Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30/09: Nên như trẻ nhỏ – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:37 29/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, một câu hỏi chợt đến với các môn đệ : Trong các ông, ai là người lớn nhất? Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”
Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.” Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
Đó là lời Chúa
Vĩ đại!
Lm. Minh Anh
15:32 29/09/2024
VĨ ĐẠI
“Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy!”.
“Khiêm tốn không phải là khom lưng cho đến khi bạn nhỏ hơn chính mình, nhưng là đứng ở ‘độ cao thực’ so với một tính cách cao hơn nào đó. Điều này cho thấy sự ít ỏi thực sự của cái được gọi là vĩ đại nơi bạn. Vậy mà, càng nên bé nhỏ, bạn càng vĩ đại!” - Phillip Brooks.
Kính thưa Anh Chị em,
Tư tưởng của Brooks được gặp lại qua Lời Chúa hôm nay, “Càng nên bé nhỏ, bạn càng vĩ đại!”. Ai ‘hạ mình’ trước Chúa, ai ‘nhún mình’ trước người; kẻ ấy ‘vĩ đại!’.
Như một em bé, Gióp hạ mình trước Chúa, Đấng đem Gióp ra khoe với Satan và đây là đầu dây mối nhợ của câu chuyện dài - bài đọc một. Chúa ném Gióp trước Satan, “Ngươi có để ý đến Gióp, tôi tớ của Ta? Chẳng ai trên đời này giống như nó: vẹn toàn, ngay thẳng, kính sợ Chúa và lánh xa điều ác!”. Satan dể duôi, “Ngài cứ thử đưa tay đánh vào mọi tài sản của nó xem, hẳn nó sẽ nguyền rủa Ngài thẳng mặt!”. Phóng lao theo lao, Chúa phó mọi tài sản của Gióp vào tay Satan, trừ mạng sống ông. Vậy là tai ương dồn dập ập xuống Gióp. Nhưng Gióp chẳng một lời trách móc; trái lại, thêm lòng cậy trông, “Xin Chúa lắng tai và nghe tiếng con cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca. Hú hồn! Chúa toàn thắng. Ngài ban cho Gióp nhiều hơn trước. Gióp trở nên ‘vĩ đại!’.
Trong Tin Mừng hôm nay, biết các môn đệ nghĩ trong lòng ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu đã thực hiện một cử chỉ ấn tượng - đặt một đứa trẻ bên cạnh mình. Đừng ngạc nhiên! Chúng ta không làm điều tương tự sao? Ham muốn địa vị, quyền lực luôn tiềm ẩn trong máu mỗi người. Ai lại không ấp ủ tham vọng trở thành một “ai đó”, được ngưỡng mộ, hơn là trở nên “không ai?”. Một đứa trẻ tiết lộ cho chúng ta nhiều điều. Trong thế giới cổ đại, trẻ em ở dưới cùng bậc thang xã hội, phục vụ người lớn như một tôi tớ; trẻ không có quyền, vị trí hoặc ưu tiên. Đặt một đứa trẻ bên cạnh mình cho thấy sự tôn trọng của Chúa Giêsu. Ngay cả ngày nay, chủ nhà vẫn để vị khách danh dự ngồi bên phải. Ai là người lớn nhất? Đó là kẻ mang thân phận của một tôi tớ!
Anh Chị em,
“Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy!”. Thật thú vị, sự ‘vĩ đại’ được tìm thấy ở đứa trẻ chứ không phải ở người ‘tiếp đón’ đứa trẻ! Đứa trẻ đại diện cho tất cả những ai dễ bị tổn thương, yếu đuối và bất lực. ‘Tiếp đón’ những người bé mọn như thế là đối xử với họ bằng sự tôn trọng phẩm giá cao nhất, chấp nhận họ và nâng đỡ họ. Trong mắt Chúa Giêsu, ai nhỏ bé như thế mới thực sự ‘vĩ đại’, họ là những người mà chúng ta có thể đặc biệt gặp Chúa Giêsu, yêu thương và phục vụ Ngài. Còn hơn thế, phục vụ Chúa Cha! Bản thân Chúa Giêsu sẽ đạt đến đỉnh cao ‘vĩ đại’ khi Ngài bị treo trên thập giá, hấp hối và bất lực. Đây là bài học mà các tông đồ sẽ học và chấp nhận theo thời gian. Chúng ta cũng phải tiếp tục thực hiện điều đó vốn không dễ dàng với bất kỳ ai. Được như thế, chúng ta mới thực sự trở nên ‘vĩ đại!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết xấu hổ khi ‘nhón lên’ một tính cách cao hơn nào đó so với độ cao thực của con. Giúp con hiểu rằng, ‘vĩ đại’ hệ tại việc con biết xoá mình!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy!”.
“Khiêm tốn không phải là khom lưng cho đến khi bạn nhỏ hơn chính mình, nhưng là đứng ở ‘độ cao thực’ so với một tính cách cao hơn nào đó. Điều này cho thấy sự ít ỏi thực sự của cái được gọi là vĩ đại nơi bạn. Vậy mà, càng nên bé nhỏ, bạn càng vĩ đại!” - Phillip Brooks.
Kính thưa Anh Chị em,
Tư tưởng của Brooks được gặp lại qua Lời Chúa hôm nay, “Càng nên bé nhỏ, bạn càng vĩ đại!”. Ai ‘hạ mình’ trước Chúa, ai ‘nhún mình’ trước người; kẻ ấy ‘vĩ đại!’.
Như một em bé, Gióp hạ mình trước Chúa, Đấng đem Gióp ra khoe với Satan và đây là đầu dây mối nhợ của câu chuyện dài - bài đọc một. Chúa ném Gióp trước Satan, “Ngươi có để ý đến Gióp, tôi tớ của Ta? Chẳng ai trên đời này giống như nó: vẹn toàn, ngay thẳng, kính sợ Chúa và lánh xa điều ác!”. Satan dể duôi, “Ngài cứ thử đưa tay đánh vào mọi tài sản của nó xem, hẳn nó sẽ nguyền rủa Ngài thẳng mặt!”. Phóng lao theo lao, Chúa phó mọi tài sản của Gióp vào tay Satan, trừ mạng sống ông. Vậy là tai ương dồn dập ập xuống Gióp. Nhưng Gióp chẳng một lời trách móc; trái lại, thêm lòng cậy trông, “Xin Chúa lắng tai và nghe tiếng con cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca. Hú hồn! Chúa toàn thắng. Ngài ban cho Gióp nhiều hơn trước. Gióp trở nên ‘vĩ đại!’.
Trong Tin Mừng hôm nay, biết các môn đệ nghĩ trong lòng ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu đã thực hiện một cử chỉ ấn tượng - đặt một đứa trẻ bên cạnh mình. Đừng ngạc nhiên! Chúng ta không làm điều tương tự sao? Ham muốn địa vị, quyền lực luôn tiềm ẩn trong máu mỗi người. Ai lại không ấp ủ tham vọng trở thành một “ai đó”, được ngưỡng mộ, hơn là trở nên “không ai?”. Một đứa trẻ tiết lộ cho chúng ta nhiều điều. Trong thế giới cổ đại, trẻ em ở dưới cùng bậc thang xã hội, phục vụ người lớn như một tôi tớ; trẻ không có quyền, vị trí hoặc ưu tiên. Đặt một đứa trẻ bên cạnh mình cho thấy sự tôn trọng của Chúa Giêsu. Ngay cả ngày nay, chủ nhà vẫn để vị khách danh dự ngồi bên phải. Ai là người lớn nhất? Đó là kẻ mang thân phận của một tôi tớ!
Anh Chị em,
“Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy!”. Thật thú vị, sự ‘vĩ đại’ được tìm thấy ở đứa trẻ chứ không phải ở người ‘tiếp đón’ đứa trẻ! Đứa trẻ đại diện cho tất cả những ai dễ bị tổn thương, yếu đuối và bất lực. ‘Tiếp đón’ những người bé mọn như thế là đối xử với họ bằng sự tôn trọng phẩm giá cao nhất, chấp nhận họ và nâng đỡ họ. Trong mắt Chúa Giêsu, ai nhỏ bé như thế mới thực sự ‘vĩ đại’, họ là những người mà chúng ta có thể đặc biệt gặp Chúa Giêsu, yêu thương và phục vụ Ngài. Còn hơn thế, phục vụ Chúa Cha! Bản thân Chúa Giêsu sẽ đạt đến đỉnh cao ‘vĩ đại’ khi Ngài bị treo trên thập giá, hấp hối và bất lực. Đây là bài học mà các tông đồ sẽ học và chấp nhận theo thời gian. Chúng ta cũng phải tiếp tục thực hiện điều đó vốn không dễ dàng với bất kỳ ai. Được như thế, chúng ta mới thực sự trở nên ‘vĩ đại!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết xấu hổ khi ‘nhón lên’ một tính cách cao hơn nào đó so với độ cao thực của con. Giúp con hiểu rằng, ‘vĩ đại’ hệ tại việc con biết xoá mình!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh lễ tại Brussels, Bỉ và phong chân phước cho Đấng đáng kính Anna Chúa Giêsu
Vũ Văn An
14:58 29/09/2024
Theo tin Tòa Thánh, Chúa nhật 29 tháng 9, 2024, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Sân vận động King Baudouin (Brussels), để cử hành Thánh Lễ đại trào và phong chân phước cho đấng đáng kính Anna Chúa Giêsu. Trong Thánh Lễ, ngài đã giảng bài giảng sau đây:
“Ai gây gương xấu, gây vấp ngã cho một trong những kẻ bé mọn tin Ta này, thì thà buộc cối đá vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” (Mc 9:42). Với những lời nói với các môn đệ này, Chúa Giêsu cảnh cáo chống lại nguy cơ gây gương mù, nghĩa là cản trở con đường và làm tổn thương cuộc sống của “những kẻ bé mọn”. Đây là một lời cảnh cáo mạnh mẽ, một lời cảnh cáo nghiêm khắc mà chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ. Tôi muốn làm điều này với anh chị em, cũng dưới ánh sáng của các bản văn thánh thiêng khác, thông qua ba từ khóa: cởi mở, hiệp thông và chứng ngôn.
Trước hết là cởi mở. Bài đọc thứ nhất và Tin Mừng nói với chúng ta về điều đó, cho chúng ta thấy hành động tự do của Chúa Thánh Thần, Đấng, trong câu chuyện Xuất Hành, ban đầy hồng ân tiên tri không chỉ cho các trưởng lão đã cùng Môsê đến lều hội ngộ, mà cả hai người đàn ông vốn ở lại trong trại.
Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ, bởi vì nếu lúc đầu việc họ vắng mặt trong nhóm được tuyển chọn là điều tai tiếng, thì sau ân sủng của Chúa Thánh Thần, việc cấm họ thi hành sứ vụ mà họ đã nhận được cũng là điều tai tiếng. Điều này đã được hiểu rõ bởi Môsê, một người khiêm tốn và khôn ngoan, người với tâm trí và trái tim rộng mở đã nói: “Ước chi Chúa có thể biến toàn thể dân Người thành dân của các tiên tri! Ước chi Chúa có thể đặt tinh thần của Người trên họ! » (Dân số 11, 29). Một điềm đẹp đẽ!
Đây là những lời khôn ngoan, báo trước những gì Chúa Giêsu sẽ nói trong Tin Mừng (x. Mc 9:38-43, 45, 47-48). Ở đây, cảnh tượng xảy ra ở Ca-phác-na-um, và các môn đệ muốn ngăn cản một người nhân danh Thày mà trừ quỷ, bởi vì – họ nói – “ông ấy không thuộc về những người theo chúng ta” (Mc 9:38), tức là “ông ấy không thuộc nhóm của chúng ta”? Họ nghĩ như thế này: “Ai không theo chúng ta, ai không phải là “một người trong chúng ta” thì không thể làm được phép lạ, người đó không có quyền làm như vậy”. Nhưng Chúa Giêsu làm họ ngạc nhiên – như mọi khi, Chúa Giêsu làm họ ngạc nhiên, Người làm chúng ta ngạc nhiên – và Người làm họ ngạc nhiên và khiển trách họ, mời gọi họ vượt ra ngoài khuôn mẫu của mình, đừng để mình bị “gây tai tiếng” bởi sự tự do của Thiên Chúa. Người nói với họ: “Đừng cản trở ông ấy […] ai không chống chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9:39-40).
Chúng ta hãy cẩn thận quan sát hai cảnh tượng này, cảnh Môsê và cảnh Chúa Giêsu, vì chúng cũng liên quan đến chúng ta và đời sống Kitô hữu của chúng ta. Thực ra, tất cả chúng ta đều đã nhận được, qua phép rửa, một sứ mạng trong Giáo Hội. Nhưng đó là một hồng ân chứ không phải là một danh hiệu để khoe khoang. Cộng đoàn các tín hữu không phải là một nhóm người được đặc ân, mà là một gia đình của những người được cứu độ, và chúng ta được sai đi mang Tin Mừng đến cho thế giới không phải bằng công trạng của mình, mà là nhờ ân sủng của Thiên Chúa, bởi lòng thương xót của Người và bởi tin tưởng rằng, vượt trên mọi giới hạn và tội lỗi của chúng ta, Người vẫn tiếp tục đặt vào trong chúng ta tình yêu của Người Cha, nhìn thấy nơi chúng ta điều mà chính chúng ta không thể nhận thức được. Đó là lý do tại sao Người gọi chúng ta, sai chúng ta đi và kiên nhẫn đồng hành với chúng ta ngày này qua ngày khác.
Vì vậy, nếu chúng ta muốn hợp tác, với tình yêu cởi mở và nhân từ, vào hành động tự do của Chúa Thánh Thần mà không trở thành một gương xấu, một trở ngại cho bất cứ ai có tính tự phụ và cứng nhắc của chúng ta, thì chúng ta phải hoàn thành sứ mệnh của mình với lòng khiêm nhường, lòng biết ơn và niềm vui. Chúng ta không được oán giận, nhưng hãy vui mừng vì người khác cũng có thể làm những gì chúng ta làm, để Vương quốc Thiên Chúa có thể phát triển và một ngày nào đó tất cả chúng ta sẽ được đoàn tụ trong vòng tay của Chúa Cha.
Điều này đưa chúng ta đến từ ngữ thứ hai: hiệp thông. Thánh Giacôbê nói với chúng ta về điều đó trong bài đọc thứ hai (x. Gc 5,1-6) bằng hai hình ảnh mạnh mẽ: của cải bị hư hỏng (x. câu 3) và những lời phản đối của thợ gặt lọt vào tai Chúa (xem câu 4). Do đó, nó nhắc nhở chúng ta rằng con đường duy nhất của cuộc sống là con đường cho đi, con đường yêu thương kết hợp trong việc chia sẻ. Con đường ích kỷ chỉ tạo ra những khép kín, những bức tường và chướng ngại vật – thực ra là “những vụ tai tiếng” – xiềng xích chúng ta vào mọi thứ và khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa và anh em mình.
Tính ích kỷ, giống như mọi thứ ngăn cản lòng bác ái, là “gây tai tiếng" vì nó chà đạp những kẻ bé mọn, hạ nhục phẩm giá con người và bóp nghẹt tiếng kêu than của người nghèo (x. Tv 9:13). Và điều này đúng cả vào thời Thánh Phaolô lẫn đối với chúng ta ngày nay. Khi các nguyên tắc duy nhất về lợi ích cá nhân và luận lý học thị trường được đặt làm nền tảng cho đời sống của các cá nhân và cộng đồng (x. Tông huấn Evangelii gaudium, các số 54-58), kết quả là một thế giới không còn chỗ cho những người gặp khó khăn, không thương xót những người lầm lỗi, cũng không cảm thương những người đau khổ và không có lối thoát. Không hề có.
Chúng ta hãy nghĩ đến điều gì xảy ra khi những đứa trẻ bị xúc phạm, bị tổn thương, bị lạm dụng bởi những người phải chăm sóc chúng, những vết thương đau khổ và bất lực, trước hết ở các nạn nhân, nhưng cũng ở gia đình họ và trong cộng đồng. Với trái tim và khối óc, tôi quay lại câu chuyện của một số “đứa bé” mà tôi đã gặp ngày hôm kia. Tôi đã nghe họ, tôi cảm nhận được nỗi đau khổ của họ vì bị lạm dụng và tôi nhắc lại ở đây: có chỗ trong Giáo hội dành cho tất cả mọi người, mọi người, mọi người, nhưng tất cả chúng ta sẽ bị phán xét và không có chỗ cho sự lạm dụng, không có chỗ cho sự che đậy sự lạm dụng. Tôi yêu cầu mọi người: đừng che đậy sự lạm dụng! Tôi yêu cầu các giám mục: đừng che đậy sự lạm dụng! Hãy lên án những kẻ bạo hành và giúp họ chữa lành căn bệnh lạm dụng. Cái ác không được che giấu: cái ác phải được bộc lộ giữa ban ngày, nó phải được biết đến, như một số người bị lạm dụng đã làm, và với lòng can đảm. Hãy để điều này được biết đến. Và hãy để kẻ bạo hành bị phán xét. Hãy để kẻ lạm dụng bị xét xử, giáo dân, linh mục hay giám mục: hãy để hắn bị xét xử.
Lời Chúa rất rõ ràng: không thể bỏ qua “sự phản đối của thợ gặt” và “tiếng kêu than của người nghèo”, không thể bị xóa bỏ như thể chúng là một nốt nhạc chói tai trong bản hòa âm hoàn hảo của thế giới thiện hảo, và chúng cũng không thể bị ngăn chặn bởi một hình thức mang lại lợi ích bề ngoài. Ngược lại, chúng là tiếng nói sống động của Chúa Thánh Thần, chúng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là ai – tất cả chúng ta đều là những tội nhân đáng thương, tất cả chúng ta, trước hết là tôi –; và những người bị lạm dụng là một tiếng kêu thấu tới tận trời, chạm đến tâm hồn, làm chúng ta xấu hổ và kêu gọi chúng ta hoán cải. Chúng ta đừng cản trở tiếng nói tiên tri của họ bằng cách làm im lặng nó bằng sự thờ ơ của chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe những gì Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng: tránh xa chúng ta con mắt tai tiếng nhìn thấy người nghèo khổ và ngoảnh mặt đi: tránh xa chúng ta bàn tay tai tiếng, nắm tay để giấu kho báu của nó và tham lam rút lui vào túi! Bà tôi nói: “Ma quỷ chui qua túi quần”. Bàn tay này đang tấn công để phạm tội lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm đối với những người yếu đuối nhất. Và chúng ta có bao nhiêu trường hợp lạm dụng trong lịch sử, trong xã hội của chúng ta! Hãy tránh xa chúng ta cái bàn chân tai tiếng, chạy nhanh không phải để đến gần những người đau khổ, nhưng để “vượt quá” và giữ khoảng cách! Hãy ném tất cả những thứ này ra khỏi chúng ta! Không có gì tốt và vững chắc được xây dựng như thế này! Và một câu hỏi tôi muốn hỏi mọi người: “anh chị em có bố thí không?” - Vâng, thưa cha, vâng! - Và hãy nói cho tôi biết, khi bố thí, anh chị em có chạm vào tay người đang cần giúp đỡ không, hay nh chị em vứt nó đi như thế và nhìn đi chỗ khác? Anh chị em có nhìn vào mắt những người đang đau khổ không?” Chúng ta hãy nghĩ về điều đó.
Nếu chúng ta muốn gieo hạt cho tương lai, cả ở bình diện xã hội lẫn kinh tế, thì sẽ rất hữu ích nếu chúng ta bắt đầu đặt Tin Mừng về lòng thương xót làm nền tảng cho những lựa chọn của mình. Chúa Giêsu là lòng thương xót. Lòng thương xót đã được thực hiện cho tất cả chúng ta. Ngược lại, dù chúng có vẻ hùng vĩ đến đâu đi nữa, những tượng đài về sự sang trọng của chúng ta sẽ luôn là những tượng đài khổng lồ với đôi chân bằng đất sét (x. Đn 2:31-45). Chúng ta đừng ảo tưởng: không có tình yêu thì không có gì tồn tại lâu dài, mọi thứ đều biến mất, tan rã và khiến chúng ta trở thành tù nhân của một cuộc sống phù du, trống rỗng và vô nghĩa, của một thế giới không nhất quán, vượt ra ngoài những vẻ bề ngoài, đã mất hết mọi khả tín. Để làm gì? Bởi vì anh ta đã gây tai tiếng cho những đứa trẻ.
Như thế chúng ta đi tới từ ngữ thứ ba: lời chứng. Chúng ta có thể lấy cảm hứng từ cuộc đời và công việc của Anna Chúa Giêsu, Anna thành Lobera vào ngày phong chân phước cho bà. Người phụ nữ này là một trong những nhân vật chính, trong Giáo hội vào thời của bà, của một phong trào cải cách vĩ đại, theo bước chân của một “người khổng lồ về tinh thần” – Teresa thành Avila – người mà bà đã phổ biến các lý tưởng ở Tây Ban Nha, ở Pháp và cả ở đây, tại Brussels, nơi mà lúc đó được gọi là Hòa Lan thuộc Tây Ban Nha.
Trong những thời điểm bị đánh dấu bởi những vụ tai tiếng đau đớn, trong và ngoài cộng đồng Kitô giáo, bằng cuộc sống đơn sơ và nghèo khó được hình thành từ việc cầu nguyện, làm việc và bác ái, họ và các bạn đồng hành của họ đã có thể đưa nhiều người trở lại với đức tin, đến mức có người gọi việc họ thiết lập ở thành phố này là một “nam châm tâm linh”.
Bà cố ý không để lại bất cứ bài viết nào. Đúng hơn, bà dấn thân thực hành những gì bà đã học được (x. 1 Cr 15:3) và, qua lối sống của mình, bà đã góp phần nâng đỡ Giáo Hội trong thời kỳ khó khăn lớn lao.
Do đó, chúng ta hãy đón nhận với lòng biết ơn mẫu mực “sự thánh thiện nữ tính” mà bà đã để lại cho chúng ta (x. Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 12), vừa tinh tế vừa mạnh mẽ. Chứng từ của bà, cũng như của rất nhiều anh chị em đã đi trước chúng ta, những người bạn và những người bạn đồng hành của chúng ta, không xa chúng ta: nó gần gũi, thậm chí còn được giao phó cho chúng ta, để chúng ta biến nó thành của riêng mình, đổi mới cam kết cùng nhau bước đi theo bước chân của Chúa.
Kinh truyền tin tại Sân vận động King Baudouin Chúa nhật ngày 29 tháng 9 năm 2024
Vũ Văn An
15:14 29/09/2024
Theo tin Tòa Thánh, sau Thánh Lễ đại trào tại sân vận động Vua Baudouin, Brussels, Bỉ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cùng các tín hữu đọc kinh Truyền Tin. Trước đó, ngài ngỏ lời với cửa tọa:
Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục vì những lời tốt đẹp của ngài. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Nhà vua và Hoàng hậu, cũng như Hoàng thân của họ, Đại công tước và Nữ công tước xứ Luxembourg, vì sự hiện diện và sự chào đón của họ trong những ngày này.
Tôi gửi lời “cảm ơn” tới tất cả những người đã cộng tác, bằng nhiều cách khác nhau, trong việc tổ chức chuyến thăm này; đặc biệt là những người già và bệnh nhân đã dâng lời cầu nguyện.
Hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới với chủ đề “Thiên Chúa đồng hành với dân Người”. Từ đất nước Bỉ này, nơi đã và vẫn là điểm đến của rất nhiều người di cư, tôi nhắc lại lời kêu gọi của tôi với Châu Âu và cộng đồng quốc tế hãy coi hiện tượng di cư như một cơ hội để cùng nhau phát triển trong tình huynh đệ, và tôi mời gọi mọi người cùng ngắm xem nơi mỗi anh chị em di dân khuôn mặt của Chúa Giêsu, Đấng đã trở thành chủ nhà và người hành hương giữa chúng ta.
Tôi tiếp tục theo dõi với nỗi đau và sự quan tâm sâu xa đến việc mở rộng và gia tăng xung đột ở Lebanon. Lebanon là một thông điệp, nhưng hiện tại nó là một thông điệp đau khổ, và cuộc chiến này đang gây ra những hậu quả tàn khốc đối với người dân: có quá nhiều người tiếp tục chết ngày này qua ngày khác ở Trung Đông. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình họ, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả các bên ngừng bắn ngay lập tức ở Lebanon, ở Gaza, phần còn lại của Palestine và Israel. Rằng các con tin được thả ra và viện trợ nhân đạo được cho phép. Chúng ta đừng quên Ukraine đang bị dày vò.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người đến từ Hòa Lan, Đức và Pháp để chia sẻ ngày hôm nay: xin cảm ơn.
Bây giờ tôi muốn cung cấp cho anh chị em một số tin tức. Khi trở về Rome, tôi sẽ khởi động tiến trình phong chân phước cho Vua Baudouin: xin cho tấm gương của ông như một người có đức tin soi sáng những người nắm quyền lực. Tôi yêu cầu các giám mục Bỉ hãy cam kết thúc đẩy mục tiêu này.
Bây giờ chúng ta hướng về Đức Trinh Nữ Maria trong khi cùng nhau đọc Kinh Truyền Tin. Lời cầu nguyện này, rất phổ biến giữa các thế hệ đã qua, đáng được khám phá lại: nó là một tổng hợp của mầu nhiệm Kitô giáo mà Giáo hội dạy chúng ta đưa vào giữa những công việc hàng ngày. Tôi trao nó cho anh chị em, đặc biệt là các bạn trẻ, và tôi phó thác tất cả anh chị em cho Đức Mẹ Rất Thánh của chúng ta, Đấng được đại diện ở đây, gần bàn thờ, với tư cách là Tòa Khôn Ngoan. Vâng, chúng ta cần sự khôn ngoan của Tin Mừng! Chúng ta hãy thường xuyên cầu xin Chúa Thánh Thần.
Và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban tặng hòa bình cho Ukraine bị tổn thương, cho Palestine và Israel, cho Nam Sudan, Myanmar và tất cả các vùng đất bị thương tích vì chiến tranh.
Cảm ơn mọi người! Và tiến về phía trước, “lên đường, với Niềm Hy vọng”!
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi sứ điệp: Chớ gì lòng bác ái và bất bạo động sẽ dẫn dắt thế giới!
Thanh Quảng sdb
17:51 29/09/2024
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi sứ điệp: Chớ gì lòng bác ái và bất bạo động sẽ dẫn dắt thế giới!
Thanh Quảng sdb - (Tin Vatican - Edoardo Giribaldi)
Khi Đức Hồng Y Robert McElroy và Charles Bo khánh thành Viện Công Giáo “Bình An của Chúa Kitô” (Pax Christi) về bất bạo động tại Rome, Đức Giáo Phanxicô đã gửi lời ủng hộ và kêu gọi lòng bác ái và bất bạo động sẽ dẫn dắt thế giới.
“Bất bạo động chủ động không có nghĩa là thụ động. Đó là phương pháp hiệu quả để đối đầu với cái ác tồn tại trên thế giới của chúng ta, vì nó thường gây ra xung đột.”
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon, Myanmar, và Đức Hồng Y Robert McElroy, Tổng Giám mục San Diego, đã tham dự lễ khánh thành Viện Công Giáo về Bất bạo động mới, do Pax Christi International thành lập, một phong trào thúc đẩy hòa bình, bao gồm 120 tổ chức trên khắp thế giới.
Viện có trụ sở tại Rome sẽ dành riêng để thúc đẩy bất bạo động như một giáo lý cốt lõi của Giáo Hội Công Giáo, bắt đầu sứ mệnh giúp nghiên cứu, nguồn lực và trải nghiệm về bất bạo động, dễ tiếp cận hơn đối với cả các nhà lãnh đạo Giáo hội và các tổ chức toàn cầu.
Sự kiện được tổ chức tại “Istituto Maria Santissima Bambina” ở Rome, và có sự hiện diện của Sơ Teresia Wachira, từ Học Viện Đức Trinh Nữ Maria, cũng là tác giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng Tiến sĩ Maria Stephan, người điều phối sự kiện và cuộc hội thảo.
Bất bạo động là nền tảng của Giáo hội
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Vatican trước sự kiện, Đức Hồng Y McElroy đã nhấn mạnh đến khó khăn trong việc chia sẻ lý tưởng bất bạo động trong bối cảnh hiện tại, vốn đang bị hủy hoại bởi xung đột và bạo lực. “Tuy nhiên, đối với tôi, có vẻ như đó là thông điệp duy nhất mà chúng ta có dưới ánh sáng của Phúc âm trong thời đại mà chúng ta đang sống”, ngài nói.
Đức Hồng Y cho biết, con đường phía trước là con đường “được hướng đạo bởi thông điệp “Tất cả là Anh em” (Fratelli tutti), đặt ra vấn nạn là “làm thế nào chúng ta có thể thể hiện tình yêu mà chúng ta được kêu gọi dành cho anh chị em trên thế giới trong những tình huống khó khăn nhất, bao gồm cả xung đột vũ trang”.
Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy không thể là “tiếp tục chiến tranh và đáp trả bằng đòn tấn công hoặc tạo ra các cuộc tấn công mới”.
Ngược lại, Đức Hồng Y McElroy cho biết, câu trả lời phải “dựa trên sự sẵn lòng thực hiện các bước đi và đôi khi chấp nhận rủi ro để đạt được hòa bình, gìn giữ hòa bình hoặc tăng cường hòa bình”. Trong đó, “lời kêu gọi của Phúc âm” được thể hiện, ngài cho biết, phác họa một định nghĩa về chủ nghĩa bất bạo động có khả năng tránh xa sự thụ động đơn thuần trước sự tàn ác của thế giới.
Đừng nhầm lẫn, Đức Hồng Y người Mỹ lưu ý, chủ nghĩa bất bạo động “không giải quyết được mọi vấn đề” nhưng vẫn là “lập trường cơ bản mà Giáo hội có, bắt nguồn từ những truyền thống ban đầu của chúng ta trong đời sống của Giáo hội, và chắc chắn được Đức Phanxicô nêu rõ một cách rất hiệu quả và nhất quán”.
Chủ nghĩa bất bạo động đại diện cho “nền tảng” của Giáo hội và “chứng tá cùng những nỗ lực của Giáo hội nên hướng đến việc hỗ trợ những tình huống xung đột cụ thể trên thế giới”. Điều này sẽ liên quan đến một nhiệm vụ “khó khăn”, “không phải lúc nào cũng hiệu quả”, nhưng luôn là “con đường của bản chất người theo Chúa”.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Cuộc trò chuyện giữa bốn diễn giả được mở đầu bằng bài phát biểu ngắn của Tổng giám mục Giovanni Ricchiuti, chủ tịch Pax Christi tại Ý, người đã công bố thông điệp của Đức Phanxicô. Ngài cho biết Đức Giáo Hoàng "rất vui mừng với sáng kiến đáng khen ngợi này" và mong muốn "những người tham dự sự kiện này tiếp tục tuân thủ các giá trị hòa bình và tình huynh đệ".
Đức Tổng Giám Mục cho biết: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thúc giục mọi người cùng nhau làm việc "để đảm bảo quyền cho mọi tạo vật", cũng như tìm cách trở thành "những người xây dựng một xã hội được xây dựng trên tình yêu thương lẫn nhau".
Đức Giáo Hoàng viết trong thông điệp: "Nguyện cho lòng bác ái và bất bạo động dẫn dắt thế giới và cách chúng ta đối xử với nhau".
Hòa bình được xây dựng trên nền tảng bất bạo động thì không thể lay chuyển
Người đầu tiên phát biểu là Đức Hồng Y Bo, người đã quảng diễn hình ảnh Chúa Giêsu, " Vị Hoàng tử của Hòa bình", cùng với hình ảnh của những "sứ giả của hòa bình" vĩ đại khác như: Mahatma Gandhi và Martin Luther King.
Họ thúc giục chúng ta “hãy tiến bước với lòng dũng cảm, hướng đến một vùng đất hứa, nơi tất cả anh chị em đều sống trong phẩm giá, hòa bình và thịnh vượng”. Đức Hồng Y nhắc lại những đau khổ của người Israel, Palestine, Ukraine cũng như những đồng hương ở quê hương Myanmar của ngài đã và đang trải qua!
“Chúng ta được kêu gọi dừng lại và suy ngẫm: Liệu chúng ta có thể tiếp tục con đường hủy diệt này không?” ĐHY tự hỏi. “Hay chúng ta, với tư cách là một gia đình nhân loại, phải chuyển đổi sâu sắc từ mô hình chiến tranh và bạo lực sang mô hình hòa bình và bất bạo động?”
Tiếp nối khái niệm mà Đức Hồng Y McElroy nêu ra, Đức Hồng Y Bo giải thích rằng “việc Chúa Giêsu từ chối bạo lực không phải là sự yếu nhược; Ngài tuyên bố rằng tình yêu mạnh hơn lòng căm thù, rằng hòa bình tồn tại lâu bền hơn chiến tranh, và rằng công lý, khi được xây dựng trên nền tảng bất bạo động, thì không thể bị lay chuyển. Như Ngài đã nói với chúng ta trong Bài giảng trên núi, ‘Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’”.
Trong bối cảnh này, việc thành lập Viện Pax Christi “sẽ giúp chúng ta khôi phục lại chủ nghĩa bất bạo động của Chúa Giêsu, rút ra từ sự khôn ngoan, suy tư thần học, các chiến lược thực tế để giải quyết bạo lực và quan trọng nhất là những trải nghiệm sống của các cộng đồng thiểu số hiện thân cho lời kêu gọi hòa bình cấp thiết này”.
Một giấc mơ có thể trở thành hiện thực
Sơ Teresia Wachira nhắc nhớ rằng nền tảng của chủ nghĩa bất bạo động là “chào đón mọi người, ngay cả kẻ thù”. Sơ cho biết đây là bài học mà sơ học được từ những năm tháng thơ ấu ở Kenya, được ghi lại trong ký ức về những lời dạy của mẹ, trái ngược với những quan niệm mà sơ được học ở đại học.
“Chúng tôi đã thảo luận về bạo lực trên cơ sở giới tính và phần đa cho rằng đàn ông đánh vợ là điều bình thường”, sơ nói. “Điều này nó ăn sâu vào văn hóa của chúng ta, khi cho rằng đàn ông đánh vợ, là điều bình thường, vì ông ta bảo ban vợ. Và tôi tự hỏi, làm sao có thể như vậy được?”
Sơ Wachira cho biết, “trong văn hóa châu Phi, nền văn hóa mà tôi có thể lên tiếng, bạo lực có cấu trúc và thể trở thành chuẩn mực”.
Người điều phối, Tiến sĩ Maria Stephan, sau đó đã mời Đức Hồng Y McElroy đóng góp ý kiến, và ĐHY nêu ra rằng bất bạo động vẫn là “một giấc mơ”, nhưng là điều “tốt hơn so với cơn ác mộng mà chúng ta đang sống trong những ngày này, những thứ đang hủy hoại con người và các mối quan hệ của con người”.
Bất kỳ ai tham gia vào các hoạt động của Viện sẽ “mơ ước” và giúp những người khác nhận ra cách bất bạo động “có thể hoạt động”.
“Đây là trở ngại lớn”, theo Đức Hồng Y. “Mọi thứ vẫn chỉ là một giấc mơ. Thay vào đó, chúng ta phải nói rằng nó có thể trở thành hiện thực”.
Các hội thảo đầu tiên của Viện
Là một phần trong các hoạt động của Viện, các nhà thần học, nghiên cứu và những người thực hiện chủ chốt về bất bạo động sẽ được mời trở thành cộng sự của Viện, làm việc trong các lĩnh vực như bất bạo động Phúc âm, các hoạt động bất bạo động và quyền lực chiến lược, và các trải nghiệm theo ngữ cảnh về bất bạo động.
Các thành viên của đồng cố vấn Hội bao gồm María Clara Bingemer, giáo sư khoa Thần học tại Đại học Giáo hoàng Rio de Janeiro ở Brazil, Tổng giám mục Peter Chong của Suva ở Fiji và Erica Chenoweth, với tư cách là trưởng khoa và giáo sư tại Đại học Harvard, được coi là một chuyên gia hàng đầu về bất bạo động chiến lược.
Ngay từ tháng 10 năm 2024, sau những cân nhắc về chủ đề bất bạo động được báo cáo bởi Đại hội đồng thường kỳ lần thứ 16 của Thượng hội đồng, Viện sẽ tổ chức các cuộc hội thảo quảng bá hàu giải quyết chính xác các vấn đề liên quan đến cả tự vệ và quản lý xung đột trên quy mô lớn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Bạn có thể cập nhật thông tin bằng cách đăng ký nhận bản tin hàng ngày của chúng tôi. Chỉ cần nhấp vào đây.
Thanh Quảng sdb - (Tin Vatican - Edoardo Giribaldi)
Khi Đức Hồng Y Robert McElroy và Charles Bo khánh thành Viện Công Giáo “Bình An của Chúa Kitô” (Pax Christi) về bất bạo động tại Rome, Đức Giáo Phanxicô đã gửi lời ủng hộ và kêu gọi lòng bác ái và bất bạo động sẽ dẫn dắt thế giới.
“Bất bạo động chủ động không có nghĩa là thụ động. Đó là phương pháp hiệu quả để đối đầu với cái ác tồn tại trên thế giới của chúng ta, vì nó thường gây ra xung đột.”
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon, Myanmar, và Đức Hồng Y Robert McElroy, Tổng Giám mục San Diego, đã tham dự lễ khánh thành Viện Công Giáo về Bất bạo động mới, do Pax Christi International thành lập, một phong trào thúc đẩy hòa bình, bao gồm 120 tổ chức trên khắp thế giới.
Viện có trụ sở tại Rome sẽ dành riêng để thúc đẩy bất bạo động như một giáo lý cốt lõi của Giáo Hội Công Giáo, bắt đầu sứ mệnh giúp nghiên cứu, nguồn lực và trải nghiệm về bất bạo động, dễ tiếp cận hơn đối với cả các nhà lãnh đạo Giáo hội và các tổ chức toàn cầu.
Sự kiện được tổ chức tại “Istituto Maria Santissima Bambina” ở Rome, và có sự hiện diện của Sơ Teresia Wachira, từ Học Viện Đức Trinh Nữ Maria, cũng là tác giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng Tiến sĩ Maria Stephan, người điều phối sự kiện và cuộc hội thảo.
Bất bạo động là nền tảng của Giáo hội
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Vatican trước sự kiện, Đức Hồng Y McElroy đã nhấn mạnh đến khó khăn trong việc chia sẻ lý tưởng bất bạo động trong bối cảnh hiện tại, vốn đang bị hủy hoại bởi xung đột và bạo lực. “Tuy nhiên, đối với tôi, có vẻ như đó là thông điệp duy nhất mà chúng ta có dưới ánh sáng của Phúc âm trong thời đại mà chúng ta đang sống”, ngài nói.
Đức Hồng Y cho biết, con đường phía trước là con đường “được hướng đạo bởi thông điệp “Tất cả là Anh em” (Fratelli tutti), đặt ra vấn nạn là “làm thế nào chúng ta có thể thể hiện tình yêu mà chúng ta được kêu gọi dành cho anh chị em trên thế giới trong những tình huống khó khăn nhất, bao gồm cả xung đột vũ trang”.
Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy không thể là “tiếp tục chiến tranh và đáp trả bằng đòn tấn công hoặc tạo ra các cuộc tấn công mới”.
Ngược lại, Đức Hồng Y McElroy cho biết, câu trả lời phải “dựa trên sự sẵn lòng thực hiện các bước đi và đôi khi chấp nhận rủi ro để đạt được hòa bình, gìn giữ hòa bình hoặc tăng cường hòa bình”. Trong đó, “lời kêu gọi của Phúc âm” được thể hiện, ngài cho biết, phác họa một định nghĩa về chủ nghĩa bất bạo động có khả năng tránh xa sự thụ động đơn thuần trước sự tàn ác của thế giới.
Đừng nhầm lẫn, Đức Hồng Y người Mỹ lưu ý, chủ nghĩa bất bạo động “không giải quyết được mọi vấn đề” nhưng vẫn là “lập trường cơ bản mà Giáo hội có, bắt nguồn từ những truyền thống ban đầu của chúng ta trong đời sống của Giáo hội, và chắc chắn được Đức Phanxicô nêu rõ một cách rất hiệu quả và nhất quán”.
Chủ nghĩa bất bạo động đại diện cho “nền tảng” của Giáo hội và “chứng tá cùng những nỗ lực của Giáo hội nên hướng đến việc hỗ trợ những tình huống xung đột cụ thể trên thế giới”. Điều này sẽ liên quan đến một nhiệm vụ “khó khăn”, “không phải lúc nào cũng hiệu quả”, nhưng luôn là “con đường của bản chất người theo Chúa”.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Cuộc trò chuyện giữa bốn diễn giả được mở đầu bằng bài phát biểu ngắn của Tổng giám mục Giovanni Ricchiuti, chủ tịch Pax Christi tại Ý, người đã công bố thông điệp của Đức Phanxicô. Ngài cho biết Đức Giáo Hoàng "rất vui mừng với sáng kiến đáng khen ngợi này" và mong muốn "những người tham dự sự kiện này tiếp tục tuân thủ các giá trị hòa bình và tình huynh đệ".
Đức Tổng Giám Mục cho biết: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thúc giục mọi người cùng nhau làm việc "để đảm bảo quyền cho mọi tạo vật", cũng như tìm cách trở thành "những người xây dựng một xã hội được xây dựng trên tình yêu thương lẫn nhau".
Đức Giáo Hoàng viết trong thông điệp: "Nguyện cho lòng bác ái và bất bạo động dẫn dắt thế giới và cách chúng ta đối xử với nhau".
Hòa bình được xây dựng trên nền tảng bất bạo động thì không thể lay chuyển
Người đầu tiên phát biểu là Đức Hồng Y Bo, người đã quảng diễn hình ảnh Chúa Giêsu, " Vị Hoàng tử của Hòa bình", cùng với hình ảnh của những "sứ giả của hòa bình" vĩ đại khác như: Mahatma Gandhi và Martin Luther King.
Họ thúc giục chúng ta “hãy tiến bước với lòng dũng cảm, hướng đến một vùng đất hứa, nơi tất cả anh chị em đều sống trong phẩm giá, hòa bình và thịnh vượng”. Đức Hồng Y nhắc lại những đau khổ của người Israel, Palestine, Ukraine cũng như những đồng hương ở quê hương Myanmar của ngài đã và đang trải qua!
“Chúng ta được kêu gọi dừng lại và suy ngẫm: Liệu chúng ta có thể tiếp tục con đường hủy diệt này không?” ĐHY tự hỏi. “Hay chúng ta, với tư cách là một gia đình nhân loại, phải chuyển đổi sâu sắc từ mô hình chiến tranh và bạo lực sang mô hình hòa bình và bất bạo động?”
Tiếp nối khái niệm mà Đức Hồng Y McElroy nêu ra, Đức Hồng Y Bo giải thích rằng “việc Chúa Giêsu từ chối bạo lực không phải là sự yếu nhược; Ngài tuyên bố rằng tình yêu mạnh hơn lòng căm thù, rằng hòa bình tồn tại lâu bền hơn chiến tranh, và rằng công lý, khi được xây dựng trên nền tảng bất bạo động, thì không thể bị lay chuyển. Như Ngài đã nói với chúng ta trong Bài giảng trên núi, ‘Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’”.
Trong bối cảnh này, việc thành lập Viện Pax Christi “sẽ giúp chúng ta khôi phục lại chủ nghĩa bất bạo động của Chúa Giêsu, rút ra từ sự khôn ngoan, suy tư thần học, các chiến lược thực tế để giải quyết bạo lực và quan trọng nhất là những trải nghiệm sống của các cộng đồng thiểu số hiện thân cho lời kêu gọi hòa bình cấp thiết này”.
Một giấc mơ có thể trở thành hiện thực
Sơ Teresia Wachira nhắc nhớ rằng nền tảng của chủ nghĩa bất bạo động là “chào đón mọi người, ngay cả kẻ thù”. Sơ cho biết đây là bài học mà sơ học được từ những năm tháng thơ ấu ở Kenya, được ghi lại trong ký ức về những lời dạy của mẹ, trái ngược với những quan niệm mà sơ được học ở đại học.
“Chúng tôi đã thảo luận về bạo lực trên cơ sở giới tính và phần đa cho rằng đàn ông đánh vợ là điều bình thường”, sơ nói. “Điều này nó ăn sâu vào văn hóa của chúng ta, khi cho rằng đàn ông đánh vợ, là điều bình thường, vì ông ta bảo ban vợ. Và tôi tự hỏi, làm sao có thể như vậy được?”
Sơ Wachira cho biết, “trong văn hóa châu Phi, nền văn hóa mà tôi có thể lên tiếng, bạo lực có cấu trúc và thể trở thành chuẩn mực”.
Người điều phối, Tiến sĩ Maria Stephan, sau đó đã mời Đức Hồng Y McElroy đóng góp ý kiến, và ĐHY nêu ra rằng bất bạo động vẫn là “một giấc mơ”, nhưng là điều “tốt hơn so với cơn ác mộng mà chúng ta đang sống trong những ngày này, những thứ đang hủy hoại con người và các mối quan hệ của con người”.
Bất kỳ ai tham gia vào các hoạt động của Viện sẽ “mơ ước” và giúp những người khác nhận ra cách bất bạo động “có thể hoạt động”.
“Đây là trở ngại lớn”, theo Đức Hồng Y. “Mọi thứ vẫn chỉ là một giấc mơ. Thay vào đó, chúng ta phải nói rằng nó có thể trở thành hiện thực”.
Các hội thảo đầu tiên của Viện
Là một phần trong các hoạt động của Viện, các nhà thần học, nghiên cứu và những người thực hiện chủ chốt về bất bạo động sẽ được mời trở thành cộng sự của Viện, làm việc trong các lĩnh vực như bất bạo động Phúc âm, các hoạt động bất bạo động và quyền lực chiến lược, và các trải nghiệm theo ngữ cảnh về bất bạo động.
Các thành viên của đồng cố vấn Hội bao gồm María Clara Bingemer, giáo sư khoa Thần học tại Đại học Giáo hoàng Rio de Janeiro ở Brazil, Tổng giám mục Peter Chong của Suva ở Fiji và Erica Chenoweth, với tư cách là trưởng khoa và giáo sư tại Đại học Harvard, được coi là một chuyên gia hàng đầu về bất bạo động chiến lược.
Ngay từ tháng 10 năm 2024, sau những cân nhắc về chủ đề bất bạo động được báo cáo bởi Đại hội đồng thường kỳ lần thứ 16 của Thượng hội đồng, Viện sẽ tổ chức các cuộc hội thảo quảng bá hàu giải quyết chính xác các vấn đề liên quan đến cả tự vệ và quản lý xung đột trên quy mô lớn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Bạn có thể cập nhật thông tin bằng cách đăng ký nhận bản tin hàng ngày của chúng tôi. Chỉ cần nhấp vào đây.
Đất thánh - Thánh tích máu của Thánh Phanxicô được mang đến Đất Thánh trong một cuộc hành hương để cầu nguyện cho hòa bình
Thanh Quảng sdb
18:22 29/09/2024
Đất thánh - Thánh tích máu của Thánh Phanxicô được mang đến Đất Thánh trong một cuộc hành hương để cầu nguyện cho hòa bình
Rome theo Thông tấn xã Fides - "Sau 800 năm, máu Thánh Phanxicô được đưa trở lại Đất Thánh để cầu nguyện cho các địa danh linh thiêng trong một thời điểm khó khăn, tương tự như thời Thập tự chinh xưa kia, với mong muốn xây dựng những cây cầu kết nối hòa bình." Đây là lời phát biểu của Cha Matteo Brena, Ủy viên Đất Thánh của Dòng Anh Em Hèn Mọn ở Tuscany và là điều phối viên của Ủy ban kỷ niệm 800 năm ngày Thánh Phanxicô được in dấu thánh.
Thông báo cho hay từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10, cùng với 10 anh chị em khác, gồm các tu sĩ và giáo dân, cha sẽ mang thánh tích máu của Thánh Phanxicô thành Assisi đến Đất Thánh, trong lúc chiến tranh đang hoành hành và người dân ở những vùng đất bất ổn này đang phải chịu những đau khổ, sợ hãi, tang tóc và bấp bênh.
Cha Matthew cho hay: "Chúng tôi lên đường, với một khát vọng lớn lao trong lòng: trở thành "phần còn sót lại nhỏ bé" biết cách trở thành người mang đến, trong tình hình bi thảm mới này cho Trung Đông, một dấu chỉ an ủi và một lời hy vọng. Từ những vết thương, một cuộc sống mới" là khẩu hiệu của lễ kỷ niệm tám trăm năm ngày Thánh Phanxicô được in năm dấu thánh; và chúng tôi, bằng cách mang đến Jerusalem và Bethlehem thánh tích máu của Người, chảy ra từ các dấu đanh của cuộc khổ nạn trên cơ thể Người, cố gắng nói với những anh chị em đó đây rằng có thể sống trong những vết thương với hy vọng và với mong ước cho tương lai."
Phái đoàn, bao gồm bốn tu sĩ và sáu giáo dân, bao gồm đại diện của Thanh niên Phanxicô và Dòng Phanxicô Thế tục, sẽ đi về Jerusalem và Bethlehem để mang thánh tích đến cho các cộng đoàn Kitô giáo trong khu vực, gặp gỡ người dân địa phương và thăm một số địa điểm biểu tượng của những cam kết của những người Kitô giáo nhằm bình thường hóa vùng đất nơi Chúa Giêsu đã sống.
Một trong những điểm nhấn của chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 10: sự kết hợp giữa Vương cung thánh đường Gethsemane, một nơi lưu giữ ký ức về những giờ phút bi thảm của cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, và Đền thờ La Verna sẽ được phê chuẩn. Sự kết hợp này cũng sẽ phê chuẩn mối liên kết giữa hai nơi thánh. Buổi lễ sẽ diễn ra với sự hiện diện của Cha Francesco Patton, Giám quản Đất Thánh, và cha Livio Crisci, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Phanxicô ở Tuscany.
"Năm nay," cha Brena nói thêm, "Nhà thờ Gethsemane đã tròn một trăm năm tuổi kể từ khi được xây dựng vào năm 1924, cùng với Nhà thờ Chúa Biến hình, do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi, người đã mất năm 1960 tại Rome trong tu viện đặc trách về Đất Thánh, thiết kế. Do đó, chúng tôi cũng sẽ tham gia vào các sáng kiến của lễ kỷ niệm một trăm năm này."
"Hiệp nhất trong lời cầu nguyện, chúng ta hãy đồng hành cùng anh chị em trong cuộc hành hương Jerusalem và Bethlehem", các Hội dòng Phanxicô trên khắp nước Ý cùng hiệp thông.
800 năm trước, vào tháng 9 năm 1224, Thánh Phanxicô Assisi đã được in Dấu Thánh trên núi La Verna, gần Arezzo. Vào dịp đó, ngài đã trở nên giống Chúa Kitô chịu đóng đinh và một phần áo dòng của ngài, thấm đẫm máu cạnh sườn, đã trở thành một thánh tích quan trọng, một chứng tích vĩnh cửu về sự kiện đó, được Dòng Phanxicô cẩn thận lưu giữ. (Theo Thông tấn xã Fides, 28/9/2024)
Rome theo Thông tấn xã Fides - "Sau 800 năm, máu Thánh Phanxicô được đưa trở lại Đất Thánh để cầu nguyện cho các địa danh linh thiêng trong một thời điểm khó khăn, tương tự như thời Thập tự chinh xưa kia, với mong muốn xây dựng những cây cầu kết nối hòa bình." Đây là lời phát biểu của Cha Matteo Brena, Ủy viên Đất Thánh của Dòng Anh Em Hèn Mọn ở Tuscany và là điều phối viên của Ủy ban kỷ niệm 800 năm ngày Thánh Phanxicô được in dấu thánh.
Thông báo cho hay từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10, cùng với 10 anh chị em khác, gồm các tu sĩ và giáo dân, cha sẽ mang thánh tích máu của Thánh Phanxicô thành Assisi đến Đất Thánh, trong lúc chiến tranh đang hoành hành và người dân ở những vùng đất bất ổn này đang phải chịu những đau khổ, sợ hãi, tang tóc và bấp bênh.
Cha Matthew cho hay: "Chúng tôi lên đường, với một khát vọng lớn lao trong lòng: trở thành "phần còn sót lại nhỏ bé" biết cách trở thành người mang đến, trong tình hình bi thảm mới này cho Trung Đông, một dấu chỉ an ủi và một lời hy vọng. Từ những vết thương, một cuộc sống mới" là khẩu hiệu của lễ kỷ niệm tám trăm năm ngày Thánh Phanxicô được in năm dấu thánh; và chúng tôi, bằng cách mang đến Jerusalem và Bethlehem thánh tích máu của Người, chảy ra từ các dấu đanh của cuộc khổ nạn trên cơ thể Người, cố gắng nói với những anh chị em đó đây rằng có thể sống trong những vết thương với hy vọng và với mong ước cho tương lai."
Phái đoàn, bao gồm bốn tu sĩ và sáu giáo dân, bao gồm đại diện của Thanh niên Phanxicô và Dòng Phanxicô Thế tục, sẽ đi về Jerusalem và Bethlehem để mang thánh tích đến cho các cộng đoàn Kitô giáo trong khu vực, gặp gỡ người dân địa phương và thăm một số địa điểm biểu tượng của những cam kết của những người Kitô giáo nhằm bình thường hóa vùng đất nơi Chúa Giêsu đã sống.
Một trong những điểm nhấn của chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 10: sự kết hợp giữa Vương cung thánh đường Gethsemane, một nơi lưu giữ ký ức về những giờ phút bi thảm của cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, và Đền thờ La Verna sẽ được phê chuẩn. Sự kết hợp này cũng sẽ phê chuẩn mối liên kết giữa hai nơi thánh. Buổi lễ sẽ diễn ra với sự hiện diện của Cha Francesco Patton, Giám quản Đất Thánh, và cha Livio Crisci, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Phanxicô ở Tuscany.
"Năm nay," cha Brena nói thêm, "Nhà thờ Gethsemane đã tròn một trăm năm tuổi kể từ khi được xây dựng vào năm 1924, cùng với Nhà thờ Chúa Biến hình, do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi, người đã mất năm 1960 tại Rome trong tu viện đặc trách về Đất Thánh, thiết kế. Do đó, chúng tôi cũng sẽ tham gia vào các sáng kiến của lễ kỷ niệm một trăm năm này."
"Hiệp nhất trong lời cầu nguyện, chúng ta hãy đồng hành cùng anh chị em trong cuộc hành hương Jerusalem và Bethlehem", các Hội dòng Phanxicô trên khắp nước Ý cùng hiệp thông.
800 năm trước, vào tháng 9 năm 1224, Thánh Phanxicô Assisi đã được in Dấu Thánh trên núi La Verna, gần Arezzo. Vào dịp đó, ngài đã trở nên giống Chúa Kitô chịu đóng đinh và một phần áo dòng của ngài, thấm đẫm máu cạnh sườn, đã trở thành một thánh tích quan trọng, một chứng tích vĩnh cửu về sự kiện đó, được Dòng Phanxicô cẩn thận lưu giữ. (Theo Thông tấn xã Fides, 28/9/2024)
Trong cuộc họp báo trên máy bay Đức Giáo Hoàng đề cập đến phụ nữ, chiến tranh Do Thái, Hamas, Hezbolla, vua Baudouin, phá thai
Vũ Văn An
21:37 29/09/2024
Elise Ann Allen của CruxNow, ngày 29 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng trên máy bay trở về Vatican từ Brussels, Bỉ, hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gạt bỏ những lời chỉ trích về bài phát biểu của ngài về phụ nữ trong chuyến đi cuối tuần đến Bỉ, nhấn mạnh rằng việc nam tính hóa phụ nữ là "không phải của Ki-tô giáo" và là sản phẩm của "chủ nghĩa nữ quyền cường điệu".
Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viện dẫn một ẩn dụ kinh điển của Argentina, ám chỉ đến điệu Tango, để ngụ ý rằng những gợi ý cho rằng ngài có quan điểm bảo thủ đối với phụ nữ hoặc vai trò của họ trong Giáo Hội Công Giáo là vô lý.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự có thể đã đổ thêm dầu vào lửa ở một thời điểm khác, khi nhắc đến cựu Quốc vương Baudouin của Bỉ, người đã từ chức trong một ngày vào năm 1990 thay vì ký luật hợp pháp hóa phá thai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ca ngợi lòng dũng cảm của ông bằng cách nói rằng những gì ông đã làm đòi hỏi "một chính trị gia mặc quần".
Trong các bình luận với các phóng viên trên máy bay của Đức Giáo Hoàng trở về từ Bỉ, Đức Phanxicô đã phản ứng lại sự chỉ trích về ngôn từ của ngài về phụ nữ trong phiên họp vào thứ Sáu tại Đại học Công Giáo Leuven, khi ngài nói rằng, "Những gì đặc trưng cho phụ nữ, những gì thực sự nữ tính, không được quy định bởi sự đồng thuận hay hệ tư tưởng, cũng giống như bản thân phẩm giá được đảm bảo không phải bởi luật lệ được viết trên giấy, mà bởi một luật lệ nguyên bản được viết trong trái tim chúng ta".
Trường đại học đã công bố một bản tuyên bố ngay lập tức bày tỏ "sự không hiểu và không tán thành", gọi lập trường của Đức Giáo Hoàng là "tất định và giản lược" và thúc giục nhà thờ thúc đẩy sự hòa nhập lớn hơn "mà không có bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào".
Đáp lại vào hôm Chúa Nhật, Đức Phanxicô cho biết ngài thường lên tiếng về phẩm giá của phụ nữ và rằng "nam tính hóa Giáo hội, nam tính hóa phụ nữ là không phải nhân bản, không phải Ki-tô giáo".
"Nữ tính có sức mạnh riêng của nó", ngài nói rằng phụ nữ "quan trọng hơn nam giới vì Giáo hội là phụ nữ, là cô dâu của Chúa Kitô".
“Nếu điều này, đối với những người phụ nữ đó, có vẻ bảo thủ, thì tôi là Carlo Gardel,” ngài nói, ám chỉ đến một nhạc sĩ Tango nổi tiếng người Argentina gốc Pháp, ám chỉ rằng ng thấy ý tưởng này vô lý.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết ngài thấy trong những phản ứng tiêu cực “có một não trạng trì trệ không muốn nghe điều này được nói đến. Phụ nữ bình đẳng với đàn ông, họ bình đẳng.”
“Một chủ nghĩa nữ quyền cường điệu muốn thấy phụ nữ nam tính hóa, điều đó không hữu hiệu. Một điều là chủ nghĩa nam tính, điều đó không hiệu quả, điều kia là chủ nghĩa nữ quyền không hiệu quả. Điều hiệu quả là Giáo hội phụ nữ vốn vĩ đại hơn thừa tác vụ nam giới,” ngài nói.
Ở một lúc khác, ngài được hỏi về quyết định thúc đẩy quá trình phong chân phước cho Vua Baudouin.
“Nhà vua rất dũng cảm, vì khi đối đầu với luật giết hại, ông đã không ký và từ chức. Điều đó đòi hỏi lòng dũng cảm, bạn cần một chính trị gia mặc quần để làm điều này, bạn cần lòng dũng cảm”, ngài nói, trong một nhận xét có thể sẽ bị chỉ trích từ một số phía.
Ở một mặt trận khác, Đức Phanxicô cũng đề cập đến cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza, với các phóng viên hỏi liệu ngài có cảm thấy Israel đã "đi quá xa" trong các cuộc tấn công mới nhất vào Hezbollah hay không.
Giơ tay lên mặt trong một cử chỉ rõ ràng cho thấy ngài đau lòng trước tình hình này, Đức Phanxicô cho biết ngài gọi điện đến giáo xứ Công Giáo ở Gaza hàng ngày, nơi có khoảng 600 người đang trú ẩn, và họ kể cho ngài nghe về "sự tàn ác xảy ra ở đó".
"Phòng thủ", ngài nói, "luôn phải tương xứng với cuộc tấn công. Khi có điều gì đó không tương xứng, điều đó khiến bạn thấy một xu hướng thống trị vượt ra ngoài đạo đức".
"Một quốc gia mà với lực lượng của mình, tôi đang nói về bất cứ quốc gia nào, thực hiện những điều này theo cách cực kỳ như vậy, thì đây là những hành động vô đạo đức", ngài nói, đồng thời nói rằng trong khi bản thân chiến tranh là vô đạo đức, thì các quy tắc của chiến tranh chỉ ra một đạo đức phải được "bảo vệ".
Khi điều này không được thực hiện, ngài nói, thì rõ ràng là có "máu xấu trong những điều này".
Những phát biểu của ngài được đưa ra sau khi quân đội Israel thực hiện hàng chục cuộc không kích trên khắp Lebanon vào cuối tuần nhằm vào Hezbollah, khiến 11 người thiệt mạng.
Israel đã ám sát thủ lĩnh của nhóm này là Hassan Nasrallah vào thứ Bảy và vào Chúa Nhật đã giết chết Nabil Kaouk, một quan chức cấp cao khác của Hezbollah, giáng một đòn mạnh vào nhóm này trong bối cảnh xung đột xuyên biên giới đang diễn ra dữ dội kể từ tháng 10 năm ngoái.
Hezbollah bắt đầu bắn tên lửa vào Israel để liên đới với người dân Gaza, với số người chết trong cuộc trả đũa của Israel đối với cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 năm 2023 đã lên tới khoảng 41,000 người. Hezbollah đã đặt lệnh ngừng bắn ở Gaza như một điều kiện để chấm dứt các cuộc tấn công xuyên biên giới của mình.
Đức Phanxicô cũng đã đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu khi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật, nói rằng Lebanon, nơi mà ngài luôn ca ngợi như thông điệp khu vực về lòng khoan dung và chung sống hòa bình, giờ đây là "một thông điệp đau khổ".
"Cuộc chiến này gây ra những tác động tàn khốc đối với người dân. Rất nhiều, quá nhiều người tiếp tục chết ngày này qua ngày khác ở Trung Đông", ngài nói và kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
Khi được hỏi về vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng và cuộc gặp gỡ của ngai với những người sống sót ở Bỉ, trong đó họ trình bày cho ngài một danh sách các yêu cầu, Đức Phanxicô cho biết việc lắng nghe nạn nhân bị lạm dụng là “một nghĩa vụ”.
Bất kể tỷ lệ phần trăm về lạm dụng trong gia đình hoặc các định chế giáo dục so với Giáo hội là bao nhiêu, “Điều đó không quan trọng với tôi. Tôi chỉ đề cập tới những gì trong Giáo hội”, ngài nói.
“Chúng ta có trách nhiệm lắng nghe những người bị lạm dụng và chăm sóc họ. Một số người cần được điều trị tâm lý để giúp giải quyết vấn đề này”, ngài nói, đồng thời nói rằng không chỉ nạn nhân phải được chăm sóc mà thủ phạm cũng phải bị trừng phạt.
“Lạm dụng không phải là tội lỗi có ngày hôm nay và có thể ngày mai không, đó là một khuynh hướng, đó là một căn bệnh tâm lý và vì lý do này, chúng ta phải đưa họ đi điều trị”, ngài nói. “Bạn không thể để một kẻ lạm dụng tự do trong cuộc sống bình thường với trách nhiệm trong các giáo xứ và trường học”.
Ngài lưu ý rằng một số giám mục, sau khi một linh mục bị buộc tội và kết án, giao cho họ một nhiệm vụ làm việc trong thư viện, xa giáo xứ và xa trẻ em.
“Chúng ta phải tiến hành việc này”, ngài nói, thêm rằng sự xấu hổ của Giáo hội “là che đậy. Chúng ta không được che đậy”.
Ngài cũng đề cập đến vấn đề phá thai, nói rằng phụ nữ “có quyền được sống, sống đời họ và quyền được sống của con cái họ”.
Như đã từng làm trong quá khứ, ngài gọi phá thai là “giết người”, nói rằng “bạn đang giết một con người” và gọi những bác sĩ thực hiện phá thai là “sát thủ”.
“Phụ nữ có quyền bảo vệ sự sống. Một điều nữa là các phương pháp chống thụ thai, đây là vấn đề khác, đừng nhầm lẫn chúng. Hiện tại, tôi chỉ nói về phá thai. Bạn không thể tranh luận về điều này. Tôi xin lỗi, nhưng đó là sự thật”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Luxembourg và Bỉ từ ngày 26 đến 29 tháng 9, chủ yếu là để kỷ niệm 600 năm thành lập Đại học Leuven và Louvain, có từ năm 1425, khi một trường đại học duy nhất ở nơi ngày nay là Bỉ được Đức Giáo Hoàng Martin V thành lập.
Tuy nhiên, họ đã tách ra vào những năm 1960, dẫn đến việc thành lập hai trường đại học riêng biệt: KU Leuven nói tiếng Hòa Lan và Université Catholique de Louvain (UCL) nói tiếng Pháp.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Thiên Thần, phần hồn của thân thể Mầu nhiệm
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
06:50 29/09/2024
CÁC THIÊN THẦN, PHẦN HỒN CỦA THÂN THỂ MẦU NHIỆM
Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau : “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là hàng bệ thần hay chủ thần, hay là bậc quản thần hoặc quyền thần, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Người [TC] cho ta được biết mầu nhiệm ý muốn của Người, theo như điều Người ưa thích mà Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô… Đó là quy tụ muôn loài trên trời dưới đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên cõi trời, vượt trên mọi quản thần, quyền thần, dũng thần và chủ thần…” (Ep 1,9-10.20-21).
Những lời ấy cho thấy ngay cả thụ tạo vô hình, tức các thiên thần, cũng thuộc về Đức Ki-tô, Giáo lý Hội thánh Công Giáo (GLHTCG) số 331 gọi Người là trung tâm của thế giới thiên thần. Nghĩa là các thiên thần thuộc về Hội Thánh, Thân Thể Mầu Nhiệm (gọi tắt là Nhiệm Thể) của Chúa Ki-tô, một thực thể bao gồm toàn bộ vũ trụ, hay còn gọi là Đức Kitô Toàn Thể (Christus Totus, GLHTCG số 795). Chính Thánh Tô-ma A-qui-nô cũng từng nói : “Hội thánh gồm các phàm nhân và thiên thần” (De Veritate q. 29, a. 7 ad 5). Do đó có thể cho rằng hai thành phần này, một bên thuần thiêng, một bên vật thể, làm nên phần hồn và phần xác của Nhiệm Thể, như trong con người cũng có hồn gồm những tư tưởng lẫn tình cảm và xác gồm những bộ phận cơ thể khác nhau.
Nhưng trước khi trình bày các thiên thần như là phần hồn của Nhiệm Thể, xin minh định ngay một điều quan trọng : họ là phần hồn chứ không phải là Linh hồn của Nhiệm Thể. Chính Chúa Thánh Thần mới là Linh hồn của Nhiệm Thể, như lời thánh Phao-lô bảo : “Chỉ có một Thân thể, một Thần Khí” (Ep 4,4, x. 1Cr 12,13), vì Người là Đấng tác sinh, thánh hóa và liên kết. Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI cũng từng dạy : Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội, và nếu không có Người, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân loại mà thôi (CNA 31-05-2009. Xem GLHTCG 809).
1- Thiên thần, loài thụ tạo đặc biệt
Thiết tưởng chúng ta không nên thoạt tiên cho rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các thiên thần để lo phục dịch quanh Người, y như một ông vua cần có quần thần hầu hạ để sướng thân, có cung phi mỹ nữ đàn hát cho vui tai. Bản thân Ba Ngôi Thiên Chúa đã tự mình có đủ vinh quang và hạnh phúc, chẳng cần ai cho thêm nữa. Vả lại, ngay từ ngữ “thiên thần” (=tôi tớ Thiên Chúa, tiếng Việt dịch chữ “angelus/ange/angel” của La/Pháp/Anh) bắt nguồn từ tiếng Hip-ri “mal'ak”, tiếng Hy-lạp “angelos”, có nghĩa là “sứ giả”. Đây là cách gọi không do bản tính nhưng do chức vụ : thiên thần là những hữu thể được Thiên Chúa sai đi (nên còn có cách dịch : “sứ thần”, “thần sứ”, “thiên sứ”). Sai đi thi hành thánh ý, mệnh lệnh của Người, phục vụ công việc của Người (x. Tv 103,20). Công việc đó không gì khác là chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện nhờ Ngôi Hai nhập thế và nhập thể, với mục đích tối hậu là quy tụ muôn loài đã được cứu chuộc vào trong Đức Ki-tô, làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm của Người, hầu đưa tất cả về với Thiên Chúa (x. 1Cr 15,28). Thư Hip-ri gọi các thiên thần là những “bậc thiêng liêng được sai đi để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ” (1,14). Chương trình cứu độ này khởi đầu từ vườn Địa đàng và hoàn tất trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm, “khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu…” (Mt 25,31).
Trong công trình ấy, đứng ngay sau Chúa Ki-tô chính là Đức Ma-ri-a. Vì thế Giáo hội xưng tụng Mẹ, dù là phàm nhân, vẫn là Nữ hoàng Thiên quốc, Nữ vương chín phẩm thiên thần. Và chính vì được sai đi thực hiện mệnh lệnh Thiên Chúa dưới trần gian, thấy được những kỳ công tình yêu của Người nơi cõi thế, các thiên thần có thêm lý do để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa, cầu xin cho loài người và dâng lên những lời nguyện của họ (x. Tb 12,12) trên chốn triều đình Thiên quốc.
Để thử hình dung việc Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần ra sao và bản tính các vị thế nào, thiết tưởng trước tiên cần nhớ lại việc sản sinh trong Thiên Chúa. Có thể nói cách tổng quát rằng những gì được Thiên Chúa sinh ra hay dựng nên (ngoại trừ các thụ tạo vật chất hữu hình dưới loài người) đều trở thành những ngôi vị (person/personne). Trước hết, Thiên Chúa tự đời đời đã có một tư tưởng về mình, sinh ra tư tưởng đó trong mình, và tư tưởng này trở thành một ngôi vị, mang danh Ngôi Lời (vì phản ảnh hoàn toàn, diễn tả trọn vẹn bản tính Thiên Chúa, x. Ga 1,1-14,). Ngôi Lời được gọi là Ngôi Con và Đấng sinh thành được gọi là Ngôi Cha. Hai Ngôi yêu nhau. Tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con cũng trở thành một ngôi vị chứ không đơn thuần là một tình cảm như nơi con người. Ngôi vị này mang danh Thánh Thần, Ngôi Thánh Thần. Cả ba Ngôi đồng bản tính và đồng bản thể (nên một Thiên Chúa).
Về loài người chúng ta, vốn là những hữu thể đã được Thiên Chúa chọn trước cả khi tạo thành vũ trụ, được tiền định cho làm nghĩa tử (x. Ep 1,4-5), được Người cấu tạo tạng phủ, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân (x. Tv 139,13), thì theo lối nói của triết học thánh Tô-ma A-qui-nô (mô chất thuyết), mỗi con người, gồm mô thức (forme) và chất thể (matière), là một ý tưởng của Thiên Chúa in vào vật chất, làm nên một ngôi vị, một nhân vị (có trí hiểu/tư tưởng, lòng mến/tình cảm và ý chí tự do, trong một xác thể). (Ghi chú 2)
Vậy nếu các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, những ngôi vị có trí hiểu, lòng mến và ý chí tự do, nhưng vì là những hữu thể được Thiên Chúa tạo nên và sai đi phục vụ công trình của Người là xây dựng Nhiệm Thể, nên các ngài phải được coi như một thành phần của Nhiệm Thể, làm nên phần hồn, trong lúc loài người và mọi thụ tạo vật chất làm nên phần xác. Và có thể quan niệm bản tính của các ngài chính là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa/Đức Ki-tô đối với Nhiệm Thể mà đã trở nên những ngôi vị. Ngoài ra, các ngài còn bất tử, trổi vượt hơn mọi thụ tạo hữu hình về mặt hoàn hảo. Vinh quang rực rỡ của các ngài minh chứng điều ấy (x. GLHTCG 330).
Ở đây ta nhớ lại rằng trong Cựu Ước, nơi các cuộc thần hiện xảy ra cho một số nhân vật (như Mô-sê trong hoang địa, Xh 3,1tt; Ghít-ôn tại gia đình, Tl 6,6-15…), từ “Thiên Chúa” và từ “sứ thần/thiên sứ” hay hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn Xh 3,1-6 : “Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo : "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được : vì sao bụi cây lại không cháy rụi?" ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông : "Mô-sê ! Mô-sê !" Ông thưa : "Dạ, tôi đây !" Người phán : "Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán : "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa”. Việc hoán đổi danh xưng này (Thiên Chúa-thiên sứ) không có gì khó hiểu. Trên phương diện tinh thần, tôi biểu lộ mình qua tư tưởng và tình cảm. Tư tưởng và tình cảm của tôi chính là tôi trên phương diện tinh thần. Tình cảm và tư tưởng của Thiên Chúa (bên ngoài bản tính và bản thể của Người, tức các thiên thần) thì cũng như chính Người vậy.
2- Các thiên thần là tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa ra sao?
Pseudo-Dionysius, một triết gia Ki-tô giáo cuối thế kỷ 5, đã sử dụng nhiều đoạn từ Cựu Ước lẫn Tân Ước để đưa ra một phẩm trật thiên thần trong cuốn “De Cœlesti Hierarchia” (Về Phẩm trật trên trời) của ông. Các thiên thần được phân hạng và xếp loại, được tổ chức thành ba cấp và chín phẩm, mỗi cấp có ba phẩm. Cấp I gồm có Seraphim (Xê-ra-phim, Luyến Thần), Cherubim (Kê-ru-bim, Minh Thần) và Ophanim (Ô-pha-nim, Throni, Bệ Thần). Cấp II gồm Dominationes (Quản Thần), Virtutes (Dũng Thần) và Potestates (Quyền Thần). Cấp III gồm Principatus (Lãnh Thần), Archangeli (Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần) và Angeli (Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ). Cho tới nay, việc phân hạng và xếp loại của Pseudo-Dionysius vẫn được các nhà thần học công nhận. Quan trọng hơn nữa, Phụng vụ Giáo hội đưa nó vào trong mọi Kinh Tiền tụng Thánh lễ, khi nhắc đến phẩm thiên thần này, khi nhắc đến phẩm thiên thần nọ (xem dưới), và dành 2 lễ để kính hai phẩm thiên thần cuối cùng (Tổng thần ngày 29-09 và Hộ thần ngày 02-10).
Người ta đã đưa ra nhiều cách thích lẫn mô tả về 3 cấp, 9 phẩm thiên thần, (ghi chú 3) nhưng hầu hết chỉ nói đến mối liên hệ giữa các ngài với Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa và với loài người hay thế giới loài người cách chung. Đặt trong nhãn giới “các thiên thần là những sứ giả phục vụ công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi dưới gian trần, là những tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa (Ngôi Con) đối với Thân Thể Mầu Nhiệm của mình, là phần hồn của Nhiệm Thể Đức Ki-tô”, thì chúng ta có thể lập luận như sau :
Để thực hiện một công trình, trước hết tác giả phải có lòng yêu mến công trình đó, hiểu biết đại cương công trình đó và có một kế hoạch để làm cho công trình được chắc chắn, vững chãi.
Thứ đến, phải dùng tất cả mọi sức lực (trí tuệ, uy tín, ảnh hưởng, tài chính, nhân viên bảo vệ, phương án đề phòng những cản trở) để giữ gìn cho công trình được an toàn và lớn mạnh.
Cuối cùng, phải nắm được công trình trong mọi phần của nó, từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp, từ đại thể đến chi tiết, từ cái phức tạp đến cái đơn giản, để thực hiện một sự phối hợp hoàn hảo.
a- Ba phẩm thiên thần cấp I gồm Xê-ra-phim (Luyến Thần, Thần Sốt Mến), Kê-ru-bim (Minh Thần, Thần Trí Tuệ) và Ô-pha-nim (Bệ Thần, Ngai Thần) phải chăng chính là lòng mến yêu, sự hiểu biết và là kế hoạch củng cố của Thiên Chúa dành cho Nhiệm Thể mà trong thực tế đã thành những ngôi vị?
Thiên thần Xê-ra-phim đã được đề cập trong I-sai-a 6,1-7. Các vị hầu cận ngai Thiên Chúa và liên tục hát lời ca ngợi : "Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa chính là Tình yêu, tình yêu vừa biểu hiện nơi bản thân lẫn nơi hành động của Người. Rồi một trong các thiên thần Xê-ra-phim gắp hòn than hồng chạm vào miệng ngôn sứ I-sai-a để ông được tha lỗi và xá tội (phạm tội là không yêu mến). Trong Phụng vụ, thiên thần Xê-ra-phim được nhắc tới trong Kinh Tiền tụng Mùa Chay IV (hiệu quả của chay tịnh), Kinh Tiền tụng Đức Mẹ I (thiên chức làm mẹ của Đức Trinh Nữ), Kinh Tiền tụng chung II (ơn cứu độ nhờ Đức Ki-tô). Ba Kinh Tiền tụng này nói đến tình yêu Thiên Chúa hay việc trở về với tình yêu Thiên Chúa.
Sau khi nguyên tổ ăn trái cây biết lành biết dữ, phạm tội bất tuân (x. St 2,6), bị đuổi khỏi địa đàng, Thiên Chúa đã dùng thiên thần Kê-ru-bim (ghi chú 4) để canh giữ cây hiểu biết đó và cả cây trường sinh nữa (x. St 3,24). Thiên thần Kê-ru-bim cũng đã được ông Mô-sê theo lệnh Thiên Chúa đúc thành hai tượng bằng vàng gắn ở 2 đầu của nắp Hòm Bia (x. Xh 25,18-20) trong đó sẽ đặt Chứng Ước (Bản Thập giới) biểu lộ ý muốn Thiên Chúa mà con người cần phải hiểu rõ, và từ trên đó Thiên Chúa sẽ ban cho ông Mô-sê các chỉ thị của Người (x. Ds 7,89).
Các Bệ thần được chính thánh Phao-lô đề cập rõ ràng trong thư Cô-lô-xê 1,16 (đầu bài). Theo tác giả Wesly Baines (bài đã dẫn, xem chú thích 3), phẩm thiên thần này thuộc số những vị có hiểu biết cao nhất về các công việc của Thiên Chúa, có khả năng truyền đạt bản chất đầy đủ của lời Chúa, chuyển các sứ điệp cho những thiên thần cấp thấp hơn. Trong Phụng vụ, các Bệ thần được nhắc tới trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, Hiển Linh là các kinh cho thấy Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch cứu độ của Người; trong Kinh Tiền tụng Thánh Thể I vốn nói đến Hy lễ và bí tích của Đức Ki-tô là đỉnh cao việc thực hiện kế hoạch cứu độ.
b- Ba phẩm thiên thần cấp II gồm Quản Thần (Dominationes, Dominions), Dũng Thần (Virtutes, Virtues) và Quyền Thần (Potestates, Powers) chẳng cho thấy rằng đó chính là các dạng sức mạnh mà Thiên Chúa cần phải bày tỏ -và rồi đã biến thành những hữu thể có ngôi vị- để kế hoạch cứu độ thắng được các trở ngại, các kẻ thù (ma quỷ) mà thành toàn hay sao?
Quản Thần được nhắc đến trong Thư Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia, các vị được coi là những thiên thần lãnh đạo, điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn trần thế đi đúng hướng bằng cách ban sức mạnh cho những nhà cai trị đất nước. Điều này cần thiết cho việc thực hiện ơn cứu độ. Theo tác giả Leslie White (bài đã dẫn, x. chú thích 3), phẩm thiên thần này được nói là giữ cho thế giới trong trật tự. Các vị được biết qua việc đem công lý của Thiên Chúa vào những hoàn cảnh bất công, tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa với con người và giúp các thiên thần thuộc những cấp dưới ở yên trong hàng ngũ và làm việc có hiệu quả. Tác giả Wesly Baines cũng nói phẩm thiên thần này duy trì trật tự giữa các thiên thần (trật tự là sức mạnh), đứng đầu các quốc gia, hướng dẫn các nhà lãnh đạo.
Phụng vụ nhắc đến các Quản thần trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, lễ Hiển Linh, Mùa Chay I, Mùa Chay IV. Các Kinh Tiền tụng này nói đến việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết để đem lại một trật tự mới cho nhân loại. Rồi trong các Kinh Tiền tụng Chúa nhật Thường niên I (mầu nhiệm Vượt qua), CNTN II (mầu nhiệm cứu độ), và các Kinh Tiền tụng Thánh Thể I, Đức Mẹ I, Các Thánh Tông đồ I, toàn những tác nhân cho việc thiết lập trật tự mới này.
Các Dũng thần được Kinh Thánh nói đến trong Ep 1,21 và 1Cr 15,24. Nhiều học giả cho rằng các vị giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới gian trần, luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường, khuyến khích con người giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa.
Các Quyền thần được đề cập trong Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Các vị được coi là Thiên thần Chiến binh vì bảo vệ không chỉ vũ trụ mà cả nhân loại chống lại sự dữ. Họ có quyền trên ma quỷ, nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh của chúng. Họ cũng giúp những ai đang vật lộn với các đam mê và tật xấu để trục xuất khỏi lòng mọi sự dữ do kẻ thù của đức tin cổ vũ. Nói tóm, các Quyền thần phụ lực với các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa và tác hại cho công việc cứu rỗi của Người.
Các Dũng thần và Quyền thần được nhắc tới trong loạt Kinh Tiền tụng Phục sinh (I-V), Thăng Thiên I+II. Các vị ca tụng sức mạnh chiến thắng tội lỗi và tử thần của Đấng Sống Lại. Người ta cũng gặp lại các Dũng thần trong Kinh Tiền tụng Thánh Tử đạo I (ghi chú 5)
c- Ba phẩm thiên thần Cấp III gồm Lãnh Thần (Principatus, Principalities), Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần (Archangeli, Archangels) và Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ (Angeli Custodi, Guardian Angels) (ghi chú 6) được coi là những thiên thần làm nên đạo binh thiên quốc, hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa nơi thế gian, giữa loài người.
Thế giới con người gồm những cá nhân, các cá nhân ấy hợp thành những cộng đồng, từ nhỏ đến lớn : gia đình, họ tộc, làng xóm, tỉnh thành, quốc gia, châu lục; hoặc thành những tập thể về mặt giới tính, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, màu da…. Những cá nhân và những tập thể ấy cần được cứu chuộc và đều nhận được sự quan tâm (trong tư tưởng, tình cảm) của Thiên Chúa (ghi chú 7). Chính những tư tưởng và tình cảm loại ấy của Thiên Chúa làm nên các thiên thần trong cấp cuối cùng này. Thánh Tô-ma A-qui-nô từng nói : “Có những thiên thần hộ thủ cho các vương quốc, các dân tộc, các thành thị, các cộng đoàn tu sĩ, và cho mỗi tín hữu”.
Lãnh thần được nói đến trong Cl 1,16; Rm 8,38; 1Cr 15,24 (ghi chú 8). Theo nhiều học giả (Wesley Baines), nhiệm vụ của phẩm thiên thần thứ 7 này là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa, giám sát các nhóm người, quan thầy các định chế, bảo hộ cho các quốc gia trên trái đất và cả Giáo hội. Họ cũng bảo đảm việc hoàn thành thiên ý giữa các tập thể này. So với 6 phẩm trên, các Lãnh thần và hai phẩm dưới giao thiệp với loài người trực tiếp hơn bằng những cách mà chúng ta có thể hiểu.
Các Tổng thần (Tổng lãnh Thiên thần) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (1 Tx 4,16 và Gđ 1,9). Theo thánh Ghê-gô-ri-ô, các vị củng cố loài người trong đức tin, soi chiếu tâm trí họ với ánh sáng do sự hiểu biết Tin Mừng, mạc khải các mầu nhiệm đạo thánh. Được nêu tên rõ ràng thì có Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en. Ba vị được mệnh danh là những đại sứ giả của trời cao vì được Thiên Chúa sai loan báo các sứ điệp quan trọng cho loài người, giao tiếp và tương tác với nhân loại. Mi-ca-en được tin là thiên thần đã truyền linh hứng của Thiên Chúa cho Thánh Gio-an trong sách Khải Huyền và được biết là vị bảo vệ Giáo hội, canh giữ Giáo hội khỏi ma quỷ, trục xuất chúng khỏi Thiên đàng (x. Kh 12,7-8). Ngoài ra, ngài cũng từng được gọi là “vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân It-ra-en” (Đn 12,1). Gáp-ri-en trước tiên được đề cập trong sách Đa-ni-en và giúp Đa-ni-en hoàn thành sứ vụ của ông trên thế gian. Sau đó, Gáp-ri-en hiện ra với tư tế Da-ca-ri-a và Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, trao sứ điệp lớn nhất là Thiên Chúa có ý định nhập thể và dựng lều giữa loài người. Ra-pha-en được đề cập trong sách Tô-bi-a, hướng dẫn Tô-bi-a dọc đường, chữa ông Tô-bit (cha Tô-bi-a) khỏi mù và cứu bà Sa-ra (vợ Tô-bi-a) khỏi quỷ. Xét chung, như danh hiệu “tổng thần”, hoạt động của các ngài liên quan đến các tập thể trong nhân loại.
Cuối cùng là các Thiên thần như ta hay gọi, hay nói cho chính xác là các Hộ thần, Thiên thần Hộ thủ. Các vị được nói đến trong St 21,17; Xh 23,20; Tv 90, 11-12; Mt 18,10; Cv 12,15. Sách GLHTCG số 336 đã trích lời thánh Ba-si-li-ô để dạy rằng : “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống.” Không những tín hữu mà là mỗi một con người. Đây là điều hết sức quen thuộc với chúng ta. Nhưng thiết tưởng không nên cho rằng có bấy nhiêu con người trên trần gian thì Thiên Chúa dựng nên bấy nhiêu thiên thần hộ thủ rồi giao cho mỗi vị phụ trách một người. Sự toàn tri và toàn năng của Người chẳng bao quát cả nhân loại được sao? Theo những điều trình bày ở trên, thiên thần hộ thủ chính là ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa dành cho mỗi một con người, và ý tưởng lẫn tình cảm này đã biến thành một ngôi vị, mang tên thiên thần hộ thủ, ngày đêm bên cạnh mỗi một chúng ta.
Vì trong phụng vụ, Giáo hội kết hợp mình với các Thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa ba lần thánh, ngợi khen và cảm tạ Người, nên hầu như mọi Kinh Tiền tụng (trên 50 kinh) đều nhắc đến ba phẩm thiên thần cuối cùng này (có khi gọi chung là Đạo binh các Thiên thần).
Kết luận
Toàn bộ Kinh Thánh cũng như lịch sử Giáo hội và tiểu sử một số vị thánh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thế giới thiên thần với thế giới loài người. Những suy tư trên đây cố gắng cho thấy mối liên hệ đó chặt chẽ vô cùng, do chỗ các thụ tạo trời cao ấy và các thụ tạo thế trần đều hợp nhất với nhau trong một thực thể vĩ đại gọi là Giáo hội, hay đúng hơn là Hội thánh (những gì thánh thì hội lại, như chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong một bài khác), và gọi chính xác hơn nữa là Thân Thể Mầu Nhiệm (Corps mystique) của Đức Ki-tô, Đức Ki-tô Toàn thể (Christ total, x. GLHTCG 795), Đức Ki-tô Vũ trụ (Christ cosmique, như kiểu nói của Linh mục Teilhard de Chardin).
Nếu đúng như chúng tôi đã trình bày, mọi thiên thần trong 3 cấp 9 phẩm đều là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa, của Đức Ki-tô Đầu Nhiệm Thể, đối với toàn thể loài người chúng ta và thế giới bao quanh chúng ta, thì đó là điều khiến chúng ta cảm động và thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, Đấng luôn tìm mọi cách để ở gần chúng ta, ở với chúng ta như Người đã hứa. Tôn kính mến yêu các thiên thần (đặc biệt thiên thần hộ thủ) cũng là tôn thờ kính mến Thiên Chúa, vì các vị cũng chỉ là hiện thân (hay hóa thân) các ý tưởng và tình cảm của Người, là sự hiện diện của Người, của tâm tình Người bên cạnh mỗi một chúng ta.
Cố gắng giúp hiểu rõ hơn về mầu nhiệm Hội Thánh và mầu nhiệm Thiên Chúa, đó là mục đích của bài suy tư thần học này vậy.
Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ 2-10-2021, bổ sung 29-09-2024.
Tổng Giáo phận Huế
Ghi Chú:
1) Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sát câu La-tinh : “Sive Throni sive Dominationes, sive Principatus sive Potestates”. Các trích dẫn Thánh Kinh trong bài, chúng tôi theo bản dịch của Nhóm CGKPV.
2) Điều này làm nên sự cao cả và độc đáo của từng nhân vị. Mỗi người chúng ta là một giá trị tuyệt vời và độc nhất vô nhị trước Thiên Chúa, Cha tình yêu và toàn năng.
3) Chẳng hạn Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia. Bài “What Are the 9 Orders of Angels? Are the nine choirs even biblical?” của Leslie White. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/what-are-the-9-orders-of-angels.aspx. Bài “The Spheres of the Christian Angelic Hierarchy. How well do you know your angelic lore?” của Wesley Baines. Xem: https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/the-spheres-of-the-christian-angelic-hierarchy.aspx.
4) Cách dịch của Bible de Jérusalem (BJ) và Traduction Oecuménique de la Bible (TOB). Nhóm CGKPV chỉ dịch “thần hộ giá”.
5) Không hiểu sao nguyên văn La-tinh ở Kinh Tiền tụng này là “cum caelorum Virtutibus” lại được Sách lễ Rôma của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục VN (ấn bản 1992) dịch là “cùng với đạo binh thiên quốc”? Kinh Tiền tụng Chung II có cụm từ “Caeli caelorum Virtutes” cũng được dịch là “cùng với các đạo binh thiên quốc”!?!
6) Người ta thường dùng chữ “Angeli, Angels, Anges, Thiên Thần” để chỉ phẩm thiên thần cuối cùng này. Thiết nghĩ, để cho chính xác, nên dùng từ “Angeli Custodi, Guardians Angels, Anges Gardiens, Thiên thần Hộ thủ”, bởi lẽ chữ “Thiên thần” đã là danh từ chung, tên gọi tập thể rồi.
7) Mỗi người chúng ta cũng có kinh nghiệm về điều ấy. Tự thâm tâm, ta có những ý nghĩ, tình cảm đối với từng cá thể hay cả tập thể (người, vật), đối với không gian nhỏ hay lớn, đối với thời gian ngắn hay dài…
8) Principautés, cách dịch của Bible de Jérusalem.
Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau : “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là hàng bệ thần hay chủ thần, hay là bậc quản thần hoặc quyền thần, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Người [TC] cho ta được biết mầu nhiệm ý muốn của Người, theo như điều Người ưa thích mà Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô… Đó là quy tụ muôn loài trên trời dưới đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên cõi trời, vượt trên mọi quản thần, quyền thần, dũng thần và chủ thần…” (Ep 1,9-10.20-21).
Những lời ấy cho thấy ngay cả thụ tạo vô hình, tức các thiên thần, cũng thuộc về Đức Ki-tô, Giáo lý Hội thánh Công Giáo (GLHTCG) số 331 gọi Người là trung tâm của thế giới thiên thần. Nghĩa là các thiên thần thuộc về Hội Thánh, Thân Thể Mầu Nhiệm (gọi tắt là Nhiệm Thể) của Chúa Ki-tô, một thực thể bao gồm toàn bộ vũ trụ, hay còn gọi là Đức Kitô Toàn Thể (Christus Totus, GLHTCG số 795). Chính Thánh Tô-ma A-qui-nô cũng từng nói : “Hội thánh gồm các phàm nhân và thiên thần” (De Veritate q. 29, a. 7 ad 5). Do đó có thể cho rằng hai thành phần này, một bên thuần thiêng, một bên vật thể, làm nên phần hồn và phần xác của Nhiệm Thể, như trong con người cũng có hồn gồm những tư tưởng lẫn tình cảm và xác gồm những bộ phận cơ thể khác nhau.
Nhưng trước khi trình bày các thiên thần như là phần hồn của Nhiệm Thể, xin minh định ngay một điều quan trọng : họ là phần hồn chứ không phải là Linh hồn của Nhiệm Thể. Chính Chúa Thánh Thần mới là Linh hồn của Nhiệm Thể, như lời thánh Phao-lô bảo : “Chỉ có một Thân thể, một Thần Khí” (Ep 4,4, x. 1Cr 12,13), vì Người là Đấng tác sinh, thánh hóa và liên kết. Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI cũng từng dạy : Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội, và nếu không có Người, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân loại mà thôi (CNA 31-05-2009. Xem GLHTCG 809).
1- Thiên thần, loài thụ tạo đặc biệt
Thiết tưởng chúng ta không nên thoạt tiên cho rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các thiên thần để lo phục dịch quanh Người, y như một ông vua cần có quần thần hầu hạ để sướng thân, có cung phi mỹ nữ đàn hát cho vui tai. Bản thân Ba Ngôi Thiên Chúa đã tự mình có đủ vinh quang và hạnh phúc, chẳng cần ai cho thêm nữa. Vả lại, ngay từ ngữ “thiên thần” (=tôi tớ Thiên Chúa, tiếng Việt dịch chữ “angelus/ange/angel” của La/Pháp/Anh) bắt nguồn từ tiếng Hip-ri “mal'ak”, tiếng Hy-lạp “angelos”, có nghĩa là “sứ giả”. Đây là cách gọi không do bản tính nhưng do chức vụ : thiên thần là những hữu thể được Thiên Chúa sai đi (nên còn có cách dịch : “sứ thần”, “thần sứ”, “thiên sứ”). Sai đi thi hành thánh ý, mệnh lệnh của Người, phục vụ công việc của Người (x. Tv 103,20). Công việc đó không gì khác là chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện nhờ Ngôi Hai nhập thế và nhập thể, với mục đích tối hậu là quy tụ muôn loài đã được cứu chuộc vào trong Đức Ki-tô, làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm của Người, hầu đưa tất cả về với Thiên Chúa (x. 1Cr 15,28). Thư Hip-ri gọi các thiên thần là những “bậc thiêng liêng được sai đi để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ” (1,14). Chương trình cứu độ này khởi đầu từ vườn Địa đàng và hoàn tất trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm, “khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu…” (Mt 25,31).
Trong công trình ấy, đứng ngay sau Chúa Ki-tô chính là Đức Ma-ri-a. Vì thế Giáo hội xưng tụng Mẹ, dù là phàm nhân, vẫn là Nữ hoàng Thiên quốc, Nữ vương chín phẩm thiên thần. Và chính vì được sai đi thực hiện mệnh lệnh Thiên Chúa dưới trần gian, thấy được những kỳ công tình yêu của Người nơi cõi thế, các thiên thần có thêm lý do để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa, cầu xin cho loài người và dâng lên những lời nguyện của họ (x. Tb 12,12) trên chốn triều đình Thiên quốc.
Để thử hình dung việc Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần ra sao và bản tính các vị thế nào, thiết tưởng trước tiên cần nhớ lại việc sản sinh trong Thiên Chúa. Có thể nói cách tổng quát rằng những gì được Thiên Chúa sinh ra hay dựng nên (ngoại trừ các thụ tạo vật chất hữu hình dưới loài người) đều trở thành những ngôi vị (person/personne). Trước hết, Thiên Chúa tự đời đời đã có một tư tưởng về mình, sinh ra tư tưởng đó trong mình, và tư tưởng này trở thành một ngôi vị, mang danh Ngôi Lời (vì phản ảnh hoàn toàn, diễn tả trọn vẹn bản tính Thiên Chúa, x. Ga 1,1-14,). Ngôi Lời được gọi là Ngôi Con và Đấng sinh thành được gọi là Ngôi Cha. Hai Ngôi yêu nhau. Tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con cũng trở thành một ngôi vị chứ không đơn thuần là một tình cảm như nơi con người. Ngôi vị này mang danh Thánh Thần, Ngôi Thánh Thần. Cả ba Ngôi đồng bản tính và đồng bản thể (nên một Thiên Chúa).
Về loài người chúng ta, vốn là những hữu thể đã được Thiên Chúa chọn trước cả khi tạo thành vũ trụ, được tiền định cho làm nghĩa tử (x. Ep 1,4-5), được Người cấu tạo tạng phủ, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân (x. Tv 139,13), thì theo lối nói của triết học thánh Tô-ma A-qui-nô (mô chất thuyết), mỗi con người, gồm mô thức (forme) và chất thể (matière), là một ý tưởng của Thiên Chúa in vào vật chất, làm nên một ngôi vị, một nhân vị (có trí hiểu/tư tưởng, lòng mến/tình cảm và ý chí tự do, trong một xác thể). (Ghi chú 2)
Vậy nếu các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, những ngôi vị có trí hiểu, lòng mến và ý chí tự do, nhưng vì là những hữu thể được Thiên Chúa tạo nên và sai đi phục vụ công trình của Người là xây dựng Nhiệm Thể, nên các ngài phải được coi như một thành phần của Nhiệm Thể, làm nên phần hồn, trong lúc loài người và mọi thụ tạo vật chất làm nên phần xác. Và có thể quan niệm bản tính của các ngài chính là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa/Đức Ki-tô đối với Nhiệm Thể mà đã trở nên những ngôi vị. Ngoài ra, các ngài còn bất tử, trổi vượt hơn mọi thụ tạo hữu hình về mặt hoàn hảo. Vinh quang rực rỡ của các ngài minh chứng điều ấy (x. GLHTCG 330).
Ở đây ta nhớ lại rằng trong Cựu Ước, nơi các cuộc thần hiện xảy ra cho một số nhân vật (như Mô-sê trong hoang địa, Xh 3,1tt; Ghít-ôn tại gia đình, Tl 6,6-15…), từ “Thiên Chúa” và từ “sứ thần/thiên sứ” hay hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn Xh 3,1-6 : “Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo : "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được : vì sao bụi cây lại không cháy rụi?" ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông : "Mô-sê ! Mô-sê !" Ông thưa : "Dạ, tôi đây !" Người phán : "Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán : "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa”. Việc hoán đổi danh xưng này (Thiên Chúa-thiên sứ) không có gì khó hiểu. Trên phương diện tinh thần, tôi biểu lộ mình qua tư tưởng và tình cảm. Tư tưởng và tình cảm của tôi chính là tôi trên phương diện tinh thần. Tình cảm và tư tưởng của Thiên Chúa (bên ngoài bản tính và bản thể của Người, tức các thiên thần) thì cũng như chính Người vậy.
2- Các thiên thần là tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa ra sao?
Pseudo-Dionysius, một triết gia Ki-tô giáo cuối thế kỷ 5, đã sử dụng nhiều đoạn từ Cựu Ước lẫn Tân Ước để đưa ra một phẩm trật thiên thần trong cuốn “De Cœlesti Hierarchia” (Về Phẩm trật trên trời) của ông. Các thiên thần được phân hạng và xếp loại, được tổ chức thành ba cấp và chín phẩm, mỗi cấp có ba phẩm. Cấp I gồm có Seraphim (Xê-ra-phim, Luyến Thần), Cherubim (Kê-ru-bim, Minh Thần) và Ophanim (Ô-pha-nim, Throni, Bệ Thần). Cấp II gồm Dominationes (Quản Thần), Virtutes (Dũng Thần) và Potestates (Quyền Thần). Cấp III gồm Principatus (Lãnh Thần), Archangeli (Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần) và Angeli (Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ). Cho tới nay, việc phân hạng và xếp loại của Pseudo-Dionysius vẫn được các nhà thần học công nhận. Quan trọng hơn nữa, Phụng vụ Giáo hội đưa nó vào trong mọi Kinh Tiền tụng Thánh lễ, khi nhắc đến phẩm thiên thần này, khi nhắc đến phẩm thiên thần nọ (xem dưới), và dành 2 lễ để kính hai phẩm thiên thần cuối cùng (Tổng thần ngày 29-09 và Hộ thần ngày 02-10).
Người ta đã đưa ra nhiều cách thích lẫn mô tả về 3 cấp, 9 phẩm thiên thần, (ghi chú 3) nhưng hầu hết chỉ nói đến mối liên hệ giữa các ngài với Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa và với loài người hay thế giới loài người cách chung. Đặt trong nhãn giới “các thiên thần là những sứ giả phục vụ công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi dưới gian trần, là những tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa (Ngôi Con) đối với Thân Thể Mầu Nhiệm của mình, là phần hồn của Nhiệm Thể Đức Ki-tô”, thì chúng ta có thể lập luận như sau :
Để thực hiện một công trình, trước hết tác giả phải có lòng yêu mến công trình đó, hiểu biết đại cương công trình đó và có một kế hoạch để làm cho công trình được chắc chắn, vững chãi.
Thứ đến, phải dùng tất cả mọi sức lực (trí tuệ, uy tín, ảnh hưởng, tài chính, nhân viên bảo vệ, phương án đề phòng những cản trở) để giữ gìn cho công trình được an toàn và lớn mạnh.
Cuối cùng, phải nắm được công trình trong mọi phần của nó, từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp, từ đại thể đến chi tiết, từ cái phức tạp đến cái đơn giản, để thực hiện một sự phối hợp hoàn hảo.
a- Ba phẩm thiên thần cấp I gồm Xê-ra-phim (Luyến Thần, Thần Sốt Mến), Kê-ru-bim (Minh Thần, Thần Trí Tuệ) và Ô-pha-nim (Bệ Thần, Ngai Thần) phải chăng chính là lòng mến yêu, sự hiểu biết và là kế hoạch củng cố của Thiên Chúa dành cho Nhiệm Thể mà trong thực tế đã thành những ngôi vị?
Thiên thần Xê-ra-phim đã được đề cập trong I-sai-a 6,1-7. Các vị hầu cận ngai Thiên Chúa và liên tục hát lời ca ngợi : "Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa chính là Tình yêu, tình yêu vừa biểu hiện nơi bản thân lẫn nơi hành động của Người. Rồi một trong các thiên thần Xê-ra-phim gắp hòn than hồng chạm vào miệng ngôn sứ I-sai-a để ông được tha lỗi và xá tội (phạm tội là không yêu mến). Trong Phụng vụ, thiên thần Xê-ra-phim được nhắc tới trong Kinh Tiền tụng Mùa Chay IV (hiệu quả của chay tịnh), Kinh Tiền tụng Đức Mẹ I (thiên chức làm mẹ của Đức Trinh Nữ), Kinh Tiền tụng chung II (ơn cứu độ nhờ Đức Ki-tô). Ba Kinh Tiền tụng này nói đến tình yêu Thiên Chúa hay việc trở về với tình yêu Thiên Chúa.
Sau khi nguyên tổ ăn trái cây biết lành biết dữ, phạm tội bất tuân (x. St 2,6), bị đuổi khỏi địa đàng, Thiên Chúa đã dùng thiên thần Kê-ru-bim (ghi chú 4) để canh giữ cây hiểu biết đó và cả cây trường sinh nữa (x. St 3,24). Thiên thần Kê-ru-bim cũng đã được ông Mô-sê theo lệnh Thiên Chúa đúc thành hai tượng bằng vàng gắn ở 2 đầu của nắp Hòm Bia (x. Xh 25,18-20) trong đó sẽ đặt Chứng Ước (Bản Thập giới) biểu lộ ý muốn Thiên Chúa mà con người cần phải hiểu rõ, và từ trên đó Thiên Chúa sẽ ban cho ông Mô-sê các chỉ thị của Người (x. Ds 7,89).
Các Bệ thần được chính thánh Phao-lô đề cập rõ ràng trong thư Cô-lô-xê 1,16 (đầu bài). Theo tác giả Wesly Baines (bài đã dẫn, xem chú thích 3), phẩm thiên thần này thuộc số những vị có hiểu biết cao nhất về các công việc của Thiên Chúa, có khả năng truyền đạt bản chất đầy đủ của lời Chúa, chuyển các sứ điệp cho những thiên thần cấp thấp hơn. Trong Phụng vụ, các Bệ thần được nhắc tới trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, Hiển Linh là các kinh cho thấy Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch cứu độ của Người; trong Kinh Tiền tụng Thánh Thể I vốn nói đến Hy lễ và bí tích của Đức Ki-tô là đỉnh cao việc thực hiện kế hoạch cứu độ.
b- Ba phẩm thiên thần cấp II gồm Quản Thần (Dominationes, Dominions), Dũng Thần (Virtutes, Virtues) và Quyền Thần (Potestates, Powers) chẳng cho thấy rằng đó chính là các dạng sức mạnh mà Thiên Chúa cần phải bày tỏ -và rồi đã biến thành những hữu thể có ngôi vị- để kế hoạch cứu độ thắng được các trở ngại, các kẻ thù (ma quỷ) mà thành toàn hay sao?
Quản Thần được nhắc đến trong Thư Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia, các vị được coi là những thiên thần lãnh đạo, điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn trần thế đi đúng hướng bằng cách ban sức mạnh cho những nhà cai trị đất nước. Điều này cần thiết cho việc thực hiện ơn cứu độ. Theo tác giả Leslie White (bài đã dẫn, x. chú thích 3), phẩm thiên thần này được nói là giữ cho thế giới trong trật tự. Các vị được biết qua việc đem công lý của Thiên Chúa vào những hoàn cảnh bất công, tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa với con người và giúp các thiên thần thuộc những cấp dưới ở yên trong hàng ngũ và làm việc có hiệu quả. Tác giả Wesly Baines cũng nói phẩm thiên thần này duy trì trật tự giữa các thiên thần (trật tự là sức mạnh), đứng đầu các quốc gia, hướng dẫn các nhà lãnh đạo.
Phụng vụ nhắc đến các Quản thần trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, lễ Hiển Linh, Mùa Chay I, Mùa Chay IV. Các Kinh Tiền tụng này nói đến việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết để đem lại một trật tự mới cho nhân loại. Rồi trong các Kinh Tiền tụng Chúa nhật Thường niên I (mầu nhiệm Vượt qua), CNTN II (mầu nhiệm cứu độ), và các Kinh Tiền tụng Thánh Thể I, Đức Mẹ I, Các Thánh Tông đồ I, toàn những tác nhân cho việc thiết lập trật tự mới này.
Các Dũng thần được Kinh Thánh nói đến trong Ep 1,21 và 1Cr 15,24. Nhiều học giả cho rằng các vị giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới gian trần, luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường, khuyến khích con người giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa.
Các Quyền thần được đề cập trong Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Các vị được coi là Thiên thần Chiến binh vì bảo vệ không chỉ vũ trụ mà cả nhân loại chống lại sự dữ. Họ có quyền trên ma quỷ, nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh của chúng. Họ cũng giúp những ai đang vật lộn với các đam mê và tật xấu để trục xuất khỏi lòng mọi sự dữ do kẻ thù của đức tin cổ vũ. Nói tóm, các Quyền thần phụ lực với các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa và tác hại cho công việc cứu rỗi của Người.
Các Dũng thần và Quyền thần được nhắc tới trong loạt Kinh Tiền tụng Phục sinh (I-V), Thăng Thiên I+II. Các vị ca tụng sức mạnh chiến thắng tội lỗi và tử thần của Đấng Sống Lại. Người ta cũng gặp lại các Dũng thần trong Kinh Tiền tụng Thánh Tử đạo I (ghi chú 5)
c- Ba phẩm thiên thần Cấp III gồm Lãnh Thần (Principatus, Principalities), Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần (Archangeli, Archangels) và Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ (Angeli Custodi, Guardian Angels) (ghi chú 6) được coi là những thiên thần làm nên đạo binh thiên quốc, hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa nơi thế gian, giữa loài người.
Thế giới con người gồm những cá nhân, các cá nhân ấy hợp thành những cộng đồng, từ nhỏ đến lớn : gia đình, họ tộc, làng xóm, tỉnh thành, quốc gia, châu lục; hoặc thành những tập thể về mặt giới tính, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, màu da…. Những cá nhân và những tập thể ấy cần được cứu chuộc và đều nhận được sự quan tâm (trong tư tưởng, tình cảm) của Thiên Chúa (ghi chú 7). Chính những tư tưởng và tình cảm loại ấy của Thiên Chúa làm nên các thiên thần trong cấp cuối cùng này. Thánh Tô-ma A-qui-nô từng nói : “Có những thiên thần hộ thủ cho các vương quốc, các dân tộc, các thành thị, các cộng đoàn tu sĩ, và cho mỗi tín hữu”.
Lãnh thần được nói đến trong Cl 1,16; Rm 8,38; 1Cr 15,24 (ghi chú 8). Theo nhiều học giả (Wesley Baines), nhiệm vụ của phẩm thiên thần thứ 7 này là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa, giám sát các nhóm người, quan thầy các định chế, bảo hộ cho các quốc gia trên trái đất và cả Giáo hội. Họ cũng bảo đảm việc hoàn thành thiên ý giữa các tập thể này. So với 6 phẩm trên, các Lãnh thần và hai phẩm dưới giao thiệp với loài người trực tiếp hơn bằng những cách mà chúng ta có thể hiểu.
Các Tổng thần (Tổng lãnh Thiên thần) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (1 Tx 4,16 và Gđ 1,9). Theo thánh Ghê-gô-ri-ô, các vị củng cố loài người trong đức tin, soi chiếu tâm trí họ với ánh sáng do sự hiểu biết Tin Mừng, mạc khải các mầu nhiệm đạo thánh. Được nêu tên rõ ràng thì có Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en. Ba vị được mệnh danh là những đại sứ giả của trời cao vì được Thiên Chúa sai loan báo các sứ điệp quan trọng cho loài người, giao tiếp và tương tác với nhân loại. Mi-ca-en được tin là thiên thần đã truyền linh hứng của Thiên Chúa cho Thánh Gio-an trong sách Khải Huyền và được biết là vị bảo vệ Giáo hội, canh giữ Giáo hội khỏi ma quỷ, trục xuất chúng khỏi Thiên đàng (x. Kh 12,7-8). Ngoài ra, ngài cũng từng được gọi là “vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân It-ra-en” (Đn 12,1). Gáp-ri-en trước tiên được đề cập trong sách Đa-ni-en và giúp Đa-ni-en hoàn thành sứ vụ của ông trên thế gian. Sau đó, Gáp-ri-en hiện ra với tư tế Da-ca-ri-a và Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, trao sứ điệp lớn nhất là Thiên Chúa có ý định nhập thể và dựng lều giữa loài người. Ra-pha-en được đề cập trong sách Tô-bi-a, hướng dẫn Tô-bi-a dọc đường, chữa ông Tô-bit (cha Tô-bi-a) khỏi mù và cứu bà Sa-ra (vợ Tô-bi-a) khỏi quỷ. Xét chung, như danh hiệu “tổng thần”, hoạt động của các ngài liên quan đến các tập thể trong nhân loại.
Cuối cùng là các Thiên thần như ta hay gọi, hay nói cho chính xác là các Hộ thần, Thiên thần Hộ thủ. Các vị được nói đến trong St 21,17; Xh 23,20; Tv 90, 11-12; Mt 18,10; Cv 12,15. Sách GLHTCG số 336 đã trích lời thánh Ba-si-li-ô để dạy rằng : “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống.” Không những tín hữu mà là mỗi một con người. Đây là điều hết sức quen thuộc với chúng ta. Nhưng thiết tưởng không nên cho rằng có bấy nhiêu con người trên trần gian thì Thiên Chúa dựng nên bấy nhiêu thiên thần hộ thủ rồi giao cho mỗi vị phụ trách một người. Sự toàn tri và toàn năng của Người chẳng bao quát cả nhân loại được sao? Theo những điều trình bày ở trên, thiên thần hộ thủ chính là ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa dành cho mỗi một con người, và ý tưởng lẫn tình cảm này đã biến thành một ngôi vị, mang tên thiên thần hộ thủ, ngày đêm bên cạnh mỗi một chúng ta.
Vì trong phụng vụ, Giáo hội kết hợp mình với các Thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa ba lần thánh, ngợi khen và cảm tạ Người, nên hầu như mọi Kinh Tiền tụng (trên 50 kinh) đều nhắc đến ba phẩm thiên thần cuối cùng này (có khi gọi chung là Đạo binh các Thiên thần).
Kết luận
Toàn bộ Kinh Thánh cũng như lịch sử Giáo hội và tiểu sử một số vị thánh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thế giới thiên thần với thế giới loài người. Những suy tư trên đây cố gắng cho thấy mối liên hệ đó chặt chẽ vô cùng, do chỗ các thụ tạo trời cao ấy và các thụ tạo thế trần đều hợp nhất với nhau trong một thực thể vĩ đại gọi là Giáo hội, hay đúng hơn là Hội thánh (những gì thánh thì hội lại, như chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong một bài khác), và gọi chính xác hơn nữa là Thân Thể Mầu Nhiệm (Corps mystique) của Đức Ki-tô, Đức Ki-tô Toàn thể (Christ total, x. GLHTCG 795), Đức Ki-tô Vũ trụ (Christ cosmique, như kiểu nói của Linh mục Teilhard de Chardin).
Nếu đúng như chúng tôi đã trình bày, mọi thiên thần trong 3 cấp 9 phẩm đều là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa, của Đức Ki-tô Đầu Nhiệm Thể, đối với toàn thể loài người chúng ta và thế giới bao quanh chúng ta, thì đó là điều khiến chúng ta cảm động và thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, Đấng luôn tìm mọi cách để ở gần chúng ta, ở với chúng ta như Người đã hứa. Tôn kính mến yêu các thiên thần (đặc biệt thiên thần hộ thủ) cũng là tôn thờ kính mến Thiên Chúa, vì các vị cũng chỉ là hiện thân (hay hóa thân) các ý tưởng và tình cảm của Người, là sự hiện diện của Người, của tâm tình Người bên cạnh mỗi một chúng ta.
Cố gắng giúp hiểu rõ hơn về mầu nhiệm Hội Thánh và mầu nhiệm Thiên Chúa, đó là mục đích của bài suy tư thần học này vậy.
Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ 2-10-2021, bổ sung 29-09-2024.
Tổng Giáo phận Huế
Ghi Chú:
1) Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sát câu La-tinh : “Sive Throni sive Dominationes, sive Principatus sive Potestates”. Các trích dẫn Thánh Kinh trong bài, chúng tôi theo bản dịch của Nhóm CGKPV.
2) Điều này làm nên sự cao cả và độc đáo của từng nhân vị. Mỗi người chúng ta là một giá trị tuyệt vời và độc nhất vô nhị trước Thiên Chúa, Cha tình yêu và toàn năng.
3) Chẳng hạn Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia. Bài “What Are the 9 Orders of Angels? Are the nine choirs even biblical?” của Leslie White. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/what-are-the-9-orders-of-angels.aspx. Bài “The Spheres of the Christian Angelic Hierarchy. How well do you know your angelic lore?” của Wesley Baines. Xem: https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/the-spheres-of-the-christian-angelic-hierarchy.aspx.
4) Cách dịch của Bible de Jérusalem (BJ) và Traduction Oecuménique de la Bible (TOB). Nhóm CGKPV chỉ dịch “thần hộ giá”.
5) Không hiểu sao nguyên văn La-tinh ở Kinh Tiền tụng này là “cum caelorum Virtutibus” lại được Sách lễ Rôma của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục VN (ấn bản 1992) dịch là “cùng với đạo binh thiên quốc”? Kinh Tiền tụng Chung II có cụm từ “Caeli caelorum Virtutes” cũng được dịch là “cùng với các đạo binh thiên quốc”!?!
6) Người ta thường dùng chữ “Angeli, Angels, Anges, Thiên Thần” để chỉ phẩm thiên thần cuối cùng này. Thiết nghĩ, để cho chính xác, nên dùng từ “Angeli Custodi, Guardians Angels, Anges Gardiens, Thiên thần Hộ thủ”, bởi lẽ chữ “Thiên thần” đã là danh từ chung, tên gọi tập thể rồi.
7) Mỗi người chúng ta cũng có kinh nghiệm về điều ấy. Tự thâm tâm, ta có những ý nghĩ, tình cảm đối với từng cá thể hay cả tập thể (người, vật), đối với không gian nhỏ hay lớn, đối với thời gian ngắn hay dài…
8) Principautés, cách dịch của Bible de Jérusalem.
VietCatholic TV
Chiến tranh Israel-Hezbollah: Nazareth bị tấn công. Diễn từ của ĐTC với chính quyền dân sự Bỉ
VietCatholic Media
02:09 29/09/2024
1. Nazareth bị không kích. Đức Cha Nahra: Chiến tranh với Li Băng, leo thang không ngừng với cái giá phải trả là người dân thường
Tính đến hôm nay, “một cuộc chiến thực sự đang diễn ra” đang bắt đầu ảnh hưởng đến “miền Nam Li Băng”, nơi mà chỉ riêng hôm nay đã có ít nhất một trăm người thiệt mạng. “Tình hình ngày càng trở nên u ám và mọi người lo lắng”. Khi cuộc xung đột leo thang trong năm qua, nó “có vẻ như không bao giờ kết thúc”, theo Đức Cha Rafic Nahra, Giám Mục Phụ Tá của Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem, người đã là đại diện của tòa thượng phụ Israel kể từ năm 2021.
“Những người dân thường,” ngài giải thích, “ở khắp mọi nơi, từ Gaza đến gia đình của các con tin cho đến chính những người lính phải trả giá,” nhiều người trong số họ là sinh viên và những người đàn ông của gia đình. “Bây giờ Li Băng, một quốc gia đã phải chịu nhiều đau khổ,” đang phải gánh chịu hậu quả. “Đây là nguồn gốc của mối quan ngại sâu sắc.”
Một cuộc tấn công lớn của quân đội Israel vào Li Băng hiện đang diễn ra với báo cáo của quân đội Israel rằng ít nhất 300 mục tiêu của Hezbollah đã bị tấn công qua biên giới. Khoảng một trăm người đã thiệt mạng và 400 người bị thương, theo ước tính của Li Băng.
Tại một cuộc họp báo, phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, gọi tắt là IDF, Đề đốc Daniel Hagari, khi được hỏi về một hoạt động trên bộ có thể xảy ra, đã không loại trừ khả năng này. “Các hành động sẽ tiếp tục cho đến khi chúng tôi đạt được mục tiêu đưa người dân phía bắc trở về nhà an toàn”, ông nói thêm.
Cựu tư lệnh Quân đoàn Tham mưu trưởng IDF, Thiếu tướng đã nghỉ hưu Gershon Hacohen cho biết: “Hoàn toàn có khả năng IDF sẽ cần phải tiến vào Li Băng bằng đường bộ”.
Tại Li Băng, Thủ tướng lâm thời Najib Mikati, được tờ báo An-Nahar trích dẫn, cho biết rằng, “Cuộc xâm lược liên tục của Israel vào Li Băng là một cuộc chiến tranh hủy diệt theo mọi nghĩa của từ này và là một kế hoạch phá hoại nhằm phá hủy các làng mạc và thị trấn của Li Băng.”
Ông kêu gọi “Liên Hiệp Quốc và Đại hội đồng cùng các quốc gia có ảnh hưởng... ngăn chặn hành động xâm lược của Israel”.
Các nguồn tin ở miền Nam Li Băng nói với AsiaNews về một cuộc di cư ồ ạt của dân thường, nhiều người phải tìm nơi trú ẩn trong các trường học và tòa nhà chính phủ trong bối cảnh căng thẳng cao độ và nhu cầu rất lớn.
Về phần mình, Hezbollah, phong trào Shiite thân Iran, cho biết họ đã tấn công ba mục tiêu ở miền bắc Israel và gọi đây là “phản ứng” trước các cuộc tấn công dữ dội của Israel.
Đài truyền hình chính thức của Israel, KAN, đưa tin rằng chính quyền Israel đang xác minh các báo cáo cho biết thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công gần đây của IDF ở Gaza.
Các báo cáo về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Haifa và lần đầu tiên kể từ năm 2006, vào Nazareth, nơi có thể bị ném bom dữ dội hơn trong những ngày tới, là dấu hiệu cho thấy xung đột đang lan rộng
“Bây giờ chúng ta nghe thấy tiếng hỏa tiễn,” Đức Giám Mục Nahra nói. “Đêm qua một mảnh vỡ đã rơi xuống gần đó. Bây giờ có khả năng toàn bộ Galilee sẽ bị Hezbollah của Li Băng tấn công để đáp trả quân đội Israel... Rõ ràng với mọi người rằng chúng ta hiện đang phải đối mặt với một cuộc chiến tranh toàn diện.”
Điều này sẽ ảnh hưởng đến Gaza, Bờ Tây và Li Băng, nhưng các nhóm vũ trang Shia khác trong khu vực có thể can thiệp, ở Iraq một số nhóm đã sẵn sàng can thiệp, điều này đã xảy ra vào cuối tuần, cũng như lực lượng Houthis, những người đã làm điều đó trong nhiều tháng từ Yemen trong những gì đang ngày càng trở thành một cuộc xung đột khu vực.
Đối với vị giám mục, “Rõ ràng là cuộc chiến này gây tổn thương ở nhiều cấp độ khác nhau: thiệt hại về vật chất, mối quan hệ giữa mọi người, sự ngờ vực ngày càng tăng và nỗi sợ hãi. Tất cả những điều này phải dừng lại, nếu không tác động xã hội sẽ rất khủng khiếp.”
“Chúng tôi hy vọng rằng một giải pháp sẽ được đưa ra và bạo lực sẽ chấm dứt. Nhiệm vụ như vậy thuộc về các nhà lãnh đạo”, những người đã thổi bùng ngọn lửa xung đột và căng thẳng trong những tháng gần đây. “Nhưng họ phải quay theo hướng này và chúng tôi cầu nguyện với Chúa, điều này không chỉ là một câu sáo rỗng, để điều này có thể xảy ra”.
Thật không may, các Kitô hữu sẽ phải trả giá vì họ bị coi là mắt xích yếu trong chuỗi xung đột dai dẳng ở Trung Đông.
Và vấn đề, đối với vị giám mục, là “không chỉ là chiến tranh và sự vắng mặt của những người hành hương. Bạo lực đang gia tăng trong cộng đồng người Ả Rập ở Israel trong sự im lặng chung, buộc mọi người phải chạy trốn.
“Chỉ tính riêng từ Tháng Giêng năm 2024, đã có ít nhất 175 người thiệt mạng, không phải vì lý do dân tộc-tôn giáo, cũng không phải trong các cuộc đụng độ giữa người theo Kitô giáo và đạo Hồi, mà là trong các vụ việc liên quan đến tội phạm.”
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày kỷ niệm bi thảm 7 tháng 10, khi Hamas thực hiện hàng loạt cuộc tấn công khủng bố ở miền nam Israel, gây ra xung đột ở Gaza và theo hiệu ứng domino, thổi bùng ngọn lửa xung đột ở nhiều nơi trong khu vực.
“Chúng ta cần xây dựng lại mọi thứ, ở Israel và Palestine, và chúng ta sẽ không còn như trước nữa, ngay cả khi khó có thể tưởng tượng được hậu quả sẽ ra sao.
“Sự cực đoan đã gia tăng, và vì lý do này, điều cấp thiết hơn nữa là những người có thiện chí phải cùng nhau làm việc, xây dựng lại lòng tin, tất cả những người cam kết cùng nhau làm việc – các Kitô hữu, Do Thái, Hồi giáo. Nhưng chừng nào còn bạo lực, tất cả những điều này chỉ là lời nói... Chúng ta cần một lệnh ngừng bắn!”
Source:Asia News
2. Chủ đề Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 59 vào ngày 1/6/2025
Trong thông cáo báo chí được đưa ra hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như sau:
Sau đây là chủ đề được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 59, sẽ được tổ chức vào năm 2025:
“Hãy chia sẻ với cách hiền hoà niềm hy vọng trong lòng anh em”, được trích từ thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô Tông đồ
“Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng.” (x. 1Pr 3:15-16)
Chủ đề của Ngày Truyền thông Thế giới sắp tới tập trung vào thực tế là ngày nay, giao tiếp thường mang tính bạo lực, nhằm vào việc tấn công chứ không phải thiết lập các điều kiện cho đối thoại. Do đó, cần phải giải trừ vũ khí giao tiếp, thanh lọc giao tiếp khỏi sự gây hấn. Từ các chương trình trò chuyện trên truyền hình đến các cuộc chiến bằng lời nói và văn bản trên mạng xã hội, có nguy cơ là mô hình phổ biến là mô hình cạnh tranh, đối lập và ý chí thống trị.
Đối với chúng ta, những người Kitô hữu, hy vọng là một con người, và Người ấy là Chúa Kitô. Và nó luôn gắn liền với một dự án cộng đồng; khi chúng ta nói về hy vọng Kitô giáo, chúng ta không thể bỏ qua một cộng đồng sống thông điệp của Chúa Giêsu theo cách đáng tin cậy đến mức có thể thoáng thấy hy vọng mà nó mang lại, và có khả năng truyền đạt hy vọng của Chúa Kitô bằng hành động và lời nói ngay cả ngày nay.
Trong số các ngày kỷ niệm trong một năm trên bình diện thế giới, Ngày Truyền Thông Thế giới là lễ kỷ niệm duy nhất đã được chính Công đồng Vatican II đề xướng trong Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica) được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố ngày 4 tháng 12, 1963.
Trong Sắc Lệnh này, các Nghị Phụ của Công đồng Vatican II đã tuyên bố rằng:
“Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, Giáo Hội Công Giáo có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm. Giáo Hội nhận thấy mình có bổn phận dùng cả các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.
Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.
Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa.”
Ngày Truyền Thông Thế giới được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống, năm tới 2025 sẽ rơi vào ngày mùng 1 tháng Sáu. Tuy nhiên, sứ điệp của Đức Thánh Cha thường được công bố trước, vào ngày 24 tháng Giêng, lễ thánh Phanxicô Đệ Salê, bổn mạng các nhà báo, để các hội đồng giám mục, các ủy ban có liên quan ở các giáo phận và các cơ quan truyền thông có đủ thời gian để chuẩn bị các tài liệu in ấn, nghe nhìn và các tài liệu khác cho lễ kỷ niệm này ở các quốc gia và các địa phương.
Ngày Truyền Thông Thế giới lần đầu tiên được cử hành trong toàn Giáo Hội Công Giáo vào ngày 7 tháng 5 năm 1967, dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, là vị Giáo Hoàng đã muốn thu hút sự chú ý của toàn thể Giáo Hội đến truyền thông và sức mạnh to lớn mà nó có thể đem lại cho những thay đổi sâu xa về xã hội, văn hoá và tôn giáo. Ngày Truyền Thông Thế giới năm tới là lần thứ 59.
Source:Holy See Press Office
3. Đức Giáo Hoàng thương tiếc vụ sát hại nhà hoạt động môi trường ở Honduras
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ sự đau buồn trước vụ sát hại Juan Antonio Lopez, “một thành viên sáng lập của chương trình chăm sóc mục vụ sinh thái toàn diện tại Honduras”, và cho biết ngài sát cánh cùng những người đang đáp lại tiếng kêu cứu của người nghèo và trái đất.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết: “Tôi rất đau buồn khi biết tin Juan Antonio López, một đại biểu của Lời Chúa, điều phối viên Chăm sóc Mục vụ Xã hội tại Giáo phận Trujillo và là thành viên sáng lập của Chăm sóc Mục vụ Sinh thái Toàn diện tại Honduras, đã bị giết”.
Phát biểu sau buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22 Tháng Chín,, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài “cùng chia buồn với Giáo hội địa phương” và lên án mọi hình thức bạo lực.
“Tôi sát cánh cùng những người bị xâm phạm các quyền cơ bản và những người cam kết vì lợi ích chung để đáp lại tiếng kêu cứu của người nghèo và trái đất”, ngài nói.
Juan Antonio López, một nhà lãnh đạo cộng đồng tại thành phố Tocoa ở đông bắc Honduras, đã bị một kẻ tấn công không rõ danh tính bắn chết vào ngày 14 tháng 9 khi ông đang rời khỏi Mass.
Ông López là thành viên của Ủy ban thành phố bảo vệ tài sản chung và công cộng của Tocoa, công việc này thường xuyên khiến ông xung đột với các lợi ích thương mại và các chính trị gia địa phương và quốc gia tại tỉnh Colón.
Ông là một trong những người lãnh đạo trong nhiều năm đấu tranh để ngăn chặn tình trạng khai thác oxit sắt lộ thiên, một ngành công nghiệp đe dọa nguồn nước sông Guapinol và San Pedro mà cộng đồng Lenca phụ thuộc vào để uống, đánh bắt cá và đáp ứng nhu cầu nông nghiệp.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo trên khắp khu vực đã bày tỏ sự đau buồn và phẫn nộ trước vụ giết người này.
Trong một thông điệp đề cập đến López sau khi ông qua đời, Giám mục Jenry Ruiz của Giáo phận Trujillo đã viết, “Ông ấy đã nói với tôi rằng ông không phải là nhà bảo vệ môi trường vì đối với ông, cam kết xã hội, sinh thái và chính trị không phải là một vấn đề ý thức hệ, mà là vấn đề về bản thể của ông đối với Chúa Kitô và Giáo hội.”
Đức Giám Mục lưu ý đến sự hiểu biết của nhà hoạt động về giáo huấn về môi trường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “sự dịu dàng và chân lý” khi đáp lại những người chỉ trích ông.
Đức Cha Ruiz cũng viết rằng López biết về những rủi ro. “Anh biết rất rõ rằng hệ thống khai thác và khai khoáng là một hệ thống giết chết và phá hủy toàn bộ thế giới, cùng với sự tham nhũng của các chính trị gia giả dối và các chính phủ ma túy.”
Source:Vatican News
4. Diễn từ của Đức Thánh Cha với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn của Bỉ
Hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Chín, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Lâu đài Laeken ở Brussels để gặp gỡ chính quyền, các xã hội dân sự Bỉ và ngoại giao đoàn cạnh chính phủ Bỉ.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Đức Vua,
Thưa Thủ tướng,
Các anh em Giám mục,
Các cơ quan chính quyền,
Thưa Quý bà và quý ông!
Tôi cảm ơn Đức Vua vì sự chào đón nồng nhiệt và những lời chào tốt đẹp của Ngài. Tôi rất vui khi được đến thăm Bỉ. Khi nghĩ về đất nước này, điều hiện lên trong tâm trí tôi là một điều gì đó nhỏ bé nhưng vĩ đại; một đất nước ở phía tây nhưng đồng thời cũng là trung tâm, như thể Bỉ là trái tim đang đập của một sinh vật khổng lồ.
Thật vậy, sẽ là một sai lầm nếu đánh giá chất lượng của một quốc gia dựa trên quy mô địa lý của nó. Bỉ có thể không phải là một quốc gia lớn, nhưng lịch sử riêng của họ đã có tác động. Ngay sau Thế chiến thứ hai, những người dân châu Âu kiệt sức và chán nản, khi bắt đầu một quá trình hòa bình, hợp tác và hội nhập sâu sắc, đã coi đất nước của quý vị như một địa điểm tự nhiên để thiết lập các thể chế quan trọng của châu Âu. Điều này là do Bỉ nằm trên ranh giới đường đứt gãy giữa thế giới Đức và thế giới La tinh, kẹp giữa Pháp và Đức, hai quốc gia hiện thân rõ nhất các lý tưởng dân tộc chủ nghĩa đối lập vốn là nền tảng cho cuộc xung đột.
Chúng ta có thể mô tả Bỉ là cầu nối giữa lục địa và Quần đảo Anh, giữa các khu vực nói tiếng Đức và tiếng Pháp, giữa Nam và Bắc Âu. Một cầu nối giúp hòa hợp lan rộng và giải quyết tranh chấp. Một cầu nối nơi tất cả mọi người, với ngôn ngữ, cách suy nghĩ và niềm tin riêng của mình, có thể gặp gỡ những người khác và chọn trò chuyện, đối thoại và chia sẻ như phương tiện tương tác lẫn nhau. Một cầu nối nơi tất cả mọi người có thể học cách biến bản sắc riêng của mình không phải là thần tượng hay rào cản, mà là nơi chào đón, nơi bắt đầu và sau đó quay trở lại; một nơi thúc đẩy các cuộc trao đổi bản thân có giá trị, cùng nhau tìm kiếm sự ổn định xã hội mới và xây dựng các thỏa thuận mới. Bỉ là một cầu nối thúc đẩy thương mại, kết nối và đưa các nền văn hóa vào cuộc đối thoại. Một cây cầu không thể thiếu để bác bỏ chiến tranh và xây dựng hòa bình.
Do đó, thật dễ dàng để thấy Bỉ thực sự vĩ đại như thế nào! Châu Âu cần Bỉ để nhắc nhở rằng lịch sử của mình bao gồm các dân tộc và nền văn hóa, nhà thờ và trường đại học, những thành tựu của sự khôn khéo của con người, nhưng cũng có nhiều cuộc chiến tranh và ý chí thống trị đôi khi dẫn đến chủ nghĩa thực dân và bóc lột.
Châu Âu cần Bỉ để tiếp tục con đường hòa bình và tình anh em giữa các dân tộc. Thật vậy, Bỉ là lời nhắc nhở cho tất cả những người khác rằng khi các quốc gia coi thường biên giới hoặc vi phạm các hiệp ước bằng cách sử dụng những lý do đa dạng và không thể biện minh nhất, và khi họ sử dụng vũ khí để thay thế luật pháp thực tế bằng nguyên tắc “kẻ mạnh là đúng”, thì họ sẽ mở hộp Pandora, thả lỏng những cơn bão dữ dội đập vào ngôi nhà, đe dọa phá hủy nó. Vào thời điểm này trong lịch sử, tôi nghĩ Bỉ đóng một vai trò rất quan trọng. Có vẻ như chúng ta đang ở rất gần một cuộc chiến tranh thế giới.
Hơn nữa, hòa bình và sự hòa hợp không bao giờ có thể đạt được một lần và mãi mãi. Ngược lại, chúng là một nghĩa vụ và sứ mệnh – hòa hợp và hòa bình là một nhiệm vụ và sứ mệnh – một nhiệm vụ cần được thực hiện không ngừng nghỉ, với sự cẩn trọng và kiên nhẫn lớn lao. Bởi vì khi con người quên đi ký ức về quá khứ và những bài học quý giá của nó, họ sẽ có nguy cơ nguy hiểm là một lần nữa lại tụt hậu, ngay cả sau khi đã tiến lên, quên đi nỗi đau khổ và những cái giá khủng khiếp mà các thế hệ trước phải trả. Con người quên đi quá khứ, nhưng thật kỳ lạ khi có những thế lực khác, cả trong xã hội và trong mỗi cá nhân, khiến chúng ta liên tục mắc phải những sai lầm tương tự.
Về vấn đề này, Bỉ trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết để duy trì ký ức về lục địa châu Âu. Thật vậy, nó đưa ra một lập luận không thể chối cãi để phát triển một phong trào văn hóa, xã hội và chính trị kịp thời và liên tục, đồng thời vừa can đảm vừa thận trọng. Một phong trào loại trừ khỏi tương lai ý tưởng và thực tiễn chiến tranh như một lựa chọn có giá trị với tất cả những hậu quả thảm khốc của nó.
Hơn nữa, lịch sử là magistra vitae (bà giáo dạy sự sống) thường không được chú ý và lịch sử của Bỉ kêu gọi châu Âu quay trở lại con đường của mình, tái khám phá bản sắc thực sự của mình và đầu tư một lần nữa vào tương lai bằng cách mở lòng đón nhận sự sống và hy vọng bằng cách vượt qua mùa đông nhân khẩu học và những đau khổ của chiến tranh! Đây là hai tai họa mà chúng ta đang phải đối diện ngay lúc này. Chúng ta đang chứng kiến cơn ác mộng của chiến tranh, vẫn có thể biến thành một cuộc chiến tranh thế giới. Và mùa đông nhân khẩu học; đó là lý do tại sao chúng ta phải thực tế và sinh nhiều con hơn!
Khi làm chứng cho đức tin của mình vào Chúa Kitô Phục sinh, Giáo Hội Công Giáo mong muốn trở thành một sự hiện diện mang đến cho các cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia một niềm hy vọng vừa cổ xưa vừa mới mẻ. Một sự hiện diện giúp mọi người đối diện với những thách thức và khó khăn, không phải với sự nhiệt tình phù phiếm hay sự bi quan ảm đạm, mà với sự chắc chắn rằng nhân loại, được Chúa yêu thương, không phải là định mệnh sụp đổ thành hư vô, mà được kêu gọi vĩnh viễn đến với sự tốt lành và hòa bình.
Hướng mắt về Chúa Giêsu, Giáo hội luôn nhận ra mình là người môn đệ đi theo Thầy với lòng sợ hãi và run rẩy. Trong khi biết mình thánh thiện, vì được Chúa sáng lập, Giáo hội cũng trải nghiệm sự mong manh và thiếu sót của các thành viên; những vị thánh và tội nhân không bao giờ hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ được giao phó vì nhiệm vụ luôn vượt quá khả năng của họ.
Giáo hội công bố tin mừng có thể lấp đầy trái tim chúng ta bằng niềm vui. Thông qua các công việc bác ái và vô số ví dụ về tình yêu dành cho người lân cận, Giáo hội tìm cách đưa ra những dấu chỉ cụ thể và đáng tin cậy về tình yêu thúc đẩy mình. Tuy nhiên, Giáo hội luôn sống trong một nền văn hóa cụ thể, trong suy nghĩ của một thời đại nhất định mà đôi khi Giáo hội giúp định hình và đôi khi Giáo hội phải tuân theo; và các thành viên của Giáo hội không phải lúc nào cũng hiểu và sống sứ điệp của Tin Mừng trong tất cả sự tinh khiết và trọn vẹn của nó. Giáo hội thánh thiện nhưng có những thành viên tội lỗi.
Trong sự cùng hiện hữu lâu dài này của sự thánh thiện và tội lỗi, ánh sáng và bóng tối, Giáo hội thực hiện sứ mệnh của mình, thường bằng những tấm gương về lòng quảng đại và sự tận tụy chân thành, nhưng đáng buồn thay, đôi khi, lại xuất hiện những lời chứng phản bác đau đớn. Tôi muốn nói đến những trường hợp lạm dụng trẻ em bi thảm - cũng được Đức Vua và Thủ tướng nhắc đến - đó là một tai họa mà Giáo hội đang giải quyết một cách kiên quyết và dứt khoát bằng cách lắng nghe và đồng hành với những người đã bị tổn thương, và bằng cách thực hiện một chương trình phòng ngừa trên toàn thế giới.
Thưa anh chị em, thật đáng xấu hổ! Thật đáng xấu hổ khi chúng ta phải giải quyết tình trạng này, cầu xin sự tha thứ và giải quyết vấn đề: sự xấu hổ của việc lạm dụng trẻ em. Chúng ta nghĩ đến thời của các Thánh Anh Hài và nói rằng, “Ôi thật là một thảm kịch, Vua Herod đã làm gì!” nhưng ngày nay tội ác này lại xảy ra trong Giáo hội. Giáo hội phải xấu hổ, cầu xin sự tha thứ và cố gắng giải quyết tình trạng này bằng sự khiêm nhường của người Kitô hữu và bằng cách thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng nó không xảy ra nữa. Có người có thể nói với tôi rằng, “Thưa Đức Thánh Cha, theo số liệu thống kê, phần lớn các vụ lạm dụng xảy ra trong gia đình, trong khu phố, trong thế giới thể thao hoặc ở trường học. Tuy nhiên, chỉ cần một trường hợp cũng đủ khiến chúng ta phải xấu hổ! Trong Giáo hội, chúng ta phải xin lỗi vì điều này; những người khác có thể xin lỗi vì phần của họ. Đây là sự xấu hổ và nhục nhã của chúng ta.
Về vấn đề này, tôi rất buồn khi biết về hoạt động “nhận con nuôi cưỡng bức” cũng diễn ra ở Bỉ trong khoảng thời gian từ những năm 1950 đến những năm 1970. Trong những câu chuyện đau lòng đó, chúng ta thấy trái đắng của hành vi sai trái và tội phạm đã hòa lẫn vào quan điểm không may đang thịnh hành ở mọi tầng lớp xã hội vào thời điểm đó. Điều này đúng đến mức nhiều người tin vào lương tâm rằng họ đang làm điều gì đó tốt cho cả đứa trẻ lẫn người mẹ.
Thường thường, gia đình và những người khác trong xã hội, bao gồm cả trong Giáo hội, nghĩ rằng để tránh sự kỳ thị không may xảy ra với những bà mẹ chưa lập gia đình vào thời đó, thì tốt hơn là nên cho con làm con nuôi vì lợi ích của cả đứa trẻ lẫn người mẹ. Thậm chí có những trường hợp một số phụ nữ không được lựa chọn giữa việc giữ con hoặc cho con làm con nuôi. Điều này thực sự đang xảy ra ngày nay ở một số nền văn hóa và quốc gia.
Là người kế vị Thánh Phêrô, tôi cầu xin Chúa để Giáo hội sẽ luôn tìm thấy trong mình sức mạnh để mang lại sự sáng tỏ và không bao giờ tuân theo nền văn hóa chiếm ưu thế, ngay cả khi nền văn hóa đó sử dụng, theo cách thao túng, các giá trị bắt nguồn từ Tin Mừng, rút ra từ đó những kết luận không chân thực gây ra đau khổ và sự loại trừ.
Tôi cầu xin để các nhà lãnh đạo của các quốc gia, bằng cách nhìn vào Bỉ và lịch sử của nước này, sẽ có thể học hỏi từ đó. Bằng cách này, họ có thể cứu người dân của mình khỏi những bất hạnh và đau buồn vô tận. Tôi cũng cầu nguyện để những người trong chính phủ sẽ biết cách gánh vác trách nhiệm, rủi ro và danh dự của hòa bình, biết cách tránh nguy hiểm, ô nhục và sự phi lý của chiến tranh. Tôi cũng cầu nguyện để họ biết sợ sự phán xét của lương tâm, của lịch sử và của Thiên Chúa, để trái tim và khối óc của họ được hoán cải để luôn đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Vào thời điểm nền kinh tế đã phát triển rất nhiều như hiện nay, tôi muốn chỉ ra rằng ở một số quốc gia, khoản đầu tư có lợi nhuận nhất là vào sản xuất vũ khí.
Thưa Đức Vua, Thưa Quý bà, Quý ông, phương châm của chuyến thăm đất nước này của tôi là “Lên đường, với Niềm Hy Vọng”. Việc Niềm Hy Vọng được viết hoa khiến tôi phải suy nghĩ rằng hy vọng không chỉ là thứ gì đó để mang theo trong hành lý của chúng ta trên một chuyến đi. Thay vào đó, hy vọng là một món quà từ Thiên Chúa, có lẽ là đức tính khiêm nhường nhất – người viết đã viết – và là đức tính không bao giờ thất bại, không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Hy vọng là một món quà từ Thiên Chúa để chúng ta mang trong trái tim mình. Tôi muốn để lại cho quý vị lời chúc sau đây, cho quý vị và tất cả những người đang sống tại Bỉ: xin quý vị luôn cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho quý vị món quà hy vọng này và chào đón nó để cùng nhau bước đi với niềm hy vọng trên con đường sự sống và lịch sử. Cảm ơn quý vị!
Công Lý Nhãn Tiền: Giữa Moscow, Kyiv ám sát Đại Tá. Lãnh tụ Hezbollah trúng hỏa tiễn Israel lìa đời
VietCatholic Media
03:11 29/09/2024
1. Ukraine đã loại khỏi vòng chiến đại tá Nga đứng sau chương trình máy bay điều khiển từ xa Kamikaze
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 29 Tháng Chín, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Alexey Kolomeytsev, nhà lãnh đạo trung tâm quốc gia số 924 về máy bay điều khiển từ xa của Bộ Quốc phòng Nga, đã bị tiêu diệt vào đêm Thứ Sáu, 27 Tháng Chín, ngay tại Thủ đô Mạc Tư Khoa.
Ông cho biết cái chết của Kolomeytsev là kết quả của một chiến dịch đặc biệt do phong trào kháng chiến địa phương phối hợp với Cơ quan Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine thực hiện.
Đại Úy Yusov cáo buộc Kolomeytsev đã tham gia vào việc đào tạo các chuyên gia Nga về cách sử dụng máy bay điều khiển từ xa, bao gồm cả người điều khiển và nhân viên hỗ trợ cho máy bay điều khiển từ xa cảm tử kiểu Shahed.
Ông nói: “Phong trào kháng chiến đang mở rộng, và tiếp tục mở rộng hoạt động trên khắp nước Nga và xa hơn nữa, như chúng tôi đã cảnh báo trước đó”.
“Mọi tội phạm chiến tranh Nga, mọi người tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine, đều là mục tiêu của chúng tôi, bất kể vị trí, tuổi tác, giới tính và địa điểm. Chúng tôi sẽ tiêu diệt tất cả những ai có máu của người Ukraine trên tay cho đến khi chế độ Nga chấm dứt chiến tranh và trả lời cho mọi tội ác của mình”.
Cơ quan truyền thông Nga RIA Novosti, xác nhận Đại Tá Alexey Kolomeytsev đã bị hạ sát, mô tả ông ta như một anh hùng và lên án cuộc tấn công của biệt kích Ukraine là một hành động khủng bố sẽ bị trừng trị đích đáng.
Trong khi đó, đoạn phim quân sự Ukraine đăng tải trực tuyến cho thấy đoàn xe quân sự của Nga bốc cháy sau một cuộc tấn công của lực lượng Dù Ukraine vào hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín.
Lực lượng Dù của Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi được một đoàn quân gồm 50 thiết bị của Nga.
Viện nghiên cứu chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết lực lượng Ukraine đã đẩy lùi “một cuộc tấn công cơ giới quy mô tiểu đoàn của Nga theo hướng Kupiansk” trong cuộc tấn công cơ giới đầu tiên dọc theo tuyến đường này kể từ mùa đông năm ngoái.
[Newsweek: Ukraine Liquidated Russian Colonel Behind Kamikaze Drone Program: Kyiv]
2. Vụ biệt kích Ukraine ám sát đại tá Nga gây chấn động Mạc Tư Khoa
Hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết cơ quan của ông ta đã quyết định Nga khởi tố hình sự vụ án biệt kích Ukraine ám sát đại tá Nga ở Mạc Tư Khoa. Cơ quan truyền thông Nga RIA Novosti cho biết như trên.
Aleksey Kolomeitsev, một đại tá người Nga chuyên đào tạo các chuyên gia về cách sử dụng máy bay điều khiển từ xa tấn công, đã thiệt mạng tại thành phố Kolomna thuộc tỉnh Mạc Tư Khoa, cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, cũng đã xác nhận tin này vào ngày 28 tháng 9.
Kolomeitsev, 51 tuổi, chỉ huy Trung tâm Máy bay điều khiển từ xa Nhà nước, thường được gọi là đơn vị 924 của Nga, một đơn vị quân đội chịu trách nhiệm đào tạo các chuyên gia vận hành máy bay điều khiển từ xa chiến đấu. Đơn vị này chuyên sử dụng máy bay điều khiển từ xa Shahed, loại máy bay mà Nga sử dụng hàng ngày trong các cuộc tấn công trên không hàng loạt chống lại Ukraine.
RIA Novosti cho biết Kolomeitsev được người đi đường phát hiện đã chết vào ngày 27 tháng 9. Ông ta bị bắn nhiều nhát vào đầu ở khoảng cách rất gần và đã chết tại chỗ.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 29 Tháng Chín, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, gọi tắt là HUR, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết, viên đại tá Nga xấu số này “có liên quan trực tiếp đến cuộc xâm lược toàn diện và tội ác chiến tranh của Nga chống lại Ukraine”.
Đại Úy Yusov không tiết lộ chi tiết về cái chết của Kolomeitsev, cũng không nhận trách nhiệm trực tiếp cho vụ giết người, nhưng nhấn mạnh rằng “mọi tội ác chiến tranh sẽ bị trừng phạt một cách công bằng”.
Kolomeitsev không phải là người Nga đầu tiên chết trong hoàn cảnh tương tự trong những tuần gần đây – HUR cho biết vào ngày 16 tháng 9 rằng một nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã bị giết tại thành phố Belgorod của Nga.
HUR tuyên bố Aleksandr Korobov đã tử vong vào ngày 15 tháng 9 sau khi hộp sọ của ông bị “bể nát”.
Korobov – biệt danh “Cua” – xuất hiện với tư cách là phóng viên chiến trường trên kênh truyền thông nhà nước Cẩm Linh, Russia 1, và HUR cho biết ông cũng là nhà lãnh đạo chi nhánh Belgorod của kênh này.
“Người tuyên truyền này không chỉ chuẩn bị tài liệu sai lệch về chiến tranh mà còn đích thân tham gia vào việc thực hiện các tội ác chiến tranh nghiêm trọng chống lại Ukraine”, Đại Úy Yusov cho biết, đồng thời nói thêm rằng Korobov thường xuyên làm việc tại các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine.
Mặc dù HUR không nhận trách nhiệm về vụ tấn công, bài đăng của HUR trên X bao gồm cả địa chỉ nhà hiện tại và trước đây của Korobov, và lưu ý rằng ông “thường xuyên đến Mạc Tư Khoa theo chỉ dẫn”. Địa chỉ nhà hiện tại mới nhất của Korobov là nhà xác bệnh viện Belgorod.
[Kyiv Independent: Russian colonel killed near Moscow, Ukraine's military intelligence says]
3. Lãnh đạo Hezbollah Nasrallah bị Israel giết chết. Iran tuyên bố 5 ngày quốc tang
Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã thiệt mạng vào hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Chín, trong một loạt vụ nổ phá hủy một trung tâm chỉ huy ngầm ở phía nam Beirut. Cả Israel và Hezbollah đều cho biết như trên vào hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng xác nhận tin này và kêu gọi người Hồi giáo “ủng hộ người dân Li Băng và Hezbollah kiêu hãnh bằng mọi phương tiện họ có. Số phận của khu vực này sẽ do lực lượng kháng chiến quyết định, với Hezbollah đi đầu”, ông nói.
“Máu của những người tử vì đạo sẽ không đổ ra vô ích”, Khamenei nói thêm sau đó trong một tuyên bố được đọc trên truyền hình nhà nước, ông tuyên bố năm ngày để tang.
Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết: “Lực lượng Phòng vệ Israel xác nhận rằng Hassan Nasrallah, thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Hezbollah và là một trong những người sáng lập ra tổ chức này, đã bị tiêu diệt vào hôm qua, Thứ Sáu, 27 Tháng Chín”
Nasrallah là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong “Trục kháng chiến” do Iran lãnh đạo. Vị giáo sĩ người Li Băng này đã lãnh đạo nhóm chiến binh này kể từ năm 1992, sau khi người tiền nhiệm của ông, Abbas al-Musawi, bị giết trong một cuộc không kích của Israel.
Cái chết của Nasrallah có thể gây chấn động khắp Trung Đông và có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn mà các đồng minh phương Tây của Israel đang cố gắng ngăn chặn.
Nó cũng sẽ thử nghiệm lý thuyết của Israel rằng bằng cách leo thang một cuộc chiến âm ỉ từ lâu với Hezbollah, nó có thể khiến nhóm này lùi bước. Nếu Hezbollah và những người ủng hộ Iran quyết định tiếp tục cuộc chiến của họ — mà nhóm chiến binh này đã thề vào thứ Bảy sẽ “tiếp tục cuộc thánh chiến chống lại đối phương và ủng hộ Palestine” — nó có thể dẫn đến một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn.
Nasrallah là một nhà lãnh đạo chiến thuật của lực lượng dân quân cũng như là một nhân vật biểu tượng được nhiều thế hệ thành viên Hezbollah ca ngợi vì khả năng tăng cường kho vũ khí của nhóm bằng các loại vũ khí ngày càng tinh vi. Ông cũng được những người ủng hộ ông ghi nhận vì đã chấm dứt sự xâm lược của Israel ở miền nam Li Băng.
Cái chết của ông có thể gây ra phản ứng dữ dội từ nhóm chiến binh này — nếu nhóm này không hoàn toàn hỗn loạn vì một loạt các cuộc không kích của Israel vào các chỉ huy khác của Hezbollah và các kho vũ khí.
“Toàn bộ cấu trúc của hệ thống quân sự Hezbollah về cơ bản đã biến mất”, Hanin Ghaddar thuộc Viện nghiên cứu chính sách Cận Đông Washington cho biết. “Nếu họ muốn leo thang, họ sẽ gặp vấn đề vì không còn một nhà lãnh đạo rõ ràng nào trên thực địa để chỉ đạo các trận chiến nữa”.
Trụ sở bị đánh bom
Đề Đốc Daniel Hagari cho biết một số bom phá hầm trú ẩn kiên cố đã làm sập cơ sở chỉ huy được xây dựng bên dưới các tòa nhà dân cư ở Beirut trong một loạt các vụ nổ có thể nghe thấy trên khắp thủ đô Li Băng. Ông cho biết các chỉ huy cao cấp khác cũng đã thiệt mạng trong vụ tấn công.
Các quan chức Israel cho biết vụ tấn công là một nỗ lực nhằm vào mạng sống của Nasrallah, được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ra lệnh thực hiện ngay sau khi ông có bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc trong đó ông tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự.
Đề Đốc Daniel Hagari nhấn mạnh rằng: “Cuộc tấn công được thực hiện khi những nhân vật lãnh đạo cao cấp của Hezbollah đang ở trụ sở chính và tham gia vào việc điều phối các hoạt động khủng bố chống lại công dân của Nhà nước Israel”.
Theo chính quyền Li Băng, ít nhất tám người đã thiệt mạng và hơn một trăm người bị thương trong các cuộc không kích qua đêm, nhưng IDF đưa ra số người chết cao hơn. Truyền thông Israel đưa tin rằng con gái của Nasrallah, Zainab, cũng đã thiệt mạng trong cuộc tấn công, mặc dù không có xác nhận nào về điều đó.
Người ta ước tính có khoảng 700 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công trên khắp miền Nam Li Băng và thủ đô của nước này trong những ngày gần đây, với khoảng 90.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Một tuần hoạt động quân sự đặc biệt của Israel đã chứng kiến việc tiêu diệt nhiều chỉ huy cao cấp của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn và theo một số ước tính của Israel, gần một nửa kho vũ khí hỏa tiễn và hỏa tiễn khổng lồ của lực lượng này.
Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel, Trung tướng Herzi Halevi cho biết đầu tuần này rằng quân đội Israel đang chuẩn bị cho khả năng xâm lược lãnh thổ ở Li Băng, cảnh báo “quân đội sẽ tiến vào lãnh thổ của đối phương”. IDF đã cử hai lữ đoàn đến miền bắc Israel để huấn luyện cho một cuộc xâm lược trên bộ có thể xảy ra.
'Hezbollah sống mãi'
Vào sáng sớm thứ Bảy Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, những tấm áp phích xuất hiện trên các xa lộ ở Tehran với hình ảnh Nasrallah và dòng chữ “Hezbollah sống mãi” — dường như là để chuẩn bị cho lễ tang chính thức của Iran, nhấn mạnh vào cách nhóm này sẽ tiếp tục tồn tại.
Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã ra tuyên bố vào thứ Bảy, nhấn mạnh rằng “tất cả các lực lượng kháng chiến trong khu vực đều ủng hộ và sát cánh cùng Hezbollah” và kêu gọi người dân Li Băng “đối đầu và chiếm đoạt” Israel.
Burcu Ozcelik, một chuyên gia về Trung Đông tại Viện Royal United Services, cho biết: “Israel rõ ràng đã xâm nhập Hezbollah ở các cấp độ cực kỳ nhạy cảm và có hiệu quả, giết chết các mạng lưới chỉ huy cao cấp bằng các cuộc không kích, làm tê liệt khả năng liên lạc và phối hợp của tổ chức này, và làm suy yếu tổ chức này”. “Khi khu vực này phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh khu vực trong gần một năm xung đột, có một số điều chưa biết, bao gồm cả cách Hezbollah có thể phản ứng”.
Nasrallah gia nhập Hezbollah vào năm 1982, năm mà lực lượng này được thành lập bởi các thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Trong suốt 32 năm lãnh đạo, ông được ghi nhận là đã biến Hezbollah thành một thế lực khu vực theo đúng nghĩa của nó.
“Hassan Nasrallah sẽ không còn có thể khủng bố thế giới nữa”, Đề Đốc Daniel Hagari cho biết.
Israel duy trì một loạt các cuộc không kích dữ dội vào Hezbollah vào sáng thứ Bảy. Các nhà lãnh đạo Israel cho biết các cuộc không kích leo thang của họ được thực hiện để ngăn chặn sự leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng các nhà quan sát lo ngại rằng nó có thể có tác dụng ngược lại và đang đưa khu vực này vào con đường xung đột rộng lớn hơn.
Trong khi Hezbollah và Iran cân nhắc các bước tiếp theo cũng như liệu có nên trả đũa hay không và trả đũa như thế nào, Halevi của IDF đã cảnh báo rằng cái chết của Nasrallah cho thấy Israel có thể và sẽ tấn công bất kỳ ai đe dọa nước này.
'Công cụ của Iran'
“Đây không phải là kết thúc của các công cụ trong hộp công cụ. Thông điệp rất đơn giản, đối với bất kỳ ai đe dọa công dân của Nhà nước Israel, chúng tôi sẽ biết đường lối họ,” Halevi nói.
“Sau một thời gian dài chuẩn bị nhiều khả năng cho Li Băng, chúng tôi đã bắt đầu triển khai chúng. Cuộc tấn công này cũng đã được chuẩn bị trong một thời gian dài và thực hiện đúng thời điểm, chính xác”, ông nói tiếp.
“ Chúng tôi hiện đang tiến hành chuẩn bị mạnh mẽ cho các bước tiếp theo. Cuối cùng, tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi đang duy trì sự sẵn sàng tối đa trên tất cả các lĩnh vực của mình”, Halevi cho biết.
Israel đã cảnh báo rằng trừ khi Hezbollah rút toàn bộ lực lượng về phía bắc sông Litani, cách biên giới Israel-Liban 18 km, Israel sẽ tiến hành tấn công trên bộ.
Netanyahu đang chịu áp lực chính trị trong nước dữ dội để buộc Hezbollah ngừng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các cộng đồng người Israel gần biên giới ở miền bắc Israel. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn được Hezbollah tiến hành ngay sau cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel vào tháng 10 năm ngoái và đã buộc hơn 80.000 người Israel phải rời khỏi nhà của họ.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng cái chết của Nasrallah đã mang lại “một phần công lý cho nhiều nạn nhân của ông ta, bao gồm hàng ngàn người Mỹ, người Israel và thường dân Li Băng”. Nhưng Tổng thống Biden cũng nhắc lại lời kêu gọi đạt được các thỏa thuận ngoại giao để chấm dứt giao tranh ở cả Gaza và Li Băng.
“Đã đến lúc các thỏa thuận này phải được hoàn tất, các mối đe dọa đối với Israel phải được loại bỏ và khu vực Trung Đông nói chung phải đạt được sự ổn định hơn”, Tổng thống Biden cho biết.
Chính quyền Tổng thống Biden đã phải vật lộn trong tuần này để cố gắng ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và Hezbollah, khi bạo lực ở Li Băng leo thang. Bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tòa Bạch Ốc đã làm việc với Pháp và các cường quốc Ả Rập để soạn thảo một đề xuất ngừng bắn trong 21 ngày, nhưng nỗ lực đó đã nhanh chóng bị Netanyahu của Israel bác bỏ.
Đề xuất ngừng bắn nhằm mục đích tạo tiền đề cho một thỏa thuận hòa bình lâu dài hơn, theo đó Hezbollah sẽ rút quân khỏi biên giới Israel-Liban. Việc giết Nasrallah có thể làm chệch hướng hoàn toàn những nỗ lực đó.
[Politico: Hezbollah leader Nasrallah killed by Israel in major escalation]
4. Putin triển khai SÓI đến tiền tuyến Ukraine – vì những con thú có thể 'cảnh báo rằng máy bay điều khiển từ xa kamikaze chết người đang đến gần'
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết ông có thể xác nhận rằng ít nhất hai con sói thuần hóa đã được đưa đến phục vụ cùng quân đội Nga.
NGA đã giới thiệu một phương pháp mới để phát hiện máy bay điều khiển từ xa cảm tử của Ukraine ở tiền tuyến - đó là chó sói.
Hai con thú thuần hóa đã được cử đến phục vụ cùng quân đội của Vladimir Putin để phát hiện âm thanh của máy bay điều khiển từ xa đang đến gần. Truyền thông nhà nước Nga cũng cho biết như trên.
Theo các phương tiện truyền thông Nga, hai con sói cái được cứu khỏi Khakassia, một vùng ở Siberia và được người thuần hóa sói Aleksandr Konchakov nuôi dưỡng.
Konchakov cũng lai tạo chó sói với chó săn Laika của Nga để sử dụng trong chiến tranh.
Người thuần hóa sói đã đến thăm vùng chiến sự trước khi trao cho lính Nga những con thú săn mồi.
Một trong những con sói được đưa đi chiến đấu, Vysota, đã được quay phim khi đang được cho ăn kem.
Konchakov cho biết: “Những chú chó con này chỉ được những người thợ săn không có mẹ mang đến cho tôi.
“Các quân nhân đã yêu cầu chuyển chúng đến chiến trường”.
“Họ yêu cầu, nên tôi cho.”
Người thuần hóa sói nói thêm rằng loài sói có “trực giác tuyệt vời” và “thông minh”.
Các chiến binh Nga khẳng định loài vật này có khứu giác rất tốt, hòa đồng và năng động, đồng thời có thể cảnh báo trước nguy hiểm.
RIA Novosti đưa tin: “Những con chó săn mồi có thể nghe thấy tiếng máy bay điều khiển từ xa đang đến gần và cảnh báo nguy hiểm trước.
“Họ sẽ giúp binh lính Nga thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực chiến sự.”
Đài truyền hình Nga này cho biết: “Tôi hy vọng rằng hai con sói cái này, hiện đang ở cùng các chiến binh của chúng tôi, sẽ không bị tổn hại và những người đàn ông sẽ bao quanh chúng một cách cẩn thận và bảo đảm an toàn cho chúng.
“Đổi lại, các loài động vật sẽ cứu sống những người lính của chúng ta.”
Nếu thí nghiệm thành công, nhiều con sói hơn sẽ được đưa ra tiền tuyến.
Phương pháp khác thường để phát hiện máy bay điều khiển từ xa đang tới được đưa ra khi Ukraine sử dụng máy bay điều khiển từ xa để chống trả Nga.
Ukraine ngày càng phụ thuộc vào máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV — loại máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV nhanh nhẹn, có khả năng tìm kiếm mục tiêu và tấn công cảm tử.
Đoạn phim gây ấn tượng mới nhất được quân đội Kyiv công bố cho thấy khoảnh khắc máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tiêu diệt một đoàn xe tăng của Nga.
Được quay gần Pokrovsky, phía đông Ukraine, đoạn phim cho thấy một cuộc tấn công quy mô lớn vào quân đội xâm lược của Vladimir Putin khi cuộc chiến đẫm máu vẫn đang diễn ra.
Đoạn video được Ukraine chia sẻ trên nhiều nền tảng trực tuyến bao gồm X và Telegram, cho thấy khói bốc lên từ những chiếc xe tăng Nga bị phá hủy sau cuộc tấn công từ trên không tàn khốc.
Chú thích có nội dung: “Theo hướng Pokrovsky, quân Nga đang cố gắng tấn công bằng toàn bộ các đoàn thiết bị.
“Một tiểu đoàn lực lượng đặc biệt chúc mừng Ukraine nhân Ngày Lực lượng xe tăng bằng cách giảm số lượng xe tăng của Liên bang Nga.”
Kể từ đầu năm 2023, những cỗ máy biết bay giá rẻ, dễ nổ này đã trở thành một trong những câu chuyện thành công lớn nhất của Kyiv trên chiến trường, buộc lực lượng của Mạc Tư Khoa phải bắt kịp.
Máy bay điều khiển từ xa FPV là “thanh kiếm, lực lượng tấn công” của chúng tôi chống lại sự tiến công của Nga, chiến binh đặc nhiệm “Arsenal”, chỉ huy hoạt động máy bay điều khiển từ xa tấn công của Kyiv, nói với tờ The Sun.
Với mặt trận dài 600 dặm bị đóng băng trong chiến tranh chiến hào khốc liệt, Arsenal cho biết cuộc xung đột đang chuyển sang “cuộc chiến công nghệ” và việc phát triển máy bay điều khiển từ xa tấn công là chìa khóa cho điều này.
Những chiếc máy bay bốn cánh quạt này có giá khoảng 300 bảng Anh, phần lớn được làm từ các bộ phận lắp ráp sẵn và hiện nay thường được người dân lắp ráp thành vũ khí chính xác tại nhà.
Arsenal tiết lộ rằng máy bay điều khiển từ xa sát thủ hiện đã tấn công thành công các mục tiêu của Putin.
Ông nói: “Máy bay điều khiển từ xa FPV cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến này. Mọi máy bay điều khiển từ xa, ngay cả những máy bay bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện tử của Nga, đều cứu được mạng người.
“Nếu máy bay điều khiển từ xa Mavic là đôi mắt của chúng ta - để điều chỉnh hỏa lực pháo binh, rút quân về vị trí, trinh sát - thì máy bay điều khiển từ xa FPV là thanh kiếm, là lực lượng tấn công của chúng ta.”
Nga đã phát động cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Sau hơn 900 ngày chiến tranh, Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ dừng cuộc chiến hoặc tiến gần hơn đến bàn đàm phán.
Gần đây, Ukraine đã bắt đầu một cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Nga.
Đây là cuộc xâm lược đầu tiên trên đất Nga kể từ Thế chiến thứ hai.
[The Sun: HOWL ABOUT THAT? Putin deploying WOLVES to Ukraine frontline – because beasts can ‘warn that deadly kamikaze drones approaching’]
5. Quân đội Ukraine cho biết Nga đang chuẩn bị cho các hoạt động tấn công ở tỉnh Zaporizhzhia
Hôm Chúa Nhật, 29 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Tư lệnh miền Nam của quân đội Ukraine Vladyslav Voloshyn cho biết quân đội Nga dường như đang chuẩn bị cho các hoạt động tấn công ở tỉnh Zaporizhzhia, phía đông nam, nơi “đối phương đang tập hợp quân số”.
Tuyên bố này được đưa ra khi Nga tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công trên khắp mặt trận phía đông, chủ yếu là tại các trục Pokrovsk, Vuhledar và Toretsk ở Tỉnh Donetsk, nơi quân đội Ukraine bị áp đảo về số lượng và hỏa lực buộc phải rút lui từng chút một.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Voloshyn trích dẫn dữ liệu tình báo của quân đội Ukraine rằng Nga đang tập trung quân cho những gì có thể là một cuộc điều động mới ở Tỉnh Zaporizhzhia, đặc biệt là gần thị trấn Pryiutne bị Nga tạm chiếm nằm trên biên giới với Tỉnh Donetsk.
Voloshyn cũng phát biểu trên truyền hình rằng quân đội Nga đã nhận được 25 xe buggy hạng nhẹ có thể được các nhóm bộ binh nhỏ sử dụng để tấn công.
Voloshyn cho biết: “Đây là những dấu hiệu chuẩn bị cho thực tế rằng trong tương lai gần, các hoạt động tấn công sẽ được thực hiện theo hướng Zaporizhzhia”, mặc dù nhấn mạnh rằng sẽ cần lực lượng lớn hơn để thực hiện một cuộc tấn công toàn diện.
Phát ngôn nhân cho rằng hoạt động tiềm năng này có thể là nỗ lực của Nga nhằm cải thiện vị thế chiến thuật của mình trong khu vực, nhưng “vẫn chưa có cuộc nói chuyện nào về một cuộc tấn công”.
Thị trấn Pryiutne nằm cách Vuhledar, một thị trấn khai thác mỏ mà quân đội Nga đã cố gắng chiếm giữ trong hơn hai năm, khoảng 40 km về phía tây. Nga đã mở rộng cuộc tấn công vào Vuhledar vào tháng 8, dần dần giành được đất đai để bao vây thị trấn.
Việc phòng thủ Vuhledar mang tính chiến lược vì việc chiếm được thị trấn này sẽ cho phép Mạc Tư Khoa hình thành sườn phía nam, vốn cần thiết để làm bàn đạp cho một cuộc tấn công lớn hơn vào Pokrovsk – một trung tâm hậu cần quan trọng do Ukraine kiểm soát ở Donbas.
Pryiutne nằm cách Pokrovsk khoảng 70 km về phía tây nam.
[Kyiv Independent: Russia preparing for assault operations in Zaporizhzhia Oblast, Ukrainian military says]
6. ĐÂY không phải là lần đầu tiên Điện Cẩm Linh triển khai động vật làm vũ khí.
Cá voi Hvladimir bị cáo buộc là gián điệp Nga. Cá voi trắng beluga lần đầu tiên được sử dụng làm gián điệp bí mật cho Putin hoang tưởng vào năm 2019, khi con cá voi được quay phim khi đang đeo dây máy ảnh bó sát. Các chuyên gia cho biết quân đội Nga được biết đến là sử dụng và huấn luyện cá voi cho mục đích quân sự. Thật đáng buồn, Hvladimir đã bị bắn chết sau khi con vật này “đào tẩu” khỏi Nga sau khi nó được cho là đã trốn khỏi chuồng và thoát khỏi sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh. Cá heo cũng đã được sử dụng để tấn công thợ lặn Ukraine, sau khi hình ảnh vệ tinh tiết lộ chiến thuật bất thường này.
Hình ảnh từ trên cao của cảng chiến lược cho thấy nơi đây ngổn ngang những rào chắn tạm thời cũng như một loạt chuồng nuôi động vật biển. Theo Bộ Quốc phòng, những chuồng nuôi này là nơi trú ngụ của “cá heo gián điệp”. Những tài sản dưới nước được huấn luyện bài bản này là một phần của chương trình gián điệp quân sự có từ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Nhưng sự phát triển của loài động vật này đã tăng lên đáng kể kể từ đó và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phá hoại khi Nga xâm lược bán đảo Crimea vào năm 2014. Vào những năm 1970, cá heo mũi chai của Ukraine đã được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ trên biển. Chúng được cho là có khả năng đặt bom trên tàu và tấn công thợ lặn bằng súng đeo trên đầu.
[The Sun: IT'S not the first time the Cẩm Linh has deployed animals as weapons.]
7. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo về 'leo thang' chiến tranh Ukraine-Nga
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo vào ngày 28 tháng 9 về việc leo thang chiến tranh ở Ukraine, trong bối cảnh Kyiv cáo buộc rằng Bắc Kinh đang ủng hộ Nga. Kyiv đã bày tỏ sự hoài nghi đối với lời kêu gọi đàm phán của Bắc Kinh, tuy nhiên Vương đã nhắc lại rằng Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ làm trung gian cho một giải pháp.
Theo hãng tin Agence France-Presse, ông ta đã phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng: “Ưu tiên hàng đầu là cam kết không mở rộng chiến trường, không leo thang giao tranh, không có hành động khiêu khích từ bất kỳ bên nào, đồng thời thúc đẩy giảm leo thang tình hình càng sớm càng tốt”.
“ Trung Quốc cam kết đóng vai trò xây dựng, tham gia hòa giải và thúc đẩy đàm phán hòa bình, không đổ thêm dầu vào lửa hoặc lợi dụng tình hình để đạt được lợi ích ích kỷ.”
Sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế trận trên chiến trường Ukraine theo hướng có lợi cho Mạc Tư Khoa.
Sự hỗ trợ này bao gồm một loạt các yếu tố quan trọng, bao gồm cung cấp các phụ tùng và vật liệu quan trọng cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga, cung cấp các công nghệ sử dụng kép có cả ứng dụng dân sự và quân sự, cũng như cung cấp chip, tính năng thiết kế và năng lực liên quan đến sản xuất thuốc nổ.
Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển các máy bay điều khiển từ xa mà Nga triển khai ở Ukraine, giúp tăng cường năng lực chiến trường của nước này.
Reuters đưa tin vào ngày 25 tháng 9, trích dẫn nguồn tin tình báo Âu Châu và các tài liệu mà hãng này xem xét, Nga đã bí mật thiết lập một chương trình phát triển và sản xuất máy bay điều khiển từ xa tấn công tại Trung Quốc để sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
[Kyiv Independent: China's FM cautions against 'escalation' of Ukraine-Russia war]
8. Blinken chỉ trích đề xuất hòa bình của Bắc Kinh về Ukraine sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, liên quan đến sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, nói rằng tuyên bố của Bắc Kinh về việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine “là không có cơ sở”.
Trong cuộc gặp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, ông Blinken cũng chỉ trích “những hành động nguy hiểm và gây bất ổn” của Trung Quốc ở Biển Đông và nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện liên lạc giữa quân đội hai nước, Reuters đưa tin.
Tại một cuộc họp báo, Blinken cho biết ông và Vương cũng thảo luận về các chiến lược nhằm hạn chế dòng ma túy chảy vào Hoa Kỳ và giải quyết những rủi ro liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Blinken nhấn mạnh rằng khoảng 70 phần trăm máy công cụ và 90 phần trăm vi điện tử mà Nga nhập khẩu đến từ Trung Quốc và Hương Cảng. Điều đó giúp ích đáng kể cho Mạc Tư Khoa trong việc sản xuất hỏa tiễn, hỏa tiễn, xe thiết giáp và đạn dược cần thiết để duy trì chiến tranh, ông nói.
Blinked cho biết: “Vì vậy, khi Bắc Kinh nói rằng, một mặt, họ muốn hòa bình, muốn chấm dứt xung đột, nhưng mặt khác, lại cho phép các công ty của mình thực hiện những hành động thực sự giúp Vladimir Putin tiếp tục hành vi xâm lược, thì điều đó là không hợp lý”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố, Vương Nghị cho biết lập trường của nước ông về cuộc chiến ở Ukraine luôn nhấn mạnh đến nhu cầu hòa bình thông qua đàm phán.
[Kyiv Independent: Blinken criticizes China's Ukraine peace proposals following meeting with his counterpart]
9. Đòn giáng vào cỗ máy chiến tranh của Putin khi Saudi Arabia tăng cường sản xuất dầu
Ả Rập Xê Út chuẩn bị tăng sản lượng dầu để giáng một đòn mạnh vào cỗ máy chiến tranh của Putin và cuộc xâm lược Ukraine của ông.
Theo tờ Financial Times, Ả Rập Xê Út chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 đô la một thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn.
Quyết định này được đưa ra bất chấp việc các thành viên OPEC+ trước đó đã cắt giảm sản lượng nhằm giữ giá ở mức cao. Giá dầu thô Brent đã giảm xuống dưới 70 đô la vào đầu tháng này, là mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2021.
Mặc dù vậy, các quan chức có kế hoạch tăng sản lượng bắt đầu từ ngày 1 tháng 12, có khả năng kéo dài thời gian giá giảm. Điều này đánh dấu sự thay đổi so với trọng tâm trước đây của Ả Rập Xê Út là ổn định giá.
Việc Ả Rập Xê Út tăng cường sản xuất dầu, đặc biệt là khi giá dầu giảm, có khả năng gây tổn hại đến nền kinh tế Nga.
Các chuyên gia nói với Newsweek rằng động thái của Ả Rập Xê Út sẽ “gây căng thẳng” cho ngân sách của Nga khi nước này tiếp tục xâm lược Ukraine.
Nga phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ để tài trợ cho nền kinh tế và các hoạt động quân sự ở Ukraine.
Orysia Lutsevych, Giám đốc diễn đàn Ukraine tại Chatham House, nói với Newsweek: “Dầu khí vẫn là một trong những nguồn thu ngân sách chính của Nga.
“Cho đến nay, bất chấp mức giá trần dầu do Liên Hiệp Âu Á Châu áp đặt, Nga vẫn xoay xở để tăng các nguồn thu nhập đó, vốn là chìa khóa để tài trợ cho cuộc chiến tranh của họ ở Ukraine. Giá dầu giảm, nếu đáng kể, sẽ gây thêm căng thẳng cho ngân sách của Nga. Các lệnh trừng phạt khiến việc tiếp cận các bộ phận trở nên đắt đỏ hơn đối với Nga, do đó, việc hạn chế thu nhập từ dầu sẽ gây áp lực lên hệ thống.”
Khi Ả Rập Xê Út tăng nguồn cung, giá dầu toàn cầu có thể giảm, gây áp lực lên Nga, đặc biệt là trong bối cảnh lệnh trừng phạt và cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Sự ổn định kinh tế của Nga có thể suy yếu do doanh thu từ dầu mỏ giảm, trong kho Nga vẫn phải tiếp tục tài trợ cho các lĩnh vực chính phủ quan trọng, bao gồm cả các nỗ lực quân sự, với những số tiền khổng lồ. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường dầu mỏ có thể làm xói mòn thêm thị phần của Nga, thách thức khả năng phục hồi tài chính của nước này.
Cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga đã nhiều lần bị lực lượng Ukraine nhắm tới.
Vào tháng 8, một kho dầu ở miền nam nước Nga đã bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa mới nhất của Ukraine vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
[Newsweek: Blow to Putin's War Machine As Saudi Arabia Ramps Up Oil Production]
Thực hư tuyên bố của Nga bắn hạ F-16. Phục kích đoàn xe Nga cấp tiểu đoàn. Israel: Mỹ ra lệnh di tản
VietCatholic Media
16:08 29/09/2024
1. Nga làm trò cười cho thiên hạ khi tuyên bố bắn hạ máy bay phản lực F-16 ở Ukraine
Thời hạn 1 tháng 10 để tái chiếm tỉnh Kursk đã đến gần và xem ra hy vọng của trùm mafia Vladimir Putin đang trở nên vô vọng. Vì thế, Putin đang cần một chiến thắng. Hàng trăm chiến xa đã mở cuộc tấn công lớn chưa từng có để cố giành được một chiến thắng gần Vuhledar nhưng cũng đã thất bại.
Vì thế, họ quay sang tung tin chiến thắng giả. Nga cho biết lực lượng của nước này đã bắn hạ một chiến đấu cơ F-16 trên bầu trời Ukraine, khiến dư luận phải kiểm tra lại sự thật một cách tàn nhẫn.
Trong một bài đăng trên X, vào hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Chín, Đại sứ quán Nga tại Nam Phi đã đăng một bức ảnh về một chiến đấu cơ F-16 bị phá hủy, có vẻ như có huy hiệu của Ukraine trên đuôi. “Khi bạn hỏi các phi công Ukraine rằng máy bay F-16 của họ ở đâu”, chú thích trên bức ảnh có nội dung như vậy, cho thấy rằng người Nga đang tung tin bắn hạ máy bay phản lực.
Tin giả này nhanh chóng bị bác bỏ khi X thêm một ghi chú cộng đồng nêu rõ: “Bức ảnh cho thấy một chiếc F-16 của Không quân Hoa Kỳ bị rơi vào năm 2019”. Ghi chú cũng chứa các liên kết đến các bài viết về tai nạn, trong đó có cùng hình ảnh về chiến đấu cơ mà Đại sứ quán Nga đã sử dụng trong bài đăng của mình.
Bức ảnh cho thấy một chiếc F-16 bị rơi vào tháng 5 năm 2019 tại California do hệ thống thủy lực của máy bay bị hỏng, khiến 13 người bị thương trong vụ việc. Trong ảnh gốc, không có quốc huy Ukraine trên đuôi máy bay, cho thấy bức ảnh đã được Đại sứ quán Nga chỉnh sửa bằng Photoshop.
Nhà phân tích quân sự Oliver Alexander trả lời bài đăng trên X rằng: “Khi kho đạn dược của bạn tiếp tục phát nổ và bạn phải công bố những hình ảnh chỉnh sửa của máy bay F-16 để nâng cao tinh thần”.
Một ngày trước khi Đại sứ quán Nga tại Nam Phi đăng bức ảnh lên X, Nga đã tiến hành các cuộc không kích vào Ukraine ở khu vực Khmelnytskyi, sau đó các phương tiện truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh đưa tin về việc phá hủy năm chiếc F-16. Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash, đã bác bỏ tin này vào chiều Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín.
Kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh “Military Observer” cũng đưa tin rằng một phi công Mỹ đã thiệt mạng trong các cuộc không kích trong một bài đăng hiện đã bị xóa. Kênh này trích dẫn một tin nhắn được vợ của người lính đăng trên Facebook, có nội dung: “Stephen đã chết vì tất cả những điều vô lý này với chương trình hướng dẫn viên nước ngoài. Tôi không biết tại sao anh ta lại đồng ý. Và tôi không hiểu làm sao họ có thể đưa chồng tôi trở về từ Starokonstantinov chết tiệt đó.” Sau đó, hãng truyền thông độc lập The Insider xác định đây là tin giả.
Vào tháng 8, một chiếc F-16 thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất cung cấp cho Ukraine đã bị rơi khi đang đẩy lùi một cuộc tấn công trên không của Nga chống lại người Ukraine. Vụ việc đã dẫn đến cái chết của một phi công Ukraine, Trung tá Oleksiy Mes, còn được gọi bằng biệt danh “Moonfish”, theo quân đội Kyiv.
Mes có vị thế cao trong công chúng sau khi thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và đến thăm Washington, DC để vận động Hoa Kỳ gửi máy bay mà Ukraine hy vọng sẽ thay đổi tính toán trên chiến trường.
Mes là một trong những phi công Ukraine được đào tạo trên máy bay tại căn cứ Skrydstrup ở Đan Mạch. Ông cho biết đầu năm nay rằng việc đào tạo đã được “cô đọng” và việc lái máy bay có nhiều thách thức về mặt kỹ thuật hơn.
Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Washington, đổ lỗi cho cái chết của phi công là do Hoa Kỳ không đào tạo đầy đủ cho các phi công F-16 của Ukraine.
“Các huấn luyện viên Hoa Kỳ đã không đào tạo được phi công Ukraine lái chiến đấu cơ F-16”, Antonov cho biết trên kênh Telegram của Đại sứ quán Nga, theo trích dẫn trong báo cáo của TASS, một hãng thông tấn nhà nước của Nga.
“Các huấn luyện viên địa phương đã không đào tạo được người Ukraine,” Antonov nói thêm. “Tôi có thể tưởng tượng họ sẽ la hét thế nào nếu có báo cáo rằng chiếc máy bay xấu số đã bị lính của chúng tôi bắn hạ.”
Mariana Bezuhla, một nhà lập pháp Ukraine, trước đó đã nói rằng chiếc F-16 đã bị bắn hạ nhầm bởi hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot do Hoa Kỳ cung cấp do “sự bất đồng bộ giữa các đơn vị”.
Sau cái chết của phi công, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã sa thải Mykola Oleshchuk, nhà lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine. Người sau đã bác bỏ những lo ngại của Bezuhla và cáo buộc bà làm mất uy tín của giới lãnh đạo quân đội Ukraine.
Lực lượng Phòng vệ Ukraine cho biết họ không tin lỗi của phi công là nguyên nhân gây ra vụ việc, CNN đưa tin, và cuộc điều tra về vụ tai nạn vẫn đang được tiến hành.
Ukraine đã nhận được nửa tá máy bay F-16 vào đầu tháng 8, đợt đầu tiên trong tổng số 45 máy bay mà các đồng minh của Kyiv đã hứa
[Newsweek: Russia Claims It Downed F-16 Jet in Ukraine, Gets Brutal Community Note]
2. Người Nga cuối cùng có thể chiếm được Vuhledar. Họ đã mất hàng ngàn quân lính, hàng ngàn xe cộ—và toàn bộ các lữ đoàn.
Kể từ cuối năm 2022, lực lượng Nga đã cố gắng chiếm Vuhledar, một thị trấn khai thác mỏ có dân số trước chiến tranh là 14.000 người, là cứ điểm tại Tỉnh Donetsk của Ukraine, nơi tiền tuyến phía nam rẽ trái và chạy về phía bắc qua miền đông Ukraine.
Cuối cùng họ có thể đã ở bờ vực thành công. Một cuộc tấn công quyết liệt của Lữ đoàn súng trường cơ giới số 57 của quân đội Nga bắt đầu vào tuần này đã phá vỡ hàng phòng thủ của Lữ đoàn cơ giới số 72 của quân đội Ukraine. Hiện tại, quân đội Nga đang ở phía nam Vuhledar—và quân đồn trú Ukraine mệt mỏi có thể đã rút lui về phía bắc.
Nếu Lữ đoàn súng trường cơ giới số 57 chiếm được tàn tích bị bom phá hủy của Vuhledar trong những ngày tới, đó sẽ là chiến thắng của Nga—nhưng là chiến thắng có tổn thất cao độ. Chỉ riêng việc tiếp cận vùng ngoại ô của Vuhledar đã khiến quân đội Nga mất khoảng một ngàn xe và có khả năng mất tới vài ngàn quân.
Cuộc phòng thủ kiên cường của Lữ đoàn cơ giới số 72 tại Vuhledar bằng mìn, pháo binh, hỏa tiễn chống tăng và máy bay điều khiển từ xa đã tiêu diệt toàn bộ các lữ đoàn Nga.
Một loạt các cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng của Nga trên khắp các cánh đồng bên ngoài Vuhledar vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 có thể là cuộc tấn công tốn kém nhất đối với người Nga. Vào thời điểm đó, các hoạt động của Nga trong khu vực này được chỉ huy bởi một cặp đơn vị Thủy Quân Lục Chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga: đó là Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 40 và 155.
Các cuộc tấn công bất thành của Thủy Quân Lục Chiến vào Vuhledar từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023 là một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất của cuộc chiến cho đến thời điểm này. Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155, trên giấy tờ có khoảng 3.000 quân, đã mất tới 300 quân mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục và “gần như bị tiêu diệt” vào tháng 2 năm 2023, theo Viện Warsaw, một nhóm nghiên cứu của Ba Lan.
Điện Cẩm Linh đã gửi quân thay thế—và ra lệnh cho Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 quay trở lại chiến đấu. Lữ đoàn này nhanh chóng bị phá hủy lần nữa. “Lữ đoàn 155 có khả năng đã bị hạ xuống tình trạng không hiệu quả trong chiến đấu ít nhất hai lần trong sáu tháng qua, do phải tham gia vào các cuộc tấn công trực diện có sai sót về mặt chiến thuật gần Vuhledar”, Bộ Quốc phòng Anh kết luận vào tháng 4 năm 2023.
Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 40 có thể đã khá hơn một chút, nhưng không nhiều. Nhìn chung, các lữ đoàn thủy quân lục chiến và các đơn vị quân đội hỗ trợ cũng đã bị xóa sổ khoảng một ngàn xe tăng, xe chiến đấu, xe tải và pháo binh, theo thống kê của WarSpotting, một tập thể chuyên tìm kiếm bằng chứng về các phương tiện bị phá hủy trên phương tiện truyền thông xã hội ở Ukraine.
Không phải ngẫu nhiên mà số xe đó tương đương với khoảng hai lữ đoàn—và gần sáu phần trăm tổng số xe mà Nga đã mất trong 31 tháng giao tranh ác liệt ở Ukraine. Tổn thất của lực lượng Ukraine trong và xung quanh Vuhledar nhẹ hơn nhiều, vì họ chủ yếu ẩn núp trong chiến hào và hầm trú ẩn kiên cố của mình và bắn phá quân Nga tấn công từ xa bằng mìn, pháo, hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa.
Ngày nay, Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 40 đã dịch chuyển vài dặm về phía tây dọc theo mặt trận phía nam, để lại các cuộc tấn công hiện tại vào Vuhledar cho quân đội. Đợt thứ ba của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 đang ở phía bắc tại Kursk của Nga, phản công các lực lượng xâm lược Ukraine.
Liệu việc xâm lược tàn tích Vuhledar có biện minh cho việc phá hủy liên tục một hoặc cả hai lữ đoàn này hay không là câu hỏi mà chỉ Điện Cẩm Linh và những người sống sót của các đơn vị xấu số mới có thể trả lời.
[The Sun: The Russians May Finally Capture Vuhledar. It Has Cost Them Thousands Of Troops, A Thousand Vehicles—And Entire Brigades.]
3. Hoa Kỳ vui mừng vì Nasrallah đã ra đi, nhưng chuẩn bị cho nhiều bạo lực hơn
Phản ứng ban đầu của Tòa Bạch Ốc trước tin tức Hassan Nasrallah bị giết chết là tích cực, mặc dù họ đang cố gắng tìm hiểu xem liệu điều này có thể thúc đẩy một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông hay không.
Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho sự leo thang bạo lực ở Trung Đông sau vụ Israel giết chết Hassan Nasrallah, lãnh đạo cao nhất của Hezbollah trong khi nước này đang cố gắng cứu vãn các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Theo hai quan chức cao cấp của chính quyền, phản ứng ban đầu từ bên trong Tòa Bạch Ốc là tích cực, mặc dù các quan chức Hoa Kỳ đã cố gắng thuyết phục Israel tạm dừng các hoạt động chống lại Hezbollah.
Nhóm Tổng thống Biden vẫn tin rằng Hezbollah và có khả năng là các lực lượng ủy nhiệm khác của Iran sẽ phản ứng lại cuộc tàn sát mới nhất, khiến cuộc khủng hoảng leo thang hơn nữa. Nhưng cái chết của Nasrallah có thể tạm thời làm tê liệt nhóm chiến binh này đến mức không thể tiến hành bất kỳ cuộc tấn công trả đũa lớn nào vì ngoài Hassan Nasrallah, còn có các chỉ huy cao cấp khác của Hezbollah thiệt mạng. Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho rằng toàn bộ các chỉ huy trong Bộ Tổng Tham Mưu Hezbollah đã thiệt mạng, kể cả một Tướng Iran.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Tổng thống Joe Biden cho biết cái chết của Nasrallah đã mang lại “một phần công lý cho nhiều nạn nhân của ông ta, bao gồm hàng ngàn người Mỹ, người Israel và thường dân Li Băng”. Nhưng ông cũng nhắc lại lời kêu gọi thực hiện các thỏa thuận ngoại giao để chấm dứt giao tranh ở cả Gaza và Li Băng.
“Đã đến lúc các thỏa thuận này phải được hoàn tất, các mối đe dọa đối với Israel phải được loại bỏ và khu vực Trung Đông nói chung phải đạt được sự ổn định hơn”, Tổng thống Biden cho biết.
Trong một tuyên bố riêng, Phó Tổng thống Kamala Harris gọi Nasrallah là “một tên khủng bố có máu người Mỹ trên tay” và gọi vụ giết người là “biện pháp công lý”. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng “Tổng thống Biden và tôi không muốn thấy xung đột ở Trung Đông leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn” và nói thêm rằng giải pháp ngoại giao “vẫn là con đường tốt nhất để bảo vệ dân thường và đạt được sự ổn định lâu dài trong khu vực”.
Tin tức về cái chết của Nasrallah đã gây chấn động khắp Trung Đông, hồi chuông báo động ngày càng lớn hơn khi Israel tuyên bố đã tiêu diệt những nhân vật khác của Hezbollah trong các cuộc không kích vào Beirut, thủ đô của Li Băng. Một chỉ huy cao cấp của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Tướng Abbas Nilforushan, cũng đã thiệt mạng trong cùng một cuộc không kích đã tiêu diệt Nasrallah, theo truyền thông nhà nước Iran, làm tăng nguy cơ Iran sẽ đáp trả trực tiếp cuộc tấn công của Israel.
Thành công phi thường của Israel trong 24 giờ qua khiến Hoa Kỳ, cũng như nhiều quốc gia Ả Rập, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Người Israel đã giáng những đòn tàn khốc vào cả Hezbollah và Iran — những đối phương chính của Hoa Kỳ và các đối tác Ả Rập của nước này. Hezbollah chịu trách nhiệm giết người Mỹ.
Nhưng Israel đã thực hiện động thái này mặc dù Hoa Kỳ liên tục yêu cầu họ kiềm chế với Hezbollah và đồng ý ngừng bắn. Bây giờ chính quyền Tổng thống Biden sẽ phải quyết định xem có nên thay đổi chiến thuật hay không khi chuẩn bị cho các cuộc trả đũa tiềm tàng của các lực lượng ủy nhiệm được Iran hậu thuẫn trong khu vực.
Bộ Ngoại giao đã ra lệnh cho một số nhân viên đại sứ quán và gia đình của họ rời khỏi Li Băng và ban hành khuyến cáo du lịch mới, cảnh báo công dân Hoa Kỳ tránh đi du lịch tới đây.
[Politico: The US is glad Nasrallah is gone, but bracing for more violence]
4. Video cho thấy đoàn xe của Nga đang bốc cháy khi Kyiv ngăn chặn cuộc tấn công “quy mô tiểu đoàn”
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 29 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết các xe quân sự của Nga đã bốc cháy sau một cuộc tấn công của Lữ Đoàn Dù 77 Ukraine, sau khi quân đội Ukraine công bố đoạn video ghi lại trận chiến.
Lực lượng Dù của Ukraine đã đăng trên Facebook rằng binh lính của họ đã đẩy lùi được một đoàn quân gồm 50 thiết bị của Nga vào hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín.
Viện nghiên cứu chiến tranh, gọi tắt là ISW - một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ - cũng cho biết lực lượng Ukraine đã đẩy lùi “một cuộc tấn công cơ giới quy mô tiểu đoàn của Nga theo hướng Kupiansk” trong cuộc tấn công cơ giới đầu tiên dọc theo tuyến đường này kể từ mùa đông năm ngoái.
Một đoạn video dài hai phút cho thấy cảnh quay trên không về những chiếc xe quân sự bốc cháy trên một cánh đồng trống, khói bốc lên nghi ngút trên bầu trời.
Trong bài đăng kèm theo clip, quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga đã cố gắng tấn công vào vị trí của Lữ đoàn Dù 77 của Ukraine và Vệ binh Quốc gia trong hai hoạt động riêng biệt.
“Tuy nhiên, ngay cả với lực lượng hùng hậu như vậy, các đơn vị địch cũng không thành công”, bài đăng cho biết, đồng thời nói thêm rằng lính dù và lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine đã thành công trong việc “đánh bại đối phương và đẩy chúng trở lại vị trí xuất phát”.
Bài đăng này cho biết thêm rằng hai xe tăng, hai xe thiết giáp chở quân và một xe chiến đấu bộ binh đã bị phá hủy trong cuộc tấn công của Nga “và những người còn lại đã chạy trốn trong hoảng loạn”.
Bài đăng có đoạn viết: “Đoàn xe đối phương tấn công vào vị trí của binh lính Vệ binh Quốc gia Ukraine cũng đã phải chịu thất bại”.
ISW cho biết cảnh quay về các xe thiết giáp Nga bị hư hỏng chen chúc nhau cho thấy lực lượng của Mạc Tư Khoa đã tấn công theo từng đoàn. Họ bị kẹt khi các đơn vị hỏa lực Ukraine bắt đầu tấn công, đây là “một hiện tượng thường thấy trong các cuộc tấn công cơ giới thất bại của Nga”.
Viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington, DC cũng cung cấp thêm thông tin chi tiết về địa điểm. Họ cho biết lực lượng Ukraine đã hoạt động gần làng Pishchane, phía đông nam Kupiansk, tỉnh Kharkiv, sau khi lực lượng Nga tấn công trực tiếp vào Sông Oskil, nơi Mạc Tư Khoa đang cố gắng giành lợi thế.
Các nguồn tin quân sự Ukraine cho biết lực lượng Nga đã bị đẩy lùi về vị trí xuất phát gần Pishchane, trong khi ISW cho biết cảnh quay định vị địa lý cho thấy lực lượng Mạc Tư Khoa không tiến triển gì trong cuộc tấn công.
Các quan chức Ukraine cho biết hôm thứ Bảy rằng lực lượng Nga đã tấn công vào một bệnh viện ở thành phố Sumy, đông bắc Ukraine, khiến 9 người thiệt mạng và 12 người bị thương.
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Ihor Klymenko cho biết cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào bệnh viện trong khi cuộc tấn công thứ hai xảy ra khi lực lượng cấp cứu và cảnh sát đến để di tản bệnh nhân đến nơi an toàn trong cái gọi là cuộc tấn công “đòn đánh kép” của Nga.
[Newsweek: Video Shows Burning Russian Convoy as Kyiv Thwarts 'Battalion-Size' Assault]
5. Vụ nổ làm hư hại cầu hỏa xa ở Samara, truyền thông Nga đưa tin
Kênh tin tức Telegram của Nga Baza đưa tin vào ngày Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, rằng vụ nổ trên cầu hỏa xa ở tỉnh Samara của Nga đã làm hư hại các kết cấu bê tông hỗ trợ đường ray.
Một “thiết bị không xác định” đã phát nổ vào khoảng 1:30 chiều giờ địa phương gần thành phố Kinel, Baza đưa tin. Vụ nổ đã kích hoạt báo động xe hơi ở các làng lân cận.
Một đoàn tàu chở hàng đang chạy dọc theo cây cầu vào thời điểm xảy ra vụ nổ, nhưng không bị trật đường ray. Không có thương vong nào được báo cáo.
Vụ nổ đã làm hư hại hai kết cấu bê tông đỡ cầu hỏa xa. Các nhân chứng khẳng định họ nhìn thấy một chiếc xe khả nghi lái đi khỏi cây cầu ngay sau vụ nổ, Baza đưa tin.
Một số cuộc tấn công phá hoại đã được thực hiện nhằm vào hỏa xa Nga kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu. Đầu tháng này, vào ngày 11 tháng 9, lực lượng trinh sát và đặc nhiệm Ukraine được cho là đã cho nổ tung một tuyến hỏa xa ở Belgorod của Nga.
Vào Tháng Giêng năm 2024, các cuộc tấn công phá hoại đã nhắm vào đường ray xe lửa ở nhiều thành phố phía tây nước Nga. Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR không nói liệu họ có tham gia vào các cuộc tấn công hay không nhưng cho biết các hành động này sẽ làm gián đoạn hậu cần quân sự của Nga.
Vào tháng 11 năm 2023, HUR nhận trách nhiệm về một chiến dịch chung chống lại các tuyến hỏa xa ở Tỉnh Mạc Tư Khoa.
Cùng thời điểm đó, một vụ nổ trên tuyến hỏa xa Baikal-Amur ở vùng Viễn Đông của Nga có liên quan đến Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU.
[Kyiv Independent: Explosions damage railway bridge in Samara Oblast, Russian media reports]
6. Cố vấn của Putin cáo buộc phương Tây cô lập Kaliningrad bằng cách phá vỡ các tuyến đường vận chuyển
Hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, Nikolai Patrushev, cố vấn của Putin, đã cáo buộc phương Tây cố gắng cô lập Tỉnh Kaliningrad bằng cách phá vỡ tuyến giao thông giữa vùng đất tách biệt này và đất liền Nga.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Kaliningrad, một vùng đất tách biệt của Nga giữa Ba Lan và Lithuania trên Biển Baltic, Patrushev tuyên bố các quốc gia phương Tây đang áp đặt “những phức tạp tối đa” lên hoạt động vận chuyển hàng hóa và hành khách đến khu vực này.
Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các nước phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm hạn chế khả năng tiếp tục chiến tranh của Nga. Các lệnh trừng phạt này đã hạn chế các tuyến giao thông đến Kaliningrad, Patrushev cáo buộc.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin Patrushev cho biết Mạc Tư Khoa sẽ chuyển phần lớn hàng hóa đường bộ và hỏa xa giữa Kaliningrad và đất liền Nga sang các tuyến đường biển. Ông tuyên bố 80% hàng hóa “cần thiết cho cuộc sống và nền kinh tế của khu vực” không thể vận chuyển bằng đường bộ.
Patrushev, cựu sĩ quan KGB được bổ nhiệm lại vào tháng 5 để giám sát việc đóng tàu sau khi giữ chức thư ký Hội đồng Bảo an, cũng cho biết Nga có kế hoạch chuẩn bị hai tuyến đường thủy và hỏa xa vào năm 2028.
Kaliningrad trở thành lãnh thổ của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Vùng đất chiến lược này là nơi đóng quân của Hạm đội Baltic của Nga.
[Kyiv Independent: Advisor to Putin accuses West of isolating Kaliningrad by disrupting transit links]
7. Israel 'báo động cao' về khả năng trả đũa sau vụ giết chết thủ lĩnh Hezbollah
Quân đội Israel cho biết hôm thứ Bảy rằng nước này đang trong tình trạng “báo động cao” để đề phòng khả năng trả đũa sau khi xác nhận cuộc không kích hôm thứ Sáu ở Beirut đã giết chết thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah.
Nasrallah là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong “Trục kháng chiến” do Iran lãnh đạo và là nhà lãnh đạo nhóm chiến binh này kể từ năm 1992. Cái chết của ông đã làm dấy lên nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông, nơi chứng kiến sự thù địch gia tăng trong tuần qua.
“Lực lượng của chúng tôi đang trong tình trạng báo động cao, thông tin tình báo đang được cập nhật”, phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết tại cuộc họp báo chiều Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, sau khi quân đội tuyên bố đã tiêu diệt Nasrallah trong vụ đánh bom hôm thứ Sáu.
Israel đã thực hiện cuộc không kích khi các nhà lãnh đạo Hezbollah họp tại trụ sở của họ ở ngoại ô Dahiyeh, phía nam Beirut. IDF cho biết Ali Karaki, người phụ trách mặt trận phía nam của Hezbollah, cũng đã thiệt mạng trong cuộc không kích cùng với các chỉ huy cao cấp khác.
Nhóm chiến binh này xác nhận cái chết của Nasrallah và tuyên bố sẽ “tiếp tục cuộc thánh chiến chống lại đối phương và ủng hộ Palestine”.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei kêu gọi người Hồi giáo “ủng hộ người dân Li Băng và Hezbollah kiêu hãnh bằng mọi phương tiện họ có”, phương tiện truyền thông nhà nước Iran đưa tin. “Số phận của khu vực này sẽ do lực lượng kháng chiến quyết định, với Hezbollah đi đầu”, ông nói.
“Máu của những người tử vì đạo sẽ không đổ ra vô ích”, Khamenei nói thêm sau đó trong một tuyên bố được đọc trên truyền hình nhà nước, ông tuyên bố năm ngày để tang.
Phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen hôm thứ Bảy cho biết “cuộc kháng cự sẽ không bị phá vỡ” để phản ứng với vụ giết hại Nasrallah. “Tinh thần thánh chiến của anh em Mujahideen ở Li Băng và trên mọi mặt trận hỗ trợ sẽ ngày càng mạnh mẽ và lớn mạnh hơn”, nhóm này cho biết trong một tuyên bố, theo báo cáo của Reuters.
Tuần này, quân đội Israel cho biết họ đang chuẩn bị cho khả năng xâm lược lãnh thổ ở Li Băng và đã cử hai lữ đoàn đến miền bắc Israel để huấn luyện cho một cuộc xâm lược trên bộ.
“Chúng ta đã sẵn sàng cho một cuộc leo thang rộng hơn chưa? Đã sẵn sàng,” Đề Đốc Daniel Hagari nói với các phóng viên vào hôm thứ Bảy. “Chúng ta đã ở trong một cuộc leo thang rộng hơn, một cuộc chiến tranh đa mặt trận, trong một năm,” kể từ khi các chiến binh Hamas tấn công Israel vào tháng 10 năm ngoái và giết chết 1.200 người. Hezbollah bắt đầu bắn rocket vào Israel vào ngày hôm sau.
“Hezbollah đã leo thang điều này trong một năm... Iran rõ ràng đứng sau việc này, không có gì bí mật. Họ đang ủng hộ Hamas, họ đang ủng hộ Hezbollah và các lực lượng ủy nhiệm khác. Họ thậm chí còn tấn công trực tiếp vào chúng tôi vào tháng 4”
[Politico: Israel on ‘high alert’ for possible retaliation after killing of Hezbollah chief]
8. Nga đưa ra cảnh báo hạt nhân mới cho Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc: 'phiêu lưu tự sát'
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, một đồng minh thân cận của Putin, đã đưa ra một cảnh báo hạt nhân mới tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vào hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, khi ông nói với Washington, DC, rằng hãy chuẩn bị cho Âu Châu một “cuộc phiêu lưu tự sát”.
Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, căng thẳng giữa các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO và Điện Cẩm Linh vẫn tiếp diễn khi các nhà lãnh đạo NATO ngày càng cảnh báo rằng xung đột trực tiếp với Mạc Tư Khoa là mối nguy hiểm thực tế vì nước này có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân, gọi tắt là ICANW. Điều này diễn ra sau khi Putin và các quan chức cao cấp của Nga liên tục đe dọa leo thang hạt nhân chống lại Kyiv và các đối tác phương Tây của nước này kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Theo Tass, một hãng thông tấn nhà nước của Nga, Lavrov, phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Bảy, đã cảnh báo Washington, DC cũng như Luân Đôn chuẩn bị cho một “cuộc phiêu lưu tự sát” khi chỉ ra “sự vô nghĩa và nguy hiểm của chính ý tưởng chiến đấu để giành chiến thắng với một cường quốc hạt nhân như Nga”.
“Một mục tiêu đã được tuyên bố là giáng một đòn đánh bại chiến lược vào Nga - gần giống như Luân Đôn và Washington đã lên kế hoạch vào tháng 5 năm 1945 khi họ phát triển 'Chiến dịch không thể tưởng tượng nổi' nhằm phá hủy Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Vào thời điểm đó, người ta ấp ủ một bí mật được giữ kín. Tuy nhiên, các chiến lược gia Anglo-Saxon ngày nay không hề che giấu ý định của họ. Cho đến nay, họ mong đợi đánh bại Nga bằng bàn tay của chế độ tân phát xít Kyiv bất hợp pháp, nhưng họ đã chuẩn bị cho Âu Châu nhảy vào một cuộc phiêu lưu tự sát nữa”, ông Lavrov nói.
Điện Cẩm Linh đã nhiều lần cố gắng biện minh cho cuộc xâm lược của mình bằng cách tuyên bố một “chế độ tân phát xít” đang nắm quyền ở Kyiv. Điều này đã bị Ukraine và cộng đồng quốc tế bác bỏ một cách kiên quyết.
Lavrov nói thêm vào thứ Bảy: “Câu thần chú của các ông chủ phương Tây tại Kyiv về việc không có giải pháp thay thế cho các cuộc đàm phán dựa trên công thức hòa bình khét tiếng cũng vô nghĩa không kém.”
Putin đã tăng cường luận điệu hăm dọa theo kiểu mafia của mình hôm 26 Tháng Chín, khi đưa ra những thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Mạc Tư Khoa, có thể bao gồm cả việc ứng phó với một vụ phóng hỏa tiễn hoặc máy bay điều khiển từ xa ồ ạt qua biên giới quốc gia.
Theo Reuters, học thuyết hạt nhân năm 2020 nêu rõ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị đối phương tấn công hạt nhân hoặc bị tấn công thông thường đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước.
Tuy nhiên, trong cuộc họp được truyền hình trực tiếp của Hội đồng An ninh Nga, Putin cho biết một cuộc tấn công gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền của Nga có thể được thực hiện bởi một cường quốc phi hạt nhân với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân.
Mặc dù không nhắc đến quốc gia nào, cuộc chiến đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng hỏa tiễn của Mỹ, Anh và Pháp vào các mục tiêu ở Nga của Ukraine.
Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine để tự vệ trước Nga. Đầu năm nay, Hoa Kỳ đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn ATACMS (Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội) tầm xa hơn.
Ukraine đã gây sức ép mạnh mẽ để Hoa Kỳ và Vương quốc Anh dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng hỏa tiễn ATACMS của Mỹ và hỏa tiễn Storm Shadow của Anh nhằm vào lãnh thổ Nga trong bối cảnh lo ngại rằng việc Kyiv sử dụng sẽ làm leo thang xung đột.
Ukraine cho biết họ cần vũ khí tầm xa để nhắm vào các căn cứ không quân được chiến binh của Nga sử dụng, thường phóng bom lượn vào Kyiv từ sâu bên trong lãnh thổ Nga. Hỏa tiễn Storm Shadow có tầm bắn khoảng 150 dặm chỉ được sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga trên lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm.
Tuy nhiên, bất chấp những lời đe dọa về một cuộc leo thang hạt nhân, Gustav Gressel, thành viên chính sách cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Âu Châu, cho biết những bình luận của Putin không báo hiệu bất kỳ thay đổi nào đối với lập trường hạt nhân của Nga. “Đó chỉ là lời nói suông”, ông đã nói với Newsweek trước đó. “Nếu họ có ý đó, tất cả chúng ta đã có một cuộc leo thang hạt nhân rồi”.
Đây không phải là lần đầu tiên Lavrov cảnh báo về phản ứng hạt nhân khi ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia tuần trước rằng mặc dù “không ai muốn một cuộc chiến tranh hạt nhân”, ông cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân của nước này đang “sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn”.
“Chúng tôi nói về những lằn ranh đỏ, mong đợi rằng những đánh giá, tuyên bố của chúng tôi sẽ được những người thông minh, những người ra quyết định lắng nghe. Sẽ không nghiêm chỉnh khi nói rằng nếu ngày mai các bạn không làm những gì tôi yêu cầu, chúng tôi sẽ nhấn 'nút đỏ'“, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho biết. “Tôi tin rằng trong những tình huống như vậy, những người ra quyết định có ý tưởng về những gì chúng tôi đang nói đến. Không ai muốn một cuộc chiến tranh hạt nhân”.
Ông nói thêm rằng Nga sở hữu vũ khí “sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho những người điều hành chế độ Ukraine”.
[Newsweek: Russia Issues New Nuclear Warning to US at UN: 'Suicide Venture']
9. Liên Hiệp Âu Châu hy vọng vào Ấn Độ và Việt Nam về chip bán dẫn
Với hy vọng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào chip bán dẫn từ Trung Quốc hoặc Đài Loan, các nước phương Tây đang trông cậy vào những nước khác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể trở thành những nhà sản xuất lớn.
Hiện nay, phần lớn chip bán dẫn của thế giới được vận chuyển qua eo biển Đài Loan. Và giữa nỗi lo sợ rằng Bắc Kinh có thể xâm chiếm hòn đảo hoặc chặn eo biển, phương Tây muốn có các nhà cung cấp thay thế và đang thúc đẩy một cánh cửa mở với Ấn Độ và Việt Nam.
Trong khuôn khổ nỗ lực của mình, năm ngoái Liên Hiệp Âu Châu đã ký biên bản ghi nhớ với Ấn Độ về liên doanh và quan hệ đối tác công nghệ. Khối này đang cố gắng tăng cường hợp tác với Việt Nam theo cách tương tự và đã trình bày Đạo luật Chips Âu Châu mới và Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng của Âu Châu trong các cuộc họp với các quan chức của nước này vào năm ngoái. Việt Nam có vị trí chiến lược dọc theo bờ biển Biển Đông, với các tuyến vận chuyển được kết nối tốt đến các thị trường lớn của phương Tây và các chuỗi cung ứng quan trọng.
Hơn nữa, đầu năm nay, Infineon - nhà sản xuất chip hàng đầu Âu Châu - đã công bố kế hoạch tăng cường tuyển dụng ở cả hai quốc gia.
“Chất bán dẫn đang đóng vai trò quan trọng trên thế giới theo nhiều cách hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Mục tiêu chung của chúng tôi là đưa Ấn Độ trở thành một trong những đối tác chính trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết vào năm ngoái. “Chúng tôi đang đầu tư mạnh vào việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho những người Ấn Độ trẻ tuổi để đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21.''
Theo Akhil Ramesh, giám đốc chương trình Ấn Độ và sáng kiến về chính sách kinh tế tại Diễn đàn Thái Bình Dương, sản xuất chất bán dẫn là một ngành kinh doanh tốn kém và cũng mất thời gian để phát triển. “Bây giờ, vì có lý do để đa dạng hóa, thế giới phương Tây có vẻ sẵn sàng hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua quan hệ đối tác và chuyển giao công nghệ hơn”, ông nói với POLITICO.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành khu vực Á Châu - Thái Bình Dương của Infineon Chua Chee Seong đồng ý. “Tôi nghĩ tầm quan trọng của Đông Nam Á và Nam Á về mặt nhân tài chip và chuỗi cung ứng chip sẽ chỉ tăng lên trong những năm tới”, ông nói với Nikkei Asia vào tháng Giêng.
Sự thật là, kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, đã có sự lo lắng rõ ràng ở một số thủ đô phương Tây rằng Trung Quốc có thể sẽ mạnh dạn tấn công Đài Loan, nơi mà họ tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.
Các công ty Đài Loan hiện là nhà cung cấp hàng đầu các chip bán dẫn được sử dụng trong mọi thứ, từ xe hơi, thiết bị y tế và điện thoại đến năng lượng sạch và nhiều ứng dụng khác quan trọng cho cuộc sống hiện đại. Và nếu Trung Quốc chặn các tuyến đường vận chuyển, điều này có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu và phá vỡ nền kinh tế.
Chúng ta đã thoáng thấy tác động của sự chậm trễ hoặc gián đoạn đối với nguồn cung cấp chất bán dẫn trong thời kỳ Covid-19 — và không chỉ các nước phương Tây bị ảnh hưởng. Một số lĩnh vực ở Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Ngành công nghiệp xe hơi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các thành phần chính và buộc phải cắt giảm sản xuất; báo chí Ấn Độ đưa tin kế hoạch triển khai 5G của nước này đã phải chịu trở ngại do tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn; và mặc dù nhu cầu về đồ điện tử tiêu dùng tăng lên trong thời gian phong tỏa, giá cả vẫn không giảm.
Vì vậy, Ấn Độ hiện đang chi hàng tỷ đô la để tạo ra hệ sinh thái phù hợp cho sản xuất chip — trước tiên là để bảo đảm nhu cầu của chính mình. Và các công ty phương Tây muốn bán sản phẩm của họ cho tầng lớp trung lưu đang phát triển của Ấn Độ coi đó là một chiến thắng đôi bên cùng có lợi.
“Không có nền kinh tế mới nổi nào có quy mô như Ấn Độ với tư cách là thị trường phát triển nhanh chóng cho cả nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, tạo ra thị trường sẵn có để tiêu thụ các chất bán dẫn mà Ấn Độ muốn sản xuất”, một báo cáo gần đây của tổ chức nghiên cứu ITIF cho biết.
Ví dụ, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia đông dân nhất thế giới, thì chưa đến 8 phần trăm dân số Ấn Độ sở hữu xe hơi so với 70 phần trăm ở Trung Quốc. Và khi nhu cầu về xe hai bánh chạy điện — cũng cần chip bán dẫn — tăng lên, thì đây là một cơ hội tuyệt vời.
Chính phủ Ấn Độ đã công bố ba đơn vị sản xuất chip và, theo ITIF, là “chương trình trợ cấp hào phóng nhất thế giới”. Theo hướng này, đơn vị chế tạo đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm tới và được thành lập chung bởi tập đoàn Tata — một trong những tập đoàn lớn nhất của đất nước — và Công ty sản xuất bán dẫn Powerchip của Đài Loan. Tuy nhiên, trợ cấp của chính phủ dự kiến sẽ trang trải tới 70 phần trăm chi phí của dự án.
Trong khi đó, Việt Nam đã được Hoa Kỳ phân bổ khoản tài trợ hạt giống trị giá 2 triệu đô la cho các sáng kiến phát triển chất bán dẫn và đã có sự hợp tác ngày càng tăng giữa các công ty Việt Nam và Hoa Kỳ về sản xuất chip. Không để bị tụt hậu, Infineon cũng đã quyết định mở rộng tuyển dụng thêm hàng trăm người tại văn phòng Việt Nam.
Tất cả những điều này nghe có vẻ tích cực — nhưng vấn đề là, ở cả hai quốc gia, việc thiết lập một hệ sinh thái bán dẫn hoạt động đầy đủ vẫn đang trong giai đoạn đầu.
Trong khi Ấn Độ đã tạo được dấu ấn trong lĩnh vực lắp ráp điện thoại và thu hút được một số doanh nghiệp từ Bắc Kinh, còn Việt Nam đã tạo dựng được tên tuổi trong quy trình lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói, thì cả hai đều thiếu lực lượng lao động lành nghề cần thiết cho sản xuất chất bán dẫn tiên tiến.
Hiện tại, Việt Nam chỉ đào tạo được 500 kỹ sư đủ tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp bán dẫn hàng năm và chỉ có 5.000 người đang làm việc trong ngành này. Hơn nữa, như giáo sư thiết kế mạch tích hợp Nguyễn Đức Minh đã lưu ý, hiện nay quốc gia này chỉ chiếm “4 phần trăm thương mại liên quan đến bán dẫn toàn cầu”.
Tương tự như vậy, mặc dù Modi tự hào về “nguồn nhân tài thiết kế bán dẫn đặc biệt chiếm tới 20 phần trăm số kỹ sư thiết kế bán dẫn trên thế giới”, theo ITIF, chỉ một phần nhỏ trong số hơn 800.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường kỹ thuật của Ấn Độ có thể sẵn sàng làm việc trong ngành.
Thêm vào đó, khi nói đến Ấn Độ, cũng có những lo ngại về chính trị. Mặc dù chính phủ đã quyết định thúc đẩy gói trợ cấp khổng lồ của mình, nhưng sản xuất chất bán dẫn không được kỳ vọng sẽ là ngành sử dụng nhiều lao động. Và vì đây là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, các nhà kinh tế thường kêu gọi chính phủ đầu tư vào ngành thâm dụng lao động thay vì thâm dụng vốn.
Raghuram Rajan, cựu thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, là một trong những người chỉ trích. Ông cho biết chính phủ Ấn Độ sẽ phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng trong nỗ lực biến đất nước thành một trung tâm bán dẫn, bao gồm cả những thách thức về cơ sở hạ tầng. “Ấn Độ vẫn chưa có hệ sinh thái để sản xuất chất bán dẫn. Nó chỉ mới bắt đầu”, ông nói.
Mặc dù vậy, Hà Nội và New Delhi vẫn quyết tâm trở thành những nhân tố chủ chốt trong tương lai của thị trường chip bán dẫn đang mở rộng. Ấn Độ đã bắt đầu cung cấp các khóa học kỹ thuật cụ thể và có kế hoạch đào tạo 85.000 kỹ sư trong năm năm, trong khi Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư vào năm 2030. Câu hỏi đặt ra là liệu tất cả có hiệu quả không?
[Politico: EU betting on India and Vietnam for chips]
Vị linh mục có thể nói ngôn ngữ chưa bao giờ học. Tông Du Bỉ: ĐTC gặp các GM, LM, tu sĩ địa phương
VietCatholic Media
18:03 29/09/2024
1. Cha Piô Năm Dấu Thánh đã nói những ngôn ngữ mà ngài không biết. Đặc sủng Xenoglossia là gì?
Nhiều chứng từ lịch sử ghi lại rằng Thánh Piô Pietrelcina đáng kính (thường được gọi là Cha Piô Năm Dấu Thánh), mà Giáo Hội mừng lễ ngài vào ngày 23 tháng 9, có khả năng nói và viết những ngôn ngữ mà thực ra ngài không biết.
Trang web PadrePio.it cho biết vị linh hướng của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, là Cha Agostino da San Marco ở Lamis, đã lưu ý vào năm 1912 rằng Cha Piô “không hề học tiếng Hy Lạp hay tiếng Pháp”.
Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 1912, sau khi nhận được những lá thư viết bằng một trong những ngôn ngữ đó, vị linh mục đã hỏi Cha Piô: “Ai đã dạy cha tiếng Pháp?” — và vị thánh đã trả lời: “Với câu hỏi của Cha về tiếng Pháp của con, con xin trả lời bằng một câu của tiên tri Giêrêmia … nescio loqui /nét sô lô quy/” nghĩa là “Than ôi, con không biết nói”.
Vào ngày 20 tháng 9 cùng năm đó, Cha Piô đã nói với Cha Agostino: “Các nhân vật trên trời không ngừng viếng thăm và khiến con nếm trải cảm xúc của những người được ban phước. Và nếu sứ mệnh của thiên thần hộ mệnh của chúng ta là lớn lao, thì sứ mệnh của con còn lớn lao hơn khi phải làm giáo viên để giải thích các ngôn ngữ khác.”
Trong cuốn sách Những câu nói và giai thoại của Cha Piô, Cha Constantino Capobianco viết rằng bà Angela Serritelli là một giáo viên tại San Giovanni Rotondo, đã được ơn hoán cải sau khi xưng tội với Cha Piô. Bà thúc giục anh trai đang sống ở Hoa Kỳ đưa con gái về Ý để xưng tội và rước lễ từ tay Cha Piô.
Cô gái không nói được tiếng Ý và Cha Piô không nói được tiếng Anh, nên ông ấy đã cử một người phụ nữ tên là Mary Pyle đi cùng.
Mary Pyle nói với Cha Piô: “Thưa cha, con đã đi cùng cháu gái của bà Angela đến để xưng tội với cha” “Không sao đâu,” Cha Piô nói
Nhưng người phụ nữ cố nài nỉ: “Thưa cha, con đến đây để giúp cô ấy vì cô gái không hiểu tiếng Ý,” và vị thánh trả lời: “Mary, con có thể đi vì đây là những điều riêng tư của cô ấy.”
Sau khi xưng tội, cô gái giải thích rằng Cha Piô đã nói chuyện với cô bằng tiếng Anh và họ có thể hiểu nhau rõ ràng.
Trong nhật ký của mình, Cha Agostino nhớ lại rằng vào ngày 21 Tháng Giêng năm 1945, ngài được kể rằng “vào năm 1940 hoặc 1941, một linh mục người Thụy Sĩ đã đến với Cha Piô và nói chuyện bằng tiếng Ý với Cha”.
“Trước khi rời đi, vị linh mục đã giao phó một người phụ nữ bị bệnh cho ngài và Cha đã trả lời bằng tiếng Đức một ngôn ngữ mà ngài không biết: 'ich werde sie an die gottliche Barmherzigkeit' nghĩa là 'Tôi giao phó bà ấy cho Lòng Thương Xót Chúa'. Vị linh mục đã rất ngạc nhiên về sự việc này và ngài đã kể lại điều đó cho nhiều người.”
Xenoglossia hay còn được viết là Xenoglossy, và đôi khi còn được gọi là xenolalia, là hiện tượng được cho là huyền bí trong đó một người có khả năng nói, viết hoặc hiểu một ngôn ngữ nước ngoài mà họ không thể thủ đắc bằng các phương pháp tự nhiên. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại xenos là “người nước ngoài” và glōssa là “lưỡi” hoặc “ngôn ngữ”.
Thuật ngữ xenoglossy lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà nghiên cứu ngoại cảm người Pháp Charles Richet vào năm 1905. Các tài liệu về xenoglossy được tìm thấy lần đầu tiên trong Tân Ước khi mô tả các thánh Tông đồ được ơn nói tiếng lạ.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.
Lúc đó, tại Giêrusalem, có những người Do Thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pácthia, Mêđi, Êlam, Mêxôpôtamia, Giuđê, Cáppađôkia, Pontô, và Axia, có người là dân Phyghia, Pamphylia, Ai cập, và những vùng Libya giáp giới Kyrênê; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do Thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơrêta hay người Ả rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!” Ai nấy đều sửng sốt và phân vân, họ bảo nhau: “Thế nghĩa là gì?” Nhưng người khác lại chế nhạo: “Mấy ông này say bứ rồi!” (Cv 2:1-13)
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Zenari: Tại Syria, bom nghèo đói giết chết hy vọng
Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Damasco, thủ đô Syria, báo động rằng thảm trạng của dân Syria đang đi vào quên lãng, dù rằng chiến tranh tại đây bước vào năm thứ 14.
Chúa nhật, ngày 22 tháng Chín vừa qua, Đức Hồng Y Zenari đã cử hành thánh lễ tại Nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Ân Phúc (Santa Maria delle Grazia), ở khu Fornaci gần Vatican, là nhà thờ hiệu tòa của ngài. Trong cuộc gặp gỡ các linh mục sau thánh lễ, Đức Hồng Y cho biết nhân dân Syria đã kiệt quệ và đang bước vào năm thứ 14 của chiến tranh: Chiến tranh đã giết hại hơn 500.000 người, trên 7 triệu người di tản nội địa và hơn 5 triệu người khác tị nạn sang các nước khác. Theo Liên Hiệp Quốc, 16 triệu 700.000 người dân Syria đang cần được trợ giúp nhân đạo và gần 13 triệu người ở trong tình trạng bất an lương thực trầm trọng.
Đức Hồng Y Zenari nói về bao nhiêu thánh giá lớn, nhỏ, mỗi người phải vác. Ngài nhắc lại hình ảnh quá khứ, hơn một triệu người Syria phải trốn chạy chiến tranh, dưới trời mưa và trời tuyết, chỉ mang theo được những gì họ có thể: “Một con đường khổ giá dài bao nhiêu cây số”.
Một vụ khác, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, bom rơi trên thành phố Homs, và một ông từ coi nhà thờ đã hỏi cha xứ, cha Michele, xem phải chuẩn bị phụng vụ ở đâu, trong bối cảnh mọi sự bị tàn phá và các nhà thờ thì bị hư hại. Cha Michele bảo ông từ lấy một dây thật dài và kéo quanh những khu bị chiến tranh tàn phá rồi dựng một cây thánh giá ở giữa trên đó có ghi “Calvario”. Đức Hồng Y nói: “Sợi dây ấy ngày nay càng dài hơn, nó dài hàng kilômét, và bao quanh cả vùng Trung Đông. Tôi đã thấy bao nhiêu tàn phá, chết chóc, các trẻ em bị cụt tay cụt chân, bao nhiêu đau khổ trong những năm giao tranh khốc liệt. Giờ đây thì quả bom nghèo đói đang nổ tung, không để cho ta thấy hy vọng nào nơi dân chúng”.
Đức Hồng Y Zenari xác nhận rằng các cuộc cấm vận chống chế độ ở Syria có ảnh hưởng rất trầm trọng trên dân chúng: “Trong thời chiến tranh, còn có ánh sáng, giờ đây thì tối om bao trùm đất nước: thiếu thuốc men, lương thực, các vật dụng hằng ngày, các ngân hàng không đầu tư nữa, tài chính ngưng lại cũng như nền giáo dục. Ngày nay, một bác sĩ Syria chỉ kiếm được 20 Euro một tháng. Người ta học hành khi có thể và nghĩ đến việc xuất cư. Theo Liên Hiệp Quốc, mỗi ngày có 500 người rời khỏi Syria.”
Trong bối cảnh đó, Giáo hội đi hàng đầu trong việc cứu trợ, an ủi, mở ra mọi hoạt động ngoại giao để ngăn cản tình trạng rơi vào vực thẳm của dân chúng ở Syria”.
3. Carl R. Trueman: Mất Phúc Âm Là Trở Về Với Tình Trạng Ấu Trĩ
Carl Trueman là giáo sư nghiên cứu Kinh thánh và tôn giáo tại Đại Học Grove City và là nghiên cứu viên tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công của Hoa Kỳ.
Ông vừa có bài viết trên tờ First Things nhan đề “Lose the Gospel, Return to Childishness” nghĩa là “Mất Phúc Âm Là Trở Về Với Tình Trạng Ấu Trĩ”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong tiểu thuyết The Book of Laughter and Forgetting (Sách cười và lãng quên) xuất bản năm 1975 của Milan Kundera, tổng thống Tiệp Khắc Gustav Husak—”Tổng thống của sự lãng quên”—tuyên bố, “Trẻ em! Các em chính là tương lai!” Kundera nói tiếp rằng điều này đúng “không phải vì một ngày nào đó các em sẽ trở thành người lớn mà vì nhân loại đang ngày càng trở nên trẻ con hơn, vì ấu trĩ chính là hình ảnh của tương lai”.
Bài viết gần đây của Douglas Murray trên tờ Spectator về Giáo hội Anh đã xác nhận sự sáng suốt mang tính tiên tri của nhà văn người Tiệp. “Vũ trường im lặng” của Nhà thờ Canterbury vào tháng 2 và “buổi tiệc rave” sắp tới của Nhà thờ Peterborough vào tháng 11 chắc chắn nói lên một thời kỳ ấu trĩ. Những tòa nhà này được xây dựng với mục đích tôn thờ nghiêm chỉnh và thiêng liêng; đó là lý do tại sao nhiều thế hệ đã đầu tư nhiều thập niên và nguồn lực vào việc xây dựng chúng. Việc sử dụng chúng bây giờ cho các sự kiện có thể dễ dàng được tổ chức trong một chiếc lều tạm bợ nói lên nhiều điều về bản chất tôn sùng chủ nghĩa khoái lạc tầm thường trong thời đại của chúng ta.
Nó cũng nói lên nhiều điều về một Giáo Hội đã mất hết niềm tin vào phúc âm được mã hóa trong Giáo Lý 39 điều, Sách Cầu Nguyện Chung và Sách Các Bài Giảng của Giáo Hội này từ lâu. Các báo cáo gần đây tiết lộ rằng Giáo Hội này ngày càng từ bỏ cụm từ “nhà thờ” để ủng hộ các mô tả khác, chẳng hạn như “cộng đồng”. Và bất kỳ ai nhìn vào The Queen's Window ở Tu viện Westminster có nhiều khả năng nhớ lại các cảnh trong SpongeBob hơn là kinh ngạc trước những suy nghĩ về đấng sáng tạo và ơn cứu chuộc siêu việt của nhân loại. Mất phúc âm, trở về với tình trạng ấu trĩ; đây dường như là mệnh lệnh của ngày hôm nay.
Thật vậy, sự ấu trĩ này là kết quả tất yếu của loại chủ nghĩa tự do thần học đã thống trị rất nhiều Giáo Hội trong nhiều thế hệ. Trớ trêu thay, chủ nghĩa tự do thần học thường là sản phẩm của một số bộ óc tuyệt vời nhất. Friedrich Schleiermacher, cha đẻ về mặt khái niệm của chủ nghĩa tự do Tin lành, là một trong những trí tuệ chói lọi nhất thời bấy giờ. Trường phái Tübingen, đã gây ra thiệt hại lớn cho đức tin chính thống, tự hào có một loạt các học giả xuất sắc. Và trong thế giới nói tiếng Anh, những nhân vật như CH Dodd và John AT Robinson là những người có khả năng học thuật thực sự. Tuy nhiên, thần học tự do, khi định hình đời sống thờ phượng và nghi lễ của Giáo Hội và thái độ của giáo dân trong nhiều năm, dường như chỉ có xu hướng chạy theo một hướng duy nhất trên thực tế là lần tìm về sự ấu trĩ.
Thánh Phaolô nghĩ rằng người ngoài cuộc vô tình bước vào một buổi lễ Kitô giáo vào thời của ngài sẽ bị choáng ngợp bởi cảm giác về sự thánh thiện của Chúa đang được tôn thờ. Kẻ đột nhập bất hạnh vào Nhà thờ Peterborough ngày nay cũng có thể bị choáng ngợp - bởi tiếng ồn chói tai và cảnh tượng đáng xấu hổ của những người lớn vui đùa như những thiếu niên khi hai căn bệnh tâm linh lớn của thế giới hiện đại của chúng ta, sự báng bổ và sự ấu trĩ, kết hợp lại với nhau.
Sự pha trộn giữa cái phàm tục và não trạng trẻ con này có lý: Con người càng thay thế Chúa làm thước đo của mọi vật, thì họ càng trở nên nhỏ bé. Họ không thể lớn lên, vì thiếu một mục đích nhất định, thực sự không có gì để họ phát triển thành. Và khi sự thánh thiện bị sức mạnh của con người làm ô uế, thì bản thân con người cũng bị thu hẹp lại, không còn là người mang hình ảnh của Chúa nữa mà chỉ là những khối vật chất gắn liền với ý chí. Vào thế kỷ thứ tư, Athanasius có thể tuyên bố rằng Chúa đã trở thành con người để con người có thể trở thành thần thánh. Con người được tôn vinh bởi hành động của Chúa siêu việt. Ngày nay, chúng ta có thể nói rằng con người đã tự biến mình thành thần thánh để Chúa có thể bị thu hẹp lại thành con người bình thường. Hơn thế nữa, rằng nhân loại có thể trở thành một cấu trúc trẻ con mà mối quan tâm không bao giờ vượt ra ngoài những nhu cầu cấp thiết của tình trạng con người, dù đó là giải trí, chính trị hay chỉ đơn giản là cảm thấy tốt về bản thân mình. Tất nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do không độc quyền về vấn đề này: Bất kỳ người theo Kitô giáo nào nói về “người đàn ông vĩ đại ở trên lầu” hoặc bắt chước những thành ngữ và lời chỉ trích trẻ con của thời điểm chính trị hiện tại đều có tội như vậy.
Chúng ta còn ấu trĩ. Kundera đã tiên tri về điểm đó. Điều đó không có nghĩa là những vấn đề đang bị đe dọa ở cả Giáo Hội và thế giới không thực sự nghiêm trọng. Nhưng những thành ngữ để giải quyết chúng đã trở nên ấu trĩ, và Giáo Hội phải chống lại sự cám dỗ đi theo thế giới trong vấn đề này. Do đó, để tìm kiếm sự phù hợp không đòi hỏi phải đầu hàng hoặc bắt chước tình trạng ấu trĩ, mà đúng hơn là phải nắm bắt lại ý nghĩa của việc trở thành người lớn. Giáo Hội phải làm chứng cho một đức tin trưởng thành. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần một cảm giác mới về sự thánh thiện, thiêng liêng và siêu việt. Và điều đó phải bắt đầu từ hàng lãnh đạo cao cấp nhất, nơi mà nó thường vắng mặt nhất. Các mục tử Kitô giáo ồn ào nhất hiện nay cho thấy ít khác biệt so với các phạm trù, thái độ và mối bận tâm của các nhà lãnh đạo thế tục. Đây là một sự thoái thác nhiệm vụ đáng buồn; trong số tất cả mọi người, các mục tử nên hướng lên thiên đàng, đến nơi Chúa Kitô ngự và cầu bầu cho dân của Người. Đó là tiếng gọi của họ, mặc dù một số người rõ ràng thấy điều đó là tầm thường và hạn chế. Nếu các nhà lãnh đạo Kitô giáo còn ấu trĩ, thì còn hy vọng gì cho các giáo đoàn của họ? Để hội thánh trở nên có liên quan, hội thánh phải tránh xa những điều ấu trĩ và lấy lại các ưu tiên của mình. Trước hết và quan trọng nhất, đó là nơi mà các Kitô hữu tôn thờ một Thiên Chúa thánh khiết, Đấng đã giải cứu chúng ta khỏi “những cách sống trẻ con” của chúng ta bằng giá rất đắt (1 Côrinhtô 13:11)
Source:First Things
4. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Giám mục, Linh mục, Phó tế, Nam nữ thánh hiến, Chủng sinh và Nhân viên mục vụ Bỉ
Sáng Thứ Bẩy, 28 Tháng Chín, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg để gặp gỡ các Giám mục, Linh mục, Phó tế, Nam nữ thánh hiến, Chủng sinh và Nhân viên mục vụ. Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Tôi rất vui khi được ở đây giữa anh chị em. Tôi cảm ơn Đức Giám Mục Terlinden vì những lời của ngài và đã nhắc nhở chúng ta về sự ưu tiên của việc loan báo Tin Mừng. Cảm ơn tất cả anh chị em.
Ở ngã tư là nước Bỉ này, anh chị em là một Giáo hội “đang chuyển động”. Thực thế, trong một thời gian, anh chị em đã cố gắng biến đổi sự hiện diện của các giáo xứ trong khu vực, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc đào tạo giáo dân; trên hết anh chị em làm việc để trở thành một Cộng đoàn gần gũi với mọi người, đồng hành với mọi người và làm chứng bằng những cử chỉ thương xót.
Lấy cảm hứng từ những câu hỏi của anh chị em, tôi muốn cống hiến cho anh chị em một số suy tư xoay quanh ba từ ngữ: Tin mừng hóa, niềm vui, lòng thương xót.
Con đường đầu tiên phải đi là truyền giáo. Những thay đổi của thời đại chúng ta và cuộc khủng hoảng đức tin mà chúng ta đang trải qua ở phương Tây đã thúc đẩy chúng ta quay trở lại với điều thiết yếu, đó là Tin Mừng, để tin mừng Chúa Giêsu mang đến thế gian được loan báo cho mọi người một lần nữa, làm cho mọi vẻ đẹp của nó tỏa sáng. Cuộc khủng hoảng - mọi cuộc khủng hoảng - là thời gian được cống hiến để lay động chúng ta, đặt chúng ta vào thế đặt nghi vấn và thay đổi. Đó là một dịp quý giá - theo ngôn ngữ Kinh Thánh người ta gọi là kairòs, một dịp đặc biệt - như đã xảy ra với Áp-ra-ham, Mô-sê và các tiên tri. Thực vậy, khi chúng ta trải qua nỗi cô đơn, chúng ta phải luôn tự hỏi Chúa muốn truyền đạt thông điệp gì cho chúng ta. Và cuộc khủng hoảng cho chúng ta thấy điều gì? Chúng ta đã đi từ một Kitô giáo được đặt trong khuôn khổ xã hội hiếu khách đến một Kitô giáo “thiểu số”, hay nói đúng hơn là một Kitô giáo làm chứng. Và điều này đòi hỏi sự can đảm của một cuộc hoán cải trong Giáo hội, để khởi xướng những biến đổi mục vụ liên quan đến các thói quen, mô hình, ngôn ngữ đức tin, để chúng thực sự phục vụ việc truyền giáo (xem Tông huấn Evangelii gaudium, 27).
Và tôi muốn nói với Helmut: lòng can đảm này cũng cần có ở các linh mục. Là những linh mục không giới hạn mình trong việc bảo tồn hay quản lý một di sản của quá khứ, nhưng là những mục tử, những mục tử trong tình yêu Chúa Kitô và chú ý nắm bắt các vấn đề của Tin Mừng - thường là ngầm định - khi đồng hành với Dân thánh của Thiên Chúa; và chúng ta đi về phía trước một chút, một chút ở giữa và một chút ở phía sau. Và khi chúng ta mang Tin Mừng – tôi nghĩ đến những gì Yaninka đã nói với chúng ta – Chúa mở lòng chúng ta để gặp gỡ những người khác biệt với chúng ta. Thật là đẹp, quả thật điều cần thiết là trong giới trẻ phải có những ước mơ và linh đạo khác nhau. Nó phải chính xác như thế, vì có thể có nhiều con đường bản thân hoặc cộng đồng, tuy nhiên chúng đều dẫn chúng ta đến cùng một mục tiêu, đến cuộc gặp gỡ với Chúa: trong Giáo hội có chỗ cho mọi người - mọi người, mọi người! – và không ai phải là bản sao của người khác. Sự hiệp nhất trong Giáo hội không phải là sự độc dạng, mà là sự hài hòa của sự đa dạng! Và tôi cũng muốn nói với Arnaud: tiến trình đồng nghị phải là sự trở lại với Tin Mừng; nó không được có một số cải cách “thời thượng” nào đó trong số các ưu tiên của mình, nhưng hãy tự hỏi: làm thế nào chúng ta có thể làm cho Tin Mừng đến được với một xã hội không còn lắng nghe nó hoặc đã rời xa đức tin? Tất cả chúng ta hãy tự hỏi mình điều này.
Cách thứ hai: niềm vui. Ở đây chúng ta không nói về những niềm vui gắn liền với điều gì đó tạm thời, cũng như chúng ta không thể chiều theo những mô hình trốn chạy và giải trí theo chủ nghĩa tiêu dùng. Đó là một niềm vui lớn lao hơn, đi kèm và duy trì cuộc sống ngay cả trong những lúc đen tối hay đau đớn, và đây là một món quà đến từ trên cao, từ Thiên Chúa. Đó là niềm vui của tâm hồn được Tin Mừng khơi dậy: đó là biết được điều đó trên đường đi. chúng ta không đơn độc và ngay cả trong những hoàn cảnh nghèo khó, tội lỗi, ưu phiền, Thiên Chúa vẫn ở gần, chăm sóc chúng ta và sẽ không để cho cái chết có tiếng nói cuối cùng. Chúa ở gần, gần gũi. Rất lâu trước khi trở thành Giáo hoàng, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết rằng quy tắc phân định là: “Nơi nào thiếu niềm vui, nơi nào sự hài hước chết đi, nơi đó không có cả Chúa Thánh Thần […] và ngược lại: niềm vui là dấu hiệu của ân sủng”. (Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, Brescia 1978, 129). Thật là đẹp! Và vì vậy tôi muốn nói với anh chị em: ước gì việc rao giảng, cử hành, phục vụ và tông đồ của anh chị em cho phép niềm vui trong tâm hồn anh chị em được tỏa sáng, bởi vì điều này đặt ra những câu hỏi và thu hút ngay cả những người ở xa. Niềm vui của trái tim: không phải nụ cười giả tạo nhất thời mà là niềm vui của trái tim. Tôi cám ơn Sơ Agnese và nói với sơ: niềm vui là con đường. Khi sự chung thủy có vẻ khó khăn, chúng ta phải chứng tỏ – như sơ đã nói, Agnese ạ – rằng đó là “con đường hướng tới hạnh phúc”. Và rồi, nhìn thấy con đường dẫn đến đâu, chúng ta sẵn sàng hơn để bắt đầu cuộc hành trình.
Và cách thứ ba: lòng thương xót. Tin Mừng, được đón nhận và chia sẻ, được đón nhận và cho đi, dẫn chúng ta đến niềm vui vì nó khiến chúng ta khám phá ra rằng Thiên Chúa là Cha của lòng thương xót, Đấng chuyển động vì chúng ta, Đấng vực dậy chúng ta khỏi những vấp ngã, Đấng không bao giờ rút lại tình yêu của Người dành cho chúng ta. Chúng ta hãy ghi nhớ điều này trong tâm hồn: Thiên Chúa không bao giờ rút lại tình yêu của Người dành cho chúng ta. “Nhưng thưa Cha, ngay cả khi con đã phạm phải điều gì nghiêm trọng?”. Chúa không bao giờ rút lại tình yêu của Người dành cho anh chị em. Điều này, khi đối diện với kinh nghiệm về sự dữ, đôi khi có vẻ “bất công” đối với chúng ta, bởi vì chúng ta chỉ đơn giản áp dụng công lý trần thế như sau: “Ai phạm sai lầm thì phải trả giá”. Tuy nhiên, sự công bằng của Thiên Chúa thì cao cả hơn: những ai mắc lỗi lầm được kêu gọi sửa chữa lỗi lầm của mình, nhưng để chữa lành tâm hồn họ cần đến tình yêu thương xót của Thiên Chúa: Thiên Chúa tha thứ mọi sự, Thiên Chúa luôn tha thứ; chính nhờ lòng thương xót của Người mà Thiên Chúa công chính hóa chúng ta, nghĩa là làm cho chúng ta trở nên công chính, vì Người ban cho chúng ta một trái tim mới, một cuộc sống mới.
Vì vậy tôi muốn nói với Mia: cảm ơn con vì công việc vĩ đại con đã làm để biến sự giận dữ và nỗi đau thành sự giúp đỡ, sự gần gũi và lòng cảm thương. Sự lạm dụng tạo ra đau khổ và vết thương khủng khiếp, đồng thời làm suy yếu con đường đức tin. Và cần có rất nhiều lòng thương xót, để không trở nên chai đá trước nỗi đau khổ của các nạn nhân, để họ cảm nhận được sự gần gũi của chúng ta và cống hiến mọi sự giúp đỡ có thể, để học hỏi từ họ - như con đã nói - trở thành một Giáo hội phục vụ mọi người mà không khuất phục ai. Đúng vậy, bởi vì một trong những gốc rễ của bạo lực là lạm dụng quyền lực, nên khi chúng ta sử dụng các vai trò này, chúng ta phải đè bẹp hoặc thao túng người khác.
Và lòng thương xót – tôi nghĩ đến sự phục vụ của Pieter – là từ khóa dành cho các tù nhân. Khi bước vào nhà tù, tôi tự hỏi: tại sao lại là họ mà không phải là tôi? Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không giữ khoảng cách với những vết thương và sự ô uế của chúng ta. Người biết rằng tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm, nhưng không ai sai cả. Không ai mất đi mãi mãi. Do đó, thật đúng đắn khi đi theo mọi con đường của công lý trần thế và con đường nhân bản, tâm lý và hình sự; nhưng hình phạt phải là một liều thuốc, nó phải đưa đến sự chữa lành. Chúng ta cần giúp đỡ mọi người tự đứng vững trở lại, tìm ra con đường của mình trong cuộc sống và trong xã hội. Trong đời mỗi người chỉ có một lần được phép coi thường một người: giúp họ đứng dậy. Chỉ như thế thôi. Hãy nhớ rằng: tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm, nhưng không ai sai, không ai mất đi mãi mãi. Lòng thương xót, luôn luôn, luôn luôn thương xót.
Thưa anh chị em, tôi xin cảm ơn. Và để chào mừng anh chị em, tôi muốn nhớ đến một tác phẩm của Magritte, họa sĩ nổi tiếng của anh chị em, có tựa đề “Hành động của đức tin”. Nó tượng trưng cho một cánh cửa đóng từ bên trong, tuy nhiên cánh cửa này bị phá vỡ ở trung tâm và mở ra bầu trời. Đó là một cái nhìn thoáng qua, mời gọi chúng ta đi xa hơn, hướng cái nhìn về phía trước và hướng lên trên, không bao giờ khép kín mình, không bao giờ ở trong chính mình. Đây là hình ảnh tôi để lại cho anh chị em, như một biểu tượng của một Giáo hội không bao giờ đóng cửa - làm ơn, đừng bao giờ đóng cửa! –, mang đến cho mọi người một lối mở vào cõi vô tận, nơi biết cách nhìn xa hơn. Đây là Giáo hội truyền giáo, sống niềm vui Tin Mừng, thực hành lòng thương xót.
Thưa anh chị em, hãy cùng nhau bước đi, cùng với Chúa Thánh Thần, và thực hành lòng thương xót, để trở thành Giáo hội như thế. Không có Chúa Thánh Thần thì không có Kitô giáo nào xảy ra cả. Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ chúng ta, dạy chúng ta điều này. Ngài sẽ hướng dẫn anh chị em và giữ gìn anh chị em. Tôi chúc phúc cho mọi người từ tận đáy lòng. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!