Ngày 01-10-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôn trọng phụ nữ là làm theo ý Chúa
Lm Jude Siciliano OP
18:18 01/10/2015
Chúa Nhật XXVII THƯỜNG NIÊN (B)
Sáng thế 2: 18-24; T.vịnh. 127; Do Thái 2: 9-11; Máccô. 10: 2-16

TÔN TRỌNG PHỤ NỮ LÀ LÀM THEO Ý CHÚA

Chúa Giêsu phải đối mặt với lập luận của người Pharisêu vì theo luật Môsê đã cho phép ly dị, còn Chúa Giêsu nói đến ý định trước tiên của Thiên Chúa về việc tạo dựng nén sự sống bền vững giữa vợ chồng. Sau đó lúc về nhà, Chúa Giêsu nói thêm với các môn đệ thử thách về lời dạy của các tổ phụ trong việc ly dị và lập lại gia đình. Theo lời các tổ phụ, người nam, người cha và chồng có toàn quyền trên việc sinh sản của con gái và vợ. Thí dụ như, một người chồng có thể viết giấy ly dị vợ trong bất cứ trường hợp nào và đuổi người vợ ra khỏi nhà. Một khi người nữ bị đuổi ra khỏi nhà, người đó sống vất vưởng, và nếu về nhà mình thì sẽ bị gia đình và bà con khinh bỉ. Bằng không, người phụ nữ đó sống vất vưởng và Phải bán thân để sinh sống. Bởi thế Chúa Giêsu nói rõ sức sống luôn tồn tại giữa vợ chồng. Vì vậy, Ngài luôn bảo vệ quyền, phẩm giá và bảo vệ phụ nữ. Đó cũng là cách Chúa khơi dậy ý thức của mọi người về vai trò người phụ nữ trong thời gian Ngài sống ở trần gian.

Phúc âm thánh Máccô cũng nới rộng việc cấm ly dị. Hình như thánh Máccô áp dụng luật La mã cho phép người vợ ly dị chồng: đây là quyền được áp dụng trong những gia đình giàu có và các phụ nữ có địa vị lớn trong xã hội.

Luật Môsê cho phép ly dị. Chúa Giêsu nói đó là bởi tại vì "các ông lòng chai dạ đá". Với Chúa Kitô cùng với đời sống mới mà Ngài ban phát, hình như chúng ta trở lại trước khi tổ tiên chúng ta phạm tội, và lúc đó chưa có tội lỗi.

Cha Reginald Fuller nhắc là mặc dù Chúa Giêsu cấm đoán, dân chúng vẫn còn phạm tội và không giữ lời hứa. Mặc dù họ chấp nhận lời Chúa Giêsu dạy về việc ly dị, Phải cần có nhân nhượng. Cha Fuller bàn luận là Tân Ước "cho phép Giáo Hội quyền nhân nhượng đó để việc giảng đạo được dễ dàng, cùng lúc đó giữ điều Chúa Giêsu cấm đoán trước người nam và người nữ, và chỉ rõ là việc gì không vâng theo lời chinh thật đều là tội lỗi trước mắt Thiên Chúa, và bởi thế cần được ơn tha thứ" (theo sách giảng dạy: Lời Thiên Chúa cho Giáo Hội ngày nay, trang 156).

Hãy chú ý câu hỏi của các người Pharisêu và câu trả lời của Chúa Giêsu ở trong bối cảnh tôn giáo. Có thể việc thảo luận luật về đời sống vợ chồng và việc ly dị không chỉ nói đến luật pháp xả hội trần thế, mà đưa Thiên Chúa vào trong việc giải thích về luật pháp. Đời sống gia đình và ly dị không Phải là việc riêng tư của cá nhân, nhưng nó cũng liên quan đến vấn đề xã hội và các định chế luật pháp.

Thời xưa, phụ nữ và trẻ con cần Phải có pháp luật che chở. Những người yếu hèn trong xã hội luôn luôn cần sụ che chở đó, mãi cho đến thời nay. Người phụ nữ bị ly dị và con cái họ thường là những người nghèo khổ nhất trong xã hội.

Trong thời Chúa Giêsu có sự đồng quyền chia sẻ giữa người nữ và người nam để lo lắng cho cả hai bên. Đời sống gia đình không dễ gì chia sẻ qua một tờ giấy lỵ dị. Việc đó quá dễ dàng và làm cho người phụ nữ yếu hèn. Vậy Chúa Giêsu có thể nói gì trong thế kỹ thứ 21 này về vấn đề ly dị? Chúa Giêsu sẽ nói gì khi một người trong gia đình hay con cái trong gia đình bị áp bức? Chúa Giêsu sẽ nói gì với người bị bỏ rơi, và chỉ có chút ít tài sản để nuôi con? Vậy người đó có được phép lập gia đình lại để có tình thương yêu và sự nâng đỡ không? Giả sử một người trong gia đình, sau nhiều năm sống chung với người bạn trở thành một người đồng tình luyến ái thì sao? Những vấn đề này và nhiều vấn đề khác có thể được phân giải trong việc bãi bỏ hay không? Nếu không có cách nào giải quyết thì có thể cho ly dị hay không? Đấy là những câu hỏi thời nay.

Khi Chúa Giêsu rao giảng tin mừng Triều Đại Thiên Chúa đã đến, Ngài Loan báo một lối sống không dưới lề luật đã đến, và lối sống đã được hướng dẫn bởi Thần Khí yêu thương, công bình và binh an. Những ai trong chúng ta chấp nhận triều đại Chúa Giêsu trong đời sống; chúng ta đều được ơn sống những ước vọng đó. Nhưng, mặc dù với những điều đó, tội lỗi vẫn có thể xen vào làm chúng ta không đủ sức giữ những thề ước mà chúng ta đã làm. Những khi gặp như thế chúng ta biết chúng ta có thể được ơn tha thứ của Thiên Chúa nhân từ. Cũng như các bạn, tôi có bạn bè ly dị. Họ thèm muốn dự phần toàn vẹn trong đời sống Giáo Hội. Bây giờ họ đành chấp nhận luật của Giáo Hội cấm họ không được dự phần toàn vẹn vào đời sống bí tích của Giáo Hội. Chúng ta hãy hy vọng và cầu nguyện xin cho Giáo Hội tìm được cách lo lắng giảng dạy về sự thánh thiện của phép hôn phối, cũng như việc thông cảm với các người đã tước bỏ phép hôn phối của họ, và ao ước được trở lại sống toàn vẹn với chúng ta.

Các người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu "thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?". Họ biết luật của họ và họ biết là được phép. Nhưng một số người buộc Phải có lý do, và một số người khác thì bảo không cần lý do nào cả, thí dụ như người vợ không biết nấu nướng. Người Pharisêu muốn Chúa Giêsu cho ý định của Ngài, và họ muốn thử Ngài.

Việc bàn luận với người Pharisêu lần nữa chứng tỏ Chúa Giêsu nghĩ gì về nữ giới, nhất là những khi họ yếu hèn. Chúa Giêsu dùng uy quyền của Ngài nói về sự tạo dựng loài người. Khởi đầu người nữ không phục tùng người nam như loài vật, nhưng người nữ và người nam được tạo dựng đồng quyền với nhau trong thế giới. Trong sách Sáng thế có lời chú trọng đến việc đó. Thiên Chúa nói "Ta sẽ làm cho nó cái gì trợ giúp đương đối vói nó". Chúa Giêsu nói đến việc trợ giúp đương đối giữa người nam và người nữ tạo dựng bởi Thiên Chúa từ thuở đầu tiên. Sự trợ giúp đương đối đó, Chúa Giêsu sẽ nhấn mạnh trong cộng đoàn của Ngài là Giáo Hội. Người nam, người nữ, anh chị em được thử thách để chia sẻ trách nhiệm với nhau để dựng nên triều đại Thiên Chúa.

Nếu người nam và người nữ không có quyền đương đối với nhau thì cộng đoàn tín hữu sẽ yếu đi. Cả nam và nữ đều được tạo dựng đương đối theo hình ảnh Thiên Chúa và cả hai bồi bổ cho nhau và cho cộng đoàn.

Báo dòng Tên "America" ( ngày 14 tháng 9, 2015) có một bài về các thơ gởi Đức Giáo Hoàng Phanxico do phụ nữ trẻ viết. Bài đó để trả lời sự mời gọi phụ nữ thế kỷ này do các chị em ở đại học St. Mary ở Notre Dame, Indiana. Trong thơ các chị phụ nữ đó, họ nhắc đến Đức Giáo Hoàng chia sẻ tình thương của họ với Giáo Hội và cả những khó khăn họ gặp trong Giáo Hội và trong đời sống giao dân.

Theo ý bài phúc âm hôm nay với ý định Chúa Giêsu có tình cảm với nữ giới. Thật đáng kể đến những điều không đương đối mà phụ nữ trẻ của các nước tiền tiến chịu đựng thời nay. Họ báo cáo sự thiếu tương đồng trong sở làm. Tiền lương thu nhập giữa nam và nữ khác nhau. 31% gia đình do người nữ đứng đầu sống thấp dưới mức gia đình nghèo, và ở Hoa Kỳ,một trong ít nước Tây Phương không có luật buộc Phải trả lương cho phụ nữ nghỉ việc để sinh đẻ.

Thêm vào đó, thơ của các nữ sinh viên đại học và trung học chia sẻ sự thử thách cho nữ giới trong các quảng cáo và thể thao. Việc coi thường nữ giới có ảnh hưởng đến việc làm của họ, đến sự tin tưởng vào thể xác và tâm tính của họ. Tôi chắc rằng quý thầy giảng có thể thêm vào đó nhiều thí dụ khác.

Đây là bổn phận của thầy giảng nghe lời Chúa Giêsu dạy về giải thoát nữ giới trong thời Ngài sống và với ý nghĩ đó hay nói đến những thái độ đàn áp các tổ chức phụ nữ mà chúng ta gặp hôm nay. Không chỉ nói đến các nước hậu tiến mà trong nước chúng ta nữa. Như đã có câu "thầy giảng một tay cầm tờ báo, một tay cầm sách Kinh Thánh

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



27th SUNDAY IN ORDINARY (B)
Genesis 2: 18-24; Psalm 128; Hebrews 2: 9-11; Mark 10: 2-16

Confronted by the Pharisees’ argument about the Mosaic law allowing divorce, Jesus refers to God’s original intention at creation for permanence in the relationship between a husband and wife. Later in the house with his disciples, he adds a challenge to the patriarchal teachings about divorce and remarriage. In their world men, the fathers and husbands, had complete control over the reproduction potential of daughters and wives. For example, a husband could draw up a writ of divorce for any reason and expel his wife from his home. Once thrown out of her home a woman would probably live in destitution and humiliation back with her own family – if they took her in. Otherwise, she might become destitute and even have to resort to prostitution to survive. So, Jesus’ strong teaching about the permanence of marriage was a defense of the rights, dignity and protection of women. His teaching was an enlightened one for his time.

Mark’s gospel extends the prohibition of divorce to the wife as well. He seems to have adapted the teaching to the Roman law which allowed a wife to divorce her husband: this was a privilege, more in practice with wealthy and well-connected women in society.

The Mosaic law allowed divorce. Jesus says that was because of sin, "hardness of heart." With Christ and the re-created life he offers, it is as if we have reverted back to the time before the fall, back to an original state of goodness when there was no sin.

Reginald Fuller notes that despite Jesus’ prohibition, people were still subject to sin and failures in their commitments. While they accepted Jesus’ teaching about divorce, concessions would have to be made. Fuller argues that the New Testament, "grants to the Church the authority to make concessions that are pastorally necessary, while at the same time keeping Jesus’ absolute prohibition before men and women and making it clear that anything short of radical obedience is sinful in the eyes of God and therefore in need of forgiveness." (Preaching The Lectionary: The Word of God for the Church Today, Page 156).

Note that the questions put by the Pharisees and Jesus’ response are framed in a religious context. There is an assumption in the discussion that questions concerning marriage and divorce are not to be debated solely in civil law, but include God in the interpretation of the law. Marriage and divorce are not just private matters, nor do they pertain only to the state and its laws.

In ancient times women and children needed the protection of the law. The vulnerable in society have always needed this protection, right up to modern times. Divorced women and their children tend to be among the poorest in our society.

In the world Jesus was establishing there would be an equal partnership between women and men with a concern for one another. Marriage would not be dissolved easily by writing a certificate of divorce. That’s much too easy and leaves the woman vulnerable. How might Jesus respond in the 21st century to the question about divorce? What would he say where abuse of a spouse, or the children, is happening? How would he address a partner who has been abandoned and left with little to raise the children? Would that person be allowed to remarry and receive love and support? Suppose one partner, after years of marriage comes out as gay? Some of these issues and others might be resolved in the annulment process, others not. If resolution wasn’t possible would he allow divorce? These are questions people ask today.

When Jesus preached the coming of the reign of God he was announcing the arrival of a way of living not under the law, but guided by the Spirit of love, justice and peace. Those of us who accept his kingdom in our lives are given the grace to live the ideals. But even with that, sin can break through to weaken any commitment we have made. When it does we know we can receive the forgiveness of our merciful God. Like you I have close friends who are divorced. They hunger to participate fully in our church life. For now, they accept the church law that prohibits their full participation in our sacramental life. Let’s hope and pray that our church figures out pastoral approaches to affirm the sanctity of marriage, as well as offer compassion to those who dissolve their marriages, but wish to return to be fully with us.

The Pharisees asked Jesus, "Is it lawful for a husband to divorce his wife?" They know their law and they know it is lawful. But some held for restrictions on the force and others allowed divorce for almost any reason, for example, poor cooking skills. The Pharisees want Jesus to take a stand. Once again they are out to trap him.

The discussion with the Pharisees reveals again Jesus’ value for women, especially when they are vulnerable. Jesus speaks with his own authority, going back to the creation of humans. From the beginning women weren’t subjected to male authority like the animals, but were created as equal partners in the world. There is a complementarity in the Genesis account. God says, "I will create a suitable partner for him." Jesus refers to this partnership between men and women created by God from the beginning. That partnership is the relationship Jesus will confirm in his new community, the Church, men and women, brothers and sisters, who are challenged to share responsibilities in the building up of the kingdom.

If men and women are not treated as equals, the Christian community is the poorer. Both men and women are created equally in God’s image and so have much to enrich each other and the community.

The Jesuit national magazine "America" (9/14, 2015), had an article about letters to Pope Francis written by young women. They were a response to an invitation to millennial women (15-30) by their peers at St. Mary’s, a college in Notre Dame, Indiana. In their letters the women, inspired by the Pope, shared their love for the Church, as well as the difficulties they faced in their church and in secular life.

In light of today’s gospel, which shows again Jesus’ favorable attitude towards women, it is interesting to hear what inequalities young, first-world women experience today. They report being discriminated against in the work force. There is a wage gap in the median incomes of women and men. 31% of households headed by single women live below the poverty line and the United States is one of the few Western nations that does not require paid maternity leave for women.

In addition, the letters from high school and college women share the challenges posed by sexualizing women in media, advertizing and sports. This objectification of women affect their mental performance and undermine their physical and emotional confidence. I am sure preachers, parish ministers and professional counselors can add to the brief enumerations above.

It is the task of the preacher to hear the message of liberation Jesus was giving the women of his day and in that spirit, address the oppressive attitudes and structures women face in our day – not only in underdeveloped nations, but in our country as well. As it has been said: "The preacher has the newspaper [magazine] in one hand and the Bible in the other."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới tại Philadelphia
Vũ Văn An
00:11 01/10/2015
Với chủ đề “tình yêu là sứ mệnh của chúng ta”, Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám, năm 2015, đã diễn ra trong các ngày từ 22 tới 25 tháng Chín tại Philadelphia. Tuy nhiên, lễ hội và thánh lễ kết thúc đã diễn ra với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào hai ngày 26 và 27 tháng Chín.

Sáng kiến tổ chức loại gặp gỡ này là của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức vào năm 1994, tại Rôma. Cứ ba năm, nó lại được luân phiên tổ chức tại các thành phố khác nhau: Roma (1994 và 2000), Rio de Janeiro (1997), Manila (2003), Valencia, Tây Ban Nha (2006), Mexico City (2009) và Milan (2012). Năm nay, nó được tổ chức tại Philadelphia, Hoa Kỳ, nước vừa được phán quyết của Tối Cao Pháp Viện hợp pháp hóa “hôn nhân” đồng tính.

Chính yếu tố cuối cùng vừa nhắc ở trên, cộng với Thượng Hội Đồng sắp khai mạc vào ngày 5 tháng Mười này, cũng về gia đình, đã làm Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm nay được nhiều người chú ý đặc biệt. Cụ thể là Giáo Hội Việt Nam với sự tham dự của 6 vị giáo phẩm: 4 từ Việt Nam, 2 từ nước chủ nhà và nước láng giềng Canada. Cả hai vị tổng giám mục đứng đầu hai giáo phận đầu và cuối Việt Nam là Đức Hồng Y Nhơn và Đức Tổng Giám Mục Đọc đều đã tham dự cùng với các Đức Cha Ngân, Đức Cha Oanh, Đức Cha Lương và Đức Cha Hiếu. Với gần 2 ngàn linh mục và giáo dân nữa, Giáo Hội Việt Nam đứng hàng thứ ba về số người tham dự, chỉ thua Hoa Kỳ và Canada.

Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia, con số hơn 17,000 tham dự viên đã làm Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm nay trở thành biến cố lớn nhất loại này xưa nay. Thực vậy, theo Donna Crilley Farrell, giám đốc điều hành Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2015, Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2012 tại Milan chỉ có 7,000 người đăng ký. Vả lại, nhờ sự hiện diện của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Chaput tiên đoán sẽ có ít nhất hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội và trên một triệu người tham dự Thánh Lễ bế mạc.

Đồng tính và gia đình

Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm nay còn có có đặc điểm lịch sử nữa là: lần đầu tiên nó được tổ chức tại một quốc gia nơi Đạo Công Giáo không chiếm đa số. Bởi thế, thị trưởng Philadelphia, Michael Nutter, gọi nó là “biến cố có tính lịch sử nhất trong lịch sử hiện đại của Philadelphia”.

Chỉ tiếc một điều, dù trước đây vốn là một cậu giúp lễ, Nutter đã nhân dịp này đề cao nghị trình ủng hộ hôn nhân đồng tính của ông ta. Lại thêm Thị Trưởng Rôma, Marino, không ai mời, cũng tới Philadelphia để cổ vũ cùng một nghị trình.

Có lẽ vì thế ban tổ chức Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới đã mời một người đồng tính, một người đồng tính sống thực khuynh hướng đồng tính của mình, tới nói chuyện với đại hội. Vì đại hội này muốn dội lại phương thức mục vụ của Đức Phanxicô về đồng tính là: xem xét con người, không xem xét ý thức hệ.

Người đó là Ron Belgau, một nhà văn và là một giảng viên. Với bà mẹ bên cạnh, Ron nói với đại hội vào hôm thứ Năm rằng “hơn bất cứ điều gì khác, buổi nói chuyện này là về câu hỏi: ta có tin những điều Giáo Hội dạy là thật hay không?”

Ron Belgau là diễn giả đồng tính duy nhất nói với đại hội. Anh vốn viết và nói nhiều về quyết định sống độc thân của anh vì giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng thực hành đồng tính luyến ái là một tội nặng.

Tuy nhiên, anh không muốn trở thành “gương mặt chính thức của người Công Giáo đồng tính nam nữ”. Anh chỉ hy vọng chia sẻ câu truyện của anh để khuyến khích họ trở về với gia đình và giáo xứ, giúp người ta cởi mở hơn trong việc đồng hành với những ai đang chiến đấu, cởi mở hơn trong việc chấm dứt im lặng và kỳ thị chống người Công Giáo đồng tính nam nữ.

Anh bảo: “người Công Giáo đồng tính nam nữ, hoặc nếu các bạn muốn, những người Công Giáo hiện đang chiến đấu với các lôi cuốn đồng tính, không nên sợ thổ lộ đời mình một cách trung thực với gia đình mình. Chúng ta cũng nên là thành phần của đời sống giáo xứ, góp phần vào đời sống Giáo Hội và tiếp nhận sự chăm sóc mục vụ”.

Ai cũng biết dư luận Công Giáo Mỹ không có gì dứt khoát về đồng tính luyến ái. Nhiều người Công Giáo cấp tiến không vui với quyết định sống độc thân của anh, anh năm nay 40 tuổi. Nhưng theo anh, sống độc thân là một lý tưởng cho những người đồng tính như anh quyết theo “nền đạo đức tính dục Kitô Giáo cổ truyền” coi sinh hoạt đồng tính là tội lỗi.

Hiện anh đang chăm sóc một blog tên là “Spiritual Friendship” cùng với giáo sư Thánh Kinh Tân Ước Wesley Hill, chú tâm chỉ cách cho các người đồng tính Kitô giáo biết sống trong sạch, nhất là bằng tình bạn, nhằm tăng trưởng cuộc sống thiêng liêng. Nói chung, anh ủng hộ phương thức bao gồm của Đức Phanxicô nhằm mời gọi người đồng tính tham dự vào đời sống Giáo Hội. Anh mong muốn ngài nói nhiều hơn về người đồng tính.

Nhưng ai cũng biết trong chuyến viếng thăm hai nước Cuba và Hoa Kỳ lần này, Đức Phanxicô không nói gì chuyên biệt về chủ đề này cả. Thậm chí, việc ngài gặp Kim Davis, người thư ký thành phố từng đi tù vì khước từ cấp chứng chỉ hôn phối cho các cặp đồng tính trên cơ sở việc này đi ngược lại xác tín tôn giáo của mình, cũng không được Tòa Thánh lưu ý bao nhiêu.

Điều trên dễ hiểu, vì chủ đề của cuộc gặp gỡ là gia đình. Trong các bài giáo lý để chuẩn bị cho Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới, gia đình được định nghĩa là “hình thức thân mật độc đáo của tình bạn mời gọi một người đàn ông và một người đàn bà yêu thương nhau theo cung cách giao ước của Thiên Chúa… Gia đình nhằm mục đích chào đón sự sống mới”. Không có yếu tố đồng tính nào trong cấu trúc gia đình.

Hơn nữa, mục tiêu của Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới không nhằm soạn thảo chính sách mới hay vận động Giáo Hội cho một nghị trình đặc thù nào. Đúng hơn nhằm củng cố dây liên kết của gia đình Công Giáo trên thế giới.

Không dành riêng cho Công Giáo

Điều cũng có tính lịch sử của Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia là nó đã được kết thúc bằng một lời kêu gọi tới gia đình Kitô Giáo rộng lớn hơn, bao gồm cả Công Giáo lẫn Thệ Phản.

Thực vậy, buổi lễ kết thúc đã được đặt dưới sự điều hợp của Đức Hồng Y Sean Patrick O’Malley, Tổng Giám Mục Boston và của Mục Sư Rick Warren thuộc Giáo Hội Tin Lành Saddleback ở California. Hai vị đã đọc những tham luận chủ chốt về “Niềm Vui Của Tin Mừng Gia Đình”.

Mục Sư Warren nói rằng: “điều ta cần là tái sinh lực hóa việc thờ phượng của ta. Ta cần tối thiểu hóa các dị biệt, ta cần động viên các thành viên của ta, ta cần phúc âm hóa người lạc lối và tái lên năng lực cho các gia đình của ta”.

Lời lẽ trên dội lại sứ điệp của Đức Phanxicô tại Ground Zero ở New York trước mặt các đại biểu Hồi Giáo, Do Thái Giáo và nhiều tôn giáo khác: “tôi tin tưởng rằng sự hiện diện của chúng ta với nhau sẽ là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy ước nguyện chung của chúng ta muốn được là một lực lượng hòa giải, hòa bình và công lý tại cộng đồng này và trên toàn thế giới”.

Nó cũng đã được nói ra chỉ non một tháng trước ngày kỷ niệm năm thứ 50 ngày công bố tuyên ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo không phải là Kitô Giáo.

Tưởng cũng nên biết các diễn giả tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Philadelphia bao gồm cả người Công Giáo lẫn người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Tin Lành. Và mục sư Warren vốn được Đức Phanxicô mời làm diễn giả sau cùng tại Hội Nghị Chuyên Đề Quốc Tế về Tính Bổ Túc Đàn Ông Đàn Bà” ở Vatican năm ngoái. Ông cũng được mời dự cuộc nghinh đón Đức Phanxicô tại Tòa Bạch Ốc.

Ông cho hay: Đức Giáo Hoàng nhắc đi nhắc lại một câu khiến ông rất lưu ý: “Các gia đình ngày nay đang bị đe dọa. Họ đang bị đe doạ từ bên trong và bị đe dọa từ bên ngoài”.

Trong số các đe dọa này, Mục Sư Warren liệt kê “tội lỗi được bình thường hóa”, “phá thai được bình thường hóa”, “các Kitô Hữu bị chế riễu nhục mạ" và “các di dân bị xỉ nhục”.

Còn Đức Hồng Y O’Malley thì cho rằng “vẻ đẹp và niềm vui là hai dụng cụ mạnh mẽ nhất ta có để phúc âm hóa, thành thử, cùng nhau, chúng ta muốn mơ về một thế giới nơi vẻ đẹp của đời sống gia đình lôi cuốn người ta”.

“Chúng ta” ở đây được Đức HY O’Malley hiểu là cả người Công Giáo lẫn các Kitô hữu khác. Vì, theo ngài, “Chúa Kitô mong muốn sự hợp nhất và tình huynh đệ giữa các môn đệ của Người”.

Mọi vẻ đẹp Thiên Chúa có trong Người, Người đã ban cho gia đình

Như trên đã nói, Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới không nhằm đưa ra bất cứ điều gì về chính sách, nên các vấn đề gây tranh cãi chung quanh hôn nhân và gia đình không được đặt ra. Tất cả tập chú vào việc cử hành vẻ đẹp của gia đình và phương cách duy trì, củng cố và thăng tiến vẻ đẹp này.

Thực vậy, giữa khung cảnh đầm ấm và lễ hội của buổi tối thứ Bẩy với đại diện các gia đình thế giới tại Philadelphia, Đức Phanxicô đã làm nổi bật tập chú trên, khi ngài ứng khẩu nói với các gia đình rằng “Mọi tình yêu Thiên Chúa có trong Người, mọi vẻ đẹp Thiên Chúa có trong Người, mọi sự thật Thiên Chúa có trong Người, Người đều ban cho gia đình”.

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “Điều đẹp đẽ nhất mà Thiên Chúa đã dựng nên là gia đình. Người dựng nên người đàn ông và người đàn bà, và Người ban cho họ mọi sự. Người ban cho họ thế giới!”. Họ chan hòa trong tình yêu của Người.

Nhưng rồi con người tự tách ra khỏi Đấng đã dựng nên họ. Thế là họ mất tất cả, hết anh em (huynh đệ tương tàn), hết hòa bình, hết tình yêu, cái đẹp và sự thật. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi họ. Người muốn cứu vớt họ, và Người chọn một gia đình để đến cứu vớt họ!
Gia đình này hoàn toàn mở cửa đón chào tình yêu. Vì Thiên Chúa luôn muốn gõ cửa các gia đình hợp nhất, yêu thương nhau, nuôi dậy con cái, giúp chúng tiến lên phía trước, tạo ra một xã hội tốt, thật và đẹp.

Đã đành, gia đình có những khó khăn của nó: cãi cọ, đĩa bay, con cái tạo nhức đầu, lại còn mẹ chồng nàng dâu nữa, luôn có thánh giá. Nhưng sau thánh giá có phục sinh. Chính vì thế, “gia đình là xưởng chế tạo ra hy vọng, hy vọng sống và phục sinh. Tình yêu đem lại tất cả những điều vừa kể. “Tình yêu Là lễ hội. Tình yêu là hân hoan. Tình yêu đẩy ta tiến tới”.

Ngài đặc biệt lưu ý tới hai thành phần trong gia đình: con cái và ông bà. Con cái là tương lai, là sức mạnh, đẩy ta tiến tới, giúp ta hy vọng. Ông bà là ký ức của gia đình, đem lại cho ta đức tin, truyền thụ đức tin cho ta. Không có sức mạnh và ký ức này, là không có tương lai.
Chăm sóc con cái và ông bà, vì thế, là dấu chỉ tình yêu, không biết có lớn nhất hay không nhưng rõ ràng là dấu chỉ tình yêu nhiều hứa hẹn nhất của gia đình, vì nó hứa hẹn tương lai.

Trước khi kết thúc bài nói chuyện ứng khẩu, ngài “cố vấn một điều: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa trong gia đình. Trong gia đình, một ngày không thể kết thúc bằng chiến tranh”.

Hạnh phúc xây đắp bằng những cử chỉ nhỏ bé

Rồi trong khung cảnh trang trọng của Thánh Lễ đại trào, chính thức kết thúc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần thứ tám, Đức Phanxicô, vẫn theo chiều hướng mục vụ hơn là tín lý, đã đưa ra một phương thức hết sức nhỏ nhoi, đơn sơ mà thật thực tiễn để nuôi dưỡng và phát huy vẻ đẹp của gia đình.

Ngài bảo: “hạnh phúc…luôn được liên kết với những cử chỉ nhỏ bé… ta học được ở nhà, trong gia đình; chúng mất hút giữa mọi điều khác ta làm, nhưng hàng ngày chúng tạo ra những khác biệt. Chúng là những điều âm thầm được mẹ, được bà, được cha, được ông và được con cái thực hiện. Chúng là những dấu hiệu nhỏ bé của dịu hiền, âu yếm và cảm thương” biểu lộ qua các “bữa tối đầm ấm”, “chúc lành trước khi đi ngủ”, “ôm hôn khi đi làm về”.

Ngài cho biết thêm: “Tình yêu được biểu lộ bởi những điều nhỏ bé, bởi việc lưu ý tới những dấu chỉ nhỏ bé hàng ngày làm chúng ta cảm thấy thoải mái như ở trong nhà. Đức tin tăng trưởng khi nó được đem ra sống và được khuôn đúc bởi tình yêu. Đó là lý do tại sao các gia đình, các mái ấm của ta là các Giáo Hội tại gia thực sự. Chúng là nơi thích đáng để đức tin trở thành đời sống, và đời sống trở thành đức tin”.

Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh tới một điều đôi khi rất thiếu nhưng Thiên Chúa vốn ban dư thừa cho các gia đình đó là lòng đại lượng. Ngài nói: “nói về sự tốt lành và trong sạch của con tim, những con người phàm nhân chúng ta chẳng có bao nhiêu để hiến tặng. Nhưng Chúa Giêsu biết rằng đối với con cái, ta có khả năng đại lượng vô hạn” miễn là ta mở lòng ra với Thần Khí.

Hướng về Thượng Hội Đồng sắp tới

Khi nói chuyện với các giám mục thế giới tụ về Philadelphia dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần thứ tám, Đức Phanxicô không thể không nghĩ tới cuộc tụ tập sắp tới, tuy không đông bằng, nhưng thực sự đại diện cho toàn thể giám mục đoàn thế giới, bàn về cùng một chủ đề gia đình, nhưng theo một chiếu hướng khác hẳn: đưa ra những nét chính cho một nền mục vụ gia đình trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện nay.

Bối cảnh ấy khiến Thượng Hội Đồng suy tư vể đủ mọi khía cạnh của đời sống gia đình hiện tại gồm đủ nét chân thiện mỹ của nó, cũng như các khó khăn thử thách, các thách đố lớn nhỏ rất nhiều và rất khó giải quyết của nó. Nhưng bất chấp tính đa phức này, gia đình vẫn là hồng phúc độc đáo của Thiên Chúa và việc duy trì và thăng tiến vẻ đẹp của nó vẫn là mục tiêu tối hậu của mọi cố gắng mục vụ.

Bởi thế, Đức Phanxicô nói với các vị giám mục trên rằng: “gia đình, trước nhất và trên hết, không phải là một vấn đề gây âu lo, mà đúng hơn là một xác nhận đầy hân hoan phúc lành Thiên Chúa ban cho tuyệt tác này của tạo dựng”.

Thành thử, thách đố lớn nhất không hẳn là tìm cách thay đổi cấu trúc của nó mà “cương quyết thừa nhận phúc lành này… Vì gia đình là qũy đạo nền tảng của giao ước giữa Giáo Hội và tạo thế của Thiên Chúa. Không có gia đình, đến Giáo Hội cũng không hiện hữu. Mà Giáo Hội cũng không là điều mình được kêu gọi trở thành, tức ‘dấu chỉ và dụng cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và của sự hợp nhất của toàn thể nhân loại’”.

Nhưng ta vốn sống trong một xã hội đang thay đổi một cách nhanh chóng về đủ mọi phương diện. Các thay đổi này đang ảnh hưởng tới ta, ta không “miễn nhiễm” trước các thay đổi này, nên ta phải sống, tin và công bố trong thứ thế giới cụ thể này, một thế giới không còn sự “hỗ tương hỗ trợ” giữa nó và Giáo Hội nữa.

Ngài mang hai hình ảnh tiệm tạp hóa ngày xưa với các liên hệ quen biết bản thân và siêu thị ngày nay với tính vô danh lạnh lùng, để nói rằng “chủ nghĩa duy tiêu thụ ấn định ra điều quan trọng”. Có những mối liên hệ tiêu thụ, có những tình bạn tiêu thụ, có những tôn giáo tiêu thụ, cái gì cũng tiêu thụ… Mà tiêu thụ thì không thích việc tạo ra gắn bó, tiêu thụ không thích nói tới các liên hệ nhân bản. Các dây nối kết xã hội chẳng qua chỉ là phương thế giúp tôi thoả mãn các nhu cầu của mình. Hậu quả là nền văn hóa vứt bỏ tất cả những gì không còn hữu dụng hay thoả mãn sự thưởng ngoạn của người tiêu thụ. Nghịch lý thay, thứ văn hóa này chỉ sản sinh ra cô đơn, sợ phải cam kết.

Nghĩ tới một trong các chủ đề của Thượng Hội Đồng sắp tới, Ngài đặt câu hỏi: “ta có nên kết án giới trẻ phải sống trong thứ thế giới này khôn?” thứ thế giới chán nản, phục tùng vô ý thức khiến họ trì hoãn việc kết hôn? Tất nhiên là không.

Muốn thế, ngài nói “các mục tử giám mục phải gom mọi năng lực để bồi đắp lòng hứng khởi giúp các gia đình đáp ứng đầy đủ hơn nữa ơn phúc của Thiên Chúa mà họ được kêu gọi thụ hưởng. Ta cần đầu tư năng lực của ta không phải vào việc nhắc đi nhắc lại các nan đề của thế giới và các công phúc của ta, mà là vào việc thành thực mời gọi giới trẻ can đảm và cương quyết chọn hôn nhân và gia đình”.

Ngài nói: các vị phải mạnh dạn đồng hành với giới trẻ và giúp họ trưởng thành hướng tới cam kết hôn nhân. Trong việc đồng hành này, theo ngài, đừng lúc nào cũng “giải thích” giáo huấn, điều này “mất căn bằng một cách nguy hiểm”. Trái lại, phải giúp họ nghe lời Chúa, giúp họ cảm nghiệm được lời Chúa hứa. Tóm lại, đừng “nói nhưng hãy chăm sóc”, nghĩa là đứng giữa đoàn chiên, không sợ bị hỏi, tiếp xúc, đồng hành. Không ngại “phí” thì giờ, chia sẻ vui buồn với họ.

Về gia đình trong bối cảnh Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần thứ tám và gần tới Thượng Hội Đồng về gia đình, Đức Phanxicô chỉ nói có thế với các giám mục đến từ 100 quốc gia. Đủ thấy mục tiêu thực sự của Thượng Hội Đồng này không hẳn chỉ quanh quẩn ở các chủ đề nóng bỏng như cho phép người ly dị tái hôn rước lễ hay thừa nhận người đồng tính.

Điều trên được chính Đức Phanxicô minh xác khi trả lời một câu hỏi trên chuyến bay từ Philadelphia trở lại Rôma. Xin được trích dẫn nguyên văn:

Jean Marie Guenois, Báo Le Figaro: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha hiển nhiên không thể dự ứng cuộc thảo luận của các nghị phụ thượng hội đồng, chúng con biết rõ điều đó. Nhưng chúng con muốn biết ngay trước thượng hội đồng này, trong trái tim mục tử của Đức Thánh Cha, liệu Đức Thánh Cha có thực sự muốn một giải pháp cho người ly dị và tái hôn không. Chúng con cũng muốn biết liệu “tự sắc” của Đức Thánh Cha về việc làm nhanh diễn trình tuyên bố vô hiệu có đã đóng được cuộc thảo luận này chưa. Cuối cùng, Đức Thánh Cha trả lời ra sao cho những người sợ rằng việc cải tổ này, thực tế, đã tạo ra điều vốn được gọi là “ly dị kiểu Công Giáo”. Xin cám ơn Đức Thánh Cha.

Đức Phanxicô: Tôi xin bắt đầu với vấn đề cuối cùng. Trong việc cải tổ thủ tục và cách tôi đóng cửa đối với đường lối có tính hành chánh, là đường lối qua đó việc ly dị có thể được dẫn khởi. Các bạn có thể cho rằng những ai nghĩ đây là “ly dị theo kiểu Công Giáo” là sai, vì văn kiện mới nhất đã đóng cửa đối với việc ly dị. Vì với phương thức hành chánh, rất dễ ly dị. Sẽ luôn luôn có phương thức pháp lý. Tiếp đến câu hỏi thứ ba: văn kiện… tôi không nhớ câu hỏi thứ ba nhưng bạn có thể sửa sai.

Jean Marie Guenois, Báo Le Figaro: Câu hỏi là về ý niệm ly dị theo kiểu Công Giáo, liệu tự sắc có đã đóng cửa cuộc tranh luận trước khi có thượng hội đồng về chủ đề này chưa.

Đức Phanxicô: Điều này đã được đa số nghị phụ của thượng hội đồng năm ngoái yêu cầu: giản dị hóa thủ tục vì có những vụ kéo dài cả mươi, mười lăm năm, không đúng sao? Phán quyết thứ nhất rồi lại phán quyết thứ hai, và sau đó, còn kháng án nữa, hết kháng án này tới kháng án nọ. Không bao giờ chấm dứt. Phán quyết kép, khi việc kháng án có giá trị, đã được ấn định bởi Đức Thánh Cha Lambertini, tức Đức Bênêđíctô XIV, vì ở miền trung Âu Châu, tôi sẽ không nói nước nào, có nhiều lạm dụng, và để chấm dứt các lạm dụng này, ngài đã đưa ra thể thức này nhưng nó không phải là điều chủ yếu đối với diễn trình. Thủ tục thay đổi, pháp chế thay đổi, trở nên tốt hơn. Vào thời đó, cần thiết phải làm như thế, rồi Đức Piô X muốn hợp lý hóa và đưa ra một số thay đổi nhưng ngài không có thì giờ hay khả năng làm điều này. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng yêu cầu việc hợp lý hóa này, tức làm nhanh chóng diễn trình tuyên bố vô hiệu. Và tôi dừng ở đó. Văn kiện này, “tự sắc” này làm dễ diễn trình và vấn đề thì giờ, nhưng đây không phải là ly dị vì hôn nhân là bất khả tiêu nếu là bí tích. Và điều này Giáo Hội không thể thay đổi. Đây là tín lý. Đây là bí tích bất khả tiêu. Xử theo luật là chứng minh rằng điều xem ra là bí tích thực ra không phải là bí tích, vì thiếu tự do chẳng hạn, hay thiếu chín chắn, hoặc mắc bệnh tâm thần. Có thật nhiều lý do để tuyên bố vô hiệu, sau khi đã nghiên cứu, điều tra. Rằng đó không hề là bí tích. Thí dụ, người ta không được tự do. Một thí dụ khác: bây giờ thì không thông thường lắm nhưng trong một số khu vực của xã hội bình thường, ít nhất tại Buenos Aires, có những đám cưới lúc người đàn bà có thai: “mày phải được cưới hỏi”. Ở Buenos Aires, tôi đã khuyến cáo các linh mục, một cách mạnh mẽ, gần như ngăn cấm họ cử hành các đám cưới trong những điều kiện như thế. Chúng ta gọi những đám cưới này là “đám cưới cấp tốc”, phải không? Để che đậy mặt mũi. Rồi các trẻ thơ sinh ra đời, một số vụ xong xuôi nhưng không hề có tự do và rồi sự việc dần dần ra tồi tệ khiến họ chia tay mà nói “tôi bị bó buộc phải kết hôn vì chúng tôi phải che đậy tình huống này nọ” và đây là một lý do để tuyên bố vô hiệu. Rất nhiều lý do như thế. Các vụ vô hiệu, các bạn có, các bạn có thể tìm thấy các lý do này trên liên mạng, nhiều lắm, đúng không? Rồi vấn đề các đám cưới lần thứ hai, của những người ly dị, tạo ra một cuộc kết hợp mới. Các bạn đọc gì, các bạn có “Tài Liệu Làm Việc”, điều được đưa vào cuộc tranh luận, đối với tôi, xem ra hơi quá đơn giản hóa khi nói rằng Thượng Hội Đồng là (để tìm) giải pháp cho những người này và những người này có thể được rước lễ. Đây không phải là giải pháp duy nhất. Không, điều được “Tài Liệu Làm Việc” đề nghị nhiều hơn thế nhiều, và vấn đề kết hợp mới của các người ly dị cũng không phải là vấn đề duy nhất. Trong “Tài Liệu Làm Việc” còn nhiều vấn đề hơn nữa. Thí dụ, giới trẻ không chịu kết hôn chẳng hạn. Họ không muốn kết hôn. Đây là một vấn đề mục vụ đối với Giáo Hội. Một vấn đề khác: tính chín chắn về xúc cảm để kết hôn. Một vấn đề khác nữa: đức tin. “con có tin rằng cuộc hôn nhân này vĩnh viễn không? Có, có, có, con tin”. "Nhưng con có tin điều này không?" tức việc chuẩn bị hôn nhân: tôi thường hay nghĩ rằng để trở thành một linh mục, người ta cần chuẩn bị tới 8 năm, ấy thế nhưng đâu có gì là nhất định, Giáo Hội vẫn có thể cất cái bậc giáo sĩ khỏi bạn. Nhưng đối với 1 điều kéo dài suốt đời, họ làm tới 4 khóa! Bốn lần… Hẳn có điều gì không đúng ơ đây. Đó là điều Thượng Hội Đồng phải đối phó: phải chuẩn bị hôn nhân như thế nào. Đây là một trong những điều hết sức khó khăn.

Có nhiều vấn đề, tất cả đều đã được liệt kê trong “Tài Liệu Làm Việc”. Nhưng, tôi thích bạn hỏi về chuyện “ly dị theo kiểu Công Giáo”. Thứ đó không hề có. Đây cũng không phải là hôn nhân, đây là tính vô hiệu, nó không hề hiện hữu. Mà nếu hôn nhân đã hiện hữu, thì nó bất khả tiêu. Điều này rõ ràng. Cám ơn bạn”.

Như thế, theo Đức Phanxicô, hai vấn đề hàng đầu của Thượng Hội Đồng là làm sao để người trẻ dám tiếp nhận ơn phúc kết hôn theo nghĩa kết hợp nam nữ giữa một người đàn ông và một người đàn và làm thế nào chuẩn bị họ cho cuộc kết hợp suốt đời ấy, một kết hợp không kém táo bạo như cuộc dấn thân làm linh mục. Nhưng trong khi cần tới một chuẩn bị 8 tám mới làm linh mục được, thì việc chuẩn bị hôn nhân, hiện thời, phải được coi là hết sức qua lần chiếu lệ, dăm buổi, nửa tuần! Khiến càng ngày càng ít người kết hôn mà nếu có kết hôn cũng chỉ kéo dài ít năm, khiến vấn đề ly dị tái hôn cứ ở vòng luẩn quẩn triền miên, mười chứ một thượng hội đồng cũng giải quyết không xong.
 
Những lời nhắn gởi của Đức Thánh Cha và thực tế xã hội hiện nay của chúng ta.
Thẩm Nguyễn
13:18 01/10/2015
Những lời nhắn gởi của Đức Thánh Cha và thực tế xã hội hiện nay của chúng ta.

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha vừa qua được coi như là một thành công vượt bực. Những biển người mênh mông gồm đủ mọi sắc dân, đủ mọi thành phần xã hội chào đón Ngài. Ngày cuối cùng cuộc tông du, hàng trăm ngàn người đổ về Philadelphia tham dự Đại Hội Thế Giới về Gia Đình với ước mong được tận mắt nhìn thấy Đức Thánh Cha. Các đài truyền hình, truyền thanh tràn ngập hình ảnh và tin tức về Ngài đến nỗi người ta không còn chú ý đến cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo quyền lực của Trung Quốc. Có người còn ví von là nơi nào có ánh sáng, có tình yêu thì bóng tối bị đẩy lùi cùng với lòng hận thù của nó.

Nhưng làm thế nào để lời dạy của Đức Thánh Cha về yêu thương, tha thứ, đoàn kết, về hòa bình, tôn trọng nhân phẩm, mở cửa biên giới, đa văn hóa…vang vọng đến toàn thể nhân loại một cách lâu dài, toàn diện thì lại một vấn đề khác. Đức Thánh Cha đã đến, như một làn gió mát trong lành, đem niềm vui và hy vọng cho những ai mở lòng đón nhận. Còn thế gian, cái xã hội chúng ta đang sống thì đầy rẫy hận thù và chia rẽ với nền nền văn hóa sự chết, đòi buộc chúng ta phải tiếp tục chiến đấu và cầu nguyện lâu dài.

Ngay hôm Chúa Nhật, 27 tháng 9, Tổng Thống Obama đã tham dự buổi gây quỹ của nhóm đồng tính (LGBT) tại thành phố New York và kêu gọi hợp thức hóa việc cấm “ điều trị chuyển đổi”, một phương pháp giúp các em tránh xa việc chuyển đổi giới tính.

Hôm qua Thứ Tư ngày 29 tháng 9 năm 2015, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật “ Ngân Sách Tạm Thời” (CR) cho phép chính phủ tiếp tục dùng quỹ Liên Bang để tài trợ cho một lò giết người quy mô khổng lồ với cái tên mỹ miều là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình” (Planned Parenthood) với số phiếu 319/108. Theo thống kê, cơ cở này đã nhận được số tiền là $540.6 triệu Mỹ Kim, tiề thuế của dân Mỹ và đã thực hiện 327,166 vụ phá thai trong năm 2012.

Còn bên ngoài Hoa Kỳ, cũng ngay ngày Đức Thánh Cha rời Philadelphia thì 78 phần trăm cử tri ở Catalonia, vùng biển nghỉ mát nằm phía đông bắc thuộc Tây Ban Nha, đã bỏ phiếu cho một đảng chủ trương tách Catalonia ra khỏi nước này.

Cũng như người Scotland ở Anh, người Wallon ở Bỉ và người Ý ở Neneto họ đều muốn sống biệt lập, họ không muốn chung sống hòa bình.

Trong khi Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ và Châu Âu mở cửa biên giới đón chào hàng triệu người tỵ nạn thuộc thế giới thứ ba, thì cũng rất là thực tế, Đức Giám Mục Laszlo Kiss-Rigo, đang coi sóc một giáo phận trải dài trên khắp vùng phía nam Công Giáo Hungary đã phải hoảng hốt kêu lên khi nói về làn sóng người đang đổ vào Âu Châu: “Chúng không phải là những người tỵ nạn. Đây là một cuộc xâm lược. Chúng đến đây hò hét “Allahu Akbar”. Chúng muốn chiếm đoạt.”

Đức Giám Mục đã ca ngợi Thủ Tướng Viktor Orban, người đã lên án sự mở cửa, rằng : “ Tất cả những gì đang diễn ra hôm nay trước mắt chúng ta sẽ gây ra những hậu quả tai hại khó lường cho toàn thể Âu Châu. Chúng ta phải thừa nhận rằng chính sách nhập cư sai lầm của Liên Minh Âu Châu đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn này.

“Chúng ta không nên quên rằng những người đang đến đây đã được lớn lên trong một tôn giáo khác và họ đại diện cho một nền văn hòa hoàn toàn khác. Hầu hết họ không phải là Kitô giáo, nhưng là Hồi giáo…Đó là vấn đề quan trọng, bởi Châu Âu và văn hóa Châu Âu có nguồn gốc từ Kitô giáo.”

Nước Cộng Hòa Czech, Slovakia và Ba Lan đã cùng với Hungary đã bỏ phiếu chống lại những hạn ngạch về những di dân của Liên Hiệp Châu Âu. Dưới áp lực của các đồng minh ở Bavaria, nước Angela Merket cũng đã phải tái lập việc kiểm soát biên giới.

Lòng thương và sự hiếu khách của chúng ta đã bị lợi dụng như thế sao khi mà chúng ta chứng kiến trên truyền thông mỗi ngày những người được gọi là tỵ nạn phá hàng rào biên giới, tràn vào như những tên cướp, đập xe, đánh người, đốt nhà và reo bao tang tóc kinh hoàng cho người bản xứ? Xã hội chúng ta đang sống, ngoài tình thương, sự hiếu khách, chúng ta cũng cần sự công bằng, cần một trật tự xã hội. Có ai là khôn ngoan mà mở cửa cho cướp vào nhà bao giờ?

Một phản ứng dữ dội chống lại những người tỵ nạn, người di dân và những người tỵ nạn từ Châu Phi và thế giới Hồi Giáo đang càn quét Châu Âu. Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia, một đảng chống Liên Hiệp Châu Âu mạnh nhất, đã kêu gọi Paris hãy vận chuyển tất cả những di dân về lại Địa Trung Hải.

Đây cũng là giải pháp mà Tổng Thống Dwight Eisenhower đã áp dụng “Chiến Dịch Hồi Hương” vào năm 1954, khi ông ra lệnh cho Tướng Joseph Swing trục xuất hằng triệu ngoại kiều bất hợp phát về Mexico.

Làm sao để giải quyết hồi hương 12 triệu người bất hợp pháp hiện nay cũng là một đề tài nóng bỏng mà ứng cử viên Tổng Thống dẫn đầu đảng Cộng Hòa, Donald J. Trump, đã nhắc tới.

Thực ra, đằng sau việc chống lại di dân bất hợp phát đang lên cao là bản chất tự nhiên của con người - mong muốn bẩm sinh là được sống với người có cùng ngôn ngữ, lịch sử, niềm tin, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống và bản sắc, chứ không muốn sống người khác.

Ước muốn đó mạnh mẽ hơn bất cứ văn bản hiến pháp nào. Trong thực tế, chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải chủ nghĩa toàn cầu luôn được đề cao.

Putin là người theo chủ nghĩa dân tộc, nhìn đất nước mình như là một nước mạnh nhất thế giới và tự coi mình như là người đứng ra bảo vệ tất cả những người Nga trên khắp thế giới. Ông ta tin rằng Moscow cần có học thuyết bảo vệ riêng và những quyền lực đối thủ khác sẽ không được có mặt trên ngưỡng cửa của nước Nga.

Cũng dễ hiểu là làm sao chúng ta lại không chấp nhận cho quân đội Liên Xô có mặt ở căn cứ Castro, Cuba.

Trung Cộng cũng vậy, từ bỏ chủ nghĩa cách mạng Cộng Sản thế giới để theo đuổi quyền lực dân tộc, đang tìm kiếm sự thống trị những vùng biển quanh nó - Hoàng Hải và eo biển Đài Loan, phía Đông và phía Nam biển Trung Hoa.

Hoa Kỳ thì đã hơn một thế kỷ nay kiểm soát Vịnh Mexico and Caribbean, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương từ California đến bờ biển Trung Quốc.

Trung Cộng càng mạnh, nó càng đẩy Mỹ ra xa, cũng như Mỹ đã đuổi các thế lực Âu Châu và Hải Quân Hoàng Gia Anh ra khỏi bán cầu của Mỹ vậy.

Trong khi Trung Cộng đang có tranh chấp về lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philipie và Nga ở Crimea đang viện trợ cho quân nổi dậy thân Nga nhằm dành quyền tự chủ trong khu vực Đông Ukraine, thì Mỹ không thấy những việc đó ảnh hưởng gì đến lợi ích sống còn của mình.

Cái đe dọa hiện nay là “Trật Tự Thế Giới Mới” được áp dụng bởi cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush nhân vụ khủng bố 911, là một “ thế giới đơn cực” được cổ vũ bởi các tân bảo thủ như Dick Cheney, Donal Rumsfeld và cựu Tổng Thống George H. Bush II liên quan tới việc tiến chiếm Iraq vào năm 2003, và là “quy tắc nền tảng” thế giới của Barack Obama, trong đó các nước chung sống hòa bình và nước mạnh là nước bảo vệ những quy tắc.

Nga và Trung Quốc, và các thế lực đang lên, sẽ chơi theo luật của họ, những luật chơi của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ,mà những luật này thì người Mỹ là tay chơi sành sỏi, đã trở thành siêu cường trên thế giới.

Nước Mỹ có một chính sách rõ ràng vì quyền lợi sống còn của mình. Những người bạn đồng minh của Mỹ nên biết rằng việc phòng thủ và quyền lợi sống còn của họ, trước hết và trên hết, là trách nhiệm của riêng họ.

Một bức tranh ảm đạm rối mù với chia rẽ hận thù, bạo loạn và tội ác của thế gian tương phản với luật yêu thương của Chúa mà Đức Thánh Cha vừa nhắc lại trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ vừa qua không làm cho những người tin vào Chúa phải thất vọng, nhưng giúp họ kiên trì và dấn thân hơn nữa trong đời sống chứng nhân tình yêu Chúa nơi thế gian.

Nguồn CNSNews: "Pope's World and the Real World"by Patrick J. Buchanan

Giuse Thẩm Nguyễn

 
Sứ điệp Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới di dân và tị nạn 2016
G. Trần Đức Anh OP
16:02 01/10/2015
Sứ điệp Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới di dân và tị nạn 2016

VATICAN. ĐTC Phanxicô cảnh giác rằng ”dửng dưng và im lặng đối với thảm cảnh người di dân và tị nạn là mở đường cho sự đồng lõa, khi chúng ta chứng kiến như khán giả cái chết vì ngộp thở, vì kiệt lực, bạo lực và đắm tàu”.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp công bố sáng ngày 1-10-2015, nhân ngày Thế giới di dân và tị nạn sẽ được cử hành vào ngày 17-1 năm tới, 2016, với chủ đề ”Người di dân và tị nạn gọi hỏi chúng ta. Câu trả lời của Tin Mừng Lòng Thương Xót”. Sứ điệp được giới thiệu trong cuộc họp báo tại Vatican do ĐHY Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, cùng với vị Tổng thư ký là Đức Cha Joseph Kalathiparampil.

Trong sứ điệp, ĐTC nói đến ”làn sóng di dân liên tục gia tăng ở mọi miền trên thế giới.. Càng ngày càng có những nạn nhân của bạo lực và nghèo đói rời bỏ nguyên quán, chịu sự hành hạ của những kẻ buôn người trong hành trình tiến về giấc mơ một tương lai tốt đẹp hơn. Và rồi, giả sử họ sống còn sau những lạm dụng và nghịch cảnh, họ lại phải đương đầu với những thực tại trong đó có tiềm ẩn những nghi ngờ và sợ hãi. Sau cùng nhiều khi họ gặp tình trạng thiếu những qui luật rõ ràng và khả thi, điều hành việc đón tiếp.. Hơn mọi thời đại trước đây, ngày nay Tin Mừng về lòng thương xót đánh động lương tâm, ngăn cản chúng ta đừng trở nên quen thuộc với những đau khổ của người khác, và chỉ dẫn những con đường đáp ứng, ăn rễ sâu trong các nhân đức đối thần tin, cậy, mến, và được diễn tả qua các hoạt động từ bi bác ái về tinh thần cũng như thể lý”.

ĐTC nhắc nhở cho các tín hữu rằng ”những người di dân là anh chị em chúng ta đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, tránh được nạn nghèo đói, nạn bóc lột và bất công trong việc phân phối tài nguyên thế giới..

Ngài cũng khẳng định rằng ”sự hiện diện của những người di dân và tị nạn đang đặt những câu hỏi nghiêm trọng cho các xã hội đón tiếp họ... Làm thế nào để sự hội nhập người di dân và tị nạn ấy làm cho nhau được phong phú, mở ra những con đường tích cực cho cộng đoàn, và vượt thắng những nguy cơ phân biệt đối xử, kỳ thị chủng tộc, quốc gia chủ nghĩa thái quá và nạn bài người ngoại quốc”.

ĐTC lấy làm tiếc vì trong dư luận tại nhiều nước ngày nay chỉ nổi bật những cuộc thảo luận về những điều kiện và những giới hạn cần đề ra cho việc đón tiếp người di dân và tị nạn, không những trong các chính sách của Nhà Nước, nhưng cả trong một số cộng đoàn giáo xứ, cho rằng sự yên hàn theo truyền thống của mình bị đe dọa”.

Sau cùng, ĐTC mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy hành động theo gương lời nói và hành động của Chúa Giêsu Kitô đối với người di dân và tị nạn. Câu trả lời của Tin Mừng chính là lòng từ bi thương xót... Không thể thu hẹp các vấn đề di dân vào chiều kích chính trị và qui luật, vào những khía cạnh kinh tế hoặc sự đồng hiện diện của các nền văn hóa khác nhau trên cùng một lãnh thổ. Các khía cạnh này chỉ có tính chất bổ túc cho sự bảo vệ và thăng tiến con người, cho nền văn hóa gặp gỡ của các dân độc và hiệp nhất, trong đó Tin Mừng về lòng từ bi thương xót soi sáng và khích lệ những hành trình đổi mới và biến đổi toàn thể nhân loại” (SD 1-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP
 
Bài giảng tại Santa Marta: Đừng để lòng khao khát Thiên Chúa tàn lụi trong lòng chúng ta
Đặng Tự Do
16:31 01/10/2015
Niềm vui nơi Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta, và trong Ngài, chúng ta khám phá ra chúng ta thực sự là ai. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 1 tháng Mười, lễ Thánh Têrêxa thành Lisieux, tại nhà nguyện Santa Marta. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải nuôi dưỡng nỗi nhớ, hay lòng khao khát Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu.
Dựa trên bài đọc thứ nhất, trích từ Sách Tiên Tri Nơ-khe-mi-a, Đức Thánh Cha Phanxicô phân tích tâm trạng người Do Thái, người, sau nhiều năm dài sống lưu vong, cuối cùng đã trở về được Giêrusalem. Ngài nhắc lại rằng, trong những năm lưu đày tại Babylon, người Do Thái luôn nhớ đến quê hương của họ. Sau nhiều năm, ngày trở về cuối cùng đã đến, và cùng với ngày trở về này là quyết tâm xây dựng lại Giêrusalem, như được thuật lại trong bài đọc thứ nhất. Tiên Tri Nơ-khe-mi-a yêu cầu thày ký lục Ezra đọc cho mọi người nghe sách Lề Luật, và mọi người đều hạnh phúc, “Họ đang khóc trong niềm vui của họ, và cảm nhận được Lời Chúa như một niềm vui, và tất cả cùng nhau khóc vì vui mừng”

Niềm vui trong Chúa là sức mạnh của chúng ta

Làm sao chúng ta có thể hiểu được sự hợp lưu dữ dội này của cảm xúc, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Đơn giản thôi. Những người này không chỉ đã tìm thấy thành phố của mình, thành phố nơi họ đã được sinh ra, thành phố của Thiên Chúa, nhưng khi nghe các Lề Luật, họ cũng khám phá ra bản sắc của mình, và vì thế họ đã khóc vì vui sướng”

“Họ khóc trong niềm vui, khóc vì họ đã gặp đúng căn tính, bản sắc đã bị suy yếu phần nào trong những năm sống lưu vong. Đó là một hành trình dài. Tiên Tri Nơ-khe-mi-a nói: ‘Đừng buồn nữa vì niềm vui nơi Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta’. Đó là niềm vui mà Chúa ban cho ta khi ta khám phá ra mình thực sự là ai – và tìm lại được bản sắc riêng của mình đã bị đánh mất trên đường đời, trong những năm lưu lạc - hoặc tự lưu đày chính mình khỏi tình yêu Thiên Chúa, khi chúng làm tổ ở chỗ này chỗ nọ, chứ không cư ngụ trong nhà của Chúa”.

Chỉ trong Chúa, chúng ta mới tìm được bản sắc thực sự của mình

Đức Giáo Hoàng đặt câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy bản sắc của mình. Ngài trả lời như sau: “Khi anh chị em đánh mất đi những gì là của mình, ngôi nhà của mình, những gì là của riêng mình, anh chị em có nỗi nhớ, và chính nỗi nhớ này mang anh chị em trở về nhà. Với nỗi nhớ khôn nguôi ấy, những người này cảm thấy mình hạnh phúc, họ khóc vì vui mừng, vì nỗi nhớ thiết tha này mà họ nhận ra được căn tính thực sự của mình, và đã dẫn họ tìm lại được quê hương của mình một lần nữa. Đó là một ân sủng của Thiên Chúa”

“Lấy thí dụ khi chúng ta có đầy đủ thực phẩm, chúng ta không chết đói. Khi chúng ta cảm thấy an nhiên tự tại nơi chúng ta đang sống, chúng ta không cần phải đi đâu hết - thì tôi tự hỏi mình, và tất cả chúng ta cũng nên tự hỏi chính mình ngày hôm nay: ‘Tôi rất an nhiên tự tại, hạnh phúc như thế này, có phải là về mặt tâm linh tôi không cần bất cứ điều gì khác nữa trong tim tôi không? Có phải nỗi nhớ về Thiên Chúa đã tắt trong lòng tôi rồi chăng? Chúng ta hãy nhìn vào những con người hạnh phúc này, những người đã khóc và vui mừng. Một trái tim không có nỗi nhớ, thì cũng không biết đến niềm vui, là niềm vui thực sự, là sức mạnh của chúng ta, đó là niềm vui nơi Thiên Chúa. Một trái tim không biết nỗi nhớ là gì, không có khả năng cử mừng thật sự - và khi đó, cuộc hành trình dai dẳng trong nhiều năm này, chỉ kết thúc bằng một bữa tiệc”.

Chớ để lòng khao khát Thiên Chúa tàn lụi trong trái tim chúng ta

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng những người dân hân hoan với niềm vui vì họ đã “hiểu những lời đã được công bố cho họ. Họ đã phát hiện ra rằng, chính là nỗi nhớ - một nỗi khao khát khôn nguôi trong lòng - làm cho họ cảm thấy bị thúc bách tiến về phía trước”.

“Chúng ta hãy tự hỏi mình nỗi nhớ về Thiên Chúa của chính chúng ta như thế nào đây: liệu chúng ta có hài lòng, liệu chúng ta có hạnh phúc an nhiên tự tại với tình trạng hiện nay, liệu chúng ta có hàng ngày mong mỏi tiến về phía trước? Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này, đó là không bao giờ, đừng bao giờ dập tắt nơi con tim chúng ta lòng khao khát Thiên Chúa”
 
Đến lượt người Công Giáo bị khủng bố tại Miến Điện
Đặng Tự Do
17:09 01/10/2015
Thi thể của một bé gái 4 tuổi được thấy nằm trước cửa một nhà trẻ mồ côi tại Nyaungwon do các nữ tu của một tu viện ngay sát bên cạnh điều hành. Dân làng giận dữ tấn công tu viện, phá hủy tất cả các biểu tượng tôn giáo, lùng giết các nữ tu, các linh mục, và cả các Kitô hữu. Diễn biến tồi tệ hôm 27 tháng 9 là một kịch bản rất quen thuộc trong các vụ tấn công vào những ngôi làng của người Hồi Giáo.
Cảnh sát hộ tống cha Benjamin Htwe Naing và ba nữ tu an toàn ra khỏi làng và để mặc cho dân chúng tha hồ đập phá tan tành một nhà trẻ mồ côi đã hoạt động được 14 năm và một tu viện đã có mặt tại Nyaungwon gần hai thập kỷ qua với bao nhiêu công việc từ thiện bác ái. Kịch bản này cũng khá quen thuộc khi quân đội và cảnh sát dàn xếp khéo léo để đưa những người Hồi Giáo Rohingya ra khỏi những ngôi làng của họ trước khi để mặc cho đám đông cuồng nộ tha hồ cướp phá và nổi lửa đốt. Chỉ tội đứa bé 4 tuổi bị giết oan và hàng chục trẻ mồ côi trong làng Nyaungwon giờ đây không ai chăm sóc.

Hôm 30 tháng 9, Đức Cha Alexander Pyone Cho của giáo phận Pyay nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng:

“Tình hình bây giờ thì tạm yên khi các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính quyền địa phương đang cố gắng để giải quyết câu chuyện này một cách hòa bình”.

Tuy nhiên, người ta biết gió đã đổi chiều. Sau người Hồi Giáo, hòa thượng Ashin Wirathu đang “lên danh sách” những người Công Giáo tại Miến Điện với những kịch bản y chang không cần mất công sửa đổi.

Quốc gia Đông Nam Á này có 55,746,000 dân trong đó 89% theo Phật giáo. 4% cư dân là người Hồi giáo, 3% là Tin Lành, và 1% là người Công Giáo sinh hoạt trong 2 tổng giáo phận và 12 giáo phận.
 
Đức Thánh Cha chuẩn y các án tuyên phong Chân Phước
Đặng Tự Do
18:03 01/10/2015
Trong buổi tiếp kiến ngày 30 tháng 9 với Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được phê chuẩn các nghị định công nhận việc tử đạo của Cha Valentín Palencia Marquina và bốn vị khác cùng chịu tử vì đạo với ngài, mở đường cho việc tuyên phong chân phước cho các vị.

Năm vị đã bị thiệt mạng do lòng căm thù đức tin tại Suances, Tây Ban Nha, vào năm 1937, trong cuộc nội chiến tại nước này.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng đã phê chuẩn các nghị định tuyên dương các nhân đức anh hùng của bảy vị tôi tớ Thiên Chúa, và truyền rằng các vị có thể được vinh danh với danh hiệu “bậc đáng kính”. Đó là các vị sau:

Cha Giovanni Folci (1890-1963), một linh mục triều người Italia, là vị sáng lập Opera del Divin Prigionero;
Cha Franciszek Blachnicki (1921-1987), sinh tại Ba Lan và qua đời ở Đức;
Cha José Rivera Ramírez (1925-1991), một linh mục triều người Tây Ban Nha;
Cha Juan Manuel Martín del Campo (1917-1986), một linh mục triều người Mexico;
Cha Antonio Maria Filomeno Losito (1838-1917), một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Ý;
Chị Maria Benedetta Giuseppa Frey (1836-1913), một nữ tu dòng Xitô Ý; và
Chị Hanna Chrzanowska (1902-1973), một y tá Ba Lan và là giáo dân tận hiến.
 
Nga mở cuộc không kích tại Syria. Đức Thượng Phụ Kirill lên tiếng ủng hộ
Đặng Tự Do
18:33 01/10/2015
Hôm thứ Tư 30 tháng 9, không quân Nga đã bất ngờ mở các cuộc không kích mà họ cho là nhắm vào các lực lượng của quân khủng bố Hồi Giáo IS. Hành động đơn phương của Nga đã vấp phải những chống đối tuy không dữ dội nhưng cũng đủ cho thấy Hoa Kỳ và một số nước khác không hài lòng.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Josh Earnes, cáo buộc Nga không kích tràn lan vào các mục tiêu “không phân biệt” bên nào là bên nào, và bày tỏ lo ngại Nga đang dính líu sâu hơn vào cuộc khủng hoảng tại Syria nhằm ủng hộ tổng thống Bashar al-Assad.

Tại Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Nga là ông Sergei Lavrov nói là Nga cũng chỉ nhắm vào quân khủng bố Hồi Giáo IS như các nước trong liên quân mà thôi. Ông cho biết thêm là trong ngày thứ hai của cuộc không kích tức là ngày thứ Năm 1 tháng 10, Nga đã dội bom vào các kho đạn và trung tâm chỉ huy của quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Homs, Hama và Idlib.

Trong khi đó thì tại Nga, hãng tin Interfax đưa tin là nhà lãnh đạo hàng đầu của Giáo Hội Chính Thống Nga lên tiếng ủng hộ sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.

Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói:

“Liên bang Nga đã thực hiện một quyết định có trách nhiệm về việc sử dụng các lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ người dân Syria khỏi những thống khổ gây ra bởi sự tùy tiện của những kẻ khủng bố. Chúng tôi tin rằng quyết định này sẽ sớm mang lại hòa bình và công lý cho vùng đất cổ xưa này.”

“Chúng tôi cầu nguyện cho cuộc xung đột địa phương thê thảm này không phát triển thành một cuộc chiến tranh lớn hơn nữa, xin cho việc sử dụng vũ lực này không dẫn đến cái chết của thường dân vô tội, và cho tất cả quân nhân Nga trở về an toàn”

Một số báo cáo không thể kiểm chứng trên các phương tiện truyền thông Tây phương nói các cuộc không kích của Nga tại Homs đã giết chết 33 thường dân vô tội trong đó có 4 trẻ em.
 
Thượng hội Đồng về gia đình năm 2015: một số đóng góp giáo đầu
Vũ Văn An
23:19 01/10/2015
Trong một bài trước, nhân nói về Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia, chúng tôi đã nhắc tới một số tiêu mốc được chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề ra cho Thượng Hội Đồng sắp tới. Theo các tiêu mốc này, mục tiêu tối hậu của Thượng Hội Đồng là làm nổi bật vẻ đẹp của gia đình để lôi cuốn người trẻ dấn thân cho hôn nhân và gia đình và để chuẩn bị đầy đủ để họ thụ hưởng được hồng phúc được coi là tuyệt diệu nhất của công trình sáng tạo này.

Tuy nhiên, những lời của ngài vẫn chưa làm yên lòng một số người thiếu kiên nhẫn, vẫn lo lắng trước viễn tượng một Thượng Hội Đồng bị lèo lái bởi phe cấp tiến đến độ có thể hủy diệt nền tảng hôn nhân Công Giáo là tính bí tích của nó, hay nói cụ thể hơn, là tính bất khả tiêu của nó bằng cách thừa nhận trên thực tế một cuộc hôn nhân song hành với cuộc hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp.

Tin hỏa mù

Tâm thức trên một phần do một số nhà báo “thất sủng” với Tòa Thánh gần đây như Marco Tosatti hay Sandro Magister. Marco chẳng hạn, gần đây tung một tin hỏa mù: văn kiện hậu thượng hội đồng mà Đức Giáo Hoàng sẽ công bố đã đang được một nhóm tu sĩ Dòng Tên soạn thảo để thực thi bất cứ những gì Đức Phanxicô muốn.

Nhà báo Edward Pentin của tờ National Catholic Register cũng góp phần tạo nên nỗi lo âu nói trên khi cho rằng Thượng Hội Đồng năm 2014 đã bị lèo lái thì Thượng Hội Đồng năm 2015 chắc chắn cũng sẽ bị lèo lái mà cụ thể là việc thay đổi thủ tục của Thượng Hội Đồng sẽ được công bồ vào thứ Sáu, 2 tháng Mười này.

Theo Pentin, ngoài việc hủy bỏ cả bản tường trình giữa khóa lẫn bản tường trình sau cùng ra, sự thay đổi quan trọng nhất, nghe đồn, sẽ là việc thay đổi đa số phiếu cần thiết để thông qua bản tường trình của thượng hội đồng: trước nay vẫn là đa số tuyệt đối 2/3, từ nay sẽ chỉ cần đa số tương đối trên 1/2.

Ai cũng biết, nhiều vấn đề gây lo ngại tại thượng hội đồng năm 2014 đã bị bác vì đa số tuyệt đối hiện hữu, nhưng được giữ lại trong Tài Liệu Làm Việc của thượng hội đồng năm nay vì đã đạt đa số tương đối. Bởi thế, người ta lo ngại chúng sẽ được thông qua lần này.

Tám trăm ngàn chữ ký

Trong khi đó, tại Vatican, ngày 29 tháng Chín vừa qua, gần 8 trăm ngàn chữ ký của kiến nghị Con Thảo đã được trình lên cho Đức Phanxicô, khẩn khoản xin ngài lên tiếng minh xác để tránh “những mù mờ” hiện nay liên quan tới thượng hội đồng sắp tới.

Các chữ ký trên là của các cá nhân và đoàn thể khắp thế giới, trong đó, có 202 vị giáo phẩm, thu lượm được từ lúc phát động chiến dịch hồi tháng Ba năm nay, từ các âu lo do Thượng Hội Đồng năm ngoái đem lại.

Lời kêu gọi trên biểu lộ sự lo âu trước “sự mù mờ rộng rãi” phát sinh từ việc có thể có việc “phá luật” trong Giáo Hội, một sự phá luật “có thể sẽ nhìn nhận tội ngoại tình, bằng cách cho phép các người Công Giáo ly dị sau đó tái hôn theo dân luật được rước lễ, và từ việc gần như chấp nhận cả các cuộc kết hợp đồng tính, vốn đi ngược lại luật Thiên Chúa và luật tự nhiên.

Các người ký kiến nghị trên, đại diện cho 178 quốc gia trên thế giới, khẩn khoản xin Đức Phanxicô can thiệp bằng một “lời” minh xác, được họ coi là “cách duy nhất” ngăn ngừa được “sự mù mờ càng ngày càng gia tăng nơi tín hữu”.

“Ngăn cản được việc chính giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô bị tan loãng và đánh tan được mọi bóng tối mưu toan phủ lấy tương lai con cháu ta, nếu ngọn hải đăng này không còn dẫn đường nữa”.

“Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con khẩn xin Đức Thánh Cha nói ra lời ấy. Chúng con khẩn khoản như thế với một tâm hồn nhiệt tình đối với tất cả những điều Đức Thánh Cha là và đại diện cho. Chúng con khẩn khoản như thế để Đức Thánh Cha đừng bao giờ tách biệt thực hành mục vụ ra khỏi giáo huấn do Chúa Giêsu Kitô và các vị đại diện của Người đã để lại, vì việc này chỉ góp thêm mù mờ mà thôi”.
Đức Phanxicô vốn quyết định không dự phần vào các cuộc tranh cãi năm ngoái để chúng được diễn ra trong tự do hoàn toàn. Điều ấy tích cực, nhưng sự kiện ngài chưa bao giờ lên tiếng bác bỏ các tuyên bố không chính thống tại thượng hội đồng trên khiến nhiều tín hữu lo âu.

Phát ngôn viên của sáng kiến này, Giáo Sư Tommaso Scandroglio, dạy môn đạo đức và đạo đức sinh học tại Đại Học Âu Châu ở Rôma, cho biết Kiến Nghị Con Thảo có tiếng vang rộng rãi trong báo chí Ý và quốc tế.

Song song với chiến dịch này, các nhà tổ chức còn cho phát hành một thủ bản tựa là Ưu Tiên Chọn Gia Đình: 100 Câu Hỏi và Câu Trả lời liên quan tới Thượng Hội Đòng, nhằm phổ biến giáo huấn của Huấn Quyền Công Giáo trong các vấn đề này. Hàng chục ngàn bản của thủ bản này, do 3 vị giám mục viết, đã được khắp thế giới yêu cầu.

Trong số các vị ký vào kiến nghị, người ta thấy 8 vị Hồng Y, trong đó có các đức Hồng Y: Jorge Medina Estévez, cựu bộ trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa; Geraldo Majella Agnelo, cựu giáo chủ Ba Tây, và là cựu thư ký của Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa; và Gaudencio Rosales, Tổng Giám Mục hưu trí của Manila.

Ở Hoa Kỳ, có chữ ký của Đức HY Raymond Leo Burke, của Đức TGM Timothy Broglio, và cựu nghị sĩ Rick Santorum.

Chúa Kitô vẫn là một, hôm qua, hôm nay và mãi mãi

Ký giả Rebecca Hamilton, không biết có phải là một trong các người ký kiến nghị hay không, nhưng bà cho biết thượng hội đồng năm ngoái về gia đình là điểm thấp nhất trong đức tin Công Giáo của bà.

Lý do không hẳn do các nghị phụ có các quan điểm đối nghịch nhau, mà bà sợ Giáo Hội quay lưng với Chúa Giêsu. Khi trở lại Công Giáo, bà thấy có nhiều điều trong giáo huấn của Giáo Hội khó có thể chấp nhận, nhưng dần dà bà chấp nhận và biết ơn lòng trung thành của Giáo Hội đối với Chúa Kitô suốt trong các thế kỷ.

Bà luôn luôn tin rằng các thành viên của linh mục đoàn, kể cả các vị giáo hoàng, đều là những con người sa ngã, có thể phạm đủ thứ tội. Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là điển hình hiển nhiên nhất. Tuy thế, nó không bao giời làm bà hoài nghi Giáo Hội cả. Bất chấp các thất bại của con cái cá thể, bà vẫn tin rằng Giáo Hội là một cô giáo đáng tin, dạy ta các chân lý bất biến của Chúa Kitô.

Nhưng khi một số vị Hồng Y trong thượng hội đồng năm ngoái bắt đầu nói lung tung về việc thay đổi một trong các bí tích do chính Chúa thiết lập, thì việc này thách thức niềm tin của bà. Bởi vì không ai, không ai được quyền nói ngược lại điều Chúa Giêsu đã nói.

Người nói: hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người đàn bà, do Thiên Chúa sắp xếp như thế. Đa hôn chỉ là một lệch lạc do sự kiện dân Do Thái kết hôn với những người thuộc các nền văn hóa ngoại giáo.

Ấy thế mà nay, ta lại đi mô phỏng họ, mưu toan viết lại giáo huấn rõ ràng của Thiên Chúa về hôn nhân để thích ứng mình với nền văn hóa chung quanh.

Bởi thế, dù biết Đức Phanxicô hiển nhiên hỗ trợ hôn nhân truyền thống, nhưng bà cho rằng “xem ra ngài chưa hiểu trọn vẹn điều này: tín hữu hết sức khát khao được thấy sự lãnh đạo trực tiếp của ngài trong lãnh vực này. Hôn nhân đã trở thành lễ toàn thiêu cho cuộc chiến tranh văn hóa. Chúng ta cần lệnh chiến đấu”.

Ánh sáng gia đình trong thế giới tối tăm

Đức Hồng Y Robert Sarah, đương kim bộ trưởng Thánh Bộ Thờ Phương Thiên Chúa, không ký vào Kiến Nghị Con Thảo nói trên. Nhưng tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia, bài nói chuyện của ngài mang một tựa đề nói lên quan điểm vừa chính thống vừa rất quân bình và chững chạc về gia đình: “Ánh Sáng Gia Đình trong một Thế Giới Tối Tăm”.

Trong bài nói chuyện trên, khi đề cập tới các đe dọa từ bên trong Giáo Hội đối với gia đình, Đức HY Sarah nói rằng: “Ngay các chi thể của Giáo Hội cũng bị cám dỗ muốn làm dịu giáo huấn của Chúa Kitô về hôn nhân và gia đình, và tới một mức độ kỳ lạ và đa dạng, ý niệm muốn đặt Giáo Huấn vào một chiếc hộp đẹp đẽ để tách ly nó ra khỏi thực hành mục vụ, một việc bao hàm cả thời thượng lẫn vọng động tùy theo hoàn cảnh, là một hình thức lạc giáo, một thứ bệnh lý tâm thần phân liệt nguy hiểm”.

Trong một cuộc phỏng vấn của Aleteia sau đó, ngài giải thích câu nói trên như sau:

“Thí dụ, một số vị giám mục nói rằng khi hai người ly thân với nhau, thì ta cần xét xem có thể cho họ rước lễ được không cho dù họ đã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai. Điều này không thể có được, vì Thiên Chúa từng dạy: chỉ có một cuộc hôn nhân mà thôi. Nếu ly thân, họ không thể bước vào cuộc hôn nhân khác. Nếu họ cứ bước vào, thì họ không được rước lễ.

“Ấy thế mà nay, một số người lại nói rằng việc ấy có thể thực hiện được nhằm ‘săn sóc họ về mục vụ, nhằm chữa lành cho họ…’ nhưng ta không thể chữa lành được cho ai mà không điều trị cho họ, mà không giao hòa họ với Thiên Chúa.

“Nếu ai đó đã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, thật khó mà điều trị cho họ. Ta không thể bỏ rơi họ; chắc chắn ta có thể đồng hành với họ, nói với họ: anh (chị) nên tiếp tục cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ; anh (chị) nên giáo dục con cái trong đức tin Kitô Giáo; anh (chị) có thể tham gia sinh hoạt giáo xứ và các dịch vụ bác ái. Nhưng anh (chị) không thể rước lễ.

“Chính vì thế tôi cho rằng ta không được tách rời tín lý ra khỏi thực hành mục vụ mà cho rằng làm thế đễ chữa lành người ta, vì ta không thể chữa lành kiểu này”.

Đối với việc một số vị giáo phẩm cho rằng cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ là một hành vi thương xót, Đức HY Sarah không đồng ý:

“Vì thương xót đòi phải có thống hối. Nếu tôi làm gì sai, tôi phải thống hối. Nếu tôi làm gì sai, thì để thống hối tôi phải dứt khoát ly khai với điều sai tôi đã làm. Đấy mới là thương xót.

“Lấy thí dụ người con trai hoang đàng. Anh ta bỏ nhà mục đích muốn nói 'tôi độc lập rồi, tôi tự lập đối với cha tôi rồi'. Người cha muốn tha thứ cho anh ta, nhưng nếu người con trai hoang đàng không chịu trở về nhà, anh ta đâu có thể được tha thứ. Muốn được tha thứ, anh ta phải từ bỏ lối sống của mình và trở về nhà. Đấy mới là thương xót. Nếu anh ta cứ tiếp tục xa nhà, anh ta không thể nhận được sự thương xót. Bởi thế, để nhận được sự thương xót, ta phải đoạn tuyệt với tội lỗi”.

Được hỏi tại sao người cha không ra đi sống với người con ở nơi của anh ta, Đức HY Sarah trả lời:

“Vì nhà ở đây; chứ không ở ngoài kia. Người con phải về nhà. Về nhà, là anh ta từ bỏ tội lỗi. Trong Tin Mừng, người con trai trở về nhà mà nói: “Con không xứng đáng làm con cha, cha hãy nhận con làm đầy tớ”. Đó là thống hối. Không có thống hối, không có thương xót”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đan viện Cát Minh, Phú Cường mừng lễ bổn mạng
Truyền Thông Bến Sắn
11:57 01/10/2015
5 giờ 30 sáng nay 01/10/2015 Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Phú Cường đã đến Đan viện Cát Minh Phú Cường, tại địa chỉ giáo xứ Bến Sắn, chủ sự Thánh Lễ Mừng Kính Trọng Thể thánh Tê rê xa Hài Đồng Giêsu. Cùng đồng tế có cha Micae Lê Văn Khâm Tổng Đại Diện, cha Đa minh Nguyễn Đức Trung, chánh xứ Bến Sắn, cha Micae Hoàng Đô Đốc, Giám tỉnh Thừa Sai Đức Tin, quý cha xa gần, qúy tu sỹ nam nữ va bà con giáo dân trong khi vực.

Xem Hình

Vì Đan viện đang xây dựng Nguyện Đường, nhà khách và nhà tĩnh tâm, nên Thánh lễ được cử hành nơi một phòng tạm trước nay các sơ vẫn sử dụng để đọc Thần vụ và dâng Thánh lễ mỗi ngày, có vẻ chật chội so với số người tham dự, nhưng cũng không kém phần long trọng.

Trong bài giảng, Đức Cha Giu se đã nêu bật ý nghĩa của con đường thơ ấu thiêng liêng mà thánh nhân đã sở đắc được, bằng những hy sinh nhỏ bé và bằng tình yêu chân thành, ngài cũng kêu mời mọi người cũng hãy học cho được tinh thần nhỏ bé khiêm nhường mà tin mừng nói đến bằng sự phó thác, cậy trông, yêu mến.

Truyền Thông Bến Sắn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo Hoàng, bang giao Mỹ-Cuba và Việt Nam
TS. Đoàn Xuân Lộc / BBC
07:43 01/10/2015
Giáo hoàng, bang giao Mỹ-Cuba và VN

Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Havana vào ngày 19/09, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã ra tận sân bay đón ngài.

Bốn ngày sau đó ông cũng ra sân bay ở Santiago de Cuba – cách Havana đến 870km – để tiễn đưa ngài. Điều đó chứng tỏ vị lãnh đạo 84 tuổi này rất kính trọng Đức Giáo Hoàng.

Tương tự, khi máy bay của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đáp xuống căn cứ không quân Andrews ở thủ đô Washington chiều 22/9, Tổng thống Barack Obama và gia đình, cùng với Phó Tổng thống Joe Biden và phu nhân, đã có mặt ở đó để chào đón ngài.

'Sức mạnh kinh tế, quân sự không phải lúc nào cũng là quan trọng nhất'

Trong sá
u ngày ở Mỹ, có hàng ngàn, hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn người nồng nhiệt xuống đường chào đón Đức Giáo Hoàng hoặc tham dự các cuộc gặp, sinh hoạt và Thánh lễ của ngài.

Nước Mỹ dành cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình – người cũng sang thăm Mỹ ngày 22/09, không bằng Đức Giáo Hoàng.

Theo Reuters, khi tới Seattle, ông Tập chỉ được Thống đốc tiểu bang Washington, Jay Inslee, đón tại sân bay.

Khi ông về khách sạn Westin, có khoảng 100 người tụ tập ở đó, gồm các tín đồ Pháp luân công phản đối Bắc Kinh cấm đoán, đàn áp phong trào của họ ở Trung Quốc.

Khi ông Tập bay đến Washington DC ngày 24/09 bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ chỉ có Phó Tổng thống Joe Biden đón ông ở phi trường.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô được mời phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 25/09.

Jane Perlez viết trên New York Times hôm 24/09 rằng quan chức của Trung Quốc từng ngỏ ý để ông Tập Cận Bình đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ nhưng ý tưởng ấy đã bị phía Mỹ từ chối.

Jane Perlez trước đó cũng nói ông Tập chọn đến Seattle trước và chỉ đến Washington sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã rời thủ đô Mỹ vì biết không thể cạnh tranh với một vị Giáo hoàng quá nổi tiếng.

Có thể nói, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hoàn toàn làm lu mờ Chủ tịch Trung Quốc, dù xét về sức mạnh quân sự, kinh tế, so với ông Tập, ngài chẳng có gì.

Ngài chỉ là ‘nguyên thủ’ của một ‘quốc gia’ bé tý, có lãnh thổ chưa đầy nửa km vuông, với vỏn vẹn 842 dân, 100 lính canh người Thụy Sỹ, không quân đội, không vũ khí.

Còn ông Tập Cận Bình lãnh đạo một cường quốc, với diện tích gần 10 triệu km vuông, 1,35 tỷ người và 2,3 triệu lính với ngân sách quốc phòng ước tính hơn 100 tỷ USD.

Điều này ít nhiều cho thấy sức mạnh quân sự, kinh tế không phải lúc nào cũng vượt trội những giá trị, yếu tố phi vật chất khác trong chính trị thế giới.

Những thông điệp quan trọng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kể từ khi được chọn làm người lãnh đạo Giáo Hội cách đây hơn hai năm, ngoài việc thúc đẩy canh tân trong Giáo Hội, đã có nhiều sáng kiến, hoạt động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Một trong những đóng góp của ngài được nhiều người khen ngợi, Mỹ và Cuba biết ơn đó là giúp họ bình thường hóa bang giao sau nhiều thập kỷ hiềm khích.

Tổng thống Obama và lãnh đạo Cuba Raul Castro dành cho ngài một sự tiếp đón nồng hậu, vì họ muốn ghi nhận đóng góp đó của ngài.

Giới lãnh đạo, người dân Mỹ dành cho ngài một sự đón tiếp như thế và các tổ chức, dư luận quốc tế nói chung có thiện cảm với ĐGH vì ngài còn cổ súy những giá trị tốt đẹp khác.

Một số báo Mỹ nói Hoa Kỳ kính trọng, ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng vì ngài lên tiếng bảo vệ nhân quyền, tự do – đặc biệt là tự do tôn giáo – trong khi khá lạnh nhạt với Tập vì ông và chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.

Trong các bài giảng, phát biểu, diễn văn tại Mỹ, ngài đã nêu nhiều thách đố, khủng hoảng mà thế giới đang phải đối diện – trong đó có vấn đề tôn giáo cực đoan, buôn bán vũ khí, xung đột, chiến tranh, vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, nghèo đói, nạn ô nhiễm môi sinh và làn sóng di dân.

Ngài đã kêu gọi Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế can đảm, khôn ngoan, độ lượng, đối thoại và cộng tác với nhau để giải quyết những thách đố, khủng hoảng đó.

Một điểm khác được ngài nhấn mạnh, nếu không muốn nói là trọng tâm của diễn văn của ngài tại LHQ, là đề cao vai trò của LHQ, luật pháp, trọng tài quốc tế, của việc dùng các biện pháp ôn hòa để giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia.

Lời kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế và bình đẳng giữa các quốc gia đó của Đức Giáo Hoàng rất có ý nghĩa đối với chính trị thế giới và rất có lợi cho những quốc gia nhỏ, nằm cạnh những láng giềng lớn, như Việt Nam.

Quan hệ với Việt Nam

Cuba, nước cộng sản độc đảng như Việt Nam đã đón tiếp đón đến ba vị Giáo hoàng trong vòng 17 năm qua.

Đức Giáo Hoàng đã có những thông điệp rất thiết thực về các vấn đề quốc tế lớn – gồm những điều rất có lợi cho cả Việt Nam.

Nhưng sao đến giờ Việt Nam vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao và chưa một Đức Giáo Hoàng nào sang thăm Việt Nam?

Quan trọng hơn, một biến cố như vậy có thể xẩy ra trong thời gian tới hay không?

Được biết ĐGH Gioan Phaolô II và ĐGH Bênêđictô XVI đã rất mong được thăm Việt Nam và các Giám mục Việt Nam cũng đã muốn chính quyền Việt Nam mời hay cho phép các ngài sang thăm đất nước mình vào năm 1999, khi Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang và dịp lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang vào ngày 06/01/2011, khi người Công Giáo Việt Nam kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận tông tòa đầu tiên ở Việt Nam.

Tuy không có một giải thích chính thức nào từ hai phía, có thể nói những điểm sau là lý do tại sao đến giờ Việt Nam vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican hay mời Đức Giáo Hoàng sang thăm:

Trước hết, khác với Cuba, ở Việt Nam người Công Giáo vẫn là thiểu số. Trước khi đi hoạt động cách mạng, cả hai anh em Fidel và Raul Castro đều học trường đạo (Dòng Tên) và có thể họ cũng đã được rửa tội.

Những món quà mà hai ông và ĐGH Phanxicô tặng cho nhau trong chuyến thăm vừa rồi đều liên quan đên tôn giáo, đời sống thiêng liêng. Vì vậy, ít hay nhiều họ vẫn có thiện cảm với Giáo Hội.

Vì những vấn đề lịch sử khác nhau, giới lãnh đạo Việt Nam nghi ngại Giáo Hội và sợ một chuyến thăm của ĐGH sẽ gây nên những tác động không có lợi cho mình. Họ cũng sợ những cuộc tụ tập lớn. Nếu Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam, những Thánh lễ, hoạt động của ngài chắc chắn sẽ thu hút hàng trăm ngàn người tham dự.

Giáo Hội và chính quyền cũng đã có nhiều điểm bất đồng. Trong đó có chuyện đất đai, các cơ sở của Giáo Hội bị tịch thu, quyền tự do tôn giáo bị hạn chế và Giáo Hội từng không được tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục và bác ái.

Vatican và Cuba vẫn duy trì quan hệ ngoại giao kể từ năm 1959, khi ông Fidel Castro lên nắm quyền. Trong khi đó, dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam không thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.

Đến giờ, Việt Nam là một trong số ít quốc gia còn lại chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican, dù là từ 2011, Hà Nội đồng ý để Tòa Thánh có một vị Đại diện không thường ập quan hệ ngoại giao với Vatican, dù kể từ năm 2011, Hà Nội đồng ý để Tòa Thánh có một vị Đại diện không thường trú tại Việt Nam.

Một số người cho rằng Việt Nam sẽ không những cải cách chính trị nếu những cởi mở như vậy chưa xẩy ra ở Trung Quốc. Tượng tự có người nói Việt Nam sẽ không nối quan hệ ngoại giao với Vatican nếu không có những cải thiện trong quan hệ Trung Quốc-Vatican.

Mối quan hệ này hiện đang rơi vào bế tắc vì hai bên có những bất đồng quá lớn về vấn đề tự do tôn giáo và Đài Loan.

Vatican vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, trong khi đó Bắc Kinh tiếp tục đàn áp những người Công Giáo không theo Giáo Hội quốc doanh do họ lập nên.

Nhưng nay xem ra mọi chuyện đã có phần thay đổi và việc hai bên tiến tới thiết lập bang giao – và thậm chí việc Đức Giáo Hoàng sang thăm Việt Nam – trong những năm tới có thể xảy ra.

Các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần tới thăm Tòa thánh Vatican, nhưng chưa vị Giáo hoàng nào tới thăm Việt Nam

Số người Công Giáo ở Việt Nam là gần 7 triệu cũng xấp xỉ số người Công Giáo ở Cuba: 53% trên 12,7 triệu dân.

Như được thể hiện trong chuyến thăm Cuba vừa qua – Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người rất cởi mở, thân thiện, sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai, dù khác ý thức hệ.

Ngài cũng rất tế nhị, nhạy cảm, coi trọng sự hòa giải, hợp tác. Hơn nữa, cũng giống như những sinh hoạt, buổi lễ lớn khác của người Công Giáo, những cuộc gặp, Thánh lễ có sự hiện diện của ngài luôn diễn ra trong trật tự dù quy tụ hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người.

Vì vậy, có thể giờ chính quyền Việt Nam bớt nghi ngại, lo sợ về chuyện một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng gây nên những tác động xấu, bất lợi cho họ.

Trong tám năm vừa qua, các lãnh đạo nắm giữ bốn vị trí cao nhất của Việt Nam – trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hai lần – sang thăm Vatican và được Đức Giáo Hoàng đón tiếp. Vì sự cởi mở, gần gũi, giản dị, đơn sơ, thân thiện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, báo chí và dư luận chung ở Việt Nam cũng có nhiều cảm tình với ngài.

Những hình ảnh, cử chỉ, hoạt động của ngài – như việc ngài chọn một chiếc xe giản dị để đi lại trong thời gian thăm Mỹ – thường xuất hiện trên báo chí Việt Nam.

Quan hệ giữa Giáo Hội và chính quyền Việt Nam được cải thiện đáng kể trong thời gian qua.

Một điểm bất đồng lớn giữa hai bên trước đây là chuyện Giáo Hội tham gia vào các hoạt động giáo dục.

Nhưng ngày 03/08/2015, Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam đã ký quyết định chấp thuận cho Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập Học viện Công Giáo Việt Nam tại số 72/12 Trần Quốc Toản, Quận 3, TP.HCM.

Về quân sự và kinh tế, Vatican chẳng có gì. Nhưng xét về ngoại giao, uy tín quốc tế, Tòa Thánh có tác động, ảnh hưởng rất lớn. Hiện Vatican đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.

Vì vậy, một quan hệ gần gũi với Tòa Thánh sẽ giúp Việt Nam cải thiện vị thế, hình ảnh, ảnh hưởng quốc tế của mình.

Hơn nữa, Việt Nam và Vatican cũng có những điểm tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế - như sự bình đẳng giữa các quốc gia, việc xây dựng quan hệ quốc tế dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau hay giải quyết các tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình.

Từ năm 1986, Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa quan hệ quốc tế và đến nay đã có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược với nhiều nước – trong đó có những quốc gia xa xôi, ít có ảnh hưởng về quân sự, kinh tế, đặc biệt là ngoại giao như Tây Ban Nha.

Lẽ nào Hà Nội lại không muốn hay không thể chính thức thiết lập bang giao với Vatican?

Nếu chính quyền Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican hay mời Đức Giáo Hoàng sang thăm cũng cho Bắc Kinh, đó cũng là cách cho nhiều nước khác và chính người dân của mình thấy họ hoàn toàn độc lập trong đường lối ngoại giao.
 
Văn Hóa
Thăm thị trấn Nafplion, Nhà hát lộ thiên Epidaurus và thành Mycenae văn minh cổ xưa
Lm Trần Công Nghị
12:44 01/10/2015
HY LẠP - Hôm 29.9.2015 chúng tôi ghé hải cảng Nafplion là một thị trấn cảng biển của Vịnh Argolic thuộc miền Peloponnese Đông Bắc của Hy Lạp, tiếp đó đi thăm thành phố cổ Epidaurus, một trung tâm chữa bệnh danh tiếng thuở xưa và tới thăm Mycenae, một địa danh có thể nói là có nền văn minh lâu đời nhất từ 2000 năm trước Công nguyên.

Hình ảnh

Thị trấn Nafplion

Thị trấn Nafplion là một cảng biển quan trọng của Hy Lạp, rất phát triển thời Trung Cổ và được coi như là một phần của lảnh địa của Argos và có tên Ý là Nauplia.

Sau cuộc Thập Tự Chinh thứ 4, Nafplion thuộc về nhà De la Roche. Sau đó thuộc nước Cộng hòa Venice và, cuối cùng về tay Đế chế Ottoman.

Nafplion từng là thủ đô của nước Cộng hòa Hy Lạp đầu tiên và của Vương quốc Hy Lạp, từ khởi đầu của cuộc Cách mạng Hy Lạp giành độc lập của Hy Lạp vào năm 1821 cho đến năm 1834, sau đó thủ đô của Cộng hòa Hy Lạp rời đô về Athenx cho đến này.

Thành phố Nafplion thời danh vì có nhiều pháo đài và tường thành thời Trung Cổ kiên cố. Hiện nay trên đỉnh núi cao tường thành cổ hãy còn thi gan với tuế nguyệt.

Thăm trung tâm chửa bệnh Asklepios và nhà hát lộ thiên Epidaurus

Đền thờ Asklepios ở Epidaurus là trung tâm y khoa và chữa bệnh nổi tiếng nhất của Hy Lạp thời cổ đại, bởi vì có nhiều trường hợp bệnh nghiêm trọng đã được chữa khỏi ở đó. Bệnh nhân từ khắp Hy Lạp và các lưu vực Địa Trung Hải tìm tới đây chữa bệnh. Trung tâm này bao phủ một khu vực rộng lớn cung cấp các tiện nghi như ký túc xá, phòng tập thể dục và, tất nhiên, một nhà hát ở Epidaurus cho cho bệnh nhân giải trí.

Môi trường tự nhiên tuyệt vời của khu vực này là rất quan trọng cho bệnh nhân điều trị các chứng bệnh. Sự thanh bình của thiên nhiên, những ngọn núi xanh tươi xung quanh, thảm thực vật tươi tốt và nguồn nước dồi dào, tất cả những yếu trên giúp cho việc trị bệnh, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị bệnh tâm thần.

Trong số tất cả các nhà hát cổ đại, nhà hát ở Epidaurus là đẹp nhất và được bảo tồn tốt nhất. Đây là nhà hát lộ thiên dành cho bệnh nhân của Asklipieio, và có sức chứa 13.000 khán giả. Nó được chia thành hai phần: Phần nhất gồm 21 hàng ghế dành cho các bệnh nhân đến đây chữa bệnh, Phần hai gồm 34 hàng ghế dành cho các giáo sĩ và những quan chức cai trị.

Đặc biệt nhà hát này được thiết kế kỳ diệu đến nỗi diễn viên đứng ở giữa nói to thì mọi nơi đều cũng có thể nghe thấy được.

Thành Mycenae và nền văn minh xưa nhất

Mycenae (tiếng Hy Lạp là: Μυκῆναι Mykēnai hoặc Μυκήνη Mykēnē) là một địa điểm khảo cổ ở Hy Lạp, nằm khoảng 90 km (56 dặm) về phía tây nam của Athens, trong miền Peloponnese đông bắc. Từ trên đỉnh đồi mà trên đó các cung điện Mycenae được xây cất, có thể thấy được thành Argolid và vịnh Saronic.

2000 năm trước Công nguyên, Mycenae là một trong những trung tâm lớn của nền văn minh Hy Lạp, một thành trì quân sự chi phối nhiều thành thị của miền nam Hy Lạp. Các giai đoạn của lịch sử Hy Lạp từ khoảng năm 1600 trước Công nguyên đến khoảng 1100 trước Công nguyên được gọi là văn minh Mycenaean trong tài liệu tham khảo về Mycenae. Vào lúc cao điểm của Mycenae khoảng những năm 1350 trước Công nguyên, thành Mycemae và vùng chung quanh có diện tích chừng 32 mẫu tây và dân số chừng 30.000 người.

Văn bản với tên là Mykēnē (Μυκήνη) có sớm nhất được tìm thấy trong tác phẩm của Homer.

Văn minh Mycenae có rất nhiều chi tiết đáng nói, tuy nhiên vì trong những ngày này chúng tôi bận đi thăm các nơi, chiều về thì không còn giờ để viết lại những điều đã nghe và quan sát, cũng không có giờ tra cứu các tài liệu đề viết cho đầy đủ. Chúng tôi hy vọng sau chuyến du lịch này sẽ bổ túc thêm những chi tiết lịch sử, văn minh và các sự kiện đặc biệt về những nơi chúng tôi đã viếng thăm.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Người Không Nhà
Tấn Đạt
21:14 01/10/2015
NGƯỜI KHÔNG NHÀ
Ảnh của Tấn Đạt
Một chút lòng bác ái
làm cho đời sống ấm áp
và chính đáng hơn.
A little bit of mercy makes
the world less cold
and more just.
(Pope Francis)