Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10/10: ‘Lì ra’ xin mãi mà có được không? – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP
Giáo Hội Năm Châu
02:04 09/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói : ‘Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả’, mà người kia từ trong nhà lại đáp : ‘Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.’? Thầy nói cho anh em biết : dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
“Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
Đó là lời Chúa
Đứt ruột
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
05:31 09/10/2024
ĐỨT RUỘT
(Chúa Nhật XXVIII TN B)
Đói thì đầu gối phải bò. Hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ. Nhiều ngạn ngữ dân gian như muốn khẳng định rằng cuộc sống con người mãi long đong, vất vả vì các nhu cầu căn bản để sinh tồn xét như là một sinh vật. Chuyện cơm áo, gạo tiền nó nhũng nhiễu con người mãi không ngơi. Ăn no, mặc ấm vẫn chưa đủ, còn phải ăn ngon và mặc đẹp. Trong cuộc sống, người ta không chỉ trông mặt mà bắt hình dong mà còn thường hành xử theo kiểu đồng tiền đi trước, mực thước theo sau. Cảnh đời tréo ngoe mà không hiếm: “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Ngày nay khi có những chuyện bất bình giữa các quốc gia hay tập thể, người ta cũng lại sử dụng đòn chiêu: trừng phạt kinh tế. Đồng tiền dính liền khúc ruột. Để có được sự tự do với tiền của thì dường như không dễ, ngay cả với những người thường lên tiếng trong các lãnh vực đạo đức, tôn giáo. Nếu như giờ này Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy về bán đi tất cả những gì ngươi có mà cho người nghèo, rồi đến mà theo Ta”, thử hỏi có được bao nhiêu người đáp trả dứt khoát và triệt để như thánh Phanxicô Axidi năm nào.
Người ta dễ dàng nói rằng tiền của mang tính “phù hoa” và nhất là nó không thể theo chúng ta đi vào huyệt lạnh. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng sống thì không dễ chút nào. Không ai muốn tự chặt đứt khúc ruột của mình cả. Chẳng ai muốn từ bỏ một thứ sức mạnh vốn rất hiệu nghiệm trong rất nhiều trường hợp, đó là đồng tiền, được ví như “là tiên là Phật, sức bật của tuổi trẻ, sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, cái lọng che thân…”. Dù là một kiểu nói ngoa ngữ, phóng đại để muốn nhấn mạnh, nhưng chúng ta không thể không giật mình trước lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Đàng” (x.Mc 10,23-26). Các tông đồ kinh ngạc và nói với nhau: Thế thì ai có thể được cứu rỗi, nghĩa là được hưởng phúc Thiên đàng? Khi nói rằng đối với loài người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể, Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng: hạnh phúc Nước Trời tiên vàn là quà tặng Thiên Chúa trao ban chứ không phải do công sức của loài người chúng ta.
Chúa Giêsu đã từng cảnh báo về mối nguy cơ của tiền bạc khi nó được phong làm thần thánh: “Không được làm tôi hai chủ …”(x.Mt 6,24; Lc 16,13). Nếu có tiền mua tiên cũng được, thì có thể mua được cả nước thiên đàng! Khi chiều theo chước cám dỗ đề cao sức mạnh của đồng tiền thì người giàu có bị cám dỗ xem hạnh phúc nước trời là điều mình có thể mua, có thể trao đổi bằng công sức hay tiền bạc.
Ngạn ngữ Trung Quốc nói rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Nếu xác tín rằng hạnh phúc đích thật là hạnh phúc nước trời, tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa, thì những gì chúng ta thu được mà chủ yếu bằng việc trao đổi, mua bán bằng của cải, tiền bạc chắc chắn không phải là hạnh phúc vĩnh cửu.
Vốn là một trong những thiện hảo tự nhiên Chúa dựng nên và ban tặng, nhưng của cải, tiền bạc rất dễ trở thành miếng mồi nhử của thần dữ khiến chúng ta đi trệch hay đi ngược với huấn lệnh Chúa truyền. Không chỉ có chuyện “no cơm ấm cật, dậm dật khắp nơi” mà các mối tương quan cũng dễ bị sứt mẻ do bởi của cải tiền bạc. Tình bác cháu như Abraham với Lót, tình anh em ruột thịt như Êsau và Giacóp cũng đã khó bền vì của cải. Thánh Kinh ghi cùng một câu trong cả hai trường hợp: “họ có quá nhiều tài sản nên không thể ở chung với nhau được” (St 13,6; 36,7). Một khi đã không thể “ở chung” với nhau được thì làm sao có thể ở cùng Thiên Chúa, Đấng là Cha của hết mọi người? Biết bao chuyện chẳng hay, làm nứt vỡ tình mẹ cha, nghĩa huynh đệ… đã từng xảy ra trước mắt chúng ta mà nguyên nhân chính là vì tranh chấp của cải. Thánh Phaolô đã nói với môn đệ Timôtê rằng: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (Tm 6,10).
Trong kiếp lữ thứ này, chúng ta không thể sống như thiên thần, chẳng màng gì đến chuyện vật chất của tiền, vì không chừng sẽ rơi xuống thành loài vật (Pascal). Vấn đề đặt ra đó là phải biết làm chủ vật chất, tiền bạc cũng như phải biết tự do với nó. Một mẫu gương đáng cho chúng ta noi theo mà Tin Mừng hôm nay ghi lại đó là Phêrô. “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu không phản bác nghĩa là Người xác nhận điều ấy. Không phải Phêrô đã vất bỏ mọi sự, của cải vật chất, vì nhà của ngài còn đó, thuyền của ngài còn đó…nhưng ngài sẵn sàng trao dâng cho Chúa khi Chúa cần dùng vì lợi ích của tha nhân, sẵn sàng gác nó một bên để lên đường đi rao giảng tin mừng.
Biết rằng đồng tiền dính liền khúc ruột, tuy nhiên nếu khi khúc ruột ấy là khúc ruột thừa đã bị viêm hay là khúc ruột non dính ung bướu thì không thể không cắt bỏ đi. Nhiều thánh giáo phụ như Hiêrônimô, Âugustinô khẳng định rằng những gì chúng ta đang sở hữu trên mức cần thiết đều là của người nghèo. Ước gì thỉnh thoảng chúng ta biết tập sống anh hùng một chút khi sẵn sàng dâng trao vài trăm ngàn, dăm bảy triệu vì một việc từ thiện nào đó hay vì công cuộc truyền giáo nào đó. Quả là không dễ, nhưng không cái khó nào là không thể vượt qua, nhờ ơn Chúa giúp và quyết tâm của chính chúng ta.
Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXVIII TN B)
Đói thì đầu gối phải bò. Hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ. Nhiều ngạn ngữ dân gian như muốn khẳng định rằng cuộc sống con người mãi long đong, vất vả vì các nhu cầu căn bản để sinh tồn xét như là một sinh vật. Chuyện cơm áo, gạo tiền nó nhũng nhiễu con người mãi không ngơi. Ăn no, mặc ấm vẫn chưa đủ, còn phải ăn ngon và mặc đẹp. Trong cuộc sống, người ta không chỉ trông mặt mà bắt hình dong mà còn thường hành xử theo kiểu đồng tiền đi trước, mực thước theo sau. Cảnh đời tréo ngoe mà không hiếm: “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Ngày nay khi có những chuyện bất bình giữa các quốc gia hay tập thể, người ta cũng lại sử dụng đòn chiêu: trừng phạt kinh tế. Đồng tiền dính liền khúc ruột. Để có được sự tự do với tiền của thì dường như không dễ, ngay cả với những người thường lên tiếng trong các lãnh vực đạo đức, tôn giáo. Nếu như giờ này Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy về bán đi tất cả những gì ngươi có mà cho người nghèo, rồi đến mà theo Ta”, thử hỏi có được bao nhiêu người đáp trả dứt khoát và triệt để như thánh Phanxicô Axidi năm nào.
Người ta dễ dàng nói rằng tiền của mang tính “phù hoa” và nhất là nó không thể theo chúng ta đi vào huyệt lạnh. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng sống thì không dễ chút nào. Không ai muốn tự chặt đứt khúc ruột của mình cả. Chẳng ai muốn từ bỏ một thứ sức mạnh vốn rất hiệu nghiệm trong rất nhiều trường hợp, đó là đồng tiền, được ví như “là tiên là Phật, sức bật của tuổi trẻ, sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, cái lọng che thân…”. Dù là một kiểu nói ngoa ngữ, phóng đại để muốn nhấn mạnh, nhưng chúng ta không thể không giật mình trước lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Đàng” (x.Mc 10,23-26). Các tông đồ kinh ngạc và nói với nhau: Thế thì ai có thể được cứu rỗi, nghĩa là được hưởng phúc Thiên đàng? Khi nói rằng đối với loài người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể, Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng: hạnh phúc Nước Trời tiên vàn là quà tặng Thiên Chúa trao ban chứ không phải do công sức của loài người chúng ta.
Chúa Giêsu đã từng cảnh báo về mối nguy cơ của tiền bạc khi nó được phong làm thần thánh: “Không được làm tôi hai chủ …”(x.Mt 6,24; Lc 16,13). Nếu có tiền mua tiên cũng được, thì có thể mua được cả nước thiên đàng! Khi chiều theo chước cám dỗ đề cao sức mạnh của đồng tiền thì người giàu có bị cám dỗ xem hạnh phúc nước trời là điều mình có thể mua, có thể trao đổi bằng công sức hay tiền bạc.
Ngạn ngữ Trung Quốc nói rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Nếu xác tín rằng hạnh phúc đích thật là hạnh phúc nước trời, tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa, thì những gì chúng ta thu được mà chủ yếu bằng việc trao đổi, mua bán bằng của cải, tiền bạc chắc chắn không phải là hạnh phúc vĩnh cửu.
Vốn là một trong những thiện hảo tự nhiên Chúa dựng nên và ban tặng, nhưng của cải, tiền bạc rất dễ trở thành miếng mồi nhử của thần dữ khiến chúng ta đi trệch hay đi ngược với huấn lệnh Chúa truyền. Không chỉ có chuyện “no cơm ấm cật, dậm dật khắp nơi” mà các mối tương quan cũng dễ bị sứt mẻ do bởi của cải tiền bạc. Tình bác cháu như Abraham với Lót, tình anh em ruột thịt như Êsau và Giacóp cũng đã khó bền vì của cải. Thánh Kinh ghi cùng một câu trong cả hai trường hợp: “họ có quá nhiều tài sản nên không thể ở chung với nhau được” (St 13,6; 36,7). Một khi đã không thể “ở chung” với nhau được thì làm sao có thể ở cùng Thiên Chúa, Đấng là Cha của hết mọi người? Biết bao chuyện chẳng hay, làm nứt vỡ tình mẹ cha, nghĩa huynh đệ… đã từng xảy ra trước mắt chúng ta mà nguyên nhân chính là vì tranh chấp của cải. Thánh Phaolô đã nói với môn đệ Timôtê rằng: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (Tm 6,10).
Trong kiếp lữ thứ này, chúng ta không thể sống như thiên thần, chẳng màng gì đến chuyện vật chất của tiền, vì không chừng sẽ rơi xuống thành loài vật (Pascal). Vấn đề đặt ra đó là phải biết làm chủ vật chất, tiền bạc cũng như phải biết tự do với nó. Một mẫu gương đáng cho chúng ta noi theo mà Tin Mừng hôm nay ghi lại đó là Phêrô. “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu không phản bác nghĩa là Người xác nhận điều ấy. Không phải Phêrô đã vất bỏ mọi sự, của cải vật chất, vì nhà của ngài còn đó, thuyền của ngài còn đó…nhưng ngài sẵn sàng trao dâng cho Chúa khi Chúa cần dùng vì lợi ích của tha nhân, sẵn sàng gác nó một bên để lên đường đi rao giảng tin mừng.
Biết rằng đồng tiền dính liền khúc ruột, tuy nhiên nếu khi khúc ruột ấy là khúc ruột thừa đã bị viêm hay là khúc ruột non dính ung bướu thì không thể không cắt bỏ đi. Nhiều thánh giáo phụ như Hiêrônimô, Âugustinô khẳng định rằng những gì chúng ta đang sở hữu trên mức cần thiết đều là của người nghèo. Ước gì thỉnh thoảng chúng ta biết tập sống anh hùng một chút khi sẵn sàng dâng trao vài trăm ngàn, dăm bảy triệu vì một việc từ thiện nào đó hay vì công cuộc truyền giáo nào đó. Quả là không dễ, nhưng không cái khó nào là không thể vượt qua, nhờ ơn Chúa giúp và quyết tâm của chính chúng ta.
Ban Mê Thuột
Chỉ xin Ơn Khôn Ngoan
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
05:34 09/10/2024
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXVIII - B
Chỉ xin Ơn Khôn Ngoan
(Mc 10, 17 – 30)
“Khôn ngoan”, theo nghĩa khái quát, được hiểu là phẩm chất kiến thức, kinh nghiệm hay khả năng phán đoán, phân định, quyết định liên quan đến mọi công việc của con người trong đời sống hằng ngày.
Theo Ki-tô Giáo, khôn ngoan được diễn tả nơi khả năng của lý trí cũng như sự kết hợp giữa lý trí và đức tin. Lý trí lành mạnh giúp con người nhận biết Thiên Chúa là nguyên lý và cùng đích của vạn vật. Theo thánh Tô-ma A-qui-nô : Khôn ngoan chính là món quà của Chúa Thánh Thần ban cho con người. Với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, con người có được sự khôn ngoan để phân định các thực tại, biết chiêm ngưỡng Thiên Chúa và thực thi thánh ý Ngài. Các tư tế, các hiền nhân và các ngôn sứ là ba nhóm người được dân Do- thái coi là khôn ngoan đặc biệt.
Đức Khôn Ngoan
Từ cổ chí kim, trong các nền văn hóa Đông cũng như Tây phương người ta đều lo tìm kiếm sự khôn ngoan. Có được sự khôn ngoan, con người trở nên khôn khéo, cư xử thận trọng và dễ thành công ở đời. Mạc khải Thánh Kinh cho biết, sự khôn ngoan của con người bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho ai tùy ý, vì chính Ngài là Đấng Khôn Ngoan.
Theo thánh Irênê thì Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa nhập thể làm người như sách Khôn Ngoan mô tả : Người tìm thấy niềm vui giữa loài người... "Người đã làm người giữa muôn người... Người đã trao ban sự sống và thiết lập sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con người " (Kinh Tin Kính của Thánh Irênê).
Muốn có Đức Khôn Ngoan, con người phải tuân giữ Luật Chúa. Vì : “Ai tuân giữ Lề Luật sẽ điều khiển được tâm tư, khôn ngoan là hết lòng kính sợ Đức Chúa” (Hc 21,11). Ai làm bạn với Đức Khôn Ngoan sẽ được sống muôn đời (x. Kn 8,17).
Sa-lô-môn đã không xin sống lâu, vinh quang, giàu sang, phú quý hay kẻ thù phải chết mà xin cho được ơn khôn ngoan để có thể hướng dẫn, phân định và xét xử dân Do-thái (1 V 3,4-9). Ý vua xin đẹp lòng Chúa, nên Chúa nói: “Ta làm theo như lời ngươi : Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp” (1 V 3,12). Chúa còn nói với vua : “Cả điều ngươi không xin, Ta cũng sẽ ban cho ngươi: Giàu có, vinh quang, đến nỗi suốt đời ngươi không có ai trong các vua được như ngươi” (1 V 3,13). Đó là lý do, Sa-lô-môn khôn ngoan hơn tất cả những người khôn ngoan ở Phương Đông và Ai-cập (x. 1 V 5,9-10).
Thiên Chúa chính là nguồn mạch khôn ngoan, Chúa dùng sự khôn ngoan Chúa mà tác thành vạn vật và cấu tạo con người (x.Cn 8,30; Kn 8,6). Do đó, muôn vật muôn loài được in dấu sự khôn ngoan của Thiên Chúa và phản ánh sự khôn ngoan của Người (x.Rm 1,19-20).
Đức Giêsu, Khôn Ngoan của Thiên Chúa
Đức Giêsu là Sự Khôn Ngoan của Chúa và là Lời của Chúa Cha (x.1Cr 1,24.30). Người thông ban sự Khôn ngoan cho con người (x.Ga 1,1). Trước kia tàng ẩn nơi Thiên Chúa nay được Mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô.
Theo tiên tri Ba-rúc: “ “Đức Khôn Ngoan xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người” (Br 3,38). Thánh Gioan viết : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Như vậy, Đức Giêsu vừa là Lời vừa là Khôn Ngoan của Thiên Chúa.
Thánh A-tha-na-xi-ô khẳng định, Đức Giêsu chính là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, ‘được sinh ra từ trước muôn đời’ hay ‘được sinh ra mà không phải được tạo thành’ là Lời duy nhất của Thiên Chúa. Với biến cố Nhập Thể, con người đã nghe và đã thấy, đã chiêm ngưỡng và đã chạm đến Khôn Ngoan của Thiên Chúa ‘bằng xương bằng thịt’ giữa chúng ta.
Để có Ơn Khôn Ngoan, chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm, vì Kinh Thánh khuyến khích chúng ta “Hãy thu tập khôn ngoan” (x.Cn 4,7). Trước là kính sợ Chúa, vì“kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan” (Tv 111, 10); Thứ đến phải khiêm nhường. Vì Thiên Chúa “chống cự kẻ kiêu ngạo” và Ngài vui lòng ban sự khôn ngoan cho kẻ khiêm nhường (x. Gc 4,6), và tha thiết cầu xin (x. Gc 1,5).
Đừng lỡ mất Sự Khôn Ngoan
Chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay thật tuyệt vời. Nếu xưa nay người ta cứ tưởng có một đời sống luân lý hoàn hảo đã đủ bảo đảm về mặt đạo đức, tiền bạc dư thừa bảo đảm về mặt vật chất, thì anh vẫn mang trong mình khát vọng sống đời đời cho dù anh đã thủ đắc trong tay toàn bộ những thứ đó.
Để biến khát vọng thành hiện thực, anh đã tìm đến với Đức Giêsu là Đấng mà anh gọi là nhân lành, Người là chính Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan đã chỉ cho anh : "Hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người khó khó, rồi đến theo Ta" (Mc 10,17). Gặp được Chúa Giêsu, nhưng để có được Chúa Giêsu, Đấng là nguồn mạch mọi khôn ngoan ấy, anh phải bán sạch tài sản mà cha mẹ anh và chính anh đã vất vả tích lũy một đời bằng mồ hôi nước mắt; đã thế, còn đem bố thì hết cho người nghèo, còn mình trở nên trắng tay mà có sự sống đời đời sao? Một lời mời gọi mới khó làm sao!
Đức Giêsu là một giá trị vượt trên tất cả những của cải trần gian, vì Người là "sức mạnh và sự không ngoan của Thiên Chúa" (1Cr 1,24). "Trong Người có cất giấu một kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết" (Cl 2, 3). Gia tài của chàng thanh niên có là gì so với Đức Khôn Ngoan? Nếu biết Đức Giêsu là Đức Khôn Ngoan hiện thân, có lẽ anh sẽ nói như tác giả sách Khôn Ngoan : "Đem so sánh sự giầu sang với sự không ngoan, tôi kể sự giầu sang như không" (Kn 7, 8).
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn ngoan để chúng con được sống đời đời. Amen.
Chỉ xin Ơn Khôn Ngoan
(Mc 10, 17 – 30)
“Khôn ngoan”, theo nghĩa khái quát, được hiểu là phẩm chất kiến thức, kinh nghiệm hay khả năng phán đoán, phân định, quyết định liên quan đến mọi công việc của con người trong đời sống hằng ngày.
Theo Ki-tô Giáo, khôn ngoan được diễn tả nơi khả năng của lý trí cũng như sự kết hợp giữa lý trí và đức tin. Lý trí lành mạnh giúp con người nhận biết Thiên Chúa là nguyên lý và cùng đích của vạn vật. Theo thánh Tô-ma A-qui-nô : Khôn ngoan chính là món quà của Chúa Thánh Thần ban cho con người. Với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, con người có được sự khôn ngoan để phân định các thực tại, biết chiêm ngưỡng Thiên Chúa và thực thi thánh ý Ngài. Các tư tế, các hiền nhân và các ngôn sứ là ba nhóm người được dân Do- thái coi là khôn ngoan đặc biệt.
Đức Khôn Ngoan
Từ cổ chí kim, trong các nền văn hóa Đông cũng như Tây phương người ta đều lo tìm kiếm sự khôn ngoan. Có được sự khôn ngoan, con người trở nên khôn khéo, cư xử thận trọng và dễ thành công ở đời. Mạc khải Thánh Kinh cho biết, sự khôn ngoan của con người bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho ai tùy ý, vì chính Ngài là Đấng Khôn Ngoan.
Theo thánh Irênê thì Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa nhập thể làm người như sách Khôn Ngoan mô tả : Người tìm thấy niềm vui giữa loài người... "Người đã làm người giữa muôn người... Người đã trao ban sự sống và thiết lập sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con người " (Kinh Tin Kính của Thánh Irênê).
Muốn có Đức Khôn Ngoan, con người phải tuân giữ Luật Chúa. Vì : “Ai tuân giữ Lề Luật sẽ điều khiển được tâm tư, khôn ngoan là hết lòng kính sợ Đức Chúa” (Hc 21,11). Ai làm bạn với Đức Khôn Ngoan sẽ được sống muôn đời (x. Kn 8,17).
Sa-lô-môn đã không xin sống lâu, vinh quang, giàu sang, phú quý hay kẻ thù phải chết mà xin cho được ơn khôn ngoan để có thể hướng dẫn, phân định và xét xử dân Do-thái (1 V 3,4-9). Ý vua xin đẹp lòng Chúa, nên Chúa nói: “Ta làm theo như lời ngươi : Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp” (1 V 3,12). Chúa còn nói với vua : “Cả điều ngươi không xin, Ta cũng sẽ ban cho ngươi: Giàu có, vinh quang, đến nỗi suốt đời ngươi không có ai trong các vua được như ngươi” (1 V 3,13). Đó là lý do, Sa-lô-môn khôn ngoan hơn tất cả những người khôn ngoan ở Phương Đông và Ai-cập (x. 1 V 5,9-10).
Thiên Chúa chính là nguồn mạch khôn ngoan, Chúa dùng sự khôn ngoan Chúa mà tác thành vạn vật và cấu tạo con người (x.Cn 8,30; Kn 8,6). Do đó, muôn vật muôn loài được in dấu sự khôn ngoan của Thiên Chúa và phản ánh sự khôn ngoan của Người (x.Rm 1,19-20).
Đức Giêsu, Khôn Ngoan của Thiên Chúa
Đức Giêsu là Sự Khôn Ngoan của Chúa và là Lời của Chúa Cha (x.1Cr 1,24.30). Người thông ban sự Khôn ngoan cho con người (x.Ga 1,1). Trước kia tàng ẩn nơi Thiên Chúa nay được Mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô.
Theo tiên tri Ba-rúc: “ “Đức Khôn Ngoan xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người” (Br 3,38). Thánh Gioan viết : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Như vậy, Đức Giêsu vừa là Lời vừa là Khôn Ngoan của Thiên Chúa.
Thánh A-tha-na-xi-ô khẳng định, Đức Giêsu chính là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, ‘được sinh ra từ trước muôn đời’ hay ‘được sinh ra mà không phải được tạo thành’ là Lời duy nhất của Thiên Chúa. Với biến cố Nhập Thể, con người đã nghe và đã thấy, đã chiêm ngưỡng và đã chạm đến Khôn Ngoan của Thiên Chúa ‘bằng xương bằng thịt’ giữa chúng ta.
Để có Ơn Khôn Ngoan, chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm, vì Kinh Thánh khuyến khích chúng ta “Hãy thu tập khôn ngoan” (x.Cn 4,7). Trước là kính sợ Chúa, vì“kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan” (Tv 111, 10); Thứ đến phải khiêm nhường. Vì Thiên Chúa “chống cự kẻ kiêu ngạo” và Ngài vui lòng ban sự khôn ngoan cho kẻ khiêm nhường (x. Gc 4,6), và tha thiết cầu xin (x. Gc 1,5).
Đừng lỡ mất Sự Khôn Ngoan
Chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay thật tuyệt vời. Nếu xưa nay người ta cứ tưởng có một đời sống luân lý hoàn hảo đã đủ bảo đảm về mặt đạo đức, tiền bạc dư thừa bảo đảm về mặt vật chất, thì anh vẫn mang trong mình khát vọng sống đời đời cho dù anh đã thủ đắc trong tay toàn bộ những thứ đó.
Để biến khát vọng thành hiện thực, anh đã tìm đến với Đức Giêsu là Đấng mà anh gọi là nhân lành, Người là chính Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan đã chỉ cho anh : "Hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người khó khó, rồi đến theo Ta" (Mc 10,17). Gặp được Chúa Giêsu, nhưng để có được Chúa Giêsu, Đấng là nguồn mạch mọi khôn ngoan ấy, anh phải bán sạch tài sản mà cha mẹ anh và chính anh đã vất vả tích lũy một đời bằng mồ hôi nước mắt; đã thế, còn đem bố thì hết cho người nghèo, còn mình trở nên trắng tay mà có sự sống đời đời sao? Một lời mời gọi mới khó làm sao!
Đức Giêsu là một giá trị vượt trên tất cả những của cải trần gian, vì Người là "sức mạnh và sự không ngoan của Thiên Chúa" (1Cr 1,24). "Trong Người có cất giấu một kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết" (Cl 2, 3). Gia tài của chàng thanh niên có là gì so với Đức Khôn Ngoan? Nếu biết Đức Giêsu là Đức Khôn Ngoan hiện thân, có lẽ anh sẽ nói như tác giả sách Khôn Ngoan : "Đem so sánh sự giầu sang với sự không ngoan, tôi kể sự giầu sang như không" (Kn 7, 8).
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn ngoan để chúng con được sống đời đời. Amen.
Để được sống đời đời
Lm. Thái Nguyên
15:26 09/10/2024
ĐỂ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI
Chúa Nhật 28 Thường Niên năm B : Mc 10, 17-30
Suy niệm
Qua bài Tin Mừng, ta thấy người thanh niên có đời sống luân lý thật tốt. Anh ta còn cả một ước mơ cao vời là muốn có “được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. Một thanh niên có được đời sống tốt lành như vậy trong xã hội hôm nay quả thật rất hiếm. Bao nhiêu thông tin hằng ngày cho thấy bộ mặt giới trẻ thật đáng ngại: trong đời sống luân lý thì phóng túng; trong quan hệ tình yêu thì gian dối; trong giao dịch kinh tế thì mánh mung lừa đảo; trong bổn phận thì thiếu trách nhiệm; trong việc chung thì đùn đẩy; trong học hành thì đối phó, gian lận… Những gì là đạo đức, hiền lành, chân thật, dường như không còn nữa.
Đối với phái nam như trung, hiếu, hay nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, xem ra đã lạc hậu; đối với phái nữ thì công, dung, ngôn, hạnh, có lẽ đã lỗi thời. Có nhiều lý do bức bách giới trẻ, làm cho họ bị tha hóa. Đúng hơn đó là hậu quả của một xã hội hay một lối sống vô thần, chỉ biết gia tăng kinh tế mà không biết gia tăng đạo đức, chỉ biết tôn thờ khoa học kỹ thuật mà không biết đến Đấng chí tôn, nên tạo ra một lớp người hỗn loạn, yêu cuồng sống vội, nóng ruột kiếm tiền, mê man hưởng thụ, và sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được những gì mình muốn. Trong bối cảnh như vậy, chủ nghĩa duy lợi lên ngôi, là con đẻ của chủ nghĩa duy vật. Nhưng dù sao thì mỗi người vẫn có tự do để sống cuộc đời mình, không thể đổ trách nhiệm cho xã hội hay một lớp người nào.
Dù sao giữa đám rừng vẫn có những bông hoa đẹp như người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay. Gặp được Đức Giêsu, anh ta vui mừng hỏi… Nghe Đức Giêsu trả lời, anh ta càng vui mừng hơn vì thấy mình đã sống tốt mọi đòi hỏi của giới luật. Nhưng khi nghe Đức Giêsu mời gọi từ bỏ tất cả để đi theo Ngài… thì anh ta sa sầm nét mặt xuống, và buồn rầu bỏ đi. Không những thế mà xem ra anh ta còn có đau sâu hơn, vì thấy mình có lý tưởng sống mà lại không sống lý tưởng. Anh anh ta bị tiền của trói buộc, không có can đảm thoát ra. Biết rằng sự sống đời đời là trên hết, nhưng đành thúc thủ. Anh ta rất buồn và Đức Giêsu cũng thật buồn. Tình huống đáng buồn này sẽ còn tái diễn mãi mỗi khi ta yêu mình hơn yêu Chúa, yêu của cải hơn yêu con người.
Đức Giêsu cho thấy người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Vào thời Chúa Giêsu, giàu có được coi là một phúc lành, vậy mà Ngài lại coi đây là một cản trở nguy hiểm. Của cải tiền bạc dễ làm người ta khép kín trước Thiên Chúa và tha nhân. Trong một sứ điệp Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Việc coi trọng tiền bạc quá đáng không những làm ta xa lìa tha nhân nhưng còn làm cho con người mình trở nên trống rỗng, bất hạnh, sống ảo tưởng, vì đã thay thế Thiên Chúa bằng các của cải vật chất. Làm sao ta có thể hiểu được lòng nhân từ của Thiên Chúa nếu tâm hồn ta đầy tự mãn và những dự phóng riêng của mình, tưởng mình có thể đảm bảo tương lai cho mình?”
Bi kịch của thanh niên trong Phúc Âm cũng là bi kịch của mỗi người chúng ta, vì ai cũng từng bị giằng co giữa ước mơ bay cao và sự kéo ghì của vật chất, giữa lý tưởng và thực tế, giữa cao thượng và tầm thường. Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì. Cuộc sống là một cuộc trao đổi, cái gì cũng phải trả giá. Đó là quy luật tự nhiên của đời sống con người, những gì đi ngược lại sẽ bị đào thải. Không biết người thanh niên giàu có này sẽ như thế nào, nhưng trước mắt khó mà hạnh phúc, cho dù nỗi buồn kia anh ta có tìm cách quên đi, nhưng sự khao khát vô biên vẫn không ngừng ray rứt.
Theo Đức Giêsu không chỉ dừng lại ở chỗ ăn ngay ở lành, chu toàn mọi bổn phận và các đòi hỏi của đời sống luân lý, chẳng bao giờ làm điều gì xấu… mà điều quan trọng là bước đi theo Chúa mỗi ngày. Mà để theo Chúa, thì cần phải sống tinh thần từ bỏ, không chỉ không ham mê vật chất tiền tài danh vọng, mà còn biết dâng hiến đời mình cho Chúa một cách nào đó theo ơn gọi và bậc sống của mình.
Theo Đức Giêsu là chấp nhận mọi tình trạng, có thể là trắng tay, nhưng lạ thay lại được gấp trăm ngay từ đời này. Đó là điều mà Ngài đã quả quyết với các môn đệ, nhưng điều cao quí nhất vẫn là sự sống đời đời, là chính Thiên Chúa. Thực ra, người theo Chúa mất quá ít mà được thì quá nhiều. Thân phận con người ngay từ bản chất cũng đã gắn liền với mất mát và khổ đau, nên dù có bị ngược đãi hay bách hại vì Chúa Giêsu thì cũng chẳng đáng là gì. Thánh Phaolô đã nói lên điều đó:“Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta.” (Rm 18, 18).
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Là người ai cũng ươm mơ dệt mộng,
ai cũng muốn sống an vui và hy vọng,
đều muốn đạt được những ước mong,
Chúa còn đặt nơi lòng người một khát vọng,
muốn sống hoài trong hạnh phúc hiệp thông.
Như người thanh niên giàu đã hỏi Chúa,
phải làm gì để được sống đời đời?
Nghe Chúa trả lời, anh ta chới với,
vì phải bán hết của cải đem bố thí,
rồi lên đường và tiến bước theo Ngài.
Biết rằng sự sống đời đời là trên hết,
nhưng anh không muốn bị mất hết,
nên lặng lẽ cúi đầu rồi quay gót,
anh rất buồn và Chúa cũng thật buồn.
Tình huống này sẽ còn luôn tái diễn,
khi con yêu thân mình hơn yêu Chúa,
yêu của cải hơn yêu con người,
yêu đời này hơn sự sống đời sau.
Thực tế từng ngày con theo Chúa,
cuộc đời con vẫn có những giằng co:
ước mơ bay cao và vật chất kéo ghì,
muốn cho đi nhưng cũng muốn giữ lại;
muốn dâng trao nhưng cũng muốn thu vào,
nên tim con vẫn có những xuyến xao.
Xin cho con có được lòng can đảm,
bán dần đi mọi sở hữu trong đời,
biết dâng trao trên con đường đi tới,
dám bước theo chân Chúa khắp mọi nơi,
như Chúa vẫn kêu mời và mong đợi,
vì duy Ngài là tất cả Chúa ơi! Amen.
Cho hiển vinh danh Ngài
Lm. Minh Anh
15:30 09/10/2024
CHO HIỂN VINH DANH NGÀI
“Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho!”.
“Niềm tin không hoạt động trong ‘lãnh địa khả thi’ của con người; ở đó, con người làm được mọi sự và Thiên Chúa chẳng có chút vinh quang nào! Niềm tin chỉ bắt đầu khi sức mạnh của con người kết thúc, và Thiên Chúa có thể bắt đầu ra tay! Bởi lẽ, Ngài là tất cả, và tất cả cho hiển vinh danh Ngài!” - George Mueller.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay làm sáng tỏ ý tưởng của Mueller! Chúa Giêsu nói, “Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho!”. Không ít người hiểu sai những lời này! Tại sao? Bởi lẽ, cầu nguyện trước hết và trên hết là ‘cho hiển vinh danh Ngài!’.
Một số người nghĩ chúng ta phải cầu nguyện và cầu nguyện nhiều hơn; để cuối cùng, Chúa sẽ nhậm lời. Số khác cho rằng, điều này có nghĩa là Chúa sẽ không nhậm lời nếu chúng ta cầu nguyện thiếu chăm chỉ. Số khác nữa lại nghĩ, bất cứ điều gì Chúa cũng sẽ ban, nếu chúng ta cứ tiếp tục kiên trì cầu xin. Vậy mà không phải thế!
Chắc chắn, chúng ta cần cầu nguyện chăm chỉ và thường xuyên! Nhưng “Tôi nên cầu xin điều gì?”. Đây là chìa khoá! Vì Chúa sẽ không ban những gì chúng ta cầu, bất kể chúng ta cầu bao lâu và chăm chỉ đến đâu nếu điều đó không nằm trong ý muốn của Chúa! Ví dụ, ai đó bệnh nặng và việc người ấy lìa thế là một phần trong ý muốn của Ngài, thì tất cả những lời cầu trên thế gian cộng lại vẫn không thay đổi mọi thứ. Thay vào đó, ở trường hợp này, chúng ta cầu nguyện để mời Chúa vào cuộc hầu biến nó thành một cuộc ‘tạm biệt’ đẹp đẽ và thánh thiện. Vì vậy, vấn đề không phải là cầu xin cho đến khi thuyết phục được Chúa như một đứa trẻ ‘mè nheo’ mẹ cha; nhưng đúng hơn, phải cầu nguyện cho một điều và duy chỉ một điều, là ‘cho hiển vinh danh Ngài!’.
Như vậy, lời cầu không nhằm thay đổi ý định của Thiên Chúa, mà nhằm biến đổi chúng ta, hầu cho phép mỗi người chấp nhận tất cả những gì Ngài mời gọi. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần! “Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”. Chính Thiên Chúa Cha - theo Phaolô - là “Đấng đã rộng ban Thần Khí cho anh em và thực hiện những phép lạ giữa anh em” - bài đọc một; cũng là “Đấng đã viếng thăm dân Người!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho!”. Đức Phanxicô nói, “Thiên Chúa kiên nhẫn hơn chúng ta. Ai gõ cửa trái tim Ngài bằng niềm tin và sự kiên trì, sẽ không thất vọng. Ngài luôn đáp lại, luôn luôn! “Cha” biết rõ “con” cần gì! Sự nài nỉ là cần thiết không phải để thông báo cho Ngài hay thuyết phục Ngài; đúng hơn, để ‘nuôi dưỡng ước muốn’ và ‘sự mong đợi’ trong chúng ta. Cả khi mọi thứ dường như vô ích, Thiên Chúa dường như câm điếc hoặc dường như bạn đang lãng phí thời gian; cả khi thiên đàng bị che phủ, đức tin dường như là một ảo tưởng, một cuộc đấu tranh vô ích… trong những khoảnh khắc đó, thực hành cầu nguyện có nghĩa là chấp nhận cuộc đấu tranh này, một cuộc đấu tranh ‘cho hiển vinh danh Ngài’. Đây là công trình của Chúa Thánh Thần!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con thường ‘thầm cầu’ cho hiển vinh danh con, nên con hoài công, kiệt sức. Dạy con định hướng lại mỗi ngày, tất cả ‘cho hiển vinh danh Ngài!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho!”.
“Niềm tin không hoạt động trong ‘lãnh địa khả thi’ của con người; ở đó, con người làm được mọi sự và Thiên Chúa chẳng có chút vinh quang nào! Niềm tin chỉ bắt đầu khi sức mạnh của con người kết thúc, và Thiên Chúa có thể bắt đầu ra tay! Bởi lẽ, Ngài là tất cả, và tất cả cho hiển vinh danh Ngài!” - George Mueller.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay làm sáng tỏ ý tưởng của Mueller! Chúa Giêsu nói, “Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho!”. Không ít người hiểu sai những lời này! Tại sao? Bởi lẽ, cầu nguyện trước hết và trên hết là ‘cho hiển vinh danh Ngài!’.
Một số người nghĩ chúng ta phải cầu nguyện và cầu nguyện nhiều hơn; để cuối cùng, Chúa sẽ nhậm lời. Số khác cho rằng, điều này có nghĩa là Chúa sẽ không nhậm lời nếu chúng ta cầu nguyện thiếu chăm chỉ. Số khác nữa lại nghĩ, bất cứ điều gì Chúa cũng sẽ ban, nếu chúng ta cứ tiếp tục kiên trì cầu xin. Vậy mà không phải thế!
Chắc chắn, chúng ta cần cầu nguyện chăm chỉ và thường xuyên! Nhưng “Tôi nên cầu xin điều gì?”. Đây là chìa khoá! Vì Chúa sẽ không ban những gì chúng ta cầu, bất kể chúng ta cầu bao lâu và chăm chỉ đến đâu nếu điều đó không nằm trong ý muốn của Chúa! Ví dụ, ai đó bệnh nặng và việc người ấy lìa thế là một phần trong ý muốn của Ngài, thì tất cả những lời cầu trên thế gian cộng lại vẫn không thay đổi mọi thứ. Thay vào đó, ở trường hợp này, chúng ta cầu nguyện để mời Chúa vào cuộc hầu biến nó thành một cuộc ‘tạm biệt’ đẹp đẽ và thánh thiện. Vì vậy, vấn đề không phải là cầu xin cho đến khi thuyết phục được Chúa như một đứa trẻ ‘mè nheo’ mẹ cha; nhưng đúng hơn, phải cầu nguyện cho một điều và duy chỉ một điều, là ‘cho hiển vinh danh Ngài!’.
Như vậy, lời cầu không nhằm thay đổi ý định của Thiên Chúa, mà nhằm biến đổi chúng ta, hầu cho phép mỗi người chấp nhận tất cả những gì Ngài mời gọi. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần! “Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”. Chính Thiên Chúa Cha - theo Phaolô - là “Đấng đã rộng ban Thần Khí cho anh em và thực hiện những phép lạ giữa anh em” - bài đọc một; cũng là “Đấng đã viếng thăm dân Người!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho!”. Đức Phanxicô nói, “Thiên Chúa kiên nhẫn hơn chúng ta. Ai gõ cửa trái tim Ngài bằng niềm tin và sự kiên trì, sẽ không thất vọng. Ngài luôn đáp lại, luôn luôn! “Cha” biết rõ “con” cần gì! Sự nài nỉ là cần thiết không phải để thông báo cho Ngài hay thuyết phục Ngài; đúng hơn, để ‘nuôi dưỡng ước muốn’ và ‘sự mong đợi’ trong chúng ta. Cả khi mọi thứ dường như vô ích, Thiên Chúa dường như câm điếc hoặc dường như bạn đang lãng phí thời gian; cả khi thiên đàng bị che phủ, đức tin dường như là một ảo tưởng, một cuộc đấu tranh vô ích… trong những khoảnh khắc đó, thực hành cầu nguyện có nghĩa là chấp nhận cuộc đấu tranh này, một cuộc đấu tranh ‘cho hiển vinh danh Ngài’. Đây là công trình của Chúa Thánh Thần!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con thường ‘thầm cầu’ cho hiển vinh danh con, nên con hoài công, kiệt sức. Dạy con định hướng lại mỗi ngày, tất cả ‘cho hiển vinh danh Ngài!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thái độ đúng đắn với tiền của
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:35 09/10/2024
CHÚA NHẬT XXVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
Kn 7,1-7; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30
THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN VỚI TIỀN CỦA
Người ta kể một câu chuyện sau đây liên quan đến vấn đề tiền của.
Một gia đình nọ có ba người con trai. Ông bố muốn biết thiên hướng mỗi người như thế nào cho phù hợp với tương lai, ông liền lấy một cuốn Kinh Thánh và một cục tiền bỏ trên bàn, rồi lần lượt gọi từng đứa một đến hỏi: “Hai cái này, con chọn cái nào?” Người con trai đầu ra, vừa nhìn vừa làm dấu, nó chọn cuốn Kinh Thánh. Ông kết luận: “Con đi tu được.” Người thứ hai tới, nó suy nghĩ một lát và thấy tiền, nó chọn cục tiền. Ông kết luận: “Con sẽ là một tay làm ăn kinh tế giỏi.” Đến lượt cậu con trai út đến, nó vừa nhìn cục tiền và cầu nguyện, rồi nó ôm cả cuốn Kinh Thánh và cục tiền về phòng nó.” Ông bố kết luận: “Con sẽ là một chính trị gia nổi tiếng.”
1. Của cải theo tinh thần Chúa Giêsu
Lời Chúa hôm nay nói đến thái độ chúng ta đối với của cải vật chất và sự giàu có. Về vấn đề này, chúng ta nhận thấy có những sự hàm hồ cần phải làm sáng tỏ bao nhiêu có thể trong thánh lễ hôm nay.
Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu không bao giờ kết án sự giàu có hay việc có nhiều của cải vật chất tự thân chúng. Trong số những người bạn của Người cũng có những người giàu như ông Giuse Arimathea; rồi có lần Chúa Giêsu chủ động đến thăm nhà ông Giakêu, một người thu thuế giàu có. Trong cuộc viếng thăm này, Chúa tuyên bố rằng ông này được cứu độ vì đã dành một phần của cải để đền bù cho ngượi bị thiệt hại và giúp người nghèo. Chúa đánh giá cao về nghĩa cử đó.
Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu lên án chính là sự gắn bó thái quá với tiền của, nó làm cho con người quá lệ thuộc vào chúng và chỉ lo vun vén tích trữ cho chính mình thôi (x. Lc 12,13-21).
Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay là một người giàu có. Anh đã tuân giữ đầy đủ các giới răn theo luật. Tuy nhiên, anh còn thiếu một điều là bán tất cả những gì anh có mà cho người nghèo rồi đến đi theo Chúa Giêsu. Nhưng khi nghe Chúa đề nghị anh làm như thế, anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi (x. Mc 21-22). Anh quá gắn bó với tiền bạc, vì thế, anh không thể đi xa hơn.
2. Tiền bạc, ngẫu tượng lớn nhất
Kinh Thánh dùng từ ngữ để đồng hóa thái độ tham lam của cải với tội “thờ ngẫu tượng” (Cl 3,5; Ep 5,5). Tiền bạc không phải là một ngẫu tượng như những ngẫu tượng khác, nhưng nó là một ngẫu tượng lớn nhất, một cách văn chương, được gọi là “thần Mammon” hay “Thần Tài.” Vì thế, Chúa Giêsu cảnh báo:
“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Lc 16,13).
Khi tiền của trở thành ông chủ, nó sẽ điều khiển con người chống lại Thiên Chúa, bởi vì, nó đảo lộn mọi trật tự như người ta vẫn thường nói: “Trong tay sẵn có đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì.” Tiền của cũng làm thay đổi đối tượng của các nhân đức đối thần. Thiên Chúa không còn là đối tượng của đức tin, đức cậy và đức mến, nhưng là tiền bạc. Hậu quả là chúng đảo lộn mọi bậc thang giá trị.
Với những ai tin Chúa thì nói: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa;” hay có thể nói: “Mọi sự là có thể với những ai có niềm tin.” Nhưng với những người có tiền thì nói: “Mọi sự là có thể đối với những ai có tiền bạc.”
Ngoài chuyện là “ngẫu tượng,” lòng tham lam tiền của cũng là nguồn gốc sinh ra biết bao điều bất hạnh trong đời sống. Người ham tiền là người bất hạnh. Họ nghi ngờ hết mọi người và tự cô lập mình. Họ thường là người không có tình thương, cảm xúc với thân bằng quyến thuộc, họ nhìn người khác theo tiêu chuẩn có lợi hoặc không có lợi, người khác là cơ hội để trục lợi và chỉ dành ưu tiên cho những ai có lợi cho mình. Đối với cha mẹ, đôi lúc họ thầm nói: ước gì ông ấy, bà ấy chết sớm để tôi thừa hưởng của cải. Người ham tiền thì tìm mọi cách để có tiền và giữ tiền. Thay vì có sự thanh thoát và bình an, người đó trở thành nô lệ cho tiền bạc.
3. Cơ hội cho người giàu có
Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn mở ra cho cả những người này niềm hy vọng được cứu độ khi họ biết dùng của cải để mua lấy phần thưởng Nước Trời. Vấn đề không phải là người giàu có không thể được cứu độ, nhưng người giàu nào thì mới được cứu. Đây là vấn đề tranh cãi nhiều trong truyền thống Giáo Hội. Chúa Giêsu chỉ cho thấy người giàu có cách thế để được cứu độ khi nói:
“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6,19-20).
Nơi khác, Chúa quả quyết:
“Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9).
Chúa Giêsu đang khuyên bảo chúng ta và những người giàu có phải thay đổi địa chỉ cất giữ tiền bạc, không phải là chuyển ngân khoản của mình sang ngân hàng Thụy Sĩ để được an toàn hơn, nhưng là chuyển sang cho người nghèo. Thánh Augustinô nói rằng “nhiều người cố gắng cất giữ tiền bạc của họ dưới đất, để không vui thỏa được nhìn thấy nó chỉ vì sự an toàn. Tại sao không bỏ tiền nhiều hơn trên thiên đàng, nơi đó an toàn hơn, và sẽ tìm lại trong một ngày sau hết? Và làm sao để làm điều đó?” Rất đơn giản, thánh Augustinô tiếp tục, “Thiên Chúa dành cho bạn những địa chỉ để gửi tiền là những người nghèo. Họ sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn hy vọng tới một ngày nào đó. Thiên Chúa muốn bạn giúp đỡ người nghèo và Người sẽ hoàn lại cho bạn trong ngày sau hết.”
Tuy nhiên, ngày nay rõ ràng việc bố thí và bác ái không còn là cách thế duy nhất để dùng tiền của làm việc từ thiện, hoặc đó là cách thức duy nhất. Có nhiều cách thức khác như việc đóng thuế để giúp cho người nghèo, tạo nên nhiều công việc, trả lương xứng đáng hơn cho công nhân khi điều kiện cho phép, xây dựng những nhà máy mới để tạo việc làm cho nhiều người…
Tóm lại, chúng ta được khuyến khích phải sinh lời tiền của và dùng nó để giúp đỡ người khác giống nguồn nước tưới lên đồng ruộng chứ không như nguồn nước trong ao tù nước đọng không mang lại lợi ích gì cho ai cả. Vì thế, việc làm ra tiền thuộc lãnh vực kinh tế, còn việc dùng tiền thuộc lãnh vực văn hóa và tôn giáo. Vì với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta còn phải biết sử dụng tiền của theo cái nhìn của đức tin nữa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kn 7,1-7; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30
THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN VỚI TIỀN CỦA
Người ta kể một câu chuyện sau đây liên quan đến vấn đề tiền của.
Một gia đình nọ có ba người con trai. Ông bố muốn biết thiên hướng mỗi người như thế nào cho phù hợp với tương lai, ông liền lấy một cuốn Kinh Thánh và một cục tiền bỏ trên bàn, rồi lần lượt gọi từng đứa một đến hỏi: “Hai cái này, con chọn cái nào?” Người con trai đầu ra, vừa nhìn vừa làm dấu, nó chọn cuốn Kinh Thánh. Ông kết luận: “Con đi tu được.” Người thứ hai tới, nó suy nghĩ một lát và thấy tiền, nó chọn cục tiền. Ông kết luận: “Con sẽ là một tay làm ăn kinh tế giỏi.” Đến lượt cậu con trai út đến, nó vừa nhìn cục tiền và cầu nguyện, rồi nó ôm cả cuốn Kinh Thánh và cục tiền về phòng nó.” Ông bố kết luận: “Con sẽ là một chính trị gia nổi tiếng.”
1. Của cải theo tinh thần Chúa Giêsu
Lời Chúa hôm nay nói đến thái độ chúng ta đối với của cải vật chất và sự giàu có. Về vấn đề này, chúng ta nhận thấy có những sự hàm hồ cần phải làm sáng tỏ bao nhiêu có thể trong thánh lễ hôm nay.
Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu không bao giờ kết án sự giàu có hay việc có nhiều của cải vật chất tự thân chúng. Trong số những người bạn của Người cũng có những người giàu như ông Giuse Arimathea; rồi có lần Chúa Giêsu chủ động đến thăm nhà ông Giakêu, một người thu thuế giàu có. Trong cuộc viếng thăm này, Chúa tuyên bố rằng ông này được cứu độ vì đã dành một phần của cải để đền bù cho ngượi bị thiệt hại và giúp người nghèo. Chúa đánh giá cao về nghĩa cử đó.
Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu lên án chính là sự gắn bó thái quá với tiền của, nó làm cho con người quá lệ thuộc vào chúng và chỉ lo vun vén tích trữ cho chính mình thôi (x. Lc 12,13-21).
Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay là một người giàu có. Anh đã tuân giữ đầy đủ các giới răn theo luật. Tuy nhiên, anh còn thiếu một điều là bán tất cả những gì anh có mà cho người nghèo rồi đến đi theo Chúa Giêsu. Nhưng khi nghe Chúa đề nghị anh làm như thế, anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi (x. Mc 21-22). Anh quá gắn bó với tiền bạc, vì thế, anh không thể đi xa hơn.
2. Tiền bạc, ngẫu tượng lớn nhất
Kinh Thánh dùng từ ngữ để đồng hóa thái độ tham lam của cải với tội “thờ ngẫu tượng” (Cl 3,5; Ep 5,5). Tiền bạc không phải là một ngẫu tượng như những ngẫu tượng khác, nhưng nó là một ngẫu tượng lớn nhất, một cách văn chương, được gọi là “thần Mammon” hay “Thần Tài.” Vì thế, Chúa Giêsu cảnh báo:
“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Lc 16,13).
Khi tiền của trở thành ông chủ, nó sẽ điều khiển con người chống lại Thiên Chúa, bởi vì, nó đảo lộn mọi trật tự như người ta vẫn thường nói: “Trong tay sẵn có đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì.” Tiền của cũng làm thay đổi đối tượng của các nhân đức đối thần. Thiên Chúa không còn là đối tượng của đức tin, đức cậy và đức mến, nhưng là tiền bạc. Hậu quả là chúng đảo lộn mọi bậc thang giá trị.
Với những ai tin Chúa thì nói: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa;” hay có thể nói: “Mọi sự là có thể với những ai có niềm tin.” Nhưng với những người có tiền thì nói: “Mọi sự là có thể đối với những ai có tiền bạc.”
Ngoài chuyện là “ngẫu tượng,” lòng tham lam tiền của cũng là nguồn gốc sinh ra biết bao điều bất hạnh trong đời sống. Người ham tiền là người bất hạnh. Họ nghi ngờ hết mọi người và tự cô lập mình. Họ thường là người không có tình thương, cảm xúc với thân bằng quyến thuộc, họ nhìn người khác theo tiêu chuẩn có lợi hoặc không có lợi, người khác là cơ hội để trục lợi và chỉ dành ưu tiên cho những ai có lợi cho mình. Đối với cha mẹ, đôi lúc họ thầm nói: ước gì ông ấy, bà ấy chết sớm để tôi thừa hưởng của cải. Người ham tiền thì tìm mọi cách để có tiền và giữ tiền. Thay vì có sự thanh thoát và bình an, người đó trở thành nô lệ cho tiền bạc.
3. Cơ hội cho người giàu có
Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn mở ra cho cả những người này niềm hy vọng được cứu độ khi họ biết dùng của cải để mua lấy phần thưởng Nước Trời. Vấn đề không phải là người giàu có không thể được cứu độ, nhưng người giàu nào thì mới được cứu. Đây là vấn đề tranh cãi nhiều trong truyền thống Giáo Hội. Chúa Giêsu chỉ cho thấy người giàu có cách thế để được cứu độ khi nói:
“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6,19-20).
Nơi khác, Chúa quả quyết:
“Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9).
Chúa Giêsu đang khuyên bảo chúng ta và những người giàu có phải thay đổi địa chỉ cất giữ tiền bạc, không phải là chuyển ngân khoản của mình sang ngân hàng Thụy Sĩ để được an toàn hơn, nhưng là chuyển sang cho người nghèo. Thánh Augustinô nói rằng “nhiều người cố gắng cất giữ tiền bạc của họ dưới đất, để không vui thỏa được nhìn thấy nó chỉ vì sự an toàn. Tại sao không bỏ tiền nhiều hơn trên thiên đàng, nơi đó an toàn hơn, và sẽ tìm lại trong một ngày sau hết? Và làm sao để làm điều đó?” Rất đơn giản, thánh Augustinô tiếp tục, “Thiên Chúa dành cho bạn những địa chỉ để gửi tiền là những người nghèo. Họ sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn hy vọng tới một ngày nào đó. Thiên Chúa muốn bạn giúp đỡ người nghèo và Người sẽ hoàn lại cho bạn trong ngày sau hết.”
Tuy nhiên, ngày nay rõ ràng việc bố thí và bác ái không còn là cách thế duy nhất để dùng tiền của làm việc từ thiện, hoặc đó là cách thức duy nhất. Có nhiều cách thức khác như việc đóng thuế để giúp cho người nghèo, tạo nên nhiều công việc, trả lương xứng đáng hơn cho công nhân khi điều kiện cho phép, xây dựng những nhà máy mới để tạo việc làm cho nhiều người…
Tóm lại, chúng ta được khuyến khích phải sinh lời tiền của và dùng nó để giúp đỡ người khác giống nguồn nước tưới lên đồng ruộng chứ không như nguồn nước trong ao tù nước đọng không mang lại lợi ích gì cho ai cả. Vì thế, việc làm ra tiền thuộc lãnh vực kinh tế, còn việc dùng tiền thuộc lãnh vực văn hóa và tôn giáo. Vì với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta còn phải biết sử dụng tiền của theo cái nhìn của đức tin nữa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hạnh Phúc
Lm Vũđình Tường
19:42 09/10/2024
Ai cũng mong muốn hạnh phúc và người ta đi tìm hạnh phúc. Con người đi tìm hạnh phúc bằng nhiều cách khác nhau. Ba cách phổ thông nhất là vật chất, thứ đến là tài năng và thứ ba là thiên nhiên.
Nhóm thứ nhất tìm hạnh phúc nơi vật chất. Vật chất đây bao gồm, của cải, tiền tài, chức tước, tài buôn bán, thương mại. Đại đa số theo cách này. Do đại đa số cùng tìm nên có nhiều cạnh tranh, chèn ép, đè nén. Cả đời bỏ công sức thu quén. Về già, vẫn cố gắng hết mình để cầm giữ, coi sóc chúng. Tìm được điều mong muốn đã khó, cầm giữ, bảo vệ chúng cũng khó không kém. Tìm hạnh phúc theo phương pháp trên đòi hy sinh, lao nhọc, cả đời người. Khi đạt được điều vừa í, nhìn lại thấy mình quá già. Giờ phải tìm cách tiêu dùng chúng. Khi sức khoẻ không còn; niềm vui bị ảnh hưởng. Để giới hạn lòng tham của con người, Đức Kitô công bố giới luật yêu thương: Mến Chúa, yêu tha nhân. Sức khoẻ tàn tạ là dấu chỉ nhắc nhở không gì tồn tại vĩnh viễn trên đời.
Nhóm thứ hai tìm hạnh phúc qua tài năng. Tài năng trời phú mỗi người khác nhau, kẻ nhiều người ít. Nhận biết tài năng riêng mình để phát triển, làm cho nó lớn mạnh qua luyện tập. Tài năng gồm cả thể thao, nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, thơ văn. Thành công trong việc kiến tạo tên tuổi trong đại chúng giúp mang lại hạnh phúc. Có được cần cầm giữ khối khán thính giả. Giữ được khán giả, còn hạnh phúc; mất khán giả, hạnh phúc tiêu tan. Hạnh phúc của nhân tài do đám đông ngưỡng mộ. Hết ngưỡng mộ, hạnh phúc gầy dựng cũng nguội dần, rồi chìm vào quá khứ, nhường chỗ cho tài năng mới.
Tìm hạnh phúc trong thiên nhiên qua khám phá ở sa mạc, rừng già, nơi đỉnh núi, đáy đại dương. Học từ đời sống sinh vật, cây cối trong thiên nhiên. Hiểu biết sinh hoạt xã hội chúng. Niềm vui, hạnh phúc đạt được bằng cách này thường tồn tại lâu hơn hai nhóm kia.
Tất cả đều có điểm chung. Hạnh phúc đến từ ngoài. Hạnh phúc đến rồi đi vì thế ai cũng có kinh nghiệm đánh mất hạnh phúc, không thể cầm giữ hạnh phúc suốt đời. Tìm vui thú qua chất men, hơi khói, lạc thú. Còn men còn chút vui. Chúng tan nhanh như than khói; tiếp theo là rã rời trước khi đi đến bệ rạc. Chiều theo chúng sẽ thành nghiện ngập.
Hạnh phúc thật đến từ bên trong tồn tại lâu hơn. Gặp lại người thân thương về từ vùng đất chết. Người ta chạy vội lại ôm chằm lấy nhau, hôn nhau thắm thiết, xiết chặt cánh tay quanh người; sợi giây vô hình này xiết chặt tình thân thương như không muốn xa họ thêm một phút giây. Ngoài vòng tay ôm ấm áp, trên mặt còn dáng dấp giọt nước mắt vui mừng, tiếng nói ngẹn ngùng, ngập ngừng vì nguồn vui mãnh liệt, cảm động dâng trào trong tim che lấp, lấn tất cả mọi tình cảm khác. Hạnh phúc trên đời đến đi, không thứ nào tồn tại vĩnh viễn, kể cả thứ niềm vui hội ngộ. Ngay cả tình yêu hôn nhân cũng có ngày qua đi. Không gì trên đời vĩnh cửu.
Có một niềm vui vĩnh cửu là niềm vui Đức Kitô nói đến. Đức Kitô là Đấng vĩnh cửu. Ngài biến hạnh phúc tạm bợ thành vĩnh cửu trên Thiên Quốc. Ngài hứa ban hạnh phúc vĩnh cửu để phân biệt hạnh phúc tạm và hạnh phúc thật. Ngài là Đấng duy nhất ban hạnh phúc vĩnh cửu cho ai tin, yêu mến Ngài. Gặp gỡ Đức Kitô để tình yêu chóng qua, niềm vui mau tàn thành tình yêu vĩnh cửu, niềm vui đời đời. Đây là thứ hạnh phúc Đức Kitô đáp khi Phêrô thắc mắc. Chúng con bỏ hết mọi sự đi theo Thầy; vậy chúng con nhận được gì. Đức Kitô đáp,
'Không ai bỏ nhà cửa, cha mẹ, anh chị em vì Thầy và vì Tin Mừng mà lại không nhận được gấp trăm, cùng với sự ngược đãi và sự sống vĩnh cửu đời sau' Mk 10:30.
Vĩnh cửu là do Thiên Chúa làm cho mối giây liên kết mau tàn, chóng tan thành mối giây liên kết vĩnh cửu. Hình ảnh gặp lại Đức Kitô trên Thiên Quốc tương tự như hình ảnh hội ngộ, gặp lại người thân thương. Tình yêu, niềm vui dạt dào chan hoà trên người, lan toả ra toàn cảnh chung quanh; tất cả chỉ có một niềm vui trào dâng, bất diệt, do Đức Kitô ban tặng.
Xin ơn hội ngộ cùng Đức Kitô Phục Sinh.
TiengChuong.org
Nhóm thứ nhất tìm hạnh phúc nơi vật chất. Vật chất đây bao gồm, của cải, tiền tài, chức tước, tài buôn bán, thương mại. Đại đa số theo cách này. Do đại đa số cùng tìm nên có nhiều cạnh tranh, chèn ép, đè nén. Cả đời bỏ công sức thu quén. Về già, vẫn cố gắng hết mình để cầm giữ, coi sóc chúng. Tìm được điều mong muốn đã khó, cầm giữ, bảo vệ chúng cũng khó không kém. Tìm hạnh phúc theo phương pháp trên đòi hy sinh, lao nhọc, cả đời người. Khi đạt được điều vừa í, nhìn lại thấy mình quá già. Giờ phải tìm cách tiêu dùng chúng. Khi sức khoẻ không còn; niềm vui bị ảnh hưởng. Để giới hạn lòng tham của con người, Đức Kitô công bố giới luật yêu thương: Mến Chúa, yêu tha nhân. Sức khoẻ tàn tạ là dấu chỉ nhắc nhở không gì tồn tại vĩnh viễn trên đời.
Nhóm thứ hai tìm hạnh phúc qua tài năng. Tài năng trời phú mỗi người khác nhau, kẻ nhiều người ít. Nhận biết tài năng riêng mình để phát triển, làm cho nó lớn mạnh qua luyện tập. Tài năng gồm cả thể thao, nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, thơ văn. Thành công trong việc kiến tạo tên tuổi trong đại chúng giúp mang lại hạnh phúc. Có được cần cầm giữ khối khán thính giả. Giữ được khán giả, còn hạnh phúc; mất khán giả, hạnh phúc tiêu tan. Hạnh phúc của nhân tài do đám đông ngưỡng mộ. Hết ngưỡng mộ, hạnh phúc gầy dựng cũng nguội dần, rồi chìm vào quá khứ, nhường chỗ cho tài năng mới.
Tìm hạnh phúc trong thiên nhiên qua khám phá ở sa mạc, rừng già, nơi đỉnh núi, đáy đại dương. Học từ đời sống sinh vật, cây cối trong thiên nhiên. Hiểu biết sinh hoạt xã hội chúng. Niềm vui, hạnh phúc đạt được bằng cách này thường tồn tại lâu hơn hai nhóm kia.
Tất cả đều có điểm chung. Hạnh phúc đến từ ngoài. Hạnh phúc đến rồi đi vì thế ai cũng có kinh nghiệm đánh mất hạnh phúc, không thể cầm giữ hạnh phúc suốt đời. Tìm vui thú qua chất men, hơi khói, lạc thú. Còn men còn chút vui. Chúng tan nhanh như than khói; tiếp theo là rã rời trước khi đi đến bệ rạc. Chiều theo chúng sẽ thành nghiện ngập.
Hạnh phúc thật đến từ bên trong tồn tại lâu hơn. Gặp lại người thân thương về từ vùng đất chết. Người ta chạy vội lại ôm chằm lấy nhau, hôn nhau thắm thiết, xiết chặt cánh tay quanh người; sợi giây vô hình này xiết chặt tình thân thương như không muốn xa họ thêm một phút giây. Ngoài vòng tay ôm ấm áp, trên mặt còn dáng dấp giọt nước mắt vui mừng, tiếng nói ngẹn ngùng, ngập ngừng vì nguồn vui mãnh liệt, cảm động dâng trào trong tim che lấp, lấn tất cả mọi tình cảm khác. Hạnh phúc trên đời đến đi, không thứ nào tồn tại vĩnh viễn, kể cả thứ niềm vui hội ngộ. Ngay cả tình yêu hôn nhân cũng có ngày qua đi. Không gì trên đời vĩnh cửu.
Có một niềm vui vĩnh cửu là niềm vui Đức Kitô nói đến. Đức Kitô là Đấng vĩnh cửu. Ngài biến hạnh phúc tạm bợ thành vĩnh cửu trên Thiên Quốc. Ngài hứa ban hạnh phúc vĩnh cửu để phân biệt hạnh phúc tạm và hạnh phúc thật. Ngài là Đấng duy nhất ban hạnh phúc vĩnh cửu cho ai tin, yêu mến Ngài. Gặp gỡ Đức Kitô để tình yêu chóng qua, niềm vui mau tàn thành tình yêu vĩnh cửu, niềm vui đời đời. Đây là thứ hạnh phúc Đức Kitô đáp khi Phêrô thắc mắc. Chúng con bỏ hết mọi sự đi theo Thầy; vậy chúng con nhận được gì. Đức Kitô đáp,
'Không ai bỏ nhà cửa, cha mẹ, anh chị em vì Thầy và vì Tin Mừng mà lại không nhận được gấp trăm, cùng với sự ngược đãi và sự sống vĩnh cửu đời sau' Mk 10:30.
Vĩnh cửu là do Thiên Chúa làm cho mối giây liên kết mau tàn, chóng tan thành mối giây liên kết vĩnh cửu. Hình ảnh gặp lại Đức Kitô trên Thiên Quốc tương tự như hình ảnh hội ngộ, gặp lại người thân thương. Tình yêu, niềm vui dạt dào chan hoà trên người, lan toả ra toàn cảnh chung quanh; tất cả chỉ có một niềm vui trào dâng, bất diệt, do Đức Kitô ban tặng.
Xin ơn hội ngộ cùng Đức Kitô Phục Sinh.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Chúa Thánh Thần trong Công vụ Tông đồ
Vũ Văn An
13:15 09/10/2024
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phê-rô ngày 9 tháng Mười năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài Giáo Lý thường lệ của ngài về Chúa Thánh Thần và Nàng Dâu. Người hướng dẫn dân Chúa đến với Chúa Giêsu, hy vọng của chúng ta. Hôm nay, ngài nhấn mạnh tới Chúa Thánh Thần trong công vụ. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong lộ trình giáo lý về Chúa Thánh Thần và Giáo hội, hôm nay chúng ta sẽ tham khảo Sách Công vụ Tông đồ.
Câu chuyện về sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần bắt đầu bằng mô tả một số dấu hiệu chuẩn bị - gió thổi ào ào và lưỡi lửa - nhưng kết thúc bằng lời khẳng định rằng "họ đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần" (Công vụ 2:4). Thánh Luca – người đã viết Công vụ Tông đồ – nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần là Đấng đảm bảo tính phổ quát và hiệp nhất của Giáo hội. Hiệu quả tức thời của việc “được tràn đầy Chúa Thánh Thần” là các Tông đồ “bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau”, và ra khỏi Phòng Tiệc ly để loan báo Chúa Giêsu Kitô cho đám đông (x. Công vụ 2:4 và tiếp theo.).
Khi làm như vậy, Thánh Luca muốn nhấn mạnh sứ mệnh phổ quát của Giáo hội, như một dấu hiệu của sự hiệp nhất mới giữa mọi dân tộc. Chúng ta thấy Chúa Thánh Thần hoạt động cho sự hiệp nhất theo hai cách. Một mặt, Người thúc đẩy Giáo hội ra bên ngoài, để Giáo hội có thể chào đón ngày càng nhiều người và dân tộc; mặt khác, Giáo hội tập hợp họ bên trong để củng cố sự hiệp nhất đã đạt được. Người dạy Giáo hội mở rộng trong tính phổ quát và củng cố trong sự hiệp nhất. Phổ quát và là một: đây là mầu nhiệm của Giáo hội.
Chúng ta thấy phong trào đầu tiên trong hai phong trào – tính phổ quát – đang diễn ra trong Chương 10 của Công vụ Tông đồ, trong tình tiết trơ lại đạo của Corneliô. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đã công bố Chúa Kitô cho tất cả người Do Thái và những người tuân thủ luật Môsê, bất kể họ thuộc dân tộc nào. Phải cần đến một "Lễ Ngũ Tuần" khác, rất giống với lễ đầu tiên, tại nhà của viên đại đội trưởng Corneliô, để thúc đẩy các Tông Đồ mở rộng tầm nhìn và phá vỡ rào cản cuối cùng, rào cản giữa người Do Thái và dân ngoại (x. Công vụ 10-11).
Sự mở rộng về mặt dân tộc này đi kèm với sự mở rộng về mặt địa lý. Thánh Phaolô - chúng ta đọc lại trong Công vụ Tông Đồ (x. 16:6-10) - muốn công bố Tin Mừng tại một vùng mới của Tiểu Á; nhưng có chép rằng họ đã bị "Chúa Thánh Thần cấm"; ngài đã cố gắng vào Bithyn'ia, "nhưng Thánh Thần của Chúa Giêsu không cho phép họ". Chúng ta ngay lập tức khám phá ra lý do cho những lệnh cấm đáng ngạc nhiên này của Chúa Thánh Thần: đêm hôm sau, Tông Đồ nhận được trong giấc mơ lệnh phải đi vào Macedonia. Do đó, Tin Mừng đã rời khỏi quê hương Châu Á của mình và đi vào Châu Âu.
Phong trào thứ hai của Chúa Thánh Thần – Đấng tạo ra sự hiệp nhất – được thấy trong hành động ở Chương 15 của Công vụ, trong biên bản của điều gọi là Công đồng Giêrusalem. Vấn đề là làm thế nào để đảm bảo rằng tính phổ quát đạt được không làm tổn hại đến sự hiệp nhất của Giáo hội. Chúa Thánh Thần không phải lúc nào cũng tạo ra sự hiệp nhất một cách đột ngột, bằng những hành động kỳ diệu và quyết định, như Lễ Ngũ tuần. Người cũng làm như vậy – và trong phần lớn các trường hợp – bằng công việc kín đáo, tôn trọng thời gian và sự khác biệt của con người, đi qua con người và các định chế, cầu nguyện và đối đầu. Theo cách mà chúng ta có thể nói ngày nay, theo cách thức đồng nghị. Thật vậy, đây là những gì xảy ra tại Công đồng Giêrusalem, liên quan đến vấn đề các nghĩa vụ của Lề Luật Mô-sê được áp dụng cho những người trở lại đạo từ ngoại giáo. Giải pháp đã được công bố cho toàn thể Giáo hội, với những lời nổi tiếng: “Vì Chúa Thánh Thần và chúng tôi thấy điều đó là tốt…” (Công vụ 15:28).
Thánh Augustinô giải thích sự hiệp nhất đạt được bởi Chúa Thánh Thần bằng một hình ảnh đã trở thành cổ điển: “Linh hồn của thân xác con người như thế nào thì Thánh Thần của thân thể Chúa Kitô, tức là Giáo hội, cũng giống như vậy” [1]. Hình ảnh này giúp chúng ta hiểu được điều gì đó quan trọng. Chúa Thánh Thần không tạo ra sự hiệp nhất của Giáo hội từ bên ngoài; Người không giới hạn Người trong việc ra lệnh cho chúng ta phải hiệp nhất. Chính Người là “mối dây hiệp nhất”. Chính Người là Đấng tạo ra sự hiệp nhất của Giáo hội.
Như thường lệ, chúng ta sẽ kết thúc bằng một suy nghĩ giúp chúng ta chuyển từ Giáo hội nói chung sang từng người chúng ta. Sự hiệp nhất của Giáo hội là sự hiệp nhất giữa mọi người và không đạt được trên bản vẽ, mà trong cuộc sống. Nó được thực hiện trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều muốn có sự hiệp nhất, tất cả chúng ta đều mong muốn điều đó từ sâu thẳm trái tim mình; nhưng thật khó để đạt được điều đó, ngay cả trong hôn nhân và gia đình, sự hiệp nhất và hòa hợp là một trong những điều khó đạt được nhất và thậm chí còn khó duy trì nhất.
Lý do tại sao sự hiệp nhất giữa chúng ta lại khó khăn là, đúng vậy, mọi người đều muốn hiệp nhất, nhưng dựa trên quan điểm riêng của mình, mà không xem xét đến việc người khác trước mặt mình cũng nghĩ chính như thế về quan điểm “riêng” của họ. Theo cách này, sự hiệp nhất trở nên khó nắm bắt hơn nữa. Cuộc sống hiệp nhất, sự hiệp nhất của Lễ Hiện Xuống, theo Chúa Thánh Thần, đạt được khi một người nỗ lực đặt Thiên Chúa, chứ không phải bản thân mình, vào trung tâm. Sự hiệp nhất của Kitô hữu cũng được xây dựng theo cách này: không chờ đợi người khác đến với chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, mà cùng nhau tiến về phía Chúa Kitô.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta trở thành công cụ của sự hiệp nhất và hòa bình.
_____________________________
[1] Bài giảng, 267, 4.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trong Buổi Tiếp Kiến: Chúa Thánh Thần rộng mở và hợp nhất Giáo Hội
Thanh Quảng sdb
14:38 09/10/2024
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trong Buổi Tiếp Kiến: Chúa Thánh Thần rộng mở và hợp nhất Giáo Hội
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc mở rộng sứ mệnh của Giáo Hội đến mọi dân tộc trong khi thúc đẩy sự hiệp nhất từ bên trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Phát biểu trước các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô trong Buổi Tiếp Kiến Chung vào ngày 9 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy ngẫm về vai trò quan yếu của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội.
Suy ngẫm về bài đọc từ sách Công vụ Tông đồ trong bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai chuyển động chính của Chúa Thánh Thần: Quyền năng của Người trong việc mở rộng phạm vi của Giáo Hội đến mọi dân tộc và khả năng củng cố sự hiệp nhất trong chính Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu bằng kể lại Lễ Hiện Xuống, mô tả cách "tất cả mọi người được tràn đầy Chúa Thánh Thần", điều này cho phép các Tông Đồ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau và công bố Chúa Giêsu Kitô cho đám đông. Ngài lưu ý rằng dấu hiệu kỳ diệu này không chỉ là sự thể hiện quyền năng thiêng liêng mà còn là thông điệp rõ ràng rằng sứ mệnh của Giáo Hội là phổ quát. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng “Chúa Thánh Thần là Đấng đảm bảo tính phổ quát và sự hiệp nhất của Giáo hội”.
Sự vào đạo của Cornelius
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nêu ra hai ví dụ chính từ sách Công vụ Tông đồ để làm nổi bật cách Chúa Thánh Thần “nuôi dưỡng tính phổ quát”. Đầu tiên là sự vào đạo của Cornelius, đánh dấu một thời điểm then chốt khi “các Tông đồ mở rộng tầm nhìn” và phá vỡ rào cản giữa người Do Thái và người ngoại. Ngài nói rằng điều này giống như “Lễ Ngũ tuần thứ hai”, cho thấy công việc của Chúa Thánh Thần vẫn đang diễn ra, liên tục thúc đẩy Giáo hội đón nhận những con người mới.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đề cập đến hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô, vị Tông đồ lúc đầu “bị Chúa Thánh Thần ngăn cản” rao giảng ở Tiểu Á để chuyển hướng trong một thị kiến đến Macedonia. Sự kiện này minh họa rằng Chúa Thánh Thần không chỉ thúc đẩy sự bành trướng về mặt dân tộc mà còn “mở rộng về mặt địa lý”, Đức Giáo Hoàng nói, hướng dẫn Giáo hội công bố Phúc âm ở những vùng đất mới.
Công đồng Jerusalem
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục, Công việc thứ hai của Chúa Thánh Thần là việc của Ngài trong công cuộc truyền bá và bảo vệ sự hiệp nhất. ĐTC nêu ra Công đồng Jerusalem, nơi các Tông đồ và những người Kitô hữu đầu tiên tranh luận về việc những người ngoại được cải đạo có phải tuân thủ Luật Môsê hay không. Giải pháp được công bố với những lời, “Điều tốt đối với Chúa Thánh Thần và chúng tôi”, là kết quả của cuộc đối thoại, cầu nguyện và sự phân định, Đức Giáo Hoàng nói. Theo quan điểm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý, Chúa Thánh Thần “không phải lúc nào cũng tạo ra sự hiệp nhất một cách đột ngột, bằng những hành động kỳ diệu và quyết định”, nhưng thường hoạt động theo “cách kín đáo”, tôn trọng các quá trình và sự khác biệt của con người, “theo cách thức đồng nghị”.
Chúa Thánh Thần giống như linh hồn của Giáo hội
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc lại lời của Thánh Augustine, người đã so sánh Chúa Thánh Thần như linh hồn của Giáo hội, khi cho rằng, “linh hồn thuộc về thân thể con người, thì Chúa Thánh Thần cũng thuộc về thân thể Chúa Kitô, tức là Giáo hội”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng điều này nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần không chỉ tạo ra sự hiệp nhất bên ngoài hay bằng lệnh truyền; nhưng thay vào đó, “Chính Ngài là sợi dây liên kết hiệp nhất” trong Giáo hội.
Kết thúc bài giáo lý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các tín hữu áp dụng bài học này vào cuộc sống cá nhân, ngài lưu ý rằng “sự hiệp nhất Kitô giáo được xây dựng không phải bằng cách chờ đợi người khác đến với chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, mà bằng cách cùng nhau tiến tới Chúa Kitô”. Ngài lưu ý rằng điều này không chỉ áp dụng cho toàn thể Giáo hội mà còn cho các mối quan hệ hàng ngày, trong hôn nhân, gia đình và cộng đồng.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô xin các tín hữu đang tụ họp hãy cầu xin Chúa Thánh Thần giúp họ trở thành “công cụ của sự hiệp nhất và hòa bình”, trong Giáo hội và trên thế giới.
Lời cầu nguyện cho hòa bình
Sau bài giáo lý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các tín hữu, tháng Mười là tháng Mân Côi. Ngài mời gọi các tín hữu hãy lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày và xin họ dâng tất cả những đau khổ cho Đức Trinh Nữ Maria. Đặc biệt “những người Ukraine, Sudan, Myanmar, Palestine và Israel đang đau khổ”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc mở rộng sứ mệnh của Giáo Hội đến mọi dân tộc trong khi thúc đẩy sự hiệp nhất từ bên trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Phát biểu trước các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô trong Buổi Tiếp Kiến Chung vào ngày 9 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy ngẫm về vai trò quan yếu của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội.
Suy ngẫm về bài đọc từ sách Công vụ Tông đồ trong bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai chuyển động chính của Chúa Thánh Thần: Quyền năng của Người trong việc mở rộng phạm vi của Giáo Hội đến mọi dân tộc và khả năng củng cố sự hiệp nhất trong chính Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu bằng kể lại Lễ Hiện Xuống, mô tả cách "tất cả mọi người được tràn đầy Chúa Thánh Thần", điều này cho phép các Tông Đồ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau và công bố Chúa Giêsu Kitô cho đám đông. Ngài lưu ý rằng dấu hiệu kỳ diệu này không chỉ là sự thể hiện quyền năng thiêng liêng mà còn là thông điệp rõ ràng rằng sứ mệnh của Giáo Hội là phổ quát. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng “Chúa Thánh Thần là Đấng đảm bảo tính phổ quát và sự hiệp nhất của Giáo hội”.
Sự vào đạo của Cornelius
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nêu ra hai ví dụ chính từ sách Công vụ Tông đồ để làm nổi bật cách Chúa Thánh Thần “nuôi dưỡng tính phổ quát”. Đầu tiên là sự vào đạo của Cornelius, đánh dấu một thời điểm then chốt khi “các Tông đồ mở rộng tầm nhìn” và phá vỡ rào cản giữa người Do Thái và người ngoại. Ngài nói rằng điều này giống như “Lễ Ngũ tuần thứ hai”, cho thấy công việc của Chúa Thánh Thần vẫn đang diễn ra, liên tục thúc đẩy Giáo hội đón nhận những con người mới.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đề cập đến hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô, vị Tông đồ lúc đầu “bị Chúa Thánh Thần ngăn cản” rao giảng ở Tiểu Á để chuyển hướng trong một thị kiến đến Macedonia. Sự kiện này minh họa rằng Chúa Thánh Thần không chỉ thúc đẩy sự bành trướng về mặt dân tộc mà còn “mở rộng về mặt địa lý”, Đức Giáo Hoàng nói, hướng dẫn Giáo hội công bố Phúc âm ở những vùng đất mới.
Công đồng Jerusalem
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục, Công việc thứ hai của Chúa Thánh Thần là việc của Ngài trong công cuộc truyền bá và bảo vệ sự hiệp nhất. ĐTC nêu ra Công đồng Jerusalem, nơi các Tông đồ và những người Kitô hữu đầu tiên tranh luận về việc những người ngoại được cải đạo có phải tuân thủ Luật Môsê hay không. Giải pháp được công bố với những lời, “Điều tốt đối với Chúa Thánh Thần và chúng tôi”, là kết quả của cuộc đối thoại, cầu nguyện và sự phân định, Đức Giáo Hoàng nói. Theo quan điểm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý, Chúa Thánh Thần “không phải lúc nào cũng tạo ra sự hiệp nhất một cách đột ngột, bằng những hành động kỳ diệu và quyết định”, nhưng thường hoạt động theo “cách kín đáo”, tôn trọng các quá trình và sự khác biệt của con người, “theo cách thức đồng nghị”.
Chúa Thánh Thần giống như linh hồn của Giáo hội
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc lại lời của Thánh Augustine, người đã so sánh Chúa Thánh Thần như linh hồn của Giáo hội, khi cho rằng, “linh hồn thuộc về thân thể con người, thì Chúa Thánh Thần cũng thuộc về thân thể Chúa Kitô, tức là Giáo hội”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng điều này nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần không chỉ tạo ra sự hiệp nhất bên ngoài hay bằng lệnh truyền; nhưng thay vào đó, “Chính Ngài là sợi dây liên kết hiệp nhất” trong Giáo hội.
Kết thúc bài giáo lý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các tín hữu áp dụng bài học này vào cuộc sống cá nhân, ngài lưu ý rằng “sự hiệp nhất Kitô giáo được xây dựng không phải bằng cách chờ đợi người khác đến với chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, mà bằng cách cùng nhau tiến tới Chúa Kitô”. Ngài lưu ý rằng điều này không chỉ áp dụng cho toàn thể Giáo hội mà còn cho các mối quan hệ hàng ngày, trong hôn nhân, gia đình và cộng đồng.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô xin các tín hữu đang tụ họp hãy cầu xin Chúa Thánh Thần giúp họ trở thành “công cụ của sự hiệp nhất và hòa bình”, trong Giáo hội và trên thế giới.
Lời cầu nguyện cho hòa bình
Sau bài giáo lý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các tín hữu, tháng Mười là tháng Mân Côi. Ngài mời gọi các tín hữu hãy lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày và xin họ dâng tất cả những đau khổ cho Đức Trinh Nữ Maria. Đặc biệt “những người Ukraine, Sudan, Myanmar, Palestine và Israel đang đau khổ”.
Các giám mục Maronite: trước sự xâm lược mà Li Băng phải gánh chịu, cộng đồng quốc tế nên đảm nhận trách nhiệm của mình
Đặng Tự Do
17:58 09/10/2024
Các Giám mục Maronite, tụ họp trong cuộc họp hàng tháng do Đức Thượng phụ Béchara Boutros Pierre Raï chủ trì, bày tỏ “nỗi đau của các ngài trước nỗi kinh hoàng của thảm họa đã tấn công Li Băng, từ bờ biển đến núi non, với sự tàn phá thường ảnh hưởng đến thường dân vô tội” nhưng cũng lên án “cuộc xâm lược kéo dài của Israel, đã khiến hàng trăm người tử vong, bao gồm cả Tổng thư ký Hezbollah, Syed Hassan Nasrallah và nhiều nhà lãnh đạo khác của phong trào Shiite “.
Các Giám mục “cầu xin Chúa thương xót những người đã thiệt mạng và an ủi gia đình họ và những người bị thương”. Đồng thời, các ngài hướng đến cộng đồng quốc tế, yêu cầu cộng đồng này “gánh vác trách nhiệm của mình bằng cách làm việc để ngừng bắn ngay lập tức và thực hiện các quyết định quốc tế” với sự tham chiếu cụ thể đến Nghị quyết số 1701 của Liên Hiệp Quốc.
Hơn nữa, các Giám mục nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết của Quốc hội Li Băng “trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình để sau thời gian dài chờ đợi và nhiều đau khổ, một Tổng thống mới của nước Cộng hòa sẽ được bầu lên để hoàn thiện khuôn khổ của các thể chế hiến pháp”.
Một suy nghĩ đặc biệt về “sự gần gũi và ngưỡng mộ” dành cho “công việc của các bác sĩ và nhân viên y tế đang làm mọi thứ có thể để chăm sóc những người bị thương bất chấp tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị”. Sự ngưỡng mộ và ủng hộ được thể hiện trên hết đối với những cử chỉ tự phát của nhiều người dân Li Băng đã chào đón những người di tản chạy trốn khỏi các khu vực bị đánh bom. Ở đây, các Giám mục Maronite cũng yêu cầu các quốc gia và các tổ chức quốc tế “hỗ trợ những nỗ lực này” vẫn đang diễn ra tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi “bạo lực mù quáng”, đồng thời bảo đảm công việc của Giáo hội nhằm giúp đỡ những người bị thương và di tản thông qua mạng lưới các giáo xứ, tu viện và các tổ chức của mình, “đặc biệt thông qua Caritas Li Băng”
Cuối cùng, những lời gần gũi cũng được bày tỏ đối với các nhà lãnh đạo quân đội và các sáng kiến nhằm “ngăn chặn bất kỳ cuộc đảo chính nào có thể xảy ra” ở một đất nước đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn và yếu kém. Trước thảm họa đang tấn công Li Băng, các giám mục yêu cầu tất cả người dân Li Băng “đánh thức lương tâm để bảo tồn và nuôi dưỡng” các yếu tố đoàn kết dân tộc, ám chỉ đến điều mà các ngài định nghĩa là “dấu hiệu hy vọng trong hoàn cảnh khó khăn này”, cụ thể là nghi lễ phong thánh cho các vị tử đạo Damascus, sẽ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì vào Chúa Nhật, ngày 20 tháng 10.
Source:Fides
Nhật ký trừ tà số 311: Bảy dấu hiệu cho thấy sự hiện diện kín đáo của Satan
Đặng Tự Do
17:59 09/10/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #311: Seven Signs of Satan's Hidden Presence”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 311: Bảy dấu hiệu cho thấy sự hiện diện kín đáo của Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chiến thuật đầu tiên và tốt nhất của Satan là ẩn núp. Hắn hiệu quả nhất khi khiến chúng ta tin rằng ảnh hưởng kinh khủng và ghê tởm của hắn đến từ bên trong chúng ta. Hắn muốn chúng ta nghĩ rằng sự tức giận, đau khổ và hận thù của hắn là một phần của con người chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy rằng chúng ta không còn tình yêu và sự cứu rỗi.
Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi với những người bị quỷ ám, chúng ta có thể xác định bảy dấu hiệu phổ biến về sự hiện diện kín đáo của Ác quỷ. Đó là:
*lờ đờ và mệt mỏi
*buồn nôn và đau đầu
*cảm giác kinh khủng, khó chịu trong toàn bộ cơ thể
*sự tức giận thái quá và cơn thịnh nộ bùng nổ
*linh hồn ma quỷ gây chia rẽ, ngờ vực và xung đột
*những thông điệp tiêu cực trong tâm trí (ví dụ “Tôi là một tên khốn nạn)
*cám dỗ tình dục dữ dội và những suy nghĩ phạm thượng
Rõ ràng là bảy triệu chứng này thường có nguyên nhân tự nhiên. Ví dụ, hầu hết các cơn đau đầu và buồn nôn đều có nguyên nhân sinh học-tâm lý. Nhưng khi Ác quỷ hiện diện, rất thường gặp là mọi người sẽ bị đau đầu, đau bụng, buồn nôn và cảm giác ốm yếu nói chung.
Tương tự như vậy, trong các buổi trừ tà trực tuyến của chúng tôi, nhiều người bình luận rằng sau khi buổi cầu nguyện bắt đầu, họ bị choáng ngợp bởi cảm giác uể oải và mệt mỏi. Tuy nhiên, khi tôi rõ ràng xua đuổi những con quỷ của sự mệt mỏi và uể oải, các triệu chứng của họ thường biến mất. Và tất nhiên, một dấu hiệu của sự hiện diện của cái ác là tinh thần ngờ vực, chia rẽ và xung đột.
Hơn nữa, Satan thường khai thác điểm yếu tự nhiên của con người và phóng đại chúng, khiến chúng càng khó phát hiện hơn. Ví dụ, một người có khuynh hướng ham muốn tình dục sẽ bị Ác quỷ tấn công bằng những hình ảnh và xung lực tình dục dữ dội, mà không nhận ra rằng Satan đang tiếp thêm nhiên liệu cho điểm yếu bình thường của người đó thành ngọn lửa dữ dội.
Phải làm gì? Bất cứ khi nào những triệu chứng xấu xí này xuất hiện, trước tiên mọi người nên tìm kiếm nguyên nhân tự nhiên và giải quyết ở cấp độ con người. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xấu xa có thể có nguyên nhân siêu nhiên, đặc biệt là nếu chúng xuất hiện đột ngột và dữ dội, thì mọi người có thể xác định chúng có thể đến từ ma quỷ và từ chối chúng. Họ có thể sử dụng ba chữ R: “Tôi từ chối chúng; Tôi khiển trách chúng; Tôi từ bỏ chúng, và nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi đuổi chúng ra.”
Một khi sự hiện diện của Satan bị vạch trần, sẽ dễ dàng hơn nhiều để đối phó với sự hiện diện xấu xí và các triệu chứng ma quỷ của hắn theo cách trực tiếp và hiệu quả. Khi Satan bị vạch trần và không thể ẩn núp nữa, hắn đã trên đường bị đánh bại và bị đuổi ra.
Source:Catholic Exorcism
Các giám mục Nigeria trừng phạt các linh mục tham gia vào chính trị đảng phái
Đặng Tự Do
18:00 09/10/2024
Các giám mục Công Giáo tại Nigeria đã đưa ra lời cảnh báo tới các linh mục và nhân vật tôn giáo tham gia vào chính trị đảng phái hoặc đảm nhiệm chức vụ công, đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt theo giáo luật.
Quan điểm này được nêu rõ trong bản thông cáo ngày 1 tháng 10 có chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Lucius Iwejuru Ugorji, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria, và Đức Giám Mục Donatus Aihmiosion Ogun, Tổng thư ký Hội đồng.
Tuyên bố lưu ý rằng: “Trong nhiều năm qua, một số linh mục ở Nigeria đã tích cực tham gia vào chính trị đảng phái hoặc nắm giữ chức vụ công mà không có sự cho phép cần thiết từ cơ quan giáo hội có thẩm quyền”.
Các giám mục cho biết: “Tình huống này không chỉ vi phạm luật chung của Giáo hội mà còn gây phẫn nộ cho phần lớn những người theo Chúa Kitô trong nước”.
Bày tỏ “mối quan tâm mục vụ sâu sắc” về tình hình, các giám mục đã tìm kiếm sự hướng dẫn từ Bộ Truyền giáo và Bộ Giải thích các Văn bản Lập pháp. Với sự hướng dẫn này, các giám mục hiện đã phác thảo các biện pháp để giải quyết những vi phạm này, theo luật giáo luật.
Trong tuyên bố ngày 1 tháng 10, các giám mục giải thích rằng bất kỳ linh mục nào vi phạm luật bằng cách tham gia vào chính trị đảng phái, bất chấp các lời cảnh cáo và sau hai cảnh cáo theo giáo luật từ giám mục của mình, “phải bị đình chỉ mọi quyền hành của chức thánh và quyền quản lý trong một thời gian thích hợp, và cũng có thể bị trừng phạt bằng các biện pháp trừng phạt theo giáo luật, chẳng hạn như phải cư trú tại một địa điểm hoặc lãnh thổ cụ thể.”
Tuyên bố giải thích thêm rằng nếu linh mục tiếp tục không tuân thủ, “người đó sẽ phạm tội bất tuân đối với thẩm quyền tôn giáo” và hình phạt có thể là bị đuổi khỏi hàng giáo sĩ, theo sự cho phép của Đức Thánh Cha.
“Chúng tôi tái khẳng định lệnh cấm rõ ràng của Giáo hội đối với các giáo sĩ không được tích cực tham gia vào chính trị đảng phái hoặc đảm nhiệm chức vụ công mà không có sự cho phép thích hợp của Giáo hội. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và chúng tôi kêu gọi tất cả các linh mục tuân thủ trung thành các luật giáo luật này và thực hiện các nhiệm vụ thiêng liêng của mình với lòng trung thành và tận tụy cao nhất”, tuyên bố nhấn mạnh.
Tuyên bố này đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ những người theo dõi trên trang Facebook chính thức của Ủy ban Phát thanh Công Giáo Nigeria, nơi nó được đăng tải.
Chibuike Odimegwu chỉ trích các giám mục vì tập trung vào những vấn đề mà ông coi là tầm thường so với “nạn đói và đau khổ” đang ảnh hưởng đến người dân Nigeria ngày nay.
Kỹ sư Chimdimma Francisca Ikechukwu nhấn mạnh nhu cầu giải quyết tình trạng quản lý yếu kém, cho rằng nếu giải quyết được vấn đề này, “sẽ không ai quan tâm đến chính trị nữa”.
Mặt khác, Jacob Joseph lập luận rằng các linh mục thực sự nên tham gia vào chính trị, trích dẫn ví dụ ở tiểu bang Benue, nơi linh mục Công Giáo Hyacinth Alia làm thống đốc. Ông khen ngợi Alia, nói rằng ông “đang cho chúng ta nếm trải sự lãnh đạo tốt”.
Emeka Umeagbalasi, một nhà nghiên cứu Công Giáo hàng đầu và là Giám đốc của tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công Giáo, Hiệp hội Quốc tế về Tự do Dân sự và Pháp quyền đã đưa ra một góc nhìn đa dạng hơn.
Umeagbalasi cho biết tình hình chính trị hiện tại ở Nigeria vẫn chưa phù hợp để các linh mục Công Giáo tích cực tham gia vào chính trị.
Ông nói với Crux rằng: “Môi trường chính trị ở Nigeria chưa trưởng thành và chưa phù hợp về mặt tinh thần hoặc đạo đức để các linh mục tích cực tham gia”.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trong thời kỳ cách mạng, các linh mục và giám mục Công Giáo có thể tham gia vào chính trị một cách chính đáng.
“Trong tình huống mà mọi người kêu gọi thay đổi, và tiếng kêu gọi này dẫn đến một cuộc cách mạng hợp pháp nhằm cải thiện xã hội và chuyển đổi hệ thống xã hội của nó, các giám mục và linh mục Công Giáo có thể lãnh đạo toàn bộ hoặc một phần các cuộc cách mạng như vậy. Nếu cuối cùng, các nhà lãnh đạo cách mạng khác quyết định giới thiệu các linh mục hoặc giám mục Công Giáo này để lãnh đạo chính quyền hậu cách mạng, thì hãy để như vậy”, ông nói với Crux.
Umeagbalasi cho biết khi các linh mục và giám mục tham gia vào chính trị, đó phải là “một nền chính trị vị tha, một nền chính trị đòi hỏi sự lãnh đạo gương mẫu”.
“Đó phải là một nền chính trị đòi hỏi phải mang lại nụ cười cho những người bị áp bức. Đó phải là một nền chính trị đòi hỏi phải làm cho xã hội có thể quản lý được, cung cấp các khoản cổ tức dân chủ, bảo đảm nguồn cung cấp tiện nghi xã hội ổn định, sửa chữa cơ sở hạ tầng quan trọng, hạn chế tham nhũng và các hành vi tham nhũng, và cung cấp sự quản lý tốt bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của hợp đồng xã hội. Bất cứ điều gì không đạt được điều đó đều không tốt”, ông nói.
Ông lưu ý rằng quan điểm tích cực này trái ngược hẳn với hành động của một số linh mục Công Giáo tham gia vào chính trị đảng phái ở Nigeria.
Nhắc đến thống đốc hiện tại của bang Benue, Cha Hyacinth Alia, người đã tạm dừng nhiệm vụ linh mục của mình để tham gia chính trường và được bầu làm thống đốc vào ngày 18 tháng 3 năm 2023, theo liên danh của Đảng Toàn thể Tiến bộ cầm quyền, Emeka mô tả đảng này là “một đảng của những kẻ gian manh” và lập luận rằng Cha Alia không thể trở thành ứng cử viên cho chức thống đốc nếu không tham gia vào các hoạt động chính trị phi đạo đức.
Emeka nói với Crux: “Tôi biết rằng không có cách nào cha ấy có thể trở thành ứng cử viên thống đốc của đảng mà không chơi trò bẩn, không chơi trò chính trị bẩn thỉu”.
Source:Crux
Tiến sĩ George Weigel: Thờ ơ là vô trách nhiệm
J.B. Đặng Minh An dịch
18:42 09/10/2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Indifference Is Irresponsible”, nghĩa là “Thờ ơ là vô trách nhiệm”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Tuy nhiên, điều tôi không thể hiểu được là cử tri xem ra đang thờ ơ đối với tình trạng hỗn loạn toàn cầu: sự thờ ơ thể hiện ở thất bại của quốc gia chúng ta trong việc yêu cầu những nhà lãnh đạo tương lai của chúng ta giải quyết tình trạng hỗn loạn mới của thế giới một cách nghiêm chỉnh, thay vì thốt ra những câu nói sáo rỗng và những khẩu hiệu mỉa mai (“chiến tranh bất tận”, “chủ nghĩa phiêu lưu”, “cảnh sát toàn cầu”, v.v.). Điều này là vô trách nhiệm về mặt chính trị và, tôi có thể nói, là vô trách nhiệm cả về mặt đạo đức. Lời răn của Chúa trong Luca 12:48 - “Ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi hỏi nhiều” - chủ yếu được nói với chúng ta như những cá nhân. Nhưng không thể xem là kéo dài văn bản Kinh thánh một cách quá đáng, khi gợi ý rằng điều đó cũng áp dụng cho quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất trên hành tinh.
Dù chúng ta có thích hay không, các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới đều trông chờ vào sự lãnh đạo của chúng ta, cũng như những kẻ muốn làm hại chúng ta trông chờ nơi chúng ta những dấu chỉ của sự yếu đuối. Đúng vậy, có thể nói rằng nước Mỹ đã gánh chịu nhiều hơn phần chia sẻ hợp lý của mình về gánh nặng tài chính và con người trong vai trò lãnh đạo một thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Nhưng liệu thế giới có trở thành một nơi an toàn hơn cho tất cả mọi người, kể cả chúng ta, nếu ẩn dụ của thế kỷ 21 về vai trò toàn cầu của nước Mỹ là Đại thảm họa Afghanistan - trong đó chúng ta đã bỏ rơi đồng minh và bỏ mặc phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan cho lòng thương xót của Taliban cực kỳ ghét phụ nữ? Liệu thế giới có an toàn hơn nếu chúng ta từ bỏ Ukraine cho nước Nga của Putin và Đài Loan cho Trung Quốc của Tập Cận Bình, bằng chính sách cố ý hay bằng những hành động vô trách nhiệm? Một Iran có vũ khí hạt nhân có khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn không?
Có vẻ như rất khó có thể xảy ra.
Trong một khoảnh khắc hiếm hoi của sự nghiêm chỉnh lưỡng đảng, Quốc hội đã thành lập Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Quốc gia vào năm 2022, với tám thành viên là người Mỹ xuất sắc, giàu kinh nghiệm từ cả hai đảng. Báo cáo mới công bố của Ủy ban, nói một cách nhẹ nhàng, là đáng cảnh tỉnh—đối với bất kỳ công dân chu đáo nào. Điểm cốt lõi của tài liệu dài này có thể được tìm thấy trong đoạn đầu tiên của bản tóm tắt:
Những mối đe dọa mà Hoa Kỳ phải đối mặt là những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và thách thức nhất mà quốc gia này từng gặp phải kể từ năm 1945 và bao gồm cả khả năng xảy ra chiến tranh lớn trong tương lai gần. Lần cuối cùng Hoa Kỳ tham gia một cuộc xung đột toàn cầu là trong Thế chiến II, kết thúc cách đây gần 80 năm. Lần cuối cùng quốc gia này chuẩn bị cho một cuộc chiến như vậy là trong Chiến tranh Lạnh, kết thúc cách đây 35 năm. Ngày nay, chúng ta không chuẩn bị.
Báo cáo tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với Bộ Quốc phòng (“Ủy ban nhận thấy rằng các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển (R&D) và hệ thống mua sắm phức tạp, sự phụ thuộc vào thiết bị quân sự đã có từ nhiều thập niên và văn hóa tránh rủi ro của Bộ Quốc phòng... không phù hợp với môi trường chiến lược hiện nay”). Tôi không lo lắng về tình hình tại Ngũ Giác Đài, vì các vị tổng thống và Quốc hội sẵn sàng giải quyết các vấn đề ở đó. Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là văn hóa thờ ơ về các vấn đề thế giới trong công chúng nói chung. Bởi vì nếu không có cam kết công khai bền vững về việc sử dụng sức mạnh cứng và mềm của Hoa Kỳ trong việc định hình một môi trường quốc tế an toàn, thì sẽ không có tổng thống và Quốc hội nào thực hiện hành động quyết đoán cần thiết để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác.
Trong cuốn sách đầu tiên trong bộ sử sáu tập của mình, The Second World War, Winston Churchill đã kể lại cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống Franklin Roosevelt, ngay sau biến cố Trân Châu Cảng và lời tuyên chiến của Đức đã đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến đó một cách công khai. Roosevelt, người luôn chú ý đến quan hệ công chúng, đã tìm kiếm những gợi ý về việc nên gọi cuộc chiến này là gì và đã hỏi quan điểm của thủ tướng Anh. Churchill đã trả lời ngay lập tức, “Cuộc chiến không cần thiết”. Đó không phải là một biệt danh hấp dẫn mà người Mỹ (hoặc bất kỳ ai khác) có thể nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, điều đó là sự thật.
Việc Anh và Pháp từ chối tin vào lời Hitler, đặc biệt là về ý định địa chính trị của ông ta, đã góp phần gây ra Thế chiến II ở Âu Châu. Sự thờ ơ của công chúng và chính trị Hoa Kỳ đối với những gì đang diễn ra trên lục địa đó từ năm 1933 trở đi cũng vậy. Ngày nay, chúng ta có đang ở trong cùng một trạng thái phủ nhận, vô tư hay thờ ơ như thế không? Putin đã nói rõ rằng ông ta có ý định đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh, coi Ukraine chỉ là một món khai vị hay antipasto. Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông có ý định đáp trả những gì ông coi là “Thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc bằng cách biến nhà nước toàn trị của mình thành bá chủ thế giới. Các giáo sĩ Hồi giáo Iran coi trọng viễn cảnh về ngày tận thế của người Shiite, ngay cả khi những người theo chủ nghĩa thế tục trong Bộ Ngoại giao và các bộ ngoại giao khác coi họ là những kẻ viển vông thời trung cổ.
Việc phớt lờ những thực tế này là hành vi vô trách nhiệm nghiêm trọng về mặt đạo đức và chính trị, vì nó khiến một thảm họa, có sức tàn phá chưa từng có, có khả năng xảy ra cao hơn.
Source:First Things
Xung đột công khai hiếm hoi tại Vatican về việc hoàn tục một linh mục người Á Căn Đình
Đặng Tự Do
18:54 09/10/2024
Trong một phán quyết rất bất thường, vào tháng 9, Vatican đã hủy bỏ lệnh hoàn tục đối với một linh mục người Á Căn Đình bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Nhưng vào ngày 7 tháng 10, Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố rằng tuyên bố trước đó vào tháng 9 là vô hiệu và lệnh hoàn tục đối với linh mục này vẫn có hiệu lực.
Tranh chấp công khai hiếm hoi giữa các bộ của Vatican khiến Bộ Giáo Lý Đức Tin xung đột với Phủ Quốc vụ khanh. Đức Tổng Giám Mục John Joseph Kennedy, thư ký của Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã đưa ra lời nhắc nhở rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin của ngài chịu trách nhiệm về các vụ kỷ luật liên quan đến các linh mục bị cáo buộc lạm dụng, và Phủ Quốc vụ khanh không tham gia vào quá trình đó.
Bộ Giáo Lý Đức Tin—và đặc biệt là bộ phận kỷ luật do Đức Tổng Giám Mục Kennedy đứng đầu—là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục. Nhưng với tư cách là sostituto hay Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh—thực tế là chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng—Đức Tổng Giám Mục Pena Parra có ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, khi giáo phận Rio Cuarto của Á Căn Đình nhận được thông điệp từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hủy bỏ lệnh hoàn tục, các nhà chức trách Giáo Hội ở đó rõ ràng cho rằng đó là thẩm quyền.
Một tòa án ở Cordoba, Á Căn Đình, đã khuyến nghị trục xuất Cha Ariel Principi khỏi chức linh mục; hình phạt đã được một tòa án khác ở Buenos Aires xác nhận. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Peña Parra—trích dẫn kết quả thông tin thu được trong một “thủ tục đặc biệt”, mà không có lời giải thích nào thêm—đã phán quyết rằng Cha Principi sẽ vẫn là một linh mục, mặc dù có chức thánh bị hạn chế nghiêm ngặt. Các quan chức Á Căn Đình có thể đã kết luận rằng “thủ tục đặc biệt” đòi hỏi sự can thiệp cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người duy nhất có thẩm quyền bác bỏ phán quyết của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong quá khứ, Đức Giáo Hoàng đã có hành động để giảm nhẹ hình phạt kỷ luật đối với những kẻ bị cáo buộc lạm dụng.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Pena Parra cho biết Cha Principi sẽ không được phép tiếp xúc với trẻ vị thành niên, làm việc với phong trào canh tân đặc sủng hoặc thực hiện mục vụ thông thường; ngài chỉ được phép cử hành Thánh lễ một cách riêng tư.
Đức Tổng Giám Mục Kennedy, phản bác lại tuyên bố đó, cho biết “Ông Principi” đã bị hoàn tục, trục xuất khỏi hàng giáo sĩ. Ngài cho biết không có kháng cáo nào về bản án đó đang được xem xét.
Source:Catholic World News
Di sản của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 vẫn tồn tại 66 năm sau khi ngài qua đời
Đặng Tự Do
19:45 09/10/2024
Khoảng 80% người Do Thái ở Rôma đã sống sót sau cuộc diệt chủng Holocaust nhờ vào nỗ lực của Đức Giáo Hoàng—nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác dưới sự xâm lược của Đức Quốc xã. Vào kỷ niệm 66 năm ngày mất của ngài, Vatican News nhìn lại di sản của ngài.
Năm 1939, người kế vị thứ 260 của Thánh Phêrô đã được bầu. Ngài không chỉ phải đối mặt với những thách thức trong việc lãnh đạo Giáo hội mà còn phải đối mặt với nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ hai. Và phản ứng của ngài sẽ được ghi nhớ trong nhiều thập niên. Vị Giáo hoàng này là Đức Piô thứ 12.
Đức Giáo Hoàng Eugenio Pacelli sinh ra tại Rôma vào ngày 2 tháng 3 năm 1876. Năm 23 tuổi, ngài được thụ phong linh mục và bắt đầu công việc của mình trong sự nghiệp lâu dài tại Vatican. Cha Pacelli làm thư ký tại Phủ Quốc vụ khanh, sau đó là Sứ thần tại Đức, nơi ngài làm trung gian cho các thỏa thuận giữa Bavaria và Phổ.
Năm 1929, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã phong ngài làm Hồng Y. 10 năm sau, trong một mật nghị ngắn ngủi kéo dài một ngày, Đức Hồng Y Pacelli đã được bầu làm Giáo hoàng và chọn danh hiệu là Piô thứ 12.
Thế chiến II nổ ra sáu tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 bắt đầu triều giáo hoàng kéo dài 19 năm của mình. Ngài đã sử dụng nền tảng ngoại giao của mình để phản ứng với bạo lực và công bố thông điệp đầu tiên của mình, “Summi Pontificatus,” kêu gọi cầu nguyện để chấm dứt chiến tranh. Đây chỉ là khởi đầu cho sứ mệnh hòa bình của ngài trong chiến tranh thế giới.
Nhà sử học người Đức, Tiến sĩ Michael Hesemann, cho biết Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 “đã làm nhiều hơn để cứu người Do Thái và ngăn chặn các vụ giết người hơn bất kỳ chính trị gia hay nhà lãnh đạo tôn giáo nào cùng thời”. Từ năm 2009, Tiến sĩ Hesemann đã nghiên cứu văn khố Vatican và bác bỏ ý tưởng rằng Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 vẫn im lặng và không can dự. Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 đã nói về cách đối xử với người Do Thái trong ba bài phát biểu trước công chúng. Năm 1939, ngài đã yêu cầu cấp 20.000 thị thực cho người Do Thái Đức để trốn thoát khỏi Đức Quốc xã nhưng ngài chỉ nhận được chưa đến 10.000 thị thực.
Trong suốt cuộc chiến kéo dài sáu năm, Đức Giáo Hoàng đã hoạt động bí mật để bảo vệ người Do Thái. Ngài hiểu rằng việc lên tiếng công khai chống lại Đức Quốc xã có thể dẫn đến bạo lực và đàn áp lớn hơn. “Mỗi lời chúng tôi nói với các nhà chức trách có trách nhiệm và mỗi tuyên bố công khai của chúng tôi, phải được cân nhắc và xem xét nghiêm chỉnh vì lợi ích của chính những người bị đàn áp để không vô tình khiến tình hình của họ trở nên khó khăn và không thể chịu đựng được hơn nữa.”
Là vị Giáo hoàng thứ hai sử dụng radio, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 đã có gần 200 bài phát biểu trên radio bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để lên tiếng phản đối bạo lực và thúc đẩy hòa bình. Ngoài ra, ngài còn viết một số văn bản, bao gồm 41 thông điệp.
Trong một buổi tiếp kiến đặc biệt tại Vatican vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, 80 đại biểu từ các trại tập trung của Đức đã đích thân cảm ơn Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 về những lời nói và hành động của ngài trong thời kỳ Đức Quốc xã.
Năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở một kho lưu trữ các tài liệu liên quan đến Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 và mối quan hệ của ngài với người Do Thái trong Thế chiến II. Kết quả là, công trình của vị giáo hoàng “im lặng” này đã được phát hiện. 16 triệu trang kể lại giai đoạn khó khăn của lịch sử thế giới. Những tài liệu này tiết lộ rằng hơn 4.200 người Do Thái đã được ẩn náu trong các tu viện và nhà nguyện và 160 người ở Thành phố Vatican. Nhờ Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 và các thành viên khác của Giáo hội, 80% người Do Thái ở Rôma đã sống sót sau cuộc xâm lược của Đức Quốc xã—nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác.
Source:Vatican News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Rước Kiệu Đức Mẹ tháng Mân Côi, Gx DMLV, Miami
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương năm, tiếp
Vũ Văn An
13:48 09/10/2024
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương năm: Loạt bài chữa lành linh hồn, tiếp
5.4. Nhu cầu của con người
Tâm lý học thế gian
Quan điểm của thế gian về con người là con người là trung tâm, nhu cầu cá nhân của con người là nền tảng cho các vấn đề của con người.
• Những vấn đề bản thân của con người đều xuất phát từ nhu cầu của họ.
Viễn ảnh
Con người không được coi mình là đáng giá, bởi vì nhu cầu cơ bản của họ là để Thiên Chúa coi con người là đáng giá.
(1 Cr 4:3-4)
1. Không phải là vấn đề tự đánh giá. Điều này một mặt dẫn đến sự kiêu ngạo, khoe khoang, tự mãn. Mặt khác, dẫn đến lòng tự trọng thấp, trầm cảm, đố kỵ, v.v.
2. Cũng không phải là vấn đề người khác đánh giá chúng ta, mong muốn được chấp thuận và chấp nhận.
3. Đó là vấn đề Thiên Chúa đánh giá, đây là mấu chốt. Không quan trọng tôi nghĩ gì hay người khác nghĩ gì, nhưng quan trọng là Thiên Chúa nghĩ gì.
Chìa khóa: Hãy quên đi bản thân và nhìn lên Thiên Chúa.
Con người bị ràng buộc vào Thiên Chúa, giải trình trước Thiên Chúa, có chính hữu thể của mình trong Thiên Chúa, được Thiên Chúa nâng đỡ, được Thiên Chúa ban cho những ơn phúc, được Thiên Chúa làm cho sống động, con người được Thiên Chúa cứu vớt, cứu chuộc và phán xét. Vì vậy, chúng ta không được bắt đầu từ con người; nhưng bắt đầu với Thiên Chúa. Sự mất giá trị của con người là do tội lỗi. Vì vậy, tội lỗi phải được xử lý trên hết mọi nhân tố khác.
• Sự sáng tạo : (St 1:26-28) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Người, vì vậy con người có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với Thiên Chúa. Con người được trao mọi quyền lực và trí tuệ cần thiết để điều hành trái đất này. Tất cả những gì con người cần làm là tuân theo.
• Tội lỗi : Tội lỗi làm cho con người trở nên vô dụng và hư không. Con người được tạo ra không hề thiếu sót gì, được tạo ra một cách có ý nghĩa và an toàn. Thiên Chúa tạo dựng con người để có mối quan hệ đạo đức và luân lý cũng như chịu trách nhiệm giải trình trước Thiên Chúa.
• Vấn đề : Vấn đề của con người bắt nguồn từ những mong muốn và ham muốn tội lỗi, chứ không phải từ nhu cầu không được đáp ứng. Con người muốn sự bất tử, sự cứu rỗi, sự tự do khỏi tội lỗi; muốn ý nghĩa và sự viên mãn, hạnh phúc, giàu có, cảm giác hoàn hảo, giá trị bản thân: muốn là Thiên Chúa mà không cần Thiên Chúa.
(Mt 6:33; Ga 14:21,27)
Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần như một sản phẩm phụ. Tất cả những gì chúng ta cần làm là vâng lời: sống bằng tình yêu, sống bằng đức tin và đặt Lời Chúa lên hàng đầu trong cuộc đời mình.
• Sự bất an và tầm thường: Điều này là do tội lỗi vì chính tội lỗi khiến người ta cảm thấy mình không xứng đáng. Hậu quả của tội lỗi là tất cả những điều tiêu cực của cuộc sống: hình ảnh kém cỏi, bất ổn, trầm cảm, đố kỵ, giận dữ, thất vọng, v.v. Điều một người cần là vương quốc của Thiên Chúa và sự công chính của Người. Đây là điều làm cho một người cảm thấy xứng đáng trước mặt Thiên Chúa. Con người cần một sự vâng phục mới, một tâm trí đổi mới. Thiên Chúa luôn ở đó, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Người không bao giờ để lại một chân không.
• Tin Mừng: Tin Mừng không được ban cho chúng ta để đáp ứng một số nhu cầu chưa được đáp ứng. Tin Mừng đáp ứng nhu cầu của con người về vấn đề tội lỗi của mình. Vì vậy, quan điểm của Kinh thánh về con người là con người bắt đầu với Thiên Chúa, bị ràng buộc vào Thiên Chúa, giải trình trước Người. Thiên Chúa sẽ lo liệu những nhu cầu của họ.
Vì vậy, tận đáy lòng con người là vấn đề tội lỗi chứ không phải một nhu cầu nào đó chưa được đáp ứng. Khi họ trách nhiệm giải trình trước Thiên Chúa qua máu huyết thập giá, Thiên Chúa sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của họ.
Bảy yếu tố tạo nên hình ảnh lành mạnh về mình
1. (Eph 1:4) Biết rằng tôi có giá trị cố hữu. Thiên Chúa đã chọn tôi trước khi tạo thành trái đất. Tôi không cần phải trình diễn để có được giá trị hoặc cảm thức có giá trị này.
2. (Rm 8:13-17) Biết rằng tôi được an toàn, thuộc về tôi. Tôi là công dân của thiên đàng và được nhận vào gia đình của Thiên Chúa.
3. (Cl 2:9-10) Biết rằng tôi ở trong Chúa Kitô, rằng tôi trọn vẹn trong Người. Tôi không cần phải hoàn thiện bản thân mình hoặc nỗ lực hướng tới nó. Tôi di chuyển từ nguồn khôn ngoan bên trong mình, thực hiện và hoàn thành những gì Thiên Chúa đã lên kế hoạch cho cuộc đời tôi trên trái đất này.
4. (2 Cr 5:17-21) Biết cảm thức về mục đích, lý do sống. Thiên Chúa sai tôi giống như Người đã sai Con của Người làm đại sứ cho Chúa Kitô trên mặt đất, để hòa giải người khác với chính Người.
5. (Rm 5:17) Biết sự tự tin bản thân rằng khi tôi bước đi trong Chúa Thánh Thần, được Chúa Thánh Thần kiểm soát, tôi cai trị trong cuộc sống qua sự công chính. Khi tôi đứng vững, ma quỷ phải rời đi.
6. (Pl. 4:13) Biết cảm thức được tăng sức lực. Nhận ra rằng tôi không bao giờ có thể thất bại trong bất cứ điều gì tôi đảm nhận. Tất cả những gì tôi cần làm là vâng lời Thiên Chúa. Sức mạnh của Người đã đưa tôi đến một kết thúc thành công.
7. (Rm 8:37-39) Biết năng quyền khi tôi mặc lấy Chúa Kitô, tôi công bố sự chiến thắng của thập giá trong mọi nỗ lực.
Tập chú của thế giới: Suy nghĩ tích cực, suy nghĩ theo cách của bạn bằng sức mạnh ý chí. Điều này bị giới hạn ở thể chất và các giác quan của cơ thể dẫn đến sự tự tôn cao.
Quan điểm của Thiên Chúa: Hãy suy nghĩ sự thật của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần là quyền lực hoàn thành qua con người bề trong ra con người bề ngoài.
Vì vậy, hãy nhìn nhận bản thân bằng con mắt của Thiên Chúa, bằng những khái niệm, ý tưởng của Người. Người đã tạo dựng tôi theo hình ảnh của Người, ban cho tôi Chúa Thánh Thần, ban cho tôi những ân tứ và tài năng. Người ban cho tôi sức mạnh để làm những gì Người đã làm và muốn tôi làm (Rm 12:12-13; Pl 2:12-13).
Công việc của tôi bây giờ là tối đa hóa những gì Thiên Chúa đã ban cho tôi và điều đó bằng cách đơn giản vâng theo lời Người. Mọi nhu cầu của tôi sẽ được đáp ứng như một sản phẩm phụ (Mt 6:33).
5.5. Chữa lành linh hồn
Viễn ảnh
(Lc 9:23-24; Rm 6:11; Eph 4:22-24; Dt 5:14-15; Gcb 1:17 ) Sự hiện diện của cái tôi, cái tôi chủ quan, bản chất cũ, cái tôi giả dối của vô thức hư ảo, tồn tại bằng cảm xúc, bụi đất. Cái tôi giả tạo này luôn hiện diện để thay thế cho thực tại sống bằng cái tôi đích thực, cái tôi kết hợp với Chúa Thánh Thần. Cái tôi cũ quan tâm đến sự sống còn của chính nó, để đáp ứng nhu cầu bản ngã của nó bằng những thứ bên ngoài và trải nghiệm cuộc sống - một sự phụ thuộc đồng thời được ấp ủ bởi thế gian, xác thịt và ma quỷ.
Thực hành cái chết của cái tôi ích kỷ này là nâng tầm nhìn của linh hồn chúng ta từ mặt phẳng nằm ngang của trái đất lên mặt phẳng siêu việt của thế giới khác. Đây là sự khôn ngoan từ Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống chúng ta theo kiểu mẫu Nhập Thể. Chúa Kitô từ trên xuống, Chúa Thánh Thần được đổ xuống từ trên cao, sự tái sinh là từ trên cao: mọi kinh nghiệm về sự Hiện diện của Thiên Chúa đều từ trời xuống với chúng ta dưới dạng lời nói và thần khí.
Hy vọng
(Tv 107:20; Cv 17:28; Gl 2:20; Cl 1:10-11; Cl 1:27) Chữa lành linh hồn là một quá trình tách biệt cái tôi giả dối khỏi cái tôi thật. Chúa Kitô ở với chúng ta dù chúng ta có nắm được Người hay không. Sự Hiện Diện của Người là một thực tại cụ thể nhưng phi vật chất, và cần có sự kiên trì liên tục để thực hành Sự Hiện Diện của Người trong các thực tại của cuộc sống hàng ngày. Thực hành sự hiện diện của Người không phải là một “phương pháp” mà là một “Con Người”. Chúng ta không còn tìm kiếm những dấu hiệu hay bằng chứng giác quan mà thay vào đó là tìm kiếm niềm vui trong Người. Chúng ta thực hành sự hiện diện của Người khi chúng ta đọc Kinh thánh, khi chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta bước đi, khi chúng ta thực hiện các bổn phận ở nhà, tại nơi làm việc, ở nhà thờ và bất cứ nơi nào chúng ta thở và tương tác với người khác: làm cho người khác biết đến Người thông qua chúng ta.
(Tv 95:7; Cv 17:11-12; Mt 4:4; 2Tm 3:15) Khi bạn lắng nghe lời Người và bước đi theo lời Người, quá trình chữa lành sẽ diễn ra liên tục. Nguyên tắc đầu tiên trong việc lắng nghe Thiên Chúa là đưa những bản văn thánh thiêng vào tinh thần và linh hồn chúng ta bằng cách suy niệm một cách cầu nguyện về chúng. Qua đó, lời Người ‘ở trong chúng ta’ và lời ấy bùng cháy bên trong, làm cho ý muốn của chúng ta nên một với ý muốn của Người, nhờ đó chúng ta bắt đầu nắm bắt được chiều sâu tình yêu của Người (Eph 3:18-19).
Thay đổi
(Cl. 3:5-15; 2Tm. 2:19-26) Người ta phải tách biệt khỏi ‘con người cũ’, tội lỗi, loạn thần kinh, bệnh hoạn, và không còn tự xác định mình bằng tội lỗi, chứng loạn thần kinh của chúng ta và những thiếu thốn của chúng ta: nhưng nhờ Người mà sự sống chữa lành của Người thanh tẩy và ngự trong chúng ta.
(Grm 2:13; Rm 6:12-14) Đừng tìm cách xoa dịu cảm xúc của mình bằng cách nhìn qua người khác, của cải hoặc địa vị, để thỏa mãn cảm giác được chấp nhận và tán thành. Hãy đặt tất cả những điều này dưới chân Chúa Giêsu: sự sa đọa của cơn thịnh nộ và dục vọng, hay sự tước đoạt lòng trung thành, lo lắng, trống rỗng, cưỡng bức, nghiện ngập và sợ hãi. Hãy thừa nhận tất cả những tội lỗi này, chịu trách nhiệm về chúng, sau đó thảo luận chúng trong lời cầu nguyện, trong cuộc trò chuyện với Thiên Chúa. Hãy lắng nghe, và bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn và lời nói phá vỡ mọi ràng buộc.
( Is 10:27; Mc 11:22-26; Mt 5:36-37; 1Ga 1:7) Chúng ta không tin tưởng vào nhân cách của mình bằng cách thề thốt, cam kết làm bất cứ điều gì. Thay vì tin cậy vào sự tin cậy của chính mình, chúng ta phải tin cậy vào Thiên Chúa. Chúng ta phải phó thác mình cho Thiên Chúa và rửa tay khỏi các hậu quả, khiến bản thân không còn khả năng quan tâm đến lợi ích cá nhân. Đức tin không phải là phương tiện để chúng ta chiếm lấy Thiên Chúa cho riêng mình vì những mục đích riêng của chúng ta; đức tin là món quà của Thiên Chúa qua đó Người bày tỏ mục đích của Người qua chúng ta. Đó là niềm tin vào Chúa, không phải vào chính chúng ta.
(Mt 5:48; Rm 12:1-2; Rm 8:1-2; 2Cr 5:17,21; Eph 4:22-24)
Phép cắt bì hay sự thánh hóa mà nó tượng trưng là quyết định cắt bỏ mọi thói sùng bái bản thân và phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Bản chất cũ và bản chất mới phải trở thành một. Cái cũ phải được biến thành bản chất cao quý khi Thiên Chúa đến. Tâm hướng mới là tâm hướng trong đó Thiên Chúa là tất cả.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl 2:12-13)
(Các) câu Kinh thánh để nhớ: Cl 2:10-11
Việc sùng kính: Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh Thánh: những câu được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào: Hãy cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ trong việc nhận ra và phá bỏ những khuôn mẫu mà bạn đang tìm kiếm Thiên Chúa để hoàn thành các mục đích của mình (tự thờ hình tượng) thay vì để Chúa sử dụng bạn cho mục đích của Người. Áp-ra-ham phải mất hơn hai mươi năm để chuyển từ việc tin cậy vào bản thân đến việc coi Thiên Chúa là tất cả (Dt 5:14).
Tham khảo: [7][Chambers1]
Đính kèm: Suy gẫm về Mười Điều Răn Mt. 22:37-40
Hãy tinh luyện tâm hồn bạn bằng cách suy gẫm Mười Điều Răn, một điều răn mỗi ngày trong mười ngày hoặc trong bất cứ khoảng thời gian nào. Hãy liệt kê những lĩnh vực mà thế gian, xác thịt và ma quỷ chiếm ưu thế hơn Sự Hiện Diện của Thiên Chúa trong cuộc đời bạn. Hãy liệt kê những tội lỗi này, thú nhận, ăn năn và bắt đầu lại cuộc sống trong những lĩnh vực này. Để hỗ trợ về vấn đề này, đây là một số ý tưởng để bạn xem xét:
1. NGƯƠI KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA NÀO KHÁC NGOÀI TA RA. “Bất cứ hành vi phạm tội nào chống lại ‘bất cứ ai’ trong Mười Điều Răn của Thiên Chúa hoặc bất cứ sự thờ phượng sai trái nào, đều là hành vi phạm tội có chủ ý chống lại Thiên Chúa và Điều răn Đầu tiên của Người.”
2. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC LÀM BẤT CỨ HÌNH ẢNH NÀO CHO NGƯƠI. “Chúng ta phải mang mọi ý nghĩ vào việc buộc phải vâng phục Chúa Kitô. 'Trừ khi trí tưởng tượng của chúng ta tràn ngập Sự Hiện diện của Người, Lời của Người, chúng ta sẽ ngầm định có những hình ảnh nhỏ hơn', và từ việc này, các hình ảnh xa lạ có thể phát triển."
3. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC KÊU TÊN CHÚA THIÊN CHÚA VÔ CỚ. "Chúng ta phải phải là muối và ánh sáng, dần dần lớn lên và trưởng thành theo hình ảnh của Chúa Kitô, nếu không thì lời nói và bước đi của chúng ta đều vô ích”.
4. HÃY NHỚ NGÀY SA-BÁT, GIỮ CHO NÓ THÁNH THIỆN. "Mỗi ngày đều thuộc về Chúa. Với tư cách là đại diện của Người trên trái đất, chúng ta phải ăn mặc, hành động và tham gia theo cách phản ảnh sự Hiện diện của Người."
5. NGƯƠI HÃY TÔN TRỌNG CHA VÀ MẸ NGƯƠI. “Chúng ta phải tôn vinh chức vụ và thẩm quyền được Thiên Chúa phong truyền cho cha mẹ, cho các cơ quan dân sự và giới hữu trách.”
6. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI. “Việc giết người có thể được thực hiện thông qua sự ghen tị, non nớt, ích kỷ, phù phiếm, tự hào sai lạc, khiếm nhã, thờ ơ, thiếu tình cảm với người thân yêu.”
7. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC NGOẠI TÌNH. “Mọi hình thức hành động ô uế và lạm dụng xác thịt đều có thể được liệt kê theo Điều Răn này”.
8. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘN CẮP. "Từ chối, tước đoạt hoặc không dành sự tín nhiệm, danh dự và sự tôn trọng xứng đáng cho người khác".
9. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC LÀM CHỨNG SAI CHỐNG LẠI NGƯỜI HÀNG XÓM CỦA NGƯƠI. "Nói dối, coi thường hoặc làm nhục ai đó bằng cách vu khống, ghen tị hoặc đố kỵ."
10. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC THAM LAM. "Trong thâm tâm của con người bên trong, bạn thậm chí không nên nghĩ đến lợi ích cá nhân. Nhưng trước tiên hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, và tất cả những điều này sẽ được thêm vào cho ngươi".
Khi bạn trung thành xem xét và xét đoán chính mình, hãy tìm kiếm và mong đợi sự Hiện Diện của Chúa.
Tham khảo: [32][Willard1]
5.6. Tâm trí và ý chí
Lời nói đầu:
(Rm 7:18,25; Rm 8:10; Pl 2:12-13) Bằng lý trí, tôi thành thật đối diện với sự thật và thừa nhận mình không có khả năng đương đầu với bất cứ vấn đề nào. Nhưng bằng ý chí của mình, tôi mở cửa để nắm lấy nguồn tài nguyên của Thiên Chúa. Đây là bí quyết của ý chí: không phải tôi muốn hoàn thành bằng sức mạnh ý chí của mình, mà ý chí của tôi chỉ đơn giản là mở cánh cửa để nhận được quyền năng và sự thực hiện của Người. “Đối với tôi, ý chí hiện diện……” và giờ đây, lạy Chúa, chính sự thực hiện của Chúa đã làm nên điều đó. "
Nguyên tắc ý chí:
(Ga 7:17; Mt 12:10-13) Chúa Giêsu luôn yêu cầu chúng ta điều gì chúng ta có thể làm nếu chúng ta muốn. Chúng ta phải làm điều đó mà không cần cố gắng tìm hiểu trước. Nhưng nếu bạn chịu 'làm' thì bạn sẽ hiểu. Chính ý chí khô héo bên trong mới tạo ra mọi tình trạng khô héo bên ngoài trong cuộc sống. Một khi sự cai trị bên trong của ý chí chúng ta hoàn toàn hòa hợp với ý muốn của Người, Người có thể di chuyển từ đầu cầu bên trong này để sửa chữa mọi tình trạng khô héo bên ngoài trong cuộc sống.
Biết và làm là một con đường liên tục, một sự hợp tác liên tục giữa trí óc và ý chí. Thiên Chúa chủ động ban cho con người những điều họ cần biết. Khi đó con người chịu trách nhiệm về sự lựa chọn theo ý muốn của mình và Thiên Chúa thực hiện (làm) thông qua con người. Thiên Chúa chỉ yêu cầu chúng ta bước đi trong ánh sáng mà chúng ta có, nghĩa là tuân theo những gì chúng ta biết là sự thật ngay lúc này!
Sự phục hồi:
(St 1:26; Eph 3:3-4; Pl 3:13-14; 2Tm 1:9-10) Chúa Giêsu đến để phục hồi chúng ta thông qua sự phát triển thiêng liêng bên trong, giống như một nụ hoa đang nở rộ đến mức độ trọn vẹn của sự viên mãn của Thiên Chúa. "Thiên Chúa nói chúng ta hãy tạo ra con người dưới Bóng của Chúng ta, làm đại diện của Chúng ta." Thiên Chúa có hai lời kêu gọi và mục đích dành cho con người:
1. như các con trai, làm như chiếc bóng của Người và;
2. như các người cha, làm đại diện cho Người.
Thiên Chúa đã làm nên con người nguyên thủy - một “Ai đó” thực hiện quyền thống trị trên tạo vật và là người có khả năng tự do lựa chọn. Người cũng làm con người thành HÌNH ẢNH – một hình ảnh mạc khải Thiên Chúa và khi làm như vậy, chính con người trở thành “không ai cả”. Con người là một bản sao hữu hạn của Đấng khởi tạo và quyết định tối cao của muôn loài. Với tư cách là HÌNH ẢNH, con người là người bộc lộ khiêm tốn của Thiên Chúa và các thuộc tính của Người.
Con người được tạo ra để trở thành một “Ai đó” nhưng muốn trở thành “Không ai cả” để Thiên Chúa có thể là tất cả trong tất cả. Như vậy, con người hoàn thành mục đích và lời kêu gọi hai mặt của mình: làm một người cha cho Người và làm một người con cho Người.
Hữu thể:
(Gl. 2:20) Chính trong Chúa Kitô mà chúng ta có thể biểu lộ sự cân bằng giữa việc đại diện, 'từ Chúa Cha' và sống 'cho Chúa Cha' cho Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, chúng ta được tạo dựng là con cái, nhưng trên đất, chúng ta phải là một người cha - người đại diện trần thế cho Thiên Chúa. Khi chúng ta thực sự học cách làm cha 'vì Người ' và biết cách trở thành con 'cho Người', thì chính Thiên Chúa là Đấng hoàn thành 'việc làm' của Người qua chúng ta. Khi chúng ta học cách hiện hữu, Chúa tự do thực hiện thông qua chúng ta. Việc 'làm' hữu hiệu của chúng ta chỉ đơn giản là thực hiện lời kêu gọi chúng ta 'hiện hữu'.
(Ga 6:28-29) Đó không phải là việc làm của chúng ta mà là niềm tin của chúng ta. Vì niềm tin, theo nghĩa đen, là sự sống nhờ [by-life] - những thứ mà con người sống nhờ đó: lúc đó, Thiên Chúa thực hiện công việc đó thông qua chúng ta.
Xem thêm Unto Full Stature của Deverne Fromke.
5.7. Quá trình suy niệm
Viễn ảnh
(Rm 12:1-2) Chính suy nghĩ của chúng ta tạo nên lối sống của chúng ta. Những gì chúng ta suy nghĩ ngày hôm nay, chúng ta sẽ có trong lối sống của chúng ta vào ngày mai. Chúng ta, những người đã vào trong Chúa Kitô từ Ai Cập của thế gian, giờ đây phải được biến đổi hoàn toàn bằng cách thay thế sự khôn ngoan ngu xuẩn của thế gian bằng sự khôn ngoan của Thiên Chúa tập trung vào Chúa Kitô. Vì vậy, đổi mới tâm trí là đem suy nghĩ của chúng ta phục tùng những điều được bày tỏ trong lời Thiên Chúa, để chúng ta có thể bước đi trong sự khôn ngoan thật.
Hy vọng
(Gs. 1:8) Theo định nghĩa của Kinh thánh, suy niệm có thể được hiểu là sự tập trung tâm trí của tôi vào một đối tượng - tâm trí của Thiên Chúa mà Người đã đặt vào ngôn ngữ của chúng ta, tức Kinh thánh. Nó duy trì lời đó trong tâm trí tôi để được soi sáng và giải thích bởi Chúa Thánh Thần ngự trong tôi. Để lời đó xâm chiếm mọi luận lý và lý luận của tôi, phá hủy lối suy nghĩ cũ, chuẩn bị một cái nhìn mới về cuộc sống dưới nhan Thiên Chúa.
(Đnl 6:6-9; Cl 3:1-3; Pl 4:8) Chúng ta chịu trách nhiệm về trạng thái tâm trí của mình. Mọi hành động của chúng ta đều xuất phát từ suy nghĩ của chúng ta. Những hành động hôm nay chỉ là kết quả đến chậm của những gì mà suy nghĩ của chúng ta đang trú ngụ trong đó tháng vừa qua. Chúng ta được lệnh phải sắp xếp suy nghĩ của mình và hướng chúng đến những điều ở trên cao, lúc đó, Thiên Chúa, qua lời Người, sẽ thực hiện phần còn lại.
Thay đổi
(Lc 5:16; Lc 6:12; Mt 14:23) Để sống ở bình diện sâu sắc hơn, chúng ta phải trau dồi nghệ thuật làm im lặng suy nghĩ của mình để có thể nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần; và chống lại sự hiện diện của mọi ý tưởng về quá khứ và hiện tại có thể xâm nhập vào tâm trí tôi. Như với Chúa Giêsu, chúng ta cần tâm trí của Thiên Chúa nói với tôi và soi sáng lời nói. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi những suy nghĩ và lời cầu nguyện của tôi được bày tỏ trong tinh thần yên lặng và tĩnh lặng khi tôi cầu nguyện.
(Tv 42:3-5; Lc 24) Cũng như với Đavít, đừng để bản ngã nói chuyện với bạn, bạn nói chuyện với bản ngã. Bất kể hoàn cảnh nào, hy vọng của bạn là ở trong Thiên Chúa chứ không phải ở những gì bạn nhìn thấy và những gì cảm xúc đang mách bảo bạn. Hãy chia sẻ những cảm giác băn khoăn của bạn với Thiên Chúa, loại bỏ nó ra khỏi hệ thống của bạn như các môn đệ đã làm với Chúa Giêsu trên đường Emmau. Như vậy, khi ở yên lặng, bạn sẽ có thể nghe được lời của Chúa Giêsu. Trong sự tĩnh lặng, sự suy niệm Kitô giáo là việc thay thế suy nghĩ của bạn bằng suy nghĩ của Người. Đừng nói "Tôi sẽ không nghĩ đến điều này", mà hãy nói "Tôi sẽ nghĩ đến điều đó".
(Kh 2:7,11,17; Eph 1:17-19) Kinh thánh kêu gọi chúng ta hãy sử dụng đôi tai của mình. Khi mới sinh, chúng ta đã nhận được đôi tai thiêng liêng, khả năng nghe tiếng Thiên Chúa một cách rõ ràng. Trước tiên hãy im lặng, đọc một đoạn Kinh thánh và sẵn sàng lắng nghe. Hãy đặt câu hỏi về những gì bạn đang đọc, chỉ khi đặt câu hỏi bạn mới có được câu trả lời. Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho chúng ta những câu trả lời của Người bằng cách lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những câu hỏi.
(Gs 1:8; Gcb 1:21) Thường xuyên nghe lời Chúa có xu hướng ghi nhớ đoạn văn mà bạn đang suy gẫm. Hãy ghi nhớ đoạn văn đó trong tâm trí và cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần mở tâm trí bạn và mặc khải những gì Người đang nói với bạn. Học cách cầu nguyện những câu cầu nguyện: "Dẫn con vào sự thật toàn vẹn", "Xin trở thành Thần Khí khôn ngoan và mặc khải cho con trong việc nhận biết Chúa Giêsu". Khi sự thật được tiết lộ, hãy biến điều này thành lời ngợi khen và thờ phượng, tạ ơn Thiên Chúa vì sự khôn ngoan của Người.
(Eph 4:22-32; Gcb 1:22-25) Đổi mới tâm trí không chỉ là một thao tác, mà còn là việc thực sự mang lại một lối sống mới phù hợp với lời Thiên Chúa phán với tâm trí chúng ta bằng lời viết của Người. Với mỗi lần lời Thiên Chúa được mặc khải cho tâm trí chúng ta là lời kêu gọi làm và hiện hữu. Lời Thiên Chúa truyền lệnh cho tôi phải làm gì thì Chúa Thánh Thần bên trong ban quyền lực cho tôi làm điều đó. Đối với tôi, Kinh Thánh trở thành sự mô tả tôi là ai trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl 2:12-13)
(Các) câu Kinh thánh để nhớ: Gs. 1:8
Việc sùng kính: Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh Thánh: những câu được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào: Hãy giải quyết một vấn đề tội lỗi cấp bách hoặc những áp lực thuộc bất cứ loại nào, trước tiên hãy nói chuyện với Thiên Chúa: loại bỏ nó ra khỏi hệ thống của bạn, chuẩn bị lắng nghe. Tra cứu Kinh thánh qua những cuốn liệt kê các câu Kinh thánh nói về cùng một vấn đề (concordance), nghiên cứu đoạn văn hoặc các đoạn văn, suy gẫm về những điều cần thiết, suy gẫm và ghi nhớ cho đến khi bạn nhận được câu trả lời từ Thiên Chúa. Sau đó bắt đầu thực hành những gì bạn đã học.
Lưu ý: Để nhận được câu trả lời: hãy tĩnh lặng trước mặt Thiên Chúa; hãy chuẩn bị đôi tai của bạn để lắng nghe; suy gẫm về những gì bạn đã nghe, sau đó thực hành những gì bạn đã học. Hãy tĩnh lặng, lắng nghe, suy niệm, thực hành.
Tham khảo: [25][Smith3]
Còn tiếp
VietCatholic TV
Harris cảnh báo Zelenskiy nguy cơ bị Nga ám sát. Biệt kích hạ tàu quét mìn Nga. Kyiv sắp có Mirage
VietCatholic Media
03:01 09/10/2024
1. Ukraine nhận được chiến đấu cơ Mirage 2000 từ đồng minh NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết nước này đang có kế hoạch gửi chiến đấu cơ tới Ukraine vào nửa đầu năm 2025, ngay sau khi Hòa Lan xác nhận lô máy bay phản lực đầu tiên do phương Tây sản xuất cho quốc gia đang xảy ra chiến tranh này.
“Mirage 2000 có thể bay ở Ukraine vào nửa đầu năm 2025”, Sébastien Lecornu nói với hãng tin Pháp Sud Ouest trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười. Trong một bài đăng riêng trên X, Lecornu đã nhắc đến cuộc phỏng vấn, nói rằng việc giao máy bay phản lực sẽ diễn ra vào quý đầu tiên của năm sau.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố vào tháng 6 rằng Paris sẽ gửi một số lượng không xác định chiến đấu cơ Mirage 2000-5 tới Ukraine, và các phi công Ukraine đang được đào tạo tại Pháp.
Mirage 2000-5 là máy bay phản lực chiến đấu đa năng, một động cơ do nhà sản xuất Dassault của Pháp phát triển. Đây là chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, giống như F-16 do Hoa Kỳ sản xuất mà Ukraine hiện đang sử dụng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy xác nhận vào đầu tháng 8 rằng lực lượng không quân Kyiv đang sử dụng máy bay do phương Tây sản xuất, đánh dấu sự kết thúc của thời gian chờ đợi dài và đầy thất vọng đối với lô máy bay phản lực đầu tiên được hứa hẹn cho Ukraine.
Máy bay F-16 là cam kết viện trợ quan trọng nhất từ các nước phương Tây ủng hộ Kyiv, được Hoa Kỳ bật đèn xanh vào tháng 8 năm 2023. Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy và Bỉ đã cam kết cung cấp tổng cộng khoảng 80 máy bay phản lực cho Ukraine, nhưng thời gian biểu đưa máy bay đến quốc gia bị chiến tranh tàn phá này bị chậm trễ và không chắc chắn.
Đối với lực lượng không quân mệt mỏi và kiệt sức của Ukraine, các máy bay phản lực, ngay cả với số lượng nhỏ, cũng mang lại lợi ích trước lực lượng không quân lớn và vượt trội của Nga. Nhưng bản thân chúng không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là khi Ukraine đang vận hành tương đối ít máy bay.
Ukraine đã mất ít nhất một chiếc F-16, bị rơi vào cuối tháng 8. Phi công, được Kyiv nêu tên là Trung tá Oleksiy Mes, đã tử nạn khi “đẩy lùi một cuộc tấn công kết hợp trên không và hỏa tiễn lớn của Nga”, lực lượng không quân Ukraine cho biết.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết vào tháng 8 rằng bà “vô cùng tự hào” khi máy bay F-16 của Đan Mạch “hiện đang hoạt động” tại Ukraine.
“Bây giờ họ đang bay, và các phi công đang làm tốt công việc của mình,” Frederiksen cho biết, đồng thời nói thêm rằng “thật không may là chúng tôi đã mất một trong số họ” vài ngày trước đó. Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch, Troels Lund Poulsen, cho biết vào giữa tháng 9 rằng Copenhagen “sẽ cung cấp lô chiến đấu cơ F-16 tiếp theo vào nửa cuối năm 2024,”
Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan, Ruben Brekelmans, cho biết vào hôm Chúa Nhật rằng những chiếc F-16 đầu tiên của Hòa Lan đã được chuyển giao cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng chúng “rất cần thiết”. Brekelmans không nói rõ có bao nhiêu máy bay được chuyển giao trong đợt đầu tiên này, nhưng cho biết số máy bay còn lại - tổng cộng là 24 chiếc - sẽ “tiếp tục trong những tháng tới”.
Máy bay Mirage 2000-5 của Pháp đang được cải tiến để phù hợp với yêu cầu của Ukraine, Lecornu cho biết. Bộ trưởng Pháp cho biết các máy bay phản lực này sẽ được điều chỉnh cho các hoạt động chiến đấu không-đối-đất và được trang bị khả năng tác chiến điện tử nâng cao. Hiện nay, Ukraine rất cần những chiếc máy bay tấn công không-đối-đất để chống lại chiến thuật biển người của quân đội Nga.
[Newsweek: Ukraine Gets Mirage 2000 Fighter Jet Boost From NATO Ally]
2. Các điệp viên Ukraine phá hoại tàu quét mìn của Nga trên ‘Hồ NATO’
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã “vô hiệu hóa” một tàu quét mìn của Nga thuộc Hạm đội Baltic của Điện Cẩm Linh, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết như trên vào chiều Thứ Ba, 08 Tháng Mười.
Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, gọi tắt là GUR cho biết tàu quét mìn Aleksandr Obukhov, có trụ sở tại thành phố Baltiysk thuộc Kaliningrad, “đã bị hư hại nghiêm trọng”.
Một số blogger quân sự Nga cho rằng con tàu đã chìm. Tuy nhiên, Đại Úy Yusov cho biết trong một tuyên bố thận trọng rằng động cơ của tàu bị hư hỏng do nước tràn vào khi “có một lỗ thủng bí ẩn xuất hiện trên đường ống dẫn khí”. Con tàu đã chìm hay chưa vẫn còn trong vòng điều tra.
Tàu chiến của Nga đang “được sửa chữa lớn” và dự kiến sẽ tham gia nhiệm vụ chiến đấu, Đại Úy Yusov cho biết. “Việc sửa chữa một thiết bị quan trọng trên tàu về mặt kỹ thuật rất khó khăn và tốn kém”.
Ukraine, mặc dù không có tàu chiến lớn trong hải quân, đã sử dụng các cuộc tấn công tầm xa, máy bay điều khiển từ xa trên không và tàu mặt nước điều khiển từ xa để chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga, hoạt động gần bờ biển Ukraine.
Kyiv cho biết họ đã thành công trong việc tiêu diệt một tàu ngầm lớp Kilo của Nga có trụ sở tại Crimea cùng một số tàu đổ bộ và tàu khác, như tàu chiến Tsiklon trang bị hỏa tiễn vào tháng 5.
Nga đã di chuyển nhiều tài sản quan trọng của mình từ căn cứ chính ở thành phố Sevastopol, phía nam Crimea đến Novorossiysk, xa hơn khỏi tầm với của Kyiv. Mạc Tư Khoa cũng được cho là đang thiết lập một căn cứ khác ở Abkhazia, một khu vực ly khai được quốc tế công nhận là một phần của Georgia, thậm chí còn xa Ukraine hơn.
Tình báo Anh trước đây đã đánh giá rằng Nga đã cố gắng bảo vệ các căn cứ của mình khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng xà lan, mồi nhử và hình bóng giả để đánh lừa những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
Hải quân của Điện Cẩm Linh đóng quân ở nơi khác phần lớn không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, hạm đội tàu ngầm của họ là một lực lượng đáng gờm. Hạm đội Baltic của Nga đóng quân tại vùng đất tách biệt Kaliningrad của Nga, nhìn ra Biển Baltic và nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Biển Baltic, phần lớn được bao quanh bởi các thành viên NATO sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh xuyên Đại Tây Dương, đôi khi được gọi là “hồ NATO”.
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đã thúc đẩy việc đánh giá lại các liên minh và an ninh của nhiều quốc gia, bao gồm cả những quốc gia ở sườn phía đông của NATO và dọc theo Biển Baltic.
Cơ quan GUR của Kyiv cho biết đầu năm nay rằng họ đã tấn công vào tàu mang hỏa tiễn Serpukhov của Mạc Tư Khoa, có trụ sở tại Baltiysk, trong một chiến dịch chung với các đặc vụ chống Cẩm Linh của Nga
[Newsweek: Ukraine Agents Sabotaged Russian Minesweeper on 'NATO Lake': Kyiv]
3. Nga tuyên bố có cuộc tấn công mạng “chưa từng có” vào phương tiện truyền thông
Chính quyền Nga tuyên bố đã xảy ra một cuộc tấn công mạng “chưa từng có” vào cơ sở hạ tầng truyền thông nhà nước Nga vào ngày 7 tháng 10.
Công ty Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Toàn Nga, gọi tắt là VGTRK đã báo cáo một cuộc tấn công mạng “chưa từng có” vào các dịch vụ trực tuyến của công ty được thực hiện bởi những cá nhân không rõ danh tính. Theo tờ Gazeta thân Cẩm Linh, cuộc tấn công đã làm gián đoạn chương trình phát sóng của gần 100 kênh truyền hình nhà nước Nga bao gồm cả Rossiya-1, Rossiya-24, Rossiya Kultura, Karusel và khoảng 80 đài truyền hình và phát thanh khu vực.
Gazeta, trích dẫn một nguồn tin trong lĩnh vực an ninh thông tin của Nga, cho rằng vụ tấn công này là do nhóm tin tặc “sudo rm -RF” thực hiện, được cho là có liên quan đến Ukraine. (Tên của nhóm này ám chỉ một lệnh Linux dùng để xóa các hồ sơ.)
Đài truyền hình công cộng Ukraine Suspilne, trích dẫn nguồn tin riêng của mình, tuyên bố rằng “sudo rm -RF” đã nhận trách nhiệm và đưa tin rằng các nhân viên của VGTRK phàn nàn rằng cuộc tấn công đã xóa tất cả dữ liệu dự phòng.
Một chuyên gia bảo mật thông tin nói với Gazeta rằng tin tặc có thể đã sử dụng một loại nhu liệu tống tiền có chức năng xóa hồ sơ thay vì chỉ mã hóa chúng và cảnh báo rằng VGTRK sẽ cần phải vá lỗ hổng này và khôi phục bản sao lưu hệ thống.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov lên tiếng ủng hộ VGTRK, mô tả cuộc tấn công mạng là hành động tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga.
[Ukrainska Pravda: Russia claims “unprecedented” cyberattack on media – ISW]
4. Tờ Washington Post cho biết Kamala Harris yêu cầu Zelenskiy chọn người kế nhiệm nếu ông bị giết hoặc bị bắt
Ngay trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã thúc giục Tổng thống Volodymyr Zelenskiy xây dựng một kế hoạch trong trường hợp ông bị giết hoặc bị bắt.
Chi tiết này đã được nêu ra trong cuốn sách có tựa đề “Chiến tranh” của nhà báo người Mỹ và biên tập viên tờ The Washington Post Bob Woodward.
Woodward nói rằng trong Hội nghị An ninh Munich, Harris được cho là đã khuyến khích Zelenskiy hành động để ứng phó với mối đe dọa đang ngày càng lớn dần từ Nga.
Harris được trích dẫn lời nói rằng một trong những hành động này bao gồm việc lập kế hoạch kế nhiệm để bảo đảm sự ổn định “nếu bạn bị bắt hoặc bị giết”.
Tháng 7 vừa qua, tờ The Times đã đăng một bài báo tuyên bố rằng chỉ vài ngày trước khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Tổng thống Zelenskiy đã yêu cầu Hoa Kỳ tung ra một lệnh trừng phạt phủ đầu đối với Mạc Tư Khoa để làm Putin chùn bước. Tuy nhiên, Harris đã bác bỏ đề xuất này của Tổng thống Zelenskiy.
[Ukrainska Pravda: Harris asked Zelenskyy to choose successor if he is killed or captured – WP]
5. Lực lượng Nga đông hơn gấp mười lần quân Ukraine trong trận chiến giành Vuhledar, chỉ huy cho biết
Đại Tá Oleksandr Okhrimenko, chỉ huy Lữ đoàn cơ giới số 72, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Glavkom của Ukraine được công bố hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, rằng quân đội Nga chiếm được Vuhledar ở Tỉnh Donetsk bằng cách tung ra một lực lượng đông hơn quân đội phòng thủ Ukraine khoảng 10 lần.
Kyiv tuyên bố rút quân khỏi Vuhledar vào ngày 2 tháng 10, sau khi quân đội Nga đầu tiên tràn vào hai bên sườn thị trấn và sau đó tiến vào khu vực đô thị của thị trấn.
Lữ đoàn cơ giới số 72 đã bảo vệ Vuhledar, một trong những thành trì quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía Nam Tỉnh Donetsk, trong hơn hai năm mà không cần luân phiên.
Nằm cách biên giới hành chính với Tỉnh Zaporizhzhia khoảng 40 km, hay 25 dặm, về phía đông, Vuhledar đã phải đối mặt với sự tấn công dữ dội của Nga kể từ năm 2022.
Theo Đại Tá Okhrimenko, Mạc Tư Khoa đã tung vào chiến trường này Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ độc lập số 36, Lữ đoàn 39, Lữ đoàn 57, Trung đoàn súng trường độc lập số 91 và các đơn vị khác.
“Lực lượng địch chiếm ưu thế về xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, hệ thống pháo binh, vũ khí chống tăng và quân số”, vị chỉ huy cho biết.
Đại Tá Okhrimenko cho biết, bên tấn công có thể giành được lợi thế trên chiến trường nếu họ có lực lượng và phương tiện gấp ba lần so với bên kia, ám chỉ đến tỷ lệ ước tính thường được duy trì trong học thuyết quân sự trên toàn thế giới.
“Tỷ lệ là 10 chọi 1 ở Vuhledar. Bạn có thể hiểu một cách khách quan về cơ hội giữ được thị trấn này và tuyến phòng thủ trong khu vực trách nhiệm của lữ đoàn,” ông nói thêm.
Trong suốt năm 2024, Ukraine phải đối mặt với tình hình đầy thách thức trong việc bảo vệ tiền tuyến, đặc biệt là ở Tỉnh Donetsk, nơi Nga liên tục tập trung tiềm lực tấn công của mình.
Ngoài Vuhledar, lực lượng Nga cũng tập trung nỗ lực vào các thành phố Pokrovsk và Toretsk thuộc tỉnh Donetsk, nơi quân đội Ukraine bị áp đảo về số lượng và hỏa lực đang dần mất lãnh thổ dưới áp lực của Nga.
[Kyiv Independent: Russian forces outnumbered Ukrainians tenfold in battle for Vuhledar, commander says]
6. NATO sẽ mở rộng lực lượng quân sự và phòng không do các mối đe dọa gia tăng, Die Welt đưa tin
NATO đã được khuyến cáo cần tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của mình, như được nêu trong báo cáo của tờ báo Đức Die Welt.
Điều này bao gồm việc tăng số lượng lữ đoàn chiến đấu từ 82 lên 131 và thành lập các quân đoàn và sư đoàn mới, nâng số lượng từ 24 lên 38 để đáp ứng các yêu cầu phòng thủ tối thiểu.
Ngoài ra, NATO phải xây dựng lại hệ thống phòng không trên bộ và mở rộng năng lực vận tải và không quân.
Những khuyến nghị này đã được Tổng tư lệnh NATO tại Âu Châu, Christopher J. Cavoli và nhà lãnh đạo bộ chỉ huy chuyển đổi, Pierre Vandieu, phê duyệt và ký, phản ánh nhu cầu cấp thiết về an ninh tập thể mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng gia tăng.
Vào ngày 18 tháng 7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với BBC rằng các đồng minh NATO phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là một cuộc chiến kéo dài một thập niên ở Ukraine.
“Thông điệp chính là sự ủng hộ dành cho Ukraine càng mạnh mẽ và chúng ta càng sẵn sàng cam kết lâu dài thì cuộc chiến này có thể kết thúc càng sớm”, Stoltenberg nói với BBC. “Nghịch lý là hiện tại Putin tin rằng ông ta có thể chờ đợi chúng ta. Vì vậy, cuộc chiến vẫn tiếp diễn”.
Stoltenberg, người đã kết thúc nhiệm kỳ tổng thư ký vào đầu tháng 10, đã liên tục thúc giục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh liên minh có nguy cơ chia rẽ.
[Kyiv Independent: NATO to expand military forces and air defense due to increased threats, Die Welt reports]
7. Nga bỏ tù một người Mỹ 72 tuổi vì chiến đấu cho Ukraine
Hôm Thứ Ba, 08 Tháng Mười, một tòa án Nga đã tuyên án một người Mỹ 72 tuổi sáu năm 10 tháng tù sau khi cáo buộc ông ta chiến đấu cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.
Các công tố viên cáo buộc Stephen Hubbard đến từ Michigan đã chiến đấu như một lính đánh thuê theo hợp đồng cho Ukraine cho đến khi bị quân đội Nga bắt giữ vài tháng sau khi chiến tranh nổ ra vào năm 2022. Hubbard là người Mỹ đầu tiên bị kết án về tội chiến đấu như một lính đánh thuê trong chiến tranh Ukraine-Nga.
Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Theo các công tố viên, Hubbard bị cáo buộc đã ký hợp đồng chiến đấu cùng quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào tháng 2, 2022 khi cuộc xâm lược bắt đầu và được trả 1.000 đô la mỗi tháng.
Hubbard bị cáo buộc đã phục vụ trong một đơn vị phòng thủ lãnh thổ của Ukraine tại thành phố Izyum, thuộc Tỉnh Kharkiv, nơi các công tố viên cho biết ông đã sống từ năm 2014 cho đến khi bị bắt vào ngày 2 tháng 4 năm 2022.
Các cáo buộc chống lại Hubbard có thể dẫn tới mức án tối đa là 15 năm tù, nhưng các công tố viên được cho là đã yêu cầu mức án nhẹ hơn là bảy năm tù vì tuổi tác của ông và ông đã thừa nhận tội lỗi.
Tuy nhiên, em gái của Hubbard là Patricia Fox và một người họ hàng khác đã nghi ngờ bản án này là một sự bịa đặt. Tháng trước, họ nói với Reuters rằng Hubbard nuôi dưỡng quan điểm ủng hộ Nga, và họ cũng cảm thấy ông sẽ không tham gia vào xung đột ở tuổi 72.
“Anh ấy không phải là dân nhà binh,” Fox nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Anh ấy không bao giờ có súng, sở hữu súng, làm bất cứ điều gì như thế... Anh ấy là người theo chủ nghĩa hòa bình.”
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin Hubbard sẽ kháng cáo phán quyết. Ngoài ra, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Mạc Tư Khoa nói với hãng thông tấn Interfax rằng họ đang cố gắng tiếp cận lãnh sự với Hubbard.
Hubbard không phải là người Mỹ duy nhất bị tòa án Nga tuyên án vào hôm Thứ Ba, 08 Tháng Mười.
Tại thành phố Voronezh, Robert Gilman đã bị kết án bảy năm một tháng tù vì cáo buộc tấn công cảnh sát trong khi đang chấp hành một bản án khác.
Gilman, cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, lần đầu tiên bị bắt vào năm 2022 vì bị cáo buộc gây rối trong lúc say rượu trên tàu chở khách ở Nga. Sau đó, người Mỹ này bị cáo buộc đã tấn công một cảnh sát trong khi bị giam giữ và bị kết án 3,5 năm tù.
Năm 2023, Gilman bị buộc tội tấn công một thanh tra nhà tù trong khi kiểm tra phòng giam của ông ta, cũng như tấn công một viên chức của Ủy ban điều tra. RIA Novosti đưa tin rằng những vụ tấn công bị cáo buộc này đã khiến Gilman phải nhận bản án tù mới vào hôm thứ Ba là bảy năm một tháng.
[Newsweek: Russia Sends 72-Year-Old American to Jail for Fighting for Ukraine]
8. Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine đang tiếp tục gây sức ép lên Nga ở mặt trận Kursk
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Ba, 08 Tháng Mười, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các lực lượng Ukraine đang duy trì áp lực cần thiết lên Nga trên mặt trận Kursk.
“Hôm nay, cũng có một báo cáo riêng và dài của Tổng tư lệnh về các hành động tiền tuyến của chúng ta, về tất cả các hoạt động phòng thủ, cũng như về hoạt động ở Kursk – cuộc giao tranh ở khu vực Kursk hiện đã bước sang tháng thứ ba và chúng ta đang duy trì áp lực cần thiết lên Nga trong khu vực này. Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine, Trung Tướng Kyrylo Budanov, cũng đã đưa ra một báo cáo chi tiết về các tiến trình diễn ra trong hệ thống của đối phương và ảnh hưởng của chúng ta đối với chúng. Cũng có một báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umierov liên quan đến các khía cạnh hợp tác của chúng ta với các đối tác.”
Zelenskiy cũng báo cáo về cuộc họp của Ban tham mưu. Các cuộc thảo luận bao gồm sản xuất vũ khí ở Ukraine, nhu cầu của quân đội và cung cấp máy bay điều khiển từ xa. Ông cũng chia sẻ thông tin cập nhật về kết quả của các lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi tiếp tục công việc trừng phạt – hai gói trừng phạt mới đã được áp dụng hôm nay. Đối với những người đã phản bội Ukraine và cả đối với hoạt động sản xuất quân sự ở Nga – những thực thể pháp lý và cá nhân đang làm việc cho khủng bố. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng bộ hóa các lệnh trừng phạt của Ukraine và áp lực của chúng tôi đối với đối phương với tất cả mọi người trên thế giới, những người, giống như người Ukraine, muốn có hòa bình thực sự”.
[Ukrainska Pravda: Zelenskyy: Ukraine is keeping up pressure on Russia on Kursk front]
9. Người Nga tấn công Odesa bằng máy bay điều khiển từ xa: chính quyền đăng tải hậu quả của cuộc tấn công
Một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga ở Tỉnh Odessa đã khiến các căn nhà trong một tòa nhà dân cư bốc cháy, và một đám cháy khác bùng phát ở một tòa nhà hành chính và công nghiệp.
Chiều Thứ Ba, 08 Tháng Mười, Thống Đốc khu vực Odessa, Oleh Kiper, cho biết
“Từ nửa đêm đến rạng sáng, trong suốt bốn giờ, quân xâm lược Nga đã tấn công Tỉnh Odessa bằng máy bay điều khiển từ xa.
Vụ tấn công đã gây ra hỏa hoạn ở tầng 3, 4 và 5 của một tòa nhà chung cư tại Chornomorsk. Đám cháy đã lan rộng trên diện tích 100 m2 và đã được dập tắt nhanh chóng. Ngoài ra, tại quận Odessa, trần và tường của một tòa nhà hành chính và công nghiệp đã bị hư hại, sau đó là hỏa hoạn và đám cháy lan rộng trên diện tích 50 m2.
Kiper cho biết một máy bay điều khiển từ xa khác đã rơi xuống một khu vực trống mà không phát nổ.
Ông lưu ý rằng hệ thống phòng không đã phá hủy hầu hết máy bay điều khiển từ xa Shahed và không có thương vong.
[Ukrainska Pravda: Russians attack Odesa Oblast with drones: authorities post aftermath of attack – photos]
10. Zelenskiy áp đặt lệnh trừng phạt mới lên các nhà sản xuất Nga và những kẻ phản bội
Tổng thống Zelenskiy đã ký hai sắc lệnh vào ngày 8 tháng 10, ban hành các quyết định mới của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia về “áp dụng các biện pháp kinh tế đặc biệt và các biện pháp trừng phạt khác”.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Ba, 08 Tháng Mười, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết:
“Chúng tôi đang tiếp tục công tác trừng phạt của mình – hôm nay, hai gói trừng phạt mới đã được đưa ra. Một gói nhắm vào những người đã phản bội Ukraine, trong khi gói còn lại tập trung vào hoạt động sản xuất quân sự tại Nga – cả các thực thể pháp lý và cá nhân làm việc cho chủ nghĩa khủng bố.”
Trong số các pháp nhân bị Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia trừng phạt có các công ty Nga và Trung Quốc, bao gồm cả tập đoàn nhà nước Rostec.
Các biện pháp trừng phạt cá nhân cũng được áp dụng đối với luật sư người Ukraine Tetiana Montian, người bị coi là kẻ phản bội Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Russian manufacturers and traitors: Zelenskyy imposes new sanctions]
11. Nga muốn bổ nhiệm 50 cựu chiến binh từng tham chiến ở Ukraine làm thị trưởng và thống đốc
Điện Cẩm Linh đang tìm cách tăng đáng kể số lượng quân nhân từng chiến đấu ở Ukraine nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong chính quyền địa phương và khu vực ở Nga.
Hôm Thứ Ba, 08 Tháng Mười, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin rằng Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Sergei Kiriyenko đã hứa với Tổng thống Putin rằng ít nhất 50 cựu chiến binh Nga trong cuộc chiến ở Ukraine sẽ trở thành thị trưởng và thống đốc các khu vực như một phần của chương trình tái hòa nhập cựu chiến binh “Thời đại anh hùng” vào năm 2026.
“Chính quyền khu vực của Nga tiếp tục tăng đáng kể các khoản thanh toán một lần cho binh sĩ hợp đồng người Nga để khuyến khích tài chính cho việc tuyển dụng theo hợp đồng nhằm hỗ trợ các nỗ lực huy động.
Tỉnh trưởng Belgorod Vyacheslav Gladkov thông báo vào ngày 7 tháng 10 rằng các khoản thanh toán một lần cho quân nhân tình nguyện và nhân viên hợp đồng Nga sẽ tăng lên ba triệu rúp hay khoảng 31.103 đô la Mỹ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Chính quyền khu vực của Nga đã tăng đáng kể các khoản thanh toán một lần cho những ai ký hợp đồng tham gia chiến đấu ở Ukraine khi Điện Cẩm Linh tiếp tục dựa vào nỗ lực tuyển dụng những người tình nguyện. Kế hoạch này đang gặp khó khăn vì số thương vong quá cáo. Tuy nhiên, cho đến nay Putin vẫn cố tránh một làn sóng động viên khác.”
[Ukrainska Pravda: Russia wants to appoint 50 veterans of war in Ukraine as mayors and governors]
12. Người Nga dùng máy bay điều khiển từ xa FPV tấn công xe dân sự ở tỉnh Zaporizhzhia: một người đàn ông 71 tuổi tử vong
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một máy bay điều khiển từ xa FPV của Nga đã đâm vào một chiếc xe dân sự ở làng Prymorske, tỉnh Zaporizhzhia, khiến một người đàn ông 71 tuổi tử vong và một phụ nữ 67 tuổi bị thương.
Cô cho biết “Hôm qua, Thứ Ba, 08 Tháng Mười, một người đàn ông, 71 tuổi, đã thiệt mạng và một người phụ nữ, 67 tuổi, đã bị thương trong cuộc tấn công của đối phương.”
Những người về hưu đang lái xe qua làng Prymorske thì xe của họ bị máy bay điều khiển từ xa FPV tấn công. Người đàn ông tử vong tại chỗ, trong khi người phụ nữ được đưa đến bệnh viện để điều trị.
[Ukrainska Pravda: Russians hit civilian car with FPV drone in Zaporizhzhia Oblast: man, 71, killed]
13. Vladimir Putin cô đơn bước sang tuổi 72 khi những tấm thiệp mừng sinh nhật được gửi đến lẻ tẻ
Vladimir Putin đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của mình vào hôm thứ Hai — nhưng giờ đây, khi tổng thống Nga trở thành người bị cả thế giới ruồng bỏ, những lời chúc mừng gửi đến ông ít hơn trước.
Lời chúc mừng sinh nhật dành cho Putin, người hiện đã sống lâu hơn tuổi thọ trung bình của nam giới Nga ba năm, chủ yếu đến từ các đồng minh trong cuộc chiến của ông với Ukraine — cộng thêm một nhà lãnh đạo khu vực đang đi trên dây giữa Mạc Tư Khoa và phương Tây.
Người bạn thân thiết, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ca ngợi: “Sự hiểu biết sâu sắc của ngài về sứ mệnh lịch sử của nước Nga, trách nhiệm cá nhân đối với vận mệnh của người dân và Tổ quốc đã trở thành sự bảo đảm đáng tin cậy cho việc củng cố nhà nước và chủ quyền của Liên Bang Nga”.
Lãnh chúa Chechnya Ramzan Kadyrov, một người ủng hộ quan trọng khác cho cuộc xâm lược toàn diện của Điện Cẩm Linh, đã nói: “Hỡi các bạn, hôm nay là ngày sinh nhật của nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta, Tổng tư lệnh tối cao, Putin!” trong một thông điệp chúc mừng trên mạng xã hội của mình.
“Chắc chắn đây là một ngày quan trọng đối với toàn thể Tổ quốc chúng ta,” Kadyrov nói thêm.
Trong khi đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người đang cố gắng thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Hiệp Âu Châu, cho biết: “Kính gửi Vladimir Vladimirovich, xin gửi lời chúc mừng chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất nhân ngày sinh nhật của ông”.
Pashinyan nói thêm: “Chúng tôi tin rằng ở giai đoạn này, nhu cầu về các hoạt động nhất quán nhằm tăng cường sự hợp tác cùng có lợi giữa Cộng hòa Armenia và Liên bang Nga trong mọi lĩnh vực cùng quan tâm có tầm quan trọng đặc biệt… Tôi xin chúc ngài, Vladimir Vladimirovich thân mến, sức khỏe, thành công và mọi điều tốt đẹp nhất.”
Theo cuộc kiểm tra gần đây nhất của POLITICO, không có thông tin công khai nào từ những người bạn thân thiết khác của Putin — như nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei.
Theo cựu thủ tướng Ý, vào năm 2022, Putin và Silvio Berlusconi đã tặng quà sinh nhật cho nhau.
“Vào ngày sinh nhật của tôi, anh ta đã gửi cho tôi 20 chai rượu vodka và một lá thư rất ngọt ngào,” Berlusconi nói như trên trong một đoạn ghi âm. “Tôi đã trả lời bằng những chai rượu Lambrusco và một lá thư cũng rất ngọt ngào.”
[Politico: Lonely Vladimir Putin turns 72 as birthday cards trickle in]
Crimea: Pantsir vô đối nổ tung. Biden, Trump: Obama gây ra thảm họa Ukraine. Kim tăng quân cho Nga
VietCatholic Media
15:01 09/10/2024
1. Hình ảnh vệ tinh Crimea cho thấy hệ thống Pantsir của Nga tại địa điểm xảy ra vụ nổ
Theo một báo cáo mới, hình ảnh vệ tinh cho thấy một hệ thống phòng không tầm ngắn của Nga được bố trí xung quanh một cơ sở dầu mỏ ở Crimea đã bị phá hủy tan tành trong cuộc tấn công vào đầu tuần này.
Hệ thống phòng không Pantsir-S1 đã được bố trí xung quanh một kho dầu gần thành phố cảng Feodosia ở phía đông Crimea trước khi nổ tan tành trong một cuộc tấn công mà Ukraine mô tả là “thành công ngoạn mục”. Đài phát thanh Âu Châu Tự do/Đài phát thanh Liberty do Hoa Kỳ hậu thuẫn đưa tin hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười.
Quân đội Ukraine cho biết hôm thứ Hai rằng lực lượng của họ đã tấn công một cảng dầu ngoài khơi bờ biển Crimea vào đêm Chúa Nhật, một cơ sở lớn mà họ cho biết Mạc Tư Khoa đã sử dụng để cung cấp cho quân đội của mình sau hơn hai năm rưỡi trong cuộc chiến toàn diện. Nga đã sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014, một động thái không được quốc tế công nhận. Kyiv đã tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát bán đảo này, nằm ở phía nam lục địa Ukraine.
Những cảnh quay được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội gần hiện trường cho thấy một đám cháy lớn, sau đó là những cột khói đen.
Đài phát thanh Radio Free Europe/Radio Liberty đã chia sẻ hình ảnh vệ tinh có từ tháng 7 và tháng 11 năm 2022, tiếp theo là một hình ảnh có từ tháng 8 năm 2024. Vào tháng 11 năm 2022, các hoạt động chuẩn bị cho một hệ thống phòng không dường như có thể nhìn thấy tại địa điểm được chụp ảnh, với những gì có vẻ là hệ thống Pantsir-S1 trong hình ảnh có từ mùa hè này.
Atesh, một nhóm chiến binh liên kết với Kyiv ở Crimea, cho biết trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng họ đã “góp phần vào việc đánh bại kho dầu ở Feodosia”.
Nhóm này cho biết họ đã “tích cực thu thập thông tin về hoạt động của kho dầu và vị trí của các hệ thống phòng không của đối phương” kể từ tháng 10 năm 2023, sau đó chia sẻ những thông tin này với quân đội Ukraine.
Thị trưởng Feodosia do Nga bổ nhiệm, Igor Tkachenko, cho biết tình trạng khẩn cấp đã được ban bố sau vụ hỏa hoạn tại cảng dầu.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ 12 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine ở Crimea qua đêm, nhưng không đề cập đến cuộc tấn công của Ukraine vào kho dầu.
Ukraine đã kiên trì nhắm vào các cơ sở dầu mỏ của Nga với hy vọng cắt đứt quân đội của Điện Cẩm Linh khỏi các nguồn tài nguyên hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh. Hôm thứ sáu tuần trước, Kyiv đã tấn công một cơ sở dầu mỏ ở vùng Voronezh của Nga giáp biên giới phía đông Ukraine.
[Newsweek: Crimea Satellite Images Show Russian Pantsir System at Site of Explosion]
2. Tổng thống Biden, giống như cựu Tổng thống Trump, đổ lỗi cho Obama vì đã để mất Crimea vào tay Putin
Trong một cuốn sách mới, Tổng thống Joe Biden cho biết ông cáo buộc chính quyền Obama phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược Ukraine của Nga năm 2014, là sự kiện lên đến đỉnh điểm khi Mạc Tư Khoa giành quyền kiểm soát Bán đảo Crimea.
Theo cuốn sách sắp ra mắt có tựa đề “War” hay chiến tranh của nhà báo Watergate Bob Woodward, Tổng thống Biden đã bày tỏ sự bất bình trong một cuộc trò chuyện riêng vào cuối năm ngoái về cách người tiền nhiệm của ông giải quyết vấn đề quân đội Nga xâm lược khu vực Donbas, miền đông Ukraine vào tháng 2 năm 2014. Vào thời điểm đó, Tổng thống Biden đang giữ chức phó tổng thống dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Theo hãng tin Associated Press, người đã có được một bản sao cuốn sách của Woodward trước ngày xuất bản 15 tháng 10, “Họ đã làm hỏng mọi chuyện vào năm 2014. Barack chưa bao giờ đánh giá đúng nguy cơ Putin”.
Tổng thống Biden cũng được trích dẫn là đã nói với người bạn đó rằng Tòa Bạch Ốc “không bao giờ nên để Putin bước vào Crimea” và rằng Washington “không làm gì cả” khi Nga xâm lược.
Cựu tổng thống Donald Trump cũng đổ lỗi cho cách chính quyền Obama giải quyết cuộc xâm lược của Putin vào năm 2014, và cho rằng cuộc xâm lược này đã dẫn đến cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Trong một cuộc họp báo năm 2018, Ông Trump nói với các phóng viên rằng ông đã có “một cuộc họp” với Putin vào đầu năm, trong đó hai người đã “thảo luận về... thực tế là Tổng thống Obama đã cho phép một phần rất lớn của Ukraine bị Putin chiếm” vào năm 2014.
“Đó là chế độ của Tổng thống Obama,” Ông Trump nói thêm trong cuộc họp báo.
Sau khi xâm lược Ukraine năm 2014, Nga đã tổ chức bầu cử và sáp nhập Crimea, một động thái mà Hoa Kỳ và nhiều đồng minh phương Tây gọi là bất hợp pháp. Để đáp trả, Washington và phần lớn Âu Châu đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, không giống như năm 2022, các nước phương Tây không cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine để chống trả lại Nga.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2023 với Christiane Amanpour của CNN, Obama đã bảo vệ phản ứng của mình trước việc sáp nhập Crimea, nói rằng hoàn cảnh ở Ukraine không giống như khi Putin xâm lược vào năm 2022.
“Ukraine thời đó không phải là Ukraine mà chúng ta đang nói đến ngày nay,” Obama nói. Ông ta cho rằng không có cuộc xâm lược nào vào bán đảo Crimea. “Có một lý do khiến không có cuộc xâm lược vũ trang nào vào Crimea, vì Crimea có rất nhiều người nói tiếng Nga, và có một số sự đồng cảm với quan điểm mà Nga đại diện.” Kyiv đã mạnh mẽ bác bỏ quan điểm của Obama.
[Newsweek: Biden, Like Trump, Blames Obama for Losing Crimea to Putin, Book Reveals]
3. Hán Thành cho biết Bắc Hàn Sẽ Triển Khai Thêm Binh Sĩ Đến Ukraine Sau Khi Có Báo Cáo Về Tử Vong:
Bộ trưởng Quốc phòng Hán Thành cho biết “gần như chắc chắn” Bắc Hàn sẽ gửi thêm quân tới chiến đấu cho Nga ở Ukraine khi bình luận về các báo cáo về binh lính Bắc Hàn thiệt mạng gần Donetsk tuần trước.
Bộ Trưởng Kim Dung Huyền (Kim Yong-hyun, 김용현) cho biết: “Vấn đề triển khai quân đội thường trực gần như chắc chắn sẽ xảy ra, do các thỏa thuận chung giống như một liên minh quân sự giữa Nga và Bắc Hàn”. Hơn thế nữa, các nguồn tin Nam Hàn cho rằng Kim Chính Ân coi cuộc xâm lược của Putin ở Ukraine là một cơ hội tuyệt vời để giải quyết nạn nhân mãn của Bắc Hàn. Vừa giết bớt được người, vừa có thêm chút đô la của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn cho biết thêm rằng có thể sẽ có thương vong: “Chúng tôi đánh giá rằng khả năng xảy ra thương vong trong số các sĩ quan và binh lính Bắc Hàn ở Ukraine là rất cao, xét đến nhiều tình huống khác nhau”.
Ông cũng phát biểu với quốc hội của mình: “Theo cách chúng ta nhìn nhận, quân đội Bắc Hàn chắc chắn sẽ tham gia ngày càng nhiều trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin”.
Các hãng thông tấn Ukraine đưa tin rằng sáu sĩ quan và binh lính của quân đội Bắc Hàn đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine gần Donetsk vào ngày 3 tháng 10. Một kênh Telegram của Nga cũng đưa tin rằng ba sĩ quan quân đội Bắc Hàn khác đã bị thương trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và đang được điều trị tại Mạc Tư Khoa.
Bắc Hàn là đồng minh mạnh mẽ của Nga trong suốt cuộc chiến khi đã gửi 13.000 container vũ khí.
Cả Nga và Bình Nhưỡng đều phủ nhận cáo buộc cho rằng Bắc Hàn đã cung cấp vũ khí trong suốt cuộc chiến.
Newsweek đã liên hệ với Đại sứ quán Bắc Hàn tại Anh và Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
Bắc Hàn gần đây đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga và lên án tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng Nga đã biến nước này thành đồng phạm trong cuộc chiến.
Kim Chính Dữ (Kim Yo Jong), em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân, đã nói: “Thật là vô lý khi cáo buộc đất nước chúng ta là 'đồng phạm' trong cuộc chiến ở Ukraine, nơi băng đảng Zelenskiy độc ác đang tàn sát những người Nga vô tội, bằng vũ khí phế thải do Hoa Kỳ và phương Tây cung cấp. Đây là một hành động khiêu khích chính trị liều lĩnh không thể biện minh bằng bất cứ điều gì.”
Các bài đăng gần đây trên Telegram cho biết lính đánh thuê Trung Quốc cũng đã chiến đấu cho Điện Cẩm Linh và hai công dân Trung Quốc có biệt danh là “Sprite” và “Cola” đã chết vào tuần trước. Trung Quốc đã phủ nhận việc cung cấp viện trợ quân sự dưới hình thức vũ khí hoặc binh lính cho Nga.
Nga cũng bị cáo buộc tuyển dụng công dân nước ngoài tham gia chiến tranh chống Ukraine từ Cuba, Nepal, Ấn Độ và Somalia kể từ năm 2022.
Lực lượng của Kyiv cũng được tăng cường bởi các chiến binh nước ngoài và tính đến tháng 2, có 20.000 người nước ngoài đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine, bao gồm nhiều người từ Hoa Kỳ, Anh, Canada và Ba Lan, theo hãng thông tin Ukrinform của Ukraine.
Các tình nguyện viên đến từ 55 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm Brazil, Phần Lan, Úc, Nam Hàn.
[Newsweek: North Korea To Deploy More Soldiers to Ukraine After Reported Deaths: Seoul]
4. ISIS đã trở lại, giám đốc tình báo Anh cho biết
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo trong nước của Anh cho biết ISIS đã tiếp tục nỗ lực xuất khẩu chủ nghĩa khủng bố sang Anh, đồng thời cảnh báo rằng đây là mối đe dọa “làm tôi lo ngại nhất”.
Hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, Ken McCallum, tổng giám đốc cơ quan an ninh MI5, đã đưa ra bản cập nhật đầu tiên về mối đe dọa của Vương quốc Anh kể từ năm 2022, đưa ra đánh giá toàn diện về các mối đe dọa từ Trung Đông, Nga — và gần hơn nhiều so với nước Anh.
Ông cảnh báo rằng hiện nay có mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng từ al Qaeda “và đặc biệt” từ ISIS, còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo hay Daesh. Nhóm này đã bùng nổ trong nhận thức quốc tế vào năm 2014, khi các chiến binh của nó chiếm giữ phần lớn vùng tây bắc Iraq và miền đông Syria.
“Nhà nước Hồi giáo ngày nay không còn là thế lực như một thập niên trước, nhưng sau vài năm bị kìm kẹp, chúng đã tiếp tục nỗ lực xuất khẩu chủ nghĩa khủng bố”, ông phát biểu tại một cuộc họp báo ở trung tâm Luân Đôn.
McCallum chỉ ra vụ tấn công chết người tại phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa vào tháng 3, do nhánh ISIS-K thực hiện, là “một minh chứng tàn bạo về năng lực của nhóm này”.
Ông trùm MI5, người có cơ quan giám sát hoạt động phản gián trong nước, cho biết chỉ riêng trong tháng qua, hơn một phần ba các cuộc điều tra ưu tiên hàng đầu của MI5 có “một số hình thức liên quan... đến các nhóm khủng bố có tổ chức ở nước ngoài”.
Nga và Trung Quốc
McCallum cũng tận dụng sự xuất hiện của mình tại Luân Đôn — điều hiếm thấy đối với một ông trùm tình báo Anh — để cảnh báo về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Nga và Iran trên đất Anh và nhắm vào “sự xâm lược cấp nhà nước gia tăng” từ 2 quốc gia này.
Ông cho biết số lượng cuộc điều tra của MI5 vào các quốc gia thù địch như Nga và Iran đã tăng gần một nửa chỉ trong một năm. Ông cho biết cơ quan tình báo Nga GRU đang “thực hiện nhiệm vụ liên tục để gây hỗn loạn trên đường phố Anh và Âu Châu”.
Hơn 750 nhà ngoại giao Nga — “phần lớn là điệp viên” — đã bị trục xuất khỏi Âu Châu kể từ khi Vladimir Putin xâm lược Ukraine, ông nói. Anh đã trục xuất những gì họ tin là sĩ quan tình báo quân sự Nga cuối cùng còn lại khỏi đất nước này vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, mối đe dọa đã xuất hiện ở nơi khác. Chiến thuật “đuổi chúng ra ngoài, giữ chúng ở ngoài” của Âu Châu khi nói đến các sĩ quan tình báo, đã dẫn đến việc phải ứng phó ngày càng tăng vào các cuộc tấn công mạng từ Nga.
Ông cho biết năm nay cũng chứng kiến sự gia tăng trong việc sử dụng các lực lượng ủy nhiệm như điệp viên tình báo tư nhân và tội phạm bên trong Vương quốc Anh và nước ngoài để thực hiện “công việc bẩn thỉu” cho các quốc gia thù địch.
Trong thông điệp gửi đến những kẻ có ý định phạm tội chuẩn bị nhận tiền từ Iran hoặc Nga để thực hiện hành vi bất hợp pháp tại Anh, ông nói: “Đó là lựa chọn mà các người sẽ hối hận”.
Ông mô tả mối đe dọa từ Iran đối với Anh đang gia tăng ở “quy mô và tốc độ chưa từng có” và cho biết Anh đã đáp trả 20 âm mưu “có khả năng gây chết người” do Iran hậu thuẫn kể từ năm 2022.
McCallum ít có thái độ diều hâu hơn đáng kể đối với Trung Quốc, khi cuộc tranh luận diễn ra dữ dội trong chính trường Anh về đường lối đối phó với Bắc Kinh tốt nhất. “Trung Quốc thì khác”, ông nói. “Mối quan hệ kinh tế Anh-Trung hỗ trợ tăng trưởng của Anh, điều này củng cố an ninh của chúng tôi”.
Khi được hỏi về việc dường như không chỉ trích Bắc Kinh, McCallum cho biết ông “không có ý định làm giảm” tầm quan trọng của mối đe dọa từ Trung Quốc và trọng tâm của MI5 “vẫn không thay đổi”.
Ông cho biết: “Những lựa chọn này rất phức tạp và các bộ trưởng phải là người đưa ra những đánh giá chiến lược quan trọng về mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc”.
Câu hỏi về năng lực
Những mối đe dọa kết hợp này đã khiến MI5 và cảnh sát phá vỡ 43 âm mưu tấn công giai đoạn cuối kể từ tháng 3 năm 2017, ông trùm tình báo cho biết hôm thứ Tư. Nhưng ông lập luận rằng các dịch vụ an ninh hiện đang bị căng thẳng.
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến ngày công bố ngân sách toàn chính phủ Vương quốc Anh, McCallum cho biết “việc phân bổ năng lực hữu hạn của chúng ta” hiện “khó khăn hơn bất cứ điều gì tôi có thể nhớ lại trong sự nghiệp của mình”.
Trả lời câu hỏi của POLITICO về việc liệu khối lượng công việc của MI5 có còn quá nhiều hay không, như đã được ủy ban an ninh và tình báo của quốc hội báo cáo vào năm 2022, McCallum cho biết: “Mọi thứ thực sự quá sức”.
“Sẽ gần đúng khi nói rằng tổng khối lượng công tác chống khủng bố mà chúng tôi đang thực hiện tại MI5 hiện nay, nói chung, vẫn giữ nguyên trong bốn hoặc năm năm qua”, ông nói. Ông cảnh báo rằng sự suy giảm hoạt động của Nhà nước Hồi giáo đã bị bù đắp và vượt quá bởi sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố cực hữu.
Trong ba năm qua, số vụ việc của MI5 liên quan đến những người dưới 18 tuổi tham gia vào hoạt động khủng bố đã tăng gấp ba lần. Ông cho biết hiện con số này chiếm 13 phần trăm các vụ việc.
MI5 “hiện đang có một cuộc sống không thoải mái” khi phải quyết định điều gì nên ưu tiên và điều gì “mà chúng tôi không thể đạt được”, đồng thời nói thêm: “Điều đó khiến chúng tôi chịu áp lực khá lớn”.
[Politico: ISIS is back, says UK spy chief]
5. Hung Gia Lợi sẽ không giải ngân khoản vay 35 tỷ euro cho Ukraine cho đếnsau cuộc bầu cử Hoa Kỳ
Hung Gia Lợi đã quyết định không ủng hộ quyết định của Liên Hiệp Âu Châu cung cấp cho Ukraine khoản vay 35 tỷ euro thu được từ lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga cho đến cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ.
Mihály Varga, Bộ trưởng Tài chính Hung Gia Lợi, cho biết như trên vào hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười.
Theo Varga, hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, Kamala Harris và Donald Trump, ủng hộ các phương pháp khác nhau để giải quyết cuộc chiến của Nga với Ukraine: “Một là theo hướng hòa bình. Và phương án còn lại tiếp tục chiến tranh.”
Do đó, Bộ trưởng Hung Gia Lợi nhấn mạnh rằng Liên Hiệp Âu Châu nên lập kế hoạch cho các bước tiếp theo dựa trên sự lựa chọn của người Mỹ.
Ông ta nói : “Chúng tôi tin rằng vấn đề này nên được quyết định sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Đó là lập trường của Hung Gia Lợi… Chúng ta phải xem chính quyền Hoa Kỳ tương lai sẽ đi theo hướng nào về vấn đề này,” ông nói thêm.
Điều này liên quan đến kế hoạch cho vay 50 tỷ đô la Mỹ dành cho Ukraine, được các nhà lãnh đạo G7 đồng thanh, sẽ được trả lại bằng lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga – nghĩa là Kyiv sẽ không phải trả lại tiền.
Liên Hiệp Âu Châu sẽ cung cấp 35 tỷ euro theo các điều khoản của đề xuất, nhưng điều này đòi hỏi phải cải cách cơ chế trừng phạt, cho phép đóng băng tài sản tại Liên Hiệp Âu Châu.
Phản ứng trước quyết định của Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis cho rằng càng ngày người ta càng thấy rõ rằng chính quyền của Viktor Orbán làm đủ mọi cách, tung ra đủ mọi chiêu trò để bảo đảm Putin dành được chiến thắng ở Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Hungary will not unlock €35 billion loan for Ukraine until US elections]
6. Tổng thống Phần Lan công bố NATO 3.0, sẽ ngăn chặn các mối đe dọa từ phía Đông
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho biết trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang quay trở lại với sứ mệnh ban đầu mà nó được thành lập, đó là ngăn chặn và bảo vệ chống lại các mối đe dọa từ phương Đông, chủ yếu là từ Nga.
Tổng thống Stubb đưa ra lập trường trên tại Brussels trong một cuộc họp báo sau cuộc họp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte, hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười.
Ông nói: “Tôi tin chắc rằng chúng ta hiện đang chứng kiến sự ra đời của NATO 3.0. Chúng ta đã quay trở lại vai trò ban đầu của NATO là một liên minh quân sự mạnh mẽ và răn đe trước các mối đe dọa đến từ phương Đông, chủ yếu là từ Nga. Chúng ta có sự hiểu biết rất chung trong Liên minh về những thách thức an ninh của chúng ta, và tôi nghĩ rằng điều cực kỳ quan trọng hiện nay là chúng ta phải làm việc trên cả hai phương diện – răn đe và phòng thủ.”
Tổng thống Stubb cho biết Phần Lan đang tích cực tham gia vào các sáng kiến đoàn kết và cải thiện các cấu trúc chỉ huy của liên minh. Đặc biệt, cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh phía bắc, quốc gia này sẽ là một phần của Bộ Tư lệnh chung của NATO tại Norfolk, Virginia Hoa Kỳ, tạo ra một thành phần mặt đất mạnh mẽ trong quân đội của chính mình. Ngoài ra, cùng với Thụy Điển, Phần Lan đang nỗ lực tạo ra một nhóm bộ binh tiền phương để củng cố sườn phía bắc của NATO.
“Nhưng vì sức mạnh của quân đội chúng tôi, tôi cho rằng chúng tôi sẽ là bên cung cấp an ninh chứ không phải bên thụ hưởng an ninh, và tất nhiên, chúng tôi thấy các nước Liên minh rất sẵn lòng giúp đỡ chúng tôi”, Tổng thống Phần Lan kết luận.
[Ukrainska Pravda: President of Finland announces NATO 3.0, which will deter threats from East]
7. Tổng thống Biden hoãn chuyến đi Đức, Angola khi bão Milton tiến về Florida
Tổng thống Joe Biden đã hoãn chuyến đi theo lịch trình trong tuần này tới Đức và Angola, quyết định ở lại Hoa Kỳ để tham gia ứng phó với cơn bão Milton, Tòa Bạch Ốc thông báo vào sáng thứ Ba.
“Tôi không nghĩ mình có thể ra khỏi đất nước vào thời điểm này”, Tổng thống Biden nói với các phóng viên, cảnh báo rằng Milton có thể là cơn bão tồi tệ nhất tấn công Florida trong hơn một thế kỷ. “Chúng tôi sẽ tập trung vào những gì đang ở phía trước chúng ta ngay bây giờ”.
Tổng thống Biden đã lên kế hoạch khởi hành vào hôm thứ năm cho chuyến đi kéo dài hai ngày đến Đức, bao gồm các cuộc họp với Thủ tướng Olaf Scholz tại Berlin và một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo quốc tế khác, bao gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, về cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Chuyến thăm tiếp theo của tổng thống tới Luanda, Angola, vào thứ Hai cũng sẽ đánh dấu sự hoàn thành lời hứa của ông là sẽ đến thăm Phi Châu trước khi rời nhiệm sở.
Nhưng Milton, hiện đang hoạt động ở Vịnh Mexico với tư cách là cơn bão cấp 4, hiện dự kiến sẽ tấn công Bờ biển Vịnh Florida vào thứ Tư và thứ Năm. Chính phủ liên bang đã dành vài ngày qua để bố trí nguồn lực ứng phó và kêu gọi người dân di tản trước những gì dự báo cho thấy có khả năng là một cơn bão thảm khốc cho khu vực.
“Hãy di tản ngay, đi ngay bây giờ”, Tổng thống Biden nói. “Đây là vấn đề sống còn”.
Tổng thống Biden bảo đảm rằng ông đang nói chuyện với DeSantis khi Milton đến gần
Cơn bão dự kiến sẽ đổ bộ chỉ vài ngày sau khi cơn bão Helene tàn phá một số khu vực ở miền Nam. Quá trình phục hồi vẫn đang tiếp diễn.
Không rõ chuyến đi, vốn đã có thời gian khá bất thường chỉ bốn tuần trước cuộc bầu cử tổng thống, có được lên lịch lại hay không. Nhưng Tổng thống Biden hôm thứ Ba khẳng định ông vẫn có kế hoạch đến thăm cả Đức và lục địa Phi Châu trước khi rời nhiệm sở, nói rằng ông sẽ “giải quyết những vấn đề đó sau”.
Theo phát ngôn nhân của chính phủ Đức, Tòa Bạch Ốc đã thông báo cho Scholz về việc hủy bỏ trước khi có thông báo.
Phát ngôn nhân cho biết: “Chúng tôi rất tiếc vì việc hủy bỏ, nhưng tất nhiên chúng tôi hiểu vì tình hình ở Florida”.
Tổng thống Biden cho biết ông dự định gọi điện cho Scholz vào cuối ngày, với hy vọng tìm được thời gian khác để thực hiện chuyến thăm.
[Politico: Biden postpones Germany, Angola trip as Milton barrels toward Florida]
8. Truyền thông nhà nước Nga phải đối mặt với cuộc tấn công mạng ‘chưa từng có’ vào ngày sinh nhật của Putin
Công ty truyền thông nhà nước Nga VGTRK đã bị tin tặc tấn công vào ngày 7 tháng 10, làm gián đoạn chương trình phát sóng trực tuyến của các kênh Rossiya-1 và Rossiya-24.
Một nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết với Reuters rằng cuộc tấn công mạng được thực hiện bởi tin tặc Ukraine như một cách để “chúc mừng” Putin nhân sinh nhật lần thứ 72 của ông.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov phát biểu với giới truyền thông rằng: “Cơ quan truyền thông nhà nước của chúng tôi, một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất, đã phải đối mặt với một cuộc tấn công chưa từng có vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của mình”.
Cuộc tấn công mạng nhắm vào các dịch vụ nội bộ của công ty VGTRK. Tờ báo thân nhà nước Nga Gazeta.ru đưa tin, trích dẫn một nguồn tin giấu tên.
“Các chuyên gia của chúng tôi đang nỗ lực để loại bỏ hậu quả của sự can thiệp độc hại này”, VGTRK cho biết trên kênh VKontakte, đồng thời khẳng định rằng công ty không bị thiệt hại đáng kể nào.
Hơn 100 đài truyền hình cấp quốc gia của Nga đã phải ngừng phát sóng. Cho đến nay, các chương trình phát sóng trực tuyến Rossiya-1 và Rossiya-24 đã hoạt động trở lại từ Thứ Ba, 08 Tháng Mười. Các đài khác có lẽ sẽ được phục hồi trong ngày Thứ Tư, 09 Tháng Mười.
Tin tặc Ukraine đã thường xuyên tấn công các nền tảng trực tuyến của Nga kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022.
Một nguồn tin tình báo quân sự nói với tờ Kyiv Independent rằng một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào cuối tháng 6 đã khiến ít nhất 250.000 người dùng ở Crimea bị tạm chiếm và các vùng lãnh thổ khác do Nga kiểm soát mất liên lạc.
Cuộc tấn công vào tháng 6 được báo cáo là đã ảnh hưởng đến cả mạng lưới người tiêu dùng và nhà điều hành sử dụng cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng trên các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm. Đại diện của các nhà cung cấp Nga gọi đây là “cuộc tấn công DdoS /đi-đốt/ mạnh mẽ nhất mà họ từng trải qua”, HUR cho biết.
Vào tháng 7, cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công mạng vào hệ thống ngân hàng Nga, nhắm vào một số ngân hàng hàng đầu. Kết quả là, người dùng ngân hàng Nga không thể rút tiền mặt và khi họ cố gắng sử dụng máy ATM, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng của họ đã bị chặn ngay lập tức.
[Kyiv Independent: Russian state media faced 'unprecedented' cyberattack on Putin's birthday]
9. Anh áp đặt lệnh trừng phạt đối với nhà lãnh đạo vũ khí hóa học của Nga
Hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, chính phủ Anh cho biết Vương quốc Anh cáo buộc Nga sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc xâm lược Ukraine và đang đóng băng tài sản của các cơ quan này cũng như thực thi lệnh cấm đi lại đối với những cá nhân mà Vương Quốc Anh cho là chịu trách nhiệm.
Các biện pháp này nhắm vào ban lãnh đạo chương trình phòng thủ hóa học và sinh học phóng xạ của Nga, bao gồm cả nhà lãnh đạo chương trình này là Igor Kirillov, cùng với hai phòng thí nghiệm do Bộ Quốc phòng Nga điều hành.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey đã chỉ ra “các cuộc tấn công hóa học khủng khiếp ở Ukraine”, khi chính phủ tuyên bố rằng các cuộc tấn công như vậy đánh dấu “sự vi phạm trắng trợn” Công ước về vũ khí hóa học, có hiệu lực từ những năm 1990 và buộc các quốc gia ký kết phải cấm các cuộc chiến tranh như vậy.
Bộ Trưởng Healey cho biết: “Chúng tôi sẽ không cho phép những hành vi vi phạm trắng trợn Công ước về vũ khí hóa học và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ như vậy không bị trừng phạt”.
Kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Hoa Kỳ đã cáo buộc Mạc Tư Khoa triển khai chất giống hơi cay bị cấm là chloropicrin.
Đầu tháng này, Vương quốc Anh cũng đã trừng phạt 16 thành viên của một nhóm tội phạm mạng người Nga có tên là Evil Corp.
Trong khuôn khổ nỗ lực tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cuối tuần này Thủ tướng Keir Starmer sẽ tới Đức để gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà lãnh đạo Âu Châu để đàm phán về cuộc xung đột. Tuy nhiên, vào giờ chót Tổng thống Joe Biden đã quyết định hoãn lại chuyến thăm Đức vì cơn bão Milton đang tràn vào Florida.
[Politico: UK slaps sanctions on Russia’s chemical weapons chief]
10. Máy bay điều khiển từ xa của Nga bay gần nhà máy hạt nhân Ukraine: Energoatom cho biết các cuộc tấn công có thể sắp diễn ra
Máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga một lần nữa vi phạm vùng cấm bay xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Pivdennoukrainsk, điều này có thể cho thấy Nga đang chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng hạt nhân của Ukraine.
Hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, Tổng Giám đốc Petro Kotin của Energoatom cho biết “Trong hai đêm 6 và 7 tháng 10, hai UAV của Nga đã được phát hiện gần khu công nghiệp của Nhà máy điện hạt nhân Pivdennoukrainsk. Khoảng cách giữa các UAV và các cơ sở hạt nhân chưa đến 10 km”.
Energoatom lưu ý rằng số lượng các vụ việc UAV của Nga như vậy gần đây đã tăng mạnh, điều này có thể chỉ ra rằng Nga đang chuẩn bị tấn công vào cơ sở hạ tầng hạt nhân của Ukraine.
Vào đêm ngày 24 rạng sáng 25 tháng 9, một máy bay điều khiển từ xa của Nga được nhìn thấy bay ở độ cao thấp nguy hiểm gần khu công nghiệp Nhà máy điện hạt nhân Rivne.
Chuyến bay của máy bay điều khiển từ xa tấn công gần Nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi đã được camera ghi lại vào ngày 22 tháng 9.
Các chuyên gia về điện đã ghi nhận hơn 70 máy bay điều khiển từ xa và hơn 30 hỏa tiễn hành trình của Liên bang Nga bay gần các lò phản ứng điện hạt nhân ở Ukraine trong vòng hai tuần qua.
[Kyiv Independent: Russian drones fly near Ukrainian nuclear plant: Energoatom says strikes may be in offing]
11. Thủ tướng Shmyhal cho biết: Nga đã đánh cắp hơn 180.000 tấn ngũ cốc của Ukraine từ Mariupol bị tạm chiếm
Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết tại cuộc họp chính phủ vào ngày 8 tháng 10, rằng Nga đã đánh cắp hơn 180.000 tấn ngũ cốc của Ukraine chỉ riêng thông qua cảng của thành phố bị tạm chiếm Mariupol thuộc Tỉnh Donetsk.
Đến giữa năm 2023, Nga được cho là đã đánh cắp tới 6 triệu tấn ngũ cốc thu hoạch được ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine.
Thiệt hại cho ngành nông nghiệp của Ukraine còn trầm trọng hơn do tình hình thù địch đang diễn ra - thường nhắm vào các cơ sở nông nghiệp - và các mối đe dọa của Nga đối với các tuyến đường vận chuyển trên Hắc Hải.
Theo Shmyhal, Nga vẫn tiếp tục sử dụng thực phẩm “như một yếu tố gây hấn”.
Kyiv đã mất nhiều vùng đất nông nghiệp rộng lớn ở phía nam và phía đông Ukraine do sự xâm lược của Nga và thiệt hại do chiến tranh. Mặc dù vậy, lượng xuất khẩu của Ukraine từ Tháng Giêng đến tháng 9 vẫn đạt gần 100 triệu tấn.
“Nói cách khác, trong chín tháng, chúng tôi đã xuất khẩu lượng hàng bằng cả năm ngoái”, Shmyhal cho biết.
Bằng chứng do công ty luật nhân quyền Global Rights Compliance thu thập vào năm ngoái cho thấy Mạc Tư Khoa đã chuẩn bị đánh cắp nguồn cung cấp ngũ cốc, nhắm vào cơ sở hạ tầng thực phẩm và bỏ đói người dân Ukraine nhiều tháng trước cuộc xâm lược toàn diện.
Cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine cũng đe dọa đến an ninh lương thực trên toàn thế giới. Ukraine là nước sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới trước cuộc xâm lược.
Khi Nga hủy bỏ thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải vào tháng 7 năm 2023, Kyiv đã mở một hành lang mới vào tháng sau. Ban đầu được hình dung là một hành lang nhân đạo để cho phép các tàu bị mắc kẹt ở đó rời đi kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, kể từ đó nó đã phát triển thành một tuyến đường thương mại toàn diện.
[Kyiv Independent: Russia has stolen over 180,000 tons of Ukrainian grain from occupied Mariupol, Shmyhal says]
Bảy dấu hiệu cho thấy sự hiện diện kín đáo của Satan. Các GM Nigeria kỷ luật các LM ra làm quan
VietCatholic Media
17:57 09/10/2024
1. Các giám mục Maronite: trước sự xâm lược mà Li Băng phải gánh chịu, cộng đồng quốc tế “nên đảm nhận trách nhiệm của mình”
Các Giám mục Maronite, tụ họp trong cuộc họp hàng tháng do Đức Thượng phụ Béchara Boutros Pierre Raï chủ trì, bày tỏ “nỗi đau của các ngài trước nỗi kinh hoàng của thảm họa đã tấn công Li Băng, từ bờ biển đến núi non, với sự tàn phá thường ảnh hưởng đến thường dân vô tội” nhưng cũng lên án “cuộc xâm lược kéo dài của Israel, đã khiến hàng trăm người tử vong, bao gồm cả Tổng thư ký Hezbollah, Syed Hassan Nasrallah và nhiều nhà lãnh đạo khác của phong trào Shiite “.
Các Giám mục “cầu xin Chúa thương xót những người đã thiệt mạng và an ủi gia đình họ và những người bị thương”. Đồng thời, các ngài hướng đến cộng đồng quốc tế, yêu cầu cộng đồng này “gánh vác trách nhiệm của mình bằng cách làm việc để ngừng bắn ngay lập tức và thực hiện các quyết định quốc tế” với sự tham chiếu cụ thể đến Nghị quyết số 1701 của Liên Hiệp Quốc.
Hơn nữa, các Giám mục nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết của Quốc hội Li Băng “trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình để sau thời gian dài chờ đợi và nhiều đau khổ, một Tổng thống mới của nước Cộng hòa sẽ được bầu lên để hoàn thiện khuôn khổ của các thể chế hiến pháp”.
Một suy nghĩ đặc biệt về “sự gần gũi và ngưỡng mộ” dành cho “công việc của các bác sĩ và nhân viên y tế đang làm mọi thứ có thể để chăm sóc những người bị thương bất chấp tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị”. Sự ngưỡng mộ và ủng hộ được thể hiện trên hết đối với những cử chỉ tự phát của nhiều người dân Li Băng đã chào đón những người di tản chạy trốn khỏi các khu vực bị đánh bom. Ở đây, các Giám mục Maronite cũng yêu cầu các quốc gia và các tổ chức quốc tế “hỗ trợ những nỗ lực này” vẫn đang diễn ra tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi “bạo lực mù quáng”, đồng thời bảo đảm công việc của Giáo hội nhằm giúp đỡ những người bị thương và di tản thông qua mạng lưới các giáo xứ, tu viện và các tổ chức của mình, “đặc biệt thông qua Caritas Li Băng”
Cuối cùng, những lời gần gũi cũng được bày tỏ đối với các nhà lãnh đạo quân đội và các sáng kiến nhằm “ngăn chặn bất kỳ cuộc đảo chính nào có thể xảy ra” ở một đất nước đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn và yếu kém. Trước thảm họa đang tấn công Li Băng, các giám mục yêu cầu tất cả người dân Li Băng “đánh thức lương tâm để bảo tồn và nuôi dưỡng” các yếu tố đoàn kết dân tộc, ám chỉ đến điều mà các ngài định nghĩa là “dấu hiệu hy vọng trong hoàn cảnh khó khăn này”, cụ thể là nghi lễ phong thánh cho các vị tử đạo Damascus, sẽ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì vào Chúa Nhật, ngày 20 tháng 10.
Source:Fides
2. Nhật ký trừ tà số 311: Bảy dấu hiệu cho thấy sự hiện diện kín đáo của Satan
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #311: Seven Signs of Satan's Hidden Presence”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 311: Bảy dấu hiệu cho thấy sự hiện diện kín đáo của Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chiến thuật đầu tiên và tốt nhất của Satan là ẩn núp. Hắn hiệu quả nhất khi khiến chúng ta tin rằng ảnh hưởng kinh khủng và ghê tởm của hắn đến từ bên trong chúng ta. Hắn muốn chúng ta nghĩ rằng sự tức giận, đau khổ và hận thù của hắn là một phần của con người chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy rằng chúng ta không còn tình yêu và sự cứu rỗi.
Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi với những người bị quỷ ám, chúng ta có thể xác định bảy dấu hiệu phổ biến về sự hiện diện kín đáo của Ác quỷ. Đó là:
*lờ đờ và mệt mỏi
*buồn nôn và đau đầu
*cảm giác kinh khủng, khó chịu trong toàn bộ cơ thể
*sự tức giận thái quá và cơn thịnh nộ bùng nổ
*linh hồn ma quỷ gây chia rẽ, ngờ vực và xung đột
*những thông điệp tiêu cực trong tâm trí (ví dụ “Tôi là một tên khốn nạn)
*cám dỗ tình dục dữ dội và những suy nghĩ phạm thượng
Rõ ràng là bảy triệu chứng này thường có nguyên nhân tự nhiên. Ví dụ, hầu hết các cơn đau đầu và buồn nôn đều có nguyên nhân sinh học-tâm lý. Nhưng khi Ác quỷ hiện diện, rất thường gặp là mọi người sẽ bị đau đầu, đau bụng, buồn nôn và cảm giác ốm yếu nói chung.
Tương tự như vậy, trong các buổi trừ tà trực tuyến của chúng tôi, nhiều người bình luận rằng sau khi buổi cầu nguyện bắt đầu, họ bị choáng ngợp bởi cảm giác uể oải và mệt mỏi. Tuy nhiên, khi tôi rõ ràng xua đuổi những con quỷ của sự mệt mỏi và uể oải, các triệu chứng của họ thường biến mất. Và tất nhiên, một dấu hiệu của sự hiện diện của cái ác là tinh thần ngờ vực, chia rẽ và xung đột.
Hơn nữa, Satan thường khai thác điểm yếu tự nhiên của con người và phóng đại chúng, khiến chúng càng khó phát hiện hơn. Ví dụ, một người có khuynh hướng ham muốn tình dục sẽ bị Ác quỷ tấn công bằng những hình ảnh và xung lực tình dục dữ dội, mà không nhận ra rằng Satan đang tiếp thêm nhiên liệu cho điểm yếu bình thường của người đó thành ngọn lửa dữ dội.
Phải làm gì? Bất cứ khi nào những triệu chứng xấu xí này xuất hiện, trước tiên mọi người nên tìm kiếm nguyên nhân tự nhiên và giải quyết ở cấp độ con người. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xấu xa có thể có nguyên nhân siêu nhiên, đặc biệt là nếu chúng xuất hiện đột ngột và dữ dội, thì mọi người có thể xác định chúng có thể đến từ ma quỷ và từ chối chúng. Họ có thể sử dụng ba chữ R: “Tôi từ chối chúng; Tôi khiển trách chúng; Tôi từ bỏ chúng, và nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi đuổi chúng ra.”
Một khi sự hiện diện của Satan bị vạch trần, sẽ dễ dàng hơn nhiều để đối phó với sự hiện diện xấu xí và các triệu chứng ma quỷ của hắn theo cách trực tiếp và hiệu quả. Khi Satan bị vạch trần và không thể ẩn núp nữa, hắn đã trên đường bị đánh bại và bị đuổi ra.
Source:Catholic Exorcism
3. Các giám mục Nigeria trừng phạt các linh mục tham gia vào chính trị đảng phái
Các giám mục Công Giáo tại Nigeria đã đưa ra lời cảnh báo tới các linh mục và nhân vật tôn giáo tham gia vào chính trị đảng phái hoặc đảm nhiệm chức vụ công, đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt theo giáo luật.
Quan điểm này được nêu rõ trong bản thông cáo ngày 1 tháng 10 có chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Lucius Iwejuru Ugorji, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria, và Đức Giám Mục Donatus Aihmiosion Ogun, Tổng thư ký Hội đồng.
Tuyên bố lưu ý rằng: “Trong nhiều năm qua, một số linh mục ở Nigeria đã tích cực tham gia vào chính trị đảng phái hoặc nắm giữ chức vụ công mà không có sự cho phép cần thiết từ cơ quan giáo hội có thẩm quyền”.
Các giám mục cho biết: “Tình huống này không chỉ vi phạm luật chung của Giáo hội mà còn gây phẫn nộ cho phần lớn những người theo Chúa Kitô trong nước”.
Bày tỏ “mối quan tâm mục vụ sâu sắc” về tình hình, các giám mục đã tìm kiếm sự hướng dẫn từ Bộ Truyền giáo và Bộ Giải thích các Văn bản Lập pháp. Với sự hướng dẫn này, các giám mục hiện đã phác thảo các biện pháp để giải quyết những vi phạm này, theo luật giáo luật.
Trong tuyên bố ngày 1 tháng 10, các giám mục giải thích rằng bất kỳ linh mục nào vi phạm luật bằng cách tham gia vào chính trị đảng phái, bất chấp các lời cảnh cáo và sau hai cảnh cáo theo giáo luật từ giám mục của mình, “phải bị đình chỉ mọi quyền hành của chức thánh và quyền quản lý trong một thời gian thích hợp, và cũng có thể bị trừng phạt bằng các biện pháp trừng phạt theo giáo luật, chẳng hạn như phải cư trú tại một địa điểm hoặc lãnh thổ cụ thể.”
Tuyên bố giải thích thêm rằng nếu linh mục tiếp tục không tuân thủ, “người đó sẽ phạm tội bất tuân đối với thẩm quyền tôn giáo” và hình phạt có thể là bị đuổi khỏi hàng giáo sĩ, theo sự cho phép của Đức Thánh Cha.
“Chúng tôi tái khẳng định lệnh cấm rõ ràng của Giáo hội đối với các giáo sĩ không được tích cực tham gia vào chính trị đảng phái hoặc đảm nhiệm chức vụ công mà không có sự cho phép thích hợp của Giáo hội. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và chúng tôi kêu gọi tất cả các linh mục tuân thủ trung thành các luật giáo luật này và thực hiện các nhiệm vụ thiêng liêng của mình với lòng trung thành và tận tụy cao nhất”, tuyên bố nhấn mạnh.
Tuyên bố này đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ những người theo dõi trên trang Facebook chính thức của Ủy ban Phát thanh Công Giáo Nigeria, nơi nó được đăng tải.
Chibuike Odimegwu chỉ trích các giám mục vì tập trung vào những vấn đề mà ông coi là tầm thường so với “nạn đói và đau khổ” đang ảnh hưởng đến người dân Nigeria ngày nay.
Kỹ sư Chimdimma Francisca Ikechukwu nhấn mạnh nhu cầu giải quyết tình trạng quản lý yếu kém, cho rằng nếu giải quyết được vấn đề này, “sẽ không ai quan tâm đến chính trị nữa”.
Mặt khác, Jacob Joseph lập luận rằng các linh mục thực sự nên tham gia vào chính trị, trích dẫn ví dụ ở tiểu bang Benue, nơi linh mục Công Giáo Hyacinth Alia làm thống đốc. Ông khen ngợi Alia, nói rằng ông “đang cho chúng ta nếm trải sự lãnh đạo tốt”.
Emeka Umeagbalasi, một nhà nghiên cứu Công Giáo hàng đầu và là Giám đốc của tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công Giáo, Hiệp hội Quốc tế về Tự do Dân sự và Pháp quyền đã đưa ra một góc nhìn đa dạng hơn.
Umeagbalasi cho biết tình hình chính trị hiện tại ở Nigeria vẫn chưa phù hợp để các linh mục Công Giáo tích cực tham gia vào chính trị.
Ông nói với Crux rằng: “Môi trường chính trị ở Nigeria chưa trưởng thành và chưa phù hợp về mặt tinh thần hoặc đạo đức để các linh mục tích cực tham gia”.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trong thời kỳ cách mạng, các linh mục và giám mục Công Giáo có thể tham gia vào chính trị một cách chính đáng.
“Trong tình huống mà mọi người kêu gọi thay đổi, và tiếng kêu gọi này dẫn đến một cuộc cách mạng hợp pháp nhằm cải thiện xã hội và chuyển đổi hệ thống xã hội của nó, các giám mục và linh mục Công Giáo có thể lãnh đạo toàn bộ hoặc một phần các cuộc cách mạng như vậy. Nếu cuối cùng, các nhà lãnh đạo cách mạng khác quyết định giới thiệu các linh mục hoặc giám mục Công Giáo này để lãnh đạo chính quyền hậu cách mạng, thì hãy để như vậy”, ông nói với Crux.
Umeagbalasi cho biết khi các linh mục và giám mục tham gia vào chính trị, đó phải là “một nền chính trị vị tha, một nền chính trị đòi hỏi sự lãnh đạo gương mẫu”.
“Đó phải là một nền chính trị đòi hỏi phải mang lại nụ cười cho những người bị áp bức. Đó phải là một nền chính trị đòi hỏi phải làm cho xã hội có thể quản lý được, cung cấp các khoản cổ tức dân chủ, bảo đảm nguồn cung cấp tiện nghi xã hội ổn định, sửa chữa cơ sở hạ tầng quan trọng, hạn chế tham nhũng và các hành vi tham nhũng, và cung cấp sự quản lý tốt bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của hợp đồng xã hội. Bất cứ điều gì không đạt được điều đó đều không tốt”, ông nói.
Ông lưu ý rằng quan điểm tích cực này trái ngược hẳn với hành động của một số linh mục Công Giáo tham gia vào chính trị đảng phái ở Nigeria.
Nhắc đến thống đốc hiện tại của bang Benue, Cha Hyacinth Alia, người đã tạm dừng nhiệm vụ linh mục của mình để tham gia chính trường và được bầu làm thống đốc vào ngày 18 tháng 3 năm 2023, theo liên danh của Đảng Toàn thể Tiến bộ cầm quyền, Emeka mô tả đảng này là “một đảng của những kẻ gian manh” và lập luận rằng Cha Alia không thể trở thành ứng cử viên cho chức thống đốc nếu không tham gia vào các hoạt động chính trị phi đạo đức.
Emeka nói với Crux: “Tôi biết rằng không có cách nào cha ấy có thể trở thành ứng cử viên thống đốc của đảng mà không chơi trò bẩn, không chơi trò chính trị bẩn thỉu”.
Source:Crux