Ngày 08-09-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tha thứ để được thứ tha
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
07:12 08/09/2011
CHÚA NHẬT 24 TN A

Con người là một hữu thể sống cùng sống với người khác. Và khi biết sống cùng sống với người khác, ta càng trở nên “là người” hơn. Lời bài hát “Tôi chỉ thật sự là người nếu tôi sống với anh em tôi” diễn tả chân lý đó. Song thực tế cũng vì cuộc sống chung đụng, nên không thể tránh khỏi những điều va vấp, xúc phạm làm tổn thương đến nhau. Trong đời sống cộng đoàn, các môn đệ ngày xưa cũng đối mặt với vấn đề khó khăn tương tự. Điều quan trọng là phải biết thứ tha. Nhưng tha thứ có giới hạn không ? Bao nhiêu lần thì đủ ? Tha thứ để được gì ? Tại sao phải tha thứ ? v.v….

Ông bà ta vẫn thường nói : “Qúa tam ba bận”. Ba lần đã là quá để cảm thông cho người lầm lỗi, để tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình. Thánh Phêrô muốn nâng con số lên cao hơn thế. Và số 7 là con số giới hạn cao nhất mà thánh nhân muốn đặt ra cho Chúa Giêsu, khi phải tha thứ cho người anh em.

Đối với Chúa Giêsu, tha thứ không chỉ có “ba bận”, hay “bảy bận”, mà phải tha thứ luôn luôn, tha thứ không giới hạn. Giả như nếu có giới hạn thì đó là giới hạn từ phía người lỗi phạm đến ta, khi họ không hối hận, hay không cần đến sự tha thứ của ta. Thử tưởng tượng, một người làm việc ngày 8 tiếng mà lỗi phạm đến ta 7 lần như thế, ta lại phải tha thứ, tha thứ không giới hạn : khó biết chừng nào ! Hành động tha thứ như thế chỉ xuất phát từ một con tim “đại bồ tát”, nói theo ngôn ngữ nhà Phật, một con tim nhân hậu như Chúa Giêsu, Đấng đã tha thứ cho cả những kẻ xỉ báng, nhục mạ và đóng đinh Ngài trên thập giá.

Nhưng tại sao lại phải tha thứ luôn luôn cả khi người xúc phạm không tỏ ra hối cải hay nói lời xin lỗi? Có phải vì để tỏ ra mình là người có lòng quảng đại bao dung, đại từ đại bi không?

Trên bình diện siêu nhiên, tha thứ là để được Thiên Chúa thứ tha. Ta đã mắc nợ Chúa nhiều vô kể, 5 ngàn nén vàng (48 triệu đồng/1 cây, nhân lên thì không biết bao nhiêu mà kể), nhưng đã được Ngài “xá miễn” hoàn toàn. Chẳng phải mỗi lần vào toà giải tội, ta đều được “trắng án” hay sao ! Dụ ngôn hôm nay nói lên điều đó. Như vậy tha thứ là đòi hỏi của Tin Mừng, trước tình thương bao la hải hà của Thiên Chúa. Hơn nữa vì ta cũng cần anh em tha thứ cho những lỗi phạm của mình. Không biết tha thứ cho anh em, ta sẽ trở thành kẻ độc ác, như Chúa Giêsu gọi (x. Mt 18,32). Đồng thời ta cũng không nhận được sự thứ tha của Chúa. Đức công bằng đối với nhau đòi buộc điều kiện này (x. Mt 18,35).

Tuy nhiên trong đời sống hằng ngày, nhiều khi có người nào đó xúc phạm đến ta dù chỉ một lần thôi, thì ta ghim gút mãi và không bao giờ tha thứ cho họ. Hoặc là tha thì tha, nhưng tuyên bố là không thèm nói chuyện, thậm chí không thèm nhìn mặt nữa.

Đức Cha Phêrô Khảm, lúc còn là linh mục, kể rằng một lần nọ ngài được mời đi giúp một ông cụ hòa giải với đứa con trai. Vì ông cụ rất cố chấp, nên các đòan thể đã khuyên hết cách rồi mà ông vẫn không nghe. Giải pháp sau cùng là nhờ đến ngài. Ông cụ đã biết là có một linh mục sẽ được mời đến, nên khi ngài vừa vào nhà, ông đã lên tiếng trước :

- “Thưa cha, con đã tha thứ cho thằng con trai con rồi, nhưng nó muốn đi đâu thì đi, miễn là đừng có vác cái mặt về đây nữa là được”.

Nghe ông cụ tuyên bố như thế, ngài chẳng biết khuyên sao nữa, thành thử ngài mới kể cho ông nghe câu chuyện :

- “Có bà lão kia khi chết lên trình diện Chúa. Chúa bảo bà rằng tội bà nhiều lắm, nhưng Ta tha thứ tất cả. Có điều bà muốn đi đâu thì đi, miễn sao đừng để Ta thấy mặt là được”.

Nghe đến đây thì ông cụ bắt đầu thấy lo. Ông hỏi lại :

- “Thế bà đi đâu vậy cha ?”

Ngài trả lời rằng : “Còn đi đâu nữa! Có nước vào hỏa ngục thì mới không thấy Chúa”.

Và ngài cho biết là mấy tuần sau ông cụ nghĩ lại, ông cho thằng con trai về. Thế mới thấy con người ta khó tha thứ biết chừng nào. Tình cha con mà còn như vậy, huống chi với người ngoài. Có khi tha mà không thứ, tức không quên được lỗi lầm của người lầm lỗi, thậm chí không muốn thấy mặt người đó như ông cụ trong câu chuyện trên. Hoặc nữa có khi tha, nhưng đặt điều kiện này điều kiện nọ.

Trong một cuộc đối thoại ngắn giữa một linh mục và một thanh niên, người ta nghe được rằng :

- Anh hãy tha thứ cho cô ta đi.

- Vâng, lần này thì con tha. Nhưng nếu cô ta tái phạm lần nữa thì đừng hòng. Có chết, con cũng không tha đâu.

- Vị linh mục hỏi lại :

- Vậy anh có muốn Chúa cũng nói với anh như thế, khi anh đi xưng tội không ?

Anh ta im lặng…..

Chắc chắn anh ta không muốn, và có lẽ cũng không ai trong chúng ta muốn Chúa nói với mình câu đó khi đến với Bí tích giải tội. Thế nhưng, chính chúng ta lại thường sử dụng câu nói này đối với anh chị em mình, như anh thanh niên kia.

Dĩ nhiên, là con người, mang trong mình cái tôi ích kỷ hẹp hòi và cái tự ái cố chấp lớn lao, nên thực hành việc tha thứ là điều không dễ chút nào, nếu không muốn nói là rất khó, nhất là khi lỗi phạm càng lớn thì càng khó thứ tha.

Trên hết và trước hết tha thứ là một nhân đức siêu nhiên, hơn là một đức tính nhân bản. Mà đã là nhân đức siêu nhiên thì cần có ơn trợ giúp của Chúa, ta mới có thể nói lời tha thứ được. Nói cách khác, tha thứ không chỉ là một hành động thuần tuý ý chí, mà còn là một ân ban. Do đó không thể có sự tha thứ nếu không đi kèm với lời cầu nguyện.

Ngoài ra cũng rất cần có sự cảm nhận tình thương và sự tha thứ của Thiên Chúa đối với chính mình nữa. Càng cảm nhận được tình thương tha thứ của Thiên Chúa bao nhiêu, ta càng dễ thứ tha cho anh chị em mình bấy nhiêu.

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết mặc lấy tâm tình của Chúa và cảm nhận được lòng bao dung tha thứ của Chúa trước vô vàn lỗi phạm của chính chúng ta để chúng ta cũng biết mau mắn tha thứ cho anh chị em mình. Amen.
 
Vì sao phải quảng đại tha thứ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:20 08/09/2011
Chúa Nhật XXIV TN A

Tha thứ là một chủ đề không có gì mới lạ. Đã là con người thì phải biết tha thứ. Đây là một trong những đức luân lý nhân bản. Và tôn giáo nào cũng dạy con người sống phải biết đại lượng, khoan dung, tha thứ cho người lỗi phạm đến mình. Sự oán ghét, hận thù thỉnh thoảng có mặc chiếc áo của sự công bình làm con người thấy hả hê khi kẻ có tội phải bị đền nợ nhưng rồi chẳng thể thực sự “có hậu” như Phật pháp nhận định: lấy oán trả oán thì oán oán chồng chất. Vấn đề đặt ra là vì sao chúng ta phải quảng đại tha thứ cho nhau và cần phải tha thứ liên lĩ như Chúa Giêsu khẳng định với Phêrô là đến bảy mươi lần bảy?

Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật XXIV TN A, đặc biệt bài trích Sách Huấn ca và bài trích Tin Mừng thánh Matthêu đã nêu rõ nguyên nhân khiến chúng ta phải tha thứ cho nhau cách quảng đại và liên lĩ đó là vì chúng ta cũng là kẻ có tội và đã được Thiên Chúa tha thứ cách liên lĩ và quảng đại. Đồng thời việc tha thứ cho nhau còn là điều kiện như tất yếu để nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Chúng ta đều là kẻ có tội. Đã là người ít có ai dám to gan khẳng định mình vẹn sạch, không vương bẩn tội nhơ. Cha ông chúng ta cảm nghiệm rằng: Đa thọ đa nhục, đa phú đa ưu. Cũng như càng giàu có thì càng thêm nhiều mối lo thì càng thêm tuổi thì tội lỗi càng chất chồng. Mọi thứ tội mà chúng ta phạm đến Thiên Chúa đều to lớn và nặng nề như món nợ không bao giờ có thể trả được. Mười ngàn nén vàng mà anh đầy tớ mắc nợ nhà vua theo câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể là một minh họa. Mức độ nặng nhẹ của tội mà chúng ta phạm không nguyên chỉ căn cứ vào loại tội gì mà còn căn cứ vào người mà chúng ta xúc phạm. Mọi tội lỗi của chúng ta đều xúc phạm đến chính Thiên Chúa, vì chúng ta đã cố tình đi ngược với đường lối Người chỉ dạy, làm trái với giới răn Người ban truyền. Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành đã dựng nên muôn vật muôn loài và dựng nên chúng ta từ hư vô. Người còn là Người cha chí ái đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban chính Con Một cho chúng ta. Chính vì thê phải khẳng định rằng bất cứ thứ loại tội nào dù lớn hay bé, dù mặt này hay khía cạnh kia, khi đã xúc phạm đến Đấng Toàn Năng và Toàn Thiện thì đều đáng “tru di cửu tộc”.

Một thực tế không thể chối cãi đó là Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu, lòng khoan dung nhân hậu với chúng ta không bút nào tả xiết. Người đã yêu thương nhân loại chúng ta đến nỗi trao ban chính Người Con Một để chúng ta được thứ tha, được hòa giải với Người và dĩ nhiên là để cho chúng ta được hưởng gia tài là hạnh phúc vĩnh cửu. Thánh Gioan Tông đồ quả quyết chính Thiên Chúa đã đi bước trước trong việc yêu thương chúng ta. Thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại cũng đã khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Anh đầy tớ mắc món nợ kếch xù trong câu chuyện dụ ngôn, không xin tha mà chỉ xin cho khất nợ một kỳ hạn, thì đức vua lại chạnh lòng thương cho y về và xí xóa luôn cả món nợ kếch xù ấy. Lòng xót thương tha thứ của Thiên Chúa là thế đó. Đức Bênêđictô XVI trong Thông Điệp đầu triều đại Giáo hoàng của Ngài, Thông điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu” đã nhận định: Tình yêu của Thiên Chúa như chống lại sự công minh của Người (số 10).

Một định luật tất yếu: Nước trên nguồn tuôn đổ dạt dào thì nó cần phải được chảy xuôi về hạ lưu. Đã đón nhận tình yêu tha thứ cách dồi dào và nhưng không, thì chúng ta phải biết yêu thương tha thứ cho nhau cách quảng đại và liên lĩ. Tuy nhiên một thực tế dường như không thể chối, đó là dòng suối ân tình tha thứ đã từng bị chặn đứng bởi tấm lòng hẹp hòi, nhỏ nhen của chúng ta trước lầm lỗi của tha nhân. Cần xác định rằng mọi lỗi lầm mà tha nhân phạm đến chúng ta đều chỉ là món nợ lẻ, không đáng kể. Chúng ta cũng chỉ là thọ tạo như tha nhân không hơn không kém. Chúng ta đồng thời cũng là những tội nhân đầy hạn chế và bất toàn. Chính vì thế những lỗi lầm mà tha nhân xúc phạm đến chúng dù mức nào đi nữa thì chẳng đáng là bao. Thế mà như người đầy tớ vừa được tha một món nợ kếch xù trong chuyện dụ ngôn, chúng ta nhiều khi lại kim gút lỗi lầm của tha nhân đến độ có hành vi nhẫn tâm và tàn ác dường như không thể tưởng.

Một định luật tất yếu thứ hai: Khi dòng chảy bị chặn thì nguồn nước sẽ trào lênh láng ra ngoài. Dù Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ nhưng chúng ta sẽ không nhận được hồng ân ấy, nếu chúng ta khép lòng từ tâm của mình trước tha nhân. Xin cùng nhau ngẫm nghĩ Lời chúa trong Sách Huấn ca: “Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó?”(Hc 28,3-5). Chúa Giêsu kết thúc câu chuyện dụ ngôn bằng những lời sau: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế (tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông), nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18,35). Trước đó, khi dạy các môn đệ cầu nguyện với Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu cũng đã khẳng định điều tương tự: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 14-15).

Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta đã từng nhiều lần đến tòa cáo giải. Căn cứ vào lời khẳng định của Chúa Giêsu thì vẫn có đó nhiều người dù đã xưng thú tội lỗi, đã nhận được lời xá giải: “Cha tha tội cho con…” , nhưng tội họ vẫn còn đó, nghĩa là chưa nhận được hồng ân tha thứ của Thiên Chúa, tất thảy chỉ vì họ chưa thực lòng tha thứ cho tha nhân, những người đã lỗi phạm đến họ.
 
Tha thứ là điều tất yếu trong đời Kitô hữu
Lm Jude Siciliano, OP
14:38 08/09/2011
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN A
Huấn ca 27: 30-28:7; Tv 103; Roma 14: 7-9; Matthêu 18: 21-35

Phêrô có lẽ đã cảm thấy rất mãn nguyện. Khi hỏi Đức Giêsu về việc phải tha bao nhiêu lần khi người anh em xúc phạm đến mình, ông đưa ra mức “Bảy lần được không?” Ông sẵn lòng tha gấp bảy lần so với những gì Luật và các thầy dạy đòi hỏi. Nhưng ông lại còn ngạc nhiên biết bao khi nghe Đức Giêsu trả lời: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” Việc Phêrô sẵn lòng tha thứ đến bảy lần chứng tỏ ông bắt đầu hiểu được điều mà Đức Giêsu mong muốn nơi các môn đệ - lòng tha thứ. Nhưng Đức Giêsu không hề đưa ra một giới hạn nào cho sự tha thứ như Phêrô học được hôm nay – “bảy mươi lần bảy.”
Đức Giêsu tuyên bố quá đột ngột nên Ngài dùng ngay một dụ ngôn để làm sáng tỏ và củng cố đòi hỏi trong giáo huấn của Ngài. Ngài dẫn vào dụ ngôn bằng câu nói: “vì thế, nước Trời cũng như.,” như thể nói rằng “dụ ngôn này nhằm minh họa cho giáo huấn về lòng tha thứ triệt để của tôi”. Điều này được sáng tỏ khi Đức Giêsu đòi chúng ta không những yêu thương người thân cận mà còn cả kẻ thù nữa, thái độ tha thứ như thế phải là điểm đặc trưng nơi các môn đệ của ngài. Nếu như giáo huấn này quan trọng như thế nào thì nó cũng khó thực hiện bấy nhiêu. Hỏi có ai trong thánh đường này không biết rằng Kitô hữu cần phải tha thứ ra sao? Biết phải làm gì là một chuyện, còn việc có thể thực hiện như thế hay không lại là chuyện khác! Thế nên, dụ ngôn ngày hôm nay quả thật đáng lưu ý.
Tiến trình của câu chuyện ngày hôm nay rất quan trọng. Câu chuyện bắt đầu kể về người đầy tớ nợ chủ mình một số tiền quá lớn không thể nào trả nổi. Rồi anh ta cầu xin chủ, hứa sẽ trả (dù không thể thực hiện) và được tha nợ; không phải vì có công trạng gì hay vì lời hứa sẽ trả, nhưng nhờ lòng nhân từ vô cùng của vua. Người đầy tớ mắc nợ vua được tha không phải vì công kia việc nọ anh ta làm. Tha thứ là cái xảy ra trước, tha thứ vô điều kiện khi một người cầu xin dù không xứng đáng được hưởng lòng tha thứ. Đó là cốt lõi của thông điệp Tin mừng.
Dụ ngôn đã làm sáng tỏ điều này rằng một khi được tha thứ thì người được tha cũng được mong chờ điều gì đó. Nếu chúng ta không hề thay đổi gì khi được tha thứ và đến lượt mình cũng phải tha thứ cho người khác, thì chúng ta chưa đón nhận và hành xử xứng với hồng ân mà chúng ta nhận được. Giống như tên đầy tớ không biết tha thứ, cuối cùng, chúng ta cũng không nhận được sự tha thứ. Theo kiểu đời thường, ta có thể nói: “sao mà anh quá xem thường chuyện tha thứ khi mà chính anh nhận được được quá nhiều sự tha thứ”. Như vị vua đã nói: “Ngươi không nhận ra ân huệ mà ta đã ban cho ngươi qua việc tha thứ sao? Thế tại sao ngươi lại không biết nhờ chuyện đó mà biến đổi?”
Trong giáo huấn của Đức Giêsu, chúng ta phải cho người khác thấy được lòng tha thứ, dựa trên việc chúng ta tha thứ bao nhiêu và thường xuyên đến mức nào. Thiên Chúa tha thứ cha chúng ta không điều kiện và không giới hạn. Nếu chúng ta không tha thứ cho người khác thì đó là dấu cho thấy chúng ta không đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa và cũng không để cho sự tha thứ ấy đi vào trong lòng để biến đổi chúng ta.
Việc tha thứ không chỉ là những gì xảy ra giữa các cá nhân với nhau. Thông điệp Tin mừng hôm nay chúng ta nghe được trích từ chương 18 của Tin mừng theo thánh Matthêu và nhắm đến cộng đoàn của các Tông đồ. Tha thứ cho nhau là điều tất yếu trong cộng đồng Kitô hữu. Không có khả năng tha thứ và thái độ níu giữ sự hận thù chính là sức mạnh phá hủy trong gia đình, trong các tổ chức xã hội và nhất là trong Giáo hội của chúng ta. Nó không chỉ chia rẽ chúng ta, mà còn ngăn cản không cho cộng đoàn của chúng ta trở thành dấu chỉ của ánh sáng tha thứ của Thiên Chúa trong thế giới đang tối đen vì những xung đột và hận thù từ việc cứ nuôi lòng “hờn giận” như sách Huấn ca cho chúng ta hay.
Hãy nhìn lên bản đồ thế giới. Quý vị thấy nơi nào có ánh sáng của sự tha thứ soi sáng hay không? Bao nhiêu nơi đang xung đột chỉ vì những khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, bộ lạc, sắc tộc, kinh tế hay hoàn cảnh môi trường? Chẳng phải đó là ý nguyện của chúng ta trong thánh lễ này sao? Sau khi cầu nguyện như thế, quý vị hãy mở to đôi mắt và mở rộng đôi tai để thấy được sự giao hòa diễn ra hết sức lạ lùng. Yếu tố then chốt của dụ ngôn này nằm ở ngay phần đầu của câu chuyện: ân huệ lạ lùng của việc được vua tha thứ. Khi “những việc lạ lùng” xảy đến trong đời ta cũng như trên thế giới, chúng ta biết chúng do đâu và chúng ta có lý do để dâng lời “tạ ơn” trong Thánh lễ này, một lời biết ơn sâu sắc.
Sự tha thứ khởi đi từ Thiên Chúa, nhưng không dừng lại ở đó. Chúng ta còn phải phản ánh thánh ân đó trong cuộc sống của mình. Hôm nay chúng ta nhìn về quá khứ cũng như cuộc sống hiện tại của mình. Chúng ta căm ghét và giận hờn ai nhất? Chúng ta chưa tha thứ cho người nào? Ai đang chờ chúng ta nói lời “tha thứ”? Người nào bị chúng ta xúc phạm và ta cần phải cầu xin tha thứ? Có thể chúng ta gặp vấn đề ở chỗ gây ra “những lỗ hổng không chịu tha thứ” khiến chúng ta chia rẽ nhau. Chúng ta cần phải khao khát việc có thể hạ quyết tâm đến bên họ mà bắt đầu tiến trình hòa giải.
Thế gian này chắc chắn không phải là kiểu mẫu tha thứ cho chúng ta học hỏi, chúng ta biết phải cậy dựa vào đâu để được giúp đỡ? Trong Thánh lễ này, chúng ta được nhắc nhở rằng tự mình chúng ta không thể trở thành những người có lòng tha thứ - đó không phải là điều Đức Giêsu muốn nơi chúng ta. Chúng ta không chỉ một mình, vì Chúa Kitô ở giữa chúng ta, lời thứ tha của Ngài có thể biến đổi chúng ta và giúp chúng ta đủ sức để tha thứ. Ngài là Đấng luôn thực hiện trước hết những gì Ngài muốn chúng ta thực hiện – tha thứ “thật lòng”.
Đừng quên rằng còn đó những giáo sĩ và những người lãng đạo trong Giáo hội cần được tha thứ vì những việc xấu họ làm hay đôi lúc che giấu những lạm dụng tính dục. Rõ ràng chúng ta ai cũng thực sự cần được tha thứ. Một số người biết được những lầm lỗi, sai sót của mình và Thiên Chúa nhân từ đã tha thứ cho họ. Nhưng vẫn có đó nhiều người không nhận mình sai lỗi, không thấy cần phải xin ơn tha thứ như tất cả mọi người chúng ta cần.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


24th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Sirach 27: 30-28:7; Psalm 103; Romans 14: 7-9; Matthew 18: 21-35

Peter must have felt pretty satisfied with himself. When he asks Jesus how many times you must forgive the offending brother/sister he suggests, "Seven times?" His willingness to forgive seven times exceeded what the Law and religious teachers of his day required. How surprised he must have been to hear Jesus’ answer, "Not seven times, but seventy-seven times." Peter’s willingness to forgive seven times indicates he was beginning to learn what Jesus required of his disciples – forgiveness. But Jesus doesn’t put a limit on forgiveness as Peter is learning today– "seventy-seven times."
So startling is Jesus’ statement that he follows it immediately with a parable meant to illuminate and support his demanding teaching. He leads into the parable by saying, "That is why the kingdom.,"–as if to say, "This parable will illustrate the reason for my radical teaching on forgiveness." It’s clear from what Jesus has instructed about love of neighbor and even enemies, that forgiveness must be the hallmark of his disciples. But as important as this teaching is, that doesn’t make it easy to put into practice. Is there anyone in the pews, or in the sanctuary, who doesn’t know about the necessity for Christians to forgive? It’s one thing to know what we should do and another thing to be able to do it! Hence today’s striking parable.
The sequence in today’s story is important. It begins with the servant owing his master an amount so huge that he cannot possibly repay. Still, he begs for forgiveness, promises to repay (not possible) and he gets it; not by reason of personal merit or the promise to repay, but because of the king’s extraordinary generosity. The servant who owed the debt to the king didn’t earn forgiveness by anything he did first. Forgiveness is what happens first, gratuitous forgiveness when requested by someone who can’t claim to deserve it or earn it. There’s the heart of the gospel message.
The parable makes it quite clear that once forgiveness was given something was expected of the released servant. If we haven’t been changed by forgiveness and then forgive others in turn, we haven’t fully accepted and acted upon the gift we have received. Like the unforgiving servant, in the end, we are not released from our debt. To put it in street jargon we might say, "How can you be so cheap with your forgiveness when you got such a huge dose of it yourself?" It’s as if the king said, "Don’t you realize the treasure I gave you by forgiving you? How come you weren’t changed by it?"
In Jesus’ teaching it is quite clear we must be known by our forgiveness, based on our realization of how much and often we have been forgiven. God has forgiven us without reservation or limits. If we hold back forgiveness from others then this is a sign we have not accepted it ourselves from God and allowed it to enter our hearts to change us.
This matter of forgiveness isn’t only about what happens between two individuals. Today’s gospel message is from chapter eighteen in Matthew and is addressed to the community of disciples. Mutual forgiveness among us is a sine qua non in the Christian community. The inability to forgive and the holding of grudges are destructive forces in our family, social organizations and, especially, in our church. It not only divides us into feuding camps, but prevents our community from being a sign of God’s forgiving light in a world darkened by conflicts and vendettas which come, as Sirach tells us today, from hugging tightly to "wrath and anger."
Run a fast glance over the map of the world. Can you find any place where forgiveness shines? How many places are in conflict because of religious, ethnic, tribal, racial, economic and environmental differences? What difference would a good dose of forgiveness play in these situations? That’s something to pray for at today’s Eucharist, isn’t it? After that prayer keep your eyes and ears open for signs of reconciliation popping up in surprising ways. After all, the parable’s key element is at the beginning of the tale: the king’s surprising gift of forgiveness. When such "surprises" happen in our lives and the world, then we know their source and we have a reason to say "thank you" at the Eucharist, our great prayer of thanksgiving.
Forgiveness begins with God, but it doesn’t stop there. We are expected to reflect that divine gift in our lives. Today we look over our past and present lives. Against whom do I hold on "tightly" to resentment or hatred? Whom have I not forgiving? Who is waiting for me to say to them, "I forgive you?" Whom have I offended and need to ask forgiveness? Probably we have had trouble bridging the "unforgiveness gap" that separates us. We may even have wished we could stir up the will to go over to their side and begin the process of reconciliation.
The world certainly isn’t a model of forgiveness for us, where shall we turn for help? We are reminded today at this Eucharist that on our own we cannot become forgiving people – not in the way Jesus expects of us. But we are not on our own for Christ is in our midst whose words of forgiveness can transform us and empower us to forgive. He is the one who does first what he asks us to do – forgive "from your heart."
Lest we forget, as if we could, there is the need some of our church leaders and clergy have for forgiveness for their awful and sometimes criminal cover-ups of sexual abuse. It’s a need for forgiveness that stares us in the face. Some have acknowledged their failings and wrongdoing and our compassionate God has forgiven them. Some have refused to admit the wrong they have done. By not admitting their need and asking for forgiveness we all have suffered.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ nghĩa khủng bố và luật quốc tế, quan điểm Công Giáo
Vũ Văn An
01:14 08/09/2011
Sự thay đổi trong khung cảnh chính trị xã hội hiện đang ảnh hưởng tới cái hiểu truyền thống của Công Giáo về luật pháp, chủ quyền quốc gia, chiến tranh, ích chung và nhất là các đe dọa cũng như thực tại khủng bố ngày một gia tăng. Mục tiêu của bài này là trình bày một số nét chính yếu của giáo huấn xã hội Công Giáo liên quan tới các vấn đề này trong hơn 100 năm qua, đồng thời cho thấy những vấn đề đang làm đau đầu cần được nghiên cứu thêm của giáo huấn này.

Câu hỏi đầu tiên là: tại sao Giáo Hội Công Giáo cổ vũ luật quốc tế? Tại sao luật quốc gia mà thôi không đủ? Phải hiểu luật quốc tế ra sao và đâu là những giới hạn của luật này?

Mục đích của luật: ích chung

Theo lý thuyết của Thánh Tôma Aquinô, và truyền thống cổ điển được ngài dựa vào, triết lý chính trị Công Giáo dạy rằng mục đích của mọi luật lệ, và của mọi thẩm quyền công cộng có nhiệm vụ công bố và áp dụng nó, là ích chung. Bên trên ích riêng và quyền lợi đặc thù của cá nhân, có ích chung của cả cộng đồng.

Ích chung này không phải là lợi ích của tập thể hay nhà nước trừu tượng, cũng không phải chỉ là tổng số các ích riêng của các cá nhân hợp lại, mà đúng hơn, là ích lợi của mọi người cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách hữu thể xã hội trong tương quan với người khác.

Học thuyết xã hội Công Giáo định nghĩa ích chung là “tổng số các điều kiện xã hội giúp người ta, trong tư cách nhóm hay trong tư cách cá nhân, đạt được sự trọn hảo của họ một cách đầy đủ và dễ dàng hơn” (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1906). Luật pháp và thẩm quyền công cộng có sứ mệnh chuyên biệt phải bảo đảm các điều kiện xã hội ấy vì lợi ích của mọi người.

Toàn bộ các điều kiện bao hàm trong ích chung ấy có thể phân chia thành 3 loại thành tố: tôn trọng phẩm giá con người vì là con người và bảo vệ cũng như thoả mãn các quyền lợi của họ, phúc lợi xã hội và phát triển nhóm (thịnh vượng vật chất, sức khỏe, giáo dục, văn hóa v.v…), hòa bình: ổn định và an ninh trong một trật tự công chính.

Ích chung phổ quát

Ích chung không chỉ hiện hữu trên bình diện nhà nước hay quốc gia mà thôi, mà còn trên bình diện của mọi nhóm hay cộng đồng nhân bản. Do đó, ta có thể nói tới ích chung của gia đình, của cộng đồng địa phương, của nhà nước và quốc gia và của bất cứ nhóm nhân bản nào chen vào giữa các thực thể ấy. Mặt khác, cùng với các ích chung đặc thù của những nhóm nhân bản khác nhau này, ta còn có thể nói tới ích chung phổ quát của tòa thể gia đình nhân loại.

Làm thế nào có thể có thứ ích chung phổ quát này? Điều gì có thể giữ cho các lợi ích đặc thù của những thành viên mạnh hơn của xã hội, bất luận là cá nhân, quốc gia hay bất cứ định chế xã hội hay kinh tế nào, khỏi lấn lướt lợi ích của các thành viên yếu hơn?

Giáo Hội Công Giáo đề ra hai giải pháp cho vấn đề này, một thuộc bình diện nhân đức, một thuộc bình diện cơ cấu.

Liên Đới

Giải pháp thứ nhất thuộc bình diện đạo đức có tên là liên đới. Trong thông điệp “Sollicitudo Rei Socialis” năm 1987, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: sự liên lập ngày càng lớn mạnh về kinh tế, văn hóa và tôn giáo, từng lên đặc điểm cho thế giới hiện đại, đã tạo ra một phạm trù luân lý tương hợp với nhân đức liên đới.

Ngài viết thêm: liên đới “không phải là lòng cảm thương mơ hồ hay niềm đau lòng nông cạn trước các bất hạnh của quá nhiều người, cả gần lẫn xa. Trái lại, nó là một quyết tâm vững mạnh và kiên trì nhất định dấn thân cho ích chung; điều này muốn nói tới ích lợi của mọi và của mỗi cá nhân, vì tất cả chúng ta, ai cũng có trách nhiệm đối với mọi người” (số 38).

Cho nên, liên đới, trong tư cách một nhân đức, thúc đẩy con người và cộng đồng nhân bản mở rộng chân trời quan tâm luân lý của mình, nhìn quá bên kia các quyền lợi cá nhân để bao gồm luôn nhu cầu của các cá nhân và các nhóm khác và hành động bằng cách nghĩ tới các quyền lợi của họ.

Dù mọi người phải vun đắp nhân đức này, nhưng nó đặc biệt quan yếu đối với những ai đảm nhiệm thẩm quyền công cộng hay những ai có ảnh hưởng đối với hoàn cảnh người khác. Dù thẩm quyền công cộng là chủ thể đầu hết có trách nhiệm đối với các công dân của mình, tức là phần nhân loại được trao phó cho mình, nhưng trách nhiệm này không có tính độc hữu. Nhà cầm quyền công cộng phải mở rộng phạm vi quan tâm của mình đối với toàn thể nhân loại. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo số 1941 đã long trọng tuyên bố rằng: “tình liên đới quốc tế là đòi hỏi của trật tự luân lý”.

Ở đâu tình liên đới được thẩm thấu và thực hành, ở đấy, căng thẳng giữa các quốc gia và dân tộc sẽ giảm thiểu và ích chung phổ quát được phát huy.

Luật quốc tế

Giải pháp thứ hai, thuộc bình diện cơ cấu, do Giáo Hội Công Giáo đề ra, là phải bảo đảm để ích chung phổ quát trở thành nền pháp trị quốc tế.

Mọi cộng đồng nhân bản cần một thẩm quyền và một nền pháp trị "supra partes" (siêu phe phái) để quản trị nó và để phục vụ ích chung một cách vô vị lợi. Trong khi ta có thẩm quyền chính trị để phục vụ ích chung đặc thù của từng quốc gia, thì hiện vẫn chưa có một thẩm quyền như thế để phục vụ ích chung phổ quát của toàn thể cộng đồng thế giới. Mặt khác, không một quốc gia đơn độc hay một nhóm quốc gia nào có thể đảm nhiệm việc này.

Trong thông điệp "Pacem in Terris" năm 1963, Đức Gioan XXIII viết rằng: “Ngày nay, ích chung phổ quát đặt ra nhiều vấn đề có chiều kích thế giới, mà ta không thể xử lý hay giải quyết một cách thỏa đáng nếu không có các cố gắng của một thẩm quyền công cộng được trao quyền rộng rãi, có cơ cấu và phương tiện cũng kích cỡ: nghĩa là, một thẩm quyền công cộng có tư thế hành động một cách hữu hiệu trên bình diện toàn thế giới. Cho nên, chính trật tự luân lý đòi phải thiết lập ra một hình thức thẩm quyền công cộng như vậy” (số 137).

Sự hợp tác quốc tế, thẩm quyền công cộng hay nền pháp trị quốc tế này có thể mặc nhiều hình thức thực tiễn khác nhau. Huấn quyền của Giáo Hội không muốn chỉ rõ việc cần phải thiết lập ra thứ cơ cấu nào. Con đường dẫn tới sự hợp tác lớn hơn về luật pháp giữa các dân tộc nhất thiết đòi phải vượt qua nhiều trở ngại, như ý niệm cho rằng các cơ quan quốc tế nào thì cũng, có khi còn hơn là đàng khác, chịu lệ thuộc các cuộc vận động hành lang hay các quyền lợi cá biệt như các quốc gia thành viên mà thôi. Cũng không phải là chuyện họa hiếm khi nhiều người cho rằng ai thì cũng tin tưởng chính phủ riêng của mình hơn là một cơ quan quốc tế.

Ngoài ra, cả trên bình diện quốc tế nữa, Giáo Hội cũng nhấn mạnh tới nguyên tắc có tính chủ yếu là phụ đới, tức nguyên tắc định rằng “cộng đồng cao hơn không được can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của một cộng đồng nhỏ hơn, tước mất các chức năng của cộng đồng này, nhưng đúng hơn, phải hỗ trợ cộng đồng nhỏ hơn này khi cần, giúp nó phối trí hoạt động của nó với các hoạt động của các thành phần khác trong xã hội, luôn nhằm ích chung”. Lần đầu tiên được Đức Piô XI phát biểu rõ như hình thức hiện nay, nguyên tắc này đã tạo nên phần chủ yếu trong quan điểm Kitô Giáo về trật tự xã hội.

Do đó, bất cứ luật lệ hay thẩm quyền quốc tế nào cũng phải có tính bao gồm hay “xâm lấn” sinh hoạt nội bộ các quốc gia, nhưng đồng thời phải nghiêm khắc tự hạn chế trong các phạm vi sinh hoạt mà các quốc gia thành viên, trên thực tế, không thể quản trị một cách hữu hiệu được. Chủ quyền các quốc gia không bị thiệt hại do các cơ cấu luật lệ quốc tế hung hãn gây ra.

Một số phạm vi chuyên biệt của luật quốc tế

Trong thế kỷ trước, huấn quyền Giáo Hội nại tới nhu cầu luật quốc tế và thẩm quyền công cộng siêu quốc gia chủ yếu vì ngữ cảnh của 2 mục tiêu thực tế sau đây: (1) để làm trọng tài và giúp giải quyết trong hòa bình các cuộc tranh chấp quốc tế, (2) để phối hợp các cố gắng phát triển kinh tế khắp thế giới. Cả hai mục tiêu này đều là thành phần tạo ra ích chung phổ quát.

Phạm vi quan tâm thứ nhất phát sinh từ lịch sử tranh chấp vũ trang lâu dài, và nhất là lịch sử đắng cay của cuộc tắm máu trong thế kỷ 20. Dù việc sử dụng chiến tranh làm phương tiện giải quyết các bất đồng quốc tế hay để sửa chữa các bất công quốc tế, trên nguyên tắc, chưa bao giờ bị loại bỏ, nhưng Giáo Hội vẫn cho rằng chỉ nên làm thế sau khi không còn phương tiện nào khác.

Giáo Hội khuyên mọi dân tộc trên thế giới tìm kiếm các giải pháp có tính lâu dài cho các cuộc tranh chấp mà không cần phải sử dụng chiến tranh. Trong thông điệp "Centesimus Annus" năm 1991, Đức Gioan Phaolô II viết ở số 52 rằng: “Sau cùng đã tới lúc, tại mỗi quốc gia cá biệt, hệ thống hận thù hay trả thù riêng tư đã nhường chỗ cho pháp trị thế nào, thì một bước tiến tương tự như thế cũng cần phải có ngay tại cộng đồng quốc tế”.

Vì ích chung phổ quát bao gồm sự an ninh và sự ổn định của một trật tự xã hội quốc tế công chính, nên ta cần phải đưa ra các biện pháp sáng tạo để làm cho việc hợp tác giữa các quốc gia được dễ dàng cũng như tạo ra các cơ cấu để bảo đảm một nền hòa bình lâu dài.

Về phương diện này, Đức Gioan Phaolô II, ở số 27 của cùng thông điệp, đã viết rằng: “Điều cần là phải có các biện pháp cụ thể để tạo ra hay củng cố các cơ cấu quốc tế có khả năng can thiệp bằng cách làm trọng tài cho các cuộc tranh chấp giữa các dân tộc, để mỗi dân tộc có thể duy trì được quyền lợi riêng của mình mà vẫn đạt được thỏa hiệp công chính cũng như các giải pháp hoà bình liên hệ tới quyền lợi các dân tộc khác”.

Phát triển và liên đới kinh tế

Phạm vi thực tế thứ hai khiến Giáo Hội liên tiếp đòi phải có các cơ cấu luật lệ quốc tế là lãnh vực phát triển kinh tế. Trong khi tại các quốc gia mở mang, người ta đã có các cơ cấu luật lệ để bảo vệ quyền lợi công nhân và qui trách nhiệm cho các xí nghiệp kinh tế, thì tại các quốc gia kém mở mang, các cơ cấu như thế thường không có, khiến các công nhân của họ trở thành mồi ngon cho giới kinh doanh vô lương tâm tha hồ bóc lột.

Chính việc giao thương quốc tế cũng đòi phải có các cơ cấu và thẩm quyền luật pháp có khả năng giải quyết các bất công. Ngoài ra, một số quốc gia thực tế bị loại ra ngoài việc phát triển vì không đem lại một cơ hội béo bở nào về thị trường và do đó, không nhận được đầu tư và giao thương.

Đức Gioan Phaolô II đã tóm lược các ưu tư đó trong thông điệp "Centesimus Annus". Ở số 58, ngài viết rằng: “Ngày nay, ta đang đối diện với điều được mệnh danh là ‘hoàn cầu hóa’ nền kinh tế, một hiện tượng ta không nên làm ngơ, vì nó đem lại nhiều cơ may phi thường tạo ra thịnh vượng lớn hơn. Tuy nhiên, người ta càng ngày càng nhận thấy rằng việc quốc tế hóa nền kinh tế mỗi ngày một gia tăng này cần phải được đi đôi với những cơ quan quốc tế hữu hiệu để giám sát và điều hướng nền kinh tế nhằm phục vụ ích chung, điều mà các quốc gia riêng rẽ, dù cho hùng cường nhất trên thế giới, cũng khó lòng thực hiện được. Để đạt được điều đó, người ta cần có sự phối hợp nhiều hơn giữa các quốc gia hùng mạnh, và trong các cơ quan quốc tế này, quyền lợi của toàn bộ gia đình nhân loại phải có đại diện đồng đều”.

Cũng trong thông điệp ấy, Đức Gioan Phaolô II so sánh vai trò qui định của luật buôn bán quốc gia với vai trò qui định của các luật lệ cần thiết cho việc điều hướng các thị trường quốc tế. Ở số 52, ngài viết: “Như trách nhiệm tập thể phải tránh chiến tranh thế nào, thì cũng cần phải có trách nhiệm tập thể để cổ xúy phát triển như vậy. Trong các xã hội cá thể, người ta thấy có thể và nên tổ chức một nền kinh tế vững chắc để điều hướng việc vận hành của thị trường nhằm phục vụ ích chung thế nào, thì trên bình diện quốc tế, người ta cũng có nhu cầu tương tự phải có sự can thiệp thỏa đáng như vậy”.

Giờ đây, với những nguyên tắc tổng quát của giáo huấn xã hội Công Giáo trong đầu như thế, ta có thể lưu ý tới vấn đề chuyên biệt hiện đang làm ta ưu tư liên quan tới vai trò của luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, nhất là vấn đề khủng bố quốc tế. Muốn thế, ta cần xem sét một số đặc điểm chuyên biệt của tình hình thế giới hiện nay.

“Những điều mới mẻ” hiện nay

Dù các quan tâm đối với vấn đề công bằng xã hội vốn đi đôi với sứ mệnh của Giáo Hội ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng giáo huấn xã hội Công Giáo, như ta hiểu hiện nay, chỉ chính thức bắt đầu với thông điệp “Rerum Novarum” (những điều mới mẻ) năm 1891 của Đức Lêô XIII.

Cái tựa đề gợi hình “Những Điều Mới Mẻ” liên tiếp được các vị Giáo Hoàng kế tiếp Đức Lêô XIII trưng dẫn làm lời kêu gọi phải liên tục đọc lại giáo huấn xã hội Công Giáo dưới ánh sáng các thực tại xã hội, chính trị và kinh tế hiện thời. Trong tinh thần của truyền thống lành mạnh này, đâu là một số những điều mới mẻ hiện nay có liên quan tới vấn đề luật quốc tế và hòa bình?

Tài liệu có tính nền tảng của huấn quyền bàn đến các vấn đề này là hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, tức hiến chế “Gaudium et Spes”. Văn kiện này nói tới vai trò của người giáo dân Công Giáo trong việc tin mừng hóa trật tự trần thế để các thành tố khác nhau của xã hội mỗi ngày một hành động phù hợp hơn với các đòi hỏi của ích chung.

Văn kiện trên được Đức Phaolô VI công bố ngày 7 tháng 12 năm 1965 giữa cao điểm của Chiến Tranh Lạnh, 20 năm sau khi Thế Chiến II kết thúc, 15 năm sau khi nổ ra Chiến Tranh Triều Tiên, 9 năm sau khi Thủ Tướng Xô Viết Nikita Khrushchev nện giầy trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc và hét vào tai đại diện Hoa Kỳ: “Bọn tao sẽ chôn sống bọn bay!” và chỉ sau 4 năm cuộc khủng hoảng hoả tiễn ở Cuba.

Lúc đó, sợ hãi đang lởn vởn quanh việc chạy đua vũ khí hạch nhân giữa các siêu cường, và đối với nhiều người dường như chỉ còn một giải pháp duy nhất tránh được chiến tranh là chiến tranh toàn diện để tiêu diệt lẫn nhau hầu cho không còn bên thua bên thắng. Nếu ta đọc văn kiện này một cách cẩn thận, ta sẽ thấy nhiều tuyên bố của Giáo Hội lúc đó và sau đó đều xoay quanh những nỗi sợ hãi có cơ sở ấy.

"Gaudium et Spes" ở số 80 khẳng định rằng “nỗi kinh hoàng và tính xấu xa của chiến tranh đã được khuếch đại mênh mông do việc chất thêm vũ khí khoa học. Vì các hành động chiến tranh với sự tham dự của các vũ khí này có thể gây ra những cuộc tiêu diệt hàng loạt và bất phân biệt, vượt rất xa các giới hạn của việc phòng vệ chính đáng”.

Đúng thế, văn kiện viết tiếp, nếu các loại trang bị hiện đang nằm trong kho vũ khí của các siêu cường được sử dụng đầy đủ, thì “một vụ sát hại hầu như toàn diện và song phương, bên này gây cho bên kia, chắc chắn sẽ diễn ra”.

Văn kiện kết luận: “Tất cả những xem sét ấy buộc chúng ta phải lượng giá chiến tranh với một thái độ hoàn toàn mới mẻ”. Các xem sét này theo sát thông điệp “Pacem in Terris” năm 1963, trong đó Đức Gioan XXIII viết ở số 127 như sau: “Như thế, trong thời đại vốn huênh hoang về sức mạnh nguyên tử của mình này, sẽ không còn hợp lý chút nào khi chủ trương rằng chiến tranh là phương thế chính đáng để sửa chữa các vi phạm công lý”.

Thần học luân lý Công Giáo, theo truyền thống, vẫn phân biệt giữa luân lý tính của việc tham chiến ("ius ad bellum") và tác phong luân lý khi tham chiến ("ius in bello"). Ấy thế nhưng người ta có lý khi tự hỏi tham chiến có bao giờ còn được biện minh về luân lý hay không khi tác phong luân lý lúc tham chiến đã trở thành bất khả do bản chất các vũ khí sử dụng.

Các tiêu chuẩn luân lý dùng để lượng giá tác phong trong chiến tranh ("in bello") bao gồm nguyên tắc phân biệt, qua đó, người ta phải phân biệt đầy đủ giữa người chiến đấu và thường dân, và nguyên tắc tương xứng (proportionality), qua đó, sức mạnh sử dụng phải tương xứng với mục đích tìm kiếm. Với việc xuất hiện vũ khí hạch nhân cực mạnh, hai tiêu chuẩn này không thể nào được áp dụng nữa.

Dù những tuyên bố như thế chắc chắn phản ảnh tâm tư và sự sợ hãi của thời ấy, nhưng hậu quả sâu xa của vũ khí hiện đại vẫn khiến chúng ta âu lo hiện nay. Năm 1991, 2 năm sau ngày Bức Tường Bá Linh xụp đổ, Đức Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Centesimus Annus” số 51 rằng: “Dễ dàng nhận thấy rằng sức mạnh khiếp đảm của các phương tiện hủy diệt, một phương tiện mà ngay các nước cỡ trung và cỡ nhỏ cũng có được, và các liên hệ gần gũi hơn bao giờ hết giữa các dân tộc trên khắp thế giới làm người ta rất khó hay hầu như không thể giới hạn được các hậu quả của tranh chấp”

Ấy thế nhưng trong các suy tư hiện nay về lý thuyết chiến tranh chính nghĩa, ta cần thêm việc người ta càng ngày càng phát triển các loại vũ khí chính xác hơn. Kinh nghiệm gần đây cho thấy các tiến bộ trong lãnh vực này làm cho các cuộc chiến tranh có giới hạn có thể có cũng như các cuộc tấn công có phân biệt đánh vào các mục tiêu quân sự có tính chiến lược với ít tử vong cho thường dân và ít thiệt hại cho tài sản hơn.

Những phát triển quân sự như thế vẫn không có cách nào làm giảm các cam kết không lay chuyển của chúng ta đối với hòa bình, nhưng khi khách quan lượng định một hành động quân sự, thiết nghĩ nên chú ý đến khía cạnh này.

Khổ một điều, song song với các tiến bộ kỹ thuật nhằm giới hạn các hậu quả chiến tranh như trên, một “điều mới mẻ” thứ hai lại đã xuất hiện khiến mọi người đang hết sức lo âu: việc gia tăng sử dụng và qui mô các cuộc tấn công khủng bố. Các vụ tấn công của khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào Hoa Kỳ và cuộc đặt bom mấy năm sau đó ở Madrid là hai điển hình rõ nhất của cuộc đe dọa thực sự mà chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang áp đặt lên nền văn minh hiện đại. Nỗi sợ hãi và sự mất an toàn phát sinh nơi thường dân do những thảm họa này gây ra đã vượt quá mọi ước tính, ấy là chưa kể tới các hậu quả gây cho các người du hành xa cũng như việc gia tăng căng thẳng nơi các sắc tộc và tôn giáo.

Các đặc điểm chuyên biệt của chủ nghĩa khủng bố hiện đại so với chiến tranh cổ điển giữa các quốc gia với nhau chắc chắn đòi giáo huấn xã hội Công Giáo phải đưa ra các suy nghĩ và áp dụng mới. Có điều đứng trước đe dọa quốc tế mới này, sự hợp tác quốc tế càng trở nên quan yếu hơn trong khi quyền các quốc gia được tự vệ chính đáng phải được nhất quán tôn trọng.

Theo Cha Thomas D. Williams, Terrorism and International Law, Catholic Perspective, © 2004, Innovative Media, Inc.
 
Các người mê xe Vespa được đón tiếp tại Vatican
Phạm Kim An
07:37 08/09/2011
ROMA - Đã có hơn 700 người mê xe Vespa, loại xe máy hai bánh nổi tiếng được hãng Piaggio sản xuất từ năm 1946, đến thăm Vatican và đã được Đức Hồng Y Angelo Comastri, Tổng Đại Diện của ĐTC Biển Đức XVI, tiếp đón và ban phép lành.

"Không có nam diễn viên Gregory Peck hoặc nữ diễn viên Audrey Hepburn – các diễn viên điện ảnh nổi tiếng của bộ phim “Mùa hè Roma”, - nhật báo e Romano đưa tin như vậy, nhưng rất nhiều người, đến từ Bỉ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Áo và San Marino, đi đầy các đường phố Roma.

Từ ngày 2 đến ngày 4-9, thành phố Roma đón tiếp cuộc hội tụ quốc tế lần thứ nhất của Câu lạc bộ Vespa Club Tempo di moto. Chặng cuối cùng của cuộc gặp gỡ này diễn ra tại Vatican, và vị Tổng Đại diện của ĐTC đã tiếp họ. Cuộc gặp diễn ra trên quảng trường gần Sảnh ĐTC Phaolô VI.

Ông Ianiro Giuliani, Chủ tịch của câu lạc bộ tổ chức sự kiện, đã bày tỏ niềm vui của các người tham gia đã có mặt tại Vatican, và cảm ơn Đức Hồng Y Comastri vì đã ban phép lành cho họ, theo nhật báo Vatican. Để kỷ niệm cuộc gặp đặc biệt này, Đức Hồng Y đã được trao tặng một chiếc Vespa …thu nhỏ. (Zenit 7-9-2011)
 
Trường cầu nguyện của ĐTC Biển Đức XVI: Các Thánh vịnh
Nguyễn Trọng Đa
07:23 08/09/2011
ĐTC giải thích "Lời cầu nguyện tuyệt vời"

ROMA – Ngày 7-9, ĐTC Biển Đức XVI đã mở một chương mới của "Trường Cầu Nguyện của Ngài", tại Quảng trường Thánh Phêrô: một chương về các Thánh Vịnh.

ĐTC Biển Đức XVI đã thực sự tiếp khách hành hương tại Rome: Ngài đã đặc biệt trở về từ Castel Gandolfo vào sáng thứ Tư 7-9. Ngài đã bình giải Thánh Vịnh 3, được tác giả Thánh vịnh đặt trên môi miệng của Đa-vít, người đã chạy trốn khỏi Giêrusalem để bảo tồn mạng sống vì sự đe dọa của người con trai phản loạn Áp-sa-lôm của Vua. Nhưng ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng thánh vịnh không chỉ nói về "sự sống", nhưng còn không mất "lòng tin vào Thiên Chúa".

ĐTC Biển Đức XVI nhận xét: “Sự cám dỗ chống lại đức tin là cuộc tấn công cuối cùng của thù địch", bằng cách nhấn mạnh rằng Vua Đa-vít trả lời "bằng đức tin" để "tấn công đối phương", khi gọi Thiên Chúa là "Ngài", và với Chúa, Vua Đa-vít kết một mối quan hệ "vững chắc".

ĐTC Biển Đức XVI khẳng định: "Ai tin vào Thiên Chúa sẽ chắc chắn rằng Thiên Chúa là người bạn của mình". Ngài cũng giải thích rằng "kẻ thù" biến mất ở phần cuối của Thánh Vịnh: " Mọi kẻ thù con, Ngài đánh vỡ mặt, bọn gian ác, Ngài đập gẫy răng”. Đức Giáo Hoàng nói: “Con người xin Chúa trợ giúp và Chúa đáp lời, đó là chìa khóa để hiểu toàn bộ lịch sử cứu độ".

ĐTC Biển Đức XVI nói thêm: “Kêu lên, là đặt ra một hành vi đức tin”, và như thế lời cầu nguyện khẳng định "sự chắc chắn về sự hiện diện của Thiên Chúa".

Như vậy, Đức Giáo hoàng nói tiếp, lời đáp trả của Chúa trao cho tác giả Thánh vịnh một "sự an toàn trọn vẹn", một "sự thanh thản nội tâm sâu sắc", linh hứng cho tác giả Thánh vịnh "một thái độ từ bỏ tuyệt đối", tác giả thiếp giấc "yên tĩnh và thanh bình", bởi vì "Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi mình".

ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh, sau "đêm chờ đợi xao xuyến", sẽ có "sự hiện diện vô hình" của Thiên Chúa và "sức mạnh bất khả chiến bại của Chúa".

Như thế, Thánh Vịnh kết thúc với "chiến thắng của Chúa" trên các kẻ thù "gian ác" và “bị đánh bại", kẻ thù không có thể tấn công với sức mạnh "hủy diệt của họ", và Thánh vịnh cũng kết thúc với "lòng biết ơn".

ĐTC Biển Đức XVI kết luận, Thánh Vịnh này tạo thành một "lời khẩn cầu đầy lòng tin và sự an ủi" của "người công chính bị bách hại”: "Thiên Chúa là luôn luôn gần gũi ngay cả trong các khó khăn, các vấn đề, và bóng tối. Nhưng Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng người ta cần phải “nhận ra sự hiện diện của Chúa", và biết "nhận ra các con đường của Chúa", giống như Chúa Giêsu trên đồi Golgotha, bởi vì giờ của Thánh Giá cũng là "giờ của chiến thắng".

ĐTC Biển Đức XVI kết luận với những từ ngữ của thánh vịnh: "Xin Chúa ban cho chúng ta đức tin, xin Chúa đến giúp sự yếu đuối của chúng ta, và làm cho chúng ta có thể tin tưởng và cầu nguyện trong tất cả nỗi lo âu, trong đêm đau khổ của sự nghi ngờ và trong những ngày dài đau đớn, bằng cách chúng ta hoàn toàn tự tin vào Chúa là "khiên che thuẫn đỡ" và "vinh dự" của chúng ta". (Zenit.org 7-9-2011)
 
Pakistan: Một Kitô hữu bị kết tội phạm thượng kể lại câu chuyện của mình
Nguyễn Trọng Đa
07:36 08/09/2011
Lisbon, Bồ Đào Nha – Một phụ nữ Kitô Pakistan, bị buộc tội phạm thượng Đấng Mohammed và bị kết án tử hình, đã hợp tác với một phóng viên Pháp để kể câu chuyện của mình.

Sự thống khổ của bà Asia Bibi, 45 tuổi, nông dân và là mẹ của năm người con, đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, và ngay cả ĐTC Biển Đức XVI cũng lên tiếng bênh vực bà.

Cùng với phóng viên Anne Isabelle Tollet, bà Bibi là tác giả cuốn "Phạm thượng" (Blasphemy), được phát hành ngày 7-9 tại Lisbon.

Tổ chức ‘Trợ Giúp Giáo Hội Đau Khổ’, vốn hợp tác trong việc xuất bản, mô tả cuốn sách như "một chuyện kể ấn tượng của phụ nữ Pakistan này trong hai năm chờ đợi lệnh treo cổ, chỉ đơn giản vì đã dám chia sẻ một ly nước với các phụ nữ khác".

Luật chống phạm thượng ở Pakistan được các tổ chức nhân quyền nhìn nhận như một cách để đàn áp các nhóm thiểu số. Trong thực tế, có hai quan chức Pakistan đã lên tiếng chống lại luật này đều bị sát hại.

Một trong số đó là ông Shahbaz Bhatti, bộ trưởng các nhóm thiểu số, bị giết ngày 2-3. Lệnh truy nã đã được đưa ra cho hai kẻ tình nghi về cái chết của ông, mặc dù có tin là họ đã trốn qua Dubai.

Đức Tổng Giám Mục đã nghỉ hưu Lawrence Saldanha, tổng giáo phận Lahore, Pakistan, nói với hãng tin Fides rằng lệnh truy nã này là "một bước đi đúng hướng".

Ngài nói: "Chúng tôi hoan nghênh tin này, và hy vọng rằng người phạm tội thực sự sẽ bị bắt và bị trừng phạt đúng theo pháp luật". Tổng Giám mục nói rằng việc bắt giữ và truy tố họ ra tòa “sẽ là một dấu hiệu quan trọng, cho việc bảo vệ các nhóm thiểu số và các Kitô hữu ở đất nước này". (Zenit.org 7-9-2011)
 
ĐTGM Charles J. Chaput hứa hy sinh để khôi phục một Giáo Hội tốt lành
Jo. Trần Quang Khôi
16:16 08/09/2011
Philadelphia, 8 tháng 9 2011 / 02:23 pm - Trong buổi lễ nhậmchức tại Vương Cung Thánh Đường Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolo, Đức Tổng GiámMục (ĐTGM) Charles J. Chaput đã hứa hy sinh cuộc đời của Ngài để khôi phục niềmtin và uy tín của Giáo Hội Công Giáo tại Philadelphia.

"Dù còn nhiều thiếu xót và hạn chế cá nhân, không có giám mục nào sẽ hysinh chính mình như là Cha sẽ khôi phục lại một Giáo Hội tốt lành" Đâylà lời hứa của Đức tân Tổng Giám Mục trong bài giảng ngày nhậm chức. "Tất cả những gì Cha đã được học, tất cả những gì Cha biết, và tất cảnhững thứ Cha có, Cha sẽ giành cho sứ vụ của mình, bởi vì tất cả các các con -những người dân của Thiên Chúa - xứng đáng được đón nhận như vậy"

ĐTGM tiền nhiệm của Denver đã đónnhận sứ vụ mới của mình trong một buổi lễ có khoảng 1.500 người tham dự, baogồm ĐTGM tiền nhiệm tại Philadelphia Đức Hồng Y Justin Rigali, đại diện của ĐứcGiáo Hoàng Đức Ông Jean-Francois Lantheaume, và gần 700 tu sĩ, giáo dân và cácchủng sinh. Thị trưởng Michael Nutter và các nhà lãnh đạo kháccũng có tên trong danh sách khách mời.

Bởi vì lũ lụt, Thống đốc Pennsylvania, TomCorbett đã không thể tham dự buổi lễ nhậm chức.

ĐTGM Chaput bắt đầu bài giảngcủa mình bằng cách ví von sự bổ nhiệm như một “giao ước hôn nhân” với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI là người "mai mối".

Như chàng rễ hứa với Giáo Hội tại Philadelphia,ĐTGM Chaput nói về những thúc bách mới của “hôn nhân”.

"Để có bất kỳ một hôn nhân nào, hai điều này cần phải xảy ra" Ngàinói. "Hai người cần mang yêu thương cho nhau, và chínhhọ phải cùng nhau sinh hoa trái. Đó là những gì chúng ta cần hiếndâng cho nhau trong ngày hôm nay - để yêu thương nhau và sinh nhiều hoa tráitrong việc truyền giáo mới "

"Cha đón nhận con như một quà tặng từ Đức Thánh Cha, và con đón nhận Chavà sự phục vụ của Cha như là món quà từ Đức Thánh Cha" Đức Tổng GiámMục nói. "Và điều này đỏi hỏi chúng ta đi đến cùng một giao ước, thi hành lệnhtruyền, yêu thương nhau, chịu đựng lẫn nhau và hy sinh mạng sống mình cho ngườimình yêu"

"Sẽ không có giám mục nào cố gắng hơn nữa để giúp đỡ cho những người đãchịu đau khổ bởi tội lỗi trong quá khứ" ĐTGMChaput hứa với đàn chiên mới của mình. "Và không có giám mục nào sẽ làm việc tận tâm hơn để củng cố và khuyến khíchcác linh mục của chúng ta, và khôi phục lòng yêu mến của mọi người"

Thông điệp của ĐTGM Chaput cho giáo phận mớicủa mình, bao gồm gần 1,5 triệu người Công giáo, được lấy từ sự linh hướng củangày lễ Sinh Nhật của Đức Trinh Nữ Maria. Cuộc sống của Mẹ, Ngài nhận thấy,không những là một minh chứng của sự thánh thiện, nhưng cũng là một câu chuyệncủa sự tín trung vững bền khi đối mặt với những thử thách.

"Chúng ta cần phải học theo tấm gương của Đức Maria và Thánh Giuse, tintưởng vào Thiên Chúa trong những thời điểm khó khăn trong cuộc sống chúng ta,"Ngài khẳng định. "Những vấn đề mà Thánh Giuse và Đức Mẹ phải đối mặt dường như không thể dễdàng vượt qua và gây ra sự nghi kỵ thật nhiều. Tuy nhiên, tên được đặt cho Hài Nhi Giêsu có nghĩa là “Đấng Cứu Thế”,và chúng ta biết rằng trong Chúa Giêsu, giao ước của Thiên Chúa ở cùng vớichúng ta."

Giống như Đức Maria và ThánhGiuse, người tín hữu Công Giáo hôm nay "cần phải thực thi đức tin như trong bài đọc thứ nhất hôm nay: đó là, làmtất cả những việc tốt lành cho tha nhân người được Thiên Chúa yêu mến và cho ngườiđược Thiên Chúa chọn cho sứ vụ của Ngài"

ĐTGMtrích dẫn câu nói của một vị thánh hiện đại, tên của Ngài được đặt theo ThánhGiuse và Đức Maria, là người sáng lập Opus Dei, Thánh Josemaría Escrivá, trênhành trình hướng về nhà, nơi Thiên Chúa chăm lo cho con cái - những người sốnggiữa đau khổ: "Con đã quên rằng Thiên Chúa là Cha của con? Hoặc Chúa Cha quyền năng, vô cùng khôn ngoan, đầy lòng thương xót?"

Liên quan đến sứ vụ của mình, ĐTGMChaput nhấn mạnh, từ thế kỷ thứ tư, vị Thánh, Giám Mục Augustine, người đã môtả các giám mục là "người bảo vệ", bảo vệ dân Thiên Chúa.

Mặc dù ở địa vị cao, như Thánh Augustineđã nói, các giám mục phải có "mộttrái tim, bằng cách hạ mình và đặt chính mình trong sự khiêm tốn" - để"giúp đỡ người nghèo, giải phóngngười bị áp bức, để khuyến khích sự tốt lành, để đẩy lùi tội lỗi và yêu thươngtất cả mọi người."

Bằng những cử chỉ đó, một giámmục theo hình ảnh Chúa Giêsu Kitô – người lãnh đạo của Hội Thánh, ĐTGM Chaputlưu ý, nhiều hơn những sự đền bù cho sự vấp ngã của con người.

"Một trong những hình ảnh của Chúa Giêsu mà chúng ta có được là người chănchiên nhân lành, Người đã cõng một con chiên trên vai của mình", Ngàinhớ lại.

"Tất cả chúng ta nên giữ hình ảnh đó trong trái tim của mình trong nhữngtháng tiếp theo, bởi vì Người Chăn Chiên Nhân Lành thực sự sẽ dẫn dắt Giáo Hộitại Philadelphia vượt qua thời điểm khó khăn trong lịch sử của chúng ta, đemđến sự an lành, hân hoan và một tương lai tốt đẹp hơn"

Trong phần kết thúc của bàigiảng sau thánh lễ nhậm chức, ĐTGM Chaput bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức HồngY tiền nhiệm Rigali, cho những thành quả phục vụ không mệt mõi cho Đức ThánhCha và Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới. Ngài cũng cảm ơn các linh mục vàphó tế đã đến tham dự, Ngài nói, họ đã được nhìn thấy… Một tình liên đới mới,sự ủng hộ và Ngài sẽ tìm cách đón nhận”

Đối vớicác tín hữu tại thành phố, nơi Ngài đã làm mục vụ trước đây, Rapid City vàDenver, ĐTGM nói rằng, Ngài vẫn tiếp tục "tạ ơn Chúa mỗi ngày cho món quà là tình liên đới của con và cho cáchthức mà con đã làm phong phú cuộc sống của Cha."

Và đối với người Công giáo ở Philadelphia, người mà Ngàicảm ơn "tấm lòng nhân ái tuyệt vời”.Ngài đã hứa “là một giám mục sống trongcách thức đáp trả tình yêu tuyệt vời và sựtôn trọng của con."
 
Văn Hóa
Câu hỏi đố vui Trung Thu 2011
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:02 08/09/2011
CÂU HỎI - ĐỐ VUI TRUNG THU (2011)
Nhân dịp Trung Thu, xin được gởi đến các em Thiếu Nhi một số câu đố vui liên quan đến Chị Hằng và ngày Tết Trung Thu sau đây.

I. CHỊ HẰNG - MẶT TRĂNG

1. So với Trái Đất, Mặt Trăng lớn hơn hay nhỏ hơn ?
a. Nhỏ hơn
b. Lớn hơn
c. Bằng nhau.

2. Mặt Trăng quay xong một vòng quanh Trái Đất phải mất bao lâu ?
a. 29 ngày
b. 30 ngày
c. 31 ngày.

3. Tự mình Mặt Trăng có ánh sáng không ?
a. Có
b. Không.

4. Trên Mặt Trăng có nước không ?
a. Có
b. Không

5. Mặt Trăng có lớp khí quyển bao chung quanh như Trái Đất. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai

6. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng là vào năm nào ?
a. 1968
b. 1969
c. 1970

7. Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài trái đất mà con người đã đặt chân tới. Đúng hai sai ?
a. Đúng
b. Sai

8. Vì sao Mặt Trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết ?
a. Vì Mặt Trăng bị méo
b. Vì Mặt Trăng bị mặt trời che
c. Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng mỗi lúc mỗi khác.

9. Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi nào ?
a. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng
b. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường thẳng
c. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm trên một đường thẳng.

10. Trong tháng, chính xác ngày nào ta không thấy Mặt Trăng ?
a. Ngày 30
b. Ngày cuối tháng
c. Ngày đầu tháng

II. TẾT TRUNG THU

1. Tết Trung Thu còn có tên gọi nào khác ?
a. Tết Trông Trăng
b. Tết Thiếu Nhi/ Tết Nhi Đồng
c. Cả hai câu đều đúng.

2. Tết Trung Thu có nguồn gốc xuất xứ từ đâu ?
a. Việt Nam
b. Trung Quốc
c. Nhật Bản.
3. Ngày Tết Trung Thu được mừng ở các quốc gia nào ?
a. Các quốc gia ở Đông Nam Á
b. Tất cả các quốc gia Châu Á
c. Phần lớn các quốc gia Đông Á

4. Vì sao các nước ở Âu Châu, Mỹ Châu không mừng Tết Trung Thu ?
a. Vì họ không thích
b. Vì Trung Thu là Tết của người Tàu
c. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.

5. Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai ?
a. Thiếu Niên Nhi Đồng
b. Tất cả mọi người
c. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên

6. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai ?
a. Chị Hằng và Thỏ ngọc
b. Chú Cuội và Thỏ Ngọc
c. Chú Cuội và Chị Hằng

7. Theo truyện Cổ Tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên Mặt Trăng ?
a. Chị Hằng
b. Chú Cuội
c. Thiên Lôi

8. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì ?
a. Cây Sung
b. Cây Đa
c. Cây Bồ đề

9. Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú cuội mang theo vật gì ?
a. Cây sáo
b. Cây búa
c. Cây rìu

10. Bài hát nào về Tết Trung Thu được hát nhiều nhất ?
a. Chiếc Đèn Ông Sao
b. Múa Sư Tử
c. Rước Đèn Tháng Tám

11. Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì ?
a. Hội Đèn Lồng
b. Hội Trăng Rằm
c. Hội Múa Lân

12. Ba con vật thường xuất hiện trong các điệu múa đêm rằm Trung Thu là những con vật nào ?
a. Lân - Sư - Rồng
b. Lân - Phụng - Rồng
c. Lân - Rồng - Rắn

13. Bánh Trung Thu thường có hình tròn và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì ?
a. Trăng tròn đất vuông
b. Trời vuông đất tròn
c. Trời tròn đất vuông.

14. Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt ?
a. Rước Đèn và Phát bánh Trung Thu
b. Phát bánh Trung Thu và Múa Lân
c. Rước Đèn và Múa Lân.

15. Thành phố nào xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam về Lễ Hội Rước Đèn Trung Thu ?
a. Hà Nội
b. Phan Thiết
c. Sài Gòn.

ĐÁP ÁN

I. CHỊ HẰNG
1. a. (Chỉ bằng ¼ trái đất)
2. a.
3. b. (Ánh sáng ta thấy được chỉ là ánh sáng phản chiếu từ mặt Trời).
4. b.
5. b.
6. b. (21/7/1969, lúc 2h 56’ 20’’, nhà du hành vũ trụ người Mỹ, tên là Neil Amstrong đã đặt chân lên Mặt Trăng. Đây cũng là lần đầu tiên con người đặt chân lên một nơi không phải là Trái Đất).
7. a.
8. c.
9. a.
10. b.

II. TẾT TRUNG THU
1. c.
2. b.
3. c.
4. c.
5. a.
6. c.
7. b.
8. b.
9. c.
10. c.
11. b.
12. a.
13. c.
14. c.
15. b.


(Tham khảo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trúc Lâm Thiền Viện
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:29 08/09/2011
TRÚC LÂM THIỀN VIỆN
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Vườn trần một bãi phù hoa
Lợi danh phú quí có là phù du ?
Mấy ai vào cõi chân như
Để hồn trầm lắng trong khu vườn thiền.
(Trích thơ của Nghing Nguyên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền