Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 27 – B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:45 02/10/2018
Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 27 – B
(Mc 10, 2-16)
“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Đó là lời Chúa Giêsu được thánh Marcô ghi lại trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe và thỉnh thoảng đã từng nghe vào mỗi dịp lễ cưới, hay cử hành nghi thức chứng hôn nào đó. Đến phần cầu nguyện cho đôi tân hôn, chủ tế dang tay đọc : “Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, Cha đã tạo dựng muôn loài từ hư vô, và an bài mọi sự trong trời đất ngay từ thuở ban đầu. Khi dựng nên con người gống hình ảnh Cha, Cha đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam, vì vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương thịt. Như thế, Cha dạy chúng con rằng : sự gì Cha đã phối hợp nên một, loài người không bào giờ được phép phân ly…
Cha đã chúc phúc cho xã hội họ gầy dựng nên được sinh sôi nảy nở. Lời chúc phúc này, dù nguyên tội hay đại hồng thuỷ cũng không xóa bỏ được”. Như thế đã rõ hôn nhân trong ý định nhiệm mầu yêu thương của Thiên Chúa.
Đẹp thay cái thủa ban đầu
Lần giở lại những chương đầu của sách Sáng Thế ta thấy người nam và người nữ được Thiên Chúa tạo dựng và thiết lập thật là đẹp. Đẹp về các mai mối : Thiên Chúa đã mai mối cho ông Adong và bà Evà, bởi chính Thiên Chúa dẫn Evà đến giới thiệu với Adong. Đẹp về cách chuẩn bị cho một gia đình mới : Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ông bà cả một gia nghiệp, chim trời cá nước, thú vật ngoài đồng, ruộng vườn canh tác. Đẹp về cử hành nghi lễ : Đám cưới của ông Adong và bà Evà do Thiên Chúa chủ sự, trước đó Ngài trang bị cho có mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sang ban đêm, khách sạn với muôn triệu vì sao. Hôn lễ bắt đầu, Thiên Chúa dẫn Evà đến với Adong, Adong vui vẻ hạnh phúc sáng mắt ra và không chỉ nhận Evà làm vợ mà còn nhận : Đây là xương tôi, đây là thịt tôi nữa (x. St 2,24). Nhận nhau xong rồi, Thiên Chúa tuyên phán : “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly” (Mc 19,6). Được Thiên Chúa chúc phúc và họ đã sống vui hạnh phúc. Nhờ hôn nhân, người nam và người nữ trở nên không phải một tổ hợp nhưng là một thể xác (x. St 2,24), nghĩa là một sự thông hiệp tình yêu phát sinh sự sống mới. Đúng là, đẹp thay của thủa ban đầu.
Hôn nhân ngày hôm nay
Con người và thế giới hiện đại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt : văn hóa, xã hội, kỹ thuật, cũng như thông tin điện toán toàn cầu… Sự thay đổi ấy tác động trực tiếp đến lễ nghĩa gia phong, tôn giáo, nhất là các gia đình, đặc biết các cặp hôn nhân trẻ.
Hơn bao giờ hết, gia đình trên thế giới đang bị đe dọa đến tận nền tảng như: nạn ly dị lan tràn, chấp nhận sống chung mà không hôn phối, khước từ con cái hoặc hủy diệt con cái từ trong trứng nước. Kết hôn giữa người cùng giới tính, một số quốc gia chấp thuận.
Loài người không được phân ly
Ngay từ thủa ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên loài người có nam, có nữ. Hôn nhân đã có trong chương trình của Thiên Chúa. Ngài muốn người nam và người nữ kết hiệp với nhau thành vợ chồng và sống hạnh phúc bên nhau. Tới Tân ước, cả bốn sách Tin mừng không có dấu hiệu nào cho thấy Chúa Giêsu chống lại việc hôn nhân.
Là người tín hữu ai cũng biết : đơn hôn và vĩnh hôn là hai đặc tính trong hôn nhân Công Giáo. Đơn hôn ; nghĩa là hôn nhân chỉ giữa một người nam và một người nữ, hay nói cách khác : một vợ, một chồng. Người nam không thể là chồng của người nữ nào khác, ngoài vợ mình; người nữ không thể là vợ của một người nam nào khác, ngoài chồng mình. Thế nên, loại trừ mọi hình thức đa thê, đa phu. Vĩnh hôn; có nghĩa là đã kết hôn thành sự và đã hoàn hợp thì hai người bị ràng buộc, phải chung thuỷ với nhau với nhau cho đến chết. Đặc tính vĩnh hôn loại trừ ly dị. Vì thế, khi cả hai còn sống thì không thể tháo cởi dây hôn phối vì bất cứ lý do nào, dù cả hai người đồng ý với nhau, hay vì bất cứ quyền lực nhân loại nào ép buộc.
Tại sao hôn nhân Công Giáo không cho phép ly dị ? Thưa là vì: Hôn nhân Công Giáo mô phỏng tình yêu giữa Thiên Chúa đối với loài người, cụ thể là tình yêu giữa Đức Kitô và Hội thánh, mà tình yêu giữa Thiên Chúa đối với con người luôn là một tình yêu không chia sẻ và bền vững muôn đời.
Giao ước Hôn nhân bắt đầu bằng lời hứa thuỷ chung cho đến chết, trọn đời mình. Một Giao ước mang tính Bí tích, lấy Chúa ra mà thề, lấy cộng đoàn Giáo hội ra để làm chứng.
Chúng ta hãy cầu xin cho các cặp hôn nhân ngày hôm nay chung thành với giao ước hôn nhân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hay gặp gian lao thử thách nào, vẫn mãi mãi bền chặt, thủy chung và son sắt. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 27 – B
(Mc 10, 2-16)
“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Đó là lời Chúa Giêsu được thánh Marcô ghi lại trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe và thỉnh thoảng đã từng nghe vào mỗi dịp lễ cưới, hay cử hành nghi thức chứng hôn nào đó. Đến phần cầu nguyện cho đôi tân hôn, chủ tế dang tay đọc : “Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, Cha đã tạo dựng muôn loài từ hư vô, và an bài mọi sự trong trời đất ngay từ thuở ban đầu. Khi dựng nên con người gống hình ảnh Cha, Cha đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam, vì vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương thịt. Như thế, Cha dạy chúng con rằng : sự gì Cha đã phối hợp nên một, loài người không bào giờ được phép phân ly…
Cha đã chúc phúc cho xã hội họ gầy dựng nên được sinh sôi nảy nở. Lời chúc phúc này, dù nguyên tội hay đại hồng thuỷ cũng không xóa bỏ được”. Như thế đã rõ hôn nhân trong ý định nhiệm mầu yêu thương của Thiên Chúa.
Đẹp thay cái thủa ban đầu
Lần giở lại những chương đầu của sách Sáng Thế ta thấy người nam và người nữ được Thiên Chúa tạo dựng và thiết lập thật là đẹp. Đẹp về các mai mối : Thiên Chúa đã mai mối cho ông Adong và bà Evà, bởi chính Thiên Chúa dẫn Evà đến giới thiệu với Adong. Đẹp về cách chuẩn bị cho một gia đình mới : Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ông bà cả một gia nghiệp, chim trời cá nước, thú vật ngoài đồng, ruộng vườn canh tác. Đẹp về cử hành nghi lễ : Đám cưới của ông Adong và bà Evà do Thiên Chúa chủ sự, trước đó Ngài trang bị cho có mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sang ban đêm, khách sạn với muôn triệu vì sao. Hôn lễ bắt đầu, Thiên Chúa dẫn Evà đến với Adong, Adong vui vẻ hạnh phúc sáng mắt ra và không chỉ nhận Evà làm vợ mà còn nhận : Đây là xương tôi, đây là thịt tôi nữa (x. St 2,24). Nhận nhau xong rồi, Thiên Chúa tuyên phán : “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly” (Mc 19,6). Được Thiên Chúa chúc phúc và họ đã sống vui hạnh phúc. Nhờ hôn nhân, người nam và người nữ trở nên không phải một tổ hợp nhưng là một thể xác (x. St 2,24), nghĩa là một sự thông hiệp tình yêu phát sinh sự sống mới. Đúng là, đẹp thay của thủa ban đầu.
Hôn nhân ngày hôm nay
Con người và thế giới hiện đại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt : văn hóa, xã hội, kỹ thuật, cũng như thông tin điện toán toàn cầu… Sự thay đổi ấy tác động trực tiếp đến lễ nghĩa gia phong, tôn giáo, nhất là các gia đình, đặc biết các cặp hôn nhân trẻ.
Hơn bao giờ hết, gia đình trên thế giới đang bị đe dọa đến tận nền tảng như: nạn ly dị lan tràn, chấp nhận sống chung mà không hôn phối, khước từ con cái hoặc hủy diệt con cái từ trong trứng nước. Kết hôn giữa người cùng giới tính, một số quốc gia chấp thuận.
Loài người không được phân ly
Ngay từ thủa ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên loài người có nam, có nữ. Hôn nhân đã có trong chương trình của Thiên Chúa. Ngài muốn người nam và người nữ kết hiệp với nhau thành vợ chồng và sống hạnh phúc bên nhau. Tới Tân ước, cả bốn sách Tin mừng không có dấu hiệu nào cho thấy Chúa Giêsu chống lại việc hôn nhân.
Là người tín hữu ai cũng biết : đơn hôn và vĩnh hôn là hai đặc tính trong hôn nhân Công Giáo. Đơn hôn ; nghĩa là hôn nhân chỉ giữa một người nam và một người nữ, hay nói cách khác : một vợ, một chồng. Người nam không thể là chồng của người nữ nào khác, ngoài vợ mình; người nữ không thể là vợ của một người nam nào khác, ngoài chồng mình. Thế nên, loại trừ mọi hình thức đa thê, đa phu. Vĩnh hôn; có nghĩa là đã kết hôn thành sự và đã hoàn hợp thì hai người bị ràng buộc, phải chung thuỷ với nhau với nhau cho đến chết. Đặc tính vĩnh hôn loại trừ ly dị. Vì thế, khi cả hai còn sống thì không thể tháo cởi dây hôn phối vì bất cứ lý do nào, dù cả hai người đồng ý với nhau, hay vì bất cứ quyền lực nhân loại nào ép buộc.
Tại sao hôn nhân Công Giáo không cho phép ly dị ? Thưa là vì: Hôn nhân Công Giáo mô phỏng tình yêu giữa Thiên Chúa đối với loài người, cụ thể là tình yêu giữa Đức Kitô và Hội thánh, mà tình yêu giữa Thiên Chúa đối với con người luôn là một tình yêu không chia sẻ và bền vững muôn đời.
Giao ước Hôn nhân bắt đầu bằng lời hứa thuỷ chung cho đến chết, trọn đời mình. Một Giao ước mang tính Bí tích, lấy Chúa ra mà thề, lấy cộng đoàn Giáo hội ra để làm chứng.
Chúng ta hãy cầu xin cho các cặp hôn nhân ngày hôm nay chung thành với giao ước hôn nhân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hay gặp gian lao thử thách nào, vẫn mãi mãi bền chặt, thủy chung và son sắt. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 27 thường niên B
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:33 02/10/2018
(Mc 10, 2-16)
HÔN NHÂN
Mọi loài có cặp có đôi,
Có nam có nữ, chung nôi sống đời.
Con người đáng quý cao vời,
Hóa công phú bẩm, rạng ngời thế nhân.
Nữ nam kết hợp góp phần,
Hôn nhân khế ước, nên thân vợ chồng.
Sống đời hạnh phúc tơ hồng,
Chung tình tín nghĩa, đả thông mọi bề.
Yêu thương gắn kết lời thể,
Xin đừng ly dị, ê chề phá tan.
Khởi đầu Tạo Hóa thương ban,
Một chồng một vợ, hỉ hoan sống đời.
Đông con nhiều cháu nối đời,
Hưởng vui cuộc sống, tuyệt vời biết bao.
Chúa ban ân lộc dồi dào,
Chúc lành Hôn Phối, tuôn trào hồng ân.
Thiên Chúa tạo dựng loài người có nam, có nữ. Thiên Chúa chúc phúc cho xã hội loài người. Thiên Chúa đã kết hợp hai người nam nữ Ađam và Evà thành đôi vợ chồng đầu tiên. Người nữ Evà là bạn đồng hành gắn bó với Ađam làm nên một gia đình. Thế rồi hôn nhân này nối tiếp hôn nhân kia làm thành một gia đình nhân loại. Thiên Chúa đã tạo dựng con người trong sự bình đẳng để nâng đỡ nhau.
Con người phát triển dần theo năm tháng. Theo lệnh truyền của Thiên Chúa, con người phải sinh xôi nẩy nở cho đầy mặt đất. Biết bao đời đã trôi qua, con người không phụ lòng ủy thác của Thiên Chúa. Con người đã tìm được hạnh phúc trong đời sống gia đình. Mỗi cặp vợ chồng là một cuộc tình dài và là cuộc lữ hành song đôi. Có những cuộc sống gia đình không đơn giản. Nhiều gia đình đã phải đối diện với những vấn đề mâu thuẫn nội bộ. Họ cũng phải trải qua muôn vạn sầu đắng cay. Tình yêu phải phấn đấu không ngừng và phải xây đắp hạnh phúc từng ngày.
Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu nhắc lại: Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân rẽ. Có nhiều cặp vợ chồng phải đối diện với những chua cay và xót xa cuộc đời. Họ bị gẫy gánh dọc đường. Họ thất bại trong sự tín trung. Họ thiếu kiên nhẫn chịu đựng lẫn nhau để rồi gây nên những mối nghi ngờ và tạo nên bầu khí gia đình như hỏa ngục. Họ muốn ly thân hoặc ly dị nhau. Đây là những thất bại trong đời sống hôn nhân. Họ muốn thoái thác trách nhiệm.
Trong đời sống gia đình phải có yêu thương, tha thứ và trung tín với nhau. Cần có sự thông cảm và hiểu được ý nhau thì mọi sự sẽ xuôi chảy. Nhớ câu truyện của một cặp vợ chồng đã cao niên. Họ đã mừng 40 năm ngày thành hôn. Ngày đó, sau tiệc mừng kỷ niệm, vợ chồng về nhà và trước khi đi ngủ muốn có gì ăn lót dạ. Vợ lấy Ham, Mustard và cà chua để lên bàn, trong khi chồng lấy bánh mì lát. Làm xong bánh kẹp, ông cắt đôi và trao cho vợ miếng bánh mì ngoài biên. Bà hậm hực nói : Đã 40 năm, tôi không nói. Tôi đã chịu đựng ông. Tại sao tới hôm nay, ông còn cho tôi miếng vỏ bánh mì mà tôi không hề thích. Còn ông thì qúa ngại và nói rằng: Tôi lại thích nhất những miếng bánh mì ngoài bìa. Một sự hiểu lầm!!!
Còn sống chúng ta còn phải phấn đấu không ngừng. Gia đình chúng ta đã phải phấn đấu rất nhiều nên mới có được hạnh phúc như ngày hôm nay. Ngày hôm nay lại cứ tiếp tục như dòng nước vẫn cứ trôi. Cuộc đời vắn gọn, chúng ta hãy sống và sống hạnh phúc từng giây phút trong cuộc đời. Hạnh phúc đang trong tầm tay. Cố gắng mỗi ngày sẽ đưa chúng ta lên cao và sống hạnh phúc hơn. Càng lên cao, càng thanh thản. Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta những giây phút tuyệt vời bên nhau.
THỨ HAI, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 10, 25-37).
LUẬT YÊU THƯƠNG
Một người thông luật hỏi rằng:
Làm sao được sống vĩnh hằng, Thầy ơi.
Ghi trong sách luật bao lời,
Trả lời thông suốt, một thời trông mong.
Mến yêu Thiên Chúa hết lòng,
Linh hồn hết sức, theo dòng thời gian.
Thứ hai yêu mến tỏa lan,
Bà con bạn hữu, chứa chan ân tình.
Điều răn ghi nhớ hết mình,
Chúa thương ưu ái, dủ tình ủi an.
Yêu người mến Chúa liên can,
Dụ ngôn Chúa dậy, sẻ san thực hành.
Một người bị đánh tan tành,
Kẻ thương giúp đỡ, thi hành ái nhân.
Yêu người đã dám xả thân,
Hy sinh nâng đỡ, khi cần cứu nguy.
THỨ BA, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 10, 38-42).
LẮNG NGHE
Đi vào làng nhỏ ghé thăm,
Hai người phụ nữ, chuyên chăm việc nhà.
Mar-tha vồn vã mặn mà,
Tâm tình hiếu khách, thật thà đáng khen.
Dọn nhà dọn cửa chưng đèn,
Nấu cơm dọn bữa, sang hèn quý thay.
Ma-ry tiếp Chúa nơi này,
Ngồi nghe Chúa giảng, cả ngày bên chân.
Chọn phần tốt nhất tinh thần,
Lắng nghe lời Chúa, ân cần xét suy.
Mar-tha bận bịu phụ tùy,
Long đong lận đận, phát huy bên ngoài.
Tay chân lao động mệt nhoài,
Lắng lo nhiều chuyện, cũng hoài công thôi.
Cuộc đời như áng mây trôi,
Ma-ry nghe Chúa, chọn ngồi ngay bên.
THỨ TƯ, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 1-4).
CẦU NGUYỆN
Chúa lên cầu nguyện sườn đồi,
Cha Con kết hợp, một hồi đã lâu.
Môn đồ đứng đợi vội tâu,
Xin Thầy chỉ dậy, lời cầu dâng Cha.
Tình yêu Thiên Chúa bao la,
Nguyện cầu dâng tiến, ngợi ca danh Người.
Lạy Cha, Đấng ngự trên trời,
Nguyện danh cả sáng, cao vời thiên cung.
Nước Cha trị đến tôn sùng,
Ban cho lương thực, đủ dùng thế nhân.
Xin thương tha nợ gian trần,
Chúng con đền đáp, cũng cần tha nhau.
Đừng xa cám dỗ, tránh mau,
Không rơi sự dữ, thương đau chất chồng.
Sáng danh Thượng Đế Hóa Công,
Con người thụ tạo, ngước trông kính thờ.
THỨ NĂM, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 5-13).
CẦU XIN
Đêm khuya bạn hữu đến gần,
Trước nhà gõ cửa, tôi cần giúp ngay.
Bạn tôi ghé lại đêm nay,
Không gì thiết đãi, tới vay bạn hiền.
Anh ơi, trời tối đừng phiền,
Con tôi đã ngủ, mặt tiền cài then.
Tôi không chỗi dậy thắp đèn,
Cho vay chiếc bánh, bon chen quấy rầy.
Kiên tâm năn nỉ nơi đây,
Chủ nhà nao núng, sợ gây bất bình.
Ông ta không dậy vì tình,
Nhưng vì quấy rối, bực mình cho vay.
Ai xin thì được có ngay,
Ai tìm thì gặp, cơ may trong đời.
Chúa Cha, Đấng ngự trên trời,
Rộng ban ân phúc, cho người cầu xin.
THỨ SÁU, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 15-26).
ĐOÀN KẾT
Đám đông dân chúng xầm xì:
Thầy nhờ tướng quỷ, mà đì quỉ con.
Nghi ngờ quyền phép Chúa Con,
Họ đòi dấu lạ, lại còn sinh nghi.
Chúa rành biết ý muốn gì,
Trong lòng nghi vấn, chỉ vì tà tâm.
Nước nào chia rẽ khơi mầm,
Cửa nhà sụp đổ, nguy lầm phá tan.
Bê-el-giê-bút Sa-tan,
Nước nào chia rẽ, hoang tàn ngay thôi.
Uy quyền trừ quỷ tinh khôi,
Ngón tay Thiên Chúa, trừ nôi quỷ thần.
Ai không thu quén góp phần,
Là người phân tán, xa dần lối ngay.
Chúa thương cứu giúp đời này,
Xua trừ ma quỷ, bàn tay Chúa Trời.
THỨ BẢY, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 27-28).
THỰC HÀNH
Ba năm giảng dậy truyền rao,
Nước Trời mạc khải, biết bao sự lành.
Ngôi Lời Thiên Chúa ẩn danh,
Hạ thân giáng thế, thi hành lệnh Cha.
Nhiệm mầu ẩn dấu bao la,
Quyền năng tuyệt đối, hải hà hồng ân.
Ơn ban cứu độ nhân trần,
Mở lòng mở trí, tinh thần phát huy.
Đám đông dân chúng so bì,
Phúc thay lòng dạ, đại bi sinh Thầy.
Dưỡng nuôi chăm sóc đong đầy,
Đền ơn đáp nghĩa, dựng xây Nước Trời.
Yêu thương tình Chúa cao vời.
Mở lòng đón nhận, mọi người thế gian.
Lắng nghe Lời Chúa trao ban,
Thực hành tuân giữ, vạn ngàn phúc vinh.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà truyền giáo nước ngoài có thể xin nhập quốc tịch Đài Loan
Nguyễn Long Thao
10:08 02/10/2018
Đài Bắc - Các nhà truyền giáo nước ngoài làm việc trên đảo quốc Đài Loan có thể xin gia nhập quốc tịch Đài Loan mà không cần từ bỏ quốc tịch gốc của họ.
Đây là tuyên bố của Tổng Thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) tại một cuộc họp với một số nhà truyền giáo Công Giáo lớn tuổi. Tổng Thống nói việc này có thể thực hiện được vì chính phủ đã sửa đổi luật về quyền công dân, ủng hộ những người nước ngoài đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Tổng thống nói các linh mục, các nữ tu Công Giáo đã đóng góp rất lớn cho xã hội Đài Loan trong lĩnh vực y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội, trong việc chăm sóc phụ nữ, người già và những người bị ảnh hưởng bởi khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.
Tổng Thống Thái Anh Văn nói tiếp “Nhiều người truyền giáo nước ngoài đã đến đây từ khi đảo quốc còn trong tình trạng phát triển phôi thai. Giờ đây đã đến lúc Đài Loan phải trả nợ các vị này vì họ đã phục vụ Đài Loan trong nhiều thập kỷ qua.
Tại Đài Loan, chính quyền và dân chúng có cái nhìn rất tích cực và tri ân về sứ mệnh của các nhà truyền giáo Công Giáo, không giống như ở Trung Hoa lục điạ, coi các nhà truyền giáo là công cụ của thực dân, đế quốc.
Nguyễn Long Thao
Đây là tuyên bố của Tổng Thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) tại một cuộc họp với một số nhà truyền giáo Công Giáo lớn tuổi. Tổng Thống nói việc này có thể thực hiện được vì chính phủ đã sửa đổi luật về quyền công dân, ủng hộ những người nước ngoài đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Tổng thống nói các linh mục, các nữ tu Công Giáo đã đóng góp rất lớn cho xã hội Đài Loan trong lĩnh vực y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội, trong việc chăm sóc phụ nữ, người già và những người bị ảnh hưởng bởi khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.
Tổng Thống Thái Anh Văn nói tiếp “Nhiều người truyền giáo nước ngoài đã đến đây từ khi đảo quốc còn trong tình trạng phát triển phôi thai. Giờ đây đã đến lúc Đài Loan phải trả nợ các vị này vì họ đã phục vụ Đài Loan trong nhiều thập kỷ qua.
Tại Đài Loan, chính quyền và dân chúng có cái nhìn rất tích cực và tri ân về sứ mệnh của các nhà truyền giáo Công Giáo, không giống như ở Trung Hoa lục điạ, coi các nhà truyền giáo là công cụ của thực dân, đế quốc.
Nguyễn Long Thao
Thoả ước chưa ráo mực, Phó Tổng Thống Đài Loan đi Vatican.
Nguyễn Long Thao
15:57 02/10/2018
Taiwan. Bộ Ngoại Giao Đài Loan hôm thứ Ba 2 tháng 10 cho biết, Phó Tổng Thống, Ông Chen Chien-jen sẽ chính thức viếng thăm Tòa Thánh Vatican để thắt chặt mối quan hệ ngoại giao.
Thông báo của Bộ Ngoai Giao Đài Loan được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi thỏa thuận mang tính lịch sử giữa Trung Quốc và Tòa Thánh về việc bổ nhiệm các giám mục, mở đường cho một cuộc tái lập quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh.
Thoả thuận tạm thời này đặt ra câu hỏi về tương lai quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Vatican, trong khi khi Trung Quốc dồn mọi nỗ lực để tất cả các quốc gia trên thế giới chỉ thiết lập quan hệ ngoại gìao với Bắc Kinh. Được biết, hiện nay Vatican là quốc gia duy nhất của Âu Châu còn có quan hệ ngoại giao với Đài Loan
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và yêu cầu các quốc gia không được công nhận hòn đảo này. Nhưng Vatican hiện nay vẫn chính thức công nhận Đài Bắc chứ không phải Bắc Kinh.
Theo Bộ Ngoaị Giao Đài Loan, Phó Tổng Thống Chen Chien-jen sẽ thăm Vatican vào ngày 14 tháng 10 để tham dự lễ phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Nhân dịp này ĐGH Phanxicô cũng dành cho ông một buổi tiếp kiến riêng. Theo Thứ Trưởng Ngoaị Giao Đài Loan Kelly Hsieh, Phó Tổng Thống sẽ mời Đức Giáo Hoàng viếng thăm Đài Loan, và bày tỏ hy vọng Vatican sẽ tiếp tục chú ý đến Đài Loan, tiếp tục quan tâm đến người Công Giáo Đài Loan.
Ông cũng nhắc lại niềm tin của chính phủ Đài Loan rằng Vatican sẽ không "từ bỏ" Đài Loan.
Được biết lần cuối cùng một quan chức cao cấp của Đài Loan viếng thăm Vatican là vào năm 2016, khi Phó Tổng Thống dẫn đầu một phái đoàn tham dự lễ phong thánh cho Mẹ Teresa Calcutta.
Đài Loan có khoảng 300.000 người Công Giáo và trong 2 năm qua, 5 đồng minh trên thế gìới đã quay sang thừa nhận chính quyền Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã xấu đi kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016, khi bà không công nhận hòn đảo này là một phần của "một Trung Quốc".
Vatican không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh kể từ năm 1951.
Nguyễn Long Thao
Thoả thuận tạm thời này đặt ra câu hỏi về tương lai quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Vatican, trong khi khi Trung Quốc dồn mọi nỗ lực để tất cả các quốc gia trên thế giới chỉ thiết lập quan hệ ngoại gìao với Bắc Kinh. Được biết, hiện nay Vatican là quốc gia duy nhất của Âu Châu còn có quan hệ ngoại giao với Đài Loan
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và yêu cầu các quốc gia không được công nhận hòn đảo này. Nhưng Vatican hiện nay vẫn chính thức công nhận Đài Bắc chứ không phải Bắc Kinh.
Theo Bộ Ngoaị Giao Đài Loan, Phó Tổng Thống Chen Chien-jen sẽ thăm Vatican vào ngày 14 tháng 10 để tham dự lễ phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Nhân dịp này ĐGH Phanxicô cũng dành cho ông một buổi tiếp kiến riêng. Theo Thứ Trưởng Ngoaị Giao Đài Loan Kelly Hsieh, Phó Tổng Thống sẽ mời Đức Giáo Hoàng viếng thăm Đài Loan, và bày tỏ hy vọng Vatican sẽ tiếp tục chú ý đến Đài Loan, tiếp tục quan tâm đến người Công Giáo Đài Loan.
Ông cũng nhắc lại niềm tin của chính phủ Đài Loan rằng Vatican sẽ không "từ bỏ" Đài Loan.
Được biết lần cuối cùng một quan chức cao cấp của Đài Loan viếng thăm Vatican là vào năm 2016, khi Phó Tổng Thống dẫn đầu một phái đoàn tham dự lễ phong thánh cho Mẹ Teresa Calcutta.
Đài Loan có khoảng 300.000 người Công Giáo và trong 2 năm qua, 5 đồng minh trên thế gìới đã quay sang thừa nhận chính quyền Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã xấu đi kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016, khi bà không công nhận hòn đảo này là một phần của "một Trung Quốc".
Vatican không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh kể từ năm 1951.
Nguyễn Long Thao
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Gia Đình Giáo phận Phú Cường
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
09:09 02/10/2018
Đại Hội Gia Đình Giáo phận Phú Cường: Gia đình sống Tin Mừng, Niềm Vui cho Thế Giới
Chúa Nhật, 19-08-2018.- Hưởng ứng Đại Hội Gia đình Thế giới (WMOF) do Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi và dựa trên chủ đề “Tin Mừng của Gia đình: Niềm vui cho Thế giới”, một chủ đề mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn. Và được sử Ủy nhiệm của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo Phận, Ban Mục vụ Hôn nhân Gia Đình Giáo Phận đã long trọng tổ chức Đại hội Gia đình Giáo phận tại Giáo xứ Thới Hòa- Giáo hạt Bến Cát vào sáng ngày 30.09.2018. Đây là lần tổ chức đầu tiên của Giáo phận.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, mọi ngõ đường dẫn vào Giáo xứ Thới Hòa bổng trở nên nhộn nhịp hơn với hơn 300 cặp Gia đình trẻ đã kết hôn từ 01 năm đến 15 năm đã tề tựu về nơi đây để tham dự Đại hội. Dù rằng đến 7g30 chương trình mới bắt đầu. Nhưng ngay từ sau 7g00 khuôn viên Giáo xứ đã lần lượt chào đón các cặp vợ chồng và cả con nhỏ từ các Giáo xứ như: Bình Long; Tây Ninh; Tân Hội (Hạt Tây Ninh) cùng các đoàn xe của các Giáo xứ ngoài Giáo hạt Bến Cát cập bến.
Với sự đón tiếp nồng nhiệt và ân cần của Ban tổ chức do Cha Đaminh Trạch Cao Xuân Khải – Cha Chánh xứ Giáo xứ Thới Hòa làm Trưởng Ban đã làm cho tâm hồn mọi gia đình đều vui vẻ hơn và hứng khởi hơn với Dàn trống chào mừng mỗi khi có Đoàn khách tiến vào khuôn viên nhà thờ.
Dù rằng Đại Hội Gia Đình Trẻ của Giáo phận chỉ tổ chức trong 01 ngày, với chủ đề: “Gia đình sống Tin Mừng, Niềm Vui cho Thế Giới” nhưng đã quy tụ các gia đình bao gồm bố mẹ và con cái đến từ nhiều Giáo xứ trong Giáo phận về tham dự.
Sau phần khai mạc gắn gọn của Cha Đaminh Trạch, là phần giới thiệu làm quen giữa các gia đình để tạo nên tình thân ái và gắn kết với nhau.
Mở đầu buổi sinh hoạt, Cha Đaminh Trạch đã giúp cho các Gia đình trẻ thấy được đâu là “Điểm tựa của Gia đình hôm nay”, với phần chia sẽ của mình Cha Đaminh Trạch đã giúp cho mỗi Gia đình đều biết rằng: khi Ánh sáng của mỗi gia đình được thắp lên thì đó là điểm tựa của mỗi gia đình, bởi vì: “ánh sáng mỗi gia đình thắp lên đó chính là Lời Chúa, vì: Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”. Và Cha Đaminh trạch cũng khuyên nhủ mỗi gia đình để luôn luôn được Hạnh phúc thì: “Đừng bao giờ để mọi ngày kết thúc mà chưa làm lành với nhau, nhất là đối với các đôi vợ chồng trẻ”.
Và trong Đại hội ngày hôm nay, ngoài phần hướng dẫn về sống Tin mừng theo lời Chúa trong cuộc sống gia đình do các Cha phụ trách hướng dẫn, các Gia đình tham dự còn được nghe hướng dẫn của các Anh chị trong Nhóm Tư vấn tâm lý TpHCM qua chủ đề “Gia đình trẻ và việc giáo dục con cái trong xã hội hôm nay” do Cha Giuse Hoàng Ngọc Dũng và nhóm tư vấn tâm lý thuộc Tổng Giáo phận TpHCM đảm trách.
Và để các Gia đình và các thành phần tham dự được hưởng ân xá trong dịp Đại hội theo n ban của Đức Thánh Cha Phanxicô, Cha Gioan Lê Quang Tuyến (phụ trách Tòa án Hôn phối Giáo phận) đã hướng dẫn mỗi gia đình thực hiện “nghi thức sắm hối – Gia đình giao hòa với Chúa và với nhau” và lãnh nhận Bí tích xưng tội để dọn long đón Chúa và lãnh nhận n xá phép lành của Tòa Thánh.
Sau phần thảo luận và học hỏi về chủ đề “Gia đình sống tin mừng – miền vui cho thế giới”, đúng 12g00 Thánh lễ Tạ ơn và bế mạc được cử hành do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận, chủ tế. cùng đồng tế với Ngài còn có Quý Cha trong Ban Mục vụ Hôn nhân Gia Đình Giáo Phận và Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt Bến Cát.
Trong bài chia sẽ của mình, Đức Cha Giuse đã mời gọi và nhắc nhỡ mỗi Gia đình rằng: “mỗi gia đình đừng nghĩ rằng mỗi lời cầu nguyện của mình; mỗi buổi suy ngẵm lời Chúa của mình thì sẽ không được nhiều ơn như các Cha; Các tu sĩ và không được thành Thánh”. Nhưng hãy nhớ rằng, “mỗi người Linh mục; mỗi Tu sĩ đều được sinh ra trong mỗi Gia đình thường xuyên đọc kinh cầu nguyện; thường xuyên suy ngẵm lời Chúa, nhất là đọc kinh tối hàng ngày”
Và Ngài cũng chia sẽ cùng mỗi gia đình rằng: “việc nhỏ nhỏ làm bằng cả tấm lòng cũng trở nên việc to to; chuyện to to nhưng yêu thương tôn trọng nhau cũng trở nên chuyễn nhỏ nhỏ” và Ngài cũng mong muốn rằng: “Gia đình nhỏ của chúng ta sẽ luôn thờ phượng Chúa; phó thác mọi sự vào Chúa; kính sợ Thiên Chúa và tôn trọng yêu thương nhau đến mãi muôn đời”.
Kết thúc Đại hội Đức Cha Giuse ưu ái trao Ban phép cho mỗi Gia đình tham dự Đại hội tiệc thân mật trong khuôn viên Giáo xứ.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận.
Chúa Nhật, 19-08-2018.- Hưởng ứng Đại Hội Gia đình Thế giới (WMOF) do Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi và dựa trên chủ đề “Tin Mừng của Gia đình: Niềm vui cho Thế giới”, một chủ đề mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn. Và được sử Ủy nhiệm của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo Phận, Ban Mục vụ Hôn nhân Gia Đình Giáo Phận đã long trọng tổ chức Đại hội Gia đình Giáo phận tại Giáo xứ Thới Hòa- Giáo hạt Bến Cát vào sáng ngày 30.09.2018. Đây là lần tổ chức đầu tiên của Giáo phận.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, mọi ngõ đường dẫn vào Giáo xứ Thới Hòa bổng trở nên nhộn nhịp hơn với hơn 300 cặp Gia đình trẻ đã kết hôn từ 01 năm đến 15 năm đã tề tựu về nơi đây để tham dự Đại hội. Dù rằng đến 7g30 chương trình mới bắt đầu. Nhưng ngay từ sau 7g00 khuôn viên Giáo xứ đã lần lượt chào đón các cặp vợ chồng và cả con nhỏ từ các Giáo xứ như: Bình Long; Tây Ninh; Tân Hội (Hạt Tây Ninh) cùng các đoàn xe của các Giáo xứ ngoài Giáo hạt Bến Cát cập bến.
Với sự đón tiếp nồng nhiệt và ân cần của Ban tổ chức do Cha Đaminh Trạch Cao Xuân Khải – Cha Chánh xứ Giáo xứ Thới Hòa làm Trưởng Ban đã làm cho tâm hồn mọi gia đình đều vui vẻ hơn và hứng khởi hơn với Dàn trống chào mừng mỗi khi có Đoàn khách tiến vào khuôn viên nhà thờ.
Dù rằng Đại Hội Gia Đình Trẻ của Giáo phận chỉ tổ chức trong 01 ngày, với chủ đề: “Gia đình sống Tin Mừng, Niềm Vui cho Thế Giới” nhưng đã quy tụ các gia đình bao gồm bố mẹ và con cái đến từ nhiều Giáo xứ trong Giáo phận về tham dự.
Sau phần khai mạc gắn gọn của Cha Đaminh Trạch, là phần giới thiệu làm quen giữa các gia đình để tạo nên tình thân ái và gắn kết với nhau.
Mở đầu buổi sinh hoạt, Cha Đaminh Trạch đã giúp cho các Gia đình trẻ thấy được đâu là “Điểm tựa của Gia đình hôm nay”, với phần chia sẽ của mình Cha Đaminh Trạch đã giúp cho mỗi Gia đình đều biết rằng: khi Ánh sáng của mỗi gia đình được thắp lên thì đó là điểm tựa của mỗi gia đình, bởi vì: “ánh sáng mỗi gia đình thắp lên đó chính là Lời Chúa, vì: Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”. Và Cha Đaminh trạch cũng khuyên nhủ mỗi gia đình để luôn luôn được Hạnh phúc thì: “Đừng bao giờ để mọi ngày kết thúc mà chưa làm lành với nhau, nhất là đối với các đôi vợ chồng trẻ”.
Và trong Đại hội ngày hôm nay, ngoài phần hướng dẫn về sống Tin mừng theo lời Chúa trong cuộc sống gia đình do các Cha phụ trách hướng dẫn, các Gia đình tham dự còn được nghe hướng dẫn của các Anh chị trong Nhóm Tư vấn tâm lý TpHCM qua chủ đề “Gia đình trẻ và việc giáo dục con cái trong xã hội hôm nay” do Cha Giuse Hoàng Ngọc Dũng và nhóm tư vấn tâm lý thuộc Tổng Giáo phận TpHCM đảm trách.
Và để các Gia đình và các thành phần tham dự được hưởng ân xá trong dịp Đại hội theo n ban của Đức Thánh Cha Phanxicô, Cha Gioan Lê Quang Tuyến (phụ trách Tòa án Hôn phối Giáo phận) đã hướng dẫn mỗi gia đình thực hiện “nghi thức sắm hối – Gia đình giao hòa với Chúa và với nhau” và lãnh nhận Bí tích xưng tội để dọn long đón Chúa và lãnh nhận n xá phép lành của Tòa Thánh.
Sau phần thảo luận và học hỏi về chủ đề “Gia đình sống tin mừng – miền vui cho thế giới”, đúng 12g00 Thánh lễ Tạ ơn và bế mạc được cử hành do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận, chủ tế. cùng đồng tế với Ngài còn có Quý Cha trong Ban Mục vụ Hôn nhân Gia Đình Giáo Phận và Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt Bến Cát.
Trong bài chia sẽ của mình, Đức Cha Giuse đã mời gọi và nhắc nhỡ mỗi Gia đình rằng: “mỗi gia đình đừng nghĩ rằng mỗi lời cầu nguyện của mình; mỗi buổi suy ngẵm lời Chúa của mình thì sẽ không được nhiều ơn như các Cha; Các tu sĩ và không được thành Thánh”. Nhưng hãy nhớ rằng, “mỗi người Linh mục; mỗi Tu sĩ đều được sinh ra trong mỗi Gia đình thường xuyên đọc kinh cầu nguyện; thường xuyên suy ngẵm lời Chúa, nhất là đọc kinh tối hàng ngày”
Và Ngài cũng chia sẽ cùng mỗi gia đình rằng: “việc nhỏ nhỏ làm bằng cả tấm lòng cũng trở nên việc to to; chuyện to to nhưng yêu thương tôn trọng nhau cũng trở nên chuyễn nhỏ nhỏ” và Ngài cũng mong muốn rằng: “Gia đình nhỏ của chúng ta sẽ luôn thờ phượng Chúa; phó thác mọi sự vào Chúa; kính sợ Thiên Chúa và tôn trọng yêu thương nhau đến mãi muôn đời”.
Kết thúc Đại hội Đức Cha Giuse ưu ái trao Ban phép cho mỗi Gia đình tham dự Đại hội tiệc thân mật trong khuôn viên Giáo xứ.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận.
Giáo xứ Tân việt mừng kinh Thánh Teresa bổn mạng giáo xứ
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
09:19 02/10/2018
“ Con ngân nga ngàn đời khúc hát tạ ơn. Chúa nhân từ tỏ lòng thương với con vô ngần. Dâng lên Chúa bài ca dệt bằng phúc lộc bao la.Dâng tiến cha cung đàn bằng muôn khúc hát hoan ca…” . Lời bài ca nhập lễ trên đây của ca đoàn Thăng thiên đã hướng cộng đoàn sốt sáng hiệp dâng Thánh lễ trọng thể kính Thánh Teresa hài đồng Giê su, bổn mạng giáo xứ Tân việt , diễn ra lúc 17g30 thứ hai 1.10.2018 . Thánh lễ do cha chánh xứ Đa minh chủ tế cùng với sự hiện diện của đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Xem Hình
17g30 đại diện quý chức các giáo họ, các đoàn thể đón cha chủ tế từ tiền sảnh lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ mừng bổn mạng.
Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ : Hôm nay cùng với toàn thể giáo hội , chúng ta long trọng mừng kính Thánh Teresa hài đồng Giê su bổn mạng giáo xứ, bổn mạng Huynh đệ đoàn phan sinh và rất nhiều quý bà, quý cô, quý chị. Chúng ta cùng chúc mừng.
Sẻ tin mừng cha chủ tế nói :
Hôm nay Hôm nay toàn thể giáo hội hân hoan mừng kính Thánh Teresa hài đồng Giê su , vị thánh rất quen thuộc với chúng ta . Chúng ta hãy nhìn lại con đường nên thánh , con đường thơ ấu thiêng liêng để hiểu và học hỏi nơi vị thánh này.
Teresa bắt đầu làm từ những việc nhỏ, như nhặt cọng rác nhưng làm với tất cả lòng yêu mến các linh hồn và đã được Chúa nhận lời.
Ngài quảng diễn thêm : Cuộc đời của Thánh nữ rất gần gũi với chúng ta , xin Thánh nữ cầu cùng Chúa bầu cử cho giáo xứ chúng ta thêm lòng yêu mến Chúa và học theo gương Thánh nữ làm mọi việc nhỏ với lòng yêu mến Chúa.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ
Được biết trước ngày lễ , cộng đoàn có hai ngày tĩnh tâm thật sốt sáng. Đồng thời theo thông lễ dịp lễ bổn mạng hai cha , quý chức các giáo họ và ban caritas đến thăm và tặng quà cho các bênh nhân và người nghèo trong và ngoài giáo xứ thể hiện tinh thần bác ái sống động nhật.
Mừng kí
nh Thánh Teresa hài đồng Giê su . Xin cho chúng ta biết noi gương xuống muôn vàn ơn phúc cho mọi người cách riêng cộng đoàn giáo xứ tân việt thân yêu.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Xem Hình
17g30 đại diện quý chức các giáo họ, các đoàn thể đón cha chủ tế từ tiền sảnh lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ mừng bổn mạng.
Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ : Hôm nay cùng với toàn thể giáo hội , chúng ta long trọng mừng kính Thánh Teresa hài đồng Giê su bổn mạng giáo xứ, bổn mạng Huynh đệ đoàn phan sinh và rất nhiều quý bà, quý cô, quý chị. Chúng ta cùng chúc mừng.
Sẻ tin mừng cha chủ tế nói :
Hôm nay Hôm nay toàn thể giáo hội hân hoan mừng kính Thánh Teresa hài đồng Giê su , vị thánh rất quen thuộc với chúng ta . Chúng ta hãy nhìn lại con đường nên thánh , con đường thơ ấu thiêng liêng để hiểu và học hỏi nơi vị thánh này.
Teresa bắt đầu làm từ những việc nhỏ, như nhặt cọng rác nhưng làm với tất cả lòng yêu mến các linh hồn và đã được Chúa nhận lời.
Ngài quảng diễn thêm : Cuộc đời của Thánh nữ rất gần gũi với chúng ta , xin Thánh nữ cầu cùng Chúa bầu cử cho giáo xứ chúng ta thêm lòng yêu mến Chúa và học theo gương Thánh nữ làm mọi việc nhỏ với lòng yêu mến Chúa.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ
Được biết trước ngày lễ , cộng đoàn có hai ngày tĩnh tâm thật sốt sáng. Đồng thời theo thông lễ dịp lễ bổn mạng hai cha , quý chức các giáo họ và ban caritas đến thăm và tặng quà cho các bênh nhân và người nghèo trong và ngoài giáo xứ thể hiện tinh thần bác ái sống động nhật.
Mừng kí
nh Thánh Teresa hài đồng Giê su . Xin cho chúng ta biết noi gương xuống muôn vàn ơn phúc cho mọi người cách riêng cộng đoàn giáo xứ tân việt thân yêu.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Khai mạc Tháng Mân Côi tại Vinh Sơn Liêm, Melbourne
Trần Văn Minh
16:24 02/10/2018
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Ngày Thứ Ba 2/10/2018. Tại khuôn viên Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, dù là một ngày thường, rất nhiều người còn phải đi làm, nhưng các đoàn thể và mọi người đã tề tựu đông đủ để cung nghinh tượng Đức Mẹ Maria Fatima, cùng Hội Mân Côi Khai mạc Tháng Mân Côi và kỷ niệm bốn (4) năm ngày thành lập hội.
Xem hình
Buổi lễ đặc biệt có sự hiện diện của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám Mục Giáo Phận Ban Mê Thuộc Việt Nam qua, cùng hiệp thông cùng cộng đoàn và Hội Mân Côi. Thời tiết đẹp nên những tà áo dài của Hội Legio và các chị Hội Mân Côi nổi bật trong cuộc rước, theo kiệu, và nâng tràng chuỗi Mân Côi được làm bằng bóng bay rất đẹp.
Tượng Đức Mẹ được trang hoàng trên kiệu được kết hoa rất đẹp. Mẹ đứng trước Thánh Giá và bản đồ Việt Nam, có Đức Cha Vincent và Cha Quản nhiệm Trần Ngọc Tân theo kiệu, rước ra bên ngoài trung tâm đi một vòng Debney Park và cùng nhau lần chuỗi Mân Côi năm sự vui.
Sau mỗi mười kinh, kiệu được ngưng lại, Một bài ca về Mẹ được cất lên, mọi người hướng về kiệu Mẹ suy niệm và Đức Cha xông hương tượng Mẹ như những lời tri ân cảm tạ. Trời chiều, trên công viên mênh mông, không nắng, gió. Tiếng kinh vạng vọng trên hệ thống âm thanh, gửi lên thinh không những lời kinh nguyện của đoàn con cái Vinh Sơn Liêm, cầu xin Mẹ ban cho giáo hội luôn vững vàng vượt qua thử thách, vượt thắng ác thần. Cầu cho quê hương sớm thoát ách Cộng sản vô thần đang giầy xéo quê hương, gây bao nghịch cảnh đau thương. Cầu cho thế giới được an bình, thoát những cơn thiên tai, nhân tai và chiến tranh tàn phá.
Đoàn kiệu đi giáp vòng park và về lại trung tâm, mỗi người được đón nhân một bông hồng tươi thắm, muôn mầu để chuẩn bị dâng hoa. Ca đoàn Babylon cất vang những bài ca về Mẹ để cộng đoàn dâng hoa tập thể. Giờ mọi người đến trung tâm mỗi lúc một đông hơn để cùng hiệp dâng hánh lễ xếp hàng dài để dâng hoa. Kết thúc trước ngai tòa Mẹ là một thảm hoa thật đẹp.
6 giờ 30 chiều, Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Vincent chủ tế, Cha Quản nhiệm đồng tế, trong nhà thờ không còn ghế ngồi, những người đến sau ngồi nơi cuốn nhà thờ nơi mới được sửa chữa tân trang lại để dâng lễ.
Trong bài chia sẻ tin mừng. Đức Cha Vincent đã nói về Đức Mẹ. Một người Nữ đầy ân phúc và cũng đầy đau thương trong cuộc đời, khi đón nhận Thánh Ý Chúa để cưu mang đấng Cứu Thế. Mẹ đã sống cuộc đời khiêm nhường, yêu người, khó khăn, vâng lời chịu luy, và giữ nghĩa cùng Chúa như chúng ta biết qua năm mầu nhiệm Vui.
Cuối lễ, Ông Nguyễn Văn Thy, thay mặt cho Hội Mân Côi, chi nhánh Vinh Sơn Liêm đã lên cám ơn Đức Cha, Cha Quản nhiệm và nhất là quý cộng đoàn dân Chúa, đã đến cùng hội vinh danh Mẹ qua tràng chuỗi Mân Côi.
Đáp từ, Linh mục Quản nhiệm cám ơn hội, và cám ơn đến cộng đoàn, vì không có mọi người cùng đến thì ban tổ chức đã không thể tổ chức được một cuộc rước kiệu, và Thánh lễ trọng thể như hôm nay để dâng lên Mẹ lời cảm tạ tri ân được. Tuy nhiên, Tháng Mân Côi không phải mọi người chỉ đến trong ngày khai mạc, mà xin mọi người đến với Mẹ trong mỗi Thứ Năm trong tuần, để cùng lần chuỗi bên Thánh Thể Chúa nữa.
Một bữa ăn nhẹ tại hội trường đã kết thúc ngày khai mạc Tháng Mân Côi vui vẻ, trong tiếng chào hỏi nhau thật vui, trước khi chia tay nhau ra về. Trời Melbourne ấm áp lại sau mùa Đông lạnh giá.
Xem hình
Buổi lễ đặc biệt có sự hiện diện của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám Mục Giáo Phận Ban Mê Thuộc Việt Nam qua, cùng hiệp thông cùng cộng đoàn và Hội Mân Côi. Thời tiết đẹp nên những tà áo dài của Hội Legio và các chị Hội Mân Côi nổi bật trong cuộc rước, theo kiệu, và nâng tràng chuỗi Mân Côi được làm bằng bóng bay rất đẹp.
Tượng Đức Mẹ được trang hoàng trên kiệu được kết hoa rất đẹp. Mẹ đứng trước Thánh Giá và bản đồ Việt Nam, có Đức Cha Vincent và Cha Quản nhiệm Trần Ngọc Tân theo kiệu, rước ra bên ngoài trung tâm đi một vòng Debney Park và cùng nhau lần chuỗi Mân Côi năm sự vui.
Sau mỗi mười kinh, kiệu được ngưng lại, Một bài ca về Mẹ được cất lên, mọi người hướng về kiệu Mẹ suy niệm và Đức Cha xông hương tượng Mẹ như những lời tri ân cảm tạ. Trời chiều, trên công viên mênh mông, không nắng, gió. Tiếng kinh vạng vọng trên hệ thống âm thanh, gửi lên thinh không những lời kinh nguyện của đoàn con cái Vinh Sơn Liêm, cầu xin Mẹ ban cho giáo hội luôn vững vàng vượt qua thử thách, vượt thắng ác thần. Cầu cho quê hương sớm thoát ách Cộng sản vô thần đang giầy xéo quê hương, gây bao nghịch cảnh đau thương. Cầu cho thế giới được an bình, thoát những cơn thiên tai, nhân tai và chiến tranh tàn phá.
Đoàn kiệu đi giáp vòng park và về lại trung tâm, mỗi người được đón nhân một bông hồng tươi thắm, muôn mầu để chuẩn bị dâng hoa. Ca đoàn Babylon cất vang những bài ca về Mẹ để cộng đoàn dâng hoa tập thể. Giờ mọi người đến trung tâm mỗi lúc một đông hơn để cùng hiệp dâng hánh lễ xếp hàng dài để dâng hoa. Kết thúc trước ngai tòa Mẹ là một thảm hoa thật đẹp.
6 giờ 30 chiều, Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Vincent chủ tế, Cha Quản nhiệm đồng tế, trong nhà thờ không còn ghế ngồi, những người đến sau ngồi nơi cuốn nhà thờ nơi mới được sửa chữa tân trang lại để dâng lễ.
Trong bài chia sẻ tin mừng. Đức Cha Vincent đã nói về Đức Mẹ. Một người Nữ đầy ân phúc và cũng đầy đau thương trong cuộc đời, khi đón nhận Thánh Ý Chúa để cưu mang đấng Cứu Thế. Mẹ đã sống cuộc đời khiêm nhường, yêu người, khó khăn, vâng lời chịu luy, và giữ nghĩa cùng Chúa như chúng ta biết qua năm mầu nhiệm Vui.
Cuối lễ, Ông Nguyễn Văn Thy, thay mặt cho Hội Mân Côi, chi nhánh Vinh Sơn Liêm đã lên cám ơn Đức Cha, Cha Quản nhiệm và nhất là quý cộng đoàn dân Chúa, đã đến cùng hội vinh danh Mẹ qua tràng chuỗi Mân Côi.
Đáp từ, Linh mục Quản nhiệm cám ơn hội, và cám ơn đến cộng đoàn, vì không có mọi người cùng đến thì ban tổ chức đã không thể tổ chức được một cuộc rước kiệu, và Thánh lễ trọng thể như hôm nay để dâng lên Mẹ lời cảm tạ tri ân được. Tuy nhiên, Tháng Mân Côi không phải mọi người chỉ đến trong ngày khai mạc, mà xin mọi người đến với Mẹ trong mỗi Thứ Năm trong tuần, để cùng lần chuỗi bên Thánh Thể Chúa nữa.
Một bữa ăn nhẹ tại hội trường đã kết thúc ngày khai mạc Tháng Mân Côi vui vẻ, trong tiếng chào hỏi nhau thật vui, trước khi chia tay nhau ra về. Trời Melbourne ấm áp lại sau mùa Đông lạnh giá.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Franziscus, người yêu mến thiên nhiên
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:47 02/10/2018
Thánh Franziscus, người yêu mến thiên nhiên
„Thánh Phanxicô thành Assisi đã hát lên: “Con xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con”. Trong bài thánh ca tươi đẹp này, ngài nhắc cho chúng ta nhớ, ngôi nhà chung của chúng ta phải được xem như người chị của chúng ta, mà chúng ta được chia sẻ cuộc sống, và như người mẹ ôm lấy chúng ta. “Con xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con! Vì người chị của chúng con, người mẹ trái đất của chúng con, mẹ nâng đỡ chúng con và mang lại nhiều hoa trái, những bông hoa tươi đẹp, những cây cỏ xanh tươi” (Giáo hoàng Phanxico, Laudato Si, Nr. 1).
Đức Giáo Hoàng Phanxico đã viết mở đầu thông điệp về môi trường sinh sống Laudato Si bằng những lời tình tự yêu mến thiên nhiên của Thánh Franzicus, người yêu mến thiên nhiên.
Franziscus sinh năm 1182 ở thành phố Assisi bên nước Ý trong một gia đình giàu có. Theo tương truyền Franziscus vào cầu nguyện trong ngôi thánh đường nhỏ San Damiano, được Chúa Giêsu từ trên cây thập gía nói vọng xuống: „Franziscus, con hãy xây cho cha một ngôi nhà, vì ngôi nhà này có nguy cư bị tàn phá sụp đổ!“.
Thế là Franziscus bắt tay đi xây sửa lại ngôi thánh đường đang hư hại San Damiano. Nhưng chẳng lâu sau đó Franziscus cảm nhận ra, sứ mạng Chúa Giêsu trao cho mình to lớn hơn. Đó là ngôi nhà toàn thể Giáo hội.
Lòng thôi thúc, Ông ra từ bỏ khỏi gia đình. Trả lại tất cả quần áo cho cha mẹ mình với lời quyết tâm “Từ hôm nay con không còn cha nào khác, ngoài người Cha trên trời!“.
Franziscus đi kêu gọi thu thập những người cùng chí hướng sống chung một đời sống đơn giản. Việc cầu nguyện là nếp sống chính của cộng đoàn, và luôn luôn di chuyển qua các làng mạc để loan báo tin mừng. Họ làm việc ngoài đồng ruộng để kiếm miếng ăn sinh sống. Tiền bạc họ không có, họ chỉ nhận thức ăn như lương được trả công.
Franziscus sống nếp sống một người anh em hèn mọn khiêm nhượng, nhưng tâm hồn đời sống vui tươi hát ca tụng Thiên Chúa, và qua lời rao giảng giúp con người hướng về Thiên Chúa.
Năm 1209 Đức Giáo Hoàng công nhận cho Franziscus thành lập. Sau vài năm trời Dòng Franziscus đã có tới hơn 5000 hội viện. Dù có nhiều anh em gia nhập dòng, nhưng cũng có nhiều người không thể chấp nhận nổi lý tưởng cao vời do Franziscus đề ra. Một vài thành viên muốn hội Dòng phải có một cấu trúc rõ ràng minh bạch. Nhưng Franziscus không muốn làm hiến pháp luật riêng cho dòng của mình. Căn bản cho luật Dòng là sách Kinh Thánh.. Vì thế, Franziscus rời bỏ việc quản trị Dòng và lui vào nếp sống khổ hạnh ẩn dật .
Qua đau khổ chịu đựng Franziscus đã trưởng thành lớn lên trong tình yêu mến. Chúa Giêsu Kitô đã tỏ cho Franziscus tình yêu của người, ông được tiếp nhận khắc ghi những vết thương của Chúa nơi con người ông. Đau khổ thể xác nhưng Franziscus đã sáng tác ra bài ca tuyệt diệu chan chứa tâm tình yêu mến thiên nhiên: Bài ca mặt trời, ca ngợi chúc tụng công trình thiên nhiên của Thiên Chúa cho con người trần gian.
Bài ca cầu nguyện này được Franziscus sáng tác vào cuối năm 1224 hay đầu năm 1225 ở năm cuối đời của ngài.
Có nhiều truyền thuyết về Franziscus trong dân gian. Không chỉ tất cả mọi con người, nhưng cả những con thú vật cũng được Franziscus gọi là anh chị em.. Như con chó rừng vùng Gubbio trở nên thuần thục hiền hoà qua lời nhắn nhủ giáo dục của Franziscus. Franziscus yêu mện mọi loài cây cỏ thảo mộc, mọi thú vật . Franziscus kêu gọi mọi loài thụ tạo nhận ra tình yêu của Thiên Chúa và quay trở về với Đấng Tạo Hoá dựng nên mình.
Franziscus giảng thuyết cho loài chim chóc và chúng cũng để cho ông vuốt ve chúng. Franziscus là một trong những người biểu lộ tình yêu mến của mình không chỉ đối với con người mà còn đối với cả loài thú vật.
Có lẽ vì thế, Thánh Franziscus ngày nay được phong trào bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ xúc vật chọn làm quan thầy bảo trợ. Nhưng Thánh Franziscus đã không bao giờ là người chiến đấu qúa khích trong lãnh vực này. Trái lại, Thánh Franziscus là người yêu mến kính trọng thiên nhiên. Vì thánh nhân nhận ra tình yêu thiên Chúa trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Thánh Franziscus vui với sức nóng ấm mặt trời, với sự tươi mát của nước, với ánh sáng dịu mát của mặt trăng. Khắp nơi thánh nhân nhìn ra Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người cho con người qua những công trình sáng tạo. Qua đó Thánh Franzicus muốn nói chỉ cho thấy việc bảo vệ thiên nhiên cần chiều khích thiêng liêng, cần kinh nghiệm về tình yêu đối với mọi loài thụ tạo trong thiên nhiên.
Chọn nếp sống khó nghèo đơn giản, nhưng Thánh Franzicus luôn có trái tim tâm hồn của một người có đời sống vui tươi thanh thản, chan chứa tình yêu mến với thiên nhiên, với con người, nhất là với Đấng Tạo Hóa. Tinh thần đó Thánh Franziscus đã nhận được từ nơi Chúa Giêsu.
Thánh Franziscus năm 1223 cùng với anh em trong Dòng ở khu rừng vùng Grecco dựa theo phúc âm Thánh sử Luca tường thuật về sự sinh ra của Chúa Giêsu, đã xây dựng hang đá Chúa Giêsu giáng sinh đầu tiên với những con thú vật bò, lừa mừng lễ Chúa giáng sinh với tâm tình lòng yêu mến cung kính.
Nhưng từ sự tích nguồn gốc mang tính cách thần thoại thánh thiêng đó do sáng kiến cảm hứng của Thánh Franziscus, hang đá mừng lễ Chúa giáng sinh được phát triển xây dựng trong toàn thể Giáo hội trên thế giới. Hang đá mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh từ đó không thể thiếu trong ngày mùa mừng lễ hằng năm.
Từ năm 1209 Franziscus đã được phép Giáo hội cho thành lập Dòng. Hội Dòng Franziscus lớn mạnh từ ngày đó trong toàn thể Giáo hội hoàn cầu. Cho tới ngày nay Dòng Thánh Franziscus đã phát triển thành ba cấp hội dòng:
- Cấp thứ nhất Dòng Nam gồm ba hội Dòng:
1.Tu sĩ Hèn mọn ordo fratrum minorum conventualium (OFM Conv) mặc tu phục mầu đen.
2. Dòng Tu sĩ hèn mọn ordo fratrum minorum - OFM, mặc tu phục mầu nâu.
3. Franziscus Capucino - OFM Cap - Ordo Fratrum minorum Cappucinorum, tu phục mầu nâu nhưng mũ nhọn dàng sau lưng dài hơn.
- Cấp hai: Dòng nữ có hai nhánh: Dòng nữ Thánh Clara và Dòng nữ Capucin.
- Cấp ba Dòng ba dành cho mọi giáo dân.
Nếp sống từ bỏ, chọn sự khó nghèo đơn giản, lòng vui tươi yêu mến thiên nhiên vạn vật hướng về Đấng Tạo Hoá, bài ca mặt trời, kinh hòa bình và hang đá mừng lễ Chúa giáng sinh là những nét đặc thù thiên phú Đấng Tạo Hóa đã qua Thánh Franziscus mang đến cho Giáo hội, cho con người trần gian.
Thánh Franziscus qua đời ngày 3.10.1226 được an táng ở Assisi. Và hai năm sau đó ngày 16.07.1228 được Đức Giáo Hoàng Gregor IX. tuyên phong là vị Thánh trong Giáo hội.
Hằng năm Giáo Hội mừng kính lễ Thánh Franzicus vào ngày 4.10.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
„Thánh Phanxicô thành Assisi đã hát lên: “Con xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con”. Trong bài thánh ca tươi đẹp này, ngài nhắc cho chúng ta nhớ, ngôi nhà chung của chúng ta phải được xem như người chị của chúng ta, mà chúng ta được chia sẻ cuộc sống, và như người mẹ ôm lấy chúng ta. “Con xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con! Vì người chị của chúng con, người mẹ trái đất của chúng con, mẹ nâng đỡ chúng con và mang lại nhiều hoa trái, những bông hoa tươi đẹp, những cây cỏ xanh tươi” (Giáo hoàng Phanxico, Laudato Si, Nr. 1).
Đức Giáo Hoàng Phanxico đã viết mở đầu thông điệp về môi trường sinh sống Laudato Si bằng những lời tình tự yêu mến thiên nhiên của Thánh Franzicus, người yêu mến thiên nhiên.
Franziscus sinh năm 1182 ở thành phố Assisi bên nước Ý trong một gia đình giàu có. Theo tương truyền Franziscus vào cầu nguyện trong ngôi thánh đường nhỏ San Damiano, được Chúa Giêsu từ trên cây thập gía nói vọng xuống: „Franziscus, con hãy xây cho cha một ngôi nhà, vì ngôi nhà này có nguy cư bị tàn phá sụp đổ!“.
Thế là Franziscus bắt tay đi xây sửa lại ngôi thánh đường đang hư hại San Damiano. Nhưng chẳng lâu sau đó Franziscus cảm nhận ra, sứ mạng Chúa Giêsu trao cho mình to lớn hơn. Đó là ngôi nhà toàn thể Giáo hội.
Lòng thôi thúc, Ông ra từ bỏ khỏi gia đình. Trả lại tất cả quần áo cho cha mẹ mình với lời quyết tâm “Từ hôm nay con không còn cha nào khác, ngoài người Cha trên trời!“.
Franziscus đi kêu gọi thu thập những người cùng chí hướng sống chung một đời sống đơn giản. Việc cầu nguyện là nếp sống chính của cộng đoàn, và luôn luôn di chuyển qua các làng mạc để loan báo tin mừng. Họ làm việc ngoài đồng ruộng để kiếm miếng ăn sinh sống. Tiền bạc họ không có, họ chỉ nhận thức ăn như lương được trả công.
Franziscus sống nếp sống một người anh em hèn mọn khiêm nhượng, nhưng tâm hồn đời sống vui tươi hát ca tụng Thiên Chúa, và qua lời rao giảng giúp con người hướng về Thiên Chúa.
Năm 1209 Đức Giáo Hoàng công nhận cho Franziscus thành lập. Sau vài năm trời Dòng Franziscus đã có tới hơn 5000 hội viện. Dù có nhiều anh em gia nhập dòng, nhưng cũng có nhiều người không thể chấp nhận nổi lý tưởng cao vời do Franziscus đề ra. Một vài thành viên muốn hội Dòng phải có một cấu trúc rõ ràng minh bạch. Nhưng Franziscus không muốn làm hiến pháp luật riêng cho dòng của mình. Căn bản cho luật Dòng là sách Kinh Thánh.. Vì thế, Franziscus rời bỏ việc quản trị Dòng và lui vào nếp sống khổ hạnh ẩn dật .
Qua đau khổ chịu đựng Franziscus đã trưởng thành lớn lên trong tình yêu mến. Chúa Giêsu Kitô đã tỏ cho Franziscus tình yêu của người, ông được tiếp nhận khắc ghi những vết thương của Chúa nơi con người ông. Đau khổ thể xác nhưng Franziscus đã sáng tác ra bài ca tuyệt diệu chan chứa tâm tình yêu mến thiên nhiên: Bài ca mặt trời, ca ngợi chúc tụng công trình thiên nhiên của Thiên Chúa cho con người trần gian.
Bài ca cầu nguyện này được Franziscus sáng tác vào cuối năm 1224 hay đầu năm 1225 ở năm cuối đời của ngài.
Có nhiều truyền thuyết về Franziscus trong dân gian. Không chỉ tất cả mọi con người, nhưng cả những con thú vật cũng được Franziscus gọi là anh chị em.. Như con chó rừng vùng Gubbio trở nên thuần thục hiền hoà qua lời nhắn nhủ giáo dục của Franziscus. Franziscus yêu mện mọi loài cây cỏ thảo mộc, mọi thú vật . Franziscus kêu gọi mọi loài thụ tạo nhận ra tình yêu của Thiên Chúa và quay trở về với Đấng Tạo Hoá dựng nên mình.
Franziscus giảng thuyết cho loài chim chóc và chúng cũng để cho ông vuốt ve chúng. Franziscus là một trong những người biểu lộ tình yêu mến của mình không chỉ đối với con người mà còn đối với cả loài thú vật.
Có lẽ vì thế, Thánh Franziscus ngày nay được phong trào bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ xúc vật chọn làm quan thầy bảo trợ. Nhưng Thánh Franziscus đã không bao giờ là người chiến đấu qúa khích trong lãnh vực này. Trái lại, Thánh Franziscus là người yêu mến kính trọng thiên nhiên. Vì thánh nhân nhận ra tình yêu thiên Chúa trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Thánh Franziscus vui với sức nóng ấm mặt trời, với sự tươi mát của nước, với ánh sáng dịu mát của mặt trăng. Khắp nơi thánh nhân nhìn ra Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người cho con người qua những công trình sáng tạo. Qua đó Thánh Franzicus muốn nói chỉ cho thấy việc bảo vệ thiên nhiên cần chiều khích thiêng liêng, cần kinh nghiệm về tình yêu đối với mọi loài thụ tạo trong thiên nhiên.
Chọn nếp sống khó nghèo đơn giản, nhưng Thánh Franzicus luôn có trái tim tâm hồn của một người có đời sống vui tươi thanh thản, chan chứa tình yêu mến với thiên nhiên, với con người, nhất là với Đấng Tạo Hóa. Tinh thần đó Thánh Franziscus đã nhận được từ nơi Chúa Giêsu.
Thánh Franziscus năm 1223 cùng với anh em trong Dòng ở khu rừng vùng Grecco dựa theo phúc âm Thánh sử Luca tường thuật về sự sinh ra của Chúa Giêsu, đã xây dựng hang đá Chúa Giêsu giáng sinh đầu tiên với những con thú vật bò, lừa mừng lễ Chúa giáng sinh với tâm tình lòng yêu mến cung kính.
Nhưng từ sự tích nguồn gốc mang tính cách thần thoại thánh thiêng đó do sáng kiến cảm hứng của Thánh Franziscus, hang đá mừng lễ Chúa giáng sinh được phát triển xây dựng trong toàn thể Giáo hội trên thế giới. Hang đá mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh từ đó không thể thiếu trong ngày mùa mừng lễ hằng năm.
Từ năm 1209 Franziscus đã được phép Giáo hội cho thành lập Dòng. Hội Dòng Franziscus lớn mạnh từ ngày đó trong toàn thể Giáo hội hoàn cầu. Cho tới ngày nay Dòng Thánh Franziscus đã phát triển thành ba cấp hội dòng:
- Cấp thứ nhất Dòng Nam gồm ba hội Dòng:
1.Tu sĩ Hèn mọn ordo fratrum minorum conventualium (OFM Conv) mặc tu phục mầu đen.
2. Dòng Tu sĩ hèn mọn ordo fratrum minorum - OFM, mặc tu phục mầu nâu.
3. Franziscus Capucino - OFM Cap - Ordo Fratrum minorum Cappucinorum, tu phục mầu nâu nhưng mũ nhọn dàng sau lưng dài hơn.
- Cấp hai: Dòng nữ có hai nhánh: Dòng nữ Thánh Clara và Dòng nữ Capucin.
- Cấp ba Dòng ba dành cho mọi giáo dân.
Nếp sống từ bỏ, chọn sự khó nghèo đơn giản, lòng vui tươi yêu mến thiên nhiên vạn vật hướng về Đấng Tạo Hoá, bài ca mặt trời, kinh hòa bình và hang đá mừng lễ Chúa giáng sinh là những nét đặc thù thiên phú Đấng Tạo Hóa đã qua Thánh Franziscus mang đến cho Giáo hội, cho con người trần gian.
Thánh Franziscus qua đời ngày 3.10.1226 được an táng ở Assisi. Và hai năm sau đó ngày 16.07.1228 được Đức Giáo Hoàng Gregor IX. tuyên phong là vị Thánh trong Giáo hội.
Hằng năm Giáo Hội mừng kính lễ Thánh Franzicus vào ngày 4.10.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Giải đáp phụng vụ: Linh mục được phép từ chối cho rước lễ trên tay không?
Nguyễn Trọng Đa
09:22 02/10/2018
Giải đáp phụng vụ: Linh mục được phép từ chối cho rước lễ trên tay không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi Giám mục giáo phận cho phép các tín hữu rước lễ hoặc trên tay hoặc trên lưỡi, liệu một linh mục, do phản đối việc rước lễ trên tay theo lương tâm, có thể từ chối cho tín hữu rước lễ trên tay không? Nếu ngài là một linh mục dòng, liệu bề trên hợp pháp của ngài có thể đưa ra các hành động nào đối với thành viên dòng từ chối cho tín hữu rước lễ trên tay không? - W. R., Goa, Ấn Độ.
Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi này là hơi phức tạp. Giữa các người Công Giáo, có một sự khác biệt chân thành về quan điểm đối với cơ hội thực hành này, cũng như đối với các lợi ích tinh thần hoặc các nguy hại có thể có.
Các quan điểm này đôi khi được duy trì mạnh mẽ. Trong nhiều năm qua, tôi đã đọc vô số ý kiến thuận và chống, và đôi khi nhận thức được các lý lẽ sai lầm nữa.
Thí dụ, sự nói việc rước lễ trên tay là một dấu hiệu của sự trưởng thành tâm linh, hoặc sự nói việc rước lễ trên lưỡi làm cho tín hữu nên như trẻ em, đã được tin tưởng bởi nhiều thế kỷ các thánh giáo dân đã rước lễ theo mỗi cách. Đây vẫn là sự thực hành của hàng triệu tín hữu Công Giáo La tinh sống đạo tốt kết trên khắp thế giới, và của nhiều Giáo hội phương Đông, vì họ cho rước lễ cả hai hình trên lưỡi. Thật là đơn giản khi đọc quá nhiều vào sự thực hành này, và thật là không chính xác để hỗ trợ một cái gì đó mà người ta ủng hộ, bằng cách từ chối sự thực hành khác.
Đồng thời, thật là không hợp lý để tuyên bố rằng việc rước lễ trên tay là nhất thiết kém tôn kính hơn, hoặc chắc chắn dẫn đến các lạm dụng. Nhưng có rất nhiều người Công Giáo đạo đức thấy việc rước lễ trên tay là hữu ích cho họ.
Từ quan điểm lịch sử, chúng ta có thể nói rằng có bằng chứng mạnh mẽ cho rằng việc rước lễ trên tay đã tồn tại trong nhiều thế kỷ đầu ở một số khu vực của Hội Thánh. Thật chưa rõ là làm thế nào sự thực hành này phổ biến, hoặc liệu nó trở thánh một thực hành thông thường. Như với mọi sự thực hành lịch sử, người ta phải xem xét bối cảnh và hoàn cảnh, vốn thường không lặp lại được.
Trong bối cảnh này, tôi nghĩ thật là công bằng để nói rằng sự thực hành rước lễ trên tay hiện nay không phải là một sự phục hồi đơn giản của một tập tục lịch sử, nhưng đúng hơn là đưa một thực hành mới vào trong hoàn cảnh mới, vốn trong khi nó có một số biện minh lịch sử, nó được tác động chủ yếu bởi các quan tâm mục vụ hiện nay ở một số nơi trên thế giới.
Từ quan điểm luật phụng vụ, các tài liệu liên quan là như sau.
Một lá thư của Thánh Bộ Phượng Tự gửi cho các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục ngày 29-5-1969: AAS 61 (1969) 546-547; Notitiae 5 (1969) 351-353:
“Để trả lời cho câu hỏi của Hội Đồng Giám mục của quý vị về sự cho phép tín hữu rước lễ trên lưỡi hay trên tay, tôi muốn truyền đạt điều sau đây. Đức Giáo Hoàng Phaolô Vl kêu gọi chú ý đến mục đích của Huấn thị Memoriale Domini ngày 29-5-1969, về việc giữ lại sự thực hành truyền thống đang sử dụng. Đồng thời, Ngài lưu tâm đến các lý do đưa ra, để hỗ trợ yêu cầu của quý vị và kết quả của cuộc bỏ phiếu được đưa ra về vấn đề này. Đức Giáo Hoàng cho phép rằng, trên khắp lãnh thổ của Hội Đồng Giám mục của quý vị, mỗi Giám mục có thể, theo phán đoán và lương tâm thận trọng của mình, cho phép trong giáo phận của mình sự ra đời của nghi thức mới cho việc rước lễ. Điều kiện là sự tránh hoàn toàn bất kỳ nguyên nhân nào làm cho các tín hữu bị sốc, và bất kỳ nguy cơ bất kính nào đối với Thánh Thể. Do đó, các quy định sau đây phải được tôn trọng.
“1. Cách thức mới của việc cho rước lễ không được áp đặt theo cách thức sẽ loại trừ việc rước lễ truyền thống. Đây là vấn đề nghiêm trọng đặc biệt ở những nơi, mà sự thực hành mới được cho phép hợp pháp, mỗi người trong số các tín hữu đều có quyền chọn rước lễ trên lưỡi, ngay cả khi các người khác rước lễ trên tay. Hai cách rước lễ có thể diễn ra trong cùng một buổi phụng vụ mà không có vấn đề gì. Có một mục đích đôi ở đây: rằng không ai sẽ tìm thấy trong nghi thức mới bất cứ điều gì đáng lo ngại cho lòng đạo của mình đối với phép Thánh Thể; rằng bí tích này, nguồn gốc, và nguyên nhân của sự hiệp nhất bởi chính bản chất của nó, sẽ không trở thành một dịp bất hòa giữa các thành phần tín hữu.
“2. Nghi thức rước lễ trên tay không được đưa vào thực hành một cách bừa bãi. Bởi vì vấn đề liên quan đến thái độ của con người, phương thức rước lễ này được gắn liền với sự cảm nhận và chuẩn bị của mỗi người đi rước lễ. Do đó, nghi thức cần được thực hành dần dần và bắt đầu từ các nhóm nhỏ được chuẩn bị tốt hơn, và trong khung cảnh thuận lợi. Trên hết, thật là cần thiết để có sự giới thiệu nghi thức trước bởi một bài học giáo lý hiệu quả, để cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa của sự rước lễ trên tay, và sẽ thực hành nó với sự tôn kính đối với bí tích. Bài giáo lý này phải thành công trong việc loại trừ bất kỳ gợi ý nào, vốn trong tâm tưởng của Hội Thánh có sự giảm lòng tin vào sự hiện diện Thánh Thể, và trong việc loại trừ bất kỳ mối nguy hiểm nào hoặc dấu hiệu nguy hiểm nào của việc tục hóa phép Thánh Thể.
“3. Việc tín hữu chọn tiếp nhận Mình Thánh trên tay mình rồi đưa vào miệng mình, không phải là cơ hội để nhìn Mình Thánh như bánh mì thông thường, hay như một vật phẩm tôn giáo khác. Thay vào đó, sự lựa chọn này phải gia tăng trong họ ý thức về phẩm giá của các thành viên của Nhiệm Thể của Chúa Kitô, mà trong đó họ được sáp nhập bởi phép Rửa tội và bởi ân sủng của phép Thánh Thể. Sự lựa chọn này cũng phải gia tăng đức tin của họ vào thực tại siêu phàm của Mình Máu Chúa Kitô, mà họ chạm vào bằng tay của họ. Thái độ tôn kính của họ phải được đo lường cho những gì họ đang làm.
"4. Cách thực hiện nghi thức mới: một mô hình có thể là sự thực hành truyền thống, vốn thể hiện các chức năng thửa tác, bằng việc có linh mục hay phó tế đặt Mình Thánh vào tay người rước lễ….
“5. Bất kể thủ tục nào được chọn lựa, cần chú ý để không một mảnh vụn nào của Mình Thánh rơi xuống hoặc bị phân tán. Cũng cần lưu ý cho các người rước lễ có bàn tay sạch, và rằng cử chỉ điệu bộ của họ phải trở thành và hòa hợp với sự thực hành của các người khác.
“6. Trong trường hợp rước lễ dưới hai hình bằng cách chấm bánh, không bao giờ được phép đặt trên bàn tay của người rước lễ Bánh Thánh đã nhúng vào Máu Thánh”.
Thánh Bộ trở lại vấn đề này trong huấn thị Immensae Caritatis, ngày 29-1-1973: AAS 65 (1973) 264-271; Notitiae 9 (1973) 157-164:
“Phần 4. Lòng sùng mộ và sự tôn kính đối với Thánh Thể trong trường hợp rước lễ trên tay.
“Từ khi huấn thị Memoriale Domini được công bố cách đây ba năm, một số Hội Đồng Giám Mục đã xin Tòa Thánh cho họ ban phép cho các thừa tác viên cho rước lễ được đặt Mình Thánh trên tay người rước lễ. Huấn thị này cũng có lời nhắc nhở rằng ‘luật của Hội Thánh và các tác phẩm của các Giáo Phụ cung cấp một chứng tá đầy đủ về sự tôn kính tối cao, và sự thận trọng hết sức đối với phép Thánh Thể, và điều này phải được tiếp tục. Đặc biệt về việc rước lễ trên tay, kinh nghiệm gợi ý cần chú trọng cẩn thận một số vấn đề.
“Về phía cả thừa tác viên và người rước lễ, bất cứ khi nào Bánh Thánh được đặt trên tay của người rước lễ, cần phải có sự quan tâm và chú trọng cẩn thận, đặc biệt đừng để mảnh vụn nào bị rơi ra khỏi Bánh Thánh.
“Việc thực hành rước lễ trên tay phải được đi kèm bài dạy giáo lý về sự hiện diện thật sự và thường xuyên của Chúa Kitô trong Mình Máu, dưới hình bánh rượu, và có sự tôn kính phải lẽ đối với Bí Tích này.
“Các tín hữu phải được dạy rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi chúng ta, và do đó việc thờ phượng hoặc tôn thờ Chúa phải được thực hiện đối với Chúa Kitô hiện diện trong bí tích này. Họ cũng được dạy rằng, sau khi rước lễ phải cảm tạ Chúa cách chân thành và xứng hợp, phù hợp với năng lực cá nhân, bậc sống và nghề nghiệp của họ.
“Cuối cùng, để cho việc họ sẽ đến bàn thánh thiên đàng thật là hoàn toàn xứng đáng và hiệu quả, các tín hữu phải được dạy về các lợi ích và hiệu quả của nó, cho cả cá nhân và xã hội, để cho mối quan hệ gia đình của họ với Chúa Cha, Đấng ban cho ta ‘lương thực hàng ngày’, có thể phản ánh sự kính trọng cao nhất đối với Chúa, nuôi dưỡng tình yêu, và dẫn đến một mối liên kết sống động với Chúa Kitô, mà trong Ngài chúng ta chia sẻ Máu Thịt”.
Năm 1980, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong tông thư Dominicae Cenae (Về mầu nhiệmThánh Thể và việc phụng thờ Mình Máu Thánh):
“Tại một số quốc gia đã thực hành việc rước lễ trên tay. Thực hành này đã được nhiều Hội Đồng Giám Mục thỉnh cầu và được Tòa Thánh chấp thuận. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi được nghe nói đến những trường hợp đáng tiếc do thiếu tôn kính đối với các hình thái Thánh Thể, những thiếu sót này không những thuộc trách nhiệm của những ai có hành vi bất xứng, nhưng cũng là trách nhiệm của các chủ chăn Hội Thánh, vì thiếu cảnh giác về thái độ của tín hữu đối với Thánh Thể. Đôi khi cũng xảy ra cả trường hợp người ta không tôn trọng sự lựa chọn và ý muốn tự do của những tín hữu muốn tiếp tục rước lễ nơi miệng, tại những nơi người ta được đặc ân rước lễ trên tay. Như vậy, trong khung cảnh của lá thư này, phải nhắc tới những hiện tượng đau lòng đã nói trên đây. Khi viết những dòng này, tuyệt nhiên tôi không muốn ám chỉ những người đón nhận Chúa Giêsu trong tay, với tinh thần đạo đức và kính trọng sâu xa, tại những quốc gia đã được phép thực hành” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói như sau:
“160. […] Không cho phép chính tín hữu tự mình cầm lấy bánh thánh và chén thánh, càng không được chuyền cho nhau. Các tín hữu rước lễ quỳ hay đứng tùy theo quy định của Hội Ðồng Giám Mục. Nếu đứng, họ nên tỏ một cử chỉ tôn kính, theo như luật định, trước khi nhận Mình Máu Thánh.
“161. Nếu chỉ cho rước lễ dưới hình bánh, vị tư tế đưa Mình Thánh lên cao một chút trước mặt mỗi người và nói: "Mình Thánh Chúa Kitô". Người rước lễ thưa "A-men", rồi rước lễ, bằng miệng, hoặc, nơi nào cho phép, bằng tay. Sau khi nhận lấy bánh thánh, người rước lễ rước hết ngay. Về việc rước lễ dưới hai hình, thì giữ nghi thức mô tả dưới đây (x. các số 284-287)” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Từ các tài liệu trên đây, chúng ta có thể suy ra các điểm sau đây.
Tính hợp pháp của sự rước lễ trên tay không đặt thành vấn đề.
Sự rước lễ trên lưỡi vẫn là hình thức thông thường và quen thuộc của việc rước lễ.
Sự rước lễ trên tay là hợp pháp chỉ ở nơi nào được phép, và nó vẫn còn trong lãnh vực của sự cho phép.
Khi được phép, sự lựa chọn về hình thức rước lễ là ở nơi người rước lễ, chứ không ở nơi linh mục. Tuy nhiên, vì sự rước lễ trên tay là một sự cho phép, nó không tạo ra một quyền tuyệt đối, và các mục tử có thể hủy bỏ sự cho phép này, hoặc nói chung hoặc trong trường hợp cụ thể, nếu các động cơ khách quan tồn tại để làm như vậy.
Điều này sẽ được thực hiện cách đặc biệt, nếu thật là quá khó hoặc không thể thực hiện các điều kiện cần thiết, như được nêu ra trong các tài liệu trên. Thí dụ, mặc dù sự rước lễ trên tay được cho phép rộng rãi tại Vatican, trong các năm gần đây, các thừa tác viên cho rước lễ trong các Thánh lễ giáo hoàng đều chỉ cho rước lễ trên lưỡi mà thôi. Số lượng đông các tín hữu, và sự hối hả và nhộn nhịp trong thời điểm rước lễ có thể dễ dàng làm cho mảnh vụn Mình Thánh rơi xuống đất. Cũng khó đảm bảo rằng mọi người tới rước lễ đều nuốt Bánh Thánh hết cả. Một thực tế đáng buồn là trong các năm gần đây, các Bánh Thánh được Giáo Hoàng truyền phép được rao bán trên Internet, do đó thực tế này thúc đẩy hơn nữa biện pháp phòng ngừa.
Trong ánh sáng của các điều trên, chúng ta có thể đi đến trung tâm của câu hỏi là liệu một linh mục có thể nại đến vấn đề lương tâm để từ chối cho rước lể trên tay chăng. Đây là một câu hỏi về thần học luân lý hơn là câu hỏi phụng vụ.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, OP, của tổng giáo phận Sydney (Úc) đã có một bài tuyệt vời về chủ đề lương tâm và quyền bính, vốn có thể được tìm thấy tại: https: //www.catholicculture.org/culture/library/view.cfm?recnum=7833 hoặc, trong một hình thức ngắn hơn, tại https://zenit.org/articles/bishop-fisher-on-conscience-and-authority
Chúng ta nên cân nhắc kỹ vấn đề mà trong đó chúng ta nại đến lương tâm. Chúng phải là các vấn đề nghiêm trọng và khách quan liên quan đến sự lành và sự dữ.
Vì lý do này, bởi vì vấn đề rước lễ trên tay không phải là vấn đề của đức tin, và nó đã được giáo quyền hợp pháp chấp thuận, tôi không tin rằng một linh mục có thể nại đến lương tâm như một động cơ để từ chối áp dụng một luật hợp lệ. Do đó, một linh mục cần được đào luyện đầy đủ về các nguyên tắc luân lý, để loại trừ lương tâm sai lầm trong các vấn đề như vậy.
Một cha xứ, hoặc cha quản đốc một đền thánh, có thể có các lý do khách quan để không áp dụng sự cho phép, nếu có bất kỳ mối nguy hiểm nào về sự tục hóa, hoặc thiếu sự tôn trọng phép Thánh Thể.
Nếu một linh mục có khó khăn cá nhân lớn do các quan điểm sâu sắc và chân thành đối với sự thực hành này, ngài luôn có thể xin Giám mục miễn trừ cho ngài việc này, hoặc xin phép không áp dụng sự cho phép này cho giáo xứ của mình. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến nhiều trường hợp rắc rối cho các tín hữu, khi họ đến rước lễ mà không biết tình hình này.
Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng khi một linh mục chăm sóc linh hồn tín hữu giữ quan điểm rằng sự rước lễ trên lưỡi là được ưa thích hơn sự rước lễ trên tay, thì điều tốt nhất ngài có thể làm là thông báo cho các tín hữu sự cho phép của Giám mục. Ngài có thể tự do chia sẻ với các tín hữu các lý do của mình về ưa thích áp dụng sự rước lễ truyền thống hơn, và khuyến khích các tín hữu tiếp tục làm như vậy.
Tuy nhiên, ngài đừng từ chối cho rước lễ đối với các người mong muốn duy trì quyền hợp pháp rước lễ trên tay.
Một linh mục không chịu trách nhiệm trực tiếp chăm sóc linh hồn tín hữu, nên tôn trọng sự thực hành địa phương hơn.
Cuối cùng, việc đảm bảo sự áp dụng luật phụng vụ là trước hết trách nhiệm của Giám mục, và bề trên dòng chỉ là gián tiếp. Tuy nhiên, Giám mục đôi khi có thể giải quyết chuyện của linh mục dòng thông qua bề trên của linh mục ấy trong các vấn đề này. (Zenit.org 2-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi Giám mục giáo phận cho phép các tín hữu rước lễ hoặc trên tay hoặc trên lưỡi, liệu một linh mục, do phản đối việc rước lễ trên tay theo lương tâm, có thể từ chối cho tín hữu rước lễ trên tay không? Nếu ngài là một linh mục dòng, liệu bề trên hợp pháp của ngài có thể đưa ra các hành động nào đối với thành viên dòng từ chối cho tín hữu rước lễ trên tay không? - W. R., Goa, Ấn Độ.
Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi này là hơi phức tạp. Giữa các người Công Giáo, có một sự khác biệt chân thành về quan điểm đối với cơ hội thực hành này, cũng như đối với các lợi ích tinh thần hoặc các nguy hại có thể có.
Các quan điểm này đôi khi được duy trì mạnh mẽ. Trong nhiều năm qua, tôi đã đọc vô số ý kiến thuận và chống, và đôi khi nhận thức được các lý lẽ sai lầm nữa.
Thí dụ, sự nói việc rước lễ trên tay là một dấu hiệu của sự trưởng thành tâm linh, hoặc sự nói việc rước lễ trên lưỡi làm cho tín hữu nên như trẻ em, đã được tin tưởng bởi nhiều thế kỷ các thánh giáo dân đã rước lễ theo mỗi cách. Đây vẫn là sự thực hành của hàng triệu tín hữu Công Giáo La tinh sống đạo tốt kết trên khắp thế giới, và của nhiều Giáo hội phương Đông, vì họ cho rước lễ cả hai hình trên lưỡi. Thật là đơn giản khi đọc quá nhiều vào sự thực hành này, và thật là không chính xác để hỗ trợ một cái gì đó mà người ta ủng hộ, bằng cách từ chối sự thực hành khác.
Đồng thời, thật là không hợp lý để tuyên bố rằng việc rước lễ trên tay là nhất thiết kém tôn kính hơn, hoặc chắc chắn dẫn đến các lạm dụng. Nhưng có rất nhiều người Công Giáo đạo đức thấy việc rước lễ trên tay là hữu ích cho họ.
Từ quan điểm lịch sử, chúng ta có thể nói rằng có bằng chứng mạnh mẽ cho rằng việc rước lễ trên tay đã tồn tại trong nhiều thế kỷ đầu ở một số khu vực của Hội Thánh. Thật chưa rõ là làm thế nào sự thực hành này phổ biến, hoặc liệu nó trở thánh một thực hành thông thường. Như với mọi sự thực hành lịch sử, người ta phải xem xét bối cảnh và hoàn cảnh, vốn thường không lặp lại được.
Trong bối cảnh này, tôi nghĩ thật là công bằng để nói rằng sự thực hành rước lễ trên tay hiện nay không phải là một sự phục hồi đơn giản của một tập tục lịch sử, nhưng đúng hơn là đưa một thực hành mới vào trong hoàn cảnh mới, vốn trong khi nó có một số biện minh lịch sử, nó được tác động chủ yếu bởi các quan tâm mục vụ hiện nay ở một số nơi trên thế giới.
Từ quan điểm luật phụng vụ, các tài liệu liên quan là như sau.
Một lá thư của Thánh Bộ Phượng Tự gửi cho các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục ngày 29-5-1969: AAS 61 (1969) 546-547; Notitiae 5 (1969) 351-353:
“Để trả lời cho câu hỏi của Hội Đồng Giám mục của quý vị về sự cho phép tín hữu rước lễ trên lưỡi hay trên tay, tôi muốn truyền đạt điều sau đây. Đức Giáo Hoàng Phaolô Vl kêu gọi chú ý đến mục đích của Huấn thị Memoriale Domini ngày 29-5-1969, về việc giữ lại sự thực hành truyền thống đang sử dụng. Đồng thời, Ngài lưu tâm đến các lý do đưa ra, để hỗ trợ yêu cầu của quý vị và kết quả của cuộc bỏ phiếu được đưa ra về vấn đề này. Đức Giáo Hoàng cho phép rằng, trên khắp lãnh thổ của Hội Đồng Giám mục của quý vị, mỗi Giám mục có thể, theo phán đoán và lương tâm thận trọng của mình, cho phép trong giáo phận của mình sự ra đời của nghi thức mới cho việc rước lễ. Điều kiện là sự tránh hoàn toàn bất kỳ nguyên nhân nào làm cho các tín hữu bị sốc, và bất kỳ nguy cơ bất kính nào đối với Thánh Thể. Do đó, các quy định sau đây phải được tôn trọng.
“1. Cách thức mới của việc cho rước lễ không được áp đặt theo cách thức sẽ loại trừ việc rước lễ truyền thống. Đây là vấn đề nghiêm trọng đặc biệt ở những nơi, mà sự thực hành mới được cho phép hợp pháp, mỗi người trong số các tín hữu đều có quyền chọn rước lễ trên lưỡi, ngay cả khi các người khác rước lễ trên tay. Hai cách rước lễ có thể diễn ra trong cùng một buổi phụng vụ mà không có vấn đề gì. Có một mục đích đôi ở đây: rằng không ai sẽ tìm thấy trong nghi thức mới bất cứ điều gì đáng lo ngại cho lòng đạo của mình đối với phép Thánh Thể; rằng bí tích này, nguồn gốc, và nguyên nhân của sự hiệp nhất bởi chính bản chất của nó, sẽ không trở thành một dịp bất hòa giữa các thành phần tín hữu.
“2. Nghi thức rước lễ trên tay không được đưa vào thực hành một cách bừa bãi. Bởi vì vấn đề liên quan đến thái độ của con người, phương thức rước lễ này được gắn liền với sự cảm nhận và chuẩn bị của mỗi người đi rước lễ. Do đó, nghi thức cần được thực hành dần dần và bắt đầu từ các nhóm nhỏ được chuẩn bị tốt hơn, và trong khung cảnh thuận lợi. Trên hết, thật là cần thiết để có sự giới thiệu nghi thức trước bởi một bài học giáo lý hiệu quả, để cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa của sự rước lễ trên tay, và sẽ thực hành nó với sự tôn kính đối với bí tích. Bài giáo lý này phải thành công trong việc loại trừ bất kỳ gợi ý nào, vốn trong tâm tưởng của Hội Thánh có sự giảm lòng tin vào sự hiện diện Thánh Thể, và trong việc loại trừ bất kỳ mối nguy hiểm nào hoặc dấu hiệu nguy hiểm nào của việc tục hóa phép Thánh Thể.
“3. Việc tín hữu chọn tiếp nhận Mình Thánh trên tay mình rồi đưa vào miệng mình, không phải là cơ hội để nhìn Mình Thánh như bánh mì thông thường, hay như một vật phẩm tôn giáo khác. Thay vào đó, sự lựa chọn này phải gia tăng trong họ ý thức về phẩm giá của các thành viên của Nhiệm Thể của Chúa Kitô, mà trong đó họ được sáp nhập bởi phép Rửa tội và bởi ân sủng của phép Thánh Thể. Sự lựa chọn này cũng phải gia tăng đức tin của họ vào thực tại siêu phàm của Mình Máu Chúa Kitô, mà họ chạm vào bằng tay của họ. Thái độ tôn kính của họ phải được đo lường cho những gì họ đang làm.
"4. Cách thực hiện nghi thức mới: một mô hình có thể là sự thực hành truyền thống, vốn thể hiện các chức năng thửa tác, bằng việc có linh mục hay phó tế đặt Mình Thánh vào tay người rước lễ….
“5. Bất kể thủ tục nào được chọn lựa, cần chú ý để không một mảnh vụn nào của Mình Thánh rơi xuống hoặc bị phân tán. Cũng cần lưu ý cho các người rước lễ có bàn tay sạch, và rằng cử chỉ điệu bộ của họ phải trở thành và hòa hợp với sự thực hành của các người khác.
“6. Trong trường hợp rước lễ dưới hai hình bằng cách chấm bánh, không bao giờ được phép đặt trên bàn tay của người rước lễ Bánh Thánh đã nhúng vào Máu Thánh”.
Thánh Bộ trở lại vấn đề này trong huấn thị Immensae Caritatis, ngày 29-1-1973: AAS 65 (1973) 264-271; Notitiae 9 (1973) 157-164:
“Phần 4. Lòng sùng mộ và sự tôn kính đối với Thánh Thể trong trường hợp rước lễ trên tay.
“Từ khi huấn thị Memoriale Domini được công bố cách đây ba năm, một số Hội Đồng Giám Mục đã xin Tòa Thánh cho họ ban phép cho các thừa tác viên cho rước lễ được đặt Mình Thánh trên tay người rước lễ. Huấn thị này cũng có lời nhắc nhở rằng ‘luật của Hội Thánh và các tác phẩm của các Giáo Phụ cung cấp một chứng tá đầy đủ về sự tôn kính tối cao, và sự thận trọng hết sức đối với phép Thánh Thể, và điều này phải được tiếp tục. Đặc biệt về việc rước lễ trên tay, kinh nghiệm gợi ý cần chú trọng cẩn thận một số vấn đề.
“Về phía cả thừa tác viên và người rước lễ, bất cứ khi nào Bánh Thánh được đặt trên tay của người rước lễ, cần phải có sự quan tâm và chú trọng cẩn thận, đặc biệt đừng để mảnh vụn nào bị rơi ra khỏi Bánh Thánh.
“Việc thực hành rước lễ trên tay phải được đi kèm bài dạy giáo lý về sự hiện diện thật sự và thường xuyên của Chúa Kitô trong Mình Máu, dưới hình bánh rượu, và có sự tôn kính phải lẽ đối với Bí Tích này.
“Các tín hữu phải được dạy rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi chúng ta, và do đó việc thờ phượng hoặc tôn thờ Chúa phải được thực hiện đối với Chúa Kitô hiện diện trong bí tích này. Họ cũng được dạy rằng, sau khi rước lễ phải cảm tạ Chúa cách chân thành và xứng hợp, phù hợp với năng lực cá nhân, bậc sống và nghề nghiệp của họ.
“Cuối cùng, để cho việc họ sẽ đến bàn thánh thiên đàng thật là hoàn toàn xứng đáng và hiệu quả, các tín hữu phải được dạy về các lợi ích và hiệu quả của nó, cho cả cá nhân và xã hội, để cho mối quan hệ gia đình của họ với Chúa Cha, Đấng ban cho ta ‘lương thực hàng ngày’, có thể phản ánh sự kính trọng cao nhất đối với Chúa, nuôi dưỡng tình yêu, và dẫn đến một mối liên kết sống động với Chúa Kitô, mà trong Ngài chúng ta chia sẻ Máu Thịt”.
Năm 1980, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong tông thư Dominicae Cenae (Về mầu nhiệmThánh Thể và việc phụng thờ Mình Máu Thánh):
“Tại một số quốc gia đã thực hành việc rước lễ trên tay. Thực hành này đã được nhiều Hội Đồng Giám Mục thỉnh cầu và được Tòa Thánh chấp thuận. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi được nghe nói đến những trường hợp đáng tiếc do thiếu tôn kính đối với các hình thái Thánh Thể, những thiếu sót này không những thuộc trách nhiệm của những ai có hành vi bất xứng, nhưng cũng là trách nhiệm của các chủ chăn Hội Thánh, vì thiếu cảnh giác về thái độ của tín hữu đối với Thánh Thể. Đôi khi cũng xảy ra cả trường hợp người ta không tôn trọng sự lựa chọn và ý muốn tự do của những tín hữu muốn tiếp tục rước lễ nơi miệng, tại những nơi người ta được đặc ân rước lễ trên tay. Như vậy, trong khung cảnh của lá thư này, phải nhắc tới những hiện tượng đau lòng đã nói trên đây. Khi viết những dòng này, tuyệt nhiên tôi không muốn ám chỉ những người đón nhận Chúa Giêsu trong tay, với tinh thần đạo đức và kính trọng sâu xa, tại những quốc gia đã được phép thực hành” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói như sau:
“160. […] Không cho phép chính tín hữu tự mình cầm lấy bánh thánh và chén thánh, càng không được chuyền cho nhau. Các tín hữu rước lễ quỳ hay đứng tùy theo quy định của Hội Ðồng Giám Mục. Nếu đứng, họ nên tỏ một cử chỉ tôn kính, theo như luật định, trước khi nhận Mình Máu Thánh.
“161. Nếu chỉ cho rước lễ dưới hình bánh, vị tư tế đưa Mình Thánh lên cao một chút trước mặt mỗi người và nói: "Mình Thánh Chúa Kitô". Người rước lễ thưa "A-men", rồi rước lễ, bằng miệng, hoặc, nơi nào cho phép, bằng tay. Sau khi nhận lấy bánh thánh, người rước lễ rước hết ngay. Về việc rước lễ dưới hai hình, thì giữ nghi thức mô tả dưới đây (x. các số 284-287)” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Từ các tài liệu trên đây, chúng ta có thể suy ra các điểm sau đây.
Tính hợp pháp của sự rước lễ trên tay không đặt thành vấn đề.
Sự rước lễ trên lưỡi vẫn là hình thức thông thường và quen thuộc của việc rước lễ.
Sự rước lễ trên tay là hợp pháp chỉ ở nơi nào được phép, và nó vẫn còn trong lãnh vực của sự cho phép.
Khi được phép, sự lựa chọn về hình thức rước lễ là ở nơi người rước lễ, chứ không ở nơi linh mục. Tuy nhiên, vì sự rước lễ trên tay là một sự cho phép, nó không tạo ra một quyền tuyệt đối, và các mục tử có thể hủy bỏ sự cho phép này, hoặc nói chung hoặc trong trường hợp cụ thể, nếu các động cơ khách quan tồn tại để làm như vậy.
Điều này sẽ được thực hiện cách đặc biệt, nếu thật là quá khó hoặc không thể thực hiện các điều kiện cần thiết, như được nêu ra trong các tài liệu trên. Thí dụ, mặc dù sự rước lễ trên tay được cho phép rộng rãi tại Vatican, trong các năm gần đây, các thừa tác viên cho rước lễ trong các Thánh lễ giáo hoàng đều chỉ cho rước lễ trên lưỡi mà thôi. Số lượng đông các tín hữu, và sự hối hả và nhộn nhịp trong thời điểm rước lễ có thể dễ dàng làm cho mảnh vụn Mình Thánh rơi xuống đất. Cũng khó đảm bảo rằng mọi người tới rước lễ đều nuốt Bánh Thánh hết cả. Một thực tế đáng buồn là trong các năm gần đây, các Bánh Thánh được Giáo Hoàng truyền phép được rao bán trên Internet, do đó thực tế này thúc đẩy hơn nữa biện pháp phòng ngừa.
Trong ánh sáng của các điều trên, chúng ta có thể đi đến trung tâm của câu hỏi là liệu một linh mục có thể nại đến vấn đề lương tâm để từ chối cho rước lể trên tay chăng. Đây là một câu hỏi về thần học luân lý hơn là câu hỏi phụng vụ.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, OP, của tổng giáo phận Sydney (Úc) đã có một bài tuyệt vời về chủ đề lương tâm và quyền bính, vốn có thể được tìm thấy tại: https: //www.catholicculture.org/culture/library/view.cfm?recnum=7833 hoặc, trong một hình thức ngắn hơn, tại https://zenit.org/articles/bishop-fisher-on-conscience-and-authority
Chúng ta nên cân nhắc kỹ vấn đề mà trong đó chúng ta nại đến lương tâm. Chúng phải là các vấn đề nghiêm trọng và khách quan liên quan đến sự lành và sự dữ.
Vì lý do này, bởi vì vấn đề rước lễ trên tay không phải là vấn đề của đức tin, và nó đã được giáo quyền hợp pháp chấp thuận, tôi không tin rằng một linh mục có thể nại đến lương tâm như một động cơ để từ chối áp dụng một luật hợp lệ. Do đó, một linh mục cần được đào luyện đầy đủ về các nguyên tắc luân lý, để loại trừ lương tâm sai lầm trong các vấn đề như vậy.
Một cha xứ, hoặc cha quản đốc một đền thánh, có thể có các lý do khách quan để không áp dụng sự cho phép, nếu có bất kỳ mối nguy hiểm nào về sự tục hóa, hoặc thiếu sự tôn trọng phép Thánh Thể.
Nếu một linh mục có khó khăn cá nhân lớn do các quan điểm sâu sắc và chân thành đối với sự thực hành này, ngài luôn có thể xin Giám mục miễn trừ cho ngài việc này, hoặc xin phép không áp dụng sự cho phép này cho giáo xứ của mình. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến nhiều trường hợp rắc rối cho các tín hữu, khi họ đến rước lễ mà không biết tình hình này.
Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng khi một linh mục chăm sóc linh hồn tín hữu giữ quan điểm rằng sự rước lễ trên lưỡi là được ưa thích hơn sự rước lễ trên tay, thì điều tốt nhất ngài có thể làm là thông báo cho các tín hữu sự cho phép của Giám mục. Ngài có thể tự do chia sẻ với các tín hữu các lý do của mình về ưa thích áp dụng sự rước lễ truyền thống hơn, và khuyến khích các tín hữu tiếp tục làm như vậy.
Tuy nhiên, ngài đừng từ chối cho rước lễ đối với các người mong muốn duy trì quyền hợp pháp rước lễ trên tay.
Một linh mục không chịu trách nhiệm trực tiếp chăm sóc linh hồn tín hữu, nên tôn trọng sự thực hành địa phương hơn.
Cuối cùng, việc đảm bảo sự áp dụng luật phụng vụ là trước hết trách nhiệm của Giám mục, và bề trên dòng chỉ là gián tiếp. Tuy nhiên, Giám mục đôi khi có thể giải quyết chuyện của linh mục dòng thông qua bề trên của linh mục ấy trong các vấn đề này. (Zenit.org 2-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 02/10/2018: Câu Chuyện Thánh Têrêsa xin đi tu sớm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:40 02/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Maria Phanxica Têrêsa Martin, sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1873 tại Alecon, Normandie, bên Pháp. Tên “Têrêsa Hài Ðồng Giêsu” là tên khấn Dòng. Chị cũng còn gọi là Têrêsa thành Lisieux vì Chị tu ở Dòng Carmêlô thành Lisieux, nước Pháp. Têrêsa mồ côi mẹ từ khi tuổi chưa lên bốn, nhưng được thân phụ là ông Louis Martin săn sóc giáo dục chu đáo.
Dù ở tuổi vị thành niên chưa được phép tu Dòng, Têrêsa đã được chính Ðức Giáo Hoàng ban cho đặc ân miễn tuổi để được vào Dòng Carmêlô.
Thật thế, năm 1887, ông Martin Guérin cùng với hai cô gái út là Cêcilia và Têrêsa ghi danh tham gia đoàn hành hương Pháp sang Rôma mừng lễ kỷ niệm 50 năm Linh Mục (1837-1887) của Ðức Giáo Hoàng Lêô 13. Phái đoàn Giáo Phận Nantes trong đó có ông Guérin và hai cô gái út do Ðức Cha Hugonin dẫn đầu và Cha Tổng Đại Diện Révérony tháp tùng. Cêcilia 18 tuổi, Têrêsa 15 tuổi, là hai thành viên nhỏ nhất của giáo đoàn Pháp. Các giáo đoàn đều được Ðức Thánh Cha cho triều yết. Các thành viên được phép đến từng người quỳ gối hôn nhẫn và nhận phép lành của Ðức Thánh Cha, nhưng mọi người được yêu cầu là không nên trình thưa gì với Ngài vì Ðức Thánh Cha rất yếu mệt và thời giờ dành cho mỗi phái đoàn cũng rất giới hạn. Têrêsa ấp ủ trong lòng một nguyện vọng, là xin Ðức Thánh Cha đồng ý cho mình được vào Dòng Kín ngay ở tuổi 15 này, vì Têrêsa đã mấy lần xin vào tu dòng này đều bị từ chối vì lý do chưa đủ tuổi quy định. Nhân cơ hội đến nhận phép lành, Têrêsa đánh bạo xin Ðức Thánh Cha ban cho ân huệ duy nhất ấy. Ðức Thánh Cha Lêô XIII bỡ ngỡ quay sang Cha Tổng Đại Diện Révérony dò ý. Cha Tổng Đại Diện trình bày vắn tắt sự việc. Ðức Thánh Cha bèn phán bảo Têrêsa: “Các đấng Bề Trên định sao, hãy vâng theo vậy”. Têrêsa vẫn van nài : “Cúi lạy Ðức Thánh Cha, nhân mừng lễ vàng linh mục của Ðức Thánh Cha hôm nay, con chỉ van xin Ðức Thánh Cha ban cho con một ân huệ duy nhất là cho con được vào tu Dòng Kín Carmêlô ngay năm này”.
Trước sự khẩn khoản của cô, Ðức Thánh Cha bèn đáp: “Nếu quả đó là điều Chúa muốn, Cha cho phép”.
Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần ngày 30-9-1897. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Ngài đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Hai năm sau, cũng chính Ðức Piô XI tôn vinh Thánh Nữ làm Quan Thày các Nhà Truyền Giáo và các Xứ Truyền Giáo.
Thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu vốn chỉ là một thiếu nữ mọn hèn với một nếp sống vô cùng bình dị, chưa làm điều gì trổi vượt dưới mắt người đời. Song “đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”: Yêu mến Chúa, rồi từ Chúa yêu thương các nhà truyền giáo và các xứ truyền giáo và không ngừng cầu nguyện cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
2. Vai trò của cộng đoàn trong đời sống đức tin
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chiều thứ Bảy, 22 tháng 9 năm 2018, trong cuộc gặp gỡ giữa Ðức Thánh Cha Phanxicô với các bạn trẻ tại quảng trường nhà thờ chính tòa Vilnius ở thủ đô Lituania, có hai bạn trẻ đã trình bày chứng từ đức tin của mình.
Ðầu tiên là chứng từ của cô Monika Midveryte, một cô gái đã trải qua những đau khổ trong thời niên thiếu, nhưng nhờ đức tin, cô đã vượt qua được những đau khổ, hòa giải với chính mình và với cha mẹ mình.
Monika kể: tôi đã nhận được đức tin từ người bà của tôi. Từ khi tôi còn nhỏ, bà đã dạy tôi cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi chung với bà mỗi buổi chiều và tham dự Thánh lễ ở nhà thờ. Ðối với tôi, bà là sự phản chiếu không giới hạn về tình yêu của Thiên Chúa: cho đến chết bà vẫn trung thành với đức tin, với vô vàn hy sinh cho Chúa và với cái chết thánh thiện của bà.”
Từ nhỏ, mối quan hệ của tôi và cha mình rất phức tạp. Khi nổi giận, cha tôi thường đánh tôi; ông đập vào mặt tôi và điều đó khiến tôi cảm thấy bị tổn thương và sỉ nhục. Dần dần, năm này qua năm kia, lòng căm thù của tôi đối với cha ngày càng thêm lớn. Tôi nổi giận với cả mẹ mình vì bà không chịu li dị với ông.
Những thất bại trong công việc làm ăn khiến cha tôi chán nản, muốn tự tử và ông rơi vào cảnh nghiện rượu... Vì thiếu tình thương trong gia đình nên tôi đi tìm nó nơi bạn bè. Ðể kết bạn, tôi đã cố gắng tuân thủ một số quy định nào đó như mặc áo quần hàng hiệu, uống rượu, vv. Nhưng tôi không tìm thấy những người bạn thật và không cảm thấy hạnh phúc. Sự oán ghét trong lòng tôi lớn thêm lên.
Chính trong tình cảnh khó khăn đó, mẹ tôi và tôi đi đến một giáo xứ dòng Phanxicô và chúng tôi đã tìm thấy ở đó một cộng đoàn sống động và hiếu khách: giáo dân vui cười, linh mục giảng rõ ràng; họ đơn giản thành thật. Do đó chúng tôi muốn ở lại đó. Và dần dần, Thiên Chúa đã mở cửa trái tim tôi. Người đã bắt đầu chữa lành các vết thương của tôi, đặc biệt qua việc chầu Thánh Thể. Xưng tội cũng là một bước tiến quan trọng. Rồi đến lúc tôi cũng hiểu ra rằng đi theo con đường đức tin thì không thể ghét cha của mình. Tôi đã can đảm xin cha mình tha thứ. Chính cha tôi cũng rất cảm động, đã ôm chầm và hôn tôi. Từ lúc đó, băng giá bắt đầu tan cho đến khi hoàn toàn biến mất. Ngay cả khi cha tôi trở nên nghiện rượu, lấy trộm tiền của mẹ con tôi, tôi không bao giờ oán ghét ông, nhưng chỉ cảm thấy thương xót và cầu nguyện nhiều để ông hoán cải và được cứu độ. Ông đã tự tử cách đây 5 năm. Tôi không thể tưởng tượng mình sẽ sống thế nào nếu tâm hồn tôi vẫn còn oán giận cha mình cho đến lúc ông qua đời.
Quan sát tất cả những gì đã xảy ra, tôi nhận thấy tầm quan trọng của cộng đoàn đối với đức tin của tôi. Ngay cả khi tôi biết Chúa Giêsu, một mình thì khó có thể chống lại những khó khăn. Tôi đã tìm thấy những người bạn của đức tin, cùng với họ chúng tôi phục vụ, chúng tôi lớn lên, chúng tôi gần gũi nhau. Không cần giả tạo tí nào để làm hài lòng ai đó. Thiên Chúa đã tỏ rằng của cải vật chất và các thương hiệu không là gì khác hơn những vật dụng; chúng không mang lại hạnh phúc và không lấp đầy sự trống rỗng của con tim.
Để kết luận, Monika nói:
Tôi cám ơn Chúa đã cứu tôi khỏi quyền lực của bóng tối, của đau khổ, để vào trong ánh sáng đẹp tuyệt vời của Người. Tôi đã bắt đầu nhìn thấy thế giới theo cách khác; tôi đã trở thành một con người hạnh phúc dù cho những cảm xúc thay đổi hoặc những thách thức trong tương lai. Ngay cả trong những thời khắc khó khăn, trong tim tôi đầy mây đên và tôi cảm thấy như Thiên Chúa đang ngủ, tôi biết rằng điều quan trọng nhất là Chúa Giêsu đang ở trên con thuyền của cuộc đời tôi.
3. Tin tưởng vào Chúa và tin rằng Chúa hoạt động trong những điều bé nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày
Chứng từ thứ hai của Jonas, một người trẻ kết hôn được 11 năm. Anh đã chia sẻ về đức tin anh tìm được khi gặp thử thách của bệnh tật. Anh nói: “Chúng ta thường tìm kiếm Chúa trong những lúc cuộc sống gặp khó khăn, nhưng khi gặp may mắn và có tất cả thì lại không nhớ đến Chúa.”
Ðức tin mà tôi có hiện nay được nảy sinh từ đời sống gia đình của tôi vào khoảng năm thứ 6 của cuộc hôn nhân. Trong 6 năm này, chúng tôi đã có nhiều niềm vui nhưng cũng không ít thử thách. Ðột nhiên đang là một người đàn ông khỏe mạnh hạnh phúc, tôi bị mắc bệnh về hệ thống miễn nhiễm. Căn bệnh này khiến cho cơ thể của tôi phản ứng với các tế bào như là những kháng nguyên và cơ thể bắt đầu tự tiêu diệt chính mình...
Tại sao nó xảy ra với tôi? Ai có tội trong chuyện này? Tôi phải sống với căn bệnh thế nào đây?” Nhưng cũng chính thời gian này, tôi đã có nhiều cơ hội để hiểu cách sâu xa ý nghĩa và tầm quan trọng của lời thề hứa trong ngày lễ cưới: như thế nào là cam kết sống bên cạnh người bạn đời của mình khi anh ta hay cô ta phải đi trên hành trình qua những vấn đề, bệnh tật, khó khăn, và luôn được người bạn đời của mình đồng hành thì quan trọng thế nào. Từng bước từng bước, Thiên Chúa luôn hiện diện hơn nữa trong gia đình chúng tôi.
Ðối với tôi, đức tin cũng có nghĩa là nhận ra những dấu chỉ vô hình của thánh ý Chúa. Ðối với tôi, điều quan trọng nhất chính là sự tin tưởng vào Chúa và ý tưởng Chúa hoạt động trong những điều bé nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng cũng biết rằng không có điều gì xảy ra ngoài ý Chúa và chúng ta phải biết tìm cách nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong mỗi ngày sống của mình.
Hiện nay, tôi sống với một nhịp điệu cố định: mỗi tuần 3 lần, tôi phải đi lọc máu 3 giờ đồng hồ. Mọi hoạt động khác hoặc giờ rảnh rỗi đều phải sắp xếp theo lịch lọc máu này. Và tôi sống trong hy vọng: hy vọng ai đó sẽ hiến tặng một cơ phận cho tôi hoặc là hy vọng được chữa lành. Tôi muốn chia sẻ rằng mình đang sống thời gian tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Ðiều này không có nghĩa là không có những thời điểm khó khăn đối với tôi, với chúng tôi, nhưng là chúng tôi không muốn đầu hàng và chúng tôi không hối tiếc. Thật sự, tôi phó thác nơi Chúa và biết rằng Người có một kế hoạch cho tôi. Tôi hy vọng điều tốt đẹp hơn nhưng cũng chấp nhận mọi tình huống. Thiên Chúa và gia đình là đá tảng cho tôi dựa vào, là niềm hy vọng và sự trợ giúp của tôi, trong vui mừng cũng như khi đau khổ.
Thiên Chúa thường tỏ mình trong những phép lạ nhỏ hàng ngày, khi chúng ta có thể sống thành công mỗi ngày sống của mình. Người không hiện diện tỏ tường trong mỗi biến cố; chúng ta không luôn luôn có thể nhận ra Người; nhưng phúc cho những ai tin dù không thấy. Tôi tin và tín thác nơi Chúa.