Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 07/10/2018
8. CÓ ĐI KHÔNG VỀ
Tôn Lương Nho đảm nhiệm chức quan tuần hành.
Hồi ấy người ta vô ra kinh thành thì đa số thường thuê xe ngựa, người đánh xe ngựa lúc ra giá thì nhất định phải hỏi trước: “Chỉ đi, hay đi rồi còn trở lại ?” bởi vì nếu ngồi xe ngựa vừa đi vừa trở lại thì tiền xe sẽ cao gấp đôi hơn là chỉ đi mà không trở lại.
Một hôm, Tôn Lương Nho phải áp tải tội phạm đi chém đầu, bèn thuê một xe ngựa đi trước, người đánh xe ngựa hỏi:
- “Quan nhân đi đến chỗ nào ?”
Lương Nho trả lời:
- “Đến pháp trường”.
Người đánh xe ngựa chỉ tên tội phạm hỏi:
- “Ông này chỉ có đi hay là sẽ trở về ?”
Người ở đó nghe được đều cười lên ! (Hài ngữ)
Suy tư 8:
Các tội phạm như giết người, hãm hiếp, cướp của là những tội nặng tử hình thì thường có đi mà không có về, bởi vì đó là cái hậu quả việc làm bất chính của họ, và người ta sẽ quên lãng họ...
Các thánh tử đạo của người Công Giáo là những người có đi và có về: họ đi ra pháp trường để về lại quê thật của mình trên thiên đàng; họ đi lên đoạn đầu đài để trở về trong tâm hồn của những người công chính, những người cùng mang một niềm tin như họ, họ đi và họ về bằng giá máu của chính mình cùng với máu của Con Chiên là Đức Chúa Giê-su.
Người Ki-tô hữu hôm nay cũng có đi và có về, họ không đi ra pháp trường nhưng là đi đến nơi công sở của họ để loan báo Tin Mừng bằng chính việc làm của họ; họ không đi lên đoạn đầu đài nhưng là đi vào siêu thị, chợ búa để giới thiệu Thiên Chúa tình yêu cho mọi người biết bằng thái độ vui tươi hoà nhã của họ.
Họ đi và họ về, nơi về của họ là cung lòng tình yêu của Thiên Chúa, nơi về của họ chính là niềm vui phó thác cho Đấng đã sai họ đi, và nơi về của họ chính là những tấm lòng rộng mở của những người đã được họ phục vụ như phục vụ Đức Chúa Giê-su...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tôn Lương Nho đảm nhiệm chức quan tuần hành.
Hồi ấy người ta vô ra kinh thành thì đa số thường thuê xe ngựa, người đánh xe ngựa lúc ra giá thì nhất định phải hỏi trước: “Chỉ đi, hay đi rồi còn trở lại ?” bởi vì nếu ngồi xe ngựa vừa đi vừa trở lại thì tiền xe sẽ cao gấp đôi hơn là chỉ đi mà không trở lại.
Một hôm, Tôn Lương Nho phải áp tải tội phạm đi chém đầu, bèn thuê một xe ngựa đi trước, người đánh xe ngựa hỏi:
- “Quan nhân đi đến chỗ nào ?”
Lương Nho trả lời:
- “Đến pháp trường”.
Người đánh xe ngựa chỉ tên tội phạm hỏi:
- “Ông này chỉ có đi hay là sẽ trở về ?”
Người ở đó nghe được đều cười lên ! (Hài ngữ)
Suy tư 8:
Các tội phạm như giết người, hãm hiếp, cướp của là những tội nặng tử hình thì thường có đi mà không có về, bởi vì đó là cái hậu quả việc làm bất chính của họ, và người ta sẽ quên lãng họ...
Các thánh tử đạo của người Công Giáo là những người có đi và có về: họ đi ra pháp trường để về lại quê thật của mình trên thiên đàng; họ đi lên đoạn đầu đài để trở về trong tâm hồn của những người công chính, những người cùng mang một niềm tin như họ, họ đi và họ về bằng giá máu của chính mình cùng với máu của Con Chiên là Đức Chúa Giê-su.
Người Ki-tô hữu hôm nay cũng có đi và có về, họ không đi ra pháp trường nhưng là đi đến nơi công sở của họ để loan báo Tin Mừng bằng chính việc làm của họ; họ không đi lên đoạn đầu đài nhưng là đi vào siêu thị, chợ búa để giới thiệu Thiên Chúa tình yêu cho mọi người biết bằng thái độ vui tươi hoà nhã của họ.
Họ đi và họ về, nơi về của họ là cung lòng tình yêu của Thiên Chúa, nơi về của họ chính là niềm vui phó thác cho Đấng đã sai họ đi, và nơi về của họ chính là những tấm lòng rộng mở của những người đã được họ phục vụ như phục vụ Đức Chúa Giê-su...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 27 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:56 07/10/2018
Chúa Nhật 27 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 10, 2-16
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.”
Bạn thân mến,
“Mô-đen” nổi bật nhất của gia đình trong thế giới ngày nay chính là vợ chồng li dị nhau. Ly dị là một hành vi bạo lực tàn nhẫn làm tổn thương lâu dài tinh thần của con cái, là sự ích kỷ tàn nhẫn của cha mẹ đối với con cái của mình...
Con người thời nay viện cớ là phải theo đà tiến của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật để rồi từ chối và phủ nhận cái gốc của hoà bình chính là hạnh phúc gia đình, họ chối bỏ giá trị đạo đức cá nhân để a dua theo phong trào ly dị mà họ cho rằng, nếu mình không theo là lỗi thời. Ly dị chính là chối bỏ đạo đức căn bản trong hôn nhân mà Đức Chúa Giê-su đã nói rõ ràng : “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li”, Thiên Chúa đã phối hợp và chúc phúc trong sự ưng thuận một cách thong dong của người nam và người nữ, chứ không phối hợp và chúc phúc cách miễn cưỡng hay gò bó của hai người, cho nên khi họ xé bỏ khế ước hôn nhân để ly dị đường ai nấy đi, thì chính họ cũng đã xé bỏ hạnh phúc của mình và con cái mình, và hơn thế nữa, họ từ chối sự chúc lành của Thiên Chúa trên tình yêu của họ: họ không thể nào tìm kiếm lại hạnh phúc hôn nhân sau khi đã ly dị...
Tình yêu chân chính là biết hy sinh cho nhau và chấp nhận những khuyết điểm của nhau, trong tình yêu vợ chồng, sự hy sinh cho nhau và chấp nhận khuyết điểm của nhau càng phải nổi bật hơn, bởi vì bao lâu họ biết chấp nhận và hy sinh cho nhau thì hạnh phúc còn ở với họ, nhưng một khi họ chỉ nhìn thấy những khổ cực của mình mà không nhìn thấy những nỗi khổ của vợ (chồng) mình, thì cánh cửa hạnh phúc gia đình đang từ từ khép lại, nhốt họ trong sự ích kỉ chỉ muốn thoả mãn những đòi hỏi của cá nhân mà thôi.
Bạn thân mến,
Hạnh phúc của đời sống hôn nhân rất là quan trọng, quan trọng là bởi vì được Thiên Chúa chúc phúc, và Đức Chúa Giê-su đã nâng lên hàng bí tích, do đó mà bạn và tôi –những người vợ người chồng- càng phải ý thức hơn nữa vai trò của mình trước mặt Thiên Chúa, đó là biết chấp nhận khuyết điểm của nhau và hy sinh cho nhau, bởi vì đó chính là những giọt mật ngọt trong tình yêu chân thật của đời sống hôn nhân theo ý của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Câ hỏi gợi ý :
1. Có lúc nào anh (chị) mĩm cười trước khuyết điểm của vợ (chồng) ?
2. Có lúc nào anh (chị) nghĩ rằng: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà thôi, thì sẽ làm cho gia đình mất hạnh phúc chăng ?
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 10, 2-16
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.”
Bạn thân mến,
“Mô-đen” nổi bật nhất của gia đình trong thế giới ngày nay chính là vợ chồng li dị nhau. Ly dị là một hành vi bạo lực tàn nhẫn làm tổn thương lâu dài tinh thần của con cái, là sự ích kỷ tàn nhẫn của cha mẹ đối với con cái của mình...
Con người thời nay viện cớ là phải theo đà tiến của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật để rồi từ chối và phủ nhận cái gốc của hoà bình chính là hạnh phúc gia đình, họ chối bỏ giá trị đạo đức cá nhân để a dua theo phong trào ly dị mà họ cho rằng, nếu mình không theo là lỗi thời. Ly dị chính là chối bỏ đạo đức căn bản trong hôn nhân mà Đức Chúa Giê-su đã nói rõ ràng : “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li”, Thiên Chúa đã phối hợp và chúc phúc trong sự ưng thuận một cách thong dong của người nam và người nữ, chứ không phối hợp và chúc phúc cách miễn cưỡng hay gò bó của hai người, cho nên khi họ xé bỏ khế ước hôn nhân để ly dị đường ai nấy đi, thì chính họ cũng đã xé bỏ hạnh phúc của mình và con cái mình, và hơn thế nữa, họ từ chối sự chúc lành của Thiên Chúa trên tình yêu của họ: họ không thể nào tìm kiếm lại hạnh phúc hôn nhân sau khi đã ly dị...
Tình yêu chân chính là biết hy sinh cho nhau và chấp nhận những khuyết điểm của nhau, trong tình yêu vợ chồng, sự hy sinh cho nhau và chấp nhận khuyết điểm của nhau càng phải nổi bật hơn, bởi vì bao lâu họ biết chấp nhận và hy sinh cho nhau thì hạnh phúc còn ở với họ, nhưng một khi họ chỉ nhìn thấy những khổ cực của mình mà không nhìn thấy những nỗi khổ của vợ (chồng) mình, thì cánh cửa hạnh phúc gia đình đang từ từ khép lại, nhốt họ trong sự ích kỉ chỉ muốn thoả mãn những đòi hỏi của cá nhân mà thôi.
Bạn thân mến,
Hạnh phúc của đời sống hôn nhân rất là quan trọng, quan trọng là bởi vì được Thiên Chúa chúc phúc, và Đức Chúa Giê-su đã nâng lên hàng bí tích, do đó mà bạn và tôi –những người vợ người chồng- càng phải ý thức hơn nữa vai trò của mình trước mặt Thiên Chúa, đó là biết chấp nhận khuyết điểm của nhau và hy sinh cho nhau, bởi vì đó chính là những giọt mật ngọt trong tình yêu chân thật của đời sống hôn nhân theo ý của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Câ hỏi gợi ý :
1. Có lúc nào anh (chị) mĩm cười trước khuyết điểm của vợ (chồng) ?
2. Có lúc nào anh (chị) nghĩ rằng: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà thôi, thì sẽ làm cho gia đình mất hạnh phúc chăng ?
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 07/10/2018
57. Lúc này có thể làm được thì không nên kéo dài qua giờ khác.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng, ngày 3: nói với người trẻ, chứ không nói về họ
Vũ Văn An
16:23 07/10/2018
Theo ký giả Isabella Piro của Vatican News, hôm thứ Tư, tại Thượng Hội Đồng về Người Trẻ, 20 nghị phụ Thượng Hội Đồng đã tham luận. Thầy Alois, bề trên Cộng Đồng Taizé, một khách mời đặc biệt của Thượng Hội Đồng, cũng đã lên tiếng góp ý cùng với 8 dự thính viên trẻ.
“Ngày nay, nhiều người nói về người trẻ, nhưng ít người nói với họ”. Lời lẽ này của Đức Phaolô VI đã vang vọng trong phiên họp toàn thể lần thứ tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục diễn ra sáng thứ Tư.
Chủ đề lắng nghe là một phần quan trọng của phiên họp buổi sáng. Thượng Hội Đồng đã nghe nói về sự cần thiết phải lắng nghe người trẻ trong thế giới kỹ thuật số, nơi mà sự dư thừa thông tin tương ứng với một sự thiếu mơ ước, có nguy cơ tạo ra những trẻ em “quá mập về thông tin”. Nhưng cũng có nhu cầu nhìn vào khuôn mặt tích cực của tuổi trẻ, những người mang các nguồn tài nguyên nhân bản và tâm linh vĩ đại, như tình bạn, tình liên đới, thiện nguyện, tính chân thực khi làm chứng, đòi hòi nhất quán ngỏ với xã hội dân sự, kêu gọi cho có một giáo hội vui tươi và có tinh thần Tin Mừng hơn.
Giao tiếp một cách xây dựng với người lớn
Các nghị phụ được nghe: người trẻ muốn có một người trưởng thành biết lắng nghe họ, dành thì giờ cho họ, chào đón họ bằng sự tương cảm và tôn trọng, đồng hành với họ trong việc biện phân của họ - thậm chí liên quan đến cả ơn gọi của họ nữa — và không phán xét họ. Ngày nay, nhu cầu này thậm chí còn lớn hơn nữa, do thái độ của một số người lớn đối với người trẻ, có thể khiến các bạn trẻ bị mất phương hướng, không có một điểm tham chiếu ổn định.
Tầm quan trọng của phụng vụ và các bí tích
Các diễn giả vào sáng thứ Tư cũng nói về tầm quan trọng của việc làm sống lại đời sống thiêng liêng của Giáo Hội, đặc biệt liên quan đến Thánh Lễ, việc cầu nguyện hằng ngày và các Bí Tích. Đây có thể là một cách để thu hút người trẻ và biến họ thành một phần tích cực trong đời sống của Giáo Hội, khuyến khích họ đóng một vai trò tích cực. Do đó, trong các cử hành phụng vụ, cần chú ý đến việc sử dụng âm nhạc tạo cảm hứng nhiều hơn, cũng như giáo lý và các bài giảng. Cũng có phát biểu cho rằng học thuộc lòng các kinh nguyện và các công thức, là điều không đủ; đúng hơn, việc thuyết giảng phải vui tươi và truyền cảm hứng, vì người trẻ cần hiểu bằng đầu của họ, và tin bằng trái tim của họ. Chỉ bằng cách này, họ mới có thể trở thành các tông đồ đầu tiên cho các đồng trang đồng lứa của họ. Là một tác nhân của sự thay đổi, một người xây dựng hòa bình và hợp nhất trên thế giới, tuổi trẻ phải được coi là môi trường thần học để Giáo Hội nhận ra chính mình.
"Cô đơn trong dư thừa"
Đồng thời, các Mục tử không được tự giới hạn mình vào việc ngồi chờ người trẻ trong các giáo xứ: thách thức thực sự là trở thành một Giáo Hội “đi ra ngoài”, vươn tay ra với người trẻ, dù họ ở đâu. Nhiều bạn trẻ dường như có rất nhiều tình bạn ảo, nhưng rất ít bạn bè thực. Họ mắc chứng “cô độc trong dư thừa”, mà Giáo Hội có thể đưa ra một giải đáp có thực chất. Trong phạm vi đào tạo, tầm quan trọng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội, một la bàn có giá trị có thể hướng dẫn người trẻ trong các lựa chọn của họ, đã được nhắc nhở; cũng như vai trò của các trường Công Giáo, hiểu như các trung tâm giáo dục xuất sắc, mặc dù có lẽ không có khả năng kết nhập hoàn toàn người trẻ vào đời sống giáo hội.
Liên minh Gia đình-Giáo hội
Lời kêu gọi cho có sự liên minh giữa Giáo hội và gia đình là một chủ đề có tính trung tâm khác trong ngày. Là các nhà giáo dục đầu tiên của trẻ em, đặc biệt trong việc đồng hành với chúng cho tới tuổi trưởng thành, đơn vị căn bản gia đình, dựa trên cuộc hôn nhân Kitô giáo, hiện nay cần được đánh giá cao một lần nữa.Thực thế, một cách nào đó, gia đình giống như chủng viện đầu tiên cho những người này biện phân ơn gọi. Vì lý do này, điều xem ra cần thiết là phải suy nghĩ về khuôn dung người cha, một trụ cột để thông truyền đức tin và làm thành thục căn tính của trẻ em. Như đã được chỉ ra tại đại sảnh Thượng Hội Đồng, đây là một vai trò cần được đánh giá một cách hài hòa, chứ không đua tranh, với vai trò của các bà mẹ.
Chào đón di dân và người tị nạn
Ngoài ra còn có lời kêu gọi chào đón người tị nạn và di dân, những người thường là người trẻ và phẩm giá thường bị vi phạm. Các vị giáo phẩm nhận thấy một hạn từ quan trọng trong lĩnh vực này là liên đới, để những người tỵ nạn trẻ thực sự cảm thấy được chào đón và hòa nhập. Các diễn giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải làm việc với nhau để người ta không bị buộc phải di cư, nhưng có khả năng ở lại đất nước gốc của họ.
"Một thừa tác vụ lắng nghe"
Sau các góp ý của nhiều giám mục, các thành viên của Thượng Hội Đồng đã có cơ hội được nghe Thầy Alois, Bề trên cộng đồng Taizé, một vị khách đặc biệt tại cuộc họp. Thầy nói về tầm quan trọng của một “thừa tác vụ lắng nghe,” có lẽ có thể giao phó cho tín hữu giáo dân. Người sáng lập ra cộng đồng Taizé, Thầy Roger quá cố, từng nói, “khi lắng nghe, Giáo hội trở thành điều mình vốn là: tức sự hiệp thông của tình yêu”.
Thì giờ sau đó đã được dành cho việc nghe tám người trẻ, cả nam lẫn nữ, những người tham dự Phiên Họp Toàn Thể trong tư các dự thính viên. Trong các góp ý của họ, có điểm cho rằng tuổi trẻ không chỉ là một phạm trù thống kê; đúng hơn, người trẻ muốn là thành phần của giải pháp đối với các vấn đề đương thời. Cũng có lời kêu gọi phải có một loại “ưu tiên chọn” người trẻ: bị thương tích bởi các hệ thống loại trừ, các hệ thống không ủng hộ bình đẳng và công lý, người trẻ phải được lắng nghe và giúp đỡ một cách cụ thể, chính vì họ có nguy cơ trở nên giống như người nghèo thời ta, nạn nhân của một "nền văn hóa vứt bỏ".
Bị vứt bỏ và không gốc rễ
Là người trẻ ngày nay gần như bảo đảm được ghi danh vào hàng ngũ người bị vứt bỏ: không gốc rễ và “nati liquidi” [sinh ra trong trạng thái lỏng].Người trẻ thời ta không chắc chắn và mong manh, thường trở thành dụng cụ cho chính trị, bị tước đoạt tương lai. Mặt khác, họ vẫn mơ ước một thế giới bao gồm họ và giúp họ trở thành những người chủ đạo của lịch sử, những người sáng tạo trong lĩnh vực phục vụ chứ không phải quyền lực. Các dự thính viên cũng kêu gọi cho có sự cứng rắn và minh bạch trong cuộc đấu tranh chống lại việc lạm dụng của những người trong Giáo hội, để Giáo hội có thể trở nên đáng tin cậy hơn. Cuối cùng, họ cho biết sự đánh giá cao hơn về vai trò của phụ nữ trong đời sống giáo hội là điều cần thiết, để phụ nữ có thể cảm thấy được khuyến khích phát triển trong sự tự do tin vào Chúa Giêsu.
“Ngày nay, nhiều người nói về người trẻ, nhưng ít người nói với họ”. Lời lẽ này của Đức Phaolô VI đã vang vọng trong phiên họp toàn thể lần thứ tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục diễn ra sáng thứ Tư.
Chủ đề lắng nghe là một phần quan trọng của phiên họp buổi sáng. Thượng Hội Đồng đã nghe nói về sự cần thiết phải lắng nghe người trẻ trong thế giới kỹ thuật số, nơi mà sự dư thừa thông tin tương ứng với một sự thiếu mơ ước, có nguy cơ tạo ra những trẻ em “quá mập về thông tin”. Nhưng cũng có nhu cầu nhìn vào khuôn mặt tích cực của tuổi trẻ, những người mang các nguồn tài nguyên nhân bản và tâm linh vĩ đại, như tình bạn, tình liên đới, thiện nguyện, tính chân thực khi làm chứng, đòi hòi nhất quán ngỏ với xã hội dân sự, kêu gọi cho có một giáo hội vui tươi và có tinh thần Tin Mừng hơn.
Giao tiếp một cách xây dựng với người lớn
Các nghị phụ được nghe: người trẻ muốn có một người trưởng thành biết lắng nghe họ, dành thì giờ cho họ, chào đón họ bằng sự tương cảm và tôn trọng, đồng hành với họ trong việc biện phân của họ - thậm chí liên quan đến cả ơn gọi của họ nữa — và không phán xét họ. Ngày nay, nhu cầu này thậm chí còn lớn hơn nữa, do thái độ của một số người lớn đối với người trẻ, có thể khiến các bạn trẻ bị mất phương hướng, không có một điểm tham chiếu ổn định.
Tầm quan trọng của phụng vụ và các bí tích
Các diễn giả vào sáng thứ Tư cũng nói về tầm quan trọng của việc làm sống lại đời sống thiêng liêng của Giáo Hội, đặc biệt liên quan đến Thánh Lễ, việc cầu nguyện hằng ngày và các Bí Tích. Đây có thể là một cách để thu hút người trẻ và biến họ thành một phần tích cực trong đời sống của Giáo Hội, khuyến khích họ đóng một vai trò tích cực. Do đó, trong các cử hành phụng vụ, cần chú ý đến việc sử dụng âm nhạc tạo cảm hứng nhiều hơn, cũng như giáo lý và các bài giảng. Cũng có phát biểu cho rằng học thuộc lòng các kinh nguyện và các công thức, là điều không đủ; đúng hơn, việc thuyết giảng phải vui tươi và truyền cảm hứng, vì người trẻ cần hiểu bằng đầu của họ, và tin bằng trái tim của họ. Chỉ bằng cách này, họ mới có thể trở thành các tông đồ đầu tiên cho các đồng trang đồng lứa của họ. Là một tác nhân của sự thay đổi, một người xây dựng hòa bình và hợp nhất trên thế giới, tuổi trẻ phải được coi là môi trường thần học để Giáo Hội nhận ra chính mình.
"Cô đơn trong dư thừa"
Đồng thời, các Mục tử không được tự giới hạn mình vào việc ngồi chờ người trẻ trong các giáo xứ: thách thức thực sự là trở thành một Giáo Hội “đi ra ngoài”, vươn tay ra với người trẻ, dù họ ở đâu. Nhiều bạn trẻ dường như có rất nhiều tình bạn ảo, nhưng rất ít bạn bè thực. Họ mắc chứng “cô độc trong dư thừa”, mà Giáo Hội có thể đưa ra một giải đáp có thực chất. Trong phạm vi đào tạo, tầm quan trọng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội, một la bàn có giá trị có thể hướng dẫn người trẻ trong các lựa chọn của họ, đã được nhắc nhở; cũng như vai trò của các trường Công Giáo, hiểu như các trung tâm giáo dục xuất sắc, mặc dù có lẽ không có khả năng kết nhập hoàn toàn người trẻ vào đời sống giáo hội.
Liên minh Gia đình-Giáo hội
Lời kêu gọi cho có sự liên minh giữa Giáo hội và gia đình là một chủ đề có tính trung tâm khác trong ngày. Là các nhà giáo dục đầu tiên của trẻ em, đặc biệt trong việc đồng hành với chúng cho tới tuổi trưởng thành, đơn vị căn bản gia đình, dựa trên cuộc hôn nhân Kitô giáo, hiện nay cần được đánh giá cao một lần nữa.Thực thế, một cách nào đó, gia đình giống như chủng viện đầu tiên cho những người này biện phân ơn gọi. Vì lý do này, điều xem ra cần thiết là phải suy nghĩ về khuôn dung người cha, một trụ cột để thông truyền đức tin và làm thành thục căn tính của trẻ em. Như đã được chỉ ra tại đại sảnh Thượng Hội Đồng, đây là một vai trò cần được đánh giá một cách hài hòa, chứ không đua tranh, với vai trò của các bà mẹ.
Chào đón di dân và người tị nạn
Ngoài ra còn có lời kêu gọi chào đón người tị nạn và di dân, những người thường là người trẻ và phẩm giá thường bị vi phạm. Các vị giáo phẩm nhận thấy một hạn từ quan trọng trong lĩnh vực này là liên đới, để những người tỵ nạn trẻ thực sự cảm thấy được chào đón và hòa nhập. Các diễn giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải làm việc với nhau để người ta không bị buộc phải di cư, nhưng có khả năng ở lại đất nước gốc của họ.
"Một thừa tác vụ lắng nghe"
Sau các góp ý của nhiều giám mục, các thành viên của Thượng Hội Đồng đã có cơ hội được nghe Thầy Alois, Bề trên cộng đồng Taizé, một vị khách đặc biệt tại cuộc họp. Thầy nói về tầm quan trọng của một “thừa tác vụ lắng nghe,” có lẽ có thể giao phó cho tín hữu giáo dân. Người sáng lập ra cộng đồng Taizé, Thầy Roger quá cố, từng nói, “khi lắng nghe, Giáo hội trở thành điều mình vốn là: tức sự hiệp thông của tình yêu”.
Thì giờ sau đó đã được dành cho việc nghe tám người trẻ, cả nam lẫn nữ, những người tham dự Phiên Họp Toàn Thể trong tư các dự thính viên. Trong các góp ý của họ, có điểm cho rằng tuổi trẻ không chỉ là một phạm trù thống kê; đúng hơn, người trẻ muốn là thành phần của giải pháp đối với các vấn đề đương thời. Cũng có lời kêu gọi phải có một loại “ưu tiên chọn” người trẻ: bị thương tích bởi các hệ thống loại trừ, các hệ thống không ủng hộ bình đẳng và công lý, người trẻ phải được lắng nghe và giúp đỡ một cách cụ thể, chính vì họ có nguy cơ trở nên giống như người nghèo thời ta, nạn nhân của một "nền văn hóa vứt bỏ".
Bị vứt bỏ và không gốc rễ
Là người trẻ ngày nay gần như bảo đảm được ghi danh vào hàng ngũ người bị vứt bỏ: không gốc rễ và “nati liquidi” [sinh ra trong trạng thái lỏng].Người trẻ thời ta không chắc chắn và mong manh, thường trở thành dụng cụ cho chính trị, bị tước đoạt tương lai. Mặt khác, họ vẫn mơ ước một thế giới bao gồm họ và giúp họ trở thành những người chủ đạo của lịch sử, những người sáng tạo trong lĩnh vực phục vụ chứ không phải quyền lực. Các dự thính viên cũng kêu gọi cho có sự cứng rắn và minh bạch trong cuộc đấu tranh chống lại việc lạm dụng của những người trong Giáo hội, để Giáo hội có thể trở nên đáng tin cậy hơn. Cuối cùng, họ cho biết sự đánh giá cao hơn về vai trò của phụ nữ trong đời sống giáo hội là điều cần thiết, để phụ nữ có thể cảm thấy được khuyến khích phát triển trong sự tự do tin vào Chúa Giêsu.
Vatican công bố lá thư trả lời cho TGM nổi loạn Viganò: Hồng Y Ouellet khuyên hãy ăn năn và từ bỏ những âm mưu chính trị không có nền tảng.
Trần Mạnh Trác
21:29 07/10/2018
“Tôi không thể hiểu được quan điểm hiện tại của huynh và một quan điểm như thế thì vô cùng đáng bị khiển trách, không chỉ vì nó gieo rắc sự nhầm lẫn vào đoàn chiên cuả Chúa, nhưng vì lời buộc tội của huynh cũng tạo ra những thiệt hại cho danh tiếng của người kế vị các thánh Tông Đồ,” theo lời bức thư cuả Đức Hồng Y Marc Ouellett, đề ngày 7 tháng 10 gửi cho Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò.
“Tôi thẳng thắn nói với huynh rằng, việc cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã che giấu cho kẻ phạm tội trong khi biết rõ toàn bộ sự kiện và như vậy trở thành đồng lõa cho những nhiễu nhung trong Giáo Hội, đến mức coi ngài là không còn xứng đáng là một mục tử đứng đầu Giáo Hội để tiếp tục công cuộc cải cách của mình, thì đó là những quan điểm thật đáng kinh ngạc và khó có thể tưởng tượng được dù nhìn dưới góc cạnh nào cũng vậy.
Bức thư, được phát hành bởi Văn phòng báo chí Vatican, đã viết để đáp lại hai bức thư của TGM Viganò, cựu khâm sứ (đại sứ) Vatican tại Mỹ, cáo buộc toà thánh Vatican đã phớt lờ các báo cáo từ ông ta và từ những người khác về việc nhiễu nhương tình dục vô đạo đức của TGM McCarrick trong nhiều năm, cho đến khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI áp đặt “các biện pháp trừng phạt” đối với McCarrick trong năm 2009 hoặc 2010.
TGM Viganò cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô dỡ bỏ những hạn chế của McCarrick sau khi ngài được bầu làm giáo hoàng, và McCarrick đã trở thành cố vấn cho giáo hoàng. Do đó, TGM Viganò kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức.
Ông cũng gợi ý rằng ĐHY Ouellet có kiến thức trực tiếp về lịch sử những cáo buộc và phản hồi cuả trường hợp McCarrick, và kêu gọi vị HY hãy "làm chứng cho sự thật."
Viganò tuyên bố rằng vào năm 2011, HY Ouellet đã nói với ông về các biện pháp trừng phạt đối với McCarrick, nhưng nói thêm rằng "vai trò làm bộ trưởng bộ Giám mục cuả vị HY đã bị hủy hoại bởi vì các khuyến nghị thăng chức giám mục đã được chuyển đến thẳng tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô bởi hai người đồng tính là bạn cuả ĐGH làm việc tại bộ, qua mặt vị Hồng Y, làm cho ông phải bỏ cuộc. Bài báo dài của vị HY đăng trong L'Osservatore Romano, đã đưa ra những ủng hộ trên các khía cạnh đáng gây tranh cãi cuả Tông Huấn Amoris Laetitia, một lần nữa chứng tỏ sự đầu hàng của ông [cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô]. ”
Đức Hồng Y đã bác bỏ những luận điệu đó.
“Các hướng dẫn được soạn thảo cho huynh bởi Bộ Giám mục vào đầu năm 2011 không hề nói gì cả về trường hợp McCarrick, ngoại trừ những gì tôi đã nói (bằng miệng) với huynh về tình trạng của ông ta với tư cách là một Giám mục đã về hưu, là phải tuân theo một số hạn chế nhất định vì có những tin đồn về hành vi của ông ấy trong quá khứ. ”
“Vị cựu Hồng Y, nghỉ hưu vào tháng 5 năm 2006, đã được mạnh mẽ kêu gọi không nên đi du lịch và không xuất hiện trước công chúng, để không gây thêm tin đồn về ông ta. Thật sai lầm khi trình bày các biện pháp ấy như là 'lệnh trừng phạt' của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và sau đó bị bãi bỏ bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ”bức thư nói thêm.
“Sau khi xem xét các hồ sơ lưu trữ, tôi nhận thấy rằng đã không có một tài liệu nào về vấn đề này do bất kỳ vị Giáo Hoàng nào ký cả, cũng không có một lưu ý nào của người tiền nhiệm là Đức Hồng Y Giovanni-Battista Re để lại cho tôi, là phải bắt Tổng Giám Mục McCarrick giữ im lặng và sống riêng tư, trong sự nghiêm nhặt cuả một hình phạt pháp lý. Lý do cho điều này là, không giống như ngày hôm nay, đã không có đủ bằng chứng về tội lỗi của ông ta vào thời điểm đó. Do đó, quan điểm của Giáo hội là phải khôn ngoan và các lá thư của người tiền nhiệm và của tôi viết cho đức khâm sứ Pietro Sambi (tiền nhiệm cuả huynh) và sau đó là cho huynh, là khích lệ một lối sống kín đáo, cầu nguyện và sám hối vì lợi ích của chính đương sự và của Giáo Hội. Trường hợp của ông ta sẽ trở thành chủ yếu cho các biện pháp kỷ luật mới nếu mà toà khâm sứ ở Washington, hoặc bất kỳ nguồn nào khác, đã báo cáo cho chúng tôi một thông tin đáng tin cậy về hành vi của ông ta.
HY Ouellet thừa nhận rằng ngài "rất ngạc nhiên" khi thấy một nhân vật như McCarrick đã được thăng tiến trong phẩm trật giáo hội, và trở thành Tổng Giám mục Washington vào năm 2000. ĐHY nói rằng ông có thể "nhận ra là phải có nhiều thiếu sót trong quá trình lựa chọn trong trường hợp này. ”
ĐHY nói thêm rằng các vị giáo hoàng đã thăng chức cho McCarrick đã làm như vậy với những thông tin tốt nhất mang đến cho họ, và sự phán xét của các ngài về các cuộc thăng chức giám mục thì “không phải là một vấn đề về tính bất khả ngộ cuả ngôi toà Giáo Hoàng”.
“Có vẻ như không công bằng với tôi khi kết luận rằng những người chịu trách nhiệm về sự biện phân trước đó là những người tham ô, mặc dù trong một số trường hợp cụ thể, những manh mối được khai ra phải được kiểm tra thêm. Thực ra lúc đó thì vị giám chức ở đây (ý nói TGM McCarrick) đã có thể sử dụng tài ăn nói hiếm có cuả ông ta để tự bảo vệ mình. ”
Về cáo buộc một mạng lưới giáo sĩ đồng tính có ảnh hưởng quá mức đến việc bổ nhiệm các giám mục, HY Ouellet viết rằng “có thể có những người ở Vatican thực hành và hỗ trợ những hành vi tình dục trái ngược với các giá trị của Tin Mừng, nhưng điều đó không cho phép chúng ta ‘vơ đuã cả nắm’ và tuyên bố điều này điều nọ, và tuyên bố ngay cả chính Đức Thánh Cha cũng đồng lõa và không xứng đáng. Phải chăng việc trước tiên của những người bảo vệ sự thật phải là, trước hết, chống lại mọi vu khống và phỉ báng? ", Ngài nói thêm.
TGM McCarrick mới đây đã bị cáo buộc về tội lạm dụng tình dục hai đứa con trai vị thành niên, và cưỡng bức và tấn công nhiều linh mục và chủng sinh trong nhiều thập niên khi làm giám mục. Vào tháng 6, Tổng giáo phận New York thông báo rằng họ hoàn thành giai đoạn đầu tiên của một quy trình pháp lý điều tra một trong những cáo buộc đó, và đã tìm thấy một cáo buộc về việc lạm dụng tình dục một cậu bé vị thành niên là "đáng tin cậy và được chứng minh". TGM McCarrick đã lập tức bị rút khỏi các chức vụ hoạt động, và việc từ chức HY của ông đã được chấp nhận ngay.
Vào ngày 6 tháng 10, Vatican tuyên bố sẽ tiến hành rà soát các hồ sơ liên quan đến vụ McCarrick.
Lá thư của HY Ouellet bày tỏ hy vọng rằng "cuộc điều tra đang tiến hành tại Hoa Kỳ và tại Toà Thánh cuối cùng sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng thể quan trọng về các thủ tục và hoàn cảnh của vụ án đau đớn này, để những sự kiện như vậy không tái diễn trong tương lai."
Lá thư của Đức Hồng Y bao gồm một số phản hồi mạnh mẽ chống lại lá thư của Vigano. Ngài viết rằng các cáo buộc của TGM Viganò về Đức Giáo Hoàng Phanxicô là "một âm mưu chính trị không có nền tảng để có thể buộc tội Giáo Hoàng, và nhắc lại rằng nó làm tổn thương sâu sắc sự hiệp thông của Giáo Hội."
Đức Hồng Y nói thêm rằng vì kinh nghiệm của ngài với vị giáo hoàng, ông "không thể nghi ngờ về tính toàn vẹn cá nhân của ĐGH, về sự hiến dâng mình cho nhiệm vụ GH và đặc biệt là lan toả ra một đặc sủng và sự sống an bình trong ân sủng của Đức Chúa Trời và quyền năng của Đấng Phục Sinh."
Ngài nói thêm rằng đức Phanxicô “đối xử với con người và với các vấn đề bằng lòng từ thiện, lòng thương xót, sự chú ý và nghiêm túc, như là một việc cuả chính bản thân mình vậy”.
Bởi vì điều này, HY Ouellet viết, những lời buộc tội của Viganò chống lại Đức Giáo Hoàng "dường như với tôi thực sự là quá mỉa mai, thậm chí là báng bổ!"
Ngài kêu gọi TGM Viganò “hãy ăn năn cho cuộc phản loạn của huynh và trở về với những cảm xúc tốt hơn về Đức Thánh Cha, thay vì làm trầm trọng thêm sự thù địch chống lại ngài. Làm thế nào huynh có thể dâng Thánh Lễ và dâng lời cầu cho tên của Ngài trong Thánh Lễ? Làm thế nào huynh có thể đọc kinh Mân Côi, kêu lên tổng lãnh thiên thần Michael và Mẹ Thiên Chúa, mà lại lên án người mà Mẹ đang bảo vệ và đồng hành mỗi ngày trong chức vụ nặng nhọc và can đảm? ”
“Tôi hiểu sự cay đắng và thất vọng đã đánh dấu con đường của huynh trong việc phục vụ cho Tòa Thánh, nhưng huynh không thể kết thúc cuộc sống linh mục như thế này, trong một cuộc nổi loạn công khai và tai tiếng, gây ra một vết thương rất đau đớn trên Cô Dâu của Chúa Kitô, là Người mà huynh đã tuyên xưng phục vụ, gây thêm sự phân chia và hoang mang trong đoàn chiên của Đức Chúa Trời! ”
Đức Hồng Y Ouellet kịch lịch phê phán “người anh em” Tổng Giám Mục Viganò: các lời tố cáo Đức Giáo Hoàng là “phạm thượng”... không có nền tảng thực chất
Vũ Văn An
23:41 07/10/2018
‘Do đó, quả là sai lầm khi trình bầy các biện pháp này như “các chế tài” do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chính thức áp đặt và sau đó bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô bãi bỏ. Sau một cuộc duyệt xét các văn khố, tôi thấy không hề có một văn kiện nào do hai vị giáo hoàng ký về phương diện này”.
Theo tin Zenit, Đức Hồng Y Marc Ouellet đã công khai trả lời các tố cáo của ‘người đồng nghiệp anh em’ Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, gọi các lời tố cáo này là “phạm thượng”, sai lầm và là một ‘mánh lới chính trị không hề có nền tảng thực chất’.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh vào ngày 7 tháng 10, 2018 đã cho công bố lá thư ngỏ của Đức Hồng Y Marc Ouellet, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, liên quan tới các lời tố cáo gần đây chống Đức Giáo Hoàng. Lá thư khởi đầu bằng câu “chúng ta hãy xem xét các sự kiện”.
Lá thư chi tiết dài 3 trang được ngỏ cùng Tổng Giám Mục Viganò, tác giả các lời tố cáo gần đây chống lại việc Tòa Thánh xử lý các vụ lạm dụng tình dục. Trong lá thư của ngài, Đức Hồng Y Marc Ouellet kết luận:
“Do đó, trả lời cuộc tấn công bất công và không được biện minh của ngài, tôi kết luận rằng lời tố cáo là một mánh lới chính trị không hề có nền tảng thực chất để có thể kết tội Đức Giáo Hoàng, và tôi xin nhắc lại rằng nó đang gây thương tích sâu xa cho tình hiệp thông Giáo Hội. Có lẽ sẽ đẹp lòng Chúa nếu sự bất công này mau chóng được sửa chữa và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể tiếp tục được thừa nhận trong con người thực của ngài: một mục tử tuyệt vời, một người cha cảm thương và cứng rắn, một đặc sủng tiên tri dành cho Giáo Hội và thế giới. Ước mong ngài tiếp tục cuộc cải tổ sứ vụ của ngài một cách hân hoan và đầy tin tưởng, được khích lệ bởi lời cầu nguyện của dân Chúa và tình liên đới đổi mới của toàn thể Giáo Hội cùng với Đức Maria, Nữ Vương Mân Côi”.
Trong lá thư, Đức Hồng Y Marc Ouellet cho rằng việc Tổng Giám Mục Viganò nói rằng Đức Bênêđíctô XVI đã áp đặt các chế tài theo giáo luật lên McCarrick và Đức Phanxicô bãi bỏ chúng, là điều không đúng. Ngài viết:
“Từ lúc tôi trở thành Bộ Trưởng Bộ Giám Mục ngày 30 tháng Sáu năm 2010, tôi chưa bao giờ nêu vụ McCarrick khi yết kiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho tới những ngày rất gần đây, sau khi ngài bị loại khỏi Hồng Y Đoàn. Vị cựu Hồng Y này, người đã về hưu từ tháng Năm năm 2006, đã được mạnh mẽ khuyên không nên du hành và xuất hiện nơi công cộng, để đừng khiêu khích các tin đồn hơn nữa đối với ngài. Quả là sai lầm khi trình bầy các biện pháp đưa ra liên quan đế ngài như “các chế tài” do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chính thức ra lệnh và sau đó bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô thu hồi. Sau một cuộc duyệt xét các văn khố, tôi có thể xác quyết rằng không hề có một văn kiện tương ức nào do hai vị giáo hoàng ký cũng không có một ghi chép gì về một cuộc hội kiến với vị tiền nhiệm của tôi, Đức Hồng Y Giovanni-Battista Re, trao cho Hồng Y hưu trí McCarrick một mệnh lệnh bắt buộc phải im lặng và lui vào cuộc sống riêng tư, mang theo các trừng phạt giáo luật...”
Đức Hồng Y Ouellet thúc giục người anh em của ngài đừng kết thúc cuộc đời linh mục của mình cách này, “trong một cuộc nổi loạn công khai và gây tai tiếng, đang gây ra một thương tích rất đau đớn cho Nàng Dâu Chúa Kitô, người mà ngài cho rằng đang phục vụ tốt hơn, do đó, làm trầm trọng thêm sự chia rẽ và hoang mang nơi dân Chúa”.
“Tôi không biết phải đáp ứng lời yêu cầu của ngài cách nào khác cho bằng nói rằng: ngài hãy ra khỏi nơi ẩn núp, ăn năn từ bỏ cuộc nổi loạn và lặp lại các cảm quan tốt đẹp hơn đối với Đức Thánh Cha, thay vì làm trầm trọng thêm sự thù nghịch chống lại ngài”.
Vị Bộ Trưởng nhấn mạnh rằng hàng tuần ngài đều gặp gỡ lâu giờ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, để xử lý các vụ bổ nhiệm giám mục và các vấn đề liên hệ đến cơ quan của mình. “Tôi biết rất rõ Đức Giáo Hoàng xử lý ra sao với những con người và các vấn đề: một cách rất bác ái, từ bi, chăm chú và nghiêm túc, như chính ngài cũng từng cảm nghiệm”.
Đức Hồng Y Ouellet nói rằng “Đức Phanxicô không liên hệ gì tới các việc thăng thưởng cựu Hồng Y McCarrick tại New York, Metuchen, Newark và Washington. Ngài đã tước khỏi vị này phẩm giá Hồng Y ngay khi có lời tố cáo đáng tin đã lạm dụng một vị thành niên. Đối với một vị giáo hoàng không hề dấu giếm lòng tin đã đặt nơi một số giáo phẩm, tôi không bao giờ nghe ngài nhắc đến vị cố vấn của triều giáo hoàng được coi là vĩ đại này trong các vụ bổ nhiệm giám mục tại Hiệp Chúng Quốc”.
Đức Hồng Y Bộ Trưởng còn viết cho Tổng Giám Mục Viganò hay: “Đọc thấy cách ngài kết luận lời nhắn gửi mới đây nhất của ngài, bề ngoài rất thiêng liêng, [nhưng] thực sự đầy chế nhạo và hoài nghi đối với đức tin của Đức Giáo Hoàng, đối với tôi xem ra hết sức mỉa mai, thậm chí phạm thượng! Một điều như thế không thể phát xuất từ Thần Trí Thiên Chúa”.
Theo tin Zenit, Đức Hồng Y Marc Ouellet đã công khai trả lời các tố cáo của ‘người đồng nghiệp anh em’ Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, gọi các lời tố cáo này là “phạm thượng”, sai lầm và là một ‘mánh lới chính trị không hề có nền tảng thực chất’.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh vào ngày 7 tháng 10, 2018 đã cho công bố lá thư ngỏ của Đức Hồng Y Marc Ouellet, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, liên quan tới các lời tố cáo gần đây chống Đức Giáo Hoàng. Lá thư khởi đầu bằng câu “chúng ta hãy xem xét các sự kiện”.
Lá thư chi tiết dài 3 trang được ngỏ cùng Tổng Giám Mục Viganò, tác giả các lời tố cáo gần đây chống lại việc Tòa Thánh xử lý các vụ lạm dụng tình dục. Trong lá thư của ngài, Đức Hồng Y Marc Ouellet kết luận:
“Do đó, trả lời cuộc tấn công bất công và không được biện minh của ngài, tôi kết luận rằng lời tố cáo là một mánh lới chính trị không hề có nền tảng thực chất để có thể kết tội Đức Giáo Hoàng, và tôi xin nhắc lại rằng nó đang gây thương tích sâu xa cho tình hiệp thông Giáo Hội. Có lẽ sẽ đẹp lòng Chúa nếu sự bất công này mau chóng được sửa chữa và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể tiếp tục được thừa nhận trong con người thực của ngài: một mục tử tuyệt vời, một người cha cảm thương và cứng rắn, một đặc sủng tiên tri dành cho Giáo Hội và thế giới. Ước mong ngài tiếp tục cuộc cải tổ sứ vụ của ngài một cách hân hoan và đầy tin tưởng, được khích lệ bởi lời cầu nguyện của dân Chúa và tình liên đới đổi mới của toàn thể Giáo Hội cùng với Đức Maria, Nữ Vương Mân Côi”.
Trong lá thư, Đức Hồng Y Marc Ouellet cho rằng việc Tổng Giám Mục Viganò nói rằng Đức Bênêđíctô XVI đã áp đặt các chế tài theo giáo luật lên McCarrick và Đức Phanxicô bãi bỏ chúng, là điều không đúng. Ngài viết:
“Từ lúc tôi trở thành Bộ Trưởng Bộ Giám Mục ngày 30 tháng Sáu năm 2010, tôi chưa bao giờ nêu vụ McCarrick khi yết kiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho tới những ngày rất gần đây, sau khi ngài bị loại khỏi Hồng Y Đoàn. Vị cựu Hồng Y này, người đã về hưu từ tháng Năm năm 2006, đã được mạnh mẽ khuyên không nên du hành và xuất hiện nơi công cộng, để đừng khiêu khích các tin đồn hơn nữa đối với ngài. Quả là sai lầm khi trình bầy các biện pháp đưa ra liên quan đế ngài như “các chế tài” do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chính thức ra lệnh và sau đó bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô thu hồi. Sau một cuộc duyệt xét các văn khố, tôi có thể xác quyết rằng không hề có một văn kiện tương ức nào do hai vị giáo hoàng ký cũng không có một ghi chép gì về một cuộc hội kiến với vị tiền nhiệm của tôi, Đức Hồng Y Giovanni-Battista Re, trao cho Hồng Y hưu trí McCarrick một mệnh lệnh bắt buộc phải im lặng và lui vào cuộc sống riêng tư, mang theo các trừng phạt giáo luật...”
Đức Hồng Y Ouellet thúc giục người anh em của ngài đừng kết thúc cuộc đời linh mục của mình cách này, “trong một cuộc nổi loạn công khai và gây tai tiếng, đang gây ra một thương tích rất đau đớn cho Nàng Dâu Chúa Kitô, người mà ngài cho rằng đang phục vụ tốt hơn, do đó, làm trầm trọng thêm sự chia rẽ và hoang mang nơi dân Chúa”.
“Tôi không biết phải đáp ứng lời yêu cầu của ngài cách nào khác cho bằng nói rằng: ngài hãy ra khỏi nơi ẩn núp, ăn năn từ bỏ cuộc nổi loạn và lặp lại các cảm quan tốt đẹp hơn đối với Đức Thánh Cha, thay vì làm trầm trọng thêm sự thù nghịch chống lại ngài”.
Vị Bộ Trưởng nhấn mạnh rằng hàng tuần ngài đều gặp gỡ lâu giờ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, để xử lý các vụ bổ nhiệm giám mục và các vấn đề liên hệ đến cơ quan của mình. “Tôi biết rất rõ Đức Giáo Hoàng xử lý ra sao với những con người và các vấn đề: một cách rất bác ái, từ bi, chăm chú và nghiêm túc, như chính ngài cũng từng cảm nghiệm”.
Đức Hồng Y Ouellet nói rằng “Đức Phanxicô không liên hệ gì tới các việc thăng thưởng cựu Hồng Y McCarrick tại New York, Metuchen, Newark và Washington. Ngài đã tước khỏi vị này phẩm giá Hồng Y ngay khi có lời tố cáo đáng tin đã lạm dụng một vị thành niên. Đối với một vị giáo hoàng không hề dấu giếm lòng tin đã đặt nơi một số giáo phẩm, tôi không bao giờ nghe ngài nhắc đến vị cố vấn của triều giáo hoàng được coi là vĩ đại này trong các vụ bổ nhiệm giám mục tại Hiệp Chúng Quốc”.
Đức Hồng Y Bộ Trưởng còn viết cho Tổng Giám Mục Viganò hay: “Đọc thấy cách ngài kết luận lời nhắn gửi mới đây nhất của ngài, bề ngoài rất thiêng liêng, [nhưng] thực sự đầy chế nhạo và hoài nghi đối với đức tin của Đức Giáo Hoàng, đối với tôi xem ra hết sức mỉa mai, thậm chí phạm thượng! Một điều như thế không thể phát xuất từ Thần Trí Thiên Chúa”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cha bề trên Phaolô Lê Tấn Thành - nguyên Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - đã qua đời
WGPSG
17:17 07/10/2018
WGPSG -- Cha bề trên Phaolô Lê Tấn Thành - nguyên Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - đã qua đời vào sáng sớm Chúa Nhật 7-10-2018 và được tẫn liệm tại nhà hưu dưỡng linh mục Chí Hòa vào lúc 19g30 cùng ngày.
Ngay sau đó, ngài đã được di quan về Đại chủng viện Thánh Giuse, và nghi thức phát tang đã được cha Giám đốc Giuse Bùi Công Trác cử hành trước núi Đức Mẹ vào lúc 20g30.
Sau khi khăn tang được làm phép và trao cho mọi người tham dự, giữa hai hàng dàn chào của các chủng sinh, linh cữu Cha bề trên Phaolô đã được rước vào ngôi nhà nguyện cổ để Thánh lễ phát tang được cử hành tại đây với vị chủ tế là Đức Giám Mục Luy Nguyễn Anh Tuấn.
Đồng tế Thánh lễ có linh mục Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân, các linh mục của Đại chủng viện, Trung tâm mục vụ Tổng Giáo phận, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà Hưu dưỡng Chí Hòa và các linh mục thân nhân của Cha cố bề trên Phaolô.
Tham dự Thánh lễ có đầy đủ các chủng sinh Đại chủng viện Sài Gòn, một số tu sĩ, giáo dân, cùng các thân nhân của Cha cố giám đốc Phaolô.
Chia sẻ trong Thánh lễ, bằng những câu chuyện thật cảm động về Cha cố bề trên Phaolô, linh mục Tổng Đại diện Inhaxiô đã nêu bật sự uyên bác, khiêm tốn và khôn ngoan của một vị tôn sư đáng kính đang nằm giữa ngôi Thánh đường cổ kính này.
Thánh lễ phát tang Cha cố bề trên Phaolô Lê Tấn Thành đã kết thúc lúc 21g45 sau khi mọi người đến cung kính xá hương trước linh cữu ngài.
Sau khi khăn tang được làm phép và trao cho mọi người tham dự, giữa hai hàng dàn chào của các chủng sinh, linh cữu Cha bề trên Phaolô đã được rước vào ngôi nhà nguyện cổ để Thánh lễ phát tang được cử hành tại đây với vị chủ tế là Đức Giám Mục Luy Nguyễn Anh Tuấn.
Đồng tế Thánh lễ có linh mục Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân, các linh mục của Đại chủng viện, Trung tâm mục vụ Tổng Giáo phận, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà Hưu dưỡng Chí Hòa và các linh mục thân nhân của Cha cố bề trên Phaolô.
Tham dự Thánh lễ có đầy đủ các chủng sinh Đại chủng viện Sài Gòn, một số tu sĩ, giáo dân, cùng các thân nhân của Cha cố giám đốc Phaolô.
Chia sẻ trong Thánh lễ, bằng những câu chuyện thật cảm động về Cha cố bề trên Phaolô, linh mục Tổng Đại diện Inhaxiô đã nêu bật sự uyên bác, khiêm tốn và khôn ngoan của một vị tôn sư đáng kính đang nằm giữa ngôi Thánh đường cổ kính này.
Thánh lễ phát tang Cha cố bề trên Phaolô Lê Tấn Thành đã kết thúc lúc 21g45 sau khi mọi người đến cung kính xá hương trước linh cữu ngài.
Hình ảnh quý anh chị em phục vụ tại Đại Hội Thánh Mẫu về Bên Mẹ Hiền tại Sydney
Trần Văn Minh
17:49 07/10/2018
Sydney, Lúc 2 giờ 30 chiều Chúa Nhật Ngày 7/10/2018. Tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney, New South Wale. Sau cuộc rước kiệu Đức Mẹ La Vang trọng thể, và dâng tiến hoa thật đẹp. Thánh lễ đại trào đã kết thúc Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu lần thứ Nhất, từ Ngày 5- 7/10 Năm 2018 thật trọng thể với rất đông người tới tham dự và hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Đức Mẹ La Vang.
Hình đại hội
Ngoài các Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Sydney, còn có sự hiện diện của các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam các Tiểu bang Victoria, Nam Úc, Queensland, Tây Úc và một số các giáo dân từ Việt Nam và cả bên Mỹ cũng đến dự đại hội.
Trong ba ngày đại hội, ngoài các thánh lễ khai mạc và bế mạc do quý Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục Giáo phận Parramatta, NSW. Đức cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuộc VN. Còn có Đức Khâm sứ Adolfo Tito Yllana, Đức cha phụ tá TGP Sydney Tarry Brady.
Phần thuyết giảng và chia sẻ có Đức cha Vincent Nguyễn Văn Bản từ Việt Nam qua, quý cha Vũ Thành và Nguyễn Hải Chương SDB đến từ Mỹ, Quý Cha tại Úc, cùng một số các khách mời đặc biệt như MC Nam Lộc, Ca sỹ Diêm Ngân, ca sỹ Thiên Tôn vv.
Riêng về thành phần truyền thông, một lực lượng đáng kể là các anh chị em phóng viên, ký giả, kỹ thuật viên của Vietcatholic Úc châu làm công tác quay phim, phỏng vấn, chụp hình, đưa hình ảnh nhanh chóng lên trên mạng để đưa tin đến toàn thể độc giả, như quý vị đã được xem trên Vietcatholic.
Sau một đêm trở về nhà bằng xe Bus. Xin gửi một số hình ảnh phía sau của đại hội, ghi lại hình ảnh của quý anh chị em phục vụ truyền thông, phục vụ đại hội qua nhiều công tác, tuy không thể nào ghi hết, và chúng tôi sẽ cập nhật hình ảnh tiếp. Mời quý vị tiếp tục xem sau khi chúng tôi coi lại hình ảnh và đưa lên tiếp.
Ghi nhanh.
Hình đại hội
Ngoài các Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Sydney, còn có sự hiện diện của các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam các Tiểu bang Victoria, Nam Úc, Queensland, Tây Úc và một số các giáo dân từ Việt Nam và cả bên Mỹ cũng đến dự đại hội.
Trong ba ngày đại hội, ngoài các thánh lễ khai mạc và bế mạc do quý Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục Giáo phận Parramatta, NSW. Đức cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuộc VN. Còn có Đức Khâm sứ Adolfo Tito Yllana, Đức cha phụ tá TGP Sydney Tarry Brady.
Phần thuyết giảng và chia sẻ có Đức cha Vincent Nguyễn Văn Bản từ Việt Nam qua, quý cha Vũ Thành và Nguyễn Hải Chương SDB đến từ Mỹ, Quý Cha tại Úc, cùng một số các khách mời đặc biệt như MC Nam Lộc, Ca sỹ Diêm Ngân, ca sỹ Thiên Tôn vv.
Riêng về thành phần truyền thông, một lực lượng đáng kể là các anh chị em phóng viên, ký giả, kỹ thuật viên của Vietcatholic Úc châu làm công tác quay phim, phỏng vấn, chụp hình, đưa hình ảnh nhanh chóng lên trên mạng để đưa tin đến toàn thể độc giả, như quý vị đã được xem trên Vietcatholic.
Sau một đêm trở về nhà bằng xe Bus. Xin gửi một số hình ảnh phía sau của đại hội, ghi lại hình ảnh của quý anh chị em phục vụ truyền thông, phục vụ đại hội qua nhiều công tác, tuy không thể nào ghi hết, và chúng tôi sẽ cập nhật hình ảnh tiếp. Mời quý vị tiếp tục xem sau khi chúng tôi coi lại hình ảnh và đưa lên tiếp.
Ghi nhanh.
Văn Hóa
Mùa Thánh Hiến
Lê Đình Thông
08:33 07/10/2018
Chuông thánh đường chào kính ứng sinh
Đặt tay truyền chức quên mình
Ơn lành ban xuống Thánh linh mở lòng.
Ngày thánh hiến trông mong đã đến
Suốt cuộc đời dâng hiến đầy vơi (Vita consecrata)
Từ nay ngôn sứ Nước Trời
Bước đi theo Chúa khắp nơi lúa vàng. (Sequela Christi)
Đời thánh hiến thôn làng sớm tối
Quên thân mình lắm nỗi đa đoan (多端)
Một lòng phục vụ cộng đoàn
Là Kitô khác vẹn toàn bước theo. (Alter Christi)
Người thánh hiến : khó nghèo, khiết tịnh
Luôn vâng lời, tôn kính bề trên (Perfectae Caritatis)
Biết bao nhân đức báo đền
Đầu đàn dẫn dắt đoàn chiên theo cùng. (In Persona Christi Capitis)
Các tu sĩ cùng chung sứ vụ (Missio)
Khắp mười phương tứ xứ một nhà
Nụ cười vui vẻ mặn mà
Cuộc đời dâng hiến có ta có mình.
Nhờ giáo sĩ tận tình nhập cuộc
Bằng việc làm cứu chuộc nhân gian
Cuộc đời đắm đuối lầm than
Đem ‘‘Tin Cậy Mến’’ tràn lan cõi trần.
Lời khấn nguyện cộng đoàn Giáo xứ (Lex orandi)
Xin Chúa ban mục tử thực thi
Cuộc đời thánh hiến tu trì
Dâng mình cho Chúa quy y trọn đời.
Cùng dâng Chúa Ngôi Lời từ ái
Nhờ công ơn quảng đại, phụng thờ
Quý cha, phó tế, các sœurs
Cộng đoàn vững mạnh là nhờ đời tu.
Lê Đình Thông
Kinh Mân Côi : Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng
Đinh Văn Tiến Hùng
11:24 07/10/2018
Kinh Mân Côi: Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng
Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10
*Hàng năm Giáo Hội giành riêng 2 tháng để tôn kính Đức Mẹ Maria: Tháng 5- Tháng Hoa và Tháng 10- Tháng Mân Côi.
Kinh Lạy Cha được chính Chúa truyền dạy cho các Tông Đồ cách cầu nguyện hiệu quả nhất.
Kinh Kính Mừng: Kinh Mân Côi là kinh Đức Mẹ yêu thích nhất vì ngăn cản cơn thịnh nộ
Thiên Chúa giáng phạt loài người. Đức Mẹ khuyên nhủ mọi người hãy siêng nặng đọc Kinh Kính Mừng khi Mẹ hiện ra tại Fatima, Lộ Đức, La Vang, La Salette, Mễ Du, Guadalupe…
Kinh Mân côi khởi nguyên từ lời Sứ Thần chào mừng Trinh Nữ Maria khi truyền tin và lời
bà Elizabeth chúc tụng khi Đức Mẹ đến săn sóc bà sắp đến ngày sinh Vị Tiền Hô Chúa.
Trình thuật theo Tin Mừng Tân Ước:
-“ Thiên Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành xứ Galilêa tên là Nazareth, đến cùng Trinh Nữ tên là Maria đã đính hôn với 1 người tên là Giuse, thuộc nhà Đa-vít. Vào nơi Bà, Thiên Thần nói với Bà:
“ Vui lên! Hỡi Người Đầy Ơn Phúc ! Chúa ở cùng Bà ! “… ( Lc.1: 28- 33 )
-“ Và xảy ra khi Elizabeth thoạt nghe lời Maria chào, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng mẹ và bà được đầy ơn Thánh Thần thốt lên tiếng kêu và nói: Trong nữ giới, chỉ có Người là Diễm Phúc ! Và đáng chúc tụng thay Hoa quả Lòng Người !.. ( Lc.1: 41& 42 )
*Phát xuất từ tiếng La-tinh Rosarium là Vườn Hồng. Tiếng Việt có nhiều từ đọc khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa: Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Văn Khôi, Mai Khôi (*).
Một Chuỗi Mân Côi hay Tràng Mân Côi do nhiều đóa Hoa Hồng kết thành một Tràng Hoa Hồng Tuyệt
Diệu gồm 5 Kinh Lạy Cha, 50 Kinh Kính Mừng và 5 Kinh Sáng Danh, diễn tả cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua trình tự Tân Ước với các mầu nhiệm: Năm Sự Vui- Năm Sự Thương – Năm Sự Mừng.
Chúa soi sáng cho Thánh Bergetta lập ra Chuỗi Mân Côi gồm 50 Kinh Kính Mừng để kính nhớ 150 Thánh Vịnh trong Cựu Ước. Còn lời nguyện sau mỗi 10 Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh do Đức Mẹ truyền dạy cho 3 trẻ tại Fatima:
‘Lạy Chúa Giêsu xin tha tội cho chúng con ! xin cứu chúng con cho khỏi sa hỏa ngục ! Xin đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.’
Năm 2002, Thánh GH Gioan Phaolô 2 thêm vào Năm Sự Sáng tả lại 5 sự kiện quan trọng trong hành trình rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu:
(1) Chúa chịu Phép Rửa trên sông Jordan.
(2) Chúa biến nước hóa rượu tại tiệc cưới Cana.
(3) Chúa rao giảng về Nước Trời và sự thống hối.
(4) Chúa Biến Hình trên núi Tabo.
(5) Chúa lập Bí tích Thánh Thể.
*Thánh Đa Minh sáng lập Dòng Thuyết giáo là Sứ giả tiên khởi Kinh Mân Côi và nhiều Vị Tông đồ hăng say truyền bá Kinh Mân Côi như tu sĩ Dominique Dòng Chartreux hay tu sĩ Alain de la Roche Dòng Đa Minh…
-Năm 1213 Đức Mẹ truyền dạy Thánh Đa Minh khuyên mọi người đọc Kinh Mân Côi để phá tan bè rối Albigeois.
-Năm 1475 Hoàng Đế Frederic III, Hoàng Hậu và Hoàng Tử ghi tên gia nhập Hội Mân Côi.
-Năm 1571 Giáo Hoàng Piô V truyền Hội Thánh đọc Kinh Mân Côi để cứu vãn sự tàn phá đạo Công Giáo của quân Hồi.
-Năm 1629 bệnh dịch tả lan tràn khắp nước Ý, tu sĩ Timoteo Ricci phát động phong trào đọc Kinh Mân Côi xin Đức Mẹ cứu giúp.
-Năm 1657 ĐGH Alexandre VII ban nhiều ân xá cho những ai đọc Kinh Mân Côi.
-Năm 1826 bà Pauline Jaricot lập phong trào ‘Kinh Mân Côi Sống’ gồm mỗi nhóm 10 người cầu nguyện hàng ngày.
-Thế Kỷ 16 Giáo Hoàng Lêô 13 phổ biến Kinh Mân Côi trong toàn Giáo Hội.
-Thế Kỷ 20 Lm Joseph Eyquem thành lập Hội Mân Côi và ngày nay đã lan rộng tại nhiều quốc gia.
*15 ơn lành cho những ai siêng năng đọc Kinh Mân Côi:
-1/ Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng Kinh Mân Côi sẽ được ơn cao cả.
-2/ Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt cho những ai đọc Kinh Mân Côi.
-3/ Kinh Mân Côi là áo giáp chống Hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm thiểu tội lỗi.
-4/ Kinh Mân Côi giúp nhân đức và các việc lành triển nở, kéo nhiều tình thương Chúa trên các linh hồn.
-5/ Linh hồn đến với Mẹ bằng Kinh Mân côi sẽ không hư mất.
-6/ Những ai đọc kinh Mân Côi sốt sáng, áp dụng mầu nhiệm vào đời sống sẽ không bị rủi ro.
-7/ Những ai thật sự tôn sùng mầu nhiệm Mân Côi, sẽ được ơn chịu các phép bí tích giờ cuối cùng.
-8/ Những ai trung thành Lần Hạt Mân Côi khi sống và nhất là trong giờ chết, sẽ được Chúa soi sáng cùng với những ơn huệ của Ngài.
-9/ Mẹ sẽ cứu khỏi luyện tội những ai tôn sùng phép Lần Hạt Mân Côi.
-10/Những con cái trung thành với phép Lần Hạt Mân Côi sẽ được hưởng vinh quang Nước Trời.
-11/Nhờ Lần Hạt Mân Côi sẽ được hưởng những gì mình xin.
-12/Những ai truyền bá Kinh Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ lúc khó khăn gian nan.
-13/Mẹ đã xin Con Chí Thánh Mẹ ơn này: những ai truyền bá phép Mân Côi, sẽ được cả Triều đình Thiên Quốc cầu bầu cho lúc sống cũng như khi chết.
-14/Những ai đọc Kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Con Một Mẹ là Chúa Giêsu.
-15/Tôn sùng phép Lần Hạt Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn tiền định cứu rỗi.
*Kinh Mân Côi không chỉ giành riêng cho những người bình dân, ít học vì ngắn gọn dễ thuộc, đọc đi đọc lại nhiều lần, có người cho là nhàm chán. Thật là điều ngộ nhận và phỉ bang. Nhưng lịch sử đã chứng minh nhiều người trí thức, quyền thế, khoa học, chính trị, văn nhân, nghệ sĩ…là những người ít tin vào tôn giáo, lại là những người sùng mộ Kinh Mân Côi như: Hoàng Đế Karl V, Tướng Tily, Hoàng hậu Maria Teresa, Thủ tướng Áo Rulius Raab, nhà toán học Andre Maria Ampere, Khoa học gia Louis Pasteur, văn hào Clemens Brentano, nhạc sư Amadeus Mozart, các họa sĩ Albred Durero và Da Vinci…
*Muôn ơn lành Thiên Chúa ban xuống cho thế gian qua lời Kinh nguyện Mân Côi mà chúng ta đã đón nhận không sao kể hết được. Người viết xin trích dẫn một phép lạ điển hình trong 100 truyện tích lạ Mân Côi về ‘Thánh Dominico, Đấng sáng lập dòng Đa-Minh và Chuỗi Mân Côi ‘:
Nói đến Kinh Mân Côi mà không nói đến Thánh Dominico là một điều thiếu sót. Ngài sinh tại Tây Ban Nha năm 1170 và qua đời năm 1221 tại Ý, hưởng thọ 51 tuổi. ĐGH Gregorio IX phong Hiển Thánh cho Ngài ngày 11/7/1234. Ngài được Đức Mẹ trao nhiệm vụ truyền bá Kinh Mân Côi.
Một ngày kia Thánh Nhân đang cầu nguyện cho bè rối Albigense ăn năn trở lại, thì Đức Mẹ hiện ra với Ngài, có 3 Vị Nữ Hoàng và 50 Trinh Nữ theo hầu. Đức Mẹ phán bảo với Thánh Nhân:
“Hỡi con ! Mẹ xin Thiên Chúa ơn cải tử hoàn sinh cho nhân loại. Con hãy chịu khó đi rao giảng cho dân chúng bằng Kinh Mân Côi”
Nói đến đây Đức Mẹ chỉ vào 3 đoàn Trinh Nữ mặc 3 màu áo khác nhau: trắng, đỏ, vàng và dạy Thánh Nhân ý nghĩa mầu nhiệm: 5 Sự Vui- 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng. Nhận lệnh thị kiến đó, Thánh Nhân biết rằng Kinh Mân Côi là khí giới thần lực, đánh bại các phe lạc giáo, cứu Giáo Hội và nhân loại. Ngài đi đến đâu cũng giảng về Chuỗi Mân Côi. Một hôm, từ Fanjeux đến Prouille giảng về Kinh Mân Côi. Ngài vào nhà thờ lần Chuỗi Mân Côi. Bỗng Đức Mẹ hiện ra phán bảo:
“Hỡi con ! Mẹ đã nhận tấm lòng thành kính con dâng lên Mẹ, như những đóa hồng hái trong mưa !”
Dominico ngửa mặt lên nhưng không thấy gì, Ngài lại tiếp tục đọc kinh và cầu xin cho dân thành Prouille
ăn năn trở lại. Bỗng lại nghe tiếng nói:
“Hỡi con ! Hãy hái cho Mẹ những hoa hồng bất diệt, để Mẹ cứu các linh hồn.”
Thánh Nhân hỏi lại Đức Mẹ chỉ cho biết những hoa hồng nào hoàn hảo nhất.
Đức Mẹ trả lời: “Hoa hoàn hảo nhất chính là Kinh Kính Mừng mà con đang đọc.”
Dominico sung sướng vì đã tìm được bí quyết với niềm hy vọng tràn trề. Bấy giờ Đức Mẹ mới hiện ra rõ ràng, nghiêng mình và nâng cửa nhà thờ cho Thánh Nhân bước vào. Mặt Đức Mẹ sáng láng, áo trắng như tuyết, cổ tay và chân Mẹ có hoa hồng tươi nở, tỏa hương thơm ngào ngạt. Dominico quay nhìn Đức Mẹ chào kính ‘Kính Mừng Maria đầy ơn phúc !’ Lập tức chín phẩm Thiên Thần hòa nhịp ca tụng Đức Mẹ. Ngài cũng được Đức Mẹ đưa lên trời Kính thờ Chúa Ba Ngôi và thấy những Kinh Kính Mừng Ngài đọc được điểm tô trên ngai tòa Chúa.
Sáng hôm sau, Ngài trở về Fanjeux rao giảng Kinh Mân Côi. Nhờ đó bè rối Albigense tan rã. Giáo Hội trở lại yên bình.
Đó là nguồn gốc Kinh Mân Côi Thánh Dominico đã truyền cho nhân loại.
*Suy gẫm Mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta thấy biết bao ơn lành Chúa ban phát cho nhân loại nhờ Kinh Mân Côi và Trái Tim Nhân Lành Mẹ đồng công cùng Chúa cứu chuộc nhân loại.
Những ai siêng năng Lần Chuỗi Mân Côi, không những chỉ được Mẹ cứu giúp đời sau, mà ngay trong cuộc sống đời này cũng được Mẹ ban cho nhiều ơn phúc.
Nhìn vào thế giới hiện nay, bao nhiêu tai ương hoạn nạn: chiến tranh, thiên tai, khủng bố, kỳ thị, sa đọa
chống tôn giáo, vô luân lý đạo đức…chỉ có phép Mầu Nhiệm Kinh Mân Côi mới mong cứu thoát.
Chúng con tha thiết khẩn cầu Mẹ qua Kinh Mân Côi- Lời cầu nguyện hiệu quả nhất- Chúa sẽ không từ chối lời chúng con xin.
KINH KÍNH ĐỨC BÀ MÂN CÔI.
“Lạy rất Thánh Đồng Trinh Maria ! Chúng con trông cậy Đức Bà lầ Đấng hay thương giúp những kẻ khốn nạn và khô khan, hay gìn giữ những kẻ là dân Đức Chúa Trời và hay ban mọi ơn lành cho những kẻ có lòng kính mến lễ trọng này.
Chúng con xin Rất Thánh Đức Bà Maria Mân Côi cầu cho chúng con. Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lạy Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng, chúng con xin vì công nghiệp Con Người là Đức Giêsu đã lấy sự sống, sự chết và sự sống lại của Người, mà làm cho chúng con được mọi ơn lành, được rỗi linh hồn.
Chúng con xin Chúa ban cho chúng con siêng năng suy ngắm những mầu nhiệm trong phép Rất Thánh Mân Côi cho nên, cùng được bắt chước những mầu nhiệm ấy, để chúng con đáng được hưởng phần phúc Chúa đã hứa ban cho.
Vì công nghiệp Con Một Chúa là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Chúa đời đời chẳng cùng.
Amen-
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) Ghi chú: Quí Vị muốn hiểu rõ hơn về những từ ‘Mân Côi, Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi’ xin đọc tài liệu biên khảo của tác giả Nguyễn Long Thao.
Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10
*Hàng năm Giáo Hội giành riêng 2 tháng để tôn kính Đức Mẹ Maria: Tháng 5- Tháng Hoa và Tháng 10- Tháng Mân Côi.
Kinh Lạy Cha được chính Chúa truyền dạy cho các Tông Đồ cách cầu nguyện hiệu quả nhất.
Thiên Chúa giáng phạt loài người. Đức Mẹ khuyên nhủ mọi người hãy siêng nặng đọc Kinh Kính Mừng khi Mẹ hiện ra tại Fatima, Lộ Đức, La Vang, La Salette, Mễ Du, Guadalupe…
Kinh Mân côi khởi nguyên từ lời Sứ Thần chào mừng Trinh Nữ Maria khi truyền tin và lời
bà Elizabeth chúc tụng khi Đức Mẹ đến săn sóc bà sắp đến ngày sinh Vị Tiền Hô Chúa.
Trình thuật theo Tin Mừng Tân Ước:
-“ Thiên Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành xứ Galilêa tên là Nazareth, đến cùng Trinh Nữ tên là Maria đã đính hôn với 1 người tên là Giuse, thuộc nhà Đa-vít. Vào nơi Bà, Thiên Thần nói với Bà:
“ Vui lên! Hỡi Người Đầy Ơn Phúc ! Chúa ở cùng Bà ! “… ( Lc.1: 28- 33 )
-“ Và xảy ra khi Elizabeth thoạt nghe lời Maria chào, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng mẹ và bà được đầy ơn Thánh Thần thốt lên tiếng kêu và nói: Trong nữ giới, chỉ có Người là Diễm Phúc ! Và đáng chúc tụng thay Hoa quả Lòng Người !.. ( Lc.1: 41& 42 )
*Phát xuất từ tiếng La-tinh Rosarium là Vườn Hồng. Tiếng Việt có nhiều từ đọc khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa: Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Văn Khôi, Mai Khôi (*).
Một Chuỗi Mân Côi hay Tràng Mân Côi do nhiều đóa Hoa Hồng kết thành một Tràng Hoa Hồng Tuyệt
Diệu gồm 5 Kinh Lạy Cha, 50 Kinh Kính Mừng và 5 Kinh Sáng Danh, diễn tả cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua trình tự Tân Ước với các mầu nhiệm: Năm Sự Vui- Năm Sự Thương – Năm Sự Mừng.
Chúa soi sáng cho Thánh Bergetta lập ra Chuỗi Mân Côi gồm 50 Kinh Kính Mừng để kính nhớ 150 Thánh Vịnh trong Cựu Ước. Còn lời nguyện sau mỗi 10 Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh do Đức Mẹ truyền dạy cho 3 trẻ tại Fatima:
‘Lạy Chúa Giêsu xin tha tội cho chúng con ! xin cứu chúng con cho khỏi sa hỏa ngục ! Xin đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.’
Năm 2002, Thánh GH Gioan Phaolô 2 thêm vào Năm Sự Sáng tả lại 5 sự kiện quan trọng trong hành trình rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu:
(1) Chúa chịu Phép Rửa trên sông Jordan.
(2) Chúa biến nước hóa rượu tại tiệc cưới Cana.
(3) Chúa rao giảng về Nước Trời và sự thống hối.
(4) Chúa Biến Hình trên núi Tabo.
(5) Chúa lập Bí tích Thánh Thể.
*Thánh Đa Minh sáng lập Dòng Thuyết giáo là Sứ giả tiên khởi Kinh Mân Côi và nhiều Vị Tông đồ hăng say truyền bá Kinh Mân Côi như tu sĩ Dominique Dòng Chartreux hay tu sĩ Alain de la Roche Dòng Đa Minh…
-Năm 1213 Đức Mẹ truyền dạy Thánh Đa Minh khuyên mọi người đọc Kinh Mân Côi để phá tan bè rối Albigeois.
-Năm 1475 Hoàng Đế Frederic III, Hoàng Hậu và Hoàng Tử ghi tên gia nhập Hội Mân Côi.
-Năm 1571 Giáo Hoàng Piô V truyền Hội Thánh đọc Kinh Mân Côi để cứu vãn sự tàn phá đạo Công Giáo của quân Hồi.
-Năm 1629 bệnh dịch tả lan tràn khắp nước Ý, tu sĩ Timoteo Ricci phát động phong trào đọc Kinh Mân Côi xin Đức Mẹ cứu giúp.
-Năm 1657 ĐGH Alexandre VII ban nhiều ân xá cho những ai đọc Kinh Mân Côi.
-Năm 1826 bà Pauline Jaricot lập phong trào ‘Kinh Mân Côi Sống’ gồm mỗi nhóm 10 người cầu nguyện hàng ngày.
-Thế Kỷ 16 Giáo Hoàng Lêô 13 phổ biến Kinh Mân Côi trong toàn Giáo Hội.
-Thế Kỷ 20 Lm Joseph Eyquem thành lập Hội Mân Côi và ngày nay đã lan rộng tại nhiều quốc gia.
*15 ơn lành cho những ai siêng năng đọc Kinh Mân Côi:
-1/ Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng Kinh Mân Côi sẽ được ơn cao cả.
-2/ Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt cho những ai đọc Kinh Mân Côi.
-3/ Kinh Mân Côi là áo giáp chống Hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm thiểu tội lỗi.
-4/ Kinh Mân Côi giúp nhân đức và các việc lành triển nở, kéo nhiều tình thương Chúa trên các linh hồn.
-5/ Linh hồn đến với Mẹ bằng Kinh Mân côi sẽ không hư mất.
-6/ Những ai đọc kinh Mân Côi sốt sáng, áp dụng mầu nhiệm vào đời sống sẽ không bị rủi ro.
-7/ Những ai thật sự tôn sùng mầu nhiệm Mân Côi, sẽ được ơn chịu các phép bí tích giờ cuối cùng.
-8/ Những ai trung thành Lần Hạt Mân Côi khi sống và nhất là trong giờ chết, sẽ được Chúa soi sáng cùng với những ơn huệ của Ngài.
-9/ Mẹ sẽ cứu khỏi luyện tội những ai tôn sùng phép Lần Hạt Mân Côi.
-10/Những con cái trung thành với phép Lần Hạt Mân Côi sẽ được hưởng vinh quang Nước Trời.
-11/Nhờ Lần Hạt Mân Côi sẽ được hưởng những gì mình xin.
-12/Những ai truyền bá Kinh Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ lúc khó khăn gian nan.
-13/Mẹ đã xin Con Chí Thánh Mẹ ơn này: những ai truyền bá phép Mân Côi, sẽ được cả Triều đình Thiên Quốc cầu bầu cho lúc sống cũng như khi chết.
-14/Những ai đọc Kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Con Một Mẹ là Chúa Giêsu.
-15/Tôn sùng phép Lần Hạt Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn tiền định cứu rỗi.
*Kinh Mân Côi không chỉ giành riêng cho những người bình dân, ít học vì ngắn gọn dễ thuộc, đọc đi đọc lại nhiều lần, có người cho là nhàm chán. Thật là điều ngộ nhận và phỉ bang. Nhưng lịch sử đã chứng minh nhiều người trí thức, quyền thế, khoa học, chính trị, văn nhân, nghệ sĩ…là những người ít tin vào tôn giáo, lại là những người sùng mộ Kinh Mân Côi như: Hoàng Đế Karl V, Tướng Tily, Hoàng hậu Maria Teresa, Thủ tướng Áo Rulius Raab, nhà toán học Andre Maria Ampere, Khoa học gia Louis Pasteur, văn hào Clemens Brentano, nhạc sư Amadeus Mozart, các họa sĩ Albred Durero và Da Vinci…
*Muôn ơn lành Thiên Chúa ban xuống cho thế gian qua lời Kinh nguyện Mân Côi mà chúng ta đã đón nhận không sao kể hết được. Người viết xin trích dẫn một phép lạ điển hình trong 100 truyện tích lạ Mân Côi về ‘Thánh Dominico, Đấng sáng lập dòng Đa-Minh và Chuỗi Mân Côi ‘:
Nói đến Kinh Mân Côi mà không nói đến Thánh Dominico là một điều thiếu sót. Ngài sinh tại Tây Ban Nha năm 1170 và qua đời năm 1221 tại Ý, hưởng thọ 51 tuổi. ĐGH Gregorio IX phong Hiển Thánh cho Ngài ngày 11/7/1234. Ngài được Đức Mẹ trao nhiệm vụ truyền bá Kinh Mân Côi.
Một ngày kia Thánh Nhân đang cầu nguyện cho bè rối Albigense ăn năn trở lại, thì Đức Mẹ hiện ra với Ngài, có 3 Vị Nữ Hoàng và 50 Trinh Nữ theo hầu. Đức Mẹ phán bảo với Thánh Nhân:
“Hỡi con ! Mẹ xin Thiên Chúa ơn cải tử hoàn sinh cho nhân loại. Con hãy chịu khó đi rao giảng cho dân chúng bằng Kinh Mân Côi”
Nói đến đây Đức Mẹ chỉ vào 3 đoàn Trinh Nữ mặc 3 màu áo khác nhau: trắng, đỏ, vàng và dạy Thánh Nhân ý nghĩa mầu nhiệm: 5 Sự Vui- 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng. Nhận lệnh thị kiến đó, Thánh Nhân biết rằng Kinh Mân Côi là khí giới thần lực, đánh bại các phe lạc giáo, cứu Giáo Hội và nhân loại. Ngài đi đến đâu cũng giảng về Chuỗi Mân Côi. Một hôm, từ Fanjeux đến Prouille giảng về Kinh Mân Côi. Ngài vào nhà thờ lần Chuỗi Mân Côi. Bỗng Đức Mẹ hiện ra phán bảo:
“Hỡi con ! Mẹ đã nhận tấm lòng thành kính con dâng lên Mẹ, như những đóa hồng hái trong mưa !”
Dominico ngửa mặt lên nhưng không thấy gì, Ngài lại tiếp tục đọc kinh và cầu xin cho dân thành Prouille
ăn năn trở lại. Bỗng lại nghe tiếng nói:
“Hỡi con ! Hãy hái cho Mẹ những hoa hồng bất diệt, để Mẹ cứu các linh hồn.”
Thánh Nhân hỏi lại Đức Mẹ chỉ cho biết những hoa hồng nào hoàn hảo nhất.
Đức Mẹ trả lời: “Hoa hoàn hảo nhất chính là Kinh Kính Mừng mà con đang đọc.”
Dominico sung sướng vì đã tìm được bí quyết với niềm hy vọng tràn trề. Bấy giờ Đức Mẹ mới hiện ra rõ ràng, nghiêng mình và nâng cửa nhà thờ cho Thánh Nhân bước vào. Mặt Đức Mẹ sáng láng, áo trắng như tuyết, cổ tay và chân Mẹ có hoa hồng tươi nở, tỏa hương thơm ngào ngạt. Dominico quay nhìn Đức Mẹ chào kính ‘Kính Mừng Maria đầy ơn phúc !’ Lập tức chín phẩm Thiên Thần hòa nhịp ca tụng Đức Mẹ. Ngài cũng được Đức Mẹ đưa lên trời Kính thờ Chúa Ba Ngôi và thấy những Kinh Kính Mừng Ngài đọc được điểm tô trên ngai tòa Chúa.
Sáng hôm sau, Ngài trở về Fanjeux rao giảng Kinh Mân Côi. Nhờ đó bè rối Albigense tan rã. Giáo Hội trở lại yên bình.
Đó là nguồn gốc Kinh Mân Côi Thánh Dominico đã truyền cho nhân loại.
*Suy gẫm Mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta thấy biết bao ơn lành Chúa ban phát cho nhân loại nhờ Kinh Mân Côi và Trái Tim Nhân Lành Mẹ đồng công cùng Chúa cứu chuộc nhân loại.
Những ai siêng năng Lần Chuỗi Mân Côi, không những chỉ được Mẹ cứu giúp đời sau, mà ngay trong cuộc sống đời này cũng được Mẹ ban cho nhiều ơn phúc.
Nhìn vào thế giới hiện nay, bao nhiêu tai ương hoạn nạn: chiến tranh, thiên tai, khủng bố, kỳ thị, sa đọa
chống tôn giáo, vô luân lý đạo đức…chỉ có phép Mầu Nhiệm Kinh Mân Côi mới mong cứu thoát.
Chúng con tha thiết khẩn cầu Mẹ qua Kinh Mân Côi- Lời cầu nguyện hiệu quả nhất- Chúa sẽ không từ chối lời chúng con xin.
KINH KÍNH ĐỨC BÀ MÂN CÔI.
“Lạy rất Thánh Đồng Trinh Maria ! Chúng con trông cậy Đức Bà lầ Đấng hay thương giúp những kẻ khốn nạn và khô khan, hay gìn giữ những kẻ là dân Đức Chúa Trời và hay ban mọi ơn lành cho những kẻ có lòng kính mến lễ trọng này.
Chúng con xin Rất Thánh Đức Bà Maria Mân Côi cầu cho chúng con. Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lạy Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng, chúng con xin vì công nghiệp Con Người là Đức Giêsu đã lấy sự sống, sự chết và sự sống lại của Người, mà làm cho chúng con được mọi ơn lành, được rỗi linh hồn.
Chúng con xin Chúa ban cho chúng con siêng năng suy ngắm những mầu nhiệm trong phép Rất Thánh Mân Côi cho nên, cùng được bắt chước những mầu nhiệm ấy, để chúng con đáng được hưởng phần phúc Chúa đã hứa ban cho.
Vì công nghiệp Con Một Chúa là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Chúa đời đời chẳng cùng.
Amen-
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) Ghi chú: Quí Vị muốn hiểu rõ hơn về những từ ‘Mân Côi, Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi’ xin đọc tài liệu biên khảo của tác giả Nguyễn Long Thao.
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 08/10/2018: Bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:57 07/10/2018
1. Hãy tiến bước trên con đường của thương xót để đến với Thánh Tâm Chúa
Phụng vụ trong ngày lễ kính Thánh Mátthêu nói với chúng ta về ơn gọi của thánh Mátthêu, người được Chúa chọn làm tông đồ. Và ba từ mà Ðức Thánh Cha nhấn mạnh trong bài giảng của ngài là kế hoạch của lòng thương xót, việc chọn lựa và cắt đặt.
Mátthêu, là một người thu thuế, như vậy ông là một người băng hoại, vì tiền mà phản bội đất nước. Tệ hơn nữa là một kẻ phản bội dân tộc mình. Có thể có người nghĩ rằng Chúa Giêsu không biết chọn người vì ngoài Mátthêu Chúa cũng đã chọn rất nhiều người khác khi kêu gọi họ “từ chỗ bị khinh bỉ nhất.” Cũng thế, với người phụ nữ Samari và nhiều người tội lỗi khác, Ngài đã cắt đặt họ làm môn đệ.
Và trong đời sống Giáo Hội, rất nhiều Kitô hữu, rất nhiều vị thánh đã được chọn từ chỗ rốt cùng nhất... được chọn từ chỗ thấp hèn nhất. Kitô hữu chúng ta phải ý thức từ nơi đâu chúng ta được chọn, từ đâu mà anh hay chị được chọn làm Kitô hữu. Ý thức ấy cần phải kéo dài trong suốt cuộc đời, và phải nhớ tới tội lỗi của chúng ta, nhớ rằng Thiên Chúa đã xót thương tội lỗi của tôi và đã chọn tôi làm một Kitô hữu, làm một tông đồ.
Ðức Thánh Cha đã mô tả phản ứng của thánh Mátthêu trước lời mời gọi của Chúa: ông không mặc đồ xa hoa, ông quan sát, ông không bắt đầu nói với những người khác rằng: tôi là hoàng tử của các Tông Ðồ, ở đây tôi chỉ huy. Không! Ngài đã đã làm việc vì Tin Mừng trong suốt cuộc đời mình.
Khi vị tông đồ quên đi nguồn gốc của mình, và bắt đầu tranh thủ tiến thân, thì người ấy rời xa Chúa và trở thành một công chức; Có thể người ấy làm việc rất tốt, nhưng không phải là tông đồ. Người ấy sẽ không có khả năng thông truyền Chúa Giêsu; anh ta có thể là một chuyên gia của những chương trình mục vụ, của rất nhiều thứ; nhưng rốt cuộc, chỉ là một doanh nhân, một doanh nhân của Nước Thiên Chúa, bởi vì người ấy đã quên mình được chọn từ nơi đâu.
Chính vì thế việc nhớ lại nguồn gốc của chúng ta thật rất quan trọng và cần thiết: ký ức này phải đồng hành với cuộc sống của người tông đồ và của mỗi Kitô hữu.
Tuy nhiên, thay vì nhìn vào chính mình, chúng ta lại hay nhìn người khác, các lỗi lầm của họ, và nói xấu họ. Ðây là một thói quen sẽ làm ta bệnh hoạn. Tốt hơn, hãy tố cáo chính mình, và nhớ rằng mình đã được Chúa chọn từ đâu, và đã đưa mình đến đây. Khi Chúa chọn, Ngài chọn vì một điều gì đó cao cả. Là Kitô hữu là một điều lớn lao, tốt đẹp. Chính chúng ta là những người xa rời chính mình và dừng lại ở nửa đường. Chúng ta thiếu sự quảng đại và chúng ta mặc cả với Chúa. Nhưng Ngài chờ đợi chúng ta.
Khi được gọi, thánh Mátthêu bỏ tình yêu của mình, bỏ tiền tài để theo Chúa Giêsu. Và ngài đã mời những người bạn trong nhóm của mình đến dùng bữa tối để ăn mừng Thầy. Vì thế, ở bàn ăn Ngài đã ngồi với những kẻ tồi bại nhất trong những kẻ tồi bại trong xã hội thời ấy. Và Chúa Giêsu ở với họ.
Và các tiến sĩ Luật coi đó là gương mù gương xấu. Họ gọi các môn đệ lại và nói: “Tại sao Thầy của các anh lại làm điều đó, với lũ người này? Ngài bị ô uế!” Ăn uống với những người ô uế sẽ làm các anh trở thành ô uế, các anh không còn trong sạch nữa. Và Chúa Giêsu nói lời này lần thứ ba: hãy đi và học cho biết ý nghĩa của câu “ta muốn lòng nhân, chứ không cần lễ tế.” Lòng thương xót của Thiên Chúa tìm đến với mọi người, tha thứ cho tất cả. Chỉ thế thôi, Ngài xin bạn nói rằng: “Vâng, xin giúp con.” Chỉ vậy thôi.
Ðối với những người cho là gương mù gương xấu, Chúa Giêsu trả lời rằng không ai khoẻ mà lại cần thầy thuốc, nhưng người đau yếu thì cần. Và “ta muốn lòng nhân, chứ không cần lễ tế.” “Hãy hiểu lòng thương xót của Chúa là một mầu nhiệm, mầu nhiệm cao cả nhất, đẹp nhất là trái tim của Chúa. Nếu bạn muốn đi tới với con tim của Thiên Chúa, hãy đi theo con đường của lòng thương xót, và hãy để cho mình được đối xử với lòng xót thương.
Hãy nhân từ như Chúa Giêsu và đừng kết án người khác, hãy đặt Chúa Giêsu vào trung tâm đời ta.
2. Câu Chuyện Phép lạ Thánh Thể tại Lanciano, Italia
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Phép lạ Thánh Thể tại Lanciano bên Ý là một phép lạ được Giáo Hội chính thức công nhận.
Câu chuyện diễn ra như sau: Tại thành phố Lanciano, bên Ý, lúc đó được gọi là thành Anxanum, vào thế kỷ thứ 8, một linh mục dòng Basiliô được giao nhiệm vụ cử hành Thánh lễ tại tu viện Thánh Longinô. Thánh lễ được cử hành bằng nghi thức Latin và sử dụng bánh không men. Trong khi cử hành thánh lễ, vị linh mục này đã nghi ngờ tín lý Công Giáo về sự biến đổi bản thể - transubstantiation, nghĩa là lời truyền phép của linh mục khiến cho bản thể bánh và rượu chuyển hoàn toàn thành bản thể Mình Máu Thánh Chúa. Khi đọc lời truyền phép, với sự nghi ngờ trong lòng, đột nhiên vị linh mục thấy bánh biến thành thịt sống và rượu biến thành máu đông tụ thành năm khối cầu, không đều và khác về hình dạng và kích thước.
Các mẫu vật từ phép lạ này hiện đang được lưu giữ trong một mặt nhật bằng bạc tại nhà thờ San Francesco, ở Lanciano, nơi đông đảo khách hành hương đến kính viếng.
Trải qua 13 thế kỷ, các mẫu vật từ phép lạ này vẫn còn nguyên vẹn.
Trong hai năm 1970 và 1971 và một lần nữa vào năm 1981, một cuộc điều tra khoa học đã được nhà khoa học Odoardo Linoli, giáo sư giải phẫu học và mô học bệnh lý và thực hiện cùng với giáo sư Ruggero Bertelli của Đại học Siena. Họ kết luận rằng thịt là mô tim chứa các tiểu động mạch, tĩnh mạch và các sợi thần kinh. Các loại máu được phát hiện là loại AB.
Hơn thế nữa, Cao ủy Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, đã chỉ định một ủy ban khoa học để xác minh các kết luận của các giáo sư người Ý. Công việc được thực hiện trong hơn 15 tháng với tổng số 500 cuộc kiểm tra đã xác nhận rằng khoa học không có khả năng giải thích hiện tượng này.
3. Chúa Giêsu dạy chúng ta tình yêu đích thực
Giáo Hội, như một người mẹ thánh thiện, nhưng lại đầy rẫy những đứa con tội lỗi như chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa Giêsu luôn che chở Giáo Hội với lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài. Ðức Thánh Cha đã nói như trên, khi suy niệm về thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Côrintô và đoạn Tin Mừng của thánh sử Luca tập trung vào lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ: tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha thứ rồi, vì chị đã yêu mến nhiều.
Có ba nhóm người được mô tả trong bài đọc hôm nay: Chúa Giêsu và các môn đệ, Phaolô và người phụ nữ được tha tội, và các tiến sĩ luật.
Người phụ nữ được mô tả trong bài Tin Mừng là rất yêu mến Chúa Giêsu, trong khi không giấu diếm mình là “kẻ có tội”. Thánh Phaolô cũng thế, ngài nói: “thực vậy, trước tiên tôi đã truyền lại cho anh em điều tôi đã lãnh nhận, đó là, Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta.” Như vậy cả hai người đều tìm kiếm Thiên Chúa “với tình yêu, nhưng là tình yêu nửa vời”. Vì Phaolô nghĩ rằng tình yêu là lề luật, nên ngài đã đóng kín con tim với mặc khải của Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã bắt bớ các Kitô hữu nhưng vì nhiệt tâm đối với lề luật, vì thứ tình yêu chưa chín mùi.”
Và người đàn bà đã tìm kiếm tình yêu, “một tình yêu nhỏ bé”. Vì thế những người Pharisêu đã bàn tán và Chúa Giêsu giải thích: Chị ấy được tha nhiều, vì chị ấy yêu nhiều. Nhưng yêu như thế nào? Những người này không biết yêu. Họ tìm kiếm tình yêu. Và khi đề cập đến các phụ nữ này, Chúa Giêsu đã có lần nói rằng họ sẽ đứng trước chúng ta, trong Nước Trời. Những người Pharisêu nghĩ: “bọn này, thật là gây gương mù gương xấu!” Còn Chúa Giêsu nhìn vào hành động nhỏ bé của tình yêu, hành động nhỏ bé của một thiện chí, và ngài nhận lấy nó, và mang nó đi tới. Ðây chính là lòng nhân hậu của Chúa Giêsu, luôn tha thứ, luôn đón nhận.
Với các tiến sĩ luật, họ có một thái độ mà chỉ những kẻ giả hình mới thường hay dùng: họ cụp mũ, coi đó là gương mù gương xấu”. Và họ nói:
Hãy coi: gương mù gương xấu biết bao! Không thể sống như vậy được! Chúng ta đã đánh mất các giá trị rồi... Bây giờ mọi người đều có quyền vào nhà thờ, kể cả những kẻ ly dị, tất cả mọi người. Mà chúng ta đang ở đâu đây? Gương mù gương xấu của những kẻ giả hình. Ðó là cuộc đối thoại giữa tình yêu lớn lao, tha thứ tất cả của Chúa Giêsu, và tình yêu nửa vời của Phaolô và người phụ nữ này, và cũng là của chúng ta nữa, một tình yêu bất toàn, vì không ai trong chúng ta đã được phong thánh. Chúng ta hãy nói sự thật. Và sự giả hình: giả hình của những người “công chính”, của những người “trong sạch”, của những người tin rằng họ được cứu rỗi nhờ các công trạng bề ngoài của mình.
Chúa Giêsu nhận ra những người mà nhìn bên ngoài thì “tốt đẹp” dường nào. Ngài nói tới “các mồ mả tô vôi”, vì bên trong đầy những hư thối.
Và khi bước đi trong dòng lịch sử, Giáo hội cũng đã bị những kẻ đạo đức giả bách hại: bách hại cả bên trong lẫn bên ngoài. Ma quỷ không có gì để làm với những người tội lỗi đã hoán cải, vì họ nhìn Thiên Chúa và nói: Lạy Chúa, con là kẻ có tội, xin Chúa giúp con. Và ma quỷ bất lực, nhưng nó lại mạnh với các kẻ giả hình. Nó mạnh và nó dùng họ để phá huỷ con người, phá huỷ xã hội và phá huỷ Giáo Hội. Con ngựa chiến của ma quỷ là sự giả hình, bởi vì nó là một kẻ nói dối: nó cho thấy nó như ông hoàng quyền năng, rất đẹp, nhưng từ bên trong nó là một tên sát nhân.
Cuối cùng, đừng quên rằng Chúa Giêsu tha thứ, tiếp đón, dùng lòng thương xót, là một từ mà biết bao lần ta đã quên khi nói về người khác. Lời mời gọi là “hãy thương xót, như Chúa Giêsu, và đừng lên án người khác. Chúa Giêsu phải ở trung tâm.” Thực ra, Chúa Giêsu tha thứ cho cả Phaolô, “một người tội lỗi, một kẻ bắt bớ, nhưng sống với một tình yêu nửa vời”, cho cả người phụ nữ, “một người tội lỗi, có một tình yêu không hoàn hảo”. Chỉ như thế, họ mới có thể gặp gỡ tình yêu đích thật, là Chúa Giêsu, trong khi những người đạo đức giả không có khả năng gặp gỡ tình yêu, bởi vì họ có con tim khép kín.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 8/10/2018: Khánh thành tượng Mẹ La Vang và Bia Kinh Tám Mối Phúc tiếng Việt Nam ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2018 tại Do Thái
VietCatholic Network
21:44 07/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 7 tháng 10, 2018.
2- Khốn cho những Kitô hữu giả hình, vì họ để Chúa ở lại nhà thờ.
3- Huấn dụ của Đức Giáo Hoàng mở đầu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ.
4- Các sinh hoạt trong ngày thứ hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ.
5- Một người trẻ Việt Nam xác tín niềm đam mê đối với Chúa Kitô trong cuộc họp báo về Thượng HĐGM ngày đầu tiên.
6- Đức Giáo Hoàng tiếp 1.200 tín hữu Công Giáo Slovak Nghi Lễ Đông Phương.
7- Khánh thành tượng Mẹ La Vang và Bia Kinh Tám Mối Phúc tiếng Việt Nam ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2018 tại Do Thái.
8- Giới thiệu Thánh Ca: Cây Viết Chì Nhỏ.
https://youtu.be/IPoRGCBHr6s
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: