Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin hãy sai con
LM Inhaxiô Trần Ngà
08:54 14/10/2009
Chúa Nhật khánh nhật truyền giáo (Mat-thêu 28, 16-20)
Thông thường khi cầu xin bất cứ ân huệ gì, chúng ta tha thiết cầu xin cho bản thân, cho gia đình mình trước. Thế nhưng, giả như khi đất nước lâm nguy, cần có người ra biên thuỳ bảo vệ, thì người ta lại sốt sắng cầu xin cho người khác, ngoại trừ bản thân, được can đảm xông ra chiến trường gìn giữ giang sơn. Nếu ai cũng cầu như thế và những lời cầu kiểu nầy được chấp nhận, thì làm gì còn Tổ Quốc!
Trong việc cầu cho công cuộc truyền giáo cũng vậy, chúng ta thường cầu với Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin cho có đông người, ngoại trừ con, biết quảng đại lên đường đi khắp muôn phương loan báo Tin Mừng cứu độ”. Nếu ai cũng cầu xin kiểu đó, nghĩa là cầu cho người khác lên đường, ngoại trừ bản thân mình, thì cánh đồng truyền giáo sẽ vắng bóng thợ gặt, tìm đâu ra người đi loan báo Tin Mừng.
Vậy thì lời cầu xin thiết thực nhất mà mỗi người chúng ta phải cầu xin với Chúa là: “Lạy Chúa, tuy con bất xứng, nhưng xin hãy sai con đi làm thợ gặt cho Chúa ngay hôm nay.”
Dù muốn dù không, chúng ta cũng là tông đồ của Chúa ngay từ ngày lãnh bí tích thanh tẩy. Bí Tích Thanh Tẩy làm cho chúng ta trở thành chi thể Chúa Giê-su, cho thông dự vào vai trò ngôn sứ của Người, nên chúng ta phải đảm nhận trách nhiệm loan Tin Mừng cứu độ của Người.
Chính vì thế, trước khi về trời, Chúa Giê-su long trọng chuyển trao cho chúng ta, là môn đệ Người, tiếp tục thi hành sứ vụ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28, 19-20)
Vậy thì sứ mạng loan Tin Mừng là một bổn phận phải làm chứ không phải là việc tuỳ thích. Thánh Phao-lô thú nhận: “đối với tôi rao giảng Tin mừng không phải là lý do để tự hào, nhưng là một sự cần thiết buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng.” (1 Cr 9,16).
Việc loan Tin Mừng là một bổn phận bắt buộc. Chỉ khi nào chúng ta tự khai trừ mình ra khỏi Hội Thánh, tự tách mình ra khỏi Thân Thể Chúa Giê-su, thì chúng ta mới có thể cho phép mình ngừng loan báo Tin Mừng.
Truyền giáo bằng chia sẻ tình thương
Phải truyền giáo cách nào?
Đối với Mẹ Tê-rê-xa Calcutta, truyền giáo là chia sẻ tình thương. Mẹ không rao giảng Phúc Âm bằng lời nhưng bằng những tâm tình và cử chỉ yêu thương cụ thể. Mẹ cũng chẳng chủ trương yêu thương đại chúng cách chung chung, nhưng là yêu thương từng người đang đối diện.
Mẹ nói: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là từng người một. Để thương yêu một người thì phải đến gần người ấy….. Tôi chủ trương một người đến với một người. Mỗi một người đều là hiện thân Đức Ki-tô, mà chỉ có một Chúa Giê-su thôi. Người đó phải là người duy nhất trên thế gian trong giây phút đó.”
Với tâm tình nầy, Mẹ Tê-rê-xa đã thu phục nhân tâm rất nhiều người khắp nơi trên thế giới. Cũng bằng phương thức nầy, Giáo Hội công giáo Hàn Quốc đã làm gia tăng gấp đôi số tín hữu chỉ trong vòng mươi năm!
Theo gương Mẹ Tê-rê-xa, mỗi một người công giáo nên kết thân với một người lương, coi người đó như anh em ruột thịt và đem hết lòng yêu thương người đó.
Mỗi gia đình công giáo nên kết thân với một gia đình lương dân, coi họ như thân quyến của mình, sẵn sàng chia sẻ buồn vui sướng khổ; khi có kỵ giỗ, cưới xin hay lễ lạc gì trong gia đình, hãy mời họ cùng thông hiệp. Nhờ đó hai bên thắt chặt mối giây thân ái và qua tình thân nầy, Tin Mừng của Chúa Ki-tô sẽ được lan toả.
Giáo Hội Hàn Quốc đã chứng tỏ đây là phương thức truyền giáo rất hiệu quả mà mỗi tín hữu đều có thể thực hiện trong đời mình.
Thông thường khi cầu xin bất cứ ân huệ gì, chúng ta tha thiết cầu xin cho bản thân, cho gia đình mình trước. Thế nhưng, giả như khi đất nước lâm nguy, cần có người ra biên thuỳ bảo vệ, thì người ta lại sốt sắng cầu xin cho người khác, ngoại trừ bản thân, được can đảm xông ra chiến trường gìn giữ giang sơn. Nếu ai cũng cầu như thế và những lời cầu kiểu nầy được chấp nhận, thì làm gì còn Tổ Quốc!
Trong việc cầu cho công cuộc truyền giáo cũng vậy, chúng ta thường cầu với Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin cho có đông người, ngoại trừ con, biết quảng đại lên đường đi khắp muôn phương loan báo Tin Mừng cứu độ”. Nếu ai cũng cầu xin kiểu đó, nghĩa là cầu cho người khác lên đường, ngoại trừ bản thân mình, thì cánh đồng truyền giáo sẽ vắng bóng thợ gặt, tìm đâu ra người đi loan báo Tin Mừng.
Vậy thì lời cầu xin thiết thực nhất mà mỗi người chúng ta phải cầu xin với Chúa là: “Lạy Chúa, tuy con bất xứng, nhưng xin hãy sai con đi làm thợ gặt cho Chúa ngay hôm nay.”
Dù muốn dù không, chúng ta cũng là tông đồ của Chúa ngay từ ngày lãnh bí tích thanh tẩy. Bí Tích Thanh Tẩy làm cho chúng ta trở thành chi thể Chúa Giê-su, cho thông dự vào vai trò ngôn sứ của Người, nên chúng ta phải đảm nhận trách nhiệm loan Tin Mừng cứu độ của Người.
Chính vì thế, trước khi về trời, Chúa Giê-su long trọng chuyển trao cho chúng ta, là môn đệ Người, tiếp tục thi hành sứ vụ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28, 19-20)
Vậy thì sứ mạng loan Tin Mừng là một bổn phận phải làm chứ không phải là việc tuỳ thích. Thánh Phao-lô thú nhận: “đối với tôi rao giảng Tin mừng không phải là lý do để tự hào, nhưng là một sự cần thiết buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng.” (1 Cr 9,16).
Việc loan Tin Mừng là một bổn phận bắt buộc. Chỉ khi nào chúng ta tự khai trừ mình ra khỏi Hội Thánh, tự tách mình ra khỏi Thân Thể Chúa Giê-su, thì chúng ta mới có thể cho phép mình ngừng loan báo Tin Mừng.
Truyền giáo bằng chia sẻ tình thương
Phải truyền giáo cách nào?
Đối với Mẹ Tê-rê-xa Calcutta, truyền giáo là chia sẻ tình thương. Mẹ không rao giảng Phúc Âm bằng lời nhưng bằng những tâm tình và cử chỉ yêu thương cụ thể. Mẹ cũng chẳng chủ trương yêu thương đại chúng cách chung chung, nhưng là yêu thương từng người đang đối diện.
Mẹ nói: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là từng người một. Để thương yêu một người thì phải đến gần người ấy….. Tôi chủ trương một người đến với một người. Mỗi một người đều là hiện thân Đức Ki-tô, mà chỉ có một Chúa Giê-su thôi. Người đó phải là người duy nhất trên thế gian trong giây phút đó.”
Với tâm tình nầy, Mẹ Tê-rê-xa đã thu phục nhân tâm rất nhiều người khắp nơi trên thế giới. Cũng bằng phương thức nầy, Giáo Hội công giáo Hàn Quốc đã làm gia tăng gấp đôi số tín hữu chỉ trong vòng mươi năm!
Theo gương Mẹ Tê-rê-xa, mỗi một người công giáo nên kết thân với một người lương, coi người đó như anh em ruột thịt và đem hết lòng yêu thương người đó.
Mỗi gia đình công giáo nên kết thân với một gia đình lương dân, coi họ như thân quyến của mình, sẵn sàng chia sẻ buồn vui sướng khổ; khi có kỵ giỗ, cưới xin hay lễ lạc gì trong gia đình, hãy mời họ cùng thông hiệp. Nhờ đó hai bên thắt chặt mối giây thân ái và qua tình thân nầy, Tin Mừng của Chúa Ki-tô sẽ được lan toả.
Giáo Hội Hàn Quốc đã chứng tỏ đây là phương thức truyền giáo rất hiệu quả mà mỗi tín hữu đều có thể thực hiện trong đời mình.
Khánh Nhật Truyền Giáo: Lý tưởng phục vụ
Lm. Ignatiô Hồ Thông
09:25 14/10/2009
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN (Chúa Nhật Truyền Giáo)
Mỗi người Ki tô hữu phải là nhà truyền giáo, vì đó là bản chất của Giáo Hội. Khi nói về công việc truyền giáo, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc loan báo Tin Mừng. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay xác định cho chúng ta nội dung của việc loan báo Tin Mừng được cô động ở nơi lời phát biểu của Đức Giê-su: “Con Người không đến để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Nếu công việc truyền giáo được định nghĩa theo truyền thống Đông Phương “kể cho nhau nghe cuộc đời của Đức Ki tô”, thì mỗi người Ki tô hữu phải kể về cuộc đời của Đức Giê-su cho anh chị em mình không chỉ bằng lời nói mà bằng chính cuộc sống của mình, nghĩa là, tự đặt mình vào trong tình liên đới với những anh chị em chung quanh mình, biến cuộc đời mình thành cuộc đời phục vụ và những đau khổ của mình thành giá cứu chuộc muôn người. Đó là lời loan báo Tin Mừng cụ thể nhất, sống động nhất và hữu hiệu nhất.
Trong tuyến phát triển của Tin Mừng Mác-cô, chúng ta theo Đức Giê-su trên bước đường lên Giê-ru-sa-lem của Ngài, ở đó cái chết đang chờ đợi Ngài. Viễn cảnh Thương Khó ở trung tâm của Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay; hai trong số ba bài đọc: bài đọc I và bài đọc II, được mượn ở Thứ Sáu Tuần Thánh.
Is 53: 10-11 Bài đọc I được trích từ bài thơ về Người Tôi Trung chịu đau khổ. Những khốn cùng và cái chết của Người Tôi Trung đã được Thiên Chúa chấp thuận như hiến lễ xóa tội, nhờ đó muôn người nên công chính.
Dt 4: 14-16 Bài đọc II, cũng là một trong những bản văn của Thứ Sáu Tuần Thánh, được trích dẫn từ thư gởi các tín hữu Do thái. Tác giả chứng minh ở nơi Đức Giê-su vị Thượng Tế đầy lòng cảm thương, Ngài đã tự mình liên đới với nhân loại, cho đến mức chịu đau khổ và chịu chết để đưa con người đến bên lờng xót thương của Thiên Chúa.
Mc 10: 35-45 Trong Tin Mừng, Đức Giê-su trả lời cho những tham vọng của hai anh em nhà Dê-bê-đê và cho tất các môn đệ của Ngài nữa, bằng cách phác họa chân dung người tôi tớ lý tưởng, biến cuộc đời mình thành đời phục vụ và những đau khổ của mình thành giá chuộc cho muôn người.
BÀI ĐỌC I (Is 53: 10-11)
Đoạn văn này được trích từ bài ca thứ tư về Người Tôi Trung đau khổ, trong tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị. Bài thơ nầy mô tả số phận của một người tôi trung mầu nhiệm của Đức Chúa: chịu đau khổ và bị giết chết, đoạn được tôn vinh, số phận tương tự với số phận của Đức Ki tô, một tiên trưng đầy cảm động về số phận của Ngài.
1. Hy lễ của vị ngôn sứ:
Người thuật chuyện, chắc chắn chính là vị ngôn sứ, hoàn tất suy niệm của mình về số phận đau thương của Người Tôi Trung bởi một ước nguyện mà ông ngỏ lời với Đức Chúa: “Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu”.
“Kẻ nối dõi” chắc chắn có cùng một ý nghĩa như trong nhiều đoạn văn Cựu Ước, tức là hậu duệ của tổ phụ Áp-ra-ham, chính xác hơn, đông đảo những người tín hữu được hưởng nhờ qua việc Người Tôi Trung hiến thân mình làm của lễ đền tội.
Người “sẽ được trường tồn” (cũng như xa hơn: “Người sẽ nhìn thấy ánh sáng”) có thể được hiểu ngầm ám chỉ đến sự “phục sinh”.
2. Lời đáp trả của Đức Chúa:
Lúc đó, Đức Chúa trả lời cho vị ngôn sứ bằng cách hứa ban một số phận vinh quang cho Người Tôi Trung của Ngài, vì những đau khổ mà ông đã phải hứng chịu, và nhờ ông gánh lấy tội lỗi của muôn dân mà họ được nên công chính và thánh thiện.
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su sẽ tự đồng hóa mình với “người tôi tớ”, “Ngài đến để phục vụ” và Ngài sẽ lập lại bằng những từ ngữ tương tự: “hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
BÀI ĐỌC II (Dt 4: 14-16)
Bài đọc II tiếp tục trích thư gởi các tín hữu Do thái. Trong đoạn trích trước, tác giả ngôi vị hóa Lời Chúa: Lời Chúa thấu suốt lòng trí của chúng ta, xét xử tận cõi thâm sâu của tiếng nói lương tâm mỗi người chúng ta. Tiếp đó, trong đọan văn hôm nay, tác giả mang đến một viễn cảnh trấn an: Đức Ki tô là Đấng chuyển cầu lý tưởng của chúng ta, vì Ngài “thông cảm được những nỗi yếu hèn của chúng ta; vì Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội”. Ngài là vị Thượng Tế tuyệt vời; Ngài đã không đơn giản băng qua Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để đi vào nơi Cực Thánh – như vị Thượng Tế Cựu Ước – Ngài đã băng qua các tầng trời để tiến đến ngai Thiên Chúa và dẫn đưa chúng ta theo Ngài đến tận đây; vì thế, chính nhờ Ngài mà chúng ta nhận được nguồn ân sủng để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.
Lời chuyển cầu đầy quyền năng của Đức Ki tô có nguồn ơn ở nơi những đau khổ mà Ngài đã chấp nhận hứng chịu khi mặc lấy thân phận con người. Bản văn âm vang bài đọc I và loan báo bài học mà Đức Giê-su cho các môn đệ Ngài trong Tin Mừng.
TIN MỪNG (Mc 10: 35-45)
Cuộc vận động của hai anh em nhà Dê-bê-đê, Gia-cô-bê và Gioan, được Mác-cô và Mát-thêu thuật lại (thánh Mát-thêu quy cuộc vận động nầy cho bà mẹ của họ). Cả hai thánh ký đều đặt tình tiết nầy ngay liền sau lời loan báo thứ ba của Đức Giê-su về cuộc Thương Khó của Ngài. Lời loan báo thứ ba nầy thì chính xác hơn hai lần loan báo trước; Đức Giê-su kể ra: Ngài sẽ phải chịu những lời nhạo báng, nhục mạ, đánh đòn và bị giết chết.
Thánh ký đã không ghi nhận bất kỳ phản ứng nào của các môn đệ, ngoài việc họ im lặng, không hiểu và chắc chắn cũng sợ hãi nữa. Ngay trước lời loan báo thứ ba về cuộc Thương Khó của Ngài này, thánh Mác-cô viết: “Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi” (Mc 10: 32).
1. Phản ứng của các môn đệ:
Cứ mỗi lần Đức Giê-su loan báo về cuộc Thương Khó và Tử Nạn sắp đến của mình, các môn đệ của Ngài luôn luôn tìm cách xua đuổi khỏi tâm trí của mình những hình ảnh đau thương và lại nghĩ đến những vấn đề về quyền hành, chức tước, bổng lộc. Sau lời loan báo thứ nhất, ông Phê-rô tìm cách ngăn cản Ngài và Chúa Giê-su yêu cầu các bạn hữu Ngài hãy từ bỏ chính mình để theo Ngài (8: 31-9: 1). Sau lời loan báo thứ hai, họ bày tỏ một thái độ hoàn toàn hờ hững đối với những lời bi thảm của Thầy mà chỉ tranh nhau về những đặc quyền đặc lợi giữa họ. Lúc đó, Chúa Giê-su đã mạnh mẽ đòi hỏi họ phải tự hạ mình “làm người phục vụ mọi người”. Sau lời loan báo thứ ba nầy, sự tương phản cũng không kém dữ dội: hai trong số họ có tham vọng riêng của mình.
2. Hai anh em nhà Dê-bê-đê:
Hai ông Gia-cô-bê và Gioan là những người thợ được gọi vào giờ thứ nhất: hai ông đã là đối tượng được chú ý một cách đặc biệt: Đức Giê-su đã chấp nhận hai ông cùng với thánh Phê-rô được tham dự vào cuộc phục sinh của bé gái ông Gia-ia; Ngài đã còn dẫn hai ông cùng với thánh Phê-rô theo Ngài lên núi Biến Hình: chỉ hai ông cùng với thánh Phê-rô Đức Giê-su đã đặt tên mới Bô-a-nê-ghê, nghĩa là “con của thiên lôi” (Mc 3: 17); sau nầy, chỉ hai ông cùng thánh Phê-rô và thánh An-rê, hỏi riêng Ngài khi nào thì Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị tàn phá và những điềm báo nào về hồi chung cuộc (Mc 13: 3). Cuối cùng, chỉ hai anh em nầy cùng với thánh Phê-rô sẽ chứng kiến cơn xao xuyến tận mức của Ngài tại vườn Ghết-sê-ma-ni. Chắc chắn hai người con của ông Dê-bê-đê đã được hưởng sự gần gũi thân tình với Đức Giê-su hơn các môn đệ khác; họ mong muốn được tiếp tục sự thâm giao nầy trong Nước Chúa và chiếm những chỗ thân tình nhất bên cạnh Thầy mình. Quả thật, đầy tham vọng, họ sẳn sàng chịu đựng tất cả để đạt cho bằng được những chỗ ưu tiên nầy; nhưng dù thế nào, lòng yêu mến của họ và sự ngây thơ của họ khiến chúng ta cảm động. Liệu họ có thể đoán được rằng những chỗ mà họ thỉnh cầu trước hết sẽ là hai chỗ của hai tên cướp bị đóng đinh bên cạnh Thầy mình không?
3. Được chia xẻ cùng số phận với Ngài:
Đức Giê-su hứa với họ, họ sẽ dự phần vào vận mệnh đau khổ của Ngài: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu”. “Chén” để uống là hình ảnh kinh thánh được dùng để tượng trưng những đau khổ phải chịu (Tv 75: 9; Is 51: 17-22; vân vân). Diễn ngữ “uống cạn chén” đồng nghĩa các thử thách phải chịu. Vào những giờ phút xao xuyến tận mức trong vườn Ghết-xê-ma-ni, chính Đức Giê-su sẽ nài xin Cha Ngài: “Xin cất chén nầy xa con” (14: 36). Còn về phép rửa mà Ngài sắp chịu, đó là những giờ phút cam go, những giờ phút Ngài sắp phải bị dìm ngập trong những cơn sóng đau khổ và cái chết bi thảm. Ngài sẽ chuẩn bị cho hai anh em những bách hại và phúc tử đạo; nhưng Ngài tự chối lời thỉnh nguyện của họ được ngồi bên hữu bên tả của Ngài, bởi vì đó không thuộc thẩm quyền của Ngài; vai trò của Ngài thì khác: “Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3: 17). Các môn đệ chỉ có một cách hành xử phải theo: phó thác vào bàn tay của Chúa Cha.
4. Lý tưởng phục vụ:
Lời thỉnh cầu của hai anh em nhà Dê-bê-đê đã dấy lên một làn sóng tranh dành quyền cao chức trọng giữa các môn đệ, vốn đã tiềm tàng từ lâu trong lòng họ, nhưng chưa có cơ hội để bộc phát. Đức Giê-su đã hiểu rõ rằng các ông còn nghĩ đến một vương quốc trần thế mà họ tin triều đại nầy sắp đến gần. Với một sự kiên nhẫn vô tận, không gây thất vọng cho họ, Ngài lấy lại giáo huấn của Ngài về sự thay đổi tận căn của những giá trị mà Ngài đến để thực hiện:“Ai muốn làm môn đệ của Ngài, không có tham vọng nào khác ngoài tham vọng phục vụ”. Ngài muốn Giáo Hội của Ngài không được bắt chước những xã hội trần thế. Nếu những kẻ quyền cao chức trọng trong xã hội trần thế được hưởng những đặc quyền đặc lợi, được ăn trên ngồi trước, được kẻ hầu người hạ, thì trong Giáo Hội của Ngài “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em”.
Để làm cho rõ nghĩa lý tưởng “phục vụ” nầy, Đức Giê-su còn bổ túc thêm: “Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người”. Trong bất kỳ xã hội nào, đầy tớ là hạng người thấp kém nhất và ai cũng biết người đầy tớ phải làm những gì rồi: lắng nghe để khám phá những nhu cầu của những người khác mà tìm cách đáp ứng. Một nhà tư tưởng đã viết: “Nét tinh tế nhất của tình yêu, chính là nhận ra nhu cầu của kẻ khác”. Hơn nữa, việc phục vụ không chỉ dừng lại trong vòng anh em của mình, hay cho một tiểu số nào, mà phải trải rộng cho hết “mọi người”.
Như vậy, bài học thật sống động cụ thể, nhưng còn trở nên sống động và cụ thể hơn nữa khi được rút ra từ chính cuộc đời của Đức Giê-su: “Con Người không đến để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Những từ ngữ nầy được mượn ở nơi hình ảnh của Người Tôi Trung đau khổ mà ngôn sứ I-sai-a đệ nhị đã tiên báo trong bài đọc I. Chúa Giê-su sẽ trao ban mạng sống của mình “làm giá cứu chuộc”, nghĩa là Ngài sẽ phải trả giá cho mọi tội lỗi của nhân loại, không trừ một ai hết.
Mỗi người Ki tô hữu phải là nhà truyền giáo, vì đó là bản chất của Giáo Hội. Khi nói về công việc truyền giáo, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc loan báo Tin Mừng. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay xác định cho chúng ta nội dung của việc loan báo Tin Mừng được cô động ở nơi lời phát biểu của Đức Giê-su: “Con Người không đến để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Nếu công việc truyền giáo được định nghĩa theo truyền thống Đông Phương “kể cho nhau nghe cuộc đời của Đức Ki tô”, thì mỗi người Ki tô hữu phải kể về cuộc đời của Đức Giê-su cho anh chị em mình không chỉ bằng lời nói mà bằng chính cuộc sống của mình, nghĩa là, tự đặt mình vào trong tình liên đới với những anh chị em chung quanh mình, biến cuộc đời mình thành cuộc đời phục vụ và những đau khổ của mình thành giá cứu chuộc muôn người. Đó là lời loan báo Tin Mừng cụ thể nhất, sống động nhất và hữu hiệu nhất.
Trong tuyến phát triển của Tin Mừng Mác-cô, chúng ta theo Đức Giê-su trên bước đường lên Giê-ru-sa-lem của Ngài, ở đó cái chết đang chờ đợi Ngài. Viễn cảnh Thương Khó ở trung tâm của Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay; hai trong số ba bài đọc: bài đọc I và bài đọc II, được mượn ở Thứ Sáu Tuần Thánh.
Is 53: 10-11 Bài đọc I được trích từ bài thơ về Người Tôi Trung chịu đau khổ. Những khốn cùng và cái chết của Người Tôi Trung đã được Thiên Chúa chấp thuận như hiến lễ xóa tội, nhờ đó muôn người nên công chính.
Dt 4: 14-16 Bài đọc II, cũng là một trong những bản văn của Thứ Sáu Tuần Thánh, được trích dẫn từ thư gởi các tín hữu Do thái. Tác giả chứng minh ở nơi Đức Giê-su vị Thượng Tế đầy lòng cảm thương, Ngài đã tự mình liên đới với nhân loại, cho đến mức chịu đau khổ và chịu chết để đưa con người đến bên lờng xót thương của Thiên Chúa.
Mc 10: 35-45 Trong Tin Mừng, Đức Giê-su trả lời cho những tham vọng của hai anh em nhà Dê-bê-đê và cho tất các môn đệ của Ngài nữa, bằng cách phác họa chân dung người tôi tớ lý tưởng, biến cuộc đời mình thành đời phục vụ và những đau khổ của mình thành giá chuộc cho muôn người.
BÀI ĐỌC I (Is 53: 10-11)
Đoạn văn này được trích từ bài ca thứ tư về Người Tôi Trung đau khổ, trong tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị. Bài thơ nầy mô tả số phận của một người tôi trung mầu nhiệm của Đức Chúa: chịu đau khổ và bị giết chết, đoạn được tôn vinh, số phận tương tự với số phận của Đức Ki tô, một tiên trưng đầy cảm động về số phận của Ngài.
1. Hy lễ của vị ngôn sứ:
Người thuật chuyện, chắc chắn chính là vị ngôn sứ, hoàn tất suy niệm của mình về số phận đau thương của Người Tôi Trung bởi một ước nguyện mà ông ngỏ lời với Đức Chúa: “Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu”.
“Kẻ nối dõi” chắc chắn có cùng một ý nghĩa như trong nhiều đoạn văn Cựu Ước, tức là hậu duệ của tổ phụ Áp-ra-ham, chính xác hơn, đông đảo những người tín hữu được hưởng nhờ qua việc Người Tôi Trung hiến thân mình làm của lễ đền tội.
Người “sẽ được trường tồn” (cũng như xa hơn: “Người sẽ nhìn thấy ánh sáng”) có thể được hiểu ngầm ám chỉ đến sự “phục sinh”.
2. Lời đáp trả của Đức Chúa:
Lúc đó, Đức Chúa trả lời cho vị ngôn sứ bằng cách hứa ban một số phận vinh quang cho Người Tôi Trung của Ngài, vì những đau khổ mà ông đã phải hứng chịu, và nhờ ông gánh lấy tội lỗi của muôn dân mà họ được nên công chính và thánh thiện.
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su sẽ tự đồng hóa mình với “người tôi tớ”, “Ngài đến để phục vụ” và Ngài sẽ lập lại bằng những từ ngữ tương tự: “hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
BÀI ĐỌC II (Dt 4: 14-16)
Bài đọc II tiếp tục trích thư gởi các tín hữu Do thái. Trong đoạn trích trước, tác giả ngôi vị hóa Lời Chúa: Lời Chúa thấu suốt lòng trí của chúng ta, xét xử tận cõi thâm sâu của tiếng nói lương tâm mỗi người chúng ta. Tiếp đó, trong đọan văn hôm nay, tác giả mang đến một viễn cảnh trấn an: Đức Ki tô là Đấng chuyển cầu lý tưởng của chúng ta, vì Ngài “thông cảm được những nỗi yếu hèn của chúng ta; vì Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội”. Ngài là vị Thượng Tế tuyệt vời; Ngài đã không đơn giản băng qua Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để đi vào nơi Cực Thánh – như vị Thượng Tế Cựu Ước – Ngài đã băng qua các tầng trời để tiến đến ngai Thiên Chúa và dẫn đưa chúng ta theo Ngài đến tận đây; vì thế, chính nhờ Ngài mà chúng ta nhận được nguồn ân sủng để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.
Lời chuyển cầu đầy quyền năng của Đức Ki tô có nguồn ơn ở nơi những đau khổ mà Ngài đã chấp nhận hứng chịu khi mặc lấy thân phận con người. Bản văn âm vang bài đọc I và loan báo bài học mà Đức Giê-su cho các môn đệ Ngài trong Tin Mừng.
TIN MỪNG (Mc 10: 35-45)
Cuộc vận động của hai anh em nhà Dê-bê-đê, Gia-cô-bê và Gioan, được Mác-cô và Mát-thêu thuật lại (thánh Mát-thêu quy cuộc vận động nầy cho bà mẹ của họ). Cả hai thánh ký đều đặt tình tiết nầy ngay liền sau lời loan báo thứ ba của Đức Giê-su về cuộc Thương Khó của Ngài. Lời loan báo thứ ba nầy thì chính xác hơn hai lần loan báo trước; Đức Giê-su kể ra: Ngài sẽ phải chịu những lời nhạo báng, nhục mạ, đánh đòn và bị giết chết.
Thánh ký đã không ghi nhận bất kỳ phản ứng nào của các môn đệ, ngoài việc họ im lặng, không hiểu và chắc chắn cũng sợ hãi nữa. Ngay trước lời loan báo thứ ba về cuộc Thương Khó của Ngài này, thánh Mác-cô viết: “Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi” (Mc 10: 32).
1. Phản ứng của các môn đệ:
Cứ mỗi lần Đức Giê-su loan báo về cuộc Thương Khó và Tử Nạn sắp đến của mình, các môn đệ của Ngài luôn luôn tìm cách xua đuổi khỏi tâm trí của mình những hình ảnh đau thương và lại nghĩ đến những vấn đề về quyền hành, chức tước, bổng lộc. Sau lời loan báo thứ nhất, ông Phê-rô tìm cách ngăn cản Ngài và Chúa Giê-su yêu cầu các bạn hữu Ngài hãy từ bỏ chính mình để theo Ngài (8: 31-9: 1). Sau lời loan báo thứ hai, họ bày tỏ một thái độ hoàn toàn hờ hững đối với những lời bi thảm của Thầy mà chỉ tranh nhau về những đặc quyền đặc lợi giữa họ. Lúc đó, Chúa Giê-su đã mạnh mẽ đòi hỏi họ phải tự hạ mình “làm người phục vụ mọi người”. Sau lời loan báo thứ ba nầy, sự tương phản cũng không kém dữ dội: hai trong số họ có tham vọng riêng của mình.
2. Hai anh em nhà Dê-bê-đê:
Hai ông Gia-cô-bê và Gioan là những người thợ được gọi vào giờ thứ nhất: hai ông đã là đối tượng được chú ý một cách đặc biệt: Đức Giê-su đã chấp nhận hai ông cùng với thánh Phê-rô được tham dự vào cuộc phục sinh của bé gái ông Gia-ia; Ngài đã còn dẫn hai ông cùng với thánh Phê-rô theo Ngài lên núi Biến Hình: chỉ hai ông cùng với thánh Phê-rô Đức Giê-su đã đặt tên mới Bô-a-nê-ghê, nghĩa là “con của thiên lôi” (Mc 3: 17); sau nầy, chỉ hai ông cùng thánh Phê-rô và thánh An-rê, hỏi riêng Ngài khi nào thì Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị tàn phá và những điềm báo nào về hồi chung cuộc (Mc 13: 3). Cuối cùng, chỉ hai anh em nầy cùng với thánh Phê-rô sẽ chứng kiến cơn xao xuyến tận mức của Ngài tại vườn Ghết-sê-ma-ni. Chắc chắn hai người con của ông Dê-bê-đê đã được hưởng sự gần gũi thân tình với Đức Giê-su hơn các môn đệ khác; họ mong muốn được tiếp tục sự thâm giao nầy trong Nước Chúa và chiếm những chỗ thân tình nhất bên cạnh Thầy mình. Quả thật, đầy tham vọng, họ sẳn sàng chịu đựng tất cả để đạt cho bằng được những chỗ ưu tiên nầy; nhưng dù thế nào, lòng yêu mến của họ và sự ngây thơ của họ khiến chúng ta cảm động. Liệu họ có thể đoán được rằng những chỗ mà họ thỉnh cầu trước hết sẽ là hai chỗ của hai tên cướp bị đóng đinh bên cạnh Thầy mình không?
3. Được chia xẻ cùng số phận với Ngài:
Đức Giê-su hứa với họ, họ sẽ dự phần vào vận mệnh đau khổ của Ngài: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu”. “Chén” để uống là hình ảnh kinh thánh được dùng để tượng trưng những đau khổ phải chịu (Tv 75: 9; Is 51: 17-22; vân vân). Diễn ngữ “uống cạn chén” đồng nghĩa các thử thách phải chịu. Vào những giờ phút xao xuyến tận mức trong vườn Ghết-xê-ma-ni, chính Đức Giê-su sẽ nài xin Cha Ngài: “Xin cất chén nầy xa con” (14: 36). Còn về phép rửa mà Ngài sắp chịu, đó là những giờ phút cam go, những giờ phút Ngài sắp phải bị dìm ngập trong những cơn sóng đau khổ và cái chết bi thảm. Ngài sẽ chuẩn bị cho hai anh em những bách hại và phúc tử đạo; nhưng Ngài tự chối lời thỉnh nguyện của họ được ngồi bên hữu bên tả của Ngài, bởi vì đó không thuộc thẩm quyền của Ngài; vai trò của Ngài thì khác: “Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3: 17). Các môn đệ chỉ có một cách hành xử phải theo: phó thác vào bàn tay của Chúa Cha.
4. Lý tưởng phục vụ:
Lời thỉnh cầu của hai anh em nhà Dê-bê-đê đã dấy lên một làn sóng tranh dành quyền cao chức trọng giữa các môn đệ, vốn đã tiềm tàng từ lâu trong lòng họ, nhưng chưa có cơ hội để bộc phát. Đức Giê-su đã hiểu rõ rằng các ông còn nghĩ đến một vương quốc trần thế mà họ tin triều đại nầy sắp đến gần. Với một sự kiên nhẫn vô tận, không gây thất vọng cho họ, Ngài lấy lại giáo huấn của Ngài về sự thay đổi tận căn của những giá trị mà Ngài đến để thực hiện:“Ai muốn làm môn đệ của Ngài, không có tham vọng nào khác ngoài tham vọng phục vụ”. Ngài muốn Giáo Hội của Ngài không được bắt chước những xã hội trần thế. Nếu những kẻ quyền cao chức trọng trong xã hội trần thế được hưởng những đặc quyền đặc lợi, được ăn trên ngồi trước, được kẻ hầu người hạ, thì trong Giáo Hội của Ngài “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em”.
Để làm cho rõ nghĩa lý tưởng “phục vụ” nầy, Đức Giê-su còn bổ túc thêm: “Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người”. Trong bất kỳ xã hội nào, đầy tớ là hạng người thấp kém nhất và ai cũng biết người đầy tớ phải làm những gì rồi: lắng nghe để khám phá những nhu cầu của những người khác mà tìm cách đáp ứng. Một nhà tư tưởng đã viết: “Nét tinh tế nhất của tình yêu, chính là nhận ra nhu cầu của kẻ khác”. Hơn nữa, việc phục vụ không chỉ dừng lại trong vòng anh em của mình, hay cho một tiểu số nào, mà phải trải rộng cho hết “mọi người”.
Như vậy, bài học thật sống động cụ thể, nhưng còn trở nên sống động và cụ thể hơn nữa khi được rút ra từ chính cuộc đời của Đức Giê-su: “Con Người không đến để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Những từ ngữ nầy được mượn ở nơi hình ảnh của Người Tôi Trung đau khổ mà ngôn sứ I-sai-a đệ nhị đã tiên báo trong bài đọc I. Chúa Giê-su sẽ trao ban mạng sống của mình “làm giá cứu chuộc”, nghĩa là Ngài sẽ phải trả giá cho mọi tội lỗi của nhân loại, không trừ một ai hết.
Hai người con của Dêbêđê: Đời môn đệ
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
09:27 14/10/2009
Chúa Nhật 29 thường niên B (Máccô10,35–45)
1.- Ngữ cảnh
Để hiểu các bản văn Tin Mừng cho đúng đắn, điều cần thiết là không được cứu xét riêng rẽ từng biến cố và từng lời khẳng định, nhưng phải lưu ý đến các tương quan của chúng với nhau và từ đó hiều được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của chúng. Đức Giêsu không ban cho các môn đệ những chỉ thị riêng lẻ. Các lời Người nói với họ có nền móng là chính đời sống của Người và cách thức Người hành động; các lời ấy diễn tả cho biết cuộc hành trình của Người sẽ đưa lại điều gì cho những kẻ muốn sống hiệp thông với Người. Hoặc là hiệp thông hoàn toàn với Đức Giêsu hoặc là chẳng có hiệp thông gì cả. Chính vì phải sống trọn vẹn với Người, môn đệ không thể loại trừ chuyến đi của Người đến cuộc Thương Khó; đúng ra chính chuyến đi này lại đặc biệt phong phú về hệ quả cho đời môn đệ.
Sau lời loan báo cuộc Thương Khó lần thứ hai và thứ ba, thái độ đối kháng của các môn đệ và giáo huấn mới của Đức Giêsu vẫn cùng một kiểu. Các môn đệ chứng tỏ hết sức bận tâm tìm một vị trí có uy thế và thành công cho bản thân mình (9,33-34; 10,35-40); Đức Giêsu lại nhắc họ nhớ bổn phận phục vụ (9,33; 10,41-45).
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Đức Giêsu đối thoại với hai con Dêbêđê (10,35-40):
a- lời thỉnh cầu (10,35-37),
b- câu trả lời (10,38-40);
2) Đức Giêsu giáo huấn Nhóm Mười Hai (10,41-45).
3.- Vài điểm chú giải
- chúng con muốn (35): Trong TM Mt, không có lời xin của hai anh em, nhưng có chi tiết bà mẹ dẫn hai con đến xin. Có những nhà chú giải nghĩ rằng đây là cách Mt cố gắng làm giảm thiểu dung mạo tiêu cực của hai anh em bằng cách đổ lỗi cho bà mẹ!
- bên hữu … bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang (37): Lời xin này liên hệ đến qui chế trong vương quốc tương lai. Khi đó Đức Giêsu hẳn sẽ ngự trên ngai trong tư cách Thẩm phán cánh chung, hoặc như Đấng Mêsia chủ toạ bữa tiệc thiên sai. Chỗ vinh dự nhất là ở bên phải vị chủ toạ, và chỗ kế tiếp là chỗ bên trái.
Hai anh em đã không hiểu ý nghĩa đích thực và kết cục không thể tránh được của cuộc hành trình lên Giêrusalem, cũng như những lời loan báo Thương Khó và cái chết của Đức Giêsu.
- Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống (38): Chén này tượng trưng cho đau khổ, được nói đến ở 14,36 nữa (x. Mt 26,39; Lc 22,42). Trong Cựu Ước, từ ngữ này dùng để nói về niềm vui (Tv 22/23,5; 115/116,13) lẫn những đau khổ (Tv 74/75,9; Is 51,17-22; Gr 25,15; Ed 23,31-34). “Thầy (sắp) uống” được dùng ở thì hiện tại (Mann đề nghị dịch sát là “I am drinking”): đây là một kinh nghiệm đã bắt đầu. Mt viết tiếp: egô mellô pinein, “I am about to drink”.
- phép rửa: Cho dù trong Cựu Ước, từ baptisma không được dùng theo nghĩa đau khổ, ta thường gặp ý tưởng về nước như là biểu tượng của sự phá huỷ (x. Tv 41/42,7; 68/69,2.15; Is 43,2) còn trong hy-ngữ thông dụng, từ này có nghĩa là bị lụt, bị ngập, bị bao trùm (hiểu Lc 12,50 theo nghĩa này). Phải chăng Mc đang ám chỉ đến những tư tưởng của Phaolô về phép rửa Kitô giáo (chẳng hạn trong Rm 6,3)?
- Thưa được (39): Lời đáp của các môn đệ thật khôi hài dưới ánh sáng của cuộc Thương Khó. Đức Giêsu trả lời bằng cách hứa cho các ông được chia sẻ trọn vẹn thân phận của Ngài.
- Thiên Chúa đã dọn sẵn (41): Động từ Hy-lạp hêtoimazô (chuẩn bị) chỉ có ý nói là do ý muốn của Chúa Cha, chứ không có hàm ý tiền định.
- Mười môn đệ kia đâm ra tức tối (41): Chi tiết này nhằm liên kết các giáo huấn về việc lãnh đạo Kitô giáo như là một việc phục vụ với câu truyện trên.
- những người được coi là thủ lãnh (42): Câu này có giọng điệu khôi hài, mỉa mai (x. Lc 22,25 với giọng khôi hài rõ hơn nữa).
- giá chuộc (45): Trong Tân Ước, từ ngữ lytron chỉ có ở đây và trong Mt 20,28, còn từ antilytron thì có trong 1 Tm 2,6 với một ý nghĩa tương tự. Lytron (lyô: tháo, cởi, giải thoát) là số tiền bỏ ra để mua sự giải thoát cho một tù binh, hoặc để chuộc lại một nô lệ. Đức Giêsu không phải bỏ tiền ra cho bất cứ ai, nên thành ngữ này chỉ có nghĩa là phương thế để cứu chuộc.
- nhiều người (polloi): không đối lại với “mọi người”, nhưng có nghĩa là “mọi người, muôn người” (vì “mọi người” là “nhiều người”).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu đối thoại với hai con Dêbêđê (35-40)
Hai người con ông Dêbêđê, là Giacôbê và Gioan, đến xin Đức Giêsu một điều cho riêng mình. Lời thỉnh cầu được chuẩn bị tiệm tiến. Công thức mở đầu tổng quát chỉ chứng tỏ là họ chờ đợi nhiều nơi Đức Giêsu. Tác giả Mc đã chọn cho lời thỉnh cầu này bối cảnh là lời loan báo cuộc Thương Khó. Ngài nhắm cho thấy là các môn đệ càng không hiểu gì khi họ càng đến gần Giêrusalem, nơi mạc khải. Hai môn đệ nghĩ là Đức Giêsu sắp khôi phục vương quốc Ít-ra-en trần thế, nên họ nhanh chân xin trước hai chỗ danh dự. Lời thỉnh cầu này bỏ qua mạc khải tại Giêrusalem, bỏ qua thập giá.
* Đức Giêsu giáo huấn Nhóm Mười Hai (41-45)
Theo nguyên tắc, Đức Giêsu không từ chối những khát vọng và nỗ lực, vì Người không muốn có những môn đệ mệt nhọc, ươn ái, thiếu năng lực; nhưng Người chỉ cho thấy mục tiêu đúng đắn của các khát vọng, là mục tiêu duy nhất phù hợp với sự hiệp thông đời sống với Người: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (cc. 43-44). Đây là nẻo đường duy nhất đưa tới uy tín và sự cao cả thật sự. Phục vụ là tiêu chuẩn duy nhất giúp đánh giá sự cao cả và thành công đích thực. Ai là người tôi tớ của mọi người, tức là phục vụ nhằm mưu ích cho kẻ khác, với trọn tâm hồn, với tất cả sức lực, thì thật sự là người đứng đầu mọi người. “Mọi người” đây là tất cả những ai mà họ có thể phục vụ, tất cả những ai lệ thuộc sự giúp đỡ của họ. Người môn đệ Đức Giêsu không được chọn người để phục vụ theo các mối thiện cảm của mình. Cuối cùng, chính Đức Giêsu khẳng định bổn phận phục vụ dựa trên nền tảng là lối cư xử của Người (c. 45).
+ Kết luận
Nhằm tạo sự hài hòa thân ái trong cộng đồng Hội Thánh sơ khai, Mc đã rút từ Kinh Thánh ra hình ảnh Người Tôi Tớ đau khổ để giải thích cho các ki-tô hữu đôi chút về mầu nhiệm Đức Kitô, Đấng đã dâng hiến mạng sống mình, tự hạ đến chết đẫm máu trong thập giá để cứu độ nhân loại. Bắt nguồn từ hy sinh của Đức Giêsu, cộng đoàn ki-tô hữu phải luôn luôn kiểm chứng xem cách hành xử của mình có phù hợp với cách hành xử của Đấng Sáng Lập không, nghĩa là mình có phục vụ và dâng hiến trọn vẹn bản thân không?
5.- Gợi ý suy niệm
1. Vì quan tâm đến thành công và danh giá, người ta nuôi những khát vọng không kềm chế, hoàn toàn lấy mình làm trung tâm. Đức Giêsu không coi thường khát vọng được thành công, được trọng vọng, nhưng Người chỉ cho các môn đệ còn đường đúng đắn đưa tới đó: phục vụ.
2. Sự đối lập giữa “làm đầy tớ” và “làm đầu” đòi hỏi một sự hoán cải trọn vẹn. Các môn đệ muốn làm đầu; tức khắc, Đức Giêsu bảo: Người ta chỉ có thể làm đầu nếu người ta nhận chỗ của những người cùng rốt, bằng cách làm tôi tớ phục vụ mọi người.
3. Việc phục vụ đây không phải là công việc nô dịch của người nô lệ, chỉ chu toàn bề ngoài. Đây là việc phục vụ của người hiến dấng bản thân, của người quan tâm đến kẻ khác vì yêu thương: là người phục vụ chẳng hạn với thái độ của bà mẹ vợ Simôn và các người đồng bàn (1,31). Đây là việc phục vụ nhằm mưu ích cho người khác.
4. “Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy”. Câu nói này của Đức Giêsu cho hiểu rằng cuộc sống Kitô hữu phải tuân theo một thứ lô-gích khác, chứ không theo khuôn phép xử sự thông thường của loài người. Khuôn mẫu để chúng ta bắt chước là chính gương sống và phục vụ của Đức Giêsu. Một hành trình sống đạo như thế chắc chắn không thể tránh khỏi thập giá.
1.- Ngữ cảnh
Để hiểu các bản văn Tin Mừng cho đúng đắn, điều cần thiết là không được cứu xét riêng rẽ từng biến cố và từng lời khẳng định, nhưng phải lưu ý đến các tương quan của chúng với nhau và từ đó hiều được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của chúng. Đức Giêsu không ban cho các môn đệ những chỉ thị riêng lẻ. Các lời Người nói với họ có nền móng là chính đời sống của Người và cách thức Người hành động; các lời ấy diễn tả cho biết cuộc hành trình của Người sẽ đưa lại điều gì cho những kẻ muốn sống hiệp thông với Người. Hoặc là hiệp thông hoàn toàn với Đức Giêsu hoặc là chẳng có hiệp thông gì cả. Chính vì phải sống trọn vẹn với Người, môn đệ không thể loại trừ chuyến đi của Người đến cuộc Thương Khó; đúng ra chính chuyến đi này lại đặc biệt phong phú về hệ quả cho đời môn đệ.
Sau lời loan báo cuộc Thương Khó lần thứ hai và thứ ba, thái độ đối kháng của các môn đệ và giáo huấn mới của Đức Giêsu vẫn cùng một kiểu. Các môn đệ chứng tỏ hết sức bận tâm tìm một vị trí có uy thế và thành công cho bản thân mình (9,33-34; 10,35-40); Đức Giêsu lại nhắc họ nhớ bổn phận phục vụ (9,33; 10,41-45).
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Đức Giêsu đối thoại với hai con Dêbêđê (10,35-40):
a- lời thỉnh cầu (10,35-37),
b- câu trả lời (10,38-40);
2) Đức Giêsu giáo huấn Nhóm Mười Hai (10,41-45).
3.- Vài điểm chú giải
- chúng con muốn (35): Trong TM Mt, không có lời xin của hai anh em, nhưng có chi tiết bà mẹ dẫn hai con đến xin. Có những nhà chú giải nghĩ rằng đây là cách Mt cố gắng làm giảm thiểu dung mạo tiêu cực của hai anh em bằng cách đổ lỗi cho bà mẹ!
- bên hữu … bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang (37): Lời xin này liên hệ đến qui chế trong vương quốc tương lai. Khi đó Đức Giêsu hẳn sẽ ngự trên ngai trong tư cách Thẩm phán cánh chung, hoặc như Đấng Mêsia chủ toạ bữa tiệc thiên sai. Chỗ vinh dự nhất là ở bên phải vị chủ toạ, và chỗ kế tiếp là chỗ bên trái.
Hai anh em đã không hiểu ý nghĩa đích thực và kết cục không thể tránh được của cuộc hành trình lên Giêrusalem, cũng như những lời loan báo Thương Khó và cái chết của Đức Giêsu.
- Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống (38): Chén này tượng trưng cho đau khổ, được nói đến ở 14,36 nữa (x. Mt 26,39; Lc 22,42). Trong Cựu Ước, từ ngữ này dùng để nói về niềm vui (Tv 22/23,5; 115/116,13) lẫn những đau khổ (Tv 74/75,9; Is 51,17-22; Gr 25,15; Ed 23,31-34). “Thầy (sắp) uống” được dùng ở thì hiện tại (Mann đề nghị dịch sát là “I am drinking”): đây là một kinh nghiệm đã bắt đầu. Mt viết tiếp: egô mellô pinein, “I am about to drink”.
- phép rửa: Cho dù trong Cựu Ước, từ baptisma không được dùng theo nghĩa đau khổ, ta thường gặp ý tưởng về nước như là biểu tượng của sự phá huỷ (x. Tv 41/42,7; 68/69,2.15; Is 43,2) còn trong hy-ngữ thông dụng, từ này có nghĩa là bị lụt, bị ngập, bị bao trùm (hiểu Lc 12,50 theo nghĩa này). Phải chăng Mc đang ám chỉ đến những tư tưởng của Phaolô về phép rửa Kitô giáo (chẳng hạn trong Rm 6,3)?
- Thưa được (39): Lời đáp của các môn đệ thật khôi hài dưới ánh sáng của cuộc Thương Khó. Đức Giêsu trả lời bằng cách hứa cho các ông được chia sẻ trọn vẹn thân phận của Ngài.
- Thiên Chúa đã dọn sẵn (41): Động từ Hy-lạp hêtoimazô (chuẩn bị) chỉ có ý nói là do ý muốn của Chúa Cha, chứ không có hàm ý tiền định.
- Mười môn đệ kia đâm ra tức tối (41): Chi tiết này nhằm liên kết các giáo huấn về việc lãnh đạo Kitô giáo như là một việc phục vụ với câu truyện trên.
- những người được coi là thủ lãnh (42): Câu này có giọng điệu khôi hài, mỉa mai (x. Lc 22,25 với giọng khôi hài rõ hơn nữa).
- giá chuộc (45): Trong Tân Ước, từ ngữ lytron chỉ có ở đây và trong Mt 20,28, còn từ antilytron thì có trong 1 Tm 2,6 với một ý nghĩa tương tự. Lytron (lyô: tháo, cởi, giải thoát) là số tiền bỏ ra để mua sự giải thoát cho một tù binh, hoặc để chuộc lại một nô lệ. Đức Giêsu không phải bỏ tiền ra cho bất cứ ai, nên thành ngữ này chỉ có nghĩa là phương thế để cứu chuộc.
- nhiều người (polloi): không đối lại với “mọi người”, nhưng có nghĩa là “mọi người, muôn người” (vì “mọi người” là “nhiều người”).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu đối thoại với hai con Dêbêđê (35-40)
Hai người con ông Dêbêđê, là Giacôbê và Gioan, đến xin Đức Giêsu một điều cho riêng mình. Lời thỉnh cầu được chuẩn bị tiệm tiến. Công thức mở đầu tổng quát chỉ chứng tỏ là họ chờ đợi nhiều nơi Đức Giêsu. Tác giả Mc đã chọn cho lời thỉnh cầu này bối cảnh là lời loan báo cuộc Thương Khó. Ngài nhắm cho thấy là các môn đệ càng không hiểu gì khi họ càng đến gần Giêrusalem, nơi mạc khải. Hai môn đệ nghĩ là Đức Giêsu sắp khôi phục vương quốc Ít-ra-en trần thế, nên họ nhanh chân xin trước hai chỗ danh dự. Lời thỉnh cầu này bỏ qua mạc khải tại Giêrusalem, bỏ qua thập giá.
* Đức Giêsu giáo huấn Nhóm Mười Hai (41-45)
Theo nguyên tắc, Đức Giêsu không từ chối những khát vọng và nỗ lực, vì Người không muốn có những môn đệ mệt nhọc, ươn ái, thiếu năng lực; nhưng Người chỉ cho thấy mục tiêu đúng đắn của các khát vọng, là mục tiêu duy nhất phù hợp với sự hiệp thông đời sống với Người: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (cc. 43-44). Đây là nẻo đường duy nhất đưa tới uy tín và sự cao cả thật sự. Phục vụ là tiêu chuẩn duy nhất giúp đánh giá sự cao cả và thành công đích thực. Ai là người tôi tớ của mọi người, tức là phục vụ nhằm mưu ích cho kẻ khác, với trọn tâm hồn, với tất cả sức lực, thì thật sự là người đứng đầu mọi người. “Mọi người” đây là tất cả những ai mà họ có thể phục vụ, tất cả những ai lệ thuộc sự giúp đỡ của họ. Người môn đệ Đức Giêsu không được chọn người để phục vụ theo các mối thiện cảm của mình. Cuối cùng, chính Đức Giêsu khẳng định bổn phận phục vụ dựa trên nền tảng là lối cư xử của Người (c. 45).
+ Kết luận
Nhằm tạo sự hài hòa thân ái trong cộng đồng Hội Thánh sơ khai, Mc đã rút từ Kinh Thánh ra hình ảnh Người Tôi Tớ đau khổ để giải thích cho các ki-tô hữu đôi chút về mầu nhiệm Đức Kitô, Đấng đã dâng hiến mạng sống mình, tự hạ đến chết đẫm máu trong thập giá để cứu độ nhân loại. Bắt nguồn từ hy sinh của Đức Giêsu, cộng đoàn ki-tô hữu phải luôn luôn kiểm chứng xem cách hành xử của mình có phù hợp với cách hành xử của Đấng Sáng Lập không, nghĩa là mình có phục vụ và dâng hiến trọn vẹn bản thân không?
5.- Gợi ý suy niệm
1. Vì quan tâm đến thành công và danh giá, người ta nuôi những khát vọng không kềm chế, hoàn toàn lấy mình làm trung tâm. Đức Giêsu không coi thường khát vọng được thành công, được trọng vọng, nhưng Người chỉ cho các môn đệ còn đường đúng đắn đưa tới đó: phục vụ.
2. Sự đối lập giữa “làm đầy tớ” và “làm đầu” đòi hỏi một sự hoán cải trọn vẹn. Các môn đệ muốn làm đầu; tức khắc, Đức Giêsu bảo: Người ta chỉ có thể làm đầu nếu người ta nhận chỗ của những người cùng rốt, bằng cách làm tôi tớ phục vụ mọi người.
3. Việc phục vụ đây không phải là công việc nô dịch của người nô lệ, chỉ chu toàn bề ngoài. Đây là việc phục vụ của người hiến dấng bản thân, của người quan tâm đến kẻ khác vì yêu thương: là người phục vụ chẳng hạn với thái độ của bà mẹ vợ Simôn và các người đồng bàn (1,31). Đây là việc phục vụ nhằm mưu ích cho người khác.
4. “Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy”. Câu nói này của Đức Giêsu cho hiểu rằng cuộc sống Kitô hữu phải tuân theo một thứ lô-gích khác, chứ không theo khuôn phép xử sự thông thường của loài người. Khuôn mẫu để chúng ta bắt chước là chính gương sống và phục vụ của Đức Giêsu. Một hành trình sống đạo như thế chắc chắn không thể tránh khỏi thập giá.
Làm đầy tớ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:47 14/10/2009
Chúa Nhật XXIX Thường niên B
Đọc Tin Mừng, ta thấy dường như duy chỉ có trường hợp hai anh em nhà Giêbêđê ( hay chính người mẹ của hai ông này ) đến xin Chúa Giêsu cho xí phần tả hữu khi Chúa được vinh quang nghĩa là khi Chúa làm vua, theo mộng tưởng của hai vị. Dù rằng mười vị còn lại có biết chuyện này, vì các vị đã tức tối ra mặt, nhưng không thấy vị nào mon men đến xin xỏ Thầy một chức vị nào đó cho sau này. Có lẽ lý do là đây: Điều xin thì chưa chắc được nhưng điều không xin thì lại phải bị gánh chịu. “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống, phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”( Mc 10,39-40 ).
Phen này đúng là thua to, hai vị nhà Giêbêđê im hơi lặng tiếng đủ nói lên tâm trạng của các vị. Thực ra không phải hai vị mà cả nhóm Mười Hai đã lầm. Cái lầm căn bản của cả nhóm đó là mong sẽ được có chức vị cao trọng ngoài xã hội, và dĩ nhiên sẽ được hưởng vinh hoa phú quý khi đi theo Thầy Giêsu. Vị tôn sư người Nagiarét đủ đầy quyền năng trong lời nói lẫn hành động hẳn phải là Đấng Thiên Sai, nếu không thì cũng là một đại ngôn sứ. Với uy quyền cả thể như thế, chắc chắn Người sẽ giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ ngoại bang và sẽ được phong làm vua. Ngay cả trước khi Chúa về trời thì các ngài cũng còn hỏi: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quóc Israel không ?” ( Cvtđ 1,6 ).
Cả nhóm Mười Hai lầm thì cũng dễ hiểu vì các ngài chưa được nghe lời khẳng định của Thầy trước mặt Philatô rằng Người là vua nhưng nước Người không thuộc về thế gian này ( x.Ga 18,33-38 ). Tuy nhiên cần khẳng định với nhau điều này: nơi con người, song hành với tính xã hội thì còn có bản năng thống trị. Ở giữa một tập thể, người ta có khuynh hướng tìm cách làm đầu kẻ khác. Dẫu sao đi nữa, làm dầu con tôm cũng hơn là làm đuôi con rồng. Dù lớn hay bé, khi đã được làm đầu thì không chỉ sẽ được kính trọng mà còn được cung phụng. Vì thế, chúng ta không mấy ngạc nhiên khi thấy đây là một chủ đề thường xuyên trở thành nguyên cớ tranh luận giữa tập thể nhóm Mười Hai.
“Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” ( Mc 10,44 ). Lời khẳng định của Chúa Giêsu là một mệnh lệnh. Cả nhóm Mười Hai hôm ấy và cả chúng ta hôm nay, chẳng ai chối cãi hay biện bạch. Thế nhưng, thực tế minh chứng cho thấy chúng ta vẫn còn để mệnh lệnh ấy trên giấy cách nào đó. Không riêng gì người theo Chúa, quý vị nắm trọng trách ngoài xã hội cũng khẳng định rằng chính quyền là đầy tớ nhân dân. Thế mà chuyện đầy tớ ăn trên ngồi trước, còn các ông chủ thì khép nép tìm các hạt cơm thừa; đầy tớ thì chễm chệ ghế salon nệm dày, sở hữu nhà cao cửa rộng còn ông chủ lại vất vưởng trong các căn chòi ọp ẹp…đã trở thành “chuyện tử tế” của một thời và hình như là của mọi thời, nhiều nơi.
Có thể có nhiều lý do để biện minh về việc các ngài đầy tớ sở hữu cũng như sử dụng các phương tiện sang trọng. Các vị ấy cần có phương tiện thích ứng để làm đầy tớ tốt hơn, hữu hiệu hơn. Các vị ấy không chỉ cần có tác phong tương xứng, mà còn cần có những cái bên ngoài như y phục, đồ dùng, phương tiện đi lại…cách nào đó cho phù hợp với vai vế hay chức vụ đảm nhận mà thôi ( noblesse oblige ). Đây không phải là lời biện minh, nhưng là lời giải thích khá hữu lý và hợp tình. Thế thì đâu là dấu chỉ một người làm đầu đang thực sự làm đầy tớ ?
Chúa Giêsu đã minh nhiên cho chúng ta một dấu chỉ bằng chính cuộc sống, cung cách hành động của Người: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mc 10,45 ). Có thể nói việc hiến dâng mạng sống làm giá chuộc cho muôn người là bằng chứng của việc làm đầy tớ. Tác giả thư Do Thái triển khai việc làm đầy tớ qua hình ảnh vị Thượng Tế biết “cảm thương” nỗi yếu hèn của nhân loại ( x. Dt 4,13 ). Ngôn sứ Isaia lại tiên báo việc làm đầy tớ bằng hình ảnh người tôi tớ trung thành chịu đau khổ để gánh lấy hậu quả tội lỗi con người ( x. Is 53,10-11 ).
Số người được làm đầu con rồng trong Giáo Hội hay ngoài xã hội quả là không nhiều, nhưng số người làm đầu con tôm, tôm to, tôm vừa, tôm bé hay các loại tép thì đếm không xuể. Có một hoặc hai người thuộc quyền của chúng ta, dưới quyền của chúng ta, trong trách vụ của chúng ta thì chúng ta đang được đặt làm đầu. Đó là đàn chiên chúng ta đang chăn dắt, đó là con cái mà ta đã sinh thành, đó là nhóm học sinh ta đang dạy dỗ, đó là những người cô thân, bé phận ngoài xã hội hay trong Giáo Hội, đó là những người yếu đuối, tội lỗi đang cần chúng ta nâng đỡ, dìu dắt, chỉ lối, dẫn đường…Như thế, có thể nói hầu hết chúng ta đã được đặt làm đầu. Đã làm đầu thì phải làm đầy tớ.
Lịch sử cho thấy rằng những người “làm đầu” ngoài xã hội cũng như trong giáo hội, nếu xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn hay đã từng kinh qua nhiều gian khổ thì thường dễ “làm đầy tớ” cách thực sự và đúng nghĩa hơn. Quả thật, để thực sự làm đầy tớ, tiên vàn cần phải có sự đồng cảm, đồng thân, chung phận một cách nào đó. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta khi “ vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” ( Pl 2,6-11 ).
Xã hội có ngày càng công bằng, văn minh, thinh vượng hay không, giáo hội có ngày càng tinh tuyền, thánh thiện hay không chắc hẳn phụ thuộc rất nhiều vào việc những người đứng đầu có thực sự sống tôn chỉ “làm đầy tớ nhân dân”, “làm tôi tớ của đàn chiên” hay không. Mong sao tôn chỉ ấy không dừng lại ở khẩu hiệu hay ở các bài phát biểu hùng hồn, nhưng được hiện thực hóa bằng việc làm và thái độ sống của những người làm đầu. Ngoài việc các đầy tớ phải hiến dâng mạng sống vì chủ, thì có thể nói một trong những tiêu chí để thẩm định các vai vế chủ - tớ có chính hiệu không, thì hãy xem các ông chủ tức là người dân, các con chiên, có được phép và được quyền mạnh dạn mở miệng nói lên suy nghĩ, nhận định của mình hay trình bày các nhu cầu chính đáng của mình trước các vị “đầy tớ” hay không, và dĩ nhiên không thể thiếu sự chân thành lắng nghe của các vị này.
Đọc Tin Mừng, ta thấy dường như duy chỉ có trường hợp hai anh em nhà Giêbêđê ( hay chính người mẹ của hai ông này ) đến xin Chúa Giêsu cho xí phần tả hữu khi Chúa được vinh quang nghĩa là khi Chúa làm vua, theo mộng tưởng của hai vị. Dù rằng mười vị còn lại có biết chuyện này, vì các vị đã tức tối ra mặt, nhưng không thấy vị nào mon men đến xin xỏ Thầy một chức vị nào đó cho sau này. Có lẽ lý do là đây: Điều xin thì chưa chắc được nhưng điều không xin thì lại phải bị gánh chịu. “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống, phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”( Mc 10,39-40 ).
Phen này đúng là thua to, hai vị nhà Giêbêđê im hơi lặng tiếng đủ nói lên tâm trạng của các vị. Thực ra không phải hai vị mà cả nhóm Mười Hai đã lầm. Cái lầm căn bản của cả nhóm đó là mong sẽ được có chức vị cao trọng ngoài xã hội, và dĩ nhiên sẽ được hưởng vinh hoa phú quý khi đi theo Thầy Giêsu. Vị tôn sư người Nagiarét đủ đầy quyền năng trong lời nói lẫn hành động hẳn phải là Đấng Thiên Sai, nếu không thì cũng là một đại ngôn sứ. Với uy quyền cả thể như thế, chắc chắn Người sẽ giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ ngoại bang và sẽ được phong làm vua. Ngay cả trước khi Chúa về trời thì các ngài cũng còn hỏi: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quóc Israel không ?” ( Cvtđ 1,6 ).
Cả nhóm Mười Hai lầm thì cũng dễ hiểu vì các ngài chưa được nghe lời khẳng định của Thầy trước mặt Philatô rằng Người là vua nhưng nước Người không thuộc về thế gian này ( x.Ga 18,33-38 ). Tuy nhiên cần khẳng định với nhau điều này: nơi con người, song hành với tính xã hội thì còn có bản năng thống trị. Ở giữa một tập thể, người ta có khuynh hướng tìm cách làm đầu kẻ khác. Dẫu sao đi nữa, làm dầu con tôm cũng hơn là làm đuôi con rồng. Dù lớn hay bé, khi đã được làm đầu thì không chỉ sẽ được kính trọng mà còn được cung phụng. Vì thế, chúng ta không mấy ngạc nhiên khi thấy đây là một chủ đề thường xuyên trở thành nguyên cớ tranh luận giữa tập thể nhóm Mười Hai.
“Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” ( Mc 10,44 ). Lời khẳng định của Chúa Giêsu là một mệnh lệnh. Cả nhóm Mười Hai hôm ấy và cả chúng ta hôm nay, chẳng ai chối cãi hay biện bạch. Thế nhưng, thực tế minh chứng cho thấy chúng ta vẫn còn để mệnh lệnh ấy trên giấy cách nào đó. Không riêng gì người theo Chúa, quý vị nắm trọng trách ngoài xã hội cũng khẳng định rằng chính quyền là đầy tớ nhân dân. Thế mà chuyện đầy tớ ăn trên ngồi trước, còn các ông chủ thì khép nép tìm các hạt cơm thừa; đầy tớ thì chễm chệ ghế salon nệm dày, sở hữu nhà cao cửa rộng còn ông chủ lại vất vưởng trong các căn chòi ọp ẹp…đã trở thành “chuyện tử tế” của một thời và hình như là của mọi thời, nhiều nơi.
Có thể có nhiều lý do để biện minh về việc các ngài đầy tớ sở hữu cũng như sử dụng các phương tiện sang trọng. Các vị ấy cần có phương tiện thích ứng để làm đầy tớ tốt hơn, hữu hiệu hơn. Các vị ấy không chỉ cần có tác phong tương xứng, mà còn cần có những cái bên ngoài như y phục, đồ dùng, phương tiện đi lại…cách nào đó cho phù hợp với vai vế hay chức vụ đảm nhận mà thôi ( noblesse oblige ). Đây không phải là lời biện minh, nhưng là lời giải thích khá hữu lý và hợp tình. Thế thì đâu là dấu chỉ một người làm đầu đang thực sự làm đầy tớ ?
Chúa Giêsu đã minh nhiên cho chúng ta một dấu chỉ bằng chính cuộc sống, cung cách hành động của Người: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mc 10,45 ). Có thể nói việc hiến dâng mạng sống làm giá chuộc cho muôn người là bằng chứng của việc làm đầy tớ. Tác giả thư Do Thái triển khai việc làm đầy tớ qua hình ảnh vị Thượng Tế biết “cảm thương” nỗi yếu hèn của nhân loại ( x. Dt 4,13 ). Ngôn sứ Isaia lại tiên báo việc làm đầy tớ bằng hình ảnh người tôi tớ trung thành chịu đau khổ để gánh lấy hậu quả tội lỗi con người ( x. Is 53,10-11 ).
Số người được làm đầu con rồng trong Giáo Hội hay ngoài xã hội quả là không nhiều, nhưng số người làm đầu con tôm, tôm to, tôm vừa, tôm bé hay các loại tép thì đếm không xuể. Có một hoặc hai người thuộc quyền của chúng ta, dưới quyền của chúng ta, trong trách vụ của chúng ta thì chúng ta đang được đặt làm đầu. Đó là đàn chiên chúng ta đang chăn dắt, đó là con cái mà ta đã sinh thành, đó là nhóm học sinh ta đang dạy dỗ, đó là những người cô thân, bé phận ngoài xã hội hay trong Giáo Hội, đó là những người yếu đuối, tội lỗi đang cần chúng ta nâng đỡ, dìu dắt, chỉ lối, dẫn đường…Như thế, có thể nói hầu hết chúng ta đã được đặt làm đầu. Đã làm đầu thì phải làm đầy tớ.
Lịch sử cho thấy rằng những người “làm đầu” ngoài xã hội cũng như trong giáo hội, nếu xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn hay đã từng kinh qua nhiều gian khổ thì thường dễ “làm đầy tớ” cách thực sự và đúng nghĩa hơn. Quả thật, để thực sự làm đầy tớ, tiên vàn cần phải có sự đồng cảm, đồng thân, chung phận một cách nào đó. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta khi “ vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” ( Pl 2,6-11 ).
Xã hội có ngày càng công bằng, văn minh, thinh vượng hay không, giáo hội có ngày càng tinh tuyền, thánh thiện hay không chắc hẳn phụ thuộc rất nhiều vào việc những người đứng đầu có thực sự sống tôn chỉ “làm đầy tớ nhân dân”, “làm tôi tớ của đàn chiên” hay không. Mong sao tôn chỉ ấy không dừng lại ở khẩu hiệu hay ở các bài phát biểu hùng hồn, nhưng được hiện thực hóa bằng việc làm và thái độ sống của những người làm đầu. Ngoài việc các đầy tớ phải hiến dâng mạng sống vì chủ, thì có thể nói một trong những tiêu chí để thẩm định các vai vế chủ - tớ có chính hiệu không, thì hãy xem các ông chủ tức là người dân, các con chiên, có được phép và được quyền mạnh dạn mở miệng nói lên suy nghĩ, nhận định của mình hay trình bày các nhu cầu chính đáng của mình trước các vị “đầy tớ” hay không, và dĩ nhiên không thể thiếu sự chân thành lắng nghe của các vị này.
Chúa Nhật Truyền Giáo: Công bình và bác ái
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:49 14/10/2009
Chúa Nhật Truyền giáo
Phải nhìn nhận rằng đến hôm này cái tên của đạo chúng ta: Công giáo thì Chính quyền các cấp nước Việt hiện nay có vẻ miễn cưỡng phải dùng dù không mấy thích. Đã từng một thời gian rất dài, người ta gán ghép cái tên Thiên Chúa giáo cho Công giáo. Người ta không muốn dùng hai từ Công giáo vì Công giáo, hiểu sát nghĩa từ, là đạo chung cho mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh, địa vị…Công giáo là đạo mời gọi mọi người, mọi nơi, mọi thời, gia nhập để nhận biết Thiên Chúa duy nhất là Đấng sáng tạo nên mọi loài, là Cha của hết mọi người, để mọi người biết sống yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Chính vì thế truyền giáo là sứ vụ nền tảng phát xuất từ căn tính của Kitô hữu. Đã là anh chị em một nhà thì quan tâm đến hạnh phúc của nhau là lẽ tất yếu.
Truyền giáo là một nhu cầu tất yếu. Đã nói đến nhu cầu là không thể thiếu. Cái nhu cầu truyền giáo xuất phát từ yếu tính của Kitô hữu, những con người cảm nhận mình được yêu thương, mình đang hưởng nhận hồng phúc to lớn vượt quá công sức và phận vị của mình. Tốt khoe - xấu che là hệ lụy tất yếu. Khi đã cảm nhận hạnh phúc lơn lao mình lãnh nhận thì không thể không chia sẻ cho tha nhân, nhất là khi ta chân nhận tha nhân chính là anh chị em của mình. Không nỗ lực truyền giáo hay thờ ơ với việc rao giảng Tin mừng là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc trong đời làm con cái Chúa. Điều này củng cố lời xác nhận của thánh tông đồ dân ngoại: “ Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” ( 1 Cor 9,16 ). Hơn nữa, chímh Chúa Kitô đã minh nhiên phán dạy chúng ta phải truyền giáo ( x. Mt 28, 18-20 )
Một phương thế rao giảng Tin mừng: làm chứng nhân.
Thánh Phaolô minh định rằng người ta tin là nhờ nghe và người ta nghe được là nhờ có người rao giảng ( x.Rm 10,14 ). Với sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành thông tin thì chân lý “ trăm nghe không bằng một thấy” đang thực sự chứng nghiệm. Những gì đập vào thị giác xem ra gây hiệu quả mạnh hơn là những gì rót vào thính giác. Một hình ảnh nhiều khi nói lên một sự thật cách thuyết phục hơn là một bài diễn thuyết hùng hồn. Đức Phaolô VI đã từng nhận định: “ Ngày nay người ta thích theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ là những chứng nhân”. Quả thật cha ông Việt nam chúng ta đã từng xác nhận: “ lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến “từ bi – hỉ xả”. Nói đến Khổng giáo thì người ta nghĩ ngay đến “ Trung dung; Chính danh – chính phận”. Nói đến Lão giáo thì người ta nghĩ ngay đến “ Vô vi ”. Nói đến đạo ông bà thì người ta nghĩ ngay đến “ tình hiếu đễ”…Nói đến Công giáo thì không thể không nghĩ đến “ công bình – bác ái”. Chính khi làm nổi bật cái nét riêng của mình thì ta đang quảng bá cái của mình cách hữu hiệu hơn cả. Dĩ nhiên trong công cuộc truyền giáo, chúng ta không thể không chú trọng đến việc rao truyền Lời Chúa, phổ biến Thánh Kinh dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, ở đây xin được cụ thể hóa việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân là làm chứng cho cái tinh túy của Công giáo là đạo công bình và bác ái.
1. Sống đức công bình trong tình bác ái: Công bình là một trong những nhân đức luân lý nền tảng giúp gìn giữ sự hài hòa, ổn định trong các mối tương quan giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa người với Đấng tạo Thành. Dưới nhãn quan công bình giao hoán thì của ai hãy trả lại cho người ấy. Điều này đòi buộc ta không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tha nhân, của các tạo vật và của Đấng Tạo Thành. Ta không những không được “lấy của người” mà con không được “ước ao trái phép những gì của người ta” ( giới răn thứ 7 và thứ 10 ).
Luật lệ Cựu ước minh nhiên ghi rõ rằng ta không được ngược đãi người ngoại kiều, khách ngụ cư, không được ức hiếp mẹ góa con côi, không được cho vay ăn lời quá đáng; không đuợc cầm giữ tiền công của người làm thuê qua đêm…( x.Dnl 24,17; Lv 19,13 ). Tuy nhiên dưới nhãn quan bác ái thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết đối xủ với nhau như là anh em đến nỗi khi hái nho thì không được mót những trái rơi rụng mà phải để dành cho người nghèo, cũng thế khi gặt lúa cũng phải nghĩ đến người túng cực để ta không lượm mót những gié lúa còn sót hay rơi vãi trên đồng ( x.Lv 19,10;23,22 ). Không được phép dừng lại ở việc đối xử với tha nhân như họ đã làm gì cho ta mà cần phải tiến đến chỗ đối xữ với họ như họ là anh chị em của ta. Có như thế ta mới xứng đáng là con cái Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều xuống trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân ( x.Mt 5,43-48 ). Với vũ trụ thiên nhiên thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết tôn trọng các loài thọ tạo Chúa dựng nên trong sự hài hòa và cân đối của chúng. Hội Thánh khẳng định việc hủy hoại môi sinh là một trọng tội. Khi được trao quyền làm chủ các loài thụ tạo hữu hình thì con người không chỉ quản lý chúng để phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân mà còn để làm vinh danh Chúa.
2. Sống bác ái trong sự công bình : Sống bác ái là sống yêu thương như Chúa yêu thương, nhờ Chúa yêu thương. Tuy nhiên, sự công bình đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Chúa trước hết và trên hết mọi sự, với hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn ( x.Mt 22,37 ). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Chúng ta không chỉ thờ phượng Thiên Chúa như là Đấng Tạo thành và an bài mọi sự, là Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô, mà còn phải yêu mến Người, vì Người là Cha chúng ta. Do đó bổn phận đức ái đối với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tiên vàn tìm vinh danh Chúa ( x.Mt 6,33 ), nỗ lực làm cho Danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x. Mt 6,9-10 ).
Trên nền tảng đức ái đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Vì yêu thương nhau nên chúng ta không chỉ không làm những gì cho tha nhân điều mà ta không muốn tha nhân làm cho mình mà còn tiến đến chỗ tích cực làm cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình ( x. Mt 7,12 ).
Ngày khánh nhật truyền giáo lại về. Một lần nữa Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta nghĩa vụ cao cả và mang tính sống còn của Kitô hữu. Không truyền giáo thì chỉ là Kitô hữu hữu danh vô thực. Không chia sẻ cho tha nhân hạnh phúc mình đang có là một trong những dấu chỉ chứng tỏ rằng ta chưa thực sự cảm nhận hạnh phúc khi được làm con cái Chúa.
Phải nhìn nhận rằng đến hôm này cái tên của đạo chúng ta: Công giáo thì Chính quyền các cấp nước Việt hiện nay có vẻ miễn cưỡng phải dùng dù không mấy thích. Đã từng một thời gian rất dài, người ta gán ghép cái tên Thiên Chúa giáo cho Công giáo. Người ta không muốn dùng hai từ Công giáo vì Công giáo, hiểu sát nghĩa từ, là đạo chung cho mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh, địa vị…Công giáo là đạo mời gọi mọi người, mọi nơi, mọi thời, gia nhập để nhận biết Thiên Chúa duy nhất là Đấng sáng tạo nên mọi loài, là Cha của hết mọi người, để mọi người biết sống yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Chính vì thế truyền giáo là sứ vụ nền tảng phát xuất từ căn tính của Kitô hữu. Đã là anh chị em một nhà thì quan tâm đến hạnh phúc của nhau là lẽ tất yếu.
Truyền giáo là một nhu cầu tất yếu. Đã nói đến nhu cầu là không thể thiếu. Cái nhu cầu truyền giáo xuất phát từ yếu tính của Kitô hữu, những con người cảm nhận mình được yêu thương, mình đang hưởng nhận hồng phúc to lớn vượt quá công sức và phận vị của mình. Tốt khoe - xấu che là hệ lụy tất yếu. Khi đã cảm nhận hạnh phúc lơn lao mình lãnh nhận thì không thể không chia sẻ cho tha nhân, nhất là khi ta chân nhận tha nhân chính là anh chị em của mình. Không nỗ lực truyền giáo hay thờ ơ với việc rao giảng Tin mừng là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc trong đời làm con cái Chúa. Điều này củng cố lời xác nhận của thánh tông đồ dân ngoại: “ Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” ( 1 Cor 9,16 ). Hơn nữa, chímh Chúa Kitô đã minh nhiên phán dạy chúng ta phải truyền giáo ( x. Mt 28, 18-20 )
Một phương thế rao giảng Tin mừng: làm chứng nhân.
Thánh Phaolô minh định rằng người ta tin là nhờ nghe và người ta nghe được là nhờ có người rao giảng ( x.Rm 10,14 ). Với sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành thông tin thì chân lý “ trăm nghe không bằng một thấy” đang thực sự chứng nghiệm. Những gì đập vào thị giác xem ra gây hiệu quả mạnh hơn là những gì rót vào thính giác. Một hình ảnh nhiều khi nói lên một sự thật cách thuyết phục hơn là một bài diễn thuyết hùng hồn. Đức Phaolô VI đã từng nhận định: “ Ngày nay người ta thích theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ là những chứng nhân”. Quả thật cha ông Việt nam chúng ta đã từng xác nhận: “ lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến “từ bi – hỉ xả”. Nói đến Khổng giáo thì người ta nghĩ ngay đến “ Trung dung; Chính danh – chính phận”. Nói đến Lão giáo thì người ta nghĩ ngay đến “ Vô vi ”. Nói đến đạo ông bà thì người ta nghĩ ngay đến “ tình hiếu đễ”…Nói đến Công giáo thì không thể không nghĩ đến “ công bình – bác ái”. Chính khi làm nổi bật cái nét riêng của mình thì ta đang quảng bá cái của mình cách hữu hiệu hơn cả. Dĩ nhiên trong công cuộc truyền giáo, chúng ta không thể không chú trọng đến việc rao truyền Lời Chúa, phổ biến Thánh Kinh dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, ở đây xin được cụ thể hóa việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân là làm chứng cho cái tinh túy của Công giáo là đạo công bình và bác ái.
1. Sống đức công bình trong tình bác ái: Công bình là một trong những nhân đức luân lý nền tảng giúp gìn giữ sự hài hòa, ổn định trong các mối tương quan giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa người với Đấng tạo Thành. Dưới nhãn quan công bình giao hoán thì của ai hãy trả lại cho người ấy. Điều này đòi buộc ta không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tha nhân, của các tạo vật và của Đấng Tạo Thành. Ta không những không được “lấy của người” mà con không được “ước ao trái phép những gì của người ta” ( giới răn thứ 7 và thứ 10 ).
Luật lệ Cựu ước minh nhiên ghi rõ rằng ta không được ngược đãi người ngoại kiều, khách ngụ cư, không được ức hiếp mẹ góa con côi, không được cho vay ăn lời quá đáng; không đuợc cầm giữ tiền công của người làm thuê qua đêm…( x.Dnl 24,17; Lv 19,13 ). Tuy nhiên dưới nhãn quan bác ái thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết đối xủ với nhau như là anh em đến nỗi khi hái nho thì không được mót những trái rơi rụng mà phải để dành cho người nghèo, cũng thế khi gặt lúa cũng phải nghĩ đến người túng cực để ta không lượm mót những gié lúa còn sót hay rơi vãi trên đồng ( x.Lv 19,10;23,22 ). Không được phép dừng lại ở việc đối xử với tha nhân như họ đã làm gì cho ta mà cần phải tiến đến chỗ đối xữ với họ như họ là anh chị em của ta. Có như thế ta mới xứng đáng là con cái Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều xuống trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân ( x.Mt 5,43-48 ). Với vũ trụ thiên nhiên thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết tôn trọng các loài thọ tạo Chúa dựng nên trong sự hài hòa và cân đối của chúng. Hội Thánh khẳng định việc hủy hoại môi sinh là một trọng tội. Khi được trao quyền làm chủ các loài thụ tạo hữu hình thì con người không chỉ quản lý chúng để phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân mà còn để làm vinh danh Chúa.
2. Sống bác ái trong sự công bình : Sống bác ái là sống yêu thương như Chúa yêu thương, nhờ Chúa yêu thương. Tuy nhiên, sự công bình đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Chúa trước hết và trên hết mọi sự, với hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn ( x.Mt 22,37 ). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Chúng ta không chỉ thờ phượng Thiên Chúa như là Đấng Tạo thành và an bài mọi sự, là Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô, mà còn phải yêu mến Người, vì Người là Cha chúng ta. Do đó bổn phận đức ái đối với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tiên vàn tìm vinh danh Chúa ( x.Mt 6,33 ), nỗ lực làm cho Danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x. Mt 6,9-10 ).
Trên nền tảng đức ái đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Vì yêu thương nhau nên chúng ta không chỉ không làm những gì cho tha nhân điều mà ta không muốn tha nhân làm cho mình mà còn tiến đến chỗ tích cực làm cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình ( x. Mt 7,12 ).
Ngày khánh nhật truyền giáo lại về. Một lần nữa Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta nghĩa vụ cao cả và mang tính sống còn của Kitô hữu. Không truyền giáo thì chỉ là Kitô hữu hữu danh vô thực. Không chia sẻ cho tha nhân hạnh phúc mình đang có là một trong những dấu chỉ chứng tỏ rằng ta chưa thực sự cảm nhận hạnh phúc khi được làm con cái Chúa.
Chúa nhật Truyền giáo: Tạ ơn người đau khổ
Pm. Cao Huy Hoàng
13:14 14/10/2009
Sau giờ tập hát, các ca viên ở giáo xứ tôi có lệ cầu nguyện chung mươi phút rồi mới về. Hôm ấy, đến phiên của anh T. hướng dẫn cầu nguyện. Anh ấy nói một hơi với Chúa những lời tự phát nầy:
“Lạy Chúa, tuần trước trên đường đi làm về, bất thần bị choáng, con dừng xe máy ở gầm cầu Sài gòn, và ngồi xuống nghỉ một lát. Con đã thấy và nghe đôi vợ chồng già hành khất kia cùng đọc kinh chuỗi thương xót: “Xin thương xót con và toàn thế giới.” Họ đọc kinh thật sốt sắng trong thế giới gầm cầu u tối của họ. Ngoài kia, một thế giới hoàn toàn khác. Con chợt nhận ra rằng, con đang sống trong cuộc đời nầy, và con đang được nhiều hơn, được hay hơn, được tốt đẹp hơn điều con muốn, là nhờ bởi ơn Chúa ban xuống cho con. Nhưng có một điều lâu nay con không để ý tới, và cũng có thể là chưa ngờ tới, đó là, ơn Chúa ban cho con không hẳn do lời con cầu nguyện, nhưng lại là do lời cầu nguyện của những con người đau khổ, bất hạnh nhất trong cuộc đời nầy! Có thể con đang được nhiều nhất, nhờ bởi lời cầu nguyện của người con khinh rẻ nhất.
Con xin ghi ơn những người đau khổ, thấp kém. Chúa đã gửi ơn Chúa xuống cho con qua những địa chỉ mà con không ngờ!
Vâng, vì địa chỉ của ơn Chúa cho con và cho toàn thế giới, lại là những lời kinh âm thầm của những anh chị em nghèo khổ đói rách hằng đêm cầu xin dưới gầm cầu, nơi bãi rác, khu nhà ổ chuột, trong những nhà trọ rẻ tiền, mất vệ sinh, mất cả an ninh. Họ bằng lòng chấp nhận nghèo khổ cho con được giàu có. Họ bằng lòng thiếu thốn cho con được đầy đủ. Họ bằng lòng rách nát cho con được tươm tất, chỉnh tề. Họ bằng lòng mất cả điều kiện môi trường xanh sạch đẹp cho con được cơ ngơi lộng lẫy, biệt thự sang trọng, phương tiện đàng hoàng.
Điạ chỉ của ơn Chúa cho con và cho toàn thế giới lại là những lời kinh can trường của người câm biết đọc biết hát, của người điếc biết lắng tai nghe, của người mù đang trông thấy, của người què quặt tật nguyền đang nhảy múa tưng bừng hồn nhiên trước mặt Thiên Chúa. Con chợt nhớ một ông anh lớp trên con, sau khi bị stroke, liệt nửa thân người, ngồi xe lăn và vẫn thường kết hiệp với đau khổ của Chúa lúc ba giờ chiều để cầu nguyện cho mình và cho bao người khác. Vâng những người tật nguyền của Chúa Kitô đang gắn liền đời mình với Đức Kitô đau khổ, để biến đau khổ thành niềm vui và thành lời kinh thánh thiện nhất. Chính họ đã chấp nhận thương tích cho con được đẹp đẽ lành lặn, toàn vẹn.
Địa chỉ ơn Chúa cho con và toàn thế giới lại là những tiếng nấc đau thương đẫm lệ bên vũng lầy tội lỗi của những con người chưa tìm ra lối thoát hiểm khi chưa tìm được cái ăn cái mặc, chưa tìm được cách trả cái nợ cái nần, chưa khắc phục được đời sống thiếu đói của cha mẹ gia đình nơi vùng quê nghèo mạc rệp! Chính họ đang trong thế “chẳng đặng đừng” chấp nhận một cuộc sống mất nhân phẩm hay là nhân phẩm thấp kém dưới mức tồi tàn vì tội lỗi, để cho con và bao người nhận ra được cái may mắn trong cuộc đời mình! Thế mà có khi con không thấy, hoặc là con còn buông lời ta thán hay ngạo mạn khinh thường!
Địa chỉ ơn Chúa xuống cho con và toàn thế giới là những bữa cơm đầm đìa nước mắt trong những gia đình cơm không lành, canh không ngọt. Ở đó, sự chịu đựng của những người vợ, người chồng, và cả sự chịu đựng của con cái đã đến mức quá sức, chỉ còn lời kinh âm thầm mới là sức mạnh để vượt qua những oan nghiệt của cuộc đời, nhất là đời làm vợ, làm mẹ. Những lời kinh của niềm tin và niềm hy vọng ấy đẹp lòng Chúa biết bao, khi họ chấp nhận những cay đắng ê chề, mà cầu nguyện cho hạnh phúc của tha nhân. Đã không thiếu những đôi vợ chồng trẻ được hạnh phúc nhờ ơn Chúa qua lời cầu nguyện của những người làm cha làm mẹ một đời bất hạnh.
Địa chỉ của ơn Chúa cho con và toàn thế giới lại là lời kinh của những người bị đàn áp vì đấu tranh cho tự do, cho công bằng, cho chân lý; lại là lời kinh của người bị chụp mũ, khủng bố, lộng hành, hay đang bị nhốt trong tù để bịt miệng khóa mồm không cho nói lên sự thật; lời kinh nguyện thầm trong đắng cay của một lãnh đạo tôn giáo uy tín đầy nhiệt huyết cho Nước Thiên Chúa và chân lý đang bị tẩy chay nếu không nói là lãnh án treo lộ liễu từ nhiều phía quan tòa!
Vâng, lạy Chúa, con đang được nhiều hơn điều con muốn, là nhờ ơn Chúa xuống qua những người đau khổ.
Chính trong đau khổ, bất hạnh, trong cái cùng cực của cuộc đời mà họ vẫn giữ vững niềm tin niềm trông cậy, nhờ sự kết hiệp với đau khổ Chúa Kitô, và họ đã làm nên bao điều kỳ diệu cho nhân loại. Thế mà con vẫn vô tình không để ý tới.
Xin Chúa tha thứ cho con, và xin ban lại muôn hồng ân cho những người đau khổ đã âm thầm cầu nguyện cho con, cho chúng con, cho ca đoàn con, và cho toàn thế giới….”
Thì ra, khi chấp nhận đau khổ, và kết hợp đau khổ với Chúa Giêsu, thực sự những người đau khổ đang truyền giáo cho chúng ta, cho nhân loại.
Một giả sử cho những người đang hoạt động cho các công việc truyền giáo cụ thể, là, nếu chúng ta ở trong điều kiện của những người đau khổ, liệu chúng ta còn có niềm tin, niềm trông cậy không? Có một linh mục trẻ nói khôi hài: “Thời nay, có được sai đi tới đâu, cho là tới vùng sâu vùng xa hay mạn ngược, thì cũng đi xe hơi xe máy chứ đâu có đi bộ mà vác thánh giá; rồi cũng uống rượu cần, rượu dầm mật gấu đại bổ, chứ đâu đến nỗi phải uống dấm chua mật đắng. Bao giờ chạm được cái đau khổ của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh, mới thật sự đạt đỉnh cao của ý nghĩa truyền giáo. Hãy cầu nguyện cho chúng tôi”.
Quả đúng vậy, lý tưởng truyền giáo là kết hợp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Vì thế, Lời Chúa Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo không giới thiệu cho chúng ta một thuyết gia hùng hồn về Nước Thiên Chúa, nhưng lại giới thiệu một “người tôi tớ đau khổ và trung tín của Thiên Chúa” đã chấp nhận cái khốn cùng của kiếp nhân loại cho đến chết, và qua cái chết ấy, Thiên Chúa chấp nhận như lễ đền tội cho toàn thế giới (Is 53, 10-11) để toàn thế giới được tái tháp nhập vào tình thương của Thiên Chúa, tái thiết lập mối tương quan thân tình Cha - Con với Thiên Chúa (Dt 4: 14-16). Chúa Giêsu nói rõ hơn tính cách của người truyền giáo, trong Tin Mừng Mc 10, 35-45, rằng người truyền giáo là người đến để phục vụ mọi người và làm giá chuộc cho mọi người.
Trong cuộc đời mỗi người đều có những đau khổ riêng, nhưng giá trị của các đau khổ là ở chỗ chấp nhận và kết hợp đau khổ của mình với đau khổ của Chúa Giêsu Kitô, người tôi tớ trung tín của Thiên Chúa, để nên niềm vui, nên phần rỗi cho mình và nên lời nguyện cho người khác được công chính, nên giá chuộc cho người khác được cứu rỗi.
Lạy Chúa, xin dẹp bỏ trong chúng con những ý nghĩ truyền giáo to tát mơ hồ cho vinh danh chúng con. Xin nhen lên trong chúng con lửa mến yêu và lòng khát khao kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đau khổ, để mỗi đau khổ chúng con chấp nhận, trở nên địa chỉ kho tàng hồng ân cho chính chúng con và cho người khác. Xin ban lại muôn ơn lành cho những người đau khổ đã hy sinh nên lời nguyện cầu cho chúng con được hạnh phúc. A men.
15-10-2009
“Lạy Chúa, tuần trước trên đường đi làm về, bất thần bị choáng, con dừng xe máy ở gầm cầu Sài gòn, và ngồi xuống nghỉ một lát. Con đã thấy và nghe đôi vợ chồng già hành khất kia cùng đọc kinh chuỗi thương xót: “Xin thương xót con và toàn thế giới.” Họ đọc kinh thật sốt sắng trong thế giới gầm cầu u tối của họ. Ngoài kia, một thế giới hoàn toàn khác. Con chợt nhận ra rằng, con đang sống trong cuộc đời nầy, và con đang được nhiều hơn, được hay hơn, được tốt đẹp hơn điều con muốn, là nhờ bởi ơn Chúa ban xuống cho con. Nhưng có một điều lâu nay con không để ý tới, và cũng có thể là chưa ngờ tới, đó là, ơn Chúa ban cho con không hẳn do lời con cầu nguyện, nhưng lại là do lời cầu nguyện của những con người đau khổ, bất hạnh nhất trong cuộc đời nầy! Có thể con đang được nhiều nhất, nhờ bởi lời cầu nguyện của người con khinh rẻ nhất.
Con xin ghi ơn những người đau khổ, thấp kém. Chúa đã gửi ơn Chúa xuống cho con qua những địa chỉ mà con không ngờ!
Vâng, vì địa chỉ của ơn Chúa cho con và cho toàn thế giới, lại là những lời kinh âm thầm của những anh chị em nghèo khổ đói rách hằng đêm cầu xin dưới gầm cầu, nơi bãi rác, khu nhà ổ chuột, trong những nhà trọ rẻ tiền, mất vệ sinh, mất cả an ninh. Họ bằng lòng chấp nhận nghèo khổ cho con được giàu có. Họ bằng lòng thiếu thốn cho con được đầy đủ. Họ bằng lòng rách nát cho con được tươm tất, chỉnh tề. Họ bằng lòng mất cả điều kiện môi trường xanh sạch đẹp cho con được cơ ngơi lộng lẫy, biệt thự sang trọng, phương tiện đàng hoàng.
Điạ chỉ của ơn Chúa cho con và cho toàn thế giới lại là những lời kinh can trường của người câm biết đọc biết hát, của người điếc biết lắng tai nghe, của người mù đang trông thấy, của người què quặt tật nguyền đang nhảy múa tưng bừng hồn nhiên trước mặt Thiên Chúa. Con chợt nhớ một ông anh lớp trên con, sau khi bị stroke, liệt nửa thân người, ngồi xe lăn và vẫn thường kết hiệp với đau khổ của Chúa lúc ba giờ chiều để cầu nguyện cho mình và cho bao người khác. Vâng những người tật nguyền của Chúa Kitô đang gắn liền đời mình với Đức Kitô đau khổ, để biến đau khổ thành niềm vui và thành lời kinh thánh thiện nhất. Chính họ đã chấp nhận thương tích cho con được đẹp đẽ lành lặn, toàn vẹn.
Địa chỉ ơn Chúa cho con và toàn thế giới lại là những tiếng nấc đau thương đẫm lệ bên vũng lầy tội lỗi của những con người chưa tìm ra lối thoát hiểm khi chưa tìm được cái ăn cái mặc, chưa tìm được cách trả cái nợ cái nần, chưa khắc phục được đời sống thiếu đói của cha mẹ gia đình nơi vùng quê nghèo mạc rệp! Chính họ đang trong thế “chẳng đặng đừng” chấp nhận một cuộc sống mất nhân phẩm hay là nhân phẩm thấp kém dưới mức tồi tàn vì tội lỗi, để cho con và bao người nhận ra được cái may mắn trong cuộc đời mình! Thế mà có khi con không thấy, hoặc là con còn buông lời ta thán hay ngạo mạn khinh thường!
Địa chỉ ơn Chúa xuống cho con và toàn thế giới là những bữa cơm đầm đìa nước mắt trong những gia đình cơm không lành, canh không ngọt. Ở đó, sự chịu đựng của những người vợ, người chồng, và cả sự chịu đựng của con cái đã đến mức quá sức, chỉ còn lời kinh âm thầm mới là sức mạnh để vượt qua những oan nghiệt của cuộc đời, nhất là đời làm vợ, làm mẹ. Những lời kinh của niềm tin và niềm hy vọng ấy đẹp lòng Chúa biết bao, khi họ chấp nhận những cay đắng ê chề, mà cầu nguyện cho hạnh phúc của tha nhân. Đã không thiếu những đôi vợ chồng trẻ được hạnh phúc nhờ ơn Chúa qua lời cầu nguyện của những người làm cha làm mẹ một đời bất hạnh.
Địa chỉ của ơn Chúa cho con và toàn thế giới lại là lời kinh của những người bị đàn áp vì đấu tranh cho tự do, cho công bằng, cho chân lý; lại là lời kinh của người bị chụp mũ, khủng bố, lộng hành, hay đang bị nhốt trong tù để bịt miệng khóa mồm không cho nói lên sự thật; lời kinh nguyện thầm trong đắng cay của một lãnh đạo tôn giáo uy tín đầy nhiệt huyết cho Nước Thiên Chúa và chân lý đang bị tẩy chay nếu không nói là lãnh án treo lộ liễu từ nhiều phía quan tòa!
Vâng, lạy Chúa, con đang được nhiều hơn điều con muốn, là nhờ ơn Chúa xuống qua những người đau khổ.
Chính trong đau khổ, bất hạnh, trong cái cùng cực của cuộc đời mà họ vẫn giữ vững niềm tin niềm trông cậy, nhờ sự kết hiệp với đau khổ Chúa Kitô, và họ đã làm nên bao điều kỳ diệu cho nhân loại. Thế mà con vẫn vô tình không để ý tới.
Xin Chúa tha thứ cho con, và xin ban lại muôn hồng ân cho những người đau khổ đã âm thầm cầu nguyện cho con, cho chúng con, cho ca đoàn con, và cho toàn thế giới….”
Thì ra, khi chấp nhận đau khổ, và kết hợp đau khổ với Chúa Giêsu, thực sự những người đau khổ đang truyền giáo cho chúng ta, cho nhân loại.
Một giả sử cho những người đang hoạt động cho các công việc truyền giáo cụ thể, là, nếu chúng ta ở trong điều kiện của những người đau khổ, liệu chúng ta còn có niềm tin, niềm trông cậy không? Có một linh mục trẻ nói khôi hài: “Thời nay, có được sai đi tới đâu, cho là tới vùng sâu vùng xa hay mạn ngược, thì cũng đi xe hơi xe máy chứ đâu có đi bộ mà vác thánh giá; rồi cũng uống rượu cần, rượu dầm mật gấu đại bổ, chứ đâu đến nỗi phải uống dấm chua mật đắng. Bao giờ chạm được cái đau khổ của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh, mới thật sự đạt đỉnh cao của ý nghĩa truyền giáo. Hãy cầu nguyện cho chúng tôi”.
Quả đúng vậy, lý tưởng truyền giáo là kết hợp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Vì thế, Lời Chúa Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo không giới thiệu cho chúng ta một thuyết gia hùng hồn về Nước Thiên Chúa, nhưng lại giới thiệu một “người tôi tớ đau khổ và trung tín của Thiên Chúa” đã chấp nhận cái khốn cùng của kiếp nhân loại cho đến chết, và qua cái chết ấy, Thiên Chúa chấp nhận như lễ đền tội cho toàn thế giới (Is 53, 10-11) để toàn thế giới được tái tháp nhập vào tình thương của Thiên Chúa, tái thiết lập mối tương quan thân tình Cha - Con với Thiên Chúa (Dt 4: 14-16). Chúa Giêsu nói rõ hơn tính cách của người truyền giáo, trong Tin Mừng Mc 10, 35-45, rằng người truyền giáo là người đến để phục vụ mọi người và làm giá chuộc cho mọi người.
Trong cuộc đời mỗi người đều có những đau khổ riêng, nhưng giá trị của các đau khổ là ở chỗ chấp nhận và kết hợp đau khổ của mình với đau khổ của Chúa Giêsu Kitô, người tôi tớ trung tín của Thiên Chúa, để nên niềm vui, nên phần rỗi cho mình và nên lời nguyện cho người khác được công chính, nên giá chuộc cho người khác được cứu rỗi.
Lạy Chúa, xin dẹp bỏ trong chúng con những ý nghĩ truyền giáo to tát mơ hồ cho vinh danh chúng con. Xin nhen lên trong chúng con lửa mến yêu và lòng khát khao kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đau khổ, để mỗi đau khổ chúng con chấp nhận, trở nên địa chỉ kho tàng hồng ân cho chính chúng con và cho người khác. Xin ban lại muôn ơn lành cho những người đau khổ đã hy sinh nên lời nguyện cầu cho chúng con được hạnh phúc. A men.
15-10-2009
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 14/10/2009
NGUỒN GỐC CỦA ĐÔI GIÀY
Hôn quân phàn nàn mặt đất sù sì làm cho bàn chân của ông ta bị thương, do đó mà ra lệnh cho toàn dân phải phủ da trâu trên mặt đất.
Tên làm hề nghe xong thì cười ha ha, nói:
- “Bệ hạ, đây thật là chuyện hoang đường ! Hà tất phải bỏ ra một số kinh phí lớn như thế chứ ? Cắt ra hai miếng da trâu thì có thể bảo hộ bàn chân của bệ hạ.”
Nhà vua theo thế mà làm.
Con người ta có ý định mang giày cũng từ đó mà ra.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thời nay con người ta mang giày không phải là hai miếng da trâu thô sơ, nhưng là những đôi giày nhiều kiểu rất đẹp và rất sang trọng, dù rằng nó chỉ là đôi giày dưới chân mà thôi. Đôi giày càng đẹp thì càng thăng thêm vẻ duyên dáng khi đi của các cô gái, và làm tăng thêm vẻ sang trọng của các chàng trai.
Đức khiêm tốn của người Ki-tô hữu giống như đôi giày dưới chân vậy, đôi giày càng chắc chắn thì cảm giày an toàn và tự tin càng cao, đức khiêm tốn càng thẳm sâu thì tâm hồn càng nhận được nhiều ân sủng của Thiên Chúa.
Đức khiêm tốn bảo vệ tâm hồn chúng ta được an toàn trong cuộc sống, là đôi giày bảo vệ tâm hồn khỏi những gai nhọn của cơn cám dỗ, bảo vệ tâm hồn trước những phong ba của cuộc đời.
Không ai mang giày đẹp mà đi xuống vũng bùn lầy, cũng vậy, không có ai đã mang đôi giày khiêm tốn rồi mà còn thích được tiếng khen ngợi của người khác...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hôn quân phàn nàn mặt đất sù sì làm cho bàn chân của ông ta bị thương, do đó mà ra lệnh cho toàn dân phải phủ da trâu trên mặt đất.
Tên làm hề nghe xong thì cười ha ha, nói:
- “Bệ hạ, đây thật là chuyện hoang đường ! Hà tất phải bỏ ra một số kinh phí lớn như thế chứ ? Cắt ra hai miếng da trâu thì có thể bảo hộ bàn chân của bệ hạ.”
Nhà vua theo thế mà làm.
Con người ta có ý định mang giày cũng từ đó mà ra.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thời nay con người ta mang giày không phải là hai miếng da trâu thô sơ, nhưng là những đôi giày nhiều kiểu rất đẹp và rất sang trọng, dù rằng nó chỉ là đôi giày dưới chân mà thôi. Đôi giày càng đẹp thì càng thăng thêm vẻ duyên dáng khi đi của các cô gái, và làm tăng thêm vẻ sang trọng của các chàng trai.
Đức khiêm tốn của người Ki-tô hữu giống như đôi giày dưới chân vậy, đôi giày càng chắc chắn thì cảm giày an toàn và tự tin càng cao, đức khiêm tốn càng thẳm sâu thì tâm hồn càng nhận được nhiều ân sủng của Thiên Chúa.
Đức khiêm tốn bảo vệ tâm hồn chúng ta được an toàn trong cuộc sống, là đôi giày bảo vệ tâm hồn khỏi những gai nhọn của cơn cám dỗ, bảo vệ tâm hồn trước những phong ba của cuộc đời.
Không ai mang giày đẹp mà đi xuống vũng bùn lầy, cũng vậy, không có ai đã mang đôi giày khiêm tốn rồi mà còn thích được tiếng khen ngợi của người khác...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 14/10/2009
N2T |
83. Trong khiêm tốn có một vài điều kỳ diệu có thể thăng hoa lòng người. (Thánh Augustine)
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 14/10/2009
N2T |
255. Bạn chính là hoàng thượng nên bạn phải tự mình mà sống, đi con đường của mình, tâm hồn tự do sẽ hướng dẫn bạn tiến lên phía trước.
Lạy Chúa, xin thương xót tôi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:27 14/10/2009
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 10, 46-52
Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cuộc hành trình lên Giêrusalem để chịu đau khổ, chịu chết và phục sinh như ý định của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu lần này dừng lại ở thành Giê-ri-khô,lúc Ngài ra khỏi thành cùng với các môn đệ, có đông dân chúng đi theo Ngài, họ đang sống tâm trạng lo âu vì những biến cố họ mong manh nghe sẽ xẩy ra tại Giê-ru-sa-lem. Trong khi ấy, bên vệ đường chỗ Chúa Giêsu sắp đi ngang qua, có một người mù tên là Bác-ti-mê có lẽ anh ta đã chờ Chúa Giêsu từ lâu, anh sợ bỏ lỡ cơ hội, nên anh ta đã la to lên, cốt ý cho Chúa Giêsu nghe thấy: ” Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi “( Mc 10, 47 ). Lời van lơn của anh mù càng lúc càng to, càng lúc càng tha thiết hơn như dân Israen trong cơn lầm than cơ cực đã kêu gào khẩn thiết xin Thiên Chúa đến viếng thăm và cứu thoát họ như sách ngôn sứ Giêrêmia đã đề cập tới.
Bactimê, anh mù từ thuở mới sinh đã bất chấp tất cả những ngăn cản, những lời đe dọa của nhiều người, anh đã chồm dậy như một con bần bật, như một chiếc lò xo và chỉ cần một lời truyền của Chúa Giêsu, anh đã chồm tới thật nhanh, bỏ lại chiếc áo choàng và chung quanh chỉ là màn đêm dày đặc.Anh đã tiến tới với Chúa Giêsu. Lạ lùng, kỳ diệu thay. Lời gọi mời của Chúa Giêsu khiến anh trở nên mạnh mẽ vô song, anh đã biến đổi hoàn toàn. Nếu chịu khó suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy trước đó, anh vẫn ù lì, bất di bất dịch, anh chỉ ngồi một chỗ tại một nơi nào đó để ăn xin, nhờ của bố thí thì bây giờ anh mù đã đứng lên, hiên ngang và hạnh phúc đón nhận điều anh hằng mơ ước là được thấy, được sáng mắt. Thái độ hân hoan, phấn khởi của anh mù khi được thấy cũng tựa như thái độ vui sướng của dân Israen khi được Thiên Chúa giải thoát họ, qui tụ họ và dẫn đưa họ về đất hứa.
Báctimê đã có một lòng tin sâu xa, lòng tin tuyệt đối vào Chúa Giêsu. Anh tin, Chúa có thể làm cho anh sáng mắt. Chính lòng tin của anh đã cứu anh. Anh đã được Chúa Giêsu mở mắt và anh đã được Chúa cứu độ, anh đã nhận được hồng ân cao vời của Chúa là làm cho anh nhận ra ánh sáng và anh nhìn thấy tất cả. Niềm vui và hạnh phúc anh có được đến nỗi khi anh đã thấy ánh sáng, anh đã hòa nhập với đám đông theo Chúa Giêsu lên Giêrusalem, và tung hô “ Đấng nhân danh Chúa mà đến “. Hạnh phúc là anh Báctimê đã nhận được ơn cứu độ, nhận ra tình thương tuyệt vời của Chúa như dân Israen đã được Chúa cứu thoát khỏi tội lỗi đang bao trùm trên họ.
Sống ở đời: đau khổ, bệnh hoạn, tật nguyền luôn rình mò, bủa vây con người. Những đau khổ ấy dễ làm cho con người mù lòa, nổi loạn và mất hướng đi ? Làm sao để trong những cơn thử thách cùng tột ấy con người vẫn luôn vững một niềm tin. Gương của ông Gióp và biết bao vị thánh đã giúp chúng ta tìm lại phương hướng và niềm tin. Giữa những cơn thử thách đức tin vẫn là điều quan trọng nhất để chúng ta tiến bước.
Người môn đệ Chúa luôn nhìn lên Chúa vị Chúa của tình thương. Chính Chúa cũng đã phải đương đầu với những đau khổ, với sự chết, Ngài đã có lúc thưa với Chúa Cha:” Lạy Cha, nếu có thể thì xin cất khỏi con chén đắng này nhưng không phải là theo ý con mà luôn theo ý Cha “. Chúa đã chiến thắng sự chết và đã phục sinh.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được thấy. Vâng, chỉ trong ánh sáng của Chúa, chúng con mới nhìn thấy ánh sáng. Amen.
Mc 10, 46-52
Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cuộc hành trình lên Giêrusalem để chịu đau khổ, chịu chết và phục sinh như ý định của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu lần này dừng lại ở thành Giê-ri-khô,lúc Ngài ra khỏi thành cùng với các môn đệ, có đông dân chúng đi theo Ngài, họ đang sống tâm trạng lo âu vì những biến cố họ mong manh nghe sẽ xẩy ra tại Giê-ru-sa-lem. Trong khi ấy, bên vệ đường chỗ Chúa Giêsu sắp đi ngang qua, có một người mù tên là Bác-ti-mê có lẽ anh ta đã chờ Chúa Giêsu từ lâu, anh sợ bỏ lỡ cơ hội, nên anh ta đã la to lên, cốt ý cho Chúa Giêsu nghe thấy: ” Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi “( Mc 10, 47 ). Lời van lơn của anh mù càng lúc càng to, càng lúc càng tha thiết hơn như dân Israen trong cơn lầm than cơ cực đã kêu gào khẩn thiết xin Thiên Chúa đến viếng thăm và cứu thoát họ như sách ngôn sứ Giêrêmia đã đề cập tới.
Bactimê, anh mù từ thuở mới sinh đã bất chấp tất cả những ngăn cản, những lời đe dọa của nhiều người, anh đã chồm dậy như một con bần bật, như một chiếc lò xo và chỉ cần một lời truyền của Chúa Giêsu, anh đã chồm tới thật nhanh, bỏ lại chiếc áo choàng và chung quanh chỉ là màn đêm dày đặc.Anh đã tiến tới với Chúa Giêsu. Lạ lùng, kỳ diệu thay. Lời gọi mời của Chúa Giêsu khiến anh trở nên mạnh mẽ vô song, anh đã biến đổi hoàn toàn. Nếu chịu khó suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy trước đó, anh vẫn ù lì, bất di bất dịch, anh chỉ ngồi một chỗ tại một nơi nào đó để ăn xin, nhờ của bố thí thì bây giờ anh mù đã đứng lên, hiên ngang và hạnh phúc đón nhận điều anh hằng mơ ước là được thấy, được sáng mắt. Thái độ hân hoan, phấn khởi của anh mù khi được thấy cũng tựa như thái độ vui sướng của dân Israen khi được Thiên Chúa giải thoát họ, qui tụ họ và dẫn đưa họ về đất hứa.
Báctimê đã có một lòng tin sâu xa, lòng tin tuyệt đối vào Chúa Giêsu. Anh tin, Chúa có thể làm cho anh sáng mắt. Chính lòng tin của anh đã cứu anh. Anh đã được Chúa Giêsu mở mắt và anh đã được Chúa cứu độ, anh đã nhận được hồng ân cao vời của Chúa là làm cho anh nhận ra ánh sáng và anh nhìn thấy tất cả. Niềm vui và hạnh phúc anh có được đến nỗi khi anh đã thấy ánh sáng, anh đã hòa nhập với đám đông theo Chúa Giêsu lên Giêrusalem, và tung hô “ Đấng nhân danh Chúa mà đến “. Hạnh phúc là anh Báctimê đã nhận được ơn cứu độ, nhận ra tình thương tuyệt vời của Chúa như dân Israen đã được Chúa cứu thoát khỏi tội lỗi đang bao trùm trên họ.
Sống ở đời: đau khổ, bệnh hoạn, tật nguyền luôn rình mò, bủa vây con người. Những đau khổ ấy dễ làm cho con người mù lòa, nổi loạn và mất hướng đi ? Làm sao để trong những cơn thử thách cùng tột ấy con người vẫn luôn vững một niềm tin. Gương của ông Gióp và biết bao vị thánh đã giúp chúng ta tìm lại phương hướng và niềm tin. Giữa những cơn thử thách đức tin vẫn là điều quan trọng nhất để chúng ta tiến bước.
Người môn đệ Chúa luôn nhìn lên Chúa vị Chúa của tình thương. Chính Chúa cũng đã phải đương đầu với những đau khổ, với sự chết, Ngài đã có lúc thưa với Chúa Cha:” Lạy Cha, nếu có thể thì xin cất khỏi con chén đắng này nhưng không phải là theo ý con mà luôn theo ý Cha “. Chúa đã chiến thắng sự chết và đã phục sinh.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được thấy. Vâng, chỉ trong ánh sáng của Chúa, chúng con mới nhìn thấy ánh sáng. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TGM nước Congo buộc phải rời Thượng Hội Đồng GM Phi Châu trở về nước vì 2 linh mục bị bắt cóc
Peter Nguyễn Minh Trung
09:50 14/10/2009
VATICAN (CNA) - Đang khi tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Phi Châu lần II nhóm họp tại Rome, một Giám mục người Côngô đã phải trở về nước sau khi hay tin vài linh mục của ngài đã bị bắt cóc làm con tin trong một cuộc tấn công vào nhà thờ thuộc tổng giáo phận của mình.
Đức Tổng Giám Mục Bukavu François Xavier Rusengo nói với Thượng HĐGM rằng ngài phải quay về nước vì những kẻ tấn công mặc sắc phục đã đốt cháy một giáo xứ, tấn công các linh mục và bắt một số vị khác theo làm con tin. Vụ việc xảy ra hôm thứ sáu 09-10-2009.
Cộng hòa Dân chủ Côngô, một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, là quốc gia nằm ở vùng Trung Phi, giáp Cộng hòa Trung Phi, Sudan, Uganda...Đây là một trong những nước nghèo nhất thế giới và tình trạng bất ổn liên tục hoành hành trong nhiều thập niên.
Thông tấn xã CISA cho biết bọn bắt cóc đòi Giáo hội phải trả một số tiền chuộc khổng lồ để đổi lấy tự do cho các linh mục.
Đức TGM Rusengo tha thiết nói: "Qua những hành động này, chúng ta lại thấy chỉ có Giáo hội Công giáo là nguồn bênh vực duy nhất cho những người dân thường bị khủng bố, lăng nhục, khai thác và thống trị đến mức phải ngậm miệng làm thinh. Lạy Chúa, xin cho Thánh Ý Ngài được thể hiện, xin cho triều đại hòa bình của Ngài sớm trị đến."
Thượng Hội Đồng đã ra một thông cáo bày tỏ tình liên đới với Đức TGM Rusengo và các Kitô hữu do ngài coi sóc. Trong thông cáo có đoạn xác nhận niềm hy vọng rằng "sự hòa giải và Tin Mừng" sẽ được chào đón như con đường để đạt được những điều kiện tiêu chuẩn cho sự sống con người dựa trên công lý và được gia cố bằng hòa bình, vì hòa bình là "tặng phẩm của Thiên Chúa."
Thượng Hội Đồng cũng kêu gọi chính phủ Côngô làm mọi việc có thể để tái lập trật tự và đảm bảo hòa bình cần thiết cho một cuộc sống bình thường ở quốc gia này.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu đặc biệt lần II diễn ra tại Rome từ 04-10 đến 25-10-2009. Hội nghị quy tụ hơn 200 Giám mục nghị viên.
Đức Tổng Giám Mục Bukavu François Xavier Rusengo nói với Thượng HĐGM rằng ngài phải quay về nước vì những kẻ tấn công mặc sắc phục đã đốt cháy một giáo xứ, tấn công các linh mục và bắt một số vị khác theo làm con tin. Vụ việc xảy ra hôm thứ sáu 09-10-2009.
Cộng hòa Dân chủ Côngô, một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, là quốc gia nằm ở vùng Trung Phi, giáp Cộng hòa Trung Phi, Sudan, Uganda...Đây là một trong những nước nghèo nhất thế giới và tình trạng bất ổn liên tục hoành hành trong nhiều thập niên.
Thông tấn xã CISA cho biết bọn bắt cóc đòi Giáo hội phải trả một số tiền chuộc khổng lồ để đổi lấy tự do cho các linh mục.
Đức TGM Rusengo tha thiết nói: "Qua những hành động này, chúng ta lại thấy chỉ có Giáo hội Công giáo là nguồn bênh vực duy nhất cho những người dân thường bị khủng bố, lăng nhục, khai thác và thống trị đến mức phải ngậm miệng làm thinh. Lạy Chúa, xin cho Thánh Ý Ngài được thể hiện, xin cho triều đại hòa bình của Ngài sớm trị đến."
Thượng Hội Đồng đã ra một thông cáo bày tỏ tình liên đới với Đức TGM Rusengo và các Kitô hữu do ngài coi sóc. Trong thông cáo có đoạn xác nhận niềm hy vọng rằng "sự hòa giải và Tin Mừng" sẽ được chào đón như con đường để đạt được những điều kiện tiêu chuẩn cho sự sống con người dựa trên công lý và được gia cố bằng hòa bình, vì hòa bình là "tặng phẩm của Thiên Chúa."
Thượng Hội Đồng cũng kêu gọi chính phủ Côngô làm mọi việc có thể để tái lập trật tự và đảm bảo hòa bình cần thiết cho một cuộc sống bình thường ở quốc gia này.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu đặc biệt lần II diễn ra tại Rome từ 04-10 đến 25-10-2009. Hội nghị quy tụ hơn 200 Giám mục nghị viên.
Cuộc triển lãm về thiên văn tại Viện Bảo tàng Vatican
Phụng Nghi
10:12 14/10/2009
VATICAN CITY (CNS) - Các đài thiên văn của Tòa thánh và của nước Ý đã cộng tác để cùng trưng bày - lần đầu tiên trong lịch sử - nhiều dụng cụ và sách vở quý giá liên quan đến sự ra đời và phát triển của ngành thiên văn tại Ý.
Đài Thiên văn Vatican, Học viện Quốc gia về Vật lý Thiên thể, và Viện Bảo tàng Vatican đã cùng tập hợp các bộ sưu tập về viễn vọng kính, máy thiên văn đo vị trí các hành tinh (astrolabes), quả cầu thiên thể và các bản thảo, như những ghi chú nguyên bản viết tay của nhà bác học Galileo mô tả những quan sát của ông về mặt trăng. Trong số 130 cổ vật đem ra triển lãm, nhiều vật chưa bao giờ được trưng bầy trước công chúng.
Cuộc triển lãm mang tên "Astrum 2009", trưng bày tại Viện Bào tàng Vatican từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 16 tháng giêng 2010, cũng để kỷ niệm Năm Quốc tế về Thiên văn.
Liên Hiệp quốc đã tuyên bố dành một năm đặc biệt nhằm đánh dấu dịp kỷ niệm 400 năm thời gian Galileo lần đầu tiên dùng viễn vọng kính để quan sát vũ trụ.
Một thành viên trong ban quản trị cuộc triển lãm, bà Ileana Chinnici, nói với các ký giả trong cuộc họp báo tại Vatican hôm 13 tháng 10 rằng nước Ý có một di sản độc đáo về các dụng cụ thiên văn phong phú nhất hoàn cầu.
Bà nói: Các vị giáo hoàng, các lãnh thổ bị phân chia của nước Ý trước đây, tất cả đều yểm trợ cho các đài thiên văn riêng và tàng trữ một số lớn các dụng cụ lịch sử và các tài liệu quý giá.
Bà giải thích rằng cuộc triển lãm trưng bầy 130 cổ vật, gồm có dụng cụ, bản đồ, bản thảo của Galileo, đồ biểu mẫu các hệ thống Ptolemy và Copernicus, tranh vẽ, ảnh chụp, mã số và sách vở.
Bà cho biết trước đây chỉ có hai lần triển lãm kiểu loại nầy, vào năm 1929 và năm 1958.
Một trong số những vật dụng quý báu và độc đáo được đem trưng bày là những ghi chú viết tay và bản công bố "Starry Messenger" của Galileo năm 1610, cả hai đều ghi chép tỷ mỷ phương pháp ông đã hoàn chỉnh ống kính viễn vọng để có thể phóng đại một vật ở xa lên đến 30 lần lớn hơn kích thước nhìn thấy bằng mắt thường.
Ngoài ra còn có bản sao một trong những kính viễn vọng của Galileo được Jim and Rhonda Morris thiết kế. Dụng cụ gốc hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Khoa học tại Florence (Ý).
Cũng được đem ra trưng bầy là chiếc máy kế toán (arithmometer), một trong những máy tính thương mại đầu tiên. Máy này được thiết kế năm 1882 để giúp các nhà khoa học thực hiện những bài toán phức tạp về cộng, trừ, nhân, chia cũng như rút các căn số.
Một vài khu trong cuộc triển lãm được dành cho lịch sử nghiên cứu thiên văn của Vatican, gồm cuộc tham dự của Tòa thánh vào dự án quốc tế thế kỷ 19 có tên "Carte du Ciel" (Đồ bản Bầu trời) nhằm phân loại và thiết lập một bản đồ các hành tinh.
Trong khoảng giữa những năm 1910 và 1921, Đài Thiên văn Vatican đã chỉ định 3 nữ tu để giúp vào dự án thiết kế bản đồ đó. Các nữ tu thuộc Dòng Con Đức Mẹ này đã đo các tọa độ của hàng chục ngàn tinh tú và vẽ lại trên các tấm kiếng phẳng quang học.
Trong cuộc triển lãm còn trưng bầy lần đầu tiên những bức hình chụp cuộc hành trình của phái đoàn do Đức giáo hoàng cử đến nước Nga năm 1887 để quan sát và làm tài liệu về một nhật thực toàn phần. Ba linh mục người Ý đi chuyến đi này, nhưng không thành công vì thời tiết xấu gây ra tình trạng không quan sát được.
Một người khác trong ban tổ chức, ông Tommaso Maccacaro, chủ tịch Học viện Quốc gia, nói rằng các dụng cụ thiên văn này “đã được sử dụng hữu hiệu” do những người đồng nghiệp của chúng tôi trong quá khứ “để quan sát các thiên thể, đo lường các đặc tính, thu thập các dữ kiện và xác minh các giả thuyết.”
Ông nói thêm rằng đối với các nhà thiên văn trong lịch sử, những vật dụng này cũng tương tự như “những viễn vọng kính khổng lồ và những máy móc phức tạp chúng ta thiết kế và lắp đặt ngày nay ở các địa điểm xa xôi vắng vẻ trên hành tinh này – và cả ở những quỹ đạo vòng quanh trái đất.”
Giám đốc Đài Thiên văn Vatican, Lm Dòng Tên José Gabriel Funes, nói rằng “tất cả những nhà thiên văn chúng tôi đều là con cái của ngành thiên văn nước Ý.”
Cha chia sẻ ý kiến về vật quý giá nhất trong cuộc triển lãm: một máy đo thiên văn thuộc thế kỷ 16. Đó là một dụng cụ dùng để xác định độ cao và vị trí của các vì sao trên bầu trời (astrolabe).
“Vật dụng này được biếu tặng Đức giáo hoàng Leo XII trong dịp kim khánh linh mục của ngài. Công cuộc tái thiết lập Đài Thiên văn Vatican năm 1891 có liên hệ mật thiết với dụng cụ mẫu mực này.”
Một thành viên khác, ông Chinnici, khẳng định rằng cuộc triển lãm Astrum 2009 hy vọng làm cho công chúng ý thức được “sự phong phú về giá trị của truyền thống thiên văn nước Ý, để công chúng có thể tiếp cận với ngành thiên văn ngày nay cũng như quá khứ, không còn là đặc ân dành cho một số ít người mà là tài sản của mọi người. ”
Đài Thiên văn Vatican là một trong những cơ sở thiên văn cổ xưa nhất thế giới. Hiện nay đài tham gia vào các nghiên cứu khoa học và giáo dục nhằm trực tiếp giúp đỡ các nhà thiên văn trẻ của những nước đang phát triển.
Thiếu vắng trong cuộc trưng bầy là không có đề cập đến lịch sử của giáo hội về những đối xử với vụ Galileo.
Nhà khoa học người nước Ý này đã bị kết án tình nghi lạc giáo năm 1633 vì cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời. Năm 1992 ông được “hồi phục danh dự” do một ủy ban đặc biệt của Tòa thánh do Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập.
Giáo hội trong nhiều thập niên qua đã bày tỏ những thái độ cởi mở đáng chú ý để chứng tỏ rằng không có sự xung đột giữa đức tin và khoa học.
Phát biểu của Hồng y Giovanni Lajolo, chủ tịch ủy ban quản trị Thành phố Vatican trong bản văn giới thiệu thư mục cuộc triển lãm: Galileo đã mở ra một đường lối mới để làm công tác khoa học, đường lối đó đã không được tiếp nhận tức thời.
Hồng y viết tiếp: Những khám phá khoa học mở đường này giúp cho con người hiểu biết sự sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa hơn, và cuộc triển lãm chứng tỏ rằng khoa học “là một bộ phận không thể thiếu” trong tâm linh con người và trong kinh nghiệm của toàn thể nhân loại.
Đài Thiên văn Vatican, Học viện Quốc gia về Vật lý Thiên thể, và Viện Bảo tàng Vatican đã cùng tập hợp các bộ sưu tập về viễn vọng kính, máy thiên văn đo vị trí các hành tinh (astrolabes), quả cầu thiên thể và các bản thảo, như những ghi chú nguyên bản viết tay của nhà bác học Galileo mô tả những quan sát của ông về mặt trăng. Trong số 130 cổ vật đem ra triển lãm, nhiều vật chưa bao giờ được trưng bầy trước công chúng.
Cuộc triển lãm mang tên "Astrum 2009", trưng bày tại Viện Bào tàng Vatican từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 16 tháng giêng 2010, cũng để kỷ niệm Năm Quốc tế về Thiên văn.
Liên Hiệp quốc đã tuyên bố dành một năm đặc biệt nhằm đánh dấu dịp kỷ niệm 400 năm thời gian Galileo lần đầu tiên dùng viễn vọng kính để quan sát vũ trụ.
Một thành viên trong ban quản trị cuộc triển lãm, bà Ileana Chinnici, nói với các ký giả trong cuộc họp báo tại Vatican hôm 13 tháng 10 rằng nước Ý có một di sản độc đáo về các dụng cụ thiên văn phong phú nhất hoàn cầu.
Bà nói: Các vị giáo hoàng, các lãnh thổ bị phân chia của nước Ý trước đây, tất cả đều yểm trợ cho các đài thiên văn riêng và tàng trữ một số lớn các dụng cụ lịch sử và các tài liệu quý giá.
Bà giải thích rằng cuộc triển lãm trưng bầy 130 cổ vật, gồm có dụng cụ, bản đồ, bản thảo của Galileo, đồ biểu mẫu các hệ thống Ptolemy và Copernicus, tranh vẽ, ảnh chụp, mã số và sách vở.
Bà cho biết trước đây chỉ có hai lần triển lãm kiểu loại nầy, vào năm 1929 và năm 1958.
Một trong số những vật dụng quý báu và độc đáo được đem trưng bày là những ghi chú viết tay và bản công bố "Starry Messenger" của Galileo năm 1610, cả hai đều ghi chép tỷ mỷ phương pháp ông đã hoàn chỉnh ống kính viễn vọng để có thể phóng đại một vật ở xa lên đến 30 lần lớn hơn kích thước nhìn thấy bằng mắt thường.
Ngoài ra còn có bản sao một trong những kính viễn vọng của Galileo được Jim and Rhonda Morris thiết kế. Dụng cụ gốc hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Khoa học tại Florence (Ý).
Cũng được đem ra trưng bầy là chiếc máy kế toán (arithmometer), một trong những máy tính thương mại đầu tiên. Máy này được thiết kế năm 1882 để giúp các nhà khoa học thực hiện những bài toán phức tạp về cộng, trừ, nhân, chia cũng như rút các căn số.
Một vài khu trong cuộc triển lãm được dành cho lịch sử nghiên cứu thiên văn của Vatican, gồm cuộc tham dự của Tòa thánh vào dự án quốc tế thế kỷ 19 có tên "Carte du Ciel" (Đồ bản Bầu trời) nhằm phân loại và thiết lập một bản đồ các hành tinh.
Trong khoảng giữa những năm 1910 và 1921, Đài Thiên văn Vatican đã chỉ định 3 nữ tu để giúp vào dự án thiết kế bản đồ đó. Các nữ tu thuộc Dòng Con Đức Mẹ này đã đo các tọa độ của hàng chục ngàn tinh tú và vẽ lại trên các tấm kiếng phẳng quang học.
Trong cuộc triển lãm còn trưng bầy lần đầu tiên những bức hình chụp cuộc hành trình của phái đoàn do Đức giáo hoàng cử đến nước Nga năm 1887 để quan sát và làm tài liệu về một nhật thực toàn phần. Ba linh mục người Ý đi chuyến đi này, nhưng không thành công vì thời tiết xấu gây ra tình trạng không quan sát được.
Một người khác trong ban tổ chức, ông Tommaso Maccacaro, chủ tịch Học viện Quốc gia, nói rằng các dụng cụ thiên văn này “đã được sử dụng hữu hiệu” do những người đồng nghiệp của chúng tôi trong quá khứ “để quan sát các thiên thể, đo lường các đặc tính, thu thập các dữ kiện và xác minh các giả thuyết.”
Ông nói thêm rằng đối với các nhà thiên văn trong lịch sử, những vật dụng này cũng tương tự như “những viễn vọng kính khổng lồ và những máy móc phức tạp chúng ta thiết kế và lắp đặt ngày nay ở các địa điểm xa xôi vắng vẻ trên hành tinh này – và cả ở những quỹ đạo vòng quanh trái đất.”
Giám đốc Đài Thiên văn Vatican, Lm Dòng Tên José Gabriel Funes, nói rằng “tất cả những nhà thiên văn chúng tôi đều là con cái của ngành thiên văn nước Ý.”
Cha chia sẻ ý kiến về vật quý giá nhất trong cuộc triển lãm: một máy đo thiên văn thuộc thế kỷ 16. Đó là một dụng cụ dùng để xác định độ cao và vị trí của các vì sao trên bầu trời (astrolabe).
“Vật dụng này được biếu tặng Đức giáo hoàng Leo XII trong dịp kim khánh linh mục của ngài. Công cuộc tái thiết lập Đài Thiên văn Vatican năm 1891 có liên hệ mật thiết với dụng cụ mẫu mực này.”
Một thành viên khác, ông Chinnici, khẳng định rằng cuộc triển lãm Astrum 2009 hy vọng làm cho công chúng ý thức được “sự phong phú về giá trị của truyền thống thiên văn nước Ý, để công chúng có thể tiếp cận với ngành thiên văn ngày nay cũng như quá khứ, không còn là đặc ân dành cho một số ít người mà là tài sản của mọi người. ”
Đài Thiên văn Vatican là một trong những cơ sở thiên văn cổ xưa nhất thế giới. Hiện nay đài tham gia vào các nghiên cứu khoa học và giáo dục nhằm trực tiếp giúp đỡ các nhà thiên văn trẻ của những nước đang phát triển.
Thiếu vắng trong cuộc trưng bầy là không có đề cập đến lịch sử của giáo hội về những đối xử với vụ Galileo.
Nhà khoa học người nước Ý này đã bị kết án tình nghi lạc giáo năm 1633 vì cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời. Năm 1992 ông được “hồi phục danh dự” do một ủy ban đặc biệt của Tòa thánh do Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập.
Giáo hội trong nhiều thập niên qua đã bày tỏ những thái độ cởi mở đáng chú ý để chứng tỏ rằng không có sự xung đột giữa đức tin và khoa học.
Phát biểu của Hồng y Giovanni Lajolo, chủ tịch ủy ban quản trị Thành phố Vatican trong bản văn giới thiệu thư mục cuộc triển lãm: Galileo đã mở ra một đường lối mới để làm công tác khoa học, đường lối đó đã không được tiếp nhận tức thời.
Hồng y viết tiếp: Những khám phá khoa học mở đường này giúp cho con người hiểu biết sự sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa hơn, và cuộc triển lãm chứng tỏ rằng khoa học “là một bộ phận không thể thiếu” trong tâm linh con người và trong kinh nghiệm của toàn thể nhân loại.
Chiến đấu chống đói nghèo là một vấn đề liên quan đến đức tin
Phụng Nghi
10:18 14/10/2009
Vatican City (CNS) - Giảng huấn của Giáo hội Công giáo và của Hồi giáo thúc giục tín đồ sử dụng và điều hành càc nguồn tài nguyên một cách khôn khéo, phục vụ những người nghèo khổ nhất và tránh mọi phí phạm, quá đáng. Đó là lời ông giám đốc Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp quốc phát biểu trước Thượng hội đồng các Giám mục về Phi châu.
Jacques Diouf, Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông là người Hồi giáo duy nhất được mời tham dự Thượng hội đồng tổ chức từ ngày 4 đến 25 tháng 10. Tuy đặt trọng tâm vào việc chấm dứt nạn đói ăn và cải thiện an toàn thực phẩn cho châu lục này, ông cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của đức tin trong việc kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Ông tuyên bố trước Thượng hội đồng: Con số càng ngày càng nhiều những người trên thế giới bước vào giường ngủ mà bụng đói meo là do “kết quả của những sự lựa chọn dựa trên những lý do vật chất mà không lý gì đến những yếu tố luân lý đạo đức.”
“Hậu quả tạo ra là tình trạng của một cuộc sống bất công và một thế giới bất bình đẳng, trong đó một thiểu số người càng ngày càng giàu thêm, trong khi đại đa số dân chúng trở thành càng ngày càng nghèo.”
Thế giới ngày nay có năng lực về tài chánh, kỹ thuật, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên cần yếu để “xóa đi dứt khoát nạn đói ăn trên thế giới”, nhưng trước hết phải thắng thế được sức mạnh của tham lam, thối nát và ích kỷ.
Liên Hiệp quốc sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Roma về an toàn thực phẩm từ ngày 16 đến 18 tháng 11 sắp tới và Tòa thánh Vatican loan báo hôm 13 tháng 10 rằng Đức giáo hoàng Benedict XVI sẽ tham dự phiên khai mạc.
Ông Diouf cũng trình bầy một số thống kê trước Thượng hội đồng:
- Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con số người đói ăn đã đạt tới 1 tỷ, tức là 15% dân số toàn cầu.
- Hơn 270 triệu người châu Phi, tức là 24% dân số toàn châu lục này, bị suy dinh dưỡng. Con số này đã tăng 12% hơn năm ngoái.
- Nông nghiệp chiếm 11% tỷ lệ xuất khẩu của châu Phi, 17% tổng số lợi tức quốc gia trong toàn châu lục, và 57% mọi công ăn việc làm.
- Dân số châu Phi có thể lên đến 2 tỷ người vào năm 2050, tăng gấp đôi số dân hiện nay.
- Tại châu Phi, vì thiếu các phương tiện chuyên chở, tồn trữ và đóng gói hữu hiệu, nên từ 40% đến 60% hoa mầu thu được từ các sản phẩm nông nghiệp hàng năm đã bị hư hại, mất mát.
- Chỉ có 5% viện trợ phát triển dành cho các dự án nông nghiệp trên toàn cầu, tuy có đến 70% người nghèo trên thế giới lấy nông nghiệp làm phương tiện chính để sinh sống.
Ông Diouf nói với Thượng hội đồng rằng ông đồng ý với một điểm chính yếu trong thông điệp của Đức giáo hoàng Benedict, “Bác ái trong Sự thật”, đó là bất cứ quyết định kinh tế nào cũng gây ra một hậu quả về luân lý, đạo đức.
“Vấn đề an toàn thực phẩm nơi thế giới này chính yếu là vấn nạn làm sao động viên được ở những cấp bậc chính trị cao nhất, để cho các nguồn tài chánh cần thiết được có sẵn để đem ra sử dụng. Đó là vấn đề về ưu tiên, khi phải đối diện với những nhu cầu thiết yếu nhất của con người.”
Khen ngợi đặc biệt công trình của Giáo hội Công giáo, các cơ quan bác ái và các nhà truyền giáo tại châu Phi, ông nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong trận chiến chống nghèo đói:
“Một thế giới không còn nạn đói khát, đó là một phép lạ có thể dẫn tới được do đức tin không lay chuyển vào sự toàn trí của Đức Thượng đế và một niềm tin bền vững vào nhân loại.”
Jacques Diouf, Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông là người Hồi giáo duy nhất được mời tham dự Thượng hội đồng tổ chức từ ngày 4 đến 25 tháng 10. Tuy đặt trọng tâm vào việc chấm dứt nạn đói ăn và cải thiện an toàn thực phẩn cho châu lục này, ông cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của đức tin trong việc kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Ông tuyên bố trước Thượng hội đồng: Con số càng ngày càng nhiều những người trên thế giới bước vào giường ngủ mà bụng đói meo là do “kết quả của những sự lựa chọn dựa trên những lý do vật chất mà không lý gì đến những yếu tố luân lý đạo đức.”
“Hậu quả tạo ra là tình trạng của một cuộc sống bất công và một thế giới bất bình đẳng, trong đó một thiểu số người càng ngày càng giàu thêm, trong khi đại đa số dân chúng trở thành càng ngày càng nghèo.”
Thế giới ngày nay có năng lực về tài chánh, kỹ thuật, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên cần yếu để “xóa đi dứt khoát nạn đói ăn trên thế giới”, nhưng trước hết phải thắng thế được sức mạnh của tham lam, thối nát và ích kỷ.
Liên Hiệp quốc sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Roma về an toàn thực phẩm từ ngày 16 đến 18 tháng 11 sắp tới và Tòa thánh Vatican loan báo hôm 13 tháng 10 rằng Đức giáo hoàng Benedict XVI sẽ tham dự phiên khai mạc.
Ông Diouf cũng trình bầy một số thống kê trước Thượng hội đồng:
- Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con số người đói ăn đã đạt tới 1 tỷ, tức là 15% dân số toàn cầu.
- Hơn 270 triệu người châu Phi, tức là 24% dân số toàn châu lục này, bị suy dinh dưỡng. Con số này đã tăng 12% hơn năm ngoái.
- Nông nghiệp chiếm 11% tỷ lệ xuất khẩu của châu Phi, 17% tổng số lợi tức quốc gia trong toàn châu lục, và 57% mọi công ăn việc làm.
- Dân số châu Phi có thể lên đến 2 tỷ người vào năm 2050, tăng gấp đôi số dân hiện nay.
- Tại châu Phi, vì thiếu các phương tiện chuyên chở, tồn trữ và đóng gói hữu hiệu, nên từ 40% đến 60% hoa mầu thu được từ các sản phẩm nông nghiệp hàng năm đã bị hư hại, mất mát.
- Chỉ có 5% viện trợ phát triển dành cho các dự án nông nghiệp trên toàn cầu, tuy có đến 70% người nghèo trên thế giới lấy nông nghiệp làm phương tiện chính để sinh sống.
Ông Diouf nói với Thượng hội đồng rằng ông đồng ý với một điểm chính yếu trong thông điệp của Đức giáo hoàng Benedict, “Bác ái trong Sự thật”, đó là bất cứ quyết định kinh tế nào cũng gây ra một hậu quả về luân lý, đạo đức.
“Vấn đề an toàn thực phẩm nơi thế giới này chính yếu là vấn nạn làm sao động viên được ở những cấp bậc chính trị cao nhất, để cho các nguồn tài chánh cần thiết được có sẵn để đem ra sử dụng. Đó là vấn đề về ưu tiên, khi phải đối diện với những nhu cầu thiết yếu nhất của con người.”
Khen ngợi đặc biệt công trình của Giáo hội Công giáo, các cơ quan bác ái và các nhà truyền giáo tại châu Phi, ông nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong trận chiến chống nghèo đói:
“Một thế giới không còn nạn đói khát, đó là một phép lạ có thể dẫn tới được do đức tin không lay chuyển vào sự toàn trí của Đức Thượng đế và một niềm tin bền vững vào nhân loại.”
Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ 2 (7)
LM Trần Đức Anh, OP
10:25 14/10/2009
VATICAN - Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 bắt đầu giai đoạn thứ hai: thảo luận trong các nhóm nhỏ để đào sâu vấn đề và đưa ra những đề nghị cụ thể.
Thực vậy. Sau 10 ngày diễn ra trong giai đoạn thứ I lắng nghe các ý kiến, thứ tư 14-10-2009, Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 bước vào giai đoạn thứ hai: các nghị phụ đã họp trong các nhóm nhỏ, sáng và chiều, để thảo luận về các vấn đề cần được đào sâu thêm, để rồi trong phiên họp khoáng đại thứ 15 sáng thứ năm, 15-10-2009, tường trình viên của mỗi nhóm sẽ bá cáo trước đại hội đồng kết quả các cuộc thảo luận trong nhóm liên hệ.
Tiếp đến, bắt đầu từ chiều 15-10, các nghị phụ sẽ có thêm 3 phiên họp nhóm để soạn các đề nghị đúc kết thành quả của Thượng HĐGM này. Danh sách các đề nghị này sẽ được nạp cho Văn phòng tổng thư ký vào tối thứ sáu 16-10.
Trong tuần lễ tới đây, là tuần chót của công nghị GM Phi châu, các đề nghị sẽ được đúc kết, sửa chữa, và sau cùng sẽ mang ra bỏ phiếu chung kết vào cuối khóa họp. Ngoài ra, ban soạn dự thảo Sứ điệp gửi Cộng đoàn dân Chúa cũng hoạt động để trình bày trong phiên khoáng đại thứ 16, sáng thứ bẩy tới đây.
Sau đây, chúng tôi xin gửi đến quí vị một số ý tưởng nổi bật trong bản tường trình đúc kết ý kiến của các nghị phụ và dự thính viên, được phát biểu trong 10 ngày đầu tiên của khóa họp. Bản tường trình thật dài này đã được ĐHY Peter Turkson, người Ghana, Tổng tường trình viên của Thượng HĐGM Phi Châu kỳ 2 đọc trong phiên khoáng đại thứ 14 chiều thứ ba, 13-10 vừa qua.
Tường trình của Đức Hồng Y Turkson
Phần I của bản tường trình
Trong phần đầu, ĐHY Turkson minh định rằng mặc dù phần lớn các tham dự viên Thượng HĐGM này là người Phi châu hoặc có liên hệ tới Phi châu, nhưng điều này không thể làm thương tổn hoặc giảm bớt đặc tính Giáo Hội hoàn vũ thực sự của Công nghị này cũng như việc thực thi đoàn thể tính của hàng GM. Công nghị GM này là một việc thực hành tình hiệp thông của Giáo Hội. Vì thế, cũng như mỗi Thượng HĐGM, công nghị cử hành mối liên hệ mật thiết giữa ĐGH và các GM, trợ giúp GM Roma trong sứ mạng hoàn vũ, cùng với ngài tìm hiểu và suy tư về những vấn đề và các đề tài liên hệ tới các hoạt động của Giáo Hội trên thế giới... Do đó, đây không phải chỉ là công chuyện của Phi châu mà thôi và cũng không phải là một đại hội với sự tham dự của những người không thuộc Phi châu. Đúng hơn đây là một sự phân định của Giáo Hội hoàn vũ về cách thức làm sao duy trì cho buồng phổi tinh thần bao la của Phi châu được lành mạnh cho nhân loại, để thực hiện sứ mạng làm muối đất và ánh sáng.
Tiếp kiến, ĐHY Tổng tường trình viên lần lượt nhắc đến những điểm sáng và điểm tối trong tình hình xã hội, chính trị và Giáo Hội tại Phi châu đã được các nghị phụ nêu lên trong các bài phát biểu những ngày qua.
Chẳng hạn các Giáo Hội địa phương thẳng thắn nhìn nhận rằng phụ nữ và người trẻ trong các cộng đoàn của mình vẫn chưa được đề cao giá trị thích hợp, và họ chỉ được huấn luyện nghèo nàn về đức tin. Các nhà chính trị, cũng như những người khác dấn thân trong xã hội dân sự, không luôn luôn được tháp tùng và được huấn luyện thích hợp để có khả năng làm chứng tá đức tin trong cuộc sống và trong công việc làm của họ. Tiếp đến, chứng tá của Giáo Hội nhiều khi bị thương tổn vì những khó khăn mà một số nhân viên mục vụ gặp phải trong việc sống trung thành với lời khấn, với ơn gọi và bậc sống của họ.
Đặc biệt về gia đình, nhiều nghị phụ than phiền về số phận mà gia đình đang gặp phải ở Phi châu, ”quan niệm chân chính về hôn nhân và gia đình lành mạnh đang bị phá hủy” (Inst. labor.31). Sự ổn định và bất khả phân ly của gia đình bị đe dọa nghiêm trọng vì nghèo đói, xung đột, vì những tín ngưỡng và việc thực hành phù phép, bệnh tật, đặc biệt là bệnh HIV-Sida. Nhiều nghị phụ khác tố giác những cuộc tấn công khốc liệt chống gia đình và hôn nhân, xuất phát từ những môi trường ở ngoài Phi châu, và do những ý thức hệ ngoại lai, như muốn xóa bỏ sự khác biệt tự nhiên giữa nam nữ (gender), luân lý mới về tính dục, kỹ thuật truyền sinh, kế hoạch hóa gia đình, làm tuyệt đường sinh sản, công nhận hôn nhân đồng phái, v.v.
Nhiều nghị phụ cũng phê bình nạn tham ô hối lộ, trong các hợp đồng đầu tư, và nhất là trong việc khai thác các quặng mỏ ở Phi châu, việc công nghệ hóa vẫn còn yếu ớt tại đại lục này, những điều kiện do tổ chức Mậu dịch thế giới và các nước Tây phương thiết định là vấn đề sinh tử đối với nền kinh tế của nhiều nước Phi châu.
Phần II của bản tường trình
Phần thứ hai của bản tường trình có tính chất thần học nhiều hơn, qui hướng về Chúa Kitô như trọng tâm: Chúa Kitô là sự hòa giải của chúng ta, Ngài là công lý và là an bình của chúng ta, trước khi áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể.
Chẳng hạn các tham dự viên Thượng HĐGM nhìn nhận rằng nơi các phụ nữ và trẻ em, dễ trở thành nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình và tình trạng thiếu hòa bình vì xung đột, có thể tổ chức họ thành những nhóm đặc biệt thăng tiến hòa bình trên toàn đại lục Phi châu. Và nơi nào thiếu hòa bình vì những phong tục và tập quán truyền thống có tính chất đàn áp, Thượng HĐGM đề nghị thành lập những trung tâm nghiên cứu văn hóa để hướng dẫn việc duyệt lại và cải tổ các phong tục tập quán ấy.
Phần III
Phần ba của bản tường trình sau các bài phát biểu ý kiến có tựa đề là ”Các môn đệ, người phục vụ hòa giải, công lý, và hòa bình”. Trong phần này có đoạn khẳng định rằng Giáo Hội gia đình của Thiên Chúa tại Phi châu phải ý thức về căn tính của mình, xét lại lối sống và hành động của mình, quan tâm tới chân lý và trong niềm trung thành với sứ mạng của mình. Các phần tử của Giáo Hội phải hòa giải với nhau trong Giáo Hội và noi gương Chúa Kitô Tôi Tớ. Sự hiệp thông giữa các mục tử, cuộc sống chứng tá của các vị, và việc đối xử với các nhân viên cũng là những lãnh vực cần được phân tích.
Các nghị phụ đề cao nghĩa vụ đầu tiên của ”Giáo Hội - Gia đình của Thiên Chúa” ở Phi châu là tái lập gia đình Phi Châu trong phẩm giá và ơn gọi của mình, xét vì gia đình đang bị những ý thức hệ nguy hiểm đe dọa.
Các nghị phụ cũng lắng nghe tiếng kêu gọi nhiều phụ nữ Phi châu và Giáo Hội được mời gọi dấn thân chống lại những bất công đối với phụ nữ, cũng như làm sao để phụ nữ được nhìn nhận trong xã hội cũng như Giáo Hội, như những thành phần tích cực dấn thân trong đời sống Giáo Hội.
Trong lãnh vực xã hội tôn giáo, nhiều người dân Phi châu còn gặp sợ hãi và bấp bênh trong đời sống đức tin vì những nghi kỵ, ma thuật, các ”lang băm” và tôn giáo huyền bí, các giáo phái lợi dụng sự yếu đuối và dốt nát của các tín hữu.. Các nghị phụ đề nghị tăng cường việc huấn giáo để giúp các tín hữu sống cuộc sống thường nhật phù hợp với đức tin Kitô. Một linh đạo quân bình có thể giúp các tín hữu Kitô chống lại sức ép của các giáo phái.
Các nghị phụ không quên đề nghị cải tiến việc huấn luyện giáo dân và sự dấn thân của họ, tăng cường việc sự dụng các phương tiện truyền thông xã hội thích hợp.
Trong phần kết luận bản tường trình đúc kết, ĐHY Turkson viết:
”Các nghị phụ trong Thượng HĐGM này xác quyết rằng Giáo Hội Gia đình của Thiên Chúa ở Phi châu phải được biến đổi từ bên trong và góp phần cải tiến đại lục cũng như thế giới trong tư cách là muối đất và ánh sáng thế gian. Công nghị GM này nhận định rằng, cùng với các chủ chăn và các cộng tác viên, Giáo Hội tại Phi châu thực thi sứ mạng tông đồ: giải thoát dân chúng tại đây khỏi mọi sợ hãi, thực hiện một cuộc hoán cải sâu xa và trường kỳ, đồng thời huấn luyện vững chắc trong mọi lãnh vực: đức tin, huấn giáo, luân lý, truyền thông, văn hóa tình thương, hòa bình, công lý, hoán cải, cai trị và quản lý tốt, v.v. Đối thoại ở mọi cấp độ, bênh vực các quyền lợi và các nhu cầu xã hội, mục vụ di dân và lưu động, thay đổi não trạng và tập quán, để loại trừ tàn tích của một quá khứ thực dân và bóc lột, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của sự hoàn cầu hóa và đáp ứng những thách đố do những điều kiện thương mại bất công, chủ nghĩa duy bộ tộc và trào lưu cực đoan gây ra.
Thực vậy. Sau 10 ngày diễn ra trong giai đoạn thứ I lắng nghe các ý kiến, thứ tư 14-10-2009, Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 bước vào giai đoạn thứ hai: các nghị phụ đã họp trong các nhóm nhỏ, sáng và chiều, để thảo luận về các vấn đề cần được đào sâu thêm, để rồi trong phiên họp khoáng đại thứ 15 sáng thứ năm, 15-10-2009, tường trình viên của mỗi nhóm sẽ bá cáo trước đại hội đồng kết quả các cuộc thảo luận trong nhóm liên hệ.
Tiếp đến, bắt đầu từ chiều 15-10, các nghị phụ sẽ có thêm 3 phiên họp nhóm để soạn các đề nghị đúc kết thành quả của Thượng HĐGM này. Danh sách các đề nghị này sẽ được nạp cho Văn phòng tổng thư ký vào tối thứ sáu 16-10.
Trong tuần lễ tới đây, là tuần chót của công nghị GM Phi châu, các đề nghị sẽ được đúc kết, sửa chữa, và sau cùng sẽ mang ra bỏ phiếu chung kết vào cuối khóa họp. Ngoài ra, ban soạn dự thảo Sứ điệp gửi Cộng đoàn dân Chúa cũng hoạt động để trình bày trong phiên khoáng đại thứ 16, sáng thứ bẩy tới đây.
Sau đây, chúng tôi xin gửi đến quí vị một số ý tưởng nổi bật trong bản tường trình đúc kết ý kiến của các nghị phụ và dự thính viên, được phát biểu trong 10 ngày đầu tiên của khóa họp. Bản tường trình thật dài này đã được ĐHY Peter Turkson, người Ghana, Tổng tường trình viên của Thượng HĐGM Phi Châu kỳ 2 đọc trong phiên khoáng đại thứ 14 chiều thứ ba, 13-10 vừa qua.
Tường trình của Đức Hồng Y Turkson
Phần I của bản tường trình
Trong phần đầu, ĐHY Turkson minh định rằng mặc dù phần lớn các tham dự viên Thượng HĐGM này là người Phi châu hoặc có liên hệ tới Phi châu, nhưng điều này không thể làm thương tổn hoặc giảm bớt đặc tính Giáo Hội hoàn vũ thực sự của Công nghị này cũng như việc thực thi đoàn thể tính của hàng GM. Công nghị GM này là một việc thực hành tình hiệp thông của Giáo Hội. Vì thế, cũng như mỗi Thượng HĐGM, công nghị cử hành mối liên hệ mật thiết giữa ĐGH và các GM, trợ giúp GM Roma trong sứ mạng hoàn vũ, cùng với ngài tìm hiểu và suy tư về những vấn đề và các đề tài liên hệ tới các hoạt động của Giáo Hội trên thế giới... Do đó, đây không phải chỉ là công chuyện của Phi châu mà thôi và cũng không phải là một đại hội với sự tham dự của những người không thuộc Phi châu. Đúng hơn đây là một sự phân định của Giáo Hội hoàn vũ về cách thức làm sao duy trì cho buồng phổi tinh thần bao la của Phi châu được lành mạnh cho nhân loại, để thực hiện sứ mạng làm muối đất và ánh sáng.
Tiếp kiến, ĐHY Tổng tường trình viên lần lượt nhắc đến những điểm sáng và điểm tối trong tình hình xã hội, chính trị và Giáo Hội tại Phi châu đã được các nghị phụ nêu lên trong các bài phát biểu những ngày qua.
Chẳng hạn các Giáo Hội địa phương thẳng thắn nhìn nhận rằng phụ nữ và người trẻ trong các cộng đoàn của mình vẫn chưa được đề cao giá trị thích hợp, và họ chỉ được huấn luyện nghèo nàn về đức tin. Các nhà chính trị, cũng như những người khác dấn thân trong xã hội dân sự, không luôn luôn được tháp tùng và được huấn luyện thích hợp để có khả năng làm chứng tá đức tin trong cuộc sống và trong công việc làm của họ. Tiếp đến, chứng tá của Giáo Hội nhiều khi bị thương tổn vì những khó khăn mà một số nhân viên mục vụ gặp phải trong việc sống trung thành với lời khấn, với ơn gọi và bậc sống của họ.
Đặc biệt về gia đình, nhiều nghị phụ than phiền về số phận mà gia đình đang gặp phải ở Phi châu, ”quan niệm chân chính về hôn nhân và gia đình lành mạnh đang bị phá hủy” (Inst. labor.31). Sự ổn định và bất khả phân ly của gia đình bị đe dọa nghiêm trọng vì nghèo đói, xung đột, vì những tín ngưỡng và việc thực hành phù phép, bệnh tật, đặc biệt là bệnh HIV-Sida. Nhiều nghị phụ khác tố giác những cuộc tấn công khốc liệt chống gia đình và hôn nhân, xuất phát từ những môi trường ở ngoài Phi châu, và do những ý thức hệ ngoại lai, như muốn xóa bỏ sự khác biệt tự nhiên giữa nam nữ (gender), luân lý mới về tính dục, kỹ thuật truyền sinh, kế hoạch hóa gia đình, làm tuyệt đường sinh sản, công nhận hôn nhân đồng phái, v.v.
Nhiều nghị phụ cũng phê bình nạn tham ô hối lộ, trong các hợp đồng đầu tư, và nhất là trong việc khai thác các quặng mỏ ở Phi châu, việc công nghệ hóa vẫn còn yếu ớt tại đại lục này, những điều kiện do tổ chức Mậu dịch thế giới và các nước Tây phương thiết định là vấn đề sinh tử đối với nền kinh tế của nhiều nước Phi châu.
Phần II của bản tường trình
Phần thứ hai của bản tường trình có tính chất thần học nhiều hơn, qui hướng về Chúa Kitô như trọng tâm: Chúa Kitô là sự hòa giải của chúng ta, Ngài là công lý và là an bình của chúng ta, trước khi áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể.
Chẳng hạn các tham dự viên Thượng HĐGM nhìn nhận rằng nơi các phụ nữ và trẻ em, dễ trở thành nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình và tình trạng thiếu hòa bình vì xung đột, có thể tổ chức họ thành những nhóm đặc biệt thăng tiến hòa bình trên toàn đại lục Phi châu. Và nơi nào thiếu hòa bình vì những phong tục và tập quán truyền thống có tính chất đàn áp, Thượng HĐGM đề nghị thành lập những trung tâm nghiên cứu văn hóa để hướng dẫn việc duyệt lại và cải tổ các phong tục tập quán ấy.
Phần III
Phần ba của bản tường trình sau các bài phát biểu ý kiến có tựa đề là ”Các môn đệ, người phục vụ hòa giải, công lý, và hòa bình”. Trong phần này có đoạn khẳng định rằng Giáo Hội gia đình của Thiên Chúa tại Phi châu phải ý thức về căn tính của mình, xét lại lối sống và hành động của mình, quan tâm tới chân lý và trong niềm trung thành với sứ mạng của mình. Các phần tử của Giáo Hội phải hòa giải với nhau trong Giáo Hội và noi gương Chúa Kitô Tôi Tớ. Sự hiệp thông giữa các mục tử, cuộc sống chứng tá của các vị, và việc đối xử với các nhân viên cũng là những lãnh vực cần được phân tích.
Các nghị phụ đề cao nghĩa vụ đầu tiên của ”Giáo Hội - Gia đình của Thiên Chúa” ở Phi châu là tái lập gia đình Phi Châu trong phẩm giá và ơn gọi của mình, xét vì gia đình đang bị những ý thức hệ nguy hiểm đe dọa.
Các nghị phụ cũng lắng nghe tiếng kêu gọi nhiều phụ nữ Phi châu và Giáo Hội được mời gọi dấn thân chống lại những bất công đối với phụ nữ, cũng như làm sao để phụ nữ được nhìn nhận trong xã hội cũng như Giáo Hội, như những thành phần tích cực dấn thân trong đời sống Giáo Hội.
Trong lãnh vực xã hội tôn giáo, nhiều người dân Phi châu còn gặp sợ hãi và bấp bênh trong đời sống đức tin vì những nghi kỵ, ma thuật, các ”lang băm” và tôn giáo huyền bí, các giáo phái lợi dụng sự yếu đuối và dốt nát của các tín hữu.. Các nghị phụ đề nghị tăng cường việc huấn giáo để giúp các tín hữu sống cuộc sống thường nhật phù hợp với đức tin Kitô. Một linh đạo quân bình có thể giúp các tín hữu Kitô chống lại sức ép của các giáo phái.
Các nghị phụ không quên đề nghị cải tiến việc huấn luyện giáo dân và sự dấn thân của họ, tăng cường việc sự dụng các phương tiện truyền thông xã hội thích hợp.
Trong phần kết luận bản tường trình đúc kết, ĐHY Turkson viết:
”Các nghị phụ trong Thượng HĐGM này xác quyết rằng Giáo Hội Gia đình của Thiên Chúa ở Phi châu phải được biến đổi từ bên trong và góp phần cải tiến đại lục cũng như thế giới trong tư cách là muối đất và ánh sáng thế gian. Công nghị GM này nhận định rằng, cùng với các chủ chăn và các cộng tác viên, Giáo Hội tại Phi châu thực thi sứ mạng tông đồ: giải thoát dân chúng tại đây khỏi mọi sợ hãi, thực hiện một cuộc hoán cải sâu xa và trường kỳ, đồng thời huấn luyện vững chắc trong mọi lãnh vực: đức tin, huấn giáo, luân lý, truyền thông, văn hóa tình thương, hòa bình, công lý, hoán cải, cai trị và quản lý tốt, v.v. Đối thoại ở mọi cấp độ, bênh vực các quyền lợi và các nhu cầu xã hội, mục vụ di dân và lưu động, thay đổi não trạng và tập quán, để loại trừ tàn tích của một quá khứ thực dân và bóc lột, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của sự hoàn cầu hóa và đáp ứng những thách đố do những điều kiện thương mại bất công, chủ nghĩa duy bộ tộc và trào lưu cực đoan gây ra.
Đức Thánh Cha mời gọi mến Chúa yêu người, sống khoan nhượng, tha thứ và hòa bình
Linh Tiến Khải
10:27 14/10/2009
Toàn cuộc sống kitô phải được thấm nhuần tình yêu sâu thẳm đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân, một tình yêu được diễn tả ra trong thái độ cởi mở chân thành đối với người khác, trong sự tha thứ, và trong việc tìm kiếm hòa bình.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư 14-10-2009 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Pietro Vị Đáng Kính, viện phụ đan viện Cluny bên Pháp, là đan viện đã cống hiến cho Giáo Hội nhiều thánh viện phụ nổi tiếng. Thánh Pietro là người đã tích tụ nơi mình mọi nhân đức của các viện phụ tiền nhiệm. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói:
Chào đời vào khoảng năm 1094 trong vùng Alvernia, ngay từ ngày còn nhỏ Pietro đã gia nhập tu viện Sauxillanges, rồi sau này được bầu làm bề trên. Năm 1122 cha Pietro được bầu làm viện phụ đan viện Cluny và giữ chức vụ này cho tới khi qua đời ngay lễ Giáng Sinh năm 1156, như người đã mong ước. ”Là người yêu chuộng hòa bình người đã chiếm được sự bình an trong vinh quang của Thiên Chúa trong ngày hòa bình” (Vita, I,17; PL 189, 28).
Những ai biết người đều ca ngợi sự dịu dàng, quân bình, tự chủ, ngay thẳng, liêm chính và thái độ chiêm niệm của người. Trong thư tín người cũng cho biết tính khoan nhượng, hay nhịn nhục và tha thứ của mình. Là người có bản chất nhậy cảm và trìu mến người gắn liền tình yêu đối với Chúa với sự diu dàng đối với người thân, đặc biệt là đối với thân mẫu và bạn bè. Người cũng săn sóc tình bạn một cách đặc biệt đối với các đan sĩ, thường thổ lộ tâm tình với người vì biết mình được tiếp đón và lắng nghe. Theo tác giả cuộc đời của thánh nhân thánh Pietro không bao giờ khinh rẻ hay khước từ bất cứ ai, trái lại rất dễ thương và cởi mở với mọi người.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói thánh viện phụ Pietro là một mẫu gương cho các đan sĩ và các kitô hữu thời người, có nhịp sống quay cuồng, bất khoan nhượng và không thông truyền với nhau, chia rẽ và xung khắc. Chứng tá của người mời gọi chúng ta biết kết hiệp tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân, và không mệt mỏi nối lại mối dây huynh đệ và hòa giải. Thánh Pietro đã sống như thế khi phải điều khiển đan viện Cluny trong những năm khó khăn vì những lý do ngoại tại và nội tại, và đã thành công trong thái độ nghiêm ngặt đồng thời cũng rất nhân bản. Người thường nói: ”Khi khoan nhượng thì sẽ có thể đạt được nhiều điều từ một người hơn là khi làm cho họ khó chịu vì những lời than van” (Ep. 172, 1.c., tr. 409). Nhiệm vụ bắt buộc người thường phải du hành sang Italia, Anh quốc, Đức và Tây Ban Nha. Nhưng việc bó buộc phải xa rời sự thinh lặng chiệm niệm là gánh nặng cho người. Thánh nhân thú nhận như sau: ”Tôi đi từ nơi này sang nơi khác, vất vả, mệt nhọc không yên, bị lôi kéo bên này bên kia; tâm trí tôi khi thì lo cho việc của mình, khi lại lo cho việc của người khác, và tâm hồn thì bị khuấy động mạnh” (Ep. 91, 1.c., tr.233). Tuy phải tiếp xúc với quyền bính và các lãnh chúa chung quanh Cluny, người vẫn duy trì được sự an bình thường có nhờ ý thức điều độ, tâm hồn cao thượng và óc thực tiễn của người. Trong số các nhân vật người tiếp xúc có thánh Bernardo thành Clairvaux. Tình bạn giữa hai bên ngày càng trở nên đậm đà, tuy tính tình và viễn tượng của hai người có khác nhau. Bernardo định nghĩa thánh Pietro là “người quan trọng, có các nhiệm vụ quan trọng” và rất trân qúy thánh nhân (Ep., 147. ed. Scriptorium Claravallense, Milano 1986, VI/1, tr. 658-660); trong khi thánh Pietro Vị Đáng Kính gọi Bernardo là ”ngọn đèn của Giáo Hội” (Ep. 164,1.c, tr.397), ”cột trụ mạnh mẽ và rạng ngời của đời đan tu và của toàn thể Giáo Hội” (Ep. 175, tr. 418).
Tiếp tục bài huấn du Đức Thánh Cha đã nêu bật một đặc điểm khác nơi thánh nhân như sau:
Với ý thức giáo hội sống động, thánh Pietro Vị Đáng Kính khẳng định rằng các chuyện của dân kitô phải được cảm nghiệm ”trong con tim sâu thẳm” bởi ”những người thuộc chi thể thân mình Chúa Kitô” Ep. 164, 1.c, tr.397). ”Ai không cảm thấy các vết thương của thân mình Chúa Kitô thì không được dưỡng nuôi bằng tinh thần của Chúa Kitô”, ở bất cứ đâu chúng xảy ra. Ngoài ra người còn lo kắng cho cả những ai sống ngoài Giáo Hội, đặc biệt là người do thái và người hồi. Để giúp hiểu biết tín hữu hồi thánh nhân cho dịch Kinh Coran. Vì thế một sử gia mới đây ghi nhận rằng: ”Giữa thái độ đòi hỏi khắt khe của người thời trung cổ - kể cả những vị lớn lao nhất trong họ - ở đây chúng ta khâm phục một gương cao cả của sự tế nhị mà tình bác ái kitô dẫn đưa tới” (J. Leclerq, Pietro il Venerabile, Jaca Book, 1991, tr 189).
Trong số các khía cạnh khác mà thánh nhân ưa thích trong cuộc sống kitô có tình yêu đối với Thánh Thể và lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Người đã để lại cho chúng ta các trang tuyệt tác về Thánh Thể thuộc mọi thời đại và đã viết các suy tư soi sáng về Mẹ Thiên Chúa, bằng cách luôn chiêm ngưỡng mẹ trong tương quan với Chúa Giêsu Cứu Thế và công trình cứu chuộc của Chúa. Chỉ cần nhắc lại ở đây lời cầu người đã dâng lên Đức Mẹ thì đủ hiểu: ”Kính chào Đức Trinh Nữ có phúc, mẹ đã khiến cho lời chúc dữ phải trốn chạy. Kính chào mẹ Đấng Tối Cao, hiền thê của Chiên Con rất hiền từ. Mẹ đã chiến thắng con rắn, Mẹ đã đạp dập đầu nó khi Thiên Chúa do Mẹ sinh ra đã hủy diệt nó... Ôi ngôi sao phương đông rạng ngời, Đấng đã khiến cho bóng tối phương tây trốn chạy. Hừng đông đi trước mặt trời, ngày không biết tới đêm... Xin hãy cầu nguyện với Thiên Chúa đã được Mẹ sinh ra, để Người tháo cởi tội lỗi chúng con và sau khi tha thứ Người ban cho chúng con ơn thánh và vinh quang” (Carmina, PL, 1018-1019).
Thánh Pietro Vị Đáng Kính cũng nuôi dưỡng lòng ưa thích đối với sinh hoạt văn chương và người có tài văn chương. Người ghi chép các suy tư của mình vì xác tín về tầm quan trọng của việc dùng ngòi bút như là cái cầy để ”gieo vãi hạt giống của Ngôi Lời trong trang giấy” (Ep. 20, tr.38). Cả khi không phải là một thần học gia có hệ thống, người là một nhà nghiên cứu mầu nhiệm của Thiên Chúa. Nền thần học của người đâm rễ sâu trong lời cầu nguyện, đặc biệt trong lời cầu nguyện phụng vụ; và trong các mầu nhiệm của Chúa Kitô người ưa thích mầu nhiệm của sự Hiển dung, là hình ảnh diễn tả trước sự sống lại. Chính thánh nhân đã đưa lễ Hiển Dung vào đan viện Cluny và sáng tác văn bản phụng vu đặc biệt phản ánh lòng đạo đức thần học đặc thù của thánh nhân và của Dòng tại Cluny, hướng tới chỗ chiêm niệm gương mặt vinh quang của Chúa Kitô, và tìm thấy nơi đó niềm vui sốt mến diễn tả tinh thần của người và tỏa ra trong phụng vụ viện tu.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, vị thánh đan tu này là một gương sáng lớn của sự thánh thiện đan tu, được dưỡng nuôi nơi suối nguồn của truyền thống biển đức. Đối với người, lý tưởng của đan sĩ hệ tại nơi thái độ gắn bó chặt chẽ với Chúa Kitô (Ep. 53, 1.c, tr.161), trong cuộc sống viện tu khiêm tốn và cần mẫn, cũng như trong bầu khí chiêm niệm thinh lặng và liên lỉ chúc tụng Thiên Chúa. Theo thánh Pietro thành Cluny công việc thứ nhất và quan trọng nhất của đan sĩ là việc cử hành phụng vụ giờ kinh là ”bản hòa tấu thiên quốc và hữu ích nhất” (Statuta, I, 1026), đi kèm với việc đọc, suy niệm, nguyện ngắm cá nhân và sự sám hối kín đáo. Trong cách thức đó toàn cuộc sống của được thấm nhuần tình yêu sâu thẳm đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân, một tình yêu được diễn tả ra trong thái độ cởi mở chân thành đối với người khác, trong sự tha thứ, trong việc tìm kiếm hòa bình. Kết luận, chúng ta có thể nói rằng đối với thánh Biển Đức kiểu sống kết hiệp với việc làm thường ngày là lý tưởng của đan sĩ. Nó cũng liên quan tới tất cả chúng ta, và có thể trở thành kiểu sống của kitô hữu muốn trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô, có đặc tính kiên trì gắn bó với Chúa, khiêm nhường, cần mẫn, có khả năng tha thứ và sống hòa bình.
Sau khi chào các tín hữu và du khách bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư 14-10-2009 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Pietro Vị Đáng Kính, viện phụ đan viện Cluny bên Pháp, là đan viện đã cống hiến cho Giáo Hội nhiều thánh viện phụ nổi tiếng. Thánh Pietro là người đã tích tụ nơi mình mọi nhân đức của các viện phụ tiền nhiệm. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói:
Chào đời vào khoảng năm 1094 trong vùng Alvernia, ngay từ ngày còn nhỏ Pietro đã gia nhập tu viện Sauxillanges, rồi sau này được bầu làm bề trên. Năm 1122 cha Pietro được bầu làm viện phụ đan viện Cluny và giữ chức vụ này cho tới khi qua đời ngay lễ Giáng Sinh năm 1156, như người đã mong ước. ”Là người yêu chuộng hòa bình người đã chiếm được sự bình an trong vinh quang của Thiên Chúa trong ngày hòa bình” (Vita, I,17; PL 189, 28).
Những ai biết người đều ca ngợi sự dịu dàng, quân bình, tự chủ, ngay thẳng, liêm chính và thái độ chiêm niệm của người. Trong thư tín người cũng cho biết tính khoan nhượng, hay nhịn nhục và tha thứ của mình. Là người có bản chất nhậy cảm và trìu mến người gắn liền tình yêu đối với Chúa với sự diu dàng đối với người thân, đặc biệt là đối với thân mẫu và bạn bè. Người cũng săn sóc tình bạn một cách đặc biệt đối với các đan sĩ, thường thổ lộ tâm tình với người vì biết mình được tiếp đón và lắng nghe. Theo tác giả cuộc đời của thánh nhân thánh Pietro không bao giờ khinh rẻ hay khước từ bất cứ ai, trái lại rất dễ thương và cởi mở với mọi người.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói thánh viện phụ Pietro là một mẫu gương cho các đan sĩ và các kitô hữu thời người, có nhịp sống quay cuồng, bất khoan nhượng và không thông truyền với nhau, chia rẽ và xung khắc. Chứng tá của người mời gọi chúng ta biết kết hiệp tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân, và không mệt mỏi nối lại mối dây huynh đệ và hòa giải. Thánh Pietro đã sống như thế khi phải điều khiển đan viện Cluny trong những năm khó khăn vì những lý do ngoại tại và nội tại, và đã thành công trong thái độ nghiêm ngặt đồng thời cũng rất nhân bản. Người thường nói: ”Khi khoan nhượng thì sẽ có thể đạt được nhiều điều từ một người hơn là khi làm cho họ khó chịu vì những lời than van” (Ep. 172, 1.c., tr. 409). Nhiệm vụ bắt buộc người thường phải du hành sang Italia, Anh quốc, Đức và Tây Ban Nha. Nhưng việc bó buộc phải xa rời sự thinh lặng chiệm niệm là gánh nặng cho người. Thánh nhân thú nhận như sau: ”Tôi đi từ nơi này sang nơi khác, vất vả, mệt nhọc không yên, bị lôi kéo bên này bên kia; tâm trí tôi khi thì lo cho việc của mình, khi lại lo cho việc của người khác, và tâm hồn thì bị khuấy động mạnh” (Ep. 91, 1.c., tr.233). Tuy phải tiếp xúc với quyền bính và các lãnh chúa chung quanh Cluny, người vẫn duy trì được sự an bình thường có nhờ ý thức điều độ, tâm hồn cao thượng và óc thực tiễn của người. Trong số các nhân vật người tiếp xúc có thánh Bernardo thành Clairvaux. Tình bạn giữa hai bên ngày càng trở nên đậm đà, tuy tính tình và viễn tượng của hai người có khác nhau. Bernardo định nghĩa thánh Pietro là “người quan trọng, có các nhiệm vụ quan trọng” và rất trân qúy thánh nhân (Ep., 147. ed. Scriptorium Claravallense, Milano 1986, VI/1, tr. 658-660); trong khi thánh Pietro Vị Đáng Kính gọi Bernardo là ”ngọn đèn của Giáo Hội” (Ep. 164,1.c, tr.397), ”cột trụ mạnh mẽ và rạng ngời của đời đan tu và của toàn thể Giáo Hội” (Ep. 175, tr. 418).
Tiếp tục bài huấn du Đức Thánh Cha đã nêu bật một đặc điểm khác nơi thánh nhân như sau:
Với ý thức giáo hội sống động, thánh Pietro Vị Đáng Kính khẳng định rằng các chuyện của dân kitô phải được cảm nghiệm ”trong con tim sâu thẳm” bởi ”những người thuộc chi thể thân mình Chúa Kitô” Ep. 164, 1.c, tr.397). ”Ai không cảm thấy các vết thương của thân mình Chúa Kitô thì không được dưỡng nuôi bằng tinh thần của Chúa Kitô”, ở bất cứ đâu chúng xảy ra. Ngoài ra người còn lo kắng cho cả những ai sống ngoài Giáo Hội, đặc biệt là người do thái và người hồi. Để giúp hiểu biết tín hữu hồi thánh nhân cho dịch Kinh Coran. Vì thế một sử gia mới đây ghi nhận rằng: ”Giữa thái độ đòi hỏi khắt khe của người thời trung cổ - kể cả những vị lớn lao nhất trong họ - ở đây chúng ta khâm phục một gương cao cả của sự tế nhị mà tình bác ái kitô dẫn đưa tới” (J. Leclerq, Pietro il Venerabile, Jaca Book, 1991, tr 189).
Trong số các khía cạnh khác mà thánh nhân ưa thích trong cuộc sống kitô có tình yêu đối với Thánh Thể và lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Người đã để lại cho chúng ta các trang tuyệt tác về Thánh Thể thuộc mọi thời đại và đã viết các suy tư soi sáng về Mẹ Thiên Chúa, bằng cách luôn chiêm ngưỡng mẹ trong tương quan với Chúa Giêsu Cứu Thế và công trình cứu chuộc của Chúa. Chỉ cần nhắc lại ở đây lời cầu người đã dâng lên Đức Mẹ thì đủ hiểu: ”Kính chào Đức Trinh Nữ có phúc, mẹ đã khiến cho lời chúc dữ phải trốn chạy. Kính chào mẹ Đấng Tối Cao, hiền thê của Chiên Con rất hiền từ. Mẹ đã chiến thắng con rắn, Mẹ đã đạp dập đầu nó khi Thiên Chúa do Mẹ sinh ra đã hủy diệt nó... Ôi ngôi sao phương đông rạng ngời, Đấng đã khiến cho bóng tối phương tây trốn chạy. Hừng đông đi trước mặt trời, ngày không biết tới đêm... Xin hãy cầu nguyện với Thiên Chúa đã được Mẹ sinh ra, để Người tháo cởi tội lỗi chúng con và sau khi tha thứ Người ban cho chúng con ơn thánh và vinh quang” (Carmina, PL, 1018-1019).
Thánh Pietro Vị Đáng Kính cũng nuôi dưỡng lòng ưa thích đối với sinh hoạt văn chương và người có tài văn chương. Người ghi chép các suy tư của mình vì xác tín về tầm quan trọng của việc dùng ngòi bút như là cái cầy để ”gieo vãi hạt giống của Ngôi Lời trong trang giấy” (Ep. 20, tr.38). Cả khi không phải là một thần học gia có hệ thống, người là một nhà nghiên cứu mầu nhiệm của Thiên Chúa. Nền thần học của người đâm rễ sâu trong lời cầu nguyện, đặc biệt trong lời cầu nguyện phụng vụ; và trong các mầu nhiệm của Chúa Kitô người ưa thích mầu nhiệm của sự Hiển dung, là hình ảnh diễn tả trước sự sống lại. Chính thánh nhân đã đưa lễ Hiển Dung vào đan viện Cluny và sáng tác văn bản phụng vu đặc biệt phản ánh lòng đạo đức thần học đặc thù của thánh nhân và của Dòng tại Cluny, hướng tới chỗ chiêm niệm gương mặt vinh quang của Chúa Kitô, và tìm thấy nơi đó niềm vui sốt mến diễn tả tinh thần của người và tỏa ra trong phụng vụ viện tu.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, vị thánh đan tu này là một gương sáng lớn của sự thánh thiện đan tu, được dưỡng nuôi nơi suối nguồn của truyền thống biển đức. Đối với người, lý tưởng của đan sĩ hệ tại nơi thái độ gắn bó chặt chẽ với Chúa Kitô (Ep. 53, 1.c, tr.161), trong cuộc sống viện tu khiêm tốn và cần mẫn, cũng như trong bầu khí chiêm niệm thinh lặng và liên lỉ chúc tụng Thiên Chúa. Theo thánh Pietro thành Cluny công việc thứ nhất và quan trọng nhất của đan sĩ là việc cử hành phụng vụ giờ kinh là ”bản hòa tấu thiên quốc và hữu ích nhất” (Statuta, I, 1026), đi kèm với việc đọc, suy niệm, nguyện ngắm cá nhân và sự sám hối kín đáo. Trong cách thức đó toàn cuộc sống của được thấm nhuần tình yêu sâu thẳm đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân, một tình yêu được diễn tả ra trong thái độ cởi mở chân thành đối với người khác, trong sự tha thứ, trong việc tìm kiếm hòa bình. Kết luận, chúng ta có thể nói rằng đối với thánh Biển Đức kiểu sống kết hiệp với việc làm thường ngày là lý tưởng của đan sĩ. Nó cũng liên quan tới tất cả chúng ta, và có thể trở thành kiểu sống của kitô hữu muốn trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô, có đặc tính kiên trì gắn bó với Chúa, khiêm nhường, cần mẫn, có khả năng tha thứ và sống hòa bình.
Sau khi chào các tín hữu và du khách bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Bên lề Thượng Hội Đồng Châu Phi (2): Thực phẩm và nghèo đói
Vũ Văn An
23:33 14/10/2009
Những từ ngữ năng dùng nhất
Theo bản tin Zenit ngày 13 tháng Mười, tại Thượng Hội Đồng về Châu Phi, hiện đang tiếp tục diễn ra tại Vatican, chữ “hòa bình” được nhắc tới nhiều nhất: 402 lần, mặc dù nó đứng hàng cuối cùng trong 3 thuật ngữ quan trọng: Hòa Giải, Công Lý và Hòa Bình của chủ đề cuộc họp. Sau đó mới đến chữ “công lý”: 345 lần, thua tên “Chúa Kitô” 1 lần với tên “Giêsu” được nhắc thêm 119 lần nữa.
Chữ “chiến tranh” được nhắc tới 158 lần trong khi chữ “yêu thương” chỉ được nhắc tới 122 lần. “Bạo lực” được nhắc tới 40 lần nhưng mất “hy vọng” được nhắc tới 57 lần.
Sự quan trọng của “đối thoại” được khẳng định 85 lần, còn tầm quan trọng của giáo dục được nhắc đi nhắc lại 76 lần. “Trẻ em” được nhắc tới 60 lần, trong đó có bốn lần nhắc tới “lính trẻ em”. “Đức giáo hoàng” được nhắc tới 65 lần, trong đó Đức Bênêđíctô XVI được đích danh nhắc tới 39 lần. “Hồi giáo” được nhắc đến 33 lần; “AIDS” 27 lần; “phụ nữ” 20 lần; “kinh tế” 14 lần; “trừ qủy” 12 lần; “đĩ điếm” và “các tôn giáo cổ truyền” 6 lần và nhà tù 3 lần.
Đức Giáo Hoàng và an toàn thực phẩm
Thiển nghĩ bảng lượm lặt trên đây hẳn không đầy đủ, vì nói tới Châu Phi mà không nói tới nạn đói hay sự đe dọa của nạn đói thì quả là điều bất thường đối với các nghị phụ có tâm huyết. Chính Đức Bênêđíctô XVI cũng rất quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm cho Châu Phi, cho nên ngài sẽ đi thăm trụ sở cơ quan FAO (Thực Phẩm và Canh Nông) của Liên Hiệp Quốc hiện đặt tại Rôma, để tham dự ngày khai mạc cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới về An Toàn Thực Phẩm, được dự định tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Một năm nay. Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ diễn ra ngay trước hội nghị toàn thể của FAO 3 ngày.
Tòa Thánh vừa cho công bố tin trên, một ngày sau khi ông Jacque Diouf, tổng giám đốc FAO, đọc diễn văn trước Thượng Hội Đồng về Châu Phi
Nhiều việc phải làm
Diễn văn trước Thượng Hội Đồng của ông Diouf làm nổi bật tình hình khá đen tối của lục địa Châu Phi. Ông đưa ra một cái nhìn bao quát trước nhiều vấn đề đang đè nặng lên Châu Phi. Ông nói: “Tại Châu Phi, bất chấp các tiến bộ quan trọng do nhiều quốc gia thực hiện, tình trạng bất ổn về lương thực là điều hết sức đáng lo ngại. Hiện nay, lục địa này đếm được 271 triệu người thiếu ăn uống, chiếm 24% tổng dân số, tăng 12% so với một năm trước đó. Trong 30 quốc gia trên thế giới hiện đang trong trạng huống khủng hoảng thực phẩm cần được trợ giúp khẩn cấp, 20 quốc gia hiện diện tại Châu Phi”.
Lục địa này cần phải “hiện đại hóa các phương tiện và hạ tầng cơ sở của mình” để sản xuất nông nghiệp. Ông Diouf nhận định như thế. Theo ông, nông nghiệp chiếm 11% xuất khẩu, 17% tổng sản lượng của lục địa, và quan trọng hơn cả là sử dụng 57% lực lượng lao động.
Ông còn nhấn mạnh tới tình thế phát triển rất nghèo nàn: chỉ có 16 kílô phân bón cho một hécta đất có thể trồng trọt, so với 194 kílô tại Châu Á và 152 Kílô tại Nam Mỹ. Số lượng ấy còn thấp hơn nữa tại vùng Hạ Sahara: chỉ có 5 kílô cho một hécta.
Vấn đề nghiêm trọng khác là việc thiếu một hệ thống kiểm phẩm hạt giống, vì chỉ có 1/3 hạt giống được đánh giá và chọn lựa mà thôi.
Thêm vào đó, còn là thiếu hạ tầng cơ sở cho việc vận chuyển, lưu trữ và đóng gói. Ông cho hay: “Đường xá nông thôn hiện đang ở mức của Ấn Độ vào đầu thập niên 1970. Các thất thoát gặt hái lên từ 40% tới 60% đối với một số nông phẩm”.
Ngoài ra, Châu Phi hiện quá lệ thuộc vào mưa, vì dẫn thủy nhập điền chỉ áp dụng cho 7% đất đai có thể canh tác được mà thôi. “Tuy nhiên, Châu Phi chỉ sử dụng có 4% dự trữ nước của mình so với 20% tại Á Châu”.
Phí tổn
Ông Diouf cho rằng muốn giải quyết các vấn đề trên và nhiều vấn đề khác, điều quan yếu là tài nguyên tài chánh. Ông nói: “Thực ra, vấn đề bất ổn về lương thực trên thế giới chủ yếu là vấn đề huy động ở bình diện chính trị cao nhất để có được các tài nguyên tài chánh cần thiết”. Và nói cho cùng đây là “vấn đề ưu tiên”: “ta nên nhớ: hàng năm, qũy dành cho canh nông tại các nước phát triển là 365 tỷ mỹ kim, nhưng chi phí cho vũ khí trên toàn thế giới mỗi năm lên tới 1,340 tỷ mỹ kim”.
Ông Diouf cho rằng “trước nhất, tài nguyên để phát triển nền canh nông Châu Phi phải phát xuất từ các ngân sách quốc gia. Tại Maputo hồi tháng Bẩy năm 2003, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ Châu Phi đã cam kết: ít nhất trong năm năm tới, sẽ gia tăng 10% phần ngân sách quốc gia hàng năm dành cho canh nông”. Tuy nhiên, “cho đến nay, mới chỉ có 5 quốc gia tôn trọng cam kết ấy, bất kể đã có một số tiến bộ tại 16 quốc gia khác”.
Cái nhìn lạc quan
Tuy nhiên, Ông Diouf vẫn có cái nhìn lạc quan riêng cũng như nhiều lý do để hy vọng. Ông tin tưởng rằng: mai đây, nhờ đầu tư và huấn luyện, người Châu Phi sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi cho một tương lai sáng lạn, nhiều công ăn việc làm và thịnh vượng cho những người từ lâu vốn bị đẩy qua bên lề, để chính những người này, nhất là phụ nữ, sẽ góp phần mình vào việc dưỡng nuôi thế giới. Theo Ông “một hành tinh thoát khỏi nạn đói vẫn là điều mà phép lạ của niềm tin không lay chuyển vào sự thông biết khôn lường của Thiên Chúa cũng như niềm tin không bao giờ đào ngũ vào nhân loại sẽ dẫn tới”.
Về cái nhìn lạc quan, Ông Diouf nói thêm: ông rất vui vì Hội Nghị G8, diễn ra hồi tháng Bẩy vừa qua tại Aquila, lần đầu tiên đã nhấn mạnh tới việc phát triển nông nghiệp trung và dài hạn, có lợi cho các tiểu nông gia tại các nước đang phát triển, bởi lẽ các kế hoạch ngắn hạn không đủ đảm bảo lương thực hàng ngày cho cho hàng tỉ con người đang đói trên thế giới. Hội nghị cam kết sẽ huy động 21 tỉ mỹ kim, trong vòng 3 năm, để tạo an toàn thực phẩm. Ông hy vọng rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện cụ thể và mau chóng. Hứng khởi trước sáng kiến của G8, Hội Đồng FAO đã quyết định triệu tập cuộc họp thượng đỉnh về an toàn thực phẩm cấp nguyên thủ quốc gia và chính phủ vào cuối tháng Mười Một này, cuộc họp mà Đức Bênêđíctô XVI sẽ đích thân tham dự.
Thảm kịch lớn nhất
Ông tổng giám đốc FAO cho rằng: “trong tất cả các đau khổ mà lục địa Châu Phi đang kinh qua, nạn đói vẫn là thảm kịch hàng đầu, một thảm kịch không ai chịu nổi. Mọi cam kết đối với công lý và hòa bình tại Châu Phi phải được cột chặt vào nhu cầu tiến bộ để thực hiện cho bằng được quyền thực phẩm cho mọi người”. Về điểm này, Ông nhắc lại lời Đức Bênêđíctô XVI ngỏ với Hội Nghị FAO Cấp Cao về an ninh thực phẩm được tổ chức hồi tháng Sáu 2008: “nạn đói và thiếu dinh dưỡng là điều không thể chấp nhận được trong một thế giới mà trên thực tế có đủ trình độ sản xuất, tài nguyên và kiến thức để chấm dứt các thảm họa đó và các hậu quả của chúng”.
Ông cũng ghi nhận: trong thông điệp “Caritas in Veritate”, Đức Giáo Hoàng cho rằng bất cứ quyết định kinh tế nào cũng có hậu quả luân lý, “kinh tế bao giờ cũng cần đạo đức mới vận hành đúng đắn được; nhưng không phải bất cứ thứ đạo đức nào mà phải là thứ đạo đức lấy con người làm trung tâm”. Ông bảo đó chính là mục tiêu của FAO. Và ông cho rằng nhiều quốc gia Châu Phi đã cương quyết dấn thân giảm đói, như Cameroon, Congo, Ethiopia, Ghana, Nigeria, Malawi, Mozambique và Uganda. Ông cũng nhân dịp này ca ngợi việc làm của Giáo Hội Công Giáo trong việc cứu vớt những người nghèo hơn hết của thế giới, qua hàng ngũ các nhà truyền giáo, các nam nữ tu sĩ, cũng như nhiều cộng đồng khác.
Theo Ông, thật là một tin vui khi càng ngày càng có nhiều hội tụ giữa học lý của các tôn giáo, nhất là giữa Giáo Hội Công Giáo và Hồi Giáo, nhằm điều hướng việc quản trị hợp lý các các tài nguyên trên căn bản hành động mà vẫn tôn trọng được con người và sự việc của thế giới, tránh xa hoa lãng phí. Các học lý này nhấn mạnh tới vai trò thiết yếu của trách nhiệm xã hội, nhất là âu lo chăm sóc những người nghèo khổ nhất. Theo Ông, học thuyết xã hội của Giáo Hội là điều hết sức cần thiết.
Một giải pháp cho Sudan
Hy vọng rằng: sau bài thuyết trình của Ông Tổng Giám Đốc FAO, sẽ có nhiều nghị phụ đề cập tới vấn đề an toàn thực phẩm. Làm thế nào để cái an toàn ấy đi đúng theo các nguyên tắc của học thuyết xã hội mà Ông Diouf vừa nhắc tới. Hy vọng này có cơ sở, vì tiếp theo lời phát biểu của Ông Rodolphe Adada, cựu đại diện đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và là cựu chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur, Sudan, vào ngày 11 tháng Mười, các nghị phụ đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan tới vấn đề hòa bình, một hạn từ được nhắc tới nhiều nhất trong mấy ngày qua.
Ông Adada, lúc còn là ngoại trưởng của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, đã được chứng kiến nhiều vấn đề nghiêm trọng đe dọa Châu Phi đến tận nền tảng, trong đó cuộc khủng hoảng Darfur được liệt vào hàng đầu. Ông càng nhìn kỹ các vấn đề này hơn khi Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-Moon cử ông cầm đầu sứ bộ đặc biệt tại vùng này.
Theo ông, cuộc khủng hoảng Darfur một phần là do phản ứng đầy bạo lực của chính phủ Sudan nhằm triệt hạ cuộc nổi loạn của Abdulwahid Mohammed Al Nur. Hậu quả quả là hãi hùng: hàng trăm ngàn người chết, hàng triệu người di tản, rất nhiều vụ xâm phạm nhân quyền đã xẩy ra. Khiến có người sử dụng cả thuât ngữ “diệt chủng” áp dụng cho cuộc tranh chấp này.
Thực ra, theo Ông, cuộc khủng hoảng Darfur có nguồn gốc sâu xa từ chính lịch sử Sudan. Việc đẩy khu vực chung quanh Darfur qua bên lề khiến chúng thiếu phát triển, việc xuống cấp hệ sinh thái, tất cả đều có góp phần. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng của Sudan xẩy ra tại Darfur. Ngay trước năm 2003, cuộc khủng hoảng hiện nay đã bắt đầu bằng cuộc nội chiến giữa người Fur và người Ả Rập. Phe nào cũng cho rằng phe kia diệt chủng. Yếu tố sắc tộc rất nổi trong cuộc khủng hoảng này.
Tổ chức quốc tế đầu tiên can thiệp là Liên Hiệp Châu Phi, tổ chức đã đem lại ngưng bắn giữa các phe và việc thành lập ra Sứ Bộ Liên Hiệp Châu Phi tại Sudan (MUAS). Sứ bộ này gồm 60 quan sát viên và 300 binh sĩ, sau tăng lên 7,000. Sứ bộ này mau chóng gây ra nhiều tranh cãi và bị truyền thông Phương Tây chỉ trích nặng nề. Theo Ông, lời chỉ trích này không đúng và không công bằng, vì sứ bộ này tạo nên nhiều thành quả đáng ca ngợi. Tuy nhiên, đến cuối năm 2005, Liên HIệp Châu Phi đành phải nhờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giải quyết, nhưng bị chính phủ Sudan cực lực phản đối. Mãi cuối năm 2006, với một sứ bộ hỗn hợp gồm cả Liên Hiệp Châu Phi lẫn Liên Hiệp Quốc, do Kofi Annan đề ra, chính phủ Sudan mới nguôi ngoai. Đó là Sứ Bộ Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur (MINUAD). Sứ bộ này gồm 20,000 binh sĩ, 6,000 cảnh sát và cũng bằng ấy nhân viên dân sự, biến nó thành sứ bộ duy trì hòa bình lớn nhất trên thế giới, với đầy đủ trang bị để hoàn thành sứ mệnh trao phó.
Phải nhận đây là một sứ bộ duy trì hòa bình khá đặc biệt. Phần lớn các sứ bộ duy trì hòa bình được phái tới một quốc gia trong tình trạng trong đó bộ máy chính trị và hành chánh gần như không có, và do đó, nó thay thế cho bộ máy kia. Nhưng ở Sudan thì khác, chính phủ Sudan vẫn còn đó, và bởi thế gây khó khăn cho sứ bộ không ít, vì chính phủ này nhìn bất cứ tổ chức ngoại lai nào như một đe dọa nhằm lật đổ mình. Vì vậy, Liên Hiệp Quốc phải áp dụng một lối hành sử đặt nặng “cách mạng văn hóa”. MINUAD cũng bị chính những người di tản chống đối. Tất cả chỉ an tâm, khi một Uỷ Ban tam phương (Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Chính Phủ Sudan) được thành lập để giải quyết các vấn đề liên quan tới việc triển khai MINUAD.
Ngày nay, MINUAD hiện diện khắp nơi tại Darfur, tiếp xúc với mọi phe phái, mọi tổ chức dân sự và dân chúng nói chung, giải quyết thành công cả những tranh chấp có tính địa phương.
Suốt 26 tháng cầm đầu sứ bộ MINUAD, Ông Adada thấy tình hình an ninh tại Darfur đã cải tiến nhiều, mặc dù dai dẳng vẫn có hai đe dọa lớn: một mặt vẫn có những trận đánh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy, mặt khác, liên hệ giữa Sudan và nước láng giềng Chad càng ngày càng xấu đi. Chưa kể những tranh chấp bộ lạc cũng như trộm cướp, xuất hiện phần lớn cho sự suy sụp của luật lệ và trật tự.
Tuy tình thế đã khả quan hơn, nhưng hiện vẫn còn hàng triệu người di tản trong các trại tạm cư, họ vẫn chưa trở về cố hương được. Và một thỏa hiệp hoà bình bao gồm mọi phe phái vẫn chưa đạt tới. Ông Adada cho rằng nếu tình hình này cứ thế kéo dài, thì quả là không có hòa bình để mà duy trì. Giải pháp quân sự mà thôi không bao giờ giải quyết được cuộc khủng hoảng Darfur vì không ai có đủ phương tiện để có được một chiến thắng quân sự tại đây. Cho nên giải pháp thực sự phải là một giải pháp chính trị nhằm giải quyết mọi khía cạnh của vấn đề: khía cạnh địa phương, vùng, chính trị, kinh tế xã hội và không được quên khía cạnh nhân đạo.
Các cố gắng thương thuyết khác nhau từ năm 2003 vẫn chưa đạt được một giải pháp nào. Hiệp định Abuja, ký ngày 5 tháng 5 năm 2006, không có tính bao gồm nên đã bị đa số người Darfur bác bỏ. Liên HIệp Quốc cũng như Liên Hiệp Châu Phi cần phải lưu ý điều đó để mời gọi sự tham gia của mọi phía liên hệ.
Ông Adada cho hay: hai năm tới sẽ là chủ yếu đối với Sudan: Tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong tháng Tư năm 2010 và qua năm 2011, sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của Nam Sudan, trong đó có phần đóng góp của Darfur. Vấn đề Darfur vì thế cần phải giải quyết ngay từ bây giờ.
Theo Ông, muốn có hòa bình phải có công lý. Công tố viên của Tòa Hình Sự Liên Hiệp Quốc (IPC) đang xin trát để bắt giam tổng thống Sudan. Đây là một bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Darfur. Nhưng yêu cầu ấy đang bị Liên Hiệp Châu Phi trì hoãn. Hiện nay, vấn đề Darfur đang được một Hội Đồng Cao Cấp Liên Hiệp Châu Phi gồm các nguyên tổng thống một số nước Châu Phi trong đó có Nam Phi, Nigeria và Burundi nghiên cứu.
Đối với Ông Adada, MINUAD cũng như các cố gắng khác nhằm vãn hồi hòa bình ở Sudan cần được hỗ trợ của mọi giới, mọi thành phần. Sudan là quốc gia lớn nhất tại Châu Phi, nó là ngã tư của hai thế giới: thế giới Châu Phi và thế giới Ả Rập; nó chung biên giới với 9 quốc gia Châu Phi. Nhưng từ ngày được độc lập năm 1956, nó chỉ hưởng được một nền hòa bình tạm bợ. Và trong khi bạo lực có vẻ giảm tại Darfur, thì chém giết lại bắt đầu xẩy ra ở Miền Nam. Sudan chỉ là một. Cộng đồng quốc tế phải nhìn Sudan chứ không phải chỉ nhìn Darfur. Ông Adada cho rằng với cái nhìn toàn bộ, Giáo Hội Công Giáo phải có vai trò chính tại Sudan đa phức, giữa một miền Nam Kitô Giáo và một miền Bắc Hồi Giáo tức Darfur.
Theo bản tin Zenit ngày 13 tháng Mười, tại Thượng Hội Đồng về Châu Phi, hiện đang tiếp tục diễn ra tại Vatican, chữ “hòa bình” được nhắc tới nhiều nhất: 402 lần, mặc dù nó đứng hàng cuối cùng trong 3 thuật ngữ quan trọng: Hòa Giải, Công Lý và Hòa Bình của chủ đề cuộc họp. Sau đó mới đến chữ “công lý”: 345 lần, thua tên “Chúa Kitô” 1 lần với tên “Giêsu” được nhắc thêm 119 lần nữa.
Chữ “chiến tranh” được nhắc tới 158 lần trong khi chữ “yêu thương” chỉ được nhắc tới 122 lần. “Bạo lực” được nhắc tới 40 lần nhưng mất “hy vọng” được nhắc tới 57 lần.
Sự quan trọng của “đối thoại” được khẳng định 85 lần, còn tầm quan trọng của giáo dục được nhắc đi nhắc lại 76 lần. “Trẻ em” được nhắc tới 60 lần, trong đó có bốn lần nhắc tới “lính trẻ em”. “Đức giáo hoàng” được nhắc tới 65 lần, trong đó Đức Bênêđíctô XVI được đích danh nhắc tới 39 lần. “Hồi giáo” được nhắc đến 33 lần; “AIDS” 27 lần; “phụ nữ” 20 lần; “kinh tế” 14 lần; “trừ qủy” 12 lần; “đĩ điếm” và “các tôn giáo cổ truyền” 6 lần và nhà tù 3 lần.
Đức Giáo Hoàng và an toàn thực phẩm
Thiển nghĩ bảng lượm lặt trên đây hẳn không đầy đủ, vì nói tới Châu Phi mà không nói tới nạn đói hay sự đe dọa của nạn đói thì quả là điều bất thường đối với các nghị phụ có tâm huyết. Chính Đức Bênêđíctô XVI cũng rất quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm cho Châu Phi, cho nên ngài sẽ đi thăm trụ sở cơ quan FAO (Thực Phẩm và Canh Nông) của Liên Hiệp Quốc hiện đặt tại Rôma, để tham dự ngày khai mạc cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới về An Toàn Thực Phẩm, được dự định tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Một năm nay. Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ diễn ra ngay trước hội nghị toàn thể của FAO 3 ngày.
Tòa Thánh vừa cho công bố tin trên, một ngày sau khi ông Jacque Diouf, tổng giám đốc FAO, đọc diễn văn trước Thượng Hội Đồng về Châu Phi
Nhiều việc phải làm
Diễn văn trước Thượng Hội Đồng của ông Diouf làm nổi bật tình hình khá đen tối của lục địa Châu Phi. Ông đưa ra một cái nhìn bao quát trước nhiều vấn đề đang đè nặng lên Châu Phi. Ông nói: “Tại Châu Phi, bất chấp các tiến bộ quan trọng do nhiều quốc gia thực hiện, tình trạng bất ổn về lương thực là điều hết sức đáng lo ngại. Hiện nay, lục địa này đếm được 271 triệu người thiếu ăn uống, chiếm 24% tổng dân số, tăng 12% so với một năm trước đó. Trong 30 quốc gia trên thế giới hiện đang trong trạng huống khủng hoảng thực phẩm cần được trợ giúp khẩn cấp, 20 quốc gia hiện diện tại Châu Phi”.
Lục địa này cần phải “hiện đại hóa các phương tiện và hạ tầng cơ sở của mình” để sản xuất nông nghiệp. Ông Diouf nhận định như thế. Theo ông, nông nghiệp chiếm 11% xuất khẩu, 17% tổng sản lượng của lục địa, và quan trọng hơn cả là sử dụng 57% lực lượng lao động.
Ông còn nhấn mạnh tới tình thế phát triển rất nghèo nàn: chỉ có 16 kílô phân bón cho một hécta đất có thể trồng trọt, so với 194 kílô tại Châu Á và 152 Kílô tại Nam Mỹ. Số lượng ấy còn thấp hơn nữa tại vùng Hạ Sahara: chỉ có 5 kílô cho một hécta.
Vấn đề nghiêm trọng khác là việc thiếu một hệ thống kiểm phẩm hạt giống, vì chỉ có 1/3 hạt giống được đánh giá và chọn lựa mà thôi.
Thêm vào đó, còn là thiếu hạ tầng cơ sở cho việc vận chuyển, lưu trữ và đóng gói. Ông cho hay: “Đường xá nông thôn hiện đang ở mức của Ấn Độ vào đầu thập niên 1970. Các thất thoát gặt hái lên từ 40% tới 60% đối với một số nông phẩm”.
Ngoài ra, Châu Phi hiện quá lệ thuộc vào mưa, vì dẫn thủy nhập điền chỉ áp dụng cho 7% đất đai có thể canh tác được mà thôi. “Tuy nhiên, Châu Phi chỉ sử dụng có 4% dự trữ nước của mình so với 20% tại Á Châu”.
Phí tổn
Ông Diouf cho rằng muốn giải quyết các vấn đề trên và nhiều vấn đề khác, điều quan yếu là tài nguyên tài chánh. Ông nói: “Thực ra, vấn đề bất ổn về lương thực trên thế giới chủ yếu là vấn đề huy động ở bình diện chính trị cao nhất để có được các tài nguyên tài chánh cần thiết”. Và nói cho cùng đây là “vấn đề ưu tiên”: “ta nên nhớ: hàng năm, qũy dành cho canh nông tại các nước phát triển là 365 tỷ mỹ kim, nhưng chi phí cho vũ khí trên toàn thế giới mỗi năm lên tới 1,340 tỷ mỹ kim”.
Ông Diouf cho rằng “trước nhất, tài nguyên để phát triển nền canh nông Châu Phi phải phát xuất từ các ngân sách quốc gia. Tại Maputo hồi tháng Bẩy năm 2003, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ Châu Phi đã cam kết: ít nhất trong năm năm tới, sẽ gia tăng 10% phần ngân sách quốc gia hàng năm dành cho canh nông”. Tuy nhiên, “cho đến nay, mới chỉ có 5 quốc gia tôn trọng cam kết ấy, bất kể đã có một số tiến bộ tại 16 quốc gia khác”.
Cái nhìn lạc quan
Tuy nhiên, Ông Diouf vẫn có cái nhìn lạc quan riêng cũng như nhiều lý do để hy vọng. Ông tin tưởng rằng: mai đây, nhờ đầu tư và huấn luyện, người Châu Phi sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi cho một tương lai sáng lạn, nhiều công ăn việc làm và thịnh vượng cho những người từ lâu vốn bị đẩy qua bên lề, để chính những người này, nhất là phụ nữ, sẽ góp phần mình vào việc dưỡng nuôi thế giới. Theo Ông “một hành tinh thoát khỏi nạn đói vẫn là điều mà phép lạ của niềm tin không lay chuyển vào sự thông biết khôn lường của Thiên Chúa cũng như niềm tin không bao giờ đào ngũ vào nhân loại sẽ dẫn tới”.
Về cái nhìn lạc quan, Ông Diouf nói thêm: ông rất vui vì Hội Nghị G8, diễn ra hồi tháng Bẩy vừa qua tại Aquila, lần đầu tiên đã nhấn mạnh tới việc phát triển nông nghiệp trung và dài hạn, có lợi cho các tiểu nông gia tại các nước đang phát triển, bởi lẽ các kế hoạch ngắn hạn không đủ đảm bảo lương thực hàng ngày cho cho hàng tỉ con người đang đói trên thế giới. Hội nghị cam kết sẽ huy động 21 tỉ mỹ kim, trong vòng 3 năm, để tạo an toàn thực phẩm. Ông hy vọng rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện cụ thể và mau chóng. Hứng khởi trước sáng kiến của G8, Hội Đồng FAO đã quyết định triệu tập cuộc họp thượng đỉnh về an toàn thực phẩm cấp nguyên thủ quốc gia và chính phủ vào cuối tháng Mười Một này, cuộc họp mà Đức Bênêđíctô XVI sẽ đích thân tham dự.
Thảm kịch lớn nhất
Ông tổng giám đốc FAO cho rằng: “trong tất cả các đau khổ mà lục địa Châu Phi đang kinh qua, nạn đói vẫn là thảm kịch hàng đầu, một thảm kịch không ai chịu nổi. Mọi cam kết đối với công lý và hòa bình tại Châu Phi phải được cột chặt vào nhu cầu tiến bộ để thực hiện cho bằng được quyền thực phẩm cho mọi người”. Về điểm này, Ông nhắc lại lời Đức Bênêđíctô XVI ngỏ với Hội Nghị FAO Cấp Cao về an ninh thực phẩm được tổ chức hồi tháng Sáu 2008: “nạn đói và thiếu dinh dưỡng là điều không thể chấp nhận được trong một thế giới mà trên thực tế có đủ trình độ sản xuất, tài nguyên và kiến thức để chấm dứt các thảm họa đó và các hậu quả của chúng”.
Ông cũng ghi nhận: trong thông điệp “Caritas in Veritate”, Đức Giáo Hoàng cho rằng bất cứ quyết định kinh tế nào cũng có hậu quả luân lý, “kinh tế bao giờ cũng cần đạo đức mới vận hành đúng đắn được; nhưng không phải bất cứ thứ đạo đức nào mà phải là thứ đạo đức lấy con người làm trung tâm”. Ông bảo đó chính là mục tiêu của FAO. Và ông cho rằng nhiều quốc gia Châu Phi đã cương quyết dấn thân giảm đói, như Cameroon, Congo, Ethiopia, Ghana, Nigeria, Malawi, Mozambique và Uganda. Ông cũng nhân dịp này ca ngợi việc làm của Giáo Hội Công Giáo trong việc cứu vớt những người nghèo hơn hết của thế giới, qua hàng ngũ các nhà truyền giáo, các nam nữ tu sĩ, cũng như nhiều cộng đồng khác.
Theo Ông, thật là một tin vui khi càng ngày càng có nhiều hội tụ giữa học lý của các tôn giáo, nhất là giữa Giáo Hội Công Giáo và Hồi Giáo, nhằm điều hướng việc quản trị hợp lý các các tài nguyên trên căn bản hành động mà vẫn tôn trọng được con người và sự việc của thế giới, tránh xa hoa lãng phí. Các học lý này nhấn mạnh tới vai trò thiết yếu của trách nhiệm xã hội, nhất là âu lo chăm sóc những người nghèo khổ nhất. Theo Ông, học thuyết xã hội của Giáo Hội là điều hết sức cần thiết.
Một giải pháp cho Sudan
Hy vọng rằng: sau bài thuyết trình của Ông Tổng Giám Đốc FAO, sẽ có nhiều nghị phụ đề cập tới vấn đề an toàn thực phẩm. Làm thế nào để cái an toàn ấy đi đúng theo các nguyên tắc của học thuyết xã hội mà Ông Diouf vừa nhắc tới. Hy vọng này có cơ sở, vì tiếp theo lời phát biểu của Ông Rodolphe Adada, cựu đại diện đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và là cựu chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur, Sudan, vào ngày 11 tháng Mười, các nghị phụ đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan tới vấn đề hòa bình, một hạn từ được nhắc tới nhiều nhất trong mấy ngày qua.
Ông Adada, lúc còn là ngoại trưởng của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, đã được chứng kiến nhiều vấn đề nghiêm trọng đe dọa Châu Phi đến tận nền tảng, trong đó cuộc khủng hoảng Darfur được liệt vào hàng đầu. Ông càng nhìn kỹ các vấn đề này hơn khi Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-Moon cử ông cầm đầu sứ bộ đặc biệt tại vùng này.
Theo ông, cuộc khủng hoảng Darfur một phần là do phản ứng đầy bạo lực của chính phủ Sudan nhằm triệt hạ cuộc nổi loạn của Abdulwahid Mohammed Al Nur. Hậu quả quả là hãi hùng: hàng trăm ngàn người chết, hàng triệu người di tản, rất nhiều vụ xâm phạm nhân quyền đã xẩy ra. Khiến có người sử dụng cả thuât ngữ “diệt chủng” áp dụng cho cuộc tranh chấp này.
Thực ra, theo Ông, cuộc khủng hoảng Darfur có nguồn gốc sâu xa từ chính lịch sử Sudan. Việc đẩy khu vực chung quanh Darfur qua bên lề khiến chúng thiếu phát triển, việc xuống cấp hệ sinh thái, tất cả đều có góp phần. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng của Sudan xẩy ra tại Darfur. Ngay trước năm 2003, cuộc khủng hoảng hiện nay đã bắt đầu bằng cuộc nội chiến giữa người Fur và người Ả Rập. Phe nào cũng cho rằng phe kia diệt chủng. Yếu tố sắc tộc rất nổi trong cuộc khủng hoảng này.
Tổ chức quốc tế đầu tiên can thiệp là Liên Hiệp Châu Phi, tổ chức đã đem lại ngưng bắn giữa các phe và việc thành lập ra Sứ Bộ Liên Hiệp Châu Phi tại Sudan (MUAS). Sứ bộ này gồm 60 quan sát viên và 300 binh sĩ, sau tăng lên 7,000. Sứ bộ này mau chóng gây ra nhiều tranh cãi và bị truyền thông Phương Tây chỉ trích nặng nề. Theo Ông, lời chỉ trích này không đúng và không công bằng, vì sứ bộ này tạo nên nhiều thành quả đáng ca ngợi. Tuy nhiên, đến cuối năm 2005, Liên HIệp Châu Phi đành phải nhờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giải quyết, nhưng bị chính phủ Sudan cực lực phản đối. Mãi cuối năm 2006, với một sứ bộ hỗn hợp gồm cả Liên Hiệp Châu Phi lẫn Liên Hiệp Quốc, do Kofi Annan đề ra, chính phủ Sudan mới nguôi ngoai. Đó là Sứ Bộ Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur (MINUAD). Sứ bộ này gồm 20,000 binh sĩ, 6,000 cảnh sát và cũng bằng ấy nhân viên dân sự, biến nó thành sứ bộ duy trì hòa bình lớn nhất trên thế giới, với đầy đủ trang bị để hoàn thành sứ mệnh trao phó.
Phải nhận đây là một sứ bộ duy trì hòa bình khá đặc biệt. Phần lớn các sứ bộ duy trì hòa bình được phái tới một quốc gia trong tình trạng trong đó bộ máy chính trị và hành chánh gần như không có, và do đó, nó thay thế cho bộ máy kia. Nhưng ở Sudan thì khác, chính phủ Sudan vẫn còn đó, và bởi thế gây khó khăn cho sứ bộ không ít, vì chính phủ này nhìn bất cứ tổ chức ngoại lai nào như một đe dọa nhằm lật đổ mình. Vì vậy, Liên Hiệp Quốc phải áp dụng một lối hành sử đặt nặng “cách mạng văn hóa”. MINUAD cũng bị chính những người di tản chống đối. Tất cả chỉ an tâm, khi một Uỷ Ban tam phương (Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Chính Phủ Sudan) được thành lập để giải quyết các vấn đề liên quan tới việc triển khai MINUAD.
Ngày nay, MINUAD hiện diện khắp nơi tại Darfur, tiếp xúc với mọi phe phái, mọi tổ chức dân sự và dân chúng nói chung, giải quyết thành công cả những tranh chấp có tính địa phương.
Suốt 26 tháng cầm đầu sứ bộ MINUAD, Ông Adada thấy tình hình an ninh tại Darfur đã cải tiến nhiều, mặc dù dai dẳng vẫn có hai đe dọa lớn: một mặt vẫn có những trận đánh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy, mặt khác, liên hệ giữa Sudan và nước láng giềng Chad càng ngày càng xấu đi. Chưa kể những tranh chấp bộ lạc cũng như trộm cướp, xuất hiện phần lớn cho sự suy sụp của luật lệ và trật tự.
Tuy tình thế đã khả quan hơn, nhưng hiện vẫn còn hàng triệu người di tản trong các trại tạm cư, họ vẫn chưa trở về cố hương được. Và một thỏa hiệp hoà bình bao gồm mọi phe phái vẫn chưa đạt tới. Ông Adada cho rằng nếu tình hình này cứ thế kéo dài, thì quả là không có hòa bình để mà duy trì. Giải pháp quân sự mà thôi không bao giờ giải quyết được cuộc khủng hoảng Darfur vì không ai có đủ phương tiện để có được một chiến thắng quân sự tại đây. Cho nên giải pháp thực sự phải là một giải pháp chính trị nhằm giải quyết mọi khía cạnh của vấn đề: khía cạnh địa phương, vùng, chính trị, kinh tế xã hội và không được quên khía cạnh nhân đạo.
Các cố gắng thương thuyết khác nhau từ năm 2003 vẫn chưa đạt được một giải pháp nào. Hiệp định Abuja, ký ngày 5 tháng 5 năm 2006, không có tính bao gồm nên đã bị đa số người Darfur bác bỏ. Liên HIệp Quốc cũng như Liên Hiệp Châu Phi cần phải lưu ý điều đó để mời gọi sự tham gia của mọi phía liên hệ.
Ông Adada cho hay: hai năm tới sẽ là chủ yếu đối với Sudan: Tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong tháng Tư năm 2010 và qua năm 2011, sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của Nam Sudan, trong đó có phần đóng góp của Darfur. Vấn đề Darfur vì thế cần phải giải quyết ngay từ bây giờ.
Theo Ông, muốn có hòa bình phải có công lý. Công tố viên của Tòa Hình Sự Liên Hiệp Quốc (IPC) đang xin trát để bắt giam tổng thống Sudan. Đây là một bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Darfur. Nhưng yêu cầu ấy đang bị Liên Hiệp Châu Phi trì hoãn. Hiện nay, vấn đề Darfur đang được một Hội Đồng Cao Cấp Liên Hiệp Châu Phi gồm các nguyên tổng thống một số nước Châu Phi trong đó có Nam Phi, Nigeria và Burundi nghiên cứu.
Đối với Ông Adada, MINUAD cũng như các cố gắng khác nhằm vãn hồi hòa bình ở Sudan cần được hỗ trợ của mọi giới, mọi thành phần. Sudan là quốc gia lớn nhất tại Châu Phi, nó là ngã tư của hai thế giới: thế giới Châu Phi và thế giới Ả Rập; nó chung biên giới với 9 quốc gia Châu Phi. Nhưng từ ngày được độc lập năm 1956, nó chỉ hưởng được một nền hòa bình tạm bợ. Và trong khi bạo lực có vẻ giảm tại Darfur, thì chém giết lại bắt đầu xẩy ra ở Miền Nam. Sudan chỉ là một. Cộng đồng quốc tế phải nhìn Sudan chứ không phải chỉ nhìn Darfur. Ông Adada cho rằng với cái nhìn toàn bộ, Giáo Hội Công Giáo phải có vai trò chính tại Sudan đa phức, giữa một miền Nam Kitô Giáo và một miền Bắc Hồi Giáo tức Darfur.
Top Stories
Monaci buddisti a difesa della vita, grazie ad attivisti cattolici
Asia-News
07:19 14/10/2009
Migliaia di persone hanno partecipato ad una cerimonia dedicata ai loro bambini non nati. Nel Paese ci sono 2,1 milioni di aborti all’anno, su una popolazione di 82 milioni di abitanti. L’interruzione della gravidanza è considerata dalle autorità uno strumento per il controllo delle nascite. La casa di Phuoc Phuc, che ha salvato 60 bambini.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Migliaia di buddisti hanno partecipato ad una cerimonia speciale dedicata ai loro bambini non nati, perché abortiti. Il fatto, avvenuto nella Tu Quang Pagoda di Ho Chi Minh City è in buona parte frutto degli sforzi degli attivisti cattolici “pro life”.
Erano più di 4mila i buddisti che hanno preso parte la giovedì scorso alla preghiera per i loro 9mila bambini non nati e per trovare pace. Ai presenti era chiesto di riferire onestamente quanti aborti avevano praticato. Una suora buddista, Thanh Lai, che aiutava a registrare i nomi dei bambini abortiti ha riferito che in cima alla lista c’era una donna con 20 gravidanze interrotte. “Ma - dice - è più allarmante che ci sono delle giovani che hanno fatto più di quattro aborti”.
Negli ultimi anni, la percentuale di aborti in Vietnam è in continua crescita. Secondo la Associazione vietnamita per la pianificazione familiare, il Paese ha una delle percentuali maggiori di aborti in tutto il mondo: ogni anno sono 2,1 milioni, su una popolazione di 82 milioni di persone. Il fatto è che l’aborto è stato considerato come la politica nazionale per il controllo delle nascite. E’ legale e viene praticato sia dagli ospedali che dalle strutture private. La facilità con la quale si ottiene il servizio, la pressione sulle donne incinta al lavoro e a casa sono comunemente indicate per spiegare l’altissima percentuale di aborti.
L’evento senza precedenti svoltosi alla pagoda Tu Quang ha avuto abbastanza eco sui giornali e alcuni media statali l’hanno commentato positivamente. Ciò probabilmente per le crescenti preoccupazioni per il benessere e la salute morale della società.
Il Thanh Nien Weekly, uno dei media statali che ha riferito l’evento, ha plaudito agli sforzi del venerabile Thich Giac Thien, il monaco capo della pagoda e ha anche intervistato medici delle maggiori strutture sanitarie della città. Tran Son Thach, medico all’ospedale Hung Vuong ha riferito di 18.600 casi di aborto nei primi nove mesi di quest’anno. Altri 21mila sono riferiti da Duong Phuong Mai, che opera all’ospedale Tu Du, nel quale “la percentuale di ragazze con meno di 19 anni è salita al 10 per cento degli interventi, rispetto al 5/7 per cento degli anni passati”.
Negli ultimi anni, attivisti cattolici “pro life” hanno cercato di coinvolgere i buddisti, che rappresentano l’80% della popolazione. “Queste attività – dice una di loto, Anh Tuyet, studentessa universitaria – non possono essere limitate all’interno dei cattolici”.
Ci sono diverse iniziative a favore della vita che i cattolici vietnamiti hanno condotto fra I non cattolici. Così nella città costiera di Nha Trang, un cattolico di 42 anni, Tong Phuoc Phuc, ospita in casa ragazze incinta che sono state allontanate dai loro genitori e non hanno posti dove andare. Come altre donne, si erano recate all’ospedale per abortire, ma hanno incontrato Phuc che le ha convinte a scegliere un alternativa. Lui stesso provvede aiuto e sostegno anche economico fino a quando alla nascita del bambino sono nuovamente accolte dai genitori.
In questo modo, negli ultimi quattro anni, ha salvato 60 bambini, 26 dei quail sono stati presi in casa con le loro madri. Il vescovo coadiutore di Nha Trang, Joseph Vo Duc Minh, loda calorosamente l’iniziativa di Phuc, “una grande iniziativa a favore della vita. Sono stato varie volte nella sua casa per incoraggiarlo e pregare con lui”. “In quella casa ho sperimentato il vero amore”, dice Nguyen Thi Ngoc Thao, madre buddista di due bambini, che era stata cacciata dal marito quando si era rifiutata di interrompere la sua gravidanza”.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Migliaia di buddisti hanno partecipato ad una cerimonia speciale dedicata ai loro bambini non nati, perché abortiti. Il fatto, avvenuto nella Tu Quang Pagoda di Ho Chi Minh City è in buona parte frutto degli sforzi degli attivisti cattolici “pro life”.
Erano più di 4mila i buddisti che hanno preso parte la giovedì scorso alla preghiera per i loro 9mila bambini non nati e per trovare pace. Ai presenti era chiesto di riferire onestamente quanti aborti avevano praticato. Una suora buddista, Thanh Lai, che aiutava a registrare i nomi dei bambini abortiti ha riferito che in cima alla lista c’era una donna con 20 gravidanze interrotte. “Ma - dice - è più allarmante che ci sono delle giovani che hanno fatto più di quattro aborti”.
Negli ultimi anni, la percentuale di aborti in Vietnam è in continua crescita. Secondo la Associazione vietnamita per la pianificazione familiare, il Paese ha una delle percentuali maggiori di aborti in tutto il mondo: ogni anno sono 2,1 milioni, su una popolazione di 82 milioni di persone. Il fatto è che l’aborto è stato considerato come la politica nazionale per il controllo delle nascite. E’ legale e viene praticato sia dagli ospedali che dalle strutture private. La facilità con la quale si ottiene il servizio, la pressione sulle donne incinta al lavoro e a casa sono comunemente indicate per spiegare l’altissima percentuale di aborti.
L’evento senza precedenti svoltosi alla pagoda Tu Quang ha avuto abbastanza eco sui giornali e alcuni media statali l’hanno commentato positivamente. Ciò probabilmente per le crescenti preoccupazioni per il benessere e la salute morale della società.
Il Thanh Nien Weekly, uno dei media statali che ha riferito l’evento, ha plaudito agli sforzi del venerabile Thich Giac Thien, il monaco capo della pagoda e ha anche intervistato medici delle maggiori strutture sanitarie della città. Tran Son Thach, medico all’ospedale Hung Vuong ha riferito di 18.600 casi di aborto nei primi nove mesi di quest’anno. Altri 21mila sono riferiti da Duong Phuong Mai, che opera all’ospedale Tu Du, nel quale “la percentuale di ragazze con meno di 19 anni è salita al 10 per cento degli interventi, rispetto al 5/7 per cento degli anni passati”.
Negli ultimi anni, attivisti cattolici “pro life” hanno cercato di coinvolgere i buddisti, che rappresentano l’80% della popolazione. “Queste attività – dice una di loto, Anh Tuyet, studentessa universitaria – non possono essere limitate all’interno dei cattolici”.
Ci sono diverse iniziative a favore della vita che i cattolici vietnamiti hanno condotto fra I non cattolici. Così nella città costiera di Nha Trang, un cattolico di 42 anni, Tong Phuoc Phuc, ospita in casa ragazze incinta che sono state allontanate dai loro genitori e non hanno posti dove andare. Come altre donne, si erano recate all’ospedale per abortire, ma hanno incontrato Phuc che le ha convinte a scegliere un alternativa. Lui stesso provvede aiuto e sostegno anche economico fino a quando alla nascita del bambino sono nuovamente accolte dai genitori.
In questo modo, negli ultimi quattro anni, ha salvato 60 bambini, 26 dei quail sono stati presi in casa con le loro madri. Il vescovo coadiutore di Nha Trang, Joseph Vo Duc Minh, loda calorosamente l’iniziativa di Phuc, “una grande iniziativa a favore della vita. Sono stato varie volte nella sua casa per incoraggiarlo e pregare con lui”. “In quella casa ho sperimentato il vero amore”, dice Nguyen Thi Ngoc Thao, madre buddista di due bambini, che era stata cacciata dal marito quando si era rifiutata di interrompere la sua gravidanza”.
Buddhist monks in defence of life, thanks to Catholic activists
Asia-News
07:20 14/10/2009
Thousands of people attended a ceremony dedicated to their unborn children. In the country there are 2.1 million abortions a year, out of a population of 82 million inhabitants. The interruption of pregnancy is considered by the authorities a means of birth control. The house in Phuoc Phuc, that saved 60 children.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Thousands of Buddhists attended a special ceremony dedicated to their unborn children, who were aborted. The event, occurred in Quang Tu Pagoda in Ho Chi Minh City, largely due to the efforts of Catholic "pro life" activists.
There were more than 4 thousand Buddhists taking part in prayers last Thursday for their 9 thousand unborn children and to find peace. Those present were asked to report honestly how many abortions they carried out. A Buddhist nun, Thanh Lai, who helped to record the names of aborted children reported that at the top of the list was a woman with 20 terminated pregnancies. "But - she says – what is more alarming that there are young people who have had more than four abortions."
In recent years, the percentage of abortions in Vietnam has grown. According to the Vietnam Family Planning Association, the country has one of the highest proportions of abortions throughout the world, with 2.1 million each year out of a population of 82 million people. The fact is that abortion is considered as the national policy on birth control. It is legal and is practiced by both hospitals by private establishments. The ease with which people can get the service, the pressure on pregnant women at work and at home are commonly given as the explanations for the very high percentage of abortions.
The unprecedented event, held at the Tu Quang Pagoda was reasonably well reported by newspapers and some state media commented positively on it. This is probably due to a growing concern for the welfare and moral health of society.
The Thanh Nien Weekly, one of the state media who reported the event, welcomed the efforts of the Venerable Thich Giac Thien, head monk of the pagoda and also interviewed doctors in major health facilities in the city. Tran Son Thach, Hung Vuong Hospital doctor reported 18,600 cases of abortions in the first nine months of this year. 21 thousand others are reported by Duong Phuong Mai, who works in Tu Du Hospital, in which "the percentage of girls under 19 has risen to 10 percent of the interventions, compared to 5 / 7 percent in previous years".
In recent years, Catholic "pro life" activists have tried to involve the Buddhists, who account for 80% of the population. "These activities - says Anh Tuyet, a university student - can not be confined to the Catholics."
There are several initiatives in support of life that the Catholic Vietnamese have conducted among non-Catholics. Such as in the coastal city of Nha Trang, where a 42 year old Catholic, Tong Phuoc Phuc, runs a guest house for pregnant girls who thrown out of their home by their parents and have no place to go. Like other women, they had gone to hospital for an abortion, but there they met with Phuc who convinced them to choose an alternative. He also provides economic help and support until the baby is born and they are accepted again by their parents.
In this way, over the last four years, he has saved 60 children, 26 of whom were taken home by their mothers. Bishop Coadjutor of Nha Trang, Joseph Vo Duc Minh, warmly commends the initiative of Phuc, "a major initiative in favour of life. I was at his house several times to encourage him and pray with him". "In this house I have experienced true love," said Nguyen Thi Ngoc Thao, a Buddhist mother of two children who had been driven by her husband when she refused to terminate her pregnancy.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Thousands of Buddhists attended a special ceremony dedicated to their unborn children, who were aborted. The event, occurred in Quang Tu Pagoda in Ho Chi Minh City, largely due to the efforts of Catholic "pro life" activists.
There were more than 4 thousand Buddhists taking part in prayers last Thursday for their 9 thousand unborn children and to find peace. Those present were asked to report honestly how many abortions they carried out. A Buddhist nun, Thanh Lai, who helped to record the names of aborted children reported that at the top of the list was a woman with 20 terminated pregnancies. "But - she says – what is more alarming that there are young people who have had more than four abortions."
In recent years, the percentage of abortions in Vietnam has grown. According to the Vietnam Family Planning Association, the country has one of the highest proportions of abortions throughout the world, with 2.1 million each year out of a population of 82 million people. The fact is that abortion is considered as the national policy on birth control. It is legal and is practiced by both hospitals by private establishments. The ease with which people can get the service, the pressure on pregnant women at work and at home are commonly given as the explanations for the very high percentage of abortions.
The unprecedented event, held at the Tu Quang Pagoda was reasonably well reported by newspapers and some state media commented positively on it. This is probably due to a growing concern for the welfare and moral health of society.
The Thanh Nien Weekly, one of the state media who reported the event, welcomed the efforts of the Venerable Thich Giac Thien, head monk of the pagoda and also interviewed doctors in major health facilities in the city. Tran Son Thach, Hung Vuong Hospital doctor reported 18,600 cases of abortions in the first nine months of this year. 21 thousand others are reported by Duong Phuong Mai, who works in Tu Du Hospital, in which "the percentage of girls under 19 has risen to 10 percent of the interventions, compared to 5 / 7 percent in previous years".
In recent years, Catholic "pro life" activists have tried to involve the Buddhists, who account for 80% of the population. "These activities - says Anh Tuyet, a university student - can not be confined to the Catholics."
There are several initiatives in support of life that the Catholic Vietnamese have conducted among non-Catholics. Such as in the coastal city of Nha Trang, where a 42 year old Catholic, Tong Phuoc Phuc, runs a guest house for pregnant girls who thrown out of their home by their parents and have no place to go. Like other women, they had gone to hospital for an abortion, but there they met with Phuc who convinced them to choose an alternative. He also provides economic help and support until the baby is born and they are accepted again by their parents.
In this way, over the last four years, he has saved 60 children, 26 of whom were taken home by their mothers. Bishop Coadjutor of Nha Trang, Joseph Vo Duc Minh, warmly commends the initiative of Phuc, "a major initiative in favour of life. I was at his house several times to encourage him and pray with him". "In this house I have experienced true love," said Nguyen Thi Ngoc Thao, a Buddhist mother of two children who had been driven by her husband when she refused to terminate her pregnancy.
Banned, Censored, Harassed, and Jailed - Six Vietnamese Writers Receive Hellman/Hammett Grants
Human Rights Watch
09:34 14/10/2009
NEW YORK (October 13, 2009) – Six Vietnamese writers are among a diverse group of 37 writers from 19 countries to receive the prestigious Hellman/Hammett award this year, Human Rights Watch said today. The award honors their commitment to free expression and their courage in the face of political persecution.
All are writers and activists whose work and activities have been suppressed. Beyond what they experienced themselves, they represent numerous other writers and journalists whose personal and professional lives have been disrupted as a result of repressive government policies governing speech and publications.
“Honoring these writers shines a spotlight on the Vietnam that many people in the world do not see,” said Elaine Pearson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “This is a place where the government harshly suppresses peaceful dissent, free speech, independent media, and open access to the internet, and does everything it can to silence its critics.”
This year’s prize winners from Vietnam include:
* A blogger imprisoned for his hard-hitting postings calling for democratic reforms;
* Several writers affiliated with To Quoc (Fatherland), an underground dissident bulletin;
* A Buddhist monk who spent 26 years in prison for his religious beliefs and his writings;
* A former People’s Army officer turned poet and critic; and
* An ethnic Tay writer from northern Vietnam who was dismissed from the Vietnamese Communist Party after it became known he supported the democracy movement.
Two of this year’s awardees, Pham Thanh Nghien and Tran Anh Kim, are in prison, awaiting trial for their pro-democracy activities and writings.
Scores of government critics have been arrested and jailed in Vietnam over the past year. In early October 2009, courts in Hanoi and Haiphong sentenced nine dissidents to prison, including the well-known writer Nguyen Xuan Nghia, recipient of the 2008 Hellman/Hammett award. Another Hellman/Hammett recipient, the novelist and human rights activist Tran Khai Thanh Thuy – who was imprisoned for nine months in 2007 – was roughed up and detained by the police on October 8, after she tried to attend the trials of fellow dissidents In Hanoi and Haiphong.
“International recognition of Vietnam’s dissident writers is more important than ever, with the Vietnamese government intensifying its crackdown,” Pearson said. “The Hellman/Hammett financial support aims to help persecuted writers who may have been dismissed from their jobs or spent time in prison for daring to challenge those in power.”
The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s award winners. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs. In addition to those who are directly targeted, others – particularly journalists working for the Vietnamese state media – are forced to practice self-censorship.
The Hellman/Hammett grants are administered by Human Rights Watch and given annually to writers around the world who have been targets of political persecution. The grant program began in 1989, when the American playwright Lillian Hellman stipulated in her will that her estate should be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.
Hellman was prompted by the persecution that she and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett, experienced during the 1950s anti-communist hysteria in the US when both were questioned by US congressional committees about their political beliefs and affiliations. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.
In 1989, the executors of Hellman’s estate asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their governments oppose, for criticizing government officials or actions, or for writing about things that their governments did not want reported.
Over the past 20 years, more than 700 writers from 91 countries have received Hellman/Hammett grants of up to US$10,000, totaling more than US$3 million. The program also gives small emergency grants to writers who urgently need to leave their country or who require immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.
Of this year’s 37 recipients, six each are from China, Iran, and Vietnam. Others are from Burma, Colombia, Egypt, Eritrea, Gambia, Iraq, North Korea, Pakistan, Russia, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tibet, Turkey, Tunisia, and Zimbabwe.
Background information
This year’s Vietnamese Hellman/Hammett awardees include:
Nguyen Hoang Hai, alias Dieu Cay, 57, is a prominent blogger imprisoned for hard-hitting postings that called for democracy and an end to corruption in Vietnam. He is a former soldier who, under the pen name of Dieu Cay (“the Peasant Water Pipe”), also wrote blogs that criticized Vietnam’s accommodationist policies to its northern neighbor, China. In 2006, he was one of the founding members of the Club of Free Journalists. Dieu Cay was placed under police surveillance in early 2008, prior to anti-China protests during the Olympic Torch relay in Ho Chi Minh City. He was arrested on April 19, 2008, and charged with tax fraud, widely seen as a baseless pretext to punish him for his critical blogs and political activities. He was held until his trial in September 2008, when he was sentenced to two-and-a-half years in prison. Initially detained in Chi Hoa prison in Ho Chi Minh City, he was reportedly transferred to Cai Tau prison in Ca Mau province in early 2009. For more information about Dieu Cay, please see:
Nguyen Thuong Long, 62, a respected secondary school superintendent and teacher, has emerged as a leading dissident writer in Vietnam since his retirement in 2007. While superintendent, he was known for his articles in state newspapers and educational journals critiquing the Vietnamese educational system. He wrote about endemic corruption in the system, including widespread cheating on exams and the buying and selling of educational posts. In 2001, he presented a hard-hitting paper denouncing the flaws in Vietnam’s educational system at an annual teachers’ conference in Ha Tay. Although his paper was widely reprinted in government journals and newspapers and posted online, he was suspended for five years. In 2007, convinced that it was useless to achieve reform from inside, he retired from teaching and joined the board of editors of To Quoc (Fatherland), a dissident review. Since joining To Quoc, he has been repeatedly harassed, detained, interrogated, and held under house arrest.
Pham Thanh Nghien, 33, a gifted writer and democracy activist, has been detained without trial since her arrest a year ago. In 2007, when the wool company where she worked went bankrupt, Pham Thanh Nghien started advocating on behalf of landless farmers and writing articles calling for human rights and democracy. Authorities barred her from attending the trial of her close friend, the democracy campaigner Le Thi Cong Nhan, and she has been repeatedly harassed by the police, who regularly bring her in for aggressive questioning. In June 2008, she was detained after co-signing a letter to the Public Security Ministry that requested authorization to organize a peaceful demonstration against corruption. A few days later, she was attacked and beaten by hooligans, who threatened her life if she continued “hostile actions” against the state. She was arrested in September 2008 and is currently detained at Thanh Liet (B-14) detention center in Hanoi. For more information about Pham Thanh Nghien, please see:
Thich Thien Minh, 56, a Buddhist monk from Bac Lieu province in southern Vietnam, was jailed for protesting the government’s religious intolerance. He spent 26 years in prison (1976-2005), including Xuan Phuoc and Xuan Loc prisons, where he suffered severe torture. Since his release, he has not been allowed to re-enter his pagoda. He remains under house arrest and has been harassed for forming an association of former religious and political prisoners. Nevertheless, he has become a leading spokesperson for the humane treatment of prisoners. Thich Thien Minh’s 2007 memoir about his prison experience provides a rare and detailed look at conditions in Vietnamese prisons and re-educations camps.
Tran Anh Kim, also known as Tran Ngoc Kim, 61, a former lieutenant colonel and former deputy political commissar in the Vietnamese Peoples’ Army, is currently awaiting trial for his pro-democracy writings and activities. Tran Anh Kim was known for circulating petitions protesting injustice and corruption in the Vietnamese Communist Party. In 1991, in an effort to silence him before the 7th Party Congress, he was arrested and accused of “abuse of power to steal public wealth.” After the congress, he was released without trial and restored to his army post. He was arrested again in 1994, sentenced to two years in prison and downgraded to second-class soldier. He was released after one year and again began to denounce the accusations against him. In 1997, in an apparent attempt at reconciliation, he was promoted to major. But he stubbornly continued to demand justice and was expelled from the army, losing all rights, including his pension. In 2006, he became known as a dissident writer, having joined the pro-democracy movement known as Block 8406, named after the April 8, 2006 founding date. He also served on the editorial board of To Quoc. On July 6, 2009, he was arrested for connections to the banned Democratic Party of Vietnam and charged with disseminating anti-government propaganda under article 88 of Vietnam’s penal code.
Vi Cuc Hoi, 54, a member of the Tay ethnic group from northern Lang Son province and former high-ranking district party cadre, was expelled from the Vietnamese Communist Party and placed under house arrest for his democracy writings. Vi Cuc Hoi was born into a communist family and holds degrees in politics, economics, and law. He joined the party in 1980, quickly rising to prestigious positions in his district. In 2006, he began writing articles criticizing the party and calling for democratic reforms – first under pen names, and after he was expelled from the party in 2007, under his own name. In March 2007, when it became known that he was author of numerous dissident texts, he was detained for a week, expelled from the party, and dismissed from his positions. Since then, he has been under house arrest, with police stationed in front of his house to threaten and discourage people from visiting him. He is regularly brought to police headquarters for interrogation and has twice been denounced at public meetings. His wife, a primary school teacher, has also been expelled from the party for refusing to denounce him.
For a full listing of all of this year’s Hellman/Hammett awardees, please visit:
http://www.hrw.org/en/news/2009/10/11/banned-censored-harassed-and-jailed
For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit the following:
“Vietnam: Release Peaceful Democracy Advocates” (August 2009 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2009/08/19/vietnam-release-peaceful-democracy-advocates
“Vietnam: Free Prominent Rights Lawyer Le Cong Dinh” (June 2009 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2009/06/23/vietnam-free-prominent-rights-lawyer-le-cong-dinh
“Vietnam: New Round of Arrests Targets Democracy Activists” (September 2008 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2008/09/10/vietnam-new-round-arrests-target-democracy-activists
“Vietnam: Eight Vietnamese Writers Receive Prestigious Human Rights Prize” (July 2008 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2008/07/21/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize
“Vietnam: Woman Writer Released, but Crackdown Continues” (January 2008 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2008/01/31/vietnam-woman-writer-released-crackdown-continues
“Vietnam: Dissidents Struggle to Exercise Free Speech” (February 2007 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2007/02/05/vietnam-dissidents-struggle-exercise-free-speech
For more information, please contact:
* In New York, Elaine Pearson (English): +1-212-216-1213; or +1-646-291-7169 (mobile)
* In New York, Marcia Allina (English): +1-212-216-1246; or allinam@hrw.org
* In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile)
All are writers and activists whose work and activities have been suppressed. Beyond what they experienced themselves, they represent numerous other writers and journalists whose personal and professional lives have been disrupted as a result of repressive government policies governing speech and publications.
“Honoring these writers shines a spotlight on the Vietnam that many people in the world do not see,” said Elaine Pearson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “This is a place where the government harshly suppresses peaceful dissent, free speech, independent media, and open access to the internet, and does everything it can to silence its critics.”
This year’s prize winners from Vietnam include:
* A blogger imprisoned for his hard-hitting postings calling for democratic reforms;
* Several writers affiliated with To Quoc (Fatherland), an underground dissident bulletin;
* A Buddhist monk who spent 26 years in prison for his religious beliefs and his writings;
* A former People’s Army officer turned poet and critic; and
* An ethnic Tay writer from northern Vietnam who was dismissed from the Vietnamese Communist Party after it became known he supported the democracy movement.
Two of this year’s awardees, Pham Thanh Nghien and Tran Anh Kim, are in prison, awaiting trial for their pro-democracy activities and writings.
Scores of government critics have been arrested and jailed in Vietnam over the past year. In early October 2009, courts in Hanoi and Haiphong sentenced nine dissidents to prison, including the well-known writer Nguyen Xuan Nghia, recipient of the 2008 Hellman/Hammett award. Another Hellman/Hammett recipient, the novelist and human rights activist Tran Khai Thanh Thuy – who was imprisoned for nine months in 2007 – was roughed up and detained by the police on October 8, after she tried to attend the trials of fellow dissidents In Hanoi and Haiphong.
“International recognition of Vietnam’s dissident writers is more important than ever, with the Vietnamese government intensifying its crackdown,” Pearson said. “The Hellman/Hammett financial support aims to help persecuted writers who may have been dismissed from their jobs or spent time in prison for daring to challenge those in power.”
The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s award winners. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs. In addition to those who are directly targeted, others – particularly journalists working for the Vietnamese state media – are forced to practice self-censorship.
The Hellman/Hammett grants are administered by Human Rights Watch and given annually to writers around the world who have been targets of political persecution. The grant program began in 1989, when the American playwright Lillian Hellman stipulated in her will that her estate should be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.
Hellman was prompted by the persecution that she and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett, experienced during the 1950s anti-communist hysteria in the US when both were questioned by US congressional committees about their political beliefs and affiliations. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.
In 1989, the executors of Hellman’s estate asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their governments oppose, for criticizing government officials or actions, or for writing about things that their governments did not want reported.
Over the past 20 years, more than 700 writers from 91 countries have received Hellman/Hammett grants of up to US$10,000, totaling more than US$3 million. The program also gives small emergency grants to writers who urgently need to leave their country or who require immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.
Of this year’s 37 recipients, six each are from China, Iran, and Vietnam. Others are from Burma, Colombia, Egypt, Eritrea, Gambia, Iraq, North Korea, Pakistan, Russia, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tibet, Turkey, Tunisia, and Zimbabwe.
Background information
This year’s Vietnamese Hellman/Hammett awardees include:
Nguyen Hoang Hai, alias Dieu Cay, 57, is a prominent blogger imprisoned for hard-hitting postings that called for democracy and an end to corruption in Vietnam. He is a former soldier who, under the pen name of Dieu Cay (“the Peasant Water Pipe”), also wrote blogs that criticized Vietnam’s accommodationist policies to its northern neighbor, China. In 2006, he was one of the founding members of the Club of Free Journalists. Dieu Cay was placed under police surveillance in early 2008, prior to anti-China protests during the Olympic Torch relay in Ho Chi Minh City. He was arrested on April 19, 2008, and charged with tax fraud, widely seen as a baseless pretext to punish him for his critical blogs and political activities. He was held until his trial in September 2008, when he was sentenced to two-and-a-half years in prison. Initially detained in Chi Hoa prison in Ho Chi Minh City, he was reportedly transferred to Cai Tau prison in Ca Mau province in early 2009. For more information about Dieu Cay, please see:
Nguyen Thuong Long, 62, a respected secondary school superintendent and teacher, has emerged as a leading dissident writer in Vietnam since his retirement in 2007. While superintendent, he was known for his articles in state newspapers and educational journals critiquing the Vietnamese educational system. He wrote about endemic corruption in the system, including widespread cheating on exams and the buying and selling of educational posts. In 2001, he presented a hard-hitting paper denouncing the flaws in Vietnam’s educational system at an annual teachers’ conference in Ha Tay. Although his paper was widely reprinted in government journals and newspapers and posted online, he was suspended for five years. In 2007, convinced that it was useless to achieve reform from inside, he retired from teaching and joined the board of editors of To Quoc (Fatherland), a dissident review. Since joining To Quoc, he has been repeatedly harassed, detained, interrogated, and held under house arrest.
Pham Thanh Nghien, 33, a gifted writer and democracy activist, has been detained without trial since her arrest a year ago. In 2007, when the wool company where she worked went bankrupt, Pham Thanh Nghien started advocating on behalf of landless farmers and writing articles calling for human rights and democracy. Authorities barred her from attending the trial of her close friend, the democracy campaigner Le Thi Cong Nhan, and she has been repeatedly harassed by the police, who regularly bring her in for aggressive questioning. In June 2008, she was detained after co-signing a letter to the Public Security Ministry that requested authorization to organize a peaceful demonstration against corruption. A few days later, she was attacked and beaten by hooligans, who threatened her life if she continued “hostile actions” against the state. She was arrested in September 2008 and is currently detained at Thanh Liet (B-14) detention center in Hanoi. For more information about Pham Thanh Nghien, please see:
Thich Thien Minh, 56, a Buddhist monk from Bac Lieu province in southern Vietnam, was jailed for protesting the government’s religious intolerance. He spent 26 years in prison (1976-2005), including Xuan Phuoc and Xuan Loc prisons, where he suffered severe torture. Since his release, he has not been allowed to re-enter his pagoda. He remains under house arrest and has been harassed for forming an association of former religious and political prisoners. Nevertheless, he has become a leading spokesperson for the humane treatment of prisoners. Thich Thien Minh’s 2007 memoir about his prison experience provides a rare and detailed look at conditions in Vietnamese prisons and re-educations camps.
Tran Anh Kim, also known as Tran Ngoc Kim, 61, a former lieutenant colonel and former deputy political commissar in the Vietnamese Peoples’ Army, is currently awaiting trial for his pro-democracy writings and activities. Tran Anh Kim was known for circulating petitions protesting injustice and corruption in the Vietnamese Communist Party. In 1991, in an effort to silence him before the 7th Party Congress, he was arrested and accused of “abuse of power to steal public wealth.” After the congress, he was released without trial and restored to his army post. He was arrested again in 1994, sentenced to two years in prison and downgraded to second-class soldier. He was released after one year and again began to denounce the accusations against him. In 1997, in an apparent attempt at reconciliation, he was promoted to major. But he stubbornly continued to demand justice and was expelled from the army, losing all rights, including his pension. In 2006, he became known as a dissident writer, having joined the pro-democracy movement known as Block 8406, named after the April 8, 2006 founding date. He also served on the editorial board of To Quoc. On July 6, 2009, he was arrested for connections to the banned Democratic Party of Vietnam and charged with disseminating anti-government propaganda under article 88 of Vietnam’s penal code.
Vi Cuc Hoi, 54, a member of the Tay ethnic group from northern Lang Son province and former high-ranking district party cadre, was expelled from the Vietnamese Communist Party and placed under house arrest for his democracy writings. Vi Cuc Hoi was born into a communist family and holds degrees in politics, economics, and law. He joined the party in 1980, quickly rising to prestigious positions in his district. In 2006, he began writing articles criticizing the party and calling for democratic reforms – first under pen names, and after he was expelled from the party in 2007, under his own name. In March 2007, when it became known that he was author of numerous dissident texts, he was detained for a week, expelled from the party, and dismissed from his positions. Since then, he has been under house arrest, with police stationed in front of his house to threaten and discourage people from visiting him. He is regularly brought to police headquarters for interrogation and has twice been denounced at public meetings. His wife, a primary school teacher, has also been expelled from the party for refusing to denounce him.
For a full listing of all of this year’s Hellman/Hammett awardees, please visit:
http://www.hrw.org/en/news/2009/10/11/banned-censored-harassed-and-jailed
For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit the following:
“Vietnam: Release Peaceful Democracy Advocates” (August 2009 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2009/08/19/vietnam-release-peaceful-democracy-advocates
“Vietnam: Free Prominent Rights Lawyer Le Cong Dinh” (June 2009 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2009/06/23/vietnam-free-prominent-rights-lawyer-le-cong-dinh
“Vietnam: New Round of Arrests Targets Democracy Activists” (September 2008 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2008/09/10/vietnam-new-round-arrests-target-democracy-activists
“Vietnam: Eight Vietnamese Writers Receive Prestigious Human Rights Prize” (July 2008 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2008/07/21/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize
“Vietnam: Woman Writer Released, but Crackdown Continues” (January 2008 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2008/01/31/vietnam-woman-writer-released-crackdown-continues
“Vietnam: Dissidents Struggle to Exercise Free Speech” (February 2007 news release), at:
http://www.hrw.org/en/news/2007/02/05/vietnam-dissidents-struggle-exercise-free-speech
For more information, please contact:
* In New York, Elaine Pearson (English): +1-212-216-1213; or +1-646-291-7169 (mobile)
* In New York, Marcia Allina (English): +1-212-216-1246; or allinam@hrw.org
* In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile)
Report: Unsafe abortions kill 70,000 annually
David Crary, AP
10:20 14/10/2009
NEW YORK (Oct 13, 2009) – Increased contraceptive use has led to fewer abortions worldwide, but deaths from unsafe abortion remain a severe problem, killing 70,000 women a year, a research institute reported Tuesday in a major global survey.
More than half the deaths, about 38,000, are in sub-Saharan Africa, which was singled out as the region with by far the lowest rates of contraceptive use and the highest rates of unintended pregnancies.
The report, three years in the making, was compiled by the New York-based Guttmacher Institute, which supports abortion rights and is a leading source of data on abortion-related trends. Researchers examined data from individual countries and multinational organizations.
The institute's president, Sharon Camp, said she was heartened by the overall trends since Guttmacher conducted a similar survey in 1999, yet expressed concern about the gap revealed in the new report.
"In almost all developed countries, abortion is safe and legal," she said. "But in much of the developing world, abortion remains highly restricted, and unsafe abortion is common and continues to damage women's health and threaten their survival."
The report calls for further easing of developing nations' abortion laws, a move criticized by Deirdre McQuade, a policy director with the U.S. Conference of Catholic Bishops' Secretariat for Pro-Life Activities.
"We need to be much more creative in assisting women with supportive services so they don't need to resort to the unnatural act of abortion," she said.
Guttmacher estimated previously that the number of abortions worldwide fell from 45.5 million in 1995 to 41.6 million in 2003 — the latest year for which global figures were available.
A key reason for that drop, the new report said, was that the portion of married women using contraception increased from 54 percent in 1990 to 63 percent in 2003 as availability increased and social mores changed. Guttmacher's researchers said contraceptive use had increased in every major region, but still lagged badly in Africa — used by only 28 percent of married women there, compared with at least 68 percent in other major regions.
The report notes that abortions worldwide are declining even as more countries liberalize their abortion laws. Since 1997, it said, only three countries — Poland, Nicaragua and El Salvador — substantially increased restrictions on abortion, while laws were eased significantly in 19 countries and regions, including Cambodia, Nepal and Mexico City.
Despite this trend, the report said 40 percent of the world's women live in countries with highly restrictive abortion laws, virtually all of them in the developing world. This category includes 92 percent of the women in Africa and 97 percent in Latin America, it said.
The survey concluded that abortion occurs at roughly equal rates in countries where it is legal and where it is highly restricted. The key difference, according to the report, is the high rate of deaths and medical complications from unsafe clandestine abortions in the restrictive countries.
"Legal restrictions do not stop abortion from happening. They just make the procedure dangerous," Camp said. "Too many women are maimed or killed each year because they lack legal abortion access."
In one example, the report told of a Nigerian woman named Victoria who first tried to induce an abortion by drinking an herbal concoction, then consulted a traditional healer who inserted leaves in her vagina that caused internal injuries.
The report estimated that 19.7 million of the 41.6 million abortions in 2003 were unsafe — either self-induced, performed by unskilled practitioners or carried out in unhygienic surroundings.
"Almost all of them occurred in less developed countries with restrictive abortion laws," said the report, which estimated that — beyond the tens of thousands of women killed annually from unsafe abortions — another 8 million women suffer complications because of them.
The report makes three major recommendations:
_Expand access to modern contraceptives and improve family planning services.
_Expand access to legal abortion and ensure that safe, legal abortion services are available to women in need.
_Improve the coverage and quality of post-abortion care, which would reduce maternal death and complications from unsafe abortion.
Camp, in an interview, said sub-Saharan Africa is the area of greatest concern to Guttmacher and like-minded groups. The status of women remains low in many of those countries, she said, while political and religious conservatives block efforts to liberalize abortion laws.
Although the Vatican remains officially opposed to use of contraceptives, Camp said her institute had detected a shift in approach.
"The Catholic Church has informally at least stopped fighting against contraception to the degree it once did and put more of its energies into fighting abortion," she said. "On the ground there are priests and nuns who refer people to family planning services."
McQuade, of the Catholic Bishops Conference, said any priest or nun making such referrals was veering from church policy. She contended that use of artificial contraception could increase a women's health risks and said they would fare better using natural family planning methods approved by the church.
Overall, the report is "a good news/bad news story," said Susan Cohen, the Guttmacher Institute's director of government affairs, who hailed the decline in abortions and unintended pregnancies.
"The bad news is that where most of the poor women live, throughout the developing world, unsafe abortion remains high, and women are dying as a result of it," she said. "It's so preventable, and that's the tragedy."
(Associated Press writer Meera Selva in London contributed to this report.) Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20091014/ap_on_re_us/us_abortion_worldwide_10
More than half the deaths, about 38,000, are in sub-Saharan Africa, which was singled out as the region with by far the lowest rates of contraceptive use and the highest rates of unintended pregnancies.
The report, three years in the making, was compiled by the New York-based Guttmacher Institute, which supports abortion rights and is a leading source of data on abortion-related trends. Researchers examined data from individual countries and multinational organizations.
The institute's president, Sharon Camp, said she was heartened by the overall trends since Guttmacher conducted a similar survey in 1999, yet expressed concern about the gap revealed in the new report.
"In almost all developed countries, abortion is safe and legal," she said. "But in much of the developing world, abortion remains highly restricted, and unsafe abortion is common and continues to damage women's health and threaten their survival."
The report calls for further easing of developing nations' abortion laws, a move criticized by Deirdre McQuade, a policy director with the U.S. Conference of Catholic Bishops' Secretariat for Pro-Life Activities.
"We need to be much more creative in assisting women with supportive services so they don't need to resort to the unnatural act of abortion," she said.
Guttmacher estimated previously that the number of abortions worldwide fell from 45.5 million in 1995 to 41.6 million in 2003 — the latest year for which global figures were available.
A key reason for that drop, the new report said, was that the portion of married women using contraception increased from 54 percent in 1990 to 63 percent in 2003 as availability increased and social mores changed. Guttmacher's researchers said contraceptive use had increased in every major region, but still lagged badly in Africa — used by only 28 percent of married women there, compared with at least 68 percent in other major regions.
The report notes that abortions worldwide are declining even as more countries liberalize their abortion laws. Since 1997, it said, only three countries — Poland, Nicaragua and El Salvador — substantially increased restrictions on abortion, while laws were eased significantly in 19 countries and regions, including Cambodia, Nepal and Mexico City.
Despite this trend, the report said 40 percent of the world's women live in countries with highly restrictive abortion laws, virtually all of them in the developing world. This category includes 92 percent of the women in Africa and 97 percent in Latin America, it said.
The survey concluded that abortion occurs at roughly equal rates in countries where it is legal and where it is highly restricted. The key difference, according to the report, is the high rate of deaths and medical complications from unsafe clandestine abortions in the restrictive countries.
"Legal restrictions do not stop abortion from happening. They just make the procedure dangerous," Camp said. "Too many women are maimed or killed each year because they lack legal abortion access."
In one example, the report told of a Nigerian woman named Victoria who first tried to induce an abortion by drinking an herbal concoction, then consulted a traditional healer who inserted leaves in her vagina that caused internal injuries.
The report estimated that 19.7 million of the 41.6 million abortions in 2003 were unsafe — either self-induced, performed by unskilled practitioners or carried out in unhygienic surroundings.
"Almost all of them occurred in less developed countries with restrictive abortion laws," said the report, which estimated that — beyond the tens of thousands of women killed annually from unsafe abortions — another 8 million women suffer complications because of them.
The report makes three major recommendations:
_Expand access to modern contraceptives and improve family planning services.
_Expand access to legal abortion and ensure that safe, legal abortion services are available to women in need.
_Improve the coverage and quality of post-abortion care, which would reduce maternal death and complications from unsafe abortion.
Camp, in an interview, said sub-Saharan Africa is the area of greatest concern to Guttmacher and like-minded groups. The status of women remains low in many of those countries, she said, while political and religious conservatives block efforts to liberalize abortion laws.
Although the Vatican remains officially opposed to use of contraceptives, Camp said her institute had detected a shift in approach.
"The Catholic Church has informally at least stopped fighting against contraception to the degree it once did and put more of its energies into fighting abortion," she said. "On the ground there are priests and nuns who refer people to family planning services."
McQuade, of the Catholic Bishops Conference, said any priest or nun making such referrals was veering from church policy. She contended that use of artificial contraception could increase a women's health risks and said they would fare better using natural family planning methods approved by the church.
Overall, the report is "a good news/bad news story," said Susan Cohen, the Guttmacher Institute's director of government affairs, who hailed the decline in abortions and unintended pregnancies.
"The bad news is that where most of the poor women live, throughout the developing world, unsafe abortion remains high, and women are dying as a result of it," she said. "It's so preventable, and that's the tragedy."
(Associated Press writer Meera Selva in London contributed to this report.) Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20091014/ap_on_re_us/us_abortion_worldwide_10
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm Thánh 2010 và sự phát triển con người cùng Giáo Hội và xã hội
+ HY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
06:22 14/10/2009
Năm Thánh 2010 và sự phát triển con người cùng Giáo Hội và xã hội
1. Ý nghĩa mục đích của Năm Thánh 2010
Năm 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon. Mục đích của việc cử hành Năm Thánh 2010 là tạo cơ hội cho mỗi người kitô hữu Việt Nam nhìn lại hồng ân cứu độ mà Cha trên trời đã thương ban cho Giáo Hội tại Việt Nam để dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lòng hiếu thảo cảm mến tạ ơn, cùng bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các bậc tiền nhân và chứng nhân đức tin đã dày công vun đắp nên gia đình Giáo Hội ngày nay. Đồng thời cũng nhìn tới sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội ở ngày mai, mọi người trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, với tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đó, hiệp ý cùng nhau khẩn cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, thương ban ơn giúp sức cho mỗi người ý thức và quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn.
2. Định hướng căn bản của sự phát triển
Ơn bí tích Thánh Tẩy là ơn Cha trên trời yêu thương mời gọi người kitô hữu sống đạo làm con Cha trên trời cũng như đạo làm anh em của mọi người là con một Cha và là anh em một nhà. Đó cũng là lời mời gọi người kitô hữu bước theo con đường Đức Giêsu làm Con Thiên Chúa, thể hiện Chân Lý và Tình Thương của Chúa Cha. Đó cũng là con đường phát triển và dẫn đưa loài người đi đến sự sống dồi dào. Do đó, trách nhiệm kitô hữu là tạo điều kiện và cơ hội cho bản thân mình cũng như cho người khác đáp lại lời Chúa mời gọi sống trong chân lý và tình thương của Đức Giêsu, nhờ đó con người được lớn lên về mọi phương diện, Giáo Hội cùng xã hội được phát triển và vươn đến tầm vóc thành toàn của Đức Giêsu là Đầu, là Trưởng Tử mọi loài thọ sinh.
3. Bước theo con đường Chúa Giêsu đã mở ra cho con người cùng nhân loại phát triển
Con đường Chúa Giêsu đã mở ra là giảng truyền Lời Chúa, là sống đời sống cầu nguyện và bí tích, là dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của loài người.
3.1 Học hỏi và thi hành Lời Chúa dạy. Là Ngôi Lời và là Thầy dạy Lời Chúa, Chúa Giêsu giảng truyền Lời Chúa như ánh sáng chân lý soi dẫn đường đời cho các môn đệ, như Lời Hứa thắp sáng niềm hy vọng kitô giáo nơi các ông, như Lời yêu thương cảm hoá và đổi mới các ông ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Người trong tâm tư cùng lối sống yêu thương và phục vụ. Lời Chúa được ghi lại trong Sách Thánh, được triển khai trong giáo huấn của Giáo Hội, được làm chứng trong đời sống của dân Chúa, được gieo trồng trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Khi được con người tin nhận và mang ra thực hành, Lời Chúa sẽ trở thành nền tảng cùng định hướng và động lực cho sự sống cùng sự phát triển của họ.
Các cử hành, các lớp giáo lý, các sinh hoạt của các giới, các đoàn thể, các khoá huấn luyện phải tiến hành như thế nào nhằm giúp mọi người tin nhận và thực hành Lời chân lý và Lời yêu thương mà Chúa đã dạy?
3.2 Đời sống cầu nguyện và việc tôn thờ Thánh Thể. Qua tấm gương đời sống cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy các môn đệ sống kết hợp và hiệp thông với Chúa Cha cùng Chúa Thánh Thần là cội nguồn sự sống, là mạch suối tình yêu, và là nền tảng của tình huynh đệ cùng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn cũng như trong xã hội. Do đó, cầu nguyện là con đường tin nhận từ Thiên Chúa ánh sáng và sức mạnh cho việc xây dựng tình liên đới cùng sự hiệp nhất trong một gia đình nhằm cùng nhau phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của cộng đồng dân Chúa cũng như của cộng đồng nhân loại.
Các linh mục có quan tâm hướng dẫn giáo dân biết cầu nguyện theo thể thức và định hướng cầu nguyện của Chúa Giêsu là nhằm tìm và thi hành ý Cha trên trời, phát triển Nước Cha là một cộng đồng nhân loại mới sống trong Chân Lý và Tình Yêu của Chúa Giêsu? Theo lời Đức Gioan Phaolô II dạy, đặc biệt trong tháng kính Đức Mẹ Mân Côi, cầu nguyện còn là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm tình yêu nơi sâu thẳm của Thánh Tâm Chúa Giêsu, để tìm động lực cho việc thi hành ý Cha cùng xây dựng Nước Cha nơi thế trần. Đồng thời cũng cần lưu ý nhiều người tránh chạy theo tính hiếu kỳ và tình cảm hẹp hòi, là những nguyên nhân dễ đưa đến bất đồng, chia rẽ, xáo trộn trong cộng đoàn.
3.3 Sống Mầu nhiệm Vượt Qua và Mầu nhiệm Thánh Thể. Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự sống cùng sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các tín hữu bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài, để cùng Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài vượt qua tình trạng tội lỗi cùng lối sống theo văn hoá sự chết, đồng thời tiến đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, tiến đến sự phát triển toàn vẹn và sự sống dồi dào.
Mỗi cử hành Thánh lễ có nhằm xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin một lòng mến đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, có giúp người tham dự sống và lớn lên trong chân lý và trong tình thương của Chúa Giêsu Thánh Thể không?
3.4 Thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ. Qua tấm gương dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ, Chúa Giêsu Thánh Thể mời gọi các môn đệ mặc lấy tâm tình và tư tưởng, thái độ và hành vi yêu thương của Ngài, và bước đi trong đường lối yêu thương đến cùng của Ngài.
Những người có trách nhiệm đồng hành với người trẻ, có theo con đường Chúa Giêsu đồng hành, con đường đồng cảm, quảng đại, bao dung đối với người trẻ, đem lại bình an cho họ, yêu thương và phục vụ cho sự phát triển toàn vẹn cùng sự sống dồi dào của họ? Mục đích là nhằm củng cố niềm tin của người trẻ, giúp họ cảm thấy Chúa thực sự yêu thương họ và yêu thương tới cùng. Nhờ tình yêu của Chúa Giêsu cảm hoá, người trẻ dần dần tìm gặp lẽ sống trong sứ vụ yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người trong cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng dân tộc. Giáo dục người trẻ lớn lên trong chân lý và trong tình yêu của Chúa Giêsu là xây đắp nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn vẹn và vững bền của Giáo Hội cũng như của xã hội loài người hôm nay.
Những người có trách nhiệm đồng hành với các đoàn thể giáo dân, ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện chung với nhau, có tạo cơ hội cho họ tổ chức những nhóm nhỏ học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin và giáo dục đức tin cho con em, nhắc bảo nhau thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người quanh cận, đặc biệt người nghèo khổ? Cũng cần lưu ý họ khi tụ họp thì biết tránh chỉ chú tâm đến thời sự và phê phán thiếu tính mở đường và xây dựng.
4. Cùng nhau vượt qua những chướng ngại trên đường phát triển vẹn toàn
4.1 Giáo dục đức tin theo định hướng “Sống trong Chân Lý và trong Tình Thương của Chúa Kitô” là tạo điều kiện cho người kitô hữu trở nên người công giáo tốt đồng thời cũng là công dân tốt. Vì lẽ công cuộc phát triển đích thực và vững bền con người và đất nước hôm nay cần đến những người không những có kiến thức khoa học kỹ thuật, song còn có tấm lòng đầy ánh sáng chân lý cùng tình bác ái của Chúa Kitô.
4.2 Giáo dục con người sống bác ái trong chân lý của Chúa Kitô là tạo cơ hội cho mọi người vượt qua tư thế đối đầu cố hữu trải dài trong lịch sử, để tiến bước trên con đường đối thoại trong tình liên đới huynh đệ và hợp tác xây dựng cùng phát triển một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình thương, trong công lý và hoà bình. Nhờ đó, vượt qua tình trạng phân rẽ giữa hai khuynh hướng đối dầu và đối thoại trong cộng đồng, một sự phân rẽ cản trở sự phát triển của Giáo Hội cũng như của đất nước hôm nay.
4.3 Việc đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc du nhập vào đất nước mình những giá trị mới, như chủ nghĩa thực dụng cùng chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ duy vật chất. Trong đời sống xã hội hôm nay, những giá trị mới đó đang dần dần thay thế những giá trị Tin Mừng cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời đe doạ tàn phá mùa màng các hạt giống ơn thánh, hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Do tình thế đã đổi thay và tạo ra những thách đố mới, nếp sống đạo và truyền thống đạo đức xưa nay, dù vẫn rất cần thiết, xem ra không còn đủ sức phát huy đời sống đức tin cùng bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của nhiều người trẻ. Tình hình này đòi hỏi mọi thành phần dân Chúa hãy cùng nhau thực hành lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ dân Chúa tại Việt Nam: cùng nhau phát huy tình liên đới giữa mọi người cùng mọi gia đình, giữa các cộng đoàn tín hữu cùng các thành phần dân Chúa, vì đó là sức mạnh giúp mỗi người xác tín và quyết tâm sống trong chân lý và trong tình bác ái của Chúa Kitô, để được lớn lên về mọi phương diện, cùng phát triển và vươn đến sự thành toàn của Chúa Kitô là Đầu. Đồng thời đó cũng là sức mạnh bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội.
1. Ý nghĩa mục đích của Năm Thánh 2010
Năm 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon. Mục đích của việc cử hành Năm Thánh 2010 là tạo cơ hội cho mỗi người kitô hữu Việt Nam nhìn lại hồng ân cứu độ mà Cha trên trời đã thương ban cho Giáo Hội tại Việt Nam để dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lòng hiếu thảo cảm mến tạ ơn, cùng bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các bậc tiền nhân và chứng nhân đức tin đã dày công vun đắp nên gia đình Giáo Hội ngày nay. Đồng thời cũng nhìn tới sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội ở ngày mai, mọi người trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, với tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đó, hiệp ý cùng nhau khẩn cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, thương ban ơn giúp sức cho mỗi người ý thức và quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn.
2. Định hướng căn bản của sự phát triển
Ơn bí tích Thánh Tẩy là ơn Cha trên trời yêu thương mời gọi người kitô hữu sống đạo làm con Cha trên trời cũng như đạo làm anh em của mọi người là con một Cha và là anh em một nhà. Đó cũng là lời mời gọi người kitô hữu bước theo con đường Đức Giêsu làm Con Thiên Chúa, thể hiện Chân Lý và Tình Thương của Chúa Cha. Đó cũng là con đường phát triển và dẫn đưa loài người đi đến sự sống dồi dào. Do đó, trách nhiệm kitô hữu là tạo điều kiện và cơ hội cho bản thân mình cũng như cho người khác đáp lại lời Chúa mời gọi sống trong chân lý và tình thương của Đức Giêsu, nhờ đó con người được lớn lên về mọi phương diện, Giáo Hội cùng xã hội được phát triển và vươn đến tầm vóc thành toàn của Đức Giêsu là Đầu, là Trưởng Tử mọi loài thọ sinh.
3. Bước theo con đường Chúa Giêsu đã mở ra cho con người cùng nhân loại phát triển
Con đường Chúa Giêsu đã mở ra là giảng truyền Lời Chúa, là sống đời sống cầu nguyện và bí tích, là dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của loài người.
3.1 Học hỏi và thi hành Lời Chúa dạy. Là Ngôi Lời và là Thầy dạy Lời Chúa, Chúa Giêsu giảng truyền Lời Chúa như ánh sáng chân lý soi dẫn đường đời cho các môn đệ, như Lời Hứa thắp sáng niềm hy vọng kitô giáo nơi các ông, như Lời yêu thương cảm hoá và đổi mới các ông ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Người trong tâm tư cùng lối sống yêu thương và phục vụ. Lời Chúa được ghi lại trong Sách Thánh, được triển khai trong giáo huấn của Giáo Hội, được làm chứng trong đời sống của dân Chúa, được gieo trồng trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Khi được con người tin nhận và mang ra thực hành, Lời Chúa sẽ trở thành nền tảng cùng định hướng và động lực cho sự sống cùng sự phát triển của họ.
Các cử hành, các lớp giáo lý, các sinh hoạt của các giới, các đoàn thể, các khoá huấn luyện phải tiến hành như thế nào nhằm giúp mọi người tin nhận và thực hành Lời chân lý và Lời yêu thương mà Chúa đã dạy?
3.2 Đời sống cầu nguyện và việc tôn thờ Thánh Thể. Qua tấm gương đời sống cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy các môn đệ sống kết hợp và hiệp thông với Chúa Cha cùng Chúa Thánh Thần là cội nguồn sự sống, là mạch suối tình yêu, và là nền tảng của tình huynh đệ cùng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn cũng như trong xã hội. Do đó, cầu nguyện là con đường tin nhận từ Thiên Chúa ánh sáng và sức mạnh cho việc xây dựng tình liên đới cùng sự hiệp nhất trong một gia đình nhằm cùng nhau phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của cộng đồng dân Chúa cũng như của cộng đồng nhân loại.
Các linh mục có quan tâm hướng dẫn giáo dân biết cầu nguyện theo thể thức và định hướng cầu nguyện của Chúa Giêsu là nhằm tìm và thi hành ý Cha trên trời, phát triển Nước Cha là một cộng đồng nhân loại mới sống trong Chân Lý và Tình Yêu của Chúa Giêsu? Theo lời Đức Gioan Phaolô II dạy, đặc biệt trong tháng kính Đức Mẹ Mân Côi, cầu nguyện còn là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm tình yêu nơi sâu thẳm của Thánh Tâm Chúa Giêsu, để tìm động lực cho việc thi hành ý Cha cùng xây dựng Nước Cha nơi thế trần. Đồng thời cũng cần lưu ý nhiều người tránh chạy theo tính hiếu kỳ và tình cảm hẹp hòi, là những nguyên nhân dễ đưa đến bất đồng, chia rẽ, xáo trộn trong cộng đoàn.
3.3 Sống Mầu nhiệm Vượt Qua và Mầu nhiệm Thánh Thể. Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự sống cùng sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các tín hữu bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài, để cùng Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài vượt qua tình trạng tội lỗi cùng lối sống theo văn hoá sự chết, đồng thời tiến đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, tiến đến sự phát triển toàn vẹn và sự sống dồi dào.
Mỗi cử hành Thánh lễ có nhằm xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin một lòng mến đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, có giúp người tham dự sống và lớn lên trong chân lý và trong tình thương của Chúa Giêsu Thánh Thể không?
3.4 Thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ. Qua tấm gương dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ, Chúa Giêsu Thánh Thể mời gọi các môn đệ mặc lấy tâm tình và tư tưởng, thái độ và hành vi yêu thương của Ngài, và bước đi trong đường lối yêu thương đến cùng của Ngài.
Những người có trách nhiệm đồng hành với người trẻ, có theo con đường Chúa Giêsu đồng hành, con đường đồng cảm, quảng đại, bao dung đối với người trẻ, đem lại bình an cho họ, yêu thương và phục vụ cho sự phát triển toàn vẹn cùng sự sống dồi dào của họ? Mục đích là nhằm củng cố niềm tin của người trẻ, giúp họ cảm thấy Chúa thực sự yêu thương họ và yêu thương tới cùng. Nhờ tình yêu của Chúa Giêsu cảm hoá, người trẻ dần dần tìm gặp lẽ sống trong sứ vụ yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người trong cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng dân tộc. Giáo dục người trẻ lớn lên trong chân lý và trong tình yêu của Chúa Giêsu là xây đắp nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn vẹn và vững bền của Giáo Hội cũng như của xã hội loài người hôm nay.
Những người có trách nhiệm đồng hành với các đoàn thể giáo dân, ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện chung với nhau, có tạo cơ hội cho họ tổ chức những nhóm nhỏ học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin và giáo dục đức tin cho con em, nhắc bảo nhau thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người quanh cận, đặc biệt người nghèo khổ? Cũng cần lưu ý họ khi tụ họp thì biết tránh chỉ chú tâm đến thời sự và phê phán thiếu tính mở đường và xây dựng.
4. Cùng nhau vượt qua những chướng ngại trên đường phát triển vẹn toàn
4.1 Giáo dục đức tin theo định hướng “Sống trong Chân Lý và trong Tình Thương của Chúa Kitô” là tạo điều kiện cho người kitô hữu trở nên người công giáo tốt đồng thời cũng là công dân tốt. Vì lẽ công cuộc phát triển đích thực và vững bền con người và đất nước hôm nay cần đến những người không những có kiến thức khoa học kỹ thuật, song còn có tấm lòng đầy ánh sáng chân lý cùng tình bác ái của Chúa Kitô.
4.2 Giáo dục con người sống bác ái trong chân lý của Chúa Kitô là tạo cơ hội cho mọi người vượt qua tư thế đối đầu cố hữu trải dài trong lịch sử, để tiến bước trên con đường đối thoại trong tình liên đới huynh đệ và hợp tác xây dựng cùng phát triển một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình thương, trong công lý và hoà bình. Nhờ đó, vượt qua tình trạng phân rẽ giữa hai khuynh hướng đối dầu và đối thoại trong cộng đồng, một sự phân rẽ cản trở sự phát triển của Giáo Hội cũng như của đất nước hôm nay.
4.3 Việc đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc du nhập vào đất nước mình những giá trị mới, như chủ nghĩa thực dụng cùng chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ duy vật chất. Trong đời sống xã hội hôm nay, những giá trị mới đó đang dần dần thay thế những giá trị Tin Mừng cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời đe doạ tàn phá mùa màng các hạt giống ơn thánh, hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Do tình thế đã đổi thay và tạo ra những thách đố mới, nếp sống đạo và truyền thống đạo đức xưa nay, dù vẫn rất cần thiết, xem ra không còn đủ sức phát huy đời sống đức tin cùng bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của nhiều người trẻ. Tình hình này đòi hỏi mọi thành phần dân Chúa hãy cùng nhau thực hành lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ dân Chúa tại Việt Nam: cùng nhau phát huy tình liên đới giữa mọi người cùng mọi gia đình, giữa các cộng đoàn tín hữu cùng các thành phần dân Chúa, vì đó là sức mạnh giúp mỗi người xác tín và quyết tâm sống trong chân lý và trong tình bác ái của Chúa Kitô, để được lớn lên về mọi phương diện, cùng phát triển và vươn đến sự thành toàn của Chúa Kitô là Đầu. Đồng thời đó cũng là sức mạnh bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội.
Mùa Hồng Ân: Bài ca chính thức Năm Thánh 2010
HĐGMVN
06:33 14/10/2009
Kinh Năm Thánh 2010
HĐGMVN
06:36 14/10/2009
Phụ lục Thư Công Bố Năm Thánh 2010 Về việc hưởng ơn Toàn xá trong Năm Thánh
HĐGMVN
06:51 14/10/2009
Phụ lục Thư Công Bố Năm Thánh 2010 Về việc hưởng ơn Toàn xá trong Năm Thánh
1. Trích Văn thư số 882/08/I của Tòa Ân giải Tối cao ngày 11-02-2009: Tòa Ân giải Tối cao, thừa lệnh Đức Thánh Cha, ban ơn Toàn Xá, theo các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) được chu toàn đúng phép, cho các Kitô hữu thực tâm thống hối, trong tất cả và từng nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam; họ cũng có thể nhường ân xá cho các linh hồn ở luyện ngục:
a.- trong các ngày 24 tháng 11 năm 2009 và 02 tháng 01 năm 2011, tức ngày khai mạc và kết thúc trọng thể Năm Thánh mừng Kim Khánh Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam;
b.- trong mọi ngày dành cho các mục đích tôn giáo chung cho toàn thế giới hoặc theo thói quen ở Việt Nam, như được xác định trong thư xin (xem số 2 dưới đây);
c.- trong các ngày có cử hành nghi lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giáo Phận hoặc Đức Giám Mục khác thay thế ngài chủ sự;
d.- mỗi lần, vì lý do đạo đức, họ đi hành hương, từng cá nhân hay theo đoàn thể, đến Nhà thờ Chính tòa hoặc một Đền thánh được chỉ định trong Năm Thánh.
Những người cao tuổi, đau yếu và những ai có lý do hợp pháp không ra khỏi nhà được, có thể hưởng ơn Toàn Xá nếu chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương Năm Thánh, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể thì giữ ba điều kiện thông thường.
Các tín hữu Việt Nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của các Đấng Bản Quyền Giáo Phận.
2. Các ngày cử hành đặc biệt trong Năm Thánh 2010 do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN, liệt kê trong thư xin mở Năm Thánh:
1. Trích Văn thư số 882/08/I của Tòa Ân giải Tối cao ngày 11-02-2009: Tòa Ân giải Tối cao, thừa lệnh Đức Thánh Cha, ban ơn Toàn Xá, theo các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) được chu toàn đúng phép, cho các Kitô hữu thực tâm thống hối, trong tất cả và từng nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam; họ cũng có thể nhường ân xá cho các linh hồn ở luyện ngục:
a.- trong các ngày 24 tháng 11 năm 2009 và 02 tháng 01 năm 2011, tức ngày khai mạc và kết thúc trọng thể Năm Thánh mừng Kim Khánh Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam;
b.- trong mọi ngày dành cho các mục đích tôn giáo chung cho toàn thế giới hoặc theo thói quen ở Việt Nam, như được xác định trong thư xin (xem số 2 dưới đây);
c.- trong các ngày có cử hành nghi lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giáo Phận hoặc Đức Giám Mục khác thay thế ngài chủ sự;
d.- mỗi lần, vì lý do đạo đức, họ đi hành hương, từng cá nhân hay theo đoàn thể, đến Nhà thờ Chính tòa hoặc một Đền thánh được chỉ định trong Năm Thánh.
Những người cao tuổi, đau yếu và những ai có lý do hợp pháp không ra khỏi nhà được, có thể hưởng ơn Toàn Xá nếu chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương Năm Thánh, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể thì giữ ba điều kiện thông thường.
Các tín hữu Việt Nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của các Đấng Bản Quyền Giáo Phận.
2. Các ngày cử hành đặc biệt trong Năm Thánh 2010 do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN, liệt kê trong thư xin mở Năm Thánh:
Khóa Tập huấn cơ bản Sống 1 cho các giáo phận miền Bắc
VP Caritas Việt Nam
07:34 14/10/2009
CARITAS VIỆT NAM (13.10.2009) – Từ ngày 5-10 đến ngày 9-10-2009, Uỷ ban Bác ái Xã hội - Caritas Việt Nam (UBBAXH) đã tổ chức Khóa Tập huấn cơ bản Sống 1 tại Toà Giám mục Giáo phận Bùi Chu cho các đại biểu của các giáo phận miền Bắc (trừ giáo phận Bắc Ninh).
Khóa Tập huấn quy tụ 26 đại biểu của 9 giáo phận, gồm 11 linh mục, 1 phó tế, 13 nữ tu và 2 giáo dân. Thành phần tham dự hầu hết là linh mục, tu sĩ trẻ với 2 giáo dân tín hữu nên đạt chất lượng học tập rất cao, sự tham gia rất năng động và nhiều sáng tạo. Khóa bắt đầu từ chiều thứ Hai 5-10 với Ban Giảng huấn gồm Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký; các ông Phạm Quang Thuỳ, Trần Tuấn Huy, Đỗ Văn Lộc và cô Nguyễn Thị Liên Phương.
Nội dung Khóa Tập huấn cũng là 3 giá trị Bác ái, Tôn trọng và Hợp tác với các kỹ năng sống kèm theo nhưng các bài học sinh động và phong phú hơn khoá dành cho các giáo phận miền Nam ở Bà Rịa-Vũng Tàu vừa qua nhờ Ban Giảng huấn có thêm kinh nghiệm và thời giờ hoàn chỉnh bài. Nhiều học viên nhận định, tuy đã tham dự nhiều khoá tập huấn, nhưng chưa thấy khoá nào có nội dung phong phú và phương pháp truyền đạt mới mẻ, tạo được sự tham gia của học viên như khoá này.
Kết quả học tập có được cũng là nhờ sự quan tâm của Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm và các cha, các thầy, các nhân viên trong Toà Giám mục Bùi Chu đã tạo nhiều điều kiện ăn ở và sinh hoạt cho tham dự viên. Mỗi tham dự viên được ở một phòng (nhiều phòng có tới 3 chiếc giường!) nên không phải lo mất ngủ vì tiếng ngáy của người khác. Phòng sinh hoạt rộng rãi, với bàn ghế cơ động dễ dàng cho các nhóm bàn luận, trình bày bằng bản vẽ, và đầy đủ tiện nghi để trình chiếu các phim ảnh. Phòng để dâng thánh lễ, cầu nguyện, đi đàng Thánh Giá rất ấm cúng, tạo được bầu khí an tịnh, gần gũi. Những bữa ăn đầy chất bổ dưỡng cũng đóng góp vào kết quả này.
Để sống huynh đệ và hợp tác, các tham dự viên được phân công thành 3 nhóm phụ trách mọi hoạt động trong ngày như chủ sự Thánh lễ và các giờ cầu nguyện, tập hát, tập ca sinh hoạt, vệ sinh phòng họp, thu dọn chén đĩa, rửa bát sau các bữa ăn.
Học viên cũng dành ít thời gian buổi tối để nhận định các hoạt động trong ngày, học hỏi thêm về tinh thần, đường hướng của Caritas VN. Trừ Giáo phận Vinh đã lập được Văn phòng Caritas, còn 9 giáo phận ở miền Bắc vẫn chưa chính thực lập được văn phòng. Điều này khiến cho các hoạt động bác ái xã hội ở miền Bắc còn rất yếu kém, mang tính tự nguyện tự phát của cá nhân hay xứ đạo chứ chưa được điều phối chung của cấp giáo phận hay giáo tỉnh. Điểm bất lợi trước mắt là số tiền dành để thiết lập Văn phòng Caritas Giáo phận không được sử dụng để mua máy móc thiết bị, trả lương cho nhân viên và trang trải các hoạt động như đào tạo, huấn luyện… Số tiền này nếu không dược dùng thì sẽ phải trả lại cho các tổ chức như Caritas Đức, Caritas Pháp khi thời hạn dự án (3 năm) kết thúc.
Buổi chiều ngày cuối cùng, 8-10-2009, các học viên dành 2 giờ để hành hương về Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai, nơi mà Inhikhu, vị truyền giáo đầu tiên, đã đặt chân đến đây (Trà Lũ) để rao giảng Tin Mừng vào năm 1533. Đoàn cũng đã đi thăm họ đạo của thánh Vinh Sơn Liêm và nhà thờ họ Đức Bà có từ năm 1901 với hàng cột gỗ lim to tròn đẹp nhất miền Bắc mà cả người ôm không xuể. Ai nấy đều xúc động và cùng cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam luôn được lòng bác ái Đức Kitô thúc đẩy để loan báo Tin Mừng cho mọi người một cách hiệu quả hơn.
Khoá học kết thúc trong nghi lễ trang trọng và mỗi tham dự viên được mời gọi để chia sẻ những gì thu nhận trong khoá học cho anh chị em ở địa phương mình. Anh chị em cũng được mời gọi để tham gia xây dựng các giá trị và kỹ năng sống còn lại. Riêng Ban Giảng huấn có nhiệm vụ hoàn chỉnh bài học để chuẩn bị khoá đào tạo sắp tới cho các giáo phận miền Trung, từ ngày 19-10 đến 23-10-2009, tại Trung tâm Mục vụ Huế.
Nội dung Khóa Tập huấn cũng là 3 giá trị Bác ái, Tôn trọng và Hợp tác với các kỹ năng sống kèm theo nhưng các bài học sinh động và phong phú hơn khoá dành cho các giáo phận miền Nam ở Bà Rịa-Vũng Tàu vừa qua nhờ Ban Giảng huấn có thêm kinh nghiệm và thời giờ hoàn chỉnh bài. Nhiều học viên nhận định, tuy đã tham dự nhiều khoá tập huấn, nhưng chưa thấy khoá nào có nội dung phong phú và phương pháp truyền đạt mới mẻ, tạo được sự tham gia của học viên như khoá này.
Kết quả học tập có được cũng là nhờ sự quan tâm của Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm và các cha, các thầy, các nhân viên trong Toà Giám mục Bùi Chu đã tạo nhiều điều kiện ăn ở và sinh hoạt cho tham dự viên. Mỗi tham dự viên được ở một phòng (nhiều phòng có tới 3 chiếc giường!) nên không phải lo mất ngủ vì tiếng ngáy của người khác. Phòng sinh hoạt rộng rãi, với bàn ghế cơ động dễ dàng cho các nhóm bàn luận, trình bày bằng bản vẽ, và đầy đủ tiện nghi để trình chiếu các phim ảnh. Phòng để dâng thánh lễ, cầu nguyện, đi đàng Thánh Giá rất ấm cúng, tạo được bầu khí an tịnh, gần gũi. Những bữa ăn đầy chất bổ dưỡng cũng đóng góp vào kết quả này.
Để sống huynh đệ và hợp tác, các tham dự viên được phân công thành 3 nhóm phụ trách mọi hoạt động trong ngày như chủ sự Thánh lễ và các giờ cầu nguyện, tập hát, tập ca sinh hoạt, vệ sinh phòng họp, thu dọn chén đĩa, rửa bát sau các bữa ăn.
Học viên cũng dành ít thời gian buổi tối để nhận định các hoạt động trong ngày, học hỏi thêm về tinh thần, đường hướng của Caritas VN. Trừ Giáo phận Vinh đã lập được Văn phòng Caritas, còn 9 giáo phận ở miền Bắc vẫn chưa chính thực lập được văn phòng. Điều này khiến cho các hoạt động bác ái xã hội ở miền Bắc còn rất yếu kém, mang tính tự nguyện tự phát của cá nhân hay xứ đạo chứ chưa được điều phối chung của cấp giáo phận hay giáo tỉnh. Điểm bất lợi trước mắt là số tiền dành để thiết lập Văn phòng Caritas Giáo phận không được sử dụng để mua máy móc thiết bị, trả lương cho nhân viên và trang trải các hoạt động như đào tạo, huấn luyện… Số tiền này nếu không dược dùng thì sẽ phải trả lại cho các tổ chức như Caritas Đức, Caritas Pháp khi thời hạn dự án (3 năm) kết thúc.
Buổi chiều ngày cuối cùng, 8-10-2009, các học viên dành 2 giờ để hành hương về Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai, nơi mà Inhikhu, vị truyền giáo đầu tiên, đã đặt chân đến đây (Trà Lũ) để rao giảng Tin Mừng vào năm 1533. Đoàn cũng đã đi thăm họ đạo của thánh Vinh Sơn Liêm và nhà thờ họ Đức Bà có từ năm 1901 với hàng cột gỗ lim to tròn đẹp nhất miền Bắc mà cả người ôm không xuể. Ai nấy đều xúc động và cùng cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam luôn được lòng bác ái Đức Kitô thúc đẩy để loan báo Tin Mừng cho mọi người một cách hiệu quả hơn.
Khoá học kết thúc trong nghi lễ trang trọng và mỗi tham dự viên được mời gọi để chia sẻ những gì thu nhận trong khoá học cho anh chị em ở địa phương mình. Anh chị em cũng được mời gọi để tham gia xây dựng các giá trị và kỹ năng sống còn lại. Riêng Ban Giảng huấn có nhiệm vụ hoàn chỉnh bài học để chuẩn bị khoá đào tạo sắp tới cho các giáo phận miền Trung, từ ngày 19-10 đến 23-10-2009, tại Trung tâm Mục vụ Huế.
Thánh lễ phong chức 6 tân chức linh mục và 4 Phó tế của giáo phận Phú Cường
Băng Tâm
08:51 14/10/2009
“Các con tin những điều các con đã được học, dạy người ta những điều các con đã tin và hãy thực hành những điều con đã dạy”
Đây là lời giáo huấn mà Đức Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ đã đọc trong thánh lễ Truyền chức Linh mục cho các thầy phó tế:
1. Matthêu Phan Thanh Hoàng
2. Giuse Bùi Ngọc Lành
3. Giacôbê Dương Đức Sơn
4. Phêrô Nguyễn Ngọc Trung
5. Đaminh Nguyễn Minh Tuân
6. Giuse Nguyễn Như Hải (TSVN)
Và tác vụ Phó tế cho các thầy:
1. Phêrô Nguyễn Hùng Hải
2. Micae Nguyễn Duy Hùng
3. Giuse Ngô Đức Tài
4. Antôn Nguyễn Vũ Trường.
Cùng đến tham dự và đồng tế buổi lễ trao tác vụ linh mục và phó tế này cùng Đức Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ, Giáo phận Phú Cường còn có linh mục Tổng đại diện; linh mục Tổng phụ trách Dòng Thừa Sai Việt Nam; Giám tỉnh Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam - Tu Viện Lời Chúa; Linh mục Giám Đốc Học viện; hơn 100 linh mục cùng các tu sĩ nam nữ trong và ngoài giáo phận Phú Cường hiệp dâng thánh lễ vào lúc 9g00 ngày 14/10/2009 tại Tu Viện Lời Chúa giáo phận Phú Cường.
1. Matthêu Phan Thanh Hoàng
2. Giuse Bùi Ngọc Lành
3. Giacôbê Dương Đức Sơn
4. Phêrô Nguyễn Ngọc Trung
5. Đaminh Nguyễn Minh Tuân
6. Giuse Nguyễn Như Hải (TSVN)
Và tác vụ Phó tế cho các thầy:
1. Phêrô Nguyễn Hùng Hải
2. Micae Nguyễn Duy Hùng
3. Giuse Ngô Đức Tài
4. Antôn Nguyễn Vũ Trường.
Cùng đến tham dự và đồng tế buổi lễ trao tác vụ linh mục và phó tế này cùng Đức Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ, Giáo phận Phú Cường còn có linh mục Tổng đại diện; linh mục Tổng phụ trách Dòng Thừa Sai Việt Nam; Giám tỉnh Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam - Tu Viện Lời Chúa; Linh mục Giám Đốc Học viện; hơn 100 linh mục cùng các tu sĩ nam nữ trong và ngoài giáo phận Phú Cường hiệp dâng thánh lễ vào lúc 9g00 ngày 14/10/2009 tại Tu Viện Lời Chúa giáo phận Phú Cường.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
6 người nhận giải của tổ chức nhân quyền
BBC
09:33 14/10/2009
6 người nhận giải của tổ chức nhân quyền
Sáu cây bút ở Việt Nam được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm nay.
Đó là nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức Hoàng Hải (blogger Điếu Cày), nhà giáo Nguyễn Thượng Long, cô Phạm Thanh Nghiên, thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu chiến binh Trần Anh Kim và ông Vi Đức Hồi.
Trong thông cáo ra tại New York hôm 13/10, HRW nói giải thưởng này là để "tôn vinh cam kết của họ đối với quyền tự do ngôn luận và sự dũng cảm của họ trước sự truy bức về chính trị."
Thông cáo viết:"Tất cả những người này đều là các cây bút và nhà tranh đấu mà công việc và hoạt động của họ đã bị đàn áp."
"Ngoài các trải nghiệm cá nhân, họ còn đại diện cho các cây viết và nhà báo khác, mà cuộc sống và sự nghiệp bị gián đoạn vì các chính sách kiểm soát ngôn luận và các ấn phẩm của chính phủ."
Giải thưởng hàng năm Hellman/Hammett được Human Rights Watch trao cho các nhân sỹ quốc tế, bắt đầu từ 1989, tới nay đã gần 700 nhân vật được nhận giải. Nó đi kèm phần thưởng tài chính dưới 10.000 Mỹ kim.
Giải thưởng này mang tên của kịch sỹ cánh tả Mỹ Lillian Hellman và nhà văn Dashiel Hammet, những người từng bị truy bức về chính trị trong những năm 1950 tại Hoa Kỳ vì bị cho là cộng sản.
Chính phủ Việt Nam trong quá khứ đã từng lên tiếng chỉ trích việc trao giải Hellman/Hammett của HRW cho các nhân vật ở Việt Nam, mà họ cho là "dựa trên các thông tin sai lệch".
Vinh danh
Bà Elaine Pearson, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, nói: "Việc vinh danh các cây bút này cũng giúp làm sáng tỏ một nước Việt Nam mà nhiều người trên thế giới không biết."
Bà cáo buộc: "Đây là nơi mà chính phủ trấn áp mạnh mẽ những người bất đồng chính kiến, tự do ngôn luận, báo chí độc lập và quyền tiếp cận mạng internet; chính phủ làm tất cả những gì có thể để bịt miệng các chỉ trích gia."
Trong số sáu vị nhận giải thưởng năm nay, cô Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi, và ông Trần Anh Kim, 61 tuổi, hiện còn đang bị giam giữ chưa được xét xử.
Cô Nghiên bị bắt từ tháng Chín 2008 còn ông Kim bị bắt hồi tháng Bảy năm nay.
Blogger Điếu Cày, 57 tuổi, thì hiện đang thi hành án tù hai năm rưỡi vì tội trốn thuế.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, 56 tuổi, đã ngồi tù 26 năm từ 1976-2005 vì chống đối nhà nước. HRW nói hiện ông vẫn bị quản chế, giống nhà giáo Nguyễn Thượng Long và ông Vi Đức Hồi.
Năm nay, ngoài sáu người Việt, HRW còn trao giải cho 31 nhân vật từ Trung Quốc, Iran, Miến Điện, Colombia, Ai Cập, Eritrea, Gambia, Iraq, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tây Tạng, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, và Zimbabwe.
Sáu cây bút ở Việt Nam được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm nay.
Đó là nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức Hoàng Hải (blogger Điếu Cày), nhà giáo Nguyễn Thượng Long, cô Phạm Thanh Nghiên, thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu chiến binh Trần Anh Kim và ông Vi Đức Hồi.
Trong thông cáo ra tại New York hôm 13/10, HRW nói giải thưởng này là để "tôn vinh cam kết của họ đối với quyền tự do ngôn luận và sự dũng cảm của họ trước sự truy bức về chính trị."
Thông cáo viết:"Tất cả những người này đều là các cây bút và nhà tranh đấu mà công việc và hoạt động của họ đã bị đàn áp."
"Ngoài các trải nghiệm cá nhân, họ còn đại diện cho các cây viết và nhà báo khác, mà cuộc sống và sự nghiệp bị gián đoạn vì các chính sách kiểm soát ngôn luận và các ấn phẩm của chính phủ."
Giải thưởng hàng năm Hellman/Hammett được Human Rights Watch trao cho các nhân sỹ quốc tế, bắt đầu từ 1989, tới nay đã gần 700 nhân vật được nhận giải. Nó đi kèm phần thưởng tài chính dưới 10.000 Mỹ kim.
Giải thưởng này mang tên của kịch sỹ cánh tả Mỹ Lillian Hellman và nhà văn Dashiel Hammet, những người từng bị truy bức về chính trị trong những năm 1950 tại Hoa Kỳ vì bị cho là cộng sản.
Chính phủ Việt Nam trong quá khứ đã từng lên tiếng chỉ trích việc trao giải Hellman/Hammett của HRW cho các nhân vật ở Việt Nam, mà họ cho là "dựa trên các thông tin sai lệch".
Vinh danh
Bà Elaine Pearson, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, nói: "Việc vinh danh các cây bút này cũng giúp làm sáng tỏ một nước Việt Nam mà nhiều người trên thế giới không biết."
Bà cáo buộc: "Đây là nơi mà chính phủ trấn áp mạnh mẽ những người bất đồng chính kiến, tự do ngôn luận, báo chí độc lập và quyền tiếp cận mạng internet; chính phủ làm tất cả những gì có thể để bịt miệng các chỉ trích gia."
Trong số sáu vị nhận giải thưởng năm nay, cô Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi, và ông Trần Anh Kim, 61 tuổi, hiện còn đang bị giam giữ chưa được xét xử.
Cô Nghiên bị bắt từ tháng Chín 2008 còn ông Kim bị bắt hồi tháng Bảy năm nay.
Blogger Điếu Cày, 57 tuổi, thì hiện đang thi hành án tù hai năm rưỡi vì tội trốn thuế.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, 56 tuổi, đã ngồi tù 26 năm từ 1976-2005 vì chống đối nhà nước. HRW nói hiện ông vẫn bị quản chế, giống nhà giáo Nguyễn Thượng Long và ông Vi Đức Hồi.
Năm nay, ngoài sáu người Việt, HRW còn trao giải cho 31 nhân vật từ Trung Quốc, Iran, Miến Điện, Colombia, Ai Cập, Eritrea, Gambia, Iraq, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tây Tạng, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, và Zimbabwe.
Tin Đáng Chú Ý
Mikhaïl Gorbatchev nhận định về việc đổ vỡ của khối Cộng Sản
Hồng Lĩnh
10:11 14/10/2009
Theo dõi cuộc phỏng vấn cựu Tổng Bí Thư Mikhaïl Gorbatchev
(Bài viết của Isabelle Lasserre, Caroline de Malet và Philippe Gélie Fifaor của Le Figaro thực hiện tại Gènève ngày 12/10/2009 - Hồng Lĩnh lược dịch)
Mikhaïl Gorbatchev: «Chúng ta đã tránh được đại chiến thứ ba». Tổng Thống cuối cùng của Liên Bang Xô Viết nói về những biến cố đã dẫn tới việc sụp đỗ bức tường Bá Linh và việc đỗ vở của khối cộng sản. Và phát biểu suy nghĩ của ông ta về Obama, Medvedev và Putin.
Le Figaro: Cách đây 20 năm, vào lúc bức tường Bá Linh sụp đổ, ông nắm quyền tại Liên Xô. Ông thấy sự việc xảy tới hay ông sự kiện ấy bắt chợt ông?
Mikhaïl Gorbatchev: Sự kiện có lẽ khó bắt chợt tôi vào giai đoạn ấy. Những biến cố ấy là kết qủa của một tiến trình dài dẵng. Đã từ lâu tôi ở trong bộ máy chính quyền và tôi biết rất rõ tình hình. Hồi tôi trở thành lãnh tụ của Liên Xô, một trong các vấn đề căn bản của viễn kiến của tôi là xem Âu-Châu như một chung cư. Hơn nữa vào dịp thăm viếng nuớc Pháp, chúng tôi xây đắp chung cư ấy. Và vấn đề Đức quốc là thành phần của viễn kiến ấy. Thống nhất Đức quớc là việc rất có thể,vì trước đó đã có những thay đổi tại Liên Xô, tại Trung Âu và Đông trong liên lạc với các quốc gia tây phương và đặc biệt với Hiệp Chủng quốc Mỹ. Với Hiệp chủng quốc Mỹ, chúng tôi trong qúa khứ không mấy thân thiện. Lúc tôi lên nắm chính quyền tại Liên Xô, các nhà trách nhiệm Liên Xô vả Mỹ đã không gặp nhau từ sáu năm qua. Vài năm sau đó, chúng tôi đã thay đổi sự kiện ấy. Và chính toàn diện của các thay đồi ấy kéo theo sự khã dĩ việc thống nhất. Lúc tôi thăm viếng Đông Đức vào năm 1989, vào dịp kỷ niệm 40 năm của Cộng Hòa Đông Đức, tôi rất xúc cảm trước những cái tôi thấy.Tôi nói chuyên rất lâu với Chủ Tịch Erich Honecker và ông ta làm tôi ngạc nhiên. Tôi có cảm nghĩ là ông ta không hiểu cái đang xảy ra. Hay là ông ta không chấp nhận tiên trình đang xảy ra và tiên trình ấy lẽ đương nhiên đặt vấn đề thống nhất Đức quốc. Có một cuộc duyệt binh to lớn, có đại diện của của 28 miền của Đông Đức. Các thanh niên tham gia diễn hành hô to các khẩu hiệu chứng tỏ đất nuớc đang sùng sục và sẽ có những thay đối lớn rất gần. Thủ tuớng Ba Lan Mieczyslaw Rakowski xính lại gần tôi và hỏi xem tôi có biết tiếng Đức không? Tôi trả lới: «Vửa đủ để biết các biểu ngữ và các khẩu hiệu nói gì». Ngay lúc ấy ông Mieczyslaw Rakowski nói nhỏ với tôi «Thế là xong rồi. Tôi thưa vâng».
Le Figaro: Nghe ông nói, hình như chính ông đã hoạch định sự kiện ấy?
Mikhaïl Gorbatchev: Không, tôi không hoạch định nó. Hơn nữa tháng sáu năm 1989 vào dịp thăm viếng Đống Đức, sau khi nói chuyện với thủ tướng Helmut Kohl, một nhà báo hỏi tôi là có đề cấp vấn đề Đức quốc không? Tôi trả lời là có. Tôi tuyên bố vấn đề chia cắt Đức quốc là một di sản của lịch sử, của đại chiên thứ II. Nhưng chính lịch sử phải nói cái gì sẽ xảy ra. Các nhà báo không bằng lòng và họ năn nỉ hỏi là khi nào có thống nhất. Tôi trả lới ván đề có lẽ sẽ đuợc giải quyết vào thế kỷ XXI. Và lịch sử sẽ định đoạt. Qúy vị phải thấy đó là vị trí của tôi vài tháng trước khi bức tuờng Bá Linh đổ. Và sau đó có những thay đổi tại Liên Xô, Trung-Âu và Đông-Âu « cách mạng nhung», các liện hệ mới với Mỹ quốc, tài giảm binh bị. Tất cả các yếu tồ ấy đã kéo theo một giây xoắn các biến cố, dầu cho Đống Đức còn là một hòn đảo trong cái đại dương thay đổi.
Le Figaro:: Ông có bị cám dộ dùng sức mạnh để chận đứng các vận chuyển đang xảy tại Đông âu không ?
Mikhaïl Gorbatchev: Ông xem, khi người tiền nhiệm của tôi là ông Konstantin Tchernenko qua đời vào năm 1985, các lãnh tụ của các quốc gia thuộc thỏa ước phòng thủ Varsovie tới phúng điếu tại Moscou. Chúng tôi họp nhau lại tại văn phòng của tôi. Tôi cám ơn họ và nói với mấy vị ấy: « Chúng ta sẽ không làm gì hết có thể làm rồi rem mối liên lạc của chúng tôi với qúy ông ». Chúng tôi tôn trọng những bó buộc, những qúy ông chịu trách nhiệm chính trị của qúy ông, của qúy quốc, và chúng tôi chịu trách nhiệm chính trị của chúng tôi, của xứ sờ chúng tôi. Vào năm 1985, chính tôi đã hứa là chúng tôi (Liên Xô) không can thiệp và chúng tôi đã không bao giờ can thiệp. Nếu chúng tôi đã can thiệp, thời có lẽ ngày hôm nay tôi đã không có ở đây với các ông. Cai đó tôi có thể cam đoan với các ông.
Le Figaro: Cái gì đã có thể xảy ra theo ý ông ?
Mikhaïl Gorbatchev: Có lẽ chúng ta đã có đại chiến thứ ba. Vào lúc Âu-Châu tràn đầy vũ khí hạch nhân. Mỗi bên của màn sắt có tới hai triệu binh sĩ. Qúy vị thử tưởng tượng cái gì đã xảy ra nếu chúng ta dùng vũ lực ?
Le Figaro: Vào thới điểm ấy, đâu là viễn kiến của ông cho tương lai của Liên Xô ?
Mikhaïl Gorbatchev: Đó là viễn kiến dẫn chúng tôi vào những thay đổi dân chủ, mở cựa xứ sở, cải tổ Liên Bang và kinh tế của chúng tôi, trả lại tự do đi lại cho người dân, tiến dẫn tự do ngôn luận và tôn giáo. Vào lúc ấy, tôi đã không ngần ngại, tôi biềt đó là con đường phải theo. Và tôi tin rằng chúng tôi có thể kéo dài Liên Bang Xô Viết như cũ. Nhưng, sau các tuyển cử tự của năm 1989, một số người trong hàng ngũ của đàng CS đã phản ứng giữ dội chống các cải tổ. Lúc ấy đảng chia rẽ: 84% nghị viên là đảng viên, nhưng thành phần ưu tú của đảng CS Liên Bang Xô Viết thất cử. Tôi có tất cả lý do để tin rằng chiến lược cải tổ ( Perestroïka) được sự ủng hộ của đa số. Nó chỉ làm trở ngại việc thành phần ưu tú của đảng đã nhiều lần thử lật đổ tôi, cất chức tôi vào các dịp hội của trung ương đảng. Các kẻ chống đối cải tổ không có khả năng chống chúng tôi trên pháp lý, chính trị. Vì lý do ấy mà họ tổ chức cuộc đảo chánh vào năm 1991. Chúng tôi đã đánh giá qúa thấp sự nguy hiểm, chúng tôi đáng lý phải hành xử cứng rắn hơn để ngăn cản sự việc ấy.Tôi nghĩ rằng những người ủng hộ cải tổ, gồm có tôi, chúng tôi đã qúa tin tưởng.Chúng tôi tin là đúng hướng. Vào thời điểm ấy, chúng tôi đã soạn thảo một chương trình để tu bổ tình trạng kinh tế tại Liên Bang Xô Viết... Chương trình ấy đuơc tất cả các Cộng Hoà, cho tới các Cộng Hòa thuôc biển Balte ủng hộ. Vào đầu tháng tám, chúng tôi cũng soạn thảo một thỏa uớc mới cho Liên Bang. Vào tháng mười một 1991, chúng tôi muốn tổ chức một đại hội để cải tổ đảng. Chúng tôi nghĩ rằng trong tình thế ấy thật là vô trách nhiệm cho bất cứ ai tổ chức đảo chánh. Thật khốn nạn là họ đã làm, và một số những người tổ chức đảo chánh là xung quanh tôi, thuộc thân cận của tôi.
Le Figaro: Hôm nay ông giải thích ra sao nỗi luyến tiếc quyền lực và Liên Bang Xô Viết đuợc biểu lộ trong giới lãnh đạo và quần chúng Nga ?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi biết tình thế. Tôi nghĩ rằng không nên phóng đại khuynh huớng ấy. Trong một thăm dò thực hiện vào năm 2005 nhân kỷ niệm hai mươi năm chiến lược cải tổ (perestroïka), 55% số người thẩm định rằng các cải tổ là rất cần thiết, trong lúc họ thuộc thiểu số mười năm trước đó (1995). Hai phần ba dân Nga ủng hộ tuyển cử tự do, kinh tề thị truờng, tự do đi lại.
Le Figaro: Đồng ý, nhưng hiện nay ông Staline đuợc lòng dân hơn trong qúa khứ?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi không nghĩ thế. Thật thế là có một số biểu tình với chân dung Satline. Điều ấy chứng tỏ rằng Nga chưa thành công hoàn toàn tiến trình cải tổ. Nhưng chuyện ấy chúng tôi đã biềt. Dầu cho sao đi nữa, không có vấn đề quay lại qúa khứ. Người ta không thể đi lùi. Cái đó sẽ không xảy ra.
Le Figaro: Đâu là phê phán của ông về chính trị của bộ song mã Medvedev-Putin? Hai ngưòi ấy đang dẫn dắc Nga đúng hướng không?
Mikhaïl Gorbatchev: Nhiệm kỳ đầu của Vladimir Putin xem thuận chiều. Ông ta đã chận đứng tiến trình thái hóa của Nga, tiến trình ấy rất nguy hiềm. Ông ta ổ định được tình thế. Ông ta sẽ có chổ của ông trong lịch sử chỉ nhờ thế. Nhưng tôi không thấy những cố gắng canh tân thực sự, đó là bài toán căn bản. Các điều kiện rất thuận lợi, nhờ giá dầu tăng. Nhưng tôi tự vấn về cách thức dùng hàng triệu Đô La do dầu lửa tạo ra. Tôi tin là số tiền ấy đã cho phép các bạn của bộ song mã mua lầu đài Chams-Élysées và cái còn lại của nuớc Pháp. Tôi nó đùa, nhưng tôi nghĩ rằng một phần lớn của số tiển ầy bị lãm phí và không đuợc dùng vào canh tân đất nước. Bộ song mã ấy có lẽ phải hành động sớm hơn để tu bổ tình trạng kinh tế, canh tân nước Nga và luôn thể cho dân chủ hóa. Phía nầy hai ông dập tắt đám cháy, phía kia hai ông phạm nhiều lỗi lầm.
Le Figaro: Theo ý ông, vấn đề chính là do chính trị kinh tế hay tham nhũng ?
Mikhaïl Gorbatchev: Cái mà quốc gia cần, đó là một hệ thống mới, một kiểu mẫu mới cho phát triển. Và để xây dựng nó, cần dẹp xong vấn đề tham nhũng. Cho hiện nay, tôi đồng ý là chưa phải thế. Nhưng ai sống sẽ thấy.
Le Figaro: Ông có nghĩ rằng Medvedev và Putin sẽ đón nhận bàn tay do Barack Obama đưa ra không ?
Mikhaïl Gorbatchev: Không những Barack Obama là nguồn cội của cái thích nghi ấy trong giao tế Nga-Mỹ. Nhưng chính ông là một con người nghiêm túc, ông ta hiểu tình hình phát chứng, ông tranh đấu cho giải giới hạch nhân và ông đã thẩm định vấn đề môi trường. Đó là một người đối thoại tốt đối với các vị lãnh đạo của chúng tôi, vì chính đó là cái mà các nhà lãnh đạo ấy muốn. Tôi có cảm nghĩ tích cực đối vời Tồng Thồng Mỹ. Và là thế, tôi tin chắc là Nga muốn nắm lấy may mắn ấy. Nhưng không biết chừng ra sao.
Le Figaro: Ông đã nhận giài thưởng Nobel hòa bình năm 1990. Ông có nghĩ là giải thừơng vừa được trao tặng cho Barack Obama có xứng đáng hay qúa sớm ?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi đã có thư chúc mừng ông ta.Tôi bảo đó là một lựa chọn tốt, vì tôi càm thấy gần gủi vói viển kiên của ông ta về thế giới. Ông cần cương quyết, uy thế quốc tế và tài ba truyền đạt để khởi công. Tôi chúc ông ta thành công.
Le Figaro: Ông đã rút lui quân sĩ Nga ra khỏi Á Phú Hãn. Hai mươi năm sau, Barack Obam sắp sửa quyết định có hay không gừi thêm viện binh Mỷ tới xứ ấy. Ông sẽ khuyên ông ta cái gì?
Mikhaïl Gorbatchev: Chúng tôi đã phải trải qua một giai đoạn tương tự như Obma đang gặp phải tại Á Phú Hãn. Chính chúng tôi đã san bằng chiến lược của chúng tôi và chính trị của chúng tôi. Tôi nghỉ rằng mục tiêu tồi hậu của người Mỹ phải là rút lui quân lực. Nhưng tôi không khuyến cáo ông ta gì hết. Tất nhiên có lẽ đã không nên vào cuộc tại chố ấy. Trong lúc chúng tôi rút lui khỏi Á Phú Hãn, người Mỹ làm việc chung với các người Hồi (Pakistanais) để tạo ra các phần tử Talibans, tuy người Mỹ đã xác nhận với chúng tôi là muốn một đất nước «tự do và ổn định, thân thiện với hai quốc gia chúng tôi. Ngày nay, người Mỹ đang gặt hái kết qủa của việc ấy. Phần khác, tôi nhìn nhận là cần hành động chống các ổ khủng bố.
Le Figaro: Ông đứng đầu tổ chức Thánh Gía Xanh (Green Cross), một tổ chức vô chính phủ (ONG) có mục đích bảo vệ môi trừơng: Ông còn giữ niềm tin không, trước hội nghị quốc tế được dự tính vào tháng muới hai tạii Copenhague về hâm nóng khí quản?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi cũng muốn tin rằng đó là một giai đoạn chính trong hướng đi đúng. Những công việc chuẩn bị vững chắc đã có. Các vần đề môi trường đang bóp ngẹt chúng ta: chúng ta phải hành động để tránh một thảm họa, thoát khỏi tai biến. Nhiệt độ trung bình của địa cầu không đuợc tăng qúa 0.2%: dầu cho mục tiêu ấy khó đạt đuợc. Ngày từ bây giờ, các quốc gia phải lấy các biện pháp quyết định.
(Bài viết của Isabelle Lasserre, Caroline de Malet và Philippe Gélie Fifaor của Le Figaro thực hiện tại Gènève ngày 12/10/2009 - Hồng Lĩnh lược dịch)
Mikhaïl Gorbatchev: «Chúng ta đã tránh được đại chiến thứ ba». Tổng Thống cuối cùng của Liên Bang Xô Viết nói về những biến cố đã dẫn tới việc sụp đỗ bức tường Bá Linh và việc đỗ vở của khối cộng sản. Và phát biểu suy nghĩ của ông ta về Obama, Medvedev và Putin.
Mikhaïl Gorbatchev: Sự kiện có lẽ khó bắt chợt tôi vào giai đoạn ấy. Những biến cố ấy là kết qủa của một tiến trình dài dẵng. Đã từ lâu tôi ở trong bộ máy chính quyền và tôi biết rất rõ tình hình. Hồi tôi trở thành lãnh tụ của Liên Xô, một trong các vấn đề căn bản của viễn kiến của tôi là xem Âu-Châu như một chung cư. Hơn nữa vào dịp thăm viếng nuớc Pháp, chúng tôi xây đắp chung cư ấy. Và vấn đề Đức quốc là thành phần của viễn kiến ấy. Thống nhất Đức quớc là việc rất có thể,vì trước đó đã có những thay đổi tại Liên Xô, tại Trung Âu và Đông trong liên lạc với các quốc gia tây phương và đặc biệt với Hiệp Chủng quốc Mỹ. Với Hiệp chủng quốc Mỹ, chúng tôi trong qúa khứ không mấy thân thiện. Lúc tôi lên nắm chính quyền tại Liên Xô, các nhà trách nhiệm Liên Xô vả Mỹ đã không gặp nhau từ sáu năm qua. Vài năm sau đó, chúng tôi đã thay đổi sự kiện ấy. Và chính toàn diện của các thay đồi ấy kéo theo sự khã dĩ việc thống nhất. Lúc tôi thăm viếng Đông Đức vào năm 1989, vào dịp kỷ niệm 40 năm của Cộng Hòa Đông Đức, tôi rất xúc cảm trước những cái tôi thấy.Tôi nói chuyên rất lâu với Chủ Tịch Erich Honecker và ông ta làm tôi ngạc nhiên. Tôi có cảm nghĩ là ông ta không hiểu cái đang xảy ra. Hay là ông ta không chấp nhận tiên trình đang xảy ra và tiên trình ấy lẽ đương nhiên đặt vấn đề thống nhất Đức quốc. Có một cuộc duyệt binh to lớn, có đại diện của của 28 miền của Đông Đức. Các thanh niên tham gia diễn hành hô to các khẩu hiệu chứng tỏ đất nuớc đang sùng sục và sẽ có những thay đối lớn rất gần. Thủ tuớng Ba Lan Mieczyslaw Rakowski xính lại gần tôi và hỏi xem tôi có biết tiếng Đức không? Tôi trả lới: «Vửa đủ để biết các biểu ngữ và các khẩu hiệu nói gì». Ngay lúc ấy ông Mieczyslaw Rakowski nói nhỏ với tôi «Thế là xong rồi. Tôi thưa vâng».
Le Figaro: Nghe ông nói, hình như chính ông đã hoạch định sự kiện ấy?
Mikhaïl Gorbatchev: Không, tôi không hoạch định nó. Hơn nữa tháng sáu năm 1989 vào dịp thăm viếng Đống Đức, sau khi nói chuyện với thủ tướng Helmut Kohl, một nhà báo hỏi tôi là có đề cấp vấn đề Đức quốc không? Tôi trả lời là có. Tôi tuyên bố vấn đề chia cắt Đức quốc là một di sản của lịch sử, của đại chiên thứ II. Nhưng chính lịch sử phải nói cái gì sẽ xảy ra. Các nhà báo không bằng lòng và họ năn nỉ hỏi là khi nào có thống nhất. Tôi trả lới ván đề có lẽ sẽ đuợc giải quyết vào thế kỷ XXI. Và lịch sử sẽ định đoạt. Qúy vị phải thấy đó là vị trí của tôi vài tháng trước khi bức tuờng Bá Linh đổ. Và sau đó có những thay đổi tại Liên Xô, Trung-Âu và Đông-Âu « cách mạng nhung», các liện hệ mới với Mỹ quốc, tài giảm binh bị. Tất cả các yếu tồ ấy đã kéo theo một giây xoắn các biến cố, dầu cho Đống Đức còn là một hòn đảo trong cái đại dương thay đổi.
Le Figaro:: Ông có bị cám dộ dùng sức mạnh để chận đứng các vận chuyển đang xảy tại Đông âu không ?
Mikhaïl Gorbatchev: Ông xem, khi người tiền nhiệm của tôi là ông Konstantin Tchernenko qua đời vào năm 1985, các lãnh tụ của các quốc gia thuộc thỏa ước phòng thủ Varsovie tới phúng điếu tại Moscou. Chúng tôi họp nhau lại tại văn phòng của tôi. Tôi cám ơn họ và nói với mấy vị ấy: « Chúng ta sẽ không làm gì hết có thể làm rồi rem mối liên lạc của chúng tôi với qúy ông ». Chúng tôi tôn trọng những bó buộc, những qúy ông chịu trách nhiệm chính trị của qúy ông, của qúy quốc, và chúng tôi chịu trách nhiệm chính trị của chúng tôi, của xứ sờ chúng tôi. Vào năm 1985, chính tôi đã hứa là chúng tôi (Liên Xô) không can thiệp và chúng tôi đã không bao giờ can thiệp. Nếu chúng tôi đã can thiệp, thời có lẽ ngày hôm nay tôi đã không có ở đây với các ông. Cai đó tôi có thể cam đoan với các ông.
Le Figaro: Cái gì đã có thể xảy ra theo ý ông ?
Mikhaïl Gorbatchev: Có lẽ chúng ta đã có đại chiến thứ ba. Vào lúc Âu-Châu tràn đầy vũ khí hạch nhân. Mỗi bên của màn sắt có tới hai triệu binh sĩ. Qúy vị thử tưởng tượng cái gì đã xảy ra nếu chúng ta dùng vũ lực ?
Le Figaro: Vào thới điểm ấy, đâu là viễn kiến của ông cho tương lai của Liên Xô ?
Mikhaïl Gorbatchev: Đó là viễn kiến dẫn chúng tôi vào những thay đổi dân chủ, mở cựa xứ sở, cải tổ Liên Bang và kinh tế của chúng tôi, trả lại tự do đi lại cho người dân, tiến dẫn tự do ngôn luận và tôn giáo. Vào lúc ấy, tôi đã không ngần ngại, tôi biềt đó là con đường phải theo. Và tôi tin rằng chúng tôi có thể kéo dài Liên Bang Xô Viết như cũ. Nhưng, sau các tuyển cử tự của năm 1989, một số người trong hàng ngũ của đàng CS đã phản ứng giữ dội chống các cải tổ. Lúc ấy đảng chia rẽ: 84% nghị viên là đảng viên, nhưng thành phần ưu tú của đảng CS Liên Bang Xô Viết thất cử. Tôi có tất cả lý do để tin rằng chiến lược cải tổ ( Perestroïka) được sự ủng hộ của đa số. Nó chỉ làm trở ngại việc thành phần ưu tú của đảng đã nhiều lần thử lật đổ tôi, cất chức tôi vào các dịp hội của trung ương đảng. Các kẻ chống đối cải tổ không có khả năng chống chúng tôi trên pháp lý, chính trị. Vì lý do ấy mà họ tổ chức cuộc đảo chánh vào năm 1991. Chúng tôi đã đánh giá qúa thấp sự nguy hiểm, chúng tôi đáng lý phải hành xử cứng rắn hơn để ngăn cản sự việc ấy.Tôi nghĩ rằng những người ủng hộ cải tổ, gồm có tôi, chúng tôi đã qúa tin tưởng.Chúng tôi tin là đúng hướng. Vào thời điểm ấy, chúng tôi đã soạn thảo một chương trình để tu bổ tình trạng kinh tế tại Liên Bang Xô Viết... Chương trình ấy đuơc tất cả các Cộng Hoà, cho tới các Cộng Hòa thuôc biển Balte ủng hộ. Vào đầu tháng tám, chúng tôi cũng soạn thảo một thỏa uớc mới cho Liên Bang. Vào tháng mười một 1991, chúng tôi muốn tổ chức một đại hội để cải tổ đảng. Chúng tôi nghĩ rằng trong tình thế ấy thật là vô trách nhiệm cho bất cứ ai tổ chức đảo chánh. Thật khốn nạn là họ đã làm, và một số những người tổ chức đảo chánh là xung quanh tôi, thuộc thân cận của tôi.
Le Figaro: Hôm nay ông giải thích ra sao nỗi luyến tiếc quyền lực và Liên Bang Xô Viết đuợc biểu lộ trong giới lãnh đạo và quần chúng Nga ?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi biết tình thế. Tôi nghĩ rằng không nên phóng đại khuynh huớng ấy. Trong một thăm dò thực hiện vào năm 2005 nhân kỷ niệm hai mươi năm chiến lược cải tổ (perestroïka), 55% số người thẩm định rằng các cải tổ là rất cần thiết, trong lúc họ thuộc thiểu số mười năm trước đó (1995). Hai phần ba dân Nga ủng hộ tuyển cử tự do, kinh tề thị truờng, tự do đi lại.
Le Figaro: Đồng ý, nhưng hiện nay ông Staline đuợc lòng dân hơn trong qúa khứ?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi không nghĩ thế. Thật thế là có một số biểu tình với chân dung Satline. Điều ấy chứng tỏ rằng Nga chưa thành công hoàn toàn tiến trình cải tổ. Nhưng chuyện ấy chúng tôi đã biềt. Dầu cho sao đi nữa, không có vấn đề quay lại qúa khứ. Người ta không thể đi lùi. Cái đó sẽ không xảy ra.
Le Figaro: Đâu là phê phán của ông về chính trị của bộ song mã Medvedev-Putin? Hai ngưòi ấy đang dẫn dắc Nga đúng hướng không?
Mikhaïl Gorbatchev: Nhiệm kỳ đầu của Vladimir Putin xem thuận chiều. Ông ta đã chận đứng tiến trình thái hóa của Nga, tiến trình ấy rất nguy hiềm. Ông ta ổ định được tình thế. Ông ta sẽ có chổ của ông trong lịch sử chỉ nhờ thế. Nhưng tôi không thấy những cố gắng canh tân thực sự, đó là bài toán căn bản. Các điều kiện rất thuận lợi, nhờ giá dầu tăng. Nhưng tôi tự vấn về cách thức dùng hàng triệu Đô La do dầu lửa tạo ra. Tôi tin là số tiền ấy đã cho phép các bạn của bộ song mã mua lầu đài Chams-Élysées và cái còn lại của nuớc Pháp. Tôi nó đùa, nhưng tôi nghĩ rằng một phần lớn của số tiển ầy bị lãm phí và không đuợc dùng vào canh tân đất nước. Bộ song mã ấy có lẽ phải hành động sớm hơn để tu bổ tình trạng kinh tế, canh tân nước Nga và luôn thể cho dân chủ hóa. Phía nầy hai ông dập tắt đám cháy, phía kia hai ông phạm nhiều lỗi lầm.
Le Figaro: Theo ý ông, vấn đề chính là do chính trị kinh tế hay tham nhũng ?
Mikhaïl Gorbatchev: Cái mà quốc gia cần, đó là một hệ thống mới, một kiểu mẫu mới cho phát triển. Và để xây dựng nó, cần dẹp xong vấn đề tham nhũng. Cho hiện nay, tôi đồng ý là chưa phải thế. Nhưng ai sống sẽ thấy.
Le Figaro: Ông có nghĩ rằng Medvedev và Putin sẽ đón nhận bàn tay do Barack Obama đưa ra không ?
Mikhaïl Gorbatchev: Không những Barack Obama là nguồn cội của cái thích nghi ấy trong giao tế Nga-Mỹ. Nhưng chính ông là một con người nghiêm túc, ông ta hiểu tình hình phát chứng, ông tranh đấu cho giải giới hạch nhân và ông đã thẩm định vấn đề môi trường. Đó là một người đối thoại tốt đối với các vị lãnh đạo của chúng tôi, vì chính đó là cái mà các nhà lãnh đạo ấy muốn. Tôi có cảm nghĩ tích cực đối vời Tồng Thồng Mỹ. Và là thế, tôi tin chắc là Nga muốn nắm lấy may mắn ấy. Nhưng không biết chừng ra sao.
Le Figaro: Ông đã nhận giài thưởng Nobel hòa bình năm 1990. Ông có nghĩ là giải thừơng vừa được trao tặng cho Barack Obama có xứng đáng hay qúa sớm ?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi đã có thư chúc mừng ông ta.Tôi bảo đó là một lựa chọn tốt, vì tôi càm thấy gần gủi vói viển kiên của ông ta về thế giới. Ông cần cương quyết, uy thế quốc tế và tài ba truyền đạt để khởi công. Tôi chúc ông ta thành công.
Le Figaro: Ông đã rút lui quân sĩ Nga ra khỏi Á Phú Hãn. Hai mươi năm sau, Barack Obam sắp sửa quyết định có hay không gừi thêm viện binh Mỷ tới xứ ấy. Ông sẽ khuyên ông ta cái gì?
Mikhaïl Gorbatchev: Chúng tôi đã phải trải qua một giai đoạn tương tự như Obma đang gặp phải tại Á Phú Hãn. Chính chúng tôi đã san bằng chiến lược của chúng tôi và chính trị của chúng tôi. Tôi nghỉ rằng mục tiêu tồi hậu của người Mỹ phải là rút lui quân lực. Nhưng tôi không khuyến cáo ông ta gì hết. Tất nhiên có lẽ đã không nên vào cuộc tại chố ấy. Trong lúc chúng tôi rút lui khỏi Á Phú Hãn, người Mỹ làm việc chung với các người Hồi (Pakistanais) để tạo ra các phần tử Talibans, tuy người Mỹ đã xác nhận với chúng tôi là muốn một đất nước «tự do và ổn định, thân thiện với hai quốc gia chúng tôi. Ngày nay, người Mỹ đang gặt hái kết qủa của việc ấy. Phần khác, tôi nhìn nhận là cần hành động chống các ổ khủng bố.
Le Figaro: Ông đứng đầu tổ chức Thánh Gía Xanh (Green Cross), một tổ chức vô chính phủ (ONG) có mục đích bảo vệ môi trừơng: Ông còn giữ niềm tin không, trước hội nghị quốc tế được dự tính vào tháng muới hai tạii Copenhague về hâm nóng khí quản?
Mikhaïl Gorbatchev: Tôi cũng muốn tin rằng đó là một giai đoạn chính trong hướng đi đúng. Những công việc chuẩn bị vững chắc đã có. Các vần đề môi trường đang bóp ngẹt chúng ta: chúng ta phải hành động để tránh một thảm họa, thoát khỏi tai biến. Nhiệt độ trung bình của địa cầu không đuợc tăng qúa 0.2%: dầu cho mục tiêu ấy khó đạt đuợc. Ngày từ bây giờ, các quốc gia phải lấy các biện pháp quyết định.