Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 28 Quanh Năm 11/10/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 12/10/2020
Bài Ðọc I: Is 25, 6-10a
"Chúa mời đến dự tiệc của Người và lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon. Trên núi này, Người sẽ cất khăn tang bao trùm muôn dân và tấm khăn liệm trải trên mọi nước. Người tiêu diệt sự chết đến muôn đời. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt, và cất bỏ khỏi toàn mặt đất sự tủi hổ của dân Người, vì Người đã phán. Ngày đó, người ta sẽ nói: Này đây Chúa chúng ta. Ðây là Chúa, nơi Người, chúng ta đã tin tưởng, chúng ta hãy hân hoan và vui mừng vì ơn Người cứu độ, vì Chúa sẽ đặt tay của Người trên núi này.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Ðáp: Trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài
Xướng: Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
Xướng: Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - (Lạy Chúa,) dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi lòng con.
Xướng: Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.
Xướng: Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo con hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, con sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
Bài Ðọc II: Pl 4, 12-14. 19-20
"Tôi có thể làm được mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philípphê.
Anh em thân mến, tôi biết chịu thiếu thốn và biết hưởng sung túc. Trong mọi trường hợp và hết mọi cách, tôi đã học cho biết no, biết đói, biết dư dật và thiếu thốn. Tôi có thể làm được mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi. Nhưng anh em đã hành động chí lý khi san sẻ nỗi quẫn bách của tôi. Xin Thiên Chúa cung cấp dư dật những nhu cầu của anh em, theo sự phú túc vinh sang của Người trong Ðức Giêsu Kitô. Vinh danh Thiên Chúa là Cha chúng ta muôn đời. Amen!
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: x. Cv 16, 14b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy mở lòng chúng con, để chúng con lắng nghe lời Con của Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 22, 1-10 {hoặc 1-14}
"Các ngươi gặp bất cứ ai, thì hãy mời vào dự tiệc cưới".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại phán cùng các đầu mục tư tế và kỳ lão trong dân những dụ ngôn này rằng: "Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: "Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới". Những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán; những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi. Khi vua nghe biết, liền nổi cơn thịnh nộ, sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân đó, và thiêu huỷ thành phố của chúng. Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng: "Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới". Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc.
Ðoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: "Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?" Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít".
Ðó là lời Chúa.
Thứ Ba 13/10 – Hình thức và Nội tâm – Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Minh-Ước SJ
Giáo Hội Năm Châu
04:24 12/10/2020
Phúc Âm: Lc 11, 37-41
"Hãy bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa.
Bấy giờ Chúa phán cùng ông ấy rằng: "Này các ông, những người biệt phái, các ông lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Ðấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Hãy đem những cái bên trong ra mà bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông".
Vẫn hy vọng, vẫn xót thương
Lm Minh Anh
23:14 12/10/2020
VẪN HY VỌNG, VẪN XÓT THƯƠNG
“Nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay thuật lại những gì xảy ra ở lần mời thứ hai, Ngài đến dùng bữa tại nhà một biệt phái. Ở đây, chủ nhà ngạc nhiên và thầm nghĩ trong lòng, “Tại sao Ngài không rửa tay trước khi dùng bữa?”; và đọc được suy nghĩ ấy,Ngài đã nặng lời với ông. Ngài nặng lời vì người biệt phái cứ để mình bị cuốn theo những cái bên ngoài mà bỏ qua sự thánh thiện tâm hồn; buồn thay, dáng dấp ‘công chính’ bên ngoài của họ chỉ là mặt nạ che đậy “tham lam và gian ác” vốn đã thiêu huỷ họ từ bên trong. Vìvậy, Ngài gọi họ là “những kẻ ngu dại”; dẫu thế, Ngài ‘vẫn hy vọng, vẫn xót thương’.
Mặc cho những thách thức của những người biệt phái, cư xửcủa Chúa Giêsu với họ, rõ ràng, vẫn là một hành động của lòng xótthương; vì khi mạo hiểm đến với họ,Ngài ‘vẫn hy vọng, vẫn xót thương’. Mỗi khi có cơ hội,Ngài bày tỏ nỗi ưu tư của Ngài là làm sao giải thoát họ khỏi những rào buộc nệ luật bên trong khi họ cho mình là tốt lành. Ngài không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phải trực tiếp mạnh mẽ nêu rõ sai lầm của họ, và đây là cách duy nhất để họ có cơ hội ăn năn.
Điều này cũng có thể đúng với mỗi người chúng ta. Đôi khi, chúng ta cũng giằng co với việc quan tâm nhiều hơn đến một hình ảnh công chúng nghĩ về mình hơn là bận tâm đến sự thánh thiện nội tâm linh hồn. Thế nhưng, điều quan trọng là Thiên Chúa nhìn thấy bên trong, Thiên Chúa nhìn thấy ý định và tất cả những gì nằm sâu trong lương tâm mỗi người; Người nhìn thấy những động lực, những nhân đức và cả những tội lỗi cũng như những ràng buộc của chúng ta. Tắt một lời, Thiên Chúa nhìn thấy tất cả mọi thứ bị che giấu trước mắt người khác nhưng dẫu nó xấu xa đến đâu, tồi tệ đến mấy, Người ‘vẫn hy vọng, vẫn xót thương’.
Ước chi Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời cầu nguyện tự đáy lòng của mỗi người, “Lạy Chúa, xin cho con được hưởng tình thương Chúa”; “Lạy Chúa, xin rủ lòng thương xót đến con”. Thánh Phaolô hôm nay cũng nhắc nhở, “Cắt bì hay không cắt bì, chẳng có gì là quan trọng”; điều quan trọng là ‘lòng tin và lòng mến’ của chúng ta đối với Đấng ‘vẫn hy vọng, vẫn xót thương’ mỗi người.
Nếu thế kỷ16, Thánh Têrêxa Avila viết “Lâu Đài Nội Tâm”, một trong những thành quả trưởng thành nhất của giáo huấn Kitô giáo về đời sống thiêng liêng, thì xem ra hôm nay, cùng với những biệt phái, chúng ta đang viết ‘Lâu đài ngoại tâm’ của mình để rồi, tự giam hãm, tự vây kín mình trong ‘lâu đài bên ngoài’ đó, một lâu đài mà cửa đã khoá trong, khoá ngoài, và chúng ta không thể vào lại lâu đài nội tâm thật sự của mình; chúng ta là những tù nhân của thế giới bên ngoài!
Anh Chị em,
Như với những biệt phái, Chúa Giêsu mong mỏi mỗi chúng ta nhìn vào bên trong để tẩy sạch mọi điều ác khỏi trái tim và linh hồn mình. Trầm mặc trong Lời Chúa, chúng ta thấy Ngài không những ưu tư, khắc khoải cũng như trực tiếp nêu rõ những sai lầm của chúng ta,nhưng chính Ngài còn giải thoát chúng ta thật sự bằng cách để mình bị trói buộc bởi luật lệ loài người. Ngài bị trói buộc trong thân xác; thân xác Ngài bị trói buộc bởi những chiếc đinh; thi hài Ngài lại bị trói buộc để vùi trong mồ, “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta”. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã xót thương, đã hy vọng; thì hôm nay, Người ‘vẫn hy vọng, vẫn xót thương’, “Vậy, chúng ta hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa”. Hãy tự cởi trói cho mình khỏi những sợi chỉ vô hình đang ràng buộc cái tôi, những cái khiến chúng ta không thể tự do làm theo ý Người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con muốn trở nên thánh thiện, con muốn được thanh tẩy sạch sẽ. Xin giúp con nhìn linh hồn con như Chúa đang nhìn thấy; xin ân sủng và lòng thương xót Chúa thanh luyện những gì Chúa thấy con cần tẩy rửa, vì con biết, Chúa ‘vẫn hy vọng, vẫn xót thương’ con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Được mời dự tiệc, cuối cùng lại phải khóc lóc nghiến răng, sao ra nông nỗi này? Giải thích của ĐTC.
Đặng Tự Do
04:21 12/10/2020
Chúa Nhật 11 tháng 10, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật 28 Mùa Thường Niên với bài Phúc Âm sau trích từ Tin Mừng theo Thánh Matthêu:
Khi ấy, Chúa Giêsu lại phán cùng các đầu mục tư tế và kỳ lão trong dân những dụ ngôn này rằng: “Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: “Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới”. Những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán; những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi. Khi vua nghe biết, liền nổi cơn thịnh nộ, sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân đó, và thiêu huỷ thành phố của chúng. Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng: “Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới”. Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc.
Ðoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: “Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?” Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: “Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít”.
Mở đầu bài huấn đức ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Chào anh chị em, chúc một ngày tốt lành!
Với trình thuật Dụ ngôn Tiệc cưới, trong đoạn Tin Mừng ngày hôm nay (x. Mt 22, 1-14), Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy chương trình mà Thiên Chúa đã đề ra cho nhân loại. Vị vua “đã tổ chức lễ thành hôn cho con trai mình” là hình ảnh của Chúa Cha đã chuẩn bị cho toàn thể gia đình nhân loại một cử hành tuyệt vời về tình yêu và sự hiệp thông xung quanh Con một của Ngài. Hai lần vua sai gia nhân đi gọi khách được mời nhưng họ đều từ chối; họ không muốn đi dự tiệc vì họ có những việc khác phải suy tính: ruộng đất và công việc kinh doanh. Quá thường trong cuộc sống là chúng ta đặt tư lợi và vật chất lên trước Chúa là Đấng kêu gọi chúng ta – trong khi Ngài mời chúng ta đến dự tiệc. Nhưng vị vua trong câu chuyện ngụ ngôn không muốn thấy một hội trường trống rỗng, vì ông muốn ban phát các kho báu của vương quốc mình cho chư dân. Vì thế, ông nói với các đầy tớ của mình: “Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới”. Đây là cách phản ứng của Thiên Chúa: khi bị từ chối, thay vì từ bỏ, Ngài bắt đầu lại và mời gọi tất cả những ai được tìm thấy trên các nẻo đường, không trừ một ai. Không ai bị loại trừ khỏi nhà của Thiên Chúa.
Thuật ngữ nguyên thủy mà Thánh sử Matthêu sử dụng, là “ngả đường”, được dùng để chỉ giới hạn của những con đường hay những điểm mà các đường phố kết thúc và các con đường bắt đầu dẫn đến các khu vực nông thôn, bên ngoài khu dân cư, nơi cuộc sống bấp bênh. Chính tại các ngả đường này của nhân loại mà nhà vua trong dụ ngôn sai các đầy tớ của mình đến, để chắc chắn tìm thấy những người sẵn lòng ngồi vào bàn ăn. Vì thế, phòng tiệc chứa đầy những người “bị loại trừ”, những người bị gạt “ra ngoài”, những người dường như không bao giờ xứng đáng để được mời dự các yến tiệc, các tiệc cưới. Thực thế, vị chủ nhà, là nhà vua, nói với các đầy tớ của mình: “Hãy mời gọi tất cả mọi người, bất luận tốt xấu. Tất cả mọi người!” Chúa thậm chí mời gọi cả những người xấu. Họ nói: “Không được đâu, tôi tệ lắm; Tôi đã làm bao nhiều điều gian ác”. Nhưng Ngài bảo họ: “Đến đây, cứ đến đây!” Chúa Giêsu ngồi đồng bàn với những người thu thuế, tức là những người tội lỗi công khai; bất kể họ thật tệ. Thiên Chúa không sợ tâm hồn chúng ta với những tổn thương bởi quá nhiều sự gian ác, vì Ngài yêu mến chúng ta; vì thế Ngài mời gọi chúng ta. Giáo Hội được kêu gọi để tiếp cận với những ngã đường hàng ngày, nghĩa là, những vùng ngoại vi địa lý và hiện sinh của nhân loại, những nơi con người bị gạt ra bên lề, những hoàn cảnh mà những người cư ngụ ở đó được xem như những tàn tích vô vọng của nhân loại. Đối với chúng ta, vấn đề không phải là tìm cách lưu lại trong sự thoải mái và những cách thức quen thuộc trong việc loan báo Tin Mừng và làm chứng cho đức ái; nhưng là mở rộng cánh cửa trái tim của chúng ta và của cộng đoàn chúng ta cho tất cả mọi người, bởi vì Tin Mừng không chỉ dành cho một số ít người được tuyển chọn.
Ngay cả những người bên lề, ngay cả những người bị từ chối, và những người bị xã hội khinh thường, đều được Thiên Chúa cho là xứng đáng với tình yêu của Ngài. Ngài chuẩn bị bữa tiệc cho mọi người: người công chính cũng như kẻ tội lỗi, người lành cũng như kẻ dữ, người học thức cũng như người ít học.
Tối qua, tôi đã gọi điện cho một linh mục lớn tuổi người Ý, một nhà truyền giáo từ lúc còn trẻ ở Brazil, nhưng luôn làm việc với những người bị loại trừ, với những người nghèo. Và ngài sống tuổi già trong bình an: ngài đã đốt cháy cuộc đời mình cho những người nghèo. Ðó chính là Giáo hội Mẹ chúng ta, và cha ấy là sứ giả mà Chúa sai đi đến các ngả đường.
Tuy nhiên, Chúa đặt ra một điều kiện: phải mặc áo cưới. Chúng ta hãy trở lại câu chuyện ngụ ngôn. Khi phòng cưới đã chật kín, nhà vua đi vào và chào đón những vị khách vào giờ chót này, nhưng ông thấy một người trong số họ không mặc y phục lễ cưới, là loại áo mà mỗi người khách đều được nhận như một món quà ở lối vào. Khi họ đến, họ ăn mặc như lúc được mời, với các y phục họ có khả năng vươn tới, họ không ăn mặc kiểu lễ hội. Nhưng ở lối vào, họ được tặng một loại áo choàng, như một món quà miễn phí. Nhưng người đàn ông này không mặc y phục lễ cưới vì ông ta từ chối món quà ấy. Ông ta đã tự loại trừ chính mình: như thế nhà vua không thể làm gì khác hơn là đuổi người ấy ra bên ngoài. Người này đã đón nhận lời mời, nhưng sau đó lại quyết định rằng điều đó chẳng có ý nghĩa gì đối với anh ta cả. Anh ta là người tự cho mình là đủ lắm rồi, anh ta không muốn thay đổi cũng chẳng muốn Chúa thay đổi anh. Y phục lễ cưới - chiếc áo choàng này, là một món quà - tượng trưng cho lòng thương xót mà Thiên Chúa ban cho chúng ta một cách nhưng không. Ðó là ân sủng. Không có ân sủng, anh chị em không thể tiến một bước nào trong đời sống Kitô hữu. Tất cả đều là ân sủng. Nhận lời mời bước theo Chúa thôi thì chưa đủ đâu, còn cần phải sẵn sàng cho một hành trình hoán cải, thay đổi con tim. Y phục của lòng thương xót, mà Thiên Chúa không ngừng trao ban cho chúng ta, là một “món quà nhưng không” từ tình yêu của Ngài, đó chính là ân sủng. Và nó đòi phải được đón nhận với sự ngạc nhiên và vui mừng: “Cảm ơn Chúa đã ban cho con món quà này”.
Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta noi gương những đầy tớ trong dụ ngôn để thoát khỏi những lối nhìn và khuôn khổ hạn hẹp của mình, để loan báo cho mọi người rằng Chúa mời chúng ta đến dự tiệc của Ngài, để ban cho chúng ta ân sủng cứu độ.
Những đứa trẻ suýt chết vì phá thai đã được rửa tội ở Tây Ban Nha
Đặng Tự Do
15:52 12/10/2020
Mười bốn đứa trẻ mà mẹ chúng đã toan tính phá thai đã được Đức Hồng Y Carlos Osoro, Tổng Giám Mục Madrid rửa tội trong cùng một thánh lễ tại Madrid.
Những người mới được rửa tội là con của những phụ nữ có hoàn cảnh dễ bị tổn thương, những người đã nghĩ đến việc phá thai khi mang thai. Họ được hỗ trợ bởi Hiệp hội Más Futuro, một tổ chức Công Giáo cung cấp hỗ trợ cho những bà mẹ tương lai lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Trong thánh lễ này có một bé gái 6 tuổi, hai bé trai bốn tuổi và 11 em bé chưa đầy một tuổi.
Chín đứa trẻ khác cũng được lên kế hoạch làm lễ rửa tội cùng lúc, nhưng không thể có mặt vì đang chờ kết quả xét nghiệm coronavirus.
Đức Hồng Y Osoro đã vinh danh các bà mẹ của trẻ em trong nghi thức rửa tội vì đã chọn sự sống.
Một số phụ nữ trước đây đã từng phá thai.
Có mặt tại lễ rửa tội là các tình nguyện viên của Hiệp hội Más Futuro, những người cầu nguyện tại các phòng khám phá thai ở Madrid, và đưa ra các trợ giúp cho những phụ nữ tại các phòng khám đang cân nhắc việc phá thai.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Đức Hồng Y George Pell
Thanh Quảng sdb
18:23 12/10/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Đức Hồng Y George Pell
Trong những ngày qua, Đức Hồng Y Pell, người Úc đã trở lại Rôma. Sau khi ngồi tù 400 ngày, vào tháng 4 vừa qua, ngài đã được Tòa án Tối cao Liên bang Úc châu tuyệt đối nhất trí lật ngược bản án tố cáo ngài lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y George Pell trong buổi tiếp kiến hôm thứ Hai (12/10/20), và trong lời chào mừng ĐTC đã cám ơn ĐHY về những chứng nhân của ngài. Vị Hồng Y 79 tuổi người Úc, đã nắm giữ chức vụ Tổng trưởng Thánh bộ Tài chánh (từ năm 2014 đến 2019), Ngài mới trở lại Rome trong vài ngày qua.
ĐHY đã rời Vatican vào tháng 7 năm 2017 về Úc, đểa đối diện với những cáo buộc có liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho ngài một thời gian nghỉ phép để có thể tự bào chữa mình trước những cáo buộc này.
Các phiên tòa xử ĐHY Pell: Ngài bị kết tội ngay trong phiên tòa đầu tiên
Đây là bản tóm tắt, ngắn gọn về quy trình xét xử ĐHY Pell. Ngài chính thức bị buộc tội vào năm 2017 về tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, xảy ra trong hai lần riêng biệt vào năm 1996 và 1997 khi ngài còn là Tổng Giám mục của Melbourne. Phiên tòa đầu tiên diễn ra vào tháng 7 năm 2017. Và trong phiên tòa tháng 12, Thẩm phán Tòa án ở Melbourne đã đưa ra một phán quyết ĐHY có tội và vào phiên tòa tháng 2 năm 2019, ngài bắt đầu chịu án 6 năm tù giam.
ĐHY Pell luôn tuyên bố: "mình vô tội"
Hồng Y Pell luôn tuyên bố mình vô tội! ĐHY nói những tội ác mà ngài bị cáo buộc là những tội khủng khiếp và không thể dung thứ được! Ngài sẽ tiếp tục biện hộ trước những cáo buộc này. Đội ngũ pháp lý của ngài tiếp tục phản kháng phán quyết của tòa là không hợp lý vì bằng chứng đưa ra phán quyết luôn có một nghi ngờ hợp lý.
Tòa thánh: chờ đợi sự phán quyết chính xác của các sự kiện
Thông qua một tuyên bố từ Văn phòng Báo chí, Tòa thánh khẳng định tôn trọng tối đa hệ thống luật pháp của Úc. Tuyên bố tiếp tục "vì sự tôn trọng đó", Tòa thánh chờ đợi kết quả của quá trình kháng cáo, vì Đức Hồng Y luôn xác quyết ngài vô tội và ngài có quyền tự bào chữa cho đến lần kháng cáo cuối cùng. Đồng thời, Tòa thánh nhấn mạnh những cam kết mạnh mẽ của Giáo hội trong nỗ lực chống lại tội lạm dụng tình dục. Để đảm bảo công lý, Đức Thánh Cha xác nhận các biện pháp phòng ngừa đã được xã hội địa phương áp dụng đối với ĐHY Pell khi ngài trở về Úc, “Nghĩa là, trong khi chờ đợi sự chung cục của các sự việc, như pháp luật qui định, Đức Hồng Y George Pell bị cấm không được thi hành chức vụ Hông y công khai và không được có bất kỳ một liên hệ nào với trẻ vị thành niên."
Các giám mục Úc châu cũng mời gọi những người Công Giáo, đang bị lung lạc, sốc mạnh bởi tình huống này, hãy cầu nguyện và không nên đưa ra một kết luận chung cục nào trước khi các quá trình xét xử hoàn tất.
Kháng cáo lần đầu tiên đã bị bác bỏ và tòa vẫn giữ nguyên án là ĐHY có tội.
Vào tháng 6 năm 2019, Tòa phúc thẩm Victoria bắt đầu giai đoạn thứ hai của quá trình với luật sư bào chữa của ĐHY cho rằng phán quyết không hợp lý và có những sai sót về thủ tục trong phiên tòa sơ thẩm. Tòa án đã đưa ra kết luận 2-1 của họ vào tháng 8 năm 2019, giữ nguyên bản án có tội lúc đầu.
Thẩm phán bất đồng chính kiến, Mark Weinberg, phản đối mạnh mẽ phán quyết trên cơ sở rằng một người không thể bị kết tội nếu bằng chứng không thể hiện rõ ràng, khi lời tố cáo ấy có một nghi ngờ hợp lý, nếu không người vô tội có nguy cơ bị kết án oan khiên!
Tòa thánh: chờ hoàn tất các thủ tục xét xử
Trong trường hợp này, trong một tuyên bố, Tòa thánh đã nhắc lại sự tôn trọng của mình đối với hệ thống tòa án của Úc, trong khi chờ đợi những diễn biến tiếp tục trong quá trình xét xử, Tòa thánh nhắc lại một lần nữa rằng ĐHY Pell vẫn khẳng khái tuyên bố mình vô tội.
Tòa án Liên bang tối cao đã nhất trí minh oan, lật ngược lại bản án cho ĐHY Pell
Vào tháng 3 năm 2020, vụ án của ĐHY Pell được Tòa án tối cao Liên bang Úc Châu đồng ý xét xử đơn kháng cáo cuối cùng của ĐHY Pell dựa trên lập luận của chánh án Mark Weinberg.
Vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, tòa án đó, bao gồm bảy thẩm phán, đã phê phán sự mâu thuẫn trong phán quyết của Tòa phúc thẩm Melbourne và nhất trí lật ngược lại bản án cho Đức Hồng Y Pell, vì có khả năng hợp lý rằng tội ác đã không thể xảy ra, đã làm cho một người vô tội bị kết án. Đức Hồng Y liền được ra tù ngay lập tức, sau 400 ngày bị giam giữ.
ĐHY Pell nói: công lý được áp dụng cho mọi người
ĐHY Pell nói ngài đã phải chịu đựng một sự bất công nghiêm trọng và "đã được minh oan", ngài "không có ý trả đũa người đã cáo gian cho ngài". Phiên tòa của ĐHY “không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về Giáo Hội Công Giáo; cũng không phải một cuộc trưng cầu dân ý về cách các nhà chức trách của Giáo hội ở Úc xử lý tội lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo hội. Vấn đề, ĐHY nói: “là liệu tôi có phạm những tội ác khủng khiếp này hay không, và tôi đã không”.
Ngoài ra, Đức Hồng Y tuyên bố rằng ngài hy vọng việc tuyên bố trắng án của ngài sẽ không gây ra những đau khổ nào nữa. ĐHY nói "Cơ sở duy nhất để hàn gắn chữa lành lâu dài là sự thật và đây là cơ sở duy nhất cho công lý, bởi vì công lý có nghĩa là sự thật cho tất cả mọi người."
Đức Hồng Y Pell cảm ơn tất cả những người đã cầu nguyện cho ngài và cho những người đã hỗ trợ ngài trong thời gian khó khăn đó. ĐHY bày tỏ lòng biết ơn đối với đội ngũ pháp lý của ngài, những người đã làm việc với một quyết tâm công lý sẽ chiến thắng, nhằm làm sáng tỏ "sự mù mờ đã được tạo ra" để cho sự thật được tỏ lộ.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người bị kết án oan khiên
Chỉ vài giờ sau khi tin tức được công bố, trong một thánh lễ được truyền hình trực tiếp từ nhà nguyện thánh Marta trong thời gian đại dịch, Đức Thánh Cha Phanxicô dù không đề cập đến Đức Hồng Y Pell, nhưng ngài ám chỉ:
“Trong những ngày của Mùa Chay này, chúng ta đã chứng kiến sự bắt bớ mà Chúa Giêsu phải chịu, và cách các tôn sư của Luật pháp đã áp dụng lên Chúa; Ngài đã bị phê phán bằng những cơn giận dữ dai dẳng, mặc dù Ngài vô tội. Hôm nay tôi muốn cầu nguyện cho tất cả những người phải chịu một bản án oan khiên do hậu quả của những người đã cố tình cáo oan cho họ”.
Tòa thánh hoan nghênh việc lật lại bản án (tuyên bố trắng án) cho ĐHY Pell
Việc lật lại bản án của Hồng Y Pell đã được Tòa thánh đón nhận một cách mừng vui. Trong một tuyên bố, Tòa thánh khẳng định rằng Tòa thánh luôn "bày tỏ sự tin tưởng vào cơ quan luật pháp của Úc". Tuyên bố nhấn mạnh, trong “tiến trình tìm kiếm chân lý sự thật của tòa án, Đức Hồng Y Pell luôn luôn xác quyết ngài vô tội và chờ đợi sự thật được minh định."
Trong những ngày qua, Đức Hồng Y Pell, người Úc đã trở lại Rôma. Sau khi ngồi tù 400 ngày, vào tháng 4 vừa qua, ngài đã được Tòa án Tối cao Liên bang Úc châu tuyệt đối nhất trí lật ngược bản án tố cáo ngài lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y George Pell trong buổi tiếp kiến hôm thứ Hai (12/10/20), và trong lời chào mừng ĐTC đã cám ơn ĐHY về những chứng nhân của ngài. Vị Hồng Y 79 tuổi người Úc, đã nắm giữ chức vụ Tổng trưởng Thánh bộ Tài chánh (từ năm 2014 đến 2019), Ngài mới trở lại Rome trong vài ngày qua.
ĐHY đã rời Vatican vào tháng 7 năm 2017 về Úc, đểa đối diện với những cáo buộc có liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho ngài một thời gian nghỉ phép để có thể tự bào chữa mình trước những cáo buộc này.
Các phiên tòa xử ĐHY Pell: Ngài bị kết tội ngay trong phiên tòa đầu tiên
Đây là bản tóm tắt, ngắn gọn về quy trình xét xử ĐHY Pell. Ngài chính thức bị buộc tội vào năm 2017 về tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, xảy ra trong hai lần riêng biệt vào năm 1996 và 1997 khi ngài còn là Tổng Giám mục của Melbourne. Phiên tòa đầu tiên diễn ra vào tháng 7 năm 2017. Và trong phiên tòa tháng 12, Thẩm phán Tòa án ở Melbourne đã đưa ra một phán quyết ĐHY có tội và vào phiên tòa tháng 2 năm 2019, ngài bắt đầu chịu án 6 năm tù giam.
ĐHY Pell luôn tuyên bố: "mình vô tội"
Hồng Y Pell luôn tuyên bố mình vô tội! ĐHY nói những tội ác mà ngài bị cáo buộc là những tội khủng khiếp và không thể dung thứ được! Ngài sẽ tiếp tục biện hộ trước những cáo buộc này. Đội ngũ pháp lý của ngài tiếp tục phản kháng phán quyết của tòa là không hợp lý vì bằng chứng đưa ra phán quyết luôn có một nghi ngờ hợp lý.
Tòa thánh: chờ đợi sự phán quyết chính xác của các sự kiện
Thông qua một tuyên bố từ Văn phòng Báo chí, Tòa thánh khẳng định tôn trọng tối đa hệ thống luật pháp của Úc. Tuyên bố tiếp tục "vì sự tôn trọng đó", Tòa thánh chờ đợi kết quả của quá trình kháng cáo, vì Đức Hồng Y luôn xác quyết ngài vô tội và ngài có quyền tự bào chữa cho đến lần kháng cáo cuối cùng. Đồng thời, Tòa thánh nhấn mạnh những cam kết mạnh mẽ của Giáo hội trong nỗ lực chống lại tội lạm dụng tình dục. Để đảm bảo công lý, Đức Thánh Cha xác nhận các biện pháp phòng ngừa đã được xã hội địa phương áp dụng đối với ĐHY Pell khi ngài trở về Úc, “Nghĩa là, trong khi chờ đợi sự chung cục của các sự việc, như pháp luật qui định, Đức Hồng Y George Pell bị cấm không được thi hành chức vụ Hông y công khai và không được có bất kỳ một liên hệ nào với trẻ vị thành niên."
Các giám mục Úc châu cũng mời gọi những người Công Giáo, đang bị lung lạc, sốc mạnh bởi tình huống này, hãy cầu nguyện và không nên đưa ra một kết luận chung cục nào trước khi các quá trình xét xử hoàn tất.
Kháng cáo lần đầu tiên đã bị bác bỏ và tòa vẫn giữ nguyên án là ĐHY có tội.
Vào tháng 6 năm 2019, Tòa phúc thẩm Victoria bắt đầu giai đoạn thứ hai của quá trình với luật sư bào chữa của ĐHY cho rằng phán quyết không hợp lý và có những sai sót về thủ tục trong phiên tòa sơ thẩm. Tòa án đã đưa ra kết luận 2-1 của họ vào tháng 8 năm 2019, giữ nguyên bản án có tội lúc đầu.
Thẩm phán bất đồng chính kiến, Mark Weinberg, phản đối mạnh mẽ phán quyết trên cơ sở rằng một người không thể bị kết tội nếu bằng chứng không thể hiện rõ ràng, khi lời tố cáo ấy có một nghi ngờ hợp lý, nếu không người vô tội có nguy cơ bị kết án oan khiên!
Tòa thánh: chờ hoàn tất các thủ tục xét xử
Trong trường hợp này, trong một tuyên bố, Tòa thánh đã nhắc lại sự tôn trọng của mình đối với hệ thống tòa án của Úc, trong khi chờ đợi những diễn biến tiếp tục trong quá trình xét xử, Tòa thánh nhắc lại một lần nữa rằng ĐHY Pell vẫn khẳng khái tuyên bố mình vô tội.
Tòa án Liên bang tối cao đã nhất trí minh oan, lật ngược lại bản án cho ĐHY Pell
Vào tháng 3 năm 2020, vụ án của ĐHY Pell được Tòa án tối cao Liên bang Úc Châu đồng ý xét xử đơn kháng cáo cuối cùng của ĐHY Pell dựa trên lập luận của chánh án Mark Weinberg.
Vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, tòa án đó, bao gồm bảy thẩm phán, đã phê phán sự mâu thuẫn trong phán quyết của Tòa phúc thẩm Melbourne và nhất trí lật ngược lại bản án cho Đức Hồng Y Pell, vì có khả năng hợp lý rằng tội ác đã không thể xảy ra, đã làm cho một người vô tội bị kết án. Đức Hồng Y liền được ra tù ngay lập tức, sau 400 ngày bị giam giữ.
ĐHY Pell nói: công lý được áp dụng cho mọi người
ĐHY Pell nói ngài đã phải chịu đựng một sự bất công nghiêm trọng và "đã được minh oan", ngài "không có ý trả đũa người đã cáo gian cho ngài". Phiên tòa của ĐHY “không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về Giáo Hội Công Giáo; cũng không phải một cuộc trưng cầu dân ý về cách các nhà chức trách của Giáo hội ở Úc xử lý tội lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo hội. Vấn đề, ĐHY nói: “là liệu tôi có phạm những tội ác khủng khiếp này hay không, và tôi đã không”.
Ngoài ra, Đức Hồng Y tuyên bố rằng ngài hy vọng việc tuyên bố trắng án của ngài sẽ không gây ra những đau khổ nào nữa. ĐHY nói "Cơ sở duy nhất để hàn gắn chữa lành lâu dài là sự thật và đây là cơ sở duy nhất cho công lý, bởi vì công lý có nghĩa là sự thật cho tất cả mọi người."
Đức Hồng Y Pell cảm ơn tất cả những người đã cầu nguyện cho ngài và cho những người đã hỗ trợ ngài trong thời gian khó khăn đó. ĐHY bày tỏ lòng biết ơn đối với đội ngũ pháp lý của ngài, những người đã làm việc với một quyết tâm công lý sẽ chiến thắng, nhằm làm sáng tỏ "sự mù mờ đã được tạo ra" để cho sự thật được tỏ lộ.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người bị kết án oan khiên
Chỉ vài giờ sau khi tin tức được công bố, trong một thánh lễ được truyền hình trực tiếp từ nhà nguyện thánh Marta trong thời gian đại dịch, Đức Thánh Cha Phanxicô dù không đề cập đến Đức Hồng Y Pell, nhưng ngài ám chỉ:
“Trong những ngày của Mùa Chay này, chúng ta đã chứng kiến sự bắt bớ mà Chúa Giêsu phải chịu, và cách các tôn sư của Luật pháp đã áp dụng lên Chúa; Ngài đã bị phê phán bằng những cơn giận dữ dai dẳng, mặc dù Ngài vô tội. Hôm nay tôi muốn cầu nguyện cho tất cả những người phải chịu một bản án oan khiên do hậu quả của những người đã cố tình cáo oan cho họ”.
Tòa thánh hoan nghênh việc lật lại bản án (tuyên bố trắng án) cho ĐHY Pell
Việc lật lại bản án của Hồng Y Pell đã được Tòa thánh đón nhận một cách mừng vui. Trong một tuyên bố, Tòa thánh khẳng định rằng Tòa thánh luôn "bày tỏ sự tin tưởng vào cơ quan luật pháp của Úc". Tuyên bố nhấn mạnh, trong “tiến trình tìm kiếm chân lý sự thật của tòa án, Đức Hồng Y Pell luôn luôn xác quyết ngài vô tội và chờ đợi sự thật được minh định."
Toàn văn Thông điệp ‘Fratelli Tutti’, chương ba
Vũ Văn An
21:20 12/10/2020
CHƯƠNG BA: DỰ KIẾN VÀ PHÁT SINH MỘT THẾ GIỚI CỞI MỞ
87. Con người được tạo ra theo cách họ không thể sống, phát triển và tìm thấy sự viên mãn ngoại trừ “trong việc tự hiến chân thành cho người khác” [62]. Họ cũng không thể nhận biết đầy đủ về bản thân ngoài cuộc gặp gỡ với người khác: “Tôi chỉ thông đạt hữu hiệu với chính tôi trong chừng mực tôi thông đạt với người khác” [63]. Không ai có thể cảm nghiệm được vẻ đẹp thực sự của đời sống mà không liên hệ với người khác, mà không có khuôn mặt thực sự để yêu thương. Đây là một phần trong mầu nhiệm của hiện sinh nhân bản đích thực. “Sự sống hiện hữu ở nơi có sự gắn bó, có hiệp thông, có tình huynh đệ; và sự sống thì mạnh mẽ hơn sự chết khi nó được xây dựng trên những mối liên hệ thực sự và dây nối kết thủy chung. Ngược lại, sẽ không có sự sống nào khi chúng ta tự cho mình là đủ và sống như những hòn đảo: trong những thái độ này, sự chết chiếm ưu thế” [64].
VƯỢT QUÁ CHÍNH CHÚNG TA
88. Trong thẳm sâu mỗi trái tim, tình yêu tạo ra mối liên kết và mở rộng hiện sinh, vì nó lôi kéo người ta ra khỏi chính mình và hướng tới người khác [65]. Vì chúng ta được tạo ra để yêu thương, nên trong mỗi chúng ta xem ra đều có “luật ekstasis [ra khỏi mình]” vận hành: “người yêu ‘đi ra ngoài’ bản thân để tìm một sự hiện hữu trọn vẹn hơn nơi một người khác” [66]. Vì lý do này, “con người luôn phải đón nhận thách đố vượt quá chính mình” [67].
89. Tôi cũng không thể giản lược cuộc sống tôi vào các mối liên hệ với một nhóm nhỏ, thậm chí với gia đình riêng của mình; tôi không thể biết mình ngoài một mạng lưới liên hệ rộng lớn hơn, bao gồm cả những mối liên hệ có trước và lên khuôn cho cả cuộc đời tôi. Mối liên hệ của tôi với những người tôi tôn trọng phải lưu ý đến sự kiện này là họ không sống chỉ vì tôi, cũng không phải tôi sống chỉ vì họ. Các mối liên hệ của chúng ta, muốn lành mạnh và chân thực, phải cởi mở chúng ta đón nhận những người khác, những người vốn làm chúng ta lớn thêm và làm giàu chúng ta. Ngày nay, cảm thức xã hội cao quý nhất của chúng ta dễ dàng bị giản lược thành số không nhường chỗ cho những dây liên kết vị kỷ chuyên chuộng vẻ bề ngoài của những liên hệ sâu sắc. Ngược lại, tình yêu đích thực và trưởng thành và tình bạn chân chính chỉ có thể bén rễ trong những trái tim sẵn sàng để mình được nên trọn vẹn. Sự kiện kết hôn hay trở thành bạn bè phải mở cõi lòng ta cho những giới khác giúp ta khả năng bước ra khỏi chính mình một cách có thể đón nhận mọi người. Các nhóm khép kín và các cặp vợ chồng chỉ quan tâm đến mình, tức những người thiết lập một "cái chúng tôi" trong thế đối lập với người khác, thường là các hình thức lý tưởng hóa của ích kỷ và chỉ lo bảo tồn mình không hơn không kém.
90. Đáng chú ý là nhiều cộng đồng nhỏ sống trong các vùng sa mạc đã phát triển một hệ thống đáng chú ý chào đón những người hành hương như một việc thực thi nghĩa vụ hiếu khách thánh thiêng. Các cộng đồng đơn tu thời Trung cổ cũng làm như vậy, như chúng ta thấy trong Luật Dòng của Thánh Bênêđíctô. Dù thừa nhận rằng điều đó có thể làm sao lãng kỷ luật và sự im lặng của các đan viện, nhưng Thánh Bênêđíctô vẫn nhấn mạnh rằng “người nghèo và các khách hành hương phải được đối xử một cách hết sức quan tâm và lưu ý” [68]. Sự hiếu khách là một cách cụ thể chấp nhận thách thức và hiến thân hiện diện trong cuộc gặp gỡ với những người nằm bên ngoài vòng kết nối của chính ta. Các đan sĩ nhận ra rằng các giá trị họ tìm cách trau dồi phải đi kèm với sự sẵn sàng vượt quá bản thân để cởi mở với người khác.
Giá trị độc đáo của tình yêu
91. Người ta có thể phát triển một số thói quen nào đó bề ngoài giống như các giá trị đạo đức: mạnh mẽ, tiết độ, chăm chỉ và các nhân đức tương tự. Tuy nhiên, nếu các hành vi nhân đức luân lý khác nhau phải được điều hướng một cách đúng đắn, thì người ta cần phải lưu ý đến mức độ chúng cổ vũ sự cởi mở và kết hợp với những người khác. Ta có thể làm điều đó trở thành khả hữu nhờ đức ái Thiên Chúa đã phú ban. Không có đức ái, có lẽ chúng ta chỉ có những nhân đức bề ngoài, không có khả năng nâng đỡ cuộc sống chung. Do đó, Thánh Tôma Aquinô đã có thể nói, khi trích dẫn lời của Thánh Augustinô, rằng tính khí của một người tham lam không có cách chi nhân đức cho được [69]. Về phần mình, thánh Bonaventura giải thích rằng các nhân đức khác, nếu không có đức ái, nói đúng ra, là không chu toàn các điều răn “theo cách Thiên Chúa muốn chúng được chu toàn” [70].
92. Tầm vóc tinh thần của đời người được đo bằng tình yêu thương, một thứ tình, trước sau, vẫn là “tiêu chuẩn để xác định dứt khoát về giá trị hay vô giá trị của đời người” [71]. Tuy nhiên, một số tín hữu nghĩ rằng nó hệ ở việc áp đặt ý thức hệ riêng của họ lên mọi người khác, hoặc ở việc bảo vệ sự thật một cách bạo lực, hoặc trong những cuộc biểu dương sức mạnh đầy ấn tượng. Tất cả chúng ta, trong tư cách tín hữu, cần phải nhìn nhận rằng tình yêu chiếm vị trí hàng đầu: tình yêu không bao giờ được đặt vào thế nguy cơ, và nguycơ lớn nhất chính là việc không yêu thương (x. 1Cr 13:1-13).
93. Thánh Tôma Aquinô đã tìm cách mô tả tình yêu mà ơn thánh Thiên Chúa vốn làm cho khả hữu như một chuyển động dẫn chúng ta tập trung chú ý vào một người khác, bằng cách "đồng nhất hóa họ với chính mình"[72]. Tình cảm của chúng ta dành cho người khác khiến chúng ta tự do khao khát tìm kiếm điều tốt đẹp cho họ một cách nhưng không. Tất cả những điều này bắt nguồn từ cảm thức quý mến, biết đánh giá cao giá trị của người khác. Cuối cùng, đó chính là ý tưởng đứng đằng sau chữ “bác ái”: những người được yêu rất“đắt giá” đối với tôi; nghĩa là "họ được định giá rất cao" [73]. Và “tình yêu nhờ đó một người nào đó trở nên đẹp lòng (grata) một người khác là lý do tại sao người khác này trao cho họ một thứ gì đó một cách nhưng không (gratis)” [74].
94. Vậy thì tình yêu không chỉ là một chuỗi các hành động nhân từ. Những hành động này có nguồn gốc từ sự kết hợp ngày càng hướng tới những người khác, coi họ có giá trị, xứng đáng, đẹp lòng và đẹp đẽ bất chấp dáng vẻ thể lý hay đạo đức của họ. Tình yêu của chúng ta đối với người khác, đối với con người hiện thực của họ, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm điều tốt nhất cho cuộc sống của họ. Chỉ bằng cách nuôi dưỡng cách liên hệ với nhau này, chúng ta mới tạo ra một tình bạn xã hội không loại trừ ai và một tình huynh đệ cởi mở chào đón mọi người.
TÌNH YÊU MỖI NGÀY MỖI CỞI MỞ HƠN
95.Tình yêu, sau cùng, thúc đẩy chúng ta tiến tới sự hiệp thông phổ quát. Không ai có thể trưởng thành hoặc tìm thấy sự viên mãn bằng cách tự cô lập mình. Tự bản chất của nó, tình yêu đòi một tính cởi mở ngày một tăng tiến, một khả năng lớn hơn đón nhận người khác, trong cuộc phiêu lưu liên tục, một cuộc phiêu lưu hướng mọi vùng ngoại vi tới một cảm thức thực sự thuộc về nhau. Chúa Giêsu từng nói với chúng ta: “Các con đều là anh em” (Mt 23: 8).
96. Nhu cầu phải vượt quá các giới hạn của chính chúng ta cũng áp dụng vào các khu vực và quốc gia khác nhau. Thật vậy, “số lượng ngày càng gia tăng các nối kết qua lại và truyền thông trong thế giới ngày nay khiến chúng ta ý thức mạnh mẽ được tính thống nhất và vận mệnh chung của các quốc gia. Trong năng động tính của lịch sử, và trong sự đa dạng của các nhóm sắc tộc, các xã hội và nền văn hóa, chúng ta thấy những mầm mống của một ơn gọi tạo ra một cộng đồng gồm những anh chị em biết chấp nhận và chăm sóc lẫn nhau” [75].
Các xã hội cởi mở hòa nhập mọi người
97. Một số vùng ngoại vi gần với chúng ta, trong các trung tâm thành phố hoặc trong các gia đình của chúng ta. Do đó, trong tình yêu có tính hiện sinh hơn địa lý, có khía cạnh cởi mở phổ quát. Nó liên quan đến các cố gắng hàng ngày của chúng ta muốn mở rộng vòng nối kết bạn bè, vươn tay ra với những người, dù họ vốn gần gũi với tôi, nhưng tôi không tự nhiên coi họ như một phần trong vòng quan tâm của tôi. Mỗi anh chị em gặp khó khăn, khi bị xã hội nơi tôi đang sống bỏ rơi hoặc phớt lờ, đều trở thành một người ngoại quốc về phương diện hiện sinh, mặc dù cùng sinh ra trong cùng một đất nước. Họ có thể là công dân với đầy đủ quyền lợi, nhưng họ bị đối xử như người nước ngoài trong chính đất nước của họ. Phân biệt chủng tộc là một loại virút biến đổi (mutate) nhanh chóng và thay vì biến mất, chỉ ẩn núp và chờ đợi tái xuất.
98. Tôi muốn đề cập đến một số “người lưu vong giấu mặt” bị coi như những bộ phận ngoại nhân trong xã hội [76]. Nhiều người khuyết tật “cảm thấy họ hiện hữu mà không thuộc về ai và không tham gia vào đâu cả”. Phần lớn vẫn ngăn cản họ quyền được bỏ phiếu hoàn toàn. Mối quan tâm của chúng ta không phải chỉ chăm sóc họ mà còn bảo đảm để họ “tham gia tích cực vào cộng đồng dân sự và giáo hội. Đó là một diễn trình đòi hỏi và thậm chí gây mệt mỏi, nhưng là một diễn trình sẽ dần dần góp phần đào tạo lương tâm biết thừa nhận mỗi cá nhân như một con người độc đáo và không thể lặp lại”. Tôi cũng nghĩ tới “những người già, những người cũng do khuyết tật của họ, đôi khi bị coi như gánh nặng”. Tuy nhiên, mỗi người trong số họ có thể cống hiến “một đóng góp độc đáo cho lợi ích chung qua những câu chuyện đáng chú ý về cuộc sống của họ”. Tôi xin nhắc lại: chúng ta cần có “can đảm để đem lại tiếng nói cho những người bị kỳ thị do sự khuyết tật của họ, bởi vì đáng buồn thay, ở một số quốc gia, ngay cả lúc này, người ta khó thừa nhận họ là những người có phẩm giá bình đẳng” [77].
Những hiểu biết bất cập về tình yêu phổ quát
99. Một tình yêu có khả năng vượt quá biên giới là cơ sở cho điều mà ở mọi thành phố và quốc gia có thể gọi là “tình bạn xã hội”. Tình bạn xã hội chân chính trong một xã hội làm cho sự cởi mở phổ quát thực sự trở nên khả hữu. Điều này rất khác xa với chủ nghĩa phổ quát sai lầm của những người thường xuyên đi du lịch nước ngoài vì họ không thể bao dung hoặc yêu thương người dân của chính họ. Những người coi thường đồng bào mình có xu hướng tạo ra trong xã hội những hạng người hạng nhất và hạng hai, những người có phẩm giá cao hơn hoặc kém hơn, những người được hưởng nhiều quyền hơn hoặc ít hơn. Bằng cách này, họ phủ nhận việc có chỗ dành cho mọi người.
100. Chắc chắn, tôi không đề nghị một chủ nghĩa phổ quát độc đoán và trừu tượng, được nghĩ ra hoặc lên kế hoạch bởi một nhóm nhỏ và được trình bày như một lý tưởng nhằm mục đích san bằng, thống trị và cướp bóc. Thực thế, một mô hình hoàn cầu hóa “ý thức nhằm đạt tới sự độc dạng chỉ có một chiều và tìm cách xóa bỏ mọi khác biệt và truyền thống trong một cuộc mưu cầu thống nhất phiến diện… Nếu một loại hoàn cầu hóa nào đó có cao vọng san bằng mọi người, như thể đây là một trái cầu, thì thứ hoàn cầu hóa ấy sẽ phá hủy sự phong phú cũng như tính đặc thù của mỗi con người và mỗi dân tộc” [78]. Chủ nghĩa phổ quát sai lầm này kết cục tước đoạt của thế giới các màu sắc khác nhau, vẻ đẹp của nó và, cuối cùng, nhân tính của nó. Vì “tương lai không đơn sắc; nếu chúng ta can đảm, chúng ta có thể chiêm ngắm nó trong tất cả vẻ khác nhau và đa dạng của những gì mỗi cá nhân có dịp cung hiến. Gia đình nhân loại của chúng ta cần học hỏi xiết bao cách chung sống hòa thuận và bình an, nhưng không cần tất cả chúng ta đều giống y như nhau!” [79].
Kỳ tới: VƯỢT QUÁ MỘT THẾ GIỚI "NHỮNG KẺ ĐỒNG HỘI"
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gặp gỡ người trẻ TGP. Sài Gòn mừng lễ phong chân phước Carlo Acutis
Martino Lê Hoàng Vũ
08:35 12/10/2020
Gặp gỡ người trẻ TGP. Sài Gòn
“Hòa mạng cùng Carlo “ Đó là chủ đề của cuộc gặp gỡ người trẻ thuộc TGP. Sài Gòn đã diễn ra tại nhà thờ giáo xứ Tân Phước,hạt Phú Thọ, TGP Sài Gòn vào chiều thứ bảy vừa qua ngày 10.10.2020.Cuộc gặp gỡ được ban Mục vụ giới trẻ TGP tổ chức trong dịp Giáo hội tôn phong chân phước cho chàng thiếu niên Carlo Acutis, một vị trẻ trung của thời đại chúng ta,lập trình viên máy tính đa tài thế hệ 9X.
Xem Hình
Chương trình được bắt đầu từ 14g với phần đón tiếp các bạn trẻ từ các giáo xứ, giáo hạt, các nhóm bạn trẻ,sinh viên, các bạn trẻ thuộc các hội đoàn đã về giáo xứ Tân Phước tham dự ngày hội trong sự năng động tươi vui,phá đi sự ảm đạm của thời tiết Sài Gòn trong những ngày đang bị ảnh hưởng của cơn bão số 6.
Bước vào cổng chính “Check -in” địa điểm, vì khi tham gia chương trình các bạn đăng ký qua mạng trước và khi đến đây các bạn tham quan các gian hàng, các sản phẩm, các chương trình ứng dụng, giúp cho người trẻ nối kết chuyện trò, tâm sự và chia sẻ, gian hàng sách,khu vực triển lãm ảnh, các ấn phẩm Công Giáo và của ngưởi trẻ phòng đọc sách dành cho giới trẻ.
Ngoài ra, các bạn trẻ tham dự các chương trình Workshop,các buổi nói chuyện chuyên đề ở nhiều phòng khác nhau của nhà mục vụ giáo xứ Tân Phước và bên trong nhà thờ.
Khoảng 16g30, các bạn trẻ đón vị cha chung là Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng – Tổng Giám mục Sài Gòn đến với ngày hội.LM Gioan Lê Quang Việt – Trưởng ban MVGT thuộc TGP Sài Gòn hướng dẫn ngài đi thăm các gian hàng, chụp hình kỷ niệm, ghi lại những dòng chữ và chào thăm các bạn trẻ trong sự thân thiện.
Phần tiếp theo và cũng là đỉnh cao của cuộc gặp gỡ người trẻ là thánh lễ tạ ơn diễn ra vào lúc 17 g 30 tại nhà thờ Tân Phước, do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng chủ tế,cùng với Linh mục Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm, Linh mục Gioan Lê Quang Việt- Trưởng ban MVGT Giáo phận,chánh xứ Tân Phước, quý linh mục đồng hành với giới trẻ,quý linh mục hạt Phú Thọ và cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Tân Phước tham dự.
Bước vào thánh lễ ngoài lúc này trời mưa thật nặng hạt,Thánh lễ của các bạn trẻ chiều nay cử hành theo phụng vụ Chúa Nhật 28 Thường Niên A.
Kế đó, trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Tổng GM Giuse trình bày vài nét cuộc đời chân phước Carlo Acutis, một thiếu niên sinh năm 1991 qua đời năm 2006 vì bệnh bạch cầu,chàng mặc quần jean, áo thun, đi giày thể thao và rất mê game, nhưng ngài lại có lòng yêu mến Chúa Giêsu.Buổi gặp gỡ người trẻ hôm nay có chủ đề: “Hòa mạng cùng Carlo”.Nhưng thật ra,Thiên Chúa mới là người lập trình viên đầu tiên,chính Thiên Chúa có kế hoạch chương trình mời gọi chúng ta vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu kể dụ ngôn nhà vua mở tiệc cưới cho con mình. Thiên Chúa muốn kết nối với chúng ta và chàng lập trình viên Carlo Acutis đã kết nối với Chúa, như lời Carlo nói: “Chúng ta được dựng nên không phải để cho những hạnh phúc hữu hạn ở đời này mà còn cho hạnh phúc vĩnh cửu”.Vì thế,Carlo yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, ao ước tham dự thánh lễ, rước lễ, xưng tội, cũng như ngài yêu mến Đức Mẹ và siêng năng lần hạt Mân Côi. Carlo còn luôn hòa mạng kết nối với các bạn bè, quan tâm đến người khác, thay vì sống co cụm lại,cô lập bản thân, Carlo đã dùng khả năng máy tính để rao giảng Tin Mừng, để nói về Chúa và Carlo đã lập một trang web về các phép lạ Thánh Thể.
Như vậy,qua việc phong chân phước cho Carlo Acutis, Giáo hội cho chúng ta thấy rằng:Ai cũng có thể nên thánh được,nên thánh qua việc vào mạng và vào mạng để nên thánh, chúng ta phải nối mạng với Chúa, vì chính Chúa là Ánh Sáng,Sự Sống thần linh cho cuộc đời chúng ta.Chúng ta nên thánh bằng tham dự thánh lễ,học hỏi giáo lý.Chúng ta cũng kết nối với tha nhân,mở lòng ra với anh chị em,những người nghèo khổ bất hạnh,chia sẻ và dấn thân phục vụ người khác.
Đức Tổng GM Giuse đúc kết: chúng ta sử dụng tất cả những gì Chúa ban, nhất là qua mạng để kết nối với Chúa và với anh chị em, đừng sợ nên thánh,Chúa không lấy của chúng ta bất cứ điều gì.
Thánh lễ khép lại và cuộc gặp gỡ được tiếp tục với nhiều hoạt động giao lưu sôi động dành cho các bạn trẻ.Bên cạnh đó,ngày hội còn có các chuỗi sự kiện kết nối hòa mạng cùng Carlo gồm các team cho người trẻ có nhiều trải nghiệm trên không gian mạng.Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng và Linh mục Gioan Lê Quang Việt trao giải thưởng chương trình nhiếp ảnh “Cùng Carlo bắt trọn khoảnh khắc” cho các cá nhân và tập thể.
Phần cuối cùng chương trình là Game “Hòa mạng cùng Carlo”, các bạn trẻ trên tay với những dải vải liên kết với nhau và với Thánh Giá Chúa Kitô, để các bạn được sai ra đi trong niềm vui mừng phấn khởi và tập sống nên thánh mỗi ngày qua mạng xã hội theo gương chân phước Carlo Acutis.
Martino Lê Hoàng Vũ
“Hòa mạng cùng Carlo “ Đó là chủ đề của cuộc gặp gỡ người trẻ thuộc TGP. Sài Gòn đã diễn ra tại nhà thờ giáo xứ Tân Phước,hạt Phú Thọ, TGP Sài Gòn vào chiều thứ bảy vừa qua ngày 10.10.2020.Cuộc gặp gỡ được ban Mục vụ giới trẻ TGP tổ chức trong dịp Giáo hội tôn phong chân phước cho chàng thiếu niên Carlo Acutis, một vị trẻ trung của thời đại chúng ta,lập trình viên máy tính đa tài thế hệ 9X.
Xem Hình
Chương trình được bắt đầu từ 14g với phần đón tiếp các bạn trẻ từ các giáo xứ, giáo hạt, các nhóm bạn trẻ,sinh viên, các bạn trẻ thuộc các hội đoàn đã về giáo xứ Tân Phước tham dự ngày hội trong sự năng động tươi vui,phá đi sự ảm đạm của thời tiết Sài Gòn trong những ngày đang bị ảnh hưởng của cơn bão số 6.
Ngoài ra, các bạn trẻ tham dự các chương trình Workshop,các buổi nói chuyện chuyên đề ở nhiều phòng khác nhau của nhà mục vụ giáo xứ Tân Phước và bên trong nhà thờ.
Khoảng 16g30, các bạn trẻ đón vị cha chung là Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng – Tổng Giám mục Sài Gòn đến với ngày hội.LM Gioan Lê Quang Việt – Trưởng ban MVGT thuộc TGP Sài Gòn hướng dẫn ngài đi thăm các gian hàng, chụp hình kỷ niệm, ghi lại những dòng chữ và chào thăm các bạn trẻ trong sự thân thiện.
Phần tiếp theo và cũng là đỉnh cao của cuộc gặp gỡ người trẻ là thánh lễ tạ ơn diễn ra vào lúc 17 g 30 tại nhà thờ Tân Phước, do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng chủ tế,cùng với Linh mục Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm, Linh mục Gioan Lê Quang Việt- Trưởng ban MVGT Giáo phận,chánh xứ Tân Phước, quý linh mục đồng hành với giới trẻ,quý linh mục hạt Phú Thọ và cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Tân Phước tham dự.
Bước vào thánh lễ ngoài lúc này trời mưa thật nặng hạt,Thánh lễ của các bạn trẻ chiều nay cử hành theo phụng vụ Chúa Nhật 28 Thường Niên A.
Kế đó, trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Tổng GM Giuse trình bày vài nét cuộc đời chân phước Carlo Acutis, một thiếu niên sinh năm 1991 qua đời năm 2006 vì bệnh bạch cầu,chàng mặc quần jean, áo thun, đi giày thể thao và rất mê game, nhưng ngài lại có lòng yêu mến Chúa Giêsu.Buổi gặp gỡ người trẻ hôm nay có chủ đề: “Hòa mạng cùng Carlo”.Nhưng thật ra,Thiên Chúa mới là người lập trình viên đầu tiên,chính Thiên Chúa có kế hoạch chương trình mời gọi chúng ta vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu kể dụ ngôn nhà vua mở tiệc cưới cho con mình. Thiên Chúa muốn kết nối với chúng ta và chàng lập trình viên Carlo Acutis đã kết nối với Chúa, như lời Carlo nói: “Chúng ta được dựng nên không phải để cho những hạnh phúc hữu hạn ở đời này mà còn cho hạnh phúc vĩnh cửu”.Vì thế,Carlo yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, ao ước tham dự thánh lễ, rước lễ, xưng tội, cũng như ngài yêu mến Đức Mẹ và siêng năng lần hạt Mân Côi. Carlo còn luôn hòa mạng kết nối với các bạn bè, quan tâm đến người khác, thay vì sống co cụm lại,cô lập bản thân, Carlo đã dùng khả năng máy tính để rao giảng Tin Mừng, để nói về Chúa và Carlo đã lập một trang web về các phép lạ Thánh Thể.
Như vậy,qua việc phong chân phước cho Carlo Acutis, Giáo hội cho chúng ta thấy rằng:Ai cũng có thể nên thánh được,nên thánh qua việc vào mạng và vào mạng để nên thánh, chúng ta phải nối mạng với Chúa, vì chính Chúa là Ánh Sáng,Sự Sống thần linh cho cuộc đời chúng ta.Chúng ta nên thánh bằng tham dự thánh lễ,học hỏi giáo lý.Chúng ta cũng kết nối với tha nhân,mở lòng ra với anh chị em,những người nghèo khổ bất hạnh,chia sẻ và dấn thân phục vụ người khác.
Thánh lễ khép lại và cuộc gặp gỡ được tiếp tục với nhiều hoạt động giao lưu sôi động dành cho các bạn trẻ.Bên cạnh đó,ngày hội còn có các chuỗi sự kiện kết nối hòa mạng cùng Carlo gồm các team cho người trẻ có nhiều trải nghiệm trên không gian mạng.Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng và Linh mục Gioan Lê Quang Việt trao giải thưởng chương trình nhiếp ảnh “Cùng Carlo bắt trọn khoảnh khắc” cho các cá nhân và tập thể.
Phần cuối cùng chương trình là Game “Hòa mạng cùng Carlo”, các bạn trẻ trên tay với những dải vải liên kết với nhau và với Thánh Giá Chúa Kitô, để các bạn được sai ra đi trong niềm vui mừng phấn khởi và tập sống nên thánh mỗi ngày qua mạng xã hội theo gương chân phước Carlo Acutis.
Martino Lê Hoàng Vũ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thuyền Con Giữa Mênh Mông/Immensity
Robert Helfman
10:57 12/10/2020
THUYỀN CON GIỮA MÊNH MÔNG/IMMENSITY
Ảnh của Robert Helfman
Thuyền con giữa biển mênh mông
Vững tin nơi Chúa tôi không sợ gì
(bt)
Ảnh của Robert Helfman
Thuyền con giữa biển mênh mông
Vững tin nơi Chúa tôi không sợ gì
(bt)
VietCatholic TV
Hiệp định Vatican - Trung Quốc: Nỗi buồn của ĐHY Trần Nhật Quân. Âu lo cho tương lai truyền giáo
Giáo Hội Năm Châu
04:18 12/10/2020
Vụ từ chức đột ngột của Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), người vẫn thường được xem là một trong những “nạn nhân” đầu tiên của thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican, đang gây ra những bất mãn sâu sắc giữa một bên là các vị ở Vatican chủ trương duy trì thoả thuận và một bên là những Giám Mục người Hoa cảm thấy ý kiến của mình không được lắng nghe.
Tờ National Catholic Register có bài tường thuật sau về căng thẳng giữa Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã lên tiếng bác bỏ những tuyên bố cho rằng thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 phê duyệt dưới dạng dự thảo, và cáo buộc Đức Hồng Y Pietro Parolin “thao túng” Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá trình thương thảo với Trung Quốc.
Trong một bài bình luận đăng trên blog của mình vào ngày 7 tháng 10, Đức Hồng Y Quân, Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng, đã đưa ra một bài phê bình mở rộng và nhắm vào cá nhân đối với bài phát biểu ngày 3 tháng 10 của Đức Hồng Y Parolin về lịch sử và tương lai của hoạt động truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc.
“Tôi đã đọc bài phát biểu của Đức Hồng Y Parolin,” Đức Hồng Y Quân nói. “Thật là bệnh hoạn!”
Đức Hồng Y Quân nói một câu khá nặng nề rằng: “Vì [Hồng Y Parolin] không phải là người khờ dại và thiếu hiểu biết, nên tôi đành phải kết luận rằng Hồng Y Parolin đã nói dối hàng loạt mà không nhắm mắt”.
“Điều đáng phẫn nộ nhất là sự xúc phạm đối với Đức Bênêđíctô XVI đáng kính khi cho rằng ngài đã chấp thuận vào thời điểm thỏa thuận được Tòa Thánh ký hai năm trước, vì biết rằng Đức Bênêđíctô ngọt ngào nhất, dịu dàng nhất của chúng ta chắc chắn sẽ không phủ nhận điều đó,” Đức Hồng Y Quân nói.
Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc tấn phong Giám Mục, được phê chuẩn vào tháng 9 năm 2018, được Vatican coi là một nỗ lực giúp thống nhất Giáo Hội Công Giáo thầm lặng ở Trung Quốc - luôn hiệp thông với Rôma - với Giáo Hội quốc doanh do Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc khống chế. Sau thỏa thuận này, bảy Giám Mục từng được Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong bất hợp pháp đã được hiệp thông hoàn toàn với Rôma.
Đức Hồng Y Parolin cho biết trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 rằng mục tiêu mục vụ của thỏa thuận là giải thoát các giáo hội địa phương để “hiến thân cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng”.
Trong bài phát biểu của mình vào ngày 3 tháng 10 tại Milan, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại cam kết của Vatican về việc gia hạn tạm thời thỏa thuận, sẽ hết hạn vào ngày 22 tháng 10.
“Để cuộc đối thoại đạt được kết quả nhất quán hơn, cần phải tiếp tục nó”, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói tại một sự kiện đánh dấu 150 năm sự hiện diện của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, tại Trung Quốc.
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 về chủ đề này, Đức Hồng Y Parolin đã trích dẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong cuộc thảo luận về những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc. Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã trích dẫn lời người tiền nhiệm của ngài, là Thánh Gioan Phaolô II rằng “Không có gì là bí ẩn, đối với bất cứ ai, là Tòa Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội Công Giáo và - tôi tin - vì lợi ích của toàn thể nhân loại hy vọng sẽ mở ra một không gian đối thoại với các nhà chức trách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó, một khi những hiểu lầm trong quá khứ đã được vượt qua, chúng ta có thể cùng nhau hành động vì lợi ích của người dân Trung Hoa và vì hòa bình trên thế giới”.
Đức Hồng Y Parolin cũng trích dẫn Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn và nguyên là Tổng trưởng Bộ Giám Mục, là người đã nói vào tháng Ba rằng “Đức Bênêđictô XVI đã phê duyệt dự thảo thỏa thuận về việc bổ nhiệm các Giám Mục tại Trung Quốc, mà mãi đến năm 2018 mới được ký kết.”
Đức Hồng Y Quân phản bác những nhận xét được cho là của Đức Hồng Y Re, gọi nhận xét này là “rất lố bịch và sỉ nhục” vì Đức Hồng Y Re “bị” sử dụng “một lần nữa để ủng hộ những lời nói dối của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh.
Đức Hồng Y Quân cáo buộc Đức Hồng Y Parolin “nói dối” về việc Đức Bênêđíctô phê duyệt dự thảo thỏa thuận với Trung Quốc, và thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Đức Hồng Y Parolin biết mình đang nói dối, ngài ấy biết rằng tôi biết ngài là một kẻ nói dối, ngài biết rằng tôi sẽ nói với mọi người rằng ngài là một kẻ nói dối, vì vậy ngoài sự táo tợn, ngài cũng rất bạo gan,” Đức Hồng Y Quân nói.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói: “Bất chấp thỏa thuận,” các tín hữu Kitô ở Trung Quốc vẫn tiếp tục bị bọn cầm quyền bắt bớ và sách nhiễu,
Tuy nhiên, “có vẻ như để cứu vãn thỏa thuận, Tòa Thánh đang nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những bất công mà Đảng Cộng sản gây ra cho người dân Trung Quốc.”
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10, Đức Hồng Y Parolin cho biết ngài đã nhìn thấy những dấu chỉ cho thấy thỏa thuận đang giúp thống nhất những người Công Giáo thầm lặng với các thành viên của Giáo Hội quốc doanh, và điều đó “chắc chắn” sẽ giúp Giáo hội địa phương tránh được việc tấn phong bất hợp pháp các Giám Mục trong tương lai.
Ngài nhấn mạnh rằng, đã có “sự hiểu lầm” về thỏa thuận. Đồng thời, ngài cũng thừa nhận rằng mặc dù vẫn còn “nhiều vấn đề khác” mà người Công Giáo ở Trung Quốc phải đối mặt, nhưng chúng ta không thể giải quyết tất cả những vấn đề này cùng một lúc.
“Chúng ta biết rằng con đường để bình thường hóa hoàn toàn sẽ còn rất dài, như Đức Bênêđíctô XVI đã dự đoán vào năm 2007,” Đức Hồng Y Parolin nói.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng thỏa thuận “chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám Mục”, và Vatican đã lưu ý rằng không có vụ tấn phong bất hợp pháp nào diễn ra kể từ khi thỏa thuận được ký vào năm 2018.
Đức Hồng Y Quân đã bác bỏ việc coi đó là một thành tựu đáng giá.
“Tất cả các Giám Mục hợp pháp, nhưng trong một Giáo hội khách quan mà nói đã ly giáo, thì điều đó có gì là tốt? Nó có tiến bộ không? Đây có phải là sự khởi đầu của một hành trình hay không?”
Đức Hồng Y Quân nhấn mạnh rằng: Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc đã cho phép các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc có tiếng nói trong việc tấn phong Giám Mục, nhưng cũng cho phép thực thi “Trung Quốc hóa” các vấn đề của Giáo hội.
Chính sách “Trung Quốc hóa”, được “đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2015, nhằm áp đặt bản sắc Trung Quốc và Cộng sản đối với tất cả các hoạt động tôn giáo ở nước này. Nó bao gồm việc cưỡng bách các nhà thờ loại bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay thế chúng bằng những câu nói của chủ tịch Mao và đại đế Tập.
Trước đây, Đức Hồng Y Parolin đã nói rằng “sự hội nhập văn hóa là điều kiện thiết yếu cho việc loan báo Tin Mừng một cách đúng đắn, để sinh hoa trái, một mặt, đòi hỏi phải bảo vệ sự trong sạch và toàn vẹn đích thực của nó, và mặt khác, trình bày nó theo kinh nghiệm cụ thể của mỗi người dân và mỗi nền văn hóa”.
“Hai thuật ngữ ‘hội nhập văn hoá’ và ‘Trung Hoa hóa’, tham chiếu với nhau mà không nhầm lẫn và không có đối lập,” Đức Hồng Y Parolin khẳng định như trên vào năm 2019.
“Tình yêu dành cho quê hương phải lớn hơn tình yêu dành cho Giáo Hội; và phép nước phải trọng hơn phép đạo”, Giám Mục Trung Quốc Phòng Hưng Diệu (Fang Xingyao - 房興耀) nói như trên trong Hội Nghị Tham Vấn Chính Trị Về Các Tôn Giáo, gọi tắt là CPPCC, được tổ chức vào ngày 26 tháng 11, 2019 tại thủ đô Bắc Kinh.
[Ông Phòng Hưng Diệu là Giám Mục Yên Đài (Yantai - 烟台) thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong - 山东) và là thành viên của Ban Thường vụ CPPCC. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và là phó chủ tịch Hội đồng Giám Mục Trung Quốc. Cả hai cơ cấu này đều không được Tòa Thánh công nhận - Chú thích của người dịch]
Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc qua cụm từ “Trung Hoa hóa” tôn giáo “không phải là những gì chúng ta muốn nói trong cụm từ hội nhập văn hoá, nó là thứ tôn giáo của Đảng Cộng sản,” Đức Hồng Y Quân viết. Trong cái thứ tôn giáo ấy “chúa tể càn khôn là đảng, là bọn lãnh đạo đảng”
“Làm sao Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lại có thể nói rằng tất cả những điều này không liên quan gì đến thỏa thuận? Cuộc sống có thể bị cắt thành nhiều mảnh sao?” Đức Hồng Y Quân hỏi.
Ngài cũng cáo buộc Đức Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Nếu tôi được hỏi: Ngài nói rằng Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha à? Thưa, đúng thế, tôi không biết tại sao Đức Giáo Hoàng lại cho phép mình bị thao túng, nhưng tôi có bằng chứng để tin như vậy và điều này khiến tôi cảm thấy việc tôi chỉ trích Tòa Thánh ít đau đớn và ít đáng trách”, ngài nói.
Đức Hồng Y Quân nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào tháng trước rằng sự im lặng của Giáo hội trước việc giam giữ và lạm dụng hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, là kết quả của các cuộc đàm phán nhằm gia hạn thỏa thuận năm 2018. Sự im lặng này “sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo” ở đó trong tương lai.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn giữ im lặng về điều mà một số nhóm nhân quyền gọi là “tội ác diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc.
“Sự im lặng nổi bật này sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo”, Đức Hồng Y Quân nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Đức Hồng Y cảnh cáo rằng:
“Ngày mai khi mọi người tập hợp để lên kế hoạch cho một Trung Quốc mới, Giáo Hội Công Giáo có thể không được chào đón”.
Source:National Catholic RegisterCardinal Zen Challenges Cardinal Parolin Over China Deal Claims
Tờ National Catholic Register có bài tường thuật sau về căng thẳng giữa Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã lên tiếng bác bỏ những tuyên bố cho rằng thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 phê duyệt dưới dạng dự thảo, và cáo buộc Đức Hồng Y Pietro Parolin “thao túng” Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá trình thương thảo với Trung Quốc.
Trong một bài bình luận đăng trên blog của mình vào ngày 7 tháng 10, Đức Hồng Y Quân, Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng, đã đưa ra một bài phê bình mở rộng và nhắm vào cá nhân đối với bài phát biểu ngày 3 tháng 10 của Đức Hồng Y Parolin về lịch sử và tương lai của hoạt động truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc.
“Tôi đã đọc bài phát biểu của Đức Hồng Y Parolin,” Đức Hồng Y Quân nói. “Thật là bệnh hoạn!”
Đức Hồng Y Quân nói một câu khá nặng nề rằng: “Vì [Hồng Y Parolin] không phải là người khờ dại và thiếu hiểu biết, nên tôi đành phải kết luận rằng Hồng Y Parolin đã nói dối hàng loạt mà không nhắm mắt”.
“Điều đáng phẫn nộ nhất là sự xúc phạm đối với Đức Bênêđíctô XVI đáng kính khi cho rằng ngài đã chấp thuận vào thời điểm thỏa thuận được Tòa Thánh ký hai năm trước, vì biết rằng Đức Bênêđíctô ngọt ngào nhất, dịu dàng nhất của chúng ta chắc chắn sẽ không phủ nhận điều đó,” Đức Hồng Y Quân nói.
Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc tấn phong Giám Mục, được phê chuẩn vào tháng 9 năm 2018, được Vatican coi là một nỗ lực giúp thống nhất Giáo Hội Công Giáo thầm lặng ở Trung Quốc - luôn hiệp thông với Rôma - với Giáo Hội quốc doanh do Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc khống chế. Sau thỏa thuận này, bảy Giám Mục từng được Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong bất hợp pháp đã được hiệp thông hoàn toàn với Rôma.
Đức Hồng Y Parolin cho biết trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 rằng mục tiêu mục vụ của thỏa thuận là giải thoát các giáo hội địa phương để “hiến thân cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng”.
Trong bài phát biểu của mình vào ngày 3 tháng 10 tại Milan, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại cam kết của Vatican về việc gia hạn tạm thời thỏa thuận, sẽ hết hạn vào ngày 22 tháng 10.
“Để cuộc đối thoại đạt được kết quả nhất quán hơn, cần phải tiếp tục nó”, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói tại một sự kiện đánh dấu 150 năm sự hiện diện của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, tại Trung Quốc.
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 về chủ đề này, Đức Hồng Y Parolin đã trích dẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong cuộc thảo luận về những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc. Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã trích dẫn lời người tiền nhiệm của ngài, là Thánh Gioan Phaolô II rằng “Không có gì là bí ẩn, đối với bất cứ ai, là Tòa Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội Công Giáo và - tôi tin - vì lợi ích của toàn thể nhân loại hy vọng sẽ mở ra một không gian đối thoại với các nhà chức trách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó, một khi những hiểu lầm trong quá khứ đã được vượt qua, chúng ta có thể cùng nhau hành động vì lợi ích của người dân Trung Hoa và vì hòa bình trên thế giới”.
Đức Hồng Y Parolin cũng trích dẫn Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn và nguyên là Tổng trưởng Bộ Giám Mục, là người đã nói vào tháng Ba rằng “Đức Bênêđictô XVI đã phê duyệt dự thảo thỏa thuận về việc bổ nhiệm các Giám Mục tại Trung Quốc, mà mãi đến năm 2018 mới được ký kết.”
Đức Hồng Y Quân phản bác những nhận xét được cho là của Đức Hồng Y Re, gọi nhận xét này là “rất lố bịch và sỉ nhục” vì Đức Hồng Y Re “bị” sử dụng “một lần nữa để ủng hộ những lời nói dối của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh.
Đức Hồng Y Quân cáo buộc Đức Hồng Y Parolin “nói dối” về việc Đức Bênêđíctô phê duyệt dự thảo thỏa thuận với Trung Quốc, và thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Đức Hồng Y Parolin biết mình đang nói dối, ngài ấy biết rằng tôi biết ngài là một kẻ nói dối, ngài biết rằng tôi sẽ nói với mọi người rằng ngài là một kẻ nói dối, vì vậy ngoài sự táo tợn, ngài cũng rất bạo gan,” Đức Hồng Y Quân nói.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói: “Bất chấp thỏa thuận,” các tín hữu Kitô ở Trung Quốc vẫn tiếp tục bị bọn cầm quyền bắt bớ và sách nhiễu,
Tuy nhiên, “có vẻ như để cứu vãn thỏa thuận, Tòa Thánh đang nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những bất công mà Đảng Cộng sản gây ra cho người dân Trung Quốc.”
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10, Đức Hồng Y Parolin cho biết ngài đã nhìn thấy những dấu chỉ cho thấy thỏa thuận đang giúp thống nhất những người Công Giáo thầm lặng với các thành viên của Giáo Hội quốc doanh, và điều đó “chắc chắn” sẽ giúp Giáo hội địa phương tránh được việc tấn phong bất hợp pháp các Giám Mục trong tương lai.
Ngài nhấn mạnh rằng, đã có “sự hiểu lầm” về thỏa thuận. Đồng thời, ngài cũng thừa nhận rằng mặc dù vẫn còn “nhiều vấn đề khác” mà người Công Giáo ở Trung Quốc phải đối mặt, nhưng chúng ta không thể giải quyết tất cả những vấn đề này cùng một lúc.
“Chúng ta biết rằng con đường để bình thường hóa hoàn toàn sẽ còn rất dài, như Đức Bênêđíctô XVI đã dự đoán vào năm 2007,” Đức Hồng Y Parolin nói.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng thỏa thuận “chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám Mục”, và Vatican đã lưu ý rằng không có vụ tấn phong bất hợp pháp nào diễn ra kể từ khi thỏa thuận được ký vào năm 2018.
Đức Hồng Y Quân đã bác bỏ việc coi đó là một thành tựu đáng giá.
“Tất cả các Giám Mục hợp pháp, nhưng trong một Giáo hội khách quan mà nói đã ly giáo, thì điều đó có gì là tốt? Nó có tiến bộ không? Đây có phải là sự khởi đầu của một hành trình hay không?”
Đức Hồng Y Quân nhấn mạnh rằng: Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc đã cho phép các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc có tiếng nói trong việc tấn phong Giám Mục, nhưng cũng cho phép thực thi “Trung Quốc hóa” các vấn đề của Giáo hội.
Chính sách “Trung Quốc hóa”, được “đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2015, nhằm áp đặt bản sắc Trung Quốc và Cộng sản đối với tất cả các hoạt động tôn giáo ở nước này. Nó bao gồm việc cưỡng bách các nhà thờ loại bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay thế chúng bằng những câu nói của chủ tịch Mao và đại đế Tập.
Trước đây, Đức Hồng Y Parolin đã nói rằng “sự hội nhập văn hóa là điều kiện thiết yếu cho việc loan báo Tin Mừng một cách đúng đắn, để sinh hoa trái, một mặt, đòi hỏi phải bảo vệ sự trong sạch và toàn vẹn đích thực của nó, và mặt khác, trình bày nó theo kinh nghiệm cụ thể của mỗi người dân và mỗi nền văn hóa”.
“Hai thuật ngữ ‘hội nhập văn hoá’ và ‘Trung Hoa hóa’, tham chiếu với nhau mà không nhầm lẫn và không có đối lập,” Đức Hồng Y Parolin khẳng định như trên vào năm 2019.
“Tình yêu dành cho quê hương phải lớn hơn tình yêu dành cho Giáo Hội; và phép nước phải trọng hơn phép đạo”, Giám Mục Trung Quốc Phòng Hưng Diệu (Fang Xingyao - 房興耀) nói như trên trong Hội Nghị Tham Vấn Chính Trị Về Các Tôn Giáo, gọi tắt là CPPCC, được tổ chức vào ngày 26 tháng 11, 2019 tại thủ đô Bắc Kinh.
[Ông Phòng Hưng Diệu là Giám Mục Yên Đài (Yantai - 烟台) thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong - 山东) và là thành viên của Ban Thường vụ CPPCC. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và là phó chủ tịch Hội đồng Giám Mục Trung Quốc. Cả hai cơ cấu này đều không được Tòa Thánh công nhận - Chú thích của người dịch]
Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc qua cụm từ “Trung Hoa hóa” tôn giáo “không phải là những gì chúng ta muốn nói trong cụm từ hội nhập văn hoá, nó là thứ tôn giáo của Đảng Cộng sản,” Đức Hồng Y Quân viết. Trong cái thứ tôn giáo ấy “chúa tể càn khôn là đảng, là bọn lãnh đạo đảng”
“Làm sao Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lại có thể nói rằng tất cả những điều này không liên quan gì đến thỏa thuận? Cuộc sống có thể bị cắt thành nhiều mảnh sao?” Đức Hồng Y Quân hỏi.
Ngài cũng cáo buộc Đức Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Nếu tôi được hỏi: Ngài nói rằng Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha à? Thưa, đúng thế, tôi không biết tại sao Đức Giáo Hoàng lại cho phép mình bị thao túng, nhưng tôi có bằng chứng để tin như vậy và điều này khiến tôi cảm thấy việc tôi chỉ trích Tòa Thánh ít đau đớn và ít đáng trách”, ngài nói.
Đức Hồng Y Quân nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào tháng trước rằng sự im lặng của Giáo hội trước việc giam giữ và lạm dụng hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, là kết quả của các cuộc đàm phán nhằm gia hạn thỏa thuận năm 2018. Sự im lặng này “sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo” ở đó trong tương lai.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn giữ im lặng về điều mà một số nhóm nhân quyền gọi là “tội ác diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc.
“Sự im lặng nổi bật này sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo”, Đức Hồng Y Quân nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Đức Hồng Y cảnh cáo rằng:
“Ngày mai khi mọi người tập hợp để lên kế hoạch cho một Trung Quốc mới, Giáo Hội Công Giáo có thể không được chào đón”.
Source:National Catholic Register
Tổng thống Trump đe dọa Trung Quốc phải trả giá đắt vì đại dịch, Harris lại hết lời ca ngợi Tầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:50 12/10/2020
1. Những đứa trẻ suýt chết vì phá thai đã được rửa tội ở Tây Ban Nha
Mười bốn đứa trẻ mà mẹ chúng đã toan tính phá thai đã được Đức Hồng Y Carlos Osoro, Tổng Giám Mục Madrid rửa tội trong cùng một thánh lễ tại Madrid.
Những người mới được rửa tội là con của những phụ nữ có hoàn cảnh dễ bị tổn thương, những người đã nghĩ đến việc phá thai khi mang thai. Họ được hỗ trợ bởi Hiệp hội Más Futuro, một tổ chức Công Giáo cung cấp hỗ trợ cho những bà mẹ tương lai lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Trong thánh lễ này có một bé gái 6 tuổi, hai bé trai bốn tuổi và 11 em bé chưa đầy một tuổi.
Chín đứa trẻ khác cũng được lên kế hoạch làm lễ rửa tội cùng lúc, nhưng không thể có mặt vì đang chờ kết quả xét nghiệm coronavirus.
Đức Hồng Y Osoro đã vinh danh các bà mẹ của trẻ em trong nghi thức rửa tội vì đã chọn sự sống.
Một số phụ nữ trước đây đã từng phá thai.
Có mặt tại lễ rửa tội là các tình nguyện viên của Hiệp hội Más Futuro, những người cầu nguyện tại các phòng khám phá thai ở Madrid, và đưa ra các trợ giúp cho những phụ nữ tại các phòng khám đang cân nhắc việc phá thai.
Source:Catholic News Agency
2. Tổng thống Trump đe dọa Trung Quốc phải trả giá cho đại dịch coronavirus
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump một lần nữa tấn công Trung Quốc, đe dọa Bắc Kinh sẽ phải “trả một giá lớn cho những gì họ đã gây ra với thế giới”.
“Đại dịch này không phải lỗi của chúng ta, đó là lỗi của Trung Quốc”, Tổng thống Trump nói trong một video từ Tòa Bạch Ốc, trong đó ông cho biết về sự phục hồi nhanh chóng của chính mình. “Trung Quốc sẽ phải trả một giá đắt cho những gì họ đã gây ra cho đất nước này và thế giới”.
Bắc Kinh đã mong đợi những luận điệu này sau khi hay tin Tổng thống Trump bị lây nhiễm. Tuy nhiên, lợi dụng Hoa Kỳ đang phải tập trung vào cuộc bầu cử sắp đến, Trung Quốc đã tăng cường các hành vi khiêu khích và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình ở Biển Đông, dãy Hi mã lạp sơn và đảo quốc Đài Loan.
Những lời hứa của Tổng thống Trump sẽ khiến Trung Quốc phải “trả giá” có nhiều khả năng ám chỉ đến những đòn trừng phạt Bắc Kinh về phương diện thương mại, là trọng tâm chính của chính quyền ông. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể đã nghĩ nhiều hơn đến một cuộc chiến tranh quân sự.
Trong những tuần gần đây, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tung ra một loạt video quảng cáo khả năng đối đầu với Mỹ, trong khi truyền thông nhà nước đã cảnh báo Washington không nên thách thức Bắc Kinh và phát lại lễ kỷ niệm 70 năm Trung Quốc tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Trung Quốc gọi cuộc chiến này là “Cuộc chiến chống lại bọn xâm lược Mỹ” và “Cuộc chiến vì tình anh em vô sản với Triều Tiên”.
Source:CNN
3. Trong cuộc tranh luận với phó tổng thống Pence, Harris không ngần ngại ca tụng Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Kamala Harris đã tấn công chính sách đối ngoại của chính quyền Trump trong cuộc tranh luận hôm thứ Tư tại Utah với Phó Tổng thống Mike Pence. Bà Kamala Harris cho rằng Mỹ đang mất đi sự ủng hộ của các đồng minh vì hành động chống Trung Quốc của mình.
Bà ta nói: “Hãy nói về vị thế của chúng ta. Pew, một công ty nghiên cứu có uy tín, đã thực hiện một phân tích cho thấy rằng các nhà lãnh đạo của tất cả các nước đồng minh trước đây của chúng ta ngày nay đã quyết định rằng họ yêu mến và kính trọng Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, hơn Donald Trump, tổng thống của nước Mỹ. Đây là vị thế của chúng ta hôm nay, vì sự thất bại trong cách thức lãnh đạo của chính quyền này”.
Hôm thứ Ba, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết các dữ liệu họ thu thập được cho thấy nhiều người ở các nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới có cái nhìn tiêu cực đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn sau trong báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew đã bị bà Kamala Harris cố ý không đề cập đến.
Kamala Harris đưa ra quan điểm trên trong cuộc tranh luận với Phó tổng thống Mike Pence vào hôm thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020, tại Kingsbury Hall trong khuôn viên Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake.
Bà Kamala Harris tỏ ra thiếu hiểu biết. Cái nhìn tiêu cực đối với Hoa Kỳ là truyền thống của Âu Châu. Người dân tại lục địa cổ này vẫn thường xem Hoa Kỳ là một mối âu lo về văn hóa, và là một cản trở cho nền kinh tế, đặc biệt trong lãnh vực thu hút chất xám. Tâm thức bài Mỹ tại Âu Châu tồn tại dưới bất cứ thời tổng thống Hoa Kỳ nào.
Trả lời những tuyên bố của bà Kamala Harris, Phó tổng thống Pence nói “Những điều bà nói không đúng”.
Thật thế, báo cáo của Pew được công bố hôm 6 tháng 10, một ngày trước cuộc tranh luận, có tựa đề “Unfavorable Views of China Reach Historic Highs in Many Countries” nghĩa là “Quan điểm không thuận lợi đối với Trung Quốc đạt đến những mức cao trong lịch sử ở nhiều quốc gia”. Chỉ riêng cái tựa đề đã cho thấy bà Kamala Harris nói láo không chớp mắt.
Ông chỉ ra rằng Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết: “Tại Úc, Vương quốc Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Canada, quan điểm tiêu cực đối với Trung Quốc đã đạt mức cao nhất kể từ khi Trung tâm bắt đầu nghiên cứu về chủ đề này hơn một thập kỷ trước”.
81% người Úc cho biết họ có cái nhìn tiêu cực với Trung Quốc. Tiếp theo là Nhật Bản và Nam Hàn với 79% người được hỏi cho rằng Trung Quốc là mối đe đọa đối với an ninh quốc gia. Ở Nhật Bản, quốc gia đã từng bị 2 quả bom nguyên tử của Mỹ, lần đầu tiên người ta thấy người Nhật xuống đường cầu nguyện và ủng hộ cho Tổng thống Trump khi hay tin ông trúng phải virus Tầu độc địa.
Source:Fox News
4. Chương thứ sáu của thông điệp Fratelli Tutti: Đối thoại và tình bạn trong xã hội
Tiếp tục giới thiệu thông điệp thứ ba của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Fratelli Tutti”, nghĩa là “Tất Cả Là Anh Em”, trong chương trình này, Kim Thúy xin gởi đến quý vị và anh chị em chương thứ sáu của thông điệp này.
Chương thứ sáu của thông điệp Fratelli Tutti, có tựa đề: “Đối thoại và tình bạn trong xã hội”, đưa ra khái niệm sống như “nghệ thuật gặp gỡ” với mọi người, ngay cả với các vùng ngoại vi của thế giới và với các dân tộc nguyên thủy, vì “mỗi người chúng ta đều có thể học được một điều gì đó từ những người khác. Không ai là vô dụng và không ai có thể bị hy sinh”. Thật vậy, đối thoại chân chính là điều giúp người ta tôn trọng quan điểm của người khác, lợi ích hợp pháp của họ và trên hết, là sự thật về phẩm giá con người. Chúng ta thấy Thông điệp viết rằng, thuyết duy tương đối không phải là một giải pháp, vì nếu không có các nguyên tắc phổ quát và các chuẩn mực đạo đức nhằm ngăn cấm điều ác nội tại, luật lệ trở thành chỉ còn là những áp đặt độc đoán. Từ viễn ảnh này, một vai trò đặc thù được dành cho các phương tiện truyền thông, những phương tiện trong khi không khai thác những điểm yếu của con người hay lợi dụng những điều tồi tệ nhất trong chúng ta, phải hướng đến cuộc gặp gỡ rộng lượng và sự gần gũi với những người nhỏ bé nhất, cổ vũ sự gần gũi và cảm thức gia đình nhân loại. Sau đó, cách riêng, Đức Thánh Cha nhắc đến phép lạ của “sự tốt bụng”, một thái độ cần được phục hồi vì nó là một ngôi sao “tỏa sáng giữa bóng tối” và “giải phóng chúng ta khỏi sự ác độc... sự lo lắng... sự hoạt động điên loạn” đang thịnh hành trong thời đương đại. Đức Phanxicô viết, một người tốt bụng tạo ra một cuộc sống chung lành mạnh và mở ra các nẻo đường ở những nơi mà việc gây bực tức đang đốt cháy các cây cầu.
Source:Vatican News