Phụng Vụ - Mục Vụ
Thủy chung
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:48 04/10/2018
THUỶ CHUNG (Mc 10, 2-16)
Chúa Nhật XXVII TN B
Các bài đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật XXVII TN B dường như xoáy trọng tâm vào đời sống hôn nhân mà chủ đề chính là sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu phụ. Tuy nhiên điều ta cần ngạc nhiên đó là sau khi tường thuật việc Chúa Giêsu khẳng định về sự chung thuỷ vợ chồng, đạo nhất phu nhất phụ thì Tin Mừng Maccô lại kể tiếp chuyện Chúa Giêsu chúc lành cho các trẻ em, dù cho các Tông đồ phản đối kịch liệt. Đồng thời Chúa Giêsu cũng nhân sự kiện ấy để dạy cho các môn đệ và chúng ta hôm nay về cách thế vào Nước Trời là hãy nên giống như trẻ thơ.
Hình ảnh trẻ thơ trong vòng tay bố mẹ hay các bé đang chập chững tập đi của tuổi lên hai, lên ba không chỉ gợi cho chúng ta nét đơn sơ trong sáng mà đặc biệt cho chúng ta thấy một sự tin tưởng vào tình yêu. Trong vòng tay mẹ, bé không hề hãi sợ. Trong bàn tay của bố, trẻ vững tin tiến bước. Trẻ thơ chính là kết quả của tình yêu đôi lứa, là hoa trái của đời sống hôn nhân. Cái hình ảnh đẹp này hẳn phải được dệt xây trong một mái gia đình mà ở đó nghĩa tình vợ chồng mãi sắt son và chung thuỷ.
Người ta không thể cho cái gì mà mình không có. Làm sao có được những người con an bình trong vòng tay bố mẹ khi mà sự thuỷ chung trong hôn nhân không được đặt lên hàng đầu? Các thống kê xã hội cho chúng ta con số về trẻ hư hỏng thì đại đa số là xuất từ hoàn cảnh gia đình không ấm êm hay bị chia đàn xẻ nghé.
Không khi nào hơn lúc này, những nhà xã hội học, các nhà đạo đức học, những người đứng đầu các tôn giáo, các quốc gia lại quan tâm cách đặc biệt về sự bền vững trong hôn nhân gia đình. Là tế bào của xã hội, là cộng đồng cơ bản của Hội Thánh, vai trò của gia đình luôn có tầm quan trọng mà không có tổ chức hay đoàn thể nào có thể thay thế cách hữu hiệu. Một xã hội mà đời sống hôn nhân thiếu bền vững, thì có thể nói là đang trên đà băng hoại. Chính vì thế thông điệp gìn giữ sự thuỷ chung trong hôn nhân luôn mang tính thời sự và cấp thiết.
Làm sao để gìn giữ sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu thê giữa một xã hội đầy biến động và chóng đổi thay như hôm nay? Một trong những cách thế gìn giữ sự thủy chung, trước sau như một của đời hôn nhân, đó là nhìn vào trẻ thơ. Một sinh linh luôn sống trong sự tín thác vào tình yêu. Không chỉ biết xây dựng lòng tin vào tình yêu của nhau mà còn hướng tâm trí của mình về hoa trái của tình yêu, đó là một trong những cách thế tuyệt vời để gìn giữ mối dây liên kết bất khả phân ly giữa vợ chồng. Điều gì Thiên Chúa đã liên kết thì con người không được phân ly. Họ không còn phải là hai nhưng là một xương một thịt. Cái sự nên một xương một thịt này được hiện thực hóa nơi chính người con, một kết quả hữu hình của tình yêu đôi lứa. Nói đến điều này chúng ta mới hiểu được tình trạng dù không phải là “đáng buồn” theo nghĩa luân lý nhưng vẫn kém vui theo nghĩa tâm lý của những cặp vợ chồng đang lâm vào tình cảnh hiếm muộn.
Văn hào Saint Exupéry từng nói:“yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau nhưng là cùng nhau nhìn về một hướng”. Dĩ nhiên giữa vợ chồng có nhiều cái hướng nhắm, thế nhưng không có hướng nhắm nào quan trọng cho bằng những đứa con. “Có vàng, vàng chẳng hay phô. Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe”. Câu ngạn ngữ tuy mộc mạc, nhưng tượng hình và đượm nghĩa. “Ba thương con, vì con giống mẹ. Mẹ thương con, vì con giống ba…” Một ca từ không chỉ thi vị mà còn đủ ý tình. Chính qua đứa con mà người cha thêm khắng khít với người mẹ và người mẹ càng gắn bó với người cha và nghĩa tình hôn nhân ngày thêm bền chặt. Khi cùng nhìn về một hướng thì người ta sẽ biết nỗ lực vượt qua những dị biệt, để rồi có sự hiệp thông, hiệp nhất cách vững bền.
Với truyền thống Á đông, để làm người thì cần rèn luyện các nhân đức nền tảng là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Dù được xếp vào hàng thứ năm, nhưng “chữ tín” như là điều kiện đủ, hầu giúp cho các đức nhân, nghĩa, lễ, trí được chính hiệu. Cần khẳng định rằng chữ tín phải được gìn giữ trước hết ngay trong đời sống hôn nhân gia đình. Trong cuộc thi “hoa hậu áo dài” lần đầu được tổ chức tại Việt Nam năm 1989, chính nhờ câu trả lời trong phần thi ứng xử đã đưa cô Maria Nguyễn Thị Kiều Khanh, một nữ tín hữu giáo xứ Vườn Xoài, giáo phận Sài Gòn, lên ngôi hoa hậu. Các thí sinh vào vòng chung kết đều được ban giám khảo hỏi câu: em yêu cái gì nhất và em ghét cái gì nhất? Kiều Khanh đã vượt qua các bạn bằng câu trả lời: “điều em ghét nhất là sự phản bội”.
Quả thật, khi sự bất trung, bất tín xuất hiện và lan tràn như chuyện cơm bữa, trở thành chuyện thường tình, thì mọi mối tương quan giữa các cá nhân cũng như tập thể chắc chắn bị gãy vỡ. Nay ký kết hôn ước, mai đường ai nấy đi thì còn gì là hôn nhân! Nay ký hợp đồng, mai lại tùy tiện hủy bỏ thì còn gì là thương mại, bán mua! Nay ký hiệp ước, mai lại đơn phương rút, hủy thì còn gì là quan hệ đối tác! Tuy nhiên, cũng cần chân nhận rằng “nhân bất thập toàn”. Phận người thì khó tránh khỏi những sai lầm đáng trách hoặc có thể lượng thứ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhận định: “Chúa Giêsu một đàng đưa ra lý tưởng rất cao cả về đời sống hôn nhân và gia đình; đàng khác Người chạnh lòng thương những người đau khổ trong đời sống hôn nhân như trường hợp người phụ nữ xứ Samaria hoặc người nữ phạm tội ngoại tình” (Thư Mục Vụ 2018). Không kể các trường hợp cố tình và cố chấp, thì để gìn giữ sự thủy chung thì phía người lỗi phạm cần có sự khiêm nhu, chân thành nhìn nhận sai sót và phía còn lại cần có sự quảng đại, bao dung, tha thứ.
Xin nhớ rằng sẽ không bao giờ là muộn đối với người khiêm nhu, chân thành muốn bắt đầu lại như “thưở ban đầu đầy lưu luyến ấy” (x.Kh 2,4). Bí tích Thánh Thể, tòa cáo giải là những phương thế Chúa tạo cho chúng ta cơ hội lại bắt đầu. Ước gì mỗi người chúng ta biết trao cho nhau những cơ dịp thuận lợi để giúp nhau lại bắt đầu sống tình thủy chung và giữ chữ tín trong đời sống gia đình và xã hội, giữa chúng ta với nhau và với Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XXVII TN B
Các bài đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật XXVII TN B dường như xoáy trọng tâm vào đời sống hôn nhân mà chủ đề chính là sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu phụ. Tuy nhiên điều ta cần ngạc nhiên đó là sau khi tường thuật việc Chúa Giêsu khẳng định về sự chung thuỷ vợ chồng, đạo nhất phu nhất phụ thì Tin Mừng Maccô lại kể tiếp chuyện Chúa Giêsu chúc lành cho các trẻ em, dù cho các Tông đồ phản đối kịch liệt. Đồng thời Chúa Giêsu cũng nhân sự kiện ấy để dạy cho các môn đệ và chúng ta hôm nay về cách thế vào Nước Trời là hãy nên giống như trẻ thơ.
Hình ảnh trẻ thơ trong vòng tay bố mẹ hay các bé đang chập chững tập đi của tuổi lên hai, lên ba không chỉ gợi cho chúng ta nét đơn sơ trong sáng mà đặc biệt cho chúng ta thấy một sự tin tưởng vào tình yêu. Trong vòng tay mẹ, bé không hề hãi sợ. Trong bàn tay của bố, trẻ vững tin tiến bước. Trẻ thơ chính là kết quả của tình yêu đôi lứa, là hoa trái của đời sống hôn nhân. Cái hình ảnh đẹp này hẳn phải được dệt xây trong một mái gia đình mà ở đó nghĩa tình vợ chồng mãi sắt son và chung thuỷ.
Người ta không thể cho cái gì mà mình không có. Làm sao có được những người con an bình trong vòng tay bố mẹ khi mà sự thuỷ chung trong hôn nhân không được đặt lên hàng đầu? Các thống kê xã hội cho chúng ta con số về trẻ hư hỏng thì đại đa số là xuất từ hoàn cảnh gia đình không ấm êm hay bị chia đàn xẻ nghé.
Không khi nào hơn lúc này, những nhà xã hội học, các nhà đạo đức học, những người đứng đầu các tôn giáo, các quốc gia lại quan tâm cách đặc biệt về sự bền vững trong hôn nhân gia đình. Là tế bào của xã hội, là cộng đồng cơ bản của Hội Thánh, vai trò của gia đình luôn có tầm quan trọng mà không có tổ chức hay đoàn thể nào có thể thay thế cách hữu hiệu. Một xã hội mà đời sống hôn nhân thiếu bền vững, thì có thể nói là đang trên đà băng hoại. Chính vì thế thông điệp gìn giữ sự thuỷ chung trong hôn nhân luôn mang tính thời sự và cấp thiết.
Làm sao để gìn giữ sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu thê giữa một xã hội đầy biến động và chóng đổi thay như hôm nay? Một trong những cách thế gìn giữ sự thủy chung, trước sau như một của đời hôn nhân, đó là nhìn vào trẻ thơ. Một sinh linh luôn sống trong sự tín thác vào tình yêu. Không chỉ biết xây dựng lòng tin vào tình yêu của nhau mà còn hướng tâm trí của mình về hoa trái của tình yêu, đó là một trong những cách thế tuyệt vời để gìn giữ mối dây liên kết bất khả phân ly giữa vợ chồng. Điều gì Thiên Chúa đã liên kết thì con người không được phân ly. Họ không còn phải là hai nhưng là một xương một thịt. Cái sự nên một xương một thịt này được hiện thực hóa nơi chính người con, một kết quả hữu hình của tình yêu đôi lứa. Nói đến điều này chúng ta mới hiểu được tình trạng dù không phải là “đáng buồn” theo nghĩa luân lý nhưng vẫn kém vui theo nghĩa tâm lý của những cặp vợ chồng đang lâm vào tình cảnh hiếm muộn.
Văn hào Saint Exupéry từng nói:“yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau nhưng là cùng nhau nhìn về một hướng”. Dĩ nhiên giữa vợ chồng có nhiều cái hướng nhắm, thế nhưng không có hướng nhắm nào quan trọng cho bằng những đứa con. “Có vàng, vàng chẳng hay phô. Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe”. Câu ngạn ngữ tuy mộc mạc, nhưng tượng hình và đượm nghĩa. “Ba thương con, vì con giống mẹ. Mẹ thương con, vì con giống ba…” Một ca từ không chỉ thi vị mà còn đủ ý tình. Chính qua đứa con mà người cha thêm khắng khít với người mẹ và người mẹ càng gắn bó với người cha và nghĩa tình hôn nhân ngày thêm bền chặt. Khi cùng nhìn về một hướng thì người ta sẽ biết nỗ lực vượt qua những dị biệt, để rồi có sự hiệp thông, hiệp nhất cách vững bền.
Với truyền thống Á đông, để làm người thì cần rèn luyện các nhân đức nền tảng là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Dù được xếp vào hàng thứ năm, nhưng “chữ tín” như là điều kiện đủ, hầu giúp cho các đức nhân, nghĩa, lễ, trí được chính hiệu. Cần khẳng định rằng chữ tín phải được gìn giữ trước hết ngay trong đời sống hôn nhân gia đình. Trong cuộc thi “hoa hậu áo dài” lần đầu được tổ chức tại Việt Nam năm 1989, chính nhờ câu trả lời trong phần thi ứng xử đã đưa cô Maria Nguyễn Thị Kiều Khanh, một nữ tín hữu giáo xứ Vườn Xoài, giáo phận Sài Gòn, lên ngôi hoa hậu. Các thí sinh vào vòng chung kết đều được ban giám khảo hỏi câu: em yêu cái gì nhất và em ghét cái gì nhất? Kiều Khanh đã vượt qua các bạn bằng câu trả lời: “điều em ghét nhất là sự phản bội”.
Quả thật, khi sự bất trung, bất tín xuất hiện và lan tràn như chuyện cơm bữa, trở thành chuyện thường tình, thì mọi mối tương quan giữa các cá nhân cũng như tập thể chắc chắn bị gãy vỡ. Nay ký kết hôn ước, mai đường ai nấy đi thì còn gì là hôn nhân! Nay ký hợp đồng, mai lại tùy tiện hủy bỏ thì còn gì là thương mại, bán mua! Nay ký hiệp ước, mai lại đơn phương rút, hủy thì còn gì là quan hệ đối tác! Tuy nhiên, cũng cần chân nhận rằng “nhân bất thập toàn”. Phận người thì khó tránh khỏi những sai lầm đáng trách hoặc có thể lượng thứ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhận định: “Chúa Giêsu một đàng đưa ra lý tưởng rất cao cả về đời sống hôn nhân và gia đình; đàng khác Người chạnh lòng thương những người đau khổ trong đời sống hôn nhân như trường hợp người phụ nữ xứ Samaria hoặc người nữ phạm tội ngoại tình” (Thư Mục Vụ 2018). Không kể các trường hợp cố tình và cố chấp, thì để gìn giữ sự thủy chung thì phía người lỗi phạm cần có sự khiêm nhu, chân thành nhìn nhận sai sót và phía còn lại cần có sự quảng đại, bao dung, tha thứ.
Xin nhớ rằng sẽ không bao giờ là muộn đối với người khiêm nhu, chân thành muốn bắt đầu lại như “thưở ban đầu đầy lưu luyến ấy” (x.Kh 2,4). Bí tích Thánh Thể, tòa cáo giải là những phương thế Chúa tạo cho chúng ta cơ hội lại bắt đầu. Ước gì mỗi người chúng ta biết trao cho nhau những cơ dịp thuận lợi để giúp nhau lại bắt đầu sống tình thủy chung và giữ chữ tín trong đời sống gia đình và xã hội, giữa chúng ta với nhau và với Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XXVII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
15:40 04/10/2018
Sáng Thế 2: 18-24; Tvịnh 127; Do Thái 2: 9-11; Máccô 10: 2-16
Hôm nay, khi chúng ta nghe bài tạo dựng trong sách Sáng Thế, chúng ta nên quên những ý nghĩ trước kia chúng ta đã có. Lúc trước chúng ta chưa quen thuộc với Kinh Thánh, chúng ta nghĩ đến những hình ảnh định trước. Khi đọc sơ về việc tạo dựng loài người chúng ta có thể có những kết luận quá thô thiển. Thí dụ: Vì người đàn ông được tạo dựng trước tiên, chúng ta nghĩ trọng tâm kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa là chú trọng trước tiên đến người đàn ông.. Còn người phụ nữ có vẻ như là một ý nghĩ thứ hai và sự tạo dựng chỉ nhằm mục đích là làm bạn đồng hành với người đàn ông thôi.
Học hỏi về Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh kỹ lưỡng hơn thì thấy người đàn bà ngang hàng trong tình bạn với người đàn ông. Người đàn bà cũng được tạo dựng bởi một thứ đất như người đàn ông. Như thế Thiên Chúa chỉ định người đàn ông và người đàn bà sống hợp tác với nhau, và chia sẻ đời sống với nhau. Bài sách Sáng Thế mói rõ là trong việc lập gia đình "cả hai người trở thành một xương một thịt". Ngay cả từ "đàn ông", “đàn bà" chứng tỏ sự liên hệ mật thiết với nhau. Bài sách Sáng Thé nêu ý chính của bài phúc âm hôm nay.
Câu hỏi của các người Pharisêu không phải là nếu được phép ly dị, nhưng là khi được phép ly dị. Các giáo chức tôn giáo đã bàn cãi lâu đời về vấn đề ly dị. Các bài sách nói về ly dị đã được khảo cứu kỹ lưỡng. Thí dụ như trong sách Đệ Nhị Luật (24:1) "Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly hôn..." Không cần phải là chuyên viên về Kinh Thánh để biết hoàn cảnh người vợ dễ bị tổn thương như thế nào đối với người chồng. Nói đến "điều gì chướng" để viết chứng thư ly hôn là gì? Và đó là điểm chính trong việc bàn cãi.
Quan điểm đáng chú trọng để ly hôn là sự không trung thành. Nhưng người đọc sách Kinh Thánh sơ sài có thể nghĩ cho ly hôn là về những điều gì người chồng không ưa thích. Đó là những điều gì vậy? bữa cơm cháy khét? Không có con trai? tuổi già lẩm cẩm hay sao? Thật không khó để nghĩ đến những ảnh hưởng trong xã hội, nếu thử tục ly hôn quá dễ dàng dễ dàng như vậy. Ly hôn liên quan đến vấn đề về pháp lý, và hơn nữa, vì gia đình và cộng đoàn bị liên lụy vì ly hôn. Thí dụ như: vợ chồng có trách nhiệm săn sóc và che chở con cái bị ảnh hưởng do hậu quả của ly hôn. Như Kinh Thánh nói, Thiên Chúa cũng liên hệ đến hoàn cảnh vợ chồng theo trong truyền thống vì việc lập gia đình là một bí tích.
Hãy xem trong xã hội Chúa Giêsu, tình trạng thảm khốc của một người phụ nữ khi ly hôn như thế nào. Phần đông phụ nữ thời đó không có của cải, hay tài sản. Cuộc sống lứa đôi sẽ đem đến sự che chở cho người phụ nữ và con cái. Người đàn bà sống một mình cần phải tìm kế sinh nhai. Bởi thế luật pháp là điều tối hệ trọng để che chở người phụ nữ và con cái họ tránh khỏi những thế lực mạnh mẻ của xã hôi chống họ.
Chúa Gê su giải thích luật pháp một cách cứng rắn là chính Ngài muốn che chở người bé mọn trong xã hội. Trong những nơi khác trong phúc âm Chúa Giêsu gọi các môn đệ đi theo Ngài nên từ bỏ gia đình họ. Ngài lập nên một gia đình mới không có liên hệ về máu mủ. Nhưng nói về ly hôn và các hậu quả, Chúa Giêsu chọn theo thánh ý Thiên Chúa. Bài trích sách Sáng Thế mà chúng ta nghe hôm nay nói "cả hai người trở thành một xương một thịt". Bởi thế Chúa Giêsu dạy "vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly".
Hôm nay tôi nghĩ điều gì có thể "giảng giải" bài phúc âm hôm nay, không phải là hoàn toàn cấm ly hôn. Thí dụ như hoàn cảnh bạo tàn trong gia đình, ly dị là điều cần thiết để che chở người yếu đuối trong gia đình. Đây là điều tôi nghĩ về lời dạy của Chúa Giêsu, và lý do Ngài dạy. Cảnh vợ chồng đáng lẽ phải tiếp tục lâu dài, nhưng một số người chồng muốn ly dị vợ một cách quá dễ dàng. Và cũng như thường lệ, Chúa Giêsu tìm cách che chở người bé mọn không có cách nào kêu cứu đến xã hội.
Chúa Giêsu trả lời cho những người Pharisêu theo sự tốt đẹp của Ngài là quay lại hỏi người họ một câu "Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?" Ông Môsê cho phép người chồng viết giấy ly dị mà rẫy vợ, đó là một cách che chở cho người vợ khỏi bị xã hội nam nhi đô hộ. Với một chứng thư, người đàn bà có thể lấy chồng khác và được sự che chở cần thiết theo luật pháp.
Chúa Giêsu nói đến sách Sáng Thế để chứng tỏ thánh ý đầu tiên của Thiên Chúa là người đàn ông và người đàn bà ngang hàng với nhau. Người đàn ông nhìn vào các thú vật Thiên Chúa tạo dựng, và coi thú vật không ngang hàng với mình. Khi Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà cho ông A Dong. Ông ta xem đó là một người như ông ta và nói "phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi".
Còn về việc người đàn bà lấy chồng lại thì sao? Trong xã hội Chúa Giêsu, nếu người đàn ông không trung thành, người đó không phạm tội ngoại tình với người vợ, nhưng chỉ phạm tội ngoại tình khi người đàn ông đã lập gia đình khác. Nếu người đàn bà phạm tội ngoại tình thì sẽ bị ném đá. Bây giờ Chúa Giêsu dạy nếu người đàn ông tái hôn thì đã phạm tội ngoại tình (Nên chú ý: Phụ nữ Do thái không thể ly dị chồng, nhưng thánh Máccô viết phúc âm cho cộng đoàn người ngoại, và trong cộng đoàn đó phụ nữ có quyền ly dị và có quyền có của cải, tài sản).
Chúa Giêsu giảng dạy về sự gấp rút của Triều Đại Thiên Chúa, và việc đó gồm một đường lối mới về đời sống. Bởi thế, trong những lời Ngài giảng dạy khác, Ngài cấm không được thề thốt và ly dị (Mt 5: 34-37) Nhưng vì cộng đoàn tín hữu phát triển, họ nhận thấy họ không thể sống theo lý tưởng, và họ sửa đổi hòa hợp theo lời Chúa Giêsu dạy bảo. Vì thế, thí dụ như họ cố gắng làm thế nào để giúp đỡ cảnh vợ chông theo sự yếu đuối của loài người.
Đất nước chúng ta cho phép người phụ nữ có của cải, tài sản, có tiền lương khi đi làm và có thể ly dị. Dù vậy, phụ nữ và trẻ con vẫn là người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội chúng ta. Trong khi ly hôn được dễ dàng, xã hội vẫn không đủ sức thực hiện sự hổ trợ cho trẻ em đầy đủ. Bởi thế, nhiều người phải sống trong cảnh nghèo nàn, bao gồm chủ yếu những người mẹ trẻ và con họ.
Chúa Giêsu không từ chối luật pháp. Ngài muốn đời sống có trật tự, có tổ chức để che chở những người bé mọn yếu đuối. Bài sách hôm nay cũng nói đến lời Chúa Giêsu dạy về trẻ con. Trong tình cảnh các sự lạm dụng tré con của hàng giáo phẩm, trách nhiệm của chúng ta là che chở các người yếu đuối. Và lời giảng dạy của Chúa Giêsu giúp chúng ta thêm năng lực để che chở trẻ em như Chúa Giêsu đã làm. Chúng ta là thành phần giáo hội. Giáo phẩm và giáo dân hãy kêu gọi cho biết những người lạm dụng và thải họ ra khỏi việc làm của họ trong giáo hội. Chúng ta nên cố gắng giúp hàn gắn giữa những người bị lạm dụng. Chúa Giêsu tẩy chay thái độ của các môn đệ Ngài, và Ngài dạy họ phải đối xử nồng hậu với những người bé mọn. Ngài thách thức, và ban năng lực cho chúng ta là môn đệ, không dưới một thái độ “chờ xem”, nhưng phải làm gì ngay bây giờ để tránh khỏi những bùn nhơ tràn ngập chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
27th SUNDAY (B)
Genesis 2: 18-24; Psalm 128; Hebrews 2: 9-11; Mark 10: 2-16
When we hear the creation account in Genesis today we have to dismiss any former notions we may still have. At a previous time our unfamiliarity with the Scriptures gave us notions that led to stereotypes. A casual reading of the creation of humans shows how we can draw simplistic conclusions. For example, since the man was created first, he appears to be the primary focus of God’s plan for creating humans. The woman seems to be an afterthought and created just for the purpose of giving the man companionship and comfort.
Biblical scholarship and a thoughtful reading show the woman’s equality and her partnership with the man. She is created from the same "stuff." Thus, God intended man and woman to live in cooperation and meant to share life with one another. The text asserts that in marriage the two become "one flesh." Even their derivative names, "man," "woman," affirm their intimate relationship. The Genesis reading forms the backdrop for our gospel passage today.
The question posed by the Pharisees was not if divorce was allowed, but when it was permissible. The question of divorce was long debated among the religious teachers. The texts about it were scrupulously studied. So, for example, Deuteronomy 24:1 – "Suppose a man enters into marriage with a woman, but she does not please him because he finds something objectionable about her, so he writes her a certificate of divorce...." It does not take a biblical scholar to realize how vulnerable the wife would be to the pleasure of her husband. What was the "something objectionable" that would be grounds for the divorce? That was the focus of the debates.
The strict, or narrow interpretation, would allow divorce only for infidelity. But a looser reading would allow divorce for anything that the man found "objectionable." Grounds for divorce – what could they be? A burnt meal? Not bearing a son? Old age? It isn’t hard to imagine how society would be affected by such easy divorce procedures. Divorce involves legal issues, and much more, since family and community relationships are affected by divorce. For example, married couples are responsible to care for and protect children who are intimately affected by a divorce. As the Scriptures show, God is also involved in married relationships and in our tradition, to signify that, marriage is a sacrament.
Consider the dire straits a divorced woman would undergo in Jesus’ world. For the most part women did not own property. Marriage would provide them and their children support and protection. On their own they would be hard-pressed to find life’s essentials. Hence, the law was crucial for protection of women and their children from the more powerful forces aligned against them.
Jesus’ stricter interpretation of the law was characteristic of his desire to protect the least in society. In other places in the gospel Jesus calls his disciples to follow him, leaving behind their families. He was creating a new family, not related by blood ties. But about divorce and its consequences, he chose to follow God’s intention, the teaching we heard in today’s Genesis reading: "the two of them become one flesh." "Therefore," Jesus teaches, "what God has joined together, no human being must separate."
What I think is "preach-able" from today’s gospel, is not the absolute prohibition of divorce. In the light of domestic violence, for example, there is need for divorce to protect the vulnerable partner in marriage. Here’s where I would come down on Jesus’ teaching – the reason for his interpretation. Marriage was supposed to be permanent, but some husbands too easily cast off their wives. As he always did, Jesus seeks to protect those excluded who didn’t have societal recourse.
Jesus responds to the Pharisees in good rabbinical fashion, by asking another question, "What did Moses command you?" Moses permitted divorce with a certificate from the husband; which was a way to protect the wife from abandonment in their male-dominated society. With the certificate a woman was free to marry again and have the legal support she needed.
Jesus refers to Genesis to show God’s original intention: the equality of man and woman. The man found the animals inferior that God presented to him. When God presents the woman to Adam he finally finds one like himself – "bone of my bone and flesh of my flesh."
What about the charge of adultery for remarriage? In Jesus’ world if a man were unfaithful he wasn’t committing adultery against his wife, but only against other married men. If a woman committed adultery she would be stoned. So, Jesus’ teaching now includes men in the charge of adultery if they remarry. (Note: Jewish women could not divorce their husbands, but Mark addressed his Gentile audience where women could divorce and own property.)
Jesus preached with urgency the coming of God’s kingdom, which would enable a whole new way of living. Hence, among his other teachings, he forbade oaths and divorce (Matthew 5:34-37). But as the Christian community grew and spread they found they could not live up to all the ideals and they compromised over some of his teachings. So, for example, they struggled with how to support permanent marriages in light of human weaknesses.
Our country allows women to own property, receive wages and seek divorce. Still, women and children are the most vulnerable in our society. While divorce may be easier, society fails to enforce adequate child support, yielding an increase of those on the poverty roles – comprised primarily of young mothers and children.
Jesus does not reject law. He wants life to have order, structures and to provide and nurture those most in need. Today’s passage also includes his comments about children. In light of our ongoing crisis of clergy abuse of children, and our obligations to protect our vulnerable members, his words are empowering. One way of "embracing," and "blessing" children, as Jesus does, is for church members, clergy and laity, to call for full disclosure, the removing of violators from working in the church and to do whatever we can to facilitate healing among those who have been betrayed and violated. Jesus’ rebuke of the behavior of his disciples and his instructions to them about proper behavior towards the least, challenge and empower all of us disciples not to take a "wait and see" attitude, but to do what we can now to move us out of the muck we now find ourselves.
Hôm nay, khi chúng ta nghe bài tạo dựng trong sách Sáng Thế, chúng ta nên quên những ý nghĩ trước kia chúng ta đã có. Lúc trước chúng ta chưa quen thuộc với Kinh Thánh, chúng ta nghĩ đến những hình ảnh định trước. Khi đọc sơ về việc tạo dựng loài người chúng ta có thể có những kết luận quá thô thiển. Thí dụ: Vì người đàn ông được tạo dựng trước tiên, chúng ta nghĩ trọng tâm kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa là chú trọng trước tiên đến người đàn ông.. Còn người phụ nữ có vẻ như là một ý nghĩ thứ hai và sự tạo dựng chỉ nhằm mục đích là làm bạn đồng hành với người đàn ông thôi.
Học hỏi về Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh kỹ lưỡng hơn thì thấy người đàn bà ngang hàng trong tình bạn với người đàn ông. Người đàn bà cũng được tạo dựng bởi một thứ đất như người đàn ông. Như thế Thiên Chúa chỉ định người đàn ông và người đàn bà sống hợp tác với nhau, và chia sẻ đời sống với nhau. Bài sách Sáng Thế mói rõ là trong việc lập gia đình "cả hai người trở thành một xương một thịt". Ngay cả từ "đàn ông", “đàn bà" chứng tỏ sự liên hệ mật thiết với nhau. Bài sách Sáng Thé nêu ý chính của bài phúc âm hôm nay.
Câu hỏi của các người Pharisêu không phải là nếu được phép ly dị, nhưng là khi được phép ly dị. Các giáo chức tôn giáo đã bàn cãi lâu đời về vấn đề ly dị. Các bài sách nói về ly dị đã được khảo cứu kỹ lưỡng. Thí dụ như trong sách Đệ Nhị Luật (24:1) "Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly hôn..." Không cần phải là chuyên viên về Kinh Thánh để biết hoàn cảnh người vợ dễ bị tổn thương như thế nào đối với người chồng. Nói đến "điều gì chướng" để viết chứng thư ly hôn là gì? Và đó là điểm chính trong việc bàn cãi.
Quan điểm đáng chú trọng để ly hôn là sự không trung thành. Nhưng người đọc sách Kinh Thánh sơ sài có thể nghĩ cho ly hôn là về những điều gì người chồng không ưa thích. Đó là những điều gì vậy? bữa cơm cháy khét? Không có con trai? tuổi già lẩm cẩm hay sao? Thật không khó để nghĩ đến những ảnh hưởng trong xã hội, nếu thử tục ly hôn quá dễ dàng dễ dàng như vậy. Ly hôn liên quan đến vấn đề về pháp lý, và hơn nữa, vì gia đình và cộng đoàn bị liên lụy vì ly hôn. Thí dụ như: vợ chồng có trách nhiệm săn sóc và che chở con cái bị ảnh hưởng do hậu quả của ly hôn. Như Kinh Thánh nói, Thiên Chúa cũng liên hệ đến hoàn cảnh vợ chồng theo trong truyền thống vì việc lập gia đình là một bí tích.
Hãy xem trong xã hội Chúa Giêsu, tình trạng thảm khốc của một người phụ nữ khi ly hôn như thế nào. Phần đông phụ nữ thời đó không có của cải, hay tài sản. Cuộc sống lứa đôi sẽ đem đến sự che chở cho người phụ nữ và con cái. Người đàn bà sống một mình cần phải tìm kế sinh nhai. Bởi thế luật pháp là điều tối hệ trọng để che chở người phụ nữ và con cái họ tránh khỏi những thế lực mạnh mẻ của xã hôi chống họ.
Chúa Gê su giải thích luật pháp một cách cứng rắn là chính Ngài muốn che chở người bé mọn trong xã hội. Trong những nơi khác trong phúc âm Chúa Giêsu gọi các môn đệ đi theo Ngài nên từ bỏ gia đình họ. Ngài lập nên một gia đình mới không có liên hệ về máu mủ. Nhưng nói về ly hôn và các hậu quả, Chúa Giêsu chọn theo thánh ý Thiên Chúa. Bài trích sách Sáng Thế mà chúng ta nghe hôm nay nói "cả hai người trở thành một xương một thịt". Bởi thế Chúa Giêsu dạy "vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly".
Hôm nay tôi nghĩ điều gì có thể "giảng giải" bài phúc âm hôm nay, không phải là hoàn toàn cấm ly hôn. Thí dụ như hoàn cảnh bạo tàn trong gia đình, ly dị là điều cần thiết để che chở người yếu đuối trong gia đình. Đây là điều tôi nghĩ về lời dạy của Chúa Giêsu, và lý do Ngài dạy. Cảnh vợ chồng đáng lẽ phải tiếp tục lâu dài, nhưng một số người chồng muốn ly dị vợ một cách quá dễ dàng. Và cũng như thường lệ, Chúa Giêsu tìm cách che chở người bé mọn không có cách nào kêu cứu đến xã hội.
Chúa Giêsu trả lời cho những người Pharisêu theo sự tốt đẹp của Ngài là quay lại hỏi người họ một câu "Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?" Ông Môsê cho phép người chồng viết giấy ly dị mà rẫy vợ, đó là một cách che chở cho người vợ khỏi bị xã hội nam nhi đô hộ. Với một chứng thư, người đàn bà có thể lấy chồng khác và được sự che chở cần thiết theo luật pháp.
Chúa Giêsu nói đến sách Sáng Thế để chứng tỏ thánh ý đầu tiên của Thiên Chúa là người đàn ông và người đàn bà ngang hàng với nhau. Người đàn ông nhìn vào các thú vật Thiên Chúa tạo dựng, và coi thú vật không ngang hàng với mình. Khi Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà cho ông A Dong. Ông ta xem đó là một người như ông ta và nói "phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi".
Còn về việc người đàn bà lấy chồng lại thì sao? Trong xã hội Chúa Giêsu, nếu người đàn ông không trung thành, người đó không phạm tội ngoại tình với người vợ, nhưng chỉ phạm tội ngoại tình khi người đàn ông đã lập gia đình khác. Nếu người đàn bà phạm tội ngoại tình thì sẽ bị ném đá. Bây giờ Chúa Giêsu dạy nếu người đàn ông tái hôn thì đã phạm tội ngoại tình (Nên chú ý: Phụ nữ Do thái không thể ly dị chồng, nhưng thánh Máccô viết phúc âm cho cộng đoàn người ngoại, và trong cộng đoàn đó phụ nữ có quyền ly dị và có quyền có của cải, tài sản).
Chúa Giêsu giảng dạy về sự gấp rút của Triều Đại Thiên Chúa, và việc đó gồm một đường lối mới về đời sống. Bởi thế, trong những lời Ngài giảng dạy khác, Ngài cấm không được thề thốt và ly dị (Mt 5: 34-37) Nhưng vì cộng đoàn tín hữu phát triển, họ nhận thấy họ không thể sống theo lý tưởng, và họ sửa đổi hòa hợp theo lời Chúa Giêsu dạy bảo. Vì thế, thí dụ như họ cố gắng làm thế nào để giúp đỡ cảnh vợ chông theo sự yếu đuối của loài người.
Đất nước chúng ta cho phép người phụ nữ có của cải, tài sản, có tiền lương khi đi làm và có thể ly dị. Dù vậy, phụ nữ và trẻ con vẫn là người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội chúng ta. Trong khi ly hôn được dễ dàng, xã hội vẫn không đủ sức thực hiện sự hổ trợ cho trẻ em đầy đủ. Bởi thế, nhiều người phải sống trong cảnh nghèo nàn, bao gồm chủ yếu những người mẹ trẻ và con họ.
Chúa Giêsu không từ chối luật pháp. Ngài muốn đời sống có trật tự, có tổ chức để che chở những người bé mọn yếu đuối. Bài sách hôm nay cũng nói đến lời Chúa Giêsu dạy về trẻ con. Trong tình cảnh các sự lạm dụng tré con của hàng giáo phẩm, trách nhiệm của chúng ta là che chở các người yếu đuối. Và lời giảng dạy của Chúa Giêsu giúp chúng ta thêm năng lực để che chở trẻ em như Chúa Giêsu đã làm. Chúng ta là thành phần giáo hội. Giáo phẩm và giáo dân hãy kêu gọi cho biết những người lạm dụng và thải họ ra khỏi việc làm của họ trong giáo hội. Chúng ta nên cố gắng giúp hàn gắn giữa những người bị lạm dụng. Chúa Giêsu tẩy chay thái độ của các môn đệ Ngài, và Ngài dạy họ phải đối xử nồng hậu với những người bé mọn. Ngài thách thức, và ban năng lực cho chúng ta là môn đệ, không dưới một thái độ “chờ xem”, nhưng phải làm gì ngay bây giờ để tránh khỏi những bùn nhơ tràn ngập chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
27th SUNDAY (B)
Genesis 2: 18-24; Psalm 128; Hebrews 2: 9-11; Mark 10: 2-16
When we hear the creation account in Genesis today we have to dismiss any former notions we may still have. At a previous time our unfamiliarity with the Scriptures gave us notions that led to stereotypes. A casual reading of the creation of humans shows how we can draw simplistic conclusions. For example, since the man was created first, he appears to be the primary focus of God’s plan for creating humans. The woman seems to be an afterthought and created just for the purpose of giving the man companionship and comfort.
Biblical scholarship and a thoughtful reading show the woman’s equality and her partnership with the man. She is created from the same "stuff." Thus, God intended man and woman to live in cooperation and meant to share life with one another. The text asserts that in marriage the two become "one flesh." Even their derivative names, "man," "woman," affirm their intimate relationship. The Genesis reading forms the backdrop for our gospel passage today.
The question posed by the Pharisees was not if divorce was allowed, but when it was permissible. The question of divorce was long debated among the religious teachers. The texts about it were scrupulously studied. So, for example, Deuteronomy 24:1 – "Suppose a man enters into marriage with a woman, but she does not please him because he finds something objectionable about her, so he writes her a certificate of divorce...." It does not take a biblical scholar to realize how vulnerable the wife would be to the pleasure of her husband. What was the "something objectionable" that would be grounds for the divorce? That was the focus of the debates.
The strict, or narrow interpretation, would allow divorce only for infidelity. But a looser reading would allow divorce for anything that the man found "objectionable." Grounds for divorce – what could they be? A burnt meal? Not bearing a son? Old age? It isn’t hard to imagine how society would be affected by such easy divorce procedures. Divorce involves legal issues, and much more, since family and community relationships are affected by divorce. For example, married couples are responsible to care for and protect children who are intimately affected by a divorce. As the Scriptures show, God is also involved in married relationships and in our tradition, to signify that, marriage is a sacrament.
Consider the dire straits a divorced woman would undergo in Jesus’ world. For the most part women did not own property. Marriage would provide them and their children support and protection. On their own they would be hard-pressed to find life’s essentials. Hence, the law was crucial for protection of women and their children from the more powerful forces aligned against them.
Jesus’ stricter interpretation of the law was characteristic of his desire to protect the least in society. In other places in the gospel Jesus calls his disciples to follow him, leaving behind their families. He was creating a new family, not related by blood ties. But about divorce and its consequences, he chose to follow God’s intention, the teaching we heard in today’s Genesis reading: "the two of them become one flesh." "Therefore," Jesus teaches, "what God has joined together, no human being must separate."
What I think is "preach-able" from today’s gospel, is not the absolute prohibition of divorce. In the light of domestic violence, for example, there is need for divorce to protect the vulnerable partner in marriage. Here’s where I would come down on Jesus’ teaching – the reason for his interpretation. Marriage was supposed to be permanent, but some husbands too easily cast off their wives. As he always did, Jesus seeks to protect those excluded who didn’t have societal recourse.
Jesus responds to the Pharisees in good rabbinical fashion, by asking another question, "What did Moses command you?" Moses permitted divorce with a certificate from the husband; which was a way to protect the wife from abandonment in their male-dominated society. With the certificate a woman was free to marry again and have the legal support she needed.
Jesus refers to Genesis to show God’s original intention: the equality of man and woman. The man found the animals inferior that God presented to him. When God presents the woman to Adam he finally finds one like himself – "bone of my bone and flesh of my flesh."
What about the charge of adultery for remarriage? In Jesus’ world if a man were unfaithful he wasn’t committing adultery against his wife, but only against other married men. If a woman committed adultery she would be stoned. So, Jesus’ teaching now includes men in the charge of adultery if they remarry. (Note: Jewish women could not divorce their husbands, but Mark addressed his Gentile audience where women could divorce and own property.)
Jesus preached with urgency the coming of God’s kingdom, which would enable a whole new way of living. Hence, among his other teachings, he forbade oaths and divorce (Matthew 5:34-37). But as the Christian community grew and spread they found they could not live up to all the ideals and they compromised over some of his teachings. So, for example, they struggled with how to support permanent marriages in light of human weaknesses.
Our country allows women to own property, receive wages and seek divorce. Still, women and children are the most vulnerable in our society. While divorce may be easier, society fails to enforce adequate child support, yielding an increase of those on the poverty roles – comprised primarily of young mothers and children.
Jesus does not reject law. He wants life to have order, structures and to provide and nurture those most in need. Today’s passage also includes his comments about children. In light of our ongoing crisis of clergy abuse of children, and our obligations to protect our vulnerable members, his words are empowering. One way of "embracing," and "blessing" children, as Jesus does, is for church members, clergy and laity, to call for full disclosure, the removing of violators from working in the church and to do whatever we can to facilitate healing among those who have been betrayed and violated. Jesus’ rebuke of the behavior of his disciples and his instructions to them about proper behavior towards the least, challenge and empower all of us disciples not to take a "wait and see" attitude, but to do what we can now to move us out of the muck we now find ourselves.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người trẻ Việt Nam và là dự thính viên trẻ nhất của Thượng Hội Đồng: đam mê có ý nghĩa nhất là đam mê trong Chúa Kitô
Vũ Văn An
17:34 04/10/2018
Theo tin Zenit ngày 4 tháng Mười, nhiều người trẻ bí rị trước câu hỏi “đâu là đam mê của bạn?”, nhưng thành viên trẻ nhất của Thượng Hội Đồng đã có câu trả lời rõ ràng và hết sức “đam mê”.
Giuse Cao Hữu Minh Trí, một dự thính viên trẻ người Việt Nam, 21 tuổi, đã phát biểu câu trả lời ấy trong một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nơi Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông Của Tòa Thánh, Ông Paolo Ruffini, họp báo lúc 1 giờ 30 trưa ngày 14 tháng Mười để tường trình với các nhà báo về các đề tài của buổi họp sáng nay tại Thượng Hội Đồng về Người Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi.
Cùng có mặt với Bộ Trưởng và thành viên trẻ tuổi nhất của Thượng Hội Đồng còn có Giám Đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Greg Burke; Giáo Sư Chiara Giaccardi, cộng tác viên của thư ký đặc biệt, và là giảng sư xã hội học, văn hóa và truyền thông tại Đại Học Milan, Ý; và nghị phụ Thượng Hội Đồng Carlos José Tissera, Giám Mục Quilmes, Argentina.
Giuse Cao Hữu Minh Trí bày tỏ niềm vui được có mặt ở Rôma, cảm thấy vinh dự được tham dự, và "cảm tạ Thiên Chúa" đã được can dự.
Anh thảo luận ý nghĩa của đam mê và người trẻ khắp nơi tìm tòi trên liên mạng, YouTube, tạp chí, và v.v.. để biết "phải làm sao tìm được đam mê của bạn".
Anh cho biết "Đó là một xu hướng nóng bỏng, đặc biệt ở Việt Nam". Ấy thế nhưng, theo anh, nhiều người vẫn lao đao chưa tìm thấy đam mê và một cuộc sống hạnh phúc; người ta thường lao đao giữa hai thái cực: không tìm được đam mê và tìm được đam mê giả tạo.
Thừa nhận việc các vị giám mục đôi khi khó hiểu được người trẻ, anh vẫn đánh giá cao các cố gắng được các vị đưa ra trong việc lắng nghe và đồng hành với người trẻ.
Anh Giuse thừa nhận rằng Giáo Hội có thể mềm dẻo, dễ thích ứng và cố gắng đưa ra các giải pháp, nhưng trọng tâm của mọi chuyện là "Chúa Thánh Thần và đức tin".
Anh bảo: "Chính đam mê đối với Chúa" mới làm mọi người thỏa mãn.
Giuse Cao Hữu Minh Trí, một dự thính viên trẻ người Việt Nam, 21 tuổi, đã phát biểu câu trả lời ấy trong một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nơi Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông Của Tòa Thánh, Ông Paolo Ruffini, họp báo lúc 1 giờ 30 trưa ngày 14 tháng Mười để tường trình với các nhà báo về các đề tài của buổi họp sáng nay tại Thượng Hội Đồng về Người Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi.
Cùng có mặt với Bộ Trưởng và thành viên trẻ tuổi nhất của Thượng Hội Đồng còn có Giám Đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Greg Burke; Giáo Sư Chiara Giaccardi, cộng tác viên của thư ký đặc biệt, và là giảng sư xã hội học, văn hóa và truyền thông tại Đại Học Milan, Ý; và nghị phụ Thượng Hội Đồng Carlos José Tissera, Giám Mục Quilmes, Argentina.
Giuse Cao Hữu Minh Trí bày tỏ niềm vui được có mặt ở Rôma, cảm thấy vinh dự được tham dự, và "cảm tạ Thiên Chúa" đã được can dự.
Anh thảo luận ý nghĩa của đam mê và người trẻ khắp nơi tìm tòi trên liên mạng, YouTube, tạp chí, và v.v.. để biết "phải làm sao tìm được đam mê của bạn".
Anh cho biết "Đó là một xu hướng nóng bỏng, đặc biệt ở Việt Nam". Ấy thế nhưng, theo anh, nhiều người vẫn lao đao chưa tìm thấy đam mê và một cuộc sống hạnh phúc; người ta thường lao đao giữa hai thái cực: không tìm được đam mê và tìm được đam mê giả tạo.
Thừa nhận việc các vị giám mục đôi khi khó hiểu được người trẻ, anh vẫn đánh giá cao các cố gắng được các vị đưa ra trong việc lắng nghe và đồng hành với người trẻ.
Anh Giuse thừa nhận rằng Giáo Hội có thể mềm dẻo, dễ thích ứng và cố gắng đưa ra các giải pháp, nhưng trọng tâm của mọi chuyện là "Chúa Thánh Thần và đức tin".
Anh bảo: "Chính đam mê đối với Chúa" mới làm mọi người thỏa mãn.
Thượng Hội Đồng ngày đầu tiên: di dân, lạm dụng tình dục, tính khả tín của Giáo Hội
Vũ Văn An
20:00 04/10/2018
Theo ký giả Gerard O’Connell của tạp chí Dòng Tên America, ngày 4 tháng Mười, linh mục Thomas Rosica, giám đốc điều hành Chương Trình Truyền Hình Muối và Ánh Sáng, nói với các nhà báo rằng vào sáng đầu tiên của Thượng Hội Đồng về người trẻ, các diễn giả khắp năm châu đã trình bầy “một tầm nhìn thế giới” về hoàn cảnh và thực tại người trẻ, số phận di dân, nhu cầu lắng nghe, khả tín tính của Giáo Hội và việc lạm dụng tình dục đã xâm hại ra sao khả tín tính này.
Hai mươi lăm nghị phụ (hầu hết là các Hồng Y và giám mục) đã lên tiếng sáng nay. Cũng lên tiếng còn có một phụ nữ trẻ từ Texas, Nữ Tu Briana Santiago, 27 tuổi. Bà là người trẻ đầu tiên nói chuyện tại thượng hội đồng; trước đó, bà đã tham gia cuộc gặp gỡ Tiền Thượng Hội Đồng vào tháng 3 năm ngoái. Sinh trong một gia đình Công Giáo, bà cho biết bà đang trong diễn trình biện phân ơn gọi sống đời sống tu trì và học tập tại Đại học Giáo hoàng Lateran. Phát biểu bằng tiếng Ý, bà nói với phiên họp: “Người trẻ chúng con đang thực hiện cuộc tìm kiếm: tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, tìm kiếm việc làm, tìm kiếm con đường hay ơn gọi của chúng con trong cuộc sống, tìm kiếm căn tính của mình .... Chúng con mơ ước sự an toàn, sự ổn định và thể hiện bản thân ... và tìm được chỗ đứng để chúng con có thể có cảm thức thuộc về”.
Ông Paolo Ruffini, bộ trưởng mới của bộ truyền thông Vatican, đã liệt kê một số chủ đề chính được nêu lên trong phiên họp toàn thể sáng nay. Một là vấn đề về những người trẻ “bị vứt bỏ”: “Sự kiện có quá nhiều người bị vứt bỏ ngày nay là mô hình của các xã hội trong đó họ sống, và sự cần thiết phải thay đổi mô hình này.”
Tình huống bi đát của họ đã được nhấn mạnh trong cuộc họp báo của một giám mục từ Argentina, đó là Đức Cha Carlos Tissera, 67 tuổi, người đã nói về chủ đề này vào buổi sáng nay. Ngài trích dẫn tình hình ở Buenos Aires, nơi rất nhiều người trẻ sống trong “những tình huống trong đó, nghèo đói, bạo lực và ma túy hiện diện khắp nơi” và số phận của họ thường là “nhà tù hoặc nghĩa địa”. Cần phải nghe “tiếng than thầm lặng” của những người trẻ tuổi này, ngài nhấn mạnh như thế. Ngài nói rằng các mục tử nên theo gương giám mục Enrique Angelelli, của Giáo phận La Rioja, Argentina, người đã bị giết vào tháng 8 năm 1976 vì làm việc cho người nghèo và người bị áp bức thời độc tài quân phiệt. Ngài nói rằng vị giám mục này, mà án phong thánh đang được tiến hành, đã luôn luôn nhấn mạnh rằng ta nên thi hành thừa mục vụ “bằng một lỗ tai dành cho người dân và lỗ tai kia dành cho Tin Mừng”.
Đức cha Tissera nói thêm: "Ta không nên sợ người trẻ, họ là một chúc phúc cho nhân loại và cho giáo hội". Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác do các diễn giả nêu lên hôm nay bao gồm “sự khả tín của giáo hội” và việc giáo hội cần lắng nghe người trẻ, “không phải như một chiến lược nhưng vì các lý do thần học” và xin sự tha thứ cho các thời kỳ đã không đạt tiêu điểm trong việc đáp ứng nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc lạm dụng tình dục. Khoảng sáu vị trong số 25 nghị phụ Thượng Hội Đồng đã nêu lên vấn đề lạm dụng, đôi khi bằng những hạn từ rất thẳng thừng. Tổng Giám mục người Úc Anthony Fisher của Sydney đã sử dụng bài phát biểu của mình tại Thượng Hội đồng Giám mục để chính thức xin lỗi những người trẻ vì tất cả những cách mà Giáo Hội Công Giáo và các thành viên của nó đã làm hại họ hoặc làm cho họ thất vọng.
Trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài xin lỗi “vì những hành động đáng xấu hổ của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã vi phạm đối với các bạn hoặc những người trẻ khác giống như các bạn, và sự thiệt hại khủng khiếp đã thực hiện”.
Ngài đã xin lỗi “vì sự thất bại của quá nhiều giám mục và những người khác trong việc đáp ứng thích đáng khi việc lạm dụng đã được nhận diện, và phải làm mọi điều trong quyền hạn của họ để giữ cho các bạn được an toàn; và vì các thiệt hại nó đã gây cho sự khả tín của giáo hội và cho sự tín thác của các bạn. "
Ông Ruffini nói rằng những bài phát biểu mạnh mẽ nhất là của các nghị phụ Thượng Hội Đồng từ các quốc gia gốc của các di dân, ra đi do tình trạng chiến tranh hay nghèo đói. Bài gây cảm xúc mạnh mẽ nhất trong số này là của một giám mục từ châu Á. Cha Rosica cho biết ngài hy vọng các con số về di dân sẽ được công bố cho báo chí, cả một số bài phát biểu nữa.
Ngay lúc này, những bài phát biểu duy nhất có sẵn cho các nhà báo bởi phòng truyền thông của thượng hội đồng là những bài của các người trẻ góp ý và các bài phát biểu chính thức của tổng tường trình viên và thư ký của thượng hội đồng. Cả Ông Ruffini và Cha Antonio Spadaro, Dòng Tên, thư ký của ủy ban truyền thông, giải thích rằng lý do tại sao tên của các diễn giả và bản tóm tắt các đóng góp của họ không được công bố là để bảo đảm rằng mọi người có thể nói một cách tuyệt đối tự do tại thượng hội đồng. Ông Ruffini lưu ý rằng bất nghị phụ Thượng Hội Đồng nào cũng được tự do công bố bài phát biểu của mình cho các phương tiện truyền thông, nhưng đó là quyết định của ngài. Tuy nhiên, các nhà báo phản đối, cho rằng thông tin hạn chế được đưa ra trong cuộc họp báo, nơi chỉ có các chủ đề chính được trình bày, làm giảm đáng kể khả năng báo cáo đúng những gì đang xảy ra bên trong Thượng Hội Đồng.
Chiara Giaccardi, một nhà xã hội học và một trong các chuyên gia làm việc với văn phòng thư ký thượng hội đồng, là người phụ nữ duy nhất tại bàn chủ tọa buổi tường trình với báo chí hôm nay. Bà thừa nhận "hết sức ngạc nhiên" trước "sự thẳng thắn" - Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì gọi là "parrhesia" – được các nghị phụ Thượng Hội Đồng sử dụng trong các phát biểu sáng nay.
"Các vị không sử dụng ngôn từ hùng biện hay bọc đường", Tiến sĩ Giaccardis nói như thế, và một số "nói với cảm xúc". Bà nhận thấy "một bầu khí truyền tông rất thẳng thắn và chân chính" và cho rằng nhiều người trong số 34 người trẻ hiện diện, ngồi với nhau tại thượng hội đồng, đã bày tỏ việc họ đánh giá cao các bài phát biểu khác nhau bằng tiếng vỗ tay hoặc lời nói. Theo bà, đây là “một dấu hiệu tốt”. Bà mô tả những gì mình đã thấy sáng nay như "một cuộc cách mạng Copernic" bởi vì giáo hội đang ở trong thái độ lắng nghe, chứ không chỉ có nói, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu.
Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác bao gồm “cảm xúc tính và tình dục tính”, “ơn gọi”, “gia đình như nơi để thông truyền đức tin” và "người trẻ sống tính tôn giáo của họ thế nào, không theo nghĩa loại trừ mà theo nghĩa một tôn giáo cởi với đối thoại”. Họ cũng nói về" lời tiên tri của người trẻ hướng tới tương lai và khả năng của họ nhìn về tương lai và việc giáo hội cần biết cách lắng nghe".
Một người trẻ Việt Nam, Giuse Cao Hữu Minh Trí, trong tư cách dự thính viên của Thượng Hội Đồng, cũng đã nói chuyện tại cuộc họp báo và nhấn mạnh sự cần thiết phải có niềm đam mê trong cuộc sống. Nhưng ông nói một số người "không thể tìm thấy một niềm đam mê nào" - họ thậm chí không thể tìm được việc làm, trong khi nhiều người khác "tìm thấy niềm đam mê sai lầm". Ông nói rằng ông thấy Thượng Hội Đồng rất gợi hứng và cảm thấy nó "có thể gợi hứng cho người trẻ, đặc biệt nhờ giáo huấn xã hội của giáo hội với việc nó tập chú vào phẩm giá con người, ích chung, liên đới và phụ đới”.
Bộ trưởng bộ truyền thông của Vatican đã đưa tin nóng hổi cho hay thượng hội đồng, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, đã bầu năm thành viên vào ủy ban thông tin, một vì từ mỗi lục địa: Hồng Y Gérald Lacroix (Canada), Wilfrid Napier (Nam Phi), Christoph Schönborn (Áo), Luis Antonio Tagle (Châu Á) và John Fisher (Úc). Nhưng trong cuộc họp báo, cũng có tiết lộ cho rằng thượng hội đồng thực sự đã bầu Hồng Y Robert Sarah cho châu Phi, nhưng ngài từ chối cuộc bầu cử "vì lý do cá nhân", và vì vậy Hồng Y Napier, người đứng thứ hai trong cuộc bầu cử, đã thay thế vị trí của ngài.
Tại buổi họp báo, Đức Giám Mục Tissera của Buenos Aires nói rằng các tham dự viên của thượng hội đồng được “khích lệ rất nhiều” bởi sự kiện này “Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện diện tại các phiên họp toàn thể và tham gia với họ trong giờ nghỉ giải lao và nói chuyện với họ một cách tự do”. Ngài chứng minh rằng Thượng Hội Đồng thực sự là "một cuộc cùng đi với nhau", không chỉ của nghị phụ Thượng Hội Đồng mà còn của những người trẻ hiện diện nữa.
Hai mươi lăm nghị phụ (hầu hết là các Hồng Y và giám mục) đã lên tiếng sáng nay. Cũng lên tiếng còn có một phụ nữ trẻ từ Texas, Nữ Tu Briana Santiago, 27 tuổi. Bà là người trẻ đầu tiên nói chuyện tại thượng hội đồng; trước đó, bà đã tham gia cuộc gặp gỡ Tiền Thượng Hội Đồng vào tháng 3 năm ngoái. Sinh trong một gia đình Công Giáo, bà cho biết bà đang trong diễn trình biện phân ơn gọi sống đời sống tu trì và học tập tại Đại học Giáo hoàng Lateran. Phát biểu bằng tiếng Ý, bà nói với phiên họp: “Người trẻ chúng con đang thực hiện cuộc tìm kiếm: tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, tìm kiếm việc làm, tìm kiếm con đường hay ơn gọi của chúng con trong cuộc sống, tìm kiếm căn tính của mình .... Chúng con mơ ước sự an toàn, sự ổn định và thể hiện bản thân ... và tìm được chỗ đứng để chúng con có thể có cảm thức thuộc về”.
Ông Paolo Ruffini, bộ trưởng mới của bộ truyền thông Vatican, đã liệt kê một số chủ đề chính được nêu lên trong phiên họp toàn thể sáng nay. Một là vấn đề về những người trẻ “bị vứt bỏ”: “Sự kiện có quá nhiều người bị vứt bỏ ngày nay là mô hình của các xã hội trong đó họ sống, và sự cần thiết phải thay đổi mô hình này.”
Tình huống bi đát của họ đã được nhấn mạnh trong cuộc họp báo của một giám mục từ Argentina, đó là Đức Cha Carlos Tissera, 67 tuổi, người đã nói về chủ đề này vào buổi sáng nay. Ngài trích dẫn tình hình ở Buenos Aires, nơi rất nhiều người trẻ sống trong “những tình huống trong đó, nghèo đói, bạo lực và ma túy hiện diện khắp nơi” và số phận của họ thường là “nhà tù hoặc nghĩa địa”. Cần phải nghe “tiếng than thầm lặng” của những người trẻ tuổi này, ngài nhấn mạnh như thế. Ngài nói rằng các mục tử nên theo gương giám mục Enrique Angelelli, của Giáo phận La Rioja, Argentina, người đã bị giết vào tháng 8 năm 1976 vì làm việc cho người nghèo và người bị áp bức thời độc tài quân phiệt. Ngài nói rằng vị giám mục này, mà án phong thánh đang được tiến hành, đã luôn luôn nhấn mạnh rằng ta nên thi hành thừa mục vụ “bằng một lỗ tai dành cho người dân và lỗ tai kia dành cho Tin Mừng”.
Đức cha Tissera nói thêm: "Ta không nên sợ người trẻ, họ là một chúc phúc cho nhân loại và cho giáo hội". Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác do các diễn giả nêu lên hôm nay bao gồm “sự khả tín của giáo hội” và việc giáo hội cần lắng nghe người trẻ, “không phải như một chiến lược nhưng vì các lý do thần học” và xin sự tha thứ cho các thời kỳ đã không đạt tiêu điểm trong việc đáp ứng nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc lạm dụng tình dục. Khoảng sáu vị trong số 25 nghị phụ Thượng Hội Đồng đã nêu lên vấn đề lạm dụng, đôi khi bằng những hạn từ rất thẳng thừng. Tổng Giám mục người Úc Anthony Fisher của Sydney đã sử dụng bài phát biểu của mình tại Thượng Hội đồng Giám mục để chính thức xin lỗi những người trẻ vì tất cả những cách mà Giáo Hội Công Giáo và các thành viên của nó đã làm hại họ hoặc làm cho họ thất vọng.
Trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài xin lỗi “vì những hành động đáng xấu hổ của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã vi phạm đối với các bạn hoặc những người trẻ khác giống như các bạn, và sự thiệt hại khủng khiếp đã thực hiện”.
Ngài đã xin lỗi “vì sự thất bại của quá nhiều giám mục và những người khác trong việc đáp ứng thích đáng khi việc lạm dụng đã được nhận diện, và phải làm mọi điều trong quyền hạn của họ để giữ cho các bạn được an toàn; và vì các thiệt hại nó đã gây cho sự khả tín của giáo hội và cho sự tín thác của các bạn. "
Ông Ruffini nói rằng những bài phát biểu mạnh mẽ nhất là của các nghị phụ Thượng Hội Đồng từ các quốc gia gốc của các di dân, ra đi do tình trạng chiến tranh hay nghèo đói. Bài gây cảm xúc mạnh mẽ nhất trong số này là của một giám mục từ châu Á. Cha Rosica cho biết ngài hy vọng các con số về di dân sẽ được công bố cho báo chí, cả một số bài phát biểu nữa.
Ngay lúc này, những bài phát biểu duy nhất có sẵn cho các nhà báo bởi phòng truyền thông của thượng hội đồng là những bài của các người trẻ góp ý và các bài phát biểu chính thức của tổng tường trình viên và thư ký của thượng hội đồng. Cả Ông Ruffini và Cha Antonio Spadaro, Dòng Tên, thư ký của ủy ban truyền thông, giải thích rằng lý do tại sao tên của các diễn giả và bản tóm tắt các đóng góp của họ không được công bố là để bảo đảm rằng mọi người có thể nói một cách tuyệt đối tự do tại thượng hội đồng. Ông Ruffini lưu ý rằng bất nghị phụ Thượng Hội Đồng nào cũng được tự do công bố bài phát biểu của mình cho các phương tiện truyền thông, nhưng đó là quyết định của ngài. Tuy nhiên, các nhà báo phản đối, cho rằng thông tin hạn chế được đưa ra trong cuộc họp báo, nơi chỉ có các chủ đề chính được trình bày, làm giảm đáng kể khả năng báo cáo đúng những gì đang xảy ra bên trong Thượng Hội Đồng.
Chiara Giaccardi, một nhà xã hội học và một trong các chuyên gia làm việc với văn phòng thư ký thượng hội đồng, là người phụ nữ duy nhất tại bàn chủ tọa buổi tường trình với báo chí hôm nay. Bà thừa nhận "hết sức ngạc nhiên" trước "sự thẳng thắn" - Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì gọi là "parrhesia" – được các nghị phụ Thượng Hội Đồng sử dụng trong các phát biểu sáng nay.
"Các vị không sử dụng ngôn từ hùng biện hay bọc đường", Tiến sĩ Giaccardis nói như thế, và một số "nói với cảm xúc". Bà nhận thấy "một bầu khí truyền tông rất thẳng thắn và chân chính" và cho rằng nhiều người trong số 34 người trẻ hiện diện, ngồi với nhau tại thượng hội đồng, đã bày tỏ việc họ đánh giá cao các bài phát biểu khác nhau bằng tiếng vỗ tay hoặc lời nói. Theo bà, đây là “một dấu hiệu tốt”. Bà mô tả những gì mình đã thấy sáng nay như "một cuộc cách mạng Copernic" bởi vì giáo hội đang ở trong thái độ lắng nghe, chứ không chỉ có nói, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu.
Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác bao gồm “cảm xúc tính và tình dục tính”, “ơn gọi”, “gia đình như nơi để thông truyền đức tin” và "người trẻ sống tính tôn giáo của họ thế nào, không theo nghĩa loại trừ mà theo nghĩa một tôn giáo cởi với đối thoại”. Họ cũng nói về" lời tiên tri của người trẻ hướng tới tương lai và khả năng của họ nhìn về tương lai và việc giáo hội cần biết cách lắng nghe".
Một người trẻ Việt Nam, Giuse Cao Hữu Minh Trí, trong tư cách dự thính viên của Thượng Hội Đồng, cũng đã nói chuyện tại cuộc họp báo và nhấn mạnh sự cần thiết phải có niềm đam mê trong cuộc sống. Nhưng ông nói một số người "không thể tìm thấy một niềm đam mê nào" - họ thậm chí không thể tìm được việc làm, trong khi nhiều người khác "tìm thấy niềm đam mê sai lầm". Ông nói rằng ông thấy Thượng Hội Đồng rất gợi hứng và cảm thấy nó "có thể gợi hứng cho người trẻ, đặc biệt nhờ giáo huấn xã hội của giáo hội với việc nó tập chú vào phẩm giá con người, ích chung, liên đới và phụ đới”.
Bộ trưởng bộ truyền thông của Vatican đã đưa tin nóng hổi cho hay thượng hội đồng, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, đã bầu năm thành viên vào ủy ban thông tin, một vì từ mỗi lục địa: Hồng Y Gérald Lacroix (Canada), Wilfrid Napier (Nam Phi), Christoph Schönborn (Áo), Luis Antonio Tagle (Châu Á) và John Fisher (Úc). Nhưng trong cuộc họp báo, cũng có tiết lộ cho rằng thượng hội đồng thực sự đã bầu Hồng Y Robert Sarah cho châu Phi, nhưng ngài từ chối cuộc bầu cử "vì lý do cá nhân", và vì vậy Hồng Y Napier, người đứng thứ hai trong cuộc bầu cử, đã thay thế vị trí của ngài.
Tại buổi họp báo, Đức Giám Mục Tissera của Buenos Aires nói rằng các tham dự viên của thượng hội đồng được “khích lệ rất nhiều” bởi sự kiện này “Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện diện tại các phiên họp toàn thể và tham gia với họ trong giờ nghỉ giải lao và nói chuyện với họ một cách tự do”. Ngài chứng minh rằng Thượng Hội Đồng thực sự là "một cuộc cùng đi với nhau", không chỉ của nghị phụ Thượng Hội Đồng mà còn của những người trẻ hiện diện nữa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khấn Lần Đầu Hội Dòng Môn Đệ Chúa Giêsu Thánh Thể
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:00 04/10/2018
Lễ Khấn Lần Đầu Hội Dòng Môn Đệ Chúa Giêsu Thánh Thể
Sáng ngày 4-10-2018, Lễ kính thánh Phanxicô Assidi, tại giáo xứ An Phú, Thuận an, Bình dương, Ðức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám Mục Giáo Phận Phú Cường chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 8 Nữ Tu thuộc Hội Dòng Môn Đệ Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cùng đồng tế có quý cha Dòng Thánh thể và quý cha thân nhân các tân khấn sinh. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ An phú chung lời tạ ơn.
Xem Hình
Sau bài giảng là nghi thức khấn gồm có các phần như: giới thiệu ứng sinh, Đức Giám Mục thẩm vấn, tuyên khấn, trao phù hiệu gồm khăn lúp và Hiến chương. Tân khấn sinh đội lúp lên đầu là dấu chỉ thuộc trọn về Chúa Kitô, từ nay chị em hoàn toàn tùng phục Chúa Kitô và hiến thân phục vụ Hội Thánh; còn Hiến chương là bản luật dòng để Nữ tu suy niệm hằng ngày và đem ra thực hành, đây cũng chính là kim chỉ nam giúp Nữ tu đi đúng linh đạo môn đệ Chúa Giêsu Thánh Thể và đạt đến đức ái hoàn hảo.
Cuối thánh lễ, Bề trên hội dòng và đại diện gia đình các tân khấn sinh dâng lời cảm tạ. Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh chia vui bữa tiệc với Hội dòng.
Hội Dòng Môn Đệ Chúa Giêsu Thánh Thể (DGE) là Dòng Giáo Hoàng được Đức Cha Raffaello Delle Nocche sáng lập tại Ý ngày 04 tháng 10 năm 1923. Hiện nay Hội Dòng hiện diện tại các quốc gia như: Ý, Brazin, Mozambic, Ruawanda, Philippin, Indonesia, Đông Timo, Việt Nam, Mexicô.
Đấng sáng lập mong ước các môn đệ không chỉ sống đời sống chiêm niệm nhưng họ còn phải sống một tinh thần phục vụ trong một số hoạt động sứ vụ tông đồ, đặc biệt là việc tông đồ Thánh Thể, đó là đặc thù của Hội dòng,và nhất tìm đến với những ai cần đến sự chăm sóc nhiều nhất.
Để thực thi thánh ý Chúa cho Hội Dòng và thực hiện nguyện vọng của Đấng Sáng Lập Dòng “Trong mọi ngõ ngách của thế giới đều có nhà tạm và bàn thờ để thờ phượng, tôn sùng Thánh Thể và chầu đền tạ”. Ngày 21 tháng 11 năm 2012 các Môn Đệ đầu tiên đã đến Việt Nam và được cha Giuse Hoàng Minh Đường chánh xứ giáo xứ Dốc Mơ (hạt Gia Kiệm giáo phận Xuân Lộc) chào đón nồng nhiệt. Đồng thời, Hội Dòng cũng được gia đình ông bà cố Andre Phạm Văn Hùng giúp đỡ về cơ sở vật chất trong những ngày đầu. Cùng với sự đồng hành và giúp đỡ của quý cha dòng Thánh Thể, Hội Dòng đã có được cơ sở vật chất đầu tiên tại giáo xứ An Phú. Vì thế, ngày 21 tháng 12 năm 2012, Hội Dòng đã chuyển về giáo xứ An Phú và đã được Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước giám mục giáo phận Phú Cường tiếp nhận và cho phép chính thức đi vào hoạt động.
Đến nay, Hội Dòng đang hiện diện tại giáo xứ An Phú hạt Phú Cường để chào đón các bạn trẻ muốn tìm hiểu ơn gọi. Tại đây, Hội Dòng có chương trình đào tạo cho Tu Sinh muốn theo đuổi đặc sủng của Hội Dòng và chương trình đào tạo này được tiếp tục tại Manila Philippin cho Thỉnh Sinh và Tập Sinh.
Đặc sủng của Hội Dòng là tôn thờ liên lỉ Chúa Giêsu Thánh Thể.Cầu nguyện cho ơn gọi. Chầu đền tạ. Các Nữ tu cũng cộng tác trong công tác mục vụ tại giáo xứ với các sứ vụ tông đồ.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời. Xin chung lời cầu nguyện cho 8 bông hoa tiến dâng cho Thánh Thể Chúa Giêsu.
Trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistica, thánh Gioan Phaolô II đã dành chương cuối để dạy các tín hữu noi gương bắt chước Đức Mẹ về lòng say mến Thánh Thể. Trót cả cuộc đời, Mẹ liên kết khít khao với Thánh Thể. Mẹ đã gắn bó thái độ nội tâm rất sâu xa với mầu nhiệm bí tích cực thánh. Có thể nói “Đức Maria là một phụ nữ Thánh Thể” (Ecclesia de Eucharistica, 53). Tháng kính Mân Côi, theo gương Mẹ Maria Người Nữ Thánh Thể, ước mong các Nữ tu hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Thánh Gioan Phaolô II mời gọi: “Hãy sống Bí tích Thánh Thể bằng chính niềm tin và tình yêu của Mẹ Maria, một trinh nữ lắng nghe, một trinh nữ nguyện cầu. Một trinh nữ hiến dâng, một hiền mẫu trinh nguyên, một trinh nữ gương mẫu và cũng là Bà Thầy của lòng tôn thờ thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày, đã biến đổi chính Mẹ thành của lễ hiến dâng đẹp lòng Thiên Chúa”. Ước gì trong cuộc đời thánh hiến, các Nữ tu biết siêng năng chạy đến trường học của Đức Maria, người nữ Thánh Thể để được biến đổi mỗi ngày thành của lễ tình yêu vẹn toàn dâng lên Chúa Cha.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ yêu mến gắn bó với Thánh Thể Chúa Giêsu hàng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Sáng ngày 4-10-2018, Lễ kính thánh Phanxicô Assidi, tại giáo xứ An Phú, Thuận an, Bình dương, Ðức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám Mục Giáo Phận Phú Cường chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 8 Nữ Tu thuộc Hội Dòng Môn Đệ Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cùng đồng tế có quý cha Dòng Thánh thể và quý cha thân nhân các tân khấn sinh. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ An phú chung lời tạ ơn.
Xem Hình
Sau bài giảng là nghi thức khấn gồm có các phần như: giới thiệu ứng sinh, Đức Giám Mục thẩm vấn, tuyên khấn, trao phù hiệu gồm khăn lúp và Hiến chương. Tân khấn sinh đội lúp lên đầu là dấu chỉ thuộc trọn về Chúa Kitô, từ nay chị em hoàn toàn tùng phục Chúa Kitô và hiến thân phục vụ Hội Thánh; còn Hiến chương là bản luật dòng để Nữ tu suy niệm hằng ngày và đem ra thực hành, đây cũng chính là kim chỉ nam giúp Nữ tu đi đúng linh đạo môn đệ Chúa Giêsu Thánh Thể và đạt đến đức ái hoàn hảo.
Hội Dòng Môn Đệ Chúa Giêsu Thánh Thể (DGE) là Dòng Giáo Hoàng được Đức Cha Raffaello Delle Nocche sáng lập tại Ý ngày 04 tháng 10 năm 1923. Hiện nay Hội Dòng hiện diện tại các quốc gia như: Ý, Brazin, Mozambic, Ruawanda, Philippin, Indonesia, Đông Timo, Việt Nam, Mexicô.
Đấng sáng lập mong ước các môn đệ không chỉ sống đời sống chiêm niệm nhưng họ còn phải sống một tinh thần phục vụ trong một số hoạt động sứ vụ tông đồ, đặc biệt là việc tông đồ Thánh Thể, đó là đặc thù của Hội dòng,và nhất tìm đến với những ai cần đến sự chăm sóc nhiều nhất.
Để thực thi thánh ý Chúa cho Hội Dòng và thực hiện nguyện vọng của Đấng Sáng Lập Dòng “Trong mọi ngõ ngách của thế giới đều có nhà tạm và bàn thờ để thờ phượng, tôn sùng Thánh Thể và chầu đền tạ”. Ngày 21 tháng 11 năm 2012 các Môn Đệ đầu tiên đã đến Việt Nam và được cha Giuse Hoàng Minh Đường chánh xứ giáo xứ Dốc Mơ (hạt Gia Kiệm giáo phận Xuân Lộc) chào đón nồng nhiệt. Đồng thời, Hội Dòng cũng được gia đình ông bà cố Andre Phạm Văn Hùng giúp đỡ về cơ sở vật chất trong những ngày đầu. Cùng với sự đồng hành và giúp đỡ của quý cha dòng Thánh Thể, Hội Dòng đã có được cơ sở vật chất đầu tiên tại giáo xứ An Phú. Vì thế, ngày 21 tháng 12 năm 2012, Hội Dòng đã chuyển về giáo xứ An Phú và đã được Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước giám mục giáo phận Phú Cường tiếp nhận và cho phép chính thức đi vào hoạt động.
Đến nay, Hội Dòng đang hiện diện tại giáo xứ An Phú hạt Phú Cường để chào đón các bạn trẻ muốn tìm hiểu ơn gọi. Tại đây, Hội Dòng có chương trình đào tạo cho Tu Sinh muốn theo đuổi đặc sủng của Hội Dòng và chương trình đào tạo này được tiếp tục tại Manila Philippin cho Thỉnh Sinh và Tập Sinh.
Đặc sủng của Hội Dòng là tôn thờ liên lỉ Chúa Giêsu Thánh Thể.Cầu nguyện cho ơn gọi. Chầu đền tạ. Các Nữ tu cũng cộng tác trong công tác mục vụ tại giáo xứ với các sứ vụ tông đồ.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời. Xin chung lời cầu nguyện cho 8 bông hoa tiến dâng cho Thánh Thể Chúa Giêsu.
Trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistica, thánh Gioan Phaolô II đã dành chương cuối để dạy các tín hữu noi gương bắt chước Đức Mẹ về lòng say mến Thánh Thể. Trót cả cuộc đời, Mẹ liên kết khít khao với Thánh Thể. Mẹ đã gắn bó thái độ nội tâm rất sâu xa với mầu nhiệm bí tích cực thánh. Có thể nói “Đức Maria là một phụ nữ Thánh Thể” (Ecclesia de Eucharistica, 53). Tháng kính Mân Côi, theo gương Mẹ Maria Người Nữ Thánh Thể, ước mong các Nữ tu hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Thánh Gioan Phaolô II mời gọi: “Hãy sống Bí tích Thánh Thể bằng chính niềm tin và tình yêu của Mẹ Maria, một trinh nữ lắng nghe, một trinh nữ nguyện cầu. Một trinh nữ hiến dâng, một hiền mẫu trinh nguyên, một trinh nữ gương mẫu và cũng là Bà Thầy của lòng tôn thờ thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày, đã biến đổi chính Mẹ thành của lễ hiến dâng đẹp lòng Thiên Chúa”. Ước gì trong cuộc đời thánh hiến, các Nữ tu biết siêng năng chạy đến trường học của Đức Maria, người nữ Thánh Thể để được biến đổi mỗi ngày thành của lễ tình yêu vẹn toàn dâng lên Chúa Cha.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ yêu mến gắn bó với Thánh Thể Chúa Giêsu hàng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chiếc áo không làm nên thầy tu
Phạm Trần
09:32 04/10/2018
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) được Ban Chấp hành Trung ương đề cử giữ chức Chủ tịch Nước tại phiên họp kỳ 8 ngày 03/10 (2018), thay thế ông Trần Đại Quang đã qua đời ngày 21/09 (2018).
Ông Trọng sẽ được Quốc hội chính thức phê chuẩn tại kỳ họp 6, bắt đầu ngày 22/10 (2018), mở đầu kỷ nguyên lột xác mới trong cơ chế cầm quyền thống nhất một người giữ cả hai chức Chủ tịch nước, đồng thời là Tổng Bí thư đảng.
Cho đến khi qua đời ngày 02/09/1969, ông Hồ Chí Minh là người duy nhất kiêm nhiệm 2 chức vụ, Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước.Trong suốt 49 năm sau đó (1969-2018), hai chức danh được phân công cho hai người khác nhau. Lý do của quyết định này chưa bao giờ được công khai, nhưng có thể vì sợ tập trung quyền hành vào tay một người sẽ đưa đến lộng quyền, chuyên chế làm hỏng việc và chia rẽ nội bộ.
Vì vậy chức danh Chủ tịch Nước, tuy được quy định trong Điều 86 Hiến pháp “là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”, nhưng thực tế không có quyền sinh sát toàn diện bằng Tổng Bí thư đảng, vì đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.Hơn nữa, hàng ngũ lãnh đạo từ Trung ương xuống Địa phương hoàn toàn là cán bộ đảng viên nên lệnh đảng bao giờ cũng nặng ký hơn lệnh nhà nước.
Ngay đến Quốc hội, tuy là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 69 Hiến pháp, mà có bao giờ dám tự ý chấp thuận những việc quan trọng khi chưa có ý kiến của Bộ Chính trị đảng.
Nhưng tại sao ông Trọng lại được Ban Chấp hành Trung ương chọn vào lúc này. Có 4 lý do:
1.- Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời nên phải có người điền thế.
2.- Ông Trọng hội đủ mọi điều kiện theo quy định của chức danh Chủ tịch nước.
3.-Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh giảm biên chế nên nhân cơ hội cần lấp chỗ trống ông Quang để lại, Bộ Chính trị quyết định tập trung lãnh đạo đảng và nhà nước vào làm một để tiết kiệm ngân sách, và hy vọng chạy việc hơn.
4.- Phù hợp với nhu cầu đối ngoại và phong tục bang giao quốc tế, nhất là đối với những quốc gia không có hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước riêng biệt.
NHÂN THÂN NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Vậy ông Trọng là người như thế nào ?
Tài liệu chính thức ghi tân Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.
Nhưng ông là người đặc biệt giáo điều, bảo thủ, đệ tử cuồng nhiệt của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Ông chống đa nguyên, đa đảng; chống cho tư nhân ra báo; chống mạng xã hội; chống tổ chức dân sự; và quyết liệt chống đối lập và mọi hành vi chống chính sách cai trị độc tài của đảng.Ông có bằng Tiến sỹ chuyên môn về Xây dựng Đảng.
Cũng rất rõ ông là người thân Tầu Bắc Kinh nên thường không dám cưỡng lại áp lực của lãnh đạo Trung Cộng. Việc ông và Bộ Chính trị không đồng ý để Quốc hội ra tuyên cáo lên án Trung Cộng đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở vùng biển Tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 là một tỷ dụ.
Hành động xâm phạm ngang ngược của Trung Cộng bắt đầu ngày 2/5/2014, tại vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía đông. Mỗi hải lý dài 1,852 mét.
Trong thời gian xung khắc dài 75 ngày này, nhiều lần tầu sắt võ trang Trung Cộng đã tấn công và đâm chìm nhiều thuyền đánh cá và kiểm ngư của Việt Nam, nhưng ông Trọng không dám có phản ứng quyết liệt để bảo vệ chủ quyền.
Tuy nhiên, trước phản ứn gay gắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải rút giàn khoan HD-981 về vùng biển Hải Nam ngày 16/07/2014.
Từ đó đến nay, các tầu cảnh sát biển Trung Cộng có võ trang vẫn thường xuyên tấn công, sát thương, cướp ngư cụ, tài sản và đâm chìm nhiều tầu đánh cá của ngư dân Việt ở Biển Đông nhưng Việt Nam không dám có phản ứng bằng võ lực. Ngược lại, nhiều bài báo của báo đài nhà nước chỉ dám gọi tầu Trung Cộng là “tầu nước ngoài” hay “tầu lạ”, để tránh đụng chạm ngoại giao !
Việc thứ hai chứng tỏ ông Chủ tịch nước mới Nguyễn Phú Trọng đã có toan tính “trao trứng cho Ác” khi Bộ Chính trị do ông cầm đầu đã đồng ý Dự Luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)” tại Vân Đồn (tỉnh Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), có chiều hướng mở đường, qua dạng thuê đất trá hình dài 99 năm, và tạo cơ hội cho đầu tư Tầu Bắc Kinh vào chiếm lãnh thổ và di dân sang Việt Nam.
Rất may khi biết được âm mưu đen tối này, nhiều Đại biểu Quốc hội, nhiều nhân sỹ, chuyên gia và hàng trăm ngàn người dân trong nước đã phản đối và xuống đường biểu tình chống Đặc khu trong hai ngày 10 và 11/06/2018, khiến Quốc hội phải hoãn không biểu quyết.
NHIỆM KỲ CÓ HẠN CHẾ ?
Vậy với chức Chủ tịch Nước, sẽ bắt đầu ngay sau khi được Quốc hội biểu quyết tại kỳ họp, bắt đầu ngày 22/10 (2018), ông Trọng có thể làm được gì với thời hạn 2 năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ Tổng Bí thư ?
Ông Trọng đã giữ chức Tổng Bí thư từ Khóa đảng XI năm 2011-2016, tái đắc cử khóa đảng XII thêm 5 năm nữa cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo Điều 17 của Điều lệ đảng được Khóa đảng XI bỏ phiếu tán thành thì: ”Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”
Trong khi đó, theo Điều 87 Hiến pháp năm 2013 thì: ”Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.” Ông Trọng là Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nhiệm kỳ 1016-2021, đơn vị Hà Nội.
Vẫn theo Điều 87 thì: ”Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.”
Như vậy, khi Quốc hội XIV hết nhiệm kỳ 2016-2021 thì ông Trọng cũng hết chức Chủ tịch Nước và luôn cả chức Tổng Bí thư đảng.
Cũng nên biết, ngoài hai chức lãnh tụ Đảng và Chủ tịch nước, ông Trọng còn nắm các chức quan trọng và nhiều quyền lực như: “Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”
VẪN TRƠ RA NHƯ ĐÁ
Với nhiều chức danh như thế thì liệu ông Trọng có bị ngộp thở không, và làm sao để thực hành câu ông nói “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát” ?
Nhưng ai giám sát ông khi mà chính ông nhìn nhận công tác xây dựng đảng, dù đã làm từ khóa đảng VII, đến nay vẫn còn ngổn ngang khắp mặt.
Ông nói trong bài phát biểu khai mạc phiên họp Trung ương 8 ngày 02/10 (2018): ”Như các đồng chí đều biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gần đây nhất là Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101 của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55 của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và nội dung này cũng đã được đề cập ở nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định khác của Đảng.
Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sức lan tỏa lớn.”
Nhìn ông nói mà thấy thương ông ở tuổi 74 mà vẫn phải trăn trở với mọi người rằng:” Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) rằng ông “đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo về “những hạn chế sau 5 năm thực hiện Quy định 101, đó là một số tổ chức đảng thực hiện Quy định này còn hình thức, chưa thực chất; việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng chưa nghiêm; công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nghiêm minh; chưa có chế tài xử lý những cán bộ, đảng viên không gương mẫu…
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đang bị buông lỏng.
(theo VOV, ngày 18/05/2018)
Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đưa ra chỉ một năm sau ngày ông Trọng thay ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư khóa XI. Nhưng theo ông Vũ Mão thì:”
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, ở không ít số cấp ủy, việc nêu gương của không ít cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa thật sự được coi trọng và còn nhiều tồn tại.”
Vì nói mãi mà những kẻ dưới quyền ông Trọng vẫn trơ ra như đá nên một lần nữa, ông lại năn nỉ Ban Chấp hành Trung ương rằng:”
Để khắc phục tình trạng nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao xin kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới về vấn đề này (Trách nhiệm nêu gương). Nội dung của bản Quy định cần cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kiểm tra, giám sát. Dự thảo Quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống.”
Phải gân cổ kêu gào mãi như thế hẳn ông Trọng nhức nhối lắm, nhưng vì ông là người đứng đầu cả đảng và nhà nước nên ông phải ráng mà bươn chải một mình thôi.
Chỉ có điều, nếu ông mà chịu làm gương trước công bố cho toàn dân biết khối lượng tài sản ông đã kê khai có những gì và ở đâu, và ra lệnh cho mọi lãnh đạo cũng làm như ông trong một thời hạn nhất định, thay vì tiếp tục giấu dân như mèo giấu phân như hiện nay thì họa may mới có gương mà soi.
Hơn nữa, khi có thêm chức mới thì quyền lực hẳn sẽ tập trung toàn diện về ông. Chỉ khác ở chỗ: nếu chiếc áo không làm nên thầy tu như ông bà ta đã dậy thì chức danh Chủ tịch Nước cũng chưa chắc thay đổi được bản lĩnh nói nhiều nhưng chưa được bao nhiêu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. -/-
Phạm Trần
(10/018)
Ông Trọng sẽ được Quốc hội chính thức phê chuẩn tại kỳ họp 6, bắt đầu ngày 22/10 (2018), mở đầu kỷ nguyên lột xác mới trong cơ chế cầm quyền thống nhất một người giữ cả hai chức Chủ tịch nước, đồng thời là Tổng Bí thư đảng.
Cho đến khi qua đời ngày 02/09/1969, ông Hồ Chí Minh là người duy nhất kiêm nhiệm 2 chức vụ, Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước.Trong suốt 49 năm sau đó (1969-2018), hai chức danh được phân công cho hai người khác nhau. Lý do của quyết định này chưa bao giờ được công khai, nhưng có thể vì sợ tập trung quyền hành vào tay một người sẽ đưa đến lộng quyền, chuyên chế làm hỏng việc và chia rẽ nội bộ.
Vì vậy chức danh Chủ tịch Nước, tuy được quy định trong Điều 86 Hiến pháp “là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”, nhưng thực tế không có quyền sinh sát toàn diện bằng Tổng Bí thư đảng, vì đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.Hơn nữa, hàng ngũ lãnh đạo từ Trung ương xuống Địa phương hoàn toàn là cán bộ đảng viên nên lệnh đảng bao giờ cũng nặng ký hơn lệnh nhà nước.
Ngay đến Quốc hội, tuy là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 69 Hiến pháp, mà có bao giờ dám tự ý chấp thuận những việc quan trọng khi chưa có ý kiến của Bộ Chính trị đảng.
Nhưng tại sao ông Trọng lại được Ban Chấp hành Trung ương chọn vào lúc này. Có 4 lý do:
1.- Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời nên phải có người điền thế.
2.- Ông Trọng hội đủ mọi điều kiện theo quy định của chức danh Chủ tịch nước.
3.-Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh giảm biên chế nên nhân cơ hội cần lấp chỗ trống ông Quang để lại, Bộ Chính trị quyết định tập trung lãnh đạo đảng và nhà nước vào làm một để tiết kiệm ngân sách, và hy vọng chạy việc hơn.
4.- Phù hợp với nhu cầu đối ngoại và phong tục bang giao quốc tế, nhất là đối với những quốc gia không có hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước riêng biệt.
NHÂN THÂN NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Vậy ông Trọng là người như thế nào ?
Tài liệu chính thức ghi tân Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.
Nhưng ông là người đặc biệt giáo điều, bảo thủ, đệ tử cuồng nhiệt của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Ông chống đa nguyên, đa đảng; chống cho tư nhân ra báo; chống mạng xã hội; chống tổ chức dân sự; và quyết liệt chống đối lập và mọi hành vi chống chính sách cai trị độc tài của đảng.Ông có bằng Tiến sỹ chuyên môn về Xây dựng Đảng.
Cũng rất rõ ông là người thân Tầu Bắc Kinh nên thường không dám cưỡng lại áp lực của lãnh đạo Trung Cộng. Việc ông và Bộ Chính trị không đồng ý để Quốc hội ra tuyên cáo lên án Trung Cộng đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở vùng biển Tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 là một tỷ dụ.
Hành động xâm phạm ngang ngược của Trung Cộng bắt đầu ngày 2/5/2014, tại vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía đông. Mỗi hải lý dài 1,852 mét.
Trong thời gian xung khắc dài 75 ngày này, nhiều lần tầu sắt võ trang Trung Cộng đã tấn công và đâm chìm nhiều thuyền đánh cá và kiểm ngư của Việt Nam, nhưng ông Trọng không dám có phản ứng quyết liệt để bảo vệ chủ quyền.
Tuy nhiên, trước phản ứn gay gắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải rút giàn khoan HD-981 về vùng biển Hải Nam ngày 16/07/2014.
Từ đó đến nay, các tầu cảnh sát biển Trung Cộng có võ trang vẫn thường xuyên tấn công, sát thương, cướp ngư cụ, tài sản và đâm chìm nhiều tầu đánh cá của ngư dân Việt ở Biển Đông nhưng Việt Nam không dám có phản ứng bằng võ lực. Ngược lại, nhiều bài báo của báo đài nhà nước chỉ dám gọi tầu Trung Cộng là “tầu nước ngoài” hay “tầu lạ”, để tránh đụng chạm ngoại giao !
Việc thứ hai chứng tỏ ông Chủ tịch nước mới Nguyễn Phú Trọng đã có toan tính “trao trứng cho Ác” khi Bộ Chính trị do ông cầm đầu đã đồng ý Dự Luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)” tại Vân Đồn (tỉnh Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), có chiều hướng mở đường, qua dạng thuê đất trá hình dài 99 năm, và tạo cơ hội cho đầu tư Tầu Bắc Kinh vào chiếm lãnh thổ và di dân sang Việt Nam.
Rất may khi biết được âm mưu đen tối này, nhiều Đại biểu Quốc hội, nhiều nhân sỹ, chuyên gia và hàng trăm ngàn người dân trong nước đã phản đối và xuống đường biểu tình chống Đặc khu trong hai ngày 10 và 11/06/2018, khiến Quốc hội phải hoãn không biểu quyết.
NHIỆM KỲ CÓ HẠN CHẾ ?
Vậy với chức Chủ tịch Nước, sẽ bắt đầu ngay sau khi được Quốc hội biểu quyết tại kỳ họp, bắt đầu ngày 22/10 (2018), ông Trọng có thể làm được gì với thời hạn 2 năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ Tổng Bí thư ?
Ông Trọng đã giữ chức Tổng Bí thư từ Khóa đảng XI năm 2011-2016, tái đắc cử khóa đảng XII thêm 5 năm nữa cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo Điều 17 của Điều lệ đảng được Khóa đảng XI bỏ phiếu tán thành thì: ”Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”
Trong khi đó, theo Điều 87 Hiến pháp năm 2013 thì: ”Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.” Ông Trọng là Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nhiệm kỳ 1016-2021, đơn vị Hà Nội.
Vẫn theo Điều 87 thì: ”Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.”
Như vậy, khi Quốc hội XIV hết nhiệm kỳ 2016-2021 thì ông Trọng cũng hết chức Chủ tịch Nước và luôn cả chức Tổng Bí thư đảng.
Cũng nên biết, ngoài hai chức lãnh tụ Đảng và Chủ tịch nước, ông Trọng còn nắm các chức quan trọng và nhiều quyền lực như: “Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”
VẪN TRƠ RA NHƯ ĐÁ
Với nhiều chức danh như thế thì liệu ông Trọng có bị ngộp thở không, và làm sao để thực hành câu ông nói “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát” ?
Nhưng ai giám sát ông khi mà chính ông nhìn nhận công tác xây dựng đảng, dù đã làm từ khóa đảng VII, đến nay vẫn còn ngổn ngang khắp mặt.
Ông nói trong bài phát biểu khai mạc phiên họp Trung ương 8 ngày 02/10 (2018): ”Như các đồng chí đều biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gần đây nhất là Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101 của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55 của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và nội dung này cũng đã được đề cập ở nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định khác của Đảng.
Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sức lan tỏa lớn.”
Nhìn ông nói mà thấy thương ông ở tuổi 74 mà vẫn phải trăn trở với mọi người rằng:” Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) rằng ông “đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo về “những hạn chế sau 5 năm thực hiện Quy định 101, đó là một số tổ chức đảng thực hiện Quy định này còn hình thức, chưa thực chất; việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng chưa nghiêm; công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nghiêm minh; chưa có chế tài xử lý những cán bộ, đảng viên không gương mẫu…
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đang bị buông lỏng.
(theo VOV, ngày 18/05/2018)
Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đưa ra chỉ một năm sau ngày ông Trọng thay ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư khóa XI. Nhưng theo ông Vũ Mão thì:”
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, ở không ít số cấp ủy, việc nêu gương của không ít cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa thật sự được coi trọng và còn nhiều tồn tại.”
Vì nói mãi mà những kẻ dưới quyền ông Trọng vẫn trơ ra như đá nên một lần nữa, ông lại năn nỉ Ban Chấp hành Trung ương rằng:”
Để khắc phục tình trạng nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao xin kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới về vấn đề này (Trách nhiệm nêu gương). Nội dung của bản Quy định cần cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kiểm tra, giám sát. Dự thảo Quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống.”
Phải gân cổ kêu gào mãi như thế hẳn ông Trọng nhức nhối lắm, nhưng vì ông là người đứng đầu cả đảng và nhà nước nên ông phải ráng mà bươn chải một mình thôi.
Chỉ có điều, nếu ông mà chịu làm gương trước công bố cho toàn dân biết khối lượng tài sản ông đã kê khai có những gì và ở đâu, và ra lệnh cho mọi lãnh đạo cũng làm như ông trong một thời hạn nhất định, thay vì tiếp tục giấu dân như mèo giấu phân như hiện nay thì họa may mới có gương mà soi.
Hơn nữa, khi có thêm chức mới thì quyền lực hẳn sẽ tập trung toàn diện về ông. Chỉ khác ở chỗ: nếu chiếc áo không làm nên thầy tu như ông bà ta đã dậy thì chức danh Chủ tịch Nước cũng chưa chắc thay đổi được bản lĩnh nói nhiều nhưng chưa được bao nhiêu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. -/-
Phạm Trần
(10/018)
Văn Hóa
Sa mạc cuộc đời
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:47 04/10/2018
Được cảm hứng từ một ý trong bài giảng tĩnh tâm của Đức cha Giuse Nguyễn Năng cho Linh mục đoàn Phát Diệm 2018
Hành trình sa mạc ai ơi
Bước chân trên cát dưới trời nắng thiêu.
Hành trang mang được bao nhiêu
Trở nên gánh nặng với nhiều lo âu.
Đường xa hoa mắt, váng đầu,
Mặt trời thiêu đốt, lửa dầu, nóng thiêu.
Hành trang mang được bao nhiêu
Bỏ dần nhẹ bớt, xế chiều thoáng hơn.
Chân trời sa mạc mù cơn
Ngày không bóng mát,đêm sương chẳng nhiều.
Hành trang mang được bao nhiêu
Dần đần bỏ hết, sức tiêu lực tàn.
Nhìn trời nắng lửa chang chang
Lữ hành sa mạc chân càng liêu xiêu.
Hành trang mang được bao nhiêu?
Chỉ còn nước uống sáng chiều "đơn thương"!
Bầu trời xanh thẳm nguồn ơn
Lữ hành hy vọng yêu thương ngập tràn.
"Nước hằng sống" chính hành trang
Chúa "Là sự sống, là Đàng"(Ga 14,6) con đi./.
Phêrô Hồng Phúc Lm
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trà
Nguyễn Đức Cung
21:01 04/10/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thu về nhấp tách trà sen
Quên đi những chuyện bon chen muộn phiền.
(nđc)
VietCatholic TV
Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong phiên khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:05 04/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau đó, tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục, buổi khai mạc chính thức Thượng Hội Đồng thường lệ lần thứ 15 đã diễn ra. Trong dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc diễn từ sau đây:
Các Thượng Phụ, các Hồng Y, các Giám Mục thân mến
Anh Chị Em thân mến, và các Người Trẻ qúy yêu!
Bước vào phòng họp này để nói về người trẻ, chúng ta cảm nhận được sức mạnh sự hiện diện của họ, một sức mạnh tỏa ra một sự tích cực và hào hứng có khả năng lấp đầy và tạo hân hoan không chỉ cho phòng họp này, mà cho cả Giáo hội và cả thế giới.
Đó là lý do tại sao tôi không thể bắt đầu mà không nói lời cảm ơn anh chị em! Tôi cảm ơn anh chị em, những người đang có mặt, tôi cảm ơn nhiều người, trong suốt thời gian hai năm chuẩn bị này, đã làm việc một cách tận tụy và đam mê - ở đây trong Giáo Hội Rôma và trong tất cả các Giáo Hội trên thế giới - để giúp chúng ta đạt được khoảnh khắc này. Tôi nhiệt liệt cảm ơn Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng, các vị Chủ Tịch Đại biểu, Đức Hồng Y Sérgio da Rocha, Tổng Tường Trình Viên, Đức Ông Fabio Fabene, Phó Tổng Thư Ký, các viên chức của Văn Phòng Tổng thư ký và các phụ tá; Tôi cảm ơn tất cả các nghị phụ Thượng Hội Đồng, Dự thính viên, chuyên gia và cố vấn; Tôi cảm ơn các đoàn đại biểu anh em, các thông dịch viên, ca sĩ và nhà báo. Tôi cảm ơn quí vị hết lòng vì sự tham gia tích cực và sinh hiệu quả của qúi vị.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc với hai Thư Ký đặc biệt, Cha dòng Tên Giacomo Costa, và Cha Salêdiêng Rossano Sala, những người đã làm việc một cách quảng đại đầy tận tụy và quên mình. Họ đã cật lực làm công việc chuẩn bị!
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các người trẻ đã tham dự với chúng ta lúc này, và tất cả những người trẻ, bằng nhiều cách, đã làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe. Tôi cảm ơn họ vì đã đánh cuộc rằng cố gắng cảm thấy mình như một phần của Giáo Hội hoặc bước vào đối thoại với Giáo Hội là điều đáng giá; đáng giá khi nỗ lực có Giáo Hội như một người mẹ, như một cô giáo, như một ngôi nhà, như một gia đình, và, bất chấp các yếu điểm và khó khăn của con người, vẫn có khả năng tỏa sáng và truyền đạt sứ điệp vượt thời gian của Chúa Kitô; đáng giá khi nỗ lực bám lấy con thuyền Giáo Hội, một con thuyền, bất chấp những cơn bão dữ dội của thế gian, vẫn tiếp tục cung cấp chỗ trú chân và sự hiếu khách cho tất cả mọi người; đáng giá khi lắng nghe lẫn nhau; đáng giá khi nỗ lực bơi ngược dòng và được bảo bọc bằng các giá trị cao cả: gia đình, tín trung, tình yêu, đức tin, hy sinh, phục vụ, cuộc sống vĩnh cửu. Trách nhiệm của chúng ta ở đây tại Thượng Hội đồng này không phải làm suy yếu họ; nhưng đúng hơn, chứng tỏ rằng họ đúng khi đánh cuộc như thế: cố gắng ấy quả đáng giá, nó không hề phí phạm thời gian!
Và, các người trẻ đang hiện diện qúy yêu, cha cảm ơn các con một cách đặc biệt! Con đường chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng đã dạy chúng ta rằng vũ trụ của giới trẻ đa dạng đến mức nó không thể được đại diện đầy đủ, nhưng các con chắc chắn là một dấu chỉ quan trọng của nó. Sự tham gia của các con sẽ làm cho chúng tôi tràn ngập niềm vui và hy vọng.
Thượng Hội Đồng mà chúng ta đang sống là giây phút chia sẻ. Vì vậy, vào lúc khai mạc Thượng Hội Đồng, tôi muốn mời mọi người lên tiếng một cách can đảm và thẳng thắn (parrhesia), nghĩa là hòa nhập tự do, chân lý và bác ái. Chỉ có đối thoại mới có thể giúp chúng ta phát triển. Một phê bình trung thực, minh bạch là xây dựng và hữu ích và đừng tham gia vào những cuộc chuyện gẫu, phao đồn, phỏng đoán hoặc định kiến vô ích.
Và sự khiêm nhường khi lắng nghe phải tương ứng với lòng can đảm khi nói. Tôi đã nói với những người trẻ trong cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội đồng: “Nếu các con nói điều gì đó cha không thích, cha phải lắng nghe nhiều hơn, vì mọi người đều có quyền được nghe, cũng như mọi người đều có quyền được nói”. Sự lắng nghe cởi mở này đòi hỏi lòng can đảm để lên tiếng và trở thành tiếng nói của nhiều người trẻ trên thế giới không hiện diện nơi đây. Chính sự lắng nghe này tạo không gian cho đối thoại. Thượng Hội đồng phải là một thao tác đối thoại, trước hết nơi những người trong các con đang tham gia. Hoa trái đầu tiên của cuộc đối thoại này là mọi người cởi mở đối với sự mới mẻ, đối với việc thay đổi ý kiến nhờ những điều họ nghe được từ người khác. Điều này quan trọng đối với Thượng Hội đồng. Nhiều người trong số các con đã chuẩn bị sẵn sàng từ trước các góp ý của mình - và cha cảm ơn các con vì việc này - nhưng cha mời các con tự do xem những gì các con đã chuẩn bị như một dự thảo tạm thời sẵn sàng đón nhận bất cứ bổ sung và thay đổi nào mà hành trình của Thượng Hội đồng có thể đề xuất cho mỗi người các con. Chúng ta hãy tự do chào đón và hiểu biết người khác và do đó thay đổi các xác tín và chủ trương của chúng ta: đây là một dấu chỉ sự trưởng thành nhân bản và tâm linh lớn lao.
Thượng Hội Đồng là một thao tác biện phân của giáo hội. Nói thẳng thắn và lắng nghe cởi mở là nền tảng nếu Thượng Hội Đồng muốn là một quá trình biện phân. Biện phân không phải là một khẩu hiệu quảng cáo, nó không phải là một kỹ thuật tổ chức, hay là một mốt của triều giáo hoàng này, nhưng là một thái độ bên trong bắt nguồn từ một hành vi đức tin. Biện phân là phương pháp và đồng thời là mục tiêu chúng ta đặt ra: nó dựa trên xác tín rằng Thiên Chúa đang làm việc trong lịch sử thế giới, trong các biến cố cuộc sống, trong những con người tôi gặp và những người nói chuyện với tôi. Vì lý do này, chúng ta được kêu gọi lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý cho chúng ta, với những phương pháp và trong những nẻo đường thường không thể đoán trước được. Biện phân cần không gian và thời gian. Và do đó, khi làm việc trong phiên họp toàn thể và theo nhóm, sau năm lần góp ý, một khoảnh khắc im lặng khoảng ba phút sẽ được tuân giữ. Điều này giúp mọi người nhận ra, trong trái tim họ, các sắc thái của những gì họ vừa nghe, và giúp mọi người suy nghĩ sâu sắc và nắm bắt được những điều nổi bật nhất. Việc chú ý đến nội tâm tính là chìa khóa để hoàn thành công việc nhận biết, giải thích và chọn lựa.
Chúng ta là dấu chỉ một Giáo Hội biết lắng nghe và hành trình. Thái độ lắng nghe không thể bị giới hạn vào những lời chúng ta sẽ trao đổi trong thời gian làm việc của Thượng Hội Đồng. Con đường chuẩn bị cho giây phút này đã làm nổi bật một Giáo Hội cần lắng nghe, kể cả những người trẻ thường cảm thấy không được Giáo Hội hiểu rõ tính độc đáo của họ và do đó không chấp nhận con người thực sự của họ, thậm chí đôi khi còn bác bỏ nữa. Thượng Hội Đồng này có cơ hội, nhiệm vụ và bổn phận trở thành dấu chỉ của một Giáo Hội thực sự lắng nghe, để mình bị tra vấn bởi các kinh nghiệm của những người mình gặp, và không luôn luôn có câu trả lời sẵn. Một Giáo Hội không lắng nghe là tự cho thấy mình đã khép kín đối với sự mới mẻ, khép kín trước những bất ngờ của Thiên Chúa, và không thể đáng tin cậy, đặc biệt đối với những người trẻ nhất định quay lưng thay vì chịu tiếp cận.
Chúng ta hãy để lại phía sau các thành kiến và tiên mẫu. Bước đầu tiên hướng tới việc lắng nghe là giải phóng tâm trí chúng ta khỏi thành kiến và tiên mẫu. Khi nghĩ rằng chúng ta đã biết những người khác là ai và họ muốn gì, thì chúng ta phải thực sự đấu tranh để lắng nghe họ một cách nghiêm túc. Các liên hệ giữa các thế hệ là một lãnh vực trong đó định kiến và tiên mẫu bắt rễ một cách dễ dàng ai cũng biết, đến nỗi chúng ta thường không lưu ý đến nó. Người trẻ dễ bị cám dỗ trong việc coi người lớn là lỗi thời; người lớn dễ bị cám dỗ trong việc coi người trẻ thiếu kinh nghiệm, không biết mình thế nào và đặc biệt không biết nên như thế nào và cư xử làm sao. Tất cả điều này có thể là một trở ngại áp đảo cho đối thoại và gặp gỡ giữa các thế hệ. Hầu hết những người hiện diện tại đây không thuộc thế hệ trẻ hơn, vì vậy rõ ràng chúng ta phải chú ý, trước hết, tới nguy cơ nói về người trẻ bằng các phạm trù và lối suy nghĩ đã lỗi thời lỗi cách. Biết tránh được nguy cơ này, chúng ta sẽ giúp nối kết được các thế hệ. Người lớn nên vượt qua cơn cám dỗ muốn đánh giá thấp các khả năng của người trẻ và không đánh giá họ cách tiêu cực. Có lần, tôi đã đọc thấy rằng việc đề cập đầu tiên đến sự kiện này đã có niên biểu từ năm 3000 trước Công nguyên và được phát hiện trên một nồi đất ở Babylon cổ đại, nơi nó được viết: người trẻ vô luân và không có khả năng cứu được nền văn hóa của dân tộc họ. Đây là truyền thống xưa cũ của chúng ta, những người già! Mặt khác, người trẻ nên vượt qua cơn cám dỗ muốn phớt lờ người lớn và coi người cao niên là “cổ xưa, lạc hậu và nhàm chán”, mà quên rằng phải luôn bắt đầu từ số không là điều ngu xuẩn như thể cuộc sống chỉ bắt đầu với mỗi lớp người trong số họ. Bất chấp sự yếu đuối về thể xác của họ, người cao niên luôn là ký ức của nhân loại, cội rễ của xã hội chúng ta, “nhịp đập” của nền văn minh chúng ta. Vứt bỏ họ, từ chối họ, cô lập hoặc hắt hủi họ là chiều theo não trạng trần thế đang nuốt trửng các tổ ấm của chúng ta từ bên trong. Làm ngơ các kinh nghiệm phong phú mà mỗi thế hệ thừa hưởng và truyền lại cho thế hệ kế tiếp là một hành vi tự hủy.
Do đó, điều cần thiết, một mặt, là dứt khoát vượt qua tai họa giáo sĩ trị. Lắng nghe và để qua một bên các tiên mẫu là những thuốc giải độc mạnh mẽ đối với nguy cơ giáo sĩ trị, mà một hội đồng như thế này chắc chắn sẽ phải đối đầu, bất chấp ý định của chúng ta. Chủ nghĩa giáo sĩ trị phát sinh từ một viễn kiến duy ưu tú và độc quyền về ơn gọi, một viễn kiến giải thích thừa tác vụ như một quyền lực phải được thực hiện chứ không phải một phục vụ miễn phí và hào phóng phải được cho đi. Điều này khiến chúng ta tin rằng chúng ta thuộc về một nhóm có mọi câu trả lời và không cần nghe hoặc học bất cứ điều gì, thậm chí giả đò lắng nghe. Chủ nghĩa giáo sĩ trị là một suy đồi và là gốc rễ của nhiều tệ nạn trong Giáo Hội: chúng ta phải khiêm tốn xin tha thứ cho điều này và trước hết tạo ra các điều kiện để nó không được lặp lại nữa.
Mặt khác, chúng ta phải chữa trị con vi khuẩn tự mãn và các kết luận vội vã mà nhiều người trẻ đã đạt tới. Một thành ngữ Ai Cập nói thế này: “Nếu không có người cao niên trong nhà bạn, bạn hãy mua một vị, vì bạn sẽ cần đến ngài”. Xa tránh và bác bỏ mọi điều được truyền lại qua các thời đại chỉ mang đến một sự mất phương hướng nguy hiểm, một sự mất phương hướng, đáng buồn thay, đang đe dọa nhân loại chúng ta, nó mang lại một sự vỡ mộng đang xâm chiếm cõi lòng của cả nhiều thế hệ. Việc tích lũy kinh nghiệm của con người trong suốt lịch sử là kho tàng quý giá và đáng tin cậy nhất mà một thế hệ thừa hưởng từ một thế hệ khác. Tuy không bao giờ nên quên sự mặc khải của Thiên Chúa, nhưng kho báu này quả soi sáng và mang lại ý nghĩa cho lịch sử và sự sinh tồn của chúng ta.
Anh chị em thân mến, ước chi Thượng Hội đồng đánh thức trái tim chúng ta! Khoảnh khắc hiện tại dường như đang trĩu nặng với những vật lộn, vấn đề, gánh nặng, và điều này cũng áp dụng cho cả Giáo Hội nữa. Nhưng đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng nó cũng là những kairos, những hoàng thời, trong đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta để yêu thương chúng ta và kêu gọi chúng ta tiến vào sự viên mãn của cuộc sống. Tương lai không phải là một mối đe dọa để mà sợ hãi, nhưng là lúc Chúa hứa với chúng ta rằng chúng ta sẽ được trải nghiệm sự hiệp thông với Người, với anh chị em của chúng ta, và với toàn bộ sáng thế. Chúng ta cần tái khám phá lý do khiến chúng ta hy vọng và, trước hết, truyền các lý do này lại cho những người trẻ đang khát khao hy vọng. Như Công đồng Vatican thứ hai đã khẳng định: “Chúng ta có thể công bằng cho rằng tương lai của nhân loại nằm trong tay những người đủ mạnh để cung cấp cho các thế hệ đang đến các lý do sống và hy vọng” (Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 31).
Cuộc gặp gỡ giữa các thế hệ có thể vô cùng hữu hiệu làm tăng hy vọng. Tiên tri Gioen dạy chúng ta điều này - tôi đã nhắc nhở người trẻ trong cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng - và tôi coi nó như lời tiên tri cho thời đại chúng ta: “Người già của các ngươi sẽ mơ các giấc mơ, và người trẻ của các ngươi sẽ được thấy các thị kiến” (2:28) và chúng sẽ nói tiên tri.
Không cần các lập luận thần học công phu mới chứng minh được bổn phận của chúng ta phải giúp thế giới đương thời tiến về phía vương quốc của Thiên Chúa, thoát khỏi hy vọng sai lầm và không chỉ thấy hủy hoại và thống khổ. Thật vậy, khi nói về những người xem xét thực tại mà không có đủ tính khách quan hoặc sự phán xét thận trọng, Thánh Gioan XXIII đã nói: “Trong các điều kiện hiện nay của xã hội loài người, họ không có khả năng nhìn thấy bất cứ điều gì ngoại trừ hủy hoại và thống khổ; họ đi quanh quanh mà nói rằng trong thời đại chúng ta, so với quá khứ, mọi thứ đều tồi tệ hơn; và họ thậm chí còn đi xa hơn bằng cách cư xử như thể họ không có gì để học hỏi từ lịch sử, vốn là thầy dạy của chúng ta “(Diễn Văn trong lễ khai mạc trọng thể Công đồng Vatican thứ hai, 11 tháng 10 năm 1962).
Do đó, đừng để bản thân anh chị em bị cám dỗ bởi “các tiên tri điềm gở”, đừng tiêu phí năng lực của anh chị em vào việc “ghi điểm thất bại và bám lấy trách móc”, anh chị em hãy chăm nhìn vào điều tốt “thường không ồn ào; không phải là một chủ đề cho các blog, cũng không phải tin tức trang đầu”, và đừng sợ khi “giáp mặt với các vết thương trong thân xác Chúa Kitô, luôn bị tội lỗi và thường là do con cái của Giáo Hội gây ra”(xem Diễn Văn với các Giám mục tham gia khóa học do Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Đông Phương cổ vũ, ngày 13 tháng 9 năm 2018).
Do đó, chúng ta hãy làm việc để “cùng qua thời gian với tương lai”, để tiếp nhận từ Thượng Hội Đồng này không những một tài liệu – thường chỉ được đọc bởi một ít người và bị chỉ trích bởi nhiều người – nhưng, trên hết, các đề xuất mục vụ cụ thể có khả năng hoàn thành mục đích của Thượng Hội Đồng. Nói cách khác, để trồng ước mơ, rút tỉa các lời tiên tri và viễn kiến, giúp hy vọng trổ bông, gây cảm hứng tín thác, băng bó các vết thương, đan kết các mối liên hệ với nhau, đánh thức hừng đông hy vọng, học hỏi lẫn nhau và tạo ra một nguồn tài nguyên tươi sáng, có thể soi sáng trí khôn, sưởi ấm các cõi lòng, tạo sức mạnh cho đôi tay chúng ta, và gợi hứng nơi người trẻ - mọi người trẻ, không trừ ai - một viễn ảnh tương lai tràn đầy niềm vui của Tin Mừng. Xin cảm ơn.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 4/10/2018: ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ
VietCatholic Network
00:29 04/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ.
2- Thiên Thần Hộ Thủ, cánh cửa hàng ngày đưa ta đến siêu việt.
3- Sự tôn trọng, lòng yêu thương và săn sóc giúp chống cám dỗ trợ tử.
4- Đức Thánh Cha tiếp 100 Linh mục Giáo phận Créteil, nước Pháp.
5- Sự thánh thiện trong việc làm từ thiện biến đổi Giáo hội và Thế giới.
6- Công bố huấn thị về cách thức tiến hành Thượng Hội Đồng Giám Mục.
7- Lần đầu tiên hai Giám Mục Trung Quốc được tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican.
8- Đức Hồng Y Blase Cupich phản bác các chỉ trích về Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ.
9- Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất và sóng thần ở Indonesia.
10- Đêm Văn Nghệ Mẹ và Đất Việt tại Sydney, Úc Châu.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Dòng Đời Ngược Xuôi.
https://youtu.be/I0iTCtTlsy0
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: