Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhịn nói
Lm Vũđình Tường
06:43 14/10/2016
Chúng ta thường nghe nhịn ăn, nhịn uống, nín khóc, ít khi nghe nói đến nhịn nói. Nhịn nói là tiếng nói âm thầm của đa số thầm lặng. Không phải họ không muốn nói mà họ không dám nói hay chỉ nói sau lưng, nói lén, cho những người đồng cảnh nghe vì sợ bị trả thù, sợ thế lực cầm quyền hãm hại, bắt tù tội. Nhịn nói vì có nói cũng không có người nghe hay nói khác hơn người có thẩm quyền giải quyết từ chối lắng nghe hoặc cấm bàn thảo đến. Người nhịn nói thường là những người thấp cổ bé miệng, bị coi thường, khinh khi vì họ nghèo về vật chất và nghèo phe cánh xã hội. Thời nào cũng thế người ta coi trọng sức mạnh của đồng tiền vì kẻ có tiền luôn có người nghe theo và đám đệ tử đó tạo cho họ có quyền thế. Bởi có quyền thế nên dễ sinh tật, tật làm càn.
Thời nào cũng có người bị đối xử bất công, thường là cô nhi, quả phụ, trẻ mồ côi, dân lao động tay chân. Ở những quốc gia kĩ nghệ người ta lầm tưởng ai cũng được coi trọng và tiếng nói luôn được lắng nghe, ngoại trừ dân tị nạn bởi họ không phải là công dân của nước đó. Thực tế không như ta tưởng. Nhóm bị thua thiệt vẫn là người nghèo, dân lao động chân tay và thứ đến là các em nhỏ bị một số người lạm dụng tình dục.
Dân tị nạn là người vì hoàn cảnh đối kháng tư tưởng chính trị hay bất đồng chính kiến về quan điểm tư tưởng hay tôn giáo mà bị bách hại, cưỡng bách ảnh hưởng đến sự sống nên họ phải bỏ xứ ra đi. Trước khi được cộng đồng quốc tế nhận biết người đó là dân tị nạn, ngay tại quê hương họ, họ đã là người tị nạn trong cuộc sống. Họ mong tìm kiếm nơi sống mà cuộc sống được an toàn, đời sống bảo đảm, tiếng nói được lắng nghe và niềm tin thực sự được tôn trọng. Nơi vùng đất mới tiếng nói của họ không được lắng nghe nhưng họ hy vọng người dân bản xứ gióng lên tiếng nói thay họ.
Lạm dụng tình dục trẻ em là người thân thiết các em và các em yêu mến họ. Chính điểm quen biết với gia đình, thân thiết và tình yêu các em dành cho mà họ lạm dụng làm điều sai trái, hãm hại cuộc đời ngây thơ của các em. Lạm dụng lòng yêu mến là điều đáng trách và chúng ta nhắc lại lời Đức Kitô hỏi Giuđa khi ông phản bội Ngài. Giuđa anh dùng cái hôn để phạn bội Con Người Sao? Lc 22,48. Tuyệt nhiên không có câu trả lời, hoàn toàn lặng câm.
Cấm đoán ăn nói và lạm dụng quyền hành bởi những kẻ lãnh đạo trong xã hội do họ không biết kính sợ Thiên Chúa và cũng coi thường mọi người như vị thẩm phán được nhắc đến trong Phúc Âm hôm nay. Ông có toàn quyền và dùng quyền xét xử theo í riêng. Những ai biết làm cho ông vui lòng sẽ được hưởng ân xá do ông ban ra; ai trái í ông sẽ lãnh hình phạt nặng nề. Nói cách khác bản án do ông tuyên án tùy thuộc vào cảm quan của ông, lúc vui có thể ông nương tay; khi buồn ông thẳng tay. Xử án như tuỳ hứng vui buồn không thể là người cầm cán cân công lí tốt bởi công lí không thể ngả nghiêng mà phải có mẫu mực chung cho mọi người.
Đức Kitô đưa ra mẫu mực chung cho công lí đó là yêu thương và tha thứ. Dân nghèo đón nhận, sống theo mẫu mực yêu thương Đức Kitô hướng dẫn bởi yêu thương là thước đo chung cho mọi thành phần trong xã hội. Người nghèo đón nhận công lí của Đức Kitô với tất cả tấm lòng bởi nhờ yêu thương, tha thứ mà họ sống trong hy vọng và thấy cuộc đời nhẹ nhõm. Thành phần giầu có, lãnh đạo không đón nhận công lí của Đức Kitô vì công lí đó bắt họ phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ lạm dụng quyền hành đang nắm trong tay nên họ không muốn. Công lí của Đức Kitô đòi sống công bẳng, thành thật và điều đó rất khó với lối sống kẻ lãnh đạo đang sống. Chúng ta xin cho nước Chúa trị đến trong tâm hồn, trong cuộc sống và nhất là trong cõi lòng những người lãnh đạo biết kính sợ Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thời nào cũng có người bị đối xử bất công, thường là cô nhi, quả phụ, trẻ mồ côi, dân lao động tay chân. Ở những quốc gia kĩ nghệ người ta lầm tưởng ai cũng được coi trọng và tiếng nói luôn được lắng nghe, ngoại trừ dân tị nạn bởi họ không phải là công dân của nước đó. Thực tế không như ta tưởng. Nhóm bị thua thiệt vẫn là người nghèo, dân lao động chân tay và thứ đến là các em nhỏ bị một số người lạm dụng tình dục.
Dân tị nạn là người vì hoàn cảnh đối kháng tư tưởng chính trị hay bất đồng chính kiến về quan điểm tư tưởng hay tôn giáo mà bị bách hại, cưỡng bách ảnh hưởng đến sự sống nên họ phải bỏ xứ ra đi. Trước khi được cộng đồng quốc tế nhận biết người đó là dân tị nạn, ngay tại quê hương họ, họ đã là người tị nạn trong cuộc sống. Họ mong tìm kiếm nơi sống mà cuộc sống được an toàn, đời sống bảo đảm, tiếng nói được lắng nghe và niềm tin thực sự được tôn trọng. Nơi vùng đất mới tiếng nói của họ không được lắng nghe nhưng họ hy vọng người dân bản xứ gióng lên tiếng nói thay họ.
Lạm dụng tình dục trẻ em là người thân thiết các em và các em yêu mến họ. Chính điểm quen biết với gia đình, thân thiết và tình yêu các em dành cho mà họ lạm dụng làm điều sai trái, hãm hại cuộc đời ngây thơ của các em. Lạm dụng lòng yêu mến là điều đáng trách và chúng ta nhắc lại lời Đức Kitô hỏi Giuđa khi ông phản bội Ngài. Giuđa anh dùng cái hôn để phạn bội Con Người Sao? Lc 22,48. Tuyệt nhiên không có câu trả lời, hoàn toàn lặng câm.
Cấm đoán ăn nói và lạm dụng quyền hành bởi những kẻ lãnh đạo trong xã hội do họ không biết kính sợ Thiên Chúa và cũng coi thường mọi người như vị thẩm phán được nhắc đến trong Phúc Âm hôm nay. Ông có toàn quyền và dùng quyền xét xử theo í riêng. Những ai biết làm cho ông vui lòng sẽ được hưởng ân xá do ông ban ra; ai trái í ông sẽ lãnh hình phạt nặng nề. Nói cách khác bản án do ông tuyên án tùy thuộc vào cảm quan của ông, lúc vui có thể ông nương tay; khi buồn ông thẳng tay. Xử án như tuỳ hứng vui buồn không thể là người cầm cán cân công lí tốt bởi công lí không thể ngả nghiêng mà phải có mẫu mực chung cho mọi người.
Đức Kitô đưa ra mẫu mực chung cho công lí đó là yêu thương và tha thứ. Dân nghèo đón nhận, sống theo mẫu mực yêu thương Đức Kitô hướng dẫn bởi yêu thương là thước đo chung cho mọi thành phần trong xã hội. Người nghèo đón nhận công lí của Đức Kitô với tất cả tấm lòng bởi nhờ yêu thương, tha thứ mà họ sống trong hy vọng và thấy cuộc đời nhẹ nhõm. Thành phần giầu có, lãnh đạo không đón nhận công lí của Đức Kitô vì công lí đó bắt họ phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ lạm dụng quyền hành đang nắm trong tay nên họ không muốn. Công lí của Đức Kitô đòi sống công bẳng, thành thật và điều đó rất khó với lối sống kẻ lãnh đạo đang sống. Chúng ta xin cho nước Chúa trị đến trong tâm hồn, trong cuộc sống và nhất là trong cõi lòng những người lãnh đạo biết kính sợ Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:04 14/10/2016
46. LỜI GIẢI ĐỐ GIỐNG NHAU.
Vương An Thạch đố bạn là Vương Cát Bồ:
- “Cái gì ban ngày thì tròn, viết thì vuông, đông thì ngắn, hè thì dài ?”
Vương Cát Bồ lấy câu đố giải câu đố, nói:
- “Ở đông hải có một con cá, không có đầu cũng không có đuôi, sống lưng càng không có, chính là câu đố của anh.”
Vương An Thạch cười ha ha.
Số là câu đố của hai người đưa ra có câu giải đáp chung là “mặt trời”﹝日﹞.
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 46:
Có một số giáo dân có lẽ vì lười hoặc là vì không thích ông cha sở của mình không mấy “sốt sắng” khi dâng lễ, nên đã không đi dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật, mà chỉ ở nhà dâng lễ qua đài phát thanh Chân Lý Á Châu, họ nói: “Đạo trong lòng, đến nhà thờ dự lễ mà cứ nghe ông cha sở khi giảng thì chửi xéo người này, nói móc họng kẻ nọ mà thêm lo ra thì đi lễ có ích gì chứ, thà ở nhà nghe cha giảng trên đài radio hay hơn, lễ ở đâu cũng giống nhau cả...”
Có một số linh mục có lẽ vì lười hoặc là vì bận lu bù công việc, hoặc là vì nghĩ rằng giáo dân không biết gì về kinh thánh, nên mỗi lần giảng là mỗi lần “bổn cũ soạn lại” nói cho giáo dân nghe, mà không có một chút tâm tình là mình đã cảm nghiệm được lời mình đang nói, các ngài nghĩ rằng: đã là Lời Chúa thì hôm qua cũng như hôm nay, năm ngoái cũng như năm nay, tất cả đều là Lời Chúa.
Vì giáo dân nghĩ rằng, thánh lễ qua đài phát thanh và thánh lễ mỗi ngày nơi nhà thờ của giáo xứ đều giống nhau, nên không lạ gì họ không thiết tha với công việc của nhà thờ, bởi vì họ nghĩ thánh lễ nào cũng như nhau, nên không lạ gì cuộc sống của họ không phản ảnh lại tinh thần Phúc Âm.
Vì có một số linh mục nghĩ rằng, Lời Chúa hôm qua và hôm nay, năm ngoái cũng như năm nay đều là Lời Chúa, nên không cần soạn bài giảng, không cần chuẩn bị món ăn tinh thần cho giáo hữu, nên không lạ gì có rất nhiều giáo hữu bỏ đi lễ ở các nhà thờ khác, vì họ không tìm thấy thức ăn ngon nơi cha sở của nhà thờ mình.
Bởi vì có một số linh mục nghĩ rằng giáo dân chỉ cần biết Chúa, siêng đi lễ là được rồi, soạn bài giảng hay không cũng giống nhau mà thôi, soạn gì cho mệt, nên không lạ gì khi giáo dân thấy một số linh mục ấy sau khi dâng lễ xong thì “mất tích” không thấy ở nhà xứ...
Có một câu giải đáp giống nhau nhất chính là: hôm nay chúng ta sống như thế nào, thì ngày sau chúng ta cũng sẽ như thế .
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Vương An Thạch đố bạn là Vương Cát Bồ:
- “Cái gì ban ngày thì tròn, viết thì vuông, đông thì ngắn, hè thì dài ?”
Vương Cát Bồ lấy câu đố giải câu đố, nói:
- “Ở đông hải có một con cá, không có đầu cũng không có đuôi, sống lưng càng không có, chính là câu đố của anh.”
Vương An Thạch cười ha ha.
Số là câu đố của hai người đưa ra có câu giải đáp chung là “mặt trời”﹝日﹞.
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 46:
Có một số giáo dân có lẽ vì lười hoặc là vì không thích ông cha sở của mình không mấy “sốt sắng” khi dâng lễ, nên đã không đi dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật, mà chỉ ở nhà dâng lễ qua đài phát thanh Chân Lý Á Châu, họ nói: “Đạo trong lòng, đến nhà thờ dự lễ mà cứ nghe ông cha sở khi giảng thì chửi xéo người này, nói móc họng kẻ nọ mà thêm lo ra thì đi lễ có ích gì chứ, thà ở nhà nghe cha giảng trên đài radio hay hơn, lễ ở đâu cũng giống nhau cả...”
Có một số linh mục có lẽ vì lười hoặc là vì bận lu bù công việc, hoặc là vì nghĩ rằng giáo dân không biết gì về kinh thánh, nên mỗi lần giảng là mỗi lần “bổn cũ soạn lại” nói cho giáo dân nghe, mà không có một chút tâm tình là mình đã cảm nghiệm được lời mình đang nói, các ngài nghĩ rằng: đã là Lời Chúa thì hôm qua cũng như hôm nay, năm ngoái cũng như năm nay, tất cả đều là Lời Chúa.
Vì giáo dân nghĩ rằng, thánh lễ qua đài phát thanh và thánh lễ mỗi ngày nơi nhà thờ của giáo xứ đều giống nhau, nên không lạ gì họ không thiết tha với công việc của nhà thờ, bởi vì họ nghĩ thánh lễ nào cũng như nhau, nên không lạ gì cuộc sống của họ không phản ảnh lại tinh thần Phúc Âm.
Vì có một số linh mục nghĩ rằng, Lời Chúa hôm qua và hôm nay, năm ngoái cũng như năm nay đều là Lời Chúa, nên không cần soạn bài giảng, không cần chuẩn bị món ăn tinh thần cho giáo hữu, nên không lạ gì có rất nhiều giáo hữu bỏ đi lễ ở các nhà thờ khác, vì họ không tìm thấy thức ăn ngon nơi cha sở của nhà thờ mình.
Bởi vì có một số linh mục nghĩ rằng giáo dân chỉ cần biết Chúa, siêng đi lễ là được rồi, soạn bài giảng hay không cũng giống nhau mà thôi, soạn gì cho mệt, nên không lạ gì khi giáo dân thấy một số linh mục ấy sau khi dâng lễ xong thì “mất tích” không thấy ở nhà xứ...
Có một câu giải đáp giống nhau nhất chính là: hôm nay chúng ta sống như thế nào, thì ngày sau chúng ta cũng sẽ như thế .
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 29 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:07 14/10/2016
Chúa Nhật 29 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 18, 1-8.
“Thiên Chúa minh xét cho những kẻ Ngài đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Ngài.”
Anh chị em thân mến,
Cầu nguyện là hơi thở của người Ki-tô hữu, không cầu nguyện thì coi như linh hồn đã chết, cầu nguyện không chuyên tâm thì coi như linh hồn bị bệnh, không thích cầu nguyện thì giống như linh hồn không tập thể dục lâu ngày sẽ sinh ra bệnh hoạn.
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta khi cầu nguyện cần phải kiên tâm nhẫn nại và tin tưởng, giống như người đàn bà góa trong dụ ngôn của Ngài mà chúng ta vừa nghe.
Cầu nguyện phải có hy sinh
Ông Môi-sê cầu nguyện khi dân Ít-ra-en đánh nhau với dân A-ma-lec, mỗi lần Môi-sê giơ tay lên thì dân Ít-ra-en thắng, khi nào ông Môi-sê vì mỏi mà bỏ tay xuống thì dân Ít-ra-en bị thua (Xh 17, 8-12). Ông Môi-sê đã cầu nguyện bằng tâm và hy sinh bằng hành động giơ hai tay lên trong tư thế cầu xin, sự thắng trận của dân Ít-ra-en –nói được là- tùy thuộc vào lời cầu nguyện và hy sinh của ông Môi-sê.
Mỗi ngày chúng ta có rất nhiều lời cầu xin với Thiên Chúa, nhưng lời cầu xin của chúng ta –có những lúc- không phù hợp cho linh hồn của mình nên chưa được Thiên Chúa nhậm lời; hoặc lời cầu nguyện của chúng ta không thấm nhuần đức tin, chỉ biết cầu xin mà không có hy sinh, hy sinh và cầu nguyện cần phải đi đôi với nhau.
Cầu nguyện phải kiên tâm nhẫn nại
Bà góa đã nhiều lần cầu xin ông quan “không biết sợ trời sợ đất’’ giải quyết nổi oan cho bà, nhưng không được ông ta giải quyết, bà không bỏ cuộc và cứ gõ cửa nhà quan xin đòi lại sự công bình cho bà, cuối cùng bà ta được mãn nguyện. Không phải ông quan là người mau mắn vì dân mà phục vụ, nhưng vì sợ bà lão quấy rầy nên giải quyết vụ án cho bà.
Chúng ta cầu nguyện nhưng không có kiên tâm bền chí, bởi vì chúng ta chỉ biết có cầu xin vật chất là những thứ mà chúng ta muốn Thiên Chúa phải thực hiện ngay sau khi cầu xin, mà không cầu xin cho được rỗi linh hồn và sống như ý Thiên Chúa muốn. Thiên Chúa là chủ vũ trụ, Ngài sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của chúng ta, nhưng trước hết chúng ta phải tìm thấy ý của Thiên Chúa trong lời cầu xin của mình, đó là lắng nghe Lời Chúa dạy qua sự im lặng của Ngài sau khi chúng ta cầu nguyện, và kiên tâm tìm ý của Ngài muốn chúng ta làm gì ?
Cầu nguyện cho nhau
Môi-sê đã hy sinh để cầu nguyện cho dân Ít-ra-en thắng trận, lời cầu nguyện này có sự đóng góp của ông A-a-ron và ông Khu-a (hai người đỡ hai tay ông Môi-sê) để ông được hoàn thành sứ mệnh cầu nguyện (Xh 17, 12).
Thánh Phao-lô tông đồ xác tín rằng, trong Đức Chúa Giê-su, chúng ta đều là anh em chị em với nhau, do đó lời cầu nguyện của người này dành cho người kia, trước mặt Thiên Chúa vẫn là lời cầu nguyện có thế giá nhất, bởi vì khi chúng ta làm như thế là chúng ta đã noi gương Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã cầu nguyện cho các tông đồ được hiệp nhất, cầu nguyện cho những người giết mình, cầu nguyện cho những người vô ơn phụ nghĩa. Do đó, khi chúng ta hy sinh và cầu nguyện cho tha nhân là chúng ta đã sống trong hiệp nhất của Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Anh chị em thân mến,
Kiên tâm khi cầu nguyện, hy sinh khi cầu nguyện và cầu nguyện cho nhau là chứng từ mạnh mẽ nhất về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm ấy đang hiện diện sống động trong tâm hồn và trong cuộc sống của người mỗi người Ki-tô hữu.
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta phải biết kiên nhẫn khi cầu nguyện là để chúng ta biết nhận ra thánh ý của Thiên Chúa, nhưng thực tế là khi chúng ta chỉ mới cầu nguyện mấy phút thì đã than mệt, mới ngồi mấy phút đã kêu là nóng, mới quỳ mấy giây đã rên là mỏi chân…
Với thái độ như thế thì chúng ta chỉ có nhiều “khả năng” thất bại, bởi vì chúng ta không đặt mình vào vị thế mình là loại thụ tạo để cầu nguyện, mà đặt mình vào vị thế của đấng tạo dựng, nên không lạ gì chúng ta trở về tay không sau khi cầu nguyện…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 18, 1-8.
“Thiên Chúa minh xét cho những kẻ Ngài đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Ngài.”
Anh chị em thân mến,
Cầu nguyện là hơi thở của người Ki-tô hữu, không cầu nguyện thì coi như linh hồn đã chết, cầu nguyện không chuyên tâm thì coi như linh hồn bị bệnh, không thích cầu nguyện thì giống như linh hồn không tập thể dục lâu ngày sẽ sinh ra bệnh hoạn.
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta khi cầu nguyện cần phải kiên tâm nhẫn nại và tin tưởng, giống như người đàn bà góa trong dụ ngôn của Ngài mà chúng ta vừa nghe.
Cầu nguyện phải có hy sinh
Ông Môi-sê cầu nguyện khi dân Ít-ra-en đánh nhau với dân A-ma-lec, mỗi lần Môi-sê giơ tay lên thì dân Ít-ra-en thắng, khi nào ông Môi-sê vì mỏi mà bỏ tay xuống thì dân Ít-ra-en bị thua (Xh 17, 8-12). Ông Môi-sê đã cầu nguyện bằng tâm và hy sinh bằng hành động giơ hai tay lên trong tư thế cầu xin, sự thắng trận của dân Ít-ra-en –nói được là- tùy thuộc vào lời cầu nguyện và hy sinh của ông Môi-sê.
Mỗi ngày chúng ta có rất nhiều lời cầu xin với Thiên Chúa, nhưng lời cầu xin của chúng ta –có những lúc- không phù hợp cho linh hồn của mình nên chưa được Thiên Chúa nhậm lời; hoặc lời cầu nguyện của chúng ta không thấm nhuần đức tin, chỉ biết cầu xin mà không có hy sinh, hy sinh và cầu nguyện cần phải đi đôi với nhau.
Cầu nguyện phải kiên tâm nhẫn nại
Bà góa đã nhiều lần cầu xin ông quan “không biết sợ trời sợ đất’’ giải quyết nổi oan cho bà, nhưng không được ông ta giải quyết, bà không bỏ cuộc và cứ gõ cửa nhà quan xin đòi lại sự công bình cho bà, cuối cùng bà ta được mãn nguyện. Không phải ông quan là người mau mắn vì dân mà phục vụ, nhưng vì sợ bà lão quấy rầy nên giải quyết vụ án cho bà.
Chúng ta cầu nguyện nhưng không có kiên tâm bền chí, bởi vì chúng ta chỉ biết có cầu xin vật chất là những thứ mà chúng ta muốn Thiên Chúa phải thực hiện ngay sau khi cầu xin, mà không cầu xin cho được rỗi linh hồn và sống như ý Thiên Chúa muốn. Thiên Chúa là chủ vũ trụ, Ngài sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của chúng ta, nhưng trước hết chúng ta phải tìm thấy ý của Thiên Chúa trong lời cầu xin của mình, đó là lắng nghe Lời Chúa dạy qua sự im lặng của Ngài sau khi chúng ta cầu nguyện, và kiên tâm tìm ý của Ngài muốn chúng ta làm gì ?
Cầu nguyện cho nhau
Môi-sê đã hy sinh để cầu nguyện cho dân Ít-ra-en thắng trận, lời cầu nguyện này có sự đóng góp của ông A-a-ron và ông Khu-a (hai người đỡ hai tay ông Môi-sê) để ông được hoàn thành sứ mệnh cầu nguyện (Xh 17, 12).
Thánh Phao-lô tông đồ xác tín rằng, trong Đức Chúa Giê-su, chúng ta đều là anh em chị em với nhau, do đó lời cầu nguyện của người này dành cho người kia, trước mặt Thiên Chúa vẫn là lời cầu nguyện có thế giá nhất, bởi vì khi chúng ta làm như thế là chúng ta đã noi gương Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã cầu nguyện cho các tông đồ được hiệp nhất, cầu nguyện cho những người giết mình, cầu nguyện cho những người vô ơn phụ nghĩa. Do đó, khi chúng ta hy sinh và cầu nguyện cho tha nhân là chúng ta đã sống trong hiệp nhất của Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Anh chị em thân mến,
Kiên tâm khi cầu nguyện, hy sinh khi cầu nguyện và cầu nguyện cho nhau là chứng từ mạnh mẽ nhất về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm ấy đang hiện diện sống động trong tâm hồn và trong cuộc sống của người mỗi người Ki-tô hữu.
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta phải biết kiên nhẫn khi cầu nguyện là để chúng ta biết nhận ra thánh ý của Thiên Chúa, nhưng thực tế là khi chúng ta chỉ mới cầu nguyện mấy phút thì đã than mệt, mới ngồi mấy phút đã kêu là nóng, mới quỳ mấy giây đã rên là mỏi chân…
Với thái độ như thế thì chúng ta chỉ có nhiều “khả năng” thất bại, bởi vì chúng ta không đặt mình vào vị thế mình là loại thụ tạo để cầu nguyện, mà đặt mình vào vị thế của đấng tạo dựng, nên không lạ gì chúng ta trở về tay không sau khi cầu nguyện…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:12 14/10/2016
31. Thánh Thể có thể chế ngự được quỷ kế của ma quỷ.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Hãy kiên trì cầu nguyện
Lm. Đan Vinh
08:44 14/10/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 29 THƯỜNG NIÊN C
Xh 17,8-13 ; 2Tm 3,14-4,2 ; Lc 18,1-8
HÃY KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Lc 18,1-8
(1) Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. (2) Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan tòa. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. (3) Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi”. (4) Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì. (5) Nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc”. (6) Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó ! (7) Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? (8) Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”
2.Ý CHÍNH :
Tin mừng Luca kể ra dụ ngôn ngôn của Đức Giêsu về bà góa và ông quan tòa nhằm dạy các môn đệ: “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Một người bất lương như ông quan tòa mà còn phải chịu thua lòng kiên trì nài xin của bà góa nghèo. Phương chi Thiên Chúa là Cha nhân lành lại không mau chóng bênh vực những kẻ hằng kêu xin Người đêm ngày hay sao? Tuy nhiên có nhiều kẻ vì thiếu kiên trì khi gặp phải gian nan thử thách nên đã sớm bị mất đức tin. Vì thế Đức Giêsu đã phải thốt lên lời than phiền như sau: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”.
3.CHÚ THÍCH:
-C 1-3 : +Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn… : Câu dẫn nhập này báo trước ý nghĩa của dụ ngôn : Đức Giêsu muốn nhấn mạnh đến thái độ kiên trì và liên lỉ cầu nguyện để chuẩn bị cho ngày Người tái lâm. +Trong thành kia có một ông quan tòa : Ông này bị coi là bất lương vì ông chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng nể nang người đời. Những quan tòa như thế có nhiều trong dân Ítraen và nhiều lần đã bị các Ngôn sứ lên án (x. Is 1,23; Gr 5,28; Am 5,7). +Trong thành đó cũng có một bà góa : Bà góa là một mẫu người nghèo thường được đề cập tới trong Thánh kinh. Các bà không có chồng bảo vệ nên dễ bị kẻ xấu chèn ép bóc lột. +“Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi” : Bà góa này xin quan tòa giúp minh oan trước kẻ đang kiện cáo mình.
-C 4-5 : +Một thời gian khá lâu, ông không chịu… : Lúc đầu ông quan tòa hành động vì ích kỷ, nhưng cuối cùng ông cũng đành phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa nghèo để đứng ra bênh vực bà, hầu tránh khỏi bị bà quấy rầy mãi.
-C 6-8 : +Rồi Chúa nói : Luca nêu tước hiệu “Chúa” 20 lần trong các bài tường thuật. Qua đó ngài muốn người đọc lưu ý đến vương quyền mầu nhiệm của Đức Giêsu. +“Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó: Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn…” : Mục đích so sánh Thiên Chúa với quan tòa bất chính là để làm nổi bật sự tương phản giữa lối hành xử bất lương của viên quan tòa với lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Một con người ngang ngược ích kỷ vô tín mà còn biết bênh đỡ người yếu thế để tránh sự quấy rầy như vậy, phương chi Thiên Chúa nhân từ lại có thể nhẫn tâm từ chối lời cầu xin của những kẻ tin tưởng đầy lòng cậy trông nên đã được Người tuyển chọn hay sao? +Dù Người có trì hoãn : Chắc chắn Chúa sẽ can thiệp, nhưng theo cách thức của Người. Mỗi khi cầu xin mà lâu vẫn chưa được như ý, chúng ta hãy nhớ lại trường hợp Đức Giêsu trong vườn cây Dầu: đã cầu xin Chúa Cha cho khỏi uống chén đắng và đã không được Cha ưng thuận, nhưng nhờ đó mà loài người chúng ta mới được hưởng ơn cứu độ nhờ cuộc khổ nạn và phuc sinh của Đức Giêsu. Trong thực tế, có nhiều điều chúng ta cố nài xin Chúa ban cho mình, vì tưởng là điều tốt cho mình, nhưng thực ra lại có hại cho phần rỗi đời đời của ta, nên vì tình thương mà Chúa đã không ban theo ý ta như Đức Giêsu đã nói :”Có ngừoi cha nào đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ?….”. Trật tự thế giới này sẽ ra sao nếu các ước muốn ngông cuồng ấu trĩ của mọi người đều được Chúa chấp nhận ? +Người sẽ mau chóng bênh vực họ : Ở đây cũng như ở nhiều nơi khác (x. Mt 9,1; 13,30). Đức Giêsu báo trước sẽ có một cuộc phán xét để bênh vực những kẻ Người tuyển chọn (x. Lc 17,22-37). +Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? : Trong cơn thử thách, những kẻ được tuyển chọn cũng vẫn có thể trở thành vô tín nếu không kiên trì (x. Mc 13,20-22). Vì thế Đức Giêsu khuyên các môn đệ tránh lối sống buông thả, nhưng phải vững tâm cầu nguyện, giống như bà góa trong dụ ngôn đã luôn kiên trì cầu xin trước thái độ thờ ơ của vị quan tòa bất lương. Trong thời gian dài từ khi Đức Kitô về trời đến khi Người lại đến vào ngày tận thế, các tín hữu phải “tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).
4. CÂU HỎI : 1)Câu nào trong Tin mừng cho thấy bài học Đức Giêsu muốn dạy môn đệ về sự tin tưởng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa ? 2)Phải giải thích thế nào nếu Thiên Chúa trì hõan không nhận lời cầu xin xem ra chính đáng của chúng ta ? 3)Câu nào cho thấy vào ngày tận thế nhiều người có thể mất đức tin vì đã không kiên trì cầu nguyện khi gặp gian nan thử thách ? 4)Chúa đã hứa :"Hãy xin sẽ được…", vậy tại sao tôi cầu xin hoài mà vẫn không được Chúa ban như ý của mình ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng đến kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?” (Lc 18,7).
2. CÂU CHUYỆN :
- CỨ KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN THÌ CHẮC SẼ ĐƯỢC CHÚA CHẤP NHẬN :
Một nhân viên bưu điện phi ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín để phát thư. Ông gõ cửa nhưng không thấy ai ra mở cả. Ông biết trong nhà có người, vì đã thấy bóng họ thấp thóang qua khung cửa sổ. Do đó, ông vừa la lớn vừa đập mạnh vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 5 lần thì một lỗ nhỏ trên cánh cửa được mở ra và có tiếng người trong nhà hỏi: “Ông muốn gì ?”. Ông trả lời: “Muốn gì ư ? Tôi đã kêu cửa mấy phút rồi mà không thấy ai ra mở cửa để lấy thư cả !” Bấy giờ người trong nhà mới vặn chốt mở rộng cửa ra và giải thích như sau : “Xin ông thông cảm cho. Mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng lũ trẻ hàng xóm đến phá quấy : Chúng cứ tới đập cửa ầm ầm, rồi khi chúng tôi ra mở cửa thì lại chẳng thấy ai cả. Khi nãy lúc đầu chúng tôi cứ tưởng là lũ trẻ đến phá rối như mọi khi, nên không ra mở cửa. Nhưng về sau thấy cửa cứ bị đập hòai, nên chúng tôi biết là có khách đến thăm thực sự”.
- LỜI CẦU XIN ĐÃ ỨNG NGHIỆM SAU NHIỀU NĂM :
Tạp chí Hướng Đạo có đăng một câu chuyện thú vị về một cô giáo trẻ. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Cô giáo Meri được điều về dạy ở một trường học nọ. Trong lớp cô phụ trách có một học sinh ngỗ nghịch tên là Bill. Em này thường gây cho cô giáo trẻ sự bực bội và biến lớp học thành một nơi bát nháo. Một buổi sáng kia, cô Meri đến lớp sớm hơn và ngồi ở bàn thầy giáo hí hoáy viết tốc ký lên một trang giấy, thì bất ngờ Bill xuất hiện. Cậu bé tiến lại gần bàn cô giáo và nói: “Cô đang viết gì vậy?” Meri đáp: “Cô viết lời cầu nguyện với Chúa đó”. Bill chế giễu: “Chúa có thể đọc được chữ tốc ký hay sao?” Meri đáp: “Người có thể làm được mọi sự. Ngay cả việc nhậm lời cầu xin này của cô!”. Nói xong, cô để mảnh giấy kia vào trong cuốn Kinh thánh, và quay lên viết bài học trên bảng cho cả lớp. Lợi dụng lúc cô giáo loay hoay viết, Bill đã lén lấy cắp mảnh giấy có ghi lời cầu nguyện của cô giáo và bỏ vào trong cuốn tập của cậu. Hai mươi năm sau, Bill đã trở thành giám đốc của một công ty lớn. Một hôm ông ta lục tìm một đồ vật cũ để trên gác xép ngôi nhà xưa của cha mẹ ông. Bill tình cờ cầm lên một cuốn sổ ghi bài học thuở nhỏ và đột nhiên thấy một mảnh giấy vàng ố rơi xuống sàn. Đó là mẩu giấy có ghi chữ tốc ký. Bill không hiểu nội dung những dòng chữ ấy. Ông gấp tờ giấy kia lại, mang đến văn phòng nhờ cô thư ký đọc giúp. Cô ta đã viết lời dịch vào một tờ giấy khác và đưa cho Bill. Ông nhận ra đó là lời cầu nguyện của cô giáo Meri năm xưa, nội dung lời cầu ấy như sau: “Lạy Chúa, xin đừng để con bị thất bại trong nghề giáo của con. Con không thể làm cho lớp con đang dạy vào khuôn khổ kỷ luật được, vì có một cậu học trò tên là Bill hay phá bĩnh. Xin Chúa hãy uốn nắn tâm hồn cậu bé này. Vì theo con nhận xét: Cậu bé ấy có thể trở thành một người hoặc rất tốt hoặc rất xấu sau này”. Câu cuối cùng như một nhát búa nện vào đầu Bill, bắt ông phải suy nghĩ. Thật ra chỉ vài giờ trước đó, Bill có dự tính lao vào một vụ làm ăn buôn lậu, hy vọng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ông cầm tờ giấy kia lên gấp lại cho vào chiếc ví để trong túi quần. Rồi trong suốt một tuần lễ kế tiếp, mỗi khi có dịp là ông lại lôi tờ giấy kia ra đọc đi đọc lại nhiều lần. Cuối cùng thì lời cầu nguyện của cô giáo được viết trước đó hai mươi năm đã phát huy tác dụng và làm thay đổi ý định buôn lậu của Bill. Mấy tuần sau, khi có dịp ngang qua nhà cô giáo cũ, ông đã tìm đến thăm cô và kể cho cô nghe về lời cầu nguyện của cô cách đây 20 năm đã có sức mạnh làm thay đổi cuộc đời hiện tại của ông ra sao.
3. SUY NIỆM:
Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện để được Chúa ban ơn cứu độ. Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyên và phải cầu nguyện như ào?
1) Sự kiện động đất: Trong một vụ động đất lớn khiến nhiều nhà cửa trong thành phố bị sụp đổ. Có ba người bị kẹt trong văn phòng một tòa nhà của một công ty xây dựng. Bấy giờ văn phòng bị tối thui vì cúp điện và một khối bê-tông lớn từ tầng trên rơi xuống đã chắn ngang cửa sổ và cửa ra vào văn phòng. Trước tình huống này, người thứ nhất là trưởng phòng không có đức tin và đã bỏ không đến nhà thờ từ lâu. Ông ta bực tức không ngừng chửi rủa viên kỹ sư thiết kế và là chủ thi công công trình tòa nhà đã không chịu gia cố thêm sắt thép khi xây dựng chân móng và đà cột, khiến tòa nhà dễ dàng sụp đổ khi bị động đất mạnh. Người thứ hai là nhân viên vệ sinh của công ty có lòng đạo đức bình dân, khi bị kẹt trong văn phòng liền quỳ gối lần chuỗi kinh mân côi thật sốt sắng cầu xin Đức Mẹ thương ra tay cứu giúp. Người thứ ba là nhân viên bảo trì máy móc của công ty là người có đức tin trưởng thành đã tỏ ra bình tĩnh khi gặp sự cố. Anh ta âm thầm đối thoại cầu xin Chúa như sau: “Lay Chúa, Chúa muốn con làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh này?” Sau đó anh lấy ra búa và đục trong giỏ đồ nghề luôn mang theo và bắt đầu đục phá khối bê-tông bít lối ra vào kia. Cứ sau một lúc làm việc, anh dừng tay nghỉ mệt và lại thầm thĩ thưa chuyện với Chúa: "Lạy Chúa, xin giúp con đủ sức đục bể khối bê-tông này để cả ba người chúng con mau thoát ra ngoài". Cuối cùng anh ta đã phá được một mảng lớn bê-tông và cả ba người đã chui ra ngoài an toàn.
2) Ba thái độ đức tin:
Câu chuyện trên cho thấy ba thái độ biểu lộ đức tin:
Người thứ nhất do không có đức tin: Khi gặp sự cố anh ta không cầu nguyện vì nghĩ rằng cầu nguyện vừa mất thời giờ lại vừa vô ích, và chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh và tha nhân.
Người thứ hai có đức tin thụ động: Khi gặp sự cố chỉ biết khoanh tay đọc kinh để cầu xin phép lạ, thay vì chủ động giải quyết vấn đề. Có lẽ đại đa số các tín hữu vẫn đang có thứ đức tin thụ động này.
Người thứ ba có đức tin tích cực chủ động: tuy tin vào quyền năng của Chúa, nhưng đồng thời cũng ý thức phải sử dụng các phương tiện Chúa ban để giải quyết sự cố, đồng thời không quên cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp. Đây là cách cầu nguyện đúng đắn đẹp lòng Chúa mà các tín hữu cần phải áp dụng trong cuộc sống đời thường.
3) Về sự cần thiết của lời cầu nguyện:
Bài đọc Một ghi lại câu chuyện xảy ra trong thời kỳ Xuất Hành: khi dân Ítraen vượt qua sa mạc trong thời gian 40 năm để về tới Đất Hứa dưới quyền lãnh đạo của ông Môsê. Khi tới nơi, dân Ítraen còn phải giao chiến với các dân đang định cư trong miền đất đó. Trong một trận chiến với quân Amaléc, ông Môsê đã trao trách nhiệm cho tướng Giôsuê trực tiếp giao chiến, còn ông Môsê thì ở trên núi giang tay cầu xin Đức Chúa ban ơn trợ giúp. Bao lâu Môsê còn giang tay cầu nguyện thì quân Ítraen thắng thế; Ngược lại khi ông mỏi mệt xuôi tay xuống thì quân Ítraen lại bị thua. Bấy giờ người ta để Môsê ngồi lên một tảng đá, rồi cử hai ông Aharon và Hur đỡ hai tay ông Môsê, để ông có thể giang tay cầu nguyện lâu giờ. Cuối cùng quân Ítraen đã toàn thắng. Qua đó cho thấy chiến thắng của quân Ítraen không những do sức mạnh chiến đấu của họ, mà còn nhờ vào sự phù trợ đắc lực của Đức Chúa do ông Môsê cầu xin.
Cuộc đời thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu kính ngày 1/10 hằng năm cũng cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện cho công cuộc rao giảng Tin Mừng. Từ năm 15 tuổi vào dòng kín và trong suốt chín năm tu luyện, Teresa đã không giảng đạo cho một người nào. Hằng ngày chị chỉ âm thầm hy sinh hãm mình để cầu nguyện cho các vị thừa sai và cho công cuộc rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh, thế mà Hội Thánh đã đánh giá cao lời cầu nguyện của Têrêsa, tôn ngài lên làm thánh tiến sĩ của Hội Thánh và đặt ngài làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê, là người đã dành suốt cả đời đi giảng đạo tại các miền đất thuộc Châu Á.
4) Về ích lợi của sự cầu nguyện:
Cầu nguyện được ví như dầu làm cho ngọn đèn đức tin được luôn cháy sáng. Cầu nguyện sẽ mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng là đức tin, đức cậy và đức mến như sau:
- Hoa trái của sự cầu nguyện làm cho đức tin đức cậy ngày một gia tăng.
- Hoa trái của đức tin đức cậy là làm gia tăng đức mến đối với tha nhân.
- Hoa trái của đức mến đối với tha nhân sẽ dẫn đến thái độ khiêm tốn phục vụ.
- Và hoa trái của phục vụ là tâm hồn sẽ cảm nhận được sự bình an và niềm vui.
5) Chúng ta phải làm gì ?
- Phải kiên trì cầu nguyện: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta phải kiên trì cầu nguyện noi gương bà goá bị oan ức đã kiên trì xin ông quan toà “vốn không tin Chúa mà cũng chẳng kiêng nể người đời” minh oan cho bà. Nhờ biết kiên trì mà cuối cùng bà đã được ông thẩm phán minh oan (Bài Tin Mừng). Mỗi người chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện, cả những lúc xem ra Chúa im lặng không đáp ứng các yêu cầu chính đáng của chúng ta với lòng tín thác cậy trông vào quyền năng và tình thương cùa Chúa như lời Đức Giêsu: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ” (Lc 18,7-8a).
- Không được đòi hiệu quả tức thời: Khi cầu nguyện, chúng ta tin chắc Chúa sẽ đáp lời cầu xin của chúng ta. Nhưng Ngài không ban lập tức theo ý riêng của chúng ta, mà ban vào thời gian và cách thức nào đó có lợi nhất cho chúng ta. Thời gian Chúa nhậm lời có thể kéo dài lâu hơn chúng ta nghĩ và cách Ngài ban ơn cũng có thể khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng thích hợp nhất và hữu hiệu nhất cho phần rỗi đời đời của chúng ta.
- Phải biết cầu xin theo ơn Thánh Thần soi dẫn: Thánh Phaolô đã dạy: "Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta… theo đúng thánh ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27). Như thế, cầu nguyện không phải là chỉ biết xin ơn cách vụ lợi của chúng ta, cũng không phải là bản liệt kê những nhu cầu để yêu cầu Chúa ban theo ý của ta. Nhưng cầu nguyện là cuộc đối thoại với Thiên Chúa, trong đó, chúng ta kể ra các nhu cầu về thể xác và tinh thần của mình, và xin Ngài ban ơn theo thánh ý của Ngài, noi gương Đức Giêsu đã cầu xin Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: “Cha ơi! Nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Tuy nhiên con người vốn yếu đuối dễ nản chí, nên Đức Giêsu đã cảnh báo: "Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?” (Lc 18,8).
4. THẢO LUẬN: 1) Bạn cần đọc kinh dự lễ như thế nào để tránh bị lo ra chia trí và để lời cầu nguyện của bạn xứng đáng được Chúa chấp nhận? 2) Ngoài việc đọc kinh dự lễ, bạn cần làm gì để biến đời bạn trở thành một lời cầu nguyện liên lỉ?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA CHA giàu lòng từ bi thương xót. Cha hằng nhận lời cầu xin của chúng con. Qua dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu đã dạy chúng con rằng: Ông quan tòa dù là kẻ bất chính và ích kỷ mà còn sẵn sàng đáp lại lời cầu xin kiên trì của một bà góa nghèo. Phương chi là Cha, Đấng giàu lòng từ bi thương xót, hằng thương yêu săn sóc con cái như gà mẹ ấp ủ đàn con dưới cánh. Chúng con tin tưởng vào tình thương quan phòng của Cha. Xin Cha thương nâng đỡ và ban muôn ơn lành hồn xác cho chúng con.
- LẠY CHÚA GIÊSU. Điều làm cho Chúa đau lòng là nhiều người đã bị mất đức tin, trong đó có thể có cả chúng con nữa. Nhiều lúc chúng con đã không tin vào hiệu lực của lời cầu xin: Khi gặp khổ đau hoạn nạn, chúng con thường than thân trách phận, mà không cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ. Cũng có những lúc chúng con chỉ biết dựa vào sức riêng của mình, dựa vào thế lực của tiền bạc hay những kẻ quyền cao chức trọng… mà không biết cậy dựa vào ơn Chúa giúp. Nhiều lúc chúng con tỏ ra chán nản thất vọng vì cầu xin mãi mà không được Chúa ban theo ý chúng con. Xin giúp chúng con kiên trì cầu nguyện và đừng bao giờ nản chí buông xuôi. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Những ai tin cậy vào Chúa, sẽ không bao giờ phải thất vọng hổ ngươi” (Tv 34,6; Sir 2,10).
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Xh 17,8-13 ; 2Tm 3,14-4,2 ; Lc 18,1-8
HÃY KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Lc 18,1-8
(1) Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. (2) Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan tòa. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. (3) Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi”. (4) Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì. (5) Nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc”. (6) Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó ! (7) Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? (8) Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”
2.Ý CHÍNH :
Tin mừng Luca kể ra dụ ngôn ngôn của Đức Giêsu về bà góa và ông quan tòa nhằm dạy các môn đệ: “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Một người bất lương như ông quan tòa mà còn phải chịu thua lòng kiên trì nài xin của bà góa nghèo. Phương chi Thiên Chúa là Cha nhân lành lại không mau chóng bênh vực những kẻ hằng kêu xin Người đêm ngày hay sao? Tuy nhiên có nhiều kẻ vì thiếu kiên trì khi gặp phải gian nan thử thách nên đã sớm bị mất đức tin. Vì thế Đức Giêsu đã phải thốt lên lời than phiền như sau: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”.
3.CHÚ THÍCH:
-C 1-3 : +Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn… : Câu dẫn nhập này báo trước ý nghĩa của dụ ngôn : Đức Giêsu muốn nhấn mạnh đến thái độ kiên trì và liên lỉ cầu nguyện để chuẩn bị cho ngày Người tái lâm. +Trong thành kia có một ông quan tòa : Ông này bị coi là bất lương vì ông chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng nể nang người đời. Những quan tòa như thế có nhiều trong dân Ítraen và nhiều lần đã bị các Ngôn sứ lên án (x. Is 1,23; Gr 5,28; Am 5,7). +Trong thành đó cũng có một bà góa : Bà góa là một mẫu người nghèo thường được đề cập tới trong Thánh kinh. Các bà không có chồng bảo vệ nên dễ bị kẻ xấu chèn ép bóc lột. +“Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi” : Bà góa này xin quan tòa giúp minh oan trước kẻ đang kiện cáo mình.
-C 4-5 : +Một thời gian khá lâu, ông không chịu… : Lúc đầu ông quan tòa hành động vì ích kỷ, nhưng cuối cùng ông cũng đành phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa nghèo để đứng ra bênh vực bà, hầu tránh khỏi bị bà quấy rầy mãi.
-C 6-8 : +Rồi Chúa nói : Luca nêu tước hiệu “Chúa” 20 lần trong các bài tường thuật. Qua đó ngài muốn người đọc lưu ý đến vương quyền mầu nhiệm của Đức Giêsu. +“Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó: Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn…” : Mục đích so sánh Thiên Chúa với quan tòa bất chính là để làm nổi bật sự tương phản giữa lối hành xử bất lương của viên quan tòa với lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Một con người ngang ngược ích kỷ vô tín mà còn biết bênh đỡ người yếu thế để tránh sự quấy rầy như vậy, phương chi Thiên Chúa nhân từ lại có thể nhẫn tâm từ chối lời cầu xin của những kẻ tin tưởng đầy lòng cậy trông nên đã được Người tuyển chọn hay sao? +Dù Người có trì hoãn : Chắc chắn Chúa sẽ can thiệp, nhưng theo cách thức của Người. Mỗi khi cầu xin mà lâu vẫn chưa được như ý, chúng ta hãy nhớ lại trường hợp Đức Giêsu trong vườn cây Dầu: đã cầu xin Chúa Cha cho khỏi uống chén đắng và đã không được Cha ưng thuận, nhưng nhờ đó mà loài người chúng ta mới được hưởng ơn cứu độ nhờ cuộc khổ nạn và phuc sinh của Đức Giêsu. Trong thực tế, có nhiều điều chúng ta cố nài xin Chúa ban cho mình, vì tưởng là điều tốt cho mình, nhưng thực ra lại có hại cho phần rỗi đời đời của ta, nên vì tình thương mà Chúa đã không ban theo ý ta như Đức Giêsu đã nói :”Có ngừoi cha nào đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ?….”. Trật tự thế giới này sẽ ra sao nếu các ước muốn ngông cuồng ấu trĩ của mọi người đều được Chúa chấp nhận ? +Người sẽ mau chóng bênh vực họ : Ở đây cũng như ở nhiều nơi khác (x. Mt 9,1; 13,30). Đức Giêsu báo trước sẽ có một cuộc phán xét để bênh vực những kẻ Người tuyển chọn (x. Lc 17,22-37). +Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? : Trong cơn thử thách, những kẻ được tuyển chọn cũng vẫn có thể trở thành vô tín nếu không kiên trì (x. Mc 13,20-22). Vì thế Đức Giêsu khuyên các môn đệ tránh lối sống buông thả, nhưng phải vững tâm cầu nguyện, giống như bà góa trong dụ ngôn đã luôn kiên trì cầu xin trước thái độ thờ ơ của vị quan tòa bất lương. Trong thời gian dài từ khi Đức Kitô về trời đến khi Người lại đến vào ngày tận thế, các tín hữu phải “tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).
4. CÂU HỎI : 1)Câu nào trong Tin mừng cho thấy bài học Đức Giêsu muốn dạy môn đệ về sự tin tưởng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa ? 2)Phải giải thích thế nào nếu Thiên Chúa trì hõan không nhận lời cầu xin xem ra chính đáng của chúng ta ? 3)Câu nào cho thấy vào ngày tận thế nhiều người có thể mất đức tin vì đã không kiên trì cầu nguyện khi gặp gian nan thử thách ? 4)Chúa đã hứa :"Hãy xin sẽ được…", vậy tại sao tôi cầu xin hoài mà vẫn không được Chúa ban như ý của mình ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng đến kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?” (Lc 18,7).
2. CÂU CHUYỆN :
- CỨ KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN THÌ CHẮC SẼ ĐƯỢC CHÚA CHẤP NHẬN :
Một nhân viên bưu điện phi ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín để phát thư. Ông gõ cửa nhưng không thấy ai ra mở cả. Ông biết trong nhà có người, vì đã thấy bóng họ thấp thóang qua khung cửa sổ. Do đó, ông vừa la lớn vừa đập mạnh vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 5 lần thì một lỗ nhỏ trên cánh cửa được mở ra và có tiếng người trong nhà hỏi: “Ông muốn gì ?”. Ông trả lời: “Muốn gì ư ? Tôi đã kêu cửa mấy phút rồi mà không thấy ai ra mở cửa để lấy thư cả !” Bấy giờ người trong nhà mới vặn chốt mở rộng cửa ra và giải thích như sau : “Xin ông thông cảm cho. Mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng lũ trẻ hàng xóm đến phá quấy : Chúng cứ tới đập cửa ầm ầm, rồi khi chúng tôi ra mở cửa thì lại chẳng thấy ai cả. Khi nãy lúc đầu chúng tôi cứ tưởng là lũ trẻ đến phá rối như mọi khi, nên không ra mở cửa. Nhưng về sau thấy cửa cứ bị đập hòai, nên chúng tôi biết là có khách đến thăm thực sự”.
- LỜI CẦU XIN ĐÃ ỨNG NGHIỆM SAU NHIỀU NĂM :
Tạp chí Hướng Đạo có đăng một câu chuyện thú vị về một cô giáo trẻ. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Cô giáo Meri được điều về dạy ở một trường học nọ. Trong lớp cô phụ trách có một học sinh ngỗ nghịch tên là Bill. Em này thường gây cho cô giáo trẻ sự bực bội và biến lớp học thành một nơi bát nháo. Một buổi sáng kia, cô Meri đến lớp sớm hơn và ngồi ở bàn thầy giáo hí hoáy viết tốc ký lên một trang giấy, thì bất ngờ Bill xuất hiện. Cậu bé tiến lại gần bàn cô giáo và nói: “Cô đang viết gì vậy?” Meri đáp: “Cô viết lời cầu nguyện với Chúa đó”. Bill chế giễu: “Chúa có thể đọc được chữ tốc ký hay sao?” Meri đáp: “Người có thể làm được mọi sự. Ngay cả việc nhậm lời cầu xin này của cô!”. Nói xong, cô để mảnh giấy kia vào trong cuốn Kinh thánh, và quay lên viết bài học trên bảng cho cả lớp. Lợi dụng lúc cô giáo loay hoay viết, Bill đã lén lấy cắp mảnh giấy có ghi lời cầu nguyện của cô giáo và bỏ vào trong cuốn tập của cậu. Hai mươi năm sau, Bill đã trở thành giám đốc của một công ty lớn. Một hôm ông ta lục tìm một đồ vật cũ để trên gác xép ngôi nhà xưa của cha mẹ ông. Bill tình cờ cầm lên một cuốn sổ ghi bài học thuở nhỏ và đột nhiên thấy một mảnh giấy vàng ố rơi xuống sàn. Đó là mẩu giấy có ghi chữ tốc ký. Bill không hiểu nội dung những dòng chữ ấy. Ông gấp tờ giấy kia lại, mang đến văn phòng nhờ cô thư ký đọc giúp. Cô ta đã viết lời dịch vào một tờ giấy khác và đưa cho Bill. Ông nhận ra đó là lời cầu nguyện của cô giáo Meri năm xưa, nội dung lời cầu ấy như sau: “Lạy Chúa, xin đừng để con bị thất bại trong nghề giáo của con. Con không thể làm cho lớp con đang dạy vào khuôn khổ kỷ luật được, vì có một cậu học trò tên là Bill hay phá bĩnh. Xin Chúa hãy uốn nắn tâm hồn cậu bé này. Vì theo con nhận xét: Cậu bé ấy có thể trở thành một người hoặc rất tốt hoặc rất xấu sau này”. Câu cuối cùng như một nhát búa nện vào đầu Bill, bắt ông phải suy nghĩ. Thật ra chỉ vài giờ trước đó, Bill có dự tính lao vào một vụ làm ăn buôn lậu, hy vọng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ông cầm tờ giấy kia lên gấp lại cho vào chiếc ví để trong túi quần. Rồi trong suốt một tuần lễ kế tiếp, mỗi khi có dịp là ông lại lôi tờ giấy kia ra đọc đi đọc lại nhiều lần. Cuối cùng thì lời cầu nguyện của cô giáo được viết trước đó hai mươi năm đã phát huy tác dụng và làm thay đổi ý định buôn lậu của Bill. Mấy tuần sau, khi có dịp ngang qua nhà cô giáo cũ, ông đã tìm đến thăm cô và kể cho cô nghe về lời cầu nguyện của cô cách đây 20 năm đã có sức mạnh làm thay đổi cuộc đời hiện tại của ông ra sao.
3. SUY NIỆM:
Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện để được Chúa ban ơn cứu độ. Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyên và phải cầu nguyện như ào?
1) Sự kiện động đất: Trong một vụ động đất lớn khiến nhiều nhà cửa trong thành phố bị sụp đổ. Có ba người bị kẹt trong văn phòng một tòa nhà của một công ty xây dựng. Bấy giờ văn phòng bị tối thui vì cúp điện và một khối bê-tông lớn từ tầng trên rơi xuống đã chắn ngang cửa sổ và cửa ra vào văn phòng. Trước tình huống này, người thứ nhất là trưởng phòng không có đức tin và đã bỏ không đến nhà thờ từ lâu. Ông ta bực tức không ngừng chửi rủa viên kỹ sư thiết kế và là chủ thi công công trình tòa nhà đã không chịu gia cố thêm sắt thép khi xây dựng chân móng và đà cột, khiến tòa nhà dễ dàng sụp đổ khi bị động đất mạnh. Người thứ hai là nhân viên vệ sinh của công ty có lòng đạo đức bình dân, khi bị kẹt trong văn phòng liền quỳ gối lần chuỗi kinh mân côi thật sốt sắng cầu xin Đức Mẹ thương ra tay cứu giúp. Người thứ ba là nhân viên bảo trì máy móc của công ty là người có đức tin trưởng thành đã tỏ ra bình tĩnh khi gặp sự cố. Anh ta âm thầm đối thoại cầu xin Chúa như sau: “Lay Chúa, Chúa muốn con làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh này?” Sau đó anh lấy ra búa và đục trong giỏ đồ nghề luôn mang theo và bắt đầu đục phá khối bê-tông bít lối ra vào kia. Cứ sau một lúc làm việc, anh dừng tay nghỉ mệt và lại thầm thĩ thưa chuyện với Chúa: "Lạy Chúa, xin giúp con đủ sức đục bể khối bê-tông này để cả ba người chúng con mau thoát ra ngoài". Cuối cùng anh ta đã phá được một mảng lớn bê-tông và cả ba người đã chui ra ngoài an toàn.
2) Ba thái độ đức tin:
Câu chuyện trên cho thấy ba thái độ biểu lộ đức tin:
Người thứ nhất do không có đức tin: Khi gặp sự cố anh ta không cầu nguyện vì nghĩ rằng cầu nguyện vừa mất thời giờ lại vừa vô ích, và chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh và tha nhân.
Người thứ hai có đức tin thụ động: Khi gặp sự cố chỉ biết khoanh tay đọc kinh để cầu xin phép lạ, thay vì chủ động giải quyết vấn đề. Có lẽ đại đa số các tín hữu vẫn đang có thứ đức tin thụ động này.
Người thứ ba có đức tin tích cực chủ động: tuy tin vào quyền năng của Chúa, nhưng đồng thời cũng ý thức phải sử dụng các phương tiện Chúa ban để giải quyết sự cố, đồng thời không quên cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp. Đây là cách cầu nguyện đúng đắn đẹp lòng Chúa mà các tín hữu cần phải áp dụng trong cuộc sống đời thường.
3) Về sự cần thiết của lời cầu nguyện:
Bài đọc Một ghi lại câu chuyện xảy ra trong thời kỳ Xuất Hành: khi dân Ítraen vượt qua sa mạc trong thời gian 40 năm để về tới Đất Hứa dưới quyền lãnh đạo của ông Môsê. Khi tới nơi, dân Ítraen còn phải giao chiến với các dân đang định cư trong miền đất đó. Trong một trận chiến với quân Amaléc, ông Môsê đã trao trách nhiệm cho tướng Giôsuê trực tiếp giao chiến, còn ông Môsê thì ở trên núi giang tay cầu xin Đức Chúa ban ơn trợ giúp. Bao lâu Môsê còn giang tay cầu nguyện thì quân Ítraen thắng thế; Ngược lại khi ông mỏi mệt xuôi tay xuống thì quân Ítraen lại bị thua. Bấy giờ người ta để Môsê ngồi lên một tảng đá, rồi cử hai ông Aharon và Hur đỡ hai tay ông Môsê, để ông có thể giang tay cầu nguyện lâu giờ. Cuối cùng quân Ítraen đã toàn thắng. Qua đó cho thấy chiến thắng của quân Ítraen không những do sức mạnh chiến đấu của họ, mà còn nhờ vào sự phù trợ đắc lực của Đức Chúa do ông Môsê cầu xin.
Cuộc đời thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu kính ngày 1/10 hằng năm cũng cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện cho công cuộc rao giảng Tin Mừng. Từ năm 15 tuổi vào dòng kín và trong suốt chín năm tu luyện, Teresa đã không giảng đạo cho một người nào. Hằng ngày chị chỉ âm thầm hy sinh hãm mình để cầu nguyện cho các vị thừa sai và cho công cuộc rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh, thế mà Hội Thánh đã đánh giá cao lời cầu nguyện của Têrêsa, tôn ngài lên làm thánh tiến sĩ của Hội Thánh và đặt ngài làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê, là người đã dành suốt cả đời đi giảng đạo tại các miền đất thuộc Châu Á.
4) Về ích lợi của sự cầu nguyện:
Cầu nguyện được ví như dầu làm cho ngọn đèn đức tin được luôn cháy sáng. Cầu nguyện sẽ mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng là đức tin, đức cậy và đức mến như sau:
- Hoa trái của sự cầu nguyện làm cho đức tin đức cậy ngày một gia tăng.
- Hoa trái của đức tin đức cậy là làm gia tăng đức mến đối với tha nhân.
- Hoa trái của đức mến đối với tha nhân sẽ dẫn đến thái độ khiêm tốn phục vụ.
- Và hoa trái của phục vụ là tâm hồn sẽ cảm nhận được sự bình an và niềm vui.
5) Chúng ta phải làm gì ?
- Phải kiên trì cầu nguyện: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta phải kiên trì cầu nguyện noi gương bà goá bị oan ức đã kiên trì xin ông quan toà “vốn không tin Chúa mà cũng chẳng kiêng nể người đời” minh oan cho bà. Nhờ biết kiên trì mà cuối cùng bà đã được ông thẩm phán minh oan (Bài Tin Mừng). Mỗi người chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện, cả những lúc xem ra Chúa im lặng không đáp ứng các yêu cầu chính đáng của chúng ta với lòng tín thác cậy trông vào quyền năng và tình thương cùa Chúa như lời Đức Giêsu: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ” (Lc 18,7-8a).
- Không được đòi hiệu quả tức thời: Khi cầu nguyện, chúng ta tin chắc Chúa sẽ đáp lời cầu xin của chúng ta. Nhưng Ngài không ban lập tức theo ý riêng của chúng ta, mà ban vào thời gian và cách thức nào đó có lợi nhất cho chúng ta. Thời gian Chúa nhậm lời có thể kéo dài lâu hơn chúng ta nghĩ và cách Ngài ban ơn cũng có thể khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng thích hợp nhất và hữu hiệu nhất cho phần rỗi đời đời của chúng ta.
- Phải biết cầu xin theo ơn Thánh Thần soi dẫn: Thánh Phaolô đã dạy: "Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta… theo đúng thánh ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27). Như thế, cầu nguyện không phải là chỉ biết xin ơn cách vụ lợi của chúng ta, cũng không phải là bản liệt kê những nhu cầu để yêu cầu Chúa ban theo ý của ta. Nhưng cầu nguyện là cuộc đối thoại với Thiên Chúa, trong đó, chúng ta kể ra các nhu cầu về thể xác và tinh thần của mình, và xin Ngài ban ơn theo thánh ý của Ngài, noi gương Đức Giêsu đã cầu xin Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: “Cha ơi! Nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Tuy nhiên con người vốn yếu đuối dễ nản chí, nên Đức Giêsu đã cảnh báo: "Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?” (Lc 18,8).
4. THẢO LUẬN: 1) Bạn cần đọc kinh dự lễ như thế nào để tránh bị lo ra chia trí và để lời cầu nguyện của bạn xứng đáng được Chúa chấp nhận? 2) Ngoài việc đọc kinh dự lễ, bạn cần làm gì để biến đời bạn trở thành một lời cầu nguyện liên lỉ?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA CHA giàu lòng từ bi thương xót. Cha hằng nhận lời cầu xin của chúng con. Qua dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu đã dạy chúng con rằng: Ông quan tòa dù là kẻ bất chính và ích kỷ mà còn sẵn sàng đáp lại lời cầu xin kiên trì của một bà góa nghèo. Phương chi là Cha, Đấng giàu lòng từ bi thương xót, hằng thương yêu săn sóc con cái như gà mẹ ấp ủ đàn con dưới cánh. Chúng con tin tưởng vào tình thương quan phòng của Cha. Xin Cha thương nâng đỡ và ban muôn ơn lành hồn xác cho chúng con.
- LẠY CHÚA GIÊSU. Điều làm cho Chúa đau lòng là nhiều người đã bị mất đức tin, trong đó có thể có cả chúng con nữa. Nhiều lúc chúng con đã không tin vào hiệu lực của lời cầu xin: Khi gặp khổ đau hoạn nạn, chúng con thường than thân trách phận, mà không cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ. Cũng có những lúc chúng con chỉ biết dựa vào sức riêng của mình, dựa vào thế lực của tiền bạc hay những kẻ quyền cao chức trọng… mà không biết cậy dựa vào ơn Chúa giúp. Nhiều lúc chúng con tỏ ra chán nản thất vọng vì cầu xin mãi mà không được Chúa ban theo ý chúng con. Xin giúp chúng con kiên trì cầu nguyện và đừng bao giờ nản chí buông xuôi. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Những ai tin cậy vào Chúa, sẽ không bao giờ phải thất vọng hổ ngươi” (Tv 34,6; Sir 2,10).
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Cầu nguyện
Lm. JB. Nguyễn Minh Mùng
08:45 14/10/2016
CẦU NGUYỆN
Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm C
Cầu nguyện là nền tảng của Hội Thánh Công Giáo. Cầu nguyện là sự sống còn của Hội Thánh. Đó là hành động cần thiết mà Hội Thánh phải có, phải gìn giữ. Vì quan trọng như thế, nên cầu nguyện là cốt lõi của đời sống đức tin. Cầu nguyện cũng là điều kiện chứng tỏ một người có đức tin. Nếu một ngày nào không còn một ai cầu nguyện, ngày ấy báo hiệu tôn giáo cáo chung, vì đó chính là thời điểm cho biết không còn người tin.
Đối với cá nhân người tín hữu Kitô, cầu nguyện là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Hành động cầu nguyện không phải chỉ là cầu xin, nhưng trước hết và trên hết là tôn vinh, chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa, Đấng mình tôn thờ.
Chính khi cầu nguyện chuyên chăm, liên lỉ, người cầu nguyện sẽ càng ngày càng thấm thía tình yêu của Thiên Chúa, càng yêu mến Thiên Chúa. Vì thế, cầu nguyện sẽ đem con người đến gần Thiên Chúa mỗi ngày một keo sơn hơn, mạnh mẽ hơn trong chính lòng yêu mến mà hai bên, Thiên Chúa và con người dành cho nhau.
Qua việc cầu nguyện sốt sắng, chăm chỉ, con người sẽ thấy và chân nhận hình ảnh Thiên Chúa là Cha ngày càng rõ nét. Họ sẽ càng tín thác vào lòng yêu thương quan tâm săn sóc của Thiên Chúa. Nhờ đó, họ bình an, tự tin, vững vàng, nhất là mỗi khi phải đối đầu với nghịch cảnh, với khổ đau. Còn Thiên Chúa, Người thấu hiểu những nhu cầu và nguyện vọng của con người. Người sẽ ban và củng cố sức mạnh của lòng tin, lòng mến nơi con người.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dạy ta hãy cầu nguyện qua hai câu chuyện: Ông Môisen và dụ ngôn bà góa kêu nài thẩm phán bất lương.
Bài đọc I kể lại cuộc giao tranh kịch liệt giữa người Israen và quân Amaléc. Khi ông Môisen giang tay cầu nguyện, người Israen chiến thắng; nếu ông hạ tay xuống, người Israen thua trận. Người ta phải kê tảng đá dưới tay ông, để ông đỡ mỏi mà tiếp tục giang tay cầu nguyện với Chúa. Nhờ sự hy sinh đi liền với việc cầu nguyện mà ông Môisen dâng lên Thiên Chúa, người Israen chiến thắng vẻ vang (x.Xh 17, 8-13).
Còn trong bài Tin Mừng, Chúa đưa ra hai tình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Một bên là bà goá nghèo, thân phận bé nhỏ, thấp cổ bé miệng, không có tiếng nói trong xã hội. Bên kia là ông thẩm phán bất lương, chẳng sợ trời mà cũng chẳng nể người. Đã bao nhiêu lần bà góa khiếu nại trước tòa, ông đều không thèm đếm xỉa. Khiếu nại của bà xem ra bế tắt...
Nhưng người đàn bà không tuyệt vọng, không nản lòng. Bà tiếp tục khiếu nại, van xin. Cuối cùng, sự kiên nhẫn bền bỉ của bà được đáp ứng. Vị thẩm phán bất lương kia cũng giải quyết khiếu nại ấy để bà toại nguyện. Chúa kể dụ ngôn này với mục đích dạy các môn đệ hãy noi gương bà goá, cầu nguyện luôn, cầu nguyện thật bền bỉ không được nản chí.
Nghe Lời Chúa, từng người hãy tập siêng năng cầu nguyện. Hãy xin Chúa ban ơn kiên trì cầu nguyện. Sự kiên trì ví như người gieo hạt, chờ đợi cây mọc lên, sinh hoa kết trái vậy.
Để cầu nguyện nên, và nếu có cầu xin, sẽ dễ được nhận lời, chúng ta cần phải:
- Có đức tin mạnh. Trong Tin Mừng, khi Chúa Giêsu ban ơn cho ai, Người thường nói: “Đức tin của con cứu chữa con”. Đức tin đem lại cho lời cầu nguyện một sức mạnh phi thường. Đức tin giúp ta xác tín vào Thiên Chúa là Cha yêu thương.
Bài giảng ngày 14.6.2016 trong thánh lễ tại nhà nguyện Marta, Đức Phanxicô khẳng định: “Người có lòng tin luôn chiến thắng, vì lòng tin có thể chuyển bại thành thắng. Lòng tin tưởng không phải là ma thuật nhưng là một tương quan cá vị với Thiên Chúa. Tương quan ấy người ta không thể học được từ sách vở, nhưng là một quà tặng của Thiên Chúa. Món quà đó rất đáng để chúng ta nài xin…
Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa để lời cầu nguyện của chúng ta luôn được bén rễ sâu trong niềm tin tưởng. Đức tin là một quà tặng. Chúng ta không thể học được đức tin từ sách vở nhưng là món quà Thiên Chúa ban tặng cho ta. Chúng ta hãy nài xin: ‘Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con’. Chúng ta xin Chúa để biết cầu nguyện với lòng tin tưởng, để biết xác tín rằng mọi sự chúng ta xin thì Chúa sẽ ban cho. Lòng tin tưởng chính là chiến thắng của chúng ta”.
- Có lòng yêu mến dồi dào. Tình yêu là món quà quý Thiên Chúa ban tặng con người. Hãy sử dụng quà tặng tình yêu để dâng lên Chúa trọn cuộc đời, trọn tấm lòng của mình. Khi cầu nguyện, nhờ tình yêu, con người sẽ có lòng chân thành, sự tín thác thật sự trong tay Chúa. Cầu nguyện mà không có lòng yêu mến Chúa, con người chỉ có thể vụ lợi, và đòi hỏi Chúa đáp ứng nhu cầu của mình, vì thế con người dễ cầu xin hơn chúc tụng, ca ngợi, cảm tạ Chúa.
Lòng yêu mến dành cho Thiên Chúa phải đặt trên hết mọi sự. Chúa đòi ta yêu Chúa bằng trọn cả con tim, trọn cả linh hồn, trọn trí lực của ta (x.Lc10, 25-37). Nghĩa là trong mọi phút giây của cuộc sống, ta đều quy hướng về Chúa, sống thảo hiền với Chúa, cố gắng thực thi giáo huấn Chúa dạy cách hoàn hảo và nỗ lực hết sức để ngày càng hoàn hảo hơn.
Với lòng yêu mến, ta dâng lên Chúa sự cầu nguyện của mình bằng tất cả niềm cậy trông. Ai cậy trông vào Chúa sẽ không bao giờ thất vọng, vì lòng cậy trông là phương thế tốt để lôi kéo ơn Chúa về cho mình. Bởi thế, người tín hữu hãy cầu nguyện với tất cả niềm cậy trông, hãy thưa lên cùng Chúa chân thành như đứa con đối với cha. Họ hãy giải bày những tâm tư, ước vọng bằng nỗ lực của lòng yêu mến và cậy trông.
- Có thái độ khiêm nhường. Trong Lc 18, 9-14, Chúa Giêsu lấy dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện. Nhưng sau khi cầu nguyện xong, chỉ có người thu thuế được nhận lời, còn người biệt phái thì không.
Thái độ của người biệt phái thật bất xứng: Ông “Đứng thẳng”, khoe khoang thành tích của mình và khi thị người khác: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như những người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay như người thu thuế kia, tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi”. Đến trước mặt Chúa mà còn kiêu ngạo thì lời cầu nguyện vô giá trị.
Còn người thu thuế, dù bị xem là tội lỗi, lại rất mực khiêm nhường. Ông không trình bày nhu cầu của mình. Ông không nhận xét ai, chỉ thấy lòng mình nhiều bất xứng. Ông không cầu xin Chúa bất cứ ơn nào dù lớn hay nhỏ, chỉ thưa với Chúa một lời đơn sơ: “Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ tội lỗi”. Ông được nhận lời. Chúa cho biết như thế.
Có lòng khiêm nhường, ta mới dễ nhận ra ân lộc của Chúa, mới có thể hiểu rằng, mọi thuận lợi mà ta đang hưởng đều do Chúa ban. Nếu có chăng những công đức hay việc lành mà ta thực hiện được, cũng chỉ là nhờ ơn Chúa, nhờ lòng yêu thương của Chúa bảo vệ, ta mới hoàn thành nhiệm vụ này, thực hiện tốt những việc kia.
Hãy cầu nguyện trong khiêm nhường. Lời cầu nguyện của người khiêm nhường bay thẳng lên ngai Chúa, được Chúa đón nhận và chúc phúc.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm C
Cầu nguyện là nền tảng của Hội Thánh Công Giáo. Cầu nguyện là sự sống còn của Hội Thánh. Đó là hành động cần thiết mà Hội Thánh phải có, phải gìn giữ. Vì quan trọng như thế, nên cầu nguyện là cốt lõi của đời sống đức tin. Cầu nguyện cũng là điều kiện chứng tỏ một người có đức tin. Nếu một ngày nào không còn một ai cầu nguyện, ngày ấy báo hiệu tôn giáo cáo chung, vì đó chính là thời điểm cho biết không còn người tin.
Đối với cá nhân người tín hữu Kitô, cầu nguyện là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Hành động cầu nguyện không phải chỉ là cầu xin, nhưng trước hết và trên hết là tôn vinh, chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa, Đấng mình tôn thờ.
Chính khi cầu nguyện chuyên chăm, liên lỉ, người cầu nguyện sẽ càng ngày càng thấm thía tình yêu của Thiên Chúa, càng yêu mến Thiên Chúa. Vì thế, cầu nguyện sẽ đem con người đến gần Thiên Chúa mỗi ngày một keo sơn hơn, mạnh mẽ hơn trong chính lòng yêu mến mà hai bên, Thiên Chúa và con người dành cho nhau.
Qua việc cầu nguyện sốt sắng, chăm chỉ, con người sẽ thấy và chân nhận hình ảnh Thiên Chúa là Cha ngày càng rõ nét. Họ sẽ càng tín thác vào lòng yêu thương quan tâm săn sóc của Thiên Chúa. Nhờ đó, họ bình an, tự tin, vững vàng, nhất là mỗi khi phải đối đầu với nghịch cảnh, với khổ đau. Còn Thiên Chúa, Người thấu hiểu những nhu cầu và nguyện vọng của con người. Người sẽ ban và củng cố sức mạnh của lòng tin, lòng mến nơi con người.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dạy ta hãy cầu nguyện qua hai câu chuyện: Ông Môisen và dụ ngôn bà góa kêu nài thẩm phán bất lương.
Bài đọc I kể lại cuộc giao tranh kịch liệt giữa người Israen và quân Amaléc. Khi ông Môisen giang tay cầu nguyện, người Israen chiến thắng; nếu ông hạ tay xuống, người Israen thua trận. Người ta phải kê tảng đá dưới tay ông, để ông đỡ mỏi mà tiếp tục giang tay cầu nguyện với Chúa. Nhờ sự hy sinh đi liền với việc cầu nguyện mà ông Môisen dâng lên Thiên Chúa, người Israen chiến thắng vẻ vang (x.Xh 17, 8-13).
Còn trong bài Tin Mừng, Chúa đưa ra hai tình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Một bên là bà goá nghèo, thân phận bé nhỏ, thấp cổ bé miệng, không có tiếng nói trong xã hội. Bên kia là ông thẩm phán bất lương, chẳng sợ trời mà cũng chẳng nể người. Đã bao nhiêu lần bà góa khiếu nại trước tòa, ông đều không thèm đếm xỉa. Khiếu nại của bà xem ra bế tắt...
Nhưng người đàn bà không tuyệt vọng, không nản lòng. Bà tiếp tục khiếu nại, van xin. Cuối cùng, sự kiên nhẫn bền bỉ của bà được đáp ứng. Vị thẩm phán bất lương kia cũng giải quyết khiếu nại ấy để bà toại nguyện. Chúa kể dụ ngôn này với mục đích dạy các môn đệ hãy noi gương bà goá, cầu nguyện luôn, cầu nguyện thật bền bỉ không được nản chí.
Nghe Lời Chúa, từng người hãy tập siêng năng cầu nguyện. Hãy xin Chúa ban ơn kiên trì cầu nguyện. Sự kiên trì ví như người gieo hạt, chờ đợi cây mọc lên, sinh hoa kết trái vậy.
Để cầu nguyện nên, và nếu có cầu xin, sẽ dễ được nhận lời, chúng ta cần phải:
- Có đức tin mạnh. Trong Tin Mừng, khi Chúa Giêsu ban ơn cho ai, Người thường nói: “Đức tin của con cứu chữa con”. Đức tin đem lại cho lời cầu nguyện một sức mạnh phi thường. Đức tin giúp ta xác tín vào Thiên Chúa là Cha yêu thương.
Bài giảng ngày 14.6.2016 trong thánh lễ tại nhà nguyện Marta, Đức Phanxicô khẳng định: “Người có lòng tin luôn chiến thắng, vì lòng tin có thể chuyển bại thành thắng. Lòng tin tưởng không phải là ma thuật nhưng là một tương quan cá vị với Thiên Chúa. Tương quan ấy người ta không thể học được từ sách vở, nhưng là một quà tặng của Thiên Chúa. Món quà đó rất đáng để chúng ta nài xin…
Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa để lời cầu nguyện của chúng ta luôn được bén rễ sâu trong niềm tin tưởng. Đức tin là một quà tặng. Chúng ta không thể học được đức tin từ sách vở nhưng là món quà Thiên Chúa ban tặng cho ta. Chúng ta hãy nài xin: ‘Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con’. Chúng ta xin Chúa để biết cầu nguyện với lòng tin tưởng, để biết xác tín rằng mọi sự chúng ta xin thì Chúa sẽ ban cho. Lòng tin tưởng chính là chiến thắng của chúng ta”.
- Có lòng yêu mến dồi dào. Tình yêu là món quà quý Thiên Chúa ban tặng con người. Hãy sử dụng quà tặng tình yêu để dâng lên Chúa trọn cuộc đời, trọn tấm lòng của mình. Khi cầu nguyện, nhờ tình yêu, con người sẽ có lòng chân thành, sự tín thác thật sự trong tay Chúa. Cầu nguyện mà không có lòng yêu mến Chúa, con người chỉ có thể vụ lợi, và đòi hỏi Chúa đáp ứng nhu cầu của mình, vì thế con người dễ cầu xin hơn chúc tụng, ca ngợi, cảm tạ Chúa.
Lòng yêu mến dành cho Thiên Chúa phải đặt trên hết mọi sự. Chúa đòi ta yêu Chúa bằng trọn cả con tim, trọn cả linh hồn, trọn trí lực của ta (x.Lc10, 25-37). Nghĩa là trong mọi phút giây của cuộc sống, ta đều quy hướng về Chúa, sống thảo hiền với Chúa, cố gắng thực thi giáo huấn Chúa dạy cách hoàn hảo và nỗ lực hết sức để ngày càng hoàn hảo hơn.
Với lòng yêu mến, ta dâng lên Chúa sự cầu nguyện của mình bằng tất cả niềm cậy trông. Ai cậy trông vào Chúa sẽ không bao giờ thất vọng, vì lòng cậy trông là phương thế tốt để lôi kéo ơn Chúa về cho mình. Bởi thế, người tín hữu hãy cầu nguyện với tất cả niềm cậy trông, hãy thưa lên cùng Chúa chân thành như đứa con đối với cha. Họ hãy giải bày những tâm tư, ước vọng bằng nỗ lực của lòng yêu mến và cậy trông.
- Có thái độ khiêm nhường. Trong Lc 18, 9-14, Chúa Giêsu lấy dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện. Nhưng sau khi cầu nguyện xong, chỉ có người thu thuế được nhận lời, còn người biệt phái thì không.
Thái độ của người biệt phái thật bất xứng: Ông “Đứng thẳng”, khoe khoang thành tích của mình và khi thị người khác: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như những người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay như người thu thuế kia, tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi”. Đến trước mặt Chúa mà còn kiêu ngạo thì lời cầu nguyện vô giá trị.
Còn người thu thuế, dù bị xem là tội lỗi, lại rất mực khiêm nhường. Ông không trình bày nhu cầu của mình. Ông không nhận xét ai, chỉ thấy lòng mình nhiều bất xứng. Ông không cầu xin Chúa bất cứ ơn nào dù lớn hay nhỏ, chỉ thưa với Chúa một lời đơn sơ: “Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ tội lỗi”. Ông được nhận lời. Chúa cho biết như thế.
Có lòng khiêm nhường, ta mới dễ nhận ra ân lộc của Chúa, mới có thể hiểu rằng, mọi thuận lợi mà ta đang hưởng đều do Chúa ban. Nếu có chăng những công đức hay việc lành mà ta thực hiện được, cũng chỉ là nhờ ơn Chúa, nhờ lòng yêu thương của Chúa bảo vệ, ta mới hoàn thành nhiệm vụ này, thực hiện tốt những việc kia.
Hãy cầu nguyện trong khiêm nhường. Lời cầu nguyện của người khiêm nhường bay thẳng lên ngai Chúa, được Chúa đón nhận và chúc phúc.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Tinh thần nhiệt tâm tông đồ
Lm. Anthony Trung Thành
08:52 14/10/2016
TINH THẦN NHIỆT TÂM TÔNG ĐỒ
Suy Niệm Chúa Nhật TRUYỀN GIÁO
Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng hẳn về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì, vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh: "Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều."
Tên lính trẻ được lệnh, nhảy thót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng là có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả thế trận thay đổi: quân của Napoléon toàn thắng cách bất ngờ.
Câu chuyện trên đây làm tôi liên tưởng tới tinh thần nhiệt tâm truyền giáo cần phải có nơi mỗi người kitô hữu chúng ta. Thiết tưởng việc truyền giáo cũng cần có những người “Thổi kèn thúc quân?” Chính trong thư mục vụ năm 2003, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã mời gọi: “Hãy lên đường với nhiệt tình tông đồ, là sự hăng hái được thúc đẩy bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là lòng nhiệt thành được nung đốt bởi lửa của Chúa Thánh Thần, là những sáng kiến do ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần”. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng nhắc đến tinh thần nhiệt tâm tông đồ của Đức Giêsu, của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi và của các nhà thừa sai.
Thứ nhất, tinh thần của Chúa Giêsu: Ngài chính là nhà Truyền Giáo vĩ đại nhất. Sứ mệnh truyền giáo của Ngài đón nhận từ Chúa Cha(x. Lc 4,18). Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại vùng quê Nazarét, Ngài bắt đầu lên đường đi tới mọi nơi: Từ thành thị tới đồng quê. Từ vùng biển lên miền núi. Từ Giêrusalem lên Núi Sọ. Ngài gặp gỡ, tiếp xúc với mọi hạng người: giàu - nghèo, tri thức - dân thường, công chính – tội lỗi, khoẻ mạnh - ốm đau. Chính nhờ những cuộc gặp gỡ đó, Ngài đã hoán cải được nhiều người: Mathêu, Giakêu, Maria Mađalêna. Và chữa lành nhiều bệnh hoạn tật nguyền: Người què đi được. Kẻ điếc được nghe. Người câm nói được. Người mù được thấy. Người phong cùi được sạch. Kẻ chết sống lại.
Tinh thần nhiệt tâm truyền giáo của Ngài còn được thể hiện qua sự chọn lựa và huấn luyện các Tông đồ. Trước khi về trời, Ngài đã ra lệnh cho các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15).
Thứ hai, tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi: Vâng lệnh Chúa Giêsu, sau ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ mở toang cửa ra đi đến với mọi người, tới mọi chân trời để làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh(x. Cv 2). Bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu hút khoảng ba ngàn người xin rửa tội (x. Cv 2,41). Con số xin gia nhập Giáo Hội ngày càng gia tăng. Họ họp nhau lại, chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng(x. Cv 2,42). Các Tông đồ tiếp tục rao giảng Tin mừng, khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Khi bị điệu ra trước thượng hội đồng(x. Cv 4). Lúc bị tống vào ngục, được giải thoát ra, lại tiếp tục rao giảng (x. Cv 5,17). Đi liền với lời rao giảng là những phép lạ kèm theo (x. Cv 5,12-16). Các Tông đồ thiết lập nhóm Bảy người, tức là Bảy phó tế đầu tiên. Trong số đó, có Thánh Stêphanô vị tử đạo tiên khởi. Sau biến cố Đamát, Phaolô trở lại. Trước đây nhiệt tình bắt bớ các kitô hữu bao nhiêu thì giờ đây Phaolô lại nhiệt tình rao giảng Tin mừng bấy nhiêu. Khi xác tin được niềm tin và hiểu được sứ mạng Chúa giao phó, Ngài sống trọn vẹn cho Chúa và cho các linh hồn. Ngài nói : “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rơm rác để được Đức Kitô và được kết hợp với Ngài” (Pl 3,8-14). “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”(1Cr 9,16). Ngài đã miệt mài rao giảng Tin mừng cho dân Do Thái và dân ngoại. Đi đến đâu, Ngài cũng thiết lập các cộng đoàn mới, chăm sóc, dạy dỗ bằng những cuộc viếng thăm hoặc qua thư tờ.
Tinh thần nhiệt tình tông đồ của các Tông đồ, các kitô hữu tiên khởi và đặc biệt là của Thánh Phaolô đáng cho mỗi người chúng ta học tập.
Thứ ba, tinh thần của các nhà thừa sai: Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô, từ nhiều thế kỷ nay biết bao thế hệ môn đồ của Chúa đã hăng hái lên đường. Từng đoàn người vượt suối băng rừng. Từng đoàn người ra khơi giữa biển rộng sóng lớn. Biết bao người đã bỏ mạng bơi rừng sâu núi thẳm. Biết bao người bỏ xác ngoài biển khơi. Nhưng lớp này nằm xuống, lớp khác đứng lên nối tiếp nhau ra đi đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới. Thật vậy, nhờ các vị thừa sai tràn đầy nhiệt huyết, quê hương Việt Nam đã được đón nhận Tin Mừng. Nhờ đời sống đức tin anh dũng của các bậc tiền nhân, đức tin đã không ngừng phát triển, để truyền lại cho chúng ta ngày nay một gia sản quí giá (x.Thư chung năm 2003 của HĐGMVN).
Để làm được điều đó, thiết tưởng các Ngài phải có một tâm hồn nhiệt tình tông đồ: Yêu mến Chúa hết lòng và khao khát phần rỗi các linh hồn. Chúng ta hãy lắng nghe những lời tâm huyết của một số vị thánh sau đây:
Cha Đamiêng, vị tông đồ của những người hủi đã nói : “Phần tôi, tôi muốn hủi với những người hủi để chinh phục họ cho Chúa Giêsu”.
Thánh Phanxicô Xaviê đã dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc truyền giáo, khi viết từ Viễn Đông cho thánh Ignatiô, Ngài nói : “Ở xứ này, rất nhiều người không phải là kitô hữu chỉ vì hiện nay không có ai để làm cho họ trở thành kitô hữu. Nhiều khi tôi có ý tưởng rong ruổi qua mọi đại học ở Châu Âu. Bắt đầu từ đại học ở Paris để kêu gọi những kẻ có nhiều học thức hơn là lòng bác ái và làm cho họ biết trách nhiệm về phần rỗi của kẻ khác”.
Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu thì nói: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”. Trong những lá thư gửi cho hai cha truyền giáo, Ngài đã bộc lộ được tâm hồn khao khát truyền giáo của Ngài: “Cái điều mà con đêm mong ngày đợi là chinh phục nhân loại cho tình ái Chúa, con thú thật rằng: Nếu ở trên thiên đàng con không thể tiếp tục mạnh mẽ việc đó, con thích ở lại nơi lưu đày này hơn là về chốn vui vẻ đời sau”.
Còn mẹ Têrêxa Calcutta thì sao? Ngài nói: “Nhiệt tâm đối với các linh hồn là kết quả và chứng tá của tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa. Nếu ta yêu mến Thiên Chúa thực lòng, ta không thể không rạo rực ước muốn cứu vớt các linh hồn; đó chính là điều Chúa Giêsu quan tâm hơn và yêu quí hơn. Vì thế, nhiệt tình là bằng chứng của tình yêu, và bằng chứng nhiệt tình là tận hiến cho việc nghĩa này: Tiêu hao sức lực và cuộc đời ta để cứu vớt các linh hồn”.
Tóm lại, để loan báo Tin Mừng có hiệu quả, trên hết và trước hết cần phải có một tinh thần nhiệt tình tông đồ: Tinh thần của Chúa Giêsu; tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi; tinh thần của các nhà truyền giáo. Khi đã có tinh thần nhiệt tình tông đồ, chắc chắn sẽ tìm ra phương cách để truyền giáo. Hãy ra chỗ nước sâu. Hãy tới các vùng ngoại biên. Hãy mạnh dạn “Thổi những hồi kèn thúc quân”, đó là lòng nhiệt tình tông đồ bằng những hành động cụ thể chứ không phải lý thuyết suông. Hãy quan tâm đến những người bệnh tật ốm đau, những người bị bỏ rơi bên lề xã hội, những người bị áp bức bóc lột. Hãy quan tâm đặc biệt đến những người nghèo : “Có một mối giây không thể tách rời giữa đức tin của chúng ta và người nghèo. Xin cho chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi họ” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 48). Làm như thế, mới hy vọng có được một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam chúng ta. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Suy Niệm Chúa Nhật TRUYỀN GIÁO
Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng hẳn về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì, vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh: "Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều."
Tên lính trẻ được lệnh, nhảy thót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng là có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả thế trận thay đổi: quân của Napoléon toàn thắng cách bất ngờ.
Câu chuyện trên đây làm tôi liên tưởng tới tinh thần nhiệt tâm truyền giáo cần phải có nơi mỗi người kitô hữu chúng ta. Thiết tưởng việc truyền giáo cũng cần có những người “Thổi kèn thúc quân?” Chính trong thư mục vụ năm 2003, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã mời gọi: “Hãy lên đường với nhiệt tình tông đồ, là sự hăng hái được thúc đẩy bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là lòng nhiệt thành được nung đốt bởi lửa của Chúa Thánh Thần, là những sáng kiến do ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần”. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng nhắc đến tinh thần nhiệt tâm tông đồ của Đức Giêsu, của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi và của các nhà thừa sai.
Thứ nhất, tinh thần của Chúa Giêsu: Ngài chính là nhà Truyền Giáo vĩ đại nhất. Sứ mệnh truyền giáo của Ngài đón nhận từ Chúa Cha(x. Lc 4,18). Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại vùng quê Nazarét, Ngài bắt đầu lên đường đi tới mọi nơi: Từ thành thị tới đồng quê. Từ vùng biển lên miền núi. Từ Giêrusalem lên Núi Sọ. Ngài gặp gỡ, tiếp xúc với mọi hạng người: giàu - nghèo, tri thức - dân thường, công chính – tội lỗi, khoẻ mạnh - ốm đau. Chính nhờ những cuộc gặp gỡ đó, Ngài đã hoán cải được nhiều người: Mathêu, Giakêu, Maria Mađalêna. Và chữa lành nhiều bệnh hoạn tật nguyền: Người què đi được. Kẻ điếc được nghe. Người câm nói được. Người mù được thấy. Người phong cùi được sạch. Kẻ chết sống lại.
Tinh thần nhiệt tâm truyền giáo của Ngài còn được thể hiện qua sự chọn lựa và huấn luyện các Tông đồ. Trước khi về trời, Ngài đã ra lệnh cho các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15).
Thứ hai, tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi: Vâng lệnh Chúa Giêsu, sau ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ mở toang cửa ra đi đến với mọi người, tới mọi chân trời để làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh(x. Cv 2). Bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu hút khoảng ba ngàn người xin rửa tội (x. Cv 2,41). Con số xin gia nhập Giáo Hội ngày càng gia tăng. Họ họp nhau lại, chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng(x. Cv 2,42). Các Tông đồ tiếp tục rao giảng Tin mừng, khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Khi bị điệu ra trước thượng hội đồng(x. Cv 4). Lúc bị tống vào ngục, được giải thoát ra, lại tiếp tục rao giảng (x. Cv 5,17). Đi liền với lời rao giảng là những phép lạ kèm theo (x. Cv 5,12-16). Các Tông đồ thiết lập nhóm Bảy người, tức là Bảy phó tế đầu tiên. Trong số đó, có Thánh Stêphanô vị tử đạo tiên khởi. Sau biến cố Đamát, Phaolô trở lại. Trước đây nhiệt tình bắt bớ các kitô hữu bao nhiêu thì giờ đây Phaolô lại nhiệt tình rao giảng Tin mừng bấy nhiêu. Khi xác tin được niềm tin và hiểu được sứ mạng Chúa giao phó, Ngài sống trọn vẹn cho Chúa và cho các linh hồn. Ngài nói : “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rơm rác để được Đức Kitô và được kết hợp với Ngài” (Pl 3,8-14). “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”(1Cr 9,16). Ngài đã miệt mài rao giảng Tin mừng cho dân Do Thái và dân ngoại. Đi đến đâu, Ngài cũng thiết lập các cộng đoàn mới, chăm sóc, dạy dỗ bằng những cuộc viếng thăm hoặc qua thư tờ.
Tinh thần nhiệt tình tông đồ của các Tông đồ, các kitô hữu tiên khởi và đặc biệt là của Thánh Phaolô đáng cho mỗi người chúng ta học tập.
Thứ ba, tinh thần của các nhà thừa sai: Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô, từ nhiều thế kỷ nay biết bao thế hệ môn đồ của Chúa đã hăng hái lên đường. Từng đoàn người vượt suối băng rừng. Từng đoàn người ra khơi giữa biển rộng sóng lớn. Biết bao người đã bỏ mạng bơi rừng sâu núi thẳm. Biết bao người bỏ xác ngoài biển khơi. Nhưng lớp này nằm xuống, lớp khác đứng lên nối tiếp nhau ra đi đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới. Thật vậy, nhờ các vị thừa sai tràn đầy nhiệt huyết, quê hương Việt Nam đã được đón nhận Tin Mừng. Nhờ đời sống đức tin anh dũng của các bậc tiền nhân, đức tin đã không ngừng phát triển, để truyền lại cho chúng ta ngày nay một gia sản quí giá (x.Thư chung năm 2003 của HĐGMVN).
Để làm được điều đó, thiết tưởng các Ngài phải có một tâm hồn nhiệt tình tông đồ: Yêu mến Chúa hết lòng và khao khát phần rỗi các linh hồn. Chúng ta hãy lắng nghe những lời tâm huyết của một số vị thánh sau đây:
Cha Đamiêng, vị tông đồ của những người hủi đã nói : “Phần tôi, tôi muốn hủi với những người hủi để chinh phục họ cho Chúa Giêsu”.
Thánh Phanxicô Xaviê đã dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc truyền giáo, khi viết từ Viễn Đông cho thánh Ignatiô, Ngài nói : “Ở xứ này, rất nhiều người không phải là kitô hữu chỉ vì hiện nay không có ai để làm cho họ trở thành kitô hữu. Nhiều khi tôi có ý tưởng rong ruổi qua mọi đại học ở Châu Âu. Bắt đầu từ đại học ở Paris để kêu gọi những kẻ có nhiều học thức hơn là lòng bác ái và làm cho họ biết trách nhiệm về phần rỗi của kẻ khác”.
Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu thì nói: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”. Trong những lá thư gửi cho hai cha truyền giáo, Ngài đã bộc lộ được tâm hồn khao khát truyền giáo của Ngài: “Cái điều mà con đêm mong ngày đợi là chinh phục nhân loại cho tình ái Chúa, con thú thật rằng: Nếu ở trên thiên đàng con không thể tiếp tục mạnh mẽ việc đó, con thích ở lại nơi lưu đày này hơn là về chốn vui vẻ đời sau”.
Còn mẹ Têrêxa Calcutta thì sao? Ngài nói: “Nhiệt tâm đối với các linh hồn là kết quả và chứng tá của tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa. Nếu ta yêu mến Thiên Chúa thực lòng, ta không thể không rạo rực ước muốn cứu vớt các linh hồn; đó chính là điều Chúa Giêsu quan tâm hơn và yêu quí hơn. Vì thế, nhiệt tình là bằng chứng của tình yêu, và bằng chứng nhiệt tình là tận hiến cho việc nghĩa này: Tiêu hao sức lực và cuộc đời ta để cứu vớt các linh hồn”.
Tóm lại, để loan báo Tin Mừng có hiệu quả, trên hết và trước hết cần phải có một tinh thần nhiệt tình tông đồ: Tinh thần của Chúa Giêsu; tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi; tinh thần của các nhà truyền giáo. Khi đã có tinh thần nhiệt tình tông đồ, chắc chắn sẽ tìm ra phương cách để truyền giáo. Hãy ra chỗ nước sâu. Hãy tới các vùng ngoại biên. Hãy mạnh dạn “Thổi những hồi kèn thúc quân”, đó là lòng nhiệt tình tông đồ bằng những hành động cụ thể chứ không phải lý thuyết suông. Hãy quan tâm đến những người bệnh tật ốm đau, những người bị bỏ rơi bên lề xã hội, những người bị áp bức bóc lột. Hãy quan tâm đặc biệt đến những người nghèo : “Có một mối giây không thể tách rời giữa đức tin của chúng ta và người nghèo. Xin cho chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi họ” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 48). Làm như thế, mới hy vọng có được một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam chúng ta. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảnh sát Nam Phi bắn đạn cao su làm bị thương một linh mục Dòng Tên
Chỉnh Trần, SJ
08:50 14/10/2016
Cảnh sát Nam Phi bắn đạn cao su làm bị thương một linh mục Dòng Tên
Cha Graham Pugin, S.J., một linh mục thuộc Dòng Tên Nam Phi đã bị lực lượng cảnh sát nước này bắn đạn cao su vào mặt khiến ngài bị thương nghiêm trọng hôm thứ hai 10.10.2016 tại Johannesburg trong lúc ngài đang cố gắng bảo vệ các sinh viên biểu tình khỏi một cuộc đụng độ với cảnh sát.
Những cuộc biểu tình dữ dội của hàng ngàn sinh viên ở Nam Phi bùng phát sau khi chính phủ nước này đề xuất tăng học phí năm 2017 ở mức 8% với lý do ngân sách không đủ để tiếp tục hỗ trợ giáo dục, nhất là bậc đại học, trong thời gian tới.
Cha Pugin là một trong những điều phối viên đang cùng với một số linh mục và cựu sinh viên xúc tiến một thoả thuận giữa các sinh viên, ban quản trị và các bên liên quan khác tại Đại học Witwatersrand. Tuy nhiên cảnh sát đã bắn ngài bị thương bằng đạn cao su trong lúc ngày đang cố gắng bảo vệ an toàn cho các sinh viên ẩn náu trong nhà thờ vốn nằm trong khuôn viên trường đại học.
Trong một tuyên bố gửi đi từ Rôma, nơi đang diễn ra Tổng Hội 36 của Dòng Tên, Cha David Rowan SJ, bề trên Miền Dòng Tên Nam Phi đã bày tỏ quan ngại về việc Cha Graham, một tu sĩ Dòng Tên thuộc Miền Dòng của ngài bị bắn trọng thương. Vụ bắn bị thương Cha Graham khiến nhiều người bị sốc và thất vọng
Ngài cho biết Cha Pugin đang được điều trị và dần khỏe lại. Cha Rowan cũng thay mặt cho anh em Dòng Tên Nam Phi và cá nhân Cha Pugin gửi lời tri ân sâu xa đến những ai đã quan tâm, cầu nguyện và giúp đỡ Cha Pugin. Ngài cũng cho biết thêm rằng anh em Dòng Tên Nam Phi đã nhận được sự nâng đỡ từ Tổng Hội Dòng Tên đang nhóm họp tại Rôma và từ Đức Tổng Giám mục Peter Wells, Khâm sứ Toà Thánh tại Nam Phi.
Cha Rowan cũng nhấn mạnh rằng nhà thờ Chúa Ba Ngôi tại Braamfontein đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục là nơi tạo sự an toàn và linh thiêng cho các cuộc đàm phán. Ngài cũng cho biết anh em Dòng Tên sẽ tiếp tục làm những gì có thể để thúc đẩy đối thoại và kết thúc cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo tờ America, một tạp chí Dòng Tên Hoa Kỳ, sức khoẻ của Cha Graham Pugin đã hồi phục và ngài đã được xuất viện.
Cha Pugin cho biết rằng “kể từ khi nổ ra những cuộc biểu tình, nhà thờ đã trở thành một nơi trung lập, an toàn và thánh thiêng cho tất cả các bên liên quan có thể gặp gỡ và đối thoại. Chúng tôi kiên quyết không cho phép ai bước vào với gạch đá hay bất cứ thứ vũ khí nào.”
Cha kể lại rằng ngài đã ra đứng trước cổng để ngăn một chiếc xe cảnh sát chống bạo động đang tìm cách chạy vào khu vực nhà thờ. Họ tìm cách vào nhiều lần nhưng ngài đã từ chối và cho biết rằng “nhà thờ là nơi linh thiêng, là khu vực trung lập”. Cuối cùng một chiếc xe chống bạo động chạy đến và sau đó bắn đạn cao su vào mặt ngài. Cha Pugin nói rằng: “Tôi đã không rời đi, dù cảnh sát cố gắng đe doạ vì tôi tin vào giá trị của sự bất bạo động. Đó là lý do vì sao tôi là linh mục và đó là nền tảng đức tin Ki tô giáo của tôi.”
Tờ America cũng cho biết, sau vụ việc viên chỉ huy cảnh sát đã đến cộng đoàn Dòng Tên xin lỗi Cha Graham Pugin và mong được ngài tha thứ.
Cha Pugin đã kể lại rằng: “Tôi nói rằng tôi tha thứ cho họ vì đó là đức tin Ki tô giáo của tôi. Nhưng tôi cũng đã nhắc nhở họ rằng cách họ thực hiện trấn áp như thế là không thể chấp nhận được. Không nhất thiết phải bắn những sinh viên đã bị thương đang tìm kiếm một nơi ẩn náu an toàn.” Cảnh sát hứa rằng sẽ tiến hành điều tra vụ việc bằng một cơ quan độc lập.
Chỉnh Trần, SJ
Những cuộc biểu tình dữ dội của hàng ngàn sinh viên ở Nam Phi bùng phát sau khi chính phủ nước này đề xuất tăng học phí năm 2017 ở mức 8% với lý do ngân sách không đủ để tiếp tục hỗ trợ giáo dục, nhất là bậc đại học, trong thời gian tới.
Cha Pugin là một trong những điều phối viên đang cùng với một số linh mục và cựu sinh viên xúc tiến một thoả thuận giữa các sinh viên, ban quản trị và các bên liên quan khác tại Đại học Witwatersrand. Tuy nhiên cảnh sát đã bắn ngài bị thương bằng đạn cao su trong lúc ngày đang cố gắng bảo vệ an toàn cho các sinh viên ẩn náu trong nhà thờ vốn nằm trong khuôn viên trường đại học.
Trong một tuyên bố gửi đi từ Rôma, nơi đang diễn ra Tổng Hội 36 của Dòng Tên, Cha David Rowan SJ, bề trên Miền Dòng Tên Nam Phi đã bày tỏ quan ngại về việc Cha Graham, một tu sĩ Dòng Tên thuộc Miền Dòng của ngài bị bắn trọng thương. Vụ bắn bị thương Cha Graham khiến nhiều người bị sốc và thất vọng
Ngài cho biết Cha Pugin đang được điều trị và dần khỏe lại. Cha Rowan cũng thay mặt cho anh em Dòng Tên Nam Phi và cá nhân Cha Pugin gửi lời tri ân sâu xa đến những ai đã quan tâm, cầu nguyện và giúp đỡ Cha Pugin. Ngài cũng cho biết thêm rằng anh em Dòng Tên Nam Phi đã nhận được sự nâng đỡ từ Tổng Hội Dòng Tên đang nhóm họp tại Rôma và từ Đức Tổng Giám mục Peter Wells, Khâm sứ Toà Thánh tại Nam Phi.
Cha Rowan cũng nhấn mạnh rằng nhà thờ Chúa Ba Ngôi tại Braamfontein đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục là nơi tạo sự an toàn và linh thiêng cho các cuộc đàm phán. Ngài cũng cho biết anh em Dòng Tên sẽ tiếp tục làm những gì có thể để thúc đẩy đối thoại và kết thúc cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo tờ America, một tạp chí Dòng Tên Hoa Kỳ, sức khoẻ của Cha Graham Pugin đã hồi phục và ngài đã được xuất viện.
Cha Pugin cho biết rằng “kể từ khi nổ ra những cuộc biểu tình, nhà thờ đã trở thành một nơi trung lập, an toàn và thánh thiêng cho tất cả các bên liên quan có thể gặp gỡ và đối thoại. Chúng tôi kiên quyết không cho phép ai bước vào với gạch đá hay bất cứ thứ vũ khí nào.”
Cha kể lại rằng ngài đã ra đứng trước cổng để ngăn một chiếc xe cảnh sát chống bạo động đang tìm cách chạy vào khu vực nhà thờ. Họ tìm cách vào nhiều lần nhưng ngài đã từ chối và cho biết rằng “nhà thờ là nơi linh thiêng, là khu vực trung lập”. Cuối cùng một chiếc xe chống bạo động chạy đến và sau đó bắn đạn cao su vào mặt ngài. Cha Pugin nói rằng: “Tôi đã không rời đi, dù cảnh sát cố gắng đe doạ vì tôi tin vào giá trị của sự bất bạo động. Đó là lý do vì sao tôi là linh mục và đó là nền tảng đức tin Ki tô giáo của tôi.”
Tờ America cũng cho biết, sau vụ việc viên chỉ huy cảnh sát đã đến cộng đoàn Dòng Tên xin lỗi Cha Graham Pugin và mong được ngài tha thứ.
Cha Pugin đã kể lại rằng: “Tôi nói rằng tôi tha thứ cho họ vì đó là đức tin Ki tô giáo của tôi. Nhưng tôi cũng đã nhắc nhở họ rằng cách họ thực hiện trấn áp như thế là không thể chấp nhận được. Không nhất thiết phải bắn những sinh viên đã bị thương đang tìm kiếm một nơi ẩn náu an toàn.” Cảnh sát hứa rằng sẽ tiến hành điều tra vụ việc bằng một cơ quan độc lập.
Chỉnh Trần, SJ
Cha Arturo Sosa, SJ, được bầu làm Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên
Chỉnh Trần, SJ
21:32 14/10/2016
Cha Arturo Sosa, SJ, được bầu làm Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên
Tổng Hội Dòng Tên thứ 36 đã bầu cha Arturo Sosa, một tu sĩ Dòng Tên thuộc tỉnh Dòng Venezuela làm tân Bề Trên Tổng Quyền.
Cha Sosa chào đời ngày 12 tháng 11 năm 1948 tại Caracas, Venezuela. Cho đến khi được bầu làm Bề trên Tổng quyền, Cha Sosa đã phục vụ trong tư cách là Thụ uỷ đặc trách các nhà quốc tế của Dòng Tên tại Rôma và Tổng Cố vấn của Dòng. Cha tốt nghiệp cao học về triết học tại Đại học Công Giáo Andrés Bello năm 1972. Sau đó, Cha tốt nghiệp tiến sĩ về Khoa học Chính trị tại Đại học Trung ương Venezuela năm 1990. Cha Sosa nói được tiếng Tây Ban Nha, Ý, Anh và hiểu được tiếng Pháp.
Năm 2008, tại Tổng Hội 35, Cha Bề trên Cả Adolfo Nicolás đã bổ nhiệm Cha Arturo Sosa làm Tổng Cố vấn. Năm 2014, Cha Sosa chuyển về cộng đoàn Trung ương Dòng và đảm nhận trách vụ Thụ uỷ các Nhà Quốc tế của Dòng tại Rôma gồm: Đại học Giáo hoàng Gregorian, Học viện Giáo hoàng Thánh Kinh, Học viện Giáo hoàng Đông Phương, Đài Quan sát Vatican, tạp chí Civiltà Cattolica cũng như học viện quốc tế Dòng Tên tại Rôma.
Giữa năm 1996 đến năm 2004, ngài làm giám tỉnh Dòng Tên tại Venezuela. Trước đó, ngài là người điều phối sứ vụ tông đồ xã hội của tỉnh Dòng, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Xã hội Gumilla, một trung tâm nghiên cứu và hoạt động xã hội của Dòng Tên tại Venezuela.
Cha Arturo Sosa đã cống hiến phần lớn cuộc sống của ngài cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Ngài đã đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong giới học thuật. Ngài là giáo sư và thành viên hội đồng Quỹ Công Giáo Andrés Bello và Viện trưởng Đại học Công Giáo Tachira. Ngài đã theo đuổi việc nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực khoa học chính trị tại nhiều trung tâm và viện giáo dục khác nhau trong tư cách là giáo sư về Học thuyết Chính trị đương đại thuộc phân khoa Khoa học Xã hội.
Năm 2004, ngài được Trung tâm Nghiên cứu về Châu Mỹ Latinh mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Georgetown Hoa Kỳ lúc làm giáo sư tại Khoa Tư tưởng Chính trị tại Đại học Công Giáo Tachira, Veneduela.
Với việc bầu Cha Sosa làm Bề trên Cả, Tổng Hội 36 đã hoàn tất một trong những nhiệm vụ chính của mình trong khi những vấn đề khác vẫn còn tiếp tục. Các đại biểu sẽ thảo luận về những vấn đề liên quan đến sứ mạng, quản trị và tình trạng của Dòng. Các chủ đề sẽ trải dài từ những thay đổi về việc phân bố nhân sự của Dòng cho đến những thách đố trong các sứ vụ quốc tế, cũng như đáp ứng của Dòng Tên đối với một thế giới thay đổi nhanh chóng, những bận tâm về môi trường, đói nghèo và bạo lực.
Chỉnh Trần, SJ chuyển ngữ
Cha Sosa chào đời ngày 12 tháng 11 năm 1948 tại Caracas, Venezuela. Cho đến khi được bầu làm Bề trên Tổng quyền, Cha Sosa đã phục vụ trong tư cách là Thụ uỷ đặc trách các nhà quốc tế của Dòng Tên tại Rôma và Tổng Cố vấn của Dòng. Cha tốt nghiệp cao học về triết học tại Đại học Công Giáo Andrés Bello năm 1972. Sau đó, Cha tốt nghiệp tiến sĩ về Khoa học Chính trị tại Đại học Trung ương Venezuela năm 1990. Cha Sosa nói được tiếng Tây Ban Nha, Ý, Anh và hiểu được tiếng Pháp.
Năm 2008, tại Tổng Hội 35, Cha Bề trên Cả Adolfo Nicolás đã bổ nhiệm Cha Arturo Sosa làm Tổng Cố vấn. Năm 2014, Cha Sosa chuyển về cộng đoàn Trung ương Dòng và đảm nhận trách vụ Thụ uỷ các Nhà Quốc tế của Dòng tại Rôma gồm: Đại học Giáo hoàng Gregorian, Học viện Giáo hoàng Thánh Kinh, Học viện Giáo hoàng Đông Phương, Đài Quan sát Vatican, tạp chí Civiltà Cattolica cũng như học viện quốc tế Dòng Tên tại Rôma.
Giữa năm 1996 đến năm 2004, ngài làm giám tỉnh Dòng Tên tại Venezuela. Trước đó, ngài là người điều phối sứ vụ tông đồ xã hội của tỉnh Dòng, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Xã hội Gumilla, một trung tâm nghiên cứu và hoạt động xã hội của Dòng Tên tại Venezuela.
Năm 2004, ngài được Trung tâm Nghiên cứu về Châu Mỹ Latinh mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Georgetown Hoa Kỳ lúc làm giáo sư tại Khoa Tư tưởng Chính trị tại Đại học Công Giáo Tachira, Veneduela.
Với việc bầu Cha Sosa làm Bề trên Cả, Tổng Hội 36 đã hoàn tất một trong những nhiệm vụ chính của mình trong khi những vấn đề khác vẫn còn tiếp tục. Các đại biểu sẽ thảo luận về những vấn đề liên quan đến sứ mạng, quản trị và tình trạng của Dòng. Các chủ đề sẽ trải dài từ những thay đổi về việc phân bố nhân sự của Dòng cho đến những thách đố trong các sứ vụ quốc tế, cũng như đáp ứng của Dòng Tên đối với một thế giới thay đổi nhanh chóng, những bận tâm về môi trường, đói nghèo và bạo lực.
Chỉnh Trần, SJ chuyển ngữ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với nhóm Tin Lành Lutheran: Người tín hữu phải theo sát gương mẫu của Chúa Giêsu.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:44 14/10/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với nhóm Tin Lành Lutheran: Người tín hữu phải theo sát gương mẫu của Chúa Giêsu.
(EWTN News/CNA) Hôm thứ Năm khi được hỏi là ngài thích gì và không thích gì ở người Tin lành Lutheran, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời rằng ngài thích những người Tin Lành Lutheran thực sự theo Chúa Kitô và không thích người Công Giáo giả hình hay có đức tin hời hợt.
Ngài nói “Vâng, cha thích tất cả mọi người Tin Lành ngoan đạo. Có nhiều người rất tốt lành, những người thực sự theo sát Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên cha không thích những người Công Giáo và người Tin Lành có đức tin lờ vờ.”
Nhân dịp gặp đoàn hành hương Tin Lành, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời như trên và ngài cũng lên án những người Công Giáo có “thái độ giả hình” và rằng bạn không thể là một người Công Giáo mà không sống như một người Công Giáo.
Cuộc gặp đoàn hành hương Tin Lành đã xảy ra trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên đường tới Thụy Điển nhân dịp kỷ niệm 500 năm Cải Cách Tin Lành. Cuộc họp tại Thụy Điển cũng đánh dấu 50 năm đối thoại chính thức giữa Công Giáo và Tin Lành.
Chuyến đi này tiếp theo những lần thăm viếng đại kết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kể cả việc gặp Đức Thượng Phụ Ilia II, lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Georgia và cuộc họp mới đây tại Vatican với Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Canterbury là Justin Welby.
Nhắc về sự giả hình khi đề cấp đến vấn đề người tỵ nạn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng có sự mâu thuẫn giữa việc một đàng muốn bảo vệ những tín hữu ở Trung Đông, trong khi đàng khác lại chống đối việc giúp đỡ những người tỵ nạn ở những nơi khác, muốn “ xua đuổi” những người “ đang thực sự rất cần giúp đỡ.”
Ngài nói “Nếu tôi nói tôi là người Công Giáo mà lại hành xử như thế này thì tôi là người giả hình.”
Chúng ta có thể tìm thấy “lối sống đức tin Công Giáo” một cách trái ngược, trong dụ ngôn người Samaritan tốt lành. “Một luật sĩ đi qua,nhìn thấy và bỏ đi. Một linh mục đi qua, nhìn thấy và cũng bỏ đi.” Nhưng “một người tội lỗi đi qua, cảm thấy xót thương, đã lại gần và giúp đỡ người gặp nạn.”
“Đây là con đường mà chúng ta phải theo, một con đường yêu thương đoàn kết giữa chúng ta. Hãy giúp đỡ những người khác, giúp những người khốn cùng, giúp anh chị em có nhu cầu và cầu nguyện.”
Với những kẻ chỉ “nói” thay vì “làm”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi đó là lối truyền đạo bằng “chất độc nguy hại nhất chống lại con đường yêu thương đoàn kết”
Ngài nhấn mạnh rằng “Không phải thuyết phục người ta về đức tin của mình bằng lời nói, nhưng các con phải là nhân chứng bằng đời sống đức tin của mình.”
“Khi chúng ta làm nhân chứng đức tin bằng chính cuộc sống của mình thì việc ấy sẽ đánh động trái tim của người khác và họ sẽ phải tự đặt câu hỏi “tại sao những người Công Giáo lại sống tốt lành như vậy.”
“Đó là cách truyền đạo mạnh mẽ nhất để chuẩn bị lòng trí họ sẵn sàng cho Chúa Thánh Thần và chính Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi trái tim họ, chứ không phải chúng ta.”
Nói với các bạn trẻ tại cuộc tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng khuyến khích họ “ trở nên nhân chứng của lòng thương xót” để tăng cường đức tin.
“Trong khi các nhà thần học thực hiện những cuộc đối thoại trong lãnh vực tín lý, chúng ta tiếp tục kiên trì tìm kiếm những cơ hội để gặp gỡ nhau, để biết về nhau hơn, để cùng cầu nguyện và giúp đỡ nhau và những người thiếu thốn.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận rằng Giáo Hội phải luôn cải tiến – rằng Giáo Hội “đang tiến bước, đang trưởng thành”, nhưng có một số cải tiến trong quá khứ bị “nhầm lẫn” hoặc bị “phóng đại.”
“Những nhà cải cách vĩ đại của Giáo Hội là những vị thánh, những người lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành.”
“Có lẽ họ không phải là các nhà thần học hay thày dạy vĩ đại, nhưng chỉ là những người khiêm nhường với “trái tim đầy tràn lời dạy của Chúa và chính họ đã thực sự canh tân Giáo Hội.” Những con người tốt lành như thế này có mặt cả ở cộng đồng Tin Lành Lutheran và cả ở trong Giáo Hội Công Giáo.”
“Tin Lành Lutheran và Công Giáo gắn bó với nhau vì chúng ta đều là những người tin vào Chúa Kitô. Chúng ta không chọn Chúa, nhưng chính Chúa đã chọn chúng ta và đây là một hồng ân.”
“Chúng ta trở nên công chính không phải bởi chính chúng ta hay bởi người khác, “Chỉ có Máu Thánh Chúa Kitô đã cứu chúng ta và làm cho chúng ta nên công chính.”
Vào cuối cuộc tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đùa là đến phiên ngài hỏi những khách hành hương Tin Lành Lutheran một câu hỏi rằng “Ai tốt hơn” Tin Lành hay Công Giáo? Mọi người hân hoan cười vui thay cho câu trả lời.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Hôm thứ Năm khi được hỏi là ngài thích gì và không thích gì ở người Tin lành Lutheran, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời rằng ngài thích những người Tin Lành Lutheran thực sự theo Chúa Kitô và không thích người Công Giáo giả hình hay có đức tin hời hợt.
Ngài nói “Vâng, cha thích tất cả mọi người Tin Lành ngoan đạo. Có nhiều người rất tốt lành, những người thực sự theo sát Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên cha không thích những người Công Giáo và người Tin Lành có đức tin lờ vờ.”
Nhân dịp gặp đoàn hành hương Tin Lành, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời như trên và ngài cũng lên án những người Công Giáo có “thái độ giả hình” và rằng bạn không thể là một người Công Giáo mà không sống như một người Công Giáo.
Cuộc gặp đoàn hành hương Tin Lành đã xảy ra trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên đường tới Thụy Điển nhân dịp kỷ niệm 500 năm Cải Cách Tin Lành. Cuộc họp tại Thụy Điển cũng đánh dấu 50 năm đối thoại chính thức giữa Công Giáo và Tin Lành.
Chuyến đi này tiếp theo những lần thăm viếng đại kết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kể cả việc gặp Đức Thượng Phụ Ilia II, lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Georgia và cuộc họp mới đây tại Vatican với Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Canterbury là Justin Welby.
Nhắc về sự giả hình khi đề cấp đến vấn đề người tỵ nạn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng có sự mâu thuẫn giữa việc một đàng muốn bảo vệ những tín hữu ở Trung Đông, trong khi đàng khác lại chống đối việc giúp đỡ những người tỵ nạn ở những nơi khác, muốn “ xua đuổi” những người “ đang thực sự rất cần giúp đỡ.”
Ngài nói “Nếu tôi nói tôi là người Công Giáo mà lại hành xử như thế này thì tôi là người giả hình.”
Chúng ta có thể tìm thấy “lối sống đức tin Công Giáo” một cách trái ngược, trong dụ ngôn người Samaritan tốt lành. “Một luật sĩ đi qua,nhìn thấy và bỏ đi. Một linh mục đi qua, nhìn thấy và cũng bỏ đi.” Nhưng “một người tội lỗi đi qua, cảm thấy xót thương, đã lại gần và giúp đỡ người gặp nạn.”
“Đây là con đường mà chúng ta phải theo, một con đường yêu thương đoàn kết giữa chúng ta. Hãy giúp đỡ những người khác, giúp những người khốn cùng, giúp anh chị em có nhu cầu và cầu nguyện.”
Với những kẻ chỉ “nói” thay vì “làm”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi đó là lối truyền đạo bằng “chất độc nguy hại nhất chống lại con đường yêu thương đoàn kết”
Ngài nhấn mạnh rằng “Không phải thuyết phục người ta về đức tin của mình bằng lời nói, nhưng các con phải là nhân chứng bằng đời sống đức tin của mình.”
“Khi chúng ta làm nhân chứng đức tin bằng chính cuộc sống của mình thì việc ấy sẽ đánh động trái tim của người khác và họ sẽ phải tự đặt câu hỏi “tại sao những người Công Giáo lại sống tốt lành như vậy.”
“Đó là cách truyền đạo mạnh mẽ nhất để chuẩn bị lòng trí họ sẵn sàng cho Chúa Thánh Thần và chính Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi trái tim họ, chứ không phải chúng ta.”
Nói với các bạn trẻ tại cuộc tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng khuyến khích họ “ trở nên nhân chứng của lòng thương xót” để tăng cường đức tin.
“Trong khi các nhà thần học thực hiện những cuộc đối thoại trong lãnh vực tín lý, chúng ta tiếp tục kiên trì tìm kiếm những cơ hội để gặp gỡ nhau, để biết về nhau hơn, để cùng cầu nguyện và giúp đỡ nhau và những người thiếu thốn.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận rằng Giáo Hội phải luôn cải tiến – rằng Giáo Hội “đang tiến bước, đang trưởng thành”, nhưng có một số cải tiến trong quá khứ bị “nhầm lẫn” hoặc bị “phóng đại.”
“Những nhà cải cách vĩ đại của Giáo Hội là những vị thánh, những người lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành.”
“Có lẽ họ không phải là các nhà thần học hay thày dạy vĩ đại, nhưng chỉ là những người khiêm nhường với “trái tim đầy tràn lời dạy của Chúa và chính họ đã thực sự canh tân Giáo Hội.” Những con người tốt lành như thế này có mặt cả ở cộng đồng Tin Lành Lutheran và cả ở trong Giáo Hội Công Giáo.”
“Tin Lành Lutheran và Công Giáo gắn bó với nhau vì chúng ta đều là những người tin vào Chúa Kitô. Chúng ta không chọn Chúa, nhưng chính Chúa đã chọn chúng ta và đây là một hồng ân.”
“Chúng ta trở nên công chính không phải bởi chính chúng ta hay bởi người khác, “Chỉ có Máu Thánh Chúa Kitô đã cứu chúng ta và làm cho chúng ta nên công chính.”
Vào cuối cuộc tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đùa là đến phiên ngài hỏi những khách hành hương Tin Lành Lutheran một câu hỏi rằng “Ai tốt hơn” Tin Lành hay Công Giáo? Mọi người hân hoan cười vui thay cho câu trả lời.
Giuse Thẩm Nguyễn
Wikileaks phơi bày tâm tình bài Công Giáo của Hilary Clinton
Đặng Tự Do
17:01 14/10/2016
Trong tuần qua, trang web Wikileaks đã công bố các emails rò rỉ từ hộp thư Gmail cá nhân của John Podesta, một quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ, là người đã giữ một loạt các vị trí cao cấp. Ông Podesta từng là trưởng phòng nhân viên Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton, một cố vấn cao cấp cho Tổng thống Barack Obama và hiện đang là giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.
Wikileaks cho biết họ có trong tay khoảng 50,000 emails của Podesta và của chính bà Hillary Clinton. Cho đến nay, nhóm này đã tung ra khoảng 10,000 emails, mỗi ngày một vài ngàn cái. Chiến dịch của bà Clinton đã từ chối xác nhận hay phủ nhận tính xác thực của các tài liệu bị rò rỉ này.
Các thư điện tử bị rò rỉ cho thấy tâm tình chống báng các học thuyết xã hội Công Giáo, khinh miệt các Giám Mục Công Giáo, và nguy hiểm hơn là âm mưu của đảng Dân Chủ Mỹ muốn gieo những “mầm mống nổi loạn” trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Các điện thư, được công bố bởi Wikileaks, chứng minh rằng đảng Dân chủ đã tham gia vào việc thành lập ít nhất là hai tổ chức nhằm vận động cho sự thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo và bảo vệ các chính trị gia phò phá thai và hôn nhân đồng tính, đồng thời thách thức và gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Trong một điện thư trao đổi giữa các thành viên của đảng Dân Chủ, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ được mô tả như đang thực thi “một chế độ độc tài thời trung cổ” tại Mỹ. Để trả lời cho một gợi ý gieo mầm “những hạt giống nổi loạn” trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, nhằm “kết thúc chế độ độc tài thời trung cổ” này, John Podesta, giám đốc chiến dịch tranh cử của Hilary Clinton, trả lời: “Chúng tôi đã tạo ra Catholics in Alliance for the Common Good [nghĩa là Liên Minh những người Công Giáo vì thiện ích chung] cho một thời điểm như thế”. Ông ta cho biết thêm: “Tương tự như Catholics United”, cả hai nhóm đã có những lập trường công khai phù hợp với các mục tiêu trong chiến dịch tranh cử của Hilary Clinton.
Những emails trao đổi trong nội bộ đảng Dân Chủ được công bố bởi Wikileaks cũng cho thấy một sự khinh miệt các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Jennifer Palmieri, giám đốc truyền thông của chiến dịch, mô tả các giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo là bảo thủ, cố chấp, đi ngược đà tiến của văn minh nhân loại. Trong một email, Palmieri lên tiếng chê bai những chính trị gia Công Giáo nổi bật có khuynh hướng phò sự sống là những kẻ bảo thủ. Bà ta cho rằng các chính trị gia này gắn bó với Công Giáo chỉ vì “Họ nghĩ rằng đó là một tôn giáo bảo thủ về mặt chính trị nhất đối với họ.”
Cả hai Podesta và Palmieri tự nhận mình là người Công Giáo.
Phản ứng trước các emails này, Liên đoàn Công Giáo vì tự do Tôn giáo và Dân Quyền đã ra một tuyên bố nói rằng các emails rò rỉ “khiến người ta tự hỏi các nhà lãnh đạo trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton và những người khác liên quan đến chiến dịch này còn nói những gì nữa về người Công Giáo và đạo Công Giáo.”
Brian Burch, chủ tịch nhóm Công Giáo Vote nói rằng người Công Giáo không có khuynh hướng bạo động. “Nếu Palmier nói như thế về các nhóm tôn giáo khác, bà ta có lẽ đã bị sa thải” vì các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ khắp nước Mỹ và cả trên thế giới. Ông nói thêm:
“Người Công Giáo chúng tôi sẽ nhìn xem liệu Hillary Clinton có nghĩ rằng niềm tin tôn giáo của chúng tôi phải được tôn trọng, hay là bà ta cho rằng bà ấy có quyền chế nhạo chúng tôi.”
Wikileaks cho biết họ có trong tay khoảng 50,000 emails của Podesta và của chính bà Hillary Clinton. Cho đến nay, nhóm này đã tung ra khoảng 10,000 emails, mỗi ngày một vài ngàn cái. Chiến dịch của bà Clinton đã từ chối xác nhận hay phủ nhận tính xác thực của các tài liệu bị rò rỉ này.
Các thư điện tử bị rò rỉ cho thấy tâm tình chống báng các học thuyết xã hội Công Giáo, khinh miệt các Giám Mục Công Giáo, và nguy hiểm hơn là âm mưu của đảng Dân Chủ Mỹ muốn gieo những “mầm mống nổi loạn” trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Các điện thư, được công bố bởi Wikileaks, chứng minh rằng đảng Dân chủ đã tham gia vào việc thành lập ít nhất là hai tổ chức nhằm vận động cho sự thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo và bảo vệ các chính trị gia phò phá thai và hôn nhân đồng tính, đồng thời thách thức và gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Trong một điện thư trao đổi giữa các thành viên của đảng Dân Chủ, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ được mô tả như đang thực thi “một chế độ độc tài thời trung cổ” tại Mỹ. Để trả lời cho một gợi ý gieo mầm “những hạt giống nổi loạn” trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, nhằm “kết thúc chế độ độc tài thời trung cổ” này, John Podesta, giám đốc chiến dịch tranh cử của Hilary Clinton, trả lời: “Chúng tôi đã tạo ra Catholics in Alliance for the Common Good [nghĩa là Liên Minh những người Công Giáo vì thiện ích chung] cho một thời điểm như thế”. Ông ta cho biết thêm: “Tương tự như Catholics United”, cả hai nhóm đã có những lập trường công khai phù hợp với các mục tiêu trong chiến dịch tranh cử của Hilary Clinton.
Những emails trao đổi trong nội bộ đảng Dân Chủ được công bố bởi Wikileaks cũng cho thấy một sự khinh miệt các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Jennifer Palmieri, giám đốc truyền thông của chiến dịch, mô tả các giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo là bảo thủ, cố chấp, đi ngược đà tiến của văn minh nhân loại. Trong một email, Palmieri lên tiếng chê bai những chính trị gia Công Giáo nổi bật có khuynh hướng phò sự sống là những kẻ bảo thủ. Bà ta cho rằng các chính trị gia này gắn bó với Công Giáo chỉ vì “Họ nghĩ rằng đó là một tôn giáo bảo thủ về mặt chính trị nhất đối với họ.”
Cả hai Podesta và Palmieri tự nhận mình là người Công Giáo.
Phản ứng trước các emails này, Liên đoàn Công Giáo vì tự do Tôn giáo và Dân Quyền đã ra một tuyên bố nói rằng các emails rò rỉ “khiến người ta tự hỏi các nhà lãnh đạo trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton và những người khác liên quan đến chiến dịch này còn nói những gì nữa về người Công Giáo và đạo Công Giáo.”
Brian Burch, chủ tịch nhóm Công Giáo Vote nói rằng người Công Giáo không có khuynh hướng bạo động. “Nếu Palmier nói như thế về các nhóm tôn giáo khác, bà ta có lẽ đã bị sa thải” vì các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ khắp nước Mỹ và cả trên thế giới. Ông nói thêm:
“Người Công Giáo chúng tôi sẽ nhìn xem liệu Hillary Clinton có nghĩ rằng niềm tin tôn giáo của chúng tôi phải được tôn trọng, hay là bà ta cho rằng bà ấy có quyền chế nhạo chúng tôi.”
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng về cuộc bầu cử Tổng Thống
Vũ Văn An
17:21 14/10/2016
“Tôi khuyến khích anh chị em đồng bào Công Giáo của tôi, và mọi người thiện chí, hãy là những người quản lý tốt các quyền lợi qúy giá mà chúng ta vốn thừa hưởng trong tư cách công dân của đất nước này”
Trong khi cuộc bầu cử Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc chỉ còn mấy ngày nữa sẽ xẩy ra và bầu khí chính trị mỗi ngày mỗi trở nên xấu xa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hiệp Chúng Quốc đã ra một tuyên bố vào ngày Thứ Năm vừa qua:
__
Vào thời điểm quan trọng trong lịch sử quốc gia của chúng ta này, tôi khuyến khích mọi người chúng ta dành một phút để suy nghĩ về một trong các nguyên tắc sáng lập ra nền cộng hòa của chúng ta: đó là tự do tôn giáo. Quyền tự do này bảo đảm quyền của các cộng đồng tôn giáo được duy trì tính toàn vẹn của các tín ngưỡng và tự quản thích đáng của họ. Gần đây đã có nhiều tường trình cho thấy một số người đang tìm cách can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội vì các lợi ích chính trị thiển cận. Nếu đúng như thế, thì đây là điều gây bối rối cho cả phúc lợi của các cộng đồng đức tin lẫn lợi ích của xứ sở chúng ta.
Trong đức tin và Giáo Hội của chúng ta, Chúa Kitô đã ban cho chúng ta một hồng ân qúy giá. Là người Công Giáo, chúng ta giữ vững các niềm tin của chúng ta vì các niềm tin này đến với chúng ta từ chính Chúa Giêsu, không phải từ một đồng thuận do các chuẩn mực đương thời tạo nên. Tin Mừng được cung ứng cho mọi người thuộc mọi thời đại. Nó mời gọi chúng ta yêu mến người lân cận và sống hòa bình với nhau. Vì lý do này, sự thật của Chúa Kitô không bao giờ lỗi thời hay không với tới được.Tin Mừng phục vụ ích chung, chứ không phục vụ các nghị trình chính trị.
Tôi khuyến khích anh chị em đồng bào Công Giáo của tôi, và mọi người thiện chí, hãy là những người quản lý tốt các quyền lợi qúy giá mà chúng ta vốn thừa hưởng trong tư cách công dân của đất nước này. Chúng ta cũng mong các viên chức công tôn trọng các quyền của người dân được sống đức tin của họ mà không có sự can thiệp của nhà nước. Khi các cộng đồng đức tin mất quyền này, chính ý niệm thế nào là một người Hoa Kỳ cũng sẽ mất luôn.
Các chính trị gia, các nhân viên và các thiện nguyện viên của họ nên phản ảnh các khát vọng tốt đẹp nhất của chúng ta trong tư cách công dân. Ngôn từ chính trị hiện thời đang hạ giá phụ nữ và đẩy người của đức tin qua bên lề một cách quá đáng. Điều này cần thay đổi. Trung thành với các niềm hy vọng tốt đẹp nhất của các cha già lập quốc, chúng ta tin tưởng rằng chúng ta có thể và nhất định sẽ thực hiện nhiều điều tốt hơn như một quốc gia.
—
Trên chuyến bay ngày 2 tháng Mười từ Georgia và Azerbaijan trở về, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bình luận về cuộc chạy đua giành chức Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc như sau:
“Ông hỏi tôi một câu hỏi về một điều chính ông mô tả là khó chọn lựa, vì theo quan điểm của ông có những khó khăn với cả người này lẫn người kia. Trong một chiến dịch tranh cử, tôi không bao giờ nói điều gì cả. Người ta có chủ kiến của họ, và tôi sẽ chỉ xin nói thế này: hãy nghiên cứu kỹ các đề xuất, hãy cầu nguyện, và chọn lựa bằng lương tâm!
Bây giờ, tôi xin để vấn đề qua một bên và nói tới một điều lý thuyết, hơn là nói tới vấn đề cụ thể. Khi một xứ sở có hai, ba hoặc bốn ứng cử viên không thỏa đáng, thì việc này có nghĩa: đời sống chính trị của xứ sở này có lẽ đã quá “bị chính trị hóa” nhưng lại thiếu một nền văn hóa chính trị. Một trong các trách vụ của Giáo Hội và của nền gáo dục cao đẳng là dạy người ta khai triển nền văn hóa chính trị này.
Có những quốc gia, tôi nghĩ tới Châu Mỹ La Tinh, đang bị chính trị hóa một cách quá đáng nhưng lại thiếu một nền văn hóa chính trị. Người ta thuộc đảng này hay đảng nọ, thậm chí đảng thứ ba, nhưng vì các lý do có tính xúc cảm, không suy nghĩ rõ ràng về những điều nền tảng, các đề xuất”.
Trong khi cuộc bầu cử Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc chỉ còn mấy ngày nữa sẽ xẩy ra và bầu khí chính trị mỗi ngày mỗi trở nên xấu xa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hiệp Chúng Quốc đã ra một tuyên bố vào ngày Thứ Năm vừa qua:
__
Vào thời điểm quan trọng trong lịch sử quốc gia của chúng ta này, tôi khuyến khích mọi người chúng ta dành một phút để suy nghĩ về một trong các nguyên tắc sáng lập ra nền cộng hòa của chúng ta: đó là tự do tôn giáo. Quyền tự do này bảo đảm quyền của các cộng đồng tôn giáo được duy trì tính toàn vẹn của các tín ngưỡng và tự quản thích đáng của họ. Gần đây đã có nhiều tường trình cho thấy một số người đang tìm cách can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội vì các lợi ích chính trị thiển cận. Nếu đúng như thế, thì đây là điều gây bối rối cho cả phúc lợi của các cộng đồng đức tin lẫn lợi ích của xứ sở chúng ta.
Trong đức tin và Giáo Hội của chúng ta, Chúa Kitô đã ban cho chúng ta một hồng ân qúy giá. Là người Công Giáo, chúng ta giữ vững các niềm tin của chúng ta vì các niềm tin này đến với chúng ta từ chính Chúa Giêsu, không phải từ một đồng thuận do các chuẩn mực đương thời tạo nên. Tin Mừng được cung ứng cho mọi người thuộc mọi thời đại. Nó mời gọi chúng ta yêu mến người lân cận và sống hòa bình với nhau. Vì lý do này, sự thật của Chúa Kitô không bao giờ lỗi thời hay không với tới được.Tin Mừng phục vụ ích chung, chứ không phục vụ các nghị trình chính trị.
Tôi khuyến khích anh chị em đồng bào Công Giáo của tôi, và mọi người thiện chí, hãy là những người quản lý tốt các quyền lợi qúy giá mà chúng ta vốn thừa hưởng trong tư cách công dân của đất nước này. Chúng ta cũng mong các viên chức công tôn trọng các quyền của người dân được sống đức tin của họ mà không có sự can thiệp của nhà nước. Khi các cộng đồng đức tin mất quyền này, chính ý niệm thế nào là một người Hoa Kỳ cũng sẽ mất luôn.
Các chính trị gia, các nhân viên và các thiện nguyện viên của họ nên phản ảnh các khát vọng tốt đẹp nhất của chúng ta trong tư cách công dân. Ngôn từ chính trị hiện thời đang hạ giá phụ nữ và đẩy người của đức tin qua bên lề một cách quá đáng. Điều này cần thay đổi. Trung thành với các niềm hy vọng tốt đẹp nhất của các cha già lập quốc, chúng ta tin tưởng rằng chúng ta có thể và nhất định sẽ thực hiện nhiều điều tốt hơn như một quốc gia.
—
Trên chuyến bay ngày 2 tháng Mười từ Georgia và Azerbaijan trở về, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bình luận về cuộc chạy đua giành chức Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc như sau:
“Ông hỏi tôi một câu hỏi về một điều chính ông mô tả là khó chọn lựa, vì theo quan điểm của ông có những khó khăn với cả người này lẫn người kia. Trong một chiến dịch tranh cử, tôi không bao giờ nói điều gì cả. Người ta có chủ kiến của họ, và tôi sẽ chỉ xin nói thế này: hãy nghiên cứu kỹ các đề xuất, hãy cầu nguyện, và chọn lựa bằng lương tâm!
Bây giờ, tôi xin để vấn đề qua một bên và nói tới một điều lý thuyết, hơn là nói tới vấn đề cụ thể. Khi một xứ sở có hai, ba hoặc bốn ứng cử viên không thỏa đáng, thì việc này có nghĩa: đời sống chính trị của xứ sở này có lẽ đã quá “bị chính trị hóa” nhưng lại thiếu một nền văn hóa chính trị. Một trong các trách vụ của Giáo Hội và của nền gáo dục cao đẳng là dạy người ta khai triển nền văn hóa chính trị này.
Có những quốc gia, tôi nghĩ tới Châu Mỹ La Tinh, đang bị chính trị hóa một cách quá đáng nhưng lại thiếu một nền văn hóa chính trị. Người ta thuộc đảng này hay đảng nọ, thậm chí đảng thứ ba, nhưng vì các lý do có tính xúc cảm, không suy nghĩ rõ ràng về những điều nền tảng, các đề xuất”.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ về vụ ‘Hilary Clinton email leaks’
J.B. Đặng Minh An dịch
17:33 14/10/2016
Tại thời điểm quan trọng này trong lịch sử của dân tộc, tôi khích lệ tất cả chúng ta dành ra một chút thời gian để suy tư về một trong những nguyên tắc sáng lập ra nền cộng hòa của chúng ta – đó là quyền tự do tôn giáo. Nguyên tắc này bảo đảm những quyền của cộng đồng đức tin có thể bảo vệ sự toàn vẹn niềm tin của mình và được tự quản một cách chính đáng. Có những báo cáo gần đây cho thấy một số người có thể đã tìm cách can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội vì những lợi ích chính trị ngắn hạn của họ. Nếu đúng như thế, đây là điều đang gây khó khăn cho cuộc sống của các cộng đồng đức tin và cả lợi ích quốc gia của chúng ta.
Chúa Kitô đã ban cho chúng ta một ân sủng quý giá là đức tin và Giáo Hội của chúng ta. Là người Công Giáo, chúng ta giữ vững niềm tin của mình bởi vì niềm tin ấy đến với chúng ta từ Chúa Giêsu, chứ không phải từ một sự đồng thuận giả tạo dựa trên các chuẩn mực hiện tại. Tin Mừng được ban cho tất cả mọi dân tộc xuyên suốt thời gian. Tin Mừng mời gọi chúng ta yêu thương người lân cận và sống hòa bình với nhau. Vì lý do này, sự thật của Chúa Kitô không bao giờ là lỗi thời hoặc không thể tiếp cận được. Tin Mừng phục vụ lợi ích chung, chứ không phải là các chương trình nghị sự chính trị.
Tôi khích lệ anh chị em Công Giáo chúng ta, và tất cả mọi người thiện chí, hãy trở thành những người gìn giữ các quyền quý giá, mà chúng ta được thừa kế trong tư cách là công dân của đất nước này. Chúng tôi cũng hy vọng các viên chức công quyền biết tôn trọng quyền của người dân được sống đức tin của họ mà không cần sự can thiệp nào của nhà nước. Khi cộng đồng đức tin bị mất đi quyền này, chính ý tưởng là một người Mỹ sẽ bị đánh mất.
Các chính trị gia, các nhân viên và tình nguyện viên của họ nên phản ảnh nguyện vọng tốt nhất của chúng tôi trong tư cách là những công dân. Quá nhiều những diễn văn chính trị trong những ngày này đã khinh miệt phụ nữ và gạt ra ngoài lề xã hội những người có đức tin. Điều này phải được thay đổi. Theo đúng những hy vọng đẹp nhất của những người sáng lập ra quốc gia chúng ta, chúng ta tin chắc rằng chúng ta có thể và sẽ làm tốt hơn với tư cách là một quốc gia.
+ Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ
Đức Thánh Cha thăm các trẻ em làng SOS
Đặng Tự Do
17:49 14/10/2016
Hôm thứ Sáu 14 tháng 10, Đức Thánh Cha đã thăm các trẻ em trong “làng SOS”, một khu dân cư của Rôma dành cho việc chăm sóc các trẻ em có những khó khăn cá nhân, gia đình hoặc nguồn gốc xã hội. Chuyến thăm bất ngờ của ngài là một phần trong các ngày “Thứ Sáu Lòng Thương Xót”. Đó là sáng kiến của Đức Thánh Cha muốn thực hiện một cử chỉ cụ thể của lòng thương xót mỗi tháng vào một ngày thứ Sáu trong Năm Thánh này.
Trong chuyến thăm của ngài đến trung tâm, Đức Thánh Cha đã đi một vòng quanh các của các cơ sở bao gồm một sân bóng đá nhỏ và một sân chơi. Những đứa trẻ sống ở đó cho Đức Thánh Cha thấy phòng và đồ chơi của các em và ngài lắng nghe các em nói về những câu chuyện cá nhân của chúng. Trước khi trở về Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã có một bữa ăn nhẹ buổi chiều với trẻ em.
Nằm ở phía tây bắc Rôma, làng SOS được tạo thành từ 5 nhà trọ, mỗi nhà tối đa là sáu trẻ em dưới 12 tuổi sống chung với một người giám sát được biết đến như một người mẹ SOS. Những đứa trẻ sống trong trung tâm được chăm sóc và hỗ trợ trong cùng một cách như một gia đình thật sự. Các em được đưa đến trường, đến các giáo xứ địa phương và chơi thể thao. Tất cả các nhân viên làm việc tại trung tâm chăm sóc cho trẻ em này đều sống với các em trong một thời gian dài để tạo ra một mối quan hệ ổn định với các em và giúp họ tự chủ hơn khi chúng lớn lên.
Trong chuyến thăm của ngài đến trung tâm, Đức Thánh Cha đã đi một vòng quanh các của các cơ sở bao gồm một sân bóng đá nhỏ và một sân chơi. Những đứa trẻ sống ở đó cho Đức Thánh Cha thấy phòng và đồ chơi của các em và ngài lắng nghe các em nói về những câu chuyện cá nhân của chúng. Trước khi trở về Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã có một bữa ăn nhẹ buổi chiều với trẻ em.
Nằm ở phía tây bắc Rôma, làng SOS được tạo thành từ 5 nhà trọ, mỗi nhà tối đa là sáu trẻ em dưới 12 tuổi sống chung với một người giám sát được biết đến như một người mẹ SOS. Những đứa trẻ sống trong trung tâm được chăm sóc và hỗ trợ trong cùng một cách như một gia đình thật sự. Các em được đưa đến trường, đến các giáo xứ địa phương và chơi thể thao. Tất cả các nhân viên làm việc tại trung tâm chăm sóc cho trẻ em này đều sống với các em trong một thời gian dài để tạo ra một mối quan hệ ổn định với các em và giúp họ tự chủ hơn khi chúng lớn lên.
WikiLeaks có 1,700 emails chứng minh Hillary Clinton chỉ đạo bán vũ khí cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Đặng Tự Do
19:37 14/10/2016
Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, người ta không thể phủ nhận những email ông ta nhặt nhạnh được là có thật.
Trong một cuộc phỏng vấn với Democracy Now hôm 14 tháng 10, Julian Assange tung ra một quả bom chấn động Hoa Kỳ. Ông tuyên bố rằng, WikiLeaks thủ đắc trong tay khoảng 1,700 emails chứng minh bà Hillary Clinton và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chủ động trang bị cho các chiến binh thánh chiến Hồi giáo, đặc biệt là bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Syria.
Hillary Clinton đã nhiều lần phủ nhận điều này, bao gồm cả trong các báo cáo khi tuyên thệ trước Quốc Hội Hoa Kỳ.
Sau cuộc tấn công vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Benghazi, Lybia vào ngày 11 tháng Chín, 2012, đầu năm 2013, Hillary Clinton được mời ra điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Bà phủ nhận cáo buộc có liên can đến các lô hàng vũ khí xuất cảng sang Trung Đông.
Theo Julian Assange, về tội khai man trước Quốc Hội Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đáng bị bắt ngay lập tức.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cho phép đưa các lô hàng vũ khí Mỹ tới Qatar, một đất nước dưới ảnh hưởng của bọn Huynh đệ Hồi giáo. Lô hàng này nhằm giúp quân nổi dậy Libya, trong một nỗ lực để lật đổ chính phủ Gaddafi của Libya.
Sau đó là hàng loạt những tàu chở đầy vũ khí sang Trung Đông để cung cấp cho Al Qaeda, và bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong cố gắng lật đổ chế độ của tổng thống Assad ở Syria.
Các emails cho thấy Hilary Clinton đã đóng vai chính trong việc tổ chức ra cái gọi là “Những người bạn của Syria”, một tổ chức trá hình của Al Qaeda và bọn khủng bố Hồi Giáo IS, để hỗ trợ cuộc nổi dậy do CIA dẫn đầu nhằm thay đổi chế độ ở Syria.
Bà Hilary Clinton và những người điều hành chiến dịch tranh cử của bà cho đến nay vẫn từ chối xác nhận hay phủ nhận tính xác thực của các tài liệu bị rò rỉ này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Democracy Now hôm 14 tháng 10, Julian Assange tung ra một quả bom chấn động Hoa Kỳ. Ông tuyên bố rằng, WikiLeaks thủ đắc trong tay khoảng 1,700 emails chứng minh bà Hillary Clinton và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chủ động trang bị cho các chiến binh thánh chiến Hồi giáo, đặc biệt là bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Syria.
Hillary Clinton đã nhiều lần phủ nhận điều này, bao gồm cả trong các báo cáo khi tuyên thệ trước Quốc Hội Hoa Kỳ.
Sau cuộc tấn công vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Benghazi, Lybia vào ngày 11 tháng Chín, 2012, đầu năm 2013, Hillary Clinton được mời ra điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Bà phủ nhận cáo buộc có liên can đến các lô hàng vũ khí xuất cảng sang Trung Đông.
Theo Julian Assange, về tội khai man trước Quốc Hội Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đáng bị bắt ngay lập tức.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cho phép đưa các lô hàng vũ khí Mỹ tới Qatar, một đất nước dưới ảnh hưởng của bọn Huynh đệ Hồi giáo. Lô hàng này nhằm giúp quân nổi dậy Libya, trong một nỗ lực để lật đổ chính phủ Gaddafi của Libya.
Sau đó là hàng loạt những tàu chở đầy vũ khí sang Trung Đông để cung cấp cho Al Qaeda, và bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong cố gắng lật đổ chế độ của tổng thống Assad ở Syria.
Các emails cho thấy Hilary Clinton đã đóng vai chính trong việc tổ chức ra cái gọi là “Những người bạn của Syria”, một tổ chức trá hình của Al Qaeda và bọn khủng bố Hồi Giáo IS, để hỗ trợ cuộc nổi dậy do CIA dẫn đầu nhằm thay đổi chế độ ở Syria.
Bà Hilary Clinton và những người điều hành chiến dịch tranh cử của bà cho đến nay vẫn từ chối xác nhận hay phủ nhận tính xác thực của các tài liệu bị rò rỉ này.
ĐTC Phanxicô ưu buồn trước tin Quốc vương Thái Lan băng hà
Chân Phương
21:36 14/10/2016
ĐTC Phanxicô ưu buồn trước tin Quốc vương Thái Lan băng hà
Hôm Thứ Sáu 14 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi ưu buồn của ngài khi biết tin Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà vào hôm Thứ Năm tại một bệnh viện ở Thủ đô Bangkok.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi đến Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha viết: "Tôi ưu buồn sâu sắc khi biết tin Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà, và tôi xin gửi lời chia buồn chân thành đến các thành viên Hoàng gia và tất cả thần dân của vương quốc trong lúc bi ai này".
Quốc vương Bhumibol Adulyadej năm nay 88 tuổi, trị vì Vương quốc Thái Lan từ năm 1946 và là vị vua trị vì lâu nhất trên thế giới tính đến thời điểm ông băng hà. Ông cũng là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan.
"Như là một lễ vật gửi đến vị quốc vương khôn ngoan, kiên định và chính trực, tôi cầu nguyện để mọi người dân Thái Lan có thể đồng hành với nhau tiếp tục trên con đường hòa bình, và tôi chân thành khẩn nguyện cho tất cả những ai đang than khóc trước việc ngài băng hà được Thiên Chúa ủi an và chúc lành", lá thư của Đức Giáo Hoàng viết.
Vua Adulyadej băng hà vào khoảng 04:00 giờ chiều địa phương ngày 13 tháng 10 tại thủ đô Bangkok. Trong sáu năm qua, đôi lúc sức khỏe của ông trở nên rất yếu và luôn phải nằm dưỡng bệnh tại bệnh viện Siriraj ở Bangkok.
Thái Lan đảm bảo tự do tôn giáo nên không có quốc giáo, mặc dù theo pháp luật yêu cầu thì nhà vua là Phật tử. Phần lớn dân số Thái Lan theo Phật giáo với 93.2%, và Hồi giáo là tôn giáo lớn tiếp theo. Tính đến năm 2014, chỉ có khoảng 400.000 người Công Giáo ở Thái Lan, trong tổng số 65 triệu dân.
Quốc vương Adulyadej rất được tôn trọng và yêu quý khắp đất nước Thái Lan. Một phát ngôn viên cảnh sát nói rằng hôm 14 tháng 10 ước tính đã khoảng hơn 100.000 người có mặt tại hoàng cung để chứng kiến tang lễ của quốc vương.
Vị quốc vương Thái Lan này có một mối quan hệ tích cực với Vatican. Năm 1960, trong một chuyến đi Âu Châu, ông cùng với Nữ hoàng Thái Lan đã đến hội kiến Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Trong chuyến này, nhà vua đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Thái Lan.
Chuyến thăm Thái Lan năm 1984 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một phần của việc ứng nghiệm lời mời đó. Lúc ấy, Thánh Gioan Phaolô II đã gặp quốc vương và những người tị nạn tại trại Phanat Nikhom ở Thái Lan. Ngài cũng đã đến thăm một ngôi chùa Phật giáo khiến ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên thực hiện một điều như vậy.
Ngày 11 tháng 5 năm 2014, các vị giám mục của 10 giáo phận Thái Lan đã được quốc vương Adulyadej tiếp kiến tại hoàng cung, khi đó ông đã được xem thấy những thánh tích của Thánh Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, một tháng sau khi nhị vị giáo hoàng này được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh cùng lúc tại Quảng trường Thánh Phêrô. Các thánh tích đã đến Thái Lan bao gồm một lọ máu của Đức Gioan Phaolô II và một mảnh da nhỏ của Đức Gioan XXIII được rước luân lưu đi khắp các giáo xứ trong cả nước. (CNA)
Chân Phương
Lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi đến Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha viết: "Tôi ưu buồn sâu sắc khi biết tin Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà, và tôi xin gửi lời chia buồn chân thành đến các thành viên Hoàng gia và tất cả thần dân của vương quốc trong lúc bi ai này".
Quốc vương Bhumibol Adulyadej năm nay 88 tuổi, trị vì Vương quốc Thái Lan từ năm 1946 và là vị vua trị vì lâu nhất trên thế giới tính đến thời điểm ông băng hà. Ông cũng là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan.
"Như là một lễ vật gửi đến vị quốc vương khôn ngoan, kiên định và chính trực, tôi cầu nguyện để mọi người dân Thái Lan có thể đồng hành với nhau tiếp tục trên con đường hòa bình, và tôi chân thành khẩn nguyện cho tất cả những ai đang than khóc trước việc ngài băng hà được Thiên Chúa ủi an và chúc lành", lá thư của Đức Giáo Hoàng viết.
Vua Adulyadej băng hà vào khoảng 04:00 giờ chiều địa phương ngày 13 tháng 10 tại thủ đô Bangkok. Trong sáu năm qua, đôi lúc sức khỏe của ông trở nên rất yếu và luôn phải nằm dưỡng bệnh tại bệnh viện Siriraj ở Bangkok.
Thái Lan đảm bảo tự do tôn giáo nên không có quốc giáo, mặc dù theo pháp luật yêu cầu thì nhà vua là Phật tử. Phần lớn dân số Thái Lan theo Phật giáo với 93.2%, và Hồi giáo là tôn giáo lớn tiếp theo. Tính đến năm 2014, chỉ có khoảng 400.000 người Công Giáo ở Thái Lan, trong tổng số 65 triệu dân.
Quốc vương Adulyadej rất được tôn trọng và yêu quý khắp đất nước Thái Lan. Một phát ngôn viên cảnh sát nói rằng hôm 14 tháng 10 ước tính đã khoảng hơn 100.000 người có mặt tại hoàng cung để chứng kiến tang lễ của quốc vương.
Vị quốc vương Thái Lan này có một mối quan hệ tích cực với Vatican. Năm 1960, trong một chuyến đi Âu Châu, ông cùng với Nữ hoàng Thái Lan đã đến hội kiến Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Trong chuyến này, nhà vua đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Thái Lan.
Chuyến thăm Thái Lan năm 1984 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một phần của việc ứng nghiệm lời mời đó. Lúc ấy, Thánh Gioan Phaolô II đã gặp quốc vương và những người tị nạn tại trại Phanat Nikhom ở Thái Lan. Ngài cũng đã đến thăm một ngôi chùa Phật giáo khiến ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên thực hiện một điều như vậy.
Ngày 11 tháng 5 năm 2014, các vị giám mục của 10 giáo phận Thái Lan đã được quốc vương Adulyadej tiếp kiến tại hoàng cung, khi đó ông đã được xem thấy những thánh tích của Thánh Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, một tháng sau khi nhị vị giáo hoàng này được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh cùng lúc tại Quảng trường Thánh Phêrô. Các thánh tích đã đến Thái Lan bao gồm một lọ máu của Đức Gioan Phaolô II và một mảnh da nhỏ của Đức Gioan XXIII được rước luân lưu đi khắp các giáo xứ trong cả nước. (CNA)
Chân Phương
Tổng giáo phận Florence khẳng định không thay đổi trong chính sách về rước lễ đối với những người đã ly dị và tái hôn
Đặng Tự Do
21:47 14/10/2016
Tổng Giáo Phận Florence, Ý đã chỉ thị cho các linh mục nêu cao giáo huấn truyền thống theo đó người Công Giáo đã ly dị và tái hôn không thể rước lễ, ngoại trừ trường hợp họ đồng ý sống với nhau như anh trai và em gái.
Các hướng dẫn cho việc thực hiện tông huấn Amoris Laetitia ở Florence đã được đưa ra bởi Đức Hồng Y Ennio Antonelli, cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, với sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục giáo phận, là Đức Hồng Y Giuseppe Betori.
Chính sách ở Florence được xem là khác với Giáo phận Roma, nơi mà Đức Hồng Y Agostino Vallini, đại diện của Đức Thánh Cha, nói rằng trong những trường hợp bất thường một cha giải tội có thể cho người ly dị và tái hôn được rước lễ nếu việc sống chế dục là một điều “khó thực hiện vì sự ổn định của các cặp vợ chồng.”
Các hướng dẫn cho việc thực hiện tông huấn Amoris Laetitia ở Florence đã được đưa ra bởi Đức Hồng Y Ennio Antonelli, cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, với sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục giáo phận, là Đức Hồng Y Giuseppe Betori.
Chính sách ở Florence được xem là khác với Giáo phận Roma, nơi mà Đức Hồng Y Agostino Vallini, đại diện của Đức Thánh Cha, nói rằng trong những trường hợp bất thường một cha giải tội có thể cho người ly dị và tái hôn được rước lễ nếu việc sống chế dục là một điều “khó thực hiện vì sự ổn định của các cặp vợ chồng.”
Tòa Thánh kêu gọi nỗ lực mới chống lại nạn buôn bán vũ khí và loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Đặng Tự Do
22:06 14/10/2016
Nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi những nỗ lực mới nhằm chống lại nạn buôn bán vũ khí và loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza đưa ra nhận xét như trên hôm 11 tháng 10 trong một cuộc thảo luận bàn về việc phổ biến các loại vũ khí.
“Trong khi đã có tiến bộ trong việc hạn chế buôn bán vũ khí, các loại mìn, và bom bi, việc tiếp tục buôn bán các vũ khí nhỏ và gây cháy vẫn còn ở mức đáng lo ngại”. Ngài nhấn mạnh rằng “Ngày càng có nhiều các vũ khí thông thường nhưng mạnh mẽ và tinh vi hơn. Điều này là một đe dọa nghiêm trọng cho toàn bộ cộng đồng. Nhiều bệnh viện, trường học và các cơ sở hạ tầng dân sự đã bị phá hủy với các vũ khí thông thường. Do đó, giờ đây chúng phải được lên án cùng với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Ngài nói thêm:
Tòa Thánh tin rằng răn đe hạt nhân và đe dọa hủy diệt lẫn nhau trong quan hệ quốc tế không thể là cơ sở cho một nền đạo đức của tình huynh đệ và chung sống hòa bình. Chúng ta cần phải hoạt động khẩn trương và không ngừng để tìm ra con đường hợp pháp nhằm loại bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza đưa ra nhận xét như trên hôm 11 tháng 10 trong một cuộc thảo luận bàn về việc phổ biến các loại vũ khí.
“Trong khi đã có tiến bộ trong việc hạn chế buôn bán vũ khí, các loại mìn, và bom bi, việc tiếp tục buôn bán các vũ khí nhỏ và gây cháy vẫn còn ở mức đáng lo ngại”. Ngài nhấn mạnh rằng “Ngày càng có nhiều các vũ khí thông thường nhưng mạnh mẽ và tinh vi hơn. Điều này là một đe dọa nghiêm trọng cho toàn bộ cộng đồng. Nhiều bệnh viện, trường học và các cơ sở hạ tầng dân sự đã bị phá hủy với các vũ khí thông thường. Do đó, giờ đây chúng phải được lên án cùng với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Ngài nói thêm:
Tòa Thánh tin rằng răn đe hạt nhân và đe dọa hủy diệt lẫn nhau trong quan hệ quốc tế không thể là cơ sở cho một nền đạo đức của tình huynh đệ và chung sống hòa bình. Chúng ta cần phải hoạt động khẩn trương và không ngừng để tìm ra con đường hợp pháp nhằm loại bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân.
Hội Đồng Giám Mục Nigeria lên án việc bắt giữ hàng loạt các thẩm phán
Đặng Tự Do
22:18 14/10/2016
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria đã lên án việc chính quyền bắt giữ hàng loạt các thẩm phán sau khi cáo buộc họ tội tham nhũng.
“Chúng tôi đã nói rất rõ với Tổng thống trong nhiều cuộc họp khác nhau rằng các quy tắc pháp luật phải được tôn trọng”, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Kaigama của Jos cho biết như trên trong một bài đăng trên tờ Nigeria Daily hôm 13 tháng 10.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Tôi lên án bất cứ hoạt động nào thiếu cơ sở pháp lý. Chúng ta không phải là một nước cộng hòa vô luật pháp; chúng ta là một quốc gia nghiêm chỉnh với dân số lên đến hàng trăm triệu người và chúng ta phải theo các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta phải nhìn nhận và hoạt động theo đúng các thủ tục.”
“Chúng tôi đã nói rất rõ với Tổng thống trong nhiều cuộc họp khác nhau rằng các quy tắc pháp luật phải được tôn trọng”, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Kaigama của Jos cho biết như trên trong một bài đăng trên tờ Nigeria Daily hôm 13 tháng 10.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Tôi lên án bất cứ hoạt động nào thiếu cơ sở pháp lý. Chúng ta không phải là một nước cộng hòa vô luật pháp; chúng ta là một quốc gia nghiêm chỉnh với dân số lên đến hàng trăm triệu người và chúng ta phải theo các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta phải nhìn nhận và hoạt động theo đúng các thủ tục.”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
UBND tỉnh Nghệ An đòi ''trục xuất'' Linh mục Đặng Hữu Nam
danlambaovn.blogspot.com
10:59 14/10/2016
UBND tỉnh Nghệ An vừa ra văn bản gửi Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo Phận Vinh đề nghị "trục xuất" Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi quê hương Nghệ An của ngài.
Văn bản số 7533/UBND-NC, ngày 07/10/2016 do ông Lê Xuân Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký thay chủ tịch có nội dung như sau: “đề nghị Cụ Giám mục Giáo phận Vinh chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ An”.
Văn bản của UBND tỉnh Nghệ An không khác một bản kết luận điều tra, hoặc một bản cáo trạng mà bên cơ quan công an, viện kiểm sát dùng để buộc tội một bị can.
Theo đó, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam bị vu cáo là “kích động, nói xấu đảng và Nhà nước”, “lợi dụng sự cố môi trường biển để kích động giáo dân biểu tình".
Thậm chí, nhà cầm quyền Nghệ An còn vu cáo cha Nam là: thường xuyên gặp gỡ, tiếp đón một số “đối tượng” là đảng viên của tổ chức “phản động” Việt Tân...
UBND tỉnh Nghệ An cũng kết luận Linh mục Nam đã “vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật Nhà nước CHXHCN VN và giáo luật Công Giáo”.
Việc UBND tỉnh Nghệ An tùy tiện kết tội và đề nghị trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi quê hương của ngài một lần nữa cho thấy bản chất coi thường pháp luật của chế độ cộng sản.
Có thể nói, Linh mục Đặng Hữu Nam và Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là hai trong số những gương mặt tiêu biểu trong cuộc chiến chống lại Formosa.
Bắt Mẹ Nấm, kết tội cha Nam và gia tăng sức ép lên những người chống Formosa, bảo vệ sự sống môi trường, một lần nữa thể hiện rõ ý đồ của nhà cầm quyền nhằm gia tăng tâm lý sợ hãi lên quần chúng.
Và như nhận định của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là nhà cầm quyền muốn làm “chùn bước cao trào tranh đấu bảo vệ môi trường của người dân, đặc biệt trong lúc các giáo xứ tại Hà Tĩnh đang tạo được những sức ép đáng kể”.
(Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com)
Văn bản của UBND tỉnh Nghệ An không khác một bản kết luận điều tra, hoặc một bản cáo trạng mà bên cơ quan công an, viện kiểm sát dùng để buộc tội một bị can.
Theo đó, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam bị vu cáo là “kích động, nói xấu đảng và Nhà nước”, “lợi dụng sự cố môi trường biển để kích động giáo dân biểu tình".
Thậm chí, nhà cầm quyền Nghệ An còn vu cáo cha Nam là: thường xuyên gặp gỡ, tiếp đón một số “đối tượng” là đảng viên của tổ chức “phản động” Việt Tân...
UBND tỉnh Nghệ An cũng kết luận Linh mục Nam đã “vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật Nhà nước CHXHCN VN và giáo luật Công Giáo”.
Việc UBND tỉnh Nghệ An tùy tiện kết tội và đề nghị trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi quê hương của ngài một lần nữa cho thấy bản chất coi thường pháp luật của chế độ cộng sản.
Có thể nói, Linh mục Đặng Hữu Nam và Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là hai trong số những gương mặt tiêu biểu trong cuộc chiến chống lại Formosa.
Bắt Mẹ Nấm, kết tội cha Nam và gia tăng sức ép lên những người chống Formosa, bảo vệ sự sống môi trường, một lần nữa thể hiện rõ ý đồ của nhà cầm quyền nhằm gia tăng tâm lý sợ hãi lên quần chúng.
Và như nhận định của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là nhà cầm quyền muốn làm “chùn bước cao trào tranh đấu bảo vệ môi trường của người dân, đặc biệt trong lúc các giáo xứ tại Hà Tĩnh đang tạo được những sức ép đáng kể”.
Văn Hóa
Cảnh đẹp Michigan: Hội dòng Companions of Christ the Lamb.
Trần Mạnh Trác
16:58 14/10/2016
Xem hình ảnh
Cảnh thần tiên.
Tuần qua, khi chiêm ngưỡng những quang cảnh thần tiên cuả 'Bán đảo Michigan Thượng' (Michigan' Upper Peninsula,) chúng tôi không khỏi không thấm thiá với hai câu thơ cuả Tuyết Giang Phu Tử (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm):
...
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
...
Chỗ hoang sơ và thanh tịnh như thế này mà chưa sản xuất ra một trang viện, một thiền viện thì uống quá? tôi tự nghĩ.
Cái thắc mắc đó đã được giải đáp nhờ có chút ít tinh thần mộ đạo, nghiã là tuy thời giờ thì khít khao cho một chương trình du lịch dày đặc, chúng tôi đã không quên bỏ ra một vài giờ cho lễ Chuá Nhật.
Hội dòng CCL
Những giáo dân ít ỏi cuả vùng thưa dân Paradise (Thiên đàng) đã giới thiệu cho chúng tôi một hội dòng với một tên gọi rất lạ là Companions of Christ the Lamb (Những người bạn đồng hành cuả Chuá Kitô con Chiên Thiên Chuá, CCL). đây là một hội dòng mới được 'chuẩn y' năm 1993 như là một 'hiệp hội tư' tại giáo phận Detroit, và tại giáo phận Marquette cuả Michigan.
Tuy có nhiều linh mục về hưu đã gia nhập CCL ngay từ đầu, nhưng chỉ tháng 6 vừa qua thì vị linh mục 'cơ hữu' đầu tiên mới được truyền chức.
Điểm đặc biệt là ngay cả những người đã có gia đình cũng được liệt kê vào danh sách thành phần 'sĩ tử'. Có 3 loại sĩ tử, 'Dòng 1' là các linh mục, 'Dòng 2' là các ẩn sĩ Nam Nữ, và 'Dòng 3' là các giáo dân còn độc thân hay có gia đình.
Các linh mục và ẩn sĩ (hermits) thì sống tại trang viện, còn giáo dân thì sống ở ngoài đời nhưng liên kiết với hội dòng qua nhiều buổi tĩnh tâm và hội họp hằng năm. Mọi sĩ tử sẽ được 'khấn trọn đời' sau khi đã kết thúc một cuộc tĩnh tâm 'solo' ở ngoài thiên nhiên, giáo dân thì 'solo' 10 ngày, còn giáo sĩ là 40 ngày.
Chiêm niệm và cuộc sống ngoài thiên nhiên
Hai đặc tính cần thiết cuả một sĩ tử là tinh thần chiêm niệm (spirituality) và cuộc sống ngoài thiên nhiên (out-of-doors). Nói một cách tống quát thì đây là những yếu tố mà vẻ bên ngoài không khác xa bao nhiêu với Đạo Lão cuả ông Trạng Trình (đã đề cập ở trên), tuy nhiên, theo thiển ý, tôn chỉ và mục đích thì khác nhau lắm.
Tinh thần tu thân cuả Đạo Lão nhằm tới sự hoàn thiện bản thân qua phương cách 'xuất thế'. Sự sống hoà hợp với thiên nhiên cũng nhắm vào mục đích phục vụ bản thân cho sự 'xuất thế' đó.
Còn sự chiêm nghiệm cuả CCL là để trở nên giống Chuá Kitô, luôn luôn kết hiệp với Chuá Cha trong mọi nơi mọi lúc. Nói cách dễ hiểu là nên một với sự Sáng Tạo nhờ phương thế tĩnh lặng. Và cuộc sống thiên nhiên, không phải là 'sống nhờ đất' (live off the land) cho bằng 'sống làm một với đất' (to be one with the land).
Những cuộc tĩnh tâm 4 ngày, 10 ngày hay 40 ngày có mục đích rập khuôn theo các gương sáng, sự khôn ngoan cuả chính Chuá Giêsu, cuả các thánh Tổ Phụ dân Israel và cuả các thánh cả cuả Hội Thánh Chuá.
Còn cái triết lý và phương pháp 'sống làm một với đất' là lấy từ vũ trụ quan cuả người Da Đỏ, mà sau nhiều chục ngàn năm sống ở Mỹ Châu, họ đã để lại cho hậu thế một thế giới vẫn còn tinh tuyền như khi mới được tạo dựng.
Thật là hợp lý khi hội dòng CCL nhận quan thầy bổn mạng cuả mình là thánh nữ người Da Đỏ Kateri Tekakwitha, là vị đồng bảo trợ cho phong trào "bảo vệ môi sinh", một danh dự chia sẻ với vị đại thánh Francisco thành Assisi, mặc dù lúc được chọn Ngài mới chỉ có tước hiệu là chân phước.
Khu tĩnh tâm và các khoá học
Năm 1995 hội dòng CCL mua được một khu đất 960 acres tại khu vực ở giữa Tahquamenon Falls và Whitefish Point, từ đó cho đến nay khu vực này đã gia tăng lên tới 1040 acres (420 hecta.) Nhiều cơ sở đã được dựng nên, tiêu chuẩn 'thiên nhiên' (không có điện, không có air conditioning).
Với khu tĩnh tâm rộng lớn, những khu sinh hoạt đã được dựng lên, có khu dành cho các ẩn sĩ với nhiều căn chòi đôi (hermitage), có 1 nhà tiếp tân, 3 nhà tạm trú cho giáo dân và một nhà tạm trú cho các linh mục tu sĩ.
Nhiều đại chủng viện đã tổ chức tĩnh tâm tại đây, nhiều linh mục và 1 vị giám mục đã đi 'solo' 4 ngày.
Một 'thí sinh' chỉ đi 'solo' được có 12 giờ thì đã 'lạnh cẳng', là người đã đạt quán quân về việc đi 'solo' ngắn nhất! Nhưng năm sau thì trở lại, kéo dài được 2 ngày.. và năm thứ 3 thì thành công và 'thành nhân' luôn thể.
Nhiều 'lớp học' được tổ chức tại đây, chủ yếu là học 'tĩnh lặng' và sống ngoài thiên nhiên. Linh Mục Jack Fabian, vị sáng lập dòng, vẫn đích thân huấn luyện các kỹ thuật mưu sinh' (wildeness skills.)
Theo ông Chuck Roland, chủ bút cuả tờ tam nguyệt san Lamb' Quarterly thì các khoá huấn luyện cuả trung tâm bao gồm: Tìm ơn Gọi (vision quests), Tĩnh tâm cho Giáo lý viện, các em Thêm Sức, cho giáo viên các trường Công Giáo, cho các cặp 'Cha và Con Trai'.
Các sĩ tử đại diện cho CCL sẽ giúp những đề tài về Nhân cách Lãnh đạo (charism) và về đạo đức nếu được mời.
Đối với những đoàn thể thanh thiếu niên thì nhiều khi chúng thích thú về những lớp học 'mưu sinh thoát hiểm' (survival skills,) kỹ thuật dựng chòi tạm trú, kỹ thuật lấy lửa vv..
Mỗi độ Thu về, các công sở ở vùng này đóng cửa từ giữa tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau, nhưng đây lại là lúc tốt nhất để đến thăm viếng và đi tĩnh tâm tại trung tâm. Xin liên lạc với số DT sau đây (906) 492-3815 (Chuck & Kathy Roeland)
(hình ảnh do CCL cung cấp)
Cảnh thần tiên.
...
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
...
Chỗ hoang sơ và thanh tịnh như thế này mà chưa sản xuất ra một trang viện, một thiền viện thì uống quá? tôi tự nghĩ.
Cái thắc mắc đó đã được giải đáp nhờ có chút ít tinh thần mộ đạo, nghiã là tuy thời giờ thì khít khao cho một chương trình du lịch dày đặc, chúng tôi đã không quên bỏ ra một vài giờ cho lễ Chuá Nhật.
Hội dòng CCL
Những giáo dân ít ỏi cuả vùng thưa dân Paradise (Thiên đàng) đã giới thiệu cho chúng tôi một hội dòng với một tên gọi rất lạ là Companions of Christ the Lamb (Những người bạn đồng hành cuả Chuá Kitô con Chiên Thiên Chuá, CCL). đây là một hội dòng mới được 'chuẩn y' năm 1993 như là một 'hiệp hội tư' tại giáo phận Detroit, và tại giáo phận Marquette cuả Michigan.
Tuy có nhiều linh mục về hưu đã gia nhập CCL ngay từ đầu, nhưng chỉ tháng 6 vừa qua thì vị linh mục 'cơ hữu' đầu tiên mới được truyền chức.
Điểm đặc biệt là ngay cả những người đã có gia đình cũng được liệt kê vào danh sách thành phần 'sĩ tử'. Có 3 loại sĩ tử, 'Dòng 1' là các linh mục, 'Dòng 2' là các ẩn sĩ Nam Nữ, và 'Dòng 3' là các giáo dân còn độc thân hay có gia đình.
Các linh mục và ẩn sĩ (hermits) thì sống tại trang viện, còn giáo dân thì sống ở ngoài đời nhưng liên kiết với hội dòng qua nhiều buổi tĩnh tâm và hội họp hằng năm. Mọi sĩ tử sẽ được 'khấn trọn đời' sau khi đã kết thúc một cuộc tĩnh tâm 'solo' ở ngoài thiên nhiên, giáo dân thì 'solo' 10 ngày, còn giáo sĩ là 40 ngày.
Chiêm niệm và cuộc sống ngoài thiên nhiên
Hai đặc tính cần thiết cuả một sĩ tử là tinh thần chiêm niệm (spirituality) và cuộc sống ngoài thiên nhiên (out-of-doors). Nói một cách tống quát thì đây là những yếu tố mà vẻ bên ngoài không khác xa bao nhiêu với Đạo Lão cuả ông Trạng Trình (đã đề cập ở trên), tuy nhiên, theo thiển ý, tôn chỉ và mục đích thì khác nhau lắm.
Tinh thần tu thân cuả Đạo Lão nhằm tới sự hoàn thiện bản thân qua phương cách 'xuất thế'. Sự sống hoà hợp với thiên nhiên cũng nhắm vào mục đích phục vụ bản thân cho sự 'xuất thế' đó.
Còn sự chiêm nghiệm cuả CCL là để trở nên giống Chuá Kitô, luôn luôn kết hiệp với Chuá Cha trong mọi nơi mọi lúc. Nói cách dễ hiểu là nên một với sự Sáng Tạo nhờ phương thế tĩnh lặng. Và cuộc sống thiên nhiên, không phải là 'sống nhờ đất' (live off the land) cho bằng 'sống làm một với đất' (to be one with the land).
Những cuộc tĩnh tâm 4 ngày, 10 ngày hay 40 ngày có mục đích rập khuôn theo các gương sáng, sự khôn ngoan cuả chính Chuá Giêsu, cuả các thánh Tổ Phụ dân Israel và cuả các thánh cả cuả Hội Thánh Chuá.
Còn cái triết lý và phương pháp 'sống làm một với đất' là lấy từ vũ trụ quan cuả người Da Đỏ, mà sau nhiều chục ngàn năm sống ở Mỹ Châu, họ đã để lại cho hậu thế một thế giới vẫn còn tinh tuyền như khi mới được tạo dựng.
Thật là hợp lý khi hội dòng CCL nhận quan thầy bổn mạng cuả mình là thánh nữ người Da Đỏ Kateri Tekakwitha, là vị đồng bảo trợ cho phong trào "bảo vệ môi sinh", một danh dự chia sẻ với vị đại thánh Francisco thành Assisi, mặc dù lúc được chọn Ngài mới chỉ có tước hiệu là chân phước.
Khu tĩnh tâm và các khoá học
Năm 1995 hội dòng CCL mua được một khu đất 960 acres tại khu vực ở giữa Tahquamenon Falls và Whitefish Point, từ đó cho đến nay khu vực này đã gia tăng lên tới 1040 acres (420 hecta.) Nhiều cơ sở đã được dựng nên, tiêu chuẩn 'thiên nhiên' (không có điện, không có air conditioning).
Với khu tĩnh tâm rộng lớn, những khu sinh hoạt đã được dựng lên, có khu dành cho các ẩn sĩ với nhiều căn chòi đôi (hermitage), có 1 nhà tiếp tân, 3 nhà tạm trú cho giáo dân và một nhà tạm trú cho các linh mục tu sĩ.
Nhiều đại chủng viện đã tổ chức tĩnh tâm tại đây, nhiều linh mục và 1 vị giám mục đã đi 'solo' 4 ngày.
Một 'thí sinh' chỉ đi 'solo' được có 12 giờ thì đã 'lạnh cẳng', là người đã đạt quán quân về việc đi 'solo' ngắn nhất! Nhưng năm sau thì trở lại, kéo dài được 2 ngày.. và năm thứ 3 thì thành công và 'thành nhân' luôn thể.
Nhiều 'lớp học' được tổ chức tại đây, chủ yếu là học 'tĩnh lặng' và sống ngoài thiên nhiên. Linh Mục Jack Fabian, vị sáng lập dòng, vẫn đích thân huấn luyện các kỹ thuật mưu sinh' (wildeness skills.)
Theo ông Chuck Roland, chủ bút cuả tờ tam nguyệt san Lamb' Quarterly thì các khoá huấn luyện cuả trung tâm bao gồm: Tìm ơn Gọi (vision quests), Tĩnh tâm cho Giáo lý viện, các em Thêm Sức, cho giáo viên các trường Công Giáo, cho các cặp 'Cha và Con Trai'.
Các sĩ tử đại diện cho CCL sẽ giúp những đề tài về Nhân cách Lãnh đạo (charism) và về đạo đức nếu được mời.
Đối với những đoàn thể thanh thiếu niên thì nhiều khi chúng thích thú về những lớp học 'mưu sinh thoát hiểm' (survival skills,) kỹ thuật dựng chòi tạm trú, kỹ thuật lấy lửa vv..
Mỗi độ Thu về, các công sở ở vùng này đóng cửa từ giữa tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau, nhưng đây lại là lúc tốt nhất để đến thăm viếng và đi tĩnh tâm tại trung tâm. Xin liên lạc với số DT sau đây (906) 492-3815 (Chuck & Kathy Roeland)
(hình ảnh do CCL cung cấp)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Ngon Mùa Thu
Nguyễn Đức Cung
18:51 14/10/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Công viên thu đổ lá vàng
Vườn nhà Ổi, Táo… dịu dàng trái ngon.
(nđc)