Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/10: Phúc đức tại Mẫu – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
02:14 13/10/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!" Nhưng Người phán rằng: "Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".
Đó là lời Chúa
Cáo lỗi
Lm Vũđình Tường
05:07 13/10/2023
Cáo lỗi trong dụ ngôn hôm nay không thuần túy cáo lỗi mà chính là biện minh cho hành động từ chối tham dự tiệc cưới hoàng gia. Tất nhiên có những thoái thác chính đáng; lại cũng có những thoái thác cho xong chuyện. Dụ ngôn hôm nay kể chuyện nhà vua mời khách dự tiệc cưới của hoàng tử. Khách được mời tham dự không tới, viện đủ lí do. Lời cáo lỗi liên quan đến công việc mua bán, đổi chác xem ra có vẻ quan trọng hơn tiệc cưới của hoàng tử. Hoàng tử cưới chỉ một lần trong đời, trong khi buôn bán thương mại đều có thể điều đình ở thời điểm khác nhau. Vì thế mọi cáo lỗi trong dụ ngôn đều không chính đáng. Hơn nữa thiệp cưới thường được gởi đi nhiều ngày trước đó, nên cáo lỗi chỉ là từ chối khéo hơn là thành tâm.
Một khi con tim thiên về vật chất; con tim đó coi trọng vật chất, dành hết thời gian cho vật chất. Con tim thành tâm yêu mến Thiên Chúa, dù bận rộn cách mấy, con tim đó cũng có thể tìm ra thời gian để cảm tạ Thiên Chúa mỗi ngày. Đức Kitô khuyến cáo hãy chú tâm đặc biệt đến việc xử dụng tự do chọn lựa. Bởi cách chọn lựa xử dụng thời gian, tài trí của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến tương lai đời này và hạnh phúc thật đời sau.
Thiên Chúa mời gọi tất cả đến với Ngài. Lời mời gọi mang tính cách hoàn vũ này trở thành vấn nạn cho một số cá nhân. Nếu chỉ có ít người được mời, người ta sẽ rất hãnh diện. Chúa mời gọi mọi người nên người ta coi nhẹ lời mời. Nguyên nhân do phán đoán sai lầm, hoặc ảnh hưởng bởi xu hướng xã hội. Người thường quan niệm, bất cứ thứ gì lúc nào cũng có thể lấy, thứ đó không quan trọng, không quí. Quan niệm trên có thể áp dụng cho một số vấn đề liên quan đến vật chất, nhưng nó hoàn toàn sai khi ứng dụng vào đời sống đức tin Kitô hữu. Đức tin Kitô hữu là điều cao quí, vượt lên trên mọi giá trị trần thế. Đức Kitô ban cho tất cả bởi Ngài chết cho tất cả, bởi tình yêu Ngài vĩ đại, bởi lòng Chúa bao la hơn đại dương, sâu thẳm hơn bầu trời. Máu Ngài đổ ra trên thập tự ban sự sống trường sinh cho những ai thành tâm đón nhận Ngài.
Phán đoán sai lầm về vật chất dẫn đến mất sản nghiệp. Sai lầm về đức tin mất sự sống trường sinh. Không tin theo, không đáp trả lời Đức Kitô mời gọi là một phán đoán sai lầm mất sự sống trường sinh. Không chấp nhận để tình yêu Chúa hướng dẫn cuộc sống; người đó sẽ đi theo đường lối thế gian, bị thế gian cuốn hút. Con đường trần thế bề ngoài xem ra hấp dẫn. Mặt trái của nó là cắn cấu, tranh giành, hạ gục nhau đê tiến lên. Loại sóng ngầm này không dễ tránh khỏi nó dìm sâu đáy biển.
Bởi Đức Kitô kêu gọi tất cả mọi người, và bất cứ khi nào sẵn sàng cũng có thể đáp trả; vì thế một số cá nhân thờ ơ, chần chờ, coi đây không phải là việc làm khẩn cấp. Chần chờ, thờ ơ, có nguy hiểm riêng của nó, bởi giờ chết thường xảy ra vào lúc ta không ngờ. Điều khôn ngoan, tốt đẹp nhất vẫn là đáp trả ngay khi nhận được lời mời gọi. Chần chờ, thờ ơ, chờ cơ hội hoán cải, trở về, có thể quá trễ. Tin theo Đức Kitô được nâng lên hàng con cái Thiên Chúa, kẻ thừa tự nước trời. Đi theo con đường trần thế người đó thuộc về trần thế.
Thực tế sự chết phần xác quá rõ ràng. Không ai có thể chối cãi; trong khi sự sống trường sinh quá sâu thẳm, vượt khỏi hiểu biết, dự đoán của mọi người vì thế cần đến đức tin bù đắp cho điều ngoài sức hiểu. Người ta có thể chối bỏ sự sống lại đời sau. Chối bằng lời nói, việc làm hay sách vở đều là võ đoán. Sự sống trường sinh là một thực tại; việc Thiên Chúa thực hiện. Làm sao có thể chối bỏ được điều xảy ra trước khi Thiên Chúa tạo dựng con người?. Điều ta có thể làm được là chọn lựa. Chọn điều tốt lành dẫn đến sự sống trường sinh; hay chọn điều xấu dẫn đến chết muôn đời. Chọn sự chết là chọn không tin có sự sống đời sau; từ đó đi đến việc không chuẩn bị cho cuộc sống trường sinh. Sự sống trường sinh xảy ra trong tương lai, nhưng lại bắt đầu ngay tại thế bởi chính Con Một Thiên Chúa xuống trần và ở giữa chúng ta, dậy chúng ta sống chuẩn bị cho tương lai, cho cuộc sống trường sinh. Cuộc sống trường sinh cho những ai nhận biết mình nghèo nàn về phần tâm linh. Nhận biết này giúp ta hướng về Thiên Chúa, đồng thời nhận biết những gì ta có đều do Chúa ban. Ta không làm chủ chúng, mà chỉ là quản gia, coi sóc, phát triển và phân phát chúng cho anh em túng thiếu, đói khổ. Làm điều đó chính là làm Sáng Danh Chúa cho tha nhân. Điều này được ví von như là mặc áo cưới. Áo cưới giúp người đó ngồi chung bàn với anh em khác, tham dự tiệc hoàng gia. Áo cưới đây còn được hiểu như là món quà Chúa trao tặng. Chúng ta hoàn toàn tự do đón nhận hay tự do từ chối. Đón nhận áo cưới để cùng tham dự tiệc thiên quốc nơi trần thế qua việc tham dự Bí Tích Thánh Thể. Đến với tiệc Thánh với Tâm hồn trong sạch, với niềm tin, lòng mến, và cung kính. Chung lời cảm tạ Chúa với anh chị em khác. Thiếu chuẩn bị trên không thể đón nhận Mình Thánh Chúa. Mình Thánh Chúa là nguồn sống tăng sức mạnh, Máu Thánh Chúa là suối nguồn yêu thương mang lại bình an, hoan lạc. Tiệc Thánh nối kết Kitô hữu với nhau qua Đức Kitô, ngồi cùng bàn, uống cùng chén, là anh chị em trong đại gia đình Kitô hữu. Tiệc cưới nước trời yêu cầu ta mang i phục tiệc cưới; chính là sống khiêm nhường, tin, yêu Thiên Chúa và làm sáng Danh Chúa qua việc phục vụ tha nhân.
TiengChuong.org
Excuses
We often make excuses; some are legitimate; others are not so. We make excuses when we are preoccupied with things in this world. When our heart obsesses with things of this world; we listen to the voice of the world; and heavily engage in world affairs. When our heart desires the heavenly thing; we listen to the voice of God and give time to serve God and God's people. This is the invitation; Jesus tells us to take it seriously. This universal invitation causes problems for some, caused by the error of their judgment. When a thing is available for everyone; we tend to see that it is cheap, and has not much value. It may be true for things of this world, but not true for having faith in Jesus. Not having faith in Jesus is poor judgment. Refusing to be guided by God's love will mean being led by something else less than God; it is human knowledge driven by personal ambition. Because faith in Jesus is available for everyone; that makes some believe that Jesus' call is not an urgent call because it is available all the time. The risk of this approach is that we don't know when our time is up. It is better to be ready. Any delay in responding to his call is a fatal mistake.
Faith in Jesus means to love and trust him. Without his guidance, one would see the purpose of life differently. That person remains at the world's level. Those who follow Jesus will be lifted up to be children of God. They are free from the power of darkness. The heavenly kingdom is available for those who love to have it, not because faith in Jesus is cheap, but simply because our loving God is extremely generous. His blood on the cross redeems and purifies our lives. No one can deny the reality of death and sickness. Some prefer to deny the reality of the heavenly home because it is unknown. Jesus reminds us that it doesn't matter how much we deny the existence of the heavenly home; it doesn't mean that heaven doesn't exist. The heavenly kingdom exists even before our own existence. How can we deny what had already existed before the birth of mankind? It makes no sense. What we can do is make choices: good choices and poor choices. We make poor choices when we fail to prepare ourselves for our heavenly home. This true home is in God's house, but it begins right here now; because God's Son lives in this world.
Faith in Jesus is available for everyone, who accepts his spiritual poverty. This recognition, through God's grace, is a self-revelation because that person acknowledges that whatever s/he owns comes from God. S/he is only a steward of God's gifts given to take care of, cultivate, and share these gifts with others. Sharing by means of glorifying God is understood as a wedding garment in today's parable. This wedding garment is a ticket to remain with others, and enjoy the wedding banquet the king offers. The wedding garment is truly a gift from God. We are free to choose to wear it. We choose to wear it by having the spiritual banquet on earth, and that is the Eucharist. We need to go to the Eucharist with a clear conscience and a repentant heart. We give thanks to God for the gift of life. By receiving his Body; we are fed with his boundless love; by receiving his Blood; we receive the good wellspring everlasting life. His Body and Blood unite us with him, and with those who share the same faith, receive the same cup, and sit at the table fellowship at the Eucharist. The heavenly banquet requires us to wear a wedding garment that is to live humbly before God, to love God sincerely, and to provide service to others.
Một khi con tim thiên về vật chất; con tim đó coi trọng vật chất, dành hết thời gian cho vật chất. Con tim thành tâm yêu mến Thiên Chúa, dù bận rộn cách mấy, con tim đó cũng có thể tìm ra thời gian để cảm tạ Thiên Chúa mỗi ngày. Đức Kitô khuyến cáo hãy chú tâm đặc biệt đến việc xử dụng tự do chọn lựa. Bởi cách chọn lựa xử dụng thời gian, tài trí của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến tương lai đời này và hạnh phúc thật đời sau.
Thiên Chúa mời gọi tất cả đến với Ngài. Lời mời gọi mang tính cách hoàn vũ này trở thành vấn nạn cho một số cá nhân. Nếu chỉ có ít người được mời, người ta sẽ rất hãnh diện. Chúa mời gọi mọi người nên người ta coi nhẹ lời mời. Nguyên nhân do phán đoán sai lầm, hoặc ảnh hưởng bởi xu hướng xã hội. Người thường quan niệm, bất cứ thứ gì lúc nào cũng có thể lấy, thứ đó không quan trọng, không quí. Quan niệm trên có thể áp dụng cho một số vấn đề liên quan đến vật chất, nhưng nó hoàn toàn sai khi ứng dụng vào đời sống đức tin Kitô hữu. Đức tin Kitô hữu là điều cao quí, vượt lên trên mọi giá trị trần thế. Đức Kitô ban cho tất cả bởi Ngài chết cho tất cả, bởi tình yêu Ngài vĩ đại, bởi lòng Chúa bao la hơn đại dương, sâu thẳm hơn bầu trời. Máu Ngài đổ ra trên thập tự ban sự sống trường sinh cho những ai thành tâm đón nhận Ngài.
Phán đoán sai lầm về vật chất dẫn đến mất sản nghiệp. Sai lầm về đức tin mất sự sống trường sinh. Không tin theo, không đáp trả lời Đức Kitô mời gọi là một phán đoán sai lầm mất sự sống trường sinh. Không chấp nhận để tình yêu Chúa hướng dẫn cuộc sống; người đó sẽ đi theo đường lối thế gian, bị thế gian cuốn hút. Con đường trần thế bề ngoài xem ra hấp dẫn. Mặt trái của nó là cắn cấu, tranh giành, hạ gục nhau đê tiến lên. Loại sóng ngầm này không dễ tránh khỏi nó dìm sâu đáy biển.
Bởi Đức Kitô kêu gọi tất cả mọi người, và bất cứ khi nào sẵn sàng cũng có thể đáp trả; vì thế một số cá nhân thờ ơ, chần chờ, coi đây không phải là việc làm khẩn cấp. Chần chờ, thờ ơ, có nguy hiểm riêng của nó, bởi giờ chết thường xảy ra vào lúc ta không ngờ. Điều khôn ngoan, tốt đẹp nhất vẫn là đáp trả ngay khi nhận được lời mời gọi. Chần chờ, thờ ơ, chờ cơ hội hoán cải, trở về, có thể quá trễ. Tin theo Đức Kitô được nâng lên hàng con cái Thiên Chúa, kẻ thừa tự nước trời. Đi theo con đường trần thế người đó thuộc về trần thế.
Thực tế sự chết phần xác quá rõ ràng. Không ai có thể chối cãi; trong khi sự sống trường sinh quá sâu thẳm, vượt khỏi hiểu biết, dự đoán của mọi người vì thế cần đến đức tin bù đắp cho điều ngoài sức hiểu. Người ta có thể chối bỏ sự sống lại đời sau. Chối bằng lời nói, việc làm hay sách vở đều là võ đoán. Sự sống trường sinh là một thực tại; việc Thiên Chúa thực hiện. Làm sao có thể chối bỏ được điều xảy ra trước khi Thiên Chúa tạo dựng con người?. Điều ta có thể làm được là chọn lựa. Chọn điều tốt lành dẫn đến sự sống trường sinh; hay chọn điều xấu dẫn đến chết muôn đời. Chọn sự chết là chọn không tin có sự sống đời sau; từ đó đi đến việc không chuẩn bị cho cuộc sống trường sinh. Sự sống trường sinh xảy ra trong tương lai, nhưng lại bắt đầu ngay tại thế bởi chính Con Một Thiên Chúa xuống trần và ở giữa chúng ta, dậy chúng ta sống chuẩn bị cho tương lai, cho cuộc sống trường sinh. Cuộc sống trường sinh cho những ai nhận biết mình nghèo nàn về phần tâm linh. Nhận biết này giúp ta hướng về Thiên Chúa, đồng thời nhận biết những gì ta có đều do Chúa ban. Ta không làm chủ chúng, mà chỉ là quản gia, coi sóc, phát triển và phân phát chúng cho anh em túng thiếu, đói khổ. Làm điều đó chính là làm Sáng Danh Chúa cho tha nhân. Điều này được ví von như là mặc áo cưới. Áo cưới giúp người đó ngồi chung bàn với anh em khác, tham dự tiệc hoàng gia. Áo cưới đây còn được hiểu như là món quà Chúa trao tặng. Chúng ta hoàn toàn tự do đón nhận hay tự do từ chối. Đón nhận áo cưới để cùng tham dự tiệc thiên quốc nơi trần thế qua việc tham dự Bí Tích Thánh Thể. Đến với tiệc Thánh với Tâm hồn trong sạch, với niềm tin, lòng mến, và cung kính. Chung lời cảm tạ Chúa với anh chị em khác. Thiếu chuẩn bị trên không thể đón nhận Mình Thánh Chúa. Mình Thánh Chúa là nguồn sống tăng sức mạnh, Máu Thánh Chúa là suối nguồn yêu thương mang lại bình an, hoan lạc. Tiệc Thánh nối kết Kitô hữu với nhau qua Đức Kitô, ngồi cùng bàn, uống cùng chén, là anh chị em trong đại gia đình Kitô hữu. Tiệc cưới nước trời yêu cầu ta mang i phục tiệc cưới; chính là sống khiêm nhường, tin, yêu Thiên Chúa và làm sáng Danh Chúa qua việc phục vụ tha nhân.
TiengChuong.org
Excuses
We often make excuses; some are legitimate; others are not so. We make excuses when we are preoccupied with things in this world. When our heart obsesses with things of this world; we listen to the voice of the world; and heavily engage in world affairs. When our heart desires the heavenly thing; we listen to the voice of God and give time to serve God and God's people. This is the invitation; Jesus tells us to take it seriously. This universal invitation causes problems for some, caused by the error of their judgment. When a thing is available for everyone; we tend to see that it is cheap, and has not much value. It may be true for things of this world, but not true for having faith in Jesus. Not having faith in Jesus is poor judgment. Refusing to be guided by God's love will mean being led by something else less than God; it is human knowledge driven by personal ambition. Because faith in Jesus is available for everyone; that makes some believe that Jesus' call is not an urgent call because it is available all the time. The risk of this approach is that we don't know when our time is up. It is better to be ready. Any delay in responding to his call is a fatal mistake.
Faith in Jesus means to love and trust him. Without his guidance, one would see the purpose of life differently. That person remains at the world's level. Those who follow Jesus will be lifted up to be children of God. They are free from the power of darkness. The heavenly kingdom is available for those who love to have it, not because faith in Jesus is cheap, but simply because our loving God is extremely generous. His blood on the cross redeems and purifies our lives. No one can deny the reality of death and sickness. Some prefer to deny the reality of the heavenly home because it is unknown. Jesus reminds us that it doesn't matter how much we deny the existence of the heavenly home; it doesn't mean that heaven doesn't exist. The heavenly kingdom exists even before our own existence. How can we deny what had already existed before the birth of mankind? It makes no sense. What we can do is make choices: good choices and poor choices. We make poor choices when we fail to prepare ourselves for our heavenly home. This true home is in God's house, but it begins right here now; because God's Son lives in this world.
Faith in Jesus is available for everyone, who accepts his spiritual poverty. This recognition, through God's grace, is a self-revelation because that person acknowledges that whatever s/he owns comes from God. S/he is only a steward of God's gifts given to take care of, cultivate, and share these gifts with others. Sharing by means of glorifying God is understood as a wedding garment in today's parable. This wedding garment is a ticket to remain with others, and enjoy the wedding banquet the king offers. The wedding garment is truly a gift from God. We are free to choose to wear it. We choose to wear it by having the spiritual banquet on earth, and that is the Eucharist. We need to go to the Eucharist with a clear conscience and a repentant heart. We give thanks to God for the gift of life. By receiving his Body; we are fed with his boundless love; by receiving his Blood; we receive the good wellspring everlasting life. His Body and Blood unite us with him, and with those who share the same faith, receive the same cup, and sit at the table fellowship at the Eucharist. The heavenly banquet requires us to wear a wedding garment that is to live humbly before God, to love God sincerely, and to provide service to others.
Không tham gia ta mất niềm vui
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:32 13/10/2023
KHÔNG THAM GIA TA MẤT NIỀM VUI
Tuần này Chúa Giêsu kể dụ ngôn Nước Trời giống như tiệc cưới con vua. Đám cưới của người dân đã đông vui rồi, đám cưới của con vua chắc sẽ đông vui gấp bội. Ấy vậy có điều lạ là bao nhiêu khách mời lại không tới tham dự tiệc cưới. Tại sao lại không tham dự? Tiệc cưới này nói gì về tiệc Chúa mời chúng ta?
1. Không tham dự. Cứ tưởng được vua mời dự tiệc cưới thì người ta phải hân hoan sung sướng, lấy làm vinh dự hãnh diện và háo hức đợi ngày đi dự, chứ sao lại từ chối không đến? Có phải vì vua mời hời hợt không? Không, vua cẩn thận chu đáo mời khách những 3 lần, sai đầy tớ đến tận nơi mời. Vậy sao họ vẫn chối từ? Phúc Âm cho biết lý do: “Kẻ thì đi thăm nông trại, người thì đi buôn.” Hóa ra họ đang lo công việc làm ăn của họ. Lòng họ bận tâm về tiền bạc hơn là tình nghĩa. Họ cho việc của họ quan trọng hơn việc nhà vua. Trong đời, khi lòng người đang đam mê điều gì thì người ta sẽ ưu tiên cho điều đó.
2. Tiệc Chúa mời. Hàng ngày Chúa vẫn mở tiệc mời chúng ta tham dự tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể trong Thánh lễ. Chúa là vua quảng đại mời hết mọi người tham dự, không loại trừ ai. Thế nhưng đến lượt Chúa cũng bị nhiều người chối từ không đến dự. Tại sao? Có lẽ giống như dụ ngôn, người ta cũng mải mê lo chuyện của mình hơn là tiệc Chúa mời. Và có lẽ nhiều người cũng chưa ý thức và cảm nghiệm Thánh lễ như bầu khí của một bữa tiệc: nơi ấy tràn đầy niềm vui của gặp gỡ, chúc tụng, ca hát, yêu thương.
Lạy Chúa, xin cho chúng con cảm nghiệm niềm vui sống Đạo như đi dự tiệc cưới. Tạ ơn Chúa quảng đại yêu thương mời con dự tiệc Thánh. Xin cho chúng con ý thức mỗi khi đi tham dự Thánh lễ là dịp được dự tiệc Thánh Thể, tiệc Lời Chúa, cảm nếm trước tiệc Nước Trời phơi phới niềm vui. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:36 13/10/2023
25. Đức khiết tịnh là tính siêu nhiên khắc chế bản tính, thì có thể nói, một cái bị thịt (túi da hôi thối) -thật là kỳ diệu- khi bắt chước thần tính trên trời.
(Thánh Clemens I)Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:41 13/10/2023
74. MẤT NGỰA GIẾT CHÓ
Lúc Âu Dương Tu làm việc ở hàn lâm viện thì thường cùng với các đồng sự trong viện đi du ngoạn.
Một hôm, thấy con ngựa phóng như bay giẫm chết con chó, Âu Dương Tu nói:
- “Các ông nói ra chuyện này coi.”
Một người nói:
- “Có con chó nằm nơi đường cái, vì ngựa mất móng mà giết nó.”
Người khác nói:
- “Có con chó nằm nơi đường cái, vì ổ chó mà giết nó.”
Âu Dương Tu cười nói:
- ”Các ông quan sử mà nói như thế, thì cả vạn cuốn sách viết cũng không hết.”
Người thứ hai ấy nói:
- “Vậy thì ông nói coi?.”
Âu Dương Tu đáp:
- “Mất ngựa giết chó ở trên đường.”
Hai người ấy mặt biến sắc phụ họa cười theo.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 74:
Thời nay người ta có khuynh hướng thích cái gì là thực tế có thể nắm bắt được, cảm nghiệm được và truyền đạt cho nhau được.
Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình thì công ty phải xuất tiền quảng cáo, quảng cáo muốn “đập” vào trong mắt người ta thì quảng cáo phải có nét ấn tượng, và muốn có ấn tượng lâu dài thi phải sống động, mà muốn sống động thì không có gì hay hơn là người thật diễn quảng cáo, vì thế quảng cáo trên truyền hình thì tốn tiền nhiều hơn trên tấm pa nô.
Đời sống tâm linh của người tín hữu cùng cần phải được quảng cáo, quảng cáo đây không có nghĩa là khoe khoang nhưng là giới thiệu cách thực tế và sống động niềm tin của mình.
Mỗi lần đến nhà thờ dâng lễ là người Ki-tô hữu giới thiệu đức tin của mình cho mọi người biết, mỗi lần người Ki-tô hữu biết tha thứ cho người chỉ trích và làm hại mình là họ giới thiệu khuôn mặt nhân hậu của Đức Chúa Giê-su cho tha nhân, mỗi lần người Ki-tô hữu cúi xuống nâng đỡ người anh em đứng lên là họ giới thiệu lòng nhân ái của Đức Chúa Giê-su cho mọi người…
Hai người bạn của Âu Dương Tu không lột tả được hết tình tiết câu chuyện xảy ra trên đường vì họ chỉ nói lý thuyết, nhưng người Ki-tô hữu thì sẽ cúi xuống thực hành đức ái với người hoạn nạn bên vệ đường, vì lời nói thì bay theo gió, nhưng việc làm thực tế thì tồn tại và tỏa sáng…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lúc Âu Dương Tu làm việc ở hàn lâm viện thì thường cùng với các đồng sự trong viện đi du ngoạn.
Một hôm, thấy con ngựa phóng như bay giẫm chết con chó, Âu Dương Tu nói:
- “Các ông nói ra chuyện này coi.”
Một người nói:
- “Có con chó nằm nơi đường cái, vì ngựa mất móng mà giết nó.”
Người khác nói:
- “Có con chó nằm nơi đường cái, vì ổ chó mà giết nó.”
Âu Dương Tu cười nói:
- ”Các ông quan sử mà nói như thế, thì cả vạn cuốn sách viết cũng không hết.”
Người thứ hai ấy nói:
- “Vậy thì ông nói coi?.”
Âu Dương Tu đáp:
- “Mất ngựa giết chó ở trên đường.”
Hai người ấy mặt biến sắc phụ họa cười theo.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 74:
Thời nay người ta có khuynh hướng thích cái gì là thực tế có thể nắm bắt được, cảm nghiệm được và truyền đạt cho nhau được.
Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình thì công ty phải xuất tiền quảng cáo, quảng cáo muốn “đập” vào trong mắt người ta thì quảng cáo phải có nét ấn tượng, và muốn có ấn tượng lâu dài thi phải sống động, mà muốn sống động thì không có gì hay hơn là người thật diễn quảng cáo, vì thế quảng cáo trên truyền hình thì tốn tiền nhiều hơn trên tấm pa nô.
Đời sống tâm linh của người tín hữu cùng cần phải được quảng cáo, quảng cáo đây không có nghĩa là khoe khoang nhưng là giới thiệu cách thực tế và sống động niềm tin của mình.
Mỗi lần đến nhà thờ dâng lễ là người Ki-tô hữu giới thiệu đức tin của mình cho mọi người biết, mỗi lần người Ki-tô hữu biết tha thứ cho người chỉ trích và làm hại mình là họ giới thiệu khuôn mặt nhân hậu của Đức Chúa Giê-su cho tha nhân, mỗi lần người Ki-tô hữu cúi xuống nâng đỡ người anh em đứng lên là họ giới thiệu lòng nhân ái của Đức Chúa Giê-su cho mọi người…
Hai người bạn của Âu Dương Tu không lột tả được hết tình tiết câu chuyện xảy ra trên đường vì họ chỉ nói lý thuyết, nhưng người Ki-tô hữu thì sẽ cúi xuống thực hành đức ái với người hoạn nạn bên vệ đường, vì lời nói thì bay theo gió, nhưng việc làm thực tế thì tồn tại và tỏa sáng…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Kiệt tác của một kiệt tác
Lm. Minh Anh
14:48 13/10/2023
KIỆT TÁC CỦA MỘT KIỆT TÁC
“Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!”
William Hearst, một tỷ phú, đã đầu tư cả gia tài vào các tác phẩm nghệ thuật. Ngày kia, biết đến một kiệt tác, ông cử đại diện ra nước ngoài tìm. Sau nhiều tháng, viên đại diện báo tin về, trước sự ngạc nhiên của William, “Kiệt tác vô giá được cất giữ trong kho của William Hearst!”. Như vậy, ông đã cho tìm kiếm một kho báu mà ông sở hữu! Nếu chịu khó đọc danh mục tác phẩm của mình, ông đã tiết kiệm được bao thời gian và tiền bạc!
Kính thưa Anh Chị em,
Như tỷ phú William, nhân loại đã sở hữu “Giêsu”, một ‘Kiệt Tác’; ấy thế, hơn 2.000 năm qua, con người vẫn mải miết đi tìm nó! Lời Chúa hôm nay không chỉ nói đến Kiệt Tác “Giêsu”, nhưng còn nói đến nói đến Maria, mẹ Ngài, ‘kiệt tác của một Kiệt Tác’ mà một phụ nữ đã phát hiện, “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!”
Sự hiểu biết của phụ nữ này thật sâu sắc! Cô cảm nhận sự vĩ đại của một vị Thầy có tên Giêsu; và hầu chắc, cô linh cảm Giêsu, một Messia. Thật đáng nghi! E rằng, cô đã đoán được phần nào Ngài còn là một Thiên Chúa làm người! Từ sự vĩ đại của “Con”, cô suy đoán sự vĩ đại của “mẹ”. Với cô, ai đã sinh ra ‘Kiệt Tác’ này cho thế giới, người ấy sẽ là một ‘kiệt tác’ của nhân loại, “Phúc đức tại phụ mẫu”. Và cô ấy đúng! Nhân tính của “Giêsu” là kiệt tác của “Maria!”. Tất cả những gì Mẹ có, Mẹ là, Maria đã chuyển cho Con mình. Đang khi không ai dám nghĩ sự hoàn hảo nơi thần tính Chúa Giêsu phần nào cũng có công nghiệp của Mẹ, thì sẽ rất bất công nếu bảo, Maria chẳng có tác động nào lên sự hoàn hảo nơi nhân tính của Chúa Con. Vì thế, Maria, là ‘kiệt tác của một Kiệt Tác’ vậy!
Vậy tại sao Maria là một kiệt tác? Vì lẽ, khi sai Con vào trần gian, Chúa Cha muốn Chúa Con có một người mẹ vốn phải tốt nhất, hoàn hảo nhất. Để chuẩn bị, Ngài ban cho Maria nhiều ân đức, đặc biệt ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, hầu gìn giữ Mẹ tinh tuyền. Ai có thể tưởng tượng, Giêsu trong trắng, được bao bọc trong một thân xác ô nhiễm bởi tội lỗi trong chín tháng đầu đời? Liệu một đứa trẻ tinh nguyên như thế, đến bao giờ mới có thể ‘ngừng khóc’ khi ‘một tội nhân’ chăm sóc? Vì thế, Chúa Cha đã chuẩn bị cho mẹ của Chúa Con một phép lạ có một không hai. Và đó là lý do tại sao, Maria là một kiệt tác!
Anh Chị em,
“Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!”. Đó là lời khen người phụ nữ kia đã dành cho kiệt tác Maria. Nhưng, thật bất ngờ, Chúa Giêsu còn nói đến một điều gì đó quý hơn cả một kiệt tác, “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa!”. Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa bằng Maria, người đã không bỏ rơi một Lời, một ý nào của Ngài! Vì thế, Maria còn hơn là một kiệt tác! Và lạ lùng thay, cả chúng ta, nếu nghe và giữ lời Thiên Chúa như Mẹ, bạn và tôi cũng là một kiệt tác! Và còn hơn thế, chúng ta sẽ sinh ra những kiệt tác khác cho Chúa, cho thế giới bằng sự cộng tác hết mình với ân sủng; nghĩa là, phải nên thánh và giúp người khác nên thánh bằng Lời Chúa và thực thi Lời Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mọi vật, mọi sinh linh Chúa tạo thành đều hoàn hảo. Dẫu không là một kiệt tác hay tuyệt phẩm, cho con đừng trở nên một tác phẩm xoàng, tác phẩm hỏng!” Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội đồng không phân cực về các vấn đề phụ nữ, LGBTQ+
Vũ Văn An
13:54 13/10/2023
Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 12 tháng 10 năm 2023, tường trình rằng Những người tham gia Thượng Hội đồng Giám mục đang diễn ra của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tính đồng nghị cho biết hôm thứ Tư rằng tín lý của Giáo hội không được đem ra thảo luận về các vấn đề như phụ nữ và việc bao gồm những người Công Giáo LGBTQ+, và mặc dù các ý kiến về các chủ đề này có thể khác nhau, nhưng không có “phân cực.”
Phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo ngày 11 tháng 10, Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Vatican, nói rằng kinh nghiệm của ông là Thượng Hội đồng “không bị phân cực”.
Ông nói, “Đó là một trải nghiệm chia sẻ… đó là chia sẻ những điều mà mỗi chúng ta muốn nói, cho dù đó là câu hỏi của người đồng tính hay người LGBTQ”.
Ông Ruffini nói rằng một số tham dự viên chiều Thứ Ba và sáng Thứ Tư nhấn mạnh “sự cần thiết phải gặp gỡ người ta, phát triển thừa tác mục vụ và hiểu cuộc sống của họ,” trong khi những người khác “nhấn mạnh sự cần thiết phải ở lại trong Huấn Quyền của Giáo Hội.
“Nếu có căng thẳng thì đó là điều bình thường, bình thường trong một gia đình, hãy tưởng tượng trong một gia đình có 365 người cùng chia sẻ, nhưng cho đến nay chưa có yếu tố nào có thể được định nghĩa là 'phân cực', chúng ta chỉ chia sẻ những trải nghiệm và mối quan tâm có thể khác nhau mà thôi.”
Đức Hồng Y Gérald Cyprien Lacroix, Tổng Giám mục Québec và là thành viên của Hội đồng Kinh tế Vatican và là cơ quan cố vấn của Hội đồng Hồng Y của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho biết ngài nhận thấy phương pháp của Thượng hội đồng hiện tại là “tuyệt vời”, vì nó cho phép mọi người nói và nghe những gì người khác có để nói.
“Tôi có thể đến đây và nói tốt, tôi có câu trả lời, đây là điều chúng ta nên làm mà không cần nghe lời người khác. Điều mà tôi gọi là Phân cực theo tôi là mọi người trở nên cứng ngắc và không thể tiến về phía trước,” ngài nhận định như thế, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải “khiêm tốn và không nghĩ rằng chúng ta là những người duy nhất có sự thật hoặc chúng ta có câu trả lời duy nhất.”
Đức Hồng Y Lacroix nói: “Điều quan trọng là phải lắng nghe người khác và trao đổi quan điểm cũng như so sánh bản thân và ý tưởng của mình với người khác, với lời nói và thực tại mà người khác trải qua”.
Nhằm mục đích làm cho Giáo hội trở thành một nơi hòa nhập và thân thiện hơn đối với tất cả các thành viên của mình, thượng hội đồng đã gây ra cuộc tranh luận về việc đưa vào các vấn đề nóng bỏng như truyền chức linh mục cho phụ nữ, luật độc thân linh mục và mở rộng vòng tay với cộng đồng LGBTQ+, bao gồm cả vấn đề ban phước lành cho các cuộc kết hợp đồng tính.
Trước khi khai mạc Thượng Hội đồng vào ngày 4 tháng 10, một nhóm năm Hồng Y bảo thủ đã công bố một loạt nghi ngờ am các vị đã đệ trình lên Đức Giáo Hoàng trước Thượng hội đồng về các vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ và ban phép lành cho các cặp đôi đồng tính.
Trong câu trả lời của mình, được Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican công bố, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tái khẳng định việc Giáo hội đóng cửa đối với việc phong chức linh mục cho phụ nữ nhưng cho biết điều này có thể được nghiên cứu thêm và ngài đã mở cửa cho các phước lành đồng tính, miễn là sự kết hợp không bị nhầm lẫn với hôn nhân Công Giáo.
Khi được hỏi liệu những người tham gia có phải cam kết chính thức tuân thủ giáo huấn của Giáo hội hay không, Đức Hồng Y Lacroix nói: “Mục tiêu của Thượng Hội đồng này, như bạn biết, không phải là đề cập đến các khía cạnh tín lý, mà là xem xét thái độ và cách phân định của chúng ta để học cách đồng hành cùng nhau.”
“Một khi chúng ta về nhà, chúng ta có thể đối mặt với tất cả những vấn đề này,” ngài nói thế, đồng thời lưu ý rằng chủ đề của thượng hội đồng hiện tại là “cùng nhau hành trình”, vì vậy trong khi những người tham gia đang chia sẻ kinh nghiệm của chính họ về nhiều vấn đề khác nhau, thì “đó không phải là một vấn đề giải quyết các chủ đề chuyên biệt.”
Ngài nói, “Tất nhiên, chúng ta có thể trao đổi ý tưởng, nhưng không chỉ ý tưởng của tôi là quan trọng, không chỉ ý tưởng của người khác mới quan trọng, điều quan trọng là những ý tưởng này phải trở thành đối tượng cho sự phân định chung.
“Chúng ta không được mong đợi những thay đổi ở bình diện tín lý, đây không phải là một thượng hội đồng về tín lý. Tất nhiên, sẽ có những gợi ý được đề xuất lên Đức Giáo Hoàng và ngài sẽ phân định phải tiếp tục ra sao”.
Khi được hỏi liệu những cá nhân trong hoàn cảnh bất hợp lệ, chẳng hạn như những người Công Giáo đã ly hôn và tái hôn hay những người đồng tính luyến ái, có tham gia Thượng Hội đồng hay không, Đức Hồng Y Lacroix nói: “Không phải ngôn ngữ hay bản sắc giới tính khiến chúng ta trở nên khác biệt. Tất cả chúng ta đều là con cái đã được rửa tội của Thiên Chúa… không có nhãn hiệu, chúng ta sẽ không dán bất cứ nhãn hiệu nào lên người khác.”
Ngài nói, “Mọi người đều như vậy, họ là anh chị em, họ là một phần của cơ thể mà chúng ta cùng nhau tạo nên,” và thêm rằng “việc tạo ra các nhóm, các nhóm tách biệt, điều này sẽ tạo ra sự phân cực.”
Ngài nhận định: “Chúng ta là chính chúng ta, bất kể là gì và chúng ta sẽ tiếp tục như thế trong suốt toàn bộ Thượng hội đồng, không ai sẽ bị loại trừ vì họ nghĩ thế này hay thế nọ”.
Theo Ruffini, việc bàn tới vấn đề xu hướng tính dục trong các cuộc can thiệp của Thượng Hội đồng tập chú vào nhu cầu đối diện với vấn đề này một cách có “trách nhiệm và hiểu biết”, cũng như lưu ý tới giáo huấn của Giáo hội, với một số người yêu cầu “một sự suy tư sâu sắc hơn” về giáo huấn của Giáo hội trong vấn đề này, trong khi những người khác cho rằng suy tư này “không cần thiết”.
Ông Ruffini cho biết, tập chú là vươn cánh tay mục vụ với các cặp đồng tính, với một số người tham gia nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “tránh mọi hình thức kỳ thị người đồng tính” và lưu ý rằng không ai biết hoàn cảnh bên trong của người khác.
Về chủ đề này, có người đề cập đến cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà ngoại tình trong Tin Mừng, nhấn mạnh đến sự tha thứ cũng như mệnh lệnh của Người là “hãy đi và đừng phạm tội nữa”.
Cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục cũng được đề cập, với những người tham gia nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “tránh mọi lạm dụng”, cho dù đó là lạm dụng tình dục, lạm dụng tâm lý hay lạm dụng quyền lực và lương tâm, cũng như nhu cầu “làm mọi việc để gần gũi với các nạn nhân.”
Sheila Pires, văn phòng truyền thông của Hội đồng Giám mục Công Giáo Nam Phi và thư ký ủy ban truyền thông của Thượng Hội đồng, cho biết chủ đề về phụ nữ cũng đã được thảo luận, với những người tham gia nhấn mạnh đến “sự cần thiết phải thừa nhận phụ nữ trong Giáo hội”.
Quan điểm được đưa ra là không nên đối xử phụ nữ và các nữ tu như “công dân hạng hai” và họ cũng phải “được bảo vệ khỏi bị lạm dụng”.
Các chủ đề khác được đề cập là mong muốn có “một Giáo hội vì người nghèo”, cũng như người di cư, biến đổi khí hậu, đại kết và nhu cầu tăng cường mối quan hệ với các Giáo hội Đông phương hiệp thông với Rôma.
Cũng có mặt trong cuộc họp báo hôm thứ Tư còn có nữ giáo dân Grace Wrakia, một tham dự viên Thượng Hội đồng đại diện cho Papua New Guinea và Quần đảo Solomon, người đã nói về văn hóa của mình và ý thức về mối quan hệ cộng đồng, cũng như một giáo dân người Ý Luca Casarini, một tham dự viên Thượng Hội đồng, và làm việc với tổ chức “Cứu người Địa Trung Hải”, nói về công việc của mình với những người di cư.
Xác minh: Phải chăng 118 người tham gia Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị đã mắc COVID?
Đặng Tự Do
16:57 13/10/2023
Có những thông tin lan rất nhanh trên các phương tiện truyền thông rằng hơn 100 người tham gia Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, diễn ra tại Vatican từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, đã “có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19” và đã vắng mặt trong cuộc họp vì lý do này vào ngày 9 tháng 10.
Tuy nhiên, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết Đức Hồng Y Vatican chịu trách nhiệm về Thượng Hội đồng Giám mục cho biết ngày 9 tháng 10 rằng “chỉ có bốn người nói với chúng tôi rằng họ ở nhà vì họ nhiễm COVID”.
Một bài báo của Vatican News bằng tiếng Ý đã đưa tin sai vào ngày 9 tháng 10 rằng 118 người tham gia Thượng Hội đồng mắc bệnh COVID, trích tuyên bố của Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục. Bài viết sau đó đã được sửa chữa. CNA đã xem xét bài viết gốc trước khi thực hiện chỉnh sửa và một phiên bản lưu trữ của bài viết. Vatican News là cơ quan truyền thông chính thức của Vatican.
Trong bài phát biểu được phát trực tiếp, Đức Hồng Y Grech cho biết “một số người tham gia không có mặt cùng chúng tôi trong hội trường sáng nay vì trong số họ, ít nhất một số người đã có kết quả dương tính với COVID. Vì vậy, để thận trọng, họ sẽ không tham gia công việc trong vài ngày tới. Trên hết, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ hồi phục sớm nhất có thể.”
Sau đó, Đức Hồng Y Grech làm rõ rằng “chỉ có bốn người” thông báo rằng họ dương tính với COVID. Đức Hồng Y cho biết tổng cộng có 15 người đã vắng mặt trong phiên họp sáng hôm đó, trong đó có một số giám mục và nhà lãnh đạo các bộ đang họp.
Khi bắt đầu phiên họp chung lần thứ tư vào ngày 9 tháng 10, khi Thượng hội đồng về Tính đồng nghị bắt đầu thảo luận phần B1 của Tài liệu Làm việc, một nhà tổ chức đã yêu cầu những người tham gia ghi danh sự hiện diện của họ bằng cách sử dụng máy tính bảng để quét mã QR trên huy hiệu của họ. Ban tổ chức sau đó thông báo rằng “có 346 người tham gia có mặt trong hội trường”.
Có tổng cộng 364 thành viên thượng hội đồng, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người cũng vắng mặt trong phiên họp buổi sáng của thượng hội đồng. Phát ngôn nhân Vatican Matteo Bruni nói với Vatican News rằng Đức Thánh Cha đã không tham dự vào phút cuối vì “những cuộc họp không lường trước được”.
Đức Hồng Y Grech cũng cho biết ngài đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ và không có lý do gì để lo lắng về sự lây lan của Covid tại Thượng hội đồng. Ngài mời những người tham gia thường xuyên vệ sinh tay và những người có mối quan tâm đặc biệt về sức khỏe nên đeo khẩu trang.
Source:Catholic News Agency
Nhật Ký Trừ Tà số 261: Satan khai thác vết thương của chúng ta
Đặng Tự Do
16:59 13/10/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #261: Satan Exploits Our Wounds”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 261: Satan khai thác vết thương của chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kate bị trầm cảm và lo lắng. Cô bị cha mình lạm dụng tình dục và khi trưởng thành phải vật lộn với tổn thương do bị lạm dụng. Cô gặp khó khăn với sự tuyệt vọng và tin tưởng vào người khác. Ngoài ra, cô ấy còn bị cô lập về mặt cảm xúc và phải chịu đựng sự căm ghét bản thân.
Gần đây, Kate trải qua những giai đoạn trầm cảm đặc biệt dữ dội và từng có ý định tự tử, những giai đoạn này có vẻ cực đoan và không phải là tâm trạng tâm lý “bình thường” điển hình của cô. Những cơn khủng hoảng này xuất hiện mà không có nguyên nhân trực tiếp rõ ràng. Khi cô ấy được cầu nguyện, những cơn khủng hoảng này giảm bớt đáng kể. Cả Kate và vị linh mục đều thắc mắc: những cuộc khủng hoảng như thế là do tâm lý hay là do ma quỷ gây ra?
Đối với chúng ta, điều quan trọng cần lưu ý là Satan đang lợi dụng vết thương của chúng ta. Nếu chúng ta đấu tranh với chứng trầm cảm, nó sẽ làm mọi cách để phóng đại sự trầm cảm của chúng ta, bao gồm cả việc lấp đầy tâm trí người đó bằng những suy nghĩ chán nản, tuyệt vọng, âu lo và thậm chí là tự tử. Nếu sợ hãi là điểm yếu của chúng ta, hắn sẽ phóng đại nỗi sợ hãi của chúng ta và cám dỗ chúng ta sợ hãi hắn và không tin tưởng vào Thiên Chúa. Nếu chúng ta bị lạm dụng khi còn nhỏ, Ma Quỷ sẽ lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những cảm giác vô dụng, hận thù bản thân và cô lập. Satan sử dụng những vết thương của con người làm cánh cổng để xâm nhập và tra tấn cuộc sống của họ.
Làm sao chúng ta biết liệu Satan có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của ai đó hay vấn đề của họ chỉ là vấn đề tâm lý? Một nơi cần xem xét là mức độ nghiêm trọng và sự khởi đầu của các cuộc tấn công. Sa-tan phóng đại những điểm yếu của chúng ta và những gì lẽ ra là một giai đoạn trầm cảm “bình thường” lại bị phóng đại thành một cuộc khủng hoảng toàn diện, không thể kiểm soát được. Thứ hai, các cuộc tấn công của ma quỷ thường xảy ra đột ngột và không có tác nhân tâm lý thông thường. Thứ ba, khi những lời cầu nguyện được giải thoát được nói ra trong một cuộc tấn công của Satan, cuộc khủng hoảng thường nhanh chóng dịu đi và chuyển sang một vấn đề điển hình và dễ quản lý hơn.
Nhiều trường hợp phiền não do ma quỷ liên quan đến sự kết hợp giữa những vết thương tâm lý tiềm ẩn và sự hiện diện của ma quỷ đang lợi dụng những vết thương này. Kết quả là, sự giải phóng tâm linh hoàn toàn không thể diễn ra trừ khi những vết thương tâm linh tiềm ẩn được chữa lành đầy đủ và cánh cổng được đóng lại. Nhiều người đau khổ của chúng tôi đang nhận được những lời cầu nguyện giải thoát cũng đang được chữa lành tâm lý bằng một số hình thức, trực tiếp giải quyết những tổn thương trong quá khứ và những vết thương tiềm ẩn.
Trong trường hợp của Kate, Satan đang sử dụng những vết thương tâm lý trong quá khứ của cô làm cánh cổng. Vì vậy, để trả lời câu hỏi về nguồn gốc vấn đề của cô: Những khó khăn của Kate vừa là tâm lý và vừa là tinh thần.
Sau nhiều tháng trị liệu tâm lý và cầu nguyện giải thoát, giờ đây cô đã có thể nhận ra khi nào mình đang mắc phải một vấn đề tâm trạng điển hình do quá khứ bị ngược đãi hoặc khi nào cô đang bị Ma quỷ tấn công trực tiếp. Bất cứ khi nào cô ấy gặp phải tâm trạng khó khăn về tâm lý “bình thường”, cô ấy phải thực hiện một loạt bước như kết nối với bác sĩ trị liệu, liên hệ với bạn bè và gia đình cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhưng khi vấn đề bao gồm một cuộc tấn công của Satan, cô ấy cũng sử dụng các phương tiện tâm linh như cầu nguyện giải thoát, kết nối với vị linh hướng của mình và lần chuỗi Mân côi,
Rất dễ rơi vào thái cực trong nhận thức. Một thái cực là tin rằng các vấn đề của một người hoàn toàn thuộc về tâm linh và bôi nhọ bất cứ điều gì thuộc tâm lý. Một thái cực khác là giản lược mọi thứ, cho rằng đó chỉ là vấn đề về tâm lý và bác bỏ khả năng bị ma quỷ ảnh hưởng trực tiếp. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy tâm lý và tinh thần có mối liên hệ với nhau, và do đó các phương thức chữa lành cả tâm lý và tinh thần thường rất quan trọng.
Kate đang làm việc chăm chỉ ở cả hai cấp độ và đã đạt được tiến bộ đáng kể. Nỗi sợ hãi suy nhược của cô đã giảm đi rất nhiều. Cô ấy đang kết nối lại với bạn bè. Cô ấy có thể đi lễ hàng ngày và rước lễ. Thể trạng của cô ấy rất tốt. Bây giờ cô ấy có một cảm giác hy vọng mới được tìm thấy. Và chúng tôi tìm thấy nhiều hy vọng khi làm việc với cô ấy.
Source:Catholic Exorcism
Giáo Hội Công Giáo Ukraine phá vỡ sự thận trọng của Vatican khi tuyên bố Hamas là một phong trào khủng bố
Đặng Tự Do
17:00 13/10/2023
“Hamas là một phong trào khủng bố”. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine không nói vòng vo và là Giáo hội đầu tiên xác định rõ ràng ai là kẻ xâm lược và ai đang bị tấn công trong cuộc chiến nổ ra ở Thánh địa, phá vỡ một cách hiệu quả đường lối thận trọng được tuân thủ cho đến nay bởi nhiều nhân vật khác nhau của Giáo Hội Công Giáo. Tránh vấp phải những “sự mơ hồ về ngôn ngữ” đã làm dấy lên cơn thịnh nộ của Israel - sau khi tuyên bố của các Thượng Phụ Thánh Địa được công bố - Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk tuyên bố rằng:
“Đây là một cuộc tấn công khủng bố hèn nhát được thực hiện bởi các chiến binh Hamas trong những ngày lễ tôn giáo của người Do Thái, trong khi hàng triệu người tập trung tại các giáo đường Do Thái để cầu nguyện hoặc nghỉ ngơi trong hòa bình. Những đoạn video kinh hoàng nhắc nhở chúng ta về tình huống bi thảm mà Ukraine đã và vẫn đang đau khổ trong cuộc xâm lược hung hãn của Nga: dân thường thiệt mạng khi cố gắng di tản, xe hơi bị bắn, các cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào các địa điểm yên bình, thiệt hại gây ra cho cơ sở hạ tầng dân sự và bệnh viện, nhà riêng bị đốt cháy, con tin bị bắt, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Kẻ tấn công đang vi phạm trắng trợn mọi chuẩn mực đạo đức và luật pháp quốc tế.”
“Chúng tôi cực lực lên án một hành động bạo lực vô nhân đạo và tàn bạo khác do phong trào khủng bố Hamas gây ra, với sự hỗ trợ của các tổ chức khủng bố khác và các quốc gia tài trợ cho phong trào này”.
“Trên thế giới này, họ coi thường nhân loại và tính nhân văn, họ không quan tâm đến luật pháp quốc tế và ngoại giao, và họ không trân trọng món quà quý giá nhất mà Tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta là sự sống”, Đức Tổng Giám Mục Shevchuck nói thêm.
Source:Sismografo
Thượng Hội Đồng ngày 12 tháng 10, các tham dự viên cầu nguyện cho hòa bình
Vũ Văn An
18:00 13/10/2023
Bản tin của Catholic World News ngày 13 tháng 10 năm 2023 cho hay tại Thượng Hội đồng, ngày 12 tháng 10, các tham dự viên đã cầu nguyện cho hòa bình khi họ tập trung vào buổi sáng. Vào buổi chiều, những người tham gia có cơ hội hành hương đến các hang toại đạo ở Rôma.
Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako, Thượng phụ Giáo Hội Công Giáo Canđê, chủ trì giờ cầu nguyện.
Ngài nói: “Sáng nay tôi muốn mời anh chị em cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, đặc biệt là ở Thánh Địa, cũng như ở Ukraine, tình trạng bạo lực ở Iraq, Iran và Lebanon”.
Margaret Karram, một người Công Giáo Ả Rập và là chủ tịch Phong trào Focolare, cũng dâng lời cầu nguyện.
“Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa cho Thánh Địa, cho nhân dân Israel và Palestine đang phải chịu đựng bạo lực chưa từng có, cho các nạn nhân, đặc biệt là trẻ em, cho những người bị thương, cho những người bị bắt làm con tin, cho những người mất tích và gia đình của họ.” cô nói. “Trong những giờ phút thống khổ và đình chỉ này, chúng con cùng lên tiếng với Đức Giáo Hoàng và với lời cầu nguyện đồng loạt của những người trên khắp thế giới đang cầu xin hòa bình.”
Họp báo
Thượng Hội đồng có 364 thành viên bỏ phiếu. Trong cuộc họp báo vào ngày 12 tháng 10, Ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, cho biết 343 thành viên đã có mặt tại phiên họp chung vào chiều hôm trước (11 tháng 10), trong đó 39 người đưa ra các bài can thiệp hoặc bài phát biểu ngắn gọn. (339 người có mặt vào chiều 10/10 và 345 có mặt vào sáng 11/10)
Trong các triều giáo hoàng của Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, Vatican có thông lệ công bố các bản văn can thiệp tại các Thượng hội đồng khác nhau; việc thực hành đó đã chấm dứt kể từ triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Các quy tắc của Thượng Hội đồng hiện tại buộc những người tham gia phải giữ bí mật ngay cả những can thiệp của chính họ (Điều 24), bảo đảm tính bảo mật tối đa cho những người tham gia và sự minh bạch tối thiểu cho các tín hữu.
Vì các người tham gia Thượng Hội đồng thảo luận về chủ đề thứ hai (“Làm thế nào chúng ta có thể trở thành dấu chỉ và công cụ đầy đủ hơn của sự kết hợp với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại?”), Ông Ruffini và những người khác tại cuộc họp báo đã liệt kê các chủ đề sau đây từ các bài phát biểu:
* đối thoại liên tôn giáo và liên văn hóa
* chủ nghĩa thực dân và cộng đồng bản địa
* tầm quan trọng của Bí tích Hòa giải
* “lắng nghe và lôi kéo giới trẻ vào cơn khát gặp Chúa Giêsu”
* Mẹ Teresa Calcutta và việc chăm sóc người bệnh
* “sự cấp bách trong cam kết của các nhà lãnh đạo Công Giáo trong việc thúc đẩy hòa bình”
* “thảm kịch của những người phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội ở vùng ngoại vi”
* “sự cần thiết phải hòa nhập và lắng nghe trong đời sống của Giáo hội”
“Sáng nay”, Ông Ruffini nói thêm, “tầm quan trọng của khuôn dung Thánh Mẫu của Giáo hội đồng nghị đã được nhấn mạnh. Đức Maria là mẹ, là giáo dân, là lời tiên tri, là đối thoại, là đặc sủng, là sự thánh thiện, là Tin Mừng được đem ra sống.”
Cuộc thảo luận về chủ đề thứ hai bắt đầu vào ngày 9 tháng 10 và sắp kết thúc; Thượng Hội đồng sẽ đưa ra một chủ đề mới vào ngày 13 tháng 10 (“Đồng trách nhiệm trong sứ mệnh: Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn các ân sủng và nhiệm vụ trong việc phục vụ Tin Mừng?”).
Các kinh nghiệm tích cực
Margaret Karram (Phong trào Focolare), Sơ Caroline Jarjis (Baghdad), và Đức Tổng Giám Mục Andrew Nkea Fuanya (Came-roon) cũng phát biểu tại cuộc họp báo. Kar-ram nói về tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho hòa bình; Nữ tu Jarjis, về các Kitô hữu bị bách hại; và Đức Tổng Giám Mục Fuanya, về kế hoạch chầu Thánh Thể vĩnh viễn tại mọi giáo xứ trong giáo phận của ngài. Tất cả đều ca ngợi kinh nghiệm đồng nghị.
Karram nói: “Kể từ khi chiến tranh nổ ra, trái tim tôi đã tan nát và tôi tự hỏi mình đang làm gì ở Thượng hội đồng này. Tham gia cầu nguyện với mọi người là một khoảnh khắc rất sâu sắc.
“Kinh nghiệm này đang dạy cho tôi ý nghĩa của việc cùng nhau bước đi, đối thoại, để cho người khác thách thức mình, và tính đồng nghị không chỉ là một phương pháp luận, nó phải trở thành một lối sống của Giáo hội: lắng nghe người khác với sự tôn trọng, vượt lên trên các ý kiến khác nhau”.
Sơ Jarjis nói, “Thiên Chúa hiện diện trong công việc chúng ta đang thực hiện tại Thượng Hội đồng. Người đã chọn chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta trước khi đến Rôma. Cùng nhau, chúng ta đang có kinh nghiệm của những Kitô hữu đầu tiên đã chia sẻ mọi sự.”
Sơ nói tiếp: “Tôi đến từ một đất nước đang có chiến tranh, nơi mà các Kitô hữu là thiểu số, nhưng sự phong phú của Giáo hội chúng tôi được mang lại nhờ sự hiện diện của các vị tử đạo. Máu của họ mang lại cho chúng tôi động lực để tiếp tục và tôi sẽ trở về nhà với một sức mạnh lớn hơn nhờ kinh nghiệm hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ.”
Đức Tổng Giám Mục Fuanya nói, “Tính đồng nghị là một phần của văn hóa châu Phi, bởi vì chúng tôi luôn làm mọi việc cùng nhau như một gia đình. Tôi nghĩ Thượng Hội đồng này là một niềm an ủi rất lớn đối với Châu Phi, bởi vì với những vấn đề chúng tôi gặp phải ở Châu Phi, đôi khi chúng tôi cảm thấy bị cô lập và bị bỏ rơi. Nhưng đến với Thượng Hội đồng, chúng tôi cùng với phần còn lại của Giáo hội hoàn vũ ngồi xuống và cùng nhau cầu nguyện cho những vấn đề đang diễn ra ở Châu Phi, và đặc biệt là cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh”.
Phương pháp mới của Thượng hội đồng có thể làm sai lệch các báo cáo về các vấn đề gây tranh cãi
Vũ Văn An
18:07 13/10/2023
Jonathan Liedl của National Catholic Register, từ Vatican, ngày 11 tháng 10 năm 2023, đánh đi bài bình luận cho hay: Chỉ những thành viên được chọn mới tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm nhỏ về các chủ đề nóng bỏng như sự hòa nhập của LGBTQ và các nữ phó tế.
Thực vậy, tuần này và tuần tới, Thượng hội đồng về tính đồng nghị sẽ tập trung vào các vấn đề như sự bao gồm LGBTQ và khả năng mở chức phó tế cho phụ nữ – một số vấn đề gây tranh cãi nhất trong nghị trình kéo dài hàng tháng của cuộc họp.
Nhưng trái ngược với những gì một số người có thể đã giả định, không phải tất cả 364 đại biểu của Thượng Hội đồng sẽ có cơ hội cân nhắc một cách bình đẳng về các chủ đề này. Trên thực tế, những người tổ chức Thượng Hội đồng chỉ phân công một số thành viên vào các nhóm nhỏ thảo luận về những vấn đề nóng bỏng này, sau khi các thành viên đã chỉ ra trước những chủ đề mà họ muốn tập trung vào.
Đó là một động lực có thể làm lệch các bảng báo cáo được đưa ra về một chủ đề nhất định và do đó, ảnh hưởng đến bản văn tóm tắt các quan điểm của phiên họp sẽ được hoàn thành ở cuối diễn trình.
Khả năng này là sản phẩm của cách thức độc đáo mà các nhà tổ chức đã sắp xếp các cuộc thảo luận tại Thượng Hội đồng năm nay.
Không giống như các Thượng Hội đồng trước, nơi các thành viên được chia thành các nhóm ngôn ngữ khác nhau nhưng tập chú vào cùng một chủ đề, 35 bàn tại Hội trường Phaolô VI dành cho cuộc họp mặt năm nay được phân chia không chỉ về mặt ngôn ngữ mà còn về chủ đề, trong hầu hết diễn tiến của Thượng Hội đồng.
Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là trong khi một số thành viên đã tham gia vào cuộc thảo luận nhóm nhỏ trong vài ngày qua về việc hòa nhập những người tự nhận là LGBTQ và những người ly hôn tái hôn vào đời sống của Giáo hội, thì những thành viên khác lại tập trung vào các chủ đề như phong trào đại kết và chào đón người di cư.
Các nhà tổ chức Thượng Hội đồng mới hôm qua đã nhấn mạnh rằng bất chấp sự sắp xếp mới, tất cả các thành viên đều có thể đóng góp về bất cứ chủ đề nào. Thí dụ: trong thời gian quy định cho “can thiệp tự do”, các cá nhân không được phân công vào một chủ đề cụ thể sẽ có thể nhận xét về báo cáo của các nhóm đó.
“Tôi thực sự tin rằng mọi người đều có cơ hội để can dự vào,” Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, New Jersey, người đã tham gia vào việc tổ chức Thượng Hội đồng về tính đồng nghị từ năm 2018, cho biết trong một cuộc họp báo hôm qua.
Đức Hồng Y Tobin cũng nói thêm rằng các thành viên không bị cưỡng bức tống vào các chủ đề của họ, nhưng được tự do đưa ra các lựa chọn ưu tiên của mình trước thời hạn, điều mà các nhà tổ chức thượng hội đồng đã cố gắng hết sức để tôn trọng.
Nhưng mối quan tâm không phải là liệu mọi người có cơ hội can dự vào hay không, hay liệu các thành viên có được chỉ định vào lựa chọn hàng đầu của họ hay không, mà quan tâm nhiều hơn đến việc liệu thành phần của các nhóm nhỏ theo một chủ đề nhất định - và báo cáo theo bàn mà họ đưa ra - có chính xác phản ánh quan điểm của toàn thể phiên họp hay không.
Chẳng hạn, một giám mục đến từ vùng cận Sahara châu Phi có thể phản đối mạnh mẽ các đề xuất ban phước cho các cặp đồng tính, nhưng ngài cũng có thể xem xét các vấn đề như đàn áp Kitô giáo hoặc chăm sóc người nghèo là những ưu tiên lớn hơn, tùy theo bối cảnh địa phương của ngài. Tuy nhiên, theo phương pháp mới tại Thượng Hội đồng năm nay, ngài có thể tham gia vào một nhóm nhỏ chỉ tập trung vào một trong những chủ đề này.
Cách sắp xếp này làm tăng khả thể các nhóm nhỏ tập trung vào các vấn đề như hòa nhập LGBTQ và các nữ phó tế sẽ không phản ảnh toàn thể phiên họp, mà sẽ được cấu thành một cách không cân xứng gồm những người tập chú cao độ nhất vào chủ đề này - và mong muốn nhiều nhất được thấy các thay đổi trong giáo huấn và thực hành của Giáo Hội. Việc tập chú vào những vấn đề này có xu hướng cao hơn ở phương Tây thế tục.
Thực thế, vào đầu ngày hôm nay, người phát ngôn của Thượng Hội đồng, Paolo Ruffini, cho biết một số thành viên đã yêu cầu “có sự phân định rõ ràng hơn về giáo huấn của Giáo hội đối với chủ đề tính dục”, ngụ ý thúc đẩy việc thay đổi.
Và trong khi những người tổ chức thượng hội đồng đã cố gắng hạ thấp tầm quan trọng của việc chỉ phân công một số thành viên nhất định vào việc thảo luận về một số chủ đề nào đó, nhưng họ không sẵn lòng công bố danh sách những người đã được phân công vào các chủ đề đặc thù.
Các thành viên có nghị trình riêng?
Những lo ngại cho rằng việc sắp xếp các nhóm nhỏ có thể dẫn đến những kết quả sai lệch có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi sự kiện này là một số người tham gia đã cho thấy ý định thúc đẩy những thay đổi về các vấn đề nóng bỏng tại thượng hội đồng.
Chẳng hạn, Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck của Essen, Đức, nói rằng Thượng hội đồng về Tính đồng nghị phải tiếp nhận các đề xuất được đưa ra bởi Con Đường đồng nghị gây tranh cãi ở Đức, “từ vai trò của phụ nữ đến vấn đề tình dục và vấn đề về những người yêu thương nhau." Vào tháng 3, Con Đường đồng nghị đã thông qua các nghị quyết nhằm chúc phúc cho các cuộc kết hợp đồng tính và thúc đẩy việc phong chức cho phụ nữ ở Rome.
Về việc các Giám mục Đức ủng hộ Con Đường đồng nghị tham gia Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, Đức Giám Mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, nói: “Chúng tôi được mời lắng nghe, phát biểu một cách tự do, điều đó quan trọng, nhưng mục đích cũng là để Giáo Hội phải thay đổi.”
Những người tham gia thượng hội đồng khác, như “nữ tu TikTok” người Tây Ban Nha Xiskya Luca Valladares, đã ủng hộ việc chúc lành cho các cặp đồng tính đồng ở Đức. Trong một tiểu luận về Thượng Hội đồng, Đức Hồng Y Robert McElroy của San Diego nói rằng Giáo hội nên giảm bớt “sự khác biệt giữa xu hướng và hoạt động đồng tính” trong phản ứng mục vụ của mình đối với những người LGBTQ, trong khi Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng, trước đây đã nói rằng giáo huấn của Giáo hội về đồng tính luyến ái là “sai lầm” và cần một cuộc cải cách căn bản. Linh mục Dòng Tên James Martin, người có cách tiếp cận mục vụ đối với những người LGBTQ đã nêu lên mối lo ngại về việc lật đổ giáo huấn của Giáo hội, cũng đã tuyên bố ý định tập chú vào việc bao gồm vấn đề LGBTQ vào Thượng hội đồng.
Về việc truyền chức cho phụ nữ, lãnh đạo giáo dân Thụy Sĩ Helena Jeppesen-Spuhler đã nói rằng “chức linh mục cho phụ nữ sẽ không được giới thiệu ngay lập tức,” nhưng Thượng Hội đồng về tính đồng nghhị có thể là một bước đệm hướng tới điều đó bằng cách trước tiên mở chức phó tế cho phụ nữ. Nhà thần học giáo dân người Tây Ban Nha Cristina Inoges Sanz, một thành viên khác của Thượng Hội đồng, cũng là người ủng hộ việc phong chức cho phụ nữ, trong khi Đức Hồng Y McElroy cũng tuyên bố rằng Thượng hội đồng về tính đồng nghị là bối cảnh phù hợp để Giáo hội “tiến tới việc tiếp nhận phụ nữ làm phó tế.”
Nhiều người đã bày tỏ lo ngại rằng những nhân vật gây tranh cãi này đang tham gia vào Thượng Hội đồng, trong hầu hết các trường hợp không phải với tư cách là đại diện được bầu của hội đồng giám mục, mà là do Đức Giáo Hoàng Phanxicô lựa chọn. Nhưng với phương pháp luận đằng sau các nhóm nhỏ của Thượng Hội Đồng, có vẻ như họ có thể tác động đến các diễn tiến ở mức độ lớn hơn so với óc tưởng tượng trước đây.
Phương pháp mới
Mặc dù tất cả các thành viên đã thảo luận về các chủ đề giống nhau tại bàn của họ trong giai đoạn khai mạc Thượng Hội đồng, và sẽ lại có cùng một quan điểm trong giai đoạn kết thúc của hội nghị, nhưng điều đó không xảy ra đối với giai đoạn giữa rất đáng kể của Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị.
Từ ngày 9 đến ngày 21 tháng 10, công việc của đại hội được chia thành ba đơn vị thảo luận tập trung vào ba phạm trù rộng lớn: hiệp thông, truyền giáo và tham gia. Mỗi đơn vị thảo luận bao gồm năm chủ đề riêng biệt. Theo quy định của Thượng Hội đồng, mỗi người tham gia được phân vào một bàn sẽ “dành riêng cho việc nghiên cứu chuyên sâu” chỉ một trong năm chủ đề được xem xét trong mỗi đơn vị thảo luận.
Chẳng hạn, Thượng Hội đồng hiện đang hoàn thiện công việc của mình về “đơn vị B1”, về sự hiệp thông của Giáo hội. Mỗi thành viên Thượng Hội đồng đã được chỉ định tập trung vào một trong năm chủ đề của đơn vị B1: công lý và bác ái (B 1.1), hòa nhập vào Giáo hội (B 1.2), hiệp nhất Công Giáo Đông-Tây (B 1.3), đại kết (B 1.4) và đối thoại liên tôn giáo/liên văn hóa (B 1.5).
Tương tự như vậy, khi Thượng Hội đồng bắt đầu công việc về đơn vị B2 (đồng trách nhiệm trong sứ mệnh) và đơn vị B3 (tham gia, điều hành và truyền giáo), mỗi thành viên sẽ chỉ tập trung vào một trong năm chủ đề có trong mỗi đơn vị.
Cuối cùng, mỗi thành viên Thượng Hội đồng sẽ tham gia “nghiên cứu chuyên sâu” về chỉ ba trong số 15 chủ đề có trong các đơn vị B1, B2 và B3.
Các bảng câu hỏi chuyên đề từ Tài liệu Làm việc của Thượng Hội đồng hướng dẫn các cuộc thảo luận tại bàn này và cũng bao gồm “các câu hỏi phân định” về các vấn đề nóng bỏng.
Chẳng hạn, các thành viên được chỉ định vào B 1.2 được hỏi: “Dưới ánh sáng của Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Amoris Laetitia, cần có những bước cụ thể nào để chào đón những người cảm thấy bị loại khỏi Giáo hội vì địa vị hoặc giới tính của họ (thí dụ, những người ly dị tái hôn, những người sống trong hôn nhân đa thê, những người LGBTQ+, v.v.)?”
Tương tự, B 2.3 hỏi liệu “có thể hình dung việc phụ nữ được phong chức phó tế và bằng cách nào?” Trong cả hai trường hợp, cách diễn đạt những “câu hỏi phân định” này làm tăng thêm mối lo ngại rằng các nhóm bàn đến chúng có thể chồng đống nhiều thành viên từng bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với việc phong chức cho phụ nữ và những thay đổi đối với giáo huấn của Giáo hội về vấn đề tình dục.
Các nhóm nhỏ sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp “đàm luận trong Chúa Thánh Thần”, bao gồm việc thảo luận có hướng dẫn về các chủ đề hiện có, để thực hiện chủ đề của họ. Tiếp nối công việc của các nhóm nhỏ, có ba “cuộc họp toàn thể”. Trong khoảng thời gian hơn ba giờ này, đại diện của mỗi bàn sẽ trình bầy những phát hiện ban đầu của họ cho toàn thể phiên họp, sau đó là thời gian để “can thiệp tự do”.
Mục đích của việc bao gồm các can thiệp tự do là cho phép tất cả các thành viên nhận xét về các báo của bàn. Nhưng vẫn còn câu hỏi về việc liệu những khoảng thời gian này có đủ để các thành viên không được phân công vào một chủ đề bày tỏ quan điểm của họ về chủ đề đó một cách tương tự hay không.
Ngoài ra, chỉ các thành viên của nhóm làm việc nhất định mới có thể bỏ phiếu phê duyệt báo cáo của bàn của họ, một báo cáo đòi phải có đa số 11 thành viên ngồi tại bàn để thông qua. Lần lượt, các báo cáo đó sẽ được đệ trình lên các nhà tổ chức thượng hội đồng và ủy ban tổng hợp được bầu gần đây sẽ hướng dẫn việc soạn thảo các bản tóm tắt của từng đơn vị thảo luận; những bản tóm tắt này sẽ được tồng hợp thành bản văn tóm tắt cuối cùng. Hiện chưa rõ mức độ các can thiệp sẽ được đưa vào các báo cáo cuối cùng này ở mức độ nào.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh cỗ máy thân thể con người
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
01:22 13/10/2023
Hình ảnh cỗ máy thân thể con người
Kinh thánh thuật lại Thiên Chúa tạo dựng Ông Adong đầu tiên: “ ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.8 Rồi ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.”( Sách Sáng Thế 2,7-8)
Rồi đến Bà Evà “ 21 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào.22 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người.23 Con người nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” ( Sách Sáng Thế 3,21-23).
Vậy hình ảnh con người đầu tiên Thiên Chúa tạo dựng nên như thế nào?
Kinh Thánh không diễn tả chi tiết các cơ quan thân thể hai con người đầu tiên do Thiên Chúa tạo dựng nên như thế nào. Nhưng hai người đầu ntiên Adong và Evà được tạo dựng ban cho có hình hài thân xác hơi thở sự sống động cùng cảm giác tình yêu chỉ do ý muốn hơi thở của Thiên Chúa. Và họ còn được Thiên Chúa trao ban cho mầm sự sống làm nhiệm vụ truyền sinh sự sống giống nòi tiếp tục cho các thế hệ con cháu chắt.
Đây là một mầu nhiệm, điều bí ẩn của công trình sáng tạo Thiên Chúa đã cùng luôn thực hiện trong thiên nhiên.
Người mẹ khi hay biết mình đang mang thai, một người con đang dần dần phát triển thành hình trong cung lòng mình, chị vui mừng sung sướng hạnh phúc. Vì từ nơi cung lòng chị hoa trái ân phúc đang trổ sinh, một mầm sự sống cùng cảm giác tình yêu mới đang phát triển lớn lên!
Nhưng cũng từ lúc đó lòng chị sao xuyến hồi hộp, nhiều khi đến độ mất ăn mất ngủ! Vì lo lắng cho đứa con đang thành hình trong cung lòng không biết sẽ ra sao. Và những thay đổi trong cơ thể mang đến những biến chuyển bất thường về tâm lý cho người mẹ.
Ôi huyền diệu thánh đức thay tình mẫu tử! Như lời kinh chúng ta vẫn đọc ca ngợi Đức Mẹ Maria: Và Giêsu con lòng bà đầy phúc lạ!
Khi người con mở mắt chào đời, hình hài thân thể, tuy còn non mỏng yếu ớt bé nhỏ, em bé đã có đủ mọi bộ phận cơ thể là một con người do Ðấng Tạo Hóa đã tạc dựng nên.
Thân thể em là cái gì riêng biệt làm nên em. Người ta không thể lẫn lộn em với người khác được. Cơ quan bộ phận thân thể một con người là một kỳ công tạo dựng của Trời cao.
Ðôi mắt em là một khác biệt với triệu tỉ người. Ðôi mắt với những đặc điểm ẩn hiện trong con ngươi tròng tử phản chiếu sự khác biệt thâm sâu kỳ diệu, mà ngày nay khoa học cũng căn cứ vào đó để nhận dạng mỗi người.
Con mắt cũng là khung cửa sổ phản chiếu những diễn tiến từ trong thâm tâm hay từ những cơ quan bộ phận ngũ tạng của một người. Chả thế mà nhiều nhà tâm lý hay nhà bác sĩ chữa bệnh thường nhìn vào đôi mắt để chẩn bệnh thể lý lẫn tinh thần.
Nhiều nhà chữa bệnh chuyên môn có nhiều kinh nghiệm, cũng xem xét bàn chân cùng các ngón chân bệnh nhân để có thể nhận ra bệnh lý nơi người đó.
Các ngón tay mang chứa nhiều ẩn số kỳ diệu. Những đường vân vòng xóay trên đầu ngón tay, nhất là nơi ngón tay trỏ, nơi mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai, dù trên mặt đất hiện có cả hơn sáu tỷ người.
Chỉ với một sợi tóc, một giọt nước bọt, hay một dấu ngón dấu tay còn lưu lại nơi một đồ vật, với kỹ thuật phân tích khoa học DNA ngày nay, người ta có thể truy tìm phân biệt được tế bào của người nào đó cách tinh vi chính xác dễ dàng.
Trái tim mỗi người là một công trình kỳ diệu. Một bộ máy lọc cùng bơm luân chuyển máu sức sống đi khắp cùng thân thể con người không ngừng nghỉ, từ lúc thành hình là người trong cung lòng mẹ cho đến ngày sau cùng của đời sống.
Hằng ngày trái tim đập hơn một trăm ngàn lần chuyền dẫn máu trên các "xa lộ" đường ống dẫn nhỏ li ti chi chít trong khắp cùng thân thể con người. Nếu tính chung lại đường máu luân chuyển đi về gần ba tỉ cây số trên các xa lộ mạch máu.
Trái tim là nôi nuôi dưỡng sự sống; là mái nhà của tình yêu cùng là tụ điểm của tình cảm con người.
Nhờ có máu chuyển từ tim dưỡng khí đến, bộ óc nuôi dưỡng bảy triệu tế bào trong số 14 tỉ tế bào trong một người.
Toàn thân mình tứ chi có tất cả 750 bắp thịt gân cốt. Nhờ thế ta mới có thể đi đứng cử động được.
Buồng phổi là nơi lọc khí trời thở ra hít vào với hai mươi ba ngàn lần hằng ngày. Hơi thở là nhiên liệu cho sức khoẻ trí óc tinh thần cùng tứ chi thân xác tồn tạ phát triển bung nở vươn lên.
Ðiều này chúng ta xem đó là tự nhiên. Nhưng có biết đâu đó là một công trình kỳ diệu có một không hai. Nó vượt xa hẳn khỏi những công trình, mà con người tự hào do tự mình chế tạo làm ra. Công trình do con người chế biến làm ra đâu có sự sống động, đâu có sự phát triển sáng tạo tự tái tạo làm mới chữa lành, cùng không có tình yêu cảm xúc.
Những công trình do óc sáng tạo, sáng kiến của con người làm ra hoặc tốt lành để phục vụ lợi ích cho cuộc sống, hay xấu xa để phá hủy sự sống, như máy móc vũ khí, thuốc độc hại giết người cùng hủy hoại thiên nhiên thôi. Nó luôn có giới hạn cùng đầy dẫy những lỗi lầm khiếm khuyết.
Cỗ máy thân thể sống động của con người hoạt động không ngừng nghỉ từ lúc còn là bào thai trong cung lòng mẹ, và rồi trong suốt dọc đời sống trên trần gian mà không phải cần đến chất năng lượng nào từ bên ngoài bơm vào, dù phải trải qua bao thăng trầm thử thách chịu đựng…
Những khả năng tinh thần của mỗi người cũng được Đấng Tạo Hóa phú bẩm khắc ghi vào tâm hồn trí óc. Và trong suốt dọc đời sống ai cũng có điều kiện cơ hội để phát triển vươn lên xây dựng đời sống riêng mình cũng như gia đình và xã hội chung.
Thánh Phaolô đã tâm tình: Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần. Như thế thân xác chúng ta là đền thờ sự sống và tình yêu. Và con người có bổn phận yêu mến kính trọng gìn giữ tài nguyên thân xác mình cùng tài nguyên thân xác của người khác.
Lòng biết ơn Ðấng Tạo Hóa đã tạo dựng thân xác tinh thần và nuôi dưỡng ta là cung cách sống tình hiếu nghĩa với Ngài.
Kinh thánh thuật lại Thiên Chúa tạo dựng Ông Adong đầu tiên: “ ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.8 Rồi ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.”( Sách Sáng Thế 2,7-8)
Rồi đến Bà Evà “ 21 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào.22 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người.23 Con người nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” ( Sách Sáng Thế 3,21-23).
Vậy hình ảnh con người đầu tiên Thiên Chúa tạo dựng nên như thế nào?
Kinh Thánh không diễn tả chi tiết các cơ quan thân thể hai con người đầu tiên do Thiên Chúa tạo dựng nên như thế nào. Nhưng hai người đầu ntiên Adong và Evà được tạo dựng ban cho có hình hài thân xác hơi thở sự sống động cùng cảm giác tình yêu chỉ do ý muốn hơi thở của Thiên Chúa. Và họ còn được Thiên Chúa trao ban cho mầm sự sống làm nhiệm vụ truyền sinh sự sống giống nòi tiếp tục cho các thế hệ con cháu chắt.
Đây là một mầu nhiệm, điều bí ẩn của công trình sáng tạo Thiên Chúa đã cùng luôn thực hiện trong thiên nhiên.
Người mẹ khi hay biết mình đang mang thai, một người con đang dần dần phát triển thành hình trong cung lòng mình, chị vui mừng sung sướng hạnh phúc. Vì từ nơi cung lòng chị hoa trái ân phúc đang trổ sinh, một mầm sự sống cùng cảm giác tình yêu mới đang phát triển lớn lên!
Nhưng cũng từ lúc đó lòng chị sao xuyến hồi hộp, nhiều khi đến độ mất ăn mất ngủ! Vì lo lắng cho đứa con đang thành hình trong cung lòng không biết sẽ ra sao. Và những thay đổi trong cơ thể mang đến những biến chuyển bất thường về tâm lý cho người mẹ.
Ôi huyền diệu thánh đức thay tình mẫu tử! Như lời kinh chúng ta vẫn đọc ca ngợi Đức Mẹ Maria: Và Giêsu con lòng bà đầy phúc lạ!
Khi người con mở mắt chào đời, hình hài thân thể, tuy còn non mỏng yếu ớt bé nhỏ, em bé đã có đủ mọi bộ phận cơ thể là một con người do Ðấng Tạo Hóa đã tạc dựng nên.
Thân thể em là cái gì riêng biệt làm nên em. Người ta không thể lẫn lộn em với người khác được. Cơ quan bộ phận thân thể một con người là một kỳ công tạo dựng của Trời cao.
Ðôi mắt em là một khác biệt với triệu tỉ người. Ðôi mắt với những đặc điểm ẩn hiện trong con ngươi tròng tử phản chiếu sự khác biệt thâm sâu kỳ diệu, mà ngày nay khoa học cũng căn cứ vào đó để nhận dạng mỗi người.
Con mắt cũng là khung cửa sổ phản chiếu những diễn tiến từ trong thâm tâm hay từ những cơ quan bộ phận ngũ tạng của một người. Chả thế mà nhiều nhà tâm lý hay nhà bác sĩ chữa bệnh thường nhìn vào đôi mắt để chẩn bệnh thể lý lẫn tinh thần.
Nhiều nhà chữa bệnh chuyên môn có nhiều kinh nghiệm, cũng xem xét bàn chân cùng các ngón chân bệnh nhân để có thể nhận ra bệnh lý nơi người đó.
Các ngón tay mang chứa nhiều ẩn số kỳ diệu. Những đường vân vòng xóay trên đầu ngón tay, nhất là nơi ngón tay trỏ, nơi mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai, dù trên mặt đất hiện có cả hơn sáu tỷ người.
Chỉ với một sợi tóc, một giọt nước bọt, hay một dấu ngón dấu tay còn lưu lại nơi một đồ vật, với kỹ thuật phân tích khoa học DNA ngày nay, người ta có thể truy tìm phân biệt được tế bào của người nào đó cách tinh vi chính xác dễ dàng.
Trái tim mỗi người là một công trình kỳ diệu. Một bộ máy lọc cùng bơm luân chuyển máu sức sống đi khắp cùng thân thể con người không ngừng nghỉ, từ lúc thành hình là người trong cung lòng mẹ cho đến ngày sau cùng của đời sống.
Hằng ngày trái tim đập hơn một trăm ngàn lần chuyền dẫn máu trên các "xa lộ" đường ống dẫn nhỏ li ti chi chít trong khắp cùng thân thể con người. Nếu tính chung lại đường máu luân chuyển đi về gần ba tỉ cây số trên các xa lộ mạch máu.
Trái tim là nôi nuôi dưỡng sự sống; là mái nhà của tình yêu cùng là tụ điểm của tình cảm con người.
Nhờ có máu chuyển từ tim dưỡng khí đến, bộ óc nuôi dưỡng bảy triệu tế bào trong số 14 tỉ tế bào trong một người.
Toàn thân mình tứ chi có tất cả 750 bắp thịt gân cốt. Nhờ thế ta mới có thể đi đứng cử động được.
Buồng phổi là nơi lọc khí trời thở ra hít vào với hai mươi ba ngàn lần hằng ngày. Hơi thở là nhiên liệu cho sức khoẻ trí óc tinh thần cùng tứ chi thân xác tồn tạ phát triển bung nở vươn lên.
Ðiều này chúng ta xem đó là tự nhiên. Nhưng có biết đâu đó là một công trình kỳ diệu có một không hai. Nó vượt xa hẳn khỏi những công trình, mà con người tự hào do tự mình chế tạo làm ra. Công trình do con người chế biến làm ra đâu có sự sống động, đâu có sự phát triển sáng tạo tự tái tạo làm mới chữa lành, cùng không có tình yêu cảm xúc.
Những công trình do óc sáng tạo, sáng kiến của con người làm ra hoặc tốt lành để phục vụ lợi ích cho cuộc sống, hay xấu xa để phá hủy sự sống, như máy móc vũ khí, thuốc độc hại giết người cùng hủy hoại thiên nhiên thôi. Nó luôn có giới hạn cùng đầy dẫy những lỗi lầm khiếm khuyết.
Cỗ máy thân thể sống động của con người hoạt động không ngừng nghỉ từ lúc còn là bào thai trong cung lòng mẹ, và rồi trong suốt dọc đời sống trên trần gian mà không phải cần đến chất năng lượng nào từ bên ngoài bơm vào, dù phải trải qua bao thăng trầm thử thách chịu đựng…
Những khả năng tinh thần của mỗi người cũng được Đấng Tạo Hóa phú bẩm khắc ghi vào tâm hồn trí óc. Và trong suốt dọc đời sống ai cũng có điều kiện cơ hội để phát triển vươn lên xây dựng đời sống riêng mình cũng như gia đình và xã hội chung.
Thánh Phaolô đã tâm tình: Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần. Như thế thân xác chúng ta là đền thờ sự sống và tình yêu. Và con người có bổn phận yêu mến kính trọng gìn giữ tài nguyên thân xác mình cùng tài nguyên thân xác của người khác.
Lòng biết ơn Ðấng Tạo Hóa đã tạo dựng thân xác tinh thần và nuôi dưỡng ta là cung cách sống tình hiếu nghĩa với Ngài.
Suy Niệm 5 Mầu nhiệm Ánh Sáng
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
02:31 13/10/2023
Giới thiệu: Nhân tháng Mân Côi và ngày kỷ niệm 106 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, kính gởi đến Quý vị bài dưới đây. Xin cảm ơn Quý vị sẽ đón nhận. Tác giả
SUY NIỆM 5 MẦU NHIỆM ÁNH SÁNG
Mở đầu
Ngày 16-10-2002, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II công bố Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” (Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria) và ấn định Năm Mân Côi, bắt đầu từ tháng 10-2002 đến hết tháng 10-2003. Cũng trong Tông thư này, Ðức Thánh Cha thêm 5 Mầu nhiệm mới vào 15 Mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng vẫn có từ trước tới giờ trong Kinh Mân Côi, và người gọi các mầu nhiệm mới này là “Mầu nhiệm Sáng”, gồm các chặng chính trong cuộc đời công khai Đức Giê-su : Chịu phép Rửa tại sông Gio-đan – Làm phép lạ tại tiệc cưới Ca-na – Loan báo Nước Thiên Chúa khắp vùng Pa-lét-tin – Biến hình trên Núi Ta-bo – Thiết lập Bí tích Thánh Thể trong Nhà Tiệc ly. ÐTC giải thích : các Mầu nhiệm của Kinh Mân Côi được coi là bảng lược tóm sách Tin Mừng, vì thế, việc thêm năm Mầu nhiệm mới là để bảng lược tóm này được đầy đủ hơn nữa.
Trong Tông thư của mình, ĐTC cho thấy : “Dù rõ ràng mang đặc nét Ma-ri-a, Kinh Mân Côi vẫn là một lời cầu nguyện lấy Đức Ki-tô làm tâm điểm” (Tông thư KMC số 1). Người đã đề xuất các Mầu nhiệm Ánh sáng để “làm nổi bật đặc tính Ki-tô học của chuỗi hạt Mân Côi.” ĐTC giải thích: “Chính trong khung cảnh của các mầu nhiệm ấy mà chúng ta chiêm ngưỡng các khía cạnh quan trọng nơi con người Đức Ki-tô như là mạc khải chung quyết của Thiên Chúa. Được Chúa Cha tuyên bố là Con Yêu dấu trong biến cố Phép Rửa tại sông Gio-đan, Đức Ki-tô là Đấng loan báo Nước Trời đang đến, làm chứng cho Nước Trời bằng những việc làm của Người và công bố những đòi hỏi của Nước ấy. Chính qua những năm tháng hoạt động công khai mà mầu nhiệm Đức Ki-tô tỏ ra một cách hiển nhiên là mầu nhiệm ánh sáng: Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian (Ga 9,5)” (Tông thư KMC số 19).
Năm Mầu nhiệm Ánh sáng ấy được tóm lược để lần hạt như sau:
“(1) Đức Chúa Giê-su chịu phép Rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con Thiên Chúa.
(2) Đức Chúa Giê-su làm phép tại tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được noi gương Đức Mẹ mà vững tin vào Chúa.
(3) Đức Chúa Giê-su rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho cho được tin vào lòng Chúa thương xót và siêng năng lãnh nhận Bí tích giao hòa.
(4) Đức Chúa Giê-su biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần.
(5) Đức Chúa Giê-su lập Bí tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được sốt sáng tham dự Thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Người”.
Bảng tóm lược này thú thật chẳng nói với chúng ta nhiều về các khía cạnh của Ánh sáng nơi Đức Ki-tô.
Đã có lắm bài suy niệm hay về 5 Mầu nhiệm Sáng. Nay xin góp thêm vài ý kiến nhỏ, nhằm cho thấy ánh sáng chiếu dãi từ 5 biến cố quan trọng trên của cuộc đời Chúa Giê-su cũng soi chiếu 5 khía cạnh chính yếu của cuộc đời Ki-tô hữu.
1- Mầu nhiệm thứ nhất: soi chiếu ân huệ cao cả của cuộc sống.
“Bấy giờ, Ðức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!" Nhưng Ðức Giê-su trả lời: "Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính". Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người. Khi Đức Giê-su vừa chịu phép rửa xong, Người lên khỏi nước. Lúc ấy các tầng trời mở ra; Người thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống như chim bồ câu và đến trên Người. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.” (Mt 3, 13-17) [1]
Hiển nhiên Đức Giê-su là Đấng hoàn toàn vô tội, chẳng cần chịu phép rửa của Gio-an Tẩy giả để tỏ lòng sám hối như mọi kẻ đương thời và mọi ai khác. Nhưng trước hết, Người muốn dùng cơ hội này để mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cho nhân loại, để lãnh nhận Thánh Thần, và để Chúa Cha xác nhận mình như Con yêu dấu. Con yêu dấu (Ái tử) là ân huệ cao quý nhất mà Ngôi Con, Ngôi Lời đã nhận từ Ngôi Cha, vì nhờ đó Người không những được sinh ra, mà còn đồng bản tính, nhất là đồng bản thể với Thiên Chúa, và rồi trở nên “trưởng tử giữa một đàn em đông đảo” (Rm 8,29). Đức Giê-su cũng nhân đó ngầm mạc khải ý nghĩa của Phép Rửa mà Người sẽ thiết lập.
Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa cho đi vào hiện hữu, đó là ân huệ đầu tiên. Tiếp đến là ân huệ làm con người chứ không làm con vật, được thông ban trí tuệ, ý chí và tự do, gọi tắt là tinh thần (tinh thần con người). Nhưng tình yêu của Đấng Tạo Hóa còn muốn việc làm con người phải tiến lên cao hơn, đi đến chỗ hoàn thiện là làm con Chúa. Ân huệ cao cả này đã được ban cho nhân loại từ trong vườn Địa đàng. Tiếc thay nó đã mất đi do tội phản loạn của ông bà nguyên tổ, và chỉ được trả lại cho chúng ta nhờ phép Rửa tội, bí tích ban cho chúng ta tinh thần Thiên Chúa (Thánh Thần) để chúng ta lại được làm con cái của Người, nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, thành một đàn em đông đúc với Con của Người làm trưởng tử, và đồng thừa kế với Người Con ấy (x. Rm 8,16-17.29; Cl 1,15.18). Việc làm con Chúa như thế chẳng phải là ân huệ lớn nhất hay sao?
2- Mầu nhiệm thứ hai: soi chiếu ơn gọi tuyệt vời của cuộc sống.
“Có tiệc cưới tại Cana miền Ga-li-lê. Ở đó có thân mẫu Ðức Giê-su. Ðức Giê-su và các môn đệ cũng được mời dự tiệc cưới. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Ðức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi"… Thân mẫu Người nói với những kẻ hầu bàn: "Người bảo gì, các anh cứ làm theo". Ở đó có đặt sáu chum bằng đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được hai hoặc ba thùng. Ðức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi!" Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc". Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử, nước đã hóa thành rượu… Ðức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người” (Ga 2,1-11).
Theo thánh Gio-an, đây không phải là một phép lạ bình thường như bao phép lạ khác, song là dấu chỉ đầu tiên trong 7 dấu chỉ theo Tin Mừng thứ tư [2] , mỗi dấu chỉ nói nên một điểm quan trọng trong cuộc đời Đấng Cứu Thế, và cũng là thực tại mới đầu tiên trong 7 thực tại mới do Đức Giê-su thiết lập. Việc tặng cho đôi tân hôn nơi đám cưới nhà quê này lượng rượu lên tới 600 lít chẳng phải là một sự xa xỉ riêng tư, một cử chỉ hào phóng quá trớn, nhưng cho thấy Đức Giê-su nay khai mạc Giao ước mới, với ân huệ dư tràn, thay thế Giao ước cũ (tượng trưng bằng nước), nhân đó Người tự mạc khải như “Hôn Phu thần linh của Tiệc cưới thiên sai”. Giao ước mới này, Đức Giê-su đã được Chúa Cha sai đi thiết lập và sẽ ký kết bằng máu của mình. Đó là ơn gọi của Người khi đến trần gian.
Cho phàm nhân được làm con cái mình, Thiên Chúa còn muốn giao ước bình đẳng với họ. Người từng giao ước với No-ê, rồi với Áp-ra-ham, đoạn với Mô-sê, trong tư cách đại diện toàn thể Ít-ra-en, cuối cùng với toàn thể nhân loại và với từng người một qua Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô. Giao ước này nói cho đúng là một Hôn ước (x. Tv 45,7-8; toàn bộ Diễm ca; Is 54,4-8; 61,10; 62,4-5; Gr 2,2;31,3; Ed 16; Hs 1-3; Mt 25,1-13; 9,15; Mc 2,9; Ga 3,29; 2Cr 19,29; 21,2-9; 22,17; Ep 5,25; Kh 20,9; 21,2-9…). Trong hôn ước này, Đức Ki-tô là Hôn Phu và toàn thể Hội thánh cũng như mỗi tín hữu đều là Hôn thê của Người. Đó chẳng phải là ơn gọi tuyệt vời của chúng ta hay sao?
3- Mầu nhiệm thứ ba: soi chiếu ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống.
“Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: ‘Thời kỳ đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy hối cải và tin vào Tin Mừng’” (Mc 1,14-15). Qua Bài giảng trên núi”, Đức Giê-su công bố Hiến chương Nước Trời, kiện toàn Lề luật Mô-sê, nêu lên đức công chính mới (x. Mt 7). Qua việc lập Nhóm Mười Hai, sai họ đi rao giảng, kể những dụ ngôn về Vương quốc Thiên Chúa, đặt Phêrô làm đá tảng cho Hội thánh mình sẽ lập, Đức Giê-su muốn xây dựng một tổ chức quy tụ những kẻ tin Người (x. Mt 10-16). Qua việc làm phép lạ cho một số người: chữa lành bệnh nhân, hồi sinh kẻ chết, xua trừ ma quỷ, hóa bánh ra nhiều… (x. Mt 4,23-24), Đức Giê-su bày tỏ ý nghĩa của khổ đau, của cái chết và ban niềm hy vọng đích thực. Qua việc chuyên chăm cầu nguyện, thực thi bác ái, sống khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục, Đức Giê-su nêu mẫu gương về sự trọn lành, thánh thiện. Người cũng tự xưng mình là Chân lý, bày tỏ mọi sự về Chúa Cha (x. Ga 14), rồi cho biết sẽ phải trải qua đau khổ và cái chết thập giá để cứu chuộc loài người. Tất cả những đó làm nên ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc đời tại thế của Đức Giê-su.
Theo lời mời gọi của Người, chúng ta (1) hối cải, nghĩa là rũ bỏ những gì xưa cũ, xấu xa, tội lỗi, từ trong ý tưởng, quan niệm, từ trong tình cảm, ham muốn, từ trong thói quen, hành xử…; (2) rồi tin vào Tin Mừng, nghĩa là chấp nhận những gì Đức Giê-su mạc khải về bản thân và hành động của Thiên Chúa, về thân phận và định mệnh của con người, về ý nghĩa của hạnh phúc và đau khổ, của cuộc sống và cái chết, của quá khứ và tương lai…, (3) đoạn đi vào Nước Trời, nghĩa là gia nhập cộng đoàn Hội thánh, sống theo Luật mới của Đức Giê-su, bắt chước Người mà chuyên chăm cầu nguyện, hành xử bác ái, thực thi khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục theo bậc sống của mình, và nhất là noi gương Người mà đi đến tột cùng của tình yêu… Chính lúc ấy hay có như thế, chúng ta mới thể hiện được ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống mình,
4- Mầu nhiệm thứ tư : soi chiếu quy luật cơ bản của cuộc sống.
“Sáu ngày sau, Ðức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo. Người đưa các ông đi riêng với mình, lên một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Ðức Giê-su rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay !..." Ông còn đang nói, bỗng có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!" Nghe vậy, các môn đệ rất đỗi sợ hãi, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Ðức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ!" … Ðang khi thầy trò từ trên núi xuống, Ðức Giê-su truyền cho các ông rằng: "Ðừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy" (Mt 17,1-9)
Sáu ngày sau, nghĩa là sau khi Đức Giê-su báo trước cuộc thương khó lần thứ nhất, rồi gọi Phê-rô mới lên chức giáo chủ là Xa-tan (kẻ phá ngang cản trở), đoạn tuyên bố : "Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” (x. Mt 16,21-25)
Thấy ngay môn đệ đang chưng hửng vì lời mình tuyên bố sẽ phải chết đau khổ, ai theo mình cũng phải nếm khổ đau, rồi biết trước môn đệ sẽ tuyệt vọng khi chứng kiến thầy chịu tử hình thập giá, Đức Giê-su cho họ mục kích trong chốc lát ánh sáng rạng ngời mà Người luôn có nơi Thiên Chúa (Ánh sáng bởi Ánh sáng) nhưng tạm thời che giấu và sẽ khôi phục sau ngày sống lại. Để qua đó cho thấy Người muốn biến hình trong hạnh phúc vinh quang thì phải biến dạng trong đau khổ ô nhục đã. Bài thánh thi nơi Thư Phi-lip-phê 2,8-9 cũng khẳng định cách tương tự. Điều ấy nói lên quy luật cơ bản của đời Đức Giê-su, mà cũng là quy luật của đời Ki-tô hữu: chết là sống, từ bỏ là chiếm lại, khó nghèo là sung túc, khổ đau là ân sủng, chấm dứt có nghĩa là được hoàn thành, ai vì Chúa liều mất mạng sống mình thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Thánh Phanxicô Khó nghèo đã diễn tả những điều trên qua Kinh Hòa bình: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.”
5- Mầu nhiệm thứ năm : soi chiếu cùng đích toàn mãn của cuộc sống.
Câu chuyện Đức Giê-su lập bí tích Thánh Thể đã được Tin Mừng Nhất Lãm và Thánh Phao-lô ghi lại (x. Mt 26,26-29; Mc 14,22-25; Lc 22,19-20; 1Cr). Sự việc xảy ra lúc Đức Giê-su sắp bước vào cuộc Khổ nạn-Phục sinh. Chính vì thế, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô 2, trong Tông thư Kinh Mân Côi số 21, đã viết: Chúa “thiết lập Thánh Thể như một biểu hiện có tính bí tích của Mầu nhiệm Vượt Qua.”
Mầu nhiệm Vượt Qua là việc Đức Giê-su chấp nhận chết đau thương ô nhục trên thập giá vì tình yêu để được Thiên Chúa Cha cho sống lại vinh hiển, ngõ hầu hình thành Hội Thánh (x. Ep 1,23; x. Cl 1,18), hình thành một Người mới Duy nhất (x. Ep 2,16), một Thân thể vĩ đại, mầu nhiệm (Nhiệm Thể) với Thiên Chúa là Cha, với Thánh Thần là Linh hồn (x. Ga 19,30; Ep 2,18), với chính Đức Ki-tô là Đầu và với mọi Ki-tô hữu là chi thể. Như thân thể con người, Thân Thể nhiệm mầu này cần của ăn để sống còn và phát triển. Phát triển đây là tiến tới tầm mức vũ hoàn, ôm lấy toàn thể vũ trụ vào trong Nhiệm Thể, để “chỉ có Đức Ki-tô là tất cả mọi sự và ở trong mọi người” (Cl 3,11), theo “thánh ý nhiệm mầu, kế hoạch yêu thương Thiên Chúa đã định từ trước trong Đức Ki-tô, đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn, là quy tụ toàn thể vũ trụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô” (Ep 1,9-10), ngõ hầu cuối cùng Thiên Chúa là “tất cả trong mọi sự”. (1Cr 15,28)
Thành ra nói đến Thánh Thể là phải nói đến Nhiệm Thể [3] . Thánh Thể và Nhiệm Thể đi liền với nhau, như trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (Hội Thánh sống nhờ Thánh Thể) do Đức Gio-an-Phaolô 2 ban hành ngày 17-04-2003. Ngoài ra, chính Hội Thánh cũng làm nên Thánh Thể mỗi ngày nhờ việc Thánh Thần thánh hóa bánh rượu khi chủ tế đọc lời truyền phép trong Thánh lễ. Như thế, Mầu nhiệm Sáng thứ 5 không chỉ trình bày ý nghĩa và giá trị của Bí tích Thánh Thể lẫn Thánh lễ, mà còn và nhất là cho thấy cùng đích toàn mãn và tối hậu của mỗi con người cũng như của toàn thể vũ trụ, của không gian cũng như của thời gian và mọi thực tại trong đó.
Kết luận
Sáng kiến của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô 2, hay ơn linh ứng được ban cho người (thêm 5 Mầu nhiệm Sáng vào Kinh Mân Côi), quả thực đã cho chúng ta nhiều ánh sáng, đã giúp chúng ta thấy được trọn vẹn mọi khía cạnh của bản thân, ngôn từ và hành động của Đức Giê-su, cũng như mọi khía cạnh, mọi ý nghĩa mà cuộc sống Ki-tô hữu chúng ta phải tìm cách đạt cho bằng được, như Chúa đã mạc khải cho thấy và mời gọi thực hiện.
Kỷ niệm 106 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima 13/10/1917-2023
Tgp Huế
Chú Thích:
[1] Các câu trích Kinh Thánh, chúng tôi theo bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
[2] Theo Tin Mừng Gio-an, có 7 dấu chỉ (phép lạ) và 7 thực tại mới được Đức Giê-su thiết lập. Bảy thực tại mới này là : 1- Giao ước mới (Phép lạ Ca-na: 2,1-12). 2- Đền thờ mới (Thanh tẩy Đền thờ: 2,13-22). 3- Sinh ra mới (Đối thoại với Ni-cô-đê-mô: 3,1-8). 4- Thờ phượng mới (Đàm thoại với bà Sa-ma-ri: 4,1-26). 5- Lương thực mới (Diễn từ bánh hằng sống: 6,22-66). 6- Mục tử mới (Diễn từ Mục tử tốt lành: 10,1-18). 7- Giới răn mới (Diễn từ Cây nho thật: 15,1-17). Ngoài ra, trong Gio-an, có 7 chỗ Đức Giê-su tự xưng “Ta là…”
[3] Nhiệm Thể thường được gọi là Giáo hội, Hội thánh. Nhưng “Giáo Hội” là một từ ngữ mang tính văn hóa, xã hội (Hội của những người cùng theo một đạo, như Giáo hội Phật giáo, Giáo hội Hòa hảo…). “Hội thánh” là một từ ngữ mang tính thần học hơn. Hội Thánh có nghĩa là những gì “thánh” thì hội lại. Trước hết, ở trung tâm và chóp đỉnh là Đấng Thánh, tức Thiên Chúa. Bao quanh và kề cận Người nhất là các thần thánh (thiên thần và hiển thánh). Vòng hai là “dân thánh”, tên gọi các Kitô hữu trong Tân Ước (x. Rm 1,7; 1Cr 1,2; Pl 1,1). Vòng ba là tất cả những gì thuộc không gian và thời gian được quy về, được tiến dâng cho TC: nơi thánh, nhà thánh, đồ thánh, vật thánh, năm thánh, mùa thánh, ngày thánh, giờ thánh… Vòng ngoài cùng là toàn thể nhân loại: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,18; x. Lc 24,47; Cv 1,8), là toàn thể vũ trụ: “Anh em hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Tất cả phải được thánh hóa, từ những con người, những định chế của xã hội con người, đến mọi thực thể vật chất, vốn cũng đòi hỏi được giải thoát khỏi sự hư nát để cùng con cái TC chung hưởng tự do và vinh quang (x. Rm 8,19-23). Dù sao, chữ “Hội Thánh” vẫn không diễn tả hết mọi khía cạnh của mầu nhiệm. Nên thiết tưởng từ ngữ mang ý nghĩa sâu xa nhất, đúng đắn nhất vẫn là chữ “Nhiệm Thể”. Xin đọc 2 bài liên quan của cùng tác giả: “Hội Thánh, Thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô” và “Các thiên thần, phần hồn của Thân thể mầu nhiệm”.
Văn Hóa
Một Trăm Lẻ Một Câu Hỏi Về Chúa Giêsu, Câu 85-89
Vũ Văn An
14:13 13/10/2023
VI. Ngày nay, Chúa Giêsu Kitô là ai?
Câu hỏi 85: Chúa Giêsu có còn hiện diện trong thế giới ngày nay không?
Cả sách thánh lẫn truyền thống liên tục của Kitô giáo đều một cách hết sức nhấn mạnh, Có! Mátthêu kết thúc Tin Mừng của ngài ở chỗ ngài bắt đầu, với Chúa Giêsu như Đấng Emmanuen (Thiên Chúa ở với chúng ta): “và hãy nhớ, Thầy ở với các con mãi mãi, cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20). Với Luca trong Công vụ, Chúa Giêsu tiếp tục sống trong ơn Chúa Thánh Thần mà Người tuôn đổ (Cv 2:33). Thế nhưng vẫn là Chúa Giêsu mà Phaolô đang bách hại (9:3-5). Cũng thế, trong Gioan, Chúa Giêsu hứa rằng nơi cư ngụ Người đang soạn nằm trong trái tim những người yêu Người và giữa các giới răn của Người. Chính ở đó, Chúa Cha và Người sẽ cư ngụ (Ga 14:23). Ngoài ra, Người còwn hứa sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ dẫn dắt các môn đệ tới mọi chân lý, công bố điều cùng thuộc Chúa Giêsu và Chúa Cha (Ga 16:12-15). Thánh Phaolô diễn tả như sau: “Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (1Cr 12:13).
Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu hiện diện bằng “thân xác” theo ba cách: Thứ nhất, như Chúa sống lại, Người hiện diện với toàn thể vũ trụ (xem câu hỏi 70). Thứ hai, qua phép rửa, Người hiện diện vơqi toàn thể cộng đồng Kitô giáo và mỗi thành viên tạo nên thân thể Người một cách tập thể hay cá thể. “Vậy anh em, anh em là thân thể Chúa Kitô, và mỗi người là một bộ phận” (1Cr 12:27). Thứ ba, Trong cử hành Thánh Thể, Người hiện diên một cách độc đáo dưới dạng bề ngoài thể lý của bánh và rượu (xem câu hỏi 45). Thánh Thể có lẽ được so sánh với một tiệc vui mừng ngày sinh. Chúng ta cử hành sự hiện diện của một người luôn ở với chúng ta nhưng đời sống họ, cả quá khứ lẫn tương lai, chúng ta muốn khẳng định và công bố qua các hành động và lời nói đặc biệt có tính biểu tượng. “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1Cr 11:26).
Câu hỏi 86: Thần khí Chúa Giêsu có lên khuôn các đời sống con người mọi nơi và mọi thời không?
Thần khí Chúa Giêsu là Thần khí Thiên Chúa, Đấng chúng ta gọi là Chúa Thánh Thần, được nhìn nhận chính thức tại Công đồng Constantinốp thứ nhất năm 381 như Ngôi Thứ Ba trong Chúa Ba Ngôi, Đấng được thờ lạy và tôn vinh ngang bằng và cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Thánh Augustinô gọi Chúa Thánh Thần là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Dù không đưa ra căn tính ấy, nhưng Thánh Phaolô viết: “...Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5:5). Thiên Chúa, Đấng là tình yêu (1Ga 4:8.16) là mối tương quan sống động và yêu thương một cách không thể tách biệt và đời đời mà chúng ta gọi là Cha-Con-Thánh Thần.
Có ba chữ Hy Lạp chỉ tình yêu nắm bắt được rất tốt hoạt động của Thánh Thần Thiên Chúa trong đời sống con người. Thứ nhất, eros là loại tình yêu sáng tạo mà một người đàn ông và một người đàn bà có trong việc sinh sản con cái. Tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa được phát biểu như Thánh Thần hay Hơi Thở (ruaḥ) của Thiên Chúa bay là là trên mặt nước (St 1:2) và thở hơi thở sự sống vào tạo vật nhân bản. Thứ hai, philia là tình yêu bằng hữu. Tình yêu giao ước của Thiên Chúa di chuyển quá bên kia tính sáng tạo tới việc làm cho nhau có khả năng. “Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân của Ta” có nghĩa là Thiên Chúa cam kết với chúng ta và mong một đáp ứng từ chúng ta. Chúa Giêsu nói về tình yêu này như sau: “...Thầy gọi các con là bằng hữu vì Thầy đã làm cho các con biết mọi sự Thầy đã nghe từ Cha Thầy” (Ga 15:15b). Theo Gioan, Thiên Chúa trong Chúa Giêsu muốn thông truyền mầu nhiệm sâu xa nhất và thân thiết nhất về thực tại thần linh. Đó là điều bằng hữu làm. Thứ ba, agape là thứ tình yêu sẵn sàng hiến chính sự sống của mình vì thiện ích của người yêu. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Và quả thực, “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 4:9). Do đó, chúng ta có thể nói: nếu không phải nhờ Thánh Thần Thiên Chúa, nghĩa là tình yêu sáng tạo, giao ước và tự hiến của Thiên Chúa, sẽ không hề có sự sống nhân bản nào ở bất cứ nơi đâu hay ở bất cứ thời đại nào.
Câu hỏi 87: Tại sao người ta thường nói Chúa Giêsu hay Thánh Thần của Người sống trong mọi người trong khi có rất nhiều kẻ giết người không tiếc tay hay tội phạm trên thế giới như thế? Chúa Giêsu có dự phần vào việc này không?
Tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, không loại trừ ai. Theo Thánh Phaolô, mọi người chúng ta đều phạm tội và xa cách vinh quang Thiên Chúa (Rm 3:23), nhưng dù chúng ta còn là những kẻ tội lỗi và thù địch của Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn chứng tỏ tình yêu của Người trong cái chết trên thập giá của Chúa Giêsu vì chúng ta (Rm 5:8). Thách đố của Chúa Giêsu với những người muốn ném đá người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngọai tình vẫn còn hiệu lực: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” (Ga 8:7)
Vấn đề ở đây thực sự là việc tha thứ (xem câu hỏi 49). Phân tích đến cùng, tội duy nhất không thể tha thứ là việc con người cứng lòng nghĩa là từ khước tiếp nhận sự tha thứ và tha thứ cho người khác. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là vòng ôm tối hậu kẻ thù của mình trong tình yêu và tha thứ. Tôi đích thân chống đối hình phạt tử hình vì quá thường xuyên nó là một hành vi trả thù, một từ khước tha thứ. Hơn nữa, một hành vi như thế thực tế là từ khước tin rằng con người đặc thù này có thể được cứu chuộc, họ có thể hoán cảo cả trí lẫn tâm để bắt đầu một cuộc sống mới. Tử hình chỉ có tính hình phạt; nó bỏ qua việc phục hồi. Chúa Giêsu không bao giờ từ bỏ bất cứ ai, ngay các kẻ thù ngoan cố nhất.
Vấn đề là chúng ta phải sẵn lòng và có khả năng tha thứ một cách sâu xa ra sao. Dụ ngôn người đầy tớ không biết thương xót (Mt 18:23-35), như Mátthêu mang lại cho chúng ta, đưa ra trọng điểm ở câu 35 cho hay: sự tha thứ của Thiên Chúa không thể hữu hiệu trong đời sống chúng ta nếu chúng ta không tha thứ tận đáy lòng cho anh chị em chúng ta. Tập chú là vào phán xử của vua (=Thiên Chúa). Điều này đúng, nhưng nếu chúng ta xét câu truyện theo các hạn từ của nó mà cuối cùng không áp dụng câu 35, thì kết quả ngạc nhiên sẽ diễn ra lúc vua rút lại lời của ngài và đảo ngược sự tha thức trước đó của ngài. Danh dự của vua đòi ngài giữ lời của ngài (so sánh với Hêrốt ở Mc 6:26). Không chỉ có thế, nay ngài còn kết án người đầy tớ phải chịu cực hình không bao giờ chấm dứt, một hình phạt còn tệ hơn hình phạt đã ban bố trước rất nhiều (câu 25). Hành động của các đồng bạn đầy tớ khi phúc trình mọi chuyện cho nhà vua thay vì tìm cách tha thứ và hòa giải khác đã có những hậu quả vượt xa điều đã dự tính. Trọng điểm là: khi nghe dụ ngôn này, chúng ta có thể tha thứ cho cả một đầy tớ bạn cũng thô bỉ và không biết thương xót như đầy tớ này không? Chúng ta có sẵn lòng tha thứ và tìm cách khác hơn là bạo động và trả thù để giải quyết các tranh chấp không? Quả vậy, “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.” (Ga 3:17).
Câu hỏi 88: Còn về người thuộc các tôn giáo khác, như Ấn độ giáo hay Phật giáo, hay cả người vô thần nữa thì sao? Chúa Giêsu có tạo được khác biệt nào cho họ hay không?
Có, nếu điều tôi nói trước đây về phục sinh (xem các câu hỏi 68-70) là đúng. Chúa Giêsu phục sinh hiện thân ý định của Thiên Chúa muốn có sự viên mãn trong đời sống và kinh nghiệm nhân bản. Hơn nữa, ý nghĩa của phục sinh trải dài khắp sáng thế. Niềm hy vọng Kitô giáo của chúng ta là mọi sự sẽ được biến đổi trong Chúa Kitô. Thế nhưng, chúng ta vẫn còn trong tiến trình biện phân các cách cụ thể và chuyên biệt sẽ dẫn tới sự biến đổi sau cùng này. Trong tiến trình này, chúng ta có thể học hỏi từ các truyền thống tôn giáo khác cũng như họ học hỏi từ chúng ta. Cuộc đối thoại lên sinh lực hỗ tương là điều tuyệt đối cần thiết. Chúng ta phải trung thực và cởi mờ thừa nhận điều hợp nhất chúng ta cũng như điều chia rẽ chúng ta.
Mọi tôn giáo, cũng như mọi người vô thần theo chủ nghĩa nhân bản đều gặp nhau ở việc chăm sóc và quan tâm phổ quát đối với sáng thế, trái đất, phúc lợi và số mệnh của nó. Một bản năng thực sự tôn giáo (và do đó thực sự nhân bản) không bao giờ dửng dưng đối với mẹ đất và nhiều con cái của mẹ đang rung động và tương tác như một toàn thể đầy mầu nhiệm. Hơn nữa, các tôn giáo có xu hướng có chung nhau nhiều hơn trên các bình diện quan tâm đạo đức (hành động) và cầu nguyện huyền nhiệm (chiêm niệm). Họ chia rẽ một cách sẵn sàng hơn về các tín lý hay các phát biểu các tín ngưỡng nền tảng. Những điều vừa kể chịu nhiều hạn chế nhân bản trong việc cố gắng phát biểu thể siêu việt tuyệt đối. Nhưng chính ở đây, chúng ta có nhiều điều để học hỏi lẫn nhau.Chúa Giêsu như Đấng phục sinh vượt quá mọi tôn giáo, kể cả Kitô giáo. Các Kitô hữu chúng ta đem tới cuộc tranh luận các xác tín sâu xa về ý nghĩa trung tâm của Chúa Giêsu đối với toàn thể nhân loại. Chúng ta sẽ không còn là Kitô hữu nếu chúng ta không công bố Người như chính sự nhập thể của Thiên Chúa.
Nhưng chúng ta mang các xác tín này vốn nằm trong một truyền thống bắt nguồn từ tính Do Thái của Chúa Giêsu nhưng rất nhanh chóng tự phát biểu bằng các hạn từ Hy Lạp (Đông) và La Tinh (Tây). Giáo Hội Công Giáo, trong căn bản, là Tây Âu trong phát biểu văn hóa và tôn giáo của mình, mặc dù, nó đang trở nên ngày càng là một Giáo Hội thế giới nhiều hơn. Tất cả các Kitô hữu (Rôma, Chính thống, Thệ phản) phải học cách lắng nghe các tiếng nói của Châu Á, Châu Phi, và các nơi khác, nếu chúng ta muốn hiểu ý nghĩa trọn vẹn của phục sinh. Chúa Giêsu không thuộc về Kitô giáo; Người thuộc về mọi dân tộc và toàn bộ sáng thế.Các Kitô hữu chúng ta chỉ được mời gọi làm chứng cho sự thật vốn ở trong chúng ta, làm cho sự thật, con đường và sự sống này (Ga 14:6) thành sẵn có đó cho mọi dân tộc.
Câu hỏi 89: Mọi người, cả những người không bao giờ nghe nói về Chúa Giêsu, có được lên thiên đàng không? Há phép rửa không có tính yếu tính để chúng ta được cứu rỗi hay sao?
Ở tâm điểm Tin Mừng là lệnh truyền khẩn cấp phải lên đường và công bố Tin Mừng. Đây là lệnh sai đi có tính nền tảng và yếu tính nhất cho Giáo Hội.Thánh Phaolô nói: “...Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Rm 10:9). Điều này dẫn tới lời huấn giáo lên đường và công bố Tin Mừng. Tương tự như thế, Thánh Phêrô công bố trong Cv 4:12: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ”. Đó là hai bản văn đáng lưu ý hơn trong nhiều bản văn xem ra đòi hỏi phải có đức tin minh nhiên vào Chúa Giêsu Kitô để được cứu rỗi. Một đức tin như thế dẫn tới phép rửa như việc được bao gồm về bí tích vào cộng đồng những người được cứu rỗi. Với thời gian, điều này dẫn tới niềm tin cho rằng không có ơn cứu rỗi bên ngoài Giáo Hội. Hiện vẫn còn những người duy trì điều này, nhưng lối giải thích cứng ngắc về nó đã sụp đổ từ lâu với “phép rửa bằng máu” (phúc tử đạo) và “phép rửa bằng lòng ước muốn” (lương tâm tốt).
Điều gì đã diễn ra? Trước nhất, có lẽ khẳng định nền tảng nhất của đức tin Kitô giáo là: Thiên Chúa muốn ơn cứu rỗi cho mọi người (1Tm 2:4-6; xem câu hỏi 61). Chính Chúa Giêsu không loại trừ ai khỏi Nước Thiên Chúa. Bất cứ sau này người ta nói điều gì về Người, cũng không thể bác bỏ sự thật nền tảng này. Thứ hai, các trước tác Tân Ước phản ảnh sự chờ mong đầy phấn khởi cho rằng Tin Mừng sẽ được rao giảng đến tận cùng trái đất (Cv 1:8; 28:30) và tận cùng này sắp sửa diễn ra nay mai. Chúng ta có thể đọc các bản văn đã trích dẫn trên đây một cách tích cực như khẳng định sự cứu rỗi trong Chúa Kitô mà không rút ra kết luận tiêu cực cho rằng những người chưa nghe về Chúa Kitô sẽ không được cứu rỗi. Thứ ba, chúng ta đang sống trong thế kỷ 20, chúng ta ý thức một cách sắc nét nhiều hơn tính đa dạng và phức tạp của lịch sử nhân loại. Thực tại này qui định cách chúng ta giải thích các bản văn Kinh Thánh. Liệu chúng ta có muốn tin rằng Đấng Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Giêsu lại có thể võ đoán loại trừ hàng hà sa số những người không do lỗi riêng của họ trong việc không bao giờ nghe biết về Chúa Kitô không? Tình trạng sau cùng của mỗi nhân vị chỉ có Thiên Chúa mới biết được và ta nên để cho Thiên Chúa phán xử.Cộng đồng các môn đệ mà chúng ta gọi là Giáo Hội, một lần nữa, chỉ có thể làm chứng qua việc cam kết bản thân và cộng đồng sống cuộc sống mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta.
VietCatholic TV
Diễn biến nghẹt thở tại Avdiivka. Tướng Budanov: Hung thần Chechnya giờ ra sao? NATO cảnh cáo Iran
VietCatholic Media
02:24 13/10/2023
1. Thảm bại kinh hoàng của quân đội Nga khi cố gắng tấn công quân Ukraine ở Avdiivka
Hôm thứ Ba 10 tháng 10, từ tờ mờ sáng, quân Nga đã ồ ạt tấn công vào Avdiivka. Cuối ngày thứ Ba, các cảnh quay cho thấy một bãi chiến trường thê lương: Gần 1000 lính Nga nằm chết trên những cánh đồng, bên cạnh 91 xe thiết giáp và 34 xe tăng bị cháy rụi.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Russian Army Reportedly Lost 34 Tanks Trying To Cut Off The Ukrainian Garrison In Avdiivka”, nghĩa là “Quân đội Nga được tường trình đã mất 34 xe tăng khi cố gắng bứng doanh trại quân Ukraine ở Avdiivka”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Lực lượng Nga ở Ukraine đang tấn công. Mục tiêu của họ: cuối cùng là chiếm cho được Avdiivka, một khu định cư tự do nằm ngay phía tây bắc Donetsk, thủ phủ của một trong những “nước cộng hòa” ly khai thân Nga ở vùng Donbas phía đông Ukraine.
Năm ngoái, người Nga đã mất nhiều tháng cố gắng đánh bật lực lượng đồn trú Ukraine của Avdiivka nhưng không thành công. Giờ đây, trong bối cảnh cuộc phản công kéo dài 4 tháng của Ukraine tạm lắng, họ đang cố thử lại.
Mọi chuyện không suôn sẻ với người Nga. Khi tấn công trực tiếp vào quân đội Ukraine đang đồn trú, quân đội Nga đang học lại bài học khó khăn tương tự mà quân Ukraine đã học được trong những tuần đầu của cuộc phản công.
Việc tấn công công sự của đối phương rất khó khăn và tốn kém khi pháo binh của đối phương được bố trí sẵn sàng trước và máy bay không người lái của họ có mặt ở khắp mọi nơi. Rất có thể cuộc tấn công sẽ thất bại sẽ khiến các trung đoàn đang rút lui — và các vị trí mà họ nắm giữ — yếu hơn trước.
Một ngày sau khi cuộc tấn công của Nga bắt đầu hôm thứ Ba, các chiến trường giữa các vị trí của Nga và Ukraine ở phía bắc và phía nam Avdiivka tràn ngập các phương tiện Nga bị hư hỏng và bộ binh Nga chết và bị thương.
Các nhà phân tích độc lập thống kê tổn thất trong trận chiến ở Ukraine đã nhanh chóng đánh giá quy mô của sự thất bại khi các trung đoàn Nga tiến vào khu vực tiêu diệt pháo binh và tên lửa của Ukraine. Nhà phân tích Andrew Perpetua chỉ trong 24 giờ qua đã xác minh được khoảng 70 xe bị mất ở phía Nga, nhưng chỉ có khoảng 15 xe ở phía Ukraine.
Trong số những tổn thất của Nga có ít nhất một trong bốn loại xe tăng chính: T-62, T-72, T-80 và T-90. Loại duy nhất còn thiếu là chiếc T-54/55 70 tuổi. Một nguồn tin Ukraine khẳng định người Nga đã mất tổng cộng 34 xe tăng và 91 xe thiết giáp.
Có vẻ như người Nga đã tập trung khoảng nửa tá trung đoàn súng trường cơ giới và lữ đoàn Dù cho cuộc tấn công theo hai hướng vào Avdiivka. Với vài nghìn bộ binh và hàng trăm xe tăng và phương tiện chiến đấu, trên giấy tờ, những kẻ tấn công đông hơn khoảng hai lữ đoàn đồn trú Ukraine ở Avdiivka.
Người Nga cũng được hưởng sự hỗ trợ đáng kể từ không quân và pháo binh. Máy bay chiến đấu-ném bom Sukhoi Su-35 của không quân Nga được cho là đã bắn phá Avdiivka. Đã có báo cáo về các cuộc tấn công bằng đạn dẫn đường, có lẽ là UPAB và KAB mà quân đội Ukraine mô tả là loại vũ khí đáng sợ nhất của Nga.
Tất cả hỏa lực của Nga ngày hôm qua không còn quan trọng nữa. Không phải khi các lữ đoàn Ukraine có nhiều tháng, thậm chí nhiều năm - để đào sâu. “Lực lượng phòng thủ Ukraine đang dũng cảm trấn giữ phòng tuyến,” bộ tổng tham mưu Ukraine báo cáo hôm thứ Tư. Họ “đã đẩy lùi 10 cuộc tấn công của kẻ thù gần Avdiivka và 8 cuộc tấn công khác ở các khu vực phía đông Stepove và phía đông nam Sjeverne” dọc theo cùng khu vực của mặt trận.
Sự giám sát không ngừng nghỉ của Ukraine là chìa khóa cho nỗ lực phòng thủ. Đơn vị 129, đơn vị điều khiển máy bay không người lái của Địa Phương Quân ở Avdiivka, cho biết đã bay liên tục trong 20 giờ và xác định chính xác toàn bộ lực lượng tấn công của Nga. “Mọi kẻ tấn công đã được tìm thấy,” đơn vị tuyên bố.
Vấn đề đang được tranh luận gay gắt là liệu các lực lượng vũ trang Nga ở Ukraine có còn lực lượng dự trữ hoạt động đáng kể hay không: các đơn vị sẵn sàng chiến đấu có còn binh lính và phương tiện nào chưa kiệt sức sau nhiều tháng chiến đấu không ngừng nghỉ hay không.
Ngay cả khi người Nga vẫn còn nhiều quân dự bị, cuộc tấn công thất bại vào Avdiivka ít nhất sẽ ăn mòn số quân dự bị đó bằng cách buộc Điện Kremlin phải khôi phục hoặc thay thế các đơn vị bị thương vong nặng nề trong cuộc tấn công.
Nhưng còn quá sớm để Ukraine tuyên bố chiến thắng. Rõ ràng mục đích của người Nga là bao vây Avdiivka mà không tấn công trung tâm đô thị của khu định cư. Nếu họ có thể giành được các vị trí xung quanh Avdiivka, quân Nga có thể khiến quân đồn trú của Ukraine bị bỏ đói.
Người Nga có thể tập hợp lại và thử lại. Mọi con mắt đều đổ dồn vào các cánh đồng xung quanh khu định cư khi mặt trời mọc ở Ukraine vào thứ Tư và người Nga có cơ hội tấn công thứ hai. “Tình hình rất nghiêm trọng”, nhà báo Ukraine Yurii Butusov cảnh báo.
2. Biệt kích Nga mới vượt biên giới vào Ukraine đã bị bắt
Trung Tướng Serhiy Naev, Tư Lệnh các lực lượng liên hợp Ukraine, cho biết các quân nhân biên phòng Ukraine đã bắt sống một tiểu đội biệt kích Nga cố gắng vượt qua biên giới phía đông bắc của Ukraine ở khu vực Sumy.
Ông nhấn mạnh rằng đây là cố gắng thứ hai của người Nga trong 24 giờ qua. Trước đó, lực lượng biên phòng tuyên bố họ đã ngăn chặn một nỗ lực trong đêm của một nhóm phá hoại khác.
“Những kẻ phá hoại đã cố gắng vượt qua biên giới bang Ukraine và có ý định tiến xa hơn tới một trong những cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. 8 tên trong nhóm này đã bị hỏa lực của Ukraine đẩy lùi.”
3. Đan Mạch báo cho Ukraine biết khi nào sẽ nhận được các chiến đấu cơ F-16
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Receives Major Update on When First F-16s May Arrive”, nghĩa là “Ukraine nhận được thông tin cập nhật quan trọng về thời điểm những chiếc F-16 đầu tiên có thể đến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen hôm thứ Tư cho biết nước ông có kế hoạch thực hiện chuyến giao chiến đấu cơ F-16 đầu tiên cho Ukraine vào mùa xuân năm 2024.
Theo báo cáo của đài truyền hình Đan Mạch TV2, Poulsen cho biết ông dự kiến 6 chiếc đầu tiên trong số 19 chiếc F-16 hứa với Ukraine sẽ đến vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau. Tin tức này được đưa ra cùng lúc Bộ Quốc phòng Đan Mạch công bố một liên minh mới do Mỹ, Đan Mạch và Hà Lan dẫn đầu để hỗ trợ Ukraine thành lập lực lượng không quân trong tương lai dựa trên máy bay phản lực F-16.
“Trong suốt cuộc chiến, Đan Mạch đã đóng một vai trò quan trọng thông qua các khoản tài trợ quân sự đáng kể cho Ukraine, đặc biệt là việc tài trợ chiến đấu cơ F-16,” Poulsen cho biết trong một thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đan Mạch. “Trách nhiệm đồng lãnh đạo trong liên minh mới này do đó đương nhiên thuộc về Đan Mạch.”
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 8 đã hứa rằng các chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất sẽ được cung cấp cho Ukraine sau khi các phi công của Kyiv chứng tỏ được đào tạo đầy đủ và sẵn sàng vận hành máy bay. Mặc dù Đan Mạch và Hà Lan đã hứa cung cấp máy bay F-16 của riêng họ nhưng việc giao máy bay phản lực do Mỹ sản xuất phải được Washington chấp thuận.
Hà Lan có 42 chiếc F-16 do Mỹ sản xuất nhưng vẫn chưa công bố họ dự định quyên góp bao nhiêu chiếc để hỗ trợ lực lượng phòng thủ Ukraine chống lại Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đó tuyên bố rằng Kyiv sẵn sàng nhận tổng cộng 42 máy bay phản lực giữa Hà Lan và Đan Mạch.
Ukraine, quốc gia có các phi công hiện đang vận hành các máy bay phản lực MiG-29 và Su-27 thời Liên Xô, đã đưa ra nhiều lời cầu xin đối với F-16, và các chuyên gia trước đó đã nói với Newsweek rằng chỉ cần khoảng chục máy bay là có thể có sự khác biệt trong cuộc chiến ở Ukraine. Các máy bay phản lực do phương Tây sản xuất như F-16 cũng có lợi thế hơn so với các máy bay tương tự của Nga mà Điện Cẩm Linh đã triển khai từ lâu, bao gồm hệ thống dẫn đường và radar tiên tiến cũng như khả năng trang bị hỏa tiễn và bom dẫn đường chính xác.
Vladimir Putin trước đó đã cảnh báo rằng việc cung cấp cho Ukraine máy bay tiên tiến sẽ không làm thay đổi cục diện cuộc chiến, “Điều này chỉ đơn giản là kéo dài xung đột”.
Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder cũng tuyên bố hôm thứ Tư rằng nước này sẽ bắt đầu gửi F-16 tới Ukraine vào năm 2025, theo báo cáo từ công ty truyền thông Beglium RTL. Thông báo này diễn ra sau chuyến thăm bất ngờ của ông Zelenskiy tới Brussels, nơi nhà lãnh đạo Ukraine gặp nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Politico đưa tin.
Chính quyền Biden cũng tuyên bố viện trợ quân sự bổ sung 200 triệu Mỹ Kim cho Kyiv, bao gồm bổ sung khả năng phòng không và vũ khí chống tăng.
Newsweek đã liên hệ với Ngũ Giác Đài để yêu cầu bình luận qua email vào chiều thứ Tư.
4. Giám đốc Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine đưa ra các chi tiết liên quan đến tình trạng của hung thần Chechnya
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Chechen Warlord's 'Sickness' Detailed by Ukraine Intelligence Chief”, nghĩa là “Giám đốc tình báo Ukraine đưa ra các chi tiết về tình trạng của lãnh chúa Chechnya.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov gặp vấn đề về thận đe dọa tính mạng vào tháng trước nhưng sau đó đã bình phục, nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là GUR, cho biết.
Trong nhiều tuần, có tin đồn rằng Kadyrov, là người từ năm 2007, đã cai trị nước cộng hòa Chechnya miền nam nước Nga nơi có đa số dân theo Hồi giáo, đang bị các vấn đề nghiêm trọng về thận.
Suy đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo Chechnya càng gia tăng vào tháng trước khi phát ngôn nhân tình báo quân đội Ukraine Andriy Yusov cho biết Kadyrov đã không khỏe trong một thời gian dài và có vấn đề về sức khỏe toàn thân. Trên mạng xã hội cũng có tin đồn rằng Kadyrov đã chết hoặc hôn mê.
“ Anh ta có vấn đề về sức khỏe, đó là sự thật. Trong tình tiết mà bạn vừa đề cập, anh ta thực sự bị ốm nhưng đã bình phục”, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo GUR, nói với cơ quan truyền thông Ukraine Ukrainska Pravda trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Năm. “Chúng ta cũng phải thừa nhận điều này, dù muốn hay không.”
Budanov nói thêm: “Anh ta có vấn đề về thận. Có một mối đe dọa đến tính mạng của anh ta, nhưng anh ta đã vượt qua nó.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Khi có nhiều đồn đoán về sức khỏe của Kadyrov, kênh Telegram của anh ta đã phát hành một đoạn video nói rằng anh ta vẫn sống khỏe mạnh và anh ta đã đến Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Mạc Tư Khoa để thăm chú của mình, người đang điều trị ở đó.
Kênh của Kadyrov đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh lãnh đạo Chechnya ngồi trong phòng bệnh cạnh chú của mình. Trong clip, một người có vẻ là bác sĩ nói rằng Khas-Magomed Kadyrov đã nằm viện được hai tuần và nói thêm: “Hôm nay là ngày 20 tháng 9”.
Và vào ngày 28 tháng 9, Điện Cẩm Linh đã công bố một đoạn video cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tổ chức cuộc họp, nhà độc tài Nga ngồi nói chuyện với Kadyrov.
Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin hai người đã thảo luận về tình hình ở Chechnya và sự tham gia của các chiến binh Chechnya trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin. Các chiến binh Chechnya của Kadyrov đã chiến đấu bên cạnh quân đội của Putin trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
“Hãy gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các chàng trai. Gửi tới gia đình họ những lời chúc tốt đẹp nhất. Tôi biết rằng cá nhân bạn luôn tham gia vào những vấn đề này, bao gồm cả việc hỗ trợ gia đình những người lính của chúng ta đang chiến đấu ở tiền tuyến - họ đang chiến đấu một cách tự tin, dũng cảm và anh hùng”, ông Putin nói trong cuộc gặp.
Kadyrov cho biết các chiến binh của ông có tinh thần tốt và họ đã bắt giữ binh lính Ukraine và phá hủy thiết bị hàng ngày.
Điện Cẩm Linh trước đó từ chối bình luận về sức khỏe của Kadyrov, nói rằng đó không phải là vấn đề của Tổng thống Nga.
5. Nga tiếp tục ngang ngược tấn công cảng sông Danube của Ukraine, đe dọa an ninh lương thực thế giới
Ký giả VERONIKA MELKOZEROVA của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russia attacks Ukraine’s Danube ports with drones”, nghĩa là “Nga tấn công cảng sông Danube của Ukraine bằng máy bay không người lái”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga một lần nữa tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng cảng sông Danube của Ukraine chỉ trong một đêm.
Oleg Kiper, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự khu vực Odesa, cho biết trong một tuyên bố sáng thứ Sáu: “Lực lượng phòng không của chúng tôi đã bắn hạ 10 máy bay không người lái Shahed trên khu vực Odesa, nhưng thật không may, cũng có những chiếc tấn công trúng đích”.
Các quan chức Ukraine ghi nhận thiệt hại về cơ sở hạ tầng cảng và các tòa nhà dân cư ở quận Ismail thuộc vùng Odesa trên sông Danube. “Những đám cháy cháy bùng phát tại chỗ; chúng đã bị dập tắt rồi. Một phụ nữ lớn tuổi bị bỏng”, Kiper nói.
Cuộc tấn công mới nhất vào các cảng gần biên giới Rumani xảy ra hai ngày sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy đến thăm Bucharest, nơi ông và Tổng thống Rumani Klaus Iohannis đồng ý tăng cường hợp tác trong việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua lãnh thổ Rumani. Zelenskiyy coi hợp tác với Rumani cả trên Hắc Hải và trên đất liền là cách để tìm ra các hành lang xuất khẩu khác cho ngũ cốc của Ukraine.
Văn phòng của ông Zelenskiyy cho biết: “Hai vị tổng thống ủng hộ các nỗ lực phối hợp đang diễn ra nhằm tăng gấp đôi khối lượng vận chuyển qua Rumani từ 2 triệu tấn hiện tại lên 4 triệu tấn mỗi tháng”. Zelenskiyy cho biết hai nước sẽ sớm mở một tuyến đường sắt chung mới để vận chuyển ngũ cốc.
Ukraine đang tìm kiếm nhiều cách để xuất khẩu ngũ cốc nhanh nhất có thể vào thời điểm Nga đang phá hủy các kho chứa ngũ cốc. Điều này bắt đầu vào tháng 7 sau khi Nga từ bỏ Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải do Liên Hiệp Quốc làm trung gian. Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải đã cho phép xuất khẩu tổng cộng 33 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu trong 12 tháng trước đó – mang lại huyết mạch kinh tế cho Kyiv khi nước này chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Nga..
Gần đây, Kyiv đã khởi động lại một phần hoạt động xuất khẩu bằng đường biển qua cả 3 cảng trên Hắc Hải sau một loạt cuộc tấn công thành công buộc hạm đội Nga phải tránh xa lãnh thổ Ukraine ở phía tây nam vùng biển này. Nhưng lực lượng Nga vẫn tiếp tục tấn công các cảng của Ukraine bằng máy bay không người lái. Tuy nhiên, các chuyên gia Ukraine quan sát thấy ít nhất hai tàu chở hàng rời cảng hàng ngày.
6. Bộ Ngoại giao Cộng hòa Tiệp sẽ triệu tập đại sứ Nga về vụ Nga tấn công làng Hroza của Ukraine hồi đầu tháng này.
Reuters đưa tin Bộ Ngoại giao Cộng hòa Tiệp loan báo sẽ triệu tập đại sứ Nga về vụ Nga tấn công làng Hroza của Ukraine hồi đầu tháng này.
Nga đã nhiều lần phủ nhận việc tấn công vào dân thường kể từ khi nước này tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận hơn 21.000 thương vong dân sự trong khoảng thời gian đó, trong đó có 7.481 người thiệt mạng. Những cái chết đó bao gồm 554 trẻ em.
Ở Hroza, một hỏa tiễn đã bắn trúng một quán cà phê trong buổi lễ tưởng niệm, khiến hơn 50 người thiệt mạng.
7. NATO cảnh báo Iran là mối đe dọa cho an ninh thế giới
Hai ký giả Stuart Lau và Joshua Posaner của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “NATO backs Israel and warns Iran to stay away”, nghĩa là “NATO ủng hộ Israel và cảnh báo Iran tránh xa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Các đồng minh của Ukraine đã mất 18 tháng qua để cân nhắc rất cẩn thận vũ khí nào họ sẽ gửi tới Kyiv và đặt ra những hạn chế trong việc sử dụng chúng, nhưng các bộ trưởng quốc phòng NATO hôm thứ Năm không tỏ ra dè dặt như vậy đối với Israel khi họ hứa sẽ gửi vũ khí cần thiết để chống lại Hamas.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bảo vệ việc Israel sử dụng vũ khí Mỹ trong bối cảnh lo ngại về chiến thuật của nước này chống lại Gaza, bao gồm cắt nhiên liệu, nước và điện.
Phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels, ông Austin cho biết: “Liên quan đến các điều kiện mà chúng tôi đặt ra đối với hỗ trợ an ninh mà chúng tôi đang cung cấp cho Israel, chúng tôi chưa đặt ra bất kỳ điều kiện nào đối với việc cung cấp các thiết bị này”.
Tuy nhiên, khi các bộ trưởng quốc phòng của nhóm kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Năm, đã có những lo ngại rằng việc Israel sử dụng vũ lực để trả đũa các cuộc tấn công khủng bố của Hamas có thể là không tương xứng - trong bối cảnh lo ngại rằng Iran có thể được hưởng lợi.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nêu rõ tên Iran và nhóm Hezbollah có trụ sở tại Li Băng có khả năng đóng một vai trò nào đó trong các cuộc tấn công, bất chấp việc chính quyền Iran tiếp tục phủ nhận trách nhiệm.
“Luôn có nguy cơ các quốc gia và các tổ chức thù địch với Israel sẽ cố gắng lợi dụng. Và điều đó bao gồm, chẳng hạn, các tổ chức như Hezbollah và các quốc gia như Iran,” ông nói trong một cuộc họp báo. “Vì vậy, đây là thông điệp gửi tới các quốc gia và tổ chức thù địch với Israel rằng họ không nên cố gắng lợi dụng tình hình hiện tại.”
Một số quốc gia lo ngại hơn những quốc gia khác về việc quân đội Israel sẽ tiến bao xa ở Gaza.
“ Khi cuộc xung đột này phát triển, điều quan trọng là phải bảo vệ dân thường và điều này cũng đã được các đồng minh thể hiện rõ ràng. Có những quy tắc của chiến tranh. Có những yêu cầu về sự cân xứng. Và điều này đã được nhiều đồng minh nhấn mạnh”, ông Stoltenberg nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles đã công khai kêu gọi Israel “tôn trọng luật pháp quốc tế”, nhấn mạnh rằng “không có ngoại lệ nào cả”.
Nhưng các nhà ngoại giao nói rằng các phiên họp về Israel tương đối ngắn và không đi sâu vào chi tiết về luật nhân đạo, vì mục đích chính của cuộc họp là thể hiện sự ủng hộ đối với Israel.
Cuộc họp hôm thứ Năm của các bộ trưởng NATO bắt đầu với sự tham gia trực tuyến của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant. Theo văn phòng của ông, Gallant đã phát một đoạn video có “cảnh quay không bị kiểm duyệt” về các hành động của Hamas.
Một nhà ngoại giao được giấu tên để thảo luận về cuộc gặp riêng đã mô tả cảnh tượng này là “rất phản cảm”.
“Chúng tôi đã bị tấn công nặng nề. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn - năm 2023 không phải là năm 1943,” Bộ trưởng Quốc phòng Gallant nói với nhóm, đề cập đến Cuộc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. “Chúng tôi đều là những người Do Thái giống nhau, nhưng chúng tôi có những khả năng khác nhau. Nhà nước Israel rất mạnh. Chúng tôi đoàn kết và mạnh mẽ”.
Một phần của khả năng này là các cam kết về vũ khí mới của các đồng minh chủ chốt.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, Đức cam kết cho phép người Israel sử dụng hai máy bay không người lái Heron đã có ở Israel, hiện do lực lượng không quân Đức điều hành. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt ưu tiên hàng đầu là tiếp tế cho Israel các loại đạn Iron Dome và hệ thống phòng không.
Việc tập trung vào Israel làm nổi bật mức độ chú ý đã chuyển khỏi Ukraine, mặc dù nước này đã nhận được nhiều bảo đảm an ninh từ một số nước NATO vào đầu tuần này. Đặc biệt, Mỹ đã cùng Đan Mạch và Hà Lan thành lập liên minh huấn luyện phi công chiến đấu cơ F-16 mới. Chiến đấu cơ sẽ được Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ tài trợ, vì Mỹ vẫn lo ngại về việc gửi máy bay phản lực của mình tới Ukraine
“Đừng nhầm lẫn,” Austin nói. “Chúng tôi có thể và sẽ sát cánh cùng Israel như chúng tôi sát cánh cùng Ukraine. Hoa Kỳ có thể đi bộ và nhai kẹo cao su cùng một lúc.”
8. Rumani báo cáo đã phát hiện ra miệng hố máy bay không người lái gần biên giới với Ukraine
Bộ Quốc phòng Rumani thông báo đã phát hiện một miệng hố máy bay không người lái gần biên giới nước này với Ukraine sau các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine vào tối thứ Tư.
Reuters đưa tin Bộ này cho biết “có thể xảy ra một vụ nổ khi va chạm” và các biện pháp đã được thực hiện để bảo đảm an ninh cho khu vực và các lực lượng sẽ tiếp tục giám sát không phận Rumani.
“Bộ Quốc phòng lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công do Liên bang Nga thực hiện nhằm vào một số mục tiêu và thành phần cơ sở hạ tầng dân sự tại các cảng của Ukraine trên sông Danube”
“Những cuộc tấn công này là vô lý và mâu thuẫn nghiêm trọng với các quy tắc của luật nhân đạo quốc tế.”
9. Tình trạng của Hạm Đội Hắc Hải sau khi tầu Nga Pavel Derzhavin 'bị hư hỏng' nặng ở Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Ship Pavel Derzhavin 'Damaged' in Crimea After 'Blasts' Reported”, nghĩa là “Tầu Nga Pavel Derzhavin bị hư hại sau vụ nổ được báo cáo.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tàu tuần tra của Hạm đội Hắc Hải của Nga đã bị hư hại ở Crimea hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk cho biết, sau khi có báo cáo về các vụ nổ ở bán đảo Hắc Hải bị sáp nhập.
Tàu Pavel Derzhavin của Nga đã bị tấn công ở Hắc Hải gần cảng Sevastopol ở Crimea, Pletenchuk nói với Radio Svoboda, dịch vụ tiếng Nga của Đài Âu Châu Tự Do.
Các cuộc tấn công ở Crimea, trung tâm hậu cần chủ yếu của Nga cho lực lượng của nước này ở miền nam Ukraine, đã trở nên thường xuyên trong những tháng gần đây trong bối cảnh Kyiv phản công nhằm đòi lại lãnh thổ bị lực lượng Nga xâm lược. Các cuộc tấn công đã nhắm vào các mục tiêu quân sự nhằm làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Mạc Tư Khoa và ngăn cản Nga vận chuyển thiết bị, vũ khí và quân đội từ lục địa Nga vào bán đảo.
Hạm đội Hắc Hải của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành mục tiêu trong một số cuộc tấn công.
Theo hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga, Hạm đội Hắc Hải đã có được tàu tuần tra Pavel Derzhavin vào năm 2020.
“Hôm nay các bạn là người đầu tiên được tôi chính thức xác nhận rằng nó đã bị hư hỏng. Tôi không thể cung cấp cho các bạn bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoàn cảnh của sự việc này,” Pletenchuk nói.
Trước đó, một số kênh Telegram địa phương đưa tin tàu tuần tra Pavel Derzhavin của Hạm đội Hắc Hải của Nga đã bị “nổ tung” ở Sevastopol.
Các quan chức Nga vẫn chưa bình luận về thông tin cho rằng nó đã bị hư hại. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Vào ngày 22 tháng 9, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào trụ sở hạm đội ở Sevastopol, được cho là đã giết chết một số sĩ quan cao cấp.
Chín ngày trước đó, vào ngày 13 tháng 9, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào xưởng đóng tàu Sevastopol đã làm hư hại một tàu ngầm và tàu mang hỏa tiễn hành trình của Nga—Rostov-on-Don—và một tàu lớn, là tầu Minsk, khi chúng đang được sửa chữa.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, hôm Chúa Nhật đánh giá rằng Hạm đội Hắc Hải của Nga đã suy thoái nhưng chưa bị đánh bại bởi các cuộc tấn công gần đây của Ukraine ở Crimea.
ISW cho biết: “Các cuộc tấn công vào các tài sản của Hạm đội Hắc Hải đang làm suy giảm vai trò của lực lượng này với tư cách là một sở chỉ huy vũ khí tổng hợp nhưng chưa đánh bại được lực lượng này với tư cách là một lực lượng hải quân”.
“Các cuộc tấn công của Ukraine tạo ra những cú sốc tinh thần quá lớn đối với các chỉ huy Nga và trong không gian thông tin Nga. ISW cho biết việc phương Tây cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine sẽ khuếch đại chiến dịch đang diễn ra. Chiến dịch cần thiết và kịp thời này đang làm suy yếu khả năng của Nga trong việc bảo vệ miền nam Ukraine.
10. Tầu của Hạm Đội Hắc Hải bị thuyền không người lái Ukraine tấn công đang chìm dần
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Năm 12 Tháng Mười, phát ngôn nhân Hải quân, Thuyền trưởng hạng 3 Dmytro Pletenchuk, đã xác nhận con tầu Pavel Derzhavin của Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga đã bị nổ tung và hư hại nặng gần cảng Sevastopol của bán đảo Crimea bị tạm chiếm.
Thuyền trưởng hạng 3 là một cấp bậc chỉ có trong Hải Quân Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. Chức vụ này tương đương với Thiếu Tá trong Lục Quân và Không Quân.
“Hôm nay các bạn là những người đầu tiên được tôi chính thức xác nhận rằng nó đã bị nổ tung và hư hỏng. Tôi không thể cung cấp cho các bạn bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoàn cảnh của sự việc này, vì chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn,” Pletenchuk nói.
Phát ngôn nhân Hải quân Ukraine làm rõ rằng Pavel Derzhavin là tàu của hạm đội Nga, mặc dù trước đó Hải quân Ukraine cũng có một con tàu cùng tên.
“Chúng ta có một con tầu cùng tên. Theo tôi nhớ, có một khoảnh khắc thú vị như vậy ngay cả trước chiến tranh. Tôi chỉ muốn lưu ý rằng đây không phải là tàu Ukraine. Nó là tầu Nga thuộc về Hạm Đội Hắc Hải”, Pletenchuk nói.
Trước đó, một số cơ quan truyền thông và kênh Telegram địa phương của Nga đưa tin tàu tuần tra Pavel Derzhavin thuộc Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga đã phát nổ trong một cuộc đột kích bên ngoài Sevastopol. Cuộc tấn công được cho là bằng các thuyền không người lái của Ukraine.
Theo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, lực lượng phòng vệ đã tiêu diệt 20 tàu và 1 tàu ngầm Nga kể từ ngày 24/2/2022.
Các blogger quân sự Nga đã không đưa ra chi tiết nào về việc kéo con tầu về cảng Sevaspotol hay một cảng nào khác của Nga. Có lẽ nó đã bị hư hại quá nghiêm trọng đến mức người Nga không quan tâm đến việc sửa chữa nó.
Putin tê tái: Một chiến hạm Nga nữa vừa nổ tung. Nga thảm bại gần Bakhmut. UAV diệt xe tăng đến Kyiv
VietCatholic Media
15:39 13/10/2023
1. Video xem ra cho thấy một con tầu thuộc Hạm Đội Hắc Hải của Nga chìm trong khói
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Ship Engulfed in Smoke, Video Appears To Show”, nghĩa là “Video xem ra cho thấy một con tầu thuộc Hạm Đội Hắc Hải của Nga chìm trong khói”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Một tàu khác của Hạm đội Hắc Hải của Nga được tường trình đã bị hư hại ở vùng Crimea bị sáp nhập trong tuần này, theo một đoạn video lan truyền trên Telegram cho thấy một tàu chiến đang chìm trong khói.
Hôm thứ Sáu, kênh Crimea Wind Telegram đã chia sẻ những bức ảnh và video cho thấy những đám khói đen bốc lên từ một con tàu. Có thông tin cho rằng tàu hộ tống Grad lớp M Buyan của Nga, được trang bị hệ thống hỏa tiễn Kalibr, đã bị đánh trúng và hư hỏng.
Tuy nhiên, theo thông tấn xã quân sự Ukraine Defense Express, con tàu trong các video lan truyền trên mạng là tàu tuần tra của Hạm đội Hắc Hải của Nga đã được báo cáo vào hôm Thứ Tư. Con tầu mới bị đánh trúng hôm thứ Sáu là tầu hộ tống.
Các video này cũng được chia sẻ trên Telegram bởi cố vấn của thị trưởng Mariupol, Pyotr Andryushchenko.
Trước đó vào hôm thứ Sáu, người dân địa phương cho biết đã nghe thấy một vụ nổ lớn gần cảng Sevastopol ở Crimea.
“Một con tàu Nga đã nổ tung ở Sevastopol bị tạm chiếm. Ngay cả ở trung tâm Sevastopol, người ta cũng nghe thấy một tiếng nổ lớn, chuông báo động xe hơi vang lên”, Andryushchenko viết.
Các cuộc tấn công ở Crimea, trung tâm hậu cần trung tâm của Nga cho lực lượng của nước này ở miền nam Ukraine, đã trở nên thường xuyên trong những tháng gần đây trong bối cảnh Kyiv phản công nhằm đòi lại lãnh thổ bị lực lượng Nga xâm lược. Các cuộc tấn công đã nhắm vào các mục tiêu quân sự nhằm làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Mạc Tư Khoa và ngăn cản Nga vận chuyển thiết bị, vũ khí và quân đội từ lục địa Nga vào bán đảo.
Hạm đội Hắc Hải của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành mục tiêu trong một số cuộc tấn công.
Các quan chức Nga chưa bình luận về thông tin một tàu của Hạm đội Hắc Hải bị hư hại hôm thứ Sáu.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
2. Quân Nga thảm bại gần thành phố Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Infantry Obliterated by Ukrainian Artillery Strikes”, nghĩa là “Video cho thấy bộ binh Nga bị tiêu diệt bởi các cuộc tấn công của pháo binh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đoạn video được đăng trực tuyến hôm thứ Năm cho thấy một đơn vị Nga bị pháo binh của lực lượng vũ trang Ukraine hạ gục.
WarTranslation, một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến sang tiếng Anh, đã chia sẻ video trên X (trước đây là Twitter). Chú thích của đoạn clip nói rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi Lữ Đoàn Dù số 45 của quân đội Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và nó xảy ra ở phía bắc làng Odradivka của Ukraine, gần Bakhmut thuộc vùng Donetsk.
Các khu định cư xung quanh Bakhmut đã chứng kiến giao tranh dữ dội trong những tuần gần đây. Bản thân Bakhmut là nơi diễn ra trận chiến kéo dài trước khi lực lượng của Vladimir Putin tuyên bố vào tháng 5 rằng họ đã giành được quyền kiểm soát thành phố. Tuy nhiên, quân đội Ukraine đã tăng cường hoạt động xung quanh Bakhmut trong cuộc phản công đang diễn ra mà các nhà phân tích phương Tây tin rằng đó là một nỗ lực nhằm chiếm lại thành phố.
Trong video được WarTranslation đăng tải, có thể thấy đạn pháo khai hỏa trong khung cảnh ban đêm trước khi phát nổ vào một đơn vị Nga.
“Cảnh quay điên rồ ghi lại cảnh bộ binh Nga bị tàn phá bởi pháo binh, bao gồm cả đạn chùm, ở phía bắc Odradivka, hướng Bakhmut. Công việc của Lữ Đoàn Dù 45,” WarTranslation viết.
Video được WarTranslation chia sẻ lần đầu tiên xuất hiện trên kênh Telegram của thông tấn xã DeepState của Ukraine.
Đoạn phim về cuộc tấn công trên không được ghi lại từ một máy bay không người lái của Ukraine bằng camera chụp ảnh nhiệt, theo bài đăng gốc của DeepState.
DeepState cũng báo cáo rằng giao tranh vẫn tiếp diễn ở khu vực xung quanh Andriivka, một thị trấn khác gần Bakhmut. Thông tấn xã này cho biết lực lượng Ukraine đang “dần dần vượt qua hàng phòng ngự của đối phương” trong các cuộc giao tranh này, trong khi “thiệt hại do hỏa lực tiếp tục gây ra cho các đơn vị của đối phương đang tập trung ở phía sau”.
Hôm thứ Tư, viện nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, báo cáo trong một đánh giá về cuộc chiến rằng Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết quân đội của họ đã “đạt được thành công ở phía đông Klishchiivka (4 dặm về phía tây nam Bakhmut) và Andriivka (6 dặm) phía tây nam Bakhmut).
Báo cáo của ISW cho biết “các lực lượng Nga tiếp tục các hoạt động tấn công gần Bakhmut vào ngày 11/10 nhưng không đạt được bất kỳ bước tiến nào được xác nhận”.
Tháng trước, Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân của Ukraine tuyên bố đã giải phóng Andriivka, nơi được họ gọi là “chìa khóa thành công trên mọi hướng tiếp theo” trong một bài đăng trên kênh Telegram của lữ đoàn.
Việc chiếm lại Andriivka diễn ra vài tuần sau một chiến thắng chiến thuật quan trọng khác của lực lượng Ukraine ở khu vực phía nam Zaporizhzhia, nơi họ đã xuyên thủng thành công hàng phòng ngự của Nga và chiếm lại làng Robotyne.
3. Hoa Kỳ sẽ trao cho Ukraine nhiều máy bay không người lái diệt xe tăng tiên tiến
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Critical' Tank-Killer Switchblades Will Boost Ukraine's Drone Stocks”, nghĩa là “Những máy bay không người lái tận diệt xe tăng Switchblade sẽ tăng cường kho dự trữ máy bay không người lái của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo nhà sản xuất, Ukraine sẽ tiếp tục nhận thêm máy bay không người lái tự sát Switchblade 600, trong một động thái có thể tăng cường khả năng của Kyiv trong việc tiêu diệt các tài sản của Nga ở xa phía sau chiến tuyến kiên cố.
Charlie Dean, phó chủ tịch tiếp thị và phát triển kinh doanh toàn cầu của nhà thầu quốc phòng AeroVironment, cho biết, quân đội Ukraine hiện có nhiều máy bay không người lái Switchblade 300 nhỏ hơn so với các mẫu Switchblade 600, nhưng “điều đó sẽ sớm thay đổi”.
Dean nói với Newsweek rằng Switchblade 600 “cực kỳ quan trọng đối với việc phòng thủ của Ukraine”.
Mỹ đã cung cấp một số loại máy bay không người lái cho Ukraine trong các gói viện trợ quân sự, bao gồm cả đạn dược Switchblade và Phoenix Ghost. Switchblades—cũng được lực lượng Hoa Kỳ sử dụng ở Iraq và Afghanistan—đã xuất hiện trong các cảnh quay chiến đấu từ Ukraine, nhưng Ngũ Giác Đài không tiết lộ số lượng đã được gửi đi.
Khi được Newsweek yêu cầu bình luận, Ngũ Giác Đài cho biết họ không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết nào về “số lượng hoặc loại vũ khí, hệ thống và thiết bị cụ thể được cung cấp cho các đối tác Ukraine của chúng tôi” ngoài những thông báo công khai.
Phát ngôn nhân Jeff Jurgensen cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ “sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine các phương tiện để tự vệ trong thời gian tới và ngăn chặn các hành động gây hấn tiếp theo”.
Dean cho biết, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine “một số lượng rất lớn” Switchblade 300 và nói thêm rằng “chúng đã nhanh chóng được sử dụng trên chiến trường cho các mục đích đã định trước”.
“Những chiếc 600 cũng đang được sử dụng ở Ukraine và số lượng đang tăng lên nhanh chóng ở nước này”. “Hiện tại, con số Switchblade 300 tiếp tục nhiều hơn con số Switchblade 600, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi.”
Switchblades đã được phát triển trong hơn một thập kỷ. Mẫu Switchblade 300 ban đầu vẫn đang được tinh chỉnh và cập nhật cho đến ngày nay, còn phiên bản mới nhất của 300 có tầm hoạt động hơn 12,5 dặm và có thể bay trong hơn 20 phút, theo thông số kỹ thuật của AeroVironment.”
Dean cho biết, chiếc Switchblade 300—được thiết kế để cung cấp cho một đơn vị sự hỗ trợ trên không gần đó và ngay lập tức—đã trải qua “khá nhiều bước phát triển trong những năm qua”.
Sau đó, Switchblade 600 lớn hơn xuất hiện, được chế tạo để tiêu diệt xe tăng và xe thiết giáp của đối phương rải rác trên chiến trường. Những mẫu mới nhất có thể bay hơn 40 phút với tốc độ bay lượn 70 dặm một giờ.
Bởi vì lực lượng của Nga được trang bị áo giáp hạng nặng nên “việc sử dụng vũ khí như Switchblade 600 là rất quan trọng để tấn công các hệ thống vũ khí của đối phương,” Dean nói.
Dean cho biết, Switchblade 600 có thể cung cấp cho người điều khiển Ukraine tầm bắn khoảng 55 dặm, nghĩa là “họ có thể phá hủy các tài sản rất quan trọng của Nga ở phía sau chiến tuyến của Nga, là điều mà không loại vũ khí nào khác có thể làm được ở mức độ đó”.
Tuy nhiên, không giống như pháo binh, Switchblade có thể tiếp cận một khu vực trước khi người điều khiển có thể tìm kiếm mục tiêu sau khi máy bay không người lái được phóng.
Dean cho biết: “Cho đến hết chuyến bay của Switchblades, người điều hành đều có thể đưa ra quyết định. “Người điều khiển có thể chọn bay khỏi mục tiêu trước mắt mà có lẽ họ đã theo đuổi ban đầu, vì họ đã tìm thấy mục tiêu có giá trị cao hơn.
“Nó rất độc đáo so với pháo binh.”
Các video được chia sẻ trực tuyến từ tháng 5 năm 2022 cho thấy quân đội Ukraine sử dụng máy bay không người lái cảm tử Switchblade để nhắm vào lực lượng Nga.
Ukraine từ lâu đã công khai tham vọng tăng cường “đội quân máy bay không người lái” của mình và đã ra mắt những máy bay không người lái sản xuất trong nước như phương tiện không người lái “Beaver” đã bay đến tận Mạc Tư Khoa.
“Ukraine đang trên đường trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất máy bay không người lái”, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov nói với Newsweek hồi tháng 8. Ông nói: “Trải nghiệm mà chúng tôi đang có hiện nay là độc đáo, xét về cách sử dụng, cải tiến liên tục của công nghệ, quá trình nghiên cứu và phát triển cũng như mở rộng quy mô sản xuất”.
Dean cho biết, các công ty như AeroVironment cũng đang học hỏi kinh nghiệm chiến trường hàng ngày ở Ukraine. Có một liên kết liên lạc liên tục giữa công ty và các nhà khai thác Switchblade của Ukraine, có nghĩa là các thiết kế máy bay không người lái có thể được cải thiện hoặc điều chỉnh trong vòng vài tuần.
Số lượng là chìa khóa cho công nghệ linh hoạt và được sử dụng rộng rãi như vậy. Các ước tính từ Viện nghiên cứu Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia có trụ sở tại Luân Đôn hồi đầu năm nay cho thấy Ukraine đang mất khoảng 10.000 máy bay không người lái mỗi tháng.
Nhưng những loại vũ khí như Switchblade không chỉ nằm trong tầm tay của quân đội Ukraine mà còn trở thành mục tiêu chính trong các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng và các thành phố của Ukraine.
Nga đã triển khai rộng rãi các máy bay không người lái Shahed-131 do Iran thiết kế và các máy bay không người lái “kamikaze” Shahed-136 lớn hơn trên khắp Ukraine, và quân đội Kyiv thường xuyên báo cáo các cuộc tấn công dữ dội hàng đêm của các loại bom, đạn lảng vảng cùng với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.
Hôm thứ Tư, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã tấn công các khu vực phía nam Ukraine bằng máy bay không người lái Shahed trong đêm và lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ phần lớn các máy bay không người lái mang chất nổ. Quân đội Ukraine không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Ngày hôm trước, lực lượng không quân Kyiv cho biết họ đã bắn hạ 27 máy bay không người lái Shahed phóng từ phía đông Crimea, nhắm vào các khu vực phía nam Odesa, Mykolaiv và Kherson. Bộ Tổng tham mưu cho biết trong một tuyên bố rằng Điện Cẩm Linh đã triển khai tổng cộng 36 máy bay không người lái Shahed.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết hồi đầu tuần rằng các máy bay không người lái do Tehran thiết kế là “yếu tố cốt lõi trong chiến dịch tấn công tầm xa của Nga vào Ukraine”.
Ở phía bên kia chiến tuyến, “các loại vũ khí lảng vảng đóng vai trò rất quan trọng trong những gì người Ukraine đang làm”, Dean nói.
Ông nói: “Người Ukraine không có hỏa lực pháo binh như người Nga, họ không có nguồn nhân lực có thể sử dụng được như người Nga”. “Các hệ thống không người lái, bao gồm cả bom, đạn, đóng một vai trò to lớn trong việc thực sự cân bằng sự cân bằng về hỏa lực.”
Chiến tranh Ukraine đã thúc đẩy sự đổi mới máy bay không người lái với “tốc độ chớp nhoáng”, với các thiết kế mới ra đời gần như hàng ngày. Yêu cầu về máy bay không người lái dường như gần như vô độ và AeroVironment đã tăng sản lượng để theo kịp nhu cầu.
Dean cho biết: “Chúng tôi có thể sản xuất rất nhiều, rất nhiều nghìn sản phẩm mỗi ngày và sẽ rất dễ dàng để đẩy mạnh sản xuất hơn nữa.
4. Hoa Kỳ ủng hộ cuộc điều tra thiệt hại đối với đường ống dẫn khí đốt và cáp viễn thông dưới Biển Baltic
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Năm cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ Phần Lan và Estonia khi họ điều tra thiệt hại đối với đường ống dẫn khí đốt và cáp viễn thông dưới Biển Baltic.
Reuters đưa tin các bộ trưởng quốc phòng NATO đang thảo luận về vụ việc trong một cuộc họp ở Brussels hôm thứ Năm.
Blinken cho biết: “Chúng tôi sát cánh cùng các đồng minh NATO Phần Lan và Estonia khi họ điều tra thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng dưới biển ở Biển Baltic và hỗ trợ cuộc điều tra đang diễn ra của họ để xác định nguyên nhân.”
Thiệt hại đối với đường ống Balticconnector và cáp dữ liệu đã được xác nhận hôm thứ Ba sau khi một trong hai nhà điều hành đường ống, Gasgrid của Phần Lan, ghi nhận áp suất giảm và có thể bị rò rỉ vào tối Chúa Nhật trong một cơn bão.
5. Giám đốc tình báo Ukraine lên tiếng về khả năng cuộc chiến Israel có thể cản trở viện trợ cho Kyiv
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Israel War Could Hinder Kyiv Aid in One Scenario: Ukraine's Intel Chief”, nghĩa là “Giám đốc tình báo Ukraine cho rằng một tình huống có thể khiến cuộc chiến ở Israel cản trở viện trợ cho Kyiv.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Giám đốc tình báo Ukraine cho biết cuộc chiến kéo dài giữa Israel và Hamas có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp viện trợ quân sự của phương Tây cho Kyiv trong cuộc chiến chống lại Nga.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến Israel hôm thứ Năm và cam kết sự hỗ trợ của Washington đối với đất nước này sau các cuộc tấn công cuối tuần của phiến quân Hamas ở miền nam Israel.
Blinken hứa rằng Israel sẽ có thêm đạn dược để tái trang bị lực lượng phòng không và cho biết lưỡng đảng trong Quốc hội ủng hộ việc hỗ trợ quân sự nhiều hơn. Hôm thứ Tư, Tổng thống Joe Biden cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ Israel.
Tuy nhiên, có những lo ngại rằng sự hỗ trợ quân sự của Mỹ và phương Tây dành cho Ukraine đang bắt đầu suy yếu vì những lo ngại liên quan đến chính trị trong nước và những hạn chế về ngân sách.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Pravda của Ukraine, nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, Trung Tướng Kyrylo Budanov, nói rằng nếu xung đột ở Israel kết thúc trong vòng vài tuần thì “không có gì phải lo lắng” về viện trợ quân sự của phương Tây đang trao cho Ukraine.
Ông nói: “Nhưng nếu tình hình kéo dài, rõ ràng là sẽ có một số vấn đề nhất định với thực tế là cần phải cung cấp vũ khí và đạn dược không chỉ cho Ukraine”.
Ông cũng nói rằng việc Hamas sử dụng máy bay không người lái nhắm vào các xe thiết giáp trong cuộc tấn công hôm thứ Bảy mang dấu ấn sự tham gia của Nga.
“Không ai khác ngoài những người tham gia trong chiến trường Ukraine có thể làm được điều đó. Vì chúng tôi không có mặt ở đó nên có nghĩa là người Nga”, ông nói, theo một bản dịch.
Ông cũng tin rằng điều đáng chú ý là hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik đã bắt đầu phát sóng bằng tiếng Ả Rập ở Li Băng “với các tường thuật rõ ràng là theo quan điểm của Nga”. Cũng quan trọng là chuyến thăm của một quan chức quân sự Nga vào tháng trước tới Iran, là quốc gia đã ủng hộ Hamas.
Budanov không đưa ra bằng chứng cho tuyên bố của mình về sự liên quan của Mạc Tư Khoa trong cuộc tấn công của Hamas. Điện Cẩm Linh cho biết họ lo ngại về vụ tấn công của Hamas và kêu gọi giải pháp hòa bình, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng cuộc xung đột ở Israel là một “ví dụ rõ ràng về sự thất bại trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông”.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận.
Trong khi đó, trước những lo ngại rằng chiến tranh có thể lan rộng ra khu vực rộng lớn hơn, Budanov bày tỏ lo ngại về những gì có thể xảy ra trong dài hạn.
Ông nói: “Nếu dựa thuần túy về mặt địa lý, chúng tôi thấy một số cuộc xung đột thoạt nhìn có vẻ mang tính khu vực, ngoại trừ Ukraine, nhưng tất cả chúng đều được kết nối bởi cùng một số quốc gia”. “Tôi tin rằng chúng ta đang tiếp cận chiến tranh toàn cầu khá nhanh chóng.”
6. Hoa Kỳ trừng phạt các công ty vận chuyển dầu không tuân thủ mức giá cao nhất cho dầu Nga
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Mỹ, Matthew Miller, cho biết Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với hai chủ tàu chở dầu của Nga trên mức giá trần của G7 là 60 Mỹ Kim một thùng, một có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ và một có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Mỹ, các nước G7 khác và Úc đã áp đặt mức trần này vào năm ngoái, nhằm tìm cách giảm doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu bằng đường biển như một phần của lệnh trừng phạt đối với việc nước này xâm chiếm Ukraine.
Mức trần này cấm các công ty phương Tây cung cấp các dịch vụ hàng hải, bao gồm bảo hiểm, tài chính và vận chuyển cho lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga với giá trên 60 Mỹ Kim/thùng, đồng thời tìm cách duy trì lượng dầu chảy vào thị trường.
Giới hạn cũng được áp dụng đối với hai sản phẩm dầu.
Chính quyền của Joe Biden đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ice Pearl Navigation SA có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ, chủ sở hữu của Yasa Golden Bosphorus, mà Bộ Tài chính cho biết vận chuyển dầu thô ESPO của Nga có giá trên 80 Mỹ Kim một thùng sau khi mức trần có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái.
Mỹ cũng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Lumber Marine SA có trụ sở tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, chủ sở hữu của SCF Primoyre, mà Bộ Tài chính cho biết đang vận chuyển dầu thô Novy Port của Nga trên 75 Mỹ Kim một thùng.
Bộ Tài chính cho biết cả hai tàu chở dầu thực hiện các chuyến ghé cảng ở Nga đều sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ có trụ sở tại Hoa Kỳ trong khi vận chuyển dầu có nguồn gốc từ Nga.
Một quan chức cao cấp của Bộ Tài chính, phát biểu với điều kiện giấu tên, nói với các phóng viên trong một cuộc gọi:
Chúng tôi sẽ thực hiện những hành động mà chúng tôi thông báo ngày hôm nay và những hành động tiếp theo mà chúng tôi sẽ thông báo trong những tuần và tháng tới. Đó là những cái giá phải trả của Nga. Chúng tôi sẽ gia tăng các đòn trừng phạt sao cho khả năng duy trì cuộc chiến tranh man rợ của Nga sẽ tiếp tục suy yếu.
7. Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh việc bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển
Phát biểu tại trụ sở NATO sáng nay, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết an ninh của cơ sở hạ tầng dưới biển là “một trong những chủ đề gay gắt nhất vào thời điểm hiện tại đối với Estonia và Phần Lan”.
Đề cập đến sự việc phát hiện hư hỏng đường ống dẫn khí và cáp kết nối dữ liệu, Bộ trưởng cho biết “có hai cuộc điều tra đang diễn ra”.
Ông nói: “Hiện tại, chúng tôi không suy đoán về bất kỳ nguyên nhân nào”, đồng thời cho biết thêm rằng các chính phủ sẽ cố gắng hết sức để có được thông tin “càng sớm càng tốt” và thông tin tổng quan sẽ được chia sẻ với các đồng minh NATO ngay hôm nay.
Bộ trưởng Estonia nói thêm rằng tình hình ở Trung Đông “rất đáng lo ngại”.
Ông nói: “Thông điệp của tôi gửi tới những ai đang nghĩ rằng phương Tây sẽ bị chia rẽ, là chúng tôi đoàn kết - và chúng tôi sẽ giúp đỡ Ukraine cũng như cả Israel”.
Phải chăng 118 người tham gia Thượng Hội đồng nhiễm Cô vít? Satan khai thác vết thương của chúng ta
VietCatholic Media
16:56 13/10/2023
1. Xác minh: Phải chăng 118 người tham gia Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị đã mắc COVID?
Có những thông tin lan rất nhanh trên các phương tiện truyền thông rằng hơn 100 người tham gia Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, diễn ra tại Vatican từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, đã “có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19” và đã vắng mặt trong cuộc họp vì lý do này vào ngày 9 tháng 10.
Tuy nhiên, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết Đức Hồng Y Vatican chịu trách nhiệm về Thượng Hội đồng Giám mục cho biết ngày 9 tháng 10 rằng “chỉ có bốn người nói với chúng tôi rằng họ ở nhà vì họ nhiễm COVID”.
Một bài báo của Vatican News bằng tiếng Ý đã đưa tin sai vào ngày 9 tháng 10 rằng 118 người tham gia Thượng Hội đồng mắc bệnh COVID, trích tuyên bố của Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục. Bài viết sau đó đã được sửa chữa. CNA đã xem xét bài viết gốc trước khi thực hiện chỉnh sửa và một phiên bản lưu trữ của bài viết. Vatican News là cơ quan truyền thông chính thức của Vatican.
Trong bài phát biểu được phát trực tiếp, Đức Hồng Y Grech cho biết “một số người tham gia không có mặt cùng chúng tôi trong hội trường sáng nay vì trong số họ, ít nhất một số người đã có kết quả dương tính với COVID. Vì vậy, để thận trọng, họ sẽ không tham gia công việc trong vài ngày tới. Trên hết, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ hồi phục sớm nhất có thể.”
Sau đó, Đức Hồng Y Grech làm rõ rằng “chỉ có bốn người” thông báo rằng họ dương tính với COVID. Đức Hồng Y cho biết tổng cộng có 15 người đã vắng mặt trong phiên họp sáng hôm đó, trong đó có một số giám mục và nhà lãnh đạo các bộ đang họp.
Khi bắt đầu phiên họp chung lần thứ tư vào ngày 9 tháng 10, khi Thượng hội đồng về Tính đồng nghị bắt đầu thảo luận phần B1 của Tài liệu Làm việc, một nhà tổ chức đã yêu cầu những người tham gia ghi danh sự hiện diện của họ bằng cách sử dụng máy tính bảng để quét mã QR trên huy hiệu của họ. Ban tổ chức sau đó thông báo rằng “có 346 người tham gia có mặt trong hội trường”.
Có tổng cộng 364 thành viên thượng hội đồng, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người cũng vắng mặt trong phiên họp buổi sáng của thượng hội đồng. Phát ngôn nhân Vatican Matteo Bruni nói với Vatican News rằng Đức Thánh Cha đã không tham dự vào phút cuối vì “những cuộc họp không lường trước được”.
Đức Hồng Y Grech cũng cho biết ngài đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ và không có lý do gì để lo lắng về sự lây lan của Covid tại Thượng hội đồng. Ngài mời những người tham gia thường xuyên vệ sinh tay và những người có mối quan tâm đặc biệt về sức khỏe nên đeo khẩu trang.
Source:Catholic News Agency
2. Nhật Ký Trừ Tà số 261: Satan khai thác vết thương của chúng ta
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #261: Satan Exploits Our Wounds”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 261: Satan khai thác vết thương của chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kate bị trầm cảm và lo lắng. Cô bị cha mình lạm dụng tình dục và khi trưởng thành phải vật lộn với tổn thương do bị lạm dụng. Cô gặp khó khăn với sự tuyệt vọng và tin tưởng vào người khác. Ngoài ra, cô ấy còn bị cô lập về mặt cảm xúc và phải chịu đựng sự căm ghét bản thân.
Gần đây, Kate trải qua những giai đoạn trầm cảm đặc biệt dữ dội và từng có ý định tự tử, những giai đoạn này có vẻ cực đoan và không phải là tâm trạng tâm lý “bình thường” điển hình của cô. Những cơn khủng hoảng này xuất hiện mà không có nguyên nhân trực tiếp rõ ràng. Khi cô ấy được cầu nguyện, những cơn khủng hoảng này giảm bớt đáng kể. Cả Kate và vị linh mục đều thắc mắc: những cuộc khủng hoảng như thế là do tâm lý hay là do ma quỷ gây ra?
Đối với chúng ta, điều quan trọng cần lưu ý là Satan đang lợi dụng vết thương của chúng ta. Nếu chúng ta đấu tranh với chứng trầm cảm, nó sẽ làm mọi cách để phóng đại sự trầm cảm của chúng ta, bao gồm cả việc lấp đầy tâm trí người đó bằng những suy nghĩ chán nản, tuyệt vọng, âu lo và thậm chí là tự tử. Nếu sợ hãi là điểm yếu của chúng ta, hắn sẽ phóng đại nỗi sợ hãi của chúng ta và cám dỗ chúng ta sợ hãi hắn và không tin tưởng vào Thiên Chúa. Nếu chúng ta bị lạm dụng khi còn nhỏ, Ma Quỷ sẽ lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những cảm giác vô dụng, hận thù bản thân và cô lập. Satan sử dụng những vết thương của con người làm cánh cổng để xâm nhập và tra tấn cuộc sống của họ.
Làm sao chúng ta biết liệu Satan có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của ai đó hay vấn đề của họ chỉ là vấn đề tâm lý? Một nơi cần xem xét là mức độ nghiêm trọng và sự khởi đầu của các cuộc tấn công. Sa-tan phóng đại những điểm yếu của chúng ta và những gì lẽ ra là một giai đoạn trầm cảm “bình thường” lại bị phóng đại thành một cuộc khủng hoảng toàn diện, không thể kiểm soát được. Thứ hai, các cuộc tấn công của ma quỷ thường xảy ra đột ngột và không có tác nhân tâm lý thông thường. Thứ ba, khi những lời cầu nguyện được giải thoát được nói ra trong một cuộc tấn công của Satan, cuộc khủng hoảng thường nhanh chóng dịu đi và chuyển sang một vấn đề điển hình và dễ quản lý hơn.
Nhiều trường hợp phiền não do ma quỷ liên quan đến sự kết hợp giữa những vết thương tâm lý tiềm ẩn và sự hiện diện của ma quỷ đang lợi dụng những vết thương này. Kết quả là, sự giải phóng tâm linh hoàn toàn không thể diễn ra trừ khi những vết thương tâm linh tiềm ẩn được chữa lành đầy đủ và cánh cổng được đóng lại. Nhiều người đau khổ của chúng tôi đang nhận được những lời cầu nguyện giải thoát cũng đang được chữa lành tâm lý bằng một số hình thức, trực tiếp giải quyết những tổn thương trong quá khứ và những vết thương tiềm ẩn.
Trong trường hợp của Kate, Satan đang sử dụng những vết thương tâm lý trong quá khứ của cô làm cánh cổng. Vì vậy, để trả lời câu hỏi về nguồn gốc vấn đề của cô: Những khó khăn của Kate vừa là tâm lý và vừa là tinh thần.
Sau nhiều tháng trị liệu tâm lý và cầu nguyện giải thoát, giờ đây cô đã có thể nhận ra khi nào mình đang mắc phải một vấn đề tâm trạng điển hình do quá khứ bị ngược đãi hoặc khi nào cô đang bị Ma quỷ tấn công trực tiếp. Bất cứ khi nào cô ấy gặp phải tâm trạng khó khăn về tâm lý “bình thường”, cô ấy phải thực hiện một loạt bước như kết nối với bác sĩ trị liệu, liên hệ với bạn bè và gia đình cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhưng khi vấn đề bao gồm một cuộc tấn công của Satan, cô ấy cũng sử dụng các phương tiện tâm linh như cầu nguyện giải thoát, kết nối với vị linh hướng của mình và lần chuỗi Mân côi,
Rất dễ rơi vào thái cực trong nhận thức. Một thái cực là tin rằng các vấn đề của một người hoàn toàn thuộc về tâm linh và bôi nhọ bất cứ điều gì thuộc tâm lý. Một thái cực khác là giản lược mọi thứ, cho rằng đó chỉ là vấn đề về tâm lý và bác bỏ khả năng bị ma quỷ ảnh hưởng trực tiếp. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy tâm lý và tinh thần có mối liên hệ với nhau, và do đó các phương thức chữa lành cả tâm lý và tinh thần thường rất quan trọng.
Kate đang làm việc chăm chỉ ở cả hai cấp độ và đã đạt được tiến bộ đáng kể. Nỗi sợ hãi suy nhược của cô đã giảm đi rất nhiều. Cô ấy đang kết nối lại với bạn bè. Cô ấy có thể đi lễ hàng ngày và rước lễ. Thể trạng của cô ấy rất tốt. Bây giờ cô ấy có một cảm giác hy vọng mới được tìm thấy. Và chúng tôi tìm thấy nhiều hy vọng khi làm việc với cô ấy.
Source:Catholic Exorcism
3. Giáo Hội Công Giáo Ukraine phá vỡ sự thận trọng của Vatican khi tuyên bố “Hamas là một phong trào khủng bố”.
“Hamas là một phong trào khủng bố”. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine không nói vòng vo và là Giáo hội đầu tiên xác định rõ ràng ai là kẻ xâm lược và ai đang bị tấn công trong cuộc chiến nổ ra ở Thánh địa, phá vỡ một cách hiệu quả đường lối thận trọng được tuân thủ cho đến nay bởi nhiều nhân vật khác nhau của Giáo Hội Công Giáo. Tránh vấp phải những “sự mơ hồ về ngôn ngữ” đã làm dấy lên cơn thịnh nộ của Israel - sau khi tuyên bố của các Thượng Phụ Thánh Địa được công bố - Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk tuyên bố rằng:
“Đây là một cuộc tấn công khủng bố hèn nhát được thực hiện bởi các chiến binh Hamas trong những ngày lễ tôn giáo của người Do Thái, trong khi hàng triệu người tập trung tại các giáo đường Do Thái để cầu nguyện hoặc nghỉ ngơi trong hòa bình. Những đoạn video kinh hoàng nhắc nhở chúng ta về tình huống bi thảm mà Ukraine đã và vẫn đang đau khổ trong cuộc xâm lược hung hãn của Nga: dân thường thiệt mạng khi cố gắng di tản, xe hơi bị bắn, các cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào các địa điểm yên bình, thiệt hại gây ra cho cơ sở hạ tầng dân sự và bệnh viện, nhà riêng bị đốt cháy, con tin bị bắt, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Kẻ tấn công đang vi phạm trắng trợn mọi chuẩn mực đạo đức và luật pháp quốc tế.”
“Chúng tôi cực lực lên án một hành động bạo lực vô nhân đạo và tàn bạo khác do phong trào khủng bố Hamas gây ra, với sự hỗ trợ của các tổ chức khủng bố khác và các quốc gia tài trợ cho phong trào này”.
“Trên thế giới này, họ coi thường nhân loại và tính nhân văn, họ không quan tâm đến luật pháp quốc tế và ngoại giao, và họ không trân trọng món quà quý giá nhất mà Tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta là sự sống”, Đức Tổng Giám Mục Shevchuck nói thêm.
Source:Sismografo