Phụng Vụ - Mục Vụ
Phải Cầu Nguyện Đừng Ngã Lòng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:45 12/10/2016
Phải Cầu Nguyện Đừng Ngã Lòng
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIX Năm – C
(Lc 18, 1-8)
Bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu : “Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng”. Dụ ngôn nói về một bà goá gây phiền hà. Để trả lời cho câu hỏi “Chúng ta phải cầu nguyện bao lâu?” Chúa Giêsu trả lời, “phải cầu nguyện luôn!” (Lc 18, 1-2).
Bà góa trong dụ ngôn tin chắc vào vụ kiện của mình, khi chứng tỏ rằng bà đáng được đền bù, nên không ngại đấu tranh vì điều đó, bà có đủ lý do để khiếu kiện, vì các thẩm phán hành động không theo công lý, “họ không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta” (Lc 18, 3). Chúa Giêsu không ngại gọi ông là “vị thẩm phán bất lương” (Lc 18, 7), vị này không có ý định xử vụ bà góa kiện, ông chẳng thèm để ý đến vụ kiện của bà. May thay, câu chuyện kết thúc tốt đẹp : từ chối mãi, cuối cùng ông mất kiên nhận vì sự quấy rầy của bà, nên xét xử cho bà, để ông khỏi nhức óc.
Và Chúa Giêsu phán : “Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương đó nói”. Cuối cùng vị thẩm phán đó cũng mang lại công lý, hơn nữa chúng ta chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ nghe lời chúng ta. Chúa Giêsu tuyên bố một cách long trọng rằng : “Thầy bảo các con, Chúa lại sẽ kíp giải oan cho họ” (Lc 18, 8).
Để chúng ta yên tâm Thánh Luca giải thích rằng, “Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng (Lc 18, 1). Nguy cơ chán nản thất vọng, khiến chúng ta ngã lòng là vì Thiên Chúa nhân lành không nhận lời chúng ta ngay? Nghĩa là Thiên Chúa có thể trì hoãn đáp lời chúng ta. Đáng ngạc nhiên nhất Đức Giêsu bảo chúng ta “phải luôn luôn cầu nguyện không ngừng”, cần phải kiên trì.
Để giúp chúng ta giải quyết nghịch lý này, phụng vụ cho chúng ta đọc sách Xuất Hành (17, 8-13) có Môisen cầu bầu cho dân Israel trong trận chiến với người Amalec kẻ thù cha truyền con nối. Tình trạng của dân Israel cũng giống như bà góa trong Tin Mừng (Lc 18, 1-8). Israel chiến thắng là do tác động của Thiên Chúa chứ không chỉ bằng vũ lực của các chiến binh. Vì thế, khi nào Môisen mệt mỏi, hạ tay xuống, thì Israel thua trần, còn nếu ông cứ giơ tay lên, thì dân Israel thằng trận (Xh 17, 12). Thực tế cho thấy sức mạnh và sự kiên trì cầu nguyện là chìa khóa để chiến thắng. Môisen đã thể hiện niềm tin của mình vào Thiên Chúa công bình, khi cánh tay của ông giơ cao, dân chúng thấy sức mạnh của lời cầu nguyện. Tóm lại, Bài đọc I cho thấy niềm tin vào Thiên Chúa có thể đảo ngược những tình huống tuyệt vọng nhất. Thiên Chúa ban ơn cách mau lẹ, Ngài mau đáp lời, nhưng một cuộc chiến vẫn được thực hiện, ân sủng phải được thể hiện trong nhân loại, chúng ta cần có thời gian để khám phá. Sự kiên trì cầu nguyện của con người và sự đáp trả từ từ của Thiên Chúa không phải là mâu thuẫn.
Điểm này khai sáng trang Tin Mừng. “Thầy bảo các con” Chúa Giêsu trả lời chúng ta. Đây không phải là một câu hỏi nhưng một điều chắc chắn : Thiên Chúa nhân lành vẫn lo lắng và ban cho con cái mọi điều chúng cần. Dụ ngôn giúp chúng ta hiểu những gì Chúa quan tâm : “Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”. Thật vậy, Thiên Chúa sẽ minh oan cho người Ngài tuyển chọn “kẻ ngày đêm kêu cầu Ngài”. Trong số những người nghe dụ ngôn, làm thế nào “kêu cầu cùng [Thiên Chúa ] ngày và đêm”? Đây là lý do tại sao chúng ta phải luôn luôn cầu nguyện và kiên trì nữa để duy trì lòng tin của chúng ta!
Sự cầu nguyện, như tình yêu, không chịu sự tính toán. Một người mẹ đâu có hỏi bà phải thường yêu con mình bao lâu, hay là một người bạn đâu có hỏi mình phải yêu một người bạn bao lâu? Có thể có những mức độ khác nhau trong sự cân nhắc đối với tình yêu, nhưng không có những khoảng cách nhiều hay ít điều hòa hơn trong sự yêu đương. Với sự cầu nguyện cũng vậy. Lý tưởng của sự cầu nguyện kiên trì này được thực hiện trong nhiều hình thức bên phương Đông và phương Tây. Kitô giáo phương Đông thực hành điều ấy với Kinh cầu nguyện Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con!”
Thánh Augustine dạy rằng bản chất của sự cầu nguyện là sự ước muốn. Nếu sự ước muốn đối với Thiên Chúa là kiên trì, thì sự cầu nguyện cũng vậy, nhưng nếu không có sự ước muốn nội tâm, bấy giờ bạn có thể la hét nhiều như bạn muốn với Thiên Chúa thinh lặng.
Bây giờ, sự ước muốn bí mật đối với Chúa, một công việc của trí nhớ, của nhu cầu đối với sự vô cùng, của sự tưởng nhớ đến Chúa, có thể vẫn sống động, cả khi người ta có những sự khác phải làm: “Cầu nguyện lâu giờ cũng không là một sự như quì gối hay chấp tay lâu giờ. Cầu nguyện đúng hơn hệ tại sự đánh thức một sự thúc đẩy kiên trì và thành kính tâm hồn đối với Đấng chúng ta cầu khẩn.”
Chính Chúa Giêsu cho chúng ta gương cầu nguyện không ngừng. Người đã cầu nguyện ban ngày, ban chiều, sớm ban mai, và thỉnh thoảng Người thức suốt đêm cầu nguyện. Sự cầu nguyện là sợi giây liên kết của toàn diện sự sống của Người.
Nhưng gương Chúa Giêsu nói với chúng ta một cái gì quan trọng khác. Chúng ta tự phỉnh gạt mình nếu chúng ta tưởng rằng chúng ta có thể cầu nguyện luôn, biến sự cầu nguyện thành một thứ hơi thở của linh hồn giữa sinh hoạt hằng ngày, nếu chúng ta không chỉ ra những thời gian ấn định cho sự cầu nguyện, khi chúng ta tránh khỏi mọi sự bận việc khác.
Lạy Chúa Giê-su, xin hướng lòng chúng con về với Chúa, giúp chúng con kiên trì cầu nguyện với Chúa không ngừng, xin Chúa dạy chúng con cầu nguyện, để linh hồn, thể xác, trí khôn chúng con luôn hướng về Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIX Năm – C
(Lc 18, 1-8)
Bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu : “Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng”. Dụ ngôn nói về một bà goá gây phiền hà. Để trả lời cho câu hỏi “Chúng ta phải cầu nguyện bao lâu?” Chúa Giêsu trả lời, “phải cầu nguyện luôn!” (Lc 18, 1-2).
Bà góa trong dụ ngôn tin chắc vào vụ kiện của mình, khi chứng tỏ rằng bà đáng được đền bù, nên không ngại đấu tranh vì điều đó, bà có đủ lý do để khiếu kiện, vì các thẩm phán hành động không theo công lý, “họ không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta” (Lc 18, 3). Chúa Giêsu không ngại gọi ông là “vị thẩm phán bất lương” (Lc 18, 7), vị này không có ý định xử vụ bà góa kiện, ông chẳng thèm để ý đến vụ kiện của bà. May thay, câu chuyện kết thúc tốt đẹp : từ chối mãi, cuối cùng ông mất kiên nhận vì sự quấy rầy của bà, nên xét xử cho bà, để ông khỏi nhức óc.
Và Chúa Giêsu phán : “Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương đó nói”. Cuối cùng vị thẩm phán đó cũng mang lại công lý, hơn nữa chúng ta chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ nghe lời chúng ta. Chúa Giêsu tuyên bố một cách long trọng rằng : “Thầy bảo các con, Chúa lại sẽ kíp giải oan cho họ” (Lc 18, 8).
Để chúng ta yên tâm Thánh Luca giải thích rằng, “Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng (Lc 18, 1). Nguy cơ chán nản thất vọng, khiến chúng ta ngã lòng là vì Thiên Chúa nhân lành không nhận lời chúng ta ngay? Nghĩa là Thiên Chúa có thể trì hoãn đáp lời chúng ta. Đáng ngạc nhiên nhất Đức Giêsu bảo chúng ta “phải luôn luôn cầu nguyện không ngừng”, cần phải kiên trì.
Để giúp chúng ta giải quyết nghịch lý này, phụng vụ cho chúng ta đọc sách Xuất Hành (17, 8-13) có Môisen cầu bầu cho dân Israel trong trận chiến với người Amalec kẻ thù cha truyền con nối. Tình trạng của dân Israel cũng giống như bà góa trong Tin Mừng (Lc 18, 1-8). Israel chiến thắng là do tác động của Thiên Chúa chứ không chỉ bằng vũ lực của các chiến binh. Vì thế, khi nào Môisen mệt mỏi, hạ tay xuống, thì Israel thua trần, còn nếu ông cứ giơ tay lên, thì dân Israel thằng trận (Xh 17, 12). Thực tế cho thấy sức mạnh và sự kiên trì cầu nguyện là chìa khóa để chiến thắng. Môisen đã thể hiện niềm tin của mình vào Thiên Chúa công bình, khi cánh tay của ông giơ cao, dân chúng thấy sức mạnh của lời cầu nguyện. Tóm lại, Bài đọc I cho thấy niềm tin vào Thiên Chúa có thể đảo ngược những tình huống tuyệt vọng nhất. Thiên Chúa ban ơn cách mau lẹ, Ngài mau đáp lời, nhưng một cuộc chiến vẫn được thực hiện, ân sủng phải được thể hiện trong nhân loại, chúng ta cần có thời gian để khám phá. Sự kiên trì cầu nguyện của con người và sự đáp trả từ từ của Thiên Chúa không phải là mâu thuẫn.
Điểm này khai sáng trang Tin Mừng. “Thầy bảo các con” Chúa Giêsu trả lời chúng ta. Đây không phải là một câu hỏi nhưng một điều chắc chắn : Thiên Chúa nhân lành vẫn lo lắng và ban cho con cái mọi điều chúng cần. Dụ ngôn giúp chúng ta hiểu những gì Chúa quan tâm : “Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”. Thật vậy, Thiên Chúa sẽ minh oan cho người Ngài tuyển chọn “kẻ ngày đêm kêu cầu Ngài”. Trong số những người nghe dụ ngôn, làm thế nào “kêu cầu cùng [Thiên Chúa ] ngày và đêm”? Đây là lý do tại sao chúng ta phải luôn luôn cầu nguyện và kiên trì nữa để duy trì lòng tin của chúng ta!
Sự cầu nguyện, như tình yêu, không chịu sự tính toán. Một người mẹ đâu có hỏi bà phải thường yêu con mình bao lâu, hay là một người bạn đâu có hỏi mình phải yêu một người bạn bao lâu? Có thể có những mức độ khác nhau trong sự cân nhắc đối với tình yêu, nhưng không có những khoảng cách nhiều hay ít điều hòa hơn trong sự yêu đương. Với sự cầu nguyện cũng vậy. Lý tưởng của sự cầu nguyện kiên trì này được thực hiện trong nhiều hình thức bên phương Đông và phương Tây. Kitô giáo phương Đông thực hành điều ấy với Kinh cầu nguyện Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con!”
Thánh Augustine dạy rằng bản chất của sự cầu nguyện là sự ước muốn. Nếu sự ước muốn đối với Thiên Chúa là kiên trì, thì sự cầu nguyện cũng vậy, nhưng nếu không có sự ước muốn nội tâm, bấy giờ bạn có thể la hét nhiều như bạn muốn với Thiên Chúa thinh lặng.
Bây giờ, sự ước muốn bí mật đối với Chúa, một công việc của trí nhớ, của nhu cầu đối với sự vô cùng, của sự tưởng nhớ đến Chúa, có thể vẫn sống động, cả khi người ta có những sự khác phải làm: “Cầu nguyện lâu giờ cũng không là một sự như quì gối hay chấp tay lâu giờ. Cầu nguyện đúng hơn hệ tại sự đánh thức một sự thúc đẩy kiên trì và thành kính tâm hồn đối với Đấng chúng ta cầu khẩn.”
Chính Chúa Giêsu cho chúng ta gương cầu nguyện không ngừng. Người đã cầu nguyện ban ngày, ban chiều, sớm ban mai, và thỉnh thoảng Người thức suốt đêm cầu nguyện. Sự cầu nguyện là sợi giây liên kết của toàn diện sự sống của Người.
Nhưng gương Chúa Giêsu nói với chúng ta một cái gì quan trọng khác. Chúng ta tự phỉnh gạt mình nếu chúng ta tưởng rằng chúng ta có thể cầu nguyện luôn, biến sự cầu nguyện thành một thứ hơi thở của linh hồn giữa sinh hoạt hằng ngày, nếu chúng ta không chỉ ra những thời gian ấn định cho sự cầu nguyện, khi chúng ta tránh khỏi mọi sự bận việc khác.
Lạy Chúa Giê-su, xin hướng lòng chúng con về với Chúa, giúp chúng con kiên trì cầu nguyện với Chúa không ngừng, xin Chúa dạy chúng con cầu nguyện, để linh hồn, thể xác, trí khôn chúng con luôn hướng về Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng bắn ngay lập tức tại Syria
Đặng Tự Do
05:09 12/10/2016
Trẻ em bị thương nặng |
Biểu tình dữ dội tại Anh |
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Tôi muốn nhấn mạnh và nhắc lại tình liên đới của tôi với tất cả các nạn nhân của cuộc xung đột vô nhân đạo ở Syria. Tình hình hiện nay tạo ra một cảm giác cấp bách mà tôi thấy cần phải lặp lại lời thỉnh cầu của tôi, tôi van xin bằng tất cả sức lực của tôi với tất cả những ai có trách nhiệm, rằng họ cần phải thực hiện các bước cần thiết cho một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, một lệnh ngừng bắn phải được áp đặt và tôn trọng ít nhất là trong thời gian tối thiểu để cho phép việc di tản thường dân, đặc biệt là trẻ em, và những người vẫn đang bị mắc kẹt dưới chiến dịch oanh tạc tàn nhẫn.”
Máy bay của Nga gầm rú trên bầu trời Aleppo suốt ngày đêm thứ Ba 11 tháng 10, bỏ hàng loạt các loại bom chùm rơi vô tội vạ trong khu vực phía Đông của Aleppo, nơi các lực lượng nổi dậy chống tổng thống Bashar al-Assad đang bị quân chính phủ bao vây.
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng, bao gồm cả trẻ em. Cuộc oanh tạc này, được xem là tàn bạo nhất cho đến nay, đã bùng lên sau thời hạn ngưng bắn tạm thời do chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad đưa ra để thường dân còn kẹt trong vùng lửa đạn có thể di tản.
Liên Hiệp Quốc cảnh cáo có tới 275,000 thường dân vẫn còn bị kẹt trong vùng giao tranh. Trong một diễn biến khác, sáng thứ Tư 12 tháng 10. ông Boris Johnson, là ngoại trưởng kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra tội ác chiến tranh của Nga tại Syria; trong khi đông đảo dân chúng Anh biểu tình chống chiến tranh trước Tòa Đại Sứ Nga tại London.
Khi nguy khó hãy khẩn cầu Chúa giúp đỡ,
Bùi Hữu Thư
10:11 12/10/2016
Khi nguy khó hãy khẩn cầu xin Chúa giúp đỡ,
Đức Thánh Cha nói trong một bài giảng buổi sáng: “ Xin đừng phản ứng với những đau khổ mất mát bằng ma túy, rượu chè, hay trốn tránh.”
Hãy tìm hiểu những gì đang xẩy ra trong tâm hồn và cầu xin Chúa giúp đỡ. Ngài nói như thế trong Thánh Lễ buổi sáng tại nhà nguyện Thánh Mác Ta.
Suy niệm về bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha bình luận về sự tuyệt vọng tinh thần, những gì ông Gióp đã cảm nghiệm và Đáp Ca: “Xin cho lời con nguyện cầu được dâng lên tới Chúa.”
“Ông Gióp đã mất hết tất cả và cảm thấy mình hoàn toàn bị bỏ rơi, và đã bị hành hạ cách bất công. Ông đã tuyệt vọng lớn tiếng van nài với Chúa, ông đã bầy tỏ hết những cảm nghĩ tuyệt vọng và nuối tiếc, tuy nhiên ông không hề nói những lời phạm thượng, hay than trách Chúa.”
Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều có những cảm nghiệm tới một mức độ nào đó về sự tuyệt vọng khiến cho chúng ta ‘cảm thấy như tâm hồn chúng ta bị đè nát’, như bị nghẹt thở, và có lẽ chỉ muốn chết cho rồi.”
Ngài nói: “Chúng ta phải hiểu rằng khi tâm hồn chúng ta ở trong tình trạng đau buồn triền miên và nghẹt thở này, cần nhớ là tất cả chúng ta phần nào cũng đều đã cảm thấy như vậy.”
”Một số người có thể uống thuốc ngủ để tránh tình trạng này hay uống vài ly rượu mạnh, nhưng những thứ này không giúp gì được đâu.”
Ngài nói: “Vậy thì người ta phải làm gì khi phải trải qua những giờ phút đen tối vì có thảm kịch xẩy ra trong gia đình, vì bệnh hoạn, vì có biến cố nhận chìm chúng ta xuống vực sâu.”
“Khi tuyệt vọng, chán chường, giải pháp cần áp dụng là phải cầu nguyện hết sức, như ông Gióp đã than khóc ngày đêm để Thiên Chúa phải nghe lời ông kêu cứu.”
Ngài nói Thánh Vịnh 88 và Đáp ca “Xin cho lời con nguyện cầu được dâng lên tới Chúa.” – là kinh nguyện để gõ cửa nhà Chúa, và gõ mạnh. “Lạy Chúa, linh hồn con tràn đầy những khắc khoải và đời sống con gần kề vực thẳm. Con đã thuộc vào số người sắp rơi vào hố sâu. Con là người đã kiệt sức.”
Ngài nói: “Đây là cách cầu nguyện hết sức chân thành, và đơn sơ, vì đây là cách một trẻ thơ bầy tỏ những cảm nghĩ với người cha. Và đây là cách chúng ta phải cầu nguyện trong những lúc khủng khiếp nhất, đen tối nhất, tuyệt vọng nhất.”
Khi có người khác chịu đau khổ và bị giam hãm trong sự tuyệt vọng về tâm hồn, điều tốt nhất là “nói càng ít càng tốt”, vì trong các trường hợp này, lời nói “cuối cùng không giúp gì được mà còn có thể gây nguy hại thêm.”
Có thể giúp cho nhau bằng sự thinh lặng yêu thương, “gần gũi, vuốt ve và cầu nguyện với Chúa Cha.”
Đức Thánh Cha yêu cầu mọi người hãy cầu nguyện để có ơn nhận biết và suy niệm về các lý do của sự tuyệt vọng của mình, có ơn để cầu nguyện sốt sắng với Chúa khi gặp khó khăn, và ơn nhận biết cách thức đồng hành với những ai đang đau khổ, buồn phiền và tuyệt vọng.
Bùi Hữu Thư
Đức Thánh Cha nói trong một bài giảng buổi sáng: “ Xin đừng phản ứng với những đau khổ mất mát bằng ma túy, rượu chè, hay trốn tránh.”
Hãy tìm hiểu những gì đang xẩy ra trong tâm hồn và cầu xin Chúa giúp đỡ. Ngài nói như thế trong Thánh Lễ buổi sáng tại nhà nguyện Thánh Mác Ta.
Suy niệm về bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha bình luận về sự tuyệt vọng tinh thần, những gì ông Gióp đã cảm nghiệm và Đáp Ca: “Xin cho lời con nguyện cầu được dâng lên tới Chúa.”
“Ông Gióp đã mất hết tất cả và cảm thấy mình hoàn toàn bị bỏ rơi, và đã bị hành hạ cách bất công. Ông đã tuyệt vọng lớn tiếng van nài với Chúa, ông đã bầy tỏ hết những cảm nghĩ tuyệt vọng và nuối tiếc, tuy nhiên ông không hề nói những lời phạm thượng, hay than trách Chúa.”
Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều có những cảm nghiệm tới một mức độ nào đó về sự tuyệt vọng khiến cho chúng ta ‘cảm thấy như tâm hồn chúng ta bị đè nát’, như bị nghẹt thở, và có lẽ chỉ muốn chết cho rồi.”
Ngài nói: “Chúng ta phải hiểu rằng khi tâm hồn chúng ta ở trong tình trạng đau buồn triền miên và nghẹt thở này, cần nhớ là tất cả chúng ta phần nào cũng đều đã cảm thấy như vậy.”
”Một số người có thể uống thuốc ngủ để tránh tình trạng này hay uống vài ly rượu mạnh, nhưng những thứ này không giúp gì được đâu.”
Ngài nói: “Vậy thì người ta phải làm gì khi phải trải qua những giờ phút đen tối vì có thảm kịch xẩy ra trong gia đình, vì bệnh hoạn, vì có biến cố nhận chìm chúng ta xuống vực sâu.”
“Khi tuyệt vọng, chán chường, giải pháp cần áp dụng là phải cầu nguyện hết sức, như ông Gióp đã than khóc ngày đêm để Thiên Chúa phải nghe lời ông kêu cứu.”
Ngài nói Thánh Vịnh 88 và Đáp ca “Xin cho lời con nguyện cầu được dâng lên tới Chúa.” – là kinh nguyện để gõ cửa nhà Chúa, và gõ mạnh. “Lạy Chúa, linh hồn con tràn đầy những khắc khoải và đời sống con gần kề vực thẳm. Con đã thuộc vào số người sắp rơi vào hố sâu. Con là người đã kiệt sức.”
Ngài nói: “Đây là cách cầu nguyện hết sức chân thành, và đơn sơ, vì đây là cách một trẻ thơ bầy tỏ những cảm nghĩ với người cha. Và đây là cách chúng ta phải cầu nguyện trong những lúc khủng khiếp nhất, đen tối nhất, tuyệt vọng nhất.”
Khi có người khác chịu đau khổ và bị giam hãm trong sự tuyệt vọng về tâm hồn, điều tốt nhất là “nói càng ít càng tốt”, vì trong các trường hợp này, lời nói “cuối cùng không giúp gì được mà còn có thể gây nguy hại thêm.”
Có thể giúp cho nhau bằng sự thinh lặng yêu thương, “gần gũi, vuốt ve và cầu nguyện với Chúa Cha.”
Đức Thánh Cha yêu cầu mọi người hãy cầu nguyện để có ơn nhận biết và suy niệm về các lý do của sự tuyệt vọng của mình, có ơn để cầu nguyện sốt sắng với Chúa khi gặp khó khăn, và ơn nhận biết cách thức đồng hành với những ai đang đau khổ, buồn phiền và tuyệt vọng.
Bùi Hữu Thư
Top Stories
Vietnam: Le Tribunal populaire de Ky Anh rejette les plaintes déposées par les pêcheurs locaux contre l’usine Formosa
Eglises d'Asie
20:45 12/10/2016
Le 26 septembre dernier, quelque 600 pêcheurs du district de Quynh Luu s’étaient rendus ensemble jusqu’au Tribunal populaire de Ky Anh pour y déposer des plaintes contre l’usine Formosa responsable de la pollution maritime qui a ravagé les côtes du Centre-Vietnam et leur a fait perdre leurs emplois. Dès le lendemain, le tribunal faisait savoir qu’il recevait 506 des plaintes déposées. Cependant, une semaine plus tard, le 5 octobre, la presse officielle annonçait que le tribunal avait procédé au renvoi à leurs auteurs des 506 plaintes déposées contre l’usine Formosa, tout en précisant que ce renvoi était conforme à la législation en vigueur.
Le 8 octobre dernier, le président du tribunal de Ky Anh expliquait dans un journal juridique de Saigon que les plaintes déposées et les documents les accompagnant ne contenaient pas assez de détails sur les dégâts subis par les plaignants. S’expliquant plus tard dans la presse, le juge ajoutait que le rejet des plaintes s’appuyait sur plusieurs articles du Code de procédure civile exigeant que les plaintes soient accompagnées de documents concrets apportant la preuve des dégâts subis.
Le même jour, le P. Anton Dang Huu Nam, porte-parole du groupe des plaignants, s’est exprimé auprès de la BBC (émissions en vietnamien). Selon le prêtre catholique, ce rejet des plaintes par le tribunal témoigne tout simplement du parti pris adopté par les autorités. Il montre aussi que les pêcheurs sont non seulement victimes de la pollution, mais aussi celles des autorités qui « les ont mis sur la touche ». Plus tard, le prêtre a expliqué qu’il ne s’étonnait pas de ce rejet. En raison de l’actuel système juridique et de la situation politique prévalant dans le pays, le gouvernement et l’usine Formosa ne font qu’un, a-t-il affirmé.
Il est probable que les événements qui ont suivi le dépôt des plaintes, en particulier l’importante manifestation du 2 octobre, ont poussé le tribunal à changer d’avis. Il est vraisemblable que des pressions du pouvoir exécutif se sont exercées sur l’appareil judiciaire. Depuis la manifestation, une certaine méfiance est visible aussi bien chez les autorités locales qu’au sein des forces de l’ordre. Dimanche 9 octobre, la surveillance policière autour de l’usine Formosa a été grandement renforcée. Cependant, rien ne s’est passé ce jour-là. Par ailleurs, deux jours auparavant, le 7 octobre, un communiqué de la Sécurité publique mettait en garde la population contre le parti d’opposition bien connu Viet Tân, qualifié de « parti terroriste ». « Quiconque participerait à leur action, ou agirait selon les consignes lancées par ce parti, serait considéré comme complice. » Dans une interview, dont la traduction a été publiée par Eglises d’Asie, l’évêque du diocèse avait nié une quelconque participation de ce parti aux manifestations des fidèles du diocèse. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 12 octobre 2016)
Le 8 octobre dernier, le président du tribunal de Ky Anh expliquait dans un journal juridique de Saigon que les plaintes déposées et les documents les accompagnant ne contenaient pas assez de détails sur les dégâts subis par les plaignants. S’expliquant plus tard dans la presse, le juge ajoutait que le rejet des plaintes s’appuyait sur plusieurs articles du Code de procédure civile exigeant que les plaintes soient accompagnées de documents concrets apportant la preuve des dégâts subis.
Le même jour, le P. Anton Dang Huu Nam, porte-parole du groupe des plaignants, s’est exprimé auprès de la BBC (émissions en vietnamien). Selon le prêtre catholique, ce rejet des plaintes par le tribunal témoigne tout simplement du parti pris adopté par les autorités. Il montre aussi que les pêcheurs sont non seulement victimes de la pollution, mais aussi celles des autorités qui « les ont mis sur la touche ». Plus tard, le prêtre a expliqué qu’il ne s’étonnait pas de ce rejet. En raison de l’actuel système juridique et de la situation politique prévalant dans le pays, le gouvernement et l’usine Formosa ne font qu’un, a-t-il affirmé.
Il est probable que les événements qui ont suivi le dépôt des plaintes, en particulier l’importante manifestation du 2 octobre, ont poussé le tribunal à changer d’avis. Il est vraisemblable que des pressions du pouvoir exécutif se sont exercées sur l’appareil judiciaire. Depuis la manifestation, une certaine méfiance est visible aussi bien chez les autorités locales qu’au sein des forces de l’ordre. Dimanche 9 octobre, la surveillance policière autour de l’usine Formosa a été grandement renforcée. Cependant, rien ne s’est passé ce jour-là. Par ailleurs, deux jours auparavant, le 7 octobre, un communiqué de la Sécurité publique mettait en garde la population contre le parti d’opposition bien connu Viet Tân, qualifié de « parti terroriste ». « Quiconque participerait à leur action, ou agirait selon les consignes lancées par ce parti, serait considéré comme complice. » Dans une interview, dont la traduction a été publiée par Eglises d’Asie, l’évêque du diocèse avait nié une quelconque participation de ce parti aux manifestations des fidèles du diocèse. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 12 octobre 2016)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hồng y là ai và có chức năng gì?
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
08:44 12/10/2016
Hồng Y LÀ AI VÀ CÓ CHỨC NĂNG GÌ?b>
Nhân viêc Đức Thánh Cha Phnxicô vừa chọn thêm 17 tân Hồng Y, tôi xin được trả lời chung những câu hỏi của nhiều độc giả về vai trò và trách nhiệm của tước vị Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo La Mã như sau:
Trước hết, về ngữ căn(etymology), từ Hông Y(Cardinal) xuất phát từ nguyên ngữ Latin CARDO có nghĩa là “cái bản lề (hinge) “tức bộ phân then chốt để giừ cho cánh cửa được đứng vững trong khung cửa. Từ ý nghĩa tượng trưng này, các Hồng Y được mệnh danh là “những vị Hoàng tử” (princes) của Giáo Hội với 2 chức năng rất quan trọng sau đây:
1- Là cố vấn để đóng góp ý kiến (kiến thức và khôn ngoan) cho Đức Thánh Cha trong việc điều hành và cai tri Giáo Hôi Công Giáo hoàn vũ
2- Khi vào Mật nghị (Conclave) để bầu Giáo Hoàng mới, tất cả các Hông Y đủ điều kiện theo luật bầu cử- nghĩa là dưới 80 tuổi- đều đương nhiên là các ứng viên (potential candidates có thể được bầu chứ không ra ứng cử) và cũng là những người được quyền bỏ phiếu chọn (elector) Giáo Hoàng mới, khi đương kim Giáo Hoàng qua đời(hay đột nhiên từ nhiệm như trường hợp cá biệt của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI năm 2012 (x. Giáo luật số 349)
Theo Luật bầu Giáo Hoàng hiên hành, áp dụng từ nhiều năm qua, thì khi tròn 80 tuổi, các Hồng Y không còn được tham dự Mật nghị để bầu Giáo Hoàng mới hay tham dự bất cứ mật hội nào do Đức Thánh Cha triệu tập và chủ tọa để bàn thảo về một vấn đề quan trọng nào của Giáo Hội.Thêm nữa, khi các Hồng Y đến tuổi 75, và hiện đang coi sóc các Tổng Giáo Phận hay các Bộ hoặc Cơ quan trọng yếu trong Giáo Triều Roma thì cũng phải xin từ chức, để tùy Đức Thanh Cha quyết định chấp nhận hay cho lưu nhiệm thêm. Thí dụ, trường hợp Đức Giáo Hoàng.Biển Đức XV!, khi đang còn làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã xin nghỉ hưu năm ngài 75 tuổi nhưng đã được Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II yêu cầu tiếp tục nhiệm vụ thêm thời gian nữa, nên ngài vẫn đảm trách chức vụ Tổng Trưởng trên cho đến khi ngài được bầu lên ngôi Giáo Hoàng ngày 19-tháng 4 năm 2005(x.giáo luật số 354)
Trước năm 1917 tức là năm ban hành bộ Giáo luật cũ, (giáo luật mới 1983 thay giáo luật cũ 1917) các Hồng Y có thể là những thường dân không có chức linh mục hay giám mục được Giáo Hoàng ban cho tước vị này, vì những lý do riêng tư. Nhưng với Giáo luật năm 1917, thì người thường dân không còn được chọn nữa, mà chỉ dành cho các linh mục hay giám mục xuất sắc mà thôi. Đến thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, thì ai được phong tước Hông Y cũng phải được thụ phong Giám mục nếu vị đó chưa là giám mục.Sở dĩ thế vì cho đến nay, thì tước Hồng Y vẫn còn được trao cho một số linh mục xuất sắc, từng giữ các chức vụ quan trọng trong Tòa Thánh hoặc là những thần học gia nổi tiếng như các linh mục Yves M.J Congar (O.P) Henri de LuBac và Allen Dulles (SJ)(đều đã qua đời)..Trong đợt Hồng Y mới được công bố Chúa Nhật ngày 09 tháng 10 vừa qua,, cũng có 01 linh mục xuất sắc,đang là Giám quản cũng được chọn làm Hồng Y… Đó là cha Ernest Simoni thuộc Tông Giáo Phận Scutari, Abani, đã quá 80 tuổi nên không được đi bầu Giáo Hoàng nữa.
Cũng cần nói thêm là khác với thông lệ trong quá khứ khi Hông Y được chọn từ những gia đình quí tộc ỏ Âu Châu hoặc những người được Giáo hoàng ưu đãi, thưởng công riêng, các Hồng Y ngày nay phần lớn xuất thân từ những gia đình đạo đức, bình dân, phải là nam giới và ít nhất là người có chức linh mục và “ trỗi vượt về đạo lý, tác phong, đạo đức và khôn ngoan”(x. giáo luật số 351 & 1).Nhưng thường là các giám mục xuất sắc về đức độ và khả năng để có thể trở thành Giáo Hoàng cai quản Giáo Hội trong tương lai. Lại nữa, vì Hồng Y có thể là linh mục, nên nếu vị này được đắc cử Giáo Hoàng thì phải được Hồng Y niên trưởng tấn phong chức Giám Mục trước khi đăng quang.Nếu Hồng Y niên Trưởng vắng mặt thì Hồng Phó niên trưởng sẽ làm việc này.Nếu vị này cũng vắng mặt, thì Hồng Y cao niên nhất thuộc đẳng Giám mục sẽ truyền chức Giám mục cho tân Giáo Hoàng chưa có chức Giám mục. (x.giáo luật số 355, &1).
Tuy nhiên việc này chưa từng xẩy ra vì các Hồng Y từ nhiều thập niên qua đều là những vị có chức Giám mục hay đã được tấn phong giám mục sau khi được phong tước Hồng Y.Nghĩa là không có trường hợp môt Hồng Y chỉ có chức linh mục mà được bầu làm Giáo Hoàng từ nhiều thập niên qua.Cho nên không thể nói cách chung chung là các Giám mục hay linh mục có thể được bầu làm Giáo Hoàng. Phải nói cho đúng là cho đến nay, chỉ có các Hồng Y dưới 80 tuổi mới đủ điều kiện để đi bầu Giáo Hoàng mà thôi, vì tất cả các Hông Y trong Giáo Triều Rôma hiện nay đều có chức Giám mục, chứ không có vị nào còn là linh mục., cho dù mỗi lần tấn phong thêm Hồng Y, đều có một vài ba Linh mục được chọn, nhưng các vị này đều đã quá 80 hay gần 80 tuổi rồi nên không có triển vọng được bầu làm Giáo Hoàng.
Như thế cho thấy chức Giám mục là chức thánh quan trọng nhất của Giáo Hội, vì Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong chức năng và sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cứu độ, dạy dỗ chân lý và cai trị Giáo Hội. Chúa Giêsu xưa chỉ chọn các nam Tông Đồ, mà người kế vị các ngài là các Giám mục ngày nay trong Giáo Hội. Hồng Y không phải là một chức thánh mà chỉ là tước vị (Title) do Giáo Hội đặt ra vì nhu cầu chọn người kế vị Thánh Phêrô, tức Đức Thánh Cha cũng là Giám mục Rôma và là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Các Hồng Y họp lại thành Hồng Y Đoàn riêng biệt (College of Cardinals) do một vị làm niên trưởng (Dean).
Có 3 đẳng cấp Hồng Y sau đây.
1- Hồng Y Giám mục: (Cardinal bishops) là những giám mục từng coi sóc những giáo phận chung quanh Rôma nhưng nay là những Hồng Y thâm niên làm việc trọn thời gian (full-time) trong Giáo Triều Roma. (Roman Curia)
2- Hồng Y Linh mục: (Cardinal Priests) là những Hồng Y hoăc làm việc trong Giáo Triều hoặc đang coi sóc cácTổng Giáo Phận ngoài Roma tức là các Tổng Giáo phận ở Ý hay ở các quốc gia trên thế giới như Paris, New York, Sydney, Houston, Saigon, Manilla v.v
3- Hồng Y Phó Tế: (Cardinal Deacons) từng là những Giám mục hiệu tòa (Titular Bishops) tức là không coi sóc Giáo phận nào,và đang làm việc trọn thời gian trong Giáo Triều.
Khi các Hồng Y họp kín để bầu Giáo Hoàng mới, Hồng Y Trưởng đẳng Phó tế sẽ công bố danh tánh vị được đắc cử và có thể thay thế Đức Thánh Cha để trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám mục hoặc cho người đại diện các vị vắng mặt. (x. giáo luật số 355, & 2)
Thêm nữa, tất cả các Hồng Y, khi được Đức Thánh Cha chọn và trao tước vị này, đều được chỉ đinh tước hiệu( Title) của một thánh đường trong hoặc ngoài Rôma. Với tước hiệu đó, tân Hông Y đến thánh đường được chỉ định để nhận tòa nhưng không có quyền quản trị nào về hành chánh, nhân sự cũng như tài sản của thánh đường đó, mà chỉ hiệp thông để hỗ trợ về mặt tinh thần mà thôi.( giáo luật số 357 &1)
Sau hết, tất cả các Hồng Y, nếu không đảm nhận chức vụ Tổng Giám Mục để coi sóc các Tổng giáo phận ở đâu trên thế giới, thì đều phải cư trú ở Rôma hoặc phải trở về Giáo đô khi Đức Thánh Cha triệu tập để họp bàn việc gì quan trọng của Giáo Hội (giáo luật số 356)
Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho các Tân Hồng Y mới được chọn để các ngài có đủ ơn Chúa hầu chu toàn trách nhiệm được trao phó.
Tổng số Hồng Y của Giáo Hội hiện nay là 228 vị, trong đó chỉ có 121 vị dưới 80 tuổi, tức là có điều kiện đi bầu Giáo Hoàng mới, khi có nhu cầu mà thôi.
Nhân viêc Đức Thánh Cha Phnxicô vừa chọn thêm 17 tân Hồng Y, tôi xin được trả lời chung những câu hỏi của nhiều độc giả về vai trò và trách nhiệm của tước vị Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo La Mã như sau:
Trước hết, về ngữ căn(etymology), từ Hông Y(Cardinal) xuất phát từ nguyên ngữ Latin CARDO có nghĩa là “cái bản lề (hinge) “tức bộ phân then chốt để giừ cho cánh cửa được đứng vững trong khung cửa. Từ ý nghĩa tượng trưng này, các Hồng Y được mệnh danh là “những vị Hoàng tử” (princes) của Giáo Hội với 2 chức năng rất quan trọng sau đây:
1- Là cố vấn để đóng góp ý kiến (kiến thức và khôn ngoan) cho Đức Thánh Cha trong việc điều hành và cai tri Giáo Hôi Công Giáo hoàn vũ
2- Khi vào Mật nghị (Conclave) để bầu Giáo Hoàng mới, tất cả các Hông Y đủ điều kiện theo luật bầu cử- nghĩa là dưới 80 tuổi- đều đương nhiên là các ứng viên (potential candidates có thể được bầu chứ không ra ứng cử) và cũng là những người được quyền bỏ phiếu chọn (elector) Giáo Hoàng mới, khi đương kim Giáo Hoàng qua đời(hay đột nhiên từ nhiệm như trường hợp cá biệt của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI năm 2012 (x. Giáo luật số 349)
Theo Luật bầu Giáo Hoàng hiên hành, áp dụng từ nhiều năm qua, thì khi tròn 80 tuổi, các Hồng Y không còn được tham dự Mật nghị để bầu Giáo Hoàng mới hay tham dự bất cứ mật hội nào do Đức Thánh Cha triệu tập và chủ tọa để bàn thảo về một vấn đề quan trọng nào của Giáo Hội.Thêm nữa, khi các Hồng Y đến tuổi 75, và hiện đang coi sóc các Tổng Giáo Phận hay các Bộ hoặc Cơ quan trọng yếu trong Giáo Triều Roma thì cũng phải xin từ chức, để tùy Đức Thanh Cha quyết định chấp nhận hay cho lưu nhiệm thêm. Thí dụ, trường hợp Đức Giáo Hoàng.Biển Đức XV!, khi đang còn làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã xin nghỉ hưu năm ngài 75 tuổi nhưng đã được Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II yêu cầu tiếp tục nhiệm vụ thêm thời gian nữa, nên ngài vẫn đảm trách chức vụ Tổng Trưởng trên cho đến khi ngài được bầu lên ngôi Giáo Hoàng ngày 19-tháng 4 năm 2005(x.giáo luật số 354)
Trước năm 1917 tức là năm ban hành bộ Giáo luật cũ, (giáo luật mới 1983 thay giáo luật cũ 1917) các Hồng Y có thể là những thường dân không có chức linh mục hay giám mục được Giáo Hoàng ban cho tước vị này, vì những lý do riêng tư. Nhưng với Giáo luật năm 1917, thì người thường dân không còn được chọn nữa, mà chỉ dành cho các linh mục hay giám mục xuất sắc mà thôi. Đến thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, thì ai được phong tước Hông Y cũng phải được thụ phong Giám mục nếu vị đó chưa là giám mục.Sở dĩ thế vì cho đến nay, thì tước Hồng Y vẫn còn được trao cho một số linh mục xuất sắc, từng giữ các chức vụ quan trọng trong Tòa Thánh hoặc là những thần học gia nổi tiếng như các linh mục Yves M.J Congar (O.P) Henri de LuBac và Allen Dulles (SJ)(đều đã qua đời)..Trong đợt Hồng Y mới được công bố Chúa Nhật ngày 09 tháng 10 vừa qua,, cũng có 01 linh mục xuất sắc,đang là Giám quản cũng được chọn làm Hồng Y… Đó là cha Ernest Simoni thuộc Tông Giáo Phận Scutari, Abani, đã quá 80 tuổi nên không được đi bầu Giáo Hoàng nữa.
Cũng cần nói thêm là khác với thông lệ trong quá khứ khi Hông Y được chọn từ những gia đình quí tộc ỏ Âu Châu hoặc những người được Giáo hoàng ưu đãi, thưởng công riêng, các Hồng Y ngày nay phần lớn xuất thân từ những gia đình đạo đức, bình dân, phải là nam giới và ít nhất là người có chức linh mục và “ trỗi vượt về đạo lý, tác phong, đạo đức và khôn ngoan”(x. giáo luật số 351 & 1).Nhưng thường là các giám mục xuất sắc về đức độ và khả năng để có thể trở thành Giáo Hoàng cai quản Giáo Hội trong tương lai. Lại nữa, vì Hồng Y có thể là linh mục, nên nếu vị này được đắc cử Giáo Hoàng thì phải được Hồng Y niên trưởng tấn phong chức Giám Mục trước khi đăng quang.Nếu Hồng Y niên Trưởng vắng mặt thì Hồng Phó niên trưởng sẽ làm việc này.Nếu vị này cũng vắng mặt, thì Hồng Y cao niên nhất thuộc đẳng Giám mục sẽ truyền chức Giám mục cho tân Giáo Hoàng chưa có chức Giám mục. (x.giáo luật số 355, &1).
Tuy nhiên việc này chưa từng xẩy ra vì các Hồng Y từ nhiều thập niên qua đều là những vị có chức Giám mục hay đã được tấn phong giám mục sau khi được phong tước Hồng Y.Nghĩa là không có trường hợp môt Hồng Y chỉ có chức linh mục mà được bầu làm Giáo Hoàng từ nhiều thập niên qua.Cho nên không thể nói cách chung chung là các Giám mục hay linh mục có thể được bầu làm Giáo Hoàng. Phải nói cho đúng là cho đến nay, chỉ có các Hồng Y dưới 80 tuổi mới đủ điều kiện để đi bầu Giáo Hoàng mà thôi, vì tất cả các Hông Y trong Giáo Triều Rôma hiện nay đều có chức Giám mục, chứ không có vị nào còn là linh mục., cho dù mỗi lần tấn phong thêm Hồng Y, đều có một vài ba Linh mục được chọn, nhưng các vị này đều đã quá 80 hay gần 80 tuổi rồi nên không có triển vọng được bầu làm Giáo Hoàng.
Như thế cho thấy chức Giám mục là chức thánh quan trọng nhất của Giáo Hội, vì Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong chức năng và sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cứu độ, dạy dỗ chân lý và cai trị Giáo Hội. Chúa Giêsu xưa chỉ chọn các nam Tông Đồ, mà người kế vị các ngài là các Giám mục ngày nay trong Giáo Hội. Hồng Y không phải là một chức thánh mà chỉ là tước vị (Title) do Giáo Hội đặt ra vì nhu cầu chọn người kế vị Thánh Phêrô, tức Đức Thánh Cha cũng là Giám mục Rôma và là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Các Hồng Y họp lại thành Hồng Y Đoàn riêng biệt (College of Cardinals) do một vị làm niên trưởng (Dean).
Có 3 đẳng cấp Hồng Y sau đây.
1- Hồng Y Giám mục: (Cardinal bishops) là những giám mục từng coi sóc những giáo phận chung quanh Rôma nhưng nay là những Hồng Y thâm niên làm việc trọn thời gian (full-time) trong Giáo Triều Roma. (Roman Curia)
2- Hồng Y Linh mục: (Cardinal Priests) là những Hồng Y hoăc làm việc trong Giáo Triều hoặc đang coi sóc cácTổng Giáo Phận ngoài Roma tức là các Tổng Giáo phận ở Ý hay ở các quốc gia trên thế giới như Paris, New York, Sydney, Houston, Saigon, Manilla v.v
3- Hồng Y Phó Tế: (Cardinal Deacons) từng là những Giám mục hiệu tòa (Titular Bishops) tức là không coi sóc Giáo phận nào,và đang làm việc trọn thời gian trong Giáo Triều.
Khi các Hồng Y họp kín để bầu Giáo Hoàng mới, Hồng Y Trưởng đẳng Phó tế sẽ công bố danh tánh vị được đắc cử và có thể thay thế Đức Thánh Cha để trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám mục hoặc cho người đại diện các vị vắng mặt. (x. giáo luật số 355, & 2)
Thêm nữa, tất cả các Hồng Y, khi được Đức Thánh Cha chọn và trao tước vị này, đều được chỉ đinh tước hiệu( Title) của một thánh đường trong hoặc ngoài Rôma. Với tước hiệu đó, tân Hông Y đến thánh đường được chỉ định để nhận tòa nhưng không có quyền quản trị nào về hành chánh, nhân sự cũng như tài sản của thánh đường đó, mà chỉ hiệp thông để hỗ trợ về mặt tinh thần mà thôi.( giáo luật số 357 &1)
Sau hết, tất cả các Hồng Y, nếu không đảm nhận chức vụ Tổng Giám Mục để coi sóc các Tổng giáo phận ở đâu trên thế giới, thì đều phải cư trú ở Rôma hoặc phải trở về Giáo đô khi Đức Thánh Cha triệu tập để họp bàn việc gì quan trọng của Giáo Hội (giáo luật số 356)
Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho các Tân Hồng Y mới được chọn để các ngài có đủ ơn Chúa hầu chu toàn trách nhiệm được trao phó.
Tổng số Hồng Y của Giáo Hội hiện nay là 228 vị, trong đó chỉ có 121 vị dưới 80 tuổi, tức là có điều kiện đi bầu Giáo Hoàng mới, khi có nhu cầu mà thôi.
Một hình ảnh đích thực và sống động: thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Sample về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương .
Vũ Văn An
23:06 12/10/2016
Lạm dụng thứ hai: Trong một số hoàn cảnh, các ngăn cấm của Thiên Chúa chấp nhận các ngoại lệ.
Các nhân tố giảm khinh có thể có nghĩa là một "phán đoán tiêu cực về một hoàn cảnh khách quan nào đó không ngụ hàm một phán đoán về tính có thể có tội hay có lỗi của người có liên quan" (31). Do đó, Tông Huấn lưu ý rằng sẽ "quá giản đơn khi chỉ xem xét liệu hành động của một cá nhân có tương ứng hay không với một luật lệ hoặc một quy tắc tổng quát, bởi vì điều này không đủ để biện phân và đảm bảo sự trung thành hoàn toàn với Thiên Chúa trong đời sống cụ thể của một con người .... đúng là các quy tắc chung ấn định một điều tốt mà ta không bao giờ được coi thường hoặc bỏ qua, nhưng trong việc lên công thức cho chúng, chúng không thể dự ứng một cách tuyệt đối mọi tình huống đặc thù" (32). Như Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta, luật luân lý không phải là một chiếc dùi cui: "vị mục tử không thể cảm nhận rằng đơn giản áp dụng các luật luân lý vào những người đang sống trong 'các hoàn cảnh bất hợp lệ’, như thể chúng là những hòn đá để ném vào cuộc sống của người ta, là đã đủ" (33).
Một số người đã sử dụng không đúng các xem xét trên để cho rằng các ngăn cấm tuyệt đối có chấp nhận các ngoại lệ, đặc biệt là khi sự yếu đuối của ý chí hay sự phức tạp của một hoàn cảnh làm cho việc sống theo luật lệ trở nên vô cùng khó khăn. Điều này không đúng.
Đã đành giữ luật khách quan mà thôi không đủ để chứng minh lòng trung thành trọn vẹn đối với Thiên Chúa, nhưng các luật lệ luân lý cũng không phải là các công thức rỗng tuếch được tuân giữ ngay cả khi ý định và tính cách của người ta dửng dưng hoặc thù địch với mục đích của chúng. Như Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, sự hoàn thiện Kitô giáo không phải chỉ là tuân giữ quy tắc, nhưng là sự viên mãn của đức hạnh: "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13: 1, 3). Như Thánh Tôma Aquinô giải thích, hành vi công chính bề ngoài của một người không nhất thiết phải hàm nghĩa họ đã lựa chọn hành vi tốt vì chính hành vi này hoặc do một thiên hướng đức hạnh vững chắc, huống chi là họ đã làm trọn lề luật với sự hoàn hảo của đức ái (34).
Nhưng sự kiện vẫn là: một số hành động bị tuyệt đối cấm, vì, trong bất cứ trường hợp nào, người ta cũng không thể chọn chúng một cách có ý tốt được. Như Thánh Gioan Phaolô II từng giải thích, một số giới răn tích cực, dù không thay đổi và phổ quát, vẫn thừa nhận các phương thế rất khác nhau để thực hiện chúng. Hơn nữa, có những lúc, hoàn cảnh bên ngoài có thể cản trở khả năng của một người, khiến họ không thực hiện được các hành vi tốt. Mặt khác, có các điều răn tiêu cực, hoặc lệnh cấm, có tính ràng buộc phổ quát trong mỗi và mọi hoàn cảnh. Chúng không thừa nhận bất cứ trường hợp ngoại lệ nào và không bao giờ có thể được chọn, bằng bất cứ cách nào hoặc vì lý do nào, nếu muốn "phù hợp với phẩm giá con người" hoặc với "sự tốt lành của ý chí" (35). Hơn nữa, không giống như các điều răn tích cực, hoàn cảnh bên ngoài không bao giờ có thể cản trở một người " không làm một số hành động nào đó", đặc biệt là nếu họ sẵn sàng "chết chứ không làm điều ác" (36). Làm điều tốt, do đó, thừa nhận nhiều tính linh động và nhiều bối cảnh hơn là tránh điều ác, đây là lý do tại sao "Giáo Hội luôn luôn dạy rằng người ta không bao giờ có thể chọn lựa các loại hành vi bị ngăn cấm bởi các giới răn luân lý phát biểu dưới hình thức tiêu cực trong Cựu ước và Tân ước .... Chính Chúa Giêsu cũng tái khẳng định rằng những điều ngăn cấm không cho phép bất cứ trường hợp ngoại lệ nào: ‘muốn bước vào sự sống, ngươi hãy giữ các giới răn .... Ngươi sẽ không giết người, Ngươi sẽ không ngoại tình ....'" (37). Hơn nữa, lựa chọn một cách có ý thức các hành động vi phạm các lệnh cấm luân lý tuyệt đối vẫn là điều không được phép, ngay cả khi người ta có một cam kết tổng quát hoặc bao quát đối với điều tốt, điều mà người ta vốn gọi là chọn lựa cơ bản (38). Nghĩa là, có ý định tổng quát làm điều tốt và sống tốt ngay trong khi lựa chọn các hành động luân lý bất chính trong chính chúng là điều không đủ. Một số hành động không bao giờ được chọn, và "các giới răn luân lý tiêu cực, tức các giới răn không có ngoại lệ”, phải được các tín hữu chấp nhận như các nghĩa vụ "được Giáo Hội tuyên bố và giảng dạy nhân danh Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Chúa Tể" (39).
Tuy nhiên, như đã được mô tả suốt trong Niềm Vui Yêu Thương, tình hình thực sự ở nhiều xã hội đã đến chỗ các giá trị tổng quát, các luật lệ, các điều kiện kinh tế và các tập tục xã hội đang thay đổi đến nỗi nhiều người thấy mình rơi vào các tình huống và các cuộc kết hợp "bất hợp lệ". Giáo Hội, theo gương sáng và giáo huấn của Chúa, đã cung ứng lòng thương xót. Với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu "đề cập tới ước muốn của nàng được yêu thương đích thực, để giải phóng nàng khỏi bóng tối đời nàng và đưa nàng đến niềm vui trọn vẹn của Tin Mừng" (40). Đứng trước nhu cầu của nàng, cơn khát yêu thương của nàng, Người đã hiến tặng chính Người, như nước hằng sống (Ga 4:10).
Đồng hành với người yếu đuối trong sự yếu đuối của họ, Chúa Giêsu đã hiến đời Người cho họ và vì họ - Giáo Hội cũng đã làm như thế. Giống như một bà mẹ đầy chăm sóc, "Giáo Hội gần gũi" những người thấy các giáo huấn luân lý về hôn nhân và tình dục là điều khó khăn, những người trong các hoàn cảnh "thường rất gian khó và đôi lúc thực sự bị dày vò bởi những khó khăn đủ loại" (41). Ơn thánh, lòng thương xót và đồng hành là con đường của Giáo Hội khi chăm sóc mọi người, vì Chúa Giêsu là Mục Tử Tốt Lành, Đấng không muốn để bất cứ ai bị lạc mất.
Đồng thời, Giáo Hội, vì là một Bà Mẹ, nên cũng là một Bà Giáo "không mệt mỏi công bố qui luật luân lý vốn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lưu truyền sự sống một cách có trách nhiệm. Giáo Hội không hề là tác giả hoặc trọng tài của qui luật này. Vâng theo sự thật là chính Chúa Kitô, Đấng mà hình ảnh được phản chiếu trong bản chất và phẩm giá của con người nhân bản, Giáo Hội đã diễn giải qui luật luân lý và đề xuất nó với mọi người thiện chí, không che giấu các đòi hỏi triệt để và hoàn hảo của nó" (42). Là Bà Giáo và là Bà Mẹ, "Giáo Hội không bao giờ ngưng việc khuyên nhủ và khuyến khích mọi người giải quyết bất cứ khó khăn có thể phát sinh nào của vợ chồng mà không làm sai lệch, hay xâm phạm đến sự thật .... Bởi thế, phương pháp sư phạm cụ thể của Giáo Hội phải luôn luôn ở thế liên kết với giáo lý của mình và không bao giờ được tách rời khỏi nó" (43). Trong lời giáo huấn đầy kiên nhẫn của mình, Giáo Hội tuân theo "luật tiệm tiến" (law of gradualness), vì biết rằng người ta lớn lên qua nhiều giai đoạn trong khả năng biết, yêu mến và thực hành các sự thiện luân lý (44). Tuy nhiên, đối với lệnh cấm tuyệt đối, luật tiệm tiến “không phải là ‘sự tiệm tiến của luật’ (gradualness of law)... Vì luật chính là một hồng phúc của Thiên Chúa dùng để chỉ đường, một hồng phúc dành cho mọi người không trừ ai; nó có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh, mặc dù mỗi một con người 'tiến bộ từ từ với sự tích hợp tiệm tiến các hồng phúc của Thiên Chúa .... " (45). Điều bị cấm là bị cấm đối với mọi người, trong mọi hoàn cảnh.
Lạm dụng Thứ Ba: Sự yếu đuối của con người miễn chước họ khỏi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa
Với lòng thương xót chân chính, Đức Thánh Cha khuyên chúng ta "rao giảng lòng thương xót của Thiên Chúa, vốn là trái tim đang đập của Tin Mừng, một lòng thương xót, theo cách riêng của nó, phải thâm nhập vào tâm trí và trái tim mọi người" (46). Chúng ta không thể quên được sự mỏng dòn và yếu đuối của con cái Thiên Chúa, hoặc như các Nghị Phụ đã mô tả một cách thực tiễn “trong một số hoàn cảnh, người ta thấy rất khó có thể hành động cách khác. Vì vậy, trong khi duy trì một qui luật tổng quát, điều cần thiết là phải nhìn nhận rằng trách nhiệm đối với một số hành động hay quyết định nào đó không như nhau trong mọi trường hợp" (47).
Dù việc chăm sóc mục vụ chân chính luôn đồng hành với người ta trong các đau khổ và yếu đuối của họ, một số người đã sử dụng sai việc Tông Huấn nhấn mạnh một cách chính đáng tới luận lý học của lòng thương xót để cho rằng hành vi sai lầm một cách khách quan có thể được chấp nhận, thậm chí có khi còn được thánh hoa nữa, nếu một người nào đó tự phán đoán rằng mình không thể nào làm khác đi được. Không những chủ trương này áp dụng sai các nhân tố giảm khinh đối với trách nhiệm chủ quan, mà nó còn tước hết sức mạnh của thập giá. Chủ trương rằng các cá nhân không thể thay đổi cung cách của họ là tương đương như phủ nhận hiệu quả và sức mạnh của ơn thánh, phủ nhận rằng Thiên Chúa có thể làm những gì Người đã hứa.
Luật luân lý không xa lạ và cũng không thù nghịch đối với hạnh phúc và các khả năng của con người. Luật luân lý tự nhiên là một luật nội tại, luật của bản nhiên chúng ta, và các đòi hỏi của nó, dù có thách thức bao nhiêu, vẫn phù hợp với các khả năng tự nhiên của chúng ta và hướng tới việc thực hiện trọn vẹn các mơ ước sâu xa nhất của chúng ta: "Vì trật tự luân lý tỏ lộ và trình bầy các kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, vì lý do này, nó không thể là một điều gì đó gây tổn hại đến con người, một điều gì đó vô tình. Ngược lại, nhờ biết đáp ứng các yêu cầu sâu xa nhất của con người như đã được Chúa tạo dựng, nó tự đặt mình vào việc phục vụ nhân tính đầy đủ của người đó bằng tình yêu tinh tế và ràng buộc qua đó chính Thiên Chúa linh hứng, nâng đỡ và hướng dẫn mọi sinh vật tới hạnh phúc của họ" (48).
Hơn nữa, không chỉ nhờ tự nhiên nhưng còn nhờ ơn thánh mà gia đình và cuộc sống hôn nhân được nâng đỡ và tăng cường. Đối với người đã rửa tội, hôn nhân là một bí tích và mang theo nó ơn thánh bí tích và ơn thánh của bậc sống để hỗ trợ, củng cố và hoán cải: "Bằng cách tiếp nhận thực tế nhân trần của tình yêu giữa vợ và chồng trong mọi hệ luận của nó, bí tích [hôn nhân] ban cho các cặp vợ chồng và các cha mẹ Kitô hữu sức mạnh và cam kết sống ơn gọi của họ ... và họ nhận được cả một mệnh lệnh mà họ không thể bỏ qua lẫn một ơn thánh có thể nâng đỡ và kích thích họ" (49).
Vì lòng tốt dư tràn của Người, Thiên Chúa đã không ra lệnh từ xa, nhưng luôn đồng hành với chúng ta, cung cấp sự hỗ trợ đầy nhân từ cho mọi người đang cần tới. Chúa Kitô là thầy thuốc tuyệt vời, Đấng mục tử tốt lành, và là anh trai của chúng ta, người cũng bị cám dỗ như chúng ta, và công đức của Người có thể trở thành công đức của chúng ta. Vì điều này, lề luật là "một hồng phúc cho mọi người không trừ ai ... [và] có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh" (50).
Chỉ vì sự hỗ trợ nhân từ của Thiên Chúa luôn sẵn có, nên Giáo Hội mới dạy ta luật tiệm tiến và thận trọng xác định ra các yếu tố giảm khinh trong việc qui tội bản thân. Nếu một người nào đó không thể lớn lên, cả do bản nhiên lẫn do ơn thánh, thì chúng ta không thể nói tới sự tiệm tiến trong việc họ phát triển về trách nhiệm, kiến thức và tình yêu. Nếu ơn thánh không có đó để hỗ trợ họ, họ sẽ bị sa lầy trong tội lỗi, không thể làm cách khác, mà không có tự do hoán cải. Họ sẽ không được tự do và cả ơn thánh lẫn lòng thương xót cũng như tha thứ sẽ không có sẵn đó cho họ, vì họ không phải là loại hữu thể có thể được cung hiến các hồng phúc này. Những hữu thể nào chỉ hoạt động theo bản năng hoặc thúc ép tự nhiên không có khả năng có các hành động tự nguyện, là những hành động có thể được tha thứ hay được ơn thánh hỗ trợ - những hữu thể như vậy không cần đến lòng thương xót cứu độ. Nếu một ai đó không bao giờ có thể cải hoán, thì ơn thánh sẽ bất lực, không cần thiết, và không liên quan. Con người nhân bản, vì được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên "có khả năng tự nhận thức, tự sở hữu mình và tự cho chính mình đi và bước vào sự hiệp thông với người khác. Và họ được ơn Chúa mời gọi bước vào giao ước với Đấng Tạo Hóa của mình, dâng cho Người một đáp ứng đức tin và tình yêu mà không một tạo vật nào khác có thể làm thay cho họ" (51).
Thành thử, dù Giáo Hội có theo luận lý học của lòng thương xót đối với tất cả những ai đang đấu tranh với sự yếu đuối, nhưng gán bất cứ ai vào số tất yếu phải yếu đuối và không thể làm khác đi là phủ định luận lý học của lòng thương xót: "Trong mọi hoàn cảnh, khi xử sự với những người gặp khó khăn trong việc sống trọn lề luật của Thiên Chúa, lời mời gọi theo đuổi con đường bác ái (via caritatis) phải được nghe thấy rõ ràng" (52). Lời mời gọi sống trong sự hoàn thiện của tình yêu không những được ngỏ với mọi người trong mọi tình huống, nhưng nó còn được ngỏ một cách trọn vẹn: "không có cách nào khiến Giáo Hội phải từ khước việc đề xuất lý tưởng trọn vẹn của hôn nhân, kế hoạch của Thiên Chúa, trong mọi nét cao cả của nó .... Thái độ thờ ơ, bất cứ thứ tương đối thuyết nào, hoặc một sự dè dặt quá đáng nào trong việc đề xuất lý tưởng đó, đều là thiếu trung thành đối với Tin Mừng và cũng thiếu yêu thương về phía Giáo Hội .... " (53).
Niềm Vui Yêu Thương trung thực và mạnh dạn mô tả các khó khăn nghiêm trọng mà các gia đình và các cuộc hôn nhân trong thời đại chúng ta đang phải đối đầu, không bao giờ gián giấy lên các thách thức hoặc đưa ra một sự lạc quan giả tạo. Tin Mừng không bao giờ xa rời thực tế, vì nó luôn luôn phụ thuộc vào sáng kiến và hành động của Thiên Chúa, nhờ Người, chúng ta có khả năng làm được mọi sự. Lòng hy vọng theo Kitô giáo, không giống như chủ nghĩa lạc quan, đặt "niềm tín thác của chúng ta vào các lời hứa của Chúa Kitô và không dựa vào sức mạnh của chúng ta, mà dựa vào sự giúp đỡ của ơn Chúa Thánh Thần" (54). Dựa trên niềm hy vọng này, chúng ta biết rằng “Nhan thánh Chúa ngự trong các gia đình chân thực và cụ thể, với tất cả những rắc rối và tranh đấu, niềm vui và hy vọng hàng ngày của họ" (55). Ơn thánh luôn sẵn có đó, cũng như sự tự do của bản chất chúng ta, và sẽ luôn hợp lòng thương xót khi biết tìm kiếm sự trợ giúp của Thiên Chúa, ngay trong các hoàn cảnh khó khăn nhất, vì không có điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa (Rm 8: 38-39).
Kết luận: Các hình ảnh đích thực và sống động
Các giáo huấn luân lý của Giáo Hội về hôn nhân, gia đình, và tình dục đã rất thường xuyên bị mô tả bằng ngôn ngữ chính sách và luật lệ, đặc biệt trong các cuộc tranh cãi cuồng nhiệt của truyền thông chung quanh các Thượng Hội Đồng năm 2014 và năm 2015 và việc công bố Niềm Vui Yêu Thương. Dù có một phần sự thật trong đó, nhưng người ta phải nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội, xét cho cùng, luôn nói về Tin Mừng Cứu Độ tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Vẻ đẹp và phẩm giá của hôn nhân như nó đã đến với chúng ta từ bàn tay Đấng Tạo Hóa và được mạc khải trong Kinh Thánh và Thánh Truyền của Giáo Hội là "một Tin Mừng trong chính nó, một Tin Mừng cho thế giới hôm nay, đặc biệt cho thế giới phi Kitô Giáo" (56).
Vì sự thật của hôn nhân bắt nguồn từ bản chất con người như Thiên Chúa đã tạo nên, và vì bí tích hôn phối được Chúa Kitô nâng lên hàng một bí tích làm dấu chỉ cho tình yêu của Người đối với Giáo Hội, nên đời sống hôn nhân và đời sống gia đình sẽ được hiểu đúng nhất qua Tin Mừng, qua đời sống thánh thiện, cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta, và lời Người mời gọi ta tham dự vào cùng đời sống ấy. "Nếu gia đình lấy Chúa Kitô làm trung tâm, Người sẽ thống nhất hóa nó và soi sáng toàn bộ cuộc sống của nó. Các khoảnh khắc đau đớn và khó khăn sẽ được trải nghiệm trong sự hợp nhất với thập giá của Chúa, và sự gần gũi của Người sẽ làm cho gia đình có khả năng vượt qua chúng" (57). Gia đình là hình ảnh đích thực và sống động của sự hiệp thông và sự nhân từ của Thiên Chúa, một lời công bố đẹp đẽ và một chứng tá cho mọi người nhìn thấy.
Lạm dụng Niềm Vui Yêu Thương để hỗ trợ cho các chủ trương lầm lạc đã được nhận diện trên đây không phải chỉ vi phạm lý lẽ, luật luân lý tự nhiên, Thánh Kinh, giáo huấn của Chúa chúng ta, và giáo huấn liên tục cũng như Truyền Thống của Giáo Hội, nó còn làm ngơ Tin Mừng nữa.
Người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình không bị Chúa Giêsu kết án (Ga 8: 1-11). Nếu nàng bị kết án, thì tất cả chúng ta đều bị kết án. Nhưng sẽ không có hy vọng, nếu Chúa Giêsu không làm gì khác hơn là tự chế, không lên án nàng, vì nàng sẽ sa lầy trong tội ngoại tình và tội lỗi của nàng, sa đọa trong bất hạnh và các ước muốn không được thỏa mãn. Chúa Giêsu đã làm nhiều hơn thế. Cử chỉ thương xót mạnh mẽ của Người đã mở cánh cửa trái tim nàng đón nhận sự hoán cải. Cử chỉ này mở đôi tai để nàng nghe lời khuyên của Người: "Hãy đi, và từ giờ trở đi, đừng phạm tội nữa". Điều Chúa Giêsu ra lệnh cho nàng làm là điều có thể làm được. Nó là mệnh lệnh phải từ bỏ cuộc sống tội lỗi để sống một cách biết tôn vinh lòng thương xót Người đã tỏ cùng nàng. Vì mệnh lệnh của Người, mà có lòng hy vọng, và lòng thương xót có thể đạt được mục tiêu cứu rỗi nơi nàng. Lòng thương xót mở cửa cho sự thật, và sự thật của cuộc sống mới trong Chúa Kitô sẽ giải phóng nàng. Khi mô phỏng Chúa Giêsu, Giáo Hội cố gắng cung cấp cùng một lòng thương xót, cùng một sự thật, và cùng một niềm hy vọng cho mọi người.
Ghi Chú
1 Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Yêu Thương, 11.
2 Đã dẫn.
3 Đã dẫn.
4 Đã dẫn.
5 Đã dẫn., 291; Trích Relatio Synodi 2014, 28.
6 Đã dẫn., 86.
7 Đã dẫn., 7.
8 Dei Verbum, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa, Công Đồng Vatican II, 7
9 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 84–85.
10 Đã dẫn., 86; Trích Dei Verbum, 10.
11 Dei Verbum, 8.
12 Thánh Vincent đệ Lérins, Commonitorium, 23.
13 John Henry Newman, Tiểu luận về Sự Phát Triển của Tín Lý Kitô Giáo, 1845, II. 5.
14 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1640.
15 Đã dẫn., 1639, 1640.
16 Đã dẫn., 1776; Trích Gaudium et Spes, 16.
17 Niềm Vui Yêu Thương, 267; Trích Gaudium et Spes, 17.
18 Đã dẫn., 303.
19 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1792, 1793.
20 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 56.
21 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
22 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 64.
23 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
24 Đã dẫn., 303.
25 Đã dẫn., 264, 267.
26 Đã dẫn., 267.
27 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1777.
28 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 117.
29 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33; Trích Humanae Vitae, 29.
30 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 116.
31 Niềm Vui Yêu Thương, 302.
32 Đã dẫn., 304.
33 Đã dẫn., 305.
34 Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica I-II 100. 9, 10; cf. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1826, 1827.
35 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 52.
36 Đã dẫn.
37 Đã dẫn.
38 Đã dẫn., 65–68.
39 Đã dẫn., 76.
40 Niềm Vui Yêu Thương, 294.
41 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33.
42 Đã dẫn.
43 Đã dẫn.
44 Niềm Vui Yêu Thương, 295; Trích Familiaris Consortio, 34.
45 Đã dẫn., 295; Trích Familiaris Consortio, 9.
46 Đã dẫn., 309; Trích Misericordiae Vultus, 12.
47 Đã dẫn., 302.
48 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 34.
49 Đã dẫn., 47.
50 Niềm Vui Yêu Thương, 295.
51 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 357.
52 Niềm Vui Yêu Thương, 306.
53 Đã dẫn., 307.
54 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1817.
55 Niềm Vui Yêu Thương, 315.56 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, Bài Giảng Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa, Ngày 7, Tháng 10 Năm 2012.
57 Niềm Vui Yêu Thương, 317.
Các nhân tố giảm khinh có thể có nghĩa là một "phán đoán tiêu cực về một hoàn cảnh khách quan nào đó không ngụ hàm một phán đoán về tính có thể có tội hay có lỗi của người có liên quan" (31). Do đó, Tông Huấn lưu ý rằng sẽ "quá giản đơn khi chỉ xem xét liệu hành động của một cá nhân có tương ứng hay không với một luật lệ hoặc một quy tắc tổng quát, bởi vì điều này không đủ để biện phân và đảm bảo sự trung thành hoàn toàn với Thiên Chúa trong đời sống cụ thể của một con người .... đúng là các quy tắc chung ấn định một điều tốt mà ta không bao giờ được coi thường hoặc bỏ qua, nhưng trong việc lên công thức cho chúng, chúng không thể dự ứng một cách tuyệt đối mọi tình huống đặc thù" (32). Như Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta, luật luân lý không phải là một chiếc dùi cui: "vị mục tử không thể cảm nhận rằng đơn giản áp dụng các luật luân lý vào những người đang sống trong 'các hoàn cảnh bất hợp lệ’, như thể chúng là những hòn đá để ném vào cuộc sống của người ta, là đã đủ" (33).
Một số người đã sử dụng không đúng các xem xét trên để cho rằng các ngăn cấm tuyệt đối có chấp nhận các ngoại lệ, đặc biệt là khi sự yếu đuối của ý chí hay sự phức tạp của một hoàn cảnh làm cho việc sống theo luật lệ trở nên vô cùng khó khăn. Điều này không đúng.
Đã đành giữ luật khách quan mà thôi không đủ để chứng minh lòng trung thành trọn vẹn đối với Thiên Chúa, nhưng các luật lệ luân lý cũng không phải là các công thức rỗng tuếch được tuân giữ ngay cả khi ý định và tính cách của người ta dửng dưng hoặc thù địch với mục đích của chúng. Như Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, sự hoàn thiện Kitô giáo không phải chỉ là tuân giữ quy tắc, nhưng là sự viên mãn của đức hạnh: "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13: 1, 3). Như Thánh Tôma Aquinô giải thích, hành vi công chính bề ngoài của một người không nhất thiết phải hàm nghĩa họ đã lựa chọn hành vi tốt vì chính hành vi này hoặc do một thiên hướng đức hạnh vững chắc, huống chi là họ đã làm trọn lề luật với sự hoàn hảo của đức ái (34).
Nhưng sự kiện vẫn là: một số hành động bị tuyệt đối cấm, vì, trong bất cứ trường hợp nào, người ta cũng không thể chọn chúng một cách có ý tốt được. Như Thánh Gioan Phaolô II từng giải thích, một số giới răn tích cực, dù không thay đổi và phổ quát, vẫn thừa nhận các phương thế rất khác nhau để thực hiện chúng. Hơn nữa, có những lúc, hoàn cảnh bên ngoài có thể cản trở khả năng của một người, khiến họ không thực hiện được các hành vi tốt. Mặt khác, có các điều răn tiêu cực, hoặc lệnh cấm, có tính ràng buộc phổ quát trong mỗi và mọi hoàn cảnh. Chúng không thừa nhận bất cứ trường hợp ngoại lệ nào và không bao giờ có thể được chọn, bằng bất cứ cách nào hoặc vì lý do nào, nếu muốn "phù hợp với phẩm giá con người" hoặc với "sự tốt lành của ý chí" (35). Hơn nữa, không giống như các điều răn tích cực, hoàn cảnh bên ngoài không bao giờ có thể cản trở một người " không làm một số hành động nào đó", đặc biệt là nếu họ sẵn sàng "chết chứ không làm điều ác" (36). Làm điều tốt, do đó, thừa nhận nhiều tính linh động và nhiều bối cảnh hơn là tránh điều ác, đây là lý do tại sao "Giáo Hội luôn luôn dạy rằng người ta không bao giờ có thể chọn lựa các loại hành vi bị ngăn cấm bởi các giới răn luân lý phát biểu dưới hình thức tiêu cực trong Cựu ước và Tân ước .... Chính Chúa Giêsu cũng tái khẳng định rằng những điều ngăn cấm không cho phép bất cứ trường hợp ngoại lệ nào: ‘muốn bước vào sự sống, ngươi hãy giữ các giới răn .... Ngươi sẽ không giết người, Ngươi sẽ không ngoại tình ....'" (37). Hơn nữa, lựa chọn một cách có ý thức các hành động vi phạm các lệnh cấm luân lý tuyệt đối vẫn là điều không được phép, ngay cả khi người ta có một cam kết tổng quát hoặc bao quát đối với điều tốt, điều mà người ta vốn gọi là chọn lựa cơ bản (38). Nghĩa là, có ý định tổng quát làm điều tốt và sống tốt ngay trong khi lựa chọn các hành động luân lý bất chính trong chính chúng là điều không đủ. Một số hành động không bao giờ được chọn, và "các giới răn luân lý tiêu cực, tức các giới răn không có ngoại lệ”, phải được các tín hữu chấp nhận như các nghĩa vụ "được Giáo Hội tuyên bố và giảng dạy nhân danh Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Chúa Tể" (39).
Tuy nhiên, như đã được mô tả suốt trong Niềm Vui Yêu Thương, tình hình thực sự ở nhiều xã hội đã đến chỗ các giá trị tổng quát, các luật lệ, các điều kiện kinh tế và các tập tục xã hội đang thay đổi đến nỗi nhiều người thấy mình rơi vào các tình huống và các cuộc kết hợp "bất hợp lệ". Giáo Hội, theo gương sáng và giáo huấn của Chúa, đã cung ứng lòng thương xót. Với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu "đề cập tới ước muốn của nàng được yêu thương đích thực, để giải phóng nàng khỏi bóng tối đời nàng và đưa nàng đến niềm vui trọn vẹn của Tin Mừng" (40). Đứng trước nhu cầu của nàng, cơn khát yêu thương của nàng, Người đã hiến tặng chính Người, như nước hằng sống (Ga 4:10).
Đồng hành với người yếu đuối trong sự yếu đuối của họ, Chúa Giêsu đã hiến đời Người cho họ và vì họ - Giáo Hội cũng đã làm như thế. Giống như một bà mẹ đầy chăm sóc, "Giáo Hội gần gũi" những người thấy các giáo huấn luân lý về hôn nhân và tình dục là điều khó khăn, những người trong các hoàn cảnh "thường rất gian khó và đôi lúc thực sự bị dày vò bởi những khó khăn đủ loại" (41). Ơn thánh, lòng thương xót và đồng hành là con đường của Giáo Hội khi chăm sóc mọi người, vì Chúa Giêsu là Mục Tử Tốt Lành, Đấng không muốn để bất cứ ai bị lạc mất.
Đồng thời, Giáo Hội, vì là một Bà Mẹ, nên cũng là một Bà Giáo "không mệt mỏi công bố qui luật luân lý vốn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lưu truyền sự sống một cách có trách nhiệm. Giáo Hội không hề là tác giả hoặc trọng tài của qui luật này. Vâng theo sự thật là chính Chúa Kitô, Đấng mà hình ảnh được phản chiếu trong bản chất và phẩm giá của con người nhân bản, Giáo Hội đã diễn giải qui luật luân lý và đề xuất nó với mọi người thiện chí, không che giấu các đòi hỏi triệt để và hoàn hảo của nó" (42). Là Bà Giáo và là Bà Mẹ, "Giáo Hội không bao giờ ngưng việc khuyên nhủ và khuyến khích mọi người giải quyết bất cứ khó khăn có thể phát sinh nào của vợ chồng mà không làm sai lệch, hay xâm phạm đến sự thật .... Bởi thế, phương pháp sư phạm cụ thể của Giáo Hội phải luôn luôn ở thế liên kết với giáo lý của mình và không bao giờ được tách rời khỏi nó" (43). Trong lời giáo huấn đầy kiên nhẫn của mình, Giáo Hội tuân theo "luật tiệm tiến" (law of gradualness), vì biết rằng người ta lớn lên qua nhiều giai đoạn trong khả năng biết, yêu mến và thực hành các sự thiện luân lý (44). Tuy nhiên, đối với lệnh cấm tuyệt đối, luật tiệm tiến “không phải là ‘sự tiệm tiến của luật’ (gradualness of law)... Vì luật chính là một hồng phúc của Thiên Chúa dùng để chỉ đường, một hồng phúc dành cho mọi người không trừ ai; nó có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh, mặc dù mỗi một con người 'tiến bộ từ từ với sự tích hợp tiệm tiến các hồng phúc của Thiên Chúa .... " (45). Điều bị cấm là bị cấm đối với mọi người, trong mọi hoàn cảnh.
Lạm dụng Thứ Ba: Sự yếu đuối của con người miễn chước họ khỏi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa
Với lòng thương xót chân chính, Đức Thánh Cha khuyên chúng ta "rao giảng lòng thương xót của Thiên Chúa, vốn là trái tim đang đập của Tin Mừng, một lòng thương xót, theo cách riêng của nó, phải thâm nhập vào tâm trí và trái tim mọi người" (46). Chúng ta không thể quên được sự mỏng dòn và yếu đuối của con cái Thiên Chúa, hoặc như các Nghị Phụ đã mô tả một cách thực tiễn “trong một số hoàn cảnh, người ta thấy rất khó có thể hành động cách khác. Vì vậy, trong khi duy trì một qui luật tổng quát, điều cần thiết là phải nhìn nhận rằng trách nhiệm đối với một số hành động hay quyết định nào đó không như nhau trong mọi trường hợp" (47).
Dù việc chăm sóc mục vụ chân chính luôn đồng hành với người ta trong các đau khổ và yếu đuối của họ, một số người đã sử dụng sai việc Tông Huấn nhấn mạnh một cách chính đáng tới luận lý học của lòng thương xót để cho rằng hành vi sai lầm một cách khách quan có thể được chấp nhận, thậm chí có khi còn được thánh hoa nữa, nếu một người nào đó tự phán đoán rằng mình không thể nào làm khác đi được. Không những chủ trương này áp dụng sai các nhân tố giảm khinh đối với trách nhiệm chủ quan, mà nó còn tước hết sức mạnh của thập giá. Chủ trương rằng các cá nhân không thể thay đổi cung cách của họ là tương đương như phủ nhận hiệu quả và sức mạnh của ơn thánh, phủ nhận rằng Thiên Chúa có thể làm những gì Người đã hứa.
Luật luân lý không xa lạ và cũng không thù nghịch đối với hạnh phúc và các khả năng của con người. Luật luân lý tự nhiên là một luật nội tại, luật của bản nhiên chúng ta, và các đòi hỏi của nó, dù có thách thức bao nhiêu, vẫn phù hợp với các khả năng tự nhiên của chúng ta và hướng tới việc thực hiện trọn vẹn các mơ ước sâu xa nhất của chúng ta: "Vì trật tự luân lý tỏ lộ và trình bầy các kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, vì lý do này, nó không thể là một điều gì đó gây tổn hại đến con người, một điều gì đó vô tình. Ngược lại, nhờ biết đáp ứng các yêu cầu sâu xa nhất của con người như đã được Chúa tạo dựng, nó tự đặt mình vào việc phục vụ nhân tính đầy đủ của người đó bằng tình yêu tinh tế và ràng buộc qua đó chính Thiên Chúa linh hứng, nâng đỡ và hướng dẫn mọi sinh vật tới hạnh phúc của họ" (48).
Hơn nữa, không chỉ nhờ tự nhiên nhưng còn nhờ ơn thánh mà gia đình và cuộc sống hôn nhân được nâng đỡ và tăng cường. Đối với người đã rửa tội, hôn nhân là một bí tích và mang theo nó ơn thánh bí tích và ơn thánh của bậc sống để hỗ trợ, củng cố và hoán cải: "Bằng cách tiếp nhận thực tế nhân trần của tình yêu giữa vợ và chồng trong mọi hệ luận của nó, bí tích [hôn nhân] ban cho các cặp vợ chồng và các cha mẹ Kitô hữu sức mạnh và cam kết sống ơn gọi của họ ... và họ nhận được cả một mệnh lệnh mà họ không thể bỏ qua lẫn một ơn thánh có thể nâng đỡ và kích thích họ" (49).
Vì lòng tốt dư tràn của Người, Thiên Chúa đã không ra lệnh từ xa, nhưng luôn đồng hành với chúng ta, cung cấp sự hỗ trợ đầy nhân từ cho mọi người đang cần tới. Chúa Kitô là thầy thuốc tuyệt vời, Đấng mục tử tốt lành, và là anh trai của chúng ta, người cũng bị cám dỗ như chúng ta, và công đức của Người có thể trở thành công đức của chúng ta. Vì điều này, lề luật là "một hồng phúc cho mọi người không trừ ai ... [và] có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh" (50).
Chỉ vì sự hỗ trợ nhân từ của Thiên Chúa luôn sẵn có, nên Giáo Hội mới dạy ta luật tiệm tiến và thận trọng xác định ra các yếu tố giảm khinh trong việc qui tội bản thân. Nếu một người nào đó không thể lớn lên, cả do bản nhiên lẫn do ơn thánh, thì chúng ta không thể nói tới sự tiệm tiến trong việc họ phát triển về trách nhiệm, kiến thức và tình yêu. Nếu ơn thánh không có đó để hỗ trợ họ, họ sẽ bị sa lầy trong tội lỗi, không thể làm cách khác, mà không có tự do hoán cải. Họ sẽ không được tự do và cả ơn thánh lẫn lòng thương xót cũng như tha thứ sẽ không có sẵn đó cho họ, vì họ không phải là loại hữu thể có thể được cung hiến các hồng phúc này. Những hữu thể nào chỉ hoạt động theo bản năng hoặc thúc ép tự nhiên không có khả năng có các hành động tự nguyện, là những hành động có thể được tha thứ hay được ơn thánh hỗ trợ - những hữu thể như vậy không cần đến lòng thương xót cứu độ. Nếu một ai đó không bao giờ có thể cải hoán, thì ơn thánh sẽ bất lực, không cần thiết, và không liên quan. Con người nhân bản, vì được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên "có khả năng tự nhận thức, tự sở hữu mình và tự cho chính mình đi và bước vào sự hiệp thông với người khác. Và họ được ơn Chúa mời gọi bước vào giao ước với Đấng Tạo Hóa của mình, dâng cho Người một đáp ứng đức tin và tình yêu mà không một tạo vật nào khác có thể làm thay cho họ" (51).
Thành thử, dù Giáo Hội có theo luận lý học của lòng thương xót đối với tất cả những ai đang đấu tranh với sự yếu đuối, nhưng gán bất cứ ai vào số tất yếu phải yếu đuối và không thể làm khác đi là phủ định luận lý học của lòng thương xót: "Trong mọi hoàn cảnh, khi xử sự với những người gặp khó khăn trong việc sống trọn lề luật của Thiên Chúa, lời mời gọi theo đuổi con đường bác ái (via caritatis) phải được nghe thấy rõ ràng" (52). Lời mời gọi sống trong sự hoàn thiện của tình yêu không những được ngỏ với mọi người trong mọi tình huống, nhưng nó còn được ngỏ một cách trọn vẹn: "không có cách nào khiến Giáo Hội phải từ khước việc đề xuất lý tưởng trọn vẹn của hôn nhân, kế hoạch của Thiên Chúa, trong mọi nét cao cả của nó .... Thái độ thờ ơ, bất cứ thứ tương đối thuyết nào, hoặc một sự dè dặt quá đáng nào trong việc đề xuất lý tưởng đó, đều là thiếu trung thành đối với Tin Mừng và cũng thiếu yêu thương về phía Giáo Hội .... " (53).
Niềm Vui Yêu Thương trung thực và mạnh dạn mô tả các khó khăn nghiêm trọng mà các gia đình và các cuộc hôn nhân trong thời đại chúng ta đang phải đối đầu, không bao giờ gián giấy lên các thách thức hoặc đưa ra một sự lạc quan giả tạo. Tin Mừng không bao giờ xa rời thực tế, vì nó luôn luôn phụ thuộc vào sáng kiến và hành động của Thiên Chúa, nhờ Người, chúng ta có khả năng làm được mọi sự. Lòng hy vọng theo Kitô giáo, không giống như chủ nghĩa lạc quan, đặt "niềm tín thác của chúng ta vào các lời hứa của Chúa Kitô và không dựa vào sức mạnh của chúng ta, mà dựa vào sự giúp đỡ của ơn Chúa Thánh Thần" (54). Dựa trên niềm hy vọng này, chúng ta biết rằng “Nhan thánh Chúa ngự trong các gia đình chân thực và cụ thể, với tất cả những rắc rối và tranh đấu, niềm vui và hy vọng hàng ngày của họ" (55). Ơn thánh luôn sẵn có đó, cũng như sự tự do của bản chất chúng ta, và sẽ luôn hợp lòng thương xót khi biết tìm kiếm sự trợ giúp của Thiên Chúa, ngay trong các hoàn cảnh khó khăn nhất, vì không có điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa (Rm 8: 38-39).
Kết luận: Các hình ảnh đích thực và sống động
Các giáo huấn luân lý của Giáo Hội về hôn nhân, gia đình, và tình dục đã rất thường xuyên bị mô tả bằng ngôn ngữ chính sách và luật lệ, đặc biệt trong các cuộc tranh cãi cuồng nhiệt của truyền thông chung quanh các Thượng Hội Đồng năm 2014 và năm 2015 và việc công bố Niềm Vui Yêu Thương. Dù có một phần sự thật trong đó, nhưng người ta phải nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội, xét cho cùng, luôn nói về Tin Mừng Cứu Độ tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Vẻ đẹp và phẩm giá của hôn nhân như nó đã đến với chúng ta từ bàn tay Đấng Tạo Hóa và được mạc khải trong Kinh Thánh và Thánh Truyền của Giáo Hội là "một Tin Mừng trong chính nó, một Tin Mừng cho thế giới hôm nay, đặc biệt cho thế giới phi Kitô Giáo" (56).
Vì sự thật của hôn nhân bắt nguồn từ bản chất con người như Thiên Chúa đã tạo nên, và vì bí tích hôn phối được Chúa Kitô nâng lên hàng một bí tích làm dấu chỉ cho tình yêu của Người đối với Giáo Hội, nên đời sống hôn nhân và đời sống gia đình sẽ được hiểu đúng nhất qua Tin Mừng, qua đời sống thánh thiện, cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta, và lời Người mời gọi ta tham dự vào cùng đời sống ấy. "Nếu gia đình lấy Chúa Kitô làm trung tâm, Người sẽ thống nhất hóa nó và soi sáng toàn bộ cuộc sống của nó. Các khoảnh khắc đau đớn và khó khăn sẽ được trải nghiệm trong sự hợp nhất với thập giá của Chúa, và sự gần gũi của Người sẽ làm cho gia đình có khả năng vượt qua chúng" (57). Gia đình là hình ảnh đích thực và sống động của sự hiệp thông và sự nhân từ của Thiên Chúa, một lời công bố đẹp đẽ và một chứng tá cho mọi người nhìn thấy.
Lạm dụng Niềm Vui Yêu Thương để hỗ trợ cho các chủ trương lầm lạc đã được nhận diện trên đây không phải chỉ vi phạm lý lẽ, luật luân lý tự nhiên, Thánh Kinh, giáo huấn của Chúa chúng ta, và giáo huấn liên tục cũng như Truyền Thống của Giáo Hội, nó còn làm ngơ Tin Mừng nữa.
Người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình không bị Chúa Giêsu kết án (Ga 8: 1-11). Nếu nàng bị kết án, thì tất cả chúng ta đều bị kết án. Nhưng sẽ không có hy vọng, nếu Chúa Giêsu không làm gì khác hơn là tự chế, không lên án nàng, vì nàng sẽ sa lầy trong tội ngoại tình và tội lỗi của nàng, sa đọa trong bất hạnh và các ước muốn không được thỏa mãn. Chúa Giêsu đã làm nhiều hơn thế. Cử chỉ thương xót mạnh mẽ của Người đã mở cánh cửa trái tim nàng đón nhận sự hoán cải. Cử chỉ này mở đôi tai để nàng nghe lời khuyên của Người: "Hãy đi, và từ giờ trở đi, đừng phạm tội nữa". Điều Chúa Giêsu ra lệnh cho nàng làm là điều có thể làm được. Nó là mệnh lệnh phải từ bỏ cuộc sống tội lỗi để sống một cách biết tôn vinh lòng thương xót Người đã tỏ cùng nàng. Vì mệnh lệnh của Người, mà có lòng hy vọng, và lòng thương xót có thể đạt được mục tiêu cứu rỗi nơi nàng. Lòng thương xót mở cửa cho sự thật, và sự thật của cuộc sống mới trong Chúa Kitô sẽ giải phóng nàng. Khi mô phỏng Chúa Giêsu, Giáo Hội cố gắng cung cấp cùng một lòng thương xót, cùng một sự thật, và cùng một niềm hy vọng cho mọi người.
Ghi Chú
1 Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Yêu Thương, 11.
2 Đã dẫn.
3 Đã dẫn.
4 Đã dẫn.
5 Đã dẫn., 291; Trích Relatio Synodi 2014, 28.
6 Đã dẫn., 86.
7 Đã dẫn., 7.
8 Dei Verbum, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa, Công Đồng Vatican II, 7
9 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 84–85.
10 Đã dẫn., 86; Trích Dei Verbum, 10.
11 Dei Verbum, 8.
12 Thánh Vincent đệ Lérins, Commonitorium, 23.
13 John Henry Newman, Tiểu luận về Sự Phát Triển của Tín Lý Kitô Giáo, 1845, II. 5.
14 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1640.
15 Đã dẫn., 1639, 1640.
16 Đã dẫn., 1776; Trích Gaudium et Spes, 16.
17 Niềm Vui Yêu Thương, 267; Trích Gaudium et Spes, 17.
18 Đã dẫn., 303.
19 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1792, 1793.
20 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 56.
21 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
22 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 64.
23 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
24 Đã dẫn., 303.
25 Đã dẫn., 264, 267.
26 Đã dẫn., 267.
27 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1777.
28 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 117.
29 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33; Trích Humanae Vitae, 29.
30 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 116.
31 Niềm Vui Yêu Thương, 302.
32 Đã dẫn., 304.
33 Đã dẫn., 305.
34 Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica I-II 100. 9, 10; cf. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1826, 1827.
35 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 52.
36 Đã dẫn.
37 Đã dẫn.
38 Đã dẫn., 65–68.
39 Đã dẫn., 76.
40 Niềm Vui Yêu Thương, 294.
41 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33.
42 Đã dẫn.
43 Đã dẫn.
44 Niềm Vui Yêu Thương, 295; Trích Familiaris Consortio, 34.
45 Đã dẫn., 295; Trích Familiaris Consortio, 9.
46 Đã dẫn., 309; Trích Misericordiae Vultus, 12.
47 Đã dẫn., 302.
48 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 34.
49 Đã dẫn., 47.
50 Niềm Vui Yêu Thương, 295.
51 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 357.
52 Niềm Vui Yêu Thương, 306.
53 Đã dẫn., 307.
54 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1817.
55 Niềm Vui Yêu Thương, 315.56 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, Bài Giảng Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa, Ngày 7, Tháng 10 Năm 2012.
57 Niềm Vui Yêu Thương, 317.
Văn Hóa
Lá thư Canada : Chuyện cười Canada
Trà Lũ
18:47 12/10/2016
Lá thư Canada
CHUYỆN CƯỜI CANADA
Mùa thu năm nay, Canada có nhiều tin liên hệ tới người VN. Thứ nhất là tin một linh mục VN gốc thuyền nhân tỵ nạn được Giáo Hội Roma phong chức giám mục chính tòa Kamloops, một giáo phận rộng lớn ở BC miền tây Canada. Đó là Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương. Miền này có bao nhiêu cha tài giỏi đạo đức thế mà một ông cha tỵ nạn VN được Tòa Thánh để mắt tới thì quả là một vinh dự lớn. Ngài vượt biên nhiều lần rồi mới thoát lưới CS. Sang Canada ngài vừa đi làm thợ sơn vừa đi học tiếng Anh. Quả là có chí. Bây giờ tiếng Anh của ngài làu làu như gió. Tuy đã làm linh mục 24 năm nhưng tướng tá ngài trông còn rất trẻ và rất phong độ. Ngài được tấn phong giám mục cuối tháng 8. Đầu tháng 10 vừa qua, nhân chuyến đi họp hội đồng giám mục Canada ở Ottawa, ngài ghé thăm giáo dân VN ở Toronto. Ai cũng mê vị giám mục vui vẻ trẻ trung và nhân đức thánh thiện này. Ngài còn một ông em ruột, cũng là một linh mục thuyền nhân như ngài, hiện đang coi một xứ đạo da trắng ở gần Toronto, đó là Cha Nguyễn Thế Tuyển. Cụ Chánh tiên chỉ làng tôi xưa nay có tài xem tướng đã bảo tôi rằng: Đức Cha Phương không những có tướng giám mục mà còn có tướng của một tổng giám mục, và ông cha em cũng có tướng giám mục. Xin ghi kỹ lời xem tướng uy tín này nha bà con.
Tin vui thứ hai cũng liên hệ tới người VN chúng ta, đó là tin 19 người tỵ nạn VN cuối cùng ở Thái Lan đã được sang định cư ở Toronto ngày 23 tháng 9 vừa qua, sau 24 năm ẩn trốn khổ sở ở Thái Lan. Đây là công lớn của Nhóm VOICE mà LS Trịnh Hội đã kiên trì tranh đấu và giúp đỡ trong bao nhiêu năm qua, với sự cộng tác tận tâm của ông Nam Lộc ở Mỹ, của ông Đỗ Kỳ Anh và cô Đỗ Minh Tâm ở Toronto. Rất nhiều đồng hương đã ra phi trường đón tiếp 19 anh em tỵ nạn may mắn này. Bên cạnh cờ vàng chúng tôi còn dọc thấy biểu ngữ đón chào với hàng chữ ‘ Freedom at last !’ Xin chúc nừng 19 đồng bào vừa tới bến Tự Do.
Nhân tin bảo trợ định cư này, xin khoe với các cụ phương xa tin lớn: Cao ủy LHQ đang cổ động các nước hãy học tập và bắt chước chương trình nhận dân tỵ nạn thành công của Canada. LHQ căn cứ vào việc việc Canada đã rất thành công các chương trình bảo lãnh người tỵ nạn VN từ 1975 đến nay. Các người tỵ nạn VN đến đây thế hệ thứ nhất và thứ hai đều đã an cư lạc nghiệp và đang đóng góp rất nhiều cho đất nước Canada. Chứng cớ hiễn nhiên nhất là đã cống hiến 2 giám mục VN cho Giáo Hội Canada, nhiều tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư cho cộng đồng Canada.
Nghe tôi nói đến đây thì ông ODP cười ha ha. Ông bảo ngoài việc đóng góp tài năng ra, VN còn đang cống hiến tiền bạc nữa. Các ông VC và con cháu các ông đang mang tiền từ VN sang đây tậu nhà cửa làm cho thị trương địa ốc ở Vancouver và Toronto lên cao tột đỉnh. Tiền của Việt Cộng và Tàu Cộng đấy các cụ ạ, Tổ chức Environics Analystics ở Vancouver vừa công bố như thế. Trong số các đại gia này dám có Ngài Trịnh Xuân Thanh. Bây giờ nội bộ đảng CSVN đang đánh nhau to, ngài Trịnh Xuân Thanh ôm một mớ bạc chạy mất tiêu. Có người nói cụ đang trốn ở bên Đức, có người nói cụ đang ở Canada. Canada chưa tìm ra cụ. Vậy nếu cụ đang trốn ở Canada thì sao? Canada và VN không hề có hiệp ước dẫn độ. Việc chạy làng và ẩn cư ở đâu thì chắc cụ đã tính toán và chuẩn bị từ trước rồi, việc cư trú của cụ chắc là hợp lệ hợp pháp 100%, chả ai làm gì được cụ.
Chuyện này còn dài, sẽ bàn về sau. Bây giờ xin dưa tin tiếp theo là thành phố Montreal ở cạnh bên Toronto đang làm chương trình ăn mừng sinh nhật vĩ đại thứ 375 của mình, cũng là sinh nhật thứ 150 của liên bang Canada, vào năm tới. Sẽ ăn mừng suốt 375 ngày. Ngày nào cũng sẽ có các lễ hội.
Việc nổi bật nhất trong cuộc ăn mừng dài ngày này là việc thắp sáng cây cầu Jacques Cartier bắc ngang dòng sông lịch sử Saint Laurent. Đây là cây cầu lớn và dài thứ ba ở Canada, dài những 3 cây số rưỡi. Sẽ gắn 2.800 bóng đèn màu trên thành cầu, màu sắc sẽ thay đổi theo chương trình các cuộc văn nghệ. Cầu này gần 100 tuổi mang tên nhà thám hiểm đã tìm ra miền đất Canada này. Các cụ biết ai rồi nha, tôi chỉ xin sơ lược như sau:
Theo lịch sử thì thế kỷ 15 các nước Âu Châu rộ lên phong trào đi tìm thuộc địa ở những miền đất mới. Ngài Jacques Cartier được vua Francois Đệ Nhất sai đi thám hiểm. Chuyến viễn du thứ nhất vào năm 1534, ngài vừa đi vừa quan sát địa thế và vẽ bản đồ. Ngài Cartier với 61 thủy thủ đã tiến vào dòng sông St.Laurent ở miền Montreal bây giờ và gặp một nhóm người Da Đỏ đầu tiên thuộc chi tộc Iroqois. Hai bên gặp nhau mà không hiểu nhau vì bất đồng ngôn ngữ: Cụ Cartier nói tiếng Pháp còn người Da Đỏ nói tiếng Iroquois. Chắc cụ Cartier hỏi miền này tên là gì để cụ còn ghi vào bản đồ, còn người Da Đỏ tưởng là cụ hỏi nhà các ông ở đâu. Người Da Đỏ chỉ vào mấy căn lều của họ ở gần đó rồi nói ‘Kanata’. Kanata nghĩa là nhà chúng tôi ở kia. Cụ Cartier lại tưởng kanata là tên vùng đất này cho nên cụ đã ghi vào bản đồ miền này tên là Canada. Chắc tai cụ nghễnh ngãng, Kanata mà lại ghi là Canada.
Các cụ độc giả nhớ kỹ sự kiện lịch sử này nha, tên quốc gia Canada, đáng lẽ là Kanata cơ đấy, là do một nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đặt cho miền đất thiên đàng này vào năm 1534, thế kỷ thứ 16 nha. Và ông chiếm miền đất này cho vua Pháp, vua Francois Đệ I. Như thế là cụ Jacques Cartier người da trắng đến miền này sau cụ Christopher Columbus bên Hoa Kỳ những 42 năm. Cụ Cartier đến đây năm 1534 còn cụ Columbus đến phía Mỹ sớm hơn, năm 1492.
Cả hai cụ da trắng đều gặp chủ nhân miền đất Bắc Mỹ này là người Da Đỏ, và cả hai cụ đều được người Da Đỏ tiếp rước, vừa cho ăn vừa cho ở. Lễ Tạ Ơn để ghi dấu việc tiếp rước này ở Canada vào tháng 10, còn bên Hoa Kỳ vào tháng 11. Bây giờ bóng dáng người Da Đỏ rất mờ nhạt trong các lễ Thanksgiving, thật đáng tiếc.
Cụ Chánh tiên chỉ làng An Lạc của chúng tôi năm nào cũng nhắc nhở dân làng mừng lễ Tạ Ơn cho trọng thể. Đa số dân làng bây giờ là do các nhà thờ bảo lãnh từ các trại tỵ nạn. Chúng ta vừa mừng chung với tổ tiên người Canada khi xưa đã được người Da Đỏ tiếp rước, mà chúng ta còn mừng và cám ơn lòng từ bi bác ái của người Canada hiện nay, họ đã tiếp rước chúng ta, không những chỉ cơm ăn nhà ở, mà còn giúp cho cả một tương lai tốt đẹp, không những cho thế hệ chúng ta mà còn những thế hệ sau này nữa.
Ngày lễ Tạ Ơn, người Canada da trắng bản xứ ăn món gà tây với bí đỏ, còn làng An Lạc của tôi thì các bà không làm gà tây mà làm gà ta, gà quay ăn với xôi đậu, ngon hết biết. Hai mâm cỗ này mang bao nhiêu ý nghĩa. Bữa họp làng ăn tối ngày lễ Tạ Ơn tại nhà cụ Chánh có Cha Paolo tới dự. Trong bữa ăn, Anh John đã nói tới một sự kiện làm Cha Paolo thích thú vô cùng. Rằng ngày xưa người di dân Da Trắng tới đây đã được người Da Đỏ tiếp rước, cho nên lễ Tạ Ơn một phần là tạ ơn người Da Đỏ. Bây giờ trong nhà thờ, chúng ta tạ ơn Chúa đã cho chúng ta vượt biển sống sót và tạ ơn người Da Đỏ, Cha có thấy người Da Đỏ trong nhà thờ của Cha không? Cha Paolo tỏ ra ngạc nhiên và lúng túng rồi lắc đầu bảo không thấy người Da Đỏ nào cả. Anh John mới cười ha ha lớn tiếng rồi chỉ vào Cụ Chánh, cụ B.95 và toàn thể dân làng đang có mặt, rồi nói: Đây chính là họ hàng của người Da Đỏ ngày xưa đó, thưa Cha. Sáng nay, tất cả dân làng đều đi lễ ở nhà thờ. Dân làng vừa là con cháu tổ Da Đỏ ngày xưa, vừa là những người mang ơn bảo lãnh của nhà thờ mà.
Lúc này Chị Ba mới lên tiếng: Chuyện lịch sử này dài lắm, con xin tóm tắt như thế này. Theo huyền sử của người VN thì tổ tiên của người VN là Ông Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ. Lấy nhau xong, bà đẻ 100 con rồi hai vọ chồng chia tay. Họ đi về 2 hướng khác nhau. Bà dẫn 50 con lên núi, ông dẫn 50 con xuống biển. Bà tiến lên tới cực bắc, thì gặp eo biển Berin, bà dẫn đàn con theo eo biển này đi xuống phía nam thì gặp miền đất trù phú này nên đã dừng chân và định cư. Miền này chính là đất Canada hiện nay. Cha cứ xem nét mặt người Da Đỏ mà coi, hoàn toàn là nét mặt Á Châu da vàng. Mắt họ không xếch như người Tàu và người Nhật, rõ ràng họ là người VN. Cha Paolo nghe đến đây thì thích quá, vỗ tay và cười lớn tiếng. Anh John nói tiếp: Chưa hết, sử ghi năm 1534 khi ông tây trắng Jacques Cartier gặp người Da Đỏ, người Da Đỏ chỉ vào mấy căn lều rồi nói ‘Kanata’. Kanata là tiếng Việt cổ, Kanata chính là ‘ Cái Nhà Ta’…
Nghe đến đây thì không chỉ Cha Paolo mà cả làng bò ra cười. Anh John nói tiếp: Nghe như chuyện thần tiên, phải không Cha ? Con là rể của làng VN này, con còn được biết nhiều điều hay lắm. Chẳng hạn Bà Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng rồi trứng nở thành 100 con. 100 con là anh em ruột của nhau, cho nên chỉ có người VN mới gọi nhau là ‘đồng bào’ vì cùng một bào thai mà ra. Nhìn vào Kinh Thánh, rất nhiều lần Chúa đã dạy chúng ta rằng mọi người là anh em với nhau vì do một Cha chung trên trời sinh ra, Cha có thấy huyền thoại 100 con của VN giống y chang chuyện anh em do Chúa dạy trong Kinh Thánh không?
Ngày xưa thời Chúa Giêsu chưa giáng trần thì tổ tiên người VN đã tin có Thiên Chúa. Họ gọi Thiên Chúa là ông Trời. Tiếng Trời xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ VN, hiện còn rất thông dụng, như:
- trời sinh trời dưỡng,
- trời sinh voi sinh cỏ,
- trời mưa, trời nắng,trời gió…
- trời có mắt, không có trời ai ở với ai,
- lạy Trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm…
- Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giầu, có chí thì nên…
Anh John đang thao thao bất tuyệt thì điện thoại của Cha Paolo reo, một bệnh viện muốn mời Cha tới thăm một bệnh nhân đang hấp hối. Cha Paolo ra về và xin hẹn một buổi gặp đặc biệt để nghe về việc tổ tiên VN ngày xưa đã tin vào Thiên Chúa và gọi là ÔngTrời và người VN có dòng máu Da Đỏ.
Khi Cha Paolo đi rồi thì cụ B.95 bèn xin anh John kể chuyện thời sự. Anh John bảo chuyện thời sự VN nổi cộm nhất vẫn là chuyện CSVN đang đi tìm bắt ông cán bộ gộc Trịnh Xuân Thanh, chắc cả làng đều biết rồi. Chuyện quốc tế là chuyện tranh cử của Bà Clinton với ông Trump, cả làng cũng biết rồi. Tôi thấy có mỗi chuyện này chắc làng chưa biết, đó là chuyện bờ biển Florida. Không phải chuyện bão Matthew mà là chuyện trước cơn bão. Chuyện như thế này: ngày đầu tháng 10, ông Jerry Masterson bắt được một con cá tuna lớn. Ông đem về nhà định mổ ra chia phần cho bạn bè, khi vừa mổ bụng cá ra thì kìa, trước mắt nhiều người, một bộ dương vật với 2 tinh hoàn của đàn ông đã lộ ra. Trời ơi, cái gì thế này ? Con cá tuna bự này đã giết người ư, hay ai đã cho nó ăn ? Các bộ phận khác đâu mà sao chỉ thấy nó nuốt vào bụng 2 của quý này? Mà sao bộ này còn nguyên vẹn trong bụng cá ? Cảnh sát được mời tới làm biên bản và cuộc điều tra đang bắt đầu. Lạ quá ha, thưa các cụ.
Nghe đến mẩu tin này thì cụ B.95 và Chị Ba Biên Hòa run lên vì sợ quá, cá tuna ăn thịt người. Phe các bà xin chuyển đề tài.
Anh John bèn xin hết chuyện và xin Ông ODP giúp thay đổi không khí. Ông ODP nhận lời ngay. Ông xin kể chuyện buổi theo anh John ra tiệm cà phê xem trận cầu baseball, đội Blue Jays của Toronto chơi với đội Rangers của Texas. Các cụ biết môn bóng chày baseball là môn thể thao ruột của Canada chứ? Và đội banh Blue Jays của Toronto rất nổi tiếng thế giới về môn này. Bữa đó là một trận cầu quốc tế. Tiệm cà phê ở ngã tư đông nghẹt. Dân Canada mê môn thể thao này vô cùng. Ai cũng cố tới đây để xem, lý do là ở đây có màn ảnh lớn xem rất đã con mắt, nhưng cái làm ai cũng mê nhất là được nghe những lời bình luận rất hay của những khách sành thể thao. Ôi thôi, dân Canada bình luận hay hết sức. Tan trận thứ nhất, Canada thắng với tỷ số 10-1. Có một vị hảo hán gốc Toronto trong quán sướng quá về trận Toronto đại thắng này đã nổi hứng đãi mọi người có mặt trong quán một bữa ăn tối miễn phí, bia rượu uống thả giàn. Các nhà quân tử trong làng tôi đều có mặt, và đã nhậu đã đời với dân bản xứ da trắng. Trong bữa ăn tôi còn được dân Canada cho nghe nhiều thứ chuyện, nhất là tiếu lâm rất Canada. Bữa nay xin kể hầu các cụ 3 chuyện cười Canada mà tôi vừa nghe nha.
Chuyện thứ nhất nói về kinh tế và chính trị, một đề tài đang nóng hổi hiện nay trong mùa bàu cử tổng thống bên Mỹ.
Một ông bố kể chuyện thế này:
- Tôi nói với thằng con trai lớn: Bố muốn con cưới cô con gái mà bố chọn. Nó trả lời: Không ! Tôi nói tiếp: Cô ta là con gái của tỷ phú Bill Gates. Nó liền trả lời: OK.
- Sau đó tôi gọi Bill Gates và nói: Tôi muốn con gái ông lấy con trai của tôi. Bill Gates trả lời: Không ! Tôi nói tiếp: Thằng con trai tôi hiện là tổng giám đốc Ngân Hàng Thế Giới, World Bank. Bill Gates liền trả lời ngay: OK.
- Rồi tôi gọi cho chủ tịch World Bank: Ông hãy đặt con tôi làm tổng giám đốc Worl Bank. Ông kia trả lời: Không ! Tôi liền nói: Con trai tôi hiện là con rể của Bill Gates. Ông kia vội vàng đáp ngay: OK.
Hết chuyện. Chuyện này khô vì nó chỉ nói về việc làm ăn, nhưng ngẫm ra, ta thấy kinh tế chính trị của thế giới đều tương tự như vậy cả và chi phối mọi sự !
Chuyện thứ hai là chuyện trốn lính. Rằng một bà sơ đang đi bộ trong công viên thì có một anh lính hớt hải chạy tới và xin được chui vào dưới váy của bà. Anh ta nói hổn hển: Việc này kỳ quá nhưng chút nữa con sẽ kể cho Sơ biết tại sao. Một phút sau có hai người quân cảnh đi tới và hỏi bà Sơ: Ma Sơ có thấy một tên lính nào vừa chạy qua đây không ? Có, nó chạy theo hướng này. Khi hai người quân cảnh đã đi theo hướng bà Sơ chỉ thì người lính mới từ dưới váy chui ra. Anh ta nói:
- Con đội ơn Sơ vô cùng vì Sơ đã cứu con.
Con đang trốn lính, con không muốn bị sai sang Iraq !
Bà Sơ trả lời ngay: Ta hiểu hoàn cảnh của con hoàn toàn.
Người lính đã hoàn hồn, nhìn bà Sơ rồi e lệ nói:
- Con không dám hỗn láo, nhưng con thấy Ma Sơ có 2 bắp đùi lớn quá !
Bà sơ đáp ngay: Nếu anh nhìn lên cao chút nữa thì anh sẽ còn thấy tôi có 2 hòn bi cũng lớn nữa. Tôi cũng như anh, tôi cũng đang trốn lính, tôi cũng không muốn sang đánh nhau bên Iraq ! Hết chuyện.
Chuyện thứ ba về cô con dâu thời nay.
Đó là bữa cơm đông đủ mọi người trong gia đình để chào đón cô con dâu vừa đi trăng mật về. Cô lên tiếng:
- Con chào tất cả mọi người thân yêu của con. Con cám ơn mọi người đã đón nhận con vào gia đình một cách nồng nhiệt như thế này. Xin mọi người hãy an tâm về sự có mặt của con trong gia đình, con không muốn sự có mặt của con làm xáo trộn các công việc thường lệ hàng ngày.
- Bố chồng hỏi: Ý của con là sao ?
- Cô con dâu trả lời: Ý của con là ai phụ trách rửa chén thì cứ tiếp tục rửa chén, ai quét nhà thì hãy tiếp tục quét nhà, ai nấu ăn thì cứ tiếp tục nấu ăn…
- Bà mẹ chồng hỏi: Thế thì cô ở đây để làm gì ?
- Thưa, công việc của con ở đây là làm người con trai của mẹ sung sướng ạ.
Và ông ODP xin hết.
Các cụ thấy 3 chuyện cười Canada làm sao cơ ? Khô quá, phải không cơ ? Rõ ràng cái cười của Canada khác cái cười của phe ta, thanh không ra thanh, tục không ra tục, mặn không ra mặn, nhạt không ra nhạt. Anh H.O. phán một câu: Thua xa chuyện VN. Chị Ba Biên Hòa bảo anh thử kể một chuyện VN đi, chuyện gì mà không được tục chút nào như chuyện Canada vừa nghe. Anh H.O. gật đầu rồi kể liền:
Có ông chồng kia lái xe đưa vợ đi bác sĩ. Khám xong cô vợ nói với chồng: Bác sĩ bảo bệnh của em không nguy hiểm bao nhiêu, cứ đi du lịch giải trí chừng một tháng là hết bệnh. Chúng ta đi nha anh.
Ông chồng gật đầu ngay.
Cô vợ thấy chồng đồng ý lẹ quá liền hỏi:
Chúng ta đi đâu anh ?
Ông chồng đáp ngay: Đi ông bác sĩ khác !
Nghe xong chuyện, chị Ba nói ngay: Thật là lạ lùng, lần đầu tiên tôi được nghe anh H.O. kể một chuyện cười mà không vương một chút mùi tục nào cả. Phục anh quá. Rồi Chị Ba nói tiếp:
- Bây giờ đến phiên tôi kể chuyện, không phải chuyện cười mà chuyện tâm sự nghe. Lâu nay tôi khó ngủ vì mỗi lần đặt đầu lên gối là hình ảnh đau thương bên VN lại hiện ra, hình mấy em bé lội sông tới trường học mỗi ngày, hay hình ảnh ông chồng chở xác vợ bó chiếu bằng xe máy ở Sơn La. Thời xưa phong kiến thực dân, người dân còn có của ăn của để và trật tự bằng an sau lũy tre xanh, nay CS lên cầm quyền, VN không có dân chủ mà chỉ có đảng chủ, dân không còn miếng ăn chỗ ở, lê lết khắp nơi…
Cụ Chánh góp : Nói về VC thì muôn lời không hết. Nhà nào cũng nhiều thương tích. Nói gì xa, tôi có chú em, trước 1975, thời mà VC bảo là thời Mỹ Ngụy bóc lột, chú ấy nhà cao cửa rộng, xe hơi ba cái. Sau 1975, Miền Nam được giải phóng, khẩu hiệu giăng khắp nơi, chỗ nào cũng viết độc lập tự do hạnh phúc, thì chú ấy mất tất cả, quả là đổi đời. Quê vợ chú ấy ở Củ Chi. Trước 1975, một bà cô nuôi VC dưới hầm, sau 1975 bà cô được tặng bằng ‘Mẹ Chiến Sĩ’, nhưng rồi bà mở mắt bà thấy mình bị lừa bị bip. Bà thường bảo con cái: Tao muốn điên mỗi lần nhìn mảnh bằng ‘Mẹ Chiến sĩ’. Rồi một hôm chịu không nổi nữa bà đem đập vỡ tấm bằng này, vừa đập vừa chửi: Mẹ chúng mày, bằng này để chùi đít mà thôi.
Cụ B95 chắp tay xin ngưng chuyện con cháu Bác Hồ, cụ muốn sự bằng an trong giấc ngủ tối nay. Xin vâng lời cụ.
Trà Lũ
LTS: Mua quà ? Bộ sách ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ là món quà trang nhã và hiếm qúy nhất. Đây là bộ 4 cuốn gồm hơn 1800 chuyện cười đông tây kim cổ khác nhau. Tiếng cười là thuốc trường sinh. Giá $85 mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
CHUYỆN CƯỜI CANADA
Mùa thu năm nay, Canada có nhiều tin liên hệ tới người VN. Thứ nhất là tin một linh mục VN gốc thuyền nhân tỵ nạn được Giáo Hội Roma phong chức giám mục chính tòa Kamloops, một giáo phận rộng lớn ở BC miền tây Canada. Đó là Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương. Miền này có bao nhiêu cha tài giỏi đạo đức thế mà một ông cha tỵ nạn VN được Tòa Thánh để mắt tới thì quả là một vinh dự lớn. Ngài vượt biên nhiều lần rồi mới thoát lưới CS. Sang Canada ngài vừa đi làm thợ sơn vừa đi học tiếng Anh. Quả là có chí. Bây giờ tiếng Anh của ngài làu làu như gió. Tuy đã làm linh mục 24 năm nhưng tướng tá ngài trông còn rất trẻ và rất phong độ. Ngài được tấn phong giám mục cuối tháng 8. Đầu tháng 10 vừa qua, nhân chuyến đi họp hội đồng giám mục Canada ở Ottawa, ngài ghé thăm giáo dân VN ở Toronto. Ai cũng mê vị giám mục vui vẻ trẻ trung và nhân đức thánh thiện này. Ngài còn một ông em ruột, cũng là một linh mục thuyền nhân như ngài, hiện đang coi một xứ đạo da trắng ở gần Toronto, đó là Cha Nguyễn Thế Tuyển. Cụ Chánh tiên chỉ làng tôi xưa nay có tài xem tướng đã bảo tôi rằng: Đức Cha Phương không những có tướng giám mục mà còn có tướng của một tổng giám mục, và ông cha em cũng có tướng giám mục. Xin ghi kỹ lời xem tướng uy tín này nha bà con.
Tin vui thứ hai cũng liên hệ tới người VN chúng ta, đó là tin 19 người tỵ nạn VN cuối cùng ở Thái Lan đã được sang định cư ở Toronto ngày 23 tháng 9 vừa qua, sau 24 năm ẩn trốn khổ sở ở Thái Lan. Đây là công lớn của Nhóm VOICE mà LS Trịnh Hội đã kiên trì tranh đấu và giúp đỡ trong bao nhiêu năm qua, với sự cộng tác tận tâm của ông Nam Lộc ở Mỹ, của ông Đỗ Kỳ Anh và cô Đỗ Minh Tâm ở Toronto. Rất nhiều đồng hương đã ra phi trường đón tiếp 19 anh em tỵ nạn may mắn này. Bên cạnh cờ vàng chúng tôi còn dọc thấy biểu ngữ đón chào với hàng chữ ‘ Freedom at last !’ Xin chúc nừng 19 đồng bào vừa tới bến Tự Do.
Nhân tin bảo trợ định cư này, xin khoe với các cụ phương xa tin lớn: Cao ủy LHQ đang cổ động các nước hãy học tập và bắt chước chương trình nhận dân tỵ nạn thành công của Canada. LHQ căn cứ vào việc việc Canada đã rất thành công các chương trình bảo lãnh người tỵ nạn VN từ 1975 đến nay. Các người tỵ nạn VN đến đây thế hệ thứ nhất và thứ hai đều đã an cư lạc nghiệp và đang đóng góp rất nhiều cho đất nước Canada. Chứng cớ hiễn nhiên nhất là đã cống hiến 2 giám mục VN cho Giáo Hội Canada, nhiều tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư cho cộng đồng Canada.
Nghe tôi nói đến đây thì ông ODP cười ha ha. Ông bảo ngoài việc đóng góp tài năng ra, VN còn đang cống hiến tiền bạc nữa. Các ông VC và con cháu các ông đang mang tiền từ VN sang đây tậu nhà cửa làm cho thị trương địa ốc ở Vancouver và Toronto lên cao tột đỉnh. Tiền của Việt Cộng và Tàu Cộng đấy các cụ ạ, Tổ chức Environics Analystics ở Vancouver vừa công bố như thế. Trong số các đại gia này dám có Ngài Trịnh Xuân Thanh. Bây giờ nội bộ đảng CSVN đang đánh nhau to, ngài Trịnh Xuân Thanh ôm một mớ bạc chạy mất tiêu. Có người nói cụ đang trốn ở bên Đức, có người nói cụ đang ở Canada. Canada chưa tìm ra cụ. Vậy nếu cụ đang trốn ở Canada thì sao? Canada và VN không hề có hiệp ước dẫn độ. Việc chạy làng và ẩn cư ở đâu thì chắc cụ đã tính toán và chuẩn bị từ trước rồi, việc cư trú của cụ chắc là hợp lệ hợp pháp 100%, chả ai làm gì được cụ.
Chuyện này còn dài, sẽ bàn về sau. Bây giờ xin dưa tin tiếp theo là thành phố Montreal ở cạnh bên Toronto đang làm chương trình ăn mừng sinh nhật vĩ đại thứ 375 của mình, cũng là sinh nhật thứ 150 của liên bang Canada, vào năm tới. Sẽ ăn mừng suốt 375 ngày. Ngày nào cũng sẽ có các lễ hội.
Việc nổi bật nhất trong cuộc ăn mừng dài ngày này là việc thắp sáng cây cầu Jacques Cartier bắc ngang dòng sông lịch sử Saint Laurent. Đây là cây cầu lớn và dài thứ ba ở Canada, dài những 3 cây số rưỡi. Sẽ gắn 2.800 bóng đèn màu trên thành cầu, màu sắc sẽ thay đổi theo chương trình các cuộc văn nghệ. Cầu này gần 100 tuổi mang tên nhà thám hiểm đã tìm ra miền đất Canada này. Các cụ biết ai rồi nha, tôi chỉ xin sơ lược như sau:
Theo lịch sử thì thế kỷ 15 các nước Âu Châu rộ lên phong trào đi tìm thuộc địa ở những miền đất mới. Ngài Jacques Cartier được vua Francois Đệ Nhất sai đi thám hiểm. Chuyến viễn du thứ nhất vào năm 1534, ngài vừa đi vừa quan sát địa thế và vẽ bản đồ. Ngài Cartier với 61 thủy thủ đã tiến vào dòng sông St.Laurent ở miền Montreal bây giờ và gặp một nhóm người Da Đỏ đầu tiên thuộc chi tộc Iroqois. Hai bên gặp nhau mà không hiểu nhau vì bất đồng ngôn ngữ: Cụ Cartier nói tiếng Pháp còn người Da Đỏ nói tiếng Iroquois. Chắc cụ Cartier hỏi miền này tên là gì để cụ còn ghi vào bản đồ, còn người Da Đỏ tưởng là cụ hỏi nhà các ông ở đâu. Người Da Đỏ chỉ vào mấy căn lều của họ ở gần đó rồi nói ‘Kanata’. Kanata nghĩa là nhà chúng tôi ở kia. Cụ Cartier lại tưởng kanata là tên vùng đất này cho nên cụ đã ghi vào bản đồ miền này tên là Canada. Chắc tai cụ nghễnh ngãng, Kanata mà lại ghi là Canada.
Các cụ độc giả nhớ kỹ sự kiện lịch sử này nha, tên quốc gia Canada, đáng lẽ là Kanata cơ đấy, là do một nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đặt cho miền đất thiên đàng này vào năm 1534, thế kỷ thứ 16 nha. Và ông chiếm miền đất này cho vua Pháp, vua Francois Đệ I. Như thế là cụ Jacques Cartier người da trắng đến miền này sau cụ Christopher Columbus bên Hoa Kỳ những 42 năm. Cụ Cartier đến đây năm 1534 còn cụ Columbus đến phía Mỹ sớm hơn, năm 1492.
Cả hai cụ da trắng đều gặp chủ nhân miền đất Bắc Mỹ này là người Da Đỏ, và cả hai cụ đều được người Da Đỏ tiếp rước, vừa cho ăn vừa cho ở. Lễ Tạ Ơn để ghi dấu việc tiếp rước này ở Canada vào tháng 10, còn bên Hoa Kỳ vào tháng 11. Bây giờ bóng dáng người Da Đỏ rất mờ nhạt trong các lễ Thanksgiving, thật đáng tiếc.
Cụ Chánh tiên chỉ làng An Lạc của chúng tôi năm nào cũng nhắc nhở dân làng mừng lễ Tạ Ơn cho trọng thể. Đa số dân làng bây giờ là do các nhà thờ bảo lãnh từ các trại tỵ nạn. Chúng ta vừa mừng chung với tổ tiên người Canada khi xưa đã được người Da Đỏ tiếp rước, mà chúng ta còn mừng và cám ơn lòng từ bi bác ái của người Canada hiện nay, họ đã tiếp rước chúng ta, không những chỉ cơm ăn nhà ở, mà còn giúp cho cả một tương lai tốt đẹp, không những cho thế hệ chúng ta mà còn những thế hệ sau này nữa.
Ngày lễ Tạ Ơn, người Canada da trắng bản xứ ăn món gà tây với bí đỏ, còn làng An Lạc của tôi thì các bà không làm gà tây mà làm gà ta, gà quay ăn với xôi đậu, ngon hết biết. Hai mâm cỗ này mang bao nhiêu ý nghĩa. Bữa họp làng ăn tối ngày lễ Tạ Ơn tại nhà cụ Chánh có Cha Paolo tới dự. Trong bữa ăn, Anh John đã nói tới một sự kiện làm Cha Paolo thích thú vô cùng. Rằng ngày xưa người di dân Da Trắng tới đây đã được người Da Đỏ tiếp rước, cho nên lễ Tạ Ơn một phần là tạ ơn người Da Đỏ. Bây giờ trong nhà thờ, chúng ta tạ ơn Chúa đã cho chúng ta vượt biển sống sót và tạ ơn người Da Đỏ, Cha có thấy người Da Đỏ trong nhà thờ của Cha không? Cha Paolo tỏ ra ngạc nhiên và lúng túng rồi lắc đầu bảo không thấy người Da Đỏ nào cả. Anh John mới cười ha ha lớn tiếng rồi chỉ vào Cụ Chánh, cụ B.95 và toàn thể dân làng đang có mặt, rồi nói: Đây chính là họ hàng của người Da Đỏ ngày xưa đó, thưa Cha. Sáng nay, tất cả dân làng đều đi lễ ở nhà thờ. Dân làng vừa là con cháu tổ Da Đỏ ngày xưa, vừa là những người mang ơn bảo lãnh của nhà thờ mà.
Lúc này Chị Ba mới lên tiếng: Chuyện lịch sử này dài lắm, con xin tóm tắt như thế này. Theo huyền sử của người VN thì tổ tiên của người VN là Ông Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ. Lấy nhau xong, bà đẻ 100 con rồi hai vọ chồng chia tay. Họ đi về 2 hướng khác nhau. Bà dẫn 50 con lên núi, ông dẫn 50 con xuống biển. Bà tiến lên tới cực bắc, thì gặp eo biển Berin, bà dẫn đàn con theo eo biển này đi xuống phía nam thì gặp miền đất trù phú này nên đã dừng chân và định cư. Miền này chính là đất Canada hiện nay. Cha cứ xem nét mặt người Da Đỏ mà coi, hoàn toàn là nét mặt Á Châu da vàng. Mắt họ không xếch như người Tàu và người Nhật, rõ ràng họ là người VN. Cha Paolo nghe đến đây thì thích quá, vỗ tay và cười lớn tiếng. Anh John nói tiếp: Chưa hết, sử ghi năm 1534 khi ông tây trắng Jacques Cartier gặp người Da Đỏ, người Da Đỏ chỉ vào mấy căn lều rồi nói ‘Kanata’. Kanata là tiếng Việt cổ, Kanata chính là ‘ Cái Nhà Ta’…
Nghe đến đây thì không chỉ Cha Paolo mà cả làng bò ra cười. Anh John nói tiếp: Nghe như chuyện thần tiên, phải không Cha ? Con là rể của làng VN này, con còn được biết nhiều điều hay lắm. Chẳng hạn Bà Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng rồi trứng nở thành 100 con. 100 con là anh em ruột của nhau, cho nên chỉ có người VN mới gọi nhau là ‘đồng bào’ vì cùng một bào thai mà ra. Nhìn vào Kinh Thánh, rất nhiều lần Chúa đã dạy chúng ta rằng mọi người là anh em với nhau vì do một Cha chung trên trời sinh ra, Cha có thấy huyền thoại 100 con của VN giống y chang chuyện anh em do Chúa dạy trong Kinh Thánh không?
Ngày xưa thời Chúa Giêsu chưa giáng trần thì tổ tiên người VN đã tin có Thiên Chúa. Họ gọi Thiên Chúa là ông Trời. Tiếng Trời xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ VN, hiện còn rất thông dụng, như:
- trời sinh trời dưỡng,
- trời sinh voi sinh cỏ,
- trời mưa, trời nắng,trời gió…
- trời có mắt, không có trời ai ở với ai,
- lạy Trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm…
- Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giầu, có chí thì nên…
Anh John đang thao thao bất tuyệt thì điện thoại của Cha Paolo reo, một bệnh viện muốn mời Cha tới thăm một bệnh nhân đang hấp hối. Cha Paolo ra về và xin hẹn một buổi gặp đặc biệt để nghe về việc tổ tiên VN ngày xưa đã tin vào Thiên Chúa và gọi là ÔngTrời và người VN có dòng máu Da Đỏ.
Khi Cha Paolo đi rồi thì cụ B.95 bèn xin anh John kể chuyện thời sự. Anh John bảo chuyện thời sự VN nổi cộm nhất vẫn là chuyện CSVN đang đi tìm bắt ông cán bộ gộc Trịnh Xuân Thanh, chắc cả làng đều biết rồi. Chuyện quốc tế là chuyện tranh cử của Bà Clinton với ông Trump, cả làng cũng biết rồi. Tôi thấy có mỗi chuyện này chắc làng chưa biết, đó là chuyện bờ biển Florida. Không phải chuyện bão Matthew mà là chuyện trước cơn bão. Chuyện như thế này: ngày đầu tháng 10, ông Jerry Masterson bắt được một con cá tuna lớn. Ông đem về nhà định mổ ra chia phần cho bạn bè, khi vừa mổ bụng cá ra thì kìa, trước mắt nhiều người, một bộ dương vật với 2 tinh hoàn của đàn ông đã lộ ra. Trời ơi, cái gì thế này ? Con cá tuna bự này đã giết người ư, hay ai đã cho nó ăn ? Các bộ phận khác đâu mà sao chỉ thấy nó nuốt vào bụng 2 của quý này? Mà sao bộ này còn nguyên vẹn trong bụng cá ? Cảnh sát được mời tới làm biên bản và cuộc điều tra đang bắt đầu. Lạ quá ha, thưa các cụ.
Nghe đến mẩu tin này thì cụ B.95 và Chị Ba Biên Hòa run lên vì sợ quá, cá tuna ăn thịt người. Phe các bà xin chuyển đề tài.
Anh John bèn xin hết chuyện và xin Ông ODP giúp thay đổi không khí. Ông ODP nhận lời ngay. Ông xin kể chuyện buổi theo anh John ra tiệm cà phê xem trận cầu baseball, đội Blue Jays của Toronto chơi với đội Rangers của Texas. Các cụ biết môn bóng chày baseball là môn thể thao ruột của Canada chứ? Và đội banh Blue Jays của Toronto rất nổi tiếng thế giới về môn này. Bữa đó là một trận cầu quốc tế. Tiệm cà phê ở ngã tư đông nghẹt. Dân Canada mê môn thể thao này vô cùng. Ai cũng cố tới đây để xem, lý do là ở đây có màn ảnh lớn xem rất đã con mắt, nhưng cái làm ai cũng mê nhất là được nghe những lời bình luận rất hay của những khách sành thể thao. Ôi thôi, dân Canada bình luận hay hết sức. Tan trận thứ nhất, Canada thắng với tỷ số 10-1. Có một vị hảo hán gốc Toronto trong quán sướng quá về trận Toronto đại thắng này đã nổi hứng đãi mọi người có mặt trong quán một bữa ăn tối miễn phí, bia rượu uống thả giàn. Các nhà quân tử trong làng tôi đều có mặt, và đã nhậu đã đời với dân bản xứ da trắng. Trong bữa ăn tôi còn được dân Canada cho nghe nhiều thứ chuyện, nhất là tiếu lâm rất Canada. Bữa nay xin kể hầu các cụ 3 chuyện cười Canada mà tôi vừa nghe nha.
Chuyện thứ nhất nói về kinh tế và chính trị, một đề tài đang nóng hổi hiện nay trong mùa bàu cử tổng thống bên Mỹ.
Một ông bố kể chuyện thế này:
- Tôi nói với thằng con trai lớn: Bố muốn con cưới cô con gái mà bố chọn. Nó trả lời: Không ! Tôi nói tiếp: Cô ta là con gái của tỷ phú Bill Gates. Nó liền trả lời: OK.
- Sau đó tôi gọi Bill Gates và nói: Tôi muốn con gái ông lấy con trai của tôi. Bill Gates trả lời: Không ! Tôi nói tiếp: Thằng con trai tôi hiện là tổng giám đốc Ngân Hàng Thế Giới, World Bank. Bill Gates liền trả lời ngay: OK.
- Rồi tôi gọi cho chủ tịch World Bank: Ông hãy đặt con tôi làm tổng giám đốc Worl Bank. Ông kia trả lời: Không ! Tôi liền nói: Con trai tôi hiện là con rể của Bill Gates. Ông kia vội vàng đáp ngay: OK.
Hết chuyện. Chuyện này khô vì nó chỉ nói về việc làm ăn, nhưng ngẫm ra, ta thấy kinh tế chính trị của thế giới đều tương tự như vậy cả và chi phối mọi sự !
Chuyện thứ hai là chuyện trốn lính. Rằng một bà sơ đang đi bộ trong công viên thì có một anh lính hớt hải chạy tới và xin được chui vào dưới váy của bà. Anh ta nói hổn hển: Việc này kỳ quá nhưng chút nữa con sẽ kể cho Sơ biết tại sao. Một phút sau có hai người quân cảnh đi tới và hỏi bà Sơ: Ma Sơ có thấy một tên lính nào vừa chạy qua đây không ? Có, nó chạy theo hướng này. Khi hai người quân cảnh đã đi theo hướng bà Sơ chỉ thì người lính mới từ dưới váy chui ra. Anh ta nói:
- Con đội ơn Sơ vô cùng vì Sơ đã cứu con.
Con đang trốn lính, con không muốn bị sai sang Iraq !
Bà Sơ trả lời ngay: Ta hiểu hoàn cảnh của con hoàn toàn.
Người lính đã hoàn hồn, nhìn bà Sơ rồi e lệ nói:
- Con không dám hỗn láo, nhưng con thấy Ma Sơ có 2 bắp đùi lớn quá !
Bà sơ đáp ngay: Nếu anh nhìn lên cao chút nữa thì anh sẽ còn thấy tôi có 2 hòn bi cũng lớn nữa. Tôi cũng như anh, tôi cũng đang trốn lính, tôi cũng không muốn sang đánh nhau bên Iraq ! Hết chuyện.
Chuyện thứ ba về cô con dâu thời nay.
Đó là bữa cơm đông đủ mọi người trong gia đình để chào đón cô con dâu vừa đi trăng mật về. Cô lên tiếng:
- Con chào tất cả mọi người thân yêu của con. Con cám ơn mọi người đã đón nhận con vào gia đình một cách nồng nhiệt như thế này. Xin mọi người hãy an tâm về sự có mặt của con trong gia đình, con không muốn sự có mặt của con làm xáo trộn các công việc thường lệ hàng ngày.
- Bố chồng hỏi: Ý của con là sao ?
- Cô con dâu trả lời: Ý của con là ai phụ trách rửa chén thì cứ tiếp tục rửa chén, ai quét nhà thì hãy tiếp tục quét nhà, ai nấu ăn thì cứ tiếp tục nấu ăn…
- Bà mẹ chồng hỏi: Thế thì cô ở đây để làm gì ?
- Thưa, công việc của con ở đây là làm người con trai của mẹ sung sướng ạ.
Và ông ODP xin hết.
Các cụ thấy 3 chuyện cười Canada làm sao cơ ? Khô quá, phải không cơ ? Rõ ràng cái cười của Canada khác cái cười của phe ta, thanh không ra thanh, tục không ra tục, mặn không ra mặn, nhạt không ra nhạt. Anh H.O. phán một câu: Thua xa chuyện VN. Chị Ba Biên Hòa bảo anh thử kể một chuyện VN đi, chuyện gì mà không được tục chút nào như chuyện Canada vừa nghe. Anh H.O. gật đầu rồi kể liền:
Có ông chồng kia lái xe đưa vợ đi bác sĩ. Khám xong cô vợ nói với chồng: Bác sĩ bảo bệnh của em không nguy hiểm bao nhiêu, cứ đi du lịch giải trí chừng một tháng là hết bệnh. Chúng ta đi nha anh.
Ông chồng gật đầu ngay.
Cô vợ thấy chồng đồng ý lẹ quá liền hỏi:
Chúng ta đi đâu anh ?
Ông chồng đáp ngay: Đi ông bác sĩ khác !
Nghe xong chuyện, chị Ba nói ngay: Thật là lạ lùng, lần đầu tiên tôi được nghe anh H.O. kể một chuyện cười mà không vương một chút mùi tục nào cả. Phục anh quá. Rồi Chị Ba nói tiếp:
- Bây giờ đến phiên tôi kể chuyện, không phải chuyện cười mà chuyện tâm sự nghe. Lâu nay tôi khó ngủ vì mỗi lần đặt đầu lên gối là hình ảnh đau thương bên VN lại hiện ra, hình mấy em bé lội sông tới trường học mỗi ngày, hay hình ảnh ông chồng chở xác vợ bó chiếu bằng xe máy ở Sơn La. Thời xưa phong kiến thực dân, người dân còn có của ăn của để và trật tự bằng an sau lũy tre xanh, nay CS lên cầm quyền, VN không có dân chủ mà chỉ có đảng chủ, dân không còn miếng ăn chỗ ở, lê lết khắp nơi…
Cụ Chánh góp : Nói về VC thì muôn lời không hết. Nhà nào cũng nhiều thương tích. Nói gì xa, tôi có chú em, trước 1975, thời mà VC bảo là thời Mỹ Ngụy bóc lột, chú ấy nhà cao cửa rộng, xe hơi ba cái. Sau 1975, Miền Nam được giải phóng, khẩu hiệu giăng khắp nơi, chỗ nào cũng viết độc lập tự do hạnh phúc, thì chú ấy mất tất cả, quả là đổi đời. Quê vợ chú ấy ở Củ Chi. Trước 1975, một bà cô nuôi VC dưới hầm, sau 1975 bà cô được tặng bằng ‘Mẹ Chiến Sĩ’, nhưng rồi bà mở mắt bà thấy mình bị lừa bị bip. Bà thường bảo con cái: Tao muốn điên mỗi lần nhìn mảnh bằng ‘Mẹ Chiến sĩ’. Rồi một hôm chịu không nổi nữa bà đem đập vỡ tấm bằng này, vừa đập vừa chửi: Mẹ chúng mày, bằng này để chùi đít mà thôi.
Cụ B95 chắp tay xin ngưng chuyện con cháu Bác Hồ, cụ muốn sự bằng an trong giấc ngủ tối nay. Xin vâng lời cụ.
Trà Lũ
LTS: Mua quà ? Bộ sách ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ là món quà trang nhã và hiếm qúy nhất. Đây là bộ 4 cuốn gồm hơn 1800 chuyện cười đông tây kim cổ khác nhau. Tiếng cười là thuốc trường sinh. Giá $85 mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Thu
Lê Trị
21:20 12/10/2016
Ảnh của Lê Trị
Suối mơ!
Bên rừng thu vắng,
giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Ngày chưa đi sao gió vương?
Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương.
Suối ơi!
Nghe rừng heo hút.
Giòng êm đưa lá khô già trút.
Còn như lưu hương yêu dấu .
Với suối xưa trôi nơi đâu .
(Trích Ca khúc của Văn Cao)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06 – 12/10/2016: Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng bắn ngay lập tức tại Syria
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:05 12/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng Chúa Nhật 9 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu. Sau đó, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương.
Sau bài huấn đức, Đức Thánh Cha đã công bố danh tính 17 vị Tân Hồng Y. Một Công Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập vào ngày 19 tháng 11, ngay trước lễ bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót để tấn phong các vị tân Hồng Y.
Trong số 17 vị tân Hồng Y, có 13 vị dưới 80 tuổi và như thế có đủ điều kiện để bỏ phiếu bầu Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha cho biết các vị tân Hồng Y được lựa chọn đến từ năm châu, bao gồm ba vị Tổng Giám Mục Hoa Kỳ và các vị Tổng Giám Mục từ Mauritius và Bangladesh.
Dưới đây là danh sách các tân Hồng Y:
Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Ý
Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga, Cộng hòa Trung Phi
Đức Tổng Giám mục Carlos Osoro Sierra, Tây Ban Nha
Đức Tổng Giám mục Sérgio da Rocha, Ba Tây
Đức Tổng Giám mục Blase J. Cupich, Hoa Kỳ
Đức Tổng Giám Mục Patrick D'Rozario, Bangladesh
Đức Tổng Giám mục Baltazar Enrique Porras Cardozo, Venezuela
Đức Tổng Giám mục Jozef De Kesel, Bỉ
Đức Tổng Giám mục Maurice Piat, Mauritius
Đức Tổng Giám Mục Kevin Joseph Farrell, Hoa Kỳ
Đức Tổng Giám mục Carlos Aguiar Retes, Mễ Tây Cơ
Đức Tổng Giám Mục John Ribat, Papua New Guinea
Đức Tổng Giám mục Joseph William Tobin, Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Soter Fernandez, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Kuala Lumpur Malaysia
Đức Tổng Giám Mục Renato Corti, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Novara Ý
Đức Tổng Giám mục Sebastian Koto Khoarai, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Hoek Lesotho
Cha Ernest Simoni, giám quản của Tổng Giáo Phận Shkodrë-Pult, Scutari - Albania.
2. Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng bắn ngay lập tức tại Syria
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi hòa bình cho Syria vào sáng thứ Tư 12 tháng 10 trong cuộc gặp gỡ với các tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô trong khuôn khổ buổi triều yết chung hàng tuần.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Tôi muốn nhấn mạnh và nhắc lại tình liên đới của tôi với tất cả các nạn nhân của cuộc xung đột vô nhân đạo ở Syria. Tình hình hiện nay tạo ra một cảm giác cấp bách mà tôi thấy cần phải lặp lại lời thỉnh cầu của tôi, tôi van xin bằng tất cả sức lực của tôi với tất cả những ai có trách nhiệm, rằng họ cần phải thực hiện các bước cần thiết cho một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, một lệnh ngừng bắn phải được áp đặt và tôn trọng ít nhất là trong thời gian tối thiểu để cho phép việc di tản thường dân, đặc biệt là trẻ em, và những người vẫn đang bị mắc kẹt dưới chiến dịch oanh tạc tàn nhẫn.”
Máy bay của Nga gầm rú trên bầu trời Aleppo suốt ngày đêm thứ Ba 11 tháng 10, bỏ hàng loạt các loại bom chùm rơi vô tội vạ trong khu vực phía Đông của Aleppo, nơi các lực lượng nổi dậy chống tổng thống Bashar al-Assad đang bị quân chính phủ bao vây.
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng, bao gồm cả trẻ em. Cuộc oanh tạc này, được xem là tàn bạo nhất cho đến nay, đã bùng lên sau thời hạn ngưng bắn tạm thời do chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad đưa ra để thường dân còn kẹt trong vùng lửa đạn có thể di tản.
Liên Hiệp Quốc cảnh cáo có tới 275,000 thường dân vẫn còn bị kẹt trong vùng giao tranh. Trong một diễn biến khác, sáng thứ Tư 12 tháng 10. ông Boris Johnson, là ngoại trưởng kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra tội ác chiến tranh của Nga tại Syria; trong khi đông đảo dân chúng Anh biểu tình chống chiến tranh trước Tòa Đại Sứ Nga tại London.
3. Đức Thánh Cha chủ sự canh thức Thánh Mẫu nhân dịp Năm Thánh
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria, lắng nghe Lời Chúa, và đưa vào hành động cụ thể.
Đây là lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong bài giảng tại buổi canh thức, đọc kinh Mân Côi, nhân dịp Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu, cử hành lúc 5 giờ rưỡi chiều thứ bẩy, 8-10-2016, tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đầu buổi canh thức, bức ảnh Đức Maria là phần rỗi của dân Roma đã được rước lên lễ đài, trên thềm Đền thờ Thánh Phêrô. Sau đó Đức Thánh Cha và mọi người đã đọc và suy niệm mầu nhiệm mùa Mừng của kinh Mân Côi.
Trong bài suy niệm kết thúc, Đức Thánh Cha đề cao “Kinh Mân Côi, dưới nhiều khía cạnh, là một tổng hợp lịch sử lòng thương xót của Thiên Chúa được biến thành lịch sử ơn cứu độ cho tất cả những ai để cho mình được ơn thánh biến đổi.”
4. Chủ đề Thượng Hội Ðồng Giám Mục khóa 15 về giới trẻ năm 2018.
Ðức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chọn chủ đề cho Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 15 vào tháng 10 năm 2018 là: “Giới trẻ, đức tin và việc phân định ơn gọi”.
Thông cáo công bố hôm 6 tháng 10 năm 2016, của Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục cho biết Hội Ðồng Giám Mục đi tới quyết định trên đây sau khi tham khảo ý kiến các Hội Ðồng Giám Mục, các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương tự quản, Liên Hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nam, các nghị phụ Thượng Hội Ðồng Giám Mục khóa 14 và Hội đồng của Thượng Hội Ðồng Giám Mục của khóa này.
“Ðề tài trên đây biểu lộ sự quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với giới trẻ, nối tiếp những điều được nói đến trong các Thượng Hội Ðồng Giám Mục về gia đình và với nội dung Tông huấn Hậu Thượng Hội Ðồng Giám Mục “Amoris laetitia” (Niềm Vui Yêu thương). Chủ đề này nhắm đồng hành với người trẻ trong hành trình thiết yêu của họ tiến đến sự trưởng thành, để qua một tiến trình phân định, họ có thể khám phá dự phóng của cuộc sống và thực hiện dự án ấy trong vui tươi, cởi mở đối với cuộc gặp gỡ Thiên Chúa và với con người và tích cực tham gia vào việc xây dựng Giáo Hội và xã hội”.
5. Ðức Thánh Cha kêu gọi chống tham nhũng trong thể thao.
Ðức Thánh Cha Phanxicô cổ võ các tổ chức thể thao giúp các trẻ em nghèo được tham dự các sinh hoạt thuộc loại này đồng thời ngài hỗ trợ chống nạn tham nhũng trong thể thao.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến 7 ngàn tham dự viên Hội nghị quốc tế về thể thao và đức tin, do Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa tổ chức, tại Ðại thính đường Phaolô 6 chiều ngày 5 tháng 10 năm 2016. Hội nghị được sự hỗ trợ và cộng tác của Ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Ông Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban thế vận Olimpic quốc tế, và tiến hành từ mùng 5 đến 7 tháng 10 năm 2016 ở Roma với chủ đề “Thể thao phục vụ nhân loại”. Ông Tổng thư ký cũng lên tiếng tại buổi tiếp kiến.
Lên tiếng trong dịp này, sau khi đề cao những khía cạnh tích cực và lợi ích của thể thao về thể lý và tinh thần đối với con người, Ðức Thánh Cha nhắc đến bao nhiêu trẻ em và thiếu niên sống ngoài lề xã hội. Ngài nói: “Tất cả chúng ta đều biết sự hăng say của các trẻ em chơi với quả bóng đá xẹp hoặc quả bóng làm bằng những giẻ rách nơi các khu ngoại ô ven các thành phố lớn hoặc nơi những con đường nhỏ ở miền quê. Tôi muốn khuyến khích tất cả, các tổ chức và hội thể thao, các thực tại giáo dục và xã hội, các cộng đoàn tôn giáo, hãy làm việc cùng nhau để các trẻ em ấy có thể chơi thể thao trong những điều kiện xứng đáng, nhất là các em bị loại trừ vì cảnh nghèo. Tôi hài lòng được biết hiện diện tại Hội nghị này có những nhà sáng lập “Giải Vô Gia Cư” (Homeless Cup) và các tổ chức khác, qua thể thao, cống hiến cho những người bị thiệt thòi nhiều nhất được cơ hội phát triển con người toàn diện”.
Ðức Thánh Cha cũng kêu gọi các đại diện và các tổ chức thể thao đương đầu với thách đố làm sao duy trì đặc tính chân thực của thể thao, bảo vệ nói chống lại những lèo lái và khai thác thương mại. Ngài nói:
“Thật là buồn, đối với thể thao và nhân loại, nếu dân chúng không còn tín nhiệm nữa nơi sự thật của các kết quả thể thao, hoặc nếu thái độ sống chết mặc bay và hết hứng chiếm ưu thế so với lòng hăng say phấn khởi và sự vui mừmg tham gia vô vị lợi. Trong thể thao cũng như trong cuộc sống, điều quan trọng là chiến đấu để đạt kết quả, nhưng chơi đẹp và lương thiện là điều càng quan trọng hơn nữa!”
Ðức Thánh Cha cũng nói rằng “Vì thế, tôi cám ơn tất cả anh chị em vì mọi nỗ lực loại trừ mọi hình thức tham nhũng và lèo lái. Tôi biết đang có một chiến dịch do Liên Hiệp Quốc hướng dẫn để chiến đấu chống lại ung nhọt tham những trong mọi lãnh vực của xã hội. Bao nhiêu người chiến đấu để kiến tạo một xã hội công bằng và trong sáng hơn, cộng tác với công trình của Thiên Chúa”.
6. Đức Thánh Cha nhìn lại cuộc viếng thăm Georgia và Azerbaigian
Trong buổi kiếp kiến chung sáng thứ Tư, 5 tháng 10, dành cho hơn 40 ngàn tín hữu hành hương, Đức Thánh Cha đã thuật lại cuộc viếng thăm ngài mới thực hiện tại hai nước Georgia và Azerbaigian từ 30-9 đến 2-10-2016.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có hơn 20 Giám Mục và gần 10 linh mục thông dịch viên.
Trong bài huấn giáo, Đức Thánh Cha tạm giác lại loạt bài về lòng thương xót, để đề cập đến cuộc viếng thăm mục vụ ngài mới thực hiện hồi cuối tuần qua tại Cộng hòa Georgia và Azerbaigian, với chủ đích củng cố các tín hữu Công Giáo, thăng tiến đại kết và hòa bình, hòa giải.
Đức Thánh Cha nói:
“Cuối tuần qua, tôi đã thực hiện cuộc viếng thăm tại Georgia và Azerbaigian. Tôi cảm tạ Chúa đã ban cho tôi tiến hành cuộc viếng thăm này và tôi tái bày tỏ lòng biết ơn đối với các chính quyền dân sự và tôn giáo của hai nước, đặc biệt Đức Thượng Phụ toàn Georgia Ilia II và Sheik thủ lãnh của người Hồi giáo miền Caucase. Một lời cám ơn huynh đệ được gửi đến các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và toàn thể tín hữu đã làm cho tôi cảm thấy lòng quí mến nồng nhiệt của họ.
“Cuộc viếng thăm này nối tiếp và bổ túc cuộc viếng thăm tôi đã thực hiện tại Armenia hồi tháng 6 năm nay. Vậy là nhờ ơn Chúa, tôi đã có thể thực hiện một dự án viếng thăm tất cả 3 nước vùng Caucase, để củng cố Giáo Hội Công Giáo sống tại đó và để khích lệ hành trình của các dân tộc ấy tiến về hòa bình và huynh đệ. Hai khẩu hiệu của cuộc viếng thăm vừa qua nêu bật điều đó: khẩu hiệu “Pax vobis” (Bình an cho các con), đối với Georgia, và “Tất cả chúng ta đều là anh em” đối với Azerbaigian.
Cả hai nước có những căn cội lịch sử, văn hóa và tôn giáo rất cổ kính, nhưng đồng thời đang sống một giai đoạn mới: thực vậy, tất cả hai nước đều đang mừng kỷ niệm 25 năm độc lập, vì phần lớn thế kỷ 20 họ đã ở dưới chế độ Xô Viết. Và trong giai đoạn này họ gặp nhiều khó khăn trong xã lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Giáo Hội Công Giáo được kêu gọi hiện diện, gần gũi, đặc biệt qua dấu chỉ bác ái và thăng tiến nhân bản; và Giáo Hội tìm cách thực hiện điều đó trong niềm hiệp thông với các Giáo Hội và cộng đồng Kitô khác, và trong sự đối thoại với các cộng đồng tôn giáo khác, với xác tín rằng Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người và chúng ta là anh chị em với nhau.
Tại Georgia, sứ mạnh này dĩ nhiên được thực hiện trong sự cộng tác với các anh em Chính Thống, chiếm đa số dân tại nước này. Vì thế, thật là một dấu chỉ quan trọng sự kiện khi tôi đến thủ đô Tbilisi, tôi đã thấy ra đón tiếp tôi tại phi trường cùng với Tổng thống và cả Đức Thượng Phụ đáng kính Ilia II nữa. Cuộc gặp gỡ với ngài ban chiều cùng ngày thật là cảm động, cũng như cuộc gặp gỡ ngày hôm sau trong cuộc viếng thăm Nhà thờ chính tòa Thượng Phụ, nơi có tôn kính thánh tích chiếc áo chùng của Chúa Kitô, biểu tượng sự hiệp nhất của Giáo Hội. Sự hiệp nhất này được củng bố bằng máu của bao nhiêu vị tử đạo thuộc các hệ phái Kitô khác nhau. Trong số các cộng đoàn bị thử thách nhất có Cộng đoàn Assiro Canđê mà tôi đã trải qua với họ một buổi cầu nguyện sốt sắng cho hòa bình tại Syria, Iraq, và toàn vùng Trung Đông.
Thánh lễ với các tín hữu Công Giáo Georgia - latinh, Armenia và Assiro Canđê - được cử hành trong ngày lễ kính nhớ thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng các xứ truyền giáo: Thánh nữ nhắc nhở chúng ta rằng việc truyền giáo đích thực không bao giờ là chiêu dụ tín đồ, nhưng là sự thu hút về Chúa Kitô từ sức mạnh hiệp thông với Chúa trong kinh nguyện, trong sự thờ lạy và bác ái cụ thể, là phụng sự Chúa Giêsu hiện diện nơi những người bé nhỏ nhất trong các anh em chúng ta. Đó là điều các tu sĩ nam nữ mà tôi gặp ỡ Tbilisi đang làm, và cũng như tại Baku: họ thực hiện điều với trong kinh nguyện và với những công việc bác ái, thăng tiến con người. Tôi đã khích lệ họ hãy kiên vững trong đức tin, trong ký ức, can đảm và hy vọng. Rồi có những gia đình Kitô: sự hiện diện đón tiếp, đồng hành, phân định và hội nhập của họ trong cộng đoàn thật là quí giá dường nào!
Cách thức hiện diện theo tinh thần Tin Mừng như thế như hạt giống Nước Thiên Chúa, nếu có thể, càng là điều cần thiết hơn nữa tại Azerbaigian, nơi có đa số dân theo Hồi giáo và các tín hữu Công Giáo chỉ có vài trăm người, nhưng nhờ ơn Chúa, họ có những quan hệ tốt với tất cả mọi người, đặc biệt họ duy trì những mối dây huynh đệ với các tín hữu Chính Thống. Vì thế, tại Baku, thủ đô Azerbaigian, chúng tôi đã trải qua hai biến cố mà đức tin đã biết duy trì trong quan hệ đúng đắn: Thánh Thể và cuộc gặp gỡ liên tôn. Thánh Thể với cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé, nơi mà Chúa Thánh Linh hòa hợp các ngôn ngữ khác nhau và ban sức mạnh làm chứng ta; và sự hiệp thông này trong Chúa Kitô chẳng những không cản trở, nhưng còn thúc đẩy tìm kliếm gặp gỡ và đối thoại với tất cả những người tin nơi Thiện Chúa, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn. Trong viễn tượng ấy, khi ngỏ lời với chính quyền nước Azerbaigian, tôi đã cầu mong rằng những vấn đề còn bỏ ngỏ có thể tìm được những giải pháp tốt đẹp và tất cả các dân miền Caucase được sống trong an bình và trong niềm tôn trọng lẫn nhau.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: Xin Chúa chúc lành cho Armenia, Georgia và Azerbaigian và đồng hành với dân Thánh của ngài lữ hành tại các nước ấy.
7. Đức Hồng Y Sarah nói “Đã đến lúc đưa thinh lặng vào phụng tự”
Ngày 6 tháng 10, Trung tâm Thánh Lu-i ở Rôma đã tiếp Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích trong một buổi hội thảo, nhân dịp ra mắt quyển sách mới của ngài, quyển Sức mạnh của Thinh lặng (Fayard). Trước một cử tọa đông 300 người, Đức Hồng Y Sarah giới thiệu quyển sách của mình, cùng viết với Nicolas Diat, một nhà nghiên cứu về Vatican.
Đức Hồng Y Sarah, người Guinê, bảo vệ cho một cải cách phụng vụ, đưa “thinh lặng” vào trong lời cầu nguyện.
Đây là hy vọng của tôi, tôi muốn có một cải cách nhẹ nhàng, không xáo trộn để có được sự quan trọng của “thinh lặng” trong phụng tự, thường quá “nói nhiều”.
Là một bài tụng ca cho thinh lặng, kể từ ngày 6 tháng 10, quyển sách của Hồng Y Robert Sarah sẽ được bán ở các tiệm sách, mời gọi trau dồi một ngôn ngữ mới với Chúa trong tinh thần tu đức, chiêm niệm, lắng đọng nội tâm và có những giây phút cầu nguyện sốt sắng. Quyển sách-phỏng vấn này đưa ra một cải cách phụng tự, mà theo Hồng Y là cần thiết, ngài tin chắc “đó là tương lai của Giáo Hội”.
Quyển sách gồm hai phần, phần đầu gồm 365 lời dạy để mời gọi vào thinh lặng, được ăn khớp chung quanh các câu hỏi của ông Nicolas Diat, nhà Vatican học. Sau đó là phần đối thoại với Cha Dysmas de Lassus, bề trên đan viện Chartreux ở Pháp nơi Hồng Y ở lại một thời gian. “Cải cách của cải cách sẽ được thực hiện”.
Quan tâm đến việc cải cách phụng tự, Hồng Y Sarah tuyên bố: “Những gì tôi sẽ nói bây giờ không đi ngược với sự tuân phục và vâng lời của tôi đối với quyền uy tối thượng của Giáo Hội. Tôi mong muốn một cách sâu đậm được phục vụ Chúa, Giáo Hội và Đức Thánh Cha”, ngài khẳng định. “Cuộc cải cách của cải cách sẽ được thực hiện”, ngài nói thêm, “dù cho phải nghiến răng thì nó sẽ đến”. Vì theo ngài, “đã đến lúc phải đưa thinh lặng vào phụng tự”.
Quyển sách của Hồng Y Sarah là cuộc đi tìm thinh lặng, một cuộc đi tìm được chứng minh ngay từ những hàng đầu của quyển sách: “Làm sao con người có thể thật sự là hình ảnh của Chúa?”, ngài hỏi trước khi đưa ra câu trả lời: “Con người phải vào trong thinh lặng”. Ngài giải thích trong một cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho báo La Nef, “nói lung tung chỉ có thể làm mình xa Chúa, không thể có một sinh hoạt thiêng liêng nào sâu đậm (…) Ngược lại, người thinh lặng là người tự do, vì không một ai có thể “lấy mất” đi sự thinh lặng của họ”, ngài nhấn mạnh.
8. Một linh mục Á Căn Đình bị bọn buôn ma tuý giết chết vì lên án nạn buôn ma túy tại nước này
Một linh mục người Á Căn Đình đã thẳng thắn lên án tệ nạn buôn bán ma túy đã bị giết chết chết tại nhà của ngài ở San Miguel de Tucuman vào ngày 05 Tháng Mười vừa qua.
Cha Juan Heraldo Viroche đã nhận được nhiều lời dọa giết sau khi tố cáo tệ nạn buôn bán ma túy. Do lo sợ cho cuộc sống mình, ngài đã tìm xin và đã nhận được bài sai đến một nhiệm sở mới, nhưng vẫn còn ở lại trong giáo xứ của mình để hoàn thành một tuần cửu nhật. Thi thể của ngài đã được tìm thấy treo trong nhà xứ.
Tổng Giáo Phận Tucuman đã ban hành một tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng chính quyền nhanh chóng làm rõ các sự kiện. Chúng tôi tin tưởng vào hoạt động của hệ thống tư pháp, và tất nhiên chúng tôi sẽ hợp tác trong tất cả mọi chuyện có thể được.”
9. Một người Công Giáo được bầu làm tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giữa những tin tức đau buồn trong tuần qua, nổi lên một tin rất vui mừng mà Thảo Ly xin hân hạnh gởi đến quý vị và anh chị em.
Hôm thứ Tư mùng 5 tháng 10 vừa qua, tất cả 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đồng thanh chọn ông Antonio Guterres làm tân tổng thư ký thay cho ông Ban Ki Moon khi ông này hết nhiệm kỳ vào ngày 01 tháng Giêng tới đây.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc phải biểu quyết chấp thuận vào ngày 17 tháng Mười này. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các siêu cường: Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ, hầu chắc ông sẽ trở thành tân Tổng Thư Ký của Liên Hiệp Quốc
Ông Antonio Guterres là một người Công Giáo xuất sắc đã từng là Thủ Tướng Bồ Đào Nha. Thế giới đặc biệt chú ý đến ông vì những quan tâm sâu sắc của ông đối với người tị nạn và vấn đề công lý hoàn cầu nói chung.
Ông Guterres xuất thân là một kỹ sư, trở thành phụ tá giáo sư trước khi gia nhập Đảng Xã Hội vào năm 1974, làm thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 tới năm 2002. Sau đó, ông tham gia nền ngoại giao quốc tế, trở thành Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vào năm 2005, một chức vụ ông giữ trọn một thập niên, với 2 nhiệm kỳ.
Ông được mọi người coi là người chính trực về luân lý, thông thạo lãnh vực quốc tế, và có óc cải tổ: trong các năm làm Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, ông giảm tới 1 phần ba nhân viên văn phòng, phái nhiều nhân viên đi làm việc tại chỗ hơn. Nhờ thế giải quyết nhanh chóng được nhiều cuộc khủng hoảng. Khi ra đi vào năm 2015, ông để lại hơn 10 ngàn nhân viên cho cơ quan này, được coi là một trong các cơ quan lớn nhất của Liên Hiệp Quốc.
Trong lời tuyên bố về viễn kiến của mình khi nạp đơn xin chức vụ tổng thư ký, Ông Guterres nói tới các thách đố đang đặt ra cho thế giới về gia tăng bất bình đẳng, chủ nghĩa khủng bố và tội ác có tổ chức, thay đổi khí hậu và lan tràn các nhân tố vũ trang quốc tế.
Ông Guterres từng viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô hồi tháng Mười Hai, năm 2013. Cuối cuộc viếng thăm này, ông nhận định: “Giáo Hội Công Giáo luôn là một tiếng nói rất quan trọng trong việc bảo vệ người tị nạn và di dân. Một tiếng nói của khoan dung, của tôn trọng đối với sự đa dạng trong một thế giới dửng dưng, nếu không muốn nói là thù nghịch, đối với tất cả những gì là ngoại quốc”.
10. Giáo Hội Công Giáo Ba Lan ủng hộ việc kiểm soát nghiêm ngặt việc phá thai
Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã tái khẳng định sự ủng hộ việc kiểm soát nghiêm ngặt bảo vệ sự sống, sau khi các nghị sĩ bác bỏ đạo luật về việc các bà mẹ phá thai sẽ bị phạt tù.
Ngày 6 tháng 10 vừa qua, quốc hội Ba Lan đã bác bỏ dự luật “chấm dứt phá thai”. Dự luật đề nghị cấm phá thai trong mọi trường hợp trừ khi sự sống của người phụ nữ bị nguy hiểm và đề nghị án tù 5 năm đối với các bà mẹ và bác sĩ và 10 năm nếu có sự cưỡng bức. Dự luật này được các nhóm ủng hộ sự sống và 450 ngàn người ký tên ủng hộ, nhưng cũng có 100 ngàn phụ nữ tuần hành khắp Ba lan chống đối. Ewa Kowalewska, chủ tịch diễn đàn bảo vệ sự sống của phụ nữ Ba lan cho biết tổ chức của bà phản đối mạnh mẽ chống lại đề xuất giam tù các phụ nữ.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Henryk Hoser, chủ tịch Ủy ban đạo đức sinh học của Hội đồng Giám mục Ba lan nói: “Bản dự luật này có thể cần có những sửa chữa, nhưng nó được chuẩn bị khá chắc chắn. Việc bác bỏ nó đặt chúng ta vào tình trạng như trước đây.” Giáo Hội sẽ tiếp tục đòi hỏi việc kiềm chế phá thai cứng rắn hơn. Đức Tổng chia sẻ là dù Giáo Hội giải quyết vấn đề khó khăn này qua con đường bí tích, nhưng điều này không có nghĩa là các người nữ phá thai vô tội. Ngài xác định: “Sự sống con người có giá trị lớn lao. Nó không phải là đối tượng của các tranh luận chính trị.”
Hội đồng Giám mục Ba Lan nhắc đến sự thánh thiêng của sự sống con người mà Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh, nhưng lưu ý rằng Giáo Hội không ủng hộ luật lệ bỏ tù những phụ nữ phá thai. Trong thông cáo đề ngày 6 tháng 10 các Giám mục viết: “Các tổ chức Công Giáo không xét đến các dự án luật dân sự dù là họ dùng quyền của mình để bày tỏ ý kiến về các luật lệ được đề nghị.” Các Giám mục cũng kêu gọi cầu nguyện cho các phụ nữ chu toàn ơn gọi làm mẹ trong cuộc sống của họ, cũng như cầu nguyện cho những ai đang gặp khó khăn.
Đạo luật năm 1993 của Ba Lan, một trong những đạo luật nghiêm ngặt nhất, hạn chế cho phép phá thai chỉ trong các truờng hợp bị hãm hiếp, loạn luân, thai nhi bị thương tổn nặng nề hay đe dọa tính mạng của người mẹ. Điều này đã giảm các trường hợp phá thai có đăng ký xuống còn khoảng 1000 trường hợp mỗi năm.
11. Đức Thánh Cha thăm các nạn nhân động đất ở miền trung Italia
Sáng 4-10, Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm các nạn nhân động đất ở miền trung Italia ngày 24-8.
Trận động đất ở độ 6 theo thước Richter đã làm cho 297 người thiệt mạng trong số ngày có 229 người thuộc làng Amatrice. Ngoài ra hàng trăm người khác bị thương và 4 ngàn người còn trạm trú trong các căn lều, các nhà tạm thời, hoặc tại các khách sạn ở các nơi khác.
Trên chuyến bay chiều tối ngày 2-10, từ Azerbagian về Roma, “Đức Thánh Cha cho biết về dự án viếng thăm này: “Người ta đã đề nghị 3 ngày, đề nghị thứ 3 là Chúa Nhật thứ I mùa vọng, nhưng tôi sẽ đi riêng, một mình, như một linh mục, Giám Mục, tôi sẽ đi riêng, một mình, như một linh mục, Giám Mục, Giáo Hoàng, nhưng đi một mình. Tôi muốn gần gũi dân chúng.”
Khoảng 9 giờ 10 sáng, Đức Thánh Cha đi trên chiếc xe nhỏ, kính sậm, cùng với Đức Cha Domenico Pompili, Giám Mục giáo phận Rieti sở tại, và bất ngờ đến làng Amatrice, trung tâm vùng bị động đất. Cả xã trưởng lẫn cha sở đều ngạc nhiên. Ngài tiến vào ngôi trường tạm thời do sở Bảo vệ dân chúng thiết lập. Tại đây ngài gặp gỡ các em học sinh và giáo viên, thăm hỏi họ trong vòng 20 phút.
Sau đó, được các nhân viên cứu hỏa tháp tùng, Đức Thánh Cha tiến vào khu vực “đỏ” nơi có nhiều đổ vỡ, sau khi vùng này đã được các viên chức kiểm soát tình trạng an toàn. Vùng này bị phong tỏa, không cho dân chúng đi vào vì lý an ninh. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước những đống hoang tàn đổ vỡ của các căn nhà dân chúng.
Ngỏ lời với dân chúng, Đức Thánh Cha nói: “Trong những ngày đầu tiên của cuộc động đất đau thương này, tôi nghĩ rằng cuộc viếng thăm của tôi lúc ấy sẽ gây phiền toái nhiều hơn là một sự giúp đỡ, một lời chào thăm. Tôi không muốn gây phiền phức như thế, nên đã để thời gian trôi qua ít lâu, để các giới chức hữu trách thu xếp một số công việc, như trường học này. Nhưng ngay từ lúc đầu tiên, tôi đã muốn đến thăm anh chị em.. Tôi đến đây chỉ muốn gần gũi anh chị em, và tôi cầu nguyện cho anh chị em. Đây là món quà của tôi cho anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho tất cả, và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em trong lúc đau buồn và thử thách này”.
Ban trưa ngài dành gần 2 tiếng đồng hồ để thăm những người già ở nhà dưỡng lão San Raffaelle Borbona” thuộc tỉnh Rieti, chào thăm từng người, trong số 60 người trú ngụ tại nhà dưỡng lão này, trong đó có 30 người từ vùng bị động đất. Sau đó, Đức Thánh Cha ghé lại sở cứu hỏa ở Cittàreale, thăm hỏi và cám ơn họ, rồi đến Accumoli, một vùng cũng bị động đất. Ngài chào thăm nhiều người, kể cả thị trưởng ở quảng trường thánh Phêrô, cũng như cầu nguyện trước Nhà thờ thánh Phanxicô đã bị động đất phá hủy.
Từ đây, Đức Thánh Cha tiếp tục hành trình tới Pescara del Tronto lúc gần 2 giờ chiều để viếng thăm người tị nạn. Đông đảo dân chúng đã đón tiếp ngài tại đây.
Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đã gây phấn khởi và mang lại hy vọng cho các nạn nhân, đặc biệt là các trẻ em tại các trường học.
12. Đức Tổng Giám Mục New Mexico chống lại việc khôi phục án tử hình
Đức Tổng Giám Mục John Wester của Santa Fe, New Mexico, đã lên án một nỗ lực muốn khôi phục lại hình phạt tử hình trong tiểu bang.
“Tôi tìm thấy thật là một điều báng bổ khi nhà nước muốn có trong tay quyền tước đi mạng sống con người”. Đức Tổng Giám Mục cho biết như trên trong một bài phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi những nhà vận động chống lại án tử hình.
Đức Tổng Giám Mục đã tham gia cùng các nhà lãnh đạo dân sự khác lêng tiếng chống lại án tử hình sau khi các thành viên đảng Cộng hòa tại tiểu bang thông qua một dự luật nhằm đưa trở lại hình phạt tử hình. Sáng kiến này đã bị thất bại vì Thượng viện tiểu bang từ chối thảo luận trên đề xuất này.
Chủ đề này có thể gây tranh luận sôi nổi khi cơ quan lập pháp nhà nước tái nhóm vào tháng Giêng tới.
13. Ðức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Thừa Sai Hiến Sĩ Ðức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là OMI.
Ðức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các tu sĩ dòng Thừa sai Hiến sĩ của Ðức Mẹ Vô Nhiễm tiếp tục mang sứ điệp lòng thương xót của Chúa cho con người thời nay.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 7 tháng 10 năm 2016 dành cho 100 thành viên Tổng tu nghị dòng Thừa Sai Hiến Sĩ Ðức Mẹ Vô nhiễm, gọi tắt là OMI. Dòng này do thánh Eugène de Mazenod người Pháp thành lập cách đây 200 năm và hiện có gần 4 ngàn tu sĩ hoạt động tại 979 nhà trên thế giới, kể cả Việt Nam và Lào.
Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha nhắc đến kỷ niệm 2 thế kỷ thành lập dòng trùng vào Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngài nhận xét rằng dòng OMI nảy sinh từ một kinh nghiệm của thánh Eugène de Mazenod về lòng thương xót khi còn là một thanh niên, đứng trước tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Ðức Thánh Cha nói:
“Ước gì lòng thương xót luôn luôn là trọng tâm sứ mạng của anh em, sự dấn thân loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay. Giáo Hội cùng với toàn thế giới đang sống trong một thời đại có những biến đổi lớn trong nhiều lãnh vực khác nhau. Giáo Hội đang cần những người mang trong tâm hồn lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu Kitô giống như tình yêu ở trong tâm hồn thánh niên Eugène de Mazenod, và cùng tình yêu vô điều kiện như thế đối với Giáo Hội, một Giáo Hội đang cố gắng ngày càng trở thành căn nhà cởi mở hơn. Ðiều quan trọng là hoạt động cho một Giáo Hội sẵn sàng đón nhận và đồng hành với tất cả mọi người”.
Ðức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các tu sĩ dòng OMI rằng: “Ước gì niềm vui Tin Mừng chiếu tỏa rạng ngời trước tiên trên khuôn mặt anh em, làm cho anh em trở thành những chứng nhân vui tươi. Theo gương Thánh Sáng lập, tình bác ái giữa anh em với nhau phải là qui luật sống đầu tiên, là tiền đề cho mọi hoạt động tông đồ; và lòng nhiệt thành đối với phần rỗi các linh hồn là hậu quả tự nhiên của tình bác ái huynh đệ ấy”.
Nhắc đến công việc hiện nay của Tổng tu nghị dòng Thừa Sai Hiến Sĩ Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, Ðức Thánh Cha khẳng định rằng “Cần tìm kiếm những câu trả lời thích hợp, theo tinh thần Tin Mừng và can đảm, cho những vấn nạn của con người ngày nay. Vì thế cần nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại với lòng hăng say và đón nhận tương lai trong niềm hy vọng, không để cho mình bị nản chí vị những khó khăn gặp phải trong sứ mạng, nhưng kiên vững trong lòng trung thanh với ơn gọi tu trì và truyền giáo”.
14. 18 máy khử rung tim AEDs được lắp đặt trong bảo tàng Vatican.
Viện bảo tàng Vatican đã đặt 18 máy khử rung tim tự động tại các điểm quan trọng, từ phòng tranh Raphael cho đến nhà nguyện Sistina và huấn luyện 300 nhân viên cách sử dụng máy. Ðây là viện bảo tàng đầu tiên ở Ý có dịch vụ này để bảo vệ tốt hơn sức khỏe cho 6 triệu du khách thăm viếng viện bảo tàng này hàng năm.
Máy khử rung tim tự động là một thiết bị y khoa vi tính hóa, có thể kiểm tra nhịp tim của một người, và nhận biết nếu nhịp tim của người đó cần một cú sốc điện để ổn định. AED sử dụng tiếng nói nhắc nhở, đèn và tin nhắn văn bản để hỗ trợ người cứu hộ trong việc xác định các bước cần thực hiện.
Các AED trong Viện Bảo Tàng Vatican sẽ cho phép nhân viên can thiệp nhanh chóng nếu có ai đó bị đau tim, vì thêm mỗi phút không có sự can thiệp giúp đỡ, khả năng sống còn của người bệnh bị giảm 6-10%. Ðiều này sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong của một người trong khi chờ đợi xe cứu thương để đưa họ đến bệnh viện. Dù dụng cụ này ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở công cộng ở Hoa kỳ, nhưng vẫn ít thấy ở Ý.
Chương trình này được thực hiện cùng với sự cộng tác của bệnh viện nhi Bambino Gesù và Bộ Y tế và phúc lợi của phủ Thống đốc thành Vatican và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ giám sát việc huấn luyện đào tạo.
Bác sĩ Mariella Enoc, Giám đốc bệnh viện nhi Bambino Gesù nói: “Ðối với chúng tôi, nó là một vinh dự và bổn phận của chúng tôi cống hiến cho viện bảo tàng Vatican những năm kinh nghiệm của chúng tôi để bảo vệ sự sống của hàng ngàn người mỗi ngày chiêm ngưỡng các kiệt tác được gìn giữ ở nơi này.”
Ông Antonio Paolucci, giám đốc bảo tàng Vatican chia sẻ: “Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp những tiêu chuẩn an toàn tốt nhất trong viện bảo tàng. Những người đến xem các sưu tập của Ðức Giáo hoàng nên biết đây là nơi được giám sát và an toàn, nơi mà ngay cả một cơn đau tim cũng được săn sóc sớm và với các thiết bị kỹ thuật tốt nhất hiện có.
15. Ðức Thánh Cha tiếp Giáo Chủ và nhiều Tổng Giám Mục Anh Giáo.
Trong buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo Anh giáo thế giới sáng 6 tháng 10 năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đề cao việc cầu nguyện, cùng làm chứng tá và sứ mạng chung của các tín hữu Công Giáo và Anh giáo.
Ðức Tổng Giám Mục Justin Welby, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, cùng với nhiều vị Tổng Giám Mục trong số 38 giáo tỉnh Anh giáo trên thế giới đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.
Ngỏ lời trong dịp này, Ðức Thánh Cha nhắc lại hành trình 50 năm qua của Anh giáo và Công Giáo, sau cuộc gặp gỡ của Ðức Giáo Hoàng Phaolô 6 với Ðức Giáo Chủ Michael Ramsey của Anh giáo, và ngài tóm tắt trong 3 việc làm là cầu nguyện, làm chứng tá và sứ mạng truyền giáo.
“Cầu nguyện như chúng ta đã cử hành kinh chiều hôm 5 tháng 10 năm 2016, và sáng hôm nay, 6 tháng 10 năm 2016, anh chị em đã cầu nguyện tại mộ thánh Phêrô. Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi trong việc cùng nhau tha thiết cầu xin Chúa ban ơn hiệp nhất.”
Tiếp đến là “làm chứng tá. 50 năm gặp gỡ và trao đổi, cũng như suy tư và công bố những văn kiện chung, nói với chúng ta về những Kitô hữu, nhờ đức tin và với đức tin, đã lắng nghe và chia sẻ với nhau, thời giờ và sức lực. Càng ngày chúng ta càng xác tín rằng phong trào đại kết không bao giờ là một sự nghèo nàn, nhưng là một sự phong phú.. Chúng ta hãy quí chuộng gia sản chung và hằng ngày chúng ta được kêu gọi cống hiến cho thế giới chứng tá yêu thương và hiệp nhất giữa chúng ta với nhau, như Chúa Giêsu yêu cầu.”
Sau cùng, về sứ mạng, Ðức Thánh Cha nói: “Đây là thời kỳ Chúa gọi kêu gọi chúng ta hãy ra khỏi chính mình và môi trường của mình để mang tình yêu thương xót cho thế giới đang khao khát hòa bình”.
Liên hiệp Anh giáo có khoảng 70 triệu tín hữu, chia thành 38 giáo tỉnh tự trị, mỗi giáo tỉnh có một vị Tổng Giám Mục đứng đầu. Ðức Tổng Giám Mục Justin Welby của giáo phận Canterbury bên Anh quốc, chỉ là Giáo chủ danh dự, không có quyền tài phán trên các giáo tỉnh khác.
16. Tuyên bố chung giữa Công Giáo và Anh Giáo
Hôm 5 tháng Mười năm 2016, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô và Tiến Sĩ Justin Welby, Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo, đã cùng chủ tọa buổi kinh chiều và ký một tuyên bố chung khẳng định cam kết quyết tâm thực hiện tiến bộ đại kết.
Tại buổi kinh chiều này, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi mọi giám mục, cả Công Giao lẫn Anh Giáo, “thành dụng cụ của hiệp thông, mọi lúc và mọi nơi”.
Ngài nhấn mạnh: “chúng tôi nhìn nhận mình là anh em thuộc các truyền thống khác nhau, nhưng được thúc đẩy bởi cùng một Tin Mừng để đảm nhiệm cùng một sứ vụ trong thế giới”.
Về phần Tiến Sĩ Welby, trong các nhận định của mình, ông đã cảnh giác chống lại các tranh chấp giữa các giám mục, những cuộc tranh chấp được ngài ví như “cuộc giác đấu trong đó, người thua không được tỏ một chút thương xót nào”.
Trong buổi cầu nguyện này, hai vị đã ký một bản tuyên bố chung, quả quyết rằng: “Các người Công Giáo và Anh Giáo thừa nhận rằng chúng tôi là những người thừa kế kho tàng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và ơn gọi chia sẻ kho tàng này với toàn thế giới”.
Tuyên bố chung nhìn nhận các “trở ngại nghiêm trọng” đối với sự hợp nhất giữa người Công Giáo và người Anh Giáo, nổi bật nhất là quyết định của Anh Giáo phong chức cho phụ nữ làm linh mục và giám mục. Tuy nhiên, trích dẫn điển hình được Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI và Tổng Giám Mục Michael Ramsey của Canterbury nêu cao khi khởi đầu cuộc đối thoại đại kết năm 1996, các ngài đoan hứa sẽ tiếp tục cuộc đối thoại “một cách trung thành với lời kinh của Chúa từng cầu xin cho các môn đệ Người được nên một”.
Buổi kinh chiều đại kết được tổ chức tại nhà thờ Thánh Grêgôriô Cả, vị thánh giáo hoàng đã phái Thánh Augustinô thành Canterbury qua Anh rao giảng Tin Mừng.
17. Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu
Sáng Chúa Nhật 9 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu tại quảng trường Thánh Phêrô. Đây là một phần trong các cử hành trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Trong bài giảng Đức Thánh Cha, nói với các tín hữu rằng, “chúng ta được trao ban cho một mẫu gương, một mẫu gương thực sự, để chúng ta có thể noi theo, đó là Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta” Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng biết ơn, nghĩa là khả năng “nói lên lời cảm tạ, tán tụng Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta: điều này là quan trọng”
Đức Thánh Cha nói:
Chúa Nhật tuần này (Lc 17,11-19) Tin Mừng mời gọi chúng ta nhìn nhận ân sủng của Thiên Chúa với sự ngạc nhiên và lòng biết ơn. Trên đường đến cái chết và sự sống lại của Ngài, Chúa Giêsu gặp mười người phong hủi, những người đến với Ngài, nhưng đứng xa xa nói lên những vấn đề của họ với một nhân vật mà đức tin của họ xem nhân vật ấy như một vị cứu tinh có thể chữa lành cho họ “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (V . 13). Họ đang bị bệnh và họ đang tìm kiếm một ai đó để chữa lành cho họ. Chúa Giêsu trả lời bằng cách nói họ hãy đi và trình diện các tư tế, là những người theo Luật sẽ phải xác nhận sự chữa lành. Bằng cách đó, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản cho họ một lời hứa; nhưng còn muốn thử thách đức tin của họ. Tại thời điểm đó, trên thực tế, mười người ấy chưa được chữa lành. Họ chỉ được khôi phục lại sức khỏe sau khi khởi hành ra đi trong sự vâng phục lệnh truyền của Chúa Giêsu. Sau đó, vui mừng, họ trình diện các tư tế và tiếp tục con đường của mình. Họ quên mất Đấng ban ơn cho họ, là Chúa Cha, Đấng đã chữa khỏi bệnh cho họ qua Đức Giêsu, Con của Ngài xuống thế làm người.
Duy chỉ có một người Samaritano, dân ngoại đang sống ở vùng ngoại vi của dân được ưu tuyển, thực tế anh ta là một người ngoại đạo! Người đàn ông này không chỉ hài lòng với việc được chữa lành nhờ đức tin của mình, nhưng đưa sự chữa lành đó đến chỗ thành toàn bằng cách quay lại bày tỏ lòng biết ơn của anh ta đối với ân sủng vừa nhận được. Anh ta nhận ra nơi Chúa Giêsu vị tư tế đích thật, Đấng đã nâng anh ta dậy và đã cứu anh ta, Đấng đang đặt anh trên chính lộ và chấp nhận anh ta là một trong những môn đệ của Ngài.
Để có thể nói lời cảm tạ, để có thể tán tụng Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta là điều quan trọng! Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Liệu chúng ta có khả năng nói lời “Cảm ơn”? Bao nhiêu lần chúng ta nói “Cảm ơn” trong gia đình chúng ta, trong cộng đồng của chúng ta, và trong Giáo Hội của chúng ta? Bao nhiêu lần chúng ta nói “Cảm ơn” đối với những ai giúp đỡ chúng ta, đối với những ai gần gũi chúng ta, đối với những ai đồng hành cùng chúng ta trong suốt cuộc đời? Thường thì chúng ta coi mọi thứ là chuyện đương nhiên! Ngay cả với những gì Thiên Chúa ban cho chúng ta cũng vậy. Thật dễ dàng để chạy đến cùng Chúa để xin một cái gì đó, nhưng trở lại và cảm tạ thì không... Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự thất bại của chín người cùi vô ơn: “Chẳng phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”(Lc 17: 17-18)?.
Vào ngày Năm Thánh này, chúng ta đang được trao ban cho một mẫu gương, thực sự là một mẫu gương, để chúng ta có thể noi theo, đó là Đức Maria, Mẹ chúng ta. Sau khi nghe thông điệp Thánh Thiên Thần truyền, Mẹ nâng hồn lên trong trong một bài ca chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa ...” Chúng ta hãy xin Đức Mẹ giúp chúng ta nhận biết tất cả mọi thứ là ân sủng của Thiên Chúa, và có khả năng để nói lời “Cảm ơn”. Như thế, niềm vui của chúng ta sẽ được hoàn toàn.
Khiêm nhường cũng là cần thiết để biết nói lời tạ ơn. Trong bài đọc đầu tiên chúng ta nghe câu chuyện của ông Naaman, người chỉ huy quân đội của vua Aram (x 2 Kg 5: 14-17). Để được chữa khỏi bệnh phong của mình, ông đã chấp nhận đề nghị của một người nô lệ nghèo và phó thác mình cho tiên tri Elisha, người mà ông ta coi là kẻ thù. Naaman dù sao cũng đã sẵn sàng để hạ mình. Elisha không đòi hỏi gì nơi ông ta, chỉ đơn giản là ra lệnh cho ông phải tắm trong dòng nước của sông Jordan. Yêu cầu này làm Naaman bối rối, thậm chí khó chịu. Lẽ nào một Thiên Chúa đòi hỏi những thứ tầm thường như vậy có thể thực sự là Thiên Chúa sao? Ông muốn quay trở lại, nhưng sau đó ông đồng ý đắm mình trong dòng nước sông Jordan và ngay lập tức ông được chữa khỏi.
Tâm hồn của Mẹ Maria, trên hết, là một tâm hồn khiêm tốn, có khả năng đón nhận những ân sủng của Thiên Chúa. Để xuống thế làm người, Thiên Chúa đã chọn chính Mẹ, một phụ nữ trẻ đơn sơ miền Nazareth, là người không sống trong cung điện của quyền lực và sự giàu có, là người không làm những điều phi thường. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những ân sủng của Thiên Chúa, hay chỉ thích đóng kín chính mình dưới các hình thức an ninh về vật chất, trí tuệ, trong các kế hoạch của chúng ta.
Điều đáng chú ý là cả Naaman và người Samaritanô này đều là hai người nước ngoài. Biết bao những người nước ngoài, bao gồm cả người của các tôn giáo khác, đang trao cho chúng ta một tấm gương về các giá trị mà đôi khi chúng ta quên lãng đi hoặc gạt sang một bên!
Những người sống bên cạnh chúng ta, những người có thể bị khinh miệt và phải ngồi ngoài chỉ vì họ là người nước ngoài, có thể dạy chúng ta cách thế để bước đi trên con đường Chúa muốn.
Mẹ Thiên Chúa, cùng với người bạn đời của mình là Thánh Giuse, biết rõ tình cảnh phải sống xa nhà. Mẹ cũng đã có thời là một ngoại kiều ở Ai Cập, xa người thân và bạn bè của Mẹ. Tuy nhiên, niềm tin của Mẹ có thể vượt qua những khó khăn. Chúng ta hãy bám vào niềm tin đơn sơ này của Mẹ của Thiên Chúa; chúng ta hãy xin Mẹ cho chúng ta có thể luôn luôn trở lại với Chúa Giêsu và cảm ơn Ngài vì bao nhiêu ơn ích chúng ta đã nhận được từ Lòng Thương Xót của Ngài.