Nam có thể đóng góp những gì cho Giáo Hội tại Úc?
Cộng đồng người Việt đã và đang đóng góp những điều lớn lao cho Giáo Hội tại Úc kể từ khi họ đặt chân đến đây. Chắc khó mà có được những người Công Giáo của bất kỳ nền văn hóa nào khác có thể đóng góp lớn hơn như vậy. Giáo Hội sẽ có nhiều vấn đề hơn nếu không có các linh mục gốc Việt, những người quan tâm không chỉ cho người Việt mà còn cho cả Hội thánh rộng lớn hơn. Tôi nghĩ người Việt Nam đã thành công trong việc thích nghi với tình hình hơn bất kỳ nhóm nào khác. Họ thích nghi rất nhanh chóng với tình hình. Người Việt Nam mang đến cho nước Úc đa văn hóa nhiều điều. Cha tôi ngưỡng mộ một linh mục người Việt là người có thể xử lý và dàn xếp mọi chuyện cách nhanh chóng trong giáo xứ của ngài cách đây 15 năm. Một điều nữa là Giáo Hội Úc chắc chắn sẽ còn màu mỡ hơn với thế hệ thứ hai của người Việt Nam. Bản thân tôi thuộc thế hệ thứ hai của người Ái Nhĩ Lan.