Ngày 02-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Theo đạo Công Giáo nhờ các Thánh Thiên Thần
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
05:14 02/10/2009
Câu chuyện xảy ra tại Việt Nam vào năm 1896. Một Linh Mục Thừa Sai người Pháp kể lại như sau.

Một gia đình ngoại giáo ở Đà Nẵng rất có thiện cảm với Đạo Công Giáo và tận tình giúp đỡ các Linh Mục đang truyền giáo tại Việt Nam. Đã hai lần gia đình này cứu tôi thoát khỏi nanh vuốt của Quan Tổng Trấn và các quân lính lùng bắt các Linh Mục. Họ chẳng những cho tôi trú ẩn trong nhà mà còn thay phiên nhau canh phòng cẩn mật ngày đêm để không một ai nhận ra hoặc nghi ngờ về sự hiện diện của tôi. Chưa hết, họ chu đáo dọn cho tôi những món ăn đặc biệt Việt Nam với gạo thơm và nước trà hảo hạng.

Nhận thấy những cử chỉ tốt lành của họ tôi vui mừng thầm nghĩ:

- Hẳn đây là một gia đình hội đủ điều kiện để tôi có thể truyền bá đạo lý Kitô Giáo cho họ.

Nghĩ thế nên tôi ra công thuyết phục họ. Tôi cố gắng trình bày mọi khía cạnh cao cả tuyệt vời của Kitô Giáo. Tôi cũng tìm đủ lý lẽ minh chứng:

- Kitô Giáo rao giảng một nền luân lý thật hiền dịu và trong sạch, dựa trên Tình Yêu THIÊN CHÚA và tình thương con người.

Tôi thi thố trọn tài năng giảng thuyết hầu đưa gia đình ngoại giáo trở về cùng THIÊN CHÚA. Nhưng tôi ngạc nhiên và thất vọng biết bao khi thấy rằng:

- Họ hoàn toàn dửng dưng trước tất cả lý lẽ của tôi. Kitô Giáo không có gì mới lạ để lôi cuốn họ!

Thấy thế, tôi liền kêu đến Trời Cao. Tôi khẩn khoản xin THIÊN CHÚA soi sáng cho tôi biết phải dùng phương thế nào và rao giảng ra sao để đưa các đại ân nhân của tôi gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Và THIÊN CHÚA nhận lời tôi cầu xin qua trung gian một cậu bé bằng phương thế thật bất ngờ và vô cùng tuyệt diệu.

Cậu bé trạc 12-13 tuổi và là con của người hàng xóm. Cậu hoàn toàn mù tịt về Đức Tin Kitô nhưng đã tình cờ nghe đọc vài đoạn Kinh Thánh dịch ra tiếng Việt. Một ngày, cậu bé kể lại cho cô con gái gia đình chủ nhà tôi đang trọ nghe câu chuyện Tobia và Tổng Lãnh Thiên Thần Raphae, vị dẫn đường cho thiếu niên. Đây là cô con gái cưng của hai ông bà, vừa thông minh vừa duyên dáng.

Ngay ngày hôm sau, thiếu nữ nói với tôi:

- Con biết có một tôn giáo đẹp hơn tôn giáo của Cha. Đó là tôn giáo của các Thánh Thiên Thần, Sứ Giả của Trời Cao. Nếu Cha cũng biết tôn giáo này và thông truyền cho chúng con thì con xin lãnh trách nhiệm đưa toàn gia đình con trở về với tôn giáo tuyệt vời ấy!

Nghe thiếu nữ nói tôi hiểu ngay bàn tay THIÊN CHÚA đã can thiệp. Tôi hân hoan trả lời:

- Được rồi! Tôi sẽ nói cho cô và gia đình cô nghe về giáo lý và truyện các Thánh Thiên Thần.

Mọi người chấp thuận và ngồi quây quần chung quanh tôi. Tôi cẩn thận rút từ Kinh Thánh tất cả đoạn nào liên quan đến các Thánh Thiên Thần, bắt đầu từ Cựu Ước rồi sang Tân Ước. Trước tiên là chuyện con rắn trong vườn Địa Đàng và Thiên Thần cứu sống Isaac, con trai duy nhất của tổ phụ Abraham, sang đến thị kiến về Thiên Thần của ông Giuđa Maccabêô.. Trong Tân Ước, tôi bắt đầu câu chuyện Tổng Lãnh Thiên Thần Gabrie được THIÊN CHÚA sai đến truyền tin cho Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA, và kết thúc với chuyện các Thánh Thiên Thần xuất hiện nơi mồ Đức Chúa GIÊSU KITÔ, loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Sau cùng, khi Đức Chúa GIÊSU KITÔ Về Trời, các Thánh Thiên Thần từ Trời xuống xin mọi người giải tán.

Suốt cuộc đời truyền giáo, chưa bao giờ tôi thành công trong việc giảng thuyết như lần này. Mọi người há hốc mồm, chăm chú nuốt từng lời tôi nói, say mê theo dõi các câu chuyện tuyệt diệu về các Thánh Thiên Thần. Khi tôi dứt lời, mọi người đồng thanh kêu lên:

- Chúng con xin từ bỏ các bụt thần ngoại giáo để tin nhận THIÊN CHÚA Toàn Năng, Đấng có các Thánh Thiên Thần làm Bộ Trưởng và Ngài đã ban cho từng thụ tạo một Thánh Thiên Thần Hộ Thủ, chăm sóc và giữ gìn!

Với niềm vui khôn tả, tôi dõng dạc tuyên bố:

- Thế thì kể từ giờ phút này, hỡi các bạn, các bạn là tín hữu Kitô, bởi vì, tất cả những gì tôi vừa kể cho các bạn nghe, chỉ mới là phần nhỏ của Kitô Giáo, tôn giáo do chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ thành lập.

Những ngày kế tiếp, tôi bắt đầu giảng giải giáo lý một cách có hệ thống hơn. Và sau một tháng, tôi rửa tội cho toàn thể gia đình ân nhân của tôi.

Kinh đọc cùng Thánh Thiên Thần Bản Mệnh. ”Lạy Thiên Thần Chúa là đấng gìn giữ con. Xin Thiên Thần soi sáng tâm trí con, gìn giữ trái tim con, nâng đỡ thân xác con và hướng dẫn con, vì con được Tình Yêu Thiên Quốc giao phó cho Thiên Thần chăm sóc. Amen”.

... ”Này Ta sai thiên sứ đi trước con, để gìn giữ con khi đi đường và đưa con vào nơi Ta đã dọn sẵn. Trước mặt ngài, hãy ý tứ và nghe lời ngài. Đừng làm cho ngài phải chịu cay đắng, ngài sẽ không tha lỗi cho con, vì danh Ta ngự trong ngài. Nếu thực sự con nghe lời ngài, nếu con làm mọi điều Ta nói, Ta sẽ trở thành kẻ thù của kẻ thù con, đối phương của đối phương con” (Xuất Hành 23,20-22).

(”Le Ciel Parmi Nous”, Editions Bénédictines, 1997, trang 173-175)
 
Chung Thủy- Thủy Chung
Anmai. CSsr
08:49 02/10/2009
CHÚA NHẬT 27 TN B
St 2, 18-24; Dt 2,9-11; Mc 10, 2-16


CHUNG THỦY - THUỶ CHUNG

Từ thuở tạo thành, Thiên Chúa đã muốn hay nói đúng hơn là truyền cho con người một lệnh truyền là phải trung thành, phải thuỷ chung với nhau. Thế nhưng mà, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử của cuộc đời, của con người, chúng ta vẫn thấy đó những đổ nát của đời sống gia đình, những đổ vỡ của đời sống gia đình.

Bài đọc thứ nhất hôm nay khá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Bài đọc ấy được trích từ sách Sáng Thế. Đoạn sách này kể lại việc sáng tạo trời đất muôn vật của Thiên Chúa. Sau khi tạo dựng vũ trụ bao la này, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người để con người được cái quyền thừa hưởng gia nghiệp ấy. Sau khi tạo dựng ra hình ảnh của một người đàn ông giống hình ảnh của con người, Thiên Chúa cảm thấy rằng để một mình người đàn ông ấy ở một mình không tốt và rồi Thiên Chúa đã tạo ra “cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2, 18).

Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục trong cái hành động sáng tạo của mình, Thiên Chúa đã tạo ra sinh vật và đặt tên cho từng súc vật, chim trời và dã thú. Thế nhưng, tất cả những sinh vật ấy vẫn chẳng là gì với con người cả, những sinh vật ấy làm gì xứng với con người. Và rồi, Thiên Chúa nghĩ ra một cách để tạo nên một trợ tá tương xứng cho con người mà mình vừa dựng nên bằng cách cho con người ngủ một giấc thật mê say rồi Thiên đã rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt vào. Thiên Chúa, Ngài hoàn toàn có đủ quyền năng để Ngài tạo dựng nên một người khác nhưng không, Thiên Chúa đã làm theo cách của Ngài.

Khi tạo dựng xong một người mà mình đã rút xương ra, dẫn đến cho người đàn ông và con người đã nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra."

Hình ảnh rút cái xương sườn của người đàn ông ra để tạo ra một người đàn bà rất là hay bởi vì khi ấy hai người cũng chỉ là một bởi vì xương của người đàn ông cũng là xương của người đàn bà và thịt của người đàn bà cũng là thịt của người đàn ông. Hình ảnh ấy mang một ý nghĩa hết sức là tuyệt vời. Hai người ấy tuy là hai nhưng thật sự là một, tuy là một đấy nhưng lại là hai người. Hai người bổ khuyết cho nhau những thiếu sót, những yếu điểm cho nhau để cùng nhau chung sống một đời sống hạnh phúc.

"Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!

Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra."

Và, với lý do như vậy, chúng ta nghe được rằng: “ Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”. (St 2, 24)

Tưởng chừng như từ hành động của Thiên Chúa và hơn thế nữa, lệnh truyền của Ngài sẽ làm cho con người sống gắn bó, chung thuỷ với chồng, với vợ của mình. Thế nhưng, đáng tiếc thay trong cái hành trình làm người, trong cái phận người nhỏ bé và yếu đuối, con người vẫn lần bước trong những con đường lệch lạc, những con đường chia ly, những con đường đau đớn trong đời sống gia đình của mình.

Thử mở lại những trang Thánh Kinh, nghiền ngẫm suy tư một chút, chúng ta thấy hình ảnh của 4 người phụ nữ có vấn đề trong cái gia phả, trong cái danh sách của gia đình Đavit, tổ phụ của Giuse, cha nuôi của Giêsu. Thế đấy, con người, trong đời sống gia đình cứ trục trặt làm sao ấy.

4 người đàn bà ấy cũng chỉ là 4 con người đại diện, 4 con người tiêu biểu cho đời sống gia đình có vấn đề. Hình ảnh của những người đàn bà ấy đã để lại cho con cháu nhiều thắc mắc, nhiều suy nghĩ nhất là những người hay bắt bẻ về luật này luật nọ của Chúa. Nhiều người và cách riêng người Biệt Phái là những người hay hoạch hoẹ Chúa đủ thứ chuyện trên đời. Một trong những chuyện mà họ hoạch hoẹ Chúa đó chính là về đời sống chung thuỷ và thuỷ chung của đôi bạn trong đời sống hôn nhân gia đình, đời sống vợ chồng.

Trình thuật mà chúng ta vừa nghe Thánh Macco thuật lại quá quen thuộc. Xét về phương diện biên soạn, trình thuật này của Maccô khá tương đồng với bản văn Matthêu 19, 1-9. Tuy nhiên, mỗi thánh ký có cách đặt vấn đề cũng như lối diễn xuất câu chuyện khác nhau. Nơi Matthêu, phe Biệt phái đề cập tới một lệnh truyền của Môsê nhưng Chúa Giêsu trả lời đó chỉ là một sự cho phép. Đang khi đó, trong Tin Mừng Maccô, phe Biệt phái nói đến một sự cho phép, còn Chúa Giêsu hỏi họ về một lệnh truyền trong lề luật. Chúng ta thử so sánh thoáng qua như sau:

Mt 19,1-9: Câu 3: Biệt phái đến gặp Người... họ nói: Có được phép rẫy vợ mình vì bất kỳ cớ nào không ?

Mc10,1-12: Câu 2: Biệt phái đến gặp Người... hỏi: Có được phép rẫy vợ không ?

Mt 19,1-9: Câu 4-5: Đáp lại Người nói: Các ông đã không đọc sao: Từ khởi nguyên, là nam là nữ, tạo hoá đã dựng nên chúng... Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cả cha mẹ và khắn khít với vợ và cả 2 sẽ nên 1 thân xác...

Mc10,1-12: Câu 3-4: Đáp lại Người nói: Môsê đã truyền sao cho các ông ? Họ đáp: Môsê đã cho phép viết ly thư mà rẫy vợ.

Mt 19,1-9: Câu 7-8: Họ vặn lại: Vậy thì tại sao Môsê lại truyền phải trao ly thư mà rẫy vợ. Người đáp: Vì lòng dạ lì lợm của các ngươi...

Mc10,1-12: Câu 5: Vì lòng dạ lì lợm của các ngươi mà Môsê đã viết giới luật đó. Nhưng từ khởi nguyên tạo thành, là nam là nữ Ngài đã dựng nên chúng. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và cả hai sẽ nên một thân xác

Trở lại bản văn Maccô, khi trả lời cho vấn nạn Chúa Giêsu đã khởi đi từ lời nói cho phép ly dị để gợi nhắc lời nói đặt nền tảng cho hôn nhân: Vì chưng, sự miễn trừ không hủy bỏ luật nền tảng. Người phô bày cho thấy sự cho phép của lề luật Môsê chỉ có tính cách tạm thời và giờ đây đã đến lúc phải trở về lại với lệnh truyền hoàn hảo của Đấng sáng tạo.

Từ khởi nguyên tạo thành: là nam là nữ Ngài đã dựng lên chúng. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và cả hai chúng sẽ nên một thân xác. Vậy điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì người ta chớ có phân ly (c. 6-9).

Từ khởi nguyên tạo thành

Chúa Giêsu qui chiếu về lúc sáng tạo khởi đầu để gợi lại ý muốn chân thực nguyên gốc của Thiên Chúa trước khi xuất hiện luật Môsê. Người trích dẫn sách sáng thế: "Thiên Chúa đã dựng nên người theo hình ảnh mình... là nam là nữ, Ngài đã dựng nên" (St 1,27). "Bởi thế, đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắn khít với vợ mình, và chúng sẽ nên một thân xác" (St 2,24). Và khởi từ các lời kinh thánh này mà Chúa Giêsu khẳng định: khi tạo dựng đàn ông và đàn bà, Thiên Chúa đã tỏ bày ý muốn của Ngài rằng vợ chồng tạo nên một sự duy nhất không thể hoá giải, phân ly.

Chúa Giêsu đi theo sát lý luận của sách khởi nguyên: khi tạo dựng nam nữ, chính Thiên Chúa đã muốn có sự kết hợp giữa họ. Sự kết hợp này trở nên khắn khít và dứt khoát đến mức độ cả một người từ nay trở nên một thân xác (c. 8).

một thân xác.

Trong ngôn ngữ Do Thái, hạn từ này nói lên một con người toàn diện, một hữu thể duy nhất (x. Rm 1,3. Hơn nữa, hạn từ này cũng hàm chứa ý nghĩa rằng trong cuộc sống lứa đôi sự kết hợp thân xác được diễn tả như một sự tỏ bày sâu thẳm nhất cũng như hùng hồn nhất của sự dâng hiến cho nhau.

Từ đó Chúa Giêsu đưa ra kết luận đương nhiên: Điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì người ta chớ có phân ly (c. 9). Chính Thiên Chúa đã tác động cho sự kết hợp duy nhất giữa vợ chồng, theo như người Do Thái vẫn quan niệm. Thế nên, nếu Thiên Chúa can thiệp, con người không có quyền hủy bỏ sự phối hợp này.

Như thế, Chúa Giêsu phủ bác mọi thứ quan niệm về sự đổi thay sự phối hợp duy nhất này, vốn phù hợp với cả hai phái như Thiên Chúa đã sắp xếp từ đầu. Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng căn bản của nhân phẩm con người. Trong cuộc sống hôn nhân, người ta không được chỉ đi kiếm tìm một sự thoả mãn xác thịt, song họ phải nhắm đến một sự kết hợp liên nhân vị, một sự hoàn tất của con người toàn diện trong sự gặp gỡ một hữu thể nhân linh khác, bổ túc cho nhau và cả hai cấu thành một cộng đoàn đích thực. Vậy, chiếu theo ý định của Thiên Chúa sáng tạo, không thể có chuyện ưu thế của người nam trên nữ, song chỉ có sự đề cao nhân phẩm của con người nói chung. Vì chưng, con người dù là nam hay nữ đã được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 27). Đồng thời sự kết hợp của vợ chồng tạo nên một xác thịt duy nhất, cũng xuất phát từ ý muốn Thiên Chúa. Chính vì lý do đó mà truyền thống ngôn sứ đã nói đến một thứ giao ước vợ chồng, như là hình ảnh của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài (x. Hs chương 1, 2 và 3). Sự so sánh đó nói lên một sự dấn thân dứt khoát, một kết quả của quyết định tự do, có suy nghĩ và xứng hợp với nhân phẩm con người.

Về nhà môn đệ hỏi Người lại về điều đó. Người nói: Ai rẫy vợ mình mà cưới vợ khác, tức là ngoại tình đối với vợ mình. Và nếu vợ bỏ chồng đi lấy chồng khác thì nó phạm tội ngoại tình (c. 10-12).

Như chúng ta đã nhiều lần ghi nhận, cách miêu tả của thánh ký nơi câu 10: về nhà môn đệ hỏi lại, gợi lên bối cảnh Giáo hội sơ khai mà Tin Mừng muốn ngỏ sứ điệp. Vì chưng, trong nhãn quan thần học Maccô câu trả lời của Chúa Giêsu cho các môn đệ cũng chính là sứ điệp thần học muốn trao gởi cho tất cả các môn đệ của sơ thời cũng như của mọi thời.

Thông thường luật pháp Do Thái về hôn nhân chỉ dành cho người chồng quyền viết ly thư, người vợ không có quyền xin ly dị. Cách trình bày của hạn từ 11 và 12 qui chiếu tới luật Rôma đồng thời gợi nhắc quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Từ đó, lồng kết vào mạch văn ở đây, những lời khẳng định của Chúa Giêsu ở các hạn từ 11 và 12 phô bày cho hiểu rằng: Người dứt khoát cấm sự ly dị cho cả vợ lẫn chồng (x. 1 C 7,10 tt). Vì chưng "kẻ nào ly dị là phạm tội ngoại tình".

Sự kết án này của Chúa Giêsu gợi lên cho thấy sự cao cả cũng như tính nghiêm trọng của sự kết hợp vợ chồng, tương tư như trường hợp của giao ước thánh giữa Thiên Chúa và dân người, ở đó Thiên Chúa là cha nhân lành muốn tỏ bày ý muốn hạnh phúc và ơn cứu độ vĩnh cửu cho con người.

Thiên Chúa, mãi mãi muốn con người hạnh phúc thật nhưng con người thì ngược lại.

Thời nào vấn nạn chung thuỷ và thuỷ chung cũng là vấn nạn nhức nhối đối với con người nhưng chắc có lẽ thời hiện tại này, ngay cái ngày hôm nay dấu chứng đời sống chung thuỷ và thuỷ chung đang ở mức báo động đỏ. Ngày hôm nay người ta không còn chung thuỷ với nhau nữa, người ta đã phá vỡ giao ước thánh trong ngày lãnh bí tích hôn nhân.

Con người phải gánh chịu và trả lẽ cho hành động thất tín bất trung của mình. Chỉ những ai trung tín với nhau thật trong giao ước thánh mà mình đã ký kết thì cuộc đời mình mới có hạnh phúc thật ở đời sau và ngay cuộc đời hiện tại. Ngược lại, nếu không thuỷ chung, không chung thuỷ sống với nhau thì đừng mơ có một cuộc sống hạnh phúc ở hiện tại chứ đừng nghĩ gì đến tương lai.

Nguyện xin Chúa ban ơn cho mỗi người để rồi con người luôn biết vun đắp cho đời sống của mình để ngày mỗi ngày mình gắn kết, khăng khít với nhau hơn trong cái giao ước thánh mà mình đã một lần ký kết. Và cũng xin Chúa luôn chúc lành cho giao ước ấy và cũng xin Chúa gìn giữ giao ước ấy trong suốt cuộc đời của mỗi người.
 
Trong đau khổ và đấu tranh, Chúa Giêsu đã hoàn thiện
Jos. Tú Nạc, NMS
08:55 02/10/2009
TRONG ĐAU KHỔ VÀ ĐẤU TRANH, CHÚA GIÊ-SU ĐÃ HOÀN THIỆN

Chúa Nhật XXVII thường Niên – Năm B (Genesis 2: 7, 8, 18-24; Psalm 128; Hebrews 2: 9-11; Mark 10: 2-16)

Có hai phiên bản khác nhau về sự sáng tạo trong Sách Sáng Thế. Sự mô tả của việc sáng tạo này – thứ hai – được diễn tả trong một phong cách thoải mái và rất người hơn trước nhiều. Thiên Chúa xuất hiện với tư cách một nghệ nhân tinh xảo trong xưởng làm việc của Người hơn sức mạnh vũ trụ trong chương thứ nhất người mà tạo dựng sức mạnh bởi lời Người.

Mục đích của câu chuyện giáo huấn này là để nhận biết Thiên Chúa như lực lượng sáng tạo phía sau sự sáng tạo và để giải thích những thứ như chu kỳ sự sống, những mối kết hợp hôn nhân và thống trị nhân loại bao trùm trên thế giới động vật. Đó không phải ý định – và không nên được giải thích – như sự mô tả khoa học và chương trình của sự sáng tạo. Việc sáng tạo cuộc sống và sự tiến hóa sự sống loài người vô cùng phức tạp – cũng như phi thường và hùng vĩ hơn là việc đọc ngây thơ, tầm thường và thô thiển theo nghĩa đen một bản văn được cung cấp.

Cái tên mà chúng ta liên tưởng đến người đầu tiên trong truyện, Adam, không phải là cái tên cá nhân chút nào. Nó có nghĩa “người-đất” và cho thấy nguồn gốc loài người thuộc về đất – giai đoạn đầu tiên của cuộc hành trình nhân loại. Trong Tân Ước, đặc biệt 1 Cor 15 có sự tiếp chuyển từ những người dưới thế tới những người trên trời bởi sự tham gia trong vinh quang của Chúa Ki-tô. Thay vì một sự biện minh cho ưu thế người nam và sự thống trị, sự sáng tạo người nữ từ cạnh sườn của người đàn ông là một biểu hiện sự ca ngợi, bình đẳng và sự phụ thuộc lẫn nhau nam/ nữ. Khi hai người trở thành một xương một thịt trong sự kết hợp hôn nhân – và sự kết hợp này hơn nhiều so với thể chất – có sự quay về với nguồn gốc nguyên thủy trong Thiên Chúa trước khi phân ly và chia cắt.

Việc tạm trú trên trần gian của Chúa Giê-su là một trong bàn tay đầu tiên nhân loại biểu hiện. Người đã được thực hiện vì chúng ta – thấp hơn các thiên thần – nhưng với một mục đích. Người đã phải đau khổ và tranh đấu, cũng giống như chúng ta, và đó là cách Người được hoàn thiện. Người là người mở đường, tiên phong, là một trong những người đầu tiên trở về nhà với ý định đầy đủ rằng Người phải là người đầu tiên của nhiều người. Giai đoạn này trong cuộc hành trình của chúng ta đến Thiên Chúa đánh đổ hành động tàn bạo của cái chết và cho phép chúng ta được chia sẻ trong vinh quang và danh dự của Chúa Giê-su. Đó là một trong những vần thơ mà chúng ta phải làm trung gian hòa giải hàng ngày: người mà thánh hóa (Chúa Giê-su) và những người được thánh hóa (chúng ta) là tất cả từ một. Bởi điều này Chúa Giê-su không hổ thẹn gọi chúng ta là anh chị em. Điều này có nghĩa là chia sẻ những thực tế của những ai mà Chúa Giê-su cũng như sự cứu giúp từ lòng thương cảm và sự hiện diện thiêng liêng của Người. Thật quá đỗi thường xuyên tâm linh và thần học của chúng ta nhấn mạnh quá nhiều khoảng cách và sự dị biệt giữa bản thân chúng ta và Chúa Giê-su trong phong cách trực tiếp và cởi mở của anh hoặc chị.

Những câu hỏi khó và những câu trả lời hóc búa: là ly hôn cho phép hay không? Trong thời đại Chúa Giê-su có hai trường tư tưởng trong số các giáo sỹ. Truyền thống tự do cho phép được ly hôn với hầu hết bất kỳ lý do nào, trong khi truyền thống chặt chẽ hơn tuyệt đối không cho phép. Chúa Giê-su xuất hiện để hỗ trợ với sau này. Người ám chỉ đến giá trị sự sáng tạo và nhu cầu cho phái nam và phái nữ để trở thành một xương một thịt và nhấn mạnh rằng sự hiệp nhất của hai người không được tan vỡ. Có một điều cần nhớ: câu hỏi nói về một người nam chối bỏ vợ mình – không có gợi ý của người vợ ly hôn chồng mình, và một người phụ nữ bị chối bỏ thường thiếu những phương tiện hỗ trợ. Chúa Giê-su quả quyết về sự bình đẳng và những quyền của phụ nữ. Nhưng thậm chí bên cạnh việc hôn nhân đó còn hơn cả sự thỏa thuận nhiệm vụ - đó là một giao ước thiêng liêng và chia sẻ trong quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa.

Thật không may, những cuộc hôn nhân không trọn vẹn là một thực tế bất hạnh của cuộc sống và chúng ta không thể đánh giá những người đã phải đối diện với bi kịch nhân loại này. Nhưng những phức tạp thuộc tâm lý con người không được xem xét và giải quyết trong đoạn văn này. Họ cũng không thể đọc hiểu được những con người thời cổ đại. Trong thế giới cổ đại một sự hiểu biết nông cạn và khá tĩnh của cá tính con người chiến thắng. Điều này chắc chắn được nắm bắt như lý tưởng của chúng ta, nhưng cả hai sự hiểu biết sâu xa hơn cả của chúng ta về con người thuộc tính người và tấm gương của lòng trắc ẩn và lòng thương xót của Chúa Ki-tô đòi hỏi rằng chúng ta phải thực hiện tất cả mà chúng ta có thể để giảm nhẹ những gánh nặng và khôi phục sự sống của những ai đau khổ những ảnh hưởng của những mối quan hệ chia ly.

(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
11:54 02/10/2009
LẠC ĐÀ BỊ BỆNH

N2T


Lạc đà bị bệnh té ở bên đường, đợi cứu viện.

- “Thật là áy náy, tôi phải đi nhanh để xây thánh điện, không có giờ rãnh để giúp anh”, con voi đi qua đường, nhưng đi tất tất bật bật.

- “Tôi bận đi đầu tư gấp, đợi kiếm chút lời thì có thể dâng hiến Thiên Chúa một món tiền lớn”- hà mã áy náy nói với lạc đà xong, đi mà không ngoảnh đầu lại.

Đấng tạo hóa buồn nói:

- “Này các con, thánh điện càng đẹp hơn, tiền bạc có nhiều thêm nữa, thì cũng không quan trọng bằng một sinh mệnh”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

“Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, thật là một câu nói đầy tính triết lý sống.

Chúa Giê-su đã kể ra dụ ngôn người Samari nhân hậu, để chê những người thích coi trọng hình thức bên ngoài mà bỏ ngơ công việc bác ái: tới nhà thờ trễ một chút có chết thằng tây nào đâu, mà người anh em đang nằm đó sắp chết lại không cứu giúp! Đụng đến người ngoại đạo là ô uế, sợ lỗi luật, mà không cúi xuống đỡ người hoạn nạn lên, thì chẳng khác chi cầm gáo nước lạnh tạt vào mặt Chúa, bởi vì khi đã hành động như thế thì ô uế hơn là đụng vào xác chết.

Bác ái là không kể tốt xấu, ô uế, da đen da trắng, không kể quốc gia dân tộc, không kể có bà con thân thuộc hay không. Bác ái cũng không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo, thông minh hay đần độn v.v…

Người công giáo cần sống bác ái.

Các tu sĩ lại cần sống bác ái gấp đôi.

Các linh mục càng sống bác ái cách tuyệt vời hơn.

Bác ái chính là diễn tả lại cuộc sống của Chúa Ki-tô, là rao giảng Tin Mừng hữu hiệu nhất vậy.

----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 27 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
11:56 02/10/2009
CHỦ NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 10, 2-16

“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.”


Bạn thân mến,

“Mô-đen” nổi bật nhất của gia đình trong thế giới ngày nay chính là vợ chồng li dị nhau. Li dị là một hành vi bạo lực tàn nhẫn làm tổn thương lâu dài tinh thần của con cái, là sự ích kỷ tàn nhẫn của cha mẹ đối với con cái của mình...

Con người thời nay viện cớ là phải theo đà tiến của văn minh nhân loại, của khoa học kĩ thuật để rồi từ chối và phủ nhận cái gốc của hoà bình chính là hạnh phúc gia đình, họ chối bỏ giá trị đạo đức cá nhân để a dua theo phong trào li dị mà họ cho rằng, nếu mình không theo là lỗi thời. Li dị chính là chối bỏ đạo đức căn bản trong hôn nhân mà Chúa Giê-su đã nói rõ ràng: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li”, Thiên Chúa đã phối hợp và chúc phúc trong sự ưng thuận một cách thong dong của người nam và người nữ, chứ không phối hợp và chúc phúc cách miễn cưỡng hay gò bó của hai người, cho nên khi họ xé bỏ khế ước hôn nhân để li dị đường ai nấy đi, thì chính họ cũng đã xé bỏ hạnh phúc của mình và con cái của mình, và hơn thế nữa, họ từ chối sự chúc lành của Thiên Chúa trên tình yêu của họ: họ không thể nào tìm kiếm lại hạnh phúc hôn nhân sau khi đã li dị...

Tình yêu chân chính là biết hi sinh cho nhau và chấp nhận những khuyết điểm của nhau, trong tình yêu vợ chồng, sự hi sinh cho nhau và chấp nhận khuyết điểm của nhau càng phải nổi bật hơn, bởi vì bao lâu họ biết chấp nhận và hi sinh cho nhau thì hạnh phúc còn ở với họ, nhưng một khi họ chỉ nhìn thấy những khổ cực của mình mà không nhìn thấy những nổi khổ của vợ (chồng) mình, thì cánh cửa hạnh phúc gia đình đang từ từ khép lại, nhốt họ trong sự ích kỉ chỉ muốn thoả mãn những đòi hỏi của cá nhân mà thôi.

Bạn thân mến,

Hạnh phúc của đời sống hôn nhân rất là quan trọng, quan trọng là bởi vì được Thiên Chúa chúc phúc, và Chúa Giê-su đã nâng lên hàng bí tích, do đó mà bạn và tôi –những người vợ người chồng- càng phải ý thức hơn nữa vai trò của mình trước mặt Thiên Chúa, đó là biết chấp nhận khuyết điểm của nhau và hi sinh cho nhau, bởi vì đó chính là những giọt mật ngọt trong tình yêu chân thật của đời sống hôn nhân theo ý của Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Câ hỏi gợi ý:

1. Có lúc nào anh (chị) mĩm cười trước khuyết điểm của vợ (chồng) ?

2. Có lúc nào anh (chị) nghĩ rằng: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà thôi, thì sẽ làm cho gia đình mất hạnh phúc chăng ?

----------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
11:59 02/10/2009
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Tin Mừng: Lc 1, 26-38.

“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.”


Bạn thân mến,

Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Đức Mẹ Mân Côi, để kính nhớ cuộc chiến thắng của các chiến thuyền Ki-tô giáo tại vịnh Lepente ngày 7 tháng 10 năm 1571, nhờ sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ Maria qua lời cầu nguyện bằng chuổi Mân Côi của các tín hữu. Qua kinh Mân Côi, chúng ta thấy có hai yếu tố quan trọng mà Đức Mẹ Maria rất yêu thích, đó chính là sự lặp đi lặp lại kinh Kính Mừng, và suy niệm các mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Giê-su, mà Đức Mẹ Maria có vai trò rất đặc biệt trong chương trình cứu độ nhân loại của Chúa.

Đức Mẹ Maria rất yêu thích những ai đọc kinh Kính Mừng, bởi vì chính thiên thần Ga-bri-en đã cất tiếng chào mừng khi truyền tin cho Mẹ: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà…” Lời cầu chúc này đã nói lên sự cung kính của thiên thần đối với một tạo vật là Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế là Chúa Giê-su.

Khi yêu nhau, đôi bạn nam nữ thường lặp đi lặp lại điệp khúc “anh yêu em” và “em yêu anh” mà không thấy chán, không thấy thừa thải hoặc không thấy mắc cở gượng gùng, bởi vì tình yêu được phát xuất từ tấm lòng chân thật, cho nên họ sẽ sung sướng đón nhận lời lẽ yêu thương ngắn ngọn mà bày tỏ hết cả tấm lòng yêu thương của bạn mình.

Đức Mẹ Maria cũng rất yêu thích những ai thành tâm đọc kinh Mân Côi, bởi vì nơi kinh Mân Côi này chúng ta lặp đi lặp lại không những một hai lần kinh Kính Mừng, nhưng là đọc đi đọc lại cả một trăm năm mươi lần, như một trăm năm mươi đóa hoa hồng dâng kính Mẹ, như lời đức giáo hoàng Piô V đã nói: “Đây là việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria bằng cách đọc một trăm năm mươi kinh Kính Mừng, theo con số các thánh vịnh của Đa-vít, chia thành từng chục kinh một với một kinh Lạy Cha, đồng thơi suy ngắm các mầu nhiệm về toàn thể cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô.”

Đã có rất nhiều lần bạn và tôi lần chuỗi Mân Côi mà miệng đọc như cái máy phát thanh, không hề dừng lại để suy ngắm những gì mình đang đọc; có những lúc bạn và tôi đọc kinh Mân Côi mà như sợ người khác giành giựt, cho nên chúng ta vẫn chưa hiểu và chưa yêu mến Chúa Giê-su cho đủ, do đó mà chúng ta trở thành những nghi vấn cho người khác nghi ngờ về đức tin của chúng ta.

Bạn thân mến,

Đức giáo hoàng Phao-lô VI khích lệ chúng ta như sau: “Bản chất việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi nhịp điệu phải chậm rãi và có thời gian thư thả, để người ta có thời gian suy gẫm sâu xa về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giê-su được nhìn qua Trái Tim của Đấng gần gủi nhất với Chúa.” (Marialis Cultus, 47)

Mừng lễ Mẹ Mân Côi hôm nay, bạn và tôi nên có một quyết tâm khi lần hạt Mân Côi, đó là luôn yêu mến và tin tưởng vào Đức Mẹ Maria, để nhờ Mẹ mà chúng ta đến với Chúa Giê-su -là Đấng nhờ sự vâng phục của Đức Mẹ- để cứu chuộc nhân loại khỏi ách thống trị của sa tan và tội lỗi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
12:02 02/10/2009
N2T


72. Khi bị khinh mạn sỉ nhục mà không kiêu ngạo, đó không phải là chuyện khó, bởi vì khinh mạn sỉ nhục chính là áp chế kiêu ngạo, giúp người ta tu sửa kiêu ngạo.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
12:03 02/10/2009
N2T


244. Có áp lực mới có kim cương.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các linh mục tĩnh tâm tại Ars bên Pháp
G. Trần Đức Anh OP chuyển ý
05:11 02/10/2009
ARS. Chiều thứ bẩy 3-10-2009, tuần tĩnh tâm dành cho các linh mục quốc tế sẽ kết thúc sau 1 tuần tiến hành tại Đền thánh Gioan Maria Vianney, họ Ars bên Pháp với chủ đề ”Niềm vui của linh mục được thánh hiến cho phần rỗi của thế giới”.

Cuộc tĩnh tâm do Bộ giáo sĩ tổ chức và có 1.200 linh mục đến từ các nơi trên thế giới đến tham dự. Trong chương trình mỗi ngày, lúc 9 giờ sáng có kinh ngợi khen, tiếp đó là bài thuyết trình dài 1 tiếng rưỡi do ĐHY Christophe Schoenborn, dòng Đa Minh, TGM giáo phận Vienne, bên Áo, đảm trách theo chủ đề của mỗi ngày. Tiếp đó là thánh lễ lúc 11 giờ rưỡi, lần lượt do chủ tế là ĐHY Hummes, dòng Phanxicô, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, Chủ tịch HĐGM Pháp, ĐHY Sean O'Malley, dòng Capuchinô, TGM Boston, Hoa kỳ, ĐHY Tumi, TGM Douala, Camerun Phi châu, và ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon bên Pháp.

Chương trình ban chiều, từ lúc 3 giờ, có các bài thuyết trình hoặc chia sẻ do các diễn giả khác nhau lần lượt đảm trách, như ĐGM Guy Maria Bagnard, GM Belley-Ars sở tại, Cha Jacques Philippe thuộc cộng đoàn Bát Phúc ở Pháp, cô Emir Nogueira đồng sáng lập Cộng đoàn Shalom ở Brazil, Bà Patti Mansfield, thuộc phong trào canh tân trong Thánh Linh, Hoa Kỳ, Cha Philippe Caratgé, Bề trên tổng quyền tu hội Thánh Gioan Maria Vianney ở Pháp, Ông Jean Vanier, người Canada Sáng lập Cộng đồng Arche, Đức tin và Ánh sáng..

Ngoài ra cứ 4 giờ rưỡi chiều mỗi ngày đều có chầu Mình Thánh Chúa và lúc 6 giờ có hát kinh chiều, đọc kinh Mân Côi, xưng tội và linh hướng.

Về phương diện tổ chức, phí tổn tham dự tuần tĩnh tâm là 490 Euro, gồm tiền ăn ở, phí tổn cho các thuyết trình viên và thông dịch viên ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và cả tiếng Hoa nữa, vì có hơn 1 chục LM người Hoa tham dự. Các linh mục từ các nước nghèo thì được sự tài trợ của ngân quỹ liên đới.

Trong ngày đầu tiên, các tham dự viên đã theo dõi sứ điệp Video gửi các linh mục tại tuần tĩnh tâm.

Nguyên văn Sứ điệp của Đức Thánh Cha

Anh em thân mến trong chức linh mục,

Anh em có thể tưởng tượng dễ dàng, lẽ ra tôi rất sung sướng nếu có thể hiện diện nơi anh em trong cuộc tĩnh tâm linh mục quốc tế này về đề tài ”Niềm vui của linh mục được thánh hiến cho phần rỗi của thế giới”. Anh em tham dự đông đảo và được những lời giảng dạy của ĐHY Christophe Schoenborn. Tôi thân ái chào ĐHY cũng như các vị giảng thuyết khác và Đức Cha Guy-Marie Bagnard, GM giáo phận Belley-Ars. Tôi đành hài lòng với việc gửi đến anh em sứ điệp thu trước này, nhưng xin anh em tin rằng qua vài lời này, tôi muốn nói với mỗi người trong anh em một cách trực tiếp nhất, vì như thánh Phaolô đã nói: ”Tôi mang anh em trong tâm hồn tôi, tất cả anh em. . là những người liên kết với ân phúc của tôi” (Ph 1,7).

Thánh Gioan Maria Vianney nhấn mạnh vai trò không thể thiếu được của linh mục khi ngài nói: ”Một mục tử tốt, một mục tử theo con tim của Thiên Chúa, đó là kho tàng lớn nhất mà Thiên Chúa nhân lành có thể ban cho một giáo xứ, và là một trong những hồng ân quí giá nhất của lòng từ bi Chúa” (Le Curé d'Ars, Pensées, présentés par l'abbé Bernard Nodet, DDB, Foi Vivante, 2000, p.101). Trong Năm Linh Mục này, tất cả chúng ta đều được mời gọi tìm kiếm và tái khám phá sự cao trọng của Bí Tích làm cho chúng ta trở nên mãi mãi đồng hình dạng với Chúa Kitô vị Thượng Tế Tối Cao và ”thánh hóa tất cả chúng ta trong chân lý” (Ga 17,19).

Được chọn giữa loài người, linh mục vẫn là một người trong họ và được kêu gọi phục vụ con người bằng cách trao ban cho họ sự sống của Thiên Chúa. Chính Chúa ”tiếp tục công trình cứu chuộc, trên trái đất” (Nodet, p.98). Ơn ơn gọi linh mục của chúng ta như một kho tàng quí giá chúng ta mang trong những bình sành (cf 2 Co 4,7). Thánh Phaolô đã vui mừng diễn tả khoảng cách xa vời vô biên giữa ơn gọi của chúng ta và sự nghèo nàn của những lời đáp lại mà chúng ta có thể dâng lên Thiên CHúa. Về phương diện này, có một liên hệ bí mật nối kết giữa Năm Thánh Phaolô và Năm Linh Mục. Chúng ta còn nghe văng vẳng trong tai và trong thẳm sâu tâm hồn lời cảm động và đầy xác tín của Thánh Tông Đồ. Ngài nói: ”Khi tôi yếu, đó chính là lúc tôi mạnh” (2 Cor 12,10). Ý thức về sự yếu đuối ấy giúp chúng ta sống thân mật hơn với Thiên Chúa, Đấng ban sức mạnh và niềm vui. Hễ linh mục càng kiên trì bền đỗ trong tình bạn với Thiên Chúa, thì linh mục càng tiếp tục công việc của Đấng Cứu Thế trên trái đất. Linh mục không sống cho mình, nhưng cho tất cả mọi người.

”Đó chính là một trong những thách đố lớn nhất trong thời đại ngày nay. Linh mục, người của Lời Chúa và sự thánh thiêng, ngày nay hơn bao giờ hết, phải là một người của niềm vui và hy vọng. Với những người không còn quan niệm được Thiên Chúa là Tình Yêu tinh tuyền, LM luôn khẳng định rằng cuộc đời thật đáng sống, và Chúa Kitô mang lại tất cả ý nghĩa cho cuộc sống, vì Chúa yêu thương con người, yêu tất cả mọi người. Đạo của Cha Sở họ Ars là một đạo hạnh phúc, chứ không phải là sự tìm kiếm bệnh hoạn sự hành xác như người ta đôi khi vẫn tưởng. Thánh nhân nói: 'Hạnh phúc của chúng ta rất lớn; không, không, không bao giờ chúng ta hiểu hết được điều đó” (Nodet, p.110). Và ngài cũng nói: ”Khi chúng ta đi đường và thấy một tháp chuông, cảnh tượng này phải đánh động tâm hồn chúng ta như khi thấy mái nhà trong đó có người chồng thân yêu làm cho con tim của người vợ đập mạnh” (ibid.). Ở đây tôi muốn đặc biệt thân ái chào thăm những người trong anh em đang đảm trách mục vụ nhiều xứ đạo và đang xả thân không biết mệt mỏi để duy trì đời sống bí tích trong các cộng đoàn của mình. Giáo Hội biết ơn vô biên đối với tất cả anh em! Anh em đừng mất can đảm, nhưng hãy tiếp tục cầu nguyện và cổ võ cầu nguyện để nhiều người trẻ chấp nhận đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô, Đấng không ngừng muốn cho con số các tông đồ của Ngài gia tăng để làm việc trong mùa gặt của Ngài”.

Các linh mục quí mến, anh em cũng hãy nghĩ đến các sứ vụ rất khác nhau mà anh em thi hành để phục vụ Giáo Hội. Hãy nghĩ đến bao nhiêu thánh lễ anh em đã cử hành hoặc sẽ cử hành, mỗi lần làm Chúa Kitô thực sự hiện diện trên bàn thờ. Hãy nghĩ đến vô số phép xá giải anh em đã và sẽ ban, để một tội nhân được đứng dậy. Khi ấy anh em nhận thấy sự phong phú vô biên của bí tích Truyền Chức thánh. Chỉ trong khoảng khắc, đôi bàn tay, đôi môi của anh em trở thành đôi tay và đôi môi của Thiên Chúa. Anh em mang Chúa Kitô nơi mình; nhờ ơn Chúa, anh em được đi vào trong Ba Ngôi. Như thánh Cha Sở họ Ars đã nói: ”Nếu có đức tin, ta sẽ thấy Thiên Chúa ẩn náu trong linh mục như ánh sáng sau một cái ly, như rượu có pha nước” (Nodet, p.97). Nhận xét này phải dẫn đưa chúng ta hòa hợp quan hệ giữa các linh mục với nhau để thực hiện cộng đồng linh mục mà thánh Phêrô đã nhắn nhủ (Cf 1 Pr 2,9) để xây dựng thân mình Chúa Kitô và để kiến tạo anh em trong tình yêu (cf Ep 4,11-16).

Linh mục là con người của tương lai: linh mục là người coi trọng lời thánh Phaolô: ”Anh em đã sống lại với Chúa Kitô: anh em hãy tìm kiếm những sự trên cao!” (Cl 3,1). Điều mà linh mục làm dưới đất thuộc trật tự những phương thế nhắm tới Mục Đích tối hậu. Thánh lể là điểm gặp gỡ duy nhất giữa các phương thế và Mục Đích, vì thánh lễ cho chúng ta chiêm ngưỡng, dưới dạng khiêm hạ bánh và rượu, Mình và Máu của Đấng chúng ta sẽ tôn thờ vĩnh cửu. Những câu nói đơn sơ và xúc tích của Thánh Cha Sở về Thánh Thể giúp chúng ta thấy rõ hơn sự phong phú của giờ phút độc nhất trong ngày, qua đó chúng ta sống sự diện sinh động cho bản thân và cho mỗi tín hữu. Thánh Gioan Vianney viết: ”Người ta sẽ hiểu hạnh phúc dường nào được cử hành thánh lễ trên trời!” (Nodet, p.104). Vì thế, tôi khuyến khích anh em hãy củng cố niềm tin của anh em và của các tín hữu nơi Bí tích mà Anh em cử hành và là nguồn mạch niềm vui đích thực. Thánh Cha Sở họ Ars đã viết: ”Linh mục phải có cùng niềm vui (như các Tông Đồ) khi nhìn thấy Chúa chúng ta mà mình đang cầm trong tay” (Ibid.)

Cảm tạ Chúa vì anh em và vì những gì anh em đang làm, tôi lập lại với anh em rằng: 'Không bao giờ điều gì có thể thay thế thừa tác vụ của các linh mục giữa lòng Giáo Hội” (Bài giảng Thánh Lễ ngày 13-9-2008 tại Quảng trường Les Invalides, Paris). Anh em thân mến, là những chứng nhân sinh động về quyền năng của Thiên Chúa đang hoạt động trong sự yếu đuối của con người, đươc thánh hiến để cứu độ trần thế, anh em được chính Chúa Kitô chọn để nhờ Ngài, anh em là muối đất và là ánh sáng thế gian. Ước gì trong cuộc tĩnh tâm này, anh em có thể cảm nguyện một cách sâu xa cuộc sống thân mật khôn tả (S. Augustino, Les Confessions, III, 6,11, BA 13,p.383) để hoàn toàn kết hiệp với Chúa Kitô hầu loan báo Tình Yêu của Chúa quanh anh em và hoàn toàn dấn thân phục vụ sự thánh hóa tất cả mọi thành phần Dân Chúa. Trong khi phó thác anh em cho Đức Trinh Nữ Maria, mẹ Chúa Kitô và Mẹ các linh mục, tôi ban phép lành Tòa Thánh cho anh em.
 
Hãy để cửa nhà thờ rộng mở
Phụng Nghi
08:56 02/10/2009
Ars, nước Pháp (Zenit.org) – Tổng giám mục Vienna (Áo) thúc giục các linh mục hãy cầu nguyện sốt sắng và giúp cho mọi người có thể đối thoại với Chúa bằng cách mở rộng cửa các nhà thờ cho những người muốn vào để tỏ lòng tôn kính.

Hồng y Christoph Schönborn khẳng định điều đó trong bài giảng tĩnh tâm cho các linh mục tại Ars, giáo xứ Thánh Gioan Vianney đã phục vụ, trong bối cảnh Năm Linh mục và dịp kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân qua đời.

Cuộc tĩnh tâm kéo dài 7 ngày sẽ chấm dứt vào Chủa nhật 4 tháng 10 này đã quy tụ đông đảo các linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới, với khoảng 1200 linh mục thuộc 50 quốc gia.

Trong buổi suy niệm hôm thư Tư, với đề tài “Cầu nguyện và sự Chiến đấu Tâm linh” đức hồng y nói rằng “cuộc chiến đấu bằng lời cầu nguyện” là trận chiến tốt đẹp nhất.

Một phần của cuộc chiến này bao gồm “vấn đề nơi chỗ để cầu nguyện.”

Ngài nhắc lại tấm gương của thánh Gioan Vianney đã dậy bảo các giáo dân chăm chú nhìn vào nhà tạm đặt Thánh Thể để cầu nguyện, nói rằng: “Chúa đang ở đó, Chúa đang hiện diện ở đó!”

Đây là một “lời mời gọi liên lỉ chúng ta hãy lợi dụng điều đó.”

Tuy nhiên, ngài cho biết rằng “ở nước Áo, chúng tôi tranh đấu không ngừng để giữ cho các thánh đường được mở rộng cửa, để cho các tín hữu và những người nào muốn vào có thể vào được, bởi vì thật là một vết thương nặng nề gây cho Thánh Thể của Đức Kitô nếu các nhà thờ cứ khép chặt mọi cánh cửa.”

Lòng sùng kính

Hồng y Schönborn thúc giục: “Hãy làm mọi cách có thể được, và cả những gì không thể được, để cho tín hữu và những người tìm Chúa – đó là những người Chúa đang chờ đợi – được đến với Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể: Xin đừng đóng cửa các nhà thờ của quý cha.”

Ngài nhận xét rằng có nhiều người không còn đi lễ nữa, nhưng sẽ bước chân vào một thánh đường nếu như thánh đường đó mở cửa.

Họ có thể đến thắp một ngọn nến, hoặc một bà ngoại muốn bước vào cùng lũ cháu để bày tỏ chút lòng tôn kính sùng mộ.

Đối với những người ấy, đức hồng y cổ vũ: “Hãy để cửa nhà thờ của chúng ta rộng mở!”

Ngài cũng khẳng định lợi ích của giáo dân khi thấy được các vị linh mục của mình “đang quỳ cầu nguyện trước nhà tạm.”

Hồng y Schönborn chia sẻ một kỷ niệm thời thơ ấu với các linh mục đang tham dự khóa tĩnh tâm: “Tại Vorarlberg [nước Áo] vào buổi chiều luôn luôn có một ngọn đèn thắp sáng trong nhà thờ: Đó là dấu hiệu có linh mục giáo xứ đang cầu nguyện nơi đó. Kỷ niệm đó đã in sâu trong trí nhớ của tôi.”

Ngài kết luận: “Cuộc chiến bằng lời cầu nguyện quả thực là cuộc chiến của đời chúng ta.”
 
Hội Đồng Giám Mục HK (USCCB)than phiền, yêu cầu Thượng viện giữ lời hứa của Tổng thống Obama về chăm sóc sức khỏe
Trần Mạnh Trác
13:40 02/10/2009
Washington DC, ngày 02 tháng 10 2009 / 9:51 (CNA). - Trong một bức thư gửi đến Thượng viện Hoa Kỳ ngày 30 tháng 9, ĐHY Justin Rigali, Giám mục William Murphy và Giám mục John Wester, là các chủ tịch cuả các ủy ban phò sự sống, ủy ban Tư pháp và phát triển con người, và ủy ban di dân, đã thay mặt cho các GM Hoa Kỳ để bầy tỏ mối quan tâm mỗi ngày một tăng lên của họ trong các vấn đề sự sống và nhân phẩm, bảo hiểm người nhập cư hợp pháp và khả năng đóng góp cuả người dân trên các cuộc tranh luận chăm sóc sức khỏe hiện nay.

"Đạo đức truyền thống Công Giáo của chúng tôi dạy rằng việc chăm sóc sức khỏe là một quyền cơ bản cuả con người, cần thiết để bảo vệ sự sống và nhân phẩm," các giám mục đã viết. "Những nguyên tắc đạo đức và kinh nghiệm hàng ngày của chúng tôi giúp chúng tôi đặt ba ưu tiên căn bản cho việc cải cách chăm sóc sức khỏe."

Ba tiêu chuẩn cần chú ý khi thúc đẩy bộ luật tiến tới là: tôn trọng sự sống con người và nhân phẩm, khả năng đóng góp cuả người dân và bao gồm những người di cư hợp pháp.

"Cải tổ Y tế cần phản ánh những chính sách hiện hành đã có lâu đời và được hỗ trợ rộng rãi về kinh phí phá thai và quyền bảo vệ lương tâm, vì những chính sách đó đại diện cho đạo đức, khôn ngoan và thực tế".

Ba giám mục than phiền về một thực tế là, cho đến nay, không có dấu hiệu cho thấy các cam kết của Tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu của ông ngày 10 tháng 9 trước lưỡng viện QH được phản ảnh trong phiên bản của Thượng viện về cải tổ Y tế.

"Cho đến nay các dự thảo y tế được bàn tại Ủy ban, bao gồm cả các dự thảo mới từ Ủy ban Tài chính Thượng viện, vẫn chưa đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Obama về việc cấm sử dụng tiền của liên bang cho phá thai và duy trì pháp luật hiện hành về lương tâm. Những thiếu sót đó phải được sửa chữa," các giám mục nhấn mạnh.

Trên khả năng đóng góp cuả người dân, các giám mục chỉ trích dự luật cuả Uỷ ban Tài chính Thượng viện vì nó "sẽ áp đặt gánh nặng tài chính tới các gia đình có thu nhập thấp và trung bình và những gia đình có các bệnh nhân mãn tính." Các GM kêu gọi Quốc hội hỗ trợ các biện pháp để giúp các gia đình có thu nhập thấp, bằng cách giới hạn hơn nữa giá tiền bảo hiểm và tiền đóng góp từ túi cho những chi phí y tế.

"Các giám mục Công giáo lập lại lời kêu gọi hãy đối xử bình đẳng với người nhập cư hợp pháp trong những tiếp cận y tế, Những người nhập cư cũng phải trả các khoản thuế như các công dân khác do đó nhu cầu sức khỏe của họ không thể bị bỏ qua. Bỏ họ ở bên ngoài hệ thống cải cách là không công bằng và không khôn ngoan,".

Văn bản của bức thư có thể truy cập tại www.usccb.org/sdwp/national/2009-09-30-healthcare-letter-senate.pdf.
 
Bầu khí khóa tĩnh tâm linh mục tại Ars
LM Giuse Vũ Tiến Tặng
18:43 02/10/2009
Bầu khí khóa tĩnh tâm linh mục tại Ars

Ars, Pháp Quốc 02/10/2009- Như thường lệ, buổi tĩnh tâm được bắt đầu bằng giờ kinh sáng vào lúc 09h00. Ngôn ngữ chính cho giờ cầu nguyện này là Tiếng Latinh. Thường trong những kỳ đại hội lớn của Giáo hội, Tiếng Latinh và nhạc bình ca có cơ hội để chứng tỏ tính độc đáo của mình. Điều đó khẳng định vị trí độc tôn của chúng trong nghi thức phung vụ đại triều. Điệu nhạc du dương trầm bổng giúp mọi người tham dự hòa mình vào lời kinh tiếng hát. Tất cả một lòng một ý dâng lên Thiên Chúa lời kinh tha thiết như hương trầm bay lên trước tôn nhan.

Đúng 09h30, tất cả đoàn linh mục tham dự khóa tĩnh tâm cùng đứng để hát kinh Chúa Thánh Thần. Đức Hồng y Christoph Schönborn trong vai trò người giảng tĩnh tâm tiếp tục bài giảng thứ 5 của mình. Chủ đề của bài giảng sáng nay là: « Giảng thuyết và sứ mệnh ». Ngài dựa vào đoạn Tin Mừng theo thánh Máccô chương 3 từ câu 13 đến câu 19 để nói về căn tính của ơn gọi. Đoạn Tin Mừng này kể lại việc Chúa Giêsu chọn và gọi các Tông Đồ để các ngài ở với Chúa và được Chúa sai đi rao giảng cùng với quyền trừ quỷ.

Đức Hồng y giảng phòng đã chọn phương pháp trình bày đơn giản nhưng cô đọng. Điều đó đã giúp các linh mục đi vào chiều sâu nội tâm để sống trọn vẹn bầu khí của khóa tĩnh tâm. Ngài cũng chọn lối diễn giải theo cách thức thực tế bằng việc mời một số linh mục có những trăn trở trong đề tài này nêu vấn nạn rồi sau đó Hồng y dùng những kinh nghiệm mục vụ của mình để trả lời cho những thắc mắc được nêu. Bên cạnh đó, một số nhân chứng rao giảng Tin Mừng trong môi trường đặc biệt cũng được mời để chia sẻ với cộng đoàn về công việc này.

Mọi người được đánh động bởi công việc tông đồ bãi biển của một sơ chuyên rao giảng Tin Mừng cho những đối tượng hay lui tới các hộp đêm. Đã 15 năm sơ gắn bó với sứ mệnh này và thời gian tiến hành công việc từ 12 đêm đến 3 giờ sáng. « Cần phải yêu thương họ với tất cả con người của họ kể cả tính ưa làm loạn và thói hay nổi giận nữa », sơ tâm sự. Những công sức nhọc nhằn ấy đã đem lại những kết quả thật đáng khích lệ và niềm vui thật lớn lao. Đó là được thấy nhiều tâm hồn thống hối trở về nẻo chính đường ngay. Thậm chí trong số đó sau này có người trở thành linh mục đạo đức thánh thiện.

Trả lời câu hỏi của một linh mục đến từ Ecuador về việc làm sao cầu nguyện trong một môi trường ồn áo náo động của đời sống dân chúng xung quanh giáo xứ, Hồng y Christoph Schönborn đã trích phần thứ tư nói về cầu nguyện trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Trước hết cần sự thinh lặng để lắng đọng tâm hồn. Từ đó có thể nghe tiếng Chúa nói. Mức cao nhất là đạt tới sự chiêm niệm, như kinh nghiệm của thánh Gioan Vianney: « Con nhìn Chúa và Chúa nhìn con ». « Cầu nguyện là bước vào cuộc chiến đấu để có được niềm vui », Đức Hồng y nhấn mạnh.

Chia sẻ với một linh mục nói về trăn trở rao giảng Tin Mừng tại Phương Tây, Đức Hồng y nói đây cũng là trăn trở chung của Giáo Hội trong việc sứ vụ của mình trên khắp mọi nơi. Điều quan trọng là mang trong mình khi thi hành sứ mệnh này niềm vui lớn lao cũng như niềm niềm thao thức không hề suy giảm. Đôi khi sự hiện diện của ta còn quý hơn cả nhiều lời nói.

Buổi tĩnh tâm được tiếp nối bằng thánh lễ vào lúc 11h30 hàng ngày. Chủ sự và giảng lễ hôm nay là Hồng Y Christian Tumi đến từ Cameroun, Châu Phi. Là ngày lễ nhớ các bậc thiên thần, trong bài giảng ngài cũng nói về triều thần Thiên Quốc với các thiên thần chầu chực bên nhan Thiên Chúa. Ngài cũng nhắc lại lời cha thánh Gioan Vianney rằng nếu cha thánh cùng gặp một lúc một bên là thiên thần, và một bên là linh mục thì cha thánh sẽ cúi chào vị linh mục trước. Bài giảng của Hồng Y Christian Tumi nhiều lúc bị ngắt quảng bởi tràng pháo tay.

Buổi chiều cùng ngày, Đức cha Alberto Taveira, Tổng Giám mục Palmas, Brazil và Đức cha Joseph Grech, Giám mục giáo phận Sandhurst, Australia chia sẻ về những chứng tá trong công việc truyền giáo và tông đồ. Buổi tối hai đức cha cùng hướng dẫn buổi canh thức nói về tác động của Chúa Thánh Thần trong tính năng động của việc thi hành sứ mệnh.

Ngày mai 03/10/2009 là buổi cuối cùng của khóa tĩnh tâm. Đức Hồng y Christoph Schönborn còn chia sẻ một bài nói về tầm quan trọng của Đức Maria trong đời sống của linh mục. Thánh lễ bế mạc sẽ được Đức Hồng y Philippe Barbarin, Tổng Giám mục Lyon, Pháp chủ sự.

Rời Ars để trở về xứ sở và công việc của mình, chắc hẳn những ngày giờ sống trong bầu khí huynh đệ và hiệp nhất cũng như những lời chia sẻ bổ ích và tấm gương sáng của cha thánh Gioan Vianney sẽ là nguồn khích lệ rất lớn đối với các linh mục trong công việc mục vụ và trong khát vọng nên thánh để trở nên linh mục như lòng Chúa mong ước.
 
Top Stories
Vietnam: bishops issue urgent appeal for storm victims
Independent Catholic News
04:02 02/10/2009
Bishops in Vietnam have issued an urgent appeal today after a tropical storm killed at least 92 people and injured many more. There are warnings that severe flooding caused by the storm may bring about serious hunger threat for hundreds of thousands victims, and that a new typhoon is gaining its strength to hit the eastern coast on this weekend. Catholic parishes have offered sanctuary to many storm and flood victims.

One of 70,000 houses submerged completely until their roofs
Vietnam annually suffers from tropical storms and typhoons but the death toll this year far exceeds the deaths recorded in 2006, when tropical storm Durian killed 70 in the country's south, and the typhoon Xangsane which left more than 70 dead in central Vietnam.

Ketsana hit central Vietnam on Tuesday after fatally devastating the Philippines, where it killed 277. Coastal provinces of Quang Tri, Hue, Quang Ngai and Danang experienced strong winds of category 11 to 12, rising to level 14-15 near the storm’s eye. State media reported on Thursday that in Hue province, over 320 houses had been demolished or unroofed by the storm. In the central province of Quang Tri, some river banks were broken, causing flooding on a large area with at least 70,000 houses were submerged completely until their roofs. In Kontum, 24 people died in landslides when their houses collapsed after being rattled by the storm. Some also died by drowning in floodwaters, state television reported.

In addition, more than 73,466 hectares of crops were inundated and presumed lost. 356,790 people have been evacuated.

Catholic churches and monasteries in central Vietnam have opened their doors wide to offer refuge for storm and flood victims. Thanh Duc parish in Danang, located right at Han River’s gate, has allowed local people to take refuge inside its catechism classes. Every day, parishioners cook and supply food for those who were forced to evacuate for the storm.

In spite of such a grave disaster, the Vietnamese authorities are still mobilizing great resources for religious oppression. In a press release published on Wednesday night representatives of the Bat Nha Buddhist Monastery condemned Vietnamese police for the on-going harassment against their monks and nuns while praising Catholics for their support.

After being forced out of their monastery on Sunday by police and an angry mob, they sought refuge at Phuoc Hue Temple in Bao Loc. Uniformed police have blockaded the places where the 376 monks have taken sanctuary.

Far in the North at Vinh diocese, on Sunday local authorities of Quang Binh province sent bulldozers to Bau Sen Parish to knock down a large statue of Our Lady of La Vang erected on the top of a mountain inside the parish cemetery, after parishioners had refused to remove the statue.

Heavy rain over several days flooded the cemetery and prevented the demolition. While many local Catholics and non-Catholics alike believe it is a miracle, local authorities still vow to knock down the statue when the weather improves.
 
Il papa prega per le vittime del terremoto in Indonesia, la Chiesa continua l'opera di aiuti
Asia-News
06:06 02/10/2009
In Vietnam la Conferenza episcopale ha avviato una raccolta fondi. I vescovi filippini devolvono le offerte agli sfollati; prime evacuazioni per l’arrivo di Parma. Missionario saveriano racconta ad AsiaNews l’emergenza a Sumatra case e scuole crollate, l’ospedale cattolico lavora a triplo regime nonostante i danni ingenti.

Padang (AsiaNews) – Il Papa prega per le vittime del terremoto in Indonesia e incoraggia l’opera dei soccorritori e di quanti sono impegnati nelle operazioni di assistenza alle vittime del disastro. È quanto si legge in un telegramma a firma del card. Tarcisio Bertone, segretario di Stato Vaticano, in cui Benedetto XVI invoca la “pace eterna” per le vittime e la “consolazione per quanti soffrono”. Intanto continua l’emergenza nel Sud-est asiatico, colpito dal terremoto che ha devastato diverse aree nel West Sumatra e dal passaggio del tifone Ketsana, abbattuto sulle Filippine, in Cambogia, nel Laos e in Vietnam. La Chiesa cattolica ha avviato una serie di iniziative in aiuto alla popolazione, fra cui raccolte fondi e invio di generi di prima necessità. Manila, nel frattempo, lancia un nuovo allarme per l’arrivo del tifone Parma, previsto per le prossime ore; le autorità hanno già predisposto l’evacuazione delle popolazioni delle isole Camarines, nella zona orientale dell’arcipelago.

In Vietnam, segnato dal passaggio del tifone Ketsana che ha causato più di 100 morti, la Conferenza episcopale ha lanciato un appello per le vittime e le “centinaia di migliaia di persone” che potrebbero rimanere senza cibo. I cattolici vietnamiti hanno messo a disposizione santuari e luoghi di culto per alloggiare i senzatetto, tra cui “monaci e monache buddisti scacciati dal loro tempio in seguito a un raid della polizia”. La parrocchia di Thanh Duc, a Danang, accoglie i rifugiati nelle aule in cui si svolge il catechismo, offrendo loro cibo e ripari.

Anche la Caritas del Vietnam ha stanziato un primo pacchetto di aiuti per gli sfollati, inviando circa 6 mila dollari all’arcidiocesi di Hue e alle diocesi di Da Nang e Kon Tum, fra le aree più colpite dal passaggio del tifone. Il denaro viene utilizzato per acquistare cibo e generi di prima necessità. Mons. Pierre Nguyen Van Nhon, vescovo di Da Lat e presidente della Conferenza episcopale, chiede “preghiere e aiuti per le vittime”. Il prelato ha inoltre inviato un messaggio di cordoglio a mons. Angel Lagdameo, presidente dei vescovi filippini, manifestando “la solidarietà e il sostegno” della Chiesa sorella.

In Indonesia è lotta contro il tempo per salvare la vita di migliaia di persone sepolte vive sotto le macerie; ad oggi si contano 1100 morti e circa 2400 feriti. A Padang, epicentro “naturale” dei terremoti perché localizzata “nell’anello di fuoco”, la situazione è disperata. Padre Fernando Abis, missionario saveriano di origini italiane, racconta ad AsiaNews il “crollo di una scuola” all’interno della quale “vi erano 50 ragazzi”. Le operazioni di soccorso sono ostacolate dalle macerie, che nemmeno i mezzi pesanti riescono a rimuovere. “È crollato un hotel – continua il missionario – che ospitava due sale convegni, gremite al momento del sisma. Almeno 200 persone sono tuttora disperse”.

P. Abis spiega che “solo le squadre di emergenza sono autorizzate a intervenire”, i civili vengono tenuti lontano per non creare ulteriore confusione. Nel frattempo è scattata la gara di solidarietà fra cristiani e musulmani, senza distinzioni: “Ciascuno cerca di ospitare – aggiunge – quanti hanno perso la casa e ora non hanno un tetto sotto il quale ripararsi. L’ospedale avviato dalla Chiesa cattolica ha subito moltissimi danni, ma continua a operare al triplo del regime. Nonostante le difficoltà cerchiamo di rispondere a tutte le richieste: metà dei medici sono cattolici, l’altra metà musulmani, si lavora fianco a fianco per aiutare la popolazione. Il centro è diretto da padre Laruffa che, nonostante gli 80 anni e un by-pass, si sta prodigando in modo instancabile per accogliere i feriti”.

Il lavoro della Chiesa non si ferma però “all’emergenza”, ma è già rivolta al futuro, alla ricostruzione, al tentativo di garantire un ritorno alla quotidianità. “Cerchiamo – sottolinea p. Abis ad AsiaNews – tende da 20 posti per poter svolgere regolarmente le lezioni, i ragazzi devono continuare a studiare. Il 30% delle persone ha la casa distrutta, tra qualche giorno le scorte di cibo finiranno, ma la risposta fornita da governo è stata immediata”.

Jakarta ha stanziato 100 miliardi di rupie (circa 6,3 milioni di euro) in aiuti per le vittime. Il presidente Susilo Bambang Yudhoyono parla di “situazione di emergenza” alla quale bisogna rispondere con “puntualità e velocità”. Egli lancia anche un avvertimento perché non accadano episodi di “razzie o atti di sciacallaggio”, anche da parte degli stessi soccorritori.

Le Filippine, intanto, ancora segnate dal passaggio del tifone Ketsana, si preparano all’arrivo di Parma, una tempesta tropicale che – a detta degli esperti – potrebbe avere una portata ancora più devastante. Le autorità hanno avviato le operazioni di evacuazione per le popolazioni delle isole Camarines.

Manila annuncia danni per 50 milioni di dollari Usa, colpite 1,9 milioni di persone, 375 mila delle quali hanno dovuto abbandonare le abitazioni; i rifugiati sono al momento ospitati in centri di accoglienza predisposti dal governo. Numerosi prelati hanno avviato campagne di raccolte fondi, generi di prima necessità, cibo e aiuti per le vittime. Le offerte raccolte durante le funzioni religiose serviranno a sostenere i programmi di aiuto per la popolazione. A questi si aggiungeranno i 3 milioni di dollari stanziati dalla Banca asiatica per lo sviluppo (Adb), che serviranno per acquistare medicinali, acqua potabile e generi di prima necessità.
 
Orissa: alors que les responsables des violences antichrétiennes commencent à être jugés, une bombe explose dans un camp de réfugiés
Eglises d'Asie
10:00 02/10/2009
Orissa: alors que les responsables des violences antichrétiennes commencent à être jugés, une bombe explose dans un camp de réfugiés

Un an après la vague de violences antichrétiennes qui a déferlé sur l’Orissa (1), une bombe a explosé, apparemment de façon accidentelle, dimanche 27 septembre, dans le camp de réfugiés chrétiens de Nandagiri, situé dans le district de Khandamal, faisant un mort et plusieurs blessés.

L’homme tué par l’explosion était, semble-t-il, le possesseur de la bombe et, selon différentes sources, 2 à 4 personnes auraient été grièvement blessées, la version des autorités et celle des chrétiens du camp se contredisant très nettement. Lundi 28 septembre, la police locale a interpellé trois personnes et saisi dans le camp quatre armes à feu ainsi qu’une grenade artisanale. Les autorités maintiennent pour l’heure la version officielle selon laquelle l’attentat manqué a été fomenté par les maoïstes et qu’il ne s’agit en aucun cas d’un acte de violence motivée par la religion.

La centaine de chrétiens catholiques et protestants réfugiés dans le camp de Nandagiri sont tous issus du village de Betticola, particulièrement touché par les violences antichrétiennes de 2008. Réduits à des conditions de vie très précaires, ils attendent toujours que le gouvernement tienne ses promesses en reconstruisant leurs maisons et en assurant leur sécurité dans un village où les membres du Sangh Parivar, la nébuleuse regroupant les organisations hindoues extrémistes, qui y avaient commis des crimes et des violences il y a un an, continuent de circuler en toute impunité, venant régulièrement menacer les chrétiens du camp de les tuer s’ils reviennent chez eux sans s’être au préalable convertis à l’hindouisme. Certains réfugiés ont même commencé à défricher la forêt aux alentours du camp pour tenter de s’y établir.

L’homme décédé dans l’explosion a été identifié mardi 29 septembre comme étant Ajaya Digal, 35 ans, du village de Gutingia. Selon des sources ecclésiastiques locales, l’homme, inconnu de tous, était arrivé au camp depuis quelques jours seulement et harcelait les familles de réfugiés. Ces derniers pensent que l’inconnu était un « infiltré » du Sangh Parivar, venu leur adresser un nouvel « avertissement », en prévoyant de lancer une bombe dans le camp. Des témoins ont rapporté que la nuit du 26 au 27 septembre, l’individu, complètement ivre, aurait pris à partie des chrétiens et proféré des menaces. Le sol étant mouillé à cause des fortes pluies de mousson, l’homme aurait glissé et serait tombé sur la bombe qui a alors explosé, le tuant sur le coup.

Le Global Council of Indian Christians (GCIC), par l’intermédiaire de son président, Sajan K. Georges, a immédiatement réagi à l’incident, soulignant l’insécurité d’un camp dans lequel un individu armé et inconnu des services de surveillance a pu s’introduire sans être inquiété et menacer les chrétiens pendant des jours. Il a également demandé à la police de mener des investigations du côté de la mouvance hindouiste et non pas seulement maoïste.

Ces événements se sont produits alors que tombent les premières condamnations des personnes accusées d’avoir participé aux violences antichrétiennes au Kandhamal. Le 22 septembre, l’un des deux tribunaux spéciaux établis en Orissa pour juger ces affaires a ainsi condamné six hommes à trois ans de prison ferme ainsi qu’au paiement de 4 000 roupies (un peu moins de 60 euros) d’amende pour avoir incendié l’habitation d’un journaliste dans le village de Phiringia. Cinq autres accusés ont été acquittés, « faute de preuves ».

Le 23 septembre, la même cour spéciale, qui siège à Phulbani, centre administratif du district du Kandhamal, a condamné cinq autres personnes à l’emprisonnement à vie et au versement 5 000 roupies d’amende chacune, pour l’assassinat d’Akbar Digal, 40 ans, pasteur de l’église baptiste du village de Tatamaha, le 26 août 2008. Le Rev. Digal avait été l’un des premiers morts de la vague de violence qui avait commencé au lendemain de l’annonce de la mort du Swami Laxmanananda Saraswati, meurtre pourtant revendiqué par les maoïstes mais dont les chrétiens avaient été rendus responsables par les hindouistes. Sous les yeux de sa femme, les cinq hommes avaient égorgé et découpé en morceaux le pasteur qui avait refusé de se convertir à l’hindouisme.

Ce verdict, le premier à condamner à l’emprisonnement à vie des personnes impliquées dans les violences meurtrières du Kandhamal, a été accueilli avec soulagement par la communauté chrétienne. A l’instar de Mgr Cheenath, archevêque catholique de Cuttack-Bhubaneswar, dont dépend le district de Kandhamal, le P. Babu Joseph, porte-parole de la Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI), a déclaré que, non seulement ce jugement « restaurait la confiance [des chrétiens] dans le système judiciaire de leur pays », mais qu’il espérait qu’« il aurait un effet dissuasif sur ceux qui se croient au-dessus des lois ». Le prêtre catholique a cependant souligné que ces sentences ne réglaient pas les problèmes des réfugiés, qui à l’approche de l’hiver doivent faire face à de « très graves problèmes si les travaux de reconstruction du gouvernement n’avancent pas plus vite ». En effet, a-t-il poursuivi, « ils n’ont pas de solution de remplacement pour s’abriter, si les camps de secours sont fermés et les maisons encore en construction ». Quant au Rev. Enos Pradhan, secrétaire général de l’Eglise de l’Inde du Nord (3), il a déclaré que, bien que cela ait été fait tardivement, sa communauté se réjouissait que justice soit enfin rendue aux victimes.

L’espoir né de cette première sanction sévère des meurtres en Orissa a toutefois été de courte durée. Le lendemain, 24 septembre, les chrétiens du Kandhamal apprenaient avec consternation l’acquittement de Manoj Pradhan, membre, au Parlement de l’Orissa, du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien), la vitrine politique des nationalistes hindous, qui était accusé d’être l’un des principaux organisateurs des violences au Kandhamal. Manoj Pradhan, emprisonné en octobre 2008 pour actes criminels, s’était néanmoins présenté aux élections d’avril-mai 2009 et avait été élu au Parlement de l’Etat (2). L’acquittement du leader hindouiste a été prononcé le 24 septembre, soit un an jour pour jour après l’assassinat de Kantheswar Digal, 60 ans, meurtre qui constituait l’un des nombreux chefs d’accusations pesant sur le parlementaire. Kantheswar Digal avait été kidnappé par un groupe d’hindouistes menés par Manoj Pradhan avant d’être retrouvé mort, le corps horriblement supplicié. Malgré les nombreux témoins qui ont reconnu le représentant du BJP lors des audiences, tous les chefs d’accusations ont été levés par le tribunal, « faute de preuves », relançant à nouveau chez les chrétiens le sentiment que les coupables jouissent d’une totale impunité pour peu qu’ils appartiennent à la sphère politique ou administrative du pays (4).

(1) Selon les derniers rapports, les violences antichrétiennes en Orissa auraient fait plus de 80 morts, détruit des centaines de maisons et édifices religieux et déplacé plus de 50 000 personnes. Voir EDA 490, 491, 492, 493, 494, 495, 496

(2) Le cas de la présentation d’un candidat aux élections, alors qu’il en prison, n’est pas rare en Inde. Lors du scrutin de mai dernier, la candidature de l’hindouiste Dara Singh, jugé coupable du meurtre du missionnaire australien Graham Staines et de ses deux jeunes enfants, avait soulevé un vent d’indignation dans la communauté chrétienne.

(3) L’Eglise de l’Inde du Nord a été créée en 1970, à partir d’un regroupement de différentes dénominations protestantes. Elle comprend aujourd’hui environ 3 000 communautés rattachées en une vingtaine de diocèses.

(4) The Telegraph, 30 septembre 2009, IANS, 28 septembre 2009, Hindustan Times, 28 septembre 2009, India Today, 27 septembre 2009, Ucanews, 28 septembre 2009, AsiaNews, 23 septembre 2009.
 
Pope prays for quake victims in Indonesia as Church continues its aid work
Asia-News
16:12 02/10/2009
The Bishops’ Conference of Vietnam is raising funds. Filipino bishops are donating offerings for displaced people. Evacuation begins for people threatened by tropical storm Parma. Xaverian missionary tells AsiaNews about the emergency in Sumatra where homes and schools have collapsed. Local Catholic hospital is working overtime despite major damages.

Padang (AsiaNews) – The Pope is praying for the victims of the Indonesian earthquake and is encouraging rescue workers and all those who are involved in providing emergency assistance to the victims of this disaster to persevere in their efforts, this according to the telegram signed by Secretary of State Card Tarcisio Bertone. The Holy Father has also invoked “eternal rest” upon the deceased and divine strength and “consolation on all who are suffering”.

In the meantime, the emergency situation in South-East caused by the earthquake in West Sumatra and typhoon Ketsana in the Philippines, Vietnam, Laos and Cambodia continues. In response, the Catholic Church has launched a number of initiatives to help the population, including fund raising and the collection of basic emergency items.

In Manila, the authorities have issued a new warning because another typhoon, Parma, which is fast approaching and scheduled to hit land in a few hours. Residents of the Camarines on the east side of the archipelago are already being evacuated.

In Vietnam, where typhoon Ketsana killed more than 100 people, the Bishops’ Conference launched an appeal for the victims and for “hundreds of thousands” of people who could soon be without food.

Vietnamese Catholics are opening their shrines and places of worship to house the homeless, including Buddhists monks and nuns expelled by police from their temple. The parish of Thanh Duc, in Danang, is taking in refugees and housing them in classrooms used for catechisms, and providing them with food.

Caritas Vietnam has already set aside funds for displaced people. Some US$ 6,000 has been sent to the Archdiocese of Hue and the dioceses of Da Nang and Kon Tum, which are among the hardest hit areas. The money is being used to buy food and other essential supplies.

Mgr Nguyen Van Nhon, bishop of Da Lat and president of the Bishops’ Conference, has called for “prayers and aid for the victims”. The prelate also sent a letter of condolences to Mgr Angel Lagdameo, president of the Bishops’ Conference of the Philippines, expressing “solidarity and support” for the sister Church.

In Indonesia, the race against time to save thousands of people still buried alive under tonnes of rubbles continues. So far, the quake has killed 1,100 people, injuring an additional 2,400.

In Padang, the “natural” epicentre of the quake because of its location on the ring of fire, the situation is desperate.

Fr Fernando Abis, a Xaverian missionary of Italian origin, told AsiaNews that a “school collapsed” with 50 pupils inside.

Rubbles are an obstacle to rescue operations and heavy duty equipment is unable to remove them. “A hotel collapsed with two convention halls full of people,” the missionary said. “At least 200 people are still missing.”

“Only emergency teams are authorised to move in;” civilians are held back to avoid further mayhem, Father Abis said.

Muslims and Christians are helping the victims without distinctions. “Everyone is trying to take in the homeless who are now without a roof,” he explained.

“The hospital built by the Catholic Church was severely damaged, but continues to function, working overtime. Despite difficulties, we are trying to meet every demand. Half of the doctors are Catholic, the other half, Muslim. We are all working side by side to help the population. The facility is run by father Laruffa who, despite his age (80) and bypass surgery, is working tirelessly to receive the injured.”

The Church is not only dealing with emergency situation; it is already planning for the future, for the reconstruction, when people will go back to normal life.

“We are looking for tents that can hold 20 people to continue school for the kids,” he told AsiaNews. About 30 per cent of residents have lost their homes and in a few days food supplies will run out, but the government’s reaction was immediate.”

The government in Jakarta has allocated 100 billion rupiahs (US$ 10.36 million) in aid for the victims.

Indonesian President Susilo Bambang Yudhoyono has called for a quick and timely response to the emergency. He also warned that any embezzlement by relief agencies would be punished.

In the Philippines, which are still reeling from typhoon Ketsana, people are preparing for Parma, a tropical storm experts expect to pack an even bigger punch. To this effect, the authorities have begun evacuating residents from the Camarines.

The government estimates the storm has cost already around US$ 50 million, affecting almost 1.9 million people, including 375,000 who have had to abandon their homes and take shelter in evacuation centres set up by the government.

Many prelates are taking part in fund raising campaigns and collections of basic items and food for the victims. Material aid is being collected during religious functions to support assistance programmes for the population.

The Asian Development Bank (ADB) has pledged US$ 3 million in support of emergency relief efforts. These will go to purchase medical supplies, drinking water and essential emergency items.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Quỹ từ thiện Têrêsa trợ cấp nạn nhân bão lụt
Truương Trí
08:35 02/10/2009
Sáng ngày 01-10-2009, lễ Thánh nữ Têrêsa, sau những ngày bão lũ kinh hoàng.Tại giáo xứ Phường Tây, cách Tòa Tổng Giám mục Huế chừng 50km, linh mục quản xứ Trương văn Qui đã dâng thánh lễ tạ ơn và long trọng mừng kính Thánh nữ Têrêsa lúc 5h30, quan thầy của Quỹ từ thiện Têrêsa đã nhiều năm quan tâm, chăm sóc và trợ cấp cho 70 cụ già neo đơn trong giáo xứ.

Mới 4giờ sáng, chúng tôi đã vượt qua bao khó khăn để tránh những con đường bùn lầy và cây đổ ngổn ngang để lên đường về Phường Tây. Đến nơi thì thánh lễ bắt đầu, cha xứ phải chạy máy phát điện vì điện lưới ngưng hoạt động do cây cối gãy đổ, đường dây bị đứt. Mặc dù sáng sớm, các cụ già vẫn sốt sắng hiện diện hiệp dâng thánh lễ, tạ ơn và cầu nguyện cho các vị ân nhân còn sống hay đã qua đời đã đóng góp công của cho Quỹ từ thiện Têrêsa, từ đó các cụ được hưởng nhờ.

Sau thánh lễ, các cụ được cha sở Trương Văn Qui mời điểm tâm sáng mỗi người một tô bún giò. Có những cụ già 80 tuổi xúc động bày tỏ nỗi lòng: chân thành tri ân quỹ từ thiện, có người biết được thầy phó tế Vũ Thành An, giám đốc của Hội từ thiện Têrêsa cũng xin gởi lời mừng và cầu nguyện. Thật xúc động khi 2 cụ già trên 80 tuổi hăng hái giúp vui bằng bài hát: “Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn” với tất cả tâm tình cầu nguyện.

Sau đó, đại diện gia đình Têrêsa tại giáo xứ Phường Tây nói lời tri ân gởi đến Quỹ từ thiện Têrêsa nhân ngày lễ quan thầy, đồng thời chúc sức khỏe và xin Chúa qua lời cầu bàu của Thánh nữ Têrêsa ban nhiều ơn lành hồn xác cho các vị ân nhân đã góp công sức tạo điều kiện cho Quỹ từ thiện hoạt động ngày càng vững mạnh để có thêm nhiều người được giúp đỡ.

Cha quản xứ Phường Tây Trương Văn Qui đã trao 70 phần quà gồm gạo và tiền cho các cụ. Có những cụ trên 90 tuổi liệt giường không đi được,ban điều hành Gia đình Têrêsa miền Trung cùng với cha quản xứ đã đến thăm tận nhà và trao quà,các cụ rất xúc động.

Dịp lễ thánh nữ Têrêsa này, đúng vào lúc cơn bão số 9 đổ bộ và lũ lụt qua đi, gia đình Têrêsa tại Tổng Giáo phận Huế đã kịp thời đi trợ cấp cho các cụ để vượt qua khó khăn trong cơn bão lũ. Cùng lúc này có 46 giáo xứ với 2800 cụ già neo đơn trên toàn Tổng Giáo phận Huế được nhận trợ cấp. Trong đó có những giáo xứ có trên 100 người, có cả những cụ già lương dân.
 
Lời kêu gọi của TGM Kontum về việc cứu trợ nạn nhân bão lụt
TGM. Kontum
09:55 02/10/2009
Tòa Giám Mục Kontum
56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Email davitvn@gmail.com
Số 88/VT/’09/Tgmkt

Kontum, ngày 30 tháng 09 năm 2009

Anh chị em thân mến,

Cơn bão số 9 đã gây thiệt hại lớn về người, nhà cửa, ruộng rẫy tại nhiều vùng trên cao nguyên Kontum. Thiệt hại nặng nhất là vùng bắc Kontum như các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông và Kon Braih. Hiện chưa có đầy đủ các thống kê vì nhiều vùng vẫn còn bị cô lập, chưa liên lạc được.

Mối bận tâm hàng đầu lúc này là nước uống, lương thực và chỗ ở cho nhiều gia đình dân tộc. Tòa Giám Mục Kontum tạm cung cấp đợt đầu là 30 tấn gạo và 20.000 gói mì tôm để phần nào giải quyết nhu cầu trước mắt. Được biết nhiều Giáo Xứ cũng đã gởi người đi thăm và ủy lạo các gia đình gặp nạn bằng những giúp đỡ cụ thể.

Lo ngại lớn nhất là nhiều gia đình dân tộc sẽ gặp khốn khó không chỉ lúc này mà là những ngày tháng sắp tới vì tất cả ruộng rẫy, hoa màu đã bị vùi lấp hoặc trôi hết.

Với tình liên đới, tôi kêu gọi toàn thể gia đình Giáo Phận Kontum tích cực tham gia các chương trình cứu trợ tại các địa phương; cách riêng chúng ta dành ngày Chúa Nhật 04.10.2009 là “Chúa nhật liên đới với các gia đình nạn nhân bão lụt”.

Tất cả tiền và hiện vật anh chị em có thể chuyển ngay tới các gia đình gặp nạn hoặc gởi về một trong hai địa chỉ sau đây:

1. Văn Phòng Tòa Giám Mục Kontum

56 Trần Hưng Đạo, Phường Thắng Lợi, Tp. Kontum

Điện Thoại: 0905.011.236, 060. 3868.866.

2. Văn Phòng BAXH - Caritas Giáo Phận Kontum

số 02 Quang Trung, Tp Pleiku

Điện thoại: 059. 3824.713

Đặc biệt xin lưu ý các bậc cha anh không để cho một con em nào nghỉ học vì lý do bão lụt hay khó khăn.

Nguyện xin Chúa thương xoa dịu nỗi đau mất mát của các gia đình gặp nạn. Xin Chúa Ban muôn ơn phúc cho tất cả chúng ta.

Thương mến,

(đã ký và đóng dấu)

X Micae Hoàng Đức Oanh,
Giám Mục Giáo Phận Kontum
 
Lễ bổn mạng ca đoàn thiếu nhi xứ An Lạc Chí Hòa
Nguyễn Quang Ngọc
10:15 02/10/2009
Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu Bổn mạng ca đoàn Thiếu Nhi Giáo xứ An Lạc, Hạt Chí Hòa,Sài Gòn

Saigòn, vào lúc 18g00 ngày 01.10.2009. tại Thánh Đường Giáo xứ An Lạc, hạt Chí Hòa, Cha phụ tá Inhaxiô Nguyễn Quốc Bảo đã tổ chức Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Nữ Terêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng ca đoàn Thiếu Nhi và cùng tổ chức vui Trung Thu cho Thiếu Nhi, sau đó các em đi rước đèn xung quanh Thánh Đường, văn nghệ và phát bánh Trung Thu cho gần 600 em trong xứ đạo.

Xem hình xin bấm vào đây
 
Thơ: Người Linh Mục
LM. Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách
16:09 02/10/2009
NGƯỜI LINH MỤC
Cảm hứng theo Đức Benoît XVI

Riêng tặng quý tân Linh Mục chịu chức ngày 3 tháng 10 năm 2009
tại Nhà thờ Chính Tòa Bắc Ninh


Linh mục là người của Nhiệm Mầu
Từ trong Thánh Thể Phép Huyền Siêu
Hằng ngày hiến tế nhờ Hy Lễ
Tiếp tục cho đi như Bánh Mầu.

Linh mục là người phục vụ Lời
Lời Chúa giảng xưa giữa cõi đời
Lời thật, nẻo ngay, đường sự sống
Lời Trời xuống thế qua ngôi Lời.

Linh Mục là người nhẫn chí từ
Noi gương duy nhất: Chúa Giêsu
Từ bi, nhân hậu, đầy lân tuất
Thứ tha bèo bọt cánh hoa hư.

Linh mục là người của nguyện cầu
Theo lời trăn trối Đêm Vườn Dầu
‘‘Hãy luôn tỉnh thức và cầu nguyện …’’
Đèn sao sáng nổi khi không dầu ?

Linh mục là người tạo hiệp thông
Quy tụ đoàn chiên chung cánh đồng
Một kẻ dưới chân cây thánh giá
Mến Chúa say sưa đến tận cùng.

‘‘Linh mục là người bị tấn công
Muốn như tôn giáo phải tiêu tùng.. .’’ (1)
Tông đồ của Chúa, quà riêng Chúa
Có người đón nhận kẻ coi không …

Xin cho Linh mục mang nụ cười
Từ tim Thánh Chúa đến muôn người
Tôi tớ niềm vui, hoa phúc lộc
Xuân Trường bất tận suối ơn Trời

Paris, năm Linh mục ‘’2009-2010’’
Cung Chi LM Đinh Đồng Thượng Sách

(1) ‘‘Lorsqu’on veut détruire la religion, on commence par attaquer le prêtre.’’ Thánh Jean-Marie Vieanney, Cha xứ Ars (1786-1859)
 
Thánh lễ phong chức Linh Mục cho 12 phó tế tại nhà thờ chính tòa Đà Lạt
LM Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
18:53 02/10/2009
THÁNH LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC CHO 12 PHÓ TẾ TẠI NHÀ THỜ CHÁNH TÒA ĐÀ LẠT

Đà Lạt 01-10-2009.-Trời sáng nay thật trong sáng, sau những ngày cơn bão số 9 gây ảnh hưởng mưa gió tại vùng cao nguyên Đà Lạt. Cầm trong tay thiệp báo với câu thánh vịnh: ” Tình thương Chúa đời đời con ca tụng “ ( Tv 88, 2 ), tôi suy nghĩ miên man bởi vì Chúa đã quá thương yêu con của Chúa, thương yêu vùng đất cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt, thương yêu vô bờ 12 tiến chức sửa soạn lãnh nhận sứ vụ qua lời nguyện phong chức linh mục và qua việc đặt tay của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tạ ơn Chúa vì cơn bão số 9 đã tạm lắng từ chiều qua ngày 30/9/2009. Với khí hậu mát mẻ, bầu trời trong xanh, quang đãng, gió nhẹ nhàng thổi hứa hẹn một ngày phong chức Linh mục thật tốt đẹp.

Phong cảnh nhà thờ Chánh Tòa thật nhộn nhịp,các tu sĩ nam nữ, số giáo dân, thân nhân, bạn bè của các tiến chức thật đông, phấn khởi, nét mặt đầy ắp niềm vui. Đoàn đồng tế hôm nay được gần 200 Linh mục thuộc Triều và Dòng.

Thánh lễ diễn ra thật thánh thiện, trang nghiêm, sốt sắng. Đặc biệt trong thánh lễ này Đức Cha Phêrô đã nói: ” Đây là lần đầu tiên, Giáo phận Đà Lạt có đông tiến chức triều, con số 12 nói lên ý nghĩa thật đẹp của tông đồ đoàn khi xưa. Trong năm thánh Linh mục, đây là hồng ân Chúa ban cho các tiến chức, cho Giáo phận Đà Lạt, Ngài xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các tiến chức sẽ lãnh nhận thiên chức Linh mục”. Trong phần giảng lễ dựa trên ba bài đọc, Đức Cha triển khai và nhắn nhủ các tiến chức hãy nhớ thiên chức mình lãnh nhận: cử chỉ tiến chức đặt tay trong tay Giám mục nói lên sự cam kết vâng phục và Giám mục cũng cảm thấy rung động vì có những linh mục nối dài bàn tay của mình phục vụ Giáo Hội. Điều quan trọng là các Linh mục phải sống cung cách như Chúa Giêsu, như Thầy đã yêu: các Linh mục cũng phải bắt chước gương Thầy chí thánh để sống thánh hiến, đời sống hoàn toàn thuộc về Chúa. Đời sống này bài đọc I đã tiên liệu và đưa ra phương cách để giúp các linh mục noi theo và sống. Mọi nghi thức trong thánh lễ truyền chức Linh mục đã được cử hành các rất trang nghiêm, sốt sắng.

Ca đoàn đã hát những bài hát mang nhiều ấn tượng tốt. Tôi vẫn thích những câu hát:”Chúa ơi! Con chỉ là giọt nước của đại dương, muốn trở thành giọt nước của ân huệ yêu thương “ ( bài Nguyện Ước Đời Linh Mục của Ân Đức ) hoặc “ Chúa đã xức dầu và thánh hiến con. Cho con làm người của Chúa, cho con thuộc trọn về Chúa.Một đời con đây hoàn toàn xin vâng. Từ nay xin Chúa dùng con như khí cụ tình yêu nhiệm mầu. Cho con nồng nàn gắn bó tin yêu.Chìm vào biển cả Giêsu ( Chúa Đã Xức Dầu của Ân Đức ). Tôi vẫn để hồn lắng đọng, kết hiệp với từng tiếng hát ngọt ngào, thánh thiện. Khúc Ca Hồng Ân và Đường Con Đi của Linh mục Nguyễn Duy cũng đưa tâm hồn con người kết hiệp với Đấng Thánh tuyệt vời là Chúa Giêsu.Có thể nói ca đoàn hôm nay đã đem cả tâm hồn để phục vụ cộng đoàn, đã hát với tất cả tâm tình của mình để ngợi ca Thiên Chúa bởi vì “ Hát là cầu nguyện hai lần “.

Vâng, mỗi lần tham dự một thánh lễ phong chức Linh mục, tôi luôn càng ngày càng cảm nghiệm sâu xa tình thương vô biên của Chúa. Thiên Chúa là Tình Yêu như thánh Gioan định nghĩa. Tôi suy nghĩ về thân phận bọt bèo của con người. Người ta có là gì đâu mà Thiên Chúa cất nhắc lên chức vị cao quí như vậy. Một lời truyền phép khiến bánh hóa thành mình Chúa Kitô và rượu hóa thành máu Chúa Kitô. Ôi mầu nhiệm đức tin vô cùng cao quí. Càng suy nghĩ về sứ vụ Linh mục, tôi càng cảm nghiệm tình Chúa cao sâu biết chừng nào. Con người chỉ là bọt bèo, cát bụi nhưng Chúa thật yêu thương con người, Chúa nâng con người lên từ thân cát bụi.Đây là điều thật lạ lùng huyền diệu. Năm thánh Linh mục giúp các Linh mục hiểu rõ tình yêu của Chúa. Hội Thánh đã dành cả một năm để cầu nguyện cho các Linh mục, để các Linh mục nhìn lại đời sống của mình, để các Linh mục có quyết tâm sống thánh, sống như Chúa đã yêu.

Lời kinh cầu cho các Linh mục: ” …Xin cho chúng con –theo gương của Thánh Gioan Vi-a-nê-khi hiện diện trước Thánh Thể Chúa-biết cảm nhận Lời Chúa nói với chúng con-thật gần gũi đơn sơ-biết khám phá tình yêu Chúa dịu hiền biết bao khi đón tiếp tội nhân hoán cải-và biết cảm nếm niềm an ủi tín thác nơi Mẹ Vô Nhiễm “. Lời kinh được cả nhà thờ đọc vang, sốt sắng như thúc giục các mục tử luôn quí mến sứ vụ của mình và hăng say phục vụ tha nhân như mẫu gương sáng ngời của Thánh Linh mục xứ Ars.

Điều đọng lại trong tôi qua thánh lễ phong chức Linh mục cho 12 tân chức hôm nay là sự thánh thiện của bản chất Linh mục, sự trong sáng của chức tư tế Chúa trao ban.Các Linh mục hôm nay trong năm thánh Linh mục chắc chắn ai cũng ước mong mình sẽ trở nên các Linh mục như lòng Chúa mong ước. Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 12 phó tế sáng nay đã diễn ra trong bầu khí hết sức thánh thiện.Cả nhà thờ đều hợp một lòng để cầu cho các tân chức và ai cũng ước mong cho các tân chức luôn sống hết mình với thánh chức mình vừa lãnh nhận là trở thành các Linh mục thánh thiện sống với, sống cho và sống vì đàn chiên của mình.
 
Huynh đệ Phan Sinh - Nghèo khó Phan Sinh
Hai Tê Miệt Vườn
18:57 02/10/2009
HUYNH ĐỆ PHAN SINH

Tinh thần huynh đệ Phan Sinh,
Giúp ta kiến tạo hoà bình tình thương.
Chính nhờ luôn biết chủ trương,
Loại trừ đố kỷ ghen tương giữa người.
Cùng nhau xây dựng cuộc đời,
An bình thư thái của thời hồng ân.
Đâu còn những cảnh trành giành,
Quyền uy thế lực làm phần riêng tư.
Con tim nhân hậu hiền từ,
Chẳng còn chia rẽ loại trừ lẫn nhau.
Thế nhân thoát khỏi thương đau,
Vết thương thù oán được mau chữa lành.
Cuối cùng nhân loại chung phân,
Vinh quang phúc lộc trong thành Salem.

“ Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ được sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5, 9)

Mừng 800 năm lập Dòng Phan Sinh thế giới ( 1209 – 2009) và 80 Dòng Phanxicô hiện diện tại Việt Nam (1929 – 2009)

Ngày 04/10/2009

Hai Tê Miệt Vườn



NGHÈO KHÓ PHAN SINH

Chính nhờ biết sống khó nghèo,
Lòng anh giữ được trong veo sự đời.
Trí tâm hướng thẳng về Trời,
Với lòng siêu thoát của người hành hương.
Cuộc đời đâu bị vấn vương,
Chẳng cho dục vọng nấu nương cõi lòng.
Con tim luôn được thong dong,
Thuyền đời lướt nhẹ ở trong biển tình.
Dễ dàng nghe tiếng Thánh Linh,
Sống như con thảo trọn tình với Cha.
Ngày đêm vui sống trong nhà,
Xác hồn no thoả bao la phúc lành.
Nhẹ nhàng anh bước thật nhanh,
Đến quê hằng sống chung phần vinh quang.

“ Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3)
Mừng 80 lập dòng Phan Sinh Việt Nam ( 1929 – 2009)
Ngày 04-10- 2009

Hai Tê Miệt Vườn.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cuộc gặp gỡ khó quên
Lại Thế Lãng
09:58 02/10/2009
CUỘC GẶP GỠ KHÓ QUÊN

Tôi đã đọc qua bài "Cuộc gặp gỡ kỳ diệu của Sinh viên CG Hà Nội với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt tại Châu Sơn" trên Vietcatholic. Bài viết kể về chuyến viếng thăm Đức Tổng Gíam Mục Ngô Quang Kiệt tại Đan viện Châu Sơn ở Ninh Bình của gần 5o nam nữ sinh viên trong Ban Điều hành Sinh Viên Công Giáo thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác gỉa bài viết rằng có những cuộc gặp gỡ ta dễ dàng quên đi ngay nhưng có những cuộc gặp gỡ đã in đậm trong tâm khảm từng chi tiết khiến ta nhớ mãi, khó mà quên được. Cũng như các bạn sinh viên của Tổng Giáo phận Hà Nội chính tôi và một số anh chị em trong cộng đoàn của chúng tôi cũng đã có cuộc gặp gỡ khó quên với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.

Cách đây hơn một năm, trong dịp đến Canada tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 49 tại Quebac, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đến dâng thánh lễ tại Đền thánh Giuse ở Montre’al theo lời mời của linh mục Giám đốc Đền thánh. Biết được tin này, một nhóm anh chị em thuộc cộng đoàn bé nhỏ của chúng tôi ở tiểu bang Vermont nằm sát biên giới Canada đã rủ nhau lên đường đi Montre’al để được gặp gỡ Đức Tổng, vị mục tử chúng tôi đã ngưỡng mộ từ lâu.

Ngày 13/6/2008, khởi hành từ những địa điểm khác nhau trong tiểu bvang Vermont cách Montre’al khoảng hơn 100 miles, chúng tôi đã gặp nhau đông đủ tại điểm hẹn lúc 2:00PM. Lúc này Đức Tổng vẫn còn đang trên đường đến từ Toronto. Vào lúc 3:30PM Ngài cũng đã đên nơi. Vừa bước ra khỏi xe Ngài vội vã đi thẳng đến một phòng họp được Ban Giám đốc Đền thánh dành riêng để chúng tôi gặp gỡ Ngài.

Tại đây, dù mới trải qua một cuộc hành trình lâu đến 6 giờ đồng hồ, Ngài tỏ ra không chút mệt mỏi khi gặp chúng tôi. Với nụ cười luôn nở trên môi, Ngài niềm nở với mọi người khiến cho ai nấy đều cảm thấy thậtt gần gũi với Ngài.

Trong suốt buổi gặp gỡ, với cử chỉ thân thiên của Ngài và với cách nói chuyện bình dân, giản dị với mọi người khiến chúng tôi vui đến nỗi có lúc đã quên bẵng thân thế của người đang hiện diện trước mặt mình. Ngài là một tên tuổi lớn không chỉ ở trong Giáo hội Việt Nam hay Giáo hội Hoàn vũ, Ngài còn là một nhân vật nổi tiếng trên trường quốc tế. Ấy vậy mà Ngài nói năng thật nhẹ nhàng, cung cách thật giản dị không dễ gặp được ở những người có trhế gía như Ngài.

Tinh thần vị tha, luôn sống cho tha nhân ở nơi Ngài đã thể hiện rõ nét khi Ngài sẵn sàng đứng chụp hình với chúng tôi trước lúc chia tay. Mặc dù còn phải đi gặp linh mục Gíam đốc Đền thánh, Ngài vẫn kiên nhẫn và vui vẻ chờ đợi để người “phó nhòm” cuối cùng chụp xong tấm hình để lưu niệm trước khi Ngài siết chặt bàn tay từ gĩa từng người.

Theo chân Ngài, chúng tôi cũng rời phòng họp để đến Đại Thánh Đường thánh Giuse nơi Ngài sẽ dâng thánh lễ. Hôm đó Ngài chủ tế thánh lễ với sự đồng tế của cha Giám đốc Đền thánh và nhiều linh mục Việt Nam ở trong vùng Montre’al cũng như đến từ Việt Nam. Số người tham dự thánh lễ ngoài những giáo dân Việt Nam còn có nhiều khách hành hương đến từ các nước khác đang có mặt tại đây. Tôi còn nhớ rất rõ trong bài giảng nói về thánh Giuse, nhân nói đến việc quốc gia Canada nói hai thứ ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp, Ngài đề cập đến một thứ ngôn ngữ khác mà Ngài cho là ngôn ngữ của thánh Giuse. Đó là thứ ngôn ngữ của trái tim.

Nói đến trái tim là nói đến yêu thương, đến sự chính trực, khoan dung. Ngôn ngữ của trái tim vì vậy là ngôn ngữ của tình thương, của sự chân thành, cảm thông. Phải chăng Ngài đã dùng ngôn ngữ của trái tim trong cuộc gặp gỡ với nhóm chúng tôi cũng như với các bạn sinh viên của Tổng Giáo Phận Hà Nội nên Ngài đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của mọi người?

Thật ra thì Ngài đã dùng ngôn ngữ cũa trái tim với bất cứ ai và bất cứ ở đâu. Lời lẽ của Ngài luôn luôn chân thực, ý tưởng của Ngài luôn luôn trong sáng. Chỉ có những kẻ cố tình xuyên tạc, mang đầy thành kiến trong đầu hay là những người bị lừadối mới không hiểu được hay đã hiểu lệch lạc tâm lòng chân thành của Ngài.

Vermont 2/10/2009
 
Trường học tại giáo xứ An Hải giáo phận Đà Nẵng bị chính quyền phá hủy
Bảo Tịnh
10:23 02/10/2009
TRƯỜNG HỌC TẠI GIÁO XỨ AN HẢI GIÁO PHẬN ĐÀ NẲNG BỊ PHÁ HỦY

Lợi dụng cơn bão số 9 (Ketsana) đang thổi vào Đànẳng, Chiều ngày 28/09/09, vào lúc gần 05 giờ UBND Quận Sơn Trà, huy động hàng trăm công an chận tất cả con đường Nguyễn công Trứ dẩn vào nhà thờ Gíao xứ toạ lạc tại An Hải tây, Sơn Trà, Đànẳng, và dùng hai xe ủi vào tận nơi khuôn viên Giáo Xứ ủi sập trường học mà sau năm 1975 Giáo xứ đã cho muợn tạm làm cơ sở Giáo Dục. Sau hơn hai tiếng đông hồ, trường học của Giáo xứ trở thành bình địa và khi Giáo Dân tràn được vào khuôn viên nhà thờ, khi đó lực luợng mới rút đi, chỉ để lại một số công an lảng vảng chung quanh nhà thờ. Điều trớ trêu, lúc 02 giờ chiều cùng ngày Linh Mục Trần Quốc Việt có giấy mời đến UBND Quận để gặp chủ tịch UBND Quận Sơn Trà để thảo luận về việc qui họach trên địa bàn của Quận trong đó Trường học của Giáo xứ nằm trong diện nầy, đến nơi, được trả lời chủ tịch bận đi chỉ đạo “ Chống Bão “ theo chỉ thị của nhà nước cọng sản Việt nam. , khi Ngài về đến nơi, thì đã có sẳn công an dày đặc chung quanh Giáo Xứ. Cái thất nhân tâm nhất là chính trường học nầy, cùng với cơ sở như nhà thờ, chùa chiền khác đã bao lần mở cửa đón người dân vào tránh bão, thế nhưng UBND Quận Sơn Trà lại cho đập phá trong lúc người dân cần một nơi an tòan để náu thân khi cơn bão đang tràn đến. Giáo Xứ An Hải nằm dọc trên Sông Hàn, đối diện bên kia sông là Tòa Thị chính cũ của VNCH trước năm 1975. Số Giáo dân trước năm 1975 trên 3,000, nhưng khi cọng sản chiếm Miền Nam, một số giáo dân đã bỏ vào nam sinh sống và một số ra hải ngọai, hiện nay chỉ còn 1,100 giáo dân tại Giáo Xứ nầy. Theo lời Linh Mục quản xứ cho biết UBND Quận Sơn Trà hứa sẽ giải quyết, vậy giải quyết gì đây khi trường học của Giáo Xứ chỉ là đống gạch vụn ngổn ngang nằm trên nền đất trong khuôn viên giáo xứ. Rất tiếc, vì cúp điện một tuần trước khi sự cố này xảy ra, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết và hình ảnh khi máy điện tóan họat động trở lại.

Đànẳng 02/10/09
 
Hội đồng Âu Châu ủng hộ cha Nguyễn Văn Lý
Hội Đồng Âu Châu
12:24 02/10/2009
Political Affairs Committee
Commission des questions politiques

Strasbourg, 2 October 2009

The President

I call on the communist authorities of Vietnam for an immediate release of Mr Nguyen Van Ly, also known as Father Thaddeus, a 63 year old Roman Catholic priest and a prominent Vietnamese dissident imprisoned many times for a total of almost 15 years. He has been involved in many pro-democracy movements and non-violent protests. Since 1983 he has been recognised by Amnesty International as a prisoner of conscience. He is one of 10 candidates for the Sakharov Prize for Freedom of Thought 2009, discerned by the European Parliament.

At present Mr Nguyen Van Ly is serving an 8 year sentence in prison in appalling conditions. According to many reports the state of his health has dramatically declined recently. He has no access to proper medical care and his life is in danger.

As the Chairman of the Political Affairs Committee of the Parliamentary Assembly of the Council of Europe, an organisation which stands for human rights, democracy and the rule of law, I cannot remain silent and I hope that all democratic forces in the world will react to this flagrant violation of basic human rights.

J’appelle les autorités communistes du Vietnam à libérer immédiatement M. Nguyen Van Ly, également connu sous le nom de Père Thaddeus, un prêtre catholique de 63 ans et un éminent dissident vietnamien emprisonné de nombreuses fois pour un total de presque 15 années. Il a été impliqué dans de nombreux mouvements pro-démocratiques et des manifestations pacifiques. Depuis 1983, il a été reconnu par Amnesty International comme prisonnier de conscience. Il est l’un des 10 candidats au prix Sakharov pour la liberté de l’esprit 2009, décerné par le Parlement européen.

A présent, M. Nguyen Van Ly purge une peine de prison de 8 ans dans des conditions scandaleuses. D’après de nombreux rapports son état de santé à récemment décliné de façon dramatique. Il n’a pas accès à des soins de santé appropriés et sa vie est en danger.

En tant que Président de la Commission des questions politiques de l’Assemblée parlementaire du Conseil de l’Europe, une organisation qui représente les droits de l’homme, la démocratie et la primauté du droit, je ne peux rester silencieux et j’espère que toutes les forces démocratiques dans le monde vont réagir face à cette violation flagrante des droits de l’homme fondamentaux.
 
Cứ phải nói dù không biết nói
Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
16:06 02/10/2009
LTS: Ngày 30 tháng 9, VietCatholic đã đăng bài Lậy Chúa, Chúng Con Không Biết Ăn Nói của Linh Mục Nguyễn Hồng Giáo. Hôm nay, chúng tôi nhận được bài Cứ Phải Nói Dù Không Biết Nói của Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh. Vietcatholic đăng bài này để rộng đường dư luận.

Tác giả

Sáng 30-09-2009, ở đầu điểm nóng trang mạng Vietcatholic có bài “Lạy Chúa, chúng con không biết ăn nói” của linh mục Nguyễn Hồng Giáo, Dòng Phan-xi-cô. Cha Giáo ít khi xuất hiện trên Vietcatholic, nhưng đối với giới Công Giáo ở trong cũng như ngoài nước, ngài không phải là một người xa lạ: ngài là người đứng đầu Dòng Phan-xi-cô Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp, lại là người điều hành Ban Tu Sĩ Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 2 thập niên sau 1975, là giáo sư Triết của nhiều thế hệ linh mục Sài Gòn, và là một cộng tác viên đắc lực của tờ “Công Giáo & Dân Tộc”. Dài dòng như thế để hiểu thái độ trân trọng của Vietcatholic.

Nội dung

Nội dung bài viết của cha Giáo nằm ngay trong tựa đề: “Lạy Chúa, chúng con không biết ăn nói”. Đây có thể được xem như tiêu đề bài giảng ngày 23-06-2009 của đức cha Phao-lô Bùi Văn Đọc, giám mục Giáo phận Mỹ Tho, Chủ tịch Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin của HĐGM/VN, trước sự hiện diện của tất cả các giám mục Việt Nam trong thánh lễ đồng tế tại vương cung thánh đường thánh Phao-lô ngoại thành, với sự tham dự đông đảo của linh mục, tu sĩ, giáo dân Việt Nam đang làm việc hay học tập tại Rô-ma, cùng với đoàn hành hương của giáo xứ Việt Nam tại Pa-ri. Bài viết của cha Giáo dài suýt soát gấp đôi bài giảng của đức cha Đọc, trong đó cha Giáo cho thấy tầm quan trọng của người nói, của địa điểm và thời điểm, liên quan đến một đề tài đã được nhiều người Công Giáo Việt Nam ở trong và nhất là ngoài nước đề cập tới, đó là sự thinh lặng của các giám mục Việt Nam trước các vấn đề thời sự nóng bỏng, đặc biệt trong những năm gần đây: từ vụ cha Nguyễn Văn Lý, đến các vụ dân oan, bauxite, đến việc các nhà bất đồng chính kiến bị bỏ tù, và đặc biệt hơn nữa, vì trực tiếp liên quan đến Giáo Hội Công Giáo, đó là các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý… Ngoại trừ một câu duy nhất, ngắn gọn, có vẻ được thêm vào “cho có chị có em” đó là câu “Nhưng thận trọng, cân nhắc có thể trở thành nhút nhát, do dự dẫn tới thiếu sót trong trách nhiệm”, còn toàn bài viết của cha Giáo là một lời biện minh hùng hồn cho lập trường giữ thinh lặng của các giám mục được giãi bày trong bài giảng của đức cha Đọc. Bài viết như một luồng gió mát giữa tiết trời oi bức do rất nhiều bài viết tạo ra, ở trong nước thì không có bao nhiêu (có lẽ do ngại không dám viết) nhưng ở ngoài thì rất nhiều, và có khi rất nặng nề, cho thấy nỗi chán chường nếu không nói là thất vọng của người tín hữu, giáo sĩ cũng như giáo dân, trước thái độ thờ ơ lạnh lùng của các giám mục Việt Nam. Các giám mục hẳn là vui khi thấy đồng minh của mình là một tiếng nói có trọng lượng.

Một số điểm cần làm sáng tỏ

Mở đầu bài giảng đức cha Đọc đề cập đến những khó khăn của các giám mục: “Trước sự phức tạp của tình hình thế giới, trước những thế lực giằng co chống đối nhau luôn muốn lôi kéo chúng tôi về phía họ… Để không làm công cụ cho một thế lực chính trị nào, chúng tôi phải giữ gìn lời ăn tiếng nói…” Đây là những điều dễ hiểu, và ai cũng thông cảm cho các giám mục. Thế nhưng khi “giữ gìn lời ăn tiếng nói” có nghĩa là ngậm miệng làm thinh để không nói gì, thì cũng có thể bị lợi dụng. Ví dụ hồi nổ ra vụ cha Nguyễn Văn Lý, chính sự thinh lặng của các giám mục đã khiến Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết nghĩ mình có lý do để tuyên bố với hãng CNN Hoa Kỳ: “HĐGM/VN và Toà Thánh Va-ti-can cũng đồng tình và ủng hộ việc xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý” (Tuổi Trẻ ngày 07-07-2007).

Đức cha Đọc cũng nói đến thái độ lạc quan của ngài và của nhiều giám mục. Ngài nói: “chúng tôi vẫn tươi cười, vẫn làm việc hăng say, hết lòng phục vụ Dân Chúa và những người chưa biết Chúa”. Chúng ta mừng cho ngài, cho các giám mục. Cũng cần nói thêm rằng không riêng gì các giám mục, nhưng bất cứ người tín hữu bình thường nào cũng không thể phủ nhận những gì là tốt đẹp, là tích cực Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta đã và đang làm trên đất nước hôm nay, dưới chế độ cộng sản.

Đức cha Đọc còn nói: “Đã có một thời cách đây khoảng 50 năm, có rất nhiều người ước ao được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng Chúa Giê-su tại các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Sô, các nước Đông Âu, Trung Hoa lục địa, mà không được mãn nguyện. Bây giờ, chính chúng tôi, được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng trong một Nước cộng sản…” Chẳng phải các giám mục Việt Nam sung sướng khi sống dưới chế độ cộng sản, nhưng đoạn này cho thấy các ngài hài lòng với thứ tự do đang có: “được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng…” cụ thể là được xây nhà thờ, mở chủng viện, truyền chức linh mục, cử hành bí tích, v.v… Những chuyện này, không ai phủ nhận. Vấn đề là để được những thứ đó, cái giá phải trả là Giáo Hội Công Giáo phải ngậm miệng làm thinh mặc cho chế độ cộng sản Việt Nam tung hoành như mọi người đang chứng kiến.

Khi nói “anh chị em hãy khích lệ chúng tôi rao giảng Tình Yêu Thiên Chúa bằng ‘lời nói và hành động’, cho mọi người, không trừ một ai”, trong văn mạch, phải hiểu: Kể cả người cộng sản. Nhưng cứ theo chữ nghĩa mà nói, “không trừ một ai” trên đất nước Việt Nam hôm nay, thì còn phải nghĩ đến bao người dân oan mỏi mòn tìm công lý, bao nhiêu người đang ở tù chỉ vì bị coi là chống chế độ. Và còn biết bao nạn nhân của gian dối, bất công, bao nhiêu người thấp cố bé họng bị gạt ra bên lề xã hội. Ngay cả khi chính con cái mình, giáo dân và linh mục, bị đánh đập tàn nhẫn, kẻ u đầu, người gãy răng, mà từ hàng giám mục không được một lời ủi an khích lệ, không có được một cử chỉ hiệp thông cầu nguyện thì phải hiểu thế nào? Có phải cứ giữ miệng làm thinh trước bạo tàn, bất công gian dối là có thể “rao giảng Tình Yêu của Thiên Chúa bằng lời nói và hành động?

Đức cha Đọc nói tiếp: “Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ.” Chắc không có ai yêu cầu các giám mục “khích bác” cộng sản đâu, vì làm như thế là thiếu khôn ngoan và chẳng ích lợi gì. Nhưng sống trong một xã hội gian dối, bất công, phi nhân, thì thinh lặng là gì nếu không phải là đồng loã ?

Lấy Lời Chúa làm điểm tựa

Nhưng có lẽ điều quan trọng đáng nói nhất trong bài giảng đức cha Đọc là việc ngài lấy Lời Chúa làm điểm tựa.

Trong một bối cảnh hết sức đặc biệt như đã nói ở trên, đức cha Đọc có vẻ không phải minh định cho bằng giãi bày nỗi niềm của mình, và cũng là của anh em giám mục của mình. Để làm việc đó, ngài dựa vào lời Chúa trong đoạn sách Giê-rê-mi-a đọc trong thánh lễ hôm đó. Trong đoạn sách này, qua cuộc đối thoại giữa ngôn sứ với Thiên Chúa, ngôn sứ Giê-rê-mi-a kể lại câu chuyện ông được Thiên Chúa kêu gọi đi làm ngôn sứ, đi truyền đạt lời Chúa cho anh em. “Lạy Đức Chúa, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói !(Gr 1,6). Trong bài của cha Giáo, tác giả chỉ dừng lại ở đây thôi. Nhưng trong bài giảng của mình, đức cha Đọc còn đi xa hơn khi trích dẫn đoạn tiếp theo, là lời Chúa nói với ngôn sứ: “Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi, Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói(Gr 1,7). Trích dẫn câu này để biện minh cho sự thinh lặng của mình thì đã là chuyện lạ rồi. Càng lạ hơn nếu ta đọc tiếp lời của Chúa trong đoạn sách Giê-rê-mi-a, nhưng đức cha Đọc đã bỏ không trích dẫn: “Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi, – sấm ngôn của Đức Chúa. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: Coi, hôm nay ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng(Gr 1,7-10). Như thế có nghĩa là Chúa không chấp nhận lý do Giê-rê-mi-a đưa ra nhằm từ chối sứ mạng được giao: “quá trẻ, không biết ăn nói.” Đổi lại Chúa hứa với Giê-rê-mi-a: “Có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.” Lời hứa của Chúa, vẻn vẹn chỉ có vậy. Thế nhưng nếu ta hiểu, nếu ta tin Thiên Chúa là Đấng nào, thì lời hứa đó là quá đủ. Và ngay sau đó là một sứ mạng khủng khiếp ngôn sứ phải chu toàn: “đứng đầu các dân các nước để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng.

Được chọn làm ngôn sứ thì phải chu toàn sứ mạng

Như vậy, câu chuyện Giê-rê-mi-a được Chúa gọi đi làm ngôn sứ không đơn thuần chỉ có việc Giê-rê-mi-a e dè, ngần ngại, không dám nhận trách nhiệm với lý do “Lạy Chúa, con đây còn quá trẻ, không biết ăn nói” để đức cha Đọc làm điểm tựa cho bài giảng, và từ đó biện minh cho thái độ thinh lặng của các giám mục. Ta hãy lấy một ví dụ khác: Trước câu hỏi có phải nộp thuế cho Xê-da không, Đức Giê-su đã trả lời: “Của Xê-da, hãy trả lại Xê-da”. Nhưng Đức Giê-su đã không dừng lại đó. Vế này chỉ là cái đà dẫn tới vế tiếp theo: “Của Thiên Chúa, hãy trả lại Thiên Chúa”, và vế sau quan trọng hơn vế trước bội phần. Trong cuộc đối thoại giữa Giê-rê-mi-a và Thiên Chúa cũng vậy. Lời mở đầu của Giê-rê-mi-a chỉ mới cho ta thấy con người, cho thấy tình huống. Giê-rê-mi-a đưa ra lý do để thoái thác, nhưng Chúa không chấp nhận. Ngài đưa ra một đảm bảo: “Có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”. Và liền sau đó Chúa giao sứ mạng như đã nói ở trên.

Khi lời Đức Tổng Bình, hay gần đây là lời Đức Tổng Kiệt bị báo đài Nhà Nước cắt xén thì chúng ta phẫn nộ, nhưng khi chính Lời Chúa cũng bị cắt xén, ta phải hiểu thế nào?

Làm ngôn sứ phải trả giá

Giê-rê-mi-a không chỉ nghe lời Chúa và đi công bố cho anh em, nhưng đã trả giá bằng cả cuộc đời mình. Đọc sách Giê-rê-mi-a, ta thấy ông đã trải qua những thử thách thật là khủng khiếp: Vì mạnh dạn nói thẳng nói thật, tố cáo những sai lầm kể cả của các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, ông bị các chính khách đương thời nhục mạ, bị các tư tế, đồng nghiệp của ông bách hại, bị kết án là cầu chúc điều dữ cho dân trong khi ông không ngừng cầu xin cho họ, thậm chí bị kết án là toa rập với kẻ thù.

Và không riêng gì Giê-rê-mi-a: Kinh Thánh cho ta rất nhiều ví dụ khác tương tự: Được Chúa gọi đi làm ngôn sứ, đi nói lời Chúa cho dân, thì phải trả giá bằng chính cuộc đời của mình: Ê-li-a bị truy đuổi, xin Chúa cho chết, Chúa không cho chết, lại giao một sứ mạng mới; A-mốt đi rao giảng lời Chúa thì bị đuổi như đuổi tà; Ê-dê-ki-en vợ chết mà không được làm đám tang v.v…

Kết luận

Lạy Chúa, chúng con không biết ăn nói” là lời đức cha Phao-lô Bùi Văn Đọc mượn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a trong bài giảng tại Rô-ma ngày 23-06-2009, mục đích hẳn là để trả lời cho những ai trách móc, bất bình vì các giám mục Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng trước bao nhiêu vấn đề xã hội nhức nhối nổi cộm. Hơn ba tháng đã trôi qua, nhưng những lời than phiền, những tiếng chê bai vẫn không chấm dứt, có khi rất nặng nề. Có lẽ vì thế mà cha Nguyễn Hồng Giáo thấy cần lưu ý công luận đến bài giảng mà ngài cho là quan trọng: “Cứ đọc đi rồi biết !” Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài giảng của đức cha Đọc, nhưng thắc mắc của tôi vẫn chưa được giải toả. Chẳng biết những người khác thì sao?

Sài-gòn, ngày 02 tháng 10 năm 2009

Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm

pascaltinh@gmail.com
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Kêu Gọi Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt 2009
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
21:47 02/10/2009

Kính thưa Quý Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và

Quý ông bà anh chị em,

Bão lụt Ketsana đánh vào Việt Nam ngày 29 tháng 9, 2009 đã gây ra rất nhiều thiệt hại về nhân mạng, tài sản, ruộng vườn cho đồng bào, đặc biệt tại Miền Trung, Cao Nguyên và Bắc Việt Nam. Tính đến nay, số người thiệt mạng lên đến hơn trăm người, 113 người mất tích và hơn 250 người bị thương, thiệt hại vật chất ước tính hơn mười ngàn tỉ đồng. Các Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng và các nơi khác đều bị hư hại và ngập lũ nặng nề. Cuộc sống của hằng trăm ngàn người dân tại các vùng bão lụt hiện nay thật thảm thương: đang đối mặt với nghèo, đói, bệnh tật lại còn phải lo đối phó với những cơn bão lụt khác tiếp tục kéo tới.

Với tinh thần 'lá lành đùm lá rách' và cùng hiệp thông với hàng Giáo Phẩm Việt Nam đang vận động kêu gọi giúp đỡ nạn nhân bão lụt, Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn đã hội ý với nhau, và quyết định mở chiến dịch Lạc Quyên cứu trợ trên Hoa Kỳ, đồng thời cũng chấp thuận ứng gởi ngay $30,000 (ba mươi ngàn đôla) về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội, để Ủy Ban cộng tác với các nơi bị bão lụt trợ cấp lương thực, quần áo, thuốc men, nông cụ phân phối đến nạn nhân không phân biệt lương giáo.

Trước những thiệt hại và mất mát quá sức to lớn của đồng bào trong mùa bão lụt năm nay, Liên Đoàn kêu gọi Tấm Lòng Vàng của tất cả quý ân nhân ở hải ngoại cùng góp sức trong nghĩa cử nhân đạo, bác ái này. Kính xin quý Cha Chánh Xứ, Quản Nhiệm, Bề Trên các hội đoàn, dòng tu cùng giúp vận động và kêu gọi cộng đồng dân Chúa cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình, đồng thời xin mọi người quảng đại đóng góp vào công cuộc chung này.

Mọi đóng góp, xin đề: LIEN DOAN- TYPHOON VICTIMS 09

Xin gởi về địa chỉ:

Lien Đoàn

PO Box 1958

Flowery Br. - Georgia 30542

Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho lòng quảng đại của quý ân nhân. Thay mặt cho những nạn nhân bão lụt ở Việt Nam, xin chân thành cảm tạ.

Ngày 02 tháng 10, 2009

Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm

Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
 
Thông Báo
Đóng góp cứu trợ nạn nhân bão lụt Miền Trung Việt Nam
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
05:42 02/10/2009
 
Cáo phó của Dòng Anh Em Hèn Mọn: Cha Phêrô Baotixita Đỗ Long Bộ đã qua đời
Dòng Anh Em Hèn Mọn
16:24 02/10/2009
Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
3 Mai Thị Lựu, Đakao, Q 1, Sàigòn
ĐT. 08.38222294
AI TÍN
Văn phòng Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn xin kính báo:
Cha PHÊRÔ BAOTIXITA ĐỖ LONG BỘ
Sinh ngày 28.12.1921 tại Kim Long, Thừa Thiên – Huế
Thuộc Tu viện Phanxicô Vĩnh Phước, Nha Trang
Được Chúa gọi về: lúc 10.00 sáng, ngày 02.10.2009
Tại Tu viện Phanxicô Vĩnh Phước, Nha Trang.

Nghi thức tẩm liệm: vào lúc 10.00 ngày 03.10.2009

Nghi thức viếng xác:
Từ 11.00 ngày 3.10.2009 – 07.00 ngày 05.10.2009

Thánh lễ an táng được cử hành:
Vào lúc 08 giờ 00, ngày 05.10.2009
Tại Nhà thờ Giáo xứ Antôn Vĩnh Phước, Nha Trang.
An nghỉ tại Nghĩa trang Phục Sinh, Bắc Thành phố Nha Trang.
Sàigòn, ngày 02.10.2009
Văn Phòng Tỉnh Dòng
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ Cha PHÊRÔ BAOTIXITA ĐỖ LONG BỘ

Sinh ngày 28.12.1921 tại Kim Long, Thừa Thiên – Huế
Rửa tội: 1921 tại Kim Long, Thừa Thiên – Huế
1936 – 1941: Theo học tại Chủng viện Dòng AEHM – Thanh Hóa.
1942 – 1950: Sống tại Tu viện Phanxicô Cù Lao Vĩnh Phước, Nha Trang.
02.08.1943: Vào Nhà tập Dòng Anh em hèn mọn
03.08.1944: Khấn lần đầu
03.08.1947: Khấn trọn đời
1949: Chịu chức Phó tế tại Nha Trang, Khánh Hòa
29.06.1950: chịu chức Linh mục tại Nha Trang, do ĐGM Marcel Piquet.
1950 – 1953: Du học tại Pháp
Cao đẳng Sư phạm – Xã hội học.
1954 – 1960: Sống tại Tu viện Phanxicô Đakao, Sàigòn.
1960 – 1974: Sống tại Tu viện Phanxicô Cầu Ông Lãnh, Sàigòn.
1974 – 1978: Sống tại Tu viện Phanxicô Nha Trang
1978 – 2009: Sống tại Tu viện Phanxicô Vĩnh Phước, Nha Trang.

Công tác trong Dòng:
1954 – 1957: Giám sư Học viện Thần học
1957 – 1960: Phụ trách Tu viện Đakao, Sàigòn
1960 – 1974: Đặc trách Mục vụ Giới trẻ
Phong trào Thanh Sinh Công Quốc tế.
1975 – 1978: Phụ trách Tu viện Phanxicô Nha Trang
1978 – 1982: Phụ trách Tu viện Phanxicô Vĩnh Phước, Nha Trang
Quản xứ Giáo xứ Antôn Vĩnh Phước, Nha Trang

1982 – 2002: Đặc trách Phan Sinh Tại Thế miền Nha Trang.
2002 – 2009: Nghỉ, dưỡng bệnh.
Lúc 10.00 ngày 02.10.2009 đã được gọi về Nhà Cha
Tại Tu viện Phanxicô Vĩnh Phước, Nha Trang.
65 năm Khấn Dòng
59 năm Linh mục
Hưởng thọ 88 tuổi.


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Hồng
Trần Ngọc Thu
09:00 02/10/2009

HOA HỒNG



Ảnh của Trần Ngọc Thu

Đóa hoa ấy đẹp tươi biết mấy

Em rụt rè mang tới cho tôi

Tôi thảng thốt con tim non dại

Đã tưởng đâu sứ giả của mộng đời.

Tôi vội đón lấy hoa và bất giác

Vừa chạm vào đã thấy buốt nơi tay

Tôi trẻ quá làm sao biết được

Rằng cánh hoa phủ kín đầy gai ?

(Trích thơ của XMĐ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Rằm
Đặng Đức Cương
22:08 02/10/2009

TRĂNG RẰM



Ảnh của Đặng Đức Cương

Khi xưa Lý Bạch ôm trăng

Ngàn sau đời vẫn mơ thăm chị Hằng.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: None – Nuptial Mass
Nguyễn Trọng Đa
06:01 02/10/2009
None
Kinh giờ chín. Là một phần của Kinh Nhật tụng được đọc vào khỏang giờ thứ Chín, tức là ba giờ chiều. Trong Phụng vụ các giờ Kinh được duyệt lại, có sự chọn lựa là đọc một trong các giờ kinh Giữa, tức giờ Ba, giờ Sáu hoặc giờ Chín, tùy theo thời điểm trong ngày khi giờ kinh ấy được đọc. (Từ nguyên Latinh nona, thứ chín.)
Non Expedit
Sắc lệnh Non Expedit. Là sắc lệnh của Tòa Xá giải năm 1868 cấm người Công giáo tham gia ứng cử vào Quốc hội. Tòa Xá giải sợ rằng sự tham gia của họ có thể được giải thích như là chấp thuận việc chính phủ Ý cướp đọat tài sản của Tòa thánh. Sắc lệnh đã được thánh Giáo hoàng Piô X sửa đổi, vì trong thông điệp Il fermo proposito (ngày 11-6-1905) ngài cho phép các Giám mục xin ngưng áp dụng sắc lệnh Non Expedit.
Noninfallible
Không vô ngộ, không bất khả ngộ. Là một từ ngữ được đặt ra bởi một số người, vì họ muốn phân biệt giữa các tín điều định tín, mà họ cho là vô ngộ, và các giáo lý chính thức không được Giáo hội định tín, mà họ cho là không vô ngộ. Cách dùng từ ngữ như thế là hàm hồ và có thể sai lầm, bởi vì nhiều gíao lý của Giáo hội về đức tin và luân lý, chẳng hạn phá thai là tội trọng, là vô ngộ do huấn quyền phổ quát thông thường. Hơn nữa, các giáo lý khác, do được Giáo hội chỉ dạy, phải được chấp nhận trong vâng lời với các phẩm trật Giáo hội được Chúa Kitô lập ra.
Nonjurors
Những người không thề. Là danh từ gán cho các giáo sĩ Anh giáo từ chối thề trung thành với Vua William và Mary và các người kế vị họ, theo Luật kế tục Tin lành năm 1689. Bởi vì họ cảm thấy rằng lời thề của mình gắn kết mình với dòng họ Stuart, họ xem William và Mary như những vị nhiếp chính thuần túy. Bị treo chức và ngưng họat động, họ chịu thiệt thòi rất nhiều. Sau đó một số người gia nhập Anh giáo. Danh từ này cũng dành cho các giáo sĩ Công giáo Pháp, sau khi họ từ chối thề tuân giữ Hiến pháp Dân sự năm 1790. Lòng trung thành của họ với Giáo hội và Tòa Thánh buộc họ phải chịu nhiều bách hại.
Non Placet
Non Placet, phủ quyết, không thuận. Là phiếu phủ quyết chính thức tại một công đồng của Giáo hội. Đây là sự bác bỏ đơn thuần.
Norm
Quy tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn. Là bất cứ tiêu chuẩn nào để xác định điều gì là đúng hay là sai, là tốt hay là xấu. Do đó chúng ta có các quy phạm sự thật, mà tâm trí phải tuân theo để có các phán quyết chính xác; và co các chuẩn mực ứng xử, mà tâm trí phải tuân theo để thực thi hành động tốt theo luân lý. (Từ nguyên Latinh norma, luật, qui tắc.)
Norman Architecture
Kiến trúc Norman. Là một biến thái của kiến trúc Romanesque được William Nhà Chinh Phạt đưa vào nước Anh (1066). Kiến trúc này giữ lại phong cách Pháp, mượn thêm kiểu Gothic thời kỳ đầu. Các vòng cung bán nguyệt là nặng nề và đơn giản, các cột thập và lớn, tổng thể trông đồ sộ. Nhà thờ chính tòa Canterbury, với các nhà thờ ở Lincoln, Durham, Winchester, Gloucester, và Nhà thờ thánh Phaolô ở London, Tu Viện nữ tu ở Caen, và Tu viện Dunfermline, là các mẫu nổi tiếng của kiến trúc Norman.
Norm Of Truth
Quy phạm sự thật. Là một tiêu chuẩn mà tâm trí phải tuân theo để có các phán quyết đúng đắn. Có hai lọai qui phạm sự thật: bằng chứng khách quan có trong thiên nhiên qua việc sử dụng đúng lý trí con người; và mặc khải của Chúa được chuyển thông một cách siêu nhiên cho con người, và được đức tin đón nhận với sự trợ giúp của ơn Chúa.
Norms Of Orthodoxy
Quy phạm chính thống. Còn được gọi là “Nguyên tắc tư duy với Giáo hội” của thánh Ignatius Loyola. Có 16 quy phạm tạo ra một phần của Linh Thao và tổng hợp, trong từ ngữ cụ thể, các phẩm chất riêng để trở thành người Công giáo. Quy phạm đầu tiên là bản tóm tắt của phần còn lại, tuyên bố: “Chúng ta phải gác mọi phán đoán riêng của chúng ta qua một bên, và giữ tâm trí luôn sẵn sàng và mau mắn vâng lời trong mọi sự Hiền thê đích thực của Đức Kitô Chúa chúng ta, là Mẹ rất thánh và là Giáo hội phẩm trật."
Nossa Senhora Aparecida
Đền thánh Nossa Senhora Aparecida. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ, Bổn mạng của Brazil, tại Vương cung thánh đường Aparecida, gần thành phố São Paulo. Bức tượng được tôn kính ở đây đã được một nhóm ngư phủ kéo từ nước lên năm 1717. Trước tiên tượng được đặt trong một nhà nguyện nhỏ, và tượng trở nên một nguồn ban nhiều ơn đến nỗi sau đó tượng được đưa đến nhà thờ hiện nay, vốn trở thành Vương cung thánh đường năm 1929. Hàng năm hơn nửa triệu khách hành hương đến đền thánh này.
Nostr
Nostr, Noster, nostri—chúng tôi, của chúng tôi.
Nostra Aetate
Tuyên ngôn Nostra Aetate. Tuyên ngôn của Công đồng chung Vatican II về Liên Lạc của Giáo Hội với các Tôn Giáo Ngoài Ki-tô Giáo. Tuyên ngôn nói với các Kitô hữu, và thúc giục họ cổ cũ tình thân hữu với những người và nhóm không tuyên xưng đức tin Kitô giáo. Tuyên ngôn đặc biệt nói tới người bộ tộc, Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Chủ đề chính là người Công giáo nên “đi vào con đường đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với tín đồ các tôn giáo khác.”
Not
Not, Notitia -- Sự hiểu biết, kiến thức.
Notaries
Lục sự, công chứng viên. Là những người được phép viết ra các tài liệu trung thực và chính thức, vốn sau đó được các giáo phủ hoặc toà án Giáo hội công bố. Trong thế kỷ thứ tư, các lục sự lập thành nhóm hoặc tập thể và bầu người đứng đầu. Các lục sự nổi tiếng nhất là các viên chức của tòa giám mục và Tòa thánh, cùng thư ký của họ. Họ thường là giáo sĩ và chức vụ cũng giống như các lục sự ở tòa án đời. (Từ nguyên Latinh notarius, người viết tắt; thư ký, nhân viên.)
Note
Đặc điểm, chú cước. Nói chung là một phẩm chất của một vật mà nhờ đó vật ấy được nhận dạng. Áp dụng cho Giáo hội, là một trong các ưu phẩm mà nhờ đó Giáo hội đích thực của Chúa Kitô có thể được nhận biết. Các ưu phẩm này thường được hiểu là sự duy nhất của Giáo hội, trong giáo lý và trong việc sống đạo nhờ sự hiệp nhất trong cùng một đức tin và các bí tích; thánh thiện trong việc sở hữu các phương tiện thánh hóa và sản sinh các vị thánh; công giáo hoặc phổ quát, với việc phổ biến khắp thế giới và chấp nhận toàn bộ giáo huấn của Chúa Kitô; và tông truyền trong việc tuyên xưng cùng một đức tin như đức tin của các thánh, và có hàng Giám mục, dưới quyền của Đức Giáo hoàng, vốn phát sinh từ sự kế tục sứ vụ của Mười hai Tông đồ đầu tiên dưới quyền thánh Phêrô.
Nothing
Hư vô, hư không. Là cái gì không hiện hữu hoặc không thể hiện hữu. Do đó nó có thể sẽ hiện hữu nhưng hiện nay chỉ là một khả năng tưởng tượng; hoặc là một cái gì không thể là hữu lý bởi vì nó là mâu thuẫn trong từ ngữ. Cái trước là hư vô từ bản chất, cái sau là hư vô theo luận lý. Áp dụng cho Chúa, khi chúng ta nói rằng không gì là không thể được đối với Chúa, chứng ta hiểu đó là loại hư vô thứ nhất.
Notion
Biệt ký, tư cách. Trong Chúa Ba ngôi, tư cách là các tính chất đặc biệt trong mỗi Ngôi, mà nhờ đó Ngôi được biết tới. Tư cách của mỗi Ngôi là: 1. bất sinh xuất tính và nhiệm sinh chủ động, như là đặc điểm để nhận biết Chúa Cha; 2. nhiệm sinh thụ động của Ngôi Con; và 3. thụ xuy là tính chất đặc biệt của Ngôi Ba. Tư cách là các hoạt động nội tại thiên linh, nói lên đặc điểm của các Ngôi và phân biệt các Ngôi với nhau, khi so sánh với các hành vi yếu tính vốn là chung cho cả Ba Ngôi. (Từ nguyên Latinh notitia, hữu thể được biết, kiến thức.)
Notitiae
Tờ báo Notitiae. Tờ báo chính thức của Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Nguyệt san này chứa mọi văn kiện quan trọng của Tòa Thánh bàn về phụng vụ, cùng với các nghiên cứu và bài bình luận thích hợp. Báo này được Nhà xuất bản Đa ngữ Vatican phát hành.
Notre Dame
Notre Dame (tiếng Pháp), Đức Bà. Là một trong các tước hiệu nổi tiếng nhất của Đức Trinh Nữ Maria. Tước hiệu là tương đồng với tước hiệu Madonna (tiếng Ý), với các tước hiệu tương đồng khác trong các ngôn ngữ của thế giới Kitô.
Noumenon
Bản thể, tự thể, thực thể. Là yếu tính của một vật. Trong triết học Kant tâm trí chỉ có thể mặc nhiên công nhận sự gì, nhưng không bao giờ biết được yếu tính của vật. Như thế yếu tính của Chúa, linh hồn, luật luân lý, và bất cứ sự gì khác trở thành giả định của lý trí thực tiễn, và người ta phải hành động theo các giả định ấy “như là” chúng hiện hữu thật sự. Điều ấy làm cho cuộc sống là đáng sống (Từ nguyên Hi Lạp nooumenon, điều được hiểu nhờ tư duy.)
Novatianism
Thuyết Novatian. Là một lạc thuyết phát sinh với Novatian, một ngụy giáo hoàng đi theo Đức Giáo hoàng Fabian năm 251, chống lại thánh Cornelius, Giám mục hợp pháp của Roma. Giáo hội ly khai được Novatian khởi xướng chọn một hình thức của lạc giáo Montanô. Giáo hội này cho rằng những người mắc tội trọng là bị loại trừ khỏi Giáo hội. Việc giải tội bị từ chối đối với những người phạm tội sát nhân hoặc ngọai tình.
Novena
Tuần chín ngày, tuần Cửu nhật. Là chín ngày cầu nguyện công khai hoặc riêng tư cho một dịp đặc biệt hoặc một ý chỉ nào đó. Nguồn gốc tuần Cửu nhật phát sinh từ sư việc các Môn đệ và Đức Mẹ cùng tụ hợp cầu nguyện từ khi Chúa Lên Trời cho đến khi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Qua các thế kỷ, nhiều tuần cửu nhật đã được Giáo hội ban ơn tiểu xá. Trong thời đại ngày nay, tuần cửu nhật trước Lễ Hiện Xuống đã được qui định cho các nhà thờ giáo xứ. (Từ nguyên Latinh novem, số chín.)
Novice
Tập sinh. Là một người được Dòng tu chính thức chấp nhận để có thời gian chuẩn bị cho việc khấn Dòng sắp tới. Mục đích của thời nhà tập là cũng giúp bề trên hiểu rõ hơn các ứng viên, và do đó có thể đưa ra nhận xét chính xác về việc liệu họ có thích hợp với đời sống tu trì hay không. Năm nhà tập có nguồn gốc cổ xưa và thời gian thay đổi tùy theo từng Dòng. Hiện nay luật chung qui định thời gian ít là một năm, nhưng nhiều Dòng tu có thời gian lâu dài hơn. Tập sinh nhận lãnh áo Dòng, và tập sinh các Dòng nữ có thêm một lúp màu trắng. Tập sinh có thể rời bỏ hoặc được yêu cầu rời bỏ nhà tập, mà không cần nêu rõ lý do trong thời kỳ thử này. Trước khi khấn lần đầu, tập sinh phải chứng minh có sự đồng ý tự do. Tuổi tối thiểu để được nhận vào nhà tập là 15 tuổi. (Từ nguyên Latinh novicius, mới; mới đến; tập sinh.)
Novitiate
Thời kỳ nhà tập, tập viện, nhà tập. Là thời kỳ thử chính thức của một người trong một Dòng tu hoặc một tu hội đời. Thời kỳ này đi sau thời thỉnh sinh và đi trước việc tuyên khấn lần đầu. Từ ngữ này cũng có nghĩa là Nhà tập hay Tập viện, nơi ở của các tập sinh. Đôi khi còn gọi là noviceship (thời tập tu).
N.S.
N.S., Notre Seigneur, Nostro Signore—Chúa chúng ta.
N.S.
N.S., Phong cách mới, phong thái mới.
N.T.
N.T., Novum Testamentum--Tân Ước.
Ntri
Ntri, Nostri--của chúng tôi.
Nullity
Sắc lệnh bãi hiệu, sắc lệnh vô hiệu hóa. Là một sắc lệnh hoặc một phán quyết của một tòa án Giáo hội có thẩm quyền nói rằng một hôn phối là vô hiệu lực, và đó không phải là hôn phối. Ngay cả khi đi vào hôn phối với lòng thành, một hôn phối vô hiệu lực yêu cầu phải được tháo gỡ hoặc phải điều chỉnh cho có hiệu lực lại. Nền tảng chính yếu cho sự vô hiệu hóa này là thiếu vắng sự đồng ý tự do, để đi vào giao ước hôn phối theo đúng giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Kể từ Công đồng chung Vatican II, các Giám mục địa phương được trao quyền vô hiệu hóa các nố hôn phối, quyền này trước đây chỉ dành cho tòa thánh mà thôi (Từ nguyên Latinh nullus, không, không gì.)
Numbers
Sách Dân số (Ds). Là cuốn sách thứ tư của Kinh thánh, được gọi tên như thế bởi vì các chương đầu tiên của sách nói về việc kiểm kê dân số. Sách được chia thành bốn phần không bằng nhau: Người Do Thái rời Núi Sinai (Xi-nai, 1-10); từ Sinai đến Cades (Ca-đê, 10, 11-12), Cades (13-20:21); từ Cades đến Đồng bằng Moab (Mô-áp, 20:22-21:35); tại Đồng bằng Moab (22:1-36:13). Chương 36 là chương cuối cùng nói về các thành trì Lêvi và các thành trì trú ẩn.
Numinous
Thần thiêng, siêu trí, linh thiêng. Là từ ngữ được các triết gia ngoài Kitô giáo đang nghiên cứu tôn giáo dùng để mô tả điều họ cho là vượt ngoài sự hiểu của lý trí hoặc ngòai luân lý; nó bao hàm điều mà người ta gọi là “thánh thiện”. Nó gồm có hai loại cảm tính: ngạc nhiên và tự hạ mình trước Đấng Vô hình gây Lo sợ (Mysterium Tremendum) và khâm phục (fascinatio), mà Đấng Vô hình gây ra trong mọi người để họ được quyến rũ. (Từ nguyên Latinh numen, ý Chúa, lệnh Chúa.)
Nun
Nữ tu, bà sơ. Nói chung, là thành viên của một Dòng tu nữ, sống chung cộng đoàn và có các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Nói chính xác hơn, nữ tu là các người nữ có lời khấn trọng thề, sống cuộc sống chiêm niệm và kín trong một tu viện.
Nunc Dimittis
Bài ca Nunc Dimittis (An bình ra đi), được ông Simeon (Si-mê-ôn) ứng khẩu vào dịp Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh (Lc 2:29-31). Đây là một phần của Phụng vụ các giờ Kinh, được đọc hàng ngày vào giờ Kinh tối.
Nuncio
Sứ thần. Là một giám chức đại diện Đức Giáo hoàng tại thủ đô một quốc gia. Ngài giám sát phúc lợi của Giáo hội tại quốc gia ấy, và xử lý các vấn đề giữa Tòa Thánh và chính quyền dân sự của quốc gia, mà Ngài được cử đến công tác. Trong các nước Công giáo, sứ thần là niên trưởng của ngoại giao đoàn tại đó. (Từ nguyên Latinh nuntius, sứ giả, phái viên.)
Nunc Pro Tunc
Nunc Pro Tunc, “bây giờ và đến khi”. Là nhắm đến một hiệu quả tương lai trong khi thực hiện một hành động hiện nay. Điều này áp dụng đặc biệt cho việc ban Bí tích, mà các hiệu quả kéo dài cả đời, như trong Bí tích Rửa tội; hoặc vào giờ hấp hối, như trong Bí tích Xức dầu bệnh nhân; hoặc với các ơn khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác nhau, như trong Bí tich Hôn phối.
Nup
Nup, Nuptiae—hôn lễ, hôn phối.
Nuptial
Hôn lễ. Thường dùng ở số nhiều, nuptials. Là lễ cưới, nhấn mạnh đến các nghi thức long trọng hoặc tỉ mỉ mà trong đó Bí tích hôn phối diễn ra. (Từ nguyên Latinh nuptialis, của hôn phối hoặc hôn lễ.)
Nuptial Blessing
Phúc lành hôn phối. Là phúc lành chính thức cho đôi tân hôn, được đọc trong Thánh lễ sau Kinh Lạy Cha. Linh mục giang tay đọc lời phúc lành, và cầu nguyện cho đôi vợ chồng, để họ yêu thương nhau, trung thành với nhau, làm chứng cho người khác bằng đời sống đức hạnh Kitô giáo của họ, và được chúc phúc với con cái, làm cha mẹ gương mẫu. Phúc lành hôn phối cũng có thể được ban ngòai Thánh lễ và trong hôn phối hỗn hợp, khi một trong hai người là không được Rửa tội; nhưng khi ấy lời đọc có thay đổi.
Nuptial Mass
Thánh lễ hôn phối, lễ cưới. Là thánh lễ mà trong đó một người Công giáo kết hôn. Với sự cho phép của Giám mục, một thánh lễ Hôn phối có thể được cử hành trong hôn phối hỗn hợp, khi một người không Công giáo được Rửa tội. Nghi thức hôn phối được cử hành sau bài Tin Mừng và bài giảng lễ, với lời phúc lành cho đôi tân hôn sau Kinh Lạy Cha, và phúc lành đặc biệt cho cô dâu chú rể vào cuối Thánh lễ.