Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 27 Mùa Quanh Năm A. 8.10.2017
Lm Francis Lý văn Ca
18:24 05/10/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Các bài đọc hôm nay đề cập đến Vườn Nho của Thiên Chúa. Hình ảnh vườn nho rất phổ thông nơi dân Dothái. Vườn nho, nghĩa bóng, ám chỉ dân Do thái. Một dân tộc được tuyển chọn trong muôn ngàn dân. Thiên Chúa đã đoái nhìn đến dân tộc nầy cách đặc biệt, Ngài đã ươm trồng, săn sóc vườn nho yêu quý của Ngài. Nhưng kết quả sau cùng không bao giờ Ngài được như ý muốn.
Dựa vào kho tàng Kinh Thánh, chúng ta thấy được chỗ đứng của dân Dothái trong ý định của Thiên Chúa như thế nào. Chúng ta ngày nay, được thừa hưởng ơn cứu độ là do sự khướt từ của dân tộc ưu tuyển nầy. Do đó, chúng ta không phải chỉ hãnh diện mà còn phải vun trồng ơn gọi của mình mỗi ngày một thêm phong phú hóa, qua việc học hỏi Lời Chúa và sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong muốn.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ, với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia dùng hình ảnh vườn nho để ám chỉ dân ưu tuyển Dothái. Người chủ vườn mong muốn ăn quả ngon ngọt, nhưng đã thất bại. Bài Tin mừng sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về câu chuyện vườn nho và quả nho.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô mong muốn những tân tòng khi gia nhập đạo, được hưởng sự bình an. Ngài mong muốn họ luôn cầu nguyện để Chúa ban ơn bình an trong tâm hồn.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Câu chuyện người chủ lấy vườn nho trao cho người khác săn sóc, ám chỉ đức tin của chúng ta hôm nay được thừa hưởng là do sự khướt từ của dân Dothái. Chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, nhưng cũng cầu xin Ngài ban ơn tăng sức để gìn giữ và vun xới đức tin.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay: "Đừng lo lắng chi hết, nhưng trong lúc cầu nguyện anh em hãy trình bày những ước vọng lên Chúa". Giờ đây, chúng ta quy hướng những lời cầu xin của chúng ta lên Cha trên trời:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những vị lãnh đạo trong Giáo Hội cũng như các quốc gia. Xin cho các ngài biết dùng quyền bính của triều đại mưu cầu lợi ích cho Giáo Hội, quốc gia và thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
2. Đức tin của chúng ta được vun xới bằng máu của các anh hùng tử đạo. Chúng con luôn hãnh diện về những chứng tích anh dũng của tiền nhân. Xin cho chúng ta biết vun xới mảnh đất tâm hồn, để luôn được trổ sinh hoa trái đạo đức. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
3. Chúng ta đã bước vào tháng kính Mẹ Mân Côi, xin cho mỗi gia đình luôn biết liên kết với nhau bằng những trành hạt Mân Côi dâng kính Mẹ, để cầu nguyện cho Cộng Đoàn Giáo Xứ, Quê Hương và Dân Tộc luôn được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
4. Thế giới của chúng ta đang sống trong những tháng-năm gần đây… bị chao đảo qua những biến cố xoay quanh như: khủng bố, bão lụt, động đất, thiên tai, hỏa hoạn, Kitô hữu bị bách hại… con người dường như bó tay trước những biến cô’ tàng khốc đã cướp đi biết bao sinh linh… Xin cho mỗi người chúng ta biết chạy đến với Mẹ qua Tràng Hoa Mân Côi sống để van xin Mẹ chuyển cầu dâng lên Thiên Chúa vạn năng… là Chúa Tể Càn Khôn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã mời gọi chúng con tham dự bàn tiệc Thánh Thể, qua sự tham dự bàn tiệc nầy, Cha đổi mới cuộc sống chúng con. Với sự hướng dẫn của Cha, chúng con sẽ đổi mới đời sống thiêng liêng và sinh nhiều hoa trái thánh thiện và đạo đức. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Các bài đọc hôm nay đề cập đến Vườn Nho của Thiên Chúa. Hình ảnh vườn nho rất phổ thông nơi dân Dothái. Vườn nho, nghĩa bóng, ám chỉ dân Do thái. Một dân tộc được tuyển chọn trong muôn ngàn dân. Thiên Chúa đã đoái nhìn đến dân tộc nầy cách đặc biệt, Ngài đã ươm trồng, săn sóc vườn nho yêu quý của Ngài. Nhưng kết quả sau cùng không bao giờ Ngài được như ý muốn.
Dựa vào kho tàng Kinh Thánh, chúng ta thấy được chỗ đứng của dân Dothái trong ý định của Thiên Chúa như thế nào. Chúng ta ngày nay, được thừa hưởng ơn cứu độ là do sự khướt từ của dân tộc ưu tuyển nầy. Do đó, chúng ta không phải chỉ hãnh diện mà còn phải vun trồng ơn gọi của mình mỗi ngày một thêm phong phú hóa, qua việc học hỏi Lời Chúa và sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong muốn.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ, với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia dùng hình ảnh vườn nho để ám chỉ dân ưu tuyển Dothái. Người chủ vườn mong muốn ăn quả ngon ngọt, nhưng đã thất bại. Bài Tin mừng sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về câu chuyện vườn nho và quả nho.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô mong muốn những tân tòng khi gia nhập đạo, được hưởng sự bình an. Ngài mong muốn họ luôn cầu nguyện để Chúa ban ơn bình an trong tâm hồn.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Câu chuyện người chủ lấy vườn nho trao cho người khác săn sóc, ám chỉ đức tin của chúng ta hôm nay được thừa hưởng là do sự khướt từ của dân Dothái. Chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, nhưng cũng cầu xin Ngài ban ơn tăng sức để gìn giữ và vun xới đức tin.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay: "Đừng lo lắng chi hết, nhưng trong lúc cầu nguyện anh em hãy trình bày những ước vọng lên Chúa". Giờ đây, chúng ta quy hướng những lời cầu xin của chúng ta lên Cha trên trời:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những vị lãnh đạo trong Giáo Hội cũng như các quốc gia. Xin cho các ngài biết dùng quyền bính của triều đại mưu cầu lợi ích cho Giáo Hội, quốc gia và thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
2. Đức tin của chúng ta được vun xới bằng máu của các anh hùng tử đạo. Chúng con luôn hãnh diện về những chứng tích anh dũng của tiền nhân. Xin cho chúng ta biết vun xới mảnh đất tâm hồn, để luôn được trổ sinh hoa trái đạo đức. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
3. Chúng ta đã bước vào tháng kính Mẹ Mân Côi, xin cho mỗi gia đình luôn biết liên kết với nhau bằng những trành hạt Mân Côi dâng kính Mẹ, để cầu nguyện cho Cộng Đoàn Giáo Xứ, Quê Hương và Dân Tộc luôn được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
4. Thế giới của chúng ta đang sống trong những tháng-năm gần đây… bị chao đảo qua những biến cố xoay quanh như: khủng bố, bão lụt, động đất, thiên tai, hỏa hoạn, Kitô hữu bị bách hại… con người dường như bó tay trước những biến cô’ tàng khốc đã cướp đi biết bao sinh linh… Xin cho mỗi người chúng ta biết chạy đến với Mẹ qua Tràng Hoa Mân Côi sống để van xin Mẹ chuyển cầu dâng lên Thiên Chúa vạn năng… là Chúa Tể Càn Khôn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhâm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã mời gọi chúng con tham dự bàn tiệc Thánh Thể, qua sự tham dự bàn tiệc nầy, Cha đổi mới cuộc sống chúng con. Với sự hướng dẫn của Cha, chúng con sẽ đổi mới đời sống thiêng liêng và sinh nhiều hoa trái thánh thiện và đạo đức. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Đá góc
Lm Vũdình Tường
03:38 05/10/2017
Xây dựng nhà cửa thì nền móng đóng một vai trò tối ư quan trọng bởi nền móng vững chắc mới bảo đảm căn nhà được an toàn. Nền móng không vững chắc nhà sẽ bị nứt chỗ này, rẽ chỗ nọ, hình ảnh cụ thể báo trước tai nạn đang âm thầm tiến đến. Không có nềm móng vững chắc, mưa to, gió lớn căn nhà đó sẽ xụp đổ gây tai nạn cho người cư ngụ trong nhà và rất có thể làm sụp đổ nhà hàng xóm. Đức Kitô ví mình như đá góc bị thợ xây loại bỏ. Người thợ thiếu kinh nghiệm căn bản cần thiết trong vấn đề xây cất coi thường nền móng. Đá tảng Đức Kitô muốn nói đây chính là nền móng đức tin cần thiết của các Kitô hữu. Nhận mình là Kitô hữu mà không có Đức Kitô làm chủ cuộc đời, giáo huấn của Ngài không tỏa lan qua hành động yêu thương thì người đó chỉ là Kitô hữu trên văn bản. Kitô hữu thực thụ là người đời sống của họ được chính tình yêu Chúa hướng dẫn, lời nói và việc làm của họ đi chung như bóng với hình và điều đó làm sáng danh Chúa, làm cho tình yêu Chúa lan toả qua cuộc sống thường ngày của họ. Đá góc thường ẩn mình dưới đất nhưng lại quan trọng trong việc xây dựng từ lúc khởi sự cho đến khi hoàn thành và còn cần thiết lâu dài, giữ vững căn nhà trong nhiều năm trong tương lai.
Để trở thành Kitô hữu thực thụ người đó cần có đức tin vững chắc, có chiều sâu trong Đức Kitô làm nền tảng cho hành trình rao giảng Tin Mừng. Không có đức tin sâu đặm trong Chúa người đó sẽ dễ bị ngoại cảnh chi phối, lung lạc trước lí luận nghe có vẻ hợp lí của loài người và đức tin từ đó bị lung lay tận gốc rễ bởi gốc rễ đó không được bám chặt vào Đức Kitô. Bởi bị lung lay như thế nên lời rao giảng của họ có thể bị lạc đường, thuộc về cách suy nghĩ của loài người nhiều hơn là thuộc về Chúa. Rao giảng điều tự mình hiểu là thiếu linh ứng và hướng dẫn của Thánh Thần Chúa và như thế có ngầm chứa sai lầm, lệch lạc. Rao giảng có uy quyền khi lời đó do chính Thánh Thần Chúa hướng dẫn và là bảo chứng cho điều rao giảng, để làm được điều này cần có nền tảng đức tin mạnh mẽ, sống động trong Đức Kitô. Người ta lí luận dựa vào lương tâm để phán đoán. Điều này chỉ đúng trong trường hợp lương tâm đó được giáo huấn theo đường lối Chúa. Phán đoán của một lương tâm không nhận lời Chúa làm căn ản thì phán đoán đó thuộc về cá nhân ảnh hưởng bởi xu hướng xã hội và chính trị như thế phán đoán đó dù thành thật đến đâu cũng chỉ là phán đoán thuộc về đường lối xã hội nhiều hơn là thuộc về đường lối Chúa. Đường lối xã hội thường bị ảnh hưởng, lung lạc bởi những bộ óc có tài thuyết pháp. Họ lí luận hợp lí và căn bản nên ảnh hưởng đến người nghe và như thế í kiến cá nhân cách nào đó bị lung lạc bởi khối óc thông minh. Chính vì thế mà ngoài xã hội thấy cổ võ nhiều loại tình yêu khác nhau. Chỉ có một tình yêu chân chính là tình yêu Đức Kitô rao giảng bởi chính Ngài hy sinh chết và sống lại cho tình yêu đó. Tất cả các loại tình yêu được xã hội cổ võ đều mang tính cách con người mà con người thường lệ thuộc vào cảm xúc thể lí và ước muốn. Chính những điều này khiến nhiều người rất sốt sắng và mạnh dạn cổ võ cho tình yêu do con người tạo ra với chiêu bài ‘tận hưởng thời gian tuyệt vời’. Chính điều quảng bá đó tự xác nhận loại tình yêu họ cổ võ vừa mang lại lợi ích cá nhân kèm thêm ích kỉ cho bản thân.
Đức Kitô cổ võ tình yêu tha thứ, vị tha và phục vụ không đòi lợi ích cá nhân. Khi đức tin hướng dẫn tư tưởng và hành động của ta thì chính những hành động đó làm cho đức tin của ta sáng chói và do đó làm Sáng Danh Chúa. Đá góc tường không những giữ cho căn nhà được vững vàng trước bão tố nó còn là trung tâm điểm giúp xây căn nhà hài hoà. Nó cũng giới hạn về chiều cao được phép xây và chiều rộng có thể xây. Tình yêu Chúa trong ta cũng giúp ta biết giới hạn đâu là thuộc về Chúa và đâu là thuộc về thế gian. Bởi thiếu tình yêu Chúa hướng dẫn, tác động mà người ta lầm tưởng hễ yêu là làm theo í Chúa. Không phải thế. Tình yêu chân chính cần được đặt nền móng trên tình yêu Chúa. Tình yêu con người thường mang tính cách địa phương bởi do khuynh hướng địa phương đòi hỏi, ước muốn. Tình yêu Chúa là tình yêu hoàn vũ, không giới hạn về thời gian và không gian. Tình yêu Chúa đến từ trời cao nên sống theo tình yêu Chúa chúng ta được hướng dẫn vượt lên trên ảnh hưởng vật chất trần thế và không bị lệ thuộc vào điều kiện xã hội. Sống theo tình yêu Chúa là sống phục vụ tha nhân không vụ lợi và không tìm thoả mãn ước muốn cá nhân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Để trở thành Kitô hữu thực thụ người đó cần có đức tin vững chắc, có chiều sâu trong Đức Kitô làm nền tảng cho hành trình rao giảng Tin Mừng. Không có đức tin sâu đặm trong Chúa người đó sẽ dễ bị ngoại cảnh chi phối, lung lạc trước lí luận nghe có vẻ hợp lí của loài người và đức tin từ đó bị lung lay tận gốc rễ bởi gốc rễ đó không được bám chặt vào Đức Kitô. Bởi bị lung lay như thế nên lời rao giảng của họ có thể bị lạc đường, thuộc về cách suy nghĩ của loài người nhiều hơn là thuộc về Chúa. Rao giảng điều tự mình hiểu là thiếu linh ứng và hướng dẫn của Thánh Thần Chúa và như thế có ngầm chứa sai lầm, lệch lạc. Rao giảng có uy quyền khi lời đó do chính Thánh Thần Chúa hướng dẫn và là bảo chứng cho điều rao giảng, để làm được điều này cần có nền tảng đức tin mạnh mẽ, sống động trong Đức Kitô. Người ta lí luận dựa vào lương tâm để phán đoán. Điều này chỉ đúng trong trường hợp lương tâm đó được giáo huấn theo đường lối Chúa. Phán đoán của một lương tâm không nhận lời Chúa làm căn ản thì phán đoán đó thuộc về cá nhân ảnh hưởng bởi xu hướng xã hội và chính trị như thế phán đoán đó dù thành thật đến đâu cũng chỉ là phán đoán thuộc về đường lối xã hội nhiều hơn là thuộc về đường lối Chúa. Đường lối xã hội thường bị ảnh hưởng, lung lạc bởi những bộ óc có tài thuyết pháp. Họ lí luận hợp lí và căn bản nên ảnh hưởng đến người nghe và như thế í kiến cá nhân cách nào đó bị lung lạc bởi khối óc thông minh. Chính vì thế mà ngoài xã hội thấy cổ võ nhiều loại tình yêu khác nhau. Chỉ có một tình yêu chân chính là tình yêu Đức Kitô rao giảng bởi chính Ngài hy sinh chết và sống lại cho tình yêu đó. Tất cả các loại tình yêu được xã hội cổ võ đều mang tính cách con người mà con người thường lệ thuộc vào cảm xúc thể lí và ước muốn. Chính những điều này khiến nhiều người rất sốt sắng và mạnh dạn cổ võ cho tình yêu do con người tạo ra với chiêu bài ‘tận hưởng thời gian tuyệt vời’. Chính điều quảng bá đó tự xác nhận loại tình yêu họ cổ võ vừa mang lại lợi ích cá nhân kèm thêm ích kỉ cho bản thân.
Đức Kitô cổ võ tình yêu tha thứ, vị tha và phục vụ không đòi lợi ích cá nhân. Khi đức tin hướng dẫn tư tưởng và hành động của ta thì chính những hành động đó làm cho đức tin của ta sáng chói và do đó làm Sáng Danh Chúa. Đá góc tường không những giữ cho căn nhà được vững vàng trước bão tố nó còn là trung tâm điểm giúp xây căn nhà hài hoà. Nó cũng giới hạn về chiều cao được phép xây và chiều rộng có thể xây. Tình yêu Chúa trong ta cũng giúp ta biết giới hạn đâu là thuộc về Chúa và đâu là thuộc về thế gian. Bởi thiếu tình yêu Chúa hướng dẫn, tác động mà người ta lầm tưởng hễ yêu là làm theo í Chúa. Không phải thế. Tình yêu chân chính cần được đặt nền móng trên tình yêu Chúa. Tình yêu con người thường mang tính cách địa phương bởi do khuynh hướng địa phương đòi hỏi, ước muốn. Tình yêu Chúa là tình yêu hoàn vũ, không giới hạn về thời gian và không gian. Tình yêu Chúa đến từ trời cao nên sống theo tình yêu Chúa chúng ta được hướng dẫn vượt lên trên ảnh hưởng vật chất trần thế và không bị lệ thuộc vào điều kiện xã hội. Sống theo tình yêu Chúa là sống phục vụ tha nhân không vụ lợi và không tìm thoả mãn ước muốn cá nhân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Suy Niệm Chúa Nhật XXVII Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
14:32 05/10/2017
Dụ ngôn “Các tá điền sát nhân” mà Tin mừng hôm nay kể lại cho chúng ta thấy sự tương phản giữa Tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa và sự vô ơn, phản bội của dân Do thái.
Thật vậy, Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Do thái làm dân riêng và coi họ như là “vườn nho” mà Ngài luôn chăm sóc giữ gìn. Qua các thời kỳ, Ngài sai các thủ lĩnh, các tiên tri và chính Con Một của Ngài đến để chăm sóc, dạy dỗ và hướng dẫn họ. Ngài chăm sóc họ giống như ông chủ chăm sóc vườn nho: rào giậu, nhặt đá, trồng cây chọn lọc, xây tháp giữa vườn, lập máy ép trong vườn. Ngài mong muốn họ sinh quả nho thì họ lại sinh nho dại (x. Is 5,2). Ngài mong muốn điều chính trực, thì lại toàn sự gian ác. Ngài mong muốn đức công bình, thì lại toàn là tiếng kêu oan (x. Is 5,7).
Không những thế, họ còn nổi lên chống lại Ngài. Họ bắt các đầy tớ là các tiên tri mà Ngài sai đến: “đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác” (x. Mt 21,35). Cuối cùng, họ giết luôn cả Con Một của Ngài là chính Đức Giêsu. Vì sự vô ơn và phản bội của họ nên Thiên Chúa “cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi” (x. Mt 21,41). Cuối dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu đã khẳng định với người Do thái: “Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái.”(Mt 21,43).
Người khác hay dân tộc khác ở đây chính là Giáo hội. Thiên Chúa trao vườn nho cho Giáo hội. Giáo hội là vườn nho và cũng là người coi sóc vườn nho. Giáo hội có sứ mạng làm cho vườn nho sinh hoa trái. Đó là nhiệm vụ bảo quản và trao ban. Giáo hội bảo quản và trao ban những kho tàng thiêng liêng là Lời Chúa và các Bí tích thông qua sứ mạng ngôn sứ, tư tế và mục tử.
Với sứ mạng ngôn sứ, Giáo hội có trách nhiệm rao giảng Lời Chúa. Đây là lệnh truyền mà Giáo hội lãnh nhận từ Đức Giêsu trước khi Ngài về trời: “Anh em phải đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Lệnh truyền này được áp dụng với hết mọi thành phần trong Giáo hội: Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Giáo hội có thể rao giảng Lời Chúa bằng lời nói, bằng chứng tá cuộc sống, trong nhà thờ, nơi các lớp giáo lý, nơi mọi môi trường sống và trong mọi hoàn cảnh. Thánh Phaolô nói: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2 Tm 4, 2).
Với sứ mạng tư tế, Giáo hội có trách nhiệm cử hành phụng vụ nhất là phụng vụ các Bí tích. Bảy Bí tích là máng chuyển thông ơn Thiên Chúa qua Giáo hội để đến với mọi người: Bí tích Rửa tội tha tội nguyên tổ và tội riêng; Bí tích Giao hòa tha các tội ta đã phạm từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội về sau cùng giao hòa tội nhân với Chúa và Giáo hội; Bí tích Thánh Thể là của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn các kitô hữu; Bí tích Thêm Sức ban cho người lãnh nhận bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần, tăng cường đời sống siêu nhiên, gắn bó ta cách mật thiết hơn với Giáo hội ; Bí tích Xức dầu ban ơn nâng đỡ bệnh nhân phần hồn, phần xác và chuẩn bị bước vào đời sau; Bí tích Hôn nhân kết hợp hai người nam nữ thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và mọi người, cùng ban ơn để họ sống xứng đáng ơn gọi của mình ; Bí tích Truyền chức thánh hiến những vị mà Chúa muốn trao ban cho tác vụ thánh trong dân Chúa.
Với sứ mạng mục tử, Giáo hội có sứ mạng chăm sóc Vườn nho. Trách nhiệm chung đối với Giáo hội hoàn cầu là Đức Giáo Hoàng; trách nhiệm đối với các Giáo phận là các Giám mục; trách nhiệm đối với các giáo xứ là các linh mục quản xứ; mỗi cộng đoàn có các Bề trên…Trong Giáo hội, Giáo phận, Giáo xứ, cộng đoàn còn có nhiều chức vụ khác nhau để ai nấy cũng có thể thông phần sứ mạng mục tử của Giáo hội. Thánh Phaolô khẳng định: “Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ.” (Ep 4,11).
Tất cả mọi thành phần trong Giáo hội, không chỉ coi Giáo hội là vườn nho để hưởng hoa lợi qua Lời Chúa và các Bí tích mà còn được mời gọi để thông phần sứ mạng ngôn sứ, tư tế và mục tử của Giáo hội. Đặc biệt, các thành phần trong Giáo hội phải có bổn phận đối với vườn nho được giao phó cách riêng cho mình: Giám mục có bổn phận với Giáo phận; cha xứ có bổn phận với giáo xứ; bề trên có bổn phận với cộng đoàn; cha mẹ có bổn phận với con cái... Ngoài ra, mỗi kitô hữu cũng là vườn nho của Chúa nên phải có bổn phận tự chăm sóc giữ gìn để làm cho vườn nho của mình được phát sinh hoa trái. Để vườn nho của mình được sinh hoa trái, các kitô hữu cần phải gắn bó với Chúa qua đời sống cầu nguyện, liên đới với anh chị em qua việc thực thi bác ái. Đặc biệt, các kitô hữu cần phải dọn mình lãnh nhận các Bí tích và chu toàn bổn phận mà các Bí tích đòi hỏi : Bí tích Rửa tội mời gọi chúng ta từ bỏ ma quỉ, xa lánh tội lỗi, tin theo Chúa Kitô và tuân giữ lề luật của Người; Bí tích Giao hòa mời gọi chúng ta thực hành 4 việc là xét mình, ăn năn tội, xưng tội, và đền tội; Nơi Bí tích Thánh Thể có Chúa Giêsu hiện diện nên mời gọi mọi người chúng ta hết lòng yêu mến và tôn kính Bí tích cực trọng này; Bí tích Thêm sức mời gọi chúng ta can đảm thực hành Lời Chúa để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống thường ngày, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng và tích cực bênh vực và truyền bá đức tin cho mọi người; Bí tích Truyền chức thánh mời gọi người lãnh nhận phải giữ luật độc thân và khiết tịnh; Bí tích Hôn phối mời gọi hai người phối ngẫu phải giữ luật đơn hôn và vĩnh hôn, đồng thời phải yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái.
Từ khi được Đức Giêsu trao phó Vườn nho, Giáo hội đã cố gắng chu toàn bổn phận chăm sóc và giữ gìn qua sứ mạng ngôn sứ, tư tế và mục tử. Nhưng chắc chắn trong lòng Giáo hội vẫn còn có những vị lãnh đạo chưa chu toàn bổn phận của mình, vẫn còn có những con dê đội lốt chiên. Đặc biệt, nhìn vào cuộc sống của mỗi người chúng ta, nhiều khi chúng ta vẫn chưa sử dụng hết khả năng và ơn lành của Chúa để sinh hoa kết trái trong cuộc đời: Đó là những khi chúng ta không chu toàn bổn phận làm linh mục, bổn phận tu sĩ, bổn phận vợ chồng, bổn phận cha mẹ, bổn phận làm con cái, bổn phận ngôn sứ, tư tế và mục tử. Trái lại, nhiều người trong chúng ta vẫn còn sinh ra những thứ hoa dại : Đó là tội lỗi, gương mù gương xấu, làm thiệt hại cho Giáo hội, cho Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi thành phần trong Giáo hội biết chu toàn bổn phận ngôn sứ, tư tế và mục tử. Xin cho mỗi chúng con luôn biết sử dụng những nén bạc Chúa giao để sinh lợi cho Chúa bằng những việc lành phúc đức, góp phần làm cho vườn nho của Giáo hội và của chính mỗi người chúng con được sinh bông hạt. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thật vậy, Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Do thái làm dân riêng và coi họ như là “vườn nho” mà Ngài luôn chăm sóc giữ gìn. Qua các thời kỳ, Ngài sai các thủ lĩnh, các tiên tri và chính Con Một của Ngài đến để chăm sóc, dạy dỗ và hướng dẫn họ. Ngài chăm sóc họ giống như ông chủ chăm sóc vườn nho: rào giậu, nhặt đá, trồng cây chọn lọc, xây tháp giữa vườn, lập máy ép trong vườn. Ngài mong muốn họ sinh quả nho thì họ lại sinh nho dại (x. Is 5,2). Ngài mong muốn điều chính trực, thì lại toàn sự gian ác. Ngài mong muốn đức công bình, thì lại toàn là tiếng kêu oan (x. Is 5,7).
Không những thế, họ còn nổi lên chống lại Ngài. Họ bắt các đầy tớ là các tiên tri mà Ngài sai đến: “đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác” (x. Mt 21,35). Cuối cùng, họ giết luôn cả Con Một của Ngài là chính Đức Giêsu. Vì sự vô ơn và phản bội của họ nên Thiên Chúa “cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi” (x. Mt 21,41). Cuối dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu đã khẳng định với người Do thái: “Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái.”(Mt 21,43).
Người khác hay dân tộc khác ở đây chính là Giáo hội. Thiên Chúa trao vườn nho cho Giáo hội. Giáo hội là vườn nho và cũng là người coi sóc vườn nho. Giáo hội có sứ mạng làm cho vườn nho sinh hoa trái. Đó là nhiệm vụ bảo quản và trao ban. Giáo hội bảo quản và trao ban những kho tàng thiêng liêng là Lời Chúa và các Bí tích thông qua sứ mạng ngôn sứ, tư tế và mục tử.
Với sứ mạng ngôn sứ, Giáo hội có trách nhiệm rao giảng Lời Chúa. Đây là lệnh truyền mà Giáo hội lãnh nhận từ Đức Giêsu trước khi Ngài về trời: “Anh em phải đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Lệnh truyền này được áp dụng với hết mọi thành phần trong Giáo hội: Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Giáo hội có thể rao giảng Lời Chúa bằng lời nói, bằng chứng tá cuộc sống, trong nhà thờ, nơi các lớp giáo lý, nơi mọi môi trường sống và trong mọi hoàn cảnh. Thánh Phaolô nói: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2 Tm 4, 2).
Với sứ mạng tư tế, Giáo hội có trách nhiệm cử hành phụng vụ nhất là phụng vụ các Bí tích. Bảy Bí tích là máng chuyển thông ơn Thiên Chúa qua Giáo hội để đến với mọi người: Bí tích Rửa tội tha tội nguyên tổ và tội riêng; Bí tích Giao hòa tha các tội ta đã phạm từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội về sau cùng giao hòa tội nhân với Chúa và Giáo hội; Bí tích Thánh Thể là của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn các kitô hữu; Bí tích Thêm Sức ban cho người lãnh nhận bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần, tăng cường đời sống siêu nhiên, gắn bó ta cách mật thiết hơn với Giáo hội ; Bí tích Xức dầu ban ơn nâng đỡ bệnh nhân phần hồn, phần xác và chuẩn bị bước vào đời sau; Bí tích Hôn nhân kết hợp hai người nam nữ thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và mọi người, cùng ban ơn để họ sống xứng đáng ơn gọi của mình ; Bí tích Truyền chức thánh hiến những vị mà Chúa muốn trao ban cho tác vụ thánh trong dân Chúa.
Với sứ mạng mục tử, Giáo hội có sứ mạng chăm sóc Vườn nho. Trách nhiệm chung đối với Giáo hội hoàn cầu là Đức Giáo Hoàng; trách nhiệm đối với các Giáo phận là các Giám mục; trách nhiệm đối với các giáo xứ là các linh mục quản xứ; mỗi cộng đoàn có các Bề trên…Trong Giáo hội, Giáo phận, Giáo xứ, cộng đoàn còn có nhiều chức vụ khác nhau để ai nấy cũng có thể thông phần sứ mạng mục tử của Giáo hội. Thánh Phaolô khẳng định: “Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ.” (Ep 4,11).
Tất cả mọi thành phần trong Giáo hội, không chỉ coi Giáo hội là vườn nho để hưởng hoa lợi qua Lời Chúa và các Bí tích mà còn được mời gọi để thông phần sứ mạng ngôn sứ, tư tế và mục tử của Giáo hội. Đặc biệt, các thành phần trong Giáo hội phải có bổn phận đối với vườn nho được giao phó cách riêng cho mình: Giám mục có bổn phận với Giáo phận; cha xứ có bổn phận với giáo xứ; bề trên có bổn phận với cộng đoàn; cha mẹ có bổn phận với con cái... Ngoài ra, mỗi kitô hữu cũng là vườn nho của Chúa nên phải có bổn phận tự chăm sóc giữ gìn để làm cho vườn nho của mình được phát sinh hoa trái. Để vườn nho của mình được sinh hoa trái, các kitô hữu cần phải gắn bó với Chúa qua đời sống cầu nguyện, liên đới với anh chị em qua việc thực thi bác ái. Đặc biệt, các kitô hữu cần phải dọn mình lãnh nhận các Bí tích và chu toàn bổn phận mà các Bí tích đòi hỏi : Bí tích Rửa tội mời gọi chúng ta từ bỏ ma quỉ, xa lánh tội lỗi, tin theo Chúa Kitô và tuân giữ lề luật của Người; Bí tích Giao hòa mời gọi chúng ta thực hành 4 việc là xét mình, ăn năn tội, xưng tội, và đền tội; Nơi Bí tích Thánh Thể có Chúa Giêsu hiện diện nên mời gọi mọi người chúng ta hết lòng yêu mến và tôn kính Bí tích cực trọng này; Bí tích Thêm sức mời gọi chúng ta can đảm thực hành Lời Chúa để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống thường ngày, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng và tích cực bênh vực và truyền bá đức tin cho mọi người; Bí tích Truyền chức thánh mời gọi người lãnh nhận phải giữ luật độc thân và khiết tịnh; Bí tích Hôn phối mời gọi hai người phối ngẫu phải giữ luật đơn hôn và vĩnh hôn, đồng thời phải yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái.
Từ khi được Đức Giêsu trao phó Vườn nho, Giáo hội đã cố gắng chu toàn bổn phận chăm sóc và giữ gìn qua sứ mạng ngôn sứ, tư tế và mục tử. Nhưng chắc chắn trong lòng Giáo hội vẫn còn có những vị lãnh đạo chưa chu toàn bổn phận của mình, vẫn còn có những con dê đội lốt chiên. Đặc biệt, nhìn vào cuộc sống của mỗi người chúng ta, nhiều khi chúng ta vẫn chưa sử dụng hết khả năng và ơn lành của Chúa để sinh hoa kết trái trong cuộc đời: Đó là những khi chúng ta không chu toàn bổn phận làm linh mục, bổn phận tu sĩ, bổn phận vợ chồng, bổn phận cha mẹ, bổn phận làm con cái, bổn phận ngôn sứ, tư tế và mục tử. Trái lại, nhiều người trong chúng ta vẫn còn sinh ra những thứ hoa dại : Đó là tội lỗi, gương mù gương xấu, làm thiệt hại cho Giáo hội, cho Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi thành phần trong Giáo hội biết chu toàn bổn phận ngôn sứ, tư tế và mục tử. Xin cho mỗi chúng con luôn biết sử dụng những nén bạc Chúa giao để sinh lợi cho Chúa bằng những việc lành phúc đức, góp phần làm cho vườn nho của Giáo hội và của chính mỗi người chúng con được sinh bông hạt. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúa Nhật XXVII Thường Niên -A-
Lm Jude Siciliano OP
17:09 05/10/2017
Isaia 5:1-7; Tv. 79; Philipphê 4: 6-9;Mátthêu 21: 33-43
Hai Chúa Nhật vừa qua, chúng ta nghe dụ ngôn về vườn nho: Dụ ngôn thứ nhất nói về các người làm vườn nho được mướn vào những giờ khác nhau, nhưng cuối ngày họ vẫn được lãnh tiền bằng nhau. Dụ ngôn thứ hai nới về người chủ vườn nho sai hai người con đi làm vườn nho: một người con bằng lòng ra đi nhưng lại không đi, người con thứ hai nói không đi nhưng lại đổi ý ra đi làm vườn nho.
Hôm nay một người chủ vườn nho đi xa về muốn thu hoa lợi của vườn nho do đã cho các tá điền thuê. Các người đầy tớ được sai đi thu hoa lợi bị tá điền đánh đập, và người con chủ vườn nho ra đi thu hoa lợi cũng bị tá điền đánh đập và rồi bị giết. Ở Hoa Kỳ trước kia chỉ có một ít tiểu bang trồng nho. Bây giờ thì có nhiều tiểu bang hơn trước, và tiểu bang California đứng hàng đầu về việc trồng nho và làm rượu. California sản xuất 90% rượu nho ở Hoa Kỳ. Từ xa xưa người ta thích uồng rượu và trồng nho để sản xuất rượu, và đó là khung cảnh của bài phúc âm hôm nay.
Trong Kinh Thánh các dụ ngôn nói về vườn nho là diễn tả hình ảnh dân của Thiên Chúa. Bài ca về vườn nho của ngôn sứ Isaia nghe như là hình ảnh của đời sống ở thôn quê. Vườn nho được trồng tỉa, bón phân cẩn thận để được trái nho tốt. Lời ca thay đổi khi người chủ vườn nho thấy vườn nho mình không cho trái tốt mà lại "sinh ra nho dại". Mở đầu là bài ca về mùa thu hoạch nho tốt, nhưng trở thành bài nói về sự xét xử của Thiên Chúa đối với dân Ngài đã chọn, và đưa chúng ta đến bài phúc âm.
Chúa Giêsu nói với các lãnh đạo tôn giáo, các vị thượng tế và các bô lão của dân chúng. Dụ ngôn có nhiều hình ảnh mang tính ấn chỉ. Vườn nho là dân Israel. Tá điền là các lãnh đạo tôn giáo. Đầy tớ của chủ vườn nho là các ngôn sứ. Người con của chủ vườn là Chúa Giêsu Đấng Mesia. Chúa Giêsu bị giết trên cây thập giá. Nhưng sau dụ ngôn Chúa Giêsu chú thích câu trong thánh vịnh 118 nói về sự sống lại "Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta."
Cha Reginald Fuller trong sách giảng về Lời Chúa cho Giáo Hội Hiện Nay có lời bình luận hay về dụ ngôn. Cha nói đấy là việc rất dễ cho Giáo Hội nói về hình ảnh của dụ ngôn. Nhưng cha nói thánh Mátthêu thêm vào bài sách câu 43 nói đến trách nhiệm của người dân ngoại sau khi dân Israel từ chối phúc âm. Cha Fuller cũng nói đến cử chỉ tàn ác của các tá điền chính là thái độ và hành vi của các Kitô hữu chu1nh ta, là tá điền chăm sóc vườn nho của nước Thiên Chúa. Đây là một cách thức chia sẻ khác lạ. Nếu người rao giảng chọn cách chia sẽ này, thi chúng ta phải thận trọng không đề cập sâu về các hành vi bạo lực, nhưng cứ nêu cao sự cố gắng quyết tâm giữ gìn gia sản quý báu mà Chúa đã ban cho chúng ta.
Đây là một dụ ngôn khác mà chúng ta phải thận trọng không nên chỉ trích người Do thái là họ không chọn Chúa Kitô là con của chủ vườn. Dụ ngôn nói về những ai có trách nhiệm trong vườn nho của Thiên Chúa. Nước Trời được giao cho tất cả chúng ta: là các phụ huynh, các giáo chức, các tình nguyện viên, hàng giáo phẩm của giáo hội v.v... Dụ ngôn là một bài xét mình cho chúng ta. Chúng ta đã lãnh nhận, và săn sóc tin mừng phúc âm của Nước Thiên Chúa như thế nào? Chúng ta có làm cho vườn nho sinh hoa lợi tốt hay không?
Chúng ta không phải được gọi để gây một giáo hội chiến thắng trong thế gian. Chúng ta là một tôn giáo bé nhỏ, và luôn là như thế. Thay vào đó, chúng ta phải sống hết sức trung thành với phúc âm trong suốt cuộc đời chúng ta, để cho Chúa Kitô hiện diện ở khắp mọi nơi. Như lời gợi ý của dụ ngôn, cuộc sống của chúng ta rất khẩn trương. Mỗi ngày chúng ta thường nhận được một đòi hỏi là nảy sinh hoa lợi tốt trong vườn nho, nơi chúng ta làm việc.
Tôi không biết chắc điều gì chúng ta phải trả, nếu chúng ta không phải là những tá điền đáng tin cậy. Nếu chúng ta không trung thành với ơn gọi là môn đệ của đức Kitô, khi chúng ta chia hoa lợi, chúng ta chú trọng về những lợi lộc hiện tại và không được vui vẻ mãi đâu phải không? Đồng tiền mỗi người chúng ta lãnh không gây hoa lợi, vì không được xử dụng phải không? Nếu chúng ta không nghĩ đến việc phục vụ Thiên Chúa, chúng ta có thể xao lãng và xa cách hơn là thái độ chú trọng phải không?
Dụ ngôn chứng tỏ một sự việc khẩn cấp. Dụ ngôn nhắc chúng ta nhớ là có việc tính toán, đòi hỏi về công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ bị đòi hỏi về hoa lợi. Sự xét xử không phải chỉ nói về tương lai, nhưng là về ngay bây giờ. Vì thế dụ ngôn này cũng như các dụ ngôn khác, là một hồng ân. Đó là một dụ ngôn đánh thức chúng ta nên khẩn cấp chú trọng đến việc đầu tiên của chúng ta là hãy điều chỉnh đời sống chúng ta đi theo việc quan trọng và có giá trị lâu dài là sức sống đức tin của chúng ta.
Chúa Giêsu hỏi các lãnh đạo tôn giáo nghĩ gì về người chủ vườn nho đối với các tá điền hung ác. Họ trả lời là các tá điền đó phải bị tru diệt. Nhưng Chúa Giêsu không nói một dụ ngôn cho họ bình luận. Họ không thấy là chính họ ở trong dụ ngôn. Họ không nhận thấy ơn mời gọi sám hối mà Chúa Giêsu gợi ý trong dụ ngôn.
Vườn nho còn thêm hoa gì khác nữa? Bài trích sách Isaia có thể giúp chúng ta. Isaia nói là Thiên Chúa muốn tìm cớ cho sự phán xét, nhưng lại thấy giá máu. Ngài muốn thấy công chính, nhưng lại nghe lời kêu xin. Điều chính theo sách Do thái kêu gọi sự công chính. Nói các khác là Thiên Chúa muốn có sự công chính cho muôn dân, và cho mọi người có quyền được kính trọng, nhất là những người nghèo và những người bé mọn trong xã hội.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
27th Sunday in Ordinary Time (A) -
Isaiah 5: 1-7; Psalm 79; Philippians 4: 6-9; Matthew 21: 33-43
These past two Sundays we have heard gospel parables about vineyards. First there were the workers who were called into the vineyard and worked different hours of the day, but still received the same pay. Then, last week, the father asked his two sons to work in the vineyard. One agreed to go but did not: at first the second resisted, but changed his mind and did as his father requested.
Today an absent land owner sends his servants to collect produce from his vineyard. But they are abused by the tenants, who even kill the owner’s son. In this country vineyards were usually just in a few wine-producing states. Now, there are so many states that grow wine grapes that there is even a ranking for the top 10 – though California still produces 90% of the wine in this country. The love of wine and the care of vineyards goes back to ancient times and that is the backdrop in today’s readings.
In scriptures, the parables of the vineyard are allegorized and vineyards are symbols for God’s people. In the first reading Isaiah’s song of the vineyard sounds like a simple image of country life. A vineyard is carefully and lovingly planted. But then the tone changes, as the owner goes looking for grapes..., "but what it yielded was wild grapes." What began as a lovely festival song becomes a warning about God’s judgment on the chosen people. Which directs us to the gospel.
Jesus is addressing the religious leaders, the priests and elders of the people. There are also strong allegorical features in the parable. The vineyard is Israel; the tenants, the religious leaders; the series of servants, the prophets; the son, Jesus the Messiah; his murder, the crucifixion. But after the parable Jesus quotes Psalm 118 (verse2) which hints at the resurrection. "The stone that the builders rejected has become the cornerstone; by the Lord has this been done, it is wonderful in our eyes!"
Reginald Fuller ("Preaching the Lectionary: The Word of God for the Church Today") has an interesting take on the parable. He suggests it is "all too easy for the church to allegorize this parable" (page 177). Instead, he notes, Matthew adds the closing verse 43, which points to the mission and responsibility of the Gentiles after Israel’s rejection of the gospel. Fuller also notes that the extreme behavior of the tenants suggests that we Christians are to be as resolute as the tenants were in our grasping and holding on to the kingdom of God. It is a different approach. If the preacher chooses to take it, we will have to be careful not to suggest violent action, but the determination and energy to hold on to the valuable gift God offers us.
This is another parable in which we must be careful not to heap blame on the Jews for not accepting Christ, the owner’s son. The parable speaks to whomever has responsibility in God’s vineyard. The kingdom has been entrusted to all of us: parents, teachers, volunteers, ordained ministers of the church etc. The parable becomes an examination of conscience for us. How have we received and treasured the Good News of God’s kingdom? Have we workers in the vineyard brought forth a harvest of good fruit?
We are not called upon to establish a triumphant church in the world. We are a minority religion and may remain so. Rather, we must live the gospel as faithfully as we can and, through our lives, make Christ present everywhere. As the parable suggests, our times are urgent. Each day a reckoning is asked of us – to bear fruit in the part of the vineyard to which we have been sent.
I am not sure what will be taken away from us if we are not trustworthy stewards. By not being responsible to our call as disciples, will we have divided interests, too focused on immediate gain and pleasure with no view to what lasts? Will the talents that each of us has been given to serve just dry up from lack of use? Will the lack of vision that serving God offers, result in our being distracted and divided, instead of our being people of vision and determination?
The parable has an urgency to it. It reminds us that an accounting of our service will be required of us. We will be asked for fruit. The judgment is not just for some future time, but is present right now. That is why the parable, like all the others, is a grace. It is a wake up call urging us to pay attention to our primary tasks, to reorient our lives towards what is important and of lasting value for us.
Jesus asks the religious leaders what they think the owner should do to the wicked tenants. They respond that the tenants should be punished. But Jesus isn’t telling them a parable for their mere speculation. They fail to see themselves in the parable and so they missed the grace for conversion that Jesus was offering them.
What other fruits are we to produce from the vineyard? A look to the Isaiah passage helps us. Isaiah tells us that God was looking for judgment, but found bloodshed; for justice, "but hark the outcry." A central mandate throughout the Hebrew texts calls for the establishment of justice and righteousness. In other words, God wants justice for the people and the rights of every one respected, especially those who are poor and the least in society.
Hai Chúa Nhật vừa qua, chúng ta nghe dụ ngôn về vườn nho: Dụ ngôn thứ nhất nói về các người làm vườn nho được mướn vào những giờ khác nhau, nhưng cuối ngày họ vẫn được lãnh tiền bằng nhau. Dụ ngôn thứ hai nới về người chủ vườn nho sai hai người con đi làm vườn nho: một người con bằng lòng ra đi nhưng lại không đi, người con thứ hai nói không đi nhưng lại đổi ý ra đi làm vườn nho.
Hôm nay một người chủ vườn nho đi xa về muốn thu hoa lợi của vườn nho do đã cho các tá điền thuê. Các người đầy tớ được sai đi thu hoa lợi bị tá điền đánh đập, và người con chủ vườn nho ra đi thu hoa lợi cũng bị tá điền đánh đập và rồi bị giết. Ở Hoa Kỳ trước kia chỉ có một ít tiểu bang trồng nho. Bây giờ thì có nhiều tiểu bang hơn trước, và tiểu bang California đứng hàng đầu về việc trồng nho và làm rượu. California sản xuất 90% rượu nho ở Hoa Kỳ. Từ xa xưa người ta thích uồng rượu và trồng nho để sản xuất rượu, và đó là khung cảnh của bài phúc âm hôm nay.
Trong Kinh Thánh các dụ ngôn nói về vườn nho là diễn tả hình ảnh dân của Thiên Chúa. Bài ca về vườn nho của ngôn sứ Isaia nghe như là hình ảnh của đời sống ở thôn quê. Vườn nho được trồng tỉa, bón phân cẩn thận để được trái nho tốt. Lời ca thay đổi khi người chủ vườn nho thấy vườn nho mình không cho trái tốt mà lại "sinh ra nho dại". Mở đầu là bài ca về mùa thu hoạch nho tốt, nhưng trở thành bài nói về sự xét xử của Thiên Chúa đối với dân Ngài đã chọn, và đưa chúng ta đến bài phúc âm.
Chúa Giêsu nói với các lãnh đạo tôn giáo, các vị thượng tế và các bô lão của dân chúng. Dụ ngôn có nhiều hình ảnh mang tính ấn chỉ. Vườn nho là dân Israel. Tá điền là các lãnh đạo tôn giáo. Đầy tớ của chủ vườn nho là các ngôn sứ. Người con của chủ vườn là Chúa Giêsu Đấng Mesia. Chúa Giêsu bị giết trên cây thập giá. Nhưng sau dụ ngôn Chúa Giêsu chú thích câu trong thánh vịnh 118 nói về sự sống lại "Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta."
Cha Reginald Fuller trong sách giảng về Lời Chúa cho Giáo Hội Hiện Nay có lời bình luận hay về dụ ngôn. Cha nói đấy là việc rất dễ cho Giáo Hội nói về hình ảnh của dụ ngôn. Nhưng cha nói thánh Mátthêu thêm vào bài sách câu 43 nói đến trách nhiệm của người dân ngoại sau khi dân Israel từ chối phúc âm. Cha Fuller cũng nói đến cử chỉ tàn ác của các tá điền chính là thái độ và hành vi của các Kitô hữu chu1nh ta, là tá điền chăm sóc vườn nho của nước Thiên Chúa. Đây là một cách thức chia sẻ khác lạ. Nếu người rao giảng chọn cách chia sẽ này, thi chúng ta phải thận trọng không đề cập sâu về các hành vi bạo lực, nhưng cứ nêu cao sự cố gắng quyết tâm giữ gìn gia sản quý báu mà Chúa đã ban cho chúng ta.
Đây là một dụ ngôn khác mà chúng ta phải thận trọng không nên chỉ trích người Do thái là họ không chọn Chúa Kitô là con của chủ vườn. Dụ ngôn nói về những ai có trách nhiệm trong vườn nho của Thiên Chúa. Nước Trời được giao cho tất cả chúng ta: là các phụ huynh, các giáo chức, các tình nguyện viên, hàng giáo phẩm của giáo hội v.v... Dụ ngôn là một bài xét mình cho chúng ta. Chúng ta đã lãnh nhận, và săn sóc tin mừng phúc âm của Nước Thiên Chúa như thế nào? Chúng ta có làm cho vườn nho sinh hoa lợi tốt hay không?
Chúng ta không phải được gọi để gây một giáo hội chiến thắng trong thế gian. Chúng ta là một tôn giáo bé nhỏ, và luôn là như thế. Thay vào đó, chúng ta phải sống hết sức trung thành với phúc âm trong suốt cuộc đời chúng ta, để cho Chúa Kitô hiện diện ở khắp mọi nơi. Như lời gợi ý của dụ ngôn, cuộc sống của chúng ta rất khẩn trương. Mỗi ngày chúng ta thường nhận được một đòi hỏi là nảy sinh hoa lợi tốt trong vườn nho, nơi chúng ta làm việc.
Tôi không biết chắc điều gì chúng ta phải trả, nếu chúng ta không phải là những tá điền đáng tin cậy. Nếu chúng ta không trung thành với ơn gọi là môn đệ của đức Kitô, khi chúng ta chia hoa lợi, chúng ta chú trọng về những lợi lộc hiện tại và không được vui vẻ mãi đâu phải không? Đồng tiền mỗi người chúng ta lãnh không gây hoa lợi, vì không được xử dụng phải không? Nếu chúng ta không nghĩ đến việc phục vụ Thiên Chúa, chúng ta có thể xao lãng và xa cách hơn là thái độ chú trọng phải không?
Dụ ngôn chứng tỏ một sự việc khẩn cấp. Dụ ngôn nhắc chúng ta nhớ là có việc tính toán, đòi hỏi về công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ bị đòi hỏi về hoa lợi. Sự xét xử không phải chỉ nói về tương lai, nhưng là về ngay bây giờ. Vì thế dụ ngôn này cũng như các dụ ngôn khác, là một hồng ân. Đó là một dụ ngôn đánh thức chúng ta nên khẩn cấp chú trọng đến việc đầu tiên của chúng ta là hãy điều chỉnh đời sống chúng ta đi theo việc quan trọng và có giá trị lâu dài là sức sống đức tin của chúng ta.
Chúa Giêsu hỏi các lãnh đạo tôn giáo nghĩ gì về người chủ vườn nho đối với các tá điền hung ác. Họ trả lời là các tá điền đó phải bị tru diệt. Nhưng Chúa Giêsu không nói một dụ ngôn cho họ bình luận. Họ không thấy là chính họ ở trong dụ ngôn. Họ không nhận thấy ơn mời gọi sám hối mà Chúa Giêsu gợi ý trong dụ ngôn.
Vườn nho còn thêm hoa gì khác nữa? Bài trích sách Isaia có thể giúp chúng ta. Isaia nói là Thiên Chúa muốn tìm cớ cho sự phán xét, nhưng lại thấy giá máu. Ngài muốn thấy công chính, nhưng lại nghe lời kêu xin. Điều chính theo sách Do thái kêu gọi sự công chính. Nói các khác là Thiên Chúa muốn có sự công chính cho muôn dân, và cho mọi người có quyền được kính trọng, nhất là những người nghèo và những người bé mọn trong xã hội.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
27th Sunday in Ordinary Time (A) -
Isaiah 5: 1-7; Psalm 79; Philippians 4: 6-9; Matthew 21: 33-43
These past two Sundays we have heard gospel parables about vineyards. First there were the workers who were called into the vineyard and worked different hours of the day, but still received the same pay. Then, last week, the father asked his two sons to work in the vineyard. One agreed to go but did not: at first the second resisted, but changed his mind and did as his father requested.
Today an absent land owner sends his servants to collect produce from his vineyard. But they are abused by the tenants, who even kill the owner’s son. In this country vineyards were usually just in a few wine-producing states. Now, there are so many states that grow wine grapes that there is even a ranking for the top 10 – though California still produces 90% of the wine in this country. The love of wine and the care of vineyards goes back to ancient times and that is the backdrop in today’s readings.
In scriptures, the parables of the vineyard are allegorized and vineyards are symbols for God’s people. In the first reading Isaiah’s song of the vineyard sounds like a simple image of country life. A vineyard is carefully and lovingly planted. But then the tone changes, as the owner goes looking for grapes..., "but what it yielded was wild grapes." What began as a lovely festival song becomes a warning about God’s judgment on the chosen people. Which directs us to the gospel.
Jesus is addressing the religious leaders, the priests and elders of the people. There are also strong allegorical features in the parable. The vineyard is Israel; the tenants, the religious leaders; the series of servants, the prophets; the son, Jesus the Messiah; his murder, the crucifixion. But after the parable Jesus quotes Psalm 118 (verse2) which hints at the resurrection. "The stone that the builders rejected has become the cornerstone; by the Lord has this been done, it is wonderful in our eyes!"
Reginald Fuller ("Preaching the Lectionary: The Word of God for the Church Today") has an interesting take on the parable. He suggests it is "all too easy for the church to allegorize this parable" (page 177). Instead, he notes, Matthew adds the closing verse 43, which points to the mission and responsibility of the Gentiles after Israel’s rejection of the gospel. Fuller also notes that the extreme behavior of the tenants suggests that we Christians are to be as resolute as the tenants were in our grasping and holding on to the kingdom of God. It is a different approach. If the preacher chooses to take it, we will have to be careful not to suggest violent action, but the determination and energy to hold on to the valuable gift God offers us.
This is another parable in which we must be careful not to heap blame on the Jews for not accepting Christ, the owner’s son. The parable speaks to whomever has responsibility in God’s vineyard. The kingdom has been entrusted to all of us: parents, teachers, volunteers, ordained ministers of the church etc. The parable becomes an examination of conscience for us. How have we received and treasured the Good News of God’s kingdom? Have we workers in the vineyard brought forth a harvest of good fruit?
We are not called upon to establish a triumphant church in the world. We are a minority religion and may remain so. Rather, we must live the gospel as faithfully as we can and, through our lives, make Christ present everywhere. As the parable suggests, our times are urgent. Each day a reckoning is asked of us – to bear fruit in the part of the vineyard to which we have been sent.
I am not sure what will be taken away from us if we are not trustworthy stewards. By not being responsible to our call as disciples, will we have divided interests, too focused on immediate gain and pleasure with no view to what lasts? Will the talents that each of us has been given to serve just dry up from lack of use? Will the lack of vision that serving God offers, result in our being distracted and divided, instead of our being people of vision and determination?
The parable has an urgency to it. It reminds us that an accounting of our service will be required of us. We will be asked for fruit. The judgment is not just for some future time, but is present right now. That is why the parable, like all the others, is a grace. It is a wake up call urging us to pay attention to our primary tasks, to reorient our lives towards what is important and of lasting value for us.
Jesus asks the religious leaders what they think the owner should do to the wicked tenants. They respond that the tenants should be punished. But Jesus isn’t telling them a parable for their mere speculation. They fail to see themselves in the parable and so they missed the grace for conversion that Jesus was offering them.
What other fruits are we to produce from the vineyard? A look to the Isaiah passage helps us. Isaiah tells us that God was looking for judgment, but found bloodshed; for justice, "but hark the outcry." A central mandate throughout the Hebrew texts calls for the establishment of justice and righteousness. In other words, God wants justice for the people and the rights of every one respected, especially those who are poor and the least in society.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phát triển đáng lo ngại:Những nhóm chiến binh bắt đầu tấn công các nhà thờ ở Mali.
Trần Mạnh Trác
07:58 05/10/2017
"Trong giáo phận Mopti, ở phiá Bắc cuả vùng trung tâm Mali, đã có ít nhất ba nhà thờ bị nhóm chiến binh ngăn cấm các tín hữu tụ họp cầu nguyện, hoặc rung chuông và đã phá hủy một số bàn ghế và đồ thánh ".
Đặc biệt, theo Cha Dembélé, "cuối tuần một số lực lượng vũ trang đã phá cửa một nhà thờ tại làng Dobara, hạ thánh giá, hình ảnh và tượng Đức Mẹ và đốt trước sân nhà thờ. Trước đó ở làng Bodwal, nhóm vũ trang đã đuổi các Kitô ra khỏi nhà thờ và đe dọa sẽ giết họ nếu họ còn đọc kinh cầu nguyện một lần nữa trong nhà thờ."
"Khu vực Mopti đã chưa hề bị ảnh hưởng bởi hành động của các nhóm chiến binh vẫn hiện diện ở đây. Những gì làm chúng tôi lo lắng là tình hình đã thay đổi trong vài tháng qua và vì lý do này, chúng tôi muốn đưa ra báo động". "Đây là một khu vực biên giới với Burkina Faso là xứ đã bị tấn công trong một thời gian bởi những nhóm chiến binh ", vị tổng thư ký hội đồng giám mục cho biết thêm.
Các nhóm chiến binh đang lan rộng xuống miền Nam cuả Mali, là vùng vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi bạo lực, và đã xẩy ra vụ một bắt cóc một nữ tu, là Sơ Gloria Cecilia Narváez Argoti, của dòng Phan Sinh Franciscan Sisters of Mary Immaculate, ở Karangasso.
"Karangasso là một phần của một khu vực đã không bị ảnh hưởng bởi các hành động của chiến binh", theo Cha Don Dembélé, "mặc dù hai năm trước, đã có vụ quân đội càn quét một nhóm chiến binh trong một khu rừng ở gần biên giới Mali và Bờ Biển Ngà". Số phận của Sơ Cecilia ra sao?, theo Cha Don Dembélé thì "không may là chúng tôi không có tin tức gì và chúng tôi cũng không liên lạc được với kẻ bắt cóc".
Mali vẫn còn bất ổn kể từ sau khi quân Pháp mở chiến dịch quân sự trục xuất những nhóm chiến binh ra khỏi vùng lãnh thổ phía Bắc, từng bị chúng xâm chiếm từ đầu năm 2012.
Đức Thánh Cha tiếp tân Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về sự sống
Lm. Trần Đức Anh OP
08:57 05/10/2017
VATICAN. ĐTC mời gọi Hàn lâm viện Tòa Thánh đương đầu với những thách đố mới do các kỹ thuật mới về sinh học đề ra cho cuộc sống con người.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 5-10-2017 dành cho các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống nhóm khóa họp toàn thể đầu tiên từ ngày 5 đến 8-10-2017 tại Vatican. Theo qui chế mới, Hàn lâm viện này có 45 thành viên thực thụ, 4 thành viên danh dự và 87 thành viên thông tín, 13 nhà nghiên cứu trẻ, tất cả đến từ nhiều quốc gia.
Chủ đề khóa họp là ”Đồng hành với sự sống. Những trách nhiệm mới trong thời đại kỹ thuật”. ĐTC nhận xét rằng tiềm năng của các kỹ thuật sinh học ngày nay để cho người ta thực hiện những lèo lái sự sống trước đây không thể tưởng tượng được và nó cũng đề ra những câu hỏi kinh khủng.
Trong diễn văn, ĐTC khẳng định rằng ”Điều cấp thiết là tăng cường việc nghiên cứu và đối chiếu về những hậu quả của sự tiến hóa trên đây trong xã hội theo nghĩa chuyên môn, để đưa ra một tổng hợp nhân loại học tương ứng với thách đố lớn lao của thời đại này”.
Trong số nhiều lãnh vực thách đố được ĐTC đề cập tới mà Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống được kêu gọi đương đầu, có những giải thích tiêu vực về sự khác biệt phái tính nam nữ, làm thương tổn đến phẩm giá con người. Nhưng thực tế hiện nay người ta muốn xóa bỏ sự khác biệt phái tính nam nữ, bằng cách đề ra những kỹ thuật và phương pháp thực hành để làm cho sự khác biệt phái tính không còn là điều quan trọng đối với sự phát triển con người và đối với những tương quan giữa con người với nhau. ĐTC cảnh giác rằng ”ảo tưởng 'trung tính' (neutro) sẽ loại bỏ phẩm giá con người có những cơ cấu phái tính khác nhau, và loại trừ phẩm chất truyền sinh của con người. Sự lèo lái sinh học và tâm lý về sự khác biệt phái tính có nguy cơ loại trừ nguồn nghị lực nuôi dưỡng sự liên minh giữa người nam và người nữ, và làm cho liên minh ấy có đặc tính sáng tạo và phong phú” (Rei 5-10-2017)
Chủ đề khóa họp là ”Đồng hành với sự sống. Những trách nhiệm mới trong thời đại kỹ thuật”. ĐTC nhận xét rằng tiềm năng của các kỹ thuật sinh học ngày nay để cho người ta thực hiện những lèo lái sự sống trước đây không thể tưởng tượng được và nó cũng đề ra những câu hỏi kinh khủng.
Trong diễn văn, ĐTC khẳng định rằng ”Điều cấp thiết là tăng cường việc nghiên cứu và đối chiếu về những hậu quả của sự tiến hóa trên đây trong xã hội theo nghĩa chuyên môn, để đưa ra một tổng hợp nhân loại học tương ứng với thách đố lớn lao của thời đại này”.
Trong số nhiều lãnh vực thách đố được ĐTC đề cập tới mà Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống được kêu gọi đương đầu, có những giải thích tiêu vực về sự khác biệt phái tính nam nữ, làm thương tổn đến phẩm giá con người. Nhưng thực tế hiện nay người ta muốn xóa bỏ sự khác biệt phái tính nam nữ, bằng cách đề ra những kỹ thuật và phương pháp thực hành để làm cho sự khác biệt phái tính không còn là điều quan trọng đối với sự phát triển con người và đối với những tương quan giữa con người với nhau. ĐTC cảnh giác rằng ”ảo tưởng 'trung tính' (neutro) sẽ loại bỏ phẩm giá con người có những cơ cấu phái tính khác nhau, và loại trừ phẩm chất truyền sinh của con người. Sự lèo lái sinh học và tâm lý về sự khác biệt phái tính có nguy cơ loại trừ nguồn nghị lực nuôi dưỡng sự liên minh giữa người nam và người nữ, và làm cho liên minh ấy có đặc tính sáng tạo và phong phú” (Rei 5-10-2017)
Đức Thánh Cha gặp gỡ Công nghị Giáo Hội Công Giáo Canđê
Lm. Trần Đức Anh OP
08:58 05/10/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến công nghị 20 GM Công Giáo Canđê hôm 5-1-2017, ĐTC cổ võ các vị cộng tác với nhiều thành phần khác để giúp phục hồi và tái thiết cuộc sống các tín hữu sau chiến tranh.
Các GM Công Giáo Canđê, quốc nội và hải ngoại, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến các vấn đề được các GM bàn đến như sự cưỡng bách xuất cư của nhiều tín hữu Kitô, việc tái thiết các làng mạc và việc hồi hương, xác định luật riêng của Giáo hội Canđê, vấn đề phụng vụ và ơn gọi.
Ngài nói: ”Tôi khuyên anh em nỗ lực không biết mệt mỏi như những người tiến tạo tình hiệp nhất, nhất là giữa anh em với nhau, và với các vị mục tử của các Giáo hội khác, tạo điều kiện dễ dàng cho việc đối thoại và cộng tác giữa mọi tác nhân của đời sống công cộng, để góp phần giúp người di tản hồi hương, và chữa lành những chia rẽ, đối nghịch giữa những người anh em với nhau... Anh em hãy kiên vững trong ý hướng và đừng nản chí trước những khó khăn còn tồn đọng, mặc dù đã có nhiều điều được thực hiện trong việc tái thiết ở Bình nguyên Ninive”.
ĐTC đặc biệt nhắc nhở các GM Công Giáo Canđê tránh nhận vào chủng viện những người không được Chúa kêu gọi, cần cứu xét kỹ lưỡng ơn gọi của những người trẻ và kiểm chứng sự chân thực của các ơn gọi ấy”. (Rei 5-10-2017)
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến các vấn đề được các GM bàn đến như sự cưỡng bách xuất cư của nhiều tín hữu Kitô, việc tái thiết các làng mạc và việc hồi hương, xác định luật riêng của Giáo hội Canđê, vấn đề phụng vụ và ơn gọi.
Ngài nói: ”Tôi khuyên anh em nỗ lực không biết mệt mỏi như những người tiến tạo tình hiệp nhất, nhất là giữa anh em với nhau, và với các vị mục tử của các Giáo hội khác, tạo điều kiện dễ dàng cho việc đối thoại và cộng tác giữa mọi tác nhân của đời sống công cộng, để góp phần giúp người di tản hồi hương, và chữa lành những chia rẽ, đối nghịch giữa những người anh em với nhau... Anh em hãy kiên vững trong ý hướng và đừng nản chí trước những khó khăn còn tồn đọng, mặc dù đã có nhiều điều được thực hiện trong việc tái thiết ở Bình nguyên Ninive”.
ĐTC đặc biệt nhắc nhở các GM Công Giáo Canđê tránh nhận vào chủng viện những người không được Chúa kêu gọi, cần cứu xét kỹ lưỡng ơn gọi của những người trẻ và kiểm chứng sự chân thực của các ơn gọi ấy”. (Rei 5-10-2017)
Hạ viện Hoa kỳ thông qua luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi
Hồng Thủy
09:01 05/10/2017
Washington – Ngày 03/10 vừa qua, Hạ viện Hoa kỳ đã thông qua một đạo luật cấm phá thai khi các thai nhi lớn hơn 20 tuần tuổi. Theo các bác sĩ, ở thời gian này, các thai nhi đã có thể cảm thấy đau đớn.
Theo đó luật này sẽ phạt các bác sĩ thực hành phá thai sau 20 tuần tuổi, trừ trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc có nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ. Các bác sĩ có thể bị tù 5 năm.
Tuyên bố hôm mùng 02/10, tổng thống Trump cho biết ông sẽ ký đạo luật này nếu nó được đưa đến văn phòng của ông. Trong khi đó, Thượng viện vẫn lên lịch để xem xét đạo luật.
Về phía Giáo Hội Công Giáo, trong thư gửi các nghị sĩ ngày 29/09, Đức Hồng Y chủ tịch ủy ban phò sinh, Timothy M. Dolan, đã kêu gọi thông qua đạo luật này. Đức Hồng Y nói: “Trong khi có các quan điểm khác nhau về việc phá thai, các cuộc thăm dò ý kiến chung cho thấy rõ rằng phần lớn dân chúng phản đối các vụ phá thai trễ.” Ngài gọi đạo luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi là “nơi để bắt đầu đoàn kết người Mỹ, những người xem mình là ‘bảo vệ sự sống’ và ‘phá thai hợp pháp’”. Ngài cũng tin rằng những người tử tế và nhân đạo cảm thấy ghê sợ trước sự tàn bào và man rợ của việc phá bỏ các thai nhi sau 20 tuần tuổi. Đức Hồng Y gọi đạo luật cấm phá thai sau 20 tuần tuổi là một “cuộc cải cách có ý nghĩa tốt”.
Đức Hồng Y không quên nhắc nhớ: “Mọi trẻ em, từ giây phút thụ thai, xứng đáng được yêu thương và bảo vệ bởi luật pháp. Vấn đề thật sự khiến các phụ nữ nghĩ đến phá thai cần được xem xét với các giải pháp trợ giúp cả người mẹ lẫn đứa trẻ.” (CNS 04/10/2017)
Theo đó luật này sẽ phạt các bác sĩ thực hành phá thai sau 20 tuần tuổi, trừ trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc có nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ. Các bác sĩ có thể bị tù 5 năm.
Tuyên bố hôm mùng 02/10, tổng thống Trump cho biết ông sẽ ký đạo luật này nếu nó được đưa đến văn phòng của ông. Trong khi đó, Thượng viện vẫn lên lịch để xem xét đạo luật.
Về phía Giáo Hội Công Giáo, trong thư gửi các nghị sĩ ngày 29/09, Đức Hồng Y chủ tịch ủy ban phò sinh, Timothy M. Dolan, đã kêu gọi thông qua đạo luật này. Đức Hồng Y nói: “Trong khi có các quan điểm khác nhau về việc phá thai, các cuộc thăm dò ý kiến chung cho thấy rõ rằng phần lớn dân chúng phản đối các vụ phá thai trễ.” Ngài gọi đạo luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi là “nơi để bắt đầu đoàn kết người Mỹ, những người xem mình là ‘bảo vệ sự sống’ và ‘phá thai hợp pháp’”. Ngài cũng tin rằng những người tử tế và nhân đạo cảm thấy ghê sợ trước sự tàn bào và man rợ của việc phá bỏ các thai nhi sau 20 tuần tuổi. Đức Hồng Y gọi đạo luật cấm phá thai sau 20 tuần tuổi là một “cuộc cải cách có ý nghĩa tốt”.
Đức Hồng Y không quên nhắc nhớ: “Mọi trẻ em, từ giây phút thụ thai, xứng đáng được yêu thương và bảo vệ bởi luật pháp. Vấn đề thật sự khiến các phụ nữ nghĩ đến phá thai cần được xem xét với các giải pháp trợ giúp cả người mẹ lẫn đứa trẻ.” (CNS 04/10/2017)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp các đại biểu Ai Cập cổ võ cho chương trình hành hương ''Con Đường cuả Thánh Gia Thất''
Moses Trương Võ
18:06 05/10/2017
Trong lời chào gửi đến phái đoàn Ai Cập, dẫn đầu bởi ông bộ trưởng du lịch Yahya Rashid, ĐGH gợi lại cuộc tông du sang Ai cập hồi cuối tháng tư: "tôi nhớ lại một cách trìu mến - Đức Giáo Hoàng nói - chuyến thăm của tôi trong miền đất của quí bạn nhờ lòng tốt và sự rộng lượng cuả nhân dân Ai Cập; là vùng đất mà Thánh Giuse, Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu và nhiều tiên tri đã từng sinh sống; Vùng đất đã được ban phước lành qua nhiều thế kỷ bởi giòng máu quý giá của các thánh tử đạo và cuả những người công chính; là vùng đất cuả sự hiếu khách và chung sống. vùng đất của những gặp gỡ lịch sử và văn minh. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quí bạn và bảo vệ quốc gia của quí bạn, bảo vệ cho Trung Đông và toàn thế giới thoát khỏi chủ nghĩa khủng bố và sự ác!"
Đoàn đại biểu Ai Cập đã xin Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho một bức hình thánh gia, mô tả cuộc hành trình qua Ai Cập.
Cuộc tiếp kiến với đoàn đại biểu Ai Cập đã gây nên một tiếng vang tuyệt vời trên các phương tiện truyền thông cuả Ai Cập. Ông Nader Guirguis, một thành viên của Hội đồng bộ trưởng cổ động cho sự hồi sinh của "Con Đường cuả Thánh Gia Thất",cho biết ông tin tưởng rằng việc tiếp nhận đoàn đại biểu Ai Cập ở Vatican sẽ làm tăng thêm lưu lượng người hành hương một cách đáng kể. Ông bộ trưởng Rashid thì cho biết ông đã mang theo một lời chào từ tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi đến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Các lãnh đạo phò sự sống: Đời sống luôn có giá trị.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:37 05/10/2017
(EWTN News/CNA) Tin Washington. Các diễn giả tại chương trình phò sự sống mới đây tại Georgetown đều khẳng định rằng tất cả đời sống đều có giá trị, đặc biệt những người đau khổ. Cũng theo các nhà chuyên môn thì cuộc sống của những người này đáng được trân quý và đồng hành, ngay cả trong lúc gian nan nhất.
ĐHY Donald Wuerl của Wahsington, trong bài phát biểu tại Đại Học Georgetown đã nói rằng “Khi chúng ta nói đến sự tôn trọng đời sống con người thì hình như chúng ta dễ bị cuốn hút vào những trừu tượng và phản ứng của chúng ta có vẻ như thế, có cái gì đó mang tính lý thuyết. Nhưng nhiệm vụ bảo vệ sự sống hoàn toàn cụ thể.”
“Cuộc sống tùy thuộc vào chúng ta.” ĐHY Wuerl đã nói tại chương trình Tháng Tôn Trọng Sự Sống của trường với chủ đề là “ Cuộc Sống Đáng Tôn Trọng”
Sau khi ĐHY phát biểu là đến các diễn giả gồm có Helen Alvare, Giáo Sư Luật của Đại Học George Manson, Tony Lauinger, phó chủ tịch tổ chức Quyền Được Sống Quốc Gia, Nữ tu Mary Louise Wessell, nhóm bênh vực người vô gia cư và Tiến sĩ Brad Wenstrup, dân biểu Ohio. Hội đồng được điều hợp bởi Tiến Sĩ Kevin Donovan, Giáo Sư về khoa nhi tại Đại Học Georgetown và giám đốc trung tâm Đạo Đức Sinh Học.
ĐHY Weurl nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự sống, và những thách đố trong một nền văn hóa mà “người ta có quyền lựa để chọn những cuộc đời đáng sống hay những mảnh đời không đáng sống.” ĐHY nói rằng việc gia tăng tỉ lệ tự tử nơi giới trẻ, sự hỗ trợ tự tử của các bác sĩ, sự bỏ mặc người tàn tật, những trẻ không được sinh ra và những người dễ bị tổn thương khác là những ví dụ điển hình của một nền văn hóa coi những mảnh đời không đáng sống.
Đối với người tín hữu, chúng ta tôn vinh cuộc sống không phải vì chúng ta sở hữu hay sáng tạo, nhưng vì là những người quản lý “sự sống, như là tất cả những sáng tạo trong sự phong phú đa dạng của nó là món quà của Thiên Chúa.” Để chống lại việc nhìn người khác như đồ bỏ và gánh nặng, ĐHY đề nghị chúng ta hãy noi gương của ĐGH Phanxicô và đồng hành với những người đau khổ.
Các diễn giả cũng đồng quan điểm với sự phê bình của ĐHY về một nền văn hóa loại bỏ người khác và nhu cầu chăm sóc cho những người yếu kém nhất. Bà Alvare chia sẽ kinh nghiệm của bà khi chăm sóc người chị bị tàn tật và cha mẹ già, đã cho bà một sự đánh giá mới sứ điệp “căn bản” về sự bình đẳng của mọi người. Khi càng tham gia dấn thân vào phong trào phò sự sống, bà càng nhìn thấy nhiều hoàn cảnh và những quyết định trong một nền văn hòa mà nó “làm đói nghèo phụ nữ.” Bà tiếp tục phê bình sự thiếu giải pháp giúp cho phụ nữ, không kể đến việc phá thai và lo ngại rằng trong một nền văn hóa như thế này thì“người nghèo bị tổn thương nhiều nhất.”
Tiến sĩ Westrup chia sẽ một kinh nghiệm khi chăm sóc một bệnh nhân bị bệnh AIDS vào năm 1985 khi ông còn ở Chicago. Ông nói rằng có nhiều bác sĩ đã không dám đến gần người này, nhưng cũng có bác sĩ tình nguyện chăm sóc cho người hấp hối. Ông muốn gặp vị bác sĩ này cũng như tìm hiểu về cuộc khám bệnh của ông.
“Tôi đã học nhiều hơn từ dịp ấy sau khi nói chuyện với vị bác sĩ. Bác sĩ kể lại là bệnh nhân đã nói rằng “ông đã khám xét cho tôi kỹ hơn bất cứ vị bác sĩ nào khác” và rất biết ơn sự chăm sóc này. Bệnh nhân đã chết vào ngày hôm sau.
“Tôi nghĩ rằng bệnh nhân cảm thấy bị bỏ rơi và rằng đời mình chẳng có ý nghĩa gì.Tuy nhiên nói cho cùng, đời của một con người cho dù có đau khổ vào phút cuối thì cũng chẳng là vô nghĩa . Tiến sĩ Westrup vẫn còn nhớ đến tên người bệnh nhân này và qua đó ông dấn thân phục những người bé mọn với trọn con tim.
Ông nói rằng “người bệnh nhân đó đã gởi một thông điệp vào ngày cuối của cuộc đời mình, nó có ý nghĩa đến tận giây phút cuối cùng.”
Lauinger nhất mạnh đến cái giá cao phải trả cho vụ kiện Roe v. Wade về phá thai và hằng triệu sinh mạng đã bị lấy đi trong 45 năm qua. “Đã gần 25 năm trôi qua từ phiên tòa Nuremburg, tòa án tối cao của chúng ta đã lên án tử hình các em chưa được sinh ra tại Hoa Kỳ.”
“Đây quả là một hành động tai hại. Nó không phải là vấn đề đạo đức riêng tư, nhưng là đạo đức công cộng: bảo vệ những người vô tội nhất, những người dễ bị tổn thương nhất trong đại gia đình nhân loại của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐHY Donald Wuerl của Wahsington, trong bài phát biểu tại Đại Học Georgetown đã nói rằng “Khi chúng ta nói đến sự tôn trọng đời sống con người thì hình như chúng ta dễ bị cuốn hút vào những trừu tượng và phản ứng của chúng ta có vẻ như thế, có cái gì đó mang tính lý thuyết. Nhưng nhiệm vụ bảo vệ sự sống hoàn toàn cụ thể.”
“Cuộc sống tùy thuộc vào chúng ta.” ĐHY Wuerl đã nói tại chương trình Tháng Tôn Trọng Sự Sống của trường với chủ đề là “ Cuộc Sống Đáng Tôn Trọng”
Sau khi ĐHY phát biểu là đến các diễn giả gồm có Helen Alvare, Giáo Sư Luật của Đại Học George Manson, Tony Lauinger, phó chủ tịch tổ chức Quyền Được Sống Quốc Gia, Nữ tu Mary Louise Wessell, nhóm bênh vực người vô gia cư và Tiến sĩ Brad Wenstrup, dân biểu Ohio. Hội đồng được điều hợp bởi Tiến Sĩ Kevin Donovan, Giáo Sư về khoa nhi tại Đại Học Georgetown và giám đốc trung tâm Đạo Đức Sinh Học.
ĐHY Weurl nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự sống, và những thách đố trong một nền văn hóa mà “người ta có quyền lựa để chọn những cuộc đời đáng sống hay những mảnh đời không đáng sống.” ĐHY nói rằng việc gia tăng tỉ lệ tự tử nơi giới trẻ, sự hỗ trợ tự tử của các bác sĩ, sự bỏ mặc người tàn tật, những trẻ không được sinh ra và những người dễ bị tổn thương khác là những ví dụ điển hình của một nền văn hóa coi những mảnh đời không đáng sống.
Đối với người tín hữu, chúng ta tôn vinh cuộc sống không phải vì chúng ta sở hữu hay sáng tạo, nhưng vì là những người quản lý “sự sống, như là tất cả những sáng tạo trong sự phong phú đa dạng của nó là món quà của Thiên Chúa.” Để chống lại việc nhìn người khác như đồ bỏ và gánh nặng, ĐHY đề nghị chúng ta hãy noi gương của ĐGH Phanxicô và đồng hành với những người đau khổ.
Các diễn giả cũng đồng quan điểm với sự phê bình của ĐHY về một nền văn hóa loại bỏ người khác và nhu cầu chăm sóc cho những người yếu kém nhất. Bà Alvare chia sẽ kinh nghiệm của bà khi chăm sóc người chị bị tàn tật và cha mẹ già, đã cho bà một sự đánh giá mới sứ điệp “căn bản” về sự bình đẳng của mọi người. Khi càng tham gia dấn thân vào phong trào phò sự sống, bà càng nhìn thấy nhiều hoàn cảnh và những quyết định trong một nền văn hòa mà nó “làm đói nghèo phụ nữ.” Bà tiếp tục phê bình sự thiếu giải pháp giúp cho phụ nữ, không kể đến việc phá thai và lo ngại rằng trong một nền văn hóa như thế này thì“người nghèo bị tổn thương nhiều nhất.”
Tiến sĩ Westrup chia sẽ một kinh nghiệm khi chăm sóc một bệnh nhân bị bệnh AIDS vào năm 1985 khi ông còn ở Chicago. Ông nói rằng có nhiều bác sĩ đã không dám đến gần người này, nhưng cũng có bác sĩ tình nguyện chăm sóc cho người hấp hối. Ông muốn gặp vị bác sĩ này cũng như tìm hiểu về cuộc khám bệnh của ông.
“Tôi đã học nhiều hơn từ dịp ấy sau khi nói chuyện với vị bác sĩ. Bác sĩ kể lại là bệnh nhân đã nói rằng “ông đã khám xét cho tôi kỹ hơn bất cứ vị bác sĩ nào khác” và rất biết ơn sự chăm sóc này. Bệnh nhân đã chết vào ngày hôm sau.
“Tôi nghĩ rằng bệnh nhân cảm thấy bị bỏ rơi và rằng đời mình chẳng có ý nghĩa gì.Tuy nhiên nói cho cùng, đời của một con người cho dù có đau khổ vào phút cuối thì cũng chẳng là vô nghĩa . Tiến sĩ Westrup vẫn còn nhớ đến tên người bệnh nhân này và qua đó ông dấn thân phục những người bé mọn với trọn con tim.
Ông nói rằng “người bệnh nhân đó đã gởi một thông điệp vào ngày cuối của cuộc đời mình, nó có ý nghĩa đến tận giây phút cuối cùng.”
Lauinger nhất mạnh đến cái giá cao phải trả cho vụ kiện Roe v. Wade về phá thai và hằng triệu sinh mạng đã bị lấy đi trong 45 năm qua. “Đã gần 25 năm trôi qua từ phiên tòa Nuremburg, tòa án tối cao của chúng ta đã lên án tử hình các em chưa được sinh ra tại Hoa Kỳ.”
“Đây quả là một hành động tai hại. Nó không phải là vấn đề đạo đức riêng tư, nhưng là đạo đức công cộng: bảo vệ những người vô tội nhất, những người dễ bị tổn thương nhất trong đại gia đình nhân loại của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một ngày trên vùng đất truyền giáo Pleiku
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
01:28 05/10/2017
Cũng phải nói thêm rằng, cộng đoàn ở đây gồm sáu sơ, mỗi sơ một việc, trong đó bốn sơ vào bốn nhà nguyện khác nhau làm mục vụ. Nơi xa nhất đi gần một giờ đồng hồ bằng xe máy. Trời nắng thì không nói gì, trời mưa thì lầy lội, trơn trượt.
Ăn sáng xong, chúng tôi hăm hở lái xe máy vào làng. Mấy hôm trước trời mưa nên đường trơn và có vẻ như muốn té. Và rồi chúng tôi cũng vào được làng. Đón chị em chúng tôi là những gương mặt hân hoan, tươi cười. Tiếng Kinh không biết nên các anh chị em bắt tay và nói bơ ni ( chào hay cám ơn). Nhà nguyện là nhà ở của một anh chị em trong làng. Chủ nhà rộng lượng đón tiếp mọi người đến cầu nguyện. Ngôi nhà đơn sơ, tay giơ lên là có thể chạm đến mái. Vậy mà nơi đây niềm tin vào Đức Giêsu vẫn lớn mạnh và kiên vững từng ngày. Cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện và cám ơn Chúa đã cho đủ cơm ăn áo mặc, cho cái sức khỏe, cho cái bụng no, cho cái chân còn đi lại được, cho đôi mắt còn sáng để nhìn thấy ông mặt trời...
Chúng tôi cùng dự giờ cầu nguyện, nhưng chỉ hiệp thông vì không hiểu, nhưng cảm nhận được mình đang được đắm chìm vào những giây phút thánh thiêng nhất của làng. Tâm hồn chúng tôi thấm đẫm những hạt kinh đơn sơ hồn nhiên của làng. Giọng hát của anh chị em cao chót vót như ngọn núi, có khi xuống trầm như lời thủ thỉ... âm điệu du dương thánh ca hòa trong khúc nhạc trời đất dưới chân núi. Một sự bình yên.
Sau đó, sơ Thảo vừa ra trường bác sĩ, cho thuốc những người bệnh. Ho, sốt, cảm, ghẻ, ngứa, đau bụng.... những bệnh thường thức có thuốc ngay.
Cả hai làng đều vui khi chúng tôi đến và lưu luyến khi chúng tôi chào về. Từng người đến bắt tay chúng tôi ân cần, bịn rịn. Những chú bé mình trần hoặc những cậu cu con lũn tũn theo mẹ chưa kịp mặc quần hay không có quần (!!! ????) lúp xúp chạy theo giơ tay vẫy chào như lúc chúng tôi đến.
Làng thứ hai vào sâu hơn nữa trong triền núi, cùng với âm ba núi rừng chúng tôi cùng cầu nguyện với nhau.
Chẳng có nhà nào trong làng có cái nhà vệ sinh cả! Họ vui vẻ ra với ruộng vườn! Trong nhà không có giường, chỉ có cái chiếu cả nhà quây quần ngủ chung...không tủ treo quần áo, không tủ lạnh... chỉ có cái bếp và hai cái nồi, cái gùi và vài bình đựng nước là tài sản quý trong nhà. Căn nhà nho nhỏ, đứng sát vào nhau chứa được vài chục người. Nhà nhỏ và thấp nên cầu nguyện xong mặt ai cũng lem nhem mồ hôi mồ kê.Trong câu chuyện hàn huyên, chị em trên miền Tây Nguyên truyền tai nhau: lúc nào bụng “ứ nước” thì cứ vào vườn cà phê. Thay áo quần cũng vườn cà phê. Theo kinh nghiệm thì các sơ bảo: kín đáo hơn vườn bắp!!!!
Theo chân Chị mình, chúng tôi lên xe máy hướng về giáo họ Antôn, nơi sẽ tổ chức thánh lễ mừng Trung Thu lúc 5.30 chiều cho các em. Trên đường về, lên dốc cao, xe của tôi phải dừng lại, để xe chạy một mình, tôi đi bộ lên đầu dốc mới được lên xe.
Gần như kịp giờ lễ, thiếu nhi của gần mười làng ra kín nhà nguyện. Cha mới đi làm lễ ở một giáo họ chạy về kịp, người ướt lép nhép vì mưa. Lễ xong, là chương trình văn nghệ. Có sáu làng đăng ký múa hát. Tôi thật cảm động vì chương trình này. Những đôi chân trần trên nền đất mà múa say mê. Chỉ có tiết mục vũ điệu tây nguyên các em mới mặc đồng phục quấn quầy, còn lại ai có áo nào đẹp nhất thì mặc vào, ai có giày dép đẹp nhất thì diện vô, dép nhựa, dép tổ ong... lên sân khấu tuốt. Những đôi tay múa dẻo, những bông hoa núi đồi cống hiến cho khán giả không chỉ là những tiết mục văn nghệ mà là sự say mê. Tuy nhiên, tôi vẫn thích ngắm những gương mặt của các em thiếu nhi dân tộc ngồi “hàng đất”khán giả hơn. Những đôi mắt ấy không rời sân khấu lấy nửa giây, theo dõi từng động tác. Các em ngồi bó gối dưới đất mà không thay đổi tư thế, không khó chịu vì khoảng sân chật chội. Cả trẻ em có đạo lẫn chưa biết Chúa vai kề vai bên nhau trong suốt 12 tiết mục văn nghệ. Ngồi gần tôi là cậu bé cứ đòi chạy lên sân khấu khi các chị lớn đang múa. Sau đó, tôi mới được biết mẹ của em đang múa trên sân khấu và em đòi mẹ. Múa xong các cô quay lại quấy quả ẵm con địu trên lưng. Đơn sơ và đơn giản như thế, nên tôi dù muốn rời đi khỏi chỗ bên cạnh sân khấu để chụp vài tấm hình ưng ý ở chính diện cũng không dám đi. Tôi sợ sẽ làm vỡ òa cảm giác được cảm nếm niềm vui giữa anh chị em, cảm nếm mùi vị đặc trưng người dân tộc. Tôi ở yên và thưởng thức hương hoa và tinh thần của rừng núi ban cho tôi.
Sáu trăm phần quà hình như là vừa vặn cho các em thiếu nhi của hơn mười làng có mặt. Ai nấy ra về hân hoan. Có mấy làng ở xa đi cùng nhau trên xe máy xới. Tiếng ý ới gọi nhau râm ran đánh thức những ông sao trên màn trời đêm. Trung Thu nhưng không thấy trăng, tuy vậy, trên đường về thăm thẳm giữa đại ngàn lúc gần mười giờ khuya, con đường ngoằn ngoèo như con trăn uốn khúc dưới ánh đèn lờ mờ của ba chiếc xe gắn máy, chúng tôi cảm thấy như trăng sáng lắm. Trăng không treo trên đầu, nhưng trong trái tim chúng tôi, trăng rực rỡ và sáng ngời.
Một ngày cùng với Chị Em của Dòng trên vùng đất truyền giáo, nếm mùi của đất trời và rừng núi, gặp và học những nét văn hóa, những anh chị em trong Chúa; cảm nghiệm những giọt mồ hôi, những cung đường núi đồi, suối lượn, những câu chuyện phục vụ thầm lặng của chị em.
Để cầu nguyện cho sứ vụ của nhau !
Pleiku ngày 05 tháng 10 năm 2017
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng Đa Minh Rosa Lima
Thiếu Nhi Giáo xứ Bến Trường vui Tết Trung Thu
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
07:11 05/10/2017
Hòa chung niềm vui với các em thiếu nhi trong ngày Tết Trung Thu. Tối ngày thứ tư 04. 9.2017, Cha Quản xứ Giuse Maria Phạm Trường Thành và các Huynh Trưởng giáo xứ Bến Trường tổ chức một cuộc rước đèn cho các em, số các em tham dự cuộc rước đèn hôm nay gồm có các em thiếu nhi trong giáo xứ cùng rất đông các em thiếu nhi thuộc tôn giáo bạn trên địa bàn Giáo xứ cùng tham gia rất đông và náo nhiệt.
Chung quanh nhà thờ hôm nay được treo rất nhiều đèn với đủ mọi sắc màu. Trước giờ rước đèn, sân nhà thờ rất nhộn nhịp bởi những tiếng nói cười thật dễ thương của các em đang nô nức chờ đợi sự sắp xếp của các Huynh Trưởng. Đúng 18g30 phút, sau Thánh lễ Chiều Mừng tết Trung thu do Cha Giuse Maria Phạm Trường Thành chủ tế, các Ông bà trong Ban Thường vụ Giáo xứ; cùng các anh chị Huynh Trưởng được phân công đã tiến hành phát gần 600 phần quà cho các em thiếu nhi của Giáo xứ cũng như các em thiếu nhi trong địa bàn Giáo xứ. Mỗi phần quà gồm Lòng đèn và Bánh Trung thu cùng 01 hộp sửa. Mỗi em nhận một phần quà với sự rạng rỡ vui vẻ của kỷ niệm tuổi thơ ấu.
Xem Hình
Sau phần khởi đầu bằng tiết mục Múa hát Vui tết Trung thu trong Nhà thờ. Các anh chị Huynh trưởng được phân công đã dẫn đầu bằng hai lồng đèn thật lớn, theo sau là các em thiếu nhi trên tay cầm một chiếc đèn, vừa đi vừa hát:
‘Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm…’
Nhìn thấy sự đơn sơ và dễ thương của các em, các phụ huynh và người lớn đều cảm thấy vui chung với các em.
Cuộc rước đèn kết thúc tại Đài Đức Mẹ Lavang sau khi rước đèn vòng quanh Nhà thờ, để bắt đầu chương trình văn nghệ “Vui đêm hội trăng rằm”.
Sau lời khai mạc của Cha Quản xứ, các em đã cất tiếng hát những bài hát của tuổi thơ qua những tiết mục Văn nghệ của các em trong Giáo xứ, và cùng kể chuyện về Chú Cuội thật vui và thật hồn nhiên, nhất là tiết mục “Múa lân” rất hay và vui nhộn của các Bạn Giới Trẻ của Giáo xứ; những niềm vui được hiện lên rõ nét qua khuôn mặt của các em trong ngày Tết Trung Thu hôm nay.
Trước khi kết thúc chương trình văn nghệ “Vui đêm hội trăng rằm”, Cha Giuse Maria nói thêm, Chúa Giêsu yêu thương các trẻ nhỏ và luôn mong muốn chúng ta bảo vệ tâm hồn trong trắng của các em. Vì thế để trở thành những nhà giáo dục, người lớn hãy nỗ lực tạo gương sáng trong từng lời nói, cử chỉ và hành động. Bên cạnh đó, Cha cũng chân thành cám ơn Quý Ân nhân đã đóng góp và chia sẽ niềm vui cùng với các em Thiếu nhi qua các phần quà mà các em được nhận trong Đêm hội hôm nay.
Cha cũng cám ơn Quý anh chị Huynh trưởng luôn mong muốn mang lại nhiều niềm vui cho các em Thiếu nhi nên luôn đổi mới hình thức tham gia các trò chơi tết Trung thu. Nhất là từ khâu lên kế hoạch, thực hiện và dọn dẹp, quý anh chị Huynh trưởng được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý Ban đại diện Giáo xứ; cùng Quý Sơ đã tạo nên một Đêm hội vui vẽ; lành mạnh và bổ ích cho các em trong ngày tết Trung thu.
Giáo xứ Bến Trường xin tri ân quý Dì Dòng Con Đức Mẹ Lavang Phú Cường, quý anh chị Huynh trưởng, quý Ban đại diện Phụ huynh và tất cả quý Đoàn thể Chính quyền Xã Hảo Đước đã cộng tác tổ chức ngày hội Trung Thu cho giới Thiếu nhi của giáo xứ có một niềm vui trọn vẹn. Niềm vui trong tâm tình tạ ơn Chúa và nài xin ơn lành của Ngài xuống trên con em chúng ta.
Ước mong mỗi người chúng ta chung tay xây dựng thế hệ tương lai bằng đời sống đạo đức, gương lành và sự chăm sóc tốt nhất cho các em. Để không những đào tạo một công dân tốt cho xã hội, mà còn là một Kitô hữu thánh thiện và còn đóng góp ơn gọi cho cánh đồng truyền giáo mênh mông.
Cầu chúc các em luôn có được sự đơn sơ trong trắng và nhất là ngày càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan nhân đức trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo phận Phú Cường.
Chung quanh nhà thờ hôm nay được treo rất nhiều đèn với đủ mọi sắc màu. Trước giờ rước đèn, sân nhà thờ rất nhộn nhịp bởi những tiếng nói cười thật dễ thương của các em đang nô nức chờ đợi sự sắp xếp của các Huynh Trưởng. Đúng 18g30 phút, sau Thánh lễ Chiều Mừng tết Trung thu do Cha Giuse Maria Phạm Trường Thành chủ tế, các Ông bà trong Ban Thường vụ Giáo xứ; cùng các anh chị Huynh Trưởng được phân công đã tiến hành phát gần 600 phần quà cho các em thiếu nhi của Giáo xứ cũng như các em thiếu nhi trong địa bàn Giáo xứ. Mỗi phần quà gồm Lòng đèn và Bánh Trung thu cùng 01 hộp sửa. Mỗi em nhận một phần quà với sự rạng rỡ vui vẻ của kỷ niệm tuổi thơ ấu.
Xem Hình
Sau phần khởi đầu bằng tiết mục Múa hát Vui tết Trung thu trong Nhà thờ. Các anh chị Huynh trưởng được phân công đã dẫn đầu bằng hai lồng đèn thật lớn, theo sau là các em thiếu nhi trên tay cầm một chiếc đèn, vừa đi vừa hát:
‘Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm…’
Nhìn thấy sự đơn sơ và dễ thương của các em, các phụ huynh và người lớn đều cảm thấy vui chung với các em.
Cuộc rước đèn kết thúc tại Đài Đức Mẹ Lavang sau khi rước đèn vòng quanh Nhà thờ, để bắt đầu chương trình văn nghệ “Vui đêm hội trăng rằm”.
Sau lời khai mạc của Cha Quản xứ, các em đã cất tiếng hát những bài hát của tuổi thơ qua những tiết mục Văn nghệ của các em trong Giáo xứ, và cùng kể chuyện về Chú Cuội thật vui và thật hồn nhiên, nhất là tiết mục “Múa lân” rất hay và vui nhộn của các Bạn Giới Trẻ của Giáo xứ; những niềm vui được hiện lên rõ nét qua khuôn mặt của các em trong ngày Tết Trung Thu hôm nay.
Trước khi kết thúc chương trình văn nghệ “Vui đêm hội trăng rằm”, Cha Giuse Maria nói thêm, Chúa Giêsu yêu thương các trẻ nhỏ và luôn mong muốn chúng ta bảo vệ tâm hồn trong trắng của các em. Vì thế để trở thành những nhà giáo dục, người lớn hãy nỗ lực tạo gương sáng trong từng lời nói, cử chỉ và hành động. Bên cạnh đó, Cha cũng chân thành cám ơn Quý Ân nhân đã đóng góp và chia sẽ niềm vui cùng với các em Thiếu nhi qua các phần quà mà các em được nhận trong Đêm hội hôm nay.
Cha cũng cám ơn Quý anh chị Huynh trưởng luôn mong muốn mang lại nhiều niềm vui cho các em Thiếu nhi nên luôn đổi mới hình thức tham gia các trò chơi tết Trung thu. Nhất là từ khâu lên kế hoạch, thực hiện và dọn dẹp, quý anh chị Huynh trưởng được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý Ban đại diện Giáo xứ; cùng Quý Sơ đã tạo nên một Đêm hội vui vẽ; lành mạnh và bổ ích cho các em trong ngày tết Trung thu.
Giáo xứ Bến Trường xin tri ân quý Dì Dòng Con Đức Mẹ Lavang Phú Cường, quý anh chị Huynh trưởng, quý Ban đại diện Phụ huynh và tất cả quý Đoàn thể Chính quyền Xã Hảo Đước đã cộng tác tổ chức ngày hội Trung Thu cho giới Thiếu nhi của giáo xứ có một niềm vui trọn vẹn. Niềm vui trong tâm tình tạ ơn Chúa và nài xin ơn lành của Ngài xuống trên con em chúng ta.
Ước mong mỗi người chúng ta chung tay xây dựng thế hệ tương lai bằng đời sống đạo đức, gương lành và sự chăm sóc tốt nhất cho các em. Để không những đào tạo một công dân tốt cho xã hội, mà còn là một Kitô hữu thánh thiện và còn đóng góp ơn gọi cho cánh đồng truyền giáo mênh mông.
Cầu chúc các em luôn có được sự đơn sơ trong trắng và nhất là ngày càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan nhân đức trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo phận Phú Cường.
Thiếu Nhi Giáo Xứ Bến Sắn Mừng Tết Trung Thu
Anê Ánh Tuyết
07:25 05/10/2017
"Chúng con xin tạ ơn Chúa uy quyền toàn năng, tình yêu Chúa nào biết chi báo đền"
Đó là tâm tình mà tất cả các em thiếu nhi cũng như mọi người tham dự trong thánh lễ nhân ngày Tết Trung Thu đã cảm nhận được và đã hát vang sau khi thánh lễ kết thúc.
Xem Hình
Quả thật, tình thương bao la mà Chúa dành cho các em thiếu nhi luôn được tỏ bày qua rất nhiều cách. Từ sự ủng hộ tinh thần của cha sở, cha phó, quý thầy cho đến sự giúp đỡ của các ân nhân; từ sự vất vả của các bà trong giới Hiền mẫu cho đến giọt mồ hôi trên gương mặt của các anh chị em huynh trưởng trong công tác chuẩn bị cho các em đón một cái tết thiếu nhi thật tròn đầy.
Vào lúc 18 giờ ngày 04/10/2017, sau cơn mưa lất phất, thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho các em thiếu nhi nhân ngày Tết trung Thu dưới sự chủ tế của cha phó Lucianô Nguyễn Thành Tiến đã được bắt đầu cách ấm áp và thân thương trong ngôi thánh đường giáo xứ Bến Sắn, với sự hiện diện của rất đông đảo các em thiếu nhi không chỉ trong giáo xứ mà còn có cả các em thiếu nhi thuộc tôn giáo khác đến tham dự.
Qua Lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng: "Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng" và cử chỉ chúc lành mà Chúa Giêsu dành cho các em nhỏ, đã nói lên tình yêu thương mà Chúa dành cách đặc biệt cho các em, Chúa luôn muốn các em được đến với Chúa gần hơn và nhiều hơn, để luôn được sự chúc lành của Chúa. Thế nhưng, ngày nay việc học hành của các em như được các bậc phụ huynh đặt nặng hơn và quan trọng hơn, nên nó dần lấn chiếm tất cả thời gian vui chơi của các em, các em phải học rất nhiều thứ, học từ sáng cho đến chiều và tối. Tuổi thơ êm đềm của các em gần như bị thay thế bằng việc học. Qua Lời Chúa hôm nay, ước mong các bậc phụ huynh biết dành thời giờ nhiều hơn cho các em, để các em được vui chơi, được tham gia các hoạt động chung trong giáo xứ thay vì suốt ngày phải ở trường, hay lớp học thêm.
Sau phép lành kết lễ, niềm vui và sự háo hức của các em như được nhân lên khi mỗi em được nhận 1 chiếc lồng đèn xinh xắn, 1 gói quà nhỏ và cùng tham gia vào chương trình văn nghệ - ẩm thực. Với chủ đề: "Giêsu, Vầng Trăng yêu thương", các khán giả nhí như bị cuốn hút vào những bài hát, múa và màn biểu diễn thời trang hết sức "cây nhà lá vườn'' của các bạn thiếu nhi trong giáo xứ, cùng những trò chơi dành cho kháng giả thật vui tươi và thú vị qua phần MC của chị Ngọc Hiếu.
Ánh trăng hiền hòa lúc ẩn lúc hiện như vẫn dõi theo từng hoạt động của các em, như tình thương mà Chúa dành cho từng người qua bầu không khí thật mát mẻ và trong lành trong buổi tối trung thu.
Chương trình kết thúc vào lúc 20 giờ 30 phút trong tiếng cười đầy tình thân ái của các em thiếu nhi và những thành phần tham dự.
Anê Ánh Tuyết – Truyền thông Phú Cường
Đó là tâm tình mà tất cả các em thiếu nhi cũng như mọi người tham dự trong thánh lễ nhân ngày Tết Trung Thu đã cảm nhận được và đã hát vang sau khi thánh lễ kết thúc.
Xem Hình
Quả thật, tình thương bao la mà Chúa dành cho các em thiếu nhi luôn được tỏ bày qua rất nhiều cách. Từ sự ủng hộ tinh thần của cha sở, cha phó, quý thầy cho đến sự giúp đỡ của các ân nhân; từ sự vất vả của các bà trong giới Hiền mẫu cho đến giọt mồ hôi trên gương mặt của các anh chị em huynh trưởng trong công tác chuẩn bị cho các em đón một cái tết thiếu nhi thật tròn đầy.
Vào lúc 18 giờ ngày 04/10/2017, sau cơn mưa lất phất, thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho các em thiếu nhi nhân ngày Tết trung Thu dưới sự chủ tế của cha phó Lucianô Nguyễn Thành Tiến đã được bắt đầu cách ấm áp và thân thương trong ngôi thánh đường giáo xứ Bến Sắn, với sự hiện diện của rất đông đảo các em thiếu nhi không chỉ trong giáo xứ mà còn có cả các em thiếu nhi thuộc tôn giáo khác đến tham dự.
Qua Lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng: "Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng" và cử chỉ chúc lành mà Chúa Giêsu dành cho các em nhỏ, đã nói lên tình yêu thương mà Chúa dành cách đặc biệt cho các em, Chúa luôn muốn các em được đến với Chúa gần hơn và nhiều hơn, để luôn được sự chúc lành của Chúa. Thế nhưng, ngày nay việc học hành của các em như được các bậc phụ huynh đặt nặng hơn và quan trọng hơn, nên nó dần lấn chiếm tất cả thời gian vui chơi của các em, các em phải học rất nhiều thứ, học từ sáng cho đến chiều và tối. Tuổi thơ êm đềm của các em gần như bị thay thế bằng việc học. Qua Lời Chúa hôm nay, ước mong các bậc phụ huynh biết dành thời giờ nhiều hơn cho các em, để các em được vui chơi, được tham gia các hoạt động chung trong giáo xứ thay vì suốt ngày phải ở trường, hay lớp học thêm.
Sau phép lành kết lễ, niềm vui và sự háo hức của các em như được nhân lên khi mỗi em được nhận 1 chiếc lồng đèn xinh xắn, 1 gói quà nhỏ và cùng tham gia vào chương trình văn nghệ - ẩm thực. Với chủ đề: "Giêsu, Vầng Trăng yêu thương", các khán giả nhí như bị cuốn hút vào những bài hát, múa và màn biểu diễn thời trang hết sức "cây nhà lá vườn'' của các bạn thiếu nhi trong giáo xứ, cùng những trò chơi dành cho kháng giả thật vui tươi và thú vị qua phần MC của chị Ngọc Hiếu.
Ánh trăng hiền hòa lúc ẩn lúc hiện như vẫn dõi theo từng hoạt động của các em, như tình thương mà Chúa dành cho từng người qua bầu không khí thật mát mẻ và trong lành trong buổi tối trung thu.
Chương trình kết thúc vào lúc 20 giờ 30 phút trong tiếng cười đầy tình thân ái của các em thiếu nhi và những thành phần tham dự.
Anê Ánh Tuyết – Truyền thông Phú Cường
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Đêm Hội Trăng Rằm 2017
Văn Minh
07:40 05/10/2017
“Hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy”.
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã mở đầu như thế trong Thánh lễ dành cho các em thiếu nhi vui mừng đón Tết Trung thu diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 04.10.2017, do ngài chủ sự. Tham dự Thánh lễ, có rất đông các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng cộng đoàn trong giáo xứ hiệp dâng.
Xem Hình
Chia sẻ Tin Mừng, cha Gioakim đã vấn đáp các em thiếu nhi: Các con có biết ai đã tạo ra mặt Trời, và mặt Trăng không?. Các em; dạ thưa Thiên Chúa. Cha xứ, đúng rồi, Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ, và muôn loài vạn vật. Trong đó có mặt Trăng, và mặt Trăng đã đem lại ánh sáng và xua tan đi màn đêm đen, nhờ có mặt Trăng mà các loài giã thú trong rừng ra đi tìm thức ăn về cho mình. Đồng thời, mặt Trăng cũng làm cho người ta nhận biết được các ngày lễ hội trong năm như; Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, và Tết Trung thu…vv.
Ngài diễn giảng tiếp, mừng ngày Tết Trung thu hôm nay, các con hãy cảm ơn bố mẹ, các anh chị huynh trưởng (GLV), cách riêng, với Ban trợ tá Đoàn TNTT của giáo xứ mới vừa được thành lập với 27 thành viên. Trong đó, có 13 quý vị phụ huynh nam, và 14 quý vị phụ huynh nữ, đã cùng nhau tham gia để giúp cho các em về mặt tinh thần cũng như về vật chất. Cụ thể như buổi tối Trung thu hôm nay, Ban trợ tá đã hy sinh thời gian, công sức, tiền bạc của mình, đi mua và tự tay chế biến các món ăn như; cá viên chiên, xúc xích, hoành thánh, trứng cút, gà viên chiên, và bánh mì Sandwich…vv. Tất cả vì tình yêu thương của quý phụ huynh dành cho các em, cũng như cho con cháu của mình cùng đón Tết Trung thu trong niềm vui tươi và ấm áp.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30.
Phần II: Rước đèn Trung thu
Khởi đầu, hai chú Lân trắng đỏ, 06 con thú Mascot, cha xứ Gioakim, các anh chị huynh trưởng GLV, cùng các em thiếu nhi đi rước lồng đèn qua các ngõ xóm xung quanh nhà thờ rất nhộn nhịp qua tiếng trống Lân của các em Ban Lễ Sinh. Sau cuộc rước, là vở kịch ngắn do các em thiếu nhi trong ca đoàn Thiên Thần trình diễn với chủ đề “Trung thu sum vầy”.
Kế tiếp, là hoạt cảnh “ Những gánh hàng rong” do Ban trợ tá Đoàn TNTT diễn xuất, qua những công việc bán trái cây, trái bắp, củ khoai lang nướng, gói xôi, và hột vịt lộn…vv. Đó đều là những công việc hết sức gần gũi, thân quen, của những người mẹ tần tảo một nắng hai sương trong cuộc sống mưu sinh lo cho con được ăn học nên người. Sau đó, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán lên khai mạc Lễ hội Trung thu, cùng lời chúc cho các em thưởng thức bữa tiệc Buffet thật ngon miệng, một đêm vui tươi, và an bình. Cùng lúc, các em được các anh chị huynh trưởng hướng dẫn tới các gian hàng ăn uống, đã được quý vị phụ huynh chuẩn bị sẵn tại sân giáo xứ, các em được tùy lựa chọn những món ăn mà mình thích và được quý phụ huynh niềm nở trao tận tay cho từng em. Bên cạnh đó, các anh chị huynh trưởng cũng gởi đến cho 05 em diễn xuất bán hàng rong cùng 05 em có hoàn cảnh khó khăn món quà, 01 ba lô mới, 10 cuốn tập, 02 hộp bút chì, và một hộp bánh quy.
Đêm Hội Trăng Rằm được khép lại lúc 21g00 cùng ngày trong sự bình an.
Trước khi bế mạc, cha xứ thay mặt các em thiếu nhi ngỏ lời tạ ơn Chúa, cảm ơn Ban trợ tá, các anh chị huynh trưởng đã mang lại cho các em niềm vui, những giây phút lắng đọng được sống trong nhà Chúa, một phần nào đó giúp các em tránh xa những tệ nạn xấu bên ngoài xã hội. Qua đây, cũng gợi nên những hồi ức quen thuộc trong tâm trí người lớn của chúng ta.
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã mở đầu như thế trong Thánh lễ dành cho các em thiếu nhi vui mừng đón Tết Trung thu diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 04.10.2017, do ngài chủ sự. Tham dự Thánh lễ, có rất đông các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng cộng đoàn trong giáo xứ hiệp dâng.
Xem Hình
Chia sẻ Tin Mừng, cha Gioakim đã vấn đáp các em thiếu nhi: Các con có biết ai đã tạo ra mặt Trời, và mặt Trăng không?. Các em; dạ thưa Thiên Chúa. Cha xứ, đúng rồi, Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ, và muôn loài vạn vật. Trong đó có mặt Trăng, và mặt Trăng đã đem lại ánh sáng và xua tan đi màn đêm đen, nhờ có mặt Trăng mà các loài giã thú trong rừng ra đi tìm thức ăn về cho mình. Đồng thời, mặt Trăng cũng làm cho người ta nhận biết được các ngày lễ hội trong năm như; Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, và Tết Trung thu…vv.
Ngài diễn giảng tiếp, mừng ngày Tết Trung thu hôm nay, các con hãy cảm ơn bố mẹ, các anh chị huynh trưởng (GLV), cách riêng, với Ban trợ tá Đoàn TNTT của giáo xứ mới vừa được thành lập với 27 thành viên. Trong đó, có 13 quý vị phụ huynh nam, và 14 quý vị phụ huynh nữ, đã cùng nhau tham gia để giúp cho các em về mặt tinh thần cũng như về vật chất. Cụ thể như buổi tối Trung thu hôm nay, Ban trợ tá đã hy sinh thời gian, công sức, tiền bạc của mình, đi mua và tự tay chế biến các món ăn như; cá viên chiên, xúc xích, hoành thánh, trứng cút, gà viên chiên, và bánh mì Sandwich…vv. Tất cả vì tình yêu thương của quý phụ huynh dành cho các em, cũng như cho con cháu của mình cùng đón Tết Trung thu trong niềm vui tươi và ấm áp.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30.
Phần II: Rước đèn Trung thu
Khởi đầu, hai chú Lân trắng đỏ, 06 con thú Mascot, cha xứ Gioakim, các anh chị huynh trưởng GLV, cùng các em thiếu nhi đi rước lồng đèn qua các ngõ xóm xung quanh nhà thờ rất nhộn nhịp qua tiếng trống Lân của các em Ban Lễ Sinh. Sau cuộc rước, là vở kịch ngắn do các em thiếu nhi trong ca đoàn Thiên Thần trình diễn với chủ đề “Trung thu sum vầy”.
Kế tiếp, là hoạt cảnh “ Những gánh hàng rong” do Ban trợ tá Đoàn TNTT diễn xuất, qua những công việc bán trái cây, trái bắp, củ khoai lang nướng, gói xôi, và hột vịt lộn…vv. Đó đều là những công việc hết sức gần gũi, thân quen, của những người mẹ tần tảo một nắng hai sương trong cuộc sống mưu sinh lo cho con được ăn học nên người. Sau đó, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán lên khai mạc Lễ hội Trung thu, cùng lời chúc cho các em thưởng thức bữa tiệc Buffet thật ngon miệng, một đêm vui tươi, và an bình. Cùng lúc, các em được các anh chị huynh trưởng hướng dẫn tới các gian hàng ăn uống, đã được quý vị phụ huynh chuẩn bị sẵn tại sân giáo xứ, các em được tùy lựa chọn những món ăn mà mình thích và được quý phụ huynh niềm nở trao tận tay cho từng em. Bên cạnh đó, các anh chị huynh trưởng cũng gởi đến cho 05 em diễn xuất bán hàng rong cùng 05 em có hoàn cảnh khó khăn món quà, 01 ba lô mới, 10 cuốn tập, 02 hộp bút chì, và một hộp bánh quy.
Đêm Hội Trăng Rằm được khép lại lúc 21g00 cùng ngày trong sự bình an.
Trước khi bế mạc, cha xứ thay mặt các em thiếu nhi ngỏ lời tạ ơn Chúa, cảm ơn Ban trợ tá, các anh chị huynh trưởng đã mang lại cho các em niềm vui, những giây phút lắng đọng được sống trong nhà Chúa, một phần nào đó giúp các em tránh xa những tệ nạn xấu bên ngoài xã hội. Qua đây, cũng gợi nên những hồi ức quen thuộc trong tâm trí người lớn của chúng ta.
Hội Mân Côi Vinh Sơn Liêm Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
13:05 05/10/2017
Melbourne, vào lúc 6 giờ 30 phút chiều Ngày 5/10/2017. Thánh lễ Thứ Năm đầu tháng Mười. Hội Mân Côi Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã dâng lễ, Chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi và dâng hoa trọng thể mừng bổn mạng và đánh dấu ba năm thành lập hội.
Xem hình
Trước khi dâng lễ, Ông Phạm Hiếu đã có mấy lời giới thiệu về Hội Mân Côi. Cha Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn và cũng là linh hướng của hội, đã xông hương tượng Đức Mẹ Fatima được đặt trang trọng trước khu vực cung thánh, và cùng với đông đảo Hội viên Mân Côi trong cộng đoàn và mọi người hiện diện cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng và kỷ niệm ba năm ngày thành lập hội. Phần thánh ca do Ca đoàn Belem trong cộng đoàn phụ trách.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã chia sẻ về mầu nhiệm Kinh Mân Côi, với ba kinh là các kinh: Lậy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh được đọc đi, đọc lại, chuỗi này tiếp nối chuỗi khác. Chúng ta không thể đọc một cách hời hợt mà phải suy ngẫm như ngụp lặn trong các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Đọc để biến các lời kinh thành những bông hoa hồng tươi xinh dâng lên Mẹ để Mẹ chuyển lời cầu khẩn của chúng ta lên Thiên Chúa. Chúng ta sẽ thấy sức mạnh của Kinh Mân Côi.
Sau Thánh lễ, Linh mục chủ tế đã đặt mình Thánh Chúa trong mặt nhật để cộng đoàn và nhất là các hội viên lần chuỗi Mân Côi trước Thánh Thể với những lời suy niệm. Các hội viên trong đồng phục, nữ áo dài trắng khoác khăn xanh và nam âu phục mang Caravat cũng mầu xanh, sau mỗi chục kinh, hai người mang trên tay một bình với 10 bông hoa hồng. Mỗi cặp một mầu tượng trưng cho năm sắc hoa xanh, đỏ, trắng, tím và vàng. Linh mục chủ tế đã dâng phép lành Thánh Thể và rước Chúa ngự trong nhà tạm trước khi dâng hoa cộng đoàn.
Trước khi cộng đoàn cùng dâng hoa, Ông Nguyễn Văn Thi trưởng Hội Mân Côi đã lên cám ơn Cha quản nhiệm và cũng là linh hướng của hội. Người đã khuyến khích, giúp đỡ để thành lập hội, đã ưu tiên cho hội mỗi tuần đến với chuỗi Mân Côi kết hiệp cùng giờ Chầu Thánh Thể. Cám ơn Ca đoàn Belem, cám ơn cộng đoàn và toàn thể hội viên đã luôn đồng hành cùng hội thực hành một trong Ba Mệnh lệnh Fatima.
Dịp này ông cũng báo cáo sơ qua sự lớn mạnh của hội, nay không còn trong phạm vi của cộng đoàn, mà hội đã được phát triển đến các cộng đoàn bạn xa xôi tận Geelong và Springvale cùng gia nhập. Sau ba năm hoạt động, số hội viên hiện nay đã có 376 hội viên chính thức.
Sau khi Cha linh giám làm phép bông, mỗi người hiện diện được phát một bông hoa hồng với đủ mọi mầu sắc, để mỗi người tự tay dâng lên bàn thờ Đức Mẹ, như gửi gắm chính những ước nguyện thầm kín để xin Mẹ chở che, gìn giữ.
Xem hình
Trước khi dâng lễ, Ông Phạm Hiếu đã có mấy lời giới thiệu về Hội Mân Côi. Cha Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn và cũng là linh hướng của hội, đã xông hương tượng Đức Mẹ Fatima được đặt trang trọng trước khu vực cung thánh, và cùng với đông đảo Hội viên Mân Côi trong cộng đoàn và mọi người hiện diện cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng và kỷ niệm ba năm ngày thành lập hội. Phần thánh ca do Ca đoàn Belem trong cộng đoàn phụ trách.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã chia sẻ về mầu nhiệm Kinh Mân Côi, với ba kinh là các kinh: Lậy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh được đọc đi, đọc lại, chuỗi này tiếp nối chuỗi khác. Chúng ta không thể đọc một cách hời hợt mà phải suy ngẫm như ngụp lặn trong các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Đọc để biến các lời kinh thành những bông hoa hồng tươi xinh dâng lên Mẹ để Mẹ chuyển lời cầu khẩn của chúng ta lên Thiên Chúa. Chúng ta sẽ thấy sức mạnh của Kinh Mân Côi.
Sau Thánh lễ, Linh mục chủ tế đã đặt mình Thánh Chúa trong mặt nhật để cộng đoàn và nhất là các hội viên lần chuỗi Mân Côi trước Thánh Thể với những lời suy niệm. Các hội viên trong đồng phục, nữ áo dài trắng khoác khăn xanh và nam âu phục mang Caravat cũng mầu xanh, sau mỗi chục kinh, hai người mang trên tay một bình với 10 bông hoa hồng. Mỗi cặp một mầu tượng trưng cho năm sắc hoa xanh, đỏ, trắng, tím và vàng. Linh mục chủ tế đã dâng phép lành Thánh Thể và rước Chúa ngự trong nhà tạm trước khi dâng hoa cộng đoàn.
Trước khi cộng đoàn cùng dâng hoa, Ông Nguyễn Văn Thi trưởng Hội Mân Côi đã lên cám ơn Cha quản nhiệm và cũng là linh hướng của hội. Người đã khuyến khích, giúp đỡ để thành lập hội, đã ưu tiên cho hội mỗi tuần đến với chuỗi Mân Côi kết hiệp cùng giờ Chầu Thánh Thể. Cám ơn Ca đoàn Belem, cám ơn cộng đoàn và toàn thể hội viên đã luôn đồng hành cùng hội thực hành một trong Ba Mệnh lệnh Fatima.
Dịp này ông cũng báo cáo sơ qua sự lớn mạnh của hội, nay không còn trong phạm vi của cộng đoàn, mà hội đã được phát triển đến các cộng đoàn bạn xa xôi tận Geelong và Springvale cùng gia nhập. Sau ba năm hoạt động, số hội viên hiện nay đã có 376 hội viên chính thức.
Sau khi Cha linh giám làm phép bông, mỗi người hiện diện được phát một bông hoa hồng với đủ mọi mầu sắc, để mỗi người tự tay dâng lên bàn thờ Đức Mẹ, như gửi gắm chính những ước nguyện thầm kín để xin Mẹ chở che, gìn giữ.
Thông Báo
Tết Trung Thu: Tiễn Sơ Anna Phượng về Cung Trăng
Cảnh Hồng
09:29 05/10/2017
HIỆP THÔNG:
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh
Hội Dòng Mến Thánh Vinh kính báo:
Nữ tu ANNA TRẦN THỊ PHƯỢNG
Sinh ngày 04 tháng 11 năm 1979
Tại giáo xứ Lãng Điền, Giáo phận Vinh (Xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An)
Vào dòng ngày 12 tháng 09 năm 2000
Khấn dâng ngày 21 tháng 11 năm 2010
Khấn trọn ngày 27 tháng 07 năm 2016
Đã được Chúa gọi về lúc 16h20′, thứ tư ngày 04 tháng 10 năm 2017
Hưởng dương 38 tuổi
Nghi thức nhập quan được cử hành lúc 6h00
Thánh lễ An táng được cử hành lúc 7h00 sáng thứ sáu ngày 06 tháng 10 năm 2017 (tức ngày 17 tháng 8 năm Đinh Dậu)
Tại Nguyện Đường Hội Dòng MTG Vinh (Xóm 9 – Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An)
Sau Thánh lễ, thi hài chị Anna sẽ được mai táng tại nghĩa trang Tòa Giám Mục
Chúng con kính xin quý Đức cha, quý Cha, quý Tu sĩ, quý Chủng sinh, quý Ân nhân, Thân nhân và Cộng đoàn cầu nguyện
cho chị Anna sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. R.I.P
TM. Hội Dòng
Nữ tu Maria Hồ Thị Quy,Tổng phụ trách
TIỄN SƠ PHƯỢNG VỀ CUNG TRĂNG
Chuyện rằng.
Ngày hội trung thu hàng năm đối với các em nhỏ Việt Nam nói chung cách riêng các em nhỏ trên thiên đàng, hết thảy đều tất bật chuẩn bị đón trăng vàng đêm trung thu.
Thế mà ở trên cung trăng có chuyện xảy ra, mọi thứ đã chuẩn bị xong đâu đó các em chỉ đón chờ chị Hằng Nga ra khai tiệc và cùng vui hát dưới trăng, nhưng chờ mãi vẫn không thấy đâu, một em đại diện vào mời chị ra khai mạc nhưng rồi chị Hằng biến đi đâu mất, cả cung trăng nháo nhào, các em như ong vỡ tổ, người tìm, người ngọi ơi ới khắp cả vùng, gọi mãi không được các em ngồi ôm nhau khóc đến nỗi nước mắt các em chảy xuống trần gian vì thế mà mưa ôi là mưa, các em nhỏ ở dưới trần gian bị đe dọa không tổ chức được đêm trăng rằm vì mưa rất to.
Một sáng kiến được đưa ra, thôi tình hình này chúng mình lên Ngọc Hoàng tâu trình sự việc, thế là cả bọn lũ lượt kéo nhau sang Thiên đình, Ngọc Hoàng thấy các em nhỏ chen chúc trước cổng thì khoát vào và sai các quần thần đưa mấy hộp bánh trung thu ra phát vì tưởng các em đến xin bánh trung thu, nhưng các em lắc đầu lia lịa bảo, chúng con không phải đến đây để xin bánh mà chị Hằng Nga đi tiêu mất rồi, Ngọc Hoàng vỗ về các em, thôi nín khóc để tìm phương cách giải quyết, các cháu khóc mãi như vậy dưới trần gian các bạn nhỏ không tổ chức được trung thu vì nước mắt hai hôm nay rơi xuống làm ngập nhiều nơi, các em nhỏ dưới đó kêu toáng lên kìa.
Sau khi các em đã bớt khóc Ngọc Hoàng mới hỏi ý kiến bây giờ ta cũng không biết chị Hằng Nga đi đâu, theo ý các con thì sao ? Các em nhanh nhảu thưa trình, Muôn tâu Ngọc Hoàng đêm trung thu thì không thể trì hoạn được, nay xin Ngọc Hoàng điều cho một chị để thay thế chị Hằng Nga, thế các con định đề xuất ai trên thiên đình này sang cung trăng chơi với các con, các bé lắc đầu trả lời các tiên nữ trên đây không ai thích hợp với chúng con cả, vì các cô ai cũng có việc của người đó rồi, phải cho chúng con người yêu mến trẻ và chuyên trách về trẻ, vì như vậy thì mới có nhiều trò chơi vui được ạ. Ngọc Hoàng lắc đầu và bảo. Thế thì theo các con chọn ai đây ? Các em vui mừng nhảy nhót reo vang trả lời.
Chị Phượng, Chị Anna Phượng ạ, Chị Anna Phượng ạ ! Ngọc Hoàng ngạc nhiên hỏi, thế chị ấy ở đâu ? Dạ chị ấy đang coi sóc trẻ em nhà nội trú dòng Mến Thánh Giá Vinh, chị này với chị Hằng Nga không ai hơn ai, các em mật mí, và chị đang trên đường đi mua sắm bánh trung thu và đồ chơi cho các bạn dưới đó ạ. Thế thì làm sao được, các bạn nhỏ cũng cần chị Hằng dưới trần để các em dưới đó chơi vui chứ, Ngọc Hoàng trả lời. Thưa Ngọc Hoàng, dưới trần thì rất nhiều chị Hằng ạ, nhất là dòng Mến Thánh Giá Vinh lại càng nhiều chị Hằng, chứ trên này thì chỉ có một thôi, các em lại mếu máo. Ngọc Hoàng nghĩ một lúc và bảo thôi được đêm nay sẻ có Sơ Phượng thay chị Hằng cùng chơi với các con. Và thế là…
Sơ đi mua bánh trung thu
Lo về tổ chức đêm trăng hội hè
Các em nội trú Vinh nè
Mừng vui hớn hở lập bè tối nay
Trông chờ Sơ Phượng góp tay
Đem quà phát bánh đêm nay rộn ràng
Bổng đâu mấy nhỏ thiêng đàng
Cung trăng vắng bóng chị Hằng đêm nay.
Các bạn ấy bổng loay hoay
Chạy lên với Đấng Ngọc Hoàng muôn tâu
Chị Hằng đi đẩu đi đâu
Đêm nay chúng cháu âu sầu Ngài ơi
Chẳng có ai để mà chơi
Xin Ngài điều gấp nhanh cho một người
Ngọc Hoàng đủng đỉnh hỏi lời
Theo như các cháu ta mời ai đây?
Lũ trẻ nhanh nhảu giơ tay
Mời ngay Sơ Phượng để thay chị Hằng.
Cảnh Hồng
Hội Dòng Mến Thánh Vinh kính báo:
Nữ tu ANNA TRẦN THỊ PHƯỢNG
Sinh ngày 04 tháng 11 năm 1979
Tại giáo xứ Lãng Điền, Giáo phận Vinh (Xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An)
Vào dòng ngày 12 tháng 09 năm 2000
Khấn dâng ngày 21 tháng 11 năm 2010
Khấn trọn ngày 27 tháng 07 năm 2016
Đã được Chúa gọi về lúc 16h20′, thứ tư ngày 04 tháng 10 năm 2017
Hưởng dương 38 tuổi
Nghi thức nhập quan được cử hành lúc 6h00
Thánh lễ An táng được cử hành lúc 7h00 sáng thứ sáu ngày 06 tháng 10 năm 2017 (tức ngày 17 tháng 8 năm Đinh Dậu)
Tại Nguyện Đường Hội Dòng MTG Vinh (Xóm 9 – Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An)
Sau Thánh lễ, thi hài chị Anna sẽ được mai táng tại nghĩa trang Tòa Giám Mục
Chúng con kính xin quý Đức cha, quý Cha, quý Tu sĩ, quý Chủng sinh, quý Ân nhân, Thân nhân và Cộng đoàn cầu nguyện
cho chị Anna sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. R.I.P
TM. Hội Dòng
Nữ tu Maria Hồ Thị Quy,Tổng phụ trách
TIỄN SƠ PHƯỢNG VỀ CUNG TRĂNG
Chuyện rằng.
Ngày hội trung thu hàng năm đối với các em nhỏ Việt Nam nói chung cách riêng các em nhỏ trên thiên đàng, hết thảy đều tất bật chuẩn bị đón trăng vàng đêm trung thu.
Thế mà ở trên cung trăng có chuyện xảy ra, mọi thứ đã chuẩn bị xong đâu đó các em chỉ đón chờ chị Hằng Nga ra khai tiệc và cùng vui hát dưới trăng, nhưng chờ mãi vẫn không thấy đâu, một em đại diện vào mời chị ra khai mạc nhưng rồi chị Hằng biến đi đâu mất, cả cung trăng nháo nhào, các em như ong vỡ tổ, người tìm, người ngọi ơi ới khắp cả vùng, gọi mãi không được các em ngồi ôm nhau khóc đến nỗi nước mắt các em chảy xuống trần gian vì thế mà mưa ôi là mưa, các em nhỏ ở dưới trần gian bị đe dọa không tổ chức được đêm trăng rằm vì mưa rất to.
Một sáng kiến được đưa ra, thôi tình hình này chúng mình lên Ngọc Hoàng tâu trình sự việc, thế là cả bọn lũ lượt kéo nhau sang Thiên đình, Ngọc Hoàng thấy các em nhỏ chen chúc trước cổng thì khoát vào và sai các quần thần đưa mấy hộp bánh trung thu ra phát vì tưởng các em đến xin bánh trung thu, nhưng các em lắc đầu lia lịa bảo, chúng con không phải đến đây để xin bánh mà chị Hằng Nga đi tiêu mất rồi, Ngọc Hoàng vỗ về các em, thôi nín khóc để tìm phương cách giải quyết, các cháu khóc mãi như vậy dưới trần gian các bạn nhỏ không tổ chức được trung thu vì nước mắt hai hôm nay rơi xuống làm ngập nhiều nơi, các em nhỏ dưới đó kêu toáng lên kìa.
Sau khi các em đã bớt khóc Ngọc Hoàng mới hỏi ý kiến bây giờ ta cũng không biết chị Hằng Nga đi đâu, theo ý các con thì sao ? Các em nhanh nhảu thưa trình, Muôn tâu Ngọc Hoàng đêm trung thu thì không thể trì hoạn được, nay xin Ngọc Hoàng điều cho một chị để thay thế chị Hằng Nga, thế các con định đề xuất ai trên thiên đình này sang cung trăng chơi với các con, các bé lắc đầu trả lời các tiên nữ trên đây không ai thích hợp với chúng con cả, vì các cô ai cũng có việc của người đó rồi, phải cho chúng con người yêu mến trẻ và chuyên trách về trẻ, vì như vậy thì mới có nhiều trò chơi vui được ạ. Ngọc Hoàng lắc đầu và bảo. Thế thì theo các con chọn ai đây ? Các em vui mừng nhảy nhót reo vang trả lời.
Chị Phượng, Chị Anna Phượng ạ, Chị Anna Phượng ạ ! Ngọc Hoàng ngạc nhiên hỏi, thế chị ấy ở đâu ? Dạ chị ấy đang coi sóc trẻ em nhà nội trú dòng Mến Thánh Giá Vinh, chị này với chị Hằng Nga không ai hơn ai, các em mật mí, và chị đang trên đường đi mua sắm bánh trung thu và đồ chơi cho các bạn dưới đó ạ. Thế thì làm sao được, các bạn nhỏ cũng cần chị Hằng dưới trần để các em dưới đó chơi vui chứ, Ngọc Hoàng trả lời. Thưa Ngọc Hoàng, dưới trần thì rất nhiều chị Hằng ạ, nhất là dòng Mến Thánh Giá Vinh lại càng nhiều chị Hằng, chứ trên này thì chỉ có một thôi, các em lại mếu máo. Ngọc Hoàng nghĩ một lúc và bảo thôi được đêm nay sẻ có Sơ Phượng thay chị Hằng cùng chơi với các con. Và thế là…
Lo về tổ chức đêm trăng hội hè
Các em nội trú Vinh nè
Mừng vui hớn hở lập bè tối nay
Trông chờ Sơ Phượng góp tay
Đem quà phát bánh đêm nay rộn ràng
Bổng đâu mấy nhỏ thiêng đàng
Cung trăng vắng bóng chị Hằng đêm nay.
Các bạn ấy bổng loay hoay
Chạy lên với Đấng Ngọc Hoàng muôn tâu
Chị Hằng đi đẩu đi đâu
Đêm nay chúng cháu âu sầu Ngài ơi
Chẳng có ai để mà chơi
Xin Ngài điều gấp nhanh cho một người
Ngọc Hoàng đủng đỉnh hỏi lời
Theo như các cháu ta mời ai đây?
Lũ trẻ nhanh nhảu giơ tay
Mời ngay Sơ Phượng để thay chị Hằng.
Cảnh Hồng
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 5/10/2017
VietCatholic Network
00:02 05/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp kiến chung ngày thứ Tư ngày 4 tháng 10, ĐTC nói: Kitô phải là thừa sai của niềm hy vọng.
2- Tóm lược các hoạt động chính của ĐTC trong chuyến viếng thăm mục vụ tại 2 giáo phận Cesena và Bologna, bắc Ý.
3- Đức Thánh Cha ca ngợi dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu.
4- Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh kêu gọi đối thoại về tông huấn Amoris Laetitia.
5- Giáo Hội Công Giáo đau buồn trước biến cố thảm sát ở Las Vegas.
6- Hội đồng Giám mục Italia tài trợ các dự án bác ái.
7- Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi cầu nguyện, chăm lo cho nạn nhân sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
8- Đức TGM San Juan của Puerto Rico kêu gọi đất nước tái sinh: “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”.
9- Báo La Croix bàn về khả năng và giới hạn tự do tôn giáo ở Việt Nam và việc giảm thiểu ơn kêu gọi.
10- Giới thiệu Thánh ca: Hồng Phúc Chúa Ban.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết