Phụng Vụ - Mục Vụ
Vấn nạn quyền bính dân sự
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:48 12/10/2011
Chúa Nhật XXIX TN A
“Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Câu nói của chúa Giêsu năm nào đã làm cho nhiều người Pharisêu và nhóm người phe Hêrôđê là những người đầy dã tâm đang tìm mọi cách hãm hại Người phải chưng hửng. Thoặt nghe câu chuyện chúng ta dễ nghĩ đến sự khôn ngoan của Chúa Giêsu. Phải nhận rằng Người đã tài tình thoát khỏi cái thế tiến thoái lưỡng nan do bởi cái bẫy hiểm độc của nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê, những người vốn không thích nhau, thì nay lại hợp sức giăng ra. Tuy nhiên, nhân câu chuyện thú vị này và nhất là qua câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta có được một cái nhìn chuẩn mực hơn về vấn nạn quyền bính trong các xã hội dân sự.
Con người là hữu thể có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội là một trong những yếu tố nền tảng làm nên con người. Không ai là một hòn đảo. Kinh Thánh khẳng định: “con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Cái không tốt ở đây không chỉ liên hệ đến phẩm tính mà còn liên hệ đến căn tính, nghĩa là liên hệ đến hữu thể “người”. Nói nôm na là nếu “ở một mình” thì không thể thành người đúng nghĩa. Một vài sự kiện về các trẻ bé lạc trong rừng sâu như một minh chứng rõ ràng. Dù sau đó khi được phát hiện và đưa về thì “người rừng” rất khó hòa nhập với xã hội loài người. Quyền bính có ra là do yêu cầu của tính xã hội. Đã là hai người thì tất yếu có kẻ trên, người dưới. Đã là tập thể thì phải có người đứng đầu để lãnh đạo. Một tập thể mà không có người chỉ huy thì chuyện tan rã là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Không có người lãnh đạo thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn độn, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì thế sự hiện hữu của quyền bính là điều tất yếu cần thiết. Vị trí quan trọng và thiết yếu của quyền bính được nhìn nhận do bởi vai trò của nó. Quyền bính có ra là để gìn giữ xã hội ổn định trong trật tự, công bằng; xây dựng công ích; bảo vệ kẻ cô thân, yếu thế, người bất hạnh; tạo điều kiện cho mỗi người và mọi người hoàn cảnh thuận lợi để tồn tại, phát triển và nên hoàn thiện.
Theo viễn kiến này và dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa muốn có sự hiện hữu của quyền bính trong xã hội dân sự. Và sự hiện hữu của quyền bính là trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Người dựng nên nhân loại mang tính xã hội. Như thế chúng ta có thể nói không sợ sai lầm rằng quyền bính là một trong những công trình của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa làm nên.
Những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa. Xêda là một hình thức quyền bính của xã hội dân sự thời phong kiến xưa. Xêda là hoàng đế của La mã hoặc bất cứ vị hoàng đế của nước nào cũng đều thuộc về Thiên Chúa. Ngày nay, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Quốc Hội, Tòa án…cũng là quyền bính xã hội và chúng đều thuộc về Thiên Chúa. Vì thuộc về Thiên Chúa thì những người nắm giữ quyền bính ấy phải hành động theo thánh ý Thiên Chúa. Hoàng đế Kyrô khi ra sắc chỉ cho dân Do Thái bị lưu đày trước đây được hồi hương và tái thiết Đền thờ thì đã được ngôn sứ Isaia nhìn nhận như là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Hoàng đế Kyrô còn được gọi là người được xức dầu vì ông đã thực thi thánh ý Thiên Chúa (x.Is 45,1).
Chúng ta cần phân biệt sự hiện hữu của quyền bính với người nắm quyền bính. Sự hiện hữu của quyền bính là chính đáng, hợp pháp và phải đạo vì do Thiên Chúa làm nên. Tuy nhiên không phải bất cứ ai nắm quyền bính cũng đều chính đáng, vì có thể họ chiếm lấy quyền bính cách không hợp pháp hoặc họ thực thi quyền bính cách không phải đạo. Lich sử minh chứng có trường hợp người ta đã chiếm lấy quyền bính cách “ma đạo” và hành quyền kiểu độc tài, phi nhân và phi luân. Như thế chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi thực thể quyền bính với những người nắm quyền để khỏi nhầm lẫn.
Xét quyền bính như là một cơ cấu tổ chức điều hành một tập thể xã hội hay tôn giáo thì nó thật chính đáng và hợp lý. Tuy nhiên hình thức quyền bính này cũng cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của con người và xã hội để phục vụ cách hữu hiệu ngày mỗi hơn. Chẳng hạn như cơ cấu quyền bính loại hình quân chủ chuyên chế không thể nào thích hợp với con người và xã hội hôm nay. Nhiều hình thái cơ cấu, tổ chức không chỉ cần phải được đổi mới mà thậm chí còn phải bị thay thế bằng hình thái khác. Có thể nói rằng với đà phát triển của nhân loại như hôm nay thì những hình thái quyền bính mang tính độc tài, chuyên chế không còn lý do để hiện hữu.
Xét những con người nắm quyền bính thì trước hết chúng ta cần xem xét cách thức họ nắm giữ quyền hành có hợp pháp không, nghĩa là có minh bạch và công bằng không. Chúng ta dễ nhận ra cách thức xem ra được gọi là khá công bằng hiện nay để xây dựng công quyền đó là “phổ thông đầu phiếu”. Và dù được tổ chức bầu bán công khai thì cũng cần phải xét xem việc bầu bán ấy có tiến hành trong sự tự do và công bằng hay không. Thực tế đã có đó những cuộc bầu bán tuy là công khai những chỉ là một thứ hình thức hợp pháp hóa sự độc quyền, vì chưa bầu mà thiên hạ đã biết những ai sẽ đắc cử và sẽ đảm nhận vai vế gì trong hệ thống công quyền.
Kế đến chúng ta cần xem xét những người cho dù đảm nhận quyền bính cách hợp pháp và công minh nhưng họ có hành quyền cách công tâm và đúng mực không, dĩ nhiên là ở một mức độ nào đó khả dĩ có thể chấp nhận. Nếu đang nắm quyền mà không thực thi vai trò của quyền bính như đã nói trên, đó là xây dựng công ích, gìn giữ trật tự, bảo vệ người cô thế…,thì chắc chắn những người ấy đang đi ngoài đường lối của Thiên Chúa. Như thế họ không chỉ không đáng được tôn trọng mà thậm chí còn cần phải bị thay thế.
Giáo Hội không làm thay việc của Chính quyền. Đây là một lời khẳng định đúng. Thế nhưng cần hiểu hai từ Giáo Hội ở đây xét như là một thực thể tôn giáo mang tính xã hội có cơ cấu tổ chức và cả quyền bính. Còn những con người có tôn giáo thì chắc chắn phải thực thi nghĩa vụ “con người mang tính xã hội” của mình. Họ phải tích cực tham gia và xây dựng quyền bính xã hội để làm cho nó ngày càng thuộc về Thiên Chúa hơn, nghĩa là được vận hành cách chính đáng và phải đạo. Giáo hội Công giáo chỉ cấm hàng giáo sĩ và tu sĩ không được tham gia vào các chức vụ công quyền, trừ khi có lý do thật khẩn thiết và được ban phép (GL Đ.287.2 ; Đ.672). Còn với tín hữu giáo dân thì việc trực tiếp hay gián tiếp tham gia công quyền và xây dựng công quyền ngày càng trở thành “chính quyền” là một nghĩa vụ khẩn thiết, không thể xao nhãng hay bỏ qua vì bất cứ lý do gì.
“Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Có thể khẳng định rằng thể chế nào, nền công quyền nào hay người nắm quyền lực nào mà không “thuộc về Thiên Chúa” thì đang bị Thần dữ chi phối. Thần dữ vốn là tên sát nhân và là cha của sự gian dối thì “thành quả” của nó chính là sự chết chóc, bạo lực và hận thù (x.Ga 8,44). Chính vì thế để làm phát triển nền văn minh tình thương và sự sống thì mọi Kitô, dù là giáo dân, tu sĩ hay giáo sĩ, theo cách thế của mình, đều có bổn phận làm cho các cơ chế công quyền và những người nắm quyền “thuộc về Thiên Chúa”, nghĩa là hiện hữu, vận hành và thi hành quyền bính phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Để được vậy, thiết nghĩ không gì hơn chúng ta cần tích cực can đảm bảo vệ công lý và làm chứng cho sự thật trong tình yêu. Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang có chương trình phổ biến và học tập “Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”. Mong sao chương trình này không dừng lại ở phạm trù truyền đạt kiến thức mà được hiện thực hóa bằng việc làm cụ thể, rõ ràng.
“Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Câu nói của chúa Giêsu năm nào đã làm cho nhiều người Pharisêu và nhóm người phe Hêrôđê là những người đầy dã tâm đang tìm mọi cách hãm hại Người phải chưng hửng. Thoặt nghe câu chuyện chúng ta dễ nghĩ đến sự khôn ngoan của Chúa Giêsu. Phải nhận rằng Người đã tài tình thoát khỏi cái thế tiến thoái lưỡng nan do bởi cái bẫy hiểm độc của nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê, những người vốn không thích nhau, thì nay lại hợp sức giăng ra. Tuy nhiên, nhân câu chuyện thú vị này và nhất là qua câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta có được một cái nhìn chuẩn mực hơn về vấn nạn quyền bính trong các xã hội dân sự.
Con người là hữu thể có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội là một trong những yếu tố nền tảng làm nên con người. Không ai là một hòn đảo. Kinh Thánh khẳng định: “con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Cái không tốt ở đây không chỉ liên hệ đến phẩm tính mà còn liên hệ đến căn tính, nghĩa là liên hệ đến hữu thể “người”. Nói nôm na là nếu “ở một mình” thì không thể thành người đúng nghĩa. Một vài sự kiện về các trẻ bé lạc trong rừng sâu như một minh chứng rõ ràng. Dù sau đó khi được phát hiện và đưa về thì “người rừng” rất khó hòa nhập với xã hội loài người. Quyền bính có ra là do yêu cầu của tính xã hội. Đã là hai người thì tất yếu có kẻ trên, người dưới. Đã là tập thể thì phải có người đứng đầu để lãnh đạo. Một tập thể mà không có người chỉ huy thì chuyện tan rã là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Không có người lãnh đạo thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn độn, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì thế sự hiện hữu của quyền bính là điều tất yếu cần thiết. Vị trí quan trọng và thiết yếu của quyền bính được nhìn nhận do bởi vai trò của nó. Quyền bính có ra là để gìn giữ xã hội ổn định trong trật tự, công bằng; xây dựng công ích; bảo vệ kẻ cô thân, yếu thế, người bất hạnh; tạo điều kiện cho mỗi người và mọi người hoàn cảnh thuận lợi để tồn tại, phát triển và nên hoàn thiện.
Theo viễn kiến này và dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa muốn có sự hiện hữu của quyền bính trong xã hội dân sự. Và sự hiện hữu của quyền bính là trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Người dựng nên nhân loại mang tính xã hội. Như thế chúng ta có thể nói không sợ sai lầm rằng quyền bính là một trong những công trình của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa làm nên.
Những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa. Xêda là một hình thức quyền bính của xã hội dân sự thời phong kiến xưa. Xêda là hoàng đế của La mã hoặc bất cứ vị hoàng đế của nước nào cũng đều thuộc về Thiên Chúa. Ngày nay, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Quốc Hội, Tòa án…cũng là quyền bính xã hội và chúng đều thuộc về Thiên Chúa. Vì thuộc về Thiên Chúa thì những người nắm giữ quyền bính ấy phải hành động theo thánh ý Thiên Chúa. Hoàng đế Kyrô khi ra sắc chỉ cho dân Do Thái bị lưu đày trước đây được hồi hương và tái thiết Đền thờ thì đã được ngôn sứ Isaia nhìn nhận như là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Hoàng đế Kyrô còn được gọi là người được xức dầu vì ông đã thực thi thánh ý Thiên Chúa (x.Is 45,1).
Chúng ta cần phân biệt sự hiện hữu của quyền bính với người nắm quyền bính. Sự hiện hữu của quyền bính là chính đáng, hợp pháp và phải đạo vì do Thiên Chúa làm nên. Tuy nhiên không phải bất cứ ai nắm quyền bính cũng đều chính đáng, vì có thể họ chiếm lấy quyền bính cách không hợp pháp hoặc họ thực thi quyền bính cách không phải đạo. Lich sử minh chứng có trường hợp người ta đã chiếm lấy quyền bính cách “ma đạo” và hành quyền kiểu độc tài, phi nhân và phi luân. Như thế chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi thực thể quyền bính với những người nắm quyền để khỏi nhầm lẫn.
Xét quyền bính như là một cơ cấu tổ chức điều hành một tập thể xã hội hay tôn giáo thì nó thật chính đáng và hợp lý. Tuy nhiên hình thức quyền bính này cũng cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của con người và xã hội để phục vụ cách hữu hiệu ngày mỗi hơn. Chẳng hạn như cơ cấu quyền bính loại hình quân chủ chuyên chế không thể nào thích hợp với con người và xã hội hôm nay. Nhiều hình thái cơ cấu, tổ chức không chỉ cần phải được đổi mới mà thậm chí còn phải bị thay thế bằng hình thái khác. Có thể nói rằng với đà phát triển của nhân loại như hôm nay thì những hình thái quyền bính mang tính độc tài, chuyên chế không còn lý do để hiện hữu.
Xét những con người nắm quyền bính thì trước hết chúng ta cần xem xét cách thức họ nắm giữ quyền hành có hợp pháp không, nghĩa là có minh bạch và công bằng không. Chúng ta dễ nhận ra cách thức xem ra được gọi là khá công bằng hiện nay để xây dựng công quyền đó là “phổ thông đầu phiếu”. Và dù được tổ chức bầu bán công khai thì cũng cần phải xét xem việc bầu bán ấy có tiến hành trong sự tự do và công bằng hay không. Thực tế đã có đó những cuộc bầu bán tuy là công khai những chỉ là một thứ hình thức hợp pháp hóa sự độc quyền, vì chưa bầu mà thiên hạ đã biết những ai sẽ đắc cử và sẽ đảm nhận vai vế gì trong hệ thống công quyền.
Kế đến chúng ta cần xem xét những người cho dù đảm nhận quyền bính cách hợp pháp và công minh nhưng họ có hành quyền cách công tâm và đúng mực không, dĩ nhiên là ở một mức độ nào đó khả dĩ có thể chấp nhận. Nếu đang nắm quyền mà không thực thi vai trò của quyền bính như đã nói trên, đó là xây dựng công ích, gìn giữ trật tự, bảo vệ người cô thế…,thì chắc chắn những người ấy đang đi ngoài đường lối của Thiên Chúa. Như thế họ không chỉ không đáng được tôn trọng mà thậm chí còn cần phải bị thay thế.
Giáo Hội không làm thay việc của Chính quyền. Đây là một lời khẳng định đúng. Thế nhưng cần hiểu hai từ Giáo Hội ở đây xét như là một thực thể tôn giáo mang tính xã hội có cơ cấu tổ chức và cả quyền bính. Còn những con người có tôn giáo thì chắc chắn phải thực thi nghĩa vụ “con người mang tính xã hội” của mình. Họ phải tích cực tham gia và xây dựng quyền bính xã hội để làm cho nó ngày càng thuộc về Thiên Chúa hơn, nghĩa là được vận hành cách chính đáng và phải đạo. Giáo hội Công giáo chỉ cấm hàng giáo sĩ và tu sĩ không được tham gia vào các chức vụ công quyền, trừ khi có lý do thật khẩn thiết và được ban phép (GL Đ.287.2 ; Đ.672). Còn với tín hữu giáo dân thì việc trực tiếp hay gián tiếp tham gia công quyền và xây dựng công quyền ngày càng trở thành “chính quyền” là một nghĩa vụ khẩn thiết, không thể xao nhãng hay bỏ qua vì bất cứ lý do gì.
“Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Có thể khẳng định rằng thể chế nào, nền công quyền nào hay người nắm quyền lực nào mà không “thuộc về Thiên Chúa” thì đang bị Thần dữ chi phối. Thần dữ vốn là tên sát nhân và là cha của sự gian dối thì “thành quả” của nó chính là sự chết chóc, bạo lực và hận thù (x.Ga 8,44). Chính vì thế để làm phát triển nền văn minh tình thương và sự sống thì mọi Kitô, dù là giáo dân, tu sĩ hay giáo sĩ, theo cách thế của mình, đều có bổn phận làm cho các cơ chế công quyền và những người nắm quyền “thuộc về Thiên Chúa”, nghĩa là hiện hữu, vận hành và thi hành quyền bính phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Để được vậy, thiết nghĩ không gì hơn chúng ta cần tích cực can đảm bảo vệ công lý và làm chứng cho sự thật trong tình yêu. Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang có chương trình phổ biến và học tập “Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”. Mong sao chương trình này không dừng lại ở phạm trù truyền đạt kiến thức mà được hiện thực hóa bằng việc làm cụ thể, rõ ràng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cổ võ cho chương trình Tân Phúc Âm hóa
Bùi Hữu Thư
08:07 12/10/2011
VATICAN, ngày 11 tháng 10, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ sự ủng hộ cho những người lãnh đạo chương trình Tân Phúc Âm hóa, khi ngài sẽ tiếp kiến vào cuối tuần này một nhóm “rao truyền tân Phúc Âm.”
Hội Đồng Giáo Hoàng về Việc Cổ Võ cho Tân Phúc Âm Hóa sẽ tổ chức một đại hội ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật tuần này cho các lãnh đạo quốc tế chăm lo việc loan truyền sứ điệp Phúc Âm.
Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến các tham dự viên của đại hội ngày Thứ Bảy, và ngày Chúa Nhật ngài sẽ dâng một Thánh Lễ cùng với họ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Chủ đề của đại hội là “Những Nhà Truyền Giáo Mới cho Tân Phúc Âm Hóa.” Khẩu hiệu này được trích dẫn từ Sách Công Vụ Tông Đồ, “Lời Chúa tăng trưởng và sinh sôi nẩy nở,”
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng, sẽ khai mạc đại hội. Sau đó sẽ có nhiều vị đóng góp: Mẹ Veronica Berzosa, sáng lập viên người Tây Ban Nha và Bề Trên của Viện Iesu Communio, sẽ nói về tu đức. Nhà báo người Ý Vittorio Messori sẽ thuyết trình về đề tài “Tây Phương và những Câu Hỏi về Chúa Kitô.”
Một giáo sư người Ý sẽ nói về việc đối thoại giữa Khoa Học và Tôn Giáo, và một Giám Mục nước Columbia sẽ thảo luận vè việc tân Phúc Âm hóa tại Châu Mỹ La Tinh.
Cựu Giám Đốc hãng thông tấn ZENIT, Jesús Colina, sẽ trình bầy về Aleteia, một dự án ông đang phát triển cùng với ông Olivier Bonassies, thuộc Trung Tâm Maria Thành Nazareth, và nhiều người khác.
Danh Ca giọng tenor Andrea Bocelli sẽ trình diễn; chương trình “tu đức và nghệ thuật” này sẽ được thực hiện trước khi Đức Thánh Cha Benedict XVI tới Sảnh Đường Phaolô VI.
Vào buổi tối, toàn nhóm và các giới chức giáo hội sẽ được chào đón bởi Giáo Phận Rôma, nơi đây, tại các thánh đường và trung tâm khác nhau, họ sẽ hướng dẫn những buổi cầu nguyện và suy niệm cùng với người Công Giáo thành Rôma.
Hội Đồng Giáo Hoàng về Việc Cổ Võ cho Tân Phúc Âm Hóa sẽ tổ chức một đại hội ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật tuần này cho các lãnh đạo quốc tế chăm lo việc loan truyền sứ điệp Phúc Âm.
Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến các tham dự viên của đại hội ngày Thứ Bảy, và ngày Chúa Nhật ngài sẽ dâng một Thánh Lễ cùng với họ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Chủ đề của đại hội là “Những Nhà Truyền Giáo Mới cho Tân Phúc Âm Hóa.” Khẩu hiệu này được trích dẫn từ Sách Công Vụ Tông Đồ, “Lời Chúa tăng trưởng và sinh sôi nẩy nở,”
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng, sẽ khai mạc đại hội. Sau đó sẽ có nhiều vị đóng góp: Mẹ Veronica Berzosa, sáng lập viên người Tây Ban Nha và Bề Trên của Viện Iesu Communio, sẽ nói về tu đức. Nhà báo người Ý Vittorio Messori sẽ thuyết trình về đề tài “Tây Phương và những Câu Hỏi về Chúa Kitô.”
Một giáo sư người Ý sẽ nói về việc đối thoại giữa Khoa Học và Tôn Giáo, và một Giám Mục nước Columbia sẽ thảo luận vè việc tân Phúc Âm hóa tại Châu Mỹ La Tinh.
Cựu Giám Đốc hãng thông tấn ZENIT, Jesús Colina, sẽ trình bầy về Aleteia, một dự án ông đang phát triển cùng với ông Olivier Bonassies, thuộc Trung Tâm Maria Thành Nazareth, và nhiều người khác.
Danh Ca giọng tenor Andrea Bocelli sẽ trình diễn; chương trình “tu đức và nghệ thuật” này sẽ được thực hiện trước khi Đức Thánh Cha Benedict XVI tới Sảnh Đường Phaolô VI.
Vào buổi tối, toàn nhóm và các giới chức giáo hội sẽ được chào đón bởi Giáo Phận Rôma, nơi đây, tại các thánh đường và trung tâm khác nhau, họ sẽ hướng dẫn những buổi cầu nguyện và suy niệm cùng với người Công Giáo thành Rôma.
Các vị lãnh đạo tôn giáo Thái Lan phản đối án tử
Trầm Thiên Thu
10:39 12/10/2011
THÁI LAN (UCANews, 10-10-2011) – Ngày 10-10 là Ngày Thế giới Chống Án tử (World Day Against the Death Penalty), các Phật tử Thái lan và các thành viên các tôn giáo khác cùng chống án tử hình.
Thượng tọa Paisarn Visalo nói: “Cấm sát sinh là luật đầu tiên của chúng tôi. Trong kinh Phật, có nhiều truyện nhấn mạnh rằng sát sinh là phạm giới, bất kể lý do gì”.
Thượng tọa này nói thêm rằng nhiều người vô tội bị án tử oan sai. Ở Hoa Kỳ, 113 người bị án tử hình được phóng thích từ năm 1976 sau khi phát hiện họ vô tội. “Hệ thống công lý hiện đại vẫn có những lỗ hổng.
Sarawut Sriwannayod, chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Thái lan, nói: “Theo Hồi giáo, sự sống quý giá và thánh thiêng, giết người là tội rất nặng. DĐối với tội giết người, Hồi giáo có một hệ thống mà gia đình của tử tội có thể tha thứ cho tội nhân và được đền bù bằng cách khác, chẳng hạn như tài sản”.
ĐGM Giuse Phibul Visitnonthachai, GP Nakhon Sawan, giám đốc Văn phòng Công giáo về Cứu trợ Khẩn cấp và Người tỵ nạn, chỉ trích án tử: “Án tử là vô nhân đạo, độc ác, thoái hóa và vi phạm quyền sống, án tử cũng chống lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Nhiều nước giữ án tử nhưng tỷ lệ tội phạm cũng không giảm. Điều này cho thấy án tử không phải là biện pháp ngăn chặn. Điều cần là thay đổi cách nhìn”.
Nhiều nước đã bỏ án tử trong vài năm qua, Thái lan là một trong 58 nước vẫn gây áp lực để bỏ án tử. Tháng 3-2011 có 759 người bị án tử, 353 người liên quan ma túy. Từ năm 1935, đã có 325 bị xử tử.
Bộ tư pháp đã đưa ra kế hoạch nhân quyền lần thứ hai vào năm 2009, đề nghị bỏ án tử vào năm 2013. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội và các tổ chức phi chính phủ nói rằng họ vẫn đang chờ chính phủ mới sẽ có phán quyết về vấn đề này.
Thượng tọa này nói thêm rằng nhiều người vô tội bị án tử oan sai. Ở Hoa Kỳ, 113 người bị án tử hình được phóng thích từ năm 1976 sau khi phát hiện họ vô tội. “Hệ thống công lý hiện đại vẫn có những lỗ hổng.
Sarawut Sriwannayod, chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Thái lan, nói: “Theo Hồi giáo, sự sống quý giá và thánh thiêng, giết người là tội rất nặng. DĐối với tội giết người, Hồi giáo có một hệ thống mà gia đình của tử tội có thể tha thứ cho tội nhân và được đền bù bằng cách khác, chẳng hạn như tài sản”.
ĐGM Giuse Phibul Visitnonthachai, GP Nakhon Sawan, giám đốc Văn phòng Công giáo về Cứu trợ Khẩn cấp và Người tỵ nạn, chỉ trích án tử: “Án tử là vô nhân đạo, độc ác, thoái hóa và vi phạm quyền sống, án tử cũng chống lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Nhiều nước giữ án tử nhưng tỷ lệ tội phạm cũng không giảm. Điều này cho thấy án tử không phải là biện pháp ngăn chặn. Điều cần là thay đổi cách nhìn”.
Nhiều nước đã bỏ án tử trong vài năm qua, Thái lan là một trong 58 nước vẫn gây áp lực để bỏ án tử. Tháng 3-2011 có 759 người bị án tử, 353 người liên quan ma túy. Từ năm 1935, đã có 325 bị xử tử.
Bộ tư pháp đã đưa ra kế hoạch nhân quyền lần thứ hai vào năm 2009, đề nghị bỏ án tử vào năm 2013. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội và các tổ chức phi chính phủ nói rằng họ vẫn đang chờ chính phủ mới sẽ có phán quyết về vấn đề này.
Saudi Arabia: một cầu thủ bóng đá bị bắt vì xăm hình Chúa Kitô
Tiền Hô
08:56 12/10/2011
Riyadh (Saudi Arabia), 11 Tháng Mười 2011 (CNA) - Cảnh sát tôn giáo của Saudi Arabia đã bắt giữ một cầu thủ bóng đá người Colombia tại một trung tâm mua sắm vào hôm 7 Tháng Mười vừa qua vì anh này đã không che kín hình xăm Chúa Giêsu trên vai.
Juan Pablo Pino, 24 tuổi, đang chơi cho Câu lạc bộ bóng đá Al Nasr ở Saudi Arabia, mặc một chiếc áo sát nách tản bộ cùng người vợ đang mang thai tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô của Riyadh. Người dân địa phương khi nhìn thấy hình xăm Chúa Giêsu thì bắt đầu thóa mạ anh, dẫn tới việc các sĩ quan thuộc nhóm Cảnh sát Truyền bá Đức tin và Ngăn chặn Ngoại giáo của nước này lập tức bắt giữ cả hai vợ chồng.
Tờ báo địa phương "Sharq" nói rằng các sĩ quan đã bắt cặp đôi này vào một chiếc xe hơi và sau đó chờ quan chức câu lạc bộ Al Nasr đến làm việc. Pino và vợ sau đó đã được thả ra.
Hãng thông tấn Efe nói rằng: sau khi bị tạm giam, câu lạc bộ bóng đá đã phát hành một thông cáo cho biết Pino "vô cùng hối tiếc" vì những gì đã xảy ra và anh hoàn toàn tôn trọng luật pháp Saudi. Anh cũng nói rằng anh và vợ đã mua những bộ quần áo mà họ có thể mặc để được quan chức Hồi giáo "tôn trọng hơn".
Tờ "Sharq" nói thêm rằng, sau sự cố xảy ra hôm Thứ Sáu, người vợ của Pino đã yêu cầu anh đưa cả gia đình rời khỏi đất nước này.
Câu lạc bộ Al Nasr đã yêu cầu huấn luyện viên Gustavo Costas người Argentina cố gắng thuyết phục hai vợ chồng thay đổi ý định, nhưng cho đến bây giờ huấn luyện viên này cũng đành bó tay, tờ báo viết tiếp.
Hồi Tháng Chín, ông Costas - nguyên huấn luyện viên trưởng đội bóng đá Alianza Lima của Peru, trước khi nhận huấn luyện cho đội bóng Saudi Arabia đã tiết lộ một số chi tiết về đời sống mới của mình cho tờ báo Peru El Comercio.
Ông nhớ lại rằng khi còn ở Lima, ông thường làm dấu Thánh Giá trước mỗi trận đấu và đeo một tràng hạt quanh cổ. Nhưng ở Saudi Arabia, ông nói, "Tôi không thể làm điều đó. Tôi chỉ làm điều đó trước khi đến sân hay trong phòng thay đồ. Nếu tôi thể hiện bản thân mình, họ sẽ giết tôi hoặc ném đá tôi".
Năm ngoái, một sự cố tương tự đã diễn ra khi cầu thủ bóng đá Mirel Radoi người Romania chơi cho câu lạc bộ Al Hilal hôn hình xăm cây Thánh Giá trên cánh tay của anh sau khi ghi bàn thắng. Hành động đó đã khiến nhiều người Hồi giáo ở Saudi Arabia nổi giận, vì Hồi giáo là tôn giáo chi phối cả đất nước này.
Juan Pablo Pino, 24 tuổi, đang chơi cho Câu lạc bộ bóng đá Al Nasr ở Saudi Arabia, mặc một chiếc áo sát nách tản bộ cùng người vợ đang mang thai tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô của Riyadh. Người dân địa phương khi nhìn thấy hình xăm Chúa Giêsu thì bắt đầu thóa mạ anh, dẫn tới việc các sĩ quan thuộc nhóm Cảnh sát Truyền bá Đức tin và Ngăn chặn Ngoại giáo của nước này lập tức bắt giữ cả hai vợ chồng.
Tờ báo địa phương "Sharq" nói rằng các sĩ quan đã bắt cặp đôi này vào một chiếc xe hơi và sau đó chờ quan chức câu lạc bộ Al Nasr đến làm việc. Pino và vợ sau đó đã được thả ra.
Hãng thông tấn Efe nói rằng: sau khi bị tạm giam, câu lạc bộ bóng đá đã phát hành một thông cáo cho biết Pino "vô cùng hối tiếc" vì những gì đã xảy ra và anh hoàn toàn tôn trọng luật pháp Saudi. Anh cũng nói rằng anh và vợ đã mua những bộ quần áo mà họ có thể mặc để được quan chức Hồi giáo "tôn trọng hơn".
Tờ "Sharq" nói thêm rằng, sau sự cố xảy ra hôm Thứ Sáu, người vợ của Pino đã yêu cầu anh đưa cả gia đình rời khỏi đất nước này.
Câu lạc bộ Al Nasr đã yêu cầu huấn luyện viên Gustavo Costas người Argentina cố gắng thuyết phục hai vợ chồng thay đổi ý định, nhưng cho đến bây giờ huấn luyện viên này cũng đành bó tay, tờ báo viết tiếp.
Hồi Tháng Chín, ông Costas - nguyên huấn luyện viên trưởng đội bóng đá Alianza Lima của Peru, trước khi nhận huấn luyện cho đội bóng Saudi Arabia đã tiết lộ một số chi tiết về đời sống mới của mình cho tờ báo Peru El Comercio.
Ông nhớ lại rằng khi còn ở Lima, ông thường làm dấu Thánh Giá trước mỗi trận đấu và đeo một tràng hạt quanh cổ. Nhưng ở Saudi Arabia, ông nói, "Tôi không thể làm điều đó. Tôi chỉ làm điều đó trước khi đến sân hay trong phòng thay đồ. Nếu tôi thể hiện bản thân mình, họ sẽ giết tôi hoặc ném đá tôi".
Năm ngoái, một sự cố tương tự đã diễn ra khi cầu thủ bóng đá Mirel Radoi người Romania chơi cho câu lạc bộ Al Hilal hôn hình xăm cây Thánh Giá trên cánh tay của anh sau khi ghi bàn thắng. Hành động đó đã khiến nhiều người Hồi giáo ở Saudi Arabia nổi giận, vì Hồi giáo là tôn giáo chi phối cả đất nước này.
Nga: Đức Tổng Giám Mục Pezzi than phiền việc chính quyền không cấp phép xây dựng nhà thờ Công Giáo
Phạm Kim An
09:08 12/10/2011
Nga: Đức Tổng Giám Mục Pezzi than phiền việc chính quyền không cấp phép xây dựng nhà thờ Công Giáo
Pskov, Nga - Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi, Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở
Moscow, Nga, phản đối việc chính quyền Nga từ chối cấp giấy phép xây dựng một nhà thờ Công giáo ở thị trấn Pskov, miền đông bắc của Nga.
Trong một tuyên bố ngày 4-10, Đức Tổng Giám Mục Pezzi than phiền về "sự cố ý phân biệt đối xử đối với người Công Giáo ở Pskov”, theo Đài phát thanh Vatican.
Vị giám chức chỉ trích sự từ chối của chính quyền địa phương để gia hạn giấy phép xây dựng một Nhà thờ Công giáo, cung hiến cho Thiên Chúa Ba Ngôi, với lý do rằng việc xây dựng đã không bắt đầu trước khi giấy phép cũ hết hiệu lực.
Thật ra, việc xây dựng đã bắt đầu từ 10 năm trước, và phức hợp của giáo xứ đã được hoàn thành, theo Đức Tổng Giám Mục Pezzi.Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2000, bởi vì chính quyền từ chối việc tái thiết nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận. Đây là nhà thờ Công Giáo duy nhất trong thành phố có gần 200.000 dân.
Năm 2005, Chủ tịch lúc ấy của Hội đồng Giám Mục Nga, Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz, đã thánh hiến phần dưới của nhà thờ đang xây dựng. Công việc được tài trợ bởi các tín hữu và các nhà hảo tâm.
Mỗi ngày, các tín hữu chuẩn bị thức ăn cho trẻ em nghèo và khuyết tật. Họ cũng có một dự án giáo dục cho trẻ em đường phố, và giúp đỡ các gia đình có trẻ em khuyết tật. Sự giúp đỡ này được dành cho mọi người, không phân biệt tôn giáo của họ. (Zenit.org 10-10-2011)
Phạm Kim An
Pskov, Nga - Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi, Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở
Moscow, Nga, phản đối việc chính quyền Nga từ chối cấp giấy phép xây dựng một nhà thờ Công giáo ở thị trấn Pskov, miền đông bắc của Nga.
Trong một tuyên bố ngày 4-10, Đức Tổng Giám Mục Pezzi than phiền về "sự cố ý phân biệt đối xử đối với người Công Giáo ở Pskov”, theo Đài phát thanh Vatican.
Vị giám chức chỉ trích sự từ chối của chính quyền địa phương để gia hạn giấy phép xây dựng một Nhà thờ Công giáo, cung hiến cho Thiên Chúa Ba Ngôi, với lý do rằng việc xây dựng đã không bắt đầu trước khi giấy phép cũ hết hiệu lực.
Thật ra, việc xây dựng đã bắt đầu từ 10 năm trước, và phức hợp của giáo xứ đã được hoàn thành, theo Đức Tổng Giám Mục Pezzi.Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2000, bởi vì chính quyền từ chối việc tái thiết nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận. Đây là nhà thờ Công Giáo duy nhất trong thành phố có gần 200.000 dân.
Năm 2005, Chủ tịch lúc ấy của Hội đồng Giám Mục Nga, Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz, đã thánh hiến phần dưới của nhà thờ đang xây dựng. Công việc được tài trợ bởi các tín hữu và các nhà hảo tâm.
Mỗi ngày, các tín hữu chuẩn bị thức ăn cho trẻ em nghèo và khuyết tật. Họ cũng có một dự án giáo dục cho trẻ em đường phố, và giúp đỡ các gia đình có trẻ em khuyết tật. Sự giúp đỡ này được dành cho mọi người, không phân biệt tôn giáo của họ. (Zenit.org 10-10-2011)
Phạm Kim An
Cuộc gặp gỡ tại Assisi sẽ nhấn mạnh hành hương hơn là cầu nguyện
Nguyễn Trọng Đa
09:11 12/10/2011
Cuộc gặp gỡ tại Assisi sẽ nhấn mạnh hành hương hơn là cầu nguyện
Vatican - Cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới tôn giáo tại Átxidi (Assisi) trong tháng này sẽ giảm nhẹ việc cầu nguyện như một nét riêng của sự kiện này, và sẽ không có các lời cầu nguyện liên tôn.
Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình, nói với hãng tin CNA: “Lần này, việc nhấn mạnh là chuyến hành hương chứ không phải việc cầu nguyện”. Ngài là nhà tổ chức chính cho sự kiện ngày 27-10 tới, tại quê hương của Thánh Phanxicô thành Átxidi.
Ngài nói: "Trong thực tế, từ những gì tôi hiểu về chương trình ngày ấy, và nó đang được lên kế hoạch, thời gian cầu nguyện trong ngày sẽ là rất tối thiểu".
Cuộc gặp gỡ ở Átxidi (Assisi) năm nay có chủ để “hành hương Chân lý, hành hương Hòa bình", và đang được triệu tập để kỷ niệm 25 năm ngày Thế giới vì Hòa bình lần đầu tiên, được tổ chức bởi ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1986.
Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh này đã bị chỉ trích một số nhóm Công giáo, vốn cho rằng nó làm phai mờ một cách không cố ý sự phân biệt giữa đạo Công giáo và các tôn giáo khác.
Đức Hồng Y Turkson, người có mặt ở Átxidi vào năm 1986 cùng với hai linh mục châu Phi khác, cho biết Ngài hiểu lý do tại sao sự kiện này đã thu hút lời chỉ trích. Ngài nhớ lại cách thức "các vị Công giáo đã được đưa đến một phòng lớn ở tòa thị chính thành phố" để cầu nguyện, trong khi "một số người ngoài Công giáo lại được đưa đến một nhà thờ". Theo Ngài, các sự việc như thế đã “thu hút lời chỉ trích như thế".
Vatican đã xác nhận rằng lần này sẽ không có cầu nguyện liên tôn.
Thay vào đó, sẽ có một đêm canh thức cầu nguyện đặc biệt Công giáo ở Quảng trường Thánh Phêrô tại Roma vào đêm hôm trước (26-10).
Đức Hồng Y Turkson giải thích: “Vì vậy, việc cầu nguyện sẽ không diễn ra tại Átxidi nữa, nhưng nó sẽ xảy ra ở đây – Roma - và sẽ được ĐTC Biển Đức XVI tham dự giữa các con dân của mình, các người Công giáo khác".
Sáng hôm sau (27-10), các đại biểu sẽ cùng đi từ Roma đến Átxidi trên một chuyến tàu lửa bao thuê đặc biệt, sẽ khởi hành từ ga xe lửa của Vatican. Khi đến nơi, các đại biểu đọc bài phát biểu, và ăn trưa cùng nhau. Sau bữa ăn, có một thời gian thinh lặng, để suy tư cá nhân và cầu nguyện. Sau đó cả nhóm sẽ thực hiện một chuyến hành hương đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, nơi chôn cất vị thánh, và tại đây mỗi đại biểu sẽ nói lên lời tái cam kết cho hòa bình.
Đức Hồng Y Turkson cũng giải thích lý do tại sao các nhân vật, ngoài các chức sắc tôn giáo, thuộc thế giới văn hóa và khoa học – trong đó một số vị là người vô thần và người theo thuyết bất khả tri – cũng được mời tham dự với ĐTC tại Átxidi.
Ngài nói: “Hòa bình là một mối bận tâm của cả người tin đạo và người không tin đạo, vì vậy những người không theo tín ngưỡng nào cũng có thể góp phần và có phần trong cuộc hành hương này".
Đức Hồng Y Turkson sẽ giới thiệu chi tiết rõ ràng của sự kiện Átxidi tại cuộc họp báo ở Vatican vào ngày thứ ba, 18-10 tới. (CNA/EWTN News 11-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình, nói với hãng tin CNA: “Lần này, việc nhấn mạnh là chuyến hành hương chứ không phải việc cầu nguyện”. Ngài là nhà tổ chức chính cho sự kiện ngày 27-10 tới, tại quê hương của Thánh Phanxicô thành Átxidi.
Ngài nói: "Trong thực tế, từ những gì tôi hiểu về chương trình ngày ấy, và nó đang được lên kế hoạch, thời gian cầu nguyện trong ngày sẽ là rất tối thiểu".
Cuộc gặp gỡ ở Átxidi (Assisi) năm nay có chủ để “hành hương Chân lý, hành hương Hòa bình", và đang được triệu tập để kỷ niệm 25 năm ngày Thế giới vì Hòa bình lần đầu tiên, được tổ chức bởi ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1986.
Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh này đã bị chỉ trích một số nhóm Công giáo, vốn cho rằng nó làm phai mờ một cách không cố ý sự phân biệt giữa đạo Công giáo và các tôn giáo khác.
Đức Hồng Y Turkson, người có mặt ở Átxidi vào năm 1986 cùng với hai linh mục châu Phi khác, cho biết Ngài hiểu lý do tại sao sự kiện này đã thu hút lời chỉ trích. Ngài nhớ lại cách thức "các vị Công giáo đã được đưa đến một phòng lớn ở tòa thị chính thành phố" để cầu nguyện, trong khi "một số người ngoài Công giáo lại được đưa đến một nhà thờ". Theo Ngài, các sự việc như thế đã “thu hút lời chỉ trích như thế".
Vatican đã xác nhận rằng lần này sẽ không có cầu nguyện liên tôn.
Thay vào đó, sẽ có một đêm canh thức cầu nguyện đặc biệt Công giáo ở Quảng trường Thánh Phêrô tại Roma vào đêm hôm trước (26-10).
Đức Hồng Y Turkson giải thích: “Vì vậy, việc cầu nguyện sẽ không diễn ra tại Átxidi nữa, nhưng nó sẽ xảy ra ở đây – Roma - và sẽ được ĐTC Biển Đức XVI tham dự giữa các con dân của mình, các người Công giáo khác".
Sáng hôm sau (27-10), các đại biểu sẽ cùng đi từ Roma đến Átxidi trên một chuyến tàu lửa bao thuê đặc biệt, sẽ khởi hành từ ga xe lửa của Vatican. Khi đến nơi, các đại biểu đọc bài phát biểu, và ăn trưa cùng nhau. Sau bữa ăn, có một thời gian thinh lặng, để suy tư cá nhân và cầu nguyện. Sau đó cả nhóm sẽ thực hiện một chuyến hành hương đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, nơi chôn cất vị thánh, và tại đây mỗi đại biểu sẽ nói lên lời tái cam kết cho hòa bình.
Đức Hồng Y Turkson cũng giải thích lý do tại sao các nhân vật, ngoài các chức sắc tôn giáo, thuộc thế giới văn hóa và khoa học – trong đó một số vị là người vô thần và người theo thuyết bất khả tri – cũng được mời tham dự với ĐTC tại Átxidi.
Ngài nói: “Hòa bình là một mối bận tâm của cả người tin đạo và người không tin đạo, vì vậy những người không theo tín ngưỡng nào cũng có thể góp phần và có phần trong cuộc hành hương này".
Đức Hồng Y Turkson sẽ giới thiệu chi tiết rõ ràng của sự kiện Átxidi tại cuộc họp báo ở Vatican vào ngày thứ ba, 18-10 tới. (CNA/EWTN News 11-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Một giáo hạt tòng nhân sẽ được thành lập tại Mỹ cho các tín hữu Anh Giáo
Phạm Kim An
09:14 12/10/2011
Đức Hồng Y chào mừng 58 tín hữu Anh giáo gia nhập Giáo Hội
WASHINGTON –Một Giáo hạt tòng nhân sẽ được thành lập tại Mỹ vào mùa thu này, theo Đức Hồng Y Donald Wuerl giám sát tiến trình thành lập. Ngày 9-10, Ngài đã tiếp nhận vào Giáo hội Công Giáo gần 60 tín hữu Anh giáo, những người này sẽ là các thành viên đầu tiên của Giáo hạt tòng nhân.
Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giáo phận Washington, DC (Mỹ), khẳng định tại Scotland tuần trước là Ngài hy vọng rằng Giáo hạt tòng nhân Mỹ sẽ được công bố thành lập "trong năm dương lịch này".
Đức Hồng Y Wuerl là đại diện của Tòa thánh Vatican cho việc thực hiện Tông Hiến “Các nhóm tín hữu Anh giáo" (Anglicanorum Coetibus) tại Mỹ.
Đây là văn kiện năm 2009 cung cấp một cách thức cho các nhóm tín hữu Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo, thông qua việc thành lập Giáo hạt tòng nhân, một loại mới về cơ cấu theo giáo luật.
Ngày 9-10, Đức Hồng Y tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo phần lớn các thành viên của giáo xứ Thánh Luca, một cộng đồng Anh giáo Episcopal ở Maryland. Mục sư của họ cũng thuộc nhóm gia nhập này; ngài đang học thần học để làm linh mục Công giáo. 10 thành viên khác của cộng đồng từng là người Công giáo, nay trở lại Giáo Hội. Một nhóm khác đang có ý định gia nhập Giáo hội vào một ngày khác nữa.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Wuerl nói: “Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng đi với Ngài vào đời, không chỉ như là cá nhân đến để nhận biết và yêu Chúa, nhưng còn như là thành viên của gia đình Ngài - Giáo Hội của Ngài. Những người được xức dầu trong ơn Chúa Thánh Thần được mời gọi vào gia đình của Thiên Chúa - người mới của Thiên Chúa – tức Giáo Hội của Ngài. Chúng ta nói về Lễ Ngũ Tuần là ngày sinh nhật của Giáo Hội, vì nó đánh dấu sự khởi đầu của cộng đồng Kitô giáo xưa - hình thành cái mà chúng ta nhận biết ngày nay là Giáo Hội Công Giáo, lan rộng ra khắp toàn thế giới".
Đức Hồng Y nói thêm: "Hôm nay lễ mừng của chúng ta là một sự thể hiện rằng chúng ta là gia đình của Thiên Chúa, dân Thiên Chúa, sự khởi đầu của Nước Chúa, Giáo Hội của Ngài. Và chúng ta vui mừng trong sự tuôn đổ của Chúa Thánh Thần trong các bí tích khai tâm. Đồng thời, chúng ta cam kết sống phúc lành này trong sự hiệp thông của Giáo Hội".
Đấng Bản quyền của Giáo hạt tòng nhân duy nhất được thành lập cho đến nay, Đức ông Keith Newton của Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham ở Anh, sẽ cử hành thánh lễ Công Giáo đầu tiên tại nhà thờ Thánh Luca vào chủ nhật tới, 16-10.
Trong thời gian ở Scotland, Đức Hồng Y Wuerl nói với tờ báo Scottish Catholic Observer (Người quan sát Công giáo Scotland) rằng sẽ có "một khoảng thời gian giữa khi Tòa Thánh công bố ý định thành lập Giáo hạt tòng nhân và ngày thực hiện thành lập nó".
Hồng y nói thêm: "Tôi vẫn hy vọng rằng trong năm nay một Giáo hạt tòng nhân Mỹ sẽ được thành lập".
Đức Hồng Y cho biết ít nhất 100 giáo sĩ và nhiều ngàn tín hữu Anh giáo "muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tư cách là tập thế các nhóm”. (Zenit.org 11-10-2011)
Phạm Kim An
WASHINGTON –Một Giáo hạt tòng nhân sẽ được thành lập tại Mỹ vào mùa thu này, theo Đức Hồng Y Donald Wuerl giám sát tiến trình thành lập. Ngày 9-10, Ngài đã tiếp nhận vào Giáo hội Công Giáo gần 60 tín hữu Anh giáo, những người này sẽ là các thành viên đầu tiên của Giáo hạt tòng nhân.
Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giáo phận Washington, DC (Mỹ), khẳng định tại Scotland tuần trước là Ngài hy vọng rằng Giáo hạt tòng nhân Mỹ sẽ được công bố thành lập "trong năm dương lịch này".
Đức Hồng Y Wuerl là đại diện của Tòa thánh Vatican cho việc thực hiện Tông Hiến “Các nhóm tín hữu Anh giáo" (Anglicanorum Coetibus) tại Mỹ.
Đây là văn kiện năm 2009 cung cấp một cách thức cho các nhóm tín hữu Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo, thông qua việc thành lập Giáo hạt tòng nhân, một loại mới về cơ cấu theo giáo luật.
Ngày 9-10, Đức Hồng Y tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo phần lớn các thành viên của giáo xứ Thánh Luca, một cộng đồng Anh giáo Episcopal ở Maryland. Mục sư của họ cũng thuộc nhóm gia nhập này; ngài đang học thần học để làm linh mục Công giáo. 10 thành viên khác của cộng đồng từng là người Công giáo, nay trở lại Giáo Hội. Một nhóm khác đang có ý định gia nhập Giáo hội vào một ngày khác nữa.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Wuerl nói: “Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng đi với Ngài vào đời, không chỉ như là cá nhân đến để nhận biết và yêu Chúa, nhưng còn như là thành viên của gia đình Ngài - Giáo Hội của Ngài. Những người được xức dầu trong ơn Chúa Thánh Thần được mời gọi vào gia đình của Thiên Chúa - người mới của Thiên Chúa – tức Giáo Hội của Ngài. Chúng ta nói về Lễ Ngũ Tuần là ngày sinh nhật của Giáo Hội, vì nó đánh dấu sự khởi đầu của cộng đồng Kitô giáo xưa - hình thành cái mà chúng ta nhận biết ngày nay là Giáo Hội Công Giáo, lan rộng ra khắp toàn thế giới".
Đức Hồng Y nói thêm: "Hôm nay lễ mừng của chúng ta là một sự thể hiện rằng chúng ta là gia đình của Thiên Chúa, dân Thiên Chúa, sự khởi đầu của Nước Chúa, Giáo Hội của Ngài. Và chúng ta vui mừng trong sự tuôn đổ của Chúa Thánh Thần trong các bí tích khai tâm. Đồng thời, chúng ta cam kết sống phúc lành này trong sự hiệp thông của Giáo Hội".
Đấng Bản quyền của Giáo hạt tòng nhân duy nhất được thành lập cho đến nay, Đức ông Keith Newton của Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham ở Anh, sẽ cử hành thánh lễ Công Giáo đầu tiên tại nhà thờ Thánh Luca vào chủ nhật tới, 16-10.
Trong thời gian ở Scotland, Đức Hồng Y Wuerl nói với tờ báo Scottish Catholic Observer (Người quan sát Công giáo Scotland) rằng sẽ có "một khoảng thời gian giữa khi Tòa Thánh công bố ý định thành lập Giáo hạt tòng nhân và ngày thực hiện thành lập nó".
Hồng y nói thêm: "Tôi vẫn hy vọng rằng trong năm nay một Giáo hạt tòng nhân Mỹ sẽ được thành lập".
Đức Hồng Y cho biết ít nhất 100 giáo sĩ và nhiều ngàn tín hữu Anh giáo "muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tư cách là tập thế các nhóm”. (Zenit.org 11-10-2011)
Phạm Kim An
Đức Giáo Hoàng lên án cuộc tấn công vào các Kitô hữu ở Ai Cập
Trần Mạnh Trác
19:30 12/10/2011
VATICAN CITY (theo CNS) - Lên án cuộc tấn công vào các Kitô hữu không vũ trang ở Ai Cập, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói rằng trong quá trình chuyển đổi qua thể chế dân chủ, tất cả các công dân và các tổ chức phải làm việc để đảm bảo quyền lợi của mọi sắc dân thiểu số.
Vào lúc kết thúc buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày 12 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Benedict nói ngài "buồn sâu sắc" trước cái chết của ít nhất 26 người, hầu hết là Kitô hữu, khi đoàn người biểu tình ôn hòa bị các băng đảng tấn công, và sau đó một chiếc xe quân sự tăng tốc độ đâm vào và các sĩ quan bắn vào đám đông. Hàng trăm người đã bị thương.
Đức Thánh Cha cho biết nước Ai Cập đang trải qua một sự chuyển đổi sang chế độ dân chủ sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào tháng Hai, đã chịu "đau đớn" vì những mưu đồ tìm cách làm suy yếu sự sống chung hòa bình giữa các cộng đồng khác nhau."
Bảo vệ tinh thần hòa hợp và hợp tác là điều cần thiết cho một tương lai dân chủ thật sự, ngài nói.
Đức Thánh Cha yêu cầu người Công giáo cầu nguyện cho Ai Cập được "tận hưởng sự bình an thật sự dựa trên công lý và tôn trọng sự tự do và phẩm giá của mỗi người dân."
"Ngoài ra, tôi hỗ trợ những nỗ lực của chính quyền và của các tôn giáo đang mưu tìm một xã hội trong đó nhân quyền của mọi người - đặc biệt của các dân tộc thiểu số - được tôn trọng để mang lại lợi ích thống nhất cho quốc gia, "Đức Thánh Cha nói.
Kitô hữu chiếm khoảng 10% dân số Ai Cập, 90% là người Hồi giáo trong tổng số 82 triệu dân.
Đức Giám mục Camillo Ballin, tham dự buổi triều kiến, là đại diện tông tòa vùng Bắc Ả rập và là tổng thư ký của hội đồng các giám mục theo nghi lễ Latinh tại các nước Ả Rập, nói với tờ báo Vatican rằng các giám mục đang lo lắng về những thay đổi về âm điệu đang xảy ra ở các nước trong khu vực.
"Những Kitô hữu đang lo sợ. Tại Ai Cập cũng như tại các nước Iraq, Syria và Yemen, mọi người đang sống trong một bầu không khí căng thẳng liên tục.. Người Kitô hữu chúng tôi sống cận kề với bạo lực và cảm thấy thiếu thốn không được bảo vệ."
Đức Giám mục Adel Zaky, đại diện tông tòa của Alexandria, Ai Cập, cũng có mặt. Ngài nói với tờ báo rằng người Ai Cập cần nhiều lời cầu nguyện và nhiều sự khuyến khích từ cộng đồng quốc tế để có sự tôn trọng nhân quyền và sự bảo vệ các dân tộc thiểu số.
Ai Cập cũng cần phải tổ chức bầu cử, ngài nói. Cuộc bầu cử Hạ viện dự trù vào cuối tháng Mười là bước đầu tiên hướng tới sự chấm dứt chế độ quân sự. "Người ta không thể cai trị với bàn tay sắt", theo lời Đức Giám mục Zaky. "Bầu không khí bạo lực, dẫn đến việc đốt nhà thờ, những hành động bạo hành, đặc biệt là sự sát hại nhiều người vô tội, đã diễn ra một thời gian quá dài rồi."
Linh mục dòng Comboni, Cha Luciano Verdoscia, một nhà truyền giáo ở Ai Cập, cho biết rằng trong 40 năm qua, các chính phủ đã khai thác sự khác biệt giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, đồng thời tiền bạc và ảnh hưởng từ các nhóm Hồi giáo bên ngoài đã thúc đẩy sự căng thẳng.
Tuy nhiên, Cha Verdoscia cho biết các nước phương Tây cũng chia sẻ một số lỗi lầm. "Tôi sợ rằng các chính phủ phương Tây đang đặt lợi ích kinh tế lên trên nhân quyền. Họ không có sức mạnh đạo đức để tố cáo sự phân biệt đối xử chống lại các dân tộc thiểu số ở Trung Đông," ngài nói với Fides, cơ quan thông tấn truyền giáo của Vatican.
Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập, nói với Đài phát thanh Vatican rằng sự thiếu hoạt động của chính phủ đóng góp một phần lỗi cho sự gia tăng bạo lực.
"Tất cả bắt nguồn từ sự thất bại của chính phủ đã không ban hành một đạo luật quy định việc xây dựng những nơi thờ tự, như nhà thờ Kitô giáo hoặc nhà thờ Hồi giáo, như họ đã hứa hẹn vài tháng trước đây," Cha Greiche nói. Những Kitô hữu đã biểu tình để đòi chấm dứt những vụ đốt phá nhà thờ do một số người chống đối với lý do việc xây dựng là bất hợp pháp.
Cha Greiche nói, "Lúc chế độ cũ của Mubarak còn tồn tại, cũng có vụ nhà thờ bị đốt nhưng các lực lượng an ninh luôn luôn được sử dụng để bảo vệ chúng tôi. Bây giờ thì ngay cả chính phủ cũng không thèm đếm xỉa tới (give a damn) những gì đang xảy ra."
Trong bài nói chuyện với khoảng 14.000 người tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã dùng Thánh Vịnh 126 để nói về niềm vui và lòng biết ơn và nhắc nhở các Kitô hữu phải có nghĩa vụ nhận ra những món quà mà Thiên Chúa đã ban cho để mà tạ ơn.
"Trong lời cầu nguyện, chúng ta phải thường xuyên hơn xem xét là như thế nào, trong các diễn biến của cuộc sống, Chúa đã bảo vệ, hướng dẫn và giúp đỡ chúng ta và chúng ta phải chúc tụng Ngài về những gì Ngài đã và đang ban cho chúng ta. Chúng ta phải chú ý nhiều hơn tới những điều tốt đẹp Chúa làm, chứ đừng chỉ luôn luôn chú ý vào các vấn đề và khó khăn - như thể chúng ta không muốn thấy những điều tốt đẹp đến từ Chúa," Đức Thánh Cha nói.
Vào lúc kết thúc buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày 12 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Benedict nói ngài "buồn sâu sắc" trước cái chết của ít nhất 26 người, hầu hết là Kitô hữu, khi đoàn người biểu tình ôn hòa bị các băng đảng tấn công, và sau đó một chiếc xe quân sự tăng tốc độ đâm vào và các sĩ quan bắn vào đám đông. Hàng trăm người đã bị thương.
Đức Thánh Cha cho biết nước Ai Cập đang trải qua một sự chuyển đổi sang chế độ dân chủ sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào tháng Hai, đã chịu "đau đớn" vì những mưu đồ tìm cách làm suy yếu sự sống chung hòa bình giữa các cộng đồng khác nhau."
Bảo vệ tinh thần hòa hợp và hợp tác là điều cần thiết cho một tương lai dân chủ thật sự, ngài nói.
Đức Thánh Cha yêu cầu người Công giáo cầu nguyện cho Ai Cập được "tận hưởng sự bình an thật sự dựa trên công lý và tôn trọng sự tự do và phẩm giá của mỗi người dân."
"Ngoài ra, tôi hỗ trợ những nỗ lực của chính quyền và của các tôn giáo đang mưu tìm một xã hội trong đó nhân quyền của mọi người - đặc biệt của các dân tộc thiểu số - được tôn trọng để mang lại lợi ích thống nhất cho quốc gia, "Đức Thánh Cha nói.
Kitô hữu chiếm khoảng 10% dân số Ai Cập, 90% là người Hồi giáo trong tổng số 82 triệu dân.
Đức Giám mục Camillo Ballin, tham dự buổi triều kiến, là đại diện tông tòa vùng Bắc Ả rập và là tổng thư ký của hội đồng các giám mục theo nghi lễ Latinh tại các nước Ả Rập, nói với tờ báo Vatican rằng các giám mục đang lo lắng về những thay đổi về âm điệu đang xảy ra ở các nước trong khu vực.
"Những Kitô hữu đang lo sợ. Tại Ai Cập cũng như tại các nước Iraq, Syria và Yemen, mọi người đang sống trong một bầu không khí căng thẳng liên tục.. Người Kitô hữu chúng tôi sống cận kề với bạo lực và cảm thấy thiếu thốn không được bảo vệ."
Đức Giám mục Adel Zaky, đại diện tông tòa của Alexandria, Ai Cập, cũng có mặt. Ngài nói với tờ báo rằng người Ai Cập cần nhiều lời cầu nguyện và nhiều sự khuyến khích từ cộng đồng quốc tế để có sự tôn trọng nhân quyền và sự bảo vệ các dân tộc thiểu số.
Ai Cập cũng cần phải tổ chức bầu cử, ngài nói. Cuộc bầu cử Hạ viện dự trù vào cuối tháng Mười là bước đầu tiên hướng tới sự chấm dứt chế độ quân sự. "Người ta không thể cai trị với bàn tay sắt", theo lời Đức Giám mục Zaky. "Bầu không khí bạo lực, dẫn đến việc đốt nhà thờ, những hành động bạo hành, đặc biệt là sự sát hại nhiều người vô tội, đã diễn ra một thời gian quá dài rồi."
Linh mục dòng Comboni, Cha Luciano Verdoscia, một nhà truyền giáo ở Ai Cập, cho biết rằng trong 40 năm qua, các chính phủ đã khai thác sự khác biệt giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, đồng thời tiền bạc và ảnh hưởng từ các nhóm Hồi giáo bên ngoài đã thúc đẩy sự căng thẳng.
Tuy nhiên, Cha Verdoscia cho biết các nước phương Tây cũng chia sẻ một số lỗi lầm. "Tôi sợ rằng các chính phủ phương Tây đang đặt lợi ích kinh tế lên trên nhân quyền. Họ không có sức mạnh đạo đức để tố cáo sự phân biệt đối xử chống lại các dân tộc thiểu số ở Trung Đông," ngài nói với Fides, cơ quan thông tấn truyền giáo của Vatican.
Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập, nói với Đài phát thanh Vatican rằng sự thiếu hoạt động của chính phủ đóng góp một phần lỗi cho sự gia tăng bạo lực.
"Tất cả bắt nguồn từ sự thất bại của chính phủ đã không ban hành một đạo luật quy định việc xây dựng những nơi thờ tự, như nhà thờ Kitô giáo hoặc nhà thờ Hồi giáo, như họ đã hứa hẹn vài tháng trước đây," Cha Greiche nói. Những Kitô hữu đã biểu tình để đòi chấm dứt những vụ đốt phá nhà thờ do một số người chống đối với lý do việc xây dựng là bất hợp pháp.
Cha Greiche nói, "Lúc chế độ cũ của Mubarak còn tồn tại, cũng có vụ nhà thờ bị đốt nhưng các lực lượng an ninh luôn luôn được sử dụng để bảo vệ chúng tôi. Bây giờ thì ngay cả chính phủ cũng không thèm đếm xỉa tới (give a damn) những gì đang xảy ra."
Trong bài nói chuyện với khoảng 14.000 người tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã dùng Thánh Vịnh 126 để nói về niềm vui và lòng biết ơn và nhắc nhở các Kitô hữu phải có nghĩa vụ nhận ra những món quà mà Thiên Chúa đã ban cho để mà tạ ơn.
"Trong lời cầu nguyện, chúng ta phải thường xuyên hơn xem xét là như thế nào, trong các diễn biến của cuộc sống, Chúa đã bảo vệ, hướng dẫn và giúp đỡ chúng ta và chúng ta phải chúc tụng Ngài về những gì Ngài đã và đang ban cho chúng ta. Chúng ta phải chú ý nhiều hơn tới những điều tốt đẹp Chúa làm, chứ đừng chỉ luôn luôn chú ý vào các vấn đề và khó khăn - như thể chúng ta không muốn thấy những điều tốt đẹp đến từ Chúa," Đức Thánh Cha nói.
Mùa xuân Ả Rập trở thành mùa thu ảm đạm
Vũ Văn An
21:29 12/10/2011
Cho đến Chúa Nhật vừa qua, ánh mắt lóng lánh của tuổi trẻ vẫn là hình ảnh của Ai Cập, cả Hồi Giáo lẫn Kitô Giáo, đoàn kết trong một cơn khóc thầm đã trở thành một tiếng hô làm sống dậy các khát vọng cao quí nhất: khát vọng tự do, công lý và hy vọng một tương lai tươi đẹp hơn.
Chúng tôi nói cho đến Chúa Nhật vừa qua, vì hình ảnh xe bọc thép cán nát những người biểu tình tàn tật đã nhận chìm mọi giấc mơ và mở mắt thiên hạ để họ thấy một quang cảnh đang phủ mây mù lên nền trời Mùa Xuân Ả Rập. Giấc mơ trong đó những người chủ đạo là người Hồi Giáo và người Kitô Giáo của Ai Cập cùng tụ họp nhau như một dân tộc tại Quảng Trường Al Tahir, nay đã tan biến với việc bùng nổ bạo lực và trở thành giấc mộng hãi hùng của một tương lai vô định.
Một cuộc biều tình ôn hòa đã kết thúc bằng những màn đầy bạo lực chưa từng thấy, được tờ Al-Hayat của Saudi mô tả là “biến cố đẫm máu nhất kể từ cuộc cách mạng 25 tháng Giêng, từng dẫn đến việc xụp đổ của nền độc tài Hosni Mubarak”. Theo Bộ Y Tế Ai Cập, có 24 người chết và 212 người bị thương.
Tất cả bắt đầu vào Chúa Nhật qua với cuộc biểu tình ôn hòa của người Kitô Giáo Coptic, vì bất bình với cuộc tấn công mới đây vào một nhà thờ tại Assuan, Nam Ai Cập. Các người biểu tình phàn nàn về sự im hơi lặng tiếng của nhà cầm quyền trước sự việc diễn ra. Người Kitô Hữu Ai Cập kêu gọi thống đốc của tỉnh là Mustafa As-Sayyed từ chức, vì cho rằng ông ta đã gây ra cuộc tấn công kia. Theo tờ Tariq Al-Akhbar, As-Sayyed nói rằng nhà thờ này bất hợp pháp, vì tòa nhà này được biến đổi thành nhà thờ nhờ mưu mẹo để có giấy phép. Những người quá khích đã dựa vào lời tuyên bố ấy để nổi lửa thiêu hủy nơi thờ phượng của Kitô Giáo.
Theo tường trình của trang mạng Coptreal, sau ngày xẩy ra cuộc tấn công, thay vì lên án, As-Sayed lại nói rằng: “Không hề có cuộc tấn công nào vì làm gì có nhà thờ nào ở Assuan”. Những lời này đã làm người Coptic hết sức bất bình, khiến họ tổ chức cuộc biểu tình vào hôm Chúa Nhật vừa rồi. Cuộc biểu tình này bắt đầu tại khu phố Shabra, từ đó, đoàn biểu tình kéo tới trụ sở đài truyền hình quốc gia, kêu gọi nhà nước bảo vệ các nơi thờ phượng của Kitô Giáo và sự bình quyền đối với mọi công dân. Các người biểu tình cũng kêu gọi As-Saeyd từ chức, tố cáo ông này có thiện cảm đối với những người quá khích Hồi Giáo. Đám biểu tình, không phải chỉ gồm các Kitô hữu mà còn gồm cả người Hồi Giáo ủng hộ quyền lợi của họ nữa, cũng phản đối đường hướng của truyền hình nhà nước nhằm khơi dậy các cảm quan chống phá Kitô Giáo.
Trong cuộc biểu tình, một vài tên phá hoại đã liệng đá và bắn vào đám đông. Người Coptic đã liệng đá trả thù. Chỉ chờ có thế, lực lượng an ninh và quân đội bèn can thiệp một cách bạo lực dẹp tan người biểu tình bằng xe bọc thép. Linh mục Daoud thuộc Giáo Hội Coptic cho hay: ngài thấy xe tăng cán lên 5 người biểu tình.
Tình thế mau chóng biến thành hỗn loạn, quân đội và cảnh sát bắt đầu bắn hơi cay và đạn cao xu vào người biểu tình. Những người này ném bất cứ cái gì họ vớ được để trả đũa. Truyền hình nhà nước nói rằng người biểu tình đốt một số xe của cảnh sát.
Quân đội và cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện của họ và ra lệnh giới nghiêm bắt đầu từ sáng Thứ Hai. Hãng France Press có bài tường trình về tình trạng những người bị thương và thiệt mạng tại bệnh viện Coptic ở Cairo, cho hay: một số tử thi hoàn toàn không còn nhận diện được nữa. Tờ Al-Hayat thì cho hay: đêm hôm đó một nhóm người Hồi Giáo ôn hòa đã diễn hành tới bệnh viện Coptic, nâng cao biểu ngữ và hô lớn: “Người Kitô Giáo và người Hồi Giáo, chỉ là một bàn tay” và đau buồn về những gì đã xẩy ra.
Phản ứng của Giáo Hội Coptic
Trong một thông cáo gửi cho Zenit, Hội Đồng Các Thượng Phụ và Giám Mục Công Giáo Ai Cập nhận định về các biến cố đáng tiếc, và khuyến cáo hội đồng quân sự và chính phủ Ai Cập “phải lãnh trách nhiệm quốc gia và quản lý tình thế hiện nay, duy trì công lý và bảo vệ phẩm giá mọi công dân mà không kỳ thị”.
Các vị giáo phẩm Công Giáo Ai Cập cũng khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập “dâng lời cầu nguyện của mình lên Thiên Chúa, xin Người che chở Ai Cập và nhân dân Ai Cập” đồng thời hứa sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của những biến cố đầy bạo lực vừa qua.
Trong mấy tháng gần đây, Ai Cập vốn là hiện trường của nhiều căng thẳng liên tôn mỗi ngày một gia tăng. Một số nhà thờ Kitô Giáo trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công khủng bố. Nhà cầm quyền mới của Ai Cập đã cố gắng thay đổi một số luật lệ có tính kỳ thị từng hạn chế gay gắt việc xây dựng các nơi thờ phượng của Kitô Giáo, nhưng các cố gắng này luôn bị các nhóm quá khích chống đối. Những nhóm này đang có tham vọng lớn trong cuộc bầu cử vào tháng 11 này.
Theo Robert Cheaib, Zenit, 11 tháng 10, 2011
Chúng tôi nói cho đến Chúa Nhật vừa qua, vì hình ảnh xe bọc thép cán nát những người biểu tình tàn tật đã nhận chìm mọi giấc mơ và mở mắt thiên hạ để họ thấy một quang cảnh đang phủ mây mù lên nền trời Mùa Xuân Ả Rập. Giấc mơ trong đó những người chủ đạo là người Hồi Giáo và người Kitô Giáo của Ai Cập cùng tụ họp nhau như một dân tộc tại Quảng Trường Al Tahir, nay đã tan biến với việc bùng nổ bạo lực và trở thành giấc mộng hãi hùng của một tương lai vô định.
Một cuộc biều tình ôn hòa đã kết thúc bằng những màn đầy bạo lực chưa từng thấy, được tờ Al-Hayat của Saudi mô tả là “biến cố đẫm máu nhất kể từ cuộc cách mạng 25 tháng Giêng, từng dẫn đến việc xụp đổ của nền độc tài Hosni Mubarak”. Theo Bộ Y Tế Ai Cập, có 24 người chết và 212 người bị thương.
Tất cả bắt đầu vào Chúa Nhật qua với cuộc biểu tình ôn hòa của người Kitô Giáo Coptic, vì bất bình với cuộc tấn công mới đây vào một nhà thờ tại Assuan, Nam Ai Cập. Các người biểu tình phàn nàn về sự im hơi lặng tiếng của nhà cầm quyền trước sự việc diễn ra. Người Kitô Hữu Ai Cập kêu gọi thống đốc của tỉnh là Mustafa As-Sayyed từ chức, vì cho rằng ông ta đã gây ra cuộc tấn công kia. Theo tờ Tariq Al-Akhbar, As-Sayyed nói rằng nhà thờ này bất hợp pháp, vì tòa nhà này được biến đổi thành nhà thờ nhờ mưu mẹo để có giấy phép. Những người quá khích đã dựa vào lời tuyên bố ấy để nổi lửa thiêu hủy nơi thờ phượng của Kitô Giáo.
Theo tường trình của trang mạng Coptreal, sau ngày xẩy ra cuộc tấn công, thay vì lên án, As-Sayed lại nói rằng: “Không hề có cuộc tấn công nào vì làm gì có nhà thờ nào ở Assuan”. Những lời này đã làm người Coptic hết sức bất bình, khiến họ tổ chức cuộc biểu tình vào hôm Chúa Nhật vừa rồi. Cuộc biểu tình này bắt đầu tại khu phố Shabra, từ đó, đoàn biểu tình kéo tới trụ sở đài truyền hình quốc gia, kêu gọi nhà nước bảo vệ các nơi thờ phượng của Kitô Giáo và sự bình quyền đối với mọi công dân. Các người biểu tình cũng kêu gọi As-Saeyd từ chức, tố cáo ông này có thiện cảm đối với những người quá khích Hồi Giáo. Đám biểu tình, không phải chỉ gồm các Kitô hữu mà còn gồm cả người Hồi Giáo ủng hộ quyền lợi của họ nữa, cũng phản đối đường hướng của truyền hình nhà nước nhằm khơi dậy các cảm quan chống phá Kitô Giáo.
Trong cuộc biểu tình, một vài tên phá hoại đã liệng đá và bắn vào đám đông. Người Coptic đã liệng đá trả thù. Chỉ chờ có thế, lực lượng an ninh và quân đội bèn can thiệp một cách bạo lực dẹp tan người biểu tình bằng xe bọc thép. Linh mục Daoud thuộc Giáo Hội Coptic cho hay: ngài thấy xe tăng cán lên 5 người biểu tình.
Tình thế mau chóng biến thành hỗn loạn, quân đội và cảnh sát bắt đầu bắn hơi cay và đạn cao xu vào người biểu tình. Những người này ném bất cứ cái gì họ vớ được để trả đũa. Truyền hình nhà nước nói rằng người biểu tình đốt một số xe của cảnh sát.
Quân đội và cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện của họ và ra lệnh giới nghiêm bắt đầu từ sáng Thứ Hai. Hãng France Press có bài tường trình về tình trạng những người bị thương và thiệt mạng tại bệnh viện Coptic ở Cairo, cho hay: một số tử thi hoàn toàn không còn nhận diện được nữa. Tờ Al-Hayat thì cho hay: đêm hôm đó một nhóm người Hồi Giáo ôn hòa đã diễn hành tới bệnh viện Coptic, nâng cao biểu ngữ và hô lớn: “Người Kitô Giáo và người Hồi Giáo, chỉ là một bàn tay” và đau buồn về những gì đã xẩy ra.
Phản ứng của Giáo Hội Coptic
Trong một thông cáo gửi cho Zenit, Hội Đồng Các Thượng Phụ và Giám Mục Công Giáo Ai Cập nhận định về các biến cố đáng tiếc, và khuyến cáo hội đồng quân sự và chính phủ Ai Cập “phải lãnh trách nhiệm quốc gia và quản lý tình thế hiện nay, duy trì công lý và bảo vệ phẩm giá mọi công dân mà không kỳ thị”.
Các vị giáo phẩm Công Giáo Ai Cập cũng khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập “dâng lời cầu nguyện của mình lên Thiên Chúa, xin Người che chở Ai Cập và nhân dân Ai Cập” đồng thời hứa sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của những biến cố đầy bạo lực vừa qua.
Trong mấy tháng gần đây, Ai Cập vốn là hiện trường của nhiều căng thẳng liên tôn mỗi ngày một gia tăng. Một số nhà thờ Kitô Giáo trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công khủng bố. Nhà cầm quyền mới của Ai Cập đã cố gắng thay đổi một số luật lệ có tính kỳ thị từng hạn chế gay gắt việc xây dựng các nơi thờ phượng của Kitô Giáo, nhưng các cố gắng này luôn bị các nhóm quá khích chống đối. Những nhóm này đang có tham vọng lớn trong cuộc bầu cử vào tháng 11 này.
Theo Robert Cheaib, Zenit, 11 tháng 10, 2011
Top Stories
Vietnam: Lettre envoyée à la communauté du Peuple de Dieu Deuxième assemblée annuelle de la Conférence épiscopale du Vietnam
Eglises d'Asie
08:58 12/10/2011
... sur le site officiel de la Conférence épiscopale. La lettre dresse un sommaire des travaux de la Conférence. Ceux-ci ont porté cette année sur la mise en œuvre dans la vie de l’Eglise de la lettre commune issue de la « Grande Assemblée du Peuple de Dieu », qui fut le point fort de l’Année sainte 2010 au Vietnam. Elle avait recueilli un certain nombre de propositions émises au cours des débats de la grande assemblée.
Chers frères et sœurs,
1.) La Conférence épiscopale du Vietnam a tenu sa deuxième assemblée annuelle, au Centre pastoral de l’archidiocèse de Hô Chi Minh-Ville, du 3 au 7 octobre 2011. Y était présent l’ensemble des évêques actuellement en charge des 26 diocèses du pays. Nous avons été heureux d’accueillir Mgr Leopoldo Girelli, représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam. Sa présence a illustré et, en même temps, renforcé la communion de l’Eglise catholique du Vietnam avec le Saint-Père Benoît XVI ainsi qu’avec l’ensemble de l’Eglise universelle.
Avec lui, nous vous envoyons à vous tous, frères et sœurs appartenant à toutes les composantes du Peuple de Dieu, nos salutations affectueuses et nos souhaits de paix dans le Christ.
2.) Prenant la parole devant la Conférence épiscopale, le représentant du Saint-Siège nous a informés qu’il avait effectué la visite de presque tous les diocèses du Vietnam. A ce propos, il a déclaré : « Au cours de ces visites, j’ai rencontré une foi authentique chez les fidèles et j’ai hautement apprécié le zèle pastoral des évêques, des prêtres et des religieux. Ils travaillent avec ardeur au service de l’Eglise locale. Cette appréciation est pour nous une source de fierté et nous vous remercions sincèrement, frères et sœurs, pour les efforts que vous avez déployés dans l’édification d’une Eglise qui, chaque jour, se développe davantage. »
Nous vous remercions aussi pour votre très généreuse contribution en faveur du projet de construction d’un second siège de la Conférence épiscopale. Cette contribution met en relief l’esprit de communion de toutes les composantes du Peuple de Dieu et leur participation aux œuvres communes de l’Eglise. Nous souhaitons que cet esprit de communion et cette participation se développent fortement dans notre Eglise aussi bien en profondeur qu’en extension… Nous examinons en ce moment un emplacement possible pour la construction d’un Bureau, ouvrage qui favorisera l’œuvre commune.
3.) Au cours de cette deuxième assemblée, nous avons débattu de nombreuses questions en rapport avec la foi vécue et les activités pastorales du Peuple de Dieu. Plus particulièrement, nous avons fait porter notre attention sur la mise en œuvre des orientations et des thèmes de la lettre commune issue de la Grande Assemblée du Peuple de Dieu 2010, de leur incarnation dans la vie concrète de l’Eglise du Vietnam. La lettre commune a été envoyée à tous les membres du Peuple de Dieu, dans l’espoir que « chaque diocèse, chaque congrégation religieuse, chaque paroisse, chaque famille la mette en pratique, la transforme en activité et en démarche concrète au sein de la vie chrétienne. Elle contribuera ainsi à rendre réelle l’annonce de l’Evangile dans la société d’aujourd’hui, d’une manière effective et efficace » (voir lettre commune n° 48). En réponse à cet appel, de nombreux diocèses ont mis en place un programme pastoral concret pour les années à venir.
C’est dans cette même orientation que nous proposons à tous un programme pastoral qui s’étendra sur trois années consécutives 2012-2014 avec les points forts suivants :
- Année 2012 : « Comprendre et vivre le mystère de l’Eglise » ;
- Année 2013 : « Cultiver et renforcer la vie de communion dans l’Eglise » ;
- Année 2014 : « Communier afin de rendre réelle l’annonce de l’Evangile ».
Les thèmes de chaque année seront développés sous trois points de vue : la proclamation de foi, la célébration de la foi, la vie de foi.
4.) Pour être plus concret, le thème de l’année 2012, à savoir « Comprendre et vivre le mystère de l’Eglise », sera illustré par la phrase de saint Paul : « Ayez en vous les sentiments qui étaient ceux de Jésus. »
Pour mettre en œuvre ce thème dans le domaine de la proclamation de la foi, nous nous interrogerons sur notre conscience de l’Eglise comme Peuple de Dieu, corps mystique du Christ, temple de l’Esprit Saint (voir lettre commune n° 10, 12, 13). Nous approfondirons cette conviction.
Dans le domaine de la célébration de la foi, nous avons surtout fait porter notre attention sur le sacrement de l’eucharistie et de la Parole de Dieu (voir lettre commune n° 11, 12). Les prêtres aideront les fidèles à participer à la sainte messe d’une façon plus active et plus vivante. Ils les inciteront à pratiquer l’adoration du Saint-Sacrement tout en donnant une forme nouvelle à cet exercice. Les prêtres devront attacher une grande importance à la prédication de la Parole de Dieu et à la célébration de l’eucharistie. Ils prépareront soigneusement leurs homélies dans la prière et la méditation. Ils aideront les fidèles à se familiariser avec la Parole de Dieu. Ils prendront soin d’appuyer l’enseignement et l’étude de la doctrine sur la Parole de Dieu pour former des consciences justes.
Pour atteindre ces objectifs, nous proposons les orientations suivantes : - favoriser la prière commune en famille, en particulier la prière à partir de la Parole de Dieu ; - faire en sorte que le programme « une Bible pour chaque famille » soit réalisé dans toutes les régions ; - inciter chacun à apprendre par cœur les passages fondamentaux de la Bible ; - les religieux, les séminaristes et même les laïcs devront prendre l’habitude de lire et méditer la Parole de Dieu chaque jour (lectio divina).
5.) Le Seigneur Jésus a appelé des apôtres pour qu’ils soient en premier lieu auprès de lui. Ce n’est qu’ensuite qu’il les a envoyés annoncer l’Evangile (Cf. Mc 3,14). Il faut d’abord être auprès du Seigneur, écouter attentivement sa Parole, contempler sa façon de vivre, adopter ses sentiments. Ce n’est qu’ensuite que l’on pourra annoncer le Seigneur aux autres. Il en est de même pour nous. Que, pendant toute l’année liturgique 2012, tous les membres du Peuple de Dieu au Vietnam concentrent toute leur force pour vivre ainsi « auprès du Seigneur » par l’intermédiaire de la célébration de l’eucharistie et l’écoute de la Parole de Dieu, afin de faire naître en leur cœur les sentiments du Seigneur, des sentiments de douceur et d’humilité, d’amour et le pardon, accompagnés d’un esprit d’engagement et de service. Ainsi, avec l’action de l’Esprit Saint, nous pourrons devenir des hommes au cœur bienveillant comme notre Père qui est aux yeux (Cf. Lc 6,36), des instruments de paix pour faire naître l’amour et la vie en notre pays, le Vietnam.
6.) En ces jours, comment ne pas penser à nos frères qui rencontrent des difficultés à cause de la récession économique, en particulier, à nos frères victimes des récentes tempêtes et inondations sur tout le territoire du pays. Nous vous prions d’être en communion avec eux par la prière ainsi que par votre aide concrète, une aide que vous leur accorderez en fonction de vos possibilités.
Par l’intercession de la très Sainte Vierge Marie, Notre-Dame du rosaire et Mère de l’Eglise, nous prions Dieu en trois personnes de vous bénir. Qu’il nous transforme en instrument de son amour au sein de la société d’aujourd’hui !
Au Centre pastoral de l’archidiocèse de Hô Chi Minh-Ville,
en la fête de Notre-Dame du rosaire, le 7 octobre 2011.
Signé : le Secrétaire général de la Conférence épiscopale - le président de la Conférence épiscopale
(Source: Eglises d'Asie, 12 octobre 2011)
Pope, at audience, condemns attack on Christians in Egypt
Cindy Wooden
10:05 12/10/2011
VATICAN CITY (CNS) -- Condemning an attack on unarmed Christians in Egypt, Pope Benedict XVI said that during the country's transition to democracy, all of its citizens and institutions must work to guarantee the rights of minorities.
At the end of his weekly general audience Oct. 12, Pope Benedict said he was "profoundly saddened" by the deaths Oct. 9 of at least 26 people, mostly Christians, after peaceful protesters were attacked by gangs, and then a speeding military vehicle ran into them and officers fired on the crowd. Hundreds of people were injured.
The pope said Egypt, which has been transitioning to democracy since the February ousting of President Hosni Mubarak, has been "lacerated by attempts to undermine peaceful coexistence among its communities."
Safeguarding harmony and cooperation is essential for a future of true democracy, he said.
The pope asked Catholics to pray that Egypt would "enjoy true peace based on justice and respect for the freedom and dignity of every citizen."
"In addition, I support the efforts of Egyptian civil and religious authorities in favor of a society in which the human rights of all -- especially minorities -- are respected to the benefit of national unity," the pope said.
Christians make up about 10 percent of Egypt's population; 90 percent of its 82 million inhabitants are Muslim.
Bishop Camillo Ballin, apostolic vicar of Northern Arabia and outgoing general secretary of the conference of Latin-rite bishops in Arab countries, told the Vatican newspaper that the bishops are worried about the shifting tone of the changes occurring in countries throughout the region.
"Christians are afraid. In Egypt, like in other countries such as Iraq, Syria and Yemen, people live under an atmosphere of continuous tension. Our people are exposed to violence and see a lack of protection," said the bishop, who attended the pope's general audience.
Bishop Adel Zaky, apostolic vicar of Alexandria, Egypt, was also present. He told the newspaper that Egyptians need prayers and the encouragement of the international community to respect human rights and protect minorities.
Egypt also needs to hold elections, he said. Balloting for the lower house of parliament has been promised for late November as a first step toward ending military rule. "One cannot rule with an iron fist," Bishop Zaky said. "For too long there has been a climate of violence, which has led to the burning of churches, to maltreatment, but especially to the death of many innocent people."
Comboni Father Luciano Verdoscia, a missionary in Egypt, said that over the past 40 years successive governments have exploited differences between Christians and Muslims in the country, and tensions were increased by money and influence from Islamic groups outside the country.
But Father Verdoscia said Western countries also share some of the blame. "I fear that Western governments are interested in preserving their economic interests at the expense of individual rights. They do not have the ethical strength to denounce discrimination against minorities in Middle Eastern countries," he told Fides, the Vatican's missionary news agency.
Father Rafic Greiche, spokesman for the Catholic Church in Egypt, told Vatican Radio a lack of government activity is partly to blame for the rise in violence.
"It all stems from the government's failure to enact a law that regulates the building of places of worship, be they churches or mosques, which they promised to do months ago," Father Greiche said. The Christian protesters had been rallying to call for an end to attempts to burn down churches that some critics say are being built illegally.
Father Greiche said, "At the time of the old regime of Mubarak, there were also churches being burned and it was the security forces that always used to take care of us. Now even the government does not give a damn about what is happening."
In his main audience talk to about 14,000 people in St. Peter's Square, Pope Benedict spoke about the joy and gratitude reflected in Psalm 126 and how Christians have an obligation to recognize the gifts God have given them and to offer thanks.
"In our prayer we must look more often at how, in the events of our lives, the Lord has protected us, guided us and helped us and we must praise him for what he has done and still does for us. We must be more attentive to the good things the Lord does; we always notice the problems and difficulties -- it's almost like we don't want to see there are good things that come from the Lord," the pope said.
At the end of his weekly general audience Oct. 12, Pope Benedict said he was "profoundly saddened" by the deaths Oct. 9 of at least 26 people, mostly Christians, after peaceful protesters were attacked by gangs, and then a speeding military vehicle ran into them and officers fired on the crowd. Hundreds of people were injured.
The pope said Egypt, which has been transitioning to democracy since the February ousting of President Hosni Mubarak, has been "lacerated by attempts to undermine peaceful coexistence among its communities."
Safeguarding harmony and cooperation is essential for a future of true democracy, he said.
The pope asked Catholics to pray that Egypt would "enjoy true peace based on justice and respect for the freedom and dignity of every citizen."
"In addition, I support the efforts of Egyptian civil and religious authorities in favor of a society in which the human rights of all -- especially minorities -- are respected to the benefit of national unity," the pope said.
Christians make up about 10 percent of Egypt's population; 90 percent of its 82 million inhabitants are Muslim.
Bishop Camillo Ballin, apostolic vicar of Northern Arabia and outgoing general secretary of the conference of Latin-rite bishops in Arab countries, told the Vatican newspaper that the bishops are worried about the shifting tone of the changes occurring in countries throughout the region.
"Christians are afraid. In Egypt, like in other countries such as Iraq, Syria and Yemen, people live under an atmosphere of continuous tension. Our people are exposed to violence and see a lack of protection," said the bishop, who attended the pope's general audience.
Bishop Adel Zaky, apostolic vicar of Alexandria, Egypt, was also present. He told the newspaper that Egyptians need prayers and the encouragement of the international community to respect human rights and protect minorities.
Egypt also needs to hold elections, he said. Balloting for the lower house of parliament has been promised for late November as a first step toward ending military rule. "One cannot rule with an iron fist," Bishop Zaky said. "For too long there has been a climate of violence, which has led to the burning of churches, to maltreatment, but especially to the death of many innocent people."
Comboni Father Luciano Verdoscia, a missionary in Egypt, said that over the past 40 years successive governments have exploited differences between Christians and Muslims in the country, and tensions were increased by money and influence from Islamic groups outside the country.
But Father Verdoscia said Western countries also share some of the blame. "I fear that Western governments are interested in preserving their economic interests at the expense of individual rights. They do not have the ethical strength to denounce discrimination against minorities in Middle Eastern countries," he told Fides, the Vatican's missionary news agency.
Father Rafic Greiche, spokesman for the Catholic Church in Egypt, told Vatican Radio a lack of government activity is partly to blame for the rise in violence.
"It all stems from the government's failure to enact a law that regulates the building of places of worship, be they churches or mosques, which they promised to do months ago," Father Greiche said. The Christian protesters had been rallying to call for an end to attempts to burn down churches that some critics say are being built illegally.
Father Greiche said, "At the time of the old regime of Mubarak, there were also churches being burned and it was the security forces that always used to take care of us. Now even the government does not give a damn about what is happening."
In his main audience talk to about 14,000 people in St. Peter's Square, Pope Benedict spoke about the joy and gratitude reflected in Psalm 126 and how Christians have an obligation to recognize the gifts God have given them and to offer thanks.
"In our prayer we must look more often at how, in the events of our lives, the Lord has protected us, guided us and helped us and we must praise him for what he has done and still does for us. We must be more attentive to the good things the Lord does; we always notice the problems and difficulties -- it's almost like we don't want to see there are good things that come from the Lord," the pope said.
Pontiff Gives Push to New Evangelization
Anita S. Bourdin
10:06 12/10/2011
VATICAN CITY, OCT. 11, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI is showing his support for leaders of the new evangelization, as he will address this weekend a group of "new evangelizers."
The Pontifical Council for Promoting New Evangelization is hosting a conference Saturday and Sunday, for international leaders engaged in spreading the Gospel message.
The Holy Father will receive participants in the meeting on Saturday. And on Sunday, he will celebrate a Mass with them in St. Peter's Basilica.
The theme of the conference is New Evangelizers for the New Evangelization. Its motto is taken from the Acts of the Apostles, "The Word of God Grew and Multiplied."
Archbishop Salvatore Fisichella, the president of the council, will open the event. Then, there will be various contributions: Mother Veronica Berzosa, Spanish founder and superior of the new religious institute Iesu Communio, will speak on spirituality. Italian journalist Vittorio Messori will give an address on "The West and Its Questions on Christ."
An Italian professor will talk of the science-faith dialogue, and a Colombian bishop will discuss new evangelization in Latin America.
The former director of ZENIT, Jesús Colina, will present Aleteia, the project he has been developing with Olivier Bonassies, of the Mary of Nazareth Center, and others.
Italian tenor Andrea Bocelli will offer a recital; this "moment of spirituality and art" will precede the arrival of Benedict XVI in Paul VI Hall.
In the evening, the groups and ecclesial realities will be welcomed to the Diocese of Rome, where in various churches and centers, they will lead moments of reflection and prayer with Rome's Catholics.
(Source: http://www.zenit.org/article-33640?l=english)
The Pontifical Council for Promoting New Evangelization is hosting a conference Saturday and Sunday, for international leaders engaged in spreading the Gospel message.
The Holy Father will receive participants in the meeting on Saturday. And on Sunday, he will celebrate a Mass with them in St. Peter's Basilica.
The theme of the conference is New Evangelizers for the New Evangelization. Its motto is taken from the Acts of the Apostles, "The Word of God Grew and Multiplied."
Archbishop Salvatore Fisichella, the president of the council, will open the event. Then, there will be various contributions: Mother Veronica Berzosa, Spanish founder and superior of the new religious institute Iesu Communio, will speak on spirituality. Italian journalist Vittorio Messori will give an address on "The West and Its Questions on Christ."
An Italian professor will talk of the science-faith dialogue, and a Colombian bishop will discuss new evangelization in Latin America.
The former director of ZENIT, Jesús Colina, will present Aleteia, the project he has been developing with Olivier Bonassies, of the Mary of Nazareth Center, and others.
Italian tenor Andrea Bocelli will offer a recital; this "moment of spirituality and art" will precede the arrival of Benedict XVI in Paul VI Hall.
In the evening, the groups and ecclesial realities will be welcomed to the Diocese of Rome, where in various churches and centers, they will lead moments of reflection and prayer with Rome's Catholics.
(Source: http://www.zenit.org/article-33640?l=english)
Pope warns of 'Virtuality' overtaking 'Reality'
Zenit
10:08 12/10/2011
Encourages Silence and Solitude so as to Experience God
LAMEZIA TERME, Italy, OCT. 11, 2011 (Zenit.org).- Human beings need to "expose themselves to reality," says Benedict XVI. And he encouraged silence and solitude as a way to do this.
The Pope spoke Sunday of the need for silence when he addressed a group of Carthusian monks during a one-day trip to southeastern Italy.
The Holy Father noted that in today's world, media has developed to such a point that "virtuality" "risks getting the upper hand over reality."
In a world where people are immersed in an audio and visual dimension from morning till night, the youngest "seem to want to fill every empty moment with music and images," he said, adding that it's almost as if they fear the "emptiness" of silence and solitude.
The Bishop of Rome suggested this trend has reached such a level as "to give rise to talk about anthropological mutation."
"Some people are no longer capable of remaining for long periods in silence and solitude," the Pontiff observed.
In this context, he said the monastery is a "precious gift for the Church and for the world, a gift that contains a deep message for our life and for the whole of humanity."
"I shall sum it up like this," the Pope said. "By withdrawing into silence and solitude, human beings, so to speak, 'expose' themselves to reality in their nakedness, to that apparent 'void,' which I mentioned at the outset, in order to experience instead Fullness, the presence of God."
Vocations
Benedict XVI went on to clarify that a monk does not learn to be in God's presence just by going into the monastery.
The monk's "risk," exposing himself "to solitude and silence in order to live on nothing but the essential," requires development, the Pope reflected. "This vocation, like every vocation, finds an answer in an ongoing process, in the searching of a whole life.
"Indeed it is not enough to withdraw to a place such as this in order to learn to be in God's presence. Just as in marriage it is not enough to celebrate the sacrament to become effectively one but it is necessary to let God's grace act and to walk together through the daily routine of conjugal life, so becoming monks requires time, practice and patience."
The Pontiff said the beauty of every vocation consists in this, "giving God time to act with his Spirit and to one's own humanity to form itself, to grow in that special state of life according to the measure of the maturity of Christ."
"In Christ there is everything, fullness; we need time to make one of the dimensions of his mystery our own," he continued. "We could say that this is a journey of transformation in which the mystery of Christ's resurrection is brought about and made manifest in us. (...) The Holy Spirit who raised Jesus from the dead and will give life even to our mortal bodies is the One who also brings about our configuration to Christ in accordance with each one's vocation. (...) In the world's eyes it sometimes seems impossible to spend one's whole life in a monastery but in fact a whole life barely suffices to enter into this union with God, into this essential and profound Reality which is Jesus Christ."
LAMEZIA TERME, Italy, OCT. 11, 2011 (Zenit.org).- Human beings need to "expose themselves to reality," says Benedict XVI. And he encouraged silence and solitude as a way to do this.
The Pope spoke Sunday of the need for silence when he addressed a group of Carthusian monks during a one-day trip to southeastern Italy.
The Holy Father noted that in today's world, media has developed to such a point that "virtuality" "risks getting the upper hand over reality."
In a world where people are immersed in an audio and visual dimension from morning till night, the youngest "seem to want to fill every empty moment with music and images," he said, adding that it's almost as if they fear the "emptiness" of silence and solitude.
The Bishop of Rome suggested this trend has reached such a level as "to give rise to talk about anthropological mutation."
"Some people are no longer capable of remaining for long periods in silence and solitude," the Pontiff observed.
In this context, he said the monastery is a "precious gift for the Church and for the world, a gift that contains a deep message for our life and for the whole of humanity."
"I shall sum it up like this," the Pope said. "By withdrawing into silence and solitude, human beings, so to speak, 'expose' themselves to reality in their nakedness, to that apparent 'void,' which I mentioned at the outset, in order to experience instead Fullness, the presence of God."
Vocations
Benedict XVI went on to clarify that a monk does not learn to be in God's presence just by going into the monastery.
The monk's "risk," exposing himself "to solitude and silence in order to live on nothing but the essential," requires development, the Pope reflected. "This vocation, like every vocation, finds an answer in an ongoing process, in the searching of a whole life.
"Indeed it is not enough to withdraw to a place such as this in order to learn to be in God's presence. Just as in marriage it is not enough to celebrate the sacrament to become effectively one but it is necessary to let God's grace act and to walk together through the daily routine of conjugal life, so becoming monks requires time, practice and patience."
The Pontiff said the beauty of every vocation consists in this, "giving God time to act with his Spirit and to one's own humanity to form itself, to grow in that special state of life according to the measure of the maturity of Christ."
"In Christ there is everything, fullness; we need time to make one of the dimensions of his mystery our own," he continued. "We could say that this is a journey of transformation in which the mystery of Christ's resurrection is brought about and made manifest in us. (...) The Holy Spirit who raised Jesus from the dead and will give life even to our mortal bodies is the One who also brings about our configuration to Christ in accordance with each one's vocation. (...) In the world's eyes it sometimes seems impossible to spend one's whole life in a monastery but in fact a whole life barely suffices to enter into this union with God, into this essential and profound Reality which is Jesus Christ."
Arab Spring becomes terrible autumn: Egyptian bloodshed darkens horizon
Robert Cheaib
10:09 12/10/2011
ROME, OCT. 11, 2011 (Zenit.org).- Until Sunday, shining in the eyes of youth was the image of Egyptians -- Muslims and Christians -- united in a whimper that became a cry, which awakened the noblest desires: the desire for liberty and justice and the hope for a better future.
Until Sunday, because the image of armored vehicles crushing paralyzed protesters drowned the dream and opened eyes to a sight that clouds the horizon of the Arab Spring. The dream -- whose protagonists were Muslims and Christians of Egypt gathered as one people in Al Tahir Square -- faded with the outbreak of violence and became a nightmare with an unpredictable future.
A peaceful protest ended with scenes of unheard of violence described in the Saudi newspaper Al-Hayat as "the most bloody event since the revolution of 'Jan. 25,' which led to the fall of Hosni Mubarak's dictatorship." According to the Egyptian Ministry of Health, there are 24 dead and 212 wounded.
It all began last Sunday with a peaceful protest by Coptic Christians, upset over the recent attack on a church in Assuan, in southern Egypt. The protesters deplored the silence of the authorities regarding what happened. The Copts were calling for the resignation of the governor of the province, Mustafa As-Sayyed, accusing him of having caused the attack. As-Sayyed said -- as confirmed by the newspaper Tariq Al-Akhbar -- that the church was illegal, inasmuch as the building had been transformed into a church by manipulating the authorizations. The extremists took note of these statements and set fire to the place of Christian worship.
The day after the attack, instead of condemning it, As-Sayyed said that "there has been no attack because there are no churches in Assuan," as reported on the Christian Web site Coptreal. Such statements sparked Coptic indignation, which led to Sunday's protest that began in the Shabra neighborhood and marched to the headquarters of the national television, appealing for state protection for places of Christian worship and equality of rights for all citizens. The protesters also called for the resignation of As-Sayyed, accusing him of sympathizing with the Muslim extremists. The crowd, made up not only of Christians but also Muslims who support their rights, also deplored the line adopted by state television to awaken anti-Christian feelings.
During the protest, some vandals threw stones and fired at the crowd. The Copts responded by throwing stones in turn. At that moment, security forces and the army intervened violently repressing the protesters with armored vehicles. Coptic priest Father Daoud said he saw a tank roll over five protesters.
The situation degenerated into total chaos, the army and police began to throw tear gas and rubber balls at the protesters, who then threw anything within their reach in response. State television reported that the protesters set some police cars on fire.
The army and police intensified their presence and imposed a curfew beginning Monday morning.
France Press reported on the situation of the wounded and dead in Cairo's Coptic hospital, stating that some of the corpses were completely disfigured and unrecognizable.
Al-Hayat reported that that night a group of peaceful Muslims marched to the Coptic hospital raising signs and crying out: "Christians and Muslims, just one hand," and deploring what happened.
Reaction of the Coptic Church
In a communiqué to ZENIT, the Council of Catholic Patriarchs and Bishops of Egypt commented on the lamentable events, and exhorted the military council and the Egyptian government "to assume its national responsibilities and manage the present situation, guarding justice and protecting the dignity of all citizens without discrimination."
The Egyptian Catholic prelates also affirmed that the Catholic Church in Egypt "raises her prayers to God to protect Egypt and its people" and assures her prayers for the victims of the latest episodes of violence.
Egypt has been the scene of growing interreligious tensions in recent months. A number of Christian churches have been the target of terrorist attacks.
The new Egyptian authorities have tried to change some discriminatory laws that placed severe restrictions on the construction of Christian places of worship, but these laws are faced with great opposition by fundamentalist currents that aspire to presidential power in this November's elections.
Until Sunday, because the image of armored vehicles crushing paralyzed protesters drowned the dream and opened eyes to a sight that clouds the horizon of the Arab Spring. The dream -- whose protagonists were Muslims and Christians of Egypt gathered as one people in Al Tahir Square -- faded with the outbreak of violence and became a nightmare with an unpredictable future.
A peaceful protest ended with scenes of unheard of violence described in the Saudi newspaper Al-Hayat as "the most bloody event since the revolution of 'Jan. 25,' which led to the fall of Hosni Mubarak's dictatorship." According to the Egyptian Ministry of Health, there are 24 dead and 212 wounded.
It all began last Sunday with a peaceful protest by Coptic Christians, upset over the recent attack on a church in Assuan, in southern Egypt. The protesters deplored the silence of the authorities regarding what happened. The Copts were calling for the resignation of the governor of the province, Mustafa As-Sayyed, accusing him of having caused the attack. As-Sayyed said -- as confirmed by the newspaper Tariq Al-Akhbar -- that the church was illegal, inasmuch as the building had been transformed into a church by manipulating the authorizations. The extremists took note of these statements and set fire to the place of Christian worship.
The day after the attack, instead of condemning it, As-Sayyed said that "there has been no attack because there are no churches in Assuan," as reported on the Christian Web site Coptreal. Such statements sparked Coptic indignation, which led to Sunday's protest that began in the Shabra neighborhood and marched to the headquarters of the national television, appealing for state protection for places of Christian worship and equality of rights for all citizens. The protesters also called for the resignation of As-Sayyed, accusing him of sympathizing with the Muslim extremists. The crowd, made up not only of Christians but also Muslims who support their rights, also deplored the line adopted by state television to awaken anti-Christian feelings.
During the protest, some vandals threw stones and fired at the crowd. The Copts responded by throwing stones in turn. At that moment, security forces and the army intervened violently repressing the protesters with armored vehicles. Coptic priest Father Daoud said he saw a tank roll over five protesters.
The situation degenerated into total chaos, the army and police began to throw tear gas and rubber balls at the protesters, who then threw anything within their reach in response. State television reported that the protesters set some police cars on fire.
The army and police intensified their presence and imposed a curfew beginning Monday morning.
France Press reported on the situation of the wounded and dead in Cairo's Coptic hospital, stating that some of the corpses were completely disfigured and unrecognizable.
Al-Hayat reported that that night a group of peaceful Muslims marched to the Coptic hospital raising signs and crying out: "Christians and Muslims, just one hand," and deploring what happened.
Reaction of the Coptic Church
In a communiqué to ZENIT, the Council of Catholic Patriarchs and Bishops of Egypt commented on the lamentable events, and exhorted the military council and the Egyptian government "to assume its national responsibilities and manage the present situation, guarding justice and protecting the dignity of all citizens without discrimination."
The Egyptian Catholic prelates also affirmed that the Catholic Church in Egypt "raises her prayers to God to protect Egypt and its people" and assures her prayers for the victims of the latest episodes of violence.
Egypt has been the scene of growing interreligious tensions in recent months. A number of Christian churches have been the target of terrorist attacks.
The new Egyptian authorities have tried to change some discriminatory laws that placed severe restrictions on the construction of Christian places of worship, but these laws are faced with great opposition by fundamentalist currents that aspire to presidential power in this November's elections.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc Việt Nam lần thứ 29
Trầm Thiên Thu
10:34 12/10/2011
SAIGON – 8g30 sáng ngày 11-10-2011 đã khai mạc Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 29 tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon, với chủ đề “Hướng dãn Mục vụ Thánh nhạc”.
Chủ tịch đoàn có ĐGM Vinh sơn Nguyễn Văn Bản – chủ tịch đặc trách Ban thánh nhạc Toàn quốc trực thuộc HĐGM, và LM Rôcô Nguyễn Duy – tổng thư ký Ủy ban thánh nhạc Việt Nam. MC là nhà thơ Lê Đình Bảng.
Hiện diện tại buổi hội thảo này có hơn 70 tham dự viên là các linh mục trưởng ban thánh nhạc các giáo phận, các chủng viện và dòng tu, các nhạc sĩ sáng tác và các ca trưởng.
Sau phần cầu nguyện khai mạc là lời chào mừng của ĐGM Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, tiếp theo là phần thuyết trình về thánh nhạc của LM Rôcô Nguyễn Duy.
8g45, các tham dự viên chia thành 3 nhóm hội thảo: Nhóm 1 gồm các linh mục và tu sĩ là trưởng ban thánh nhạc các giáo phận, chủng viện và dòng tu; nhóm 2 gồm các nhạc sĩ sáng tác; nhóm 3 gồm các ca trưởng.
Rất nhiều vấn đề được các tham dự viên đặt ra: Vấn đề Imprimatur, bình ca, vãn dâng hoa, cung kinh sách, ngâm tụng, ngắm nguyện, lớp chuyên tu, dùng CD thay ca đoàn trong phụng vụ, vai trò ca đoàn, tiết tấu trong phụng vụ, trang web riêng,…
11g15, ĐGM Vinh sơn đúc kết. Sau đó cầu nguyện kết thúc.
11g30 cơm trưa thân mật và chia tay. Hẹn gặp lại buổi hội thảo thánh nhạc toàn quốc lần thứ 30, cũng tại TTMV TGP Saigon, vào thứ Ba sau CN II Phục sinh, 17-4-2012.
Hiện diện tại buổi hội thảo này có hơn 70 tham dự viên là các linh mục trưởng ban thánh nhạc các giáo phận, các chủng viện và dòng tu, các nhạc sĩ sáng tác và các ca trưởng.
Sau phần cầu nguyện khai mạc là lời chào mừng của ĐGM Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, tiếp theo là phần thuyết trình về thánh nhạc của LM Rôcô Nguyễn Duy.
8g45, các tham dự viên chia thành 3 nhóm hội thảo: Nhóm 1 gồm các linh mục và tu sĩ là trưởng ban thánh nhạc các giáo phận, chủng viện và dòng tu; nhóm 2 gồm các nhạc sĩ sáng tác; nhóm 3 gồm các ca trưởng.
Rất nhiều vấn đề được các tham dự viên đặt ra: Vấn đề Imprimatur, bình ca, vãn dâng hoa, cung kinh sách, ngâm tụng, ngắm nguyện, lớp chuyên tu, dùng CD thay ca đoàn trong phụng vụ, vai trò ca đoàn, tiết tấu trong phụng vụ, trang web riêng,…
11g15, ĐGM Vinh sơn đúc kết. Sau đó cầu nguyện kết thúc.
11g30 cơm trưa thân mật và chia tay. Hẹn gặp lại buổi hội thảo thánh nhạc toàn quốc lần thứ 30, cũng tại TTMV TGP Saigon, vào thứ Ba sau CN II Phục sinh, 17-4-2012.
Giới trẻ Giáo xứ Nguyệt Đức cung nghinh Thánh Giá Đại hội gới trẻ
Thủy Văn
09:35 12/10/2011
HÀ NỘI - Chúa nhật, 9.10.2011, cuộc lữ hành của Thánh Giá đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà nội sắp đến những ngày đỉnh điểm. Ngày khai mạc đại hội đang rất gần, ngày 11.11.2011 đang vẫy gọi. Thánh Giá đang được rước quanh các giáo xứ thuộc thành phố Bắc Ninh nói lên sức mạnh của đức tin nhưng cũng thật cảm động. Hôm nay, Thánh giá được giới trẻ giáo xứ Ngô Khê trao lại cho giới trẻ giáo xứ Nguyệt Đức.
Xem hình ảnh
Ngay từ 15 giờ, không chỉ các bạn trẻ trong giáo xứ Nguyệt Đức, nô nức hào hứng đón chờ Thánh Giá mà mọi thành phần trong dân xứ từ các cụ cao niên, các hội đoàn như huynh đoàn Đaminh giáo dân, mân côi, gia trưởng, trống trắc và ngày cả các cháu thiếu nhi đều có băn rôn và khẩu hiệu chít trên đầu “Thánh Giá nguồn ơn cứu độ”. Đó là hình ảnh thật đẹp của cộng đoàn giáo xứ Nguyệt Đức.
Thiết nghĩ chúng ta cũng nên biết về lịch sử của giáo xứ Nguyệt Đức. Nguyệt đức ( tên cũ là giáo họ Nguyệt Đức, hay còn gọi là giáo họ con cháu ông thánh Phêrô vì giáo dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề sông nước) được trở thành giáo xứ từ thời đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Tân giáo xứ có khoảng hơn 800 nhân danh, với 99% sống bằng nghề sông nước, lấy thuyền làm nhà, lấy thuyền làm nhà cầu nguyện, nay đây mai đó, chỉ dịp lễ bổn mạng 29.6 và lễ đầu xuân mới có đầu đủ giáo dân mà thôi. Về hoàn cảnh địa lý: nhà thờ giáo xứ nằm bên tả ngạn sông Cầu, địa giới thuộc khu phố Vạn Phúc, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, và bên kia sông là làng gốm Thổ Hà ; quê hương của thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh.
Vì hoàn cảnh lịch sự và nghề nghiệp của bà con giáo xứ mà mọi người cứ đi dọc sông Cầu để làm ăn sinh sống, đánh cá và làm cát sỏi. Cho nên, lúc ở xứ Đạo Ngạn, lúc ở xứ Trung Nghĩa, rồi đến nhưng năm 1920 giáo xứ về mua lại mảnh đất thôn Vạn Phúc, đồng thời khởi công xây dựng nhà thờ và hoàn thành năm 1931. Năm nay nhà thờ giáo xứ tròn 80 năm hồng ân.
Dù phải di chuyển nhiều nơi, nhưng đức tin vào Thiên Chúa, vào Thánh Giá nguồn ơn cứu độ không hề lay chuyển. Con cháu của thánh Phêrô vẫn trung thành với Chúa, với giáo hội, vá với giáo phận Bắc Ninh. Chính sự trung thành, trung tín với Chúa, nên Thiên Chúa đã ban muôn hồng ân xuống cho giáo xứ, từ chỗ đa phần nghèo đói, giới trẻ thì ít học và mù chữ vì gia đình sống trên thuyền nay đây mai đó. Bây giờ kinh tế của giáo xứ đã khá lên, về học thức đã có rất nhiều người có bằng đại học, cao đẳng và trung cấp, năm nào cũng có em thi đỗ đại học, nhất là ơn Chúa thương đã ban cho giáo xứ có những ơn gọi tu trì phát triển: linh mục, tu sĩ, nam nữ.
Quả là hồng ân đối với giáo xứ Nguyệt Đức không kể cho siết được. Chỉ cần nhìn vào đoàn rước thánh giá, thấy các cụ già đều phấn khởi và giới trẻ Nguyệt Đức thì vui tươi là chúng ta biết rằng giáo xứ Nguyệt Đức tôn thờ và mến yêu thánh giá Chúa Giêsu như thế nào. Đúng như khẩu hiệu chít trên đầu của mọi người thánh giá nguồn ơn cứu độ. Chúc cho giáo xứ Nguyệt Đức không chỉ đón thánh giá với hình thức cung nghing bên ngoài mà thánh giá còn biết đổi tâm hồm mỗi người dân trong giáo xứ, nhất là giới trẻ xác tin hơn nữa vào giá trị mầu nhiệm thập giá Chúa Kitô nguồn ơn cứu đô.
Xem hình ảnh
Ngay từ 15 giờ, không chỉ các bạn trẻ trong giáo xứ Nguyệt Đức, nô nức hào hứng đón chờ Thánh Giá mà mọi thành phần trong dân xứ từ các cụ cao niên, các hội đoàn như huynh đoàn Đaminh giáo dân, mân côi, gia trưởng, trống trắc và ngày cả các cháu thiếu nhi đều có băn rôn và khẩu hiệu chít trên đầu “Thánh Giá nguồn ơn cứu độ”. Đó là hình ảnh thật đẹp của cộng đoàn giáo xứ Nguyệt Đức.
Thiết nghĩ chúng ta cũng nên biết về lịch sử của giáo xứ Nguyệt Đức. Nguyệt đức ( tên cũ là giáo họ Nguyệt Đức, hay còn gọi là giáo họ con cháu ông thánh Phêrô vì giáo dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề sông nước) được trở thành giáo xứ từ thời đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Tân giáo xứ có khoảng hơn 800 nhân danh, với 99% sống bằng nghề sông nước, lấy thuyền làm nhà, lấy thuyền làm nhà cầu nguyện, nay đây mai đó, chỉ dịp lễ bổn mạng 29.6 và lễ đầu xuân mới có đầu đủ giáo dân mà thôi. Về hoàn cảnh địa lý: nhà thờ giáo xứ nằm bên tả ngạn sông Cầu, địa giới thuộc khu phố Vạn Phúc, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, và bên kia sông là làng gốm Thổ Hà ; quê hương của thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh.
Vì hoàn cảnh lịch sự và nghề nghiệp của bà con giáo xứ mà mọi người cứ đi dọc sông Cầu để làm ăn sinh sống, đánh cá và làm cát sỏi. Cho nên, lúc ở xứ Đạo Ngạn, lúc ở xứ Trung Nghĩa, rồi đến nhưng năm 1920 giáo xứ về mua lại mảnh đất thôn Vạn Phúc, đồng thời khởi công xây dựng nhà thờ và hoàn thành năm 1931. Năm nay nhà thờ giáo xứ tròn 80 năm hồng ân.
Dù phải di chuyển nhiều nơi, nhưng đức tin vào Thiên Chúa, vào Thánh Giá nguồn ơn cứu độ không hề lay chuyển. Con cháu của thánh Phêrô vẫn trung thành với Chúa, với giáo hội, vá với giáo phận Bắc Ninh. Chính sự trung thành, trung tín với Chúa, nên Thiên Chúa đã ban muôn hồng ân xuống cho giáo xứ, từ chỗ đa phần nghèo đói, giới trẻ thì ít học và mù chữ vì gia đình sống trên thuyền nay đây mai đó. Bây giờ kinh tế của giáo xứ đã khá lên, về học thức đã có rất nhiều người có bằng đại học, cao đẳng và trung cấp, năm nào cũng có em thi đỗ đại học, nhất là ơn Chúa thương đã ban cho giáo xứ có những ơn gọi tu trì phát triển: linh mục, tu sĩ, nam nữ.
Quả là hồng ân đối với giáo xứ Nguyệt Đức không kể cho siết được. Chỉ cần nhìn vào đoàn rước thánh giá, thấy các cụ già đều phấn khởi và giới trẻ Nguyệt Đức thì vui tươi là chúng ta biết rằng giáo xứ Nguyệt Đức tôn thờ và mến yêu thánh giá Chúa Giêsu như thế nào. Đúng như khẩu hiệu chít trên đầu của mọi người thánh giá nguồn ơn cứu độ. Chúc cho giáo xứ Nguyệt Đức không chỉ đón thánh giá với hình thức cung nghing bên ngoài mà thánh giá còn biết đổi tâm hồm mỗi người dân trong giáo xứ, nhất là giới trẻ xác tin hơn nữa vào giá trị mầu nhiệm thập giá Chúa Kitô nguồn ơn cứu đô.
Nhật ký chuyến thăm viếng của TGM Leopoldo Girelli tới giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:26 12/10/2011
PHAN THIẾT -Trong trong hai ngày 10-11.10.2011, Giáo Phận Phan Thiết hân hoan đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, viếng thăm mục vụ Giáo phận.
Xem hình ảnh
1.Ngày 10.10
Từ 6g sáng, tôi theo phái đoàn của Giáo phận đi đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli. 8 chiếc xe hơi chở quý cha Ban cố vấn, Ban tổ chức, đại diện các tu sĩ và giáo dân khởi hành từ Nhà thờ Tân lập đến Trung Tâm Thánh Mẫu Bãi Dâu thuộc Giáo phận Bà Rịa. Phái đoàn đến chào Đức TGM Leopoldo, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, quý linh mục GP Bà Rịa và chụp hình lưu niệm.
Đến 8g30: Đón Đức TGM, cha Anrê Nhân thư ký và cha Augustinô Dụ thông dịch. Phái đoàn lên đường về Phan thiết.
Qua khu du lịch Suối Nước nóng Bình châu là đến đất Bình thuận. Dọc dài hai bên đường quốc lộ 55, Giáo dân từ các giáo xứ, giáo họ: Giuse, Cùmi, Phước sa, Gio linh, Phục sinh, Tin mừng, Tân lập hân hoan đón chào vị đại diện Đức Thánh Cha. Tại mỗi nơi xe dừng lại, Đức Tổng ban phép lành cho dân chúng. Cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua nhưng ấn tượng vẫn sâu đậm trong tâm trí mọi người.
Đến 10g15: phái đoàn về tới Tân lập. Đoàn rước của Hạt Hàm Tân đã sẵn sàng. 40 xe honda cắm cờ tòa thánh dẫn đường tiến về nhà thờ Thanh Xuân. Đoàn xe dừng lại tại đầu đường Bác Ái, khung cảnh thật hoành tráng, hàng ngàn người đứng đợi trong trật tự vỗ tay reo mừng, cờ hoa đủ sắc màu, kèn thổi vang. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Cha Chánh xứ Thanh Xuân tiến ra đón tiếp và trao vòng hoa chào mừng cho Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli.
Đức TGM nở nụ cười tươi đưa tay chúc lành cho đoàn con cái đang hân hoan mừng đón.
Đoàn rước dừng tại Đài Kitô Vua để thắp hương. Cộng đoàn hát vang bài ca “Vivat”. Đức TGM Leopoldo và Đức Cha Giuse niệm hương, cộng đoàn hát bài “Christus vincit, regnat, imperat”.
Đoàn rước tiếp tục tiến về nhà thờ. Cổng chính nhà thờ nổi bật biểu ngữ chào mừng “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Thanh Xuân hôm nay rực rỡ muôn sắc màu, ngập tràn niềm hạnh phúc. Ai cũng rạng rỡ niềm vui được trực tiếp diện kiến vị đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Đức TGM và đoàn rước vào nhà thờ. Một rừng cờ vẫy chào. Mọi ánh mắt đều hướng về ngài nhìn ngắm. Hai vị Giám mục quỳ gối viếng Thánh Thể. Cả hai ngài đều dâng vòng hoa lên Đức Mẹ quyện trong lời ca kính dâng.
Sau đó, Đức TGM tiến ra tiền sảnh nhà thờ để gặp gỡ cộng đoàn. Sân nhà thờ rộng lớn đã kín người, bên kia đường, mọi nơi có thể đứng được tại dãy nhà giáo lý đã hết chỗ.
Đức Cha Giuse đọc diễn văn chào mừng.
Kính thưa Đức TGM,
Cách đây 2 tháng, khi được tin Vị Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam sẽ đến viếng thăm GP Phan Thiết, chúng con đã thông báo cho toàn giáo phận để hợp lời cầu nguyện và chuẩn bị cho biến cố trọng đại này. Tất cả mọi tín hữu trong giáo phận chúng con rất đỗi vui mừng và trông mong được diện kiến Đức Tổng. Hôm nay, điều chúng con mong ước đã đến: Đức Tổng đã đặt chân lên phần đất Giáo Phận Phan Thiết và cho chúng con được chào đón tại giáo xứ Thanh Xuân đây. Chúng con thật vui mừng và vinh hạnh!
Thay mặt cho cộng đoàn đang hiện diện và đại gia đình giáo phận, xin dâng lên Đức TGM, Đại Diện Toà Thánh tại Việt Nam lời chào mừng và lời chúc mừng nồng nhiệt.
Giáo phận Phan Thiết thuộc về Giáo Hội Công Giáo Roma, hiệp nhất với Đức Thánh Cha và với Vị Đại diện Tòa Thánh. Vì thế, đón tiếp Đức Tổng đến đây, chúng con không chỉ đón như đón một thượng khách, mà còn đón như đón một người thân trong đại gia đình Giáo Hội.
Xin Đức Tổng hãy xem Giáo xứ này, Giáo Phận này như nhà của mình.
Xin chào mừng!
Benvenuto!
Your Excellency,
Two months ago, on hearing of the coming visit of the Holy See’s Representative to Phan Thiet diocese, we informed our whole diocese, so that everyone can together pray and prepare for this special event. All faithfuls in our diocese also rejoice so much and look forward to seeing You. And our expectation now comes true: You are setting foot in the homeland of Phan thiet diocese and now give us an honor to welcome You at Thanh Xuan Parish. What a big joy and that’s great !
On behalf of the present community and the diocesan family, I offer You the warmest welcome and the best wishes.
The diocese of Phan Thiet belongs to the Roman Catholic Church, in union with the Holy Father and the Representative of the Holy See. Therefore, we really welcome You here not only as a guest of honor, but as a member of the Church family as well.
Please make Yourself at home in this parish and in this diocese.
Benvenuto!
Cha Phêrô Phạm Tiến Hành, quản hạt Hàm Tân đọc diễn văn mừng kính.
Trọng kính vị đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến thăm giáo phận Phan Thiết.
Với tư cách quản hạt, hạt Hàm Tân, và niên trưởng linh mục đoàn, xin kính dâng lên Đức Tổng Giám mục, lời chào mừng thành kính và nồng nhiệt nhất.
Giáo hạt Hàm Tân hướng Đông-Nam giáp Bà rịa và Xuân Lộc, một giáo hạt lớn nhất, đông dân nhất trong năm giáo hạt của giáo phận Phan Thiết, bao gồm 57.668 Kitô hữu (1/4 dân số huyện Hàm Tân), 23 giáo xứ, 11 giáo họ, 27 linh mục, 4 phó tế và hằng trăm nữ tu (MTG), một Đan viện Xitô với 60 cha và thầy, một Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội.
- Những giáo xứ ven biển, sống bằng nghề đánh cá, một số sống trong thị xã làm nghề buôn bán. Còn lại đa số sống bằng nghề nông, làm nương rẫy và chăn nuôi. Một số ít còn khó khăn về kinh tế.
- Bên cạnh đó, chúng con còn có hai nhà khuyết tật (khiếm thính và khiếm thị), một mái ấm tình thương để cứu giúp những thanh nữ cơ nhỡ và các cháu bị bỏ rơi.
- Về đời sống đạo, các hội đoàn lớn gồm: hội Gia trưởng, các Bà mẹ Công giáo, đoàn Thiến nhi Thánh thể, hội Legio Mariae, Phan Sinh tại thế, nhóm chia sẻ Lời Chúa, nhóm Lòng Chúa thương xót, nhóm Giáo lý viên, Hội Têrêxa, làm cho đời sống đạo sâu xa linh hoạt hơn, và việc tông đồ truyền giáo được phát triển hơn.
Trọng kính Đức Tổng, đó là một vài nét phác họa đơn sơ về sinh hoạt và đời sống của giáo hạt Hàm Tân. Giáo xứ Thanh Xuân đây là một giáo xứ điển hình, được vinh dự đón tiếp đại diện Đức Thánh Cha lần đầu tiên. Nhớ lại lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói với giới trẻ thế giới tại Madrid vừa qua: “Đừng hổ thẹn vì Chúa, vì là người Kitô hữu, trái lại Kitô hữu phải bén rễ sâu và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức tin”. Chúng con quyết tâm thực hiện lời của Đức Thánh Cha, làm cho Lời Chúa đi vào trái tim mỗi người chúng con, bén rễ sâu trong tâm khảm và nở hoa trong cuộc sống hằng ngày.
Sau hết, chúng con xin vị đại diện Tòa thánh, chuyển lời toàn thể giáo hạt Hàm Tân, kính chúc Đức Thánh Cha dồi dào sức khỏe, tràn đầy ơn Chúa để lèo lái con thuyền Hội Thánh vượt qua những khó khăn. Chúng con hứa tuyệt đối luôn trung thành tuân phục Đức Thánh Cha. Rất mong một ngày kia, chúng con được Đức Thánh Cha thăm viếng Hội Thánh Việt Nam. Chúng con xin chúc vị đại diện được bình an, thu hái được nhiều thành quả trong cuộc viếng thăm này. Xin cầu cho chúng con.
Sau đây, xin Đức Tổng Giám Mục vui lòng nhận bó hoa muôn màu, biểu tỏ lòng thành kính tri ân và yêu mến của chúng con.
Your Excellency,
As a Vicar of Ham Tan Deanery and the eldest of the priests as well, I have a big honour to present to You the warmest and most respectful greeting.
Hàm Tân Deanery is bounded by Bà Rịa Diocese in the Southeast. It is the biggest one and has the most population among five deaneries of Phan Thiet Diocese, with 57.668 faithfuls (about ¼ population of Ham Tan District), 23 parishes, 11 communities, 27 local priests, 4 deacons, 335 sisters of the “Lovers of Holy Cross”, one Order of Cistercians with 60 priests and religious, one Community of Charity and Social Services.
Economically, the people who live in coastal parishes earn their living by fishing. Those who live in the town do business to support their families. But most of the residents in Hàm Tân Deanery earn their living by farming, gardening, and animal husbandry. A small number of families are still facing economic difficulties.
Besides, we have two Socio-charitable Centers of the Deaf and Dumb and one House for abandoned children and pregnant unmarried girls in straitened situations.
For the Christian activities, there are significant associations such as Catholic Fathers’, Catholic Mothers’, Eucharistic Youth Group, Legio Mariae, Order of the Secular Franciscans, Sharing-the-Word-of-God-Group, Misesicordia Domini, Catechists, Theresian Charity. These catholic associations have inspired the parishioners to live their religious life more deeply and actively. Especially, they have contributed much to the development of apostolic and missionary activity of the Deanery.
Your Excellency,
With the limited time, I just present you with some brief features of the religious life and activity of Hàm Tân Deanery, in which Thanh Xuân parish is a typical one, whose parishioners have the honour to be the first ones of Phan Thiet Diocese to welcome you today. We always remember what our Pope Benedict XVI said to young people in Madrid, “Don’t be ashamed of God, of being Christians. In contrary, Christians must take responsibility for their fellows and for bringing hope to the world. The Christian life must be rooted and built up in Jesus Christ, and firm in faith.” We will try our best to realize the saying of the Holy Father, to open our heart to the Word of God so that the Divine Word could take deep root and bear fruits in our daily life.
On this occasion, we would like to ask you, the Representative of the Holy See, to send the best regards of all children in Hàm Tân Deanery to our Holy Father. Respectfully, we wish Him to be abundantly healthy and peaceful in God’s blessings so that He could pilot the boat of the Church through challenges and difficulties. We promise that we will be absolutely faithful to Him with our obedience. We are very hopeful that someday the Holy Father will visit our beloved Vietnam.
Finally, we also wish respectfully you to be peaceful and to get good fruits in this official visit. Please pray for us.
And please receive this bunch of colorful flowers which expresses our sincere respect and love to you.
Đức Tổng Giám Mục cười tươi đón nhận tấm lòng thành kính và yêu mến của đoàn con cái. Trời đổ cơn mưa to. Mọi người căng dù che mưa mắt hướng về lễ đài. Ngài nói tiếng Việt những lời chào chúc, tiếng vỗ tay vang lên không ngừng, những giọt nước mắt xúc động trên mọi khuôn mặt. Bằng tiếng Pháp, ngài nói tâm tình lên cảm động khi thấy tấm lòng quý mến của Giáo hạt Hàm Tân dành cho ngài, đón tiếp ngài như đón tiếp Đức Thánh Cha. Đức TGM hứa sẽ thuật lại cho Đức Thánh Cha những gì ngài đã thấy, đã nghe, đã cảm nhận về sức sống mãnh liệt tại Giáo phận Phan Thiết nhỏ bé này. Ngài cầu chúc Giáo hạt đạt được nhiều thành quả trong công cuộc loan báo và sống Tin Mừng của Chúa. Với giọng dí dỏm, ngài nói rằng, chưa thấy ở đâu nhiều cờ Vatican như ở Thanh Xuân này nên có thể ví đây là “một Vatican thu nhỏ” khiến cộng đoàn lại rộn lên tiếng pháo tay vui sướng.
Trời vẫn mưa, cộng đoàn vẫn đứng dưới mươi ngập tràn niềm vui. Giới trẻ Thanh Xuân tiến dâng những vũ khúc nhộn nhịp và duyên dáng trên tiền sảnh trơn trượt. Hình ảnh Đức TGM với nụ cười thân thiện ghi đậm dấu ấn trong tâm trí của anh chị em giáo dân hạt Hàm Tân.
Chương trình chào mừng của hạt Hàm Tân phải khép lại trong lưu luyến của cộng đoàn. Đức TGM, Đức Cha Giuse và đoàn tháp tùng dùng cơm trưa tại nhà xứ Thanh Xuân. Sau đó, ngài chia tay trong sự bịn rịn của bà con giáo dân.
Đoàn xe honda dẫn đường cùng với 14 xe hơi. Đến 12g45 Đức Tổng Giám Mục đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết.
Tất cả các Nữ Tu từ các cộng đoàn xa gần tề tựu về nhà mẹ Hội Dòng đón vị đại diện Đức Thánh Cha cùng phái đoàn đến thăm. Khi xe chở Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn đến cổng, sân Hội Dòng vỡ oà niềm vui bởi những tràng pháo tay vang dội, bởi khúc ca chào mừng sôi động được lặp đi lặp lại: “Viva Arcivescovo Leopoldo – Viva viva in ter num. Che viva per sempre, salute e pace” (Hân hoan chào mừng ngài đến thăm. Kính chúc sức khoẻ và bình an).
Đức Tổng Giám Mục và tất cả mọi người cùng vào nguyện đường Chầu Thánh Thể. Sau đó cộng đoàn tiến ra lễ đài.
Chị Tổng Phụ Trách Matta Nguyễn Thị Hoa đọc diễn văn chào mừng.
Hòa trong niềm vui chung của Giáo phận Phan Thiết, chúng con hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến thăm Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết chúng con.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục,
Là Kitô hữu, hằng ngày trong Thánh lễ, chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các Đức Giám Mục, hàng giáo sĩ và giáo dân. Chúng con ý thức rằng đây không chỉ là bổn phận của con cái trong đức tin mà còn thể hiện lòng yêu mến đối với Mẹ Giáo Hội hoàn vũ. Trong giây phút này, sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục, Đại Diện Đức Thánh Cha, đến thăm Hội Dòng làm cho chúng con tưng bừng niềm vui và cảm nghiệm sâu sắc hơn sự ngọt ngào của Mầu Nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Chúng con tạ ơn Chúa, chúng con cám ơn Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn Đức Tổng Giám Mục Leopoldo, Đại Diện Đức Thánh Cha, đã đích thân đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết chúng con.
Chúng con là những nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết- thuộc quyền Đức Giám Mục Giáo phận và là Hội dòng thứ 23 trong Đại gia đình Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập năm 1670.
Hội dòng chúng con được thành lập năm 1984. Nhờ ơn Chúa thương, vẫn có nhiều ơn gọi. Hiện tại chúng con có: 176 nữ tu khấn trọn, 159 nữ tu khấn tạm, 54 tập sinh, 31 em tiền tập và 73 thỉnh sinh. Bên cạnh đó, chúng con có Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế với trên 400 hội viên. Họ đã và đang đóng góp tích cực cho hoạt động tông đồ và truyền giáo của Hội Dòng.
Sống linh đạo Mến Thánh Giá, chúng con trợ tá mục vụ bên cạnh các cha xứ: dạy giáo lý- thăm viếng bệnh nhân- sinh hoạt các hội đoàn- dạy mầm non- các em khuyết tật- hoàn lương các thiếu nữ lầm lỡ…Đặc biệt, chúng con len lỏi vào những vùng sâu vùng xa để phục vụ dân nghèo tìm nơi lập nghiệp- các bệnh nhân phong cùi- các làng dân tộc thiểu số sống rải rác xa gần nơi chúng con hiện diện.
Kính xin Đức Tổng Giám Mục chúc lành và cầu nguyện cho Hội Dòng chúng con sống thánh và phục vụ tốt trong ơn gọi truyền rao Tin Mừng.
Chúng con cũng kính xin Đức Tổng Giám Mục ban huấn từ cho chúng con.
Cuối cùng để tỏ lòng biết ơn và niềm vui được Đức Tổng Giám Mục đến thăm, chúng con xin trình diễn một vài tiết mục múa mang đậm bản sắc văn hóa của của dân tộc Việt Nam, đặc biệt các dân tộc thiểu số mà chúng con đang và sẽ phục vụ.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục,
Một ngày tràn ngập niềm vui, một ngày để lại dấu ấn không quên được, chúng con không có gì hơn ngoài lòng yêu mến, tâm tình tri ân và lời cám ơn kính gởi đến Đức Thánh Cha, đến Đức Tổng Giám Mục, Đại Diện Đức Thánh Cha, đang đến thăm chúng con.
Kính chúc Đức Tổng Giám Mục sức khỏe và bình an.
Together with the great pleasure of the Diocese, we are very happy to welcome Your Excellence Archbishop Leopoldo, the Representative of the Holy Father Benedict XVI, to our Congregation of the Lovers of Holy Cross in Phan Thiet Diocese.
Your Excellency,
As Christians in the spirit of communion, we always pray for the Holy Father, bishops, priests, and all the faithful in our daily mass. It is not only a duty of the children in faith but also our love to the universal Mother Church. With the presence of the Pontifical Representative, we are experiencing more deeply the sweetness of the communion mystery in the Church at this moment. We have a special feeling as if we were in Saint Peter’s Square to listen to the Holy Father’s teachings. Thank you so much for visiting us personally.
We are Sisters of the Congregation of the Lovers of Holy Cross in Phan Thiet diocese, under the authority of the diocesan bishop. Nowadays, we are the 23rd Congregation in the great family of the Lovers of Holy Cross in Vietnam, which was founded in 1670 by the French Bishop, Pierre Lambert de la Motte.
Our Congregation was established in 1984. Thanks to God’s blessings and providence, the vocation of the Congregation has increased more and more. At present, we have 176 sisters in perpetual vows, 159 sisters in temporary vows, 54 novices, 31 pre-novices and 73 postulants. Besides, we have a Secular Society of the Lovers of Holy Cross with about 400 members. They have contributed much to the apostolic and missionary activity of the Congregation.
Living the spirituality and mission of the Lovers of Holy Cross, we collaborate with the parish priests in pastoral work such as teaching catechism, serving in the church, directing Catholic associations, bringing the Eucharist to the sick and the elderly. Besides, we have developed some socio-charitable and educational activities such as opening nurseries and one center for the deaf and dumb, helping life-deviated girls and pregnant unmarried women to rehabilitate their lives, supporting leprosy patients. We also go to remote villages, newly-established regions, and villages of the ethnic people to live and carry out the missionary activity.
Please bless and pray for us that we will live a holy life and serve better in the mission of evangelization.
Now, we would like to ask you to give us your teachings. (….)
Finally, to express our happiness and gratitude for your visit, we would like to perform some dances which illustrate our activities in the missionary journey with cultural features of the people with whom we live and serve. (….)
Your Excellency,
It is really a day full of joys and happiness, an unforgettable day. We sincerely express our deep love and gratitude to the Holy Father, and to you, the Pontifical Representative, for giving us an opportunity to welcome you today.
May God bless you abundantly with good health and peace.
Trong lời đáp từ, Đức Tổng chào thân thiện các Nữ tu bằng tiếng Việt “Chào chị em”. Ngài rất vui khi hiện diện với chị em Mến Thánh Giá Phan Thiết và Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế. Bằng tiếng Ý, ngài nói: Cha thăm nhiều giáo phận rồi, nhưng không biết làm sao đếm hết các chị em nữ tu. Hôm nay, Cha đặc biệt chú tâm đến sự hy sinh vì tình yêu của Đức Kitô, tình yêu quá lớn lao và vĩ đại. Mà chính chị em đã nói lên vẻ đẹp ấy của tình yêu Thiên Chúa. Hình như nghe nói đẹp chị em nào cũng thích, vì chị em là con gái, mà con gái thường thích soi gương làm đẹp mỗi ngày. Đến đây cả hội trường vỗ tay vang dội. Đức Tổng nói tiếp: Chị em hãy bỏ cách soi gương, làm đẹp như con gái bình thường đi, mà cầm lấy kiếng soi gương là chính Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh trên Thập Giá vì chúng ta. Đối diện trước gương soi của Đức Giêsu Kitô trên Thập Giá, chị em sẽ không thấy gương mặt của chị em nữa mà chỉ thấy gương mặt của Đức Giêsu thôi. Đây chính là vẻ đẹp của Tình yêu Thiên Chúa. Mà vẻ đẹp này được thể hiện qua ba biểu tượng nói lên dấu chỉ của Tình yêu:Thứ nhất, đẹp nhờ mão gai. Chỉ có vua mới mang vương miện, đây là biểu tượng của quyền năng ở trần gian nhưng với Chúa Giê su đây là dấu chỉ của sự khiêm nhường và đau khổ. Thứ hai,đẹp nhờ mấy dấu đinh. Điều này chỉ sự đau khổ của Chúa Giêsu cho nhân loại, đồng thời cũng là biểu tượng của ba nhân đức Tin – Cậy – Mến. Thứ ba, đẹp nhờ trái tim Chúa Giêsu bị đâm thâu. Vì Tình yêu mà Chúa đã đổ máu và nước cho trần gian, đây là biểu tượng của Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể. Cả ba biểu tượng này đều thể hiện rõ nét sự khiêm nhường và tình yêu của Chúa dành cho nhân loại. Mỗi ngày chị em hãy soi gương vào Chúa Giêsu để thấy vẻ đẹp của Chúa qua dấu chỉ khiêm nhường và niềm tin – cậy – mến để sống. Soi gương vào Chúa Giêsu để vẻ đẹp của chị em tô đậm lên vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Thay vì chải đầu cho láng, cho đẹp hãy trải đức khiêm nhường lên mặt mình. Thay vì tô son, chị em hãy tô đậm vẻ đẹp của Thiên Chúa trên mặt mình. Thay vì thoa kem dưỡng da làm đẹp, chị em hãy thoa đẹp mình bằng các nhân đức. Ngài đặc biệt nhấn mạnh lần nữa: Mỗi ngày chị em hãy soi vào gương của Chúa Giêsu để trở thành người nữ tu Mến Thánh Giá của Chúa. Như thế, không những chị em được đẹp, được Chúa yêu mà mọi người cũng yêu nữa..
Kết thúc bài huấn từ, Hội Dòng dâng tặng Đức Tổng một bức tranh do chị em trong dòng xé dán mang chủ đề “Bước chân truyền giáo”. Cộng đoàn hát vang lời ca “Lagioia nessun rapir potrà perché sei qui con noi, il cuore canterà” (Niềm vui này không ai lấy đi được bởi vì ngài hiện diện với chúng con và ca hát với tất cả con tim).
Những tiết mục múa hát diễn tả bước chân truyền giáo của các nữ tu như tâm tình tri ân. Đức Tổng và phái đoàn chụp hình lưu niệm với các nữ tu Hội Dòng tại tiền sảnh nguyện đường.
Đến1g30 chiều, phái đoàn tạm biệt Hội Dòng trong khúc hát cám ơn ngân vang của “GRAZIE MILLE”: Grazie mille, Grazie mille. Sono parore preziose per noi. Nella vita che ogni giorno, ci fa crescere coi doni suoi. Ci sono tante cose nella vita, per cui è proprio bello ringraziare, e sempre, nella gioia e nel dolore, cosi mostrare a tutti il proprio amore. (Cám ơn rất nhiều. Ngàn lần xin cám ơn. Những ân huệ, như quà tặng của cuộc sống làm cho mỗi ngày chúng ta được lớn lên. Chúng ta có nhiều điều trong cuộc sống thật là đẹp bởi lời cám ơn và luôn luôn biết ơn. Cho dù trong an vui hay đau khổ, như vậy tất cả đều bày tỏ tình thương mến).
Phái đoàn đi qua giáo xứ Tân Tạo và dừng lại đan Viện Châu Thủy. Đức Tổng có đôi lời huấn từ và ban phép lành. Từ quốc lộ 55 đến quốc lộ I về Tòa Giám mục, tại các giáo xứ trên tuyến đường phái đoàn đi qua như Châu Thủy,Thánh Linh, Tân Châu, Hiện Xuống, Hiệp Đức, Vinh An, Thuận Nghĩa, Đức Tổng xúc động khi thấy bà con giáo dân tụ họp trước cổng nhà thờ để chào đón ngài với cờ Hội Thánh tung bay trên cổng cùng biểu ngữ: CHÀO MỪNG VỊ ĐẠI DIỆN ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (Welcome the Representative of The Holy Father Benedict XVI to Phan Thiet Diocese). Qua mỗi nơi, đoàn xe chạy chậm lại để Đức Tổng đưa tay ban phúc lành bà con giáo dân. Tất cả là tấm lòng của đoàn chiên trong sự hiệp thông trong một Giáo Hội Công Giáo duy nhất và thánh thiện.
Về đến thành phố Phan thiết, ngay cổng TGM, nghi thức đón tiếp đơn giản nhưng lọng trọng. Đức Tổng Giám Mục nhận vòng hoa trước sự hiện diện nồng nhiệt đón chào của Đức Cha Giuse, Đức Cha Nicôla, Đức Ông Gioan Baotixita và đông đảo Linh mục, Nam nữ Tu sĩ, giữa tiếng trống tiếng kèn vang rền của giáo xứ Vũ Hòa.
Đúng 3g, Đức Tổng gặp gỡ chính thức với Linh Mục Đoàn Giáo Phận tại Hội Trường Tòa Giám Mục.
Cha JB Hoàng Văn Khanh, Tổng Đại Diện, thay mặt Linh mục đoàn đọc diễn văn chào mừng.
Trọng Kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Việt Nam.
Linh Mục đoàn Giáo phận Phan Thiết hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám mục, Đại diện Tòa Thánh, viếng thăm mục vụ Giáo Phận, mang đến cho chúng con tình hiệp thông và sự hiện diện ưu ái của Đức Thánh Cha vô vàn kính yêu. Chúng con chân thành tri ân Đức Tổng Giám Mục đã dành cho chúng con thời gian gặp gỡ quý báu này trước khi Đức Tổng gặp gỡ toàn thể dân chúa trong giáo phận vào Thánh Lễ chiều nay tại nhà thờ Chính tòa. Dù vắn vỏi nhưng chắc chắn sẽ ghi nhiều dấu ấn trong con tim của Đức Tổng cũng như trong tâm hồn các linh mục chúng con đang bôn ba với các công tác mục vụ tại các giáo xứ, từ các thành thị đến các miền thôn quê.
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục tôn quý,
Linh mục đoàn giáo phận hiện có 105 linh mục. 2/3 số linh mục được thụ phong từ 15 năm trở lại, 1/3 từ 60 tuổi trở lên. Và như thế, có thể nói linh mục đoàn đang trong độ tuổi đầy năng nổ nhiệt thành với nhiều thao thức cho công việc mục vu. Con số giáo dân của giáo phận hiện có khoảng 166.000 trên tổng số dân tỉnh Bình Thuận là 1.200.000. Do đó, công việc truyền giáo rất được Đức Giám Mục Giuse nhấn mạnh.
Hiện diện trong Giáo phận có Đan Viện Xitô Châu Thủy, Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết và trên 420 tu sĩ thuộc 13 Hội Dòng và Tu Đoàn khác nhau. Ngoài ra chủng viện Nicôla của giáo phận còn là nơi huấn luyện các tiền chủng sinh, sẵn sàng được gửi đi học tại Đại Chủng Viện Xuân Lộc.
Giáo dân Việt Nam, cụ thể là Giáo phận Phan Thiết, vốn có lòng mộ đạo, siêng năng dâng thánh lễ, sốt sắng chầu Thánh Thể và học giáo lý. Bên cạnh đó, các hoạt động của các hội đoàn như Lòng Chúa Thương Xót, Phan Sinh, Gia Trưởng, các Hiền Mẫu, Legio, Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam và Giới trẻ diễn ra đều đặn. Chính nhờ đó mà việc mục vụ của các linh mục có nhiều thuận lợi và đạt nhiều kết quả khả quan, nhất là trong việc truyền giáo và tái truyền giáo.
Kính xin Đức Tổng Giám mục hiệp thông với chúng con mà tạ ơn Chúa vì sự phát triển của Nước Chúa tại địa phương Bình thuận này, đồng thời cầu nguyện cho chúng con để ngày càng nhiệt thành hơn mà phục vụ dân Chúa với Đức Ái mục tử, theo gương Đấng mục tử nhân lành Giêsu, Đấng đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình.
Một lần nữa chúng con cám ơn Đức Tổng đã đến với chúng con và chúng con hân hoan chào mừng Đức tổng Giám Mục, Đại diện Đức Thánh Cha bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt, bằng những con tim rạo rực mến yêu. Kính xin Đức Tổng Giám Mục chuyển lên Đức Thánh Cha lòng yêu mến vô vàn và sự vâng phục tuyệt đối của linh mục đoàn Giáo Phận Phan Thiết của chúng con.
Kính chúc Đức Tổng dồi dào sức khỏe, được nhiều niềm vui và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong chuyến viếng thăm mục vụ này. Chúng con chân thành dâng lên Đức Tổng Giám Mục bó hoa tươi thắm này, gói ghém lòng yêu mến và trân trọng của linh mục đoàn Giáo phận Phan Thiết của chúng con.
Your Excellency,
The Phan Thiet Diocese’s priestly association joyfully greets the Archbishop, representative of the Holy See in the diocesan pastoral visit, and giving us communion and affectionate presence of the beloved Holy Father. We offer the Holy Father our sincere gratitude, and thank you for your offering us precious meeting time before your meeting all the people of God of the Diocese in the afternoon Mass at the Cathedral. Althought short meeting time, it will leave many marks on the heart of the Archbishop as well as on the soul of the priests facing difficulties in pastoral work in parishes, from the urban to rural regions.
Your Excellency,
The Diocesan priests now includes 105 priests. The priestly association’s one-third aged 60 and over, the priestly association’s two-third ordained 15 years ago. And so that the priestly association are in the age filled with aggressive enthusiasm for pastoral concern. The number of the diocesan faithful are currently about 166,000 of the total 1,200,000 population of Binh Thuan province. Therefore, the evangelisation is emphazied by Bishop Joseph.
Belong to the diocese, there are Chau Thuy Cistercian Monastery, the Lovers of Holy Cross Convent and about 420 religious belonging to 13 Communities of others congregations. Besides, there is Nicolas Seminary where the seminarians are formed ready to be sended in the Xuan Loc Major-Seminary.
The Vietnamese faithful in general and the faithful of Phan Thiet Diocese in particular, are inherent in piety, Mass, adoration, catechism. The associations of Mother, Legio Mariae, Children of the Eucharist, Catechist, the Mercy of God, St. Francis…operate regularly and vigorously. Thank to that, the Priests’ pastoral work in more favorable and achieves many positive result, especially in the re-evangelization and evangelization, but also very hard struggles. We respectfully expect Archbishop to be in communion with us to thank God for the development of the Kingdom of God in this local Binh Thuan, and pray for us becoming more and more enthusiastic to serve the people of God in Pastor Charity, in imitation of Good Shepherd Jesus Christ who came not be served but to serve and dedicate his life.
Again, we are delighted to welcome Archbishop representing the Pope, with a round of warm applause, with hearts glowing with love.
We respectfully hope that You will offer the Holy Father Phan Thiet priestly association’s immense love and absolute obedience.
Respectfully wish You good health, much joy and many good results in this pastoral visit. We sincerely offer You these flowers packed with love and respect of the priestly association of Phan Thiet Diocese.
Lời huấn từ của Đức Tổng được gợi hứng từ bức tượng “Chúa Giêsu suy tư” ngay trước phòng khách của Đức Cha Giuse. Ngài suy tư về đề tài “Linh mục, con người suy tư”.
Trước hết, bức tượng “Chúa Giêsu suy tư” là hình ảnh của mỗi linh mục. Sứ vụ mục tử là thánh hóa và dạy dỗ Dân Chúa. Việc giáo dục luôn đi đôi với suy tư. Linh mục cần suy nghĩ trước khi nói. Lời Linh mục không phải như bất cứ ai. Cần suy nghĩ trước khi hành động. Nhưng hoạt động mục vụ lại cần một tiếng nói chung, một quyết định chung, vì thế suy tư thật là cần thiết cho con người linh mục. Trước khi hành động cần ngồi lại với nhau để suy nghĩ.
Hơn nữa nhiệm vụ giảng dạy đòi hỏi linh mục phải là Lời Chúa nói với Dân Ngài. Như thế bài giảng phải được chuẩn bị kỹ càng, để Lời Chúa được loan báo. Linh mục phải là con người của suy niệm. Việc thường huấn phải được coi trọng, vì đây là cơ hội để linh mục suy tư. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hành động không ngưng nghỉ từ bí tích truyền chức nơi các linh mục và chờ sự cộng tác thường xuyên của các ngài.
Linh mục, con người suy tư, đó là sứ điệp mà Đức Tổng Giám Mục muốn nhắn gởi cho các linh mục nhân chuyến viếng thăm này.
Sau khi gặp linh mục đoàn, Đức TGM còn tranh thủ gặp gỡ Liên Tu sĩ ngay tại hành lang của TGM. Ngỏ lời với các chị, ngài ghi nhận tâm tình quí mến ĐTC mà các chị đã bày tỏ qua việc tiếp đón ngài. Ngài dí dõm nói đến nụ cười tươi của các Nữ Tu, như là biểu tượng của niềm vui khôn tả của con tim. Kết thúc giây phút gặp gỡ, ngài thân tình ban phép lành cho các chị.
Sau đó Đức Tổng cùng với đoàn tới thăm UBND Tỉnh Bình Thuận.
Vào lúc 5g30, cuối chương trình ngày hôm nay, Đức Tổng Giám Mục cùng với Đức Giám Mục và Linh Mục đoàn GP Phan Thiết đã dâng Thánh Lễ trọng thể Mừng kính Mẹ Thiên Chúa, Bổn Mạng GP Phan Thiết tại Nhà thờ Chính Tòa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam,
Trước mặt Đức Tổng, tại Nhà thờ chính toà, là đại gia đình giáo phận Phan Thiết: giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, đại diện giáo dân và các đoàn thể đến từ các giáo xứ trong giáo phận. Thay lời cho gia đình giáo phận, xin gửi đến Đức Tổng, Đại Diện Toà Thánh, lời chào mừng và chúc mừng trân trọng nhất của giáo phận Phan Thiết chúng con: “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Mặc dầu trong điều kiện hiện tại, Đức Tổng chưa thể thường trú tại Việt Nam, nhưng bằng sự hiện diện của ngài hôm nay, chúng con cảm thấy mình được gần gũi với Toà Thánh hơn, và qua sứ vụ của ngài, chúng con nhận ra cánh cửa hiệp thông với Toà Thánh và Giáo Hội hoàn vũ cũng được mở rộng hơn.
Kính thưa Đức Tổng,
Giáo phận Phan Thiết là một giáo phận trẻ, được thiết lập ngày 30.01.1975, tính đến nay mới được 36 tuổi, còn sung sức. GM tiên khởi là ĐC Nicôla, GM kế tiếp là ĐC Phaolô và con đây là GM đương nhiệm: cả 3 nối tiếp và nối kết với nhau trong cùng một nhiệt tâm xây dựng giáo phận theo phương châm “Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.
Con số giáo dân hiện nay là 166.000 trên tổng dân số 1.200.000 của tỉnh Bình Thuận; tỷ lệ công giáo như vậy là 14%, được phân bổ trong 72 giáo xứ và 17 giáo họ biệt lập. Linh mục đoàn bao gồm 105 vị, trong đó có 91 vị đang làm mục vụ, 7 vị du học và 7 vị hưu dưỡng. Giáo phận hiện nay có 420 tu sĩ thuộc các đơn vị: Mến Thánh Giá Phan Thiết; Đan Viện Xitô Châu Thủy; Đan Viện Cát Minh Hiệp Đức; cùng nhiều Hội Dòng, Tu Hội, Tu Đoàn hoặc trực thuộc giáo phận hoặc có cộng đoàn trong giáo phận. Chủng Viện Nicôla bên cạnh Nhà thờ chính tòa đây, là nơi huấn luyện các dự tu cho giáo phận: con số chủng sinh hiện nay là 146 người đang theo học tại ĐCV Xuân Lộc, Sàigòn, Verona và đang thực tập mục vụ tại các giáo xứ. Hạt giống ơn gọi linh mục và đời thánh hiến như vậy vẫn không ngừng được vun trồng và lớn lên.
Các việc đạo đức bình dân như lần hạt Mân Côi, gẫm Đàng Thánh giá, hành hương về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, chầu Thánh Thể luôn được cổ võ, đã đem lại hiệu quả tốt trong đời sống đức tin, đức cậy, đức mến của các tín hữu, đồng thời giúp họ nỗ lực trở nên chứng nhân Tin Mừng bằng chính đời sống đạo đức tích cực tại địa phương của mình.
Cuối cùng, chúng con muốn nói lên lòng trân trọng biết ơn đối với Đức TGM, đã đáp lại lời mời đến viếng thăm giáo phận Phan Thiết chúng con. Chúng con luôn hiệp thông và cầu chúc cho sứ vụ của Đức Tổng đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, cho Hội thánh địa phương cũng như cho đất nước Việt Nam thân yêu của chúng con.
Nhân dịp nầy, chúng con kính xin Đức Tổng đệ trình lên Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, vị Cha chung của Giáo Hội, lòng biết ơn và yêu mến, lòng trung thành và hiếu thảo của gia đình giáo phận chúng con. Các lời giáo huấn và sứ điệp của Đức giáo hoàng dành cho Giáo Hội Việt Nam mãi là nguồn khích lệ và ánh sáng cho chúng con trong sứ vụ hướng dẫn, giáo huấn và thánh hóa dân Chúa.
Để ghi niệm sự kiện lịch sử hôm nay, chúng con kính dâng Đức Tổng món quà nhỏ là bức “Chân Dung Chúa Kitô” của bậc thầy Rouault, bằng chất liệu sơn mài hoàn toàn theo truyền thống Việt Nam. Kính mong Đức Tổng vui nhận và nhớ đến chúng con trong lời kinh hiệp thông.
Trân trọng kính chào Đức Tổng.
Your Excellency,
In front of you, at the Cathedral, all of us are a great family of Phan Thiet diocese: Bishops, Priests, religious, seminarians, the representatives of the parishioners and the associations who come from all parishes in the diocese. On behalf of the family of the diocese, I would like to send you, representative of the Holy Father the greetings and the most respectful wishes of our diocese: “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Although you haven’t yet resided in Vietnam at present condition, we have a feeling that we are grown closer to the Holy See by your presence, and through your mission, we find out the door of the unity with the Holy See and the universal Church being widened more.
Your Excellency,
The diocese of Phan Thiet is a young diocese, established on January 30, 1975. Until now, the diocese has been at the age of 36 and still fit. The first Bishop is the Most Rev. Nicolas, the next is the Most Rev. Paul and now I am the Bishop of the Diocese. All of us have followed closely and connected together in a fervency to build the diocese according to the maxime: “The Church; One, Holy, Catholic and Apostolic”.
At present, the number of parishioners is 166.000 among the total of Binh Thuan’s population is 1.200.000 people, the proportion of Catholics is 14%, apportioned in 72 parishes, 17 isolated subdivisions. The priest’s association include 105 persons, among them there are 91 pastors carrying out their pastoral activities, 7 priests studying in other countries, and 7 priests retiring. At present, the diocese has 420 religious who belong to the other congregations: the congregation of the Lovers of Holy Cross of Phan Thiet, the Cistercian Monastery of Chau Thuy, the Carmel Monastery of Hiep Duc, together many congregations and societies of the other dioceses operating in the diocese of Phan Thiet. St. Nicolas Seminary is next to the cathedral where is forming pre-seminarians of the diocese. The present number of seminarians are 146 persons who are learning at Xuan Loc Major Seminary, Saigon, Verona and the others are practising at the different parishes. Therefore, the priest’s vocation and of the consecrated life is incessantly cultivated and grown.
The popular devotions like the Rosary, the Holy Cross meditation, the pilgrimage to the Our Lady of Tapao center and adoration of the Eucharist are always exhorted. They have brought back the good effects in the faith, hope and love of christians’ life. At the same time, they have assisted them to make efforts to become the witness of Gospel by their positive devoted lives at their local areas.
Ultimately, we would like to express our respectful gratitude to you, because of your replying our invitation to visit the diocese of Phan Thiet. In communion with You, we wish your mission would bring back the good achievements for the local Church and our beloved Vietnam.
On this precious occasion, we also petition you for kindly transmitting to the Holy Father Benedict XVI, the Father of the whole Church, our gratitude and love, our loyalty and filial piety. All the teachings and messages from His Holiness to the Church in Vietnam, are always the source of encouragement and the guiding light for our guidance, teaching and sanctifying offices of the people of God.
In order to memorise the historical event today, we offer you a small gift that is the “Portrait of Jesus Christ” by a painting master Rouault. It was made from the lacquer stuff according to the Vietnamese tradition. We wish you to receive it with much joy and remember us in your prayers.
Respectfully Yours,
Giáo phận dâng tặng Đức Tổng quà lưu niệm.
Trong lời đáp từ, Đức TGM đã dí dõm nói về sự trẻ trung của GP Phan Thiết, mới tròn 36 tuổi. Ngài liên tưởng đến cái chết của Chúa Giêsu lúc mới 33 tuổi và Chúa đã sống lại hiển vinh. Ngài mời gọi mọi người hãy vui mừng sống với Chúa Giêsu Phục Sinh. Hiệp thông với GP Phan Thiết trong thánh lễ Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng GP, ngài nghĩ rằng Đức Thánh Cha cũng đang hiện diện nơi đây với ngài, vì tiếng kèn trống rộn rã chiều nay sẽ vang đến tận Vatican.
Đức Tổng giảng lễ bằng tiếng Anh.
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi thật sự hạnh phúc được hiện diện ở đây cùng với anh chị em cử hành thánh lễ long trọng này, cùng với anh chị em và cho anh chi em.
Tôi chân thành kính chào Đức Giám Mục của anh chị em, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống và toàn thể Linh mục đoàn hiện diện nơi đây. Tôi cũng xin chào tất cả mọi người, chia sẻ với mọi người niềm vui được hiện diện nơi này và chuyển đến tất cả anh chi em lời chúc lành của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Đấng đã sai tôi đến đây với cộng đoàn Kitô hữu yêu mến trên vùng đất thân yêu này. Hôm nay, toàn thể chúng ta đã cùng nhau quy tụ lại nơi ngôi Thành đường này để bày tỏ lòng tôn kính với Đức Trinh Nữ Maria đầy ơn phúc, Mẹ của Thiên Chúa.
Như lời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã nói trong bài giảng ngày lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Mẹ Maria đã đến thăm nhà người chị Êlizabeth không phải một mình nhưng cùng với người con mà Mẹ đang cưu mang trong lòng. Đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sáng tạo nên loài người. Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho bà Êlizabeth để bà nhận ra Đức Maria chính là chiếc cầu vòng mới của giao ước thay thế cho chiếc cầu vòng cũ của giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với dân Israel. Vì thế, bà Êlizabeth đã hết sức vui mừng chào đón người em của mình rằng: Em quả là người được chúc phúc giữa các người phụ nữ và người con mà em đang cưu mang cũng đầy ơn phúc của Thiên Chúa. Mẹ Maria quả thật là cầu vòng của ơn cứu độ vì Mẹ chính là Mẹ Chúa Giêsu - Đấng Cứu Độ. Thật vậy, ngay từ thuở ban đầu,Thiên Chúa đã đặt Đức Mẹ là Đức Trinh Nữ đầy ơn phúc, và Ngài đã uỷ thác cho Mẹ cộng tác với con của Ngài trong chương trình cứu độ loài người.
Đức Tổng Giám Mục ca tụng Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, như cầu vồng mới của ơn cứu độ. Mẹ không đến một mình, nhưng đem cả con mình đến viếng thăm Chị Elisabeth. Chúa Thánh Thần đã cho bà Elisabeth nhận ra Đức Maria là cầu vồng mới và ca tụng Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Mẹ là cầu vồng mới của ơn cứu độ, vì Chúa Giêsu, con của Mẹ là Đấng Cứu Độ, Mẹ xứng đáng được khen là “có phúc lạ hơn mọi người nữ”. Có được vinh dự ấy, vì Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn và ủy thác việc cộng tác đặc biệt với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ. Thiên Chúa gìn giữ Mẹ tinh tuyền thánh thiện ngay từ giây phút đầu tiên và Mẹ đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa, đã hiến trọn đời sống mình cho Thiên Chúa. Vì thế Mẹ trở thành gương mẫu cho Giáo Hội. Như Mẹ, Giáo Hội vui mừng trao Chúa Giêsu cho nhân loại, qua công cuộc rao giảng Tin Mừng. Về việc này, Giáo Hội Việt Nam cần một lối rao giảng Tin Mừng mới, vì nhiều người chưa biết đến Tin Mừng. Đức Kitô là kho tàng cần được trao cho người khác. GP Phan Thiết với những con số mà Đức Cha Giuse vừa cho biết, cộng với Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đang thu hút đông đảo khách hành hương từ khắp nơi, ngài tin tưởng GP sẽ lớn lên trong lòng tin cậy mến và được củng cố trong tinh thần hiệp thông. Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhỡ về công tác giáo lý, ghi nhận việc xây dựng cơ sở vật chất. Sau cùng ngài nhắc lại tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là sứ mệnh độc đáo. Mẹ không đón nhận món quà Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng đã trao ban cho thế giới.
Cuối thánh lễ, Cha Tổng Đại Diện thay mặt ban tổ chức dâng lời cảm tạ. Trong tiệc khoản đãi tại Toà Giám Mục, Đức TGM đã thân tình trao đổi với các linh mục về các thao thức mục vụ của các ngài.
2. Ngày 11.10
6g30 sáng, phái đoàn gồm Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Giuse, Linh mục đoàn và nhiều đoàn của các giáo xứ đã khởi hành về Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao. Núi đồi chập chùng, rừng cây xanh thẩm, trang phục muôn màu. Hôm nay, Tàpao dâng tràn niềm vui và chan hòa ánh nắng.
Đến nơi, cả một biển người háo hức đón chờ Vị đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô. Đức TGM đã rất xúc động. Thay vì ngồi trên xe, Ngài xuống xe ngay từ cổng chào để đi vào nơi mặc áo để được giơ tay chào và chúc lành cho khách hành hương. Hàng rào danh dự rất đặc biệt với nhiều sắc áo của các đoàn thể trên khắp Hạt Đức Tánh góp mặt.
Đúng 9g00, đoàn rước tiến lên lễ đài trong tiếng kèn tiếng trống hùng dũng thôi thúc. Hàng mấy chục ngàn người hướng về mong được nhìn thấy khuôn mặt Vị đại diện Đức Thánh Cha.
Thánh lễ trọng thể do Đức Tổng Giám Mục chủ tế, cùng với Đức Cha Giuse và khoảng trăm Linh mục đồng tế.
Cha GB Trần Văn Thuyết, Hạt Trưởng Đức Tánh và phụ trách Trung Tâm Tàpao đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Trong niềm vui chung của Giáo Phận Phan Thiết đón mừng Đức Tổng Giám Mục, thay mặt Đức Thánh Cha tới thăm mục vụ. Hôm nay cộng đoàn hành hương chúng con rất vui được đón tiếp Đức Tổng Giám Mục đến thăm viếng TTTM Tàpao. Đây là niềm vinh dự cho Giáo Phận Phan Thiết và cho mọi người.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục, Giáo Phận chúng con thật diễm phúc vì có Mẹ Tàpao luôn hiện diện với chúng con.
Năm 1959, nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu tòan quốc lần I tại Sàigòn. Tượng Đức Mẹ đặt trên núi Tàpao được Đức Cố Giám Mục Marcel Piquet đến làm phép và khánh thành vào ngày 8/12/1959. Từ đó nơi này được gọi là Linh địa Đức Mẹ Tàpao, nhưng không ai đến kính viếng được vì chiến tranh bùng nổ.
Năm 1975 chiến tranh kết thúc, một số giáo hữu đạo đức đến kính viếng, thấy tượng Đức Mẹ bị hư nặng vì bom đạn, nên xin Đấng Bản quyền Giáo Phận cho phép tu sửa. Năm 1999, như một phép lạ, tin về Đức Mẹ Tàpao được loan rộng, từng đòan người lũ lượt kéo nhau đến khấn nguyện, và có nhiều người được ơn khỏi bệnh, gia đình bằng yên, ăn năn hối cải….
Để đáp ứng nguyện vọng thánh thiện này, Đấng Bản Quyền Giáo Phận cho thành lập Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao. Từ năm 2001 đến nay, vào ngày 13 hàng tháng, có hàng nghìn người tới hành hương, tham dự Thánh Lễ do Đức Giám Mục Giáo Phận Chủ sự, với các Linh mục đồng tế, và để lãnh nhận nhận Bí tích xá giải. Những ngày 13 tháng năm và tháng mười, tháng kính Đức Mẹ, số người hành hương lên tới 15.000 người. Dịp Thánh Lễ Tạ ơn Năm thánh Đức Mẹ Tàpao 2009, kỷ niệm 50 năm làm phép Tượng Đài Đức Mẹ, số khách hành hương đã tới 70.000 người.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục, chính Đức Mẹ Tàpao đã qui tụ mọi người khắp nơi về đây. TTM Tàpao đã trở thành mái trường giáo dục đức Tin, Cậy, Mến và còn là nơi gặp gỡ của mọi người trong cũng như ngoài Giáo phận, không phân biệt tôn giáo. Về với Mẹ Tàpao, đón nhận tình thương của Mẹ để sống niềm tin, thực hiện đức ái mến Chúa, yêu người và nuôi dưỡng lòng trông cậy.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục, Đại diện Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ long trọng sáng nay, chắc chắn sẽ đem lại nhiều niềm vui cho cộng đòan hành hương, nói lên sự quan tâm, hiệp nhất trong Hội Thánh, và khuyến khích chúng con vững mạnh tín thác vào tình yêu Thiên Chúa và lòng từ ái của Mẹ.
Chúng con, các Linh mục, Tu sĩ nam nữ, và cộng đòan hành hương tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, xin hết lòng tri ân Đức Thánh Cha, xin cám ơn Đức Tổng Giám mục.
Chúng con cầu xin Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Đức Mẹ Tàpao ban nhiều ơn lành cho Đức Tổng Giám Mục, để mọi công việc mục vụ luôn tốt đẹp cho Giáo Hội Việt Nam, cũng như ở những nơi Đức Tổng Giám Mục hiện diện.
Giờ đây, để tỏ bày lòng kính trọng, kính xin dâng lên Đức Tổng Giám Mục lẳng hoa tươi và kỷ vật, biểu lộ tâm tình kính mến của chúng con.
Your Excellency,
With the joy of the whole Diocese of Phan Thiet on your pastoral visit to the Diocese, all pilgrims here are very happy to warmly welcome you to the pilgrimage center of Our Lady of Tapao. This is the honor for the Diocese of Phan thiet and for everyone.
Your Excellency,
It is a blessing for the Diocese of Phan Thiet to have Our Lady of Tapao present among us.
In 1959, on the 1st National Marian Congress in Saigon, the statue of Blessed Virgin Mary was erected on the high moutain of Tapao, and was blessed by Bishop Marcel Piquet on December 8th, 1959. Since then this site is called the Center of Our Lady of Tapao. However, there hadn’t been anyone to come to visit because of the oubreak of the war,
In 1975, the war was ended, some pious faithful came to visit the site. They noticed Her statue partly destroyed by the bombs then asked the local Ordinary to have it repaired. In 1999, as a miracle, the pilgimmage to Our Lady of Tapao was spread quickly, groups of pilgrims have come to entrust to her their joy and sorrows. Many have received healing from their silkness, peace in their family and conversion.
To meet the religious need, the Diocese, with the consent of the Ordinary, started the construction of the center of Our Lady of Tapao. Since 2001, on every 13rd of the month, thousands of people have made their pilgrimage to the Center to celebrate Mass, presided by the Diocesan Bishop with many cocelebrants, and to receive the Sacrament of Conciliation. On 13rd of May and October—months of Blessed Mary—the number of pilgrims reached at 15,000. The number of pilgrims was 70,000 at the Mass of celebrating the Golden Jubilee of Our Lady of Tapao,.
Your Excellency,
The center of Our Lady of Tapao becomes now the school teaching Faith, Hope and Love and also a gathering place of everyone in and out of the Diocese, Catholics and non-Catholics. All come to Our Lady of Tapao to receive Her loving care to live their faith and to nourish their hope.
Your presence among us, at the Solemn Mass today reflects the concern and communion in the Church, gives us a great joy, and encourages us to entrust in God’love and in Blessed Mother’s loving care.
We, priests, religious, seminarians and faithfuls, would like to offer The Holy Fahter our sincere gratitude and thank you for your presence and love.
May God, with the intercession of Our Lady of Tapao, bless you and all your endeavours with His abundant grace. We pray that your ministry be fruitful to the people and especially to the Church of Vietnam.
Now, we would like to offer you a bouquet of roses and a souvenir, expressing our love and respect for you.
Bằng tiếng Việt, Đức TGM ngỏ lời chào dân chúng.Tiếng vỗ tay âm vang cả núi rừng Tàpao. Nắng đã khá gay gắt. Một rừng dù đủ màu sắc che nắng. Nắng Tàpao có vẻ dịu đi đôi chút để thân thiện với mọi người.
Bằng tiếng Anh, Đức TGM giảng lễ. Ngài nói lên niềm vui được hiện diện tại Trung Tâm Tàpao để bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Ngài ưu ái dâng Giáo phận Phan thiết cho Mẹ Tàpao. Tàpao là nơi hạnh phúc khi đến thăm, đặc biệt trong tháng Mân Côi. Ngài nói về tràng chuỗi Mân Côi như phương thế tuyệt vời giúp các tín hữu đi vào đời sống cầu nguyện tạ ơn. Qua chuỗi Mân Côi, việc cầu nguyện thể hiện không những qua môi miệng, tâm trí mà cả thân xác, qua xâu chuỗi trên tay tín hữu với nhìều cảm xúc. Chuỗi Mân Côi thuận tiện kịp thời đỡ nâng tín hữu trong mọi tình huống. Kinh Mân Côi còn là nhịp thở tiếp sức sống cho cơ thể. Vì các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi như lương thần nuôi dưỡng tâm hồn. Mẹ hướng dẫn tín hữu đi theo chân Chúa Giêsu, vì chính Mẹ đã cảm nghiệm, để cùng Mẹ tạ ơn và ở lại trong tình yêu Thiên Chúa. Như thế, Kinh Mân Côi là sức mạnh cho niềm tin cậy mến. Các Thánh đã sống Kinh Mân Côi. Các Thánh Tử Đạo đã lấy sức mạnh từ Kinh Mân Côi để trung thành đến hơi thở cuối cùng. Qua Kinh Mân Côi, Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện mở lòng ra với Thiên Chúa và với anh chị em của mình. Xin Mẹ dạy chúng ta siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Xin Mẹ Tàpao gìn giữ Giáo phận Phan Thiêt thân yêu.
Sau lời cám ơn của Cha Tổng đại diện, Đức TGM khen ngợi tinh thần của mọi người hiện diện trong thánh lễ dưới cái nắng gay gắt. Ánh nắng thiêu đốt như Tình yêu Đức Kitô đốt cháy con tim mọi người hiên diện. Cuối thánh lễ, Đức TGM làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương. Cùng hiệp ý với Đức Thánh Cha, ngài ưu ái ban phép lành cho mọi người.
Tâm tình kính mến Đức Mẹ như trào dâng khi Đức TGM ngỏ ý lên leo núi viếng tượng đài Mẹ Tàpao. Tại linh đài, ngài cùng với Đức Cha Giuse dâng Giáo phận Phan Thiết cho Mẹ Tàpao.
Sau thánh lễ tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tàpao, phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình đến Giáo xứ Võ Đắt, Hạt Đức Tánh.
Trên tỉnh lộ 713, phái đoàn đi qua các Giáo xứ: Đồng Kho, Huy Khiêm, Đức Tân, Nghị Đức, Đức Phú, Mêpu, Võ Xu. Dù đang trưa nắng gắt, tại mỗi xứ đạo, băng rôn, cờ xí, giáo dân vẫn nhộn nhịp đón chào. Xe dừng lại đôi chút, Đức TGM đưa tay ban phúc lành.
Giáo hạt Đức Tánh bao gồm hai huyện Đức Linh và Tánh linh. Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phiá Tây–Tây Bắc của tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết 140 km về phía Tây Nam.
Tánh Linh cũng là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam của huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận được tách ra từ huyện Đức Linh vào năm 1983.
Huyện Tánh Linh bao gồm: thị trấn Lạc Tánh, và 13 xã: Đức Phú, Nghị Đức, Măng Tố, Bắc Ruộng, Đức Tân, Huy Khiêm, La Ngâu, Đồng Kho, Gia an, Đức Bình, Gia Huynh, Đức Thuận, Suối Kiết. Số dân trong huyện là 92 600 người( thống kê 2005)
Huyện Đức Linh gồm 2 thị trấn và 11 xã: thị trấn Võ Xu (huyện lị) và thị trấn Đức Tài; các xã: Đa Kai, Sùng Nhơn, Mê Pu, Vũ Hòa, Nam Chính, Đức Chính, Đức Hạnh, Đức Tín, Tân Hà, Trà Tân, Đông Hà. Với tổng dân số toàn huyện là 141.279 người (thống kê 2009).
Võ Đắt là vùng đất cuối cùng phía Tây Nam, thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Từ năm 1959, giáo dân thuộc các tỉnh miền trung di cư vào lập nghiệp và đến năm 1960, giáo xứ Võ Đắt được thành lập, thời Đức Cha Marcenlô Piquet Lợi, với số giáo dân khoảng chừng 2000 người. Gồm 6 chi họ: Nghĩa Sơn, Nghĩa Đức, Phú Xuân, Thanh Bồ, Ngoại Hải, Hà Văn. Lúc bấy giờ giáo xứ thuộc hạt Phan Thiết, giáo phận Nha Trang.Giáo xứ chọn Thánh Giuse làm Bổng Mạng. Cha xứ tiên khởi là Cha Giuse Nguyễn Quốc Công. Ngài cai quản giáo xứ từ năm 1960 - 1968. Kể từ khi thành lập giáo xứ năm 1960 cho đến nay, giáo xứ đã có 8 Cha xứ về trông coi, 14 Cha phó, 28 Thầy giúp xứ, và 32 Dì thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Ba giáo xứ được tách ra từ giáo xứ Võ Đắt là Võ Xu, Hà Văn và Đakai”(Ghi theo lược sử 50 năm của Giáo xứ).Hiện nay số giáo dân là 8.197 người, trên tổng số các gia đình là: 1859 gia đình, có 8 giáo họ. Giáo xứ đóng góp cho giáo hội: 4 Linh mục, 3 Thầy Đại Chủng sinh, 3 Thầy Dòng và 44 Nữ tu thuộc nhiều hội dòng.
Phái đoàn vừa đến nhà thờ, tiếng kèn trống trắc nhạc, tiếng vỗ tay, hoà trong những tiếng cười reo vui của hàng ngàn con tim, yêu mến Giáo Hội, yêu mến quê hương đất nước. Tình cảm nồng nàn của giáo dân miền núi dâng lên Đức TGM dạt dào lòng mến yêu.
Đức Tổng tiến vào nhà thờ và Chầu Thánh Thể rồi cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Bằng tiếng Việt, ngài chào thăm anh chị em giáo dân cách chân thành và trìu mến. Tiếng vỗ tay vang rền như không dứt.
Cha Hạt trưởng Hạt Đức Tánh đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, tại Việt Nam.
Buổi sáng hôm nay, cộng đòan chúng con đã được vinh dự đón tiếp Đức Tổng Giám mục tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao. Giờ này chúng con lại được vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục tới thăm Giáo Hạt Đức Tánh, tại Giáo Xứ Võ Đắt thân thương này. Cộng đòan Giáo Hạt Đức Tánh trân trọng kính chào Đức Tổng Giám mục.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục, Giáo Hạt Đức Tánh được thành lập năm 1960, phía Tây Nam của Giáo phận, thuộc miền núi, bao gồm hai Huyện Đức Linh và Tánh Linh. Trên địa bàn Giáo Hạt có Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, 17 Giáo Xứ, 05 Họ đạo, với số giáo dân là 42.317 trên tổng dân số là 250.644, tỷ lệ 16,8%. Đa số là người kinh, số khác là dân tộc ít người: Người Nùng, người Chăm, người K’ho, người Raklây, người Êđê. Dân chúng sống bằng nghề nông, trồng cao su, chăn nuôi, buôn bán…
Phục vụ trong Giáo Hạt có 18 linh mục, 5 Phó Tế, 4 Thày Giúp xứ, 58 Soeurs trong các Cộng đòan: Mến Thánh Giá Phan Thiết, Nữ tì Chúa Giêsu Linh Mục, Tu hội Thiên Phước, Tu đòan Bác ái Xã hội, Tu đòan Thừa sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế.
Các Hội đòan Công giáo được sinh họat đều đặn dưới sự hướng dẫn của các Cha Xứ, và sự cộng tác của các Tu sĩ.
Nhìn chung đời sống còn khó khăn, nhưng anh chị em giáo hữu luôn giữ vững đức tin, và phát huy việc truyền giáo đến với lương dân.
Để nói lên lòng biết ơn của Giáo Hạt Đức Tánh chúng con được Đức Tổng đến thăm. Con xin thay mặt cho các Linh mục, Tu sĩ nam nữ và tòan thể anh chị em giáo dân, kính chúc Đức Tổng được bình an và nhiều ơn lành của Chúa.
Cũng trong chuyến thăm này, kính xin Đức Tổng Giám Mục làm phép Tượng Đài các Thánh Tử Đạo VN Giáo xứ Võ Đắt. Nhờ các Ngài phù hộ, chúng con sống niềm tin vững mạnh với Chúa, và trung thành với Giáo Hội.
Chúng con xin cám ơn và kính dâng Đức Tổng Giám Mục bó hoa tươi, với lòng kính mến của chúng con.
Your Excellency,
This morning, our community had the honor to welcome you to the Marian center of Tapao. Now we are very happy to welcome you to the deanery of Duc Tanh, at our dear parish of Vo Dat. The whole Duc Tanh deanery respectfully offer you our warmest greetings.
Your Excellency,
The Duc Tanh deanery was established in 1960. It is a moutainous area in the south-west of the Diocese, including 2 districts: Duc Linh and Duc Tanh. On this territory, there are the Marian Center of Tapao, 17 parishes, and 5 missionnaries points, with 42,317 Catholics, 16,8% of the population (250,644). The majority here is Vietnamese; the minority is the ethnics: the Nung, Chăm, K’Ho, Raklay, and Êde. The local people earn their living on farming, gardening, growing rubber trees and minor commercial…
For the pastoral service of the Deanery, there are 18 priests, 5 deacons, 4 seminarians, 58 Religious of different congregations: The Lovers of Holy Cross, the Servants of Jesus High Priest, the Community of Beatitudes, the Community of Charity and Social services, and the Missionary Society of Redeemer’s Mother.
The solidarity are working steadily under the guidance of the priests with the association of the religious.
In general, the life here still has difficulties. However the believers live faithfully their belief and have much concern for the Evangelization of the people.
To express our sincere gratitute for your pastoral visit to Duc Tanh, held at Vo Dat parish, on behalf of all priests, religious, seminarians, and believers, I would like to wish you peace and grace of Our Lord.
On this special occasion, the parishioners of Vo Dat would like to ask you to bless the statue of the Vietnamese Martyrs, so that with their intercession, we will live strongly our belief in God and keep faithful to the Church.
Once again, we thank you and would like to offer you the bouquet of roses, expressing our love and respect.
Sau bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Tổng làm phép đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cơn mưa bất chợt như những ân sủng thiêng liêng của Thiên Chúa, của Mẹ Tàpao và của các chứng nhân anh dũng ban xuống cho đoàn con cái.
Bữa cơm trưa cả ngàn người thân ái chung chia hạnh phúc. Những tiết mục văn nghệ của các Giáo xứ trong Hạt càng tăng thêm niềm vui.
2g30 chiều, phái đoàn rời Võ Đắt tiếp tục hành trình qua các giáo xứ: Tư Tề, Vô Nhiễm, Chính Tâm, Thánh Tâm, Mẹ Thiên Chúa, Hòa Vinh, Hiệp Nghĩa, Tiến Thành. Mỗi nơi, giáo dân chào đón Đức TGM trong hoan ca vui mừng.
Lúc 7g tối, sau khi được đại diện Tỉnh Bình thuận hướng dẫn tham quan khu biệt thự nghỉ dưỡng Sea Links tại Hàm Tiến Phan Thiết, phái đoàn đã ghé thăm Chủng Viện Thánh Nicôla. Đây là điểm cuối trong lịch trình viếng thăm của Đức TGM.
Đức TGM thân tình gặp gỡ Ban Giám Đốc, Quí cha giáo, các chủng sinh.
Cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Thiên Cung đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám mục,
Thật là một vinh dự lớn lao cho Chủng Viện Thánh Nicôla chúng con, một trong những nơi được Đức Tổng chọn để viếng thăm. Phần đông chúng con đây không mấy ai đã được diễm phúc gặp gỡ Đức Thánh Cha; nhưng hôm nay đây, qua vị Đại diện của Ngài là chính Đức Tổng, chúng con cảm nghiệm được phần nào sự hiện diện của chính Đức Thánh Cha và tình yêu của Ngài dành cho Giáo Phận Phan Thiết chúng con nói chung và Chủng Viện Thánh Nicôla nói riêng. Sự hiện diện của Đức Tổng lúc này đây nói lên lòng yêu thương và sự quan tâm đặc biệt của Đức Tổng đối với việc đào tạo ơn gọi linh mục tương lai cho Giáo Hội.
Kính thưa Đức Tổng, giờ đây, để Đức Tổng có thể hình dung được phần nào về Chủng Viện Thánh Nicôla, chúng con xin được trình bày đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của Chủng Viện.
I. Thời kỳ phôi thai (1975-2003):
Sau biến cố 1975, các Đại Chủng Viện và Tiểu Chủng Viện trên toàn Miền Nam Việt Nam đều tạm thời bị đóng cửa. Đa số chủng sinh phải trở về với gia đình hoặc các cộng đoàn giáo xứ, lao động sinh sống, phục vụ, tự học và chờ đợi.
Tại giáo phận Phan Thiết, kể từ 1976, các đại chủng sinh được triệu về Tòa Giám Mục để tiếp tục công việc học hành. Tuy nhiên, việc học tại đây chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Do nhiều nguyên nhân khách quan, các chủng sinh được phân bổ về hai khu vực: Phan Thiết và Hàm Tân.
Sau khi công việc đào tạo các chủng sinh còn sót lại này tương đối tạm ổn, giáo phận bắt đầu nghĩ tới việc đào tạo thế hệ ơn gọi cho tương lai.
II. Thời kỳ ổn định (2003-2011):
Năm 2003, qua đơn xin của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Tòa Thánh đã công nhận Chủng Viện giáo phận Phan Thiết với danh xưng “Đại Chủng Viện thánh Nicôla”, và trợ giúp kinh phí hằng năm.
Kể từ niên khóa 2007-2008, theo định hướng chung của các Giám mục trong Giáo tỉnh Sài Gòn, các Chủng Viện ở các giáo phận trở thành các Tiền Chủng Viện. Chủng sinh ở các tiền Chủng Viện sẽ được chuẩn bị ít nhất trong vòng 2 năm. Sau giai đoạn tiền Chủng Viện, họ sẽ được gửi vào Đại Chủng Viện liên giáo phận trong thời gian 6 năm, cụ thể là Đại Chủng Viện Xuân Lộc, vốn được dành cho 4 giáo phận: Xuân Lộc, Bà Rịa, Phan Thiết và Đà Lạt.
Như vậy, kể từ năm 2007 trở đi, Đại Chủng Viện thánh Nicôla trở thành Tiền Chủng Viện.
III. Định hướng:
Mục đích cơ bản của những năm đào tạo tiền Chủng Viện là giúp cho Chủng sinh biết biện phân và định hướng ơn gọi của mình. Vì thế, ngoài việc cung cấp cho các Chủng sinh một số vốn liếng về ngoại ngữ, toàn bộ nội dung đào tạo còn lại của Chủng viện bao gồm những bộ môn căn bản trực tiếp hoặc gián tiếp giúp cho Chủng sinh thực hiện được việc biện phân và định hướng ơn gọi linh mục sau này.
Các Chủng sinh được đào luyện để có lòng yêu mến Giáo hội, hiệp thông với Đức Thánh Cha với tấm lòng khiêm nhường và hiếu thảo, gắn bó với Giám mục của mình như những cộng sự trung thành và biết hợp tác với anh em linh mục khác trong linh mục đoàn.
Trọng kính Đức Tổng, trên đây là đôi nét sơ lược về lịch sử của Chủng Viện. Cám ơn Đức Tổng đã quan tâm lắng nghe.
Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành và chở che Đức Tổng. Xin các Ngài tiếp tục đồng hành với Đức Tổng trong suốt hành trình thăm viếng mục vụ của mình.
Sau cùng chúng con xin dâng lên Đức Tổng lẳng hoa tươi thắm tượng trưng cho lòng biết ơn sâu xa của toàn thể Chủng Viện Thánh Nicôla chúng con.
Your Excellency,
It is a big honor for us because our Seminary is one of Your chosen places to visit. Most of us have never met the Holy Father, but today, by meeting the Representative of the Holy Father, we experience apartly the presence of the Holy Father and His Love for our Diocese in general and for our Seminary in particular. Your presence here actually shows us Your special concern about the formation of priestly vocation.
Your Excellency, now we would like to present a brief history of the initial and development of our Seminary of Saint Nicolas in order to give You a little information about the Seminary:
1. The embroynic stage (1975-2003):
After 1975 event, Major as well as Minor Seminaries all over South Vietnam were temporarily closed. Seminarians must go back to their homes or parishes, self-teaching, serving in parishes and silently persisting in their priestly vocation.
Seminarians of Phan Thiet diocese underwent the same situation. Fortunately, they were promptly gathered at the bishop’s palace to fulfill their seminary studies and be well prepared for the priesthood. Yet the course as such was proceeded just for a short time because of many objective reasons. These seminarians were devided into two groups, one stayed in Phan Thiet town and the other went to Ham Tan Deanery.
Since the formation of these seminarians was quite stable, the Diocesan Ordinary commenced to think of fostering priestly vocation for the young generations.
2. The settlement stage (2003-present):
In 2003, at the request of His Most Reverend Nicholas Huynh Van Nghi, the Holy See considerately granted acceptance that Phan Thiet diocese had a seminary of its own, named after saint Nicolas, the prelate’s patron saint, as “Saint-Nicolas Major Seminary”, and generously funded it annually since then.
According to the common decision made by bishops in the Ecclesiastical Province of Saigon, since 2007-2008 academic year, the seminary in each member diocese, if any, has been ranked Pre-seminary. Young seminarians in the institute will follow a course for at least two years, prior to admission to inter-diocesan Major Seminary, where they will receive an official formation in six years. Phan Thiet’s seminarians are sent to Xuan Loc Major Seminary, which was established for the Seminarians of four dioceses: Xuan Loc, Ba Ria, Phan Thiet and Dalat.
So, since 2007, Major Seminary of Saint Nicolas has become Saint-Nicolas Pre-seminary.
3. Key orientations:
The main goal of the course is to help the seminarians achieve the necessary adaptation to the new mentality and lifestyle that the priesthood requires. The course should give them the chance at the beginning of his vocational path to reflect calmly and seriously on the existence of a devine call. Hence, besides basic foreign languages, the curricula are designed to provide them the discernment and orientation abilities towards their own priestly vocation afterwards.
Propaedeutic seminarians are instructed how to lead a life in intimacies with God and with the Church, in humble and filial union with the Pope, in unconditional obeisance to their own bishop as faithful collaborators. They are also equipped with a high spirit of co-operation with brother seminarians in course of formation, as well as with brother priests later.
Your Excellency, that is the brief history of our Seminary. We thank You so much for Your listening.
May Lord Jesus and the Virgin Mary bless You, protect You and accompany with You during Your visiting journey.
So, now please accept a Bouquet of flowers which represents the heartfelt gratitude of our whole Seminary.
Đức TGM tâm sự với các chủng sinh về đời sống trong chủng viện. Chiều nay suốt chuyến đi của ngài từ Tàpao về Phan Thiết qua ngã mũi Kê Gà, ngang qua các khu du lịch với bao nhiêu thắng cảnh đẹp, qua bạt ngàn vườn thanh long. Đặc biệt, ngài chú ý đến cây thanh long, một loại cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Thuận. Cây thanh long đã gợi hứng cho ngài về đời sống của chủng sinh tại chủng viện. Chủng viện là gì? Theo tiếng Latinh, chữ “chủng viện” có chữ semen có nghĩa là hạt giống. Cây thanh long không tự nhiên mà mọc lên và tăng trưởng được, nó cần một trụ đỡ và bao yếu tố khác, như nước và ánh sáng mặt trời. Cũng thế chủng sinh được lớn lên trước hết nhờ chủng viện như trụ đỡ vững chắc. Hơn nữa, nước của Bí tích Rửa tội là ơn thánh giúp chủng sinh được sinh ra làm con Chúa và tiếp tục được lớn lên trong chủng viện nhờ việc suy niệm, linh hướng và đời sống chiêm niệm, dưới sự giúp đỡ của biết bao nhiêu người khác, như Giám Mục, Cha giám đốc, Quí Cha giáo… Suy niệm và cầu nguyện cần thiết cho chủng sinh như thanh long cần nước và nắng. Kỷ luật chủng viện cũng giúp huấn luyện chủng sinh sống tốt. Như thanh long có trụ đỡ, chủng sinh có kỷ luật sống của chủng viện. Giữ kỷ luật, sống đời nội tâm sâu xa và ơn Chúa là ba điều cần thiết cho chủng sinh. Cuối cùng Đức TGM cầu chúc cho các chủng sinh đang là những hạt giống sẽ lớn lên thành cây to cho Giáo phận. Chủng sinh hôm nay sẽ là linh mục ngày mai của Giáo hội.
Buổi gặp gỡ kết thúc trong bữa cơm thân mật với phần phụ diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn” của các chủng sinh tại sân Chủng viện dưới ánh trăng rằm.
Hơn 9g30 tối, Đức TGM về Tòa Giám Mục nghĩ ngơi chuẩn bị cho chuyến viếng thăm mục vụ Giáo phận Đà lạt vào ngày mai.
Sáng ngày 12.10, phái đoàn GP Đà Lạt đón Đức TGM.
Đức Cha Giuse nói lời chào từ giã.
Kính thưa Đức TGM,
Cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Tổng tại giáo phận Phan Thiết thực sự đã trôi qua thật nhanh. Hai ngày qua, chắc Đức Tổng đã thấm mệt vì đường dài và vì lịch trình thăm viếng bận rộn. Xin Chúa ban ơn nâng đỡ cho Đức Tổng.
Giờ đây trước khi chia tay, chúng con có một vài tâm tình muốn bộc bạch với Đức Tổng. Thưa Đức Tổng thực sự chúng con cảm thấy rất vui mừng vì sự hiện diện của Đức Tổng cho thấy tình yêu thương và sự quan tâm của Toà Thánh, nhất là của Đức Thánh Cha dành cho chúng con thật lớn lao. Chúng con biết không phải chỉ ở nơi này, mà còn ở nhiều nơi khác trên suốt chặng đường thăm viếng, Đức Tổng đã thấy những hình ảnh đẹp về tình yêu của chúng con đối với Giáo Hội, về lòng trung thành của người Công giáo Việt Nam dành cho Toà Thánh và cho Đức Thánh Cha.
Xin cám ơn Đức TGM về sự hiện diện quý báu, những tâm tình trao đổi, những Thánh Lễ với lời giảng dạy và lời cầu nguyện sốt sắng giữa chúng con cũng như cho chúng con. Chúng con sẽ nhớ mãi chuyến viếng thăm đặc biệt này. Xin Đức Tổng cũng đừng để giáo phận Phan Thiết trẻ trung này ở bên lề trái tim mục tử của ngài.
Kính chúc Đức Tổng thượng lộ bình an để tiếp tục đem niềm vui và tình yêu thương hiệp nhất đến mọi nơi. Xin Chúa chúc lành cho sứ vụ Đại Diện Tòa Thánh của Đức Tổng. Xin Đức Mẹ Tàpao đồng hành cùng Đức Tổng trên mọi nẻo hành trình mục vụ.
Grazie mille! Buon viaggio!
Yours Excellency,
Your pastoral visitation in Phan Thiet diocese has actually passed too fast. During the last two days, perhaps You have been tired of the long way and busy program. May God help You and protect You.
Before saying goodbye to You, we would like to express some of our feelings right now. To tell You the truth, we feel extremely delighted, since Your presence shows that the love and concern of the Holy See, especially of the Holy Father, for us, is so great. We know that not only in one place but also in the other during the journey of Your visit, You have seen beautiful images proving our love to the Church, and Vietnamese Catholics’ loyalty to the Holy See and the Pope.
We are sincerely grateful to Your precious presence, particularly to deep feelings You have shared, to solemn Masses You have celebrated, and to homilies You have delivered, along with devoted prayings in our midst and for all of us. We do remember this special visit forever. Please do not put our young diocese of Phan Thiet outside Your shepherd heart; but remember our whole diocese in Your daily prayers.
Your Excellency,
We wish You a good trip in order to continuously bring joy, love and unity to everywhere. May God bless You and Your Representative mission of the Holy See. And may Our Lady of Tapao protect You and be with You during the journey of Your visit.
Grazie mille! Buon viaggio!
Xem hình ảnh
1.Ngày 10.10
Từ 6g sáng, tôi theo phái đoàn của Giáo phận đi đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli. 8 chiếc xe hơi chở quý cha Ban cố vấn, Ban tổ chức, đại diện các tu sĩ và giáo dân khởi hành từ Nhà thờ Tân lập đến Trung Tâm Thánh Mẫu Bãi Dâu thuộc Giáo phận Bà Rịa. Phái đoàn đến chào Đức TGM Leopoldo, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, quý linh mục GP Bà Rịa và chụp hình lưu niệm.
Đến 8g30: Đón Đức TGM, cha Anrê Nhân thư ký và cha Augustinô Dụ thông dịch. Phái đoàn lên đường về Phan thiết.
Qua khu du lịch Suối Nước nóng Bình châu là đến đất Bình thuận. Dọc dài hai bên đường quốc lộ 55, Giáo dân từ các giáo xứ, giáo họ: Giuse, Cùmi, Phước sa, Gio linh, Phục sinh, Tin mừng, Tân lập hân hoan đón chào vị đại diện Đức Thánh Cha. Tại mỗi nơi xe dừng lại, Đức Tổng ban phép lành cho dân chúng. Cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua nhưng ấn tượng vẫn sâu đậm trong tâm trí mọi người.
Đến 10g15: phái đoàn về tới Tân lập. Đoàn rước của Hạt Hàm Tân đã sẵn sàng. 40 xe honda cắm cờ tòa thánh dẫn đường tiến về nhà thờ Thanh Xuân. Đoàn xe dừng lại tại đầu đường Bác Ái, khung cảnh thật hoành tráng, hàng ngàn người đứng đợi trong trật tự vỗ tay reo mừng, cờ hoa đủ sắc màu, kèn thổi vang. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Cha Chánh xứ Thanh Xuân tiến ra đón tiếp và trao vòng hoa chào mừng cho Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli.
Đức TGM nở nụ cười tươi đưa tay chúc lành cho đoàn con cái đang hân hoan mừng đón.
Đoàn rước dừng tại Đài Kitô Vua để thắp hương. Cộng đoàn hát vang bài ca “Vivat”. Đức TGM Leopoldo và Đức Cha Giuse niệm hương, cộng đoàn hát bài “Christus vincit, regnat, imperat”.
Đoàn rước tiếp tục tiến về nhà thờ. Cổng chính nhà thờ nổi bật biểu ngữ chào mừng “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Thanh Xuân hôm nay rực rỡ muôn sắc màu, ngập tràn niềm hạnh phúc. Ai cũng rạng rỡ niềm vui được trực tiếp diện kiến vị đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Đức TGM và đoàn rước vào nhà thờ. Một rừng cờ vẫy chào. Mọi ánh mắt đều hướng về ngài nhìn ngắm. Hai vị Giám mục quỳ gối viếng Thánh Thể. Cả hai ngài đều dâng vòng hoa lên Đức Mẹ quyện trong lời ca kính dâng.
Sau đó, Đức TGM tiến ra tiền sảnh nhà thờ để gặp gỡ cộng đoàn. Sân nhà thờ rộng lớn đã kín người, bên kia đường, mọi nơi có thể đứng được tại dãy nhà giáo lý đã hết chỗ.
Đức Cha Giuse đọc diễn văn chào mừng.
Kính thưa Đức TGM,
Cách đây 2 tháng, khi được tin Vị Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam sẽ đến viếng thăm GP Phan Thiết, chúng con đã thông báo cho toàn giáo phận để hợp lời cầu nguyện và chuẩn bị cho biến cố trọng đại này. Tất cả mọi tín hữu trong giáo phận chúng con rất đỗi vui mừng và trông mong được diện kiến Đức Tổng. Hôm nay, điều chúng con mong ước đã đến: Đức Tổng đã đặt chân lên phần đất Giáo Phận Phan Thiết và cho chúng con được chào đón tại giáo xứ Thanh Xuân đây. Chúng con thật vui mừng và vinh hạnh!
Thay mặt cho cộng đoàn đang hiện diện và đại gia đình giáo phận, xin dâng lên Đức TGM, Đại Diện Toà Thánh tại Việt Nam lời chào mừng và lời chúc mừng nồng nhiệt.
Giáo phận Phan Thiết thuộc về Giáo Hội Công Giáo Roma, hiệp nhất với Đức Thánh Cha và với Vị Đại diện Tòa Thánh. Vì thế, đón tiếp Đức Tổng đến đây, chúng con không chỉ đón như đón một thượng khách, mà còn đón như đón một người thân trong đại gia đình Giáo Hội.
Xin Đức Tổng hãy xem Giáo xứ này, Giáo Phận này như nhà của mình.
Xin chào mừng!
Benvenuto!
Your Excellency,
Two months ago, on hearing of the coming visit of the Holy See’s Representative to Phan Thiet diocese, we informed our whole diocese, so that everyone can together pray and prepare for this special event. All faithfuls in our diocese also rejoice so much and look forward to seeing You. And our expectation now comes true: You are setting foot in the homeland of Phan thiet diocese and now give us an honor to welcome You at Thanh Xuan Parish. What a big joy and that’s great !
On behalf of the present community and the diocesan family, I offer You the warmest welcome and the best wishes.
The diocese of Phan Thiet belongs to the Roman Catholic Church, in union with the Holy Father and the Representative of the Holy See. Therefore, we really welcome You here not only as a guest of honor, but as a member of the Church family as well.
Please make Yourself at home in this parish and in this diocese.
Benvenuto!
Cha Phêrô Phạm Tiến Hành, quản hạt Hàm Tân đọc diễn văn mừng kính.
Trọng kính vị đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến thăm giáo phận Phan Thiết.
Với tư cách quản hạt, hạt Hàm Tân, và niên trưởng linh mục đoàn, xin kính dâng lên Đức Tổng Giám mục, lời chào mừng thành kính và nồng nhiệt nhất.
Giáo hạt Hàm Tân hướng Đông-Nam giáp Bà rịa và Xuân Lộc, một giáo hạt lớn nhất, đông dân nhất trong năm giáo hạt của giáo phận Phan Thiết, bao gồm 57.668 Kitô hữu (1/4 dân số huyện Hàm Tân), 23 giáo xứ, 11 giáo họ, 27 linh mục, 4 phó tế và hằng trăm nữ tu (MTG), một Đan viện Xitô với 60 cha và thầy, một Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội.
- Những giáo xứ ven biển, sống bằng nghề đánh cá, một số sống trong thị xã làm nghề buôn bán. Còn lại đa số sống bằng nghề nông, làm nương rẫy và chăn nuôi. Một số ít còn khó khăn về kinh tế.
- Bên cạnh đó, chúng con còn có hai nhà khuyết tật (khiếm thính và khiếm thị), một mái ấm tình thương để cứu giúp những thanh nữ cơ nhỡ và các cháu bị bỏ rơi.
- Về đời sống đạo, các hội đoàn lớn gồm: hội Gia trưởng, các Bà mẹ Công giáo, đoàn Thiến nhi Thánh thể, hội Legio Mariae, Phan Sinh tại thế, nhóm chia sẻ Lời Chúa, nhóm Lòng Chúa thương xót, nhóm Giáo lý viên, Hội Têrêxa, làm cho đời sống đạo sâu xa linh hoạt hơn, và việc tông đồ truyền giáo được phát triển hơn.
Trọng kính Đức Tổng, đó là một vài nét phác họa đơn sơ về sinh hoạt và đời sống của giáo hạt Hàm Tân. Giáo xứ Thanh Xuân đây là một giáo xứ điển hình, được vinh dự đón tiếp đại diện Đức Thánh Cha lần đầu tiên. Nhớ lại lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói với giới trẻ thế giới tại Madrid vừa qua: “Đừng hổ thẹn vì Chúa, vì là người Kitô hữu, trái lại Kitô hữu phải bén rễ sâu và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức tin”. Chúng con quyết tâm thực hiện lời của Đức Thánh Cha, làm cho Lời Chúa đi vào trái tim mỗi người chúng con, bén rễ sâu trong tâm khảm và nở hoa trong cuộc sống hằng ngày.
Sau hết, chúng con xin vị đại diện Tòa thánh, chuyển lời toàn thể giáo hạt Hàm Tân, kính chúc Đức Thánh Cha dồi dào sức khỏe, tràn đầy ơn Chúa để lèo lái con thuyền Hội Thánh vượt qua những khó khăn. Chúng con hứa tuyệt đối luôn trung thành tuân phục Đức Thánh Cha. Rất mong một ngày kia, chúng con được Đức Thánh Cha thăm viếng Hội Thánh Việt Nam. Chúng con xin chúc vị đại diện được bình an, thu hái được nhiều thành quả trong cuộc viếng thăm này. Xin cầu cho chúng con.
Sau đây, xin Đức Tổng Giám Mục vui lòng nhận bó hoa muôn màu, biểu tỏ lòng thành kính tri ân và yêu mến của chúng con.
Your Excellency,
As a Vicar of Ham Tan Deanery and the eldest of the priests as well, I have a big honour to present to You the warmest and most respectful greeting.
Hàm Tân Deanery is bounded by Bà Rịa Diocese in the Southeast. It is the biggest one and has the most population among five deaneries of Phan Thiet Diocese, with 57.668 faithfuls (about ¼ population of Ham Tan District), 23 parishes, 11 communities, 27 local priests, 4 deacons, 335 sisters of the “Lovers of Holy Cross”, one Order of Cistercians with 60 priests and religious, one Community of Charity and Social Services.
Economically, the people who live in coastal parishes earn their living by fishing. Those who live in the town do business to support their families. But most of the residents in Hàm Tân Deanery earn their living by farming, gardening, and animal husbandry. A small number of families are still facing economic difficulties.
Besides, we have two Socio-charitable Centers of the Deaf and Dumb and one House for abandoned children and pregnant unmarried girls in straitened situations.
For the Christian activities, there are significant associations such as Catholic Fathers’, Catholic Mothers’, Eucharistic Youth Group, Legio Mariae, Order of the Secular Franciscans, Sharing-the-Word-of-God-Group, Misesicordia Domini, Catechists, Theresian Charity. These catholic associations have inspired the parishioners to live their religious life more deeply and actively. Especially, they have contributed much to the development of apostolic and missionary activity of the Deanery.
Your Excellency,
With the limited time, I just present you with some brief features of the religious life and activity of Hàm Tân Deanery, in which Thanh Xuân parish is a typical one, whose parishioners have the honour to be the first ones of Phan Thiet Diocese to welcome you today. We always remember what our Pope Benedict XVI said to young people in Madrid, “Don’t be ashamed of God, of being Christians. In contrary, Christians must take responsibility for their fellows and for bringing hope to the world. The Christian life must be rooted and built up in Jesus Christ, and firm in faith.” We will try our best to realize the saying of the Holy Father, to open our heart to the Word of God so that the Divine Word could take deep root and bear fruits in our daily life.
On this occasion, we would like to ask you, the Representative of the Holy See, to send the best regards of all children in Hàm Tân Deanery to our Holy Father. Respectfully, we wish Him to be abundantly healthy and peaceful in God’s blessings so that He could pilot the boat of the Church through challenges and difficulties. We promise that we will be absolutely faithful to Him with our obedience. We are very hopeful that someday the Holy Father will visit our beloved Vietnam.
Finally, we also wish respectfully you to be peaceful and to get good fruits in this official visit. Please pray for us.
And please receive this bunch of colorful flowers which expresses our sincere respect and love to you.
Đức Tổng Giám Mục cười tươi đón nhận tấm lòng thành kính và yêu mến của đoàn con cái. Trời đổ cơn mưa to. Mọi người căng dù che mưa mắt hướng về lễ đài. Ngài nói tiếng Việt những lời chào chúc, tiếng vỗ tay vang lên không ngừng, những giọt nước mắt xúc động trên mọi khuôn mặt. Bằng tiếng Pháp, ngài nói tâm tình lên cảm động khi thấy tấm lòng quý mến của Giáo hạt Hàm Tân dành cho ngài, đón tiếp ngài như đón tiếp Đức Thánh Cha. Đức TGM hứa sẽ thuật lại cho Đức Thánh Cha những gì ngài đã thấy, đã nghe, đã cảm nhận về sức sống mãnh liệt tại Giáo phận Phan Thiết nhỏ bé này. Ngài cầu chúc Giáo hạt đạt được nhiều thành quả trong công cuộc loan báo và sống Tin Mừng của Chúa. Với giọng dí dỏm, ngài nói rằng, chưa thấy ở đâu nhiều cờ Vatican như ở Thanh Xuân này nên có thể ví đây là “một Vatican thu nhỏ” khiến cộng đoàn lại rộn lên tiếng pháo tay vui sướng.
Trời vẫn mưa, cộng đoàn vẫn đứng dưới mươi ngập tràn niềm vui. Giới trẻ Thanh Xuân tiến dâng những vũ khúc nhộn nhịp và duyên dáng trên tiền sảnh trơn trượt. Hình ảnh Đức TGM với nụ cười thân thiện ghi đậm dấu ấn trong tâm trí của anh chị em giáo dân hạt Hàm Tân.
Chương trình chào mừng của hạt Hàm Tân phải khép lại trong lưu luyến của cộng đoàn. Đức TGM, Đức Cha Giuse và đoàn tháp tùng dùng cơm trưa tại nhà xứ Thanh Xuân. Sau đó, ngài chia tay trong sự bịn rịn của bà con giáo dân.
Đoàn xe honda dẫn đường cùng với 14 xe hơi. Đến 12g45 Đức Tổng Giám Mục đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết.
Tất cả các Nữ Tu từ các cộng đoàn xa gần tề tựu về nhà mẹ Hội Dòng đón vị đại diện Đức Thánh Cha cùng phái đoàn đến thăm. Khi xe chở Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn đến cổng, sân Hội Dòng vỡ oà niềm vui bởi những tràng pháo tay vang dội, bởi khúc ca chào mừng sôi động được lặp đi lặp lại: “Viva Arcivescovo Leopoldo – Viva viva in ter num. Che viva per sempre, salute e pace” (Hân hoan chào mừng ngài đến thăm. Kính chúc sức khoẻ và bình an).
Đức Tổng Giám Mục và tất cả mọi người cùng vào nguyện đường Chầu Thánh Thể. Sau đó cộng đoàn tiến ra lễ đài.
Chị Tổng Phụ Trách Matta Nguyễn Thị Hoa đọc diễn văn chào mừng.
Hòa trong niềm vui chung của Giáo phận Phan Thiết, chúng con hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến thăm Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết chúng con.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục,
Là Kitô hữu, hằng ngày trong Thánh lễ, chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các Đức Giám Mục, hàng giáo sĩ và giáo dân. Chúng con ý thức rằng đây không chỉ là bổn phận của con cái trong đức tin mà còn thể hiện lòng yêu mến đối với Mẹ Giáo Hội hoàn vũ. Trong giây phút này, sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục, Đại Diện Đức Thánh Cha, đến thăm Hội Dòng làm cho chúng con tưng bừng niềm vui và cảm nghiệm sâu sắc hơn sự ngọt ngào của Mầu Nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Chúng con tạ ơn Chúa, chúng con cám ơn Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn Đức Tổng Giám Mục Leopoldo, Đại Diện Đức Thánh Cha, đã đích thân đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết chúng con.
Chúng con là những nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết- thuộc quyền Đức Giám Mục Giáo phận và là Hội dòng thứ 23 trong Đại gia đình Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập năm 1670.
Hội dòng chúng con được thành lập năm 1984. Nhờ ơn Chúa thương, vẫn có nhiều ơn gọi. Hiện tại chúng con có: 176 nữ tu khấn trọn, 159 nữ tu khấn tạm, 54 tập sinh, 31 em tiền tập và 73 thỉnh sinh. Bên cạnh đó, chúng con có Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế với trên 400 hội viên. Họ đã và đang đóng góp tích cực cho hoạt động tông đồ và truyền giáo của Hội Dòng.
Sống linh đạo Mến Thánh Giá, chúng con trợ tá mục vụ bên cạnh các cha xứ: dạy giáo lý- thăm viếng bệnh nhân- sinh hoạt các hội đoàn- dạy mầm non- các em khuyết tật- hoàn lương các thiếu nữ lầm lỡ…Đặc biệt, chúng con len lỏi vào những vùng sâu vùng xa để phục vụ dân nghèo tìm nơi lập nghiệp- các bệnh nhân phong cùi- các làng dân tộc thiểu số sống rải rác xa gần nơi chúng con hiện diện.
Kính xin Đức Tổng Giám Mục chúc lành và cầu nguyện cho Hội Dòng chúng con sống thánh và phục vụ tốt trong ơn gọi truyền rao Tin Mừng.
Chúng con cũng kính xin Đức Tổng Giám Mục ban huấn từ cho chúng con.
Cuối cùng để tỏ lòng biết ơn và niềm vui được Đức Tổng Giám Mục đến thăm, chúng con xin trình diễn một vài tiết mục múa mang đậm bản sắc văn hóa của của dân tộc Việt Nam, đặc biệt các dân tộc thiểu số mà chúng con đang và sẽ phục vụ.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục,
Một ngày tràn ngập niềm vui, một ngày để lại dấu ấn không quên được, chúng con không có gì hơn ngoài lòng yêu mến, tâm tình tri ân và lời cám ơn kính gởi đến Đức Thánh Cha, đến Đức Tổng Giám Mục, Đại Diện Đức Thánh Cha, đang đến thăm chúng con.
Kính chúc Đức Tổng Giám Mục sức khỏe và bình an.
Together with the great pleasure of the Diocese, we are very happy to welcome Your Excellence Archbishop Leopoldo, the Representative of the Holy Father Benedict XVI, to our Congregation of the Lovers of Holy Cross in Phan Thiet Diocese.
Your Excellency,
As Christians in the spirit of communion, we always pray for the Holy Father, bishops, priests, and all the faithful in our daily mass. It is not only a duty of the children in faith but also our love to the universal Mother Church. With the presence of the Pontifical Representative, we are experiencing more deeply the sweetness of the communion mystery in the Church at this moment. We have a special feeling as if we were in Saint Peter’s Square to listen to the Holy Father’s teachings. Thank you so much for visiting us personally.
We are Sisters of the Congregation of the Lovers of Holy Cross in Phan Thiet diocese, under the authority of the diocesan bishop. Nowadays, we are the 23rd Congregation in the great family of the Lovers of Holy Cross in Vietnam, which was founded in 1670 by the French Bishop, Pierre Lambert de la Motte.
Our Congregation was established in 1984. Thanks to God’s blessings and providence, the vocation of the Congregation has increased more and more. At present, we have 176 sisters in perpetual vows, 159 sisters in temporary vows, 54 novices, 31 pre-novices and 73 postulants. Besides, we have a Secular Society of the Lovers of Holy Cross with about 400 members. They have contributed much to the apostolic and missionary activity of the Congregation.
Living the spirituality and mission of the Lovers of Holy Cross, we collaborate with the parish priests in pastoral work such as teaching catechism, serving in the church, directing Catholic associations, bringing the Eucharist to the sick and the elderly. Besides, we have developed some socio-charitable and educational activities such as opening nurseries and one center for the deaf and dumb, helping life-deviated girls and pregnant unmarried women to rehabilitate their lives, supporting leprosy patients. We also go to remote villages, newly-established regions, and villages of the ethnic people to live and carry out the missionary activity.
Please bless and pray for us that we will live a holy life and serve better in the mission of evangelization.
Now, we would like to ask you to give us your teachings. (….)
Finally, to express our happiness and gratitude for your visit, we would like to perform some dances which illustrate our activities in the missionary journey with cultural features of the people with whom we live and serve. (….)
Your Excellency,
It is really a day full of joys and happiness, an unforgettable day. We sincerely express our deep love and gratitude to the Holy Father, and to you, the Pontifical Representative, for giving us an opportunity to welcome you today.
May God bless you abundantly with good health and peace.
Trong lời đáp từ, Đức Tổng chào thân thiện các Nữ tu bằng tiếng Việt “Chào chị em”. Ngài rất vui khi hiện diện với chị em Mến Thánh Giá Phan Thiết và Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế. Bằng tiếng Ý, ngài nói: Cha thăm nhiều giáo phận rồi, nhưng không biết làm sao đếm hết các chị em nữ tu. Hôm nay, Cha đặc biệt chú tâm đến sự hy sinh vì tình yêu của Đức Kitô, tình yêu quá lớn lao và vĩ đại. Mà chính chị em đã nói lên vẻ đẹp ấy của tình yêu Thiên Chúa. Hình như nghe nói đẹp chị em nào cũng thích, vì chị em là con gái, mà con gái thường thích soi gương làm đẹp mỗi ngày. Đến đây cả hội trường vỗ tay vang dội. Đức Tổng nói tiếp: Chị em hãy bỏ cách soi gương, làm đẹp như con gái bình thường đi, mà cầm lấy kiếng soi gương là chính Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh trên Thập Giá vì chúng ta. Đối diện trước gương soi của Đức Giêsu Kitô trên Thập Giá, chị em sẽ không thấy gương mặt của chị em nữa mà chỉ thấy gương mặt của Đức Giêsu thôi. Đây chính là vẻ đẹp của Tình yêu Thiên Chúa. Mà vẻ đẹp này được thể hiện qua ba biểu tượng nói lên dấu chỉ của Tình yêu:Thứ nhất, đẹp nhờ mão gai. Chỉ có vua mới mang vương miện, đây là biểu tượng của quyền năng ở trần gian nhưng với Chúa Giê su đây là dấu chỉ của sự khiêm nhường và đau khổ. Thứ hai,đẹp nhờ mấy dấu đinh. Điều này chỉ sự đau khổ của Chúa Giêsu cho nhân loại, đồng thời cũng là biểu tượng của ba nhân đức Tin – Cậy – Mến. Thứ ba, đẹp nhờ trái tim Chúa Giêsu bị đâm thâu. Vì Tình yêu mà Chúa đã đổ máu và nước cho trần gian, đây là biểu tượng của Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể. Cả ba biểu tượng này đều thể hiện rõ nét sự khiêm nhường và tình yêu của Chúa dành cho nhân loại. Mỗi ngày chị em hãy soi gương vào Chúa Giêsu để thấy vẻ đẹp của Chúa qua dấu chỉ khiêm nhường và niềm tin – cậy – mến để sống. Soi gương vào Chúa Giêsu để vẻ đẹp của chị em tô đậm lên vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Thay vì chải đầu cho láng, cho đẹp hãy trải đức khiêm nhường lên mặt mình. Thay vì tô son, chị em hãy tô đậm vẻ đẹp của Thiên Chúa trên mặt mình. Thay vì thoa kem dưỡng da làm đẹp, chị em hãy thoa đẹp mình bằng các nhân đức. Ngài đặc biệt nhấn mạnh lần nữa: Mỗi ngày chị em hãy soi vào gương của Chúa Giêsu để trở thành người nữ tu Mến Thánh Giá của Chúa. Như thế, không những chị em được đẹp, được Chúa yêu mà mọi người cũng yêu nữa..
Kết thúc bài huấn từ, Hội Dòng dâng tặng Đức Tổng một bức tranh do chị em trong dòng xé dán mang chủ đề “Bước chân truyền giáo”. Cộng đoàn hát vang lời ca “Lagioia nessun rapir potrà perché sei qui con noi, il cuore canterà” (Niềm vui này không ai lấy đi được bởi vì ngài hiện diện với chúng con và ca hát với tất cả con tim).
Những tiết mục múa hát diễn tả bước chân truyền giáo của các nữ tu như tâm tình tri ân. Đức Tổng và phái đoàn chụp hình lưu niệm với các nữ tu Hội Dòng tại tiền sảnh nguyện đường.
Đến1g30 chiều, phái đoàn tạm biệt Hội Dòng trong khúc hát cám ơn ngân vang của “GRAZIE MILLE”: Grazie mille, Grazie mille. Sono parore preziose per noi. Nella vita che ogni giorno, ci fa crescere coi doni suoi. Ci sono tante cose nella vita, per cui è proprio bello ringraziare, e sempre, nella gioia e nel dolore, cosi mostrare a tutti il proprio amore. (Cám ơn rất nhiều. Ngàn lần xin cám ơn. Những ân huệ, như quà tặng của cuộc sống làm cho mỗi ngày chúng ta được lớn lên. Chúng ta có nhiều điều trong cuộc sống thật là đẹp bởi lời cám ơn và luôn luôn biết ơn. Cho dù trong an vui hay đau khổ, như vậy tất cả đều bày tỏ tình thương mến).
Phái đoàn đi qua giáo xứ Tân Tạo và dừng lại đan Viện Châu Thủy. Đức Tổng có đôi lời huấn từ và ban phép lành. Từ quốc lộ 55 đến quốc lộ I về Tòa Giám mục, tại các giáo xứ trên tuyến đường phái đoàn đi qua như Châu Thủy,Thánh Linh, Tân Châu, Hiện Xuống, Hiệp Đức, Vinh An, Thuận Nghĩa, Đức Tổng xúc động khi thấy bà con giáo dân tụ họp trước cổng nhà thờ để chào đón ngài với cờ Hội Thánh tung bay trên cổng cùng biểu ngữ: CHÀO MỪNG VỊ ĐẠI DIỆN ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (Welcome the Representative of The Holy Father Benedict XVI to Phan Thiet Diocese). Qua mỗi nơi, đoàn xe chạy chậm lại để Đức Tổng đưa tay ban phúc lành bà con giáo dân. Tất cả là tấm lòng của đoàn chiên trong sự hiệp thông trong một Giáo Hội Công Giáo duy nhất và thánh thiện.
Về đến thành phố Phan thiết, ngay cổng TGM, nghi thức đón tiếp đơn giản nhưng lọng trọng. Đức Tổng Giám Mục nhận vòng hoa trước sự hiện diện nồng nhiệt đón chào của Đức Cha Giuse, Đức Cha Nicôla, Đức Ông Gioan Baotixita và đông đảo Linh mục, Nam nữ Tu sĩ, giữa tiếng trống tiếng kèn vang rền của giáo xứ Vũ Hòa.
Đúng 3g, Đức Tổng gặp gỡ chính thức với Linh Mục Đoàn Giáo Phận tại Hội Trường Tòa Giám Mục.
Cha JB Hoàng Văn Khanh, Tổng Đại Diện, thay mặt Linh mục đoàn đọc diễn văn chào mừng.
Trọng Kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Việt Nam.
Linh Mục đoàn Giáo phận Phan Thiết hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám mục, Đại diện Tòa Thánh, viếng thăm mục vụ Giáo Phận, mang đến cho chúng con tình hiệp thông và sự hiện diện ưu ái của Đức Thánh Cha vô vàn kính yêu. Chúng con chân thành tri ân Đức Tổng Giám Mục đã dành cho chúng con thời gian gặp gỡ quý báu này trước khi Đức Tổng gặp gỡ toàn thể dân chúa trong giáo phận vào Thánh Lễ chiều nay tại nhà thờ Chính tòa. Dù vắn vỏi nhưng chắc chắn sẽ ghi nhiều dấu ấn trong con tim của Đức Tổng cũng như trong tâm hồn các linh mục chúng con đang bôn ba với các công tác mục vụ tại các giáo xứ, từ các thành thị đến các miền thôn quê.
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục tôn quý,
Linh mục đoàn giáo phận hiện có 105 linh mục. 2/3 số linh mục được thụ phong từ 15 năm trở lại, 1/3 từ 60 tuổi trở lên. Và như thế, có thể nói linh mục đoàn đang trong độ tuổi đầy năng nổ nhiệt thành với nhiều thao thức cho công việc mục vu. Con số giáo dân của giáo phận hiện có khoảng 166.000 trên tổng số dân tỉnh Bình Thuận là 1.200.000. Do đó, công việc truyền giáo rất được Đức Giám Mục Giuse nhấn mạnh.
Hiện diện trong Giáo phận có Đan Viện Xitô Châu Thủy, Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết và trên 420 tu sĩ thuộc 13 Hội Dòng và Tu Đoàn khác nhau. Ngoài ra chủng viện Nicôla của giáo phận còn là nơi huấn luyện các tiền chủng sinh, sẵn sàng được gửi đi học tại Đại Chủng Viện Xuân Lộc.
Giáo dân Việt Nam, cụ thể là Giáo phận Phan Thiết, vốn có lòng mộ đạo, siêng năng dâng thánh lễ, sốt sắng chầu Thánh Thể và học giáo lý. Bên cạnh đó, các hoạt động của các hội đoàn như Lòng Chúa Thương Xót, Phan Sinh, Gia Trưởng, các Hiền Mẫu, Legio, Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam và Giới trẻ diễn ra đều đặn. Chính nhờ đó mà việc mục vụ của các linh mục có nhiều thuận lợi và đạt nhiều kết quả khả quan, nhất là trong việc truyền giáo và tái truyền giáo.
Kính xin Đức Tổng Giám mục hiệp thông với chúng con mà tạ ơn Chúa vì sự phát triển của Nước Chúa tại địa phương Bình thuận này, đồng thời cầu nguyện cho chúng con để ngày càng nhiệt thành hơn mà phục vụ dân Chúa với Đức Ái mục tử, theo gương Đấng mục tử nhân lành Giêsu, Đấng đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình.
Một lần nữa chúng con cám ơn Đức Tổng đã đến với chúng con và chúng con hân hoan chào mừng Đức tổng Giám Mục, Đại diện Đức Thánh Cha bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt, bằng những con tim rạo rực mến yêu. Kính xin Đức Tổng Giám Mục chuyển lên Đức Thánh Cha lòng yêu mến vô vàn và sự vâng phục tuyệt đối của linh mục đoàn Giáo Phận Phan Thiết của chúng con.
Kính chúc Đức Tổng dồi dào sức khỏe, được nhiều niềm vui và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong chuyến viếng thăm mục vụ này. Chúng con chân thành dâng lên Đức Tổng Giám Mục bó hoa tươi thắm này, gói ghém lòng yêu mến và trân trọng của linh mục đoàn Giáo phận Phan Thiết của chúng con.
Your Excellency,
The Phan Thiet Diocese’s priestly association joyfully greets the Archbishop, representative of the Holy See in the diocesan pastoral visit, and giving us communion and affectionate presence of the beloved Holy Father. We offer the Holy Father our sincere gratitude, and thank you for your offering us precious meeting time before your meeting all the people of God of the Diocese in the afternoon Mass at the Cathedral. Althought short meeting time, it will leave many marks on the heart of the Archbishop as well as on the soul of the priests facing difficulties in pastoral work in parishes, from the urban to rural regions.
Your Excellency,
The Diocesan priests now includes 105 priests. The priestly association’s one-third aged 60 and over, the priestly association’s two-third ordained 15 years ago. And so that the priestly association are in the age filled with aggressive enthusiasm for pastoral concern. The number of the diocesan faithful are currently about 166,000 of the total 1,200,000 population of Binh Thuan province. Therefore, the evangelisation is emphazied by Bishop Joseph.
Belong to the diocese, there are Chau Thuy Cistercian Monastery, the Lovers of Holy Cross Convent and about 420 religious belonging to 13 Communities of others congregations. Besides, there is Nicolas Seminary where the seminarians are formed ready to be sended in the Xuan Loc Major-Seminary.
The Vietnamese faithful in general and the faithful of Phan Thiet Diocese in particular, are inherent in piety, Mass, adoration, catechism. The associations of Mother, Legio Mariae, Children of the Eucharist, Catechist, the Mercy of God, St. Francis…operate regularly and vigorously. Thank to that, the Priests’ pastoral work in more favorable and achieves many positive result, especially in the re-evangelization and evangelization, but also very hard struggles. We respectfully expect Archbishop to be in communion with us to thank God for the development of the Kingdom of God in this local Binh Thuan, and pray for us becoming more and more enthusiastic to serve the people of God in Pastor Charity, in imitation of Good Shepherd Jesus Christ who came not be served but to serve and dedicate his life.
Again, we are delighted to welcome Archbishop representing the Pope, with a round of warm applause, with hearts glowing with love.
We respectfully hope that You will offer the Holy Father Phan Thiet priestly association’s immense love and absolute obedience.
Respectfully wish You good health, much joy and many good results in this pastoral visit. We sincerely offer You these flowers packed with love and respect of the priestly association of Phan Thiet Diocese.
Lời huấn từ của Đức Tổng được gợi hứng từ bức tượng “Chúa Giêsu suy tư” ngay trước phòng khách của Đức Cha Giuse. Ngài suy tư về đề tài “Linh mục, con người suy tư”.
Trước hết, bức tượng “Chúa Giêsu suy tư” là hình ảnh của mỗi linh mục. Sứ vụ mục tử là thánh hóa và dạy dỗ Dân Chúa. Việc giáo dục luôn đi đôi với suy tư. Linh mục cần suy nghĩ trước khi nói. Lời Linh mục không phải như bất cứ ai. Cần suy nghĩ trước khi hành động. Nhưng hoạt động mục vụ lại cần một tiếng nói chung, một quyết định chung, vì thế suy tư thật là cần thiết cho con người linh mục. Trước khi hành động cần ngồi lại với nhau để suy nghĩ.
Hơn nữa nhiệm vụ giảng dạy đòi hỏi linh mục phải là Lời Chúa nói với Dân Ngài. Như thế bài giảng phải được chuẩn bị kỹ càng, để Lời Chúa được loan báo. Linh mục phải là con người của suy niệm. Việc thường huấn phải được coi trọng, vì đây là cơ hội để linh mục suy tư. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hành động không ngưng nghỉ từ bí tích truyền chức nơi các linh mục và chờ sự cộng tác thường xuyên của các ngài.
Linh mục, con người suy tư, đó là sứ điệp mà Đức Tổng Giám Mục muốn nhắn gởi cho các linh mục nhân chuyến viếng thăm này.
Sau khi gặp linh mục đoàn, Đức TGM còn tranh thủ gặp gỡ Liên Tu sĩ ngay tại hành lang của TGM. Ngỏ lời với các chị, ngài ghi nhận tâm tình quí mến ĐTC mà các chị đã bày tỏ qua việc tiếp đón ngài. Ngài dí dõm nói đến nụ cười tươi của các Nữ Tu, như là biểu tượng của niềm vui khôn tả của con tim. Kết thúc giây phút gặp gỡ, ngài thân tình ban phép lành cho các chị.
Sau đó Đức Tổng cùng với đoàn tới thăm UBND Tỉnh Bình Thuận.
Vào lúc 5g30, cuối chương trình ngày hôm nay, Đức Tổng Giám Mục cùng với Đức Giám Mục và Linh Mục đoàn GP Phan Thiết đã dâng Thánh Lễ trọng thể Mừng kính Mẹ Thiên Chúa, Bổn Mạng GP Phan Thiết tại Nhà thờ Chính Tòa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam,
Trước mặt Đức Tổng, tại Nhà thờ chính toà, là đại gia đình giáo phận Phan Thiết: giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, đại diện giáo dân và các đoàn thể đến từ các giáo xứ trong giáo phận. Thay lời cho gia đình giáo phận, xin gửi đến Đức Tổng, Đại Diện Toà Thánh, lời chào mừng và chúc mừng trân trọng nhất của giáo phận Phan Thiết chúng con: “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Mặc dầu trong điều kiện hiện tại, Đức Tổng chưa thể thường trú tại Việt Nam, nhưng bằng sự hiện diện của ngài hôm nay, chúng con cảm thấy mình được gần gũi với Toà Thánh hơn, và qua sứ vụ của ngài, chúng con nhận ra cánh cửa hiệp thông với Toà Thánh và Giáo Hội hoàn vũ cũng được mở rộng hơn.
Kính thưa Đức Tổng,
Giáo phận Phan Thiết là một giáo phận trẻ, được thiết lập ngày 30.01.1975, tính đến nay mới được 36 tuổi, còn sung sức. GM tiên khởi là ĐC Nicôla, GM kế tiếp là ĐC Phaolô và con đây là GM đương nhiệm: cả 3 nối tiếp và nối kết với nhau trong cùng một nhiệt tâm xây dựng giáo phận theo phương châm “Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.
Con số giáo dân hiện nay là 166.000 trên tổng dân số 1.200.000 của tỉnh Bình Thuận; tỷ lệ công giáo như vậy là 14%, được phân bổ trong 72 giáo xứ và 17 giáo họ biệt lập. Linh mục đoàn bao gồm 105 vị, trong đó có 91 vị đang làm mục vụ, 7 vị du học và 7 vị hưu dưỡng. Giáo phận hiện nay có 420 tu sĩ thuộc các đơn vị: Mến Thánh Giá Phan Thiết; Đan Viện Xitô Châu Thủy; Đan Viện Cát Minh Hiệp Đức; cùng nhiều Hội Dòng, Tu Hội, Tu Đoàn hoặc trực thuộc giáo phận hoặc có cộng đoàn trong giáo phận. Chủng Viện Nicôla bên cạnh Nhà thờ chính tòa đây, là nơi huấn luyện các dự tu cho giáo phận: con số chủng sinh hiện nay là 146 người đang theo học tại ĐCV Xuân Lộc, Sàigòn, Verona và đang thực tập mục vụ tại các giáo xứ. Hạt giống ơn gọi linh mục và đời thánh hiến như vậy vẫn không ngừng được vun trồng và lớn lên.
Các việc đạo đức bình dân như lần hạt Mân Côi, gẫm Đàng Thánh giá, hành hương về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, chầu Thánh Thể luôn được cổ võ, đã đem lại hiệu quả tốt trong đời sống đức tin, đức cậy, đức mến của các tín hữu, đồng thời giúp họ nỗ lực trở nên chứng nhân Tin Mừng bằng chính đời sống đạo đức tích cực tại địa phương của mình.
Cuối cùng, chúng con muốn nói lên lòng trân trọng biết ơn đối với Đức TGM, đã đáp lại lời mời đến viếng thăm giáo phận Phan Thiết chúng con. Chúng con luôn hiệp thông và cầu chúc cho sứ vụ của Đức Tổng đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, cho Hội thánh địa phương cũng như cho đất nước Việt Nam thân yêu của chúng con.
Nhân dịp nầy, chúng con kính xin Đức Tổng đệ trình lên Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, vị Cha chung của Giáo Hội, lòng biết ơn và yêu mến, lòng trung thành và hiếu thảo của gia đình giáo phận chúng con. Các lời giáo huấn và sứ điệp của Đức giáo hoàng dành cho Giáo Hội Việt Nam mãi là nguồn khích lệ và ánh sáng cho chúng con trong sứ vụ hướng dẫn, giáo huấn và thánh hóa dân Chúa.
Để ghi niệm sự kiện lịch sử hôm nay, chúng con kính dâng Đức Tổng món quà nhỏ là bức “Chân Dung Chúa Kitô” của bậc thầy Rouault, bằng chất liệu sơn mài hoàn toàn theo truyền thống Việt Nam. Kính mong Đức Tổng vui nhận và nhớ đến chúng con trong lời kinh hiệp thông.
Trân trọng kính chào Đức Tổng.
Your Excellency,
In front of you, at the Cathedral, all of us are a great family of Phan Thiet diocese: Bishops, Priests, religious, seminarians, the representatives of the parishioners and the associations who come from all parishes in the diocese. On behalf of the family of the diocese, I would like to send you, representative of the Holy Father the greetings and the most respectful wishes of our diocese: “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Although you haven’t yet resided in Vietnam at present condition, we have a feeling that we are grown closer to the Holy See by your presence, and through your mission, we find out the door of the unity with the Holy See and the universal Church being widened more.
Your Excellency,
The diocese of Phan Thiet is a young diocese, established on January 30, 1975. Until now, the diocese has been at the age of 36 and still fit. The first Bishop is the Most Rev. Nicolas, the next is the Most Rev. Paul and now I am the Bishop of the Diocese. All of us have followed closely and connected together in a fervency to build the diocese according to the maxime: “The Church; One, Holy, Catholic and Apostolic”.
At present, the number of parishioners is 166.000 among the total of Binh Thuan’s population is 1.200.000 people, the proportion of Catholics is 14%, apportioned in 72 parishes, 17 isolated subdivisions. The priest’s association include 105 persons, among them there are 91 pastors carrying out their pastoral activities, 7 priests studying in other countries, and 7 priests retiring. At present, the diocese has 420 religious who belong to the other congregations: the congregation of the Lovers of Holy Cross of Phan Thiet, the Cistercian Monastery of Chau Thuy, the Carmel Monastery of Hiep Duc, together many congregations and societies of the other dioceses operating in the diocese of Phan Thiet. St. Nicolas Seminary is next to the cathedral where is forming pre-seminarians of the diocese. The present number of seminarians are 146 persons who are learning at Xuan Loc Major Seminary, Saigon, Verona and the others are practising at the different parishes. Therefore, the priest’s vocation and of the consecrated life is incessantly cultivated and grown.
The popular devotions like the Rosary, the Holy Cross meditation, the pilgrimage to the Our Lady of Tapao center and adoration of the Eucharist are always exhorted. They have brought back the good effects in the faith, hope and love of christians’ life. At the same time, they have assisted them to make efforts to become the witness of Gospel by their positive devoted lives at their local areas.
Ultimately, we would like to express our respectful gratitude to you, because of your replying our invitation to visit the diocese of Phan Thiet. In communion with You, we wish your mission would bring back the good achievements for the local Church and our beloved Vietnam.
On this precious occasion, we also petition you for kindly transmitting to the Holy Father Benedict XVI, the Father of the whole Church, our gratitude and love, our loyalty and filial piety. All the teachings and messages from His Holiness to the Church in Vietnam, are always the source of encouragement and the guiding light for our guidance, teaching and sanctifying offices of the people of God.
In order to memorise the historical event today, we offer you a small gift that is the “Portrait of Jesus Christ” by a painting master Rouault. It was made from the lacquer stuff according to the Vietnamese tradition. We wish you to receive it with much joy and remember us in your prayers.
Respectfully Yours,
Giáo phận dâng tặng Đức Tổng quà lưu niệm.
Trong lời đáp từ, Đức TGM đã dí dõm nói về sự trẻ trung của GP Phan Thiết, mới tròn 36 tuổi. Ngài liên tưởng đến cái chết của Chúa Giêsu lúc mới 33 tuổi và Chúa đã sống lại hiển vinh. Ngài mời gọi mọi người hãy vui mừng sống với Chúa Giêsu Phục Sinh. Hiệp thông với GP Phan Thiết trong thánh lễ Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng GP, ngài nghĩ rằng Đức Thánh Cha cũng đang hiện diện nơi đây với ngài, vì tiếng kèn trống rộn rã chiều nay sẽ vang đến tận Vatican.
Đức Tổng giảng lễ bằng tiếng Anh.
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi thật sự hạnh phúc được hiện diện ở đây cùng với anh chị em cử hành thánh lễ long trọng này, cùng với anh chị em và cho anh chi em.
Tôi chân thành kính chào Đức Giám Mục của anh chị em, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống và toàn thể Linh mục đoàn hiện diện nơi đây. Tôi cũng xin chào tất cả mọi người, chia sẻ với mọi người niềm vui được hiện diện nơi này và chuyển đến tất cả anh chi em lời chúc lành của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Đấng đã sai tôi đến đây với cộng đoàn Kitô hữu yêu mến trên vùng đất thân yêu này. Hôm nay, toàn thể chúng ta đã cùng nhau quy tụ lại nơi ngôi Thành đường này để bày tỏ lòng tôn kính với Đức Trinh Nữ Maria đầy ơn phúc, Mẹ của Thiên Chúa.
Như lời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã nói trong bài giảng ngày lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Mẹ Maria đã đến thăm nhà người chị Êlizabeth không phải một mình nhưng cùng với người con mà Mẹ đang cưu mang trong lòng. Đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sáng tạo nên loài người. Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho bà Êlizabeth để bà nhận ra Đức Maria chính là chiếc cầu vòng mới của giao ước thay thế cho chiếc cầu vòng cũ của giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với dân Israel. Vì thế, bà Êlizabeth đã hết sức vui mừng chào đón người em của mình rằng: Em quả là người được chúc phúc giữa các người phụ nữ và người con mà em đang cưu mang cũng đầy ơn phúc của Thiên Chúa. Mẹ Maria quả thật là cầu vòng của ơn cứu độ vì Mẹ chính là Mẹ Chúa Giêsu - Đấng Cứu Độ. Thật vậy, ngay từ thuở ban đầu,Thiên Chúa đã đặt Đức Mẹ là Đức Trinh Nữ đầy ơn phúc, và Ngài đã uỷ thác cho Mẹ cộng tác với con của Ngài trong chương trình cứu độ loài người.
Đức Tổng Giám Mục ca tụng Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, như cầu vồng mới của ơn cứu độ. Mẹ không đến một mình, nhưng đem cả con mình đến viếng thăm Chị Elisabeth. Chúa Thánh Thần đã cho bà Elisabeth nhận ra Đức Maria là cầu vồng mới và ca tụng Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Mẹ là cầu vồng mới của ơn cứu độ, vì Chúa Giêsu, con của Mẹ là Đấng Cứu Độ, Mẹ xứng đáng được khen là “có phúc lạ hơn mọi người nữ”. Có được vinh dự ấy, vì Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn và ủy thác việc cộng tác đặc biệt với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ. Thiên Chúa gìn giữ Mẹ tinh tuyền thánh thiện ngay từ giây phút đầu tiên và Mẹ đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa, đã hiến trọn đời sống mình cho Thiên Chúa. Vì thế Mẹ trở thành gương mẫu cho Giáo Hội. Như Mẹ, Giáo Hội vui mừng trao Chúa Giêsu cho nhân loại, qua công cuộc rao giảng Tin Mừng. Về việc này, Giáo Hội Việt Nam cần một lối rao giảng Tin Mừng mới, vì nhiều người chưa biết đến Tin Mừng. Đức Kitô là kho tàng cần được trao cho người khác. GP Phan Thiết với những con số mà Đức Cha Giuse vừa cho biết, cộng với Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đang thu hút đông đảo khách hành hương từ khắp nơi, ngài tin tưởng GP sẽ lớn lên trong lòng tin cậy mến và được củng cố trong tinh thần hiệp thông. Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhỡ về công tác giáo lý, ghi nhận việc xây dựng cơ sở vật chất. Sau cùng ngài nhắc lại tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là sứ mệnh độc đáo. Mẹ không đón nhận món quà Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng đã trao ban cho thế giới.
Cuối thánh lễ, Cha Tổng Đại Diện thay mặt ban tổ chức dâng lời cảm tạ. Trong tiệc khoản đãi tại Toà Giám Mục, Đức TGM đã thân tình trao đổi với các linh mục về các thao thức mục vụ của các ngài.
2. Ngày 11.10
6g30 sáng, phái đoàn gồm Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Giuse, Linh mục đoàn và nhiều đoàn của các giáo xứ đã khởi hành về Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao. Núi đồi chập chùng, rừng cây xanh thẩm, trang phục muôn màu. Hôm nay, Tàpao dâng tràn niềm vui và chan hòa ánh nắng.
Đến nơi, cả một biển người háo hức đón chờ Vị đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô. Đức TGM đã rất xúc động. Thay vì ngồi trên xe, Ngài xuống xe ngay từ cổng chào để đi vào nơi mặc áo để được giơ tay chào và chúc lành cho khách hành hương. Hàng rào danh dự rất đặc biệt với nhiều sắc áo của các đoàn thể trên khắp Hạt Đức Tánh góp mặt.
Đúng 9g00, đoàn rước tiến lên lễ đài trong tiếng kèn tiếng trống hùng dũng thôi thúc. Hàng mấy chục ngàn người hướng về mong được nhìn thấy khuôn mặt Vị đại diện Đức Thánh Cha.
Thánh lễ trọng thể do Đức Tổng Giám Mục chủ tế, cùng với Đức Cha Giuse và khoảng trăm Linh mục đồng tế.
Cha GB Trần Văn Thuyết, Hạt Trưởng Đức Tánh và phụ trách Trung Tâm Tàpao đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Trong niềm vui chung của Giáo Phận Phan Thiết đón mừng Đức Tổng Giám Mục, thay mặt Đức Thánh Cha tới thăm mục vụ. Hôm nay cộng đoàn hành hương chúng con rất vui được đón tiếp Đức Tổng Giám Mục đến thăm viếng TTTM Tàpao. Đây là niềm vinh dự cho Giáo Phận Phan Thiết và cho mọi người.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục, Giáo Phận chúng con thật diễm phúc vì có Mẹ Tàpao luôn hiện diện với chúng con.
Năm 1959, nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu tòan quốc lần I tại Sàigòn. Tượng Đức Mẹ đặt trên núi Tàpao được Đức Cố Giám Mục Marcel Piquet đến làm phép và khánh thành vào ngày 8/12/1959. Từ đó nơi này được gọi là Linh địa Đức Mẹ Tàpao, nhưng không ai đến kính viếng được vì chiến tranh bùng nổ.
Năm 1975 chiến tranh kết thúc, một số giáo hữu đạo đức đến kính viếng, thấy tượng Đức Mẹ bị hư nặng vì bom đạn, nên xin Đấng Bản quyền Giáo Phận cho phép tu sửa. Năm 1999, như một phép lạ, tin về Đức Mẹ Tàpao được loan rộng, từng đòan người lũ lượt kéo nhau đến khấn nguyện, và có nhiều người được ơn khỏi bệnh, gia đình bằng yên, ăn năn hối cải….
Để đáp ứng nguyện vọng thánh thiện này, Đấng Bản Quyền Giáo Phận cho thành lập Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao. Từ năm 2001 đến nay, vào ngày 13 hàng tháng, có hàng nghìn người tới hành hương, tham dự Thánh Lễ do Đức Giám Mục Giáo Phận Chủ sự, với các Linh mục đồng tế, và để lãnh nhận nhận Bí tích xá giải. Những ngày 13 tháng năm và tháng mười, tháng kính Đức Mẹ, số người hành hương lên tới 15.000 người. Dịp Thánh Lễ Tạ ơn Năm thánh Đức Mẹ Tàpao 2009, kỷ niệm 50 năm làm phép Tượng Đài Đức Mẹ, số khách hành hương đã tới 70.000 người.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục, chính Đức Mẹ Tàpao đã qui tụ mọi người khắp nơi về đây. TTM Tàpao đã trở thành mái trường giáo dục đức Tin, Cậy, Mến và còn là nơi gặp gỡ của mọi người trong cũng như ngoài Giáo phận, không phân biệt tôn giáo. Về với Mẹ Tàpao, đón nhận tình thương của Mẹ để sống niềm tin, thực hiện đức ái mến Chúa, yêu người và nuôi dưỡng lòng trông cậy.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục, Đại diện Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ long trọng sáng nay, chắc chắn sẽ đem lại nhiều niềm vui cho cộng đòan hành hương, nói lên sự quan tâm, hiệp nhất trong Hội Thánh, và khuyến khích chúng con vững mạnh tín thác vào tình yêu Thiên Chúa và lòng từ ái của Mẹ.
Chúng con, các Linh mục, Tu sĩ nam nữ, và cộng đòan hành hương tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, xin hết lòng tri ân Đức Thánh Cha, xin cám ơn Đức Tổng Giám mục.
Chúng con cầu xin Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Đức Mẹ Tàpao ban nhiều ơn lành cho Đức Tổng Giám Mục, để mọi công việc mục vụ luôn tốt đẹp cho Giáo Hội Việt Nam, cũng như ở những nơi Đức Tổng Giám Mục hiện diện.
Giờ đây, để tỏ bày lòng kính trọng, kính xin dâng lên Đức Tổng Giám Mục lẳng hoa tươi và kỷ vật, biểu lộ tâm tình kính mến của chúng con.
Your Excellency,
With the joy of the whole Diocese of Phan Thiet on your pastoral visit to the Diocese, all pilgrims here are very happy to warmly welcome you to the pilgrimage center of Our Lady of Tapao. This is the honor for the Diocese of Phan thiet and for everyone.
Your Excellency,
It is a blessing for the Diocese of Phan Thiet to have Our Lady of Tapao present among us.
In 1959, on the 1st National Marian Congress in Saigon, the statue of Blessed Virgin Mary was erected on the high moutain of Tapao, and was blessed by Bishop Marcel Piquet on December 8th, 1959. Since then this site is called the Center of Our Lady of Tapao. However, there hadn’t been anyone to come to visit because of the oubreak of the war,
In 1975, the war was ended, some pious faithful came to visit the site. They noticed Her statue partly destroyed by the bombs then asked the local Ordinary to have it repaired. In 1999, as a miracle, the pilgimmage to Our Lady of Tapao was spread quickly, groups of pilgrims have come to entrust to her their joy and sorrows. Many have received healing from their silkness, peace in their family and conversion.
To meet the religious need, the Diocese, with the consent of the Ordinary, started the construction of the center of Our Lady of Tapao. Since 2001, on every 13rd of the month, thousands of people have made their pilgrimage to the Center to celebrate Mass, presided by the Diocesan Bishop with many cocelebrants, and to receive the Sacrament of Conciliation. On 13rd of May and October—months of Blessed Mary—the number of pilgrims reached at 15,000. The number of pilgrims was 70,000 at the Mass of celebrating the Golden Jubilee of Our Lady of Tapao,.
Your Excellency,
The center of Our Lady of Tapao becomes now the school teaching Faith, Hope and Love and also a gathering place of everyone in and out of the Diocese, Catholics and non-Catholics. All come to Our Lady of Tapao to receive Her loving care to live their faith and to nourish their hope.
Your presence among us, at the Solemn Mass today reflects the concern and communion in the Church, gives us a great joy, and encourages us to entrust in God’love and in Blessed Mother’s loving care.
We, priests, religious, seminarians and faithfuls, would like to offer The Holy Fahter our sincere gratitude and thank you for your presence and love.
May God, with the intercession of Our Lady of Tapao, bless you and all your endeavours with His abundant grace. We pray that your ministry be fruitful to the people and especially to the Church of Vietnam.
Now, we would like to offer you a bouquet of roses and a souvenir, expressing our love and respect for you.
Bằng tiếng Việt, Đức TGM ngỏ lời chào dân chúng.Tiếng vỗ tay âm vang cả núi rừng Tàpao. Nắng đã khá gay gắt. Một rừng dù đủ màu sắc che nắng. Nắng Tàpao có vẻ dịu đi đôi chút để thân thiện với mọi người.
Bằng tiếng Anh, Đức TGM giảng lễ. Ngài nói lên niềm vui được hiện diện tại Trung Tâm Tàpao để bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Ngài ưu ái dâng Giáo phận Phan thiết cho Mẹ Tàpao. Tàpao là nơi hạnh phúc khi đến thăm, đặc biệt trong tháng Mân Côi. Ngài nói về tràng chuỗi Mân Côi như phương thế tuyệt vời giúp các tín hữu đi vào đời sống cầu nguyện tạ ơn. Qua chuỗi Mân Côi, việc cầu nguyện thể hiện không những qua môi miệng, tâm trí mà cả thân xác, qua xâu chuỗi trên tay tín hữu với nhìều cảm xúc. Chuỗi Mân Côi thuận tiện kịp thời đỡ nâng tín hữu trong mọi tình huống. Kinh Mân Côi còn là nhịp thở tiếp sức sống cho cơ thể. Vì các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi như lương thần nuôi dưỡng tâm hồn. Mẹ hướng dẫn tín hữu đi theo chân Chúa Giêsu, vì chính Mẹ đã cảm nghiệm, để cùng Mẹ tạ ơn và ở lại trong tình yêu Thiên Chúa. Như thế, Kinh Mân Côi là sức mạnh cho niềm tin cậy mến. Các Thánh đã sống Kinh Mân Côi. Các Thánh Tử Đạo đã lấy sức mạnh từ Kinh Mân Côi để trung thành đến hơi thở cuối cùng. Qua Kinh Mân Côi, Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện mở lòng ra với Thiên Chúa và với anh chị em của mình. Xin Mẹ dạy chúng ta siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Xin Mẹ Tàpao gìn giữ Giáo phận Phan Thiêt thân yêu.
Sau lời cám ơn của Cha Tổng đại diện, Đức TGM khen ngợi tinh thần của mọi người hiện diện trong thánh lễ dưới cái nắng gay gắt. Ánh nắng thiêu đốt như Tình yêu Đức Kitô đốt cháy con tim mọi người hiên diện. Cuối thánh lễ, Đức TGM làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương. Cùng hiệp ý với Đức Thánh Cha, ngài ưu ái ban phép lành cho mọi người.
Tâm tình kính mến Đức Mẹ như trào dâng khi Đức TGM ngỏ ý lên leo núi viếng tượng đài Mẹ Tàpao. Tại linh đài, ngài cùng với Đức Cha Giuse dâng Giáo phận Phan Thiết cho Mẹ Tàpao.
Sau thánh lễ tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tàpao, phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình đến Giáo xứ Võ Đắt, Hạt Đức Tánh.
Trên tỉnh lộ 713, phái đoàn đi qua các Giáo xứ: Đồng Kho, Huy Khiêm, Đức Tân, Nghị Đức, Đức Phú, Mêpu, Võ Xu. Dù đang trưa nắng gắt, tại mỗi xứ đạo, băng rôn, cờ xí, giáo dân vẫn nhộn nhịp đón chào. Xe dừng lại đôi chút, Đức TGM đưa tay ban phúc lành.
Giáo hạt Đức Tánh bao gồm hai huyện Đức Linh và Tánh linh. Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phiá Tây–Tây Bắc của tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết 140 km về phía Tây Nam.
Tánh Linh cũng là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam của huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận được tách ra từ huyện Đức Linh vào năm 1983.
Huyện Tánh Linh bao gồm: thị trấn Lạc Tánh, và 13 xã: Đức Phú, Nghị Đức, Măng Tố, Bắc Ruộng, Đức Tân, Huy Khiêm, La Ngâu, Đồng Kho, Gia an, Đức Bình, Gia Huynh, Đức Thuận, Suối Kiết. Số dân trong huyện là 92 600 người( thống kê 2005)
Huyện Đức Linh gồm 2 thị trấn và 11 xã: thị trấn Võ Xu (huyện lị) và thị trấn Đức Tài; các xã: Đa Kai, Sùng Nhơn, Mê Pu, Vũ Hòa, Nam Chính, Đức Chính, Đức Hạnh, Đức Tín, Tân Hà, Trà Tân, Đông Hà. Với tổng dân số toàn huyện là 141.279 người (thống kê 2009).
Võ Đắt là vùng đất cuối cùng phía Tây Nam, thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Từ năm 1959, giáo dân thuộc các tỉnh miền trung di cư vào lập nghiệp và đến năm 1960, giáo xứ Võ Đắt được thành lập, thời Đức Cha Marcenlô Piquet Lợi, với số giáo dân khoảng chừng 2000 người. Gồm 6 chi họ: Nghĩa Sơn, Nghĩa Đức, Phú Xuân, Thanh Bồ, Ngoại Hải, Hà Văn. Lúc bấy giờ giáo xứ thuộc hạt Phan Thiết, giáo phận Nha Trang.Giáo xứ chọn Thánh Giuse làm Bổng Mạng. Cha xứ tiên khởi là Cha Giuse Nguyễn Quốc Công. Ngài cai quản giáo xứ từ năm 1960 - 1968. Kể từ khi thành lập giáo xứ năm 1960 cho đến nay, giáo xứ đã có 8 Cha xứ về trông coi, 14 Cha phó, 28 Thầy giúp xứ, và 32 Dì thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Ba giáo xứ được tách ra từ giáo xứ Võ Đắt là Võ Xu, Hà Văn và Đakai”(Ghi theo lược sử 50 năm của Giáo xứ).Hiện nay số giáo dân là 8.197 người, trên tổng số các gia đình là: 1859 gia đình, có 8 giáo họ. Giáo xứ đóng góp cho giáo hội: 4 Linh mục, 3 Thầy Đại Chủng sinh, 3 Thầy Dòng và 44 Nữ tu thuộc nhiều hội dòng.
Phái đoàn vừa đến nhà thờ, tiếng kèn trống trắc nhạc, tiếng vỗ tay, hoà trong những tiếng cười reo vui của hàng ngàn con tim, yêu mến Giáo Hội, yêu mến quê hương đất nước. Tình cảm nồng nàn của giáo dân miền núi dâng lên Đức TGM dạt dào lòng mến yêu.
Đức Tổng tiến vào nhà thờ và Chầu Thánh Thể rồi cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Bằng tiếng Việt, ngài chào thăm anh chị em giáo dân cách chân thành và trìu mến. Tiếng vỗ tay vang rền như không dứt.
Cha Hạt trưởng Hạt Đức Tánh đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, tại Việt Nam.
Buổi sáng hôm nay, cộng đòan chúng con đã được vinh dự đón tiếp Đức Tổng Giám mục tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao. Giờ này chúng con lại được vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục tới thăm Giáo Hạt Đức Tánh, tại Giáo Xứ Võ Đắt thân thương này. Cộng đòan Giáo Hạt Đức Tánh trân trọng kính chào Đức Tổng Giám mục.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục, Giáo Hạt Đức Tánh được thành lập năm 1960, phía Tây Nam của Giáo phận, thuộc miền núi, bao gồm hai Huyện Đức Linh và Tánh Linh. Trên địa bàn Giáo Hạt có Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, 17 Giáo Xứ, 05 Họ đạo, với số giáo dân là 42.317 trên tổng dân số là 250.644, tỷ lệ 16,8%. Đa số là người kinh, số khác là dân tộc ít người: Người Nùng, người Chăm, người K’ho, người Raklây, người Êđê. Dân chúng sống bằng nghề nông, trồng cao su, chăn nuôi, buôn bán…
Phục vụ trong Giáo Hạt có 18 linh mục, 5 Phó Tế, 4 Thày Giúp xứ, 58 Soeurs trong các Cộng đòan: Mến Thánh Giá Phan Thiết, Nữ tì Chúa Giêsu Linh Mục, Tu hội Thiên Phước, Tu đòan Bác ái Xã hội, Tu đòan Thừa sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế.
Các Hội đòan Công giáo được sinh họat đều đặn dưới sự hướng dẫn của các Cha Xứ, và sự cộng tác của các Tu sĩ.
Nhìn chung đời sống còn khó khăn, nhưng anh chị em giáo hữu luôn giữ vững đức tin, và phát huy việc truyền giáo đến với lương dân.
Để nói lên lòng biết ơn của Giáo Hạt Đức Tánh chúng con được Đức Tổng đến thăm. Con xin thay mặt cho các Linh mục, Tu sĩ nam nữ và tòan thể anh chị em giáo dân, kính chúc Đức Tổng được bình an và nhiều ơn lành của Chúa.
Cũng trong chuyến thăm này, kính xin Đức Tổng Giám Mục làm phép Tượng Đài các Thánh Tử Đạo VN Giáo xứ Võ Đắt. Nhờ các Ngài phù hộ, chúng con sống niềm tin vững mạnh với Chúa, và trung thành với Giáo Hội.
Chúng con xin cám ơn và kính dâng Đức Tổng Giám Mục bó hoa tươi, với lòng kính mến của chúng con.
Your Excellency,
This morning, our community had the honor to welcome you to the Marian center of Tapao. Now we are very happy to welcome you to the deanery of Duc Tanh, at our dear parish of Vo Dat. The whole Duc Tanh deanery respectfully offer you our warmest greetings.
Your Excellency,
The Duc Tanh deanery was established in 1960. It is a moutainous area in the south-west of the Diocese, including 2 districts: Duc Linh and Duc Tanh. On this territory, there are the Marian Center of Tapao, 17 parishes, and 5 missionnaries points, with 42,317 Catholics, 16,8% of the population (250,644). The majority here is Vietnamese; the minority is the ethnics: the Nung, Chăm, K’Ho, Raklay, and Êde. The local people earn their living on farming, gardening, growing rubber trees and minor commercial…
For the pastoral service of the Deanery, there are 18 priests, 5 deacons, 4 seminarians, 58 Religious of different congregations: The Lovers of Holy Cross, the Servants of Jesus High Priest, the Community of Beatitudes, the Community of Charity and Social services, and the Missionary Society of Redeemer’s Mother.
The solidarity are working steadily under the guidance of the priests with the association of the religious.
In general, the life here still has difficulties. However the believers live faithfully their belief and have much concern for the Evangelization of the people.
To express our sincere gratitute for your pastoral visit to Duc Tanh, held at Vo Dat parish, on behalf of all priests, religious, seminarians, and believers, I would like to wish you peace and grace of Our Lord.
On this special occasion, the parishioners of Vo Dat would like to ask you to bless the statue of the Vietnamese Martyrs, so that with their intercession, we will live strongly our belief in God and keep faithful to the Church.
Once again, we thank you and would like to offer you the bouquet of roses, expressing our love and respect.
Sau bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Tổng làm phép đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cơn mưa bất chợt như những ân sủng thiêng liêng của Thiên Chúa, của Mẹ Tàpao và của các chứng nhân anh dũng ban xuống cho đoàn con cái.
Bữa cơm trưa cả ngàn người thân ái chung chia hạnh phúc. Những tiết mục văn nghệ của các Giáo xứ trong Hạt càng tăng thêm niềm vui.
2g30 chiều, phái đoàn rời Võ Đắt tiếp tục hành trình qua các giáo xứ: Tư Tề, Vô Nhiễm, Chính Tâm, Thánh Tâm, Mẹ Thiên Chúa, Hòa Vinh, Hiệp Nghĩa, Tiến Thành. Mỗi nơi, giáo dân chào đón Đức TGM trong hoan ca vui mừng.
Lúc 7g tối, sau khi được đại diện Tỉnh Bình thuận hướng dẫn tham quan khu biệt thự nghỉ dưỡng Sea Links tại Hàm Tiến Phan Thiết, phái đoàn đã ghé thăm Chủng Viện Thánh Nicôla. Đây là điểm cuối trong lịch trình viếng thăm của Đức TGM.
Đức TGM thân tình gặp gỡ Ban Giám Đốc, Quí cha giáo, các chủng sinh.
Cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Thiên Cung đọc diễn văn chào mừng.
Trọng kính Đức Tổng Giám mục,
Thật là một vinh dự lớn lao cho Chủng Viện Thánh Nicôla chúng con, một trong những nơi được Đức Tổng chọn để viếng thăm. Phần đông chúng con đây không mấy ai đã được diễm phúc gặp gỡ Đức Thánh Cha; nhưng hôm nay đây, qua vị Đại diện của Ngài là chính Đức Tổng, chúng con cảm nghiệm được phần nào sự hiện diện của chính Đức Thánh Cha và tình yêu của Ngài dành cho Giáo Phận Phan Thiết chúng con nói chung và Chủng Viện Thánh Nicôla nói riêng. Sự hiện diện của Đức Tổng lúc này đây nói lên lòng yêu thương và sự quan tâm đặc biệt của Đức Tổng đối với việc đào tạo ơn gọi linh mục tương lai cho Giáo Hội.
Kính thưa Đức Tổng, giờ đây, để Đức Tổng có thể hình dung được phần nào về Chủng Viện Thánh Nicôla, chúng con xin được trình bày đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của Chủng Viện.
I. Thời kỳ phôi thai (1975-2003):
Sau biến cố 1975, các Đại Chủng Viện và Tiểu Chủng Viện trên toàn Miền Nam Việt Nam đều tạm thời bị đóng cửa. Đa số chủng sinh phải trở về với gia đình hoặc các cộng đoàn giáo xứ, lao động sinh sống, phục vụ, tự học và chờ đợi.
Tại giáo phận Phan Thiết, kể từ 1976, các đại chủng sinh được triệu về Tòa Giám Mục để tiếp tục công việc học hành. Tuy nhiên, việc học tại đây chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Do nhiều nguyên nhân khách quan, các chủng sinh được phân bổ về hai khu vực: Phan Thiết và Hàm Tân.
Sau khi công việc đào tạo các chủng sinh còn sót lại này tương đối tạm ổn, giáo phận bắt đầu nghĩ tới việc đào tạo thế hệ ơn gọi cho tương lai.
II. Thời kỳ ổn định (2003-2011):
Năm 2003, qua đơn xin của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Tòa Thánh đã công nhận Chủng Viện giáo phận Phan Thiết với danh xưng “Đại Chủng Viện thánh Nicôla”, và trợ giúp kinh phí hằng năm.
Kể từ niên khóa 2007-2008, theo định hướng chung của các Giám mục trong Giáo tỉnh Sài Gòn, các Chủng Viện ở các giáo phận trở thành các Tiền Chủng Viện. Chủng sinh ở các tiền Chủng Viện sẽ được chuẩn bị ít nhất trong vòng 2 năm. Sau giai đoạn tiền Chủng Viện, họ sẽ được gửi vào Đại Chủng Viện liên giáo phận trong thời gian 6 năm, cụ thể là Đại Chủng Viện Xuân Lộc, vốn được dành cho 4 giáo phận: Xuân Lộc, Bà Rịa, Phan Thiết và Đà Lạt.
Như vậy, kể từ năm 2007 trở đi, Đại Chủng Viện thánh Nicôla trở thành Tiền Chủng Viện.
III. Định hướng:
Mục đích cơ bản của những năm đào tạo tiền Chủng Viện là giúp cho Chủng sinh biết biện phân và định hướng ơn gọi của mình. Vì thế, ngoài việc cung cấp cho các Chủng sinh một số vốn liếng về ngoại ngữ, toàn bộ nội dung đào tạo còn lại của Chủng viện bao gồm những bộ môn căn bản trực tiếp hoặc gián tiếp giúp cho Chủng sinh thực hiện được việc biện phân và định hướng ơn gọi linh mục sau này.
Các Chủng sinh được đào luyện để có lòng yêu mến Giáo hội, hiệp thông với Đức Thánh Cha với tấm lòng khiêm nhường và hiếu thảo, gắn bó với Giám mục của mình như những cộng sự trung thành và biết hợp tác với anh em linh mục khác trong linh mục đoàn.
Trọng kính Đức Tổng, trên đây là đôi nét sơ lược về lịch sử của Chủng Viện. Cám ơn Đức Tổng đã quan tâm lắng nghe.
Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành và chở che Đức Tổng. Xin các Ngài tiếp tục đồng hành với Đức Tổng trong suốt hành trình thăm viếng mục vụ của mình.
Sau cùng chúng con xin dâng lên Đức Tổng lẳng hoa tươi thắm tượng trưng cho lòng biết ơn sâu xa của toàn thể Chủng Viện Thánh Nicôla chúng con.
Your Excellency,
It is a big honor for us because our Seminary is one of Your chosen places to visit. Most of us have never met the Holy Father, but today, by meeting the Representative of the Holy Father, we experience apartly the presence of the Holy Father and His Love for our Diocese in general and for our Seminary in particular. Your presence here actually shows us Your special concern about the formation of priestly vocation.
Your Excellency, now we would like to present a brief history of the initial and development of our Seminary of Saint Nicolas in order to give You a little information about the Seminary:
1. The embroynic stage (1975-2003):
After 1975 event, Major as well as Minor Seminaries all over South Vietnam were temporarily closed. Seminarians must go back to their homes or parishes, self-teaching, serving in parishes and silently persisting in their priestly vocation.
Seminarians of Phan Thiet diocese underwent the same situation. Fortunately, they were promptly gathered at the bishop’s palace to fulfill their seminary studies and be well prepared for the priesthood. Yet the course as such was proceeded just for a short time because of many objective reasons. These seminarians were devided into two groups, one stayed in Phan Thiet town and the other went to Ham Tan Deanery.
Since the formation of these seminarians was quite stable, the Diocesan Ordinary commenced to think of fostering priestly vocation for the young generations.
2. The settlement stage (2003-present):
In 2003, at the request of His Most Reverend Nicholas Huynh Van Nghi, the Holy See considerately granted acceptance that Phan Thiet diocese had a seminary of its own, named after saint Nicolas, the prelate’s patron saint, as “Saint-Nicolas Major Seminary”, and generously funded it annually since then.
According to the common decision made by bishops in the Ecclesiastical Province of Saigon, since 2007-2008 academic year, the seminary in each member diocese, if any, has been ranked Pre-seminary. Young seminarians in the institute will follow a course for at least two years, prior to admission to inter-diocesan Major Seminary, where they will receive an official formation in six years. Phan Thiet’s seminarians are sent to Xuan Loc Major Seminary, which was established for the Seminarians of four dioceses: Xuan Loc, Ba Ria, Phan Thiet and Dalat.
So, since 2007, Major Seminary of Saint Nicolas has become Saint-Nicolas Pre-seminary.
3. Key orientations:
The main goal of the course is to help the seminarians achieve the necessary adaptation to the new mentality and lifestyle that the priesthood requires. The course should give them the chance at the beginning of his vocational path to reflect calmly and seriously on the existence of a devine call. Hence, besides basic foreign languages, the curricula are designed to provide them the discernment and orientation abilities towards their own priestly vocation afterwards.
Propaedeutic seminarians are instructed how to lead a life in intimacies with God and with the Church, in humble and filial union with the Pope, in unconditional obeisance to their own bishop as faithful collaborators. They are also equipped with a high spirit of co-operation with brother seminarians in course of formation, as well as with brother priests later.
Your Excellency, that is the brief history of our Seminary. We thank You so much for Your listening.
May Lord Jesus and the Virgin Mary bless You, protect You and accompany with You during Your visiting journey.
So, now please accept a Bouquet of flowers which represents the heartfelt gratitude of our whole Seminary.
Đức TGM tâm sự với các chủng sinh về đời sống trong chủng viện. Chiều nay suốt chuyến đi của ngài từ Tàpao về Phan Thiết qua ngã mũi Kê Gà, ngang qua các khu du lịch với bao nhiêu thắng cảnh đẹp, qua bạt ngàn vườn thanh long. Đặc biệt, ngài chú ý đến cây thanh long, một loại cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Thuận. Cây thanh long đã gợi hứng cho ngài về đời sống của chủng sinh tại chủng viện. Chủng viện là gì? Theo tiếng Latinh, chữ “chủng viện” có chữ semen có nghĩa là hạt giống. Cây thanh long không tự nhiên mà mọc lên và tăng trưởng được, nó cần một trụ đỡ và bao yếu tố khác, như nước và ánh sáng mặt trời. Cũng thế chủng sinh được lớn lên trước hết nhờ chủng viện như trụ đỡ vững chắc. Hơn nữa, nước của Bí tích Rửa tội là ơn thánh giúp chủng sinh được sinh ra làm con Chúa và tiếp tục được lớn lên trong chủng viện nhờ việc suy niệm, linh hướng và đời sống chiêm niệm, dưới sự giúp đỡ của biết bao nhiêu người khác, như Giám Mục, Cha giám đốc, Quí Cha giáo… Suy niệm và cầu nguyện cần thiết cho chủng sinh như thanh long cần nước và nắng. Kỷ luật chủng viện cũng giúp huấn luyện chủng sinh sống tốt. Như thanh long có trụ đỡ, chủng sinh có kỷ luật sống của chủng viện. Giữ kỷ luật, sống đời nội tâm sâu xa và ơn Chúa là ba điều cần thiết cho chủng sinh. Cuối cùng Đức TGM cầu chúc cho các chủng sinh đang là những hạt giống sẽ lớn lên thành cây to cho Giáo phận. Chủng sinh hôm nay sẽ là linh mục ngày mai của Giáo hội.
Buổi gặp gỡ kết thúc trong bữa cơm thân mật với phần phụ diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn” của các chủng sinh tại sân Chủng viện dưới ánh trăng rằm.
Hơn 9g30 tối, Đức TGM về Tòa Giám Mục nghĩ ngơi chuẩn bị cho chuyến viếng thăm mục vụ Giáo phận Đà lạt vào ngày mai.
Sáng ngày 12.10, phái đoàn GP Đà Lạt đón Đức TGM.
Đức Cha Giuse nói lời chào từ giã.
Kính thưa Đức TGM,
Cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Tổng tại giáo phận Phan Thiết thực sự đã trôi qua thật nhanh. Hai ngày qua, chắc Đức Tổng đã thấm mệt vì đường dài và vì lịch trình thăm viếng bận rộn. Xin Chúa ban ơn nâng đỡ cho Đức Tổng.
Giờ đây trước khi chia tay, chúng con có một vài tâm tình muốn bộc bạch với Đức Tổng. Thưa Đức Tổng thực sự chúng con cảm thấy rất vui mừng vì sự hiện diện của Đức Tổng cho thấy tình yêu thương và sự quan tâm của Toà Thánh, nhất là của Đức Thánh Cha dành cho chúng con thật lớn lao. Chúng con biết không phải chỉ ở nơi này, mà còn ở nhiều nơi khác trên suốt chặng đường thăm viếng, Đức Tổng đã thấy những hình ảnh đẹp về tình yêu của chúng con đối với Giáo Hội, về lòng trung thành của người Công giáo Việt Nam dành cho Toà Thánh và cho Đức Thánh Cha.
Xin cám ơn Đức TGM về sự hiện diện quý báu, những tâm tình trao đổi, những Thánh Lễ với lời giảng dạy và lời cầu nguyện sốt sắng giữa chúng con cũng như cho chúng con. Chúng con sẽ nhớ mãi chuyến viếng thăm đặc biệt này. Xin Đức Tổng cũng đừng để giáo phận Phan Thiết trẻ trung này ở bên lề trái tim mục tử của ngài.
Kính chúc Đức Tổng thượng lộ bình an để tiếp tục đem niềm vui và tình yêu thương hiệp nhất đến mọi nơi. Xin Chúa chúc lành cho sứ vụ Đại Diện Tòa Thánh của Đức Tổng. Xin Đức Mẹ Tàpao đồng hành cùng Đức Tổng trên mọi nẻo hành trình mục vụ.
Grazie mille! Buon viaggio!
Yours Excellency,
Your pastoral visitation in Phan Thiet diocese has actually passed too fast. During the last two days, perhaps You have been tired of the long way and busy program. May God help You and protect You.
Before saying goodbye to You, we would like to express some of our feelings right now. To tell You the truth, we feel extremely delighted, since Your presence shows that the love and concern of the Holy See, especially of the Holy Father, for us, is so great. We know that not only in one place but also in the other during the journey of Your visit, You have seen beautiful images proving our love to the Church, and Vietnamese Catholics’ loyalty to the Holy See and the Pope.
We are sincerely grateful to Your precious presence, particularly to deep feelings You have shared, to solemn Masses You have celebrated, and to homilies You have delivered, along with devoted prayings in our midst and for all of us. We do remember this special visit forever. Please do not put our young diocese of Phan Thiet outside Your shepherd heart; but remember our whole diocese in Your daily prayers.
Your Excellency,
We wish You a good trip in order to continuously bring joy, love and unity to everywhere. May God bless You and Your Representative mission of the Holy See. And may Our Lady of Tapao protect You and be with You during the journey of Your visit.
Grazie mille! Buon viaggio!
Lễ chầu lượt giáo xứ Trung Đồng hạt Tiền Hải
Tông Đồ
10:21 12/10/2011
Chúng tôi vượt qua một cây cầu, (xưa gọi là một cây cầu 5 tấn), bắc qua một con sông chật hẹp, đi qua con đường lát xi măng nay đã xuống cấp, rồi đến xã Nam Trung, qua nhà thờ Đền Thánh Tử Đạo Đông Phú. Nơi đây có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ: Đã được tôn lên làm Đền Thờ Chầu Thánh Thể suốt ngày đêm của Địa Phận, là nơi phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Parôli đứng đầu thăm viếng và hành lễ, trong một ngày mưa gió nặng nề, nhưng đám đông vẫn ngồi yên tại chỗ sốt sáng, ca hát, đọc kinh dâng lễ.
Đường đi nườm nượp những giáo hữu kéo nhau đi dâng lễ, vì họ nghe tin Đức Giám Mục, nguyên Giám Mục Giáo Phận sẽ dâng lễ lúc 9h sáng. Chúng tôi đi vào con đường quen thuộc, thấy rất lạ lùng, vì thấy một hàng rào sắt che chắn cho một khu đất rộng rãi, mà trước đây là mấy mảnh ruộng do một số người cày sâu, quốc bẫm, nay các mảnh ruộng đó đã biến mất, nhường chỗ cho một con đường xi măng nhẵn nhụi, thỉnh thoảng có một chiếc cột đèn mọc lên từ những pho tượng được đắp vôi vàng nhưng không kém phần nghệ thuật, những thảm cỏ xanh mướt vây quanh một cái ao rộng lớn, gió thổi lăn tăn gợn sóng, đem lại bầu không khí mát mẻ trong ngày nắng chói.
Theo sự tiết lộ của Cha xứ, trồng cỏ để gây đẹp mắt, và thỉnh thoảng cũng được bứt đưa xuống ao nuôi đàn cá. Theo sự sắp xếp của ban tổ chức, Cha xứ xin Đức Giám Mục xuống xe đi bộ vào trong nhà xứ cách chừng 2 km, hai bên là những đoàn thể khác nhau áo quần chỉnh tề, đội kèn, trống mang trang phục áo trắng đa số là nữ giới, các nam thanh thiếu niên nam nữ khỏe mạnh, vui tươi trong những trang phục gọn gàng, rồi đến các phụ nữ trung niên hoặc già lão, nhưng vẫn còn đỏm đang thêm vẻ trang trọng cho ngày lễ. Rất tiếc Đức Giám Mục đau chân mấy ngày nay, nên không thể xuống xe đi bộ một quãng đường dài như vậy, nên xe hơi đã đưa Ngài đến tận nhà xứ. Đám rước sau đó hình thành từ nhà xứ ra nhà nhà thờ, cùng với các cộng đoàn nói trên, theo sau là cuộc rước phụng vụ, Thánh Giá nến cao, vài ba đoàn thể y phục chỉnh tề, và được chừng 20 Linh Mục từ các xứ họ xung quanh để cùng với Đức Giám Mục đồng tế.
Ra tới bàn thờ được thiết lập trên sân chính, Đức Giám Mục cùng đoàn đồng tế, ngồi đối diện với Giáo dân đông ngút ngàn, ngồi lan cả bờ ao lối đi đến tận cuối đường. (Có người ước tính con số tới 30 chục ngàn người). Trời nắng nhưng không gay gắt lắm, gió thổi hưu hưu, hàng ngàn, hàng vạn chiếc dù được căng lên sắc màu đủ loại, làm cho buổi lễ vui tươi và đẹp mắt.
Trước mảng đất mênh mông với đám đông hàng ngàn hàng vạn như vậy, Đức Nguyên Giám Mục Giáo Phận trước đã ứng khẩu kể lại câu chuyện trong dĩ vãng và ứng khẩu mấy câu thơ.
Ngài kể lại: năm 1992 Ngài vừa về coi sóc Giáo Phận, tới phiên chầu lượt Giáo Xứ Trung Đồng, được lời mời của Cha chánh Xứ Trung Đồng lúc đó cũng là học trò cũ của Ngài, Cha Đaminh Trịnh Đức Tính, (nay đã qua đời), trên con đường về nhà thờ, xe hơi phải đi qua một chiếc cầu xưa gọi là cầu 5 tấn, đã được sửa chữa và đã hoàn thành, nhưng chỉ mở cho xe qua lại vào ngày 19/5 ngày sinh nhật cụ Hồ. Nên Cha chính xứ đã làm đơn trình với Ủy ban nhân dân tỉnh, xin phép cho xe hơi của Đức Giám Mục được đi qua trước khi khánh thành. Các vị đồng ý nên Đức Giám Mục là người đầu tiên được đi xe hơi qua cầu 5 tấn lúc đó. Ngài đã về Xứ Trung Đồng quan sát nhà thờ cũng như đất cát phụ thuộc. Trong Thánh lễ Ngài đã nhắc những thửa rộng đất trước mặt nhà thờ, sau này có thể được trả lại cho Giáo Hội địa phương, và sẽ thành một quảng trường rộng rãi để giáo dân các nơi về cùng dâng lễ thì tốt đẹp biết bao. Khu đất này, như vậy nay đã biến thành hiện thực, trên mảnh đất Trung Đồng thuộc Giáo Phận Thái Bình.
Và hôm nay nhờ sự khéo léo của Cha xứ, sự cởi mở của địa phương, chỉ đạo đúng dắn của cấp trên. Chúng ta có mảnh đất gọi là Quảng Trường Thánh Phêrô nhỏ bé ngày nay, và Ngài đọc 4 câu thơ:
Thứ nhất Việt Nam, nhì Á Đông
“Trước Biển” xứ ta: “giữa cánh đồng”
Quảng Trường Phêrô nay hiện thực
Thỏa lòng dân Chúa vẫn ước mong.
Cả hội trường đông ngút ngàn rập một tiếng hoan hô vang động cả cánh đồng, nói lên sự hân hoan vui sướng và ai nấy đều thì thầm với nhau: Câu nói Đức Giám Mục nói tiên tri từ 20 năm trước nay được thực hiện.
Sau cuộc lễ mọi người chúng tôi giải tán mỗi người về một phương, như đàn chim non no mồi sau cuộc dưỡng nuôi của chim mẹ nay tản nát về bốn phương trời, đem Tin Mừng tin vui đến mọi nơi.
Chú thích:
1. “Trước Biển” : Tiền Hải là một huyện danh tiếng ở Thái Bình trong đó có xứ chúng ta đang dâng lễ.
2. “ Giữa cánh đồng” : Trung Đồng là tên xứ họ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Chim Đơn
Dominic Đức Nguyễn
21:14 12/10/2011
CÁNH CHIM ĐƠN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Muôn dặm chim ngàn đôi cánh mỏng
Chân trời góc bể biết về đâu.
(Trích thơ của Hồng Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Muôn dặm chim ngàn đôi cánh mỏng
Chân trời góc bể biết về đâu.
(Trích thơ của Hồng Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền