Phụng Vụ - Mục Vụ
Thái độ đúng đắn với tiền của
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:32 15/10/2018
Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN B
Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
Lời Chúa hôm nay nói đến thái độ chúng ta đối với của cải vật chất và sự giàu có. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta nhận thấy có những sự hàm hồ mà trước hết cần phải làm sáng tỏ bao nhiêu có thể trong thánh lễ hôm nay.
Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu không bao giờ kết án sự giàu có hay việc có nhiều của cải vật chất tự thân chúng. Trong số những người bạn của Người cũng có những người giàu như ông Giuse Arimathea, cũng có lần Chúa Giêsu chủ động đến thăm ông Giakêu, một người thu thuế giàu có, trong cuộc viếng thăm này, Chúa tuyên bố rằng ông này cũng được cứu độ vì đã quãng đại dành một phần của cải mình có để đền bù cho những ai ông đã làm thiệt hại và giúp người nghèo. Chúa đánh giá cao về nghĩa cử đó.
Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu lên án chính là sự gắn bó thái quá với tiền bạc và của cải vật chất, nó làm cho cuộc sống con người lệ thuộc vào chúng và chỉ lo vun vén tích trử cho chính mình mà thôi (Lc 12,13-21).
Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay là người giàu có và đã tuân giữ đầy đủ các giới răn theo luật. Tuy nhiên, anh còn thiếu một điều là bán tất cả những gì anh có mà cho người nghèo và đến đi theo Chúa Giêsu. Nhưng khi nghe Chúa đề nghị anh làm như thế, anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi (x. Mc 21-22). Anh thanh niên giàu này có thái độ gắn bó thái quá với tiền bạc và chính vì thế, nó trói buộc anh và anh không thể đi xa hơn.
Kinh Thánh dùng một từ ngữ để diễn tả thái độ tham lam thái quá với của cải đó là tội “thờ ngẫu tượng” (Cl 3,5; Ep 5,5). Tiền bạc không phải là một ngẫu tượng như những ngẫu tượng khác, nhưng nó là một ngẫu tượng lớn nhất, một cách văn chương, được gọi là “thần Mammon” hay “Thần Tiền tài.” Vì thế, Chúa Giêsu cảnh báo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Lc 16,13).
Khi tiền của trở thành ông chủ, nó sẽ điều khiển con người chống lại Thiên Chúa bởi vì nó đảo lộn mọi trật tự như người ta vẫn thường nói: “Trong tay sẵn có đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì.” Tiền của cũng làm thay đổi đối tượng của các nhân đức đối thần. Thiên Chúa không còn là đối tượng của đức tin, đức cậy và đức mến, nhưng là tiền bạc. Hậu quả là chúng đảo lộn mọi bậc thang giá trị.
Với những ai tin Chúa thì nói: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa;” hay có thể nói: “Mọi sự là có thể với những ai có niềm tin.” Nhưng với những người có tiền thì nói: “Mọi sự là có thể đối với những ai có tiền bạc.”
Ngoài chuyện là “ngẫu tượng,” lòng tham lam tiền của cũng là nguồn gốc sinh ra biết bao điều bất hạnh trong đời sống. Người ham tiền là người bất hạnh. Họ nghi ngờ hết mọi người và tự cô lập mình. Họ thường là người không có tình thương, cảm xúc cả với thân bằng quyến thuộc, họ nhìn người khác theo cái nhìn có lợi hoặc không có lợi, người khác là cơ hội để trục lợi và chỉ dành ưu tiên cho những ai có lợi cho mình. Đối với cha mẹ, đôi lúc họ thầm nói: ước gì ông ấy, bà ấy chết sớm để tôi thừa hưởng của cải. Người ham tiền thì tìm mọi cách để có tiền và cất tiền. Thay vì có sự thanh thoát và bình an, người đó trở thành nô lệ cho tiền bạc.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn mở ra cho cả những người này niềm hy vọng được cứu độ khi họ biết dùng sự giàu có và của cải để mua lấy phần thưởng Nước Trời. Vấn đề không phải là người giàu có không thể được cứu độ, nhưng người giàu nào thì mới được cứu. Đây là vấn đề tranh cãi nhiều trong truyền thống Giáo Hội. Chúa Giêsu chỉ cho thấy người giàu có cách thế để được cứu độ khi nói: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6,19-20). Nơi khác, Chúa quả quyết: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9).
Điều này muốn nói rằng Chúa Giêsu đang khuyên bảo chúng ta và những người giàu có phải thay đổi địa chỉ cất giữ tiền bạc, không phải là chuyển số ngân khoản của mình sang ngân hàng Thủy Sĩ để được an toàn hơn, cho bằng là chuyển tới thiên đàng! Thánh Augustinô nói rằng nhiều người cố gắng để cất giữ tiền bạc của họ dưới đất, để không vui thỏa nhìn thấy nó chỉ vì nó được an toàn. Tại sao không bỏ tiền nhiều hơn trên thiên đàng, nơi đó an toàn hơn, và sẽ tìm lại trong một ngày sau hết? Và làm sao để làm điều đó? Rất đơn giản, thánh Augustinô tiếp tục, Thiên Chúa dành cho bạn những địa chỉ để gửi tiền là những người nghèo. Họ sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn hy vọng tới một ngày nào đó. Thiên Chúa muốn bạn giúp đỡ người nghèo và Người sẽ hoàn lại cho bạn trong ngày sau hết.
Tuy nhiên, ngày nay rõ ràng việc bố thí và bác ái không còn là cách thế duy nhất để dùng tiền của cho để làm việc từ thiện, hoặc đó là cách thức duy nhất đáng khích nữa. Có nhiều các thức khác như việc đóng thuế để giúp cho người nghèo, tạo nên nhiều công việc, trả lương quảng đại hơn cho công nhân khi điều kiện cho phép, xây dựng những nhà máy mới tạo việc làm cho nhiều người…
Tóm lại, chúng ta được khuyến khích phải sinh lời tiền của chúng ta và dùng nó để giúp đỡ người khác giống nguồn nước tưới lên đồng ruộng chứ không như nước trong ao tù nước đọng không mang lại lợi ích gì cho ai cả. Vì thế, việc làm ra tiền thuộc lãnh vực kinh tế, còn việc dùng tiền thuộc lãnh vực văn hóa. Với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta còn phải biết sử dụng tiền của theo cái nhìn của đức tin nữa. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh – Nghệ An
Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
Lời Chúa hôm nay nói đến thái độ chúng ta đối với của cải vật chất và sự giàu có. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta nhận thấy có những sự hàm hồ mà trước hết cần phải làm sáng tỏ bao nhiêu có thể trong thánh lễ hôm nay.
Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu không bao giờ kết án sự giàu có hay việc có nhiều của cải vật chất tự thân chúng. Trong số những người bạn của Người cũng có những người giàu như ông Giuse Arimathea, cũng có lần Chúa Giêsu chủ động đến thăm ông Giakêu, một người thu thuế giàu có, trong cuộc viếng thăm này, Chúa tuyên bố rằng ông này cũng được cứu độ vì đã quãng đại dành một phần của cải mình có để đền bù cho những ai ông đã làm thiệt hại và giúp người nghèo. Chúa đánh giá cao về nghĩa cử đó.
Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu lên án chính là sự gắn bó thái quá với tiền bạc và của cải vật chất, nó làm cho cuộc sống con người lệ thuộc vào chúng và chỉ lo vun vén tích trử cho chính mình mà thôi (Lc 12,13-21).
Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay là người giàu có và đã tuân giữ đầy đủ các giới răn theo luật. Tuy nhiên, anh còn thiếu một điều là bán tất cả những gì anh có mà cho người nghèo và đến đi theo Chúa Giêsu. Nhưng khi nghe Chúa đề nghị anh làm như thế, anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi (x. Mc 21-22). Anh thanh niên giàu này có thái độ gắn bó thái quá với tiền bạc và chính vì thế, nó trói buộc anh và anh không thể đi xa hơn.
Kinh Thánh dùng một từ ngữ để diễn tả thái độ tham lam thái quá với của cải đó là tội “thờ ngẫu tượng” (Cl 3,5; Ep 5,5). Tiền bạc không phải là một ngẫu tượng như những ngẫu tượng khác, nhưng nó là một ngẫu tượng lớn nhất, một cách văn chương, được gọi là “thần Mammon” hay “Thần Tiền tài.” Vì thế, Chúa Giêsu cảnh báo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Lc 16,13).
Khi tiền của trở thành ông chủ, nó sẽ điều khiển con người chống lại Thiên Chúa bởi vì nó đảo lộn mọi trật tự như người ta vẫn thường nói: “Trong tay sẵn có đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì.” Tiền của cũng làm thay đổi đối tượng của các nhân đức đối thần. Thiên Chúa không còn là đối tượng của đức tin, đức cậy và đức mến, nhưng là tiền bạc. Hậu quả là chúng đảo lộn mọi bậc thang giá trị.
Với những ai tin Chúa thì nói: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa;” hay có thể nói: “Mọi sự là có thể với những ai có niềm tin.” Nhưng với những người có tiền thì nói: “Mọi sự là có thể đối với những ai có tiền bạc.”
Ngoài chuyện là “ngẫu tượng,” lòng tham lam tiền của cũng là nguồn gốc sinh ra biết bao điều bất hạnh trong đời sống. Người ham tiền là người bất hạnh. Họ nghi ngờ hết mọi người và tự cô lập mình. Họ thường là người không có tình thương, cảm xúc cả với thân bằng quyến thuộc, họ nhìn người khác theo cái nhìn có lợi hoặc không có lợi, người khác là cơ hội để trục lợi và chỉ dành ưu tiên cho những ai có lợi cho mình. Đối với cha mẹ, đôi lúc họ thầm nói: ước gì ông ấy, bà ấy chết sớm để tôi thừa hưởng của cải. Người ham tiền thì tìm mọi cách để có tiền và cất tiền. Thay vì có sự thanh thoát và bình an, người đó trở thành nô lệ cho tiền bạc.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn mở ra cho cả những người này niềm hy vọng được cứu độ khi họ biết dùng sự giàu có và của cải để mua lấy phần thưởng Nước Trời. Vấn đề không phải là người giàu có không thể được cứu độ, nhưng người giàu nào thì mới được cứu. Đây là vấn đề tranh cãi nhiều trong truyền thống Giáo Hội. Chúa Giêsu chỉ cho thấy người giàu có cách thế để được cứu độ khi nói: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6,19-20). Nơi khác, Chúa quả quyết: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9).
Điều này muốn nói rằng Chúa Giêsu đang khuyên bảo chúng ta và những người giàu có phải thay đổi địa chỉ cất giữ tiền bạc, không phải là chuyển số ngân khoản của mình sang ngân hàng Thủy Sĩ để được an toàn hơn, cho bằng là chuyển tới thiên đàng! Thánh Augustinô nói rằng nhiều người cố gắng để cất giữ tiền bạc của họ dưới đất, để không vui thỏa nhìn thấy nó chỉ vì nó được an toàn. Tại sao không bỏ tiền nhiều hơn trên thiên đàng, nơi đó an toàn hơn, và sẽ tìm lại trong một ngày sau hết? Và làm sao để làm điều đó? Rất đơn giản, thánh Augustinô tiếp tục, Thiên Chúa dành cho bạn những địa chỉ để gửi tiền là những người nghèo. Họ sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn hy vọng tới một ngày nào đó. Thiên Chúa muốn bạn giúp đỡ người nghèo và Người sẽ hoàn lại cho bạn trong ngày sau hết.
Tuy nhiên, ngày nay rõ ràng việc bố thí và bác ái không còn là cách thế duy nhất để dùng tiền của cho để làm việc từ thiện, hoặc đó là cách thức duy nhất đáng khích nữa. Có nhiều các thức khác như việc đóng thuế để giúp cho người nghèo, tạo nên nhiều công việc, trả lương quảng đại hơn cho công nhân khi điều kiện cho phép, xây dựng những nhà máy mới tạo việc làm cho nhiều người…
Tóm lại, chúng ta được khuyến khích phải sinh lời tiền của chúng ta và dùng nó để giúp đỡ người khác giống nguồn nước tưới lên đồng ruộng chứ không như nước trong ao tù nước đọng không mang lại lợi ích gì cho ai cả. Vì thế, việc làm ra tiền thuộc lãnh vực kinh tế, còn việc dùng tiền thuộc lãnh vực văn hóa. Với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta còn phải biết sử dụng tiền của theo cái nhìn của đức tin nữa. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh – Nghệ An
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng có thể thăm Bắc Triều Tiên
Nguyễn Long Thao
09:58 15/10/2018
Như Vietcatholic loan tin trước đây, Chủ Tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã nồng nhiệt ngỏ lời mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm nước của Ông. Nay thì Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Nam Hàn, Ông Lee Hae-chan, cho biết có thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm Bắc Triều Tiên vào mùa Xuân năm sau. Ông không cho biết nguồn tin trên được trích dẫn từ đâu.
Chủ Tịch Lee nói trong một cuộc họp với các quan chức cao cấp của Đảng Dân Chủ Nam Hàn rằng “ Tôi đã nghe có chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thăm Bắc Triều Tiên vào mùa Xuân năm tới”.
Được biết Chủ Tịch Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên đã nhờ Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in chuyển lời mời Đức Giáo Hoàng tới thăm Bắc Triều Tiên, nhân dịp Tổng Thống Nam Hàn có chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican trong 2 ngày.
Nếu Đức Giáo Hoàng đến thăm, thì đây sẽ là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đến thăm quốc gia cộng sản Bắc Triều Tiên.
Riêng đối với Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn, cuộc viếng thăm của ĐGH sẽ mang ý nghiã đặc biệt là thúc đây việc hòa giải và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Đồng thời các nhà lãnh đạo Giáo Hội Nam Hàn cũng kỳ vọng rằng, nếu có cuộc viếng thăm của ĐGH, thì Bắc Triều Tiên nên thực thi một số cải cách về tự do tôn giáo.
.
Chủ Tịch Lee nói trong một cuộc họp với các quan chức cao cấp của Đảng Dân Chủ Nam Hàn rằng “ Tôi đã nghe có chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thăm Bắc Triều Tiên vào mùa Xuân năm tới”.
Được biết Chủ Tịch Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên đã nhờ Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in chuyển lời mời Đức Giáo Hoàng tới thăm Bắc Triều Tiên, nhân dịp Tổng Thống Nam Hàn có chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican trong 2 ngày.
Nếu Đức Giáo Hoàng đến thăm, thì đây sẽ là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đến thăm quốc gia cộng sản Bắc Triều Tiên.
Riêng đối với Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn, cuộc viếng thăm của ĐGH sẽ mang ý nghiã đặc biệt là thúc đây việc hòa giải và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Đồng thời các nhà lãnh đạo Giáo Hội Nam Hàn cũng kỳ vọng rằng, nếu có cuộc viếng thăm của ĐGH, thì Bắc Triều Tiên nên thực thi một số cải cách về tự do tôn giáo.
.
Đức Hồng Y Pietro Parolin cử hành thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
Đặng Tự Do
17:32 15/10/2018
Tổng thống Văn Tại Dần (Moon Jae-in) sẽ tham dự một thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên do Vatican tổ chức vào ngày 17/10.
Ông cũng sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày hôm sau để chuyển tiếp lời mời đến thăm Triều Tiên của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân.
“Tổng thống Văn sẽ nhân cơ hội tham dự Hội nghị Á-Âu tại Bỉ để đến thăm Pháp, Ý, Thành phố Vatican, Bỉ và Đan Mạch từ ngày 13 đến 21 tháng 10,” Phát ngôn viên Phủ tổng thống Kim Nghi Khiêm (Kim Eui-kyeom) đã cho biết như trên.
Sự kiện quan trọng trong chuyến viếng thăm Châu Âu của tổng thống Văn là chặng dừng chân tại Vatican trong hai ngày 17 và 18 tháng 10.
“Tổng thống Văn và Đệ nhất phu nhân sẽ tham dự một thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican vào ngày 17 tháng 10,” phát ngôn viên của Blue House nói.
“Thánh lễ đặc biệt này được chính Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ sự” ông Kim Nghi Khiêm nói thêm, và mô tả điều này là “dấu chỉ cho thấy sự quan tâm của Vatican trong việc tái lập hòa bình bán đảo Triều Tiên. “
Sau thánh lễ, tổng thống Văn sẽ phát biểu về những nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm lập lại hòa bình trên bán đảo.
Source: Hankyoreh Moon to attend mass for peace on Korean Peninsula at the Vatican on Oct. 17
Ông cũng sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày hôm sau để chuyển tiếp lời mời đến thăm Triều Tiên của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân.
“Tổng thống Văn sẽ nhân cơ hội tham dự Hội nghị Á-Âu tại Bỉ để đến thăm Pháp, Ý, Thành phố Vatican, Bỉ và Đan Mạch từ ngày 13 đến 21 tháng 10,” Phát ngôn viên Phủ tổng thống Kim Nghi Khiêm (Kim Eui-kyeom) đã cho biết như trên.
Sự kiện quan trọng trong chuyến viếng thăm Châu Âu của tổng thống Văn là chặng dừng chân tại Vatican trong hai ngày 17 và 18 tháng 10.
“Tổng thống Văn và Đệ nhất phu nhân sẽ tham dự một thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican vào ngày 17 tháng 10,” phát ngôn viên của Blue House nói.
“Thánh lễ đặc biệt này được chính Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ sự” ông Kim Nghi Khiêm nói thêm, và mô tả điều này là “dấu chỉ cho thấy sự quan tâm của Vatican trong việc tái lập hòa bình bán đảo Triều Tiên. “
Sau thánh lễ, tổng thống Văn sẽ phát biểu về những nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm lập lại hòa bình trên bán đảo.
Source: Hankyoreh Moon to attend mass for peace on Korean Peninsula at the Vatican on Oct. 17
Thượng Hội Đồng ngày 6 theo Đức Tổng Giám Mục Fisher
Vũ Văn An
21:35 15/10/2018
Ngày 10 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher viết trên Blog của Tổng Giáo Phận Sydney các nội dung thảo luận sau đây liên quan tới ngày 6 tại Thượng Hội Đồng về người trẻ. Nội dung này thực sự đã được tóm lược trong Phúc Trình của Nhóm A nói tiếng Anh mà ngài là một thành viên. Tuy nhiên, tường thuật của ngài có phần đầy đủ hơn chính Phúc Trình của cả nhóm.
Sau đây là một số nhận định và cảm tưởng từ các phúc trình của nhóm nhỏ sáng nay:
1.“Các câu hỏi nhiều ý nghĩa và các câu trả lời đầy mẫn cảm” bắt nguồn từ Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là sự sống của người trẻ. Đó là lời kêu gọi của nhóm thứ nhất (nói tiếng Anh). Các thành viên của nhóm nhận xét rằng mối tương quan liên thế hệ được khai triển từ một thế hệ dám tin tưởng thế hệ khác. Người trẻ cần việc đồng hành liên quan tới các vấn đề của đời sống cảm giới và tính dục, các phương tiện truyền thông, giáo dục, sự mỏng dòn của gia đình và di dân. Lắng nghe, tương cảm (empathy) và các cách tiếp cận hòa nhập, tức một Giáo Hội có tính Thượng Hội Đồng, là điều cần thiết. Có đề nghị phải soạn thảo một thông điệp sau cùng của Thượng Hội Đồng gửi cho người trẻ.
2.Tài Liệu Làm Việc có tính gợi hứng nhưng chúng ta cần có sự rõ ràng hơn nữa về mục đích của bất cứ văn kiện nào. Chúng ta cần đối mặt trực tiếp với nạn lạm dụng, hiện đang phá hoại tính khả tín của chúng ta nơi người trẻ. Gặp gỡ, đối thoại và tự phê là phương thức tốt hơn là “lắng nghe” tầm thường (plain). Một số người trẻ thấy Giáo Hội không gợi hứng, nên bất cứ văn kiện nào của Thượng Hội Đồng cũng nên cố gắng gợi hứng. Giáo Hội cần xem xét điều gì thực sự hữu hiệu trong việc truyền giảng Tin Mừng cho người trẻ. Chúng ta cần khai triển một nền thần học tuổi thơ như một thời lãnh nhận đức tin và các bí tích mà ta phải dành cho một nền sư phạm đặc thù thích đáng. Một nền thần học thiếu niên coi thời gian sống này như một thời làm môn đệ, biết phê phán và tự phê. Tương tự như thế, một nền thần học tuổi đầu trưởng thành chú trọng tới thời gian sống này như một thời truyền giáo và dấn thân vào thế giới...
3. Tại một số quốc gia, một tỷ lệ khá lớn người trẻ đã thôi không cam kết với Giáo Hội nữa. Chúng ta phải lắng nghe thách thức mặc nhiên của họ và xem xét các hệ luận đối với sứ mệnh cứu rỗi đời đời của ta. Giáo Hội cần có các chứng tá hiện đại. Các mục tử cần được huấn luyện về tình huống giới trẻ ngày nay và các phương thế hữu hiệu để mời họ tham gia. Chúng ta phải sẵn lòng thảo luận về tính dục với người trẻ một cách cởi mở hơn và nhóm nhỏ này khuyến cáo nên có một văn kiện về vấn đề này. Tại các quốc gia khác, có sự tập chú nhiều hơn về nhu cầu của các di dân trẻ.
4. Bất cứ văn kiện Thượng Hội Đồng nào cũng không nên bắt đầu bằng xã hội học mà bằng một hình tượng trong câu truyện Emmau. Chỉ lúc đó, mô hình xem-xét-hành động mới có hiệu quả. Tài Liệu Làm Việc quá tiêu cực, tập chú vào các vấn đề trong khi đáng lẽ ta nên đưa ra nhiều điển hình thành công với người trẻ. Tài Liệu Làm Việc có tính Tây Phương rất nhiều và không lưu ý đủ tới tuổi trẻ tại các nước nghèo hơn và đang phát triển. Người trẻ cần cả tư cách làm cha làm mẹ thiêng liêng. Sự suy nghĩ về nền văn hóa Kỹ Thuật Số trong Tài Liệu Làm Việc nên được tổng hợp tốt hơn, ý thức rằng cuộc di dân kỹ thuật số đi vào thế giới điện tử (e-world) đang tạo ra việc mất gốc giống như sự di dân của những người đang di cư giữa các lục địa. Nhóm nhỏ này cũng cảm thấy Tài Liệu Làm Việc đánh giá chưa đúng mức việc lạm dụng tình dục trẻ em như một lực lượng đang phá hoại các mối tương quan đối với người trẻ và các cố gắng truyền giảng Tin Mừng cho họ. Việc quá nhấn mạnh đến việc lắng nghe người trẻ trong Tài Liệu Làm Việc có vẻ như đang làm giảm vai trò giảng dậy của Giáo Hội, nhưng không hề có sự căng thẳng nhất thiết nào giữa lắng nghe và giảng dậy. Trái tim bồn chồn trong trình thuật Emmau và Thánh Augustinô có thể được dùng như một chủ đề quán xuyến (leitmotif) (tức một chủ đề soi sáng, lặp đi lặp lại) cho văn kiện của chúng ta.
5. Đức tin trong khuôn khổ Kitô học là điều quan trọng không những trong giai đoạn giải thích và chọn lựa mà cả trong giai đoạn nhận ra trước đó nữa. Nhóm cảm thấy phần I của Tài Liệu Làm Việc tiêu cực trong cách tiếp cận của nó.Các giá trị hàm hồ của các phương tiện truyền thông mới là một vấn đề rõ ràng đối với người trẻ. Giáo huấn của chúng ta về nhân vị, thân xác và khiết tịnh cần được trình bầy rõ ràng cho giới trẻ, những người rất cần những chỗ để bỏ neo an toàn, một điều gì đó họ có thể tin tưởng. Chúng ta không thể đọc lướt qua về việc lạm dụng tình dục trẻ em trong một số mệnh đề (như trong Tài Liệu Làm Việc), một việc gây hại rất lớn tới những gì chúng ta muốn làm với và cho người trẻ. Chúng ta cũng phải xây dựng sự tin tưởng, mỗi người một lúc, bằng cách để Giáo Hội được nhìn trong sự chân chính và mỏng dòn của mình. Nhị phân giữa người trẻ và Giáo Hội, xét về một bình diện, là sai lầm vì người trẻ cũng là các chi thể của Giáo Hội.
6. Có sự khác biệt lớn về bối cảnh giữa những người trẻ trong thế giới của chúng ta. Nhiều áp lực trên người trẻ làm hại tới khả năng biện phân rõ ràng và cảm nghiệm niềm vui đích thực của họ. Ý nghĩa của tính thân xác, tính dục, sự thân mật trong thế giới kỹ thuật số cần một sự bàn luận đầy đủ hơn là hiện nay trong Tài Liệu Làm Việc. Cần phải phê phán sâu sắc hơn về thế giới kỹ thuật số.
7. Tài Liệu Làm Việc quá thường xuyên nói đến người trẻ như thể họ/chúng ta là những người ở bên ngoài hoặc đối thủ với Giáo Hội. Nhóm cảm thấy rằng một tài liệu được sản xuất bởi Thượng Hội Đồng phải có tính Thánh Kinh nhiều hơn, ngắn gọn hơn, dễ tiếp cận hơn và tích cực hơn so với Tài Liệu Làm Việc. Chúng ta cần tập chú nhiều hơn vào những kinh nghiệm tích cực mà nhiều người có về đời sống gia đình và các trường Công Giáo. Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta nói rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa việc làm và ơn gọi. Nhiều thuật ngữ hoặc câu trong Tài Liệu Làm Việc không rõ ràng hoặc làm người đọc bối rối. Ngoài ra, nhóm còn cảm thấy trong tài liệu có quá nhiều việc Giáo Hội tự hành khổ chính mình.
8. Nhóm này tham gia các nhóm khác trong việc phê bình điều có thể xem như thiếu tập chú vào Thiên Chúa, Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần trong Phần I của Tài Liệu Làm Việc; phương pháp của phong trào Thợ Thuyền Trẻ Kitô Giáo (Jocist) không buộc phải có nghĩa thế tục trong giai đoạn nhận ra của diễn trình. Những người trẻ ngày nay cần giáo dục trong chức phận làm mẹ và làm cha vì kinh nghiệm riêng của họ có thể có giới hạn hoặc tiêu cực. Thừa tác vụ gia đình là một trong những cách tốt nhất để giúp người trẻ. Các trường học của chúng ta phải trung tín và có tinh thần Tin Mừng và mục vụ. Cũng như với các nhóm khác, nhóm này nghĩ rằng các đoạn 52-53 của Tài Liệu Làm Việc về cơ thể và cảm giới cần được viết lại một cách đáng kể.
9. Nhóm cũng đã nhận định rằng giá trị Các Ngày Giới Trẻ thế giới, quốc gia và giáo phận là những ngày gây tác động rất mạnh mẽ. Các giáo xứ cũng có thể sử dụng các cơ hội giải trí và thể thao để kết nối với giới trẻ. Nhân học và tính dục Kitô giáo cần được bàn đến một cách đầy đủ hơn. Có một số thảo luận về các khả thể thích ứng phụng vụ để thu hút giới trẻ. Có đề nghị cho rằng các hội đồng giám mục có thể sử dụng Tài Liệu Làm Việc và tài liệu cuối cùng như một hướng dẫn (cheklist).
10. Có khuyến cáo phải ban hành một thông điệp dễ hiểu gửi người trẻ cùng với tài liệu chính. Lời Chúa - đặc biệt là câu chuyện Emmau - nên làm khung cho tài liệu này. Người trẻ không phải là người đứng ở bên ngoài Giáo hội (nhưng, nhóm này cảm thấy Tài Liệu Làm Việc thường xuyên nói như thể họ là một tôn giáo khác mà chúng ta đang đối thoại liên tôn với, hoặc từ một quốc gia chưa nghe Tin Mừng bao giờ). Đồng hành không hẳn chỉ là phê duyệt mà còn giúp hồi tâm nữa. Một vấn đề khác được nêu ra là những người lớn được người trẻ biết đến thường không phải là những nhân chứng đáng tin cậy của Tin Mừng. Trong khi đó, trong nền văn hóa duy cá nhân, sự cứu rỗi có thể dễ dàng bị giản lược chỉ còn là một hình thức trị liệu tâm lý.
11. Nguyên hàng ngũ người trẻ cũng đã được nhấn mạnh: họ không phải là một bộ phận dân số đồng nhất. Nhóm này cảm thấy có sự chồng chéo với các Thượng Hội Đồng trước đây, vì phẩm chất của gia đình cũng tạo hình cho tuổi trẻ. Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng nên là một loại ‘tài liệu’ khác với tài liệu của các Thượng Hội Đồng khác - dễ tiếp cận, đập vào thị giác, trực tiếp nhiều hơn. Cũng có những cuộc thảo luận về cảnh nghèo, việc kỹ thuật số hóa, khép kín trong những khu vực có tính hạn chế và các ảo tưởng của các tự do giả tạo... Nhóm cảm thấy: Giáo hội như Mater et Magistra (Mẹ và Thầy), phải đương đầu với các ngôn ngữ và văn hóa đề kháng cao đối với thể siêu việt. Giáo Hội cần giải quyết các vấn đề phát triển cao về kỹ thuật, bất bình đẳng và khuyết tật.
12. Nhóm này cảm thấy việc nhìn và nghe người trẻ của Giáo Hội phải được thực hiện như Chúa Kitô từng nhìn và nghe họ - bằng đôi mắt của Người, thay vì một cách trung lập. Nhóm đề nghị: Giáo hội như Mater et Magistra (Mẹ và Thầy) phải lắng nghe và nói chuyện với giới trẻ. Cũng như với các nhóm khác, nhóm này yêu cầu phải chú ý và tập chú nhiều hơn vào tầm quan trọng của gia đình (coi nó như sự kết hợp ổn định của một người đàn ông và một người đàn bà cởi mở đón nhận việc nuôi dưỡng con cái) đối với việc đào tạo và hỗ trợ người trẻ. Nhóm đề nghị: tuổi trẻ di dân cần sự hiếu khách theo tinh thần Tin Mừng của chúng ta và không nên bị xem như một mối đe dọa. Nhóm nhận xét rằng người trẻ chướng tai gai mắt trước các chia rẽ trong Giáo Hội, ấy thế nhưng chúng ta thậm chí không thể đồng ý nên cử hành lễ Phục Sinh khi nào! Nhóm cũng nhận xét rằng người trẻ rất lưu ý tới các khoảnh khắc gây ảnh hưởng lớn trong giáo hội, nhưng phải có theo dõi.
13. Nhóm này tập chú vào cách làm thế nào Thượng Hội Đồng có thể truyền đạt thông điệp của mình tốt hơn (thí dụ: qua các phúc trình ngắn, video, một lá thư trực tiếp gửi cho người trẻ, một tông huấn với một tập hướng dẫn học tập kèm theo, v.v.). Nhóm cũng đã đề nghị rằng Tài Liệu Làm Việc quá tiêu cực và bỏ qua vai trò của người trẻ như những người chủ đạo trong việc tân phúc âm hóa hơn là chỉ coi họ như những người tiếp nhận thụ động và tài liệu cần một tiết để nói về tầm quan trọng của tình bạn.
14. Hơn bao giờ hết, ngày nay, người trẻ cần một la bàn, và một cơ sở để hội nhập cộng đồng. Nhóm này tập chú vào các nguyên tắc cần thiết để biện phân, như niềm vui Kitô giáo, mối tương quan liên thế hệ, tính toàn vẹn của con người và cảm giới, phải bao gồm cả người ở bên ngoài, và vẻ đẹp của phụng vụ.
Có một bộ máy tìm kiếm Thiên Chúa chăng?
Sau phiên họp buổi sáng, tôi tham dự một cuộc họp của Hội đồng Truyền thông và ở đó tôi đã gặp hai Giám mục Trung Quốc đang tham dự Thượng Hội đồng Giám mục đầu tiên với đại diện Trung Quốc lục địa. Tôi nói với các ngài rằng mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải. Hóa ra mặc dù 'tông ước' (concordat) mới với Vatican và đây là các đại diện được chính phủ phê chuẩn, nhưng các ngài chỉ được phép tham dự một nửa Thượng Hội đồng. Đáng buồn, nhưng vẫn tốt hơn là không có gì.
Chiều nay nhóm soạn thảo của Thượng Hội Đồng đã được bầu. Vì đã ở trong Hội đồng Truyền thông, nên tôi không có tư cách để được bầu. Tôi rất vui báo tin Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli được bầu đại diện cho Châu Đại Dương. Một việc rất tốt!
Sau đó, có nhiều can thiệp từ các chuyên gia, dự thính viên trẻ và các giám mục. Trong số các điểm và nhận xét được đưa ra, có những điều sau đây:
- Trong nhiều bối cảnh, các gia đình và cộng đồng không hỗ trợ người trẻ trong việc lựa chọn các ơn gọi đặc thù; giáo dục các gia đình và cộng đồng về biện phân ơn gọi là điều cần thiết.
- “Kitô hữu một là người chiến đấu hai là người bỏ đạo” (Piô XII); nhưng những người chọn đúng làm loại người đầu (= môn đệ truyền giáo) có thể cảm thấy rất cô đơn, không được chuẩn bị, không được đồng hành, và cuối cùng có thể kết thúc ở chỗ vỡ mộng
- Tầm quan trọng của các phong trào mới trong việc hỗ trợ người trẻ trong đức tin và việc biện phân ơn gọi
- Người trẻ phải học cách “chiêm niệm tích cực”
- Trong các tình huống trong đó, các Kitô hữu là thiểu số (thí dụ, ở Pakistan), khối đa số có thể cố gắng săn trộm (poach) người trẻ của chúng ta, đặc biệt là các phụ nữ trẻ của chúng ta. Vấn đề này đòi hỏi các cố gắng có tập chú để giữ họ luôn gần gũi với Giáo Hội. Rõ ràng có những vấn đề trầm cảm và lo lắng nơi nhiều người trẻ (mặc dù bề ngoài xem ra hạnh phúc); như Chúa Giêsu đã làm với người thanh niên giàu có, chúng ta phải giúp người trẻ tự cởi bỏ các chướng ngại và trải nghiệm sự tự do bước theo Người
- Có một bộ máy tìm kiếm Thiên Chúa chăng? Không, nếu chúng ta muốn một đời sống sung mãn; sự bồn chồn của tuổi trẻ không được giải quyết bằng một câu trả lời kiểu nhắp chuột (one click answer); chúng ta phải nhắm tới những người chữa bệnh có một trái tim lớn, chứ không phải những người lính có đầu óc một chiều (single-minded) với những cơ bắp lớn. Chúng ta phải chấp nhận để người trẻ thử nghiệm và có thể không tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, thế nhưng chúng ta vẫn đồng hành với họ
- Chúng ta nên yêu cầu những điều lớn lao nơi người trẻ hơn là mặc nhận một thứ Kitô Giáo bị pha loãng. Như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: “Tôi là một người bạn, nhưng là một người bạn đòi hỏi… bạn phải yêu cầu những điều có tính đòi hỏi từ chính bản thân mình”. Chúng ta phải dạy cho người trẻ biết dấn thân vào việc hiến mình
- Chúng ta phải giúp người trẻ vun xới việc năng cầu nguyện; chúng ta không thể giả dụ cho rằng họ đã được thấy cha mẹ họ, thậm chí linh mục của họ, cầu nguyện. Thí dụ ở Ukraine, người ta đã thiết lập các trường cầu nguyện cho người trẻ trong các đan viện và toà giám mục của họ
- Chúng ta đã không cung cấp một thời kỳ “dự tòng” (catechumenate) cho hôn nhân; tình yêu không đến một cách rẻ tiền
- Sự cần thiết phải suy tư về các ơn gọi sống đơn lẻ, là ơn gọi vốn không thuộc lại nào trong số các ơn gọi kết hôn, làm linh mục, hay sống đời sống thánh hiến. Cũng phải suy tư tương tự về các ơn gọi
- Đôi khi, các chủng sinh bị bác bỏ quá dễ dàng, bị coi như dốt nát hoặc quá duy truyền thống và cần được thuần hóa: chúng ta phải tiếp nhận họ như một quà phúc cho Giáo Hội.
- Trong phần thứ hai của Tài Liệu Làm Việc (số 77), thiếu sự chú ý trực tiếp đối với các người trẻ khuyết tật
- Tầm quan trọng của việc giúp người trẻ vun xới ý thức sinh thái, một sự điều độ chống lại chủ nghĩa duy tiêu thụ, một nền linh tạo sản sinh ra niềm vui sâu sắc mà không cần tiêu thụ vô tận và thoát khỏi thói quen lãng phí.
Sau đây là một số nhận định và cảm tưởng từ các phúc trình của nhóm nhỏ sáng nay:
1.“Các câu hỏi nhiều ý nghĩa và các câu trả lời đầy mẫn cảm” bắt nguồn từ Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là sự sống của người trẻ. Đó là lời kêu gọi của nhóm thứ nhất (nói tiếng Anh). Các thành viên của nhóm nhận xét rằng mối tương quan liên thế hệ được khai triển từ một thế hệ dám tin tưởng thế hệ khác. Người trẻ cần việc đồng hành liên quan tới các vấn đề của đời sống cảm giới và tính dục, các phương tiện truyền thông, giáo dục, sự mỏng dòn của gia đình và di dân. Lắng nghe, tương cảm (empathy) và các cách tiếp cận hòa nhập, tức một Giáo Hội có tính Thượng Hội Đồng, là điều cần thiết. Có đề nghị phải soạn thảo một thông điệp sau cùng của Thượng Hội Đồng gửi cho người trẻ.
2.Tài Liệu Làm Việc có tính gợi hứng nhưng chúng ta cần có sự rõ ràng hơn nữa về mục đích của bất cứ văn kiện nào. Chúng ta cần đối mặt trực tiếp với nạn lạm dụng, hiện đang phá hoại tính khả tín của chúng ta nơi người trẻ. Gặp gỡ, đối thoại và tự phê là phương thức tốt hơn là “lắng nghe” tầm thường (plain). Một số người trẻ thấy Giáo Hội không gợi hứng, nên bất cứ văn kiện nào của Thượng Hội Đồng cũng nên cố gắng gợi hứng. Giáo Hội cần xem xét điều gì thực sự hữu hiệu trong việc truyền giảng Tin Mừng cho người trẻ. Chúng ta cần khai triển một nền thần học tuổi thơ như một thời lãnh nhận đức tin và các bí tích mà ta phải dành cho một nền sư phạm đặc thù thích đáng. Một nền thần học thiếu niên coi thời gian sống này như một thời làm môn đệ, biết phê phán và tự phê. Tương tự như thế, một nền thần học tuổi đầu trưởng thành chú trọng tới thời gian sống này như một thời truyền giáo và dấn thân vào thế giới...
3. Tại một số quốc gia, một tỷ lệ khá lớn người trẻ đã thôi không cam kết với Giáo Hội nữa. Chúng ta phải lắng nghe thách thức mặc nhiên của họ và xem xét các hệ luận đối với sứ mệnh cứu rỗi đời đời của ta. Giáo Hội cần có các chứng tá hiện đại. Các mục tử cần được huấn luyện về tình huống giới trẻ ngày nay và các phương thế hữu hiệu để mời họ tham gia. Chúng ta phải sẵn lòng thảo luận về tính dục với người trẻ một cách cởi mở hơn và nhóm nhỏ này khuyến cáo nên có một văn kiện về vấn đề này. Tại các quốc gia khác, có sự tập chú nhiều hơn về nhu cầu của các di dân trẻ.
4. Bất cứ văn kiện Thượng Hội Đồng nào cũng không nên bắt đầu bằng xã hội học mà bằng một hình tượng trong câu truyện Emmau. Chỉ lúc đó, mô hình xem-xét-hành động mới có hiệu quả. Tài Liệu Làm Việc quá tiêu cực, tập chú vào các vấn đề trong khi đáng lẽ ta nên đưa ra nhiều điển hình thành công với người trẻ. Tài Liệu Làm Việc có tính Tây Phương rất nhiều và không lưu ý đủ tới tuổi trẻ tại các nước nghèo hơn và đang phát triển. Người trẻ cần cả tư cách làm cha làm mẹ thiêng liêng. Sự suy nghĩ về nền văn hóa Kỹ Thuật Số trong Tài Liệu Làm Việc nên được tổng hợp tốt hơn, ý thức rằng cuộc di dân kỹ thuật số đi vào thế giới điện tử (e-world) đang tạo ra việc mất gốc giống như sự di dân của những người đang di cư giữa các lục địa. Nhóm nhỏ này cũng cảm thấy Tài Liệu Làm Việc đánh giá chưa đúng mức việc lạm dụng tình dục trẻ em như một lực lượng đang phá hoại các mối tương quan đối với người trẻ và các cố gắng truyền giảng Tin Mừng cho họ. Việc quá nhấn mạnh đến việc lắng nghe người trẻ trong Tài Liệu Làm Việc có vẻ như đang làm giảm vai trò giảng dậy của Giáo Hội, nhưng không hề có sự căng thẳng nhất thiết nào giữa lắng nghe và giảng dậy. Trái tim bồn chồn trong trình thuật Emmau và Thánh Augustinô có thể được dùng như một chủ đề quán xuyến (leitmotif) (tức một chủ đề soi sáng, lặp đi lặp lại) cho văn kiện của chúng ta.
5. Đức tin trong khuôn khổ Kitô học là điều quan trọng không những trong giai đoạn giải thích và chọn lựa mà cả trong giai đoạn nhận ra trước đó nữa. Nhóm cảm thấy phần I của Tài Liệu Làm Việc tiêu cực trong cách tiếp cận của nó.Các giá trị hàm hồ của các phương tiện truyền thông mới là một vấn đề rõ ràng đối với người trẻ. Giáo huấn của chúng ta về nhân vị, thân xác và khiết tịnh cần được trình bầy rõ ràng cho giới trẻ, những người rất cần những chỗ để bỏ neo an toàn, một điều gì đó họ có thể tin tưởng. Chúng ta không thể đọc lướt qua về việc lạm dụng tình dục trẻ em trong một số mệnh đề (như trong Tài Liệu Làm Việc), một việc gây hại rất lớn tới những gì chúng ta muốn làm với và cho người trẻ. Chúng ta cũng phải xây dựng sự tin tưởng, mỗi người một lúc, bằng cách để Giáo Hội được nhìn trong sự chân chính và mỏng dòn của mình. Nhị phân giữa người trẻ và Giáo Hội, xét về một bình diện, là sai lầm vì người trẻ cũng là các chi thể của Giáo Hội.
6. Có sự khác biệt lớn về bối cảnh giữa những người trẻ trong thế giới của chúng ta. Nhiều áp lực trên người trẻ làm hại tới khả năng biện phân rõ ràng và cảm nghiệm niềm vui đích thực của họ. Ý nghĩa của tính thân xác, tính dục, sự thân mật trong thế giới kỹ thuật số cần một sự bàn luận đầy đủ hơn là hiện nay trong Tài Liệu Làm Việc. Cần phải phê phán sâu sắc hơn về thế giới kỹ thuật số.
7. Tài Liệu Làm Việc quá thường xuyên nói đến người trẻ như thể họ/chúng ta là những người ở bên ngoài hoặc đối thủ với Giáo Hội. Nhóm cảm thấy rằng một tài liệu được sản xuất bởi Thượng Hội Đồng phải có tính Thánh Kinh nhiều hơn, ngắn gọn hơn, dễ tiếp cận hơn và tích cực hơn so với Tài Liệu Làm Việc. Chúng ta cần tập chú nhiều hơn vào những kinh nghiệm tích cực mà nhiều người có về đời sống gia đình và các trường Công Giáo. Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta nói rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa việc làm và ơn gọi. Nhiều thuật ngữ hoặc câu trong Tài Liệu Làm Việc không rõ ràng hoặc làm người đọc bối rối. Ngoài ra, nhóm còn cảm thấy trong tài liệu có quá nhiều việc Giáo Hội tự hành khổ chính mình.
8. Nhóm này tham gia các nhóm khác trong việc phê bình điều có thể xem như thiếu tập chú vào Thiên Chúa, Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần trong Phần I của Tài Liệu Làm Việc; phương pháp của phong trào Thợ Thuyền Trẻ Kitô Giáo (Jocist) không buộc phải có nghĩa thế tục trong giai đoạn nhận ra của diễn trình. Những người trẻ ngày nay cần giáo dục trong chức phận làm mẹ và làm cha vì kinh nghiệm riêng của họ có thể có giới hạn hoặc tiêu cực. Thừa tác vụ gia đình là một trong những cách tốt nhất để giúp người trẻ. Các trường học của chúng ta phải trung tín và có tinh thần Tin Mừng và mục vụ. Cũng như với các nhóm khác, nhóm này nghĩ rằng các đoạn 52-53 của Tài Liệu Làm Việc về cơ thể và cảm giới cần được viết lại một cách đáng kể.
9. Nhóm cũng đã nhận định rằng giá trị Các Ngày Giới Trẻ thế giới, quốc gia và giáo phận là những ngày gây tác động rất mạnh mẽ. Các giáo xứ cũng có thể sử dụng các cơ hội giải trí và thể thao để kết nối với giới trẻ. Nhân học và tính dục Kitô giáo cần được bàn đến một cách đầy đủ hơn. Có một số thảo luận về các khả thể thích ứng phụng vụ để thu hút giới trẻ. Có đề nghị cho rằng các hội đồng giám mục có thể sử dụng Tài Liệu Làm Việc và tài liệu cuối cùng như một hướng dẫn (cheklist).
10. Có khuyến cáo phải ban hành một thông điệp dễ hiểu gửi người trẻ cùng với tài liệu chính. Lời Chúa - đặc biệt là câu chuyện Emmau - nên làm khung cho tài liệu này. Người trẻ không phải là người đứng ở bên ngoài Giáo hội (nhưng, nhóm này cảm thấy Tài Liệu Làm Việc thường xuyên nói như thể họ là một tôn giáo khác mà chúng ta đang đối thoại liên tôn với, hoặc từ một quốc gia chưa nghe Tin Mừng bao giờ). Đồng hành không hẳn chỉ là phê duyệt mà còn giúp hồi tâm nữa. Một vấn đề khác được nêu ra là những người lớn được người trẻ biết đến thường không phải là những nhân chứng đáng tin cậy của Tin Mừng. Trong khi đó, trong nền văn hóa duy cá nhân, sự cứu rỗi có thể dễ dàng bị giản lược chỉ còn là một hình thức trị liệu tâm lý.
11. Nguyên hàng ngũ người trẻ cũng đã được nhấn mạnh: họ không phải là một bộ phận dân số đồng nhất. Nhóm này cảm thấy có sự chồng chéo với các Thượng Hội Đồng trước đây, vì phẩm chất của gia đình cũng tạo hình cho tuổi trẻ. Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng nên là một loại ‘tài liệu’ khác với tài liệu của các Thượng Hội Đồng khác - dễ tiếp cận, đập vào thị giác, trực tiếp nhiều hơn. Cũng có những cuộc thảo luận về cảnh nghèo, việc kỹ thuật số hóa, khép kín trong những khu vực có tính hạn chế và các ảo tưởng của các tự do giả tạo... Nhóm cảm thấy: Giáo hội như Mater et Magistra (Mẹ và Thầy), phải đương đầu với các ngôn ngữ và văn hóa đề kháng cao đối với thể siêu việt. Giáo Hội cần giải quyết các vấn đề phát triển cao về kỹ thuật, bất bình đẳng và khuyết tật.
12. Nhóm này cảm thấy việc nhìn và nghe người trẻ của Giáo Hội phải được thực hiện như Chúa Kitô từng nhìn và nghe họ - bằng đôi mắt của Người, thay vì một cách trung lập. Nhóm đề nghị: Giáo hội như Mater et Magistra (Mẹ và Thầy) phải lắng nghe và nói chuyện với giới trẻ. Cũng như với các nhóm khác, nhóm này yêu cầu phải chú ý và tập chú nhiều hơn vào tầm quan trọng của gia đình (coi nó như sự kết hợp ổn định của một người đàn ông và một người đàn bà cởi mở đón nhận việc nuôi dưỡng con cái) đối với việc đào tạo và hỗ trợ người trẻ. Nhóm đề nghị: tuổi trẻ di dân cần sự hiếu khách theo tinh thần Tin Mừng của chúng ta và không nên bị xem như một mối đe dọa. Nhóm nhận xét rằng người trẻ chướng tai gai mắt trước các chia rẽ trong Giáo Hội, ấy thế nhưng chúng ta thậm chí không thể đồng ý nên cử hành lễ Phục Sinh khi nào! Nhóm cũng nhận xét rằng người trẻ rất lưu ý tới các khoảnh khắc gây ảnh hưởng lớn trong giáo hội, nhưng phải có theo dõi.
13. Nhóm này tập chú vào cách làm thế nào Thượng Hội Đồng có thể truyền đạt thông điệp của mình tốt hơn (thí dụ: qua các phúc trình ngắn, video, một lá thư trực tiếp gửi cho người trẻ, một tông huấn với một tập hướng dẫn học tập kèm theo, v.v.). Nhóm cũng đã đề nghị rằng Tài Liệu Làm Việc quá tiêu cực và bỏ qua vai trò của người trẻ như những người chủ đạo trong việc tân phúc âm hóa hơn là chỉ coi họ như những người tiếp nhận thụ động và tài liệu cần một tiết để nói về tầm quan trọng của tình bạn.
14. Hơn bao giờ hết, ngày nay, người trẻ cần một la bàn, và một cơ sở để hội nhập cộng đồng. Nhóm này tập chú vào các nguyên tắc cần thiết để biện phân, như niềm vui Kitô giáo, mối tương quan liên thế hệ, tính toàn vẹn của con người và cảm giới, phải bao gồm cả người ở bên ngoài, và vẻ đẹp của phụng vụ.
Có một bộ máy tìm kiếm Thiên Chúa chăng?
Sau phiên họp buổi sáng, tôi tham dự một cuộc họp của Hội đồng Truyền thông và ở đó tôi đã gặp hai Giám mục Trung Quốc đang tham dự Thượng Hội đồng Giám mục đầu tiên với đại diện Trung Quốc lục địa. Tôi nói với các ngài rằng mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải. Hóa ra mặc dù 'tông ước' (concordat) mới với Vatican và đây là các đại diện được chính phủ phê chuẩn, nhưng các ngài chỉ được phép tham dự một nửa Thượng Hội đồng. Đáng buồn, nhưng vẫn tốt hơn là không có gì.
Chiều nay nhóm soạn thảo của Thượng Hội Đồng đã được bầu. Vì đã ở trong Hội đồng Truyền thông, nên tôi không có tư cách để được bầu. Tôi rất vui báo tin Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli được bầu đại diện cho Châu Đại Dương. Một việc rất tốt!
Sau đó, có nhiều can thiệp từ các chuyên gia, dự thính viên trẻ và các giám mục. Trong số các điểm và nhận xét được đưa ra, có những điều sau đây:
- Trong nhiều bối cảnh, các gia đình và cộng đồng không hỗ trợ người trẻ trong việc lựa chọn các ơn gọi đặc thù; giáo dục các gia đình và cộng đồng về biện phân ơn gọi là điều cần thiết.
- “Kitô hữu một là người chiến đấu hai là người bỏ đạo” (Piô XII); nhưng những người chọn đúng làm loại người đầu (= môn đệ truyền giáo) có thể cảm thấy rất cô đơn, không được chuẩn bị, không được đồng hành, và cuối cùng có thể kết thúc ở chỗ vỡ mộng
- Tầm quan trọng của các phong trào mới trong việc hỗ trợ người trẻ trong đức tin và việc biện phân ơn gọi
- Người trẻ phải học cách “chiêm niệm tích cực”
- Trong các tình huống trong đó, các Kitô hữu là thiểu số (thí dụ, ở Pakistan), khối đa số có thể cố gắng săn trộm (poach) người trẻ của chúng ta, đặc biệt là các phụ nữ trẻ của chúng ta. Vấn đề này đòi hỏi các cố gắng có tập chú để giữ họ luôn gần gũi với Giáo Hội. Rõ ràng có những vấn đề trầm cảm và lo lắng nơi nhiều người trẻ (mặc dù bề ngoài xem ra hạnh phúc); như Chúa Giêsu đã làm với người thanh niên giàu có, chúng ta phải giúp người trẻ tự cởi bỏ các chướng ngại và trải nghiệm sự tự do bước theo Người
- Có một bộ máy tìm kiếm Thiên Chúa chăng? Không, nếu chúng ta muốn một đời sống sung mãn; sự bồn chồn của tuổi trẻ không được giải quyết bằng một câu trả lời kiểu nhắp chuột (one click answer); chúng ta phải nhắm tới những người chữa bệnh có một trái tim lớn, chứ không phải những người lính có đầu óc một chiều (single-minded) với những cơ bắp lớn. Chúng ta phải chấp nhận để người trẻ thử nghiệm và có thể không tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, thế nhưng chúng ta vẫn đồng hành với họ
- Chúng ta nên yêu cầu những điều lớn lao nơi người trẻ hơn là mặc nhận một thứ Kitô Giáo bị pha loãng. Như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: “Tôi là một người bạn, nhưng là một người bạn đòi hỏi… bạn phải yêu cầu những điều có tính đòi hỏi từ chính bản thân mình”. Chúng ta phải dạy cho người trẻ biết dấn thân vào việc hiến mình
- Chúng ta phải giúp người trẻ vun xới việc năng cầu nguyện; chúng ta không thể giả dụ cho rằng họ đã được thấy cha mẹ họ, thậm chí linh mục của họ, cầu nguyện. Thí dụ ở Ukraine, người ta đã thiết lập các trường cầu nguyện cho người trẻ trong các đan viện và toà giám mục của họ
- Chúng ta đã không cung cấp một thời kỳ “dự tòng” (catechumenate) cho hôn nhân; tình yêu không đến một cách rẻ tiền
- Sự cần thiết phải suy tư về các ơn gọi sống đơn lẻ, là ơn gọi vốn không thuộc lại nào trong số các ơn gọi kết hôn, làm linh mục, hay sống đời sống thánh hiến. Cũng phải suy tư tương tự về các ơn gọi
- Đôi khi, các chủng sinh bị bác bỏ quá dễ dàng, bị coi như dốt nát hoặc quá duy truyền thống và cần được thuần hóa: chúng ta phải tiếp nhận họ như một quà phúc cho Giáo Hội.
- Trong phần thứ hai của Tài Liệu Làm Việc (số 77), thiếu sự chú ý trực tiếp đối với các người trẻ khuyết tật
- Tầm quan trọng của việc giúp người trẻ vun xới ý thức sinh thái, một sự điều độ chống lại chủ nghĩa duy tiêu thụ, một nền linh tạo sản sinh ra niềm vui sâu sắc mà không cần tiêu thụ vô tận và thoát khỏi thói quen lãng phí.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp mặt ca viên hạt Hố Nai
Hoàng Bá Quý
17:00 15/10/2018
Gp Xuân Lộc: Chiều Chúa Nhật ngày 14 tháng 10 năm 2016, lúc 15g30 tại thánh Đường Giáo xứ Kim Bích, hạt Hố Nai, các anh chị em ca đoàn trong giáo hạt đã họp mặt nhằm học hỏi mục vụ Thánh Nhạc và trao bằng phục vụ 25 năm cho các ca viên.
Xem Hình
Hiện diện trong phần đầu buổi họp mặt có cha Đaminh Trần Công Hiển, trưởng ban Thánh Nhạc giáo phận, cha Giuse Phạm
Cao Thanh, chánh xứ giáo xứ Kim Bích đặc trách Thánh Nhạc giáo hạt, nhạc sĩ Thế Thông và sự góp mặt của hơn 450 anh chị em ca viên trong các ca đoàn của 15 giáo xứ.
Sau phần giới thiệu quý khách mời, cha Đaminh chia sẻ về mục vụ Thánh Nhạc và trả lời những thắc mắc của anh chị em trong công tác phục vụ nhạc thánh
Giây phút chầu Thánh Thể sốt mến kết thúc với lời hát Kinh Hòa Bình.
Tại Nhà Sinh Hoạt của giáo xứ Kim Bích, quý cha chúc mừng anh chị em trong ca đoàn các xứ đã kiên trì phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội bằng lời ca tiếng hát, bằng tất cả những khả năng của mình và đặc biệt cha Trưởng ban Đaminh đại diện Đức Cha Giuse trao bằng cho 369 anh chị em qua 25 năm phục vụ Thánh Nhạc tại các giáo xứ.
Sau phần trao bằng khen của Đức Cha Giáo phận như một sự động viên khích lệ dành cho những người kiên trung trong phục vụ là buổi họp mặt thân mật với hình thức góp gạo thổi cơm chung. Trong buổi họp mặt này cũng không thể thiếu được tiếng hát của các ca viên đại diện cho từng giáo xứ. Mỗi người một vẻ và không ai kém ai.
Mỗi dịp học hỏi là mỗi dịp để cho người làm nhiệm vụ Thánh Nhạc được hiểu rõ hơn và làm đúng hơn những quy định của Giáo Hội. Ước mong Giáo Hạt có tổ chức định kỳ để các ca đoàn mỗi ngày mỗi thăng tiến hơn.
Truyền Thông Hố Nai
Xem Hình
Hiện diện trong phần đầu buổi họp mặt có cha Đaminh Trần Công Hiển, trưởng ban Thánh Nhạc giáo phận, cha Giuse Phạm
Sau phần giới thiệu quý khách mời, cha Đaminh chia sẻ về mục vụ Thánh Nhạc và trả lời những thắc mắc của anh chị em trong công tác phục vụ nhạc thánh
Giây phút chầu Thánh Thể sốt mến kết thúc với lời hát Kinh Hòa Bình.
Tại Nhà Sinh Hoạt của giáo xứ Kim Bích, quý cha chúc mừng anh chị em trong ca đoàn các xứ đã kiên trì phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội bằng lời ca tiếng hát, bằng tất cả những khả năng của mình và đặc biệt cha Trưởng ban Đaminh đại diện Đức Cha Giuse trao bằng cho 369 anh chị em qua 25 năm phục vụ Thánh Nhạc tại các giáo xứ.
Sau phần trao bằng khen của Đức Cha Giáo phận như một sự động viên khích lệ dành cho những người kiên trung trong phục vụ là buổi họp mặt thân mật với hình thức góp gạo thổi cơm chung. Trong buổi họp mặt này cũng không thể thiếu được tiếng hát của các ca viên đại diện cho từng giáo xứ. Mỗi người một vẻ và không ai kém ai.
Mỗi dịp học hỏi là mỗi dịp để cho người làm nhiệm vụ Thánh Nhạc được hiểu rõ hơn và làm đúng hơn những quy định của Giáo Hội. Ước mong Giáo Hạt có tổ chức định kỳ để các ca đoàn mỗi ngày mỗi thăng tiến hơn.
Truyền Thông Hố Nai
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng Từ Trời/Light
Robert Helfman
08:48 15/10/2018
Ảnh của Robert Helfman
Tạ ơn ánh sáng từ trời
Soi cho nhân loại biển đời mênh mông.
(bt)
VietCatholic TV
Đại lễ Tuyên Thánh cho ĐGH Phaolô Đệ Lục, ĐTGM Oscar Romero, và 5 vị Chân Phước khác
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:30 15/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hiện diện tại quảng trường có hơn 80 ngàn tín hữu. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 600 vị Hồng Y và Giám Mục, trong đó nhiều vị là nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên và khoảng 3 ngàn linh mục.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Bài đọc thứ hai cho chúng ta biết rằng “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi” (Dt 4:12). Thực sự là thế này: Lời của Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là một tập hợp các chân lý hay một trình thuật tâm linh phong phú; không - đó là một lời sống động chạm đến cuộc sống của chúng ta, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Ở đó, đích thân Chúa Giêsu, Lời hằng sống của Thiên Chúa, ngỏ lời với tâm hồn chúng ta.
Cách riêng Tin Mừng mời gọi chúng ta đến với một cuộc gặp gỡ với Chúa, theo gương “người thanh niên trẻ”, đã “chạy đến với Người” (xem Mc 10:17). Chúng ta có thể nhận ra chính mình nơi người thanh niên ấy. Văn bản Tin Mừng không nêu tên anh ta, như thể gợi ý rằng anh ta có thể đại diện cho mỗi một người trong chúng ta. Anh xin Chúa Giêsu cho biết làm thế nào để “được hưởng sự sống đời đời” (câu 17). Anh đang tìm kiếm cuộc sống bất tận, một cuộc sống viên mãn: ai trong chúng ta lại không muốn điều này? Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy anh muốn sự sống ấy như là một gia tài, như một điều thiện có thể thủ đắc được, có thể giành được bằng những nỗ lực của chính mình. Thực vậy, để có được điều thiện này, anh đã tuân giữ các lệnh truyền từ tấm bé và để đạt được điều đó, anh sẵn sàng làm theo những người khác; và vì thế anh ta hỏi: “Tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời?”
Câu trả lời của Chúa Giêsu khiến anh bất ngờ. Chúa chăm chú nhìn anh và yêu mến anh (x. câu 21). Chúa Giêsu muốn thay đổi quan điểm của anh: từ việc tuân giữ các giới răn để được ân thưởng, đến một tình yêu tự do và hoàn toàn. Người thanh niên trẻ đó đang nói về cung và cầu, và Chúa Giêsu đề xuất với anh ta một câu chuyện tình yêu. Ngài yêu cầu chàng thanh niên đi từ việc tuân giữ lề luật đến việc trao ban chính bản thân, từ thái độ làm cho mình tới việc ở với Chúa. Và Chúa đưa ra một đường hướng sống thật rúng động cùng chàng trai: “Anh hãy bán tất cả những gì anh có, cho người nghèo.. rồi đến đây theo Ta!” (câu 21). Chúa Giêsu cũng nói với anh chị em: “Hãy đến đây, theo Ta!”. Hãy đến, chứ đừng đứng chôn chân tại chỗ, vì không làm gì xấu, vẫn chưa chủ để thuộc về Chúa Giêsu. Hãy theo Ta: đừng chỉ theo Chúa Giêsu khi anh chị em muốn, nhưng phải tìm Chúa mỗi ngày; đừng hài lòng với việc tuân giữ các giới răn, làm phúc bố thí một tí và đọc một vài kinh; nhưng hãy tìm kiếm nơi Ngài vị Thiên Chúa luôn yêu mến anh chị em, tìm nơi Chúa Giêsu vị Thiên Chúa là ý nghĩa cuộc đời anh chị em, là Đấng ban sức mạnh để anh chị em có thể trao ban chính mình.
Một lần nữa, Chúa Giêsu phán: “Hãy bán những gì anh có và trao ban cho người nghèo.” Chúa không thảo luận về các lý thuyết liên quan đến nghèo đói và sự giàu có, nhưng đi thẳng vào cuộc sống. Ngài yêu cầu anh chị em để lại đằng sau những gì đè nặng con tim anh chị em, hãy rũ bỏ khỏi anh chị em các thứ hàng hóa để có chỗ cho Ngài, là điều thiện duy nhất. Chúng ta không thể thực sự theo Chúa Giêsu khi lòng trí chúng ta chồng chất bao nhiêu thứ. Bởi vì nếu trái tim chúng ta đầy những hàng hóa, chúng ta sẽ không còn chỗ cho Chúa, Người sẽ trở thành chỉ một trong số những điều khác. Vì lý do này, sự giàu có là nguy hiểm và – như Chúa Giêsu nói - nó thậm chí còn làm cho ơn cứu rỗi của một người trở nên khó khăn. Không phải vì Thiên Chúa nghiêm khắc. Không phải thế! Vấn đề là từ phía chúng ta: chúng ta có nhiều quá, chúng ta muốn nhiều quá làm ngạt thở con tim chúng ta và làm cho chúng ta không có khả năng yêu thương. Do đó, Thánh Phaolô viết rằng “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Ti-mô-thê 6:10). Chúng ta thấy điều này, nơi nào tiền là trung tâm, ở đó không có chỗ cho Thiên Chúa và cũng chẳng có chỗ cho con người.
Chúa Giêsu rất triệt để. Người cho đi tất cả và Người đòi hỏi tất cả: Ngài trao tặng một tình yêu tổng thể và đòi hỏi một trái tim không chia cách. Thậm chí ngày nay, Ngài ban chính mình cho chúng ta làm bánh hằng sống; lẽ nào chúng ta có thể đáp lại tình Ngài với những mẩu vụn vặt? Chỉ tuân giữ một số giới răn thôi thì chưa đủ để có thể đáp lại tình Chúa, là Đấng đã tự hạ mình thành người tôi tớ thậm chí đã đi đến tận cùng trên thập tự giá vì chúng ta. Chúng ta không thể trao cho Ngài, Đấng đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, chỉ một chút thời gian dư ra nào đó. Chúa Giêsu không hài lòng với “chút phần trăm yêu thương”: chúng ta không thể yêu Người hai mươi, hay năm mươi, hay sáu mươi phần trăm. Tình yêu hoặc là tất cả hoặc không có gì.
Anh chị em thân mến, trái tim của chúng ta giống như một nam châm: nó cho phép chính mình bị thu hút bởi tình yêu, nhưng nó chỉ có thể bám vào một chủ duy nhất và nó phải chọn: hoặc là nó yêu Thiên Chúa hoặc là nó yêu của cải thế gian (x. Mt 6: 24); hoặc là nó sống vì tình yêu hoặc là nó sống cho chính mình (x. Mc 8:35). Chúng ta hãy tự hỏi chính mình chúng ta đang ở đâu trong câu chuyện tình yêu của chúng ta với Thiên Chúa. Liệu chúng ta có tự hài lòng với một vài giới răn hay chúng ta theo Chúa Giêsu như những người yêu Chúa, thực sự sẵn sàng bỏ lại một cái gì đó vì Ngài? Chúa Giêsu đang hỏi mỗi người chúng ta và tất cả chúng ta khi Giáo Hội đang tiến về phía trước: liệu chúng ta có phải là một Giáo Hội chỉ rao giảng những giới răn tốt, hay là một Giáo Hội hiền thê của Chúa, đang lao về phía trước vì tình yêu mến Chúa mình? Chúng ta thực sự theo Người hay chúng ta quay trở lại với con đường của thế gian, giống như người thanh niên trẻ trong Tin Mừng? Nói tắt một điều, liệu Chúa Giêsu là đủ cho chúng ta, hay chúng ta còn muốn tìm kiếm thêm những bảo đảm của thế gian? Chúng ta hãy cầu xin ân sủng để luôn biết bỏ lại mọi thứ phía sau vì tình yêu dành cho Chúa: bỏ lại sự giàu có, lòng khát khao địa vị và quyền lực, và các cấu trúc không còn thích hợp để loan báo Tin Mừng, là những gánh nặng làm chậm sứ vụ của chúng ta, những ràng buộc cột chặt chúng ta với thế gian. Nếu không có một bước nhảy vọt trong tình yêu, cuộc sống của chúng ta và Giáo Hội của chúng ta trở nên ốm yếu vì “tự mãn và tự hài lòng” (Evangelii Gaudium, 95): chúng ta tìm vui nơi những hoan lạc thoáng qua, chúng ta đóng kín mình trong những câu chuyện ngồi lê đôi mách vô dụng, chúng ta lui vào sự đơn điệu của một đời sống Kitô không có động lực, nơi một chút hài lòng che kín nỗi buồn của những điều chưa được hoàn thành.
Đây là điều diễn ra đối với người thanh niên, là người mà Tin Mừng nói với chúng ta - “đã quay đi với vẻ mặt buồn rầu” (câu 22). Anh ta bị trói buộc bởi các quy định của lề luật và bởi quá nhiều tài sản của mình đến nỗi không vượt thắng được con tim mình. Mặc dù anh ta đã gặp được Chúa Giêsu và nhận được ánh mắt yêu thương của Người, người thanh niên ấy đã buồn bã quay đi. Nỗi buồn là bằng chứng của một tình yêu chưa trọn, là dấu chỉ của một con tim nguội lạnh. Trái lại, một trái tim không bị đè nặng bởi của cải, một trái tim tự do yêu mến Chúa, luôn luôn lan tỏa niềm vui, một niềm vui thế giới ngày nay cần đến xiết bao. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã từng viết: “Chính là giữa chập chùng của khổ đau mà người dân của chúng ta cần biết đến niềm vui, cần nghe bài ca hân hoan” (Tông huấn Gaudete in Domino – Niềm Vui Kitô, I). Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta quay trở về với nguồn mạch của niềm vui, đó là cuộc gặp gỡ với Người, sự lựa chọn can đảm liều mất mọi thứ để theo Người, sự thỏa mãn khi bỏ lại một cái gì đó phía sau để chấp nhận con đường của Người. Các thánh nhân đã đi theo con đường này.
Đức Phaolô Đệ Lục cũng đã làm như vậy, và đã noi theo gương Thánh Tông Đồ mà người chọn là tước hiệu. Giống như Tông Đồ Phaolô, Đức Phaolô Đệ Lục đã dành đời mình cho Tin Mừng của Chúa Kitô, vượt qua những ranh giới mới và trở thành chứng nhân của Tin Mừng trong công bố và đối thoại, trở thành tiên tri của một Giáo Hội hướng ra bên ngoài, để tìm đến với những ai lạc xa và chăm sóc cho người nghèo. Ngay cả giữa những mệt mỏi và hiểu lầm, Thánh Phaolô Đệ Lục đã làm chứng một cách nhiệt thành cho vẻ đẹp và niềm vui khi triệt để theo Chúa Kitô. Hôm nay, cùng với Công đồng mà ngài là nhà lãnh đạo khôn ngoan, ngài vẫn thúc giục chúng ta hãy sống ơn gọi chung của chúng ta: đó là lời mời gọi phổ quát hướng đến sự thánh thiện. Không hướng đến các biện pháp nửa vời, nhưng hướng đến sự thánh thiện. Thật tuyệt vời khi cùng với ngài và các vị thánh mới khác ngày hôm nay, chúng ta có Đức Tổng Giám Mục Romero, là người đã rời bỏ sự an toàn của thế gian, ngay cả sự an toàn của chính mình, để trao ban sự sống của mình theo Phúc âm, gần gũi với người nghèo và mọi người, với một trái tim gần gũi với Chúa Giêsu và anh chị em của mình. Chúng ta cũng có thể nói như vậy về Cha Francesco Spinelli, Cha Vincenzo Romano, Sơ Maria Caterina Kasper, Sơ Nazaria Ignazia của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, và anh thanh niên trẻ miền Abruzzese-Neapolitan của chúng ta, là Nunzio Sulprizio: người thanh niên thánh thiện, can đảm, khiêm nhường đã gặp Chúa Giêsu trong đau khổ của mình, trong im lặng và trong sự dâng hiến chính mình. Tất cả những vị thánh này, trong những hoàn cảnh khác nhau, đã đưa lời của ngày hôm nay vào thực tiễn cuộc sống mình, không thờ ơ, không tính toán, nhưng với lòng nhiệt thành dám mạo hiểm mọi thứ và bỏ lại tất cả.
Anh chị em thân mến,
Cầu xin Chúa giúp chúng ta biết bắt chước những gương sáng của các ngài.