Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 28 Quanh Năm 14/10/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:40 13/10/2018
Bài Ðọc I: Kn 7, 7-11
"Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không".
Trích sách Khôn Ngoan.
Tôi đã ước ao được ban sự hiểu biết, tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan đến cùng tôi. Tôi lấy sự khôn ngoan làm hơn vương quốc và ngai vàng: Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không. Tôi cũng không so sánh nó với kim cương, vì mọi thứ vàng đem so sánh với nó thì kể như hạt cát nhỏ bé, và bạc đem để trước nó thì kể như đất bùn.
Tôi yêu quý sự khôn ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp, tôi lấy nó làm hơn được sự sáng, vì sự sáng của nó không hề tắt. Tất cả mọi sự tốt lành đều đến cùng tôi làm một với nó, và nhờ tay của nó, tôi được đoan chính không kể xiết.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 89, 12-13. 14-15. 16-17
Ðáp: Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan (c. 14).
Xướng:
1) Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ,
để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan.
Lạy Chúa, xin trở lại, chứ còn để tới bao giờ?
Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài
2) Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa,
để chúng con mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con.
Xin ban niềm vui thế cho những ngày Chúa hạ nhục chúng con,
thế cho những năm chúng con mục kích nạn tai.
3) Xin cho các bầy tôi nhìn thấy sự nghiệp của Chúa,
và cho con cháu họ được thấy vinh quang Ngài.
Xin cho chúng con được hưởng ân sủng
Chúa là Thiên Chúa chúng con,
sự nghiệp tay chúng con làm ra, xin Ngài củng cố;
xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra.
Bài Ðọc II: Dt 4, 12-13
"Lời của Chúa phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn. Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa; tất cả mọi sự đều phơi trần và tỏ ra trước mắt của Ðấng mà chúng ta phải trả lẽ.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 19, 38
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời! - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 10, 17-27
"Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại quỳ gối trước Người và hỏi: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?" Chúa Giêsu trả lời: "Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt; hãy thảo kính cha mẹ". Người ấy thưa: "Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ".
Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: "Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta". Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: "Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!" Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: "Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa". Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Như vậy thì ai có thể được cứu độ?" Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: "Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự".
Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương, cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất".}
Ðó là lời Chúa.
"Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không".
Trích sách Khôn Ngoan.
Tôi đã ước ao được ban sự hiểu biết, tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan đến cùng tôi. Tôi lấy sự khôn ngoan làm hơn vương quốc và ngai vàng: Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không. Tôi cũng không so sánh nó với kim cương, vì mọi thứ vàng đem so sánh với nó thì kể như hạt cát nhỏ bé, và bạc đem để trước nó thì kể như đất bùn.
Tôi yêu quý sự khôn ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp, tôi lấy nó làm hơn được sự sáng, vì sự sáng của nó không hề tắt. Tất cả mọi sự tốt lành đều đến cùng tôi làm một với nó, và nhờ tay của nó, tôi được đoan chính không kể xiết.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 89, 12-13. 14-15. 16-17
Ðáp: Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan (c. 14).
Xướng:
1) Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ,
để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan.
Lạy Chúa, xin trở lại, chứ còn để tới bao giờ?
Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài
2) Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa,
để chúng con mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con.
Xin ban niềm vui thế cho những ngày Chúa hạ nhục chúng con,
thế cho những năm chúng con mục kích nạn tai.
3) Xin cho các bầy tôi nhìn thấy sự nghiệp của Chúa,
và cho con cháu họ được thấy vinh quang Ngài.
Xin cho chúng con được hưởng ân sủng
Chúa là Thiên Chúa chúng con,
sự nghiệp tay chúng con làm ra, xin Ngài củng cố;
xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra.
Bài Ðọc II: Dt 4, 12-13
"Lời của Chúa phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn. Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa; tất cả mọi sự đều phơi trần và tỏ ra trước mắt của Ðấng mà chúng ta phải trả lẽ.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 19, 38
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời! - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 10, 17-27
"Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại quỳ gối trước Người và hỏi: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?" Chúa Giêsu trả lời: "Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt; hãy thảo kính cha mẹ". Người ấy thưa: "Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ".
Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: "Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta". Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: "Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!" Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: "Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa". Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Như vậy thì ai có thể được cứu độ?" Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: "Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự".
Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương, cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất".}
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Đức Mẹ TàPao, tháng 10 năm 2018
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:52 13/10/2018
Hành Hương Đức Mẹ TàPao, tháng 10 năm 2018
Trong Năm Phụng Vụ, tháng 10 là tháng Mân Côi. Lòng sùng kính của người tín hữu đối với Đức Maria suốt thời gian này mang một tâm tình đạo đức thảo hiếu là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và đến các Trung Tâm Thánh Mẫu cầu nguyện bên Mẹ.
Xem Hình
Từ chiều 12.10, tiết trời hanh nóng, từng đoàn người hành hương về bên Mẹ Tàpao. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo tươm tất. Nhiều đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên thánh tượng Mẹ Tàpao.
Lúc 5 giờ chiều, Đức cha Tôma đến làm phép dãy nhà văn phòng Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Cung nghinh Mẹ
Cha Tổng đại diện, cha Quản hạt Hàm tân, quý cha, quý tu sĩ và hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Lần Chuỗi Mân Côi.
Các Nữ Tu Dòng MTG Phan Thiết phụ trách chương trình.Với những gợi ý suy niệm giúp cộng đoàn sốt sắng lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Vui. Mỗi ngắm đều đọc Tin Mừng, gợi ý suy niệm và cộng đoàn hòa chung lời kinh hạt dâng lên Mẹ mến yêu.
Chuỗi Mân Côi kết thúc bằng những bài ca điệu múa do các Nữ tu tiến dâng lên thánh tượng Mẹ.
Giờ lần chuỗi kết thúc bằng bài thánh ca cộng đồng “Nguồn cậy trông”. Cộng đoàn cùng quỳ gối tôn thờ Thánh Thể
Suy Tôn Thánh Thể
Cha Quản hạt Hàm tân chủ sự giờ chầu phép lành, cộng đoàn cung kính quỳ gối tôn thờ. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể. Sau đó các đoàn hành hương tiếp tục chầu Thánh Thể suốt đêm cho đến sáng.
Đêm cầu nguyện “Kinh Mân Côi” kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Âm nhạc và lời kinh hạt hòa nhịp thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, lời ca điệu múa đi vào cõi tâm linh người nghe thấm vào tâm tư máu thịt. Lời ca tiếng hát ấy như những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước nhan Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, hoa bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Thánh lễ.
Sáng ngày 13.10, khách hành hương tiếp tục đổ về Tàpao. Hàng mấy chục ngàn người hân hoan tiến lên lễ đài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
Hôm nay cũng là ngày hành hương Năm Thánh Tử Đạo Việt Nam của Linh mục đoàn Phan thiết nên các cha tề tựu đông đủ và tham dự ngày tĩnh tâm tháng 10.
6g30, nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện như xin ơn bình an, xin ơn hoán cải, xin cho gia đình được đoàn tụ, xin cho con cháu thoát khỏi các tệ nạn xìke ma túy, xin cho các phụ nữ mang thai được sinh con, xin cho công việc làm ăn được thuận lợi và xin cho giáo hội được bình an hiệp nhất…và dâng lời tạ ơn.
7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Ca đoàn cùng cộng đoàn hòa vang bài ca nhập lễ. Thánh lễ kính Đức Mẹ Mân Côi hôm nay do Đức cha Tôma chủ tế và giảng lễ. Đoàn đồng tế có linh mục đoàn và quý cha ngoài giáo phận.
Mở đầu, Đức cha gởi lời chào mừng cộng đoàn phụng vụ và gợi ý cầu nguyện.
Hôm nay anh chị em tập họp nơi linh đài Đức Mẹ Tapao để cùng nhau chúc tụng tôn vinh Đức Maria dưới tước hiệu Mẹ Mân Côi, cách riêng suy gẫm và thực hiện sứ điệp Fatima là hy sinh hãm mình đền tội siêng năng lần chuỗi mân côi và cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Những điều này Đức Maria đã dạy ba trẻ Lucia, Phanxicô và Gianxita vẫn còn giá trị cho chúng ta trong thời đại hôm nay. Xin Mẹ ban ơn bình an cho thế giới cho giáo hội và cho tổ quốc thân yêu.
Dịp tĩnh tâm linh mục nên Đức cha cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục luôn có lòng nhiệt thành tông đồ và hăng say mục vụ làm cho dân Chúa được sống dồi dào do ân sủng và các thừa tác viên chức thánh mang đến.
Đức cha Giảng lễ, suy niệm chủ đề: “Kinh Mân Côi – Kinh Nguyện Của Gia Đình”.
Tháng Mười đã trở thành thời điểm trào tràn ơn thiêng cho các tín hữu. Khắp nơi nơi, từ nhà thờ đến từng gia đình, các tín hữu hiệp dâng lời tán tụng tôn vinh Mẹ và nhờ lời Mẹ khẩn cầu, họ được vững bước trên con đường đến với Chúa. Tháng Mười được gọi là tháng Mân côi. Mân Côi có nghĩa là hoa hồng. Kinh Mân côi là tràng kinh hoa hồng được đan dệt bằng kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và kinh Sáng Danh, liên kết với các suy niệm dựa trên những biến cố chính của các Mầu nhiệm Giáng sinh, Tử nạn và Phục sinh mà Chúa Giêsu đã thực hiện để cứu rỗi loài người. Kinh Mân Côi không chỉ là lời kinh của các tín hữu siêng năng tôn kính và mộ mến Mẹ Maria, nhưng còn là tràng hoa thiêng thánh của những tâm hồn được no đầy ơn phúc, giờ đây muốn tiến về cùng Thiên Chúa và đi trên chính con đường Chúa Kitô khai mở mà Mẹ Maria đã đi qua. Chính trong khung cảnh của kinh nguyện nơi giáo đường và nơi gia đình, mỗi tín hữu chúng ta được mời gọi suy niệm và cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi để ngắm nhìn chân dung tuyệt hảo của Chúa Kitô và của Mẹ Maria chí thánh.
Cầu nguyện bằng kinh Mân côi là cùng với Mẹ Maria dâng lên Thiên Chúa lời nguyện xin cho những nhu cầu thiêng liêng và thiết thực của cuộc sống hằng ngày. Đức Mẹ là người cổ võ việc lần hạt Mân Côi. Tại Lộ Đức, Đức Mẹ đã lần hạt Mân Côi với chị Bernadetta. Trong những lần hiện ra tại Fatima với ba em thiếu nhi Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Đức Mẹ đã kêu gọi các em hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày. Kinh Mân côi là kinh nguyện mà các tín hữu Việt Nam rất yêu mến. Tràng chuỗi Mân Côi đeo trên cổ, trên cánh tay, cất trong túi áo. Nơi nhà thờ hay tại gia đình, khi rảnh rỗi hay lúc đi đường, lần chuỗi một mình hay đọc chung với hai ba người, các tín hữu âm thầm lần hạt Mân Côi. Tràng hạt giúp họ bước đi vững chắc hơn, nhất là giúp họ không bỏ phí thời gian vô ích, và luôn cầu nguyện với Chúa. Các tín hữu Việt Nam dành riêng cả tháng Mười cho việc suy niệm các mầu nhiệm và lần hạt Mân Côi cùng với việc hành hương đến các trung tâm sùng kính Mẹ Maria như La Vang, Bình Triệu, Bến Tre, Bãi Dâu, Tàpao.
Khi suy niệm mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta đi tìm và gặp gỡ Mẹ Maria là gương mẫu sống đức tin, niềm hy vọng và đức ái. Nơi mầu nhiệm Mùa Vui, chúng ta nhận diện rất rõ về Mẹ Maria khiêm nhường và yêu người, Mẹ Maria vui sống cảnh nghèo trong vâng lời và luôn đi tìm thánh ý Chúa. Nơi mầu nhiệm sự Sáng, Mẹ Maria ngắm nhìn Con Thiên Chúa thánh thiện tinh tuyền đang cúi mình xin Gioan làm phép Rửa, Mẹ Maria đang hiểu rõ những ưu tư hay bối rối của đôi tân hôn Cana. Mẹ Maria đang dang rộng vòng tay đón nhận ân sủng Thánh Thần khi chiêm ngưỡng Chúa biến hình trên nơi cao, Mẹ Maria sốt sắng tham dự bí tích Thánh Thể và rước lấy Thánh Thể. Nơi mầu nhiệm mùa Thương, Mẹ Maria đau khổ khi thấy Con mồ hôi đẫm máu, khi Con bị đánh đòn và bị sỉ vã không ngơi. Mẹ Maria đang cùng Con vác thập giá tội lỗi và hình phạt trên con đường hẹp tiến về đỉnh cao núi Sọ, bị đóng đinh tay chân và lưỡi đòng đâm xuyên cạnh sườn. Mẹ Maria vui mừng vì Con đã phục sinh từ cõi chết để mọi người được sống lại về phần linh hồn, được hướng tâm về cõi trời vinh phúc, được trào tràn ơn sủng Chúa Thánh Thần, nhờ đó mà được vinh thăng và ân thưởng trên cõi trời như Mẹ được vinh thăng và ân thưởng sau cuộc lữ hành đức tin nơi trần thế. Cuộc đời của Mẹ Maria là một cuộc lữ hành đức tin. Mẹ đi đến với Chúa trong tin yêu và phó thác. Mẹ đến với tha nhân trong việc phục vụ.
Đọc kinh Mân Côi là suy niệm cuộc đời Chúa Cứu Thế. Các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng hòa quyện vào nhau để làm nên cuộc đời Con Thiên Chúa làm người. Tất cả những biến cố ấy đều đem lại giá trị cứu độ, đều là gương mẫu cho mỗi người chúng ta trong tương quan với Thiên Chúa và với anh chị em. Các mầu nhiệm ấy cũng phác họa cuộc sống con người với những lo toan bận rộn và buồn vui của kiếp người. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong các mầu nhiệm Mân Côi là học nơi Người những nhân đức cần thiết cho cuộc sống kitô hữu: khiêm nhu, thương người, khó nghèo, vâng phục; can đảm sống xứng đáng là con của Chúa, luôn vững tin vào Chúa và cầu xin ơn biến đổi trong Thánh Thần; ăn năn thống hối, hy sinh hãm mình, trung thành vác thập giá mỗi ngày và chết đi để được tái sinh; biết yêu mến những sự trên trời, tràn đầy ơn Thánh Thần, ơn chết lành và được ân thưởng trên trời. Nhờ các nhân đức ấy mà chúng ta được sức mạnh thiêng liêng bước đi giữa biển đời đầy sóng gió gian truân.
Khi nhắc đến tháng Mười theo truyền thống là tháng Mân Côi, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dạy chúng ta: “Suy niệm hằng ngày về các mầu nhiệm của Chúa Kitô trong sự hiệp thông với Mẹ Maria, sẽ củng cố chúng ta trong đức tin, niềm hy vọng và đức mến”.
Đức Thánh Cha Phanxicô, vào Chúa Nhật 5.10.2016, đã chủ sự thánh lễ trọng thể để khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại thường thứ 3 với chủ đề “Những thách đố về việc mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”. ĐTC tha thiết mời gọi: “Tôi mời gọi tất cả mọi người hãy trợ giúp những công việc của Thượng HĐGM cùng với lời cầu nguyện, khẩn khoản nài xin Đức Mẹ, sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Nữ Trinh Maria. Giờ phút này, chúng ta hiệp thông cách thiêng liêng cùng với nhiều người dâng lên Đức Mẹ Mân Côi kinh cầu truyền thống của thánh địa Pompei, đó là lời kinh cầu xin ban ơn bình an cho tất cả gia đình và toàn thế giới”.
Ngày 29 tháng 9 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu trên thế giới cùng đọc kinh Mân Côi hằng ngày trong suốt tháng 10 nầy. Ngài cũng mong rằng cộng đoàn tham gia hiệp thông, sám hối, cùng thỉnh cầu Đức Maria và Tổng lãnh thiên thần Micae bảo vệ Giáo hội khỏi quỷ dữ là kẻ luôn muốn tìm cách chia rẽ chúng ta khỏi Thiên Chúa và khỏi anh chị em mình.
Kinh Mân côi là kinh nguyện của mỗi gia đình kitô hữu. Cách đây hơn 70 năm, chưa có đèn đường chiếu sáng, mỗi nhà chỉ có ngọn đèn dầu, việc sử dụng đồng hồ chưa phổ biến, nhưng có một nét đẹp tôn giáo rất ấn tượng là mỗi tối, gần như cùng một thời khắc như nhau, từ đầu thôn đến cuối ấp, đâu đâu cũng vang lên kinh Mân côi là kinh tối của các gia đình trong xóm đạo ở làng quê. Ngày ấy các thiếu nhi và thiếu niên rất thuộc kinh và xướng kinh gia đình mỗi tối. Có lẽ nhờ vậy mà đức tin, lòng trông cậy và đức mến của chúng ta rất vững vàng kiên định. Ngày nay, may ra giờ kinh tối còn được giữ nơi các gia đình ở vùng nông thôn; nhưng ở các vùng thành thị, việc đọc kinh tối hình như bị xao lãng phần nào.
Đọc kinh Mân Côi nơi gia đình có ý nghĩa và giá trị riêng biệt, thứ nhất là vì gia đình là nơi chúng ta có thể bộc lộ chính mình một cách trung thực hơn mà không sợ xấu hỗ với những người lân cận; là nơi mà chúng ta học sống đức tin nhờ có cha mẹ là những người luôn dành cho con cái ánh mắt khích lệ và trong sáng. Gia đình cũng là nơi hằng ngày ta được sống yêu thương, không rơi vào cô đơn, được học biết chia sẻ và được phát triển toàn vẹn. Thứ hai vì gia đình là nơi ta được hấp thụ đời sống xã hội và là nơi rèn tập sống với tha nhân với biết bao khác biệt; là nơi các giá trị được thông truyền. Gia đình phải khích lệ các thành viên của mình biết sống hiệp thông, để gia đình trở thành nơi diễn tả tình yêu, nhất là thể hiện sự trìu mến của người cha người mẹ đối với con cái mình và của anh chị em đối với nhau.
Thi sĩ Hương Nam đã diễn tả kinh Mân Côi là kinh nguyện của các gia đình làng quê nông thôn nương rẫy ruộng đồng qua bài thơ “Mân Côi – Chuỗi Ngọc – Kinh Vàng”. Một bài thơ thật ý vị và thơ mộng mà tôi muốn mời anh chị em cùng lắng nghe và xem có giống cuộc sống của chúng ta ở một thời đã qua không?
Có một thời, cha lần chuỗi Mân Côi
Mỗi mầu nhiệm, một đường cày quanh ruộng
Nắng rát lưng trần, chưa ăn, chưa uống
Chục kính mừng ngập ngượng chẳng nên câu!
Mẹ lần chuỗi trên giải mạ, gò cao
Một lối cấy sít sao mười kinh chẵn
Bụng cồn cào lo ra, chia trí lắm
Mấy củ khoai, chửa dám, đợi qua trưa
Lần chuỗi chung, khi trời đổ cơn mưa
Căn chòi lá chỉ vừa đôi ẩn trú
Cùng nguyện xin cho mưa thôi, đừng lũ
Còn kịp về với đám nhỏ chờ cơm
Ôi! Một thời son, chuỗi ngọc, kinh vàng
Khắp nơi nơi rộn ràng cung yêu mến
Nhà nhà bình an trong cơn nguy biến
Người người thương nhau thánh thiện cùng nhau
Chuỗi Mân Côi vẫn ân sủng nhiệm mầu
Từ ngàn xưa đến ngàn sau đẹp mãi
Xin Thánh Linh chiếu soi lòng nhân loại
Biết kêu cầu Danh Thánh Mẹ Mân Côi
Amen
Cuối thánh lễ, Đức cha làm phép nước và ảnh tượng. Khách hành hương ra về mang theo quyết tâm lần hạt Mân Côi, mang theo ơn lành của Mẹ Tàpao.
Hẹn nhau tháng 11 cùng về bên Mẹ dự lễ bế mạc Năm Thánh Tử Đạo Việt Nam của giáo phận. Dịp này, Đức Giám Mục và linh mục đoàn Giáo phận Bà rịa cùng về tham dự. Đồng thời mỗi người dâng những tâm tình yêu mến từ trái tim của người con hiếu thảo lên Mẹ Tàpao cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Trong Năm Phụng Vụ, tháng 10 là tháng Mân Côi. Lòng sùng kính của người tín hữu đối với Đức Maria suốt thời gian này mang một tâm tình đạo đức thảo hiếu là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và đến các Trung Tâm Thánh Mẫu cầu nguyện bên Mẹ.
Xem Hình
Từ chiều 12.10, tiết trời hanh nóng, từng đoàn người hành hương về bên Mẹ Tàpao. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo tươm tất. Nhiều đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên thánh tượng Mẹ Tàpao.
Lúc 5 giờ chiều, Đức cha Tôma đến làm phép dãy nhà văn phòng Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Cung nghinh Mẹ
Cha Tổng đại diện, cha Quản hạt Hàm tân, quý cha, quý tu sĩ và hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Lần Chuỗi Mân Côi.
Chuỗi Mân Côi kết thúc bằng những bài ca điệu múa do các Nữ tu tiến dâng lên thánh tượng Mẹ.
Giờ lần chuỗi kết thúc bằng bài thánh ca cộng đồng “Nguồn cậy trông”. Cộng đoàn cùng quỳ gối tôn thờ Thánh Thể
Suy Tôn Thánh Thể
Cha Quản hạt Hàm tân chủ sự giờ chầu phép lành, cộng đoàn cung kính quỳ gối tôn thờ. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể. Sau đó các đoàn hành hương tiếp tục chầu Thánh Thể suốt đêm cho đến sáng.
Đêm cầu nguyện “Kinh Mân Côi” kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Âm nhạc và lời kinh hạt hòa nhịp thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, lời ca điệu múa đi vào cõi tâm linh người nghe thấm vào tâm tư máu thịt. Lời ca tiếng hát ấy như những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước nhan Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, hoa bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Thánh lễ.
Sáng ngày 13.10, khách hành hương tiếp tục đổ về Tàpao. Hàng mấy chục ngàn người hân hoan tiến lên lễ đài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
Hôm nay cũng là ngày hành hương Năm Thánh Tử Đạo Việt Nam của Linh mục đoàn Phan thiết nên các cha tề tựu đông đủ và tham dự ngày tĩnh tâm tháng 10.
6g30, nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện như xin ơn bình an, xin ơn hoán cải, xin cho gia đình được đoàn tụ, xin cho con cháu thoát khỏi các tệ nạn xìke ma túy, xin cho các phụ nữ mang thai được sinh con, xin cho công việc làm ăn được thuận lợi và xin cho giáo hội được bình an hiệp nhất…và dâng lời tạ ơn.
7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Ca đoàn cùng cộng đoàn hòa vang bài ca nhập lễ. Thánh lễ kính Đức Mẹ Mân Côi hôm nay do Đức cha Tôma chủ tế và giảng lễ. Đoàn đồng tế có linh mục đoàn và quý cha ngoài giáo phận.
Mở đầu, Đức cha gởi lời chào mừng cộng đoàn phụng vụ và gợi ý cầu nguyện.
Hôm nay anh chị em tập họp nơi linh đài Đức Mẹ Tapao để cùng nhau chúc tụng tôn vinh Đức Maria dưới tước hiệu Mẹ Mân Côi, cách riêng suy gẫm và thực hiện sứ điệp Fatima là hy sinh hãm mình đền tội siêng năng lần chuỗi mân côi và cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Những điều này Đức Maria đã dạy ba trẻ Lucia, Phanxicô và Gianxita vẫn còn giá trị cho chúng ta trong thời đại hôm nay. Xin Mẹ ban ơn bình an cho thế giới cho giáo hội và cho tổ quốc thân yêu.
Dịp tĩnh tâm linh mục nên Đức cha cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục luôn có lòng nhiệt thành tông đồ và hăng say mục vụ làm cho dân Chúa được sống dồi dào do ân sủng và các thừa tác viên chức thánh mang đến.
Đức cha Giảng lễ, suy niệm chủ đề: “Kinh Mân Côi – Kinh Nguyện Của Gia Đình”.
Tháng Mười đã trở thành thời điểm trào tràn ơn thiêng cho các tín hữu. Khắp nơi nơi, từ nhà thờ đến từng gia đình, các tín hữu hiệp dâng lời tán tụng tôn vinh Mẹ và nhờ lời Mẹ khẩn cầu, họ được vững bước trên con đường đến với Chúa. Tháng Mười được gọi là tháng Mân côi. Mân Côi có nghĩa là hoa hồng. Kinh Mân côi là tràng kinh hoa hồng được đan dệt bằng kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và kinh Sáng Danh, liên kết với các suy niệm dựa trên những biến cố chính của các Mầu nhiệm Giáng sinh, Tử nạn và Phục sinh mà Chúa Giêsu đã thực hiện để cứu rỗi loài người. Kinh Mân Côi không chỉ là lời kinh của các tín hữu siêng năng tôn kính và mộ mến Mẹ Maria, nhưng còn là tràng hoa thiêng thánh của những tâm hồn được no đầy ơn phúc, giờ đây muốn tiến về cùng Thiên Chúa và đi trên chính con đường Chúa Kitô khai mở mà Mẹ Maria đã đi qua. Chính trong khung cảnh của kinh nguyện nơi giáo đường và nơi gia đình, mỗi tín hữu chúng ta được mời gọi suy niệm và cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi để ngắm nhìn chân dung tuyệt hảo của Chúa Kitô và của Mẹ Maria chí thánh.
Khi suy niệm mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta đi tìm và gặp gỡ Mẹ Maria là gương mẫu sống đức tin, niềm hy vọng và đức ái. Nơi mầu nhiệm Mùa Vui, chúng ta nhận diện rất rõ về Mẹ Maria khiêm nhường và yêu người, Mẹ Maria vui sống cảnh nghèo trong vâng lời và luôn đi tìm thánh ý Chúa. Nơi mầu nhiệm sự Sáng, Mẹ Maria ngắm nhìn Con Thiên Chúa thánh thiện tinh tuyền đang cúi mình xin Gioan làm phép Rửa, Mẹ Maria đang hiểu rõ những ưu tư hay bối rối của đôi tân hôn Cana. Mẹ Maria đang dang rộng vòng tay đón nhận ân sủng Thánh Thần khi chiêm ngưỡng Chúa biến hình trên nơi cao, Mẹ Maria sốt sắng tham dự bí tích Thánh Thể và rước lấy Thánh Thể. Nơi mầu nhiệm mùa Thương, Mẹ Maria đau khổ khi thấy Con mồ hôi đẫm máu, khi Con bị đánh đòn và bị sỉ vã không ngơi. Mẹ Maria đang cùng Con vác thập giá tội lỗi và hình phạt trên con đường hẹp tiến về đỉnh cao núi Sọ, bị đóng đinh tay chân và lưỡi đòng đâm xuyên cạnh sườn. Mẹ Maria vui mừng vì Con đã phục sinh từ cõi chết để mọi người được sống lại về phần linh hồn, được hướng tâm về cõi trời vinh phúc, được trào tràn ơn sủng Chúa Thánh Thần, nhờ đó mà được vinh thăng và ân thưởng trên cõi trời như Mẹ được vinh thăng và ân thưởng sau cuộc lữ hành đức tin nơi trần thế. Cuộc đời của Mẹ Maria là một cuộc lữ hành đức tin. Mẹ đi đến với Chúa trong tin yêu và phó thác. Mẹ đến với tha nhân trong việc phục vụ.
Đọc kinh Mân Côi là suy niệm cuộc đời Chúa Cứu Thế. Các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng hòa quyện vào nhau để làm nên cuộc đời Con Thiên Chúa làm người. Tất cả những biến cố ấy đều đem lại giá trị cứu độ, đều là gương mẫu cho mỗi người chúng ta trong tương quan với Thiên Chúa và với anh chị em. Các mầu nhiệm ấy cũng phác họa cuộc sống con người với những lo toan bận rộn và buồn vui của kiếp người. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong các mầu nhiệm Mân Côi là học nơi Người những nhân đức cần thiết cho cuộc sống kitô hữu: khiêm nhu, thương người, khó nghèo, vâng phục; can đảm sống xứng đáng là con của Chúa, luôn vững tin vào Chúa và cầu xin ơn biến đổi trong Thánh Thần; ăn năn thống hối, hy sinh hãm mình, trung thành vác thập giá mỗi ngày và chết đi để được tái sinh; biết yêu mến những sự trên trời, tràn đầy ơn Thánh Thần, ơn chết lành và được ân thưởng trên trời. Nhờ các nhân đức ấy mà chúng ta được sức mạnh thiêng liêng bước đi giữa biển đời đầy sóng gió gian truân.
Khi nhắc đến tháng Mười theo truyền thống là tháng Mân Côi, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dạy chúng ta: “Suy niệm hằng ngày về các mầu nhiệm của Chúa Kitô trong sự hiệp thông với Mẹ Maria, sẽ củng cố chúng ta trong đức tin, niềm hy vọng và đức mến”.
Đức Thánh Cha Phanxicô, vào Chúa Nhật 5.10.2016, đã chủ sự thánh lễ trọng thể để khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại thường thứ 3 với chủ đề “Những thách đố về việc mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”. ĐTC tha thiết mời gọi: “Tôi mời gọi tất cả mọi người hãy trợ giúp những công việc của Thượng HĐGM cùng với lời cầu nguyện, khẩn khoản nài xin Đức Mẹ, sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Nữ Trinh Maria. Giờ phút này, chúng ta hiệp thông cách thiêng liêng cùng với nhiều người dâng lên Đức Mẹ Mân Côi kinh cầu truyền thống của thánh địa Pompei, đó là lời kinh cầu xin ban ơn bình an cho tất cả gia đình và toàn thế giới”.
Ngày 29 tháng 9 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu trên thế giới cùng đọc kinh Mân Côi hằng ngày trong suốt tháng 10 nầy. Ngài cũng mong rằng cộng đoàn tham gia hiệp thông, sám hối, cùng thỉnh cầu Đức Maria và Tổng lãnh thiên thần Micae bảo vệ Giáo hội khỏi quỷ dữ là kẻ luôn muốn tìm cách chia rẽ chúng ta khỏi Thiên Chúa và khỏi anh chị em mình.
Kinh Mân côi là kinh nguyện của mỗi gia đình kitô hữu. Cách đây hơn 70 năm, chưa có đèn đường chiếu sáng, mỗi nhà chỉ có ngọn đèn dầu, việc sử dụng đồng hồ chưa phổ biến, nhưng có một nét đẹp tôn giáo rất ấn tượng là mỗi tối, gần như cùng một thời khắc như nhau, từ đầu thôn đến cuối ấp, đâu đâu cũng vang lên kinh Mân côi là kinh tối của các gia đình trong xóm đạo ở làng quê. Ngày ấy các thiếu nhi và thiếu niên rất thuộc kinh và xướng kinh gia đình mỗi tối. Có lẽ nhờ vậy mà đức tin, lòng trông cậy và đức mến của chúng ta rất vững vàng kiên định. Ngày nay, may ra giờ kinh tối còn được giữ nơi các gia đình ở vùng nông thôn; nhưng ở các vùng thành thị, việc đọc kinh tối hình như bị xao lãng phần nào.
Đọc kinh Mân Côi nơi gia đình có ý nghĩa và giá trị riêng biệt, thứ nhất là vì gia đình là nơi chúng ta có thể bộc lộ chính mình một cách trung thực hơn mà không sợ xấu hỗ với những người lân cận; là nơi mà chúng ta học sống đức tin nhờ có cha mẹ là những người luôn dành cho con cái ánh mắt khích lệ và trong sáng. Gia đình cũng là nơi hằng ngày ta được sống yêu thương, không rơi vào cô đơn, được học biết chia sẻ và được phát triển toàn vẹn. Thứ hai vì gia đình là nơi ta được hấp thụ đời sống xã hội và là nơi rèn tập sống với tha nhân với biết bao khác biệt; là nơi các giá trị được thông truyền. Gia đình phải khích lệ các thành viên của mình biết sống hiệp thông, để gia đình trở thành nơi diễn tả tình yêu, nhất là thể hiện sự trìu mến của người cha người mẹ đối với con cái mình và của anh chị em đối với nhau.
Thi sĩ Hương Nam đã diễn tả kinh Mân Côi là kinh nguyện của các gia đình làng quê nông thôn nương rẫy ruộng đồng qua bài thơ “Mân Côi – Chuỗi Ngọc – Kinh Vàng”. Một bài thơ thật ý vị và thơ mộng mà tôi muốn mời anh chị em cùng lắng nghe và xem có giống cuộc sống của chúng ta ở một thời đã qua không?
Có một thời, cha lần chuỗi Mân Côi
Mỗi mầu nhiệm, một đường cày quanh ruộng
Nắng rát lưng trần, chưa ăn, chưa uống
Chục kính mừng ngập ngượng chẳng nên câu!
Mẹ lần chuỗi trên giải mạ, gò cao
Một lối cấy sít sao mười kinh chẵn
Bụng cồn cào lo ra, chia trí lắm
Mấy củ khoai, chửa dám, đợi qua trưa
Lần chuỗi chung, khi trời đổ cơn mưa
Căn chòi lá chỉ vừa đôi ẩn trú
Cùng nguyện xin cho mưa thôi, đừng lũ
Còn kịp về với đám nhỏ chờ cơm
Ôi! Một thời son, chuỗi ngọc, kinh vàng
Khắp nơi nơi rộn ràng cung yêu mến
Nhà nhà bình an trong cơn nguy biến
Người người thương nhau thánh thiện cùng nhau
Chuỗi Mân Côi vẫn ân sủng nhiệm mầu
Từ ngàn xưa đến ngàn sau đẹp mãi
Xin Thánh Linh chiếu soi lòng nhân loại
Biết kêu cầu Danh Thánh Mẹ Mân Côi
Amen
Cuối thánh lễ, Đức cha làm phép nước và ảnh tượng. Khách hành hương ra về mang theo quyết tâm lần hạt Mân Côi, mang theo ơn lành của Mẹ Tàpao.
Hẹn nhau tháng 11 cùng về bên Mẹ dự lễ bế mạc Năm Thánh Tử Đạo Việt Nam của giáo phận. Dịp này, Đức Giám Mục và linh mục đoàn Giáo phận Bà rịa cùng về tham dự. Đồng thời mỗi người dâng những tâm tình yêu mến từ trái tim của người con hiếu thảo lên Mẹ Tàpao cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cướp
Nguyễn Duy
20:44 13/10/2018
Con ơi mẹ dặn câu này
cướp đêm là giặc cướp ngày là quan - (ca dao xưa)
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng có súng dùi cui nhà tù
cướp xưa lén lút tù mù
cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng
dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng miền quê
tiếng than vang động bốn bề
cướp từ thôn xóm tiến về thành đô
ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.
Sài thành, tháng 9.2018
Nguyễn Duy
Nguồn : https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/10/cuop-tho-nguyen-duy.html
Văn Hóa
Giáo sư Vũ Quốc Thúc : Câu sấm ''Sản Tất Vong''
Lê Đình Thông
08:57 13/10/2018
GS VŨ QUỐC THÚC : CÂU SẤM ‘‘SẢN TẤT VONG’’
Mùa hè năm 2016, chúng tôi viết bài tường thuật việc Giáo sư Vũ Quốc Thúc luận giải hai câu sấm Trạng Trình. Bạch Vân Am Cư Sĩ (1491-1585) nắm được huyền cơ của tạo hóa, soạn sấm ký tuổi ngoài 90. Giáo sư Thúc bình giải sấm Trạng Trình cũng cận kề bách tuế, nghĩa là đều ở tuổi tri thiên mệnh (而知天命).
Nói đến sấm Trạng Trình, người ta nghĩ ngay đến sấm (prophétie) Nostradamus (1503-1566). Nostradamus đưa ra các câu sấm đến nay còn ứng nghiệm. Năm ngoái (2017), người ta công bố câu sấm Nostradamus liên quan đến vận mạng thế giới trong năm 2018 : ‘‘Il y aura des catastrophes naturelles et beaucoup de nations du monde verront des changements.’’ (Năm 2018 sẽ có nhiều thiên tai, nhiều nước sẽ chứng kiến các đổi thay).
Hai lời tiên đoán đều ứng nghiệm với trường hợp Việt Nam :
- thiên tai : bão rớt Sơn Tinh gây ra lụt lội tại Nghệ An (quê hương HCM), Yên Bái, Sơn La.
- đổi thay : chủ tịch Trần Đại Quang đột ngột qua đời.
Sấm Trạng Trình đã nhiều lần ứng nghiệm. Năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long ban chiếu, đặt quốc hiệu Việt Nam. Ba thế kỷ trước, Trạng Trình đã tiên báo qua mấy câu thơ :
Việt Nam khởi tổ xây nền
Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh
Thùy thị phương danh trọng Việt Nam
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam.
Câu sấm có đáng tin cậy hay không là nhờ ở sự ứng nghiệm. Năm 2016, GS Vũ Quốc Thúc đã bình giải hai câu sấm :
Bỉnh chúc vô minh Quang tự diệt
秉 燭 無 明 光 自 滅
Trọng Nhân bạc Phúc Sản tất vong
重 銀 薄 福 產 必 亡
Sau đây ta sẽ lần lượt xét đến cơ cấu sấm ngôn, phân tích và bàn về giá trị của sấm ký.
I - Cơ cấu sấm ký :
Trạng Trình soạn sấm ký theo phép ám dụ, còn gọi là phúng dụ (allégorie). Tác giả dùng một hoặc nhiều yếu tố cụ thể (éléments concrets) để nói đến nội dung trừu tượng (contenu abstrait).
Yếu tố cụ thể trong câu sấm này là :
Vế 1 :
- Bỉnh chúc vô minh (炳 燭 無 明): ngọn đuốc không có nguồn sáng.
- Quang tự diệt (光 自 滅) : ánh sáng tự mất đi.
Diễn nghĩa -> vế 1 sử dụng hai khái niệm khoa học :
Khái niệm 1 :
- ngọn đuốc là nguồn ánh sáng cấp 1 (source primaire de lumière), có thể ví với mặt trời và các tinh tú.
- quang là nguồn sáng cấp 2 (source secondaire de lumière), có thể ví với mặt trăng.
Các yếu tố cụ thể trên cho phép đi đến nội dung trừu tượng : lãnh đạo phải làm rạng tỏ cái đức sáng, thương yêu người dân :
大學之道,在明明德,在親民,在止於至善
(Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện).
Khái niệm 2 :
sự tương quan giữa hai mệnh đề (corrélation entre deux propositions) :
(mệnh đề 1 : nguyên nhân) Bỉnh chúc vô minh -> (mệnh đề 2 : hậu quả) : quang tự diệt.
Trong hiện tình đất nước, câu sấm có nghĩa là nhà lãnh đạo mà không có đức sáng, vì vậy (Trần Đại) Quang đã tự diệt.
II - Phân tích sấm ký :
Sau khi đã phân tích vế 1, các yếu tố cụ thể của vế 2 như sau :
- trọng ngân bạc phúc
重 銀 薄 福
(chỉ vì ham tiền ham bạc mà bạc phước)
- sản tất vong
產 必 亡
tiền kiếm chác được sẽ là của thiên trả địa mà thôi.
Vế 2 sử dụng mệnh đề toán học : điều kiện ắt có và đủ (condition nécessaire et suffisante) :
- điều kiện ắt có : trọng ngân bạc phúc
- điều kiện đủ : sản tất vong : tất vong [必亡]: sẽ phải chết, ắt hẳn diệt vong.
Các yếu tố cụ thể của hai câu sấm thật là rõ ràng. Sấm ký tiên đoán về vận mệnh đất nước. Trong năm nay, vận nước khiến các danh từ chung : quang, trọng, ngân, phúc trở thành các danh từ riêng và viết hoa :
- (Trần Đại) Quang
- (Nguyễn Phú) Trọng
- (Nguyễn Thị Kim) Ngân
- (Nguyễn Xuân) Phúc
Theo bộ máy Nhà nước :
- Trần Đại Quang đứng đầu Nhà Nước
- Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đảng cộng sản. Theo điều 4, khoản 1 hiến pháp, ‘‘Đảng Cộng Sản Việt Nam (…) là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nguyễn Phú Trọng còn là chủ tịch nước thay thế Trần Đại Quang.
- Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh đạo Quốc hội. Việt Nam không phải là Nhà nước pháp trị, không có phân quyền tam lập. Tuy nhiên, ta tạm coi là Nguyễn Thị Kim Ngân là ‘‘lập pháp’’.
- Nguyễn Xuân Phúc : lãnh đạo chính phủ (tạm gọi là hành pháp).
Như vậy, câu sấm gồm tất cả các nhà lãnh đạo hiện nay.
Điều kiện ắt có : Trọng Ngân bạc Phúc, tất yếu đưa đến điều kiện đủ : Sản tất vong. Sản là chữ phúng dụ của cộng sản.
III - Giá trị của sấm ký - Bói kiều :
Giá trị của sấm ký là sự ứng nghiệm. Vế 1 : ‘‘Quang tự diệt’’ đã ứng nghiệm với cái chết của Trần Đại Quang ngày 21/09/2018. Trước đó, ngày 02/05/2018, nhóm nghiên cứu xã hội độc lập của Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh đã khai quật hai tấm bia đá của Trạng Trình ở khu vực Cống Cá, thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết (Hải Phòng). Kích thước của tấm bia : cao 40 cm, ngang : 30 cm, dày : 7 cm, trên mặt có viết chữ Nho. Ngày nay, kỹ thuật phân tầng khảo cổ học ba chiều (stratigraphie archéologique tridimensionnelle) sẽ cho thấy sự xác thực của các tấm bia.
Sau Trạng Trình một thế kỷ, Nguyễn Du (1766-1820) trước tác Truyện Kiều, qua 3254 câu thơ lục bát. Truyện Kiều là bức tranh nhân sinh, kể lại cuộc đời ba chìm bảy nổi của nàng Kiều, cũng là những bước thăng trầm của một cuộc đời. Vì vậy, dân gian mới có tục lệ bói kiều bằng bốn câu thơ. Trong tác phẩm của cụ Tiên Điền, từ câu thơ 2409 chép rằng :
Mới hay Tiền định chẳng lầm,
Đã tin điều trước ắt nhằm điều sau.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nàng rằng : Tiền định tiên tri,
Lời sư đã dạy ắt thì chẳng sai.
Cả hai câu thơ đều nói đến Tiền định, rất gần với với ngôn ngữ sấm ký. Cả hai đều có chữ ắt, tương tự như chữ ‘‘tất’’ (必), như là tất nhiên (必然), tất yếu, ắt. Chữ ‘‘tất’’ có trong vế 2 : Sản tất vong.
Theo ngữ văn sấm ký,
- đã tin điều trước’’ : Quang tự diệt ;
- ắt nhằm việc sau : Sản tất vong.
Phải chắng kịch bản sụp đổ của Liên Xô vào đúng lễ Giáng sinh 1991, lần lượt diễn ra tại các nước cộng sản Đông Âu, sẽ xảy ra tại Việt Nam, ứng nghiệm với sấm ký Trạng Trình ?
Paris, ngày 10/10/2018
Lê Đình Thông
Mùa hè năm 2016, chúng tôi viết bài tường thuật việc Giáo sư Vũ Quốc Thúc luận giải hai câu sấm Trạng Trình. Bạch Vân Am Cư Sĩ (1491-1585) nắm được huyền cơ của tạo hóa, soạn sấm ký tuổi ngoài 90. Giáo sư Thúc bình giải sấm Trạng Trình cũng cận kề bách tuế, nghĩa là đều ở tuổi tri thiên mệnh (而知天命).
Hai lời tiên đoán đều ứng nghiệm với trường hợp Việt Nam :
- thiên tai : bão rớt Sơn Tinh gây ra lụt lội tại Nghệ An (quê hương HCM), Yên Bái, Sơn La.
- đổi thay : chủ tịch Trần Đại Quang đột ngột qua đời.
Sấm Trạng Trình đã nhiều lần ứng nghiệm. Năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long ban chiếu, đặt quốc hiệu Việt Nam. Ba thế kỷ trước, Trạng Trình đã tiên báo qua mấy câu thơ :
Việt Nam khởi tổ xây nền
Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh
Thùy thị phương danh trọng Việt Nam
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam.
Câu sấm có đáng tin cậy hay không là nhờ ở sự ứng nghiệm. Năm 2016, GS Vũ Quốc Thúc đã bình giải hai câu sấm :
Bỉnh chúc vô minh Quang tự diệt
秉 燭 無 明 光 自 滅
Trọng Nhân bạc Phúc Sản tất vong
重 銀 薄 福 產 必 亡
Sau đây ta sẽ lần lượt xét đến cơ cấu sấm ngôn, phân tích và bàn về giá trị của sấm ký.
I - Cơ cấu sấm ký :
Yếu tố cụ thể trong câu sấm này là :
Vế 1 :
- Bỉnh chúc vô minh (炳 燭 無 明): ngọn đuốc không có nguồn sáng.
- Quang tự diệt (光 自 滅) : ánh sáng tự mất đi.
Diễn nghĩa -> vế 1 sử dụng hai khái niệm khoa học :
Khái niệm 1 :
- ngọn đuốc là nguồn ánh sáng cấp 1 (source primaire de lumière), có thể ví với mặt trời và các tinh tú.
- quang là nguồn sáng cấp 2 (source secondaire de lumière), có thể ví với mặt trăng.
Các yếu tố cụ thể trên cho phép đi đến nội dung trừu tượng : lãnh đạo phải làm rạng tỏ cái đức sáng, thương yêu người dân :
大學之道,在明明德,在親民,在止於至善
(Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện).
Khái niệm 2 :
sự tương quan giữa hai mệnh đề (corrélation entre deux propositions) :
(mệnh đề 1 : nguyên nhân) Bỉnh chúc vô minh -> (mệnh đề 2 : hậu quả) : quang tự diệt.
Trong hiện tình đất nước, câu sấm có nghĩa là nhà lãnh đạo mà không có đức sáng, vì vậy (Trần Đại) Quang đã tự diệt.
II - Phân tích sấm ký :
- trọng ngân bạc phúc
重 銀 薄 福
(chỉ vì ham tiền ham bạc mà bạc phước)
- sản tất vong
產 必 亡
tiền kiếm chác được sẽ là của thiên trả địa mà thôi.
Vế 2 sử dụng mệnh đề toán học : điều kiện ắt có và đủ (condition nécessaire et suffisante) :
- điều kiện ắt có : trọng ngân bạc phúc
- điều kiện đủ : sản tất vong : tất vong [必亡]: sẽ phải chết, ắt hẳn diệt vong.
Các yếu tố cụ thể của hai câu sấm thật là rõ ràng. Sấm ký tiên đoán về vận mệnh đất nước. Trong năm nay, vận nước khiến các danh từ chung : quang, trọng, ngân, phúc trở thành các danh từ riêng và viết hoa :
- (Trần Đại) Quang
- (Nguyễn Phú) Trọng
- (Nguyễn Thị Kim) Ngân
- (Nguyễn Xuân) Phúc
Theo bộ máy Nhà nước :
- Trần Đại Quang đứng đầu Nhà Nước
- Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đảng cộng sản. Theo điều 4, khoản 1 hiến pháp, ‘‘Đảng Cộng Sản Việt Nam (…) là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nguyễn Phú Trọng còn là chủ tịch nước thay thế Trần Đại Quang.
- Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh đạo Quốc hội. Việt Nam không phải là Nhà nước pháp trị, không có phân quyền tam lập. Tuy nhiên, ta tạm coi là Nguyễn Thị Kim Ngân là ‘‘lập pháp’’.
- Nguyễn Xuân Phúc : lãnh đạo chính phủ (tạm gọi là hành pháp).
Như vậy, câu sấm gồm tất cả các nhà lãnh đạo hiện nay.
Điều kiện ắt có : Trọng Ngân bạc Phúc, tất yếu đưa đến điều kiện đủ : Sản tất vong. Sản là chữ phúng dụ của cộng sản.
III - Giá trị của sấm ký - Bói kiều :
Giá trị của sấm ký là sự ứng nghiệm. Vế 1 : ‘‘Quang tự diệt’’ đã ứng nghiệm với cái chết của Trần Đại Quang ngày 21/09/2018. Trước đó, ngày 02/05/2018, nhóm nghiên cứu xã hội độc lập của Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh đã khai quật hai tấm bia đá của Trạng Trình ở khu vực Cống Cá, thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết (Hải Phòng). Kích thước của tấm bia : cao 40 cm, ngang : 30 cm, dày : 7 cm, trên mặt có viết chữ Nho. Ngày nay, kỹ thuật phân tầng khảo cổ học ba chiều (stratigraphie archéologique tridimensionnelle) sẽ cho thấy sự xác thực của các tấm bia.
Sau Trạng Trình một thế kỷ, Nguyễn Du (1766-1820) trước tác Truyện Kiều, qua 3254 câu thơ lục bát. Truyện Kiều là bức tranh nhân sinh, kể lại cuộc đời ba chìm bảy nổi của nàng Kiều, cũng là những bước thăng trầm của một cuộc đời. Vì vậy, dân gian mới có tục lệ bói kiều bằng bốn câu thơ. Trong tác phẩm của cụ Tiên Điền, từ câu thơ 2409 chép rằng :
Mới hay Tiền định chẳng lầm,
Đã tin điều trước ắt nhằm điều sau.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nàng rằng : Tiền định tiên tri,
Lời sư đã dạy ắt thì chẳng sai.
Cả hai câu thơ đều nói đến Tiền định, rất gần với với ngôn ngữ sấm ký. Cả hai đều có chữ ắt, tương tự như chữ ‘‘tất’’ (必), như là tất nhiên (必然), tất yếu, ắt. Chữ ‘‘tất’’ có trong vế 2 : Sản tất vong.
Theo ngữ văn sấm ký,
- đã tin điều trước’’ : Quang tự diệt ;
- ắt nhằm việc sau : Sản tất vong.
Phải chắng kịch bản sụp đổ của Liên Xô vào đúng lễ Giáng sinh 1991, lần lượt diễn ra tại các nước cộng sản Đông Âu, sẽ xảy ra tại Việt Nam, ứng nghiệm với sấm ký Trạng Trình ?
Paris, ngày 10/10/2018
Lê Đình Thông
Hội nhập văn hoá : Nền văn hoá toàn diện và liên đới
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
10:24 13/10/2018
Hội nhập văn hoá : Nền văn hoá toàn diện và liên đới
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Kể từ Công đồng Vaticanô II (1962-1965) cho đến nay, từ “văn hoá” được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện chính thức và quan trọng của Giáo Hội Công Giáo[1] vì văn hoá bao gồm hầu như mọi sinh hoạt thường ngày của con người. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu xem văn hoá là gì, Giáo hội muốn chúng ta xây dựng loại văn hoá nào và xây dựng nó bằng cách nào?
1. Văn hoá là gì?
Từ văn hoá có nhiều nghĩa. Theo nghĩa chữ, văn là vẻ đẹp do mầu sắc tạo ra, là hình thức đẹp trong nghi lễ, nghệ thuật, ngôn ngữ, trong cách cai trị, cư xử…; hoá có nghĩa là dạy dỗ, làm cho hình thành. Trong Từ điển Tiếng Việt, ta thấy có 5 ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa rộng nhất: “Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Ví dụ: kho tàng văn hoá dân tộc[2].
Công đồng Vaticanô II, trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 53, đã xác định văn hoá gắn kết chặt chẽ với bản tính con người: “Một đặc điểm của con người là bản ngã nhân vị chỉ có thể đạt tới nhân tính đích thực và trọn vẹn nhờ văn hoá, nghĩa là nhờ việc trau giồi những phẩm chất thiện hảo và giá trị tự nhiên. Vì thế, cuộc sống con người bao giờ cũng gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên và văn hoá”.
Công đồng cũng mở rộng nội dung của văn hoá: “Theo nghĩa tổng quát, từ "văn hoá" chỉ tất cả những gì con người có thể sử dụng để trau giồi và phát triển các năng khiếu đa diện của tâm hồn và thể xác; để tìm cách chế ngự cả trái đất bằng tri thức và lao động; để làm cho đời sống xã hội, cả trong đời sống gia đình cũng như nơi cộng đồng chính trị, trở thành nhân bản hơn, nhờ vào sự tiến bộ trong các tập tục và định chế; sau cùng, để diễn tả, thông truyền và bảo tồn trong các công trình của mình, những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của con người trải qua các thời đại, để giúp cho nhiều người, thậm chí cho toàn thể nhân loại, tiến bộ hơn”.
Trong Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á công bố năm 1999, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gián tiếp nhắc đến các yếu tố cơ bản về văn hoá để chúng ta nhận thức được nội dung lớn lao của văn hoá. Ngài xác nhận: "Châu Á có nhiều nền văn hoá", được hiểu như là những hệ thống giá trị.
Ngài nhắc nhở: “Văn hoá là kết quả xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt của một tập thể nhân loại, thì đối lại những con người thuộc tập thể này lại được khuôn đúc trong một phạm vi rộng bởi chính nền văn hoá mà họ đang sinh sống. Nếu con người và xã hội thay đổi, văn hoá cũng sẽ thay đổi theo. Ngược lại, nếu văn hoá đổi thay thì con người và xã hội cũng được văn hoá ấy biến đổi theo"[3].
2. Giáo Hội đang muốn xây dựng nền văn hoá nào?
Trong lịch sử nhân loại, người ta đã biết đến nhiều nền văn hoá khác nhau như văn hoá bái vật hoặc bái thần, văn hoá duy vật hoặc duy tâm, văn hoá sự sống hoặc sự chết, văn hoá hữu thần hay vô thần, văn hoá duy thực hoặc duy nghiệm, văn hoá xã hội chủ nghĩa hoặc cá nhân chủ nghĩa….
2.1. Văn hoá nhân bản
Giáo Hội Công Giáo cổ vũ nền văn hoá nhân bản. Đây là một hệ thống giá trị bao gồm các suy tư và hành động, lấy con người làm gốc, làm nền tảng, thay vì lấy vật chất hay thần linh. Hệ thống suy tư giúp ta có những nhận thức đúng đắn về chính mình, về con người, về vạn vật cũng như về Thiên Chúa. Hệ thống hành động bao gồm những hành vi và kỹ năng sống để ta thể hiện tốt đẹp và hiệu quả những nhận thức trên.
Từ Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội Công Giáo đã bắt đầu xây dựng một nền nhân bản dựa vào Chúa Kitô để làm sáng tỏ mầu nhiệm về con người và mời gọi mọi người cùng tìm giải đáp cho những vấn đề chính yếu của thời đại [4].
Giáo Hội Công Giáo đã xác định rằng con người là con đường của Giáo Hội [5] và cũng là con đường của Thiên Chúa, vì “Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người” trở thành Đức Giêsu Kitô (x. Ga 1,14). Người sống với con người để làm cho tất cả những giá trị của con người thành cao cả vô biên vì “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ nơi Đức Giêsu Kitô” [6] .
2.2. Mục đích của nền nhân bản mới
Nền nhân bản này nhằm mục tiêu là đổi mới và xây dựng mỗi tín hữu thành hiện thân sống động của Đức Giêsu Kitô. Người là con người mới, con người hoàn hảo, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), là Adam mới (x. Rm 5,14) vì nhờ Người mà “bản tính nhân loại của chúng ta đã được nâng lên một phẩm giá siêu việt qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Người” [7].
Người tín hữu nhờ kết hợp với Đức Kitô sẽ nhận được “những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần” (Rm 8,23), để trở thành con người mới có khả năng chu toàn luật yêu thương mới (x. Mt 22,40; Ga 15,12; Rm 8,1-11), xây dựng được nền văn minh tình yêu [8] cho cộng đồng nhân loại vì Đức Giêsu Kitô là nguyên mẫu và là nền tảng của nhân loại mới này [9] .
Lúc đó loài người chúng ta vượt qua bí ẩn của đau khổ và sự chết để sống trọn vẹn trong niềm vui, bình an và tình yêu của Thiên Chúa [10].
2.3. Con người toàn diện bao gồm các lĩnh vực nào?
Nền văn hoá nhân bản toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực của con người như thể chất và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, tự nhiên và siêu nhiên, cá nhân và tập thể. Công đồng Vaticanô II đã lưu ý đến những lĩnh vực này trong các văn kiện, nhất là trong Hiến chế Gaudium et Spes. Công đồng lưu tâm đến thân phận con người trong thế giới ngày nay, đến phẩm giá cao cả, đến cộng đồng nhân loại và sinh hoạt của con người trong thế giới và vũ trụ. Công đồng cũng lưu ý đến một số vấn đề khẩn thiết như hôn nhân và gia đình, giáo dục và văn hoá, kinh tế và chính trị, chiến tranh và hoà bình, đối thoại liên tôn và các phương tiện truyền thông xã hội.
Bốn mươi năm sau Công đồng, Giáo Hội Công Giáo tổng hợp những vấn đề của con người trong cuốn Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, công bố năm 2004, thành những chủ đề có tính tổng quát và đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc hơn. Mười hai chương trong cuốn Tóm Lược trình bày giáo huấn của Giáo Hội về con người trong những lĩnh vực và những quan hệ chính yếu để hình thành một nền văn hoá nhân bản đúng đắn và toàn diện. Nền văn hoá này còn được xác nhận qua cuốn Docat, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi tặng các bạn trẻ thế giới năm 2016. Ta có thể tóm tắt mấy lĩnh vực chính sau đây:
2.1. Thể chất và tinh thần
Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất với tinh thần và thể xác[11]. Hai yếu tố thể xác và tinh thần đều do Thiên Chúa dựng nên, chứ không phải bắt nguồn từ hai phía đối nghịch nhau (Thuyết Nhị Nguyên). “Tinh thần lành mạnh trong một thể xác tráng kiện” [12]. Thông qua thân xác mình, con người thống nhất nơi mình các yếu tố của thế giới vật chất [13] . Mỗi ngày, qua đồ ăn, thức uống, khí trời, con người hoà hợp với vạn vật và thống nhất chúng nơi mình. Nhờ tinh thần, con người có thể đi vào vạn vật để khám phá ra chúng và thấy mình vượt lên trên thế giới vật chất bên ngoài với phẩm giá độc đáo và lương tâm ngay chính.
2.2. Nội tâm và ngoại giới
Con người khám phá ra mình hiện hữu như một cái “tôi” độc lập, có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình [14].
Khoa Tâm lý học cũng khám phá ra cấu trúc phức tạp của tinh thần con người với những tầng lớp như ý thức, tiềm thức, vô thức tác động lên nhau và ảnh hưởng lẫn nhau cũng như những khả năng lạ lùng của con người với trí nhớ, trí hiểu, trí tưởng tượng, ý chí, tình cảm, khả năng hoạt động… khiến cho mỗi con người trở thành độc đáo với sứ mạng đặc biệt của riêng mình.
Con người khám phá ra mình đang hiện hữu cùng với muôn loài, muôn vật trong vũ trụ để liên kết và hiệp thông với nhau, chứ không thể sống cô độc và đóng kín với vạn vật, với con người và với cả nguồn hiện hữu là Thiên Chúa. Càng mở ta với ngoại giới bằng nội tâm sâu xa, còn người càng hoàn thiện chính mình.
2.3. Tự nhiên và siêu nhiên
Ngoài những gì tồn tại trong thế giới vật chất, hoặc do con người làm ra, có thể cân đo đong đếm hay xác định được trong không gian và thời gian, con người còn cảm nghiệm được nhiều điều thuộc về lĩnh vực siêu nhiên. Lĩnh vực siêu nhiên này mời gọi con người khám phá để phát huy những khả năng vô tận của con người vượt lên trên nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện nay. Con người có thể mở lòng mình để đón nhận những ân phúc như những quà tặng của Thiên Chúa và trao đổi những giá trị tinh thần cho người khác như tình yêu, lòng nhân ái, lời cầu nguyện…
Khi nhận ra mình có tự do như quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người và muôn loài có tinh thần để yêu Ngài, vì Ngài là tình yêu (1Ga 4,8.16), thì con người cũng có thể khước từ tình yêu Thiên Chúa [15]. Và con người đã làm thế trong đời sống của mình. Con người cắt đứt với nguồn chân thiện mỹ là Thiên Chúa nên con người đã cảm nghiệm những nổi loạn của thân xác, làm nô lệ cho những xu hướng xấu xa của tinh thần dẫn con người đến tội lỗi[16] (1Cr 6,13-20; Rm 7,24). Vì thế, con người cần luyện tập những đức tính và loại bỏ những tật xấu ra khỏi cuộc sống của mình.
2.4. Cá nhân và tập thể
Nhờ tinh thần, con người có thể gặp gỡ được những con người khác để xây dựng thành những cộng đồng yêu thương. Cộng đồng đầu tiên và cơ bản là gia đình với định chế hôn nhân, với nhiệm vụ nuôi nấng và giáo dục con cái. Cộng đồng rộng lớn hơn là xã hội, tập thể để xây dựng nên nền văn hoá dân tộc với những mối liên hệ với ông bà tổ tiên. Cộng đồng rộng lớn nhất là cộng đồng quốc tế với muôn dân tộc trong gia đình nhân loại mà mỗi người đều có nghĩa vụ phải tham gia và bảo vệ hoà bình.
Hơn nữa, con người có thể mở ra với siêu việt để gặp gỡ được tinh thần tuyệt đối là Thiên Chúa ngay trong cõi thâm sâu của lòng mình và gặp gỡ những thụ tạo khác để xây dựng và phát triển một cộng đồng yêu thương [17].
2.4. Con người liên đới có các mối tương quan nào?
Con người toàn diện có 4 mối quan hệ căn bản với 4 tinh thần phải tập luyện để thể hiện tốt đẹp các tương quan ấy:
Trong tương quan với Thiên Chúa, con người giữ tinh thần thảo hiếu, vì Ngài là nguồn của mọi hiện hữu, của chân thiện mỹ, của sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên.
Phân tích con người mình, mỗi người chỉ thấy được những gì thuộc về vật chất, những nguyên tử, phân tử Carbon, Hydro, Oxy, Nitơ… thế mà ta đang sống, đang yêu, đang suy nghĩ. Vậy sự sống, tình yêu, sự khôn ngoan và các giá trị tinh thần phải bắt nguồn từ một ai đó vượt ra ngoài vật chất, không gian và thời gian cố định. Nhờ tinh thần mở ra cho siêu việt mà ta khám phá ra Đấng Siêu việt là Thiên Chúa, nguồn gốc của muôn sự muôn loài [18] .
Đào tạo lương tâm ngay chính: con người khám phá tận đáy lòng mình lương tâm như một lề luật phải theo, như một tiếng nói của Thiên Chúa kêu gọi con người phải yêu mến và làm điều thiện cũng như phải tránh những điều ác[19]. Tuân theo lề luật ấy là tuân theo các giá trị đạo đức. Các giá trị này bắt nguồn từ luật tự nhiên được ghi khắc trong lương tâm con người, nhờ đó phẩm giá con người được nâng cao và xã hội được ổn định [20].
Từ cội nguồn Thiên Chúa, con người sẽ giữ tinh thần thảo hiếu này đối với cha mẹ, thầy dạy, ông bà, tổ tiên, dân tộc, là những người thay mặt Chúa chuyển thông sự sống, sự thật, tình yêu và ân phúc cho ta.
Trong mối tương quan này, người tín hữu được đào tạo để hiểu biết về tinh thần ái quốc và nền văn hoá dân tộc, biết bảo vệ tổ quốc và biết đưa Tin Mừng hội nhập vào nền văn hoá dân tộc.
Trong tương quan với mọi người sống trên trái đất và cả trong vũ trụ, con người giữ tinh thần huynh đệ, đối xử với nhau như anh em trong cùng một đại gia đình, không kỳ thị vì bất cứ khác biệt nào.
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình. Ngài sáng tạo con người có nam, có nữ (x. St 1,27). Sự liên kết giữa hai người nam nữ tạo nên một cộng đồng đầu tiên giữa người với người. Từ bản tính thâm sâu của mình, con người là một hữu thể có tính xã hội và nếu không liên lạc với những người khác, con người không thể phát triển và hoàn thiện chính mình.
Trong vũ trụ bao la vẫn có thể có những “người khác” để ta tìm hiểu, gặp gỡ và cùng nhau xây dựng một nền “hoà bình giữa các vì sao”. Thiên hà của chúng ta với hơn 400 triệu ngôi sao và có khoảng 8000 hành tinh có điều kiện giống như trái đất, nghĩa là có thể có người. Thiên hà Andromede cách tthiên hà chúng ta 3,5 triệu năm ánh sáng cũng có khoảng vài trăm triệu ngôi sao như thế. Cả vũ trụ có khoảng 100 ngàn thiên hà đã được kính thiên văn Hubble của Mỹ chụp được và vẫn còn những thiên hà mới xuất hiện. Trong giải thiên hà của ta, theo ước tính của các nhà khoa học, có thể có hàng trăm ngàn hành tinh có điều kiện phát triển sự sống và có khoảng gần 100 nền văn minh bằng hoặc hơn trái đất [21].
Con người thể hiện tinh thần huynh đệ này bằng cách tránh những hành vi tiêu cực như dối trá, tham lam, bất công, dâm đãng, xúc phạm đến thân xác hay danh dự người khác theo tinh thần của Mười Điều Răn và bằng cách thể hiện những hành vi tích cực qua đời sống bác ái, tôn trọng, hợp tác, tin tưởng, khoan dung, khiêm tốn, công bình, quảng đại, trung thực, trong sạch, hoà bình, dám hy sinh vì đại nghĩa theo tinh thần Tám Mối Phúc của Đức Giêsu Kitô. Đó là những giá trị sống cần thiết cho mỗi người chúng ta.
Trong tương quan với vạn vật, con người giữ tinh thần huynh trưởng vì Thiên Chúa Tạo Hoá đã giao phó vạn vật trên trái đất cho con người để thay Ngài quản trị muôn loài (x. St 1,26-28; Kn 2,23) và loan báo Tin Mừng cho muôn loài thụ tạo (x. Mc 16,15).
Tinh thần này được thể hiện qua việc:
- Chuyên cần học hỏi, nghiên cứu vạn vật qua các khoa học kỹ thuật, sẵn sàng chia sẽ kiến thức cho mọi người.
- Siêng năng lao động cũng như biết nghỉ ngơi.
- Làm ra các của cải và biết chia sẻ những nguồn lực cho người yếu kém.
- Bảo vệ môi trường sống cho sạch, xanh, đẹp, an lành.
Trong tương quan với chính mình, con người giữ tinh thần tự chủ:
Tinh thần này nhắc nhở mọi người cố gắng làm chủ bản thân, tình cảm, thời giờ, tài năng, ân huệ và cả những tham vọng, dục vọng để trở thành một con người tự do thật sự trước mọi ràng buộc của cuộc sống. Khả năng tự chủ này được đào luyện mỗi ngày qua một số kỹ năng sống sau đây:
- Làm chủ ân phúc Chúa ban qua đời sống kết hợp với Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ, các thần thánh bằng cầu nguyện, phụng tự và các bí tích. Tất cả là hồng ân để luôn sống trong tâm tình tạ ơn và không bỏ phí bất kỳ một ơn nào.
- Làm chủ cá tính với những đặc tính như cảm tính, hoạt tính, sơ tính hay thứ tính, những nhu cầu, xu hướng, năng khiếu để hiểu rõ con người mình có khả năng, ưu điểm, khuyết điểm nào.
- Làm chủ các tài năng tinh thần như trí hiểu, trí nhớ, trí tưởng tượng, ý chí qua việc tích cực học hành, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đào tạo năng khiếu chuyên môn để trở thành những người có khả năng sống tự lập, làm sáng danh Chúa và mang lại hạnh phúc cho con người [22]
- Làm chủ sức khoẻ, các bản năng và tình cảm bằng đời sống điều độ trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi với những giờ thể dục, thể thao để luyện một ý chí vững vàng trong một thân thể khoẻ mạnh. Tập luyện để sống quảng đại, vui tươi, khiêm tốn, dũng cảm, biết tha thứ, biết nhường nhịn vì Thiên Chúa hiểu rõ lòng con người và sẽ bù đắp cho con người hơn cả điều lòng họ ước mong.
- Làm chủ thời giờ: thời giờ là hồng ân và cũng là vốn liếng Chúa trao ban nên ta quý trọng từng giây phút sống trên đời. Một nụ cười, một lời cám ơn, xin lỗi, một cử chỉ đẹp chỉ tốn một vài giây sống, nhưng sẽ làm cho đời mình và đời người hạnh phúc. Vì thế mỗi giây phút ta đều có thể sống đẹp, sống bác ái, sống hào hùng. Mỗi giây phút đều có giá trị vĩnh hằng vì Ngôi Lời làm người đã biến đổi tất cả những giá trị con người thành cao cả, vô biên [23].
- Làm chủ các phương tiện vật chất như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, quần áo, đồ dùng để bảo đảm cho mình những điều kiện cần thiết cho đời sống tự lập[24] .Tuy nhiên, của cải không phải chỉ làm lợi cho người sở hữu mà còn phải làm lợi cho người khác vì Thiên Chúa ban trái đất chung cho mọi người[25]. Đó là mục tiêu phổ quát của các phương tiện vật chất và nhờ đó tạo ra một thế giới công bằng và liên đới [26] . Người sở hữu vật chất còn được mời gọi để sống tinh thần nghèo khó của Đức Giêsu Kitô vì Người giàu có vô song nhưng đã tự nguyện trở nên nghèo khó để chúng ta trở thành giàu có như Người (x. 2Cr 8,9).
3. Giáo Hội xây dựng nền văn hoá này bằng cách nào?
Phương cách quan trọng được Giáo Hội cổ vũ là hội nhập văn hoá (HNVH)[27].
Hội nhập là hoà mình vào trong một cộng đồng lớn. Ví dụ: Việt Nam hội nhập vào khối ASEAN. HNVH là hoà mình vào trong nền văn hoá hay đúng hơn là chấp nhận một hệ thống giá trị mới.
Chủ thể hội nhập ở đây được xác định là một cá nhân hay một tập thể (cộng đồng Giáo Hội) tiếp nhận một phần hay toàn bộ hệ thống giá trị đã có sẵn của một dân tộc nào đó. Ví dụ các thừa sai nước ngoài đến giảng đạo đã học tiếng Việt, ăn mặc như người Việt, trình bày giáo lý theo cách hiểu của người Việt. Như thế là họ đã hội nhập vào nền văn hoá Việt Nam.
Chủ thể hội nhập trước hết hiểu là Giáo Hội. "Nhờ HNVH, về phần mình, Giáo Hội sẽ trở thành một dấu chỉ dễ hiểu hơn giúp người ta hiểu bản chất của mình, đồng thời Giáo Hội cũng trở thành một dụng cụ đắc lực hơn để thi hành sứ mạng (x. Sứ vụ Đấng Cứu Thế, số 52). Sự liên kết với các nền văn hoá luôn luôn là một phần trong cuộc hành trình của Giáo Hội qua lịch sử" [28].
Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc đưa đức tin Kitô giáo hội nhập vào các nền văn hoá của châu Á[29]. "Thánh Thần đã cho chúng ta hiểu biết chân lý toàn diện, thì cũng có thể giúp chúng ta đối thoại với các giá trị văn hoá và tôn giáo của các dân tộc được kết quả"[30] .
Ngoài tác nhân chính là Chúa Thánh Thần, chủ thể hội nhập chính là Giáo Hội được hiểu như là cộng đồng Kitô hữu. Những con người này, có một nền văn hoá riêng, nghĩa là có cả một hệ thống giá trị vật chất cũng như tinh thần được sáng tạo và tích luỹ qua dòng lịch sử. Bây giờ Giáo Hội gặp gỡ và đối thoại với một nền văn hoá nào đó, "trong quá trình gặp gỡ các nền văn hoá khác nhau của thế giới, Giáo Hội chẳng những truyền đạt các chân lý và giá trị của mình, cũng như đổi mới các nền văn hoá ấy từ bên trong, mà còn thu dụng nhiều yếu tố tích cực có sẵn từ các nền văn hoá khác nhau ấy"[31].
Hơn nữa, việc HNVH bao gồm nhiều giá trị trên các lĩnh vực khác nhau, nên chủ thể hội nhập có thể trao đổi, gặp gỡ và đón nhận các giá trị trên nhiều bình diện khác nhau. Vì thế, ĐTC nói đến việc đưa Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, hay đưa những giá trị về đức tin, thần học, phụng vụ, linh đạo, huấn giáo của Kitô giáo hội nhập vào một nền văn hoá nhất định [32].
Kết luận
Nhìn vào cộng đồng xã hội Việt Nam, người Công Giáo chúng ta không thể không ưu tư vì số người biết Đức Giêsu hãy còn quá ít sau hàng trăm năm loan báo Tin Mừng cũng như tình trạng suy thoái về văn hoá và đạo đức của dân tộc. Chúng ta chỉ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách xây dựng nền văn hoá toàn diện và liên đới với những cố gắng hội nhập văn hoá của mọi thành phần dân Chúa.
Câu hỏi gợi ý
1. Giáo Hội muốn xây dựng nền văn hoá với những đặc điểm nào nào?
2. Việc hội nhập văn hoá được diễn tả qua những mối tương quan nào?
[1] Xem Mục lục phân tích chủ đề, mục từ Văn hoá, cúa sách Công đồng Chung Vaticanô II, năm 2012, tr 1025; sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, năm 2010, tr 1063; sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, tr 686-689; sách Docat, năm 2017, tr 112,242,76,155,243,45,102,277-278.
[2] X. Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2013, tr 1409
[3] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[4] X. CĐ. Vat.II, Hiến chế Gaudium et Spes, số 10
[5] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, xuất bản năm 2007, số 62
[6] Sách Công đồng Chung Vaticanô II, Hội đồng Giám mục Việt Nam, xuất bản năm 2012, số 22
[7] X. Sách Công đồng Chung Vaticanô II, Hội đồng Giám mục Việt Nam, xuất bản năm 2012, số 22
[8] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 575-580
[9] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 431
[10] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 583
[11] X. HTXHCG, số 127; CĐ. Vat.II HCMV Gaudium et Spes, số 14
[12] Câu cách ngôn của người Rôma: Mens sana in corpore sano.
[13] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 128
[14] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 131
[15] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 131 số 128; CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 14)
[16] CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 13
[17] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 128,129,130
[18] X. CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 12; Sách Tóm lược HTXHCG, số 130
[19] X. CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 16
[20] X. CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 20
[21] X. Báo Tuổi Trẻ, ngày 9/3/2009
[22] X. CĐ. Vat.II, Gaudium et Spes, số 15
[23] X. CĐ. Vat.II, Gaudium et Spes, số 22
[24] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 176
[25] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 177
[26] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 174
[27] X. Như được nói đến trong Hiến chế Tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, số 13; Tông huấn Loan báo Tin Mừng, số 20; Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, số 52. Trong tông huấn Giáo hội tại Châu Á, ĐTC Gioan Phaolô II nhắc đi nhắc lại từ này nhiều lần, đặc biệt ở số 21 (4 lần) và 22 (10 lần).
[28] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[29] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[30] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[31] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[32] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 22
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Kể từ Công đồng Vaticanô II (1962-1965) cho đến nay, từ “văn hoá” được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện chính thức và quan trọng của Giáo Hội Công Giáo[1] vì văn hoá bao gồm hầu như mọi sinh hoạt thường ngày của con người. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu xem văn hoá là gì, Giáo hội muốn chúng ta xây dựng loại văn hoá nào và xây dựng nó bằng cách nào?
1. Văn hoá là gì?
Từ văn hoá có nhiều nghĩa. Theo nghĩa chữ, văn là vẻ đẹp do mầu sắc tạo ra, là hình thức đẹp trong nghi lễ, nghệ thuật, ngôn ngữ, trong cách cai trị, cư xử…; hoá có nghĩa là dạy dỗ, làm cho hình thành. Trong Từ điển Tiếng Việt, ta thấy có 5 ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa rộng nhất: “Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Ví dụ: kho tàng văn hoá dân tộc[2].
Công đồng Vaticanô II, trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 53, đã xác định văn hoá gắn kết chặt chẽ với bản tính con người: “Một đặc điểm của con người là bản ngã nhân vị chỉ có thể đạt tới nhân tính đích thực và trọn vẹn nhờ văn hoá, nghĩa là nhờ việc trau giồi những phẩm chất thiện hảo và giá trị tự nhiên. Vì thế, cuộc sống con người bao giờ cũng gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên và văn hoá”.
Công đồng cũng mở rộng nội dung của văn hoá: “Theo nghĩa tổng quát, từ "văn hoá" chỉ tất cả những gì con người có thể sử dụng để trau giồi và phát triển các năng khiếu đa diện của tâm hồn và thể xác; để tìm cách chế ngự cả trái đất bằng tri thức và lao động; để làm cho đời sống xã hội, cả trong đời sống gia đình cũng như nơi cộng đồng chính trị, trở thành nhân bản hơn, nhờ vào sự tiến bộ trong các tập tục và định chế; sau cùng, để diễn tả, thông truyền và bảo tồn trong các công trình của mình, những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của con người trải qua các thời đại, để giúp cho nhiều người, thậm chí cho toàn thể nhân loại, tiến bộ hơn”.
Trong Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á công bố năm 1999, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gián tiếp nhắc đến các yếu tố cơ bản về văn hoá để chúng ta nhận thức được nội dung lớn lao của văn hoá. Ngài xác nhận: "Châu Á có nhiều nền văn hoá", được hiểu như là những hệ thống giá trị.
Ngài nhắc nhở: “Văn hoá là kết quả xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt của một tập thể nhân loại, thì đối lại những con người thuộc tập thể này lại được khuôn đúc trong một phạm vi rộng bởi chính nền văn hoá mà họ đang sinh sống. Nếu con người và xã hội thay đổi, văn hoá cũng sẽ thay đổi theo. Ngược lại, nếu văn hoá đổi thay thì con người và xã hội cũng được văn hoá ấy biến đổi theo"[3].
2. Giáo Hội đang muốn xây dựng nền văn hoá nào?
Trong lịch sử nhân loại, người ta đã biết đến nhiều nền văn hoá khác nhau như văn hoá bái vật hoặc bái thần, văn hoá duy vật hoặc duy tâm, văn hoá sự sống hoặc sự chết, văn hoá hữu thần hay vô thần, văn hoá duy thực hoặc duy nghiệm, văn hoá xã hội chủ nghĩa hoặc cá nhân chủ nghĩa….
2.1. Văn hoá nhân bản
Giáo Hội Công Giáo cổ vũ nền văn hoá nhân bản. Đây là một hệ thống giá trị bao gồm các suy tư và hành động, lấy con người làm gốc, làm nền tảng, thay vì lấy vật chất hay thần linh. Hệ thống suy tư giúp ta có những nhận thức đúng đắn về chính mình, về con người, về vạn vật cũng như về Thiên Chúa. Hệ thống hành động bao gồm những hành vi và kỹ năng sống để ta thể hiện tốt đẹp và hiệu quả những nhận thức trên.
Từ Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội Công Giáo đã bắt đầu xây dựng một nền nhân bản dựa vào Chúa Kitô để làm sáng tỏ mầu nhiệm về con người và mời gọi mọi người cùng tìm giải đáp cho những vấn đề chính yếu của thời đại [4].
Giáo Hội Công Giáo đã xác định rằng con người là con đường của Giáo Hội [5] và cũng là con đường của Thiên Chúa, vì “Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người” trở thành Đức Giêsu Kitô (x. Ga 1,14). Người sống với con người để làm cho tất cả những giá trị của con người thành cao cả vô biên vì “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ nơi Đức Giêsu Kitô” [6] .
2.2. Mục đích của nền nhân bản mới
Nền nhân bản này nhằm mục tiêu là đổi mới và xây dựng mỗi tín hữu thành hiện thân sống động của Đức Giêsu Kitô. Người là con người mới, con người hoàn hảo, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), là Adam mới (x. Rm 5,14) vì nhờ Người mà “bản tính nhân loại của chúng ta đã được nâng lên một phẩm giá siêu việt qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Người” [7].
Người tín hữu nhờ kết hợp với Đức Kitô sẽ nhận được “những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần” (Rm 8,23), để trở thành con người mới có khả năng chu toàn luật yêu thương mới (x. Mt 22,40; Ga 15,12; Rm 8,1-11), xây dựng được nền văn minh tình yêu [8] cho cộng đồng nhân loại vì Đức Giêsu Kitô là nguyên mẫu và là nền tảng của nhân loại mới này [9] .
Lúc đó loài người chúng ta vượt qua bí ẩn của đau khổ và sự chết để sống trọn vẹn trong niềm vui, bình an và tình yêu của Thiên Chúa [10].
2.3. Con người toàn diện bao gồm các lĩnh vực nào?
Nền văn hoá nhân bản toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực của con người như thể chất và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, tự nhiên và siêu nhiên, cá nhân và tập thể. Công đồng Vaticanô II đã lưu ý đến những lĩnh vực này trong các văn kiện, nhất là trong Hiến chế Gaudium et Spes. Công đồng lưu tâm đến thân phận con người trong thế giới ngày nay, đến phẩm giá cao cả, đến cộng đồng nhân loại và sinh hoạt của con người trong thế giới và vũ trụ. Công đồng cũng lưu ý đến một số vấn đề khẩn thiết như hôn nhân và gia đình, giáo dục và văn hoá, kinh tế và chính trị, chiến tranh và hoà bình, đối thoại liên tôn và các phương tiện truyền thông xã hội.
Bốn mươi năm sau Công đồng, Giáo Hội Công Giáo tổng hợp những vấn đề của con người trong cuốn Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, công bố năm 2004, thành những chủ đề có tính tổng quát và đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc hơn. Mười hai chương trong cuốn Tóm Lược trình bày giáo huấn của Giáo Hội về con người trong những lĩnh vực và những quan hệ chính yếu để hình thành một nền văn hoá nhân bản đúng đắn và toàn diện. Nền văn hoá này còn được xác nhận qua cuốn Docat, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi tặng các bạn trẻ thế giới năm 2016. Ta có thể tóm tắt mấy lĩnh vực chính sau đây:
2.1. Thể chất và tinh thần
Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất với tinh thần và thể xác[11]. Hai yếu tố thể xác và tinh thần đều do Thiên Chúa dựng nên, chứ không phải bắt nguồn từ hai phía đối nghịch nhau (Thuyết Nhị Nguyên). “Tinh thần lành mạnh trong một thể xác tráng kiện” [12]. Thông qua thân xác mình, con người thống nhất nơi mình các yếu tố của thế giới vật chất [13] . Mỗi ngày, qua đồ ăn, thức uống, khí trời, con người hoà hợp với vạn vật và thống nhất chúng nơi mình. Nhờ tinh thần, con người có thể đi vào vạn vật để khám phá ra chúng và thấy mình vượt lên trên thế giới vật chất bên ngoài với phẩm giá độc đáo và lương tâm ngay chính.
2.2. Nội tâm và ngoại giới
Con người khám phá ra mình hiện hữu như một cái “tôi” độc lập, có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình [14].
Khoa Tâm lý học cũng khám phá ra cấu trúc phức tạp của tinh thần con người với những tầng lớp như ý thức, tiềm thức, vô thức tác động lên nhau và ảnh hưởng lẫn nhau cũng như những khả năng lạ lùng của con người với trí nhớ, trí hiểu, trí tưởng tượng, ý chí, tình cảm, khả năng hoạt động… khiến cho mỗi con người trở thành độc đáo với sứ mạng đặc biệt của riêng mình.
Con người khám phá ra mình đang hiện hữu cùng với muôn loài, muôn vật trong vũ trụ để liên kết và hiệp thông với nhau, chứ không thể sống cô độc và đóng kín với vạn vật, với con người và với cả nguồn hiện hữu là Thiên Chúa. Càng mở ta với ngoại giới bằng nội tâm sâu xa, còn người càng hoàn thiện chính mình.
2.3. Tự nhiên và siêu nhiên
Ngoài những gì tồn tại trong thế giới vật chất, hoặc do con người làm ra, có thể cân đo đong đếm hay xác định được trong không gian và thời gian, con người còn cảm nghiệm được nhiều điều thuộc về lĩnh vực siêu nhiên. Lĩnh vực siêu nhiên này mời gọi con người khám phá để phát huy những khả năng vô tận của con người vượt lên trên nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện nay. Con người có thể mở lòng mình để đón nhận những ân phúc như những quà tặng của Thiên Chúa và trao đổi những giá trị tinh thần cho người khác như tình yêu, lòng nhân ái, lời cầu nguyện…
Khi nhận ra mình có tự do như quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người và muôn loài có tinh thần để yêu Ngài, vì Ngài là tình yêu (1Ga 4,8.16), thì con người cũng có thể khước từ tình yêu Thiên Chúa [15]. Và con người đã làm thế trong đời sống của mình. Con người cắt đứt với nguồn chân thiện mỹ là Thiên Chúa nên con người đã cảm nghiệm những nổi loạn của thân xác, làm nô lệ cho những xu hướng xấu xa của tinh thần dẫn con người đến tội lỗi[16] (1Cr 6,13-20; Rm 7,24). Vì thế, con người cần luyện tập những đức tính và loại bỏ những tật xấu ra khỏi cuộc sống của mình.
2.4. Cá nhân và tập thể
Nhờ tinh thần, con người có thể gặp gỡ được những con người khác để xây dựng thành những cộng đồng yêu thương. Cộng đồng đầu tiên và cơ bản là gia đình với định chế hôn nhân, với nhiệm vụ nuôi nấng và giáo dục con cái. Cộng đồng rộng lớn hơn là xã hội, tập thể để xây dựng nên nền văn hoá dân tộc với những mối liên hệ với ông bà tổ tiên. Cộng đồng rộng lớn nhất là cộng đồng quốc tế với muôn dân tộc trong gia đình nhân loại mà mỗi người đều có nghĩa vụ phải tham gia và bảo vệ hoà bình.
Hơn nữa, con người có thể mở ra với siêu việt để gặp gỡ được tinh thần tuyệt đối là Thiên Chúa ngay trong cõi thâm sâu của lòng mình và gặp gỡ những thụ tạo khác để xây dựng và phát triển một cộng đồng yêu thương [17].
2.4. Con người liên đới có các mối tương quan nào?
Con người toàn diện có 4 mối quan hệ căn bản với 4 tinh thần phải tập luyện để thể hiện tốt đẹp các tương quan ấy:
Trong tương quan với Thiên Chúa, con người giữ tinh thần thảo hiếu, vì Ngài là nguồn của mọi hiện hữu, của chân thiện mỹ, của sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên.
Phân tích con người mình, mỗi người chỉ thấy được những gì thuộc về vật chất, những nguyên tử, phân tử Carbon, Hydro, Oxy, Nitơ… thế mà ta đang sống, đang yêu, đang suy nghĩ. Vậy sự sống, tình yêu, sự khôn ngoan và các giá trị tinh thần phải bắt nguồn từ một ai đó vượt ra ngoài vật chất, không gian và thời gian cố định. Nhờ tinh thần mở ra cho siêu việt mà ta khám phá ra Đấng Siêu việt là Thiên Chúa, nguồn gốc của muôn sự muôn loài [18] .
Đào tạo lương tâm ngay chính: con người khám phá tận đáy lòng mình lương tâm như một lề luật phải theo, như một tiếng nói của Thiên Chúa kêu gọi con người phải yêu mến và làm điều thiện cũng như phải tránh những điều ác[19]. Tuân theo lề luật ấy là tuân theo các giá trị đạo đức. Các giá trị này bắt nguồn từ luật tự nhiên được ghi khắc trong lương tâm con người, nhờ đó phẩm giá con người được nâng cao và xã hội được ổn định [20].
Từ cội nguồn Thiên Chúa, con người sẽ giữ tinh thần thảo hiếu này đối với cha mẹ, thầy dạy, ông bà, tổ tiên, dân tộc, là những người thay mặt Chúa chuyển thông sự sống, sự thật, tình yêu và ân phúc cho ta.
Trong mối tương quan này, người tín hữu được đào tạo để hiểu biết về tinh thần ái quốc và nền văn hoá dân tộc, biết bảo vệ tổ quốc và biết đưa Tin Mừng hội nhập vào nền văn hoá dân tộc.
Trong tương quan với mọi người sống trên trái đất và cả trong vũ trụ, con người giữ tinh thần huynh đệ, đối xử với nhau như anh em trong cùng một đại gia đình, không kỳ thị vì bất cứ khác biệt nào.
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình. Ngài sáng tạo con người có nam, có nữ (x. St 1,27). Sự liên kết giữa hai người nam nữ tạo nên một cộng đồng đầu tiên giữa người với người. Từ bản tính thâm sâu của mình, con người là một hữu thể có tính xã hội và nếu không liên lạc với những người khác, con người không thể phát triển và hoàn thiện chính mình.
Trong vũ trụ bao la vẫn có thể có những “người khác” để ta tìm hiểu, gặp gỡ và cùng nhau xây dựng một nền “hoà bình giữa các vì sao”. Thiên hà của chúng ta với hơn 400 triệu ngôi sao và có khoảng 8000 hành tinh có điều kiện giống như trái đất, nghĩa là có thể có người. Thiên hà Andromede cách tthiên hà chúng ta 3,5 triệu năm ánh sáng cũng có khoảng vài trăm triệu ngôi sao như thế. Cả vũ trụ có khoảng 100 ngàn thiên hà đã được kính thiên văn Hubble của Mỹ chụp được và vẫn còn những thiên hà mới xuất hiện. Trong giải thiên hà của ta, theo ước tính của các nhà khoa học, có thể có hàng trăm ngàn hành tinh có điều kiện phát triển sự sống và có khoảng gần 100 nền văn minh bằng hoặc hơn trái đất [21].
Con người thể hiện tinh thần huynh đệ này bằng cách tránh những hành vi tiêu cực như dối trá, tham lam, bất công, dâm đãng, xúc phạm đến thân xác hay danh dự người khác theo tinh thần của Mười Điều Răn và bằng cách thể hiện những hành vi tích cực qua đời sống bác ái, tôn trọng, hợp tác, tin tưởng, khoan dung, khiêm tốn, công bình, quảng đại, trung thực, trong sạch, hoà bình, dám hy sinh vì đại nghĩa theo tinh thần Tám Mối Phúc của Đức Giêsu Kitô. Đó là những giá trị sống cần thiết cho mỗi người chúng ta.
Trong tương quan với vạn vật, con người giữ tinh thần huynh trưởng vì Thiên Chúa Tạo Hoá đã giao phó vạn vật trên trái đất cho con người để thay Ngài quản trị muôn loài (x. St 1,26-28; Kn 2,23) và loan báo Tin Mừng cho muôn loài thụ tạo (x. Mc 16,15).
Tinh thần này được thể hiện qua việc:
- Chuyên cần học hỏi, nghiên cứu vạn vật qua các khoa học kỹ thuật, sẵn sàng chia sẽ kiến thức cho mọi người.
- Siêng năng lao động cũng như biết nghỉ ngơi.
- Làm ra các của cải và biết chia sẻ những nguồn lực cho người yếu kém.
- Bảo vệ môi trường sống cho sạch, xanh, đẹp, an lành.
Trong tương quan với chính mình, con người giữ tinh thần tự chủ:
Tinh thần này nhắc nhở mọi người cố gắng làm chủ bản thân, tình cảm, thời giờ, tài năng, ân huệ và cả những tham vọng, dục vọng để trở thành một con người tự do thật sự trước mọi ràng buộc của cuộc sống. Khả năng tự chủ này được đào luyện mỗi ngày qua một số kỹ năng sống sau đây:
- Làm chủ ân phúc Chúa ban qua đời sống kết hợp với Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ, các thần thánh bằng cầu nguyện, phụng tự và các bí tích. Tất cả là hồng ân để luôn sống trong tâm tình tạ ơn và không bỏ phí bất kỳ một ơn nào.
- Làm chủ cá tính với những đặc tính như cảm tính, hoạt tính, sơ tính hay thứ tính, những nhu cầu, xu hướng, năng khiếu để hiểu rõ con người mình có khả năng, ưu điểm, khuyết điểm nào.
- Làm chủ các tài năng tinh thần như trí hiểu, trí nhớ, trí tưởng tượng, ý chí qua việc tích cực học hành, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đào tạo năng khiếu chuyên môn để trở thành những người có khả năng sống tự lập, làm sáng danh Chúa và mang lại hạnh phúc cho con người [22]
- Làm chủ sức khoẻ, các bản năng và tình cảm bằng đời sống điều độ trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi với những giờ thể dục, thể thao để luyện một ý chí vững vàng trong một thân thể khoẻ mạnh. Tập luyện để sống quảng đại, vui tươi, khiêm tốn, dũng cảm, biết tha thứ, biết nhường nhịn vì Thiên Chúa hiểu rõ lòng con người và sẽ bù đắp cho con người hơn cả điều lòng họ ước mong.
- Làm chủ thời giờ: thời giờ là hồng ân và cũng là vốn liếng Chúa trao ban nên ta quý trọng từng giây phút sống trên đời. Một nụ cười, một lời cám ơn, xin lỗi, một cử chỉ đẹp chỉ tốn một vài giây sống, nhưng sẽ làm cho đời mình và đời người hạnh phúc. Vì thế mỗi giây phút ta đều có thể sống đẹp, sống bác ái, sống hào hùng. Mỗi giây phút đều có giá trị vĩnh hằng vì Ngôi Lời làm người đã biến đổi tất cả những giá trị con người thành cao cả, vô biên [23].
- Làm chủ các phương tiện vật chất như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, quần áo, đồ dùng để bảo đảm cho mình những điều kiện cần thiết cho đời sống tự lập[24] .Tuy nhiên, của cải không phải chỉ làm lợi cho người sở hữu mà còn phải làm lợi cho người khác vì Thiên Chúa ban trái đất chung cho mọi người[25]. Đó là mục tiêu phổ quát của các phương tiện vật chất và nhờ đó tạo ra một thế giới công bằng và liên đới [26] . Người sở hữu vật chất còn được mời gọi để sống tinh thần nghèo khó của Đức Giêsu Kitô vì Người giàu có vô song nhưng đã tự nguyện trở nên nghèo khó để chúng ta trở thành giàu có như Người (x. 2Cr 8,9).
3. Giáo Hội xây dựng nền văn hoá này bằng cách nào?
Phương cách quan trọng được Giáo Hội cổ vũ là hội nhập văn hoá (HNVH)[27].
Hội nhập là hoà mình vào trong một cộng đồng lớn. Ví dụ: Việt Nam hội nhập vào khối ASEAN. HNVH là hoà mình vào trong nền văn hoá hay đúng hơn là chấp nhận một hệ thống giá trị mới.
Chủ thể hội nhập ở đây được xác định là một cá nhân hay một tập thể (cộng đồng Giáo Hội) tiếp nhận một phần hay toàn bộ hệ thống giá trị đã có sẵn của một dân tộc nào đó. Ví dụ các thừa sai nước ngoài đến giảng đạo đã học tiếng Việt, ăn mặc như người Việt, trình bày giáo lý theo cách hiểu của người Việt. Như thế là họ đã hội nhập vào nền văn hoá Việt Nam.
Chủ thể hội nhập trước hết hiểu là Giáo Hội. "Nhờ HNVH, về phần mình, Giáo Hội sẽ trở thành một dấu chỉ dễ hiểu hơn giúp người ta hiểu bản chất của mình, đồng thời Giáo Hội cũng trở thành một dụng cụ đắc lực hơn để thi hành sứ mạng (x. Sứ vụ Đấng Cứu Thế, số 52). Sự liên kết với các nền văn hoá luôn luôn là một phần trong cuộc hành trình của Giáo Hội qua lịch sử" [28].
Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc đưa đức tin Kitô giáo hội nhập vào các nền văn hoá của châu Á[29]. "Thánh Thần đã cho chúng ta hiểu biết chân lý toàn diện, thì cũng có thể giúp chúng ta đối thoại với các giá trị văn hoá và tôn giáo của các dân tộc được kết quả"[30] .
Ngoài tác nhân chính là Chúa Thánh Thần, chủ thể hội nhập chính là Giáo Hội được hiểu như là cộng đồng Kitô hữu. Những con người này, có một nền văn hoá riêng, nghĩa là có cả một hệ thống giá trị vật chất cũng như tinh thần được sáng tạo và tích luỹ qua dòng lịch sử. Bây giờ Giáo Hội gặp gỡ và đối thoại với một nền văn hoá nào đó, "trong quá trình gặp gỡ các nền văn hoá khác nhau của thế giới, Giáo Hội chẳng những truyền đạt các chân lý và giá trị của mình, cũng như đổi mới các nền văn hoá ấy từ bên trong, mà còn thu dụng nhiều yếu tố tích cực có sẵn từ các nền văn hoá khác nhau ấy"[31].
Hơn nữa, việc HNVH bao gồm nhiều giá trị trên các lĩnh vực khác nhau, nên chủ thể hội nhập có thể trao đổi, gặp gỡ và đón nhận các giá trị trên nhiều bình diện khác nhau. Vì thế, ĐTC nói đến việc đưa Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, hay đưa những giá trị về đức tin, thần học, phụng vụ, linh đạo, huấn giáo của Kitô giáo hội nhập vào một nền văn hoá nhất định [32].
Kết luận
Nhìn vào cộng đồng xã hội Việt Nam, người Công Giáo chúng ta không thể không ưu tư vì số người biết Đức Giêsu hãy còn quá ít sau hàng trăm năm loan báo Tin Mừng cũng như tình trạng suy thoái về văn hoá và đạo đức của dân tộc. Chúng ta chỉ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách xây dựng nền văn hoá toàn diện và liên đới với những cố gắng hội nhập văn hoá của mọi thành phần dân Chúa.
Câu hỏi gợi ý
1. Giáo Hội muốn xây dựng nền văn hoá với những đặc điểm nào nào?
2. Việc hội nhập văn hoá được diễn tả qua những mối tương quan nào?
[1] Xem Mục lục phân tích chủ đề, mục từ Văn hoá, cúa sách Công đồng Chung Vaticanô II, năm 2012, tr 1025; sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, năm 2010, tr 1063; sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, tr 686-689; sách Docat, năm 2017, tr 112,242,76,155,243,45,102,277-278.
[2] X. Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2013, tr 1409
[3] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[4] X. CĐ. Vat.II, Hiến chế Gaudium et Spes, số 10
[5] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, xuất bản năm 2007, số 62
[6] Sách Công đồng Chung Vaticanô II, Hội đồng Giám mục Việt Nam, xuất bản năm 2012, số 22
[7] X. Sách Công đồng Chung Vaticanô II, Hội đồng Giám mục Việt Nam, xuất bản năm 2012, số 22
[8] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 575-580
[9] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 431
[10] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 583
[11] X. HTXHCG, số 127; CĐ. Vat.II HCMV Gaudium et Spes, số 14
[12] Câu cách ngôn của người Rôma: Mens sana in corpore sano.
[13] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 128
[14] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 131
[15] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 131 số 128; CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 14)
[16] CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 13
[17] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 128,129,130
[18] X. CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 12; Sách Tóm lược HTXHCG, số 130
[19] X. CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 16
[20] X. CĐ. Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 20
[21] X. Báo Tuổi Trẻ, ngày 9/3/2009
[22] X. CĐ. Vat.II, Gaudium et Spes, số 15
[23] X. CĐ. Vat.II, Gaudium et Spes, số 22
[24] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 176
[25] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 177
[26] X. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, số 174
[27] X. Như được nói đến trong Hiến chế Tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, số 13; Tông huấn Loan báo Tin Mừng, số 20; Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, số 52. Trong tông huấn Giáo hội tại Châu Á, ĐTC Gioan Phaolô II nhắc đi nhắc lại từ này nhiều lần, đặc biệt ở số 21 (4 lần) và 22 (10 lần).
[28] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[29] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[30] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[31] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 21
[32] X. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 22
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mênh Mông Sa Mạc
Tấn Đạt
09:16 13/10/2018
Ảnh của Tấn Đạt
Hành trình sa mạc ai ơi
Bước chân trên cát dưới trời nắng thiêu.
Hành trang mang được bao nhiêu
Trở nên gánh nặng với nhiều lo âu.
(Trích thơ của Phêrô Hồng Phúc Lm.)