Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 2/10: Học hỏi nơi các Thiên Thần Bản Mệnh. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:10 01/10/2021
Các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và nói: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
“Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.
“Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.
“Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”
Đó là lời Chúa
Thứ Sáu đầu tháng: Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút, cầu bình an giữa đại dịch
Giáo Hội Năm Châu
03:13 01/10/2021
Gia đình Tình Chúa Tình Con
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:59 01/10/2021
GIA ĐÌNH TÌNH CHÚA TÌNH CON
1. Coi thường tình Chúa. Hôn nhân Công Giáo là 1 bí tích vì không chỉ là chuyện tình yêu riêng của 2 người nam nữ, mà do Chúa se duyên kết hợp 2 vợ chồng thành 1 xương 1 thịt, gắn bó trọn đời không thể phân ly qua câu chuyện giàu hình tượng Ađam+Evà. Tình yêu vợ chồng trở thành hình ảnh tình yêu giữa Thiên Chúa và con người, giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Tình Chúa là nền tảng và đem lại sự thiêng thánh của hôn nhân Công Giáo. Khi người ta không còn kính trọng, mà coi thường tình Chúa thiêng thánh, thì hôn nhân chỉ thuần túy là tình loài người trần tục, thì người ta dễ dàng ly dị khi trái ý mình.
2. Bỏ mặc tình con. Mục đích của hôn nhân Công Giáo là yêu thương và sinh sản dưỡng dục con cái. Vợ chồng không chỉ vì hạnh phúc riêng mình mà còn vì hạnh phúc con cái. Hơn nữa, vợ chồng phải có tâm hồn con trẻ thì gia đình mới trở thành Hội Thánh tại gia. Tâm hồn con trẻ có 2 đặc điểm rất hữu ích cho đời sống hôn nhân, đó là nghe lời và tha thứ. Trẻ con nghe lời cha mẹ dạy, trẻ con dễ dàng tha thứ cho nhau. Vợ chồng cần nghe lời Mẹ Giáo hội dạy và cần lắng nghe nhau, vợ chồng phải dễ dàng tha thứ cho nhau, nếu không thì cũng dễ dàng ly dị khi trái ý mình.
Hôn nhân là do Chúa kết hợp 2 người nam nữ thành 1 xương 1 thịt. Bao lâu tim còn đập, người còn thở thì xương thịt vẫn gắn bó với nhau. Chỉ sau khi chết, xương thịt mới rời nhau. Chúa cũng muốn các vợ cHồng Yêu thương gắn bó trọn đời như vậy. Amen.
Gia đình chúng ta đang dạt dào hạnh phúc như trong tuần trăng mật hay là đang cay đắng như bị vỡ mật rồi? Có nhiều nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ trong thời đại ngày nay, nhưng Lời Chúa tuần này cho thấy 2 nguyên nhân chính, đó là: Coi thường tình Chúa và bỏ mặc tình con.
1. Coi thường tình Chúa. Hôn nhân Công Giáo là 1 bí tích vì không chỉ là chuyện tình yêu riêng của 2 người nam nữ, mà do Chúa se duyên kết hợp 2 vợ chồng thành 1 xương 1 thịt, gắn bó trọn đời không thể phân ly qua câu chuyện giàu hình tượng Ađam+Evà. Tình yêu vợ chồng trở thành hình ảnh tình yêu giữa Thiên Chúa và con người, giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Tình Chúa là nền tảng và đem lại sự thiêng thánh của hôn nhân Công Giáo. Khi người ta không còn kính trọng, mà coi thường tình Chúa thiêng thánh, thì hôn nhân chỉ thuần túy là tình loài người trần tục, thì người ta dễ dàng ly dị khi trái ý mình.
2. Bỏ mặc tình con. Mục đích của hôn nhân Công Giáo là yêu thương và sinh sản dưỡng dục con cái. Vợ chồng không chỉ vì hạnh phúc riêng mình mà còn vì hạnh phúc con cái. Hơn nữa, vợ chồng phải có tâm hồn con trẻ thì gia đình mới trở thành Hội Thánh tại gia. Tâm hồn con trẻ có 2 đặc điểm rất hữu ích cho đời sống hôn nhân, đó là nghe lời và tha thứ. Trẻ con nghe lời cha mẹ dạy, trẻ con dễ dàng tha thứ cho nhau. Vợ chồng cần nghe lời Mẹ Giáo hội dạy và cần lắng nghe nhau, vợ chồng phải dễ dàng tha thứ cho nhau, nếu không thì cũng dễ dàng ly dị khi trái ý mình.
Hôn nhân là do Chúa kết hợp 2 người nam nữ thành 1 xương 1 thịt. Bao lâu tim còn đập, người còn thở thì xương thịt vẫn gắn bó với nhau. Chỉ sau khi chết, xương thịt mới rời nhau. Chúa cũng muốn các vợ cHồng Yêu thương gắn bó trọn đời như vậy. Amen.
An Thân – Thủ Phận
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:35 01/10/2021
An Thân – Thủ Phận
(Thứ Hai sau Chúa Nhật XXVII TN – Lc 10,25-37)
Vốn biết người thông luật khi hỏi rằng làm gì để được sự sống đời đời là muốn thử mình nên Chúa Giêsu đã khôn khéo dẫn chuyện để ông tự trả lời qua giới luật yêu thương, “mến Chúa và yêu người”. Tuy nhiên sau đó vì muốn bào chữa cho mình ông ấy hỏi tiếp: Nhưng ai là anh em của tôi? Bấy giờ Chúa Giêsu đã kể câu chuyện dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để minh họa thế nào là sống đạo yêu thương. Và Chúa Giêsu đã hỏi ông ta một câu xem ra rất dễ trả lời bằng ngôn từ nhưng không dễ để thực thi bằng hành động cụ thể: “Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó (ngài tư tế, vị trợ tế, người Samaritanô) là anh em của người rơi vào tay bọn cướp?”
Chúa Giêsu đã thầm nhắc nhở vị thông luật là hãy đảo chiều câu hỏi của ông ta trước đó. Thay vì hỏi ai là anh em của tôi thì phải tự hỏi tôi phải làm người anh em của ai đây? Đã nghe câu chuyện dụ ngôn “người Samaritanô nhân hậu” thì câu trả lời không quá khó vì đó là những ai đang cần đến tình yêu của tôi cách cụ thể qua tấm lòng nhân (động lòng xót thương), qua đôi chân (tiến lại gần), qua đôi tay (băng bó vết thương…) và qua cả hầu bao của mình nữa (hai quan tiền trao cho chủ quán trọ). Tình yêu thực sự thì đòi hỏi đến cùng và trọn vẹn. Người Samaritanô nhân hậu còn nói là nếu còn thiếu bao nhiêu trong khoản phí chữa bệnh thì hôm sau khi trở lại sẽ thanh toán hết cho chủ quán trọ.
Tin mừng tường thuật câu kết của Chúa Giêsu: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”. Để được hạnh phúc vĩnh cửu, được sự sống đời đời thì hãy làm người anh em, chị em thực sự của những ai đang cần đến tình yêu liên đới, chia sẻ, đỡ nâng của chính mình. Và để tình yêu này thành hiện thực thì ắt cần phải có động thái “ra đi” theo nhiều chiều kích. Ra đi khỏi khỏi tình trạng an thân thủ phận có lẽ là điều kiện đầu tiên để có thể sống yêu thương. Xin có đôi nghĩ suy về chiều kích này.
Lối sống ích kỷ chỉ biết bản thân mình quả thật rất khó qua mặt thiên hạ và dường như ngay cả bản thân mình lòng cũng chẳng được bình an. Tuy nhiên nhiều kiểu sống an thân thủ phận thì lại dễ qua mặt tha nhân và có khi với cả chính mình với nhiều lý lẽ xem ra khá hợp lý. Vị tư tế trong câu chuyện Chúa Giêsu kể rất có thể tự trấn an lương tâm với việc giữ luật khi chu toàn nghĩa vụ tư tế (tránh bị ô uế vì tiếp xúc với máu?). Vị trợ tế cũng có thể tự biện bạch với lẽ khôn ngoan rằng phải cẩn trọng trước nhiều thủ đoạn “giăng mồi” của kẻ cướp vùng hẻo lánh này.
Trước nỗi khổ của đồng loại trong nhiều nghịch cảnh, chẳng hạn hoàn cảnh dịch bệnh Côvid hôm nay, phải chăng đã và đang có đó nhiều lý lẽ xem ra khá hợp lý để biện mình cho việc “không ra đi”, thiếu dấn thân của chúng ta? Phải chăng có đó một nguyên nhân sâu xa nằm ẩn sâu dưới nhiều lý lẽ “hợp lý” ấy là tâm trạng muốn an thân, thủ phận? Ngôn sứ Giona trong bài đọc thứ nhất dù có ra đi lên tàu nhưng lại đi hướng ngược với hướng Chúa sai ông. Phải chăng ngôn sứ sợ phải đối diện với nhiều bất trắc khi rao giảng cho vua quan, dân thành Ninivê, thủ đô của đế quốc Syria đang đô hộ nước mình? Tìm kiếm sự an thân, ngài Giona dám to gan qua mặt cả Thiên Chúa!
Một biểu hiện của sự ra đi khỏi tình trạng an thân, thủ phận đó là can đảm “liều một chút”. Trong tình yêu thì luôn có động thái liều. Quá cẩn trọng, quá cân nhắc đắn đo thì thật khó mà sống đạo yêu thương, sống tình liên đới. Chắc hẳn vị Samaritanô trong câu chuyện Chúa Giêsu kể ít nhiều cũng biết những trường hợp bọn cướp đã giăng mồi nhử trên quảng đường này. Thế nhưng khi đã chạnh lòng thương thì ông ta vượt qua mọi tính toán cân nhắc để rồi liều lĩnh xuống khỏi lưng lừa tiến đến nạn nhân thực thi các nghĩa cử ân tình đế nơi đến chốn.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, ngoài hình ảnh các y bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu thì hình ảnh các tình nguyện viên của các tôn giáo, đoàn thể xã hội là một lời khẳng định: “không dám liều thì đừng nói yêu”. Quả thật trong phận người bình thường thì ai cũng sợ, cũng lo khi ở trong tình trạng “phải liều”. Tuy nhiên điều đáng lo, đáng phải sợ hơn cả là khi nỗi sợ, nỗi lo này lại được khoác chiếc áo là sự cẩn trọng, là sự khôn ngoan và cả những luật lệ, những quy định lễ nghi tôn giáo.
Với tuổi đời đã tám mươi tư và sức khỏe không mấy dồi dào (vừa qua một cuộc phẫu thuật đại tràng), thế mà vừa qua Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dám liều ra đi để sống đạo yêu thương tận Hungari và Slovakia. Phải chăng căn nhà riêng của tôi, căn nhà xứ hay căn phòng thánh còn là pháo đài giữ chân các Kitô hữu trong sự an thân vớí nhiều lý do nào đó thoạt nghe khá hữu lý nhưng thực ra không vắt được một chút giọt tình?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Hai sau Chúa Nhật XXVII TN – Lc 10,25-37)
Vốn biết người thông luật khi hỏi rằng làm gì để được sự sống đời đời là muốn thử mình nên Chúa Giêsu đã khôn khéo dẫn chuyện để ông tự trả lời qua giới luật yêu thương, “mến Chúa và yêu người”. Tuy nhiên sau đó vì muốn bào chữa cho mình ông ấy hỏi tiếp: Nhưng ai là anh em của tôi? Bấy giờ Chúa Giêsu đã kể câu chuyện dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để minh họa thế nào là sống đạo yêu thương. Và Chúa Giêsu đã hỏi ông ta một câu xem ra rất dễ trả lời bằng ngôn từ nhưng không dễ để thực thi bằng hành động cụ thể: “Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó (ngài tư tế, vị trợ tế, người Samaritanô) là anh em của người rơi vào tay bọn cướp?”
Chúa Giêsu đã thầm nhắc nhở vị thông luật là hãy đảo chiều câu hỏi của ông ta trước đó. Thay vì hỏi ai là anh em của tôi thì phải tự hỏi tôi phải làm người anh em của ai đây? Đã nghe câu chuyện dụ ngôn “người Samaritanô nhân hậu” thì câu trả lời không quá khó vì đó là những ai đang cần đến tình yêu của tôi cách cụ thể qua tấm lòng nhân (động lòng xót thương), qua đôi chân (tiến lại gần), qua đôi tay (băng bó vết thương…) và qua cả hầu bao của mình nữa (hai quan tiền trao cho chủ quán trọ). Tình yêu thực sự thì đòi hỏi đến cùng và trọn vẹn. Người Samaritanô nhân hậu còn nói là nếu còn thiếu bao nhiêu trong khoản phí chữa bệnh thì hôm sau khi trở lại sẽ thanh toán hết cho chủ quán trọ.
Tin mừng tường thuật câu kết của Chúa Giêsu: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”. Để được hạnh phúc vĩnh cửu, được sự sống đời đời thì hãy làm người anh em, chị em thực sự của những ai đang cần đến tình yêu liên đới, chia sẻ, đỡ nâng của chính mình. Và để tình yêu này thành hiện thực thì ắt cần phải có động thái “ra đi” theo nhiều chiều kích. Ra đi khỏi khỏi tình trạng an thân thủ phận có lẽ là điều kiện đầu tiên để có thể sống yêu thương. Xin có đôi nghĩ suy về chiều kích này.
Lối sống ích kỷ chỉ biết bản thân mình quả thật rất khó qua mặt thiên hạ và dường như ngay cả bản thân mình lòng cũng chẳng được bình an. Tuy nhiên nhiều kiểu sống an thân thủ phận thì lại dễ qua mặt tha nhân và có khi với cả chính mình với nhiều lý lẽ xem ra khá hợp lý. Vị tư tế trong câu chuyện Chúa Giêsu kể rất có thể tự trấn an lương tâm với việc giữ luật khi chu toàn nghĩa vụ tư tế (tránh bị ô uế vì tiếp xúc với máu?). Vị trợ tế cũng có thể tự biện bạch với lẽ khôn ngoan rằng phải cẩn trọng trước nhiều thủ đoạn “giăng mồi” của kẻ cướp vùng hẻo lánh này.
Trước nỗi khổ của đồng loại trong nhiều nghịch cảnh, chẳng hạn hoàn cảnh dịch bệnh Côvid hôm nay, phải chăng đã và đang có đó nhiều lý lẽ xem ra khá hợp lý để biện mình cho việc “không ra đi”, thiếu dấn thân của chúng ta? Phải chăng có đó một nguyên nhân sâu xa nằm ẩn sâu dưới nhiều lý lẽ “hợp lý” ấy là tâm trạng muốn an thân, thủ phận? Ngôn sứ Giona trong bài đọc thứ nhất dù có ra đi lên tàu nhưng lại đi hướng ngược với hướng Chúa sai ông. Phải chăng ngôn sứ sợ phải đối diện với nhiều bất trắc khi rao giảng cho vua quan, dân thành Ninivê, thủ đô của đế quốc Syria đang đô hộ nước mình? Tìm kiếm sự an thân, ngài Giona dám to gan qua mặt cả Thiên Chúa!
Một biểu hiện của sự ra đi khỏi tình trạng an thân, thủ phận đó là can đảm “liều một chút”. Trong tình yêu thì luôn có động thái liều. Quá cẩn trọng, quá cân nhắc đắn đo thì thật khó mà sống đạo yêu thương, sống tình liên đới. Chắc hẳn vị Samaritanô trong câu chuyện Chúa Giêsu kể ít nhiều cũng biết những trường hợp bọn cướp đã giăng mồi nhử trên quảng đường này. Thế nhưng khi đã chạnh lòng thương thì ông ta vượt qua mọi tính toán cân nhắc để rồi liều lĩnh xuống khỏi lưng lừa tiến đến nạn nhân thực thi các nghĩa cử ân tình đế nơi đến chốn.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, ngoài hình ảnh các y bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu thì hình ảnh các tình nguyện viên của các tôn giáo, đoàn thể xã hội là một lời khẳng định: “không dám liều thì đừng nói yêu”. Quả thật trong phận người bình thường thì ai cũng sợ, cũng lo khi ở trong tình trạng “phải liều”. Tuy nhiên điều đáng lo, đáng phải sợ hơn cả là khi nỗi sợ, nỗi lo này lại được khoác chiếc áo là sự cẩn trọng, là sự khôn ngoan và cả những luật lệ, những quy định lễ nghi tôn giáo.
Với tuổi đời đã tám mươi tư và sức khỏe không mấy dồi dào (vừa qua một cuộc phẫu thuật đại tràng), thế mà vừa qua Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dám liều ra đi để sống đạo yêu thương tận Hungari và Slovakia. Phải chăng căn nhà riêng của tôi, căn nhà xứ hay căn phòng thánh còn là pháo đài giữ chân các Kitô hữu trong sự an thân vớí nhiều lý do nào đó thoạt nghe khá hữu lý nhưng thực ra không vắt được một chút giọt tình?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tính bền vững trong đời sống hôn nhân gia đình
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:43 01/10/2021
Tính bền vững trong đời sống hôn nhân gia đình
(Suy niệm Chúa nhật 27 TNB)
1/ Gia đình xuất phát từ ý định Thiên Chúa
Thiên Chúa sáng tạo muôn loài muôn vật, trong đó, đời sống hôn nhân gia đình, cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại cũng chính Thiên Chúa tác tạo nên khi Ngài chủ động làm nên người đàn bà từ xương sườn của người đàn ông. Ngài dẫn người đàn bà đến trước mặt người đàn ông, và người đàn ông đã nói: “Này đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” (St 2, 22-23). Họ là cặp vợ chồng đầu tiên; và từ đó đến nay, các đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một thịt. (c.24).
Quả thật, đỉnh cao của công trình sáng tạo là con người, Thiên Chúa không chỉ là Đấng tạo nên con người mà Ngài còn cho con người quản lý mọi sự. Tuy nhiên, con người chỉ tìm thấy hạnh phúc khi có người trợ tá tương xứng chứ không thể tìm thấy nơi muôn loài muôn vật. Do đó, đời sống hôn nhân đầu tiên mà Thiên Chúa cho hình thành giữa một người nam và một người nữ nói lên sự gắn kết hoàn toàn tốt đẹp theo thánh ý của Ngài. Thiên Chúa mong muốn và làm nên mọi sự tốt đẹp trong vũ trụ này, tuy nhiên, do tự do của con người, nhiều vấn đề, nhiều sự đã bị đảo lộn và đã đi ngược lại với ý định, với sự tốt lành mà Thiên Chúa kết tạo nên.
Trong Phúc Âm Marcô (10,2-16), khi mấy Biệt-phái đến hỏi thử Chúa Giêsu về việc có được ly dị vợ không; dù Chúa Giêsu biết Mô-sê cho phép ly dị vì sự cứng lòng của dân chúng, Ngài vẫn xác quyết ý định của Thiên Chúa khi dựng nên con người ngay từ thuở ban đầu là không được. Lý do: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (c.9). Đức Giê-su, là Thiên Chúa làm người, Người luôn làm theo thánh ý Chúa Cha, như Người đã nói “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Cha Thầy” (Ga 4, 34). Người không bao giờ làm gì trái với ý của Chúa Cha. Điều Chúa Cha đã quyết định, đã nối kết thì Chúa Con, là Đức Giê-su cũng sẽ giữ vững mà không hề đổi thay. Gia đình đầu tiên được kết hợp bởi Thiên Chúa trong Cựu ước thì trong Tân ước, Đức Giê-su cũng luôn tôn trọng và tiếp tục nối kết mà không thể làm khác đi. Dù loài người cứ luôn mong muốn làm theo ý của con người mà bỏ qua ý định và chương trình của Thiên Chúa, nhưng Đức Giê-su làm người cũng không bao giờ đi sai đường lối của Thiên Chúa để đáp ứng theo tư tưởng của loài người. Người vẫn luôn khẳng định tính bền vững trong gia đình là duy nhất và bất khả phân ly. Tuy nhiên,
2/ Những yếu tố làm cho gia đình ngày nay tan vỡ hay rơi vào tình trạng ly dị?
Vì con người thích làm theo ý muốn của bản thân mình nên đã có những ‘lũng đoạn’ và khuyết điểm lớn nên đã kéo theo đời sống gia đình ngày càng thêm phức tạp và tan vỡ. Con người không muốn duy trì chương trình nối kết nơi đời sống gia đình của Thiên Chúa nhưng ngược lại, con người đã muốn tự cho mình cái quyền là thay đổi và làm khác đi lối sống hạnh phúc gia đình theo ý riêng của con người. Thay vì theo ý định của Thiên Chúa hôn nhân đúng nghĩa là hôn nhân không bao giờ được chia cắt giữa hai người đã được rửa tội và được cử hành theo luật của Giáo Hội Công Giáo, con người lại dùng hôn nhân để chạy theo nhu cầu vật chất, nhu cầu hưởng thụ cá nhân. Chẳng hạn, ngày nay nhiều người đã dùng hôn nhân giả để vì lợi ích bay sang nhập cư hoặc đi làm ăn ở nước ngoài.
Mặt khác, vì sao đời sống gia đình ngày nay lại xảy ra nhiều cuộc chia tay và ly dị như vậy? Phải chăng ngay từ đầu cả hai bên nam và nữ đã không dành thời gian dài để tìm hiểu cho kỹ càng và hiểu biết về nhau, về gia đình trước. Họ vội vàng quen nhau và vội vàng kết hôn và đương nhiên kết cục là vội vàng chia xa và dẫn đến trạng huống là ‘đường ai nấy đi’. Họ thiếu đời sống cầu nguyện trước khi kết hôn. Họ quên mất rằng cầu nguyện, lắng nghe tiếng Chúa và xin Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn để mình có thể tìm hiểu và chọn lựa đúng đắn. Quả thật, người Nga có câu: “Trước khi ra trận, hãy cầu nguyện một lần; trước khi xuống tàu, hãy cầu nguyện hai lần; trước khi kết hôn, hãy cầu nguyện ba lần.”. Họ quên mất điều này: “không có Thầy anh em chẳng làm được gì” (Ga 15,5). Như vậy, đời sống hôn nhân gia đình Công Giáo sẽ luôn luôn vững bền nếu luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần vì Ba Ngôi Thiên Chúa là biểu tượng của tình yêu gia đình. Hơn nữa, tại sao gia đình mau tan rã và tồn tại tình trạng bỏ nhau? Phải chăng là do hai bên nam nữ, chồng và vợ không có sức chịu đựng lẫn nhau nhưng đã luôn cố chấp, ghen tỵ, nói xấu nói hành, gây hấn và bất trung với nhau. Vì thiếu đi sự cảm thông và nâng đỡ nhau nên dẫn đến tình trạng không thể qua vượt sự cô đơn và đòi hỏi thân xác. Họ đã đi tìm ‘của lạ’ và tìm cách đánh bài “ông ăn chả bà ăn nem”. Hơn nữa, vì thiếu nền tảng tình yêu trong đời sống gia đình, nên cả hai đã sống rất ích kỷ dẫn đến sợ chăm sóc con cái vì cần để thời gian chăm sóc mình. Sợ sinh con nhiều quá không có điều kiện để nuôi nấng và cung cấp các nhu cầu liên quan. Sợ săn sóc và dạy dỗ, sợ sinh con thì vóc dáng sẽ xấu, nên đã xảy ra không biết bao nhiêu tranh cãi trong đời sống vợ chồng dẫn đến bi kịch ly dị không còn xa xôi nữa. Vậy,
3/ Để giữ vững trong đời sống hôn nhân gia đình cần có những yếu tố nào?
Trong Bài đọc II (Dt 2, 9-11), tác giả thư Do -thái muốn mời gọi mỗi người hãy biết đón nhận sự đau khổ và nỗ lực để vượt qua những sự khó khăn và gian nan trong cuộc sống vì mỗi chúng ta đã có một mẫu gương là Đức Giê-su, Ngài đã chấp nhận mọi sự thương khó để đem lại ơn cứu độ cho con người. Điều này được trích dẫn như sau: “Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích mọi loài, chính vì muốn đưa muôn vàn con cái đến vinh quang, nên Người đã làm một việc thích đáng, là cho Đức Giê-su trải qua gian khổ mà trở thành vị lãnh đạo thập toàn, dẫn đưa họ tới nguồn ơn cứu độ.”(c.10). Thật vậy, ơn gọi nào cũng có những thánh giá, cũng gặp không biết bao nhiêu sự gian nan và thử thách, nhưng để vượt qua được những điều đó để đời sống bổn phận và bậc sống của mình được bình an và hạnh phúc, chúng ta phải biết chạy đến gặp gỡ Thiên Chúa nơi Đức Giê-su bằng việc năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà Giải. Tại sao? Vì nhờ sức mạnh, nhờ nguồn sống sung mãn từ Máu Thánh Đức Giê-su Ki-tô, mỗi người đón nhận được sức mạnh và lòng can đảm để khước từ mọi sự cám dỗ của ma quỷ, kẻ chuyên lừa gạt và là kẻ luôn tìm cách phá đám chương trình của Thiên Chúa, nhằm lấy lại sức sống mới cho ơn gọi, cho đời sống thường ngày. Cũng nhờ Bí tích Hoà giải, con người luôn nhận ra mọi tội lỗi của mình, vì ‘nhân vô thập toàn’, không ai mà không có tội để chạy đến với lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa ngang qua thừa tác viên thánh nơi Toà cáo giải. Nhờ vậy, mọi sự khó và sự khổ trong đời sống hôn nhân gia đình sẽ được giải quyết và hạnh phúc gia đình luôn luôn bền vững. Bên cạnh đó, để gia đình luôn luôn hạnh phúc dầu có thử thách và thập giá, mỗi thành viên trong gia đình cần có mối dây liên hệ khăng khít với nhau qua lối sống năng gặp gỡ nhau, đối thoại với nhau, ăn cơm chung với nhau, đọc kinh chung với nhau, xí xoá cho nhau khi có chuyện bất bình, biết sống ‘dị hoà vi quý’. Mỗi thành viên nên biết sống cho người khác, vun xới cho người khác, chăm sóc và quan tâm người khác hơn là chính mình. Mỗi người biết sống khẩu hiệu “một sự nhịn chín sự lành” hay “chín bỏ làm mười”, hay “ yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội và mấy đèo cũng qua”,…
Câu hỏi suy niệm:
1/ Tôi có ý thức gia đình tôi đang có, đang hiện diện là được xây dựng và tác tạo nên bởi Thiên Chúa không?
2/ Tại sao biết hôn nhân gia đình xuất phát từ Thiên Chúa, mà tôi còn tìm cách gây khó khăn và tìm cách chia cắt?
3/ Tôi có muốn gia đình tôi bền vững không? Tôi có muốn gia đình tôi nên thánh không? Thế thì tôi phải làm gì để gia đình tôi luôn bền vũng theo thánh ý Thiên Chúa?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 27 TNB)
1/ Gia đình xuất phát từ ý định Thiên Chúa
Thiên Chúa sáng tạo muôn loài muôn vật, trong đó, đời sống hôn nhân gia đình, cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại cũng chính Thiên Chúa tác tạo nên khi Ngài chủ động làm nên người đàn bà từ xương sườn của người đàn ông. Ngài dẫn người đàn bà đến trước mặt người đàn ông, và người đàn ông đã nói: “Này đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” (St 2, 22-23). Họ là cặp vợ chồng đầu tiên; và từ đó đến nay, các đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một thịt. (c.24).
Quả thật, đỉnh cao của công trình sáng tạo là con người, Thiên Chúa không chỉ là Đấng tạo nên con người mà Ngài còn cho con người quản lý mọi sự. Tuy nhiên, con người chỉ tìm thấy hạnh phúc khi có người trợ tá tương xứng chứ không thể tìm thấy nơi muôn loài muôn vật. Do đó, đời sống hôn nhân đầu tiên mà Thiên Chúa cho hình thành giữa một người nam và một người nữ nói lên sự gắn kết hoàn toàn tốt đẹp theo thánh ý của Ngài. Thiên Chúa mong muốn và làm nên mọi sự tốt đẹp trong vũ trụ này, tuy nhiên, do tự do của con người, nhiều vấn đề, nhiều sự đã bị đảo lộn và đã đi ngược lại với ý định, với sự tốt lành mà Thiên Chúa kết tạo nên.
Trong Phúc Âm Marcô (10,2-16), khi mấy Biệt-phái đến hỏi thử Chúa Giêsu về việc có được ly dị vợ không; dù Chúa Giêsu biết Mô-sê cho phép ly dị vì sự cứng lòng của dân chúng, Ngài vẫn xác quyết ý định của Thiên Chúa khi dựng nên con người ngay từ thuở ban đầu là không được. Lý do: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (c.9). Đức Giê-su, là Thiên Chúa làm người, Người luôn làm theo thánh ý Chúa Cha, như Người đã nói “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Cha Thầy” (Ga 4, 34). Người không bao giờ làm gì trái với ý của Chúa Cha. Điều Chúa Cha đã quyết định, đã nối kết thì Chúa Con, là Đức Giê-su cũng sẽ giữ vững mà không hề đổi thay. Gia đình đầu tiên được kết hợp bởi Thiên Chúa trong Cựu ước thì trong Tân ước, Đức Giê-su cũng luôn tôn trọng và tiếp tục nối kết mà không thể làm khác đi. Dù loài người cứ luôn mong muốn làm theo ý của con người mà bỏ qua ý định và chương trình của Thiên Chúa, nhưng Đức Giê-su làm người cũng không bao giờ đi sai đường lối của Thiên Chúa để đáp ứng theo tư tưởng của loài người. Người vẫn luôn khẳng định tính bền vững trong gia đình là duy nhất và bất khả phân ly. Tuy nhiên,
2/ Những yếu tố làm cho gia đình ngày nay tan vỡ hay rơi vào tình trạng ly dị?
Vì con người thích làm theo ý muốn của bản thân mình nên đã có những ‘lũng đoạn’ và khuyết điểm lớn nên đã kéo theo đời sống gia đình ngày càng thêm phức tạp và tan vỡ. Con người không muốn duy trì chương trình nối kết nơi đời sống gia đình của Thiên Chúa nhưng ngược lại, con người đã muốn tự cho mình cái quyền là thay đổi và làm khác đi lối sống hạnh phúc gia đình theo ý riêng của con người. Thay vì theo ý định của Thiên Chúa hôn nhân đúng nghĩa là hôn nhân không bao giờ được chia cắt giữa hai người đã được rửa tội và được cử hành theo luật của Giáo Hội Công Giáo, con người lại dùng hôn nhân để chạy theo nhu cầu vật chất, nhu cầu hưởng thụ cá nhân. Chẳng hạn, ngày nay nhiều người đã dùng hôn nhân giả để vì lợi ích bay sang nhập cư hoặc đi làm ăn ở nước ngoài.
Mặt khác, vì sao đời sống gia đình ngày nay lại xảy ra nhiều cuộc chia tay và ly dị như vậy? Phải chăng ngay từ đầu cả hai bên nam và nữ đã không dành thời gian dài để tìm hiểu cho kỹ càng và hiểu biết về nhau, về gia đình trước. Họ vội vàng quen nhau và vội vàng kết hôn và đương nhiên kết cục là vội vàng chia xa và dẫn đến trạng huống là ‘đường ai nấy đi’. Họ thiếu đời sống cầu nguyện trước khi kết hôn. Họ quên mất rằng cầu nguyện, lắng nghe tiếng Chúa và xin Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn để mình có thể tìm hiểu và chọn lựa đúng đắn. Quả thật, người Nga có câu: “Trước khi ra trận, hãy cầu nguyện một lần; trước khi xuống tàu, hãy cầu nguyện hai lần; trước khi kết hôn, hãy cầu nguyện ba lần.”. Họ quên mất điều này: “không có Thầy anh em chẳng làm được gì” (Ga 15,5). Như vậy, đời sống hôn nhân gia đình Công Giáo sẽ luôn luôn vững bền nếu luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần vì Ba Ngôi Thiên Chúa là biểu tượng của tình yêu gia đình. Hơn nữa, tại sao gia đình mau tan rã và tồn tại tình trạng bỏ nhau? Phải chăng là do hai bên nam nữ, chồng và vợ không có sức chịu đựng lẫn nhau nhưng đã luôn cố chấp, ghen tỵ, nói xấu nói hành, gây hấn và bất trung với nhau. Vì thiếu đi sự cảm thông và nâng đỡ nhau nên dẫn đến tình trạng không thể qua vượt sự cô đơn và đòi hỏi thân xác. Họ đã đi tìm ‘của lạ’ và tìm cách đánh bài “ông ăn chả bà ăn nem”. Hơn nữa, vì thiếu nền tảng tình yêu trong đời sống gia đình, nên cả hai đã sống rất ích kỷ dẫn đến sợ chăm sóc con cái vì cần để thời gian chăm sóc mình. Sợ sinh con nhiều quá không có điều kiện để nuôi nấng và cung cấp các nhu cầu liên quan. Sợ săn sóc và dạy dỗ, sợ sinh con thì vóc dáng sẽ xấu, nên đã xảy ra không biết bao nhiêu tranh cãi trong đời sống vợ chồng dẫn đến bi kịch ly dị không còn xa xôi nữa. Vậy,
3/ Để giữ vững trong đời sống hôn nhân gia đình cần có những yếu tố nào?
Trong Bài đọc II (Dt 2, 9-11), tác giả thư Do -thái muốn mời gọi mỗi người hãy biết đón nhận sự đau khổ và nỗ lực để vượt qua những sự khó khăn và gian nan trong cuộc sống vì mỗi chúng ta đã có một mẫu gương là Đức Giê-su, Ngài đã chấp nhận mọi sự thương khó để đem lại ơn cứu độ cho con người. Điều này được trích dẫn như sau: “Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích mọi loài, chính vì muốn đưa muôn vàn con cái đến vinh quang, nên Người đã làm một việc thích đáng, là cho Đức Giê-su trải qua gian khổ mà trở thành vị lãnh đạo thập toàn, dẫn đưa họ tới nguồn ơn cứu độ.”(c.10). Thật vậy, ơn gọi nào cũng có những thánh giá, cũng gặp không biết bao nhiêu sự gian nan và thử thách, nhưng để vượt qua được những điều đó để đời sống bổn phận và bậc sống của mình được bình an và hạnh phúc, chúng ta phải biết chạy đến gặp gỡ Thiên Chúa nơi Đức Giê-su bằng việc năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà Giải. Tại sao? Vì nhờ sức mạnh, nhờ nguồn sống sung mãn từ Máu Thánh Đức Giê-su Ki-tô, mỗi người đón nhận được sức mạnh và lòng can đảm để khước từ mọi sự cám dỗ của ma quỷ, kẻ chuyên lừa gạt và là kẻ luôn tìm cách phá đám chương trình của Thiên Chúa, nhằm lấy lại sức sống mới cho ơn gọi, cho đời sống thường ngày. Cũng nhờ Bí tích Hoà giải, con người luôn nhận ra mọi tội lỗi của mình, vì ‘nhân vô thập toàn’, không ai mà không có tội để chạy đến với lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa ngang qua thừa tác viên thánh nơi Toà cáo giải. Nhờ vậy, mọi sự khó và sự khổ trong đời sống hôn nhân gia đình sẽ được giải quyết và hạnh phúc gia đình luôn luôn bền vững. Bên cạnh đó, để gia đình luôn luôn hạnh phúc dầu có thử thách và thập giá, mỗi thành viên trong gia đình cần có mối dây liên hệ khăng khít với nhau qua lối sống năng gặp gỡ nhau, đối thoại với nhau, ăn cơm chung với nhau, đọc kinh chung với nhau, xí xoá cho nhau khi có chuyện bất bình, biết sống ‘dị hoà vi quý’. Mỗi thành viên nên biết sống cho người khác, vun xới cho người khác, chăm sóc và quan tâm người khác hơn là chính mình. Mỗi người biết sống khẩu hiệu “một sự nhịn chín sự lành” hay “chín bỏ làm mười”, hay “ yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội và mấy đèo cũng qua”,…
Câu hỏi suy niệm:
1/ Tôi có ý thức gia đình tôi đang có, đang hiện diện là được xây dựng và tác tạo nên bởi Thiên Chúa không?
2/ Tại sao biết hôn nhân gia đình xuất phát từ Thiên Chúa, mà tôi còn tìm cách gây khó khăn và tìm cách chia cắt?
3/ Tôi có muốn gia đình tôi bền vững không? Tôi có muốn gia đình tôi nên thánh không? Thế thì tôi phải làm gì để gia đình tôi luôn bền vũng theo thánh ý Thiên Chúa?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Mẹ Mân Côi đổi đời tất cả
Lm. Nguyễn Xuân Trường
20:09 01/10/2021
MẸ MÂN CÔI ĐỔI ĐỜI TẤT CẢ
Mẹ Maria là Đấng thay đổi cuộc đời: Đổi đời của Mẹ, đổi thay thế giới, đổi mới mỗi người.
1. Đổi Đời Của Mẹ. Khi Mẹ xin vâng theo thánh ý Chúa thì Chúa đã đổi đời Mẹ. Chúa đổi đời Mẹ từ phận nữ tỳ hèn mọn thành nữ vương trời đất; từ tay trắng đói nghèo thành giàu có đầy ơn phúc.
2. Đổi Thay Thế Giới. Khi Mẹ sẵn lòng để cho Con Chúa nên hình nên dạng trong lòng mình thì Mẹ đã đổi thay thế giới. Chúa không còn ở xa trên trời cao mà ở ngay giữa lòng thế giới. Mẹ đem Chúa vào thế giới đang chìm trong tội lỗi đau thương giờ trở nên thế giới vui hưởng tình thương ơn cứu độ.
3. Đổi Mới Mỗi Người. Mẹ đã đổi mới đời bà Êlisabét và tiếp tục đổi mới mỗi người nơi tiệc cưới Cana và nơi chân thánh giá. Các màu nhiệm Mân Côi đều là những biến cố thay đổi đời Chúa, đời Mẹ và cầu xin để đổi mới mỗi người bằng việc đổi mới đời sống nhân đức và tầm nhìn rộng tới trời cao.
Mẹ Maria đã đổi đời. Cũng nên nhớ đổi đời luôn là tiến trình vượt qua đau đớn đến đẹp đẽ. Không chấp nhận những đau đớn của dấn thân hy sinh thì sẽ không thể có vinh quang đẹp đẽ. Amen.
Mẹ Maria là Đấng thay đổi cuộc đời: Đổi đời của Mẹ, đổi thay thế giới, đổi mới mỗi người.
1. Đổi Đời Của Mẹ. Khi Mẹ xin vâng theo thánh ý Chúa thì Chúa đã đổi đời Mẹ. Chúa đổi đời Mẹ từ phận nữ tỳ hèn mọn thành nữ vương trời đất; từ tay trắng đói nghèo thành giàu có đầy ơn phúc.
2. Đổi Thay Thế Giới. Khi Mẹ sẵn lòng để cho Con Chúa nên hình nên dạng trong lòng mình thì Mẹ đã đổi thay thế giới. Chúa không còn ở xa trên trời cao mà ở ngay giữa lòng thế giới. Mẹ đem Chúa vào thế giới đang chìm trong tội lỗi đau thương giờ trở nên thế giới vui hưởng tình thương ơn cứu độ.
3. Đổi Mới Mỗi Người. Mẹ đã đổi mới đời bà Êlisabét và tiếp tục đổi mới mỗi người nơi tiệc cưới Cana và nơi chân thánh giá. Các màu nhiệm Mân Côi đều là những biến cố thay đổi đời Chúa, đời Mẹ và cầu xin để đổi mới mỗi người bằng việc đổi mới đời sống nhân đức và tầm nhìn rộng tới trời cao.
Mẹ Maria đã đổi đời. Cũng nên nhớ đổi đời luôn là tiến trình vượt qua đau đớn đến đẹp đẽ. Không chấp nhận những đau đớn của dấn thân hy sinh thì sẽ không thể có vinh quang đẹp đẽ. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dung nham phá hủy nhà thờ tại La Palma thuộc quần đảo Canary
Đặng Tự Do
03:20 01/10/2021
Dung nham từ vụ phun trào núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canary đã phá hủy nhà thờ Thánh Pius 10 ở khu phố Todoque ở thị trấn Llanos de Aridane vào chiều ngày 26/9.
Các nhân viên cứu hỏa đã hy vọng chuyển hướng dòng dung nham tránh xa nhà thờ, nhưng không thành công.
Núi lửa bắt đầu phun trào vào tháng 9 năm ngoái. Lần phun trào trước đó trên đảo là vào năm 1971.
Theo báo chí địa phương, dung nham đã ngừng dòng chảy trong khu vực đã lại tiếp tục tiến ra biển, cách đó khoảng một dặm rưỡi, nhấn chìm nhà thờ Công Giáo và các tòa nhà khác trên đường đi của nó.
Hàng nghìn người đã được di tản và chưa có thương vong về nhân mạng. Vụ phun trào ước tính đã gây thiệt hại hàng trăm triệu euro
Dự đoán trước sự phá hủy có thể xảy ra đối với nhà thờ nằm trong đường đi của dòng dung nham, cách đây vài ngày, cha sở của nhà thờ Thánh Piô X, là Cha Alberto Hernández, với sự giúp đỡ của các công nhân, đã di tản mọi thứ có thể được khỏi nhà thờ, bao gồm các bức tượng, tranh vẽ, cây thánh giá, và nhà tạm.
Trong một tuyên bố gần đây với tuần báo Công Giáo Tây Ban Nha Alfa & Omega, Cha Hernández nói rằng khi đối mặt với những bất hạnh trong khu vực, ngài chỉ còn biết “khóc với những ai khóc” trước sự tàn phá quá kinh hoàng.
Source:Catholic News Agency
Người y tá đã cứu mạng Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
03:21 01/10/2021
Đức Giáo Hoàng đã cảm ơn Massimiliano Strappetti, nhân viên chăm sóc sức khỏe đã cứu mạng ngài trong một ca phẫu thuật gần đây tại Bệnh viện Agostino Gemelli.
Trong số rất nhiều tên tuổi được nhắc đến trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Carlos Herrera với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có một cái tên: Massimiliano. Như chính Đức Thánh Cha đã giải thích, đây là tên của người y tá đã cứu mạng ngài gần đây.
Carlos Herrera đã hỏi Đức Giáo Hoàng rằng tình trạng sức khoẻ của ngài ra sao sau cuộc phẫu thuật đại tràng gần đây hôm 4 tháng 7. Câu trả lời của ngài ngắn gọn: “Tôi vẫn còn sống.”
Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó tiết lộ rằng một y tá đã cứu mạng ngài, và đây là lần thứ hai điều này xảy ra trong 84 năm cuộc đời của ngài.
“Đây là lần thứ hai trong đời tôi”, Đức Giáo Hoàng nói với nhà báo:
“Anh ấy đã cứu mạng tôi! Anh ấy nói với tôi: ‘Đức Thánh Cha phải phẫu thuật’. Có những ý kiến khác ‘Tốt hơn là uống thuốc kháng sinh…’ – nhưng người y tá đã giải thích điều đó cho tôi rất tốt. Anh ấy là y tá ở đây, trong dịch vụ y tế của chúng tôi, ở bệnh viện Vatican. Anh ấy đã ở đây 30 năm, một người đàn ông dày dặn kinh nghiệm. Đây là lần thứ hai trong đời tôi được một y tá cứu mạng”.
Lần đầu tiên nó xảy ra, vào năm 1957, người đã cứu sống một chủng sinh lúc bấy giờ là Jorge Mario Bergoglio là một nữ tu người Ý. Chủng sinh Bergoglio bị viêm phổi và chống lại ý kiến của các bác sĩ, bà đã thay đổi liều lượng thuốc cấp cho vị giáo hoàng tương lai.
Nhờ phóng viên Virginia Piccolillo của tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, giờ đây chúng ta biết rằng người y tá mà Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến là Massimiliano Strappetti, một y tá được mô tả là “nhiệt tình với công việc của mình và rất thận trọng dè dặt, kín tiếng”.
Chúng ta biết rất ít về Massimiliano vì anh ta rất kín đáo.
Theo báo Ý, y tá này đã có mặt trước và sau ca phẫu thuật của Đức Thánh Cha Phanxicô, và có thể được nhìn thấy trong số những người tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài xuất hiện trên ban công của bệnh viện Gemelli vào ngày 11 tháng 7.
Theo tờ Corriere, Massimiliano đã kết hôn và là một người cha gia đình, anh nổi bật với lòng tốt và sự hào phóng của mình.
Trên trang Facebook của anh ấy có những bức ảnh của hai vợ chồng và những đứa con của họ, cũng như những chi tiết nhẹ nhàng như câu này: “Nếu chúng ta không gặp nhau và hôm nay anh gặp em lần đầu tiên, anh sẽ yêu em lần nữa “.
Một sự thật khác được tiết lộ là anh ấy tình nguyện, giúp đỡ những người khó khăn nhất.
Massimiliano làm việc tại Vatican, nơi anh được gọi đến làm việc sau nhiều năm tại bệnh viện Gemelli ở Rome, trong phòng chăm sóc đặc biệt. Anh đã chăm sóc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội, anh không hề đề cập đến bất cứ điều gì liên quan đến sức khỏe của các Đức Giáo Hoàng. Có vẻ như sự thận trọng và kín đáo là một trong những đức tính đã dẫn đến công việc hiện tại của anh ở Vatican.
Source:Aleteia
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án việc phá thai và trợ tử là coi cuộc sống con người như rác
Đặng Tự Do
03:22 01/10/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chê trách việc phá thai và hành vi trợ tử trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, trong đó ngài nói rằng “văn hóa vứt bỏ” ngày nay dẫn đến việc giết trẻ em và vứt bỏ người già.
“Có sự vứt bỏ những trẻ em không được người ta hoan nghênh qua luật phá thai, tống khứ chúng bằng thuốc trục thai hay giết chúng trực tiếp. Và ngày nay thực hành đáng ghê tởm này đã trở thành một phương pháp 'bình thường'. Đó thực sự là một vụ giết người”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói hôm 27 tháng 9.
Trong một bài phát biểu được truyền trực tiếp cho các thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, Đức Thánh Cha nói rằng để hiểu phá thai là gì, cần đặt ra hai câu hỏi.
“Có đúng không khi loại bỏ một mạng người để giải quyết một vấn đề? Có đúng không khi thuê một sát thủ để giải quyết một vấn đề? Đó là bản chất của phá thai”,
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người cao tuổi ngày nay cũng bị coi là “vật phế thải” và “không có ích lợi gì” trong văn hóa vứt bỏ ngày nay.
“Nhưng họ là sự khôn ngoan. Họ là cội nguồn của sự khôn ngoan cho nền văn minh của chúng ta, và nền văn minh này loại bỏ họ”
“Đúng vậy, ở nhiều nơi, cũng có luật 'euthanasia trá hình', như tôi gọi. Đó là điều xảy ra khi người ta nói: 'Thuốc men đắt tiền, chỉ cần dùng một nửa', và điều này đồng nghĩa với việc rút ngắn tuổi thọ của người già”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng cả phá thai và an tử đều “phủ nhận hy vọng” khi bác bỏ “hy vọng mà những đứa trẻ mang lại cho cuộc sống chúng ta và giúp chúng ta tiến bước; cũng như loại bỏ niềm hy vọng nằm trong gốc rễ mà người già mang lại cho chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng đây không phải là con đường cho các trường đại học hoặc bệnh viện Công Giáo đi theo.
Trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về từ Slovakia vào ngày 15 tháng 9, giáo hoàng liên tục nói rằng “phá thai là giết người” và so sánh việc chấp nhận phá thai với “chấp nhận giết người hàng ngày.”
Học viện Giáo hoàng về Sự sống được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1994. Nó được dành để thúc đẩy luân lý nhất quán của Giáo hội về sự sống.
Tuần này, học viện sẽ tổ chức hội nghị toàn thể tại Rôma, tập trung vào đại dịch, đạo đức sinh học và tương lai của sức khỏe cộng đồng.
“Tôi giao phó cho Đức Trinh Nữ Maria công việc của hội nghị này và toàn bộ hoạt động của học viện với tư cách là một Học viện bảo vệ và thúc đẩy sự sống,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong bài phát biểu tại Sảnh Clementê của Vatican.
Source:Catholic News Agency
Ai sẽ kế vị Đức Giáo Hoàng? Đức Thánh Cha Phanxicô nói đùa rằng đó là Đức Gioan 24
Đặng Tự Do
16:24 01/10/2021
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, số ra ngày 30 tháng 9 có bài của Kathleen N. Hattrup, nhan đề “Pope jokes his successor will be John 24”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng nói đùa rằng người kế vị ngài sẽ là Đức Giáo Hoàng Gioan 24.”
Đáp lại lời mời cử hành lễ mừng 75 năm thành lập của một giáo phận vào năm 2025, Đức Thánh Cha Phanxicô nói đùa rằng vị giáo hoàng tiếp theo sẽ làm điều đó.
Đến năm 2025, một người kế vị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ ở trên ngai tòa Thánh Phêrô và tên của ngài có thể là Đức Giáo Hoàng 24, chính Đức Phanxicô đã nói như trên để đáp lại lời mời của Đức Giám Mục giáo phận Ragusa, bên Ý.
Đức Cha Giuseppe La Placa giải thích nhận xét hóm hỉnh trên của Đức Giáo Hoàng đưa ra để đáp lại lời mời đến Ragusa vào năm 2025 nhân kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận.
Vị giám mục nói với thông tấn xã Ansa, “Đức Thánh Cha đã nở một nụ cười và một cái gật đầu đồng ý và với một câu nói đùa đã trả lời tôi bằng cách nói rằng vào năm 2025, Đức Gioan 24 sẽ thực hiện chuyến thăm đó.”
Sẽ không sớm có tân Giáo Hoàng
Vào đầu tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với một đài phát thanh Tây Ban Nha rằng sức khỏe của ngài tốt, sau cuộc phẫu thuật đại tràng vào đầu tháng Bảy. “Ý tưởng từ chức chưa hề thoáng qua tâm trí tôi,” Đức Giáo Hoàng nói.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cũng nói rõ rằng ngài luôn ghi nhớ rằng cuộc sống là ngắn ngủi, và chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết của mình. Ngài sẽ bước sang tuổi 85 vào tháng 12. Vào năm 2014, khi trở về từ Hàn Quốc, ngài đã nói đùa với các nhà báo rằng trong hai hoặc ba năm nữa, ngài sẽ “về nhà của Cha”.
Tên của Đức Tân Giáo Hoàng
Về cái tên mà vị giáo hoàng tiếp theo có thể chọn, nó sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào ngài. Nếu ngài lấy tên Đức Gioan 24, ngài sẽ theo bước chân của Thánh Gioan 23, người khởi xướng Công đồng Vatican II và được gọi là vị Giáo hoàng Tốt lành hay vị Giáo hoàng của những nụ cười.
Đức Gioan 23 được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh vào năm 2014, cùng với Thánh Gioan Phaolô II. Như thường lệ, lễ nhớ của ngài không phải là ngày ngài qua đời, mà là ngày 11 tháng 10, là ngày ngài khai mạc Công đồng Vatican II.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phá vỡ các truyền thống gần đây để chọn một cái tên hoàn toàn mới chưa từng được sử dụng bởi một vị giáo hoàng nào trước đây. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ thế kỷ thứ 10. Ngài nói rằng cái tên đến với ngài trong khi một vị Hồng Y ôm lấy ngài ngay sau cuộc bầu cử.
Đức Hồng Y ôm tôi và nói, 'Đừng quên người nghèo'... và điều đó làm tôi cảm động... người nghèo... Ngay lập tức tôi nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Assisi. Thánh Phanxicô là một người của hòa bình, một người nghèo khó, một người yêu thương và bảo vệ tạo vật.
Nếu vị Giáo Hoàng tương lai chọn tên Phanxicô một lần nữa, ngài sẽ được gọi là Phanxicô II.
Đức Mẹ tháo gỡ các nút thắt
Cuộc trò chuyện của Đức Cha La Placa với Đức Giáo Hoàng diễn ra trong một buổi tiếp kiến riêng vào ngày 27 tháng 9. Ngài cũng báo cáo rằng chuyến thăm đã gây ấn tượng mạnh về “tâm hồn người cha và tinh thần tông đồ” của Đức Thánh Cha.
Đức Cha đã tặng một món quà cho Đức Giáo Hoàng, do nghệ nhân Giovanni Scalambrieri thực hiện. Ông đã đồng hành với Đức Giám Mục trong chuyến viếng thăm Vatican. Người nghệ sĩ đã tặng cho Đức Phanxicô một bức tượng bằng đồng mô tả Đức Mẹ tháo gỡ các nút thắt. Tác phẩm cao khoảng 2 feet, tức là 0.61m, và được làm bằng kỹ thuật sáp.
Đức Mẹ Tháo Gỡ Các Nút Thắt, tiếng Anh là Our Lady Under of Knots, là một tước hiệu của Đức Mẹ rất được Đức Thánh Cha ưa thích. Ngày lễ Đức Mẹ Tháo Gỡ Các Nút Thắt được mừng vào ngày 26 tháng 9
Source:Aleteia
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha DiMarzio, Giám mục Brooklyn, chỉ định giám mục Columbus kế vị
Đặng Tự Do
16:24 01/10/2021
Hôm thứ Tư 29 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Nicholas DiMarzio, Giám Mục Brooklyn, người đã được Tòa thánh minh oan trước một cáo buộc lạm dụng tình dục hoàn toàn vô căn cứ vào đầu tháng này.
Bộ Giáo lý Đức tin đã xem xét kết quả của một cuộc điều tra độc lập đối với các cáo buộc chống lại Đức Cha DiMarzio và xác định rằng các cáo buộc không hề có chút “hơi hướng của sự thật”, theo một tuyên bố ngày 1 tháng 9 từ tổng giáo phận New York.
Đức Cha DiMarzio, năm nay 77 tuổi, đã qua hai năm tuổi mà theo giáo luật, các giám mục buộc phải đệ trình đơn xin nghỉ hưu lên Đức Giáo Hoàng.
Hôm 29 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Robert J. Brennan của Columbus, Ohio, kế vị Đức Cha DiMarzio lãnh đạo Giáo phận Brooklyn. Với 1,5 triệu người Công Giáo, Brooklyn, bao gồm các quận Brooklyn và Queens, là giáo phận lớn thứ năm của Hoa Kỳ.
Đức Cha Brennan, 59 tuổi, lớn lên ở Bronx và là người New York suốt đời trước khi được bổ nhiệm làm giám mục của Columbus vào năm 2019.
Ngài sẽ là giám mục thứ tám của Brooklyn vào ngày 30 tháng 11 tại Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse.
Trong một tin nhắn video ngắn gọn gửi đến giáo phận vào ngày 29 tháng 9, Đức Cha Brennan nói: “Nếu anh chị em kiên nhẫn với tôi, tôi hứa sẽ cống hiến cho anh chị em tất cả”.
“Tôi có rất nhiều điều để học hỏi từ anh chị em, các linh mục của Giáo phận Brooklyn - từ sự khôn ngoan, kinh nghiệm của anh chị em. Tôi cần sự giúp đỡ của anh chị em.”
Ngài nói rằng sự cộng tác của ngài với các linh mục của giáo phận Columbus là “một trong những nguồn sức mạnh và niềm vui lớn nhất đối với tôi” và ngài “yêu mến họ như những người anh em của mình”.
Vị giám mục đã cầu xin sự khoan dung với nỗi buồn của mình khi rời giáo phận hiện nay, và “nhìn thấy trong đó một dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của tôi nơi lòng nhiệt thành của mình để được biết và yêu thương anh em, sánh vai với anh em trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng.”
“Hiện tại, chúng ta hãy hiệp nhất trong những lời cầu nguyện huynh đệ của chúng ta cho nhau”.
Đức Cha Brennan là con cả trong gia đình có 5 người con và lớn lên ở Lindenhurst, thuộc hạt Suffolk, New York. Ngài lấy bằng cử nhân toán học và khoa học điện toán tại Đại học St. John's ở Queens.
Sau khi được thụ phong linh mục năm 1989 tại Huntington, New York, Cha Brennan làm linh mục quản xứ, thư ký giám mục, và tổng đại diện cho Trung tâm Giáo phận Rockville trước khi được bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá cho giáo phận vào năm 2012. Ngài là người có khiếu về ngôn ngữ, thường xuyên cử hành thánh lễ bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, kể cả trong Cơ sở Cải huấn Hạt Nassau.
Đức Cha DiMarzio được tấn phong Giám Mục Phụ Tá của Newark vào năm 1996. Ngài làm giám mục của Camden từ năm 1999 cho đến năm 2003, khi được bổ nhiệm làm giám mục của Brooklyn. Trong thời gian ở Newark, ngài làm phụ tá cho Theodore McCarrick, người từng là tổng giám mục của Newark từ năm 1986 đến năm 2000.
Các cáo buộc chống lại DiMarzio được đưa ra trong các vụ kiện dân sự, và liên quan đến thời gian vị giám mục làm linh mục trong tổng giáo phận Newark vào những năm 1970. Vào năm 2019, New Jersey đã đình chỉ thời hiệu đối với các vụ kiện lạm dụng tình dục dân sự, cho phép các thưa kiện diễn ra trong thời hạn hai năm cho các vụ kiện liên quan đến các cáo buộc được cho là đã diễn ra hàng chục năm trước.
Theo các quy tắc được thực hiện bởi Đức Thánh Cha Phanxicô trong tài liệu Vos estis lux mundi vào tháng 5 năm 2019, tổng giám mục của giáo tỉnh đã điều tra các cáo buộc lạm dụng chống lại các giám mục khác trong khu vực của mình. Tòa Thánh đã ủy quyền cho Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York tiến hành cuộc điều tra, và ngài đã thực hiện điều này thông qua việc thuê một công ty luật bên ngoài.
CDF đã xem xét các kết quả điều tra, kết luận rằng các cáo buộc không hề có chút “hơi hướng của sự thật”
Đức Cha DiMarzio cho biết vào ngày 1 tháng 9 rằng ngài đã “hoàn toàn hợp tác với cuộc điều tra này, bởi vì tôi biết tôi không làm gì sai.”
“Tôi đã cầu nguyện cho một kết luận của cuộc điều tra này, và những kết quả cuối cùng này xác minh thêm, như tôi đã luôn nói, rằng những cáo buộc này hoàn toàn không có giá trị”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ hãy cố gắng sản xuất ra những thực phẩm tốt hơn cho tương lai
Thanh Quảng sdb
18:30 01/10/2021
Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ hãy cố gắng sản xuất ra những thực phẩm tốt hơn cho tương lai
Thánh Bộ Ngoại giao Vatican là Đức Hồng Y Pietro Parolin, đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến những người trẻ tham gia Diễn đàn Lương thực Thế giới một thông điệp video.
(Tin Vatican)
Hôm thứ Sáu 1/10/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ kiến tạo một phong trào lãnh đạo trẻ, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới bằng cách biến đổi hệ thống lương thực toàn cầu, không ngừng hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng mọi người có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong một thông điệp video do Ngoại trưởng Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, công bố thay cho Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ đang quy tụ tại Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF), từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 10, hãy “tiếp tục đoàn kết và kiên định” trong mục đích "xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn".
Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) là một phong trào và mạng lưới sáng tạo do giới trẻ lãnh đạo nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống nông sản đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là “xóa bỏ nạn đói”.
Tổ chức được khởi xướng bởi Ủy ban Thanh niên của các Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có trụ sở tại Rome, dẫn đầu các nỗ lực quốc tế này là chiến thắng nạn đói nghèo và suy dinh dưỡng...
Đói khát công lý
Phát biểu trước ông Tổng giám đốc FAO, Qu Dongyu, Đức Thánh Cha cảm ơn ông vì sáng kiến triệu tập "cuộc họp quan trọng và hỗ trợ cho một thế hệ lãnh đạo mới khao khát công lý".
ĐTC cho hay những người trẻ trên khắp thế giới đang trau dồi khả năng sáng tạo, một khả năng nhằm giải quyết các nguyên nhân của những cơ cấu đưa đến các cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay, các cuộc xung đột vũ trang kéo dài đến những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu.
ĐTC nói: “Ý thức thuộc về cùng một cộng đồng, một hành tinh mang lại cho giới trẻ cảm thức cấp bách mạnh mẽ để hành động và giải quyết những thách thức đang làm xáo trộn gia đình nhân loại theo những cách thế mới.” ĐTC nhấn mạnh món quà của họ cho chúng ta là đề ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề cũ và can đảm nói không với những định chế tư duy viễn vông chống lại sự thay đổi này.
Xóa đói giảm nghèo
Nhắc lại Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc (UNFSS) được tổ chức vào ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha cho hay các nhà lãnh đạo thế giới cam kết làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu hiện thực hóa chiến dịch xóa đói (SDG 2) trên thế giới.
ĐTC nói, "những cam kết của họ là một lời hứa với anh chị em chúng ta, những thanh niên nam nữ con cháu chúng ta."
Với niềm xác tín này, Đức Thánh Cha tha thiết xin những người trẻ đang quy tụ tại Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) hãy “tiếp tục đoàn kết và kiên định” trong mục đích của họ.
Ngài kêu gọi họ đừng “nhỏ mọn” trong ước mơ của mình, nhưng hãy “phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn và biến những khát vọng đó thành những hành động cụ thể và ý nghĩa”. ĐTC yêu cầu họ hãy “bỏ lại sau lưng những thói quen và hành động sai lầm hầu tái tạo thế giới đang bị lung lay bởi đại dịch”. ĐTC nói điều này “sẽ mang lại những thành quả sáng sủa nếu giới trẻ biết đoàn kết, sáng tạo và cao thượng”.
Cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới đối với giới trẻ
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy cam kết thực hiện lời hứa của họ trong những tháng gần đây, “đừng làm nản vọng cho các thế hệ mới”.
ĐTC yêu cầu họ hãy nhìn vào ánh mắt của những người trẻ đang thao thức được thay đổi, lắng nghe các ưu tư và tầm nhìn của họ, vì “hiện tại của chúng ta sẽ xác định tương lai cho họ”.
ĐTC thúc giục: “Chúng ta hãy quyết tâm cự tuyệt với thất vọng và hợp nhất trong sứ mệnh để đảm bảo rằng không ai sẽ bị loại trừ mà không có phương tiện để có một cuộc sống đàng hoàng hơn.”
Khai thác nguồn lực của giới trẻ
Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) được ra mắt vào tháng 3 năm 2021, WFF là một mạng lưới đối tác toàn cầu độc lập được tạo ra và dành cho giới trẻ, bao gồm các nhóm trung niên, những người có ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế, công ty, học thuật, các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, truyền thông và quảng đại quần chúng. Tổ chức rất phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của UNFSS, Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) hướng tới mục tiêu gánh vác vai trò xây dựng một nền tảng liên tục để thu hút giới trẻ, khuyến khích hành động và xác định các giải pháp cho những thách thức ngày càng tăng đối với các hệ thống nông sản thực phẩm tại địa phương, khu vực và toàn cầu.
Sự kiện Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) kéo dài 5 ngày quy tụ giới trẻ toàn cầu và các đối tác quan trọng về âm nhạc, điện ảnh, ẩm thực, giáo dục, đổi mới và hành động nhằm trao quyền cho giới trẻ vì một tương lai ẩm thực phong phú hơn.
Những người tham dự tới từ nhiều lãnh vực công tư bao gồm cả ông Ramon Laguarta, Giám đốc điều hành hãng PepsiCo, ông Kimbal Musk, Đồng sáng lập và Chủ tịch của Big Green, The Kitchen Restaurant Group và Square Roots, và ông Frank Giustra, Đồng Chủ tịch của International Crisis Group.
Diễn đàn bao gồm cả các buổi biểu diễn và trình diễn của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Nigeria Brymo, nhạc sĩ người Đức Keye Katcher, người mẫu và những người có ảnh hưởng lớn về thức ăn như Natalie Prabha, đầu bếp kiêm nhà văn Carla Lalli Music, Nhà thơ Meera Dasgupta và những yếu nhân khác.
Ủy ban Thanh niên của FAO khởi xướng Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) được ông Dongyu thành lập vào năm 2019 nhằm khai thác tiềm năng của các nhân viên trẻ làm chất xúc tác cho sự thay đổi và khơi dậy phong trào giới trẻ toàn cầu vì một tương lai lương thực tốt hơn cho đại chúng.
Thánh Bộ Ngoại giao Vatican là Đức Hồng Y Pietro Parolin, đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến những người trẻ tham gia Diễn đàn Lương thực Thế giới một thông điệp video.
(Tin Vatican)
Hôm thứ Sáu 1/10/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ kiến tạo một phong trào lãnh đạo trẻ, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới bằng cách biến đổi hệ thống lương thực toàn cầu, không ngừng hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng mọi người có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong một thông điệp video do Ngoại trưởng Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, công bố thay cho Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ đang quy tụ tại Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF), từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 10, hãy “tiếp tục đoàn kết và kiên định” trong mục đích "xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn".
Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) là một phong trào và mạng lưới sáng tạo do giới trẻ lãnh đạo nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống nông sản đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là “xóa bỏ nạn đói”.
Tổ chức được khởi xướng bởi Ủy ban Thanh niên của các Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có trụ sở tại Rome, dẫn đầu các nỗ lực quốc tế này là chiến thắng nạn đói nghèo và suy dinh dưỡng...
Đói khát công lý
Phát biểu trước ông Tổng giám đốc FAO, Qu Dongyu, Đức Thánh Cha cảm ơn ông vì sáng kiến triệu tập "cuộc họp quan trọng và hỗ trợ cho một thế hệ lãnh đạo mới khao khát công lý".
ĐTC cho hay những người trẻ trên khắp thế giới đang trau dồi khả năng sáng tạo, một khả năng nhằm giải quyết các nguyên nhân của những cơ cấu đưa đến các cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay, các cuộc xung đột vũ trang kéo dài đến những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu.
ĐTC nói: “Ý thức thuộc về cùng một cộng đồng, một hành tinh mang lại cho giới trẻ cảm thức cấp bách mạnh mẽ để hành động và giải quyết những thách thức đang làm xáo trộn gia đình nhân loại theo những cách thế mới.” ĐTC nhấn mạnh món quà của họ cho chúng ta là đề ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề cũ và can đảm nói không với những định chế tư duy viễn vông chống lại sự thay đổi này.
Xóa đói giảm nghèo
Nhắc lại Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc (UNFSS) được tổ chức vào ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha cho hay các nhà lãnh đạo thế giới cam kết làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu hiện thực hóa chiến dịch xóa đói (SDG 2) trên thế giới.
ĐTC nói, "những cam kết của họ là một lời hứa với anh chị em chúng ta, những thanh niên nam nữ con cháu chúng ta."
Với niềm xác tín này, Đức Thánh Cha tha thiết xin những người trẻ đang quy tụ tại Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) hãy “tiếp tục đoàn kết và kiên định” trong mục đích của họ.
Ngài kêu gọi họ đừng “nhỏ mọn” trong ước mơ của mình, nhưng hãy “phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn và biến những khát vọng đó thành những hành động cụ thể và ý nghĩa”. ĐTC yêu cầu họ hãy “bỏ lại sau lưng những thói quen và hành động sai lầm hầu tái tạo thế giới đang bị lung lay bởi đại dịch”. ĐTC nói điều này “sẽ mang lại những thành quả sáng sủa nếu giới trẻ biết đoàn kết, sáng tạo và cao thượng”.
Cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới đối với giới trẻ
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy cam kết thực hiện lời hứa của họ trong những tháng gần đây, “đừng làm nản vọng cho các thế hệ mới”.
ĐTC yêu cầu họ hãy nhìn vào ánh mắt của những người trẻ đang thao thức được thay đổi, lắng nghe các ưu tư và tầm nhìn của họ, vì “hiện tại của chúng ta sẽ xác định tương lai cho họ”.
ĐTC thúc giục: “Chúng ta hãy quyết tâm cự tuyệt với thất vọng và hợp nhất trong sứ mệnh để đảm bảo rằng không ai sẽ bị loại trừ mà không có phương tiện để có một cuộc sống đàng hoàng hơn.”
Khai thác nguồn lực của giới trẻ
Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) được ra mắt vào tháng 3 năm 2021, WFF là một mạng lưới đối tác toàn cầu độc lập được tạo ra và dành cho giới trẻ, bao gồm các nhóm trung niên, những người có ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế, công ty, học thuật, các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, truyền thông và quảng đại quần chúng. Tổ chức rất phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của UNFSS, Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) hướng tới mục tiêu gánh vác vai trò xây dựng một nền tảng liên tục để thu hút giới trẻ, khuyến khích hành động và xác định các giải pháp cho những thách thức ngày càng tăng đối với các hệ thống nông sản thực phẩm tại địa phương, khu vực và toàn cầu.
Sự kiện Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) kéo dài 5 ngày quy tụ giới trẻ toàn cầu và các đối tác quan trọng về âm nhạc, điện ảnh, ẩm thực, giáo dục, đổi mới và hành động nhằm trao quyền cho giới trẻ vì một tương lai ẩm thực phong phú hơn.
Những người tham dự tới từ nhiều lãnh vực công tư bao gồm cả ông Ramon Laguarta, Giám đốc điều hành hãng PepsiCo, ông Kimbal Musk, Đồng sáng lập và Chủ tịch của Big Green, The Kitchen Restaurant Group và Square Roots, và ông Frank Giustra, Đồng Chủ tịch của International Crisis Group.
Diễn đàn bao gồm cả các buổi biểu diễn và trình diễn của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Nigeria Brymo, nhạc sĩ người Đức Keye Katcher, người mẫu và những người có ảnh hưởng lớn về thức ăn như Natalie Prabha, đầu bếp kiêm nhà văn Carla Lalli Music, Nhà thơ Meera Dasgupta và những yếu nhân khác.
Ủy ban Thanh niên của FAO khởi xướng Diễn đàn Lương thực Thế giới trực tuyến (WFF) được ông Dongyu thành lập vào năm 2019 nhằm khai thác tiềm năng của các nhân viên trẻ làm chất xúc tác cho sự thay đổi và khơi dậy phong trào giới trẻ toàn cầu vì một tương lai lương thực tốt hơn cho đại chúng.
Công đồng toàn thể Úc và Con đường Đồng Nghị Đức đều đang và sắp nhóm họp
Vũ Văn An
20:06 01/10/2021
Theo The Pillar, Giáo Hội Công Giáo Úc sẽ khai mạc công đồng toàn thể của họ vào tuần này. Đây là một hội nghị theo giáo luật gồm toàn thể hàng giáo phẩm của đất nước để thảo luận một nghị trình quan yếu nhằm khảo sát xu hướng truyền giáo nền tảng của Giáo Hội và các cơ cấu định chế nội bộ.
Là công đồng toàn thể lần thứ năm trong lịch sử đất nước và là lần đầu tiên kể từ năm 1937, hội nghị này sẽ được phát động tại thành phố Adelaide vào thứ Bảy với loạt phiên họp kéo dài tám ngày, là phiên họp đầu tiên trong hai phiên họp, với phiên họp thứ hai sẽ được triệu tập vào tháng Bảy năm tới.
Khởi đầu, Công đồng được định bắt đầu vào năm ngoái, nhưng đã bị trì hoãn vì đại dịch coronavirus. Phiên họp từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 sẽ là một phiên hỗn hợp, với nhiều cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến vì những hạn chế liên tục của chính phủ đối với việc đi lại và tụ họp công cộng.
Vậy chương trình làm việc là gì, ai sẽ có mặt (ảo) ở đó và hội đồng toàn thể là gì? Sau đây là giải thích của The Pillar:
Một hội đồng toàn thể: chắc chắn không phải là một thượng hội đồng
Đã có rất nhiều cuộc bàn luận trong Giáo hội về các thượng hội đồng và tính đồng nghị trong những năm gần đây. Phần lớn thời gian, tập chú hướng vào việc thượng hội đồng không là gì và không thể làm gì. Các thượng hội đồng không hoạt động như nghị viện; hội đồng chỉ là một thao diễn có tính tham khảo; quan trọng nhất, các Thượng hội đồng không thể ra luật lệ cho sinh hoạt của Giáo hội. Nhưng một công đồng toàn thể thực sự là một điều rất khác.
Công đồng toàn thể là một cuộc họp đặc biệt long trọng và chính thức được triệu tập bởi tất cả các giám mục của một khu vực, được định nghĩa là tất cả các thành viên của hội đồng giám mục. Tuy nhiên, mặc dù hội đồng Giám Mục bỏ phiếu để triệu tập công đồng - với sự cho phép của Rôma - và đặt ra chương trình nghị sự, nhưng một khi nó hội họp thì nó có một đời sống và thẩm quyền riêng của nó.
Không giống như một thượng hội đồng, họp dưới thẩm quyền của người triệu tập nó và chỉ có thể tư vấn cho thẩm quyền đó, một công đồng toàn thể, theo giáo luật, “phải lưu ý ban hành dự khoản về các nhu cầu mục vụ của dân Chúa và có thẩm quyền quản trị, nhất là quyền lập pháp”.
Vì vậy, trong khi tất cả các hoạt động của công đồng cần sự chấp thuận chính thức của Rôma trước khi chúng có hiệu lực, các hội đồng toàn thể có thể và thực sự thông qua các quy tắc ràng buộc cho tất cả các giáo hội đặc thù (giáo phận) trong khu vực.
Nghị trình gồm những gì
Trước Công đồng Úc, hội đồng giám mục đã công bố sáu tài liệu xoay quanh chủ đề “Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở thành một Giáo hội lấy Chúa Kitô làm trung tâm ở Úc ra sao”, bàn đến các chủ đề như cầu nguyện, đào tạo đức tin, quản trị Giáo hội, hóan cải và các định chế giáo hội (như trường học và cơ quan bác ái Công Giáo).
Các tài liệu này dựa trên các kết luận của một báo cáo cuối cùng, do Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Mục vụ của hội đồng giám mục Úc ban hành; báo cáo này vốn là sản phẩm của “giai đoạn lắng nghe và đối thoại” kéo dài hai năm trước các phiên họp của công đồng.
Việc chuẩn bị cho công đồng theo sau báo cáo của Ủy ban Hoàng gia về các đáp ứng định chế đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em, một báo cáo phát hiện nhiều thiếu sót nghiêm trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo và các định chế tôn giáo và thế tục chính khác.
Tài liệu tiền Công đồng về truyền giáo và truyền bá Tin Mừng viết, “Tình yêu của Thiên Chúa trường tồn, nhưng uy tín của Giáo hội đã bị tổn hại do những tiết lộ về những thất bại đạo đức của một số thành viên Giáo hội. Nhận thức này đã gây hại cho thẩm quyền đạo đức và sự đáng tin cậy của Giáo hội, nhưng nó kêu gọi chúng ta thánh thiện và khiêm tốn hơn để tìm được sự trung thành lớn hơn với Thiên Chúa trung tín và nhân từ".
Nhiều văn kiện được ban hành trước công đồng tập chú vào việc tăng cường trách nhiệm giải trình trong Giáo hội địa phương, đồng thời tìm cách tạo ra các mô hình mục vụ linh động hơn nhằm mục đích truyền giảng Tin Mừng trước tình trạng giảm sút số lượng ơn gọi linh mục và tham dự vào đời sống giáo xứ.
Trong khi nhiều chủ đề dự kiến mang ra thảo luận tại công đồng nhận được sự đồng thuận rộng rãi, các vấn đề khác đã gây ra tranh luận giữa những người Công Giáo địa phương, bao gồm cả cách chúng được trình bày trong các văn kiện trước Công đồng.
Trong một tiết của tài liệu về tính bao gồm, việc tham gia và tính đồng nghị bàn đến việc quản trị Giáo hội, tài liệu nhận định rằng “sự vắng mặt của việc giáo dân tham gia đầy đủ vào việc quản trị giáo xứ và giáo phận, cùng với ‘nền văn hóa giáo sĩ trị’” là những “mối quan tâm đáng kể” trong giai đoạn chuẩn bị.
Tài liệu này trích dẫn các hội đồng mục vụ giáo phận và giáo xứ như những con đường mà qua đó tài chuyên môn của giáo dân “có thể được sử dụng”, “nhưng cả hai vẫn có tính nhiệm ý và tư vấn”, tài liệu nhận định như thế.
Một lĩnh vực khác đã tạo ra cuộc thảo luận nội bộ đáng kể là việc sử dụng ngôn ngữ LGBT trong các cuộc thảo luận về tình dục của con người trong các tài liệu - ngôn ngữ mà Vatican nhất quán không chấp nhận trong các tài liệu riêng của mình.
Trong báo cáo cuối cùng của giai đoạn lắng nghe, các câu trả lời khác nhau đã được trình bày dưới tiêu đề “Chấm dứt kỳ thị các người LGBTI” và nói rằng “các người tham gia đặc biệt đề cập đến việc Giáo hội gạt cộng đồng LGBTI ra bên lề”.
Tuy nhiên, trong khi toàn bộ các phần của tài liệu trình bày các đệ trình và phản hồi chỉ trích giáo huấn và cách tiếp cận của Giáo hội đối với vấn đề tình dục con người, thì không có chỗ tương tự nào dành cho những người trả lời muốn ủng hộ quan điểm của Giáo hội hoặc hoài nghi về các giá trị thế tục rộng lớn hơn về tình dục, phái tính, và hôn nhân.
Ai được mời
Công đồng toàn thể bao gồm tổng số 278 đại biểu hoặc “thành viên” đại diện cho tất cả các khía cạnh và bình diện của Giáo hội ở Úc.
Tất cả các giám mục giáo phận, các Giám Mục Phụ Tá, và giám mục đứng đầu các bản quyền tòng nhân và phủ giám chức (prelatures), như Opus Dei và Bản quyền Đức Bà Thánh Giá Phương Nam, dành cho các cựu tín hữu Anh giáo, đều là thành viên theo chức vụ của họ. Mỗi người trong số này, cùng với bốn đại biểu được bầu bởi các giám mục đã nghỉ hưu của Úc, có quyền bỏ phiếu nghị bàn (deliberative vote) trong công đồng.
Cùng với các giám mục, tất cả các tổng đại diện và đại diện giám mục của các giáo phận ở Úc đều là thành viên theo chức vụ, cũng như các thành viên khác được rút ra từ ban lãnh đạo của các dòng tu và cộng đồng, giám đốc chủng viện, người đứng đầu các cơ sở thần học, và hơn 100 đại diện của đoàn linh mục giáo phận và giáo dân khắp nơi trên đất nước. Mỗi người trong số này có một lá phiếu tham vấn (consultative vote).
Cùng với những người trên, khách mời từ các hội đồng giám mục Công Giáo khác và các tổ chức như tổ chức bác ái, cũng như từ các cộng đồng Kitô giáo khác ở Úc, cũng đã được mời tham dự, mặc dù họ không có quyền bỏ phiếu.
Những điều cần biết
Công đồng toàn thể không phải là một điều diễn ra hàng ngày - ở Úc, nó gần giống một điều chỉ xảy ra 100 năm một lần.
Bởi vì công đồng có quyền lập pháp, và các kết luận của nó (với sự chấp thuận của Rôma) ràng buộc mọi người Công Giáo của Úc, từ giám mục giáo phận cho đến giáo dân nam nữ trong xứ đạo, nó có tiềm năng đáng kinh ngạc trong việc ảnh hưởng đến đời sống của Giáo hội trong một Quốc gia.
Điều đó cũng có nghĩa là có nhiều nguy cơ lớn lao. Trong khi các tài liệu cuối cùng của nhiều cuộc hội họp của Giáo hội, như các Thượng hội đồng, thường được định hình để phản ảnh một quan điểm, nguyện vọng hoặc hy vọng cụ thể cho hướng đi tương lai, thì các văn kiện của một công đồng là luật lệ đúng nghĩa, và do đó, các chi tiết và sắc thái ngôn ngữ rất quan trọng - và có thể sẽ bị thách thức gay gắt trong những tuần và tháng tới.
Cách hội đồng phát biểu, về các vấn đề như cầu nguyện, truyền giáo và đào tạo đức tin sẽ được Giáo hội địa phương coi như giáo huấn tiên tri, cũng như cách Giáo Hội này giải quyết các vụ tai tiếng lạm dụng giáo sĩ trong những năm gần đây. Và những gì nó quyết định về các vấn đề định chế có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và hình thức của các giáo phận Úc trong các thế hệ sau.
Người ta mong đợi được xem các cuộc thảo luận sôi nổi về tương lai của các cơ cấu giáo phận như giáo xứ, các địa điểm truyền giáo và trường học, cách chúng thích hợp và hoạt động với nhau, và trên hết là cách chúng được quản trị.
Tư cách “đồng trách nhiệm” của giáo dân vốn chứng tỏ là chủ đề chủ chốt trong nhiều tài liệu được công bố trước công đồng, và chương trình nghị sự chính thức bao gồm cuộc thảo luận về việc thừa nhận một hình thức quản trị Giáo hội có tính “đồng nghị” nhiều hơn, vì vậy người ta chắc chắn sẽ chú ý tới cuộc tranh luận về cách Giáo dân có thể được bao gồm trong diễn trình ra quyết định trong lãnh vực quản trị Giáo hội, và việc này được cân bằng ra sao với thẩm quyền tông truyền của các giám mục địa phương.
Cùng những cuộc đàm luận như thế có khả thể xác định cách công đồng sẽ bàn đến các chủ đề mục vụ, như chấp nhận một lập trường chào đón hơn đối với những người Công Giáo có xu hướng đồng tính trong các giáo xứ và một chứng tá biết quan tâm hơn về các vấn đề công bằng xã hội.
Cách công đồng Úc cân bằng ra sao phản hồi từ “giai đoạn lắng nghe” với các giáo huấn bất di bất dịch của Giáo hội, và cách các cố gắng của nó được tiếp nhận ở Rôma ra sao, có thể trở thành một khuôn mẫu cho Thượng hội đồng hoàn cầu về tính đồng nghị sẽ bắt đầu trong những tuần tới.
Điều gì tiếp theo
Phiên họp đầu tiên của hội đồng sẽ bắt đầu vào thứ Bảy và kết thúc vào ngày 10 tháng 10. Giữa lúc đó và phiên họp thứ hai vào tháng Bảy năm sau, sẽ có rất nhiều cuộc đàm luận giữa các giám mục và người Công Giáo Úc về phương hướng và việc nhấn mạnh đến các chủ đề trong chương trình nghị sự, và về việc soạn thảo các bản văn chính thức để công đồng bỏ phiếu.
Những gì xảy ra giữa các phiên họp, và những gì được đồng ý hay không giữa các giám mục, những người sẽ bỏ phiếu nghị bàn cuối cùng, có thể cũng quan trọng như bất cứ điều gì xảy ra trong các phiên họp chính thức của công đồng.
Có gì khác với Con đường Đồng nghị của Đức
Theo CNS (https://www.ncronline.org/news/vatican/german-synodal-assembly-begins-lay-catholics-express-anger-vatican), cũng trong tuần này, Con đường Đồng nghị của Đức họp phiên khoáng đại của họ. Căn cứ vào thành phần tham dự và nội dung các cuộc thảo luận, người ta thấy, hai cơ chế này giống nhau gần như hoàn toàn. Và điều này càng khiến nhiều người lo ngại, nhất là ở điểm các quyết nghị của chúng đều có tính cách ràng buộc, chứ không hẳn chỉ có tính cách tư vấn như trường hợp các Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Tuy nhiên, Công đồng toàn thể của Úc dường như ít gây quan ngại hơn Con đường Đồng nghị của Đức, vì trong những thông tin của họ, ít nhất còn có sự phân biệt rõ ràng giữa hai lá phiếu sẽ diễn ra ở đó: lá phiếu gọi là nghị bàn (deliberative vote) dành cho các vị Giám Mục, những vị, do chức thánh, có quyền cai quản Giáo Hội và do đó, có thẩm quyền lập pháp, nghĩa là các quyết nghị của các ngài có tính cách ràng buộc đối với Giáo Hội địa phương. Trong khi lá phiếu gọi là tham vấn (consultative vote) dành cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân, không có tính cách ràng buộc vì không có giá trị lập pháp, theo giáo luật.
Đọc các thông tin của Con đường Đồng nghị Đức, người ta không tìm thấy sự phân biệt trên. Điều này phản ảnh trong thái độ khá “kẻ cả” của các thành phần giáo dân. Dường như họ không ý thức được vai trò thực sự của họ trong Con đường Đồng nghị, nhưng đánh đồng mọi lá phiếu ở đấy, coi ý kiến của họ cũng sẽ phải có cùng một giá trị ràng buộc như của các Giám Mục.
Thực vậy, theo CNS, trước khi Con đường Đồng nghị khai mạc tại Frankfurt, vì sự “phẫn nộ của giáo dân Công Giáo về việc Vatican không trừng phạt hàng giáo sĩ Công Giáo Cologne về việc xử lý tồi tệ các vụ lạm dụng”, nên ban lãnh đạo đã dành một giờ “để khai thông bầu khí”.
Nhân dịp này, 57 trong số 230 đại biểu của Đại Hội Đồng Nghị ra tuyên bố ngầm cho thấy việc lưu giữ Đức Hồng Y Woelki của Cologne là xâm hại đến Con đường Đồng nghị và thề rằng “Trong tư cách thành viên của Đại hội Con đường Đồng nghị, chúng tôi sẵn lòng tiếp tục tiến trên Con đường Đồng nghị. Chúng tôi mong các vị Giám Mục của chúng tôi tham gia với chúng tôi trong cuộc hành trình này như dấu chỉ và là dụng cụ cho cuộc tái khám phá tin mừng của Thiên Chúa trong thời đại ta. Và chúng tôi mong rằng Giám Mục Rôma, trong hiệp thông với mọi Giám Mục, khảo sát các thúc đẩy của Con đường Đồng nghị của chúng tôi một cách vô tư. Nếu không, bất cứ cuộc thảo luận nào về hiến chế đồng nghị của Giáo Hội chúng ta sẽ chỉ trở thành một trò hề không hơn không kém”.
Tinh thần đánh đồng dường như ngày càng được các thành phần không giữ vai trò lập pháp trong Giáo Hội đẩy mạnh. Đại hội Đồng Nghị Đức bao gồm con số thành viên ngang nhau giữa Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức, ủy ban điều hành được chủ tọa bởi Đức Cha Bätzing và Thomas Sternberg, chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức. Ghế ngồi trong phòng Đại Hội không theo cấp bậc hay địa vị, mà theo vần a,b,c, do đó, các Giám Mục, Hồng Y và các đại biểu giới trẻ hay tổ chức giáo dân ngồi cạnh nhau.
Sternberg phát biểu trong lời khai mạc: “chúng ta ở đây để giúp Giáo Hội loại bỏ các cơ cấu độc hại”.
Dĩ nhiên ngồi đâu thì ngồi, điều quan yếu là phải phân biệt rõ hai lá phiếu và làm cho các đại biểu không có quyền lập pháp ý thức rõ điều đó như Công đồng Toàn thể của Úc đã làm. Nếu không, khi Vatican không thực thi mọi nghị quyết của Con đường Đồng nghị Đức, người ta sợ sẽ cuộc nổi loạn trong Giáo Hội này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Giuse Lao Công- Giáo Phận Đà Nẵng
Tô-ma Trương Văn Ân
15:31 01/10/2021
Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Giuse Lao Công- Giáo Phận Đà Nẵng
1. Thánh lễ Tạ Ơn, mừng Bổn mạng và Khánh Thành Thánh đường Giáo xứ:
Ngay trước đợt dịch Covid 19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, hôm ngày 01 /05 / 2021, trong sự thận trọng tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch Covid- 19 do Bộ Y Tế khuyến cáo ( 5 K). Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, đã chủ sự Thánh lễ Kính Thánh Giuse Lao Công- Bổn mạng Giáo xứ, đồng thời Thánh hiến Bàn thờ và khánh thành Thánh đường Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công – Giáo hạt Hội An – Giáo phận Đà Nẵng.
Xem Hình
Cùng đồng tế có Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện Giáo phận Đà Nẵng, Cha Giuse Hồ Thứ- Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, quý Cha của Giáo phận Đà Nẵng và các giáo phận khác, đông đảo Ân nhân – thân nhân và Đại diện Hội đồng mục vụ các Giáo xứ trong Giáo phận… đã đến hiệp dâng lời tạ ơn và chung chia niềm vui với Cộng đoàn Giáo xứ.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục ( ĐGM) nói đến giá trị của lao động ( lao lực và trí lực) là bổn phận của mỗi người, làm cho gia đình hạnh phúc, Giáo Hội, xã hội và thế giới ngày càng tốt hơn, kiến tạo góp phần vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, “Cha Ta làm việc luôn và Ta cũng vậy” (Ga 5,17-30). ĐGM mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa, tạ ơn Thánh Giuse và Đức Mẹ, vì mặc dù dịch bệnh, chương trình Lễ và Hội có phần rút gọn, nhưng tình yêu Thiên Chúa vẫn ở cùng cộng đoàn. ĐGM đã cầu chúc cho mỗi người cảm nhận được giá trị yêu thương sẻ chia và những giá trị đẹp nhất, sự an lành, sức khỏe và lòng tín thác vào Thiên Chúa.
Cuối Thánh lễ, Ông Trưởng Ban Thường vụ - Đại diện cộng đoàn Giáo xứ đã có lời : cám ơn Chúa, cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận, quý Cha và Tu sĩ, cám ơn Chính Quyền, quý Ân nhân thân nhân, cám ơn các Công ty và công nhân đã : tư vấn – thiết kế- giám sát- và xây dựng. Ông cũng không quên cám ơn Ban Truyền thông và Đại diện các Hội đồng mục vụ Giáo xứ trong Giáo phận Đà Nẵng, cám ơn các Giáo xứ bạn- đã rộng lòng giúp đỡ Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công, cám ơn các Ban ngành và những người bằng nhiều cách khác nhau đã nâng đỡ cộng tác cho việc xây dựng và Thánh lễ khánh thành được tốt đẹp.
Thánh đường mới là kết tinh tình yêu, Đức tin và niềm hy vọng của Cộng đoàn dân Chúa, là dấu ấn niềm tin Thiên Chúa giữa anh chị em không cùng Tôn Giáo, là nét đẹp văn hóa Công Giáo trong nền văn hóa Dân tộc Việt Nam !
2. Thông tin kỹ thuật và mỹ thuật Thánh đường Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công :
Công trình được xây dựng tronng diện tích 620 m2, tháp chuông cao 32 m. Đây là công trình kết hợp đa chức năng gồm : Nhà thờ ở tầng 1 có gác đàn. Tầng trệt là hội trường và nhiều phòng học Giáo lý, Phía sau 4 tầng là nhà mục vụ. Công trình tuyệt đẹp, tường bên ngoài và mặt tiền giả đá rêu phong, mang đậm phong cách kiến trúc Gothic các Thánh đường tại châu âu.
Vào bên trong, vẻ đẹp lộng lẫy đến từng chi tiết, mái trần cao vút với nền trời sâu thẳm, hình ảnh Chúa Thăng Thiên- nơi Tôn Nhan Thiên Chúa ngự. Những mái vòm kính màu tuyệt đẹp xuất xứ từ Autralia ( Úc), hình ảnh diễn tả 12 Thánh Tông Đồ của Chúa Giê-su. 4 trụ chính nâng đỡ mái vòm trên Cung Thánh, trên đầu 4 trụ, phía sau ảnh của Thánh Phê-rô và Thánh Phao –lô là hai “trụ cột” chính của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu, 2 đầu trụ phía trước là Thánh Annê Lê Thị Thành và Chân Phước An-rê Phú Yên là các anh hùng Tử Đạo Việt Nam, Đại diện hơn 130.000 Tín hữu Công Giáo Việt Nam Tử đạo, chính dòng máu của các Ngài là hạt giống Đức tin phát triển Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
Ngay giữa Cung Thánh là Bàn thờ và thư đài là những tảng đá cẩm thạch nguyên khối như nói lên rằng : Lời Chúa và Giáo Hội là thân thể Mầu nhiệm Chúa Ki-tô mãi trường tồn. phía trên cao là Thánh Giá và tượng Thánh Tâm Chúa Giê-su – biểu tượng của tình yêu và ơn cứu độ mà Thiên Chúa dành cho con người. Bên phải Thánh Giá có Logo hình Chúa ba Ngôi, và bên trái là Logo hình Chúa Chiên Lành – diễn tả các Mầu nhiệm của Thiên Chúa. Hai bên bàn thờ còn có Đài Thánh Giuse và Đức Mẹ. Trên tất cả các đầu trụ trong Thánh đường và 3 cửa chính, được chạm trổ tinh xảo các phù điêu hình nhánh lúa và chùm nho, là những sản vật làm nên bánh rượu, để qua Bí tích Thánh thể, trở nên Thần lương nuôi sống Cộng đoàn đức tin Dân Thiên Chúa. 2 bên cửa phụ có Thiên Thần cầm bình nước Thánh – nguồn nước nuôi sống, tẩy rửa và tái sinh dân Chúa. Ngay trên cửa chính trước tiền đường – tượng Thánh Cả Giuse cầm tay trẻ Giê-su. Thánh Giuse là Quan Thầy ( Bổn mạng) của Giáo xứ, xin Thánh nhân chở che và chuyển cầu Thiên Chúa ban an lành cho từng thành viên Cộng đoàn Giáo xứ. Dưới tầng hầm có Đài Đức Mẹ Maria, trên vương miện đội 12 ngôi sao.
Thánh đường Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công là điểm nhấn kiến trúc của thành phố Đà Nẵng, là sự giao thoa kiến trúc và văn hóa đông tây, là điểm check-in và trải nghiệm của các bạn trẻ, của khách hành hương và khách du lịch đến Đà Nẵng !
3. Nguồn gốc Giáo xứ :
Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công được tách ra từ Giáo xứ mẹ Sơn Trà, và được Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri- nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, ký quyết định thành lập ngày 21/9/2012. Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Px Nguyễn Văn Thịnh làm Linh mục tiên khởi của Giáo xứ, đến nay đã hơn 9 năm ( 21 / 9 / 2012-2021).
Tại thời điểm đó, ngôi nhà nguyện nhỏ của Giáo xứ tọa lạc tại số 201 đường Ngô Quyền- Thành phố Đà Nẵng, do Cha Vinh sơn Trần Quang Điềm quản xứ Sơn Trà (từ 11.1959 đến 10.1969) xây dựng năm 1960. Nhà nguyện với diện tích 180 m2 trong khuôn viên 1.248 m2. Sau lần chỉnh trang quy hoạch và nâng cấp mở rộng đường Ngô Quyền vào năm 2002, hiện nay diện tích đất bị thu hẹp còn 620m2. Mặt đường mới được mở rộng tới sát tiền sảnh ngôi nhà thờ và cao gần đến mái tôn tạo cảm giác như 1 ngôi nhà thờ hầm. Sau 60 năm xây dựng nhà nguyện và các phòng học trong khuôn viên, qua nhiều biến động lịch sử và địa hình, ngôi nhà thờ và các cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng: nắng nóng và bụi mù về mùa hè, ẩm thấp vào mùa mưa. Không có phòng học giáo lý cho các thiếu nhi cũng như “nhà xứ” cho Cha quản xứ trú ngụ.
Ngày 18/01/2018, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục giáo phận Đà Nẵng đã ký cho phép Giáo xứ xây Ngôi Thánh đường mới. Ngày 01/5/2018, Đức Giám Mục giáo phận chủ sự Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên Xây dựng Thánh đường, và 01 / 5 / 2021 khánh thành.
Tô-ma Trương Văn Ân
1. Thánh lễ Tạ Ơn, mừng Bổn mạng và Khánh Thành Thánh đường Giáo xứ:
Ngay trước đợt dịch Covid 19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, hôm ngày 01 /05 / 2021, trong sự thận trọng tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch Covid- 19 do Bộ Y Tế khuyến cáo ( 5 K). Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, đã chủ sự Thánh lễ Kính Thánh Giuse Lao Công- Bổn mạng Giáo xứ, đồng thời Thánh hiến Bàn thờ và khánh thành Thánh đường Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công – Giáo hạt Hội An – Giáo phận Đà Nẵng.
Xem Hình
Cùng đồng tế có Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện Giáo phận Đà Nẵng, Cha Giuse Hồ Thứ- Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, quý Cha của Giáo phận Đà Nẵng và các giáo phận khác, đông đảo Ân nhân – thân nhân và Đại diện Hội đồng mục vụ các Giáo xứ trong Giáo phận… đã đến hiệp dâng lời tạ ơn và chung chia niềm vui với Cộng đoàn Giáo xứ.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục ( ĐGM) nói đến giá trị của lao động ( lao lực và trí lực) là bổn phận của mỗi người, làm cho gia đình hạnh phúc, Giáo Hội, xã hội và thế giới ngày càng tốt hơn, kiến tạo góp phần vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, “Cha Ta làm việc luôn và Ta cũng vậy” (Ga 5,17-30). ĐGM mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa, tạ ơn Thánh Giuse và Đức Mẹ, vì mặc dù dịch bệnh, chương trình Lễ và Hội có phần rút gọn, nhưng tình yêu Thiên Chúa vẫn ở cùng cộng đoàn. ĐGM đã cầu chúc cho mỗi người cảm nhận được giá trị yêu thương sẻ chia và những giá trị đẹp nhất, sự an lành, sức khỏe và lòng tín thác vào Thiên Chúa.
Cuối Thánh lễ, Ông Trưởng Ban Thường vụ - Đại diện cộng đoàn Giáo xứ đã có lời : cám ơn Chúa, cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận, quý Cha và Tu sĩ, cám ơn Chính Quyền, quý Ân nhân thân nhân, cám ơn các Công ty và công nhân đã : tư vấn – thiết kế- giám sát- và xây dựng. Ông cũng không quên cám ơn Ban Truyền thông và Đại diện các Hội đồng mục vụ Giáo xứ trong Giáo phận Đà Nẵng, cám ơn các Giáo xứ bạn- đã rộng lòng giúp đỡ Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công, cám ơn các Ban ngành và những người bằng nhiều cách khác nhau đã nâng đỡ cộng tác cho việc xây dựng và Thánh lễ khánh thành được tốt đẹp.
Thánh đường mới là kết tinh tình yêu, Đức tin và niềm hy vọng của Cộng đoàn dân Chúa, là dấu ấn niềm tin Thiên Chúa giữa anh chị em không cùng Tôn Giáo, là nét đẹp văn hóa Công Giáo trong nền văn hóa Dân tộc Việt Nam !
2. Thông tin kỹ thuật và mỹ thuật Thánh đường Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công :
Công trình được xây dựng tronng diện tích 620 m2, tháp chuông cao 32 m. Đây là công trình kết hợp đa chức năng gồm : Nhà thờ ở tầng 1 có gác đàn. Tầng trệt là hội trường và nhiều phòng học Giáo lý, Phía sau 4 tầng là nhà mục vụ. Công trình tuyệt đẹp, tường bên ngoài và mặt tiền giả đá rêu phong, mang đậm phong cách kiến trúc Gothic các Thánh đường tại châu âu.
Vào bên trong, vẻ đẹp lộng lẫy đến từng chi tiết, mái trần cao vút với nền trời sâu thẳm, hình ảnh Chúa Thăng Thiên- nơi Tôn Nhan Thiên Chúa ngự. Những mái vòm kính màu tuyệt đẹp xuất xứ từ Autralia ( Úc), hình ảnh diễn tả 12 Thánh Tông Đồ của Chúa Giê-su. 4 trụ chính nâng đỡ mái vòm trên Cung Thánh, trên đầu 4 trụ, phía sau ảnh của Thánh Phê-rô và Thánh Phao –lô là hai “trụ cột” chính của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu, 2 đầu trụ phía trước là Thánh Annê Lê Thị Thành và Chân Phước An-rê Phú Yên là các anh hùng Tử Đạo Việt Nam, Đại diện hơn 130.000 Tín hữu Công Giáo Việt Nam Tử đạo, chính dòng máu của các Ngài là hạt giống Đức tin phát triển Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
Ngay giữa Cung Thánh là Bàn thờ và thư đài là những tảng đá cẩm thạch nguyên khối như nói lên rằng : Lời Chúa và Giáo Hội là thân thể Mầu nhiệm Chúa Ki-tô mãi trường tồn. phía trên cao là Thánh Giá và tượng Thánh Tâm Chúa Giê-su – biểu tượng của tình yêu và ơn cứu độ mà Thiên Chúa dành cho con người. Bên phải Thánh Giá có Logo hình Chúa ba Ngôi, và bên trái là Logo hình Chúa Chiên Lành – diễn tả các Mầu nhiệm của Thiên Chúa. Hai bên bàn thờ còn có Đài Thánh Giuse và Đức Mẹ. Trên tất cả các đầu trụ trong Thánh đường và 3 cửa chính, được chạm trổ tinh xảo các phù điêu hình nhánh lúa và chùm nho, là những sản vật làm nên bánh rượu, để qua Bí tích Thánh thể, trở nên Thần lương nuôi sống Cộng đoàn đức tin Dân Thiên Chúa. 2 bên cửa phụ có Thiên Thần cầm bình nước Thánh – nguồn nước nuôi sống, tẩy rửa và tái sinh dân Chúa. Ngay trên cửa chính trước tiền đường – tượng Thánh Cả Giuse cầm tay trẻ Giê-su. Thánh Giuse là Quan Thầy ( Bổn mạng) của Giáo xứ, xin Thánh nhân chở che và chuyển cầu Thiên Chúa ban an lành cho từng thành viên Cộng đoàn Giáo xứ. Dưới tầng hầm có Đài Đức Mẹ Maria, trên vương miện đội 12 ngôi sao.
Thánh đường Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công là điểm nhấn kiến trúc của thành phố Đà Nẵng, là sự giao thoa kiến trúc và văn hóa đông tây, là điểm check-in và trải nghiệm của các bạn trẻ, của khách hành hương và khách du lịch đến Đà Nẵng !
3. Nguồn gốc Giáo xứ :
Giáo xứ Thánh Giuse Lao Công được tách ra từ Giáo xứ mẹ Sơn Trà, và được Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri- nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, ký quyết định thành lập ngày 21/9/2012. Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Px Nguyễn Văn Thịnh làm Linh mục tiên khởi của Giáo xứ, đến nay đã hơn 9 năm ( 21 / 9 / 2012-2021).
Tại thời điểm đó, ngôi nhà nguyện nhỏ của Giáo xứ tọa lạc tại số 201 đường Ngô Quyền- Thành phố Đà Nẵng, do Cha Vinh sơn Trần Quang Điềm quản xứ Sơn Trà (từ 11.1959 đến 10.1969) xây dựng năm 1960. Nhà nguyện với diện tích 180 m2 trong khuôn viên 1.248 m2. Sau lần chỉnh trang quy hoạch và nâng cấp mở rộng đường Ngô Quyền vào năm 2002, hiện nay diện tích đất bị thu hẹp còn 620m2. Mặt đường mới được mở rộng tới sát tiền sảnh ngôi nhà thờ và cao gần đến mái tôn tạo cảm giác như 1 ngôi nhà thờ hầm. Sau 60 năm xây dựng nhà nguyện và các phòng học trong khuôn viên, qua nhiều biến động lịch sử và địa hình, ngôi nhà thờ và các cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng: nắng nóng và bụi mù về mùa hè, ẩm thấp vào mùa mưa. Không có phòng học giáo lý cho các thiếu nhi cũng như “nhà xứ” cho Cha quản xứ trú ngụ.
Ngày 18/01/2018, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục giáo phận Đà Nẵng đã ký cho phép Giáo xứ xây Ngôi Thánh đường mới. Ngày 01/5/2018, Đức Giám Mục giáo phận chủ sự Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên Xây dựng Thánh đường, và 01 / 5 / 2021 khánh thành.
Tô-ma Trương Văn Ân
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thời đại dịch tử vong kinh hoàng, trong nhà nên có bình nước phép. Nhà trừ tà giải thích.
Đặng Tự Do
03:20 01/10/2021
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #157: No Water in Hell”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 157. Trong hỏa ngục không có nước” nhằm giải thích về tác dụng của nước thánh.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Gần đây, tôi đã được hỏi về hiệu quả của nước thánh trong một lễ trừ tà. Khái niệm này đã vấp phải sự hoài nghi. Có lẽ người ta xem điều đó giống như sự “mê tín” của Công Giáo. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét sâu hơn.
Không có nước trong hỏa ngục. Nước là nguồn mạch cần thiết cho sự sống. Trong hỏa ngục, chỉ có cái chết. Có lẽ đây là lý do tại sao người ta cho rằng ma quỷ thường trú ngụ trong sa mạc (Lv 16:10; Is 13:21; Is 34:14; Tb 8: 3). Sa mạc khô khan, cằn cỗi và thiếu sức sống. Nó sẽ là nơi ở quen thuộc của quỷ hỏa ngục.
Tân Ước làm chứng cho bản chất không có nước của hỏa ngục. Một người đàn ông giàu có đáng thương đã chết và bị đưa đến “thế giới bên kia nơi anh ta đang bị dày vò.... Anh ta kêu lên, “Hãy sai Lagiarô nhúng đầu ngón tay vào nước và làm mát lưỡi tôi, vì tôi đang chịu sự dày vò trong những ngọn lửa này”. (Lc 16: 23-24). Anh ta cầu xin một ít nước nhưng, trong hỏa ngục, không thể có được.
Khi bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã vào sa mạc, không chỉ để ở một mình và cầu nguyện, mà còn là để đối đầu và chiến thắng Satan (Lc 4: 1-13). Xua đuổi Satan đã là, và vẫn còn, là một phần thiết yếu trong sứ mệnh mở mang Nước Chúa. *
Cũng thế, các tu sĩ đầu thế kỷ 4 và 5 đã đi vào sa mạc xung quanh Ai Cập, Palestine và Syria để tham gia vào cuộc chiến tâm linh và chiến thắng ma quỷ, giống như Chúa Giêsu đã làm gương cho họ. Sa mạc là nơi vắng vẻ; nó cũng là một nơi trú ngụ đắc địa của ma quỷ.
Nước là một yếu tố cần thiết trong phép rửa tội để loại bỏ ảnh hưởng của Satan và mở ra ân sủng thánh hóa của Thiên Chúa. Tương tự, nước thánh được sử dụng để đuổi ma quỷ trong Nghi thức trừ tà. Nghi thức Trừ tà mới được áp dụng ngày nay phản ánh một cách thích hợp nghi thức rửa tội.
Một cách tự nhiên, nước rất đáng ghét đối với ma quỷ. Khi được một linh mục làm phép, nước trở thành một nguồn ân sủng trên bình diện siêu nhiên. Giáo hội có quyền lực và thẩm quyền, do Chúa Kitô ban cho, để ban ân sủng qua các vật thánh như thế. Chúng bao gồm các cây thánh giá, muối và dầu, các ảnh tượng tôn giáo được làm phép và nhiều thứ khác.
Một trong những bài học tôi học được sau nhiều năm trừ quỷ là ma quỷ căm thù Giáo Hội hết mức và cố gắng phá hủy Giáo Hội. Và tôi thường cảm nghiệm Giáo hội hùng mạnh biết bao vì có sự hiện diện sống động của Chúa Kitô trong đó: “Cửa hỏa ngục không thắng được” (Mt 16:18).
Một chút nước được một linh mục làm phép xem ra chẳng là gì. Nhưng khi nó chạm vào ma quỷ, chúng hét lên trong đau đớn. Khi nó chạm đến các tín hữu, họ nhận được phước lành của Thiên Chúa.
Source:Catholic Exorcism
Hình ảnh đời sống chung cộng đoàn
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:33 01/10/2021
Hình ảnh đời sống chung cộng đoàn
Trong đời sống con người cần nhau. Điều này con người từ gần hai năm nay đã có kinh nghiệm thiết thực, rất sát gần với đời sống do cơn khủng hoảng bệnh đại dịch Covid 19 lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ gây ra.
Nên để bảo vệ sức khoẻ đời sống cho nhau, theo qui luật y tế nhân loại phải sống trong tình trạng Lockdown xa cách nhau, và dần sinh ra tâm trạng dè dặt cùng sợ nhau nữa.
Và vì thế con người sống trong cô đơn, thiếu vắng nhau, thiếu vắng sinh hoạt chung. Lúc này họ càng cảm nhận rõ hơn con người cần con người, con người thèm con người!
Lối sống Lockdow xa cách nhau, có thể mang đến cơ hội có thời gian cho riêng mình, mà trước đó thường ít có. Nhưng nó cũng gây ra vấn đề cho đời sống đưa dẫn đến tình trạng cô đơn thiếu vắng nếp sống xã hội giữa con người với nhau, với lối sống văn hóa và có khi cả với thiên nhiên nữa!
Ngay từ khởi đầu, khi tạo dựng vũ trụ, thảo mộc, các sinh vật và con người, Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa càn khôn đã nhận ra điều này. Nên Ngài đã tạo dựng ghi cấy tế bào âm và dương gốc mầm sự sống phân biệt khác nhau nơi thảo mộc cây cỏ, thú động vật và con người. Để chúng tìm đến nhau cùng chung sống với nhau thành cộng đoàn xã hội. Rồi từ nền tảng đó sinh sôi nẩy nở nhân sự sống thêm lên.
Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa đã tạo dựng con người có hai giống loại: đàn ông và đàn bà, theo giống hình ảnh của Ngài. Họ khác biệt nhau về hình hài cơ thể sức lực, tính tình, khả năng. Chính sự khác biệt nhau như thế họ cần nhau để tương trợ nhau, bù đắp vào phần thiếu hụt, điểm yếu kém cho nhau. Họ thuộc về nhau, và có thể học hỏi lẫn nhau cùng bổ túc cho nhau trong đời sống chung cộng đoàn. Con người cần nhau trong đời sống làm người.
Trên đường rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, như Kinh Thánh viết thuật lại, luôn hướng đến nếp sống cộng đoàn xã hội con người với nhau trong tình bác ái tương trợ nhau.
“ Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.”( Mt 5,7)
Khi hay tin các tông đồ ngăn cản các trẻ em không cho đến cùng tham dự nghe giảng dậy, Chúa Giêsu đã lớn tiếng quở trách các Ông, và thân thiện kêu mời chúng ( trẻ em ) cùng đến với ngài.
Với Chúa Giêsu, trẻ em cũng là con người do Thiên Chúa tạo dựng sinh thành, nuôi dưỡng và cứu độ. Các trẻ em có chỗ đứng hoàn toàn thuộc vào đời sống cộng đoàn xã hội. Các trẻ em cần sự tương trợ giúp đỡ, trẻ em cần đời sống cộng đòan xã hội, và con người có thể học hỏi nhiều nơi các trẻ em. Các trẻ em là tương lai của đời sống nhân loại.
Trong hoàn cảnh bệnh đại dịch Covid 19 nguy hiểm đe đọa sức khoẻ đời sống nhân loại, thật đau lòng cho các cha mẹ, cho xã hội, cho các trẻ em. Vì phải sống trong Lokdown nên các trẻ em phải ở nhà một mình học hành qua online. Các trẻ em như thế sống trong hoàn cảnh cô đơn không có cơ hội gặp gỡ bạn bè cùng trang lứa trong nếp sống chung cộng đòan trường học.
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật thứ nhất tháng Mười dương lịch, vào tuần lễ đầu mùa Thu, bên xã hội Âu Châu có tập tục văn hóa đạo đức là ngày tạ ơn mùa màng.
Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa càn khôn, đã ban cho mùa màng thu hoạch tốt đẹp có lương thực lúa thóc, hoa qủa rau củ cần thiết cho đời sống.
Nhưng tâm tình tạ ơn còn hướng về con người nữa.
Cám ơn những người trong năm vừa qua đã luôn quan tâm vun xới cho nếp sống cộng đoàn chung trong xã hội được duy trì cùng phát triển, cho trở nên sống động và mang đến lợi ích cho nhau.
Cám ơn những người đã nêu cao nếp sống bác ái tình liên đới con người với nhau, cùng cả với công trình thiên nhiên trong vũ trụ.
Cám ơn những người có lòng đạo đức nhân ái hằng quan tâm nhìn nhận ra hình ảnh không tốt đẹp, không đúng như Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa càn khôn đã tạo dựng nên,
- nếu con người chúng ta sống lẻ loi cô lập một mình,
- nếu môi trường công trình thiên nhiên cho đời sống bị phá hủy làm ra hư hại!
Và vì thế, họ hằng cổ võ nếp sống cộng đoàn cùng chung hợp giữa con người với nhau, cùng hài hòa với thiên nhiên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống con người cần nhau. Điều này con người từ gần hai năm nay đã có kinh nghiệm thiết thực, rất sát gần với đời sống do cơn khủng hoảng bệnh đại dịch Covid 19 lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ gây ra.
Nên để bảo vệ sức khoẻ đời sống cho nhau, theo qui luật y tế nhân loại phải sống trong tình trạng Lockdown xa cách nhau, và dần sinh ra tâm trạng dè dặt cùng sợ nhau nữa.
Và vì thế con người sống trong cô đơn, thiếu vắng nhau, thiếu vắng sinh hoạt chung. Lúc này họ càng cảm nhận rõ hơn con người cần con người, con người thèm con người!
Lối sống Lockdow xa cách nhau, có thể mang đến cơ hội có thời gian cho riêng mình, mà trước đó thường ít có. Nhưng nó cũng gây ra vấn đề cho đời sống đưa dẫn đến tình trạng cô đơn thiếu vắng nếp sống xã hội giữa con người với nhau, với lối sống văn hóa và có khi cả với thiên nhiên nữa!
Ngay từ khởi đầu, khi tạo dựng vũ trụ, thảo mộc, các sinh vật và con người, Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa càn khôn đã nhận ra điều này. Nên Ngài đã tạo dựng ghi cấy tế bào âm và dương gốc mầm sự sống phân biệt khác nhau nơi thảo mộc cây cỏ, thú động vật và con người. Để chúng tìm đến nhau cùng chung sống với nhau thành cộng đoàn xã hội. Rồi từ nền tảng đó sinh sôi nẩy nở nhân sự sống thêm lên.
Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa đã tạo dựng con người có hai giống loại: đàn ông và đàn bà, theo giống hình ảnh của Ngài. Họ khác biệt nhau về hình hài cơ thể sức lực, tính tình, khả năng. Chính sự khác biệt nhau như thế họ cần nhau để tương trợ nhau, bù đắp vào phần thiếu hụt, điểm yếu kém cho nhau. Họ thuộc về nhau, và có thể học hỏi lẫn nhau cùng bổ túc cho nhau trong đời sống chung cộng đoàn. Con người cần nhau trong đời sống làm người.
Trên đường rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, như Kinh Thánh viết thuật lại, luôn hướng đến nếp sống cộng đoàn xã hội con người với nhau trong tình bác ái tương trợ nhau.
“ Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.”( Mt 5,7)
Khi hay tin các tông đồ ngăn cản các trẻ em không cho đến cùng tham dự nghe giảng dậy, Chúa Giêsu đã lớn tiếng quở trách các Ông, và thân thiện kêu mời chúng ( trẻ em ) cùng đến với ngài.
Với Chúa Giêsu, trẻ em cũng là con người do Thiên Chúa tạo dựng sinh thành, nuôi dưỡng và cứu độ. Các trẻ em có chỗ đứng hoàn toàn thuộc vào đời sống cộng đoàn xã hội. Các trẻ em cần sự tương trợ giúp đỡ, trẻ em cần đời sống cộng đòan xã hội, và con người có thể học hỏi nhiều nơi các trẻ em. Các trẻ em là tương lai của đời sống nhân loại.
Trong hoàn cảnh bệnh đại dịch Covid 19 nguy hiểm đe đọa sức khoẻ đời sống nhân loại, thật đau lòng cho các cha mẹ, cho xã hội, cho các trẻ em. Vì phải sống trong Lokdown nên các trẻ em phải ở nhà một mình học hành qua online. Các trẻ em như thế sống trong hoàn cảnh cô đơn không có cơ hội gặp gỡ bạn bè cùng trang lứa trong nếp sống chung cộng đòan trường học.
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật thứ nhất tháng Mười dương lịch, vào tuần lễ đầu mùa Thu, bên xã hội Âu Châu có tập tục văn hóa đạo đức là ngày tạ ơn mùa màng.
Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa càn khôn, đã ban cho mùa màng thu hoạch tốt đẹp có lương thực lúa thóc, hoa qủa rau củ cần thiết cho đời sống.
Nhưng tâm tình tạ ơn còn hướng về con người nữa.
Cám ơn những người trong năm vừa qua đã luôn quan tâm vun xới cho nếp sống cộng đoàn chung trong xã hội được duy trì cùng phát triển, cho trở nên sống động và mang đến lợi ích cho nhau.
Cám ơn những người đã nêu cao nếp sống bác ái tình liên đới con người với nhau, cùng cả với công trình thiên nhiên trong vũ trụ.
Cám ơn những người có lòng đạo đức nhân ái hằng quan tâm nhìn nhận ra hình ảnh không tốt đẹp, không đúng như Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa càn khôn đã tạo dựng nên,
- nếu con người chúng ta sống lẻ loi cô lập một mình,
- nếu môi trường công trình thiên nhiên cho đời sống bị phá hủy làm ra hư hại!
Và vì thế, họ hằng cổ võ nếp sống cộng đoàn cùng chung hợp giữa con người với nhau, cùng hài hòa với thiên nhiên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Lá thư Canada : Chia Sẻ Hạnh Phúc - Trà Lũ
Trà Lũ
09:02 01/10/2021
Canada đã vào Thu, tiết trời rất dễ chịu, nhiệt độ vào khoảng 20 độ C, tức khoảng 70 độ F bên Hoa Kỳ. Mọi năm thì ngày này công viên High Park gần nhà tôi đầy người, vừa du khách vừa dân địa phương, nhưng năm nay thì vắng vẻ vì cơn dịch Vũ Hán vẫn còn hung hăng. Chúng tôi chán và ngán con dịch Cô Vít 19 này quá vì suốt ngày báo và đài toàn nói đến chích ngừa, chích loại nào tốt, có chích lần thứ ba nữa không, và đi đâu phải có thẻ vàng thẻ xanh kèm với thông hành.
Trong lúc chán và ngấy về Cô Vít như vậy thì tôi nhận được một tấm ảnh đã làm tôi xúc động. Tôi đưa cho cả làng tôi xem thì ai cũng xúc động như tôi. Các cụ có biết tấm ảnh gì không? Thưa là tấm ảnh chụp một đoàn người rồng rắn xếp hàng dưới mưa ở tỉnh Worcester thuộc tiểu bang Massachusetts bên Hoa Kỳ, ảnh ghi ngày 17-9-2021. Tôi cứ nghĩ đây là đòan người xếp hàng chờ được chích chống dịch. Nhưng không phải. Xem ghi chú thì mới thấy cái vĩ đại của tấm lòng những người xếp hàng dưới mưa này, ước tính là hơn 5.000 người. Vì sao họ xếp hàng? Thưa vì họ nghe tin có một em bé 5 tuổi bị ung thư tim phải thay máu thì mới sống được, mà máu của em thuộc loại rất hiếm nên không có. Em đang chờ chết. Nghe tin này thì nhiều người đi thử máu xem máu mình có giống máu em bé kia không, để cứu mạng em bé. Ôi tấm lòng bác ái vị tha của đòan người đang đội mưa này mới lớn làm sao ! Nước Mỹ sẽ còn vĩ đại hơn nữa nhờ vào những tấm lòng như hế này đây, phải không các cụ?
Bây giờ xin trình các cụ tin thời sư : Đúng giữa mùa dịch này thì Canada có cuộc bầu cử liên bang. Canada có nhiều đảng chính trị, đảng nào chiếm đa số thì nắm chinh quyền. Hiện giờ đảng Tự Do do thủ tướng Justin Trudeau lãnh đạo đã cầm quyền 2 nhiệm kỳ và đã thắng trong cuộc bầu cử ngày 20/9 vừa qua. Đảng Tự Do sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba nhưng là chính phủ thiểu số. Chắc Đảng Tự Do sẽ phải liên kết với Đảng Tân Dân Chủ NDP thì mới mong đứng vững thêm nhiệm kỳ này. Các cụ phương xa chắc chả biết gì nhiều về cuộc bầu cử của Canada vì xứ này là một đất nước qúa ôn hòa, không có ồn ào như hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ bên Hoa Kỳ. Canada là nước Quân Chủ Lập Hiến, trên cùng có vua. Hiện nay Nữ Hoàng Elizabeth bên Anh cũng là vua của Canada. Và thủ tướng là ông Justin Trudeau. Ông còn rất trẻ, mới 50. Đây sẽ là nhiệm kỳ thứ ba, bố của ông là Pieirre Trudeau xưa cũng là thủ tướng, giống như 2 bố con Ông Bush bên Hoa Kỳ.
Giữa không khí an bình như vậy, Canada lại có một tin vui lớn là thành phố Toronto của Canada vừa được truyền thông quốc tế xếp hạng thứ 2 trong 10 thành phố an toàn và hạnh phúc nhất thế giới. Theo danh sách, đứng đầu là thành phố Copenhagen của Đan mạch, rồi Toronto của Canada, rồi thứ ba là Singapore. New York của Hoa Kỳ đứng hạng 11. Nghe tin này thì dân làng tôi mừng hết lớn vì đã định cư ở một thành phố an toàn và hạnh phúc này. Tên Toronto là tiếng của người Da Đỏ, Toronto nghĩa là nơi hội tụ. Ông bồ chữ Từ Hòe của làng liền nói ngay : Rõ ràng Toronto là tiếng Việt nam, Toronto đọc nghe như Tổ Rồng, hay Tổ Rồng To. Người Việt Nam ở đây 99% là dân tỵ nạn. Mẹ Âu Cơ ngày xưa đã chia tay Bố Lạc Long Quân mà dẫn 50 con lên núi. Một số con đã đi sang phía tây và đã theo ngả Alaska mà vào đất Canada. Ông ODP nghe ông Từ Hòe nói đến đây thì tiếp lời ngay : Bởi vậy người Việt chúng ta sống ở Canada là đang sống trên đất anh em nhà mình cũng là đất của gia tộc mẹ Âu Cơ ngày xưa…
Dân làng đang đắc chí về cái ý này thì được Chi Ba Biên Hòa mở nhạc lớn mời cả làng bàn về tết Trung Thu.
…Tết Trung Thu, đốt đèn đi chơi, em đốt đèn đi khắp phố phường,lòng sung sướng với đèn trong tay, em múa ca trong ánh trăng rằm…
… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…
…Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ…
Ôi những lời ca dễ thương làm sao, những lời này đã đưa cả làng về thế giới ngày xưa, lại còn nghe cả tiếng trống xình tùng xình, tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh. Vừa được ăn món bánh đậu xanh và bánh giẻo, vừa uống nước chè mạn sen, vừa được nghe các chuyện cười. Ôi sung sướng làm sao cái đất Toronto của người anh em gốc Da Đỏ này.
Ông Từ Hòe trêu Chị Ba : Chị có biết một câu nói nổi tiếng mà ngày xưa các cụ hay nói về bản chất của người chồng và người vợ không? Chị biết là bị trêu nên thưa ngay là không biết. Ông Từ Hòe trả lời ngay : Tôi vừa thấy trên TV buổi phỏng vấn một mệnh phụ nổi tiếng trong ngày lễ của Hội Phụ Nữ. Phóng viên hỏi : Xin bà cho biết đâu là bí quyết hạnh phúc gia đình. Mệnh phụ đáp ngay : Rất đơn giản: Ở nhà, đàn ông chỉ có đúng, đàn bà chỉ có sai. Phóng viên vô cùng ngạc nhiên hỏi tiếp : Xin bà nói rõ hơn. Bà này vừa cười vừa đáp : ‘Đàn ông chỉ có đúng’ nghĩa là đi làm về nhà phải đúng giờ, tiền lương phải đưa về đúng ngày và đúng số, ‘Đàn bà chỉ có sai’ nghĩa là sáng thì sai chồng đưa con đi học, trưa sai chồng đón con về, chiều sai chồng tắm rửa cho con, tối sai chồng lên giường trả bài…
Cả làng đã cười ầm lên, ai cũng khen chuyện ‘đúng sai’ này hay quá
Sau mục ăn bánh trung thu mở màn thì phe các bà kéo nhau vào bếp nấu cơm, còn phe các nhà quân tử chúng tôi thì ngồi bàn các việc đại sự.
Chuyện đại sự thứ nhất mà chúng tôi bàn tới là tháng vừa qua tôi có người bạn thân từ California gửi cho bộ sách quý. Vì là sách quý nên tôi đọc ngay và thấy hay quá nên tôi đã chuyển vội cho các nhà quân tử trong làng cùng đọc. Đó là hai tập KÝ của nhà văn nhà báo Đinh Quang Anh Thái viết, xuất bản ở Cali. Chắc các cụ đều biết tác giả chứ, Ông là một bộ mặt rất quen thuộc của giới truyền thông. Hiện ông là giám đốc đài truyền hình Tự Lực Books Store ở Cali. Ông có một cái vốn sống rất dồi dào. Trước 1975 ông sinh hoạt với các bạn trẻ trí thức yêu nước, sau 1975 bị CSVN bắt cầm tù. Trong tù ông gặp rất nhiều tù nhân nổi tiếng. Rồi ông vượt biên sống đời tỵ nạn ở đảo Galang-Indonesia, rồi tới Mỹ làm đủ mọi ngành nghề, tiếp xúc với bao nhiêu lớp người và đi nhiều nơi nhất là Âu Châu. Cuốn Ký 1 ông kể các chuyện vê Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, rồi chuyện đi Tiệp Khắc, đi Nga Sô. Cuốn Ký 2 ông viết về các cuộc tiếp xúc với các nhà văn hóa xã hội đa số sống ở Miền Bắc như Tướng Trần Độ, Hà Sĩ Phu… Đặc biệt nhất là với nhà văn Dương Thu Hương, quá nửa cuốn sách ông ghi chép các chuyện về bà Dương Thu Hương. Nhà văn nữ này gốc Bắc kỳ đặc, mới học tới lớp 10 mà say mê chủ nghĩa CS, nghe lời Đảng tuyên truyền nên tin như chết : miền Nam bị Mỹ Ngụy cùm kẹp đói rách… nên cô học sinh Hương và 120 bạn cùng lớp đã hăng say theo quân giải phóng tiến vào Miền Nam để giải cứu đồng bào đau khổ. 120 người lên đường. Khi vào tới trong Nam thì chỉ còn 2 người sống sót : Dương Thu Hương bị nạn ở tai và người bạn kia bị cụt chân. Bà đã khóc vì thấy chế độ văn minh Miền Nam đã thua chế độ Miền Bắc man rợ. Miền Nam không hề bị Mỹ Ngụy cùm kẹp đàn áp, đời sống vật chất thoải mái,và nhất là đời sống tinh thần được tư do, báo chí sách vở xuất bản tràn ngập, nhiều đài phát thanh đài truyền hình, radio TV cũng tràn ngập. Bà khóc vì bà đã bị đảng CS bịt mắt và lừa dối.
Bà rất quý tác giả Đinh Quang Anh Thái, nên đã nói hết, nói rất thực, và tác giả Thái cũng ghi chép rất thực những lời bà nói. Nhiều lời nghe mà giật mình. Bà cho biết bà đã tự thiến mình bằng thuốc diệt dục. Bà bảo ‘ Mặt thằng Lê Khả Phiêu nhăn nheo như âm hộ con ngựa già, chế độ Hà Nội là bọn ngửi rắm bọn Bắc Triều tiên’…
Theo tác giả Thái thì sở dĩ bà Dương Thu Hương còn sống an toàn như hiện nay là vì bà quen rất nhiều tòa đại sứ, rất nhiều nhà báo quốc tế nên CSVN không dám đụng tới Bà, chúng phải làm ngơ.
Ông Từ Hòe có một thắc mắc này là Bà Dương Thu Hương có nói một từ mà ông chưa hề nghe. Khi bà nói về cái gốc nhà quê của mình, bà thường gọi mình thuộc hạng bình dân ‘răng đen mắt toét’, chỗ khác bà nói : Tôi ăn nói bỗ bã bình dân theo kiểu răng đen váy ộp (trang 240 ). ‘Váy ộp’ nghĩa là thế nào cơ?
Ông ODP lên tiếng : Tôi cũng chưa hề nghe từ ‘váy ộp’ bao giờ. Thuở trước chỉ nghe ‘răng đen mã tấu’ để tả anh cán bộ CS từ rừng về thành, và ‘răng đen hạt nhót’ trong bài thơ tả cô gái Sơn Tây : yếm thủng tày giần, răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo... Ông ODP cười hề hề một lúc rồi tiếp : Theo văn mạch thì tôi nghĩ váy ộp ở đây là váy thiếu vải nên hớ hênh chăng.
Cụ Chánh liền lắc đầu bảo không đúng : Váy ộp hay váy đụp là cái váy rách vá chằng chịt của dân nhà nghèo. Rồi cụ lên tiếng xin ngưng bàn về váy vì từ cái váy ộp này sẽ sinh ra nhiều chuyện gay cấn lắm. Xin anh John giúp chuyển đề tài. Anh John cười ha ha rôi đáp ngay : Nhân kỷ niệm biến cố 911, tôi xin bàn về con số 11 kỳ lạ. Ngay chính 3 con số này cộng với nhau thì cũng là 11. Hai cao ốc chọc trời ở New York từ xa trông cũng giống con số 11. New York là tiểu bang thứ 11 gia nhập liên bang, cộng 3 chữ New York City ta cũng có con số 11. Nước đẻ ra những tên khủng bố lái máy bay đâm vào tháp là Afghanistan, tên cái nước này cộng lại cũng là 11 chữ. Ngũ Giác Đài là một trong những mục tiêu quân khủng bố nhắm tới, tên tiếng Mỹ là The Pentagon cũng gồm 11 chữ. Máy bay United Airlines mà quân khủng bố cho đâm vào tòa cao ốc thứ hai chở 65 hành khách. 65 công lại cũng là con số 11 ! Ôi con số 11 sao mà xui thế !
Tô tiên VN biết con số 11 này xui nên tháng 11 âm lịch cuối năm thì gọi là tháng Một, còn tháng 1 đầu năm thì kêu là tháng Giêng. Rõ ràng có kiêng có lành.
Thấy dân làng gật gù khen chuyện số 11 hay, anh John thêm hứng bèn xin kể một chuyện nữa cũng về con số. Rằng sang năm 2022 thì mọi người đều bằng tuổi nhau. Chuyện lạ này một ngàn năm nới xảy ra một lần, như thế này : bạn hãy lấy số tuổi của bạn cộng với năm sinh, bạn sẽ có con số 2022. Mọi người đều như vậy hết. Xin chứng minh nha : Ví dụ sang năm bạn 60 tuổi, bạn sinh năm 1962, bạn hãy cộng 2 con số này lại và bạn sẽ có con số 2022 ! Ví dụ nữa : Sang năm cụ 88 tuổi, cụ sinh năm 1934, cụ cộng 2 con số này lại, rõ ràng cụ cũng có con số 2022. Ví dụ nữa về cháu của cụ. Sang năm cháu lên 12 tuổi, cháu sinh nãm 2010, cộng 2 con số lại, ta cũng có con số 2022.
Cụ B.95 nghe đến đây thì kêu lên : Ô lạ nhỉ, vậy sang năm mọi người lớn bé già trẻ đều bằng tuổi nhau hết cả sao? Anh John trả lời ngay : Thưa, đây là chuyện toán học, một ngàn năm mới có một năm như thế.
Cụ Chánh bảo cụ B.95 : Đây là chuyện của lớp trẻ, cụ với tôi già quá rồi, không hiểu nổi đâu.
Cụ Chánh vừa nói đến đây thì dưới nhà bếp vang lên tiếng vỗ tay. Tôi nhìn xuống thì thấy anh John đang mở sổ tay ra ghi chép. Tôi hỏi anh chép cái gì thì anh trả lời : Em vừa học được một câu nói tuyệt vời : Lời tiếng Bắc hoàn toàn khác lời tiếng Nam nhưng ý thì là một, đó là câu: Cẩn thận không ngã vỡ đầu (tiếng Bắc) – Coi chừng kẻo té bể sọ (tiếng Nam)
Bồ chữ Từ Hòe nghe xong hai câu Bắc Nam thì vừa gât gù khen đúng khen hay, rồi ông cũng góp một chuyện. Rằng thuở xưa có một nhà văn gốc Bắc Kỳ được mời tới dự một lễ suy tôn anh hùng dân tộc ở Cà Mau Miền Nam. Lúc đó ban tổ chức định viết mấy chữ đại tự ở bàn thờ nên xin ý nhà văn Bắc Kỳ này. Ông Bắc Kỳ liền đề nghị viết 4 chữ : ‘Chết mà bất tử’. Trưởng ban tổ chức là người có học, nghe xong thì tỏ vẻ bối rối rồi lịch sự nói với nhà văn Bắc Kỳ : Thưa Bác tiếng ‘bất tử’ nghe rất hay vì bất tử là không chết, đấng anh hùng mà chúng ta tôn vinh hôm nay, thân xác thì có chết mà hồn thì còn sống mãi trong lòng dân tộc, đúng là bất tử, nhưng kẹt một cái là trong tiếng miền Nam chúng tôi, ‘bất tử’ không mang cái nghĩa đó mà mang ý nghĩa rất bình dân là ‘thình lình, bất ngờ’. Bây giờ nếu viết 4 chữ lớn ‘ chết mà bất tử’ thì bà con sẽ thắc mắc chết thình lình thì có gì là anh hùng đáng tôn kính đâu.
Anh John nghe xong chuyện này thì cũng ghi vào sổ tay, vừa ghi vừa nói : Tiếng VN quá tuyệt vời : chuyện một : 1 ý nhưng 2 lời khác nhau, chuyện hai : 1 lời nhưng 2 ý khác nhau.
Cụ Chánh hỏi anh John : Anh có thấy tiêng nước nào hay như vậy không? Anh John nghĩ một chút rồi kể : Cháu có biết một chuyện về ngôn ngữ, không mang ý nghĩa độc đáo như tiếng Viết nhưng mang ý nghĩa tiểu xảo gian dối rất tài và rất hay. Anh đã gây tò mò cho mọi người nên ai cũng xin anh kể chuyện tiểu xảo này.
Anh kể ngay : Đó là một bài của báo Pravda ( tiếng Nga Pravda nghĩa là sự thực) tường thuật về cuộc đua xe hơi ở Nga như sau :
…Để chứng tỏ trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của Xã Hội Chủ Nghĩa, Nga Sô đã rủ Mỹ đua xe hơi ở Mạc Tư Khoa. Xe Mỹ về nhất. Hôm sau báo Pravda, cơ quan ngôn luận của đảng CS Nga đăng như sau :
‘… Nhờ trình độ kỹ thuật hiện đại của Xã Hội Chủ Nghĩa, tinh thần kỷ luật và sự giác ngộ lao động của công nhân Liên Xô, xe đua của nước chúng ta đã đoạt giải nhì. Còn xe của đế quốc Mỹ, do hậu quả các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nên đã đứng hạng áp chót’
Cả làng đã phá ra cười và vỗ tay khen cái xảo trá của CS.
Cụ Chánh tiên chỉ làng phát biểu : Nói về cái xảo trá của CS thì trăm năm không hết. Nhân mừng tết Trung Thu, lễ của giới trẻ, lão vừa nghỉ đến lời khuyên giới trẻ của Bá Tước Baden Powel (1889-1977), ông tổ của Phong trào Hướng Đạo trên khắp hoàn cầu :
“…Tôi đang ở vào lúc 10 giờ tối cuộc đời. Còn các anh chị thì đang ở vào lúc 11 giờ sáng, thời gian đẹp nhất trong ngày còn trước mặt. Bản thân tôi đã có một ngày vui vẻ nắng chói huy hoàng rực rỡ tuy đôi lúc cũng có mây mù. Các anh chị sẽ làm gì với ngày còn lại trước mặt? Chúng ta chỉ có một ngày-đời để sống cho nên mỗi phút trong ngày xin các anh chị hãy làm cho thật tốt đẹp. Các anh chị hãy tập luyện cho mình sống tốt để khi thành nhân có thể giúp ích cho đời. Con đường thực sự đưa tới hạnh phúc là chia sẻ sự hạnh phúc mình đang có cho người khác. Hãy cố làm cho thế giới này tốt đẹp hơn so với ngày các anh chị mới sinh ra. Hãy ‘sắp sẵn’ để sống hạnh phúc và chết hạnh phúc. Hãy luôn tuân giữ lời hứa của Hướng Đạo ngay cả khi các anh chị không còn trẻ nữa. Tôi cầu mong Thượng Đế sẽ giúp các anh chị thực hiện được việc này...
TRÀ LŨ
Trong lúc chán và ngấy về Cô Vít như vậy thì tôi nhận được một tấm ảnh đã làm tôi xúc động. Tôi đưa cho cả làng tôi xem thì ai cũng xúc động như tôi. Các cụ có biết tấm ảnh gì không? Thưa là tấm ảnh chụp một đoàn người rồng rắn xếp hàng dưới mưa ở tỉnh Worcester thuộc tiểu bang Massachusetts bên Hoa Kỳ, ảnh ghi ngày 17-9-2021. Tôi cứ nghĩ đây là đòan người xếp hàng chờ được chích chống dịch. Nhưng không phải. Xem ghi chú thì mới thấy cái vĩ đại của tấm lòng những người xếp hàng dưới mưa này, ước tính là hơn 5.000 người. Vì sao họ xếp hàng? Thưa vì họ nghe tin có một em bé 5 tuổi bị ung thư tim phải thay máu thì mới sống được, mà máu của em thuộc loại rất hiếm nên không có. Em đang chờ chết. Nghe tin này thì nhiều người đi thử máu xem máu mình có giống máu em bé kia không, để cứu mạng em bé. Ôi tấm lòng bác ái vị tha của đòan người đang đội mưa này mới lớn làm sao ! Nước Mỹ sẽ còn vĩ đại hơn nữa nhờ vào những tấm lòng như hế này đây, phải không các cụ?
Bây giờ xin trình các cụ tin thời sư : Đúng giữa mùa dịch này thì Canada có cuộc bầu cử liên bang. Canada có nhiều đảng chính trị, đảng nào chiếm đa số thì nắm chinh quyền. Hiện giờ đảng Tự Do do thủ tướng Justin Trudeau lãnh đạo đã cầm quyền 2 nhiệm kỳ và đã thắng trong cuộc bầu cử ngày 20/9 vừa qua. Đảng Tự Do sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba nhưng là chính phủ thiểu số. Chắc Đảng Tự Do sẽ phải liên kết với Đảng Tân Dân Chủ NDP thì mới mong đứng vững thêm nhiệm kỳ này. Các cụ phương xa chắc chả biết gì nhiều về cuộc bầu cử của Canada vì xứ này là một đất nước qúa ôn hòa, không có ồn ào như hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ bên Hoa Kỳ. Canada là nước Quân Chủ Lập Hiến, trên cùng có vua. Hiện nay Nữ Hoàng Elizabeth bên Anh cũng là vua của Canada. Và thủ tướng là ông Justin Trudeau. Ông còn rất trẻ, mới 50. Đây sẽ là nhiệm kỳ thứ ba, bố của ông là Pieirre Trudeau xưa cũng là thủ tướng, giống như 2 bố con Ông Bush bên Hoa Kỳ.
Giữa không khí an bình như vậy, Canada lại có một tin vui lớn là thành phố Toronto của Canada vừa được truyền thông quốc tế xếp hạng thứ 2 trong 10 thành phố an toàn và hạnh phúc nhất thế giới. Theo danh sách, đứng đầu là thành phố Copenhagen của Đan mạch, rồi Toronto của Canada, rồi thứ ba là Singapore. New York của Hoa Kỳ đứng hạng 11. Nghe tin này thì dân làng tôi mừng hết lớn vì đã định cư ở một thành phố an toàn và hạnh phúc này. Tên Toronto là tiếng của người Da Đỏ, Toronto nghĩa là nơi hội tụ. Ông bồ chữ Từ Hòe của làng liền nói ngay : Rõ ràng Toronto là tiếng Việt nam, Toronto đọc nghe như Tổ Rồng, hay Tổ Rồng To. Người Việt Nam ở đây 99% là dân tỵ nạn. Mẹ Âu Cơ ngày xưa đã chia tay Bố Lạc Long Quân mà dẫn 50 con lên núi. Một số con đã đi sang phía tây và đã theo ngả Alaska mà vào đất Canada. Ông ODP nghe ông Từ Hòe nói đến đây thì tiếp lời ngay : Bởi vậy người Việt chúng ta sống ở Canada là đang sống trên đất anh em nhà mình cũng là đất của gia tộc mẹ Âu Cơ ngày xưa…
Dân làng đang đắc chí về cái ý này thì được Chi Ba Biên Hòa mở nhạc lớn mời cả làng bàn về tết Trung Thu.
…Tết Trung Thu, đốt đèn đi chơi, em đốt đèn đi khắp phố phường,lòng sung sướng với đèn trong tay, em múa ca trong ánh trăng rằm…
… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…
…Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ…
Ôi những lời ca dễ thương làm sao, những lời này đã đưa cả làng về thế giới ngày xưa, lại còn nghe cả tiếng trống xình tùng xình, tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh. Vừa được ăn món bánh đậu xanh và bánh giẻo, vừa uống nước chè mạn sen, vừa được nghe các chuyện cười. Ôi sung sướng làm sao cái đất Toronto của người anh em gốc Da Đỏ này.
Ông Từ Hòe trêu Chị Ba : Chị có biết một câu nói nổi tiếng mà ngày xưa các cụ hay nói về bản chất của người chồng và người vợ không? Chị biết là bị trêu nên thưa ngay là không biết. Ông Từ Hòe trả lời ngay : Tôi vừa thấy trên TV buổi phỏng vấn một mệnh phụ nổi tiếng trong ngày lễ của Hội Phụ Nữ. Phóng viên hỏi : Xin bà cho biết đâu là bí quyết hạnh phúc gia đình. Mệnh phụ đáp ngay : Rất đơn giản: Ở nhà, đàn ông chỉ có đúng, đàn bà chỉ có sai. Phóng viên vô cùng ngạc nhiên hỏi tiếp : Xin bà nói rõ hơn. Bà này vừa cười vừa đáp : ‘Đàn ông chỉ có đúng’ nghĩa là đi làm về nhà phải đúng giờ, tiền lương phải đưa về đúng ngày và đúng số, ‘Đàn bà chỉ có sai’ nghĩa là sáng thì sai chồng đưa con đi học, trưa sai chồng đón con về, chiều sai chồng tắm rửa cho con, tối sai chồng lên giường trả bài…
Cả làng đã cười ầm lên, ai cũng khen chuyện ‘đúng sai’ này hay quá
Sau mục ăn bánh trung thu mở màn thì phe các bà kéo nhau vào bếp nấu cơm, còn phe các nhà quân tử chúng tôi thì ngồi bàn các việc đại sự.
Chuyện đại sự thứ nhất mà chúng tôi bàn tới là tháng vừa qua tôi có người bạn thân từ California gửi cho bộ sách quý. Vì là sách quý nên tôi đọc ngay và thấy hay quá nên tôi đã chuyển vội cho các nhà quân tử trong làng cùng đọc. Đó là hai tập KÝ của nhà văn nhà báo Đinh Quang Anh Thái viết, xuất bản ở Cali. Chắc các cụ đều biết tác giả chứ, Ông là một bộ mặt rất quen thuộc của giới truyền thông. Hiện ông là giám đốc đài truyền hình Tự Lực Books Store ở Cali. Ông có một cái vốn sống rất dồi dào. Trước 1975 ông sinh hoạt với các bạn trẻ trí thức yêu nước, sau 1975 bị CSVN bắt cầm tù. Trong tù ông gặp rất nhiều tù nhân nổi tiếng. Rồi ông vượt biên sống đời tỵ nạn ở đảo Galang-Indonesia, rồi tới Mỹ làm đủ mọi ngành nghề, tiếp xúc với bao nhiêu lớp người và đi nhiều nơi nhất là Âu Châu. Cuốn Ký 1 ông kể các chuyện vê Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, rồi chuyện đi Tiệp Khắc, đi Nga Sô. Cuốn Ký 2 ông viết về các cuộc tiếp xúc với các nhà văn hóa xã hội đa số sống ở Miền Bắc như Tướng Trần Độ, Hà Sĩ Phu… Đặc biệt nhất là với nhà văn Dương Thu Hương, quá nửa cuốn sách ông ghi chép các chuyện về bà Dương Thu Hương. Nhà văn nữ này gốc Bắc kỳ đặc, mới học tới lớp 10 mà say mê chủ nghĩa CS, nghe lời Đảng tuyên truyền nên tin như chết : miền Nam bị Mỹ Ngụy cùm kẹp đói rách… nên cô học sinh Hương và 120 bạn cùng lớp đã hăng say theo quân giải phóng tiến vào Miền Nam để giải cứu đồng bào đau khổ. 120 người lên đường. Khi vào tới trong Nam thì chỉ còn 2 người sống sót : Dương Thu Hương bị nạn ở tai và người bạn kia bị cụt chân. Bà đã khóc vì thấy chế độ văn minh Miền Nam đã thua chế độ Miền Bắc man rợ. Miền Nam không hề bị Mỹ Ngụy cùm kẹp đàn áp, đời sống vật chất thoải mái,và nhất là đời sống tinh thần được tư do, báo chí sách vở xuất bản tràn ngập, nhiều đài phát thanh đài truyền hình, radio TV cũng tràn ngập. Bà khóc vì bà đã bị đảng CS bịt mắt và lừa dối.
Bà rất quý tác giả Đinh Quang Anh Thái, nên đã nói hết, nói rất thực, và tác giả Thái cũng ghi chép rất thực những lời bà nói. Nhiều lời nghe mà giật mình. Bà cho biết bà đã tự thiến mình bằng thuốc diệt dục. Bà bảo ‘ Mặt thằng Lê Khả Phiêu nhăn nheo như âm hộ con ngựa già, chế độ Hà Nội là bọn ngửi rắm bọn Bắc Triều tiên’…
Theo tác giả Thái thì sở dĩ bà Dương Thu Hương còn sống an toàn như hiện nay là vì bà quen rất nhiều tòa đại sứ, rất nhiều nhà báo quốc tế nên CSVN không dám đụng tới Bà, chúng phải làm ngơ.
Ông Từ Hòe có một thắc mắc này là Bà Dương Thu Hương có nói một từ mà ông chưa hề nghe. Khi bà nói về cái gốc nhà quê của mình, bà thường gọi mình thuộc hạng bình dân ‘răng đen mắt toét’, chỗ khác bà nói : Tôi ăn nói bỗ bã bình dân theo kiểu răng đen váy ộp (trang 240 ). ‘Váy ộp’ nghĩa là thế nào cơ?
Ông ODP lên tiếng : Tôi cũng chưa hề nghe từ ‘váy ộp’ bao giờ. Thuở trước chỉ nghe ‘răng đen mã tấu’ để tả anh cán bộ CS từ rừng về thành, và ‘răng đen hạt nhót’ trong bài thơ tả cô gái Sơn Tây : yếm thủng tày giần, răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo... Ông ODP cười hề hề một lúc rồi tiếp : Theo văn mạch thì tôi nghĩ váy ộp ở đây là váy thiếu vải nên hớ hênh chăng.
Cụ Chánh liền lắc đầu bảo không đúng : Váy ộp hay váy đụp là cái váy rách vá chằng chịt của dân nhà nghèo. Rồi cụ lên tiếng xin ngưng bàn về váy vì từ cái váy ộp này sẽ sinh ra nhiều chuyện gay cấn lắm. Xin anh John giúp chuyển đề tài. Anh John cười ha ha rôi đáp ngay : Nhân kỷ niệm biến cố 911, tôi xin bàn về con số 11 kỳ lạ. Ngay chính 3 con số này cộng với nhau thì cũng là 11. Hai cao ốc chọc trời ở New York từ xa trông cũng giống con số 11. New York là tiểu bang thứ 11 gia nhập liên bang, cộng 3 chữ New York City ta cũng có con số 11. Nước đẻ ra những tên khủng bố lái máy bay đâm vào tháp là Afghanistan, tên cái nước này cộng lại cũng là 11 chữ. Ngũ Giác Đài là một trong những mục tiêu quân khủng bố nhắm tới, tên tiếng Mỹ là The Pentagon cũng gồm 11 chữ. Máy bay United Airlines mà quân khủng bố cho đâm vào tòa cao ốc thứ hai chở 65 hành khách. 65 công lại cũng là con số 11 ! Ôi con số 11 sao mà xui thế !
Tô tiên VN biết con số 11 này xui nên tháng 11 âm lịch cuối năm thì gọi là tháng Một, còn tháng 1 đầu năm thì kêu là tháng Giêng. Rõ ràng có kiêng có lành.
Thấy dân làng gật gù khen chuyện số 11 hay, anh John thêm hứng bèn xin kể một chuyện nữa cũng về con số. Rằng sang năm 2022 thì mọi người đều bằng tuổi nhau. Chuyện lạ này một ngàn năm nới xảy ra một lần, như thế này : bạn hãy lấy số tuổi của bạn cộng với năm sinh, bạn sẽ có con số 2022. Mọi người đều như vậy hết. Xin chứng minh nha : Ví dụ sang năm bạn 60 tuổi, bạn sinh năm 1962, bạn hãy cộng 2 con số này lại và bạn sẽ có con số 2022 ! Ví dụ nữa : Sang năm cụ 88 tuổi, cụ sinh năm 1934, cụ cộng 2 con số này lại, rõ ràng cụ cũng có con số 2022. Ví dụ nữa về cháu của cụ. Sang năm cháu lên 12 tuổi, cháu sinh nãm 2010, cộng 2 con số lại, ta cũng có con số 2022.
Cụ B.95 nghe đến đây thì kêu lên : Ô lạ nhỉ, vậy sang năm mọi người lớn bé già trẻ đều bằng tuổi nhau hết cả sao? Anh John trả lời ngay : Thưa, đây là chuyện toán học, một ngàn năm mới có một năm như thế.
Cụ Chánh bảo cụ B.95 : Đây là chuyện của lớp trẻ, cụ với tôi già quá rồi, không hiểu nổi đâu.
Cụ Chánh vừa nói đến đây thì dưới nhà bếp vang lên tiếng vỗ tay. Tôi nhìn xuống thì thấy anh John đang mở sổ tay ra ghi chép. Tôi hỏi anh chép cái gì thì anh trả lời : Em vừa học được một câu nói tuyệt vời : Lời tiếng Bắc hoàn toàn khác lời tiếng Nam nhưng ý thì là một, đó là câu: Cẩn thận không ngã vỡ đầu (tiếng Bắc) – Coi chừng kẻo té bể sọ (tiếng Nam)
Bồ chữ Từ Hòe nghe xong hai câu Bắc Nam thì vừa gât gù khen đúng khen hay, rồi ông cũng góp một chuyện. Rằng thuở xưa có một nhà văn gốc Bắc Kỳ được mời tới dự một lễ suy tôn anh hùng dân tộc ở Cà Mau Miền Nam. Lúc đó ban tổ chức định viết mấy chữ đại tự ở bàn thờ nên xin ý nhà văn Bắc Kỳ này. Ông Bắc Kỳ liền đề nghị viết 4 chữ : ‘Chết mà bất tử’. Trưởng ban tổ chức là người có học, nghe xong thì tỏ vẻ bối rối rồi lịch sự nói với nhà văn Bắc Kỳ : Thưa Bác tiếng ‘bất tử’ nghe rất hay vì bất tử là không chết, đấng anh hùng mà chúng ta tôn vinh hôm nay, thân xác thì có chết mà hồn thì còn sống mãi trong lòng dân tộc, đúng là bất tử, nhưng kẹt một cái là trong tiếng miền Nam chúng tôi, ‘bất tử’ không mang cái nghĩa đó mà mang ý nghĩa rất bình dân là ‘thình lình, bất ngờ’. Bây giờ nếu viết 4 chữ lớn ‘ chết mà bất tử’ thì bà con sẽ thắc mắc chết thình lình thì có gì là anh hùng đáng tôn kính đâu.
Anh John nghe xong chuyện này thì cũng ghi vào sổ tay, vừa ghi vừa nói : Tiếng VN quá tuyệt vời : chuyện một : 1 ý nhưng 2 lời khác nhau, chuyện hai : 1 lời nhưng 2 ý khác nhau.
Cụ Chánh hỏi anh John : Anh có thấy tiêng nước nào hay như vậy không? Anh John nghĩ một chút rồi kể : Cháu có biết một chuyện về ngôn ngữ, không mang ý nghĩa độc đáo như tiếng Viết nhưng mang ý nghĩa tiểu xảo gian dối rất tài và rất hay. Anh đã gây tò mò cho mọi người nên ai cũng xin anh kể chuyện tiểu xảo này.
Anh kể ngay : Đó là một bài của báo Pravda ( tiếng Nga Pravda nghĩa là sự thực) tường thuật về cuộc đua xe hơi ở Nga như sau :
…Để chứng tỏ trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của Xã Hội Chủ Nghĩa, Nga Sô đã rủ Mỹ đua xe hơi ở Mạc Tư Khoa. Xe Mỹ về nhất. Hôm sau báo Pravda, cơ quan ngôn luận của đảng CS Nga đăng như sau :
‘… Nhờ trình độ kỹ thuật hiện đại của Xã Hội Chủ Nghĩa, tinh thần kỷ luật và sự giác ngộ lao động của công nhân Liên Xô, xe đua của nước chúng ta đã đoạt giải nhì. Còn xe của đế quốc Mỹ, do hậu quả các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nên đã đứng hạng áp chót’
Cả làng đã phá ra cười và vỗ tay khen cái xảo trá của CS.
Cụ Chánh tiên chỉ làng phát biểu : Nói về cái xảo trá của CS thì trăm năm không hết. Nhân mừng tết Trung Thu, lễ của giới trẻ, lão vừa nghỉ đến lời khuyên giới trẻ của Bá Tước Baden Powel (1889-1977), ông tổ của Phong trào Hướng Đạo trên khắp hoàn cầu :
“…Tôi đang ở vào lúc 10 giờ tối cuộc đời. Còn các anh chị thì đang ở vào lúc 11 giờ sáng, thời gian đẹp nhất trong ngày còn trước mặt. Bản thân tôi đã có một ngày vui vẻ nắng chói huy hoàng rực rỡ tuy đôi lúc cũng có mây mù. Các anh chị sẽ làm gì với ngày còn lại trước mặt? Chúng ta chỉ có một ngày-đời để sống cho nên mỗi phút trong ngày xin các anh chị hãy làm cho thật tốt đẹp. Các anh chị hãy tập luyện cho mình sống tốt để khi thành nhân có thể giúp ích cho đời. Con đường thực sự đưa tới hạnh phúc là chia sẻ sự hạnh phúc mình đang có cho người khác. Hãy cố làm cho thế giới này tốt đẹp hơn so với ngày các anh chị mới sinh ra. Hãy ‘sắp sẵn’ để sống hạnh phúc và chết hạnh phúc. Hãy luôn tuân giữ lời hứa của Hướng Đạo ngay cả khi các anh chị không còn trẻ nữa. Tôi cầu mong Thượng Đế sẽ giúp các anh chị thực hiện được việc này...
TRÀ LŨ
Hôn Nhân: Cảm Thông, Kiên Nhẫn và Niềm Tin
Lm Nguyễn Trung Tây
09:42 01/10/2021
LM Nguyễn Trung Tây
Hôn Nhân: Cảm Thông, Kiên Nhẫn và Niềm Tin (Marcô 10:2-12)
Ngày Cô dâu Chú rể Công Giáo cử hành bí tích Hôn Nhân trong thánh đường, cả hai đã thề hứa tới nhau một lời thề chung thủy, “Anh/Em nhận anh/em làm chồng/vợ của anh/em. Và hứa giữ lòng chung thủy với anh/em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu. Để yêu thương và tôn trọng anh/em mọi ngày trong suốt cuộc đời của anh/em.”
Theo như Đức Giêsu, cả hai vợ chồng Công Giáo qua bí tích hôn nhân, “không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Marcô 10:8). Bởi sự kết hợp này không đến từ người trần, nhưng từ Thiên Chúa, tương tự như Ngài đã từng kết hợp Adam và Eve trong Vườn Địa Đàng. Đức Giêsu do đó kết luận, “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, con người không được phân ly" (Marcô 10:9).
Bởi lời dạy của Đức Giêsu, hôn nhân Công Giáo mang nét một vợ một chồng, một nối kết, một tình nghĩa vợ chồng, thuỷ chung trước sau như một. Nối kết này chỉ biến tan khi một trong hai người phối ngẫu qua đời.
Suy Niệm
Sống đời vợ chồng không dễ, và không bao giờ dễ, bởi căn bản đây là một liên kết giữa hai người dị biệt giờ đang trên con đường trở thành một. Quá trình biến đổi hai cá nhân trở thành một xương một thịt là một chặng đường dài, có thể nói thiên lý. Bởi là một quá trình thiên lý, CẢM THÔNG, KIÊN NHẪN, và NIỀM TIN là ba yếu tố phải có để mối liên kết này không dừng ngang rồi chấm hết.
Yếu tố Cảm Thông: Bởi “tôi hiểu” và “tôi biết” cách “tôi suy nghĩ” và cách “tôi thực hành” suy nghĩ đó có thể không phải là cách của người phối ngẫu.
Yếu tố Kiên Nhẫn: Kiên nhẫn với mình và với người bạn đời, khi cả hai chưa kiếm ra được điểm chung. Trong trường hợp này, xin mời cả hai đối thoại.
Yếu tố Niềm Tin: Bởi khi rượu hôn nhân trong nhà đã cạn, khi tình yêu bị thử thách bởi những dị biệt, hôn nhân đó cần rượu mới tinh khôi đổ đầy bởi chính Đức Giêsu, tương tự như Ngài đã từng đã làm rượu mới cho đôi vợ chồng tại tiệc cưới Cana. Qua sự khẩn cầu của Mẹ Maria cho đôi vợ chồng đang trên bờ vực cạn rượu cưới ngay trong ngày tân hôn, rượu mới của Đức Giêsu đã đổ tràn đầy lênh láng trên bàn tiệc cưới thuở nào (Gioan 2:1-11)
Kính mời!
Hôn Nhân: Cảm Thông, Kiên Nhẫn và Niềm Tin (Marcô 10:2-12)
Ngày Cô dâu Chú rể Công Giáo cử hành bí tích Hôn Nhân trong thánh đường, cả hai đã thề hứa tới nhau một lời thề chung thủy, “Anh/Em nhận anh/em làm chồng/vợ của anh/em. Và hứa giữ lòng chung thủy với anh/em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu. Để yêu thương và tôn trọng anh/em mọi ngày trong suốt cuộc đời của anh/em.”
Theo như Đức Giêsu, cả hai vợ chồng Công Giáo qua bí tích hôn nhân, “không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Marcô 10:8). Bởi sự kết hợp này không đến từ người trần, nhưng từ Thiên Chúa, tương tự như Ngài đã từng kết hợp Adam và Eve trong Vườn Địa Đàng. Đức Giêsu do đó kết luận, “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, con người không được phân ly" (Marcô 10:9).
Bởi lời dạy của Đức Giêsu, hôn nhân Công Giáo mang nét một vợ một chồng, một nối kết, một tình nghĩa vợ chồng, thuỷ chung trước sau như một. Nối kết này chỉ biến tan khi một trong hai người phối ngẫu qua đời.
Suy Niệm
Sống đời vợ chồng không dễ, và không bao giờ dễ, bởi căn bản đây là một liên kết giữa hai người dị biệt giờ đang trên con đường trở thành một. Quá trình biến đổi hai cá nhân trở thành một xương một thịt là một chặng đường dài, có thể nói thiên lý. Bởi là một quá trình thiên lý, CẢM THÔNG, KIÊN NHẪN, và NIỀM TIN là ba yếu tố phải có để mối liên kết này không dừng ngang rồi chấm hết.
Yếu tố Cảm Thông: Bởi “tôi hiểu” và “tôi biết” cách “tôi suy nghĩ” và cách “tôi thực hành” suy nghĩ đó có thể không phải là cách của người phối ngẫu.
Yếu tố Kiên Nhẫn: Kiên nhẫn với mình và với người bạn đời, khi cả hai chưa kiếm ra được điểm chung. Trong trường hợp này, xin mời cả hai đối thoại.
Yếu tố Niềm Tin: Bởi khi rượu hôn nhân trong nhà đã cạn, khi tình yêu bị thử thách bởi những dị biệt, hôn nhân đó cần rượu mới tinh khôi đổ đầy bởi chính Đức Giêsu, tương tự như Ngài đã từng đã làm rượu mới cho đôi vợ chồng tại tiệc cưới Cana. Qua sự khẩn cầu của Mẹ Maria cho đôi vợ chồng đang trên bờ vực cạn rượu cưới ngay trong ngày tân hôn, rượu mới của Đức Giêsu đã đổ tràn đầy lênh láng trên bàn tiệc cưới thuở nào (Gioan 2:1-11)
Kính mời!
VietCatholic TV
Ai vừa cứu mạng ĐTC? Nhà trừ tà khuyên: Thời đại dịch tử vong, trong nhà phải có bình nước phép.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:19 01/10/2021
1. Thời đại dịch tử vong kinh hoàng, trong nhà nên có bình nước phép. Nhà trừ tà giải thích.
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #157: No Water in Hell”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 157. Trong hỏa ngục không có nước” nhằm giải thích về tác dụng của nước thánh.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Gần đây, tôi đã được hỏi về hiệu quả của nước thánh trong một lễ trừ tà. Khái niệm này đã vấp phải sự hoài nghi. Có lẽ người ta xem điều đó giống như sự “mê tín” của Công Giáo. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét sâu hơn.
Không có nước trong hỏa ngục. Nước là nguồn mạch cần thiết cho sự sống. Trong hỏa ngục, chỉ có cái chết. Có lẽ đây là lý do tại sao người ta cho rằng ma quỷ thường trú ngụ trong sa mạc (Lv 16:10; Is 13:21; Is 34:14; Tb 8: 3). Sa mạc khô khan, cằn cỗi và thiếu sức sống. Nó sẽ là nơi ở quen thuộc của quỷ hỏa ngục.
Tân Ước làm chứng cho bản chất không có nước của hỏa ngục. Một người đàn ông giàu có đáng thương đã chết và bị đưa đến “thế giới bên kia nơi anh ta đang bị dày vò.... Anh ta kêu lên, “Hãy sai Lagiarô nhúng đầu ngón tay vào nước và làm mát lưỡi tôi, vì tôi đang chịu sự dày vò trong những ngọn lửa này”. (Lc 16: 23-24). Anh ta cầu xin một ít nước nhưng, trong hỏa ngục, không thể có được.
Khi bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã vào sa mạc, không chỉ để ở một mình và cầu nguyện, mà còn là để đối đầu và chiến thắng Satan (Lc 4: 1-13). Xua đuổi Satan đã là, và vẫn còn, là một phần thiết yếu trong sứ mệnh mở mang Nước Chúa. *
Cũng thế, các tu sĩ đầu thế kỷ 4 và 5 đã đi vào sa mạc xung quanh Ai Cập, Palestine và Syria để tham gia vào cuộc chiến tâm linh và chiến thắng ma quỷ, giống như Chúa Giêsu đã làm gương cho họ. Sa mạc là nơi vắng vẻ; nó cũng là một nơi trú ngụ đắc địa của ma quỷ.
Nước là một yếu tố cần thiết trong phép rửa tội để loại bỏ ảnh hưởng của Satan và mở ra ân sủng thánh hóa của Thiên Chúa. Tương tự, nước thánh được sử dụng để đuổi ma quỷ trong Nghi thức trừ tà. Nghi thức Trừ tà mới được áp dụng ngày nay phản ánh một cách thích hợp nghi thức rửa tội.
Một cách tự nhiên, nước rất đáng ghét đối với ma quỷ. Khi được một linh mục làm phép, nước trở thành một nguồn ân sủng trên bình diện siêu nhiên. Giáo hội có quyền lực và thẩm quyền, do Chúa Kitô ban cho, để ban ân sủng qua các vật thánh như thế. Chúng bao gồm các cây thánh giá, muối và dầu, các ảnh tượng tôn giáo được làm phép và nhiều thứ khác.
Một trong những bài học tôi học được sau nhiều năm trừ quỷ là ma quỷ căm thù Giáo Hội hết mức và cố gắng phá hủy Giáo Hội. Và tôi thường cảm nghiệm Giáo hội hùng mạnh biết bao vì có sự hiện diện sống động của Chúa Kitô trong đó: “Cửa hỏa ngục không thắng được” (Mt 16:18).
Một chút nước được một linh mục làm phép xem ra chẳng là gì. Nhưng khi nó chạm vào ma quỷ, chúng hét lên trong đau đớn. Khi nó chạm đến các tín hữu, họ nhận được phước lành của Thiên Chúa.
Source:Catholic Exorcism
2. Dung nham phá hủy nhà thờ tại La Palma thuộc quần đảo Canary
Dung nham từ vụ phun trào núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canary đã phá hủy nhà thờ Thánh Pius 10 ở khu phố Todoque ở thị trấn Llanos de Aridane vào chiều ngày 26/9.
Các nhân viên cứu hỏa đã hy vọng chuyển hướng dòng dung nham tránh xa nhà thờ, nhưng không thành công.
Núi lửa bắt đầu phun trào vào tháng 9 năm ngoái. Lần phun trào trước đó trên đảo là vào năm 1971.
Theo báo chí địa phương, dung nham đã ngừng dòng chảy trong khu vực đã lại tiếp tục tiến ra biển, cách đó khoảng một dặm rưỡi, nhấn chìm nhà thờ Công Giáo và các tòa nhà khác trên đường đi của nó.
Hàng nghìn người đã được di tản và chưa có thương vong về nhân mạng. Vụ phun trào ước tính đã gây thiệt hại hàng trăm triệu euro
Dự đoán trước sự phá hủy có thể xảy ra đối với nhà thờ nằm trong đường đi của dòng dung nham, cách đây vài ngày, cha sở của nhà thờ Thánh Piô X, là Cha Alberto Hernández, với sự giúp đỡ của các công nhân, đã di tản mọi thứ có thể được khỏi nhà thờ, bao gồm các bức tượng, tranh vẽ, cây thánh giá, và nhà tạm.
Trong một tuyên bố gần đây với tuần báo Công Giáo Tây Ban Nha Alfa & Omega, Cha Hernández nói rằng khi đối mặt với những bất hạnh trong khu vực, ngài chỉ còn biết “khóc với những ai khóc” trước sự tàn phá quá kinh hoàng.
Source:Catholic News Agency
3. Người y tá đã cứu mạng Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Giáo Hoàng đã cảm ơn Massimiliano Strappetti, nhân viên chăm sóc sức khỏe đã cứu mạng ngài trong một ca phẫu thuật gần đây tại Bệnh viện Agostino Gemelli.
Trong số rất nhiều tên tuổi được nhắc đến trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Carlos Herrera với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có một cái tên: Massimiliano. Như chính Đức Thánh Cha đã giải thích, đây là tên của người y tá đã cứu mạng ngài gần đây.
Carlos Herrera đã hỏi Đức Giáo Hoàng rằng tình trạng sức khoẻ của ngài ra sao sau cuộc phẫu thuật đại tràng gần đây hôm 4 tháng 7. Câu trả lời của ngài ngắn gọn: “Tôi vẫn còn sống.”
Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó tiết lộ rằng một y tá đã cứu mạng ngài, và đây là lần thứ hai điều này xảy ra trong 84 năm cuộc đời của ngài.
“Đây là lần thứ hai trong đời tôi”, Đức Giáo Hoàng nói với nhà báo:
“Anh ấy đã cứu mạng tôi! Anh ấy nói với tôi: ‘Đức Thánh Cha phải phẫu thuật’. Có những ý kiến khác ‘Tốt hơn là uống thuốc kháng sinh…’ – nhưng người y tá đã giải thích điều đó cho tôi rất tốt. Anh ấy là y tá ở đây, trong dịch vụ y tế của chúng tôi, ở bệnh viện Vatican. Anh ấy đã ở đây 30 năm, một người đàn ông dày dặn kinh nghiệm. Đây là lần thứ hai trong đời tôi được một y tá cứu mạng”.
Lần đầu tiên nó xảy ra, vào năm 1957, người đã cứu sống một chủng sinh lúc bấy giờ là Jorge Mario Bergoglio là một nữ tu người Ý. Chủng sinh Bergoglio bị viêm phổi và chống lại ý kiến của các bác sĩ, bà đã thay đổi liều lượng thuốc cấp cho vị giáo hoàng tương lai.
Nhờ phóng viên Virginia Piccolillo của tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, giờ đây chúng ta biết rằng người y tá mà Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến là Massimiliano Strappetti, một y tá được mô tả là “nhiệt tình với công việc của mình và rất thận trọng dè dặt, kín tiếng”.
Chúng ta biết rất ít về Massimiliano vì anh ta rất kín đáo.
Theo báo Ý, y tá này đã có mặt trước và sau ca phẫu thuật của Đức Thánh Cha Phanxicô, và có thể được nhìn thấy trong số những người tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài xuất hiện trên ban công của bệnh viện Gemelli vào ngày 11 tháng 7.
Theo tờ Corriere, Massimiliano đã kết hôn và là một người cha gia đình, anh nổi bật với lòng tốt và sự hào phóng của mình.
Trên trang Facebook của anh ấy có những bức ảnh của hai vợ chồng và những đứa con của họ, cũng như những chi tiết nhẹ nhàng như câu này: “Nếu chúng ta không gặp nhau và hôm nay anh gặp em lần đầu tiên, anh sẽ yêu em lần nữa “.
Một sự thật khác được tiết lộ là anh ấy tình nguyện, giúp đỡ những người khó khăn nhất.
Massimiliano làm việc tại Vatican, nơi anh được gọi đến làm việc sau nhiều năm tại bệnh viện Gemelli ở Rome, trong phòng chăm sóc đặc biệt. Anh đã chăm sóc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội, anh không hề đề cập đến bất cứ điều gì liên quan đến sức khỏe của các Đức Giáo Hoàng. Có vẻ như sự thận trọng và kín đáo là một trong những đức tính đã dẫn đến công việc hiện tại của anh ở Vatican.
Source:Aleteia
4. Đức Thánh Cha Phanxicô lên án việc phá thai và trợ tử là coi cuộc sống con người như rác
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chê trách việc phá thai và hành vi trợ tử trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, trong đó ngài nói rằng “văn hóa vứt bỏ” ngày nay dẫn đến việc giết trẻ em và vứt bỏ người già.
“Có sự vứt bỏ những trẻ em không được người ta hoan nghênh qua luật phá thai, tống khứ chúng bằng thuốc trục thai hay giết chúng trực tiếp. Và ngày nay thực hành đáng ghê tởm này đã trở thành một phương pháp 'bình thường'. Đó thực sự là một vụ giết người”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói hôm 27 tháng 9.
Trong một bài phát biểu được truyền trực tiếp cho các thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, Đức Thánh Cha nói rằng để hiểu phá thai là gì, cần đặt ra hai câu hỏi.
“Có đúng không khi loại bỏ một mạng người để giải quyết một vấn đề? Có đúng không khi thuê một sát thủ để giải quyết một vấn đề? Đó là bản chất của phá thai”,
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người cao tuổi ngày nay cũng bị coi là “vật phế thải” và “không có ích lợi gì” trong văn hóa vứt bỏ ngày nay.
“Nhưng họ là sự khôn ngoan. Họ là cội nguồn của sự khôn ngoan cho nền văn minh của chúng ta, và nền văn minh này loại bỏ họ”
“Đúng vậy, ở nhiều nơi, cũng có luật 'euthanasia trá hình', như tôi gọi. Đó là điều xảy ra khi người ta nói: 'Thuốc men đắt tiền, chỉ cần dùng một nửa', và điều này đồng nghĩa với việc rút ngắn tuổi thọ của người già”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng cả phá thai và an tử đều “phủ nhận hy vọng” khi bác bỏ “hy vọng mà những đứa trẻ mang lại cho cuộc sống chúng ta và giúp chúng ta tiến bước; cũng như loại bỏ niềm hy vọng nằm trong gốc rễ mà người già mang lại cho chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng đây không phải là con đường cho các trường đại học hoặc bệnh viện Công Giáo đi theo.
Trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về từ Slovakia vào ngày 15 tháng 9, giáo hoàng liên tục nói rằng “phá thai là giết người” và so sánh việc chấp nhận phá thai với “chấp nhận giết người hàng ngày.”
Học viện Giáo hoàng về Sự sống được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1994. Nó được dành để thúc đẩy luân lý nhất quán của Giáo hội về sự sống.
Tuần này, học viện sẽ tổ chức hội nghị toàn thể tại Rôma, tập trung vào đại dịch, đạo đức sinh học và tương lai của sức khỏe cộng đồng.
“Tôi giao phó cho Đức Trinh Nữ Maria công việc của hội nghị này và toàn bộ hoạt động của học viện với tư cách là một Học viện bảo vệ và thúc đẩy sự sống,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong bài phát biểu tại Sảnh Clementê của Vatican.
Source:Catholic News Agency
Ai sẽ là vị Giáo Hoàng tương lai? Tiên đoán của chính Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:16 01/10/2021
1. Ai sẽ kế vị Đức Giáo Hoàng? Tiên đoán của chính Đức Thánh Cha Phanxicô
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, số ra ngày 30 tháng 9 có bài của Kathleen N. Hattrup, nhan đề “Pope jokes his successor will be John 24”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng nói đùa rằng người kế vị ngài sẽ là Đức Giáo Hoàng Gioan 24.”
Đáp lại lời mời cử hành lễ mừng 75 năm thành lập của một giáo phận vào năm 2025, Đức Thánh Cha Phanxicô nói đùa rằng vị giáo hoàng tiếp theo sẽ làm điều đó.
Đến năm 2025, một người kế vị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ ở trên ngai tòa Thánh Phêrô và tên của ngài có thể là Đức Giáo Hoàng 24, chính Đức Phanxicô đã nói như trên để đáp lại lời mời của Đức Giám Mục giáo phận Ragusa, bên Ý.
Đức Cha Giuseppe La Placa giải thích nhận xét hóm hỉnh trên của Đức Giáo Hoàng đưa ra để đáp lại lời mời đến Ragusa vào năm 2025 nhân kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận.
Vị giám mục nói với thông tấn xã Ansa, “Đức Thánh Cha đã nở một nụ cười và một cái gật đầu đồng ý và với một câu nói đùa đã trả lời tôi bằng cách nói rằng vào năm 2025, Đức Gioan 24 sẽ thực hiện chuyến thăm đó.”
Sẽ không sớm có tân Giáo Hoàng
Vào đầu tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với một đài phát thanh Tây Ban Nha rằng sức khỏe của ngài tốt, sau cuộc phẫu thuật đại tràng vào đầu tháng Bảy. “Ý tưởng từ chức chưa hề thoáng qua tâm trí tôi,” Đức Giáo Hoàng nói.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cũng nói rõ rằng ngài luôn ghi nhớ rằng cuộc sống là ngắn ngủi, và chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết của mình. Ngài sẽ bước sang tuổi 85 vào tháng 12. Vào năm 2014, khi trở về từ Hàn Quốc, ngài đã nói đùa với các nhà báo rằng trong hai hoặc ba năm nữa, ngài sẽ “về nhà của Cha”.
Tên của Đức Tân Giáo Hoàng
Về cái tên mà vị giáo hoàng tiếp theo có thể chọn, nó sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào ngài. Nếu ngài lấy tên Đức Gioan 24, ngài sẽ theo bước chân của Thánh Gioan 23, người khởi xướng Công đồng Vatican II và được gọi là vị Giáo hoàng Tốt lành hay vị Giáo hoàng của những nụ cười.
Đức Gioan 23 được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh vào năm 2014, cùng với Thánh Gioan Phaolô II. Như thường lệ, lễ nhớ của ngài không phải là ngày ngài qua đời, mà là ngày 11 tháng 10, là ngày ngài khai mạc Công đồng Vatican II.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phá vỡ các truyền thống gần đây để chọn một cái tên hoàn toàn mới chưa từng được sử dụng bởi một vị giáo hoàng nào trước đây. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ thế kỷ thứ 10. Ngài nói rằng cái tên đến với ngài trong khi một vị Hồng Y ôm lấy ngài ngay sau cuộc bầu cử.
Đức Hồng Y ôm tôi và nói, 'Đừng quên người nghèo'... và điều đó làm tôi cảm động... người nghèo... Ngay lập tức tôi nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Assisi. Thánh Phanxicô là một người của hòa bình, một người nghèo khó, một người yêu thương và bảo vệ tạo vật.
Nếu vị Giáo Hoàng tương lai chọn tên Phanxicô một lần nữa, ngài sẽ được gọi là Phanxicô II.
Đức Mẹ tháo gỡ các nút thắt
Cuộc trò chuyện của Đức Cha La Placa với Đức Giáo Hoàng diễn ra trong một buổi tiếp kiến riêng vào ngày 27 tháng 9. Ngài cũng báo cáo rằng chuyến thăm đã gây ấn tượng mạnh về “tâm hồn người cha và tinh thần tông đồ” của Đức Thánh Cha.
Đức Cha đã tặng một món quà cho Đức Giáo Hoàng, do nghệ nhân Giovanni Scalambrieri thực hiện. Ông đã đồng hành với Đức Giám Mục trong chuyến viếng thăm Vatican. Người nghệ sĩ đã tặng cho Đức Phanxicô một bức tượng bằng đồng mô tả Đức Mẹ tháo gỡ các nút thắt. Tác phẩm cao khoảng 2 feet, tức là 0.61m, và được làm bằng kỹ thuật sáp.
Đức Mẹ Tháo Gỡ Các Nút Thắt, tiếng Anh là Our Lady Under of Knots, là một tước hiệu của Đức Mẹ rất được Đức Thánh Cha ưa thích. Ngày lễ Đức Mẹ Tháo Gỡ Các Nút Thắt được mừng vào ngày 26 tháng 9
Source:Aleteia
2. Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha DiMarzio, Giám mục Brooklyn, chỉ định giám mục Columbus kế vị
Hôm thứ Tư 29 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Nicholas DiMarzio, Giám Mục Brooklyn, người đã được Tòa thánh minh oan trước một cáo buộc lạm dụng tình dục hoàn toàn vô căn cứ vào đầu tháng này.
Bộ Giáo lý Đức tin đã xem xét kết quả của một cuộc điều tra độc lập đối với các cáo buộc chống lại Đức Cha DiMarzio và xác định rằng các cáo buộc không hề có chút “hơi hướng của sự thật”, theo một tuyên bố ngày 1 tháng 9 từ tổng giáo phận New York.
Đức Cha DiMarzio, năm nay 77 tuổi, đã qua hai năm tuổi mà theo giáo luật, các giám mục buộc phải đệ trình đơn xin nghỉ hưu lên Đức Giáo Hoàng.
Hôm 29 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Robert J. Brennan của Columbus, Ohio, kế vị Đức Cha DiMarzio lãnh đạo Giáo phận Brooklyn. Với 1,5 triệu người Công Giáo, Brooklyn, bao gồm các quận Brooklyn và Queens, là giáo phận lớn thứ năm của Hoa Kỳ.
Đức Cha Brennan, 59 tuổi, lớn lên ở Bronx và là người New York suốt đời trước khi được bổ nhiệm làm giám mục của Columbus vào năm 2019.
Ngài sẽ là giám mục thứ tám của Brooklyn vào ngày 30 tháng 11 tại Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse.
Trong một tin nhắn video ngắn gọn gửi đến giáo phận vào ngày 29 tháng 9, Đức Cha Brennan nói: “Nếu anh chị em kiên nhẫn với tôi, tôi hứa sẽ cống hiến cho anh chị em tất cả”.
“Tôi có rất nhiều điều để học hỏi từ anh chị em, các linh mục của Giáo phận Brooklyn - từ sự khôn ngoan, kinh nghiệm của anh chị em. Tôi cần sự giúp đỡ của anh chị em.”
Ngài nói rằng sự cộng tác của ngài với các linh mục của giáo phận Columbus là “một trong những nguồn sức mạnh và niềm vui lớn nhất đối với tôi” và ngài “yêu mến họ như những người anh em của mình”.
Vị giám mục đã cầu xin sự khoan dung với nỗi buồn của mình khi rời giáo phận hiện nay, và “nhìn thấy trong đó một dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của tôi nơi lòng nhiệt thành của mình để được biết và yêu thương anh em, sánh vai với anh em trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng.”
“Hiện tại, chúng ta hãy hiệp nhất trong những lời cầu nguyện huynh đệ của chúng ta cho nhau”.
Đức Cha Brennan là con cả trong gia đình có 5 người con và lớn lên ở Lindenhurst, thuộc hạt Suffolk, New York. Ngài lấy bằng cử nhân toán học và khoa học điện toán tại Đại học St. John's ở Queens.
Sau khi được thụ phong linh mục năm 1989 tại Huntington, New York, Cha Brennan làm linh mục quản xứ, thư ký giám mục, và tổng đại diện cho Trung tâm Giáo phận Rockville trước khi được bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá cho giáo phận vào năm 2012. Ngài là người có khiếu về ngôn ngữ, thường xuyên cử hành thánh lễ bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, kể cả trong Cơ sở Cải huấn Hạt Nassau.
Đức Cha DiMarzio được tấn phong Giám Mục Phụ Tá của Newark vào năm 1996. Ngài làm giám mục của Camden từ năm 1999 cho đến năm 2003, khi được bổ nhiệm làm giám mục của Brooklyn. Trong thời gian ở Newark, ngài làm phụ tá cho Theodore McCarrick, người từng là tổng giám mục của Newark từ năm 1986 đến năm 2000.
Các cáo buộc chống lại DiMarzio được đưa ra trong các vụ kiện dân sự, và liên quan đến thời gian vị giám mục làm linh mục trong tổng giáo phận Newark vào những năm 1970. Vào năm 2019, New Jersey đã đình chỉ thời hiệu đối với các vụ kiện lạm dụng tình dục dân sự, cho phép các thưa kiện diễn ra trong thời hạn hai năm cho các vụ kiện liên quan đến các cáo buộc được cho là đã diễn ra hàng chục năm trước.
Theo các quy tắc được thực hiện bởi Đức Thánh Cha Phanxicô trong tài liệu Vos estis lux mundi vào tháng 5 năm 2019, tổng giám mục của giáo tỉnh đã điều tra các cáo buộc lạm dụng chống lại các giám mục khác trong khu vực của mình. Tòa Thánh đã ủy quyền cho Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York tiến hành cuộc điều tra, và ngài đã thực hiện điều này thông qua việc thuê một công ty luật bên ngoài.
CDF đã xem xét các kết quả điều tra, kết luận rằng các cáo buộc không hề có chút “hơi hướng của sự thật”
Đức Cha DiMarzio cho biết vào ngày 1 tháng 9 rằng ngài đã “hoàn toàn hợp tác với cuộc điều tra này, bởi vì tôi biết tôi không làm gì sai.”
“Tôi đã cầu nguyện cho một kết luận của cuộc điều tra này, và những kết quả cuối cùng này xác minh thêm, như tôi đã luôn nói, rằng những cáo buộc này hoàn toàn không có giá trị”
Source:Catholic News Agency