Ngày 05-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 05/10/2011
NGƯỜI LƯỜI
N2T

Có một anh lười, lười không có gì để lười hơn nữa, việc gì cũng kêu vợ phục vụ, ngay cả việc trãi khăn ăn, thì cũng đều” khăn đến thì đưa tay, cơm đến thì há miệng”.
Sau đó, bên nhà vợ có việc nên vợ phải về nhà cha mẹ mình ít ngày, nhưng lại sợ anh chồng lười ở nhà đói nên nướng một cái bánh lớn và cột nơi cổ của chồng để anh chồng lười ăn. Nhưng mấy ngày sau khi vợ về đến nhà thì thấy chồng sắp chết mà miếng bánh thì đã bị kiến bu đầy, hỏi nguyên do thì chồng thều thào nói:
- “Tại sao bà không cột miếng bánh ngay miệng để tôi ăn !”

Suy tư:
Ở dưng không là cội rễ mọi sự dữ, Giáo Hội đã dạy chúng ta như thế. Có hai loại người thường ở dưng không, một là những người n ghèo, hai là những người giàu có.
Có những người nghèo nhưng không muốn làm gì cả, chỉ muốn người khác làm cho mình ăn, những người này thường là những ông chống làm biếng chỉ biết uống rượu và cờ bạc, tất cả mọi việc trong nhà đều do vợ con quán xuyến, do đó mà sính ra nhiều tệ nạn và tội ác; có những người giàu làm biếng, đó là những bà vợ của các người giàu, họ chỉ muốn hưởng thụ chứ không muốn làm ăn, vì tất cả mọi chi tiêu tài chánh đều do chống cung cấp, thế là các bà chỉ biết trang điểm cho lòe loẹt, rồi tụm năm tụm bảy nói chuyện xấu của người khác, sau đó thì phát sinh ra cờ bạc, rượu chè và ngoại tình…
Thân xác lười biếng làm việc thì thân xác đói, nhưng nếu linh hồn làm biếng thì linh hồn sẽ chết, do đó mà Giáo Hội dạy con cái mình rằng, không nên ở dưng, nhưng cần phải tìm công việc mà làm. Cha Vincent Labbe nói với con cái (các đệ tử) của mình rằng: “Hãy tìm công việc chứ không để công việc tìm mình”, nghĩa là phải tìm kiếm công việc mà làm, đừng ngồi đợi công việc đến, bởi vì công việc thì không bao giờ tìm mình cả, chí có con người mới đi tím công việc mà thôi.
Ai hiểu thì hiểu.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:02 05/10/2011
N2T

35. Chúa Giê-su dung bửu huyết của Ngài để cứu chuộc chúng ta, Ngài giáo phó linh hồn của mình là vì để cứu linh hồn chúng ta, Ngài giao phó xác thân mình để cứu xác than của chúng ta.

(Thánh Juliana)
 
Y phục xứng kỳ đức
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:58 05/10/2011
Chúa nhật 28 thường niên

Tin mừng hôm nay là sự nối kết của hai dụ ngôn "hai người con" và "các tá điền sát nhân" thành một đề tài giáo huấn về tính phổ quát của ơn cứu độ, con người cần phải thống hối, ăn năn, hoán cải, phục thiện, phải cố gắng không những vào số những người được gọi, mà còn phải vào số những người được chọn nữa, bởi lẽ gọi thì nhiều mà chọn thì ít.

1. Tính phổ quát của ơn cứu độ

Câu chuyện Tin mừng gồm hai phần rõ rệt. Nhà vua mời thực khách dự tiệc cưới của hoàng tử (câu 1-10) và người khách không mặc y phục lễ cưới (câu 11-14).

Điều khó hiểu

- Thái độ của khách mời: Bình thường khi được các bậc vị vọng mời dự tiệc, khách được mời sẽ rất hãnh diện. Ở đây nhà vua mời dự tiệc cưới của hoàng tử. Vậy mà các khách được mời đều từ chối. Thánh Mátthêu ghi lại hai lý do: "người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán". Thánh Luca thì ghi tới ba lý do: "Người thứ nhất nói: tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; người khác nói: tôi mới tậu 5 cặp bò, tôi đi thử đây; người khác nói: tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được" (Lc 14,18-19). Họ khước từ vì lo làm ăn và hưởng thụ cá nhân. Họ bận rộn, mải mê kiếm sống, không còn giờ cho tình người.Một số khách được mời nóng nảy quá khích, đã không dự tiệc vua mời còn bắt đầy tớ của vua, đánh đập, sỉ nhục và giết chết.

- Hành động của ông vua: Ông mời khách đến mấy lần, mời đi mời lại, năn nỉ họ tham dự. Ông còn tỏ ra hào phóng là thu nạp mọi người, bất luận tốt xấu, giàu nghèo.Thế nhưng, khi thấy một thực khách không mặc y phục lễ cưới ông ra lệnh trói chân tay, bỏ vào nơi tối tăm bên ngoài mà khóc lóc nghiến răng. Người đọc cảm thấy thật khó hiểu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc?

Ý nghĩa dụ ngôn

Nên nhớ, đây là một dụ ngôn nằm trong chuỗi ba dụ ngôn theo cùng một chủ đề mà Chúa Giêsu kể cho các thượng tế và kỳ mục Do thái khi họ đến chất vấn Người về thẩm quyền của Người (x. Mt 21,23). Hai Chúa Nhật trước qua hai dụ ngôn "hai người con" (21,28-32) và "các tá điền sát nhân" (21,33-43). Dụ ngôn “tiệc cưới” (22,1-14) là câu trả lời cho những thái độ của các thượng tế và pharisiêu.Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời trước tiên cho dân Do Thái, nhưng họ đã từ chối vì chuộng những giá trị trần gian hơn; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân. Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, tượng trưng cho cách sống. Những người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.

2. Được mời dự tiệc là niềm vinh dự và là hạnh phúc

Người Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của Ngài để chuẩn bị ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Thế nhưng, họ đã từ chối đặc ân. Họ thờ ơ, không đếm xỉa gì đến lời mời gọi dự tiệc cưới : người thì đi thăm trại, kẻ thì đi buôn, người khác thì bắt đầy tớ nhục mạ và giết đi…

Con người có thái độ thờ ơ, lãnh đạm và coi thường như thế bởi vì họ không yêu mến Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa. Nếu yêu thương, tôn trọng người chủ tiệc thì chắc chắn cho dù có vướng bận đến đâu họ cũng sẵn sàng sắp xếp công việc, thời gian để đi dự tiệc. Được mời là một vinh dự, nhưng đáp lời mời là biểu lộ tình cảm của bản thân dành cho gia chủ. Cũng thế, Thiên Chúa mời gọi con người vào hưởng hạnh phúc Nước Trời là do tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, còn đáp lời mời này để hân hoan tiến vào Nước Chúa là lời đáp trả tình yêu của con người với Thiên Chúa.

Thiên Chúa mời con người đến tham dự tiệc cưới. Tiệc cưới là tiệc vui tươi, chúc mừng tình yêu của cô dâu chú rễ. Chúa Giêsu là chàng rễ, Giáo hội là cô dâu. Thiên Chúa đã mời gọi các Kitô hữu đền bàn tiệc để chia sẽ niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài (GLCG # 1384).

Được mời và đón nhận lời mời là một biểu lộ của tình yêu từ hai phía, Thiên Chúa và con người dành cho nhau. Thế nhưng, trong cuộc sống Kitô hữu ngày hôm nay, thái độ từ chối Thiên Chúa, thờ ơ với lời mời gọi của Ngài vẫn còn tiếp diễn nơi nhiều người.

Dụ ngôn tiệc cưới luôn mang tính thời sự. Những người từ chối dự tiệc cưới đã viện dẫn nhiều lý do chỉ vì họ không muốn đến. Những người không tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật cũng có rất nhiều lý do để biện minh. Người ta có trăm ngàn lý do để từ chối lời mời tha thiết của Chúa đến dự bàn tiệc Thánh Thể, bàn tiệc Lời Chúa. Nào là chuyện gia đình, bạn bè, chuyện làm ăn, chuyện học hành, chuyện giải trí, chuyện tương lai… nào là quá bận rộn không có thời gian. Có khi chỉ là một cuốn phim đang xem, một trận đá bóng trên tivi, một bữa nhậu… nhiều người đã bỏ lễ Chúa nhật.

Người ta nại vào rất nhiều lý do từ công ăn việc làm đến những lý do bận rộn với những sinh họat xã hội để từ chối các sinh hoạt đạo đức, từ chối tham dự Thánh Lễ. Người ta nại đến nhiều lý do, nhiều hoàn cảnh khó khăn để từ chối gặp gỡ, đón nhận Chúa qua anh chị em chung quanh, để khước từ sống giới răn yêu thương của Chúa.

Là Kitô hữu, chúng ta cần xét mình về thái độ của bản thân trước những lời mời gọi dấn thân vì Nước Trời, vì tha nhân của Chúa. Đừng lấy lý do tôi quá bận rộn với công việc làm, với gia đình mà không dành giờ cho Thiên Chúa, không dành giờ cho Nước Trời, không dành giờ lo đến linh hồn mình. Bận rộn chỉ là bình phong che đậy những lười biếng, những ích kỷ. Đừng hỏi tôi có bận hay không, nhưng hãy hỏi tôi có muốn hay không? Vì lòng muốn sẽ thắng vượt mọi trở ngại, mọi toan tính.

Thánh lễ chính là tiệc cưới Nước Trời mà Thiên Chúa thiết đãi cho chúng ta hưởng nếm trước hạnh phúc, vinh quang và sự sống thần linh. Vậy chúng ta hãy dẹp bỏ đi mọi lo toan của công việc, mọi vướng bận của cuộc sống đời thường để hân hoan tiến đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Sau khi đã vui hưởng Tiệc Thánh, mỗi người sẽ thêm nghị lực, thêm niềm tin, thêm tình yêu.

3. Đến dự tiệc cưới phải mặc áo cưới.

Muốn tham dự tiệc cưới, vào bàn tiệc chưa đủ mà còn phải mặc y phục cho thích hợp. Y phục đó tượng trưng cung cách sống đạo, trang phục bằng những đức tính và tinh thần của Ðức Kitô. Là người Kitô hữu, cần sống cho xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu mới được vào Nước Trời. Ân sủng không chỉ là một quà tặng mà còn là một trách nhiệm phải chu toàn.

Chiếc áo cưới vào dự tiệc Nước Trời chính là ơn Thánh tẩy của Bí tích Rửa Tội. Ngày chịu phép rửa tội, tất cả mọi Kitô hữu được nhắn nhủ: "Con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Ðức Ktiô. Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con. Nhờ lời chỉ bảo và gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi cho đến cõi trường sinh."

Mỗi một Kitô hữu đều có một bộ y phục lễ cưới, đó là chiếc áo trắng ngày chịu phép Rửa tội. Chiếc áo trắng ấy là tâm hồn thanh khiết của những người con cái Chúa đã được tẩy trắng trong máu Con Chiên. Chiếc áo trắng ấy được dệt bằng sợi tơ Lời Chúa mà người tín hữu phải nâng niu, gìn giữ suốt cuộc đời. Chiếc áo trắng ấy phải tinh tuyền cho đến ngày bước vào dự tiệc cưới trong Nước Trời.

Có người đã vào phòng tiệc mà vẫn bị mời ra, vì không mang y phục lễ cưới. Có người theo đạo mà vẫn không được vào Nước Trời vì họ đánh mất chiếc áo trắng ngày Rửa tội. Theo ý kiến của một số giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành. Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật. Như thế, chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải tâm hồn, một tâm hồn trong sạch, một tấm lòng bác ái yêu thương và một đức tin vững mạnh.

Đành rằng “chiếc áo dòng không làm nên thầy tu”, nhưng qua cách ăn mặc cũng chứng tỏ cho người khác thấy phần nào con người của mình. Khi đến thăm gia đình của người bạn với quần áo lịch sự, chứng tỏ rằng chúng ta kính trọng người bạn đó. Khi đến nhà thờ dâng thánh lễ ngày Chúa nhật, chúng ta mặc y phục đẹp nhất của mình, chứng tỏ mình kính trọng Thiên Chúa, tôn trọng anh chị trong cộng đoàn, và biểu lộ sự tự trọng đối với chính bản thân mình.

Quần áo bề ngoài xã hội như vậy, nhưng còn y phục của tinh thần và linh hồn nữa. Mỗi lần đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng phải mặc lấy y phục phẩm hạnh của bàn tiệc mà Chúa Giêsu đòi hỏi. Y phục của lòng tin, cậy, mến. Y phục của lòng ăn năn sám hối và sự kính trọng đối với Thiên Chúa.

Y phục phải xứng với kỳ đức. Chiếc áo cưới của Kitô hữu không được dệt bằng lụa là gấm vóc, không được mua từ hàng hiệu đắt tiền nhưng chính là lòng khiêm hạ, lòng tin, lòng cậy, lòng mến Chúa, lòng mến đối với mọi người.

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa. Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa. Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.

Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen (Thánh Augustinô)
 
Dự tiệc cưới Nước Trời
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
19:35 05/10/2011
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN A
+++

A. DẪN NHẬP

Bài Tin mừng hôm nay nói về bàn tiệc Nước Trời. Qua dụ ngôn ấy, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta biết : Thiên Chúa yêu thương con người, Ngài mở rộng cửa để đón tiếp mọi người vào dự bàn tiệc Nước Trời. Lời mời gọi có tính cách rộng rãi, Ngài mời gọi mọi người không trừ ai, dù tốt dù xấu, miễn là phòng tiệc phải đầy người.

Tuy thế, lời mời gọi đó còn chờ sự đáp ứng của từng người, mỗi người có quyền tự do, họ có thể chấp nhận hay từ chối. Trong thực tế, nhiều người đã từ chối lời mời gọi thật tình đó. Nhiều người đã từ chối bằng cách viện ra những lý do không vào đâu như bận đi xem ruộng vườn, bận đi buôn bán hoặc làm bất kỳ một công việc nào khác.

Trước sự từ chối của dân Chúa, Thiên Chúa quay sang dân ngoại, mời họ vào Nước Trời cho thật đông để họ được thưởng thức những cao lương mỹ vị mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho họ. Tuy nhiên, muốn vào dự tiệc Nước Trời cũng phải có điều kiện : phải mặc áo cưới. Phải mặc y phục lễ cưới là phải có một sự hoán cải tâm hồn để xứng đáng là công dân Nước Trời.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Is 25,6-9

Tiên tri Isaia đã mô tả cho chúng ta hạnh phúc viên mãn trong thời sau hết. Đó là tiệc cưới mà Thiên Chúa dọn cho mọi người trên núi. Tiệc cưới có những cao lương mỹ vị, có bê béo, rượu ngon. Đấy là hình ảnh của hạnh phúc tối cao mà những người bạn của Chúa sẽ được hưởng. Trong bữa tiệc đó, người dự không những được thưởng thức những thức ăn ngon, mà còn được cất khỏi mọi buồn sầu tủi hổ, tang chế.

Hình ảnh mà Isaia mô tả là hạnh phúc Nước Trời được Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người không phân biệt ai.

+ Bài đọc 2 : Pl 4,12-14.19-20

Ở trong tù, thánh Phaolô viết thư gửi cho tín hữu Philipphê cho họ biết : những sự giúp đỡ vật chất của họ cũng không cần lắm vì một mặt Ngài đã quen sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất ; hơn nữa, có Chúa giúp đỡ để ngài thắng lướt được mọi nghịch cảnh.

Ngoài ra, ngài vẫn trân trọng lòng hảo tâm của tín hữu đã giúp đỡ ngài. Tất cả những sự giúp đỡ ấy đều đáng qúi và Ngài xin Chúa đền đáp xứng đáng tấm lòng thơm thảo của họ,

+ Bài Tin mừng : Mt 22,1-14

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn tiệc cưới để cho biết : Thiên Chúa muốn ban hạnh phúc Nước Trời cho dân Do thái, dân ưu tuyển của Ngài, nhưng rất tiếc họ đã từ chối vì họ chuộng những giá trị trần gian hơn. Trước sự từ chối đó, Thiên Chúa đã mời những người ngoại đạo vào Nước Trời thay cho dân Do thái, dân này đã từ chối không chịu vào Nước Trời vì họ đã bị các nhà lãnh đạo dẫn đường sai lạc.

Tuy nhiên, muốn vào Nước Trời phải có điều kiện : phải mặc áo cưới. Áo cưới đây ám chỉ sự hoán cải tâm hồn, một tâm hồn trong sạch, một tấm lòng bác ái yêu thương và một đức tin vững mạnh.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Đến dự tiệc Nước Trời
I. TÌM HIỂU DỤ NGÔN

1. Phong tục tổ chức tiệc cưới

a) Việc mời chia thành hai giai đoạn.

Những công việc diễn tiến trong dụ ngôn này hoàn toàn phù hợp với phong tục bình thường của dân Do thái. Đối với những bữa tiệc cưới, khi thiệp mời được gửi đi thì thời giờ không được xác định rõ, và khi mọi việc đã xong đâu vào đấy thì những người giúp việc mới ra đi mời lần cuối cùng xin quan khách đến dự. Như vậy, vị vua trong câu truyện này đã gửi thiệp mời dân lâu rồi, nhưng đến khi mọi việc sẵn sàng thì lời mời cuối cùng mới gửi đến và đã bị người ta từ chối.

Truyện : Tiệc cưới hoàng tử
Mùa xuân năm 1947, cả thế giới chú ý tới hàng tin lớn trên báo chí cho biết : công chúa Elizabeth của nước Anh sẽ đẹp duyên với hoàng tử Philippe, người Hy lạp. Cuộc tình duyên này quan trọng, bởi vì công chúa Elizabeth sẽ lên ngôi kế vị vua cha vì không những trên vương quốc Anh và Bắc Ái nhĩ lan, mà còn đứng đầu khối thịnh vượng lớn, gồm trên 50 quốc gia lớn nhỏ như Ấn độ, Canada, Úc, Tân tây lan... Ai cũng tò mò theo dõi lễ cưới lịch sử này. Cuộc lễ được tổ chức ngày 20.11.1947 tại tu viện cổ kính Westminter, nơi chôn cất các bậc vương quân và những nhân vật lớn nước Anh. Người ta không những theo dõi những nhân vật chính là cô dâu chú rể mà còn chăm chú điểm danh từng nhân vật lớn trên thế giới. Không ai được mời tới dự mà muốn vắng mặt, từ những vị nguyên thủ quốc gia đến các vị thủ tướng và các nhà chính trị, từ những nhà qúi tộc đến những nhà tỉ phú. Nói tắt, tất cả những nhân vật quan trọng hàng đầu của nước Anh và nhiều nước trên thế giới đều lấy làm vinh dự được mời và được xuất hiện trong lễ cưới long trọng đó (Phạm văn Phượng, Chia sẻ Tin mừng năm A, tr 215).

b) Khách được mời tham dự

Theo phong tục của nhiều dân tộc xưa, tiệc cưới hoàng tử chẳng những các đại thần được ưu tiên mời, mà còn tất cả thần dân đều được hưởng lộc của nhà vua. Tiệc cưới hoàng tử Nước Trời chẳng những ưu tiên cho dân tộc Do thái, mà còn cho toàn thể muôn dân, vì toàn thể nhân loại đều là thần dân của Ngài. Như tiên tri Isaia đã loan báo :”Chúa Tể trời đất sẽ thiết tiệc đãi muôn dân”.

2. Ý nghĩa dụ ngôn

a) Đối với người Do thái
Đây là lời tố cáo đối với người Do thái : Quan khách đã được mời nhưng đến giờ lại từ chối không đến. Họ tiêu biểu cho người Do thái. Từ xưa họ đã được Thiên Chúa mời gọi làm dân tuyển chọn của Ngài, nhưng khi Con Chúa Trời xuống thế gian, và họ được mời gọi theo Ngài, tin nhận Ngài thì họ lại khinh dể, đã từ chối lời mời đó. Rốt cuộc lời mời của Thiên Chúa đến trực tiếp với những tội nhân và người ngoại bang, là những kẻ không bao giờ có kỳ vọng được mời vào Nước Trời.

Còn một chi tiết nữa là vua thịnh nộ với kẻ từ chối, lại còn sỉ nhục và giết các đầy tớ của vua, sai quân đi diệt những kẻ không nhận lời mời và đốt thành của chúng. Chi tiết này dường như không ăn nhập với việc mời dự tiệc cưới. Nhưng chúng ta nhớ lại, khi Matthêu viết sách Phúc âm của ông vào giữa năm 80-90 SC, những gì đã xẩy ra trong thời gian giữa lúc Chúa Giêsu sống và lúc viết sách Phúc âm ? Câu trả lời là : kinh thành Giêsrusalem bị quân Rôma phá hủy khoảng năm 70 SC. Giêrusalem thực sự bị tàn phá, không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào, đền thờ bị cướp phá và bị đốt, tại hoạ này đã đến cho những kẻ không nhìn nhận Con Thiên Chúa khi Ngài đến trong thế gian.

b) Đối với mọi thời đại

Lời mời gọi trong dụ ngôn này là lời mời gọi của Thiên Chúa đối với mọi người chúng ta. Được mời gọi vào dự tiệc cưới, tiệc cưới Con Thiên Chúa, là một vinh dự lớn lao, lại không phải mất tiền. Khi Kitô hữu được mời là được mời đến để vui vẻ, và chúng ta sẽ mất niềm vui nếu chúng ta không nhận lời mời.

Nhưng nhiều khi chúng ta lại từ chối lời mời gọi của Chúa vì những lý do chẳng ra cái gì như đi thăm ruộng, đi buôn bán... Người ta dễ bận rộn với điều tạm bợ và quên những điều liên quan tới đời đời. Quá bận tâm với những điều mắt thấy được thì dễ quên với những điều mắt không thấy được. Quá chăm chú nghe những lời mời gọi của thế gian, thì khó nghe được tiếng gọi êm dịu của Thiên Chúa.

Lời mời gọi của Chúa dành cho ta là lời mời gọi của ân sủng. Những kẻ được qui tụ là những nẻo đường không có quyền đòi hỏi gì nơi nhà vua cả. Họ không bao giờ có thể ngờ rằng mình sẽ được dự tiệc cưới và càng không xứng đáng để dự tiệc đó. Những việc xẩy đến với họ không bởi điều gì khác hơn là lòng quảng đại của nhà vua mở rộng đôi tay đón tiếp họ. Bởi ân sủng, lời mời được ban ra, và bởi ân sủng mà người ta được nhóm lại.

3. Dụ ngôn chiếc áo cưới

Chúng ta có thể coi chiếc áo cưới là phần nối tiếp của dụ ngôn khách mời dự tiệc, hoặc coi như là một dụ ngôn riêng. Tuy coi như dụ ngôn riêng nhưng cũng là câu chuyện nối tiếp và giải rộng ý nghĩa câu truyện trước, trong câu truyện ở đây có một thực khách đến dự tiệc của nhà vua, nhưng không chịu mặc lễ phục.

Thuần phong mỹ tục coi lễ cưới là ngày lễ trọng đại của gia đình, tất nhiên có nghi thức long trọng với những trang phục đẹp đẽ chỉnh tề. Những hạng người bê bối thô lỗ tục tằn, vô lễ, vô kỷ luật đều bị loại bỏ vì nó bôi nhọ nếp sống văn hóa trong sáng và đạo đức.

Nếu ai nhận dụ ngôn chiếc áo cưới gắn liền với dụ ngôn trên thì thắc mắc : ra đường mời vào, ở giữa ngã ba đường cái thì làm gì có áo cưới ? Trả lời cho thắc mắc đó, ta để ý : người đó không chữa tội gì cả, là dấu anh ta có lỗi, không cần biết nguyên do. Theo thói quen, thời xưa khách qua cửa đã có người trao áo cho, không biết người Do thái có thói quen nào ? Có áo mà không mặc là lỗi tại mình vì thế nên không mở miệng chữa tội được câu nào.
Muốn vào dự tiệc cưới thì tối thiểu phải có y phục lễ cưới. Theo thánh Matthêu, muốn vào dự tiệc cưới trong nước Thiên Chúa thì mỗi người phải nhận thức rằng Giáo hội càng ngày càng đông, nhưng Giáo hội không phải là quán cơm bình dân, ai vào cũng được, không có một chút điều kiện tối thiểu. Đành rằng Chúa rất thương kẻ có tội và Giáo hội của Ngài đầy tội nhân hơn là các vị thánh, nhưng dù sao, muốn vào Giáo hội, Chúa cũng đòi hỏi có sự ước muốn trở lại chân thật, một “chiếc áo trắng rửa tội”, một sự ao ước “mặc lấy Chúa Kitô”.

Theo ý kiến của một số giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành. Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Thánh kinh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật.

II. BÀI HỌC CHO CHÚNG TA

1. Dấn thân gia nhập vào Hội thánh

Thiên Chúa mời gọi ta : Ngài muốn có những người tham dự tiệc cưới đó. Ngài có sáng kiến trước. Lời mời gọi đó được chuyển đến ta qua các vị sứ giả của Chúa, nhất là Chúa Kitô. Chúa Kitô đến trên trần gian để mời gọi ta và sửa soạn cho ta có bộ áo cưới, tức là cứu rỗi ta. Việc sửa soạn áo cưới được cụ thể hóa bằng việc mến Chúa yêu người, tức là đời sống đức tin nhờ ơn thánh.

Nhân loại chúng ta đáp lại lời mời gọi qua trung gian là Chúa Kitô và Giáo hội. Chúng ta đến dự tiệc cưới không phải với tính cách là “khách” mà thôi, nhưng còn với tư cách là con cái trong gia đình, nhờ đó sự vui vẻ thân mật càng tăng thêm. Hiện thời bữa tiệc đó đã bắt đầu nhờ Chúa Kitô vì ta đã có ơn thánh và hằng ngày tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể chờ ngày Chúa lại đến.

Tuy chấp nhận lời mời gọi của Chúa đâu phải là sự dấn thân mang tính chất nhất thời. Đó là một tiến trình đòi hỏi phải liên tục dấn thân và thích ứng bởi vì cuộc sống thường nhật rất dễ khiến chúng ta sao lãng và bỏ quên mất sự sống đời đời, bởi vì thức ăn tầm thường của cuộc đời này dễ nhét đầy bụng chúng ta và làm cho chúng ta quên đi bữa tiệc vĩnh cửu.

Chấp nhận lời mời của Chúa không chỉ là vấn đề gật đầu một lần rồi sau đó quên tuốt đi, và việc này giống như câu nói “Tôi đồng ý” trong hôn nhân. Câu “tôi đồng ý” này đâu phải là điểm kết cho một tiến trình mà chính là điểm khởi đầu. Nhận lời Chúa cũng giống như tốt nghiệp đại học bởi vì sự tốt nghiệp không phải là điểm kết thúc cho công cuộc học vấn mà chỉ là bệ phóng cho sự học hỏi tiến xa hơn mà thôi.

2. Dự tiệc Thánh Thể hằng ngày

Qua các bài đọc Chúa nhật hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta tham dự bữa tiệc của Nước Trời. Trong Thánh kinh, nhiều bữa được nhắc đến : như bữa ăn tổ phụ Abraham khoản đãi ba người khách lạ dưới lều vải (St 18,1-8), như bữa tiệc người cha già mừng người con đi hoang trở về (Lc 15,22-32). Chúa Giêsu đã đi dự đám cưới ở làng Cana (Ga 2,1-10), Ngài cũng dọn bữa ăn cho các môn đệ sau một đêm lao lực (Ga 21,1-14), cho dân chúng được ăn no nê tự 5 chiếc bánh và 2 con cá. Tất cả để báo hiệu bữa tiệc Thánh Thể.

Thì, hôm nay, tiên tri Isaia ví Nước Trời như một bữa tiệc mà Chúa khoản đãi mọi dân tộc, nhất là những ai đói khát tự do, công chính. Chúng ta cũng hãy sốt sắng tham dự vào bữa tiệc thánh là Lời Chúa và Thánh Thể, hãy “hân hoan vì Chúa khoản đãi và lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt”.

3. Y phục xứng kỳ đức

Tục ngữ Pháp có câu :”La soutane ne fait pas un moine” : chiếc áo dòng không làm nên ông thầy tu. Câu tục ngữ ấy có ý nói rằng muốn trở thành một tu sĩ thực thụ thì cần phải có đời sống xứng đáng với bậc tu của mình. Người ta quí trọng tu sĩ là do đời sống thánh thiện của họ chứ không phải do cái áo của họ. Cho nên quần áo thì phải đi đôi với đức độ, nghĩa là phải có cả bề trong lẫn bề ngoài.

Cung cách một người thể hiện tinh thần của người đó. Khi đến thăm một người bạn, ta sẽ không mặc bộ đồ làm vườn mà đến. Chúng ta biết rõ rằng quần áo không thành vấn đề đối với bạn chúng ta, cũng không phải chúng ta muốn trình diễn, nhưng vì vấn đề phải tôn trọng nên chúng ta đến nhà bạn một cách gọn gàng và chỉnh tề. Chuẩn bị trước như thế là chúng ta bầy tỏ cảm tình và sự tôn trọng của mình đối với bạn.

Đối với nhà của Chúa cũng vậy, ví dụ này không quan hệ gì đến việc ăn mặc của chúng ta khi đến nhà thờ để trình diễn, nhưng cần có trang phục cho linh hồn, tấm lòng và tâm trí của chúng ta. Đó là sự khao khát, trông đợi, lòng khiêm nhường và thống hối, đức tin và sự tôn kính. Đây là bộ áo lễ nếu không mặc vào thì sẽ không dám đến gần Chúa. Điều thường xẩy ra là chúng ta hay đến nhà Chúa mà không sửa soạn chút nào. Nếu mỗi người chúng ta đều sửa soạn trước khi đến nhà thờ bằng lời cầu nguyện ngắn, suy nghĩ và tự kiểm điểm bản thân thì sự thờ phượng mới đúng là sự thờ phượng thật. Một sự thờ phượng đem lại nhiều tốt lành cho tâm hồn mỗi người, cho Hội thánh và cho thế giới.

Chúng ta đã nhận lời mời của Chúa mà vào dự tiệc Nước Trời. Đây là một vinh dự lớn lao Chúa dành cho ta. Nhưng vinh dự ấy đòi chúng ta phải vươn lên bằng một đời sống lành thánh, một đời sống kết hợp với Chúa, để có thể nói như thánh Phaolô :”Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Trách nhiệm của chúng ta là phải giữ mình không để cho vật dục hay của cải trần gian lôi kéo xuống giống như con vật, ngược lại phải vươn lên làm con cái ánh sáng để xứng đáng là công dân Nước Trời.
Truyện : Đại bàng con
Chuyện kể rằng : Có một con gà rừng đang ấp trứng, nhưng lẫn trong ổ của nó một trứng đại bàng. Đúng ngày giờ, trứng nở thành con. Đại bàng con nô đùa vui vẻ bên đàn gà rừng như anh chị em ruột.
Một ngày kia, đang bưới móc kiếm ăn cùng đàn gà rừng, đại bàng con bỗng thấy một con đại bàng lớn bay lượn trên không trung thật oai phong và đẹp mắt. Cậu liền hỏi gà mẹ :
- Mẹ ơi, sao mình không bay như chim kia trên trời ?
- Chúng ta đâu phải đại bàng mà bay được !
- Thế chúng ta là ai ?
- Chúng ta là gà rừng !
Bỗng một ngày, đang khi bươi chải kiếm ăn trên đống rác cậu lại thấy đại bàng mẹ bay lượn trên đầu gọi :
- Bay lên con ơi, bay lên đại bàng con của mẹ. Thế giới của con là trời cao đất rộng, chứ không phải là đống rác này ! Bay lên đi con.
Cậu cố bay lên, nhưng lại rơi xuống. Trong khi các chú gà rừng cười cợt chế nhạo :
- Chúng ta là gà rừng, làm sao mà bay được.
Cậu suy nghĩ, nếu ta là gà rừng sao đại bàng kia cứ bảo ta là đại bàng con. Và khi bay lên ta thấy cũng đâu có khó khăn gì, có lẽ chưa quen thôi. Nào hãy thử lần nữa xem.
Thế là cậu đại bàng đủ lông đủ cánh bay lên, và bay lên mãi. Cậu bay theo mẹ về một chân trời mới. Lần đầu tiên trong đời, cậu được nhìn thế giới từ trên cao, lòng cậu mênh mang, hạnh phúc ngập tràn (Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, năm A, tr 145-146).

Kitô hữu là người được Thiên Chúa tuyển chọn, làm con cái của Ngài. Họ là những con đại bàng, luôn ngước mắt nhìn cao, mong bay lên cùng Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương. Họ luôn sống trong tâm tình của thánh Augustinô :”Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa. Tâm hồn con luôn thao thức cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa”.

Đừng bao giờ nghĩ mình là giống gà rừng, để cúi đầu bươi chải, an phận với những hạnh phúc nhỏ nhoi tầm thường. Tuy được những con sâu bọ là miếng mồi ngon đấy, nhưng chúng cũng nằm trên đống rác, đống phân. Chúng ta hãy vươn mình lên, vươn lên mãi cho tới trời cao, nơi quê hương thật của chúng ta ở đó.

Chúng ta hãy thực hiện lời thánh Phaolô đã dạy :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”(Pl 3,20-21).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thiên Chúa đã làm phép lạ do lời bầu cử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II
+ GM FX Nguyễn Văn Sang
07:04 05/10/2011
Ngày 7/9/2009 ông Gérard Migneault là một nhân viên làm việc tại công trình “Tiến Tới Ngày Mai” từ 53 năm nay, đã bị một cơn đau tim nguy tử.

Ông đã được cấp tốc đưa tới trung tâm bệnh viện trường Đại Học Sherbrooke và được chăm sóc kỹ càng, được ban phép xức dầu kẻ liệt, các nhân viên của hội Lữ Hành Thánh Michel đã xin Chúa chữa ông, nhờ lời bầu cử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II.

Các nhà bệnh tâm học đã nói với chúng tôi theo chẩn đoán của họ, thì ông M.Mi-gneault không có hy vọng nào sống sót: các máy móc chỉ có thể giúp ông sống bằng cơ học, nếu bây giờ gỡ bỏ chúng đi, ông sẽ chết sau vài giờ hoặc vài ngày. Vào ngày 9/9/2009 bác sỹ Teur Cort tuyên bố theo y bạ: ông không được vào sổ những người được phẫu thuật vì những mạch máu chìm sâu không tìm thấy nữa, vì vậy không thể nào truyền máu được.

Ngày hôm sau họ tháo quả bóng sinh lý, ông vẫn thiếp đi, nhưng vẫn còn sống, dần dần người ta gỡ bỏ những loại thuốc mạnh giúp ông có áp huyết ổn định một cách hợp lý sau cùng người ta gỡ bỏ nốt một ống lớn đặt trong cuống họng để giúp ông thở. Người ta thay thế bằng một mặt nạ dưỡng khí lớn trong vài giờ, rồi lại thay thế bằng mặt nạ nhỏ trong vài giờ. Sau cùng khi không còn ống dưỡng khí nữa, ông bắt đầu tỉnh lại trước đó ông đã mê man suốt 11 ngày, giờ đây ông hoàn toàn tỉnh táo. Hôm sau họ gỡ nốt mặt nạ dưỡng khí nhỏ và người ta đo lượng hít thở của ông đạt được 99,99 %.

Từ lúc đó các thầy thuốc y tá đều gọi ông M. Migneault “người đươc phép lạ của chúng tôi”.

Trong khi ông nằm ở bệnh viện thì chúng tôi xin dâng lễ hằng ngày xin: cho ông được khỏi bệnh nhờ vào lời bầu cử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II. Và chúng tôi cũng lần hạt mân côi hàng ngày “3 tràng hạt: 150” phó thác bệnh nhân cho Đức Phao Lô II.

Sau những cuộc khám nhiệm mới đây, bác sỹ Dr. Denyse chuyên gia phẫu thuật đã quyết định mổ cho ông. Cuộc phẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ và sau đây là mấy nghi nhận của bệnh viện về tình trạng bệnh nhân trước khi phẫu thuật “ Ông M. Migneault 78 tuổi rất yếu vừa bị một cơn đau tim nặng nề do tắc động mạch chủ và không thể phẫu thuật ngực như thường lệ, và ông lại bị viên phổi nặng và phải chạy một quả bóng được nhét vào trong động mạch tim và tiêm chất amin liều cao và tất cả những thầy thuốc đều không dám làm phẫu thuật cho ông, vậy mà lạ lùng một cách gần như là một phép lạ bệnh nhân đã sống sót.

Hiện nay ông M. Migneault đã 80 tuổi, đã hoạt động đều đặn trong cộng đoàn ông, đã gặp bác sỹ mới của ông và ông này nói ở tuổi của ông như thế là rất khỏe.

Xin ngợi khen Thiên Chúa chúc tụng và mến yêu vì đã ban ơn lạ cho chúng tôi nhờ vào lời bầu cử của Chân Phúc Gioan Phao Lô II.

Ngày 1 tháng 5 năm 2011 vừa qua ông M. Migneault đã tới Rôma dự lễ phong Chân Phúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II để cảm tạ đội ơn ngài, cuộc du hành khiến ông không mệt mỏi chút nào.

(Nguồn: Vers Demin số 913 tháng 7 năm 2011, Tác giả: Tênêsa Tardif, Giám Mục Nguyễn Văn Sang dịch)
 
Mumbai: lễ ban phúc lành đặc biệt cho động vật của người Ấn giáo, người Parsees và Kitô hữu
Nguyễn Trọng Đa
10:27 05/10/2011
Mumbai: lễ ban phúc lành đặc biệt cho động vật của người Ấn giáo, người Parsees và Kitô hữu

Mumbai, Ấn Độ - Ba mươi con chó thuộc nhiều nòi khác nhau, bốn con mèo Ba Tư, cá trong sáu hồ cá nhỏ, chim dễ thương trong sáu lồng, vẹt trong tám lồng, một con rùa và một con thỏ đã nhận phúc lành đặc biệt hàng năm cho vật nuôi.

Linh mục Joseph D'Souza, người ban phúc lành này, nói: "Với các lời cầu nguyện này, chúng tôi xin Chúa, Đấng Sáng tạo vũ trụ, bảo vệ tất cả loài thụ tạo của Ngài, những người bạn trung thành của con người". Ngoài các con vật, các chủ sở hữu của chúng, gồm người Ấn Giáo, người Parsees (do triết gia Zoroaster lập ra) và Kitô hữu, cũng được ban phép lành vào ngày Chủ nhật trong nhà thờ giáo xứ thánh Ignatius ở Mumbai.

Việc ban phúc lành này cũng là một cơ hội để nhớ Thánh Phanxicô thành Átxidi (Assisi), với lễ nhớ phụng vụ cử hành ngày 4-10. Cha D'Souza nói với những người hiện diện: “Thánh Phanxicô là người đầu tiên có ý tưởng rằng không chỉ loài người thuộc vô số các loài thụ tạo của Chúa, và mọi loài đều được chúc phúc trong con mắt của Chúa".

Cha giải thích: “Vị thánh thành Átxidi làm việc để mở rộng hơn nữa tình huynh đệ, vốn liên kết con người và các sinh vật trong cùng một mối quan hệ với Thiên Chúa".

Cha Joseph D'Souza đã đưa ra ý tưởng ban phép lành cho các con vật cách đây 12 năm, khi ngài còn là linh mục chánh xứ Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ ở New Sonapur, Marine Lines, Mumbai.

Là người tự nhận rất thích động vật, ngài sở hữu một con chó nòi pomeran, tên là 'Wolfie. Ngài nói: “Vào một thời điểm trong lịch sử, khi người ta dành nhiều thời gian cho các tiện ích và đồ vật đủ loại, một dịp như thế này nhắc nhở chúng ta chứng tỏ tình thương, sự chăm sóc và lòng biết ơn đối với các con vật của chúng ta, vì chúng là món quà đích thật của Thiên Chúa ban cho chúng ta". (AsiaNews 4-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Hồng y Piacenza: Linh mục phải là một tín hữu nhiệt tâm
Phạm Kim An
17:51 05/10/2011
Hồng y Piacenza: Linh mục phải là một tín hữu nhiệt tâm

Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ nói chuyện với các linh mục ở Los Angeles

ROMA - Trong một thế giới mà không gian dành cho sự thánh thiêng ngày càng bị giảm đi, linh mục được mời gọi lấy chỗ đứng trong cuộc sống cộng đồng, mà không nhượng bộ "cho chủ nghĩa tuân thủ và các thỏa hiệp xã hội". Linh mục phải là một "tín hữu nhiệt tâm", “người chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của mọi người”.

Đó là chân dung của linh mục đã được nói đến bởi Đức Hồng y Mauro Piacenza, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, trong cuộc nói chuyện của Ngài ngày 3-10 với hàng giáo sĩ tổng giáo phận Los Angeles, Mỹ, với chủ đề "Người linh mục của thế kỷ 21".

Ngài giải thích: “Chúng ta đang sống trong một thế giới không ổn định, cả trong gia đình, trong thế giới lao động, và trong các cụm xã hội và nghề nghiệp khác nhau, trong trường học và trong các tổ chức".

Ở đây, "linh mục theo định chế phải là một mẫu gương của sự ổn định và sự trưởng thành, đầy nhiệt tình cống hiến cho việc tông đồ của ngài".

Ngày nay, nhiều người tự hỏi: "Linh mục là ai trong thế giới hôm nay? Linh mục là người sao Hỏa chăng? Là người hóa thạch ư? Linh mục là ai?".

Đức Hồng Y người Ý than phiền: “Sự thế tục hóa, thuyết ngộ đạo, chủ nghĩa vô thần trong mọi hình thức của nó, luôn làm giảm thiểu không gian của sự thánh thiêng. Những con người của kỹ thuật và hạnh phúc, những con người bị ảnh hưởng bởi cơn sốt của dáng dấp bề ngoài, cảm nhận được một sự nghèo nàn thiêng liêng cùng cực”.

Ngài nói thêm, trong thế giới đó, "linh mục phải rao truyền sứ điệp muôn đời của Chúa Kitô trong sự tinh khiết và tính triệt để của nó; linh mục không được hạ thấp sứ điệp, nhưng phải nâng người ta lên; linh mục phải trao cho một xã hội bị gây mê (...) sức mạnh giải phóng của Chúa Kitô".

Ngài khẳng định: “Thật là chính đáng khi linh mục đi vào cuộc sống, cuộc sống chung của nhiều người, nhưng linh mục không nhượng bộ cho chủ nghĩa tuân thủ và các thỏa hiệp xã hội”. Hồng y Piacenza tự hỏi: “Giúp ích được cho ai nữa, khi một linh mục đồng hóa với thế giới, vì lúc ấy linh mục sẽ sống ngụy trang chứ không còn là một men biến đổi nữa?”.

"Đối mặt với một thế giới thiếu cầu nguyện và thờ phượng Chúa, trước hết linh mục là một con người cầu nguyện, thờ phượng Chúa, phụng tự, và cử hành các mầu nhiệm thánh. Đối mặt với một thế giới tràn ngập bởi các sứ điệp tiêu thụ chủ nghĩa, khiêu gợi tình dục, bị bao vây bởi sai lầm, được trình bày trong các mặt hấp dẫn nhất, linh mục phải nói về Thiên Chúa và các thực tại đời đời, và để làm như vậy một cách đáng tin cậy, linh mục phải là một tín hữu đam mê và nhiệt tâm, giống như linh mục cần phải ‘thanh sạch’ vậy”.

Những gì người ta chờ đợi nơi linh mục, chính xác đó là linh mục không phải "giống như tất cả mọi người khác". "Đối mặt với một thế giới chìm trong bạo lực và hư hỏng bởi tính ích kỷ, linh mục phải là một con người bác ái".

Hồng y giải thích thêm: “Linh mục đáp ứng các đòi hỏi của xã hội bằng nói tiếng nói của những người không có tiếng nói: các em nhỏ, người nghèo, người già, người bị áp bức, người bị gạt bên lề xã hội. Linh mục không thuộc về mình mà thuộc về những người khác. Linh mục chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của tất cả, bất kể tuổi tác, đẳng cấp xã hội, chính trị, và tôn giáo. Linh mục là người hướng dẫn một nhóm người được giao phó cho mình".

Ngài kết luận: “Niềm hy vọng của thế giới dựa vào, cả trong tương lai, tình thương của những trái tim linh mục thanh khiết, mạnh mẽ, nhân từ, tự do và khiêm nhường, rộng lượng và trung tín. Nếu các lý tưởng được nâng cao, con đường là khó khăn, mảnh đất có thể làm suy yếu, sự hiểu lầm là rất nhiều, nhưng chúng ta có thể chịu đựng tất cả trong Đấng ban sức mạnh cho chúng ta (xem Pl 4,13)".

Ngài nói: “Ngoài các quan ngại và thách thức, vốn khuấy động thế giới, và cũng được cảm thấy trong Giáo Hội, còn có sự hoạt động của các sức mạnh bí mật, ẩn dấu và phong nhiêu của sự thánh thiện nữa." (ZENIT.org 4-10-2011)

Phạm Kim An
 
Thần học phải liên kết thực tế
Trầm Thiên Thu
10:29 05/10/2011
HÀN QUỐC (UCANews, 5-10-2011) – Diễn đàn Thần học Á châu (Asian Theology Forum) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính thực tế trong công việc. Diễn đàn này tổ chức tới ngày 7-10-2011 tại ĐH Sogang của Dòng Tên ở Seoul.

TGM Phêrô Kang U-il
ĐGM Phêrô Kang U-il, GP Cheju, nói: “Thần học bị tách rời khỏi thực tế chỉ là vở kịch về từ ngữ”. Có khoảng 150 tham dự viên, có cả 20 thần học gia ở khắp Á châu.

Tiếp tục chủ đề thực tế trong lời phát biểu khai mạc, ĐGM Kang nói: “Các Kitô hữu nên lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong đời sống, chứ không là chân lý mơ hồ hoặc trừu tượng”.

ĐGM Kang, chủ tịch HĐGM Hàn quốc, nói thêm: “Chúng ta kông thể lập luận thần học khi chúng ta làm ngơ thực tế của Á châu, nơi mà nhiều người nghèo đang chịu nhiều đàn áp”.

Nói về tương lai thần học, LM Felix Wilfred (ở Ấn độ) trở lại quan điểm của ĐGM Kang: “Sự phản ánh thần học Á châu cần để mở và nên bắt đầu từ thế giới. Thần học ngày nay nên bắt đầu bằng thực tế của đời sống cộng đồng, vượt ra ngoài các cộng đoàn Kitô giáo”.

Đức TGM Charles Bo, TGP Yangon, Miến Điện, chủ tịch Văn phòng Phát triển Con người tại Liên đoàn Hội đồng Giám mục Á châu (Office of Human Development at the Federation of Asian Bishops’ Conferences) hứa đoàn kết với ĐGM Kang, nhân danh những người Á châu: “Cuộc đua vũ trang làm cho người nghèo khốn khổ hơn khi làm giàu cho những người có thế lực”.

ĐGM Kang nói đến kế hoạch của Hải quân Hàn quốc muốn xây dựng một căn cứ lớn tại Gangjeong trên đảo Jeju, một nơi nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên. Dân chúng đã phản đối kế hoạch này, nói rằng làm vậy sẽ phá hủy sự thanh bình và thiên nhiên của vùng đảo. ĐGM Kang rất ủng hộ lý do dân chúng đưa ra.
 
Đức Tổng Giám mục Filoni: ‘Việc truyền giáo khuyến khích sự phát triển các dân tộc’
Nguyễn Trọng Đa
10:30 05/10/2011
Đức Tổng Giám mục Filoni: ‘Việc truyền giáo khuyến khích sự phát triển các dân tộc’

Phỏng vấn của tờ L'Osservatore Romano nhân Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới

ROMA - Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc kể từ tháng Năm, nói rằng việc truyền giáo là một trong các việc phục vụ tốt nhất mà chúng ta trả cho đức tin của mình. Ngài nhắc lại rằng việc truyền giáo luôn luôn ủng hộ "sự phát triển các dân tộc".

Đầu tháng Mười, theo truyền thống dành riêng cho việc truyền giáo, Đức Tổng Giám mục Filoni trả lời phỏng vấn của nhật báo L'Osservatore Romano, trong đó Ngài nói ngày Chủ Nhật Truyền Giáo Thế giới năm nay sẽ diễn ra ngày 16-10 trên toàn thế giới. Đây là một sự kiện hàng năm "có liên quan đến toàn thể Giáo Hội trên bình diện cầu nguyện và tình đoàn kết với sứ mệnh truyền giáo".

Đối với tháng truyền giáo này, Đức Thánh Cha muốn gửi đến các Kitô hữu một sứ điệp để suy tư có tiêu đề "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em", và Đức Tổng Giám mục Filoni muốn suy tư sứ điệp này, nhấn mạnh ba điểm đặc biệt.

Ngài khẳng định: "Trước tiên là sự cam kết mà tất cả các Kitô hữu phải mang theo để rao giảng Tin Mừng; quả thế, với tư cách là người đã rửa tội, chúng ta có một bổn phận cụ thể, đó là công bố Tin Mừng; cần phải xem trọng mệnh lệnh mà Chúa Giêsu, sau khi sống lại, giao phó cho các tông đồ và mọi tín hữu. Vì vậy, những người đầu tiên mang ơn gọi truyền giáo là những người đã rửa tội, trong đó có các linh mục và Giám mục".

Khía cạnh thứ hai đề cập đến sự phục vụ. Tổng Giám mục giải thích: “Truyền giáo là việc phục vụ quý giá nhất, mà chúng ta có thể trả cho đức tin của chúng ta; tôi cũng sẽ nói là việc phục vụ đẹp nhất, bởi vì đối với một Kitô hữu, công bố Tin Mừng có nghĩa là đáp trả cho ý Chúa Giêsu. Đồng thời truyền giáo là một việc phục vụ cho Giáo Hội của mình, và là một việc phục vụ cho mỗi người, bởi vì nó giúp tìm thấy một chiều kích, đó là chiều ngang, vốn bổ sung cho ý nghĩa của các mối quan hệ nhân sinh của chúng ta”.

Cuối cùng, điểm thứ ba: "Cần phải nhấn mạnh rằng việc rao giảng Tin Mừng làm sinh động Giáo Hội bên trong, tăng cường sự nhiệt tình, đổi mới sự cam kết trong thế giới, và thúc đẩy Giáo hội tự điều chỉnh trong phương pháp và trong sự nhiệt tình".

Đức Tổng Giám mục Filoni cũng nhắc lại rằng "truyền giáo luôn luôn ủng hộ sự phát triển các dân tộc". "Đó là một quan điểm mà không nên đánh giá thấp nó: việc rao giảng Tin Mừng mang đến sự đoàn kết và tạo sự đoàn kết. Vì vậy, mặc dù truyền giáo là mục tiêu đầu tiên của chúng ta, chúng ta luôn tự đề nghị cổ vũ sự đoàn kết với những người sống trong lãnh thổ truyền giáo, bằng cách chia sẻ và hiểu biết nhu cầu nhân bản, xã hội và vật chất của họ".

Nhân dịp ngày Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc cũng kêu gọi các tín hữu mở lòng quảng đại, với điều kiện lòng quảng đại "là luôn đi kèm với một tình yêu tuyệt vời cho việc truyền giáo, và việc cầu nguyện sốt sắng hàng ngày, nhằm hỗ trợ các nhà truyền giáo và việc rao giảng Tin Mừng". (ZENIT.org 4-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Gẫm sự đời: Rửa xác chết ở xứ Đài!
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
10:30 05/10/2011
Taiwan là nước có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài trong đó có Việt Nam vào các lãnh vực như giúp việc nhà, giúp bệnh viện chủ yếu là chăm sóc các bệnh nhân cũng như ở các nơi viện dưỡng lão. Tuy nhiên vì thân phận "làm thuê cuốc mướn" nên nhiều khi có những sự việc xảy ra không khòi làm cho mỗi người con dân Việt đau lòng. Đau lòng và tủi nhục bởi người dân Việt mà cách riêng ở quê nhà không hề nghĩ rằng con em mình nơi xứ này lại làm một công việc mà chỉ nghĩ đến thôi cũng phải ớn lạnh rùng mình, bởi không hề có trong mọi hợp đồng lao động. Bạn có biết nghề gì không?

Mấy ngày nay, đài truyền hình CTI Taiwan liên tục đưa tìn về việc ba cô gái lao động người Việtnam bị ông chủ buộc phải đến các công ty mai táng để ... rửa xác chết! Sự việc xảy ra tại thành phố lớn thứ hai của Taiwan là thành phố Cao Hùng. Cả ba cô gái này được đưa sang Taiwan theo diện giúp việc, chăm sóc người già nơi viện dưỡng lão. Theo hợp đồng thì các cô chỉ chăm sóc người già thôi, nghĩa là tắm rửa, thay quần áo, cho họ ăn uống, giúp họ vận động chân tay. Thế nhưng vì Taiwan là đất nước thuộc dân số già nên hằng năm số người chết cũng khá nhiều. Các công ty mai táng mặc dù kiếm khá nhiều tiền khi người dân có nhu cầu, tuy nhiên đây là công việc không phải ai cũng muốn làm là làm được. Bởi ở Taiwan khi bệnh nhân chết, nguời ta lập tức đưa thi hài vào trung tâm mai táng và đặt thi hài vào ngăn "tủ lạnh"- nơi có nhiệt độ dưới âm 20 độ để tránh ô nhiễm. Và thi hài người quá cố cứ yên vị nơi đó chờ gia quyến quyết định ngày giờ để hoả táng. Vì là đất nước mê tín nhất thế giới, thế nên thi hài người quá cố cứ chịu cảnh lạnh lẽo có khi đến mấy tháng trời mới được gia quyến đem đi chôn hay hoả táng.

Trước khi đem đi chôn hay hoả táng, thi hài phải được đem ra khỏ tủ lạnh để "xả đông" bởi khi đó thi hài người quá cố cứng và nặng còn hơn đá nữa. Các bạn cứ tưởng tượng một cục thịt mua về để trong ngăn đá của tủ lạnh vài ngày thôi cũng đủ cứng là nặng cỡ nào rồi huống hồ đây là... xác chết! Sau khi chờ cho thi hài mềm ra, người ta bắt đầu công việc tắm rửa và đây là công việc ớn lạnh nhất. Vì nhân viên công ty mai táng mặc dù được trả tiền công khá nhiều như họ cũng chẳng thiết tha. Vì thế một số ông chủ công ty mai táng mới đi đêm với những ông chủ của viện dưỡng lão để đưa các cô gái Việtnam chúng ta đến ép buộc họ phải làm công việc ớn lạnh này. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là không những bị ép buộc phải làm công việc ớn lạnh này, cả ba cô gái này đều bị ăn chặn tiền công cách lộ liễu và thô bỉ. Nếu là nhân viên mai táng, mỗi lần tắm rửa cho thi hài người quá cố, tiền công của họ là 2,000 đến 2,500NT. Thế nhưng với các cô gái Việtnam, họ chỉ trả có 200NT!

Chắc một điều, các anh chị em lao động ở nước ngoài ra đi vì để lo đời sống gia đình tại quê nhà đỡ khổ hơn chứ không chỉ đơn thuần vì đồng tiền mà làm mọi giá! Cả ba cô gái trên vì bị ép buộc làm công việc ớn lạnh này nên có cô đã bị trầm cảm, tối đến không thể chợp mắt được bởi cảnh tắm rửa cho xác chết cứ ám ảnh mãi. Được biết đường dây làm ăn bất lương này đã bị cảnh sát Taiwan tóm gọn khi cả ba cô đến trình diện tại sở cảnh sát để xin họ trợ giúp. Tin cho biết những ông chủ của đường dây này phải ngồi bóc lịch từ 2 đến 3 năm, nhưng không nói rõ họ bị phạt và bồi thường cho các cô gái Việtnam là bao nhiêu.

Vài chia sẻ để chúng ta cùng cảm thông và cầu nguyện cho con dân đất Việt chúng ta sớm thoát cảnh lầm than. Vì đâu nên nông nổi này vẫn là câu hỏi làm đau lòng và uất nghẹn của mỗi người chúng ta!
 
Top Stories
Vietnam: Lettre ouverte de Mgr Paul Nguyên Thai Hop au sujet des jeunes catholiques récemment arrêtés et internés
Eglises d'Asie
10:23 05/10/2011
Eglises d'Asie, 5 octobre 2011 - A la fin du mois de juillet et pendant tout le mois d’août 2011, plus d’une dizaine de catholiques ont été arrêtés par la Sécurité publique vietnamienne, accusés de tentative de renversement du pouvoir populaire (1). Mgr Paul Nguyên Thai Hop, qui est président de la Commission nationale ‘Justice et Paix’ et évêque du diocèse de Vinh, ...

... prend aujourd’hui la parole à ce sujet dans une lettre qu’il a intitulé lui-même « Lettre ouverte », une lettre qui est datée du 4 octobre (2), le lendemain de l’ouverture de la deuxième assemblée annuelle de la Conférence épiscopale à Saigon (3).

La plus grande partie de la lettre est consacrée au compte-rendu d’une réponse de l’évêque de Vinh a une lettre officielle de la province du Ngê An l’avertissant que des « citoyens catholiques » de son diocèse avaient été arrêtés et inculpés d’activité criminelle visant à renverser le pouvoir populaire. L’évêque répond en exposant la conception de l’Eglise catholique en matière de relations avec le pouvoir politique. Il fait de larges citations des documents du concile Vatican II et du droit canon. Pour ce qui est de l’engagement des catholiques en politique, il affirme, en citant le droit canon, qu’il est interdit aux clercs et réservé entièrement aux laïcs. Ces derniers sont entièrement responsables de leur choix en ce domaine.

En ce qui concerne les chrétiens arrêtés et internés, Mgr Hop affirme avoir à de nombreuses reprises pris contact avec les divers services compétents et les avoirs pressés de donner une solution rapide à cette affaire, mais en vain. Il se fait aussi l’écho de l’opinion publique qui s’indigne de ces arrestations et se pose de nombreuses questions à leur sujet. Enfin, il profite de l’occasion pour préciser le rôle de la Commission ‘Justice et Paix’.

Lettre ouverte de Mgr Paul Nguyên Thai Hop,
président de la Commission ‘Justice et Paix’

Le 4 octobre 2011,

Dans la deuxième décade du mois d’août 2011, plus d’une dizaine de citoyens vietnamiens parmi lesquels huit étaient des catholiques du diocèse de Vinh, ont été arrêtés et emprisonnés par la Sécurité publique vietnamienne. L’opinion publique à l’intérieur comme à l’extérieur du pays s’est émue et s’est posé beaucoup de questions à ce sujet. Les familles des personnes ainsi arrêtées ont écrit des lettres priant les évêques d’élever la voix. De nombreuses personnes ont aussi écrit à la Commission ‘Justice et Paix’ évoquant, toutes, cette même affaire.

Dans une lettre adressée le 17 septembre 2011 à l’évêché de Xa Doai (diocèse de Vinh), le Comité populaire de la province du Nghê An mentionne également cette affaire en ces termes : « Un certain nombre de citoyens catholiques ont violé la loi, en menant des activités criminelles s’opposant à l’Etat, visant à renverser le pouvoir populaire. Ils ont été inculpés et arrêtés. »

M’appuyant sur la doctrine sociale de l’Eglise, je me permets de répondre ceci :

1.) La mission de l’Eglise, qui est aussi celle de tous les chrétiens, est de vivre et d’annoncer l’Evangile dans toutes les cultures, tous les environnements économiques, sociaux, politiques. Cependant, à cause de la nature de sa mission propre, l’Eglise ne peut être confondue avec aucun régime politique, aucun système économique, aucune culture. Le texte suivant du concile Vatican II nous montre clairement les relations à la fois multiples et complexes entre l’Eglise et la réalité sociale et politique : « (…) L’Eglise qui, en raison de sa charge et de sa compétence, ne se confond d’aucune manière avec la communauté politique et n’est liée à aucun système politique, est à la fois le signe et la sauvegarde du caractère transcendant de la personne humaine. Sur le terrain qui leur est propre, la communauté politique et l’Eglise sont indépendantes l’une de l’autre et autonomes. Mais toutes deux, quoique à des titres divers, sont au service de la vocation personnelle et sociale des mêmes hommes. Elles exerceront d’autant plus efficacement ce service pour le bien de tous qu’elles rechercheront davantage entre elles une saine coopération, en tenant également compte des circonstances de temps et de lieu. (…) » (Gaudium et spes, 76).

2.) Appliquant le point de vue du concile Vatican II à la situation du Vietnam, le pape Benoît XVI nous a proposé une orientation : « Dialoguer franchement et collaborer loyalement ». Il a dit : « (…), l’Eglise invite tous ses membres à s’engager loyalement pour l’édification d’une société juste, solidaire et équitable. Elle n’entend nullement se substituer aux responsables gouvernementaux, souhaitant seulement pouvoir, dans un esprit de dialogue et de collaboration respectueuse, prendre une juste part à la vie de la nation, au service de tout le peuple. » (discours du pape Benoît XVI aux évêques vietnamiens lors de leur visite ad limina 2009).

3.) Mais il y a une différence profonde entre, d’une part, la conscience politique, le point de vue social, l’engagement au service de la société et, d’autre part, l’engagement direct dans un parti politique. Selon le droit canon actuel, « [les clercs] ne prendront pas une part active dans les partis politiques ni dans la direction des associations syndicales, à moins que, au jugement de l’autorité ecclésiastique compétente, la défense des droits de l’Eglise ou la promotion du bien commun ne le requièrent » (article 287, § 2).

4.) Pour ce qui concerne les laïcs, la question est totalement différente : le monde, son humanisation, l’engagement social sont considérés comme les domaines particuliers des laïcs. L’engagement politique est un domaine particulier des activités sociales du laïcat. La doctrine sociale de l’Eglise guide les croyants dans leur choix de solutions politiques au service du bien commun, du développement, de la justice, de la défense des droits de l’homme, de l’édification de la démocratie et du renforcement de la paix. Mais il est très possible que des fidèles loyaux et très désireux de servir divergent et fassent des choix politiques différents. Ce sont en effet des choix individuels sur le plan civique. Chaque personne doit assumer la responsabilité de son choix politique et personne ne peut dire que son choix est plus conforme à l’Evangile que d’autres ou se réclamer de l’autorité de l’Eglise pour justifier son choix politique (Gaudium et Spes, 43).

5.) En référence à la doctrine sociale de l’Eglise, j’ai aussi répondu à la lettre N° 5 483 du Comité populaire de la province du Nghê An. Je m’inquiète et je me demande pourquoi le Comité porte l’affaire appelée : « Un certain nombre de citoyens catholiques ont violé la loi, en menant des activités criminelles s’opposant à l’Etat, … » à la connaissance de l’évêque du diocèse de Vinh. En tant que citoyens vietnamiens, ils ont le droit d’effectuer des choix particuliers dans le domaine social. Moi-même et les diverses instances du diocèse de Vinh n’assumons pas la responsabilité de leurs choix en matière civile. Cependant, l’opinion s’irrite et pose de nombreuses questions concernant cette affaire. En qualité de président de la Commission ‘Justice et Paix’, dépendant de la Conférence épiscopale du Vietnam, j’ai téléphoné à un certain nombre d’organismes, leur demandant de régler au plus tôt cette affaire et de rassurer le peuple. Mais, jusqu’à présent je n’ai encore reçu aucune réponse positive. Je souhaite que les organes compétents règlent cette affaire conformément à la législation vietnamienne et au droit international.

6.) A peine créée, la Commission ‘Justice et Paix’ dépendant de la Conférence épiscopale du Vietnam, a dû immédiatement faire face a un certain nombre de questions sensibles comme celles des propriétés (foncières confisquées par les autorités, NdT), des droits de l’homme, de la souveraineté nationale, etc. C’est pourquoi les divers textes et les interventions de la Commission sont en rapport avec ce type de problèmes. C’est peut-être à cause de cela que certains ont pensé que la Commission était un organisme spécialisé dans le règlement des plaintes. En réalité, nous avons reçu de nombreux dossiers concernant des propriétés spoliées, des plaintes en matière civile, des activités politiques.

7.) Une fois encore, je tiens à l’affirmer, la mission de la Commission est de diffuser la doctrine sociale de l’Eglise afin que les fidèles la comprennent, en vivent et édifient une société conforme aux orientations de l’Eglise. C’est une forme de vie et une annonce de l’Evangile pour notre temps. Bien évidemment, notre Commission émettra des jugements en fonction de la doctrine sociale de l’Eglise s’efforcera de protéger la justice et les droits de l’homme. Mais, jamais, elle ne jouera le rôle de bureau des plaintes…

Chers amis, je vous prie de bien vouloir collaborer avec nous afin que nous accomplissions cette mission difficile. Veuillez ne pas charger la Commission de tâches qui ne relèvent pas de sa mission et de ses capacités.

Le 4 octobre 2011
Paul Nguyên Thai Hop, président de la Commission ‘Justice et Paix’


(1) EDA a rendu compte de l’ensemble de ces arrestations. On n’en trouvera les récits détaillés dans les dépêches du 19 août : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/vague-d2019arrestations-de-jeunes-militants-catholiques et 26 août 2011: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/cinq-des-jeunes-catholiques-arretes-sont-accuses-de-complot-visant-a-renverser-le-gouvernement-1
(2) On trouvera le texte vietnamiens de la lettre ouverte de site de vie catholique : http://vietcatholic.net/Media/thutraloi.pdf ou dans le site du diocèse de Vinh ; http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=7791
(3) Voir la dépêche EDA du 5 octobre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/les-eveques-catholiques-du-vietnam-se-rassemblent-pour-leur-deuxieme-reunion-annuelle-tandis-que-le-representant-du-pape-entame-son-quatrieme-voyage-dans-ce-pays

(Source: Eglises d'Asie, 5 octobre 2011)
 
Vietnam: Les évêques catholiques du Vietnam se rassemblent pour leur deuxième réunion annuelle tandis que le représentant du pape entame son quatrième voyage dans ce pays
Eglises d'Asie
10:25 05/10/2011
C’est déjà une coutume ; la deuxième assemblée annuelle de l’épiscopat vietnamien a lieu au début du mois d’octobre. Elle s’est ouverte, cette année, au Centre pastoral de l’archidiocèse de Saigon, dans la soirée du 3 et s’achèvera le 7 octobre. L’ensemble des évêques vietnamiens était présent pour le salut du Saint-Sacrement...

... et la rencontre générale qui marquent cette soirée d’ouverture. Comme pour la première assemblée annuelle, était aussi présent le représentant non résident du Saint-Siège, Mgr Leopoldo Girelli, arrivé de Singapour le 1er octobre pour entamer sa quatrième visite au Vietnam depuis sa nomination en janvier dernier.

Lors de cette première rencontre des évêques, le secrétaire général de la Conférence a énuméré les principaux thèmes qui feront l’objet des débats des évêques. Ceux-ci devront faire part de leur opinion concernant l’application à la vie de l’Eglise de la lettre commune issue des travaux de la « Grande Assemblée du peuple de Dieu ». Celle-ci s’était déroulée en novembre-décembre 2010, dans cadre de l’Année Sainte. De nombreuses propositions avaient été alors recueillies. Elles font la matière de la lettre commune promulguée récemment. Cette question a été discutée dans la première journée et s’avère relativement délicate. En effet, l’application de la lettre commune devra prendre une forme particulière pour chacun des diocèses et être définie de manière plus générale pour l’ensemble de l’Eglise du Vietnam. Les évêques devraient ensuite mettre sur place un programme d’orientations et de directives destiné à tout peuple de Dieu dans le pays.

Durant cette réunion, les évêques ont aussi préparé la contribution en de leur Eglise au prochain synode des évêques du monde qui aura lieu l’an prochain à Rome sur le thème de la nouvelle évangélisation. Les évêques vont également se préoccuper de la préparation de la prochaine assemblée plénière de la FABC (Fédération des Conférences épiscopales d’Asie) qui aura lieu à Saigon en 2012. Dans la même soirée, on a annoncé, sans détailler, que seraient aussi soulevés des sujets concernant la vie du peuple de Dieu au Vietnam et à l’étranger.

Le représentant du Vatican a participé à la première matinée de travaux de la Conférence. Il s’est expliqué sur les raisons de sa présence au Vietnam, essentiellement, a-t-il souligné, pour y servir de lien entre l’Eglise locale et l’Eglise universelle. Il tient en particulier à faire partager à la communauté catholique du Vietnam les grands événements de l’Eglise universelle, comme les journées mondiales de la jeunesse, le voyage du Souverain pontife en Allemagne, son prochain voyage au Bénin, etc.

Après son intervention à l’assemblée de la Conférence épiscopale, le représentant du pape continuera sa visite à la province ecclésiastique de Saigon. Il a déjà consacré trois jours au diocèse de Long Xuyên, à la frontière du Cambodge (1er-3 octobre). A Saigon, où il est resté du 3 au 7 octobre, il a rendu visite à un certain nombre de congrégations religieuses et de paroisses. Il se rendra ensuite à Ba Ria, Phan Thiêt et Da Lat. A l’issue de ces quatre voyages effectués au Vietnam, cette année, le représentant pontifical aura visité 21 des 26 diocèses du Vietnam (1).

(1) Les informations utilisées dans cet article ont été recueillies sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam.

(Source: Eglises d'Asie, 5 octobre 2011)
 
Cardinal Mauro Piacenza on 21st-Century Priests: ''Little and Great, Noble in Spirit as a King, Simple and Natural as a Peasant''Cardinal Mauro Piacenza on 21st-Century Priests: ''Little and Great, Noble in Spirit as a King, Simple and Natural as a
VietCatholic
17:50 05/10/2011
LOS ANGELES, OCT. 3, 2011 - Here is a translation of an address given last Monday in Los Angeles by Cardinal Mauro Piacenza, prefect of the Congregation for the Clergy, at a meeting with priests of the archdiocese.

Very dear Priests:

A few decades ago, American writer Dorothy Thompson published in a magazine article the results of careful research on the ill-famed concentration camp of Dachau.

A key question addressed to the survivors was the following: "In the midst of the Dachau hell, who remained for the longest time in a balanced condition? Who kept his sense of identity for the longest time?" The answer in unison, was always the same: "the Catholic priests." Yes, the Catholic priests! They were able to keep their balance in the midst of so much madness, because they were conscious of their vocation. They had their hierarchy of values. Their dedication to their ideal was total. They were conscious of their specific mission and of the profound reasons that sustained it.

In the midst of the earthly hell, they gave their testimony: that of Jesus Christ!

We live in an unstable world. There is instability in the family, in the world of work, in the various social and professional associations, in schools and in institutions.

The priest must be, however, constitutionally a model of stability and maturity, of full dedication to his apostolate.

Along the uneasy path of society, a question often comes to a Christian's mind: "Who is the priest in today's world? Is he a Martian? Is he a stranger? Is he a fossil? Who is he?"

Secularization, gnosticism, atheism, in their various forms, are increasingly reducing the space of the sacred, they are sucking the blood from the contents of the Christian message.

The men of technology and well-being, the people characterized by the fever of pretense, experience extreme spiritual poverty. They are victims of a serious existential anxiety and manifest themselves incapable of resolving the underlying problems of their spiritual, family and social life.

If we wished to question the most widespread culture, we would realize that it is dominated and impregnated by systematic doubt and a suspicion of everything that refers to faith, reason, religion and natural law.

"God is a useless hypothesis and I am perfectly sure that he does not interest me," wrote Camus.

In the best of hypotheses, a dense silence falls on God, but often one comes to an affirmation of the incurable conflict of two existences destined to eliminate one another: either God or man.

If afterward we were to look at the whole of the picture of moral behavior, we would not fail to see the confusion, disorder and anarchy that reigns in this field.

Man makes himself the creator of good and evil.

He concentrates his attention egoistically on himself.

He substitutes the moral norm with his own desire and pursuit of his own interest.

In this context, the life and ministry of the priest acquire decisive importance and urgent validity. Better still -- allow me to say it -- the more marginalized he is, the more important he is, the more he is regarded as outdated the more he is timely.

The priest must proclaim to the world the eternal message of Christ, in his poverty and radicalism; he must not reduce the message but, instead, comfort people; he must give society -- anesthetized by the message of some hidden directors, holders of the powers that count -- the liberating strength of Christ.

Everyone feels the need of reform in the social, economic and political field; everyone desires that, in labor union struggles and the economic realm, the centrality of man be reaffirmed and observed as well as the pursuit of objectives of justice, solidarity, and convergence toward the common good.

All this will be only a wish if the heart of man is not changed, of so many men, who for their part will renew society.

Look, the Church's real field of battle is the secret landscape of man's spirit, and one doesn't enter it without much tact, much compunction, in addition to counting on the grace of state promised by the sacrament of holy orders.

It is right that the priest insert himself in the ordinary life of men, but he must not yield to the conformisms and compromises of society.

Healthy doctrine, but also historical documentation show us that the Church is able to resist every attack, all the assaults that political, economic and cultural powers can unleash against her, but she cannot resist the danger that comes from forgetting this word of Jesus: "You are the salt of the earth, you are the light of the world." Jesus himself indicates the consequence of this forgetfulness: "But if the salt has lost its taste, how shall its saltness be restored?" (cf. Matthew 5:13-14).

Of what use would be a priest so like the world that he becomes an imitation priest and not transforming leaven?

In the face of a world anemic of prayer and adoration, the priest is, in the first place, the man of prayer, of adoration, of worship, of the celebration of the Holy Mysteries.

In the face of a world submerged in consumer, pansexual messages, attacked by error, presented in the most seductive aspects, the priest must speak of God and of eternal realities and, to be able to do so with credibility, he must be a passionate believer, as well as "clean!"

The priest must accept the impression of being in the midst of people as one who starts from a logic and speaks a language that is different from that of others: "do not conform yourselves to the mentality of this world," (Romans 12:12). He is not like "others." What people expect from him is, in fact, that he not be "like others."

In the face of a world submerged in violence and corroded by egoism, the priest must be the man of charity. From the most pure heights of the love of God, which he experiences particularly, he descends to the valley, where many live a life of loneliness, of lack of communication, of violence, to proclaim to them mercy, reconciliation and hope.

The priest responds to the needs of society by making himself the voice of those without a voice: the little ones, the poor, the elderly, the oppressed, the marginalized.

He does not belong to himself but to others. He does not live for himself and does not look for what is his. He looks for what is Christ's, what is his brothers'. He shares the joys and sorrows of all, without distinctions of age, social category, political membership, religious practice.

He is the guide of that portion of the People of God that has been entrusted to him. He is certainly not the head of an anonymous army, but pastor of a community made up of persons, each of whom has a name, a history, a destiny, a secret.

The priest has the difficult but eminent task of guiding these people with the greatest religious care and with scrupulous respect of their human dignity, their work, their rights, with the full awareness, then, that the condition of children of God corresponds in them to an eternal vocation, which is realized in full communion with God.

The priest will not hesitate to give his life, either in a brief but intense period of generous dedication without limits, or in a daily, long donation in the drop-by-drop progression of humble gestures of service to his people, tending always to the defense and formation of human greatness and of the Christian growth of each of the faithful and of the whole of his people.

A priest must be simultaneously little and great, noble in spirit as a king, simple and natural as a peasant. A hero in overcoming himself, sovereign of his desires, a servant of the little ones and weak ones; who is not humbled in face of the powerful, but who bends down to the poor and the little ones, a disciple of his Lord and head of his flock.

No more precious gift can be given to a community than a priest according to the heart of Christ.

The hope of the world consists in being able to count, also for the future, on the love of limpid, strong and merciful, free and meek, generous and faithful priestly hearts.

Friends, if the ideals are lofty, the way difficult, the terrain perhaps less mined, the misunderstandings are many, but we can do all things in him who strengthens us (cf. Philippians 4:13).

The eclipse of the Light of God and of his Love, is not the extinguishing of the Light and Love of God. Already tomorrow, what had interposed itself, darkening the faith, flinging the world into a terrible darkness, can become less dense, and after the long pause, too long, of the eclipse -- the sun returns, full and splendid.

Beyond the anxieties and disputes that agitate the world, and which also make themselves felt within the Church, in action are secret, hidden forces fruitful in holiness.

Beyond the flow of words and speeches, of programs and plans, of initiatives and organizations, there are holy souls that pray, suffer, expiate adoring the God-with-us.

Among them are children and adults, men and women, young and old people, educated and ignorant souls, sick and healthy, and there are also so many priests, who not only are dispensers of the Mysteries of Christ, but in the present-day Babel are sure signs of reference and hope, for those who seek plenitude, meaning, the end, happiness.

Let us stay united, dear friends, in the Cenacle of the Church, around Mary our Mother, with Peter and the Apostles, submerged in the Communion of Saints, so that we can also be, truly, signs of reference and hope for all.

It is my wish, which I convert into a prayer for all of you who are here present and for all your Brothers, who are not here now. Henceforth I will always have you with me.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiện tình giáo họ Kim Hải GP Phát Diệm
Kim Trung
07:19 05/10/2011
Hiện tình giáo họ Kim Hải GP Phát Diệm

Có lẽ, bây giờ ít ai nghĩ rằng trong giáo phận Phát Diệm còn có những “Nhà Thờ” kiểu tạm bợ, đơn sơ với vài cây luồng nứa và mấy tấm phông bạt, che chắn để cộng đoàn giáo dân tham dự thánh lễ. Vậy mà còn nhiều nơi, nhiều thánh lễ được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng trong những không gian như thế. Giáo họ Kim Hải là một ví dụ.

Giáo họ Kim Hải được thành lập năm 1990 đồng thời với giáo họ Kim Tạo và giáo họ KimTrung thuộc giáo xứ Cồn Thoi. Năm 2006, Toà Giám Mục tách ba xã bãi ngang (ba xã vùng kinh tế mới): Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải thành xứ Kim Trung. Thế nhưng cho đến nay, giáo họ Kim Hải chưa có được một ngôi Nhà thờ để giáo dân hằng ngày có thể đến làm việc thờ phượng Chúa. Nhìn xa xa chúng ta chỉ thấy có một thửa đất rộng nằm giữa một khu vực dân cư. Nếu không có một cây Thánh Giá treo trên khung bạt thì không ai nhận ra đó là “Nhà Thờ” của giáo họ Kim Hải.

Nằm hiền hòa giữa một vùng bãi bồi, giáo họ Kim Hải với gần 700 giáo dân, có thửa đất 5040m2 để làm nhà thờ trong tương lai. Đây là hoa trái do lòng hảo tâm của các “mạnh thường quân” và sáu gia đình quảng đại nhượng lại.

Giáo họ Kim Hải, phía đông giáp Nam Định (tức Sông Đáy), phía tây giáp Thanh Hóa (tức Sông Càn), phía bắc giáp Thị trấn Bình Minh, phía nam giáp Biển Đông. Đây là nơi bãi bồi nên nghề nghiệp chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Đời sống bấp bênh, không có nghề phụ nên việc giáo họ ước mong có một ngôi Nhà thờ khang trang dường như là khát vọng xa vời.

Chiều thứ Bảy hằng tuần, vào lúc 16h00, cha Phêrô Nguyễn Văn Tĩnh – chính xứ Kim Trung – vẫn thường xuyên tới đây dâng lễ cho cộng đoàn. Thông thường, mỗi Thánh lễ có khoảng 500 giáo dân tham dự, với đủ mọi thành phần.

Khi chứng kiến cảnh tượng giáo dân dự lễ những ngày nắng nóng bức, oi ả của tiết trời mùa hè; và ngay cả những ngày mưa gió như hôm nay (thứ Bảy, 01/10/2011), do ảnh hưởng của cơn bão số 5, trên mảnh đất thân thương đó vẫn có gần 400 giáo dân tham dự thánh lễ trang nghiêm và sốt sắng, người ta không khỏi ngạc nhiên và tự hỏi: điều gì đã thúc đẩy nhiều người qui tụ về đây như vậy? Phải chăng là do niềm tin vào Thiên Chúa? Vâng, tất cả là vì Chúa. Chính Chúa đã mời gọi mọi người, và Ngài đã qui tụ họ lại thành một cộng đoàn để dâng lên Thiên Chúa những của lễ đẹp lòng Ngài.

Lịch sử của Giáo hội đã cho thấy: ban đầu, khi các nhà truyền giáo đến giảng đạo thì chưa có Nhà Thờ. Các ngài đã qui tụ dân chúng thành những nhóm nhỏ để gảng dạy và sinh hoạt, rồi sau đó dựng lên những lều lán tạm thời để làm “Nhà Thờ”, nơi cử hành phụng vụ. Nói cách khác, trước khi xây dựng ngôi thánh đường vật chất, các ngài đã xây dựng thánh đường thiêng liêng. Thiết tưởng, chính đức tin là yếu tố nền tảng để xây lên những Thánh đường bền vững. Hy vọng chính Đức Tin và lòng yêu mến sẽ là động lực giúp giáo họ Kim Hải một ngày không xa xây dựng được Nhà Thờ, Nhà Chúa.

CTV giáo xứ Kim Trung
 
Nhóm Ve Chai Giáo Xứ Khiết Tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao
Anna Lâm
10:36 05/10/2011
Nhóm Ve Chai Phanxicô Assisi Giáo Xứ Khiết Tâm Trong Chuyến Công Tác Tông Đồ Tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao (Bình Thuận)

Từ 30/9 đến 02/10 vừa qua. Trong trong tâm tình mừng lễ thánh quan thầy (thánh Phanxico Assisi) của nhóm Ve chai Phanxicô Assisi (4/10), nhóm đã tiếp tục hành trình mang thành quả hoạt động không mệt mỏi của mình đến với những người cần giúp đỡ.

Xem hình ảnh

Tháng 10 cũng là thời gian Giáo Hội dành riêng cho Đức Mẹ, nhân dịp này, nhóm Ve chai Phanxicô Assisi thuộc lớp Giáo Lý Hiệp Nhất, giáo xứ Khiết Tâm đã chọn “Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao”, Bình Thuận làm điểm đến, vừa để hành hương, tạ ơn Mẹ cũng như thực hiện công tác tông đồ, một hoạt động thương niên của nhóm.

Ngay trong đêm 30/9, nhóm đã bắt đầu chuẩn bị và xuất phát từ giáo xứ Khiết Tâm. Sau hơn 4 giờ di chuyển, gần 4 giờ sáng ngày 01/10, nhóm đã có mặt tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao, ngay sau đó nhóm cùng Cha đồng hành Giuse Hoàng Yến Linh.SSS đã lên đồi, dâng thánh lễ tạ ơn Đức Mẹ.

Thời gian chạy xe từ Sài Gòn đến Trung Tâm Hành Hương khá dài, lại phải đi trong đêm, nhiều bạn còn bị say xe, chóng mặt, nên hầu như ai nấy đều khá mệt mỏi, nhưng trên tất cả, nụ cười và niềm phấn khới vẫn luôn hiện diện trên gương mặt của tất cả mọi người. Niềm vui vì những việc đã, đang và sắp làm được đã lấn át mọi sự mệt nhọc của các bạn trong nhóm.

8 giờ sáng, các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã có mặt tại sân nhà dòng của các nữ tu “Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục”, hầu hết họ đều là những người già cả, neo đơn, bệnh tật hay các em nhỏ bị bỏ rơi, mồ côi, có cuộc sống vô cùng vất vã, khó khăn, có người còn phải đi ăn xin tại khu vực Trung Tâm Hành Hương này. Nhóm cùng các xơ dòng “Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục” đã trao hơn 200 phần quà, trong đó nhóm đóng góp 120 phần gồm các nhu yếu phẩm cần thiết như đường, dầu ăn, nước mắm, xà phòng,vv…. Các bạn trong nhóm Ve chai Phanxicô Assisi đã thật sự xúc động trước hình ảnh cụ già vất vả bên cây nạng khập khiểng đến nhận quà, hay gương mặt em trai khôi ngô, đáng yêu nhưng lại bị cha mẹ bỏ rơi phải sống cùng ông bà đã lớn tuổi không đủ khả năng nuôi dạy cháu mình. Và sau hết, các bạn đều cảm thấy hạnh phúc, vui mừng vì dù nhỏ bé, các bạn cũng đã phần nào giúp đỡ được những người kém may mắn hơn mình.

Để có được những phần quà cho chuyến công tác này, các thành viên trong nhóm ve chai Phanxico Assisi đã hoạt động rất tích cực trong gần một năm để tích góp từ việc đi xin và nhặt ve chai hàng tuần. Công tác chuẩn bị cho chương trình cũng đã được các thành viên trong ban tổ chức chuẩn bị chu đáo trong gần hơn một tháng qua từ việc lên kế hoạch, liên hệ các điểm đến, chuẩn bị quà.... Những phần quà các bạn mang đến tuy không đủ giúp những gia đình bất hạnh vượt qua khó khăn nhưng ý nghĩa nhân văn mà nó mang lại là rất lớn, ít nhất, việc làm của các bạn nói riêng và nhiều nhà hảo tâm khác nói chung giúp những con người kém may mắn hiểu rằng Thiên Chúa không bao giờ quên họ. Và đối với các bạn trong nhóm ve chai, ý nghĩa phục vụ từ công việc các bạn đang làm thật sự rất đáng quý và đáng phát huy.

Bên cạnh việc hành hương Đức Mẹ Tà Pao và tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn tại vùng, Ban tổ chức cũng nhân dịp này cho các bạn trong nhóm được nghỉ ngơi, giải trí vừa mở rộng giao lưu với các xứ bạn ở những vùng khác nhau của đất nước. Sau khi phát quà ở sân nhà dòng của các xơ “Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục”, các bạn trong nhóm lại xuất phát đến tham quan, giao lưu tại Giáo xứ Rạng, Phan Thiết, Bình Thuận.

Sau 2 đêm và 2 ngày, đến chiều 02/10 vừa qua, chuyến công tác xã hội của Nhóm Ve chai Phanxicô Assisi, lớp Giáo Lý Hiệp Nhất, Giáo xứ Khiết Tâm đã hoàn thành tốt đẹp. Chuyến đi này cũng là sự quan tâm của Cha xứ Giuse Phan Ngọc Trợ, Cha Giuse Hoàng Yến Linh đồng hành với nhóm và tối thứ 3 ngày (04/10) Cha xứ Giuse sẽ dâng Thánh lễ Bổn mạng cho nhóm.

Tính đến nay, nhóm ve chai Phanxico Assisi đã thành lập được gần hai năm và cũng đã có những chuyến công tác tương tự đến các vùng khó khăn lân cận như Bình Dương, Bình Phước. Nhóm đã, đang và sẽ luôn cố gắng để ngày càng phát triển. Hi vọng trong tương lai không xa, nhóm sẽ lớn mạnh thêm và những chuyến công tác sẽ được thường xuyên hơn. Cầu chúc cho các bạn trong nhóm luôn giữ được tinh thần nhiệt huyết, hi sinh, quảng đại để giúp nhóm ngày càng vững chắc.

Anna Lâm
 
Vụ lừa đảo các giáo xứ: Xuất hiện 4 người tình nghi lừa đảo vùng Xuân Lộc đã lên Pleiku, Gia Lai
VP/ TGM Kontum
20:13 05/10/2011
Vụ lừa đảo các giáo xứ: Xuất hiện 4 người tình nghi lừa đảo vùng Xuân Lộc đã lên Pleiku, Gia Lai

Cha Marcô Bùi Duy Chiến, bề trên DCCT Pleiku, chánh xứ Ia Hru – Phú Quang vừa cho biết 4 người tình nghi lừa đảo vùng Xuân Lộc đã lên Pleiku. Trưa nay đã đến nhà thờ Phú Quang, cũng với bốn người, có một người cụt tay như thông báo của Toà giám mục Xuân Lộc. Đặc biệt, những người này cũng chào mời mua bán máy phát điện gian.

Tình trạng trôm cắp và lừa đảo tại các nhà thờ trước đây thường là những cá nhân, nhưng trong tháng chín vừa qua, có dấu hiệu, những người lừa đảo đến các nhà thờ thành nhóm và có dấu hiệu nguy hiểm hơn. VRNs xin đăng 2 lá thư của hai cha chánh xứ do Văn phòng Toà giám mục Xuân Lộc mới phổ biến để giúp các cha và Hội đồng mục vụ lưu ý.

————–

Kính Quý Cha, và quý vị

Con xin gởi đến Quý Cha 2 bản tin mà Cha Raphael, Chánh xứ Thánh Tâm, và cha Phêrô Ngô Duy Hòa, Chánh xứ Bạch Lâm, mới mail cho con, để thông tin về 4 tên trộm và lừa đảo này. Xin Quý Cha tìm cách cho chụp hình chúng để mọi người dễ nhận diện.

Cha xứ Thánh Tâm:

Năm ngoái bọn này có đến gx Thánh Tâm, con tiếp ngoài hè nhà xứ.

Tự họ giới thiệu lung tung , anh người nhỏ và đen giới thiệu ông cụt tay là Chú có quen biết Cha xứ, vừa giới thiêu xong thì có 2 người to lớn ập đến và mắt đảo nhín có ý dò xét nên đã nghi và đề phòng.

Họ xin đi tham quan nhà giáo lý, con đã bằng lòng dẫn đi thấy 2 tên thì thào ở lại không đi.

Con khóa cửa phòng khách và bấm remot gài báo động, mới đi đến nhà giáo lý chúng xin thôi khg đi theo nửa và tự rút lui.


Cha xứ Bạch Lâm:

Kính Cha VP. TGM,

04 tên này, đã vào xứ con khoảng lúc 09 giờ sáng Chúa Nhật ngày 25/09/2011. Khi đó con đang đứng cửa, thấy có 04 người vào chạy xe có dấu hiệu bất thường, vì đang đứng cửa nên con đóng cửa lại và bước ra ngoài, tên cụt tay bước đến hỏi: “Cha có mua máy phát điện không ?” Con nói, nhà đã có máy cũ sử dụng đỡ vậy, không mua. Và con hỏi các anh ở đâu, anh cụt nói: “Ở Sài Gòn”. Lúc ấy, nhà con có đông người: Có 6 – 7 anh em khoan khảo sát địa chất và các vị trùm khoảng 4 – 5 người nữa, chúng đành đi ra.

Ngày 27/09/2011, Cha Phú (Tông Đồ Nhỏ) chở con đi Thường Huấn, vừa lên xe Ngài đã kể câu chuyện về 04 anh này (cũng ngày Chúa Nhật), và Ngài nói “Tôi hỏi các anh đi đâu và ở đâu đến”. Chúng trả lời đi tham quan, và tên cụt tay nói: “Ở Texas mới về”.

Con cảm tưởng tên cụt tay không phải cụt, mà “giấu tay”, và nếu nhà ít người chắc chúng sẽ hành động, xin Cha thông bào để các Cha cảnh giác.

Cám ơn Cha,

Phêrô NGÔ DUY HÒA



Vp. TGM Xuan Loc

Lm. Fx. Do Duc Luc
 
Thông Báo
TGM Kontum: Thông tin về một số người đang lừa đảo tại GP Kontum
VP TGM Kontum
10:10 05/10/2011
TGM Kontum : Thông tin về một số người đang lừa đảo tại GP Kontum

Kính thưa Quý Cha, Quý Hội Dòng và Anh chị em Giáo dân,

Thời gian gần đây nhiều trang mạng và email thông tin về một số người giả dạng, lừa đảo. Mánh khoé rất tinh vi, nhiều người (có cả các Cha, Các Sr mới đây trong Giáo phận Kon Tum cũng đã bị lừa). Ví dụ, 4 người đi otô con đàng hoàng, xưng là việt kiều, là học trò của 1 Sr hay Cha đã quá cố, nay muốn giúp đỡ... và sau đó đi xem vài cơ sở, v.v... cuối cùng Tu viện hay Nhà thờ đó bị mất vài triệu, vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng vì đã bị lấy cắp. Tại sao? Vì sơ hở, vì ít người trông coi... Họ có cả tổ chức nhiều người, nên sơ hở là mất ngay khi đang giới thiệu về Tu Viện mình, hay đang dẫn đi xem.

Hôm qua, VP TGM có nhận được thông tin, mới có 4 kẻ lạ mặt xuất hiện, đi rao là bán máy phát điện bằng ôtô rất khả nghi... đang xuất hiện ở Giáo phận ta, cụ thể là Gia Lai.
Xin Quý Cha, Quý Sr, Quý vị đề phòng, cảnh giác... VP báo để cảnh giác có còn hơn không. Vì họ có những kịch bản mà chúng ta không ngờ. Tạo những niềm tin cho ta, qua nhiều người, nhiều thông tin... đến khi gặp ta, ta cứ tưởng là đã biết họ từ lầu. Cảnh giác!

VP TGM chia sẻ thông tin.
 
Văn Hóa
Chuỗi ngọc hoa hồng
Thanh Sơn
17:57 05/10/2011
Tháng mười là tháng mân côi
Cha mẹ đã dạy từ hồi còn thơ
Bao năm cũng chẳng phai mờ
Niềm tin ta có là nhờ mẹ cha
Tối về xum họp cả nhà
Lời kinh dâng kính Chúa Cha trên trời
Được làm con Chúa trên đời
Đó là "Ân Sủng" tuyệt vời Chúa ban
Xin cho kiếp sống bình an
Lời cha mẹ dạy bảo ban con là:

"SỰ VUI"Thiên Chúa ban ra
Thiên Thần loan báo Đức Bà chịu thai
Bà sẽ sinh Chúa Ngôi Hai
Khiêm nhường Mẹ đã nói bài "xin vâng"
Mẹ đem Con Chúa hiến dâng
Tiên Tri ẵm lấy nói hằng chờ lâu
Sau này bà sẽ âu sầu
Mẹ hằng suy nghĩ kín sâu một mình.

"SỰ SÁNG" Thiên Chúa quang minh
Ngài chịu phép rửa Thánh Linh cao vời
Chúa Cha phán xuống từ trời
Con ta sủng ái nghe lời nơi ta
Phép lạ tiệc cưới Cana
Quyền năng Thiên Chúa ban qua Con Ngài
Nước Trời rao giảng công khai
Ta bo đỉnh núi nơi Ngài Hiển dung
Bí Tích Thánh Thể sau cùng
Để cho Nhân loại hưởng chung Ân Tình.

"SỰ THƯƠNG" Con Chúa hy sinh
Hiến thân chuộc tội một mình vì ai
Mang cây thập tự trên vai
Ba lần ngã qụy mão gai trên đầu
Toàn thân roi đã hằn sâu
Đinh nhọn đóng vào buốt thấu tâm can
Chúa Con cứu chuộc thế gian
Trút hơi thở cuối "Bức màn xé đôi"
Xác Ngài trong mộ trên đồi
Gôn-gô-tha đó tới hồi phục sinh.

"SỰ MỪNG" Con Chúa quang minh
Giê-su sống lại hiển vinh lên trời
Ma-ri-a trọn cuộc đời
Đồng công cứu chuộc tuyệt vời cao siêu
Mẹ dược Thiên Chúa thương yêu
Đưa lên cõi phúc diễm kiều Thánh Ân
Ngài còn sai Chúa Thánh Thần
Mang bình an đền ân cần trao ban
Tông Đồ còn ở thế gian
Bình an trí tuệ để loan Tin Mừng.

Con ơi! chớ có dửng dưng
Lời kinh mẹ dạy"Kình Mừnh" ngày thơ
Bóng cha Mẹ đã khuất mờ
Lời kinh vẫn thuộc là nhờ Mẹ Cha
Cầu cho Cha Mẹ nơi xa
Con luôn lần chuỗi "Ngọc Ngà Mân Côi".
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Vàng Bên Nhau
Thérésa Nguyễn
21:25 05/10/2011
TUỔI VÀNG BÊN NHAU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tháng, năm luân chuyễn của trời
Đá vàng ta vẫn một đời bên nhau..
(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền