Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bế tắc trong việc bổ nhiệm đại sứ Pháp cạnh Tòa Thánh
Đặng Tự Do
01:22 13/10/2015
Chính phủ Pháp đã nhất quyết không đề cử một đại sứ mới cạnh Tòa Thánh, sau khi Vatican từ chối chấp nhận việc đề cử tân đại sứ Laurent Stefanini.
Tháng Giêng năm nay, chính phủ Pháp cử Stefanini làm đại sứ cạnh Tòa Thánh. Tuy nhiên, Vatican đã không chính thức hồi đáp chấp nhận hay không chấp nhận. Sau nhiều tuần sự im lặng đó hiển nhiên có nghĩa là Tòa Thánh đã không chấp nhận sự đề cử này. Theo thông lệ ngoại giao, một nước không nhất thiết phải chấp nhận một tân đại sứ, và không cần có lời giải thích tại sao. Tuy nhiên , nước Pháp không chịu rút lại việc đề cử Stefanini.
Các phương tiện truyền thông ở Pháp cho rằng Tòa Thánh đã không chấp thuận sự đề cử này vì Stefanini là người đồng tính và cho rằng Stetanini chưa bao giờ xác định mình là người đồng tính, cũng chẳng bao giờ ông xuất hiện trước công chúng với một đối tác. Các báo cáo cho rằng ông người đồng tính dường như đã được công bố bởi những kẻ thù chính trị của ông này ở Pháp.
Để làm sáng tỏ vấn đề, trong một động thái rất bất thường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Stefanini hồi tháng Tư vừa qua. Sau cuộc gặp gỡ này các quan chức ngoại giao Tòa Thánh tiếp tục thảo luận với chính phủ Pháp trong một nỗ lực nhằm chấm dứt bế tắc.
Dù không có công bố chính thức của Tòa Thánh, kết quả cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Stefanini đã nói lên sự thật về những lời đồn đoán về ông Stefanini.
Tuy nhiên, tổng thống Pháp Francois Hollande giờ đây tuyên bố rằng chính phủ của ông nhất quyết không đề cử một đại sứ khác. Điều này có nghĩa là Pháp sẽ không có một đại sứ được công nhận tại Tòa Thánh cho đến khi nhiệm kỳ đại sứ này kết thúc vào năm 2017.
Tất cả vấn đề trong quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Tòa Thánh sẽ do tùy viên đại sứ Francois-Xavier Tillette đảm trách.
Tháng Giêng năm nay, chính phủ Pháp cử Stefanini làm đại sứ cạnh Tòa Thánh. Tuy nhiên, Vatican đã không chính thức hồi đáp chấp nhận hay không chấp nhận. Sau nhiều tuần sự im lặng đó hiển nhiên có nghĩa là Tòa Thánh đã không chấp nhận sự đề cử này. Theo thông lệ ngoại giao, một nước không nhất thiết phải chấp nhận một tân đại sứ, và không cần có lời giải thích tại sao. Tuy nhiên , nước Pháp không chịu rút lại việc đề cử Stefanini.
Các phương tiện truyền thông ở Pháp cho rằng Tòa Thánh đã không chấp thuận sự đề cử này vì Stefanini là người đồng tính và cho rằng Stetanini chưa bao giờ xác định mình là người đồng tính, cũng chẳng bao giờ ông xuất hiện trước công chúng với một đối tác. Các báo cáo cho rằng ông người đồng tính dường như đã được công bố bởi những kẻ thù chính trị của ông này ở Pháp.
Để làm sáng tỏ vấn đề, trong một động thái rất bất thường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Stefanini hồi tháng Tư vừa qua. Sau cuộc gặp gỡ này các quan chức ngoại giao Tòa Thánh tiếp tục thảo luận với chính phủ Pháp trong một nỗ lực nhằm chấm dứt bế tắc.
Dù không có công bố chính thức của Tòa Thánh, kết quả cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Stefanini đã nói lên sự thật về những lời đồn đoán về ông Stefanini.
Tuy nhiên, tổng thống Pháp Francois Hollande giờ đây tuyên bố rằng chính phủ của ông nhất quyết không đề cử một đại sứ khác. Điều này có nghĩa là Pháp sẽ không có một đại sứ được công nhận tại Tòa Thánh cho đến khi nhiệm kỳ đại sứ này kết thúc vào năm 2017.
Tất cả vấn đề trong quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Tòa Thánh sẽ do tùy viên đại sứ Francois-Xavier Tillette đảm trách.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh giác chống lại việc phân cấp cho các Hội Đồng Giám Mục một số thẩm quyền về kỷ luật bí tích
Đặng Tự Do
11:33 13/10/2015
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của tổng giáo phận Brisbane, Australia cho biết ít nhất là 65% các nghị phụ sẽ chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper về khả thể cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ trong những trường hợp nhất định nào đó. Tuy nhiên, một số nghị phụ đã đưa ra đề nghị là vấn đề này có thể được giao cho các Hội Đồng Giám Mục địa phương quyết định. Đây là một trong những đề nghị đã được Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức lặp đi lặp lại nhiều lần ngay cả trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Theo nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, có thể có đến 50% các nghị phụ chấp nhận đề nghị này.
Tuy nhiên, trong một phát biểu ngắn tại Thượng Hội Đồng Giám Mục vào ngày 10 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cảnh báo rằng "phân cấp những vấn đề kỷ luật và tín lý quan trọng cho các Hội Đồng Giám Mục các quốc gia và khu vực" sẽ đe dọa đến sự hiệp nhất của Giáo Hội. Tờ The National Catholic Register cho biết như trên kèm theo toàn văn bài phát biểu của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói: "Giáo Hội là ‘Công Giáo’ hay ‘phổ quát. Đúng là chúng ta cần phải tôn trọng sự khác biệt về tính cách và văn hóa giữa các tín hữu. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời gian với đầy những thay đổi trên quy mô toàn cầu, với những rối loạn và bất ổn. Nhu cầu cấp thiết nhất của chúng ta là sự đoàn kết, và nguy hiểm lớn nhất của chúng ta là sự phân mảnh.
Hỡi anh em, chúng ta cần phải rất thận trọng về việc phân cấp những vấn đề kỷ luật và tín lý quan trọng cho Hội Đồng Giám Mục các quốc gia và khu vực - đặc biệt khi áp lực buộc chúng ta đi theo chiều hướng đó được đi kèm với một tinh thần muốn tự khẳng định và đề kháng."
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm:
“Năm trăm năm trước, tại một thời điểm giống hệt như thời điểm hiện nay của chúng ta, Erasmus của thành Rotterdam đã viết rằng sự hiệp nhất của Hội Thánh là thuộc tính quan trọng nổi bật nhất của Giáo Hội. Chúng ta có thể tranh luận về những gì Erasmus thực sự tin tưởng, và những gì ông muốn nói trong bài viết của mình. Nhưng chúng ta không thể tranh luận về những hậu quả sẽ xảy ra một khi sự hiệp nhất cần thiết của Giáo Hội bị bỏ qua. Trong những ngày sắp tới của Thượng Hội Đồng, xin cho chúng ta có thể nhớ một cách hữu ích tầm quan trọng của sự hiệp nhất, và những gì sự hiệp nhất đó đòi hỏi nơi chúng ta, cũng như những gì sự mất đoàn kết trong những vấn đề nghiêm trọng như thế có thể mang lại”.
Tuy nhiên, trong một phát biểu ngắn tại Thượng Hội Đồng Giám Mục vào ngày 10 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cảnh báo rằng "phân cấp những vấn đề kỷ luật và tín lý quan trọng cho các Hội Đồng Giám Mục các quốc gia và khu vực" sẽ đe dọa đến sự hiệp nhất của Giáo Hội. Tờ The National Catholic Register cho biết như trên kèm theo toàn văn bài phát biểu của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói: "Giáo Hội là ‘Công Giáo’ hay ‘phổ quát. Đúng là chúng ta cần phải tôn trọng sự khác biệt về tính cách và văn hóa giữa các tín hữu. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời gian với đầy những thay đổi trên quy mô toàn cầu, với những rối loạn và bất ổn. Nhu cầu cấp thiết nhất của chúng ta là sự đoàn kết, và nguy hiểm lớn nhất của chúng ta là sự phân mảnh.
Hỡi anh em, chúng ta cần phải rất thận trọng về việc phân cấp những vấn đề kỷ luật và tín lý quan trọng cho Hội Đồng Giám Mục các quốc gia và khu vực - đặc biệt khi áp lực buộc chúng ta đi theo chiều hướng đó được đi kèm với một tinh thần muốn tự khẳng định và đề kháng."
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm:
“Năm trăm năm trước, tại một thời điểm giống hệt như thời điểm hiện nay của chúng ta, Erasmus của thành Rotterdam đã viết rằng sự hiệp nhất của Hội Thánh là thuộc tính quan trọng nổi bật nhất của Giáo Hội. Chúng ta có thể tranh luận về những gì Erasmus thực sự tin tưởng, và những gì ông muốn nói trong bài viết của mình. Nhưng chúng ta không thể tranh luận về những hậu quả sẽ xảy ra một khi sự hiệp nhất cần thiết của Giáo Hội bị bỏ qua. Trong những ngày sắp tới của Thượng Hội Đồng, xin cho chúng ta có thể nhớ một cách hữu ích tầm quan trọng của sự hiệp nhất, và những gì sự hiệp nhất đó đòi hỏi nơi chúng ta, cũng như những gì sự mất đoàn kết trong những vấn đề nghiêm trọng như thế có thể mang lại”.
Bạo lực leo thang rất nhanh tại Thánh Địa – Ngày cuồng nộ cuả người Palestine
Đặng Tự Do
22:24 13/10/2015
Sáng thứ Ba 13 tháng 10, 2 người đàn ông Palestine lên một chiếc xe buýt ở Jerusalem và bắt đầu bắn và đâm loạn xạ vào các hành khách. Trong khi đó, một tên tấn công khác tông xe vào một trạm xe buýt trước khi rút dao chém bừa bãi vào những người xung quanh. Ba người Israel và một kẻ tấn công đã thiệt mạng.
Đây là ngày đẫm máu nhất trong một tháng bạo lực vừa qua kể từ ngày Năm Mới của người Do Thái. Người Hồi giáo Palestine đã tức giận vì càng ngày càng có đông người Do Thái thăm viếng Núi Đền (Temple Mount) nơi có nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa ở Jerusalem. Bạo động diễn ra hàng ngày với ít nhất 27 người Palestine và 7 người Do Thái đã bị giết. Hôm thứ Ba 13 tháng 10, các nhóm quá khích Palestine kêu gọi tổ chức “Ngày cuồng nộ cuả người Palestine”. Các quan sát viên e ngại tình hình kéo dài có thể phát triển thành cuộc Intifada lần thứ ba.
Núi Đền trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.
Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.
Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.
Núi Đền trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.
Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.
Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.
Thượng Hội Đồng, ngày thứ tám, 13 tháng Mười 2015
Vũ Văn An
18:46 13/10/2015
Đài Phát Thanh Vatican hôm nay đưa tin: tại cuộc họp báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Cha Giám Đốc Federico Lombardi đã cho hay: các đại biểu Thượng Hội Đồng đã dành trọn cả ngày hôm nay để làm việc trong các Nhóm Nhỏ. Ngài cũng đọc lời tuyên bố của các Đức Hồng Y George Pell và Wilfrid Napier.
Cùng hiện diện trong cuộc họp báo trên, có 3 đại biểu của Thượng Hội Đồng là: Viện Phụ Jeremias Schröder, Bề Trên Cả Dòng Biển Đức ở St. Ottilien, Bà Moira McQueen, chủ tịch Viện Đạo Đức Sinh Học Gia Nã Đại và Bà Thérèse Nyirabukeye thuộc Liên Đoàn Gia Đình Phi Châu Hành Động.
Đức Hồng Y George Pell viết rằng lá thư gửi Đức Thánh Cha là lá thư riêng nên việc phát tán nó “không phản ảnh bản văn hay các người ký vào lá thư”. Ngài viết thế để trả lời một lá thư được 13 vị Hồng Y đệ trình Đức Giáo Hoàng mà có người nói là để tỏ việc các ngài không hài lòng với cung cách điều hành Thượng Hội Đồng.
Cha Lombardi tiếp tục cho biết: Đức Hồng Y Pell nói rằng bất cứ ai trao lá thư này và tên các vị ký vào đó cho giới truyền thông đã làm gián đoạn diễn trình của Thượng Hội Đồng hiện đang được điều hành trong một “bầu khí tốt đẹp”.
Cha Lombardi cũng đọc lời tuyên bố của Đức Hồng Y Wilfrid Napier, một trong các chủ tịch thừa nhiệm của Thượng Hội Đồng. Vị Hồng Y người Nam Phi này tuyên bố rằng điều giới truyền thông suy đoán “không phản ảnh suy nghĩ của ngài”. Theo trích dẫn của truyền thông, Đức Hồng Y Napier nói rằng ngài sẽ thách thức quyền của Đức Giáo Hoàng trong việc chọn ủy ban soạn thảo bản tường trình sau cùng. Ngài cho biết: Đức Giáo Hoàng thực sự có quyền chọn ủy ban soạn thảo như thế. Cha Lombardi nói thêm: lời tuyên bố này được chính tay Đức Hồng Y Napier ký tên.
Tại buổi họp báo nói trên, ba vị khách mời đã nói về tầm quan trọng của các gia đình tốt lành trong việc cổ vũ các ơn gọi tương lai. Bà Nyirabukeye nói rằng “Đức tính của cá nhân được rèn luyện trong gia đình”.
Về việc phong chức phó tế cho các phụ nữ, Viện Phụ Schröder cho biết đây chỉ là một đề xuất đơn độc của một tiếng nói riêng rẽ xem ra không quan trọng tại phòng thảo luận.
Bà McQueen được yêu cầu cho biết suy nghĩ của bà về việc thụ thai và việc thao túng các bào thai. Bà trả lời rằng phiên họp bàn về “những điều tổng quát rộng rãi” khi đề cập tới các vấn đề đạo đức sinh học vì, trong Thượng Hội Đồng, “đã có sự hiểu biết rõ ràng về lập trường của Giáo Hội rồi”.
Bà Nyirabukeye đề cập nhiều tới kinh nghiệm giảng dạy các cặp vợ chồng về kế họach hóa gia đình cách tự nhiên tại Phi Châu. Bà cho biết: bà đã can dự vào thừa tác vụ này từ năm 1985. Tại cuộc họp báo, bà nói rằng 1,500 cặp vợ chồng, mới đây, đã đăng ký học các phương pháp kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên tại Rwanda. Bà nghĩ rằng học hỏi các phương pháp tự nhiên này sẽ đem đến cho các phụ nữ một vốn hiểu biết về thân xác họ, giúp họ có được niềm tự hào. Bà nói: “tôi rất vui khi nói với các nghị phụ Thượng Hội Đồng rằng các phương pháp này rất hữu hiệu”.
Cả ba vị khách mời đều đề cập tới vấn đề đa dạng và hợp nhất và cách điều hợp chúng. Đã có rất nhiều gợi ý về việc nên tản quyền một số vấn đề, để các hội đồng giám mục địa phương lo liệu. Thí dụ như vấn đề sống chung (đặc biệt ở Đức) và các giải pháp mục vụ địa phương cho vấn đề đồng tính luyến ái. Viện Phụ Schröder giải thích rằng nhiều góp ý đã ủng hộ phương thức này, rất ít góp ý tỏ ra thận trọng về nó.
Bà McQueen cho giới truyền thông hay: bà thấy rất nhiều thuận lợi và một số bất thuận lợi đối với phương thức trên. Sẽ là một điều tích cực nếu đem nó ra thực hành nhưng một số khía cạnh về tín lý thì cần phải được dành cho Tòa Thánh. Bà nói rằng theo bà đây là chuyện thuộc cơ cấu Giáo Hội, nên không thể giải quyết tại phiên họp này được.
Các vị khách mời cũng nói về việc tham gia của phụ nữ tại Thượng Hội Đồng. Cả hai phụ nữ hiện diện đều cho hay các bà rất vui mừng được hiện diện tại Thượng Hội Đồng và cảm thấy các đóng góp của họ được lắng nghe và coi trọng. Họ cảm thấy “thoải mái” và “hạnh phúc” khi được đóng góp.
Viện Phụ Schröder nhận định rằng ngài ước mong có nhiều nữ tu hiện diện hơn nữa. Ngài giải thích rằng tại một cuộc hội họp của các bề trên cả nam giới, đã có đề nghị cho rằng các ngài nên dành nửa số 10 ghế cho các nữ tu sĩ. Trong khi đó, các nữ tu sĩ từng đích thân gặp tổng thư ký Thượng Hội Đồng, thế mà chỉ được có 3 ghế!
Bà McQueen cho hay bà nghĩ thủ tục của Thượng Hội Đồng hợp lẽ và rất dân chủ. Tất cả các đại biểu đều được dành cùng một lượng thời gian như nhau để góp ý: 3 phút mỗi vị.
Cha Lombardi nói với giới truyền thông rằng buổi họp chiều thứ Sáu sẽ được dành để các đại biểu các Giáo Hội anh em, các thính giả và dự thính viên góp ý.
Vào thứ Tư này, các đại biểu Thượng Hội Đồng sẽ dự phiên họp khoáng đại để nghe bản tường trình của các Nhóm Nhỏ.
Ba thách đố lớn
Đài Phát Thanh Vatican cũng cho hay vào hôm thứ Ba, các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng đã kết thúc các cuộc thảo luận tại các Nhóm Nhỏ của các ngài trước khi tham dự Phiên Khoáng Đại thứ tám vào sáng Thứ Tư. Ba thách đố lớn đã xuất hiện trong các buổi thảo luận Nhóm Nhỏ vòng hai này: nguy cơ lý tưởng hóa hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ phải duy trì các quan điểm khác nhau xuất phát từ các vùng khác nhau của trái đất, nhu cầu cần có một ngôn ngữ thân thiện hơn để bảo đảm sứ điệp của Giáo Hội được lắng nghe.
Theo đài Phát Thanh Vatican, ít nhất thì đó cũng là nhận định của Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, tường trình viên của Nhóm Nhỏ C nói tiếng Anh. Theo ngài, tại Thượng Hội Đồng, đang có nguy cơ thực sự trong việc nói tới gia đình một cách quá lý tưởng hóa và đôi chút quá thơ mộng hóa và quá phi thân xác hóa không ăn nhập với thực tại đời sống con người.
Hình ảnh thời “vàng son” gia đình gồm bố, mẹ, ba hay bốn con nay không còn nữa đối với khá nhiều người và nếu Thượng Hội Đồng không thừa nhận điều này thì liều mình các giám mục chỉ nói cho nhau nghe chứ nhiều người chẳng hiểu gì. Theo ngài, các giám mục cần nắm vững các thực tại ngày nay của gia đình. Các ngài phải là những cột thu thanh (antennas), biết lắng nghe và can dự vào các gia đình “trong mọi nét đa dạng và phức tạp của nó”.
Về nhận định trên, có vị như Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho hay: ngược lại có nguy cơ giản lược thần học vào xã hội học. Bơi lội trong các “thực tại” ấy đến quên mình đang làm thần học chứ không phải làm xã hội học.
Về việc phải đem lại với nhau các quan điểm khác nhau từng được nói lên tại Thượng Hội Đồng, Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho hay: ngài tin rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội hết thẩy coi mình là những người “được Thiên Chúa kêu gọi để duy trì và cổ vũ sự thật đã được mạc khải”, nên có những vấn đề cần được đề cập, phân tích và quyết định ở cấp địa phương hay vùng.
Về vấn đề trên, ta nên lắng nghe đóng góp của Đức Tổng Giám Mục Chaput, một tường trình viên của một nhóm nhỏ nói tiếng Anh khác, khi ngài tỏ ý lo ngại trước khuynh hướng tản quyền thái quá.
Còn về nguy cơ sử dụng các “kiểu nói của nhà thờ” (church speak), một kiểu nói khiến ta thất bại không truyền bá được sứ điệp của Giáo Hội gửi người thời nay, Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho rằng như Công Đồng Vatican II đã là một “biến cố về ngôn ngữ” nghĩa là nói với người ta một cách mới mẻ thế nào, thì Thượng Hội Đồng này cũng phải tìm ra “các cách mới mẻ, tươi mát, đầy soi sáng” như thế để nói với người thời nay.
Về nhận định trên xin xem bài nhận định của John Paul Shimek trong bài so sánh Thượng Hội Đồng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về gia đình năm 1980 và Thượng Hội Đồng cũng về gia đình lần này. Shimek đặc biệt lưu ý tới bản tường trình của nhóm C nói tiếng Anh, tức bản do Đức Tổng Giám Mục Coleridge soạn thảo, khi bản này cho rằng các kiểu nói như “tin mừng gia đình” hay “Giáo Hội tại gia” không còn hợp thời nữa, cần phải bỏ.
Theo Shimek, bỏ gì chứ bỏ ngôn ngữ thần học có tính Kitô và Giáo Hội để theo thứ ngôn ngữ cảm nghiệm hay chủ quan hơn là điều nguy hiểm. Anh bảo theo Familiaris consortio, tông huấn thành quả của Thượng Hội Đồng năm 1980, chính Đức Kitô đã mạc khải gia đình, một gia đình chỉ có thể tự thể hiện mình qua việc công bố Tin Mừng của Người. Cho nên tông huấn về gia đình không rút giáo huấn của mình từ một ngôn từ nhân bản nào mà lại tách rời khỏi mầu nhiệm Kitô Giáo. Nó phải học nói thứ ngôn ngữ của Chúa Kitô. Ngôn ngữ này, không như Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói, không hề là những câu nói rập khuôn (cliché). Nó luôn luôn soi sáng. Vì chỉ có Chúa Kitô mới soi sáng cảm nghiệm nhân bản. Gia đình chỉ có thể biện phân được bản sắc và sứ mệnh của nó bằng việc quay về nguồn, được ánh sáng Tin Mừng soi sáng.
Cùng hiện diện trong cuộc họp báo trên, có 3 đại biểu của Thượng Hội Đồng là: Viện Phụ Jeremias Schröder, Bề Trên Cả Dòng Biển Đức ở St. Ottilien, Bà Moira McQueen, chủ tịch Viện Đạo Đức Sinh Học Gia Nã Đại và Bà Thérèse Nyirabukeye thuộc Liên Đoàn Gia Đình Phi Châu Hành Động.
Đức Hồng Y George Pell viết rằng lá thư gửi Đức Thánh Cha là lá thư riêng nên việc phát tán nó “không phản ảnh bản văn hay các người ký vào lá thư”. Ngài viết thế để trả lời một lá thư được 13 vị Hồng Y đệ trình Đức Giáo Hoàng mà có người nói là để tỏ việc các ngài không hài lòng với cung cách điều hành Thượng Hội Đồng.
Cha Lombardi tiếp tục cho biết: Đức Hồng Y Pell nói rằng bất cứ ai trao lá thư này và tên các vị ký vào đó cho giới truyền thông đã làm gián đoạn diễn trình của Thượng Hội Đồng hiện đang được điều hành trong một “bầu khí tốt đẹp”.
Cha Lombardi cũng đọc lời tuyên bố của Đức Hồng Y Wilfrid Napier, một trong các chủ tịch thừa nhiệm của Thượng Hội Đồng. Vị Hồng Y người Nam Phi này tuyên bố rằng điều giới truyền thông suy đoán “không phản ảnh suy nghĩ của ngài”. Theo trích dẫn của truyền thông, Đức Hồng Y Napier nói rằng ngài sẽ thách thức quyền của Đức Giáo Hoàng trong việc chọn ủy ban soạn thảo bản tường trình sau cùng. Ngài cho biết: Đức Giáo Hoàng thực sự có quyền chọn ủy ban soạn thảo như thế. Cha Lombardi nói thêm: lời tuyên bố này được chính tay Đức Hồng Y Napier ký tên.
Tại buổi họp báo nói trên, ba vị khách mời đã nói về tầm quan trọng của các gia đình tốt lành trong việc cổ vũ các ơn gọi tương lai. Bà Nyirabukeye nói rằng “Đức tính của cá nhân được rèn luyện trong gia đình”.
Về việc phong chức phó tế cho các phụ nữ, Viện Phụ Schröder cho biết đây chỉ là một đề xuất đơn độc của một tiếng nói riêng rẽ xem ra không quan trọng tại phòng thảo luận.
Bà McQueen được yêu cầu cho biết suy nghĩ của bà về việc thụ thai và việc thao túng các bào thai. Bà trả lời rằng phiên họp bàn về “những điều tổng quát rộng rãi” khi đề cập tới các vấn đề đạo đức sinh học vì, trong Thượng Hội Đồng, “đã có sự hiểu biết rõ ràng về lập trường của Giáo Hội rồi”.
Bà Nyirabukeye đề cập nhiều tới kinh nghiệm giảng dạy các cặp vợ chồng về kế họach hóa gia đình cách tự nhiên tại Phi Châu. Bà cho biết: bà đã can dự vào thừa tác vụ này từ năm 1985. Tại cuộc họp báo, bà nói rằng 1,500 cặp vợ chồng, mới đây, đã đăng ký học các phương pháp kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên tại Rwanda. Bà nghĩ rằng học hỏi các phương pháp tự nhiên này sẽ đem đến cho các phụ nữ một vốn hiểu biết về thân xác họ, giúp họ có được niềm tự hào. Bà nói: “tôi rất vui khi nói với các nghị phụ Thượng Hội Đồng rằng các phương pháp này rất hữu hiệu”.
Cả ba vị khách mời đều đề cập tới vấn đề đa dạng và hợp nhất và cách điều hợp chúng. Đã có rất nhiều gợi ý về việc nên tản quyền một số vấn đề, để các hội đồng giám mục địa phương lo liệu. Thí dụ như vấn đề sống chung (đặc biệt ở Đức) và các giải pháp mục vụ địa phương cho vấn đề đồng tính luyến ái. Viện Phụ Schröder giải thích rằng nhiều góp ý đã ủng hộ phương thức này, rất ít góp ý tỏ ra thận trọng về nó.
Bà McQueen cho giới truyền thông hay: bà thấy rất nhiều thuận lợi và một số bất thuận lợi đối với phương thức trên. Sẽ là một điều tích cực nếu đem nó ra thực hành nhưng một số khía cạnh về tín lý thì cần phải được dành cho Tòa Thánh. Bà nói rằng theo bà đây là chuyện thuộc cơ cấu Giáo Hội, nên không thể giải quyết tại phiên họp này được.
Các vị khách mời cũng nói về việc tham gia của phụ nữ tại Thượng Hội Đồng. Cả hai phụ nữ hiện diện đều cho hay các bà rất vui mừng được hiện diện tại Thượng Hội Đồng và cảm thấy các đóng góp của họ được lắng nghe và coi trọng. Họ cảm thấy “thoải mái” và “hạnh phúc” khi được đóng góp.
Viện Phụ Schröder nhận định rằng ngài ước mong có nhiều nữ tu hiện diện hơn nữa. Ngài giải thích rằng tại một cuộc hội họp của các bề trên cả nam giới, đã có đề nghị cho rằng các ngài nên dành nửa số 10 ghế cho các nữ tu sĩ. Trong khi đó, các nữ tu sĩ từng đích thân gặp tổng thư ký Thượng Hội Đồng, thế mà chỉ được có 3 ghế!
Bà McQueen cho hay bà nghĩ thủ tục của Thượng Hội Đồng hợp lẽ và rất dân chủ. Tất cả các đại biểu đều được dành cùng một lượng thời gian như nhau để góp ý: 3 phút mỗi vị.
Cha Lombardi nói với giới truyền thông rằng buổi họp chiều thứ Sáu sẽ được dành để các đại biểu các Giáo Hội anh em, các thính giả và dự thính viên góp ý.
Vào thứ Tư này, các đại biểu Thượng Hội Đồng sẽ dự phiên họp khoáng đại để nghe bản tường trình của các Nhóm Nhỏ.
Ba thách đố lớn
Đài Phát Thanh Vatican cũng cho hay vào hôm thứ Ba, các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng đã kết thúc các cuộc thảo luận tại các Nhóm Nhỏ của các ngài trước khi tham dự Phiên Khoáng Đại thứ tám vào sáng Thứ Tư. Ba thách đố lớn đã xuất hiện trong các buổi thảo luận Nhóm Nhỏ vòng hai này: nguy cơ lý tưởng hóa hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ phải duy trì các quan điểm khác nhau xuất phát từ các vùng khác nhau của trái đất, nhu cầu cần có một ngôn ngữ thân thiện hơn để bảo đảm sứ điệp của Giáo Hội được lắng nghe.
Theo đài Phát Thanh Vatican, ít nhất thì đó cũng là nhận định của Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, tường trình viên của Nhóm Nhỏ C nói tiếng Anh. Theo ngài, tại Thượng Hội Đồng, đang có nguy cơ thực sự trong việc nói tới gia đình một cách quá lý tưởng hóa và đôi chút quá thơ mộng hóa và quá phi thân xác hóa không ăn nhập với thực tại đời sống con người.
Hình ảnh thời “vàng son” gia đình gồm bố, mẹ, ba hay bốn con nay không còn nữa đối với khá nhiều người và nếu Thượng Hội Đồng không thừa nhận điều này thì liều mình các giám mục chỉ nói cho nhau nghe chứ nhiều người chẳng hiểu gì. Theo ngài, các giám mục cần nắm vững các thực tại ngày nay của gia đình. Các ngài phải là những cột thu thanh (antennas), biết lắng nghe và can dự vào các gia đình “trong mọi nét đa dạng và phức tạp của nó”.
Về nhận định trên, có vị như Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho hay: ngược lại có nguy cơ giản lược thần học vào xã hội học. Bơi lội trong các “thực tại” ấy đến quên mình đang làm thần học chứ không phải làm xã hội học.
Về việc phải đem lại với nhau các quan điểm khác nhau từng được nói lên tại Thượng Hội Đồng, Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho hay: ngài tin rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội hết thẩy coi mình là những người “được Thiên Chúa kêu gọi để duy trì và cổ vũ sự thật đã được mạc khải”, nên có những vấn đề cần được đề cập, phân tích và quyết định ở cấp địa phương hay vùng.
Về vấn đề trên, ta nên lắng nghe đóng góp của Đức Tổng Giám Mục Chaput, một tường trình viên của một nhóm nhỏ nói tiếng Anh khác, khi ngài tỏ ý lo ngại trước khuynh hướng tản quyền thái quá.
Còn về nguy cơ sử dụng các “kiểu nói của nhà thờ” (church speak), một kiểu nói khiến ta thất bại không truyền bá được sứ điệp của Giáo Hội gửi người thời nay, Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho rằng như Công Đồng Vatican II đã là một “biến cố về ngôn ngữ” nghĩa là nói với người ta một cách mới mẻ thế nào, thì Thượng Hội Đồng này cũng phải tìm ra “các cách mới mẻ, tươi mát, đầy soi sáng” như thế để nói với người thời nay.
Về nhận định trên xin xem bài nhận định của John Paul Shimek trong bài so sánh Thượng Hội Đồng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về gia đình năm 1980 và Thượng Hội Đồng cũng về gia đình lần này. Shimek đặc biệt lưu ý tới bản tường trình của nhóm C nói tiếng Anh, tức bản do Đức Tổng Giám Mục Coleridge soạn thảo, khi bản này cho rằng các kiểu nói như “tin mừng gia đình” hay “Giáo Hội tại gia” không còn hợp thời nữa, cần phải bỏ.
Theo Shimek, bỏ gì chứ bỏ ngôn ngữ thần học có tính Kitô và Giáo Hội để theo thứ ngôn ngữ cảm nghiệm hay chủ quan hơn là điều nguy hiểm. Anh bảo theo Familiaris consortio, tông huấn thành quả của Thượng Hội Đồng năm 1980, chính Đức Kitô đã mạc khải gia đình, một gia đình chỉ có thể tự thể hiện mình qua việc công bố Tin Mừng của Người. Cho nên tông huấn về gia đình không rút giáo huấn của mình từ một ngôn từ nhân bản nào mà lại tách rời khỏi mầu nhiệm Kitô Giáo. Nó phải học nói thứ ngôn ngữ của Chúa Kitô. Ngôn ngữ này, không như Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói, không hề là những câu nói rập khuôn (cliché). Nó luôn luôn soi sáng. Vì chỉ có Chúa Kitô mới soi sáng cảm nghiệm nhân bản. Gia đình chỉ có thể biện phân được bản sắc và sứ mệnh của nó bằng việc quay về nguồn, được ánh sáng Tin Mừng soi sáng.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Hồn Nhỏ Têrêsa Las Vegas mừng lễ bổn mạng
Phan Văn sỹ
08:10 13/10/2015
MỪNG LỄ BỔN MẠNG QUAN THẦY HỘI HỒN NHỎ LIÊN ĐẢO TERESA LAS VEGAS
I-Khai Mạc: Đúng 4:30 pm. Chúa Nhật-Tháng 10-2015 tuần qua, anh chị em thuộc Hội Hồn Nhỏ Liên Đảo Teresa Las Vegas đã tề tựu tại thánh đường Đền Thánh Mẹ La Vang số 4835 S. Pearl Street thành phố Las Vegas để tham dự thánh lễ và buổi tĩnh tâm Mừng Bổn Mạng Quan Thầy Liên Đảo, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu dưới sự chủ tọa của cha Giuse Đồng Minh Quang, Giám Đốc kiêm Linh Hướng Liên Đảo, quí soeur Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp trực thuộc Đền Thánh: Sr. Maria Bùi Kim Tuyến, Sr. Agnes Huỳnh Thị Bích Ngọc, Sr. Tuyên Úy Liên Đảo Anna Nguyễn Thị Lệ Hằng, cùng đông đảo quan khách, Hội đồng Mục vụ, các Ban Ngành trong Cộng Đoàn cũng có mặt.
II-Mở Đầu Buổi Tĩnh Tâm: Hồn Nhỏ Cố Đào Khánh, Đảo Trưởng Đảo 11 “Nữ Vương Linh Hồn Và Xác Lên Trời” và chị Hồn Nhỏ Thư Ký Liên Đảo Nguyễn Thị Ánh cùng anh chị em Hồn Nhỏ đọc suy niệm: “Phút Hồi Tâm” được trích trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu gửi các Hồn Nhỏ ngày 24-10-1973 và Bản Xét Mình Hằng Ngày, tập II trang 90, ngày 17-2-1970. Những câu thật đánh động đời sống tông đồ Hồn Nhỏ: “ Là Hồn Nhỏ, tức là phải chiếu tỏa tình yêu ra chung quanh. Hỡi con, con hãy dâng cho Cha sự đau khổ của con, đó là Sương sa phúc lộc cho các linh hồn gặp nguy biến…”. Lời Chúa trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu đã thâm nhập trong tâm khảm mỗi Hồn Nhỏ qua giọng đọc truyền cảm của HN. Cố Đào Khánh và HN. Nguyễn Thị Ánh, khiến mỗi người dò sét lại bản thân mình qua đời sống tông đồ Hồn Nhỏ sau một năm đã gặt hái được thành quả gì để dâng lên Thiên Chúa cao cả qua một năm hành trình tông đồ.
III-Tĩnh Tâm: Sau phút “Hồi Tâm”, chị Ánh lên giới thiệu chương trình buổi lễ, tĩnh tâm mừng Bổn Mạng Quan Thầy Liên Đảo và chào mừng quan khách tham dự, sau đó chị mời cha Giuse Đồng Minh quang lên chia sẻ giờ tĩnh tâm.
(1)-Bắt đầu cho buổi chia sẻ qua đề tài tuyệt vời: “Thập Giá Chúa Kitô”, cha Quang mời mọi người cùng đứng lên hát bài: “Con Đường Chúa Đã Đi Qua” của nhạc sĩ Văn Chi: “Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường, mão gai nào hằn sâu trên trán, lạy Chúa Thánh Giá nào Ngài vác trên vai, đau thương nào phủ kín tâm tư, đường tình đó Ngài dành cho con…” Sau bài hát, mọi người ngồi xuống, ngài mời mọi người hướng nhìn lên Cây Thánh Giá và ngài hỏi: Thánh Giá có hình gì? Mọi người trả lời có hình chữ T, vậy chữ T tiêu biểu cho chữ gì? Tìm chữ đồng nghĩa? Âm thanh gì? Mang ý nghĩa gì? Và thường được thấy ở đâu? Mọi người trả lời: Thập Tự, các chữ đồng dạng hai chữ T như: Tình thương, thánh thiện, trung tín, tha thứ, thật thà, thành tâm, thử thách, tử tội, trung tâm… Thập Tự Giá thường được thấy ở: Gift shop, trong nhà thờ, trong xe, trên cổ người đeo, trong cỗ tràng hạt, trong movie, tiệm trang sức, nữ trang, ở khắp mọi nơi… và ngài nói Thập Tự Giá Chúa Kitô được định nghĩa rất rõ trong Kinh Tin Kính: “…Chịu nạn đời Quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên Cây Thánh Giá..”, Thập Tự Giá tiếng Anh là “ Cross”, tiếng La Tinh là “ Crux” tượng trưng cho sự đau khổ, nơi thể hiện ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô, đó là nơi Chúa chịu tử nạn và trao ban tình yêu tuyệt vời cùa Ngài cho nhân loại.
(2)-Biểu tượng của Thập Giá: Còn gọi là Khổ Giá chủ sự chịu đau khổ về cực hình, Phúc Âm theo thánh Luca: 9: 23-24 Chúa phán: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình hằng ngày mà theo.”. Vậy vác Thập Giá mình là chịu đựng mọi xỉ nhục, vu vạ, cáo gian, bị ghét bỏ, yêu người hại mình, làm ơn cho kẻ thù, tha thứ cho kẻ mất lòng ta như trong Kinh Mười Bốn Mối: “ thứ năm, tha kẻ dể ta, thứ sáu, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.” hay trong Kinh Cải Tội Bảy Mối: “ Thứ bốn, hay nhịn chớ hờn giận…”, tất cả những điều đó là vác Thấp Giá mình. Trong mỗi gia đình, mỗi người, mỗi cặp tiến đến hôn nhân đều có Thập Giá mình mà vác. Ngài nhắc lại lời nhắn gửi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong hai ngày 26, 27 Tháng 9 – 2015 khi viếng thăm Hoa Kỳ và chủ tế tại Benjanmin Franklin Parkway với hơn một triệu người tham dự: “ Muốn là một tín hữu Kitô đích thực thì phải khoan dung, dễ mến, khiêm tốn, hiền lành, quảng đại, có lòng thương xót và phải rất kiên nhẫn với nhau” và ngài nhấn mạnh: “ Nếu chúng ta không có lòng thương xót thì Chúa có thể không thương xót chúng ta, vì chúng ta sẽ bị phán xét theo cách mà chúng ta phán xét người khác”. Đến đây cha quang mời mọi người cung kinh làm Dấu Thánh Giá, ngài tiếp: Khi làm dấu Thánh Giá, ngoài biểu hiện sự tuyên xưng đức tin, tuyên xưng Chúa Ba Ngôi, chúng ta còn trân trọng vẽ hình Thập Tự Giá Chúa Kitô mang một biểu hiệu sự diễm phúc, báu vật Thánh Giá là nơi Chúa yên nghỉ và trao ban tình thương tuyệt vời của Ngài cho nhân loại.
(3)-Câu chuyện vui ví von: Cha Quang kể câu chuyện vui ví von về đoàn người vác Thập Giá đi về phía trước để đến đích điểm phải đến, nơi đó là tột đỉnh của vinh quang, có một anh chàng vác Cây Thập Giá nặng và dài quá, đi khó khăn, kéo lê, chịu không nổi nên xin Chúa cho cắt bớt khúc đuôi, anh cắt dần mấy khúc, cuối cùng cây thập giá của anh nhẹ hẳn và anh vác đi phong phong phía trước đoàn người, nhưng khi đến một vực thẳm, muốn qua bên kia ai cũng phải ngả cây thập giá mình vác làm cầu bắc để đi qua, đến khi ngả cây thập giá của anh xuống thì hỡi ơi quá ngăn, không đủ để bắc làm cầu đi qua được. Anh đứng tiu ngỉu nhìn đồng bọn lần lượt họ đi qua bên kia vực thẳm hết vì thánh giá của họ đủ dài để bắc làm cầu qua được . Anh tự than trách: “ Giá tôi biết yêu mến gánh nặng Thánh Giá này, thì tôi đã vượt qua được rồi!”.
(4)-Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu luôn Vác Thánh Giá Tiến Về Phía Trước: Nhân ngày mừng lễ Bổn Mạng Quan Thầy Hội Hồn Nhỏ, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, cha Quang đưa một ví dụ cụ thể về vị thánh này: “ Thánh nữ mới 24 tuổi đời, mà được vinh phong làm Tiến sĩ Hội Thánh, Quan Thầy các nhà truyền giáo, thánh nữ không có học viện tiến sĩ cao như các vị khác, không có tài ăn nói hoạt bát hay thuyết trình tài giỏi như các vị khác, nhưng thánh nữ đã tạo nên một con đường nên thánh qua bí quyết sống bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường, nhịn nhục, từ bỏ ý riêng, lấy tình yêu làm cứu cánh. Trong tự truyện: “ Một Tâm Hồn” thánh nữ nói: “ Em hiểu rằng tình yêu bao gồm mọi ơn gọi, rằng tình yêu là tất cả, nó bao trùm mọi thời gian và mọi không gian…tóm lại tình yêu là vĩnh cửu” hay những câu nói đơn sơ mộc mạc: “ Tôi muốn tìm một cái thang để lên với Chúa Giêsu…” hay thánh nhân ví von đơn giản: “Ai không có gan chịu đóng đanh bằng đinh lớn, thì hãy có gan chịu đựng bằng cái kim nhỏ”. Và thánh nhân luôn ôm ấp trên tay Thánh Giá Chúa, hình ảnh nào của thánh nữ cũng có hình Thánh Giá Chúa trên đôi tay non nớt, nhỏ bé và thánh nhân ôm ấp cưu mang Thánh giá mỗi ngày qua những hy sinh chịu đưng bị xỉ nhục, hàm oan trong Đan Viện.
(5)-Kết luận giờ tĩnh tâm: Ngài nói mỗi người chúng ta đều có một ơn gọi để sống chứng nhân tình yêu như thánh nữ Têrêsa HĐGS., người có gia đình thì có ơn gọi gia đình, người sống bậc tu trì thì có ơn gọi bậc tu trì, cha mẹ có ơn gọi bậc làm cha mẹ, con cái có ơn gọi làm bậc con cái phải sống hiếu thảo, lễ phép, đối với Giáo Hội và đối với Chúa phải biết luôn tuân giữ các phép đạo, siếng năng đến và tôn thờ Chúa. Ai cũng có ơn gọi, có trách nhiệm, có thử thách, hãy cố sống như lời nhắn gửi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong những ngày ngài ghé thăm Hoa Kỳ và tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới. Cuối cùng ngài mới mọi người đứng lên hát đoạn 3 bài hát: “ Con Đường Chúa Đã Đi Qua” của nhạc sĩ Văn Chi: “ Lạy Chúa, ôi đường tình Chúa đã đi qua, con đường Thập Tự loang máu đào, ôi lưỡi đòng còn loang vết máu. Lạy Chúa, Thánh Giá nào Ngài đóng đinh xưa, chén đắng nào Ngài uống say sưa, đường tình đó, Ngài dành cho con.”
IV-Thánh Lễ: Sau phần Lời Chúa và bài giảng, hai anh chị tân Hồn Nhỏ bước lên trước bàn thờ xin tận hiến ra nhập Hội Hồn Nhỏ Liên Đảo Têrêsa Las Vegas:
1-Anh tân Hồn Nhỏ: Giuse David Đào,
2-Chị Tân Hồn Nhỏ Maria Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Sau giây phút tận hiến đầy cảm động do được ơn Chúa Thánh Linh ban xuống, cha Linh Hướng đã ban phép lành và trao tặng Thủ Bản Hội Hồn Nhỏ và giây đeo huy hiệu của Hội cho hai anh chị.
V-Bế Mạc: Sau thánh lễ, tất cả Hồn Nhỏ quây quần quanh cha Linh Hướng và soeur Tuyên Úy Liên Đảo để cùng cắt bánh mừng ngày lễ Bổn Mạng quan Thầy. Tiệc vui kết thúc lúc 10:00pm. cùng ngày. Mọi người ra về trong niềm vui tràn ngập qua buổi tĩnh tâm, thánh lễ và gặp gỡ hàn huyên, trao đổi đời tông đồ Hồn Nhỏ sau khi được nghe bài chia sẻ tuyệt vời của cha Giuse Đồng Minh Quang./.
I-Khai Mạc: Đúng 4:30 pm. Chúa Nhật-Tháng 10-2015 tuần qua, anh chị em thuộc Hội Hồn Nhỏ Liên Đảo Teresa Las Vegas đã tề tựu tại thánh đường Đền Thánh Mẹ La Vang số 4835 S. Pearl Street thành phố Las Vegas để tham dự thánh lễ và buổi tĩnh tâm Mừng Bổn Mạng Quan Thầy Liên Đảo, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu dưới sự chủ tọa của cha Giuse Đồng Minh Quang, Giám Đốc kiêm Linh Hướng Liên Đảo, quí soeur Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp trực thuộc Đền Thánh: Sr. Maria Bùi Kim Tuyến, Sr. Agnes Huỳnh Thị Bích Ngọc, Sr. Tuyên Úy Liên Đảo Anna Nguyễn Thị Lệ Hằng, cùng đông đảo quan khách, Hội đồng Mục vụ, các Ban Ngành trong Cộng Đoàn cũng có mặt.
II-Mở Đầu Buổi Tĩnh Tâm: Hồn Nhỏ Cố Đào Khánh, Đảo Trưởng Đảo 11 “Nữ Vương Linh Hồn Và Xác Lên Trời” và chị Hồn Nhỏ Thư Ký Liên Đảo Nguyễn Thị Ánh cùng anh chị em Hồn Nhỏ đọc suy niệm: “Phút Hồi Tâm” được trích trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu gửi các Hồn Nhỏ ngày 24-10-1973 và Bản Xét Mình Hằng Ngày, tập II trang 90, ngày 17-2-1970. Những câu thật đánh động đời sống tông đồ Hồn Nhỏ: “ Là Hồn Nhỏ, tức là phải chiếu tỏa tình yêu ra chung quanh. Hỡi con, con hãy dâng cho Cha sự đau khổ của con, đó là Sương sa phúc lộc cho các linh hồn gặp nguy biến…”. Lời Chúa trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu đã thâm nhập trong tâm khảm mỗi Hồn Nhỏ qua giọng đọc truyền cảm của HN. Cố Đào Khánh và HN. Nguyễn Thị Ánh, khiến mỗi người dò sét lại bản thân mình qua đời sống tông đồ Hồn Nhỏ sau một năm đã gặt hái được thành quả gì để dâng lên Thiên Chúa cao cả qua một năm hành trình tông đồ.
III-Tĩnh Tâm: Sau phút “Hồi Tâm”, chị Ánh lên giới thiệu chương trình buổi lễ, tĩnh tâm mừng Bổn Mạng Quan Thầy Liên Đảo và chào mừng quan khách tham dự, sau đó chị mời cha Giuse Đồng Minh quang lên chia sẻ giờ tĩnh tâm.
(2)-Biểu tượng của Thập Giá: Còn gọi là Khổ Giá chủ sự chịu đau khổ về cực hình, Phúc Âm theo thánh Luca: 9: 23-24 Chúa phán: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình hằng ngày mà theo.”. Vậy vác Thập Giá mình là chịu đựng mọi xỉ nhục, vu vạ, cáo gian, bị ghét bỏ, yêu người hại mình, làm ơn cho kẻ thù, tha thứ cho kẻ mất lòng ta như trong Kinh Mười Bốn Mối: “ thứ năm, tha kẻ dể ta, thứ sáu, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.” hay trong Kinh Cải Tội Bảy Mối: “ Thứ bốn, hay nhịn chớ hờn giận…”, tất cả những điều đó là vác Thấp Giá mình. Trong mỗi gia đình, mỗi người, mỗi cặp tiến đến hôn nhân đều có Thập Giá mình mà vác. Ngài nhắc lại lời nhắn gửi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong hai ngày 26, 27 Tháng 9 – 2015 khi viếng thăm Hoa Kỳ và chủ tế tại Benjanmin Franklin Parkway với hơn một triệu người tham dự: “ Muốn là một tín hữu Kitô đích thực thì phải khoan dung, dễ mến, khiêm tốn, hiền lành, quảng đại, có lòng thương xót và phải rất kiên nhẫn với nhau” và ngài nhấn mạnh: “ Nếu chúng ta không có lòng thương xót thì Chúa có thể không thương xót chúng ta, vì chúng ta sẽ bị phán xét theo cách mà chúng ta phán xét người khác”. Đến đây cha quang mời mọi người cung kinh làm Dấu Thánh Giá, ngài tiếp: Khi làm dấu Thánh Giá, ngoài biểu hiện sự tuyên xưng đức tin, tuyên xưng Chúa Ba Ngôi, chúng ta còn trân trọng vẽ hình Thập Tự Giá Chúa Kitô mang một biểu hiệu sự diễm phúc, báu vật Thánh Giá là nơi Chúa yên nghỉ và trao ban tình thương tuyệt vời của Ngài cho nhân loại.
(3)-Câu chuyện vui ví von: Cha Quang kể câu chuyện vui ví von về đoàn người vác Thập Giá đi về phía trước để đến đích điểm phải đến, nơi đó là tột đỉnh của vinh quang, có một anh chàng vác Cây Thập Giá nặng và dài quá, đi khó khăn, kéo lê, chịu không nổi nên xin Chúa cho cắt bớt khúc đuôi, anh cắt dần mấy khúc, cuối cùng cây thập giá của anh nhẹ hẳn và anh vác đi phong phong phía trước đoàn người, nhưng khi đến một vực thẳm, muốn qua bên kia ai cũng phải ngả cây thập giá mình vác làm cầu bắc để đi qua, đến khi ngả cây thập giá của anh xuống thì hỡi ơi quá ngăn, không đủ để bắc làm cầu đi qua được. Anh đứng tiu ngỉu nhìn đồng bọn lần lượt họ đi qua bên kia vực thẳm hết vì thánh giá của họ đủ dài để bắc làm cầu qua được . Anh tự than trách: “ Giá tôi biết yêu mến gánh nặng Thánh Giá này, thì tôi đã vượt qua được rồi!”.
(4)-Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu luôn Vác Thánh Giá Tiến Về Phía Trước: Nhân ngày mừng lễ Bổn Mạng Quan Thầy Hội Hồn Nhỏ, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, cha Quang đưa một ví dụ cụ thể về vị thánh này: “ Thánh nữ mới 24 tuổi đời, mà được vinh phong làm Tiến sĩ Hội Thánh, Quan Thầy các nhà truyền giáo, thánh nữ không có học viện tiến sĩ cao như các vị khác, không có tài ăn nói hoạt bát hay thuyết trình tài giỏi như các vị khác, nhưng thánh nữ đã tạo nên một con đường nên thánh qua bí quyết sống bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường, nhịn nhục, từ bỏ ý riêng, lấy tình yêu làm cứu cánh. Trong tự truyện: “ Một Tâm Hồn” thánh nữ nói: “ Em hiểu rằng tình yêu bao gồm mọi ơn gọi, rằng tình yêu là tất cả, nó bao trùm mọi thời gian và mọi không gian…tóm lại tình yêu là vĩnh cửu” hay những câu nói đơn sơ mộc mạc: “ Tôi muốn tìm một cái thang để lên với Chúa Giêsu…” hay thánh nhân ví von đơn giản: “Ai không có gan chịu đóng đanh bằng đinh lớn, thì hãy có gan chịu đựng bằng cái kim nhỏ”. Và thánh nhân luôn ôm ấp trên tay Thánh Giá Chúa, hình ảnh nào của thánh nữ cũng có hình Thánh Giá Chúa trên đôi tay non nớt, nhỏ bé và thánh nhân ôm ấp cưu mang Thánh giá mỗi ngày qua những hy sinh chịu đưng bị xỉ nhục, hàm oan trong Đan Viện.
IV-Thánh Lễ: Sau phần Lời Chúa và bài giảng, hai anh chị tân Hồn Nhỏ bước lên trước bàn thờ xin tận hiến ra nhập Hội Hồn Nhỏ Liên Đảo Têrêsa Las Vegas:
1-Anh tân Hồn Nhỏ: Giuse David Đào,
2-Chị Tân Hồn Nhỏ Maria Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Sau giây phút tận hiến đầy cảm động do được ơn Chúa Thánh Linh ban xuống, cha Linh Hướng đã ban phép lành và trao tặng Thủ Bản Hội Hồn Nhỏ và giây đeo huy hiệu của Hội cho hai anh chị.
V-Bế Mạc: Sau thánh lễ, tất cả Hồn Nhỏ quây quần quanh cha Linh Hướng và soeur Tuyên Úy Liên Đảo để cùng cắt bánh mừng ngày lễ Bổn Mạng quan Thầy. Tiệc vui kết thúc lúc 10:00pm. cùng ngày. Mọi người ra về trong niềm vui tràn ngập qua buổi tĩnh tâm, thánh lễ và gặp gỡ hàn huyên, trao đổi đời tông đồ Hồn Nhỏ sau khi được nghe bài chia sẻ tuyệt vời của cha Giuse Đồng Minh Quang./.
Bến Hải, Gò Vấp, Sài Gòn hiệp dâng thánh lễ kỷ niệm 98 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra
Hà Tiến Đạt
08:19 13/10/2015
Bến Hải, Gò Vấp, Sài Gòn hiệp dầng thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 98 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần cuối tại Fatima, Bồ Đào Nha (1917-2015)
Sài Gòn, Bến Hải: 12g00 thứ ba 13/10/2015 và cũng là ngày nằm trong tháng mà Giáo Hội long trọng kính Đức Mẹ Mân Côi; ước chừng 700 giáo dân đến nhà thờ Bến Hải hân hoan mừng kỷ niệm 98 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần cuối tại Fatima, Bồ Đào Nha (1917-2015).
Xem Hình
Sau khi cộng đoàn cùng dâng lên Đức Mẹ chuỗi hạt Mân côi và khấn nguyện Lòng Chúa thương xót hiệp thông với Đức Mẹ đến Chúa như khẩu hiệu của Năm Thánh Lòng Chúa thương xót là: “hãy có lòng thương xót như Chúa Cha”, và cũng là ngày truyền thống hằng năm giáo xứ Bến Hải đã tổ chức kỷ niệm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần cuối vào đúng 12 giờ trưa của ngày 13/10. ngày này đã đi vào truyền thống hằng năm của giáo xứ, kỷ niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra vào năm 1917 lần cuối với ba em nhỏ Lucia, Jacinta và Phanxicô tại làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha.
Thánh lễ đồng tế trọng thể do cha chánh xứ chủ tế với Cha Fédéric Rossynol Hoà, dòng Chúa Thánh Thần trong âm thanh rộn ràng hòa nhịp với bài ca ngợi mời gọi cộng đoàn cùng hướng tâm hồn mọi người sốt sắng cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng và xin Mẹ ban ơn:
Mẹ ơi trước nhan mẹ con dâng về mẹ,
một tràng hoa mân côi và ngàn lời ca chan chứa tình yêu,
lời con tiếng ca hòa dâng lên mẹ hiền
tựa ngàn hoa thắm tươi xin dâng lên mẹ thương yêu
trong con an vui con dâng lên Mẹ tìng yêu xin dâng trọn niềm yêu mến
khi con cô đơn xin dâng về mẹ đợi những gian truân mẹ sẽ ủi an
Trong bài giảng, cha chủ tế tóm lược lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cùng với 3 mệnh lệnh ngắn gọn của Mẹ: “Hãy cải thiện đời sống - Hãy tôn sùng Mẫu Tâm - Hãy năng lần hạt Mân Côi”. Ngài diễn giải nhiều lý do tại sao mỗi người trong chúng ta trên thế giới ngày nay phải thực hiện sứ điệp Fatima chứ không riêng gì cho các trẻ nhỏ lúc bấy giờ tại Fatima, Bồ Đào Nha vì: “Loài người hôm nay đang sa lầy trong tội lỗi, bị cuốn hút vào những đam mê xác thịt thế gian, đến nỗi Mẹ không ngăn cản nổi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh rằng với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria muốn nói lên một sự thật mà mọi người trên thế giới ngày nay phải đối mặt: con người đang chìm sâu trong tội lỗi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, chiến tranh tôn giáo có nguy cơ xảy ra chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ đã dạy.
Ngài nhắc lại lời Đức Mẹ phán: "Các con hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội”. Nếu chúng ta biết dâng những hy sinh hãm mình để đáp lại tình yêu Chúa, để cầu nguyện cho kẻ có tội, được ăn năn trở lại thì “Mọi người sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” ( Lc 15,10 ).
Ước mong mọi người hãy nghe lời Mẹ dậy: “Cải thiện đời sống. Siêng năng lần hạt, và Ðền Tạ Trái Tim Mẹ”. Sứ điệp Fatima vẫn chưa phải là sứ điệp lỗi thời và nó không thể bị quên lãng, vì: “Tương lai bây giờ bị lâm nguy hơn trong quá khứ, nhưng chúng ta không nên ngã lòng, đúng hơn, phải tăng gấp đôi sự dấn thân cho hòa bình.” (Bênêđíctô XVI).
Thánh lễ kết thúc quá trưa nhưng mỗi người ra về trong hân hoan và tiếng reo vui “xin vâng” lời Đức Mẹ truyền qua sứ điệp Fatima: “Cầu nguyện - Lần hạt Mân Côi - Sám hối ăn năn”.
Phillipdatk1
Sài Gòn, Bến Hải: 12g00 thứ ba 13/10/2015 và cũng là ngày nằm trong tháng mà Giáo Hội long trọng kính Đức Mẹ Mân Côi; ước chừng 700 giáo dân đến nhà thờ Bến Hải hân hoan mừng kỷ niệm 98 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần cuối tại Fatima, Bồ Đào Nha (1917-2015).
Xem Hình
Sau khi cộng đoàn cùng dâng lên Đức Mẹ chuỗi hạt Mân côi và khấn nguyện Lòng Chúa thương xót hiệp thông với Đức Mẹ đến Chúa như khẩu hiệu của Năm Thánh Lòng Chúa thương xót là: “hãy có lòng thương xót như Chúa Cha”, và cũng là ngày truyền thống hằng năm giáo xứ Bến Hải đã tổ chức kỷ niệm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần cuối vào đúng 12 giờ trưa của ngày 13/10. ngày này đã đi vào truyền thống hằng năm của giáo xứ, kỷ niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra vào năm 1917 lần cuối với ba em nhỏ Lucia, Jacinta và Phanxicô tại làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha.
Thánh lễ đồng tế trọng thể do cha chánh xứ chủ tế với Cha Fédéric Rossynol Hoà, dòng Chúa Thánh Thần trong âm thanh rộn ràng hòa nhịp với bài ca ngợi mời gọi cộng đoàn cùng hướng tâm hồn mọi người sốt sắng cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng và xin Mẹ ban ơn:
Mẹ ơi trước nhan mẹ con dâng về mẹ,
một tràng hoa mân côi và ngàn lời ca chan chứa tình yêu,
lời con tiếng ca hòa dâng lên mẹ hiền
tựa ngàn hoa thắm tươi xin dâng lên mẹ thương yêu
trong con an vui con dâng lên Mẹ tìng yêu xin dâng trọn niềm yêu mến
khi con cô đơn xin dâng về mẹ đợi những gian truân mẹ sẽ ủi an
Trong bài giảng, cha chủ tế tóm lược lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cùng với 3 mệnh lệnh ngắn gọn của Mẹ: “Hãy cải thiện đời sống - Hãy tôn sùng Mẫu Tâm - Hãy năng lần hạt Mân Côi”. Ngài diễn giải nhiều lý do tại sao mỗi người trong chúng ta trên thế giới ngày nay phải thực hiện sứ điệp Fatima chứ không riêng gì cho các trẻ nhỏ lúc bấy giờ tại Fatima, Bồ Đào Nha vì: “Loài người hôm nay đang sa lầy trong tội lỗi, bị cuốn hút vào những đam mê xác thịt thế gian, đến nỗi Mẹ không ngăn cản nổi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh rằng với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria muốn nói lên một sự thật mà mọi người trên thế giới ngày nay phải đối mặt: con người đang chìm sâu trong tội lỗi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, chiến tranh tôn giáo có nguy cơ xảy ra chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ đã dạy.
Ngài nhắc lại lời Đức Mẹ phán: "Các con hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội”. Nếu chúng ta biết dâng những hy sinh hãm mình để đáp lại tình yêu Chúa, để cầu nguyện cho kẻ có tội, được ăn năn trở lại thì “Mọi người sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” ( Lc 15,10 ).
Ước mong mọi người hãy nghe lời Mẹ dậy: “Cải thiện đời sống. Siêng năng lần hạt, và Ðền Tạ Trái Tim Mẹ”. Sứ điệp Fatima vẫn chưa phải là sứ điệp lỗi thời và nó không thể bị quên lãng, vì: “Tương lai bây giờ bị lâm nguy hơn trong quá khứ, nhưng chúng ta không nên ngã lòng, đúng hơn, phải tăng gấp đôi sự dấn thân cho hòa bình.” (Bênêđíctô XVI).
Thánh lễ kết thúc quá trưa nhưng mỗi người ra về trong hân hoan và tiếng reo vui “xin vâng” lời Đức Mẹ truyền qua sứ điệp Fatima: “Cầu nguyện - Lần hạt Mân Côi - Sám hối ăn năn”.
Phillipdatk1
Hành hương tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre
Người La mã
08:47 13/10/2015
NGÀY 13 THÁNG 10 HÀNH HƯƠNG TẠI ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP LA MÃ
Tỏ lòng tôn kính Mẹ, con cái của Mẹ đã tề tựu về ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre thân thương trong ngày 13 tháng 10 - ngày kỷ niệm biến cố Mẹ hiện ra tại làng Fatima.
Từ sáng sớm, nhiều nhóm nhỏ đã về bên Mẹ. Đặc biệt trong nhiều nhóm có nhóm Cha F.X Lê Văn Liêm đến từ họ đạo Thành Triệu (cha phó họ Thành Triệu) - thành phố Bến Tre - giáo phận Vĩnh Long.
Xem Hình
Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung đã đón tiếp đoàn cách thân mật và sau đó Cha Đaminh cùng cha F.X Liêm ngồi tòa giúp những ai muốn lãnh nhận ơn hòa giải. Tuy là thường niên chứ chưa phải vào Mùa Chay hay mùa Vọng nhưng có rất nhiều người đến với tòa Hòa Giải. Các cha giúp giải tội mãi đến giờ hành hương mới xong.
10 giờ, cùng nhau ôn ít bài hát và cộng đoàn cùng bước vào giờ hành hương kính Mẹ. Giờ hành hương được Thầy phó tế Đaminh M. Nguyễn Vũ Phong hướng dẫn.
Hiệp cùng với những lời tạ ơn, xin ơn của những người đã đến đây với Mẹ La Mã, cộng đoàn cùng gửi tâm tình đến Mẹ.
Trước khi bài hành hương kết thúc, thầy phó tế đọc tâm tình của một người ngoại đạo ở tận Hóc Môn - Sài Gòn. Trong tâm tình, chị thân thưa với Mẹ rằng chị và gia đình quá đau khổ. Chị tuy không có đạo nhưng vẫn tin vào tình yêu thương và ơn lành của Mẹ.
Xin trao gửi tất cả những tâm tình tạ ơn, xin ơn của biết bao con cái gần xa đến với Mẹ La Mã để Mẹ La Mã chuyển cầu cùng Chúa cho tất cả.
Kết thúc giờ hành hương, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ nhân kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha khách F.X Lê Văn Liêm.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha F.X Lê Văn Liêm mời gọi cộng đoàn cùng nhau hướng về Chúa trong tâm tình tạ ơn Chúa và Mẹ. Chính Đức Kitô là người đã quy tụ, đã nối kết cộng đoàn xa gần đến với Chúa và Mẹ.
Trong bài chia sẻ (mời cộng đoàn xem Video), Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung hãy làm điều gì đó để mỗi người bày tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria. Cha triển khai phép lạ mà Mẹ đã hiện ra với 3 em nhỏ cùng với những ơn lành mà Mẹ đã hứa với 3 em.
Thánh Lễ đã hết, một số người nán lại cảm ơn Mẹ, thì thầm với Mẹ.
Mọi người lại ra về, tạm biệt Mẹ La Mã thân yêu để về với gia đình, với làng xóm của mình. Ước gì ơn lành của Mẹ La Mã luôn đồng hành với những ai có dịp đến với Mẹ hay chưa có dịp đến với Mẹ bởi lẽ ai ngỏ lòng trông cậy nơi Mẹ Hằng Cứu Giúp thì Mẹ đều không bao giờ cho trở về tay không cả.
Người La Mã
Tỏ lòng tôn kính Mẹ, con cái của Mẹ đã tề tựu về ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre thân thương trong ngày 13 tháng 10 - ngày kỷ niệm biến cố Mẹ hiện ra tại làng Fatima.
Từ sáng sớm, nhiều nhóm nhỏ đã về bên Mẹ. Đặc biệt trong nhiều nhóm có nhóm Cha F.X Lê Văn Liêm đến từ họ đạo Thành Triệu (cha phó họ Thành Triệu) - thành phố Bến Tre - giáo phận Vĩnh Long.
Xem Hình
Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung đã đón tiếp đoàn cách thân mật và sau đó Cha Đaminh cùng cha F.X Liêm ngồi tòa giúp những ai muốn lãnh nhận ơn hòa giải. Tuy là thường niên chứ chưa phải vào Mùa Chay hay mùa Vọng nhưng có rất nhiều người đến với tòa Hòa Giải. Các cha giúp giải tội mãi đến giờ hành hương mới xong.
10 giờ, cùng nhau ôn ít bài hát và cộng đoàn cùng bước vào giờ hành hương kính Mẹ. Giờ hành hương được Thầy phó tế Đaminh M. Nguyễn Vũ Phong hướng dẫn.
Hiệp cùng với những lời tạ ơn, xin ơn của những người đã đến đây với Mẹ La Mã, cộng đoàn cùng gửi tâm tình đến Mẹ.
Trước khi bài hành hương kết thúc, thầy phó tế đọc tâm tình của một người ngoại đạo ở tận Hóc Môn - Sài Gòn. Trong tâm tình, chị thân thưa với Mẹ rằng chị và gia đình quá đau khổ. Chị tuy không có đạo nhưng vẫn tin vào tình yêu thương và ơn lành của Mẹ.
Xin trao gửi tất cả những tâm tình tạ ơn, xin ơn của biết bao con cái gần xa đến với Mẹ La Mã để Mẹ La Mã chuyển cầu cùng Chúa cho tất cả.
Kết thúc giờ hành hương, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ nhân kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha khách F.X Lê Văn Liêm.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha F.X Lê Văn Liêm mời gọi cộng đoàn cùng nhau hướng về Chúa trong tâm tình tạ ơn Chúa và Mẹ. Chính Đức Kitô là người đã quy tụ, đã nối kết cộng đoàn xa gần đến với Chúa và Mẹ.
Trong bài chia sẻ (mời cộng đoàn xem Video), Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung hãy làm điều gì đó để mỗi người bày tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria. Cha triển khai phép lạ mà Mẹ đã hiện ra với 3 em nhỏ cùng với những ơn lành mà Mẹ đã hứa với 3 em.
Thánh Lễ đã hết, một số người nán lại cảm ơn Mẹ, thì thầm với Mẹ.
Mọi người lại ra về, tạm biệt Mẹ La Mã thân yêu để về với gia đình, với làng xóm của mình. Ước gì ơn lành của Mẹ La Mã luôn đồng hành với những ai có dịp đến với Mẹ hay chưa có dịp đến với Mẹ bởi lẽ ai ngỏ lòng trông cậy nơi Mẹ Hằng Cứu Giúp thì Mẹ đều không bao giờ cho trở về tay không cả.
Người La Mã
Hành Hương Đức Mẹ TàPao, tháng 10 năm 2015
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
09:22 13/10/2015
Hành Hương Đức Mẹ TàPao, tháng 10 năm 2015
Tháng Mân Côi dâng kính Đức Trinh Nữ Maria. Lòng sùng kính của người tín hữu đối với Đức Mẹ suốt thời gian này mang một tâm tình đạo đức thảo hiếu là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và đến các Trung Tâm Thánh Mẫu tham dự thánh lễ, cầu nguyện, xưng tội…
Xem Hình
Từ chiều 12.10, đông đảo khách hành hương từ muôn phương về bên Mẹ Tàpao. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi”. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên Mẹ.
Cung nghinh Mẹ
6g30 tối, hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Diễn nguyện Chuỗi Mân Côi.
Các Nữ Tu Dòng MTG Phan Thiết phụ trách chương trình.Với những gợi ý suy niệm giúp cộng đoàn sốt sắng lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng. Kết thúc ngắm nguyện là nhạc cảnh qua dụ ngôn “Mười cô trinh nữ” như lời nhắn nhủ sống tỉnh thức.
Cầm đèn đi đón tân lang tiệc hồng.
Năm khờ, đèn có dầu không.
Năm khôn, đèn sáng dầu đong đầy bình.
Nữa đêm chàng đến thình lình.
Không dầu, đèn tắt lặng thinh u sầu.
Có dầu, đèn sáng dài lâu.
Vào phòng dự tiệc hát câu ca mừng.
Nhắc ai đang sống lừng khừng.
Hãy mau tỉnh thức tuyên xưng Nước Trời.
Giờ lần hạt kết thúc. Cộng đoàn cùng quỳ gối tôn thờ Thánh Thể
Suy Tôn Thánh Thể
Đức Cha Giuse cầu nguyện trước Thánh Thể, cộng đoàn quỳ gối khiêm cung tôn thờ. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể. Các đoàn hành hương tiếp tục Chầu Chúa suốt đêm. Trên linh đài Đức Mẹ, nhiều đoàn hành hương đang lần hạt và hát ca tôn vinh.
Đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi” kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Âm nhạc và lời kinh hạt hòa nhịp thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, lời ca điệu múa đi vào cõi tâm linh người nghe thấm vào tâm tư máu thịt. Lời ca tiếng hát ấy như những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước nhan Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, hoa bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Thánh lễ.
Sáng ngày 13.10, khách hành hương tiếp tục đổ về Tàpao. Hàng mấy chục ngàn người tiến lên lễ đài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
6g30, nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện như xin ơn bình an, xin ơn hoán cải, xin cho gia đình được đoàn tụ, xin cho con cháu thoát khỏi các tệ nạn xìke ma túy, xin cho các phụ nữ mang thai được sinh con, xin cho công việc làm ăn được thuận lợi và xin cho Giáo Hội được bình an hiệp nhất…và dâng lời tạ ơn.
7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế và giảng lễ. Đồng tế với ngài có 90 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Mở đầu, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn.
Trong niềm bình an của Chúa Kitô, xin được họp với quý cha đồng tế và những vị khách quý, hân hạnh gởi đến quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn hành hương ngày 13/10 năm nay lời chào mừng rất đặc biệt của thánh lễ sáng nay. Xin được giới thiệu với cộng đoàn, có cha đan viện phụ dòng kinh sĩ Thánh Augustinô cùng với quý cha trong ban điều hành hội dòng ở bên Pháp đang có mặt ở đây cùng tham dự thánh lễ.
Hôm nay ngày 13/10, kỷ niệm 98 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima với ba huấn lệnh nổi tiếng: canh tân đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng yêu mến trái tim Mẹ. Mỗi dịp hành hương 13/10, chúng ta lập lại những huấn lệnh ấy và đồng thời cũng khấn xin Đức Mẹ bảo trợ cho đời sống mỗi người gặp được nhiều điều bình an khi thực hiện những huấn lệnh này. Đặc biệt trong giờ khấn nguyện vừa rồi, cộng đoàn đã thấy những ước nguyện của nhiều người. Có những lời khấn lên đến trên 18.000, có những lời khấn 15.000 và có những lời khấn ít hơn ở hàng trăm. Tất cả là nỗi lòng của con cái Mẹ, nay hướng về Mẹ xin Mẹ chuyển cầu cho đời sống gặp muôn ơn lành. Cùng với tâm tình yêu mến Mẹ, chúng ta xin Mẹ thương nâng đỡ, xin Mẹ thương giúp đỡ, có những người đang gặp khó khăn trong đời sống xin Mẹ thương bênh đỡ. Với những ý nguyện ấy chúng ta bước vào thánh lễ với lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tàpao cho mỗi người được ơn lành và biết sống theo thánh ý Chúa.
Đức Cha Giuse Giảng lễ, suy niệm lời “Xin Vâng” của Đức Mẹ qua ba ý nghĩa.
Bài Phúc Âm “Sứ Thần Truyền Tin” kể lại một điệp khúc sâu lắng và quan trọng trong lịch sử cứu rỗi, đó cũng là ca khúc mà cộng đoàn hành hương vẫn thường hát lên “Này tôi là tôi tớ Chúa tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”.
Lời “Xin Vâng” là lời chân thành. Khi nói lời xin vâng Đức Maria xuất hiện như một thiếu nữ Sion hoàn toàn tự do trước ý định của Thiên Chúa. Danh xưng Gabriel có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa” chẳng những không gây áp lực, không tác động đến sự tự do của Đức Maria, mà còn làm tăng tinh thần về sự tự do của Mẹ được phát huy và nâng đỡ. Sứ thần chào Mẹ: “Mừng vui lên, hỡi Đấng được sủng ái, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Lời này gợi lại những sấm ngôn xa xưa của Sôphônia hay Giacaria. Sứ điệp truyền tin với các động từ: thụ thai, sinh hạ con trai và đặt tên con trẻ là như vọng lại sấm ngôn Isaia chương 7 về Đấng Mêsia càng làm cho sự tự do của Đức Maria được minh bạch hơn nữa. Chính vì tôn trọng sự tự do của thiếu nữ Sion này mà Thiên Chúa mới cử Sứ thần từ trời xuống đối thoại. Và cuộc truyền tin đã diễn ra như một cuộc điều đình để chỉ khi nhận được sự ưng thuận của Đức Maria, Sứ thần mới cáo biệt ra đi. Trên hết qua lời xin vâng, ta thấy sáng tỏ lên thái độ chân thành thể hiện qua sự sẵn sàng đáp ứng, sẵn sàng mở lòng đón nhận tình thương Thiên Chúa, để quyền năng Thiên Chúa hoạt động. Thiếu đi thái độ này, chắc sẽ không có lời xin vâng, và chắc mầu nhiệm Nhập Thể sẽ không nên giống như đức tin của Giáo Hội Công Giáo chúng ta hôm nay.
Lời “Xin Vâng” là lời khiêm tốn. Nếu như với sự sẵn sàng, chân thành đáp lời thì khi nhận mình là tôi tớ, Đức Mẹ khiêm tốn xác định thân phận mình chỉ là nữ tỳ thấp hèn trong tương quan với Thiên Chúa. Khi Đức Maria nhận mình là nữ tỳ của Chúa, là lập lại một niềm tin truyền thống là mọi người mọi vật đều thuộc quyền sở hữu của Chúa. Tôi tớ tùy thuộc vào chủ, tôi tớ phục vụ ý muốn của chủ. Chính khi Đức Maria nhận mình là tôi tớ thì lạ lùng làm sao, Thiên Chúa lại biểu tỏ Ngài là Đấng giàu lòng thương xót luôn cúi xuống với người bé mọn và sẵn sàng tuyển chọn chính người bé mọn ấy lên làm Mẹ của Con Ngài. Làm Mẹ sinh ra Đấng cứu đời.
Lời “Xin Vâng” là lời hiến dâng. Lời xin vâng âm vang suốt cuộc đời Mẹ. Đức Maria trung thành đảm nhận trọn vẹn lời ấy trong suốt quá trình cuộc sống. Từ lúc vui mừng nhất của đêm Giáng sinh cho đến phút giây sầu buồn nhất của chiều tử nạn. Chính với lời xin vâng này mà Đức Mẹ được gọi là Trinh nữ hiến dâng.
Hôm nay thành tâm quy tụ về trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, mọi người ai cũng muốn theo gương và cậy trông vào Đức Maria sống lời xin vâng.
Đức Cha cũng nhắc đến đề tài gia đình đang được Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ 14 tại Rôma thảo luận trong tuần thứ hai. Cầu nguyện cho mỗi gia đình biết sống lời “Xin Vâng” như Đức Maria. Ngài xướng điệp khúc bài ca “Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng” cộng đoàn hòa chung lời ca với trọn tâm tình muốn sống “Xin Vâng’ như Mẹ.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng. Khách hành hương ra về mang theo quyết tâm lần hạt Mân Côi, mang theo ơn lành của Mẹ Tàpao.
Hẹn nhau tháng 11 cùng về bên Mẹ dâng những tâm tình yêu mến từ trái tim của người con hiếu thảo cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tháng Mân Côi dâng kính Đức Trinh Nữ Maria. Lòng sùng kính của người tín hữu đối với Đức Mẹ suốt thời gian này mang một tâm tình đạo đức thảo hiếu là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và đến các Trung Tâm Thánh Mẫu tham dự thánh lễ, cầu nguyện, xưng tội…
Xem Hình
Từ chiều 12.10, đông đảo khách hành hương từ muôn phương về bên Mẹ Tàpao. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi”. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên Mẹ.
Cung nghinh Mẹ
6g30 tối, hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Diễn nguyện Chuỗi Mân Côi.
Các Nữ Tu Dòng MTG Phan Thiết phụ trách chương trình.Với những gợi ý suy niệm giúp cộng đoàn sốt sắng lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng. Kết thúc ngắm nguyện là nhạc cảnh qua dụ ngôn “Mười cô trinh nữ” như lời nhắn nhủ sống tỉnh thức.
Cầm đèn đi đón tân lang tiệc hồng.
Năm khờ, đèn có dầu không.
Năm khôn, đèn sáng dầu đong đầy bình.
Nữa đêm chàng đến thình lình.
Không dầu, đèn tắt lặng thinh u sầu.
Có dầu, đèn sáng dài lâu.
Vào phòng dự tiệc hát câu ca mừng.
Nhắc ai đang sống lừng khừng.
Hãy mau tỉnh thức tuyên xưng Nước Trời.
Giờ lần hạt kết thúc. Cộng đoàn cùng quỳ gối tôn thờ Thánh Thể
Suy Tôn Thánh Thể
Đức Cha Giuse cầu nguyện trước Thánh Thể, cộng đoàn quỳ gối khiêm cung tôn thờ. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể. Các đoàn hành hương tiếp tục Chầu Chúa suốt đêm. Trên linh đài Đức Mẹ, nhiều đoàn hành hương đang lần hạt và hát ca tôn vinh.
Đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi” kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Âm nhạc và lời kinh hạt hòa nhịp thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, lời ca điệu múa đi vào cõi tâm linh người nghe thấm vào tâm tư máu thịt. Lời ca tiếng hát ấy như những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước nhan Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, hoa bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Thánh lễ.
Sáng ngày 13.10, khách hành hương tiếp tục đổ về Tàpao. Hàng mấy chục ngàn người tiến lên lễ đài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
6g30, nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện như xin ơn bình an, xin ơn hoán cải, xin cho gia đình được đoàn tụ, xin cho con cháu thoát khỏi các tệ nạn xìke ma túy, xin cho các phụ nữ mang thai được sinh con, xin cho công việc làm ăn được thuận lợi và xin cho Giáo Hội được bình an hiệp nhất…và dâng lời tạ ơn.
7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế và giảng lễ. Đồng tế với ngài có 90 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Mở đầu, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn.
Trong niềm bình an của Chúa Kitô, xin được họp với quý cha đồng tế và những vị khách quý, hân hạnh gởi đến quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn hành hương ngày 13/10 năm nay lời chào mừng rất đặc biệt của thánh lễ sáng nay. Xin được giới thiệu với cộng đoàn, có cha đan viện phụ dòng kinh sĩ Thánh Augustinô cùng với quý cha trong ban điều hành hội dòng ở bên Pháp đang có mặt ở đây cùng tham dự thánh lễ.
Hôm nay ngày 13/10, kỷ niệm 98 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima với ba huấn lệnh nổi tiếng: canh tân đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng yêu mến trái tim Mẹ. Mỗi dịp hành hương 13/10, chúng ta lập lại những huấn lệnh ấy và đồng thời cũng khấn xin Đức Mẹ bảo trợ cho đời sống mỗi người gặp được nhiều điều bình an khi thực hiện những huấn lệnh này. Đặc biệt trong giờ khấn nguyện vừa rồi, cộng đoàn đã thấy những ước nguyện của nhiều người. Có những lời khấn lên đến trên 18.000, có những lời khấn 15.000 và có những lời khấn ít hơn ở hàng trăm. Tất cả là nỗi lòng của con cái Mẹ, nay hướng về Mẹ xin Mẹ chuyển cầu cho đời sống gặp muôn ơn lành. Cùng với tâm tình yêu mến Mẹ, chúng ta xin Mẹ thương nâng đỡ, xin Mẹ thương giúp đỡ, có những người đang gặp khó khăn trong đời sống xin Mẹ thương bênh đỡ. Với những ý nguyện ấy chúng ta bước vào thánh lễ với lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tàpao cho mỗi người được ơn lành và biết sống theo thánh ý Chúa.
Đức Cha Giuse Giảng lễ, suy niệm lời “Xin Vâng” của Đức Mẹ qua ba ý nghĩa.
Bài Phúc Âm “Sứ Thần Truyền Tin” kể lại một điệp khúc sâu lắng và quan trọng trong lịch sử cứu rỗi, đó cũng là ca khúc mà cộng đoàn hành hương vẫn thường hát lên “Này tôi là tôi tớ Chúa tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”.
Lời “Xin Vâng” là lời chân thành. Khi nói lời xin vâng Đức Maria xuất hiện như một thiếu nữ Sion hoàn toàn tự do trước ý định của Thiên Chúa. Danh xưng Gabriel có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa” chẳng những không gây áp lực, không tác động đến sự tự do của Đức Maria, mà còn làm tăng tinh thần về sự tự do của Mẹ được phát huy và nâng đỡ. Sứ thần chào Mẹ: “Mừng vui lên, hỡi Đấng được sủng ái, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Lời này gợi lại những sấm ngôn xa xưa của Sôphônia hay Giacaria. Sứ điệp truyền tin với các động từ: thụ thai, sinh hạ con trai và đặt tên con trẻ là như vọng lại sấm ngôn Isaia chương 7 về Đấng Mêsia càng làm cho sự tự do của Đức Maria được minh bạch hơn nữa. Chính vì tôn trọng sự tự do của thiếu nữ Sion này mà Thiên Chúa mới cử Sứ thần từ trời xuống đối thoại. Và cuộc truyền tin đã diễn ra như một cuộc điều đình để chỉ khi nhận được sự ưng thuận của Đức Maria, Sứ thần mới cáo biệt ra đi. Trên hết qua lời xin vâng, ta thấy sáng tỏ lên thái độ chân thành thể hiện qua sự sẵn sàng đáp ứng, sẵn sàng mở lòng đón nhận tình thương Thiên Chúa, để quyền năng Thiên Chúa hoạt động. Thiếu đi thái độ này, chắc sẽ không có lời xin vâng, và chắc mầu nhiệm Nhập Thể sẽ không nên giống như đức tin của Giáo Hội Công Giáo chúng ta hôm nay.
Lời “Xin Vâng” là lời khiêm tốn. Nếu như với sự sẵn sàng, chân thành đáp lời thì khi nhận mình là tôi tớ, Đức Mẹ khiêm tốn xác định thân phận mình chỉ là nữ tỳ thấp hèn trong tương quan với Thiên Chúa. Khi Đức Maria nhận mình là nữ tỳ của Chúa, là lập lại một niềm tin truyền thống là mọi người mọi vật đều thuộc quyền sở hữu của Chúa. Tôi tớ tùy thuộc vào chủ, tôi tớ phục vụ ý muốn của chủ. Chính khi Đức Maria nhận mình là tôi tớ thì lạ lùng làm sao, Thiên Chúa lại biểu tỏ Ngài là Đấng giàu lòng thương xót luôn cúi xuống với người bé mọn và sẵn sàng tuyển chọn chính người bé mọn ấy lên làm Mẹ của Con Ngài. Làm Mẹ sinh ra Đấng cứu đời.
Lời “Xin Vâng” là lời hiến dâng. Lời xin vâng âm vang suốt cuộc đời Mẹ. Đức Maria trung thành đảm nhận trọn vẹn lời ấy trong suốt quá trình cuộc sống. Từ lúc vui mừng nhất của đêm Giáng sinh cho đến phút giây sầu buồn nhất của chiều tử nạn. Chính với lời xin vâng này mà Đức Mẹ được gọi là Trinh nữ hiến dâng.
Hôm nay thành tâm quy tụ về trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, mọi người ai cũng muốn theo gương và cậy trông vào Đức Maria sống lời xin vâng.
Đức Cha cũng nhắc đến đề tài gia đình đang được Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ 14 tại Rôma thảo luận trong tuần thứ hai. Cầu nguyện cho mỗi gia đình biết sống lời “Xin Vâng” như Đức Maria. Ngài xướng điệp khúc bài ca “Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng” cộng đoàn hòa chung lời ca với trọn tâm tình muốn sống “Xin Vâng’ như Mẹ.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng. Khách hành hương ra về mang theo quyết tâm lần hạt Mân Côi, mang theo ơn lành của Mẹ Tàpao.
Hẹn nhau tháng 11 cùng về bên Mẹ dâng những tâm tình yêu mến từ trái tim của người con hiếu thảo cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh lễ, linh mục dang tay cỡ nào là đúng?
Nguyễn Trọng Đa
10:32 13/10/2015
Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh lễ, linh mục dang tay cỡ nào là đúng?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Thánh Lễ, một linh mục địa phương dang hai tay rộng hết cỡ, khuỷu tay ra thật xa cơ thể; còn hầu hết các linh mục giữ khuỷu tay của họ gần với cơ thể. Thưa cha, liệu có hướng dẫn chính thức nào về việc dang tay không? - O. K., Dallas, Texas, Mỹ.
Đáp: Không giống như chữ đỏ của hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, chữ đỏ hiện nay không nêu ra thông số kỹ thuật chi tiết về cái gọi là "việc dang tay”. Điều này không có nghĩa rằng việc dang tay xa hay gần là tùy ý, nhưng cho rằng một linh mục, thông qua việc huấn luyện và quan sát của mình, biết biểu hiện này có nghĩa là gì, và làm thế nào áp dụng nó phù hợp với truyền thống phụng vụ, và hình dáng cơ thể của mình.
Hình thức ngoại thường lại cụ thể hơn. Như một cuốn nghi thức phổ biến mô tả cử chỉ khi linh mục đọc lời nguyện đẩu lễ: "Trong khi [linh mục] đọc 'oremus' (chúng ta hãy cầu nguyện), ngài dang tay ra rồi chấp tay lại, và ngài cúi đầu xuống sách lễ. Khi ngài đọc lời nguyện đầu lễ, ngài đưa tay lên, - nhưng không vượt quá chiều cao hoặc chiều rộng của vai - và dang ra, các ngón tay gần với nhau và cúi về phía sách lễ khi tên thánh của vị thánh mừng hôm ấy được đọc lên. Khi ngài đọc ‘Per Dominum nostrum’ (nhờ Chúa…)…, ngài chấp tay lại".
Trong khi một linh mục cử hành hình thức thông thường có thể không bị ràng buộc chặt chẽ với các qui định chính xác ở trên, tôi sẽ nói rằng các qui định này cung cấp một nguyên tắc nhỏ, như những gì Giáo Hội hiểu, khi yêu cầu linh mục dang tay lúc đọc lời nguyện. Các qui định này đã không được phát minh bởi một chức sắc nào đó ở giáo triều Rôma trong thế kỷ XVI, nhưng đúng hơn là sự hệ thống hóa một luật đã phát triển qua nhiều thế kỷ.
Một linh mục có thể thực hiện theo các quy định trên. Tuy nhiên, kể từ khi phụng vụ hậu công đồng cố tình bỏ qua một đặc điểm kỹ thuật nghiêm ngặt của cử chỉ, thì sẽ là hợp pháp khi linh mục dang tay rộng hơn một chút, nếu ngài cảm thấy đó là thích hợp. Thí dụ, một số lễ phục hiện đại thường đòi hỏi một sự dang tay rộng hơn so với áo lễ Rôma truyền thống. Tuy nhiên, quy tắc trên không lưu ý chống lại các cử chỉ quá đáng, vốn có xu hướng thu hút sự chú ý vào linh mục, chứ không vào lời kinh mà ngài đang đọc.
Cử chỉ dang tay và đưa tay lên khi cầu nguyện được tìm thấy trong hình thức nào đó trong hầu hết các tôn giáo. Trong Kinh Thánh, chúng ta có một thí dụ của ông Mô-sê trong trận chiến chống lại A-ma-lếch (Amalek) (Xh 17, 11-12), cũng như các qui chiếu trong các Thánh Vịnh và sách các Ngôn sứ. Chẳng hạn ngôn sứ I-sai-a (Isaiah) tuyên bố với Ít-ra-en (Israel): "Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mặt không nhìn; các người có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe, Vì tay các người đầy những máu” (Is 1,15; bản dịch Việt ngữ của nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Các cử chỉ này cũng được tìm thấy trong Tân Ước, và các Kitô hữu thời ban sơ đã cầu nguyện với hai bàn tay nâng lên, mặc dù ở đây có thêm ý nghĩa của việc kết hiệp với Chúa Kitô, Đấng dang tay ra trên thánh giá. Lúc ban đầu, hình như tập tục là dang rộng cả hai cánh tay và bàn tay để giống với hình thánh giá. Vì vậy nhà văn Kitô giáo thời đầu là Tertullian đã viết: "Nhưng chúng ta không chỉ nâng bàn tay lên, nhưng còn dang rộng, cho chúng giống với cuộc Khổ nạn của Chúa, và trong khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô" (De Oratione, 14) . Tuy nhiên, ngài cũng cảnh báo chống lại các cử chỉ quá mức trong khía cạnh này: "Khi cầu nguyện với sự đơn sơ và khiêm nhường, chúng ta sẽ dâng lời nguyện chúng ta lên Thiên Chúa, bàn tay của chúng ta không nâng lên quá cao, nhưng được nâng lên với mức độ vừa phải và thích đáng, và khuôn mặt của chúng ta cũng không đưa lên với sự táo bạo" (De Oratione, 17).
Ngoài ra có rất nhiều hình ảnh trong các hang toại đạo và các nơi khác cho thấy cách thức các Kitô hữu thời ban sơ làm cử chỉ ấy. Đôi khi chúng trình bày các nhân vật Kinh Thánh như Daniel hoặc Susanna, hoặc một phụ nữ, mà một số học giả tin rằng đại diện cho các linh hồn của những người được chôn trong hạng toại đạo cầu bầu cho người còn sống.
Mặc dù không là chắc chắn, rất có thể các Kitô hữu thời ban sơ sử dụng tư thế này cho cả việc cầu nguyện cá nhân và công khai. Tuy nhiên, khi dòng đời trôi qua, nó dần dần trở thành một cử chỉ riêng của linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ. Nó có thể đã chết do các sự cân nhắc thực tiễn, chẳng hạn như số lượng Kitô hữu đông nhiều hơn, nhà thờ trở nên đông đúc hơn, và có ít không gian để thực hiện cử chỉ ấy.
Cử chỉ của linh mục dang tay ngang trong một số phần của Thánh Lễ cũng giảm theo thời gian, mặc dù nó vẫn tiếp tục tồn tại trong một số Dòng tu như dòng Cát Minh và dòng Đa Minh. Nói chung trong thời Trung Cổ, cử chỉ là giống với thực tế hiện nay: do đó, sách "Micrologus" được viết trong thế kỷ XI cho biết: "Chúng tôi dang tay khi đọc lời nguyện đầu lễ, và trong suốt phần Lễ Quy nhưng chỉ ở bề rộng của ngực, và lòng bàn tay hướng vào nhau. Các ngón tay dính lại với nhau, và đầu ngón tay không cao hơn vai, cũng không vượt quá bề rộng của vai, và phải chú ý rằng khi nào bàn tay cũng phải đưa ra trước ngực (ante pectus). Trong khi làm cử chỉ này, linh mục cho thấy nơi bản thân mình Chúa chúng ta đang ở trên thánh giá”.
Thánh Tôma Aquinas cũng nói rằng "các hành động được thực hiện bởi linh mục trong Thánh lễ không phải là cử chỉ vô lý, vì chúng được làm để biểu hiện một điều khác. Linh mục dang tay để diễn tả cánh tay Chúa Kitô dang ra trên thánh giá. Ngài cũng đưa tay lên khi cầu nguyện, để nói rằng lời cầu nguyện của ngài được hướng lên Thiên Chúa cho con người, theo sách Ai ca [Ac 3, 41]: “Hãy giơ tay và hướng lòng lên Đức Chúa, là Đấng ngự trên trời”(Bản dịch, như trên)" (III , q. 83, a. 5).
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng từ khá sớm, cử chỉ này trở nên được dành cho linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ, và đã trở thành cử chỉ khá khắc khổ, mà chúng ta biết ngày nay. Điều này vẫn là tinh thần chung của cách thức mà cử chỉ cần được thực hiện trong bối cảnh phụng vụ.
Các tín hữu có thể sử dụng cử chỉ này bên ngoài phụng vụ để cầu nguyện riêng, trong nhóm cầu nguyện, và, ở các nước mà cử chỉ đã được phê duyệt, trong khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ.
Một số chuyên viên phụng vụ tin rằng sự thực hành này là một sự bất thường. Nó đại diện cho dịp duy nhất khi một linh mục cầu nguyện với tay mở ra cùng với tín hữu. Trong tất cả các dịp khác, mà trong đó ngài dang tay ra, ngài cầu nguyện một mình đại diện cho tín hữu. Thật vậy, khi kinh Lạy Cha được đọc trong Kinh Thần Vụ, linh mục chấp bàn tay lại, chứ không dang ra. Các chuyên viên ấy tin rằng việc linh mục dang tay trong Thánh Lễ là một sơ suất chữ đỏ từ năm 1958, khi Đức Giáo Hoàng Piô XII cho phép kinh Lạy Cha được đọc bởi các tín hữu bằng tiếng Latinh, chứ không chỉ bởi linh mục như đã được thực hành cho đến nay. Thật là hợp lý cho linh mục dang tay trước khi có sự thay đổi này, chứ không phải sau đó. Họ đề nghị một sự thay đổi chữ đỏ để các linh mục, và mọi người, đọc kinh lạy Cha với đôi tay chấp lại.
Một số người khác chủ trương rằng kinh Lạy Cha, lời kinh của Chúa dạy, là một trường hợp đặc biệt. Vào lúc này, đây vẫn còn là một tranh luận kỹ thuật; chữ đỏ xác định rằng linh mục và các vị đồng tế cầu nguyện với đôi tay mở rộng.
Cuối cùng, vì một số dữ liệu lịch sử được đề cập trong bài viết này, tôi muốn cám ơn một bài viết từ năm 1926 của linh mục Joseph F. Wagner cho Homiletic & Pastoral Review (Tạp chí giảng thuyết và mục vụ), và được đưa lên mạng CatholicCulture.org. (Zenit.org 13-10-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Thánh Lễ, một linh mục địa phương dang hai tay rộng hết cỡ, khuỷu tay ra thật xa cơ thể; còn hầu hết các linh mục giữ khuỷu tay của họ gần với cơ thể. Thưa cha, liệu có hướng dẫn chính thức nào về việc dang tay không? - O. K., Dallas, Texas, Mỹ.
Đáp: Không giống như chữ đỏ của hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, chữ đỏ hiện nay không nêu ra thông số kỹ thuật chi tiết về cái gọi là "việc dang tay”. Điều này không có nghĩa rằng việc dang tay xa hay gần là tùy ý, nhưng cho rằng một linh mục, thông qua việc huấn luyện và quan sát của mình, biết biểu hiện này có nghĩa là gì, và làm thế nào áp dụng nó phù hợp với truyền thống phụng vụ, và hình dáng cơ thể của mình.
Hình thức ngoại thường lại cụ thể hơn. Như một cuốn nghi thức phổ biến mô tả cử chỉ khi linh mục đọc lời nguyện đẩu lễ: "Trong khi [linh mục] đọc 'oremus' (chúng ta hãy cầu nguyện), ngài dang tay ra rồi chấp tay lại, và ngài cúi đầu xuống sách lễ. Khi ngài đọc lời nguyện đầu lễ, ngài đưa tay lên, - nhưng không vượt quá chiều cao hoặc chiều rộng của vai - và dang ra, các ngón tay gần với nhau và cúi về phía sách lễ khi tên thánh của vị thánh mừng hôm ấy được đọc lên. Khi ngài đọc ‘Per Dominum nostrum’ (nhờ Chúa…)…, ngài chấp tay lại".
Trong khi một linh mục cử hành hình thức thông thường có thể không bị ràng buộc chặt chẽ với các qui định chính xác ở trên, tôi sẽ nói rằng các qui định này cung cấp một nguyên tắc nhỏ, như những gì Giáo Hội hiểu, khi yêu cầu linh mục dang tay lúc đọc lời nguyện. Các qui định này đã không được phát minh bởi một chức sắc nào đó ở giáo triều Rôma trong thế kỷ XVI, nhưng đúng hơn là sự hệ thống hóa một luật đã phát triển qua nhiều thế kỷ.
Một linh mục có thể thực hiện theo các quy định trên. Tuy nhiên, kể từ khi phụng vụ hậu công đồng cố tình bỏ qua một đặc điểm kỹ thuật nghiêm ngặt của cử chỉ, thì sẽ là hợp pháp khi linh mục dang tay rộng hơn một chút, nếu ngài cảm thấy đó là thích hợp. Thí dụ, một số lễ phục hiện đại thường đòi hỏi một sự dang tay rộng hơn so với áo lễ Rôma truyền thống. Tuy nhiên, quy tắc trên không lưu ý chống lại các cử chỉ quá đáng, vốn có xu hướng thu hút sự chú ý vào linh mục, chứ không vào lời kinh mà ngài đang đọc.
Cử chỉ dang tay và đưa tay lên khi cầu nguyện được tìm thấy trong hình thức nào đó trong hầu hết các tôn giáo. Trong Kinh Thánh, chúng ta có một thí dụ của ông Mô-sê trong trận chiến chống lại A-ma-lếch (Amalek) (Xh 17, 11-12), cũng như các qui chiếu trong các Thánh Vịnh và sách các Ngôn sứ. Chẳng hạn ngôn sứ I-sai-a (Isaiah) tuyên bố với Ít-ra-en (Israel): "Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mặt không nhìn; các người có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe, Vì tay các người đầy những máu” (Is 1,15; bản dịch Việt ngữ của nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Các cử chỉ này cũng được tìm thấy trong Tân Ước, và các Kitô hữu thời ban sơ đã cầu nguyện với hai bàn tay nâng lên, mặc dù ở đây có thêm ý nghĩa của việc kết hiệp với Chúa Kitô, Đấng dang tay ra trên thánh giá. Lúc ban đầu, hình như tập tục là dang rộng cả hai cánh tay và bàn tay để giống với hình thánh giá. Vì vậy nhà văn Kitô giáo thời đầu là Tertullian đã viết: "Nhưng chúng ta không chỉ nâng bàn tay lên, nhưng còn dang rộng, cho chúng giống với cuộc Khổ nạn của Chúa, và trong khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô" (De Oratione, 14) . Tuy nhiên, ngài cũng cảnh báo chống lại các cử chỉ quá mức trong khía cạnh này: "Khi cầu nguyện với sự đơn sơ và khiêm nhường, chúng ta sẽ dâng lời nguyện chúng ta lên Thiên Chúa, bàn tay của chúng ta không nâng lên quá cao, nhưng được nâng lên với mức độ vừa phải và thích đáng, và khuôn mặt của chúng ta cũng không đưa lên với sự táo bạo" (De Oratione, 17).
Ngoài ra có rất nhiều hình ảnh trong các hang toại đạo và các nơi khác cho thấy cách thức các Kitô hữu thời ban sơ làm cử chỉ ấy. Đôi khi chúng trình bày các nhân vật Kinh Thánh như Daniel hoặc Susanna, hoặc một phụ nữ, mà một số học giả tin rằng đại diện cho các linh hồn của những người được chôn trong hạng toại đạo cầu bầu cho người còn sống.
Mặc dù không là chắc chắn, rất có thể các Kitô hữu thời ban sơ sử dụng tư thế này cho cả việc cầu nguyện cá nhân và công khai. Tuy nhiên, khi dòng đời trôi qua, nó dần dần trở thành một cử chỉ riêng của linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ. Nó có thể đã chết do các sự cân nhắc thực tiễn, chẳng hạn như số lượng Kitô hữu đông nhiều hơn, nhà thờ trở nên đông đúc hơn, và có ít không gian để thực hiện cử chỉ ấy.
Cử chỉ của linh mục dang tay ngang trong một số phần của Thánh Lễ cũng giảm theo thời gian, mặc dù nó vẫn tiếp tục tồn tại trong một số Dòng tu như dòng Cát Minh và dòng Đa Minh. Nói chung trong thời Trung Cổ, cử chỉ là giống với thực tế hiện nay: do đó, sách "Micrologus" được viết trong thế kỷ XI cho biết: "Chúng tôi dang tay khi đọc lời nguyện đầu lễ, và trong suốt phần Lễ Quy nhưng chỉ ở bề rộng của ngực, và lòng bàn tay hướng vào nhau. Các ngón tay dính lại với nhau, và đầu ngón tay không cao hơn vai, cũng không vượt quá bề rộng của vai, và phải chú ý rằng khi nào bàn tay cũng phải đưa ra trước ngực (ante pectus). Trong khi làm cử chỉ này, linh mục cho thấy nơi bản thân mình Chúa chúng ta đang ở trên thánh giá”.
Thánh Tôma Aquinas cũng nói rằng "các hành động được thực hiện bởi linh mục trong Thánh lễ không phải là cử chỉ vô lý, vì chúng được làm để biểu hiện một điều khác. Linh mục dang tay để diễn tả cánh tay Chúa Kitô dang ra trên thánh giá. Ngài cũng đưa tay lên khi cầu nguyện, để nói rằng lời cầu nguyện của ngài được hướng lên Thiên Chúa cho con người, theo sách Ai ca [Ac 3, 41]: “Hãy giơ tay và hướng lòng lên Đức Chúa, là Đấng ngự trên trời”(Bản dịch, như trên)" (III , q. 83, a. 5).
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng từ khá sớm, cử chỉ này trở nên được dành cho linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ, và đã trở thành cử chỉ khá khắc khổ, mà chúng ta biết ngày nay. Điều này vẫn là tinh thần chung của cách thức mà cử chỉ cần được thực hiện trong bối cảnh phụng vụ.
Các tín hữu có thể sử dụng cử chỉ này bên ngoài phụng vụ để cầu nguyện riêng, trong nhóm cầu nguyện, và, ở các nước mà cử chỉ đã được phê duyệt, trong khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ.
Một số chuyên viên phụng vụ tin rằng sự thực hành này là một sự bất thường. Nó đại diện cho dịp duy nhất khi một linh mục cầu nguyện với tay mở ra cùng với tín hữu. Trong tất cả các dịp khác, mà trong đó ngài dang tay ra, ngài cầu nguyện một mình đại diện cho tín hữu. Thật vậy, khi kinh Lạy Cha được đọc trong Kinh Thần Vụ, linh mục chấp bàn tay lại, chứ không dang ra. Các chuyên viên ấy tin rằng việc linh mục dang tay trong Thánh Lễ là một sơ suất chữ đỏ từ năm 1958, khi Đức Giáo Hoàng Piô XII cho phép kinh Lạy Cha được đọc bởi các tín hữu bằng tiếng Latinh, chứ không chỉ bởi linh mục như đã được thực hành cho đến nay. Thật là hợp lý cho linh mục dang tay trước khi có sự thay đổi này, chứ không phải sau đó. Họ đề nghị một sự thay đổi chữ đỏ để các linh mục, và mọi người, đọc kinh lạy Cha với đôi tay chấp lại.
Một số người khác chủ trương rằng kinh Lạy Cha, lời kinh của Chúa dạy, là một trường hợp đặc biệt. Vào lúc này, đây vẫn còn là một tranh luận kỹ thuật; chữ đỏ xác định rằng linh mục và các vị đồng tế cầu nguyện với đôi tay mở rộng.
Cuối cùng, vì một số dữ liệu lịch sử được đề cập trong bài viết này, tôi muốn cám ơn một bài viết từ năm 1926 của linh mục Joseph F. Wagner cho Homiletic & Pastoral Review (Tạp chí giảng thuyết và mục vụ), và được đưa lên mạng CatholicCulture.org. (Zenit.org 13-10-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Một vòng du thuyền trên Vịnh Bosphorus và nghe lại lịch sử thành Constantinople của Thổ Nhĩ Kỳ
Lm Trần Công Nghị
06:05 13/10/2015
Nếu du khách muốn có một cuộc du ngoạn thành Istanbul vừa thong thả hóng mát, lại vừa được nghe lịch sử phong phú, nhất là lịch sử về kiến trúc và thăng trầm của thành phố sôi động và đông đúc này... nên mua một vé tầu hay đi một vòng trên du thuyền. Chuyến đi về chừng 4 giờ đồng hồ, đi từ trung tâm thành phố từ cầu Galata đi về hướng cầu Boshporus (con cầu nối liền Âu-Á). Đi xa hơn một chút nữa sẽ gặp cây cầ thứ hai là Fatih Sultan Mehmet khúc nối giáp vào Biển Đen (Black Sea). Tầu sẽ đi dưới 2 cây cầu dài và vao chót vót ở trên.
Du thuyền trên Vịnh Bosphorus
Từ cầu Mehmet tầu sẽ vòng qua phía bờ Á châu về lại trung tâm thành phố, bạn sẽ được chứng kiến hai bên bờ vịnh những tòa lâu đài, những kiến trúc huy hoàng, hay là những villas dinh thự tư nhân rất thẩm mỹ... Những kiến trúc này tiêu biểu cho quá trình thăng trầm và lịch sử của chính thành phố vậy.
Lịch sử thăng trầm của Constantinople (ngày nay là Istanbul) bắt đầu khoảng 660 trước Công nguyên khi có nhóm người Hy Lạp từ Megara thành lập Byzantium ở phía châu Âu của Bosphorus.
Thành phố trải qua một giai đoạn ngắn dưới sự cai trị của Ba Tư vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng người Hy Lạp chiếm lại nó sau đó. Byzantium sau đó tiếp tục là một phần của Liên Hiệp Athenian trước khi giành được độc lập vào năm 355 TCN. Sau đó Byzantine chính thức trở thành một phần của Đế chế La Mã vào năm 73 sau Công nguyên. Tiếp đến khoảng năm 200 sau Công nguyên, hoàng đế Severus đã bắt đầu xây dựng lại Byzantium, và thành phố bắt đầu trở nên thịnh vượng.
Constantine thực tế bắt đầu trở Hoàng Đế của toàn Đế quốc Roma vào tháng 9 năm 324. Hai tháng sau Hoàng đế Constantin bắt đầu hoạch định xây thành mới và chỉ định là thủ phủ phía Đông của đế quốc, thành phố được đặt tên là Nea Roma - Tân Roma; nhưng hầu hết mọi người đều gọi nó là Constantinople (thành của Constantin), tên tồn mãi cho đến thế kỷ 20.
Ngày 11 tháng 3 năm 330, thành Constantinople được tuyên bố là thủ đô của Đế quốc Byzantine hay là Đế quốc Roma phía Đồng.
Việc thành lập thành Constantinople chứng tỏ là một trong những thành tựu lâu dài nhất của Constantine, chuyển quyền từ La Mã về phía đông là Constantinole và trở thành một trung tâm văn hóa Hy Lạp và trung tâm Kitô giáo.
Nhiều nhà thờ được xây dựng trên toàn thành phố, bao gồm cả Hagia Sophia (vương cung thánh đường thánh Sophia) được xây dựng trong triều đại của Hoàng đế Justinianô và vẫn là nhà thờ lớn nhất thế giới cả một ngàn năm cho tới khi Đền thánh Phêrô được xây lại tại Roma.
Constantine cũng đã tiến hành cuộc đổi mới và mở rộng hí trường đua ngựa Hippodrome ở Constantinople với sức chứa hàng chục ngàn khán giả, hí trường đua ngựa đã trở thành trung tâm của đời sống dân sự, và trong thế kỷ thứ 5 và thứ 6, nó trở thành trung tâm chấn động của những bất ổn, bao gồm cả các cuộc bạo loạn Nika.
Vị trí Constantinople cũng đứng vững trước thử thách của thời gian; trong nhiều thế kỷ, các bức tường và bờ biển được bảo vệ chống lại quân xâm lược từ phía đông của Hồi giáo.
Trong phần lớn thời Trung cổ cho tới thời kỳ cuối của Byzantine, Constantinople là thành phố lớn nhất và giàu có nhất trên lục địa châu Âu và lúc đó cũng là lớn nhất trên thế giới.
Constantinople bắt giảm và thụt lùi sau khi Thập Tự Chinh thứ IV, thời gian đó thành bị vây hãm và bị cướp phá. Thành phố sau đó trở thành trung tâm của Đế quốc La tinh, được lập lên do Thập Tự quân Công Giáo thay thế Đế quốc Byzantine Chính thống giáo. Trong gần mười sáu thế kỷ nó được coi là thủ đô đế quốc La Mã và Byzantine (330-1204 và 1261-1453), Latin (1204-1261) và đế chế Ottoman (1453-1922).
Constantinople đã trở thành khí cụ cho việc đẩy mạnh và phát huy Kitô giáo trong thời La Mã và Byzantine, trước khi Ottoman chinh phục thành phố vào năm 1453 và chuyển đổi nó thành một thành trì Hồi giáo và ngai của thủ lãnh Caliphate thời Ottoman.
Vị trí chiến lược của Istanbul rất quan trọng, từ đường tơ lụa lịch sử (Silk Road) nối liền Âu Á, rồi mạng lưới đường sắt từ châu Âu tới Trung Đông, và tuyến đường biển duy nhất giữa Biển Đen và Địa Trung Hải đã biến dân cư Istanbul thành một khối dân quốc tế. Do đó thành phố cũng phá triển về mặt Nghệ thuật, Âm nhạc, Phim ảnh và các Lễ hội văn hóa được thành lập vào cuối của thế kỷ 20 và tiếp tục được tổ chức bởi thành phố hiện nay, cơ sở hạ tầng và cải tiến đã sản xuất một mạng lưới giao thông phức tạp.
Năm nay 2015 có khoảng gần 13 triệu du khách nước ngoài đến thăm Istanbul, do đó Istnbul cũng được đặt tên là một Thủ đô Văn hóa châu Âu, và là điểm đến du lịch thứ tư phổ biến nhất thế giới. Thành Istanbul với trung tâm lịch sử của nó, được liệt kê một phần là Di sản Thế giới của UNESCO, với bến cảng tự nhiên của thành phố, vùng Sừng Vàng, tân Istanbul là một trong những nền kinh tế đô thị phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Ngày nay Istanbul là một thành phố phồn thịnh, với một đường chân trời không ngừng phát triển là một trong những thành nổi bật nhất trong tất cả châu Âu và Tây Á. Phát triển mới liên tục được thực hiện bao gồm các đường tàu điện ngầm mới, khu dân cư và các công trình giao thông ngầm như hầm Marmaray đó là đường hầm ngầm sâu nhất thế giới. Cùng với những phát triển, thành phố đang ngày càng trở thành trung tâm của các hoạt động trong nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, Hội đồng Turkic và Hội D-8 Tổ chức Hợp tác kinh tế.
Du thuyền trên Vịnh Bosphorus
Lịch sử thăng trầm của Constantinople (ngày nay là Istanbul) bắt đầu khoảng 660 trước Công nguyên khi có nhóm người Hy Lạp từ Megara thành lập Byzantium ở phía châu Âu của Bosphorus.
Thành phố trải qua một giai đoạn ngắn dưới sự cai trị của Ba Tư vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng người Hy Lạp chiếm lại nó sau đó. Byzantium sau đó tiếp tục là một phần của Liên Hiệp Athenian trước khi giành được độc lập vào năm 355 TCN. Sau đó Byzantine chính thức trở thành một phần của Đế chế La Mã vào năm 73 sau Công nguyên. Tiếp đến khoảng năm 200 sau Công nguyên, hoàng đế Severus đã bắt đầu xây dựng lại Byzantium, và thành phố bắt đầu trở nên thịnh vượng.
Constantine thực tế bắt đầu trở Hoàng Đế của toàn Đế quốc Roma vào tháng 9 năm 324. Hai tháng sau Hoàng đế Constantin bắt đầu hoạch định xây thành mới và chỉ định là thủ phủ phía Đông của đế quốc, thành phố được đặt tên là Nea Roma - Tân Roma; nhưng hầu hết mọi người đều gọi nó là Constantinople (thành của Constantin), tên tồn mãi cho đến thế kỷ 20.
Ngày 11 tháng 3 năm 330, thành Constantinople được tuyên bố là thủ đô của Đế quốc Byzantine hay là Đế quốc Roma phía Đồng.
Việc thành lập thành Constantinople chứng tỏ là một trong những thành tựu lâu dài nhất của Constantine, chuyển quyền từ La Mã về phía đông là Constantinole và trở thành một trung tâm văn hóa Hy Lạp và trung tâm Kitô giáo.
Nhiều nhà thờ được xây dựng trên toàn thành phố, bao gồm cả Hagia Sophia (vương cung thánh đường thánh Sophia) được xây dựng trong triều đại của Hoàng đế Justinianô và vẫn là nhà thờ lớn nhất thế giới cả một ngàn năm cho tới khi Đền thánh Phêrô được xây lại tại Roma.
Constantine cũng đã tiến hành cuộc đổi mới và mở rộng hí trường đua ngựa Hippodrome ở Constantinople với sức chứa hàng chục ngàn khán giả, hí trường đua ngựa đã trở thành trung tâm của đời sống dân sự, và trong thế kỷ thứ 5 và thứ 6, nó trở thành trung tâm chấn động của những bất ổn, bao gồm cả các cuộc bạo loạn Nika.
Vị trí Constantinople cũng đứng vững trước thử thách của thời gian; trong nhiều thế kỷ, các bức tường và bờ biển được bảo vệ chống lại quân xâm lược từ phía đông của Hồi giáo.
Trong phần lớn thời Trung cổ cho tới thời kỳ cuối của Byzantine, Constantinople là thành phố lớn nhất và giàu có nhất trên lục địa châu Âu và lúc đó cũng là lớn nhất trên thế giới.
Constantinople bắt giảm và thụt lùi sau khi Thập Tự Chinh thứ IV, thời gian đó thành bị vây hãm và bị cướp phá. Thành phố sau đó trở thành trung tâm của Đế quốc La tinh, được lập lên do Thập Tự quân Công Giáo thay thế Đế quốc Byzantine Chính thống giáo. Trong gần mười sáu thế kỷ nó được coi là thủ đô đế quốc La Mã và Byzantine (330-1204 và 1261-1453), Latin (1204-1261) và đế chế Ottoman (1453-1922).
Constantinople đã trở thành khí cụ cho việc đẩy mạnh và phát huy Kitô giáo trong thời La Mã và Byzantine, trước khi Ottoman chinh phục thành phố vào năm 1453 và chuyển đổi nó thành một thành trì Hồi giáo và ngai của thủ lãnh Caliphate thời Ottoman.
Vị trí chiến lược của Istanbul rất quan trọng, từ đường tơ lụa lịch sử (Silk Road) nối liền Âu Á, rồi mạng lưới đường sắt từ châu Âu tới Trung Đông, và tuyến đường biển duy nhất giữa Biển Đen và Địa Trung Hải đã biến dân cư Istanbul thành một khối dân quốc tế. Do đó thành phố cũng phá triển về mặt Nghệ thuật, Âm nhạc, Phim ảnh và các Lễ hội văn hóa được thành lập vào cuối của thế kỷ 20 và tiếp tục được tổ chức bởi thành phố hiện nay, cơ sở hạ tầng và cải tiến đã sản xuất một mạng lưới giao thông phức tạp.
Năm nay 2015 có khoảng gần 13 triệu du khách nước ngoài đến thăm Istanbul, do đó Istnbul cũng được đặt tên là một Thủ đô Văn hóa châu Âu, và là điểm đến du lịch thứ tư phổ biến nhất thế giới. Thành Istanbul với trung tâm lịch sử của nó, được liệt kê một phần là Di sản Thế giới của UNESCO, với bến cảng tự nhiên của thành phố, vùng Sừng Vàng, tân Istanbul là một trong những nền kinh tế đô thị phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Ngày nay Istanbul là một thành phố phồn thịnh, với một đường chân trời không ngừng phát triển là một trong những thành nổi bật nhất trong tất cả châu Âu và Tây Á. Phát triển mới liên tục được thực hiện bao gồm các đường tàu điện ngầm mới, khu dân cư và các công trình giao thông ngầm như hầm Marmaray đó là đường hầm ngầm sâu nhất thế giới. Cùng với những phát triển, thành phố đang ngày càng trở thành trung tâm của các hoạt động trong nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, Hội đồng Turkic và Hội D-8 Tổ chức Hợp tác kinh tế.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mắc Võng Rừng Thu
Dominic Đức Nguyễn
21:07 13/10/2015
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Yêu thu mắc võng trên rừng
Đong đưa ngắm lá tưng bừng sắc thu.
(bt)