Ngày 08-10-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa nhật XXVII Thường Niên A : Vườn Nho
Lm. Vinh Sơn scj
08:20 08/10/2017
Với người dân Việt Nam, ruộng lúa, con trâu kéo cày, nương khoai, khóm trúc, cây đa đầu làng là những hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống và trở nên như là biểu tượng của nét văn hóa Việt, dù đi xa nhưng hình ảnh này vẫn ghi dấu sâu đậm trong ký ức của chúng ta. Vâng, mỗi một dân tộc, đất nước tùy theo phong thổ, tập quán, lịch sử… đều để lại trong người dân những hình ảnh tiêu biểu của đất nước. Với người Do Thái thì đàn chiên trên đồng cỏ xanh (x. Tv 22) và vườn nho là những hình ảnh thân thương với họ. Cho nên chủ đề vườn nho là một trong những chủ đề phong phú nhất của cả Cựu ước. Nó thường được liên kết với chủ đề tình yêu và vườn nho trở nên biểu tượng của “Dân Thiên Chúa” (x. Is 5,1-7; Gr 2,21; Ed 17,6; Hs 10,1; Tv 78,9-16).

Ngôn sứ Isaia đã phác họa hình ảnh vườn nho được chăm sóc để làm nổi bật Thiên Chúa đã yêu thương, chăm sóc dân “tuyển chọn” rất ân cần chu đáo qua nhân vật chủ vườn nho: “Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho” (Is 5, 2a). Người chủ quý vườn nho đến nỗi anh có thể làm tất cả cho sự trù phú của nho: “Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm?” (Is 5,4). Với sự chăm sóc ân cần cho vườn nho – dân tuyển chọn của Thiên Chúa, người chủ vườn mong những cây nho thân yêu của mình sinh ra những trái nho ngon ngọt. Nhưng dân Israel được chăm sóc ân cần vẫn bạc tình bạc nghĩa, như một vườn nho chỉ sinh trái dại…Ngôn sứ Isaia đã chỉ rõ ràng: “Vườn nho đó chính là nhà Israel; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, chính là người xứ Giuđa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (Is 5,7), Thiên Chúa thất vọng về vườn nho của mình…

Trong Tân ước, Chúa Giêsu tiếp tục phát triển hình ảnh vườn nho, cây nho, như là biểu tượng của Tình yêu Thiên Chúa, nho là hình ảnh sự liên kết thân mật, sức sống tình yêu với Ngài: “Thầy là cây nho, anh em là nhành, nhành nào liên kết với Thầy sẽ sinh hoa trái” (Ga 15,5) và vườn nho trở nên biểu tượng của Nước Thiên Chúa – nước tình yêu, nơi hạnh phúc, nơi Giao ước với Thiên Chúa, nơi mà Thiên Chúa không ngừng mời gọi chúng ta bước vào. “Hãy đi vào vườn nho của tôi... Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” ( Mt 25,21-23).

Cách riêng trong Dụ ngôn “Những tá điền bất lương và vườn nho” (Mt 21,33-46), Đức Giêsu chỉ đích danh các thượng tế và kỳ lão. Họ là những người được Thiên Chúa trao phó trách nhiệm chăm sóc vườn nho. Nhưng thay vì mang hoa lợi về cho chủ là Thiên Chúa, họ lại muốn chiếm đoạt hoa lợi ấy cho mình. Vì thế, những sứ giả được Thiên Chúa sai đến là các ngôn sứ đều bị họ giết chết. Ngay người con duy nhất của Thiên Chúa là Đức Giêsu cũng bị họ đóng đinh và treo Người trên cây thập giá.

Vườn nho mà Thiên Chúa trao cho dân Israel, được trao lại cho mọi dân tộc, và từ nay Thiên Chúa chăm sóc cho tất cả mọi dân nước: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho nước ấy sinh hoa lợi”(Mt 21,43). Vâng, trong Tân ước, mọi người, mọi dân tộc đều được mời gọi đi làm và ở trong vườn nho (x. Mt. 20,1-16a) Dân nước này sẽ được làm thành bởi mọi kẻ sẽ sinh hoa trái của Nước Trời, nghĩa là những kẻ, khi tiếp nhận Người Con, sẽ tụ họp quanh Người để làm nên Dân mới của Thiên Chúa (x. Rm 9,25; 1 Pr 2,10). Cho nên M. Hubaut đã cảm nghiệm được mời gọi của con Thiên Chúa gọi mọi người đi vào làm vườn nho :

“…Đây vườn nho của Chúa,

Mảnh đất này Chúa đã trao cho con.

Đây vườn nho của Chúa,

Lòng, trí con và tự do này

Tất cả đều do Người ban tặng…” (*)

Dụ ngôn “Những tá điền bất lương và vườn nho” có tính cách lịch sử: nghĩa là một đàng diễn tả những biến cố có thực, là những can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử dân Do Thái, và thái độ của dân Do Thái đối với những Ngôn sứ được Chúa sai đến với họ, thái độ của họ với chính Chúa. Dụ ngôn cũng mang tính cách tiên tri : nơi con người thời đại đang và sẽ đến đối xử với Thiên Chúa, và những tá điền vườn nho là hình ảnh của các giới lãnh đạo dân Do Thái nhưng cũng chỉ trực diện mỗi chúng ta ngày hôm nay, những người trong giao ước mới, được mời gọi đi làm vườn nho. Vâng, thế giới chúng ta đang sống chính là vườn nho trong dụ ngôn. Thiên Chúa là ông chủ vườn nho. Mỗi người chúng ta là những tá điền được Chúa trao phó trách nhiệm trông coi vườn nho và làm phát sinh hoa lợi. Những gì ta đang có chính là hoa lợi từ vườn nho.

Tự tước lấy hoa trái của Thiên Chúa, muốn mình định đoạt tất cả, loại Thiên Chúa trong cuộc đời mình, chính là hình ảnh những tá điền bất lương của ngày hôm nay, con người vẫn đang đi vào vết xe đổ của lịch sử:

Con lại chiếm cho mình mà không biết thẹn;

Và để chiếm trọn gia tài,

Con lại quyết không nhìn Người Con thừa tự,

Dồn Người vào ngục tối sử xanh (*)

Vâng, chuyện của hôm qua vẫn đang diễn lại từng ngày của hôm nay, khi chúng ta chọn lựa cho mình một cách sống tự mình là chủ định đoạt “vườn nho” mà không cần biết Đấng làm chủ vườn nho, chúng ta muốn tước đoạt của “thừa tự” Đấng làm Con Thiên Chúa. Chúng ta đang phác họa lại hình ảnh nguyên tổ trong vườn Địa đàng: muốn lấy cái “biết” của Thiên Chúa qua hành động hái và ăn trái “hiểu biết” theo ý đồ của Satan, để có vinh quang bằng Đấng Tạo hóa. Nhưng, sự “biết” không thấy, lại bị tước đoạt Vườn Địa đàng được trao phó. Những tá điền vườn nho cũng vậy, khi giết con thừa tự, vườn nho không những không được hưởng, mà còn lại bị chủ vườn nho lấy quyền làm vườn giao phó cho các tá điền khác.

Hôm nay, tôi và bạn là người tá điền làm vườn nho được Thiên Chúa ký thác:

Chúa ơi,

Lịch sử phải chăng chỉ là một sự tái diễn khôn ngoan

Là tấn thảm kịch được diễn tả lại mãi mãi muôn đời ?

Đây vườn nho của Chúa,

Mảnh đất này Chúa đã trao cho con (*)

Mong rằng chúng ta luôn ý thức trách nhiệm, mình là tá điền chuyên chăm trong vườn nho của Chúa… Tá điền cộng tác tạo dựng công trình vườn nho cho vinh quang Thiên Chúa...

(*) M. Hubaut, trích dịch bởi Fiches dominicales, năm A, trang 313-315, sưu tầm từ các bài chia sẻ Tin mừng)

Lm. Vinh Sơn scj
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kỷ niệm 80 năm các tấm ảnh Lòng Chúa Thương xót đầu tiên được in
Hồng Thủy
10:47 08/10/2017
Cracovia – Tháng 10/1937, tại Cracovia, Chúa Giêsu đã truyền cho sơ Faustina, nay là thánh Faustina, tôn vinh giờ Ngài “chịu nạn”, 3 giờ chiều, giờ mà chính Chúa Giêsu gọi là “giờ của lòng thương xót lớn lao cho toàn thế giới”. Chúa Giêsu cũng nói: “Trong giờ đó, ơn cứu độ được thực hiện cho toàn thế giới, lòng thương xót chiến thắng sự xét xử.”

80 năm sau, lúc 15 giờ ngày 28/09 vừa qua, ngày kỉ niệm chân phước Michał Sopoćko – cha giải tội của sơ Faustina – dân chúng đã lần hạt Lòng Chúa Thương xót trên nhiều đường phố của Balan. Đây là sáng kiến của phong trầo “Chiếu tỏa Lòng Chúa Thương xót”, một phong trào được thành lập cách đây 10 năm. Dân chúng đọc kinh Lòng Thương xót trên các nẻo đường, các ngả tư, tại Balan cũng như trên thế giới, tại các nơi công cộng và mời gọi khách đi đường cùng cầu nguyện.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong thư gửi Đức Giám Mục giáo phận Lodz cho biết ngài cũng hiệp thông trong lời cầu nguyện. Năm nay, các người tham dự buổi đọc kinh cầu nguyện cho chính mình, cho những người thân yêu của họ, cho quê hương, cho Giáo hội và cho thế giới, đặc biệt cho các Kitô hữu bị bách hại và cho những kẻ bách hại.

Chương trình cầu nguyện năm nay còn có một chiều kích đặc biệt khác, đó là 80 năm trước, vào ngày 27/09, tại nhà in J. Cebulski, số 22 đường Szewska, thành phố Cracovia, 22 hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót đầu tiên, với dòng chữ: “Giêsu, con tín thác vào Chúa”, đã được in trước sự hiện diện của sơ Faustina.

Trong nghi thức đặt bảng kỷ niệm nhà in này, Mẹ tổng quyền của dòng Đức Bà Lòng Thương xót Petra Kowalczyk đã nhắc rằng thánh Faustina đã nhìn thấy Chúa Giêsu như được vẽ trong các hình ảnh tại đan viện ở Płock. Sau đó thánh nữ đã theo dõi việc vẽ Chúa Giêsu ở Vilnius và cuối cùng, với sự kiểm soát của thánh Faustina, các hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót đầu tiên đã được in. Ngày nay hình ảnh này là một trong những hình ảnh đạo được phổ biến nhất trên thế giới.

Đức Tổng Giám Mục Cracovia - đức cha Marek Jędraszewski – nhấn mạnh rằng nghi thức cầu nguyện và đặt bảng kỷ niệm nhà in hôm nay là một bước trong việc tuyên bố sự thật về Lòng Chúa Thương xót đã được bắt đầu với việc in các hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót. Ngài cũng nhấn mạnh nghi thức này được cử hành vào dịp kỷ niệm 9 năm cha Michał Sopoćko – linh hướng và giải tội của sơ Faustina – được phong chân phước.

Cha Sopoćko là vị tông đồ đầu tiên của Lòng Chúa Thương xót; cha đã xuất bản các tác phẩm về Lòng Chúa Thương xót, tìm cách để thiết lập ngày lễ Lòng Chúa Thương xót, đóng góp vào việc vẽ hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót đầu tiên và đồng sáng lập một hội dòng. Năm 2004, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ra sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức của cha. Tháng 12/2007, Đức Biển đức XVI đã chứng nhận phép lạ qua lời chuyển cầu của cha Sopoćko. Ngày 28/09/2008, lễ phong chân phước cho cha đã được cử hành tại đền thành Lòng Chúa Thương xót ở Białystok. (ACI 05/10/2017)
 
Chính quyền T.T. Trump đặt ra các nguyên tắc để bảo vệ tự do tôn giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:27 08/10/2017
(EWTN News/CNA) Washington D.C. -Trong một loạt các bản ghi nhớ (Memos) được đưa ra vào hôm Thứ Sáu, Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ là Jeff Sessions đã đưa ra những nguyên tắc về tự do tôn giáo để các cơ quan liên bang và các bộ cùng hợp tác thi hành.

Quyền tự do của công dân luôn gắn bó chặt chẽ với quyền tự do tôn giáo của một dân tộc. Tuyên bố vào ngày 6 tháng Mười, ông Sessions nói rằng “Mọi người dân Hoa Kỳ đều có quyền tin, thờ phượng và thực hành niềm tin của mình. Quyền này được bảo vệ trong Hiến Pháp và luật pháp của chúng ta, được công bố và bảo vệ như là phần di sản của chúng ta.”

Bản ghi nhớ này được đưa ra phù hợp một pháp lệnh của TT Trump đã ký vào tháng Năm, rằng “ chính sách này của hành pháp phải được luật pháp liên bang thi hành triệt để nhằm bảo vệ tự do tôn giáo và yêu cầu bộ tư pháp “ đưa ra những hướng dẫn giải thích việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo trong luật Liên Bang.”

Bản ghi nhớ hôm Thứ Sáu không giải quyết những vụ án đặc biệt hiện nay. Tuy nhiên, chúng được đưa ra ngay vào ngày mà chính phủ công bố những thay đổi trong lệnh bắt buộc ngừa thai liên bang, cho phép sự miễn trừ rộng rãi vì lý do đạo đức trong các quy định.

Bản ghi nhớ đầu tiên liệt kê ra 20 nguyên tắc về tự do tôn giáo mà tất cả các cơ quan điều hành và các bộ phải thi hành trong các lãnh vực như là chủ nhân, người soạn hợp đồng và tài trợ, quản trị viên chương trình, người soạn nội quy và thẩm phán.

Các nguyên tắc này công nhận quyền tự do tôn giáo là “một quyền căn bản, quan trọng “ được Hiến Pháp Hoa Kỳ và Luật Liên Bang công khai bảo vệ. Quyền tự do này dành cho cả cá nhân cũng như các tổ chức và nó không mất đi khi người dân Hoa Kỳ tham gia vào thị trường hay cùng hợp tác với chính quyền.

Bản hướng dẫn viết rằng tự do tôn giáo không chỉ giới hạn trong quyền thờ phượng hay tin tưởng trong phạm vi cá nhân, nhưng gồm cả “quyền thực hành hay tránh việc thực hành những hành vi bên ngoài theo như niềm tin của cá nhân ấy.”

Theo luật Phục Hồi Quyền Tự Do Tôn Giáo năm 1993 có quy định rằng chính quyền không được gây khó khăn cho việc thực hành tự do tôn giáo, trừ khi có những hoàn cảnh bắt buộc chính quyền phải làm như vậy và trong trường hợp đó thì phải hạn chế tối đa có thể.

Luật này “không cho phép chính quyền liên bang xem xét tính cách hợp lý chính đáng của niềm tin tôn giáo” và đưa ra một tiêu chuẩn bắt buộc chính quyền khi phải can thiệp vào việc thực hành niềm tin tôn giáo gồm cả trường hợp nhóm tôn giáo ấy xin “ sự miễn trừ thực hiện một pháp lệnh… vì quyền lợi của những nhóm khác.

Bản hướng dẫn nhắc lại Chương VII của Luật Quyền Công Dân quy định các chủ nhân không được phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của một cá nhân cũng như việc tuân giữ hay thực hành tôn giáo “trừ khi chủ nhân có lý do quá khó khăn để không thể chấp nhận việc tuân giữ hay thực hành.”

Ngoài ra, bản ghi nhớ còn nói rõ là chủ nhân tôn giáo có quyền chỉ thuê những người cùng tôn giáo với mình.

“Nói chung, chính quyền liên bang không thể đặt điều kiện để trợ giúp hay hợp đồng với các tổ chức tôn giáo nhằm thay đổi đặc tính, niềm tin hay thực hành tôn giáo của các tổ chức ấy.”

Bản ghi nhớ thứ hai của bộ trưởng ra lệnh thi hành bản hướng dẫn trong phạm vi Bộ Tư Pháp nhằm bảo vệ mạnh mẽ quyền bảo vệ tự do tôn giáo trong luật liên bang.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Mẹ Mân Côi tại Giao xứ Thánh Margarita Brunswick Australia
Tô Tịnh
18:41 08/10/2017
Lễ Mẹ Mân Côi tại Giao xứ Thánh Margarita Brunswick Australia
Tô Tịnh

Tháng Mười về, chúng ta sống tại Úc châu là tháng vào xuân muôn hoa đua nở và nắng ấm thật là thích hợp để gọi là “Tháng Mân Côi”, dâng lên Mẹ những bông hoa tươi thắm và các tràng chuỗi Mân côi. Năm nay kỷ niệm 100 năm Mẹ hiện ra ở Fatima nhắc nhớ và khích lệ chúng ta trong tháng này sẽ siêng năng lần hạt Mân côi nhiều hơn các năm khác. Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu tại Giáo xứ St Margaret mary’s Brunswick đã sốt sắng sửa soạn tâm hồn mừng lễ trong các ngày tĩnh tâm 6/10 và 7/10 do linh mục Nguyễn Minh Khánh SDB và Đoàn Hải Đăng SDB giảng thuyết và trong ngày mừng lễ Chúa Nhật 8/10/2017 cộng đoàn đã cùng Mẹ cử hành giờ Chầu kính Lòng Chúa Thương Xót lúc 3 giờ chiều, sau đó các hội viên Mân côi có dịp coi một ít tài liều về “Sứ điệp Fatima” trước khi tất cả tập trung tại Trung tâm Thiên Ân để rước kiệu Mẹ Fatima Mân Côi vào thánh đường…
Đoàn con tay cầm chuỗi hạt, tay cầm bông hồng cùng linh mục chính xứ Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB và hai cha Kim Khánh Khánh và Hải Đăng và cộng đoàn giáo xứ tiến vào thánh đường.
Coi hình (Hùng Nguyễn Photo)
Sau khi kiệu Mẹ được ổn định, trong khi ca đoàn Mân côi cất lên bài ca “Tận hiến” tất cả các linh mục, tu sĩ và giáo dân lần lượt lên tận hiến cho Mẹ… Sau đó, đại diện 12 hội viên Hội Mân Côi dâng lên Mẹ 12 cây nến tượng trưng 12 nhân đức của Mẹ; tiếp theo các em đoàn Thanh thiếu niên, và một số anh chị em ca đoàn Mân Côi dưới sự hướng dẫn của sơ Thùy Linh FMA đã diễn nguyện bài ca dâng tràng chuỗi Mân Côi lên Mẹ… Trong lời ca “Năm xưa trên cây xồi” ba em bé trong y phục đóng vai Lucia, Jacinta và Phanxicô thật dễ thương cùng sốt sắng dâng lên Mẹ những lời kinh Ave Maria… dìu cả cộng đoàn nâng tâm hồn lên cùng Mẹ… Thánh lễ đã được tiếp diễn và cuối cùng là tiệc vui mừng Mẹ Mân Côi trong hội trường giáo xứ…
Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu tới quí đọc giả về Hội Mân Việt Nam Úc Châu
Hình thành Hội Mân Côi Úc châu
Thời gian qua thấm thoát Hội Mân Côi Úc Châu đã được tròn 4 tuổi kể từ ngày Đức Cha Vincent Nguyễn văn Long chính thức dâng lễ khai mạc vào ngày Chúa Nhật 29.9.2013. Ngày đó đã qui tụ đông đảo giáo dân tham dự với cuộc rước kiệu Mẹ Mân côi từ trung tâm Thiên Ân vào thánh đường. Sau khi kiệu của Mẹ được ổn định trước gian cung thánh thì mọi người lần lượt lên dâng hoa cho Mẹ trong tâm tình tận hiến cho Đức Maria.
Sau phép lành kết thúc Thánh lễ Đức cha Long đã làm phép các tràng chuỗi Mân côi, Thủ Bản và ảnh Mẹ Mân côi; và trong khi hát bài ca kính Mẹ Mân côi kết thúc thánh lễ, tất cả đã xếp hàng lần lượt lãnh nhận tràng chuỗi, sách và ảnh của Mẹ từ tay Đức cha và các linh mục đồng tế.
Kể từ ngày đó, cứ thứ Bảy đầu tháng và các ngày lễ trọng kính Đức Mẹ các hội viên tại Melbourne đều qui tụ lại nhà thờ St Margaret Mary Brunswick cùng nhau sốt sắng lần chuỗi, sau đó tham dự thánh lễ do cha linh hướng cũng là cha xứ họ đạo dâng lễ, cầu nguyện cho các hội viên. Hàng năm vào lễ Mân côi tháng 10, Hội cùng cha linh hướng tổ chức Tĩnh tâm và chính trong ngày lễ đều có cuộc rước trọng thể Mẹ Mân côi, tận hiến cho Mẹ và sốt sắng dâng thánh lễ. Sau thánh lễ Hội còn tổ chức bữa tiệc thân hữu và giúp vui văn nghệ...
Tính cho tới ngày hôm nay hội đã thu hút được trên 1500 hội viên. Nhân dịp này chúng tôi xin được ngắn gọn trình bày những nét khái quát và những hồng ân các hội viên có thể nhận được do ân ban của Mẹ và Giáo hội.
“Nguồn gốc, Lịch sử kinh Mân Côi, Chuỗi hạt Mân Côi, Hội Mân Côi” Chúng tôi xin được trích những điểm chính mà tác Gỉả Thomas Trần Khắc Khoan đã biên soạn về Nguồn gốc, Lịch sử, Chuỗi hạt Mân Côi và Hội Mân Côi.
Trong các kinh nguyện của Kitô giáo, có lẽ kinh Kính mừng là phổ thông nhất. Hằng triệu triệu người Công Giáo đọc kinh Kính Mừng hàng ngày. Với tràng chuỗi Mân Côi trong tay, những người con của Mẹ bất luận địa vị, tuổi tác có lòng sùng kính Đức Mẹ, hằng lần chuỗi Mân Côi.

Ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn tổng quát về Nguồn gốc và Lịch sử kinh Mân Côi. Vì như chúng ta đã biết hình thành chuỗi hạt Mân Côi như ngày này, thì đã phải trải qua bao nhiêu thời kỳ thay thế, bổ túc, qua các thánh Giáo Phụ, cũng như qua các thánh có lòng kính mền Đức Mẹ Mân Côi đặc biệt, như các thánh Giáo Hoàng Pio V, thánh Louis Marie Grignion de Montfort, các ĐGH Leo Xlll, ĐGH Gioan Phaolo 2, người đã thêm 5 sự sáng vào tàng chuỗi Mân côi. Có hiểu rõ nguồn gốc kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi thì khi ta lần chuỗi Mân Côi, mới cảm thấy sốt sắng và say mê lần chuỗi Mân Côi.

1. Nguồn gốc kinh Mân Côi:
Thời Trung Cổ, các tu sĩ và giáo dân thường có thói quen đọc kinh Thần Vụ mỗi ngày. Kinh Thần Vụ gồm có 150 bài ca vịnh của Vua Đavit, để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Các thánh vịnh này, được chia ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm gồm có 50 Thánh Vịnh. Người ta có thể đọc ban sáng 50 thánh vịnh, ban trưa 50 Thánh vịnh , và ban chiều tối 50 thánh vịnh. Thời gian đọc thánh vịnh này cũng kéo dàì khoảng hàng giờ.
Tuy nhiên sau này, vì công việc quá bận rộn với công việc hằng ngày, cho nên thay vì đọc 150 bài thánh vịnh, thì Hội thánh đã cho phép đọc 150 kimh Lạy Cha, để thay thế 150 thánh vịnh, mà cũng gọi là kinh thần vụ. Kinh Thần Vụ mới này rất tiện lợi cho giáo dân và cho cả 1 số tu sĩ nữa. 150 kinh Lạy Cha này, cũng được chia ra 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh Lạy Cha, cũng đọc sáng, trưa, và tối.
Từ việc sùng kính Chúa Cứu thế, khi đọc 150 kinh lạy Cha, thì người ta liên tưởng đến việc sùng kính khác, tức là suy ngắm cuộc đời Đức Mẹ. Vì cuộc đời Đức Mẹ gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu Con Mẹ. Từ đó phát sinh ra những việc làm tôn sùng Đức Mẹ khác nữa. Kết qủa là 1 chuỗi nối tiếp “Thánh vịnh Đức Mẹ Maria” gồm 150 lời ngợi khen chúc tụng Mẹ của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel khi truyện tin cho Đức Mẹ. 150 lời ngợi khen này, tức cũng là 150 lời chào kính của Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc Đức chúa Trời ở cùng Bà”, và sau này, được thêm lời chào mừng của bà Elisabeth: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.” Còn vế 2 của kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con, là kẻ có tội khi nay, và trong giờ lâm tử”, thì mãi đến thế kỷ XV, do Bửu Sắc Consueverent Romani Pontifices của ĐGH Pio V, mới được chính thức công nhận, ghép vào kinh kính mừng để đọc như ngày nay.
Thánh vịnh Đức Mẹ Maria cũng được chia ra thành 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh kính mừng. Và cũng có thể đọc, sáng 50 kinh, trưa 50 kinh, và chiều tối 50 kinh. Và để giữ y nguyên kinh Lạy Cha để tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, thì người ta vẫn duy trì đọc1 kinh lạy Cha, trước khi đọc 10 kinh kính mừng. Kết thúc mỗi 10 kinh kính mừng, thì đọc thêm kinh Sáng danh, để vinh danh Thiên Chúa Ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.
2. Lich sử kinh Mân Côi

Đức Mẹ truyền cho thánh Đaminh truyền bá kinh Mân Côi, vì những tai hoạ do bè rối Albigense phá hoại, nhất là tại miền nam nước Pháp. Thánh nhân thiết tha cầu nguyện xin Đức Mẹ thương đến các linh hồn và Giáo Hội, thì Đức Mẹ hiện ra với Người , có 3 vị Nữ hoàng, y phục lộng lẫy, mỗi vị có 50 trinh nữ theo hầu. Đức Mẹ phán bảo thánh nhân: ”Hỡi con, Mẹ xin Thiên Chúa được ơn cải tạo hoàn sinh cho nhân loại. Con hãy chịu khó đi rao giảng cho dân chúng cách cầu nguyện, và suy ngắm các màu nhiệm, từ truyền tin, cho Đức Mẹ”. Nói đến đây Đức Mẹ chỉ vào 3 đoàn trinh nữ mặc áo khác nhau: trắng, đỏ, vàng. Ngài tiếp tục dạy cho thánh nhân ý nghĩa các màu nhiệm 5 sự Vui, 5 sự Thương, và 5 sự Mừng. Nhờ đó, mà thánh nhân biết được kinh Mân Côi sẽ là khí giới thần lực, đánh bại các phe lạc giáo và cứu vãn Giáo Hội.

3. Chuỗi hạt Mân Côi
Vào thế kỷ thứ Vl, thánh nữ Brigitta dùng những viên đá nhỏ để đếm kinh Lạy Cha. Như vậy, trước thế kỷ thứ X, người ta đã lần hạt bằng kinh Lạy Cha, và đếm bằng viên đá nhỏ. Thế kỷ thứ Xl, mới có trọn vẹn cả kinh Kính Mừng như ngày nay. Dần dần đặt ra từng chục để chỉ mỗi sự màu nhiệm: Vui mừng, Ánh Sáng, Thương Khó, Hiển Vinh của cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Thay vì đếm bằng viên đá như ngày xưa, thì ngày nay người ta đã chế biến thành ra chuỗi hạt rất đẹp, có khi làm bằng gỗ, bằng đá, có khi làm bằng kim khí, nối liền 50 hạt lại với nhau bằng một sợi dây kim khí. Chuỗi hạt Mân Côi chỉ là 1 dụng cụ người ta dùng để đếm kinh Kính Mừng.

4. Hội Mân Côi

Hội Mân Côi (The Confraternity of the Rosary) mà Giáo Hội, qua các Đức Giáo Hoàng hằng khuyến khích giáo dân hãy gia nhập Hội Mân Côi để được hưởng nhiều ơn ích bởi chuỗi hạt Mân Côi. Thật sự mà nói, trong số nhiều người Công Giáo chúng ta, đã có rất nhiều người có lẽ chỉ biết lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, mà không hiểu biết gì về sự quan trọng của Hội Mân Côi.
Như ở trên chúng tôi đã trình bày về nguồn gốc, và sự tích của kinh Mân Côi, và tất cả sự quan trọng của chuỗi hạt Mân Côi, mà chính Đức Mẹ khi hiện ra bất cứ ở đâu, với bất cứ vị thụ khải nào, Đức Mẹ đều khuyến khích con cái Mẹ hãy năng lần chuỗi Mân Côi.
Chính vì thế mà các Đức Giáo Hoàng hằng khuyến khích cộng đoàn dân Chúa hãy sốt sắng lần chuỗi Mân Côi, và gia nhâp Hôi Mân Côi, để tỏ lòng kinh mến Đức Mẹ một cách thiết thực hơn.

Để chứng minh điều đó, chúng tôi xin đan cử những lời tuyên bố của một số Giáo Hoàng như sau:
- Đức Giáo Hoàng Alexandria Vll nói : Hội Mân Côi có thể giữ vững được Hội Thánh.
- Đức Giáo Hoàng Pio V nói: nhờ Hội Mân Côi được phát triển khắp nới, mà giáo dân trở nên thánh thiện.
- Đức Giáo Hoàng Leo X khuyến khích thành lập các Hội Mân Côi tại các điạ phận, và Giáo Xứ. Ngài còn gọi các Hôi Mân Côi là chiến lũy ngăn cản sự dữ, là tường lũy ngăn cách xua đuổi ma vương ác quỷ.
- Đức Giáo Hoàng Sixto lV đã chính thức thừa nhân Hội Mân Côi là một đoàn thể của Hôi Thánh, do Hội Thánh chính thức truyền bá khắp thế giới Công Giáo.
- Đức Giáo Hoàng Gioan XXlll ban Thông Điệp “Gracia Recordacio” ngày 26/9/1959 khuyến khích giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi, và gia nhập Hội Mân Côi. Ngài còn nói kinh Mân Côi là hơi thở của mỗi tâm hồn.
- Đức Giáo Hoàng Leo Xlll được mệnh danh là Giáo Hoàng Mân Côi, đã nói: Không lời cầu nguyện nào giúp ta thêm lòng kính mến Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi. Người hằng khuyến khích giáo hữu hãy tích cực sốt sắng gia nhập Hội Mân Côi, để được hưởng nhiều ơn ích như Đức Mẹ đã hứa với thánh Đaminh, Chân Phước Allan de la Roche, thánh Genevieve, thánh nữ Metilda.

Vậy Hội Mân Côi quan trọng như thế nào, mà chính Đức Mẹ, các Đức Giáo Hoàng, và Hội Thánh hằng khuyến khích mọi người Công Giáo hãy gia nhập Hôi Mân Côi?

Như chúng ta đả biết, theo các Tông thư, Tông huấn cuả các Đức Giáo Hoàng, và nhất là theo tài liệu của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, khi ta lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, là một việc rất tốt lành. Đức Mẹ sẽ tuỳ lòng sốt sắng, mà ban ơn cho lòng sốt sắng của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta gia nhâp Hội Mân Côi, thì khi lần một chuỗi hạt Mân Côi, chúng ta được hưởng công phúc khác do toàn thể Hôi Mân Côi kết hợp lại. Chính Đức Mẹ đã rộng ban an ơn cho con cái Mẹ trong Hội Mân Côi.
Vậy Hôi Mân Côi đã có từ bao giờ , và do ai sáng lập ?
Vào giữa thế kỷ thứ XV, là một thời gian lịch sử của Chuỗi hạt Mân côi. Chuỗi hạt Mân Côi được đặt vào tay nhiều người Công Giáo thời bấy giờ. Thế nhưng, lúc đó kinh Mân Côi chỉ được coi như là một phương thức cầu nguyện riêng tư, chưa phải là kinh nguyện cộng đồng được dân Chúa khắp nơi xử dụng. Do đó, các tu sĩ dòng thánh Đaminh vẫn hằng cổ võ vận động để được Hội Thánh chấp nhận. Một trong những tông đồ sốt sắng vận động để được Giáo Quyền chính thức thừa nhận, như là kinh nguyện phổ cập cho toàn thế giới Công Giáo. Đó là chân phước Alan de la Roche, tu sĩ dòng thánh Đaminh, và cũng là sáng lập viên các Hiệp Hội kinh Mân Côi vào năm 1470. Tuy vậy mãi đến ngày Sinh Nhật Đức Mẹ 8/9/1475, cũng là ngày Chân Phước qua đời, thể theo lời yêu cầu của Hoàng Đế Frederich lll của nước Đức Giáo Hội mới chính thức thừa nhận Hội Mân Côi.
Ngoài Hội Mân Côi ra, người ta thường có thói quen tổ chức Chuỗi hạt Mân côi sống, hay là Chuỗi hạt Mân Côi liên tiếp cho các nhóm. Có nghĩa là cứ mỗi nhóm 20 gia đình họp nhau, phân chia mỗi gia đình một ngắm cho đủ một tràng chuỗi 200 kinh Mân côi bao gồm năm sự vui, thương, mừng và ánh sáng.

Kết luận: Nhân dịp kỷ niệm 100 Mẹ hiện ra tại Fatima và Mẹ kêu mời chúng ta hãy xiêng năng lần hạt Mân côi như điều kiện để vãn hồi hòa bình thế giới. Thế giới chúng ta đang sống hiện có nhiều nguy cơ thế chiến thứ ba bùng nổ, chưa kể đến những chiến tranh tương tàn đang xảy ra tại nhiều phần đất khác nhau trên thế giới... Nguy cơ thế chiến với bom nguyên tử đang đe dọa từ bắc Triều Tiên, vì đất nước này đã sáng chế ra được đầu đạn nguyên tử và các hỏa tiễn xuyên lục địa tới nhiều nơi trên thế giới mà mấy tháng qua mặc dù thế giới lên án, cấm vận... Nhà độc tài Kim Jong-Un vẫn phớt lờ và tái thử nghiệm các phi đạn liên lục địa! Chúng ta hãy đáp lời kêu mời của Mẹ hăng say lần chuỗi và tham dự vào Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu để được thông phần những ân thiêng mà Mẹ hứa cho và Giáo Hội thương rộng ban.
Để ghi danh xin gửi về: Hội Mân Côi Úc Châu,
51 Mitchell St. Brunswick Vic 3056, cho biết tên thánh họ và tên cùng địa chỉ hầu chúng tôi có thể gửi tài liệu hay chứng chỉ Hội viên tới quí vị.


 
Ca đoàn Nữ Vương của Cộng đoàn Our Lady, Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
20:16 08/10/2017
Melbourne, Lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật 8/10/2017. Tại Nhà thờ Our Lady, Maidstone. Ca đoàn Nữ Vương đã cùng cộng đoàn dâng lễ tạ ơn mừng bổn mạng và kỷ niệm 12 năm thành lập ca đoàn rất trọng thể.

Xem hình

Thánh lễ được Linh mục Trần Ngọc Tân tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng với Linh mục Lê Thành Nhân, chánh xứ Gx Saint Martino và đặc biệt có Linh mục Nguyễn Đức Thắng từ bên Anh quốc sang thăm gia đình đến đồng tế thánh lễ mừng bổn mạng của ca đoàn.

Nhân ngày trọng đại của ca đoàn, các ca viên nữ trong đồng phục xanh đậm thật đẹp, cùng với các ca viên nam trong âu phục đã thể hiện các bài hát thật tuyệt vời dâng lên cảm tạ Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Nữ Vương là bổn mạng của ca đoàn, trong dịp 12 năm ca đoàn được thành lập.

Trong bài chia sẻ lời Chúa của Chúa Nhật 27 Thường niên Năm A. Linh mục Nguyễn Đức Thắng đã nói: trong ba tuần liền, chúng ta đã được nghe liên tiếp ba bài Tin Mừng nói về các dụ ngôn về vườn nho, một bài nói về ông chủ ra mướn người làm trong vườn nho. Rồi bài người cha sai hai người con đi làm vườn nho, một người từ chối, nhưng sau lại đi làm theo lời người cha, còn một người nhanh nhẹn vâng lời nhưng sau đó không chịu đi làm.

Chúa Nhật 27, một dụ ngôn nữa, ông chủ thiết lập vườn nho, giao cho các tá điền canh tác, nhưng khi ông chủ cho người đến thu hoa lợi thì bị đám tá điền đánh đập và giết đi. Thậm chí, ông chủ sai người con duy nhất của mình đến gặp tá điền với hy vọng nó nể nang mình mà tuân theo mà nộp tí hoa lợi. Nhưng khốn thay, chúng đã không tôn trọng người con của chủ, mà còn đánh đập và giết luôn người con thừa tự! Bài dụ ngôn đã được Linh mục Nguyễn Đức Thắng chia sẻ thật sinh động với nhiều điển tích và đời sống thực tế ngày nay, con người cũng đang có những hành động đi ngược lại đời sống tự nhiên, chống lại ông chủ là Thiên Chúa để có những hành vi như ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái và nhiều việc tội lỗi khác nữa! Với lời kết trong dụ ngôn: 21,43 Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.

Cũng nhân dịp 12 năm thành lập ca đoàn, Linh mục Thắng cũng chúc cho ca đoàn luôn vững tiến, phục vụ như những người làm trong vườn nho của Chúa luôn sinh được nhiều hoa lợi.

Sau lời cám ơn quý Cha và cộng đoàn của chị đoàn trưởng Phạm Thu Thanh. Thánh lễ kết thúc sau bài hát về kinh Mân Côi. Các ca viên đứng nơi cuối nhà thờ trao những hộp quà nhỏ biếu tặng mọi người để cùng chung vui cùng ca đoàn.

Một bữa tiệc mừng nhỏ, được cả ba vị Linh mục đến chung vui, và để các ca viên có dịp gần gũi nhau hơn, như một lời cám ơn nhau trong suốt thời gian qua, các ca viên đã bỏ bao công sức để tập luyện, hy sinh phục vụ cùng ca đoàn, dùng lời ca tiếng hát phụng vụ các thánh lễ thêm long trọng, giúp cộng đoàn sốt sắng hơn. Buổi tiệc thật vui vì có thêm các ca viện của Ca đoàn Martino góp tiếng hát làm cho buổi sinh hoạt thêm sinh động và vui tươi. Nhất là được sự góp tiếng của hai cháu bé trong các bài hát thiếu nhi làm cho cả phòng tiệc như trẻ lại. Được biết, Ca trưởng Ca đoàn Nữ Vương hiện nay của ca đoàn là chị Nguyễn Thị Thanh Xuân.
 
Văn Hóa
Súng đạn không thể trấn áp được con tim.
Đinh Văn Tiến Hùng
15:18 08/10/2017
“ Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm ! “
Đó là lời Chúa phán cùng Phêrô, khi ông dùng gươm chém đứt tai 1 trong những tên lính đến bắt Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu. (Mt.26: 51-52)


*Đêm 1/10/17, một cuộc thảm sát kinh hoàng tại Las Vegas với sự tham dự trên 20.000 người trong Lễ hội Nhạc Đồng Quê. Tên sát nhân Stephen Craig Paddock 64 tuổi, đã láp ráp cơ phận tự động (Bump Stock) giết chết 59 người và gây thương tích trên 500 người.

Đừng quá say mê lao vào súng đạn,
Đừng dùng súng đạn như một thú vui.
Tham vọng cuồng điên cũng chỉ nhất thời,
Rồi đến ngày không xa phải hủy diệt.

Truyện kinh hoàng vừa xảy ra oan nghiệp,
Cuộc thảm sát gieo rắc thật kinh hoàng,
Las Vegas bỗng đổ nát tan hoang,
Ghi dấu ấn vào một trang bi sử.

Tiếng nổ rền vang trong cơn giận dữ,
Những thân xác người chồng chất lên nhau,
Tiếng gào thét không biết chạy đi đâu,
Nghe mặt đất đang lún sâu sụp đổ.

*Nhưng giữa âm thanh vang vang cuồng nộ,
Có nhiều Trái tim không thể hững hờ,
Vì biết bao sinh mạng đang đợi chờ,
Lòng nhân ái kêu gọi ta giúp đỡ,


Đưa đôi tay, mở lòng để che chở,
Những mạng người cần cứu giúp kịp thời,
Phải băng bó và chuyên chở đến nơi,
Xe cứu thương gấp đưa vào bệnh viện.

Dòng người nối dài không phải tiên biệt,
Nhưng hiến máu cho nhân mạng hồi sinh,
Chuyền sức sống của dòng máu chính mình,
Đem niềm vui với yêu thương từ ái.

Ôi ! Những con người u mê khờ dại,
Hãy cúi đầu xám hối tự nhủ lòng,
Tham vọng cuồng điên chẳng thể thành công,
Hủy diệt mình và diệt cả nhân loại.

Đừng quá mải mê lao vào súng đạn,
Đừng dùng súng đạn như một tro chơi,
Tham vọng cuồng điên chỉ có nhất thời,
Rồi sẽ đến ngày chìm vào dĩ vãng.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG





 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 09/10/2017: Diễn biến mới tại Miến Điện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:14 08/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ðức Thánh Cha ca ngợi dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu.

Ðức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi và nhắn nhủ các nữ tu dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu giữ cho đời sống thiêng liêng nhiệt thành và tăng cường đời sống huynh đệ cộng đoàn.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 2 tháng 10 năm 2017 dành cho 53 thành viên Tổng tu nghị thứ 11 của dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu.

Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha nhắc đến nguồn gốc của dòng, phát xuất từ cảm nghiệm của Chị Sáng Lập Madeleine Chúa Giêsu về sự dịu dàng của Thiên Chúa.

Ngài nói: “Theo gương chân phước Charles de Foucault, chị đã trực giác Thiên Chúa Toàn Năng, Ðấng Tạo Hóa và là Chúa Tể Vũ Trụ, đã không sợ trở nên hài nhi bé nhỏ, đầy tín thác trong vòng tay của Mẹ Maria, vì yêu thương chúng ta, và ngày nay Chúa còn tiếp tục hiến mình cho mỗi người chúng ta, một cách khiêm tốn, vì yêu thương. Hiện nay hơn 1 ngàn Tiểu Muội, rải rác trên thế giới, sống trong những hoàn cảnh khó khăn, với những người bé nhỏ và nghèo nhất. Các chị ở những nơi ấy chủ yếu không phải để chữa trị, giáo dục, dạy giáo lý, dù các chị làm những điều đó rất tốt, nhưng các chị ở đó để yêu mến, để gần gũi những người bé nhỏ nhất như Chúa Giêsu đã làm, để loan báo Tin Mừng bằng cuộc sống đơn sơ, lao động, hiện diện, thân hữu, đón tiếp vô điều kiện”.

Ðức Thánh Cha mời gọi các Tiểu Muội liên tục trở lại kinh nghiệm nguyên thủy ấy về sự gần gũi Thiên Chúa, Ðấng hiền từ và khiêm nhường hiến mình cho chúng ta để cứu vớt và làm cho chúng ta tràn đầy tình thương của Ngài.

Ðức Thánh Cha nói: “Chị em thân mến, nhất là chị em hãy làm sao để giữ cho đời sống thiêng liêng của chị em được nồng nhiệt, vì chính từ tình yêu ấy, được nhận lãnh từ Thiên Chúa một cách liên lỷ và luôn mới mẻ, mà tình thương của chị em đối với anh chị em khác được trào dâng.. Và người trẻ ngày nay khao khát đời sống thiêng liêng như thế, nhờ đó họ được giúp đỡ đáp lại tiếng gọi của Chúa. Chính từ đời sống thiêng liêng ấy nảy sinh chứng tá Tin Mừng mà người nghèo đang mong đợi”.

Ngày 27 tháng 9 năm 2017, Tổng tu nghị họp tại Trefontane, Roma, đã bầu chị Dolors-Francesca làm Bề trên Tổng quyền của dòng Tiểu Muội với nhiệm kỳ 6 năm. Chị năm nay 61 tuổi, gốc miền Catalugna bên Tây Ban Nha, và sống phần lớn đời tiểu muội tại Brazil. Chị là người điều hợp các huynh đoàn của dòng ở Mỹ châu (Nam và Bắc), và không thuộc số các thành viên của Tổng tu nghị hiện nay khi được bầu. Vì thế, ngày 29 tháng 9 năm 2017, chị mới từ Brazil tới và chính thức gia nhập Tổng tu nghị.

Chị Dolors-Francesca kế nhiệm chỉ Maria Chiara người Ý, cai quan dòng từ năm 2011.

Tổng tu nghị cũng bầu 5 thành viên của Hội đồng Tổng Cố vấn. Ðứng đầu là chị Anitha, người Ấn độ, điều hợp viên các huynh đoàn của dòng Tiểu Muội ở Á châu. 4 chị còn lại người Liban-Pháp, Ruanda, Áo và Iraq.

2. Tu sĩ dòng Tên tại Philippines kêu gọi đoàn kết chống ma túy.

“Chúng ta không thể xây dựng một quốc gia trên xác chết của dân tộc Philippines. Không thể chiến đấu chống lại sự ác bằng súng đạn.” Các tu sĩ dòng Tên tại Philippines đã khẳng định điều này trong lời kêu gọi được phổ biến ở tất cả các giáo phận, nhà thờ, trường học và đại học, nơi các tu sĩ dòng Tên hiện diện.

Trong thông cáo có tựa đề “Hiệp nhất trong quyền năng của Chúa Thánh Thần” do cha giám tỉnh Antonio Moreno ký, các tu sĩ dòng Tên chia sẻ lời kêu gọi của Ðức Hồng Y Luis Antonio Tagle, “kêu gọi lương tâm của những người sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp” và “kêu gọi lương tâm của những kẻ giết cả người vô tội”. Các tu sĩ yêu cầu chấm dứt các hoạt động tội phạm và việc giết hại bừa bãi sự sống con người.

Thông cáo khẳng định sự đe dọa và tàn phá của buôn bán ma túy bất hợp pháp, và nói rằng nhiệm vụ chống lại sự ác này không chỉ thuộc về tổng thống, hay cảnh sát và chính quyền, nhưng mọi người đều có trách nhiệm. Các tu sĩ xác định rằng sự ác tấn công con người bằng quyền lực của ma quỷ, do đó chúng ta phải đoàn kết, không được chia rẽ. Các tu sĩ kêu gọi đoàn kết, cộng tác và để cho sự thiện liên kết với sự thiện.

Các tu sĩ dòng Tên lưu ý rằng sự đe dọa của ma túy không chỉ là vấn đề chính trị và tội phạm, mà là sự ác tấn công nhân loại, nó biến con người thành xác chết, cảnh sát thành kẻ giết người, phạm nhân thành ông chủ và người nghèo thành nạn nhân. Các vị khẳng định: “Chúng ta không thể chống lại sự dữ bằng súng đạn. Sự ác này phải được chiến đấu với trực giác, sự hợp tác, khéo léo, sử dụng minh bạch quyền lực chính trị và kinh tế, hy sinh, cầu nguyện, và ân sủng của Thiên Chúa.”

Trong tinh thần này các tu sĩ dòng Tên đón nhận và mời gọi bắt đầu cuộc đối thoại giữa các nhóm, trong đó đón nhận các sức mạnh tích cực trong việc điều hành của chính phủ, của các lực lượng an ninh, của xã hội dân sự, của các giáo hội “để hiểu sâu sắc tình cảnh” và hiểu rằng “kẻ thì của cuộc chiến này không phải là nhân quyền, nhưng là sự thiếu dấn thân cho nhân quyền.” Các tu sĩ giải thích: “Chúng ta không thể chiến đấu cho con người mà lại phớt lờ quyền lợi của họ.”

Các tu sĩ cũng lưu ý đến việc cần dạy cho người trẻ trong các gia đình, trường học và cộng đồng về sự ác do ma túy gây nên. Cần quan tâm đến ngừoi trẻ để họ vượt qua những thói quen xấu và dấn thân cho điều thiện. Các tu sĩ cũng muốn có sự tham gia nhiều hơn vào việc phục hồi để giúp người nghiện ma túy thoát khỏi ma túy và đào tạo lực lượng an ninh về việc bảo vệ quyền của người dân.

Thông cáo kết luận: “Cần hoạt động với nhau, giáo hội, chính quyền và xã hội dân sự, để đánh bại thật sự ác của ma túy ở Philippines.

Theo các đánh giá mới đây của các tổ chức phi chính phủ, cuộc chiến chống ma túy từ một năm nay của tổng thống Rodrigo Duterte đã giết chết ít nhất 14 ngàn người, trong đó 3,800 do cảnh sát, với hàng ngàn vụ xử tử không qua xét xử.

3. Giáo Hội đau buồn trước biến cố thảm sát ở Las Vegas.

Phủ giáo hoàng vừa gửi lời chia buồn và an ủi các nạn nhân ở Las Vegas, sau khi một tay súng đã giết chết ít nhất là 50 người và gây thương tích cho trên 400 người khác trong sự hỗn loạn sau đó.

“Rất đau buồn khi được biết về việc nổ súng ở Las Vegas, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô xin đươc thông phần và cảm thông với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch vô tri này,” là nội dung bức điện gửi ngày 2 tháng 10 năm 2017 với chữ ký của quốc vụ khanh Hồng Y Pietro Parolin.

Gửi cho Ðức Giám Mục Joseph Anthony Pepe cuả Las Vegas, bức điện tín ca ngợi những nỗ lực của cảnh sát và nhân viên cứu hộ khẩn cấp. Ðức Giáo Hoàng cũng cho biết Ngài đã dâng lời cầu nguyện “cho những người bị thương và cho tất cả những người đã chết, uỷ thác họ cho lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng.”

Là một trong những biến cố đẫm máu nhất cuả lịch sử Hoa Kỳ, đã có ít nhất là 50 người thiệt mạng và 400 người bị thương khi một tay súng xả súng máy vào đám đông trong những phút cuối cùng của một đại nhạc hội kéo dài ba ngày trên đường Route 91 ở Las Vegas, Nev, tức là khoảng 10g đêm Chúa Nhật mùng 1 tháng 10 năm 2017.

Theo sở cảnh sát Las Vegas, có khoảng 406 người đã nhập viện ngay sau khi xảy ra sự việc.

Số tử vong sơ bộ đã vượt qua vụ thảm sát năm 2016 tại một hộp đêm ở Orlando, làm cho 49 người chết. Nó cũng gợi lại sự kinh hoàng của vụ thảm sát ở Paris vào tháng 11 năm 2015 làm cho 89 người thiệt mạng, vụ bắn giết ở Paris là một trong nhiều đoạn cuả cuộc tấn công phối hợp do nhà nước Hồi giáo phát động mà kết cuộc là một tổng số tới 130 người chết.

Những buổi đại nhạc hội đã diễn ra dọc theo dải Las Vegas Strip, vé đã bán hết và đã lôi cuốn hàng nghìn người tham gia để thưởng thức các nghệ sĩ hàng đầu biểu diễn như Eric Church, Sam Hunt và Jason Aldean.

Hung thủ được xác định là Stephen Paddock, 64 tuổi, đã nổ súng từ tầng thứ 32 của hotel Mandalay Bay, tiả súng máy xuống khu khán giả ngoài trời ở phiá dưới. Mặc dù chưa có số thưong vong chính xác, sở cảnh sát cũng cho biết là ít nhất có 2 nhân viên công vụ bị thiệt mạng trong số 50 người thương vong nói trên.

The Associated Press báo cáo rằng tên Paddock đã tự sát khi cảnh sát phá cửa vào phòng của hắn. Người ta tin rằng hắn đã hành động một mình, nhưng không rõ vì động cơ nào. Người ta cũng đang truy lùng người bạn đồng hành cuả hắn, là một người “đáng quan tâm” trong vụ việc, một phụ nữ châu Á, bạn cùng phòng của tên Paddock.

Trong một tweet, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chia sẻ “lời chia buồn nồng ấm nhất” cho nạn nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi “cuộc bắn giết khủng khiếp ở Las Vegas.”

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cũng lên tiếng hỗ trợ và gửi lời chia buồn, bao gồm các đại diện từ Vương Quốc Anh, Úc và Thuỵ Ðiển.

Ðức Hồng Y Sean O'Malley Boston viết trên một tweets rằng “Xin Thiên Chúa ban sức mạnh và niềm tin cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong đêm vừa qua; Xin Chúa chào đón những người đã chết vào vòng tay thương yêu của Ngài.”

Ðức Hồng Y cũng cầu xin Chúa ban phước lành cho tất cả các nhân viên cứu hộ “trong việc chăm sóc cho các nạn nhân bạo lực.”

Ðức Giám Mục Edward Burns của Dallas, Texas, cũng tweet những lời hỗ trợ “chúng tôi cầu nguyện và quan tâm với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc bắn giết khủng khiếp vào đám đông ở Las Vegas. Xin Thiên Chúa, đấng ban sự sống, bảo bọc cho chúng ta.”

4. Ðức Thánh Cha kêu gọi đón tiếp và hội nhập di dân và tị nạn.

Ðức Thánh Cha Phanxicô cổ võ các thành thị và làng xã Italia trong việc tiếp đón và hội nhập những người di dân.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30 tháng 9 năm 2017 dành cho 300 thành viên Hiệp hội toàn quốc các thành thị và làng xã Italia.

Ðức Thánh Cha nói:

“Tôi hiểu sự khó chịu của nhiều người dân tại các đơn vị của quí vị đứng trước làn sóng nhập cư ồ ạt của những người di dân và tị nạn. Sự khó chịu này có thể được giải thích là do sự sợ hãi bẩm sinh đối với “người lạ”, sự sợ hãi ấy càng gia tăng do những vết thương vì khủng hoảng kinh tế, vì sự thiếu chuẩn bị của các cộng đoàn địa phương, vì sự không thích hợp của nhiều biện pháp được đưa ra trong bầu không khí khẩn cấp”

Theo Ðức Thánh Cha, “sự khó chịu đó có thể được khắc phục nhờ sự cống hiến những những không gian gặp gỡ và hiểu biết lẫn nhau. Cần chào đón tất cả những sáng kiến thăng tiến văn hóa gặp gỡ, trao đổi cho nhau những phong phú về nghệ thuật và văn hóa, sự hiểu biết những nơi chốn và các cộng đoàn nguyên quán của những người mới đến”.

Ðức Thánh Cha cũng bày tỏ vui mừng vì tại nhiều đơn vị hành chánh có sự vị thị trưởng, xã trưởng hiện diện trong buổi tiếp kiến, có những đường lối tốt để tiếp đón và hội nhập những người di dân, với những kết quả đáng khích lệ và phổ biến rộng rãi sang các nơi khác”.

5. Ðức Tổng Giám Mục Hàn Ðại Huy, Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp.

Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Savio Hàn Ðại Huy (Hon Tai-Fai), Tổng thư ký Bộ truyền giáo, làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp.

Ðức Tổng Giám Mục Hàn Ðại Huy dòng Don Bosco, năm nay 67 tuổi, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1950 tại Hong Kong, thụ phong linh mục năm 1982 và năm 2010, ngài được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức 16 bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Tổng thư ký Bộ Truyền Giáo.

Sự kiện một vị không xuất thân từ trường ngoại giao Tòa Thánh được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh, là điều khá họa hiếm.

Cùng ngày 28 tháng 9 năm 2017, Ðức Thánh Cha bổ nhiệm Cha Ryszart Szmydki, OMI, làm tân Phó Tổng thư ký Bộ truyền giáo.

Cha Szmydki người Ba Lan, năm nay 66 tuổi (1951), gia nhập dòng Hiến Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) năm 1970. Cha từng làm giáo sư tại Ðại Học Công Giáo Lublino ở Ba Lan, và làm thừa sai tại Camerun 2 năm. Năm 2010, Cha được bầu làm Giám tỉnh dòng OMI ở Ba Lan và tái cử năm 2013. Nhưng năm sau đó thì được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Hội truyền bá đức tin, một trong 4 Hội Giáo hoàng truyền giáo. Ngoài tiếng Ba Lan, Cha Szmydki biết tiếng Ý, Pháp và Anh.

Hai bổ nhiệm trên đây cũng có liên hệ tới Giáo Hội tại Việt Nam vì nhiều hồ sơ, hoặc vấn đề, qua tay vị Phó Tổng thư ký và Tổng thư ký trước khi lên tới cấp cao hơn.

6. Giáo hội Bangladesh trợ giúp người tị nạn Rohingya.

Ðức Hồng Y Patrick D'Rozario, Tổng giám mục Dhaka (thủ đô của Bangladesh) vừa đến thăm một số trại tị nạn của người Rohingya ở Cox's Bazar, không xa biên giới với Myanmar.

Ðức Hồng Y D'Rozario nói với Cơ quan Truyền thông Công Giáo Crux về chuyến viếng thăm này: “Tôi muốn hiện diện với họ, chia sẻ nỗi đau của họ theo cách của tôi, và nhất là chuẩn bị cho Caritas đến giúp đỡ họ”.

Cox's Bazar là một cảng cá lớn ở cực Ðông Nam của Bangladesh, gần biên giới với Myanmar, tại đây có hơn 600,000 người tị nạn Rohingya do những cuộc đàn áp liên tiếp ở Myanmar. Ðức Hồng Y D'Rozario nói: “Ðó là một trại tị nạn cũ, nhưng gần đây có những người khác mới đến”.

Các cuộc đàn áp lớn nhất là vào những năm 1978, 1991, 2012. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay, bắt đầu từ tháng 11 năm 2016 và trở nên tồi tệ hơn vào ngày 25 tháng 08 năm 2017, đã đẩy gần 450,000 người Hồi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh để thoát khỏi sự đàn áp của quân đội Myanmar tại bang Rakhine (ở bờ biển phía Tây của Myanmar).

Ðức Hồng Y D'Rozario ca ngợi thái độ của chính phủ Bangladesh đối với cuộc khủng hoảng Rohingya. Tuy nhiên, Bangladesh, một trong những nước nghèo nhất thế giới, lại lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn khi phải đón tiếp và nuôi những người tị nạn trắng tay này.

Cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở Bangladesh (350,000 người, khoảng 0.2% trong tổng dân số 162 triệu) đang làm tất cả để giúp những người tị nạn. Ngay cả mặc dù cho đến nay - theo lời Ðức Hồng Y - “Giáo hội hoàn toàn không có mặt ở đây; người dân ở đây chưa bao giờ nhìn thấy một nhà thờ hay một linh mục”.

“Tôi ngưỡng mộ sự bình yên nơi đây. Dù họ rất khốn khổ, ở đây không có bạo lực và người tị nạn đoàn kết, thông cảm, và hợp tác với nhau trong cảnh nghèo đói của họ”; Ðức Hồng Y ghi nhận điều ấy và nói ngài “rất cảm động”. Ðức Hồng Y D'Rozario tâm sự: “Tôi đã chạm vào vết thương của Chúa Giêsu trong các trại tị nạn. Ðó là nỗi thống khổ của con người, chúng tôi cũng đau nỗi đau của họ, trái tim tôi khóc thương cho dân tộc chúng tôi, vì biết bao đau khổ”.

7. Các biến chuyển gần đây tại Miến Điện

Trong hơn tháng qua, tình cảnh người Rohingya trở nên tồi tệ hơn nhiều với nhà cửa bị đốt cháy, phụ nữ bị hiếp dâm, khiến hàng trăm ngàn người Rohingya phải trốn khỏi Miến Điện, chạy tới vùng biên giới với Bangladesh, sống bờ sống bụi, bất cứ chỗ nào có thể ngả lưng.

Quân đội Miến Điện, do chính phủ của Bà Suu Kyi phái tới, bị tố cáo là thi hành nhiều vụ sát hại tại vùng Rakkhine của người Rohingya, không cần thủ tục pháp lý, họ bắn bừa bãi vào thường dân, thậm chí cả bé thơ.

Các cơ quan nhân đạo quốc tế cũng như của Liên Hiệp Quốc liên tục gặp khó khăn lớn về an ninh trong việc giúp đỡ người Rohingya ở Miến Điện cũng như ở Bangladesh. Thậm chí cả Bà Aung San Suu Kyi có lúc cũng đã tỏ ra bất bình với các cố gắng quốc tế trợ giúp người Rohingya. Văn Phòng của bà từng lên tiếng tố cáo các nhân viên cứu trợ là giúp đỡ các tên khủng bố.

Và cũng chính vì vậy, các viên chức nhân quyền cao cấp nhất của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Miến Điện cho thi hành một điển hình “thanh trừng sắc tộc (ethnic cleansing) y như trong sách giáo khoa” đối với người Rohingya. Đó là nhận định của Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.

8. Nhận xét của Đức Hồng Y Charles Bo về tình hình tại Miến Điện

Trong một văn thư gửi hãng thông tấn Fides, Đức Hồng Y cho biết thêm: vấn đề người Rohingya rất tế nhị. Bất cứ nhận định nào của Đức Giáo Hoàng về người Rohingya cũng có thể gây phẫn nộ cho những người duy quốc gia: đối với họ người Rohingya không phải là người Miến mà là người Bengal, không có quyền sống trên đất nước Miến Điện.

Riêng về Bà Suu Kyi, ngài cho rằng bà “ở trong một vị thế khá lúng túng về chính trị” vì quân đội vẫn kiểm soát phần lớn guồng máy chính phủ và hiện không có ý chí chính trị nào trong nước hỗ trợ số phận của người Rohingya.

Theo ngài, người Phật Giáo và chính phủ Miến có hai quan tâm chính: việc xuất hiện các nhóm nổi loạn xuyên quốc gia và thế quân bình dân số ở Tiểu Bang Rakhine.

Theo ngài, chính phủ lo sợ dân số Rakhine sẽ bùng nổ nếu người Rohingya được cấp quyền công dân. Trước cuộc khủng hoảng hiện nay, có 1 triệu người Rohingya tại tiểu bang này, nhưng còn hơn 1 triệu người Rohingya nữa ở bên ngoài Miến Điện (Ấn Độ và cả Bangladesh đều không cấp quyền công dân cho họ), số người này có thể tìm cách trở lại Miến.

Chính vì vậy phải thông cảm với Bà Suu Kyi. Ngài hy vọng nếu còn tiếp tục cai trị, Bà có thể từ từ đẩy quân đội qua bên lề. Và do đó, các khách qúy nên nhìn nhận các áp lực nội bộ khác nhau của Bà khi tới thăm Bà tại Miến Điện.

Đức Hồng Y Bo giải thích thêm về việc sử dụng ngôn từ ở Miến Điện: “Ở Miến Điện, cái tên hết sức quan trọng. Chính đất nước cũng chưa nhất định về cái tên của mình. Myanmar/Burma là tên quốc tế. Myanmar là tên của Hội Đồng Quân Sự. Các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó có Aung San Suu Kyi, từ khước không chấp nhận tên này và tiếp tục dùng tên Burma cho tới năm 2010. Nhiều nước Tây Phương tiếp tục dùng tên Burma”.