Ngày 01-10-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mân Côi - Kinh suy niệm phúc âm
Lm Vinh Sơn, scj
08:58 01/10/2017
Lễ Mân Côi

MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM

Lc 1, 26-56

Xuất phát từ chữ La tinh Rosarium có nghĩa là vườn hoa hồng. Với ý nghĩa mỗi câu kinh Kính Mừng như những đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ Maria.“Mân Côi” có nghĩa là “hoa hồng” (Rosary). Đức Mẹ đã lấy những đóa hoa hồng trên miệng của một tu sĩ đang đọc kinh Kính Mừng kính Đức Mẹ để kết thành tràng hoa hay triều thiên đội trên đầu.

Mỗi lần hiện ra với con cái loài người khắp nơi trên thế giới, như ở Lộ Ðức (Pháp) năm 1858, ở Fatima (Bồ Ðào Nha) năm 1917, ở Banneux (Bỉ) năm 1933, v.v… Ðức Mẹ đều mang trên tay Chuỗi Tràng Hạt Mân Côi. Ðiều đó muốn nói lên tầm quan trọng của việc tôn thờ Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi. Ðặc biệt tại Fatima, một trong ba mệnh lệnh tối hậu mà Mẹ muốn nhắn nhủ con cái loài người là: « Chúng con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi !»

Tuy Kinh Mân Côi mang danh là để tôn kính Mẹ Maria, nhưng nguồn gốc và nội dung thâm sâu của nó là một việc tôn thờ Chúa Giêsu. Các mầu nhiệm về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu được nhắc đi nhắc lại trong Kinh Mân Côi. « Những gì Chúa đã làm cho loài người chúng ta và cho phần rỗi chúng ta » là chính trọng tâm của Kinh Mân Côi. Ðức Giêsu « đầy phúc lạ », vì « Người đã yêu thương những kẻ thuộc về mình và Người yêu thương họ đến cùng » (Ga 13,1. Bởi vậy,cũng trong tông thư Marialis cultus, Ðức Phaolô VI còn viết: « Là kinh nguyện dựa trên Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc, Tràng Hạt Mân Côi vì vậy có chiều hướng rõ rệt quy hướng về Ðức Kitô. Ðặc điểm quan trọng nhất của Kinh Mân Côi là việc lặp đi lặp lại Kinh Kính Mừng, và như thế là lặp đi lặp lại lời ca ngợi Ðức Kitô, đối tượng tối hậu của lời chào Thiên Sứ khi truyền tin và lời chào của thánh nữ Elisabeth dành cho Ðức Mẹ: ‘Con lòng Bà đây ơn phúc.' Kinh Kính Mừng là bối cảnh cho việc suy ngắm các mầu nhiệm : Trong mỗi Kinh Kính Mừng, Chúa Giêsu là chính Ðấng mà các mầu nhiệm tuần tự nhau đưa ra cho ta chiêm ngắm, như: Con Thiên Chúa, Con Ðức Trinh Nữ, được sinh ra trong hang đá Bêlem, được dâng vào đền thờ, trong tuổi niên thiếu đã hăng hái lo việc của Cha, sầu khổ trong vườn cây dầu, bị đánh đòn và bị đội mão gai, bị vác thập giá và chịu chết trên núi sọ, phục sinh và lên Trời ngự bên cạnh Chúa Cha trong vinh quang hầu tuôn đổ ơn Thánh Linh xuống tràn trề…. Qua Ðức Kitô, Thiên Chúa Cha được ca ngợi, vì chính Người « đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình làm hy lễ đền tội cho thế gian » (Ga 3,16).

Từ năm 1498, quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Lepanto, một hải cảng quan trọng tại Hy Lạp ăn thông ra vịnh Côritô. Việc đòi lại Hải cảng Lepanto rất quan trọng để bảo vệ Châu Âu khỏi sự bành trướng của Hồi giáo qua bước chân chinh phục của Đại quân Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ). Nên các Vua Kitô giáo phát động đánh chiếm lại Lepanto.

Trước trận chiến Lepanto, Đức Giáo Hoàng Pio V đã kêu gọi toàn thể các tín hữu Công Giáo đọc kinh Mân Côi để khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu cho sự toàn an của Giáo Hội. Ngài cũng truyền cho các binh sĩ mang theo chuỗi hạt Mân côi luôn cầu nguyện khi chiến đấu. Và đã chiến thắng huy hoàng. Đức Giáo Hoàng Piô V đã xác tin rằng chiến thắng là nhờ sức mạnh đến từ “vũ khí” của chuỗi Mân côi hơn là do đại bác và sự dũng cảm của quân đội chiến đấu. Để tạ ơn Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Maria và ghi nhớ chiến thắng diệu kỳ trong trận chiến Lepanto, Đức Piô V thiết lập lễ Đức Mẹ chiến thắng vào chính ngày 07/10. Chiến thắng diệu kỳ nhờ Mẹ Maria cầu bầu trong kinh Mân côi, vì thế sau này lễ Đức Mẹ Chiến thắng đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Kinh Mân Côi bao gồm Kinh Lạy Cha, do chính Đức Kitô dạy các tông đồ cầu nguyện, cho cuộc sống hàng ngày và thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện (x. Mt 6, 9 -13 ; Lc 11, 2-4), Kinh Kính mừng lời sứ Thần Gabriel chào Mẹ: « Trinh nữ đầy ân phúc vì Đức Chúa ở cùng Trinh Nữ » (Lc 1, 25), và Bà Elisabeth vang lời ca tụng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1, 42). Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Kinh Mân Côi được Mẹ Maria truyền dạy cho thánh Đa Minh (1170 – 1221), khi đó Mẹ của Chúa chúng ta đã trao cho thánh nhân kinh mân Côi như là một sự trợ giúp nhựng khi gặp xung khắc với lạc giáo Albi. Đức Pio V vào năm 1569 đã chính thức chuẩn nhận hình thức Kinh mân Côi như hiện nay (qua Sắc Chỉ Consueverunt Romani Pontifices) : Kinh Mân Côi đã được hoàn chỉnh với việc thêm vào phần sau của kinh Kính Mừng: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, lời cầu nguyện tha thiết tín thác nơi Mẹ cầu bầu cùng Chúa trong mọi ngày cho đến khi lâm chung. Cũng như sau mỗi Mầu Nhiệm được kết thúc với một Kinh Sáng Danh : ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa. Đức Piô V đã cố công rất nhiều để quảng bá Kinh Mân Côi và rồi thời gian sau đó Kinh Mân Côi đã trở thành một trong những sự sùng đạo bình dân phổ biến nhất của thế giới Kitô giáo.

Kinh Mân côi cùng với mẹ Maria, chúng ta suy gẫm về các mầu nhiệm của cuộc đời Đấng Cứu Thế. Ban đầu suy niệm qua ba chuỗi :

• Năm sự Vui : Mẹ đón nhận truyền tin mang thai Đấng Cứu Thế, thăm viếng và giúp đỡ chị họ Elisabeth, đến sinh con, vui dâng con nơi đền thánh, lạc con và vui tìm thấy.

• Năm sự Thương: cùng Mẹ suy niệm Cuộc thương khó của con Mẹ, bắt đầu từ biến cố hấp hối trong vườn cây dầu, vác thập giá và chết tang thương trên Thập Tự.

• Năm sự Mừng : Đức Kitô con Mẹ Phục sinh lên Trời, hồng ân Thánh linh Hiện xuống và chính Mẹ được hưởng vinh quang Thiên Quốc.

• Và đến cuối thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Năm sự Sáng: Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Giocđan cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn.

• Và đến cuối thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Năm sự Sáng: Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Giocđan cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn.

Đức Giáo Hoàng Pio XII (triều đại Giáo Hoàng 1939 – 1958) đã khẳng định: chuỗi Mân Côi “là một bản tóm lược của toàn bộ Phúc Âm” (AAS 38 [1946] trang 419). Tất cả các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi được rút ra từ Tân Ước và đặt trọng tâm vào các sự kiện chính của Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc Phuc sinh.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Thật vậy, trước bức phông có những lời ‘Kính Mừng Maria’ linh hồn thấy hiện lên trước mắt những cảnh đời chính của Chúa Giêsu Kitô. Những cảnh đời này hợp lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, và chúng giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người” (ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 29/10/1978)

Chúng ta qua kinh Mân Côi trong mọi ngày, đặc biệt là tháng 10 – tháng Mân côi suy gẫm với Mẹ Maria những mầu nhiệm cuộc đời Đấng Cứu Thế, mà Mẹ như một người mẹ đã luôn suy gẫm trong lòng mình (x. Lc 2, 19) (Osservatore Romano, 44; 30 tháng 10 năm 1979):

Mân Côi con tiếp nguyện luôn

Vui, Thương, Mừng, Sáng gẫm đường Chúa đi

Hai mươi mầu nhiệm tạc ghi

Từ khi Chúa đến tới khi Mẹ về…

(theo Hoài Việt)

Lm. Vinh Sơn scj
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gặp gỡ các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân Cesena
Lm. Trần Đức Anh OP
08:38 01/10/2017
BOLOGNA. Chúa Nhật 1-10-2017, ĐTC đã dành 13 tiếng đồng hồ để thực hiện cuộc viếng thăm mục vụ thứ 20 tại Italia: ngài viếng thăm tổng giáo phận Bologna và giáo phận Cesena ở miền bắc nước này.

Chương trình thăm hai giáo phận

Cơ hội cho cuộc viếng thăm là lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể của giáo phận Bologna, và sinh nhật thứ 300 của ĐGH Piô 6, vốn sinh trưởng tại Cesena, và là vị Giáo Hoàng thứ 250 trong Giáo Hội, cai quản Hội Thánh trong 22 năm. Ngài bị quân Pháp bắt khi họ chiếm nước Tòa Thánh và qua đời năm 1799 tại Valence trong cảnh lưu đày tại Pháp. Giáo phận này có gần 170 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 95 xứ đạo, 140 LM triều và dòng, 68 nữ tu và 42 phó tế vĩnh viện. Cesena cách Roma 250 cây số đường chim bay về hướng bắc, nhưng nếu đi đường bộ thì phải vượt qua 330 cây số.

Trong khi đó, Tổng giáo phận Bologna có gần 950 ngàn tín hữu, gấp quá 5 lần Cesena, và có 410 giáo xứ.

ĐTC đã đáp trực thăng lúc 7 giờ sáng từ Roma để tới thành Cesena. Tại đây lúc 8 giờ ngài gặp gỡ dân chúng lúc 8 giờ 15, rồi đến viếng nhà thờ chính tòa và gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong Hội đồng mục vụ và đại diện các giáo xứ.

Tại nhà nguyện Đức Mẹ Dân Chúng, ĐTC chủ sự buổi chầu Mình Thánh Chúa và tôn kính Đức Mẹ, trước sự hiện diện của một số bệnh nhân.

Sau đó, lúc 10 giờ, ĐTC đáp trực thăng bay tới thành phố Bologna. Trước tiên ngài gặp những người di dân tại trung tâm tạm trú có 1 ngàn người. Lúc 12 giờ tại Quảng trường trung tâm thành Bologna , ĐTC gặp gỡ giới lao động, những người thất nghiệp, đại diện giới chủ công nghệ, công đoàn.. Trong số những người hiện diện cũng có các thân nhân của các nạn nhân vụ khủng bố tại Nhà ga xe hỏa Bologna ngày 2-8 năm 1980.

Ban trưa, ĐTC dùng bữa với 1 ngàn người nghèo và người di dân, tị nạn tại Vương cung Thánh đường thánh Petronio.

Ban chiều ngài gặp các LM, tu sĩ và chủng sinh, các phó tế vĩnh viễn tại Nhà thờ chính tòa thánh Phêrô, trước khi gặp các sinh viên và giới đại học tại Quảng trường Thánh Đa Minh. Sau cùng ĐTC cử hành thánh lễ lúc 5 giờ chiều tại Sân vận động Dall'Ara trước khi trở về Roma. Sau đây là các hoạt động chính của ĐTC sáng Chúa Nhật 1-10-2017.

Gặp gỡ giáo sĩ, tu sĩ giáo dân tại Cesena

Tại Nhà thờ chính tòa thánh Gioan Tẩy giả của giáo phận Cesena lúc 9 giờ, ĐTC đã gặp hơn 1 ngàn người ngồi chật thánh đường, gồm các LM, tu sĩ nam nữ, các phó tế vĩnh viễn cùng với gia đình, 6 chủng sinh, và đại diện Hội đồng mục vụ của 95 giáo xứ trong giáo phận.

Trong bài huấn dụ sau lời chào mừng và giới thiệu của Đức GM giáo phận, Douglas Regattieri, ĐTC cho biết sự hiện diện của ngài tại đây là để bày tỏ sự gần gũi và khích lệ các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tại đây trong sứ mạng chính yếu là ”loan báo và vui mừng làm chứng cho Tin Mừng”. Ngài nói:

”Việc loan báo Tin Mừng sẽ hiệu quả hơn khi được thực hiệp trong sự tâm đầu ý hiệp và với sự cộng tác chân thành giữa tất cả các thực tại Giáo Hội và các nhân viên mục vụ khác nhau, họ tìm được nơi Đức GM một điểm tham chiếu chắc chắn và gắn bó hòa hợp. Tinh thần đồng trách nhiệm là ý tưởng chủ yếu để tiến hành công việc chung trong lãnh vực huấn giáo, giáo dục Công Giáo, thăng tiến con người và bác ái, cũng như trong sự can đảm tìm kiếm những hình thức mới để cộng tác và làm cho Giáo Hội hiện diện trên lãnh thổ này, đứng trước những thách đố mục vụ và xã hội. Nguyên sự kiện nhìn thấy một Giáo Hội cố gắng tiến bước trong tình huynh đệ và hiệp nhất, thì đó đã là một chứng tá đức tin hữu hiệu rồi. Khi tình yêu trong Chúa Kitô chiếm chỗ trổi vượt hơn mọi sự, kể cả những đòi hỏi đặc thù hợp pháp, thì khi ấy chúng ta có khả năng ra khỏi mình, không qui trọng tâm vào bản thân và nhóm của mình, nhưng luôn qui hướng về Chúa Kitô, và ra đi gặp gỡ anh chị em.”

Sau khi nói đến đường hướng tổng quát và chủ yếu trên đây, ĐTC mời gọi các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân ở Cesena đặc biệt quan tâm đến những ”vết thương” của Chúa Kitô còn hiển hiện nơi nhiều người đau khổ, những người bị thương tổn trong cuộc sống, theo gương thánh Vinh Sơn Phaolô, người đã khởi xướng một cuộc ”cách mạng” bác ái thực sự tại Pháp cách đây 400 năm.

ĐTC cũng nhắn nhủ mọi người đặc biệt dành chỗ thích hợp cho việc cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa, ”đó là sức mạnh sứ mạng của chúng ta, như thánh nữ Têrêsa Calcutta chứng tỏ... Liên lỷ gặp Chúa trong kinh nguyện, đó là điều không thể thiếu được đối với các LM và những người thánh hiến, cũng như cho các nhân viên mục vụ, được kêu gọi ra khỏi ”mảnh vườn” bé nhỏ của mình để đi tới những môi trường ngoại ô của cuộc sống.”

Sau cùng, ĐTC đặc biệt kêu gọi các nhân viên mục vụ của Giáo Hội quan tâm nhiều hơn đến giới trẻ, làm sao để họ trở thành những tông đồ trẻ của người trẻ. Tiếp đến là quan tâm đến các gia đình, hoạt động với họ và cho họ. Và ngài nói:

”Anh chị em thân mến, đừng nản chí trước những khó khăn. Anh chị em hãy kiên trì làm chứng cho Tin Mừng, đồng hành với nhau: LM, tu sĩ, phó tế và giáo dân. Trên đường đi, anh chị em luôn cảm thấy được sức mạnh của Chúa Thánh Linh đồng hành và nâng đỡ”.

Sau bài huấn dụ trên đây, ĐTC đến Nhà nguyện Đức Mẹ Dân Chúng để chủ sự buổi chầu Mình Thánh Chúa, trước khi đáp trực thăng lúc 10 giờ bay đến trung tâm tiếp đón người di dân và tị nạn ở thành Bologna cách đó gần 100 cây số.

Lm. Trần Đức Anh OP
 
Đức Thánh Cha kêu gọi liên đới với những người thất nghiệp
Lm. Trần Đức Anh OP
08:44 01/10/2017
BOLOGNA. Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn người tại thành Bologna, trưa Chúa Nhật 1-10-2017, ĐTC đề cao tinh thần liên đới của dân chúng địa phương và ngài dùng bữa trưa với 1 ngàn người nghèo.

Lúc gần 1 giờ trưa, tại Quảng trường lớn ở trung tâm Bologna, ĐTC đã gặp gỡ đại diện giới lao động.

Ngỏ lời với hàng ngàn người trong dịp này sau lời chào mừng của Đức TGM sở tại Matteo Zuppi , ĐTC ca ngợi tinh thần đối thoại giữa các thực tại xã hội ở Bologna để ra khỏi những cuộc khủng hoảng và xây dựng tương lai. Và từ lâu tại đây đã có một kinh nghiệm cộng tác, các hợp tác xã, nảy sinh từ kinh nghiệm về tình liên đới. Ngài nói:

”Chúng ta đừng bao giờ đặt tình liên đới phải tùng phục tiêu chuẩn lợi lộc tài chánh, vì nếu làm như thế, tôi có thể nói là chúng ta cướp mất tình liên đới với những người yếu thế đang rất cần nó. Tìm kiếm một xã hội công bằng hơn không phải là một giấc mơ quá khứ nhưng là một sự dấn thân, một công việc mà tất cả mọi người đều cần.

”Tình trạng người trẻ thất nghiệp và của bao nhiêu người khác bị mất công ăn việc làm và không hội nhập được vào thị trường lao động là điều mà không bao giờ chúng ta được trở nên quen thuộc, coi chúng như thể chỉ là những con số thống kê mà thôi.”

ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Cuộc khủng hoảng kinh tế có một chiều kích Âu Châu và hoàn cầu, và như chúng ta biết, nó cũng là một cuộc khủng hoảng luân lý đạo đức, khủng hoảng tinh thần và nhân bản. Nơi căn cội cuộc khủng hoảng này có một sự phản bội công ích từ phía cá nhân cũng như từ phía các nhóm quyền lực. Vì thế, cần phải loại bỏ thái độ coi luật lệ lợi lộc là trọng tâm và đặt con người và công ích ở vị trí trung tâm. Nhưng để cho vị trí trung tâm ấy được thực sự và hữu hiệu, thì không phải chỉ tuyên bố xuông, nhưng còn phải gia tăng những cơ hội kiến tạo công ăn việc làm xứng đáng. Đây chính là một công tác của toàn thể xã hội: đặc biệt trong giai đoạn này, toàn thể xã hội, với những thành phần khác nhau, đều được kêu gọi hết sức cố gắng để công ăn việc làm, vốn là yếu tố đầu tiên của phẩm giá, trở thành một quan tâm chủ yếu.

Sau bài huấn dụ ngắn trên đây, ĐTC đã mời mọi người cùng đọc kinh Truyền Tin và ngài ban phép lành cho mọi người. Rồi ngài tiến vào Vương cung thánh đường thánh Petronio ở ngay quảng trường, để dùng bữa trưa với 1 ngàn người nghèo tại đây. Thánh đường hùng vĩ này có 5 ngàn chỗ ngồi.

Đầu bữa ăn, ĐTC nói với các thực khách nghèo rằng:

”Anh chị em ở trung tâm của ngôi nhà này. Giáo Hội muốn anh chị em ở giữa. Giáo Hội là của tất cả mọi người, đặc biệt là của những người nghèo. Tất cả chúng ta đều là những người được mời, và chỉ nhờ ơn thánh của Chúa. Đó là một mầu nhiệm tình thương nhưng không của Thiên Chúa, Đấng muốn cho chúng ta trở thành con cái của Ngài ở đây, không phải do công trạng, nhưng là do tình thương của Chúa.”

Chiều hôm qua, ĐTC gặp các LM, tu sĩ và chủng sinh, các phó tế vĩnh viễn tại Nhà thờ chính tòa thánh Phêrô của Tổng giáo phận Bologna, trước khi gặp các sinh viên và giới đại học tại Quảng trường Thánh Đa Minh, rồi cử hành thánh lễ lúc 5 giờ chiều cho các tín hữu, trước khi trở về Roma.
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ người di dân và tị nạn tại Bologna
Lm. Trần Đức Anh OP
09:05 01/10/2017
BOLOGNA. Trong cuộc gặp gỡ 500 người di dân và tị nạn tại một trung tâm ở Bologna, hôm 1-10-2017, ĐTC kêu gọi quảng đại đón tiếp và giúp đỡ hội nhập những người nhập cư và tị nạn.

Trung tâm tiếp cư này của miền Emilia Romagna, có thể đón nhận 1 ngàn người di dân và tị nạn được tạm trú trong khi chờ đợi được cứu xét đơn xin tị nạn, hoặc được phân phối đi định cư tại các nơi khác. Đến nơi vào lúc 10 giờ rưỡi, dưới cơn mưa nhẹ, đã dành 50 phút để chào thăm bắt tay hàng trăm những người tị nạn, hầu hết từ Phi châu, và người nào cũng chụp hình selfie với ngài. Có những người dương biểu ngữ viết trên giấy, xin ĐTC can thiệp để họ được giấy tờ cư trú và qui chế tị nạn.

Huấn dụ của ĐTC

Ngỏ lời với 500 người trong cuộc gặp gỡ chung, ĐTC cho biết ngài muốn cuộc gặp gỡ tại đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên ở thành Bologna này, đồng thời nhận xét rằng:

“Nhiều người không biết anh chị em và họ lo sợ. Thái độ sợ hãi này làm cho họ cảm thấy có quyền xét đoán và họ làm điều này một cách gay gắt, lạnh lùng và tưởng là mình nhìn thấy rõ. Nhưng không phải như vậy. Người ta chỉ nhìn thấy rõ khi ở gần với lòng từ bi. Nếu không có sự gần gũi, từ bi như thế, thì tha nhân chỉ là một người xa lạ, thậm chí là một kẻ thù, không thể trở thành người thân cận của ta được... Nếu chúng ta nhìn tha nhân mà không có lòng từ bi thương xót, thì chúng ta không thể thấy đau khổ và các vấn đề của họ. Ngày hôm nay, tôi chỉ thấy ở đây bao nhiều ước muốn thân thiện và trợ giúp... Nơi anh chị em, cũng như nơi mỗi ngoại kiều gõ cửa nhà chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đồng hóa với ngoại kiều, trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh, Ngài được đón nhận hoặc phủ nhận (Xc Mt 25,35.43)

ĐTC tái cổ võ việc tiếp nhận người di dân và tị nạn, và nói:

”Tôi thực sự tin rằng cần có thêm nhiều quốc gia chấp nhận các chương trình hỗ trợ cá nhân và cộng đồng dành cho việc tiếp đón và mở ra những hành lang nhân đạo cho những người tị nạn ở trong những tình cảnh khó khăn hơn, để tránh những chờ đợi dài dẵng và phí thời giờ, có thể gây ra thất vọng. Sự hội nhập bắt đầu bằng sự nhận biết. Tiếp xúc với tha nhân sẽ giúp khám phá ”bí quyết” của mỗi người và cả những năng khiếu của họ, cởi mở để đón nhận những mong đợi hợp pháp của họ, và nhờ đó học cách yêu mến họ hơn, vượt thắng sợ hãi, giúp họ hội nhập vào cộng đồng mới đón tiếp họ.

ĐTC cũng nói với những người di dân và tị nạn rằng:

”Trong tâm hồn tôi, tôi muốn mang những lo sợ, khó khăn, rủi ro, và cảm giác bấp bênh của anh chị em.. mang những người anh chị em yêu mến, và vì họ anh chị em lên đường tìm kiếm một tương lai. Mang họ trong đôi mắt và tâm hồn, sẽ giúp anh chị em làm việc hơn nữa để có một thành thị đón tiếp và có khả năng mang lại cơ hội cho tất cả mọi người. Vì thế, tôi khuyên anh chị em hãy cởi mở đối với nền văn hóa tại thành phố này, sẵn sàng tiến bước trên con đường được chỉ rõ qua các luật lệ của đất nước này”.

Giáo Hội là một người Mẹ không phân biệt và yêu thương mỗi người như Con Cái Thiên Chúa là hình ảnh của Chúa. Bologna là một thành phố vẫn luôn nổi tiếng về tinh thần tiếp đón. Sự tiếp đón này được canh tân qua bao nhiêu kinh nghiệm về tình liên đới, đón tiếp trong các giáo xứ và các cơ sở tôn giáo, và cả trong nhiều gia đình và cơ cấu xã hội.

Trong lời kết thúc, ĐTC đã gọi những người di dân và tị nạn là ”những người chiến đấu cho niềm hy vọng!”.

Sau cuộc gặp gỡ anh chị em di dân và tị nạn, lúc giữa trưa, ĐTC đến Quảng trường trung tâm của Bologna, một thành phố có 390 ngàn dân cư, để gặp gỡ giới lao động và chủ sự buổi đọc Kinh truyền Tin.
 
Tại sao Đức Phanxicô không trả lời các câu hỏi về Amoris Laetitia
Vũ Văn An
17:27 01/10/2017
Theo Ký Giả Edward Pentin, thông tín viên kỳ cựu tại Vatican của tờ National Catholic Register, cho đến nay, có ít nhất sáu nhóm trong Giáo Hội Công Giáo công khai lên tiếng yêu cầu Đức Phanxicô minh xác một số vấn đề liên quan tới mục vụ hôn nhân và gia đình đã được đề ra dưới triều giáo hoàng của ngài, nhất là trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương mà tiếng Latinh gọi là Amoris Laetitia. Nhưng cho tới nay, ngài không trả lời, ít nhất một cách trực tiếp.

Sáu yêu cầu minh xác

Tháng Chín năm 2015, trước ngày khai mạc Thượng Hội Đồng thứ hai về gia đình, một kiến nghị gồm tới 800,000 chữ ký của các cá nhân và hiệp hội khắp thế giới, trong đó có 202 giáo phẩm đã trình lên Đức Phanxicô, kêu gọi ngài tuyên bố rõ ràng giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Các người ký tên, thuộc 178 quốc gia, tỏ ý quan ngại trước sự “hỗn độn phổ biến” phát sinh từ việc có thể có sự mở cửa dẫn tới lạc giáo tại thượng hội đồng trước đó.

Tháng Bẩy năm 2016, một nhóm 45 học giả Công Giáo, giáo phẩm và giáo sĩ gửi một thư kêu gọi tới Hồng Y Đoàn yêu cầu các ngài thỉnh cầu Đức Phanxicô “từ bỏ” điều họ coi là “các mệnh đề sai lạc” chứa trong Amoris Laetitia. Họ viết rằng tông huấn này chứa “một số phát biểu có thể bị hiểu theo nghĩa trái ngược với tín lý và luân lý Công Giáo”.

Ngày 19 tháng Chín năm 2016, 4 vị Hồng Y Carlo Caffarra, Walter Brandmüller, Raymond Burke, và Joachim Meisner trình lên Đức Phanxicô các câu hỏi (dubia) của họ nhằm có được sự soi sáng và giải quyết sự hỗn độn trước nhiều lối giải thích khác nhau của một số giám mục và hội đồng giám mục về một số đoạn gây tranh cãi của tông huấn. Đức Phanxicô không cho biết đã nhận được các câu hỏi này và không trả lời yêu cầu của bốn vị muốn được triều kiến ngài.

Tháng Hai năm 2017, các hiệp hội đại diện cho hàng ngàn linh mục trên thế giới ra một tuyên ngôn cho rằng việc minh xác Amoris Laetitia “rõ ràng là cần thiết” khi có những lối giải thích khác nhau “rất phổ biến” về nó. Tuyên ngôn này cám ơn bốn vị Hồng Y để đệ nạp các câu hỏi.

Tháng Tư năm 2017, 6 học giả giáo dân từ nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức một hội nghị tại Rôma trong đó họ lưu ý các đoạn gây tranh cãi trong Amoris Laetitia và cho biết hàng ngũ giáo dân rất đỗi lo âu và bất an đối với văn kiện giáo hoàng này và các giải thích trái ngược nhau về nó.

Và gần đây nhất, ngày 11 tháng 8, 40 học giả giáo sĩ và giáo dân thuộc 20 quốc gia khác nhau trên thế giới, đã đệ lên Đức Phanxicô không phải “dubia” (câu hỏi) nữa mà là “correctio” (sửa sai) đàng hoàng, dù họ có thêm chữ “filialis” (con thảo) ở đàng trước. Nghe thì dữ dằn, nhưng họ vẫn không bác bỏ tư cách giáo hoàng của Đức Phanxicô, chỉ xin ngài chính thức bác bỏ các điểm lạc đạo được họ nêu ra từ Amoris Laetitia. Như thường lệ, ngài không phúc đáp là đã nhận được “correctio”, và dĩ nhiên, từ khước trả lời. Nên các tác giả đã cho công bố “correctio” vào ngày 25 tháng Chín.

Theo hãng tin A.P., trước đó mấy ngày, tức ngày 22 tháng Chín, số người tham gia “correctio” đã lên tới 62, và 72 tiếng đồng hồ sau khi công bố, con số này đã tăng tới 142.

Rục rịch

Tuy trong số 142 người nói trên không có vị Hồng Y nào, nhưng động thái của nhóm này đang gây được chú ý đáng kể. Thực vậy, theo tin của ANSA/EPA ngày 28 tháng Chín, Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nói rằng “điều quan trọng là phải đối thoại ngay bên trong Giáo Hội” để trả lời lá thư của các người Công Giáo bảo thủ tố cáo Đức Phanxicô tội lạc giáo. Lên tiếng bên lề một hội nghị về các Kitô Hữu Iraq do ACS tổ chức (ACS là một cơ quan vô vị lợi quốc tế do Tòa Thánh bảo trợ chuyên giúp đỡ các Kitô hữu bị bách hại trên thế giới), Đức Hồng Y Parolin cho rằng “Những người không đồng ý đã phát biểu sự bất đồng của họ, nhưng về các vấn đề này, chúng ta phải lý luận, cố gắng hiểu nhau”.

Còn Đức Hồng Y Muller, cựu bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong một cuộc phỏng vấn ngày 26 tháng Chín vừa qua của tờ National Catholic Register, thì cho rằng để đánh tan sự căng thẳng hiện nay, Đức Phanxicô nên đề cử một nhóm Hồng Y để tranh luận với các người phê bình ngài. Ngài đáng được tôn kính, nhưng những người này cũng đáng được trả lời một cách thuyết phục.

Đức Hồng Y cho rằng Giáo Hội cần “đối thoại và tin tưởng nhau nhiều hơn” thay vì “đa cực hóa và bút chiến”. Vả lại, “Ta phải tránh ly giáo và phân cách mới ra khỏi Giáo Hội Công Giáo duy nhất, một giáo hội mà nguyên tắc và nền tảng vĩnh viễn xây dựng sự hợp nhất và hiệp thông trong Chúa Giêsu Kitô là vị giáo hoàng đương nhiệm, tức Đức Phanxicô, và mọi giám mục hiệp thông trọn vẹn với ngài”.

Lý do im lặng

Cho đến nay, vẫn chưa có trả lời chính thức. Trước thái độ này, ít nhất có hai tác giả đặt câu hỏi: tại sao Đức Phanxicô không trả lời.
Tác giả thứ nhất là Phil Lawler, một ký giả thuộc phe bảo thủ, ngầm cho thấy Đức Phanxicô có trả lời, nhưng trả lời gián tiếp, qua các đại diện (surrogates) của ngài.

Trên CatholicCulture.org ngày 28 tháng Chín, Lawler viết: theo các các đại diện này, Đức Giáo Hoàng không bó buộc phải trả lời. Điều này đúng, không có điều nào trong giáo luật buộc Đức Giáo Hoàng phải trả lời thư từ. Có điều, lý lẽ này không thích đáng đối với một vị giáo hoàng chuyên cổ vũ đối thoại, đồng hành…

Andrea Tornielli, môt đại diện khác, thì cho rằng việc tố cáo một vị giáo hoàng lạc giáo không có gì mới mẻ hết, cả đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đều từng bị tố cáo là lạc giáo. Nhưng theo Lawler, những kẻ ấy chỉ là những tay mơ, không có tư cách hay ít nhất không trung thành với Giáo Hội, không hẳn là tín hữu Công Giáo chính thống. Không thể so sánh những người này với các thần học gia cỡ Josef Seifert, Germain Grisez và John Finnis, ấy là chưa kể các vị Hồng Y như Burke, Meisner, Caffara và Brandmüller.

Massimo Faggioli, một người đang nhanh chóng trở thành một “đại diện” của Đức Phanxicô, thì cho rằng rất nhiều loại thư từ đến Vatican bị liệt vào loại non esse respondendum (không phải trả lời) vì “quá phức tạp, quá gây tranh cãi, không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng”. Nhưng các câu hỏi do 4 vị Hồng Y nêu ra có chi là quá phức tạp. quá gây tranh cãi đến không thể trả lời CÓ hay KHÔNG? Hơn nữa, vị giáo hoàng đương nhiệm có bao giờ ngại tranh cãi đâu!

Tác giả thứ hai là linh mục Dwight Longenecker, một cựu mục sư Anh Giáo. Cha cho rằng sự im lặng của Đức Phanxicô gây nhiều ngạc nhiên, vì theo Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của ngài, Đức Phanxicô luôn hoan nghinh các lời phê bình chỉ trích.

Tuy nhiên, theo Cha, phần lớn những người ngạc nhiên như trên đã không hiểu luồng tư tưởng nằm ở bên dưới sự im lặng này đó là luồng tư tưởng phê phán điều họ gọi là “đức tin phát biểu thành điều” (propositional faith), có thể dịch gọn gàng hơn là đức tin tín điều.

Đức tin tín điều là đức tin đặt cơ sở trên các mệnh đề và định nghĩa thuận lý, nghĩa là dựa vào sách vở có thẩm quyền, một tuyên tín (creed), một sách giáo lý, một nền thần học tín lý có hệ thống, và một luật lệ tôn giáo đã định hình. Những người thích đức tin tín điều muốn có sự chắc chắn và rõ ràng.

Còn những người phê phán đức tin tín điều thì tin rằng các mệnh đề, các tín điều chỉ là một cái khung hay cấu trúc của niềm tin, trong khi cảm nghiệm đức tin, tuy phức tạp hơn nhiều, nhưng cũng hứng thú và hiện thực hơn rất nhiều. Họ phê phán những người thích đức tin tín điều là cứng ngắc, vụ luật hoặc biệt phái! Họ thích nhấn mạnh tới việc “gặp gỡ Chúa Kitô” một cách chủ quan hơn. Họ vận động người ta không tranh luận về tín lý hay giáo luật, trái lại xắn tay áo lên hành động và lăn xả vào việc làm của Thiên Chúa trong thế gian.

Các người phê phán đức tin tín điều cũng cho rằng đức tin này có tính chia rẽ. Nếu việc gặp gỡ với Chúa Kitô được nhấn mạnh chứ không phải các công thức thành điều của tín lý và luân lý, thì ta sẽ nối kết tốt hơn với các Kitô Hữu không Công Giáo và những người có thiện chí ở bên ngoài Kitô Giáo. Nói cách khác,”tín lý chia rẽ” nhưng nếu tập chú vào kinh nghiệm tôn giáo, ta sẽ có cơ hội nhiều hơn tìm được cơ sở chung.

Họ cũng cho rằng đức tin phát biểu thành điều, do từ bản chất, vốn gắn liền với các yếu tố lịch sử và triết học của thời đại và nền văn hóa trong đó các mệnh đề này được lên khuôn. Họ cho rằng, thần học của Thánh Tôma Aquinô, chẳng hạn, rất hợp với Âu Châu thế kỷ 13 nhưng nó khá lủng củng đối với nền văn hóa hoàn cầu thay đổi như chong chóng của thế kỷ 21. Một đức tin ít nhấn mạnh tới tín điều dễ thích ứng và uyển chuyển hơn.

Cha Longnecker nhận định rằng: đọc Tin Mừng, ta khó có thể bất đồng với những người phê phán đức tin tín điều. Vì dù gì, địch thủ của Chúa Giêsu vẫn là những người tôn giáo đầy tính cứng ngắc, vụ luật, hay lên án và bám vào luật lệ cũng như các truyền thống do con người tạo ra. Người là Đấng, nói theo lối nói của Đức Phanxicô, luôn “gây lộn xộn” (making a mess), bất chấp các kỹ thuật vụ luật, gặp gỡ người ta ở chính chỗ của họ và đem đến cho họ sự hàn gắn, cảm thương và tha thứ.

Thành thử, Đức Phanxicô không trả lời các người phê phán vì ngài không thích thứ đức tin phát biểu thành điều. Ngài muốn người Công Giáo vượt lên trên các kỹ thuật, các chi tiết tín lý và các trói buộc của luật lệ để sống thực cuộc sống Công Giáo giống Chúa Giêsu nhiều hơn: dành chỗ cho những rắc rối và mơ hồ của đời thực, gặp gỡ những con người thực đang đối phó với những quyết định khó khăn nhưng vẫn cố gắng xích lại gần Thiên Chúa trong khi rón rén lách qua các luật lệ khắt khe của Giáo Hội.

Nói cách khác, theo cha Longnecker, Đức Phanxicô không trả lời vì ngài không muốn rơi vào trò chơi của những người phê phán ngài. Ngài không muốn bị lôi vào các luận điểm vụ luật của họ; thay vào đó, ngài muốn tiếp tục thách thức họ. Ngài muốn chúng ta sống với những hàm hồ và tiếp diễn công trình phức tạp đem Chúa Giêsu đến cho những người đang chơi vơi với một cuộc sống đôi khi rối bời.

Cây nho và giàn cây nho

Tuy nhiên, cũng theo Cha Longnecker, luận điểm nào cũng luôn có mặt bên kia và vì thế cân bằng là điều nên có. Vì cá tính, một số con chiên của Đức Phanxicô cần sự chắc chắn, sự an tâm và sự rõ ràng trong giáo huấn. Thay vì đẩy họ qua bên lề, ngài nên cung cấp cho họ sự rõ ràng trong giáo huấn trong khi vẫn thách thức họ đừng chỉ dựa vào các mệnh đề đã thành tín điều mà thôi và tìm cách ẩn mình phía sau sự an toàn biểu kiến của các mệnh đề tín lý và “giáo huấn luân lý rõ ràng”.

Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng cần phải biểu lộ đường lối phục vụ thế giới của Chúa Giêsu, nhưng nhiệm vụ của ngài cũng có phần phải xác định và bênh vực đức tin và đối với người Công Giáo, một phần trong cảm nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô là việc xác định một cách rõ ràng và không hàm hồ đức tin và nền luân lý có tính lịch sử.

Đức Phanxicô rất thích phê phán các người Công Giáo cứng ngắc và cố kết với phương thức vụ luật, nhưng theo Cha Longnecker, những người này rất ít. Đại đa số người Công Giáo là những người bình thường, không đần độn dù không thông thạo thần học. Họ hiểu việc cần có giáo huấn rõ ràng về tín lý và luân lý, nhưng họ cũng hiểu cuộc sống là phức tạp và công việc của Giáo Hội là phục vụ tình yêu Chúa Kitô trong các tình thế phức tạp ấy.

Riêng bản thân mình, Cha Longnecker cho rằng cha hiểu việc cần phải “gặp gỡ Chúa Kitô”, trái với việc chỉ dựa vào đức tin tín điều. Nhưng cha tin rằng thiếu các khẳng định rõ ràng của các mệnh đề đức tin, việc gặp gỡ Chúa Kitô không hơn không kém chỉ là một cảm nghiệm chủ quan.

Cả hai thứ trên đều cần giống như cây nho và giàn cây nho. Cây nho mới là điều đáng kể. Nó là hồng phúc sống động, phát triển và sinh hoa trái. Nhưng nó cần giàn để phát triển, để vươn lên lấy ánh mặt trời mà sinh hoa sinh trái. Cây nho là đức tin, là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, là cảm nghiệm và mạo hiểm thực chất của việc sống cuộc sống Kitô hữu. Chiếc giàn là các mệnh đề tín lý và luân lý để nâng cây nho lên; muốn nâng được cây nho, nó cần được bảo trì và sửa chữa liên tục.
 
Phóng sự đặc biệt: Cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ giáo phận Cesena.
VietCatholic Network
18:11 01/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tại Nhà thờ chính tòa thánh Gioan Tẩy giả của giáo phận Cesena lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đã gặp hơn 1 ngàn người ngồi chật thánh đường, gồm các linh mục, tu sĩ nam nữ, các phó tế vĩnh viễn cùng với gia đình, 6 chủng sinh, và đại diện Hội đồng mục vụ của 95 giáo xứ trong giáo phận.

Trong bài huấn dụ sau lời chào mừng và giới thiệu của Đức Giám Mục giáo phận, Douglas Regattieri, Đức Thánh Cha cho biết sự hiện diện của ngài tại đây là để bày tỏ sự gần gũi và khích lệ các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tại đây trong sứ mạng chính yếu là “loan báo và vui mừng làm chứng cho Tin Mừng”. Ngài nói:

“Việc loan báo Tin Mừng sẽ hiệu quả hơn khi được thực hiệp trong sự tâm đầu ý hiệp và với sự cộng tác chân thành giữa tất cả các thực tại Giáo Hội và các nhân viên mục vụ khác nhau, họ tìm được nơi Đức Giám Mục một điểm tham chiếu chắc chắn và gắn bó hòa hợp. Tinh thần đồng trách nhiệm là ý tưởng chủ yếu để tiến hành công việc chung trong lãnh vực huấn giáo, giáo dục Công Giáo, thăng tiến con người và bác ái, cũng như trong sự can đảm tìm kiếm những hình thức mới để cộng tác và làm cho Giáo Hội hiện diện trên lãnh thổ này, đứng trước những thách đố mục vụ và xã hội. Nguyên sự kiện nhìn thấy một Giáo Hội cố gắng tiến bước trong tình huynh đệ và hiệp nhất, thì đó đã là một chứng tá đức tin hữu hiệu rồi. Khi tình yêu trong Chúa Kitô chiếm chỗ trổi vượt hơn mọi sự, kể cả những đòi hỏi đặc thù hợp pháp, thì khi ấy chúng ta có khả năng ra khỏi mình, không qui trọng tâm vào bản thân và nhóm của mình, nhưng luôn qui hướng về Chúa Kitô, và ra đi gặp gỡ anh chị em.”

Sau khi nói đến đường hướng tổng quát và chủ yếu trên đây, Đức Thánh Cha mời gọi các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân ở Cesena đặc biệt quan tâm đến những “vết thương” của Chúa Kitô còn hiển hiện nơi nhiều người đau khổ, những người bị thương tổn trong cuộc sống, theo gương thánh Vinh Sơn Phaolô, người đã khởi xướng một cuộc “cách mạng” bác ái thực sự tại Pháp cách đây 400 năm.

Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ mọi người đặc biệt dành chỗ thích hợp cho việc cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa, “đó là sức mạnh sứ mạng của chúng ta, như thánh nữ Têrêsa Calcutta chứng tỏ... Liên lỷ gặp Chúa trong kinh nguyện, đó là điều không thể thiếu được đối với các linh mục và những người thánh hiến, cũng như cho các nhân viên mục vụ, được kêu gọi ra khỏi “mảnh vườn” bé nhỏ của mình để đi tới những môi trường ngoại ô của cuộc sống.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha đặc biệt kêu gọi các nhân viên mục vụ của Giáo Hội quan tâm nhiều hơn đến giới trẻ, làm sao để họ trở thành những tông đồ trẻ của người trẻ. Tiếp đến là quan tâm đến các gia đình, hoạt động với họ và cho họ. Và ngài nói:

“Anh chị em thân mến, đừng nản chí trước những khó khăn. Anh chị em hãy kiên trì làm chứng cho Tin Mừng, đồng hành với nhau: linh mục, tu sĩ, phó tế và giáo dân. Trên đường đi, anh chị em luôn cảm thấy được sức mạnh của Chúa Thánh Linh đồng hành và nâng đỡ”.

Sau bài huấn dụ trên đây, Đức Thánh Cha đến Nhà nguyện Đức Mẹ Dân Chúng để chủ sự buổi chầu Mình Thánh Chúa, trước khi đáp trực thăng lúc 10 giờ bay đến trung tâm tiếp đón người di dân và tị nạn ở thành Bologna cách đó gần 100 cây số.
 
Phóng sự đặc biệt: Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với các bạn trẻ di dân
VietCatholic Network
18:28 01/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đến Bologna vào lúc 10 giờ 20 phút, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với những người nhập cư trẻ tuổi đến Ý bằng đường biển. Họ là những người đã trải qua những giờ phút khó khăn và nguy hiểm đến mạng sống khi vượt biển Địa Trung Hải để đến Ý.

Ngỏ lời với 500 người trong cuộc gặp gỡ chung, Đức Thánh Cha cho biết ngài muốn cuộc gặp gỡ tại đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên ở thành Bologna này, đồng thời nhận xét rằng:

“Nhiều người không biết anh chị em và họ lo sợ. Thái độ sợ hãi này làm cho họ cảm thấy có quyền xét đoán và họ làm điều này một cách gay gắt, lạnh lùng và tưởng là mình nhìn thấy rõ. Nhưng không phải như vậy. Người ta chỉ nhìn thấy rõ khi ở gần với lòng từ bi. Nếu không có sự gần gũi, từ bi như thế, thì tha nhân chỉ là một người xa lạ, thậm chí là một kẻ thù, không thể trở thành người thân cận của ta được... Nếu chúng ta nhìn tha nhân mà không có lòng từ bi thương xót, thì chúng ta không thể thấy đau khổ và các vấn đề của họ. Ngày hôm nay, tôi chỉ thấy ở đây bao nhiều ước muốn thân thiện và trợ giúp... Nơi anh chị em, cũng như nơi mỗi ngoại kiều gõ cửa nhà chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đồng hóa với ngoại kiều, trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh, Ngài được đón nhận hoặc phủ nhận (Xc Mt 25,35.43)

Đức Thánh Cha tái cổ võ việc tiếp nhận người di dân và tị nạn, và nói:

“Tôi thực sự tin rằng cần có thêm nhiều quốc gia chấp nhận các chương trình hỗ trợ cá nhân và cộng đồng dành cho việc tiếp đón và mở ra những hành lang nhân đạo cho những người tị nạn ở trong những tình cảnh khó khăn hơn, để tránh những chờ đợi dài dẵng và phí thời giờ, có thể gây ra thất vọng. Sự hội nhập bắt đầu bằng sự nhận biết. Tiếp xúc với tha nhân sẽ giúp khám phá “bí quyết” của mỗi người và cả những năng khiếu của họ, cởi mở để đón nhận những mong đợi hợp pháp của họ, và nhờ đó học cách yêu mến họ hơn, vượt thắng sợ hãi, giúp họ hội nhập vào cộng đồng mới đón tiếp họ.

Đức Thánh Cha cũng nói với những người di dân và tị nạn rằng:

“Trong tâm hồn tôi, tôi muốn mang những lo sợ, khó khăn, rủi ro, và cảm giác bấp bênh của anh chị em.. mang những người anh chị em yêu mến, và vì họ anh chị em lên đường tìm kiếm một tương lai. Mang họ trong đôi mắt và tâm hồn, sẽ giúp anh chị em làm việc hơn nữa để có một thành thị đón tiếp và có khả năng mang lại cơ hội cho tất cả mọi người. Vì thế, tôi khuyên anh chị em hãy cởi mở đối với nền văn hóa tại thành phố này, sẵn sàng tiến bước trên con đường được chỉ rõ qua các luật lệ của đất nước này”.

Giáo Hội là một người Mẹ không phân biệt và yêu thương mỗi người như Con Cái Thiên Chúa là hình ảnh của Chúa. Bologna là một thành phố vẫn luôn nổi tiếng về tinh thần tiếp đón. Sự tiếp đón này được canh tân qua bao nhiêu kinh nghiệm về tình liên đới, đón tiếp trong các giáo xứ và các cơ sở tôn giáo, và cả trong nhiều gia đình và cơ cấu xã hội.

Trong lời kết thúc, Đức Thánh Cha đã gọi những người di dân và tị nạn là “những người chiến đấu cho niềm hy vọng!”.
 
Phóng sự đặc biệt: Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với giới công nhân Bologna
VietCatholic Network
18:41 01/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau cuộc gặp gỡ anh chị em di dân và tị nạn, lúc giữa trưa, Đức Thánh Cha đến Quảng trường trung tâm của Bologna, một thành phố có 390 ngàn dân cư, để gặp gỡ giới lao động và chủ sự buổi đọc Kinh truyền Tin.

Ngỏ lời với hàng ngàn người trong dịp này sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục sở tại Matteo Zuppi , Đức Thánh Cha ca ngợi tinh thần đối thoại giữa các thực tại xã hội ở Bologna để ra khỏi những cuộc khủng hoảng và xây dựng tương lai. Và từ lâu tại đây đã có một kinh nghiệm cộng tác, các hợp tác xã, nảy sinh từ kinh nghiệm về tình liên đới. Ngài nói:

“Chúng ta đừng bao giờ đặt tình liên đới phải tùng phục tiêu chuẩn lợi lộc tài chánh, vì nếu làm như thế, tôi có thể nói là chúng ta cướp mất tình liên đới với những người yếu thế đang rất cần nó. Tìm kiếm một xã hội công bằng hơn không phải là một giấc mơ quá khứ nhưng là một sự dấn thân, một công việc mà tất cả mọi người đều cần.

“Tình trạng người trẻ thất nghiệp và của bao nhiêu người khác bị mất công ăn việc làm và không hội nhập được vào thị trường lao động là điều mà không bao giờ chúng ta được trở nên quen thuộc, coi chúng như thể chỉ là những con số thống kê mà thôi.”

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng: “Cuộc khủng hoảng kinh tế có một chiều kích Âu Châu và hoàn cầu, và như chúng ta biết, nó cũng là một cuộc khủng hoảng luân lý đạo đức, khủng hoảng tinh thần và nhân bản. Nơi căn cội cuộc khủng hoảng này có một sự phản bội công ích từ phía cá nhân cũng như từ phía các nhóm quyền lực. Vì thế, cần phải loại bỏ thái độ coi luật lệ lợi lộc là trọng tâm và đặt con người và công ích ở vị trí trung tâm. Nhưng để cho vị trí trung tâm ấy được thực sự và hữu hiệu, thì không phải chỉ tuyên bố xuông, nhưng còn phải gia tăng những cơ hội kiến tạo công ăn việc làm xứng đáng. Đây chính là một công tác của toàn thể xã hội: đặc biệt trong giai đoạn này, toàn thể xã hội, với những thành phần khác nhau, đều được kêu gọi hết sức cố gắng để công ăn việc làm, vốn là yếu tố đầu tiên của phẩm giá, trở thành một quan tâm chủ yếu.

Sau bài huấn dụ ngắn trên đây, Đức Thánh Cha đã mời mọi người cùng đọc kinh Truyền Tin và ngài ban phép lành cho mọi người. Rồi ngài tiến vào Vương cung thánh đường thánh Petronio ở ngay quảng trường, để dùng bữa trưa với 1 ngàn người nghèo tại đây. Thánh đường hùng vĩ này có 5 ngàn chỗ ngồi.

Đầu bữa ăn, Đức Thánh Cha nói với các thực khách nghèo rằng:

“Anh chị em ở trung tâm của ngôi nhà này. Giáo Hội muốn anh chị em ở giữa. Giáo Hội là của tất cả mọi người, đặc biệt là của những người nghèo. Tất cả chúng ta đều là những người được mời, và chỉ nhờ ơn thánh của Chúa. Đó là một mầu nhiệm tình thương nhưng không của Thiên Chúa, Đấng muốn cho chúng ta trở thành con cái của Ngài ở đây, không phải do công trạng, nhưng là do tình thương của Chúa.”
 
Bài giảng của ĐGH Phanxicô trong Thánh Lễ tại Bologna.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:02 01/10/2017
(Đài Vatican) ĐGH Phanxicô đã tới thăm các thành phố Cesena và Bolagna, kết thúc chuyến thăm mục vụ của ngài bằng Thánh Lễ tại Sân Vận Động Dall’Ara ở Bologna.

Trong bài giảng mà ĐGH gọi là “Chúa Nhật đầu tiên của Lời Chúa”,ngài đã suy tư về Lời Chúa. Lời Chúa đốt cháy lòng trí chúng ta bởi vì Lời Chúa làm cho chúng ta cảm nhận được yêu và được an ủi bởi Thiên Chúa.

Tin mừng Chúa Nhật hôm nay kể về dụ ngôn hai người con được cha mình sai đi làm vườn nho. Một người nói không, nhưng sau lại đi làm, còn người nói vâng, nhưng rồi lại không đi. ĐGH nói rằng “Có một sự khác biệt lớn lao giữa người con thứ nhất cho là lười biếng và người con thứ hai cho là đạo đức giả.” Chúng ta hãy tưởng tượng xem họ nghĩ gì trong lòng. Tiếng của người cha vang vọng sâu xa trong tâm hồn người con, dù rằng lúc đầu anh ta nói không. Trong trường hợp thứ hai, thì ngược lại tiếng của cha đã hoàn toàn “bị chôn vùi.”

Giống như hai người con, chúng ta có thể chọn hoặc là người tội lỗi trong hành trình cuộc đời, tiếp tục lắng nghe thấy tiếng của Cha rồi ăn năn và chỗi dậy khi xa ngã; hoặc cứ là người tội lỗi đạo đức giả, luôn sẵn sàng biên minh cho mình và chỉ muốn làm những gì mình muốn và thuận tiện. Chúa Giêsu rất nghiêm khắc với trường hợp thứ hai và người mà chúng ta cho là tội lỗi sẽ đi trước mọi người mà vào thiên đàng. Những người trong trường hợp hai không có gì sai khi họ nghĩ về Thiên Chúa và về tôn giáo, nhưng họ hiểu lầm về cách một người tín hữu phải có đời sống như thế nào. Họ là những người quản gia cứng ngắc của truyền thống nhân loại, không có khả năng để hiểu rằng cuộc sống đi theo Chúa là một hành trình và nó đòi hỏi sự khiêm nhường để mở lòng, để ăn năn và để bắt đầu lại.

ĐGH Phanxicô nói điều quan trọng ở đây là sự ăn năn, nó cho phép chúng ta không cứng ngắc để biến đổi từ “không” với Chúa ra “vâng”, biến đổi từ “không” của tội lỗi ra “ vâng “ của tình yêu Thiên Chúa. Cuộc đời của mỗi người chúng ta có hai con đường: là người tội lỗi biết ăn ăn hay là người tội lỗi đạo đức giả.

Lời của Chúa thấm sâu vào lòng trí mỗi người chúng ta. Và cũng là lời kêu gọi chúng ta trở lại với mối liên hệ giữa cha và con. Như trong một gia đình, trong xã hội và trong Giáo Hội, có một nhu cầu gặp gỡ. “Đừng bao giờ loại bỏ sự gặp gỡ, đối thoại. Đừng bao giờ đầu hàng việc tìm kiếm những con đường mới để cùng sánh bước với nhau.”

Kết thúc bài giảng, ĐGH Phanxicô đưa ra ba chữ “P” theo tiếng Ý để giúp chúng ta nhận biết mình đang mình đang hướng về đâu như là một Giáo Hội. Chữ “Parola, nghĩa là Lời”, là kim chỉ nam dẫn chúng ta tới cuộc hành trình khiêm tốn; Chữ “Pane nghĩa là Bánh”, là Bánh Thánh ,khởi điểm cho mọi việc; và chữ “Poveri nghĩa là nghèo”, không chỉ là những người nghèo theo nghĩa vật chất, mà ngay cả những người nghèo về phần tâm linh. Qua những điều đó chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu, bởi vì Thiên Chúa đến thế gian trong sự nghèo hèn bằng cách tự bỏ chính mình như lời Thánh Phaolô đã nói.

ĐGH nói “Chúng ta sẽ làm tốt nếu luôn nhớ ba chữ này. “Lời Chúa, Bánh Thánh và Người Nghèo”. Ngài kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện cho chúng ta đừng bao giờ quên ba “thức ăn” căn bản này trong suốt cuộc hành của chúng ta.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo khu Teresa mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
04:29 01/10/2017
Melbourne, Thánh lễ 6 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 30/9/2017. Tại Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Giáo khu Teresa đã cùng cộng đoàn dâng lễ tạ ơn mừng bổn mạng giáo khu nhân lễ kính Thánh nữ Teresa Hài đồng Giêsu, vị thánh đơn sơ và khiêm nhường mà giáo khu đã vinh dự chọn Ngài làm bổn mạng.

Xem hình

Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, quản nhiệm cộng đoàn chủ tế. Ca đoàn Vô Nhiễm đã dùng lời ca, tiếng hát để hợp cùng giáo khu và cộng đoàn, qua sự cầu bầu của Thánh Bổn mạng dâng lên Thiên Chúa lời lời tán dương và cảm tạ muôn hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho giáo khu trong năm qua.

Trong bài chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật 26 Thường niên Năm A (Mt 21, 28-32.) Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người cha cùng sai hai người con ra làm vườn nho. Người thứ Nhất từ chối nhưng đã hối lỗi và đi làm theo lời cha mình nói, còn người thứ Hai thì nghe lời cha, nhưng lại không làm gì.

Đôi khi chúng ta là hình ảnh của người con thứ Nhất, và cũng có thể chúng ta là hình ảnh của người con thứ Hai. Chúng ta đã nghe tiếng Chúa, nhưng đã không thực hành theo ý Chúa.

Trở lại Thánh lễ mừng kính bổn mạng Giáo khu Teresa. Linh mục chủ tế nói thêm: Một giáo khu nhỏ bé cả về địa lý và nhân số. Giáo khu đã chọn vị Thánh cũng đơn sơ nhỏ bé với một lòng khiêm nhường và những đức tính hòa nhã làm vui lòng hết mọi người. Mặc dù, giáo khu nhỏ bé, khiêm nhường, nhưng những đóng góp của giáo khu cho cộng đoàn rất đáng kể. Xin cảm tạ Chúa và cầu nguyện cho những người trong giáo khu, những người còn sống được hưởng ơn bình an, những người đã qua đời được hưởng vinh phúc cùng Chúa trên nước Thiên đàng. Cùng cầu nguyện cho các vị đã hy sinh phục vụ giáo khu trong các nhiệm kỳ suốt thời gian qua.

Cuối lễ, ông Trương Văn Công, đại diện giáo khu đã lên cám ơn Cha quản nhiệm, ban mục vụ cộng đoàn, ban chấp hành các giáo khu, Ca đoàn Vô Nhiễm, cùng toàn thể cộng đoàn đã cùng về dâng thánh lễ tạ ơn. Ông cũng không quên cám ơn đến mọi người trong giáo khu đã đóng góp công, góp của để cùng giáo khu tổ chức mừng bổn mạng. Ông ngỏ lời mời mọi người hiện diện cùng chung vui với giáo khu bữa tiệc mừng sau thánh lễ.

Trong niềm vui, mọi người đã cùng nhau xuống hội trường thưởng thức các món ăn do những anh chị em trong giáo khu trổ tài nấu nướng thiết đãi mọi người. Niềm vui, tiếng cười, lời chào hỏi thân tình rộn rã làm cho buổi tiệc thêm vui trong tình thân ái.
 
Lễ Thêm Sức tại giáo xứ Ba Đông, GP. xuân Lộc
Hoàng Bá Qúy
08:23 01/10/2017
Giáo phận Xuân Lộc: Hôm nay, lúc 8g30 Chúa Nhật ngày 01 tháng 10 năm 2017, Giáo xứ Ba Đông, Giáo hạt Hố Nai hân hoan chào đón Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc đến kinh lý mục vụ, dâng thánh lễ tạ ơn mừng Kính Trọng Thể Lễ Đức Mẹ Mân Côi; Quan thầy Giáo xứ và ban Bí Tích Thêm Sức cho 132 em thiếu nhi.

Xem Hình

Chào đón Đức Cha Gioan nơi cổng thánh đường có cha xứ Giuse Đinh Đại Long, quý chức Ban Hành Giáo, đại diện các hội đoàn và các em thiếu nhi.

Trong dịp này, Đức Cha đã thánh hóa Từ Đường (Nhà Chờ Phục Sinh) nơi an vị hài cốt các bậc tiền nhân, chụp hình lưu niệm với các em chịu phép và gặp gỡ quý chức trong giáo xứ.

Đức Cha Gioan chủ sự Thánh lễ. Cùng đồng tế với Đức Cha có Cha Quản hạt Giuse Phạm sơn Lâm, Cha xứ Giuse Đinh Đại Long, Cha xứ nguyên Đaminh Nguyễn văn Tòng, quý cha trong hạt với sự hiệp dâng của quý tu sĩ, quý khách, quý chức, các em chịu phép và cộng đoàn dân Chúa.

Thánh lễ được cử hành long trọng và sốt sắng.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, ông Trưởng Ban Hành Giáo dâng lời cảm tạ Đức Cha và quý cha. Với tấm lòng cảm tạ, tri ân, hai em thiếu nhi đại diện cộng đoàn dâng lên Đức Cha, cha Quản hạt những lẵng hoa tươi thắm trong những tiếng pháo tay rộn vang.

Xin chúc mừng giáo xứ Ba Đông và xin Chúa Thánh Thần tiếp tục tuôn đổ Ơn Thánh của Ngài trên các em chịu Phép Thêm Sức hôm nay, biến đổi các em thành chứng nhân của Chúa giữa cuộc đời.

Ban Truyền Thông Hố Nai
 
Báo La Croix bàn về khả năng và giới hạn tự do tôn giáo ở Việt Nam và việc giảm thiểu ơn kêu gọi
Lê Đình Thông
08:33 01/10/2017
Lớp Thần học tại Đại Học Công Giáo Paris đào tạo nhiều linh mục Việt Nam. (ảnh báo La Croix)

Chúa Nhật 01/10/2017 nhằm lễ kính Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, bổn mạng các nước truyền giáo, cha Đinh Đồng Thượng Sách, Tuyên úy Sáng lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Paris đã đưa cho tôi ba thông tin và hình ảnh của nhật báo La Croix có liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam.

CÁC LINH MỤC VIỆT NAM TU HỌC TẠI ĐẠI HỌC Công Giáo PARIS

Theo nhật báo La Croix, các linh mục Việt Nam từ 30 đến 45 tuổi đến tu học tại Đại Học Công Giáo Paris để sau này về giảng dạy tại các đại chủng viện trong nước. Theo linh mục François Glory, MEP, hiện là điều hợp viên văn phòng chuyên trách các linh mục châu Á tu học tại hai Đại học Thần học Paris và Toulouse, các linh mục trẻ tu học tiếp cận căn bản thần học vững chắc để sau này giúp Giáo hội quê nhà hội nhập văn hóa. Giáo hội Việt Nam còn đặt dưới sự chỉ đạo ý thức hệ của đảng cộng sản.

VIỆC BỔ NHIỆM TÂN TRƯỞNG BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ GÂY TRỞ NGẠI TỰ DO TÔN GIÁO

Vẫn theo nhật báo La Croix, ngày 11/09 vừa qua, trung tướng Vũ Chiến Thắng, nguyên giáo đốc công an tỉnh Quảng Trị, nguyên cục trưởng An ninh Tây Bắc, trở thành trưởng ban tôn giáo chính phủ.

Trung tướng Vũ Chiến Thắng cho biết sẽ thi hành nghiêm ngặt nhiệm vụ được giao phó. Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 01/06/201, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi cho Quốc hội văn bản nhận định, có chữ ký của Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức GM Tổng thư ký Phêrô Nguyễn Văn Khảm, nói lên mối quan tâm của các vị chủ chăn đối với bộ luật tín ngưỡng, tôn giáo. Hội Đồng Giám Mục nhận định bộ luật có nhiều quy định gây quan ngại, cụ thể những qui định không rõ ràng đối với các tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động trong lãnh vực giáo dục và y tế. Theo luật tín ngưỡng, tôn giáo phải đồng hành với nhà nước.

Việc chính phủ bổ nhiệm một trung tướng công an làm trưởng ban tôn giáo chính phủ liệu có đáp ứng được với việc Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) vừa yêu cầu ghi tên Việt Nam trong danh sách CPC (Country of Particular Concern).

Ban Tôn giáo chính phủ hiện có 127 cán bộ công tác trong các vụ, trong số có vụ Công Giáo.

ƠN GỌI TRONG NƯỚC GIẢM SÚT

Linh mục Phêrô Trần Văn Huyền phụ trách nhà tập dòng Đức Mẹ Lên Trời cho nhật báo La Croix biết 10 năM về trước, mỗi nhà dòng có khoảng 20 ơn gọi một năm, ngày nay chỉ vào khoảng 3.

Nữ tu Jean-Baptiste dòng Biển Đức Vanves hoạt động ở Việt Nam cho biết từ 1999, mỗi năm có khoảng 40 dự sinh. Năm nay chỉ còn 12: 4 nam, 7 nữ.

Một số thanh niên đi nước ngoài làm việc (tai Úc, Nam Hàn, Đài Loan, Nga) hoặc du học (Trung Quốc, Bắc Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản). Linh mục Trần Văn Huyền cho biết trong làng Quỳnh Thanh có 12 ngàn người, tất cả thanh niên đến tuổi 18 đều bỏ làng.

Nữ tu Marie-Paulette Alaux, bề trên nhà tập dòng Đức Mẹ Lên Trời cho biết các người dự tu đều học ít nhất ba năm đại học nên sự lựa chọn chín chắn hơn.

Nữ tu Maria Hồ Thị Quy, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Mến Thánh Giá cho biết các bậc cha mẹ hãnh diện có con dâng mình cho Chúa. Trong giáo phận Vinh, dòng Mến Thánh Giá có 700 sơ, 500 dự tu ở tuổi 18. Sau hai năm học thần học, họ khấn trọn đời sau 6 năm.

Lê Đình Thông
 
Thánh lễ Bổn mạng và Làm phép Nhà mới tại Giáo xứ Ngạn Sơn, GP Lạng Sơn
Ban Truyền Thông Gp.LSCB
19:12 01/10/2017
“Ngày hôm nay đối với Giáo xứ Ngạn Sơn, không chỉ tràn ngập niềm vui của Thánh lễ Bổn mạng, nhưng còn là niềm hân hoan của ngày “thu hoạch” bao thành quả của các giới, các thành phần dân Chúa. Do đó, niềm hân hoan thánh thiện này càng được nhân lên. Chúng tôi hiện diện nơi đây cũng để chia sẻ và hòa chung niềm vui với Giáo xứ”.

Xem Hình

Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã ngỏ lời như thế với Cộng đồng dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ mừng Bổn mạng Giáo xứ Ngạn Sơn, được tổ chức vào sáng Chúa Nhật, 01 tháng 10 năm 2017.

Hôm nay quả thực là ngày hồng phúc, ngày đáng nhớ với Giáo xứ Ngạn Sơn nhỏ bé. Bao trùm khắp khuôn viên Nhà thờ, Nhà xứ Ngạn Sơn là niềm hân hoan cảm tạ và vui mừng: Giáo xứ tổ chức khánh thành và làm phép trọng thể ngôi nhà sinh hoạt mới, làm phép Tượng Tổng lãnh Thiên thần Gabriel đúng ngày lễ Bổn mạng Giáo xứ; đồng thời, trong Thánh lễ, các em thiếu nhi trong Giáo xứ được Rước lễ lần đầu, các bạn giới trẻ được nhận Chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân – Gia đình và Giới Gia trưởng Giáo xứ chcính thức ra mắt.

Để chuẩn bị cho ngày lễ, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ từ những ngày qua đã cộng tác với Cha xứ và Hội đồng mục vụ để chỉnh trang khuôn viên Thánh đường, trang trí cờ hoa. Mọi người cũng được mời gọi chuẩn bị tâm hồn mừng Đại lễ qua việc năng tham dự Thánh lễ, Rước lễ, Xưng tội. Các em thiếu nhi được tập dợt nghi thức cách chu đáo.

Lúc 9 giờ sáng, Đức cha Giuse đã đến Thánh đường Giáo xứ. Ngài được đón chào trong tiếng trống rộn ràng, những tràng pháo tay, những nụ cười hân hoan và quý mến của Cộng đoàn hiện diện. Ngài hôn kính Thánh giá, rảy Nước Thánh trên Cộng đoàn và tiến vào Thánh đường. Cộng đoàn hiệp ý dâng lời cầu nguyện cách riêng cho Ngài trong sứ vụ Mục tử coi sóc Giáo phận.

Nghi thức làm phép Nhà mới của Giáo xứ Ngạn Sơn được cử hành lúc 9 giờ 20 do Đức cha Giuse chủ sự. Ngôi nhà mới này nằm trong khuôn viên Nhà xứ, được nâng cấp và xây mới lầu để phục vụ các sinh hoạt đoàn hội trong Giáo xứ. Ngôi nhà không khi nào đóng cửa nói lên sự mở rộng của Giáo xứ dành cho mọi giới, mọi người trong tình hiệp thông liên đới một gia đình. Đó cũng là tâm tình mà Đức cha Giuse chia sẻ với Cộng đoàn khi cử hành nghi thức. Mỗi gia đình là một trường học dạy ta sống và yêu thương. Ngài mời gọi mọi người xây dựng Giáo xứ thực sự trở nên một Gia đình đầy tình hiệp nhất và chan hòa yêu thương. Sau lời nguyện, Đức cha Giuse và cha xứ Gioan đã rảy nước thánh làm phép ngôi nhà, cộng đoàn hát lên bài ca tạ ơn Chúa.

Sau nghi thức làm phép nhà, Đức cha chủ sự nghi thức làm phép Tượng Tổng lãnh Thiên thần Gabriel, được đặt trên kiệu trước núi đá. Tiếp đó là cuộc cung nghinh Tổng lãnh Thiên Thần xung quanh khuôn viên nhà thờ. Cộng đoàn hát lên bài ca lên đền “Tôi mừng vui mỗi khi nghe nhủ rằng: Nào ta tiến lên đền thờ Thiên Chúa…” vừa diễn tả niềm hân hoan, vừa nói lên lòng sốt mến khi bước vào cử hành Phụng vụ.

Thánh lễ được cử hành lúc 10 giờ do Đức cha chủ sự. Đồng tế với ngài có quý Cha dòng Don Bosco và quý Cha trong Giáo phận. Đông đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, ứng sinh, quý Hội đồng mục vụ và quý khách cùng bà con giáo dân tham dự Thánh lễ, trong bầu khí Phụng vụ trang trọng và sốt sắng.

Trong phần Hiệp lễ, Đức cha đã trao Mình và Máu Thánh Chúa cho 9 em thiếu nhi trong Giáo xứ được Rước lễ lần đầu. Đây là kỷ niệm đặc biệt và một dấu ấn đáng nhớ trên hành trình đức tin của các em.

Ông Giuse Phạm Văn Từ, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ, đã thay mặt mọi thành phần dân Chúa nói lên lời tri ân Đức cha Giuse, quý Cha, quý tu sỹ, quý vị Chính quyền các cấp, quý ân nhân, quý khách xa gần và toàn thể Cộng đoàn.

Cha xứ Gioan Lê Quang Vinh chính thức giới thiệu với Đức cha và Cộng đoàn hiện diện giới Gia trưởng của Giáo xứ Ngạn Sơn vừa được thiết lập, giới thiệu Ban đại diện của giới. Tiếp đó, các bạn trong lớp Giáo lý Hôn nhân và Gia đình tiến lên để được chính Đức cha Giuse trao Chứng chỉ Giáo lý.

Ngỏ lời với Cộng đoàn cuối lễ, Đức cha Giuse một lần nữa chúc mừng Cha xứ và Cộng đoàn Giáo xứ Ngạn Sơn nhân ngày lễ đặc biệt trọng đại hôm nay. Ngài khích lệ mọi thành phần dân Chúa hăng hái hơn nữa trong việc xây dựng Giáo xứ, phát triển các đoàn hội, mạnh mẽ hơn trong việc sống và diễn tả đức tin của mình, trở nên chứng tá Tin Mừng sống động của Chúa giữa xã hội hôm nay. Ngài cũng bày tỏ sự vui mừng khi chứng kiến lớp Giáo lý Hôn nhân và Gia đình cho các bạn trẻ mà Giáo xứ đã tổ chức, hy vọng đây sẽ là mô hình tiên khởi để các Giáo xứ khác tiếp tục thực hiện, hầu giúp các bạn trẻ chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang cho đời sống Gia đình. Ngài động viên giới Gia trưởng, giới Hiền mẫu trong Giáo xứ Ngạn Sơn khi tổ chức đoàn hội tập trung vừa mới hình thành, mong rằng mỗi người sẽ là người Cha người Mẹ tốt trong gia đình và trở nên những thành viên hăng hái nhiệt thành của xứ đạo.

Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 20, Đức cha xông hương Tổng lãnh Thiên thần Gabriel trong lúc cộng đoàn hát lên bài ca cảm tạ. Mọi người ở lại trong khuôn viên Giáo xứ để tham dự bữa tiệc thân hữu, chia sẻ niềm vui với Giáo xứ Ngạn Sơn trong ngày hồng phúc hôm nay.

Ban Truyền Thông Gp.LSCB
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân Lễ Mẹ Mân Côi: Giải Thích Từ Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi Trong Kinh Sách Công Giáo
Nguyễn Long Thao
09:47 01/10/2017
Mỗi tôn giáo có những đặc ngữ riêng. Người thuộc tôn giáo này khó hiểu được những đặc ngữ của tôn giáo khác. Ví dụ đa số người người Công Giáo Việt Nam không hiểu rõ nghĩa các từ của Phật Giáo như Chánh Quả, Bát Nhã, Huệ, Tuệ. Người Phật Giáo cũng không hiểu rõ ý nghiã các từ của người Công Giáo như Mân Côi, Chầu Lượt, Mùa Át. Ngoài ra, các tín hữu trong một tôn giáo cũng không hiểu hết các từ ngữ trong tôn giáo của mình, nhất là các từ về thần học..

Đối với người Công Giáo Việt Nam, một trong các từ khó hiểu và gây nhiều thắc mắc là Từ Mân Côi – Văn Côi – Mai Khôi – Môi Khôi. Người ta thường nói: Kinh Mân Côi, Tháng Mân Côi, Mầu Nhiệm Mân Côi, Chuỗi Môi Khôi, và ai cũng hiểu đại khái đó là kinh Kính Mừng và tháng Mân Côi là tháng 10, tháng kính Đức Mẹ Maria. Nhưng nếu có hỏi: từ Mân Côi có ý nghĩa gì để được gọi là Kinh Kính Mừng thì không mấy ai trả lời được. Ngoài ra tại sao Mân Côi lại gọi là Văn Khôi, Mai Khôi, Môi Khôi và tại sao người Công Giáo Việt Nam lại không hiểu rõ ý nghiã các từ này. Vấn nạn đặt ra như vậy nên bài nghiên cứu sẽ đề cập đến 3 vấn đề sau: (1) Kinh Mân Côi là gì ?. (2) Tai sao gọi là Kinh Mân Côi?. (3) Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi từ nào đúng?

1. KINH MÂN CÔI LÀ GÌ:

Theo định nghiã của các từ điển thần học Công Giáo, Kinh Mân Côi, tiếng La Tinh gọi là Rosarium, Anh ngữ là Rosary, Hán tự là 玫 瑰 涇, phát âm là [méiguijing], giọng Hán Việt đọc là Mai Côi Kinh. Đây là bộ kinh nguyện kính Đức Mẹ gồm 200 kinh chia làm từng chục. Mỗi chục gồm một kinh Lậy Cha,10 kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh. Đồng thời mỗi chục kinh để tưởng nhớ một mầu nhiệm liên hệ đến Chúa Giêsu hay Đức Mẹ Maria. Như vậy kinh Mân Côi là kinh suy niệm 20 Mầu Nhiệm, được chia làm 4 Mầu Nhiệm chính mà đặc ngữ Công Giáo gọi là Mùa như Mầu Nhiệm Mùa Vui, Mầu Nhiệm Mùa Thương, Mầu Nhiệm Mùa Mừng, và Mầu Nhiệm Sự Sáng.

Mùa Vui suy tư sự kiện Chúa Giáng Sinh. Mùa Thương tưởng nhớ đến việc Chúa chịu chết trên Thập Giá. Mùa Mừng tưởng nhớ đến việc Chúa Phục Sinh. Mùa Sáng hay Mầu Nhiệm Sự Sáng mới có từ năm 2002 dưới thời ĐGH Gioan Phaolô II, dành để suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu khi ra đi giảng đạo từ lúc chịu phép rửa trên sông Jordan tới khi Chúa lập phép bí tích Thánh Thể. Theo tài liệu thì Kinh Mân Côi do Đức Mẹ truyền dậy cho thánh Đa Minh và Giáo Hội cho chính thức phổ biến từ năm 1214.

2. TẠI SAO GỌI LÀ KINH MÂN CÔI.

Như chúng tôi đã nói, kinh mà giáo dân Việt Nam gọi là Kinh Mân Côi thì La ngữ gọi là Rosarium, Anh ngữ: Rosary, Hán ngữ là 玫 瑰 涇, phát âm là [méiguijing]. Tất cả những từ ngữ trên, dù là La ngữ, Anh ngữ, Hán tự hay Hán Việt đều có nghĩa là Kinh Hoa Hồng. Theo Công Giáo Báck Khoa Từ Điển, ấn bản Anh ngữ, sở dĩ gọi là Kinh Hoa Hồng là do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kinh Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình. Tiếng Anh gọi là Corona, Chaplet, Garland là Vòng Hoa Hồng hay Chuỗi Hạt, tương đương với ý nghĩa từ Rosarium của Latinh. Trong tiếng Anh cổ, từ BEAD có nghiã là Hạt, Hột và cũng có nghĩa là Kinh (Prayers). Do vậy tràng hạt tượng trưng cho tràng hoa hồng Đức Mẹ đội trên đầu nên được gọi là Tràng Mân Côi, Chuỗi Mân Côi, hay Chuỗi Môi Khôi. Thần Học Từ Điển của người Công Giáo Tàu gọi kinh này là 玫 瑰 涇 [méiguijing] tức Mai Côi Kinh có nghĩa là Kinh Hoa Hồng. Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam dùng từ Mân Côi là do bắt chước người Tàu nhưng đọc theo giọng Hán Việt.

3. MÂN CÔI, MAI KHÔI, MÔI KHÔI, VĂN CÔI - TỪ NÀO ĐÚNG.

Trong số các từ Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi, người Công Giáo dùng nhiều nhất là từ Mân Côi. Như thế Mân Côi có phải là từ đúng nhất không? Chúng ta hãy xét các từ này qua từ điển của người không phải là Công Giáo và các từ điển hoặc sách vở của người Công Giáo.

3.1 Từ điển không phải của người Công Giáo:

3.1.1 - Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức không có từ Mân Côi hay Mai Côi

3.1.2 - Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 tại Hà Nội không có từ Mân Côi, Mai Côi, Văn Côi

3.1.3 - Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: Mai Khôi 玫 瑰: Một thứ ngọc tốt và Mai Khôi Hoa 玫 瑰 花: hoa hồng. Ông không liệt kê từ Mân Côi hay Văn Côi.

3.1.4-Hán Vệt Từ Điển của cụ Thiều Chửu đinh nghiã Mai Côi 玫 瑰: (1) cây hoa Hồng. (2) thứ ngọc mầu đỏ.

3.1.5 - Từ Điển Hán Việt Hiện Đại của Tô Cẩm Duy do Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2006 viết 玫 瑰 [méigui]: Hoa hồng, cây hoa hồng.

3.1.6 - Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghĩa Thục in năm 1999 định nghiã Mai Côi hay Mai Khôi 玫 瑰: hoa hồng. Từ điển này không có từ Mân Côi hay Văn Côi.

Tóm lại các từ điển trên đây chỉ giải thích từ Mai Khôi là hoa hồng chứ không giải thích Mai Khôi là chục kinh Kính Mừng.

3. 2. Từ điển hay kinh sách của người Công Giáo:

3.2.1 Cuốn sách Giáo Lý Công Giáo đầu tiên của Việt Nam là Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông do nhà thừa sai Giêrônimo Mayorica soạn vào năm 1623 chưa biết tới từ Mân Côi hay Hay Tràng Hạt nên Ngài đã phiên âm tiếng Bồ Đào Nha Rô Sa Riô (Rosario) để chỉ kinh Mân Côi và Cô Rô Na (Corona) là tràng hạt

3.2.2. Tác phẩm Thánh Giáo Kinh Nguyện có kinh cầu Đức Bà bằng Hán Văn mà ta quen gọi là Kinh Cầu Chữ có 2 câu sau đây: (1) Huyền Nghiã Văn Côi. (2) Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu. Đến năm 1924, các giáo sĩ san định lại kinh sách Công Giáo và dịch hai câu trên ra việt ngữ như sau:

- Huyền Nghĩa Văn Côi: Đức Bà Như Hoa Hường Mầu Nhiệm Vậy

- Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu: Nữ Vương Truyền Phép Rất Thánh Mân Côi.

3.2.3 Dictionarium Anamitico Latinum của Đức Cha AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 không có từ Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi.

3. 2.4 Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896 có từ Môi Khôi và được định nghiã là (1) hoa hồng. (2) loài ngọc qúy. Ông ghi chú thêm phải đọc là Mai, không nên đọc là Môi. Tác giả là người Công Giáo nhưng không ghi thêm Môi Khôi hay Mai Côi là tên một kinh của Công Giáo.

3. 2.5 Thuật Ngữ Thần Học Anh Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 định nghĩa Rosary là Chuỗi Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: tràng hoa hồng

3. 2.6 Từ Điển Công Giáo Anh Việt của Nguyễn Đình Diễn định nghiã Rosay là Kinh Mân Côi. Tác giả chú thích thêm trong Việt ngữ, nguyên tự tiếng Hán, chính xác là Môi Côi: Hoa hồng, sau bị đọc nhầm (sic) ra nhiều biến thái khác thành quen như Vân Côi, Văn Côi, Môi Khôi, Mai Khôi.

3. 2.7 Từ Điển Văn Học Việt Nam của Lm Trần Văn Kiệm in năm 2007 định nghiã các từ Môi Khôi, Mân Côi, Môi Côi, Mai Khôi: Hoa Hồng.

3.3. Từ Nào Đúng?

3.3.1 Mai, Mân, Môi hay Văn từ nào đúng? Từ 玫 trong Hán tự phát âm là [mei]: Hán Việt đọc là Mai hay Mân nhưng Mai là từ đúng nhất. Từ điển của Đào Duy Anh, của Ban Tu Thư Nghiã Thục, của Huình Tịnh Paulus Của đều chỉ ghi từ Mai. Còn Mân hay Môi chỉ là cách phát âm khác, của Mai. Từ điển của LM Trần Văn Kiệm đều viết Mai hay Mân là 玫. Bô Khang Hy Tự Điển ghi Mai và Môi đồng âm. Ngoài ra theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau 玫瑰. Có nghiã là hoa hồng và đá ngọc. Từ điển này cũng viết dùng Văn Côi để chỉ sợi vân của ngọc.

Tóm lại theo các từ điển, từ Mai Côi là đúng nhất, các từ khác Mân, Môi, Văn chỉ là âm khác của Mai.

3.3.2 Côi và Khôi từ nào đúng? Theo nhiều từ điển như Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn, Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghiã Thục, Từ Điển Văn Học của LM Trần Văn Kiệm từ 瑰 [gui] Hán Việt đọc là Côi có nghiã là ngọc, là đá qúy và Côi cũng được phát âm là Khôi

4. KẾT LUẬN

Dựa trên các từ điển Hán Việt được trích dẫn trên, từ Mai Côi là đúng nhất. Các từ khác Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi hay Văn Khôi chỉ là âm khác của Mai và Côi. Hiện nay, đa số người Công Giáo Việt Nam dùng từ Mân Côi. Như vậy không thể nói như tác giả Nguyễn Đình Diễn rằng chỉ có một từ Môi Côi là đúng, còn các từ khác là đọc nhầm. Kinh sách Công Giáo lấy từ Mai Côi hay Mân Côi có nghiã là hoa hồng, không phải là ngọc qúy, để chỉ chục kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh vì theo tích truyện nói ở trên, Đức Mẹ đã lấy những đoá hoa hồng trên miệng của một tu sĩ đang đọc kinh kính mừng kính Đức Mẹ để kết thành tràng hoa hay triều thiên đội trên đầu. Sở dĩ ít người hiểu được từ Mân Côi vì không ai nói hoa hồng là hoa mân côi. Chỉ có người Công Giáo dùng từ Mân Côi hay tràng hoa Mân Côi với ý nghiã bóng chỉ kinh kính Đức Mẹ.
 
Văn Hóa
Phát Diệm ơi : Yêu Thương Mấy Cho Vừa
Đinh Văn Tiến Hùng
18:53 01/10/2017
* Tháng Mân Côi : Nhớ về Đại Thánh Đường Mân Côi uy nghi cổ kính thuộc GP Phát Diệm )

Nhớ làm sao những tháng năm dịu ngọt,
Thương làm sao những ngày tháng Quê xưa,
PHÁT DIỆM ơi ! Yêu thương mấy cho vừa,
Hồn thơ cũ tìm về bao kỷ niệm.

Đây Kim Sơn đất tân bồi Phát Diệm,
Đất doanh điền Nguyễn công Trứ khổ công.
Đây Thánh Đường mang đậm nét Phương Đông,
Kỳ công do bàn tay Cha Trần Lục.
Hạt giống Phúc Âm nhiều đời hun đúc,
Bao Vị Anh Hùng Tử Đạo hiên ngang,
Tô thắm đẹp trang Giáo Sử vẻ vang,
Cùng xây đắp Niềm tin cho Giáo Hội.
Ngôi Giáo Đường vang hồi chuông mời gọi,
Mái Phương Đình lộng gió mát chiều hôm,
Cuốn bước chân nâng nhẹ bổng tâm hồn,
Đi theo mẹ buổi kinh chiều êm ả.

Nhưng Tháng Hoa là vui hơn tất cả,
Hoa muôn màu tung cánh nhẹ rơi rơi.
Chiêng trống rền vang giục giã từng hồi,
Rước Kiệu Mẹ vòng quanh ao hồ rộng,
Tượng Chúa Làm Vua giữa trời gió lộng ,
Giang cánh tay che chở cả đoàn chiên,
Tràn ngập thương yêu chan chứa dịu hiền,
Hồng Ân Chúa lung linh soi bóng nước.
Những Giáng Sinh đẹp trong mơ ngày trước,
Đêm muôn màu vào Lễ Hội Hoa Đăng,
Rợp trời sao tỏa ánh sáng Cung Hằng,
Lòng ngây ngất mừng Hài Nhi Giáng Thế.

Nhà Hội quán Chúa Nhật tham dự lễ,
Ngàn học sinh Trần Lục rất nghiêm trang,
Hồn trắng trong theo khúc hát ca vang,
Đại Nhạc Hội Mi-Sa nơi Hí viện,
Tuổi học trò đáng yêu đầy kỷ niệm,
Bỗng một ngày bày quỉ đỏ lộng hành,
Gieo tang thương phá hủy cả tuổi xanh,
Tôi ngậm ngùi xa Quê từ ngày ấy.
Nơi xứ người nhớ Quê xưa biết mấy,
Những giờ đây nghe rạo rực con tim,
Hồi sinh sức sống mãnh liệt Niềm tin,
Cùng Đồng hương ‘Hiệp Thông & Phục Vụ’
Hồn ngưỡng vọng nhớ thương về Quê cũ,
Yêu làm sao những năm tháng Quê xưa,
PHÁT DIỆM ơi ! Thương nhớ mấy cho vừa,
Tháng MÂN CÔI nguyện an lành Giáo Phận.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 02/10/2017: Diễn biến mới tại Venezuela
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:36 01/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Nicolás Maduro mô tả hàng giáo phẩm Venezuela là một băng cướp

Đức Cha Mario del Valle Moronta Rodríguez, Giám mục giáo phận San Cristobal của Venezuela, nói rằng người dân công nhận Giáo hội là tổ chức duy nhất còn tin cậy được tại quốc gia này. Đó là phản ứng của ngài trong một email gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc để đáp lại việc tổng thống Nicolás Maduro sử dụng từ “Bandidos” – nghĩa là bọn cướp - để chỉ các giám mục nước này.

Đức Cha Moronta, cũng gởi đến thông tấn xã Fides một tuyên bố của Hội đồng Giám mục Venezuela nhằm chống lại những lời vu khống của tổng thống Nicolás Maduro. Nhà độc tài này nói rằng các Giám Mục Venezuela là “một bọn cướp, không bảo vệ con người, không đi theo Chúa Kitô, không bao giờ ra đường cùng với dân chúng, không đau khổ, không chia sẻ tình đoàn kết với nhân dân.”

Đức Cha Moronta cho biết “Ở Venezuela, rất thường khi người ta thấy các giám mục trên đường phố, không phải đi dạo, nhưng là đến thăm các giáo xứ và cộng đồng, thực thi các công việc bác ái và với một đặc điểm quan trọng: họ đi mà không có những người hộ vệ. Điều này đối lập triệt để với các quan chức của chế độ là những kẻ không dám ló mặt ra đường, hay nếu có phải đi đâu thì cũng phải có tiền hô hậu ủng.”

Đức Cha Moronta nói thêm:

“Chúng tôi các Giám mục chấp nhận những lời chỉ trích, nhưng thẳng thừng bác bỏ những vu khống và những lời phỉ báng; chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân chúng, những người đang bị đau khổ, đang bị cướp bóc bởi những tên tội phạm quyền cao chức trọng sống xa hoa bằng những đồng tiền tham nhũng, bóc lột của dân nghèo. Chúng tôi sẽ tiếp tục gióng lên tiếng nói tiên tri bênh vực người dân thấp cổ bé họng.”

2. Hội nghị các ngoại trưởng 12 quốc gia Mỹ Châu về Venezuela

Các bộ trưởng ngoại giao của 12 quốc gia Mỹ Châu nói rằng họ ủng hộ các cuộc đàm phán của chính phủ Venezuela với phe đối lập, nhưng họ tin rằng các cuộc đàm phán này cần phải có “thiện ý”, và với “các mục tiêu rõ ràng”, cũng như cần phải được sự hỗ trợ của quốc tế,. Bộ trưởng Ngoại giao Á Căn Đình, Ba Tây, Canada, Chilê, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Mexico, Panama, Paraguay và Peru đã cho biết như trên hôm 23 tháng 9. 12 quốc gia Mỹ Châu này hình thành một nhóm, gọi là nhóm Lima.

Tuần trước, đại diện của chính phủ Venezuela và phe đối lập đã có cuộc gặp gỡ tại Cộng hòa Dominican. Phe đối lập mô tả cuộc gặp gỡ này chỉ có tình chất “thăm dò”, trong khi chính phủ Venezuela rêu rao đó là một cuộc đối thoại chính thức. Các cuộc đàm phán tại Cộng hòa Dominican đã được tiếp tục vào ngày 27 tháng 9.

Trong “Tuyên bố của cuộc họp thứ hai của Nhóm Lima về tình hình ở Venezuela”, Bộ trưởng Ngoại giao của 12 quốc gia đã nhắc lại “cam kết của họ là sẽ theo dõi sát tình hình ở Venezuela” cho đến khi “khôi phục lại trật tự dân chủ hoàn toàn tại quốc gia này”.

Đồng thời, họ đã đồng ý gặp nhau ở Canada vào tháng 10, nhằm “tăng gấp đôi các nỗ lực để đạt được một giải pháp hoà bình và hòa giải cho cuộc khủng hoảng ở Venezuela”. Họ cũng nhấn mạnh việc “sẵn sàng giúp đỡ, và phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước khác, nhằm tạo ra một kênh hỗ trợ giải quyết khủng hoảng nhân đạo của Venezuela”.

3. Phát biểu của ngoại trưởng Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Tòa Thánh, Ðức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, kêu gọi các nước “đấu dịu” trước hiểm họa chiến tranh có thể xảy ra giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên.

Trong bài tham luận hôm 25 tháng 9 trong khuôn khổ Ðại hội đồng thứ 72 của Liên Hiệp Quốc ở New York, Ðức Tổng Giám Mục Gallagher nhắc lại lời kêu gọi của Ðức Giáo Hoàng Piô 12 gửi đến mọi quốc gia trước khi thế chiến thứ 2 bùng nổ: “Con đường công lý được thăng tiến nhờ sức mạnh của lý trí chứ không phải bằng sức mạnh của võ khí... Nguy hiểm đang gần kề, nhưng vẫn còn thời gian... không gì bị mất mát với hòa bình. Trái lại với chiến tranh, mọi sự bị mất mát. Ước gì các dân nước tái hiểu nhau và trở lại các cuộc thương thuyết. Nhờ thương thuyết với thiện chí và tôn trọng các quyền của nhau, họ sẽ nhận thức rằng những cuộc thương thuyết chân thành và tích cực không bao giờ loại trừ một thành công trong danh dự”.

Ngoại trưởng Tòa Thánh nói rằng, trong bối cảnh đó, Tòa Thánh ủng hộ tất cả những sáng kiến giúp thi hành các nghĩa vụ do hiệp ước mà các vị quốc trưởng đã ký kết tại Liên Hiệp Quốc năm 2005 về trách nhiệm bảo vệ dân chúng khỏi nạn diệt chủng, các tội ác chiến tranh, thanh lọc chủng tộc và các tội ác chống lại nhân loại”.

Ðức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh rằng: “Các nước lớn và những nước có truyền thống mạnh mẽ hơn trong việc tôn trọng các quyền con người, cần phải là những nước đầu tiên đưa ra những sáng kiến quảng đại ủng hộ hòa bình. Cần sử dụng mọi phương thế ngoại giao và chính trị trong việc thương thuyết, làm trung gian, để ngăn chặn những điều khôn tả.

Ngoại trưởng Tòa Thánh không nêu đích danh Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, nhưng ai cũng hiểu điều ngài muốn nói trong tình trạng căng thẳng hiện nay giữa hai nước.

4. Giáo hội Ba lan đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho thế giới.

Ít nhất một triệu tín hữu Công Giáo tham dự chương trình “đại” cầu nguyện trải dài 2,000 dặm biên giới đất liền và hải phận nối liền với 8 nước của Ba lan.

Hội đồng Giám mục Ba lan đã kêu gọi các thành phần trong Giáo hội tham gia vào chương trình đọc kinh Mân Côi kéo dài một tiếng trên các biên giới của họ để cứu thế giới khỏi tội lỗi và kỷ niệm biến cố châu Âu được cứu khỏi cuộc xâm lược của Hồi giáo hồi thế kỷ 16.

Thông cáo của Hội đồng Giám mục Ba lan cho biết: “Mục đích là giờ đọc kinh Mân côi cầu nguyện cho Ba lan và toàn thế giới bởi những người được chọn dọc theo biên giới của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi mọi tín hữu ủng hộ sáng kiến này đông đảo và cho tất cả chúng ta - giáo sĩ, các tu sĩ và giáo dân - cùng nhau cầu nguyện.”

Chương trình “Kinh Mân Côi trên các biên giới” vào ngày 07 tháng 10 năm 2017 đánh dấu việc cử hành 100 năm Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima và là cách thế đặc biệt thực hành lời mời gọi sám hối Ðức Trinh nữ Maria đã truyền cho sơ Lucia và các em họ của mình.

Ban tổ chức cho biết có 319 nhà thờ và 22 giáo phận được sử dụng làm các điểm tập họp. Trang web của ban tổ chức cho biết: “Chúng tôi muốn xin ơn tha thứ và đền tội cho tất cả các xúc phạm và chống đối xúc phạm đến Trái tim Vô nhiễm Ðức Mẹ Maria và xin Mẹ Thiên Chúa can thiệp để cứu Ba lan và thế giới. Nếu kinh Mân côi được một triệu người Ba lan cầu nguyện thì không chỉ có thể thay đổi các sự kiện nhưng còn mở các trái tim cho các hoạt động ân sủng của Chúa.”

5. Những tác động tiêu cực của smartphone trên thế hệ trẻ.

Giáo sư Jean Twenge, thuộc đại học San Diego Hoa Kỳ, vừa công bố một nghiên cứu về hậu quả của các loại điện thoại thông minh smartphone trên cả một thế hệ trẻ em hiện nay.

Theo giáo sư Twenge, cuộc điều tra năm 2015 cho thấy: cứ 3 thanh thiếu niên người Mỹ, có 2 người xử dụng điện thoại thông minh. Giáo sư gọi thế hệ người trẻ này là thế hệ Igen. Họ trải qua suốt thời niên thiếu cắm đầu vào chiếc điện thoại thông minh.

Giáo sư Twenge đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu đều đặn hàng năm trên 11 triệu người trẻ và ghi nhận rằng: từ năm 2010, trẻ em và thiếu niên bắt đầu thay đổi thái độ và thói quen so với các thế hệ đi trước. Và rồi từ năm 2012 trở đi, trí óc các em cũng bắt đầu đổi khác. Tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của người trẻ thế hệ Igen đều bị chi phối bởi cái điện thoại thông minh.

Người trẻ trải qua hàng giờ, trung bình là khoảng 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày, lướt mạng Internet, trao đổi tin nhắn với bạn bè hay giao lưu qua các mạng xã hội. Vì thế, chúng không còn thời giờ để làm những việc khác nữa, chẳng hạn như đi dạo chơi hay họp mặt với bè bạn. Ðây vốn là một trong những sinh hoạt rất được người trẻ ưa chuộng trước thời smartphone xuất hiện.

Hậu quả tức thời là so với các thế hệ trước đây là: con số người trẻ thời đại Igen lâm tình trạng trầm cảm, hồi hộp lo sợ và tự cô lập gia tăng mạnh, trong khi đó, số bạn trẻ cảm thấy hạnh phúc lại giảm sút. Tỷ lệ người trẻ tự tử gia tăng 50%. Con số người trẻ bị bệnh trầm cảm nặng cũng thế.

6. Hội nghị chuyên đề về đời sống thánh hiến vào cuối tháng Mười tại Roma.

Nhân dịp 70 năm ban hành hai văn kiện của Ðức giáo hoàng Piô XII: Tông hiến Provida Mater Ecclesia (02 tháng Hai năm 1947) và Tự sắc Primo Feliciter (12 tháng Ba năm 1948), Bộ Các Tổ chức sống đời thánh hiến và các Hội sống đời Tông đồ (Bộ Tu sĩ) ấn hành bức thư với tên gọi: “Thánh hiến và thế tục. Thư gửi các Giám mục Giáo Hội Công Giáo về các Tu hội đời”, do nhà xuất bản Vatican xuất bản.

Thư này gợi nhắc một Thông cáo của Bộ, khi lấy lại một tài liệu của Bộ từ năm 1983 về căn tính và sứ mạng của các Tu hội đời, trình bày các yếu tố đặc trưng của Tu hội đời, nhấn mạnh những thách đố mới của việc thánh hiến giữa đời: “Ơn gọi này bắt nguồn từ mầu nhiệm Nhập Thể, mời gọi một người ở lại trong môi trường xã hội, nghề nghiệp và cộng đoàn Hội Thánh nơi mình đang sống”.

Bức thư cũng được gửi đến Hội nghị chuyên đề diễn ra tại Roma trong hai ngày 28 và 29 tháng Mười năm 2017, do Hội đồng các Tu hội đời Italia (CIIS) tổ chức, với sự giúp đỡ của Bộ Tu sĩ. Hội nghị có chủ đề “Vượt lên và ở giữa. Các Tu hội đời: những câu chuyện về niềm say mê Thiên Chúa và say mê thế giới”.

7. Ðức Thánh Cha ca ngợi tấm gương can đảm của Chân Phước Rother.

Ðức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi tấm gương can đảm của Chân phước Linh Mục Stanley Francis Rother tử đạo người Mỹ, được tôn phong chân phước sáng ngày 23 tháng 9 năm 2017 tại thành phố Oklahoma, Hoa Kỳ.

Ngỏ lời với các tín hữu vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng 9 năm 2017 tại Quảng trường thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha nói:

“Hôm qua, 23 tháng 9, tại thành phố Oklahoma, Hoa kỳ, đã có lễ phong chân phước cho Cha Stanley Francis Rother, Linh Mục thừa sai, bị giết vì sự oán ghét đức tin, cha hoạt động loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người, bênh vực những người nghèo nhất tại Guatemala. Ước gì tấm gương anh dũng của cha giúp chúng ta trở thành những chứng nhân can đảm của Tin Mừng, dấn thân bênh vực phẩm giá con người”.

Cha Stanley Rother đến truyền giáo tại Guatemala năm 1968, phục vụ các thổ dân bản xứ ở Santiago Atillan, dịch Kinh Thánh ra thổ ngữ Tzutuhil của thổ dân Maya, thiết lập một đài phát thanh Công Giáo đầu tiên, và một nhà thương nhỏ, dấn thân để các trẻ em thổ dân được giáo dục tốt đẹp hơn.

Ngày 28 tháng 7 năm 1981, ít lâu trước khi làn sóng bạo lực chống các thổ dân bùng nổ, cha Stanley Rother bị các dân quân cực hữu bắn vào đầu, lúc ấy cha mới được 46 tuổi đời.

Lễ phong chân phước cho cha Stanley được Ðức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh chủ sự, trước sự hiện diện của 50 Giám Mục, 200 Linh Mục, 200 phó tế và 20 ngàn tín hữu ngồi đầy trung tâm Hội nghị Cox ở Oklahoma City. Ðây là lễ phong chân phước tử đạo đầu tiên tại Hoa Kỳ.

8. Đức Thánh Cha thảo luận về tình hình tại Ukraine với đại diện Chính Thống Giáo Nga

Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ vào hôm thứ Ba với Đức Tổng Giám Mục Hilarion, là chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Chính thống Nga. Dịp này, Đức Tổng Giám Mục đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì gần đây Tòa Thánh đã cho mượn thánh tích Thánh Nicolas.

Thánh tích Thánh Nicolas, được đưa từ thành phố Bari của Italia sang thủ đô Mạc Tư Khoa và thành phố Saint Petersburg, đã thu hút đông đảo những người hành hương Chính thống giáo trong thời gian hai tháng.

Phát biểu với Đài phát thanh Vatican sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha đã thảo luận với ngài về những căng thẳng đang diễn ra ở Ukraine, cũng như các nỗ lực chung để hỗ trợ các Kitô hữu ở Trung Đông.

Mặc dù mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Rôma đang ấm lên, Đức Tổng Giám Mục nói rằng hiện nay chưa có kế hoạch nào cho một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Nga, hoặc một chuyến thăm Vatican của Đức Thượng Phụ Kirill.