Ngày 10-10-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vượt quá những ý định tốt
Lm. Minh Anh
01:34 10/10/2021

VƯỢT QUÁ NHỮNG Ý ĐỊNH TỐT
“Tôi đã ước ao được ban sự hiểu biết, tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan!”.

Người ta nói rằng, khi Michelangelo vẽ những bức bích hoạ lộng lẫy trên trần nhà nguyện Sistine, ông nằm ngửa hàng giờ liền để hoàn thành từng chi tiết một cách hết sức cẩn thận. Một người bạn đã hỏi ông, tại sao ông lại quá khổ công với những hình vẽ mà người ta sẽ xem từ một khoảng cách đáng kể. “Rốt cuộc”, người bạn nói, “Ai sẽ để ý xem nó có hoàn hảo hay không?”; Michelangelo trả lời, “Tôi, chính tôi!”. Thật không lạ, nhà nghệ sĩ vĩ đại đó được tiếng là cầu toàn!

Kính thưa Anh Chị em,

Michelangelo là con người cầu toàn! Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay hướng chúng ta đến một điều gì đó cũng được xem là ‘cầu toàn!’; một điều gì đó khôn ngoan hơn, trọn hảo hơn, và ‘vượt quá những ý định tốt’ nhất! Sách Khôn Ngoan nói, “Tôi đã ước ao được ban sự hiểu biết, tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan!”.

Tác giả sách Khôn Ngoan ước ao một điều gì đó còn hơn cả vương quốc, hơn cả ngai vàng; hơn cả giàu sang; hơn cả sức khoẻ và sắc đẹp”. Điều đáng ước ao ấy chính là sự khôn ngoan! Vậy mà ước ao của một con người, tiết lộ những gì người ấy thực sự coi trọng.

Salomon, vị vua coi trọng khôn ngoan, được cho là tác giả của sách này đã thốt lên, “Tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan!”; đó chính là Thiên Chúa, Đấng Khôn Ngoan! Một lần nữa, khát vọng này được bộc lộ trong tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, xin cho chúng con được no say tình Chúa; để ngày ngày được hớn hở vui ca!”.

Với bài Tin Mừng, ‘câu chuyện cầu toàn’, tìm kiếm một cái gì đó ‘vượt quá những ý định tốt’ bắt đầu có vẻ khá tốt. Một thanh niên giàu có đến với Chúa Giêsu với một câu hỏi nền tảng, “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.

Anh ta quả đã tìm kiếm một điều rất khôn ngoan, sự sống đời đời! Chúa Giêsu nói, anh phải tuân giữ các giới răn. Anh cho biết, anh đã giữ từ khi còn trẻ. Đúng là một típ người hoàn hảo khi anh thi hành các giới răn, không tìm kiếm giàu có, chức quyền hay danh vọng nhưng là sự sống đời đời, sự sống đích thực nơi Thiên Chúa. Sau đó, Chúa Giêsu nói một điều gì đó mà chàng không mong đợi, “Anh chỉ thiếu một điều, là hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và anh sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Tôi”. Như thế, để tậu được sống đời đời đồng nghĩa với việc đi theo Chúa Giêsu; nói cách khác, tậu được Giêsu. Oái oăm thay! Điều này khiến chàng nhói đau trong tim. Anh buồn bã bỏ đi!

Lời Chúa Giêsu quả “Sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi” như tác giả thư Do Thái trong bài đọc hai hôm nay khẳng định.

Chàng trai rõ ràng đã bắt đầu với một ý định tốt; nhưng ý định tốt là không đủ, cần phải ‘vượt quá những ý định tốt!’. Đi theo Chúa Giêsu, tuân giữ các giới răn là chưa đủ, dẫu đó là tất cả. Chắc chắn, điều đó giúp tránh được hoả ngục, cùng lắm là vào luyện ngục, nhưng điều chúng ta ao ước, phải là thiên đàng!

Vậy làm thế nào để được thiên đàng? Chúng ta chỉ sở hữu thiên đàng bằng một cuộc sống hoàn hảo. Đúng! Muốn có thiên đàng, chúng ta phải sở hữu Giêsu, Ngài là thiên đàng.

Vì thế, “Đi theo Tôi” chàng trai được mời gọi chính là mang lấy cách sống Giêsu. Anh buồn bã bỏ đi vì không nhận ra rằng, lời mời gọi của Chúa Giêsu thực ra là một hành động yêu thương. Anh không hiểu, anh sẽ hạnh phúc khi theo Ngài; Ngài sẽ lấp đầy anh bằng chính Ngài!

Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta chọn lựa, đâu là khôn ngoan đích thực. Mỗi người chỉ có một đời để sống, nên chỉ có một con đường để chọn. Chọn Giêsu là chấp nhận lối sống của Ngài, yêu thương như Ngài, hy sinh như Ngài. Đó chính là con đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời. Điều này quả ‘vượt quá những ý định tốt’ nhất của chúng ta. Vì thế, chúng ta cần thanh luyện khối óc, thanh tẩy con tim mình từng ngày để chọn lựa cách khôn ngoan nhất, chọn Giêsu. Đi theo Chúa Giêsu, chọn Ngài, là con đường tốt nhất, cũng là con đường ngắn nhất và nhanh nhất!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn con ‘vượt quá những ý định tốt’ của con để chọn lấy chính Chúa mỗi ngày; xin đừng để con bao giờ bằng lòng với chính mình”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thứ Hai ngày 11/10: Dấu lạ và niềm tin. Linh mục Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
03:02 10/10/2021


PHÚC ÂM: Lc 11, 29-32

“Không ban cho dòng giống này điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giona”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: “Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống này như vậy. Đến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa”.

Đó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:10 10/10/2021

31. Thế giới hiện tại và thế giới đời sau cùng nhau đối địch, cho nên chúng ta không thể đồng thời thân cận cả hai, mà phải quyết định chọn hay là bỏ, nên đi ngã nào.

(Thánh Clement)

Lm. Giuse Maria Nh

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:17 10/10/2021
79. SẮC XUÂN LÀM PHIỀN LÒNG

Phụ nữ chèo thuyền ở Quảng Đông không một ai được gọi là đẹp.

Một ngày nọ, có một người ngẫu nhiên cùng người bạn lên thuyền du ngoạn, thấy cố gái chèo thuyền quá xấu thì mất đi tất cả sự hứng thú, bèn hỏi cô gái chèo thuyền tên họ là gì, người bạn nói:

- “Đều dùng sắc xuân để đặt tên đó”.

Người ấy kinh ngạc hỏi:

- “Tại sao lại có cái tên đẹp đẽ như thế?”

Người bạn trả lời:

- “Không phải có câu thơ gọi [xuân sắc làm phiền lòng ngủ không được] hay sao?”

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 79:

Có những chàng trai buồn giùm khi thấy con gái mặt không đẹp nhưng đặt cái tên rất hay rất đẹp; có những chàng trai thấy tức tức trong bụng, khi có những cô gái đẹp như tiên lại lấy ông chồng già cú đế, hoặc lấy ông chồng bặm trợn...

Chúng ta –người công giáo- có một cái tên rất hay rất đẹp và rất cao quý là Ki-tô hữu, nhưng cuộc sống của chúng ta quá xấu, quá tồi không phù hợp với tên Ki-tô hữu của mình, thì thật đáng buồn biết bao, cho nên có ông Gandi bên Ấn Độ nói như thế này: “Tôi yêu mến Chúa Ki-tô, nhưng tôi không thích người Ki-tô hữu”. Tại sao vậy? Tại vì người Ki-tô hữu sống không như Đức Chúa Giê-su, và cũng sống không như tên gọi rất đẹp của mình là Ki-tô hữu.

Người xấu tên đẹp là chuyện thường tình trên mặt đất này; vợ đẹp chồng già, chồng xấu, chồng ma cô cũng là chuyện bình thường của con người trên thế gian này, buồn hay vui thì cũng thế mà thôi.

Không sống đúng với tên gọi Ki-tô hữu của mình, thì đáng buồn gấp ngàn vạn lần cô gái xấu mà có tên đẹp...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Không đọc ra dấu chỉ
Lm. Minh Anh
20:39 10/10/2021

KHÔNG ĐỌC RA DẤU CHỈ
“Sẽ không ban cho họ dấu lạ nào, ngoài dấu lạ của tiên tri Giôna!”.

Một gia đình nọ, cả thảy 5 người, được đưa đi cấp cứu, khi con mèo của họ co thắt bụng dữ dội. Họ được súc ruột, vì con mèo đã ăn một món nấm như họ. Và dù cả 5 người không có dấu hiệu bệnh, bác sĩ vẫn buộc họ đi bệnh viện. Về nhà, họ thấy con mèo khoẻ lại, nằm cạnh 5 chú mèo con lúc nhúc. Không chỉ bác sĩ, cả nhà họ đều đã ‘không đọc ra dấu chỉ’ chuyển dạ của mèo mẹ!

Kính thưa Anh Chị em,

Việc những bệnh nhân bất đắc dĩ ‘không đọc ra dấu chỉ’ dẫn đến những sai lầm buồn cười không đáng có. Thế nhưng, trong cuộc sống, không ít lần, chúng ta cũng đã có những quyết định sai lạc, vì ‘không đọc ra dấu chỉ’ của Chúa; chúng ta đã không có những hướng đi rõ rệt, dứt khoát!

Như những người Do Thái trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta đi tìm những dấu chỉ; thế nhưng, Chúa Giêsu cho biết, “Sẽ không ban cho họ dấu lạ nào, ngoài dấu lạ của tiên tri Giôna. Vì Giôna đã nên dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là dấu lạ cho dòng giống này như vậy”. Phép lạ Giôna ám chỉ việc Con Thiên Chúa chịu đóng đinh, chịu chết, chôn trong mồ ba ngày và phục sinh vinh hiển. Như Giôna đã trải qua ba ngày trong bụng cá, Chúa Giêsu cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày như vậy.

Với chúng ta, điều cốt yếu là cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Đó là dấu chỉ vĩ đại đã được ban cho chúng ta, và cũng là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin Kitô giáo. Chúng ta không cần và không nên tìm kiếm một điều gì khác ngoài dấu chỉ này. Mọi thắc mắc, mọi nan đề, băn khoăn, bối rối… đều có thể được giải đáp và giải quyết nếu chúng ta chỉ đơn giản chiêm ngắm mầu nhiệm cứu chuộc cao cả này, bằng cách bước vào sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Tìm kiếm một dấu chỉ khác ngoài dấu chỉ này sẽ thật sự là một sai lầm; và cách nào đó, chúng ta cho rằng, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là không đủ.

Khởi đầu thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô gọi các Kitô hữu là “Những người được Thiên Chúa yêu mến và kêu gọi nên thánh, được ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha, và của Đức Giêsu Kitô”, Đấng đã sinh ra theo huyết nhục “Bởi dòng dõi Đavít… đã sống lại từ cõi chết”. Chúa Kitô là dấu chỉ lớn nhất, trọng tâm nhất cho đời sống đức tin của chúng ta. Và như thế, rõ ràng, “Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ!” không chỉ cho những kẻ Ngài yêu nhưng còn cho tất cả nhân loại, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.

Anh Chị em,

Biết bao lần, chúng ta thấy mình phải vật lộn với những vấn nạn trong cuộc sống, vấn nạn khổ đau, vấn nạn sự chết và cả vấn nạn tội lỗi của chính mình hay của người khác. Chẳng hạn, trong những ngày này; từ Sài Gòn, hàng trăm nghìn người đang tuôn trở về các tỉnh, đó là quyền thiêng liêng của mỗi người mà không ai có quyền cấm cản. Và theo dự đoán, con số của những cuộc thiên di hồi hương này có thể lên đến hàng triệu vào những ngày sắp tới. Vậy Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì trước dấu chỉ của thời đại này; nói cách khác, trước thập giá đầy thách đố này? Đúng! Thập giá của những gia đình nghèo, thập giá của những người thân yêu hay cũng có thể là thập giá của chính của chúng ta; và nó còn là ‘thập giá sỉ diện nhức nhối của một đất nước!’. Nếu không hướng mắt nhìn lên thập giá Chúa Kitô, chúng ta sẽ ‘không đọc ra dấu chỉ’, cũng không tìm được câu trả lời. Phải chăng, Chúa muốn chúng ta bớt sống ích kỷ, bớt bám víu vào của cải và biết tựa nương vào Ngài hơn; đồng thời, có thể Ngài lại đang mời gọi chúng ta làm một điều gì đó cụ thể cho những anh chị em kém may mắn chung quanh chúng ta, ngay hôm nay.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin dạy con sống mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa; cho con biết lấy đó làm thước đo của các vấn nạn. Nhờ đó, con sẽ tránh được việc ‘không đọc ra dấu chỉ’ Chúa gửi đến mỗi ngày!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Để Mở Những Cánh Cửa Của Chúa
Lm Giuse Trương Đình Hiền
08:40 10/10/2021
Chúa Nhật 28 thường niên năm B 2021

Trong những ngày qua, khi hàng hàng lớp lớp các dòng người, hầu hết là người nghèo, công nhân lao động, đổ về quê…, người ta cũng thấy nổi lên những hình ảnh đáng trân trọng của những sẻ chia, hỗ trợ từng chai nước, lít xăng, gói mì… dọc trên những nẻo đường nam bắc…

Tinh thần bác ái, sẻ chia, biết “cho những người nghèo” cũng là ý nghĩa mà sứ điệp Lời Chúa Chúa Nhật 28 thường niên (B) đang muốn khơi gợi lên để chúng ta cùng suy niệm và áp dụng thực hành.

Trước hết, để hiểu được dụng ý của sứ điệp Lời Chúa hôm nay, chúng ta cần lần theo giáo huấn của sách Khôn Ngoan trong Cựu ước (Bđ 1). Trích đoạn sách Khôn ngoan dạy rằng: “Tôi lấy sự khôn ngoan làm hơn vương quốc và ngai vàng: Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không. Tôi cũng không so sánh nó với kim cương, vì mọi thứ vàng đem so sánh với nó thì kể như hạt cát nhỏ bé, và bạc đem để trước nó thì kể như đất bùn…”.

Chắc chắn hai chữ “Khôn Ngoan” mà sách Khôn Ngoan nhắc đến, ngoài ý nghĩa thông thường là sự hiểu biết hoàn hảo để thấu hiểu và đáp trả thánh ý Thiên Chúa, “khôn ngoan”, khi được “nhân cách hóa”, lại là một tiên báo và được đồng hóa với “Lời”. Đó chính là “Lời hằng sống của Thiên Chúa” như cách diễn tả của trích đoạn thư Do Thái trong Bđ 2: “lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn…”. Nhưng đặc biệt hơn, đó cũng chính là một “Ngôi Vị” cụ thể như cách trình bày của Thánh Tông Đồ Gioan: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi lời. Ngôi lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa… Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta…” (Ga 1,1-18). Vâng, “Khôn ngoan”, “Lời”, “Đức Kitô” chỉ là một. Và như thế, điều mà Lời Chúa muốn dẫn chúng ta đến đó chính là sự chọn lựa Đức Ki-tô, sự Khôn Ngoan đích thực, như một ưu tiên tuyệt đối, một “kho tàng dấu trong thửa ruộng một viên ngọc quý”… mà chúng ta cần hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả để tìm kiếm, để chọn lựa.

Và ý nghĩa nầy lại chính là nội dung cốt lỏi của câu chuyện “người thanh niên giàu có” mà Máccô trình thuật hôm nay.

Khởi đầu câu chuyện lại chính là bài học vỡ lòng dạy cho người thanh niên biết nhận ra thân phận nghèo nàn của con người để khiêm hạ xóa mình đi trước sự cao cả tuyệt đối”của Thiên Chúa: “Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa.”. Tiếp đến, Ngài đã xoay hướng cái tâm của anh ta về phía con người để thực thi những điều thiện hảo được nêu bật nơi các Giới răn: “chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ”. Và anh ta đã làm Ngài ngạc nhiên: “Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ”.

Trong ánh mắt của Đức Kitô, người thanh niên “có nhiều của cải” lại “biết tuân giữ các lề luật ngay từ thuở nhỏ”, …quả thật anh ta đã bước gần tới ngưỡng cửa Nước Trời, bước gần tới “sự khôn ngoan đích thực” hay cái giàu có trọn lành trọn hảo mà không phải ai cũng có thể đạt được. Chính vì thế, “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến”; và từ con tim yêu mến Ngài đã quyết định hướng chàng thanh niên tốt bụng và đạo hạnh nầy lên một “tầm cao” của con đường khôn ngoan đích thực: “Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta”.

Qua đề nghị này chúng ta thoáng thấy 3 điều cơ bản:

- “Bán tất cả gia tài”: Một sự từ bỏ quyết liệt, một hy sinh sẵn sàng cho đi. Trong thế giới và xã hội chúng ta đang sống, đề nghị nầy quả thật là nghiệt ngã ! Người ta đua nhau “làm giàu, tìm kiếm “thu vô cho đầy” gần như là “quy luật tự nhiên” !

- “bố thí cho người nghèo khó”: Sử dụng của cải cho mục tiêu bác ái, sẻ chia vì tình yêu. Chắc chắn đây không là sự “bố thí” mang tính thương hại của kẻ cả, của tiền dư bạc thừa, của cơm thừa cá cặn… mà là của tình yêu thương liên đới, của trân trọng sẻ chia.

- “rồi đến theo Ta”: Chọn lựa “đi theo Đức Ki-tô” như lý tưởng tối hậu. Không có sự chọn lựa căn bản nầy, tất cả mọi hoạt động bác ái, tông đồ, phục vụ… chỉ dừng lại ở ngưỡng cửa nhân bản tự nhiên mà chưa đạt tới ngưỡng cửa của Đức Tin siêu nhiên. Vâng, sự thánh thiện hay con đường cứu độ của Kitô giáo chính là quy hướng về tiêu đích cuối cùng nầy: Đức Kitô: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,40)

Nhưng ánh sáng của niềm vui và hy vọng rạng rỡ đang được khơi lên trong trái tim của chàng thanh niên đã vội chợt tắt: “Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải”.

Thì ra, chỉ với một lý do, lý do muôn thuở, không phải chỉ ngăn cản bước chân của một chàng thanh niên giàu có nầy đi theo Đức Ki-tô, mà đã bịt mắt và cản đường biết bao nhiêu thế hệ nhân loại nối tiếp nhau trong thế giới nầy, trong cuộc đời nầy dừng lại trước con đường của tình yêu phục vụ, của quảng đại hiến thân. Lý do đó chính là: “vì anh ta có nhiều của cải”.

Từ câu chuyện của chàng thanh niên, Chúa Giêsu đã cảnh báo các môn sinh về lối sống và cách chọn lựa sự giàu có mang tính thế tục, một cái tâm thức phổ thông “có tiền mua tiên cũng được”, kể cả nước trời. Không, Ngài nhắn nhủ các ông: “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa”.

Và cứ tưởng, thế giới chỉ gồm toàn những chàng thanh niên vì của cải mà “sụ mặt quay đi”, nhưng không, vẫn có những “Matthêô bỏ bàn thu thuế”, những “Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan… bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ cha mẹ, vợ con…” để “đi theo Thầy”; bởi vì họ xác tín: “Bỏ Thầy, chúng con biết đến cùng ai? Vì chỉ có Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời !” (Ga 6,68).

Vâng, trải dài suốt 2000 năm nay, đã có hàng hàng lớp những người nam và nữ, từ vua chúa đến lê dân, từ những thân phận lá ngọc cành vàng cho đến chân bùn tay lắm… đã chấp nhận bỏ lại đằng sau mọi gia tài của cải như chàng ăn mày Phanxicô Assisi, như vị Tông đồ cho người cùi - Giám mục Jean la Cassaigne, như người nữ tu già nua ốm yếu Têrêsa Calcutta… dành cả cuộc đời cho những kẻ bệnh hoạn tật nguyền và bị ném ra bên lề xã hội…

Những con người như thế họ đã nhận được gắp trăm, gấp ngàn trong cuộc đời hạnh phúc bên Thiên Chúa và trong niềm trân trọng kính tôn của Giáo Hội, của nhân loại. Nhưng cái được to lớn nhất, tuyệt vời nhất, đó chính là họ nhận được chính Đức Ki-tô. Vâng, vì Đức Kitô để họ “bỏ tất cả”, nhưng cũng là để “dành cho tất cả như cảm nhận của bài thơ: Khi đến với Chúa:

Lạy Chúa,

khi đến với Chúa
con tháo bỏ đôi giày: những tham vọng của con
con cởi bỏ đồng hồ: thời khoá biểu của con,
con đóng lại bút viết: các quan điểm của con,
con bỏ xuống chìa khoá: sự an toàn của con,
để con được ở một mình với Ngài,
lạy Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Sau khi được ở với Ngài,
con sẽ xỏ giày vào
để đi theo đường của Chúa,
con sẽ đeo đồng hồ,
để sống trong thời gian của Chúa,
con sẽ đeo kính vào
để nhìn thế giới của Chúa,
con sẽ mở bút ra
để viết những tư tưởng của Chúa,
con sẽ cầm chìa khoá lên
để mở những cánh cửa của Chúa.

Chắc chắn cũng từ cảm nhận đầy “tính nhân văn Kitô giáo” nầy, mà ngài thủ tướng Winston Churchill từng chia sẻ: “chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta có được, nhưng chúng ta làm nên cuộc đời bằng chính những gì mà chúng ta cho đi.” (We make a living by what we get, but we make a life by what we give).

Ước gì ngay từ hôm nay, chúng ta bắt tay xây dựng cuộc đời mình bằng chính những sự cho đi và từ bỏ như thế. Amen.

Giuse Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đã chích hai mũi, Đức Tổng Giám Mục Alabama vẫn nhiễm COVID-19 và phải cách ly
Đặng Tự Do
17:43 10/10/2021


Đức Tổng Giám Mục Thomas J. Rodi của tổng giáo phận Mobile, tiểu bang Alabama, “đã bắt đầu quá trình cách ly” tại tư dinh của ngài sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 hôm 4 tháng 10.

“May mắn thay, Đức Tổng Giám Mục Rodi đã được tiêm phòng đầy đủ và dự kiến sẽ hồi phục hoàn toàn,” Tổng giáo phận cho biết trong một tuyên bố. Ngài đã được kiểm tra khi ngài “cảm thấy các triệu chứng hoa mắt nhẹ”.

Tổng giáo phận cho biết Đức Tổng Giám Mục Rodi đã báo cáo rằng “các triệu chứng của ngài vẫn còn nhẹ” và ngài “sẽ tiếp tục phục vụ những người Công Giáo của Tổng giáo phận Mobile từ xa nơi cư trú của ngài”. Các văn phòng tổng giáo phận hiện đang đóng cửa.

Tuyên bố cho biết: Tất cả những người mà Đức Tổng Giám Mục Rodi có liên hệ mật thiết đều đã được thông báo, theo các quy trình của Tổng giáo phận Mobile và các biện pháp sức khỏe cộng đồng.

“Đức Tổng Giám Mục Rodi muốn nhắc nhở công chúng thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi COVID-19 và ngài tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ tất cả những ai đủ điều kiện hãy mau tiêm chủng”.

Đức Tổng Giám Mục đã hủy bỏ “tất cả các lần xuất hiện trực tiếp và sẽ tiếp tục các hoạt động công cộng sau khi được bác sĩ cho phép”.

Tổng giáo phận Mobile yêu cầu “mọi người hãy nhớ đến Đức Tổng Giám Mục Rodi, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chúng ta và những người nhiễm coronavirus trong lời cầu nguyện của anh chị em”.

Đức Tổng Giám Mục Rodi, 72 tuổi, đã đứng đầu Tổng Giáo phận Mobile từ năm 2008. Tổng giáo phận bao gồm 28 quận trong tiểu bang Alabama. Là người gốc New Orleans, ngài là giám mục của Biloxi, Mississippi, trong bảy năm trước khi được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Mobile.
Source:Boston Pilot
 
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ ban hành hướng dẫn về miễn trừ tôn giáo đối với vắc xin COVID-19
Đặng Tự Do
17:44 10/10/2021


Một nhà đạo đức sinh học Công Giáo nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng hướng dẫn mới về việc cấp miễn trừ tôn giáo đối với vắc xin COVID-19 cho các nhân viên liên bang không giải quyết đầy đủ vấn đề lương tâm.

Nhân viên liên bang hiện được yêu cầu tiêm chủng đầy đủ chống lại COVID-19 trước ngày 22 tháng 11 năm 2021. Hướng dẫn dành cho các cơ quan liên bang từ Văn phòng Quản lý Nhân sự, được công bố vào hôm Thứ Hai, ngày 4 tháng 10, nêu rõ rằng các nhân viên yêu cầu miễn trừ tôn giáo đối với yêu sách tiêm chủng “trước tiên phải xác nhận rằng việc họ từ chối tiêm chủng là dựa trên niềm tin chân thành xuất phát từ bản chất tôn giáo. “

Mẫu miễn trừ tôn giáo bao gồm một biểu mẫu gồm bảy phần để nhân viên điền vào, đưa ra một loạt câu hỏi về sự phản đối dựa trên tôn giáo của nhân viên đối với việc tiêm vắc-xin COVID-19.

Tuy nhiên, việc miễn trừ tôn giáo nên được “tự do” cho các nhân viên, linh mục tiến sĩ Tadeusz Pacholczyk, giám đốc giáo dục tại Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn với CNA. Nếu không, các yêu cầu vắc-xin “có thể dễ dàng trở thành những công cụ mù quáng, xâm phạm dẫn đến vi phạm quyền tự do cá nhân”.

Theo nhận xét của ngài, nhiều câu hỏi về việc miễn trừ tôn giáo trong hướng dẫn liên bang “phần lớn không liên quan đến việc đánh giá xem ai đó có vấn đề lương tâm đối với việc tiêm chủng hay không”.

Mẫu câu hỏi cho các cơ quan liên bang bao gồm các câu hỏi như tại sao một nhân viên phản đối việc nhận vắc xin COVID-19. Các câu hỏi khác bao gồm khoảng thời gian một nhân viên theo niềm tin tôn giáo ủng hộ sự phản đối của họ, lịch sử tiêm vắc-xin của họ, các loại thuốc khác mà họ đã tránh do tín ngưỡng tôn giáo và tại sao việc nhận vắc-xin COVID-19 sẽ là “gánh nặng đáng kể” cho việc thực hành tôn giáo của họ.

Cha Pacholczyk nói rằng những câu hỏi về “gánh nặng đáng kể” đối với đức tin của một người, họ giữ đạo bao lâu rồi, hoặc họ đã phản đối vắc-xin COVID-19 trong bao lâu là “không quan trọng”.

Thay vào đó, điểm quan trọng là “chính vào thời điểm hiện nay, liệu ai đó có vấn đề về lương tâm khiến họ không muốn được chủng ngừa hay không”.

“Chỉ cần truyền đạt quan điểm cá nhân này, dù bằng văn bản hay thậm chí bằng lời nói, và thậm chí trong trường hợp không tiết lộ lý do, là đủ làm cơ sở cần thiết để cho phép miễn trừ lương tâm.”

Cha Pacholczyk nói với CNA rằng sẽ là một sai lầm khi cho rằng “một ý kiến nào đó là luôn phù hợp với tất cả” khi đề cập đến tiêm chủng.

Ngài nói: “Các quyết định về các can thiệp y tế nên nằm trong tay của từng bệnh nhân, là người có thể đưa ra các đánh giá tương ứng với tình hình thực tế của họ một cách đầy đủ và có ý nghĩa hơn nhiều so với bất kỳ cơ quan liên bang nào có thể làm”.
Source:Catholic News Agency
 
Công đồng Toàn thể Úc đã kết thúc phiên khoáng đại đầu tiên
Vũ Văn An
02:51 10/10/2021

Theo tin chính thức, Công đồng Toàn thể Úc đã kết thúc phiên khoáng đại đầu tiên vào thứ Bảy, ngày 9 tháng 10. Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, Chủ tịch Công đồng, đã chính thức tuyên bố như thế và mời gọi 278 thành viên Công đồng tới họp phiên khoáng đại thứ hai và là phiên kết thúc Công đồng Tòan thể vào tháng 7 năm 2022.



Suy nghĩ về tuần lễ qua, Đức Tổng Giám Mục Costelloe nhận định rằng phiên họp “gây cảm hứng, tạo thách thức và đôi khi gây bất an”, nhưng nói chung, nó đã thể hiện được diễn trình “đồng nghị” được Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả là “cùng nhau bước đi”.

Ngài nói, “Tuần lễ này chúng ta đã cố gắng cùng nhau biện phân làm thế nào chúng ta, như một Giáo Hội, có thể trở nên một dấu chỉ rõ ràng, không mơ hồ và hữu hiệu của hiệp thông một cách trọn vẹn hơn. Chúng ta làm thế vì chúng ta biết chắc rằng chính như là dân Thiên Chúa, nhiệm thể Chúa Kitô trong thế giới, mà chúng ta có thể là dụng cụ của Thiên Chúa để thiết lập vương quốc của Người”.

Ngài nói thêm, “Suốt tuần lễ, chúng ta đã cùng nhau thăm dò những phương cách khả hữu để tái lên khuôn, tái định vị chúng ta, Giáo Hội tại Úc Châu, cho sứ mệnh trên. Và cuộc thăm dò này còn tiếp tục”.

Trong số rất nhiều trải nghiệm trong tuần lễ qua, bao gồm thời gian dành cho phiên khoáng đại, nhiều giờ dành cho các nhóm nhỏ biện phân về 16 vấn đề trong nghị trình của Phiên họp và nhiều giờ dành cho việc cầu nguyện, Đức Tổng Giám Mục Costelloe nhìn nhận đây là “mỗt tuần lễ gây cảm hứng, tạo thách thức và đôi khi bất an đối với nhiều người chúng ta”

Ngài giải thích, “chúng ta đã được nghe về niềm vui được thuộc về Giáo Hội và niềm hy vọng nó mang đến cho đời sống nhiều người. Nhưng chúng ta cũng đã đụng tới nỗi đau của những người đau khổ, và vẫn tiếp tục đau khổ, qua việc họ tham gia với Giáo Hội”.

Thánh lễ bế mạc Phiên họp khoáng đại đầu tiên đã được Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa Brisbane.



Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho biết cảm tưởng của ngài về tuần lễ qua trong tư cách một thành viên trong số 278 thành viên của Công Đồng: “mệt lử và hơi xơ xác, vì quả là một công việc rất vất vả; nhẹ nhõm, thậm chí đôi chút ngạc nhiên, vì rất nhiều điều rất có thể đi sai; hài lòng, vì nó quả sản sinh được nhiều hoa trái đích thực; tạ ơn Chúa và cám ơn nhau, vì tất cả là hồng ân hơn là việc vất vả; được kích thích muốn xem điều gì sẽ diễn ra giữa lúc này và phiên họp toàn thể thứ hai vào giữa năm tới”.

Ngài nói thêm, “Trọn vẹn là một kỳ công kỹ thuật; hàng núi việc làm tuyệt vời của rất nhiều người, và vùng nước xoáy (maelstrom) những lời phát biểu, tầm nhìn thông sáng, tâm tình, xác tín và nghị quyết trong một tinh thần tôn trọng nhau sâu sắc, ngay trong và có lẽ nhất là khi chúng ta bất đồng với nhau. Nhưng trên hết, phiên họp là khoảnh khắc ơn thánh và đức tin, ơn thánh Thiên Chúa và đức tin Giáo Hội trong thời gian thử thách này”.

Ngài trông mong phiên họp toàn thể thứ hai sẽ diễn ra trực tiếp tại Sydney. Trong thời gian chờ đợi, ngài cho biết “Việc biện phân của chúng ta sẽ tiếp diễn một cách thâm hậu qua các tháng lên men này, để hạt giống gieo trong phiên đầu tiên cuối cùng sẽ mang hoa trái tại phiên họp thứ hai, trang bị đầy đủ để chúng ta tiếp tục cuộc hành trình vượt qua giai đoạn cử hành Công Đồng sang giai đoạn dài thực thi các quyết định và sắc lệnh được Chúa Thánh Thần lên khuôn của nó”.

Kết thúc bài giảng của ngài, Đức Tổng Giám Mục Coleridge nhắc đến người điều hợp nhóm thảo luận nhỏ của ngài, một bà đỡ. Bà ví hành trình biện phân như việc đem một đứa trẻ ra chào đời, “Diễn trình này chậm chạp, đau đớn và rối bời, nhưng cuối cùng sinh hoa kết trái và hân hoan cách kỳ diệu khi bé thơ sinh ra”.

Ngài nói, “Bên kia vùng nước xoáy của tuần lễ này và tất cả những gì nằm ở đàng trước ước mong Giáo Hội ở Úc Châu tiến tới chỗ biết được hoa trái và niềm vui mà Chúa Thánh Thần vốn mang đến qua những đau đớn và rồi bời, vì không có gì bất khả đối với Thiên Chúa”.
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ khai mạc Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
05:33 10/10/2021


Lúc 10g sáng Chúa Nhật 10 tháng 10, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ khai mạc Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Cùng đồng tế với ngài có các Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục tham dự Thượng Hội Đồng.

Các bài đọc trong thánh lễ được lấy từ Phụng Vụ của Chúa Nhật 28 Mùa Quanh Năm.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Một người giàu có đến gặp Chúa Giêsu “khi Người đang chuẩn bị lên đường” (Mc 10:17). Các sách Phúc âm thường xuyên cho chúng ta thấy Chúa Giêsu “đang trong một cuộc hành trình”; Ngài đi bên cạnh mọi người và lắng nghe những câu hỏi và những mối quan tâm ẩn sâu trong trái tim họ. Chúa cho chúng ta thấy rằng Ngài không được tìm thấy ở những nơi ngăn nắp và trật tự, xa rời thực tế, nhưng luôn luôn đi bên cạnh chúng ta. Chúa Giêsu gặp gỡ chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, trên những con đường đời thường đầy sỏi đá. Hôm nay, khi khai mạc tiến trình Thượng Hội Đồng này, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân - tất cả chúng ta, Giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân - liệu chúng ta, cộng đồng Kitô Giáo, có thể hiện “phong cách” này của Thiên Chúa, Đấng đi trên con đường của lịch sử và chia sẻ trong cuộc sống của nhân loại hay không? Chúng ta đã chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu trong cuộc hành trình này chưa? Hay chúng ta sợ hãi những điều chưa biết, thích ẩn náu trong những lý do thông thường: như “Vô ích” hoặc “Chúng ta đã luôn làm theo cách này mà”?

Tiến hành Thượng Hội Đồng có nghĩa là cùng đi trên một con đường, cùng nhau bước đi. Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Đầu tiên, Chúa Giêsu gặp người đàn ông giàu có trên đường; sau đó Ngài lắng nghe những câu hỏi của anh ta, và cuối cùng Ngài giúp anh ta phân định những gì anh ta phải làm để có thể hưởng sự sống vĩnh cửu. Gặp gỡ, lắng nghe và phân định. Tôi muốn suy ngẫm về ba động từ đặc trưng cho Thượng Hội Đồng này.

Đầu tiên là gặp gỡ. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng việc nói về một cuộc gặp gỡ. Một người đàn ông đến gần Chúa Giêsu và quỳ xuống trước Ngài, hỏi Ngài một câu hỏi quan trọng: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (câu 17). Một câu hỏi quá quan trọng đòi hỏi sự chú ý, thời gian, sự sẵn lòng gặp gỡ người khác và sự nhạy cảm với những gì làm họ áy náy. Chúa không đứng xa cách; Ngài không tỏ ra khó chịu hay bị quấy rầy. Thay vào đó, Ngài hoàn toàn hiện diện với người này. Ngài cởi mở để gặp gỡ. Không có gì khiến Chúa Giêsu thờ ơ; mọi thứ đều được Chúa quan tâm. Gặp gỡ mặt đối mặt, nhìn thẳng vào đôi mắt, và chia sẻ lịch sử của mỗi cá nhân. Đó là sự gần gũi tiêu biểu của Chúa Giêsu. Chúa biết rằng cuộc đời của ai đó có thể thay đổi chỉ bằng một cuộc gặp gỡ. Tin Mừng chứa đầy những cuộc gặp gỡ như vậy với Chúa Kitô, những cuộc gặp gỡ nâng đỡ và mang lại ơn chữa lành. Chúa Giêsu không vội vã, hay nhìn vào đồng hồ để kết thúc buổi họp. Ngài luôn phục vụ người bên cạnh, lắng nghe những gì người đó nói.

Khi chúng ta bắt đầu quá trình này, chúng ta cũng được kêu gọi trở thành những chuyên gia trong nghệ thuật gặp gỡ. Không phải bằng cách tập trung quá nhiều cho việc tổ chức các sự kiện hoặc lý thuyết hóa về các vấn đề, cho bằng dành thời gian để gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau. Dành thời gian để cầu nguyện và thờ phượng – đó là hình thức cầu nguyện mà chúng ta thường bỏ qua - dành thời gian để thờ phượng và lắng nghe những gì Thánh Linh muốn nói với Giáo hội. Đã đến lúc phải nhìn vào mắt người khác và lắng nghe những gì họ nói, để xây dựng mối quan hệ, nhạy cảm với các câu hỏi của anh chị em chúng ta, để chúng ta được phong phú hóa bởi sự đa dạng của các đặc sủng, ơn gọi và thừa tác vụ. Mỗi cuộc gặp gỡ - như chúng ta đã biết - đều đòi hỏi sự cởi mở, lòng dũng cảm và sự sẵn sàng để bản thân được thử thách bởi sự hiện diện và những câu chuyện của người khác. Nếu đôi khi chúng ta trốn chạy trong các giao thức hoặc muốn trình bày một hình ảnh sang cả - tinh thần giáo sĩ và lịch sự, trong đó tôi là Đức ông hơn là Cha – thì kinh nghiệm gặp gỡ sẽ thay đổi chúng ta; thường xuyên nó mở ra những khả năng mới và bất ngờ. Sau buổi đọc kinh Truyền Tin hôm nay, tôi sẽ gặp một nhóm người đường phố đến với nhau đơn giản chỉ vì một nhóm người đã cố gắng lắng nghe họ, đôi khi chỉ lắng nghe họ là đủ. Và từ sự lắng nghe đó, họ đã thành công trong việc tạo ra một con đường mới. Thiên Chúa thường chỉ ra những con đường mới theo cách này. Ngài mời chúng ta bỏ lại những thói quen cũ của chúng ta. Mọi thứ sẽ thay đổi khi chúng ta có thể gặp gỡ Ngài và gặp gỡ nhau một cách chân thành, không cần hình thức hay giả vờ, nhưng chỉ đơn giản bằng con người thật của chúng ta.

Động từ thứ hai là lắng nghe. Cuộc gặp gỡ thực sự chỉ nảy sinh từ việc lắng nghe. Chúa Giêsu đã lắng nghe câu hỏi của người đàn ông đó và những mối quan tâm về tôn giáo và hiện sinh ẩn sau câu hỏi đó. Ngài đã không đưa ra một câu trả lời chung chung hoặc đưa ra một giải pháp đóng gói sẵn; Ngài không giả vờ đáp lại một cách lịch sự, chỉ đơn giản như một phương cách nhằm đuổi anh ta đi và tiếp tục con đường của mình. Chúa Giêsu lắng nghe, bất kể mất bao nhiêu thời gian cần thiết; Ngài không vội vàng. Quan trọng nhất, là Chúa Giêsu không ngại lắng nghe người thanh niên ấy bằng trái tim chứ không chỉ bằng đôi tai. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản trả lời câu hỏi của người thanh niên giàu có; Chúa để anh ta kể câu chuyện đời mình, nói một cách tự do về bản thân mình. Chúa Kitô nhắc nhở anh ta về các điều răn, và người đàn ông bắt đầu kể về tuổi trẻ của mình, chia sẻ hành trình tôn giáo và nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa của anh ta. Điều này xảy ra bất cứ khi nào chúng ta lắng nghe bằng trái tim: mọi người cảm thấy rằng họ đang được lắng nghe, không bị phán xét; họ cảm thấy tự do kể lại những kinh nghiệm của chính họ và cuộc hành trình tâm linh của họ.

Chúng ta hãy tự hỏi mình một cách thẳng thắn trong suốt tiến trình Thượng Hội Đồng này: Chúng ta có giỏi lắng nghe không? “Thính giác” của trái tim chúng ta tốt đến mức nào? Chúng ta có cho phép mọi người bộc lộ bản thân, bước đi trong đức tin dù họ gặp khó khăn trong cuộc sống, và trở thành một phần của đời sống cộng đồng mà không bị cản trở, từ chối hoặc phán xét không? Tham gia vào một Thượng Hội Đồng có nghĩa là đặt chúng ta vào cùng một con đường như Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể. Nó có nghĩa là đi theo bước chân của Chúa, lắng nghe lời Ngài cùng với lời nói của người khác. Nó có nghĩa là ngạc nhiên khám phá rằng Chúa Thánh Thần luôn làm chúng ta kinh ngạc, khi gợi ý những con đường mới và những cách nói mới. Học cách lắng nghe lẫn nhau là một bài tập chậm và có lẽ mệt mỏi’. Hãy lắng nghe các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, tất cả những người đã được rửa tội - và tránh những phản ứng giả tạo, nông cạn và được đóng gói sẵn. Thánh Linh yêu cầu chúng ta lắng nghe những thắc mắc, mối quan tâm và hy vọng của mọi thành phần Giáo hội, mọi người và mọi quốc gia. Và lắng nghe thế giới, trước những thách thức và thay đổi mà nó đặt ra trước mắt chúng ta. Chúng ta đừng làm cách âm trái tim chúng ta; nhưng phải làm sao để chúng ta không bị bao vây trong những điều chắc chắn của chúng ta. Quá thường là những điều chắc chắn của chúng ta có thể khiến chúng ta đóng cửa. Chúng ta hãy lắng nghe lẫn nhau.

Cuối cùng, hãy phân định. Gặp gỡ và lắng nghe không tự nó kết thúc, và để lại mọi thứ như trước đây. Ngược lại, bất cứ khi nào chúng ta tham gia vào cuộc đối thoại, chúng ta cho phép mình được thử thách, để thăng tiến trên một cuộc hành trình. Và cuối cùng, chúng ta không còn như xưa nữa; chúng ta đã thay đổi. Chúng ta thấy điều này trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu cảm thấy rằng người trước mặt mình là một người tốt và ngoan đạo, tuân theo các điều răn, nhưng Ngài muốn dẫn dắt anh ta đi xa hơn, vượt ra ngoài việc đơn thuần tuân giữ các giới luật. Thông qua đối thoại, Chúa giúp anh ta phân định. Chúa Giêsu khuyến khích người đó nhìn vào bên trong, dưới ánh sáng của tình yêu mà chính Chúa đã thể hiện qua cái nhìn của Người (xem câu 21), và nhận biết trong ánh sáng đó điều gì mà trái tim anh ta thực sự trân trọng. Và theo cách này, giúp anh ta khám phá ra rằng anh ta không thể đạt được hạnh phúc bằng cách lấp đầy cuộc sống của mình chỉ bằng việc tuân giữ các giới răn nhiều hơn, nhưng bằng cách trút bỏ bản thân, bán đi bất cứ thứ gì đang chiếm chỗ trong trái tim anh ta, để có chỗ cho Thiên Chúa.

Đây cũng là một bài học quý giá cho chúng ta. Thượng Hội Đồng là một tiến trình của sự phân định tâm linh, sự phân định của Giáo Hội, diễn ra trong sự tôn thờ, trong cầu nguyện và đối thoại với Lời Chúa. Bài đọc thứ hai hôm nay cho chúng ta biết rằng Lời Chúa “là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn” (Dt 4: 12). Lời Chúa hiệu triệu chúng ta đến với sự phân định và mang lại ánh sáng cho quá trình đó. Lời Chúa hướng dẫn Thượng Hội Đồng, ngăn không cho nó trở thành một đại hội của Giáo hội, một nhóm học tập hay một cuộc tụ họp chính trị, một quốc hội, nhưng đúng hơn là một sự kiện đầy ân sủng, một tiến trình chữa lành được hướng dẫn bởi Thánh Linh. Trong những ngày này, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, như đã từng kêu gọi người đàn ông giàu có trong Tin Mừng, hãy trút bỏ chính mình, hãy giải thoát mình khỏi tất cả những gì thuộc về thế gian, kể cả những mô hình mục vụ hướng nội và hướng ngoại của chúng ta; và tự hỏi mình Chúa muốn nói gì với chúng ta trong thời điểm này. Và hướng đi nào Chúa muốn dẫn dắt chúng ta.

Anh chị em thân mến, hãy cùng nhau lên đường vui vẻ! Cầu xin cho chúng ta là những người hành hương yêu mến Tin Mừng và đón nhận những điều ngạc nhiên của Chúa Thánh Thần. Chúng ta đừng bỏ lỡ những cơ hội đầy ân sủng sinh ra từ sự gặp gỡ, lắng nghe và phân định. Với xác tín hân hoan rằng, ngay cả khi chúng ta tìm kiếm Chúa, Người luôn đến gặp chúng ta trước với tình yêu của Người.
Source:Holy See Press Office
 
Thánh Irenaeus sẽ sớm được nâng lên hàng Tiến sĩ của Giáo hội
Thanh Quảng sdb
05:57 10/10/2021
Thánh Irenaeus sẽ sớm được nâng lên hàng Tiến sĩ của Giáo hội

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi triều yết với các thành viên của Nhóm Đại kết Chính thống & Công Giáo ở Vatican, ĐTC đã nói về thánh Irenaeus, một nhà thần học sống ở thế kỷ thứ hai như là một cầu nối thần học và tâm linh tuyệt vời giữa các Giáo hội phương Đông và phương Tây.

(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)

Thánh nhân xuất phát từ Giáo hội phương Đông nhưng lại là một tông đồ ở phương Tây, một "mục tử" và một "nhà vô địch trong cuộc chiến chống lại dị giáo", như Đức Benedict XVI đã gọi Thánh Irenaeus của thành Lyon sẽ là một Tiến sĩ của Giáo hội với danh hiệu "Doctor unitatis”, nghĩa là tiến sĩ của sự hiệp nhất. Thông báo này được đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra vào sáng thứ Năm (7/10/2021), trong một bài diễn văn của ngài với các thành viên của Nhóm Đại kết, mang tên thánh Irenaeus, giữa Chính thống-Công Giáo.

ĐTC nói: "Tôi sẵn lòng tuyên dương người bảo trợ của phong trào đại kết của các bạn lên hàng Tiến sĩ của Giáo hội," ĐTC đã mô tả thánh nhân như một nhân vật có tầm quan trọng hàng đầu trong lịch sử của Giáo hội và là "một cầu nối thần học và tâm linh tuyệt vời giữa các Kitô hữu phương Đông và phương Tây."

“Tên của ngài, Irenaeus, có nghĩa là “hòa bình”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, từ gốc Hy Lạp là Ειρηναίος (Eirenaios), có nghĩa là "hòa bình", "người mang hòa bình"," seraphic. "Nó chỉ một người nỗ lực mang lại và vận hành hòa bình. Đó là sứ mệnh chính của thánh nhân.

Một người truyền bá Phúc âm cho nhưng sắc dân man rợ và chống lại chủ thuyết Ngộ đạo

Là người gốc Châu Á, có lẽ sinh ra ở Smyrna và đặt chân đến Gaul vào năm 177, Thánh Irenaeus là môn đồ của thánh Polycarp, Người có nhiều liên hệ với thánh Tông đồ Gioan. Thánh nhân là nhà thần học Kitô giáo đầu tiên cố gắng xây dựng một sự tổng hợp toàn cầu Kitô giáo thời sơ khai. Ngài nói tiếng Hy Lạp, nhưng để truyền giáo cho các dân tộc Celt và Germanic, ngài đã học các ngôn ngữ của các dân tộc được coi là man rợ lúc đó... Ngài đã dấn thân vào công việc truyền giáo vào một thời điểm bị đàn áp khắc nghiệt và trong một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi hai sự kiện văn hóa có tầm quan trọng lớn: sự trỗi dậy của thuyết Ngộ đạo trong Kitô giáo - hình thức dị giáo đầu tiên có cấu trúc giáo lý tốt và có thể mê hoặc nhiều Kitô hữu có học thức - và sự lan truyền trong thế giới ngoại giáo của chủ nghĩa tân sinh học, một triết học rộng lớn có nhiều mối quan hệ với Kitô giáo.

Người bảo vệ học thuyết

Thánh Irenaeus đã cố gắng đưa ra một bản phúc trình chắc chắn làm nổi bật những sai sót trong thuyết Ngộ đạo, một học thuyết tuyên bố rằng đức tin được Giáo hội giảng dạy chỉ là biểu tượng cho những điều đơn giản, không thể hiểu được những sự phức tạp, trong khi những người trí thức có thể hiểu những gì ẩn chứa đằng sau biểu tượng, lẽ ra đã hình thành một Kitô giáo theo chủ nghĩa tinh hoa, theo chủ nghĩa trí tuệ. Tuy nhiên, Vị mục tử của thành Lyon đã mở ra một cơ hội đối thoại với chủ nghĩa tân thời và chấp nhận một số nguyên tắc chung, phát triển chúng theo cách cá nhân. Trong số các tác phẩm của thánh nhân, hai tác phẩm vẫn còn lưu truyền: năm cuốn sách có tựa đề "Chống lại những kẻ dị giáo" và "Sự thể hiện việc rao giảng của các Tông đồ," còn được gọi là cuốn giáo lý cổ nhất của giáo lý Kitô giáo.

Bài giáo lý của Đức Benedict XVI năm 2007

Qua các tác phẩm của mình, ĐTC đã theo đuổi một mục đích mà có hai ý: "Bảo vệ giáo lý chân chính khỏi sự công kích của những kẻ dị giáo và giải thích rõ ràng chân lý đức tin," như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, khi ngài dành toàn bộ sách giáo lý chống lại "lý giáo lỗi lạc này." Và "trong buổi tiếp kiến chung của ngài vào ngày 28 tháng 3 năm 2007." Trên hết, ĐTC nói thánh Irenaeus là một người có đức tin và là một Mục tử, "Đức Giáo Hoàng danh dự đương nhiệm đã nói: "Giống như một Mục tử tốt lành, Ngài đã có một ý thức tốt, có nhiều giáo lý và lòng nhiệt thành truyền giáo... Thánh Irenaeus có thể được định nghĩa là nhà vô địch trong cuộc chiến chống lại dị giáo." “Bắt nguồn từ học thuyết kinh thánh về sự sáng tạo,” ngài “bác bỏ thuyết nhị nguyên Ngộ đạo và thuyết bi quan vốn làm suy yếu các thực tại vật chất. Ngài đã dứt khoát tuyên nhận sự thánh khiết nguyên thủy của vật chất, của thể xác, của xác thân không kém phần tinh thần”.

Siêu vượt lên những dị giáo

Nhưng công cuộc của thánh Irenaeus còn vượt xa khỏi sự bác bỏ các dị giáo: "thật ra, người ta có thể nói ngài nổi bật như một nhà thần học vĩ đại đầu tiên của Giáo hội, người đã sáng tạo ra thần học hệ thống; bản thân ngài nói về hệ thống thần học, nghĩa là về sự thống nhất nội tại mà Đức nguyên Giáo hoàng Benedict đã nói tới. “Trọng tâm của học thuyết của ngài là câu hỏi về "quy tắc của đức tin" và sự truyền bá của nó. Chúng tôi nắm giữ chìa khóa để giải thích Tin Mừng.” Thánh Irenaeus đã mang đến cho Phúc Âm, một chuỗi liên kết không bị gián đoạn từ các Tông đồ, những người đã không giảng dạy gì ngoài “một đức tin đơn giản”. Luôn luôn tranh cãi về đặc tính "bí mật" của truyền thống Ngộ đạo và ghi nhận những kết quả đa dạng và mâu thuẫn của nó, Thánh Irenaeus – như nhà thần học Joseph Ratzinger nói - đã quan tâm đến việc minh họa "khái niệm thực sự của Truyền thống Tông đồ" là "công khai", "một" và "Khí". Nghĩa là, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần "Đấng làm cho nó sống động và làm cho nó được hiểu một cách đúng đắn bởi Giáo hội".
 
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 10/10/2021
J.B. Đặng Minh An dịch
08:12 10/10/2021
Chúa Nhật 10 tháng 10, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 28 Mùa Quanh Năm, bài Tin Mừng tường thuật với chúng ta cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người thanh niên giàu có.

“Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại quỳ gối trước Người và hỏi: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được hưởng sống đời đời?” Chúa Giêsu trả lời: “Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt; hãy thảo kính cha mẹ”. Người ấy thưa: “Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ”. Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: “Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta”. Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: “Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!” Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa”. Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Như vậy thì ai có thể được cứu độ?” Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: “Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự”. Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương, cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất”.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Phụng vụ hôm nay trình bày với chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người “có nhiều của cải” (Mc 10,22), và là người đã đi vào lịch sử với danh xưng “người thanh niên giàu có” (x. Mt 19:20-22). Chúng ta không biết tên của anh ấy. Tin Mừng Máccô thực sự chỉ nói về anh ta như “một người đàn ông”, mà không đề cập đến tuổi tác hay tên của anh ta. Điều đó cho thấy rằng tất cả chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong người đàn ông này, như thể trong một tấm gương. Trên thực tế, cuộc gặp gỡ của anh ta với Chúa Giêsu cho phép chúng ta thử thách đức tin của mình. Đọc điều này, tôi tự kiểm tra đức tin của mình.

Người đàn ông bắt đầu bằng một câu hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (câu 17). Chú ý những động từ anh ấy sử dụng: “phải làm” - “hưởng”. Đây là đức tính tôn giáo của anh ta: một bổn phận, một việc phải làm như thế nào để đạt được; Tôi làm điều gì đó để có được thứ mình cần”. Nhưng đây là một mối quan hệ thương mại với Chúa, một mối quan hệ có qua có lại. Nhưng, đức tin không phải là một nghi lễ máy móc, lạnh lùng, là một thứ “phải làm để được điều này điều kia”. Đức tin là một vấn đề về tự do và tình yêu. Đây là bài kiểm tra đầu tiên: đối với tôi đức tin là gì? Nếu nó chủ yếu là nghĩa vụ hoặc một con bài mặc cả, chúng ta đang đi chệch hướng, bởi vì ơn cứu rỗi là một món quà chứ không phải một nghĩa vụ, nó là nhưng không và không thể mua được. Điều đầu tiên cần làm là giải phóng chúng ta khỏi một đức tin thương mại và máy móc, điều này ám chỉ hình ảnh sai lầm về một vị thần kế toán và kiểm soát, không phải là một người cha. Và rất thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta kinh nghiệm mối quan hệ “thương mại” này của đức tin: Tôi làm điều này, để Chúa sẽ ban cho tôi điều kia.

Trong bước thứ hai, Chúa Giêsu giúp người đàn ông này bằng cách đưa ra cho anh ta khuôn mặt thật của Thiên Chúa. Thật vậy, bản văn nói, “Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương” (câu 21): đây là Thiên Chúa! Đây là nơi đức tin được sinh ra và tái sinh: không phải từ nghĩa vụ, không phải từ việc phải làm hoặc phải trả, mà là từ cái nhìn yêu thương được chào đón. Bằng cách này, đời sống Kitô Hữu trở nên đẹp đẽ, nếu nó không dựa trên khả năng và kế hoạch của chúng ta; nhưng dựa trên cái nhìn của Chúa. Niềm tin của anh chị em, niềm tin của tôi có mệt mỏi không? Anh chị em có muốn phục hồi nó không? Hãy tìm cái nhìn của Chúa: ngồi chầu thánh thể, cho phép mình được tha tội khi xưng tội, đứng trước Đấng bị đóng đinh. Tóm lại, hãy để bản thân mình được Chúa yêu. Đây là điểm khởi đầu của đức tin: để mình được yêu thương bởi Người, bởi Cha.

Sau câu hỏi và cái nhìn là - là bước thứ ba và cuối cùng - một lời mời từ Chúa Giêsu, người nói: “Ngươi chỉ thiếu một điều”. Người đàn ông giàu có đó thiếu gì? Thưa: Thiếu sự cho đi, thiếu sự nhưng không. “Hãy đi, bán những gì anh có và cho người nghèo” (câu 21). Nó có lẽ cũng là những gì chúng ta đang thiếu. Thông thường, chúng ta chỉ làm chiếu lệ ở mức tối thiểu, trong khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta làm tối đa có thể. Đã bao nhiêu lần chúng ta hài lòng với việc làm bổn phận của mình – giữ các giới luật, một vài lời cầu nguyện, và nhiều điều tương tự - trong khi Thiên Chúa, Đấng ban sự sống, yêu cầu chúng ta một động lực cho sự sống! Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rõ đoạn văn này từ bổn phận đến việc trao ban; Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách nhắc lại các Điều Răn: “Đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng trộm cắp….”, V.v. (câu 19) và đưa ra một đề nghị tích cực: “hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta!” (xem câu 21). Đức tin không thể bị giới hạn ở cụm từ “đừng”, bởi vì đời sống Kitô Hữu là “xin vâng”, là lời “xin vâng” của tình yêu.

Anh chị em thân mến, một đức tin mà không cho đi, một đức tin thiếu sự nhưng không là một đức tin không trọn vẹn. Chúng ta có thể so sánh nó với thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng vẫn thiếu hương vị, hoặc một trò chơi được nhiều người chơi, nhưng không có mục tiêu: không, nó không ngon, nó thiếu “muối”. Cuối cùng, một đức tin không trao ban, thiếu sự nhưng không, thiếu các việc bác ái, khiến chúng ta buồn rầu: giống như người đàn ông bị “sụ nét mặt” và trở về nhà “sầu thảm”, mặc dù anh ta đã được Chúa Giêsu yêu thương nhìn tận mắt. Ngày nay, chúng ta có thể tự hỏi: “Đức tin của tôi ở điểm nào? Tôi có trải nghiệm nó như một điều gì đó máy móc, giống như mối quan hệ vì nghĩa vụ hoặc vì lợi ích với Thiên Chúa không? Tôi có nhớ nuôi dưỡng đức tin bằng cách để mình được Chúa Giêsu nhìn và yêu thương không? Hãy để mình được Chúa Giêsu nhìn và yêu thương; hãy để Chúa Giêsu nhìn chúng ta, yêu thương chúng ta. Và, khi bị Ngài thu hút, tôi có đáp lại một cách thoải mái, hào phóng, bằng cả trái tim mình không?”.

Xin cho Đức Trinh Nữ Maria, người đã nói tiếng “xin vâng” hoàn toàn với Thiên Chúa, một tiếng “xin vâng” không có “nhưng nhị” gì cả - thật không dễ dàng để nói “xin vâng” mà không đi kèm với tiếng “nhưng”: Đức Mẹ đã làm điều đó, một tiếng “xin vâng” mà không “nhưng nhị” gì cả - cầu xin cho chúng ta biết tìm kiếm vẻ đẹp của việc biến cuộc sống thành một món quà.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, một lần nữa, tôi có được niềm vui khi loan báo việc công bố các Chân phước mới. Hôm qua, María Lorenza Longo, một người vợ và là một người mẹ sống vào thế kỷ 16, đã được phong chân phước ở Naples. Là một góa phụ, bà đã thành lập Bệnh viện dành cho những người mắc bệnh hiểm nghèo và dòng Chị em khó nghèo Capuchin của thánh Clara ở Naples. Một người phụ nữ có đức tin cao cả và một đời sống cầu nguyện mãnh liệt.

Sơ ấy đã làm tất cả những gì có thể vì nhu cầu của người nghèo và những người đau khổ. Cũng trong ngày hôm nay, tại Tropea, Calabria, Cha Francesco Mottola, người sáng lập Dòng Thánh Tâm, qua đời năm 1969, đã được phong chân phước. Là một mục tử nhiệt thành và là người loan báo Tin Mừng không mệt mỏi, ngài là một chứng nhân gương mẫu của chức linh mục sống bác ái và chiêm niệm. Chúng ta hãy hoan nghênh những Chân Phước mới này!

Hôm nay, nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới, tôi muốn tưởng nhớ những anh chị em của chúng ta bị ảnh hưởng bởi rối loạn tâm thần và cả những nạn nhân của nạn tự tử, thường là những người trẻ tuổi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho gia đình của họ, để họ không bị bỏ lại một mình hoặc bị phân biệt đối xử, nhưng được chào đón và hỗ trợ.

Tôi chào tất cả các bạn, những người Rôma và những người hành hương đến từ các quốc gia khác: các gia đình, các nhóm, hiệp hội và cá nhân tín hữu. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu của Bussolengo và Novoli; các trẻ em mới được thêm sức của các giáo xứ Phục sinh ở Rôma và Collerativa del Sole ở Corbetta. Tôi cũng thấy rằng có những người từ Montella, và tôi chào đón họ... Với hình ảnh của Nữ tu Bernadette, chúng ta hãy cầu nguyện cho việc phong thánh nhanh chóng cho sơ ấy.

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office
 
Chính phủ Pháp yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp giải thích về lập trường mà họ gọi ấn tín bí tích hòa giải đứng trên luật
Đặng Tự Do
17:43 10/10/2021


Hôm thứ Năm 7 tháng 10, chính phủ Pháp đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp phải giải thích về tuyên bố của ngài cho rằng các linh mục không nên đến gặp cảnh sát sau khi nghe tin về một vụ lạm dụng tình dục trẻ em trong tòa giải tội.

Đức Tổng Giám Mục Eric de Moulins-Beaufort đưa ra nhận xét trên sau khi một cuộc điều tra do Giáo Hội uỷ nhiệm báo cáo rằng các linh mục đã lạm dụng tính dục khoảng 216,000 trẻ em trong hơn 70 năm bị lạm dụng, và tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ được che đậy một cách có hệ thống bằng “bức màn bí mật”.

Ủy ban đã đề xuất một loạt các biện pháp để bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi các giáo sĩ săn mồi, bao gồm đề nghị các linh mục thông báo cho các công tố viên về bất kỳ hành vi lạm dụng trẻ em nào mà các ngài nghe được trong tòa giải tội, bất kể đó là một bí tích theo truyền thống bị ràng buộc bởi bí mật nghiêm ngặt.

“Chúng tôi cần tìm một cách khác để làm điều này”, Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, gọi tắt là CEF, nói với đài France Info hôm thứ Tư.

Ấn tín bí tích hòa giải “nằm trên luật pháp của nước Cộng hòa. Nó tạo ra một không gian tự do để nói trước Chúa”, Đức Tổng Giám Mục nói.

Những lời của ngài phù hợp với hướng dẫn mới của Vatican, được ban hành vào năm ngoái về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng trẻ em của giáo sĩ, trong đó tuyên bố rằng bất kỳ tội phạm nào được nêu ra trong tòa giải tội đều phải tuân theo sự ràng buộc chặt chẽ nhất của ấn tín bí tích hòa giải”.

Nhưng ở Pháp, những người ủng hộ các nạn nhân đã phản ứng dữ dội với nhận xét của Đức Tổng Giám Mục, nói rằng mặc dù luật pháp Pháp công nhận bí mật nghề nghiệp cho các linh mục, nhưng nó không áp dụng trong các trường hợp bạo lực hoặc tấn công tình dục đối với trẻ vị thành niên.

Phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal cho biết: “Không có gì vượt trên luật pháp của nước Cộng hòa”.

Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort đã được triệu tập đến Bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin vào đầu tuần tới “để giải thích những bình luận của ngài,” văn phòng bộ trưởng cho biết.

Attal cho biết Tổng thống Emmanuel Macron đã yêu cầu Darmanin tổ chức cuộc họp.

Đức Tổng Giám Mục Pháp hôm thứ Ba đã bày tỏ sự “xấu hổ và kinh hoàng” khi báo cáo mang tính bước ngoặt được công bố sau cuộc điều tra kéo dài hơn hai năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ “sự xấu hổ vì sự bất lực của Giáo hội trong thời gian quá dài” không đặt các nạn nhân vào trung tâm của mối quan tâm của mình.
Source:Local France
 
Nancy Pelosi bỏ ngang thánh lễ ở Rôma do lo ngại về an ninh
Đặng Tự Do
17:48 10/10/2021


Hôm thứ Bẩy, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và chồng đã tham dự thánh lễ ở nhà thờ St. Patrick ở Rôma. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và chồng đã bỏ ngang Thánh lễ tại một nhà thờ ở Rôma vào tối thứ Bảy do “vấn đề an ninh”, cha sở của nhà thờ cho biết như trên.

“Anh chị em có thể đã nghe hoặc nhìn thấy vụ náo động. Thật không may, tôi đoán, đã có một vấn đề an ninh và đáng buồn là Chủ tịch Hạ Viện Pelosi và chồng của bà đã phải ra đi”, Cha Steven Petroff, Cha sở Nhà thờ Thánh Patrick ở Rôma, cho biết trong một video đăng trên mạng xã hội.

“Bà ấy sẽ đọc bài đọc hai của chúng ta hôm nay, nhưng tất nhiên sự an toàn của bà ấy là quan trọng nhất,” ngài nói.

Nhà báo kỳ cựu ở Rôma Joan Lewis nói với CNA hôm Chúa Nhật rằng cô đã nói chuyện với Cha Petroff, và ngài nói với cô ấy rằng những lo ngại về an ninh bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống đối diễn ra trên các đường phố ở Rôma hôm thứ Bảy, đang di chuyển vào khu vực nhà thờ St. Patrick's vào khoảng thời gian thánh lễ 6 giờ chiều.

“Cha Steve đã biết được sau Thánh lễ rằng một số lượng lớn những người biểu tình chống Thẻ xanh đang di chuyển theo hướng đường Veneto và xem ra họ rất bạo lực”, Lewis nói trong một cuộc trao đổi tin nhắn nhanh với CNA. Lewis nhấn mạnh rằng Pelosi không phải là mục tiêu của những người biểu tình cuồng nhiệt, như một số báo cáo đưa ra.

Một phát ngôn viên của Pelosi nói với CNA vào hôm Chúa Nhật rằng “chính các quan chức an ninh Ý đã đưa ra quyết định yêu cầu Chủ tịch Hạ Viện ra khỏi nhà thờ.”

Pelosi, một chính trị gia Công Giáo hàng đầu đã xung đột với đấng bản quyền địa phương của bà, là Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, vì ủng hộ phá thai. Bà ta đã đến Rôma để đưa ra bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo quốc hội G20 vào hôm thứ Sáu. Hôm thứ Bảy, bà và chồng, là doanh nhân Paul Pelosi, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và các quan chức hàng đầu khác của Vatican
Source:Catholic News Agency
 
Công đồng Toàn thể Úc Châu: Các thành viên trình bầy các báo cáo cuối cùng
Vũ Văn An
21:02 10/10/2021

Khác với các Hội nghị khác, Công đồng Toàn thể Úc dường như không quan tâm đến việc phổ biến cho các phương tiện truyền thông nói chung tin tức liên quan tới các phiên họp và thành quả của chúng trong Phiên họp Toàn thể đầu tiên diễn ra trong tuần qua. Nên người ta khó tìm thấy một tường trình chính thức nào về đường hướng của phiên họp đầu và ai sẽ là người đúc kết các đường hướng này để được đem ra thảo luận vào Phiên họp Toàn thể thứ hai sẽ diễn ra tại Sydney vào tháng 7 năm 2022.



Chúng tôi căn cứ vào bản tin https://mediablog.catholic.org.au/plenary-members-present-final-reports-of-first-assembly/ của Hội Đồng Giám Mục Úc, để trình bầy phần nào “kết quả” của Phiên họp Toàn thể, đáng lẽ được tổ chức tại Adelaide nhưng vì tình hình dịch bệnh phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. Và nếu tường trình này phản ảnh trọn vẹn các cuộc thảo luận tại Phiên đầu tiên của Công đồng Toàn thể Úc Châu, thì đây quả là điều đáng mừng vì các vấn đề gây tranh cãi như độc thân linh mục và phong chức phụ nữ đã không được Công đồng Toàn thể lưu ý tới. Sau đây là trọn nội dung bản tin:

Một lời kêu gọi tha thiết xin “cầu nguyện cho tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta, một Tin Mừng cho ngôi nhà của các thế hệ tương lai của chúng ta” đã được đưa ra trong buổi báo cáo cuối cùng của các nhóm biện phân nhỏ, thành viên Công đồng Toàn thể hôm nay.

Các báo cáo toàn diện của những người thuyết trình về 16 câu hỏi của nghị trình bao gồm các đề nghị và yêu cầu điều tra và nghiên cứu thêm để tạo ra một Giáo hội truyền giáo hơn, lấy Chúa Kitô làm trung tâm, ở Úc.

Khi trình bày các đề nghị của nhóm mình, Catherine McAleer đã xúc động khi kết thúc bản tóm tắt câu hỏi về việc đáp ứng lời kêu gọi hoán cải sinh thái.

Bà cho biết nhóm muốn có việc thừa nhận “tính ưu việt của việc hoán cải sinh thái; cả bản thân lẫn cộng đồng” và yêu cầu “minh nhiên tiếp nhận” Kế hoạch Hành động Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm phương tiện biến Giáo hội thành một Giáo hội công khai cam kết với sáng thế của Thiên Chúa.

Shaun De Zylva cho biết nhóm của ông đã thảo luận về các cách thức tạo ra nền văn hóa hoán cải để đổi mới và truyền giáo qua việc nói sự thật, kể chuyện và loan báo Tin Mừng.

Các đề xuất cụ thể bao gồm các giáo xứ thành lập các nhóm nhỏ sẽ họp thượng hội đồng hàng năm và mỗi giáo phận nên có thượng hội đồng ít nhất ba năm một lần; nghiên cứu và học hỏi cuộc hành trình đồng nghị từng đưa đến Tuyên bố Uluru của Trái tim; khuyến khích các cộng đồng giáo hội nhỏ (gia đình / nhóm gia đình) học hỏi về Giáo hội sơ khai; và thiết lập các diễn đàn để đối thoại và biện phân cởi mở, đặc biệt với những nhóm cảm thấy bị loại trừ trong Giáo hội.

Sabrina-Ann Stevens nhắc lại sự cần thiết phải xác định một diễn trình thích hợp để hỗ trợ Tuyên bố Uluru Từ Trái tim và cho biết nhóm của cô tin rằng việc Tiếng nói của Đệ nhất Quốc gia được ghi trong Hiến pháp sẽ là “điều quan trọng đối với quốc gia của chúng ta”.

Nhóm của bà cũng khuyến cáo rằng các năng khiếu của những người Công Giáo thuộc Đệ nhất Quốc gia nên được đón nhận đầy đủ qua việc bao gồm các nhà lãnh đạo Bản địa vào thành phần của các cơ chế ra quyết định ở mọi bình diện của Giáo hội - giáo xứ, giáo phận, giáo dục Công Giáo, các tổ chức và cơ quan.

Bà nói thêm: “Cần phải hỗ trợ người dân và cộng đồng Thổ dân và Cư dân Hải đảo Torres Strait - và các giáo xứ, trường học và cơ quan liên kết với họ - bằng các nguồn lực thích hợp để giúp họ tham gia đầy đủ vào Giáo hội và xã hội.

Cha Trevor Trotter nói với phiên họp toàn thể rằng có một số cuộc thảo luận trong nhóm của ngài về sự hiểu biết và đánh giá đầy đủ về Bí tích Thánh Thể như là Sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô - Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính – một hiểu biết và đánh giá hiện đang trong tình trạng suy giảm ở Úc.

Ngài nói, “Chúng tôi thừa nhận rằng một trong những thách thức mà chúng ta phải đối đầu là làm thế nào chúng ta có thể chào đón dân Chúa tới Bí tích Thánh Thể cách tốt hơn và giúp họ hiểu những gì bí tích này mang lại, bao hàm và yêu cầu nơi những người lãnh nhận nó”.

“Nhìn nhận rằng ngày nay ít người tham gia vào đời sống bí tích của Giáo Hội hơn so với những thời trước, câu hỏi nêu ra là làm thế nào cung cấp tốt nhất việc đào tạo về các bí tích. Việc đào tạo như vậy sẽ cần tập chú vào cả việc đào sâu đức tin của người ta lẫn việc nâng cao sự hiểu biết của họ".

Khi xem xét việc làm cách nào tiếp nhận tốt hơn các truyền thống phụng vụ đa dạng của các Giáo hội vốn tạo nên Giáo Hội Công Giáo và các hồng phúc văn hóa của các cộng đồng nhập cư, Theresa Simon nhấn mạnh rằng nhóm của cô không thích sử dụng thuật ngữ “cộng đồng nhập cư” vì nó không nắm bắt được "Đầy đủ những gì chúng ta đang cố gắng mô tả".

Nhóm cũng nhận thấy sự cần thiết phải có một cách tiếp cận có tổ chức và phối hợp nhiều hơn, ở bình diện quốc gia, để bao gồm các Giáo hội phương Đông, các nghi lễ của Giáo hội Latinh và các cộng đồng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc.

Bà nói: “Chúng ta không nên làm điều này chỉ để làm vui lòng các Giáo hội và cộng đồng đó, mà là vì sự phong phú và những hồng phúc mà tính đa dạng đó mang lại cho toàn thể Giáo hội”.

“Chúng ta phải làm nhiều hơn là thừa nhận sự đa dạng. Đúng hơn, chúng ta phải lồng tính đa dạng vào tất cả những gì chúng ta làm, đặc biệt là phải thở bằng lá phổi phương Đông và phương Tây".

Sư huynh Peter Carroll đã đưa ra một báo cáo chi tiết về việc nhóm của sư huynh biện phân về việc đào tạo khả năng lãnh đạo truyền giáo, với một số ý tưởng chuyên biệt để đạt được điều này.

Nó bắt đầu từ sự hiểu biết này là “sứ mệnh của Giáo hội là sứ mệnh của Chúa Giêsu, đó là biến Nước Chúa thành một thực tại; nhập thể nó vào không gian và thời gian của chúng ta”.

Về thừa tác vụ thụ phong, Brigid Cooney cho biết nhóm của bà đề nghị phải nhận diện các yếu tố tích cực và có giá trị trong việc đào tạo chủng sinh hiện nay, và cả các yếu tố gây vấn đề và có thể tạo ra những thừa tác viên thụ phong không sống theo cách thu hút người ta đến với Chúa Kitô.

Một đề nghị là phải có dự án nghiên cứu các mô hình quốc tế trong việc đào tạo tiền thụ phong ở chủng viện và đào tạo suốt đời, những mô hình đã được chứng nghiệm với các thành công cũng đã được chứng nghiệm và có thể được thích ứng vào Giáo hội ở Úc.

Bà nói, “các chương trình đào tạo được lưu ý đặc biệt là các chương trình dựa trên cơ sở cộng đồng, cung cấp việc tiếp xúc lâu dài và có ý nghĩa với đời sống giáo xứ, các chương trình nhằm hỗ trợ sự đào tạo vững chắc về trí thức, nhân bản, mục vụ và thiêng liêng ”.

Nhóm của bà tin rằng việc cổ vũ ơn gọi là một nhiệm vụ đối với mọi chi thể của Giáo hội và việc tổ chức Năm Cầu nguyện cho Ơn gọi sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tập chú mới vào ơn gọi này.

Các thành viên cũng nhìn nhận nhu cầu cần tạo cơ hội cho một thừa tác vụ dành cho những giáo dân Công Giáo độc thân, “một hoạt động tông đồ giáo dân chân chính nhằm cổ vũ cộng đồng, khác với thừa tác vụ dành cho thanh niên hoặc gia đình”.

Tiến sĩ Mark Copland nói về cuộc thảo luận của nhóm ông về vấn đề quản trị dẫn đến việc loan báo Tin Mừng hữu hiệu hơn, một cuộc thảo luận đưa đến hai đề nghị cụ thể.

Đề nghị đầu tiên liên quan đến các điều 127 và 129 của Bộ Giáo luật, đặc biệt nói đến việc đưa khái niệm đồng thuận vào việc tạo luật lệ. Đề nghị thứ hai khuyến cáo để các hội đồng, chẳng hạn như hội đồng tài chính và hội đồng mục vụ, đặc biệt ở bình diện giáo xứ, được có lá phiếu quyết nghị (deliberative) hơn là lá phiếu tham nghị (consultative) về mọi vấn đề.

Nhóm nhìn nhận rằng giáo dân đã thi hành quyền này trong một số bối cảnh, nhưng đề nghị rằng điều này nên được cải thiện bằng diễn trình lập pháp.

Ông nói: “Trong khi xã hội dân sự nghĩ tới quản trị theo góc độ quyền lực, thì theo cách hiểu của Công Giáo, gốc rễ của việc quản trị là phục vụ hơn là quyền lực”.

“Chúa Kitô rửa chân cho các tông đồ trước khi ban cho chúng ta hồng phúc tình yêu tối thượng. Nếu chúng ta làm việc theo tinh thần đồng nghị thì tình yêu phải đến trước quyền lực ”.

Virginia Bourke cho biết nhóm của cô đã đề nghị sử dụng tài liệu về quản trị The Light from the Southern Cross (Ánh sáng Từ Sao Thánh giá Phương nam) và các phản hồi đối với tài liệu này từ các nhóm khác nhau để phát triển một khuôn khổ quản trị sẽ được Công Đồng Toàn thể thông qua trong phiên họp thứ hai.

Danielle Fairthorne cho biết nhóm của cô đã tham gia vào các cuộc thảo luận phong phú về các điểm hội tụ xuất hiện trong suốt tuần qua về chủ đề giáo dục Công Giáo. Ba chủ đề phát xuất là sứ mệnh, nhân chứng và cuộc gặp gỡ.

Bà nói: “Rõ ràng là nhóm tin rằng cần phải thiết lập một nhóm làm việc để đáp ứng các chủ đề trên qua một lộ trình rõ ràng”.

Tương tự như thế, Claire Victory cho biết các thành viên trong nhóm của cô đang xem xét việc các cơ quan Công Giáo bày tỏ sự lưu ý đến việc tiếp tục diễn trình khai triển các đề nghị cụ thể trong chín tháng tới.

Các khuyến cáo cho đến nay bao gồm việc bảo đảm để các nhà lãnh đạo các cơ quan chủ chốt nối kết thường xuyên hơn với các nhà lãnh đạo trong giáo phận, giúp có ban lãnh đạo chung cho một sứ mệnh chung và biết lắng nghe những tiếng nói khác nhau, kể cả tiếng nói của những người cảm thấy bị loại bỏ.

Bà cho biết các cơ quan phúc lợi, đặt cơ sở trên Giáo huấn Xã hội Công Giáo, thường là bộ mặt công khai của Giáo hội.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles khánh thành cơ sở mục vụ tại Little Saigon
Văn Lan /Người Việt
09:21 10/10/2021
GARDEN GROVE, California (NV) – Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles vừa khánh thành Trung Tâm Mục Vụ Lambertian tại Garden Grove, California, ngay vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại, hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Mười.

Tham dự lễ khánh thành và làm phép các cơ sở của trung tâm, như nhà nguyện, hội trường, trường học, và phòng họp, có ba vị giám mục của Giáo Phận Orange, vì Garden Grove tọa lạc trong giáo phận.

Đó là Giám Mục Kevin Vann, giám mục giáo phận, và hai vị Giám Mục Phụ Tá, Nguyễn Thái Thành và Tim Freyer.

Lễ khánh thành cũng có sự tham dự của nhiều tu sĩ và giáo dân địa phương.

Trong tâm thư gởi đến hàng giáo phẩm và giáo dân trong giáo phận, Seour Grace Đức Lê, tổng phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles, cho biết: “Đã từ lâu chúng con mong ước nâng cao và mở rộng các mục vụ tông đồ cho giới trẻ, thanh thiếu niên, người cao niên, và những người có hoàn cảnh khó khăn. Qua sự cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa, ngài đã mở đường cho hội dòng bằng cách cho chúng con tìm được một cơ sở tọa lạc tại địa chỉ 12211 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841, để làm cơ sở tông đồ.”

“Tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa, chúng con quyết định mua cơ sở này vào ngày 15 Tháng Sáu, cùng ngày giỗ kỷ niệm đấng sáng lập dòng. Qua trung tâm mới này, chúng con có thể đào tạo và giáo dục thanh thiếu niên, chăm sóc người cao niên, cung cấp thực phẩm cho người nghèo, và hy vọng đáp ứng phần nào những nhu cầu của các bà mẹ đơn thân và phụ nữ có ý định phá thai,” vị nữ tu cho biết thêm trong thư.

Soeur Grace Đức Lê cho biết tiếp: “Để tỏ lòng tri ân Đức Cha Lambert de la Motte, đấng sáng lập dòng, và để tiếp nối sống linh đạo Mến Thánh Giá và gương sáng nhân đức của ngài, chúng con đặt tên cho trung tâm mới này là Trung Tâm Mục Vụ Lambertian.”

Soeur Kim Lê cho biết: “Mục đích của hội dòng khi mua cơ sở này là để thi hành sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá qua việc phục vụ các trẻ em, giới trẻ, người cao niên và những người kém may mắn. Cơ sở này có phương tiện để tổ chức các buổi tĩnh tâm, hội họp, trường mầm non, trường dạy kèm sau giờ học, văn phòng bảo vệ sự sống, và nơi phát thực phẩm cho người nghèo.”

Sau nghi thức cầu nguyện, ba vị giám mục đến từng nơi làm phép.

Sau khi đi thăm các cơ sở mới rộng rãi khang trang, mọi người được các soeur hướng dẫn và giải thích tường tận từng nơi.

Soeur Madelaine Thảo Nguyễn, phụ trách từ lớp 2 đến lớp dự thính, cho biết: “Với chương trình vui để học, các em nhỏ vừa được vui chơi vừa được học, giúp các em thích học và siêng năng làm bài tập ở trường. Còn những giao tiếp bình thường thì chúng tôi dạy thêm tiếng Việt cho các em.”

Sau khi nghe Soeur Mary Phương Thảo La, phụ trách các em nhỏ từ lớp 3 đến lớp 8, giải thích tường tận tại nơi dạy kèm cho trẻ em, anh Vũ Nguyễn, cư dân Cypress chia sẻ: “Tôi đưa bốn con nhỏ từ lớp 2 đến lớp 6 đến đây cho biết, và rất thích chương trình dạy kèm cho các trẻ nhỏ ở đây, có lẽ tôi sẽ đích thân đưa các con đến nhờ các soeur dạy, để chúng tập trung vào việc học, ở nhà lại sợ sa đà vào chơi game thì không hay.”

Ông Jim Hùng Nguyễn, cựu chủ tịch Cộng Đoàn St. Columban, chia sẻ: “Tôi rất vui khi các soeur chân yếu tay mềm nhưng mua được cơ sở này. Tôi muốn giúp và đồng hành cùng các soeur, khi nhiều mục vụ có thể được tổ chức ở đây. Tạ ơn Chúa khi có được ngày hôm nay.”

Trong khi được hướng dẫn đi thăm các nơi ở trung tâm, với niềm tin được Chúa biến đổi, mọi người tin tưởng Trung Tâm Mục Vụ Lambertian sẽ mang đến nhiều niềm vui và hy vọng.

Cơ sở và chương trình tại Trung Tâm Mục Vụ Lambertian:

-Nhà nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu: Nhà nguyện này sẽ được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, một lòng sùng kính mà cố Giám Mục Lambert hết sức yêu quý. Nhà nguyện sẽ là nơi gặp gỡ thiêng liêng giữa trái tim của những người đến với Trung Tâm Mục Vụ Lambertian và trái tim của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Nhà nguyện sẽ là “trái tim” của trung tâm mục vụ, thể hiện mục đích của tất cả các việc tông đồ nơi đây.

-Hội trường Đức Cha Lambert: Nơi đây được dành cho các nhóm hội họp và tĩnh huấn. Trong tương lai gần đây, hội dòng sẽ dùng hội trường này làm môi trường an toàn, vui tươi, để hỗ trợ người cao niên về mặt tinh thần, tình cảm, và thể chất, và có các sinh hoạt như cầu nguyện chung, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe, v.v… Người cao niên đến với trung tâm sẽ cảm nghiệm được tình yêu của Chúa và được hạnh phúc trong tuổi già, cmang lại hy vọng và niềm vui cho chính họ và gia đình họ.

-Trường Mầm Non Lambees: Là trường Kitô Giáo cho 45 trẻ em, mở cửa từ 7 giờ 30 sáng đến 5 giờ 30 chiều, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, cung cấp chương trình giáo dục phẩm chất cao, giá cả phải chăng cho trẻ em từ 2.5 tuổi đến 5 tuổi, bằng cách bảo đảm một môi trường an toàn, yêu thương, và cũng có thách đố phù hợp với sự phát triển của các em. Học phí tại đây thấp hơn 10% so với các trường mầm non địa phương và cũng giảm giá cho các bà mẹ đơn thân và các gia đình có thu nhập thấp.

-Chương trình dạy kèm sau giờ học: Dành cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 8, bắt đầu từ 3 giờ chiều đến 5 giờ 30 chiều. Tại đây, học sinh có được một môi trường đạo đức, an toàn, và được hướng dẫn hoàn tất bài tập về nhà. Các em được trợ giúp trong các lĩnh vực học tập còn yếu, và được tham gia vào các sinh hoạt vui tươi đầy ý nghĩa, qua đó các em sẽ có được mối quan hệ gần gũi với Chúa và những người chung quanh.

-Trung Tâm Giới Trẻ: Dành cho thanh thiếu niên một môi trường an toàn, nâng đỡ, và đồng hành với thanh thiếu niên đang gặp khó khăn và bị tổn thương, để giúp các em phát triển về mặt nhân bản, ý thức về phẩm giá con người bản thân mình là con cái Chúa, trau dồi lương tâm tốt và đạo đức. Với sự giúp đỡ của những người trẻ có tư cách lãnh đạo với tâm tình Kitô Giáo và những người lớn nêu gương tốt, trung tâm sẽ đồng hành cùng giới trẻ, giúp họ khám phá những tài năng và tiềm năng được Chúa ban cho, đồng thời giúp các em dám làm những việc hữu ích thay đổi thế giới.

Ngoài ra, Trung Tâm Mục Vụ Lambertian còn có Văn Phòng Tôn Trọng Sự Sống, Văn Phòng Linh Hướng Tư Vấn, Kho Thực Phẩm Cho Người Nghèo, và Mục Vụ Sứ Mạng Tình Thương.

Hội Dòng Mến Thánh Giá tiếng Pháp gọi là “Amantes de la Croix,” và tiếng Anh gọi là “Congregation of the Holy Cross Lovers.”

Đây là dòng tu dành cho nữ giới Công Giáo do Giám Mục Lambert de la Motte, cũng là người sáng lập Hội Thừa Sai Paris, đến Đông Dương thành lập đầu tiên.

Hội Dòng Mến Thánh Giá cũng là dòng nữ tu Công Giáo đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Sang thế kỷ 21, dòng này phục vụ trong nhiều giáo phận ở Việt Nam.

Đây là dòng tu nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật được gọi là “Hiến Chương Hội Dòng Mến Thánh Giá,” trực thuộc quyền giám mục sở tại và hướng về việc truyền giáo cũng như chuyên làm việc thiện nguyện và giáo dục thanh thiếu niên.

Hội Dòng Mến Thánh Giá hiện nay chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh đều độc lập và tự trị, và có một nữ tu tổng phụ trách của hội dòng (tương đương bề trên tổng quyền ở các dòng tu khác).

Tuy là tự trị và độc lập, nhưng toàn thể Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam đều hiệp thông với nhau và liên lạc chặt chẽ với nhau.

Đến năm 2005 có khoảng 24 dòng nữ tu Mến Thánh Giá tại Việt Nam và một tại Hoa Kỳ, ba tại Thái Lan, và hai tại Lào.

Một số nhánh lớn của Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam là Mến Thánh Giá Nha Trang, Mến Thánh Giá Chợ Quán, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Phát Diệm, Mến Thánh Giá Gò Vấp, Mến Thánh Giá Cái Mơn, Mến Thánh Giá Los Angeles v.v…

Hiện nay, Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles có khoảng 85 nữ tu. [đ.d.]
 
Văn Hóa
Tiểu luận II của Edith Stein về Phụ nữ: Các Ơn gọi Riêng biệt của Đàn ông và Đàn bà Theo Bản nhiên và Ơn thánh
Vũ Văn An
17:32 10/10/2021

Tiểu luận II: Các Ơn gọi Riêng biệt của Đàn ông và Đàn bà Theo Bản nhiên và Ơn thánh

Theo các nhà chú giải, năm 1931, Edith Stein tiến hành một vòng diễn thuyết tại khu kỹ nghệ Westphalian thuộc Rhineland. Vòng diễn thuyết này do Hiệp Hội Các Nhà Học Thuật tổ chức tại phòng họp lớn của trường dòng Ursuline ở Aachen ngày 30 tháng Mười, năm 1931; chủ đề của bà là “Các Ơn gọi Riêng biệt của Đàn ông và Đàn bà Theo Bản nhiên và Ơn thánh”.



Trong cách sử dụng hàng ngày, hạn từ dùng hơi nhàm "ơn gọi [vocation]" giữ được rất ít ý nghĩa ban đầu của nó. Khi các bạn trẻ sắp tốt nghiệp Đại Học, người ta tự hỏi không biết họ nên theo đuổi nghề gì; câu hỏi liệu phụ nữ có nên bước vào cuộc sống chuyên nghiệp hay ở nhà đã gây tranh cãi trong một thời gian. Ở đây, thuật ngữ chỉ nghề nghiệp không có nghĩa nhiều hơn việc làm có lợi nhuận [gain]. Ý nghĩa ban đầu của hạn từ này chỉ tồn tại trong những ám chỉ cụ thể, tức là khi người ta nói rằng một người đã bỏ lỡ ơn gọi của mình hoặc khi người ta nói về ơn gọi tu trì. Những thành ngữ này biểu thị rằng ơn gọi là một điều mà một người phải được kêu gọi gia nhập.

Tuy nhiên, được kêu gọi có nghĩa gì? Lời kêu gọi phải được gửi từ ai đó, đến ai đó, vì một điều gì đó một cách khác biệt. Chúng ta nói rằng một học giả đã được bổ nhiệm vào một ghế giáo sư. Đề nghị bắt đầu tại một định chế qua một trường liên hệ; nó được gửi đến một người xem ra được kêu gọi vì khả năng và trình độ học thức mà họ đáng được gọi, tức là, để làm việc như một học giả và một giáo sư. Đề nghị được thực hiện cho họ bằng một lời mời trong các hình thức ngôn ngữ được quy định hoặc thông thường. Chắc chắn tôi đã sử dụng một cách diễn đạt đặc biệt ở đây: "họ được kêu gọi vào điều họ dường như được gọi vào". Theo đó, việc bổ nhiệm bởi một định chế nhân bản rõ ràng đã giả định một kêu gọi khác mà những người này tin rằng đã được công nhận và do đó tuyên bố "được mời gọi qua khả năng và trình độ học vấn". Bản thân họ và nhiều người khác đã làm việc hướng tới việc đào tạo của họ, một cách tự nguyện và không tự nguyện; nhưng nó phát triển trên cơ sở khả năng của họ theo nghĩa sâu nhất của hạn từ này - tất cả những thiên phú mà họ đã được thừa hưởng. Do đó, lời mời gọi của họ, cũng như ơn gọi của họ - nghĩa là, các công trình và sáng tạo của họ mà họ được định cho – đã được quy định trong bản chất con người; đường đời làm nó sinh hoa kết trái và làm nó có thể được thừa nhận đối với người khác để những người này có thể tuyên bố việc mời gọi trong đó họ có thể sung sướng tìm được vị thế của mình ở trên đời. Nhưng bản chất của người này và đường đời của họ không phải là hồng phúc hay trò may rủi mà —nhìn bằng con mắt đức tin — là công trình của Thiên Chúa. Và do đó, cuối cùng, chính Thiên Chúa là Đấng kêu gọi. Chính Người là người kêu gọi mỗi con người đến với điều mà toàn thể nhân loại được kêu gọi, chính Người kêu gọi mỗi cá nhân đến với điều họ được đích thân kêu gọi, và trên hết, Người kêu gọi người đàn ông và người đàn bà vào một điều chuyên biệt như tựa đề bài diễn từ này đã chỉ rõ. Điều mà người đàn ông và người đàn bà được kêu gọi tới dường như không dễ dàng nhận ra, vì nó vốn là một chủ đề gây tranh cãi trong một thời gian. Tuy nhiên, có nhiều cách qua đó, chúng ta nhận được lời kêu gọi này: Chính Thiên Chúa đã tuyên bố điều đó bằng lời lẽ của Cựu ước và Tân ước; nó được khắc ghi trong bản chất của người nam và người nữ; lịch sử làm sáng tỏ vấn đề này cho chúng ta; cuối cùng, nhu cầu của thời đại chúng ta tuyên bố một thông điệp khẩn cấp. Một kết cấu đa dạng được trình bày, nhưng thiết kế không quá phức tạp đến nỗi chúng ta không thể tách biệt một vài đường hướng rõ ràng ngay bên trong nó bằng cách xem xét nó một cách rõ ràng và khách quan. Vì vậy, chúng ta có thể cố gắng trả lời câu hỏi: người nam và người nữ được kêu gọi tới điều gì?

I.Đoạn Kinh Thánh đầu tiên liên quan đến loài người gán một ơn gọi chung cho cả nam lẫn nữ.

“ 'Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh của chúng ta, theo họa ảnh của chúng ta, và để họ làm chủ cá biển, chim trời trên khắp mặt đất và tất cả các loài thú bò trên đất' [1] Và Thiên Chúa đã tạo ra Con người theo hình ảnh của chính Người, Người đã dựng nên họ giống như hình ảnh của Thiên Chúa, Người dựng nên họ có nam có nữ (2). Và Thiên Chúa đã chúc phúc cho họ và phán ‘Hay sinh sôi và hóa ra nhiều, hãy tràn đầy mặt đất và chinh phục nó, và hãy làm chủ cá biển, chim trời và mọi tạo vật di chuyển trên mặt đất' ” (3).

Vì vậy, trong câu chuyện đầu tiên về sự sáng tạo ra con người, sự khác biệt giữa nam và nữ ngay lập tức được công bố. Nhưng một cách hỗ tương, họ được ban cho ba ơn gọi: họ phải là hình ảnh của Thiên Chúa, phát sinh ra hậu thế và làm chủ trái đất. Ở đây không nói rằng ba ơn gọi này được thực hiện theo những cách khác nhau giữa người nam và người nữ; tốt nhất, điều này ngụ ý trong trích dẫn đã được trích về sự tách biệt giới tính.

Trình thuật thứ hai của Sách Sáng thế đề cập sâu rộng hơn đến việc tạo dựng con người, làm sáng tỏ vấn đề xa hơn một chút. Nó liên quan đến việc tạo ra Ađam, vị trí của ông trong “thiên đường phúc lạc” để vun xới và bảo tồn nó, và cách trong đó các loài động vật được mang đến cho ông và nhận tên của chúng từ ông (4). “Nhưng không tìm thấy người bạn trợ giúp nào tương ứng với ông cho Ađam” (5).

Cách phát biểu bằng tiếng Do Thái được sử dụng trong đoạn văn này hầu như không thể dịch được (6) — Eser kenegdo — nghĩa đen có nghĩa là “người trợ giúp như thể đối diện với anh ta”. Ở đây người ta có thể nghĩ tới một tấm gương trong đó người đàn ông có thể nhìn thấy bản chất của chính mình. Các dịch giả khi nói tới một “người trợ giúp xứng hợp với anh ta” tri nhận nó theo cách này. Nhưng người ta cũng có thể nghĩ tới một đối tác, một người đối xứng [pendant], đến nỗi, thực sự, họ giống nhau, nhưng không hoàn toàn, mà đúng hơn, chúng bổ túc cho nhau như bàn tay này bổ túc cho bàn tay kia. "Và Thiên Chúa phán ‘Thật không tốt khi con người ở một mình. Ta sẽ làm cho nó một người trợ giúp xứng hợp nó”. Và Chúa đã làm cho Ađam đắm chìm vào giấc ngủ và lấy của anh ta một trong những xương sườn của anh ta và từ đó, tạo nên một người phụ nữ, và Người dẫn nàng đến với Ađam. “Lúc ấy, Ađam tuyên bố,‘Đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì nàng đã được lấy ra từ đàn ông” (7). Đó là lý do tại sao người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình mà theo vợ và cả hai trở nên một thân xác (8). Bây giờ cả hai đều trần truồng, Ađam và vợ anh ta, nhưng họ không cảm thấy xấu hổ" (9) Một tính ưu việt nào đó được xác định nơi người đàn ông được tạo ra đầu tiên ấy. Một lần nữa, chính nhờ lời Thiên Chúa mà chúng ta hiểu tại sao người đàn ông ở một mình không tốt. Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của chính Người. Nhưng Thiên Chúa là ba trong một; và cũng như Chúa Con phát xuất từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha và Chúa Con, thì người phụ nữ cũng phát xuất từ người đàn ông và hậu thế phát xuất từ cả hai người. Và hơn thế nữa, Thiên Chúa là tình yêu. Nhưng phải có ít nhất hai người để tình yêu hiện hữu (như chúng ta được Thánh Grêgôriô kể lại trong bài giảng của ngài về sứ mệnh của các môn đệ được phái đi từng hai người một).

Ở đây, vấn đề không phải là quyền cao [sovereignty] của đàn ông đối với phụ nữ. Nàng được mệnh danh là người bạn đồng hành và là người bạn trợ giúp, và có lời nói về người đàn ông là họ sẽ bám lấy nàng và cả hai sẽ trở thành một xương thịt. Điều này có nghĩa chúng ta phải coi cuộc sống của cặp đôi nhân bản ban đầu như một cộng đồng tình yêu mật thiết nhất, các khả năng của họ đã hòa hợp hoàn hảo như trong một hữu thể đơn nhất; tương tự như vậy, trước cuộc Sa Ngã, mọi cơ năng trong mỗi cá nhân đều hòa hợp hoàn hảo, các giác quan và tinh thần trong mối liên hệ đúng đắn và không có khả thể xảy ra xung đột. Vì lý do này, họ cũng không có khả năng khao khát nhau một cách vô trật tự. Điều này đã được mạc khải trong câu "Họ đã trần truồng nhưng không xấu hổ".

Kế hoạch của Thiên Chúa dường như đã thay đổi trong yếu tính sau cuộc Sa Ngã đối với loài người và ơn gọi của con người. Bà Evà đã để cho mình bị tên cám dỗ gài bẫy và cũng đã lôi kéo người đàn ông phạm tội. Ađam đầu tiên được gọi để giải thích. Ông đổ lỗi cho người phụ nữ: "Người phụ nữ mà Chúa đã ban cho tôi làm bạn đồng hành - nàng đã cho tôi ăn từ cây và tôi đã ăn" (10). Đồng thời, nghe giống như một lời trách móc đối với Thiên Chúa. Ađam đầu tiên bây giờ buộc phải chịu trách nhiệm: cớ để cáo lỗi của ông không được chấp nhận. “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: ‘Ngươi đừng ăn’, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra (11). Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng (12). Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (13). Sự bất tuân của Ađam bị trừng phạt bởi việc mất chủ quyền không ai tranh cãi của mình đối với trái đất và việc sẵn sàng các sinh vật thấp hơn phục vụ, bởi cuộc đấu tranh gay gắt với chúng vì bánh cơm hàng ngày của mình, bởi khó khăn của việc lao động của mình và phần thưởng thảm hại của nó.

Một phán xét khác đã được đưa ra cho người phụ nữ: “… Ta sẽ nhân thừa các khó khăn trong các lần thai nghén của ngươi; ngươi sẽ sinh con trong đau đớn và ở dưới quyền hành của chồng ngươi và nó sẽ cai trị ngươi” (14). Chúng ta không biết phước lành sinh sản đã được chu toàn ra sao trong nhân loại trước cuộc Sa Ngã. Cơn đau đẻ của phụ nữ khi sinh con và cuộc đấu tranh giành sự sống của đàn ông là kết quả của cuộc Sa Ngã. Người phụ nữ bị trừng phạt thêm bằng cách phải phục tùng người đàn ông. Việc người đàn ông không phải là ông chủ tốt có thể thấy trong mưu toan chuyển trách nhiệm tội lỗi từ bản thân ông sang cho vợ mình. Cộng đồng của tình yêu thanh thản đã kết thúc. Nhưng một điều khác gì đó đã xuất hiện mà trước đây họ không biết; họ nhận ra họ trần truồng và họ xấu hổ. Họ đã cố gắng che giấu sự trần truồng của mình và Thiên Chúa đã cung cấp cho họ: “Và Chúa là Thiên Chúa đã làm áo choàng từ da cho vợ chồng Ađam và mặc cho họ” (15) Tư dục đã thức tỉnh trong họ, và điều trở nên cần thiết là bảo vệ họ khỏi nó.

Do đó, đã có một sự thay đổi trong mối liên hệ của con người với trái đất, với con cháu của họ và với nhau. Nhưng tất cả những điều này là kết quả của một mối liên hệ đã thay đổi với Thiên Chúa. Câu chuyện về tạo dựng và cuộc Sa Ngã của con người chứa đầy những mầu nhiệm không thể giải quyết ở đây. Nhưng quả thực không phải là tự phụ khi thảo luận về một số câu hỏi đặt ra và cố gắng trả lời chúng. Tại sao lại cấm ăn cây nhận thức? Người đàn bà ăn loại trái cây nào và đưa cho chồng cùng ăn? Và tại sao kẻ cám dỗ lại tiếp cận người phụ nữ trước? Tất nhiên, người đàn ông hiển nhiên không phải là không có nhận thức trước cuộc Sa Ngã — vì ông là người được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa, là người đặt tên cho tất cả các tạo vật sống động và là người được kêu gọi thống trị trái đất. Đúng hơn, một nhận thức hoàn hảo hơn nhiều có thể dành cho họ trước hơn là sau cuộc Sa Ngã. Vì vậy, một nhận thức chuyên biệt mới là điểm được đề cập. Ma quỷ thực sự nói tới việc điều thiện điều ác. Bây giờ, cũng không nên giả định rằng người đàn ông thiếu nhận thức điều tốt trước cuộc Sa Ngã. Ađam và Evà có nhận thức hoàn hảo hơn về Thiên Chúa, nghĩa là một nhận thức hoàn hảo hơn về điều tốt nhất và từ đó, về mọi điều tốt đặc thù. Nhưng không nghi ngờ gì là họ phải được giữ khỏi sự hiểu biết về điều ác mà người ta có được khi làm điều đó.

Hậu quả trực tiếp của tội nguyên tổ cho ta manh mối về những gì họ có thể phải chịu trách nhiệm: hậu quả là người nam và người nữ đã nhìn nhau bằng con mắt khác với họ trước đây; họ đã đánh mất sự vô tội trong việc trao đổi với nhau. Vì vậy, tội lỗi đầu tiên có thể không những chỉ được coi như một tội lỗi hoàn toàn có hình thức bất tuân Thiên Chúa. Mà đúng hơn, nó ngụ ý một hành động nhất định đã bị cấm và được con rắn trình bầy một cách quyến rũ với người phụ nữ và rồi người phụ nữ trình bầy với người đàn ông. Thật vậy, hành động vi phạm rất có thể là một cách kết hợp khác với trật tự ban đầu. Nhưng việc kẻ cám dỗ trước tiên cám dỗ người phụ nữ có thể cho thấy nó có đường dễ dàng hơn để tiếp cận họ, không hẳn vì người phụ nữ dễ bị lôi kéo vào điều ác hơn (quả thật, cả Ađam và Evà, lúc ấy, vẫn không có khuynh hướng làm điều ác), mà là vì bản chất của chính việc cám dỗ có ý nghĩa lớn hơn đối với họ. Ngay từ đầu, đã có dự định để cuộc sống của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhiều hơn bởi việc sinh sản và giáo dục hậu duệ. Sự khác biệt của hình phạt đối với người nam và người nữ cũng cho thấy điều đó.

Theo bản văn Kinh thánh, sự mất sự sống của chính họ dường như gắn liền với việc bị trục xuất khỏi Địa đàng: Chúa tuyên bố một lời với Ađam, lời mà với nó Người đe dọa ông ngay từ đầu như một hình phạt cho sự bất tuân: cái chết. Nhưng trước cuộc trục xuất, Thiên Chúa cũng đã thốt ra một lời hứa trong lời phán xét dành cho con rắn: “Ta sẽ gây thù hận giữa ngươi và người đàn bà, con cái ngươi và con cái nàng; con cháu nàng sẽ giẫm lên đầu ngươi, và con cái ngươi sẽ nằm dưới gót chân của họ” (16). Các thuật ngữ “người đàn bà” và “con cái” chỉ Mẹ Thiên Chúa và Đấng Cứu Chuộc. Tuy nhiên, điều này không loại bỏ ý nghĩa khác; người phụ nữ đầu tiên mà Ađam đặt cho cái tên “mẹ của tất cả các tạo vật sống”, cũng như tất cả những người đến sau nàng đã được giao một nhiệm vụ đặc thù là đấu tranh chống sự ác và chuẩn bị cho cuộc phục hồi sự sống tâm linh. "Chúa đã cho tôi một đứa con trai," Evà nói như thế khi nàng sinh đứa con đầu lòng. Điều đó nghe như thể nàng nhận thức được một phước lành được ban cho nàng trong con người của con trai. Và sau này, các phụ nữ Do Thái cũng nhìn nhận ơn gọi của họ theo cách này: sinh ra những người con mong thấy ngày cứu độ.

Như thế, một mối ràng buộc đặc biệt được thiết lập giữa cuộc Sa Ngã và việc Cứu chuộc, và đây đó các sự kiện tương ứng một cách đáng kể. Vì phụ nữ là người đầu tiên bị cám dỗ, nên thông điệp ân sủng của Thiên Chúa cũng đến với một người phụ nữ trước tiên và mỗi lần sự đồng ý của người phụ nữ sẽ quyết định số phận của nhân loại nói chung. Trong vương quốc mới của Thiên Chúa, vai trò của cặp đôi nhân bản đã thay đổi; nó đã trở thành mối liên hệ của người mẹ và con trai. Con Thiên Chúa là Con Người qua mẹ mình nhưng không qua cha phàm nhân. Con trai của Thiên Chúa không chọn cách truyền giống thông thường của con người để trở thành Con Người. Há chúng ta không thể thấy ở đây một dấu hiệu cho thấy có một thiếu sót cố hữu trong cách sinh sản này từ tội lỗi đầu tiên, mà chỉ có thể được cứu chuộc bởi vương quốc ơn thánh đó sao? Ngoài ra, há nó không cho thấy sự cao quý của tình mẫu tử như là sự kết hợp tinh khiết nhất và cao cả nhất của con người đó sao? Sự phân biệt về giới tính nữ là sự phân biệt này: phụ nữ là người được phép giúp thiết lập vương quốc mới của Thiên Chúa; Sự phân biệt giới tính nam là sự cứu chuộc đến qua Con Người, tức Ađam mới. Và ở đó, thứ hạng ưu tiên của người đàn ông lại được thể hiện.

Chúa đã tuyên bố rõ ràng rằng vương quốc mới của Thiên Chúa sẽ mang lại một trật tự mới trong mối liên hệ giữa hai giới, nghĩa là nó sẽ chấm dứt các mối liên hệ do cuộc Sa Ngã gây ra và sẽ khôi phục lại trật tự ban đầu (17). Đối với câu hỏi của người Biệt phái là người chồng có được phép ly dị vợ không, Chúa Giêsu trả lời: “Môsê cho phép các ông làm như vậy vì lòng dạ chai đá của các ông. Nhưng ngay từ đầu, không phải như vậy”. Và Người khiển trách họ bằng đoạn văn trình thuật việc tạo dựng: họ sẽ là hai trong một xác thịt. Và Người đặt ra điều răn của Giao Ước Mới: "Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Nhưng, hơn thế nữa, Người thiết lập lý tưởng đồng trinh như một điều hoàn toàn mới mẻ, vì nó được đặt trước chúng ta bởi mẫu gương sống động của Trinh Nữ-Mẹ và chính Chúa.

Các bức thư của Thánh Phaolô chứa đựng những nhận xét chi tiết nhất về mối liên hệ giữa người nam và người nữ. Đoạn Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, được thảo luận nhiều, viết: “Tuy nhiên, điều tôi muốn anh em hiểu là: Chúa Kitô là đầu của mọi người, nhưng người nam là đầu của người nữ, và Thiên Chúa là đầu của Chúa Kitô. Bất cứ người đàn ông nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri với cái đầu bị che của mình sẽ tỏ sự bất kính với cái đầu của mình (18). Nhưng bất cứ người đàn bà nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà không che đầu là nhục mạ cái đầu của mính; lúc ấy như thể tóc của họ bị cạo sạch.… (19). Người đàn ông không nên trùm đầu, vì đó là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa, nhưng đàn bà là vinh quang của đàn ông (20). Vì đàn ông không phát xuất từ đàn bà, nhưng đàn bà phát xuất từ đàn ông” (21). Vì đàn ông không được tạo dựng vì đàn bà nhưng đàn bà được tạo dựng vì đàn ông (22). Nhưng trong Chúa, đàn ông không độc lập với đàn bà mà đàn bà cũng không độc lập với đàn ông” (23). Chúng ta không nên bị coi là thiếu tôn trọng đối với Thánh Tông đồ nếu chúng ta gợi ý ở đây rằng trong giáo huấn này dành cho người Côrintô, có sự lẫn lộn đối với các khía cạnh thần linh và nhân bản, tức thời và vĩnh cửu. Khăn trùm đầu và quần áo là những vấn đề thuộc thời trang, khi ngay cả Thánh Phaolô cũng đã nói ở phần cuối của đoạn văn: “Nhưng bất cứ ai vẫn còn xu hướng tranh luận đều biết rằng chúng ta không có phong tục như vậy và các Giáo Hội của Thiên Chúa cũng vậy” (24). Nếu phán quyết này liên quan đến quần áo được phụ nữ Côrintô mặc để thờ phượng nơi công cộng có giá trị ràng buộc đối với cộng đồng mà ngài đã thành lập, điều đó không có nghĩa là nó cũng có tính ràng buộc đối với mọi thời đại.

Những gì ngài nói về mối liên hệ chính giữa nam và nữ phải được lượng giá cách khác nhau, vì nó được đưa ra nhằm giải thích trật tự thần linh trong việc tạo dựng và cứu chuộc.

Đàn ông và đàn bà được định sẵn để sống một cuộc đời với nhau như một hữu thể đơn nhất. Nhưng vai trò lãnh đạo trong cộng đồng sự sống này là thích hợp với người đàn ông trong tư cách là người được tạo ra đầu tiên. Tuy nhiên, theo cách diễn giải của Thánh Phaolô, người ta có ấn tượng trật tự ban đầu và trật tự cứu chuộc không được giải thích một cách xác thực; ngược lại, khi nhấn mạnh đến cao quyền của người đàn ông trong mối liên hệ, và một cách tuyệt đối trong việc ngài thừa nhận vai trò của người đàn ông như người trung gian giữa Chúa Cứu Thế và phụ nữ, cách giải thích này vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi trật tự của bản chất sa ngã. Cả trình thuật về sự tạo dựng lẫn Tin Mừng đều không ám chỉ đến mối liên hệ gián tiếp như vậy với Thiên Chúa. Nhưng nó thực sự được tìm thấy trong luật Môsê và nền công lý Rôma. Tuy nhiên, chính Thánh Tông đồ cũng biết một trật tự khác được ngài nói đến trong cùng một Thư gửi tín hữu Côrintô khi ngài thảo luận về hôn nhân và đức khiết trinh: “Người chồng không tin được thánh hóa bởi người vợ tin…” và “này bà vợ, làm sao bà biết bà sẽ không mang chồng bà đến ơn cứu rỗi…? ” (25). Điều này phù hợp với Tin Mừng, là tin vốn dạy rằng mọi linh hồn đều được Chúa Kitô giành cho sự sống, và mọi người được nên công chính nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô, dù là nam hay nữ, đều được kêu gọi làm trung gian.

Mối liên hệ đàn ông đàn bà thậm chí còn được xử lý đầy đủ hơn trong Thư gửi tín hữu Êphêsô (26) (5:22tt). “Các bà vợ nên phục tùng chồng như phục tùng Chúa, vì người đàn ông là đầu của vợ cũng như Chúa Kitô là đầu của Giáo Hội Người, là Đấng cứu rỗi của thân thể Người (27) (5:22-23). Nhưng cũng như Giáo Hội phục tùng Chúa Kitô thế nào thì phụ nữ cũng nên phục tùng chồng mình trong mọi sự như thế (28) (5:24). Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình như Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và đã hiến mình Người cho Giáo Hội (29) (5:25) để làm cho Giáo Hội trở nên thánh thiện, thanh tẩy Giáo Hội bằng nước và lời ban sự sống (30) (5:26) để trước mặt Người có một Hội Thánh vinh hiển, không bị tì vết hay vết nhăn hay bất cứ điều gì tương tự, nhưng đúng hơn để Giáo Hội thánh thiện và tinh tuyền (31) (5:27). Nên đàn ông cũng nên yêu vợ như chính thân thể của mình. Ai yêu vợ thì yêu chính mình (32( (5:28) Vì chưa bao giờ có ai ghét chính thân xác mình nhưng giữ gìn và chăm sóc nó như Chúa Kitô làm cho Giáo Hội (33) (5:29). Vì chúng ta là chi thể của thân thể Người, là thịt xương Người (34) (5:30). Vì lý do này, người đàn ông sẽ rời bỏ cha mẹ mình và sẽ bám lấy vợ mình; và cả hai sẽ nên một xương một thị (35) (5:31) Nhưng đây là một mầu nhiệm lớn lao. Tôi muốn nói về Chúa Kitô và Giáo hội (36) (5:32). Tuy nhiên, mỗi người trong anh em hãy yêu vợ mình như chính mình; nhưng đàn bà phải kính sợ chồng mình” (37). Đoạn này giải thích điều khái niệm Kitô giáo về hôn nhân phải nên như thế nào. Mặc dù chính Chúa từng nhấn mạnh tính bất khả phân ly của hôn nhân và sự hợp nhất của đôi vợ chồng trong một thân xác, sự hiệp nhất này được định nghĩa chặt chẽ hơn ở đây.

Cũng như trong một sinh vật đơn nhất, tất cả các chi đều do người đứng đầu cai trị, do đó duy trì sự hài hòa của toàn bộ hữu thể thế nào, thì cũng cần phải có một người đứng đầu trong cơ thể mở rộng hơn như vậy; và trong một cơ thể lành mạnh không thể có sự tranh cãi nào liên quan đến phần nào là đầu và phần nào là các chi thể và chức năng của cả hai là gì. Nhưng không được quên rằng đó là một vấn đề của một mối liên hệ tượng trưng. Cả hình ảnh của Chúa Kitô và Giáo hội đều nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ này. Chúa Kitô là đầu của chúng ta và sự sống thần linh của Người tràn ngập qua chúng ta, các chi thể của Người, nếu chúng ta tuân theo Người trong yêu thương và chúng ta phục tùng Người trong vâng lời. Người đứng đầu là Thiên Chúa Nhập thể, Đấng có sự hiện hữu tự lập của Người bên ngoài Nhiệm thể của Người. Các chi thể có hữu thể cá nhân của họ như những tạo vật tự do và hữu lý, và Nhiệm thể phát xuất từ tình yêu của đầu và sự sẵn sàng phục tùng của các chi thể. Các chức năng, tiến hành từ mỗi chi thể của Nhiệm thể, được chỉ định cho chi thể dựa vào các ơn phúc của mỗi người, ơn phúc yêu thương và linh đạo; sự khôn ngoan của đầu là sử dụng các chi thể theo các năng khiếu của họ; nhưng sức mạnh thần linh của đầu là cung cấp cho mỗi chi thể cá nhân những năng khiếu có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ cơ thể. Và mục đích của toàn bộ thân thể này, tức Nhiệm thể Chúa Kitô, là mỗi chi thể cá nhân — thực sự là toàn vẹn hữu thể nhân bản với thân xác và linh hồn — đạt được sự cứu rỗi viên mãn và chức phận con cái Thiên Chúa, và tôn vinh theo cách riêng của mình toàn bộ thân thể, tức hiệp thông các thánh.

Nếu người đàn ông phải là người lãnh đạo, (“là đầu”) của vợ mình - và chúng ta có thể nói thêm một cách thích đáng, tương tự như vậy, là đầu của cả gia đình - theo nghĩa Chúa Kitô là đầu Giáo hội, thì nghĩa vụ của người đàn ông là tiến hành mô hình thu nhỏ này của Nhiệm thể vĩ đại cách nào đó có thể giúp cho mỗi chi thể của nó có thể phát triển các năng khiếu của họ một cách hoàn hảo và góp phần vào ơn cứu rỗi của toàn bộ cơ thể, và mỗi chi thể đạt được sự cứu rỗi của chính họ. Người chồng không phải là Chúa Kitô và không có quyền ban bố tài năng. Nhưng họ có quyền mang các tài năng hiện có đến chỗ phát triển (hoặc triệt tiêu chúng), vì chắc chắn người ta có thể hữu ích trong việc phát triển các năng khiếu của người khác. Và phần họ, khôn ngoan là không để cho những năng khiếu này bị hao mòn đi, nhưng giúp chúng được phát triển vì lợi ích của mọi người. Và vì bản thân họ không hoàn hảo như Chúa Kitô, mà là một tạo vật có nhiều ơn phúc và khiếm khuyết, sự khôn ngoan cao nhất của họ có thể là cho phép những ơn phúc của các chi thể khác bù đắp cho những khiếm khuyết của họ, cũng như có thể là sự khôn ngoan chính trị cao nhất của người có toàn quyền là cho phép một bộ trưởng sáng suốt cai trị. Tuy nhiên, điều cần thiết cho phúc lợi của cơ thể là việc này phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của đầu. Nếu thân xác chống lại đầu, cơ thể sẽ chịu nhiều tổn thương khi đầu phải để cơ thể hao mòn đi.

Mặc dù Thư gửi tín hữu Êphêsô đề cập đến sự kết hợp hôn nhân, nhưng Thánh Tông đồ nói còn tương cảm hơn về vị trí của người phụ nữ trong cộng đồng trong Thư thứ nhất gửi Timôtê. Họ nên ăn mặc giản dị và đoan trang, và thể hiện lòng đạo dức của mình qua những việc làm tốt (38). “Người phụ nữ phải học trong im lặng, trong sự khiêm nhường hoàn toàn” (39). Nhưng tôi không cho phép một người phụ nữ dạy dỗ, cũng không đề cao họ hơn người đàn ông; đúng hơn, họ nên giữ im lặng (40). Vì Ađam được tạo dựng trước, rồi mới tới Evà (41), và Ađam không bị cám dỗ mà là người đàn bà bị cám dỗ và sau đó khởi diễn việc vi phạm (42). Nhưng họ sẽ đạt được ơn cứu rỗi nhờ việc sinh con, miễn là họ kiên vững trong đức tin, tình yêu, dè dặt kín đáo thánh thiện" (43).

Ở đây, một cách thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong Thư gửi tín hữu Côrintô, người ta có ấn tượng là trật tự nguyên thủy và trật tự cứu chuộc bị phụ thuộc vào trật tự của bản chất sa ngã, và Thánh Tông đồ vẫn nói về mình rõ ràng như một người Do Thái theo tinh thần lề luật. Khái niệm của Tin Mừng về đức đồng trinh dường như bị lãng quên hoàn toàn. Những gì được nói ở đây và những gì khả thi liên quan đến một số sự việc không thích đáng trong cộng đồng Hy Lạp không được coi có tính ràng buộc đối với giáo huấn chính về mối liên hệ giới tính. Nó mâu thuẫn quá mạnh mẽ đối với những lời nói và toàn bộ phong tục của Chúa, Đấng có các phụ nữ trong số những người bạn đồng hành thân cận nhất của Người, và là những người chứng minh rằng trong công trình cứu chuộc của Người, Người quan tâm đến linh hồn của đàn bà cũng như đến linh hồn của đàn ông. Nó thậm chí còn mâu thuẫn cả với chính đoạn văn đó của Thánh Phaolô, một đoạn văn có thể phát biểu một cách tinh ròng nhất tinh thần của Tin Mừng. “Lề luật là quản giáo cho đến khi Chúa Giêsu Kitô đến dạy rằng chúng ta có thể được công chính hóa nhờ đức tin. Nhưng bây giờ đức tin đó đã đến, chúng ta không còn chịu sự giám hộ của Lề luật nữa... Không còn người Do Thái hay người Hy Lạp, nô lệ hay người tự do; không còn nam hay nữ. Vì anh em đều là một trong Chúa Giêsu Kitô” (44)

Trước khi chúng ta tiếp tục thảo luận về những gì Lời Chúa ngỏ với chúng ta về bản chất của người nam và người nữ, theo khả năng hiểu biết của chúng ta, chúng ta muốn tóm tắt những gì đã được nói cho đến nay.

Ơn gọi của người nam và người nữ không hoàn toàn giống nhau trong trật tự ban đầu, trật tự của bản chất sa ngã, và trật tự cứu chuộc. Ban đầu, đàn ông và đàn bà đều phải chịu trách nhiệm duy trì sự giống như Thiên Chúa của họ, quyền chúa tể của họ trên trái đất, và việc sinh sản của loài người. Vị trí ưu việt của người đàn ông, điều dường như được ngụ ý bởi sự kiện họ được tạo ra trước, không được giải thích sâu sắc nhiều hơn. Sau cuộc Sa ngã của họ, mối liên hệ giữa họ bị biến đổi từ mối liên hệ tình yêu tinh ròng trở thành mối liên hệ tối quyền và tùng phục và bị bóp méo bởi tư dục. Cuộc đấu tranh khó khăn để hiện hữu được phân bổ chủ yếu cho đàn ông và khó khăn khi sinh con được phân bổ chủ yếu cho phụ nữ. Nhưng lời hứa cứu chuộc vẫn hiện diện bao lâu người phụ nữ được giao cho trọng trách chiến đấu chống lại cái ác; giới tính nam sẽ được đề cao bởi việc xuất hiện của Con Thiên Chúa. Việc cứu chuộc sẽ khôi phục lại trật tự lúc ban đầu. Tính ưu việt của người đàn ông được tiết lộ qua việc Đấng Cứu Rỗi đến thế gian dưới hình thức người đàn ông. Giới tính nữ được đánh giá cao nhờ sự kiện Đấng Cứu Rỗi được sinh ra từ một người mẹ phàm nhân; người phụ nữ là cửa ngõ qua đó Thiên Chúa tìm được lối vào với loài người. Ađam như một nguyên mẫu nhân bản cho thấy vị vua thần-nhân trong tương lai của sáng thế; chỉ như thế, mọi người đàn ông trong vương quốc Thiên Chúa nên noi gương Chúa Kitô, và trong kết liên (partnership) hôn nhân, họ phải noi gương sự chăm sóc yêu thương của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người. Người phụ nữ nên tôn vinh hình ảnh của Chúa Kitô nơi chồng mình bằng cách phục tùng tự do và yêu thương; chính họ là hình ảnh của mẹ Thiên Chúa; nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải là hình ảnh của Chúa Kitô.

Còn tiếp

 
VietCatholic TV
Gay go: Đức Thánh Cha tiếp phò phá thai Nancy Pelosi. Tin giả tràn lan. Dân Ý biểu tình, đang lễ Nancy bỏ chạy
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:46 10/10/2021


1. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Nancy Pelosi

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào hôm thứ Bảy.

Theo thông lệ đối với các cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng với những người không phải là nguyên thủ quốc gia, vào thời điểm công bố, Vatican đã không cho biết chi tiết về những gì Đức Giáo Hoàng và Pelosi đã thảo luận.

Trong bản tin hàng ngày hôm 9 tháng 10, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng Chủ tịch Hạ viện đã đi cùng chồng của bà, doanh nhân Paul Pelosi, và đoàn tùy tùng.

Các bức ảnh do Vatican công bố cho thấy Pelosi cũng đã gặp gỡ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao.

Chủ tịch Hạ viện là người Mỹ gốc Ý có mặt tại Rôma để có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các diễn giả G20. Bà ta cũng đã gặp Thủ tướng Ý Mario Draghi.

Một ngày trước khi tiếp kiến Đức Giáo Hoàng, bà Pelosi, năm nay 81 tuổi, đã thảo luận về môi trường, di cư và nhân quyền trong chuyến thăm Vatican.

Là một chính trị gia nên bà Pelosi không bỏ lỡ dịp may từ cuộc tiếp kiến này. Tin giả lan tràn nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý với quý vị và anh chị em, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần lên tiếng lên án hành động phá thai.

Gần đây nhất, hôm 27 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói

“Có sự vứt bỏ những trẻ em không được người ta hoan nghênh qua luật phá thai, tống khứ chúng bằng thuốc trục thai hay giết chúng trực tiếp. Và ngày nay thực hành đáng ghê tởm này đã trở thành một phương pháp 'bình thường'. Đó thực sự là một vụ giết người”,

Trong một bài phát biểu được truyền trực tiếp cho các thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, Đức Thánh Cha nói rằng để hiểu phá thai là gì, cần đặt ra hai câu hỏi.

“Có đúng không khi loại bỏ một mạng người để giải quyết một vấn đề? Có đúng không khi thuê một sát thủ để giải quyết một vấn đề? Đó là bản chất của phá thai”,

Trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về từ Slovakia vào ngày 15 tháng 9, Đức Giáo Hoàng liên tục nói rằng “phá thai là giết người” và so sánh việc chấp nhận phá thai với “chấp nhận giết người hàng ngày.”

Hồng Y Peter Turkson tiếp bà Nancy Pelosi tại Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện

Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện đã ra một thông báo về chuyến thăm của bà Nancy Pelosi vào ngày 8 tháng 10 trong một bài đăng trên tài khoản Twitter của mình.

Pelosi đã được tháp tùng đến Vatican vào thứ Sáu bởi Patrick Connell, phụ tá của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh.

Cùng ngày, Tòa Bạch Ốc thông báo rằng cựu thượng nghị sĩ Mỹ Joe Donnelly của tiểu bang Indiana đã được Tổng thống Joe Biden đề cử vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ cạnh tại Tòa thánh.

Pelosi, một bà mẹ Công Giáo có 5 con, đã nhiều lần xung đột với Đức Tổng Giám Mục của giáo phận quê hương về việc bà ủng hộ việc phá thai.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone đã phát động một chiến dịch cầu nguyện vào tháng trước nhằm mục đích truyền cảm hứng cho sự “hoán cải tâm hồn” của các chính trị gia ủng hộ việc phá thai.

Đức Tổng Giám Mục San Francisco nói: “Cần có sự hoán cải trái tim của đa số đại diện Quốc hội của chúng ta về vấn đề này, bắt đầu từ lãnh đạo Hạ viện, Nancy Pelosi”.

“Do đó, tôi mời tất cả những người Công Giáo tham gia vào một chiến dịch cầu nguyện và ăn chay quy mô lớn và tỏ tường cho Chủ tịch Hạ Viện Pelosi. Xin anh chị em cầu nguyện một chuỗi mân côi mỗi tuần và ăn chay vào các ngày thứ Sáu để hoán cải trái tim bà ấy.”

Đức Tổng Giám Mục Cordileone cũng kêu gọi những người Công Giáo và những người thiện chí ghi danh tham gia chiến dịch “Bông hồng và chuỗi hạt cho Nancy Pelosi”


Source:Catholic News Agency

2. Nancy Pelosi bỏ ngang thánh lễ ở Rôma do lo ngại về an ninh

Hôm thứ Bẩy, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và chồng đã tham dự thánh lễ ở nhà thờ St. Patrick ở Rôma. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và chồng đã bỏ ngang Thánh lễ tại một nhà thờ ở Rôma vào tối thứ Bảy do “vấn đề an ninh”, cha sở của nhà thờ cho biết như trên.

“Anh chị em có thể đã nghe hoặc nhìn thấy vụ náo động. Thật không may, tôi đoán, đã có một vấn đề an ninh và đáng buồn là Chủ tịch Hạ Viện Pelosi và chồng của bà đã phải ra đi”, Cha Steven Petroff, Cha sở Nhà thờ Thánh Patrick ở Rôma, cho biết trong một video đăng trên mạng xã hội.

“Bà ấy sẽ đọc bài đọc hai của chúng ta hôm nay, nhưng tất nhiên sự an toàn của bà ấy là quan trọng nhất,” ngài nói.

Nhà báo kỳ cựu ở Rôma Joan Lewis nói với CNA hôm Chúa Nhật rằng cô đã nói chuyện với Cha Petroff, và ngài nói với cô ấy rằng những lo ngại về an ninh bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống đối diễn ra trên các đường phố ở Rôma hôm thứ Bảy, đang di chuyển vào khu vực nhà thờ St. Patrick's vào khoảng thời gian thánh lễ 6 giờ chiều.

“Cha Steve đã biết được sau Thánh lễ rằng một số lượng lớn những người biểu tình chống Thẻ xanh đang di chuyển theo hướng đường Veneto và xem ra họ rất bạo lực”, Lewis nói trong một cuộc trao đổi tin nhắn nhanh với CNA. Lewis nhấn mạnh rằng Pelosi không phải là mục tiêu của những người biểu tình cuồng nhiệt, như một số báo cáo đưa ra.

Một phát ngôn viên của Pelosi nói với CNA vào hôm Chúa Nhật rằng “chính các quan chức an ninh Ý đã đưa ra quyết định yêu cầu Chủ tịch Hạ Viện ra khỏi nhà thờ.”

Pelosi, một chính trị gia Công Giáo hàng đầu đã xung đột với đấng bản quyền địa phương của bà, là Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, vì ủng hộ phá thai. Bà ta đã đến Rôma để đưa ra bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo quốc hội G20 vào hôm thứ Sáu. Hôm thứ Bảy, bà và chồng, là doanh nhân Paul Pelosi, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và các quan chức hàng đầu khác của Vatican
Source:Catholic News Agency
 
Độc đáo: Linh mục trừ tà bắt quỷ phá thai xưng tên. Căng thẳng trong thế giới Chính Thống Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:18 10/10/2021


1. Căng thẳng giữa Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Chính Thống Giáo Nga

Căng thẳng giữa Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga Kirill đã tăng lên một mức độ mới ngay trong ngày lễ Giáng Sinh của Chính Thống Giáo.

Tưởng cũng nên nhắc lại trước ngày 15/12/2018, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Trong phiên họp ngày 15/12/2018, hai nhóm sau, cùng với hai vị Giám Mục của nhóm thứ nhất đã quyết định nhập lại thành một Giáo Hội duy nhất gọi là Chính Thống Giáo Ukraine dưới sự lãnh đạo của Đức Thượng Phụ Serhii Petrovych Dumenko, nguyên là Tổng Giám Mục Pereyaslavsky và Bila Tserkva của Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev.

Đức Thượng Phụ Serhii Petrovych Dumenko sinh ngày 3 tháng Hai, 1979 mới 39 tuổi đã được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trao cho Tomos, hay quyền tự trị, vào tháng Giêng 2019.

Đáp lại diễn biến này, Đức Tổng Giám Mục Alfeev Hilarion phụ trách Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sẽ thành lập các giáo phận và giáo xứ Chính Thống Giáo Nga tại tất cả các lãnh thổ theo giáo luật là thuộc tòa Constantinople; và cuộc tranh chấp giữa hai tòa Mạc Tư Khoa và Constantinople sẽ mở rộng ra trên toàn thế giới và như thế Chính Thống Giáo không bao giờ trở lại như trước đây. Ngài cũng ra lệnh chấm dứt tất cả mọi hình thức hiệp thông Thánh Thể giữa các linh mục Chính Thống Giáo Nga và các linh mục thuộc tòa Constantinople. Đức Thượng Phụ Kirill cũng ra lệnh ngưng không cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trong các nghi thức Phụng Vụ.


Source:Sismografo

2. Đức Giáo Hoàng vướng vào cuộc tranh chấp liên quan đến di sản thuộc địa Tây Ban Nha

Tranh chấp về bản chất của di sản thuộc địa Tây Ban Nha đã gây ra một cuộc chiến lời qua tiếng lại giữa những người bảo thủ của quốc gia này và chính phủ Mễ Tây Cơ, đồng thời Vatican cũng vướng vào làn sóng tranh chấp.

Mễ Tây Cơ đã tổ chức các lễ kỷ niệm gần đây để đánh dấu 200 năm độc lập khỏi Tây Ban Nha. Tuần trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi thư tới các giáo sĩ hàng đầu của Mễ Tây Cơ thừa nhận “những tội lỗi cá nhân và xã hội” mà Giáo Hội Công Giáo đã phạm phải trong quá trình truyền bá Phúc âm tại quốc gia này sau cuộc chinh phục của Tây Ban Nha.

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô, người Á Căn Đình, đưa ra nhận xét như vậy về Mỹ châu Latinh. Tuy nhiên, những lời nói của ngài đã thu hút sự phản ứng gay gắt từ chủ tịch khu vực Madrid, Isabel Díaz Ayuso, là một người bảo thủ. Isabel nói rằng Tây Ban Nha đã đưa ngôn ngữ của mình, “Công Giáo và do đó, nền văn minh và tự do đến lục địa Mỹ Châu”.

Cuộc tranh luận càng trở nên gay gắt khi cựu thủ tướng Tây Ban Nha, José María Aznar, lên tiếng.

“Tôi sẵn sàng cảm thấy tự hào về cuộc chinh phục, và tôi sẽ không nói lời xin lỗi,” Aznar nói trong cuộc thảo luận bàn tròn trong đại hội toàn quốc của Đảng Bình dân bảo thủ, khi được hỏi về những lời của Đức Giáo Hoàng.

Ông cũng tấn công Andrés Manuel López Obrador, tổng thống cánh tả Mễ Tây Cơ, là người đã ủng hộ quyền của người bản địa. Aznar đã chế nhạo cái tên của tổng thống Mễ Tây Cơ. Ông cho rằng cái tên ấy chỉ ra nguồn gốc Tây Ban Nha rõ ràng của tổng thống Mễ Tây Cơ, chứ không phải người bản địa. Nhận xét này thu hút sự tán thưởng từ những người tham dự sự kiện ở Seville.

“Nếu một số điều nhất định không xảy ra, bạn López Obrador ơi, bạn sẽ không có ở đó, bạn thậm chí sẽ không có tên của mình, thậm chí bạn sẽ không được làm lễ rửa tội,” Aznar, người từng là thủ tướng từ năm 1996 đến 2004, nói nếu không có cuộc chinh phục. “Việc truyền bá phúc âm ở Mỹ sẽ không thể thực hiện được.”

Vào năm 2019, López Obrador đã yêu cầu Vua Felipe của Tây Ban Nha xin lỗi về những khía cạnh bạo lực trong di sản thuộc địa Tây Ban Nha, là điều mà nhà vua cho đến nay vẫn bác bỏ.

Ngày 12 tháng 10 hàng năm được chọn là ngày quốc khánh của Tây Ban Nha, để kỷ niệm sự xuất hiện của Christopher Columbus ở Mỹ Châu vào năm 1492.

Nhà văn cánh tả người Peru-Tây Ban Nha, Gabriela Wiener nói rằng việc tiếp tục sử dụng ngày này như một lễ hội kiểu Tây Ban Nha là không tốt.

“Nó giống như việc nhà nước Đức kỷ niệm ngày bắt đầu tiêu diệt người Do Thái như một ngày lễ quốc gia của mình,” cô viết.
Source:Irish Times

3. Tên của con quỷ phá thai là gì?

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #124: Demon of Abortion Reveals Its Name”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 124. Con quỷ phá thai xưng danh tính của nó”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Lucy “bị nhập và bị tra tấn hàng đêm bởi lũ quỷ. Chúng chế nhạo cô ấy, ghi dấu trên cơ thể cô ấy bằng những vết xước và bỏng, và cho rằng chúng đã chiếm hữu được cô, và thường xuyên vặn vẹo chân của cô, điều này khiến cô ấy đau đớn tột cùng. Ma quỷ tấn công cô thật tàn nhẫn và không ngừng nghỉ.

Sau một số buổi trừ tà dữ dội, những con quỷ ngày càng suy yếu. Tôi nghĩ chúng có lẽ đã yếu lắm đến mức có thể bị quyền năng của Chúa Giêsu buộc phải tiết lộ tên của chúng. Biết tên của chúng là điều cung cấp thêm sức mạnh để loại trừ chúng và cho thấy rằng thời điểm trục xuất chúng đang đến gần.

Vì vậy, tôi yêu cầu mọi người lặp đi lặp lại: “Dicas mihi nomen tuum”, nghĩa là, “Hãy cho biết tên của mày là gì”. Câu này là một trích dẫn trực tiếp từ Nghi thức trừ tà truyền thống. Con quỷ kháng cự mạnh mẽ. Nhưng cuối cùng, chịu không nổi sự tấn công liên tục của chúng tôi, nó miễn cưỡng nói tên của mình là “Abyzou.”

Tôi đã tra cứu từ này. Một số nguồn trùng hợp: Abyzou (còn được đánh vần là Abizou, Obizu, Obizuth, Obyzouth, Byzou) là tên của một con quỷ “nữ” ở Cận Đông bị đổ lỗi là kẻ gây sẩy thai và tử vong ở trẻ sơ sinh. Một số tài liệu Abyzou là một con quỷ “nữ”. Tuy nhiên, ma quỷ không có thể xác hay phái tính, cho nên về mặt kỹ thuật không nên gọi là quỷ “nam” hay quỷ “nữ”.

Đáng buồn thay, Lucy đã phá thai. Cho nên điều này trùng khớp hoàn toàn. Cô ấy thành tâm hối cải, đi xưng tội, và vẫn rất mực thước. Mặc dù bất kỳ và tất cả tội lỗi đều được tha thứ trong bí tích hòa giải, nhưng điều này không có nghĩa là các thứ ma quỷ liên quan sẽ bị loại bỏ ngay lập tức. Thông thường, một thời gian thanh lọc là cần thiết. Với sức nặng của tội lỗi và cái chết bi thảm của đứa trẻ, sẽ cần một cuộc chiến để loại bỏ con quỷ này.

Abyzou chế nhạo Lucy vì đã phá thai. Con quỷ nói với cô rằng cô không bao giờ có thể được tha thứ. Nó đánh vào cảm giác tội lỗi sâu sắc của cô và cố gắng kéo cô vào bóng tối của vô vọng và tuyệt vọng.

Đây là hành vi tiêu biểu của ma quỷ. Ma quỷ không chỉ cám dỗ anh chị em phạm tội mà sau khi anh chị em đã phạm tội, chúng sẽ chế nhạo anh chị em và khiến anh chị em hoang mang tuyệt vọng vì đã làm như vậy. Chúng tôi bảo đảm với Lucy rằng tội lỗi của cô ấy đã thực sự được tha thứ và cầu nguyện cho đứa con của cô ấy. Lucy cũng có thể cần tư vấn sau phá thai và làm việc với các nhóm chữa lành sau phá thai.

Vào giữa buổi trừ tà, một trong những người trừ tà đã được truyền cảm hứng để giơ lên một bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe. Con quỷ lên cơn co giật lớn. Vì vậy, chúng tôi liên tục cầu khẩn Đức Mẹ dưới danh hiệu này và con quỷ co giật mỗi khi bức ảnh được giơ lên.

Hiệu quả của hình ảnh thánh này không phải là ngẫu nhiên. Bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe mô tả Đức Maria là một phụ nữ mang thai và Mẹ thường được kêu cầu dưới danh hiệu này khi cầu nguyện cho những đứa trẻ chưa chào đời. Hơn nữa, dưới chân Mẹ là biểu tượng của mặt trăng và bóng tối, ám chỉ ma quỷ. Juan Diego, người mà hình ảnh của Mẹ xuất hiện trên áo choàng của anh, đã gọi Mẹ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình là: “Te Coatlazopeuh” - “Người Nữ nghiền nát con rắn.”

Phá thai là một tội lỗi nghiêm trọng. Nhưng Lucy và tất cả mọi người nên biết rằng có một nguồn mạch linh thánh chữa lành và bình an. Chúng ta có một Đấng cầu bầu cho chúng ta là Đức Mẹ Guadalupe, Đấng đã đạp lên đầu Abyzou và mang lại sự chữa lành của Chúa. “Đức Mẹ Guadalupe, hoa hường mầu nhiệm, xin cầu cho chúng tôi.”
Source:Catholic Exorcism
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ đại trào khai mạc Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:10 10/10/2021

Lúc 10g sáng Chúa Nhật 10 tháng 10, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ khai mạc Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Cùng đồng tế với ngài có các Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục tham dự Thượng Hội Đồng.

Các bài đọc trong thánh lễ được lấy từ Phụng Vụ của Chúa Nhật 28 Mùa Quanh Năm.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Một người giàu có đến gặp Chúa Giêsu “khi Người đang chuẩn bị lên đường” (Mc 10:17). Các sách Phúc âm thường xuyên cho chúng ta thấy Chúa Giêsu “đang trong một cuộc hành trình”; Ngài đi bên cạnh mọi người và lắng nghe những câu hỏi và những mối quan tâm ẩn sâu trong trái tim họ. Chúa cho chúng ta thấy rằng Ngài không được tìm thấy ở những nơi ngăn nắp và trật tự, xa rời thực tế, nhưng luôn luôn đi bên cạnh chúng ta. Chúa Giêsu gặp gỡ chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, trên những con đường đời thường đầy sỏi đá. Hôm nay, khi khai mạc tiến trình Thượng Hội Đồng này, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân - tất cả chúng ta, Giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân - liệu chúng ta, cộng đồng Kitô Giáo, có thể hiện “phong cách” này của Thiên Chúa, Đấng đi trên con đường của lịch sử và chia sẻ trong cuộc sống của nhân loại hay không? Chúng ta đã chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu trong cuộc hành trình này chưa? Hay chúng ta sợ hãi những điều chưa biết, thích ẩn náu trong những lý do thông thường: như “Vô ích” hoặc “Chúng ta đã luôn làm theo cách này mà”?

Tiến hành Thượng Hội Đồng có nghĩa là cùng đi trên một con đường, cùng nhau bước đi. Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Đầu tiên, Chúa Giêsu gặp người đàn ông giàu có trên đường; sau đó Ngài lắng nghe những câu hỏi của anh ta, và cuối cùng Ngài giúp anh ta phân định những gì anh ta phải làm để có thể hưởng sự sống vĩnh cửu. Gặp gỡ, lắng nghe và phân định. Tôi muốn suy ngẫm về ba động từ đặc trưng cho Thượng Hội Đồng này.

Đầu tiên là gặp gỡ. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng việc nói về một cuộc gặp gỡ. Một người đàn ông đến gần Chúa Giêsu và quỳ xuống trước Ngài, hỏi Ngài một câu hỏi quan trọng: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (câu 17). Một câu hỏi quá quan trọng đòi hỏi sự chú ý, thời gian, sự sẵn lòng gặp gỡ người khác và sự nhạy cảm với những gì làm họ áy náy. Chúa không đứng xa cách; Ngài không tỏ ra khó chịu hay bị quấy rầy. Thay vào đó, Ngài hoàn toàn hiện diện với người này. Ngài cởi mở để gặp gỡ. Không có gì khiến Chúa Giêsu thờ ơ; mọi thứ đều được Chúa quan tâm. Gặp gỡ mặt đối mặt, nhìn thẳng vào đôi mắt, và chia sẻ lịch sử của mỗi cá nhân. Đó là sự gần gũi tiêu biểu của Chúa Giêsu. Chúa biết rằng cuộc đời của ai đó có thể thay đổi chỉ bằng một cuộc gặp gỡ. Tin Mừng chứa đầy những cuộc gặp gỡ như vậy với Chúa Kitô, những cuộc gặp gỡ nâng đỡ và mang lại ơn chữa lành. Chúa Giêsu không vội vã, hay nhìn vào đồng hồ để kết thúc buổi họp. Ngài luôn phục vụ người bên cạnh, lắng nghe những gì người đó nói.

Khi chúng ta bắt đầu quá trình này, chúng ta cũng được kêu gọi trở thành những chuyên gia trong nghệ thuật gặp gỡ. Không phải bằng cách tập trung quá nhiều cho việc tổ chức các sự kiện hoặc lý thuyết hóa về các vấn đề, cho bằng dành thời gian để gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau. Dành thời gian để cầu nguyện và thờ phượng – đó là hình thức cầu nguyện mà chúng ta thường bỏ qua - dành thời gian để thờ phượng và lắng nghe những gì Thánh Linh muốn nói với Giáo hội. Đã đến lúc phải nhìn vào mắt người khác và lắng nghe những gì họ nói, để xây dựng mối quan hệ, nhạy cảm với các câu hỏi của anh chị em chúng ta, để chúng ta được phong phú hóa bởi sự đa dạng của các đặc sủng, ơn gọi và thừa tác vụ. Mỗi cuộc gặp gỡ - như chúng ta đã biết - đều đòi hỏi sự cởi mở, lòng dũng cảm và sự sẵn sàng để bản thân được thử thách bởi sự hiện diện và những câu chuyện của người khác. Nếu đôi khi chúng ta trốn chạy trong các giao thức hoặc muốn trình bày một hình ảnh sang cả - tinh thần giáo sĩ và lịch sự, trong đó tôi là Đức ông hơn là Cha – thì kinh nghiệm gặp gỡ sẽ thay đổi chúng ta; thường xuyên nó mở ra những khả năng mới và bất ngờ. Sau buổi đọc kinh Truyền Tin hôm nay, tôi sẽ gặp một nhóm người đường phố đến với nhau đơn giản chỉ vì một nhóm người đã cố gắng lắng nghe họ, đôi khi chỉ lắng nghe họ là đủ. Và từ sự lắng nghe đó, họ đã thành công trong việc tạo ra một con đường mới. Thiên Chúa thường chỉ ra những con đường mới theo cách này. Ngài mời chúng ta bỏ lại những thói quen cũ của chúng ta. Mọi thứ sẽ thay đổi khi chúng ta có thể gặp gỡ Ngài và gặp gỡ nhau một cách chân thành, không cần hình thức hay giả vờ, nhưng chỉ đơn giản bằng con người thật của chúng ta.

Động từ thứ hai là lắng nghe. Cuộc gặp gỡ thực sự chỉ nảy sinh từ việc lắng nghe. Chúa Giêsu đã lắng nghe câu hỏi của người đàn ông đó và những mối quan tâm về tôn giáo và hiện sinh ẩn sau câu hỏi đó. Ngài đã không đưa ra một câu trả lời chung chung hoặc đưa ra một giải pháp đóng gói sẵn; Ngài không giả vờ đáp lại một cách lịch sự, chỉ đơn giản như một phương cách nhằm đuổi anh ta đi và tiếp tục con đường của mình. Chúa Giêsu lắng nghe, bất kể mất bao nhiêu thời gian cần thiết; Ngài không vội vàng. Quan trọng nhất, là Chúa Giêsu không ngại lắng nghe người thanh niên ấy bằng trái tim chứ không chỉ bằng đôi tai. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản trả lời câu hỏi của người thanh niên giàu có; Chúa để anh ta kể câu chuyện đời mình, nói một cách tự do về bản thân mình. Chúa Kitô nhắc nhở anh ta về các điều răn, và người đàn ông bắt đầu kể về tuổi trẻ của mình, chia sẻ hành trình tôn giáo và nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa của anh ta. Điều này xảy ra bất cứ khi nào chúng ta lắng nghe bằng trái tim: mọi người cảm thấy rằng họ đang được lắng nghe, không bị phán xét; họ cảm thấy tự do kể lại những kinh nghiệm của chính họ và cuộc hành trình tâm linh của họ.

Chúng ta hãy tự hỏi mình một cách thẳng thắn trong suốt tiến trình Thượng Hội Đồng này: Chúng ta có giỏi lắng nghe không? “Thính giác” của trái tim chúng ta tốt đến mức nào? Chúng ta có cho phép mọi người bộc lộ bản thân, bước đi trong đức tin dù họ gặp khó khăn trong cuộc sống, và trở thành một phần của đời sống cộng đồng mà không bị cản trở, từ chối hoặc phán xét không? Tham gia vào một Thượng Hội Đồng có nghĩa là đặt chúng ta vào cùng một con đường như Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể. Nó có nghĩa là đi theo bước chân của Chúa, lắng nghe lời Ngài cùng với lời nói của người khác. Nó có nghĩa là ngạc nhiên khám phá rằng Chúa Thánh Thần luôn làm chúng ta kinh ngạc, khi gợi ý những con đường mới và những cách nói mới. Học cách lắng nghe lẫn nhau là một bài tập chậm và có lẽ mệt mỏi’. Hãy lắng nghe các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, tất cả những người đã được rửa tội - và tránh những phản ứng giả tạo, nông cạn và được đóng gói sẵn. Thánh Linh yêu cầu chúng ta lắng nghe những thắc mắc, mối quan tâm và hy vọng của mọi thành phần Giáo hội, mọi người và mọi quốc gia. Và lắng nghe thế giới, trước những thách thức và thay đổi mà nó đặt ra trước mắt chúng ta. Chúng ta đừng làm cách âm trái tim chúng ta; nhưng phải làm sao để chúng ta không bị bao vây trong những điều chắc chắn của chúng ta. Quá thường là những điều chắc chắn của chúng ta có thể khiến chúng ta đóng cửa. Chúng ta hãy lắng nghe lẫn nhau.

Cuối cùng, hãy phân định. Gặp gỡ và lắng nghe không tự nó kết thúc, và để lại mọi thứ như trước đây. Ngược lại, bất cứ khi nào chúng ta tham gia vào cuộc đối thoại, chúng ta cho phép mình được thử thách, để thăng tiến trên một cuộc hành trình. Và cuối cùng, chúng ta không còn như xưa nữa; chúng ta đã thay đổi. Chúng ta thấy điều này trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu cảm thấy rằng người trước mặt mình là một người tốt và ngoan đạo, tuân theo các điều răn, nhưng Ngài muốn dẫn dắt anh ta đi xa hơn, vượt ra ngoài việc đơn thuần tuân giữ các giới luật. Thông qua đối thoại, Chúa giúp anh ta phân định. Chúa Giêsu khuyến khích người đó nhìn vào bên trong, dưới ánh sáng của tình yêu mà chính Chúa đã thể hiện qua cái nhìn của Người (xem câu 21), và nhận biết trong ánh sáng đó điều gì mà trái tim anh ta thực sự trân trọng. Và theo cách này, giúp anh ta khám phá ra rằng anh ta không thể đạt được hạnh phúc bằng cách lấp đầy cuộc sống của mình chỉ bằng việc tuân giữ các giới răn nhiều hơn, nhưng bằng cách trút bỏ bản thân, bán đi bất cứ thứ gì đang chiếm chỗ trong trái tim anh ta, để có chỗ cho Thiên Chúa.

Đây cũng là một bài học quý giá cho chúng ta. Thượng Hội Đồng là một tiến trình của sự phân định tâm linh, sự phân định của Giáo Hội, diễn ra trong sự tôn thờ, trong cầu nguyện và đối thoại với Lời Chúa. Bài đọc thứ hai hôm nay cho chúng ta biết rằng Lời Chúa “là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn” (Dt 4: 12). Lời Chúa hiệu triệu chúng ta đến với sự phân định và mang lại ánh sáng cho quá trình đó. Lời Chúa hướng dẫn Thượng Hội Đồng, ngăn không cho nó trở thành một đại hội của Giáo hội, một nhóm học tập hay một cuộc tụ họp chính trị, một quốc hội, nhưng đúng hơn là một sự kiện đầy ân sủng, một tiến trình chữa lành được hướng dẫn bởi Thánh Linh. Trong những ngày này, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, như đã từng kêu gọi người đàn ông giàu có trong Tin Mừng, hãy trút bỏ chính mình, hãy giải thoát mình khỏi tất cả những gì thuộc về thế gian, kể cả những mô hình mục vụ hướng nội và hướng ngoại của chúng ta; và tự hỏi mình Chúa muốn nói gì với chúng ta trong thời điểm này. Và hướng đi nào Chúa muốn dẫn dắt chúng ta.

Anh chị em thân mến, hãy cùng nhau lên đường vui vẻ! Cầu xin cho chúng ta là những người hành hương yêu mến Tin Mừng và đón nhận những điều ngạc nhiên của Chúa Thánh Thần. Chúng ta đừng bỏ lỡ những cơ hội đầy ân sủng sinh ra từ sự gặp gỡ, lắng nghe và phân định. Với xác tín hân hoan rằng, ngay cả khi chúng ta tìm kiếm Chúa, Người luôn đến gặp chúng ta trước với tình yêu của Người.
Source:Holy See Press Office
 
Bảo vệ ấn tín tòa giải tội, ĐTGM bị tấn công, bộ nội vụ triệu tập. ĐTGM Alabama tiêm 2 mũi vẫn nhiễm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:41 10/10/2021


1. Chính phủ Pháp yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp giải thích về lập trường mà họ gọi 'ấn tín bí tích hòa giải đứng trên luật'

Hôm thứ Năm 7 tháng 10, chính phủ Pháp đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp phải giải thích về tuyên bố của ngài cho rằng các linh mục không nên đến gặp cảnh sát sau khi nghe tin về một vụ lạm dụng tình dục trẻ em trong tòa giải tội.

Đức Tổng Giám Mục Eric de Moulins-Beaufort đưa ra nhận xét trên sau khi một cuộc điều tra do Giáo Hội uỷ nhiệm báo cáo rằng các linh mục đã lạm dụng tính dục khoảng 216,000 trẻ em trong hơn 70 năm bị lạm dụng, và tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ được che đậy một cách có hệ thống bằng “bức màn bí mật”.

Ủy ban đã đề xuất một loạt các biện pháp để bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi các giáo sĩ săn mồi, bao gồm đề nghị các linh mục thông báo cho các công tố viên về bất kỳ hành vi lạm dụng trẻ em nào mà các ngài nghe được trong tòa giải tội, bất kể đó là một bí tích theo truyền thống bị ràng buộc bởi bí mật nghiêm ngặt.

“Chúng tôi cần tìm một cách khác để làm điều này”, Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, gọi tắt là CEF, nói với đài France Info hôm thứ Tư.

Ấn tín bí tích hòa giải “nằm trên luật pháp của nước Cộng hòa. Nó tạo ra một không gian tự do để nói trước Chúa”, Đức Tổng Giám Mục nói.

Những lời của ngài phù hợp với hướng dẫn mới của Vatican, được ban hành vào năm ngoái về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng trẻ em của giáo sĩ, trong đó tuyên bố rằng bất kỳ tội phạm nào được nêu ra trong tòa giải tội đều phải tuân theo sự ràng buộc chặt chẽ nhất của ấn tín bí tích hòa giải”.

Nhưng ở Pháp, những người ủng hộ các nạn nhân đã phản ứng dữ dội với nhận xét của Đức Tổng Giám Mục, nói rằng mặc dù luật pháp Pháp công nhận bí mật nghề nghiệp cho các linh mục, nhưng nó không áp dụng trong các trường hợp bạo lực hoặc tấn công tình dục đối với trẻ vị thành niên.

Phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal cho biết: “Không có gì vượt trên luật pháp của nước Cộng hòa”.

Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort đã được triệu tập đến Bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin vào đầu tuần tới “để giải thích những bình luận của ngài,” văn phòng bộ trưởng cho biết.

Attal cho biết Tổng thống Emmanuel Macron đã yêu cầu Darmanin tổ chức cuộc họp.

Đức Tổng Giám Mục Pháp hôm thứ Ba đã bày tỏ sự “xấu hổ và kinh hoàng” khi báo cáo mang tính bước ngoặt được công bố sau cuộc điều tra kéo dài hơn hai năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ “sự xấu hổ vì sự bất lực của Giáo hội trong thời gian quá dài” không đặt các nạn nhân vào trung tâm của mối quan tâm của mình.
Source:Local France

2. Đã chích hai mũi, Đức Tổng Giám Mục Alabama vẫn nhiễm COVID-19 và phải cách ly

Đức Tổng Giám Mục Thomas J. Rodi của tổng giáo phận Mobile, tiểu bang Alabama, “đã bắt đầu quá trình cách ly” tại tư dinh của ngài sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 hôm 4 tháng 10.

“May mắn thay, Đức Tổng Giám Mục Rodi đã được tiêm phòng đầy đủ và dự kiến sẽ hồi phục hoàn toàn,” Tổng giáo phận cho biết trong một tuyên bố. Ngài đã được kiểm tra khi ngài “cảm thấy các triệu chứng hoa mắt nhẹ”.

Tổng giáo phận cho biết Đức Tổng Giám Mục Rodi đã báo cáo rằng “các triệu chứng của ngài vẫn còn nhẹ” và ngài “sẽ tiếp tục phục vụ những người Công Giáo của Tổng giáo phận Mobile từ xa nơi cư trú của ngài”. Các văn phòng tổng giáo phận hiện đang đóng cửa.

Tuyên bố cho biết: Tất cả những người mà Đức Tổng Giám Mục Rodi có liên hệ mật thiết đều đã được thông báo, theo các quy trình của Tổng giáo phận Mobile và các biện pháp sức khỏe cộng đồng.

“Đức Tổng Giám Mục Rodi muốn nhắc nhở công chúng thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi COVID-19 và ngài tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ tất cả những ai đủ điều kiện hãy mau tiêm chủng”.

Đức Tổng Giám Mục đã hủy bỏ “tất cả các lần xuất hiện trực tiếp và sẽ tiếp tục các hoạt động công cộng sau khi được bác sĩ cho phép”.

Tổng giáo phận Mobile yêu cầu “mọi người hãy nhớ đến Đức Tổng Giám Mục Rodi, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chúng ta và những người nhiễm coronavirus trong lời cầu nguyện của anh chị em”.

Đức Tổng Giám Mục Rodi, 72 tuổi, đã đứng đầu Tổng Giáo phận Mobile từ năm 2008. Tổng giáo phận bao gồm 28 quận trong tiểu bang Alabama. Là người gốc New Orleans, ngài là giám mục của Biloxi, Mississippi, trong bảy năm trước khi được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Mobile.
Source:Boston Pilot

3. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ ban hành hướng dẫn về miễn trừ tôn giáo đối với vắc xin COVID-19

Một nhà đạo đức sinh học Công Giáo nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng hướng dẫn mới về việc cấp miễn trừ tôn giáo đối với vắc xin COVID-19 cho các nhân viên liên bang không giải quyết đầy đủ vấn đề lương tâm.

Nhân viên liên bang hiện được yêu cầu tiêm chủng đầy đủ chống lại COVID-19 trước ngày 22 tháng 11 năm 2021. Hướng dẫn dành cho các cơ quan liên bang từ Văn phòng Quản lý Nhân sự, được công bố vào hôm Thứ Hai, ngày 4 tháng 10, nêu rõ rằng các nhân viên yêu cầu miễn trừ tôn giáo đối với yêu sách tiêm chủng “trước tiên phải xác nhận rằng việc họ từ chối tiêm chủng là dựa trên niềm tin chân thành xuất phát từ bản chất tôn giáo. “

Mẫu miễn trừ tôn giáo bao gồm một biểu mẫu gồm bảy phần để nhân viên điền vào, đưa ra một loạt câu hỏi về sự phản đối dựa trên tôn giáo của nhân viên đối với việc tiêm vắc-xin COVID-19.

Tuy nhiên, việc miễn trừ tôn giáo nên được “tự do” cho các nhân viên, linh mục tiến sĩ Tadeusz Pacholczyk, giám đốc giáo dục tại Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn với CNA. Nếu không, các yêu cầu vắc-xin “có thể dễ dàng trở thành những công cụ mù quáng, xâm phạm dẫn đến vi phạm quyền tự do cá nhân”.

Theo nhận xét của ngài, nhiều câu hỏi về việc miễn trừ tôn giáo trong hướng dẫn liên bang “phần lớn không liên quan đến việc đánh giá xem ai đó có vấn đề lương tâm đối với việc tiêm chủng hay không”.

Mẫu câu hỏi cho các cơ quan liên bang bao gồm các câu hỏi như tại sao một nhân viên phản đối việc nhận vắc xin COVID-19. Các câu hỏi khác bao gồm khoảng thời gian một nhân viên theo niềm tin tôn giáo ủng hộ sự phản đối của họ, lịch sử tiêm vắc-xin của họ, các loại thuốc khác mà họ đã tránh do tín ngưỡng tôn giáo và tại sao việc nhận vắc-xin COVID-19 sẽ là “gánh nặng đáng kể” cho việc thực hành tôn giáo của họ.

Cha Pacholczyk nói rằng những câu hỏi về “gánh nặng đáng kể” đối với đức tin của một người, họ giữ đạo bao lâu rồi, hoặc họ đã phản đối vắc-xin COVID-19 trong bao lâu là “không quan trọng”.

Thay vào đó, điểm quan trọng là “chính vào thời điểm hiện nay, liệu ai đó có vấn đề về lương tâm khiến họ không muốn được chủng ngừa hay không”.

“Chỉ cần truyền đạt quan điểm cá nhân này, dù bằng văn bản hay thậm chí bằng lời nói, và thậm chí trong trường hợp không tiết lộ lý do, là đủ làm cơ sở cần thiết để cho phép miễn trừ lương tâm.”

Cha Pacholczyk nói với CNA rằng sẽ là một sai lầm khi cho rằng “một ý kiến nào đó là luôn phù hợp với tất cả” khi đề cập đến tiêm chủng.

Ngài nói: “Các quyết định về các can thiệp y tế nên nằm trong tay của từng bệnh nhân, là người có thể đưa ra các đánh giá tương ứng với tình hình thực tế của họ một cách đầy đủ và có ý nghĩa hơn nhiều so với bất kỳ cơ quan liên bang nào có thể làm”.
Source:Catholic News Agency