Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 8/10: Người bạn quấy rầy - Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
08:34 07/10/2020
Thứ 5 sau CN 27 TN A Lc 11, 5-13
Nhiều lúc trong cuộc đời, ta bị xa cơ lỡ vận và cần sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Có khi gõ cửa nhiều chỗ mà vẫn không được, nhưng đừng nản chí mà hãy kiên trì giống như người bạn lỡ đường trong bài tin mừng hôm nay mà ta gọi đó là dụ ngôn: “ Người bạn quấy rầy”. Nửa đêm gõ cửa nhà bạn vay bánh ăn. Đúng là đang đêm hôm làm mất giấc ngủ nhưng người bạn lỡ đường cứ vừa gõ cửa vừa kêu xin và cuối cùng người bạn cũng mở cửa và anh ta đã đạt được điều mình muốn. Bởi thế Chúa Giêsu dạy chúng ta, cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho và như thế ai kiên trì cầu xin với Chúa thì chắc chắn sẽ được nhận lời. Nhiều người tâm sự, con xin hoài mà có thấy gì đâu, con làm ăn thất bại, cuộc sống mệt mỏi, cầu xin Chúa mà chỉ thấy Chúa xa vời, không thấy Chúa nhận lời. Và như thế nhiều khi làm ta mất hy vọng, mất niềm tin, bị rơi vào khủng hoảng và không muốn cầu nguyện nữa. Tại sao thế? Thánh Giacobe trả lời “ Anh em không có, là vì anh em không xin, anh em xin mà không được là vì anh em xin với ý tà để lãng phí việc hưởng lạc”. Do đó khi cầu xin, chúng ta ý thức rằng: xin cho ý cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Và điều quan trọng là chúng ta phải kiên trì và xác tín vào Thiên Chúa yêu thương, Ngài biết chúng ta đang cần gì và sẽ ban ơn đủ để chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn. Lời chúa hôm nay mời gọi chúng ta kiên trì trong cầu nguyện nhờ đó chúng ta ý thức được thân phận yếu hèn và sự bất lực của con người và như thế ta biết đặt niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa, và rồi Người sẽ ra tay nâng đỡ chúng ta. Lạy Chúa, trước những đau khổ của phận người xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Xin cho chúng con biết kiên trì cầu xin, biết khiêm tốn gõ cửa nhờ sự giúp đỡ, biết tìm kiếm trong hy vọng để được tìm thấy. Chúng con không xin Chúa cất hết gánh nặng khổ đau của phận người mà chỉ xin Chúa ban ơn đủ để trợ giúp chúng con có thể vượt qua mọi sóng gió, mọi khổ đau. Và xin cho chúng con xác tín rằng dù cánh cửa chính của cuộc đời bị đóng lại, Chúa vẫn luôn mở cửa sổ để cứu giúp chúng con. Và xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người chúng ta, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 07/10/2020
38. Cuộc sống của người Ki-tô hữu là một loại khắc chế ngắt quãng đối với cái tôi của mình, và lấy cái giá của sự đau khổ buồn phiền biến thành đẹp đẽ.
(Fr. Parde Pio of the five Wounds of Christ, cha thánh Pi-ô Năm Dấu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 07/10/2020
46. ĐỀU CÓ TÍNH VỘI VẢ
Có người nọ vừa đến tiệm bún mì thì kêu loạn xà ngầu lên:
- “Tại sao không đem bún mì lên?”
Chủ tiệm bưng tô bún mì lên đổ ngay trên mặt bàn, nói:
- “Ông ăn mau, tôi phải rửa tô”, nói xong thì đem tô đi xuống bếp.
Khách ăn bún giận đùng đùng đi về nhà nói với vợ:
- “Hôm nay tôi giận chết luôn”.
Bà vợ vội vàng sửa soạn khăn gói, noi:
- “Ông chết, tôi đi kiếm người khác”.
Vợ lấy người khác chỉ có một đêm, chồng sau vội đuổi bà đi, bà ta hỏi duyên cớ tại sao, ông ấy đáp:
- “Chỉ trách bà không lập tức sinh cho ta một đứa con”.
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 46:
Tính vội vả, tính nóng nảy thường làm hại mình hơn mọi khuyết điểm khác, mà cái hại thứ nhất là mất hòa khí giữa người với nhau, sinh ra hận thù và chất thêm những hờn ghen trong cuộc sống.
Người có tính nóng nảy người Trung Quốc gọi là “tính khí
xấu” hoặc “tính nóng xấu”, bởi vì người có tính nóng vội thì thường gây rối loạn trong cộng đoàn và bản thân cũng không được người khác tôn trọng.
Đức Chúa Giê-su không vội vả kết án người tội lỗi nhưng mở cho họ con đường hối cải; Đức Mẹ Ma-ri-a không nóng nảy chửi rủa những người đóng đinh con mình vào thập giá nhưng cầu nguyện cho họ; các thánh tử đạo đã không nóng nảy trách mắng những người làm hại mình, nhưng tạ ơn Thiên Chúa đã cho họ có cơ hội chứng minh đức tin của mình...
Người vội vả thì phán đoán vội vàng nên có khi làm hại tha nhân và hại mình; người có “tính khí xấu” hoặc “tính nóng xấu” thì thường là ẩn c
hứa sự kiêu ngạo trong tâm hồn, và khi có dịp thì bộc phát ra bên ngoài bằng hành động nóng nảy và lời nói khó nghe, dễ dàng xúc phạm đến những người chung quanh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người nọ vừa đến tiệm bún mì thì kêu loạn xà ngầu lên:
- “Tại sao không đem bún mì lên?”
Chủ tiệm bưng tô bún mì lên đổ ngay trên mặt bàn, nói:
- “Ông ăn mau, tôi phải rửa tô”, nói xong thì đem tô đi xuống bếp.
Khách ăn bún giận đùng đùng đi về nhà nói với vợ:
- “Hôm nay tôi giận chết luôn”.
Bà vợ vội vàng sửa soạn khăn gói, noi:
- “Ông chết, tôi đi kiếm người khác”.
Vợ lấy người khác chỉ có một đêm, chồng sau vội đuổi bà đi, bà ta hỏi duyên cớ tại sao, ông ấy đáp:
- “Chỉ trách bà không lập tức sinh cho ta một đứa con”.
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 46:
Tính vội vả, tính nóng nảy thường làm hại mình hơn mọi khuyết điểm khác, mà cái hại thứ nhất là mất hòa khí giữa người với nhau, sinh ra hận thù và chất thêm những hờn ghen trong cuộc sống.
Người có tính nóng nảy người Trung Quốc gọi là “tính khí
xấu” hoặc “tính nóng xấu”, bởi vì người có tính nóng vội thì thường gây rối loạn trong cộng đoàn và bản thân cũng không được người khác tôn trọng.
Đức Chúa Giê-su không vội vả kết án người tội lỗi nhưng mở cho họ con đường hối cải; Đức Mẹ Ma-ri-a không nóng nảy chửi rủa những người đóng đinh con mình vào thập giá nhưng cầu nguyện cho họ; các thánh tử đạo đã không nóng nảy trách mắng những người làm hại mình, nhưng tạ ơn Thiên Chúa đã cho họ có cơ hội chứng minh đức tin của mình...
Người vội vả thì phán đoán vội vàng nên có khi làm hại tha nhân và hại mình; người có “tính khí xấu” hoặc “tính nóng xấu” thì thường là ẩn c
hứa sự kiêu ngạo trong tâm hồn, và khi có dịp thì bộc phát ra bên ngoài bằng hành động nóng nảy và lời nói khó nghe, dễ dàng xúc phạm đến những người chung quanh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Áo Cưới
Lm Vũđình Tường
23:24 07/10/2020
Dụ ngôn vị vua kia tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử. Nhà vua lần đầu gởi thiệp mời đến thân hữu nhưng họ không đáp trả. Lần thứ hai, thay vì gởi thiệp, sợ thất lạc chăng, nhà vua sai gia nhân đến tận nhà từng thân hữu mời. Kẻ viện lí do việc gia đình, kẻ khác bận lo việc thương mại, kẻ khác nữa xỉ nhục, xua đuổi và có kẻ giết chết gia nhân. Coi thường không tham dự tiệc cưới của bạn thân giết chết tình thân hữu. Không thèm tham dự tiệc cưới của hoàng tử là một xỉ nhục cho nhà vua, hành động coi thường hoàng gia. Nhà vua buồn vì cách đối xử không thân thiện của các bạn hữu thì ít, nhưng có lẽ buồn hơn cả là cách họ đối xử tàn tệ với gia nhân thân tín hoàng gia. Gieo gió ắt gặt bão. Tất cả đều khởi sự bởi khách được mời, nhà vua sai lính tru giệt kẻ sát nhân. Những người tàn ác với người khác giờ chính họ trở thành nạn nhân. Không gì ngăn cản được tiệc cưới nhà vua định tổ chức cho hoàng tử. Thay vì mời thân hữu, nhà vua ra lệnh cho gia nhân mời bất cứ ai họ gặp trên đường phố. Người ta vui mừng đón nhận và tiệc cưới đầy tràn thực khách. Niềm vui nhà vua chợt tắt khi nhận ra có thực khách không tuân thủ quy luật tiệc cưới hoàng gia. Anh ta không những bị đuổi ra và còn bị lưu đầy trong ngục thất.
Dụ ngôn tiệc cưới là một dụ ngôn bất thường ở nhiều điểm. Thứ nhất, thực khách không dự tiệc cưới thì thôi, sao lại hãm hại người đi mời, kẻ vô tội. Thứ hai, trước tiệc cưới nhà vua sai lính giết kẻ phản loạn; tang thương, chết chóc, nhà tan, cửa nát, hình ảnh thêm lương trước đám cưới có phải là việc nên làm chăng? Nhà vua có dư thời gian trị tội kẻ phản loạn sau khi tiệc cưới hoàn thành. Thứ ba, thực khách bị tống ngục cũng là điều hơi lạ. Đuổi khỏi bàn tiệc, không cho tham dự, đã là xỉ nhục lắm rồi. Thứ tư, câu 'kẻ được gọi thì nhiều mà được chọn tì ít' (c.14) dường như không ăn nhập gì với tiệc cưới. Thứ năm ngôn từ trong dụ ngôn cũng bất thường. Đây là ngôn ngữ dùng cho ngày phán xét 'Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc và nghiến răng' (c.13). Câu này ám chỉ dụ ngôn tiệc cưới không phải là đám cưới trần gian, nơi xã hội mà chính là ám chỉ hình ảnh tiệc cưới nước trời. 'Vua' chính là Thiên Chúa, Vua vũ trụ. Gia nhân sai mời chính là các tiên tri, sứ giả của Thiên Chúa. Người được chọn mời là dân Israel. Người đầu đường, góc phố là dân ngoại nay trở thành dân riêng của Chúa. Áo cưới đây không phải là lụa là, gấm vóc, cũng không phải là tư cách cá nhân, mà chính là các nhân đức, đức hạnh. Thực khách không mặc áo cưới chính là người không có nhân đức, đức hạnh. Nơi khóc lóc, nghiến răng chính là nơi thiếu tình thương, thiếu bác ái. Kẻ giết gia nhân không phải tất cả dân Israel mà chính là người lãnh đạo trong dân. Phúc âm tuần trước nhắc đến nhóm này, họ là lãnh tụ Đền Thờ, Giới Trưởng Lão, Pharasiêu và Biệt Phái. Câu 'kẻ gọi thì nhiều mà được chọn thì ít'. Có lẽ nhà vua nói với chính mình. Không phải những người được mời tất cả đều từ chối dự tiệc cưới. Một số từ chối, một số tham dự. Tuy nhiên so sánh với số thực khách mời đầu đường, góc phố, thì số được chọn quả là quá ít người tham dự. Như thế câu trên nói riêng cho đám thực khách được mời đầu tiên. Nhiều người được mời nhưng ít người chọn tham dự. Dụ ngôn nói về ngày phán xét. Kẻ tốt được tham dự tiệc cưới thiên quốc, kẻ xấu bị loại ra ngoài nơi tràn đầy đau thương, khổ ải.
Chúng ta, Kitô hữu, đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi thành dân riêng Chúa, theo con đường vua tình thương hướng dẫn, bảo bọc. Chúng ta dâng lời cảm tạ vì Thiên Chúa kêu gọi chúng ta vào dự tiệc cưới Thiên quốc, nơi bình an thật, hạnh phúc tràn đầy, tình thương vô hạn.
TiengChuong.org
Wedding Garment
The parable is a story of a king, who invited his friends to his son's wedding. The king received negative responses from his friends. In his second attempt the king sent his trusted servants; this time in person, to persuade his friends to come, but they failed to appreciate the king's kindness. Excuses were made, ranging from family matters to personal business. Some even assaulted and violated the king's servants. Tension arose and intensified. It was all started by the king's friends. Friends became foes and rebels. Placing personal business over a friend's wedding would severely damage the friendship. Turning down a royal wedding invitation is a sign of disrespect for the king. It showed having have little love for the royal family. The king was upset about the refusal to attend his son's wedding, and even more displeased about the murders of his trusted servants. What they sowed they would harvest. The king sent his troops to punished the murderers. The murderers were themselves slain. Nothing could stop the king. He determined the wedding banquet should go ahead, no matter what. Because the invitees proved unworthy, the king looked to the wider community, the commoners. Servants were instructed to invite to the king son's wedding everyone on the roads, and they responded with warmth and excitement. The wedding hall was full.
Because of twists and turns it is rather hard to see the logic of the parable in the environment of any of our social settings. Jesus addressed the chief priests and the elders. There is no doubt, Jesus had a message for them to reflect upon. His message was to remind them of their disloyalty to the Lord, and their atrocity towards the prophets. Logic of the parable doesn't follow logic of the empirical world. Faith requires believing in God's love and mercy, and the language of the heart has rules of its own. The parable's setting is strange and some of its language is the language of the end time (v.13). 'The invitees' referred to the chosen race, the Israelites. 'King' is a metaphor for God; Servants who were abused and murdered were the prophets. Wedding banquet is a metaphor for the heavenly banquet, the divine banquet at the end time. The divine banquet is not food our physical body needs, but it is for our spiritual nourishment. It began here on earth, starting with Jesus' teaching, and culminates at the end time. The wedding garment refers to the Christian virtues, rather than material garments or the moral behaviour. The king came to the banquet and noticed one man who didn't comply with the wedding garment. He was dragged out and condemned into darkness. There will be weeping and grinding of teeth( v.14). It is the language of the end time.
The final statement: 'For many are called, but few are chosen' (v.14)'. It looks like this statement is an independent statement, unrelated, to the rest of the parable. The statement certainly doesn't apply to the guest who was thrown into darkness. The statement probably refers to the first groups of invitees, the Israelites who through their history had shown disloyalty, infidelity and rebelliousness against God. However, not all of them were unfaithful. There were some who were faithful; their faith was unwavering. Not all chosen guests responded negatively to the royal banquet; some of them attended, and the statement may refer to them, that many were invited but only a few chose to attend the royal wedding.
We give thanks to God for the divine banquet in this life and the divine banquet to come.
Dụ ngôn tiệc cưới là một dụ ngôn bất thường ở nhiều điểm. Thứ nhất, thực khách không dự tiệc cưới thì thôi, sao lại hãm hại người đi mời, kẻ vô tội. Thứ hai, trước tiệc cưới nhà vua sai lính giết kẻ phản loạn; tang thương, chết chóc, nhà tan, cửa nát, hình ảnh thêm lương trước đám cưới có phải là việc nên làm chăng? Nhà vua có dư thời gian trị tội kẻ phản loạn sau khi tiệc cưới hoàn thành. Thứ ba, thực khách bị tống ngục cũng là điều hơi lạ. Đuổi khỏi bàn tiệc, không cho tham dự, đã là xỉ nhục lắm rồi. Thứ tư, câu 'kẻ được gọi thì nhiều mà được chọn tì ít' (c.14) dường như không ăn nhập gì với tiệc cưới. Thứ năm ngôn từ trong dụ ngôn cũng bất thường. Đây là ngôn ngữ dùng cho ngày phán xét 'Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc và nghiến răng' (c.13). Câu này ám chỉ dụ ngôn tiệc cưới không phải là đám cưới trần gian, nơi xã hội mà chính là ám chỉ hình ảnh tiệc cưới nước trời. 'Vua' chính là Thiên Chúa, Vua vũ trụ. Gia nhân sai mời chính là các tiên tri, sứ giả của Thiên Chúa. Người được chọn mời là dân Israel. Người đầu đường, góc phố là dân ngoại nay trở thành dân riêng của Chúa. Áo cưới đây không phải là lụa là, gấm vóc, cũng không phải là tư cách cá nhân, mà chính là các nhân đức, đức hạnh. Thực khách không mặc áo cưới chính là người không có nhân đức, đức hạnh. Nơi khóc lóc, nghiến răng chính là nơi thiếu tình thương, thiếu bác ái. Kẻ giết gia nhân không phải tất cả dân Israel mà chính là người lãnh đạo trong dân. Phúc âm tuần trước nhắc đến nhóm này, họ là lãnh tụ Đền Thờ, Giới Trưởng Lão, Pharasiêu và Biệt Phái. Câu 'kẻ gọi thì nhiều mà được chọn thì ít'. Có lẽ nhà vua nói với chính mình. Không phải những người được mời tất cả đều từ chối dự tiệc cưới. Một số từ chối, một số tham dự. Tuy nhiên so sánh với số thực khách mời đầu đường, góc phố, thì số được chọn quả là quá ít người tham dự. Như thế câu trên nói riêng cho đám thực khách được mời đầu tiên. Nhiều người được mời nhưng ít người chọn tham dự. Dụ ngôn nói về ngày phán xét. Kẻ tốt được tham dự tiệc cưới thiên quốc, kẻ xấu bị loại ra ngoài nơi tràn đầy đau thương, khổ ải.
Chúng ta, Kitô hữu, đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi thành dân riêng Chúa, theo con đường vua tình thương hướng dẫn, bảo bọc. Chúng ta dâng lời cảm tạ vì Thiên Chúa kêu gọi chúng ta vào dự tiệc cưới Thiên quốc, nơi bình an thật, hạnh phúc tràn đầy, tình thương vô hạn.
TiengChuong.org
Wedding Garment
The parable is a story of a king, who invited his friends to his son's wedding. The king received negative responses from his friends. In his second attempt the king sent his trusted servants; this time in person, to persuade his friends to come, but they failed to appreciate the king's kindness. Excuses were made, ranging from family matters to personal business. Some even assaulted and violated the king's servants. Tension arose and intensified. It was all started by the king's friends. Friends became foes and rebels. Placing personal business over a friend's wedding would severely damage the friendship. Turning down a royal wedding invitation is a sign of disrespect for the king. It showed having have little love for the royal family. The king was upset about the refusal to attend his son's wedding, and even more displeased about the murders of his trusted servants. What they sowed they would harvest. The king sent his troops to punished the murderers. The murderers were themselves slain. Nothing could stop the king. He determined the wedding banquet should go ahead, no matter what. Because the invitees proved unworthy, the king looked to the wider community, the commoners. Servants were instructed to invite to the king son's wedding everyone on the roads, and they responded with warmth and excitement. The wedding hall was full.
Because of twists and turns it is rather hard to see the logic of the parable in the environment of any of our social settings. Jesus addressed the chief priests and the elders. There is no doubt, Jesus had a message for them to reflect upon. His message was to remind them of their disloyalty to the Lord, and their atrocity towards the prophets. Logic of the parable doesn't follow logic of the empirical world. Faith requires believing in God's love and mercy, and the language of the heart has rules of its own. The parable's setting is strange and some of its language is the language of the end time (v.13). 'The invitees' referred to the chosen race, the Israelites. 'King' is a metaphor for God; Servants who were abused and murdered were the prophets. Wedding banquet is a metaphor for the heavenly banquet, the divine banquet at the end time. The divine banquet is not food our physical body needs, but it is for our spiritual nourishment. It began here on earth, starting with Jesus' teaching, and culminates at the end time. The wedding garment refers to the Christian virtues, rather than material garments or the moral behaviour. The king came to the banquet and noticed one man who didn't comply with the wedding garment. He was dragged out and condemned into darkness. There will be weeping and grinding of teeth( v.14). It is the language of the end time.
The final statement: 'For many are called, but few are chosen' (v.14)'. It looks like this statement is an independent statement, unrelated, to the rest of the parable. The statement certainly doesn't apply to the guest who was thrown into darkness. The statement probably refers to the first groups of invitees, the Israelites who through their history had shown disloyalty, infidelity and rebelliousness against God. However, not all of them were unfaithful. There were some who were faithful; their faith was unwavering. Not all chosen guests responded negatively to the royal banquet; some of them attended, and the statement may refer to them, that many were invited but only a few chose to attend the royal wedding.
We give thanks to God for the divine banquet in this life and the divine banquet to come.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Hoa Kỳ cầu nguyện cho tổng thống và phu nhân được chữa lành hoàn toàn khỏi coronavirus
Đặng Tự Do
16:20 07/10/2020
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cho biết ngài đang cầu nguyện để Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump hồi phục hoàn toàn, cả hai đều có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus vào hôm thứ Sáu, 2 tháng 10.
“Tôi đang cầu nguyện cho Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump. Cầu xin Chúa ban cho họ ơn chữa lành hoàn toàn và xin ngài giữ cho gia đình họ được an toàn và khỏe mạnh,” Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố hôm 4 tháng 10.
“Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho tất cả những ai đang đau khổ vì coronavirus chủng mới, đặc biệt là những người bệnh và sắp chết cũng như gia đình của họ, và tất cả những người đã mất người thân. Xin Chúa ban cho họ hy vọng và niềm an ủi, và cầu xin Ngài chấm dứt đại dịch kinh hoàng này,” Đức Tổng Giám Mục kết luận.
Một số giám mục khác đã dâng lời cầu nguyện cho sự hồi phục của tổng thống trên mạng xã hội.
“Khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho sự bình phục hoàn toàn của tất cả những người bị COVID-19, chúng ta hãy nhớ đến Tổng thống Trump và phu nhân cùng tất cả những người được chẩn đoán gần đây. Tin tức này là một lời nhắc nhở nghiêm khắc về thân phận mỏng dòn chung của chúng ta, nhưng cũng là trách nhiệm chung của chúng ta đối với lợi ích của nhau,” Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago đã tweet vào ngày 2 tháng 10.
“Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho Tổng thống, và Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump, và tất cả những người nhiễm bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi Covid-19,” Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York viết trên Twitter.
Source:Catholic News Agency
Các giám mục Hoa Kỳ hoan nghênh thông điệp Fratelli Tutti là sâu sắc và đẹp đẽ
Đặng Tự Do
16:21 07/10/2020
Các giám mục của Hoa Kỳ đã ca ngợi việc công bố thông điệp mới của Đức Thánh Cha Phanxicô, gọi đây là một cách đối xử “sâu sắc và đẹp đẽ” đối với phẩm giá con người.
Sau khi văn bản của tài liệu mới của Đức Giáo Hoàng, “ Fratelli tutti: Tình huynh đệ và tình bạn xã hội” được công bố vào hôm Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã ca ngợi tài liệu này như một “đóng góp quan trọng đối với giáo huấn xã hội của Hội Thánh”.
Trong một tuyên bố vào ngày 4 tháng 10, ngày thông điệp được công bố, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng “Giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô ở đây thật sâu sắc và đẹp đẽ: Thiên Chúa, Cha của chúng ta đã tạo ra mọi người với sự thánh thiện và phẩm giá ngang nhau, cũng như bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, và Tạo hóa kêu gọi chúng ta hình thành một gia đình nhân loại duy nhất, trong đó chúng ta sống như anh chị em với nhau.”
Theo Đức Tổng Giám Mục, Đức Thánh Cha “cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn mạnh mẽ và khẩn cấp về nhu cầu đổi mới đạo đức chính trị cũng như các thể chế chính trị và kinh tế từ địa phương đến toàn cầu, kêu gọi chúng ta xây dựng một tương lai chung thực sự phục vụ thiện ích con người”.
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đang thách thức chúng ta vượt qua chủ nghĩa cá nhân trong nền văn hóa của chúng ta và phục vụ những người lân cận trong tình yêu thương, và nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô trong mỗi người”.
“Tôi cầu nguyện rằng những người Công Giáo và tất cả những người thiện chí sẽ suy ngẫm về những lời của Đức Thánh Cha của chúng ta và tiến đến một cam kết mới để tìm kiếm sự hiệp nhất gia đình nhân loại. “
Source:Catholic News Agency
Một tu sĩ dòng Đaminh đã tình cờ một cách lạ lùng phát hiện ra xương thánh của một số vị thánh được khảm trong một thánh giá của chuỗi Mân Côi
Thanh Quảng sdb
17:35 07/10/2020
Một tu sĩ dòng Đaminh đã tình cờ một cách lạ lùng phát hiện ra xương thánh của một số vị thánh được khảm trong một Thánh giá của chuỗi Mân Côi
(Website: ChurchPOP – 7/10/2020)
Matt Fradd, một diễn giả của đài Công Giáo và Pints, dẫn chương trình Aquinas, đã chia sẻ một câu chuyện rất hi hữu về một tu sĩ dòng Đa Minh đã tình cờ phát hiện ra trong cây Thánh giá của tràng chuỗi của ngài có chứa những thánh tích hạng nhất của một số vị thánh.
Ông Fradd lần đầu tiên vào năm 2018 đã cho đăng video này và đã thu hút hơn ba triệu người truy cập vào xem!
Vị tu sĩ dòng Đa-Minh cho hay ngài “tìm thấy cây Thánh giá này trong một hộp đựng tràng hạt cũ, ngài thấy cây thánh đẹp, nên lấy ra dùng...”
“Tôi đeo nó vào tràng chuỗi của tôi, được vài tháng, thì vào một ngày, cây thánh giá bị đứt ra và rớt xuống sàn”, tôi tự hỏi liệu cây thánh giá này có thể mở ra được không. Sau đó, tôi đã mở ra và phát hiện có một số thánh tích (xương thánh) hạng nhất của Thánh Đaminh, Thánh Toma Aquina và Thánh Vincentê Ferrer. Các thánh tích này được một con dấu bằng sáp của Vatican niêm ấn – chứng thực đây là các thánh tích xác thực!
Nguồn: https://www.churchpop.com/2020/10/07/dominican-friar-miraculously-discovers-first-class-saint-relics-hidden-in-rosary-crucifix/
(Website: ChurchPOP – 7/10/2020)
Matt Fradd, một diễn giả của đài Công Giáo và Pints, dẫn chương trình Aquinas, đã chia sẻ một câu chuyện rất hi hữu về một tu sĩ dòng Đa Minh đã tình cờ phát hiện ra trong cây Thánh giá của tràng chuỗi của ngài có chứa những thánh tích hạng nhất của một số vị thánh.
Ông Fradd lần đầu tiên vào năm 2018 đã cho đăng video này và đã thu hút hơn ba triệu người truy cập vào xem!
Vị tu sĩ dòng Đa-Minh cho hay ngài “tìm thấy cây Thánh giá này trong một hộp đựng tràng hạt cũ, ngài thấy cây thánh đẹp, nên lấy ra dùng...”
“Tôi đeo nó vào tràng chuỗi của tôi, được vài tháng, thì vào một ngày, cây thánh giá bị đứt ra và rớt xuống sàn”, tôi tự hỏi liệu cây thánh giá này có thể mở ra được không. Sau đó, tôi đã mở ra và phát hiện có một số thánh tích (xương thánh) hạng nhất của Thánh Đaminh, Thánh Toma Aquina và Thánh Vincentê Ferrer. Các thánh tích này được một con dấu bằng sáp của Vatican niêm ấn – chứng thực đây là các thánh tích xác thực!
Nguồn: https://www.churchpop.com/2020/10/07/dominican-friar-miraculously-discovers-first-class-saint-relics-hidden-in-rosary-crucifix/
Toàn văn Thông điệp ‘Fratelli Tutti’, chương một
Vũ Văn An
19:16 07/10/2020
CHƯƠNG MỘT: ĐÁM MÂY ĐEN TRÊN MỘT THẾ GIỚI ĐÓNG KÍN
9. Không tự cho sẽ thực hiện một phân tích toàn diện hoặc nghiên cứu mọi khía cạnh của kinh nghiệm ngày nay của chúng ta, tôi chỉ muốn xem xét một số xu hướng trong thế giới của chúng ta đang cản trở sự phát triển của tình huynh đệ phổ quát.
NHỮNG GIẤC MƠ TAN VỠ
10. Trong nhiều thập niên, dường như thế giới đã học được bài học từ nhiều cuộc chiến tranh và thảm họa của nó, và đang dần tiến tới nhiều hình thức hòa nhập khác nhau. Thí dụ, đã có ước mơ về một châu Âu thống nhất, có khả năng thừa nhận nguồn gốc chung của nó và hân hoan trước sự đa dạng phong phú của nó. Chúng ta nghĩ đến “niềm xác tín chắc chắn của những người sáng lập ra Liên hiệp Châu Âu, những người đã hình dung ra một tương lai dựa trên khả năng làm việc với nhau trong việc bắc cầu qua các chia rẽ và trong việc cổ vũ hòa bình và hiệp thông giữa mọi dân tộc của lục địa này” [7]. Cũng đã có mong ước hòa nhập ngày một tăng ở Châu Mỹ Latinh và một số biện pháp đã được thực hiện theo hướng này. Ở một số quốc gia và khu vực, các nỗ lực hòa giải và xích lại gần nhau đã tỏ ra có kết quả, trong khi các nỗ lực khác cho thấy nhiều hứa hẹn.
11. Tuy nhiên, thời của chúng ta dường như đang cho thấy nhiều dấu hiệu của một sự thoái trào nào đó. Các cuộc xung đột xưa mà người ta cho là đã bị chôn vùi từ lâu đang bùng phát trở lại, trong khi các điển hình của chủ nghĩa dân tộc thiển cận, cực đoan, phẫn uất và hiếu chiến đang trên đà gia tăng. Ở một số quốc gia, khái niệm đoàn kết dân tộc và quốc gia bị ảnh hưởng bởi nhiều ý thức hệ khác nhau đang tạo ra những hình thức ích kỷ mới và đánh mất ý thức xã hội dưới chiêu bài bảo vệ lợi ích quốc gia. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhở rằng “mỗi thế hệ mới phải tiếp nhận những cuộc chiến đấu và thành tựu của các thế hệ trước, trong khi đặt tầm nhìn của mình lên cao hơn. Đó là đường đi. Lòng tốt, cùng với tình yêu, công lý và liên đới, không phải đạt được một lần là xong mãi mãi; chúng phải được thể hiện mỗi ngày. Không thể an phận với những gì đã đạt được trong quá khứ và tự mãn tận hưởng nó, như thể bằng cách nào đó, chúng ta có thể đã coi thường thực tại này: nhiều anh chị em của chúng ta vẫn còn đang phải chịu đựng những tình huống đòi chúng ta phải chú ý” [8].
12. “Mở ra với thế giới” là một kiểu nói đã được lãnh vực kinh tế và tài chính kết nạp và hiện được sử dụng độc quyền cho việc cởi mở đối với các lợi ích nước ngoài hoặc để các cường quốc kinh tế tự do đầu tư mà không gặp trở ngại hoặc biến chứng nào ở mọi quốc gia. Các xung đột địa phương và việc coi thường lợi ích chung bị nền kinh tế hoàn cầu lợi dụng để áp đặt một mô hình văn hóa đơn nhất. Nền văn hóa này thống nhất thế giới, nhưng chia rẽ các dân tộc và quốc gia, vì “khi xã hội ngày càng trở nên hoàn cầu hóa, nó khiến chúng ta trở thành láng giềng, nhưng không khiến chúng ta trở thành anh em” [9]. Chúng ta cô đơn hơn bao giờ hết trong một thế giới ngày càng đông đảo nhằm cổ vũ lợi ích cá nhân và làm suy yếu chiều kích cộng đồng của sự sống. Thật vậy, có những thị trường trong đó các cá nhân trở thành người tiêu dùng đơn thuần hoặc người bàng quan. Như một quy luật, sự tiến bộ của loại chủ nghĩa hoàn cầu này củng cố căn tính của những khu vực mạnh hơn, những người có thể tự bảo vệ mình, nhưng nó có xu hướng làm giảm căn tính của những khu vực yếu hơn và nghèo hơn, khiến họ dễ bị tổn thương và phụ thuộc hơn. Theo cách này, đời sống chính trị ngày càng trở nên mong manh trước các cường quốc kinh tế xuyên quốc gia hoạt động với nguyên tắc “chia để trị”.
Sự kết liễu của ý thức lịch sử
13. Kết quả là ngày càng mất đi cảm thức về lịch sử, dẫn đến sự chia rẽ thậm chí còn sâu xa hơn. Một loại "chủ nghĩa gỡ bỏ cấu trúc", theo đó tự do của con người cho là mình có thể tạo ra mọi thứ từ con số không, đang tung hoành trong nền văn hóa ngày nay. Một điều được nó để lại phía sau là động lực tiêu dùng vô hạn và các biểu hiện của chủ nghĩa duy cá nhân trống rỗng. Quan tâm về điều này khiến tôi đưa ra một số lời khuyên cho người trẻ. “Nếu ai đó bảo những người trẻ làm ngơ lịch sử của họ, bác bỏ kinh nghiệm của những bậc cao niên của họ, coi thường quá khứ và hướng tới một tương lai mà chính họ đang nắm giữ, thì lúc đó há không dễ dàng lôi kéo họ theo để họ chỉ làm những gì người này nói với họ sao? Người này cần người trẻ nông nổi, mất gốc và thiếu tin cậy, để chỉ còn biết tin tưởng vào các hứa hẹn của người này và hành động theo kế hoạch của người này mà thôi. Đó là cách các ý thức hệ khác nhau đang vận hành: chúng phá hủy (hoặc tháo gỡ) mọi khác biệt để chúng có thể thống trị mà không bị phản đối. Tuy nhiên, để làm được như vậy, chúng cần những người trẻ tuổi không có ích lợi gì cho lịch sử, những người vứt bỏ kho tàng tinh thần và nhân bản thừa hưởng được từ các thế hệ đi trước, và không biết gì về mọi điều đã diễn ra trước họ” [10].
14. Đây là những hình thức thực dân hóa mới về văn hóa. Chúng ta đừng quên rằng “những dân tộc từ bỏ truyền thống của mình và, một là vì một sự cuồng nhiệt muốn bắt chước người khác hoặc xúi bẩy bạo lực, hai là vì sự lơ là hoặc thờ ơ không thể tha thứ, để người khác cướp đi chính linh hồn của họ, kết cục không những đánh mất bản sắc tinh thần của họ mà còn cả sự nhất quán về đạo đức của họ và, cuối cùng, là sự độc lập về trí tuệ, kinh tế và chính trị của họ ” [11]. Một cách hữu hiệu trong việc làm suy yếu ý thức lịch sử, tư duy phê phán, cuộc đấu tranh cho công lý và các diễn trình hòa nhập là làm trống rỗng ý nghĩa các hạn từ tuyệt vời hoặc thao túng chúng. Ngày nay, những han từ nhất định như dân chủ, tự do, công lý hay thống nhất thực sự có nghĩa gì? Chúng đã bị bẻ cong và định hình để phục vụ như các công cụ thống trị, như những cụm từ vô nghĩa có thể được sử dụng để biện minh cho bất cứ hành động nào.
THIẾU KẾ HOẠCH CHO MỌI NGƯỜI
15. Cách tốt nhất để thống trị và giành quyền kiểm soát người ta là gieo rắc sự tuyệt vọng và chán nản, ngay cả dưới chiêu bài bảo vệ những giá trị nào đó. Ngày nay, ở nhiều quốc gia, chủ nghĩa cường điệu, cực đoan và phân cực đã trở thành công cụ chính trị. Sử dụng chiến lược chế giễu, nghi ngờ và không ngừng chỉ trích, theo nhiều cách khác nhau, người ta phủ nhận quyền hiện hữu hoặc có ý kiến của người khác. Sự chia sẻ của họ về sự thật và các giá trị bị bác bỏ và kết quả là đời sống của xã hội bị làm nghèo đi và chịu sự giễu cợt của kẻ quyền thế. Đời sống chính trị không còn liên quan chi đến các cuộc tranh luận lành mạnh về các kế hoạch dài hạn nhằm cải thiện cuộc sống của người ta và thúc đẩy lợi ích chung, mà chỉ liên quan tới các kỹ thuật tiếp thị khéo léo chủ yếu nhằm làm mất uy tín của người khác. Trong việc trao đổi điên cuồng các cáo buộc và phản tố, cuộc tranh luận biến thành trạng thái bất đồng và đối đầu thường trực.
16. Giữa cuộc xung đột lợi ích mâu thuẫn này, trong đó chiến thắng bao gồm việc loại trừ đối thủ của mình, làm thế nào chúng ta có thể nâng tầm nhìn để nhận ra những người hàng xóm của chúng ta hoặc để giúp đỡ những người đã vấp ngã dọc đường? Một kế hoạch đặt ra những mục tiêu to lớn cho sự phát triển của cả gia đình nhân loại chúng ta ngày nay nghe có vẻ điên rồ. Chúng ta đang ngày càng xa nhau hơn, trong khi cuộc hành trình từ từ và nhiều đòi hỏi hướng tới một thế giới ngày càng thống nhất và công bằng hơn đang phải chịu một bước lùi mới và đầy bi đát.
17. Quan tâm đến thế giới chúng ta đang sống có nghĩa là quan tâm đến chính chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta ngày càng cần nghĩ về bản thân mình như một gia đình đơn nhất sống trong một ngôi nhà chung. Sự quan tâm như vậy không gây hứng thú gì cho những cường quốc kinh tế đang đòi hỏi lợi nhuận nhanh chóng. Thông thường, những tiếng nói cất lên để bênh vực môi trường sẽ bị làm cho câm lặng hoặc bị chế giễu, sử dụng những lập luận bề ngoài hợp lý chỉ đơn thuần làm bình phong cho những tư lợi đặc biệt. Trong nền văn hóa nông cạn, thiển cận mà chúng ta đã tạo ra, thiếu hẳn viễn kiến chung này, “điều có thể thấy trước là, một khi một số nguồn lực nhất định đã cạn kiệt, khung cảnh sẽ được xếp sắp cho những cuộc chiến mới, mặc dù dưới chiêu bài các yêu sách cao thượng” [12].
Một thế giới "vứt bỏ"
18. Dường như một số thành phần trong gia đình nhân loại của chúng ta có thể sẵn sàng bị hy sinh cho lợi ích của những người khác được coi là đáng được hưởng một cuộc sống vô tư. Cuối cùng, “con người không còn được coi là có giá trị tối quan trọng cần được chăm sóc và tôn trọng nữa, đặc biệt là khi họ nghèo và tàn tật, ‘chưa có ích’- như người chưa sinh, hoặc ‘không còn cần thiết nữa’- như người già. Chúng ta đã trở nên thờ ơ với mọi loại lãng phí, bắt đầu với việc lãng phí thức ăn, một điều hết sức đáng trách ” [13].
19. Sự suy giảm sinh suất, một sự suy giảm đang dẫn đến việc lão hóa dân số, cùng với việc bỏ xó người già phải sống một cuộc sống buồn bã và cô đơn, là một cách tinh tế để nói rằng tất cả là vì chúng ta, rằng mối quan tâm của cá nhân chúng ta là điều duy nhất quan trọng. Theo cách này, “những gì bị vứt bỏ không phải chỉ là thức ăn và đồ vật có thể vứt bỏ, mà đôi khi là chính con người” [14]. Chúng ta đã thấy những gì đã xảy ra cho người già ở một số nơi trong thế giới của chúng ta do kết quả của coronavirus. Họ không phải chết theo cách đó. Tuy nhiên, một điều tương tự đã xảy ra từ lâu trong các đợt nóng bức và trong các tình huống khác: những người lớn tuổi thấy mình bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Chúng ta không nhận ra điều này, bằng cách cô lập người cao niên và để họ cho người khác chăm sóc mà không có sự gần gũi và quan tâm của các thành viên gia đình, chúng ta đã làm biến dạng và nghèo nàn chính gia đình. Kết cục, chúng ta cũng sẽ tước đoạt của người trẻ sự nối kết cần thiết với cội nguồn của họ và một sự khôn ngoan mà người trẻ không thể tự mình đạt được.
20. Cách loại bỏ người khác này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như nỗi ám ảnh về việc giảm chi phí lao động mà không quan tâm chi đến hậu quả nghiêm trọng của nó, vì nạn thất nghiệp mà nó trực tiếp tạo ra dẫn đến sự gia tăng nghèo đói [15]. Ngoài ra, sự sẵn sàng loại bỏ người khác tìm được biểu thức trong những thái độ xấu xa mà chúng ta tưởng là đã khuất dạng từ lâu, chẳng hạn như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhưng thực ra chúng chỉ rút xuống hầm trú để tiếp tục tái xuất hiện. Các điển hình phân biệt chủng tộc tiếp tục khiến chúng ta xấu hổ, vì chúng cho thấy những điều được coi như tiến bộ xã hội của chúng ta không có thực chất hoặc dứt khoát như chúng ta nghĩ.
21. Một số quy định kinh tế đã tỏ ra hữu hiệu đối với việc tăng trưởng, nhưng không hữu hiệu đối với việc phát triển toàn diện con người [16]. Sự giàu có gia tăng, nhưng cùng với nó là sự bất bình đẳng, với kết quả là “các hình thức nghèo đói mới đang xuất hiện” [17]. Chủ trương cho rằng thế giới hiện đại đã giảm được nghèo đói được đưa ra với cách đo lường sự nghèo đói bằng các tiêu chuẩn của quá khứ không còn tương ứng với các thực tại ngày nay. Thí dụ, vào những thời điểm khác, việc thiếu khả năng tiếp cận năng lượng điện không bị coi là dấu hiệu nghèo đói, cũng không phải là nguồn gây khổ cực. Nghèo đói phải luôn được hiểu và đánh giá trong bối cảnh các cơ hội hiện có sẵn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Các nhân quyền không đủ phổ quát
22. Trên thực tế, điều đôi khi trở nên rõ ràng là các nhân quyền không bình đẳng cho mọi người. Tôn trọng những quyền này “là điều kiện sơ bộ để một quốc gia phát triển xã hội và kinh tế. Khi phẩm giá một con người nhân bản được tôn trọng, và các quyền lợi của họ được công nhận và bảo đảm, thì tính sáng tạo và sự liên lập sẽ phát triển mạnh, và tính sáng tạo của nhân cách con người được giải thoát qua các hành động hướng tới ích chung” [18]. Tuy nhiên, “khi quan sát kỹ các xã hội đương thời, chúng ta thấy vô số mâu thuẫn khiến chúng ta tự hỏi liệu phẩm giá bình đẳng của mọi hữu thể nhân bản, vốn được công bố long trọng cách đây bảy mươi năm, có thực sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và cổ vũ trong mọi tình huống hay không. Trong thế giới ngày nay, nhiều hình thức bất công vẫn tồn tại, được nuôi dưỡng bởi những viễn kiến nhân học có tính giản lược và mô hình kinh tế dựa trên lợi nhuận không ngần ngại bóc lột, vứt bỏ và thậm chí giết chết con người. Trong khi một bộ phận nhân loại sống trong sự giầu sang, thì một bộ phận khác lại thấy phẩm giá của mình bị bác bỏ, bị khinh miệt hoặc bị chà đạp, và các quyền căn bản của họ bị loại bỏ hoặc vi phạm ” [19]. Điều này cho chúng ta biết điều gì về quyền bình đẳng dựa trên phẩm giá bẩm sinh của con người?
23. Tương tự như vậy, việc tổ chức các xã hội trên toàn thế giới vẫn còn lâu mới phản ảnh rõ ràng điều này: phụ nữ có phẩm giá và các quyền giống hệt nam giới. Chúng ta nói một điều bằng lời nói, nhưng các quyết định và thực tại của chúng ta lại nói lên một câu chuyện khác. Thật vậy, “nghèo nàn gấp đôi là khi phụ nữ phải chịu đựng những hoàn cảnh bị loại trừ, bị ngược đãi và bạo lực, vì họ thường ít có khả năng bảo vệ các quyền lợi của mình” [20].
24. Chúng ta cũng nên công nhận rằng “mặc dù cộng đồng quốc tế đã tiếp nhận nhiều thỏa thuận nhằm kết liễu chế độ nô lệ dưới mọi hình thức và đã phát động nhiều chiến lược khác nhau để chống lại hiện tượng này, nhưng hàng triệu người ngày nay - trẻ em, phụ nữ và nam giới ở mọi lứa tuổi - bị tước đoạt tự do và bị buộc phải sống trong những điều kiện giống như chế độ nô lệ… Ngày nay, cũng như trong quá khứ, chế độ nô lệ bắt nguồn từ quan niệm về con người cho phép họ bị coi như một đồ vật… Bất kể do ép buộc, hay lừa dối, hoặc bằng sự cưỡng ép về thể lý hoặc tâm lý, các con người nhân bản, vốn được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa, đang bị tước đoạt tự do, bị bán và biến thành tài sản của người khác. Họ bị coi như các phương tiện cho một mục đích… [Các mạng lưới tội ác] có kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như một cách để rù quyến nam nữ thanh niên ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới ” [21]. Một sự đồi bại vượt quá mọi giới hạn khi nó khuất phục phụ nữ và sau đó ép họ phá thai. Một sự ghê tởm quá sức đến độ bắt cóc người ta chỉ để bán nội tạng của họ. Việc buôn bán người và các hình thức nô dịch đương thời khác là một vấn đề hoàn cầu cần được toàn thể nhân loại xem xét một cách nghiêm túc: “vì các tổ chức tội ác sử dụng các mạng lưới hoàn cầu để đạt được mục tiêu của họ, nên những nỗ lực nhằm loại bỏ hiện tượng này cũng đòi một nỗ lực chung và thực sự có tính hoàn cầu từ các thành phần khác nhau của xã hội” [22].
Xung đột và sợ hãi
25. Chiến tranh, các cuộc tấn công khủng bố, bách hại chủng tộc hoặc tôn giáo, và nhiều lăng mạ khác liên quan đến phẩm giá con người được phán kết khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thuận tiện của nó đối với các lợi ích nào đó, chủ yếu là kinh tế. Điều đúng miễn là nó thuận tiện cho người nắm quyền sẽ không còn đúng nữa một khi nó trở nên bất tiện. Điều buồn phải nói là những tình huống bạo lực này, “đã trở nên phổ biến đến mức tạo thành một ‘cuộc thế chiến thứ ba’ được đánh từng mảng” [23].
26. Điều trên không có gì đáng ngạc nhiên, nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta không còn những chân trời chung hợp nhất chúng ta nữa; thật vậy, nạn nhân đầu tiên của mọi cuộc chiến tranh là "ơn gọi bẩm sinh của gia đình nhân loại bước vào tình huynh đệ". Kết quả là, “mọi tình huống đầy đe dọa đang nuôi dưỡng sự ngờ vực và dẫn người ta tới việc tự rút lui vào vùng an toàn của mình” [24]. Thế giới của chúng ta bị mắc kẹt trong một mâu thuẫn kỳ lạ: chúng ta tin rằng chúng ta có thể “bảo đảm sự ổn định và hòa bình qua cảm thức an toàn giả tạo được nâng đỡ bởi não trạng sợ hãi và ngờ vực” [25].
27. Nghịch lý thay, một số nỗi sợ hãi do tổ tiên để lại đã không vượt qua được bằng việc phát triển kỹ thuật; trái lại, chúng đã có thể ẩn nấp và củng cố phía sau các kỹ thuật mới. Ngày nay cũng thế, bên kia những bức tường thành cổ xưa là vực thẳm, lãnh thổ của những điều chưa biết, hoang địa. Bất cứ điều gì phát xuất từ đó đều không thể tin cậy, vì nó không được ai biết đến, không quen thuộc, không là một phần của thôn làng. Đó là lãnh thổ của "man rợ", mà chúng ta phải tự vệ chống lại bằng mọi giá. Kết quả là, những bức tường mới được dựng lên để tự bảo toàn, thế giới bên ngoài ngưng hiện hữu và chỉ để lại thế giới “của tôi”, đến mức những người khác, không còn được coi là những hữu thể nhân bản có phẩm giá bất khả chuyển nhượng nữa, đã trở thành “bọn chúng” nguyên tuyền. Một lần nữa, chúng ta gặp phải “cơn cám dỗ muốn xây dựng một nền văn hóa của những bức tường, dựng lên những bức tường, những bức tường trong trái tim, những bức tường trong lãnh thổ, để ngăn cản cuộc gặp gỡ với các nền văn hóa khác, với những người khác. Và những người dựng các bức tường kết cục sẽ trở thành nô lệ trong chính các bức tường họ đã xây dựng. Họ bị bỏ rơi không còn chân trời nào, vì họ thiếu sự trao đổi qua lại kiểu này với những người khác” [26].
28. Sự cô đơn, sợ hãi và bất an của những người cảm thấy bị hệ thống bỏ rơi tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho nhiều loại “mafias” khác nhau. Những loại mafias này phát triển mạnh mẽ bởi vì chúng tự cho mình là người bảo vệ những người bị lãng quên, thường bằng cách cung cấp cho họ một số hình thức trợ giúp khác nhau dù chúng theo đuổi các lợi ích tội ác của chúng. Cũng hiện hữu một phương pháp sư phạm có tính “mafia” một cách điển hình, bằng cách kêu gọi một nền huyền bí cộng đồng giả tạo, tạo ra những ràng buộc phụ thuộc và dạ trung thành rất khó mà thoát ra được.
Kỳ tới: HOÀN CẦU HÓA VÀ TIẾN BỘ MÀ KHÔNG CÓ BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG CHUNG
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thông Điệp, Tông Hiến, Tông Huấn, Tông Thư, Sứ Điệp
Đặng Tự Do
06:41 07/10/2020
Không phải tất cả tài liệu do Tòa Thánh công bố đều có cùng trọng lượng như nhau. Một số tài liệu có thẩm quyền hơn những tài liệu khác và vì vậy người Công Giáo cần phản ứng với những tài liệu này theo những cách khác nhau.
Một số tài liệu được Đức Giáo Hoàng công bố dựa trên huấn quyền của ngài. Một số khác được các Công Đồng như Công Đồng Vatican II công bố.
Trong số các tài liệu được Đức Giáo Hoàng công bố, dựa trên huấn quyền của ngài, cũng có những điểm khác biệt cần lưu ý.
a) Một số là Thông điệp (tiếng Ý: Encicliche hay Lettere encicliche, tiếng Anh: Encyclicals hay Encyclical Letter) gửi cho Giáo hội, cho các anh em giám mục của ngài, hoặc cho tất cả những người có thiện chí.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô có 3 Thông điệp:
1) Thông điệp Fratelli tutti – Tất Cả Anh Em - được công bố ngày 3 Tháng 10, 2020
2) Thông điệp Laudato si’ – Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung - được công bố ngày 24 Tháng 5, 2015
3) Thông điệp Lumen fidei – Ánh Sáng Đức Tin - được công bố ngày 29 Tháng 6, 2013
b) Một số khác là Tông huấn (tiếng Ý: Esortazioni Apostoliche, tiếng Anh: Apostolic Exhortation). Đó là những lời khích lệ để trình bày các suy tư về một chủ đề đặc biệt nào đó hoặc đưa ra những cách hành động nhất định.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô có 5 Tông huấn:
1) Tông huấn Querida Amazonia – Amazon Thân Yêu - được công bố ngày 2 Tháng 2, 2020
2) Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô Đang Sống - được công bố ngày 25 Tháng 3, 2019
3) Tông huấn Gaudete et exsultate – Mừng Rỡ Hân Hoan - được công bố ngày 19 Tháng 3, 2018
4) Tông huấn Amoris laetitia – Niềm Vui Yêu Thương - được công bố ngày 19 Tháng 3, 2016
5) Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Tin Mừng - được công bố ngày 24 Tháng 11, 2013
c) Một số là Tông thư (tiếng Ý: Lettere Apostoliche, tiếng Anh:Apostolic Letter) đề cập đến các vấn đề cụ thể hoặc nhắm đến các nhóm cụ thể trong Giáo Hội.
Tông thư mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô là Tông thư thứ 38 có tựa đề Scripturae Sacrae Affectus – Lòng Sùng Kính Sách Thánh - được công bố ngày 30 tháng 9, 2020 nhân kỷ niệm 1600 ngày Thánh Giêrôm qua đời.
Một số Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô không do ngài đích thân ký tên nhưng do Đức Hồng Y Pietro Parolin ký tên nhân danh Đức Thánh Cha, chẳng hạn như các Tông thư liên quan đến tuyên Thánh, tuyên Chân Phước, tuyên lên Bậc Đáng Kính…
Một số Tông thư của Đức Thánh Cha được ghi là ban hành dưới dạng tự sắc (in forma di motu proprio – in the form of motu proprio). Đó là các Tông thư được hình thành theo sáng kiến riêng của Đức Giáo Hoàng và do ngài đích thân ký tên. Những Tông thư này có hiệu quả pháp lý. Đến nay có 34 Tông thư của Đức Thánh Cha được ghi là ban hành dưới dạng tự sắc, chủ yếu là đề cập đến việc cải tổ các quy trình trong Giáo Hội.
Tông thư đầu tiên của một vị Giáo Hoàng được ghi là ban hành dưới dạng tự sắc là Tông thư của Đức Thánh Cha Innôcentê VIII được công bố vào năm 1484.
d) Một số là Tông Hiến (tiếng Ý: Costituzioni Apostoliche – tiếng Anh: Apostolic Constitution) đề cập đến các vấn đề về cơ cấu. Tông hiến mới nhất là Tông hiến thứ 37 có tựa đề “Episcopalis communio” - Tình Hiệp Thông Giám Mục - được công bố ngày 18 tháng 9, 2018.
e) Ngoài ra còn có các sứ điệp (Messaggio - Message) như Sứ Điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, Sứ Điệp Phục Sinh, Giáng Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Bên cạnh đó, còn các bài diễn văn (Discorso, Speech) và các bài giảng (Omelia, Homily) trong các thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành.
Tóm tắt các thuật ngữ thông dụng
Source:Catholic AustraliaPapal Writings
Một số tài liệu được Đức Giáo Hoàng công bố dựa trên huấn quyền của ngài. Một số khác được các Công Đồng như Công Đồng Vatican II công bố.
Trong số các tài liệu được Đức Giáo Hoàng công bố, dựa trên huấn quyền của ngài, cũng có những điểm khác biệt cần lưu ý.
a) Một số là Thông điệp (tiếng Ý: Encicliche hay Lettere encicliche, tiếng Anh: Encyclicals hay Encyclical Letter) gửi cho Giáo hội, cho các anh em giám mục của ngài, hoặc cho tất cả những người có thiện chí.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô có 3 Thông điệp:
1) Thông điệp Fratelli tutti – Tất Cả Anh Em - được công bố ngày 3 Tháng 10, 2020
2) Thông điệp Laudato si’ – Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung - được công bố ngày 24 Tháng 5, 2015
3) Thông điệp Lumen fidei – Ánh Sáng Đức Tin - được công bố ngày 29 Tháng 6, 2013
b) Một số khác là Tông huấn (tiếng Ý: Esortazioni Apostoliche, tiếng Anh: Apostolic Exhortation). Đó là những lời khích lệ để trình bày các suy tư về một chủ đề đặc biệt nào đó hoặc đưa ra những cách hành động nhất định.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô có 5 Tông huấn:
1) Tông huấn Querida Amazonia – Amazon Thân Yêu - được công bố ngày 2 Tháng 2, 2020
2) Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô Đang Sống - được công bố ngày 25 Tháng 3, 2019
3) Tông huấn Gaudete et exsultate – Mừng Rỡ Hân Hoan - được công bố ngày 19 Tháng 3, 2018
4) Tông huấn Amoris laetitia – Niềm Vui Yêu Thương - được công bố ngày 19 Tháng 3, 2016
5) Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Tin Mừng - được công bố ngày 24 Tháng 11, 2013
c) Một số là Tông thư (tiếng Ý: Lettere Apostoliche, tiếng Anh:Apostolic Letter) đề cập đến các vấn đề cụ thể hoặc nhắm đến các nhóm cụ thể trong Giáo Hội.
Tông thư mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô là Tông thư thứ 38 có tựa đề Scripturae Sacrae Affectus – Lòng Sùng Kính Sách Thánh - được công bố ngày 30 tháng 9, 2020 nhân kỷ niệm 1600 ngày Thánh Giêrôm qua đời.
Một số Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô không do ngài đích thân ký tên nhưng do Đức Hồng Y Pietro Parolin ký tên nhân danh Đức Thánh Cha, chẳng hạn như các Tông thư liên quan đến tuyên Thánh, tuyên Chân Phước, tuyên lên Bậc Đáng Kính…
Một số Tông thư của Đức Thánh Cha được ghi là ban hành dưới dạng tự sắc (in forma di motu proprio – in the form of motu proprio). Đó là các Tông thư được hình thành theo sáng kiến riêng của Đức Giáo Hoàng và do ngài đích thân ký tên. Những Tông thư này có hiệu quả pháp lý. Đến nay có 34 Tông thư của Đức Thánh Cha được ghi là ban hành dưới dạng tự sắc, chủ yếu là đề cập đến việc cải tổ các quy trình trong Giáo Hội.
Tông thư đầu tiên của một vị Giáo Hoàng được ghi là ban hành dưới dạng tự sắc là Tông thư của Đức Thánh Cha Innôcentê VIII được công bố vào năm 1484.
d) Một số là Tông Hiến (tiếng Ý: Costituzioni Apostoliche – tiếng Anh: Apostolic Constitution) đề cập đến các vấn đề về cơ cấu. Tông hiến mới nhất là Tông hiến thứ 37 có tựa đề “Episcopalis communio” - Tình Hiệp Thông Giám Mục - được công bố ngày 18 tháng 9, 2018.
e) Ngoài ra còn có các sứ điệp (Messaggio - Message) như Sứ Điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, Sứ Điệp Phục Sinh, Giáng Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Bên cạnh đó, còn các bài diễn văn (Discorso, Speech) và các bài giảng (Omelia, Homily) trong các thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành.
Tóm tắt các thuật ngữ thông dụng
Tiếng Ý | Tiếng Anh | Tiếng Việt |
Bolle | Bull | Tông Chiếu |
Costituzioni Apostoliche | Apostolic Constitution | Tông Hiến |
Discorso | Speech | Diễn Từ |
Encicliche Lettere encicliche | Encyclicals Encyclical Letter | Thông Điệp |
Esortazioni Apostoliche | Apostolic Exhortation | Tông Huấn |
Lettere Apostoliche | Apostolic Letter | Tông Thư |
Messaggio | Message | Sứ Điệp |
Motu proprio | Motu proprio | Tự Sắc |
Omelia | Homily | Bài Giảng |
Source:Catholic Australia
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 07/10/2020
Giáo Hội Năm Châu
04:34 07/10/2020
Gần đến bầu cử, Biden tỏ ra táo tợn hơn trong các tuyên bố về phá thai. Di sản tai hại của McCarrick
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:42 07/10/2020
Cựu phó tổng thống Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, đã lặp lại cam kết của mình về việc hệ thống hóa quyền phá thai vào luật liên bang nếu phán quyết Roe chống Wade năm 1973 bị Tối Cao Pháp Viện lật lại.
Phát biểu tại một sự kiện ngoài trời ở tòa thị chính Miami, được phát sóng trên NBC hôm thứ Hai, Biden được hỏi rằng ông ta sẽ làm gì để bảo vệ “quyền sức khỏe sinh sản” nếu Thẩm phán Amy Coney Barrett được xác nhận vào Tòa án Tối cao.
“Thứ nhất, chúng ta không biết chính xác [Barrett] sẽ làm gì, mặc dù kỳ vọng là cô ấy rất có thể đi đến mức lật lại phán quyết Roe, và điều duy nhất - phản ứng có trách nhiệm duy nhất đối với điều đó là thông qua dự luật nhằm hệ thống hóa phán quyết này thành luật pháp của đất nước. Đó là những gì tôi sẽ làm.”
Sau nhiều thập kỷ dè dặt về phá thai không hạn chế và phán quyết Roe kiện Wade, là điều mà ban đầu cho rằng đã đi “quá xa”, Biden đã cam kết trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2019 là hệ thống hóa toàn bộ phán quyết này thành luật liên bang. Biden còn đi xa đến độ chủ trương bãi bỏ mọi hạn chế liên quan đến thai kỳ. Cụ thể, phụ nữ có thể phá thai cho đến tận lúc lâm bồn. Quyền sống của những đứa trẻ sống sót sau khi phá thai cũng bị bác bỏ. Ngoài ra, trẻ vị thành niên có thể phá thai không cần có ý kiến của phụ huynh. Đó là những nét chính trong một thứ luật phá thai cực đoan nhất thế giới.
Philip Lawler, giám đốc Catholic World News cho rằng Biden dám táo tợn và quyết liệt như thế đối với vấn đề phá thai là do có một sự chia rẽ sâu rộng trong cách hành xử của các Giám Mục Hoa Kỳ đối với việc áp dụng kỷ cương của Giáo Hội. McCarrick đóng một vai trò quan trọng trong sự chia rẽ này.
Cuộc tranh luận về việc liệu các chính trị gia ủng hộ việc phá thai có nên bị cấm rước lễ, vốn đã sôi nổi ở Mỹ trong nhiều năm, đã trở nên rất sôi nổi vào năm 2004, khi Đảng Dân chủ đề cử Thượng nghị sĩ John Kerry, một người Công Giáo có thành tích ủng hộ triệt để việc hợp pháp hóa phá thai, ra tranh cử tổng thống. Trước sự chia rẽ của các giám mục nổi bật, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề này, và giao cho McCarrick, lúc đó còn là một Hồng Y – bây giờ ông ta chỉ là một giáo dân bình thường – làm chủ tịch.
Ủy ban McCarrick đã tìm kiếm lời khuyên từ Vatican, và nhận được câu trả lời từ Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc bấy giờ là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Tuy nhiên, McCarrick không bao giờ tự nguyện tiết lộ nội dung bức thư của Đức Hồng Y Ratzinger.
Khi các giám mục Hoa Kỳ tập trung tại Denver trong cuộc họp thường niên của các ngài, McCarrick báo cáo rằng mặc dù ủy ban của ông chưa sẵn sàng đưa ra một báo cáo cuối cùng — và sẽ không sẵn sàng cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11 — ông cho rằng từ chối không cho ai đó được rước lễ là một điều không “khôn ngoan và thận trọng về mặt mục vụ”, bởi vì nó có thể “khiến người ta cảm nhận Bí tích Thánh Thể như một tài nguyên đấu tranh chính trị”.
Khi đưa ra nhận định tinh ranh quỷ quái đến mức làm một người bình thường hết hồn khi nghe như thế, McCarrick tuyên bố rằng ông ta có sự hỗ trợ của Đức Hồng Y Ratzinger. Ông ta thừa nhận rằng Đức Hồng Y Ratzinger “nhận ra rằng có những trường hợp mà việc rước lễ có thể bị từ chối”. Nhưng ông tuyên bố rằng các quan chức Vatican “rõ ràng để lại cho chúng ta với tư cách là thầy dạy, mục tử và các nhà lãnh đạo liệu có nên theo đuổi con đường này hay không”. Tất cả những điều McCarrick tuyên bố đều hoàn toàn sai sự thật.
Sau khi nghe báo cáo của McCarrick, các giám mục có mặt đã chuyển sang xem xét việc đưa ra một tuyên bố chung về năm bầu cử có tựa đề “Người Công Giáo trong Đời sống Chính trị”. Bất chấp khuyến nghị của ủy ban McCarrick, toàn thể các giám mục không chống lại việc từ chối rước lễ đối với những người ủng hộ phá thai. Thay vào đó, các giám mục quyết định rằng “các quyết định như vậy thuộc về cá nhân các giám mục phù hợp với các nguyên tắc giáo luật và mục vụ đã được thiết lập. Các giám mục có thể đưa ra các phán quyết khác nhau một cách hợp pháp về tiến trình thận trọng nhất của hoạt động mục vụ”.
Mặc dù toàn thể hội nghị không chấp thuận đề nghị của ủy ban McCarrick, nhưng báo cáo từ ủy ban đó vẫn được đăng trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Bức thư của Đức Hồng Y Ratzinger không được đăng. McCarrick giải thích rằng Đức Hồng Y Ratzinger đã yêu cầu giữ bí mật bức thư của ngài. Điều đó cũng hoàn toàn sai.
Hai tuần sau cuộc họp của các giám mục Hoa Kỳ, một nhà báo kỳ cựu của Vatican, Sandro Magister của tờ L'Espresso, đã đăng toàn văn bức thư của Đức Hồng Y Ratzinger. Nội dung của bức thư đó, theo nhận xét của tờ London Daily Telegraph, đã khiến “Hồng Y McCarrick vô cùng xấu hổ”. Vị Giáo hoàng tương lai đã không nói những gì McCarrick tuyên bố là ngài đã nói. Tuy nhiên, tờ báo cấp tiến của Anh là tờ The Tablet đã chữa thẹn cho McCarrick bằng hàng tít giật gân: “Các giám mục Hoa Kỳ đã quyết định không tuân theo các hướng dẫn của Vatican về việc không cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ”.
Trên thực tế, Đức Hồng Y Ratzinger đã viết, nếu một người Công Giáo là người khét tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai, và kiên trì ủng hộ điều đó bất chấp những lời khuyên nhủ riêng từ giám mục của mình, thì khi người ấy lên rước lễ, “thừa tác viên Thánh thể phải từ chối phân phát Mình Thánh Chúa”.
Nếu các giám mục Hoa Kỳ được nghe Đức Hồng Y Ratzinger trình bày lập luận đó - một lập luận ủng hộ mạnh mẽ lập trường đã được đưa ra bởi Đức Tổng Giám Mục Raymond Burke của St. Louis và Đức Giám Mục Fabian Bruskewitz của Lincoln - thì liệu các ngài có áp dụng một đường lối mạnh mẽ hơn không? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được, do tài thao túng đặc trưng của Theodore McCarrick.
Source:Catholic News Agency
Thông điệp Tình Anh Em – Cảm tưởng của Tổng thống Trump khi bị virus Tầu đánh trúng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:19 07/10/2020
1. Cảm tưởng của Tổng thống Trump sau khi bị virus Tầu đánh trúng
Như chúng tôi đã loan tin, tổng thống Trump đã xét nghiệm dương tính với coronavirus và đã phải vào bệnh viện Walter Reed của quân đội Hoa Kỳ ở Maryland để điều trị.
Lúc 6:30 chiều thứ Hai 5 tháng 10, ông đã xuất viện. Ngay sau khi về đến Tòa Bạch Ốc, ông cho biết cảm tưởng như sau.
Tôi vừa rời Trung tâm Y tế Walter Reed và đó thực sự là một điều gì đó rất đặc biệt. Các bác sĩ, y tá, những người phản ứng đầu tiên, và tôi đã học rất nhiều về coronavirus. Một điều chắc chắn là đừng để nó thống trị bạn. Đừng sợ nó. Bạn sẽ đánh bại nó. Chúng ta có các thiết bị y tế tốt nhất. Chúng ta có những loại thuốc tốt nhất được phát triển gần đây và các bạn sẽ đánh bại nó. Tôi đã trải qua... Tôi không cảm thấy khoẻ cho lắm. Và hai ngày trước, tôi đã phải đi nhà thương. Sau hai ngày, tôi cảm thấy rất khoẻ. Khoẻ hơn tình trạng trước đây của tôi trong một thời gian dài. Như tôi vừa nói gần đây... khoẻ hơn 20 năm trước. Đừng để nó thống trị. Đừng để nó chiếm lấy cuộc sống của bạn. Đừng để điều đó xảy ra.
Chúng ta có một đất nước vĩ đại nhất trên thế giới. Chúng ta sẽ quay trở lại. Chúng ta sẽ trở lại làm việc. Chúng ta sẽ tiến về phía trước. Là người lãnh đạo của các bạn, tôi phải làm điều đó. Tôi biết có nguy hiểm đấy, nhưng tôi phải làm. Tôi phải tiến ra phía trước. Tôi đã dẫn đầu. Không một nhà lãnh đạo nào lại không làm những gì tôi đã làm. Và tôi biết có rủi ro. Có một mối nguy hiểm. Nhưng điều đó không sao, và bây giờ tôi khoẻ tốt hơn. Có lẽ tôi đã được miễn dịch. Tôi không biết. Nhưng đừng để nó chi phối cuộc sống của các bạn. Hãy ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Hãy cẩn thận. Chúng ta có những loại thuốc tốt nhất trên thế giới và tất cả chúng đều được thực hiện trong thời gian ngắn và tất cả đều được phê duyệt. Và các loại vắcxin sắp ra mắt. Cảm ơn rất nhiều. Và Walter Reed, thật là một nhóm người tuyệt vời. Cảm ơn rất nhiều.
Source:White House
2. Các giám mục Hoa Kỳ cầu nguyện cho tổng thống và phu nhân được 'chữa lành hoàn toàn' khỏi coronavirus
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cho biết ngài đang cầu nguyện để Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump hồi phục hoàn toàn, cả hai đều có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus vào hôm thứ Sáu, 2 tháng 10.
“Tôi đang cầu nguyện cho Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump. Cầu xin Chúa ban cho họ ơn chữa lành hoàn toàn và xin ngài giữ cho gia đình họ được an toàn và khỏe mạnh,” Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố hôm 4 tháng 10.
“Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho tất cả những ai đang đau khổ vì coronavirus chủng mới, đặc biệt là những người bệnh và sắp chết cũng như gia đình của họ, và tất cả những người đã mất người thân. Xin Chúa ban cho họ hy vọng và niềm an ủi, và cầu xin Ngài chấm dứt đại dịch kinh hoàng này,” Đức Tổng Giám Mục kết luận.
Một số giám mục khác đã dâng lời cầu nguyện cho sự hồi phục của tổng thống trên mạng xã hội.
“Khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho sự bình phục hoàn toàn của tất cả những người bị COVID-19, chúng ta hãy nhớ đến Tổng thống Trump và phu nhân cùng tất cả những người được chẩn đoán gần đây. Tin tức này là một lời nhắc nhở nghiêm khắc về thân phận mỏng dòn chung của chúng ta, nhưng cũng là trách nhiệm chung của chúng ta đối với lợi ích của nhau,” Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago đã tweet vào ngày 2 tháng 10.
“Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho Tổng thống, và Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump, và tất cả những người nhiễm bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi Covid-19,” Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York viết trên Twitter.
Source:Catholic News Agency
3. Ðức Thánh Cha ký công bố thông điệp Fratelli Tutti
Lúc 4 giờ chiều, thứ Bảy, ngày 3 tháng 10, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ký thông điệp thứ ba của ngài “Fratelli Tutti” tại Assisi, cạnh mộ của thánh Phanxicô.
Trước đó, Ðức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ, từ lúc 3 giờ 15 phút tại bàn thờ trước mộ thánh nhân. Thánh lễ đơn sơ, hơn nửa tiếng đồng hồ, và chỉ có khoảng 15 người tham dự, trong đó có Ðức Hồng Y Agostino Vallini, đặc sứ của Tòa Thánh tại Vương cung thánh đường thánh Phanxicô ở Assisi và Ðức Tổng giám mục Domenico Sorrentino của giáo phận Assisi, cha Bề trên Mauro Gambetti của tu viện và một số tu sĩ.
Cuối thánh lễ, Ðức Thánh Cha đã ký ba bản thông điệp, nguyên bản bằng tiếng Tây Ban Nha, cùng với bản tiếng Ý và tiếng Bồ Ðào Nha. Trước khi ký, Ðức Thánh Cha nói: “Bây giờ tôi sẽ ký thông điệp mà Ðức ông Paolo Braida mang lên bàn thờ này. Ðức ông là người phụ trách các bản dịch và cả các bài diễn văn của Ðức Giáo hoàng, trong Phân bộ Tổng vụ của Phủ Quốc Vụ khanh. Ðức ông giám sát tất cả và vì thế tôi muốn Ðức ông hiện diện tại đây hôm nay, mang thông điệp cho tôi. Cùng với Ðức ông, còn có hai người dịch khác, là cha Antonio dịch từ Tây Ban Nha ra tiếng Bồ, và cha Cruz là người Tây Ban Nha, kiểm soát các bản dịch khác từ tiếng Tây Ban Nha. Tôi muốn có sự hiện diện của các cha ấy ở đây như dấu chỉ lòng biết ơn đối với toàn thể Phân bộ Tổng vụ, phân bộ thứ nhất, của Phủ Quốc vụ khanh, là cơ quan phụ trách việc soạn và dịch. Các dịch giả này khiêm tốn và họ ẩn danh.
Mọi người đã vỗ tay, sau khi Ðức Thánh Cha ký thông điệp.
Sau khi ký thông điệp, Ðức Thánh Cha giã từ Assisi để trở về Roma, cách đó gần 190 cây số.
Trước đó, khi đến tu viện Phanxicô ở Assisi, Ðức Thánh Cha còn ghé lại nữ đan viện thánh Clara, ở Vallegloria di Spello để chào 27 nữ tu tại đây, trước khi tiến về Ðền thờ thánh Phanxicô. Khoảng hơn 100 tín hữu đeo khẩu trang chào đón ngài tại đây.
Thông điệp của Ðức Thánh Cha được công bố lúc 12 giờ trưa, Chúa nhật, ngày 4 tháng 10, theo giờ Rôma.
Source:Religion News
4. Các giám mục Hoa Kỳ hoan nghênh thông điệp Fratelli Tutti là 'sâu sắc và đẹp đẽ'
Các giám mục của Hoa Kỳ đã ca ngợi việc công bố thông điệp mới của Đức Thánh Cha Phanxicô, gọi đây là một cách đối xử “sâu sắc và đẹp đẽ” đối với phẩm giá con người.
Sau khi văn bản của tài liệu mới của Đức Giáo Hoàng, “ Fratelli tutti: Tình huynh đệ và tình bạn xã hội” được công bố vào hôm Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã ca ngợi tài liệu này như một “đóng góp quan trọng đối với giáo huấn xã hội của Hội Thánh”.
Trong một tuyên bố vào ngày 4 tháng 10, ngày thông điệp được công bố, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng “Giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô ở đây thật sâu sắc và đẹp đẽ: Thiên Chúa, Cha của chúng ta đã tạo ra mọi người với sự thánh thiện và phẩm giá ngang nhau, cũng như bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, và Tạo hóa kêu gọi chúng ta hình thành một gia đình nhân loại duy nhất, trong đó chúng ta sống như anh chị em với nhau.”
Theo Đức Tổng Giám Mục, Đức Thánh Cha “cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn mạnh mẽ và khẩn cấp về nhu cầu đổi mới đạo đức chính trị cũng như các thể chế chính trị và kinh tế từ địa phương đến toàn cầu, kêu gọi chúng ta xây dựng một tương lai chung thực sự phục vụ thiện ích con người”.
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đang thách thức chúng ta vượt qua chủ nghĩa cá nhân trong nền văn hóa của chúng ta và phục vụ những người lân cận trong tình yêu thương, và nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô trong mỗi người”.
“Tôi cầu nguyện rằng những người Công Giáo và tất cả những người thiện chí sẽ suy ngẫm về những lời của Đức Thánh Cha của chúng ta và tiến đến một cam kết mới để tìm kiếm sự hiệp nhất gia đình nhân loại. “
Source:Catholic News Agency
5. Tóm lược thông điệp Fratelli Tutti của Đức Thánh Cha Phanxicô
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 4 giờ chiều thứ Bảy, ngày 3 tháng 10, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ký thông điệp thứ ba của ngài có tựa đề “Fratelli Tutti”, nghĩa là “Tất Cả Là Anh Em” tại Assisi, cạnh mộ ngôi của thánh Phanxicô.
Trong chương trình này, Hiền Hòa xin gởi đến quý vị và anh chị em những ý tưởng chính trong thông điệp này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tình huynh đệ và tình bạn xã hội là những cách mà Đức Thánh Cha chỉ ra để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn và hòa bình hơn, với sự đóng góp của mọi người và các định chế, và với việc cương quyết nói ‘không’ với chiến tranh và sự thờ ơ đang được toàn cầu hóa.
Đâu là các lý tưởng vĩ đại nhưng cũng là những cách hữu hình để thăng tiến đối với những người mong muốn xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn trong các mối liên hệ bình thường của họ, trong đời sống xã hội, chính trị và các định chế? Đó chủ yếu là câu hỏi mà thông điệp Fratelli Tutti muốn trả lời.
Đức Thánh Cha mô tả thông điệp này là một “Thông điệp xã hội” dựa trên “Các Khuyên Răn” của Thánh Phanxicô Assisi, là người đã dùng những thuật ngữ Fratelli Tutti này để “nói với anh em của ngài và đề nghị với họ một lối sống thấm đượm hương vị Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha viết rằng Vị Thánh Nghèo “không gây chiến bằng các ngôn từ nhằm áp đặt các học thuyết; ngài chỉ đơn giản truyền bá tình yêu của Thiên Chúa”, và “ngài đã trở thành một người cha cho mọi người và truyền cảm hứng cho một viễn kiến về một xã hội huynh đệ”.
Thông điệp này nhằm cổ vũ một khát vọng phổ quát hướng tới tình huynh đệ và tình bạn xã hội. Chúng ta là các thành viên trong gia đình nhân loại. Chúng ta thừa nhận rằng chúng ta là anh chị em vì chúng ta là con cái của một Đấng Tạo Hóa duy nhất. Tất cả chúng ta cùng ngồi chung trên một con thuyền. Do đó, chúng ta cần ý thức rằng trong một thế giới toàn cầu hóa và liên kết hỗ tương với nhau, chỉ khi nào chúng ta hiệp nhất cùng với nhau, chúng ta mới có thể làm cho thế giới này tốt hơn.
Văn kiện “Tình huynh đệ nhân loại” do Đức Phanxicô và Đại Imam của Al-Azhar ký vào tháng 2 năm 2019 có một ảnh hưởng đầy cảm hứng, và đã được trích dẫn nhiều lần.
Tình huynh đệ không chỉ được khuyến khích bằng lời nói, mà còn bằng việc làm. Các việc làm trở nên hữu hình trong một “loại chính trị tốt hơn”, không nhằm phục vụ các lợi ích tài chính, nhưng phục vụ thiện ích chung, có khả năng đặt phẩm giá của mỗi con người vào trung tâm và bảo đảm việc làm cho mọi người, để mỗi người có thể phát triển các khả năng của riêng họ. Chúng ta đang cần đến một loại chính trị, tách biệt với chủ nghĩa mị dân, có khả năng tìm được các giải pháp chống lại những gì đang tấn công các quyền lợi căn bản của con người và xóa bỏ một cách dứt khoát nạn đói và nạn buôn người.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng một thế giới công bằng hơn chỉ có thể đạt được bằng cách cổ vũ hòa bình. Ngài đặc biệt lưu ý rằng hòa bình không phải chỉ đơn thuần là không có chiến tranh; nó đòi hỏi “tài thủ công”; và là một công việc liên quan đến mọi người. Để liên kết với sự thật, hòa bình và hòa giải, người ta phải “chủ động”; họ phải làm việc để hướng tới công lý qua đối thoại, nhân danh sự phát triển chung.
Điều này dẫn đến việc lên án chiến tranh, là điều “phủ nhận mọi quyền lợi” và như lịch sử đã cho thấy chiến tranh có những hậu quả to lớn đối với dân thường vô tội. Điều này cũng dẫn đến một sự bác bỏ mạnh mẽ hình phạt tử hình, là điều “không thể chấp nhận được”. Điều này cũng dẫn đến một suy tư sâu xa về sự tha thứ, liên quan đến các khái niệm ký ức và công lý. Đức Thánh Cha viết rằng tha thứ không có nghĩa là quên đi, cũng không phải là từ bỏ việc bênh vực các quyền lợi của mình và bảo vệ phẩm giá của bất kha tương nhượng, vốn là một hồng phúc của Thiên Chúa.
Đức Phanxicô nhận định rằng bối cảnh của Thông điệp là đại dịch Covid-19, một đại dịch “bùng phát một cách bất ngờ” khi ngài “viết thông điệp này”. Nhưng tình trạng khẩn trương về sức khỏe hoàn cầu này đã giúp chứng minh điều này: “không ai có thể tự mình đối đầu với cuộc sống” và do đó, đã đến lúc thực sự chúng ta phải “mơ ước một gia đình nhân loại duy nhất”, trong đó chúng ta hết thẩy là “anh chị em”.
Source:Vatican News