Phụng Vụ - Mục Vụ
Ý nghĩa tiệc cưới và áo cưới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:06 09/10/2020
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN
Ý nghĩa tiệc cưới và áo cưới
Is 25,6-10a; Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-14
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta, đó là tiệc cưới và áo cưới. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của những hình ảnh này.
1- Bữa tiệc trong Kinh Thánh
Trong các nền văn hóa, tiệc tùng, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân sinh. Người Pháp có câu: “On s’attache par le repas,” nghĩa là người ta gắn bó với nhau qua bữa ăn. Quả thế, bữa ăn là nơi gặp gỡ, chia sẻ và sống thân tình với nhau. Bữa ăn cũng nơi bày tỏ quý mến với nhau chứ không phải là nơi tranh cãi và chửi bới nhau, như cha ông ta đã khôn ngoan dặn dò: “Trời đánh tránh bữa ăn.”
Hình ảnh bữa ăn hay bữa tiệc cũng được Kinh Thánh nhiều lần nói tới. Cựu Ước nói tới bữa ăn mà tổ phụ Ápbraham khoản đãi ba người khách lạ dưới lều vải ở Mamrê (x. St 18,1-8), hay như hình ảnh bữa tiệc được tiên tri Isaia loan báo trong bài đọc I (x. Is 25,6-10). Tân Ước cũng nói nhiều đến bữa tiệc như bữa tiệc người cha già tổ chức mừng người con đi hoang trở về (x. Lc 15,22-32). Những biến cố lớn liên quan đến Chúa Kitô đều gắn liền với bữa tiệc như Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai với việc đến dự tiệc cưới ở Cana (x. Ga 2,1-10); Người làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để thiết đãi dân chúng ăn no nê từ 5 chiếc bánh và 2 con cá (x. Ga 6,5-15). Trước khi đi chịu tử nạn, Chúa Giêsu đã dự Tiệc Ly với các môn đệ (Ga 13,1-15). Sau khi phục sinh, Người dọn bữa ăn cho các môn đệ sau một đêm lao lực (x. Ga 21,1-14). Như thế, bữa ăn và bữa tiệc là “môi trường” Kinh Thánh.
Trở lại với bài đọc I, với ngôn ngữ khải huyền hướng về tương lai, tiên tri Isaia nói tới việc Thiên Chúa sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế” (Is 25,6). Trong một bối cảnh mà dân Do Thái đang lưu đày ở Babilon, vua Ba Tư là Cyrus đã ký sắc lệnh cho họ trở về để tái thiết cuộc sống mới ở Giêrusalem. Viễn tượng mới mà Isaia mô tả chan chứa niềm vui, hy vọng và hạnh phúc mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân Người, trong đó, mọi người sẽ được ăn uống no nê, có một cuộc sống bình an, ổn định, Thiên Chúa sẽ lau khô mọi dòng lệ và xóa tan mọi nỗi ô nhục của họ.
Đó là hình ảnh tiên báo về Nước Trời được Đức Giêsu rao giảng và thực hiện với sự xuất hiện của Người như được nói trong bài Tin Mừng.
2- Tiệc cưới theo Chúa Giêsu
Trước hết, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn tiệc cưới để diễn tả chân lý này: Thiên Chúa muốn ban hạnh phúc Nước Trời cho dân Do Thái, dân riêng, nhưng tiếc rằng họ là những người khách được mời đã từ chối lời mời gọi của Chúa và viện cớ vì nhiều lý do khác nhau, “kẻ thì đi thăm nông trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết” (Mt 22,5-6). Họ là đại diện cho tất cả những ai đã ưa chuộng và chạy theo những giá trị trần gian mà khước từ những giá trị đạo đức và vĩnh cửu của Nước Trời. Trước sự từ chối đó, ông chủ đã sai các đầy tớ ra các ngã đường, gặp ai cũng mời vào tiệc cưới, bất luận tốt xấu, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách (x. Mt 22,5-10).
Qua đó, dụ ngôn muốn nói rằng: Bữa tiệc nói lên tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho dân Người. Bữa tiệc cũng là hình ảnh để diễn tả ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho con người. Đây cũng là hình ảnh tiên báo về bí tích Thánh Thể, là bữa tiệc mà Thiên Chúa sẽ thiết đãi dân Người trong giao ước mới. Thiên Chúa đã kết giao ước hôn phối với loài người qua Con Một chí ái của Người. Qua giao ước này, Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người vào dự tiệc cưới đó. Điều đó cho thấy rằng Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang lại là phổ quát, chứ không chỉ dành cho một số người được ưu tiên và xứng đáng. Như thế, Thiên Chúa không chỉ mời gọi mọi người vào làm việc trong vườn nho của Chúa, nhưng còn mời gọi họ vào tận hưởng niềm vui cứu độ trong tiệc cưới với Chúa Con. Hạnh phúc cho những ai được mời vào dự tiệc cưới của Chúa!
3- Áo cưới
Như thế cho thấy Thiên Chúa quảng đại mời hết mọi người vào tham dự tiệc cưới. Tuy nhiên, ở phần cuối bài Tin Mừng, có một chi tiết cần phải dừng lại để suy nghĩ, đó là chi tiết: “Nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới” (Mt 22,11), ông thắc mắc và lệnh bắt người đó và quăng vào chỗ khóc lóc nghiến răng (x. Mt 22,12-14). Chi tiết này làm chúng ta phải ngạc nhiên và xem ra bất công, bởi lẽ, ban đầu nhà vua bắt các đầy tớ ra đường đột xuất mời người ta vào dự tiệc, giờ sao lại bắt nạt người này không có áo cưới. Nhưng cần lưu ý rằng đây là chi tiết mang tính dụ ngôn và biểu tượng. Theo đó, áo cưới đây muốn ám chỉ đến những điều kiện tối thiểu mà người dự tiệc phải có khi vào dự tiệc theo phong tục Do Thái. Điều đó muốn nói rằng, một đàng, Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người, nhưng đàng khác, những ai được mời vào dự tiệc phải có sự đáp trả, chuẩn bị chiếc áo cưới của mình, để xứng đáng dự tiệc cưới.
Chiếc áo cưới ở đây là biểu tượng của sự đáp trả cách tự do của mỗi người trước phần rỗi mình. Đây là điều kiện cần thiết để được cứu độ và để dự tiệc cưới Nước Trời. Như thánh Augustinô nói: “Thiên Chúa sáng tạo nên con, không cần có con, nhưng để cứu độ con, thì cần có con cộng tác.”
Theo chiều hướng đó, thánh Phaolô nói đến một chiếc áo mà mỗi người Kitô phải mặc, đó chính là Đức Kitô. Ngài mời gọi: “Anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14). Mặc áo xanh hay mặc áo đỏ, mặc áo nọ mặc áo kia, nhưng ta tin rằng ta đẹp nhất khi ta mặc áo Chúa Kitô. Nơi khác, thánh Phaolô khích lệ: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô” (Pl 2,5). Nghĩa là phải từ bỏ những thói quen của con người cũ, canh tân và mặc lấy con người mới là Chúa Kitô (x. Ep 4,22-24). Chính ngài đã để cho Chúa Kitô sống và hướng dẫn ngài, nên ngài chia sẻ nơi bài đọc II: “Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng thiếu, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu đựng được hết” (Pl 4,12-13).
Thánh Grêgiôriô Cả giải thích theo một chiều hướng khác: “Áo cưới đây chính là lòng bác ái. Bởi vì Đấng Cứu Độ chúng ta đã mặc áo đó khi Người đến để kết hợp với Giáo Hội như là hiền thê của mình.” Theo ý nghĩa này, áo cưới chính là lòng bác ái và những việc lành mà chúng ta thực hiện đối với tha nhân, nhất là với những người nghèo khổ. Vì ngày phán xét, Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta dựa trên tình yêu và lòng bác ái đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46). Đó là áo cưới mà mỗi người cần có để mặc trong tiệc cưới cánh chung. Nếu không có bác ái là không visa, không có áo cưới để dự tiệc cưới, chúng ta sẽ bị đuổi ra ngoài, phải chịu cảnh khóc lóc và nghiến răng.
Như thế, Lời Chúa hôm nay một đàng mời gọi chúng ta xác tín vào ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ hết mọi người, và đàng khác, nhắc nhở chúng ta ý thức bổn phận của mình để cộng tác với ơn Chúa, biết chuẩn bị cho mình chiếc áo cưới đẹp nhất, bằng những việc bác ái để xứng đáng dự tiệc cưới Nước Trời mai sau. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ý nghĩa tiệc cưới và áo cưới
Is 25,6-10a; Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-14
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta, đó là tiệc cưới và áo cưới. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của những hình ảnh này.
1- Bữa tiệc trong Kinh Thánh
Trong các nền văn hóa, tiệc tùng, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân sinh. Người Pháp có câu: “On s’attache par le repas,” nghĩa là người ta gắn bó với nhau qua bữa ăn. Quả thế, bữa ăn là nơi gặp gỡ, chia sẻ và sống thân tình với nhau. Bữa ăn cũng nơi bày tỏ quý mến với nhau chứ không phải là nơi tranh cãi và chửi bới nhau, như cha ông ta đã khôn ngoan dặn dò: “Trời đánh tránh bữa ăn.”
Hình ảnh bữa ăn hay bữa tiệc cũng được Kinh Thánh nhiều lần nói tới. Cựu Ước nói tới bữa ăn mà tổ phụ Ápbraham khoản đãi ba người khách lạ dưới lều vải ở Mamrê (x. St 18,1-8), hay như hình ảnh bữa tiệc được tiên tri Isaia loan báo trong bài đọc I (x. Is 25,6-10). Tân Ước cũng nói nhiều đến bữa tiệc như bữa tiệc người cha già tổ chức mừng người con đi hoang trở về (x. Lc 15,22-32). Những biến cố lớn liên quan đến Chúa Kitô đều gắn liền với bữa tiệc như Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai với việc đến dự tiệc cưới ở Cana (x. Ga 2,1-10); Người làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để thiết đãi dân chúng ăn no nê từ 5 chiếc bánh và 2 con cá (x. Ga 6,5-15). Trước khi đi chịu tử nạn, Chúa Giêsu đã dự Tiệc Ly với các môn đệ (Ga 13,1-15). Sau khi phục sinh, Người dọn bữa ăn cho các môn đệ sau một đêm lao lực (x. Ga 21,1-14). Như thế, bữa ăn và bữa tiệc là “môi trường” Kinh Thánh.
Trở lại với bài đọc I, với ngôn ngữ khải huyền hướng về tương lai, tiên tri Isaia nói tới việc Thiên Chúa sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế” (Is 25,6). Trong một bối cảnh mà dân Do Thái đang lưu đày ở Babilon, vua Ba Tư là Cyrus đã ký sắc lệnh cho họ trở về để tái thiết cuộc sống mới ở Giêrusalem. Viễn tượng mới mà Isaia mô tả chan chứa niềm vui, hy vọng và hạnh phúc mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân Người, trong đó, mọi người sẽ được ăn uống no nê, có một cuộc sống bình an, ổn định, Thiên Chúa sẽ lau khô mọi dòng lệ và xóa tan mọi nỗi ô nhục của họ.
Đó là hình ảnh tiên báo về Nước Trời được Đức Giêsu rao giảng và thực hiện với sự xuất hiện của Người như được nói trong bài Tin Mừng.
2- Tiệc cưới theo Chúa Giêsu
Trước hết, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn tiệc cưới để diễn tả chân lý này: Thiên Chúa muốn ban hạnh phúc Nước Trời cho dân Do Thái, dân riêng, nhưng tiếc rằng họ là những người khách được mời đã từ chối lời mời gọi của Chúa và viện cớ vì nhiều lý do khác nhau, “kẻ thì đi thăm nông trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết” (Mt 22,5-6). Họ là đại diện cho tất cả những ai đã ưa chuộng và chạy theo những giá trị trần gian mà khước từ những giá trị đạo đức và vĩnh cửu của Nước Trời. Trước sự từ chối đó, ông chủ đã sai các đầy tớ ra các ngã đường, gặp ai cũng mời vào tiệc cưới, bất luận tốt xấu, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách (x. Mt 22,5-10).
Qua đó, dụ ngôn muốn nói rằng: Bữa tiệc nói lên tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho dân Người. Bữa tiệc cũng là hình ảnh để diễn tả ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho con người. Đây cũng là hình ảnh tiên báo về bí tích Thánh Thể, là bữa tiệc mà Thiên Chúa sẽ thiết đãi dân Người trong giao ước mới. Thiên Chúa đã kết giao ước hôn phối với loài người qua Con Một chí ái của Người. Qua giao ước này, Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người vào dự tiệc cưới đó. Điều đó cho thấy rằng Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang lại là phổ quát, chứ không chỉ dành cho một số người được ưu tiên và xứng đáng. Như thế, Thiên Chúa không chỉ mời gọi mọi người vào làm việc trong vườn nho của Chúa, nhưng còn mời gọi họ vào tận hưởng niềm vui cứu độ trong tiệc cưới với Chúa Con. Hạnh phúc cho những ai được mời vào dự tiệc cưới của Chúa!
3- Áo cưới
Như thế cho thấy Thiên Chúa quảng đại mời hết mọi người vào tham dự tiệc cưới. Tuy nhiên, ở phần cuối bài Tin Mừng, có một chi tiết cần phải dừng lại để suy nghĩ, đó là chi tiết: “Nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới” (Mt 22,11), ông thắc mắc và lệnh bắt người đó và quăng vào chỗ khóc lóc nghiến răng (x. Mt 22,12-14). Chi tiết này làm chúng ta phải ngạc nhiên và xem ra bất công, bởi lẽ, ban đầu nhà vua bắt các đầy tớ ra đường đột xuất mời người ta vào dự tiệc, giờ sao lại bắt nạt người này không có áo cưới. Nhưng cần lưu ý rằng đây là chi tiết mang tính dụ ngôn và biểu tượng. Theo đó, áo cưới đây muốn ám chỉ đến những điều kiện tối thiểu mà người dự tiệc phải có khi vào dự tiệc theo phong tục Do Thái. Điều đó muốn nói rằng, một đàng, Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người, nhưng đàng khác, những ai được mời vào dự tiệc phải có sự đáp trả, chuẩn bị chiếc áo cưới của mình, để xứng đáng dự tiệc cưới.
Chiếc áo cưới ở đây là biểu tượng của sự đáp trả cách tự do của mỗi người trước phần rỗi mình. Đây là điều kiện cần thiết để được cứu độ và để dự tiệc cưới Nước Trời. Như thánh Augustinô nói: “Thiên Chúa sáng tạo nên con, không cần có con, nhưng để cứu độ con, thì cần có con cộng tác.”
Theo chiều hướng đó, thánh Phaolô nói đến một chiếc áo mà mỗi người Kitô phải mặc, đó chính là Đức Kitô. Ngài mời gọi: “Anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14). Mặc áo xanh hay mặc áo đỏ, mặc áo nọ mặc áo kia, nhưng ta tin rằng ta đẹp nhất khi ta mặc áo Chúa Kitô. Nơi khác, thánh Phaolô khích lệ: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô” (Pl 2,5). Nghĩa là phải từ bỏ những thói quen của con người cũ, canh tân và mặc lấy con người mới là Chúa Kitô (x. Ep 4,22-24). Chính ngài đã để cho Chúa Kitô sống và hướng dẫn ngài, nên ngài chia sẻ nơi bài đọc II: “Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng thiếu, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu đựng được hết” (Pl 4,12-13).
Thánh Grêgiôriô Cả giải thích theo một chiều hướng khác: “Áo cưới đây chính là lòng bác ái. Bởi vì Đấng Cứu Độ chúng ta đã mặc áo đó khi Người đến để kết hợp với Giáo Hội như là hiền thê của mình.” Theo ý nghĩa này, áo cưới chính là lòng bác ái và những việc lành mà chúng ta thực hiện đối với tha nhân, nhất là với những người nghèo khổ. Vì ngày phán xét, Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta dựa trên tình yêu và lòng bác ái đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46). Đó là áo cưới mà mỗi người cần có để mặc trong tiệc cưới cánh chung. Nếu không có bác ái là không visa, không có áo cưới để dự tiệc cưới, chúng ta sẽ bị đuổi ra ngoài, phải chịu cảnh khóc lóc và nghiến răng.
Như thế, Lời Chúa hôm nay một đàng mời gọi chúng ta xác tín vào ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ hết mọi người, và đàng khác, nhắc nhở chúng ta ý thức bổn phận của mình để cộng tác với ơn Chúa, biết chuẩn bị cho mình chiếc áo cưới đẹp nhất, bằng những việc bác ái để xứng đáng dự tiệc cưới Nước Trời mai sau. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thứ Bẩy 10/10: Phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa - Suy Niệm của Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
05:29 09/10/2020
Phúc Âm: Lc 11, 27-28
"Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!" Nhưng Người phán rằng: "Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".
Ðó là lời Chúa.
Cửa Nước Trời luôn mở, nhưng y phục phải xứng hợp
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:06 09/10/2020
Chúa nhật XXVIII thường niên năm – A
(Mt 22, 1-10)
Lại một dụ ngôn khác về Nước Trời được trình bày cho chúng ta với chủ đề sâu xa tương tự như các Chúa nhật trước. Thiên Chúa luôn đi bước trước, “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ” (Tv 22) “đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon” (Is 25, 6); “ Đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa ” (x. Tv 22) “theo sự phú túc vinh sang của Người trong Đức Giêsu Kitô” (Pl 4, 12). Nước Trời luôn rộng mở cho hết thảy mọi người, bất luận tốt xấu, miễn là phải có y phục xứng hợp: “Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới ” (Mt 22, 9).
Lời mời gọi phổ quát
Qua dòng thời gian, Thiên Chúa đã mời gọi dân Ngài đi vào trong giao ước, chia sẻ tình yêu với Ngài. Nhưng tiếc thay, con người luôn đáp lại một cách khác, ngược đãi, xua đuổi các tiên tri. Giao ước không được đáp trả. Nhưng Thiên Chúa vẫn một mực trung thành, tiếp tục mở tiệc mời con người tới dự tiệc giao ước mới và đó chính là niềm vui cho mỗi người chúng ta.
Xem video và nghe bài giảng
Những người đầu tiên được đức vua mời đến dự tiệc cưới, nhưng viện cớ lấy lý do “như đi thăm trại…đi buôn bán” để từ chối (Mt 22, 5-6). Vì họ từ chối, nên những người khác được mời vào chia sẻ niềm vui với gia đình hai bên và đôi bạn trẻ.
Khác với những người được mời trước, những người được mời sau chẳng có công gì cũng được mời dự tiệc cưới. Họ chỉ có cơ may là được các người đầy tớ gặp ở ngã ba đường. Họ thuộc đủ mọi thành phần, bình thường không ai để ý tới.
Chúng ta tự hỏi: Liệu họ có hy vọng, có trông đợi mình được mời dự tiệc cưới kia không? Isaia trả lời. Mọi người đều sống niềm hy vọng vì trong con người có một sự chờ đợi vô song. “Này đây Chúa chúng ta…nơi Người, chúng ta đã tin tưởng…vì ơn Người cứu độ” (Is 25). Họ hy vọng và chờ đợi chứ.
Hy vọng vào lời mời gọi phổ quát này, giả thiết không có một điều kiện tiên quyết nào, cũng không phải là lời mời của những người có lên hệ với nhà vua: “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ…”, cho hết mọi người (Tv 22). Thật khó có thể tưởng tượng, hoặc tin rằng Thiên Chúa ban ơn ơn cứu độ nhưng không cho hết mọi người. Đây chính là Tin Mừng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Hạnh phúc vì được mời
“Tiệc cưới Con Chiên” được sách Khải Huyền mô tả (19, 7, 9) hàm chứa một ý nghĩa sâu xa: “Phúc cho những ai được mời dự tiệc cưới của Chiên Con! ” Thật hạnh phúc cho chúng ta, phúc này vượt quá những gì chúng ta có thể nếm hưởng trên trần gian, đây là yến tiệc Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
Sau Chiên Thiên Chúa linh mục mời gọi: “Đây Chiên Thiên Chúa…phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” (Thánh lễ). Lời này gửi đến tất cả những ai sẽ tham dự vào tiệc cưới Con Chiên. Mỗi Thánh lễ là một lời loan báo và tham dự trước vào yến tiệc Nước Trời, tiệc của Hoàng Tử, Con yếu dấu của Chúa Cha, tiệc của Đức Kitô kết ước với nhân loại. Thánh Têrêsa Avila nói: “Lạy Chúa vị Hôn Thê của con, giờ đã đến, giờ con hằng mong đợi, giờ chúng ta gặp nhau. Ôi lạy Thiên Chúa là tình yêu duy nhất của con! Này là giờ con ao ước từ lâu, tâm hồn con vui sướng khi được kết hợp với Chúa! ” Chúng ta không thể gần Chúa mà không mặc lấy tâm tình của Chúa.
Nhưng phải có y phục lễ cưới
Có một điều khiến người đọc không khỏi thắc mắc và tìm lời giải đáp cho người được mời không mặc y phục lễ cưới, họ vào và bị đức vua ra lệnh: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! " (Mt 22, 13). Họ đang ở ngã ba đường, đầy tớ đức vua tình cờ gặp họ, mời họ vào bất luận họ là ai, sao lại đòi họ phải có y phục lễ cưới?
Áo cưới mà Tin Mừng nói tới ở đây là áo nào? Có phải các bí tích không? Hay là Phép Rửa tội? Vì không chịu phép Rửa tội, không ai có thể đạt tới Thiên Chúa được, nhưng có một số người lãnh nhận phép Rửa tội, không đến cùng Thiên Chúa... Có thể là bàn thờ hay điều người ta lãnh nhận từ bàn thờ không? “Vì kẻ ăn và uống, mà không phân biệt được Thân mình, tức là ăn và uống án phạt cho mình” (1Cr 11, 29). Vậy thì là cái gì? Ăn chay ư? Những kẻ gian ác cũng làm thế. Đi nhà thờ ư? Những kẻ gian ác cũng đi nhà thờ như bao người khác … Vậy áo cưới này là áo nào?
Ở đây, người vào dự tiệc cưới không thụ động, chấp nhận vào thì phải tìm cách thể hiện mình xứng đáng, và đó là áo cưới. Ơn cứu độ là phổ quát, đồng ý để được cứu độ là chấp nhận sống theo những đòi hỏi của Nước Trời, áo cưới vừa thể hiện sự đồng ý, vừa chứng tỏ trách nhiệm của chúng ta.
Đời sống luân lý không phải là điều kiện duy nhất để được cứu độ, Maria Mađalêna, Giakêu và nhiều người khác được mời, họ đã hoán cải để trở nên xứng đáng với Chúa hơn. Áo cưới là những điều tốt, người dự tiệc phải có. Thánh Phaolô nói: “Ðiều lời truyền dạy phải nhằm đưa tới đức mến, phát tự tấm lòng trong sạch, lương tâm thiện hảo, và đức tin không giả hình” (1Tm 1, 5). Đây là y phục lễ cưới.
Người được mời đến dự tiệc cưới không đơn giản chỉ ăn, nhưng chia sẻ niềm vui với họ hàng hai bên, mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, nên phải có y phục xứng đáng.
Chúng ta là những tội nhân được Thiên Chúa mời dự tiệc Nước Trời. Chắc chắn ai cũng muốn mặc chiếc áo cưới tinh tuyền, không vương tội lỗi. Giáo hội Chúa không phải là một xã hội hoàn hảo, gồm có tội nhân, nhưng ý thức được tội lỗi của mình và mong muốn được tha thứ. Áo cưới được hiểu là biểu tượng của sự hoán cải. Sách Khải Huyền nói đến sự thánh và việc lành là chiếc áo bao phủ chúng ta (Kh 19,8). Thánh Giêrônimô thì nói: “Áo cưới, là những thánh chỉ của Chúa, và việc làm được thực hiện theo luật của Tin Mừng là chiếc áo cưới mới”. Chúng ta không thể tham dự vào tiệc cưới con chiến mà không tìm kiếm mặc lấy lòng trắc ẩn, lòng tốt, khiêm nhường trong lòng, từ bi. Áo cưới chính là “Đức Kitô Vị Hôn Phu” thánh Phaolô khuyên: “anh em hãy mặc lấy Ðức Kitô” (Gl 3, 27), chấp nhận hoán cải, thanh tẩy chính mình “để sao cho xứng với Chúa, mà làm đẹp lòng Ngài trong mọi sự ” (Cl 3, 10). Giờ đây hãy chúng ta hãy nghe lời Chúa: “Mọi sự đã sẵn sàng hãy đến !”
Lạy Chúa, ước gì ân sủng Chúa vừa mở đường cho chúng con đi, vừa đồng hành với chúng con luôn mãi, để chúng con sốt sắng thực hành những điều Chúa truyền dạy. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 22, 1-10)
Lại một dụ ngôn khác về Nước Trời được trình bày cho chúng ta với chủ đề sâu xa tương tự như các Chúa nhật trước. Thiên Chúa luôn đi bước trước, “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ” (Tv 22) “đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon” (Is 25, 6); “ Đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa ” (x. Tv 22) “theo sự phú túc vinh sang của Người trong Đức Giêsu Kitô” (Pl 4, 12). Nước Trời luôn rộng mở cho hết thảy mọi người, bất luận tốt xấu, miễn là phải có y phục xứng hợp: “Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới ” (Mt 22, 9).
Lời mời gọi phổ quát
Qua dòng thời gian, Thiên Chúa đã mời gọi dân Ngài đi vào trong giao ước, chia sẻ tình yêu với Ngài. Nhưng tiếc thay, con người luôn đáp lại một cách khác, ngược đãi, xua đuổi các tiên tri. Giao ước không được đáp trả. Nhưng Thiên Chúa vẫn một mực trung thành, tiếp tục mở tiệc mời con người tới dự tiệc giao ước mới và đó chính là niềm vui cho mỗi người chúng ta.
Xem video và nghe bài giảng
Những người đầu tiên được đức vua mời đến dự tiệc cưới, nhưng viện cớ lấy lý do “như đi thăm trại…đi buôn bán” để từ chối (Mt 22, 5-6). Vì họ từ chối, nên những người khác được mời vào chia sẻ niềm vui với gia đình hai bên và đôi bạn trẻ.
Khác với những người được mời trước, những người được mời sau chẳng có công gì cũng được mời dự tiệc cưới. Họ chỉ có cơ may là được các người đầy tớ gặp ở ngã ba đường. Họ thuộc đủ mọi thành phần, bình thường không ai để ý tới.
Chúng ta tự hỏi: Liệu họ có hy vọng, có trông đợi mình được mời dự tiệc cưới kia không? Isaia trả lời. Mọi người đều sống niềm hy vọng vì trong con người có một sự chờ đợi vô song. “Này đây Chúa chúng ta…nơi Người, chúng ta đã tin tưởng…vì ơn Người cứu độ” (Is 25). Họ hy vọng và chờ đợi chứ.
Hy vọng vào lời mời gọi phổ quát này, giả thiết không có một điều kiện tiên quyết nào, cũng không phải là lời mời của những người có lên hệ với nhà vua: “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ…”, cho hết mọi người (Tv 22). Thật khó có thể tưởng tượng, hoặc tin rằng Thiên Chúa ban ơn ơn cứu độ nhưng không cho hết mọi người. Đây chính là Tin Mừng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Hạnh phúc vì được mời
“Tiệc cưới Con Chiên” được sách Khải Huyền mô tả (19, 7, 9) hàm chứa một ý nghĩa sâu xa: “Phúc cho những ai được mời dự tiệc cưới của Chiên Con! ” Thật hạnh phúc cho chúng ta, phúc này vượt quá những gì chúng ta có thể nếm hưởng trên trần gian, đây là yến tiệc Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
Sau Chiên Thiên Chúa linh mục mời gọi: “Đây Chiên Thiên Chúa…phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” (Thánh lễ). Lời này gửi đến tất cả những ai sẽ tham dự vào tiệc cưới Con Chiên. Mỗi Thánh lễ là một lời loan báo và tham dự trước vào yến tiệc Nước Trời, tiệc của Hoàng Tử, Con yếu dấu của Chúa Cha, tiệc của Đức Kitô kết ước với nhân loại. Thánh Têrêsa Avila nói: “Lạy Chúa vị Hôn Thê của con, giờ đã đến, giờ con hằng mong đợi, giờ chúng ta gặp nhau. Ôi lạy Thiên Chúa là tình yêu duy nhất của con! Này là giờ con ao ước từ lâu, tâm hồn con vui sướng khi được kết hợp với Chúa! ” Chúng ta không thể gần Chúa mà không mặc lấy tâm tình của Chúa.
Nhưng phải có y phục lễ cưới
Có một điều khiến người đọc không khỏi thắc mắc và tìm lời giải đáp cho người được mời không mặc y phục lễ cưới, họ vào và bị đức vua ra lệnh: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! " (Mt 22, 13). Họ đang ở ngã ba đường, đầy tớ đức vua tình cờ gặp họ, mời họ vào bất luận họ là ai, sao lại đòi họ phải có y phục lễ cưới?
Áo cưới mà Tin Mừng nói tới ở đây là áo nào? Có phải các bí tích không? Hay là Phép Rửa tội? Vì không chịu phép Rửa tội, không ai có thể đạt tới Thiên Chúa được, nhưng có một số người lãnh nhận phép Rửa tội, không đến cùng Thiên Chúa... Có thể là bàn thờ hay điều người ta lãnh nhận từ bàn thờ không? “Vì kẻ ăn và uống, mà không phân biệt được Thân mình, tức là ăn và uống án phạt cho mình” (1Cr 11, 29). Vậy thì là cái gì? Ăn chay ư? Những kẻ gian ác cũng làm thế. Đi nhà thờ ư? Những kẻ gian ác cũng đi nhà thờ như bao người khác … Vậy áo cưới này là áo nào?
Ở đây, người vào dự tiệc cưới không thụ động, chấp nhận vào thì phải tìm cách thể hiện mình xứng đáng, và đó là áo cưới. Ơn cứu độ là phổ quát, đồng ý để được cứu độ là chấp nhận sống theo những đòi hỏi của Nước Trời, áo cưới vừa thể hiện sự đồng ý, vừa chứng tỏ trách nhiệm của chúng ta.
Đời sống luân lý không phải là điều kiện duy nhất để được cứu độ, Maria Mađalêna, Giakêu và nhiều người khác được mời, họ đã hoán cải để trở nên xứng đáng với Chúa hơn. Áo cưới là những điều tốt, người dự tiệc phải có. Thánh Phaolô nói: “Ðiều lời truyền dạy phải nhằm đưa tới đức mến, phát tự tấm lòng trong sạch, lương tâm thiện hảo, và đức tin không giả hình” (1Tm 1, 5). Đây là y phục lễ cưới.
Người được mời đến dự tiệc cưới không đơn giản chỉ ăn, nhưng chia sẻ niềm vui với họ hàng hai bên, mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, nên phải có y phục xứng đáng.
Chúng ta là những tội nhân được Thiên Chúa mời dự tiệc Nước Trời. Chắc chắn ai cũng muốn mặc chiếc áo cưới tinh tuyền, không vương tội lỗi. Giáo hội Chúa không phải là một xã hội hoàn hảo, gồm có tội nhân, nhưng ý thức được tội lỗi của mình và mong muốn được tha thứ. Áo cưới được hiểu là biểu tượng của sự hoán cải. Sách Khải Huyền nói đến sự thánh và việc lành là chiếc áo bao phủ chúng ta (Kh 19,8). Thánh Giêrônimô thì nói: “Áo cưới, là những thánh chỉ của Chúa, và việc làm được thực hiện theo luật của Tin Mừng là chiếc áo cưới mới”. Chúng ta không thể tham dự vào tiệc cưới con chiến mà không tìm kiếm mặc lấy lòng trắc ẩn, lòng tốt, khiêm nhường trong lòng, từ bi. Áo cưới chính là “Đức Kitô Vị Hôn Phu” thánh Phaolô khuyên: “anh em hãy mặc lấy Ðức Kitô” (Gl 3, 27), chấp nhận hoán cải, thanh tẩy chính mình “để sao cho xứng với Chúa, mà làm đẹp lòng Ngài trong mọi sự ” (Cl 3, 10). Giờ đây hãy chúng ta hãy nghe lời Chúa: “Mọi sự đã sẵn sàng hãy đến !”
Lạy Chúa, ước gì ân sủng Chúa vừa mở đường cho chúng con đi, vừa đồng hành với chúng con luôn mãi, để chúng con sốt sắng thực hành những điều Chúa truyền dạy. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Cần Một Tấm Lòng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:39 09/10/2020
Chúa Nhật XXVIII TN A
Một trong những cung cách giảng dạy của các danh sư là dùng các câu chuyện kể. Khi sinh thời, Chúa Giêsu cũng đã từng làm người kể chuyện. Cách kể chuyện của Chúa hẳn rất có duyên khiến cho đám đông thính giả say sưa nuốt từng lời, từng câu nói. Chúa Nhật XXVIII TN A này, Mẹ Hội Thánh cho chúng ta nghe lại câu chuyện Chúa Giêsu kể năm nào: “Nước Trời giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử. Đến hẹn, vua sai gia nhân đi mời quan khách...”. Ngày xưa, đi dự tiệc cưới của hoàng cung có phải mang theo quà cáp hay phong bì chăng? Ngày nay rất nhiều người cứ đến mùa cưới là như trong tư thế sẵn sàng đi trả nợ đời. Cứ mỗi tấm thiệp mời ăn cưới là một tờ giấy báo nợ không bằng. Tìm được cớ hợp lý để thoái thác tham dự một tiệc cưới kể như lập một chiến công, dù không trọn vẹn, vì cũng phải nhờ người gửi quà biếu, nhưng chí ít cũng tiết kiệm được một buổi công làm. Tuy nhiên hầu hết đây là những trường hợp “được hoặc bị mời”, kiểu phải đáp lễ, ít có liên hệ họ hàng hay thân thuộc.
Trở lại với câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Được đức vua mời dự tiệc cưới của hoàng tử quả là một vinh dự to lớn mà nhiều người thời phong kiến hằng ước ao. Không chỉ vì mình được nhà vua sủng ái mà còn có nhiều vận hội lớn, mỗi khi được dịp vào hoàng cung thì được dịp gặp gỡ nhiều vị quyền chức cao trọng. Hơn nữa, ngôn sứ Isaia đã minh nhiên nói rõ sự hào phóng của đức vua: Thịt thì béo, rượu thì ngon mà khỏi phải trả đồng nào (x.Is 25,6; 55,1). Thế mà những người được mời lại hờ hững và từ chối với những lý do không chút gì tương xứng: đi thăm nông trại, đi buôn bán. Có kẻ lại bắt đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết! Không thể hình dung và cũng chẳng thể hiểu được. Đây là chuyện như không tưởng vì đáng bị tru di cửu tộc.
Chuyện hình như không thể xảy ra trong đời thường thì lại rất có thể có trong đời sống đức tin, và thực sự đã hiển nhiên với lịch sử đoàn dân được tuyển chọn ngày xưa. Israel được Thiên Chúa ưu ái mời gọi đến hưởng nhận bao ân phúc của Người, dù họ chỉ là một dân nhỏ bé giữa các dân, chẳng có gì xứng đáng. Tất thảy chỉ vì tình Chúa bao la. Chúa sủng ái họ cách đặc biệt hơn các dân. Thế mà khi sai các đầy tớ là các sứ ngôn đến mời gọi thì họ lại chối từ và còn nhẫn tâm hãm hại các ngài. Chính sự vô tình và sự nhẫn tâm của họ đã kết án họ, đã loại họ ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và rồi muôn dân khắp thiên hạ đã được mời vào dự tiệc của Thiên Chúa. Thiên hạ sẽ từ Đông chí Tây, từ Bắc chí Nam đến dự tiệc Nước Thiên Chúa, còn con cái trong nhà sẽ bị loại ra ngoài. Người ta bị loại ra chỉ vì thiếu một tấm lòng.
Chúa Giêsu kể thêm một câu chuyện khác cũng về tiệc cưới của hoàng tử. Khi đức vua vào phòng tiệc thì thấy một người không mặc y phục lễ cưới. Đi dự một đám cưới mà trên người chỉ có chiếc “may – ô” và cái quần cộc hay với bộ đồ đen của “đám tang” thì quả là xấc xược với đôi tân hôn, với chủ tiệc và với cả quan khách. Lại còn ương ngạnh, không thèm trả lời khi được chất vấn, thì quả là người chẳng coi ai ra gì, đúng hơn là chẳng biết nghĩ đến kẻ khác. Đi dự một lễ hội, tiệc tùng hay đình đám thì chuyện mặc y phục gì, kiểu dáng ra sao, màu sắc thế nào…không nguyên là để làm đẹp bản thân mà tiên vàn là để tôn trọng chủ nhà, tôn trọng nội dung, bầu khí buổi lễ, buổi tiệc…Đã là người biết nghĩ, thì không ai ăn mặc hở hang, lòe loẹt đi dự đám tang và cũng chẳng có ai mặc toàn màu đen đi dự đám cưới.
Nguời không biết nghĩ đến kẻ khác thì không xứng đáng dự tiệc nước trời, vương quốc của tình yêu. Vào đạo, gia nhập Hội Thánh…mà chỉ biết lo cho bản thân mà thôi, cho dù là phần rỗi linh hồn mình, thì không xứng đáng lãnh nhận ân tình của Chúa. Chốn khóc lóc và nghiến răng là nơi dành cho những kẻ chỉ biết sống cho riêng mình.
Được làm con cái Chúa thì phải lấy danh Chúa làm trọng. Nguyện xin cho danh Cha cả sáng. Được làm tín hữu trong Hội Thánh thì phải mến yêu người mẹ sinh ta trong đức tin. Xin gìn giữ Hội Thánh Chúa trong chân lý và bình an. Được làm con dân nước Việt thì phải đồng hành với dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Xin cho quê hương được thái bình thịnh vượng trong công lý. Những lời cầu xin cũng là những ý chỉ giúp định hướng cuộc đời chúng ta, hành vi của chúng ta.
Đã từng có những ngày, truyền thông đại chúng nước nhà đất Việt chúng ta dùng xảo kế làm méo mó chân dung một vài đấng bậc trong Hội Thánh, gieo rắc ác cảm nơi tâm hồn nhiều bà con lương dân và khác đạo. Tín hữu Công Giáo bị đàn áp, bị đối xử bất công nơi này nơi kia trên thế giới và cả trên quê hương mình. Là người đang cùng chung bữa căn nhà Hội Thánh, chúng ta hẳn đau xót. Thế nhưng, sau một vài ngày, một vài tuần, lòng ta có lại dửng dưng như chưa có chuyện gì xảy ra? Hy vọng rằng sẽ chẳng có ai tự bằng lòng với một vài lời kinh hiệp thông cầu nguyện để che dấu tấm lòng ích kỷ chỉ lo cho riêng mình, sợ bị phiền toái, sợ bị bách hại hay sợ ảnh hưởng đến đường thăng tiến tương lai.
Trước tình cảnh đất nước nhiễu nhương vì nạn tham nhũng, gian dối, bạo lực, bất công… là đồng bào, là người con cùng một dạ mẹ tổ quốc, chúng ta có dừng lại ở một vài xuýt xoa, than thở, tán gẫu vỉa hè…để rồi phủi tay xem như chuyện của người khác phải lo, phải liệu, chứ không phải của tôi? Hy vọng rằng sẽ chẳng có ai đóng khung các mối lo toan bằng vòng tay của bản thân hay các cánh cửa gia đình riêng mình.
Lạy Chúa xin cho chúng con có một tấm lòng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Một trong những cung cách giảng dạy của các danh sư là dùng các câu chuyện kể. Khi sinh thời, Chúa Giêsu cũng đã từng làm người kể chuyện. Cách kể chuyện của Chúa hẳn rất có duyên khiến cho đám đông thính giả say sưa nuốt từng lời, từng câu nói. Chúa Nhật XXVIII TN A này, Mẹ Hội Thánh cho chúng ta nghe lại câu chuyện Chúa Giêsu kể năm nào: “Nước Trời giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử. Đến hẹn, vua sai gia nhân đi mời quan khách...”. Ngày xưa, đi dự tiệc cưới của hoàng cung có phải mang theo quà cáp hay phong bì chăng? Ngày nay rất nhiều người cứ đến mùa cưới là như trong tư thế sẵn sàng đi trả nợ đời. Cứ mỗi tấm thiệp mời ăn cưới là một tờ giấy báo nợ không bằng. Tìm được cớ hợp lý để thoái thác tham dự một tiệc cưới kể như lập một chiến công, dù không trọn vẹn, vì cũng phải nhờ người gửi quà biếu, nhưng chí ít cũng tiết kiệm được một buổi công làm. Tuy nhiên hầu hết đây là những trường hợp “được hoặc bị mời”, kiểu phải đáp lễ, ít có liên hệ họ hàng hay thân thuộc.
Trở lại với câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Được đức vua mời dự tiệc cưới của hoàng tử quả là một vinh dự to lớn mà nhiều người thời phong kiến hằng ước ao. Không chỉ vì mình được nhà vua sủng ái mà còn có nhiều vận hội lớn, mỗi khi được dịp vào hoàng cung thì được dịp gặp gỡ nhiều vị quyền chức cao trọng. Hơn nữa, ngôn sứ Isaia đã minh nhiên nói rõ sự hào phóng của đức vua: Thịt thì béo, rượu thì ngon mà khỏi phải trả đồng nào (x.Is 25,6; 55,1). Thế mà những người được mời lại hờ hững và từ chối với những lý do không chút gì tương xứng: đi thăm nông trại, đi buôn bán. Có kẻ lại bắt đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết! Không thể hình dung và cũng chẳng thể hiểu được. Đây là chuyện như không tưởng vì đáng bị tru di cửu tộc.
Chuyện hình như không thể xảy ra trong đời thường thì lại rất có thể có trong đời sống đức tin, và thực sự đã hiển nhiên với lịch sử đoàn dân được tuyển chọn ngày xưa. Israel được Thiên Chúa ưu ái mời gọi đến hưởng nhận bao ân phúc của Người, dù họ chỉ là một dân nhỏ bé giữa các dân, chẳng có gì xứng đáng. Tất thảy chỉ vì tình Chúa bao la. Chúa sủng ái họ cách đặc biệt hơn các dân. Thế mà khi sai các đầy tớ là các sứ ngôn đến mời gọi thì họ lại chối từ và còn nhẫn tâm hãm hại các ngài. Chính sự vô tình và sự nhẫn tâm của họ đã kết án họ, đã loại họ ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và rồi muôn dân khắp thiên hạ đã được mời vào dự tiệc của Thiên Chúa. Thiên hạ sẽ từ Đông chí Tây, từ Bắc chí Nam đến dự tiệc Nước Thiên Chúa, còn con cái trong nhà sẽ bị loại ra ngoài. Người ta bị loại ra chỉ vì thiếu một tấm lòng.
Chúa Giêsu kể thêm một câu chuyện khác cũng về tiệc cưới của hoàng tử. Khi đức vua vào phòng tiệc thì thấy một người không mặc y phục lễ cưới. Đi dự một đám cưới mà trên người chỉ có chiếc “may – ô” và cái quần cộc hay với bộ đồ đen của “đám tang” thì quả là xấc xược với đôi tân hôn, với chủ tiệc và với cả quan khách. Lại còn ương ngạnh, không thèm trả lời khi được chất vấn, thì quả là người chẳng coi ai ra gì, đúng hơn là chẳng biết nghĩ đến kẻ khác. Đi dự một lễ hội, tiệc tùng hay đình đám thì chuyện mặc y phục gì, kiểu dáng ra sao, màu sắc thế nào…không nguyên là để làm đẹp bản thân mà tiên vàn là để tôn trọng chủ nhà, tôn trọng nội dung, bầu khí buổi lễ, buổi tiệc…Đã là người biết nghĩ, thì không ai ăn mặc hở hang, lòe loẹt đi dự đám tang và cũng chẳng có ai mặc toàn màu đen đi dự đám cưới.
Nguời không biết nghĩ đến kẻ khác thì không xứng đáng dự tiệc nước trời, vương quốc của tình yêu. Vào đạo, gia nhập Hội Thánh…mà chỉ biết lo cho bản thân mà thôi, cho dù là phần rỗi linh hồn mình, thì không xứng đáng lãnh nhận ân tình của Chúa. Chốn khóc lóc và nghiến răng là nơi dành cho những kẻ chỉ biết sống cho riêng mình.
Được làm con cái Chúa thì phải lấy danh Chúa làm trọng. Nguyện xin cho danh Cha cả sáng. Được làm tín hữu trong Hội Thánh thì phải mến yêu người mẹ sinh ta trong đức tin. Xin gìn giữ Hội Thánh Chúa trong chân lý và bình an. Được làm con dân nước Việt thì phải đồng hành với dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Xin cho quê hương được thái bình thịnh vượng trong công lý. Những lời cầu xin cũng là những ý chỉ giúp định hướng cuộc đời chúng ta, hành vi của chúng ta.
Đã từng có những ngày, truyền thông đại chúng nước nhà đất Việt chúng ta dùng xảo kế làm méo mó chân dung một vài đấng bậc trong Hội Thánh, gieo rắc ác cảm nơi tâm hồn nhiều bà con lương dân và khác đạo. Tín hữu Công Giáo bị đàn áp, bị đối xử bất công nơi này nơi kia trên thế giới và cả trên quê hương mình. Là người đang cùng chung bữa căn nhà Hội Thánh, chúng ta hẳn đau xót. Thế nhưng, sau một vài ngày, một vài tuần, lòng ta có lại dửng dưng như chưa có chuyện gì xảy ra? Hy vọng rằng sẽ chẳng có ai tự bằng lòng với một vài lời kinh hiệp thông cầu nguyện để che dấu tấm lòng ích kỷ chỉ lo cho riêng mình, sợ bị phiền toái, sợ bị bách hại hay sợ ảnh hưởng đến đường thăng tiến tương lai.
Trước tình cảnh đất nước nhiễu nhương vì nạn tham nhũng, gian dối, bạo lực, bất công… là đồng bào, là người con cùng một dạ mẹ tổ quốc, chúng ta có dừng lại ở một vài xuýt xoa, than thở, tán gẫu vỉa hè…để rồi phủi tay xem như chuyện của người khác phải lo, phải liệu, chứ không phải của tôi? Hy vọng rằng sẽ chẳng có ai đóng khung các mối lo toan bằng vòng tay của bản thân hay các cánh cửa gia đình riêng mình.
Lạy Chúa xin cho chúng con có một tấm lòng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 09/10/2020
40. Con thực hành bao nhiêu khắc khổ thì càng có bấy nhiêu tiến bộ.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 09/10/2020
48. COI TƯỚNG NHƯ THẦN
Tề vương rất mê tín và thích coi tướng.
Có một người tự cho mình là có tài coi tướng như thần, nhờ quen với Ngải tử mà gặp được Tề vương, nói
- “ Tôi là học trò của thần coi tướng Quỷ Cốc tử, thầy của Đường cử, ngài có nghe tiếng chứ?”
Tề vương liền mời ông ta coi tướng.
Người coi tướng nói:
- “Đại vương đừng vội, coi tướng thì phải để một ngày trọn mới biết chi tiết, thì khi nói ra mới đúng được”,
Thế là chắp tay đứng bên cạnh Tề vương để quan sát.
Một lúc sau, có người đưa văn kiện đến, Tề vương coi xong thì biến sắc, người coi tướng vội hỏi xảy ra chuyện gì, Tề vương nói:
- “Tần vương bao vây nước ta đã gần ba ngày rồi, ở đó đang đợi ta xuất binh cứu viện !”-
Người coi tướng gật gật đầu bèn nói:
- “Tôi coi trên trán ngài có sắc khí đen, đây là dự báo có chiến tranh đấy”.
Lại qua một lúc sau, thị vệ đem đến một phạm nhân, mặt Tề vương đầy nộ khí, người coi tướng lại hỏi có chuyện gì, Tề vương nói:
- “Người này coi sóc kho tàng nhà nước, ăn cắp ba vạn tiền vàng, cho nên bắt lại tra hỏi”.
Người coi tướng số ngẩng đầu nói:
- “Tôi thấy mặt đại vương đổi màu nhạt, nhứt định là phá tài”.
Tề vương nghe xong thì có chút không vui, nói:
- “Những điềm này đã ứng nghiệm rồi không cần nói lại. Ông chỉ cần nói chuyện tương lai của tôi về hung kiết họa phúc mà thôi”.
Người coi tướng nói:
- “Tôi coi rất chi tiết, đại vương, mặt của ngài nói được là đứng đắn thẳng thắn, tuyệt đối không phải là người dân bình thường”.
Lúc này, Ngải tử đi lên phía trước nói:
- “Thật coi tướng quá kì diệu, ông đúng là đệ tử của Quỷ cốc !”
Tề vương cười lớn, người coi tướng chỉ có nước rút lui !
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 48:
Coi tướng kỳ diệu ở chỗ là biết được việc tương lai của người ta, chứ không coi cái đã xảy ra trong quá khứ, coi cái sắp đến chứ không coi cái hiện tại, bởi vì cái gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi, cái hiện tại thì đang xảy ra và cái tương lai thì chưa xảy đến, cho nên người ta cần coi cái sắp xảy ra mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu biết rằng mê tín dị đoan là có tội với Thiên Chúa, nhưng vẫn cứ đi đến nhờ thầy bói coi hậu vận; có những người Ki-tô hữu không tin coi bói coi tướng nhưng vẫn cứ thích người khác nói tương lai của mình, bởi vì con người ta thường hay muốn biết cái chưa xảy đến để...lo âu và buồn phiền nhiều hơn là lạc quan yêu đời.
Coi tướng nói rằng ông vua tuyệt đối không phải như dân thường, thì chẳng khác gì người kia coi tướng cho bạn: má mày tóc dài và ba mày tóc ngắn, hoặc coi tướng mấy bà mang bầu: bà sinh con không trai thì là gái.v.v...
Đúng là bịp bợm và đáng tức cười !
Người Ki-tô hữu cũng sẽ bị cười như thế, nếu họ tin vào lời của ông thầy bói hơn là tin vào lời của Thiên Chúa và lời dạy của Giáo Hội...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tề vương rất mê tín và thích coi tướng.
Có một người tự cho mình là có tài coi tướng như thần, nhờ quen với Ngải tử mà gặp được Tề vương, nói
- “ Tôi là học trò của thần coi tướng Quỷ Cốc tử, thầy của Đường cử, ngài có nghe tiếng chứ?”
Tề vương liền mời ông ta coi tướng.
Người coi tướng nói:
- “Đại vương đừng vội, coi tướng thì phải để một ngày trọn mới biết chi tiết, thì khi nói ra mới đúng được”,
Thế là chắp tay đứng bên cạnh Tề vương để quan sát.
Một lúc sau, có người đưa văn kiện đến, Tề vương coi xong thì biến sắc, người coi tướng vội hỏi xảy ra chuyện gì, Tề vương nói:
- “Tần vương bao vây nước ta đã gần ba ngày rồi, ở đó đang đợi ta xuất binh cứu viện !”-
Người coi tướng gật gật đầu bèn nói:
- “Tôi coi trên trán ngài có sắc khí đen, đây là dự báo có chiến tranh đấy”.
Lại qua một lúc sau, thị vệ đem đến một phạm nhân, mặt Tề vương đầy nộ khí, người coi tướng lại hỏi có chuyện gì, Tề vương nói:
- “Người này coi sóc kho tàng nhà nước, ăn cắp ba vạn tiền vàng, cho nên bắt lại tra hỏi”.
Người coi tướng số ngẩng đầu nói:
- “Tôi thấy mặt đại vương đổi màu nhạt, nhứt định là phá tài”.
Tề vương nghe xong thì có chút không vui, nói:
- “Những điềm này đã ứng nghiệm rồi không cần nói lại. Ông chỉ cần nói chuyện tương lai của tôi về hung kiết họa phúc mà thôi”.
Người coi tướng nói:
- “Tôi coi rất chi tiết, đại vương, mặt của ngài nói được là đứng đắn thẳng thắn, tuyệt đối không phải là người dân bình thường”.
Lúc này, Ngải tử đi lên phía trước nói:
- “Thật coi tướng quá kì diệu, ông đúng là đệ tử của Quỷ cốc !”
Tề vương cười lớn, người coi tướng chỉ có nước rút lui !
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 48:
Coi tướng kỳ diệu ở chỗ là biết được việc tương lai của người ta, chứ không coi cái đã xảy ra trong quá khứ, coi cái sắp đến chứ không coi cái hiện tại, bởi vì cái gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi, cái hiện tại thì đang xảy ra và cái tương lai thì chưa xảy đến, cho nên người ta cần coi cái sắp xảy ra mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu biết rằng mê tín dị đoan là có tội với Thiên Chúa, nhưng vẫn cứ đi đến nhờ thầy bói coi hậu vận; có những người Ki-tô hữu không tin coi bói coi tướng nhưng vẫn cứ thích người khác nói tương lai của mình, bởi vì con người ta thường hay muốn biết cái chưa xảy đến để...lo âu và buồn phiền nhiều hơn là lạc quan yêu đời.
Coi tướng nói rằng ông vua tuyệt đối không phải như dân thường, thì chẳng khác gì người kia coi tướng cho bạn: má mày tóc dài và ba mày tóc ngắn, hoặc coi tướng mấy bà mang bầu: bà sinh con không trai thì là gái.v.v...
Đúng là bịp bợm và đáng tức cười !
Người Ki-tô hữu cũng sẽ bị cười như thế, nếu họ tin vào lời của ông thầy bói hơn là tin vào lời của Thiên Chúa và lời dạy của Giáo Hội...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha phát biểu: Nữ giới là những người mang hòa bình và sự tươi mới
Thanh Quảng sdb
03:23 09/10/2020
Đức Thánh Cha phát biểu: Nữ giới là những người mang hòa bình và sự tươi mới
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới cho một nhóm nữ cố vấn của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, ĐTC ca ngợi họ là 'những người mang hòa bình' khi họ cố gắng tạo ra một trào lưu đối thoại giữa tâm trí và tâm linh.
(Tin Vatican)
Trong thông điệp gửi tới cho một nhóm nữ cố vấn của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “Lần đầu tiên, một Thánh Bộ có sự tham dự của một nhóm phụ nữ và dùng họ vào những vai trò chính yếu trong việc phát triển các dự án và phương pháp thực thi, chứ không chỉ đơn thuần là chỉ để giải quyết những vấn đề của phụ nữ mà thôi". ĐTC nói, cuộc tập họp của chị em làm nổi bật “sự mới lạ mà chị em đại diện cho Giáo triều Roma”.
Cùng làm việc trong sự tôn trọng lẫn nhau
Buổi họp mặt, bao gồm “các phụ nữ tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội”, Thông điệp của Đức Thánh Cha được gửi ra vào thứ Năm (8/10/2020) cho cuộc hội thảo mang chủ đề “Nữ giới với triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô: Hãy Đọc, Suy niệm và thưởng lãm Âm nhạc”, cuộc hội thảo bao gồm một loạt các buổi họp bắt đầu với chủ đề “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium)“. Tuy nhiên, như ĐTC phát biểu có thể tầm nhìn của các chị có thể khác nhau, Đức Thánh Cha nói, nhưng mục tiêu là cùng nhau làm việc trong sự tương kính lẫn nhau”.
Đối với chương trình của Hội nghị, nhóm tham vấn đã chọn ra ba trong số các tác phẩm của Đức Thánh Cha Phanxicô là: Thông điệp “Evangelii gaudium”, Thông điệp “Laudato si”, và Thông điệp “Tất cà là Anh Chị Em”… Những Thông điệp này đều đề cập đến “Tình huynh đệ nhân loại vì Hòa bình Thế giới” và “Cùng nhau chung sống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng ba tài liệu này đều nhắm một ý là truyền bá “Tin mừng Phúc âm, Sự Sáng tạo và Tình Huynh đệ”, do đó tất cả “theo tinh thần của Nhóm cố vấn, có một sự đa dạng phong phú nỗ lực tìm kiếm các lĩnh vực đồng thuận và hiệp thông trong việc đối thoại”.
Tâm trí và tâm linh
Đức Thánh Cha phát biểu: “Mục đích của cuộc họp mặt này là làm dấy lên một cuộc đối thoại giữa tâm trí và tâm linh, giữa sự đơn nhất và đa dạng, giữa âm nhạc và phụng vụ, với một mục tiêu cơ bản là tình bạn và sự tin tưởng phổ quát. Các chị em làm điều này với nét độc đáo nữ tính, khát mong chữa lành cho một thế giới bệnh hoạn!”
Sau đó, ĐTC ghi nhận là trong lịch sử cứu chuộc “Ngôi Lời đã được đón nhận từ một người nữ”. Nữ giới là “những nhân vật quan yếu” của một Giáo hội ra đi, vì người nữ biết lắng nghe và quan tâm nhậy bén đến nhu cầu của người khác “làm phát sinh, dưỡng nuôi các tiến trình công lý một cách thiết thực”.
Khơi dậy niềm hy vọng
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận “Cha khuyến khích chị em hãy là những người mang sứ điệp hòa bình và sự tươi mới. Hãy hiện diện với một lòng khiêm hạ nhưng can cường, hầu có thể hiểu và đón nhận sự mới mẻ mà khơi lên niềm hy vọng về một thế giới đại đồng huynh đệ hơn."
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới cho một nhóm nữ cố vấn của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, ĐTC ca ngợi họ là 'những người mang hòa bình' khi họ cố gắng tạo ra một trào lưu đối thoại giữa tâm trí và tâm linh.
(Tin Vatican)
Trong thông điệp gửi tới cho một nhóm nữ cố vấn của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “Lần đầu tiên, một Thánh Bộ có sự tham dự của một nhóm phụ nữ và dùng họ vào những vai trò chính yếu trong việc phát triển các dự án và phương pháp thực thi, chứ không chỉ đơn thuần là chỉ để giải quyết những vấn đề của phụ nữ mà thôi". ĐTC nói, cuộc tập họp của chị em làm nổi bật “sự mới lạ mà chị em đại diện cho Giáo triều Roma”.
Cùng làm việc trong sự tôn trọng lẫn nhau
Buổi họp mặt, bao gồm “các phụ nữ tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội”, Thông điệp của Đức Thánh Cha được gửi ra vào thứ Năm (8/10/2020) cho cuộc hội thảo mang chủ đề “Nữ giới với triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô: Hãy Đọc, Suy niệm và thưởng lãm Âm nhạc”, cuộc hội thảo bao gồm một loạt các buổi họp bắt đầu với chủ đề “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium)“. Tuy nhiên, như ĐTC phát biểu có thể tầm nhìn của các chị có thể khác nhau, Đức Thánh Cha nói, nhưng mục tiêu là cùng nhau làm việc trong sự tương kính lẫn nhau”.
Đối với chương trình của Hội nghị, nhóm tham vấn đã chọn ra ba trong số các tác phẩm của Đức Thánh Cha Phanxicô là: Thông điệp “Evangelii gaudium”, Thông điệp “Laudato si”, và Thông điệp “Tất cà là Anh Chị Em”… Những Thông điệp này đều đề cập đến “Tình huynh đệ nhân loại vì Hòa bình Thế giới” và “Cùng nhau chung sống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng ba tài liệu này đều nhắm một ý là truyền bá “Tin mừng Phúc âm, Sự Sáng tạo và Tình Huynh đệ”, do đó tất cả “theo tinh thần của Nhóm cố vấn, có một sự đa dạng phong phú nỗ lực tìm kiếm các lĩnh vực đồng thuận và hiệp thông trong việc đối thoại”.
Tâm trí và tâm linh
Đức Thánh Cha phát biểu: “Mục đích của cuộc họp mặt này là làm dấy lên một cuộc đối thoại giữa tâm trí và tâm linh, giữa sự đơn nhất và đa dạng, giữa âm nhạc và phụng vụ, với một mục tiêu cơ bản là tình bạn và sự tin tưởng phổ quát. Các chị em làm điều này với nét độc đáo nữ tính, khát mong chữa lành cho một thế giới bệnh hoạn!”
Sau đó, ĐTC ghi nhận là trong lịch sử cứu chuộc “Ngôi Lời đã được đón nhận từ một người nữ”. Nữ giới là “những nhân vật quan yếu” của một Giáo hội ra đi, vì người nữ biết lắng nghe và quan tâm nhậy bén đến nhu cầu của người khác “làm phát sinh, dưỡng nuôi các tiến trình công lý một cách thiết thực”.
Khơi dậy niềm hy vọng
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận “Cha khuyến khích chị em hãy là những người mang sứ điệp hòa bình và sự tươi mới. Hãy hiện diện với một lòng khiêm hạ nhưng can cường, hầu có thể hiểu và đón nhận sự mới mẻ mà khơi lên niềm hy vọng về một thế giới đại đồng huynh đệ hơn."
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell: Tấn công đức tin của Thẩm Phán Barrett là tấn công đức tin của hàng triệu người Công Giáo Mỹ
Đặng Tự Do
16:55 09/10/2020
Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã lên tiếng chỉ trích các cuộc tấn công nhắm vào ứng viên Công Giáo Amy Coney Barrett, là người đang được đề cử của Tòa án Tối cao.
“Thật là một sự phân biệt đối xử thẳng thừng khi khẳng định rằng đức tin của Thẩm Phán Barrett là điều duy nhất khiến cô ấy không đủ tiêu chuẩn cho sự đề cử này,” Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố hôm thứ Tư. “Mọi Thẩm phán Tòa án Tối cao trong lịch sử đều có quan điểm cá nhân về niềm tin”.
Đáp lại những lời chỉ trích của giới truyền thông và chính trị rằng đức tin Công Giáo của Barrett khiến cô không có khả năng phục vụ công lý, Thượng nghị sĩ McConnell đã lên án những gợi ý “rằng Thẩm phán Barrett quá Kitô, hoặc là một người theo một loại Kitô Giáo sai lầm, không thể trở thành một thẩm phán tốt”.
Nhận xét của Thượng nghị sĩ McConnell được đưa ra sau khi nhiều báo cáo hôm thứ Ba tập trung vào tư cách thành viên của Barrett trong nhóm People of Praise, và gợi ý rằng tư cách thành viên của cô trong nhóm có nghĩa là cô ấy tin rằng phụ nữ nên phục tùng nam giới.
Barrett hiện là thẩm phán tại Tòa phúc thẩm số bảy và trước đây là giáo sư tại Khoa Luật Đại học Notre Dame. Là một bà mẹ 7 con, cô là thành viên của People of Praise, một nhóm đặc sủng đại kết được thành lập vào những năm 1970 trong đó khích lệ các tín hữu tìm kiếm các ơn Chúa Thánh Thần để thực hành đức tin của họ trong cộng đồng.
Nhóm này trước đây đã bị chỉ trích là một “giáo phái” trong đó người chồng là “đầu” và người vợ là “nữ tỳ”. Đó là một diễn giải sai lầm bóp méo Kinh Thánh của các phương tiện truyền thông đang muốn quyết liệt chống lại đề cử này của Tổng thống Trump.
Đức Tổng Giám Mục Wenski đã lên tiếng phản đối việc giải thích sai trái các từ ngữ “đầu” và “nữ tỳ”.
Trong các thư gửi cho tín hữu Côlôsê và Êphêsô, thánh Phaolô khai triển mối tương quan giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Đây là đề tài độc đáo và rất phong phú của thánh Phaolô mà chúng ta không tìm thấy trong các sách Tân ước khác. Chính trong những thư này chúng ta mới thấy xuất hiện những từ như Chúa Kitô là đầu thân thể, là đầu Giáo Hội. Theo triết học Hylạp, đầu (képhalé) mang giá trị nguyên tắc sống, dưỡng nuôi các chi thể.
“Từ ‘Handmaiden’ (“nữ tỳ”) tiếng Latinh là ‘ancilla’ - có nguồn gốc sâu xa trong Kinh thánh và trong Tân Ước đặc biệt khi đề cập đến Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Mẹ luôn tuyên bố mình là ‘nữ tỳ của Chúa’”, Đức Tổng Giám Mục Wenski nói.
Tóm lại, “đầu” và “nữ tỳ” không hàm ý người nam “thống trị” và người nữ “phục tùng” như những tuyên bố sai lạc của hai tờ báo trên.
Ngay trước khi Barrett được Trump đề cử phục vụ tại Tòa án Tối cao vào ngày 26 tháng 9, People of Praise đã bị tấn công và danh sách các thành viên bị truy cập.
Đức Cha Peter Smith, Giám Mục Phụ Tá của Portland và là thành viên của hiệp hội các linh mục trong nhóm People of Praise, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng các thành viên bắt đầu đến với nhau qua một “giao ước”, “không phải là một lời thề, là cầu nguyện cùng nhau, góp 10% thu nhập vào quỹ bác ái và gặp gỡ thường xuyên để nâng cao đời sống thiêng liêng, nâng đỡ các chương trình bác ái xã hội”. Ngài nói thêm rằng đó không phải là nhóm có khuynh hướng đảng phái. Ngài biết các thành viên của nhóm là đảng viên Đảng Cộng hòa và cũng có các đảng viên Dân chủ.
Hôm thứ Năm, các thượng nghị sĩ và người Công Giáo tố cáo rằng các báo cáo mới trên tờ Guardian và tờ Washington Post ám chỉ rằng đức tin Công Giáo của Barrett là bằng chứng cho thấy cô ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi các niềm tin cực đoan và như thế là không thích hợp với tư cách là thẩm phán Tòa Án Tối Cao.
Thượng nghị sĩ Ben Sasse của Đảng Cộng Hòa đơn vị Nebraska nhận xét rằng:
“Người Công Giáo chỉ tin vào những giáo huấn Công Giáo,” ông nhấn mạnh rằng những câu chuyện vào giờ chót này là các “thuyết âm mưu” nhằm cho rằng Barrett đã bị “kiểm soát” bởi một nhóm có “niềm tin mù quáng và phân biệt giới tính”.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell gọi “các cuộc tấn công vào đức tin của Barrett” là “một sự ô nhục” và “ xúc phạm hàng triệu tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ”.
“Những kẻ tả khuynh cực đoan thế tục nói rằng họ đang hướng đến tiến bộ, nhưng họ vừa lang thang trở lại các diễn từ lúng túng trong thập niên 1960, khi một số lập luận rằng John F. Kennedy sẽ vâng lời Đức Giáo Hoàng hơn là phục vụ lợi ích quốc gia,” ông nói.
Hôm thứ Ba, Tờ The Guardian và Washington Post đưa tin rằng Barrett, khi còn là sinh viên luật, đã cư trú tại nhà của người đồng sáng lập nhóm People of Praise, nhằm nói rằng cô ấy bị chi phối rất mạnh bởi niềm tin của nhóm People of Praise.
Đáp lại, dân biểu Chuck Fleischmann của Đảng Cộng Hòa đơn vị Tennessee, một người Công Giáo, nói rằng ông cũng “cố gắng tiết kiệm tiền nhà khi theo học ở trường luật”, và chế riễu các cuộc tấn công vào đức tin của Thẩm Phán Barrett là những “cuộc tấn công tuyệt vọng.”
Matthew Franck, một giảng viên khoa chính trị tại Đại học Princeton và thành viên cao cấp tại Viện Witherspoon, tweet rằng các cuộc tấn công vào nhóm People of Praise là quá đáng và vô lý vì “nhóm People of Praise bao gồm các thành viên giúp đỡ nhau sống tốt hơn đời sống đạo đức của người Kitô hữu”.
Vấn đề thực sự ở đây là nếu Thẩm Phán Amy Coney Barrett vào được Tối Cao Pháp Viện, nhóm phò sinh sẽ có đến 6 Thẩm Phán trong số 9 Thẩm Phán. Hơn thế nữa, các Thẩm Phán của Tòa Án Tối Cao tại Hoa Kỳ không có nhiệm kỳ. Khi vào được, họ sẽ ở đó cho đến khi họ qua đời hay đến khi họ muốn từ chức. Thẩm Phán Ruth Bader Ginsberg là một ví dụ, bà ở đó cho đến khi qua đời ở tuổi 87.
Vì thế việc đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện sẽ tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ.
Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ nhanh chóng xác nhận việc bổ nhiệm cô Barrett trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, vì họ nhắm đến việc bảo đảm lợi ích của các chính sách phò sinh trong cơ quan tư pháp liên bang trước khi có khả năng xấu nhất là phải chuyển giao quyền lực cho ông Joe Biden.
Source:Catholic News AgencySenators reject claim Amy Coney Barrett 'too Christian' for Supreme Court
“Thật là một sự phân biệt đối xử thẳng thừng khi khẳng định rằng đức tin của Thẩm Phán Barrett là điều duy nhất khiến cô ấy không đủ tiêu chuẩn cho sự đề cử này,” Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố hôm thứ Tư. “Mọi Thẩm phán Tòa án Tối cao trong lịch sử đều có quan điểm cá nhân về niềm tin”.
Đáp lại những lời chỉ trích của giới truyền thông và chính trị rằng đức tin Công Giáo của Barrett khiến cô không có khả năng phục vụ công lý, Thượng nghị sĩ McConnell đã lên án những gợi ý “rằng Thẩm phán Barrett quá Kitô, hoặc là một người theo một loại Kitô Giáo sai lầm, không thể trở thành một thẩm phán tốt”.
Nhận xét của Thượng nghị sĩ McConnell được đưa ra sau khi nhiều báo cáo hôm thứ Ba tập trung vào tư cách thành viên của Barrett trong nhóm People of Praise, và gợi ý rằng tư cách thành viên của cô trong nhóm có nghĩa là cô ấy tin rằng phụ nữ nên phục tùng nam giới.
Barrett hiện là thẩm phán tại Tòa phúc thẩm số bảy và trước đây là giáo sư tại Khoa Luật Đại học Notre Dame. Là một bà mẹ 7 con, cô là thành viên của People of Praise, một nhóm đặc sủng đại kết được thành lập vào những năm 1970 trong đó khích lệ các tín hữu tìm kiếm các ơn Chúa Thánh Thần để thực hành đức tin của họ trong cộng đồng.
Nhóm này trước đây đã bị chỉ trích là một “giáo phái” trong đó người chồng là “đầu” và người vợ là “nữ tỳ”. Đó là một diễn giải sai lầm bóp méo Kinh Thánh của các phương tiện truyền thông đang muốn quyết liệt chống lại đề cử này của Tổng thống Trump.
Đức Tổng Giám Mục Wenski đã lên tiếng phản đối việc giải thích sai trái các từ ngữ “đầu” và “nữ tỳ”.
Trong các thư gửi cho tín hữu Côlôsê và Êphêsô, thánh Phaolô khai triển mối tương quan giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Đây là đề tài độc đáo và rất phong phú của thánh Phaolô mà chúng ta không tìm thấy trong các sách Tân ước khác. Chính trong những thư này chúng ta mới thấy xuất hiện những từ như Chúa Kitô là đầu thân thể, là đầu Giáo Hội. Theo triết học Hylạp, đầu (képhalé) mang giá trị nguyên tắc sống, dưỡng nuôi các chi thể.
“Từ ‘Handmaiden’ (“nữ tỳ”) tiếng Latinh là ‘ancilla’ - có nguồn gốc sâu xa trong Kinh thánh và trong Tân Ước đặc biệt khi đề cập đến Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Mẹ luôn tuyên bố mình là ‘nữ tỳ của Chúa’”, Đức Tổng Giám Mục Wenski nói.
Tóm lại, “đầu” và “nữ tỳ” không hàm ý người nam “thống trị” và người nữ “phục tùng” như những tuyên bố sai lạc của hai tờ báo trên.
Ngay trước khi Barrett được Trump đề cử phục vụ tại Tòa án Tối cao vào ngày 26 tháng 9, People of Praise đã bị tấn công và danh sách các thành viên bị truy cập.
Đức Cha Peter Smith, Giám Mục Phụ Tá của Portland và là thành viên của hiệp hội các linh mục trong nhóm People of Praise, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng các thành viên bắt đầu đến với nhau qua một “giao ước”, “không phải là một lời thề, là cầu nguyện cùng nhau, góp 10% thu nhập vào quỹ bác ái và gặp gỡ thường xuyên để nâng cao đời sống thiêng liêng, nâng đỡ các chương trình bác ái xã hội”. Ngài nói thêm rằng đó không phải là nhóm có khuynh hướng đảng phái. Ngài biết các thành viên của nhóm là đảng viên Đảng Cộng hòa và cũng có các đảng viên Dân chủ.
Hôm thứ Năm, các thượng nghị sĩ và người Công Giáo tố cáo rằng các báo cáo mới trên tờ Guardian và tờ Washington Post ám chỉ rằng đức tin Công Giáo của Barrett là bằng chứng cho thấy cô ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi các niềm tin cực đoan và như thế là không thích hợp với tư cách là thẩm phán Tòa Án Tối Cao.
Thượng nghị sĩ Ben Sasse của Đảng Cộng Hòa đơn vị Nebraska nhận xét rằng:
“Người Công Giáo chỉ tin vào những giáo huấn Công Giáo,” ông nhấn mạnh rằng những câu chuyện vào giờ chót này là các “thuyết âm mưu” nhằm cho rằng Barrett đã bị “kiểm soát” bởi một nhóm có “niềm tin mù quáng và phân biệt giới tính”.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell gọi “các cuộc tấn công vào đức tin của Barrett” là “một sự ô nhục” và “ xúc phạm hàng triệu tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ”.
“Những kẻ tả khuynh cực đoan thế tục nói rằng họ đang hướng đến tiến bộ, nhưng họ vừa lang thang trở lại các diễn từ lúng túng trong thập niên 1960, khi một số lập luận rằng John F. Kennedy sẽ vâng lời Đức Giáo Hoàng hơn là phục vụ lợi ích quốc gia,” ông nói.
Hôm thứ Ba, Tờ The Guardian và Washington Post đưa tin rằng Barrett, khi còn là sinh viên luật, đã cư trú tại nhà của người đồng sáng lập nhóm People of Praise, nhằm nói rằng cô ấy bị chi phối rất mạnh bởi niềm tin của nhóm People of Praise.
Đáp lại, dân biểu Chuck Fleischmann của Đảng Cộng Hòa đơn vị Tennessee, một người Công Giáo, nói rằng ông cũng “cố gắng tiết kiệm tiền nhà khi theo học ở trường luật”, và chế riễu các cuộc tấn công vào đức tin của Thẩm Phán Barrett là những “cuộc tấn công tuyệt vọng.”
Matthew Franck, một giảng viên khoa chính trị tại Đại học Princeton và thành viên cao cấp tại Viện Witherspoon, tweet rằng các cuộc tấn công vào nhóm People of Praise là quá đáng và vô lý vì “nhóm People of Praise bao gồm các thành viên giúp đỡ nhau sống tốt hơn đời sống đạo đức của người Kitô hữu”.
Vấn đề thực sự ở đây là nếu Thẩm Phán Amy Coney Barrett vào được Tối Cao Pháp Viện, nhóm phò sinh sẽ có đến 6 Thẩm Phán trong số 9 Thẩm Phán. Hơn thế nữa, các Thẩm Phán của Tòa Án Tối Cao tại Hoa Kỳ không có nhiệm kỳ. Khi vào được, họ sẽ ở đó cho đến khi họ qua đời hay đến khi họ muốn từ chức. Thẩm Phán Ruth Bader Ginsberg là một ví dụ, bà ở đó cho đến khi qua đời ở tuổi 87.
Vì thế việc đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện sẽ tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ.
Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ nhanh chóng xác nhận việc bổ nhiệm cô Barrett trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, vì họ nhắm đến việc bảo đảm lợi ích của các chính sách phò sinh trong cơ quan tư pháp liên bang trước khi có khả năng xấu nhất là phải chuyển giao quyền lực cho ông Joe Biden.
Source:Catholic News Agency
Toàn văn Thông điệp ‘Fratelli Tutti’, chương một, hết
Vũ Văn An
17:48 09/10/2020
ẢO TƯỞNG TRUYỀN THÔNG
42. Thật kỳ lạ, trong khi thái độ khép kín và bất khoan dung đối với người khác đang gia tăng, thì các khoảng cách, đàng khác, lại đang thu hẹp hoặc biến mất đến mức quyền riêng tư ít còn hiện hữu. Mọi sự đã trở thành một loại cảnh tượng cần được khảo sát và thanh tra và cuộc sống của người ta hiện đang bị thám thính không ngừng. Truyền thông kỹ thuật số muốn đưa mọi sự ra thanh thiên bạch nhật; cuộc sống của người ta bị bới móc, lột trần và bàn tán, thường là nặc danh. Sự tôn trọng đối với người khác đang tan rã, và ngay cả khi chúng ta gạt bỏ, phớt lờ hoặc giữ khoảng cách với người khác, chúng ta vẫn có thể trân tráo soi mói từng chi tiết cuộc sống của họ.
42. Về phần mình, các chiến dịch kỹ thuật số nhằm thù hận và hủy diệt không phải - như một số người vẫn nghĩ - là một hình thức tích cực để hỗ trợ lẫn nhau, nhưng đơn giản chỉ là việc liên hiệp các cá nhân, hợp nhất nhau để chống lại những người bị tri nhận là kẻ thù chung. “Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cũng có thể khiến người ta gặp nguy cơ nghiện ngập, cô lập và dần dần mất liên lạc với thực tại cụ thể, ngăn cản sự phát triển các mối liên hệ liên ngã chân chính” [46]. Chúng thiếu các cử chỉ thể lý, nét mặt, khoảnh khắc im lặng, ngôn ngữ thân xác và thậm chí cả những điều như mùi vị, run run bàn tay, đỏ mặt và đổ mồ hôi vẫn ngỏ lời với chúng ta và là một phần của việc truyền thông nhân bản. Các mối liên hệ kỹ thuật số, vì không đòi việc vun xới chầm chậm và từ từ các tình hữu nghị, việc tương tác bền vững hoặc xây dựng một sự đồng thuận trưởng thành theo thời gian, nên bề ngoài có dáng thích thân thiện. Tuy nhiên, chúng không thực sự xây dựng cộng đồng; thay vào đó, chúng có xu hướng ngụy tạo và mở rộng chính chủ nghĩa duy cá nhân vốn tìm được biểu thức trong thái độ bài ngoại và khinh thường những người dễ bị tổn thương. Tính nối kết kỹ thuật số không đủ để xây dựng những cây cầu. Nó không có khả năng hợp nhất nhân loại.
Hung hăng vô liêm sỉ
44. Ngay cả khi các cá nhân duy trì sự cô lập duy tiêu thụ được cho là thoải mái, họ vẫn có thể chọn một hình thức liên kết thường xuyên và cuồng nhiệt nhằm khuyến khích sự thù nghịch cực độ, các lăng mạ, lạm dụng, phỉ báng và bạo lực ngôn từ đến mức tiêu diệt hình ảnh người khác, trong một diễn biến không thể có trong tiếp xúc thể lý mà kết cục lại không tiêu diệt chính mình hết thẩy. Tính hung hăng xã hội đã tìm được chỗ đứng vô song để phát triển quá các máy tính và thiết bị di động.
45. Điều này hiện đang cho phép các ý thức hệ được hoàn toàn tự do hành động. Những điều mà cho đến vài năm trước đây không ai có thể nói ra nếu không liều mình đánh mất lòng tôn trọng phổ quát thì giờ đây có thể nói mà không sợ bị trừng phạt và nói một cách thô lỗ nhất, ngay cả bởi một số nhân vật chính trị. Chúng ta cũng không nên quên rằng “có những lợi ích kinh tế khổng lồ hoạt động trong thế giới kỹ thuật số, có khả năng thực hiện các hình thức kiểm soát vừa tinh vi vừa xâm lấn, tạo ra các cơ chế để thao túng lương tâm và diễn trình dân chủ. Cách thức hoạt động của nhiều nguyên lý làm cơ sở cho các hệ điều hành (platform) thường kết cục tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ giữa những người có suy nghĩ giống nhau, bảo vệ họ khỏi cuộc tranh luận. Các mạch khép kín này tạo điều kiện cho việc loan truyền tin tức giả và thông tin sai lệch, xúi giục thành kiến và thù ghét” [47].
46. Chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng các hình thức cuồng tín có tính phá hoại đôi khi được tìm thấy trong các tín đồ tôn giáo, kể cả các Kitô hữu; họ cũng “có thể bị cuốn vào các mạng lưới bạo lực bằng ngôn từ qua internet và các diễn đàn khác nhau của truyền thông kỹ thuật số. Ngay cả trong các phương tiện truyền thông Công Giáo, các giới hạn cũng có thể bị vượt qua, việc phỉ báng và vu khống có thể trở thành chuyện thông thường, và tất cả các tiêu chuẩn đạo đức và tôn trọng đối với tiếng tăm của người khác có thể bị bỏ qua” [48]. Làm thế nào điều này có thể góp phần vào tình huynh đệ mà Cha chung của chúng ta yêu cầu nơi chúng ta được?
Thông tin thiếu khôn ngoan
47. Sự khôn ngoan đích thực đòi hỏi một cuộc gặp gỡ với thực tại. Tuy nhiên, ngày nay, mọi sự đều có thể được chế tạo, ngụy trang và sửa đổi. Do đó, một cuộc gặp gỡ trực tiếp dù ở ven rìa thực tại vẫn bị coi là không thể dung thứ. Lúc đó, một cơ chế lựa chọn bắt đầu hoạt động, theo đó tôi có thể lập tức tách biệt người thích khỏi người không thích, thứ tôi cho là hấp dẫn khỏi thứ tôi cho là khó chịu. Cùng một cách như thế, chúng ta có thể chọn những người mà chúng ta muốn chia sẻ thế giới của mình. Những người hoặc tình huống chúng ta thấy khó chịu hoặc không đồng ý với chỉ đơn giản bị bôi xóa trong các mạng ảo ngày nay; một thế giới ảo sau đó được tạo ra, cô lập chúng ta với thế giới thực trong đó chúng ta đang sống.
48. Khả năng ngồi xuống và lắng nghe người khác, nét đặc trưng của những cuộc gặp gỡ liên ngã, là điển hình của thái độ chào đón được thể hiện bởi những người vượt qua lòng yêu mình thái quá và chấp nhận người khác, quan tâm đến họ và chào đón họ vào cuộc sống của mình. Tuy nhiên, “thế giới ngày nay phần lớn là một thế giới của người điếc… Đôi khi, nhịp độ điên cuồng của thế giới hiện đại ngăn cản chúng ta chăm chú lắng nghe điều người khác đang nói. Giữa chừng, chúng ta ngắt lời họ và muốn nói ngược lại điều họ còn chưa nói hết. Chúng ta không được đánh mất khả năng lắng nghe của mình”. Thánh Phanxicô “đã nghe tiếng Thiên Chúa, ngài đã nghe tiếng người nghèo, ngài đã nghe tiếng người ốm yếu và ngài đã nghe tiếng thiên nhiên. Ngài đã biến chúng thành một lối sống. Mong muốn của tôi là hạt giống mà Thánh Phanxicô đã gieo trồng có thể lớn lên trong trái tim nhiều người ” [49].
49. Khi sự im lặng và thận trọng lắng nghe khuất dạng, thay thế bằng sự điên cuồng nhắn tin, thì cấu trúc căn bản của việc truyền thông khôn ngoan nhân bản sẽ gặp nguy hiểm. Một lối sống mới đang xuất hiện, trong đó, chúng ta chỉ tạo ra những gì chúng ta muốn và loại bỏ tất cả những gì chúng ta không thể kiểm soát hoặc biết được ngay lập tức và hời hợt. Diễn trình này, theo luận lý học nội tại của nó, ngăn chặn kiểu suy tư thanh thản có thể dẫn chúng ta đến một sự ngôn khoan chung.
50. Cùng nhau, chúng ta có thể tìm kiếm sự thật trong đối thoại, trong cuộc trò chuyện thoải mái hoặc trong cuộc tranh luận sôi nổi. Làm như vậy đòi hỏi sự kiên trì; nó hàm nghĩa sẽ có những khoảnh khắc im lặng và đau khổ, nhưng nó có thể kiên nhẫn đón nhận kinh nghiệm rộng lớn hơn của các cá nhân và dân tộc. Việc tràn ngập thông tin trong tầm tay của chúng ta không tạo ra sự khôn ngoan nhiều hơn. Sự khôn ngoan không phát sinh từ những tìm kiếm nhanh chóng trên internet và cũng không phải là một khối dữ liệu chưa được kiểm chứng. Nó không chín mùi đủ để trở thành cuộc gặp gỡ với sự thật. Các cuộc trò chuyện chỉ xoay quanh các dữ kiện mới nhất, chỉ có tính ngang tầm và chồng đống đơn thuần. Chúng ta không dành sự tập trung chú ý vào đó, không đi sâu vào trọng tâm của vấn đề và nhận ra điều gì thiết yếu đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Do đó, tự do trở thành ảo tưởng người ta rao bán cho chúng ta, một ảo tưởng dễ bị nhầm lẫn với khả năng lục lọi trên màn ảnh. Diễn trình xây dựng tình huynh đệ, dù là địa phương hay phổ quát, chỉ có thể được thực hiện bởi những tinh thần tự do và cởi mở chào đón những cuộc gặp gỡ đích thực.
CÁC HÌNH THỨC LỆ THUỘC VÀ TỰ KHINH MÌNH
51. Một số quốc gia thịnh vượng về kinh tế có xu hướng tự đề cử mình làm mô hình văn hóa cho các quốc gia kém phát triển hơn; thay vào đó, mỗi quốc gia đó cần được giúp đỡ để phát triển theo cách riêng biệt của họ và phát triển các năng lực đổi mới trong khi vẫn tôn trọng các giá trị của nền văn hóa riêng của họ. Mong muốn bắt chước người khác một cách nông cạn và thảm bại dẫn đến việc sao chép và tiêu thụ thay vì sáng tạo, và cổ vũ một lòng tự trọng rất thấp đối với dân tộc. Trong các thành phần giàu có của nhiều nước nghèo, và đôi khi ở những nước mới thoát được cảnh nghèo, có sự phản kháng đối với cách suy nghĩ và hành động bản địa, và có xu hướng coi thường bản sắc văn hóa của mình, như thể nó là nguyên nhân duy nhất của mọi bệnh tật.
52. Tiêu diệt lòng tự trọng là một cách dễ dàng để thống trị người khác. Đằng sau những xu hướng có khuynh hướng san bằng thế giới của chúng ta này, ta thấy có những quyền lợi mạnh mẽ lợi dụng lòng tự trọng thấp như thế, trong khi, nhờ các phương tiện và mạng truyền thông, cố gắng tạo ra một nền văn hóa mới phục vụ giới thượng lưu. Điều này rập khuôn chủ nghĩa cơ hội của những kẻ đầu cơ và cướp bóc tài chính, và người nghèo luôn kết cục là những người thua cuộc. Rồi cũng thế, việc phớt lờ nền văn hóa của dân tộc mình đã dẫn nhiều nhà lãnh đạo chính trị đến chỗ hết khả năng sáng chế ra một kế hoạch phát triển hữu hiệu có thể được chấp nhận và duy trì một cách tự do theo thời gian.
53. Chúng ta quên rằng “không có hình thức tha hóa nào tồi tệ hơn là cảm thấy mình bị bứng rễ, không thuộc về ai cả. Một lãnh thổ sẽ đơm hoa kết trái, và người dân của nó cũng sẽ sinh hoa kết trái và đem lại tương lai, chỉ trong chừng mực họ có thể phát huy cảm thức thuộc về nơi các thành viên của họ, tạo ra các mối dây liên kết hòa nhập giữa các thế hệ và các cộng đồng khác nhau, và tránh tất cả những gì khiến chúng ta vô cảm đối với người khác và dẫn tới việc tha hóa hơn nữa” [50].
HY VỌNG
54. Bất chấp những đám mây đen trên, những đám mây ta không nên làm ngơ, tôi muốn, trong những trang tiếp theo, tiếp nhận và thảo luận nhiều nẻo đường hy vọng mới. Vì Thiên Chúa tiếp tục gieo nhiều hạt giống tốt lành trong gia đình nhân loại chúng ta. Đại dịch gần đây cho phép chúng ta nhận ra và đánh giá cao, một lần nữa, tất cả những người ở quanh chúng ta, giữa cơn sợ hãi, vẫn đã phản ứng bằng cách đặt mạng sống của họ lên tuyến đầu. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta được đan xen với và duy trì bởi những người bình thường nhưng đã anh dũng lên khuôn nhiều biến cố có tính quyết định trong lịch sử chung của chúng ta: các bác sĩ, y tá, dược sĩ, thủ kho và công nhân siêu thị, nhân viên dọn dẹp, người chăm sóc, công nhân chuyên chở, nam giới và nữ giới làm việc để cung cấp các dịch vụ thiết yếu và an toàn công cộng, các tình nguyện viên, các linh mục và tu sĩ... Họ hiểu rằng không ai được cứu vớt một mình [51].
55. Tôi thân mời mọi người bước vào niềm hy vọng đổi mới, vì hy vọng “nói với chúng ta về một điều gì bén rễ sâu trong trái tim mỗi con người, không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của chúng ta. Hy vọng nói với chúng ta về một cơn khát, một khát vọng, một mong mỏi có được một cuộc sống viên mãn, một khát vọng đạt được những điều to lớn, những điều lấp đầy trái tim và nâng cao tinh thần của chúng ta lên những thực tại cao cả như chân, thiện và mỹ, công bằng và yêu thương… Hy vọng luôn có tính mạnh bạo; nó có thể nhìn xa hơn thuận tiện bản thân, những an toàn và tưởng thưởng nhỏ mọn chuyên giới hạn chân trời của chúng ta, và nó có thể mở lòng chúng ta ra đón nhận các lý tưởng vĩ đại vốn làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và đáng giá hơn ” [52]. Vậy chúng ta hãy tiếp tục tiến bước trên các nẻo đường hy vọng.
Kỳ tới: CHƯƠNG HAI: MỘT NGƯỜI XA LẠ DỌC ĐƯỜNG
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về tình hình Giáo Hội Công Giáo ở Đức
Đặng Tự Do
21:37 09/10/2020
1. Báo cáo của Đức Cha Heinz-Josef Algermissen
Theo một vị Giám Mục đã gặp ngài trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” về tình hình Giáo Hội Công Giáo ở Đức.
Đức Giám Mục Heinz-Josef Algermissen cho biết Đức Thánh Cha đã đề cập đến tình hình ở Đức với ngài sau buổi tiếp kiến chung vào ngày 7 tháng 10.
Đức Cha Heinz-Josef Algermissen nguyên là Giám Mục Fulda, thuộc bang Hesse, miền Tây nước Đức, nói rằng Đức Thánh Cha đã nhắc lại bức thư mà ngài viết cho người Công Giáo Đức vào tháng 6 năm 2019, trong đó ngài kêu gọi hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân tập trung vào việc truyền giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã phàn nàn rằng thông điệp của ngài đã bị lờ đi.
Đức Thánh Cha đã đưa ra bức thư trên trong bối cảnh có các mối quan tâm ngày càng tăng tại Vatican về “tiến trình công nghị” của Giáo hội Đức. Tiến trình này đang tập hợp các giáo dân và Giám Mục để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Vatican đã can thiệp sau khi các Giám Mục Đức nói rằng tiến trình công nghị này sẽ kết thúc với một loạt các cuộc bỏ phiếu có hiệu quả “ràng buộc” ít nhất là đối với Giáo Hội tại Đức. Tòa Thánh khẳng định rằng những kế hoạch này “không có giá trị về mặt giáo hội học.”
Tờ Fuldaer Zeitung tường thuật rằng Đức Thánh Cha nói với Đức Cha Algermissen rằng “tiến trình công nghị” ở Đức quá tập trung vào “các vấn đề chính trị”, chẳng hạn như vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và vấn đề luật độc thân linh mục.
Đức Cha Algermissen cho biết Đức Giáo Hoàng đã thúc giục ngài cần phải “rất rõ ràng và mạnh mẽ” để “bảo đảm rằng bức thư được ghi nhớ.”
Vị Giám Mục 77 tuổi nói rằng đi đến đâu ngài cũng được người ta hỏi: “Điều gì đang xảy ra ở Đức?” Ngài nói thêm rằng nhận thức ở Rôma là tiến trình công nghị mà Giáo hội Đức đang theo đuổi “làm biến dạng và bóp méo” Tin Mừng, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo.
2. Can thiệp của Tòa Thánh
Những lời bình luận của Đức Cha Algermissen đã lặp lại ý kiến của Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Đại Kết Kitô Giáo. Đức Hồng Y nói hồi tháng trước rằng Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về Giáo hội ở Đức “trong các cuộc trò chuyện cá nhân”.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 9 với tạp chí Herder Korrespondenz, Đức Hồng Y Koch nói rằng ngài tin rằng Đức Giáo Hoàng đã ủng hộ sự can thiệp gần đây của Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican trong một cuộc tranh luận về việc rước lễ chung giữa người Công Giáo và người Tin lành ở Đức.
Bộ Giáo lý Đức tin đã viết thư cho Đức Cha Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng Giám Mục Đức vào ngày 18 tháng 9, để nhấn mạnh rằng đề xuất về sự “hiệp thông Thánh Thể” sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ với các Giáo hội Chính thống.
Tuy nhiên, Đức Cha Bätzing nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô “đánh giá cao” “tiến trình công nghị” sau các cuộc tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng vào tháng Sáu.
“Tôi cảm thấy được củng cố bởi cuộc trao đổi sâu rộng với Đức Thánh Cha để tiếp tục đi trên con đường chúng tôi đã đi. Đức Thánh Cha đánh giá cao dự án này, là điều kết hợp chặt chẽ với khái niệm ‘tính đồng nghị’ mà ngài đã đưa ra,” vị Giám Mục Đức nói.
3. Phản ứng của các Giám Mục Đức
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức khác đã bày tỏ sự nghi ngờ về “tiến trình công nghị”. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln nói rằng kết quả tồi tệ nhất sẽ là tiến trình này “dẫn đến sự chia rẽ và đặt Giáo Hội Đức ra bên ngoài Giáo hội, ra khỏi tình hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ”.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Một Giáo Hội tìm cách thích nghi đức tin của mình cho phù hợp với thế giới, thì công việc điều chỉnh ấy không phải là hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhưng đơn thuần là do tinh thần con người của chúng ta mà ra”.
Đức Cha Bätzing đã bày tỏ sự bất đồng trước các mối quan tâm của Đức Hồng Y, nhấn mạnh rằng Giáo hội ở Đức là “một phần của Giáo hội phổ quát và sẽ không có gì thay đổi được điều đó”. Đức Cha Bätzing nói thế nhưng mặt khác ngài ra sức thúc đẩy các nghị quyết có liên quan đến toàn bộ Giáo Hội Hoàn Vũ, bất kể những lời cảnh cáo của Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật theo đó:
“Một Hội Đồng Giám Mục điạ phương không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
Bức thư của Đức Giáo Hoàng
Trong bức thư gửi những người Công Giáo Đức hồi tháng Sáu năm ngoái, Đức Thánh Cha đã cảnh báo người Công Giáo Đức cần chống lại một công nghị “chỉ tập trung vào việc xem xét các cấu trúc chứ không được linh hoạt bởi sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội là truyền bá đức tin.”
Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” dựa vào sức riêng của mình khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh báo Giáo Hội Đức đừng nên theo đuổi bất kỳ đường lối nào nhắm thích nghi với não trạng đương thời và thúc giục người Công Giáo Đức phải bảo vệ Giáo Hội cả về cơ cấu lẫn đức tin.
“Giáo Hội hoàn vũ sống trong và với các Giáo Hội địa phương, cũng thế các Giáo Hội địa phương sống và phát triển trong và với Giáo Hội hoàn vũ, và nếu chúng ta tách ra khỏi toàn thể Giáo Hội, chúng ta sẽ suy yếu, khô héo và tàn lụi. Do đó, cần phải luôn luôn sống và hiệp thông hiệu quả với toàn thể Giáo Hội,” Đức Thánh Cha viết.
Ngài cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.”
Source:Catholic News AgencyCatholic bishop says Pope Francis is deeply concerned about German Church
Theo một vị Giám Mục đã gặp ngài trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” về tình hình Giáo Hội Công Giáo ở Đức.
Đức Giám Mục Heinz-Josef Algermissen cho biết Đức Thánh Cha đã đề cập đến tình hình ở Đức với ngài sau buổi tiếp kiến chung vào ngày 7 tháng 10.
Đức Cha Heinz-Josef Algermissen nguyên là Giám Mục Fulda, thuộc bang Hesse, miền Tây nước Đức, nói rằng Đức Thánh Cha đã nhắc lại bức thư mà ngài viết cho người Công Giáo Đức vào tháng 6 năm 2019, trong đó ngài kêu gọi hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân tập trung vào việc truyền giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã phàn nàn rằng thông điệp của ngài đã bị lờ đi.
Đức Thánh Cha đã đưa ra bức thư trên trong bối cảnh có các mối quan tâm ngày càng tăng tại Vatican về “tiến trình công nghị” của Giáo hội Đức. Tiến trình này đang tập hợp các giáo dân và Giám Mục để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Vatican đã can thiệp sau khi các Giám Mục Đức nói rằng tiến trình công nghị này sẽ kết thúc với một loạt các cuộc bỏ phiếu có hiệu quả “ràng buộc” ít nhất là đối với Giáo Hội tại Đức. Tòa Thánh khẳng định rằng những kế hoạch này “không có giá trị về mặt giáo hội học.”
Tờ Fuldaer Zeitung tường thuật rằng Đức Thánh Cha nói với Đức Cha Algermissen rằng “tiến trình công nghị” ở Đức quá tập trung vào “các vấn đề chính trị”, chẳng hạn như vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và vấn đề luật độc thân linh mục.
Đức Cha Algermissen cho biết Đức Giáo Hoàng đã thúc giục ngài cần phải “rất rõ ràng và mạnh mẽ” để “bảo đảm rằng bức thư được ghi nhớ.”
Vị Giám Mục 77 tuổi nói rằng đi đến đâu ngài cũng được người ta hỏi: “Điều gì đang xảy ra ở Đức?” Ngài nói thêm rằng nhận thức ở Rôma là tiến trình công nghị mà Giáo hội Đức đang theo đuổi “làm biến dạng và bóp méo” Tin Mừng, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo.
2. Can thiệp của Tòa Thánh
Những lời bình luận của Đức Cha Algermissen đã lặp lại ý kiến của Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Đại Kết Kitô Giáo. Đức Hồng Y nói hồi tháng trước rằng Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về Giáo hội ở Đức “trong các cuộc trò chuyện cá nhân”.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 9 với tạp chí Herder Korrespondenz, Đức Hồng Y Koch nói rằng ngài tin rằng Đức Giáo Hoàng đã ủng hộ sự can thiệp gần đây của Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican trong một cuộc tranh luận về việc rước lễ chung giữa người Công Giáo và người Tin lành ở Đức.
Bộ Giáo lý Đức tin đã viết thư cho Đức Cha Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng Giám Mục Đức vào ngày 18 tháng 9, để nhấn mạnh rằng đề xuất về sự “hiệp thông Thánh Thể” sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ với các Giáo hội Chính thống.
Tuy nhiên, Đức Cha Bätzing nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô “đánh giá cao” “tiến trình công nghị” sau các cuộc tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng vào tháng Sáu.
“Tôi cảm thấy được củng cố bởi cuộc trao đổi sâu rộng với Đức Thánh Cha để tiếp tục đi trên con đường chúng tôi đã đi. Đức Thánh Cha đánh giá cao dự án này, là điều kết hợp chặt chẽ với khái niệm ‘tính đồng nghị’ mà ngài đã đưa ra,” vị Giám Mục Đức nói.
3. Phản ứng của các Giám Mục Đức
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức khác đã bày tỏ sự nghi ngờ về “tiến trình công nghị”. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln nói rằng kết quả tồi tệ nhất sẽ là tiến trình này “dẫn đến sự chia rẽ và đặt Giáo Hội Đức ra bên ngoài Giáo hội, ra khỏi tình hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ”.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Một Giáo Hội tìm cách thích nghi đức tin của mình cho phù hợp với thế giới, thì công việc điều chỉnh ấy không phải là hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhưng đơn thuần là do tinh thần con người của chúng ta mà ra”.
Đức Cha Bätzing đã bày tỏ sự bất đồng trước các mối quan tâm của Đức Hồng Y, nhấn mạnh rằng Giáo hội ở Đức là “một phần của Giáo hội phổ quát và sẽ không có gì thay đổi được điều đó”. Đức Cha Bätzing nói thế nhưng mặt khác ngài ra sức thúc đẩy các nghị quyết có liên quan đến toàn bộ Giáo Hội Hoàn Vũ, bất kể những lời cảnh cáo của Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật theo đó:
“Một Hội Đồng Giám Mục điạ phương không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
Bức thư của Đức Giáo Hoàng
Trong bức thư gửi những người Công Giáo Đức hồi tháng Sáu năm ngoái, Đức Thánh Cha đã cảnh báo người Công Giáo Đức cần chống lại một công nghị “chỉ tập trung vào việc xem xét các cấu trúc chứ không được linh hoạt bởi sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội là truyền bá đức tin.”
Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” dựa vào sức riêng của mình khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh báo Giáo Hội Đức đừng nên theo đuổi bất kỳ đường lối nào nhắm thích nghi với não trạng đương thời và thúc giục người Công Giáo Đức phải bảo vệ Giáo Hội cả về cơ cấu lẫn đức tin.
“Giáo Hội hoàn vũ sống trong và với các Giáo Hội địa phương, cũng thế các Giáo Hội địa phương sống và phát triển trong và với Giáo Hội hoàn vũ, và nếu chúng ta tách ra khỏi toàn thể Giáo Hội, chúng ta sẽ suy yếu, khô héo và tàn lụi. Do đó, cần phải luôn luôn sống và hiệp thông hiệu quả với toàn thể Giáo Hội,” Đức Thánh Cha viết.
Ngài cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.”
Source:Catholic News Agency
Căng thẳng gay gắt trong nội bộ Giáo Hội về thỏa thuận Vatican-Trung Quốc
Đặng Tự Do
23:48 09/10/2020
Vụ từ chức đột ngột của Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), người vẫn thường được xem là một trong những “nạn nhân” đầu tiên của thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican, đang gây ra những bất mãn sâu sắc giữa một bên là các vị ở Vatican chủ trương duy trì thoả thuận và một bên là những Giám Mục người Hoa cảm thấy ý kiến của mình không được lắng nghe.
Tờ National Catholic Register có bài tường thuật sau về căng thẳng giữa Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã lên tiếng bác bỏ những tuyên bố cho rằng thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 phê duyệt dưới dạng dự thảo, và cáo buộc Đức Hồng Y Pietro Parolin “thao túng” Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá trình thương thảo với Trung Quốc.
Trong một bài bình luận đăng trên blog của mình vào ngày 7 tháng 10, Đức Hồng Y Quân, Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng, đã đưa ra một bài phê bình mở rộng và nhắm vào cá nhân đối với bài phát biểu ngày 3 tháng 10 của Đức Hồng Y Parolin về lịch sử và tương lai của hoạt động truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc.
“Tôi đã đọc bài phát biểu của Đức Hồng Y Parolin,” Đức Hồng Y Quân nói. “Thật là bệnh hoạn!”
Đức Hồng Y Quân nói một câu khá nặng nề rằng: “Vì [Hồng Y Parolin] không phải là người khờ dại và thiếu hiểu biết, nên tôi đành phải kết luận rằng Hồng Y Parolin đã nói dối hàng loạt mà không nhắm mắt”.
“Điều đáng phẫn nộ nhất là sự xúc phạm đối với Đức Bênêđíctô XVI đáng kính khi cho rằng ngài đã chấp thuận vào thời điểm thỏa thuận được Tòa Thánh ký hai năm trước, vì biết rằng Đức Bênêđíctô ngọt ngào nhất, dịu dàng nhất của chúng ta chắc chắn sẽ không phủ nhận điều đó,” Đức Hồng Y Quân nói.
Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc tấn phong Giám Mục, được phê chuẩn vào tháng 9 năm 2018, được Vatican coi là một nỗ lực giúp thống nhất Giáo Hội Công Giáo thầm lặng ở Trung Quốc - luôn hiệp thông với Rôma - với Giáo Hội quốc doanh do Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc khống chế. Sau thỏa thuận này, bảy Giám Mục từng được Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong bất hợp pháp đã được hiệp thông hoàn toàn với Rôma.
Đức Hồng Y Parolin cho biết trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 rằng mục tiêu mục vụ của thỏa thuận là giải thoát các giáo hội địa phương để “hiến thân cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng”.
Trong bài phát biểu của mình vào ngày 3 tháng 10 tại Milan, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại cam kết của Vatican về việc gia hạn tạm thời thỏa thuận, sẽ hết hạn vào ngày 22 tháng 10.
“Để cuộc đối thoại đạt được kết quả nhất quán hơn, cần phải tiếp tục nó”, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói tại một sự kiện đánh dấu 150 năm sự hiện diện của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, tại Trung Quốc.
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 về chủ đề này, Đức Hồng Y Parolin đã trích dẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong cuộc thảo luận về những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc. Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã trích dẫn lời người tiền nhiệm của ngài, là Thánh Gioan Phaolô II rằng “Không có gì là bí ẩn, đối với bất cứ ai, là Tòa Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội Công Giáo và - tôi tin - vì lợi ích của toàn thể nhân loại hy vọng sẽ mở ra một không gian đối thoại với các nhà chức trách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó, một khi những hiểu lầm trong quá khứ đã được vượt qua, chúng ta có thể cùng nhau hành động vì lợi ích của người dân Trung Hoa và vì hòa bình trên thế giới”.
Đức Hồng Y Parolin cũng trích dẫn Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn và nguyên là Tổng trưởng Bộ Giám Mục, là người đã nói vào tháng Ba rằng “Đức Bênêđictô XVI đã phê duyệt dự thảo thỏa thuận về việc bổ nhiệm các Giám Mục tại Trung Quốc, mà mãi đến năm 2018 mới được ký kết.”
Đức Hồng Y Quân phản bác những nhận xét được cho là của Đức Hồng Y Re, gọi nhận xét này là “rất lố bịch và sỉ nhục” vì Đức Hồng Y Re “bị” sử dụng “một lần nữa để ủng hộ những lời nói dối của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh.
Đức Hồng Y Quân cáo buộc Đức Hồng Y Parolin “nói dối” về việc Đức Bênêđíctô phê duyệt dự thảo thỏa thuận với Trung Quốc, và thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Đức Hồng Y Parolin biết mình đang nói dối, ngài ấy biết rằng tôi biết ngài là một kẻ nói dối, ngài biết rằng tôi sẽ nói với mọi người rằng ngài là một kẻ nói dối, vì vậy ngoài sự táo tợn, ngài cũng rất bạo gan,” Đức Hồng Y Quân nói.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói: “Bất chấp thỏa thuận,” các tín hữu Kitô ở Trung Quốc vẫn tiếp tục bị bọn cầm quyền bắt bớ và sách nhiễu,
Tuy nhiên, “có vẻ như để cứu vãn thỏa thuận, Tòa Thánh đang nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những bất công mà Đảng Cộng sản gây ra cho người dân Trung Quốc.”
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10, Đức Hồng Y Parolin cho biết ngài đã nhìn thấy những dấu chỉ cho thấy thỏa thuận đang giúp thống nhất những người Công Giáo thầm lặng với các thành viên của Giáo Hội quốc doanh, và điều đó “chắc chắn” sẽ giúp Giáo hội địa phương tránh được việc tấn phong bất hợp pháp các Giám Mục trong tương lai.
Ngài nhấn mạnh rằng, đã có “sự hiểu lầm” về thỏa thuận. Đồng thời, ngài cũng thừa nhận rằng mặc dù vẫn còn “nhiều vấn đề khác” mà người Công Giáo ở Trung Quốc phải đối mặt, nhưng chúng ta không thể giải quyết tất cả những vấn đề này cùng một lúc.
“Chúng ta biết rằng con đường để bình thường hóa hoàn toàn sẽ còn rất dài, như Đức Bênêđíctô XVI đã dự đoán vào năm 2007,” Đức Hồng Y Parolin nói.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng thỏa thuận “chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám Mục”, và Vatican đã lưu ý rằng không có vụ tấn phong bất hợp pháp nào diễn ra kể từ khi thỏa thuận được ký vào năm 2018.
Đức Hồng Y Quân đã bác bỏ việc coi đó là một thành tựu đáng giá.
“Tất cả các Giám Mục hợp pháp, nhưng trong một Giáo hội khách quan mà nói đã ly giáo, thì điều đó có gì là tốt? Nó có tiến bộ không? Đây có phải là sự khởi đầu của một hành trình hay không?”
Đức Hồng Y Quân nhấn mạnh rằng: Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc đã cho phép các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc có tiếng nói trong việc tấn phong Giám Mục, nhưng cũng cho phép thực thi “Trung Quốc hóa” các vấn đề của Giáo hội.
Chính sách “Trung Quốc hóa”, được “đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2015, nhằm áp đặt bản sắc Trung Quốc và Cộng sản đối với tất cả các hoạt động tôn giáo ở nước này. Nó bao gồm việc cưỡng bách các nhà thờ loại bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay thế chúng bằng những câu nói của chủ tịch Mao và đại đế Tập.
Trước đây, Đức Hồng Y Parolin đã nói rằng “sự hội nhập văn hóa là điều kiện thiết yếu cho việc loan báo Tin Mừng một cách đúng đắn, để sinh hoa trái, một mặt, đòi hỏi phải bảo vệ sự trong sạch và toàn vẹn đích thực của nó, và mặt khác, trình bày nó theo kinh nghiệm cụ thể của mỗi người dân và mỗi nền văn hóa”.
“Hai thuật ngữ ‘hội nhập văn hoá’ và ‘Trung Hoa hóa’, tham chiếu với nhau mà không nhầm lẫn và không có đối lập,” Đức Hồng Y Parolin khẳng định như trên vào năm 2019.
“Tình yêu dành cho quê hương phải lớn hơn tình yêu dành cho Giáo Hội; và phép nước phải trọng hơn phép đạo”, Giám Mục Trung Quốc Phòng Hưng Diệu (Fang Xingyao - 房興耀) nói như trên trong Hội Nghị Tham Vấn Chính Trị Về Các Tôn Giáo, gọi tắt là CPPCC, được tổ chức vào ngày 26 tháng 11, 2019 tại thủ đô Bắc Kinh.
[Ông Phòng Hưng Diệu là Giám Mục Yên Đài (Yantai - 烟台) thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong - 山东) và là thành viên của Ban Thường vụ CPPCC. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và là phó chủ tịch Hội đồng Giám Mục Trung Quốc. Cả hai cơ cấu này đều không được Tòa Thánh công nhận - Chú thích của người dịch]
Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc qua cụm từ “Trung Hoa hóa” tôn giáo “không phải là những gì chúng ta muốn nói trong cụm từ hội nhập văn hoá, nó là thứ tôn giáo của Đảng Cộng sản,” Đức Hồng Y Quân viết. Trong cái thứ tôn giáo ấy “chúa tể càn khôn là đảng, là bọn lãnh đạo đảng”
“Làm sao Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lại có thể nói rằng tất cả những điều này không liên quan gì đến thỏa thuận? Cuộc sống có thể bị cắt thành nhiều mảnh sao?” Đức Hồng Y Quân hỏi.
Ngài cũng cáo buộc Đức Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Nếu tôi được hỏi: Ngài nói rằng Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha à? Thưa, đúng thế, tôi không biết tại sao Đức Giáo Hoàng lại cho phép mình bị thao túng, nhưng tôi có bằng chứng để tin như vậy và điều này khiến tôi cảm thấy việc tôi chỉ trích Tòa Thánh ít đau đớn và ít đáng trách”, ngài nói.
Đức Hồng Y Quân nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào tháng trước rằng sự im lặng của Giáo hội trước việc giam giữ và lạm dụng hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, là kết quả của các cuộc đàm phán nhằm gia hạn thỏa thuận năm 2018. Sự im lặng này “sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo” ở đó trong tương lai.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn giữ im lặng về điều mà một số nhóm nhân quyền gọi là “tội ác diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc.
“Sự im lặng nổi bật này sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo”, Đức Hồng Y Quân nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Đức Hồng Y cảnh cáo rằng:
“Ngày mai khi mọi người tập hợp để lên kế hoạch cho một Trung Quốc mới, Giáo Hội Công Giáo có thể không được chào đón”.
Source:National Catholic RegisterCardinal Zen Challenges Cardinal Parolin Over China Deal Claims
Tờ National Catholic Register có bài tường thuật sau về căng thẳng giữa Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã lên tiếng bác bỏ những tuyên bố cho rằng thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 phê duyệt dưới dạng dự thảo, và cáo buộc Đức Hồng Y Pietro Parolin “thao túng” Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá trình thương thảo với Trung Quốc.
Trong một bài bình luận đăng trên blog của mình vào ngày 7 tháng 10, Đức Hồng Y Quân, Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng, đã đưa ra một bài phê bình mở rộng và nhắm vào cá nhân đối với bài phát biểu ngày 3 tháng 10 của Đức Hồng Y Parolin về lịch sử và tương lai của hoạt động truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc.
“Tôi đã đọc bài phát biểu của Đức Hồng Y Parolin,” Đức Hồng Y Quân nói. “Thật là bệnh hoạn!”
Đức Hồng Y Quân nói một câu khá nặng nề rằng: “Vì [Hồng Y Parolin] không phải là người khờ dại và thiếu hiểu biết, nên tôi đành phải kết luận rằng Hồng Y Parolin đã nói dối hàng loạt mà không nhắm mắt”.
“Điều đáng phẫn nộ nhất là sự xúc phạm đối với Đức Bênêđíctô XVI đáng kính khi cho rằng ngài đã chấp thuận vào thời điểm thỏa thuận được Tòa Thánh ký hai năm trước, vì biết rằng Đức Bênêđíctô ngọt ngào nhất, dịu dàng nhất của chúng ta chắc chắn sẽ không phủ nhận điều đó,” Đức Hồng Y Quân nói.
Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc tấn phong Giám Mục, được phê chuẩn vào tháng 9 năm 2018, được Vatican coi là một nỗ lực giúp thống nhất Giáo Hội Công Giáo thầm lặng ở Trung Quốc - luôn hiệp thông với Rôma - với Giáo Hội quốc doanh do Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc khống chế. Sau thỏa thuận này, bảy Giám Mục từng được Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong bất hợp pháp đã được hiệp thông hoàn toàn với Rôma.
Đức Hồng Y Parolin cho biết trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 rằng mục tiêu mục vụ của thỏa thuận là giải thoát các giáo hội địa phương để “hiến thân cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng”.
Trong bài phát biểu của mình vào ngày 3 tháng 10 tại Milan, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại cam kết của Vatican về việc gia hạn tạm thời thỏa thuận, sẽ hết hạn vào ngày 22 tháng 10.
“Để cuộc đối thoại đạt được kết quả nhất quán hơn, cần phải tiếp tục nó”, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói tại một sự kiện đánh dấu 150 năm sự hiện diện của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, tại Trung Quốc.
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10 về chủ đề này, Đức Hồng Y Parolin đã trích dẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong cuộc thảo luận về những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội tại Trung Quốc. Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã trích dẫn lời người tiền nhiệm của ngài, là Thánh Gioan Phaolô II rằng “Không có gì là bí ẩn, đối với bất cứ ai, là Tòa Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội Công Giáo và - tôi tin - vì lợi ích của toàn thể nhân loại hy vọng sẽ mở ra một không gian đối thoại với các nhà chức trách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó, một khi những hiểu lầm trong quá khứ đã được vượt qua, chúng ta có thể cùng nhau hành động vì lợi ích của người dân Trung Hoa và vì hòa bình trên thế giới”.
Đức Hồng Y Parolin cũng trích dẫn Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn và nguyên là Tổng trưởng Bộ Giám Mục, là người đã nói vào tháng Ba rằng “Đức Bênêđictô XVI đã phê duyệt dự thảo thỏa thuận về việc bổ nhiệm các Giám Mục tại Trung Quốc, mà mãi đến năm 2018 mới được ký kết.”
Đức Hồng Y Quân phản bác những nhận xét được cho là của Đức Hồng Y Re, gọi nhận xét này là “rất lố bịch và sỉ nhục” vì Đức Hồng Y Re “bị” sử dụng “một lần nữa để ủng hộ những lời nói dối của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh.
Đức Hồng Y Quân cáo buộc Đức Hồng Y Parolin “nói dối” về việc Đức Bênêđíctô phê duyệt dự thảo thỏa thuận với Trung Quốc, và thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Đức Hồng Y Parolin biết mình đang nói dối, ngài ấy biết rằng tôi biết ngài là một kẻ nói dối, ngài biết rằng tôi sẽ nói với mọi người rằng ngài là một kẻ nói dối, vì vậy ngoài sự táo tợn, ngài cũng rất bạo gan,” Đức Hồng Y Quân nói.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói: “Bất chấp thỏa thuận,” các tín hữu Kitô ở Trung Quốc vẫn tiếp tục bị bọn cầm quyền bắt bớ và sách nhiễu,
Tuy nhiên, “có vẻ như để cứu vãn thỏa thuận, Tòa Thánh đang nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những bất công mà Đảng Cộng sản gây ra cho người dân Trung Quốc.”
Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 10, Đức Hồng Y Parolin cho biết ngài đã nhìn thấy những dấu chỉ cho thấy thỏa thuận đang giúp thống nhất những người Công Giáo thầm lặng với các thành viên của Giáo Hội quốc doanh, và điều đó “chắc chắn” sẽ giúp Giáo hội địa phương tránh được việc tấn phong bất hợp pháp các Giám Mục trong tương lai.
Ngài nhấn mạnh rằng, đã có “sự hiểu lầm” về thỏa thuận. Đồng thời, ngài cũng thừa nhận rằng mặc dù vẫn còn “nhiều vấn đề khác” mà người Công Giáo ở Trung Quốc phải đối mặt, nhưng chúng ta không thể giải quyết tất cả những vấn đề này cùng một lúc.
“Chúng ta biết rằng con đường để bình thường hóa hoàn toàn sẽ còn rất dài, như Đức Bênêđíctô XVI đã dự đoán vào năm 2007,” Đức Hồng Y Parolin nói.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng thỏa thuận “chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám Mục”, và Vatican đã lưu ý rằng không có vụ tấn phong bất hợp pháp nào diễn ra kể từ khi thỏa thuận được ký vào năm 2018.
Đức Hồng Y Quân đã bác bỏ việc coi đó là một thành tựu đáng giá.
“Tất cả các Giám Mục hợp pháp, nhưng trong một Giáo hội khách quan mà nói đã ly giáo, thì điều đó có gì là tốt? Nó có tiến bộ không? Đây có phải là sự khởi đầu của một hành trình hay không?”
Đức Hồng Y Quân nhấn mạnh rằng: Thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc đã cho phép các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc có tiếng nói trong việc tấn phong Giám Mục, nhưng cũng cho phép thực thi “Trung Quốc hóa” các vấn đề của Giáo hội.
Chính sách “Trung Quốc hóa”, được “đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2015, nhằm áp đặt bản sắc Trung Quốc và Cộng sản đối với tất cả các hoạt động tôn giáo ở nước này. Nó bao gồm việc cưỡng bách các nhà thờ loại bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay thế chúng bằng những câu nói của chủ tịch Mao và đại đế Tập.
Trước đây, Đức Hồng Y Parolin đã nói rằng “sự hội nhập văn hóa là điều kiện thiết yếu cho việc loan báo Tin Mừng một cách đúng đắn, để sinh hoa trái, một mặt, đòi hỏi phải bảo vệ sự trong sạch và toàn vẹn đích thực của nó, và mặt khác, trình bày nó theo kinh nghiệm cụ thể của mỗi người dân và mỗi nền văn hóa”.
“Hai thuật ngữ ‘hội nhập văn hoá’ và ‘Trung Hoa hóa’, tham chiếu với nhau mà không nhầm lẫn và không có đối lập,” Đức Hồng Y Parolin khẳng định như trên vào năm 2019.
“Tình yêu dành cho quê hương phải lớn hơn tình yêu dành cho Giáo Hội; và phép nước phải trọng hơn phép đạo”, Giám Mục Trung Quốc Phòng Hưng Diệu (Fang Xingyao - 房興耀) nói như trên trong Hội Nghị Tham Vấn Chính Trị Về Các Tôn Giáo, gọi tắt là CPPCC, được tổ chức vào ngày 26 tháng 11, 2019 tại thủ đô Bắc Kinh.
[Ông Phòng Hưng Diệu là Giám Mục Yên Đài (Yantai - 烟台) thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong - 山东) và là thành viên của Ban Thường vụ CPPCC. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và là phó chủ tịch Hội đồng Giám Mục Trung Quốc. Cả hai cơ cấu này đều không được Tòa Thánh công nhận - Chú thích của người dịch]
Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc qua cụm từ “Trung Hoa hóa” tôn giáo “không phải là những gì chúng ta muốn nói trong cụm từ hội nhập văn hoá, nó là thứ tôn giáo của Đảng Cộng sản,” Đức Hồng Y Quân viết. Trong cái thứ tôn giáo ấy “chúa tể càn khôn là đảng, là bọn lãnh đạo đảng”
“Làm sao Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lại có thể nói rằng tất cả những điều này không liên quan gì đến thỏa thuận? Cuộc sống có thể bị cắt thành nhiều mảnh sao?” Đức Hồng Y Quân hỏi.
Ngài cũng cáo buộc Đức Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha Phanxicô về thỏa thuận này.
“Nếu tôi được hỏi: Ngài nói rằng Hồng Y Parolin thao túng Đức Thánh Cha à? Thưa, đúng thế, tôi không biết tại sao Đức Giáo Hoàng lại cho phép mình bị thao túng, nhưng tôi có bằng chứng để tin như vậy và điều này khiến tôi cảm thấy việc tôi chỉ trích Tòa Thánh ít đau đớn và ít đáng trách”, ngài nói.
Đức Hồng Y Quân nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào tháng trước rằng sự im lặng của Giáo hội trước việc giam giữ và lạm dụng hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, là kết quả của các cuộc đàm phán nhằm gia hạn thỏa thuận năm 2018. Sự im lặng này “sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo” ở đó trong tương lai.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn giữ im lặng về điều mà một số nhóm nhân quyền gọi là “tội ác diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc.
“Sự im lặng nổi bật này sẽ làm hỏng công cuộc truyền giáo”, Đức Hồng Y Quân nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Đức Hồng Y cảnh cáo rằng:
“Ngày mai khi mọi người tập hợp để lên kế hoạch cho một Trung Quốc mới, Giáo Hội Công Giáo có thể không được chào đón”.
Source:National Catholic Register
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Và Phó Tế Mừng Kỷ Niệm 95 Năm Thành Lập Dòng Thánh Tâm Huế
Trương Trí
09:32 09/10/2020
Thành phố Huế trong đợt này phải gánh chịu thiên tai hết sức nặng nề, sau 2 tuần cơn bão số 5 tàn phá thì nay lại một trận mưa lũ triền miên mà theo dự báo sẽ kéo dài trong 10 ngày. Chỉ mới 3 ngày mà các vùng quê và cả thành phố đã ngập tràn, vậy mà mưa vẫn như trút xuống. Vì vậy nên có bài ca: “Hồng ân Chúa như mưa như mưa…”. Hôm nay, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Huế chủ tế Thánh lễ truyền chức Linh mục và Phó tế cho các tu sĩ Dòng Thánh Tâm Huế. Đây là ngày hồng ân của Hội Dòng, vì hôm này cũng là ngày mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Dòng: 1925-2020.
Xem Hình
Trước khi đi vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục niệm hương trước Di ảnh Đức Giám Mục Allys, Đấng sáng lập Hội Dòng. Tiếp đó Cha Bề trên Tổng quyền Phero Nguyễn Đức Huyền cùng các Linh mục đại diện Hội Dòng niệm hương tri ân người Cha của Hội Dòng.
Đức Tổng Giám Mục đã trao tặng bức tranh mừng 95 năm Hội Dòng. Ngài thay mặt Giáo phận nói lời chúc mừng Hội Dòng Thánh Tâm Huế, Dòng Thánh Tâm Huế là Dòng Giáo phận nên đây không chỉ là niềm vui của Hội Dòng mà còn là niềm vui của toàn Giáo phận Huế chúng ta. Với tư cách là Giám mục Giáo phận, Ngài thay mặt Cộng đoàn Dân Chúa và toàn thể khách mời gửi lời chúc mừng đến Cha Bề trên và Hội Dòng Thánh Tâm Huế. Qua Thánh lễ này, chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta sự bình an, tạ ơn lòng Chúa Thương xót qua biểu tượng Thánh tâm của Hội Dòng, chúng ta tạ ơn Chúa vì đã cho nhiều người biết dấn thân phục vụ, chúng ta tạ ơn Chúa đã cho Giáo phận trải qua Năm Thánh kỷ niệm 170 năm vừa bế mạc. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai đi theo Linh đạo của Đấng sáng lập Hội Dòng được tìm thấy niềm vui, chúng ta cầu nguyện cho tất cả các vị ân nhân và các bậc tiền nhân còn sống hay đã qua đời, cuối cùng chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai về đây tham dự Thánh lễ hôm nay đi đường được bình an trong cơn mưa lũ.
Nghi thức truyền chức Phó tế cho 7 Tu sĩ Dòng Thánh Tâm và cho 3 tiến chức Linh mục, Cha Bề trên Tổng quyền Phero Nguyễn Đức Huyền trình lên Đức Tổng Giám Mục và xin Ngài truyền chức.
Các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, Cộng đoàn cùng cất lên kinh cầu Các Thánh, xin các Ngài khẩn cầu lên Thiên Chúa ban cho các tiến chức đầy ơn Chúa Thánh Thần để các tiến chức được vững bước trên con đường truyền giáo đã chọn.
Đức Tổng Giám Mục dâng lời nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho các tiến chức và trao sách Phúc âm cho các tân Phó tế. Ngài cũng làm phép dây Stola do thân nhân dâng lên và trao cho các tân Phó tế.
Đức Tổng Giám Mục dâng lời nguyện long trọng truyền chức Linh mục cho các tiến chức, các linh mục đồng tế cùng đưa tay hướng về các tiến chức để hiệp với Đức Tổng Giám Mục dâng lời cầu nguyện. Các tiến chức Linh mục cũng lần lượt được Đức Tổng Giám Mục xức dầu Thánh hiến và đặt tay truyền chức, các linh mục đồng tế tiến lên đặt tay trên các tiến chức biểu lộ sự chấp thuận các tiến chức vào hàng Linh mục. Ngài làm phép phẩm phục và chén Thánh do thân nhân dâng lên và trao cho các tân Linh mục.
Kết thúc Thánh lễ, Cha Bề trên Tổng quyền Phero Nguyễn Đức Huyền thay mặt Hội Dòng nói lời tạ ơn tình yêu của Thiên Chúa trên bước đường phát triễn Hội Dòng. Kể từ ngày 09 tháng 10 năm 1925, Hội Dòng Thánh Tâm Huế khai sinh trên mãnh đất Cố đô Huế này, đã trãi qua biết bao biến cố thăng trầm cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và của Huế nói riêng. Thương đau và mất mát nhưng Thánh Tâm Chúa vẫn luôn yêu thương, che chở để Hội Dòng được tồn tại và phát triễn. Đồng thời cũng tri ân các bậc tiền nhân đã hy sinh xương máu và mồ hôi nước mắt, bước trên đường thập giá để xây một nền móng vững chắc cho Hội Dòng. Ngài thay mặt Hội Dòng cảm ơn Đức Tổng Giuse, quý Đức Tổng tiền nhiệm đã luôn ưu ái đối với Hội Dòng. Cảm ơn quý linh mục đồng tế, quý ân nhân và bà con thân nhân của Hội Dòng đã hiệp thông lời cầu nguyện cho Hội Dòng.
Trương Trí
Xem Hình
Trước khi đi vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục niệm hương trước Di ảnh Đức Giám Mục Allys, Đấng sáng lập Hội Dòng. Tiếp đó Cha Bề trên Tổng quyền Phero Nguyễn Đức Huyền cùng các Linh mục đại diện Hội Dòng niệm hương tri ân người Cha của Hội Dòng.
Nghi thức truyền chức Phó tế cho 7 Tu sĩ Dòng Thánh Tâm và cho 3 tiến chức Linh mục, Cha Bề trên Tổng quyền Phero Nguyễn Đức Huyền trình lên Đức Tổng Giám Mục và xin Ngài truyền chức.
Các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, Cộng đoàn cùng cất lên kinh cầu Các Thánh, xin các Ngài khẩn cầu lên Thiên Chúa ban cho các tiến chức đầy ơn Chúa Thánh Thần để các tiến chức được vững bước trên con đường truyền giáo đã chọn.
Đức Tổng Giám Mục dâng lời nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho các tiến chức và trao sách Phúc âm cho các tân Phó tế. Ngài cũng làm phép dây Stola do thân nhân dâng lên và trao cho các tân Phó tế.
Đức Tổng Giám Mục dâng lời nguyện long trọng truyền chức Linh mục cho các tiến chức, các linh mục đồng tế cùng đưa tay hướng về các tiến chức để hiệp với Đức Tổng Giám Mục dâng lời cầu nguyện. Các tiến chức Linh mục cũng lần lượt được Đức Tổng Giám Mục xức dầu Thánh hiến và đặt tay truyền chức, các linh mục đồng tế tiến lên đặt tay trên các tiến chức biểu lộ sự chấp thuận các tiến chức vào hàng Linh mục. Ngài làm phép phẩm phục và chén Thánh do thân nhân dâng lên và trao cho các tân Linh mục.
Kết thúc Thánh lễ, Cha Bề trên Tổng quyền Phero Nguyễn Đức Huyền thay mặt Hội Dòng nói lời tạ ơn tình yêu của Thiên Chúa trên bước đường phát triễn Hội Dòng. Kể từ ngày 09 tháng 10 năm 1925, Hội Dòng Thánh Tâm Huế khai sinh trên mãnh đất Cố đô Huế này, đã trãi qua biết bao biến cố thăng trầm cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và của Huế nói riêng. Thương đau và mất mát nhưng Thánh Tâm Chúa vẫn luôn yêu thương, che chở để Hội Dòng được tồn tại và phát triễn. Đồng thời cũng tri ân các bậc tiền nhân đã hy sinh xương máu và mồ hôi nước mắt, bước trên đường thập giá để xây một nền móng vững chắc cho Hội Dòng. Ngài thay mặt Hội Dòng cảm ơn Đức Tổng Giuse, quý Đức Tổng tiền nhiệm đã luôn ưu ái đối với Hội Dòng. Cảm ơn quý linh mục đồng tế, quý ân nhân và bà con thân nhân của Hội Dòng đã hiệp thông lời cầu nguyện cho Hội Dòng.
Trương Trí
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vi khuẩn Corona, một „ Mane thecel fares - Mene mene tekel u-parsin ?
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
09:42 09/10/2020
Vi trùng Corona, một „ Mane thecel fares - Mene mene tekel u-parsin (מנא,מנא, תקל, ופרסין)“?
Sách Kinh thánh của Tiên tri Daniel ( Sách Daniel 5, 1- 30) thuật lại bữa yến tiệc của nhà Vua Belsazar cùng với các quan đại thần. Trong bữa tiệc nhà Vua mang những chén bằng vàng bạc, mà Vua cha Nebukanezar II. đã tịch thu lấy ở đền thờ Jerusalem ra uống rượu cụng ly với các quan đại thần, các cung phi và các cung nữ. Đang lúc đó xuất hiện ngón tay viết trên tường dòng chữ. Nhà vua gịật mình khi trông thấy bàn tay giơ ra liền biến sắc mặt. Nhưng không hiểu ý nghĩa. Các người hầu cận, các bậc thông thái cũng không đọc hiểu được ý nghĩa dòng chữ viết.
Daniel được giới thiệu dẫn đến triều yết nhà vua. Vua hỏi han và yêu cầu Daniel giải thích ý nghĩa dòng chữ cho mình và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng Daniel từ chối nhận bổng lộc của Vua hứa ban, mà chỉ sẵn lòng đọc giải thích thôi. Daniel cắt nghĩa:
„ Đây là những chữ đã được viết ra: (Mene mene tekel u-parsin (מנא,מנא, תקל, ופרסין). MƠ-NÊ, MƠ-NÊ, TƠ-KÊN, PÁC-XIN;26 và đây là lời giải thích: MƠ-NÊ - có nghĩa là đếm -: Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại ngài;27 TƠ-KÊN - có nghĩa là cân -: ngài đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ;28 PƠ-RẾT - có nghĩa là phân chia -: vương quốc của ngài đã bị phân chia và trao cho các dân Mê-đi và Ba-tư.“ ( Sách Tiên tri Daniel 5, 25-26).
Như thế đây là những lời tiên báo cảnh gíac của Thiên Chúa viết nhắn gửi nhà Vua Belsazar. Vì vua đã dùng những vật thánh lấy ở đền thờ Jerusalem dùng để dâng lễ tế lên Thiên Chúa mà ăn uống chè chén. Một việc xúc phạm tới Thiên Chúa nặng nề.
Từ những tháng ngày qua của năm 2020, thế giới đang trải qua cơn khủng hoảng vì bị bệnh đại dịch Corona hoành hành lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Bệnh đại dịch do vi trùng Corana nhỏ li ti như vô hình không trông thấy được đã đang làm đảo lộn gây ngừng trệ phá đổ mọi chương trình dự định, thứ tự đời sống xã hội trong mọi lãnh vực, gây ra lây lan bệnh nạn cùng tử vong cho hàng triệu người trên thế giới.
Các nhà khoa học nỗ lực ngày đêm nghiên cứu phân tích tìm hiểu về loại vi trùng nguy hiểm gây chết người này, để phát triển bào chế thuốc chủng ngăn ngừa trị bệnh. Nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa có kết qủa chắc chắn như mong muốn cần có. ( Tháng 10.2020)
Không biết có phải vi trùng Corona cũng phát đi sứ điệp cảnh báo tương tự như dòng chữ mà những ngón tay thần thánh ngày xưa đã viết trên tường cảnh báo nhà vua Belsazar : „Mene mene tekel u-parsin (מנא,מנא, תקל, ופרסין)“, như sách của Tiên tri Daniel thuật lại không?
Cho tới bây giờ bệnh đại dịch Corona vẫn còn đang hoành hành đe dọa nhân loại. Vì chưa tìm ra thuốc trị liệu, chưa chế ra vắc xin tiêm chủng ngừa. Nhân loại còn đang lún sâu trong cơn khủng hoảng do đại dịch Corona nguy hiểm chết người chưa biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi được!
Phải chăng những cơn đại dịch xảy ra là do sự tương quan giữa thiên nhiên và con người và cả thú động vật hầu như trong tình trạng bị xáo trộn không có sự hài hòa tương hợp với nhau?
Nếu như vậy thì cơn đại dịch Corona lúc này là một điềm cảnh báo khiến phải tỉnh thức, suy nghĩ lại cách sống đối xử của con người với thiên nhiên và với thú động vật!
Phải chăng vi trùng Corona xuất hiện hoành hành đe dọa con người gửi đi tín hiệu về tương lai nhân loại trong cung cách sống tương quan trách nhiệm với nhau, với công trình sáng tạo thiên nhiên, với thú động vật?
Vậy đâu là sự chênh lệch xáo trộn thiếu cân bằng hài hòa, hay đúng hơn sự thiếu tôn trọng của con người với thiên nhiên?
Đã có những nghiên cứu cảnh báo về sự thể này theo khía cạnh khoa học, khía cạnh nhân văn xã hội, khía cạnh bảo vệ môi trường sinh sống và khí cạnh tâm linh đạo đức.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp Laudato Si đã nói đến chi tiết những điều mà con người xã hội đang đối xử trong chiều hướng khai thác bóc lột hủy hoại công trình ngôi nhà thiên nhiên, mà Thiên Chúa tạo dựng cho con người, cho mọi loài sinh vật.
„ Không khí bị ô nhiễm gây tai hại sức khoẻ con người cùng gây ra chết chóc. ( Nr 20).
„ Khí hậu là tài sản chung cho nhân loại bị biến đổi do bị làm cho nóng thêm lên, khiến những tảng băng thạch tan chảy, nước biển dâng cao.“ ( Nr 23)
„ Nước dùng cho đời sống con người và mọi hệ sinh thái của trái đất đang dần trong tình trạng khan hiếm thiếu.“ ( Nr 28)
“ Việc mất mát rừng rậm và thảo mộc đồng thời đưa đến việc đánh mất các giống loài, trong tương lai có thể là những nguồn quan trọng nhất, không những để nuôi dưỡng, nhưng còn để chữa lành bệnh tật và còn cho nhiều phục vụ đa dạng khác. Nhiều giống loài chứa các gen, là những nguồn tài nguyên cho các phận vụ chủ yếu, có thể giải quyết nhu cầu của nhân loại trong tương lai hay giúp giải quyết một vấn đề môi trường nào đó. „ (Nr 32.)
„ Nguy cơ về cái chết của loài động vật có vú hay của một loài chim, chỉ vì chúng thường xuất hiện trước mắt chúng ta. Nhưng, các cây nấm, tảo, các con sâu, côn trùng, rắn rít và biết bao nhiêu loại vi sinh lại rất cần thiết cho hoạt động tốt của hệ thống sinh thái. Nhiều giống loài nhỏ bé, thường không được con người chú ý, lại giữ một phận vụ cơ bản để tạo sự cân bằng một vị trí.“ ( Nr 34.)
„ Sự chểnh mảng trong trách nhiệm canh tác và gìn giữ một liên hệ tương ứng với người chung quanh, tôi phải lo lắng cho người đó và phải che chở cho họ; sự chểnh mảng đó sẽ phá vỡ liên hệ nội tại với chính tôi, với kẻ khác, với Thiên Chúa và với đất đai.
Khi các liên hệ này bị bỏ quên, khi không còn công bằng tồn tại trên đất nước, thì – như Thánh Kinh nói với chúng ta – toàn bộ cuộc sống sẽ gặp nguy hiểm.
…Trong biểu trưng xa xưa nhưng sâu sắc của trình thuật chứa đựng một xác tín cho ngày nay : tất cả đều liên kết với nhau và việc che chở đích thực cho cuộc sống riêng tư của chúng ta cũng như mọi liên hệ của chúng ta với thiên nhiên không thể bị tách ra khỏi tình huynh đệ, sự công bằng cũng như sự trung tín với kẻ khác. (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudato Si Nr. 70)
Mane thecel fares - Mene mene tekel u-parsin (מנא,מנא, תקל, ופרסין) là lời tiên tri cảnh cáo về ngày tận cùng chế độ cho nhà vua Belsazar khi xưa, một điều bí ẩn, mà tiên trí Daniel đã lý giải ra theo khía cạnh đạo đức.
Ngày nay vi trùng bệnh đại dịch Corona, một loại vi trùng bệnh dịch thế kỷ, đang đe dọa sức khoẻ đời sống nhân loại vẫn còn ẩn chứa điều bí ẩn chưa lý giải ra được.
Theo khía cạnh đạo đức, vi trùng bệnh đại dịch Corona là dấu hiệu sứ điệp cảnh tỉnh về mối tương quan bất cập không hài hòa của con người với công trình thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng và với nhau trong đời sống xã hội.
Chưa có thuốc trị bệnh dịch Corona, chưa có Vắc Xin chủng ngừa. Nhưng có liều thuốc niềm hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, nguồn ơn an ủi chữa lành cho hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Sách Kinh thánh của Tiên tri Daniel ( Sách Daniel 5, 1- 30) thuật lại bữa yến tiệc của nhà Vua Belsazar cùng với các quan đại thần. Trong bữa tiệc nhà Vua mang những chén bằng vàng bạc, mà Vua cha Nebukanezar II. đã tịch thu lấy ở đền thờ Jerusalem ra uống rượu cụng ly với các quan đại thần, các cung phi và các cung nữ. Đang lúc đó xuất hiện ngón tay viết trên tường dòng chữ. Nhà vua gịật mình khi trông thấy bàn tay giơ ra liền biến sắc mặt. Nhưng không hiểu ý nghĩa. Các người hầu cận, các bậc thông thái cũng không đọc hiểu được ý nghĩa dòng chữ viết.
Daniel được giới thiệu dẫn đến triều yết nhà vua. Vua hỏi han và yêu cầu Daniel giải thích ý nghĩa dòng chữ cho mình và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng Daniel từ chối nhận bổng lộc của Vua hứa ban, mà chỉ sẵn lòng đọc giải thích thôi. Daniel cắt nghĩa:
„ Đây là những chữ đã được viết ra: (Mene mene tekel u-parsin (מנא,מנא, תקל, ופרסין). MƠ-NÊ, MƠ-NÊ, TƠ-KÊN, PÁC-XIN;26 và đây là lời giải thích: MƠ-NÊ - có nghĩa là đếm -: Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại ngài;27 TƠ-KÊN - có nghĩa là cân -: ngài đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ;28 PƠ-RẾT - có nghĩa là phân chia -: vương quốc của ngài đã bị phân chia và trao cho các dân Mê-đi và Ba-tư.“ ( Sách Tiên tri Daniel 5, 25-26).
Như thế đây là những lời tiên báo cảnh gíac của Thiên Chúa viết nhắn gửi nhà Vua Belsazar. Vì vua đã dùng những vật thánh lấy ở đền thờ Jerusalem dùng để dâng lễ tế lên Thiên Chúa mà ăn uống chè chén. Một việc xúc phạm tới Thiên Chúa nặng nề.
Từ những tháng ngày qua của năm 2020, thế giới đang trải qua cơn khủng hoảng vì bị bệnh đại dịch Corona hoành hành lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Bệnh đại dịch do vi trùng Corana nhỏ li ti như vô hình không trông thấy được đã đang làm đảo lộn gây ngừng trệ phá đổ mọi chương trình dự định, thứ tự đời sống xã hội trong mọi lãnh vực, gây ra lây lan bệnh nạn cùng tử vong cho hàng triệu người trên thế giới.
Các nhà khoa học nỗ lực ngày đêm nghiên cứu phân tích tìm hiểu về loại vi trùng nguy hiểm gây chết người này, để phát triển bào chế thuốc chủng ngăn ngừa trị bệnh. Nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa có kết qủa chắc chắn như mong muốn cần có. ( Tháng 10.2020)
Không biết có phải vi trùng Corona cũng phát đi sứ điệp cảnh báo tương tự như dòng chữ mà những ngón tay thần thánh ngày xưa đã viết trên tường cảnh báo nhà vua Belsazar : „Mene mene tekel u-parsin (מנא,מנא, תקל, ופרסין)“, như sách của Tiên tri Daniel thuật lại không?
Cho tới bây giờ bệnh đại dịch Corona vẫn còn đang hoành hành đe dọa nhân loại. Vì chưa tìm ra thuốc trị liệu, chưa chế ra vắc xin tiêm chủng ngừa. Nhân loại còn đang lún sâu trong cơn khủng hoảng do đại dịch Corona nguy hiểm chết người chưa biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi được!
Phải chăng những cơn đại dịch xảy ra là do sự tương quan giữa thiên nhiên và con người và cả thú động vật hầu như trong tình trạng bị xáo trộn không có sự hài hòa tương hợp với nhau?
Nếu như vậy thì cơn đại dịch Corona lúc này là một điềm cảnh báo khiến phải tỉnh thức, suy nghĩ lại cách sống đối xử của con người với thiên nhiên và với thú động vật!
Phải chăng vi trùng Corona xuất hiện hoành hành đe dọa con người gửi đi tín hiệu về tương lai nhân loại trong cung cách sống tương quan trách nhiệm với nhau, với công trình sáng tạo thiên nhiên, với thú động vật?
Vậy đâu là sự chênh lệch xáo trộn thiếu cân bằng hài hòa, hay đúng hơn sự thiếu tôn trọng của con người với thiên nhiên?
Đã có những nghiên cứu cảnh báo về sự thể này theo khía cạnh khoa học, khía cạnh nhân văn xã hội, khía cạnh bảo vệ môi trường sinh sống và khí cạnh tâm linh đạo đức.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp Laudato Si đã nói đến chi tiết những điều mà con người xã hội đang đối xử trong chiều hướng khai thác bóc lột hủy hoại công trình ngôi nhà thiên nhiên, mà Thiên Chúa tạo dựng cho con người, cho mọi loài sinh vật.
„ Không khí bị ô nhiễm gây tai hại sức khoẻ con người cùng gây ra chết chóc. ( Nr 20).
„ Khí hậu là tài sản chung cho nhân loại bị biến đổi do bị làm cho nóng thêm lên, khiến những tảng băng thạch tan chảy, nước biển dâng cao.“ ( Nr 23)
„ Nước dùng cho đời sống con người và mọi hệ sinh thái của trái đất đang dần trong tình trạng khan hiếm thiếu.“ ( Nr 28)
“ Việc mất mát rừng rậm và thảo mộc đồng thời đưa đến việc đánh mất các giống loài, trong tương lai có thể là những nguồn quan trọng nhất, không những để nuôi dưỡng, nhưng còn để chữa lành bệnh tật và còn cho nhiều phục vụ đa dạng khác. Nhiều giống loài chứa các gen, là những nguồn tài nguyên cho các phận vụ chủ yếu, có thể giải quyết nhu cầu của nhân loại trong tương lai hay giúp giải quyết một vấn đề môi trường nào đó. „ (Nr 32.)
„ Nguy cơ về cái chết của loài động vật có vú hay của một loài chim, chỉ vì chúng thường xuất hiện trước mắt chúng ta. Nhưng, các cây nấm, tảo, các con sâu, côn trùng, rắn rít và biết bao nhiêu loại vi sinh lại rất cần thiết cho hoạt động tốt của hệ thống sinh thái. Nhiều giống loài nhỏ bé, thường không được con người chú ý, lại giữ một phận vụ cơ bản để tạo sự cân bằng một vị trí.“ ( Nr 34.)
„ Sự chểnh mảng trong trách nhiệm canh tác và gìn giữ một liên hệ tương ứng với người chung quanh, tôi phải lo lắng cho người đó và phải che chở cho họ; sự chểnh mảng đó sẽ phá vỡ liên hệ nội tại với chính tôi, với kẻ khác, với Thiên Chúa và với đất đai.
Khi các liên hệ này bị bỏ quên, khi không còn công bằng tồn tại trên đất nước, thì – như Thánh Kinh nói với chúng ta – toàn bộ cuộc sống sẽ gặp nguy hiểm.
…Trong biểu trưng xa xưa nhưng sâu sắc của trình thuật chứa đựng một xác tín cho ngày nay : tất cả đều liên kết với nhau và việc che chở đích thực cho cuộc sống riêng tư của chúng ta cũng như mọi liên hệ của chúng ta với thiên nhiên không thể bị tách ra khỏi tình huynh đệ, sự công bằng cũng như sự trung tín với kẻ khác. (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudato Si Nr. 70)
Mane thecel fares - Mene mene tekel u-parsin (מנא,מנא, תקל, ופרסין) là lời tiên tri cảnh cáo về ngày tận cùng chế độ cho nhà vua Belsazar khi xưa, một điều bí ẩn, mà tiên trí Daniel đã lý giải ra theo khía cạnh đạo đức.
Ngày nay vi trùng bệnh đại dịch Corona, một loại vi trùng bệnh dịch thế kỷ, đang đe dọa sức khoẻ đời sống nhân loại vẫn còn ẩn chứa điều bí ẩn chưa lý giải ra được.
Theo khía cạnh đạo đức, vi trùng bệnh đại dịch Corona là dấu hiệu sứ điệp cảnh tỉnh về mối tương quan bất cập không hài hòa của con người với công trình thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng và với nhau trong đời sống xã hội.
Chưa có thuốc trị bệnh dịch Corona, chưa có Vắc Xin chủng ngừa. Nhưng có liều thuốc niềm hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, nguồn ơn an ủi chữa lành cho hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Giữa Chốn Bao La
Nguyễn Đức Cung
14:41 09/10/2020
BÊN NHAU GIỮA CHỐN BAO LA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dù cho trước biển bao la
So ra vẫn kém tình ta với mình
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dù cho trước biển bao la
So ra vẫn kém tình ta với mình
(nđc)
VietCatholic TV
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô về cách cầu nguyện của tiên tri Êlia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:18 09/10/2020
Sau loạt bài giáo lý về chữa lành thế giới, trong buổi yết kiến chung Thứ Tư ngày 7 tháng 10 hôm qua, lần đầu tiên tại Đại Sảnh Phaolô VI kể từ ngày bùng phát đại dich, Đức Phanxicô đã tiếp tục trình bầy loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện và lần này, ngài đề cập đến lối cầu nguyện của tiên tri Êlia. Sau đây là trọn bài giáo lý của ngài:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Hôm nay chúng ta hãy tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về cầu nguyện, loạt bài mà chúng ta đã gián đoạn để nói về việc chăm sóc sáng thế, và bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục lại; và chúng ta hãy gặp gỡ một trong những nhân vật hấp dẫn nhất trong toàn bộ Sách Thánh: tiên tri Êlia. Ngài vượt quá các giới hạn thời ngài, và chúng ta cũng có thể thấy sự hiện diện của ngài trong một số tình tiết trong Tin Mừng. Ngài đã hiện ra bên cạnh Chúa Giêsu, cùng với Môsê, vào lúc Chúa Hiển Dung (x. Mt 17:3). Chính Chúa Giêsu nói đến ngài khi ghi công cho chứng từ của Thánh Gioan Tẩy Giả (x. Mt 17:10-13).
Trong Kinh thánh, Êlia xuất hiện một cách đột ngột, một cách bí nhiệm, xuất phát từ một ngôi làng nhỏ hoàn toàn ở bên lề (xem 1 V 17:1); và cuối cùng, ngài rời khỏi hiện trường, trước mắt môn đệ Êlisa, trên cỗ xe lửa đưa ngài lên trời (xem 2 V 2: 11-12). Vì vậy, ngài là một người không có nguồn gốc chính xác, và trên hết là không có kết thúc, được đưa về thiên đàng: vì lý do này, sự trở lại của ngài được mong đợi trước khi Đấng Mêxia đến, như một tiền hô. Sự trở lại của Êlia đã được chờ đợi cách như thế.
Kinh thánh trình bày Êlia như một người có đức tin trong sáng như phalê: chính tên của ngài, có thể có nghĩa là “Giêhôva là Thiên Chúa”, chứa đựng bí quyết trong sứ mệnh của ngài. Ngài sẽ như thế trong suốt phần đời còn lại của ngài: một người chính trực, không thể có những thỏa hiệp nhỏ nhặt. Biểu tượng của ngài là lửa, hình ảnh quyền năng thanh tẩy của Thiên Chúa. Ngài sẽ là người đầu tiên bị thử thách, và ngài sẽ mãi trung thành. Ngài là tấm gương của tất cả những người có đức tin, biết cám dỗ và đau khổ nhưng không thôi sống theo lý tưởng mà vì nó, họ đã sinh ra.
Cầu nguyện là huyết mạch không ngừng nuôi dưỡng đời ngài. Vì lý do này, ngài là một trong những người yêu quý nhất đối với truyền thống đơn tu, đến nỗi một số người đã chọn ngài làm cha thiêng liêng cho cuộc đời hiến dâng cho Thiên Chúa. Êlia là người của Thiên Chúa, đứng đó như người bảo vệ quyền tối thượng của Đấng Tối Cao. Tuy nhiên, ngài cũng buộc phải đối đầu với các yếu đuối của chính mình. Thật khó để nói kinh nghiệm nào hữu ích nhất đối với ngài: sự thất bại của các tiên tri giả trên Núi Carmel (xem 1 V 18: 20-40), hay sự bối rối của ngài khi ngài thấy mình “không tốt hơn các tổ tiên [của ngài]”( xem 1 V 19: 4). Trong linh hồn của những người cầu nguyện, việc cảm thức được sự yếu đuối của bản thân còn quý giá hơn những giây phút vinh thăng, khi dường như cuộc sống là một chuỗi những chiến thắng và thành công. Điều này luôn xảy ra trong việc cầu nguyện: những giây phút cầu nguyện mà chúng ta cảm thấy được nâng lên, thậm chí hứng khởi, và những giây phút cầu nguyện đầy đau đớn, khô cằn, thử thách. Cầu nguyện là như thế: để chúng ta được Chúa chở đi đâu thì chở, và cũng để chúng ta bị đánh gục bởi những tình huống khó chịu và thậm chí bị cám dỗ. Đây là một thực tại tìm thấy trong nhiều ơn gọi khác trong Kinh thánh, ngay cả trong Tân ước; chẳng hạn, anh chị em hãy nghĩ đến Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Đời sống của các ngài cũng giống như vậy: những giây phút vui mừng và những lúc tinh thần xuống thấp, đau khổ.
Êlia là con người của đời sống chiêm niệm và, đồng thời, của đời sống hoạt động, bận bịu với những biến cố của thời đại mình, có khả năng đụng độ với vua chúa và hoàng hậu sau khi họ đã giết Nabót để chiếm vườn nho của ông (xem 1V. 21: 1-24). Chúng ta cần biết bao các tín hữu, các Kitô hữu nhiệt thành, biết hành động, trước những người có trách nhiệm quản lý, một cách can đảm như Êlia mà nói rằng: “Việc này không được làm! Đây là tội giết người!”. Chúng ta cần tinh thần của Êlia. Ngài cho chúng ta thấy không nên có sự phân đôi trong đời sống của những người cầu nguyện: một người đứng trước mặt Chúa và đi về phía các anh em mà Người đã sai chúng ta đến với họ. Cầu nguyện không phải là nhốt mình với Chúa để làm cho linh hồn mình trông đẹp đẽ: không, đấy không phải là cầu nguyện, đấy là cầu nguyện giả. Cầu nguyện là một cuộc đối đầu với Thiên Chúa và để mình được sai đi để phục vụ anh chị em mình. Bằng chứng của cầu nguyện là tình yêu thương thực sự người lân cận của mình. Và ngược lại: các tín hữu hành động trong thế giới sau khi trước nhất đã giữ im lặng và cầu nguyện; nếu không, hành động của họ chỉ là bốc đồng, thiếu biện phân, vội vàng không có đích đến. Các tín hữu hành xử cách này, họ gây ra nhiều bất công bởi vì họ đã không đi cầu nguyện với Chúa trước, để biện phân điều họ phải làm.
Các trang Kinh thánh cho thấy đức tin của Êlia cũng có nhiều tiến bộ: ngài cũng lớn lên trong lời cầu nguyện, ngài trau chuốt nó từng chút một. Khuôn mặt của Chúa trở thành tiêu điểm đối với ngài khi ngài bước đi. Ngài đạt đến đỉnh cao trong kinh nghiệm phi thường này, khi Thiên Chúa bày tỏ chính Người cho Êlia trên núi (xem 1V 19: 9-13). Người tỏ mình ra không phải trong cơn bão, cũng không phải trong trận động đất hay ngọn lửa hỏa hào, mà là trong “một âm thanh thì thào nhè nhẹ” (câu 12). Hoặc đúng hơn, một lối diễn dịch phản ảnh tốt trải nghiệm này: trong sợi dây im lặng mà vang dội. Đó là cách Thiên Chúa tỏ chính Người cho Êlia. Chính bằng dấu hiệu khiêm nhường này mà Thiên Chúa đã thông đạt với Êlia, người vào thời điểm đó, đang là một tiên tri chạy trốn, đánh mất bình an. Chúa đã đến trước để gặp một người mệt mỏi, một người tưởng rằng mình đã thất bại trên mọi trận tuyến, và với làn gió nhẹ nhàng, với sợi dây im lặng mà vang dội đó, Người đã mang thanh tĩnh và bình an trở lại trái tim ngài.
Đây là câu chuyện về Êlia, nhưng dường như nó được viết cho tất cả chúng ta. Trong một số buổi tối nào đó, chúng ta có thể cảm thấy vô dụng và cô đơn. Chính lúc đó việc cầu nguyện sẽ đến và gõ cửa trái tim chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thu thập một góc chiếc áo choàng của Êlia, giống như môn đệ của ngài là Êlisa đã thu thập một nửa chiếc áo choàng của ngài. Và dù chúng ta đã làm một điều sai trái, hoặc nếu chúng ta cảm thấy bị đe dọa và sợ hãi, khi chúng ta trở lại trước mặt Thiên Chúa với lời cầu nguyện, sự thanh thản và bình an sẽ trở lại như thể bởi phép lạ. Đó là điều gương sáng của Êlia chỉ cho chúng ta thấy.
Thần khẩu hại xác phàm: Joe Biden gây sóng gió trong một lời bình luận chọc giận người da đen
Giáo Hội Năm Châu
05:25 09/10/2020
FoxNews cho biết ông Joe Biden đã nhào vào một vùng nước nóng qua một đoạn clip lan truyền nhanh trên các mạng xã hội khi ông giải thích lý do tại sao mọi người có thể cách ly tại gia mà không cần phải làm việc trong thời gian đại dịch coronavirus.
“Lý do tôi có thể ở yên trong nhà là vì một số phụ nữ da đen có thể xếp các kệ hàng tạp hóa,” Biden nói như trên trong một video clip đang lan như cháy rừng trên các mạng xã hội.
Đoạn clip dài 10 giây, ban đầu được chia sẻ vào ngày 29 tháng 9, chỉ là một đoạn trích các bình luận mà ứng cử viên Đảng Dân chủ đưa ra trong hội nghị bàn tròn ngày 15 tháng 9 với các cựu chiến binh ở Tampa, Florida.
Trong phần nhận xét mở rộng, Biden đã bày tỏ một thái độ tích cực trong việc giải quyết các vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt, đặc biệt là những vấn đề bắt nguồn từ sự bùng phát coronavirus.
Một trong những vấn đề được ông Joe Biden trình bày như một ưu điểm của chính quyền Obama – Biden so với chính quyền của Tổng thống Trump là chính sách nhập cư. Ông ta nói mình “lạc quan hơn... so với những gì tôi đã từng làm trong toàn bộ sự nghiệp của mình.” Tuy nhiên, ông Joe Biden đã quá già đến mức ông không kiểm soát được những gì mình đang nói. Giải thích lý do cho sự lạc quan của mình, ông nói nguyên văn như sau:
Xin quý vị và anh chị em nghe đoạn clip nguyên ngữ bằng tiếng Anh:
Chúng tôi xin dịch ra tiếng Việt:
“Tôi sẽ cho bạn biết tại sao. Bởi vì công chúng Mỹ, những miếng che mắt đã được lấy đi, Họ đột nhiên nhìn thấy mọi sự rõ ràng hơn rất nhiều. Họ đang nói, ‘Chúa ơi, lý do tôi có thể ở yên trong nhà là vì một số phụ nữ da đen có thể làm công việc xếp hàng trên các kệ ở tiệm tạp hóa. Hoặc một người gốc Tây Ban Nha trẻ ở ngoài kia, những người mơ mộng này ở ngoài kia, 60,000 người trong số họ đóng vai trò là người phản ứng đầu tiên, y tá và bác sĩ’. Hoặc đột nhiên mọi người nhận ra, ‘Chúa ơi, những người này đã làm rất nhiều. Không chỉ Đen, Trắng, trên toàn thế giới, đã làm rất nhiều cho tôi. Chúng ta có thể làm được việc này. Chúng ta có thể hoàn thành được những công việc kia”.
Nhận xét của ông Joe Biden gây sóng gió vì theo luận lý của ông có hai hạng người Mỹ. Người Mỹ thượng đẳng có thể ở yên trong nhà. Hạng người Mỹ thứ hai là người da đen, người nhập cư, người gốc Tây Ban Nha, họ ở ngoài đó làm các công việc nặng nhọc và nguy hiểm trong thời đại dịch coronavirus.
Nhận xét của Biden đã không lan truyền cho đến thứ Hai 5 tháng 10, sau khi chúng được cộng tác viên Rob Smith của Turning Point USA nhấn mạnh.
“Điều này sẽ khơi dậy rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến đạo đức trong việc đóng cửa và cách chúng ta đã biến những người Mỹ có thu nhập thấp trở thành lá chắn cho mình,” biên tập viên Bethany Mandel của tờ Ricochet tweet.
Nhiều ý kiến cho rằng sẽ có một sự náo động lớn nếu không phải Biden mà là Tổng thống Trump hoặc một đảng viên Cộng hòa bị bắt gặp quả tang nói những gì Biden đã nói.
“Hãy tưởng tượng phản ứng của giới truyền thông nếu Trump nói điều này,” đồng sáng lập kiêm chủ tịch RealClearPolitics Tom Bevan nói.
Chiến dịch tranh cử của Biden đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Fox News.
Tài khoản của Rob Smith dường như đã bị tạm ngưng vào tối thứ Hai sau khi dòng tweet của anh lan truyền trên Twitter. Fox News đã liên hệ với Twitter để hỏi điều gì đã dẫn đến việc tài khoản này bị tạm ngưng.
Vào tháng 5, Biden đã phải rút lại những nhận xét mà anh đã đưa ra với người dẫn chương trình “Câu lạc bộ buổi sáng”, Charlamagne Tha God, khi ông ta nói với các cử tri Da đen vẫn chưa quyết định giữa việc ủng hộ ông ta hay Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới rằng những người như thế “không phải là người da đen”.
Vào tháng 8, cựu phó tổng thống cũng rơi vào tình trạng thần khẩu hại xác phàm khi ông chê bai cộng đồng Da đen thiếu sự đa dạng so với cộng đồng Mỹ Latinh. Ông nói “không giống như cộng đồng người Mỹ gốc Phi, trừ ra một số ngoại lệ, cộng đồng Latino là một cộng đồng vô cùng đa dạng với thái độ vô cùng khác nhau trước những dị biệt.”
Sau biến cố tại Tampa, Florida, cựu phó tổng thống Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, cũng đã chọc giận người Công Giáo khi lặp lại cam kết của mình là sẽ hệ thống hóa quyền phá thai trong luật liên bang nếu phán quyết Roe chống Wade năm 1973 bị Tối Cao Pháp Viện lật lại.
Phát biểu tại một sự kiện ngoài trời ở tòa thị chính Miami, được phát sóng trên NBC hôm thứ Hai, Biden được hỏi rằng ông ta sẽ làm gì để bảo vệ “quyền sức khỏe sinh sản” nếu Thẩm phán Amy Coney Barrett được xác nhận vào Tòa án Tối cao.
“Thứ nhất, chúng ta không biết chính xác [Barrett] sẽ làm gì, mặc dù kỳ vọng là cô ấy rất có thể đi đến mức lật lại phán quyết Roe, và điều duy nhất - phản ứng có trách nhiệm duy nhất đối với điều đó là thông qua dự luật nhằm hệ thống hóa phán quyết này thành luật pháp của đất nước. Đó là những gì tôi sẽ làm.”
Sau nhiều thập kỷ dè dặt về phá thai không hạn chế và phán quyết Roe kiện Wade, là điều mà ban đầu cho rằng đã đi “quá xa”, Biden đã cam kết trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2019 là hệ thống hóa toàn bộ phán quyết này thành luật liên bang. Biden còn đi xa đến độ chủ trương bãi bỏ mọi hạn chế liên quan đến thai kỳ. Cụ thể, phụ nữ có thể phá thai cho đến tận lúc lâm bồn. Quyền sống của những đứa trẻ sống sót sau khi phá thai cũng bị bác bỏ. Ngoài ra, trẻ vị thành niên có thể phá thai không cần có ý kiến của phụ huynh. Đó là những nét chính trong một thứ luật phá thai cực đoan nhất thế giới.
Vị Giám mục Ý đầu tiên qua đời vì coronavirus trong sự thương tiếc của người dân Ý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:49 09/10/2020
1. Vị Giám mục Ý đầu tiên qua đời vì coronavirus.
Sáng Chúa Nhật 4 tháng 10, Ðức Cha Giovanni D'Alise, 72 tuổi, giám mục giáo phận Caserta ở miền nam nước Ý đã qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang được điều trị Covid-19 tại một bệnh viện địa phương.
Ðức Cha D'Alise bị nhiễm coronavirus và nhập viện điều trị vào đêm 29 rạng sáng 30 tháng 9. Ngài là giám mục Ý đầu tiên qua đời vì Covid-19.
Thánh lễ an táng Ðức Cha D'Alise được cử hành tại nhà thờ chính tòa Caserta vào chiều ngày 5 tháng 10. Ðể tránh lây lan virus, chỉ có các giám mục và linh mục hiện diện trong lễ an táng. Thánh lễ sẽ được truyền chiếu trực tiếp trên tivi và mạng xã hội.
Ðức Hồng Y Gualtiero Bassetti, giám mục giáo phận Perugia và cũng là Chủ tịch Hội đồng giám mục Ý, đã nhân danh các giám mục, bày tỏ sự gần gũi với giáo phận Caserta trong nỗi đau mất đi vị mục tử.
Ðức Hồng Y viết: “Trong những tháng này, nhiều linh mục đã qua đời vì Covid-19 và cả các giám mục. Hôm nay Ðức Cha Giovanni đã từ giã chúng ta. Cho đến những phút cuối ngài vẫn gần gũi tha nhân và chia sẻ một hành trình đau khổ.”
Khi nhập viện, Ðức Cha D'Alise đã an ủi các tín hữu: “Anh chị em đừng sợ, chúng ta sẽ đối diện với thử thách này cách bình thản.”
Source:Avvnire
2. Kẻ cáo gian Đức Hồng Y Pell phủ nhận cáo buộc đã nhận hối lộ của Đức Hồng Y Becciu
Kẻ cáo gian Đức Hồng Y George Pell khiến ngài phải ngồi tù oan 13 tháng đã phủ nhận việc anh ta bị mua chuộc để đưa ra các cáo gian chống lại Đức Hồng Y Pell, sau khi truyền thông Ý đưa ra các cáo buộc rằng Đức Hồng Y Angelo Becciu có thể đã chuyển tiền sang Úc để mua chuộc tên này dẫn đến phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell.
“Thân chủ của tôi phủ nhận không biết bất cứ thông tin nào và cũng chẳng nhận bất kỳ khoản thanh toán nào,” luật sư Vivian Waller, người đại diện cho kẻ cáo gian Đức Hồng Y Pell cho biết như trên trong một tuyên bố hôm 5 tháng 10 và kết luận rằng: “Anh ấy sẽ không bình luận gì thêm trước những cáo buộc như thế”.
Lời phủ nhận này được đưa ra sau khi có sự bùng nổ các báo cáo trên các phương tiện truyền thông tại Ý theo đó Đức Hồng Y Becciu bị cáo buộc chuyển tiền từ một tài khoản Vatican sang Úc trong khi Đức Hồng Y Pell đang phải đối diện với một phiên tòa hình sự năm 2018. Ngài bị cáo gian lạm dụng tình dục hai cậu bé khi còn là Tổng giám mục của Melbourne vào thập niên 1990.
Năm 2014, Đức Hồng Y Pell đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm phụ trách Bộ Kinh tế mới được thành lập và lãnh đạo các nỗ lực cải cách các vấn đề tài chính của Vatican. Sau khi bị cảnh sát Victoria buộc tội lạm dụng tình dục, Đức Hồng Y Pell đã tạm thời rời bỏ vai trò của mình vào năm 2017 để trở về Úc nhằm chứng minh mình vô tội.
Đức Hồng Y đã phải đối mặt với những cáo buộc từ một người tố cáo liên quan đến thời gian ngài làm Tổng Giám Mục Melbourne. Ngài đã bị biệt giam 13 tháng sau khi bị kết án oan sai và nhận bản án 6 năm tù, trước khi được minh oan khi kháng cáo lên Tòa án Tối cao.
Đức Hồng Y Angelo Becciu trước đây từng làm việc với tư cách là quan chức thứ hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Vatican, và có liên quan đến một cuộc điều tra đang diễn ra về tình trạng bất minh tài chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh.
Hai Đức Hồng Y Pell và Becciu đã xung đột về việc cải cách tài chính của Vatican.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo rằng vào năm 2015, Đức Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã cố gắng che giấu các khoản cho vay trên bảng cân đối kế toán của Vatican bằng cách cấn sang giá trị của bất động sản mua ở khu phố Chelsea ở London, một thủ tục kế toán bị cấm bởi các chính sách tài chính mới được Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt vào năm 2014.
Các cáo buộc cố gắng che giấu các khoản cho vay ngoài sổ sách đã bị phát hiện bởi Bộ Kinh tế Tòa Thánh, khi đó do Đức Hồng Y George Pell lãnh đạo. Các quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế nói với CNA rằng khi Đức Hồng Y Pell bắt đầu yêu cầu đòi hỏi các chi tiết liên quan đến các khoản vay, đặc biệt là những khoản liên quan đến ngân hàng Thụy Sĩ BSI, Tổng giám mục Becciu khi đó đã gọi Đức Hồng Y vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để “khiển trách”.
Đức Hồng Y Becciu, người được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tín nhiệm và coi như cộng tác viên trung tín, cũng đứng đàng sau việc đột ngột kết liễu một cuộc thanh lý Vatican đầu tiên bởi một tổ chức thanh tra tài chính độc lập vào năm 2016 khi các trương mục của Phủ Quốc Vụ Khanh bị chú ý. Ngài cũng liên quan đến việc sa thải tổng thanh lý viên đầu tiên của Vatican là Libero Milone, sau khi ông này bắt đầu điều tra các trương mục ngân hàng Thụy Sĩ của Phủ Quốc Vụ Khanh.
Người ta tin rằng Đức Hồng Y Becciu có thể sớm phải đối mặt với các cáo buộc hình sự vì vai trò của mình trong một số kế hoạch đầu tư và tài chính của Vatican với số tiền lên tới hàng trăm triệu euro.
Thông tin cho rằng Đức Hồng Y Becciu có thể đã chuyển tiền sang Úc để mua chuộc người tố cáo Đức Hồng Y Pell đã thu hút sự chú ý của quốc tế kể từ khi chúng xuất hiện trên các tờ báo Ý vào hôm thứ Sáu và trong cuối tuần qua.
Trong một bài báo ngày 3 tháng 10, tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều của Ý cho hay các viên chức tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã thu thập một hồ sơ cho thấy nhiều vụ chuyển ngân, trong đó có vụ chuyển tới 700,000 euros qua một “trương mục Úc”.
Luận lý của các phương tiện truyền thông tại Ý là nếu số tiền này được dùng cho một mục đích hợp lý, như trợ cấp cho một tổ chức bác ái, chẳng hạn, thì tại sao Tòa Thánh không công bố ngay lập tức cơ quan nhận được số tiền này. Và như thế chấm dứt ngay tức khắc một tai tiếng kinh hoàng cho Giáo Hội.
Vì Tòa Thánh vẫn tiếp tục im lặng nên vụ này đang được khai thác tối đa với các tình tiết càng ngày càng ly kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh của Giáo Hội.
Luật sư cũ của Đức Hồng Y Pell, là ông Robert Richter, đã kêu gọi một cuộc điều tra về các cáo buộc này, và vào sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana, Sứ Thần Tòa Thánh tại Úc.
Cho đến nay, Đức Hồng Y Becciu đã phủ nhận các cáo buộc.
>
Source:Catholic News Agency
3. Chương thứ hai và chương thứ ba của thông điệp Fratelli Tutti
Tiếp tục giới thiệu thông điệp thứ ba của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Fratelli Tutti”, nghĩa là “Tất Cả Là Anh Em”, trong chương trình này, Hiền Hòa xin gởi đến quý vị và anh chị em chương thứ hai và chương thứ ba của thông điệp này.
Chương thứ hai của thông điệp có tựa đề “Một người lạ trên đường”, được dành riêng cho những người yếu thế và khốn cùng trong xã hội. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, trong một xã hội không lành mạnh, luôn quay lưng lại với đau khổ, và “dốt nát” trong việc chăm sóc những người yếu đuối và dễ bị tổn thương, tất cả chúng ta được kêu gọi - giống như Người Samaritanô nhân hậu - trở nên hàng xóm với người khác, vượt qua các định kiến, lợi ích cá nhân, rào cản lịch sử và văn hóa. Thực vậy, tất cả chúng ta đều có chung trách nhiệm trong việc tạo ra một xã hội có khả năng bao gồm người khác, hòa nhập và nâng dậy những người đã vấp ngã hoặc đang đau khổ. Đức Thánh Cha nói thêm: Tình yêu bắc những nhịp cầu và “chúng ta được tạo ra để yêu thương” nhau. Ngài đặc biệt khuyên các Kitô hữu nhận ra Chúa Kitô nơi khuôn mặt của mọi người bị loại trừ.
Nguyên tắc về khả năng yêu thương theo “một chiều kích phổ quát” cũng được tiếp tục trong chương thứ ba có tựa đề “Hình dung và hình thành một thế giới cởi mở”. Trong chương này, Đức Phanxicô khuyên chúng ta hãy “đi ra ngoài cái tôi” để tìm “một hiện sinh trọn vẹn hơn nơi tha nhân”, mở lòng mình ra với người khác theo năng động tính của đức bác ái khiến chúng ta hướng tới “sự viên mãn phổ quát”. Thông điệp nhắc nhở rằng, nói cho cùng, tầm vóc tinh thần của đời người được đo bằng tình yêu thương, một tình yêu luôn “chiếm vị trí hàng đầu” và dẫn chúng ta đi tìm điều tốt hơn cho cuộc sống của người khác, tránh xa mọi thứ ích kỷ.
Do đó, một xã hội huynh đệ sẽ là một xã hội biết cổ vũ việc giáo dục đối thoại nhằm đánh bại con “virus” của “chủ nghĩa cá nhân cực đoan” và giúp mọi người biết cống hiến những gì tốt nhất của chính mình, bắt đầu bằng sự bảo vệ gia đình và tôn trọng “sứ mệnh giáo dục hàng đầu và quan yếu của gia đình”.
Có hai 'công cụ' để đạt được kiểu xã hội này: đó là lòng nhân từ, tức là tâm tình thực sự mong muốn điều tốt cho người khác; và tình liên đới biết quan tâm đến sự mong manh của cuộc sống và được diễn tả ra trong việc tranh đấu chống nghèo đói và bất bình đẳng, cũng như trong việc phục vụ người ta chứ không phải là phục vụ các ý thức hệ. Một lần nữa, Đức Thánh Cha khẳng định rằng quyền sống đúng phẩm giá không thể bị bác bỏ, và nhân quyền không có biên giới, nên không ai có thể bị loại trừ, bất kể họ sinh ra ở đâu. Theo quan điểm này, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi chúng ta xem xét “nền đạo đức tương quan quốc tế”
Source:Vatican News