Ngày 07-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hội nghị về Lịch sử và Thần học Chỗi Mân Côi
BTGH chuyển ngữ
18:27 07/10/2008
HỘI NGHỊ VỀ LỊCH SỬ và THÂN HỌC CHUỖI MÂN CÔI

Tỉnh Dòng Đa-Minh San Domenico ở Ý và phân khoa thần học hệ thống thuộc Khoa Thần Học Emilie-Romagne tổ chức từ ngày 6 – 8 ở Bolonia một hội nghị với chủ đề: ”CHUỖI MÂN CÔI: thần học - lịch sử - linh đạo: Từ Đức Bà Mân Côi hướng về mầu nhiệm phục sinh theo Kinh Thánh”. Hội nghị đã được ĐGM giáo phận Atxidi,Domenico Sorrentino,khai mạc với bài thuyết trình “những động cơ thúc đẩy - bối cảnh - những yếu tố mới chứa đựng trong tông thư Chuỗi Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria [Rosarium Vrginis Mariae] của Đức Gioan-Phaolô II”. Theo các nhà tổ chức, cuộc họp nầy là “một cuộc họp duy nhất với mục tiêu đưa ra được một tiểu sử sơ lược lịch sử và thần học cho một vấn đề thông thường được giải quyết dưới một góc độ mục vụ và lòng sùng mộ”. Các nhà tổ chức xác tín rằng “đề tài mang tính khoa học chặt chẽ nầy không làm mất đi chút nào chiều sâu thiêng liêng của Chuỗi Mân Côi. Trái lại, sẽ ủng hộ và thúc đẩy theo một quan điểm văn hoá”. Để hiểu rõ hơn các lý do và cứu canh của hội nghị nầy, ZENIT đã hỏi Cha Riccardo Aimone Barile, Bề Trên Tỉnh Dòng Đa Minh San Domenico ở Ý.

(H). Thưa Cha, tại sao có một hội nghị về Chuỗi Mân Côi? Đâu là mục đich của sáng kiến nầy?

LM Aimone Barile (Đ). Được Khoa Thần Học Emilie Romagne tổ chức, dĩ nhiên là hội nghị mang tính chất nghiên cứu. Chuỗi hat, cho dù có vẻ đơn sơ trong vận hành, lại chẳng hề đơn giản như thế trong những yếu tố căn bản và trong những điều nó liên quan với lời cầu nguyện của Giáo Hội - tức là phụng vụ - cũng như với hiện tượng nhân học bất biến của lời cầu nguyện dựa trên môt công thức lập đi lập lại. Chưa kể đến sự chồng đè lên nhau giữa lời cầu nguyện, hay đúng hơn là sự tuyên truyền chuỗi Mân Côi với lịch sử nghệ thuật, dân sự và chính trị của Châu Âu và phần thế giới còn lại sau sự bành trướng của việc truyên giáo tiếp sau Công Đồng Triđentinô. Tất cả những điều đó có thể và phải trở thành một đối tượng nghiên cứu xứng đáng và kich thích.

(H). Cha sẽ đưa ra những lập luận nào để thuyết phục một thanh niên ngày nay lần chuỗi hạt?

(Đ). Vì việc lần hạt là hoàn toàn tự do, ngay cả khi việc lần hạt được nhiệt tình khuyên dục, vì vậy lý lẽ căn bản là mối lợi mà ngừơi ta cảm thấy được để thu được một kỹ thuật cầu nguyện (Thánh giáo hoàng Piô V đã viết trong một chỉ dụ nỗi tiến rằng Chuỗi Mân Côi la một “mô thức cầu nguyện” [modus orandi], nói cách khác là một “phương pháp”), để “cầu nguyện không ngừng” hoặc chí ít cũng hết sức dễ dàng, được hướng dẫn bởi một sự tuyển chọn các yếu tố được Phúc Âm cung cấp cho, có thể đem lại một định hướng về thông điệp Kitô-giáo.

(H). Cầu nguyện Mân Côi đã có những khi bị coi như một “sự vượt quá giới hạn lòng sùng mộ” bình dân, chưa dám nói là do ngu dốt. Làm thế nào để đáp lại những lời buộc tội nầy?

(Đ). Quả đúng vậy, đôi khi quả đúng như thế. Nhưng nếu điều đó là như vậy hay không, rút cuộc chỉ duy nhất Thiên Chúa mới có thể nói điều đó. Có một cách thực hành lần chuỗi Mân Côi, tôi không nói là “bình dân và ngu dốt”, mà đúng hơn là “quen dùng” và có một kiểu thực hành tìm cách (với sự khôn ngoan) đề cao một vài lời khuyên mang tính kỹ thuật được Đức Gioan-Phaolô II nhắc lại và hiện diện đầy đủ trong lịch sử: một đoạn Lời Chúa vắn gọn, một khoảng im lặng tối thiểu, có tượng thánh hổ trợ cầu nguyện,v..v.. Tất cả những cái nầy, nếu người ta ít nhất thỉnh thoảng đem áp dụng, sẽ cho phép tránh lần hạt một cách “bình dân và ngu dốt”

(H).Bất kể những chỉ trích nầy, người ta vẫn có cảm tưởng rằng cầu nguyện bằng chuỗi hạt Mân Côi đang lan rộng. Ở Ý có một mạng lưới những người liên tục lần chuỗi Mân Côi, do tạp chí “Rosarium” đại diện. Vừa qua, Guillermo Estevez, một người Mexico, đã mời các giáo phân,các giáo xứ,các phong trào và đoàn thể,cùng tham gia một buổi cầu nguyện chuỗi Mân Côi lớn lao cấp độ thế giới ngày 04.10. Cha nghĩ thế nào về những sáng kiến nầy?

(Đ). Quả thực các tạp chí dành riêng cho Chuỗi Mân Côi rất nhiều và phải lưu ý một cách đặc biệt Tạp Chí Chuỗi Mân Côi (Revue du Rosaire) bằng tiếng Pháp. Ý tưởng lần chuỗi hạt liên tục và “liên kết” có niên đại từ hồi “Chuỗi Mân Côi Vĩnh Cửu” xưa kia. Trước tiên không được gây cản trở cho những sáng kiến nầy và tiếp theo là phải khích lệ động viên những sáng kiến ấy, nhưng là với “sự tự do quả quyết” hoặc “tự do nhất trí hợp lực”. Quả thật đây không phải là những sáng kiến bình thường cần thiết cho cấu trúc kinh nguyện của Gáio Hội, như là phụng vụ, và vì thế cần phải hành động một cách đúng đắn và tôn trọng cũng như chấp nhân sự tiến triển đổi thay của chúng trong lịch sử.

(H). Cha đề nghị hành động thế nào để phát huy thực hành Chuỗi Mân Côi? Và đâu là những lợi ích của việc thực hành nầy đối với Giáo Hội va đối với nhân loại?

(Đ). Như tôi đã nói, hội nghị nầy vì là một hội nghị nghiên cứu, cho nên không đưa ra một đề xuất mục vụ nào. Dù sao đi nữa, đề xuất đầu tiên là tham dự hội nghị và đọc những văn bản sẽ được công bố để nhận thức được những nét phong phú và những mối liên hệ nối kết hình thức cầu nguyện nầy với các hình thức cầu nguyện khác không nhất thiết phải là Kitô-giáo. Ý thức được canh tân về các tác nhân mục vụ nầy phải làm cho việc thực hành cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi nhỏ bé và qúy giá nầy nên tràn đầy sức sống, với việc giúp tái khám phá những sự phong phú và chỉ lúc ấy, mới đưa ra những sáng kiến.

(Nguồn: Antonio Gaspari, Zenit 06.10.2008, BTGH chuyển ngữ)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:30 07/10/2008
TỰ NGỒI TÙ

N2T


Sư phụ nói với một đệ tử: “Con thường lấy sự thông minh khôn ngoan của mình để tự hào, thì giống như một người tù khoe với người khác cái phòng giam của anh ta rộng rãi như thế nào vậy.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Con người ta –đa phần- hễ có chút tài cán thông minh thì lên mặt lên mày với người khác, và cứ lấy đó làm thỏa mãn để khoe khoang với mọi người, và đó là đầu mối của tai họa.

Tai họa lớn thứ nhất: bị mọi người xa lánh vì sự kiêu ngạo của mình, bởi vì không một ai thích làm việc với người kiêu ngạo nếu không vì nồi cơm bát gạo, ngay cả những người kiêu ngạo cũng không muốn như thế.

Tai họa lớn thứ hai: người kiêu ngạo dễ dàng mất ơn nghĩa với Chúa, và tự đắm mình trong những hoang tưởng của vật chất và quyền lực thế gian, bởi vì người kiêu ngạo thì luôn cậy trông vào sức mình, và có khi, phủ nhận Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của họ.

Phòng giam bình thường thì đã rất nhỏ, phòng giam đặc biệt thì nhỏ hơn nữa, phòng giam biệt cấm thì càng nhỏ hơn nữa chỉ vừa đủ một người nằm, phòng giam khổ sai dành cho tội phạm nguy hiểm thì càng nhỏ hơn nữa, chỉ vừa đủ một người nằm co ro. Người khoe khoang sự thông minh của mình thì giống như người tù khoe cái phòng giam của anh ta, càng kiêu ngạo thỏa mãn với sự thông mình tài trí của mình, thì sự hiểu biết càng nhỏ như nơi giam những tội phạm nguy hiểm vậy.

Càng thỏa mãn với sự thông minh tài trí của mình, thì càng bị giam trong thiên la địa võng của quỷ kiêu ngạo.

Đó là tự mình ngồi tù vậy, ai hiểu được thì hiểu.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 07/10/2008
N2T


8. Cầu nguyện có thể gìn giữ tiết và chế đức hạnh, áp chế giận dữ, ngăn chận kiêu ngạo ghét ghen, và đem Chúa Thánh Thần vào trong linh hồn, đưa con người lên tới thiên đàng.

(Thánh Ephraem)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường (3)
Vũ Văn An
00:57 07/10/2008
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)

Lạc vào Rừng Nấm

Cha Thomas Rosica là tùy viên báo chí nói tiếng Anh của Vatican cạnh THĐ. Ngài vốn là một học giả Thánh Kinh và là một giảng viên đại học, tổng giám đốc Cơ Sở Truyền Thông Muối Đất và Ánh Sáng và Hệ Thống Truyền Hình Công Giáo của Gia Nã Đại, và là thành viên của Tổng Công Hội Dòng Thánh Basiliô (CSB). Ngài cho biết ít điều về Trung Tâm Đầu Não của THĐ trên bản tin Zenit ngày 5 tháng Mười như sau:

Tháng Sáu vừa qua, lúc nghe tin được phái qua Vatican phục vụ tại THĐ giám mục thế giới họp bàn về “Lời Chúa Trong Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội”, trí khôn tôi cứ quanh quẩn với thật nhiều câu hỏi suốt từ mùa hè qua cho tới lúc cuộc phiêu lưu của Phiên Họp Thường Lệ Lần Thứ 12 của THĐ Giám Mục Thế Giới, là THĐ, bắt đầu vào hôm nay.

Các THĐ thực ra thực hiện và đạt được điều gì? Có gì rút ra được từ hàng bộ các tham luận, bá cáo, sứ điệp gửi dân Chúa, đề nghị và tông huấn của các THĐ trước đây không? Làm thế nào các cuộc họp của Giáo Hội hoàn vũ này tiếp diễn được tính hiệp đoàn đầy sính động của Công Đồng Vatican II? Các THĐ này gây được tác động gì đối với đời sống các tín hữu bình dân sống thật xa Rôma? Vai trò của một tùy viên báo chí phụ trách vấn đề ngôn ngữ cho một cuộc họp đáng sợ như thế này là thế nào?

Theo điều 5 Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Tử của Giám Mục, mục đích tổng quát của THĐ đã được trình bầy rõ ràng trong Giáo Luật (khoản 342). Điều này nói rằng THĐ bao gồm các giám mục thuộc nhiều vùng khác nhau trên thế giới họp nhau để giúp ý kiến cho Đức Giáo Hoàng và để xem sét những vấn đề liên quan đến hoạt động của Giáo Hội trong thế giới.

Chủ đề của THĐ năm nay làm tôi chú ý rất nhiều, vì tôi vốn là một sinh viên và là một giáo sư đầy cảm kích về môn Thánh Kinh từ năm 1990. 18 năm nghiên cứu và dạy dỗ, thuyết trình và giảng giải Thánh Kinh tại Giêrusalem, Giođăng, Gia Nã Đại, Ý và Mỹ nhắc tôi nhớ món nợ tôi vốn mắc với các vị giáo sĩ vĩ đại tại Regis College thuộc Trường Thần Học Toronto (từ 1982-1985), Viện Thánh Kinh Giáo Hoàng ở Rôma (1987-1990) và Trường Thánh Kinh và Khảo Cổ Pháp tại Giêrusalem (1990-1994), nơi tôi học được lòng mộ mến Sách Thánh.

Trước khi đi vào chi tiết, tình tiết lâm ly, những chiếc bù loong con ốc của THĐ năm nay, xin cho phép tôi được chia sẻ một số cảm nghĩ và niềm hy vọng riêng của mình đối với kinh nghiệm này.

Trong nhiều năm dạy Sách Thánh vừa qua, nhất là tại Phân Khoa Thần Học của Đại Học Thánh Michael tại Toronto, tôi thường nghe các ứng viên đang chuẩn bị đi vào thừa tác vụ của Giáo Hội nói với nhau: “Các khóa Thánh Kinh cũng giống như việc mổ xẻ tử thi trong nhà xác…Không ai dạy bọn mình cách ghép cơ thể lại với nhau sau khi mổ xẻ tứ tung”. Hay: “Trái tim và linh hồn của Thánh Kinh không xuất hiện sau khi đã phân tách bản văn”.

Các vấn nạn

Tôi hy vọng THĐ năm nay về Lời Chúa sẽ đặt ra những câu hỏi thực sự và đưa ra những gợi ý tích cực làm thế nào để biến Lời Chúa thành sống động trong Giáo Hội và trên thế giới. Như một cộng đồng Giáo Hội, ta phải tự hỏi: trái tim ta có rực lửa yêu thương Lời Thiên Chúa không? Lời của Người có thách thức chúng ta và sai chúng ta vào trần gian để tạo ra sự khác biệt không? Liệu việc ta đọc và giảng Lời Chúa có dẫn ta tới Chúa Giêsu không? Các học giả, giáo sư và sinh viên Thánh Kinh Công Giáo có được chuẩn bị đích đáng để rút tỉa được gì từ các kiến thức chú giải cũng như đời sống đức tin và cầu nguyện của mình giúp làm cho các đồng đạo Công Giáo của mình biết khám phá ra ý nghĩa Lời Chúa đối với ngày nay không?

Ta phải xử sự thế nào với các vấn đề nghiêm trọng do chủ nghĩa cực đoan về thánh kinh (và cả về thần học nữa) đặt ra, mà thực tế chỉ là những vấn đề bẻ cong Chúa Giêsu và Thiên Chúa cho phù hợp với sự an toàn tôn giáo? Chủ nghĩa cực đoan bảo rằng: “Thực sự bạn không cần phải suy nghĩ chi hết, tài liệu hay bản tuyên bố cổ kính này là câu giải đáp cho bạn, tất cả đều đã được soạn sẵn cả rồi”. Trong trường hợp chủ nghĩa cực đoan thánh kinh, Lời Thiên Chúa được nhấn mạnh đến nỗi người ta quên khuấy chính người phàm đã viết ra nó và cũng chính người phàm đã tiếp nhận nó. Khi các nhà cực đoan là những người duy nhất cung cấp kiến thức về Thánh Kinh cho người ta, tất nhiên ai cũng phải chạy tới với họ. Thành ra, ta cần một phương thức tiếp cận Thánh Kinh vững chắc, có tính bác học nhưng đồng thời lại đầy tính chất cầu nguyện, phương thức này sẽ vừa nuôi dưỡng phần hồn vừa làm trí khôn ta thoả mãn.

Nhìn lại các thay đổi to lớn trong đời sống Giáo Hội tiếp sau Công Đồng Vatican II, ta không bao giờ có thể đánh giá thấp mối liên hệ quan yếu giữa phụng vụ và việc giải thích Thánh Kinh. Trong phụng vụ, Lời Thánh Kinh hết sức sinh động và chứa đầy huyền nhiệm Chúa Kitô.

Ta có thể nói chính xác rằng Thánh Kinh cung cấp cho ta cả một từ vựng (lexicon) cho ngôn từ Kitô giáo còn phụng vụ chính là văn phạm để ta biết cách dùng từ vựng kia. Điều ấy phải luôn là nguyên tắc hướng dẫn trong các cố gắng của ta nhằm làm cho Lời Chúa nên sống động đối với Giáo Hội ngày nay. Dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng phương thức tiếp cận Thánh Kinh hoàn toàn dựa vào sử học chỉ có thể cung cấp cho ta một mớ hỗn độn các tài liệu thuộc nhiều thời kỳ và nơi chốn khác nhau của thế giới cổ thời. Nó không thể mang lại cho ta cuốn sách của Giáo Hội, tức Thánh Kinh, như đã được các Kitô hữu lắng nghe trong nhiều thế kỷ qua, các thánh vịnh từng in dấu trong linh hồn Giáo Hội, các lời và hình ảnh vốn làm chứng cho Chúa Ba Ngôi.

THĐ này sẽ xem sét các hoa trái tích cực của Phong Trào Canh Tân Thánh Kinh, một phong trào đã mọc cánh và bay lên cao thời Công Đồng Vatican II. Các nghị phụ của THĐ năm nay, gồm các hồng y, giám mục và chuyên viên đến từ khắp thế giới, sẽ đề cập tới nhiều dấu chỉ và kho tàng hy vọng trong Giáo Hội ngày nay, từng nghiêm chỉnh tiếp nhận và giữ cho phong trào canh tân Thánh kinh của thời hậu Công Đồng sống còn.

Nhưng các vị cũng sẽ nêu lên nhiều câu hỏi và ưu tư liên quan đến những lãnh vực còn cần được nghiên cứu, theo đuổi và thách thức liên quan đến việc hiểu, nhìn nhận và tiếp nhận Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội và trong đời sống các tín hữu khắp thế giới.

”Ngũ nhân bang”

Đến đây, xin chấm dứt các suy nghĩ về thần học và thánh kinh của tôi. Bây giờ xin đề cập đến một số các tình tiết ly kỳ của THĐ mà ít người được biết

Hôm thứ Sáu, các tùy viên báo chí của Vatican, đại diện cho năm ngôn ngữ, và được các giới ở Vatican gọi là “ngũ nhân bang”, được giới thiệu để biết qua các màu nhiệm và lối làm việc bên trong THĐ. Ngũ nhân bang này gồm Đức Ông Giorgio Constantino (tiếng Ý), Đức Ông Joseph Bato’ora Ballong Wen Mewuda (tiếng Pháp), gọi tắt là Đức Ông Joseph, Jésus Colina (tiếng Tây Ban Nha), Cha Dòng Salêgiêng Markus Graulich (tiếng Đức) và cá nhân tôi (tiếng Anh).

Sau cuộc gặp gỡ có chất lượng nhưng khá thân mật với đức tổng giám mục người Croatia là Nikola Eterovic, tổng thư ký THĐ, và Cha Dòng Tên đầy duyên dáng và khôn ngoan là Cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Vatican, chúng tôi chính thức nhận được thừa ủy nhiệm của Vatican vừa phục vụ THĐ vừa phục vụ ngành truyền thông. Sau đó được cấp danh hiệu chính thức bằng tiếng Latinh, không phải chỉ là tùy viên báo chí mà đúng hơn là "Deputati Notitiis Vulgandis." (Đại Biểu Phổ Biến Tin Tức) và cá nhân tôi được chỉ định phổ biến bằng “Lingua Anglica” (tiếng Anh). Trong Tập chỉ dẫn của THĐ, tôi được liệt kê là “Director Exsecutivus Retis Televisifici Catholici "Salt and Light" (Canada) (Tổng giám đốc Hệ Thống Truyền Hình Công Giáo “Muối và Ánh Sáng”. Một số bạn hữu của tôi chỉ hiểu được bốn chữ cuối cùng. Ở Canada, họ gọi tôi là CEO (chief executive officer).

Chúng tôi được chỉ thị đi trình diện ở “Fungo” (Nấm). Tôi quen thuộc hơn với hình thức số nhiều của “fungo” tức “funghi” trong món tagliatelle ai funghi porcini (món pasta nổi tiếng) hay món pizza margherita con funghi. Nhưng đây là Nấm của Vatican ạ! Người ta bảo “Nấm” đặt tại phía sau phòng yết kiến bên trong Thành Vatican. Mà Thành Vatican thì ngoại trừ Đức Ông Giorgio, một tay lão luyện với các THĐ, chẳng ma nào trong chúng tôi biết mô tê ra sao cả.

Leo hết cầu thang phía sau đại sảnh đường Phaolô VI, chúng tôi băng qua khá nhiều các cửa “hạn chế” rồi mới tới một khu khá dã chiến nhưng đang sinh hoạt rầm rộ như một tổ ong. Tôi hết sức ngạc nhiên với khung cảnh bên trong “chiếc nấm” vĩ đại này, đang được đôn đốc bởi một vị người Hòa Lan tên là Vik Van Brategem, phụ tá Phòng Báo Chí của Vatican, khá ‘nổi tiếng’ trong việc lùa như lùa vịt đoàn báo chí của Vatican trong các chuyến công du của Đức Giáo Hoàng. Hơn 40 người trưởng thành, thuộc nhiều quốc gia khác nhau, đang làm việc chăm chỉ, trong các nhóm ngôn ngữ, trên các màn hình vi tính, theo dõi các bản dịch của tất cả các thông cáo báo chí cũng như mọi tài liệu của THĐ.

Tôi hết sức thán phục sự trật tự, tính bình thản, nghiêm túc và chuyên nghiệp của toàn bộ khu vực này và được cho hay: nhóm quốc tế này luôn dành giờ nhiều lần trong ngày để cầu nguyện. Với tôi, thật là ấm lòng, thật là phấn khích và linh hứng được chứng kiến tận mắt biết bao con người tươi trẻ đang làm việc chăm chỉ tại trung tâm đầu não của THĐ giám mục thế giới, tạo xương thịt, ý nghĩa và sự nhất quán cho thật nhiều ngôn từ sẽ được nói lên và chứng tỏ cho mọi người thấy cả các THĐ nữa cũng thân thiết với những người trưởng thành tươi trẻ!

Tiện thể, xin cũng nói sở dĩ gọi là “nấm” vì cái cấu trúc tân thời bằng xi măng, xây dựng tại khu đậu xe, nhằm che cho Đức Giáo Hoàng và các vị khách đặc biệt khỏi khí hậu bất thường khi các vị bước vào đại sảnh đường dự các buổi gặp mặt đông đảo. Cấu trúc này trông y hệt một chiếc nấm vĩ đại, rất hiện đại và rất mới, xem ra chẳng ăn khớp chút nào với những di tích và tồn dư lịch sử của Thành Vatican.

Xin hãy tiếp tục theo dõi các lời từ THĐ giám mục thế giới về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh Giáo Hội”, chủ đề của chương kết thúc trong Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa “Dei Verbum” và là tiếp hậu tự nhiên của THĐ năm 2005 về “Phép Thánh Thể: Nguồn Gốc Và Đỉnh Cao của Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội”.

Khủng hoảng tài chánh và Lời Chúa

Mở đầu buổi suy niệm với 244 nghị phụ của THĐ vào ngày 6 tháng Mười, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng khủng hoảng tài chánh hiện nay cho thấy tầm quan trọng của Lời Chúa. Tiền bạc cũng như mọi điều “thiếu một thực tại chân thực để tùy thuộc vào” đều sẽ tan biến đi, đều là không, đều là những yếu tố thuộc hàng thứ yếu. Lời Chúa mới thực sự là căn bản cho mọi sự, nó mới là thực tại chân thực. Muốn là những người duy thực, ta phải dựa vào thực tại này.

Đức Giáo Hoàng cũng nhắn nhủ mọi người phải thay đổi ý niệm cho rằng chỉ có vật chất, những sự việc cứng chắc, rờ mó được mới là những thực tại vững chắc, an toàn nhất. Ta nên nhớ lại Chúa Giêsu từng nói đến hai kiểu xây nhà: một kiểu xây trên cát và một kiểu xây trên đá. Đức GH nói rằng những người xây dựng trên các sự vật hữu hình, rờ mó được như thành công, nghề nghiệp, tiền bạc là đang xây dựng trên cát. Bề ngoài xem ra là những thực tại chân thực, nhưng một ngày kia sẽ tan biến đi. Lời Chúa mới là nền tảng vững chắc, là đá tảng cho mọi xây dựng của ta, là chính thực tại để ta dựa vào.

Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã hội, sau đó nói với báo chí rằng Đức Giáo Hoàng muốn mời gọi thính giả của Ngài coi kinh tế tài chánh như một “thứ đi trước thực tại” (penultimate reality), nghĩa là một cái gì đó dọn đường cho thực tại. Đức Tổng Giám mục giải thích rằng so sánh với Lời Chúa, mọi thực tại khác đều có giới hạn, chúng quả tình dọn đường cho chân lý, chứ không phải là chân lý sau cùng. Trọng tâm chủ đề được Đức Giáo Hoàng nói tới không phải là tình hình kinh tế hiện nay, mà là tầm quan trọng của Lời Chúa trong lối sống của con người. So với vầng sáng này, mọi chiều kích khác đều chỉ như những đám mây mau tan biến.

Dấu hiệu hy vọng và yêu thương

Sau khi tham dự phiên họp buổi chiều của ngày đầu tiên tại THĐ, Shear Yashuv Cohen, trưởng giáo sĩ Do Thái của Haifa, vị giáo sĩ Do Thái đầu tiên tham dự và phát biểu trước THD giám mục thế giới, cho hay việc ông tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo Giáo Hội là một dấu chỉ đầy hy vọng và yêu thương.

Cohen nhận định rằng “Có cả một lịch sử lâu dài, khó khăn và đau đớn trong mối liên hệ giữa dân tộc chúng tôi, niềm tin của chúng tôi, và các nhà lãnh đạo cũng như tín hữu của Giáo Hội Công Giáo, một lịch sử đầy máu và nước mắt. Tôi sâu sắc cảm nhận rằng việc tôi hiện diện tại đây hôm nay trước mặt qúy vị hết sức có ý nghĩa. Nó mang theo nó một dấu chỉ hy vọng và một sứ điệp yêu thương, đồng hiện hữu, và hòa bình cho thế hệ chúng ta và cho các thế hệ sắp đến”.

Nói đến vai trò Thánh Kinh trong niềm tin Do Thái, vị giáo sĩ này phát biểu rằng: “Chúng tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa bằng cách dùng chính Lời của Người, như đã được thuật lại trong Thánh Kinh. Cũng thế, chúng tôi ca ngợi Người, cũng bằng cách dùng chính Lời của Người trong Thánh Kinh. Chúng tôi xin Người xót thương, bằng cách nhắc đến những điều Người đã hứa với tổ tiên chúng tôi và với chính chúng tôi.Toàn bộ việc phụng sự của chúng tôi đặt căn bản trên luật lệ cổ xưa, như đã được các giáo sĩ và thầy dạy kể lại cho chúng tôi: ‘Hãy trao lại cho Người điều vốn thuộc về Người, vì các ngươi và mọi sự các ngươi có đều là của Người’”.

Ông cũng cho hay giáo sĩ Do Thái Giáo sử dụng Thánh Kinh để đề cập tới các vấn đề làm họ ưu tư như sự sống, chủ nghĩa thế tục, tình yêu và hòa bình. “Khởi điểm của chúng tôi bắt nguồn từ kho tàng truyền thống tôn giáo, dù chúng tôi cố gắng nói thứ ngôn ngữ cận đại và hiện đại và đề cập tới các vấn đề hiện nay”. Theo ông, thật là kỳ diệu khi thấy Thánh Kinh không bao giờ mất đi sinh lực của nó cũng như tính liên quan của nó với các vấn đề hiện nay của thời ta. “Đó quả là một phép lạ”.

Một thông điệp về Thánh Kinh

Chỉ ít phút sau khi THĐ về Lời Chúa nhóm họp, người ta thấy đã xuất hiện một đề nghị xin Đức Bênêđíctô XVI ban hành một thông điệp về việc giải thích Thánh Kinh.

Đề nghị này được Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng giám mục Quebec, trình bầy trong phiên khoáng đại đầu tiên của THĐ. Đức Hồng Y cho hay: các phân khoa thần học và các nhà chú giải đôi khi không nhất trí với cái nhìn của huấn quyền về Thánh Kinh. Trong bối cảnh ấy, ta thấy có quá nhiều dị biệt về giải thích đến nỗi mối liên kết nội tại giữa khoa chú giải và đức tin không còn nhất trí nữa và do đó sự căng thẳng mỗi ngày mỗi gia tăng hơn giữa các nhà chú giải, các chủ chăn và thần học gia.

Đức Hồng Y Ouellet nói thêm: “Chắc chắn khoa chú giải theo phương thức phê bình sử học (historical-critical) ngày càng được xem sét cùng với các phương pháp khác, mà một số khá nhất trí với thánh truyền và lịch sử chú giải. Nhưng xét chung, sau nhiều thập niên quá chú trọng tới việc can thiệp của con người vào Thánh Kinh, ta há chẳng nên tái khám phá ra sự sâu sắc của Chúa trong bản văn linh hứng mà không bỏ qua các sở đắc qúy giá có được nhờ các phương pháp tân tiến kia chăng?”.

Theo ĐHY, khi giải thích Thánh Kinh, ta không nên coi việc giải thích ấy như một công việc chỉ có tính khoa bảng, vì Lời Chúa thẩm thấu mọi chiều kích của con người. Hơn nữa, như lời ĐHY Ouellet nói với báo chí sau đó, cần phải tạo ra mối tương quan giữa các nhà chú giải và thần học gia với các giám mục, một tương quan phải vượt trên kình chống mà đạt tới hiệp thông, bằng cách đôi bên phải rõ ràng tôn trọng phần đóng góp của nhau. Ngài lấy các cố gắng của phong trào giáo dân Focolare làm điển hình cho mối tương quan này.

Đây là cơ hội tốt để THĐ xem sét khả thể có được một thông điệp bàn đến việc giải thích Thánh Kinh trong Giáo Hội, dù hiện nay đã có một tài liệu về vấn đề này do Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh ban hành. Vì một văn kiện Giáo hoàng vẫn ‘nặng ký’ hơn.
 
Quyền được chọn và ý chí sống
Vũ Văn An
20:33 07/10/2008
Quyền được chọn và chí muốn sống

Tracey Spicer là một nhà báo Úc từng giữ vai trò chủ chốt trong các bản tin toàn quốc của Đài Truyền Hình Số 10 trong thập niên qua. Trước khi giữ vai trò toàn quốc đó, Spicer là người cùng đọc tin trong bản tin 5 giờ chiều tại Brisbane trong hai năm 1994 và 1995. Năm 2006, cô bị sa thải sau khi nghỉ hộ sản đứa con thứ hai. Trong thư khiếu nại, cô cho rằng từ ngày sinh đứa con đầu là Taj, cô từng bị Đài Số 10 kỳ thị rồi. Như ta sẽ rõ, lần sinh ấy cô bị nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng nhất định vẫn duy trì thai nhi của mình. Hiện nay, cô cộng tác với chương trình tin của Đài Sky News và là chủ bút của tờ Out & About With Kids. Nhân dự luật nới rộng phá thai đang được tranh cãi tại quốc hội tiểu bang Victoria, cô có bài sau đây đăng trên tờ The Daily Telegraph ngày 7 tháng 10.

Nếu bào thai có thể sống được lúc đã được 24 tuần, thì tại sao phá thai lại là một giải pháp? Tôi súyt mất Taj, đứa con trai yêu qúy bé nhỏ của tôi, lúc cháu được 24 tuần.

Bị biến chứng nguy đến tính mạng vì mang thai, tôi bắt đầu chẩy máu lúc đang thăm mấy nguời bạn ở Melbourne. Ba ngày sau khi ở bệnh viện, tôi bay trở về Sydney để suốt thời gian còn lại của thai kỳ, tôi cứ phải nằm sõng sượt trên giường.

Vì mỗi lần đứng lên là máu lại chẩy ra xối xả. Nhưng rồi cuối cùng, Taj sống đến tuần thứ 36, có may mắn sống thoát 50/50. Một phần nhờ các bác sĩ tận tụy ở Bệnh Viện Phụ Nữ Hoàng Gia tại Melbourne, đã tìm đủ mọi cách trong thẩm quyền của họ để giữ cho cháu nhỏ của tôi tiếp tục sống.

Ấy thế mà cũng các bác sĩ ấy nay mai lại được phép giết các bào thai 24 tuần một cách hợp pháp, nếu ngừa thai được bỏ ra ngoài Hình Luật.

Hôm nay, Thượng Nghị Viện của Victoria sẽ thảo luận dự luật cho phép phụ nữ phá thai lúc bào thai đã được 6 tháng. Tháng trước, dự luật này đã được Hạ Nghị Viện thông qua nguyên vẹn.

Từ điển định nghĩa phá thai là “một cuộc mổ xẻ hay một thủ tục khác nhằm chấm dứt thai kỳ trước khi bào thai có khả năng tự phát triển được [viable]”. Như thế, hiện nay, nếu nhờ tiến bộ y khoa mà thai nhi có khả năng tự phát triển được lúc đã 24 tuần, thì tại sao ngừa thai lại có thể là một giải pháp được?

Bào thai. Trẻ thơ. Sự sống con người.

Không có vấn đề nào lại chia rẽ cộng đồng ta như phá thai. Các nhà tranh đấu chống phá thai và các nhà tranh đấu cho quyền chọn lựa đụng độ nhau trên đường phố Melbourne: kẻ hô “Hãy bảo vệ trẻ chưa sinh” người hét “Rút tràng hạt ra khỏi buồng trứng của chúng tôi” (get your rosaries off our ovaries).

Hai mươi năm trước đây, tôi vốn là một người duy nữ trẻ, đầy nhiệt tình của một người tự cho mình là công chính, sẵn sàng biểu tình ủng hộ để phụ nữ có quyền kiểm soát thân xác họ. Tôi từng chạm trán với những người cực hữu với một tay nắm tràng hạt còn tay kia xách nhiễu những người đàn bà kém may mắn bên ngoài Bệnh Xá Kiểm Soát Sinh Nở tại Tây Melbourne. Là một nhà báo săn tin các vụ biểu tình loại này, tôi cố gắng giữ vô tư. Nhưng tôi không chịu được sự giả hình của những người tự nhận là phò sự sống khi họ liệng bom Molotov vào các bệnh xá phá thai.

Lúc ấy, tôi sẵn sàng phá thai trong tích tắc, không ân hận gì hết.

Thời gian đã làm tôi thay đổi.

Bây giờ nếu có thai, không đời nào tôi nghĩ tới việc phá thai nữa. Nhưng tôi hết sức thông cảm với những phụ nữ bị hãm hiếp hay bị lạm dụng, hay bị quá khủng hoảng về xúc cảm đến không thể kham nổi gánh nặng làm mẹ. Trong các phòng tán gẫu trên internet cũng như các diễn đàn dành cho các bà mẹ, ta gặp nhiều phụ nữ đang phải vật lộn với vấn đề này. Sứ điệp nổi bật hình như là thế này: họ ủng hộ việc người đàn bà có quyền chọn lựa nhưng thai kỳ tới 24 tuần coi như đã quá phát triển.

Mẹ của Thomas Sharples, một bé trai 6 tuổi, sinh lúc được 26 tuần, là một trong nhiều bà mẹ cho biết họ rất không đồng ý với dự luật “Bạn giết con nít thì có. Tôi biết họ đề cập đến bào thai hay phôi thai nhưng Thomas là một bé thơ đối với tôi”.

Theo Theophanous, một bộ trưởng kỳ cựu của chính phủ Lao Động tại Tiểu Bang Victoria, đã phản ảnh ý nghĩ của nhiều người trong cộng đồng khi ông nói rằng ông sẽ vận động để tu chính ‘tuổi’ thai nhi được phá xuống còn 20 tuần.

Nhiều cuộc thử nghiệm y khoa để chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo của thai nhi được thực hiện giữa khoảng 12 tới 16 tuần của thai kỳ. Nếu phụ nữ hay cặp vợ chồng nào miễn cưỡng phải đi đến quyết định đau đớn là chấm dứt thai kỳ, họ có dư thời giờ để thực hiện việc ấy trước khi thai nhi được 20 tuần tuổi.

Vấn đề này y hệt con búp bê làm tổ của Nga: mỗi lần tưởng đã xem sét kỹ càng hết mọi góc cạnh rồi, bạn vẫn khá phá còn nhiều khía cạnh chỉ hơi khác một chút nhưng chưa được mình xem sét.

Hãy xem sét điều khoản về phản kháng lương tâm, một điều khoản buộc các bác sĩ phò sự sống phải giới thiệu bệnh nhân (người muốn phá thai) tới các bác sĩ phò phá thai. Hiệp Hội Bác Sĩ Úc (AMA) và Giáo Hội Công Giáo Úc hết sức bất bình. Giáo hội này đe dọa sẽ đóng cửa 15 bệnh viện vì điều khoản ấy, điều khỏan mà Giáo Hội kết án là đã vi phạm quyền tự do tôn giáo của các bác sĩ.

Chúa nhật vừa qua, hàng ngàn người đã biểu tình bên ngoài Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Patrick ở Melbourne để nghe các vị lãnh đạo Công Giáo nói về việc bảo vệ sự sống từ “lòng mẹ tới lòng mộ” (from womb to tomb) và mô tả các dự luật trên là “tởm gớm về phương diện luân lý”.

Đường Spring, bên ngoài Quốc Hội tiểu bang Victoria, đã bị chặn lưu thông hơn một tiếng đồng hồ, vì các Kitô hữu, kể cả trẻ em, đang trương nhiều biểu ngữ viết rằng: “phá thai là sát nhân”.

Matthew Prince, có hai con, tổ chức buổi canh thức kéo dài 14 ngày bên ngoài Quốc Hội. Ông khóc nức nở lúc nói rằng “trái tim ông tan nát” khi nghe tin đạo luật kia được tu chính. Lên tiếng trước buổi tụ tập, Mục sư Dale Stephenson nói rằng: “ Nếu đạo luật này được thông qua, thì chặt cụt đuôi một con chó con sẽ bất hợp pháp, chứ giết một hài nhi đã thành hình đầy đủ rồi sẽ không phạm pháp chi hết”.

Xét theo một số khía cạnh nào đó, việc ‘giải tội’ (decriminalising) cho phá thai là điều có thể thông cảm được… Nhưng chỉ cần nhìn vào một người đàn bà đang mang thai thôi, bạn sẽ thấy 24 tuần là quá đáng.
 
Giáo Hội và Chính Quyền có thể tôn trọng nhau.
Bùi Hữu Thư
20:43 07/10/2008

Giáo Hội và Chính Quyền có thể tôn trọng nhau.



Đức Giáo Hoàng nói nước Ý là một gương mẫu về sống chung.

VATICAN ngày 7, tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, dinh Tổng Thống Ý và Tòa Thánh là hai biểu tượng của sự tương kính đối với quyền hạn của chính phủ và Giáo Hội.

Đức Thánh Cha khẳng định như vậy ngày Thứ Bẩy vừa qua khi ngài viếng thăm Quirinal, tư dinh của Tổng Thống Ý. Ngài đáp lễ cuộc viếng thăm Vatican cuối năm 2006 của tổng thống Giorgio Napolitano.

Đáp lại lời chào mừng của tổng thống, Đức Thánh Cha nhắc lại, “Một thời điểm trong lịch sử khi dinh thự này trở nên một dấu chỉ của sự xung khắc, khi một bên nước Ý muốn là một quốc gia hiệp nhất, trong khi bên kia, Tòa Thánh vẫn ưu tư về việc duy trì quyền tự trị để bảo dảm có thể hoàn thành sứ mệnh hoàn vũ của mình. [...] Tôi muốn nói đến “vần đề Rôma’, đã được thông qua khi Thoả Ước Lateran được ký kết ngày 11 tháng 2 năm 1929."

Đức Thánh Cha nói, cuộc viếng thăm của ngài có mục đích “khẳng định rằng Dinh Quirinal và Vatican không phải là hai ngọn đồi cô lập, không ngó ngàng đến nhau hay kình địch nhau; mà là hai địa điểm biểu tượng cho sự tương kính đối với quyền hành của chính phủ và Giáo Hội; hai bên sẵn sàng hợp tác, khuyến khích và phục vụ cho ích lợi chung của con người và sự tiếp tục sống chung trong hòa bình xã hội. "

Ngài kẳng định rằng “Giáo Hội không nhắm nắm giữ quyền bính và cũng không tìm kiếm các đặc ân hay vị thế ưu tiên về kinh tế và xã hội. Mục đích duy nhất của Gáo Hội là phục vụ nhân loại, rút tiả sự linh ứng từ Lời Nói và gương sáng của Chúa Giêsu Kitô làm tiêu chuẩn tối cao, khi Người ‘đi đây đó làm việc lành và chữa bệnh cho mọi người.’”

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng, “Tuy nhiên, muốn hoàn thành được sứ mệnh, thì Giáo Hội cần có thể trông nhờ vào quyền tự do tôn giáo.”

Ngài giải thích, "Một sự bảo đảm hoàn toàn cho tự do tôn gáo không thể chỉ giới hạn trong việc tự do thờ phượng, nhưng phải chú trọng đến chiều kích công cộng của tôn giáo, và do đó đến khả năng của các tín hữu đóng góp phần hành của họ trong việc xây dựng một trật tự xã hội.”

Đức Thánh Cha tiếp, “Tôi cũng ước mong rằng sự đóng góp của cộng đồng Công Giáo sẽ được đón nhận bởi tất cả mọi người trong cùng một tinh thần khi trao gửi. Không có lý do gì để e ngại một sự lạm dụng nơi Giáo Hội và giáo dân có hại cho sự tự do, thực vậy, họ hy vọng rằng chính sự tự do của họ sẽ không làm sai lạc lương tâm của họ đã được soi sáng bởi Phúc Âm, cũng được mọi người công nhận."

Ngài kết luận, "Việc này sẽ dễ dàng hơn, nếu không một ai quên rằng mọi thành phần của xã hội phải lo toan tạo dựng trong sự tương thân tương kính, những lợi ích đích thực cho nhân loại, điều mà tất cả mọi trái tim và trí óc của người dân nước Ý, được nuôi dưỡng bởi 20 thế kỷ văn hóa thấm nhuần Thiên Chúa giáo, đã tận hiểu”

Dinh tổng thống Ý
Cổng chính
Tổng Thống Giorgio Napolitano
 
Top Stories
Solidarietà dei vescovi Usa all’episcopato vietnamita
Asia-News
05:51 07/10/2008
Il sostegno espresso in una lettera del presidente del Comitato per la pace internazionale e la giustizia. Il giornale del Partito comunista annuncia l’inaugurazione del parco pubblico sorto nel contestato terreno della ex delegazione apostolica.

Hanoi (AsiaNews) – Dopo minacce, arresti, disinformazione e pestaggi, le autorità di Hanoi tentano la via del fatto compiuto. Nhan Dan, giornale del Partito comunista, annuncia che il contestato complesso della ex delegazione apostolica di Hanoi è divenuto un parco pubblico, inaugurato il 3 ottobre. Il giornale pubblica anche la foto, qui riprodotta, con panchine, vialetti, fiori e l’edificio nel quale dovrebbe essere collocata una biblioteca. Nhan Dan ricorda anche che il terreno è stato "richiesto in modo controverso" dalla diocesi, ma senza aggiungere note polemiche.

Ma se il quotidiano pubblica anche l’opinione di un cittadino che definisce “una grande idea” quella di trasformare il terreno in un parco pubblico, l’episcopato vietnamita e l’arcivescovo di Hanoi in particolare registrano la solidarietà del Comitato per la pace internazionale e la giustizia della Conferenza episcopale degli Stati Uniti. In una lettera al presidente dei vescovi vietnamiti, mons. Peter Nguyen Van Nhon, il presidente del Comitato, mons. Thomas G. Wenski esprime solidarietà alla Chiesa vietnamita ed il proprio sostegno alla richiesta di dialogo avanzata dall’episcopato ed in particolare all’arcivescovo di Hanoi “falsamente accusato dalle autorità locali di incitare rivolte”.

“Sono profondamente addolorato – scrive il vescovo americano – di apprendere la crescita di tensione tra la Chiesa e le autorità locali vietnamite, con l’arrivo dei bulldozer nel luogo dell’edificio un tempo occupato dalla Delegazione apostolica a Hanoi. Questa svolta degli eventi appare ancora più preoccupante visto che a febbraio un accordo per risolvere la controversia sulla proprietà della zona sembrava raggiunto col dialogo, in maniera pacifica. Certamente, quando monsignor Parolin ha guidato la delegazione vaticana in Vietnam, a giugno, c’erano stati colloqui sulla ‘graduale restituzione all’uso ecclesiastico delle proprietà in precedenza nazionalizzate’. La recente, unilaterale azione del governo vietnamita è in diretta violazione di queste precedenti discussioni”.

Mons. Wenski esprime poi “solidarietà con la Chiesa in Vietnam in questo difficile momento” e “sostegno” alla dichiarazione dell’episcopato vietnamita del 25 settembre ne quale si chiede “un franco, aperto e sincero dialogo, in pace e reciproco rispetto”. Egli, infine, esprime “forte sostegno” alla decisione dei vescovi di essere solidali con l’arcivescovo di Hanoi e prega Dio di “continuare a concedere forza e grazia in questo tempo di prova” ai nostri fratelli vescovi e ai fedeli.
 
Press Release: Vietnam Must End Crackdown on Catholics
Human Rights Watch International
06:03 07/10/2008
Human Rights Watch.

PRESS RELEASE
FOR IMMEDIATE RELEASE

Contacts:
Elaine Pearson
Mob:1-646-291-7169
Vietnam: End Crackdown on Catholics
Peaceful Protesters Beaten, Arrested, and Harassed


(New York, October 6, 2008) – The Vietnamese government should immediately release Roman Catholics arrested for holding peaceful prayer vigils in Hanoi and hold accountable police and others responsible for attacking Catholic parishioners, Human Rights Watch said today. The protesters have been calling for the return of church properties confiscated by the government.

Human Rights Watch also urged the government to end the harassment, threats, and restrictions on the movement of the Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, who has publicly defended the rights of the Catholic protesters and visited the families of arrested parishioners.

“This is the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades,” said Elaine Pearson, deputy Asia director of Human Rights Watch. “Sadly, religious repression and violent crackdowns by the Vietnamese authorities against peaceful protesters are nothing new.”

Vietnam has not seen such large numbers of Catholics participating in mass public protests since the 1950s, nor has the government responded to Catholics so violently in recent decades.

Vietnamese authorities have recently used tear gas and electric batons to disband the peaceful Catholic prayer vigils in Hanoi, and bulldozed properties considered sacred to Vietnamese Catholics. Hundreds of unidentified thugs, some in the blue shirts of the Communist Youth League, have harassed, cursed, and spit at parishioners and destroyed church statues. On September 19, 2008, authorities detained and beat an American reporter covering these events. As many as eight Catholic parishioners participating in the vigils have been arrested since the latest round of protests began in mid-August.

“Silencing the voices of Catholic parishioners by beating, harassing, and arresting them is yet another demonstration of Vietnam’s intolerance of dissent and freedom of religion,” Pearson said. “Even senior religious figures of officially recognized churches are severely harassed.”

The two Hanoi properties in dispute are the site of the former Nunciature (a Vatican diplomatic mission), and the Thai Ha Church of the Redemptorists, both of which were confiscated in the mid-1950s. Construction workers, backed by hundreds of police officers, bulldozed church buildings at the site of the Nunciature on September 19, 2008.

Public expression of land grievances are escalating throughout Vietnam, from the Mekong Delta to the northern highlands, with religious leaders and their adherents at times involved in the peaceful protests.

Prayer vigils conducted in December 2007 and January 2008 by Catholic parishioners in Hanoi seeking the return of the disputed properties died down earlier this year when government authorities reportedly promised to return the properties. Months went by, however, without any action, spurring thousands of Catholics to join fresh prayer vigils in August and September to press for return of government-confiscated church land.

On September 21, 10,000 Catholics gathered in prayer outside Hanoi’s main St. Joseph Cathedral to protest the demolition of church buildings at the nearby Nunciature. It was the largest public protest by Catholics since 1954.

Hanoi authorities targeted for harassment Archbishop Kiet after he publicly defended the prayer vigils. Catholic sources in Vietnam report that Vietnamese authorities have placed surveillance cameras outside his residence and are monitoring his phone line. Government-orchestrated mobs have assembled outside his gate shouting anti-Catholic slogans and calling for him to be removed from his position. The archbishop has limited his activities outside his residence due to security concerns.

The government is also carrying out an intense smear campaign against Archbishop Kiet in the state-controlled media, alleging that he has committed illegal and unpatriotic acts by “instigating parishioners in order to sow divisions” through protests that the government claims are threats to public safety and national unity.

On September 23, the president of the Hanoi People’s Committee (a governmental authority answerable to the Vietnamese Communist Party) sent a letter to the Vietnam Conference of Catholic Bishops calling for the “severe punishment” and transfer of Archbishop Kiet, and accusing him and four priests at Thai Ha parish of “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law and instigating others to violate it.”

In response, the Vietnam Conference of Bishops issued public statements in defense of the archbishop and priests, raising concerns about religious freedom, the right to property, the government’s monopoly over the media, and other human rights issues in Vietnam (http://www.vietcatholic.net/News/Html/59225.htm).

“The government should support religious tolerance and peaceful assembly instead of using the media to vilify religious leaders and paint peaceful religious protesters as a menace to the public,” Pearson said.

Chronology of attacks, arrests, and destruction of property since August 2008

- August 28: police arrest as many as eight Catholic demonstrators on the grounds of the Thai Ha Church of the Redemptorists. Police then beat other parishioners with electric batons to disperse a vigil calling for the release of those detained.
- August 31: a uniformed police officer sprays tear gas on a group of Catholics during a prayer vigil on the grounds of Thai Ha Church, resulting in the hospitalization of at least 20 parishioners.
- September 19: police and clearance crews bulldoze church buildings at the site of the former Nunciature, ostensibly clearing the land to make way for a park, with the main Nunciature building to be made into a public library.
- September 19: the police arrest and beat an American journalist, Ben Stocking, Associated Press bureau chief in Hanoi, for photographing the protesters during the demolition of church buildings. Authorities release him after two hours in detention. He emerges with a gash on the back of his head, delivered by police, which requires four stitches.
- September 21: 10,000 Catholics pray outside St. Joseph Cathedral in Hanoi. That evening hundreds of men, some in Communist Youth uniforms, attack Thai Ha Church, harassing and spitting on priests and their parishioners.
- September 25: State-owned buses deliver a pro-government mob that attacks Catholic demonstrators at the site of the Nunciature and denounces Archbishop Kiet. Police watch as the mob harasses parishioners, destroys an iron cross erected in the Nunciature’s garden, and removes a sacred statue of the Pieta.

On the same day, more than 5,000 Catholics gather for a prayer vigil in Ho Chi Minh City to show their support for the parishioners in Hanoi.

Human Rights Watch urges the Vietnamese government to respect Catholics’ rights to peacefully assembly and to freedom of religion and expression. These rights are guaranteed by the International Covenant on Civil and Political Rights, which Vietnam ratified in 1992.

Human Rights Watch also supports the United States Commission on International Religious Freedom in urging the United States to reinstate Vietnam on its global blacklist of countries that violate the right to religious freedom.

Background

Roman Catholicism is one of six officially recognized religions in Vietnam. Catholics constitute the country’s second-largest religion, after Buddhism, with more than 6 million adherents. Following the communist takeover of North Vietnam in 1954, the government seized many properties from private owners, pagodas, and churches, including the Catholic Church.

Ties between the Vietnamese government and the Vatican were severed in 1975 following the reunification of Vietnam. While diplomatic relations have not yet been renewed, the Vietnamese prime minister met with the pope in Rome in January 2007. In June 2008, a Vatican-Vietnam working party was established to improve relations.

The Vietnamese government closely monitors religious organizations, and restricts the activities of those that choose to operate independently or do not affiliate with officially authorized religious organizations under the control of the government. Hundreds of Vietnamese are in prison for peaceful religious or political activities.

One of those is Roman Catholic priest Nguyen Van Ly, a founder of the democracy group in Vietnam known as Bloc 8406, who was sentenced to eight years in prison in March 2007 for conducting anti-government propaganda under Penal Code article 88.

For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit: http://hrw.org/doc?t=asia&c=vietna

For more information, please contact:

In New York, Elaine Pearson (English): +1-646-291-7169 (mobile)
In Washington, DC, Sophie Richardson (English): +1-917-721-7473 (mobile)
In London, Tom Porteous (English): +44-79-8398-4982 (mobile)
In Brussels, Reed Brody (English, French, Portuguese, Spanish): +32-498-625786 (mobile)
 
Solidarity of U.S. bishops with Vietnamese episcopate
Asia-News
07:14 07/10/2008
Support expressed in a letter from the president of the committee for international peace and justice. The newspaper of the communist party announces the inauguration of the public park built on the disputed land of the former apostolic delegation.

Hanoi (AsiaNews) - After threats, arrests, disinformation, and beatings, the authorities of Hanoi are trying the approach of the fait accompli. Nhan Dan, the newspaper of the communist party, announces that the disputed complex of the former apostolic delegation of Hanoi has become a public park, which was inaugurated on October 3. The newspaper also publishes the photo, reproduced here, with benches, paths, flowers, and the building where a library is supposed to be installed. Nhan Dan also recalls that the land was "controversially claimed" by the diocese, but without adding further polemics.

But if the newspaper also publishes the opinion of a citizen who calls turning the land into a public park "a great idea," the Vietnamese episcopate, and the archbishop of Hanoi in particular, are receiving solidarity from the committee for international peace and justice of the United States conference of Catholic bishops. In a letter to the president of the Vietnamese bishops, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, committee head Bishop Thomas G. Wenski expressed his solidarity with the Vietnamese Church, and his support for the request for dialogue advanced by the episcopate, and in particular for the archbishop of Hanoi, "falsely accused of inciting riots by the local authorities."

"I was deeply saddened," writes the American bishop, "to learn of the escalation in tension between the Church and Vietnamese local authorities as bulldozers arrived at the site of the building formerly occupied by the Apostolic Nunciature in Hanoi. This turn of events is all the more worrisome given what appeared to have been an agreement reached in February to resolve such disputes over property and land in a peaceful manner through dialogue. Certainly when Monsignor Parolin headed a Vatican delegation to Vietnam in June 2008, there had been talk of 'gradual restoration to ecclesiastical use of properties previously nationalized.' This recent unilateral action by the Vietnamese government is in direct contravention to those earlier discussions."

Bishop Wenski also expresses "solidarity with the Church in Vietnam in this difficult time, and "support" for the statement of the Vietnamese episcopate of September 25, calling for “frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect." Finally, he expresses his "strong support" for the decision of the bishops to stand by the archbishop of Hanoi, and prays that God "will continue to give strength and grace in this trying time" to his brother bishops and to the faithful.
 
Bac Ninh diocese has new Bishop installed
J.B. An Dang
09:27 07/10/2008
After two years of vacancy, Bac Ninh diocese has new Bishop installed. The new bishop has been one of the targets of state media’s campaign of vilification.

Bishop Cosma Hoàng Văn Đạt
Bishop Cosme Hoang Van Dat, S.J. has been ordained and installed as the ninth Bishop of the Diocese of Bac Ninh and successor to Bishop Joseph Marie Nguyen Quang Tuyen, at a Mass of Ordination and Installation at 9 am., Tueday Oct. 7 (The Feast of Our Lady of the Rosary).

The Principal Consecrator was Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Dalat, the president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops. 21 bishops including Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, retired Archbishop of Hanoi; hundreds of priests and religious; and over ten thousand faithful joined the ceremony.

The diocese had been vacant since the death of Bishop Joseph Marie Nguyen in September 2006.

Bishop-elect Cosme Hoang was born on July 20, 1947. After he and his family fled to the south in 1954, following the Communists’ takeover of the north, he joined the Jesuits in 1968. Two years later he began his philosophy and theology studies at Pius X Pontifical Institute in Da Lat.

He was ordained priest of Society of Jesus on June 5, 1976. He had served as the priest in charge of postulants at Thu Duc monastery until the arrest of the Superior by the Communist government. Since then, he had taken care the monastery during the next ten years (1978-1988).

After a long time providing pastoral care for patients with leprosy, he went for spirituality studies in France in 2002. He had since 2005 been spiritual adviser at Hanoi Major Seminary until the new appointment.

On Aug. 4, 2008, he was appointed bishop of Bac Ninh, a suffragan diocese of Hanoi archdiocese, 30 kilometers northeast of Ha Noi, with an area of 24,600 square km. The diocese has 43 priests, 268 nuns, 39 seminarians, and 127,734 faithful among a population of 7,181,000 people. There are 75 parishes and any parishes have no permanent priests and to maintain any kind of regular services, rely on part-timers.

The new ordained bishop went to Thai Ha on Sep. 8 to express solidarity with Redemptorists. After arriving with 39 priests and hundreds of faithful, he told the protestors: "I have prayed for you from afar, and today I want to be with you, in the place where I went to Mass as a child, to express my solidarity with you." He has since been one of the targets of state media’s campaign of vilification up to the point that many had concerned that his installation Mass could not be conducted as scheduled.
 
Vietnam: Réactions internationales au conflict opposant les catholiques de Hanoi aux autorités civiles
Eglises d'Asie
11:07 07/10/2008
Vietnam: Réactions internationales au conflit opposant les catholiques de Hanoi aux autorités civiles

Les violences policières, les arrestations, la campagne de dénigrement de la presse officielle, seules répliques du gouvernement aux manifestations pacifiques des catholiques de Hanoi, ont suscité l’émotion, non seulement dans la diaspora vietnamienne, mais aussi dans les Eglises les plus attentives à l’actualité de ce pays. Parfois avec un certain retard, la presse internationale a rendu compte des diverses étapes du conflit. Les plus importantes organisations de défense des droits de l’homme ont élevé la voix. La Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde a proposé d’inscrire à nouveau le Vietnam dans la liste des « pays particulièrement préoccupants en matière de liberté religieuse ». L’association Human Rights Watch a adressé des remontrances au gouvernement vietnamien et l’a appelé à libérer les prisonniers.

Les catholiques de la diaspora vietnamienne, dont beaucoup sont regroupés dans de grosses paroisses, ont suivi, heure par heure, l’évolution du conflit opposant la paroisse de Thai Ha et l’archevêché de Hanoi aux autorités municipales. Un peu partout dans le monde, surtout là où les Vietnamiens sont nombreux, en Californie, en Australie et au Canada, des réunions de prière ont été organisées en communion (hiêp thông) avec leurs coreligionnaires de Hanoi. En certains lieux, elles ont réuni plus de 5 000 fidèles. Cette solidarité a été quelquefois partagée par les Eglises de certains pays. C’est ainsi que la Commission ‘Justice et Paix’ de la Conférence épiscopale des Etats-Unis a exprimé son soutien à la position des évêques vietnamiens dans une lettre adressée à Mgr Nguyên Van Nhon, le 1er octobre 2008. Ailleurs dans le monde, des catholiques ont manifesté leur solidarité de diverses façons (1).

Le 4 octobre, l’agence UPI a rapporté le jugement très sévère porté par Elaine Pearson, une responsable de l’organisation américaine Human Rights Watch, sur l’attitude du gouvernement vietnamien à l’égard des catholiques de Hanoi. « Il s’agit de la répression anticatholique la plus cruelle de cette décennie (…), d’autant plus cruelle qu’elle s’exerce contre des personnes qui manifestent pacifiquement, en priant (…). » L’organisation américaine demande au pouvoir vietnamien de procéder à la libération immédiate et sans condition des fidèles arrêtés durant ces événements. Dix jours plus tôt, le 24 septembre, la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde avait appelé le département d’Etat à placer à nouveau le Vietnam sur la liste des pays où les violations de la liberté religieuse sont les plus graves. Faisant directement allusion aux événements récents, la Commission a dénoncé les violences policières exercées contre les catholiques réclamant pacifiquement des propriétés spoliées. Elle reproche au pouvoir vietnamien les arrestations et mises en résidence surveillée qui ont accompagné cette répression. Le communiqué, signé du président de la Commission, Frederico D. Gear, ajoute que ces violations des droits de l’homme sont d’autant plus graves que le Vietnam est actuellement membre du Conseil de sécurité des Nations Unies.

Le communiqué évoque aussi plusieurs autres militants de la liberté religieuse et des droits de l’homme en prison depuis quelque temps, comme l’avocate Lê Thi Công Nhân, le P. Nguyen Van Ly et M. Nguyên Van Dai.

A l’issue d’un voyage de longue durée au Vietnam, au cours duquel elle avait rencontré les représentants des autorités et des milieux religieux, une délégation de la Commission pour la liberté religieuse dans le monde avait conclu que les progrès accomplis par le Vietnam dans certains domaines n’avaient pas modifié le comportement du pouvoir à l’égard de certaines communautés religieuses provinciales ou issues de minorités ethniques. La Commission a déjà proposé plusieurs fois la ré-inscription du Vietnam dans la liste des pays préoccupants. Elle renouvelle cette proposition et demande au département d’Etat d’exiger du gouvernement vietnamien qu’il libère immédiatement les militants de la cause religieuse et qu’il permette à la communauté catholique et aux autres religions d’exercer librement leurs activités.

(1) Samedi 3 octobre 2008, un groupe d’une cinquantaine de catholiques français ont organisé un rassemblement de prières devant l’ambassade du Vietnam à Paris.

(Source: Eglises d'Asie, 7 octobre 2008)
 
Hanoi Pain: Vietnam faces political turbulence as economic woes worsen
Asia-News
11:10 07/10/2008
Hanoi Pain: Vietnam faces political turbulence as economic woes worsen

Divisions within Vietnam's ruling Communist Party have widened in the wake of the nation's continued economic downturn, threatening the nation's long term political stability.

The party's key Central Committee last week held an emergency meeting in an attempt to bolster the fight against rampaging inflation, continued labour unrest and a widening trade deficit.

It is no secret that conflicting views about the root cause of Vietnam's precipitous economic malaise, and about how best to tackle it, have spread through the party's ranks from the topmost leaders in the Politburo down to the rank and file grassroots in the provinces. Party leaders themselves remain divided between those who continue to back Prime Minister Nguyen Tan Dung's expansionist high-growth policies and a widening group around Party General Secretary Nong Duc Manh who favour consolidation and slower, more sustainable growth rates.

Intertwined with these economic ideological differences are longstanding personal grievances over Dung's accelerated promotion of technocrats and fellow southerners to the exclusion of other senior figures, notably from the nation's central region. Compounding the splits are the lacklustre anti-corruption campaign, personally led by the PM, as well as recent crackdowns on journalists and members of the Catholic Church.

Party insiders and diplomatic sources say that there is growing speculation that if the splits become more severe, they may precipitate a leadership crisis in the near future.

Last week's plenum in Hanoi, an unprecedented third meeting this year of all 160 members of the party's central executive committee, was hurriedly called to try to stave off public bloodletting and concentrate minds on the economic crisis that has begun to threaten social stability and party control.

Traditionally, the party holds only two annual meetings of the committee, but following this year's first plenum in January, a second was hurriedly called in July to try to decide what to do about the economic collapse. Now comes a third in October.

Professor Carlyle Thayer, a Vietnam expert at the Australian Defence Force Academy, said: "A third plenum signals that something very significant is being discussed."

Officially, the talk at the three-day conclave centered almost entirely on socio-economic matters and in particular on how to prevent the already depressed economy from sinking further as a result of the financial turmoil in the United States.

Nguyen Tran Bat, chairman of the Investconsult Group, one of Vietnam's largest business advisory companies, commented: "This plenum was very important because it focused on how to deal with inflation and how to react to the downturn in the US market."

But this is nothing new, at both previous plenums this year, party leaders essentially discussed exactly the same topics, each time with rising alarm and trepidation – and with increased backbiting among themselves over who was, or was not, proposing the right course of action.

At the last meet, Central Committee members, who were losing patience with the government as inflation soared to nearly 30 per cent, gave the Politburo responsibility for oversight of the economy until the end of this year. The 14-member Politburo is the party's topmost body. And this decision to take away control of the economy from Dung's government was a highly portentous move that has effectively sidetracked the cabinet and the PM's economic team.

There was little Dung and his cohorts could do about it since they remain a minority in the Politburo, where supporters of the more cautionary, consolidationist party boss Nong Duc Manh dominate.

The July meet was not necessarily a signal of lack of faith in the relatively new PM, but it was an indication that many Central Committee members remain unconvinced that he is the right man to run the country during these troubled times. And the fact that they called yet another crisis meeting last week clearly indicates that they are still not convinced.

Indeed, just a day before the plenum convened, PM Dung reiterated his standard tocsin about how ministries and financial bodies must give priority to controlling inflation, stabilising the macro-economy, ensuring social security and maintaining suitable growth.

His words have had little notable impact, but he continues to push for a robust growth rate of around 7 per cent this year, which many feel is unattainable.

But it is at least more realistic than his government's original goal of 9 per cent. The Asian Development Bank and other institutions are now forecasting a figure of around 5 per cent.

And at last week's plenum, the party wisely couched its own forecast in very general terms, stating that "the growth rate should be kept at an appropriate and sustainable level." Gone for the foreseeable future are those 8 per cent rates that Vietnam registered over the past decade.

Dung also instructed economic ministries and agencies, particularly the State Bank of Vietnam, to pay attention to fluctuations in global and US financial markets so that Vietnam can take remedial measures to ensure the viability of the country's banking system. According to Dung, who was briefly – and rather inauspiciously – once head of the central bank himself, the US financial crisis has not had a significant impact upon Vietnam's economy, so far.

However, while he cautioned that Vietnam must remain on guard, his words were still seen as rather too complacent. Soundings in the business community suggest that there is an overwhelming sense that the US downturn will seriously affect Vietnam's already swooning economy.

Nguyen Tran Bat said: "Obviously, the US downturn will affect the party's social and economic objectives and it may be necessary to readjust our long term targets."

The US market is vital for many of Vietnam's exports, notably textiles, seafood, footwear, furniture and many low-end goods. And it was Manh rather than Dung who stressed the need for a new and greater urgency to push exports while concurrently controlling imports to try to reduce the burgeoning trade deficit.

Furthermore, there will be fewer remittances from hard-hit overseas Vietnamese (Viet Kieu) in the US, Europe and Australia. And there is sure to be less follow-through on many promises of US investment.

Dung's cautious optimism contrasted with party boss Manh's opening remarks at the plenum the following day. Their language may have been polite and on the surface the words not too dissimilar, but underneath the contrast was stark.

Manh noted that despite export growth and investment promises, there are still major shortfalls and weaknesses, including surging inflation, a ballooning trade deficit and continued labour unrest. In other words, the masses remain uneasy and discontented – and that could lead to major problems for the party if it is not sorted out soon. He urged the Central Committee to find out the causes and take action.

The fact that the party boss should need to reiterate – a year after the crisis first hit Vietnam – that they still need to determine the causes, let alone the solutions, was ominous.

Over the past year, things have gone from bad to worse for Vietnam's export-driven economy, and now, with its biggest export market tilting towards recession, things are likely to get even bleaker, especially for low-income and middle-class citizens who face new hikes in utility prices.

The Deputy Trade and Industry Minister Bui Xuan Khu said last week that Vietnam would begin raising its government-controlled electricity prices by some 20 per cent next year in order to attract more investment into the nation's woefully inadequate and inefficient energy sector. "Recently, we have maintained low retail prices with the goal of containing inflation, but the price will rise starting in 2009."

Such moves are likely to exacerbate public discontent and labour unrest, as well as fuel divisions within the party about the merits of such actions. Already, the party has officially conceded that the earliest possible date for a return to single-digit inflation will not be until 2010.

As well as wrestling again with these thorny matters, last week's plenum also discussed the next session of the National Assembly which will soon be convened in Hanoi.

Party leaders know they must try to formulate economic policies that meet the expectations of the assemblymen and thus forestall the kind of pungent criticism they received in January when inflation, at round 14 per cent, was only just beginning to bite and the trade gap and labour unrest seemed relatively normal.

That is not the situation now, and, as in January, legislators from Vietnam's rural provinces are likely to be particularly prominent in assessing the government as they recount the financial pain caused by inflation among farmers in their constituencies.

Whether last week's "'wake-up call" plenum will galvanise party leaders into more action – and into more cohesion – remains to be seen. If not, there is liable to be yet another plenum, or perhaps even a mid-term Congress, in which the senior leaders, including Dung and Manh, may find themselves laterally shifted or even moved out.

As Manh warned in his closing address to the plenum: "It is particularly important to gain consensus among the party, the people, the army and all sectors and branches."

Not only is the party fearful of internal splits, but it is also wary of any social trouble or political opposition. Hence the recent crackdown on journalists and Catholics. Several well-known journalists have been detained over the past months, and two of the nation's crusading anti-corruption reporters are about to be put on trial for exposing malfeasance among party leaders in the notorious PMU18 scandal two years ago.

Members of the Catholic church, including the archbishop in Hanoi, have also been warned to stop protesting over the confiscation of their property in the aftermath of the Vietnam War. Calling recent protests "'absolutely unacceptable," PM Dung said: "If those activities do not come to an end, they will have an adverse impact on the good ties between the state and the church."

The Prime Minister recently met with several bishops, but the land issue was not resolved and remains a key block to the restoration of diplomatic ties between Hanoi and the Vatican.

Local party officials, particularly those aligned with veterans like Manh, party Secretariat boss Truong Tan Sang and Public Security Minister Le Hong Anh, are known to be chafing at the bit to take more robust action. They believe that the US and other Western nations are too distracted by the current global turmoil and the US elections to pay much attention to the religious and media crackdown in Vietnam.

Others, mostly within the PM's more conciliatory camp, argue that the best course of action would be for both sides to cool down.

Said Nguyen Tran Bat: "Although the local authority clearly can't return land to the Catholic Church because there is no legal framework to do so at present, I still favour adopting a moderate stance to resolve the dispute."

Professor Thayer added: "A hard line against the Catholic Church is never a good idea and in the midst of an economic crisis it is an even worse idea. Nonetheless, the conservatives will voice their concern over political stability."

Indeed, the clampdown on the media as well as the action against the Catholics were also topics discussed at last week's plenum because, like the economic downturn, they impinge on the party's obsession with political stability and the continuation of its one-party rule.

Dr Nguyen Quang A, director of Hanoi's Institute of Development Studies, said: "The communists always use the fear of instability as an excuse not to democratise and they will continue to do that."

Party leaders regard Vietnam's political stability as the cornerstone of its attraction to foreign investors, especially as instability continues to plague competitor nations in the region like Malaysia, Thailand and the Philippines.

Earlier this summer, Michael Pease, chairman of the American Chamber of Commerce and General Director of Ford Vietnam, said: "Vietnam's success in attracting foreign investment has largely been built on the expectation of economic and political stability."

A report early this year by Business Monitor International Ltd, listing Asia Pacific nations by their political risk, rated Vietnam equal second with Hong Kong, after Singapore, for short term political stability.

Naturally, party leaders, both the staid and the forward-looking, relish such reports and seek to ensure that the current economic turmoil, and religious and media issues, do not disturb that rosy assessment – which some fear it is already starting to do.

Party veteran Vu Mao, a former chairman of the National Assembly's external relations committee, said: "I have mixed feelings when I hear that Vietnam's short term political stability is rated so highly. The assessment is over-rated in my view and does not take account of Vietnam's many festering problems over land rights, rural poverty and the quality of life of low-income workers."

Added Thayer: "There is certainly growing discontent among urban residents about rising prices, pollution, traffic jams and corruption."

Indeed, when it came to the assessment of long term political risk, Vietnam did not fare well in the report and was near the bottom, only marginally ahead of countries like Laos and Myanmar.

Of course, even factoring in the current party infighting at the top, few believe that the communist regime in Vietnam is going to collapse because of the present economic meltdown and the actions of some feisty dissidents, journalists and priests.

But certainly its current leadership is under pressure and would not have held last week's crisis meeting otherwise. The final ramifications of that meeting are still unfolding.

(Source: by Roger Mitton, Tuesday, 07 October 2008, http://asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1466&Itemid=390)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên giáo phận Vinh tại Hà Nội mừng lễ thánh Têrêsa
Trần Đức Hà
12:11 07/10/2008
HÀ NỘI - Sáng Chúa nhật 5/10/2008, tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà, anh em sinh viên giáo phận Vinh đang học tập tại Hà Nội đã tổ chức lễ quan thầy thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu và buổi họp mặt đầu năm học mới. Buổi lễ có sự tham dự của Linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, dòng Chúa Cứu Thế. Ngoài ra còn có sự hiện diện của gần 150 anh em sinh viên Vinh, cựu sinh viên và đại diện các nhóm sinh viên của Tổng giáo phận Hà Nội.

Sinh viên Vinh đang theo học tại Hà Nội là một trong những nhóm sinh viên thuộc giáo phận được tổ chức có hệ thống và chặt chẽ với tên thường gọi là nhóm Que Diêm. Các thành viên trong nhóm thường sinh hoạt theo định kỳ, thông thường là cuối tháng, cuối quý hay những dịp lễ tĩnh tâm quan trọng, nhóm thường tổ chức sinh hoạt tại Tu viện dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.

Hoạt động của nhóm trong thời gian kể từ khi tái lập là năm 2006 có được nhiều thuận lợi như sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các Cha và tu sỹ nam nữ. Lượng sinh viên tham gia ngày càng đông đảo với lòng nhiệt thành và tinh thần quảng đại lớn. Sinh viên Vinh nhận được sự quan tâm dìu dắt của quý vị ân nhân và anh chị cựu sinh viên. Mặt khác, được hướng dẫn bởi tổ chức hội sinh viên TGP Hà Nội. Vì thế nhóm sinh viên giáo phận Vinh đang cố gắng trở thành một sân chơi hấp dẫn, hướng các bạn trẻ công giáo đang học ở các giảng đường hướng về giáo hội, hướng về quê hương Nghệ -Tĩnh – Bình.

Tuy thế, vẫn còn không ít khó khăn và thách thức cho hoạt động của nhóm sinh viên giáo phận tại Hà Nội như khả năng cộng tác và làm việc còn thấp, nhóm còn thiếu 1 linh mục linh hướng; tính cục bộ trong nhóm lớn, các thành viên đang còn mang tính cá nhân chưa thật sự muốn xả thân giúp đỡ nhóm. Đó chính là mối quan tâm, ưu tư của một số anh chị em sinh viên nhiệt thành trong ban điều hành sinh viên Vinh ở đây.

Sau khi xác định rõ những điểm thuận lợi và khó khăn của nhóm các thành viên đã thảo luận và đã đưa ra các mục tiêu hoạt động trong đó nhấn mạnh đến việc đáp ứng nhu cầu của đông đáo các bạn sinh viên Công giáo và ngoài Công giáo, phục vụ giáo hội với tất cả lòng nhiệt thành của mình và ngoài ra cũng quan tâm đến những thân phận khổ đau quanh mình bằng cách giúp đỡ họ vượt qua hoàn cảnh kém may mắn.

Một số công việc cần làm của sinh viên Vinh tại Hà Nội cũng được các bạn đề cập đến trong năm học 2008-2009 này. Cụ thể như thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu, từ thiện, học tập; tổ chức lại cơ cấu điều hành nhóm sinh viên; củng cố tình đoàn kết, bố trí lịch sinh hoạt hàng tuần như sinh viên tại Thành phố Vinh đang thực hiện. Ngoài ra còn có một số nội dung khác như tham gia thường xuyên các giờ cầu nguyện, liên kết với các nhóm khác tạo nên sức mạnh lớn cho giới trí thức Công giáo bằng hành động và lời nói, tăng cường đối thoại với các bạn sinh viên ngoài Công giáo để các bạn hiểu rõ những vấn đề liên quan đến đạo hiện nay tránh cho các bạn hiểu lầm các bậc lãnh đạo giáo hội và người Công giáo Việt Nam, tích cực đi đầu trong những việc bảo vệ Giáo hội, giúp Giáo hội vượt qua khó khăn. Nhóm sinh viên Vinh tại Hà Nội có một thế mạnh của mình là thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện; trong năm học này, nhóm đang dự định đẩy mạnh các hoạt động đó để đem lại tình thương cho nhiều người bằng các hoạt động cụ thể như thăm viếng, tặng quà, giúp đỡ vật chất, an ủi tinh thần…Một ban chuyên trách vấn đề bác ái của nhóm đã được thiết lập trong năm học mới này.

Trong buổi gặp gỡ đầu năm, ban điều hành nhóm sinh viên Vinh tại Hà Nội cũng được bầu lại trong đó có một trưởng nhóm chịu điều hành chung, 7 phó nhóm chịu trách nhiêm về 4 mảng của nhóm: Tri thức; Tâm linh; Đối ngoại; Đối ngoại) và một thư ký kiêm thủ quỹ chịu trách nhiệm ghi chép và lưu giữ các tài liệu liên quan đến nhóm, nắm giữ tài chỉnh và thống kê các khoản thu chi của nhóm. Sau khi các bạn thống nhất đã cử anh Gioan Nguyễn Văn Thống làm trưởng nhóm sinh viên giáo phận Vinh tại Hà Nội.

Như vậy, với việc họp mặt đầu năm mới, đề ra mục tiêu của năm, bầu lại ban điều hành, dường như nhóm sinh viên công giáo Vinh tại Hà Nội đã có một động lực mới thúc đẩy sự tiến lên của nhóm trong đại gia đình sinh viên Tổng giáo phận Hà Nộivà động lực đó sẽ thúc đẩy sinh viên Vinh có những kết quả tốt đẹp về mặt tri thức và tâm linh trong năm học 2008-2009 này.
 
Tân Giám Mục Bắc Ninh chọn ''Tình thương và Sự Sống''
Pv VietCatholic
12:26 07/10/2008
BẮC NINH - Sáng ngay hôm nay 7.10.2008 lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, tại công viên nhà thờ chính tòa Bắc Ninh, Thánh lễ truyền chức cho Đức tân giám mục giáo phận Bắc Ninh: Cosma Hoàng Văn Đạt đã được Đức Cha Nguyễn văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN chủ phong và sự hiện diện của 21 vị giám mục Việt nam, đông đảo linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân. Sau đây là tóm lược tiểu sử Đức tân Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt:

- Năm sinh: Ngày 17 - 6 - 1948.
- Nguyên quán: Xuân Lai, Sóc Sơn, Hà Nội.
- Năm 1954: Di cư vào Miền Nam Việt Nam cùng gia đình.
- Năm 1967: Nhập Dòng Tên tại Sài Gòn.
- Học triết học và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện St. Piô X Đà Lạt.
- Năm 1976: Thụ phong linh mục tại Sài Gòn.
- Năm 1976 - 1978: Giám đốc ứng sinh.
- Năm 1986 - 1995: Tập sư Nhà Tập.
- Năm 1986 - 1995: Linh mục chính xứ Thiên Thần kiêm trại phong Thanh Bình, Sài Gòn.
- Năm 1995 - 2002: Linh mục chính xứ trại phong Thanh Bình.
- Năm 2002: Du học tại Pháp chuyên về linh đạo.
Giáo dân tham dự lễ phong chức tại Bắc Ninh
- Năm 2005 - 2008: Linh hướng Đại Chủng viện Hà Nội.
- Ngày 4.8.2008: Được bổ nhiệm làm Giám mục Bắc Ninh.
- Ngày 7.10.2008: Chính thức được tấn phong Giám mục Bắc Ninh.

Đức tân Giám mục đã giải thích cho biết ý nghĩa Khẩu hiệu và Huy hiệu Giám mục của Ngài như sau:

Tình thương và sự sống

Trong thời gian tôi theo học ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đàlạt, các sinh viên phải học về các sách khôn ngoan trong Kinh Thánh. Cha giáo sư San Pedro chỉ giảng phần dẫn nhập, sau đó ngài cho mỗi người chọn một sách để nghiên cứu. Tôi chọn sách Gióp, vì thắc mắc về vấn nạn đau khổ tên trần gian. Tất nhiên tôi phải đọc đi đọc lại chính tác phẩm, rồi đọc các sách bình giảng khác để làm bài. Tôi rất thích cách giải đáp vấn nạn về đau khổ của tác giả sách Gióp. Lúc ấy tôi bắt đầu để ý đến câu G 10,12: "Ngài đã ban cho con tình thương và sự sống…", nhưng vì đọc bằng tiếng Pháp nên chưa thấm lắm. Dầu sao, có thể nói đó là cốt lõi của sách Gióp đứng trước những vấn nạn của từng người hay của cả nhân loại. Câu 12 nói về những điều Thiên Chúa làm cho con người: ban tình thương và sự sống, quan tâm đến từng hơi thở. Câu 13 sau đó: nhưng Thiên Chúa không cho chúng ta biết ý định của Người. Như vậy, con người phải sống với một Thiên Chúa có những suy nghĩ và việc làm vượt tầm con người. Điều này giúp tôi tìm được thái độ sống phải có: hạnh phúc vì Thiên Chúa ban tình thương và sự sống, chăm lo từng hơi thở đời mình; còn ý định thâm sâu thì không hiểu được, nhưng phải phó thác cho Người.

Buổi lễ phong chức Giám mục Bắc Ninh
Thời ấy Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cổ động cho nền văn minh tình thương: xây dựng nền văn minh mới, không phải trên khoa học kỹ thuật hay phát triển kinh tế, nhưng trên tình thương, tôi rất tâm đắc. Đến thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài kêu gọi xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống, tôi chợt nghĩ là mình đã đọc được ý tưởng này ở đâu rồi. Tôi đã cố gắng suy nghĩ và tìm kiếm đôi chút, nhưng chưa thực sự hết lòng. Khi đến chủng viện ở Cổ Nhuế, hằng ngày đọc kinh Đức Mẹ La Vang, trong đó có câu "cùng nhau xây đắp nền văn minh tình thương và sự sống", tôi nhất định phải tìm cho ra nguồn gốc cụm từ tình thương và sự sống. Tôi nghĩ là ở trong sách Gióp, nên cố gắng tìm. Cuối cùng tôi đã tìm lại được.

Khi phải chọn khẩu hiệu giám mục, tôi không ngần ngại chọn cụm từ tình thương và sự sống, một phần vì đó là điều tôi đã khám phá được trong Kinh Thánh và đã có những cảm nghiệm thiêng liêng phần nào định hướng cả đời sống mình, mặt khác lại giúp tôi thi hành nhiệm vụ giám mục là công bố, cổ vũ và chia sẻ tình thương và sự sống Thiên Chúa ban cho con người. Hơn nữa đó lại là ưu tư của Hội Thánh toàn cầu nói chung và của Hội Thánh Việt Nam nói riêng.

Nhìn vào thế giới ngày nay, tôi thấy cụm từ này cũng sẽ giúp được nhiều người. Những biểu hiện của sự thiếu vắng tình thương khá rõ và nhiều lúc trở thành nỗi băn khoăn của cả nhân loại: hận thù, vô cảm… Trong khi ấy, Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,16). Những biểu hiện của sức mạnh phá hủy sự sống cũng không phải là ít: bạo lực, ma túy, phá thai, lối sống bừa bãi… trong khi ấy, Chúa Giêsu đã đến để chiên được sống và được sống dồi dào (Ga 10,10). Tôi muốn cùng cả giáo phận Bắc Ninh góp phần bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống: ủng hộ những nhân tố tích cực và loại trừ những nhân tố tiêu cực đối với nền văn minh mới. Xin Chúa biến giáo phận thành địa chỉ của tình thương và sự sống.

Cách đây đây ít ngày, trong nhiều người viết thư chúc mừng tôi, một nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm từng giúp ở trại phong Thanh Bình có gửi cho tôi câu đối tôi đã cho treo ở đó khoảng 10 năm trước:

Ý Chúa nhiệm mầu, trí ngày ngày suy gẫm
Tình Cha cao cả, lòng mãi mãi khắc ghi.


Đây chính là lời con người thưa xin vâng với Lời Chúa trong G 10,12-13. Cám ơn dì ấy, nếu không thì câu đối này có thể bị chính tôi quên mất.

Chúa Giêsu đến với văn hoá Quan Họ

Các Đức Giám Mục Việt Nam trong buổi lễ phong chức tại Bắc Ninh
Huy hiệu của Dòng Tên gồm ba mẫu tự IHS ở giữa mặt trời tỏa sáng. IHS là ba mẫu tự đầu của tên Chúa Giêsu bằng tiếng Hy Lạp. Trong huy hiệu giám mục của tôi, thay vì mặt trời là chiếc nón quai thao: xin Chúa Giêsu là mặt trời toả sáng cả thế giới cũng đi vào văn hoá Quan Họ Bắc Ninh. Tất nhiên không chỉ Quan Họ cũng không chỉ Bắc Ninh, nhưng là cả giáo phận.

Kinh Bắc là đất văn vật. Nhân vật huyền thoại Thánh Gióng quê ở huyện Gia Lâm, chiến thắng ở thành phố Bắc Ninh, về trời tại huyện Sóc Sơn. Thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh đã có từ hơn 2000 năm. Đầu công nguyên có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng quê ở huyện Mê Linh. Trong những thế kỷ tiếp theo, Nho Giáo và Phật Giáo vào Việt Nam đều có khởi điểm tại thành Luy Lâu, huyện Thuận Thành. Trong lịch sử, đất Kinh Bắc đã cống hiến bao nhà khoa bảng và nhân tài giúp dân giúp nước. Văn Miếu Bắc Ninh cổ kính là một bằng chứng về bề dầy văn hoá xứ Kinh Bắc.
Dân ca Quan Họ có thể nói là kết tinh truyền thống văn hoá Kinh Bắc. "Tình" và "Sống" quyện lấy nhau trở thành nếp sống đặc trưng của người Kinh Bắc. Những bài Cây Đa, Trống Cơm, Đèn Cù, Yêu Nhau, Bèo Dạt Mây Trôi, Ngồi Tựa Mạn Thuyền, Đến Hẹn Lại Lên, Người Ở Đừng Về đều nói lên điều căn bản: người ta sống để yêu và yêu để sống. Quan Họ là dào dạt tình yêu và đậm đà cuộc sống. Nếu chữ sống trong Quan Họ được đồng hoá của chữ tình, thì chữ tình lại vô cùng trong sáng và thắm thiết. Chính văn hoá ấy đã sản sinh ra Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ, Vương Phi Ỷ Lan…

Chúa Giêsu muốn đến với hết mọi người trong mọi thời. Chúng ta mời Chúa đến với Kinh Bắc. Chúa đến đem tình thương và sự sống cho con người, đặc biệt những con người coi sống với tình chỉ là một, để tình thương và sự sống được trọn vẹn. Chính Chúa Giêsu cũng đã sống và yêu như thế. Thập giá cho thấy con người đã từ chối tình thương và sự sống ấy, đến nỗi Người phải chết đau khổ và tủi nhục, nhưng Thiên Chúa đã cho Người phục sinh: tình thương và sự sống của Thiên Chúa vượt trên hận thù và thần chết. Cây Thánh Giá nối trời với đất, đem tình thương và sự sống từ trời xuống đất, đồng thời dang hai cánh tay ôm lấy cả nhân loại. Thánh Giá là biểu tượng của tình thương và sự sống Thiên Chúa dành cho con người.

Tên Chúa Giêsu được viết bằng những đốt tre vàng. Tre vàng là loại tre mọc khá phổ biến trên đất Kinh Bắc, nhưng không có gì đặc biệt lắm, chỉ là loại tre thường thôi. Xưa kia Thánh Gióng đã nhổ những cây tre vàng đánh đuổi quân xâm lược. Nhìn bên ngoài, Chúa Giêsu chỉ là một on hết sức bình thường, nhưng Người không chỉ có sức mạnh thần kỳ của Thánh Gióng mà có quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Quyền năng ấy Người dùng để phục vụ tình thương và sự sống. Ngày nay, Thiên Chúa tiếp tục dùng những con người mỏng dòn là các môn đệ Chúa Giêsu để đem tình thương và sự sống đến với Kinh Bắc. Mỗi cây tre vàng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… đều là hiện thân của Chúa Giêsu đến với con người, để đem quà tặng là tình thương và sự sống của Thiên Chúa.
 
Tường thuật Thánh Lễ Phong Chức Tân Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt
Nguyễn Xuân Trường
20:46 07/10/2008
BẮC NINH - Thánh lễ Phong chức Giám mục đã diễn ra tại quảng trường Tòa giám mục Bắc Ninh vào sáng 7.10.2008. Thật là đặc biệt khi thánh lễ diễn ra vào đúng ngày lễ Mẹ Mân Côi, Bảo trợ giáo phận Bắc Ninh. Lễ đài được thiết kế đậm nét quan họ Bắc Ninh với mái che là chiếc nón quai thao khổng lồ.

Xem hình ảnh cuộc lễ tấn phong Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt

Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh ở về hướng Bắc và cách Hà nội 40 cây số (khoảng 25 miles đặm). Tân GM Hoàng Văn Đạt là linh mục Dòng Tên đầu tiên được phong giám mục sau 400 năm các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha là những nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến miền Bắc Việt Nam. Hiện nay dân số người Công giáo tại Việt Nam là khoảng 8 triệu người (trong tổng số 84 triệu dân), người Công giáo đông hàng thứ hai tại Á châu sau Phi Luật Tân.

Ngay từ tối hôm trước đã có rất nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, quí khách gần xa trong nước và hải ngoại, cùng đông đảo giáo dân từ khắp các giáo xứ thuộc giáo phận Bắc Ninh về tham dự đêm hội giao lưu văn nghệ mừng đức tân Giám mục, và họ đã ngủ lại qua đêm tại Tòa giám mục để tham dự thánh lễ phong chức sáng hôm sau. Ước tính có khoảng trên 10 ngàn người thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cùng quí khách các tôn giáo bạn và đặc biệt là hơn 100 bệnh nhân phong cùi đã tham dự thánh lễ phong chức Giám mục.

Bầu trời Bắc Ninh buổi sáng lễ tấn phong Giám mục trong xanh, chan hòa ánh nắng. Những làn gió thu nhè nhẹ đủ để làm cho người tham dự không đổ mồ hôi dưới ánh mặt trời rực rỡ. Và thật kì diệu khi trong thánh lễ, liên tục xuất hiện những dấu chỉ, những biểu tượng lạ lùng, rực rỡ trên bầu trời.

Đúng 8g45, đoàn đồng tế từ Nhà thờ Chính tòa tiến ra lễ đài trong tiếng trống rộn rã, tiếng kèn đồng oai hùng và tiếng vỗ tay giòn giã, đầy ắp niềm vui. Trong khi đó ca đoàn cất lên những lời ca: "Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người…"

Ðức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ tế cùng với hơn hai mươi đức cha thuộc các giáo phận khắp Việt Nam và khoảng gần 300 Linh mục. Ðặc biệt có cha cha Gomez - giáo sư thần học của đức tân Giám mục khi còn đang theo học tại học viện Giáo hoàng Piô X Đà Lạt - cũng tới tham dự trong dịp đặc biệt này.

Đầu thánh lễ, Ðức cha chủ tế tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội Việt Nam một vị mục tử mới và vui mừng chào đón đức tân Giám mục trở nên thành viên chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đức cha Chủ tịch tin tưởng Đức tân Giám mục sẽ sống chết với khẩu hiệu Giám mục của mình: "Tình Thương và Sự Sống" để cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào.

Trong bài giảng, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên liên hệ giữa lần về quê Nadarét của Đức Giêsu với lần về quê Bắc Ninh của đức tân Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt. Cả hai đều là những lần về quê vừa quen vừa lạ, về quê không chỉ để thăm hỏi cho bớt nhớ nhung, nhưng là thực thi sứ mạng mới, sứ mạng Thiên sai. Đức tân Giám mục được sai đến cánh đồng truyền giáo Bắc Ninh rộng lớn để làm những điều chính Chúa Giêsu đã làm, để mang Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Bài giảng của Đức cha Giuse là sự kết hợp hài hòa những yếu tố Kinh Thánh, thần học, giáo huấn của Giáo hội và những nét văn hóa quan họ Bắc Ninh mượt mà, chan chứa tình duyên làm nổi bật ba vai trò Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của người mục tử.

Nghi thức tấn phong do Đức cha chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ phong và hai Ðức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng và Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng, phụ phong.

Bắt đầu là phần giới thiệu tiến chức: Linh mục Ðại diện thỉnh cầu Giám mục chủ phong phong Linh mục Cosma Hoàng Văn Đạt lên chức Giám mục và đọc Tông sắc của Toà Thánh. Sau đó lần lượt là các nghi thức:

+ Lời hứa của tiến chức.

+ Kinh cầu Các Thánh.

+ Nghi thức Bí tích: Nghi thức đặt tay và Lời nguyện phong chức Giám mục.

+ Nghi thức diễn nghĩa: Xức Dầu thánh và trao sách Phúc Âm - Trao nhẫn Giám mục - Ðội mũ Mitra và trao gậy chủ chăn.

+ Ðức Tân Giám mục đứng đội mũ Mitra, cầm gậy mục tử quay về phía cộng đoàn chào chung mọi người - Cộng đoàn vỗ tay chúc mừng. Kế đó, ngài bỏ gậy để nhận hôn bình an của Giám mục chủ phong và tất cả các Giám mục hiện diện.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Ðức Tân Giám mục nhận mũ Mitra, gậy chủ chăn và được hai Giám mục phụ phong dẫn đi ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn khắp quảng trường Tòa giám mục. Sau đó, đại diện cho toàn thế thiếu nhi, giới trẻ giáo phận, 3 em đã được chính đức tân Giám mục rửa tội cách đây 18 năm, khi lần đầu tiên Ngài trở lại quê hương Bắc Ninh, kính dâng lên Đức cha mới những đóa hoa tươi xinh, thắm tình nghĩa và đầy cảm động.

Tiếp theo, cha Giuse Trần Quang Vinh đại diện giáo phận Bắc Ninh tạ ơn Chúa, chúc mừng đức tân Giám mục và cảm ơn các đấng bậc và mọi thành phần dân Chúa đã về Bắc Ninh tham dự thánh lễ, chung niềm vui lớn với giáo phận Bắc Ninh.

Thánh lễ kết thúc trong niền hân hoan phấn khởi. Giáo hội Việt Nam, cách riêng Giáo phận Bắc Ninh hân hoan vì có thêm một vị chủ chăn mới. Mọi người hân hoan vì Thiên Chúa đã đoái thương đến dân Người mà ban cho Vị mục tử xứng đáng, tài đức và khôn ngoan để chăm sóc đoàn chiên Chúa. Ðức tân Giám mục sẽ là người phục vụ dân Chúa tại Bắc Ninh, và cùng với các Giám mục Việt Nam chia sẻ trách nhiệm dẫn dắt dân Chúa trong sứ mạng làm chứng cho Ðức Kitô trên mảnh đất quê hương Việt Nam yêu dấu. Chúng ta nguyện xin Thiên Chúa ban cho Ðức tân Giám mục mạnh khoẻ, dồi dào ơn thánh, để ngài chu toàn nhiệm vụ cao cả và nặng nề Chúa trao phó. Ước mong mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Bắc Ninh sẽ luôn cộng tác với Ðức tân Giám mục, yêu kính Ðức tân Giám mục. Để rồi, giáo phận Bắc Ninh sẽ ngày càng phát triển và trở nên dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa cho xã hội hôm nay.

Giáo phận Bắc Ninh nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; 4 huyện thuộc thủ đô Hà Nội và một số xã, huyện thuộc các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Hưng Yên và Hải Dương. Giáo phận trải rộng trên diện tích 24.600 km2 với tổng dân số gần 9 triệu người, trong đó có khoảng 125,000 tín hữu Công giáo, chiếm tỷ lệ 1,38 %. Tổng số linh mục đang thi hành mục vụ tại giáo phận là 41. Trên địa bàn giáo phận, miền thượng du có một số đồng bào dân tộc ít người như: Sán Dìu, H'mông, Dao, Mèo, Cao Lan, Hoa, Tày, Nùng sinh sống.

Đức tân Giám mục đã nói: "Thiên Chúa đã dùng Đức Hồng Y Phaolô Giuse giúp giáo phận Bắc Ninh 'Tin ở Tình Yêu', tình yêu của Chúa Cha, đã dùng Đức Cố Giám Mục Giuse Maria để cùng với cả giáo phận 'Xin cho mọi người nên một', như ước nguyện của Chúa Con, thì giờ đây xin Chúa Cha và Chúa Con ban Thánh Thần là chính 'Tình thương và Sự sống' của Thiên Chúa cho giáo phận, để toàn thể Dân Thiên Chúa vùng Kinh Bắc bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống, tức là đón nhận và chia sẻ tình thương và sự sống cho mọi người. Xin Đức Mẹ La Vang giúp con cái Mẹ trong nhiệm vụ cao quý này".
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mời tham dự Đêm thắp nến cầu nguyện tại Allentown TB Pennsylvania hiệp thông với TGP Hà Nội
Ban Mục Vụ
00:07 07/10/2008
THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ ĐÊM THẮP NẾN CẨU NGUYỆN

ALLENTOWN, PA - Cùng chung lời Nguyện Hiệp thông với Tòa Khâm sứ Hà Nội, và Giáo xứ Thái Hà nhằm mục đích giành lại công lý và công bằng, Ban Mục Vụ và qúi cha quyết định tổ chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện. Để bày tỏ sự hiệp thông cùng Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam, đang trong cơn nguy khốn. Cộng Đoàn Công Giáo Vùng Lehigh Valley phối hợp với một số đoàn thể sẽ tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện vào:

Thời gian: Tối thứ Bảy, Ngày 18 Tháng 10 Năm 2008, bắt đầu vào lúc 7:30 tối.
Địa điểm: Nhà Thờ Sts. Simon and Jude - 730 W. Broad Street, Bethlehem.


Qúi cha và Ban Mục Vụ Trân trọng kính mời tòan thể qúi Hội Đòan, qúi ông bà, và các anh chị em không phân biệt chủng tộc, và Tôn Giáo hãy cùng nhau qui tụ về tham dự cho thật đông đủ.

Trân trọng kính mời,

Quí Cha, và Ban Mục Vụ
Cộng Đoàn Công Giáo Vùng Lehigh Valley
Giáo Phận Allentown, Pennsylvania
 
Đề phòng: nạn nhân người Công giáo trong xã hội CS có thể bị lợi dụng trở lại
Lê Thiên
01:02 07/10/2008
Đề phòng nạn nhân người Công giáo trong xã hội CS có thể bị lợi dụng trở lại

Có tin từ Ban Văn hoá Tư tưởng trung ương cộng sản: Đang có một chương trình do Tô Huy Rứa - Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo nhằm tiếp cận với những người Công Giáo từng tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa do Việt cộng tiến hành trước đây để ve vãn, truyên truyền, phân lập họ, dùng họ vào các mục đích bẩn thỉu của cộng sản trong tình hình hiện nay. Những người này đã từng bị Việt cộng lợi dụng xong thì bỏ rơi. Bản thân họ nhận thức rất thấp kém, nên không nhận diện được kẻ thù của họ chính là Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS).

Họ là nạn nhân của nền giáo dục, hệ thống tuyên truyền vô luân cộng sản mà không biết, không biết cho đủ. Có thể nhận diện được ba thù: 1)Thế gian cộng sản; 2)Xác thịt người trong XHCS; 3) Ma quỷ cộng sản.

Cộng sản đã dùng những nhà thơ bất lương như Tố Hữu để tuyên truyền học thuyết bất lương cộng sản. Họ thành công đến mức tư duy của con người Việt Nam đến giờ phút này vẫn còn âm vang những vần thơ cộng sản satan. Sau đây là một trong trăm ngàn thí dụ người CS lợi dụng những người đã xung phong cho họ như thế nào:

Nạn nhân người Công giáo trong xã hội CS: Nữ thanh niên xung phong

Thu về trên má gái tàn phai
Sầu úa lên môi lệ cạn rồi
Tuổi xuân dâng hiến giờ không nhớ?
Thời gian quên lãng ôi người ơi...

Xung phong! không tiếc đời con gái
Con đường bom nổ sợ tay ai?
Chiến trường tanh máu-Hồn trinh nữ
Chị về dù má có tàn phai...

Giờ lặng như không hồn có lắng?
Không nghe-không biết người có hay?
Đi lễ nhìn xem mà cũng tỏ...
Lòng như ngọn nến dâng lên NGƯỜI.


Tôi có người chị họ, đi thanh niên xung phong hoả tuyến mười mấy năm... Hồi chiến tranh Nam Việt - Bắc Việt - Mỹ - Nga - Trung. Năm 1973 thì họ cho về nhà. Vì ta đã toàn thắng, Mỹ đã cút về Mỹ - Là lời chị tôi nói. Có người bảo chị tôi tàng tàng. Tôi chẳng thấy gì.

Rủi thay, khi về tai chị đã bị điếc đặc vì bom Mỹ. Và khổ thay, chị tôi không được học chữ. Hồi làm thanh niên xung phong ngoài hoả tuyến, người ta chỉ dậy cầm cái cờ. Cái xanh cái đỏ phất lên phất xuống làm tín hiệu gì đó thôi [Chị vẫn còn mấy cái cờ cầm về làm kỉ niệm]. Nên bây giờ chị không giao tiếp được bằng chữ viết. Chị tôi cứ nhìn và cười.

Khi về nhà chị đã ba mấy gần bốn mươi tuổi. Chị vừa điếc, lại vừa yếu không gánh được nặng. Ở quê, ai mà lấy?. Thành ra chị không có chồng. Đành ở giá... Nay thì đã già, càng không làm ruộng được, lại chẳng có chế độ gì của nhà nước. Chị khổ lắm - Là lời tôi nói. Có người bảo: Cho chết, hồi xưa tao đã nói. Còn nghe thằng xã đội, điểm chỉ vào giấy xung phong. Tôi thấy càng tội.

Khi mọi người nghe trên tivi nói có người đòi được chế độ của nhà nước. Tôi được tiếng là “Làm To” nên mọi người cử tôi tìm hiểu, làm chế độ cho chị. Ai cũng hy vọng. Chị thì không nghe-không biết nên chỉ cười.

Tôi đi hỏi. Người ta nói là có xem xét nhưng phải chị trực tiếp đi. Tôi về nói với chị. Nhưng chị bị điếc, nói chị chỉ cười. Không nghe được, nên không biết được. Không biết nên không làm được, chị cứ thui thủi... Tôi chẳng biết làm sao???

Chị tôi vẫn đi lễ nhà thờ, vẫn “Nghe” giảng bằng mắt. Vẫn lặng lẽ sống chẳng phiền đến ai. Tôi cho tiền, chị tôi cất đi và mua hoa, nến... Chị vẫn đọc được kinh. Kinh gì chị cũng thuộc. Nhưng phải có người ngồi cạnh. Sai kinh, sai nhịp... thì cấu một cái để chị biết. Sau chị không nhờ người cấu nữa. Chị chỉ lầm rầm trong miệng.

Tôi đi hỏi người ta lần nữa về tình cảnh của chị. Tôi xin làm thay. Hết bao nhiêu cũng được. Họ nói: Chỉ những TNXP đã chết người ta mới làm chế độ “Vắng mặt". Họ đã làm “Vắng mặt” khối trường hợp rồi. Nhiều gia đình, người thân của TNXP được truy lĩnh một mớ tiền. Tôi định nói cho mọi người. Nhưng lại thôi. Vì nói thế thì còn ra thể thống gì nữa???

Giờ chị tôi vẫn “Sống” bên cái trái nhà của vợ chồng người em trai. Nó to hơn cái Toalet của tôi một chút. Nhưng nóng hơn. Thi thoảng chị lại lấy mấy cái cờ ra xem rồi cười một mình. Chị càng ngày càng ít nói. Thành ra như người câm điếc.

Mỗi lần tôi về quê thấy chị. Chị tôi vẫn cười. Chẳng khóc bao giờ. Lần đó tôi đọc bài thơ cho chị mà như hét vào mặt. Dù không nghe được, chị tôi có vẻ trầm lắng.

Đến câu cuối: “Lòng như ngọn nến dâng lên NGƯỜI”... Chị tôi gật gật... Tôi nhìn vào đôi mắt dài dại, miên man của chị.

Rồi tôi tức quá gào lên: “NGƯỜI” tôi viết ở đây là CHÚA đấy, không phải Hồ Chí Minh đâu Nhe' e' e' e' e' e' e' e' e'!!!!!!!!!. Gật gật cái gì?. Nghe được gì không mà gật?. Biết cái gì không mà gật?. Điêêêêêênnnnnnnnnnnn.........

Chị lại nhìn tôi cười. Nhưng tôi thì ức lắm! Mãi mãi còn buồn...

Tặng chị, cùng khóc các bạn đã mất của chị!
 
Người Công giáo Pháp biểu tình trước sứ quán CSVN ở Paris để ủng hộ cuộc tranh đấu cho Công lý ở Việt Nam
Thanh Nguyễn
01:43 07/10/2008
PARIS - Nhận được điện thư chuyển từ một người bạn đồng nghiệp báo là sẽ có một cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam ở đường Boileau vào ngày thứ Bảy 04/10/08 lúc 19:00, ngạc nhiên vì viết toàn bằng tiếng Pháp, tôi liền vào website của họ để xem rõ ràng hơn, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết đây là cộng đồng giáo dân Pháp.

Cha Vincent đang đọc kinh trong cuộc biểu tình
Trời Paris vào đầu thu đã tối sẫm và lạnh, khi tôi tới nơi đã thấy có khoảng 50 người đang đọc kinh cầu nguyện, toàn là người Pháp, rất ít người Việt. Cha Vincent đang đọc kinh cho những người đã hy sinh cho Giáo hội, những người đã làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình…

Vì đến trễ, nên tôi nhìn sang bên cạnh hỏi chị người Việt, chị Nghi cho biết trước đó anh Yvon Baly, trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình có nói về sự hiện diện buổi biểu tình hôm nay nhằm để ủng hộ một cuộc đấu tranh của giáo dân Thái Hà. Anh đã từng về Việt Nam nhiều lần, anh có nói đến tình trạng đàn áp tôn giáo trong nước của nhà nước Việt Nam.

Sau đó Ban tổ chức có mời những người Việt hiện diện lên phát biểu. Chị Nghi đã ngỏ lời cám ơn cộng đồng người Pháp đã quan tâm đến tình trạng nhân quyền của Việt Nam và đã bỏ thời giờ đến tham dự cuộc biểu tình, chị và những người Việt hiện diện rất xúc động, cảm tưởng của chị là người dân Thái Hà sẽ rất cảm kích khi biết được cộng đồng giáo dân Pháp đã tổ chức cuộc biểu tình hôm nay.

Cuộc biểu tình đã kết thúc vào lúc 20:30 sau khi các giáo dân đọc kinh cầu nguyện. Mọi người chia tay nhau trong không khí trao đổi thân mật giữa những người Pháp đến tham dự biểu tình với một số người Việt Nam có mặt về tình hình giáo xứ Thái Hà và những hoạt động của giáo hội Việt Nam hiện tại.

 
Chính trị Việt Nam đi vào vùng thời tiết xấu
BBC
11:16 07/10/2008
Chính trị Việt Nam đi vào vùng thời tiết xấu

Báo điện tử Asia Sentinel vừa có bài 'Hanoi Pain' của tác giả Roger Mitton, cựu phóng viên tờ Straits Times của Singapore tại Hà Nội, nhận xét về tình hình kinh tế-chính trị Việt Nam. BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị:

Tập đoàn lãnh đạo CSVN
Chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng sản VN trở nên sâu rộng hơn vì nền kinh tế tiếp tục đi xuống, đe dọa tới sự bình ổn chính trị ở trong nước.

Tuần trước, Ban Chấp hành TW đảng vừa có phiên họp khẩn cấp nhằm tìm cách thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lạm phát, tình trạng đình công kéo dài và thâm hụt thương mại ngày càng giãn rộng.

Đang tồn tại nhiều quan điểm mâu thuẫn nhau trong nội bộ đảng Cộng sản, từ Bộ Chính trị tới tầng lớp cán bộ địa phương, về nguyên nhân gây ra căn bệnh hiểm nghèo của nền kinh tế VN và cách thức khắc phục chúng.

Các lãnh đạo của đảng cũng chia rẽ thành hai phe: một tiếp tục ủng hộ chính sách phát triển tốc độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và một quy tụ xung quanh Tổng bí thư Nông Đức Mạnh với chủ trương hợp nhất phát triển, chậm hơn nhưng bền vững hơn.

Các khác biệt về tư duy kinh tế này quện gắn với các than phiền cá nhân lâu nay về việc ông Dũng tiến cử nhiều nhà kỹ trị và đồng hương miền Nam của ông mà loại bớt đi nhiều nhân vật cao cấp khác, nhất là người miền Trung. Thêm vào những rạn nứt này là chiến dịch chống tham nhũng thiếu hiệu quả của chính ông Thủ tướng, cũng như các đợt trấn áp mới đây đối với các nhà báo và người Công giáo.

Khủng hoảng lãnh đạo

Các nguồn tin bên trong Đảng và giới ngoại giao cho biết ngày càng có nhiều đồn đoán rằng nếu các chia rẽ sâu sắc thêm nữa thì chúng có thể gây ra khủng hoảng về lãnh đạo trong tương lai gần.

Hội nghị TW tuần trước, cuộc họp lần thứ ba trong năm chưa có tiền lệ của cả 160 thành viên Ban Chấp hành, đã được triệu tập một cách vội vã nhằm ngăn chặn tình trạng bức xúc của người dân và tập trung ý lực vào cuộc khủng hoảng kinh tế vốn đang bắt đầu đe dọa bình ổn xã hội cũng như quyền lãnh đạo của Đảng.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia VN tại Học viện Quốc phòng Úc châu, nói: "Hội nghị TW lần ba cho thấy là một điều gì đó rất quan trọng đang được thảo luận".

Ông Nguyễn Trần Bạt, chủ tịch tập đoàn Investconsult, một trong các công ty tư vấn kinh tế lớn nhất VN, nhận xét: "Hội nghị lần này rất quan trọng vì nó chú trọng vào việc giải quyết lạm phát và phản ứng trước tình trạng suy sụp trên thị trường Hoa Kỳ".

Tại hội nghị trung ương lần trước, Ban Chấp hành TW đảng, vốn hết kiên nhẫn trước tình trạng lạm phát tăng gần 30%, đã trao cho bộ Chính trị trách nhiệm quản lý nền kinh tế cho tới hết năm. Quyết định này được cho như tước quyền điều hành của chính phủ ông Dũng.

Bản thân ông Thủ tướng và giới thân cận của ông không thể làm gì trước quyết định này vì họ chỉ chiếm số ít trong Bộ Chính trị, nơi các ủng hộ viên của tổng bí thư Nông Đức Mạnh chiếm ưu thế.

Hội nghị TW 7 hồi tháng Bảy không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy sự bất tín nhiệm đối với ông Thủ tướng, mà là chỉ dấu rằng nhiều người trong Ban Chấp hành không tin ông là lựa chọn đúng cho việc điều hành đất nước trong thời kỳ khó khăn này. Và việc hội nghị 8 được triệu tập cho thấy rõ là những người này vẫn chưa được thuyết phục ngược lại.

Không ấn tượng

Chỉ một ngày trước khi Hội nghị mở màn, thủ tướng Dũng còn lặp lại rằng các bộ ngành phải ưu tiên kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội và duy trì phát triển bền vững.

Ông cũng tiếp tục thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay, tỷ lệ mà nhiều người cho là không thể đạt được.

Ngân hàng Phát triển Á châu và một số tổ chức khác dự đoán con số khoảng 5%.

Tại Hội nghị TW tuần trước, đảng CS khôn ngoan điều chỉnh dự đoán của mình một cách chung chung, rằng "tỷ lệ tăng trưởng cần được duy trì ở mức phù hợp và bền vững".

Ông Dũng cũng ra lệnh cho các bộ ngành, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước VN, phải chú ý tới các dao động trên thị trường tài chính thế giới và Hoa Kỳ để đưa ra được các biện pháp bảo đảm sống còn của hệ thống ngân hàng trong nước.

Theo ông Thủ tướng, người từng có thời giữ chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho tới nay khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ chưa gây ảnh hưởng nhiều tới kinh tế VN.

Thế nhưng giới kinh doanh VN lại cho thấy quan ngại rằng suy giảm kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế vốn đã yếu ớt của VN.

Ông Nguyễn Trần Bạt nói: "Rõ ràng, suy giảm kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Đảng và có thể sẽ phải điều chỉnh các mục tiêu lâu dài".

Sự lạc quan có chừng mực của ông Dũng trái hẳn với lời phát biểu trong diễn văn khai mạc của ông Mạnh. Ngoài mặt, từ ngữ của hai ông có thể không quá khác nhau, nhưng tương phản ở bề chìm vô cùng rõ rệt.

Trong một năm trở lại đây, tình hình kinh tế VN đã xấu lại còn xấu hơn, với thị trường xuất khẩu lớn nhất Hoa Kỳ đang dần lâm vào nguy cơ suy thoái. Mọi việc có thể còn tồi tệ thêm nữa khi các gia đình thu nhập trung bình và thấp phải chịu các đợt tăng giá dịch vụ thiết yếu.

Tình trạng bất mãn trong dân và nạn đình công, lãn công có nguy cơ tăng cao.

Phải thêm thời gian nữa mới có thể biết được hội nghị tuần trước có khiến lãnh đạo đảng CS đưa ra thêm hành động nào nữa hay không. Nếu không, có thể sẽ có thêm một hội nghị trung ương nữa, hoặc thậm chí một đại hội giữa kỳ, mà trong đó các lãnh đạo chủ chốt kể cả ông Dũng và ông Mạnh, bị cho ra ngoài lề hoặc thay thế.

Đồng thuận

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cảnh báo trong diễn văn bế mạc của mình tại Hội nghị TW 8:"Phải coi trọng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền, tạo sự nhất trí, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và mọi cấp, mọi ngành".

Đảng Cộng sản không chỉ lo lắng về chia rẽ nội bộ mà còn quan ngại về các vấn đề xã hội và đối lập về chính trị.

Đó là nguyên nhân tại sao có các đợt trấn áp mới rồi đối với các nhà báo và phe Công giáo.

Thủ tướng Dũng đã gọi các cuộc biểu tình mới đây của người Công giáo là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và nói nếu không chấm dứt, các hoạt động này có thể ảnh hưởng xấu tới quan hệ đang tốt đẹp giữa Nhà nước và Giáo hội.

Các quan chức cấp thành phố, đặc biệt những người có liên hệ với các nhân vật kỳ cựu như Tổng bí thư Mạnh hay các ông Trương Tấn Sang hoặc Lê Hồng Anh, đã muốn có hành động mạnh tay hơn. Họ nghĩ rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tây hiện đang quá bận bịu với tình trạng khủng hoảng tài chính và bầu cử tổng thống Mỹ để mà chú ý tới việc trấn áp tôn giáo và báo chí ở VN.

Thế nhưng một số người khác, chủ yếu thuộc phe hòa hoãn hơn của ông Thủ tướng, cho rằng tốt nhất là cả hai bên cùng bình tĩnh lại.

Giáo sư Thayer nói:"Một lập trường cứng rắn đối với Giáo hội Công giáo không phải là ý tưởng hay và nó còn tồi tệ hơn nữa trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Tất nhiên, phe bảo thủ sẽ nêu quan ngại về ổn định chính trị làm lý do".

Việc trấn áp báo chí cũng như phe Công giáo là những chủ đề cũng đã được thảo luận tại Hội nghị TW tuần trước vì, cũng giống như tình hình kinh tế, chúng gắn liền với sự ám ảnh của Đảng về ổn định chính trị và duy trì độc đảng.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển tại Hà Nội, nói: "Đảng CS luôn luôn lấy quan ngại về ổn định làm lý do chống dân chủ hóa và họ sẽ còn tiếp tục làm như vậy".

Lãnh đạo Đảng cho sự ổn định chính trị trong nước là nền tảng của sức thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là khi các nước lân cận như Malaysia, Thái Lan và Philippines đều đang mất ổn định.

Một phúc trình của tổ chức Business Monitor International Ltd ra hồi đầu năm, trong có xếp hạng các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương dựa theo nguy cơ chính trị, đặt VN vào vị trí thứ hai về bình ổn chính trị ngắn hạn, tương đương Hong Kong và chỉ sau Singapore.

Ông Vũ Mão, cựu chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội VN, nói: "Tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn khi nghe thấy rằng ổn định chính trị trước mắt tại VN được coi trọng quá."

"Đánh giá như vậy theo quan điểm của tôi là hơi quá, và không tính đến các vấn đề lâu nay của đất nước như quyền sử dụng đất đai, tình trạng nghèo đói ở nông thôn và chất lượng sống của công nhân thu nhập thấp."

Thực vậy, trong đánh giá nguy cơ chính trị về lâu dài, bản phúc trình nói trên xếp VN xuống gần cuối bảng, chỉ hơn Lào và Miến Điện đôi chút.

Tất nhiên, cho dù có tranh chấp nội bộ trong ban lãnh đạo đảng cầm quyền, ít người nghĩ chính thể cộng sản tại VN có thể sụp đổ vì lý do kinh tế hay vì hoạt động của một số nhân vật bất đồng chính kiến, nhà báo hay tu sỹ.

Thế nhưng điều chắc chắn là ban lãnh đạo hiện thời đang bị áp lực nặng nề và không thể không triệu tập cuộc họp khẩn như hội nghị tuần rồi. Những chi tiết của cuộc hội nghị đang dần dần được làm rõ.

(Nguồn BBC: 07 Tháng 10 2008 - Cập nhật 10h39 GMT)
 
Ký sự ''quá giang'': Vị đắng của những chuyến đi xa
Trần Ngọc Châu
11:21 07/10/2008
Ai công kích TGM Ngô Quang Kiệt nên đọc lại bài này của VNNet để đừng mê ngủ nữa!

"Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng." TGM Ngô Quang Kiệt

Ký sự "quá giang": Vị đắng của những chuyến đi xa

(Nguồn: Trần Ngọc Châu, TP.HCM, tháng 1/1989, Saigon Times)

(VietNamNet)- Cũng chỉ là mượn chuyện người khác mà nói tâm sự của mình. Thật ra thời nào có khó khăn của thời đó, điều quan trọng là khó khăn có được thay đổi hay không. Rõ ràng những khó khăn trong bài ký sự gần như không còn nữa những cũng không phải mọi chuyện đã trở nên dễ dàng trôi qua.

Bài này đăng trên báo Xuân Tuổi Trẻ năm 1989, 17 năm trước. Có lẽ là lần đầu tiên cụm thuật ngữ "ký sự quá giang" được sử dụng trên báo.

VietNamNet trân trọng giới thiệu ghi chép này của nhà báo Trần Ngọc Châu. "Ôn cố tri tân", nhìn lại quá khứ để vui mừng, tự hào trước thành tựu công cuộc đổi mới của đất nước. Cũng để mỗi người tự nhắc nhau: còn rất nhiều việc phải làm để Việt Nam bay lên, thoát khỏi cảnh tụt hậu, thua kém với người.

Về một thời không dám nhận mình là người Việt

Một đồng chí giám đốc thuộc loại trẻ, có học thức, sau khi kể với tôi chuyện đi Tây, đã than: "Phải chi nhà báo các ông được đi nhiều để viết cho dân mình, cán bộ mình cùng đọc, cùng hiểu cái thân phận nghèo nhất thế giới của chúng ta mà đủ nhục như cái nhục mất nước, vậy mới quyết chí vươn lên nổi".

Nhưng thưa bạn đọc, nếu chờ tới lượt mình đi nước ngoài thì "còn khuya" nên tôi mạn phép mượn lời kể của những nhà quản lý mà tôi đã gặp sau những chuyến đi học tập bên xứ người để viết bài ký sự dưới đây.

Có một người ngoại quốc từng muốn: "Ngủ một giấc, sáng ra thấy mình là người Việt Nam". Câu nói này hình như chỉ mở đầu cho những câu chuyện cổ tích!

Lần đầu tiên đến Thái Lan, ngồi đợi ở sân bay Bangkok, tôi thấy một đoàn người xếp hàng dài dưới nắng mà không được vào ga. Hỏi ra mới biết đó là những thanh niên Việt Nam chờ máy bay chở đi lao động ở Trung Đông. Họ không được phép vào ngồi đợi máy bay ở nhà ga như những hành khách khác.

Tôi không hiểu tại sao nhưng cảm thấy nhục vì người Việt Nam mình đi nước ngoài, nhất là các nước tư bản, là phải đi qua cửa ngõ sân bay Bangkok - thay vì chỉ cần qua của ngõ Tân Sơn Nhất của ta - rồi từ đó mới đáp may bay đi tiếp. Cho nên phải chịu bao cảnh ngang trái đau lòng.

Trở lại chuyến đi lao động ở Trung Đông. Một người bạn ngồi ở phi trường với tôi hôm đó kể rằng: người Việt Nam đi Trung đông để đào kênh qua sa mạc, lao động cực nhọc, thỉnh thoảng còn bị đánh đập, vì nước người ta là tư bản. Có anh xa vợ lâu ngày mà bên Trung Đông cái khoản phụ nữ là đặc biệt cấm kỵ nên khi về đến Thái Lan, bao nhiêu tiền dành dụm đem ra ăn chơi xả láng và mắc bệnh không dám về nước nữa.

Nhân chuyện này tôi nhớ có lần đi dự một hội nghị du lịch ở Tiệp Khắc, ở đó, tôi đã xem trên truyền hình một bộ phim tài liệu hình sự, diễn ra cảnh các thanh niên Việt Nam lao động hợp tác tại Tiệp Khắc thanh toán nhau bằng búa. Tôi chợt hiểu tại sao tôi đón mãi mà xe buýt không dừng, đến khi mang huy hiệu phái đoàn Nhật thì mới đón được xe. Cũng không lạ gì cảnh người Việt Nam ở Matxcơva không dám chào nhau bằng tiếng Việt vào thời điểm có một thanh niên Việt Nam giết một cảnh sát vì bị bắt quả tang nấu rượu lậu.

Còn đâu huyền thoại về người Việt Nam anh hùng? Khi tôi đến nước Pháp hào hoa, đi ăn ở nhà hàng với mấy anh bạn Việt kiều, mấy ông khách bàn bên cạnh thấy chúng tôi là người châu Á, hỏi: "Mày là người nước nào?" Tôi chưa kịp trả lời đã nghe người bạn Việt kiều: "Người Nhật". "A, ông khách ngoại quốc kêu lên - nước Nhật của ông giỏi lắm. Xin cụng ly chúc mừng ông!".

Một lần khác tôi được giới thiệu là người Phi Luật Tân, thì người ta nói: "Nước ông còn đỡ hơn Việt Nam". Ở Matxcơva tôi thử nói người Trung Quốc xem sao thì được câu trả lời: "Ông nên gửi hàng thêm. Hàng của nước ông tốt lắm. Còn hàng Việt Nam ở Nga thì quá tệ".

Đó chỉ là những câu nói vô tình vì họ không biết tôi là người Việt và chính vì vậy, những câu nói đó chứa đầy vị đắng của sự thật.

Lâu nay chúng ta cứ đóng cửa ca ngợi nhau mà không biết thế giới đang ngày càng vượt quá xa chúng ta. Có dịp đi bàn chuyện buôn bán làm ăn ở một nước Tây Âu tôi mới thấy hết cái lạc hậu của mình.

Ở một nước tư bản, cán bộ kinh doanh của ta khi ngồi vào bàn đàm phán còn hỏi: "Các ông huy động vốn, được cấp vốn bao nhiêu?". Mà không biết rằng họ là tư bản, làm gì có khái niệm "cấp" hay "huy động" như chúng ta. Một điều đáng buồn nữa là trong khi thế giới người ta đã quan niệm quan hệ là: "hai bên cùng có lợi" thì cán bộ ta cứ nghĩ chuyện "đề nghị tài trợ, giúp đỡ, nghĩa là cứ tính chuyện... xin - cho".

Vì sao phải cám ơn người lẽ ra phải cám ơn mình?

Có lần tôi cũng tự xỉ vả mình vì tỏ ra choáng ngợp trước không biết cơ man nào là hàng hoá trên những đường phố Bangkok. Tôi đã đi lại hàng giờ trước những cửa hàng bán lốp ô tô xếp cao như núi, mà nhớ lại nỗi cay đắng của mình khi làm đơn xin duyệt một cái lốp ô tô, chờ cả tháng trời, lại xuống Vũng Tàu mới có.

Đến khi sang Singapore tôi mới khám phá ra rằng nỗi vui của tôi khi đọc tin trên báo chí mình ca ngợi một số nhà máy dệt "hiện đại hoá thiết bị" nhập máy mới, rẻ, tiết kiệm cả triệu USD là chuyện buồn cười. Singapore, Nhật, CHLB Đức đâu còn muốn dệt vải nữa vì nhân công quá đắt.

Ta cảm ơn họ rối rít trong khi lẽ ra họ phải cám ơn ta mới đúng, vì đã lãnh "của nợ" giùm họ (dù của nợ này cũng tốt chán với chúng ta). Chẳng qua chúng ta thiếu thông tin, như anh mù xem voi: đụng cái nào cũng là "voi cả".

Ở Manila, tôi để ý thấy người ta quảng cáo rầm rộ trên ti-vi những sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài được sản xuất lắp ráp tại chính Phi Luật Tân, theo kiểu sous-license, mà không mặc cảm, tự ti dân tộc chút nào, vì hàng vừa tốt vừa rẻ. Tôi đến thăm hãng Samsung ở Seoul. Trước đây hãng này cũng làm theo công nghệ Nhật và sản phẩm của hãng cũng mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng sau khi cải tiến được 50% các chi tiết thì sản phẩm được mang nhãn hiệu Samsung, hiện không kém gì hàng Nhật giá cả lại rẻ hơn.

Tôi được biết tiền lương tháng của một công nhân quét dọn ở đây là 500 đô còn Tổng Giám đốc là 7000 đô trở lên. Lên án chế độ bóc lột công nhân tận xương tuỷ như thế nào đây?

Nói đến chuyện sản xuất sous-license tôi nhớ hồi trước năm 1975 tại ngay Sài Gòn đã có nhiều hãng làm như vậy: National, Sanyo, Renault... Rất tiếc chúng ta đã để lỡ mất cơ hội, nay thấy người tiến bộ mà thèm.

Giờ xin nói sang chuyện dịch vụ. Ở các thành phố mà tôi đã đi qua: Tokyo, Singapore, Manila, Bangkok, Seoul... bất cứ đâu trong thành phố cũng đều có bàn "exchange" (đổi ngoại tệ) tạo mọi sự dễ dàng cho du khách chứ không khó khăn, kỳ cục như bên ta. Đặc biệt ở Manila tôi thấy các quầy đổi tiền của Ngân hàng Nhà nước đổi giá cao hơn của tư nhân. Cho nên phần lớn ngoại tệ đều rơi vào tay Nhà nước. Cách làm này hoàn toàn ngược với chúng ta.

Ở Thái Lan mạng lưới phục vụ cũng như thái độ phục vụ so với ta, có thể nói là "cực kỳ". Ấn tượng đầu tiên là thủ tục hải quan sân bay quá nhẹ nhàng. Hàng hoá ngoại quốc mang vô nước họ không thành vấn đề. Riêng hàng tiêu dùng mà Thái Lan không sản xuất, được mang vào tự do, không phải chịu thuế má gì cả.

Tôi đã đến bãi biển du lịch Pattaya. Cảnh quan nơi đây đâu sánh nổi với Vũng Tàu, Nha Trang chứ đừng nói chi Hạ Long, Đà Nẵng, thế mà du khách nườm nượp, phải kể con số triệu mỗi năm. Bởi họ biết tổ chức phục vụ tối đa mọi nhu cầu của con người, từ phòng tập thể dục đến bể bơi và kể cả "sex tours". Quan niệm đạo đức đã thành nếp không cho phép tôi chấp nhận một dịch vụ công khai như vậy. Nhưng đây là một vấn đề kinh tế dịch vụ dù có "dị ứng" về mặt đạo đức nhưng tôi vẫn phải công nhận sự tồn tại có lý của nó.

Tại khách sạn tôi ở có một phòng rất sang trong đó có các cô gái xinh đẹp mang số hiệu đoàng hoàng. Khách bên ngoài nhìn vào có thể lựa chọn. Phản ứng đầu tiên của tôi là phẫn nộ, nhưng nhớ lại cảnh bên nhà: ngoài đường ban đêm không thiếu các cô gái ăn sương, thậm chí báo chí đã đăng nhiều phóng sự nên tôi đành "điều chỉnh" phản ứng của tôi. Từ bên trong các cô không nhìn thấy mình đang bị lựa chọn như một món hàng. Ở Manila, các khách sạn lớn tuyển chọn những cô gái hoàn toàn tự nguyện.

Vào Việt Nam: buồn quá

Tôi tìm hiểu và ngạc nhiên khi biết có đoàn du khách nước ngoài vào Việt Nam và than: buồn quá. Sau đó họ bay sang Thái Lan, Mã Lai vung tiền "đổi một trận cười như không". (Đương nhiên chúng ta không thể làm như họ nhưng cũng không thể bình chân như vại, chịu cảnh thất thu). Đó chẳng phải là nỗi đau của những nhà làm du lịch hay sao? Riêng tôi, càng đi càng thấy đau.

Lúc đến Singapore, tôi để ý thấy trong danh bạ điện thoại ở khách sạn, nhà hàng đều có câu đại ý: có thể gọi khắp thế giới ngoại trừ Việt Nam. Tôi bàng hoàng vì không thể ngờ trong thời đại bùng nổ thông tin này vì kém cỏi mà mình đã bị loại ra khỏi hệ thống. Họ hận thù vì ta là xã hội chủ nghĩa? Nhưng Tiệp Khắc, Liên Xô, Trung Quốc thì sao? Tôi không lý giải được, chỉ thấy một nỗi nhục canh cánh bên lòng.

Ở Seoul tôi bị một nỗi đau khác gặm nhấm khi thấy trên đường phố toàn xe hơi nhưng không tìm đâu ra một xe nào do nước ngoài sản xuất. Người Nam Triều Tiên toàn đi xe hơi do nước họ sản xuất. Cũng không nên vội vàng so sánh với Việt Nam bởi ta chưa sản xuất được xe hơi. Có điều tôi đau khi biết rằng chủ hãng xe hơi lớn nhất Nam Triều Tiên hiện nay, hãng Hyundai, là con trai một nông dân mà lúc cha của ông ta còn cày ruộng thì ở Sài Gòn, người ta đã lắp ráp xe La Dalat rồi.

Trước đây nhiều người sợ rằng nếu mở cửa du lịch thì văn hoá tư sản sẽ ùa vào, đầu độc thanh niên nước ta nhưng đi một số nước tôi thấy không hẳn thanh niên nước đó chỉ biết ăn chơi, sống vội. Như ở Seoul chẳng hạn, thanh niên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, lúc nào cũng thắt cavạt rất chững chạc, văn minh. Tôi để ý thấy họ rất ít nhậu nhẹt và hút thuốc ngoài đường phố. Ở Seoul 10 ngày tôi chỉ mời được 1 người hút thuốc. Có lẽ rượu, thuốc lá đều rất đắt mà họ lại tiết kiệm tiêu xài chứ không "xả láng sáng nghỉ sớm" như quan niệm của một số bạn trẻ chúng ta.

Ai đi xa về lại không sung sướng khi máy bay đến gần Tổ quốc. Tôi không có niềm sung sướng đó mà chỉ hồi hộp, lo âu vì biết bao thủ tục phiền hà đang chờ đợi. Rời sân bay Bangkok chưa đầy mười lăm phút đã thấy nhân viên hàng không phát cho hành khách mỗi người bốn tờ giấy dài đầy chữ.

Hầu như thấy vui đó mà chỉ có cảm giác hồi hộp, lo âu vì biết bao thủ tục phiền hà đang chờ đợi. Hầu như mọi thứ lỉnh kỉnh đều phải khai ra hết, bao nhiêu áo Pullthun, áo gió, quần bò cho đến một đồng đô còn sót. Chưa khai hết một tờ đã dọn ăn. Có hành khách không kịp ăn vì còn phải vật lộn với những khoản mục trong tờ khai.

Tôi chợt nghe hai ông khách nói tiếng Anh ở hàng ghế trước: "Ông đi Việt Nam du lịch?". "Không, tôi có việc mới đến, chứ xứ sở quá phiền hà này đi du lịch cái gì". Tôi như bị tát tay hay một gáo nước lạnh vào mặt.

Chưa hết, xuống nhà ga phi cảng lại phải chờ hàng giờ, mồ hôi đẫm lưng áo mà thủ tục dường như cứ đứng ì một chỗ. Một ông khách tưởng tôi là người ngoại quốc, lắc đầu nói: "Mất cả giờ rồi mà chúng ta chưa ra khỏi phi trường, không có đâu như ở đây". Tôi đỏ mặt xấu hổ nhưng không biết nói sao.

Các bàn để làm thủ tục hải quan xếp theo hình chữ U quanh hành khách cũng gây cảm giác sợ hãi như đứng trước vành móng ngựa. Tôi đã đi qua nhiều nước và có ý so sánh bên mình qua các cửa sân bay nên bấm giờ để coi thủ tục họ nhanh -chậm thế nào.

Phải nói các nước XHCN còn chậm, nhưng các nước tư bản thì không quá vài phút. Ở phi trường Nhật chỉ 5 phút. Ở Bangkok, mình đi chậm, nhân viên hải quan còn hối thúc đi nhanh. Ở các nước, tờ khai của họ chỉ bằng bàn tay với bốn năm câu hỏi, chủ yếu để thông báo khi có tai nạn. Ở Bangkok, mang vào trên 10.000 đô la thì mới khai, nhưng không khai cũng không sao. Họ sợ mất khách du lịch vì một thái độ bất nhã nào đó, nên rất tránh khám xét. Họ dám bỏ con tép để câu con tôm chứ không cò con như chúng ta. Cái cảm giác dễ chịu không thể nào có được khi đứng trước những khuôn mặt lạnh lùng, nghi kỵ tại căn phòng làm thủ tục ở sân bay. Đối với người đi du lịch, cái thích nhất chưa hẳn là cảnh đẹp, gái đẹp mà lòng hiếu khách.

Kết thúc bài ký sự "quá giang" này, tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn (và cả xin lỗi) những đồng chí xưng "tôi" rong bài: Nguyễn Bá, Lê Công Giàu, Đặng Trung Tín, Lê Hùng Dũng, Khiều Thiện Thuật, Phan Phùng Sanh và Nguyễn Đăng Liêm, những người đã mất thì giờ cho nhà báo sau những chuyến đi xa.

Cái cảnh "quá giang" cũng là đặc biệt, nhưng biết làm thế nào đối với một nhà báo quá đói thông tin. Lại nữa: mùa xuân "trông người lại ngẫm đến ta", chẳng khác nào uống thuốc đắng, không có thú vị gì; nhưng tổ tiên vẫn dạy: thuốc đắng dã tật. Nghìn chén đắng thế này cũng chưa đã tật đâu, tôi chỉ mong nỗi nhục này góp phần thức tỉnh chúng ta, vươn lên làm giàu và sống có văn hoá, văn minh thật sự, chứ không mãi tự ru mình trong những ánh hào quang.
 
Cuộc cách mạng Hạt Lúa
Hạt lúa thành phố biển
11:31 07/10/2008
CUỘC CÁCH MẠNG HẠT LÚA

Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi nó mới sinh nhiều hạt khác.” Giáo hội công giáo Việt Nam hơn lúc nào hết đang sống một cách sát sao nhất “cuộc đời hạt lúa”

1. Hạt lúa – hạt đau khổ:
Rơi xuống đất, hạt lúa bắt đầu bị đất bao phủ, chìm vào tăm tối và bắt đầu tan rã. Giáo hội công giáo Việt Nam cũng đang bị đâm toạc, cắt nát từ nhiều phía. Vẫn còn đó những giáo dân thân mình bầm dập vì rùi cui điện, vẫn còn vang vọng những tiếng khóc của con trẻ với nước mắt giàn giụa vì ngộp hơi cay. Còn trên báo đài, danh dự của giáo hội vẫn đang bị mạt sát, mạ lỵ tới sát đất. Và vẫn còn đó giây thép gai rạch nát bầu trời tự do, cứa vào biết bao trái tim của những tâm hồn giáo dân mộ đạo.

2. Hạt lúa – hạt sự thật:
Có sự thật nào mà lại không đau đớn. Cổ nhân có câu: “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Hạt lúa đau khổ vì hạt lúa mang thông điệp sinh tồn, giáo hội đau khổ vì giáo hội mang thông điệp thập giá. Chẳng có thông điệp nào hoàn hảo và thật cho bằng thông điệp thập giá. Vũ trụ này chẳng phải có hình thập giá hay sao? Vạn vật thiên nhiên chẳng phải đang tuân theo quy luật sống và chết, có sinh ra có mất đi hay sao? Thập giá đau đớn lắm vì nó đòi cắt bỏ mọi tham lam, mọi cường quyền, gột bỏ mọi tư lợi bất chính, lột bỏ mọi mặt nạ giả tạo…Tất cả mọi thứ đều trở nên trần trụi khi đứng trước sự thật tuyệt đỉnh đó là thập giá.

3. Hạt lúa – hạt tình yêu:
Sự thật thập giá là sự thật tình yêu. Chẳng có thước đo nào xứng đáng với tình yêu cho bằng thước đo thập giá. Chính kinh thánh nói: “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu”. Giáo hội công giáo cũng đang lấy thập giá để đo sức nóng tình yêu của mình với đất nước, với dân tộc. Giáo hội đang bị cắt nát, đâm thọc chỉ vì yêu mảnh đất cong cong lam lũ, với những con người vất vả lầm than. Chứng kiến đạo đức truyền thống của dân tộc bị băng hoại, con người mất niềm tin vào nhau, còn những người lãnh đạo trở thành những người “nói dối leo lẻo, nói dối chẳng chớp mắt, nói dối không biết ngượng”, giáo hội công giáo Việt Nam đã nói lên tiếng nói thức tỉnh sự thật, thức tỉnh công lý, dẫu biết rằng giá trị của sự thật nhiều khi quá đắt.

4. Hạt lúa – hạt cách mạng:
Hạt lúa cách mạng vì hạt lúa không bịn rịn với sự im lặng ngọt ngào khi nằm im trong bồ thóc. Không! Hạt lúa gieo mình vào lòng đất và dứt khoát đứng lên, cương quyết đứng lên, quyết liệt cắt bỏ những gì níu kéo trong lòng đất tăm tối ám muội. Hạt lúa đang làm cách mạng.

Đúng thế chẳng có thứ gì có thể làm cách mạng ngoại trừ tình yêu. Các cuộc cách mạng khác đều là giả tạo, đều dẫn đến ngõ cụt. Cách mạng công nghiệp ư? Cách mạng vô sản ư? Cách mạng điện toán toàn cầu ư? Tất cả chỉ là ảo tưởng, tất cả chỉ rơi vào bế tắc. Cái được gọi là cách mạng công nghiệp đã sinh ra một thế giới kiệt quệ tài nguyên, sinh thái ô nhớp bẩn thỉu, chiến tranh thế giới huynh đệ tương tàn. Cái được gọi là cách mạng vô sản đã tạo ra những xã hội lông lá nguyên thủy, đầy bất công, đầy trụy lạc, bởi nó đã dùng phương pháp “giết người cướp của” để phân chia lại của cải với nhau. Còn cái được gọi là cách mạng điện toán toàn cầu cũng đang đưa loài người vào thời đại số ảo, các quan hệ giềng cột của xã hội trở thành những quan hệ ảo trên mạng điện toán (internet).

Chỉ có cuộc cách mạng của tình yêu mới là cuộc cách mạng chân chính, bởi tình yêu mang thông điệp sự thật, thông điệp giải phóng, thông điệp “chết cho người mình yêu”. Giáo hội công giáo Việt Nam đang chết đi vì tình yêu. Sao thương quá một đất nước đau khổ, vất vả còng lưng vì chiến tranh. Sao yêu quá những con người lam lũ dẫu trong lầm than tủi nhục vẫn rất thân thiện và đầy vị tha…

5. Hạt lúa – hạt trổ sinh:
Hạt lúa dẫu âm thầm nhưng nó mang một sức sống âm ỉ mãnh liệt, đẩy bật tung lớp đất đè nén bên trên để vươn mình vào không gian tự do, đón nắng tình trời nồng ấm, hứng giọt mưa sự thật tinh trong.

Mầm sống nảy sinh từ đất chết. Hạt lúa chết đi nhưng nó sinh ra mười hạt khác, hai mươi hạt khác, thậm chí một trăm hạt khác. Những hạt lúa này lại mang thông điệp sự thật, thông điệp tình yêu, thông điệp thập giá, và lại có thêm hàng nghìn, hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu hạt lúa khác. Hạt lúa là hạt lan truyền, hạt cấp số nhân. Không gì che đậy được sự thật vì bàn tay không che nổi mặt trời. Không gì ngăn cản được sự sống vì không ai dừng được vũ trụ. Không gì ngăn được thập giá, vì thập giá là cánh cửa bước vào cõi sống, và là chìa khóa vận hành vũ trụ.

Một hạt lúa ngã xuống đất nhưng có trăm nghìn hạt lúa khác sinh ra. Một Ngô Quang Kiệt, một Thích Quảng Độ đang bị kềm kẹp nhưng có tới trăm nghìn Ngô Quang Kiệt khác, Thích Quảng Độ khác đang hăng say. Và kìa mùa gặt đang đến.

6. Mùa gặt:
Một hạt lúa không thể làm nên một mùa gặt. Mỗi người hãy là một hạt lúa, hạt lúa của đau khổ, hạt lúa của sự thật, hạt lúa của tình yêu, hạt lúa của sự lan truyền, hạt lúa của cách mạng. Cánh đồng đang ngày càng trải dài tít tắp với những hạt lúa nông dân Thái Bình, hạt lúa nông dân Nghệ An, hạt lúa nông dân miền tây Nam bộ. Góp mặt trên cánh đồng lúa mênh mông này còn có những hạt lúa sinh viên, hạt lúa tôn giáo. Chỉ không lâu nữa đâu, từ những hạt lúa Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Điếu Cày, Ngô Quang Kiệt, Thích Quảng Độ… sẽ là tám mươi ba triệu hạt lúa khác. Một mùa gặt bội thu!!!
 
Giáo xứ Yên Đại thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình (lần 2)
Minh Tâm
12:55 07/10/2008
VINH - Cả đất trời như im lặng chìm lắng trong tiếng hát và những lời cầu kinh, sáng lấp lánh bởi muôn ánh nến. Trái tim của muôn người như hòa chung một nhịp đập cùng hướng về giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ yêu thương.

Đêm mồng 4/10, trong tâm tình hiệp thông cầu nguyện với Hội Thánh tại Việt Nam, cộng đoàn giáo xứ Yên Đại (thuộc giáo hạt Cầu Rầm, giáo phận Vinh) lần thứ 2 tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam, cách riêng cho cộng đoàn giáo xứ Thái Hà và Tổng giáo phận Hà Nội, cho đất nước Việt Nam thân yêu và đặc biệt cho công lý, sự thật đang bị đe dọa và chà đạp một cách nghiêm trọng! Có lẽ đó là một đêm thứ 7 đáng nhớ và vô cùng ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người giáo dân. Khối đoàn kết Kitô giáo dường như được siết chặt thêm và tinh thần hiệp thông giữa những người Kitô hữu được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Bởi đây là lúc họ ý thức được một cách đầy đủ nhất rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội với sự "ưu đãi" như thế nào, và đấu tranh cho công lý, sự thật, đoàn kết hiệp thông là một việc làm hết sức cần thiết. Thế nên, họ "nối vòng tay lớn", hiệp thông cầu nguyện cho nhau và trong giây phút đó, họ cũng không quên cầu nguyện cho đất nước, cầu xin cho sự thật và công lý được tôn trọng và bảo vệ trên quê hương Việt Nam. Buổi cầu nguyện sốt sắng đêm 4/10 tại khuôn viên giáo xứ Yên Đại là một minh chứng cụ thể, xác thực cho tinh thần đoàn kết hiệp thông ấy.

Với tinh thần sẻ chia, hiệp thông và cầu nguyện, chưa đến 7 giờ tối, giáo dân từ khắp các ngả đường đã nhanh chân hướng về khuôn viên thánh đường, không quên mang bên mình một cây nến để thắp sáng cho một niềm tin, và cũng là để xua bớt những tăm tối đang bao phủ trên bầu trời Việt Nam. Đúng 7 giờ tối, ngày 4/10/2008 buổi thắp nến - Chầu Thánh Thể được bắt đầu với sự có mặt của Cha quản xứ, các Tu sĩ năm nữ ở các dòng tu trong địa bàn giáo xứ, cộng đoàn giáo dân giáo xứ Yên Đại và rất nhiều giáo dân đến từ các giáo xứ lân cận của địa phận Vinh. Ước tính có đến hơn 3000 người tham dự.

Bắt đầu chương trình, cha Đôminicô quản xứ Yên Đại có đôi lời khai mạc và tuyên bố lý do, mục đích của buổi cầu nguyện. Trong sự im lặng gần như tuyệt đối, giọng của Ngài cất lên hiền từ, chậm rãi - những tiếng nói như được phát ra từ một trái tim yêu thương vàđang xúc động - "Kính thưa anh chị em, Bề trên kêu gọi chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho công lý, sự thật. Chúng ta kiên trì, nhẫn nại cầu xin…". Tiếp đến Ngài phổ biến cho cộng đoàn một số quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về tình hình căn thẳng liên quan đến vụ việc Tòa Khâm Sứ cũ và giáo xứ Thái Hà trong những ngày vừa qua. Sau đó, Ngài đọc trước toàn thể giáo dân Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cho các Giám mục, tu sĩ và bà con giáo dân trên khắp cả nước, trong đó có đoạn: "… Con đường đối thoại tìm về chân lý, công lý, cũng như lợi ích lâu dài của đất nước là con đường dài gặp nhiều khó khăn, trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn. Vì thế, xin anh chị em tiếp tục hợp ý cầu nguyện riêng cũng như chung trong các cộng đoàn giáo xứ và trong các dòng tu với tinh thần hiệp nhất, yêu thương và ôn hòa".

Sau phần thư chung, các hình ảnh bi thương nhất mà Giáo hội Chúa tại Việt Nam phải gánh chịu trong những ngày vừa qua được chiếu lên một cách đầy đủ, cụ thể trên máy chiếu, trước sự chăm chú dõi theo của hơn 3000 giáo dân. Những hình ảnh sống động xác thực về hình cảnh giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ đực chiếu lên cùng với lời Kinh Hòa Bình nghe sao thống thiết, nhức nhối. Lời kinh được lặp đi lặp lại tạo nên một sự luyến láy, vang vọng trong lòng người: "… Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…".

ự im lặng an đầu bổng chốc bị phá tan. Có những tiếng xót xa đi kèm với những lời phẫn nộ. Tất cả những người có mặt đều cảm động, xót xa trước hiện thực đau thương mà cộng đoàn dân Chúa tại Giáo phận Hà Nội vừa trải qua. Nhìn hình ảnh một người nữ giáo dân bị tra tấn một cách dã man, máu me đầy mặt; rồi hình ảnh những hàng dây thép gai vây bọc lấy chung quanh Tòa Khâm Sứ cùng với lực lượng an ninh và chó nghiệp vụ, hay cảnh chiếc xe của Đức Tổng Kiệt bị chặn lại ngay trước cổng UBND TP HN… không ai là không cảm thấy đau đớn bất bình! Người ta tự hỏi, liệu đây có phải là chính sách "đãi ngộ đặc biệt" mà chính quyền đã rộng lòng ban phát cho giáo dân Công giáo Việt Nam với tinh thần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết dân tộc hay không? Những hình ảnh chân thực vẫn tiếp tục hiện lên trên màn hình và lời kinh hòa bình cứ láy đi láy lại như nhắc nhở mọi người biết thứ tha…

Sau khi được xem phóng sự những hình ảnh của Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, giáo dân càng xúc động hơn khi được nghe lại toàn bộ lời phát biểu của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP HN trong ngày 20/9/2008 vừa qua. Dù chẳng phải là lần đầu tiên được nghe một cách trọn vẹn, song trong lúc ấy, nhiều giáo dân vẫn không khỏi xúc động. Mới biết Đài truyền hình Việt Nam không chỉ nói thêm mà còn nói điêu và nói không đến nơi nữa!

Đúng 20 giờ, nghi thức thắp nến được cử hành. Muôn tấm lòng như một, hòa chung cùng ngọn nến lung linh. Giờ chầu Thánh Thể được bắt đầu với lời kinh nguyện xin Đức Chúa Thánh Thần nghe tha thiết yêu thương. Rồi cả cộng đoàn cùng nhau quỳ xuống giữa muôn ánh nến lung linh để cùng hiệp dâng lời nguyện xin tha thiết. Thật khó có thể tả hết cái giây phút thiêng liêng, xúc động và đáng nhớ ấy, khi tất cả tấm lòng cùng hòa chung nên một.

Trong suốt thời gian qua, khi Thái Hà và Tòa Khâm Sứ đứng trước cơn bách hại, trong các thánh lễ Chúa Nhật cũng như thánh lễ thường, giáo xứ Yên Đại không lúc nào quên nguyện cầu một cách đặc biệt cho Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Đức Tổng Giám mục và cho nền công lý và sự thật ở Việt Nam. Trong buổi thắp nến chầu Thánh Thể đêm 04/10/2008, một lần nữa, những lời nguyện xin tha thiết cho cộng đoàn giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ lại được cất lên. Trong im lặng, toàn thể giáo dân sốt sắng hợp ý cầu nguyện:

"Lạy Chúa, Chúa biết rõ dân tộc Việt Nam đang sống trong sự đàn áp, bạo lực và dối trá. Con người sống thiếu chân thật và tình người…
Xin thương xót Giáo hội, dân tộc quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng con.
Xin cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng, cho họ biết nhận ra những gì là đích thực, trong sáng và lương thiện, thế nào là tự do nhân quyền để dân Chúa được hạnh phúc ấm no.
Xin cho nền công lý và hòa bình được thực thi, sự thật được tôn trọng và quyền con người được thực hiện trong cuộc sống xã hội, trên đất nước Việt Nam và toàn thế giới
…".

Sau lời cầu nguyện giáo dân là một giây phút cả cộng đoàn thinh lặng dâng lên Chúa những ý nguyện phát xuất từ đáy lòng. Không một thanh âm, không một tiếng động… Thật cảm động! Giờ chầu cứ thế, cứ thế trôi qua…

20h 45 phút, giờ chầu kết thúc. Cha quản xứ gửi lời cảm ơn đến tinh thần hiệp thông, sốt sắng cầu nguyện của toàn thể giáo dân và chúc mọi ra về bình an. Khuôn viên thánh đường, cứ thế, thưa dần, thưa dần người qua lại. Ánh nến lung linh vẫn cháy sáng trên bàn thờ. Lời bài hát hướng về Tòa Khâm Sứ cứ vang vọng thúc dục mọi người kiếm tìm chân lý.

Với tôi, đây là lần đầu tiên trong đời được chứng kiến và tham dự một buổi chầu trọng thể thiêng liêng và xúc động đến vậy. Cảm ơn chính quyền, cảm ơn Đài truyền hình Việt Nam, cảm ơn các ông quan tham đã tạo điều kiện hết sức có thể để những người Kitô hữu chúng tôi được thêm đoàn kết, siết chặt vòng tay trong tình thân ái bao la… Tôi không hiểu các ông nghĩ gì khi sự trí trá của kẻ đê hèn đã không còn đường để che đậy. Giá mà tôi là các ông, tôi rất muốn vinh dự được tìm một cái lỗ nẻ mà chui xuống.
 
Cộng Đồng CGVN ở Hawaii tổ chức thắp nến cầu nguyện cho Công lý tại Việt Nam
LM Nguyễn Văn Kiên
13:01 07/10/2008

Honolulu ngày 6-10-2008

Kính gửi: -Qúy đồng hương.
-Qúy tôn giáo và đoàn thể.
-Qúy cơ quan truyền thông.

THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN
CHO CÔNG LÝ VÀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM


Kính thưa qúi,

- Đứng trước sự việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cưỡng đoạt đất đai, tài sản của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội.

- Trước việc nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã sử dụng bạo lực, bất chấp luật pháp, dùng dùi cui, roi diện đàn áp, bắt bớ, giam cầm giáo dân Giáo Xứ Thái Hà trong khi cầu nguyện.

- Trước việc đảng Cộng Sản Việt Nam dùng cả hệ thống truyền thông vu khống, mạ lỵ, xuyên tạc lời nói và sử dụng cả những thành phần bất hảo đe dọa mạng sống của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Thái Hà Vũ Khởi Phụng.

Để hỗ trợ và bày tỏ sự hiệp thông cùng Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam, Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Phận Honolulu, tiểu bang Hawaii với sự yểm trợ của các đoàn thể, tôn giáo và dân biểu sẽ tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện vào:

Thời gian: Tối thứ Sáu, Ngày 10 Tháng 10 Năm 2008 bắt đầu vào lúc 7:00 tối và kết thúc vào lúc 8:30 cùng ngày.
Địa điểm: State Capital trên đường Beretania 320, gần góc đường Beretania và Punchbowl

Xin kính mời qúi vị bớt chút thì giờ tới tham dự Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với Giáo hội Công giáo ở quê nhà.

Mọi thắc mắc về Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện, xin liên lạc:
-Văn phòng giáo xứ: (808) 536-0046 -Chị Nguyễn Kim Tuyết: (808) 384-5412
-Anh Nguyễn Văn Hoàng: (808) 230-6210 -Anh Phạm Xuân Trọng: (808) 753-1074

Trân trọng kính mời,
 
Người Việt Oregon tổ chức Đêm thắp nến & cầu nguyện Hiệp thông cùng Thái Hà, Hà Nội
Phan Hoàng Phú Quý
17:12 07/10/2008
PORTLAND, Oregon - Chúa nhật ngày 05 tháng 10 năm 2008, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Viêt tại tiểu bang Oregon đã phối hợp với các tôn giáo, đảng phái và các hội đoàn trong tiểu bang để tổ chức dêm thắp nến và cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và giáo dân giáo xứ Thái Hà, tại Chợ Thái Bình Dương, vào lúc 6 giờ chiều.

Mặc dù tiết trời đã vào thu, những cơn mưa đầu mùa tuy không nặng hạt, nhưng dai dẵng suốt cả tuần lễ, tuy vậy nhưng vẫn không làm nản chí những người trong ban tổ chức cũng như những đồng hương người Việt tại đây, họ đến từ khắp mọi miển của tiểu bang, từ thủ phủ Salem, rồi đến các thành phố Tigard, Hillsboro, Aloha, Beaverton, Portland của tiều bang Oregon, và từ thành phố Vancouver cùng các vùng phụ cận thuộc tiểu bang Washington. Trên khuôn mặt mọi người ai ai cũng đăm chiêu, khắc khoải mong muốn làm một cái gì đó thiết thực nhất để chia sẽ với giáo dân Giáo xứ Thái Hà và Toà Tổng Giám Mục Hà Hội, và việc có thể làm được hiện nay là Hiệp Thông Cầu Nguyện.

Chương trình được bắt đầu bằng lễ chào quốc kỳ Việt Mỹ và phút mặc niệm đễ tưởng nhớ đến những anh hùng đã hy sinh cho lý tưỏng tự do và hoà bình của dân tộc.

Ông Vũ Văn Thảo, người điều khiển chương trình đã ngõ lời chào mừng quý quan khách, quý đồng hương và giới thiệu thành phần tham dự,
Chúng tôi ghi nhận được về các hội đòan, có sự hiện diện của ông Đoàn Kim Bảng chủ tịch BCHCĐ ngưòi Việt Oregon, ông Trần Đệ phó chủ tịch, quý ông Bùi Văn Giải, Nguyễn Văn Khương cố vấn, cô Vũ Thanh Tâm thủ quỹ, quý vị đại diện Nhóm Yễm Trợ Các Nhà Đấu Tranh cho Dân Chủ Nhân Quyền tại VN, quý vị đại diện Sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, quý vị đại diện trường Việt ngữ Văn Lang, về tôn giáo cò sự hiện diện của linh mục Giuse Vũ Hải Đăng, linh mục Cao Tháí Bình, mục sư Nghiêm Văn Hợp, ông Thi Quang Vinh (đại diện Phật Giáo Hòa Hảo), Ông Phạm Hoàng Ân chủ tịch BCHGX Đức Mẹ La Vang, ông Vũ Văn Mạnh và bà Tố Hà nhị vị phó chủ tịch giáo xứ La Vang, Ca đoàn Tổng Hợp La Vang và Hội ViệtFan, quý vị đại dìện cộng đoàn Thánh AnRê Dũng Lạc, Cộng Đoàn Thánh Anthony, phiá truyền thông có đại diện

của Oregon Thời Báo, Phương Đông Times, Asian Report, ViệtBáo, ViệtNews. Và rất đông quý đồng hương.

Ông Đoàn Kim Bảng chủ tịch Ban Chầp Hành người Việt Oregon cũng đã ngỏ lời chào mừng quan khách và mọn người hiện diện, đồng thời nêu lên lý do tại sao có buổi thắp nến và cầu nguyện hôm nay.

Được biết trong thời gian qua, sau khi giáo dân Hà Nội vâng phục lời khuyên của Tòa Thánh Vatican, tạm thời ngừng các cuộc tập họp cầu nguyễn tại khu đất Tòa Khâm Sứ, để chờ đợi kết quả đối thọai giữa Giáo Hội Công Giáo VN và chính quyền cọng sản, nhằm tìm phương cách trả lại tài sản này cách êm đẹp, nhưng đến nay đã không có những tiến triễn nào. Đột nhiên 3 giờ sáng ngày 19/9/08. cọng sản Hà Nội đã cho huy động quân đội, công an võ trang cô lập toàn bộ khu vực Toà Giám Mục Hà Nội, đem công nhân và các xe ủi lớn đến phá bỏ nhà cửa, để làm công viên. Đồng thời tối ngày 21/9 vừa qua CSVN đã huy động hàng trăm công an giả dạng thanh niên, côn đồ xông vào giáo xứ Thái Hà, chửi bới và hành hung người, đập phá ảnh tượng và lều bạt, hiện nay 2 nơi này bị phong tỏa không khác gì một trại tù, và mới đây nhất, CSVN đã ra thong cáo chiếm dụng hai khu đất này để biến thành hai công viên.

Hành động trên cho thấy CSVN phản bội những gì đã cam kết với Tòa Thánh, cẳt đứt mọi cố gắng đối thoại ngoại giao trong tinh thần tôn trọng công lý, đồng thời họ làm ngược lại các luật lệ do chính họ đặt ra, và quan trong hơn nữa họ đang chà đạp cách thô bạo trên tôn giáo, tín ngưỡng của đại đa số người dân trong nước.

Đứng trước những thử thách lớn lao đang đè nặng trên Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo tại VN. Đáp lời kêu gọi của Đức Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt: “Người cộng giáo trong nước cũng như hải ngoại hãy cầu nguyện và hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội.”

Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo đã được ban tổ chức lần lượt mời lên diễn đàn để dâng lơì cầu nguyện, xin Thượng Đế soi sáng cho những người lãnh đạo cs tại Việt Nam biết nhận thức được những gì họ đã va đang làm, xin cho họ viết hồi tâm và trở về với con đường Chân Thiện Mỹ, xin cho giáo dân giáo xứ Thái Hà đủ can đãm và nghị lực để chiụ đựng những thử thách trong hoàn cảnh hiện tại, và xin Chúa chúc lành và gìn giữ Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt cách đặc biệt.

Trong lúc quý vị lãnh đạo tôn giáo dâng lời nguyện, quý đồng hương đã nâng cao ngọn nến trong tay lên, cùng với lòng hiệp thông theo những ý chỉ nguyện cầu với một tâm hồn sốt sáng và thành khẩn

Xen kẻ trong chương trình, Ca đoàn tổng hơp cũng đã trình diễn những bài Hát: Việt Nam Quê Hương Ngạo nghễ, Kinh Hòa Binh, Hãy Thắp Sáng Lên, Thắp Nến Nguyện Cầu. v.v

Hãy thắp nến nguyện cầu cho Toà Khâm Sứ
Hãy thắp nến nguyện cầu cho Xứ Thái Hà
Hãy thắp nến nguyện cầu ta đòi công lý
Hãy thắp nến nguyện cầu ta hiệp thong đức tin.

Buổi lễ được kết thúc vào lúc 8 giờ tối cùng ngày, sau khi ông chủ tịch cộng đồng người Việt Oregon đại diện ban tổ chức đọc bản Tuyên Cáo:

1-, Triệt để ủng hộ giáo dân và giáo sĩ Thái Hà và Tòa Giám Mục hà Nội trong cộng cuộc đấu tranh hiện nay. Hiệp thông với mọi người dân Việt Nam có thiện tâm, không phân biệt tôn giáo, để cùng góp sức bênh vực cho công lý, sự thật và quyền căn bản của người dân.

2-,Cực lực phản đối tập đoàn cọng sản Việt Nam trong việc chúng đã bóp méo sự thật liên quan đến những vấn đề đang tranh chấp, cũng như dùng bạo lực đàn áp các buổi cầu nguyện ôn hoà.

3-, Đòi hỏi nhà cầm quyền cọng sản Việt Nam phải trả lại những tài sản của gíao sứ Thái Hà, tòa Khâm Sứ Hà NộI cũng như của các tôn gióa và dân lành mà chúng đã cưỡng chiếm trước đây.

4-, Tố cáo trước công luận trong và ngoài nước những hành động gian xảo và bạo ngược của nhà cầm quyền cọng sản Viet Nam. Kêu gọi chính quyền nơi chúng ta đang cư ngụ, dung mọi ảnh hưởng để can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc thực thì cộng lý và nhân quyền.
 
Kinh nghiệm bảo trợ một cháu sang Mỹ du học... Sống để làm gì?
Tuyết Trinh
18:13 07/10/2008
Kinh nghiệm bảo trợ một cháu sang Mỹ du học... Sống để làm gì?

Sách Giáo Lý Công giáo đoạn 45 trích lời của Thánh Augustinô tóm tắt mục đích đời sống của nhân loại: “Con người được tạo dựng nên để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Người, họ tìm được hạnh phúc: trong Chúa, con không hề còn đau khổ buồn phiền nữa, được tràn đầy ơn Chúa, đời con sẽ đầy đủ trọn vẹn!” (Tự Thuật. 10, 28, 39).

Gia đình tôi đến Mỹ từ cuối năm 1975 theo diện “thánh nhân đãi kẻ khù khờ!”. Toàn gia từ thân sinh đến các con vốn không có địa vị, kiến thức lẫn của cải. Ơn trên đưa đẩy khiến chúng tôi gặp được họ hàng có thuyền đánh cá ở vùng biển Phước Tỉnh, Vũng Tàu. Thế là bằng tình con cái cùng một Chúa Cha trên trời, các cô chú em họ của thân phụ tôi tìm hết cách thuyết phục thân sinh chúng tôi xuống thuyền ra khơi vượt biển đi tìm tự do, mà gia tài chỉ có một lượng vàng Má tôi bán đi để đổi lấy dầu phụ Chú tôi chở 12 người trong gia đình tôi chạy đến hải phận quốc tế, gặp Đệ thất hạm đội của Mỹ đưa chúng tôi đến đảo Guam. Vì cha mẹ nghèo đông con, gia đình tôi phải di chuyển hết trại tạm cư này đến trại tị nạn khác; đến thời hạn chính phủ Hoa Kỳ quyết định đóng cửa trại tị nạn cuối cùng chúng tôi mới được bảo trợ để xuất trại đi định cư.

Thời gian đầu đời tị nạn, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhà thờ là nơi chúng tôi gặp gỡ gắn bó. Cuối tuần cả gia đình 12 người chồng chất trên một chiếc xe chỉ có sáu chỗ ngồi, khiến cho đám trẻ con người Mỹ ngồi trong các xe bên cạnh cùng chạy trên xa lộ quay sang nhạo cười chúng tôi. Đến nhà thờ, gặp được đồng hương tay bắt mặt mừng, chia sẻ với chúng tôi những điều mới lạ nơi đất khách quê người. Dần dần, chúng tôi hòa nhập với các hội đoàn trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương cả Mỹ lẫn Việt. Hơn 33 năm trôi qua, đại gia đình chúng tôi vẫn giữ được tập tục là cứ mỗi chiều thứ bảy, tất cả mọi người tham dự thánh lễ cuối tuần rồi tụ tập lại ăn bữa tối với nhau. Các người lớn chia làm hai nhóm theo phái nam hay phái nữ cùng nhau trò chuyện. Các cháu nhỏ chơi chung vui vẻ với nhau bằng tất cà các trò chơi mà chúng nghĩ ra: múa lân, rước kiệu, đóng kịch, ca hát, nhảy múa, kể chuyện, nấu nướng… hoặc cùng đối đáp những bài ca dao tục ngữ các cháu học được từ trong lớp giáo lý Việt văn. Mấy đại gia đình thông gia với chúng tôi cũng rất tốt lành. Có mấy gia đình khác biệt tôn giáo nhưng gia đình nào cũng sống tinh thần con nhà có đạo nên chúng tôi rất đề huề, thu xếp với nhau để những dịp Lễ, Tết các con dâu, con rể và các cháu được xum họp đầy đủ với cả hai bên ông bà nội ngoại, không bên trọng bên khinh.

Trong tâm tình tạ ơn Chúa, tôi hồi tưởng lại. Từ khi còn chân ướt chân ráo đến đất nước tự do, người lớn phải mưu sinh bằng những việc chân tay nặng nhọc với đồng lương tối thiểu, nhưng các em tôi được đều đặn đến trường, được học hành miễn phí, được ăn trưa tại trường. Cả gia đình chỉ tiêu xài hạn hẹp để dành dụm gửi tiếp tế cho người thân ở quê nhà. Lần hồi, cả 10 chị em chúng tôi đều tốt nghiệp đại học. Chúa thương ban cho cả mấy người em dâu rể của tôi cũng có tấm lòng. Đại gia đình tôi vẫn nuôi dưỡng tình bác ái đối với người thân thương, hàng xóm, và Giáo Hội Mẹ ở Việt Nam; cứ xem như đó là quà của Chúa ban cho họ mà Chúa dùng tay chúng tôi trao gửi đến họ cho chúng tôi vui.

Tuy nhiên, hát lâu chầu mỏi, nhất là mấy năm gần đây kinh tế sa sút, gửi gấm tối đa mà những người thân quen bên Việt Nam vẫn lầm than cơ cực. Chúng tôi đã phụ giúp để một số em họ, cháu họ… học hành thành tài, rồi lại phải tiếp tế để họ có tiền mà hối lộ mới có việc làm với lương bổng chẳng xứng với công sức. Gần đây, chúng tôi bảo trợ để một cháu sang Mỹ du học. Trước khi cháu đến, chúng tôi thu xếp chuẩn bị dành trọn tình thương cho cháu; nhưng gần cháu càng ngày chúng tôi càng thất vọng và sầu khổ vì thái độ ỷ lại của cháu và bố mẹ cháu. Tất cả mọi nỗ lực tinh thần và vật chất giúp cho cháu học hành thành tài và nên thân nên người đều ngược lại ý muốn của gia đình cháu! Họ nuôi sẵn một ước mơ là chỉ sau vài tháng cháu đến Mỹ là cháu sẽ gặp được một ông chồng giàu sụ già đáng tuổi ông của cháu cũng được, để rồi dần dần bảo trợ hết cả gia đình sang Mỹ sống mà cả nhà chẳng cần học tiếng Mỹ hay phải làm lụng gì cả!

Xét cho cùng thì gia đình chúng tôi không phải chỉ là nạn nhân của gia đình cháu mà thôi. Tinh thần Kitô hữu thúc gịục chúng tôi phải cầu nguyện thật nhiều. Diễn đàn VietCatholic và một số cơ quan truyền thông Công giáo gần đây đã có rất nhiều góp ý lành mạnh để đất nước Việt Nam đừng bỏ qua cơ hội tiến lên cho kịp đà tiến trỉển của cả thế giới tự do dân chủ. Nước Mỹ tạo cơ hội cho dân chúng Hoa Kỳ và các sắc dân đến tị nạn, lập nghiệp ở Mỹ có cơ hội sống tự do, tiến triển về mọi mặt mà chính phủ không cần phải cướp chiếm của dân một tấc đất nào. Tiền thuế của dân Mỹ cũng không phải tiêu dùng phí phạm vào việc bao che một lực lượng an ninh công an cảnh sát hùng hậu và các tay anh chị nghiện ngập xã hội đen hay những người dân nghèo chất phát… lãnh lương phụ trội và tiền thưởng vì đã dùng dùi cui, roi điện, hơi cay hành hạ anh chị em bà con đồng chủng của mình, bóc lột đồng bào mình bằng cách gây hấn, tạo dịp để xử dụng bạo lực tấn công các tín hữu thi hành quyền tự do tín ngưỡng. Chính phủ Mỹ tức là dân Mỹ cũng không tốn công của mua chuộc hệ thống truyền thông để cổ võ những điều xấu xa hạ nhục cộng đồng tôn giáo. Trái lại, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các Giáo Hội chân chính được toàn quyền truyền bá những giá trị đạo đức, luân lý cho hội viên của mình. Và một điểm son khác là: hầu hết các nhà lãnh đạo các cấp chính quyền trong thế giới tự do ai cũng giàu có sung túc!

Nguyện xin Thiên Chúa là Tình Yêu trao ban Thần Khí để Thánh Thần Chúa thay đổi biến cải nhà cầm quyền và con dân Việt Nam để mọi người sinh sống trên quê hương chúng con được cảm nghiệm tình thương bao la của Chúa. Xin Mẹ Maria và toàn thể triều thần thiên quốc, cách riêng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Mẹ Têrêxa Calcutta, Cha Trương Bửu Diệp và tất cả các Đấng truyền giáo yêu thương con cái Việt Nam cùng cầu bàu cho Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và toàn thể Giáo Hội Việt Nam chúng con. Ước gì tất cả đồng bào chúng con không phân biệt giai cấp lãnh đạo hay tôn giáo được cùng nhau sống yên vui, hòa thuận, đồng lòng xây dựng đời mình và đời người dựa trên nền tảng đạo lý chân chính.
 
Oregon thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà và Tòa TGM Hà Nội
Hưng Quốc & Nguyễn Ngọc Tùng
21:52 07/10/2008

NGƯỜI VIỆT OREGON TỔ CHỨC NHỮNG ĐÊM THẮP NẾN, CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG CÙNG THÁI HÀ, HÀ NỘI



Thành phố Portland, Oregon, mùa Thu, với những cơn gió heo may buốt lạnh và những cơn mưa dai dẳng từ ngày này sang ngày khác. Thế nhưng dù ngoài trời có mưa lạnh buốt giá, cũng không ngăn cản được lòng người, khi đồng hương nơi đây nghĩ về quê hương đất nước, đang có những người dân hiền lành, vô tội, bị bọn cầm quyền Hà Nội đàn áp và bức hại trong những cuộc đấu tranh ôn hòa bất bạo động.

Với mục đích đòi hỏi một nền hòa bình công chính và một cuộc sống công bằng, liên tiếp trong nhiều tháng vừa qua, hàng vạn giáo dân tại giáo xứ Thái Hà, và cả giáo phận Hà Nội, đã phát động những cuộc đấu tranh ôn hòa qua những buổi đọc kinh cầu nguyện, để đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trao trả lại những phần đất mà chúng đã chiếm của giáo phận Hà Nội vào thập niên 60, cũng như đòi hỏi chúng phải thực thi một nền Công Lý công bằng và nhân ái cho người dân. Nhưng tiếc thay, CSVN đã không đáp ứng lại những đòi hỏi chính đáng này của người dân, chúng đã dùng mọi phương tiện có trong tay để bao vây, đàn áp những buổi cầu kinh bất bạo động. Nhiều giáo sĩ và giáo dân đã bị nhục mạ, hành hung. Máu nhiều người dân lành vô tội đã đổ ra tại Thái Hà.

Để hiệp thông lời cầu nguyện cùng giáo dân Hà Nội, đặc biệt là tại giáo xứ Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới đã liên tục tổ chức những buổi cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình, hầu chia sẻ những khó khăn mà giáo dân Công Giáo tại Hà Nội đang gánh chịu.

Trong tinh thần đó, vào lúc 7:00 tối Thứ Bảy ngày 4 tháng 10 năm 2008, giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Portland đã tổ chức Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện hiệp thông cùng Thái Hà và Tòa Giám Mục Hà Nội. Khoảng 500 giáo dân đã hiện diện trong ngôi thánh đường của giáo xứ, cùng hát những bài ca, cùng đọc những lời kinh, cùng suy niệm những lời khấn nguyện, dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria để cầu xin sự Công Bằng và Nhân Ái cho các giáo dân tại Thái Hà đang bị CSVN bức hại. Đặc biệt trong buổi cầu nguyện này, một nhạc khúc về Thái Hà do Linh Mục Nhạc sĩ GiuseVũ Hải Đăng mới sáng tác đã được chính linh mục vừa đệm piano vừa cùng hát với một số bạn trẻ trong giáo xứ. Bài hát thật thiết tha, chan hòa ân tình dành cho những giáo dân tại Thái Hà. Hòa trong ánh nến bập bùng là những lời kinh, tiếng hát, vang lên trong ngôi thánh đường rộng lớn, đã gây những xúc động to lớn cho mọi người hiện diện. Đúng ra thì đây không phải là buổi cầu nguyện duy nhất cho Thái Hà mà giáo xứ đã tổ chức. Liên tiếp hàng tuần trước đó, sau mỗi thánh lễ buổi chiều, giáo dân đã được quý Linh Mục hướng dẫn cầu nguyện trước tượng đài Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong khuôn viên giáo xứ. Linh Mục Vũ Hải Đăng phó xứ La Vang, cũng đã đề nghị giáo dân hăng hái tham gia ký tên vào các bản Thỉnh Nguyện Thư gởi lên TT Bush, Quốc Hội Hoa Kỳ và các vị dân cử để yêu cầu các vị này can thiệp với nhà cầm quyền CSVN phải thực thi một nền Công Lý cho người dân trong nước.

Cũng để hiệp thông lời cầu nguyện cùng Thái Hà, Ban Chấp Hành CĐVN-OR, cùng một số các cơ sở tôn giáo, Hội Đoàn và các vị nhân sĩ có tâm huyết trong Cộng Đồng Việt Nam tại Oregon, không phân biệt tôn giáo, đã phối hợp để tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Hiệp Thông Cùng Thái Hà, Hà Nội vào lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật ngày 5 tháng 10 năm 2008 tại Parking chợ Pacific, thành phố Portland, Tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Bất chấp cả những cơn mưa dai dẳng và những cơn gió buốt lạnh của mùa Thu vùng Tây Bắc. Hơn 500 đồng hương cũng đã đến đây để tham dự buổi cầu nguyện cho Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam.

Ngay từ lúc 4 giờ chiều, chúng tôi đã thấy hàng chục thiện nguyện viên đến đây đang ra sức nhanh chóng thiết lập một khu lễ đài thật trang trọng và dựng những căn lều lớn trong parking để đồng bào trú mưa. Bàn thờ Tổ Quốc được trang trí bằng một lá cờ VNCH trên là bản đồ Việt Nam, với hai câu đối, (đây là 2 câu đối chính trên bàn thờ tại Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Hà Nội): “Thác Thủy Khai Cơ, Tứ Cố Sơn Hà Quy Bản Tịch - Đăng Cao Vọng Viễn, Quần Phong La Liệt Tự Nhi Tôn” (dịch ra tiếng Việt: Tạo Móng Xây Nền, Bốn Mặt Non Sông Về Một Mối - Lên Cao Nhìn Khắp, Nghìn Trùng Đồi Núi Tựa Đàn Con). Trên bàn thờ còn có lư hương, nhang đèn, hai mâm ngũ quả và hai chậu cúc vàng. Trên cao là tấm biểu ngữ với hàng chữ: ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG CÙNG GIÁO XỨ THÁI HÀ, HÀ NỘI. Bên trái của lễ đài treo một tấm poster lớn hình ảnh Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an CSVN bịt miệng trong phiền tòa tại Huế (do ông Vinh Huỳnh, chủ nhân All CT Signs cho mượn). Hai bên lễ đài còn có 2 cây lọng lớn cùng quốc Kỳ Mỹ Việt, đã làm tăng thêm vẻ trang trọng cho buổi lễ hôm nay. Dù là trời mưa và nhân lực thiếu thốn, ban tổ chức cũng đã thiết lập một khán đài “dã chiến” bằng những tấm pallet và ván ép. Nhìn tổng quát lễ đài, quả thật đây là một “kỳ tích” mà BTC đã đạt được trong thời buổi kinh tế đầy khó khăn hiện nay.

Cho dù dự báo thời tiết trên các hệ thống truyền hình địa phương nói rằng chiều nay trời sẽ khô ráo, thế nhưng thời tiết tại Portland thì không thể đúng 100% được, nắng đó rồi cũng lại mưa đó. Nhưng dù trời mưa càng lúc càng nặng hạt, dòng người từ khắp nơi trong thành phố vãn liên tiếp đổ về khu parking này để tham dự một buổi lễ mang nhiều ý nghĩa quan trọng.

Trên hàng ghế danh dự chúng tôi nhận thấy có Linh Mục Vũ Hải Đăng, Phó xứ La Vang. Linh mục Cao Thế Bình, Tu Hội Nhà Chúa. Mục Sư Nghiêm Văn Hợp, Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Cộng Đồng Việt Nam Portland. Ông Thi Quang Vinh, Đại diện Thánh Thất Cao Đài tại Oregon. Ông Đoàn Kim Bảng, Chủ Tịch BCH/CĐVN-OR, hai vị cố vấn BCH là cựu Nghị Sĩ Bùi văn Giải và cựu Trung Tá Lê Văn Khương cùng tất cả các thành viên Ban Chấp Hành. Ông Phạm Hoàng Ân, Chủ Tịch và Ông Vũ Văn Mạnh, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ La Vang. Ngoài ra còn có đại diện các hội đoàn đảng phái như: Hội Cựu SVSQTVB Đà Lạt, Hội SVSQ CTCT Đà Lạt, Hội Ái Hữu Hải Quân-OR. Hội Chiến Hữu VNCH-OR. Đại diện đảng Việt Tân, Ủy Ban Đấu tranh Giành lại Đất Tổ-Oregon. Đoàn Thanh Niên Nguyễn Trãi-OR. Hội Phật Học Oregon, Trường Việt Ngữ Văn Lang, Trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang. cùng nhiều vị thân hào nhân sĩ trong cộng đồng. Đại diện các cơ quan truyền thông cũng hiện diện đầy đủ như: Sài gòn Nhỏ, Phương Đông Times, Oregon Thời báo, Little Sài gòn TV&Radio, Đài Việt Nam Hải Ngoại, Đài Tiếng Nước Tôi...Đồng hương tham dự bao gồm tất cả các thành phần tôn giáo như Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, thờ Ông Bà...

Buổi lễ được điều hợp bởi hai xướng ngôn viên là Đông Y Sĩ Vũ Văn Thảo và cô Đoàn Hà Tố Hà đã chính thức khai mạc vào lúc 6:20 phút giữa cơn mưa “sầu buồn” của trời Portland. Ca đoàn tổng hợp (gồm ca đoàn La Vang và ca đoàn Thanh Niên) thuộc giáo xứ La Vang đã mở đầu với nghi thức chào cờ và phút mặc niệm thật trang nghiêm và gây nhiều xúc động.

Ngay sau nghi thức chào cờ, các vị lãnh đạo tinh thấn các tôn giáo và ông Chủ Tịch CĐVN-OR đã được mời lên thắp nhang và vái lạy trước bàn thờ Tổ Quốc.

Ông Đoàn Kim Bảng, Chủ Tịch BCHCĐVN-OR, thay mặt Ban Tổ Chức, sau đó đã lên lễ đài để ngỏ lời cảm ơn sự hiện của quý vị quan khách và đồng hương đã hiện diện thật đông đảo dù thời tiết có “không chiều lòng người”. Qua bài diễn văn, trước hết ông đã điểm qua vài nét chính yếu liên quan đến sự việc đã và đang xảy ra tại giáo xứ Thái Hà, Tòa Giám Mục cũng như Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội. Trong phần kết ông nói: “Trong tinh thần hiệp thông cùng những lời cầu nguyện của giáo dân Thái Hà, chúng ta, những người thuộc đủ mọi tôn giáo khác nhau, đã đến đây, bất chấp cả thời tiết lạnh lẽo và mưa gió của những ngày mùa Thu vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Để cùng đốt lên một ngọn lửa chung, cùng hòa chung một tiếng hát, cùng hòa chung một lời cầu nguyện, để người dân và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta mau chóng có một nền Công Lý và Hòa Bình đích thực....”.

Tiếp theo, các thành viên và ca sĩ thuộc Hội Việt Fan Music đã cùng hát lên bài ca Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, đồng hương tham dự cũng đã vỗ tay và cùng hòa chung tiếng hát làm vang động cả một góc trời.

Linh Mục Vũ Hải Đăng, Phó xứ La Vang, đồng thời là Trung Úy Tuyên Úy của Không Lực Hoa Kỳ, trong chiếc áo dòng Tu Hội Nhà Chúa màu đen, mái tóc “3 phân nhà binh” đã lên trình bày thật chi tiết về tất cả các sự kiện đã và đang xảy ra tại Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội. Ngài cũng đã lên án nhà cầm quyền CSVN khi chúng bức hại các cuộc đấu tranh bất bạo động của giaó dân Hà Nội, đồng thời kêu gọi sự hiệp nhất của tất cả các thành phần tôn giáo trong cộng đồng hãy cùng nhau tiếp tục cầu nguyện để người dân Việt Nam nói chung và giáo sĩ cùng giáo dân tại Hà Nội nói riêng được hưởng một nền công lý và Hòa bình thực thụ.

Càng về chiều, những cơn gió càng lạnh thêm, những hạt mưa vẫn rơi không ngừng nghỉ. Nhiều cụ già, tuy đã được trang bị áo quần khăn mũ thật đầy đủ, ngồi trong lều, vẫn run cầm cập vì lạnh. Thế nhưng không ai bỏ về, nhiều người vẫn kiên trì đội nón, che dù đứng dưới mưa suốt nhiều tiếng đồng hồ. Xúc động nhất, có lẽ là hình ảnh của Ông bà M. tuổi đã cao, nhưng vẫn tay trong tay đứng dưới mưa suốt buổi lễ. Cảm động hơn nữa khi biết rằng Bà M. trước đây đã bị một cơn bệnh hiểm nghèo, mắt bây giờ hình như không còn nhìn thấy gì, nhưng đã đến đây, đứng âm thầm dưới cơn mưa, nhẫn nhục chịu đựng những cơn gió lạnh tê tái, nhẫn nhục chịu đựng những hạt mưa buốt giá bay phủ lên mặt, chỉ để hiệp thông lời cầu nguyện cùng mọi người chung quanh, cầu mong cho người dân Thái Hà, và người dân Việt Nam trong nước có được Tự Do, Công Bằng và Nhân Ái. Tôi chợt cảm thấy có vị mặn chát trên khéo môi của nước mắt hòa lẫn trong nước mưa, khi nhìn thấy hình ảnh của ông Bà M. Xin thượng Đế ban sự an bình cho ông bà và tất cả những ai lòng đầy thiện tâm.

Chương trình Đêm Thắp Nến được tiếp tục với phần trình bày của Ông Phạm Hoàng Ân, Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ La Vang. Với tư cách là một tín hữu Công Giáo, bằng lối trình bày thật cảm động, sâu lắng, giọng nói ân cần, ông đã nói lên tâm tình của một người Công Giáo khi cảm thấy thật ái ngại cho những chức sắc trong hàng Giáo Phẩm và giáo dân trước những sự việc đang diễn ra tạ Thái Hà. Ông cũng ngỏ lời cảm tạ tất cả quý vị đồng hương đã đến đây, cùng hiệp thông lời cầu nguyện với giáo dân Công Giáo về sự kiện Thái Hà và tòa Khâm Sứ Hà Nội.

Nhà thơ Hàn Thiên Lương, một người có thơ đăng liên tục trong nhiều năm qua trên tờ Oregon Thời Báo, lên phát biểu với tư cách một người ngoài Công Giáo. Ông đã nêu những dẫn chứng cụ thể trong lịch sử về việc đàn áp Tôn giáo của CSVN. Theo ông, không riêng gì Công Giáo, mà tất cả các tôn giáo khác tại Việt Nam như Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành...đều đã và đang bị bọn cầm quyền Cộng sản Việt Nam ra sức đàn áp và tiêu diệt bằng nhiều hình thức rất xảo quyệt và gian manh khác nhau.

Mục sư Nghiêm Văn Hợp, Quản nhiệm Hội Thánh tin Lành Cộng Đồng Việt Nam tại Portland, tuy bận rộn với công việc, ông đã không ngại ngần lái xe từ Salem, nơi ông đang công tác, về lại Portland để kịp giờ tham gia với các tôn giáo khác, hiệp thông lời cầu nguyện cùng giáo dân Công Giáo tại Thái Hà. Lời nguyện xin Thiên Chúa, đấng toàn năng vô biên của ông dành cho Thái Hà và cho tất cả các tín hữu tôn giáo khác đang bị bức hại tại Việt Nam đã làm tất cả mọi người tham dự xúc động, nhiều người đã rơi lệ qua lời cầu nguyện đầy nhân ái của ông.

Ông Thi Quang Vinh, đại diện Thánh thất Cao Đài tại Portland, với trang phục của một tín hữu Cao Đài, áo dài trắng, khăn đống màu đen, cũng đã được ban tổ chức mời lên cầu nguyện theo nghi thức Cao Đài. Dịp này ông cũng đã nói về trường hợp đau thương của Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh khi bọn CSVN trá hình là những tay côn đồ đã giết hại 4 đạo hữu Cao Đài trong những ngày gần đây.

Mưa vẫn không ngừng rơi, gió vẫn thổi ào ạt làm xao động những hàng cây quanh khu parking. Mọi người vẫn kiên gan đứng dưới mưa, tụm lại thành từng nhóm nhỏ để san sẻ những hơi ấm cho nhau, tay run rẩy che chắn những ngọn nến bé nhỏ vừa được thắp lên. Trong những lều, mọi người hình như cũng xích lại gần nhau hơn, thu gọn vào giữa để tránh những hạt mưa bay. Cả một rừng nến lung linh trong cơn mưa, hắt sáng trên những khuôn mặt,thuộc đủ mọi lứa tuổi, hắt sáng trên những tấm biển: Religious Freedom For Việt Nam, Cầu Nguyện Cho Công Lý và Hòa Bình...Bé Bảo Thương, con của anh Chị Hoàng Hà, khuôn mặt thơ ngây, hồn nhiên, chiếc nón trùm kín đầu, chạy qua chạy lại như con thoi, tay cầm cây nến lớn, giúp thắp sáng những ngọn nến của những ai vừa bị gió thổi tắt. Tay kia cầm chiếc dù, che những hạt mưa cho những thiện nguyện viên, đang quên cả những hạt mưa làm ướt sũng áo quần và đầu tóc, phân phối nến đến mọi người tham dự. Một cụ già được trang bị đồ ấm toàn thân chỉ trừ khuôn mặt, ngồi run rẩy trong chiếc lều. Tôi hỏi: thưa cụ có lạnh không? Cụ lắp bắp, hàm răng đang đánh nhịp vì lạnh:. ..lạnh lắm. Nhưng cụ vẫn ngồi đây, im lặng nghe những lời phát biểu, lẩm bẩm câu kinh, lời hát để cầu nguyện cho những đồng bào thân thương của cụ đang bị bức hại tại Việt nam. Xa xa quanh khu parking, những anh trong toán An Ninh Trật Tự, gồm 10 người, đồng phục màu xanh đen với đầy đủ các loại huy hiệu và trang bị của một nhân viên an ninh chuyên nghiệp, đang âm thầm bảo vệ an ninh cho đồng hương tham dự Đêm Thắp Nến. Được biết những toán An Ninh này (thuộc Ban An Ninh Giáo Xứ La Vang) đã được huấn luyện đầy đủ theo luật hiện hành của Tiểu Bang, được cấp chứng chỉ hành nghề trong Tiểu Bang Oregon. Vì tinh thần chung, tất cả các anh đã tình nguyện giúp bảo vệ an ninh trật tự cho đêm nay.

Tiếng đồng ca nhạc khúc Hãy Thắp Lên Ngọn Lửa do ca đoàn tổng hợp của giaó xứ La Vang vang lên giữa thinh không của một đêm mưa gió, hòa trong những ngọn nến bập bùng, điệu nhạc vui tươi đã làm hưng phấn lòng người tham dự.

Rồi hình ảnh về những buổi cầu nguyện của giáo dân Thái Hà, hình ảnh về những hành động bức hại những giáo dân đang cầu nguyện của nhà cầm quyền CS Hà Nội, tiếng nói chân thật và uy dũng của Đức Tỗng giám Mục Ngô Quang Kiệt vang lên trong hội trường của UBND Thành phố Hà Nội...đã hiện ra trước mắt mọi người qua một slide show hình ảnh vừa được ban tổ chức thực hiện gấp rút vào sáng nay, tất cả đã làm mọi người tham dự thật sự bất bình trước những hành động vô nhân của CSVN đối với những hình thái ôn hòa bất bạo động của giáo dân Thái Hà.

Lời hát của nhạc khúc Kinh Hòa Bình do mọi người cùng hát:”...đem tin yêu vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm...” càng làm mọi người tham dự, không phân biệt tôn giáo thêm xúc động và cảm thông với những khó khăn mà những giáo sĩ và giáo dân tại Hà Nội đang phải gánh chịu. Nhiều ngọn nến được đưa cao lên, tiếng hát vang vang lan tỏa khắp khu vực, lan xa mãi tận những khu nhà kế cận. Nhiều giọt nước mắt đã chảy xuống vì xúc động, nhiều người sụt sùi hát lời ca không trọn vẹn...

Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Hiệp Thông Cùng Giáo Dân Thái Hà được chấm dứt qua lời tuyên đọc của ông Đoàn Kim Bảng, thay mặt Ban Tổ Chức, Bản Tuyên Cáo của Ban Tổ Chức và đồng hương tham dự về sự kiện Thái Hà.. Ông cũng đã một lần nữa thay mặt Ban Tổ Chức cảm tạ các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, đại diện các đoàn thể, đồng hương đã đến tham dự, cùng tất cả quý vị ân nhân, mạnh thường quân đã giúp đỡ cả về nhân lực lẫn tài vật cho Ban Tổ Chức. Đặc biệt ông bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Linh Mục, Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ La Vang cũng như ông bà Phạm Trọng Thu, chủ nhân của chợ Pacific đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Ban Tổ Chức, tổ chức thành công Đêm Thắp Nến hôm nay.

Phần lớn tất cả mọi người tham dự đã ở lại cho đến giây phút cuối cùng. Buổi lễ được chấm dứt vào lúc 8:30 tối cùng ngày.

Tường trình: Hưng Quốc

Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Tùng.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: cùng gia đình của Linh mục Đa Minh Đặng Duy Tôn
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
00:24 07/10/2008

PHÂN ƯU
Được tin

Linh mục ĐAMINH ĐẶNG DUY TÔN
Thuộc Giáo phận Cần Thơ
Đã được Chúa gọi về lúc 10giờ15 sáng ngày 01 tháng 10 năm 2008,
tại San Jose, California. Hưởng thọ 76 tuổi.

Cha Cố Đaminh sinh ngày 15.08.1932 tại Hưng Yên, Thái Bình;
Năm 1954, Cha tu học tại Hồng Kông;
Thụ phong Linh mục ngày 8.01.1961 tại Cần Thơ.
Cha Phó Giáo xứ Chánh Tòa Cần Thơ, rồi Giáo xứ Sóc Trăng;
Năm 1966-1975 Cha Sở Giáo xứ Thới Lai, Cờ Đỏ;
Từ năm 1975 tại Tu Hội Nhà Chúa, Thị Nghè;
Từ năm 1993 phục vụ Giáo xứ St. Patrick, Giáo phận San Jose, California.

Chương trình Tang Lễ
Thứ Tư ngày 8.10.2008 lúc 6 giờ chiều: Lễ phát tang tại nhà thờ St. Patrick, San Jose, California
Thứ Năm ngày 9.10.2008 từ 9 sáng tới 9 tối: Cầu nguyện tại nhà quàn Darling Fisher, San Jose, California
Thứ Sáu ngày 10.10.2008 từ 9 sáng tới 9 tối. 9 sáng: di quan tới nhà thờ St Patrick
Thứ Bảy ngày 11.10.2008: Thánh lễ An Táng lúc 11 giờ sáng tại nhà thờ St. Patrick.

Xin thành kính phân ưu với thân quyến, Giáo xứ St. Patrick,
Giáo phận San Jose, và Giáo phận Cần Thơ.

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Cố Đaminh về hưởng Thánh Nhan Chúa
và trả công bội hậu cho ngài trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.

Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.

Thành kính,
Chủ tịch LĐCGVNHK
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Quê
Josephhoa Phạm
00:15 07/10/2008

BÉ QUÊ



Ảnh của Josephhoa Phạm.

Em bé dân quê Việt Nam

Là mầm non tươi thắm

Sức mai sau xây đắp quê hương

Cho nước giầu mạnh hơn.

(Trích ca khúc Em Bé Quê của Phạm Duy)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền