Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:52 02/10/2010
ĐUỔI KHÁCH
Thời chiến quốc xuân thu, vua của các nước chư hầu thường đi mời các hiền nhân có tài năng đến giúp mình trong việc chỉnh lý quốc gia, các quan viên từ nước ngoài đến này được gọi là “quan người nước ngoài”, hồi ấy nước Tần có không ít các đại thần là quan người nước ngoài, ví dụ như Thương Ương, Trương Nghĩa...
Đến thời Tần vương Thắng chấp chính, quan nước ngoài Lã Bất Vi được phép tự sát vì phạm tội, tiếp theo lại xảy ra nước Trịnh chủ trì việc tưới nước cống rãnh, nhưng nước Hàn lại sai diệp viên đến nằm vùng, những việc này xảy ra làm cho sự tín nhiệm của Tần vướng đối với quan người nước ngoài bị xao động, thế là ra một đạo lệnh “đuổi khách” buộc quan người nước ngoài lập tức phải ra khỏi nước.
Lúc ấy cũng là lúc Lý Tư chịu trách nhiệm danh sách các quan nước ngoài, vội vàng viết một chương “tuyển chọn quan nước ngoài” đưa cho Tần vương coi, lúc ấy mới thuyết phục được Tần vương thu hồi lệnh đuổi khách nước ngoài.
(Sử ký, Lý Tư liệt truyện)
Suy tư:
Khi đất nước hòa bình thì việc xây dựng đất nước tiến mạnh là điều cần thiết, học hỏi và mời những chuyên gia của các nước tiên tiến là điều cần thiết hơn nữa, bởi vì đó chính là sự phát triển và hội nhập với thế giới bên ngoài là quan trọng, nhưng dù thế nào chăng nữa, cũng phải đặt sự an nguy của quốc gia lên trên hết. Không phải các chuyên gia nước ngoài đều xấu, họ cũng không phải là những người đều tốt, do đó sự khôn ngoan của những nhà lãnh đạo là cần thiết.
Đạo Công Giáo không phải là đạo của người nước ngoài, người Ki-tô hữu cũng không phải là những người xa lạ với đồng bào của mình, nhưng là anh em chị em của họ, bởi vì tất cả mọi người đều là con cái của một Cha trên trời, do đó mà những người Ki-tô hữu có bổn phận phải yêu thương và phục vụ tha nhân như Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy.
Tất cả những ai mang danh là Ki-tô hữu thì cũng đều trở thành anh chị em của mọi người, chứ không phải là người ngoại quốc xa lạ với anh chị em của mình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời chiến quốc xuân thu, vua của các nước chư hầu thường đi mời các hiền nhân có tài năng đến giúp mình trong việc chỉnh lý quốc gia, các quan viên từ nước ngoài đến này được gọi là “quan người nước ngoài”, hồi ấy nước Tần có không ít các đại thần là quan người nước ngoài, ví dụ như Thương Ương, Trương Nghĩa...
Đến thời Tần vương Thắng chấp chính, quan nước ngoài Lã Bất Vi được phép tự sát vì phạm tội, tiếp theo lại xảy ra nước Trịnh chủ trì việc tưới nước cống rãnh, nhưng nước Hàn lại sai diệp viên đến nằm vùng, những việc này xảy ra làm cho sự tín nhiệm của Tần vướng đối với quan người nước ngoài bị xao động, thế là ra một đạo lệnh “đuổi khách” buộc quan người nước ngoài lập tức phải ra khỏi nước.
Lúc ấy cũng là lúc Lý Tư chịu trách nhiệm danh sách các quan nước ngoài, vội vàng viết một chương “tuyển chọn quan nước ngoài” đưa cho Tần vương coi, lúc ấy mới thuyết phục được Tần vương thu hồi lệnh đuổi khách nước ngoài.
(Sử ký, Lý Tư liệt truyện)
Suy tư:
Khi đất nước hòa bình thì việc xây dựng đất nước tiến mạnh là điều cần thiết, học hỏi và mời những chuyên gia của các nước tiên tiến là điều cần thiết hơn nữa, bởi vì đó chính là sự phát triển và hội nhập với thế giới bên ngoài là quan trọng, nhưng dù thế nào chăng nữa, cũng phải đặt sự an nguy của quốc gia lên trên hết. Không phải các chuyên gia nước ngoài đều xấu, họ cũng không phải là những người đều tốt, do đó sự khôn ngoan của những nhà lãnh đạo là cần thiết.
Đạo Công Giáo không phải là đạo của người nước ngoài, người Ki-tô hữu cũng không phải là những người xa lạ với đồng bào của mình, nhưng là anh em chị em của họ, bởi vì tất cả mọi người đều là con cái của một Cha trên trời, do đó mà những người Ki-tô hữu có bổn phận phải yêu thương và phục vụ tha nhân như Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy.
Tất cả những ai mang danh là Ki-tô hữu thì cũng đều trở thành anh chị em của mọi người, chứ không phải là người ngoại quốc xa lạ với anh chị em của mình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:02 02/10/2010
CHỦ NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 17, 5-10.
“Nếu anh em có lòng tin”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy rõ bổn phận của người đầy tớ là phải làm những gì mà chủ phân công làm, nhưng quan trọng hơn đó là phải làm với một tinh thần trách nhiệm cao, để không những hoàn thành công việc được giao phó, mà còn bày tỏ tinh thần Phúc Âm trong việc làm của mình.
Trách nhiệm là yêu thương.
Không ai làm tròn trách nhiệm cách hoàn hảo nếu không yêu thương, và cũng không ai yêu thương cách trọn vẹn mà chểnh mảng công việc đã được giao phó. Chúa Giê-su vì yêu thương Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại mà chu toàn công việc cứu chuộc cách hoàn hảo; các thánh tông đồ vì yêu thương mà đã hiến mạng sống mình để chu toàn mệnh lệnh của Chúa Giê-su cách tuyệt vời…
Trách nhiệm là hiểu rõ vai trò của mình trong thân phận làm người, nghĩa là biết rõ những hạn chế của khả năng mình mà cố gắng vươn lên để chu toàn bổn phận mà ông chủ -Thiên Chúa- đã giao phó cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta khi làm xong việc của mình, nếu có ai khen ngợi thì hãy nói rằng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, lời nói này bày tỏ một tâm tình khiêm tốn và yêu thương của người đầy tớ trung tín luôn làm hài lòng chủ của mình, những đầy tớ như thế sẽ không bao giờ bị mất việc trong nhà của chủ mình là Thiên Chúa toàn năng.
Trách nhiệm và khả năng
Con người ta ai cũng có một khả năng đáng nể mà Thiên Chúa đã ban cho, và với khả năng này, con người có thể thay Thiên Chúa làm ra những kỳ công để phục vụ anh em đồng loại, nhưng vì những việc kỳ diệu do con người làm ra ấy đã khiến cho con người không còn muốn làm loài thụ tạo nữa, nhưng muốn trở thành Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo không nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng là Đấng tạo thành vũ trụ.
Càng có khả năng thì càng phải thấy trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa, để làm tốt và để đáp trả lại sự tín nhiệm mà chủ đã dành cho mình. Khả năng thì chứng tỏ năng lực, nhưng sự quyết tâm làm hoàn thành công việc là bày tỏ một tâm hồn tận trung và yêu thương…
Dù ở trong chức vụ và cương vị nào chúng ta cũng cần phải luôn có tâm niệm rằng: mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa và của anh em chị em trong công tác mà không sợ xấu hổ và lạc hậu với tha nhân, bởi vì chỉ với tâm hồn như thế chúng ta mới từ sự trung tín trong công việc của một đầy tớ, trở thành người bạn hữu trung kiên của Ngài trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi người chúng ta là một đầy tớ vô dụng trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình, khi đến nhà thờ để cắm một bình hoa, quét nhà thờ, hoặc được giáo dân tín nhiệm bầu chúng ta làm trong ban hành giáo, thì đừng tự mãn nói rằng đó là do tài trí của mình, nhưng hãy khiêm tốn cám tạ Thiên Chúa đã chọn mình là tên đầy tớ vô dụng vào làm trong nhà của Ngài.
Đầy tớ vô dụng là tôi, một linh mục đang làm trong vườn nho nhà Cha mình là giáo xứ; đầy tớ vô dụng cũng là anh là chị, những con người đang ngày đêm lăn lộn giữa đời để vừa đối mặt với đời vừa để làm chứng cho đức tin của mình; đầy tớ vô dụng đó là tất cả những ai tin Chúa Giê-su là cứu chúa của mình, và nhận ra rằng chính Ngài đang bao dung và mời gọi mình vào làm công trong vườn nho của Ngài…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Lc 17, 5-10.
“Nếu anh em có lòng tin”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy rõ bổn phận của người đầy tớ là phải làm những gì mà chủ phân công làm, nhưng quan trọng hơn đó là phải làm với một tinh thần trách nhiệm cao, để không những hoàn thành công việc được giao phó, mà còn bày tỏ tinh thần Phúc Âm trong việc làm của mình.
Trách nhiệm là yêu thương.
Không ai làm tròn trách nhiệm cách hoàn hảo nếu không yêu thương, và cũng không ai yêu thương cách trọn vẹn mà chểnh mảng công việc đã được giao phó. Chúa Giê-su vì yêu thương Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại mà chu toàn công việc cứu chuộc cách hoàn hảo; các thánh tông đồ vì yêu thương mà đã hiến mạng sống mình để chu toàn mệnh lệnh của Chúa Giê-su cách tuyệt vời…
Trách nhiệm là hiểu rõ vai trò của mình trong thân phận làm người, nghĩa là biết rõ những hạn chế của khả năng mình mà cố gắng vươn lên để chu toàn bổn phận mà ông chủ -Thiên Chúa- đã giao phó cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta khi làm xong việc của mình, nếu có ai khen ngợi thì hãy nói rằng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, lời nói này bày tỏ một tâm tình khiêm tốn và yêu thương của người đầy tớ trung tín luôn làm hài lòng chủ của mình, những đầy tớ như thế sẽ không bao giờ bị mất việc trong nhà của chủ mình là Thiên Chúa toàn năng.
Trách nhiệm và khả năng
Con người ta ai cũng có một khả năng đáng nể mà Thiên Chúa đã ban cho, và với khả năng này, con người có thể thay Thiên Chúa làm ra những kỳ công để phục vụ anh em đồng loại, nhưng vì những việc kỳ diệu do con người làm ra ấy đã khiến cho con người không còn muốn làm loài thụ tạo nữa, nhưng muốn trở thành Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo không nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng là Đấng tạo thành vũ trụ.
Càng có khả năng thì càng phải thấy trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa, để làm tốt và để đáp trả lại sự tín nhiệm mà chủ đã dành cho mình. Khả năng thì chứng tỏ năng lực, nhưng sự quyết tâm làm hoàn thành công việc là bày tỏ một tâm hồn tận trung và yêu thương…
Dù ở trong chức vụ và cương vị nào chúng ta cũng cần phải luôn có tâm niệm rằng: mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa và của anh em chị em trong công tác mà không sợ xấu hổ và lạc hậu với tha nhân, bởi vì chỉ với tâm hồn như thế chúng ta mới từ sự trung tín trong công việc của một đầy tớ, trở thành người bạn hữu trung kiên của Ngài trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi người chúng ta là một đầy tớ vô dụng trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình, khi đến nhà thờ để cắm một bình hoa, quét nhà thờ, hoặc được giáo dân tín nhiệm bầu chúng ta làm trong ban hành giáo, thì đừng tự mãn nói rằng đó là do tài trí của mình, nhưng hãy khiêm tốn cám tạ Thiên Chúa đã chọn mình là tên đầy tớ vô dụng vào làm trong nhà của Ngài.
Đầy tớ vô dụng là tôi, một linh mục đang làm trong vườn nho nhà Cha mình là giáo xứ; đầy tớ vô dụng cũng là anh là chị, những con người đang ngày đêm lăn lộn giữa đời để vừa đối mặt với đời vừa để làm chứng cho đức tin của mình; đầy tớ vô dụng đó là tất cả những ai tin Chúa Giê-su là cứu chúa của mình, và nhận ra rằng chính Ngài đang bao dung và mời gọi mình vào làm công trong vườn nho của Ngài…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:10 02/10/2010
N2T |
42. Bất luận là ai nếu muốn tiến tới trên đường nhân đức, thì cần phải khắc chế mình, sửa chữa khuynh hướng không lương thiện của mình.
(Thánh Augustinus)Tội lỗi, hệ lụy và ân xá. Phần I bài chia sẻ
LM Nguyễn Tầm Thường
07:28 02/10/2010
Chiêm ngắm và học tập với Chúa Giê-su qua Kinh Mân Côi
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
08:48 02/10/2010
Chiêm ngắm và học tập với Chúa Giê-su qua Kinh Mân Côi
Trong Tông Huấn về việc tôn sùng Đức Maria, Đức Thánh Cha Phao-lô VI dạy:
“Một yếu tố quan trọng của chuỗi Mân Côi là yếu tố suy niệm. Không suy niệm, chuỗi Mân Côi trở thành một xác không hồn, và việc lần hạt sẽ có nguy cơ trở thành việc lặp đi lặp lại cách máy móc những công thức và đi ngược lại lời khuyên bảo của Chúa Giê-su: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời”
Tông huấn về việc tôn sùng Đức Maria của Đức Thánh Cha Phaolô VI.
Hưởng ứng lời dạy của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, khi lần hạt Mân côi, chúng ta cần chiêm ngắm đời sống và việc làm của Chúa Giê-su và Mẹ Maria để biến đổi đời sống chúng ta theo gương Chúa và Đức Mẹ.
Chân dung Chúa Giê-su trong năm sự vui.
Ngắm thứ nhất: Ngay khi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, Thiên Chúa Ngôi Hai là Đấng cao sang quyền phép đã chấp nhận hóa thân thành một phôi thai nhỏ, chỉ bằng hạt cát thôi, nằm trong tử cung của Mẹ Maria để chờ ngày được sinh ra làm người và để cứu độ muôn người. Điều nầy cho thấy vì yêu thương con người, Ngôi Hai Thiên Chúa đã hy sinh cho nhân loại biết bao! Khiêm nhường và hạ mình thẳm sâu biết chừng nào!
Ngắm thứ hai: Đức Mẹ đi viếng bà Ê-li-da-bét. Dù đang còn là bào thai nhỏ bé trong lòng Đức Mẹ, Chúa Giê-su đã cùng với Mẹ lặn lội lên miền sơn cước thăm viếng bà Ê-li-da-bét và chính Chúa Giê-su đích thân ban Chúa Thánh Thần cho Bà Ê-li-da-bét và cho cả Gioan Tẩy Giả đang còn nằm trong lòng mẹ như một món quà cao quý nhất. Điều nầy cho thấy Thiên Chúa muốn vượt qua mọi ngăn cách để tìm đến với con người và ban Chúa Thánh Thần là ân huệ cao quý nhất cho họ.
Ngắm thứ ba: Khi Đức Mẹ sinh Chúa Giê-su trong hang đá, Thiên Chúa Ngôi Hai là Vua Trời đầy quyền uy phép tắc hiển trị trên các tầng trời đã chấp nhận chọn hang bò lừa làm nhà, chọn máng súc vật làm nôi để đến ở cùng nhân loại. Điều nầy cho thấy Thiên Chúa rất mực khiêm nhường và sẵn sàng chấp nhận mọi sự khốn khó vì lòng yêu thương chúng ta.
Chân dung Chúa Giê-su trong năm sự thương.
Ngắm thứ nhất: Chúa Giê-su đổ mồ hôi máu: Vì mang thân phận con người, Chúa Giê-su khiếp sợ hãi hùng trước viễn cảnh cuộc khổ hình sắp đến đến nỗi phải đổ mồ hôi máu. Dù vậy, Người vẫn vâng theo ý Chúa Cha để uống cạn chén đắng khủng khiếp mà Chúa Cha muốn Người phải uống để cứu độ loài người. Thế là vì yêu thương chúng ta và để cứu chuộc chúng ta, Chúa Giê-su sẵn sàng chấp nhận khổ nạn và cái chết.
Ngắm thứ hai: Chúa Giê-su chịu đánh đòn. Thiên Chúa Ngôi Hai cao cả đã mang lấy tội lỗi nhân loại, chấp nhận mang thân phận một tội nhân bị đưa ra tòa xét xử, bị vu cáo và chịu đòn vọt đau đớn để đền tội chúng ta. Điều này chứng tỏ Chúa sẵn sàng chịu đựng tất cả miễn sao cứu độ được loài người.
Ngắm thứ ba: Chúa Giê-su đội mão gai. Thay vì đội mão triều thiên vinh hiển của các bậc vua chúa cao sang, Chúa Giê-su chịu đội vòng gai nhọn đâm sâu vào đầu, để cho người ta sỉ nhục nhạo cười, cũng chỉ vì muốn đền tội thay cho muôn dân.
Ngắm thứ tư: Chúa Giê-su vác thánh giá. Vì yêu thương chúng ta, dù không còn hơi sức, Chúa Giê-su vẫn hy sinh vác lấy thập giá lảo đảo tiến lên đồi Can-vê để đền tội cho muôn dân.
Ngắm thứ năm: Chúa Giê-su chết trên thập giá. Chúa Giê-su xem chúng ta là bạn chí ái của Người nên đã nộp mình chết thay cho chúng ta. Không có tình yêu nào lớn lao bằng tình yêu của Người đã hiến mạng sống vì bạn hữu mình.
Như thế, việc lần chuỗi Mân-côi có thể khắc sâu vào tâm khảm chúng ta hình ảnh một Chúa Giê-su rất mực khiêm nhường, hết lòng yêu thương nhân loại nên đã sống hết mình vì mọi người, chết vì mọi người, hy sinh tất cả cho nhân loại.
Việc lần hạt Mân Côi kêu mời, khuyến khích, thúc giục chúng ta hãy học với Chúa Giê-su để sống khiêm nhường như Chúa Giê-su, sống yêu thương và hy sinh cho người khác như Chúa Giê-su.
Có như thế thì việc lần chuỗi Mân Côi mới đem lại lợi ích thiêng liêng to lớn cho chúng ta. Nếu chỉ muốn đọc cho nhanh, đọc cho nhiều, đọc lấy có, mà không suy niệm và học theo gương Chúa Giê-su và Đức Mẹ qua chuỗi Mân-côi, thì thật là đáng tiếc.
Trong Tông Huấn về việc tôn sùng Đức Maria, Đức Thánh Cha Phao-lô VI dạy:
“Một yếu tố quan trọng của chuỗi Mân Côi là yếu tố suy niệm. Không suy niệm, chuỗi Mân Côi trở thành một xác không hồn, và việc lần hạt sẽ có nguy cơ trở thành việc lặp đi lặp lại cách máy móc những công thức và đi ngược lại lời khuyên bảo của Chúa Giê-su: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời”
Tông huấn về việc tôn sùng Đức Maria của Đức Thánh Cha Phaolô VI.
Hưởng ứng lời dạy của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, khi lần hạt Mân côi, chúng ta cần chiêm ngắm đời sống và việc làm của Chúa Giê-su và Mẹ Maria để biến đổi đời sống chúng ta theo gương Chúa và Đức Mẹ.
Chân dung Chúa Giê-su trong năm sự vui.
Ngắm thứ nhất: Ngay khi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, Thiên Chúa Ngôi Hai là Đấng cao sang quyền phép đã chấp nhận hóa thân thành một phôi thai nhỏ, chỉ bằng hạt cát thôi, nằm trong tử cung của Mẹ Maria để chờ ngày được sinh ra làm người và để cứu độ muôn người. Điều nầy cho thấy vì yêu thương con người, Ngôi Hai Thiên Chúa đã hy sinh cho nhân loại biết bao! Khiêm nhường và hạ mình thẳm sâu biết chừng nào!
Ngắm thứ hai: Đức Mẹ đi viếng bà Ê-li-da-bét. Dù đang còn là bào thai nhỏ bé trong lòng Đức Mẹ, Chúa Giê-su đã cùng với Mẹ lặn lội lên miền sơn cước thăm viếng bà Ê-li-da-bét và chính Chúa Giê-su đích thân ban Chúa Thánh Thần cho Bà Ê-li-da-bét và cho cả Gioan Tẩy Giả đang còn nằm trong lòng mẹ như một món quà cao quý nhất. Điều nầy cho thấy Thiên Chúa muốn vượt qua mọi ngăn cách để tìm đến với con người và ban Chúa Thánh Thần là ân huệ cao quý nhất cho họ.
Ngắm thứ ba: Khi Đức Mẹ sinh Chúa Giê-su trong hang đá, Thiên Chúa Ngôi Hai là Vua Trời đầy quyền uy phép tắc hiển trị trên các tầng trời đã chấp nhận chọn hang bò lừa làm nhà, chọn máng súc vật làm nôi để đến ở cùng nhân loại. Điều nầy cho thấy Thiên Chúa rất mực khiêm nhường và sẵn sàng chấp nhận mọi sự khốn khó vì lòng yêu thương chúng ta.
Chân dung Chúa Giê-su trong năm sự thương.
Ngắm thứ nhất: Chúa Giê-su đổ mồ hôi máu: Vì mang thân phận con người, Chúa Giê-su khiếp sợ hãi hùng trước viễn cảnh cuộc khổ hình sắp đến đến nỗi phải đổ mồ hôi máu. Dù vậy, Người vẫn vâng theo ý Chúa Cha để uống cạn chén đắng khủng khiếp mà Chúa Cha muốn Người phải uống để cứu độ loài người. Thế là vì yêu thương chúng ta và để cứu chuộc chúng ta, Chúa Giê-su sẵn sàng chấp nhận khổ nạn và cái chết.
Ngắm thứ hai: Chúa Giê-su chịu đánh đòn. Thiên Chúa Ngôi Hai cao cả đã mang lấy tội lỗi nhân loại, chấp nhận mang thân phận một tội nhân bị đưa ra tòa xét xử, bị vu cáo và chịu đòn vọt đau đớn để đền tội chúng ta. Điều này chứng tỏ Chúa sẵn sàng chịu đựng tất cả miễn sao cứu độ được loài người.
Ngắm thứ ba: Chúa Giê-su đội mão gai. Thay vì đội mão triều thiên vinh hiển của các bậc vua chúa cao sang, Chúa Giê-su chịu đội vòng gai nhọn đâm sâu vào đầu, để cho người ta sỉ nhục nhạo cười, cũng chỉ vì muốn đền tội thay cho muôn dân.
Ngắm thứ tư: Chúa Giê-su vác thánh giá. Vì yêu thương chúng ta, dù không còn hơi sức, Chúa Giê-su vẫn hy sinh vác lấy thập giá lảo đảo tiến lên đồi Can-vê để đền tội cho muôn dân.
Ngắm thứ năm: Chúa Giê-su chết trên thập giá. Chúa Giê-su xem chúng ta là bạn chí ái của Người nên đã nộp mình chết thay cho chúng ta. Không có tình yêu nào lớn lao bằng tình yêu của Người đã hiến mạng sống vì bạn hữu mình.
Như thế, việc lần chuỗi Mân-côi có thể khắc sâu vào tâm khảm chúng ta hình ảnh một Chúa Giê-su rất mực khiêm nhường, hết lòng yêu thương nhân loại nên đã sống hết mình vì mọi người, chết vì mọi người, hy sinh tất cả cho nhân loại.
Việc lần hạt Mân Côi kêu mời, khuyến khích, thúc giục chúng ta hãy học với Chúa Giê-su để sống khiêm nhường như Chúa Giê-su, sống yêu thương và hy sinh cho người khác như Chúa Giê-su.
Có như thế thì việc lần chuỗi Mân Côi mới đem lại lợi ích thiêng liêng to lớn cho chúng ta. Nếu chỉ muốn đọc cho nhanh, đọc cho nhiều, đọc lấy có, mà không suy niệm và học theo gương Chúa Giê-su và Đức Mẹ qua chuỗi Mân-côi, thì thật là đáng tiếc.
Xin Cho Con Ăn Dùng Vừa Đủ
Tuyết Mai
08:52 02/10/2010
Xin Cho Con Ăn Dùng Vừa Đủ
"Con xin Chúa hai điều này và xin đừng từ chối trước khi con chết: Xin hãy loại xa con sự giả trá và lời gian dối. Xin chớ để con ăn mày và cũng đừng để con giàu có: xin chỉ ban cho con ăn dùng vừa đủ: kẻo khi no đầy, con bị mê hoặc mà chối Chúa rằng: Chúa là ai? Hoặc vì túng thiếu con đi ăn trộm và làm ố danh Thiên Chúa của con". (Cn 30, 5-9).
Là con người từng trải đời, quả thật tôi rất thấm thía ở lời xin trên, khi mà cuộc đời của tôi đã ra mệt mỏi vì đã sống bon chen, tội lỗi, yếu hèn, cùng những đam mê khi còn trẻ tuổi. Cuộc đời của tôi nếu được kể ra và viết thành truyện chắc cũng bán được rất chạy, không nói là có thể cũng nổi tiếng như ai vậy!. Thứ nhất là làm thân con gái khi mà cái tuổi mộng mơ của tôi nó đến rất sớm, sớm hơn mọi người con gái khác, vì tôi có cơ hội chứng kiến sớm. Trong ba chị em thì tôi là út ít nhất trong nhà, mới 9 tuổi đầu 2 chị tôi đã lên xe hoa về nhà chồng hết cả rồi! Nên khi hai chị ở tuổi cặp bồ có bạn trai, tôi đã từng được mẹ ép buộc đi theo để gọi là ngăn cản hai người không được phép quá trớn. Nhờ thế mà tôi đã được học sớm, biết sớm, và để biết mơ mộng sớm. Cuộc sống của tôi từ cái thuở còn rất nhỏ, ra đời với cuộc sống đầy những thiếu thốn, buồn nhiều hơn vui, cha thì không được biết ông là ai, đói nhiều hơn no, mẹ thì vắng bóng luôn, hai chị thì ở hội dục mỹ, tuy dù ở tuổi còn rất nhỏ nhưng cũng không quên những năm dài không người thân gần gũi dậy dỗ hay chăm sóc, mà phải sống nhờ rất nhiều bởi những người dưng nước lã mà mẹ tôi phải gởi gắm những khi bà đi buôn tần bán tảo.
Nhưng không vì thế mà tôi dám oán trách ai cả! Chúa Mẹ tôi lại càng không biết tới để tôi oán trách, cho đến khi có trí khôn, biết đâu là phải trái thì tôi lại càng chẳng dám trách cứ các Ngài, và cứ để cho cuộc đời cứ thế trôi theo thời gian, như lục bình cứ thế trôi mãi trôi hoài trên dòng sông vô định. Chắc có lẽ vì tôi con người non dại và rất khờ khạo, nên được Chúa quan phòng cho từ thuở nhỏ nên cũng không phạm tội mấy so với những đứa con gái cùng trang lứa. Có nghĩa không bỏ nhà đi bậy bạ, không dính vào đàn ông con trai, không rớt vào những lầu xanh, hay không dính bệnh bậy bạ và mắc bệnh nan y, nhưng không có nghĩa là tôi không đầy dẫy những tội lỗi mà tôi chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh!?. Sở dĩ tôi đổ lỗ cho hoàn cảnh vì muốn trốn tránh tội lỗi đấy thưa anh chị em! Chứ việc phạm tội thì không thể một mình mình làm nên tội được, thưa có đúng không?. Sự dài dòng của tôi là để chứng minh rằng những thành tích của tôi trong quá khứ, đã giúp tôi trưởng thành trong cuộc sống. Đã giúp tôi rất nhiều trong việc cư xử với đời. Giúp tôi rất nhiều để biết cách cư xử với phu quân của tôi và với các con của tôi. Nhờ thế mà tôi đã tạo được một gia đình hạnh phúc bây giờ! Nhờ thế mà tôi biết cảm tạ Thiên Chúa của tôi biết là bao nhiêu! Nhờ thế mà tôi biết trao phó mọi sự trong bàn tay Thiên Chúa quan phòng và nhờ thế mà tôi bây giờ biết dậy dỗ các con tôi luôn dâng tâm tình cảm tạ lên Thiên Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời và quyền năng của Ngài thật vô song. Để con cái của tôi hiểu rằng không có Ngài thì tất cả chúng ta không là gì cả! Và Ngài là sự sống muôn đời của tất cả chúng ta. Tất cả những gì trên trần gian này không đảm bảo được linh hồn của chúng ta đâu! Chỉ có Chúa mới là bảo hiểm và là bảo toàn cuộc sống và linh hồn đời đời của chúng ta mà thôi! Nhất nhất hãy cảm tạ Thiên Chúa, liền ngay khi chúng ta mở con mắt mỗi buổi sáng sớm. Cảm tạ Chúa cho chúng ta một đêm bình an cả xác hồn. Cảm tạ Chúa cho một ngày mới với bao nhiêu hồng ân Ngài ban cho chúng ta. Ôi! Tình Yêu Chúa quá vô biên. Ôi Tình Yêu Chúa thật hải hà và độ lượng. Biết dùng lời nào ca tụng Thiên Chúa chúng ta cho đủ đây?.
Vì thế tôi rất yêu thích đoạn của sách Châm Ngôn trên là: "Con xin Chúa hai điều này và xin đừng từ chối trước khi con chết: Xin hãy loại xa con sự giả trá và lời gian dối. Xin chớ để con ăn mày và cũng đừng để con giàu có: xin chỉ ban cho con ăn dùng vừa đủ: kẻo khi no đầy, con bị mê hoặc mà chối Chúa rằng: Chúa là ai? Hoặc vì túng thiếu con đi ăn trộm và làm ố danh Thiên Chúa của con".
Vâng, xin Thiên Chúa ban cho chúng con hằng ngày dùng đủ và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Xin Chúa ban cho chúng con biết sống từng ngày một, và sống tỉnh thức, để khi Chúa đến chúng con chỉ biết Xin Vâng trong vui vẻ, trong sự ngoan ngoãn, và trong hoan lạc, vì đã biết chuẩn bị hành lý và ngày giờ Chúa gọi. Amen.
"Con xin Chúa hai điều này và xin đừng từ chối trước khi con chết: Xin hãy loại xa con sự giả trá và lời gian dối. Xin chớ để con ăn mày và cũng đừng để con giàu có: xin chỉ ban cho con ăn dùng vừa đủ: kẻo khi no đầy, con bị mê hoặc mà chối Chúa rằng: Chúa là ai? Hoặc vì túng thiếu con đi ăn trộm và làm ố danh Thiên Chúa của con". (Cn 30, 5-9).
Là con người từng trải đời, quả thật tôi rất thấm thía ở lời xin trên, khi mà cuộc đời của tôi đã ra mệt mỏi vì đã sống bon chen, tội lỗi, yếu hèn, cùng những đam mê khi còn trẻ tuổi. Cuộc đời của tôi nếu được kể ra và viết thành truyện chắc cũng bán được rất chạy, không nói là có thể cũng nổi tiếng như ai vậy!. Thứ nhất là làm thân con gái khi mà cái tuổi mộng mơ của tôi nó đến rất sớm, sớm hơn mọi người con gái khác, vì tôi có cơ hội chứng kiến sớm. Trong ba chị em thì tôi là út ít nhất trong nhà, mới 9 tuổi đầu 2 chị tôi đã lên xe hoa về nhà chồng hết cả rồi! Nên khi hai chị ở tuổi cặp bồ có bạn trai, tôi đã từng được mẹ ép buộc đi theo để gọi là ngăn cản hai người không được phép quá trớn. Nhờ thế mà tôi đã được học sớm, biết sớm, và để biết mơ mộng sớm. Cuộc sống của tôi từ cái thuở còn rất nhỏ, ra đời với cuộc sống đầy những thiếu thốn, buồn nhiều hơn vui, cha thì không được biết ông là ai, đói nhiều hơn no, mẹ thì vắng bóng luôn, hai chị thì ở hội dục mỹ, tuy dù ở tuổi còn rất nhỏ nhưng cũng không quên những năm dài không người thân gần gũi dậy dỗ hay chăm sóc, mà phải sống nhờ rất nhiều bởi những người dưng nước lã mà mẹ tôi phải gởi gắm những khi bà đi buôn tần bán tảo.
Nhưng không vì thế mà tôi dám oán trách ai cả! Chúa Mẹ tôi lại càng không biết tới để tôi oán trách, cho đến khi có trí khôn, biết đâu là phải trái thì tôi lại càng chẳng dám trách cứ các Ngài, và cứ để cho cuộc đời cứ thế trôi theo thời gian, như lục bình cứ thế trôi mãi trôi hoài trên dòng sông vô định. Chắc có lẽ vì tôi con người non dại và rất khờ khạo, nên được Chúa quan phòng cho từ thuở nhỏ nên cũng không phạm tội mấy so với những đứa con gái cùng trang lứa. Có nghĩa không bỏ nhà đi bậy bạ, không dính vào đàn ông con trai, không rớt vào những lầu xanh, hay không dính bệnh bậy bạ và mắc bệnh nan y, nhưng không có nghĩa là tôi không đầy dẫy những tội lỗi mà tôi chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh!?. Sở dĩ tôi đổ lỗ cho hoàn cảnh vì muốn trốn tránh tội lỗi đấy thưa anh chị em! Chứ việc phạm tội thì không thể một mình mình làm nên tội được, thưa có đúng không?. Sự dài dòng của tôi là để chứng minh rằng những thành tích của tôi trong quá khứ, đã giúp tôi trưởng thành trong cuộc sống. Đã giúp tôi rất nhiều trong việc cư xử với đời. Giúp tôi rất nhiều để biết cách cư xử với phu quân của tôi và với các con của tôi. Nhờ thế mà tôi đã tạo được một gia đình hạnh phúc bây giờ! Nhờ thế mà tôi biết cảm tạ Thiên Chúa của tôi biết là bao nhiêu! Nhờ thế mà tôi biết trao phó mọi sự trong bàn tay Thiên Chúa quan phòng và nhờ thế mà tôi bây giờ biết dậy dỗ các con tôi luôn dâng tâm tình cảm tạ lên Thiên Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời và quyền năng của Ngài thật vô song. Để con cái của tôi hiểu rằng không có Ngài thì tất cả chúng ta không là gì cả! Và Ngài là sự sống muôn đời của tất cả chúng ta. Tất cả những gì trên trần gian này không đảm bảo được linh hồn của chúng ta đâu! Chỉ có Chúa mới là bảo hiểm và là bảo toàn cuộc sống và linh hồn đời đời của chúng ta mà thôi! Nhất nhất hãy cảm tạ Thiên Chúa, liền ngay khi chúng ta mở con mắt mỗi buổi sáng sớm. Cảm tạ Chúa cho chúng ta một đêm bình an cả xác hồn. Cảm tạ Chúa cho một ngày mới với bao nhiêu hồng ân Ngài ban cho chúng ta. Ôi! Tình Yêu Chúa quá vô biên. Ôi Tình Yêu Chúa thật hải hà và độ lượng. Biết dùng lời nào ca tụng Thiên Chúa chúng ta cho đủ đây?.
Vì thế tôi rất yêu thích đoạn của sách Châm Ngôn trên là: "Con xin Chúa hai điều này và xin đừng từ chối trước khi con chết: Xin hãy loại xa con sự giả trá và lời gian dối. Xin chớ để con ăn mày và cũng đừng để con giàu có: xin chỉ ban cho con ăn dùng vừa đủ: kẻo khi no đầy, con bị mê hoặc mà chối Chúa rằng: Chúa là ai? Hoặc vì túng thiếu con đi ăn trộm và làm ố danh Thiên Chúa của con".
Vâng, xin Thiên Chúa ban cho chúng con hằng ngày dùng đủ và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Xin Chúa ban cho chúng con biết sống từng ngày một, và sống tỉnh thức, để khi Chúa đến chúng con chỉ biết Xin Vâng trong vui vẻ, trong sự ngoan ngoãn, và trong hoan lạc, vì đã biết chuẩn bị hành lý và ngày giờ Chúa gọi. Amen.
Thánh Phanxicô Assise: Nghèo Để Nên Giàu Có
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:54 02/10/2010
Thánh Phanxicô Assise: Nghèo Để Nên Giàu Có
Thánh Phanxicô Assise sinh năm 1182 và qua đời vào rạng sáng ngày mồng 4 tháng 10 năm 1226 tại Assise, nước Ý. Từ ngày Thánh nhân qua đời cho đến nay, di sản tinh thần mà Ngài để lại đã làm nền tảng và giúp triển nở đời sống Giáo hội ở khía cạnh sống phục vụ theo Tin Mừng. Linh đạo “Nghèo Khó” của Thánh Phanxicô là kim chỉ nam cho những ai muốn trở nên giống Đức Kitô – “Đấng vốn giàu có trên hết mọi sự, nhưng đã muốn cùng với Mẹ thánh Người, chọn sự nghèo khó trên hết”.
Xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng Thánh Phanxicô sớm nghe tiếng Chúa gọi, từ bỏ mọi tiện nghi vật chất để chọn đời sống khó nghèo như chuẩn mực làm sáng tỏ Gương Mặt Đức Kitô.
Sự kiện ở Saint – Damien là chấm son làm chuyển biến cuộc đời Thánh nhân, để tận hiến trọn vẹn cho Thầy Chí Thánh. Ngài đã nghe tiếng Chúa Giêsu trên thánh giá nói với Ngài: “Phanxicô, hãy đi trùng tu lại ngôi nhà thờ đổ nát của Ta”. Đoạn Tin Mừng Mt 10, 1 – 9 cũng góp phần đánh động Phanxicô cách triệt để, hướng Ngài trở nên tông đồ đích thực trước một thế giới có nguy cơ “đổ nát” do tác động của tiện nghi vật chất.
Phanxicô không phải là con người “hoài cổ”, nhưng là người có thiện chí khao khát hướng mọi tạo vật trở về với tình trạng nguyên tuyền ban đầu để có thể bắt gặp Tin Mừng cứu độ cách dễ dàng nhất. Ngài đã minh chứng điều này bằng một cuộc đời phiêu bạt và nghèo khó để rao giảng cho muôn người ánh sáng chân lý và tình thương của “Đức Giêsu Thành Nazareth”. Lý tưởng sống mà Ngài định ra cho bản thân và các môn sinh, đó là: tình yêu say đắm đối với Chúa Kitô, gần gũi với thiên nhiên, dịu dàng với mọi người…
Tinh thần khiêm hạ và nghèo khó nơi Thánh Phanxicô được khởi đi từ Đức ái của Ngài: “Vì rất khiêm hạ, Ngài đầy lòng nhân hậu với mọi người và biết hòa hợp với tính khí của mỗi người…” (Tiểu sử Thánh Phanxicô Assise). Trên hết, chính nhờ tình yêu của Đức Kitô mời gọi cùng với sự quan tâm đối với phần rỗi nhân loại, Thánh Phanxicô đã đặt nền tảng cho tất cả công cuộc cải cách của mình trên đức khiêm nhường; như lời tâm huyết của Ngài với các môn sinh: “Chúng ta không bao giờ được muốn trổi hơn người khác, nhưng ước muốn làm đầy tớ và lụy phục mọi người vì Thiên Chúa” (Bài đọc Kinh Sách).
Với việc sáng lập Dòng “Anh Em Hèn Mọn” (được ĐGH Innôcentê III phê chuẩn 1210), Dòng Nhì Phanxicô (1212), Dòng Ba “Sám Hối” (1221), Thánh Phanxicô đã đưa linh đạo của Người vào đời sống Giáo hội và góp phần làm nổi bật gương mặt đích thực của Giáo hội lữ hành trong nhiều thế kỷ qua. Và hôm nay, linh đạo “Khó Nghèo Phanxicô” vẫn là di sản tinh thần cần thiết làm giàu thêm chiều kích nhập thể của Đức Kitô. Nó như dấu chỉ giúp chúng ta nhận ra giá trị vĩnh cửu vốn tiềm tàng trong tâm hồn mỗi người. Vấn đề là chúng ta biết khơi nguồn các giá trị ấy dựa theo nền tảng Tin Mừng. Đây vừa là một ân ban, đồng thời cũng đòi hỏi chúng ta sự đáp trả trong tinh thần khiêm hạ; vì như Đức Giêsu đã thân thưa với Chúa Cha: “… vì Cha giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn…” (Mt 11, 25b).
Chính Thánh Phanxicô đã cảm thức điều ấy và dành trọn cả đời sống mình cho một mục tiêu duy nhất: khiêm hèn để đón nhận sự giàu có từ Thiên Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)
Thánh Phanxicô Assise sinh năm 1182 và qua đời vào rạng sáng ngày mồng 4 tháng 10 năm 1226 tại Assise, nước Ý. Từ ngày Thánh nhân qua đời cho đến nay, di sản tinh thần mà Ngài để lại đã làm nền tảng và giúp triển nở đời sống Giáo hội ở khía cạnh sống phục vụ theo Tin Mừng. Linh đạo “Nghèo Khó” của Thánh Phanxicô là kim chỉ nam cho những ai muốn trở nên giống Đức Kitô – “Đấng vốn giàu có trên hết mọi sự, nhưng đã muốn cùng với Mẹ thánh Người, chọn sự nghèo khó trên hết”.
Xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng Thánh Phanxicô sớm nghe tiếng Chúa gọi, từ bỏ mọi tiện nghi vật chất để chọn đời sống khó nghèo như chuẩn mực làm sáng tỏ Gương Mặt Đức Kitô.
Sự kiện ở Saint – Damien là chấm son làm chuyển biến cuộc đời Thánh nhân, để tận hiến trọn vẹn cho Thầy Chí Thánh. Ngài đã nghe tiếng Chúa Giêsu trên thánh giá nói với Ngài: “Phanxicô, hãy đi trùng tu lại ngôi nhà thờ đổ nát của Ta”. Đoạn Tin Mừng Mt 10, 1 – 9 cũng góp phần đánh động Phanxicô cách triệt để, hướng Ngài trở nên tông đồ đích thực trước một thế giới có nguy cơ “đổ nát” do tác động của tiện nghi vật chất.
Phanxicô không phải là con người “hoài cổ”, nhưng là người có thiện chí khao khát hướng mọi tạo vật trở về với tình trạng nguyên tuyền ban đầu để có thể bắt gặp Tin Mừng cứu độ cách dễ dàng nhất. Ngài đã minh chứng điều này bằng một cuộc đời phiêu bạt và nghèo khó để rao giảng cho muôn người ánh sáng chân lý và tình thương của “Đức Giêsu Thành Nazareth”. Lý tưởng sống mà Ngài định ra cho bản thân và các môn sinh, đó là: tình yêu say đắm đối với Chúa Kitô, gần gũi với thiên nhiên, dịu dàng với mọi người…
Tinh thần khiêm hạ và nghèo khó nơi Thánh Phanxicô được khởi đi từ Đức ái của Ngài: “Vì rất khiêm hạ, Ngài đầy lòng nhân hậu với mọi người và biết hòa hợp với tính khí của mỗi người…” (Tiểu sử Thánh Phanxicô Assise). Trên hết, chính nhờ tình yêu của Đức Kitô mời gọi cùng với sự quan tâm đối với phần rỗi nhân loại, Thánh Phanxicô đã đặt nền tảng cho tất cả công cuộc cải cách của mình trên đức khiêm nhường; như lời tâm huyết của Ngài với các môn sinh: “Chúng ta không bao giờ được muốn trổi hơn người khác, nhưng ước muốn làm đầy tớ và lụy phục mọi người vì Thiên Chúa” (Bài đọc Kinh Sách).
Với việc sáng lập Dòng “Anh Em Hèn Mọn” (được ĐGH Innôcentê III phê chuẩn 1210), Dòng Nhì Phanxicô (1212), Dòng Ba “Sám Hối” (1221), Thánh Phanxicô đã đưa linh đạo của Người vào đời sống Giáo hội và góp phần làm nổi bật gương mặt đích thực của Giáo hội lữ hành trong nhiều thế kỷ qua. Và hôm nay, linh đạo “Khó Nghèo Phanxicô” vẫn là di sản tinh thần cần thiết làm giàu thêm chiều kích nhập thể của Đức Kitô. Nó như dấu chỉ giúp chúng ta nhận ra giá trị vĩnh cửu vốn tiềm tàng trong tâm hồn mỗi người. Vấn đề là chúng ta biết khơi nguồn các giá trị ấy dựa theo nền tảng Tin Mừng. Đây vừa là một ân ban, đồng thời cũng đòi hỏi chúng ta sự đáp trả trong tinh thần khiêm hạ; vì như Đức Giêsu đã thân thưa với Chúa Cha: “… vì Cha giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn…” (Mt 11, 25b).
Chính Thánh Phanxicô đã cảm thức điều ấy và dành trọn cả đời sống mình cho một mục tiêu duy nhất: khiêm hèn để đón nhận sự giàu có từ Thiên Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)
Mẹ Maria của toàn nhân loại
Tuyết Mai
15:02 02/10/2010
Tháng 10 Mân Côi
Thấm thoát thế mà đã vào Tháng 10 (Tháng Mân Côi) rồi Mẹ Maria nhỉ!. Hôm nay nơi con ở trời đổ mưa, lấm tấm như đổ mồ hôi vậy!. Mây mù thì chỉ vài cụm, nên có lúc nắng lúc mù, làm cho lòng con cũng cảm thấy buồn buồn, và chợt nghĩ về Mẹ. Tâm tình của con về Mẹ không hiểu sao cũng lơi lạt cũng hờ hững như con đối với mẹ ruột của con vậy!. Chỉ có Mẹ mới hiểu vì sao mà thôi! Con cứ thường bảo lòng, quá khứ hãy chôn nó vào lòng đất, đừng nghĩ về nó nữa!. Con có cố gắng quên thật Mẹ ạ! Nhưng khi có dịp vào những ngày Lễ của Mẹ hay ngày hiền mẫu thì lòng con có cảm thấy xót xa và đắng đót như thế nào ấy!. Tuy dù con đã bỏ qua và cố gắng quên một quá khứ lạnh lùng, thiếu tính mẫu tử, và không nói là thiếu sự chăm sóc, nhưng có nhờ vậy mà còn thường chạy đến Mẹ nhiều hơn chăng?.
Con nhớ rất rõ những tháng ngày xưa cũ, trên gác xếp nhỏ nơi con ngủ trưa và ngủ tối, trên đầu con là hình của Mẹ Hằng Cứu Giúp, con nằm ngủ có một mình ban đêm trong tăm tối vì thiếu đèn nên con rất sợ!. Chắc Mẹ hiểu nên đã gìn giữ con, giúp cho con thêm can đảm, để trải qua được bao nhiêu đêm sợ hãi như thế! Và dần Mẹ đã nuôi dưỡng con những tháng ngày cô đơn và buồn tẻ. Cuộc đời con ở tuổi non trẻ chẳng hiểu giữ đạo như thế nào là phải, nhưng nhờ Mẹ đã âm thầm dậy dỗ con, uốn nắn con trong sự kiên nhẫn đợi chờ, dù Mẹ không thể ngăn cản con phạm bao nhiêu lỗi lầm làm mất lòng Thiên Chúa. Nhưng có phải Thánh Phaolô xưa khi còn trẻ tuổi, tánh tình của ngài cũng ngang bướng, nóng nảy, và bắt bớ biết bao nhiêu con cái của Chúa, vì ngài chưa hiểu và nhận biết Chúa?. Và có phải ở ngài cũng có nhiều tánh rất tốt là ngài nhiệt thành, trung tín, và quả cảm, nên Chúa đã chọn ngài làm môn đệ đích thực cho Chúa. Sau một cú ngã ngựa, nhìn thấy ánh sáng chóa lòa, cùng tiếng nói của Thiên Chúa, ngài đã không còn nhìn thấy gì, tấm thân nhũn như con chí chi, chỉ còn biết vâng phục theo thánh ý Chúa mà thôi!. Cuộc đời của chúng con có phải cũng như thế, thưa Mẹ!. Tuổi trẻ của chúng con thường ngây ngất và đam mê những gì quyến rũ của những phong trào mà thời đại mới của ngày nay đã nghĩ ra để giải khuây và giải sầu. Tuổi trẻ của chúng con thường có tánh ngông và bướng bỉnh, rất ít ai nghe lời dậy dỗ của cha mẹ và thầy cô. Tuổi trẻ của chúng con thường xem bậc cha mẹ, quý cha quý thầy, và thầy cô là lạc hậu và cổ hũ. Toàn đem những gì xa xưa cũ và rất lạc hậu, đem ra dậy dỗ chúng con khi mà chẳng mấy ai biết xài máy vi tính, điện thoại di động, lái xe, và v.v.v.....
Tuổi trẻ chúng con chẳng cần những gì gọi là chân lý, công bằng, hay học đường. Tất tất chẳng cung ứng những lợi ích gì cho chúng con cả!. Tuổi trẻ là phải biết gia nhập băng đảng, sắm sửa, tậu xe hơi, phải có máy vi tính, phone cầm tay, phải biết ăn mặc cho có thời trang, thì mới gọi là biết sống. Tuổi trẻ chúng con học hành làm gì cho mất thời gian và tuổi trẻ, lấy được cái bằng làm cô giáo thì hỡi ôi cái tuổi của mình cũng ngả bóng rồi, ai còn thèm để ý nữa chứ!. Mất tuổi trẻ thì kể như mất hết tất cả, đó là những gì chúng con tuổi trẻ đều nghĩ như vậy thưa Mẹ!.
Thế cho nên, vào lứa tuổi này con cũng không tránh được những sự suy nghĩ thật nông cạn, mà ngày nay nhìn lại thấy thật uổng phí biết bao nhiêu thời giờ, mà ngày nay không chừng con có thể là một y tá có ngạch trật thật cao và có quyền hành hơn bây giờ không?. Dẫu đường đời của con bây giờ được như vầy, con cũng vẫn cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi và Mẹ rất là nhiều!. Bởi con thiếu người mẹ dậy dỗ, nhưng Mẹ vẫn luôn bên con để giúp con ít nhiều trong việc biết tránh xa những bệnh tật hiểm nghèo trong quá khứ!. Mẹ vẫn luôn nhắc nhở trong thâm tâm của con là Mẹ vẫn luôn đồng hành bên con. Mẹ đã hướng dẫn con có cơ hội trở lại cùng Chúa ở lứa tuổi mà con còn có cơ hội để làm ít nhiều việc hữu ích cho Chúa. Nhưng điều vui mừng nhất của con là Mẹ đã hướng dẫn cho chồng con, một người ngoại đạo đã tin vào Mẹ trong thời gian mà anh đang rất quẩn trí và vô định hướng. Trong thời gian mà anh bị thất nghiệp, mất một số tiền trong thời gian mà thị trường chứng khoán tuột dốc. Anh bất thình lình bị liệt lưng không sao di động được mà chỉ có nằm mà thôi!. Con bảo anh thử xin Mẹ Maria xem, vì không ai xin Mẹ mà Mẹ từ chối cả!.
Từ ngày tôi về làm vợ với anh, trong nhà bao nhiêu ảnh tượng của Chúa Mẹ đều được anh bắt tôi phải dời đi nơi khác, vì đối với anh nhiều ảnh tượng quá tất cả đều trở thành ma quỷ vào buổi tối, đối với anh, và đây là điều rất buồn đã ăn sâu trong tim óc của anh khi anh còn rất nhỏ, vì bác của anh là thầy pháp chuyên nghề đi bắt hồn ma hồn quỷ và chứa đựng hồn trong những chum lớn trong chùa của ông tu. Mấy tháng hè anh thường phải bị về sống với ông bác này, và bắt anh phải lau bụi khoảng hơn trăm tượng thần và tượng trong hỏa ngục. Anh đã bị khủng hoảng và thành nhát đảm suốt từ nhỏ cho đến bây giờ. Cảm tạ Chúa và Mẹ, nay chồng tôi đã rước tất cả tượng Chúa Mẹ về nhà mà tôn thờ, và đang đi học Giáo Lý lớp Tân Tòng.
Như Mẹ biết đó, từ ngày chồng con nói chuyện và hứa với Mẹ điều gì đó con không rõ! Nay anh đã tuần tự thực hiện tất cả những lời hứa đó cùng Mẹ, và anh cảm tạ Mẹ vô cùng đã chữa bệnh hiểm nghèo liệt lưng cho anh. Hy vọng lời chứng này của con giúp ích ít nhiều cho những anh chị em có tâm tình hờ hững với Chúa Mẹ, hãy ăn năn, sám hối, dốc lòng chừa tội, để Mẹ sẽ dẫn đưa chúng con trở về với Thiên Chúa, Đấng mà sẽ đem linh hồn chúng con vào Thiên Đàng, để có một cuộc sống viên mãn, thiên thu, và bất tận. Một nơi mà hạnh phúc đích thật sẽ muôn đời và muôn đời.
Tháng 10 là tháng Mân Côi, xin cho tất cả chúng con biết cùng hợp dâng lên Mẹ những tràng chuỗi Mân Côi, được đọc rân rang ở khắp mọi nơi trên thế giới, để Mẹ sẽ cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng con có được cuộc sống hôm nay và muôn đời, an vui, lành mạnh, thánh thiện, khôn ngoan, xin vâng, khiêm nhường, chịu đựng, hy sinh, và tha thứ. Biết dùng chuỗi Mân Côi dâng Mẹ là tâm tình của những đứa con hư đốn, biết sửa đổi, biết ăn năn, cùng muốn chừa tội. Xin Mẹ luôn thương và trợ giúp cho những người con cùng khổ, tật bệnh, cô đơn, già nua, tù tội, và sống thiếu thốn mọi thứ trên khắp cùng mọi nơi. Amen.
Y Tá của Chúa,
Thấm thoát thế mà đã vào Tháng 10 (Tháng Mân Côi) rồi Mẹ Maria nhỉ!. Hôm nay nơi con ở trời đổ mưa, lấm tấm như đổ mồ hôi vậy!. Mây mù thì chỉ vài cụm, nên có lúc nắng lúc mù, làm cho lòng con cũng cảm thấy buồn buồn, và chợt nghĩ về Mẹ. Tâm tình của con về Mẹ không hiểu sao cũng lơi lạt cũng hờ hững như con đối với mẹ ruột của con vậy!. Chỉ có Mẹ mới hiểu vì sao mà thôi! Con cứ thường bảo lòng, quá khứ hãy chôn nó vào lòng đất, đừng nghĩ về nó nữa!. Con có cố gắng quên thật Mẹ ạ! Nhưng khi có dịp vào những ngày Lễ của Mẹ hay ngày hiền mẫu thì lòng con có cảm thấy xót xa và đắng đót như thế nào ấy!. Tuy dù con đã bỏ qua và cố gắng quên một quá khứ lạnh lùng, thiếu tính mẫu tử, và không nói là thiếu sự chăm sóc, nhưng có nhờ vậy mà còn thường chạy đến Mẹ nhiều hơn chăng?.
Con nhớ rất rõ những tháng ngày xưa cũ, trên gác xếp nhỏ nơi con ngủ trưa và ngủ tối, trên đầu con là hình của Mẹ Hằng Cứu Giúp, con nằm ngủ có một mình ban đêm trong tăm tối vì thiếu đèn nên con rất sợ!. Chắc Mẹ hiểu nên đã gìn giữ con, giúp cho con thêm can đảm, để trải qua được bao nhiêu đêm sợ hãi như thế! Và dần Mẹ đã nuôi dưỡng con những tháng ngày cô đơn và buồn tẻ. Cuộc đời con ở tuổi non trẻ chẳng hiểu giữ đạo như thế nào là phải, nhưng nhờ Mẹ đã âm thầm dậy dỗ con, uốn nắn con trong sự kiên nhẫn đợi chờ, dù Mẹ không thể ngăn cản con phạm bao nhiêu lỗi lầm làm mất lòng Thiên Chúa. Nhưng có phải Thánh Phaolô xưa khi còn trẻ tuổi, tánh tình của ngài cũng ngang bướng, nóng nảy, và bắt bớ biết bao nhiêu con cái của Chúa, vì ngài chưa hiểu và nhận biết Chúa?. Và có phải ở ngài cũng có nhiều tánh rất tốt là ngài nhiệt thành, trung tín, và quả cảm, nên Chúa đã chọn ngài làm môn đệ đích thực cho Chúa. Sau một cú ngã ngựa, nhìn thấy ánh sáng chóa lòa, cùng tiếng nói của Thiên Chúa, ngài đã không còn nhìn thấy gì, tấm thân nhũn như con chí chi, chỉ còn biết vâng phục theo thánh ý Chúa mà thôi!. Cuộc đời của chúng con có phải cũng như thế, thưa Mẹ!. Tuổi trẻ của chúng con thường ngây ngất và đam mê những gì quyến rũ của những phong trào mà thời đại mới của ngày nay đã nghĩ ra để giải khuây và giải sầu. Tuổi trẻ của chúng con thường có tánh ngông và bướng bỉnh, rất ít ai nghe lời dậy dỗ của cha mẹ và thầy cô. Tuổi trẻ của chúng con thường xem bậc cha mẹ, quý cha quý thầy, và thầy cô là lạc hậu và cổ hũ. Toàn đem những gì xa xưa cũ và rất lạc hậu, đem ra dậy dỗ chúng con khi mà chẳng mấy ai biết xài máy vi tính, điện thoại di động, lái xe, và v.v.v.....
Tuổi trẻ chúng con chẳng cần những gì gọi là chân lý, công bằng, hay học đường. Tất tất chẳng cung ứng những lợi ích gì cho chúng con cả!. Tuổi trẻ là phải biết gia nhập băng đảng, sắm sửa, tậu xe hơi, phải có máy vi tính, phone cầm tay, phải biết ăn mặc cho có thời trang, thì mới gọi là biết sống. Tuổi trẻ chúng con học hành làm gì cho mất thời gian và tuổi trẻ, lấy được cái bằng làm cô giáo thì hỡi ôi cái tuổi của mình cũng ngả bóng rồi, ai còn thèm để ý nữa chứ!. Mất tuổi trẻ thì kể như mất hết tất cả, đó là những gì chúng con tuổi trẻ đều nghĩ như vậy thưa Mẹ!.
Thế cho nên, vào lứa tuổi này con cũng không tránh được những sự suy nghĩ thật nông cạn, mà ngày nay nhìn lại thấy thật uổng phí biết bao nhiêu thời giờ, mà ngày nay không chừng con có thể là một y tá có ngạch trật thật cao và có quyền hành hơn bây giờ không?. Dẫu đường đời của con bây giờ được như vầy, con cũng vẫn cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi và Mẹ rất là nhiều!. Bởi con thiếu người mẹ dậy dỗ, nhưng Mẹ vẫn luôn bên con để giúp con ít nhiều trong việc biết tránh xa những bệnh tật hiểm nghèo trong quá khứ!. Mẹ vẫn luôn nhắc nhở trong thâm tâm của con là Mẹ vẫn luôn đồng hành bên con. Mẹ đã hướng dẫn con có cơ hội trở lại cùng Chúa ở lứa tuổi mà con còn có cơ hội để làm ít nhiều việc hữu ích cho Chúa. Nhưng điều vui mừng nhất của con là Mẹ đã hướng dẫn cho chồng con, một người ngoại đạo đã tin vào Mẹ trong thời gian mà anh đang rất quẩn trí và vô định hướng. Trong thời gian mà anh bị thất nghiệp, mất một số tiền trong thời gian mà thị trường chứng khoán tuột dốc. Anh bất thình lình bị liệt lưng không sao di động được mà chỉ có nằm mà thôi!. Con bảo anh thử xin Mẹ Maria xem, vì không ai xin Mẹ mà Mẹ từ chối cả!.
Từ ngày tôi về làm vợ với anh, trong nhà bao nhiêu ảnh tượng của Chúa Mẹ đều được anh bắt tôi phải dời đi nơi khác, vì đối với anh nhiều ảnh tượng quá tất cả đều trở thành ma quỷ vào buổi tối, đối với anh, và đây là điều rất buồn đã ăn sâu trong tim óc của anh khi anh còn rất nhỏ, vì bác của anh là thầy pháp chuyên nghề đi bắt hồn ma hồn quỷ và chứa đựng hồn trong những chum lớn trong chùa của ông tu. Mấy tháng hè anh thường phải bị về sống với ông bác này, và bắt anh phải lau bụi khoảng hơn trăm tượng thần và tượng trong hỏa ngục. Anh đã bị khủng hoảng và thành nhát đảm suốt từ nhỏ cho đến bây giờ. Cảm tạ Chúa và Mẹ, nay chồng tôi đã rước tất cả tượng Chúa Mẹ về nhà mà tôn thờ, và đang đi học Giáo Lý lớp Tân Tòng.
Như Mẹ biết đó, từ ngày chồng con nói chuyện và hứa với Mẹ điều gì đó con không rõ! Nay anh đã tuần tự thực hiện tất cả những lời hứa đó cùng Mẹ, và anh cảm tạ Mẹ vô cùng đã chữa bệnh hiểm nghèo liệt lưng cho anh. Hy vọng lời chứng này của con giúp ích ít nhiều cho những anh chị em có tâm tình hờ hững với Chúa Mẹ, hãy ăn năn, sám hối, dốc lòng chừa tội, để Mẹ sẽ dẫn đưa chúng con trở về với Thiên Chúa, Đấng mà sẽ đem linh hồn chúng con vào Thiên Đàng, để có một cuộc sống viên mãn, thiên thu, và bất tận. Một nơi mà hạnh phúc đích thật sẽ muôn đời và muôn đời.
Tháng 10 là tháng Mân Côi, xin cho tất cả chúng con biết cùng hợp dâng lên Mẹ những tràng chuỗi Mân Côi, được đọc rân rang ở khắp mọi nơi trên thế giới, để Mẹ sẽ cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng con có được cuộc sống hôm nay và muôn đời, an vui, lành mạnh, thánh thiện, khôn ngoan, xin vâng, khiêm nhường, chịu đựng, hy sinh, và tha thứ. Biết dùng chuỗi Mân Côi dâng Mẹ là tâm tình của những đứa con hư đốn, biết sửa đổi, biết ăn năn, cùng muốn chừa tội. Xin Mẹ luôn thương và trợ giúp cho những người con cùng khổ, tật bệnh, cô đơn, già nua, tù tội, và sống thiếu thốn mọi thứ trên khắp cùng mọi nơi. Amen.
Y Tá của Chúa,
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
18:21 02/10/2010
“Từ khi yêu anh, anh bắt xa màu tím”
Sầu thương cho em, mơ ước chưa kịp đến
Trời đã, rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi, tàn giấc mơ.”
(Hoàng Trọng – Ngàn Thu Áo Tím)
(Ga 16: 20-22)
Sống ở Úc, bần đạo thấy nhiều người sao cứ thích mầu tím, nhiều đến thế. Nhiều đến độ, cả Tây lẫn Ta, đều mặc áo mầu tím ngắt, suốt mọi mùa. Bất kể, mầu tím đó có là “tím Huế”, tím than, hay “tím cả chiều hôm biền biệt” đi chăng nữa, vẫn cứ tím...
Hồi còn ở quê nhà, mỗi lần nhắc đến tím mầu dìu dịu, người người đều nghĩ đến các nhạc bản, giống như trên. Thu ngàn rất tím. Chân trời cũng tím. Hoặc tệ hơn, tím cả đời người. Thật hết biết.
Mới đây thôi, ở đêm “Hát cho nhau” vào mùa Thu Sydney 2010, với đề tài “Lắng tiếng chiều rơi”, người dàn dựng sân khấu/nghệ thuật những ca và hát, cũng đã trưng sắc mầu rất tím. Tím đây, không là tím cả chiều hôm, nhàn nhạt. Mà là, tím ngắt tim ngơ. Người hát hôm ấy, cứ đong đưa thân mình đèm đẹp mầu tím nhạt. Rất hay hay. Thêm vào đó, là câu hát:
“Ngày xưa xa xôi, em rất yêu màu tím
Ngày xưa vô tư, em sống trong trìu mến
Chiều xuống, áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa.”
(Hoàng Trọng-bđd)
Thật ra, khi nói chữ “tím”, người viết nhạc thường hay diễn tả sắc mầu hiu hắt, một đời thơ. Rất nhiều. Nghệ sĩ nói nhiều/viết nhiều về tím mầu thời gian hơn ai hết, phải kể là nhạc sĩ Hoàng Trọng. Ông viết những 3 bài. Bài nào cũng đầy những sắc mầu tim tím, như: “Buồn xa, một chiều mây hoen mầu tím…” (Người Đi Chưa Về), “”Anh có mơ mầu tím chiều nay” (Cánh Hoa Yêu), “Ngày xưa xa xôi, em rất ưa mầu tím…” (Ngàn Thu Áo Tím).
Ngoài ông ra, còn có cả nhạc sĩ lão thành Phạm Duy với “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà”, “Như Là Lòng Tôi”. Tiếp đến, là: Nguyễn Hiền với “Ngàn Năm Mây Bay”. Phạm Anh Dũng, với “Thật Hay Mơ”. Võ Tá Hân, với “Bài Thơ Cho Ai”. Nguyễn Duy An, với “Mùa Đông Đã Quay Về”. Văn Sơn Trường, với “Trái Mồng Tơi Mầu Tím”, vv…
Không cần biết, ai từng hát hoặc từng đặt những nhạc bản tim tím, cứ mỗi lần nhắc đến tím mầu nhè nhẹ, người nghe lại thấy lòng mình như trùng lại. Lại có cảm giác, như: trời nghiêng ngả, đã và đang dồn về mặt đất. Quyện vào nhau. Làm thành vũ trụ của hồn thơ. Của âm nhạc. Chẳng thế mà, để diễn tả mạnh hơn, cái khung trời “tím ngắt” ấy, người thưởng lãm nay lại được nghe:
“Anh xa xôi, bóng mưa giăng mờ lối,
Anh xa xôi, áo bay trong chiều rơi.
Anh xa xôi, áo ôm tim lẻ loi,
Tím lên khung trời nhớ nhung, đầy với”.
(Hoàng Trọng – bđd)
À thì ra, “tím ngắt” hay “tím lên khung trời” đầy nhung nhớ, hoặc “chiều mây hoen mầu tím”, đều như thế. Về với nhà Đạo, vốn có nhạc và có thơ rất Đạo. Của sắc mầu rất ư là Thương Khó/Thống Khổ, của Mùa Chay. Thì hỏi rằng, có chăng sắc mầu tím ngắt của người thờ Chúa? Có chăng, mầu của nhung nhớ, và rất thương. Nhớ và thương, khi thấy Chúa ngục đầu trên thập tự. Rất đắng cay? Bần đạo không có tư cách để trả lời câu hỏi trên. Chỉ dám mượn lời bậc thầy cựu linh mục, từng đả động đến vấn đế ấy, như sau:
“…Nếu “trong Mùa Chay không được chưng bông trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi” (Sách nghi thức Giám Mục), thì chẳng qua là để đêm Phục Sinh hoa nở rộ thắm đẹp hơn bao giờ hết trong năm phụng vụ. Lễ phục Mùa Chay có là mầu tím thì ngay giữa Mùa Chay (hay Mùa Vọng) vẫn có một Chủ Nhật …Hồng.” (x. Gs Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, Cơ Sở Hy Vọng 2002, tr. 157)
Để thêm vào giòng chảy về mầu sắc rất-tím-nhưng-không-than, là mầu của nhung nhớ, nay mời bạn mời tôi, ta nghe thử câu truyện kể rất nhẹ, về mầu sắc. Nghe khá quen. Truyện, có thể do ai đó chứ không phải do bạn/do tôi, mà do người mang tên và họ rất Trần, chết mãi cái tên gọi “Sơn Hoài”, tức sơn mãi mầu tím, rất như sau:
“Có chị nọ, một hôm mời người thợ sơn về sơn mấy bức tường nhà của chị, để đón xuân. Người thợ vừa bước vào cổng, thấy chồng chị bị mù loà, cả hai mắt. Bèn đem lòng xót thương.
Người chồng mù, lại luôn lạc quan yêu đời. Khiến, anh thợ sơn làm việc mấy ngày trời ở nơi đó, rất ăn ý. Anh không bao giờ nhắc nhở về những điều đáng thương đáng tiếc, của người mù.
Công việc hoàn tất. Người thợ sơn đưa cho chủ nhà biên lai tính tiền. Chủ nhà phát hiện ra rằng: số tiền lẽ đáng phải thanh toán, sao rẻ hơn mức thuận thảo, lúc ban đầu. Bèn, hỏi anh thợ:
-Bác tính toán cách nào mà sao bớt giá, quá nhiều vậy?
-Mấy ngày nay, tôi làm việc gần cận chồng của chị. Nay, thấy lòng mình rất vui. Thái độ của anh, trong cuộc sống giao tiếp với đời, khiến tôi cứ nghĩ mãi về cảnh tình của đời tôi, chưa đến nỗi tệ. Nên, tôi bớt cho anh chị một phần, khác với giá đã định hôm trước. Coi như đây, là để bày tỏ chút tình cảm, đối với anh. Làm việc ở đây, anh chị đã khiến tôi thấy rằng: đời mình không đến nỗi thiếu thốn. Khổ sở. Chỉ mỗi thế.
Nhìn hai người, một chồng một thợ, chị thấy cả hai cùng ở vào hoàn cảnh chẳng khá hơn gì người khác. Vì anh thợ sơn, chỉ mỗi cánh tay. Thế mà, anh chẳng thấy đời mình mang sắc mầu tím ngắt, những nỗi buồn.
Về với đời thường, chị vợ bèn nghĩ thêm: Thái độ nguời đời, có nhận định xấu/tốt vui/buồn sao đi nữa, cũng chẳng thay đổi được nhân sinh quan ta vẫn sống. Cùng lắm, chỉ đổi được quan niệm về cuộc đời ngắn ngủi, của mình thôi. Tuyệt nhiên, chẳng làm sao đổi thay toàn bộ cuộc sống, của người khác. Ta không thể chỉnh đốn cảnh đời sao cho phù hợp với cuộc sống mình đã chọn. Thật ra, ta chỉ có thể điều chỉnh thái độ của mình trong giao tế với người khác, thôi.
Trong cuộc sống, bất ai có cái nhìn lạc quan hơn, thì khi đối diện sự thật, sẽ thấy mình sống vui tươi. Hoà hợp. Vui, để chấp nhận. Vui, để cùng sống với người khác. Bởi, người người nếu biết cách điều chỉnh thái độ mình giao tiếp, sẽ nhìn sự vật theo con mắt lạc quan. Yêu đời. Sẽ thấy đời là chuỗi ngày vui. Đáng sống. Trái lại, ai muốn người đời thuần phục ý mình, thì khi việc không may xảy đến, sẽ thấy khổ đau. Tuyệt vọng. Thậm chí, dễ chán chường. Tự vẫn.
Xét cho cùng, đời người dù mang dáng mầu tím ngắt/tím đanh hay lanh chanh mầu hy vọng, cũng đều tuỳ tâm. Tuỳ tính. Tùy thái độ của mình khi nhìn sự việc. Chỉ mỗi thế.”
Nhìn sự việc, mà định mầu rất-tươi-vui của mùa Tím, ta thấy thánh sử viềt về sắc mầu phụng tự, cũng trích dẫn Lời Chúa trong Kinh Sách, như sau:
“Anh em cũng vậy,
bây giờ anh em lo buồn,
nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em,
lòng anh em sẽ vui mừng;
và niềm vui của anh em,
không ai lấy mất được.”
(Ga 16: 22)
Còn người viết nhạc ở trên lại diễn tả cõi lòng người em yêu, bằng câu hát:
“Từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ
Mà sao anh đi, đi mãi không về nữa.
Một bóng, áo tím buồn ngẩn ngơ,
Khóc trong chiều gió mưa
Khóc thương hình bóng xưa.”
(Hoàng Trọng-bđd)
“Áo tím buồn ngẩn ngơ”, “khóc trong chiều gió mưa”, “khóc thương hình bóng xưa”, là ngôn từ nói lên một điều mà vị giáo sư triết, hồi đó cũng viết:
“Cuộc sống người tín hữu có là Mùa Tím triền miên thế nào đi nữa, thì ngày ngày –tuy vậy- vẫn phải là Chủ Nhật Hồng. Trong bất cứ cảnh ngộ nào. Niềm Vui cũng phải phản ánh Lòng Tin. Niềm Vui thuộc về căn cước. Cốt cách của Kitô hữu. Niềm Vui còn thuộc về sứ vụ của Hội Thánh. Hẳn không phải tình cờ mà hiến chế mục vụ của Công Đồng Vatican II bắt đầu và được gọi bằng hai chữ Gaudium et Spes. Vui mừng và Hy vọng. Loan báo Tin Mừng, Hội thánh cũng trực giữ Niềm Vui cho thế gian năm chìm bẩy nổi mà vẫn được Thiên Chúa yêu thương. Cho tới khi Chúa lại đến.” (Gs Nguyễn Ngọc Lan, sđd tr.180)
Nhưng vấn đề là, tím tím/xanh xanh hoặc xanh xanh/tím tím vẫn chẳng là gì, nếu ta còn nghĩ và giao tiếp rất thân thương những người/những bạn trong đời, chẳng thích gì sắc mầu tím ngắt của cuộc đời. Tức, những người cảm thấy nay đang “bị” hoặc “được” nhà Đạo bỏ bê. Chê bai. Không tiếp xúc. Thậm chí, còn không cho tiếp cận Mình Máu Chúa vào giờ lễ, nữa.
Nói như thế, là bởi: hôm trước, có bạn đạo ở Sydney đã mở lời kính hỏi đấng bậc linh mục chuyên giải đáp thắc-mắc, rất Flader, như sau:
“Mới đây, tôi đọc được một bài viết của ai đó ở trên mạng. Trong bài, có trích dẫn câu nói, bảo rằng: Giáo huấn Hội thánh chẳng nói gì đến chuyện cấm đoán những người đồng tính luyến ái không được phép rước Mình Thánh Chúa. Điều này, làm tôi rất ngạc nhiên. Xin hỏi: nói như thế có đúng luật Đạo, không?”
Cứ sự thường, đấng bậc thuộc giòng họ rất “đức thầy” ở Sydney, chẳng ngại ngần chuyện trả lời khi có người hỏi. Và, câu trả lời như sau:
“Có lẽ việc trước nhất nên làm, là nói rõ: riêng tôi và rất nhiều người, không thích sử dụng cụm từ “đồng dục” nam hay nữ. Con người, bất kể mình có chiều hướng tình dục đến thế nào đi nữa, tự thân, vẫn mang phẩm cách có sẵn, được Chúa coi như con cái của Ngài, chứ không thể định nghĩa bằng tên gọi/danh xưng khiến họ bị tách rời khỏi cộng đoàn, chỉ vì khuynh hướng tình dục của họ. Và, giá trị của con người không do chiều hướng dục tình của mình, mà mất đi.
Tốt hơn và hay hơn hết, ta nên nói về họ như người thường lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính hoặc cùng khuynh hướng tình dục giống nhau trong một giới. Làm thế, sẽ giúp ta hiểu rằng: nhiều nguời như thế, sau này sẽ có chiều hướng tình dục nghiêng về phái tính khác biệt. Minh định rồi, nay ta hỏi: người lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính, nghĩa là gì?
Nói về người có sự lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính một cách lâu dài và trổi bật, tức bảo rằng: những người có khả năng cũng lôi cuốn người khác phái, nhưng sự lôi cuốn dễ thấy nhất, vẫn là với người cùng phái tính. Lôi cuốn như thế, chẳng có gì là tội, hết. Có chăng, chỉ là những việc như thế đã dấy lên một số cung cách rất khác nhau.
Quả thật, nhiều người từng có kinh nghiệm như thế vẫn sống tốt đẹp. Họ chẳng cần kiếm tìm người khác để cùng sống theo cách lôi cuốn dục tình, rất lạ kỳ. Có thể, họ bị liệt vào với người lôi cuốn/hấp dẫn người cùng phái tính, nhưng không đi đến chuyện thực hiện lối sống rất dục tình như thế.
Bởi vậy nên, nếu ta chỉ để ý đến yếu tố cho thấy là người nào đó có kinh nghiệm sống lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái, rồi loại trừ họ. Không cho họ hiệp thông rước Chúa. Việc này không nghiêm trọng bằng trường hợp người đã có gia đình rồi mà lại sống lôi cuốn/hấp dẫn người nào khác không là vợ hoặc chồng mình, thế mới tệ.
Những người như thế nếu biết tránh biểu lộ mình lôi cuốn/hấp dẫn tình dục, thì họ sẽ được phép hiệp thông rước lễ, thôi.
Nếu những người đang có vấn đề về chuyện lôi cuốn/hấp dẫn sống đời tình dục lạ kỳ mà phấn đấu để tránh các dịp phạm lỗi, dù đôi lúc thất bại vẫn tìm ơn tha thứ qua bí tích Hoà giải, thì họ vẫn được rước Chúa như thường. Những người như thế, ta vẫn nên giúp họ tiếp tục phấn đấu có sự hỗ trợ của các nhóm như nhóm mang tên “Lòng Quả Cảm”.
Thật ra, Hội thánh cũng có rất nhiều người hiện đang phấn đấu để tránh các dịp phạm lỗi, bằng đủ cách. Bao lâu họ giải hoà được với Chúa và ở vào tình trạng được ôn lành Chúa ban, thì họ vẫn có thể rước lễ, được như thường.
Tuy là thế, nếu người sống lôi cuốn/hấp dẫn tình dục với người cùng phái tính, mà lại vênh vang tự đắc về chiều hướng đồng tính luyến ái. Hoặc, chẳng mảy may cố gắng tránh xa dịp tội về dục tình, thì họ không thể lĩnh nhận Mình Thánh Chúa được. Trong số những người này, phải kể đến người có lối sống dị kỳ, không tuân thủ luân lý của Hội thánh Chúa nào hết.
Hội thánh lâu nay nói rõ về sự thể là chỉ những ai trong trạng thái có ân sủng (tức không mắc tội trọng) mới được phép rước Chúa, mà thôi.
Sách Giáo Lý Hội thánh Công giáo từng khẳng định: Để đáp ứng lời kêu gọi của Đức Kitô mời ta ăn Thịt và uống Máu Ngài “ta phải sửa soạn chính mình cho thời khắc cao cả thánh thiêng ấy. Thánh Phaolô thôi thúc ta kiểm điểm lương tâm, như đã viết: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” (1 Cr 11: 27-29) Những ai đang trong tình trạng phạm lỗi nặng, hãy nên đến toà cáo giải để nhận lãnh bí tích Giao Hoà đã, rồi hẵng buớc lên rước Chúa.” (GLHTCG #1385)
Xem như thế, ai phạm lỗi dục tình giữa những người cùng phái tính, cũng giống như giữa người khác phái mà không có cưới hỏi, đều đang phạm lỗi nghiêm trọng. (X. GLHTCG #2353, 2357, 2380)
Cứ sự thường, người lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính nhưng cố gắng phấn đấu tránh xa dịp tội, nên được mời đến dự thánh lễ. Như thuờng.” (x. John Flader, The Catholic Weekly, 21/3/2010 tr. 11)
Giải đáp những uẩn khuất/thắc mắc nơi lẽ Đạo, cách chính xác. Mạch lạc. Vẫn là nghề của đức ngài. Của chàng trai uyên bác, chuyên chăm luân lý/Giáo luật thuộc Đại học Havard, thời buổi trước.
Hỡi bạn và tôi, ta cũng nên ngả nón chào đức ngài, đi chứ. Ngả nón chào, không có nghĩa: hết rồi, từ đó những ấm ức. Thắc mắc! Giải quyết rồi mà vẫn thấy chưa ổn, thì ta cứ thế mà thư từ/hỏi han đấng bậc nào khác. Bần đạo tài hèn sức yếu về nhiều chuyện, nên chỉ dám xin thêm một điều, rất nhỏ. Rằng: mới đây, được bầu bạn từ quê người chuyển cho bức “tâm” thư trong đó có nói về chữ “Tâm”. Xin dùng nó, làm đoạn kết cho giòng chảy luận phiếm, rất hôm nay:
“Tâm, là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng. Nên người ta mới gọi là: tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn, vì nói lên nhân cách của mình.
Tâm lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả. Đảo điên.
Tâm gian dối, thì cuộc sống bất an.
Tâm ghen ghét, thì cuộc sống chứa đầy hận thù.
Tâm đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
Tâm tham lam, thì cuộc sống điêu ngoa. Dối trá.
Bởi thế nên, ta không những đem “Tâm” của mình đặt ngay trên ngực, để yêu, mà:
-đặt trên tay, để giúp đỡ người khác.
-đặt trên mắt, để nhìn thấy nỗi khổ. Của tha nhân.
-đặt trên chân, để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
-đặt trên miệng, để nói lời an ủi. Với người bất hạnh.
-đặt trên tai, để nghe lời than trách. Góp ý, của người khác.
-đặt trên vai, để biết trách nhiệm. Và, chia sẻ trách nhiệm với vợ chồng. Anh em. Chị em.
Thân xác mà không tim thì thân xác chết.
Làm người không có “Tâm’ thì cuộc sống chỉ có hận thù,
và là mối nguy hiểm cho mọi người…”
Lời cuối, và cũng kết cuộc, là câu hỏi: nếu kết hợp mầu “tím (rất) hoa sim” vào trong tim. Hoặc, vào với “tâm” trạng của người người, thì: cuộc sống có còn con “tim” mầu tím hay trắng mướt mầu trinh trong, không? Câu trả lời, xin cứ dành cho bạn. Và cho tôi. Bất kể tôi và bạn, là người có sức lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính, hay không. Cũng chẳng thành vấn đề. Gì hết.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn yêu hết mọi mầu
và mọi người.
Và, cũng kính trọng
những người có sở thích
và chiều hướng rất khác biệt, về tình dục.
“Niềm khát vọng, ta ghi vào huyết sử”
Dưới chân em, thơ lạc mất linh hồn.
Ta đau xót, trong mỗi giờ tình tự,
Ta khóc nhiều, cả những lúc trao hôn.”
(dẫn nhập từ thơ Đinh Hùng)
Lc 17: 11-19
Nhà thơ khóc, ông vẫn khóc cả những lúc trao hôn. Tình tự. Nhà Đạo buồn, người vẫn buồn cả vào khi thánh sử có ghi ở trình thuật, lời Thầy từng quở trách. Lâu nay.
Trình thuật thánh Luca hôm nay ghi, là ghi lại Lời Chúa từng trách quở những người chỉ biết xin ơn, chứ không biết cảm tạ. Duy, có người ngoại bang ở thôn làng gần biên giới, là còn biết. Người ngoại bang, ở thôn làng biên giới ấy, là một người bệnh phung vẫn đứng từ xa, mà kêu cứu. Kêu, để xin Ngài dủ lòng thương, mà cứu vớt: “Lạy Thày Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi.” (Lc 17: 13).
Nghe người bệnh nài van, Đức Giêsu không thực hiện lời họ yêu cầu ngay tức thì. Mà chỉ khuyên: “Hãy đi mà trình diện với tư tế.” Và, thánh sử lại đã thêm:“Trong khi đi, họ thấy mình được sạch.” (Lc 17: 14). “Thấy mình được sạch”, là phần thưởng do lòng tin biết tuân giữ lời Chúa dạy. Chẳng nghi ngờ. Chẳng phản đối điều gì. Và, phần thưởng Chúa ban, là do tin vào Ngài.
“Hãy đi mà trình diện với tư tế”, là bởi, đối với họ, được lành sạch thôi, chưa đủ. Nhưng, còn phải theo đúng thủ tục thời bấy giờ; tức: phải chờ tư tế xác nhận mới chính thức được coi là sạch bệnh. Có như thế, mới được phép về lại với xã hội bình thường, để chung sống.
“Anh ta lại là người Samari”, điều này chứng tỏ: đồ đệ Chúa công nhận bệnh nhân là một người ngoại bang, lâu nay bị ghét bỏ. Hận thù. Thù và hận, cả về tinh thần lẫn thể xác. Thế nên, họ mới là người đáng thương, hơn ai hết. Và, vấn đề thánh sử nêu ra, là: sao 90% số người được chữa lành hôm ấy là dân được chọn, lại không về “sấp mình dưới chân Chúa, mà tạ ơn”? (Lc 17: 16).
Và, Đức Giêsu cũng nói lên điều đó:“Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế, chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại mà tôn vinh Chúa, duy mỗi người ngoại bang này thôi?” (Lc 17: 17-19) Ngoại bang, theo định nghĩa của hàng tư tế Do Thái, là: người ngoài luồng, biết mình không xứng đáng như dân được tuyển. Bởi, nghĩ mình không xứng đáng, nên khi được chữa lành, họ thấy: đây là ân huệ rất cao cả, từ Đức Chúa. Nên, càng phải biết ơn, nhiều hơn. Đây còn là nghịch lý vẫn cứ thấy trong Đạo. Những người hôm nay tự cho mình là đạo gốc/đạo ròng, có lẽ cũng thế.
“Hãy đứng dậy mà về! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh!” (Lc 17: 19) Câu Chúa nói, hướng người bệnh về với sự sống lại. Tức, cuộc sống mới. Bước theo Đường Chúa đi. Và khi, người bệnh nhận thức sâu sắc về những gì anh cảm kích, anh thấy mình cũng có kinh nghiệm sống về ơn cứu độ, đối với anh. Cứu độ đây, vượt tầm mức chữa lành, về thân xác. Toàn bộ con người bệnh nhân ngoài luồng, nay được tái tạo trong tương quan với Chúa. Với cộng đoàn lân bang.
Bệnh phung, nay đích thực không còn tác oai tác quái, như trước nữa. Nhưng ngày nay, mọi người đều thấy xuất hiện nhiều thứ phung cùi khác, đáng sợ hơn. Sợ, vì con người không thể kiểm soát, hoặc trừ khử được chúng. Phung cùi hôm nay mang dáng dấp khác biệt. Dễ lây lan. Dễ lờn thuốc. Thế giới nay đầy những phung cùi đáng sợ là bởi người người còn lơ là. Chểnh mảng. Chẳng ưu tư. Phung cùi thời đại, nay có thể kể: là ghét ghen. Kỳ thị. O ép. Đẩy lùi người khác khỏi xã hội.
Đáng sợ hơn nữa, là ngày nay người người coi kẻ khác nhưng một thứ phung cùi thời đại. Cứ đẩy lùi người bệnh khỏi đời sống cộng đoàn, bằng nhiều cách. Rất tinh vi. Nhức nhối. Dồn người bệnh vào với thế giới nhỏ bé. Thấp hèn. Rồi tránh xa. Phung cùi thời đại khiến nhiều người phải xa lánh, nay được biết dưới nhiều tên gọi, như: Siđa, tị nạn, HIV, đồng tính luyến ái, vv… Nên, vấn đề đặt ra, là: người Công giáo lâu nay đối xử với bệnh nhân này như thế nào? Ví thử người bệnh hôm nay cùng đến tham dự Tiệc Thánh, thì ta có dám chúc hoà bình, mà bắt tay, ôm chầm, và làm thân?
Cùng là dân con theo chân Chúa, người Công giáo không nên chỉ biết đến với những người như thế, mà còn phải thăng tiến phẩm giá và quyền lợi của những người khác mình, nữa. Khác, về giòng giống. Sắc tộc. Văn hoá. Khác, về tật nguyền cả thể xác lẫn tâm thần. Thật ra, không chỉ những người “khác hẳn ta” mới cần “trình diện với hàng tư tế”, mà cả ta nữa, nạn nhân của thành kiến/kỳ thị, cũng cần được tẩy sạch khỏi mọi hãi sợ. Vô thức. Bất tương nhượng. Chỉ có người truyền bệnh, chứ không phải nạn nhân của căn bệnh “bất tương nhượng” mới cần được giúp đỡ. Chữa lành.
Bài đọc 2, thánh Phaolô cũng nói đến những khó khăn. Vất vả mà người rao truyền Lời Chúa vẫn từng gặp: “Vì Tin Mừng, tôi phải chịu khổ, và mang cả xiềng xích như một tên gian phi.” (2Tm 2: 8-13) “Chịu khổ” đây, không chỉ chịu mối tiếng thị phi. Kỳ thị. Thậm chí, còn là cảnh tù đày, xiềng xích, đành phải chịu. Và, thánh Phaolô cam chịu những thứ đó, là để:”mưu ích cho những người Chúa chọn, ngõ hầu họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời.” (2Tm 2: 9-10)
Và hôm nay, thế giới còn nhiều người vẫn “chịu khổ” trong lao tù. Vẫn đang là nạn nhân của những cực hình. Bách hại. Đủ mọi loại. “Chịu khổ” vì họ là những người dám đón nhận và sẻ san Lời Chúa, cho người khác. Tuy thế, cực hình/bách hại không thể ngăn dừng Lời Chúa, đang lan truyền. Không ai và chẳng gì có thể ngăn dừng được việc rao truyền Lời Chúa, với muôn dân. Nhiều vị như thánh Phaolô lâu nay coi “xiềng xích/tù đày” như niềm hãnh diện/tươi vui cho mình, vì Lời Chúa.
Ngày nay, có lẽ cũng nên tự hỏi: chính mình hoặc cộng đoàn mình đã công nhiên hoặc thầm lặng coi ai như người “ngoài luồng”, không? Mình có “đẩy lùi” những người khác lạ về mầu da, ngôn ngữ, chính kiến khỏi xã hội tựa như “hàng tư tế” thời trước đối xử với người phung cùi, không?
Nói cho cùng, nếu gặp hoàn cảnh nhà mình có con hay cháu tự dưng tuyên bố muốn lập gia đình với người ngoài Đạo hay vô thần. Hoặc cho biết, là người đồng tính luyến ái. Hoặc vừa nhiễm bệnh Liệt Kháng, rất Siđa, thì ta đối xử với chúng như thế nào? Vẫn “đẩy lùi”/tống cổ chúng khỏi gia đình mình đang sống chăng? Hoặc, cứ thở than: Sao Chúa nỡ đem chuyện ấy đến với tôi, ư?
Điều cần làm hôm nay, là: cùng với người ngoại bang Samaritanô, ta cần được tẩy sạch và chữa lành khỏi mọi chất độc hại từ hệ thống xã hội nào đang làm méo mó tương quan giữa chúng ta. Và, cần tẩy sạch cung cách ta nhìn người bệnh phung cùi thời đại đang bị “đẩy lùi” khỏi xã hội. Ta cũng cần biết rằng: với Chúa, không có ai là “ngoài luồng”, hoặc phung cùi. Để “đẩy lùi”.
Tất cả chúng ta đều cùng một Cha. Cùng chung một gia đình. Tất cả, đều là con cái Chúa. Mọi người chúng ta đều là anh, là chị và là em của nhau. Đều cần đến tình thương yêu cùng một kiểu, như Chúa biểu tỏ, cho chúng ta.
Hiểu được tình thương yêu của người cùng Cha, ta hiên ngang hát khúc “Cho nhau”, như sau:
“Cho nhau nào có gì đâu!
Cho nhau dù có là bao,
Cho nhau cho phút yêu đương lần đầu,
Cho rất luôn luôn cuộc sầu,
Cho tình, cho cả niềm đau.”
(Phạm Duy – Cho Nhau)
Có cho nhau, tình thương yêu và cảm thông như được dạy, ai nấy sẽ hiểu được tình Chúa thương người phung-cùi-ngoài-luồng, đến độ nào. Tình Ngài, vẫn trải dàn với hết mọi người sẽ còn trải dài, mãi thiên thu. Để, mọi người con của Ngài biết yêu thương dựa dẫm, sống ở đời. Cho tươi đẹp.
Lm Phan Đỗ Thục Linh
MaiTá diễn tịch.
Sầu thương cho em, mơ ước chưa kịp đến
Trời đã, rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi, tàn giấc mơ.”
(Hoàng Trọng – Ngàn Thu Áo Tím)
(Ga 16: 20-22)
Sống ở Úc, bần đạo thấy nhiều người sao cứ thích mầu tím, nhiều đến thế. Nhiều đến độ, cả Tây lẫn Ta, đều mặc áo mầu tím ngắt, suốt mọi mùa. Bất kể, mầu tím đó có là “tím Huế”, tím than, hay “tím cả chiều hôm biền biệt” đi chăng nữa, vẫn cứ tím...
Hồi còn ở quê nhà, mỗi lần nhắc đến tím mầu dìu dịu, người người đều nghĩ đến các nhạc bản, giống như trên. Thu ngàn rất tím. Chân trời cũng tím. Hoặc tệ hơn, tím cả đời người. Thật hết biết.
Mới đây thôi, ở đêm “Hát cho nhau” vào mùa Thu Sydney 2010, với đề tài “Lắng tiếng chiều rơi”, người dàn dựng sân khấu/nghệ thuật những ca và hát, cũng đã trưng sắc mầu rất tím. Tím đây, không là tím cả chiều hôm, nhàn nhạt. Mà là, tím ngắt tim ngơ. Người hát hôm ấy, cứ đong đưa thân mình đèm đẹp mầu tím nhạt. Rất hay hay. Thêm vào đó, là câu hát:
“Ngày xưa xa xôi, em rất yêu màu tím
Ngày xưa vô tư, em sống trong trìu mến
Chiều xuống, áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa.”
(Hoàng Trọng-bđd)
Thật ra, khi nói chữ “tím”, người viết nhạc thường hay diễn tả sắc mầu hiu hắt, một đời thơ. Rất nhiều. Nghệ sĩ nói nhiều/viết nhiều về tím mầu thời gian hơn ai hết, phải kể là nhạc sĩ Hoàng Trọng. Ông viết những 3 bài. Bài nào cũng đầy những sắc mầu tim tím, như: “Buồn xa, một chiều mây hoen mầu tím…” (Người Đi Chưa Về), “”Anh có mơ mầu tím chiều nay” (Cánh Hoa Yêu), “Ngày xưa xa xôi, em rất ưa mầu tím…” (Ngàn Thu Áo Tím).
Ngoài ông ra, còn có cả nhạc sĩ lão thành Phạm Duy với “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà”, “Như Là Lòng Tôi”. Tiếp đến, là: Nguyễn Hiền với “Ngàn Năm Mây Bay”. Phạm Anh Dũng, với “Thật Hay Mơ”. Võ Tá Hân, với “Bài Thơ Cho Ai”. Nguyễn Duy An, với “Mùa Đông Đã Quay Về”. Văn Sơn Trường, với “Trái Mồng Tơi Mầu Tím”, vv…
Không cần biết, ai từng hát hoặc từng đặt những nhạc bản tim tím, cứ mỗi lần nhắc đến tím mầu nhè nhẹ, người nghe lại thấy lòng mình như trùng lại. Lại có cảm giác, như: trời nghiêng ngả, đã và đang dồn về mặt đất. Quyện vào nhau. Làm thành vũ trụ của hồn thơ. Của âm nhạc. Chẳng thế mà, để diễn tả mạnh hơn, cái khung trời “tím ngắt” ấy, người thưởng lãm nay lại được nghe:
“Anh xa xôi, bóng mưa giăng mờ lối,
Anh xa xôi, áo bay trong chiều rơi.
Anh xa xôi, áo ôm tim lẻ loi,
Tím lên khung trời nhớ nhung, đầy với”.
(Hoàng Trọng – bđd)
À thì ra, “tím ngắt” hay “tím lên khung trời” đầy nhung nhớ, hoặc “chiều mây hoen mầu tím”, đều như thế. Về với nhà Đạo, vốn có nhạc và có thơ rất Đạo. Của sắc mầu rất ư là Thương Khó/Thống Khổ, của Mùa Chay. Thì hỏi rằng, có chăng sắc mầu tím ngắt của người thờ Chúa? Có chăng, mầu của nhung nhớ, và rất thương. Nhớ và thương, khi thấy Chúa ngục đầu trên thập tự. Rất đắng cay? Bần đạo không có tư cách để trả lời câu hỏi trên. Chỉ dám mượn lời bậc thầy cựu linh mục, từng đả động đến vấn đế ấy, như sau:
“…Nếu “trong Mùa Chay không được chưng bông trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi” (Sách nghi thức Giám Mục), thì chẳng qua là để đêm Phục Sinh hoa nở rộ thắm đẹp hơn bao giờ hết trong năm phụng vụ. Lễ phục Mùa Chay có là mầu tím thì ngay giữa Mùa Chay (hay Mùa Vọng) vẫn có một Chủ Nhật …Hồng.” (x. Gs Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, Cơ Sở Hy Vọng 2002, tr. 157)
Để thêm vào giòng chảy về mầu sắc rất-tím-nhưng-không-than, là mầu của nhung nhớ, nay mời bạn mời tôi, ta nghe thử câu truyện kể rất nhẹ, về mầu sắc. Nghe khá quen. Truyện, có thể do ai đó chứ không phải do bạn/do tôi, mà do người mang tên và họ rất Trần, chết mãi cái tên gọi “Sơn Hoài”, tức sơn mãi mầu tím, rất như sau:
“Có chị nọ, một hôm mời người thợ sơn về sơn mấy bức tường nhà của chị, để đón xuân. Người thợ vừa bước vào cổng, thấy chồng chị bị mù loà, cả hai mắt. Bèn đem lòng xót thương.
Người chồng mù, lại luôn lạc quan yêu đời. Khiến, anh thợ sơn làm việc mấy ngày trời ở nơi đó, rất ăn ý. Anh không bao giờ nhắc nhở về những điều đáng thương đáng tiếc, của người mù.
Công việc hoàn tất. Người thợ sơn đưa cho chủ nhà biên lai tính tiền. Chủ nhà phát hiện ra rằng: số tiền lẽ đáng phải thanh toán, sao rẻ hơn mức thuận thảo, lúc ban đầu. Bèn, hỏi anh thợ:
-Bác tính toán cách nào mà sao bớt giá, quá nhiều vậy?
-Mấy ngày nay, tôi làm việc gần cận chồng của chị. Nay, thấy lòng mình rất vui. Thái độ của anh, trong cuộc sống giao tiếp với đời, khiến tôi cứ nghĩ mãi về cảnh tình của đời tôi, chưa đến nỗi tệ. Nên, tôi bớt cho anh chị một phần, khác với giá đã định hôm trước. Coi như đây, là để bày tỏ chút tình cảm, đối với anh. Làm việc ở đây, anh chị đã khiến tôi thấy rằng: đời mình không đến nỗi thiếu thốn. Khổ sở. Chỉ mỗi thế.
Nhìn hai người, một chồng một thợ, chị thấy cả hai cùng ở vào hoàn cảnh chẳng khá hơn gì người khác. Vì anh thợ sơn, chỉ mỗi cánh tay. Thế mà, anh chẳng thấy đời mình mang sắc mầu tím ngắt, những nỗi buồn.
Về với đời thường, chị vợ bèn nghĩ thêm: Thái độ nguời đời, có nhận định xấu/tốt vui/buồn sao đi nữa, cũng chẳng thay đổi được nhân sinh quan ta vẫn sống. Cùng lắm, chỉ đổi được quan niệm về cuộc đời ngắn ngủi, của mình thôi. Tuyệt nhiên, chẳng làm sao đổi thay toàn bộ cuộc sống, của người khác. Ta không thể chỉnh đốn cảnh đời sao cho phù hợp với cuộc sống mình đã chọn. Thật ra, ta chỉ có thể điều chỉnh thái độ của mình trong giao tế với người khác, thôi.
Trong cuộc sống, bất ai có cái nhìn lạc quan hơn, thì khi đối diện sự thật, sẽ thấy mình sống vui tươi. Hoà hợp. Vui, để chấp nhận. Vui, để cùng sống với người khác. Bởi, người người nếu biết cách điều chỉnh thái độ mình giao tiếp, sẽ nhìn sự vật theo con mắt lạc quan. Yêu đời. Sẽ thấy đời là chuỗi ngày vui. Đáng sống. Trái lại, ai muốn người đời thuần phục ý mình, thì khi việc không may xảy đến, sẽ thấy khổ đau. Tuyệt vọng. Thậm chí, dễ chán chường. Tự vẫn.
Xét cho cùng, đời người dù mang dáng mầu tím ngắt/tím đanh hay lanh chanh mầu hy vọng, cũng đều tuỳ tâm. Tuỳ tính. Tùy thái độ của mình khi nhìn sự việc. Chỉ mỗi thế.”
Nhìn sự việc, mà định mầu rất-tươi-vui của mùa Tím, ta thấy thánh sử viềt về sắc mầu phụng tự, cũng trích dẫn Lời Chúa trong Kinh Sách, như sau:
“Anh em cũng vậy,
bây giờ anh em lo buồn,
nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em,
lòng anh em sẽ vui mừng;
và niềm vui của anh em,
không ai lấy mất được.”
(Ga 16: 22)
Còn người viết nhạc ở trên lại diễn tả cõi lòng người em yêu, bằng câu hát:
“Từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ
Mà sao anh đi, đi mãi không về nữa.
Một bóng, áo tím buồn ngẩn ngơ,
Khóc trong chiều gió mưa
Khóc thương hình bóng xưa.”
(Hoàng Trọng-bđd)
“Áo tím buồn ngẩn ngơ”, “khóc trong chiều gió mưa”, “khóc thương hình bóng xưa”, là ngôn từ nói lên một điều mà vị giáo sư triết, hồi đó cũng viết:
“Cuộc sống người tín hữu có là Mùa Tím triền miên thế nào đi nữa, thì ngày ngày –tuy vậy- vẫn phải là Chủ Nhật Hồng. Trong bất cứ cảnh ngộ nào. Niềm Vui cũng phải phản ánh Lòng Tin. Niềm Vui thuộc về căn cước. Cốt cách của Kitô hữu. Niềm Vui còn thuộc về sứ vụ của Hội Thánh. Hẳn không phải tình cờ mà hiến chế mục vụ của Công Đồng Vatican II bắt đầu và được gọi bằng hai chữ Gaudium et Spes. Vui mừng và Hy vọng. Loan báo Tin Mừng, Hội thánh cũng trực giữ Niềm Vui cho thế gian năm chìm bẩy nổi mà vẫn được Thiên Chúa yêu thương. Cho tới khi Chúa lại đến.” (Gs Nguyễn Ngọc Lan, sđd tr.180)
Nhưng vấn đề là, tím tím/xanh xanh hoặc xanh xanh/tím tím vẫn chẳng là gì, nếu ta còn nghĩ và giao tiếp rất thân thương những người/những bạn trong đời, chẳng thích gì sắc mầu tím ngắt của cuộc đời. Tức, những người cảm thấy nay đang “bị” hoặc “được” nhà Đạo bỏ bê. Chê bai. Không tiếp xúc. Thậm chí, còn không cho tiếp cận Mình Máu Chúa vào giờ lễ, nữa.
Nói như thế, là bởi: hôm trước, có bạn đạo ở Sydney đã mở lời kính hỏi đấng bậc linh mục chuyên giải đáp thắc-mắc, rất Flader, như sau:
“Mới đây, tôi đọc được một bài viết của ai đó ở trên mạng. Trong bài, có trích dẫn câu nói, bảo rằng: Giáo huấn Hội thánh chẳng nói gì đến chuyện cấm đoán những người đồng tính luyến ái không được phép rước Mình Thánh Chúa. Điều này, làm tôi rất ngạc nhiên. Xin hỏi: nói như thế có đúng luật Đạo, không?”
Cứ sự thường, đấng bậc thuộc giòng họ rất “đức thầy” ở Sydney, chẳng ngại ngần chuyện trả lời khi có người hỏi. Và, câu trả lời như sau:
“Có lẽ việc trước nhất nên làm, là nói rõ: riêng tôi và rất nhiều người, không thích sử dụng cụm từ “đồng dục” nam hay nữ. Con người, bất kể mình có chiều hướng tình dục đến thế nào đi nữa, tự thân, vẫn mang phẩm cách có sẵn, được Chúa coi như con cái của Ngài, chứ không thể định nghĩa bằng tên gọi/danh xưng khiến họ bị tách rời khỏi cộng đoàn, chỉ vì khuynh hướng tình dục của họ. Và, giá trị của con người không do chiều hướng dục tình của mình, mà mất đi.
Tốt hơn và hay hơn hết, ta nên nói về họ như người thường lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính hoặc cùng khuynh hướng tình dục giống nhau trong một giới. Làm thế, sẽ giúp ta hiểu rằng: nhiều nguời như thế, sau này sẽ có chiều hướng tình dục nghiêng về phái tính khác biệt. Minh định rồi, nay ta hỏi: người lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính, nghĩa là gì?
Nói về người có sự lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính một cách lâu dài và trổi bật, tức bảo rằng: những người có khả năng cũng lôi cuốn người khác phái, nhưng sự lôi cuốn dễ thấy nhất, vẫn là với người cùng phái tính. Lôi cuốn như thế, chẳng có gì là tội, hết. Có chăng, chỉ là những việc như thế đã dấy lên một số cung cách rất khác nhau.
Quả thật, nhiều người từng có kinh nghiệm như thế vẫn sống tốt đẹp. Họ chẳng cần kiếm tìm người khác để cùng sống theo cách lôi cuốn dục tình, rất lạ kỳ. Có thể, họ bị liệt vào với người lôi cuốn/hấp dẫn người cùng phái tính, nhưng không đi đến chuyện thực hiện lối sống rất dục tình như thế.
Bởi vậy nên, nếu ta chỉ để ý đến yếu tố cho thấy là người nào đó có kinh nghiệm sống lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái, rồi loại trừ họ. Không cho họ hiệp thông rước Chúa. Việc này không nghiêm trọng bằng trường hợp người đã có gia đình rồi mà lại sống lôi cuốn/hấp dẫn người nào khác không là vợ hoặc chồng mình, thế mới tệ.
Những người như thế nếu biết tránh biểu lộ mình lôi cuốn/hấp dẫn tình dục, thì họ sẽ được phép hiệp thông rước lễ, thôi.
Nếu những người đang có vấn đề về chuyện lôi cuốn/hấp dẫn sống đời tình dục lạ kỳ mà phấn đấu để tránh các dịp phạm lỗi, dù đôi lúc thất bại vẫn tìm ơn tha thứ qua bí tích Hoà giải, thì họ vẫn được rước Chúa như thường. Những người như thế, ta vẫn nên giúp họ tiếp tục phấn đấu có sự hỗ trợ của các nhóm như nhóm mang tên “Lòng Quả Cảm”.
Thật ra, Hội thánh cũng có rất nhiều người hiện đang phấn đấu để tránh các dịp phạm lỗi, bằng đủ cách. Bao lâu họ giải hoà được với Chúa và ở vào tình trạng được ôn lành Chúa ban, thì họ vẫn có thể rước lễ, được như thường.
Tuy là thế, nếu người sống lôi cuốn/hấp dẫn tình dục với người cùng phái tính, mà lại vênh vang tự đắc về chiều hướng đồng tính luyến ái. Hoặc, chẳng mảy may cố gắng tránh xa dịp tội về dục tình, thì họ không thể lĩnh nhận Mình Thánh Chúa được. Trong số những người này, phải kể đến người có lối sống dị kỳ, không tuân thủ luân lý của Hội thánh Chúa nào hết.
Hội thánh lâu nay nói rõ về sự thể là chỉ những ai trong trạng thái có ân sủng (tức không mắc tội trọng) mới được phép rước Chúa, mà thôi.
Sách Giáo Lý Hội thánh Công giáo từng khẳng định: Để đáp ứng lời kêu gọi của Đức Kitô mời ta ăn Thịt và uống Máu Ngài “ta phải sửa soạn chính mình cho thời khắc cao cả thánh thiêng ấy. Thánh Phaolô thôi thúc ta kiểm điểm lương tâm, như đã viết: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” (1 Cr 11: 27-29) Những ai đang trong tình trạng phạm lỗi nặng, hãy nên đến toà cáo giải để nhận lãnh bí tích Giao Hoà đã, rồi hẵng buớc lên rước Chúa.” (GLHTCG #1385)
Xem như thế, ai phạm lỗi dục tình giữa những người cùng phái tính, cũng giống như giữa người khác phái mà không có cưới hỏi, đều đang phạm lỗi nghiêm trọng. (X. GLHTCG #2353, 2357, 2380)
Cứ sự thường, người lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính nhưng cố gắng phấn đấu tránh xa dịp tội, nên được mời đến dự thánh lễ. Như thuờng.” (x. John Flader, The Catholic Weekly, 21/3/2010 tr. 11)
Giải đáp những uẩn khuất/thắc mắc nơi lẽ Đạo, cách chính xác. Mạch lạc. Vẫn là nghề của đức ngài. Của chàng trai uyên bác, chuyên chăm luân lý/Giáo luật thuộc Đại học Havard, thời buổi trước.
Hỡi bạn và tôi, ta cũng nên ngả nón chào đức ngài, đi chứ. Ngả nón chào, không có nghĩa: hết rồi, từ đó những ấm ức. Thắc mắc! Giải quyết rồi mà vẫn thấy chưa ổn, thì ta cứ thế mà thư từ/hỏi han đấng bậc nào khác. Bần đạo tài hèn sức yếu về nhiều chuyện, nên chỉ dám xin thêm một điều, rất nhỏ. Rằng: mới đây, được bầu bạn từ quê người chuyển cho bức “tâm” thư trong đó có nói về chữ “Tâm”. Xin dùng nó, làm đoạn kết cho giòng chảy luận phiếm, rất hôm nay:
“Tâm, là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng. Nên người ta mới gọi là: tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn, vì nói lên nhân cách của mình.
Tâm lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả. Đảo điên.
Tâm gian dối, thì cuộc sống bất an.
Tâm ghen ghét, thì cuộc sống chứa đầy hận thù.
Tâm đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
Tâm tham lam, thì cuộc sống điêu ngoa. Dối trá.
Bởi thế nên, ta không những đem “Tâm” của mình đặt ngay trên ngực, để yêu, mà:
-đặt trên tay, để giúp đỡ người khác.
-đặt trên mắt, để nhìn thấy nỗi khổ. Của tha nhân.
-đặt trên chân, để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
-đặt trên miệng, để nói lời an ủi. Với người bất hạnh.
-đặt trên tai, để nghe lời than trách. Góp ý, của người khác.
-đặt trên vai, để biết trách nhiệm. Và, chia sẻ trách nhiệm với vợ chồng. Anh em. Chị em.
Thân xác mà không tim thì thân xác chết.
Làm người không có “Tâm’ thì cuộc sống chỉ có hận thù,
và là mối nguy hiểm cho mọi người…”
Lời cuối, và cũng kết cuộc, là câu hỏi: nếu kết hợp mầu “tím (rất) hoa sim” vào trong tim. Hoặc, vào với “tâm” trạng của người người, thì: cuộc sống có còn con “tim” mầu tím hay trắng mướt mầu trinh trong, không? Câu trả lời, xin cứ dành cho bạn. Và cho tôi. Bất kể tôi và bạn, là người có sức lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính, hay không. Cũng chẳng thành vấn đề. Gì hết.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn yêu hết mọi mầu
và mọi người.
Và, cũng kính trọng
những người có sở thích
và chiều hướng rất khác biệt, về tình dục.
“Niềm khát vọng, ta ghi vào huyết sử”
Dưới chân em, thơ lạc mất linh hồn.
Ta đau xót, trong mỗi giờ tình tự,
Ta khóc nhiều, cả những lúc trao hôn.”
(dẫn nhập từ thơ Đinh Hùng)
Lc 17: 11-19
Nhà thơ khóc, ông vẫn khóc cả những lúc trao hôn. Tình tự. Nhà Đạo buồn, người vẫn buồn cả vào khi thánh sử có ghi ở trình thuật, lời Thầy từng quở trách. Lâu nay.
Trình thuật thánh Luca hôm nay ghi, là ghi lại Lời Chúa từng trách quở những người chỉ biết xin ơn, chứ không biết cảm tạ. Duy, có người ngoại bang ở thôn làng gần biên giới, là còn biết. Người ngoại bang, ở thôn làng biên giới ấy, là một người bệnh phung vẫn đứng từ xa, mà kêu cứu. Kêu, để xin Ngài dủ lòng thương, mà cứu vớt: “Lạy Thày Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi.” (Lc 17: 13).
Nghe người bệnh nài van, Đức Giêsu không thực hiện lời họ yêu cầu ngay tức thì. Mà chỉ khuyên: “Hãy đi mà trình diện với tư tế.” Và, thánh sử lại đã thêm:“Trong khi đi, họ thấy mình được sạch.” (Lc 17: 14). “Thấy mình được sạch”, là phần thưởng do lòng tin biết tuân giữ lời Chúa dạy. Chẳng nghi ngờ. Chẳng phản đối điều gì. Và, phần thưởng Chúa ban, là do tin vào Ngài.
“Hãy đi mà trình diện với tư tế”, là bởi, đối với họ, được lành sạch thôi, chưa đủ. Nhưng, còn phải theo đúng thủ tục thời bấy giờ; tức: phải chờ tư tế xác nhận mới chính thức được coi là sạch bệnh. Có như thế, mới được phép về lại với xã hội bình thường, để chung sống.
“Anh ta lại là người Samari”, điều này chứng tỏ: đồ đệ Chúa công nhận bệnh nhân là một người ngoại bang, lâu nay bị ghét bỏ. Hận thù. Thù và hận, cả về tinh thần lẫn thể xác. Thế nên, họ mới là người đáng thương, hơn ai hết. Và, vấn đề thánh sử nêu ra, là: sao 90% số người được chữa lành hôm ấy là dân được chọn, lại không về “sấp mình dưới chân Chúa, mà tạ ơn”? (Lc 17: 16).
Và, Đức Giêsu cũng nói lên điều đó:“Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế, chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại mà tôn vinh Chúa, duy mỗi người ngoại bang này thôi?” (Lc 17: 17-19) Ngoại bang, theo định nghĩa của hàng tư tế Do Thái, là: người ngoài luồng, biết mình không xứng đáng như dân được tuyển. Bởi, nghĩ mình không xứng đáng, nên khi được chữa lành, họ thấy: đây là ân huệ rất cao cả, từ Đức Chúa. Nên, càng phải biết ơn, nhiều hơn. Đây còn là nghịch lý vẫn cứ thấy trong Đạo. Những người hôm nay tự cho mình là đạo gốc/đạo ròng, có lẽ cũng thế.
“Hãy đứng dậy mà về! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh!” (Lc 17: 19) Câu Chúa nói, hướng người bệnh về với sự sống lại. Tức, cuộc sống mới. Bước theo Đường Chúa đi. Và khi, người bệnh nhận thức sâu sắc về những gì anh cảm kích, anh thấy mình cũng có kinh nghiệm sống về ơn cứu độ, đối với anh. Cứu độ đây, vượt tầm mức chữa lành, về thân xác. Toàn bộ con người bệnh nhân ngoài luồng, nay được tái tạo trong tương quan với Chúa. Với cộng đoàn lân bang.
Bệnh phung, nay đích thực không còn tác oai tác quái, như trước nữa. Nhưng ngày nay, mọi người đều thấy xuất hiện nhiều thứ phung cùi khác, đáng sợ hơn. Sợ, vì con người không thể kiểm soát, hoặc trừ khử được chúng. Phung cùi hôm nay mang dáng dấp khác biệt. Dễ lây lan. Dễ lờn thuốc. Thế giới nay đầy những phung cùi đáng sợ là bởi người người còn lơ là. Chểnh mảng. Chẳng ưu tư. Phung cùi thời đại, nay có thể kể: là ghét ghen. Kỳ thị. O ép. Đẩy lùi người khác khỏi xã hội.
Đáng sợ hơn nữa, là ngày nay người người coi kẻ khác nhưng một thứ phung cùi thời đại. Cứ đẩy lùi người bệnh khỏi đời sống cộng đoàn, bằng nhiều cách. Rất tinh vi. Nhức nhối. Dồn người bệnh vào với thế giới nhỏ bé. Thấp hèn. Rồi tránh xa. Phung cùi thời đại khiến nhiều người phải xa lánh, nay được biết dưới nhiều tên gọi, như: Siđa, tị nạn, HIV, đồng tính luyến ái, vv… Nên, vấn đề đặt ra, là: người Công giáo lâu nay đối xử với bệnh nhân này như thế nào? Ví thử người bệnh hôm nay cùng đến tham dự Tiệc Thánh, thì ta có dám chúc hoà bình, mà bắt tay, ôm chầm, và làm thân?
Cùng là dân con theo chân Chúa, người Công giáo không nên chỉ biết đến với những người như thế, mà còn phải thăng tiến phẩm giá và quyền lợi của những người khác mình, nữa. Khác, về giòng giống. Sắc tộc. Văn hoá. Khác, về tật nguyền cả thể xác lẫn tâm thần. Thật ra, không chỉ những người “khác hẳn ta” mới cần “trình diện với hàng tư tế”, mà cả ta nữa, nạn nhân của thành kiến/kỳ thị, cũng cần được tẩy sạch khỏi mọi hãi sợ. Vô thức. Bất tương nhượng. Chỉ có người truyền bệnh, chứ không phải nạn nhân của căn bệnh “bất tương nhượng” mới cần được giúp đỡ. Chữa lành.
Bài đọc 2, thánh Phaolô cũng nói đến những khó khăn. Vất vả mà người rao truyền Lời Chúa vẫn từng gặp: “Vì Tin Mừng, tôi phải chịu khổ, và mang cả xiềng xích như một tên gian phi.” (2Tm 2: 8-13) “Chịu khổ” đây, không chỉ chịu mối tiếng thị phi. Kỳ thị. Thậm chí, còn là cảnh tù đày, xiềng xích, đành phải chịu. Và, thánh Phaolô cam chịu những thứ đó, là để:”mưu ích cho những người Chúa chọn, ngõ hầu họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời.” (2Tm 2: 9-10)
Và hôm nay, thế giới còn nhiều người vẫn “chịu khổ” trong lao tù. Vẫn đang là nạn nhân của những cực hình. Bách hại. Đủ mọi loại. “Chịu khổ” vì họ là những người dám đón nhận và sẻ san Lời Chúa, cho người khác. Tuy thế, cực hình/bách hại không thể ngăn dừng Lời Chúa, đang lan truyền. Không ai và chẳng gì có thể ngăn dừng được việc rao truyền Lời Chúa, với muôn dân. Nhiều vị như thánh Phaolô lâu nay coi “xiềng xích/tù đày” như niềm hãnh diện/tươi vui cho mình, vì Lời Chúa.
Ngày nay, có lẽ cũng nên tự hỏi: chính mình hoặc cộng đoàn mình đã công nhiên hoặc thầm lặng coi ai như người “ngoài luồng”, không? Mình có “đẩy lùi” những người khác lạ về mầu da, ngôn ngữ, chính kiến khỏi xã hội tựa như “hàng tư tế” thời trước đối xử với người phung cùi, không?
Nói cho cùng, nếu gặp hoàn cảnh nhà mình có con hay cháu tự dưng tuyên bố muốn lập gia đình với người ngoài Đạo hay vô thần. Hoặc cho biết, là người đồng tính luyến ái. Hoặc vừa nhiễm bệnh Liệt Kháng, rất Siđa, thì ta đối xử với chúng như thế nào? Vẫn “đẩy lùi”/tống cổ chúng khỏi gia đình mình đang sống chăng? Hoặc, cứ thở than: Sao Chúa nỡ đem chuyện ấy đến với tôi, ư?
Điều cần làm hôm nay, là: cùng với người ngoại bang Samaritanô, ta cần được tẩy sạch và chữa lành khỏi mọi chất độc hại từ hệ thống xã hội nào đang làm méo mó tương quan giữa chúng ta. Và, cần tẩy sạch cung cách ta nhìn người bệnh phung cùi thời đại đang bị “đẩy lùi” khỏi xã hội. Ta cũng cần biết rằng: với Chúa, không có ai là “ngoài luồng”, hoặc phung cùi. Để “đẩy lùi”.
Tất cả chúng ta đều cùng một Cha. Cùng chung một gia đình. Tất cả, đều là con cái Chúa. Mọi người chúng ta đều là anh, là chị và là em của nhau. Đều cần đến tình thương yêu cùng một kiểu, như Chúa biểu tỏ, cho chúng ta.
Hiểu được tình thương yêu của người cùng Cha, ta hiên ngang hát khúc “Cho nhau”, như sau:
“Cho nhau nào có gì đâu!
Cho nhau dù có là bao,
Cho nhau cho phút yêu đương lần đầu,
Cho rất luôn luôn cuộc sầu,
Cho tình, cho cả niềm đau.”
(Phạm Duy – Cho Nhau)
Có cho nhau, tình thương yêu và cảm thông như được dạy, ai nấy sẽ hiểu được tình Chúa thương người phung-cùi-ngoài-luồng, đến độ nào. Tình Ngài, vẫn trải dàn với hết mọi người sẽ còn trải dài, mãi thiên thu. Để, mọi người con của Ngài biết yêu thương dựa dẫm, sống ở đời. Cho tươi đẹp.
Lm Phan Đỗ Thục Linh
MaiTá diễn tịch.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị Thánh đầu tiên trên quê hương thứ hai
Thúy Dung
22:39 02/10/2010
Sáng Chúa Nhật 17/10/2010 tới đây, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ cử hành nghi thức tôn phong hiển thánh cho 6 vị là:
- Chân phước Mary MacKillop của Úc Đại Lợi.
- Chân phước Stanilao Soltys của Ba Lan
- Chân phước Bessette của Gia Nã Đại
- Chân phước Candida Maria de Jesus Cipitria y Barriola của Tây Ban Nha
- Hai chân phước Giulia Salzano và Battista da Varano của Ý Đại Lợi.
Việc tôn phong hiển thánh cho Mẹ Mary MacKillop, vị thánh tiên khởi của Úc Đại Lợi, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các tầng lớp dân chúng Úc.
Người Việt tị nạn tại Úc cũng có nhiều hoạt động mừng kính biến cố trọng đại này của quê hương thứ hai.
VietCatholic sẽ phát các video về các biến cố trong ngày 17/10. Xin giới thiệu trước với quý cha và anh chị em một số videos nói về tiểu sử của Mẹ Mary MacKillop, dòng thánh Giuse do Mẹ thành lập và tâm tình của người Úc gốc Việt trước biến cố này.
Những videos này được hình thành nhờ sự đóng góp của các linh mục, nữ tu và anh chị em phóng viên VietCatholic thường trú tại các tiểu bang của Úc Đại Lợi.
- Lm. Nhạc sĩ Văn Chi (Sydney - New SouthWales)
- Nữ tu Lê Linh (Perth – Western Australia, dòng thánh Giuse do Mẹ Mary MacKillop thành lập)
- Anh Nguyễn Văn Đàn, Anh Nguyễn Hữu Tuất, Anh Nguyễn Vĩnh (Adelaide South Australia)
- Anh Đồng Văn Vượng và Chị Thúy Hồng (Perth – Western Australia)
Tiểu sử Thánh Mary MacKillop
Mary McKillop sinh ra tại Melbourne năm 1842. Cha cô, Alexander, là di dân từ Tô Cách Lan, đã theo học chương trình đào tạo linh mục nhưng trước khi được thụ phong thì có bất đồng với bề trên và đã xin nghỉ.
Mary đã học về yêu thương và tha thứ từ mẹ, và các giá trị của lòng từ bi và hảo tâm từ người cha.
Khi Mary được chín tuổi, cha cô từ giã gia đình để về lại Tô Cách Lan, mục đích là đưa một người bạn sắp chết về nhà theo như lời đã hứa. Đó là bản tính điển hình của Alexander, ông đặt nhu cầu của một người bạn hơn gia đình mình. Ông đã đi xa mười bảy tháng và gia đình MacKillop đã vỡ nợ, bị đuổi khỏi nhà.
Khi ông về lại Úc, bà vợ đã không kêu ca. Bà Flora là một phụ nữ rất khoan dung, và mười tháng sau lại sinh ra em trai của Mary, bé Donald (sau này làm linh mục).
Ơn gọi lập dòng:
Khi Mary lên 14, cô là gia trưởng làm việc để nuôi sống gia đình, cô làm cai (foreman) tại một nhà máy bán văn phòng phẩm và bản đồ. Từ đó, cô đã đi đến Penola, một thị trấn nhỏ ở Nam Úc. Tại đây Mary đã gặp Cha Julian Woods và cảm thấy có ơn gọi tu trì, nhưng không thể tìm thấy một dòng nào phù hợp. Năm 1866, Mary và cha Woods thành lập một tu hội lấy tên là ‘dòng Thánh Giuse’ ('The Sisters of St Joseph') lấy mục đích là giáo dục trẻ em nghèo.
Nhà dòng bắt đầu tại Adelaide với Mary và ba nữ tu; Rose, Josephine và Clare và một tập viên Blanche. Tất cả nhà dòng đều trẻ. Mary lúc đó mới lên 26 tuổi, các nữ tu khác còn trẻ hơn. Tuy không có tiền, họ vẫn mở một trường học, một viện mồ côi, một nhà tạm cư cho những người vô gia cư, cho phụ nữ bị bạo hành, hoặc cho những người vừa ra khỏi tù, và một nhà tế bần mà mọi người có thể đến để được trợ giúp thực phẩm, tiền hoặc chữa bệnh.
Nhà dòng sống “bằng từ thiện” và có một phương châm là không có ai có thể bị từ chối giúp đỡ. Cho nên những gì họ xin được trên đường phố, thì trước nhất dùng làm thức ăn và quần áo cho người dân trong ‘nhà tạm cư’ và ‘nhà tế bần’, còn các nữ tu hưởng phần sau cùng. Thường thì các nữ tu đi ngủ bụng đói.
Tu hội phát triển nhanh chóng, lây lan quanh vùng Adelaide và các phần khác của Nam Úc. Các nữ tu sống với nông dân, thợ mỏ, công nhân đường sắt tại các miền đất cô lập. Khi dân gặp nạn, các nữ tu sẽ chịu chung số phận với họ.
Bị rút phép thông công:
Dù là cực kỳ từ bi, Mẹ bề trên Mary cũng rất cứng rắn. Mẹ tranh đấu cho những xác tín cuả mình và do đó đã dẫn tới nhiều cuộc xung đột với các đấng bản quyền. Mẹ khấn khó nghèo, có nghĩa là phải đi ăn xin. Mẹ tin rằng Chuá sẽ cung cấp cho chị em bất cứ nơi nào. Nhưng các vị lãnh đạo Giáo hội không thích xin ăn, mà mẹ Mary lại từ chối thay đổi cách sống.
Năm 1871 những căng thẳng leo thang thành xung đột về vấn đề giáo dục với Đức Giám mục bản quyến, là người đã từng mời nhà dòng làm việc tại Adelaide, và kết quả là Mẹ Mary bị Đức Giám mục Shiel rút phép thông công vì lý do 'Mẹ đã xúi giục các chị em bất tuân và thách thức đấng bản quyền”. ĐGM Shiel cũng phàn nàn rằng học sinh của nhà dòng thích hát hỏng quá mức. Nhưng 6 tháng sau, khi vị giám mục hấp hối trên giường bệnh, ngài đã hối hận và tha vạ cho Mẹ Mary.
Năm 1883, Mẹ Mary lại có mâu thuẫn với việc xin phê chuẩn luật dòng, Mẹ nhấn mạnh vào một chế độ bình đẳng hơn là một tổ chức theo cấp bậc, và muốn có một qui chế quốc tế trực thuộc Toà Thánh giống như dòng Tên. Đức Giám mục Reynolds đã đuổi Mẹ ra khỏi giáo phận và Mẹ Mary đã phải chuyển trụ sở nhà dòng qua Sydney nơi Mẹ qua đời ngày 08 tháng Tám 1909. Lúc đó dòng có tất cả 650 nữ tu dậy hơn 12 ngàn học sinh tại Úc và Tân Tây Lan.
Ngày 19/01/ 1995 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô phong chân phước cho Mẹ tại tại trường đua Ranwick, Sydney.
Năm 2009 Tổng Giáo Phận Brisbane nhận thánh nữ Mary MacKillop làm quan thầy và lễ kính vào Chúa Nhật ngày 08/8/10 thay cho Chúa Nhật 19 thường niên.
- Chân phước Mary MacKillop của Úc Đại Lợi.
- Chân phước Stanilao Soltys của Ba Lan
- Chân phước Bessette của Gia Nã Đại
- Chân phước Candida Maria de Jesus Cipitria y Barriola của Tây Ban Nha
- Hai chân phước Giulia Salzano và Battista da Varano của Ý Đại Lợi.
Việc tôn phong hiển thánh cho Mẹ Mary MacKillop, vị thánh tiên khởi của Úc Đại Lợi, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các tầng lớp dân chúng Úc.
Người Việt tị nạn tại Úc cũng có nhiều hoạt động mừng kính biến cố trọng đại này của quê hương thứ hai.
VietCatholic sẽ phát các video về các biến cố trong ngày 17/10. Xin giới thiệu trước với quý cha và anh chị em một số videos nói về tiểu sử của Mẹ Mary MacKillop, dòng thánh Giuse do Mẹ thành lập và tâm tình của người Úc gốc Việt trước biến cố này.
Những videos này được hình thành nhờ sự đóng góp của các linh mục, nữ tu và anh chị em phóng viên VietCatholic thường trú tại các tiểu bang của Úc Đại Lợi.
- Lm. Nhạc sĩ Văn Chi (Sydney - New SouthWales)
- Nữ tu Lê Linh (Perth – Western Australia, dòng thánh Giuse do Mẹ Mary MacKillop thành lập)
- Anh Nguyễn Văn Đàn, Anh Nguyễn Hữu Tuất, Anh Nguyễn Vĩnh (Adelaide South Australia)
- Anh Đồng Văn Vượng và Chị Thúy Hồng (Perth – Western Australia)
Tiểu sử Thánh Mary MacKillop
Mary McKillop sinh ra tại Melbourne năm 1842. Cha cô, Alexander, là di dân từ Tô Cách Lan, đã theo học chương trình đào tạo linh mục nhưng trước khi được thụ phong thì có bất đồng với bề trên và đã xin nghỉ.
Mary đã học về yêu thương và tha thứ từ mẹ, và các giá trị của lòng từ bi và hảo tâm từ người cha.
Khi Mary được chín tuổi, cha cô từ giã gia đình để về lại Tô Cách Lan, mục đích là đưa một người bạn sắp chết về nhà theo như lời đã hứa. Đó là bản tính điển hình của Alexander, ông đặt nhu cầu của một người bạn hơn gia đình mình. Ông đã đi xa mười bảy tháng và gia đình MacKillop đã vỡ nợ, bị đuổi khỏi nhà.
Khi ông về lại Úc, bà vợ đã không kêu ca. Bà Flora là một phụ nữ rất khoan dung, và mười tháng sau lại sinh ra em trai của Mary, bé Donald (sau này làm linh mục).
Ơn gọi lập dòng:
Khi Mary lên 14, cô là gia trưởng làm việc để nuôi sống gia đình, cô làm cai (foreman) tại một nhà máy bán văn phòng phẩm và bản đồ. Từ đó, cô đã đi đến Penola, một thị trấn nhỏ ở Nam Úc. Tại đây Mary đã gặp Cha Julian Woods và cảm thấy có ơn gọi tu trì, nhưng không thể tìm thấy một dòng nào phù hợp. Năm 1866, Mary và cha Woods thành lập một tu hội lấy tên là ‘dòng Thánh Giuse’ ('The Sisters of St Joseph') lấy mục đích là giáo dục trẻ em nghèo.
Nhà dòng bắt đầu tại Adelaide với Mary và ba nữ tu; Rose, Josephine và Clare và một tập viên Blanche. Tất cả nhà dòng đều trẻ. Mary lúc đó mới lên 26 tuổi, các nữ tu khác còn trẻ hơn. Tuy không có tiền, họ vẫn mở một trường học, một viện mồ côi, một nhà tạm cư cho những người vô gia cư, cho phụ nữ bị bạo hành, hoặc cho những người vừa ra khỏi tù, và một nhà tế bần mà mọi người có thể đến để được trợ giúp thực phẩm, tiền hoặc chữa bệnh.
Nhà dòng sống “bằng từ thiện” và có một phương châm là không có ai có thể bị từ chối giúp đỡ. Cho nên những gì họ xin được trên đường phố, thì trước nhất dùng làm thức ăn và quần áo cho người dân trong ‘nhà tạm cư’ và ‘nhà tế bần’, còn các nữ tu hưởng phần sau cùng. Thường thì các nữ tu đi ngủ bụng đói.
Tu hội phát triển nhanh chóng, lây lan quanh vùng Adelaide và các phần khác của Nam Úc. Các nữ tu sống với nông dân, thợ mỏ, công nhân đường sắt tại các miền đất cô lập. Khi dân gặp nạn, các nữ tu sẽ chịu chung số phận với họ.
Bị rút phép thông công:
Dù là cực kỳ từ bi, Mẹ bề trên Mary cũng rất cứng rắn. Mẹ tranh đấu cho những xác tín cuả mình và do đó đã dẫn tới nhiều cuộc xung đột với các đấng bản quyền. Mẹ khấn khó nghèo, có nghĩa là phải đi ăn xin. Mẹ tin rằng Chuá sẽ cung cấp cho chị em bất cứ nơi nào. Nhưng các vị lãnh đạo Giáo hội không thích xin ăn, mà mẹ Mary lại từ chối thay đổi cách sống.
Năm 1871 những căng thẳng leo thang thành xung đột về vấn đề giáo dục với Đức Giám mục bản quyến, là người đã từng mời nhà dòng làm việc tại Adelaide, và kết quả là Mẹ Mary bị Đức Giám mục Shiel rút phép thông công vì lý do 'Mẹ đã xúi giục các chị em bất tuân và thách thức đấng bản quyền”. ĐGM Shiel cũng phàn nàn rằng học sinh của nhà dòng thích hát hỏng quá mức. Nhưng 6 tháng sau, khi vị giám mục hấp hối trên giường bệnh, ngài đã hối hận và tha vạ cho Mẹ Mary.
Năm 1883, Mẹ Mary lại có mâu thuẫn với việc xin phê chuẩn luật dòng, Mẹ nhấn mạnh vào một chế độ bình đẳng hơn là một tổ chức theo cấp bậc, và muốn có một qui chế quốc tế trực thuộc Toà Thánh giống như dòng Tên. Đức Giám mục Reynolds đã đuổi Mẹ ra khỏi giáo phận và Mẹ Mary đã phải chuyển trụ sở nhà dòng qua Sydney nơi Mẹ qua đời ngày 08 tháng Tám 1909. Lúc đó dòng có tất cả 650 nữ tu dậy hơn 12 ngàn học sinh tại Úc và Tân Tây Lan.
Ngày 19/01/ 1995 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô phong chân phước cho Mẹ tại tại trường đua Ranwick, Sydney.
Năm 2009 Tổng Giáo Phận Brisbane nhận thánh nữ Mary MacKillop làm quan thầy và lễ kính vào Chúa Nhật ngày 08/8/10 thay cho Chúa Nhật 19 thường niên.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney với Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân 2010
Diệp Hải Dung
08:41 02/10/2010
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney với Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân 2010
Tối thứ Sáu 01/10/2010 các Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta, Cđ Thánh Simon Phan Đắc Hòa George Hall, Cđ Thánh Giuse Lê Đăng Thị Fairfiled, Cđ KiTô Vua Lakemba, Cđ Thánh Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville, Đức Mẹ Fatima Miller, Cđ Thánh Nguyễn Huy Mỹ Mt. Prichard, Cđ Thánh Anrê Phú Yên Revesby, Thiếu Nhi Thánh Thể và Ca đoàn Hồng Ân & Monica đã đến nhà hàng Crystal Palace Canley Heights tham dự buổi thi ca sĩ Tiếng Hát Mùa Xuân 2010 Úc Châu.
Trước khi khai mạc chương trình, 3 MC. Đường Phước Lộc, Quỳnh Xuân và Trường Giang giới thiệu thành phần Ban Giám Khảo gồm có: Linh mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney, Nhạc Sĩ Lão Thành Xuân Tiên (tác giả nhạc phẩm Hận Đồ Bàn, Tình Bắc Duyên Nam) Nhạc Sĩ Phạm Quang Ngọc, Nhạc sĩ Kim Oanh và Ca sĩ Hồng Nga.
Xem hình
Kế tiếp tất cả mọi người cùng nghiêm chỉnh chào quốc kỳ Úc-Việt khai mạc buổi Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân 2010, sau đó Cha Paul Văn Chi lên ngỏ lời chào mừng các Ca Đoàn và Cha làm phép của ăn.
Mở đầu chương trình là thi Tốp Ca:
Ca đoàn Miller với nhạc phẩm Người Lữ Thứ,
Ca đoàn Mt. Pritchard nhạc phẩm Một Ngày Việt Nam,
Ca Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể nhạc phẩm Khiêu Vũ Bên Nhau,
Ca đoàn George Hall nhạc phẩm Sút Sút Nữa Đi,
Ca đoàn Revesby Tình Khúc Chiều Mưa,
Ca đoàn Hồng Ân&Monica nhạc phẩm Nguyện Theo Ngài.
Ca đoàn Marrickville nhạc phẩm Vào Hạ,
Ca đoàn Cabramatta nhạc phẩm Thương Nhau Ngày Mưa,
Ca đoàn Fairfield nhạc phẩm Tình Khúc Cho Em.
Kế tiếp là thi Song Ca và cuối cùng thi Đơn Ca. Chương trình liên tục rất hào hứng và hấp dẫn, MC Quỳnh Xuân và Trường Giang phỏng vấn mọi người tham dự đêm Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân có cảm nghĩ gì và Ca đoàn nào đoạt Cup Giải Nhất ? Đa số đều trả lời là các Ca Đoàn rất hay và ai cũng muốn Ca đoàn của Giáo đoàn mình đoạt giải…Trong khi đó thì Ban Giám Khảo chấm điểm và ban kỹ thuật điện toán tính điểm.
Sau khi chấm dứt phần cuối thi Đơn Ca và Ban Giám Khảo công bố kết quả:
Ca đoàn Hồng Ân Monica giải Tư,
Ca đoàn George Hall giải Ba,
Ca đoàn Mt. Prichard giải Nhì và
Ca đoàn Miller Giải Nhất Thi Ca Sĩ Tiếng Hát Mùa Xuân 2010.
Cha Paul Văn Chi và Ban Giám Khảo lên trao giải thưởng cho các Ca đoàn và anh Hoàng Mạnh Hùng Liên Ca đoàn Trưởng LCĐ Lê Bảo Tịnh Sydney ngỏ lời cám ơn Cha Đặc trách, quý Ban Giám Khảo, quý ân nhân và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân 2010 được thành công mỹ mãn.
Tối thứ Sáu 01/10/2010 các Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta, Cđ Thánh Simon Phan Đắc Hòa George Hall, Cđ Thánh Giuse Lê Đăng Thị Fairfiled, Cđ KiTô Vua Lakemba, Cđ Thánh Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville, Đức Mẹ Fatima Miller, Cđ Thánh Nguyễn Huy Mỹ Mt. Prichard, Cđ Thánh Anrê Phú Yên Revesby, Thiếu Nhi Thánh Thể và Ca đoàn Hồng Ân & Monica đã đến nhà hàng Crystal Palace Canley Heights tham dự buổi thi ca sĩ Tiếng Hát Mùa Xuân 2010 Úc Châu.
Trước khi khai mạc chương trình, 3 MC. Đường Phước Lộc, Quỳnh Xuân và Trường Giang giới thiệu thành phần Ban Giám Khảo gồm có: Linh mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney, Nhạc Sĩ Lão Thành Xuân Tiên (tác giả nhạc phẩm Hận Đồ Bàn, Tình Bắc Duyên Nam) Nhạc Sĩ Phạm Quang Ngọc, Nhạc sĩ Kim Oanh và Ca sĩ Hồng Nga.
Xem hình
Kế tiếp tất cả mọi người cùng nghiêm chỉnh chào quốc kỳ Úc-Việt khai mạc buổi Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân 2010, sau đó Cha Paul Văn Chi lên ngỏ lời chào mừng các Ca Đoàn và Cha làm phép của ăn.
Mở đầu chương trình là thi Tốp Ca:
Ca đoàn Miller với nhạc phẩm Người Lữ Thứ,
Ca đoàn Mt. Pritchard nhạc phẩm Một Ngày Việt Nam,
Ca Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể nhạc phẩm Khiêu Vũ Bên Nhau,
Ca đoàn George Hall nhạc phẩm Sút Sút Nữa Đi,
Ca đoàn Revesby Tình Khúc Chiều Mưa,
Ca đoàn Hồng Ân&Monica nhạc phẩm Nguyện Theo Ngài.
Ca đoàn Marrickville nhạc phẩm Vào Hạ,
Ca đoàn Cabramatta nhạc phẩm Thương Nhau Ngày Mưa,
Ca đoàn Fairfield nhạc phẩm Tình Khúc Cho Em.
Kế tiếp là thi Song Ca và cuối cùng thi Đơn Ca. Chương trình liên tục rất hào hứng và hấp dẫn, MC Quỳnh Xuân và Trường Giang phỏng vấn mọi người tham dự đêm Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân có cảm nghĩ gì và Ca đoàn nào đoạt Cup Giải Nhất ? Đa số đều trả lời là các Ca Đoàn rất hay và ai cũng muốn Ca đoàn của Giáo đoàn mình đoạt giải…Trong khi đó thì Ban Giám Khảo chấm điểm và ban kỹ thuật điện toán tính điểm.
Sau khi chấm dứt phần cuối thi Đơn Ca và Ban Giám Khảo công bố kết quả:
Ca đoàn Hồng Ân Monica giải Tư,
Ca đoàn George Hall giải Ba,
Ca đoàn Mt. Prichard giải Nhì và
Ca đoàn Miller Giải Nhất Thi Ca Sĩ Tiếng Hát Mùa Xuân 2010.
Cha Paul Văn Chi và Ban Giám Khảo lên trao giải thưởng cho các Ca đoàn và anh Hoàng Mạnh Hùng Liên Ca đoàn Trưởng LCĐ Lê Bảo Tịnh Sydney ngỏ lời cám ơn Cha Đặc trách, quý Ban Giám Khảo, quý ân nhân và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Thi Ca Tiếng Hát Mùa Xuân 2010 được thành công mỹ mãn.
Ban Văn Hóa Truyền thông Giáo phận Ban Mê Thuột mừng lễ Bổn mạng
Anh Thư
08:45 02/10/2010
Ban Văn Hóa Truyền thông Giáo phận Ban Mê Thuột mừng lễ Bổn mạng
Trong tâm tình đón nhận Hồng Ân Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, Ban Văn hóa Truyền thông Ban Mê Thuột quyết định mừng lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần - Gabrien, Micae và Raphaen, Bổn mạng Ban VH-TT, tại đồi Đức Mẹ Giang Sơn, một địa điểm hành hương trong Năm Thánh.
Lúc 7g30 ngày 29. 9. 2010, chiếc xe Mercedes 16 chỗ, từ Tòa Giám mục BMT trực thẳng quốc lộ 27 đưa chúng tôi đi hành hương Đức Mẹ đồi Giang Sơn.
Sau một giờ xe chạy, chúng tôi đã đến chân đồi, ngọn đồi cao 823m so với mặt nước biển. Con đường dốc dẫn lên tới đỉnh đồi vừa ngoằn ngoèo vừa chênh vênh: một bên là vách đá cao, một bên là vực sâu… Tuy nhiên cảnh vật ở đây thật xanh tươi, không khí trong lành. Những giọt sương đêm còn đọng trên cành cây ngọn cỏ, dưới ánh ắng ban mai, óng ánh phản chiếu như những hạt kim cương nhỏ xíu…
Lên đến đỉnh đồi, cảnh vật càng nức lòng khách phương xa…Từ đây du khách có thể phóng tầm nhìn xa xa… Một dòng sông uốn khúc lượn quanh những cánh đồng lúa xanh tươi. Ngọn tháp chuông của ngôi thánh đường vươn cao giữa những ngôi nhà ngói xen lẫn những nhà sàn người dân tộc. Làn khói lam tỏa quyện trên mấy liếp nhà tranh… Bầu trời trong xanh, lảng đảng vài cụm mây trắng trôi lờ lững…nắng thu nhè nhẹ, gió thu hiu hiu đong đưa ngọn cây làm những chiếc lá vàng rơi lả tả. Tất cả vẽ lên một một bức họa đồng quê thật thanh bình, sinh động…
Tượng Đức Mẹ trắng toát trên bệ cao, giang tay nhìn xuống đàn con như âu yếm chở che… khiến tâm hồn khách hành hương nao nao, rộn rã…
Gặp một nhóm khách hành hương gần 20 người, họ đến từ Hải Phòng, Sàigòn và Vũng Tàu, chúng tôi mời họ cùng tham dự giờ kinh Mân Côi thật sốt sắng.
Sau giờ kinh kính Đức Mẹ, mọi người mừng lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần do cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Trưởng Ban VH-TT đồng tế cùng với hai cha Phó Ban; Antôn Lê Anh Tuấn và Antôn Nguyễn Phi Hùng.
Trong bài giảng cha chủ tế nói lên ý nghĩa tên của các Tổng Lãnh Thiên Thần:
- Raphaen tiếng Hy Bá có nghĩa là Linh dược của Thiên Chúa, Ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp Tôbia cha khỏi mù và lo cho Tôbia con được yên bề gia thất.
- Micae có nghĩa Ai bằng Thiên Chúa, Tổng Lãnh Thiên Thần Micae được sai đi chống lại sự kiêu ngạo satan, giao chiến với thần dữ.
- Gabrien có nghĩa là Sức mạnh của Thiên Chúa, vị sứ thần truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, một tin vui vĩ đại cho nhân loại: Con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã biểu lộ sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa bằng Thập giá, đập tan thần dữ satan dành lại quyền làm con Thiên Chúa cho nhân loại. Sứ Thần Gabrien cũng tiên báo cho tiên tri Daniel về Đấng Cứu thế và báo cho ông Giacaria về sự ra đời của Gioan Baotixita.
Tất cả các Tổng Lãnh Thiên Thần đã chiến đấu với sự ác, sự giả dối. Cha chủ tế nhắn nhủ mọi người, đặc biệt là các thành viên trong Ban VH-TT theo gương các Tổng Lãnh Thiên Thần phải loan truyền Tin Vui, bảo vệ chân lý, sự thật vì Thiên Chúa là Sự Thật, là Chân Lý, và phải tạo những môi trường văn hóa lành mạnh, để như một linh dược tiêu diệt những văn hóa độc hại, chữa lành những “bệnh hoạn” của thời đại…
Sau thánh lễ chúng tôi và những khách hành hương cùng dùng bữa Agapê thật vui vẻ và thân mật.
Trong tâm tình đón nhận Hồng Ân Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, Ban Văn hóa Truyền thông Ban Mê Thuột quyết định mừng lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần - Gabrien, Micae và Raphaen, Bổn mạng Ban VH-TT, tại đồi Đức Mẹ Giang Sơn, một địa điểm hành hương trong Năm Thánh.
Lúc 7g30 ngày 29. 9. 2010, chiếc xe Mercedes 16 chỗ, từ Tòa Giám mục BMT trực thẳng quốc lộ 27 đưa chúng tôi đi hành hương Đức Mẹ đồi Giang Sơn.
Lên đến đỉnh đồi, cảnh vật càng nức lòng khách phương xa…Từ đây du khách có thể phóng tầm nhìn xa xa… Một dòng sông uốn khúc lượn quanh những cánh đồng lúa xanh tươi. Ngọn tháp chuông của ngôi thánh đường vươn cao giữa những ngôi nhà ngói xen lẫn những nhà sàn người dân tộc. Làn khói lam tỏa quyện trên mấy liếp nhà tranh… Bầu trời trong xanh, lảng đảng vài cụm mây trắng trôi lờ lững…nắng thu nhè nhẹ, gió thu hiu hiu đong đưa ngọn cây làm những chiếc lá vàng rơi lả tả. Tất cả vẽ lên một một bức họa đồng quê thật thanh bình, sinh động…
Tượng Đức Mẹ trắng toát trên bệ cao, giang tay nhìn xuống đàn con như âu yếm chở che… khiến tâm hồn khách hành hương nao nao, rộn rã…
Gặp một nhóm khách hành hương gần 20 người, họ đến từ Hải Phòng, Sàigòn và Vũng Tàu, chúng tôi mời họ cùng tham dự giờ kinh Mân Côi thật sốt sắng.
Sau giờ kinh kính Đức Mẹ, mọi người mừng lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần do cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Trưởng Ban VH-TT đồng tế cùng với hai cha Phó Ban; Antôn Lê Anh Tuấn và Antôn Nguyễn Phi Hùng.
- Raphaen tiếng Hy Bá có nghĩa là Linh dược của Thiên Chúa, Ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp Tôbia cha khỏi mù và lo cho Tôbia con được yên bề gia thất.
- Micae có nghĩa Ai bằng Thiên Chúa, Tổng Lãnh Thiên Thần Micae được sai đi chống lại sự kiêu ngạo satan, giao chiến với thần dữ.
- Gabrien có nghĩa là Sức mạnh của Thiên Chúa, vị sứ thần truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, một tin vui vĩ đại cho nhân loại: Con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã biểu lộ sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa bằng Thập giá, đập tan thần dữ satan dành lại quyền làm con Thiên Chúa cho nhân loại. Sứ Thần Gabrien cũng tiên báo cho tiên tri Daniel về Đấng Cứu thế và báo cho ông Giacaria về sự ra đời của Gioan Baotixita.
Tất cả các Tổng Lãnh Thiên Thần đã chiến đấu với sự ác, sự giả dối. Cha chủ tế nhắn nhủ mọi người, đặc biệt là các thành viên trong Ban VH-TT theo gương các Tổng Lãnh Thiên Thần phải loan truyền Tin Vui, bảo vệ chân lý, sự thật vì Thiên Chúa là Sự Thật, là Chân Lý, và phải tạo những môi trường văn hóa lành mạnh, để như một linh dược tiêu diệt những văn hóa độc hại, chữa lành những “bệnh hoạn” của thời đại…
Sau thánh lễ chúng tôi và những khách hành hương cùng dùng bữa Agapê thật vui vẻ và thân mật.
Giáo họ thánh Giuse giáo xứ Đồng Tiến kỷ niệm 50 năm thành lập
Nguyễn Quang Ngọc
14:10 02/10/2010
TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN
GIÁO XỨ ĐỒNG TIẾN
GIÁO HỌ GIUSE
KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO HỌ GIUSE (1960-2010)
Sài Gòn, vào lúc 17h30 thứ bảy ngày 02 tháng 10 năm 2010, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đến viếng thăm mục vụ và chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo họ Giuse (1960 – 2010) tại Nhà thờ Giáo họ Giuse, số 7-8 W, Đường 3 tháng 2, Phường 14, Quận 10, thuộc Giáo xứ Đồng Tiến, Giáo hạt Phú Thọ. Tháp tùng với Đức Cha, có sự hiện diện Cha Hạt Trưởng Giuse Phạm Bá Lãm, Cha Chánh xứ Gioan Baotixita Trần Thanh Cao, Cha Phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả đặc trách họ Giuse, Cha Giuse Huỳnh Thanh Phương, Cha Giuse Nguyễn Đức Trí, quý Cha. Ngoài ra còn có sự hiện quý Soeurs, quý Hội Đồng Mục Vụ các Giáo xứ bạn, quý khách mời và toàn thể đông đảo Giáo dân trong và ngoài xứ đến với Giáo họ Giuse, để cùng hiệp ý với Đức Cha, quý Cha dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn về những hồng ân mà Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo họ Giuse.
Xem hình
Trước khi vào thánh lễ, Cha Chánh xứ Gioan Baotixita Trần Thanh Cao có đôi lời chào thăm Đức Cha, quý Cha, quý cộng đoàn và giới thiệu tiểu sử Giáo họ Giuse trong suốt 50 năm qua.
Trong phần giảng lễ, Đức Cha có đôi lời chúc mừng Giáo họ Giuse trong dịp mừng 50 năm thành lập, diễn ra trong thời điểm Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha đến đây không soạn bài giảng theo nghĩa là diễn văn, Ngài chỉ trò chuyện với cộng đoàn, chia sẽ một vài tâm tình rất gần gũi, để muốn nhấn mạnh một điều là xây dựng Giáo họ thành một cộng đoàn yêu thương. Tình yêu thương là nền tảng để xây dựng một cộng đoàn phát triển. Xin tạ ơn Chúa, nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse cho Giáo họ luôn được lớn lên, phát triển về nhiều mặt. Suốt lịch sử 50 năm của Giáo họ vai trò, sự cộng tác của người Giáo dân rất quan trọng. Đúng hướng của Hội Thánh kêu mời. Người Giáo dân đã tích cực xây dựng việc chung, việc này cần khuyến khích phát triển trong tương lai.
Sau lời nguyện kết lễ, một quý chức đại diện cho toàn thể cộng đoàn Giáo họ Giuse, kính đệ lên Đức Cha, quý Cha, quý khách lời cảm tạ chân thành và lòng tri ân sâu xa của Giáo họ, trước tấm lòng ưu ái mà Đức Cha, quý Cha và quý khách đã dành cho Giáo họ Giuse. Sau đó, một em thiếu nhi kính dâng lên Đức Cha những bông hoa tươi đẹp để tỏ lòng biết ơn và thành kính mến yêu của Giáo họ.
Kế tiếp, Đức Cha mời gọi cộng đoàn đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, hướng lòng để nhận ơn toàn xá Năm Thánh.
Sau thánh lễ là tiệc mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo họ Giuse, diễn ra trong bầu khí thân thiện vui tươi, đồng thời có nhiều tiết mục văn nghệ thật đặc sắc và hấp dẫn của nhiều hội đoàn trong và ngoài xứ.
ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ GIÁO HỌ GIUSE
Giáo họ Giuse nguyên thủy là một nhà nguyện được thành lập từ năm 1960, tính đến nay đã tròn 50 năm, với một cơ sở vật chất gồm 2 gian nhà trong dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng.
Vào mùa mưa, nước trong nhà nguyện lúc nào cũng ngập đến mắt cá chân, khiến cho việc tham dự thánh lễ của Giáo dân dường như không được thoải mái. Tuy nhiên, với đức tin mạnh mẽ và tinh thần phụng tự sốt sắng, thánh lễ lúc nào cũng đông đảo tín hữu, vừa dâng lễ vừa ngâm chân trong làn nước không lấy gì làm sạch, nhưng nét mặt ai nấy không hề tỏ ra bực bội. Đến khi thánh lễ xong, ra về, ai nấy còn cười cười, nói nói, rất rôm rả. Điều này nói lên sức mạnh tiềm ẩn của đức tin đã tạo nên niềm vui và thắng lướt mọi khó khăn, trở ngại, trong cuộc sống thường nhật.
Ngôi nhà nguyện tuy nhỏ nhưng đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Cho mãi đến năm 1990, Cha sở Gioan Baotixita Trần Thanh Cao, khi đó còn là Cha phó Giáo xứ Đồng Tiến, mới huy động bà con trong giáo họ, cùng quyết tâm cải thiện tình trạng phụng tự, bằng cách vận động di dời địa điểm, từ hai gian nhà nằm sâu trong ngõ hẹp đến địa điểm hiện tại thông thoáng hơn. Sau đó, thánh lễ khởi công xây dựng được tiến hành, trong điều kiện thật vô cùng khó khăn về thủ tục, thiếu thốn về kinh phí. Công trình tưởng như không thể hoàn thành. Nhưng từ mục tử cho đến đoàn chiên, đều một lòng tin tưởng tuyệt đối và phó thác mọi sự trong tay Thánh Cả Giuse, Đấng Thánh Bổn mạng rất yêu quý của Giáo họ. Và lời cầu nguyện tha thiết đã được Ngài lắng nghe… Nhờ đó, ngôi thánh đường này đã từng bước được hoàn thành. Và ngày 30.09.1990 lễ khánh thành đã được long trọng tổ chức trong niềm vui và lòng tri ân sâu xa không bút nào tả xiết.
Chính ngôi thánh đường nhỏ bé này đã như một tổ ấm, một nơi mà ở đó, chúng con được cùng nhau quây quần trong tình đoàn kết yêu thương mỗi khi tham dự thánh lễ cũng như mỗi khi được cùng nhau cầu nguyện trong một tâm trạng thoải mái, tràn đầy niềm tin và hy vọng.
GIÁO XỨ ĐỒNG TIẾN
GIÁO HỌ GIUSE
KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO HỌ GIUSE (1960-2010)
Sài Gòn, vào lúc 17h30 thứ bảy ngày 02 tháng 10 năm 2010, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đến viếng thăm mục vụ và chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo họ Giuse (1960 – 2010) tại Nhà thờ Giáo họ Giuse, số 7-8 W, Đường 3 tháng 2, Phường 14, Quận 10, thuộc Giáo xứ Đồng Tiến, Giáo hạt Phú Thọ. Tháp tùng với Đức Cha, có sự hiện diện Cha Hạt Trưởng Giuse Phạm Bá Lãm, Cha Chánh xứ Gioan Baotixita Trần Thanh Cao, Cha Phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả đặc trách họ Giuse, Cha Giuse Huỳnh Thanh Phương, Cha Giuse Nguyễn Đức Trí, quý Cha. Ngoài ra còn có sự hiện quý Soeurs, quý Hội Đồng Mục Vụ các Giáo xứ bạn, quý khách mời và toàn thể đông đảo Giáo dân trong và ngoài xứ đến với Giáo họ Giuse, để cùng hiệp ý với Đức Cha, quý Cha dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn về những hồng ân mà Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo họ Giuse.
Xem hình
Trước khi vào thánh lễ, Cha Chánh xứ Gioan Baotixita Trần Thanh Cao có đôi lời chào thăm Đức Cha, quý Cha, quý cộng đoàn và giới thiệu tiểu sử Giáo họ Giuse trong suốt 50 năm qua.
Trong phần giảng lễ, Đức Cha có đôi lời chúc mừng Giáo họ Giuse trong dịp mừng 50 năm thành lập, diễn ra trong thời điểm Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha đến đây không soạn bài giảng theo nghĩa là diễn văn, Ngài chỉ trò chuyện với cộng đoàn, chia sẽ một vài tâm tình rất gần gũi, để muốn nhấn mạnh một điều là xây dựng Giáo họ thành một cộng đoàn yêu thương. Tình yêu thương là nền tảng để xây dựng một cộng đoàn phát triển. Xin tạ ơn Chúa, nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse cho Giáo họ luôn được lớn lên, phát triển về nhiều mặt. Suốt lịch sử 50 năm của Giáo họ vai trò, sự cộng tác của người Giáo dân rất quan trọng. Đúng hướng của Hội Thánh kêu mời. Người Giáo dân đã tích cực xây dựng việc chung, việc này cần khuyến khích phát triển trong tương lai.
Sau lời nguyện kết lễ, một quý chức đại diện cho toàn thể cộng đoàn Giáo họ Giuse, kính đệ lên Đức Cha, quý Cha, quý khách lời cảm tạ chân thành và lòng tri ân sâu xa của Giáo họ, trước tấm lòng ưu ái mà Đức Cha, quý Cha và quý khách đã dành cho Giáo họ Giuse. Sau đó, một em thiếu nhi kính dâng lên Đức Cha những bông hoa tươi đẹp để tỏ lòng biết ơn và thành kính mến yêu của Giáo họ.
Kế tiếp, Đức Cha mời gọi cộng đoàn đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, hướng lòng để nhận ơn toàn xá Năm Thánh.
Sau thánh lễ là tiệc mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo họ Giuse, diễn ra trong bầu khí thân thiện vui tươi, đồng thời có nhiều tiết mục văn nghệ thật đặc sắc và hấp dẫn của nhiều hội đoàn trong và ngoài xứ.
ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ GIÁO HỌ GIUSE
Giáo họ Giuse nguyên thủy là một nhà nguyện được thành lập từ năm 1960, tính đến nay đã tròn 50 năm, với một cơ sở vật chất gồm 2 gian nhà trong dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng.
Vào mùa mưa, nước trong nhà nguyện lúc nào cũng ngập đến mắt cá chân, khiến cho việc tham dự thánh lễ của Giáo dân dường như không được thoải mái. Tuy nhiên, với đức tin mạnh mẽ và tinh thần phụng tự sốt sắng, thánh lễ lúc nào cũng đông đảo tín hữu, vừa dâng lễ vừa ngâm chân trong làn nước không lấy gì làm sạch, nhưng nét mặt ai nấy không hề tỏ ra bực bội. Đến khi thánh lễ xong, ra về, ai nấy còn cười cười, nói nói, rất rôm rả. Điều này nói lên sức mạnh tiềm ẩn của đức tin đã tạo nên niềm vui và thắng lướt mọi khó khăn, trở ngại, trong cuộc sống thường nhật.
Ngôi nhà nguyện tuy nhỏ nhưng đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Cho mãi đến năm 1990, Cha sở Gioan Baotixita Trần Thanh Cao, khi đó còn là Cha phó Giáo xứ Đồng Tiến, mới huy động bà con trong giáo họ, cùng quyết tâm cải thiện tình trạng phụng tự, bằng cách vận động di dời địa điểm, từ hai gian nhà nằm sâu trong ngõ hẹp đến địa điểm hiện tại thông thoáng hơn. Sau đó, thánh lễ khởi công xây dựng được tiến hành, trong điều kiện thật vô cùng khó khăn về thủ tục, thiếu thốn về kinh phí. Công trình tưởng như không thể hoàn thành. Nhưng từ mục tử cho đến đoàn chiên, đều một lòng tin tưởng tuyệt đối và phó thác mọi sự trong tay Thánh Cả Giuse, Đấng Thánh Bổn mạng rất yêu quý của Giáo họ. Và lời cầu nguyện tha thiết đã được Ngài lắng nghe… Nhờ đó, ngôi thánh đường này đã từng bước được hoàn thành. Và ngày 30.09.1990 lễ khánh thành đã được long trọng tổ chức trong niềm vui và lòng tri ân sâu xa không bút nào tả xiết.
Chính ngôi thánh đường nhỏ bé này đã như một tổ ấm, một nơi mà ở đó, chúng con được cùng nhau quây quần trong tình đoàn kết yêu thương mỗi khi tham dự thánh lễ cũng như mỗi khi được cùng nhau cầu nguyện trong một tâm trạng thoải mái, tràn đầy niềm tin và hy vọng.
Đại hội lần thứ XI của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Giuse Trần Ngọc Huấn
20:13 02/10/2010
Đại hội lần thứ XI của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
LẠNG SƠN, 3-10-2010 (giaophanlangson.org) – Trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 8 tháng 10 năm 2010, tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo phận Tp.HCM, tất cả các vị Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục các giáo phận trong cả nước sẽ nhóm họp Đại Hội lần thứ 11 của Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Theo quy chế của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, cứ ba năm một lần, Đại Hội sẽ được tổ chức trọng thể để đánh giá các hoạt động của Giáo Hội Công giáo Việt Nam trong thời gian qua và bàn thảo những công việc trong thời gian tới, định hướng đường lối mục vụ, đồng thời cũng để bầu Ban Thường vụ và các Ủy ban của Hội Đồng Giám mục Việt Nam cho nhiệm kỳ mới (2010–2013).
Theo chương trình đã hoạch định sơ thảo, các nội dung chính sẽ được nhấn mạnh trong kỳ họp này, ngoài việc bầu Ban Thường Vụ và các Ủy ban cho nhiệm kỳ mới như sau: Nhìn lại các sinh hoạt của Giáo Hội trong thời gian qua và bàn những việc trong thời gian tới; chuẩn bị “Đại Hội Dân Chúa 2010” vào tháng 11 sắp tới; chuẩn bị cho lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 Giáo hội Việt Nam vào tháng 1 năm 2011 tại La Vang.
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã lên đường vào sáng Chúa nhật, mùng 3 tháng 10 năm 2010, để tham dự kỳ họp quan trọng này. Toàn thể giáo phận hiệp ý cầu nguyện để vị Mục Tử của mình có một hành trình bình an và cho Hội Đồng Giám mục Việt Nam có một kỳ Đại Hội thành công tốt đẹp như lòng Chúa mong ước, và như dân Chúa ước mong./.
LẠNG SƠN, 3-10-2010 (giaophanlangson.org) – Trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 8 tháng 10 năm 2010, tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo phận Tp.HCM, tất cả các vị Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục các giáo phận trong cả nước sẽ nhóm họp Đại Hội lần thứ 11 của Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Theo quy chế của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, cứ ba năm một lần, Đại Hội sẽ được tổ chức trọng thể để đánh giá các hoạt động của Giáo Hội Công giáo Việt Nam trong thời gian qua và bàn thảo những công việc trong thời gian tới, định hướng đường lối mục vụ, đồng thời cũng để bầu Ban Thường vụ và các Ủy ban của Hội Đồng Giám mục Việt Nam cho nhiệm kỳ mới (2010–2013).
Theo chương trình đã hoạch định sơ thảo, các nội dung chính sẽ được nhấn mạnh trong kỳ họp này, ngoài việc bầu Ban Thường Vụ và các Ủy ban cho nhiệm kỳ mới như sau: Nhìn lại các sinh hoạt của Giáo Hội trong thời gian qua và bàn những việc trong thời gian tới; chuẩn bị “Đại Hội Dân Chúa 2010” vào tháng 11 sắp tới; chuẩn bị cho lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 Giáo hội Việt Nam vào tháng 1 năm 2011 tại La Vang.
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã lên đường vào sáng Chúa nhật, mùng 3 tháng 10 năm 2010, để tham dự kỳ họp quan trọng này. Toàn thể giáo phận hiệp ý cầu nguyện để vị Mục Tử của mình có một hành trình bình an và cho Hội Đồng Giám mục Việt Nam có một kỳ Đại Hội thành công tốt đẹp như lòng Chúa mong ước, và như dân Chúa ước mong./.
Ban Bác Ái Xã Hội Caritas Lạng Sơn giúp đỡ học sinh nghèo
Giuse Trần Ngọc Huấn
20:18 02/10/2010
Ban Bác Ái Xã Hội Caritas Lạng Sơn giúp đỡ học sinh nghèo
Tiếp tục hành trình viếng thăm để động viên và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Ủy ban Bác Ái Xã Hội – Caritas giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã đến gặp gỡ và tặng quà khuyến học, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Xem hình
Chiều ngày 2 tháng 10 năm 2010, tại Hội trường Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, soeur Agnes Phạm Thị Hằng và quý soeur trong ban Caritas giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã đến dự chương trình tặng quà cho các em học sinh, do Hội chữ Thập Đỏ tổ chức, cùng với các tổ chức, cá nhân từ thiện khác. Tại đây, soeur Agnes đã thay mặt Caritas giáo phận trao quà tặng cho 17 em học sinh, trong đó có 15 suất quà trị giá 1 triệu đồng và hai suất 700 ngàn đồng.
Đây là những em học sinh có những hoàn cảnh thật đặc biệt, cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn, một phần quà như thế quả thật hết sức ý nghĩa với các em, bên cạnh giá trị về vật chất, nó còn chứa đựng cả tấm lòng, sự liên đới và nhất là tình bác ái Kitô không phân biệt lương giáo.
Tiếp tục hành trình viếng thăm để động viên và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Ủy ban Bác Ái Xã Hội – Caritas giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã đến gặp gỡ và tặng quà khuyến học, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Xem hình
Chiều ngày 2 tháng 10 năm 2010, tại Hội trường Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, soeur Agnes Phạm Thị Hằng và quý soeur trong ban Caritas giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã đến dự chương trình tặng quà cho các em học sinh, do Hội chữ Thập Đỏ tổ chức, cùng với các tổ chức, cá nhân từ thiện khác. Tại đây, soeur Agnes đã thay mặt Caritas giáo phận trao quà tặng cho 17 em học sinh, trong đó có 15 suất quà trị giá 1 triệu đồng và hai suất 700 ngàn đồng.
Đây là những em học sinh có những hoàn cảnh thật đặc biệt, cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn, một phần quà như thế quả thật hết sức ý nghĩa với các em, bên cạnh giá trị về vật chất, nó còn chứa đựng cả tấm lòng, sự liên đới và nhất là tình bác ái Kitô không phân biệt lương giáo.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kinh Kính Mừng
Vũ Văn An
01:51 02/10/2010
Kinh Kính Mừng chắc chắn là kinh được thế giới Kitô Giáo đọc nhiều hơn hết. Ngày nay, dù là Thệ Phản, không một Kitô hữu nào lại không biết Kinh này. Có người còn biết nó dưới dạng La Tinh nữa:
Ave Maria
Gratia plena
Dominus tecum
Benedicta tu in mulieribus
Et benedictus fructus ventris
Tui, Jesus.
Sancta Maria
Mater Dei
Ora pro nobis peccatoribus
Nunc et in hora mortis nostrae
Amen.
Kết cấu
Theo Catholic Encyclopedia, kinh trên còn được gọi là Lời Thiên Thần Chào. Lý do vì Kinh ấy bắt đầu với lời Thiên Thần Gabrien chào kính Đức Mẹ. Nhưng theo Thánh Tôma Aquinô, lời chào ấy thực sự gồm ba yếu tố khác nhau. Yếu tố thứ nhất là lời Thiên Thần Gabrien: “Ave, gratia plena, Dominus tecum, benedicta tu in mulieribus” (Kính chào, [bà] đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phúc lạ hơn mọi người nữ) (Lc 1: 28) (1). Yếu tố thứ hai được Giáo Hội thêm vào là tên “Maria” đặt ngay sau “Ave” (Gabrien không nói “Ave Maria” mà chỉ nói “Ave”), (còn tên “Jesus” thì thời Thánh Tôma vẫn chưa được thêm vào sau lời chào của Bà Êlizabét). Yếu tố thứ ba là lời chào mừng của thân mẫu Gioan Tẩy Giả: “Et benedictus fructus ventris tui” (Lc 1:42).
Việc ghép hai lời chào của Thiên Thần Gabrien và của Bà Êlizabét lại với nhau, theo Catholic Encyclopedia, rất tự nhiên vì trong Luca 1:28, Đức Mẹ được chào mừng là “benedicta tu in mulieribus” còn trong Luca 1:42, ngài được chào mừng là “benedicta tu in mulieres”.
Thêm vào hai lời chào ấy, là lời cầu xin “Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis peccatoribus, nunc et in hora mortis nostrae. Amen”. Lời cầu xin này được Giáo Hội công bố chính thức trong “Sách Giáo Lý Của Công Đồng Trent”. Sách này dạy rằng: “Quả hết sức thích hợp khi Giáo Hội thêm câu khẩn cầu và kêu xin Mẹ Thánh Thiên Chúa vào lời cảm tạ trên, vì muốn ngụ ý rằng ta nên sốt sắng và nài nỉ chạy đến cùng ngài để nhờ lời khẩn cầu của ngài, ngài sẽ giao hòa Thiên Chúa với chúng ta tội lỗi và giúp ta nhận được ơn phúc cần thiết cho cả đời này lẫn đời sau vô tận”.
Nguồn gốc
Kinh Kính Mừng có từ lúc nào như một lời kinh riêng của lòng sùng kính Đức Mẹ Chúa Trời là điều không dễ trả lời. Đương nhiên, khi lòng sùng kính ấy bắt đầu xuất hiện trong Giáo Hội, thì lời chào kính bất hủ của Thiên Thần Gabrien hẳn phải được tín hữu lặp đi lặp lại. Công thức “Ave gratia plena” của bản Phổ Thông do Thánh Giêrônimô chuyển từ Hy Ngữ chẳng mấy chốc đã xuất hiện trong các sách nghi lễ Syriac mà tác giả là Severus, Thượng Phụ Antiôkia (khoảng năm 513) và sau đó, trong “Liber Antiphonarius” của Thánh Grêgôriô Cả (540-604). Nhưng như một kinh riêng, thì hình như đến lúc đó vẫn chưa có Kinh Kính Mừng.
Cả truyền thuyết cho rằng Thánh Ildephonsus thành Toledo (thế kỷ thứ 7) là người khởi diễn kinh này cũng chỉ là một tương truyền ngoại thư. Truyện kể rằng một đêm kia Thánh Nhân vào nhà thờ, thấy Đức Mẹ ngự trên ghế giám mục của mình, chung quanh có ca đoàn trinh nữ ca hát ngợi khen. Thánh Nhân tới gần, rồi liên tiếp qùy lạy Đức Mẹ. Cứ mỗi lần qùy như thế, ngài lại nhắc lại lời Thiên Thần Gabrien chào kính Đức Mẹ: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và con lòng Bà gồm phúc lạ”. Đức Mẹ rất hài lòng với lối tán tụng này và thưởng cho Thánh Nhân một chiếc áo chầu rất đẹp đẽ (Mabillon, Acta SS. O.S.B., saec V, pref., no. 119). Nhưng câu truyện này chỉ mới có từ thời Hermann thành Laon thuộc đầu thế kỷ 12.
Trên thực tế, theo Catholic Encyclopedia, trước năm 1050, chưa hề có dấu tích nào cho thấy Kinh Kính Mừng đã thành hình như một bản kinh riêng rẽ, biệt lập. Mọi chứng cớ đều cho thấy kinh này phát sinh từ những câu xướng đáp trong Kinh Nhật Tụng kính Đức Mẹ, khá thịnh hành lúc đó trong các đan viện. Hai bản chép tay của người Anglo-Saxon tại British Museum (một trong hai bản này có từ năm 1030) cho thấy các lời “Ave Maria” v.v… và “benedicta tu in mulieribus et benedictus fructus ventris tui" xuất hiện hầu như trong mọi phần của Kinh Nhật Tụng này. Nhưng việc chúng được nối với nhau để làm thành một kinh riêng thì phải đợi một thời gian nữa. Bộ “Marien-legenden”, tức bộ các truyện tích nổi tiếng về Đức Mẹ có từ đầu thế kỷ 12, cho thấy lời chào kính Đức Mẹ nói trên đã mau chóng phát triển thành một bài kinh riêng biệt dù câu “ và con lòng bà gồm phúc lạ” chưa biết chắc đã được thêm vào lúc nào. Tuy nhiên, Đan Viện Phụ Baldwin, thuộc dòng Xitô và là Tổng Giám Mục Canterbury năm 1184, trước đó, có viết ra một bài diễn nghĩa Kinh Kính Mừng trong đó ngài nói: “Cộng với lời chào kính của Thiên Thần, mà ta dùng chào kính Rất Thánh Đồng Trinh hàng ngày, với lòng mộ mến hết sức ta, ta thường thêm những lời sau: ‘và con lòng Bà gồm phúc lạ’, tức câu mà Thánh Nữ Êlizabét sau đó, khi nghe lời Trinh Nữ chào mình, đã nhớ lại và bổ túc lời Thiên Thần, mà nói rằng: “Bà có phúc hơn mọi người nữ và con lòng Bà gồm phúc lạ”.
Không lâu sau đó, tức khoảng năm 1196, ta thấy có sắc lệnh công đồng do Đức Cha Eudes thành Sully, Giám Mục Paris, ban hành, khuyên các giáo sĩ phải lo liệu sao cho Kinh “Kính Chào Thánh Nữ Đồng Trinh” được giáo dân thuộc lòng như thuộc Kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha. Sau niên hiệu ấy, nhiều chỉ thị tương tự đã được ban hành khắp nơi, bắt đầu là Anh Quốc với Công Đồng Durham năm 1217.
Kính Mừng Maria như một lời kính chào
Để hiểu được các phát triển ban đầu của việc sùng kính này, điều cần nắm vững là: những người đầu tiên sử dụng Kinh Kính Mừng chỉ hiểu đây là một hình thức chào kính. Và do đó, song song với lời chào kính, họ thường làm các cử chỉ cung kính bề ngoài như bái gối, hay ít nhất cũng cúi đầu. Người ta ghi lại rằng trong thế kỷ 12, Thánh Aybert có thói quen mỗi ngày đọc 150 Kinh Kính Mừng, trong đó ngài bái gối khi đọc 100 kinh và sấp mình đọc 50 kinh còn lại. Về Thánh Louis, Vua Nước Pháp, tác giả Thierry cho hay: không kể các kinh khác, mỗi tối, Vua Thánh đều qùy 50 lần và cứ mỗi lần đứng lên và qùy xuống, ngài lại đọc chậm rãi một Kính Mừng Maria. Việc qùy gối khi đọc Kinh Kính Mừng, sau đó, đã trở thành thói quen của nhiều dòng tu. Trong cuốn “Ancren Riwle”, một khảo luận có trước năm 1200, các nữ tu được chỉ thị là khi đọc Kinh Sáng Danh và Kinh Kính Mừng, họ phải bái gối hay cúi đầu thật sâu tùy theo mùa trong Giáo Hội. Vì sự mệt nhọc do những lần sấp mình hay qùy gối liên tiếp này gây ra, nên việc đọc một số Kinh Kính Mừng nào đó thường được coi là việc thực hành đền tội như đã được ghi lại trong nhiều hạnh các thánh, thí dụ Thánh Margarét (chết năm 1292), con gái quốc vương Hung Gia Lợi.
Đến thời Thánh Louis (1214-1270), Kinh Kính Mừng kết thúc với lời của Thánh Êlizabét: “Con lòng Bà gồm phúc lạ”, chưa có chữ Giêsu. Chữ này được thêm cùng thời với phần cầu xin. Người ta vẫn cho rằng tên Chúa Giêsu, hay “Giêsu Kitô, Amen” như trong thế kỷ 15, là do sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Urbanô thứ IV (1261) và được Đức Gioan XXII (1249-1334) xác nhận và ban ơn xá. Dù không có chứng cớ đầy đủ nhưng cuối thời Trung Cổ, người ta vẫn tin như thế. Một thủ bản tiếng Đức rất thời danh trong thế kỷ 15 tức cuốn Der Selen Troist (1474) còn chia Kinh Kính Mừng làm 4 phần và cho rằng phần đầu là của Thiên Thần Gabrien, phần hai của Thánh Êlizabét, phần ba gồm tên thánh Jesus Christus do các vị giáo hoàng và phần cuối cùng là chữ Amen do Giáo Hội thêm vào.
Kinh Kính Mừng như một lời cầu nguyện
Việc thêm phần cầu nguyện vào phần chào kính của Kính Kính Mừng sau câu “ventris tui, Jesus” đã được cảm nghiệm từ khá lâu. Vết tích của việc thêm vào này đã có từ thế kỷ 14 và 15, trong nhiều vần thơ diễn giải kinh này, mà vần thơ nổi tiếng nhất, thường được người ta gán một cách thiếu chính xác cho Dante, là:
O Vergin benedetta, sempre tu
Ora per noi a Dio, che ci perdoni,
E diaci grazia a viver si quaggiu
Che'l paradiso al nostro fin ci doni;
(Ôi thánh Nữ Trinh, xin cầu cùng Chúa cho chúng con luôn mãi, để Người tha thứ và ban ơn thánh cho chúng con mà sống ở dưới thế này và khi chết được Người thưởng ban thiên đàng).
So sánh với các bản Kinh Kính Mừng bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Provençal, người ta thấy có khuynh hướng chung là kết thúc bằng lời khẩn cầu cho người có tội và nhất là xin ơn trợ giúp lúc lâm chung. Nhưng cho đến cuối thế kỷ 15, vẫn chưa có một hình thức kết thúc nào được chính thức công nhận, dù hình thức tương tự nhất với hình thức của ta hiện nay được gọi là “Kinh của Đức Giáo Hoàng Aléxăng VI” (1431-1503) và được khắc vào nhiều chuông nhà thờ. Tuy nhiên, cho tới tận năm 1568, về phương diện phụng vụ, Kinh Kính Mừng vẫn kết thúc ở câu “Jesus, Amen”.
Ta gặp Kinh Kính Mừng như hình thức hiện nay được in trong sách nguyện của các đan sĩ Camaldolese (một nhánh của Dòng Biển Đức) khoảng năm 1514. Hình thức này có thể phát sinh từ Ý. Có người cho rằng chính Thánh Antôniô thành Florence, qua đời năm 1459, đã viết lời Kinh y hệt như của chúng ta ngày nay. Điều này không có chi chắc chắn. Điều chắc chắn là một lời kinh y hệt như lời kinh của ta hiện nay, ngoại trừ không có chữ “nostrae”, đã được in ngay ở đầu một tác phẩm nhỏ của Savonarola (1452-1498) ấn hành năm 1495. British Museum hiện có một bản của tác phẩm này. Ngay trước niên biểu này, trong ấn bản tiếng Pháp của cuốn “Lịch Mục Tử” xuất bản năm 1493, phần thứ ba đã được thêm vào Kinh Kính Mừng. Phần này được nhắc lại trong bản dịch tiếng Anh của Pynson mấy năm sau đó như sau: "Holy Mary moder of God praye for us synners. Amen" (Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội. Amen). Cuốn sách trên còn có hình đức giáo hoàng và toàn thể Giáo Hội qùy gối trước ảnh Đức Mẹ và đọc cả phần thứ ba này. Hình thức mà Công Đồng Trent công bố sau cùng đã được in trong Sách Nguyện Rôma năm 1568.
Thánh Tôma Aquinô và Kinh Kính Mừng
Nói tóm lại, thời Thánh Tôma Aquinô, phần cầu nguyện trong Kinh Kính Mừng chưa có. Nên ta không nên lấy làm lạ: đối với ngài, kinh ấy gồm ba phần: lời Thiên Thần Gabrien, lời Bà Thánh Êlizabét và tên Đức Mẹ (chưa có cả “Jesus. Amen”). Và chính vì vậy, ngài chỉ bình luận tới các phần ấy mà thôi.
Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà
Theo Thánh Tôma, điều đầu tiên cần lưu ý là thời xưa việc thiên thần hiện ra với con người được coi là một biến cố vĩ đại, nên con người phải tỏ lòng tôn kính các ngài, vì các ngài đáng được như thế. Thánh Kinh từng ca tụng Ápraham khi ông đón tiếp các thiên thần và tỏ lòng kính trọng các ngài. Ta chưa bao giờ được nghe thiên thần tỏ lòng tôn kính một con người nào trước khi ngài tới chào kính Rất Thánh Nữ Trinh: Kính chào Bà (Ave).
Lý do tại sao vào thời xưa thiên thần không tôn kính con người mà con người phải tôn kính thiên thần là vì thiên thần cao cả hơn con người, về ba phương diện. Phương diện thứ nhất là phẩm giá, vì thiên thần có bản tính thiêng liêng. Thánh Vịnh 103:4 nói rằng: “Đấng làm các thiên thần thành thiêng liêng” (qui facis angelos tuos spiritus). Trong khi con người có bản tính mau hư, bởi thế Ápraham thưa rằng (St 18:27): “Con sẽ thân thưa với Chúa, dù con là tro bụi”.
Thành thử đâu có chuyện một tạo vật thiêng liêng và không mau hư lại đi tỏ lòng tôn kính đối với một tạo vật mau hư là con người. Phương diện thứ hai liên quan tới việc thân quen với Thiên Chúa. Vì phục dịch Thiên Chúa, nên các thiên thần rất thân quen với Người. Sách Đanien 7:10 nói rằng: “Ngàn ngàn phục dịch Người, vạn vạn túc trực trước nhan Người”. Trong khi ấy, con người chỉ là kẻ đứng ngoài, ngăn cách Chúa bởi tội lỗi. Thánh Vịnh 54:8: “Này, tôi đã cao chạy xa bay tới chốn xa xôi”. Như thế hiển nhiên con người phải tỏ lòng tôn kính đối với các thiên thần vì các ngài gần gũi và thân quen với Thiên Chúa. Phương diện thứ ba, thiên thần cao sang hơn vì được tỏa ánh hào quang ơn phúc của Chúa: các ngài tham dự đầy đủ nhất vào ánh sáng của Thiên Chúa. Sách Gióp 25:3 viết rằng: “Ai đếm được binh lính của Người, và ai tránh được ánh sáng của Người?”
Bởi thế, thiên thần luôn xuất hiện sáng láng. Còn con người, dù cũng được dự phần vào ánh sáng, nhưng nhỏ nhoi xiết bao, gần như tối tăm vậy. Cho nên không thể có chuyện thiên thần tỏ lòng tôn kính con người, chỉ trừ một người nào đó vượt hơn các thiên thần về cả ba phương diện nói trên. Thánh Tôma bảo, có, có người như vậy và người đó chính là Rất Thánh Nữ Trinh. Để chứng tỏ ngài trổi vượt hơn thiên thần về cả ba phương diện này, Gabrien đã tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ bằng cách chào kính: Kính chào Bà.
Trước nhất, Đức Mẹ trổi vượt hơn bất cứ thiên thần nào vì ngài đầy ơn phúc. Chính Gabrien đã nhìn nhận điều đó, khi tuyên xưng Đức Mẹ “đầy ơn phúc”, như thể muốn nói: con tỏ lòng cung kính bà, vì bà trổi vượt hơn con về ơn phúc. Việc trổi vượt này liên quan tới ba điều sau đây: thứ nhất, là linh hồn, linh hồn Đức Mẹ đầy ơn phúc. Thiên Chúa thường ban ơn phúc vì hai lý do: để làm điều lành và để tránh điều dữ. Về cả hai điều ấy, Đức Mẹ đều được dư đầy. Hơn bất cứ người thánh thiện nào, trừ một mình Chúa Kitô, Đức Mẹ tránh hết mọi thứ tội. Tội nguyên tổ, ngài đã được sạch từ lúc còn trong lòng mẹ; tội riêng, dù nặng hay nhẹ, ngài cũng không hề mắc phải. Bởi thế, sách Diễm Ca 4:7 viết: “Bạn tình ơi, toàn thân nàng xinh đẹp, nơi nàng chẳng một chút vết nhơ”. Thánh Augustinô, trong cuốn “Bàn Về Tự Nhiên và Ơn Thánh”, viết rằng: “Ngoại trừ Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, còn nếu mọi đấng thánh nam và thánh nữ mà hiện diện ở đây và được hỏi liệu các ngài có vô tội không, thì tất cả sẽ đồng thanh trả lời: ‘nếu chúng tôi bảo mình vô tội, thì quả chúng tôi đã tự lừa dối mình và sự thật không có nơi chúng tôi’”.
Đối với Thánh Tôma, điều ấy không thể nào nghi vấn được, vì danh dự của Chúa đòi như thế. Ngài là đấng sẽ thụ thai và sinh hạ Đấng vô tội. Thánh Tôma khẳng định: “Chỉ có Chúa Kitô là hơn Đức Mẹ về phương diện này: Chúa được tượng thai và sinh ra không vướng tội nguyên tổ. Đức Mẹ được tượng thai trong tội tổ tông, nhưng sinh ra thì không vướng tội ấy” (2)
Ngoài ra, theo Thánh Tôma, Đức Mẹ nổi bật về mọi nhân đức trong khi các thánh chỉ nổi bật về một nhân đức đặc thù nào đó. Có vị nổi về nhân đức khiêm nhường, có vị nổi về nhân đức trong sạch, vị khác nổi về lòng khoan nhân. Bởi thế, các vị ấy nêu gương cho chúng ta về một số nhân đức đặc thù, như Thánh Nicôla làm gương cho chúng ta về lòng khoan nhân. Nhưng Đức Mẹ nêu gương cho ta về mọi nhân đức. Nhân đức khiêm nhường trong Luca 1:38: “Này tôi là tôi tớ Chúa”, rồi câu 48: “Người đoái trông đến sự đớn hèn của tôi tớ Người”. Nhân đức trong sạch trong Luca 1:34: “vì tôi không biết người nam”… Như thế, Đức Thánh Nữ Trinh đầy ơn phúc theo cả nghĩa tích cực (hành động) lẫn nghĩa tiêu cực (lánh tội).
Điều thứ hai, Đức Mẹ đầy ơn phúc trong linh hồn và sự đầy ơn này tràn qua thân xác ngài. Các thánh chỉ đủ ơn để thánh hóa linh hồn các ngài. Còn Đức Mẹ, linh hồn Đức Mẹ đầy ơn đến nỗi tràn qua cả thân xác ngài nữa, có thế ngài mới xứng đáng tượng thai Con Thiên Chúa. Chính vì thế, Hugh thành St Victor nói rằng: “Vì tình yêu của Chúa Thánh Thần bùng cháy mãnh liệt trong trái tim ngài đến nỗi ngài có khả năng làm được nhiều điều lạ lùng trong thân xác mình, để từ thân xác ấy Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người có thể hạ sinh. Phúc âm Luca 1:35 viết: “Đấng Thánh từ bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”.
Điều thứ ba, Đức Mẹ đầy ơn phúc đến có thể phân phát cho mọi người. Điều lớn lao nơi bất cứ vị thánh nào là các ngài được nhiều ơn thánh đủ để cứu rỗi nhiều người, nhưng lớn lao hơn cả là khi có đủ ơn thánh để cứu rỗi mọi người, việc này chỉ có nơi Chúa Kitô và Đức Thánh Nữ Trinh. Vì trong bất cứ cơn gian nan nguy khốn nào, bạn vẫn có thể nhận được ơn cứu thoát từ Đức Nữ Trinh vinh hiển này. Chính vì thế, Sách Diễm Ca 4:4 nói rằng: “nơi đó treo ngàn vạn mộc khiên (nghĩa là che chở khỏi hiểm nguy)”. Ngoài ra, trong bất cứ cố gắng sống nhân đức nào, bạn cũng sẽ được ngài trợ giúp. Chính vì thế, chính Đức Mẹ đã nói về mình trong Huấn Ca (Ecclesiasticus) 24:25: “ Trong ta, có mọi ơn thánh chỉ đường, trong ta có mọi hy vọng sự sống, và nhân đức” (3).
Như thế, Đức Mẹ đầy ơn phúc và vượt trên các thiên thần nhờ sự viên mãn ơn phúc này. Thánh Tôma cho hay: chính nhờ thế, ngài xứng đáng được gọi là Maria, có nghĩa là sáng láng. Isaia 58:10 nói về ngài: “ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ” soi sáng cho mọi người. Ngài giống như mặt trời và mặt trăng.
Phương diện thứ hai, Đức Mẹ trổi vượt hơn các thiên thần về sự thân quen với Thiên Chúa. Để minh chứng điều ấy, Gabrien thưa với Đức Mẹ: “Đức Chúa Trời ở cùng bà” như thể muốn nói: con tỏ lòng cung kính Bà vì Bà thân quen với Chúa hơn con, do sự kiện Thiên Chúa luôn ở cùng Bà, cả Chúa Cha lẫn Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Không một thiên thần hay tạo vật nào khác có được sự thân quen ấy. Luca 1:35 nói rằng: “Bởi thế, Đấng Thánh từ bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Còn Isaia 12:6 thì viết rằng: “Hãy reo hò mừng rỡ, hỡi dân Xion, vì giữa ngươi, Đấng Thánh của Israel quả là vĩ đại”. Chúa ở cùng Đức Thánh Nữ Trinh khác với ở cùng các thiên thần; Người ở với ngài như con, còn với các thiên thần, ngài ở như Chúa Tể... Đức Mẹ cũng được gọi là đền thờ Thiên Chúa, nơi Chúa Thánh Thần cư ngụ, Đấng thụ thai bởi Chúa Thánh Thần. Luca 1:35: “Thần trí Đấng Tối Cao sẽ xuống trên Bà”. Như thế, Đức Mẹ gần gũi với Thiên Chúa hơn các thiên thần: vì cả Chúa Cha, lẫn Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nghĩa là cả Ba Ngôi Thiên Chúa, cùng luôn ở với Đức Mẹ. Bởi thế có bài hát về ngài rằng: ngài là nơi nghỉ ngơi cao sang của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Nói về ngài rằng “Đức Chúa Trời ở cùng Bà” do đó là nói về điều cao trọng nhất người ta có thể nói về ngài. Do đó, quả là thích hợp khi thiên thần tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ, vì ngài là Mẹ Thiên Chúa và do đó là Thục Nữ Thiên Vương. Thánh Tôma cho rằng tên Maria trong tiếng Syria có nghĩa là thục nữ.
Phương diện thứ ba, Đức Mẹ trổi vượt hơn các thiên thần về sự tinh trong, vì không những ngài tinh trong trong chính ngài mà ngài còn xin được ơn tinh trong cho người khác nữa. Ngài không những tinh trong đối với tội lỗi, vì Trinh Nữ này không mắc bất cứ tội nặng nhẹ nào. Ngài còn tinh trong đối với hình phạt. Vì phạm tội, con người bị ba thứ chúc dữ. Chúc dữ thứ nhất cho đàn bà, người chịu thai trong tì vết, nên phải mang nặng đẻ đau. Rất Thánh Nữ Trinh không chịu chúc dữ ấy. Thánh Tôma bảo: vì ngài chịu thai không mang tội, nên ngài mang thai trong khỏe khoắn và sinh con Cứu Thế trong hân hoan. Isaia 35:2 viết: “Hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ và hân hoan múa nhẩy reo hò”. Chúc dữ thứ hai dành cho người đàn ông, người phải đổ mồ hơi mới kiếm được miếng ăn. Đức Mẹ không chịu sự chúc dữ này, vì như Thánh Phaolô từng viết trong thư 1Côrintô 7:32: “Người không lập gia đình thì lo lắng những việc thuộc về Thiên Chúa”. Chúc dữ thứ ba chung cho cả đàn ông lẫn đàn bà: họ sẽ trở về bụi tro. Đức Mẹ không chịu điều đó. Vì ngài đã được triệu cả hồn lẫn xác về thiên đàng. Vì ta vốn tin rằng sau khi chết, ngài được phục sinh và đem về trời (thời Thánh Tôma, chưa công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời). Thánh vịnh 131:8 hát rằng: “Lạy Chúa, xin đứng dậy, để cùng với hòm bia oai linh, Chúa ngự về chốn nghỉ ngơi”.
Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ
Tóm lại, Đức Mẹ thoát khỏi mọi chúc dữ và do đó, ngài có phúc hơn mọi người nữ, vì chỉ có ngài là không bị chúc dữ. Trái lại, ngài nhận được mọi chúc phúc, ngài là cửa thiên đàng rộng mở. Thánh Tôma bảo rằng tên Maria, theo giải thích, có nghĩa là Ngôi Sao Biển. Như thủy thủ được sao biển hướng dẫn vào bến lành thế nào, Kitô hữu cũng được Đức Mẹ hướng dẫn vào vinh quang như thế.
Và con lòng Bà gồm phúc lạ
Người tội lỗi đôi khi đi tìm những điều không thể nào đạt được, nhưng người công chính thì luôn đạt được. Sách Cách Ngôn 13:22 dạy: “của cải đứa tội lỗi lại dành cho chính nhân”. Như Evà, chẳng hạn, đi tìm trong trái cây nhưng nào thấy được những điều bà thèm muốn. Còn Đức Mẹ ngài thấy trong hoa trái lòng mình mọi sự vốn được Evà thèm muốn. Vì Evà từng thèm muốn ba điều nơi trái cây. Điều thứ nhất là điều ma qủy hứa bậy, rằng bà sẽ nên giống như Chúa, biết điều tốt điều xấu (St 3:5). Hắn chỉ là tên nói láo, cha mọi kẻ nói láo. Vì ăn trái cây rồi, Evà đâu có nên giống Chúa. Trái lại, vì phạm tội, bà phải xa rời Chúa, Đấng vốn cứu vớt bà, và bị đuổi ra khỏi Địa Đàng. Đức Mẹ cũng như mọi Kitô hữu, trái lại, tìm thấy Thiên Chúa và ơn cứu vớt của Người trong hoa trái lòng ngài. Vì nhờ Chúa Kitô, họ được kết hợp với Thiên Chúa và trở nên giống như Người. Thư thứ nhất của Thánh Gioan 3:2 viết rằng: “khi Người xuất hiện, ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, ta sẽ thấy Người như vậy”. Điều thứ hai được Evà thèm muốn nơi trái cấm là khoái lạc, vì trái ấy rất ngon để ăn. Nhưng nào bà có được khoái lạc, vì sau khi ăn nó, bà chỉ thấy mình trần truồng và buồn khổ. Trái lại, nơi hoa trái lòng Đức Mẹ, ta thấy sự dịu ngọt và ơn cứu rỗi. Phúc Âm Gioan 6:55 viết: “Ai ăn thịt Ta sẽ được sống muôn đời”. Điều thứ ba, trái cấm của Evà chỉ đẹp đẽ bên ngoài, nhưng hoa trái lòng Đức Mẹ thì đẹp thực sự, một vẻ đẹp đến thiên thần cũng muốn được chiêm ngưỡng. Thánh vịnh 44:3 hát: “Ngài đẹp hơn mọi con cái loài người” vì Người chính là vẻ huy hoàng trong vinh quang Chúa Cha.
Evà không tìm thấy trong trái cấm điều mà không một kẻ tội lỗi nào có thể tìm thấy trong tội lỗi của họ. Cho nên, muốn gì, ta hãy tìm nơi hoa trái lòng Đức Mẹ. Ở đó, ta thấy hoa trái được Thiên Chúa chúc phúc, vì hoa trái này đầy rẫy mọi ơn thánh đến độ ta chỉ cần tỏ lòng cung kính Người thì các ơn thánh ấy sẽ đến với chúng ta. Thư Êphêsô 1:3 viết: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì từ trời cao, Người đã thi ân giáng phúc cho ta trong Chúa Kitô”. Các thiên thần trong Khải Huyền 7:12 đã hát rằng: “Chúc tụng và vinh quang, khôn ngoan và tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh dâng lên Thiên Chúa chúng ta!”. Thánh Phaolô trong thư Philiphê 2:11 viết rằng: “Và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô ở trong vinh quang Chúa Cha”. Còn Thánh Vịnh 117:26 thì hát: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Nói tóm lại, Đức Mẹ có phúc, nhưng con lòng Đức Mẹ còn có phúc hơn nhiều.
Ghi chú
(1) Các trích dẫn Thánh Kinh trong bài này đều căn cứ vào bản Phổ Thông (Vulgata), kể cả cách đánh số Thánh Vịnh. Cách dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ khác nhiều so với Bản Phổ Thông.
(2) Cần lưu ý: Thánh Tôma viết điều này vì lúc đó chưa có tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai, một tín điều chỉ được thẩm quyền Giáo Hội tuyên bố vào năm 1854.
(3) Chúng tôi không thấy câu này trong các bản Bible de Jerusalem, Các Giờ Kinh Phụng Vụ hay của Cha Nguyễn Thế Thuấn. Nhưng có thấy trong Vulgata, Nova-Vulgata và bản tiếng Anh sau đây trên liên mạng: Ecclesiasticus 24:25. “In me is all grace of the way and of the truth, in me is all hope of life and of virtue”.
Ave Maria
Gratia plena
Dominus tecum
Benedicta tu in mulieribus
Et benedictus fructus ventris
Tui, Jesus.
Sancta Maria
Mater Dei
Ora pro nobis peccatoribus
Nunc et in hora mortis nostrae
Amen.
Kết cấu
Theo Catholic Encyclopedia, kinh trên còn được gọi là Lời Thiên Thần Chào. Lý do vì Kinh ấy bắt đầu với lời Thiên Thần Gabrien chào kính Đức Mẹ. Nhưng theo Thánh Tôma Aquinô, lời chào ấy thực sự gồm ba yếu tố khác nhau. Yếu tố thứ nhất là lời Thiên Thần Gabrien: “Ave, gratia plena, Dominus tecum, benedicta tu in mulieribus” (Kính chào, [bà] đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phúc lạ hơn mọi người nữ) (Lc 1: 28) (1). Yếu tố thứ hai được Giáo Hội thêm vào là tên “Maria” đặt ngay sau “Ave” (Gabrien không nói “Ave Maria” mà chỉ nói “Ave”), (còn tên “Jesus” thì thời Thánh Tôma vẫn chưa được thêm vào sau lời chào của Bà Êlizabét). Yếu tố thứ ba là lời chào mừng của thân mẫu Gioan Tẩy Giả: “Et benedictus fructus ventris tui” (Lc 1:42).
Việc ghép hai lời chào của Thiên Thần Gabrien và của Bà Êlizabét lại với nhau, theo Catholic Encyclopedia, rất tự nhiên vì trong Luca 1:28, Đức Mẹ được chào mừng là “benedicta tu in mulieribus” còn trong Luca 1:42, ngài được chào mừng là “benedicta tu in mulieres”.
Thêm vào hai lời chào ấy, là lời cầu xin “Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis peccatoribus, nunc et in hora mortis nostrae. Amen”. Lời cầu xin này được Giáo Hội công bố chính thức trong “Sách Giáo Lý Của Công Đồng Trent”. Sách này dạy rằng: “Quả hết sức thích hợp khi Giáo Hội thêm câu khẩn cầu và kêu xin Mẹ Thánh Thiên Chúa vào lời cảm tạ trên, vì muốn ngụ ý rằng ta nên sốt sắng và nài nỉ chạy đến cùng ngài để nhờ lời khẩn cầu của ngài, ngài sẽ giao hòa Thiên Chúa với chúng ta tội lỗi và giúp ta nhận được ơn phúc cần thiết cho cả đời này lẫn đời sau vô tận”.
Nguồn gốc
Kinh Kính Mừng có từ lúc nào như một lời kinh riêng của lòng sùng kính Đức Mẹ Chúa Trời là điều không dễ trả lời. Đương nhiên, khi lòng sùng kính ấy bắt đầu xuất hiện trong Giáo Hội, thì lời chào kính bất hủ của Thiên Thần Gabrien hẳn phải được tín hữu lặp đi lặp lại. Công thức “Ave gratia plena” của bản Phổ Thông do Thánh Giêrônimô chuyển từ Hy Ngữ chẳng mấy chốc đã xuất hiện trong các sách nghi lễ Syriac mà tác giả là Severus, Thượng Phụ Antiôkia (khoảng năm 513) và sau đó, trong “Liber Antiphonarius” của Thánh Grêgôriô Cả (540-604). Nhưng như một kinh riêng, thì hình như đến lúc đó vẫn chưa có Kinh Kính Mừng.
Cả truyền thuyết cho rằng Thánh Ildephonsus thành Toledo (thế kỷ thứ 7) là người khởi diễn kinh này cũng chỉ là một tương truyền ngoại thư. Truyện kể rằng một đêm kia Thánh Nhân vào nhà thờ, thấy Đức Mẹ ngự trên ghế giám mục của mình, chung quanh có ca đoàn trinh nữ ca hát ngợi khen. Thánh Nhân tới gần, rồi liên tiếp qùy lạy Đức Mẹ. Cứ mỗi lần qùy như thế, ngài lại nhắc lại lời Thiên Thần Gabrien chào kính Đức Mẹ: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và con lòng Bà gồm phúc lạ”. Đức Mẹ rất hài lòng với lối tán tụng này và thưởng cho Thánh Nhân một chiếc áo chầu rất đẹp đẽ (Mabillon, Acta SS. O.S.B., saec V, pref., no. 119). Nhưng câu truyện này chỉ mới có từ thời Hermann thành Laon thuộc đầu thế kỷ 12.
Trên thực tế, theo Catholic Encyclopedia, trước năm 1050, chưa hề có dấu tích nào cho thấy Kinh Kính Mừng đã thành hình như một bản kinh riêng rẽ, biệt lập. Mọi chứng cớ đều cho thấy kinh này phát sinh từ những câu xướng đáp trong Kinh Nhật Tụng kính Đức Mẹ, khá thịnh hành lúc đó trong các đan viện. Hai bản chép tay của người Anglo-Saxon tại British Museum (một trong hai bản này có từ năm 1030) cho thấy các lời “Ave Maria” v.v… và “benedicta tu in mulieribus et benedictus fructus ventris tui" xuất hiện hầu như trong mọi phần của Kinh Nhật Tụng này. Nhưng việc chúng được nối với nhau để làm thành một kinh riêng thì phải đợi một thời gian nữa. Bộ “Marien-legenden”, tức bộ các truyện tích nổi tiếng về Đức Mẹ có từ đầu thế kỷ 12, cho thấy lời chào kính Đức Mẹ nói trên đã mau chóng phát triển thành một bài kinh riêng biệt dù câu “ và con lòng bà gồm phúc lạ” chưa biết chắc đã được thêm vào lúc nào. Tuy nhiên, Đan Viện Phụ Baldwin, thuộc dòng Xitô và là Tổng Giám Mục Canterbury năm 1184, trước đó, có viết ra một bài diễn nghĩa Kinh Kính Mừng trong đó ngài nói: “Cộng với lời chào kính của Thiên Thần, mà ta dùng chào kính Rất Thánh Đồng Trinh hàng ngày, với lòng mộ mến hết sức ta, ta thường thêm những lời sau: ‘và con lòng Bà gồm phúc lạ’, tức câu mà Thánh Nữ Êlizabét sau đó, khi nghe lời Trinh Nữ chào mình, đã nhớ lại và bổ túc lời Thiên Thần, mà nói rằng: “Bà có phúc hơn mọi người nữ và con lòng Bà gồm phúc lạ”.
Không lâu sau đó, tức khoảng năm 1196, ta thấy có sắc lệnh công đồng do Đức Cha Eudes thành Sully, Giám Mục Paris, ban hành, khuyên các giáo sĩ phải lo liệu sao cho Kinh “Kính Chào Thánh Nữ Đồng Trinh” được giáo dân thuộc lòng như thuộc Kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha. Sau niên hiệu ấy, nhiều chỉ thị tương tự đã được ban hành khắp nơi, bắt đầu là Anh Quốc với Công Đồng Durham năm 1217.
Kính Mừng Maria như một lời kính chào
Để hiểu được các phát triển ban đầu của việc sùng kính này, điều cần nắm vững là: những người đầu tiên sử dụng Kinh Kính Mừng chỉ hiểu đây là một hình thức chào kính. Và do đó, song song với lời chào kính, họ thường làm các cử chỉ cung kính bề ngoài như bái gối, hay ít nhất cũng cúi đầu. Người ta ghi lại rằng trong thế kỷ 12, Thánh Aybert có thói quen mỗi ngày đọc 150 Kinh Kính Mừng, trong đó ngài bái gối khi đọc 100 kinh và sấp mình đọc 50 kinh còn lại. Về Thánh Louis, Vua Nước Pháp, tác giả Thierry cho hay: không kể các kinh khác, mỗi tối, Vua Thánh đều qùy 50 lần và cứ mỗi lần đứng lên và qùy xuống, ngài lại đọc chậm rãi một Kính Mừng Maria. Việc qùy gối khi đọc Kinh Kính Mừng, sau đó, đã trở thành thói quen của nhiều dòng tu. Trong cuốn “Ancren Riwle”, một khảo luận có trước năm 1200, các nữ tu được chỉ thị là khi đọc Kinh Sáng Danh và Kinh Kính Mừng, họ phải bái gối hay cúi đầu thật sâu tùy theo mùa trong Giáo Hội. Vì sự mệt nhọc do những lần sấp mình hay qùy gối liên tiếp này gây ra, nên việc đọc một số Kinh Kính Mừng nào đó thường được coi là việc thực hành đền tội như đã được ghi lại trong nhiều hạnh các thánh, thí dụ Thánh Margarét (chết năm 1292), con gái quốc vương Hung Gia Lợi.
Đến thời Thánh Louis (1214-1270), Kinh Kính Mừng kết thúc với lời của Thánh Êlizabét: “Con lòng Bà gồm phúc lạ”, chưa có chữ Giêsu. Chữ này được thêm cùng thời với phần cầu xin. Người ta vẫn cho rằng tên Chúa Giêsu, hay “Giêsu Kitô, Amen” như trong thế kỷ 15, là do sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Urbanô thứ IV (1261) và được Đức Gioan XXII (1249-1334) xác nhận và ban ơn xá. Dù không có chứng cớ đầy đủ nhưng cuối thời Trung Cổ, người ta vẫn tin như thế. Một thủ bản tiếng Đức rất thời danh trong thế kỷ 15 tức cuốn Der Selen Troist (1474) còn chia Kinh Kính Mừng làm 4 phần và cho rằng phần đầu là của Thiên Thần Gabrien, phần hai của Thánh Êlizabét, phần ba gồm tên thánh Jesus Christus do các vị giáo hoàng và phần cuối cùng là chữ Amen do Giáo Hội thêm vào.
Kinh Kính Mừng như một lời cầu nguyện
Việc thêm phần cầu nguyện vào phần chào kính của Kính Kính Mừng sau câu “ventris tui, Jesus” đã được cảm nghiệm từ khá lâu. Vết tích của việc thêm vào này đã có từ thế kỷ 14 và 15, trong nhiều vần thơ diễn giải kinh này, mà vần thơ nổi tiếng nhất, thường được người ta gán một cách thiếu chính xác cho Dante, là:
O Vergin benedetta, sempre tu
Ora per noi a Dio, che ci perdoni,
E diaci grazia a viver si quaggiu
Che'l paradiso al nostro fin ci doni;
(Ôi thánh Nữ Trinh, xin cầu cùng Chúa cho chúng con luôn mãi, để Người tha thứ và ban ơn thánh cho chúng con mà sống ở dưới thế này và khi chết được Người thưởng ban thiên đàng).
So sánh với các bản Kinh Kính Mừng bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Provençal, người ta thấy có khuynh hướng chung là kết thúc bằng lời khẩn cầu cho người có tội và nhất là xin ơn trợ giúp lúc lâm chung. Nhưng cho đến cuối thế kỷ 15, vẫn chưa có một hình thức kết thúc nào được chính thức công nhận, dù hình thức tương tự nhất với hình thức của ta hiện nay được gọi là “Kinh của Đức Giáo Hoàng Aléxăng VI” (1431-1503) và được khắc vào nhiều chuông nhà thờ. Tuy nhiên, cho tới tận năm 1568, về phương diện phụng vụ, Kinh Kính Mừng vẫn kết thúc ở câu “Jesus, Amen”.
Ta gặp Kinh Kính Mừng như hình thức hiện nay được in trong sách nguyện của các đan sĩ Camaldolese (một nhánh của Dòng Biển Đức) khoảng năm 1514. Hình thức này có thể phát sinh từ Ý. Có người cho rằng chính Thánh Antôniô thành Florence, qua đời năm 1459, đã viết lời Kinh y hệt như của chúng ta ngày nay. Điều này không có chi chắc chắn. Điều chắc chắn là một lời kinh y hệt như lời kinh của ta hiện nay, ngoại trừ không có chữ “nostrae”, đã được in ngay ở đầu một tác phẩm nhỏ của Savonarola (1452-1498) ấn hành năm 1495. British Museum hiện có một bản của tác phẩm này. Ngay trước niên biểu này, trong ấn bản tiếng Pháp của cuốn “Lịch Mục Tử” xuất bản năm 1493, phần thứ ba đã được thêm vào Kinh Kính Mừng. Phần này được nhắc lại trong bản dịch tiếng Anh của Pynson mấy năm sau đó như sau: "Holy Mary moder of God praye for us synners. Amen" (Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội. Amen). Cuốn sách trên còn có hình đức giáo hoàng và toàn thể Giáo Hội qùy gối trước ảnh Đức Mẹ và đọc cả phần thứ ba này. Hình thức mà Công Đồng Trent công bố sau cùng đã được in trong Sách Nguyện Rôma năm 1568.
Thánh Tôma Aquinô và Kinh Kính Mừng
Nói tóm lại, thời Thánh Tôma Aquinô, phần cầu nguyện trong Kinh Kính Mừng chưa có. Nên ta không nên lấy làm lạ: đối với ngài, kinh ấy gồm ba phần: lời Thiên Thần Gabrien, lời Bà Thánh Êlizabét và tên Đức Mẹ (chưa có cả “Jesus. Amen”). Và chính vì vậy, ngài chỉ bình luận tới các phần ấy mà thôi.
Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà
Theo Thánh Tôma, điều đầu tiên cần lưu ý là thời xưa việc thiên thần hiện ra với con người được coi là một biến cố vĩ đại, nên con người phải tỏ lòng tôn kính các ngài, vì các ngài đáng được như thế. Thánh Kinh từng ca tụng Ápraham khi ông đón tiếp các thiên thần và tỏ lòng kính trọng các ngài. Ta chưa bao giờ được nghe thiên thần tỏ lòng tôn kính một con người nào trước khi ngài tới chào kính Rất Thánh Nữ Trinh: Kính chào Bà (Ave).
Lý do tại sao vào thời xưa thiên thần không tôn kính con người mà con người phải tôn kính thiên thần là vì thiên thần cao cả hơn con người, về ba phương diện. Phương diện thứ nhất là phẩm giá, vì thiên thần có bản tính thiêng liêng. Thánh Vịnh 103:4 nói rằng: “Đấng làm các thiên thần thành thiêng liêng” (qui facis angelos tuos spiritus). Trong khi con người có bản tính mau hư, bởi thế Ápraham thưa rằng (St 18:27): “Con sẽ thân thưa với Chúa, dù con là tro bụi”.
Thành thử đâu có chuyện một tạo vật thiêng liêng và không mau hư lại đi tỏ lòng tôn kính đối với một tạo vật mau hư là con người. Phương diện thứ hai liên quan tới việc thân quen với Thiên Chúa. Vì phục dịch Thiên Chúa, nên các thiên thần rất thân quen với Người. Sách Đanien 7:10 nói rằng: “Ngàn ngàn phục dịch Người, vạn vạn túc trực trước nhan Người”. Trong khi ấy, con người chỉ là kẻ đứng ngoài, ngăn cách Chúa bởi tội lỗi. Thánh Vịnh 54:8: “Này, tôi đã cao chạy xa bay tới chốn xa xôi”. Như thế hiển nhiên con người phải tỏ lòng tôn kính đối với các thiên thần vì các ngài gần gũi và thân quen với Thiên Chúa. Phương diện thứ ba, thiên thần cao sang hơn vì được tỏa ánh hào quang ơn phúc của Chúa: các ngài tham dự đầy đủ nhất vào ánh sáng của Thiên Chúa. Sách Gióp 25:3 viết rằng: “Ai đếm được binh lính của Người, và ai tránh được ánh sáng của Người?”
Bởi thế, thiên thần luôn xuất hiện sáng láng. Còn con người, dù cũng được dự phần vào ánh sáng, nhưng nhỏ nhoi xiết bao, gần như tối tăm vậy. Cho nên không thể có chuyện thiên thần tỏ lòng tôn kính con người, chỉ trừ một người nào đó vượt hơn các thiên thần về cả ba phương diện nói trên. Thánh Tôma bảo, có, có người như vậy và người đó chính là Rất Thánh Nữ Trinh. Để chứng tỏ ngài trổi vượt hơn thiên thần về cả ba phương diện này, Gabrien đã tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ bằng cách chào kính: Kính chào Bà.
Trước nhất, Đức Mẹ trổi vượt hơn bất cứ thiên thần nào vì ngài đầy ơn phúc. Chính Gabrien đã nhìn nhận điều đó, khi tuyên xưng Đức Mẹ “đầy ơn phúc”, như thể muốn nói: con tỏ lòng cung kính bà, vì bà trổi vượt hơn con về ơn phúc. Việc trổi vượt này liên quan tới ba điều sau đây: thứ nhất, là linh hồn, linh hồn Đức Mẹ đầy ơn phúc. Thiên Chúa thường ban ơn phúc vì hai lý do: để làm điều lành và để tránh điều dữ. Về cả hai điều ấy, Đức Mẹ đều được dư đầy. Hơn bất cứ người thánh thiện nào, trừ một mình Chúa Kitô, Đức Mẹ tránh hết mọi thứ tội. Tội nguyên tổ, ngài đã được sạch từ lúc còn trong lòng mẹ; tội riêng, dù nặng hay nhẹ, ngài cũng không hề mắc phải. Bởi thế, sách Diễm Ca 4:7 viết: “Bạn tình ơi, toàn thân nàng xinh đẹp, nơi nàng chẳng một chút vết nhơ”. Thánh Augustinô, trong cuốn “Bàn Về Tự Nhiên và Ơn Thánh”, viết rằng: “Ngoại trừ Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, còn nếu mọi đấng thánh nam và thánh nữ mà hiện diện ở đây và được hỏi liệu các ngài có vô tội không, thì tất cả sẽ đồng thanh trả lời: ‘nếu chúng tôi bảo mình vô tội, thì quả chúng tôi đã tự lừa dối mình và sự thật không có nơi chúng tôi’”.
Đối với Thánh Tôma, điều ấy không thể nào nghi vấn được, vì danh dự của Chúa đòi như thế. Ngài là đấng sẽ thụ thai và sinh hạ Đấng vô tội. Thánh Tôma khẳng định: “Chỉ có Chúa Kitô là hơn Đức Mẹ về phương diện này: Chúa được tượng thai và sinh ra không vướng tội nguyên tổ. Đức Mẹ được tượng thai trong tội tổ tông, nhưng sinh ra thì không vướng tội ấy” (2)
Ngoài ra, theo Thánh Tôma, Đức Mẹ nổi bật về mọi nhân đức trong khi các thánh chỉ nổi bật về một nhân đức đặc thù nào đó. Có vị nổi về nhân đức khiêm nhường, có vị nổi về nhân đức trong sạch, vị khác nổi về lòng khoan nhân. Bởi thế, các vị ấy nêu gương cho chúng ta về một số nhân đức đặc thù, như Thánh Nicôla làm gương cho chúng ta về lòng khoan nhân. Nhưng Đức Mẹ nêu gương cho ta về mọi nhân đức. Nhân đức khiêm nhường trong Luca 1:38: “Này tôi là tôi tớ Chúa”, rồi câu 48: “Người đoái trông đến sự đớn hèn của tôi tớ Người”. Nhân đức trong sạch trong Luca 1:34: “vì tôi không biết người nam”… Như thế, Đức Thánh Nữ Trinh đầy ơn phúc theo cả nghĩa tích cực (hành động) lẫn nghĩa tiêu cực (lánh tội).
Điều thứ hai, Đức Mẹ đầy ơn phúc trong linh hồn và sự đầy ơn này tràn qua thân xác ngài. Các thánh chỉ đủ ơn để thánh hóa linh hồn các ngài. Còn Đức Mẹ, linh hồn Đức Mẹ đầy ơn đến nỗi tràn qua cả thân xác ngài nữa, có thế ngài mới xứng đáng tượng thai Con Thiên Chúa. Chính vì thế, Hugh thành St Victor nói rằng: “Vì tình yêu của Chúa Thánh Thần bùng cháy mãnh liệt trong trái tim ngài đến nỗi ngài có khả năng làm được nhiều điều lạ lùng trong thân xác mình, để từ thân xác ấy Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người có thể hạ sinh. Phúc âm Luca 1:35 viết: “Đấng Thánh từ bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”.
Điều thứ ba, Đức Mẹ đầy ơn phúc đến có thể phân phát cho mọi người. Điều lớn lao nơi bất cứ vị thánh nào là các ngài được nhiều ơn thánh đủ để cứu rỗi nhiều người, nhưng lớn lao hơn cả là khi có đủ ơn thánh để cứu rỗi mọi người, việc này chỉ có nơi Chúa Kitô và Đức Thánh Nữ Trinh. Vì trong bất cứ cơn gian nan nguy khốn nào, bạn vẫn có thể nhận được ơn cứu thoát từ Đức Nữ Trinh vinh hiển này. Chính vì thế, Sách Diễm Ca 4:4 nói rằng: “nơi đó treo ngàn vạn mộc khiên (nghĩa là che chở khỏi hiểm nguy)”. Ngoài ra, trong bất cứ cố gắng sống nhân đức nào, bạn cũng sẽ được ngài trợ giúp. Chính vì thế, chính Đức Mẹ đã nói về mình trong Huấn Ca (Ecclesiasticus) 24:25: “ Trong ta, có mọi ơn thánh chỉ đường, trong ta có mọi hy vọng sự sống, và nhân đức” (3).
Như thế, Đức Mẹ đầy ơn phúc và vượt trên các thiên thần nhờ sự viên mãn ơn phúc này. Thánh Tôma cho hay: chính nhờ thế, ngài xứng đáng được gọi là Maria, có nghĩa là sáng láng. Isaia 58:10 nói về ngài: “ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ” soi sáng cho mọi người. Ngài giống như mặt trời và mặt trăng.
Phương diện thứ hai, Đức Mẹ trổi vượt hơn các thiên thần về sự thân quen với Thiên Chúa. Để minh chứng điều ấy, Gabrien thưa với Đức Mẹ: “Đức Chúa Trời ở cùng bà” như thể muốn nói: con tỏ lòng cung kính Bà vì Bà thân quen với Chúa hơn con, do sự kiện Thiên Chúa luôn ở cùng Bà, cả Chúa Cha lẫn Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Không một thiên thần hay tạo vật nào khác có được sự thân quen ấy. Luca 1:35 nói rằng: “Bởi thế, Đấng Thánh từ bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Còn Isaia 12:6 thì viết rằng: “Hãy reo hò mừng rỡ, hỡi dân Xion, vì giữa ngươi, Đấng Thánh của Israel quả là vĩ đại”. Chúa ở cùng Đức Thánh Nữ Trinh khác với ở cùng các thiên thần; Người ở với ngài như con, còn với các thiên thần, ngài ở như Chúa Tể... Đức Mẹ cũng được gọi là đền thờ Thiên Chúa, nơi Chúa Thánh Thần cư ngụ, Đấng thụ thai bởi Chúa Thánh Thần. Luca 1:35: “Thần trí Đấng Tối Cao sẽ xuống trên Bà”. Như thế, Đức Mẹ gần gũi với Thiên Chúa hơn các thiên thần: vì cả Chúa Cha, lẫn Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nghĩa là cả Ba Ngôi Thiên Chúa, cùng luôn ở với Đức Mẹ. Bởi thế có bài hát về ngài rằng: ngài là nơi nghỉ ngơi cao sang của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Nói về ngài rằng “Đức Chúa Trời ở cùng Bà” do đó là nói về điều cao trọng nhất người ta có thể nói về ngài. Do đó, quả là thích hợp khi thiên thần tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ, vì ngài là Mẹ Thiên Chúa và do đó là Thục Nữ Thiên Vương. Thánh Tôma cho rằng tên Maria trong tiếng Syria có nghĩa là thục nữ.
Phương diện thứ ba, Đức Mẹ trổi vượt hơn các thiên thần về sự tinh trong, vì không những ngài tinh trong trong chính ngài mà ngài còn xin được ơn tinh trong cho người khác nữa. Ngài không những tinh trong đối với tội lỗi, vì Trinh Nữ này không mắc bất cứ tội nặng nhẹ nào. Ngài còn tinh trong đối với hình phạt. Vì phạm tội, con người bị ba thứ chúc dữ. Chúc dữ thứ nhất cho đàn bà, người chịu thai trong tì vết, nên phải mang nặng đẻ đau. Rất Thánh Nữ Trinh không chịu chúc dữ ấy. Thánh Tôma bảo: vì ngài chịu thai không mang tội, nên ngài mang thai trong khỏe khoắn và sinh con Cứu Thế trong hân hoan. Isaia 35:2 viết: “Hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ và hân hoan múa nhẩy reo hò”. Chúc dữ thứ hai dành cho người đàn ông, người phải đổ mồ hơi mới kiếm được miếng ăn. Đức Mẹ không chịu sự chúc dữ này, vì như Thánh Phaolô từng viết trong thư 1Côrintô 7:32: “Người không lập gia đình thì lo lắng những việc thuộc về Thiên Chúa”. Chúc dữ thứ ba chung cho cả đàn ông lẫn đàn bà: họ sẽ trở về bụi tro. Đức Mẹ không chịu điều đó. Vì ngài đã được triệu cả hồn lẫn xác về thiên đàng. Vì ta vốn tin rằng sau khi chết, ngài được phục sinh và đem về trời (thời Thánh Tôma, chưa công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời). Thánh vịnh 131:8 hát rằng: “Lạy Chúa, xin đứng dậy, để cùng với hòm bia oai linh, Chúa ngự về chốn nghỉ ngơi”.
Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ
Tóm lại, Đức Mẹ thoát khỏi mọi chúc dữ và do đó, ngài có phúc hơn mọi người nữ, vì chỉ có ngài là không bị chúc dữ. Trái lại, ngài nhận được mọi chúc phúc, ngài là cửa thiên đàng rộng mở. Thánh Tôma bảo rằng tên Maria, theo giải thích, có nghĩa là Ngôi Sao Biển. Như thủy thủ được sao biển hướng dẫn vào bến lành thế nào, Kitô hữu cũng được Đức Mẹ hướng dẫn vào vinh quang như thế.
Và con lòng Bà gồm phúc lạ
Người tội lỗi đôi khi đi tìm những điều không thể nào đạt được, nhưng người công chính thì luôn đạt được. Sách Cách Ngôn 13:22 dạy: “của cải đứa tội lỗi lại dành cho chính nhân”. Như Evà, chẳng hạn, đi tìm trong trái cây nhưng nào thấy được những điều bà thèm muốn. Còn Đức Mẹ ngài thấy trong hoa trái lòng mình mọi sự vốn được Evà thèm muốn. Vì Evà từng thèm muốn ba điều nơi trái cây. Điều thứ nhất là điều ma qủy hứa bậy, rằng bà sẽ nên giống như Chúa, biết điều tốt điều xấu (St 3:5). Hắn chỉ là tên nói láo, cha mọi kẻ nói láo. Vì ăn trái cây rồi, Evà đâu có nên giống Chúa. Trái lại, vì phạm tội, bà phải xa rời Chúa, Đấng vốn cứu vớt bà, và bị đuổi ra khỏi Địa Đàng. Đức Mẹ cũng như mọi Kitô hữu, trái lại, tìm thấy Thiên Chúa và ơn cứu vớt của Người trong hoa trái lòng ngài. Vì nhờ Chúa Kitô, họ được kết hợp với Thiên Chúa và trở nên giống như Người. Thư thứ nhất của Thánh Gioan 3:2 viết rằng: “khi Người xuất hiện, ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, ta sẽ thấy Người như vậy”. Điều thứ hai được Evà thèm muốn nơi trái cấm là khoái lạc, vì trái ấy rất ngon để ăn. Nhưng nào bà có được khoái lạc, vì sau khi ăn nó, bà chỉ thấy mình trần truồng và buồn khổ. Trái lại, nơi hoa trái lòng Đức Mẹ, ta thấy sự dịu ngọt và ơn cứu rỗi. Phúc Âm Gioan 6:55 viết: “Ai ăn thịt Ta sẽ được sống muôn đời”. Điều thứ ba, trái cấm của Evà chỉ đẹp đẽ bên ngoài, nhưng hoa trái lòng Đức Mẹ thì đẹp thực sự, một vẻ đẹp đến thiên thần cũng muốn được chiêm ngưỡng. Thánh vịnh 44:3 hát: “Ngài đẹp hơn mọi con cái loài người” vì Người chính là vẻ huy hoàng trong vinh quang Chúa Cha.
Evà không tìm thấy trong trái cấm điều mà không một kẻ tội lỗi nào có thể tìm thấy trong tội lỗi của họ. Cho nên, muốn gì, ta hãy tìm nơi hoa trái lòng Đức Mẹ. Ở đó, ta thấy hoa trái được Thiên Chúa chúc phúc, vì hoa trái này đầy rẫy mọi ơn thánh đến độ ta chỉ cần tỏ lòng cung kính Người thì các ơn thánh ấy sẽ đến với chúng ta. Thư Êphêsô 1:3 viết: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì từ trời cao, Người đã thi ân giáng phúc cho ta trong Chúa Kitô”. Các thiên thần trong Khải Huyền 7:12 đã hát rằng: “Chúc tụng và vinh quang, khôn ngoan và tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh dâng lên Thiên Chúa chúng ta!”. Thánh Phaolô trong thư Philiphê 2:11 viết rằng: “Và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô ở trong vinh quang Chúa Cha”. Còn Thánh Vịnh 117:26 thì hát: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Nói tóm lại, Đức Mẹ có phúc, nhưng con lòng Đức Mẹ còn có phúc hơn nhiều.
Ghi chú
(1) Các trích dẫn Thánh Kinh trong bài này đều căn cứ vào bản Phổ Thông (Vulgata), kể cả cách đánh số Thánh Vịnh. Cách dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ khác nhiều so với Bản Phổ Thông.
(2) Cần lưu ý: Thánh Tôma viết điều này vì lúc đó chưa có tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai, một tín điều chỉ được thẩm quyền Giáo Hội tuyên bố vào năm 1854.
(3) Chúng tôi không thấy câu này trong các bản Bible de Jerusalem, Các Giờ Kinh Phụng Vụ hay của Cha Nguyễn Thế Thuấn. Nhưng có thấy trong Vulgata, Nova-Vulgata và bản tiếng Anh sau đây trên liên mạng: Ecclesiasticus 24:25. “In me is all grace of the way and of the truth, in me is all hope of life and of virtue”.
Văn Hóa
Bắt đầu tháng hoa
Ngô xuân Tịnh
08:28 02/10/2010
Bắt đầu tháng hoa
Mân côi tháng Mẹ về đây
Vào ngày trời đất ngập đầy sắc hoa
Mưa hoa hồng phủ chan hòa
Là ngày kính thánh Tê-rê-xa-Hài-Đồng
-Giêsu thương mến vô cùng
Hồng ân Chúa Mẹ lạ lùng ! thấy chưa ?
Mân côi hoa Mẹ làm mưa
Tâm hồn bé nhỏ say sưa nhận vào
Hoa kinh xinh đẹp biết bao
Đơn sơ trong suốt dạt dào hồng ân
Mật hoa dịu ngọt vô ngần
Tâm hồn bé nhỏ ân cần thấm sâu
Ngày đêm con sẽ nguyện cầu
Noi guơng chị thánh đẹp mầu đơn sơ
Yêu thương ngập lút bến bờ
Hy sinh cầu nguyện con thơ thực hành
Hồng ân của mẹ long lanh
Mân côi tháng Mẹ phúc lành phủ phê
Trần gian phủ lấp tràn trề
Nhạc mân côi Mẹ vọng về yêu thương
Yêu thương là chính thiên đường
Giữa nơi bể khổ dương gian lệ nhiều
Mân côi của Mẹ thương yêu
Mân côi tháng Mẹ về đây
Vào ngày trời đất ngập đầy sắc hoa
Mưa hoa hồng phủ chan hòa
Là ngày kính thánh Tê-rê-xa-Hài-Đồng
-Giêsu thương mến vô cùng
Hồng ân Chúa Mẹ lạ lùng ! thấy chưa ?
Mân côi hoa Mẹ làm mưa
Tâm hồn bé nhỏ say sưa nhận vào
Hoa kinh xinh đẹp biết bao
Đơn sơ trong suốt dạt dào hồng ân
Mật hoa dịu ngọt vô ngần
Tâm hồn bé nhỏ ân cần thấm sâu
Ngày đêm con sẽ nguyện cầu
Noi guơng chị thánh đẹp mầu đơn sơ
Yêu thương ngập lút bến bờ
Hy sinh cầu nguyện con thơ thực hành
Hồng ân của mẹ long lanh
Mân côi tháng Mẹ phúc lành phủ phê
Trần gian phủ lấp tràn trề
Nhạc mân côi Mẹ vọng về yêu thương
Yêu thương là chính thiên đường
Giữa nơi bể khổ dương gian lệ nhiều
Mân côi của Mẹ thương yêu
Thập Tự Hồng
Hiền Lâm
09:04 02/10/2010
THẬP TỰ HỒNG
Có tiếng ve hết hè còn nức nở,
Có nụ hồng chưa kịp uống sương mai,
Có trái tim thổn thức suốt đêm dài,
Có bờ môi… vẫn khép buồn lặng lẽ,
Có kỷ niệm vụt tan theo gió nhẹ,
Có giọt buồn đọng lại ướt bờ mi,
Có ánh mắt nhìn nhau chẳng nói gì,
Có bài thơ, viết mãi còn dang dở.
Có CHÀNG XUÂN đã dâng mình theo Chúa
Vẫn “bóng hồng” chiều tựa cửa ngóng trông,
Có NÀNG THU đã khép cổng tu phòng
Vẫn “cây si” ai đó trồng trước ngõ?
Lạ gì đâu chính kỳ công tạo hoá
Cho con người một “bí ẩn” trong tim,
Để ai ai cũng khắc khoải kiếm tìm
“Một nửa kia” để thương và để nhớ.
Chuyện “xương sườn” nơi địa đàng nguyên tổ,
Chuyện Thiên Tử lên thập tự hiến dâng,
Chuyện chàng xuân… còn những phút bâng khuâng,
Chuyện nàng thu… chợt chạnh lòng xao xuyến.
Để một người trước bàn thờ thánh hiến,
Để một người lặng lẽ ngước nhìn lên
Cảm nhận “giờ” hấp hối của con tim
Quyện tình Chúa – tình người trong nước mắt.
Đã bao lần, nụ hồng thành đinh sắt
Đóng tim tôi, xé nát cõi lòng tôi.
Nụ hồng nào, nụ hồng chẳng có gai,
Thập giá nào không thẫm màu máu đỏ?
Xin dâng Chúa mọi vui buồn quá khứ,
Dâng nụ cười, dâng kỷ niệm yêu xưa,
Dâng bóng ai đang hoài niệm đợi chờ,
Dâng lên Chúa trái tim hồng bé nhỏ.
Có tiếng ve hết hè còn nức nở,
Có nụ hồng chưa kịp uống sương mai,
Có trái tim thổn thức suốt đêm dài,
Có bờ môi… vẫn khép buồn lặng lẽ,
Có kỷ niệm vụt tan theo gió nhẹ,
Có giọt buồn đọng lại ướt bờ mi,
Có ánh mắt nhìn nhau chẳng nói gì,
Có bài thơ, viết mãi còn dang dở.
Có CHÀNG XUÂN đã dâng mình theo Chúa
Vẫn “bóng hồng” chiều tựa cửa ngóng trông,
Có NÀNG THU đã khép cổng tu phòng
Vẫn “cây si” ai đó trồng trước ngõ?
Lạ gì đâu chính kỳ công tạo hoá
Cho con người một “bí ẩn” trong tim,
Để ai ai cũng khắc khoải kiếm tìm
“Một nửa kia” để thương và để nhớ.
Chuyện “xương sườn” nơi địa đàng nguyên tổ,
Chuyện Thiên Tử lên thập tự hiến dâng,
Chuyện chàng xuân… còn những phút bâng khuâng,
Chuyện nàng thu… chợt chạnh lòng xao xuyến.
Để một người trước bàn thờ thánh hiến,
Để một người lặng lẽ ngước nhìn lên
Cảm nhận “giờ” hấp hối của con tim
Quyện tình Chúa – tình người trong nước mắt.
Đã bao lần, nụ hồng thành đinh sắt
Đóng tim tôi, xé nát cõi lòng tôi.
Nụ hồng nào, nụ hồng chẳng có gai,
Thập giá nào không thẫm màu máu đỏ?
Xin dâng Chúa mọi vui buồn quá khứ,
Dâng nụ cười, dâng kỷ niệm yêu xưa,
Dâng bóng ai đang hoài niệm đợi chờ,
Dâng lên Chúa trái tim hồng bé nhỏ.