Ngày 04-10-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Mẹ Mân Côi : Máu Chiến, Mến Chúa, Mang Chúa, Mau Cười
Lm Nguyễn Xuân Trường
07:26 04/10/2020
Đức Mẹ MÂN CÔI: MÁU CHIẾN, MẾN CHÚA, MANG CHÚA, MAU CƯỜI

Mân Côi nghĩa là hoa hồng. Tuy nhiên, Mân Côi viết tắt là MC lại có những hàm nghĩa khá thú vị trong tiếng Việt,có thể hiểu MC là Máu Chiến, Mến Chúa, Mang Chúa, Mau Cười…

1.Máu Chiến. Về lịch sử, Lễ Đức Mẹ Mân Côi là lễ kỷ niệm trận chiến người Công Giáo thắng người Hồi Giáo ngày 07.10.1571 nhờ ơn Đức Mẹ. Thế nên, ban đầu Lễ được gọi là lễ Mẹ Chiến Thắng. Tuy nhiên, chiến thắng lớn nhất của Mẹ là chiến thắng chính mình trong trận chiến đức tin. Mẹ đã chiến đấu và chiến thắng “cái tôi bản thân” để cho Chúa làm chủ cuộc đời Mẹ.

2.Mến Chúa. Mẹ mến Chúa nên Mẹ được đẹp lòng Thiên Chúa. Mẹ sẵn lòng xin vâng thánh ý Chúa qua lời sứ thần truyền tin. Vâng theo ý Chúa là Mẹ đã chiều lòng Chúa. Khi yêu mến nhau thì luôn muốn chiều lòng nhau.

3.Mang Chúa. Mẹ đã cưu mang Chúa trong lòng. Thiên Chúa vô hình đã nên hình nên dạng trong lòng dạ Mẹ. Sự sống và tình yêu Thiên Chúa đã thấm vào máu thịt Mẹ. Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Mẹ mang Chúa trong lòng mình, để rồi, Mẹ mang Chúa cho cả nhân loại.

4.Mau Cười. Có Chúa nên Mẹ dạt dào niềm vui. Lời chào đầu tiên của sứ thần khi truyền tin cho Đức Mẹ là “mừng vui lên”. Và chính miệng Mẹ đã thốt lên những lời chan chứa niềm vui: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng.” Mẹ không chỉ vui rạo rực trong lòng, mà mẹ vui hớn hở ra mặt. Nhờ vậy mà Mẹ đi đến đâu là đem niềm vui đến đó, đem niềm vui cho nhà bà Elisabeth, cho tiệc cưới Cana. Hãy nhớ rằng: Mầu Nhiệm Mân Côi chỉ có ¼ là Thương, còn có tới ¾ là Vui, Mừng, Sáng.

Xin cho chúng ta noi gương Đức Mẹ sống hớn hở vui mừng. Vui vì mến Chúa hết lòng và mang Chúa trong lòng. Vui vì chiến thắng được ý mình để sống theo ý Chúa. Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 04/10/2020

35. Nếu muốn cùng với mọi người hòa mục bình an, thì trong mọi việc phải học tập khắc chế bản thân mình.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:29 04/10/2020
43. MÓC RÁY TAI QUÁ SÂU

Thợ hớt tóc dùng cái nhíp để móc ráy tai cho khách, và làm mạnh tay, một lần nọ, có một vị khách vừa kêu đau vừa tránh tai xa xa, nhưng nào ngờ ông thợ hớt tóc lấy tay đè xuống móc càng sâu hơn.

Khách hoảng hồn nói:

- “Cái lỗ tai này cần lấy “ráy” sao?”

Thợ hớt tóc trả lời:

- “Lỗ tai này móc xong thì đến móc lỗ tai kia”.

Khách nói:

- “Tôi chỉ sợ anh móc ráy từ tai này đâm qua tai bên kia, nếu ráy tai như thế thì móc đầu xương sọ rồi còn gì nữa chứ !”

(Tinh tuyển nhã tiếu)

Suy tư 43:

Đi hớt tóc thích nhất là lấy ráy tai, bởi vì nó nhột nhột rất “đã” ngứa, và có khi trở thành “nghiện” luôn...

Có những người rất thích đi uống cà phê ôm dù họ đã có vợ con, họ nói rằng uống cà phê ôm rất “đã” vì có mấy em phục vụ tận tình, cho nên cứ mỗi buổi tối sau khi xong việc thì lại đi uống cà phê ôm. Thế là trở thành một thói quen không đi uống cà phê là không được, thói quen này dần dần trở thành tật xấu vì nó sẽ đưa họ đến những việc xấu như bỏ bê bổn phận gia đình, và đắm mình trong những cái dễ chịu không dứt ra được.

Ráy tai là một công việc có thể nói là “câu khách” của người thợ hớt tóc, cà phê ôm cũng có thể nói là cách “câu khách” hiệu nghiệm của ma quỷ đối với những người không kiềm chế cơn cám dỗ, và không ý thức được vai trò bổn phận của mình trong gia đình, cũng như bổn phận của một Kitô hữu.

Hãy tập cho mình có một thói quen lành mạnh và một ý chí cương quyết, bởi vì những cái dễ dàng nhất và xem ra vô tội vạ nhất, là cửa ngõ đi vào ngục đời đời với ma quỷ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Hai 5/10: Ai là anh em tôi? Suy Niệm của Linh Mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
20:27 04/10/2020
 
Từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác
Lm. Minh Anh
22:05 04/10/2020

TỪ NGẠC NHIÊN NÀY ĐẾN NGẠC NHIÊN KHÁC
“Người đã tỏ lòng thương xót đối với người ấy”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Người Samaritanô nhân hậu’ là một trong những dụ ngôn hay nhất của Tin Mừng; đặc biệt chỉ có ở Luca, Tin Mừng của lòng thương xót. Với Đức Phanxicô, dụ ngôn này gói trọn tất cả Tin Mừng; qua đó, phụng vụ Lời Chúa hôm nay sẽ dẫn chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Ngạc nhiên đầu tiên là hai câu hỏi thách thức của người thông luật, sẽ được trả lời bằng hai câu hỏi khác, “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?”; Chúa Giêsu trả lời, “Trong luật đã viết gì?”; sau khi nghe ông nói, Ngài bảo, “Ông hãy đi và làm như vậy”. Chưa thoả, người ấy đặt một câu hỏi khác, “Nhưng ai là người thân cận của tôi?”; Ngài kể cho ông dụ ngôn tuyệt vời này, và hỏi một câu khác, “Ai trong ba người đó tỏ ra là người thân cận với người đã rơi vào tay kẻ cướp?”.

Với câu hỏi “Ai trong ba người…?”, thật ngạc nhiên, người thông luật không trả lời là “người Samaritanô”; thay vào đó, ông nói, “Người đã tỏ lòng thương xót đối với người ấy”. Như thế, lòng thương xót chính là trọng tâm của dụ ngôn và đó là Tin Mừng; Chúa Giêsu kết luận, cũng một câu tương tự, “Ông hãy đi và làm như vậy”; ngạc nhiên biết bao, Tin Mừng này được làm, được sống, được thực thi bởi một người ngoại đạo.

Ngạc nhiên hơn và cũng đáng nghi ngờ hơn khi ‘Tin Mừng’ của thầy tư tế và thầy Lêvi xem ra không thật vì họ sợ lấm lem, sợ hôi hám, sợ liên luỵ và nhất là sợ trễ lễ; Thánh Phaolô hôm nay trong thư Galata cũng nói đến Tin Mừng thật và Tin Mừng giả, bởi những kẻ “đảo lộn Tin Mừng của Đức Kitô”.

Một ngạc nhiên khác chúng ta có thể chứng kiến nơi người chủ quán trọ. Ông sửng sốt khi thấy một người lạ, một người ngoại giáo, đã liều lĩnh dừng chân chăm sóc người bị nạn vốn là kẻ thù của mình; ông dìu về quán trọ, trả hai đồng và hứa khi trở về, sẽ trả phần còn lại. Chủ quán là một người đã mở lòng ra với sự ngạc nhiên về lòng thương xót, một cái gì thuộc về Thiên Chúa; đang khi các tư tế, những người biết nhiều về Thiên Chúa lại không nhạy bén với việc xót thương, những người ấy không bao giờ ngạc nhiên trước một chứng tá mà lẽ ra, họ phải có khả năng đảm nhận.

Lòng thương xót đối với người khốn khổ là gương mặt thật của tình yêu, gương mặt thật của Tin Mừng; khả năng thương xót là phép thử của người Kitô hữu. Vì thế, đừng tự hỏi, xem người bị nạn có say rượu không; nhưng ngạc nhiên hơn, hãy tự hỏi, trái tim tôi có say lòng thương xót như Thiên Chúa say mê nó không? Câu hỏi này mời gọi chúng ta tỏ bày gương mặt của Chúa Cha như Chúa Giêsu đã tỏ bày, “Các con hãy có lòng thương xót, như Cha các con là Đấng xót thương”.

Và ngạc nhiên cuối cùng, mỗi chúng ta là người gặp nạn vốn đang mang trong mình đủ mọi thương tích, và thương tích trầm trọng nhất vẫn là tội lỗi; người Samaritanô là chính Chúa Giêsu. Ngài đã đến gần chúng ta; cúi xuống chăm sóc, chữa lành các vết thương của chúng ta; Ngài đem chúng ta về quán trọ là Giáo Hội, Ngài trả các món nợ cho chúng ta và đã nói với Giáo Hội của Ngài rằng, ‘Nếu cần gì hơn, cứ làm đi, khi trở lại, Ta sẽ thanh toán hết’. Và đúng như thế, Chúa Giêsu đang tỏ lòng thương xót vô bờ đối với chúng ta; qua Chúa Giêsu, chính Thiên Chúa đã nên người thân cận với chúng ta; qua đôi tay của linh mục, mỗi ngày Chúa Giêsu đang tha thứ, đang hiến dâng chính mình làm của lễ là chính thịt máu Ngài để nuôi sống và thanh toán nợ nần cho chúng ta.

Ngày kia, một con chó nhỏ nói với một con mèo nhỏ, “Ngươi đoán xem trong cái túi trước mặt ta có mấy thỏi đường?”; con mèo nhỏ nói, “Đoán đúng rồi, ngươi sẽ cho ta sao?”. Con chó nhỏ gật đầu, “Uhm, đoán đúng rồi, tất cả đều cho ngươi”. Con mèo nhỏ nuốt nước bọt, thèm thuồng nói, “Ta đoán năm thỏi”; con chó nhỏ cười, đặt đường vào tay con mèo và nói, “Ta còn thiếu ngươi ba thỏi”.

Anh Chị em,

Thiên Chúa thương xót khi chúng ta đúng, khi chúng ta sai, như con mèo nhỏ; hoặc cả khi chúng ta tội lỗi, Người vẫn luôn luôn thương xót vì Người là một Thiên Chúa ngàn đời yêu thương như Người đã hứa; Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác tín, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi”. Và Thiên Chúa đó muốn chúng ta yêu thương tha nhân như Người. Vì thế, câu hỏi, “Ai là người thân cận của tôi?” đã được Chúa Giêsu chất vấn thành, “Ai là người thân cận của tha nhân”. Vậy ra, “tôi” không còn là điểm quy chiếu nhưng là “tha nhân”. Đó là Tin Mừng, và đó là lòng thương xót.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, sẽ thật ngạc nhiên khi con là công cụ của lòng thương xót Chúa; nhưng sẽ ngạc nhiên hơn, khi con luôn sống cho Đấng đã thương xót con và mỗi ngày, thanh toán nợ nần con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn biến mới nhất về tình trạng sức khoẻ của Tổng thống Trump qua lời kể của chính ông
Đặng Tự Do
05:42 04/10/2020


Như chúng tôi đã loan tin, hôm thứ Bẩy trực thăng chính thức của tổng thống, chiếc Marine One, đã hạ cánh xuống bãi cỏ của Tòa Bạch Ốc để chở ông đến Trung tâm Y tế Quốc gia Walter Reed của Quân Đội ở Maryland.

Chiều tối ngày thứ Bẩy, theo giờ địa phương của thủ đô Washington DC, Tổng thống Trump đã có một video trong đó ông trình bày về tình trạng sức khoẻ của mình.

Mở đầu Tổng thống Trump nói:


Tôi muốn bắt đầu bằng cách cảm ơn tất cả các chuyên gia y tế đáng khâm phục, các bác sĩ, y tá, tất cả mọi người tại Trung tâm Y tế Walter Reed, tôi nghĩ đó là những người tốt nhất trên thế giới, vì công việc đáng kinh ngạc mà họ đã và đang làm. Tôi đến đây, cảm thấy không được khoẻ lắm. Bây giờ, tôi cảm thấy khoẻ hơn nhiều. Mọi người đang làm việc cật lực để giúp tôi quay trở lại. Tôi phải trở lại, bởi vì chúng ta vẫn phải làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Chúng ta đã hoàn thành rất tốt công việc đó, nhưng chúng ta vẫn còn các bước khác phải tiếp tục và chúng ta phải hoàn thành công việc này và tôi sẽ quay lại. Tôi nghĩ rằng mình sẽ sớm trở lại và tôi mong muốn kết thúc chiến dịch tranh cử theo cách mà nó đã bắt đầu cũng như cách chúng ta đã làm, và những con số mà chúng ta đã đạt được. Chúng ta rất tự hào về điều đó, nhưng điều này đã xảy ra như nó đã xảy ra với hàng triệu người trên khắp thế giới mà tôi đang chiến đấu cho họ. Không chỉ ở Mỹ. Tôi đang chiến đấu cho họ trên toàn thế giới.

Chúng ta sẽ đánh bại loại coronavirus này, hoặc bất cứ thứ gì các bạn muốn đặt tên cho nó, và chúng ta sẽ đánh bại nó một cách vẻ vang. Có quá nhiều thứ đã xảy ra. Nếu các bạn nhìn vào phương pháp trị liệu mà tôi đang thực hiện ngay bây giờ, một số phương pháp trị liệu và những phương pháp khác sắp ra mắt sẽ trông giống như những phép màu, nếu các bạn muốn biết sự thật. Đó là những điều kỳ diệu. Mọi người chỉ trích tôi khi tôi nói vậy, nhưng chúng ta có những điều đang xảy ra giống như những phép lạ đến từ Thiên Chúa, vì vậy tôi muốn nói với các bạn rằng tôi bắt đầu cảm thấy khoẻ. Các bạn không biết những gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian vài ngày tới, tôi đoán đó là trắc nghiệm thực sự, vì vậy chúng ta sẽ quan sát xem điều gì sẽ xảy ra trong vài ngày tới. Tôi chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn tất cả sự ủng hộ mà tôi đã thấy, cho dù nhìn thấy trên truyền hình hay được đọc về những điều ấy. Trên hết, tôi đánh giá cao những gì người dân Mỹ đã nói, gần như với sự nhất trí của lưỡng đảng tại Hoa Kỳ. Đó là một điều tuyệt đẹp khi được chứng kiến và tôi rất trân trọng điều đó, tôi sẽ không quên điều đó. Tôi hứa với các bạn như vậy.

Tôi cũng muốn cảm ơn các nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi lời chia buồn và họ biết những gì chúng ta đang trải qua. Như các nhà lãnh đạo của các bạn, họ biết những gì những gì tôi phải trải qua, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác, bởi vì tôi không muốn ở lại Tòa Bạch Ốc. Tôi có thể làm như thế. Ở lại Tòa Bạch Ốc, tự nhốt mình. Không bao giờ đi đâu. Thậm chí đừng đến Phòng Bầu dục. Chỉ cần ở trên lầu, và tận hưởng nó. Không nhìn thấy mọi người. Đừng nói chuyện với mọi người, và chỉ cần ở yên như thế, nhưng tôi không thể làm như vậy. Tôi phải ra phía trước, và đây là nước Mỹ. Đây là Hoa Kỳ. Đây là quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới. Đây là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Tôi không thể bị nhốt trong một căn phòng trên lầu, tuyệt đối an toàn, và chỉ cần nói, “Này, chuyện gì xảy ra, cứ để nó xảy ra nhé.” Tôi không thể làm điều đó.

Chúng ta phải đương đầu với những vấn đề. Là một nhà lãnh đạo, các bạn phải đương đầu với các vấn đề. Chưa bao giờ có một nhà lãnh đạo tuyệt vời nào có thể khoanh tay như thế cả, vì thế tôi phải đến đây. Tình trạng tôi đang tiến triển tốt. Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người. Đệ nhất phu nhân của chúng ta cũng đang tiến triển tốt. Melania yêu cầu tôi nói điều gì đó về sự tôn trọng mà cô ấy dành cho đất nước của chúng ta, về tình yêu mà cô ấy dành cho đất nước của chúng ta và cả hai chúng tôi đều đang tiến triển tốt. Melania thực sự đang đối phó rất tốt, như các bạn có thể đã đọc được. Cô ấy trẻ hơn tôi một chút, chỉ một chút xíu, và do đó chỉ là… Chúng tôi biết căn bệnh này. Chúng tôi biết tuổi tác ảnh hưởng ra sao so với những người trẻ hơn, và Melania đang đối phó với nó, theo đúng trình tự phải trải qua, và điều đó khiến tôi rất vui và điều đó khiến đất nước chúng ta rất vui, nhưng tôi cũng đang rất khả quan, và nghĩ rằng chúng tôi sẽ có một kết quả rất tốt. Một lần nữa, trong vài ngày tới, chúng ta có thể sẽ biết chắc chắn, vì vậy tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người ngoài kia, tất cả mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt là người Mỹ. Sự tuôn trào của tình yêu thật đáng kinh ngạc. Tôi sẽ không bao giờ quên. Cảm ơn rất nhiều.
 
Trước các diễn biến dồn dập, HĐGM Hoa Kỳ kêu gọi đồng loạt lần chuỗi Mân Côi ngày thứ Tư 7 tháng 10.
Đặng Tự Do
08:18 04/10/2020


Trước các diễn biến dồn dập đang diễn ra tại Hoa Kỳ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra thông báo sau:

Xin hãy tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, các giám mục, linh mục và người Công Giáo trên toàn quốc cầu nguyện với chuỗi Mân Côi trực tuyến trong giây phút hiệp nhất cầu nguyện cho nước Mỹ vào Thứ Tư, ngày 7 tháng 10. Chúng ta hãy tạm dừng mọi việc trong giây lát để cầu nguyện cho nước Mỹ vào thời điểm có quá nhiều bất ổn và bất định.

Chuỗi Mân Côi sẽ được phát theo chế độ premiere trên kênh YouTube và trang Facebook của Hội Đồng Giám Mục vào Thứ Tư, ngày 7 tháng 10 lúc 3 giờ chiều theo giờ miền Đông Hoa Kỳ. Chúng tôi mời gọi các tín hữu tham gia vào giờ phút cầu nguyện hiệp nhất cho đất nước của chúng ta để tìm kiếm sự chữa lành và xin Đức Mẹ, trong ngày lễ của Mẹ, cầu nguyện cho chúng ta và giúp dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu.

YouTube HĐGM Hoa Kỳ: https://www.youtube.com/user/usccb

Làm thế nào để tham gia

Trước khi lần chuỗi Mân Côi: anh chị em hãy mời ít nhất một người tham gia cùng anh chị em - chia sẻ trên mạng xã hội cá nhân của anh chị em bằng cách sử dụng hashtag #RosaryforAmerica hoặc nhấc điện thoại của anh chị em lên để mở rộng lời mời qua những cuộc gọi, tin nhắn hoặc email

Khi gần đến giờ lần chuỗi Mân Côi: hãy lấy một hình ảnh chuỗi hạt của chúng tôi và chia sẻ ảnh này trên các mạng và các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy nhớ sử dụng hashtag #RosaryForAmerica và cho chúng tôi biết anh chị em đang cầu nguyện từ đâu - sẽ thật là đẹp khi chúng ta tràn ngập các đường cao tốc kỹ thuật số với hình ảnh chuỗi tràng hạt trong ngày lễ của Đức Mẹ!

Trong suốt thời gian lần chuỗi Mân Côi: hãy tắt các nối kết vào các mạng xã hội và chìm đắm trong lời cầu nguyện. Chúng ta sẽ cầu nguyện Mầu nhiệm Năm Sự Sáng! Như Đức Giáo Hoàng Piô XII đã nói, “Chúng ta đặt niềm tin rất lớn vào Kinh Mân Côi để chữa lành những tệ nạn làm ảnh hưởng đến thời đại của chúng ta.”

Sau khi lần chuỗi Mân Côi: quay lại mạng xã hội và sử dụng hashtag #RosaryForAmerica, và ghi lại ý định cầu nguyện cho đất nước và mời những người khác cầu nguyện cho ý định đó. Sau đó, hãy chú ý đến mục đích sử dụng công nghệ của anh chị em và sự hiện diện của anh chị em với những người xung quanh mình! Một hành động yêu thương đến từ ân sủng của lời cầu nguyện có thể thay đổi thế giới của chúng ta!

Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez nhắc nhở chúng ta rằng:

“Chúng ta cần tiếp tục đến gần hơn với Đức Maria, chúng ta cần đi sâu hơn vào cách nhìn và cách sống của Mẹ. Đây là bí mật của các thánh. Tất cả những gì Mẹ Maria làm đều hướng chúng ta đến Con Mẹ - những điều răn của Người, những mầu nhiệm trong cuộc đời Người, từ bỏ ý chí riêng của chúng ta để theo Người và chia sẻ sứ mệnh của Người.”


Source:USCCB
 
Tông thư Scripturae Sacrae Affectus của Đức Phanxicô nhân kỷ niệm lần thứ 1,600 năm qua đời của Thánh Giêrôm, tiếp theo và hết
Vũ Văn An
19:09 04/10/2020

Bản Phổ Thông

“Trái ngon ngọt nhất của diễn trình trồng trọt gian khổ” [40] trong việc học hỏi tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái của Thánh Giêrôm là bản dịch Cựu Ước sang tiếng La tinh từ bản gốc tiếng Do Thái của ngài. Tính đến thời điểm đó, các Kitô hữu của đế quốc Rôma chỉ có thể đọc toàn bộ Kinh thánh bằng tiếng Hy Lạp. Các sách của Tân Ước vốn được viết bằng tiếng Hy Lạp; một bản Cựu Ước hoàn chỉnh bằng tiếng Hy Lạp cũng đã hiện hữu, bản gọi là Septuagint (bản Bẩy Mươi), tức bản dịch được thực hiện bởi cộng đồng người Do Thái ở Alexandria vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Chúa Kitô. Tuy nhiên, đối với người đọc tiếng Latinh, không có bản Kinh thánh hoàn chỉnh nào bằng ngôn ngữ của họ; chỉ một số bản dịch một phần và không đầy đủ từ tiếng Hy Lạp. Thánh Giêrôm và những người tiếp nối công việc của ngài có công trong việc duyệt lại và dịch lại toàn bộ Kinh thánh. Sau khi bắt đầu sửa đổi các sách Tin Mừng và Thánh Vịnh ở Rôma với sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng Damasus, Thánh Giêrôm, từ căn hầm nhỏ của ngài ở Bêlem lúc đó bắt đầu dịch tất cả các sách Cựu ước trực tiếp từ tiếng Do Thái. Công việc này kéo dài trong nhiều năm.

Để hoàn thành công lao phiên dịch này, Thánh Giêrôm đã vận dụng tốt kiến thức tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái của ngài, cũng như sự đào tạo vững chắc về tiếng Latinh, sử dụng các công cụ ngữ học mà ngài có trong tay, đặc biệt là bộ Hexapla (kinh thánh bằng 6 thứ tiếng) của Origen. Văn bản cuối cùng thống nhất tính liên tục trong các công thức hiện đang được sử dụng phổ biến lúc ấy với sự tuân thủ tốt hơn văn phong Do Thái, mà không hy sinh nét sang trọng của ngôn ngữ Latinh. Kết quả là một công trình để đời (monument) thực sự đánh dấu lịch sử văn hóa của phương Tây, định hình cho ngôn ngữ thần học của nó. Bản dịch của Thánh Giêrôm, sau khi gặp phải một số bác bỏ lúc ban đầu, đã nhanh chóng trở thành gia tài chung của cả các học giả lẫn tín hữu bình thường; do đó có tên “Bản Phổ Thông (Vulgate)" [41]. Châu Âu Trung cổ học đọc, cầu nguyện và suy nghĩ từ những trang Kinh thánh do thánh Giêrôm phiên dịch. Theo cách này, “Sách thánh trở thành một loại‘ từ điển rộng lớn ’(Paul Claudel) và‘tập bản đồ ảnh tượng’ (Marc Chagall), mà từ đó cả văn hóa và nghệ thuật Kitô giáo đều có thể rút tỉa” [42]. Văn chương, nghệ thuật và thậm chí cả ngôn ngữ bình dân đã liên tục được định hình bởi bản dịch Kinh thánh của Thánh Giêrôm, để lại cho chúng ta những kho tàng lớn lao về vẻ đẹp và lòng sùng kính.

Do sự kiện không ai tranh cãi này mà Công đồng Trent, trong sắc lệnh Insuper, đã khẳng định tính cách “chân chính” của Bản Phổ Thông, do đó chứng thực việc sử dụng nó trong Giáo hội qua nhiều thế kỷ và làm chứng cho giá trị của nó như một công cụ để nghiên cứu, thuyết giảng và tranh luận công khai [43]. Tuy nhiên, Công đồng đã không tìm cách giảm thiểu tầm quan trọng của các ngôn ngữ gốc, như Thánh Giêrôm không ngừng nhấn mạnh, càng không cấm cản việc tiến hành một bản dịch toàn diện trong tương lai. Thánh Phaolô VI, theo gợi ý của các Nghị phụ Công đồng Vaticanô II, đã mong muốn công việc sửa duyệt Bản Phổ Thông sẽ được hoàn thành và phục vụ toàn thể Giáo hội. Vì vậy, vào năm 1979, Thánh Gioan Phaolô II, trong Tông Hiến Scripturarum Thesaurus [44], đã ban hành ấn bản tiêu biểu gọi là Bản Tân Phổ Thông (Neo-Vulgate).

Phiên dịch là hội nhập văn hóa

Bằng việc phiên dịch của mình, Thánh Giêrôm đã thành công trong việc “hội nhập văn hóa” Kinh thánh vào ngôn ngữ và văn hóa Latinh. Công việc của ngài đã trở thành một khuôn mẫu lâu dài cho hoạt động truyền giáo của Giáo hội. Trên thực tế, “bất cứ khi nào một cộng đồng tiếp nhận sứ điệp cứu rỗi, Chúa Thánh Thần đều làm phong phú nền văn hóa của họ bằng năng lực biến đổi của Tin Mừng” [45]. Ở đây, một vòng tròn đã được thiết lập: việc phiên dịch của Thánh Giêrôm mắc nợ ngôn ngữ và văn hóa Latinh cổ điển, mà ảnh hưởng là điều rất hiển hiện, thế nào, thì việc phiên dịch của ngài, bằng ngôn ngữ và nội dung mang tính biểu tượng và giàu sức tưởng tượng của nó, ngược lại, cũng trở thành một thúc đẩy cho việc tạo ra một nền văn hóa mới như vậy.

Công trình dịch thuật của Thánh Giêrôm dạy chúng ta rằng các giá trị và hình thức tích cực của mọi nền văn hóa đều đại diện một sự phong phú cho toàn thể Giáo hội. Những cách khác nhau mà lời Chúa được công bố, được hiểu và được cảm nghiệm trong mỗi bản dịch mới đều làm phong phú thêm cho chính Kinh thánh, theo lời phát biểu nổi tiếng của Thánh Gregory Cả, Kinh thánh phát triển cùng với người đọc [46], mặc lấy nhiều âm điệu mới và tiếng vang mới qua nhiều thế kỷ. Việc Kinh thánh và sách Tin Mừng du nhập các nền văn hóa khác nhau làm cho Giáo hội ngày càng rõ ràng hơn bao giờ hết trong việc là “cô dâu đeo đầy ngọc qúy” (Is 61:10). Đồng thời, nó làm chứng cho sự kiện này là Kinh Thánh liên tục cần được dịch sang các phạm trù ngôn ngữ và tinh thần của từng nền văn hóa và thế hệ, kể cả nền văn hóa thế tục và hoàn cầu của thời đại chúng ta [47].

Người ta rất đúng khi cho rằng có một tương đồng khi so sánh việc dịch thuật như một hành động hiếu khách “ngữ học” với các hình thức hiếu khách khác [48]. Đó là lý do tại sao dịch thuật không chỉ liên quan đến ngôn ngữ mà thôi, nhưng thực sự còn phản ảnh một quyết định đạo đức rộng lớn hơn liên quan đến toàn bộ cách tiếp cận cuộc sống. Không có dịch thuật, các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau sẽ không thể thông đạt với nhau được; chúng ta sẽ đóng cánh cửa lịch sử đối với nhau và phủ nhận khả thể xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ [49]. Trên thực tế, không có việc phiên dịch thì không thể có sự hiếu khách đó; thực sự, sự thù địch sẽ tăng lên. Một dịch giả là một người xây cầu. Biết bao phán xét vội vàng được đưa ra, biết bao lời lên án và xung đột nảy sinh từ sự kiện chúng ta không hiểu ngôn ngữ của người khác, và không chuyên chăm, với niềm hy vọng vững chắc, vào việc không ngừng biểu lộ tình yêu mà việc phiên dịch vốn dại diện.
Thánh Giêrôm cũng phải chống lại luồng tư tưởng đang thịnh hành của thời đại ngài. Nếu kiến thức tiếng Hy Lạp tương đối phổ biến vào buổi bình minh của Đế quốc Rôma, thì vào thời của ngài, nó đã trở nên hiếm hoi. Ngài đã tiến tới chỗ trở thành một trong những chuyên gia hạng nhất về ngôn ngữ và văn học Hy Lạp - Kitô giáo và ngài đã đảm nhận một cuộc hành trình còn gian khổ và đơn độc hơn khi tiến hành nghiên cứu tiếng Do Thái. Nếu, như đã nói, “các giới hạn về ngôn ngữ của tôi cũng là các giới hạn về thế giới của tôi” [50], thì chúng ta có thể nói chúng ta mang ơn kiến thức ngôn ngữ của Thánh Giêrôm vì nhờ đó mà chúng ta có được một sự hiểu biết phổ quát hơn về Kitô giáo và việc được vào sâu hơn trong các nguồn gốc của nó.

Với lễ kỷ niệm lần này ngày qua đời của Thánh Giêrôm, chúng ta hướng nhìn vào sinh khí truyền giáo phi thường được phát biểu qua sự kiện Lời Chúa đã được dịch ra hơn ba ngàn thứ tiếng. Chúng ta mang ơn không biết bao nhà truyền giáo, vì các ấn phẩm vô giá, các cuốn ngữ pháp, từ điển và các công cụ ngữ học khác cho phép thông đạt lớn lao hơn và trở thành các phương tiện chuyên chở “khát vọng truyền giáo muốn vươn tới mọi người”! [51] Chúng ta cần hỗ trợ công việc này và đầu tư vào nó, giúp vượt qua các giới hạn trong việc thông đạt và mất cơ hội gặp gỡ. Còn nhiều việc cần phải làm. Người ta nói rằng không có việc phiên dịch thì không có việc hiểu biết [52]: chúng ta sẽ không hiểu chính mình và người khác.

Thánh Giêrôm và Tòa Thánh Phêrô

Thánh Giêrôm luôn có một mối quan hệ đặc biệt với thành phố Rôma: Rôma là nơi trú ẩn tinh thần mà ngài thường xuyên trở về. Ở Rôma, ngài được huấn luyện thành nhà nhân bản và được đào tạo thành Kitô hữu; Thánh Giêrôm là một homo Romanus (người Rôma). Mối liên kết này nảy sinh một cách rất đặc biệt từ ngôn ngữ Latinh mà ngài là bậc thầy và là ngôn ngữ mà ngài vô cùng yêu thích, nhưng trên hết là từ Giáo Hội Rôma và đặc biệt là Ngai Tòa Thánh Phêrô. Truyền thống ảnh tượng mô tả một cách phi thời gian ngài mặc áo choàng của một Hồng Y như một dấu chỉ ngài là một linh mục của Rôma dưới thời Đức Giáo Hoàng Damasus. Ở Rôma, ngài bắt đầu duyệt lại bản dịch trước đó. Ngay cả khi những ghen tuông và hiểu lầm buộc ngài phải rời khỏi thành phố, ngài vẫn luôn gắn bó chặt chẽ với Ngai Toà Thánh Phêrô.

Đối với Thánh Giêrôm, Giáo Hội Rôma là mảnh đất màu mỡ, nơi hạt giống của Chúa Kitô đơm hoa kết trái xum xuê [53]. Vào một thời kỳ nhiễu nhương, trong đó tấm áo liền thân của Giáo Hội thường bị xé rách bởi sự chia rẽ giữa các Kitô hữu, Thánh Giêrôm vẫn hướng về Tòa Phêrô như điểm tham chiếm chắc chắn. “Vì tôi không theo nhà lãnh đạo nào trừ Chúa Kitô, nên tôi cũng không thông đạt với ai ngoài Đức Thánh Cha, tức là, với Ngai Tòa Thánh Phêrô. Vì tôi biết đây là tảng đá mà trên đó, Giáo Hội đã được xây dựng”. Vào lúc cao điểm của cuộc tranh cãi với người Arians, ngài đã viết cho Đức Damasus: “Ai không tụ họp với ngài là phân tán; ai không đi với Chúa Kitô là phản Chúa Kitô” [54]. Do đó, Thánh Giêrôm cũng có thể nói rằng: “Ai hợp nhất với Tòa Phêrô là một với tôi” [55].

Thánh Giêrôm thường tham gia các cuộc tranh luận gay gắt vì chính nghĩa đức tin. Tình yêu của ngài đối với sự thật và lòng nhiệt thành bảo vệ Chúa Kitô của ngài có lẽ đã khiến ngài quá trớn về bạo lực ngôn từ trong các bức thư và bài viết của ngài. Tuy nhiên, ngài vốn sống trong bình an: “Tôi cũng mong muốn hòa bình như những người khác; và tôi không những chỉ ước muốn điều đó, mà còn yêu cầu điều đó nữa. Nhưng sự bình an mà tôi muốn là sự bình an của Chúa Giêsu; một nền hòa bình thực sự, một nền hòa bình không có hiềm thù, một nền hòa bình không bao gồm chiến tranh, một nền hòa bình không làm đối thủ sa sút mà nhằm đoàn kết bạn bè” [56].

Ngày nay, hơn bao giờ hết, thế giới chúng ta cần liều thuốc của lòng thương xót và hiệp thông. Ở đây, tôi muốn nói lại một lần nữa: chúng ta hãy cung hiến một chứng tá rạng rỡ và hấp dẫn về sự hiệp thông huynh đệ [57]. “Nhờ đó, mọi người sẽ biết rằng anh em là môn đệ của Thầy nếu anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:35). Đây là điều mà Chúa Giêsu, bằng lời cầu nguyện mãnh liệt, đã cầu xin Chúa Cha: “để tất cả nên một… trong chúng ta… để thế giới tin” (Ga 17:21).

Yêu những gì Thánh Giêrôm yêu

Cuối lá thư này, tôi muốn gửi lời kêu gọi đến tất cả mọi người. Trong số rất nhiều lời tôn vinh mà các thế hệ sau này dành cho Thánh Giêrôm, có một điều là ngài không chỉ đơn giản là một trong những học giả vĩ đại nhất của “thư viện” mà từ đó Kitô giáo đã được phong phú hóa theo thời gian, bắt đầu từ kho tàng Kinh thánh. Ta cũng có thể nói về Thánh Giêrôm rằng, như chính ngài đã nói về tướng Nepotianus, “bằng cách chăm chỉ đọc sách và suy niệm liên tục, ông đã biến trái tim mình trở thành một thư viện về Chúa Kitô” [58]. Thánh Giêrôm không tiếc công sức mở rộng thư viện của riêng ngài, nơi ngài luôn coi như một xưởng thợ không thể thiếu để tìm hiểu đức tin và đời sống thiêng liêng; nhờ cách này, ngài cũng là một tấm gương tốt cho thời nay. Nhưng ngài không dừng lại ở đó. Đối với ngài, việc học không chỉ giới hạn vào những năm tháng rèn luyện tuổi trẻ của ngài, mà là một cam kết liên tục, một ưu tiên hàng ngày. Chúng ta có thể nói rằng bản thân ngài đã trở thành một thư viện và một nguồn kiến thức cho vô số người khác. Postumianus, người đã du hành khắp phương Đông trong thế kỷ thứ tư để khám phá sự phát triển của phong trào đơn tu và sống một ít tháng với thánh Giêrôm, đã tận mắt chứng kiến điều này. Như ông đã viết: “[Giêrôm] luôn say mê đọc sách, luôn cầm sách vở: ngày đêm không ngơi nghỉ; ngài thường xuyên hoặc đọc hoặc viết một điều gì đó” [59].

Về phương diện này, tôi thường nghĩ đến kinh nghiệm mà một người trẻ ngày nay có thể có khi vào một hiệu sách ở thành phố của họ, hoặc truy cập một trang mạng trên Internet, để kiếm phần về sách tôn giáo. Trong hầu hết các trường hợp, phần này, nếu có, không những lưa thưa mà còn thiếu các tác phẩm có phẩm chất. Nhìn vào những giá sách hay trang web đó, thật khó cho một người trẻ tuổi hiểu được làm thế nào hành trình tìm kiếm chân lý tôn giáo có thể là một cuộc phiêu lưu đầy đam mê kết hợp được trái tim và khối óc; làm thế nào lòng khao khát Thiên Chúa đã làm bừng cháy các tâm trí vĩ đại trong suốt nhiều thế kỷ cho đến thời nay; làm thế nào sự phát triển trong đời sống tinh thần đã ảnh hưởng đến các nhà thần học và triết học, các nghệ sĩ và nhà thơ, sử gia và nhà khoa học. Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối diện ngày nay, không chỉ trong tôn giáo, là nạn mù chữ: các kỹ năng thông diễn học giúp chúng ta trở thành những người giải thích và phiên dịch đáng tin cậy về truyền thống văn hóa của chúng ta đang rất thiếu hụt. Tôi muốn đặt ra một thách thức đặc biệt cho những người trẻ tuổi: hãy bắt đầu khám phá di sản của bạn. Kitô giáo làm cho bạn trở thành người thừa kế của một gia tài văn hóa truyền thống vượt trội mà bạn phải nắm được quyền sở hữu. Hãy say mê lịch sử vốn là của bạn này. Hãy dám nhìn vào chàng tuổi trẻ Giêrôm, người, giống như người lái buôn trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, đã bán tất cả những gì mình có để mua “viên ngọc trai đắt giá” (Mt 13:46).

Thánh Giêrôm thực sự có thể được gọi là “thư viện của Chúa Kitô”, một thư viện trường cửu mà, mười sáu thế kỷ sau, vẫn tiếp tục dạy chúng ta ý nghĩa của tình yêu Chúa Kitô, một tình yêu không thể tách rời với việc gặp gỡ lời của Ngườii. Đó là lý do tại sao lễ kỷ niệm năm nay có thể được coi như lời kêu gọi yêu mến những gì Thánh Giêrôm yêu mến, khám phá lại các tác phẩm của ngài, và để chúng ta được thúc đẩy bởi nền linh đạo cường tráng của ngài, một điều có thể mô tả trong yếu tính như một khát vọng không ngừng nghỉ và say mê tìm kiếm một kiến thức lớn hơn về Thiên Chúa, Đấng đã quyết định tự mạc khải Người. Làm sao ngày nay, chúng ta có thể không chú ý đến lời khuyên mà Thánh Giêrôm không ngừng đưa ra cho những người đương thời của ngài: “Hãy đọc Kinh thánh không ngừng; đừng bao giờ để quyển sách thánh rơi khỏi tay mình ”? [60]

Một điển hình sáng chói của điều trên là Đức Trinh Nữ Maria, được Thánh Giêrôm gợi nhớ trước hết như Trinh Nữ và Mẹ, nhưng cũng như một kiểu mẫu của việc đọc Kinh Thánh theo lối cầu nguyện. Đức Maria đã suy đi nghĩ lại những điều này trong lòng (x. Lc 2:19.51) “vì Mẹ là người đàn bà thánh thiện, đã đọc Sách thánh, biết các ngôn sứ, và nhắc lại rằng sứ thần Gabrien đã nói với ngài cùng những điều đã được các ngôn sứ báo trước… Ngài nhìn đứa con mới sinh, đứa con trai duy nhất, nằm trong máng cỏ và la khóc. Thực thế, điều ngài thấy là Con của Thiên Chúa; ngài so sánh những gì ngài nhìn thấy với tất cả những gì ngài đã đọc và đã nghe ” [61]. Vậy chúng ta hãy phó thác cho Đức Mẹ, Đấng, hơn ai hết, có thể dạy chúng ta cách đọc, suy niệm, chiêm niệm và cầu nguyện với Thiên Chúa, Đấng không mệt mỏi luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta.

Ban hành tại Rôma, tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô, vào ngày 30 tháng 9, Lễ Kính Thánh Giêrôm, vào năm 2020, năm thứ tám triều Giáo hoàng của tôi.

Franciscus

________________________________________
[1]“Deus qui beato Hieronymo presbitero suavem et vivum Scripturae Sacrae affectum tribuisti, da, ut populus tuus verbo tuo uberius alatur et in eo fontem vitae inveniet”. Lời nguyện Lễ Kính Thánh Giêrôm, Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ ba, Civitas Vaticana, 2002.
[2] Thư (từ đây, viết tắt là Ep.) 22, 30: CSEL 54, 190.
[3] Công báo Tòa Thánh (từ đây, viết tắt AAS) 12 (1920), 385-423.
[4] Xem Yết Kiến Chung ngày 7 và 14 tháng 11, 2007: Insegnamenti, III, 2 (2007), 553-556; 586-591.
[5] Thượng Hội Đồng Giám Mục, Phiên Thường Lệ thứ 12, Sứ điệp gửi Dân Chúa (24 tháng 10, 2008).
[6] Xem AAS 102 (2010), 681-787.
[7] Chronicum 374: PL 27, 697-698.
[8] Ep. 125, 12: CSEL 56, 131.
[9] Xem Ep. 122, 3: CSEL 56, 63.
[10] Xem Suy Niệm Buổi Sáng, 10 tháng 12, 2015. Truyện lưu truyền kể lại trong A. LOUF, Sotto la guida dello Spirito, Qiqaion, Mangano (BI), 1990, 154-155.
[11] Xem Ep. 125, 12: CSEL 56, 131.
[12] Xem Tông huấn Verbum Domini, 89: AAS 102 (2010), 761-762.
[13] Xem Ep. 125, 9.15.19: CSEL 56, 128.133-134.139.
[14] Vita Malchi monachi captivi, 7, 3: PL 23, 59-60.
[15] Praefatio in Librum Esther, 2: PL 28, 1505.
[16] Xem Ep. 108, 26: CSEL 55, 344-345.
[17] Ep. 52, 8: CSEL 54, 428-429; xem Verbum Domini, 60: AAS 102 (2010), 739.
[18] Praefatio in Librum Paralipomenon LXX, 1.10-15: Sources Chrétiennes 592, 340.
[19] Praefatio in Pentateuchum: PL 28, 184.
[20] Ep. 80, 3: CSEL 55, 105.
[21] Thông điệp nhân dịp Phiên họp Công khai thứ 24 của các Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện, 4 tháng 12, 2019: L’Osservatore Romano, 6 tháng 12, 2019, tr. 8.
[22] Verbum Domini, 30: AAS 102 (2010), 709.
[23] Ep. 125, 15.2: CSEL 56, 133.120.
[24] Ep. 3, 6: CSEL 54, 18.
[25] Xem Praefatio in Librum Iosue, 1, 9-12: SCh 592, 316.
[26] Homilia in Psalmum 95: PL 26, 1181.
[27] Xem Vita S. Pauli primi eremitae, 16, 2: PL 23, 28.
[28] Xem In Isaiam Prologus: PL 24, 17.
[29] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải, Dei Verbum, 14.
[30] Xem đã dẫn.
[31] Xem đã dẫn 7.
[32] Xem Thánh Giêrôm, Ep. 53, 5: CSEL 54, 451.
[33] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải, Dei Verbum, 12.
[34] đã dẫn 24.
[35] Xem đã dẫn, 25.
[36] Xem đã dẫn, 21.
[37] N. 56; Xem In Psalmum 147: CCL 78, 337-338.
[38] Xem Tông thư dạng Tự sắc Aperuit Illis, 30 tháng 9, 2019.
[39] Xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 152.175: AAS 105 (2013), 1083-1084.1093.
[40] Xem Ep. 52, 3: CSEL 54, 417.
[41] Xem Tông huấn Verbum Domini, 72: AAS 102 (2010), 746-747.
[42] Thánh Gioan Phaolô II, Thư gửi các Nghệ sĩ (4 tháng 4, 1999), 5: AAS 91 (1999), 1159-1160.
[43] Xem DENZIGER-SCHÖNMETZER, Enchiridion Symbolorum, ed. 43, 1506.
[44] 25 tháng 4, 1979: AAS 71 (1979), 557-559.
[45] Tông huấn Evangelii Gaudium, 116: AAS 105 (2013), 1068.
[46] Homilia in Ezechielem I, 7: PL 76, 843D.
[47] Xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 116: AAS 105 (2013), 1068.
[48] Xem P. RICOEUR, Sur la traduction, Paris, 2004.
[49] Xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 24: AAS 105 (2013), 1029-1030.
[50] L. WITTGENSTEIN, Tractatus Logico-Philosophicus, 5.6.
[51] Tông huấn Evangelii Gaudium, 31: AAS 105 (2013), 1033.
[52] Xem G. STEINER, After Babel. Aspects of Language and Translation, New York, 1975.
[53] Xem Ep. 15, 1: CSEL 54, 63.
[54] Đã dẫn, 15, 2: CSEL 54, 62-64.
[55] Đã dẫn, 16, 2: CSEL 54, 69.
[56] Đã dẫn, 82, 2: CSEL 55, 109.
[57] Xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 99: AAS 105 (2013), 1061.
[58] Ep. 60, 10; CSEL 54, 561.
[59] SULPICIUS SEVERUS, Dialogus I, 9, 5: SCh 510, 136-138.
[60] Ep. 52, 7: CSEL 54, 426.
[61] Homilia de Nativitate Domini IV: PL Suppl. 2, 191.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng tác viên VietCatholic miền Nam Cali họp mặt
Nguyệt Hạnh
17:44 04/10/2020

Xem hình ảnh

Thứ Bảy 3/10 nhóm anh chị em thuộc miền Orange County đã có bữa ăn chiều cùng với Cha John Trần Công Nghị, Cha Vincent Phạm Ngọc Hùng, giám đốc Trung tâm Công Giáo Việt nam giáo phận Orange, và một vị khách quí là chị Jennifer Yến Phạm. Hầu hết anh chị em đều có mặt chỉ vắng có Chị Lang, Hằng Nga và Thùy Vân. Cuộc họp mặt và bữa ăn do XNV Phương Chi phối hợp rất chu đáo và tốt đẹp, không những bàn ghế và trang trí thật lịch thiệp và tốt đẹp… mà quá nhiều thức ăn anh chị em đưa tới rất ngon và tuyệt vời.

  • Thu Oanh và Phương Chi làm Súp măng cua, Bánh khọt, Bánh đúc mặn, Bánh kem, và đồ trang trí.
  • AC Tấn Loan mang Bánh da “heo” rất đặc sắc và Bò nướng.
  • AC Dung Hoàng đưa món Gỏi gà thơm lừng.
  • Mai Hương với món salad thịt Bò chateaubriand
  • AC Phong Hoài Thu mang Nem nướng.
  • AC Vượng - Cẩm Loan mang bánh Trung Thu đặc biệt.
  • Kim Phượng góp Xôi đậu phộng với dừa bào muối mè
  • Thảo Anh làm Bánh trứng muối không những rất đẹp mà ăn lại mặn mà.
  • Chị Cúc làm Xôi mặn, Cơm chiên Dương châu, và món Chè đậu rất ngon.
  • AC Tuấn - Cẩm Hạnh mang món tráng miệng jellos 3 màu rất đặc sắc.
  • Thu Hương mang Trà sữa và khi anh chị em ra về còn cho mỗi người một hộp Trà Sữa Quốc Việt (Jasmine Milk Tea) thơm phức và hộp Bánh Phở. (Cuối bài này Thu Hương cho công thức làm món Trà Sữa)
  • Nhà Cha Nghị có sẵn các thứ nước uống và đặc biệt có Hoa quả đầu mùa: Nhãn, trái ổi, trái gấc và buồng chuối Saigon chín cây.


Thức ăn ngon và có quá nhiều món ăn... nên khi về mỗi chị đều mang một túi đồ ăn về và Cha còn tặng mỗi người một chùm nhãn tươi mong để lấy hên đuổi nhanh coronavirus đi.

Cảm nhận xúc động nhất là mọi người khi gặp nhau đều mừng rỡ và lâu ngày không khỏi không nhớ nhau, nhất là nhớ công việc đã từng đóng góp cho VietCatholic, mong dịch bệnh chóng qua để hoạt động bình thương trở lại.

Anh chị em cũng rất vui mừng khi thấy sức khỏe Cha Giám đốc VietCatholic đã bình phục trở lại và thấy sắc mặt hồng hào đi lại bình thường sau thời gian bị bệnh.

Tối qua khi về tới nhà xong anh chị em đã nhận được những tin nhắn chia sẻ những tâm tình như sau:

  • “Chúng con kính cảm ơn Cha thật nhiều đã ưu ái dành cho tất cả ban xướng ngôn viên chúng con cùng toàn thể đại gia đình một buổi tối họp mặt ăn uống thật vui và ấm cúng…”
  • "Chiều này họp mặt quá vui và hạnh phúc… Ước gì lâu lâu anh chị em mình lại gặp nhau và ăn uống thỏa thích như vầy nha”.
  • “Cám ơn các cô và các chị đã nhọc công nấu những món ăn thật ngon và trang trí thật tuyệt vời. Cũng xin cám ơn các chú các anh luôn là những tay thợ chụp hình thật nghệ thuật và đầy kiên nhẫn”.
  • “Chúng con kính chúc hai Cha thật dồi dào sức khỏe. Nguyện xin Thiên Chúa chữa lành cho Cha, luôn đồng hành cùng quí Cha và ban thật nhiều sức khỏe, bình an và lòng nhiệt huyết để dẫn dắt đoàn chiên của Ngài…”
  • “Chúng con mong sớm có ngày làm việc trở lại với chương trình Truyền hình Công Giáo… đề chúng con còn có cơ hội đóng góp phần nhỏ bé của chúng con nha…”


Họp mặt Cộng tác viên vùng và San Gabriel - Los Angeles

Trưa Chúa Nhật hôm nay 4/10/2020, nhóm cộng tác viên và thiện nguyện viên thuộc vùng San Gabriel trên Los Angeles có Cha Hiển Linh tháp tùng cũng đã tới thăm Cha Giám Đốc VietCatholic và ăn bữa cơm thân hữu gồm có Bánh Nậm, Bánh Ít, Xôi vò, Xôi gia vị và thịt chiên, Bún Chả Hà Nội, và Bánh kem sữa rung rinh… và hoa quả…

Nhóm anh chị em này đã từng cộng tác với Cha Nghị trong nhiều công tác khác nhau từ 40 năm nay. Gặp nhau là có dịp ôn lại những kỉ niệm quá khứ khó quên và ai ai giờ đây cũng đã có tuổi rồi chỉ mong sao được sức khỏe đồi dào và được Chúa ban ơn an bình.

Thực là hồng ân Chúa ban khi biết trân trọng những tông đồ giáo dân nhiệt tình trung kiên trong công tác mục vụ…

Họp mặt Cộng tác viên vùng Pomona và San Bernadino

Cuối tuần tới 10/10/2010 đã lên lịch hẹn Anh chị em cộng tác viên thuộc miền Pomona và San Bernadino. Nhóm này mùa dịch rỗi rãi đã đi săn nai và câu cá biển… Luôn có những món ăn quê hương rất đặc biệt. Nhưng mong chờ nhất là mọi gia đình đều bình an không ai bị bệnh gì cả nên mong mỏi ngày gặp mặt xum vầy.

Công thức làm món Trà Sữa
Thu Hương gửii công thức pha Jasmine Milk Tea cho các anh chị:
- 8 oz Organic Extra Special Jasmine Green Tea
- 6lb Non dairy creamer
- 9 quarts water
- 3 quarts ice cube
- 10-oz cane sugar

Nấu sôi nước tắt bếp cho trả vào khuấy đều đậy nắp ngâm trà nữa tiếng
- Bỏ creamer vào Xô phía trên đặc đồ lọc trà
- Lọc trà vào Xô
- Khuấy tan creamer cho đường vào
- Cho đá vào để trà nguội ngày không bị đắng.
 
Giáo xứ Tân Phú Hòa, Sài Gòn: Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi
Martino Lê Hoàng Vũ
21:08 04/10/2020

“Mẹ Maria ơi,con vâng nghe Mẹ rồi,sớm chiều từ nay thống hối.Xin Mẹ đoái thương nhận lời “ Đó là những lời mở đầu của Linh mục Giuse Nguyễn Văn Trọng chánh xứ Tân Phú Hòa dẫn vào thánh lễ chiều nay, lúc 17g CN 4.10.2020, mừng kính Đức Mẹ Mân Côi, bổn mạng Giáo họ Mân Côi của giáo xứ.

Thánh lễ chiều nay với cộng đoàn giáo xứ Tân Phú Hòa, hạt Phú Thọ, Tổng giáo phận Sài Gòn rất đặc biệt, vì hôm nay linh mục chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Trọng dâng thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ coi sóc giáo xứ, ngài chuẩn bị đi nghỉ hưu.Giáo xứ có vị chủ chăn mới là Linh mục Vinh sơn Vũ Đức Liêm từ giáo xứ Phú Hạnh, hạt Phú Nhuận về làm chánh xứ Tân Phú Hòa.

Xem Hình

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng, nhưng cũng rất thân thương gần gũi như trong một đại gia đình với đủ mọi thành phần, các vị HĐMVGX, các hội đoàn, ca đoàn, các anh chị Huynh Trưởng Giáo lý viên và đông đảo cộng đoàn ngồi chật kín trong và ngoài thánh đường.

Chia sẻ sau bài Tin Mừng, Linh mục chánh xứ khai triển ý nghĩa lời kinh Mân Côi, từ lời sứ thần truyền tin cho Đức Maria.Đó là ngắm thứ nhất mùa vui. Thứ nhất thì ngắm, thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường. Đọc đến đây nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng,khiêm nhường trước nhất là Đức Maria,nhưng thật ra, khiêm nhường trước hết phải là Đức Giêsu. Ngài đã từ trời cao mà hạ mình xuống thấp nhất, xuống thế gian làm người, sống giữa chúng ta, để chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc đời chúng ta, như thư Thánh Phaolô nói. Như thế, đọc kinh Mân côi là chúng ta noi gương khiêm nhường.Lần hạt Mân Côi là cùng với Đức Maria,chiêm ngắm Đức Giêsu và bước theo Ngài.Đức Mẹ đã là người môn đệ đầu tiên luôn thực thi lời của Chúa Giêsu, Mẹ thưa xin vâng trọn vẹn với Thiên Chúa. Chúng ta hãy đọc kinh là đi theo Chúa Giêsu từ lúc Ngài sinh ra cho đến khi Ngài lên trời.Chúng ta đọc kinh Mân côi để theo Chúa Giêsu và Đức Mẹ lên trời,không dám phạm tội nữa,không bị “sa hỏa ngục”.

Bên cạnh đó, Linh mục chánh xứ tâm sự với bà con giáo dân Tân Phú Hòa về việc đi nghỉ hưu.Từ nay, cuộc đời ngài bước sang một giai đoạn mới,chỉ là cầu nguyện, làm chứng tá cho Chúa trong âm thầm lặng lẽ, chuẩn bị cho cuộc ra cuối cùng của đời ngài, đó là dọn lòng chết lành và ngài xin mọi người cầu nguyện cho mình.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông đại diện HĐMVGX có lời tri ân linh mục chánh xứ với nhiều cảm xúc buồn dâng trào, vì sau 22 năm coi sóc với những công việc linh mục chánh xứ đã thực hiện nơi giáo xứ, xây ngôi nhà thờ bằng vật chất đến đời sống đức tin và giáo xứ còn có các chương trình bác ái,tất cả thể hiện tấm lòng mục tử nhiệt thành của ngài.Từ ngày 17.12.1998 về giáo xứ, ngài như người cha thân thương đáng kính,không dám đi đâu xa vì luôn nghĩ có ai cần ban các bí tích.

Đáp từ, linh mục chánh xứ nhìn nhận tất cả là ơn Chúa và sự đóng góp của bà con giáo dân, ngài chẳng có công gì hết,nhất là lời cầu nguyện của nhiều người mà ngài mới thực hiện nhiều công trình tại giáo xứ Tân Phú Hòa. Nhất là nhờ Đức Maria, Thánh Cả Giuse và các cố linh mục chánh xứ tiền nhiệm của giáo xứ luôn cầu bầu, nhờ đó mà giáo xứ được khang trang như ngày nay.Ngài ước mong đời minh như là của lễ, hiệp với hy tế của Đức Kitô trên thánh giá, và khi được Chúa gọi về,ngài mong ước được ở trong nhà lưu giữ hài cốt của cùng với mọi người trong giáo xứ.

Thánh lễ tạ ơn kết thúc, mọi người ra về trong ngẹn ngào, mọi người luôn ghi nhớ và cầu nguyện cho vị chủ chăn chuẩn bị bước vào giai đoạn âm thầm thinh lặng nơi nhà hưu dưỡng.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Lễ ban bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Vĩnh Hòa Sàigon
Văn Minh
21:18 04/10/2020
“Thầy Giêsu là đường đi, là sự thật và là sự sống”. Đức Giám Mục (ĐGM) Louis Nguyễn Anh Tuấn – Giám Mục Phụ Tá TGP Sài Gòn – đã chia sẻ cho các em thiếu nhi như trên nhân dịp ngài về thăm mục vụ chủ tế Thánh lễ và ban Bí tích Thêm Sức cho các em thiếu nhi trong giáo xứ Vĩnh Hòa – diễn ra lúc 7g00 sáng Chúa nhật ngày 04.10.2020. Đồng tế cùng ngài có linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh hòa.

Xem Hình

Đến tham dự Thánh lễ, ngoài các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức còn có bố mẹ đỡ đầu cùng các bậc phụ huynh và cộng đoàn giáo xứ.

Trước Thánh lễ, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ (HĐMVGX) và các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức đã rước đoàn đồng tế từ dưới hội trường lên thánh đường trong sự hân hoan chào đón của các bậc phụ huynh.

Đầu lễ, Lm Gioakim ngỏ lời chào mừng ĐGM Louis, cùng cộng đoàn Dân Chúa đã qui tụ về ngôi thánh đường nhỏ bé này để hiệp dâng Thánh lễ hôm nay. Đồng thời, Lm chánh xứ cũng giới thiệu danh sách 56 thụ nhân đủ điều kiện để được ĐGM thương ban Bí tích Thêm Sức cho các em.

Trong bài giảng lễ, ĐGM Louis chia sẻ: Niềm vui của người Công Giáo là được làm con cái Thiên Chúa, và để được bình an trong tâm hồn thì mỗi người chúng ta phải bước đi theo con đường của Thầy Giêsu chí Thánh. Vì Ngài là đường đi, là sự thật và là sự sống. Trong tháng mười này, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy siêng năng suy ngẫm đọc kinh Mân côi qua các Mầu Nhiệm, hầu giúp người tín hữu vượt qua những thử thách, cám dỗ và cùng nhau ra đi truyền giáo với Mẹ giữa lòng thế giới hôm nay. Để kết thúc bài chia sẻ, ĐGM mời các em thiếu nhi cùng hát bài: “Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời hiện ra uy linh sáng chói. Mẹ nhắn nhủ người đời: hãy mau ăn năn đền bồi, hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năng lần hạt Mân Côi”.

Sau bài giảng, các em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức với nến sáng trên tay, lập lại lời tuyên xưng đức tin. ĐGM đọc lời nguyện và ban Bí tích Thêm Sức cho các em.

Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện tín hữu và dâng những của lễ lên Thiên Chúa.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông cố Giuse Phạm Văn An, thay mặt giáo xứ và các vị phụ huynh lên cảm ơn ĐGM Louis, Lm chánh xứ và cộng đoàn đã cùng nhau tổ chức cho Thánh lễ được diễn ra trang nghiêm và sốt sắng. Để tỏ lòng tri ân, bó hoa tươi thắm được các em thiếu nhi dâng lên ĐGM và Lm chánh xứ trong tiếng pháo tay của cộng đoàn.

Đáp từ, ĐGM bày tỏ niềm vui khi về thăm giáo xứ Vĩnh Hòa, và chúc giáo xứ ngày một thăng tiến hơn nữa về mọi mặt.

Thánh lễ khép lại lúc 8g30. Sau Thánh lễ, ĐGM, cùng các em chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trước thềm cung thánh. Trước khi ra về, các anh chị Huynh trưởng – GLV trao cho mỗi em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức một Lễ hộp bánh.
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Nhân Dân Đồng Bào
Trà Lũ
09:13 04/10/2020
Tôi viết bài này vào ngày lễ Tạ Ơn. Canada mừng lễ này vào tháng 10, còn Hoa Kỳ vào tháng 11. Canada bao giờ cũng đi trước nước đàn anh. Mọi năm chúng tôi thường nhắc tới công ơn nước Canada đã cưu mang chúng tôi từ các trại tỵ nạn ĐNA sang đây, năm nay không khí Covít-19 và cuộc bầu cử Tổng thống bên Hoa Kỳ đã làm mờ hết mọi sự. Ôi đám mây này nó lớn làm sao. Nào chiến tranh với Trung Cộng sắp nổ, nào đập Tam Hiệp sắp vỡ sẽ làm chết mấy trăm triệu người, nào Tứ giác Kim Cương ‘Mỹ-Nhật-Ấn-Úc’ mới xiết tay nhau, nào bạo loạn Antifa và Black Lives Matter, nào cuộc tranh luận giữa Vua Trump và Ngài Bí Đen, nào Dịch Côvit-19 tái phát đợt 2…Đấy là mây từ Hoa Kỳ thổi qua, còn mây Canada thì không đến nỗi nặng nề như vậy, cũng nạn dịch Vũ Hán của Tàu Cộng, Quebec và Montreal đã ra lệnh đóng cửa các hàng quán, rạp hát, thư viện… Trong tháng 10 này, thủ tướng Trudeau đã phải xác định chống dịch là ưu tiên số 1 hiện nay. Riêng cộng đồng VN thì 75 hội đoàn quốc gia đã ra tuyên cáo và kêu gọi mọi người tảy chay triển lãm về HCM do tòa đại sứ CSVN tổ chức tại Ottawa, và việc treo cờ đỏ ở tòa đô chính Toronto.

Ông H.O. trong làng tôi thì đang chú trọng đặc biệt tới giới truyền thông bên Mỹ mà người ta bảo là 80% ngả theo Dân Chủ Đảng Con Lừa. Ông H.O. bao giờ cũng cười hề hề khi nhắc tới cuộc bầu cử 2016 năm xưa. Ông bảo nhóm Mass Media này là một tập đoàn kiêu căng, hãnh tiến với chức danh là Đệ Tứ Quyền, nhưng đã vỡ mặt về cuộc bầu cử. Họ tin Bà Hillary sẽ thắng 100%. Newsweek đã in sẵn số báo có tranh bìa mang hình bà Hillary với hàng chữ ‘Tân tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Nhưng thôi, xin ngưng, không nói nữa về những cơn nhức đầu này vì đa số các cụ đã biết nhiều rối. Xin trình các cụ một bức ảnh đã làm cả làng An Lạc chúng tôi cảm động. Do những cuộc cháy rừng khủng khiếp bên Cali, cuối tháng 9, có phóng viên chụp được hình 1 con gà mẹ nằm chết cháy bên một ổ trứng. Gà mẹ có thể chạy trốn lửa nhưng không, nó đã ở lại để bảo vệ trứng dù chưa nở thành con. Ôi, tình mẹ của con gà mái, chỉ là con gà mà nó còn yêu thương những đứa con chưa chào đời xiết bao, còn loài người chúng ta, còn phá thai nữa không?

Trong bữa ăn lễ Tạ Ơn, Cụ Chánh tiên chỉ làng đã nhắc mọi người ân nghĩa của chính quyền Canada và những nhà bảo trợ, những gì ta đã được. Ngoài ra ta cũng phải cám ơn những gì ta đã thoát như thoát VC, thoát bệnh tật, thoát nhiều tai nạn… Bà Cụ B.95 thì lớn tiếng cám ơn Trời đã cho bà thoát VC vào cuối đời, đi thẳng từ Hà Nội sang đất thiên đàng Canada, được gặp mặt con cháu, được nhập làng An Lạc vui vẻ này.

Ông ODP thì cám ơn Trời vừa cho ông cơ hội giúp một người từ VN mới sang. Ông kể rằng trong một bữa ăn tình cờ ông ngồi bên anh ta. Ở VN anh này mỗi bước là có tài xế, anh không hề biết lái xe. Sang đây anh định mua xe nhưng không có bằng, anh đang định nhờ người thi giúp. Ông ODP nghe xong bèn lên tiếng can ngay. Anh chớ có giết người và tự sát như vậy. Anh phải đi học lái xe để hiểu tường tận luật lái xe, có hiểu biết luật thì anh mới biết lái xe trúng cách, không lái ẩu, không gây tai nạn cho chính anh và cho những người lái xe khác và những người đi đường. Thi lái xe mà rớt thì sẽ sáng mắt thêm rôi học lại. Em tôi ngày xưa thi lái xe rớt 2 lần, bây giờ thì nó lái rất giỏi, thận trọng và rất an toàn. Ai nghe xong chuyện này cũng đều gật đầu và hoan hô lời khuyên của ông ODP. Các cụ nhớ chuyên này nha. Hãy can ngăn những người có ý định mua bằng lái xe hay thi lái xe giúp.

Cụ B.95 nhìn thần tượng John của cụ rồi hỏi: Anh John à, hôm nay chưa thấy anh nói gì. Anh tạ ơn Chúa làm sao? Anh thưa ngay: Cháu vẫn tạ ơn Chúa về các ơn cháu hằng nhận được, ơn thứ nhất là lấy được nhà cháu từ VN. Nhờ vợ mà cháu dược hạnh phúc như ngày nay. Cháu phải hằng ngày cám ơn vợ như cựu thủ tướng Jean Chrétien từng nói: Nếu không có vợ thì tôi không được như ngày nay.Vợ ông tên là Aline Chretien mới qua đời ngày 12 tháng 9 vừa qua, thọ 84 tuổi, ở Quebec. Ơn thứ hai mà cháu cám ơn Chúa là cháu biết nói tiếng VN và hiểu văn hóa VN.

Nghe tới đây thì cả làng vỗ tay. Ông ODP lên tiếng: Chúng tôi đã nghe anh nói nhiều đề tài về tiếng Việt tuyệt vời, hôm nay anh nói thêm đi. Anh John trả lời ngay: Những cái hay cái đẹp của tiếng Việt thì nhiều vô cùng, tôi càng học thì càng thấy nó hay quá sức. Nhiều lắm. Như chúng ta thường coi việc suy nghĩ là việc của cái đầu, nhưng người Việt lại nói là việc của cái bụng, như ‘Tôi nghĩ trong bụng rằng…’ Ngoai việc suy nghĩ bằng bụng, ta còn coi tiếng cười cũng phát xuất từ trong bụng như câu thường nghe: chúng nó ôm bụng cười hắc hắc, và cười muốn bể bụng luôn. Riêng việc suy nghĩ, người ta còn khuyên: Bạn hãy suy nghĩ cho chín. Chín đây là nấu chin. Đó là mặt nói, còn mặt viết thì cũng hay lắm. Như dấu phảy để ngắt câu. Tôi thấy trong sách dạy tiếng Việt có ví dụ nói về sự quan trọng của dấu phảy dấu phết rất hay ---Như chuyện có anh chàng kia bị vợ đem ra tòa về tội anh ta dám bỏ vợ và sống vợ bé. Quan tòa ra lệnh ‘ Sống với vợ cả, không được sống với vợ bé’. Anh này về nhà cứ sống với vợ bé, vì anh ta đã thay đổi dấu phết của quan tòa: Quan tòa cho phép tôi sống với vợ bé rõ ràng; ‘Sống với vợ cả không được, sống với vợ bé’.

Như chuyện nói về đàn ông đàn bà cần có nhau. Phe đàn ông viết: Đàn bà không có đàn ông, thành man rợ. Phe các bà sửa lại dấu phết: Đàn bà không có, đàn ông thành man rợ.

Anh John thấy mọi ngườii vỗ tay thì thêm hứng, anh miên man sang cả việc chống cộng. Anh bảo ở VN sau 1975, các chuyện tiếu lâm chế nhạo CS và nhất là Bác Hồ thì nhiều vô tả, có thể viết thành một cuốn tự điển lớn. Chẳng hạn dân gian có câu thơ:

Đả đảo Thiệu Kỳ, mua cái gì cũng có

Hoan hô Hồ Chí Minh, mua cái đinh phải xếp hàng.

Đang khi cả làng mải mê nghe anh John bàn về tiếng Việt tuyệt vời thì cụ Chánh chủ nhà đánh trống ăn trưa. Hôm nay cụ nấu. Quý vị có biết bữa nay cụ đãi chúng toi món gì không? Thưa, một món rất Bắc Kỳ và rất cổ truyền: Món giả cày, tức là món dùng thit heo nấu giả làm thịt chó. Ôi nó ngon làm sao. Món này ăn với cơm củng ngon mà ăn với bún cũng ngon. Và câu chuyện bữa ăn lại xoay quanh chuyện thịt chó. Cụ Chánh bảo ở Canada này không mua được thịt chó vì ở đây ai mà giết chó ăn thịt là vào tù ngay. Năm xưa tôi thấy có người thèm thịt chó quá nên đã nhờ bạn thân về du lịch VN, khi trở về Canada thì xin mua cho một đùi thịt chó đông lạnh, và giấu trong vali quần áo.

Nghe tới việc ăn thịt chó vụng trộm ở Canada như thế thì ai cũng lè lưỡi, sợ quá. Việc này đã khiến bồ chữ ODP kể chuyện về thịt chó. Rằng không phải chỉ có người Việt mê thịt chó mà người Cao Mên cũng mê thịt cho như mình. Báo chí còn ghi chuyện gay cấn này bên Mỹ, nói rồi ông lôi cái mái ipad trong túi ra. Ông bấm mấy cái để lấy ý rồi kể:

Trung tuần tháng 3 năm 1989, tòa án Long Beach ở California đã xử vụ 2 người Mên ăn thịt chó. Tòa đông nghẹt, cả da vàng cả da trắng. Hai nhóm này hầm hè nhau. Nhóm da trắng là Mỹ địa phương muốn tòa kết tội 2 anh Mên này man rợ vì tàn bạo với súc vật, còn nhóm da vàng thì cho nhóm Mỹ trắng này là đạo đức giả và không thực tế. Việc như sau: Hai người Mên đã dùng búa đập chết con chó rồi dùng giao mổ bụng, cạo lông, rồi xẻ thịt, và nhậu ngay trong chung cư. Công tố viên xin tòa kết án nặng nề về tội tàn ác với thú vât. Luật sư của bên bị đã biện hộ rất hùng biện, rằng Hoa Kỳ xưa nay chưa có luật nào cấm ăn thit chó. Chó cũng chỉ là súc vật như bò dê gà, Không có điều nào trong hiến pháp Hoa Kỳ và ngay trong cả Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cũng không có điều nào buộc ta đặt chó mèo ở trên bò dê gà, cho nên ăn thịt chó không phải là tội. Hai thân chủ của tôi chỉ có tội là để mất nước vào tay cộng sản nên không còn được ở quê nhà xơi thịt chó mà theo truyền thống của họ là món ngon nhất thế giới. Rồi luật sư còn vạch ra những cảnh đạo đức giả: người da trắng đã vỗ tay reo hò vui vẻ khi xem 2 võ sư đấm đá nhau trên đài, vỡ miệng, gẫy răng, máu chảy ròng ròng, hay khi xem 2 con gà chọi nhau đến chết. Luật sư xin tòa tha bổng 2 bị can vì họ đã có can đảm dám nối tếp truyền thống ăn ngon của tổ tiên họ, Cuối cùng tòa án tha bổng 2 ông Mên xơi thịt chó. Báo chí ghi: Chưa bao giờ có vụ án nào công bằng và đẹp như thế.

Cả làng vỗ tay khen câu chuyện của bồ chữ ODP hay quá. Rồi Ông ODP kể tiếp: Do vụ án này mà ngay sau đó, ngày 1.1.1990, California đã ban hành luật cấm ăn thịt chó. Nhật báo San Jose Mercury đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần An Bài về đạo luật mới này. Ông Bài trả lời rất hay: Tôi không nghĩ rằng đạo luật cấm ăn thịt chí này là kỳ thị chủng tộc, nó chỉ phản ảnh sự khác biệt về văn hóa. Là thiểu số của xứ tự do dân chủ này, người VN chúng tôi phải tôn trọng luật pháp của đa số. Nếu đa số không muốn chó mèo bị ăn thịt thì chúng tôi không ăn. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu phong tục tập quán của nhau để có thể sống hòa hợp với nhau nhằm phục vụ sự thịnh vượng của xã hội chúng ta đang sống. Chẳng hạn khi nhóm thiểu số chúng tôi mới đến xứ này thì chúng tôi rất ngạc nhiên là các trường học không có lễ chào quốc kỳ hằng ngày, lại còn thấy người dân có thể đốt cở Mỹ, nữ tài tử mặc quần lót hình quốc kỳ, mà không bị tội gì cả. Hy vọng với thời gian nhiều người sẽ hiểu vì sao chúng tôi thích ăn thịt chó…

Anh John xin góp ý: Vâng, thời gian sẽ làm chúng ta hiểu thêm về các sự kiện. Thời gian cần thiết và quan trọng lắm. Tôi có kinh nghiệm sống về yếu tố thời gian. Năm xưa tôi đọc tài liệu về Nhân văn Giai Phẩm, tôi thấy ông nhà văn Phùng Quán khi mới vào đảng CS thì báo đảng khen hết lời, thế nhưng vì ông tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, ông liền bị đảng khai trừ và đày đọa. Tội ông nặng nhất là bài thơ ‘Lời Mẹ dặn’

Yêu ai cứ bảo là yêu,

Ghét ai cứ bảo là ghét,

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

Chân thật trọn đời

Đường công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng giao viết văn lên đá.


Bài này khá dài, in trong báo Nhân văn năm 1956. Ý thơ chân thật, hay,và can trường quá chứ. Ngày xưa tôi không hiểu tại sao Phùng Quán bị đày đọa vì bài thơ này. Mãi về sau tôi mới biết là hồi đó Đảng CS chưa đưa ra chính sách đề cao bác Hồ, đầu tiên họ mới nhắm lớp thiếu nhi, dạy các thiếu nhi qua bài hát ‘ Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng…’ Lúc đó chả ai yêu Bác cả, thế mà đảng lại bắt các em nhi đồng yêu. Lời thơ Phùng Quán nhắm vào lời Đảng dạy này. Ông bị Đảng đuổi và bắt lao động trong 30 năm. Phùng Quán là bạn thân với nhà văn Trần Mạnh Hảo. Nhà văn Hảo đã gặp Phùng Quán năm 1995, hai người tâm sự với nhau cả một đêm. Phùng Quán có vợ là cô giáo Bội Trâm và có hai con tên Quyên và Quân. Ông đã mở hết cõi lòng, đã tâm sự với nhà văn Trần Mạnh Hảo trong tiếng khóc: ‘Hảo ơi, Quán chỉ thèm làm người. Bội Trâm ơi, anh làm khổ em, Quyên và Quân ơi, bố làm khổ hai con. Không ai cho bố làm người, không ai cho anh làm người. Anh thèm lắm, thèm được làm người với Bội Trâm chỉ một ngày, có một phòng riêng cho đêm tân hôn, không phải động phòng ngoài công viên như câm thú…’

Các cụ đọc mấy câu thơ tôi trích và đọc lời khóc của Phùng Quán mà Trần Mạnh Hảo chép lại có thấy đời ông khổ như thế nào chưa. Đây là lời cáo trạng sâu sắc nhất chống chế độ gian dối của CSVN.

Viết đến đây tôi chợt nhớ tới nhà thơ Vũ Hoàng Chương của Miền Nam. Rằng sau 1975, mấy ông văn nô bồi bút rước Vua Tố Hữu từ Hà nội vào Saigon và đã tổ chức một buổi họp ca ngợi thơ của Tố Hữu. Bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu là bài tôn vinh ông tổ CS Stalin trong đó có mấy câu nổi bật này:

…Áo Ông trắng giữa mây hồng

Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười

Stalin ! Stalin !

Yêu biết mấy, nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Stalin !




Thương cha thương mẹ thương chồng

Thương mình thương một, thương Ông thương mười…


Các nhà văn nhà thơ được mời lên phát biểu về bài thơ này. Ai cũng hết lời ca ngợi la hay, là chân thật, là đúng quá. Chỉ riêng thi sĩ Vũ Hoàng Chương khi bị ép lên phát biểu thì ông Vũ đã phát biểu rằng mấy lời thơ này nghe thì hay nhưng không hề đúng sự thực. Tôi chưa hề thấy có bà mẹ nào dạy con như vậy, chưa có bà vợ nào nói với cha mẹ và chồng như vậy…

Vua Tố Hữu, xưa nay chỉ quen nghe những lời tung hô, nay bị chê là gian dối và sai sự thực, đã tím mặt. Kết quả: thi sĩ họ Vũ của VNCH đã bị vào trại cải tạo, lúc hấp hối gần chết mới được đưa về nhà.

Hoàng Cầm mất năm 2010, thọ 88, mộ phần rộng 20 thước vuông. Tố Hữu cũng mất năm 2010, thọ 90. Nghe nói bây giờ CSVN đang tính xây lăng, rộng 20.000 thước vuông, dự án 28 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước tức tiền thuế của nhân dân. Người CS vẫn xưng mình là đầy tớ của nhân dân, câu này có đúng không, thưa các cụ?

Ông bồ chữ ODP nói ngay: Con nít cũng biết là không đúng. TT Thiệu đã nói từ xưa: ‘Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm’. Chúng ta nên để ý điều này là CSVN không bao giờ dùng chữ đồng bào, mà chỉ dùng chữ nhân dân, cái gì và lúc nào cũng nhân dân. Nếu chúng coi chúng ta là đồng bào, cùng một bào thai Mẹ Âu Cơ thì chúng đâu có xấu và tàn ác như vậy !

Kính chúc các cụ, đồng bào của tôi, mọi phước lành qua mùa dịch này.

TRÀ LŨ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Thu
Nguyễn Trung Tây Lm.
08:48 04/10/2020
CHỚM THU
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Lá vàng nhẹ nhàng nhón gót chân,
Gọi dậy xôn xao cả một mùa!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Biệt đội cảnh sát Tampa, Florida bắt được kẻ đốt nhà thờ Công Giáo trong hoàn cảnh thật bất ngờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:08 04/10/2020


1. Các lễ phong chức tại Rôma

Sau một năm đầy biến động do đại dịch coronavirus, tám ứng viên người Mỹ cho chức linh mục đã được phong chức phó tế tại Vatican.

Mang mặt nạ, các chủng sinh, cùng với các linh mục và một số giám mục và Hồng Y, đã long trọng tiến về phía Bàn thờ Ngai Tòa ở Vương cung thánh đường Thánh Thánh Phêrô vào ngày 1 tháng 10 để được truyền chức thánh.

Đức Hồng Y James M. Harvey, người Mỹ, Giám Quản Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, đã chủ sự Thánh lễ tấn phong, Đức Hồng Y Raymond Burke, linh hướng Dòng Malta, là một trong số những vị đồng tế.

Hàng trăm tín hữu cũng có mặt trong thánh lễ tấn phong, ít hơn những năm trước vì hạn chế đi lại và chỗ ngồi hạn chế do đại dịch.

29 trong số các bạn học của các phó tế, những người đáng lẽ đã được thụ phong với họ, đã được thụ phong ở Hoa Kỳ vào mùa hè qua sau khi tình trạng cô lập trên toàn quốc ở Ý vào tháng Ba đã buộc các đại học giáo hoàng phải gửi sinh viên về nước.

Hầu hết các thành viên gia đình của các tân phó tế cũng không thể có mặt.

Hai ngày sau biến cố này, giáo phận Roma của Ðức Thánh Cha có thêm năm linh mục mới. Các vị đã được Ðức Hồng Y giám quản Angelo De Donatis truyền chức linh mục, lúc 5 giờ, chiều thứ Bảy, 3 tháng 10 năm 2020, tại Ðền thờ thánh Gioan Laterano.

Thông cáo báo chí của giáo phận Roma cho biết trong số các tiến chức có ba thầy xuất thân từ chính giáo phận Roma, hai thầy còn lại là ơn gọi muộn tuổi từ 34 đến 37, một thầy được huấn luyện tại Chủng viện Mẹ Ðấng Cứu Chuộc, thuộc Con đường Tân Dự Tòng, và một thầy thuộc Giám hạt tòng nhân Opus Dei.

Giáo phận Roma, theo thống kê chính thức có 2 triệu 600 ngàn tín hữu trong tổng số 3.2 triệu dân, với 1,500 linh mục giáo phận và gần 2,200 linh mục thuộc các dòng tu.

Hằng năm, vào Chúa nhật thứ Tư sau Phục sinh, Chúa nhật Lễ Chúa Chiên Lành, Ðức Thánh Cha vẫn cử hành lễ truyền chức linh mục, nhưng năm 2020 vì đại dịch nên ngài không truyền chức. Chúa nhật 12 tháng 5 năm 2019 ngài đã truyền chức cho 19 tân linh mục, tại Ðền thờ thánh Phêrô, trong đó chỉ có hai vị thuộc giáo phận Roma, tám linh mục thuộc Huynh đoàn linh mục Nam tử Thánh Giá, tám vị khác thuộc Con đường Tân Dự Tòng.


Source:Crux

2. Hội thảo về tự do tôn giáo tại Ðại sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh.

Chiều ngày 30 tháng 9 năm 2020, một cuộc hội thảo về tự do tôn giáo đã được tổ chức tại Ðại sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh, với sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo, Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Ðức Tổng giám mục Ngoại trưởng Paul Gallagher và nhiều nhân vật khác.

Cuộc hội thảo có chủ đề là: “Thăng tiến và bảo vệ tự do tôn giáo trên bình diện quốc tế qua ngoại giao”.

Lên tiếng trong dịp này, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nhắc đến vai trò quan trọng của Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã dẫn đến cuộc cách mạng lương tâm, làm sụp đổ bức màn sắt. Ông cũng phê bình Trung Quốc về tự do tôn giáo: chính phủ Trung Quốc là kẻ bách hại tệ nhất thế giới, chống các tín hữu và Giáo hội, ở trong một vị thế có một không hai, để đứng lên bênh vực những người mà tự do tôn giáo của họ bị chà đạp”. Ông nói thêm rằng: “Hoa Kỳ có thể và đang giữ vai trò của mình trong việc lên tiếng bênh vực những người bị áp bức, tuy nhiên chúng tôi có thể làm hơn nữa...”

Về phần Ðức Tổng giám mục Ngoại trưởng Gallagher, ngài ghi nhận có sự ý thức nhiều hơn về vai trò của các tôn giáo trong những vấn đề như hòa bình quốc tế, an ninh và sự sống chung. Trong lãnh vực này, việc bảo vệ tự do tôn giáo là một trong những ưu tiên lớn của Tòa Thánh. Ðức Tổng giám mục cũng nhấn mạnh rằng cuộc bách hại tự do tôn giáo không giới hạn vào sự bách hại thể lý. Những xu hướng ý thức hệ và sự bó buộc phải im lặng nhân danh chính sách “đúng đắn về chính trị” (politicamente corretto), cũng là những hình thức tấn công tự do tôn giáo. Và một điều đặc biệt không thể chấp nhận được, là những sức ép đòi bãi bỏ tự do tôn giáo và sự phản kháng lương tâm, với mục đích gọi là để “thăng tiến các cái gọi là 'các quyền con người', như phá thai, làm tuyệt đường sinh sản, hoặc trợ tử...”

Ðức Tổng giám mục Gallagher cũng nói rằng Tòa Thánh chủ ý theo đuổi đối thoại, một điều đặc biệt được Ðức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, cổ võ sự cảm thông với nhau giữa các dân tộc và xã hội, các xác tín tôn giáo khác nhau.

Sau bài phát biểu của Ðức Tổng giám mục Ngoại trưởng, đã có hai cuộc thảo luận bàn tròn: một về các phương thế ngoại giao để xác định những vùng quan tâm trong đó tự do tôn giáo bị đe dọa, và một về “ngoại giao và sự cộng tác quốc tế”.

Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, đã đến nói lời kết thúc cuộc hội thảo. Ngài tái khẳng định rằng bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo là một dấu hiệu đặc biệt của ngành ngoại giao Tòa Thánh. Quyền tự do này cùng với quyền sống, chính là nền tảng của tất cả các quyền khác của con người.

Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng nhận xét rằng những vi phạm tự do tôn giáo ngày nay, có căn cội là sự hiểu lầm về tự do của con người. Sự bất bao dung được biểu lộ, không những qua sự cấm cản người khác hành đạo, nhưng còn qua những tiếng nói bất bao dung, trong thái độ gọi là “đúng đắn về chính trị”, không chấp nhận tín ngưỡng của người khác.

Bên lề cuộc hội thảo, Ðức Hồng Y Parolin trả lời câu hỏi về tương quan của Tòa Thánh với Trung Quốc, và nói rằng Tòa Thánh tin nơi chính sách những bước tiến nhỏ, và hiệp định tạm thời với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục là một bước tiến, kể cả đối với tự do tôn giáo. Vì thế Ðức Hồng Y nói, dùng vấn đề hiệp định giữa Tòa Thánh và Trung Quốc với mục đích bầu cử trong nội bộ một nước, như tại Hoa Kỳ là điều không thích hợp.

Cũng nên nói thêm rằng ngoại trưởng Mỹ đã thỉnh cầu được gặp Ðức Thánh Cha, nhưng Tòa Thánh từ chối, vì Ðức Thánh Cha thường không tiếp kiến các nhà chính trị, trong bối cảnh cuộc bầu cử tại quốc gia liên hệ.


Source:Catholic News Agency

3. Giáo xứ St. Therese ở Utah 'choáng ngợp' trước sự hỗ trợ nồng nhiệt sau vụ phá hoại tượng

Hai tuần sau khi những kẻ phá hoại lật đổ bức tượng của Thánh Têrêsa tại một giáo xứ Công Giáo ở Utah, giáo xứ cho biết họ đã bị choáng ngợp trước sự ủng hộ quảng đại từ cộng đồng Công Giáo, cả địa phương và toàn cầu, khi họ kỷ niệm ngày lễ của vị thánh bảo trợ của mình.

“Rất may, chúng tôi đang rất may mắn, chúng tôi choáng ngợp trước sự hỗ trợ hào phóng và yêu thương mà chúng tôi đã nhận được từ cộng đồng của chúng tôi, các giáo xứ, cá nhân khác nhau và mọi người từ khắp nơi trên thế giới liên hệ để cầu nguyện và hỗ trợ chúng tôi” André Sicard, một chủng sinh tại Giáo xứ Công Giáo Thánh Têrêxa Hài Đồng ở Midvale, Utah, nói với CNA.

Vào ngày 14 tháng 9, giáo xứ báo cáo rằng những kẻ phá hoại đã lật đổ bức tượng lớn của vị thánh bảo trợ của họ, là Thánh Têrêsa, được dựng trong mười năm qua để chào đón anh chị em giáo dân khi họ đến nhà thờ.

Nhân lễ thánh Têrêsa vào ngày 1 tháng 10, Sicard cho biết giáo xứ đã cử hành hai thánh lễ, một bằng tiếng Anh và một bằng tiếng Tây Ban Nha, cả hai sẽ được phát trực tiếp trên trang Facebook của giáo xứ.

Giáo xứ cũng đang tổ chức lễ kết thúc tuần lễ Thánh Têrêsa. Đặc biệt, “một học sinh từ lớp giáo lý hóa trang thành Thánh Têrêsa và đứng trên bệ nơi có bức tượng yêu quý của giáo xứ vẫn đứng trước khi bị phá hoại.”

Sicard cho biết giáo xứ vẫn đang đánh giá xem nên thay thế bức tượng bị hỏng hay sửa lại bức tượng gốc. Giáo xứ cũng đang xem xét việc cải thiện các biện pháp an ninh của mình, bằng cách bổ sung thêm đèn và camera xung quanh khuôn viên giáo xứ. Việc nâng cao bệ tượng, như một biện pháp đề phòng, cũng là điều mà giáo xứ đang tính đến.


Source:Catholic News Agency

4. Kẻ đốt nhà thờ Công Giáo ở Florida bị bắt trong hoàn cảnh thật bất ngờ

Khi biệt đội cảnh sát Tampa, Florida điều tra các tội ác vì lòng căm thù gần như đã thất bại trong việc lần ra manh mối kẻ đốt một ngôi nhà thờ Công Giáo thì hung thủ đã đi ngang qua ngay trước mắt họ.

Cảnh sát nói rằng vào ngày 18 tháng 9, Rodriguez-Colina đã đột nhập vào Nhà thờ Công Giáo Incarnation ở Tampa, Florida và cố gắng thiêu rụi ngôi thánh đường này.

Đoạn video an ninh cho thấy một người đàn ông, mà cảnh sát giờ đây cả quyết là Rodriguez-Colina, cởi trần, đeo khẩu trang y tế và đeo găng tay trắng, đột nhập vào nhà thờ và đổ một bình chất lỏng trong suốt lên một số băng ghế bằng gỗ gần sát bên cung thánh. Anh ta bỏ chạy khi ngọn lửa bùng lên, dường như chưa kịp ăn trộm món đồ gì.

Đoạn video từ camera an ninh của nhà thờ không giúp gì nhiều cho cảnh sát vì hung thủ trùm đầu và che kín mặt trong khẩu trang y tế. Đặc điểm duy nhất họ nhận ra là cái chân trái cà thọt của hắn.

Khi cảnh sát gần như đã thất bại thì Rodriguez-Colina, với cái chân trái cà thọt, đi ngang qua trước mặt họ trong bộ quần áo tù nhân. Hắn ta đã bị bắt vài ngày trước đó vì tội ăn cắp tại một cửa hàng Walmart.

Ngày 30 tháng 9, Rodriguez-Colina đã nhận tội đốt phá ngôi nhà thờ, cùng với tội trộm cắp một cửa hàng tạp hóa địa phương. Ngoài những tội danh này, cố nhiên, hắn ta cũng nhận tội ăn cắp đồ tại một cửa hàng Walmart, là tội danh khiến hắn phải ngồi tù.

Cung thánh chịu thiệt hại đáng kể trong vụ cháy này. Sau trận hỏa hoạn, cha chánh xứ Michael Cormier kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho kẻ tấn công.

Vị linh mục cho biết trong bài giảng hôm Chúa Nhật 20 tháng 9 rằng ban đầu ngài định đóng cửa nhà thờ vào cuối tuần để hoàn thành công việc khôi phục các băng ghế.

“Nhưng tôi nghĩ: nếu chúng ta làm điều đó, cái ác sẽ chiến thắng.”

“Nếu chúng ta không có Thánh lễ trong một ngày cuối tuần, thì cái ác sẽ chiến thắng... chúng ta đã bị đánh gục, nhưng không bị tiêu diệt. Cuối cùng, cái ác không bao giờ chiến thắng.”

Cha Cormier đã chủ sự buổi cầu nguyện cảm tạ rằng “hành động xấu xa” này đã không phá hủy nhà thờ, và cầu nguyện cho kẻ tấn công xin Chúa loại bỏ ác ý và lòng thù hận khỏi trái tim anh ta.”

“Cầu mong hành động khủng khiếp này khiến chúng ta hợp nhất, yêu thương nhau hơn bao giờ hết, và tiếp tục làm cho giáo xứ của chúng ta trở thành nền tảng của đức tin và sức mạnh cho chúng ta.”

Vụ đốt phá này là vụ mới nhất trong loạt các vụ tấn công nhằm vào các nhà thờ Công Giáo ở Florida trong năm nay và trên khắp đất nước.

Vào sáng ngày 11 tháng 7, một người đàn ông đã đâm một chiếc xe tải nhỏ vào cửa trước của Nhà thờ Công Giáo Nữ Vương Hòa bình ở Ocala, Florida. Sau đó, hắn đốt cháy nhà thờ trong khi giáo dân đang ở bên trong chuẩn bị cho Thánh lễ buổi sáng.

Cảnh sát đã bắt giữ Stephen Anthony Shields, 24 tuổi, ở Dunnellon, Florida vào cuối ngày hôm đó. Anh ta đã bị buộc tội mưu toan giết người, đốt phá, ăn trộm và trốn tránh bị bắt.

Cũng trong tháng 7, một kẻ tấn công chưa được tiết lộ danh tính đã chặt đầu bức tượng Chúa Kitô Mục tử Nhân lành tại một giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Miami, ở Tây Nam Miami-Dade County.


Source:Catholic News Agency